SlideShare a Scribd company logo
1 of 243
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI THỊ KIM CHI
SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG
CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP MỸ ĐÌNH - MỄ TRÌ
VÀ VIỆT HƯNG)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI THỊ KIM CHI
SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG
CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP MỸ ĐÌNH - MỄ TRÌ
VÀ VIỆT HƯNG)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62 31 06 40
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. LÊ QUÝ ĐỨC
2. TS. NGUYỄN VĂN THẮNG
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo qui định.
Tác giả luận án
Bùi Thị Kim Chi
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ
MỚI Ở HÀ NỘI 8
1.1. Nghiên cứu về văn hóa cộng đồng và văn hóa cộng đồng của đô thị Hà
Nội 8
1.2. Nghiên cứu về sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà
Nội 26
1.3. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án 34
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ KHÁI QUÁT
VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 37
2.1. Những vấn đề lý luận của đề tài 37
2.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 63
Chương 3: NHẬN DIỆN SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG
CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI MỸ ĐÌNH - MỄ TRÌ VÀ VIỆT
HƯNG 71
3.1. Sự kiến tạo các yếu tố văn hóa cộng đồng nội tại 71
3.2. Sự kiến tạo các yếu tố văn hóa cộng đồng ngoại tại 93
3.3. Nhận xét chung về sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới
Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng – từ góc nhìn so sánh 107
Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ BÀN
LUẬN VỀ GIẢI PHÁP KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG
CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI 117
4.1. Những yếu tố tác động đến sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô
thị mới 117
4.2. Những vấn đề đặt ra trong sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô
thị mới 126
4.3. Bàn luận về giải pháp kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới 141
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 160
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2. KĐTM: Khu đô thị mới
3. KT – XH: Kinh tế - xã hội
4. PVS: Phỏng vấn sâu
5. NCS: Nghiên cứu sinh
6. Nxb: Nhà xuất bản
7. UBND: Ủy ban nhân dân
8. UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc
9. VHCĐ: Văn hóa cộng đồng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Phân loại xã hội của Ian Robertson 15
Bảng 2.1: Khác biệt chính giữa văn hóa cộng đồng và văn hóa cá nhân 43
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Cư dân KĐTM thực hiện việc chào hỏi khi gặp nhau 72
Biểu đồ 3.2: Cư dân KĐTM thực hiện việc giúp đỡ hàng xóm 73
Biểu đồ 3.3: Mức độ quan hệ của gia đình với hàng xóm trong KĐTM 73
Biểu đồ 3.4: Cư dân quan tâm đến một số hiện tượng trong đời sống tại
KĐTM
83
Biểu đồ 3.5: Người dân tham gia các hoạt động cùng bạn bè, đồng nghiệp 98
Biểu đồ 4.1: Cư dân đánh giá chất lượng các dịch vụ của KĐTM 129
Biểu đồ 4.2: Cư dân từ 16-35 tuổi tham gia quyết định các dịch vụ trong
KĐTM
138
Biểu đồ 4.3: Cư dân từ 16-35 tuổi tham gia các hoạt động của KĐTM 139
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ những thập niên đầu của thời kỳ Đổi mới, Hà Nội đã từng bước hình thành
các khu đô thị mới (KĐTM). Trong một thời gian ngắn (1994 - 2019), nhiều KĐTM
ra đời đã ít nhiều làm thay đổi diện mạo của Thủ đô Hà Nội hơn ngàn năm tuổi. Sự
phát triển mạnh mẽ của các KĐTM ở Hà Nội đã đáp ứng nhu cầu nhà ở của người
dân, phù hợp với xu hướng phát triển của một đất nước đang tích cực chuyển mình
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), đô thị hóa và hội nhập
quốc tế.
Tuy vậy, có người cho rằng quá trình đô thị hóa đồng thời là quá trình làm suy
giảm tính cộng đồng trong cư dân đô thị. Con người đô thị trở nên cô đơn, vô cảm giữa
đám đông, trở thành con người chức năng. Đô thị giống như một khách sạn khổng lồ -
chỗ nghỉ qua đêm của hàng nghìn, hàng vạn con người xa lạ với nhau. Ở nước ta, việc
hình thành những KĐTM gây ra hiện tượng tăng dân số cơ học nhanh chóng, tạo nên
những áp lực mới về giao thông đô thị, công trình công cộng: trường học, bệnh viện,
khu vui chơi giải trí... Cùng với đó, việc người dân bốn phương về sống chung tại một
địa điểm tụ cư mới, việc chuyển đổi lối sống, nếp sinh hoạt của người dân cũng đặt
ra nhiều thách thức ở KĐTM. Trong bài viết Quản lý đời sống văn hóa các KĐTM ở
Hà Nội, tác giả Lê Thị Hương Huệ nhận định: “Đặc trưng của văn hóa đô thị là tôn
trọng tính cá nhân, dân chủ và nhân quyền. Vì vậy, sinh hoạt văn hóa cộng đồng
(VHCĐ) rất dễ rơi vào tình trạng đèn nhà ai nhà ấy rạng, các hoạt động văn hóa rời
rạc, không gắn kết” [34, tr.47]. Nhận định đó khiến nghiên cứu sinh (NCS) băn khoăn
và mong muốn tìm hiểu VHCĐ tại các KĐTM của Hà Nội diễn ra như thế nào? Mặt
khác, việc nhận thức đúng đắn về VHCĐ, vai trò của VHCĐ trong nâng cao chất
lượng sống của người dân, phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) cũng là một trong
những yêu cầu đặt ra hiện nay.
Việc nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM tại Hà Nội là một trong những
vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là vấn đề đặt
ra với những người làm công tác nghiên cứu lý luận và hoạch định chiến lược phát
triển văn hóa - xã hội ở nước ta. Vì vậy, NCS chọn đề tài “Sự kiến tạo văn hóa cộng
2
đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội (nghiên cứu trường hợp Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt
Hưng)” làm nội dung nghiên cứu của luận án này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích:
Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự kiến tạo VHCĐ
của KĐTM ở Hà Nội hiện nay, góp phần vào việc nâng cao đời sống văn hóa cư dân
đô thị trong quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa ở nước ta.
2.2. Nhiệm vụ:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM
ở Hà Nội;
- Làm rõ những vấn đề lý luận về sự kiến tạo VHCĐ;
- Khảo sát sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội;
- Nhận diện những yếu tố tác động, vấn đề đặt ra và bàn luận về giải pháp kiến
tạo VHCĐ của KĐTM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội
giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung nghiên cứu: Triển khai nội dung nghiên cứu đề tài luận án trên
hai phương diện: kiến tạo các yếu tố VHCĐ nội tại và các yếu tố VHCĐ ngoại tại của
KĐTM ở Hà Nội hiện nay. Trong đó, các yếu tố VHCĐ nội tại thể hiện các mối quan
hệ của các chủ thể trong không gian (phạm vi) của KĐTM. Các yếu tố VHCĐ ngoại
tại thể hiện các mối quan hệ của các chủ thể KĐTM với các cộng đồng bên ngoài
KĐTM, cộng đồng mạng xã hội, các yếu tố VHCĐ “mở” của KĐTM.
- Về không gian nghiên cứu: Tập trung khảo sát chủ yếu tại hai KĐTM là Mỹ
Đình - Mễ Trì và Việt Hưng. Hai KĐTM này hình thành trong những năm đầu của
thế kỷ XXI, trên địa bàn hành chính huyện chuyển thành quận. Hai KĐTM này đã
làm thay đổi diện mạo của vùng đất ven đô. Vì vậy, sự kiến tạo VHCĐ ở đây có nhiều
điểm đặc trưng, vừa mang tính hiện đại, vừa là nơi chuyển đổi mô hình VHCĐ từ
làng xã sang đô thị.
3
- Về thời gian nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ của hai
KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng từ năm 2006 đến 2019. Đây là khoảng thời
gian người dân chuyển đến sinh sống và hình thành cộng đồng mới.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết mác-xít, thể hiện ở: (1) Tính
quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội: Trên cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại,
sinh kế mới, quan hệ xã hội mới, người dân sống trong KĐTM sẽ dần hình thành đời
sống văn hóa mới của cộng đồng dân cư ở đây; (2) Về các mối quan hệ phổ biến: Các
mối quan hệ tất yếu khách quan từ trong truyền thống và đời sống hiện đại; các mối
quan hệ bên trong và bên ngoài của cư dân tại KĐTM ở Hà Nội sẽ tác động và chi
phối lẫn nhau, dẫn đến sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM.
Luận án cũng dựa trên các quan điểm lý thuyết về kiến tạo văn hóa ở các đô
thị của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu trên, luận án sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau:
4.2.1. Phương pháp tiếp cận liên ngành
Văn hóa là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân
văn như triết học, nhân học, sử học, dân tộc học, tâm lý học, đạo đức học, nghệ
thuật học… Các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cho thấy văn hóa học vừa là
khoa học độc lập, vừa là khoa học liên ngành gắn với các ngành khoa học xã hội và
nhân văn khác. Tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng: văn hóa học là khoa học mang
tính tổng quát. Nó nằm ở giao điểm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
Hay nói một cách khác, văn hóa học là một chuyên ngành không chuyên ngành, hậu
chuyên ngành.
Cũng như văn hóa, VHCĐ là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học
xã hội và nhân văn khác nhau. Hơn nữa, đề tài “Sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà
Nội (nghiên cứu trường hợp Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng)” nằm trên ranh giới của
4
nhiều ngành khoa học ấy. Vì vậy, NCS đã tiếp cận các tài liệu có liên quan đến đề tài
thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như: nhân học văn hóa, xã hội học văn hóa, đô
thị học, xã hội học đô thị, kiến trúc đô thị, quản lý đô thị, quản lý văn hóa… NCS đã
vận dụng, sử dụng các kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học trên làm cơ sở, tài
liệu cho nghiên cứu của mình. Ngoài ra, NCS sử dụng các khái niệm, phạm trù và
các phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học trên để nghiên cứu các hiện
tượng văn hóa, các hoạt động văn hóa tại KĐTM ở Hà Nội.
Phương pháp này giúp NCS tổng hợp, kiểm nghiệm, kế thừa kết quả nghiên
cứu của các ngành học khác về vấn đề VHCĐ của KĐTM. Hơn nữa, việc sử dụng kết
hợp các phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành giúp cho nội dung nghiên
cứu thêm phong phú và sâu sắc, bảo đảm tính chân xác khoa học gắn với thực tiễn.
Mặt khác, việc áp dụng phương pháp này giúp NCS lý giải một cách sâu sắc, thuyết
phục các hiện tượng VHCĐ tại các KĐTM.
4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học qua bảng hỏi
Phương pháp này nhằm thu thập dữ liệu định lượng. Thông qua những dữ liệu
thu được từ khách thể, NCS tìm hiểu về nhận thức, thái độ, thị hiếu, nhu cầu, hành vi
của chủ thể VHCĐ, trạng thái tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong VHCĐ của
KĐTM. Để thu thập được số liệu cho nghiên cứu về sự kiến tạo VHCĐ, NCS đã chọn
mẫu, xây dựng phiếu điều tra, tiến hành điều tra và xử lý kết quả điều tra.
Nghiên cứu sinh đã xây dựng phiếu khảo sát trên cơ sở bám sát nội dung
nghiên cứu của luận án, làm cho người trả lời phiếu khảo sát thể hiện được quan điểm
của mình với những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu. Từ đó, NCS thu nhận được
các thông tin đáp ứng các mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài luận án. Việc chọn mẫu
đảm bảo được tính ngẫu nhiên và tính đại diện. Vì vậy, NCS đã tiến hành chọn mẫu
là cư dân của KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng. NCS đã phân bổ mẫu chọn
gồm cả nam và nữ ở lớp người cao tuổi, trung niên và lớp trẻ. Tổng số mẫu được
chọn là 400, KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì chọn 200 mẫu, KĐTM Việt Hưng chọn 200
mẫu. Sau khi tiến hành điều tra, thu phiếu khảo sát về, NCS xử lý kết quả điều tra
bằng các phương thức thống kê, phân loại, tổng hợp, phân tích, so sánh … theo các
biến số độc lập để làm tài liệu cho các nội dung nghiên cứu.
5
4.2.3. Phương pháp điền dã (quan sát, tham dự, phỏng vấn sâu)
Nội dung của phương pháp này bao gồm: (1) Quan sát, phỏng vấn và ghi chép
chi tiết, khách quan những điều diễn ra trên thực địa; (2) Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình
và chú thích kỹ các sự vật, hiện tượng văn hóa đang diễn ra tại thực địa; (3) Khai thác
nguồn tư liệu đã có về cộng đồng KĐTM.
Phương pháp điền đã giúp NCS tham gia vào đời sống của người dân tại các
KĐTM một thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu VHCĐ tại đây. NCS đã trải nghiệm,
quan sát, phỏng vấn, ghi chép về những vấn đề liên quan đến đề tài, tham gia vào một
số sinh hoạt VHCĐ như tết Trung thu, tết Ông Công, Ông Táo, tết Nguyên Đán; tìm
hiểu sinh hoạt văn hóa của người dân tại những thời điểm khác nhau trong thường
nhật. Do cùng tham gia các sinh hoạt VHCĐ, NCS đã có cơ hội quan sát, gặp gỡ,
truyện trò, làm việc với nhiều cư dân của hai KĐTM.
Trong quá trình điền dã, NCS đã tiến hành sáu cuộc phỏng vấn sâu (PVS).
Những người trả lời PVS là: người dân về KĐTM sinh sống từ những ngày đầu tiên;
người dân tham gia vào các tổ chức đoàn thể tại KĐTM; người trong Ban quản lý,
Ban quản trị của KĐTM; Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách vấn đề văn hóa-xã
hội. Nội dung PVS được thiết kế phù hợp với từng đối tượng trả lời phỏng vấn. Song,
nội dung cơ bản của PVS xoay quanh những vấn đề cơ bản sau: (1) Quá trình chuyển
đổi lối sống, nếp sống của người dân KĐTM; (2) Các sinh hoạt văn hóa của cư dân
trong thường nhật và dịp lễ, tết, hội; (3) Các hoạt động cải tạo, giữ gìn môi trường
sống; (4) Mối quan hệ của cư dân với các nhóm/cộng đồng bên ngoài KĐTM; (5)
Người dân tham gia vào cộng đồng mạng xã hội; (6) Những khó khăn, hạn chế trong
đời sống tại KĐTM và mong muốn của chủ thể.
Phương pháp này giúp NCS cảm nhận được đặc điểm văn hóa và môi trường
văn hóa KĐTM ở Hà Nội. VHCĐ được nhìn nhận trong chuỗi các sự kiện liên kết
chặt chẽ với nhau và phản ánh rõ nét VHCĐ của KĐTM.
4.2.4. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Phương pháp so sánh - đối chiếu giúp NCS so sánh các đối tượng, sự vật được
nghiên cứu với các sự vật khác trong những quan hệ, hệ thống nhất định. Sự so sánh,
đối chiếu có thể được tiến hành cả về thời gian, không gian, quá trình…, nhằm chỉ ra
6
những đặc điểm, đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, đem lại hiểu biết mới về đối
tượng vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính phổ biến.
Phương pháp này cho phép NCS so sánh, đối chiếu các kết quả nghiên cứu
của các tác giả khác nhau về đối tượng nghiên cứu. Điều đó giúp NCS hiểu rõ điểm
khác biệt và tương đồng về quan điểm, nhận thức của các nghiên cứu đi trước.
Mặc khác, việc nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ được tiến hành khảo sát tại hai
địa điểm chính là KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng, phương pháp này giúp
NCS nhận thức rõ hơn sự khác biệt và tương đồng về VHCĐ tại hai địa điểm khảo
sát. Ngoài ra, NCS cũng đặt Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng trong những mối quan
hệ, hệ thống KĐTM tại Hà Nội để nhận thức rõ hơn đối tượng nghiên cứu. Kết quả
NCS thu được sẽ là những hiểu biết toàn diện hơn về đối tượng vừa mang tính đặc
thù, vừa mang tính phổ biến ẩn chứa trong đối tượng nghiên cứu.
4.2.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp phân tích và tổng hợp giúp NCS tiến hành nghiên cứu về đối
tượng vừa cụ thể, chi tiết, vừa mang tính toàn diện, sâu sắc.
Phương pháp phân tích áp dụng trong việc nghiên cứu các tài liệu đã thu thập
được. Qua phân tích các tài liệu đó, NCS đã tổng hợp lại để có nhận thức tổng quát
về đối tượng nghiên cứu, những khía cạnh của đối tượng nghiên cứu đã được các tác
giả làm rõ, nhận ra những khoảng trống cần tiếp tục được nghiên cứu.
Phương pháp phân tích cũng được áp dụng để làm rõ những số liệu, dữ liệu
NCS thu được trong quá trình khảo sát thực tế, điều tra xã hội học qua bảng hỏi.
Trong quá trình phân tích, NCS sẽ làm rõ các mặt, các khía cạnh của đối tượng nghiên
cứu. Ngoài ra, dựa vào phương pháp phân tích, NCS đã phân chia đối tượng nghiên
cứu của mình (sự kiến tạo VHCĐ) thành các yếu tố văn hóa nội tại và các yếu tố văn
hóa ngoại tại. Các yếu tố VHCĐ nội tại cũng được phân chia thành: kiến tạo các quan
hệ xã hội - văn hóa chung của cộng đồng; kiến tạo lối sống, nếp sống văn minh, hiện
đại; kiến tạo cảnh quan văn hóa… Từ đó, NCS tiến hành nghiên cứu những yếu tố đó
một cách độc lập.
Sau khi đã có những kết quả nghiên cứu cụ thể của những yếu tố cấu thành,
NCS sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm xác định những yếu tố chung cũng như
7
mối liên hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố. Qua đó, đối tượng nghiên cứu lại được
kết hợp lại thành một chỉnh thể cố kết trong nội tại một cách sâu sắc hơn, đầy đủ và
toàn diện hơn trong nhận thức của NCS. Phương pháp tổng hợp cũng giúp NCS hình
thành nhận thức đầy đủ, tổng quát (trong tư duy) về đối tượng nghiên cứu của đề tài
luận án này.
5. Đóng góp mới của luận án
- Về lý luận: hệ thống hóa, bổ sung và phát triển một số vấn đề lý luận liên
quan đến VHCĐ; góp phần xác lập khái niệm và nội dung nghiên cứu VHCĐ từ
phương diện Văn hóa học. Nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM tại Hà Nội,
luận án bổ sung những nội dung và phương pháp nghiên cứu về VHCĐ của KĐTM
hiện nay - một vấn đề mới đang được xã hội quan tâm.
- Về thực tiễn: Luận án sẽ góp phần nhận diện thực trạng và những vấn đề thực
tiễn đặt ra trong kiến tạo VHCĐ. Thông qua đó để hiểu rõ hơn về thực trạng văn hóa
đô thị mới ở Hà Nội. Luận án chỉ ra sự cần thiết của việc tiếp tục phát huy tính chủ
động, tích cực của cộng đồng cư dân và các chủ thể trong xây dựng và phát triển
VHCĐ ở KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng nói riêng, KĐTM ở Hà Nội nói
chung. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm nguồn tư
liệu về văn hóa, văn hóa đô thị, VHCĐ của KĐTM. Đây cũng là nguồn tư liệu tham
khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy các nội dung về văn hóa đô thị,
VHCĐ…, hiện nay.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án gồm 04 chương, 11 tiết.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến sự kiến tạo văn hóa
cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội
Chương 2: Những vấn đề lý luận của đề tài và khái quát về địa bàn nghiên cứu
Chương 3: Nhận diện sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới Mỹ
Đình - Mễ Trì và Việt Hưng
Chương 4: Những yếu tố tác động, vấn đề đặt ra và bàn luận về giải pháp kiến
tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ KIẾN TẠO
VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI
1.1. NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ VĂN HÓA CỘNG
ĐỒNG CỦA ĐÔ THỊ HÀ NỘI
1.1.1. Về cộng đồng và văn hóa cộng đồng
1.1.1.1. Về cộng đồng
“Cộng đồng” là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước
đề cập đến từ nhiều khía cạnh và nội dung khác nhau. J.H. Fichter nhận thấy bản thân
mỗi cộng đồng đều có sự liên kết, cố kết nội tại. Sự cố kết này không phải do các quy
tắc rõ ràng, thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn - đó là hằng số văn hóa. Vì vậy, để
hiểu ý nghĩa xã hội của cộng đồng, cần phải xem xét trên ba lĩnh vực là đoàn kết xã
hội, tương quan xã hội và cơ cấu xã hội.
Nhà xã hội học người Đức Fedinand Tonnies đã phân biệt cộng đồng truyền
thống thuộc xã hội nông nghiệp - nông thôn (Gemeinschaft) với cộng đồng thuộc xã
hội công nghiệp - đô thị (Gesellschaft). Theo ông, cộng đồng truyền thống có những
đặc trưng như: quan hệ xã hội mang tính thân tình và thân mật; bền vững; vị thế xã
hội của cá nhân được gán sẵn; tính cộng đồng lấy quan hệ dòng họ làm cơ bản. Khác
với cộng đồng truyền thống, cộng đồng đô thị có những đặc trưng như: tính cá nhân
rất cao (thậm chí là chủ nghĩa cá nhân); quan hệ xã hội dựa trên khế ước, hợp đồng,
các cam kết; coi trọng sự hợp lý và tính toán trong các quan hệ xã hội; cá nhân phải
phấn đấu để đạt được vị thế nhất định trong xã hội; sự nặc danh (vô danh) trong tương
tác xã hội [33, tr.19-20].
Về phân loại cộng đồng, Murray G. Ros đã phân ra thành hai loại: cộng đồng
địa dư và cộng đồng chức năng. Cộng đồng địa dư là nhóm dân cư ở trong một địa
vực riêng biệt, chẳng hạn như một làng, một tỉnh, một thành phố. Cộng đồng địa dư
có thể mở rộng ra để bao gồm tất cả dân chúng trong một nước, một khu vực hoặc cả
thế giới. Cộng đồng chức năng là một nhóm người có cùng quyền lợi, công việc hay
nghĩa vụ chung. Những quyền lợi này không bao gồm tất cả những người trong cùng
9
một cộng đồng địa dư mà chỉ những cá nhân và những nhóm có cùng quyền lợi hay
chức năng nào đó chung với nhau. Rõ ràng, cộng đồng chức năng không có ranh giới
rõ ràng. Nó có thể nằm trong một cộng đồng địa dư, cũng có thể được hình thành trên
nhiều cộng đồng địa dư khác nhau [33, tr.33].
Quan điểm của ông cho thấy các loại cộng đồng có thể không có ranh giới rõ
ràng. Các thành viên của cộng đồng này có thể là thành viên của các cộng đồng khác.
Đây là một phát hiện quan trọng, NCS sẽ vận dụng để tiến hành nghiên cứu về VHCĐ
KĐTM. VHCĐ của KĐTM không chỉ diễn ra trong phạm vi KĐTM (cộng đồng địa
dư). Thông qua các cá nhân/nhóm trong cộng đồng tham gia hoạt động văn hóa với
các cộng đồng khác, VHCĐ của KĐTM có thể tạo nên và lan tỏa ra bên ngoài địa
vực KĐTM (tạo nên yếu tố văn hóa ngoại tại).
Từ góc độ nghiên cứu của xã hội học, tác giả Tô Duy Hợp và Lương Hồng
Quang [33] khẳng định cộng đồng có nhiều loại hình khác nhau. Nhìn chung, các
cộng đồng được phân loại thành những loại hình chủ yếu sau:
Thứ nhất, loại hình cộng đồng thuần khiết và cộng đồng không thuần khiết.
Thứ hai, loại hình cộng đồng theo tính trồi nào đó như cộng đồng lãnh thổ,
cộng đồng huyết thống, cộng đồng dân tộc, cộng đồng tộc người, cộng đồng nghề
nghiệp, cộng đồng tôn giáo, cộng đồng địa dư… Đây là các cộng đồng được phân
chia dựa trên một đặc trưng xã hội của yếu tố nổi bật nhất định.
Thứ ba, loại hình cộng đồng lịch sử theo các thuyết tiến hóa xã hội. Theo lý
thuyết hình thái KT - XH của chủ nghĩa Mác, toàn bộ lịch sử nhân loại trải qua 3 hình
thái cơ bản cộng đồng tính: (1) Cộng sản nguyên thủy với tính cộng đồng thuần khiết
nguyên sơ; (2) Các hình thái KT - XH có giai cấp và đấu tranh giai cấp; (3) Hình thái
cộng sản chủ nghĩa dường như sẽ quay lại cộng sản nguyên thủy nhưng trên một trình
độ cao hơn [33, tr.33-34].
Tác giả Phạm Hồng Tung [78] giới thiệu cách phân loại phổ biến nhất hiện
nay. Đó là chia cộng đồng thành ba loại:
Thứ nhất, cộng đồng địa lý hay cộng đồng địa vực. Đặc trưng nổi bật của loại
cộng đồng này là sự có chung hay cùng chia sẻ địa vực tồn tại của các cá thể trong
cộng đồng. Trong thực tiễn, đây thường là một trong những tiêu chí quan trọng để
10
nhận biết cộng đồng. Cộng đồng địa lý có ba nhóm cơ bản: (1) cộng đồng đơn vị cư
trú - hành chính; (2) cộng đồng láng giềng; (3) cộng đồng được kế hoạch hóa.
Thứ hai, cộng đồng văn hóa hay cộng đồng bản sắc. Tiêu chí gốc là các thành
viên có chung bản sắc hay những đặc trưng văn hóa. Vì vậy, dù có hoặc không có địa
bàn quần cư chung, họ vẫn thường xuyên có những tương tác và dễ dàng nhận biết
về nó. Hình thức tiêu biểu của loại hình cộng đồng này là: (1) cộng đồng nghề nghiệp;
(2) cộng đồng ảo; (3) cộng đồng tộc người; (4) cộng đồng tôn giáo; (5) cộng đồng
chính trị; (6) cộng đồng tưởng tượng.
Thứ ba, cộng đồng tổ chức: cộng đồng này dễ nhận biết bởi nó thường là những
thực thể xã hội hiện hữu, tồn tại khá bền vững. Hình thức chủ yếu của loại hình cộng
đồng này là: (1) cộng đồng huyết thống, chủ yếu là gia đình và họ tộc; (2) các tổ chức
chính trị và xã hội; (3) các tổ chức kinh tế, kinh doanh…
Cách phân loại này đã cung cấp một công cụ cho người nghiên cứu về cộng
đồng và VHCĐ. Trong thực tế, rất khó tìm được một cộng đồng thuần nhất chỉ thuộc
về một loại hình cộng đồng mà tác giả Phạm Hồng Tung đã khái quát ở trên. Hầu như
các cộng đồng đều ở dạng hỗn dung hay phức hợp của những kiểu loại khác nhau. Vì
vậy, khi nghiên cứu về VHCĐ theo địa vực, NCS không thể không chú ý đến mối
liên hệ của các cá nhân, nhóm trong cộng đồng này với các cộng đồng khác. Điều đó
sẽ giúp giải thích được nhiều hiện tượng văn hóa trong cộng đồng KĐTM hiện nay.
Khác với cách phân loại cộng đồng của tác giả Phạm Hồng Tung, Tô Duy Hợp
và Lương Hồng Quang, đồng tình với cách phân chia của Murray G. Ros, Giáo trình
môn: Văn hóa cộng đồng [76] chia cộng đồng thành hai loại:
- Cộng đồng địa lý: gồm những người dân cư trú trong cùng một địa bàn. Cộng
đồng này có thể có các đặc điểm văn hóa xã hội giống nhau và mối quan hệ ràng buộc
với nhau. Họ cùng được áp dụng chính sách chung.
- Cộng đồng chức năng: gồm những người có thể cư trú gần nhau hoặc không
gần nhau nhưng có lợi ích chung. Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở
thích, hợp tác hay hiệp hội có tổ chức [76, tr.5].
Như vậy, có nhiều cách phân loại cộng đồng, mỗi loại hình có quy mô và cấp
độ khác nhau từ lớn đến nhỏ, từ chung chung đến cụ thể. Cách phân loại này giúp cho
11
người nghiên cứu nhận thức rõ hơn về đối tượng nghiên cứu. Dựa trên các cách phân
loại đó, NCS nhận thấy cộng đồng KĐTM thuộc loại hình cộng đồng địa lý (hay địa
vực, hoặc địa dư) là chủ yếu. Song, các thành viên của cộng đồng này có thể tham
gia vào nhiều cộng đồng khác.
1.1.1.2. Về văn hóa cộng đồng
Văn hóa cộng đồng là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu về các cộng đồng
khác nhau tồn tại trong lịch sử cũng như trong các xã hội hiện đại. Đến nay, đã có
nhiều tác giả công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này. Về tiêu
chí hình thành VHCĐ ở Việt Nam, đã có một số tác giả ít nhiều đề cập đến (mặc dù
chưa có công trình nào đưa ra một quan niệm đầy đủ về VHCĐ).
Tác giả Trần Quang Nhiếp [53] cho rằng: Để xây dựng VHCĐ cơ sở, phải có
những tiêu chí, chuẩn mực làm căn cứ cho mọi thành viên trong cộng đồng noi theo.
Những tiêu chí, chuẩn mực này cũng là căn cứ quan trọng để thực hiện kiểm tra, giám
sát, đánh giá trình độ văn hóa của mỗi thành viên và của cả cộng đồng. Những chuẩn
mực VHCĐ cơ sở không thoát ly khỏi thực tế trình độ, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã
hội. Nhân dân phải là người trực tiếp tham gia xây dựng những tiêu chí VHCĐ ở địa
phương, không có sự áp đặt chủ quan hoặc vay mượn từ bên ngoài. Tác giả đã nêu
lên một số tiêu chuẩn cụ thể như sau:
- Về chính trị: xác định rõ chế độ chính trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
hội nhập với thế giới hiện đại; nghiêm chỉnh thực hiện các chủ trương, đường lối,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
- Về đạo đức, lối sống: lòng trung thực, tính ngay thẳng, tình thương yêu giúp
đỡ, gắn bó với cộng đồng. Trong các mối quan hệ gia đình, xã hội phải chân tình, cởi
mở, gần gũi, gắn bó, không cá nhân, ích kỷ; có đời sống kinh tế ổn định và phát triển,
đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, có nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui
chơi; không mê tín dị đoan, thực hiện ma chay, cưới hỏi, lễ hội, các hoạt động văn
hóa lành mạnh, tiến bộ.
- Sự thống nhất về bản sắc dân tộc: luôn giữ gìn những giá trị truyền thống tốt
đẹp, mọi người đều gương mẫu, tôn trọng, tự giác thực hiện các quy định về đạo đức,
lối sống, nếp sống văn minh, tiến bộ.
12
Tác giả cũng cho rằng để xây dựng VHCĐ cơ sở, nên kết hợp hiệu quả Nhà
nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng các thiết chế văn hóa, giải quyết những
nhu cầu cơ bản về giao thông, điện chiếu sáng, trường học, trạm y tế; giúp cộng đồng
xác định nội dung, phương hướng hoạt động, xây dựng cảnh quan môi trường, vệ
sinh sạch đẹp, văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội...
Có thể nói, những tiêu chí mà tác giả Trần Quang Nhiếp nêu lên có phần lý
tưởng hóa, thể hiện rõ đặc tính của nhà quản lý. Song, đó cũng là điều chúng ta cần
chú ý để định hướng cho sự phát triển VHCĐ.
Với cái nhìn từ thực tiễn, tác giả Chu Thái Thành đưa ra một hệ tiêu chí cho
xây dựng VHCĐ trong bài Xây dựng đời sống văn hóa mới trong mỗi cộng đồng
dân cư [66]. Tác giả đã tiến hành khảo sát đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư
trên các nội dung:
(1) Tuyên truyền, xây dựng “Gia đình văn hóa”, thực hiện tốt nếp sống văn
hóa, văn minh;
(2) Hình thành mô hình, điển hình tiên tiến trong việc cưới, việc tang, lễ hội;
(3) Xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa;
(4) Phong trào xã hội hóa văn hóa.
Qua khảo sát, tác giả khẳng định: “Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước
ta đặc biệt quan tâm tới nhiệm vụ xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, xã hội.
Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa các cộng đồng dân cư (xóm, làng, ấp, khu
phố...) được phát triển rộng khắp, đang hướng theo chiều sâu và thu được nhiều kết
quả tốt đẹp” [66]. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tác giả chỉ ra những vấn đề
cần lưu tâm là: mức hưởng thụ văn hóa ở các làng, bản, thôn, ấp còn thấp; sử dụng
thiết chế văn hóa chưa hiệu quả; tác động tiêu cực trong giao lưu, mở cửa, hội nhập
kinh tế, văn hóa ngày càng sâu với quốc tế; quá trình đô thị hóa nhanh làm mất đi
những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Từ đó, tác giả đưa ra những vấn đề cần giải quyết. Đó là phải đề cao trách
nhiệm của mỗi người dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở ngay trong cộng
đồng; duy trì và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng cộng đồng văn hóa và nội
dung các tiêu chí công nhận danh hiệu làng, ấp, bản, thôn, khu phố văn hóa, tránh xu
13
hướng chạy theo thành tích, phản ánh không thực chất phong trào và chất lượng
VHCĐ; phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, vai trò tham mưu của
các cơ quan chức năng trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng
dân cư.
Có thể thấy, những nội dung mà tác giả nêu ra được định hình trên cơ sở các
văn bản quản lý của Nhà nước. Nó thể hiện ý chí của Nhà nước môt cách rõ nét trong
xây dựng và quản lý văn hóa. Vì vậy, các tiêu chí này chưa xuất phát từ bản thân cộng
đồng nên nó chưa phản ánh được chiều hướng văn hóa từ phía nhân dân. Mặt khác,
các tiêu chí này còn mang tính định hướng là chủ yếu nên chưa rõ ràng, cụ thể.
1.1.2. Về văn hóa đô thị, văn hóa cộng đồng đô thị Hà Nội
1.1.2.1. Văn hóa đô thị
Văn hóa đô thị là nội dung được nhiều tác giả nghiên cứu trên nhiều khía cạnh
và bình diện khác nhau.
 Về đô thị
Khi nghiên cứu về đô thị, văn hóa đô thị, các tác giả đều khẳng định đô thị là
bước phát triển tiếp theo của xã hội loài người. Emile Durkheim cho rằng:
Nếu dân số tập trung đông trong các thành thị, thay vì phân tán ở các vùng
nông thôn thì đó là do xu hướng của công luận, tức là áp lực tập thể đẩy
các cá nhân vào sự tập trung ấy. Chúng ta không còn có thể chọn cho mình
các kiểu nhà như các kiểu áo quần - mà ít ra, cả hai cách lựa chọn đều có
sự cưỡng chế như nhau [51, tr.126].
Theo E. Durkheim, sự tập trung dân số tại thành thị là do dư luận tập thể dẫn
dắt. Quan điểm này của ông thể hiện tính duy tâm. Trái với quan điểm của ông, nhiều
nhà nghiên cứu khẳng định khi xã hội phát triển đến một mức độ nhất định, một bộ
phận dân cư tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp, lấy các hoạt động thương nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quản lý xã hội…, làm nghề chính của mình.
Những người dân đó sống tập trung tại các khu trung tâm, đầu mối giao thông phù
hợp với nghề của họ. Từ thời điểm đó, xã hội đô thị bắt đầu hình thành.
Pierre George cho rằng thành thị được khai sinh từ môi trường thương mại,
đến thế kỷ XIX mới trở thành môi tường kỹ thuật và nhân văn. Khi nghiên cứu đô
14
thị, chúng ta cần xem xét đến các nhu cầu và phương thức thực hiện ở mỗi hệ thống
như: (1) dạng chợ nhỏ, kèm theo là trung tâm phòng thủ, hành chính và tôn giáo; (2)
các thành thị thương mại ở các thời kỳ khác nhau; (3) thành phố thương mại và công
nghiệp, hệ thống này xuất hiện từ cuộc cách mạng công nghiệp và tư bản chủ nghĩa;
(4) các thành phố thuộc địa do nhu cầu bành trướng kinh tế tư bản chủ nghĩa; (5) các
thành phố xã hội chủ nghĩa có chức năng hành chính và công nghiệp vượt trội hơn so
với chức năng luân chuyển và phân phối sản phẩm [40u, tr.118-119].
Khi so sánh đời sống đô thị tại các thành phố công nghiệp của Mỹ với đời sống
đô thị dân gian - nông thôn (folk-urban model), Robert Redfield nhận thấy “đô thị
dân gian” thường có quy mô nhỏ nhưng thiêng liêng, tính cá nhân cao và đồng nhất.
Nó trái ngược với đô thị tại các thành phố công nghiệp. Từ đó, ông đưa ra những đặc
điểm của đô thị công nghiệp là phi cá nhân, không đồng nhất, thế tục, và pha trộn.
Quan niệm này có tính hợp lý nhất định nhưng còn nhiều điểm không phù hợp ngay
cả với các đô thị công nghiệp của Mỹ. Còn G.Endruweit và G.Trommsdorff cho rằng
đô thị là nơi tập trung đông dân cư nhưng không đồng nhất về thành phần, dựa trên
nền kinh tế phi nông nghiệp là chủ yếu. Đây là những đặc điểm nổi bật của đô thị.
Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển cũng như những đặc trưng của đô thị
châu Âu khác châu Á, đô thị Việt Nam khác với đô thị ở các nước khác. Tác giả Lê
Quý Đức và Vũ Thy Huệ cho biết: đô thị ở nước ta “hình thành bởi hai yếu tố “đô”
và “thị”. Đô là nơi đặt trụ sở của bộ máy cai trị nhà nước trung ương, địa phương
(tỉnh, phủ, huyện). Thị là chợ, nơi dân cư quần tụ để sản xuất, buôn bán, trao đổi sản
phẩm hàng hóa” [21, tr.80]. Vì vậy, nếu đô thị của phương Tây là trung tâm kinh tế
trước khi gắn với yếu tố chính trị thì ở Việt Nam có sự trái ngược lại. Không những
thế, đô thị ở phương Tây gắn với kinh tế công nghiệp, dịch vụ, thương mại, còn đô
thị của Việt Nam đến thời phong kiến trung đại vẫn là “đô thị của nền kinh tế nông
nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ” [21, tr.80]. Nét đặc trưng này của đô thị Việt
Nam cũng giúp NCS lý giải được vì sao văn hóa nông nghiệp, nông thôn luôn tồn tại
và phát triển trong lòng xã hội đô thị Việt Nam. Mặc dù mang đặc trưng như vậy, đô
thị Việt Nam cũng như ở các nước khác trên thế giới vẫn có sự khác biệt với nông
thôn trên nhiều khía cạnh.
15
Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những điểm khác biệt cơ bản giữa nông thôn
và đô thị. Năm 1987, Ian Robertson đưa ra 11 tiêu chí để phân biệt giữa xã hội tiền
công nghiệp (nông thôn) và xã hội công nghiệp (đô thị) (xem Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Phân loại xã hội của Ian Robertson
Chỉ báo Các xã hội tiền công nghiệp Xã hội công nghiệp
1) Chiến lược
sống
Săn bắt, hái lượm, du mục, trồng
trọt
Chủ nghĩa công nghiệp và hậu
công nghiệp
2) Cơ cấu xã
hội
Tương đối đơn giản: có một số
vị thế và vai trò. Ngoài gia đình
còn có một số thiết chế khác
tương đối phát triển
Phức hợp: nhiều vị thế, vai trò,
nhiều thiết chế xã hội phát
triển cao như giáo dục, khoa
học…
3) Các vị thế Hầu hết đều được gán sẵn Một số được gán sẵn song,
nhiều địa vị do cá nhân phấn đấu
đạt được
4) Các nhóm
xã hội
Hầu hết là nhóm sơ cấp (hữu
danh, thân thuộc)
Hầu hết là nhóm thứ cấp (vô
danh, không thân thuộc)
5) Kích thước
cộng đồng
Đặc trưng cơ bản là nhỏ (cộng
đồng xóm làng).
Đặc trưng cơ bản là lớn (thành
phố).
6) Phân công
lao động
Không có gì đáng kể ngoài phân
công theo giới tính, lứa tuổi
Đa dạng hóa cao: các nghề nghiệp
được chuyên môn hóa cao
7) Kiểm soát
xã hội
Phần lớn là phichính thức, dựa trên
phản ứng tự phát của cộng đồng
Thường là chính thức, dựa chắc
trên luật pháp, cảnh sát và tòa án
8) Giá trị Truyền thống, định hướng tôn
giáo
Hiện đại, định hướng thế tục
9) Văn hóa Thuần nhất: Hầu hết cư dân chia
sẻ những giá trị giống nhau, có
một số văn hóa phụ
Không thuần nhất: Nhiều văn
hóa phụ chứa đựng các giá trị,
chuẩn mực khác nhau
10) Công
nghệ
Thô sơ, chủ yếu dựa trên cơ bắp
của người và súc vật
Tiên tiến, chủ yếu dựa trên
máy móc và năng lượng
(điện…)
16
11) Biến
đổi xã hội
Chậm chạp Nhanh chóng
Nguồn: Lương Hồng Quang (2018), Phát triển văn hóa dựa vào cộng đồng:
các tranh luận lý thuyết và thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.28.
 Về văn hóa đô thị
Khi xác định được sự khác nhau giữa đô thị và nông thôn trên một số tiêu chí
cơ bản, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về văn hóa đô thị. Isaac Joseph, một thành
viên chủ lực của nhóm Văn hóa đô thị Pháp, cho rằng “Văn hóa đô thị là biểu hiện
cần khẳng định lại bền bỉ trong bối cảnh mới về các phẩm chất gắn với nguồn gốc,
điều kiện xã hội hoặc địa điểm cư trú” [40, tr.81]. Với ông, văn hóa đô thị chính là sự
tiếp nối của văn hóa nông thôn. Văn hóa đô thị không phải là sự tách biệt, xa lạ với văn
hóa nông thôn. Khác với I.Joseph, tác giả Trần Ngọc Khánh cho rằng văn hóa đô thị:
Là một tập hợp gồm toàn thể các thành tố văn hóa của loài người trong
quá trình hoạt động về mọi phương diện: kinh tế, chính trị, kỹ thuật, xã
hội, luật pháp, hành chính, giáo dục, y tế, vệ sinh, tín ngưỡng, tôn giáo,
học thuyết, khoa học, kỹ thuật, quy hoạch… nhằm tạo lập đời sống, không
ngừng cải thiện môi trường sống, làm cho con người phát triển cân bằng,
toàn diện [40, tr.85-86].
Tuy cách hiểu này mang tính thống kê, song nó cho thấy văn hóa đô thị là một
tổng hòa các thành tố văn hóa trong mọi hoạt động sống của con người. Trong đó,
các giá trị văn hóa truyền thống tồn tại hài hòa trong cái tiến bộ văn minh của thời
đại, nhằm đáp ứng các nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành phần cư
dân. Văn hóa đô thị phát triển các mối quan hệ trong tương quan lợi ích cá nhân, cộng
đồng và xã hội ngày càng đa dạng, rộng lớn. Tính đa dạng của văn hóa đô thị đòi hỏi
sự tương ứng về hình thức, quy mô và tính chất hoạt động của các công trình văn hóa
đô thị, kể cả hoạt động kinh tế. Các nhân tố văn hóa, tính chất văn hóa quy định các
hoạt động của văn hóa đô thị. Trong tính tổng thể hài hòa đó, văn hóa đô thị giúp con
người phát triển cân bằng và toàn diện trong môi trường nhân tạo, trong đó, môi
trường tự nhiên vẫn là một thành tố không thể thiếu và được tôn trọng. Trên cơ sở đó,
tác giả tiếp cận văn hóa đô thị một cách hệ thống từ lý thuyết văn hóa đô thị đến thực
17
tiễn văn hóa đô thị, thời gian văn hóa đô thị, không gian văn hóa đô thị và chủ thể
văn hóa đô thị.
Trong phần Lý thuyết văn hóa đô thị, tác giả Trần Ngọc Khánh cho rằng văn
hóa đô thị là một thực thể toàn vẹn thuộc phạm trù văn hóa. Thực thể toàn vẹn đó làm
cho đô thị không bị hạn hẹp trong tính văn hóa của đô thị hoặc các hoạt động văn hóa
ở đô thị. Mặt khác, nó làm cho văn hóa gần gũi hơn, gắn bó hơn với đời sống thực
tiễn, làm cho đô thị mang tính nhân văn, có bề dày của quá trình lịch sử hình thành
và phát triển.
Yếu tố văn hóa chỉ định đô thị là một quá trình gồm năm giai đoạn của
quá trình đô thị hóa: phát hiện (tìm thấy hoặc xác lập địa hình, địa lợi trong
môi trường tự nhiên), phát minh (hình thành cái mới, nhân tạo, theo ý
muốn của con người), đổi mới (ứng dụng vào đời sống xã hội), tiến hóa
(tạo nên chuyển động, biến đổi) và truyền bá (vừa lan tỏa trong không
gian, vừa tiếp nối theo thời gian) [40, tr.9].
Như vậy, VHCĐ đô thị không thể tự nhiên sinh ra. Nó cần trải qua quá trình
gồm các giai đoạn: “phát hiện”, “phát minh”, “đổi mới”, “tiến hóa” và “truyền bá”.
Quá trình “truyền bá” sẽ làm cho văn hóa đô thị không bị bó hẹp trong phạm vi địa
vực của đô thị.
Tác giả Lê Văn Định viết: “có thể hiểu văn hóa đô thị là các giá trị vật chất -
tinh thần cùng cách thức con người sáng tạo ra chúng cũng như phương thức sử dụng
chúng trong quá trình con người sống, hoạt động và phát triển ở môi trường đô thị”
[11, tr.29]. Theo tác giả, văn hóa đô thị chính là văn hóa của con người hình thành và
phát triển gắn với môi trường đô thị. Văn hóa đô thị khác văn minh đô thị. Song, văn
hóa đô thị phải tương thích với văn minh đô thị để đô thị đạt được sự phát triển bền
vững, hiện đại, nhân văn, cư dân đô thị có thể phát huy, sáng tạo và được hưởng thụ
ngày càng nhiều hơn các giá trị văn hóa.
Theo tác giả Phan Đăng Long, “văn hóa đô thị là tổng thể các quan hệ và hoạt
động văn hóa được vận hành theo các giá trị - chuẩn mực vật chất, tinh thần nhất
định, để tôn vinh và sản sinh, truyền bá, thực hành các giá trị chân, thiện, mỹ mới,
nhằm làm giàu tính người hơn trong đời sống đô thị” [47, tr.19-20]. Văn hóa đô thị
18
sẽ chi phối, điều tiết đời sống tinh thần cũng như mọi hoạt động xã hội của con người
trong cộng đồng.
Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn khẳng định: “văn hóa đô thị là tổng thể các tri
thức, kinh nghiệm và giá trị vật chất, tinh thần, kể cả các hoạt động văn hóa để tôn
vinh và sản sinh, truyền bá, thực hành các tri thức, kinh nghiệm và giá trị chân, thiện, mỹ,
nhằm làm giàu tính người hơn trong đời sống đô thị” [77, tr.29]. Trên cơ sở đó, tác
giả đưa ra bốn phương diện cần được xem xét khi nghiên cứu văn hóa đô thị. Đó là:
- Tri thức, kinh nghiệm hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người;
- Các giá trị văn hóa với tính chất là biểu tượng của đời sống thường nhật và
chuẩn mực văn hóa với tính chất là sự áp dụng cụ thể các giá trị văn hóa vào đời sống
thường nhật;
- Các thể thức biểu hiện của văn hóa đô thị thông qua các cá nhân (hành vi văn
hóa, lối sống có văn hóa) và thông qua các loại hình văn hóa (văn học, mỹ thuật, sân
khấu, ca nhạc, điện ảnh, nhiếp ảnh…);
- Hoạt động sáng tạo, truyền bá và thực hành các chuẩn mực văn hóa.
Như vậy, văn hóa đô thị hình thành và phát triển trong xã hội đô thị, một hình
thái xã hội phát triển cao hơn mà con người đã tạo ra.
 Đặc trưng của văn hóa đô thị
Khi nghiên cứu về biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam, tác giả Nguyễn Thanh
Tuấn [77] nêu ra 5 đặc trưng của văn hóa đô thị là:
- Lối sống văn hóa đô thị tùy thuộc chủ yếu vào các dịch vụ công, từ nhà ở, ăn
uống, đi lại cho đến các sinh hoạt gia đình và cá nhân. Dịch vụ công đã trở thành một
bộ phận hữu cơ tạo nên môi trường sống, là một phần cơ bản tạo nên văn hóa đô thị,
một đặc trưng của văn hóa đô thị.
- Hệ số sử dụng các phương tiện giao thông lớn và tăng lên không ngừng cùng
với quá trình hiện đại hóa.
- Văn hóa đô thị có tính phân hóa cao và rõ nét. Sự phân hóa đó quy định tính
hai mặt trong phát triển nhân cách ở người đô thị.
- Hoạt động đa phương hóa, đa dạng hóa theo hướng ngày càng mở rộng.
- Sự phức hợp giữa văn hóa bác học với văn hóa dân gian và văn hóa đại chúng.
19
Tác giả Lê Văn Định [11] cũng nhận thấy những đặc trưng nổi bật của văn hóa
đô thị là:
- Môi trường xã hội đô thị có tính nhân tạo cao hơn;
- Gắn bó chặt chẽ với khoa học, kỹ thuật, công nghệ;
- Hệ thống quản lý xã hội chủ yếu dựa trên nền tảng pháp luật;
- Gắn liền với nền sản xuất công nghiệp, dịch vụ;
- Văn hóa bác học phát triển mạnh hơn văn hóa dân gian.
Tuy các tác giả đề cập đến những đặc trưng không hoàn toàn giống nhau, song
cho thấy văn hóa đô thị là một thực thể có tính biến đổi cao, có xu hướng mở rộng
các hoạt động ra bên ngoài cương vực của nó. Hơn nữa, thực thể ấy cũng có tính hấp
dẫn và thu hút mạnh mẽ đối với cư dân nông thôn, sức chinh phục to lớn với văn hóa
nông thôn. Điều này càng khẳng định rõ hơn quan điểm của Mác-Ăngghen đã nêu ra
trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản: thành thị thu hút người dân nông thôn chuyển
đến sống và làm việc tại thành thị để “thoát khỏi vòng ngu muội của đời sống thôn
dã” [50, tr.50].
 Cấu trúc của văn hóa đô thị
Tác giả Trần Ngọc Khánh [40] đã phân chia cơ cấu và tiến hành nghiên cứu
văn hóa đô thị trên ba nội dung chính. Đó là:
(1) Thời gian văn hóa đô thị: tác giả nghiên cứu quá trình hình thành và biến
đổi thành thị trên thế giới từ các thành thị đầu tiên, tìm ra đặc trưng văn hóa các đô
thị cổ, quá trình đô thị hóa đến các đô thị hiện đại, các mô hình đô thị; chất lượng
sống ở đô thị và đặc trưng đô thị hóa các đô thị lớn trên thế giới;
(2) Không gian văn hóa đô thị: tác giả nghiên cứu về không gian tự nhiên, tổ
chức không gian đô thị, không gian kỹ thuật và không gian nhân văn. Trong đó đề
cập về sự tiến hóa địa hình, địa lợi và tổ chức không gian đô thị, về quy hoạch đô thị,
giao thông, các phân khu chức năng đô thị;
(3) Chủ thể văn hóa đô thị: tác giả nghiên cứu các nội dung về di sản văn hóa
đô thị, chính sách văn hóa đô thị, môi trường văn hóa đô thị, xây dựng môi trường
văn hóa đô thị, quản lý và xây dựng bản sắc đô thị.
Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn [77] nghiên cứu văn hóa đô thị qua bốn phương
diện sau:
20
(1) Tri thức, kinh nghiệm hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người;
(2) Các giá trị văn hóa (biểu tượng của đời sống thường nhật) và chuẩn mực
văn hóa (sự áp dụng cụ thể các giá trị văn hóa vào đời sống thường nhật);
(3) Các thể thức biểu hiện của văn hóa đô thị thông qua các cá nhân và thông
qua các loại hình văn hóa;
(4) Hoạt động sáng tạo, truyền bá và thực hành các chuẩn mực văn hóa.
Tác giả cũng cho thấy cơ cấu phức hợp của văn hóa đô thị bao gồm:
- Văn hóa nhóm: được hình thành từ quan hệ xã hội của nhóm nhỏ trong xã
hội. Văn hóa nhóm cho thấy trong nền văn hóa chung của toàn đô thị còn có thể có
những nét riêng của các nhóm nhỏ (phường nghề, hội đồng hương, hội đồng ngũ, tổ
hợp tác sản xuất - kinh doanh, câu lạc bộ,…)
- Tiểu văn hóa: cũng có thể tương đồng với văn hóa nhóm, nhưng chủ yếu
được coi như một tầng nấc hay lớp văn hóa lớn hơn. Tiểu văn hóa dùng để chỉ một
tập hợp các giá trị và chuẩn mực văn hóa của một bộ phận dân cư đô thị như học sinh,
sinh viên, thanh niên, phụ nữ, người hưu trí, tộc người thiểu số, cộng đồng tôn giáo...
- Phản văn hóa: có thể được xác định như một tập hợp các chuẩn mực văn hóa
hay thậm chí giá trị văn hóa của một nhóm nhỏ xã hội đối lập, xung đột với chuẩn
mực, giá trị văn hóa chung của cả một đô thị.
Chính cơ cấu văn hóa phức hợp này của đô thị cho thấy tính đa dạng, đa chiều
của văn hóa đô thị nói chung cũng như VHCĐ của đô thị nói riêng.
Tác giả Phan Đăng Long [47] nói đến 2 cách thức phân chia cấu trúc của văn
hóa đô thị:
- Xét theo lĩnh vực hoạt động, văn hóa đô thị gồm: văn hóa nhận thức, văn hóa
nghệ thuật, văn hóa lối sống và văn hóa tâm linh.
- Xét theo cấp độ tri thức và mức độ phổ biến, văn hóa đô thị gồm: văn hóa
bác học, văn hóa dân gian và văn hóa đại chúng.
Những nghiên cứu trên khá phong phú, toàn diện về văn hóa đô thị. Các nghiên
cứu đã tiếp cận văn hóa đô thị từ nhiều khía cạnh khác nhau, cho chúng ta thấy sự đa
dạng, nhiều chiều cạnh của văn hóa đô thị. Ngoài ra, các tác giả cũng đề cập đến mối
quan hệ giữa văn hóa đô thị và văn hóa nông thôn.
21
 Về mối quan hệ giữa văn hóa đô thị và văn hóa nông thôn
Tác giả Trần Ngọc Khánh [40] cho rằng đã có những quan niệm tách rời nông
thôn khỏi thành thị, đem văn hóa nông thôn đối lập với văn hóa đô thị, đặt ra mâu
thuẫn giữa bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc, những giá trị văn hóa truyền thống
với biến đổi để thích ứng văn minh. Thực tế cho thấy nông thôn tương tác hai chiều
với thành thị, không tách rời với quá trình đô thị hóa cả về không gian và thời gian.
Do đó, văn hóa nông thôn và văn hóa đô thị luôn có mối quan hệ khăng khít, tác động
qua lại với nhau. Đô thị là môi trường sống của số đông, đô thị hóa là quá trình phát
triển tất yếu của xã hội. Quá trình đô thị hóa đã và sẽ tiếp tục thu hẹp khoảng cách
không gian giữa nông thôn và thành thị.
Hơn nữa, các yếu tố của văn hóa nông thôn vẫn tồn tại trong văn hóa đô thị,
góp phần hình thành và phát triển văn hóa đô thị. Quá trình đô thị hóa có thể diễn ra
ở nông thôn hoặc các vùng ngoại vi. Song quá trình đó không triệt tiêu văn hóa nông
thôn, mà có thể diễn ra quá trình “nông thôn hóa đô thị” trong quá trình con người
tương tác với môi trường tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa, di sản văn hóa, nếp
sống văn hóa.
Liên quan đến nội dung này, tác giả Nguyễn Thanh Tuấn [77] nhận thấy quá
trình hình thành đô thị ở Việt Nam mang tính đặc thù, không giống như sự hình thành
đô thị ở các nước khác trên thế giới. Đó là sự hình thành đô thị ở Việt Nam không do
các nhu cầu phát triển kinh tế, không dựa trên quá trình tách thủ công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp khỏi nông nghiệp. Do đó, kinh tế đô thị Việt Nam hiện nay vẫn bị kinh
tế nông nghiệp chi phối. Cơ cấu dân cư, các hoạt động văn hóa ở đô thị vẫn có quan
hệ khăng khít với nông thôn.
Nhóm tác giả cuốn Đô thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ nhận định về mối
quan hệ giữa văn hóa đô thị và văn hóa nông thôn:
Mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa làng xóm, tỉnh, vùng và các thành phố
vẫn được tiếp tục duy trì cho tới ngày nay theo một cách mới. Trước những
biến động về mặt không gian, kinh tế và dân số nảy sinh từ quá trình bùng
nổ đô thị hiện nay, truyền thống gia đình và làng xã vẫn tiếp tục tồn tại
trong tập quán xã hội, mặc dù có khi chỉ mang tính hình tượng; nó vẫn tiếp
22
tục chi phối các mạng lưới ngầm, các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau,
trực tiếp tham gia vào bước khởi điểm trong quá trình thành lập các dự án
đầu tư đô thị [71,tr.34].
Như vậy, ẩn bên trong những mối quan hệ ở đô thị vẫn còn những yếu tố văn
hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Những giá trị đó vẫn hàng ngày tác động, chi phối
nếp nghĩ, cách sinh hoạt, các mối quan hệ ở đô thị. Thậm chí, những giá trị đó vẫn
luôn chi phối và trực tiếp tham gia vào các dự án phát triển đô thị.
Cùng bàn về nội dung này, tác giả Đồng Bá Hướng cho biết: Nhà nước dự kiến
mức tăng trưởng bình quân hàng năm của dân số thành thị là khoảng 3%, gấp đôi tỷ
lệ tăng tự nhiên của dân số [38, tr.12], tức là sẽ có luồng di cư vào các đô thị. Việc di
cư vào các đô thị là yếu tố quan trọng cho sự phát triển. Song nó cũng gây ra nhiều
hệ lụy như: ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cân bằng
sinh thái; gây áp lực về nhà ở, việc làm và các dịch vụ cơ bản; quản lý nhân khẩu.
Từ cái nhìn thực tiễn, tác giả Huỳnh Như Phương [55] đầy băn khoăn về quá
trình “nông thôn hóa đô thị”. Tác giả cho rằng điều đó không chỉ dừng lại ở trong lối
sống mà còn chuyển sang tư duy quản lý. Nó không chỉ gây hậu quả về KT - XH mà
còn gây tác hại đến tâm hồn và tâm lý con người một cách thầm lặng, dai dẳng. Tác
hại đó nhiều khi dẫn đến hệ quả là con người đô thị (mang trong mình đặc tính của
nông thôn) thấy mình lạc lõng, mệt mỏi nơi đô thị. Và tác giả chỉ ra một nghịch lý
hiện nay là: “Đô thị đang mở rộng và phát triển dần đến “đại đô thị” và “siêu đô thị”,
còn con người thì ngày càng thu nhỏ và khép kín” [55, tr.45].
1.1.2.2. Văn hóa cộng đồng đô thị và văn hóa cộng đồng đô thị Hà Nội
Có thể nói, các công trình mà NCS tiếp cận được chủ yếu tập trung làm rõ
những điều kiện kiến tạo VHCĐ ở đô thị, lịch sử của kiến tạo VHCĐ đô thị, các đặc
trưng của VHCĐ đô thị.
Tác giả Nguyễn Minh Hòa [32] đề cập đến những tiền đề hình thành văn hóa
và lối sống đô thị. Đó là: sự thay đổi theo hướng hiện đại hóa; sự thay đổi công nghệ
và kỹ thuật; thay đổi từ xã hội tự cung, tự cấp sang xã hội dịch vụ; chuyển đổi từ xã
hội thuần nông sang xã hội phi nông nghiệp; chuyển đổi từ xã hội được kiểm soát và
điều tiết bằng các thiết chế phi chính thức sang xã hội điều hành bằng pháp luật. Do
23
đó, xã hội đô thị mang những đặc điểm riêng so với xã hội nông thôn, được thể hiện
rõ nét trong lối sống đô thị. Lối sống đó có đặc điểm tiêu biểu là: nhanh, kỷ luật, thực
dụng, tiếp nhận cái mới nhanh nhưng định hình thấp; mức độ cá nhân hóa ngày càng
cao; mức độ cố kết theo địa bàn dân cư và huyết thống của con người đô thị thấp hơn
nông thôn; các quan hệ xã hội giữa các cá nhân với cá nhân phổ biến là các quan hệ
xã hội theo kiểu “đứt đoạn”; giao tiếp của người dân đô thị mang tính “ẩn danh” cao.
Tác giả Lê Văn Định chỉ ra những đặc trưng môi trường xã hội của đô thị nổi
bật là: mật độ dân cư dày đặc, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có trình độ cao, lao
động làm các nghề phi nông là chủ yếu, vai trò cá nhân thường ưu trội hơn, quan hệ
xã hội chủ yếu theo địa vực hoặc theo nơi làm việc, các quan hệ theo pháp luật phổ
biến hơn các mối quan hệ tình cảm cá nhân, thu nhập và mức sống của người dân đô
thị thường cao và biến đổi nhanh hơn [11, tr.29]. Đô thị là nơi tiếp nhận người dân từ
khắp các nơi đến định cư. Những người dân di cư đến đô thị không bao giờ từ bỏ văn
hóa gốc của mình, họ luôn giữ mối liên hệ với quê hương, nơi mà từ đó họ đã ra đi.
Vì vậy, văn hóa lối sống tại các đô thị thường là sự hỗn dung giữa các yếu tố vùng,
miền, nông dân, thị dân…, tiến tới lối sống đô thị đa dạng.
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, đô
thị là nơi diễn ra quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa mạnh hơn vùng nông thôn. Đây
cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc người dân đô thị thẩm thấu những lối sống
mới phù hợp hơn với xã hội hiện đại, rút ngắn khoảng cách trong sự chênh lệch mức
sống với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Các hoạt động văn hóa của
người dân đô thị cũng ngày càng đa dạng hơn trên tất cả các lĩnh vực. Tác phong và
lối sống của họ cũng hướng tới chuẩn mực quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra
những hạn chế trong lối sống của người đô thị như tiếp nhận cả những yếu tố chưa
phù hợp, lối sống lạc hậu vẫn chưa được loại bỏ, sự pha tạp giữa lối sống tiểu nông
và lối sống công nghiệp khá rõ nét…
Các công trình không chủ đích nghiên cứu về sự kiến tạo VHCĐ ở đô thị.
Song, các nhà nghiên cứu đã cho thấy những tiền đề và sự hình thành nên văn hóa đô
thị, sự biến đổi và những vấn đề đặt ra về văn hóa, lối sống đô thị.
24
Cùng bàn về vấn đề này, tác giả Phan Đăng Long [47] cho thấy trong thời kỳ
đổi mới, quá trình đô thị hóa ở Hà Nội không chỉ diễn ra về tốc độ, cấu trúc, quy mô
ngày một lớn hơn, mà còn là sự biến đổi mạnh về cơ sở hạ tầng, cấu trúc dân cư, chất
lượng sống, kiểu sống. Tiến trình này đã tạo nên những điều kiện cho sự phát triển
một đô thị hiện đại, hình thành lối sống công nghiệp theo hướng văn minh và tiệm
cận với những giá trị quốc tế của cư dân đô thị. Tuy nhiên, điều quan ngại nhất trong
văn hóa lối sống đô thị Hà Nội hiện nay là sự xuất hiện ngày một rõ hơn chủ nghĩa
cá nhân, lối sống tiêu dùng, thực dụng thái quá ở một bộ phận người dân đô thị.
Nghiên cứu về một lĩnh vực của văn hóa đô thị, cuốn Hoạt động giải trí ở đô
thị Việt Nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn (do Phạm Duy Đức làm
chủ biên) [17] khẳng định nhu cầu giải trí là một trong những nhu cầu văn hóa cơ bản
của con người. Các hoạt động giải trí giúp cho mỗi cá nhân và cả cộng đồng giải tỏa
những căng thẳng, mệt mỏi trong công việc và cuộc sống. Do đó, nó giúp tái tạo sức
lao động cho mỗi cá nhân và cả cộng đồng ở mức cao hơn và hoàn thiện về thể chất,
trí tuệ, tình cảm của con người. Trong quá trình đổi mới, mở rộng giao lưu văn hóa
với các nước trên thế giới, nhu cầu vui chơi giải trí tại đô thị ngày càng trở nên phong
phú, đa dạng. Đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí bằng các hoạt động văn hóa và thông
qua các thiết chế văn hóa sẽ là hoạt động giải trí tích cực mang ý nghĩa nhân văn,
nhân bản sâu sắc.
Công trình cũng gợi mở cho NCS tìm hiểu về các hoạt động vui chơi giải trí
của người dân trong các KĐTM được thực hiện thông qua các thiết chế văn hóa ra
sao? Nó có đóng góp như thế nào đến sự hình thành và lan tỏa VHCĐ tại KĐTM của
Hà Nội?
Nói đến sự hình thành VHCĐ ở Hà Nội, tác giả Nguyễn Thanh Tuấn viết:
Người Hà Nội lớp lớp kế tiếp nhau là dân “tứ chiếng” tụ về. Họ sống và
hoạt động trong môi trường đô thị với những đặc trưng văn hóa đa quan
hệ, đa phương tri thức, đa ngành nghề, đa phong cách văn hóa địa
phương. Qua bao biến thiên của lịch sử, của chốn phồn hoa đô thị, Hà
Nội vẫn định hình được những nếp sống thanh lịch trong văn hóa đô thị
của mình [77, tr.53].
25
Đây là điều rất đáng lưu tâm khi nghiên cứu văn hóa của Hà Nội nói chung và
của các KĐTM ở Hà Nội nói riêng. Cư dân ở đây phần lớn là những người nhập cư
từ nơi khác đến. Điều đó đã diễn ra trong lịch sử và tiếp diễn cho đến ngày nay. Song,
họ luôn có ý thức tiếp nhận, giữ gìn và thực hành những giá trị văn hóa của Hà Nội.
Do đó, khi nghiên cứu về VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội, NCS cần nhìn nhận nó trong
sự đa ngành nghề, đa phong cách, đa phương tri thức, từ đó mà hình thành nên cái đa
văn hóa trong một chỉnh thể VHCĐ thống nhất.
Trở lại lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, những công trình nghiên cứu đã cho
NCS hiểu rõ hơn về sự hình thành, biến đổi và phát triển đô thị hiện nay, văn hóa đô
thị Hà Nội, thấy được sự khác biệt về văn hóa đô thị của Thăng Long - Hà Nội xưa
và Hà Nội nay.
Trong cuốn Kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII,
XIX [39], tác giả Nguyễn Thừa Hỷ đã nhấn mạnh đến những yếu tố trọng yếu trong
sự hình thành văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Đó là vị trí địa lý và địa thế, sông bến
và đầm hồ, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, đô thị Thăng Long - Kẻ Chợ trước
thế kỷ XVII. Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu về đô thị Thăng Long - Hà Nội qua
những thế kỷ XVII - XVIII - XIX. Tác giả đã tìm hiểu về sự phát triển của đô thị
Thăng Long - Hà Nội trong toàn cảnh của dạng thức phát triển xã hội Việt Nam truyền
thống; tính chất, đặc trưng của KT - XH của đô thị Thăng Long - Hà Nội; di sản của
KT - XH đô thị truyền thống trong công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập của Thủ
đô Hà Nội.
Tài liệu này có cái nhìn khá tổng thể về Thăng Long - Hà Nội. Tuy tác giả tập
trung chủ yếu nghiên cứu trong 3 thế kỷ XVII, XVIII và XIX nhưng cho người đọc
cảm nhận được được một mạnh nguồn văn hóa trôi chảy từ quá khứ và hướng đến
tương lai. Cuốn sách là tư liệu tốt để nghiên cứu về VHCĐ của một đô thị có lịch sử
lâu đời và luôn giữ vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Tuy công
trình nghiên cứu này không chủ đích, cũng không đi sâu nghiên cứu sự kiến tạo
VHCĐ của Hà Nội nhưng giúp cho người đọc hiểu về lịch sử hình thành và VHCĐ
đô thị Hà Nội trong tính chỉnh thể, trong sự tương tác giữa điều kiện tự nhiên, kinh
tế, chính trị, xã hội với văn hóa.
26
Trong bộ sách Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX (gồm 03 tập) [81; 82; 83], tác giả
Nguyễn Văn Uẩn đã cho thấy một Hà Nội trong quá trình biến đổi từ một thành đô
thời quân chủ sang một đô thị thuộc địa được quy hoạch theo mô hình châu Âu. Theo
nhận định của tác giả, đây là thời kỳ Hà Nội mang trong nó nhiều yếu tố tiêu cực ở
cả mặt kinh tế, xã hội và văn hóa. Tuy nhiên những cái tiêu cực đó đã không thể lấn
át được những cái tích cực trong truyền thống vẫn được gìn giữ và nhiều yếu tố tích
cực mới được hình thành trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa. Chính “không
nhiều” cái tích cực đó đã giúp người Hà Nội, dân tộc Việt Nam lại “cắm cờ độc lập”
trên đỉnh cột cờ của thành Hà Nội.
Qua 3 tập sách, lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội dần hiện lên rõ ràng,
đậm nét. Công trình cho chúng ta hiểu về sự hình thành những giá trị văn hóa của đô
thị Hà Nội trong một thời kỳ đầy biến động. Những giá trị VHCĐ của Hà Nội nói
riêng, của dân tộc nói chung đó đã vượt qua những “lắt léo” của lịch sử để tự khẳng
định trong thực tế.
Điều đó đã giúp cho NCS xác định việc nhận ra những giá trị VHCĐ trong các
KĐTM không phải là điều dễ dàng. Thông qua vô vàn những sự kiện, những biểu
hiện phong phú, đa dạng, thậm chí trái chiều trong sinh hoạt hàng ngày của người
dân để khẳng định những giá trị mới trong một loại hình cộng đồng mới.
1.2. NGHIÊN CỨU VỀ SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU
ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI
1.2.1. Về văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới
Trong luận án Phát triển các KĐTM theo hướng bền vững: nghiên cứu trên
địa bàn Hà Nội, tác giả Nguyễn Văn Cường [10] nhận thấy KĐTM có những đặc
điểm cơ bản sau:
(1) Khu đô thị mới là tập hợp phức tạp của các yếu tố hạ tầng - dân cư - văn
hóa - xã hội với đầy đủ hoạt động phù hợp với chức năng quan trọng nhất là khu ở,
được bố trí nhằm bảo đảm tính linh hoạt và bền vững qua các giai đoạn phát triển;
(2) Khu đô thị mới phải được hình thành và phát triển theo quy hoạch, trong
đó mọi khía cạnh của phát triển KĐTM đều cần được quy hoạch/lên kế hoạch đầy
đủ, chi tiết trước khi bắt đầu xây dựng;
27
(3) Sự phát triển của các KĐTM cần gắn kết chặt chẽ với các lãnh thổ xung
quanh trong cấu trúc không gian chung của toàn thành phố.
Những đặc điểm trên cho thấy KĐTM có nét khác so với những mô hình
quần cư đã có trước đó. Những nét khác biệt đó sẽ góp phần hình thành nên một
VHCĐ mang những sắc thái mới.
Trong cuốn Đô thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ, Christian Pesdelahore de
Loddis đã đưa ra nhận định:
… Ở Việt Nam, từ xưa đến nay, văn hóa đô thị vẫn thường xác định và tạo
dựng nên các đơn vị lãnh thổ, trong bối cảnh và thói quen đặc thù của địa
phương tồn tại và phát triển với một sức sống mãnh liệt. Hiện nay cách
làm này vẫn được áp dụng và trở thành xu hướng chủ đạo trong quá trình
xây dựng phần lớn các KĐTM, trong đó còn nhiều yếu tố xa rời với những
tiêu chí và chuẩn mực quốc tế [71, tr.20].
Nhận định này cho thấy quá trình hình thành KĐTM ở Việt Nam vẫn chủ yếu
dựa trên một tư duy truyền thống đã in sâu trong nếp nghĩ của các nhà quản lý, những
người làm quy hoạch phát triển cho vùng đô thị. Do đó, nó chưa tiệm cận được với
những chuẩn mực quốc tế hay những tiêu chí, quan niệm chung của thế giới, sự mong
muốn của người dân.
Trong bài viết Biến đổi văn hóa nhìn từ hai KĐTM ở Hà Nội [70], tác giả
Đinh Đức Thiện nhìn nhận văn hóa tại các KĐTM trong sự biến đổi văn hóa hóa
chung của đô thị. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận thấy những vấn đề đáng
quan tâm về văn hóa của KĐTM. Đó là: (1) Trong sự biến đổi vô cùng sôi động của
thế giới, đất nước và đô thị, những cư dân của KĐTM ở Hà Nội đến từ nhiều nơi khác
nhau, vậy yếu tố nào có thể tạo nên sự tương tác văn hóa giữa họ với nhau, giữa cư
dân KĐTM với cư dân các khu phố, các làng truyền thống liền kề?; (2) Những cư dân
KĐTM sống trong những căn hộ khép kín với đầy đủ tiện nghi. Họ có thể không cần
đến không gian công cộng vẫn hoàn toàn giao tiếp với xã hội, sinh hoạt bình thường;
(3) Sự biến đổi văn hóa trong các KĐTM có cả hai chiều: chiều thuận và chiều nghịch.
Những vấn đề trên sẽ tác động trực tiếp đến quá trình hình thành cộng đồng
cũng như VHCĐ của các KĐTM nói chung, sự biến đổi văn hóa nói riêng.
28
Đề cập đến một phạm vi hẹp trong văn hóa KĐTM, tác giả Nguyễn Hồng Hà
nghiên cứu về Nếp sống gia đình ở KĐTM [24]. Trong cuốn sách này, tác giả cũng
có sự chia sẻ với tác giả Đinh Đức Thiện trên các khía cạnh như: lối sống văn hóa và
tư duy của các thành viên trong gia đình có sự khác nhau rất lớn so với các gia đình
ở môi trường truyền thống; mối quan hệ, tình cảm xuất phát từ việc sống chung (từ
các gia đình có nguồn gốc và nền tảng khác nhau) cũng có nhiều biến đổi; KĐTM là
nơi sống và làm việc của các cá nhân vốn ít có quan hệ tình cảm nên quan hệ giữa
các gia đình có phần lỏng lẻo… Ngoài các vấn đề trên, tác giả dành một sự quan tâm
đặc biệt đến sự mới mẻ ở KĐTM dễ làm mất đi, phá vỡ những giá trị truyền thống
của dân tộc.
Những vấn đề tác giả nêu ra ở đây được nhìn nhận dưới góc độ quản lý văn
hóa và giải quyết vấn đề theo cách của nhà quản lý văn hóa.
1.2.2. Về kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới
 Về kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu dân cư mới nói chung
Trong tác phẩm Saigon's Edge - on the Margins of Ho Chi Minh City [92]
(Sài Gòn ngoại vi - bên lề của Thành phố Hồ Chí Minh), tác giả Erik Harms cho thấy
việc kiến tạo cộng đồng ở những khu dân cư mới ở ngoại thành đã góp phần kéo đô
thị ra bên ngoài. Mặc dù ở khu vực ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, mối
quan hệ nông thôn - thành thị vẫn tồn tại. Việc hình thành những khu dân cư mới (có
thể có KĐTM) được bắt đầu từ các quy hoạch, từ những ý tưởng lớn của chính quyền
hay của những nhà quy hoạch. Song, “nhân dân” cũng có kế hoạch, lý tưởng và mô
hình tinh thần của họ. Nhân dân luôn có sự liên kết cộng đồng để hiện thực hóa những
kế hoạch, lý tưởng và mô hình tinh thần đó. Đây không phải là sự mâu thuẫn giữa
quản lý nhà nước với hình thành và phát triển VHCĐ. Trái lại, VHCĐ luôn vận động
theo quy luật quy luật của riêng nó, trong sự tác động của các yếu tố.
Trong tác phẩm này, tác giả cũng đề cập đến các không gian văn hóa ở bên
trong và bên ngoài cộng đồng. Thông qua hình ảnh “Vân đi xe máy giữa bên trong
và bên ngoài thành phố” - đi từ bên ngoài (outside) vào bên trong (inside) và đi từ
bên trong ra bên ngoài, tác giả đã nói về sự “dao động không gian” và “giao thoa
không gian”.
29
Trong cuốn Luxury and Rubble - Civility and Dispossession in the New
Saigon [93] (Sang trọng và đổ vỡ - Văn minh và sự phế truất ở Sài Gòn mới), tác giả
Erik Harms khẳng định các KĐTM ở Thành phố Hồ Chí Minh đều hình thành dựa
trên những dự án phát triển của chính quyền thành phố, cụ thể là dự án phát triển
KĐTM Phú Mỹ Hưng và Thủ Thiêm. Trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh
mẽ, KĐTM Phú Mỹ Hưng hình thành trên một quy hoạch xây dựng hoàn toàn mới
mẻ, hướng đến nâng cao chất lượng sống của người dân. Ở đó có trung tâm thương
mại lớn và sang trọng nhất Thành phố Hồ Chí Minh; bệnh viện và trường học tiêu
chuẩn quốc tế; công viên thể thao với thiết kế hiện đại. Nó đã mang đến cái nhìn mới
về quản lý đô thị và tái thiết cuộc sống xã hội. Đặc biệt, KĐTM Phú Mỹ Hưng tạo
nên một mô hình xã hội tự do được điều chỉnh bởi pháp luật. Cộng đồng KĐTM Phú
Mỹ Hưng đã hình thành “ý thức đô thị” (nhấn mạnh ý thức về quyền cá nhân) và văn
hóa đô thị mới. Trong đó, ý thức cao về quyền riêng tư cũng thúc đẩy ý thức về nghĩa
vụ cao hơn đối với người khác, điều này sẽ tạo nên nền tảng của một VHCĐ mới về
sự tham gia của công dân và ý thức xã hội. Mỗi thành viên của KĐTM đều là thành
viên của một cộng đồng tự kỷ luật và hướng tới sự cống hiến cho công bằng xã hội
và cộng đồng. Họ xem sự phát triển của các KĐTM như là một yếu tố để phát triển
đô thị.
Tuy nhiên, việc kiến thiết một KĐTM trên một vùng đất có cơ sở hạ tầng
không phù hợp nên buộc phải tiến hành giải tỏa trên một quy mô lớn. Do đó, sự phát
triển KĐTM dựa trên một quy hoạch tổng thể tại thành phố Hồ Chí Minh có hai mặt.
Nếu Phú Mỹ Hưng biểu hiện cho sự sang trọng (Luxury) và một trật tự đô thị văn
minh hiện đại thì Thủ Thiêm lại biểu hiện mặt thứ hai của KĐTM - sự đổ vỡ (Rubble).
Sự đổ vỡ đó không chỉ biểu hiện trong khói bụi, gạch vụn mà còn thể hiện cả về tinh
thần, ký ức, khát vọng của người dân.
Nhìn chung, KĐTM đang thay đổi tổ chức không gian trong thành phố, xây
dựng một nền văn minh đô thị mới (new “urban civilization”). Nó cũng đã truyền
cảm hứng cho những ước mơ, khát vọng tốt đẹp hơn tương lai. Điều đó làm cho mọi
người tràn đầy nhiệt huyết. Bên cạnh đó, tuy không phố biến, vẫn có sự đổ vỡ không
gian vật chất và thế giới tinh thần của cư dân đô thị.
30
Các tác phẩm trên cho thấy không gian VHCĐ của KĐTM được hình thành
dựa trên quy hoạch tổng thể của chính quyền. Khi một cộng đồng mới hình thành, nó
chịu tác động bởi nhiều chủ thể và nhiều yếu tố khác nhau. Ngay trong bản thân sự
phát triển KĐTM cũng có tính hai mặt. Do đó, để đi từ thực tế đến hiện thực hóa quy
hoạch, các chủ thể tham gia vào kiến tạo KĐTM phải giải quyết những mâu thuẫn
nội tại của nó. Mặt khác, bản thân KĐTM cũng không phải là một cộng đồng khép
kín. Nó là một không gian trong rất nhiều không gian cộng đồng khác nhau và luôn
có mối liên hệ với những không gian khác đó.
Trong bài viết Changing Communal Culture [94] (Thay đổi văn hóa cộng
đồng), Amy Wallk Katz (giáo chủ của đền Beth El) cho thấy quá trình thay đổi VHCĐ
khi sáp nhập hai nhóm bộ lạc tại Springfield, Massachusetts (Hoa Kỳ) năm 2008. Ban
đầu, tác giả nhận thấy sự khác biệt lớn giữa hai nhóm cộng đồng về cơ sở vật chất,
dân số, tổ chức xã hội, nghi lễ tôn giáo… Đây là thách thức lớn trong quá trình hình
thành một VHCĐ mà tất cả mọi người đều có cảm nhận thực sự gắn bó với cộng đồng
mới này.
Tuy nhiên, tác giả nhận thấy người dân của hai nhóm bộ lạc này đều rất chú
trọng đến văn hóa và truyền thống văn hóa của họ. Đây chính là điểm cơ bản để chủ
động “kiến tạo nên ý thức cộng đồng mạnh mẽ” (creating a strong sense of
community). Mục tiêu mà tác giả hướng tới là tạo ra cộng đồng gắn kết với một nền
văn hóa mới, ở đó truyền thống của người Do Thái được tôn trọng và ý thức cộng
đồng được đánh giá cao.
Để đạt được mục tiêu đó, tác giả đã tổ chức và thúc đẩy các thành viên tham
gia vào quá trình học tập, giao lưu, cùng nhau đọc kinh, tham gia vào các dịch vụ
cộng đồng, truyền thông trong cộng đồng, cùng bày tỏ tình yêu thương, tham gia các
cuộc họp của hội đồng thành phố… Thông qua những hoạt động đó, tác giả và nhóm
tình nguyện viên đã nhận thấy các thành viên trong cộng đồng “đang khao khát một
cảm giác về cộng đồng, thuộc về cộng đồng” và hướng tới mục đích chung của cộng
đồng. Muốn thúc đẩy việc hiện thực hóa “khao khát” đó, tác giả cho rằng: điều quan
trọng là phải tạo ra cơ hội để các tín đồ ngồi và thăm viếng lẫn nhau. Do đó, chiến
dịch “Chỉ cần xuất hiện” (“Just Show Up”) được triển khai rộng khắp và thu hút ngày
31
càng nhiều thành viên tham gia với những phương thức khác nhau. Nhưng muốn có
sự thay đổi trong VHCĐ thực sự thì chiến dịch này cần tiếp tục được mở rộng đến
mọi đối tượng, mọi khu vực của cộng đồng, thực sự làm thay đổi nhận thức của tất
cả các thành viên trong cộng đồng .
Bài viết cho thấy thay đổi VHCĐ không dễ dàng, kiến tạo nên VHCĐ mới
cũng không dễ dàng. Nó cần có sự tham gia của cộng đồng, những trải nghiệm của
cả cộng đồng. Để đạt được điều đó, mỗi thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là người
đứng đầu phải biết lắng nghe các thành viên, nắm bắt được nhu cầu của họ, chỉ cho
họ thấy mục tiêu quan trọng cần đạt tới. Đặc biệt, họ phải động viên được các thành
viên của cộng đồng chấp nhận những khác biệt, phát huy được những thành quả ban
đầu để hướng tới mục tiêu chung là hình thành một “cộng đồng sôi động hơn”.
 Về kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội nói riêng
Có thể nói, những nghiên cứu về kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội chưa
nhiều, mới dừng lại ở góc độ cụ thể mà chưa có tính lý luận, còn tản mạn về nội dung
đề cập và từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Song, những nghiên cứu này đã phần
nào cho thấy diện mạo của VHCĐ KĐTM ở Hà Nội, những nhu cầu văn hóa của cư
dân KĐTM.
Khu đô thị mới ở Hà Nội có lịch sử hình thành chưa dài. Song, đến nay, KĐTM
đã phát triển với nhiều mô hình. Theo các tác giả Lương Tú Quyên và Đỗ Thị Kim
Thành [61], có nhiều cách phân chia KĐTM như: (1) phân chia theo chức năng, ta
có KĐTM tổng hợp và chuyên ngành; (2) phân chia theo đối tượng và cấp độ phục
vụ, ta có KĐTM chất lượng cao, trung bình và thấp; (3) phân chia theo quy mô, ta
có KĐTM nhỏ, trung bình, lớn và rất lớn. Mỗi mô hình KĐTM đều có những thế
mạnh và điểm yếu riêng, hướng đến đối tượng dân cư khác nhau. Đặc biệt, các tác
giả khẳng định dù mô hình có khác nhau, nhưng trong tương lai, các KĐTM ở Hà
Nội cần hướng đến một điểm chung:
Thực tế cho thấy các khu đô thị có hình thức khép kín sẽ ngày càng trở
nên không phù hợp. Một mô hình mở, kết nối thuận tiện với xung quanh
về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hình ảnh không gian liên tục và thân
thiện, tăng cường các diện tích cây xanh và không gian giao tiếp cho cư
32
dân - đây là mô hình lý tưởng cho sự lựa chọn của những người dân về
cuộc sống trong tương lai [61].
Như vậy, mỗi một mô hình KĐTM sẽ có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội, cảnh quan và hướng đến đối tượng dân cư khác nhau. Với môi trường, chủ
nhân khác nhau, mỗi KĐTM sẽ có những đặc điểm riêng trong VHCĐ của KĐTM.
Để VHCĐ phát triển toàn diện, các chủ thể cần chú ý đến tính mở của KĐTM.
Tái tạo không gian thiêng trong KĐTM cũng là một yếu tố của kiến tạo VHCĐ
của KĐTM. Chủ đầu tư, người dân KĐTM đã kế thừa, lựa chọn những yếu tố văn
hóa của cộng đồng địa phương phù hợp với mình để đáp ứng nhu cầu văn hóa của
cộng đồng KĐTM.
Tác giả Lê Việt Liên [46] đã nghiên cứu về sự phục dựng lại ngôi miếu thờ
Linh Lang đại vương tại KĐTM Đặng Xá. Nghiên cứu này góp phần phản biện lý
thuyết về tính chất thế tục hóa và giải thiêng của quá trình hiện đại hóa. “Việc xây
mới miếu nằm trong xu hướng “phục hồi”, “tái cấu trúc” văn hóa truyền thống giống
như các địa phương trong giai đoạn chuyển đổi” [46, tr.37]. Việc tái tạo lại không
gian thiêng không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của cư dân KĐTM mà còn cho thấy
sự gắn kết giữa không gian tinh thần của KĐTM với không gian tâm linh của cộng
đồng địa phương, mở ra sự gắn bó giữa cộng đồng KĐTM với cộng đồng địa phương.
Trong bài Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng trong các KĐTM Hà
Nội [89], tác giả Phùng Thế Vinh khẳng định mô hình KĐTM có sự đa dạng về loại
hình, quy mô nhà ở, mức độ tiện nghi với hình thức kiến trúc đô thị hiện đại và kết
cấu hạ tầng đồng bộ. Điều đó góp phần thúc đẩy lối sống của người Hà Nội dần thay
đổi theo hướng tiếp cận cuộc sống văn minh của một đô thị lớn và hiện đại. Tuy
nhiên, tác giả cũng thấy nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu trong mô hình
KĐTM ở Hà Nội hiện nay như: tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng với sự chuyển
đổi lối sống, sinh hoạt cộng đồng, rộng hơn và văn hóa từ truyền thống đến hiện đại.
Tác giả cho rằng đây là một không gian quan trọng đóng góp vào việc tạo dựng chất
lượng môi trường cư trú và bản sắc văn hóa kiến trúc đô thị của KĐTM Hà Nội.
Song, không gian sinh hoạt cộng đồng hiện nay vẫn chưa được tổ chức nghiên
cứu và xây dựng đầy đủ, tương xứng với yêu cầu cần có của một không gian sinh
33
hoạt cộng đồng hiện đại. Hiện nay, hầu hết các KĐTM chưa đáp ứng được yêu cầu
cuộc sống ngày càng phát triển của người dân đô thị hiện đại.
Trong bài viết Quản lý đời sống văn hóa các KĐTM ở Hà Nội [34], tác giả
Lê Thị Hương Huệ đã chỉ ra những yếu tố tích cực của sự phát triển các KĐTM ở Hà
Nội. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu rõ những biến đổi trong đời sống VHCĐ của
KĐTM, đó là: thay đổi môi trường văn hóa, thay đổi lối sống văn hóa truyền thống,
mở rộng giao lưu văn hóa. Những biến đổi này được thể hiện trong nhiều hoạt động
văn hóa của cộng đồng dân cư trong các KĐTM. Tác giả cũng đi tìm nguyên nhân cơ
bản dẫn đến sự hạn chế trong mức hưởng thụ văn hóa ở các KĐTM như: thiếu vắng
cán bộ làm công tác văn hóa thông tin; kết cấu hạ tầng xã hội kém; chưa chú trọng
đến quản lý và chăm lo đời sống văn hóa từ khi xây dựng quy hoạch. Từ đó, tác giả
đưa ra một số giải pháp quản lý đời sống VHCĐ dân cư KĐTM. Các giải pháp tập
trung vào các cơ quan quản lý; xây dựng phong trào VHCĐ dân cư; quy hoạch không
gian văn hóa đô thị đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân;
nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của mỗi cá nhân.
Có thể nói, những vấn đề tác giả đề cập đến là những gợi ý quan trọng trong
quá trình tiến hành khảo sát thực tế tại thực địa. NCS sẽ tiếp thu và áp dụng vào quá
trình khảo sát thực tế. Từ đó, NCS sẽ có thêm những đánh giá xác đáng về sự kiến
tạo VHCĐ tại các KĐTM.
Cùng nghiên cứu về văn hóa tại các KĐTM của Hà Nội, tác giả Trần Trung
Hiếu [29] muốn đi tìm bản sắc của nó. Bằng cái nhìn của một kiến trúc sư, tác giả
nhận thấy bên cạnh những mặt tích cực của các KĐTM là những bất cập đang diễn
ra, đặc biệt là sự phát triển theo tính tự phát trong kiến trúc, không có sự gắn kết trong
tổng thể, thiếu trầm trọng các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật chưa đảm
bảo. Để xây dựng bản sắc riêng cho đô thị Hà Nội, tác giả đề xuất một số giải pháp
về quy hoạch - kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật.
Tác giả Nguyễn Phú Đức [19], Trần Sử [63], Trương Văn Quảng [58] đi sâu
nghiên cứu về kiến trúc của các KĐTM. Họ đã chỉ ra những điểm bất hợp lý trong tổ
chức không gian, cơ cấu sử dụng đất, tổ chức giao thông, thiết kế cảnh quan, thiết kế
đô thị và thiết kế kiến trúc. Từ góc nhìn của các tác giả này, NCS nhận thấy một phần
34
diện mạo VHCĐ của KĐTM ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng trong cách thiết
kế các tòa nhà, cách bố trí, sắp xếp không gian trong KĐTM.
Tác giả Nguyễn Hồng Hà [22] đã khảo sát KĐTM Trung Hòa - Nhân Chính
về môi trường, cơ cấu nhân khẩu, những hoạt động trong gia đình. Qua khảo sát, tác
giả nhận thấy gia đình ở Hà Nội có nhiều thay đổi để phù hợp với kiến trúc chung cư
cao tầng trong các KĐTM. Điểm nổi bật nhất là mô hình hôn nhân, gia đình - nhấn
mạnh vai trò và trách nhiệm cá nhân, sự dân chủ và bình đẳng giữa các thành viên
trong gia đình, sự chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình. Sự thay đổi
cũng diễn ra trong lĩnh vực kinh tế của các gia đình với việc tăng cường đầu tư cho
giáo dục con cái; tăng cường nguồn lực kinh tế gia đình bằng cách tìm kiếm các cơ
hội trong cộng đồng. Song, chính sự thay đổi cho phù hợp với thực tế cũng nảy sinh
những vấn đề mới.
Những gia đình khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính có xu hướng đề cao ý
nghĩa và vai trò cá nhân, điều này dễ khiến cho việc dung hòa lợi ích của
các thành viên đặt ra những đòi hỏi mới mà nếu không đáp ứng sẽ dẫn đến
những mâu thuẫn trong gia đình. Đồng thời, đặc trưng của kiến trúc không
gian gian sống tại khu chung cư Trung Hòa - Nhân Chính cũng có ảnh
hưởng tới nếp sống sinh hoạt của các gia đình nơi đây [22, tr.94].
Nghiên cứu của tác giả đã cho thấy những biến đổi cơ bản về nếp sống của các
gia đình trong KĐTM. Những thay đổi này hướng đến sự độc lập, bình đẳng, đề cao
vai trò cá nhân. Những thay đổi này nhằm phù hợp với điều kiện sống mới nhưng
cũng tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn mới, làm nảy sinh những vấn đề mới cần phải nghiên
cứu, giải quyết.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC TIẾPTỤCNGHIÊNCỨUTRONGLUẬN ÁN
Nghiên cứu về VHCĐ, VHCĐ của KĐTM đang thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà khoa học. Từ trong các công trình đó, cộng đồng, VHCĐ, VHCĐ của KĐTM
hiện ra tương đối đa dạng, nhiều chiều. Tuy nhiên, NCS cũng nhận thấy những vấn
đề cần phải tiếp tục nghiên cứu.
- Những khoảng trống của các công trình đã được “tổng quan” về nghiên cứu
sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội:
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

Similar to Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...jackjohn45
 
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...sividocz
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh nataliej4
 
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...sividocz
 
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909jackjohn45
 
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...nataliej4
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019PinkHandmade
 
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...nataliej4
 
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...
 
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
Luận Văn Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống ...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ ĐứcĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà NộiLuận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thố...
 
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viênLuận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
Luận án: Giáo dục tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cho sinh viên
 
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
 
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
Luận Văn Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá và về vấn đề xây dựng nền văn hoá ti...
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAYLuận văn:  Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thành phố Hải Dương, HAY
 
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ 5301909
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đLuận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
Luận văn: Quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa huyện Hóc Môn, 9đ
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về văn hóa ở thị xã Phú Thọ, HOT, 9đ
 
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóaLuận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
Luận án: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa
 
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
Tiểu luận nghiên cứu hiện trạng tiêu dùng văn hóa ở xã quảng sơn , huyện ninh...
 
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nayTác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
 
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ KIM CHI SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP MỸ ĐÌNH - MỄ TRÌ VÀ VIỆT HƯNG) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THỊ KIM CHI SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP MỸ ĐÌNH - MỄ TRÌ VÀ VIỆT HƯNG) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC Mã số: 62 31 06 40 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. LÊ QUÝ ĐỨC 2. TS. NGUYỄN VĂN THẮNG HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo qui định. Tác giả luận án Bùi Thị Kim Chi
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI 8 1.1. Nghiên cứu về văn hóa cộng đồng và văn hóa cộng đồng của đô thị Hà Nội 8 1.2. Nghiên cứu về sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội 26 1.3. Những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án 34 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 37 2.1. Những vấn đề lý luận của đề tài 37 2.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 63 Chương 3: NHẬN DIỆN SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI MỸ ĐÌNH - MỄ TRÌ VÀ VIỆT HƯNG 71 3.1. Sự kiến tạo các yếu tố văn hóa cộng đồng nội tại 71 3.2. Sự kiến tạo các yếu tố văn hóa cộng đồng ngoại tại 93 3.3. Nhận xét chung về sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng – từ góc nhìn so sánh 107 Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ BÀN LUẬN VỀ GIẢI PHÁP KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI 117 4.1. Những yếu tố tác động đến sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới 117 4.2. Những vấn đề đặt ra trong sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới 126 4.3. Bàn luận về giải pháp kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới 141 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 160
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2. KĐTM: Khu đô thị mới 3. KT – XH: Kinh tế - xã hội 4. PVS: Phỏng vấn sâu 5. NCS: Nghiên cứu sinh 6. Nxb: Nhà xuất bản 7. UBND: Ủy ban nhân dân 8. UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc 9. VHCĐ: Văn hóa cộng đồng
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Phân loại xã hội của Ian Robertson 15 Bảng 2.1: Khác biệt chính giữa văn hóa cộng đồng và văn hóa cá nhân 43 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Cư dân KĐTM thực hiện việc chào hỏi khi gặp nhau 72 Biểu đồ 3.2: Cư dân KĐTM thực hiện việc giúp đỡ hàng xóm 73 Biểu đồ 3.3: Mức độ quan hệ của gia đình với hàng xóm trong KĐTM 73 Biểu đồ 3.4: Cư dân quan tâm đến một số hiện tượng trong đời sống tại KĐTM 83 Biểu đồ 3.5: Người dân tham gia các hoạt động cùng bạn bè, đồng nghiệp 98 Biểu đồ 4.1: Cư dân đánh giá chất lượng các dịch vụ của KĐTM 129 Biểu đồ 4.2: Cư dân từ 16-35 tuổi tham gia quyết định các dịch vụ trong KĐTM 138 Biểu đồ 4.3: Cư dân từ 16-35 tuổi tham gia các hoạt động của KĐTM 139
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ những thập niên đầu của thời kỳ Đổi mới, Hà Nội đã từng bước hình thành các khu đô thị mới (KĐTM). Trong một thời gian ngắn (1994 - 2019), nhiều KĐTM ra đời đã ít nhiều làm thay đổi diện mạo của Thủ đô Hà Nội hơn ngàn năm tuổi. Sự phát triển mạnh mẽ của các KĐTM ở Hà Nội đã đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, phù hợp với xu hướng phát triển của một đất nước đang tích cực chuyển mình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), đô thị hóa và hội nhập quốc tế. Tuy vậy, có người cho rằng quá trình đô thị hóa đồng thời là quá trình làm suy giảm tính cộng đồng trong cư dân đô thị. Con người đô thị trở nên cô đơn, vô cảm giữa đám đông, trở thành con người chức năng. Đô thị giống như một khách sạn khổng lồ - chỗ nghỉ qua đêm của hàng nghìn, hàng vạn con người xa lạ với nhau. Ở nước ta, việc hình thành những KĐTM gây ra hiện tượng tăng dân số cơ học nhanh chóng, tạo nên những áp lực mới về giao thông đô thị, công trình công cộng: trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí... Cùng với đó, việc người dân bốn phương về sống chung tại một địa điểm tụ cư mới, việc chuyển đổi lối sống, nếp sinh hoạt của người dân cũng đặt ra nhiều thách thức ở KĐTM. Trong bài viết Quản lý đời sống văn hóa các KĐTM ở Hà Nội, tác giả Lê Thị Hương Huệ nhận định: “Đặc trưng của văn hóa đô thị là tôn trọng tính cá nhân, dân chủ và nhân quyền. Vì vậy, sinh hoạt văn hóa cộng đồng (VHCĐ) rất dễ rơi vào tình trạng đèn nhà ai nhà ấy rạng, các hoạt động văn hóa rời rạc, không gắn kết” [34, tr.47]. Nhận định đó khiến nghiên cứu sinh (NCS) băn khoăn và mong muốn tìm hiểu VHCĐ tại các KĐTM của Hà Nội diễn ra như thế nào? Mặt khác, việc nhận thức đúng đắn về VHCĐ, vai trò của VHCĐ trong nâng cao chất lượng sống của người dân, phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) cũng là một trong những yêu cầu đặt ra hiện nay. Việc nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM tại Hà Nội là một trong những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là vấn đề đặt ra với những người làm công tác nghiên cứu lý luận và hoạch định chiến lược phát triển văn hóa - xã hội ở nước ta. Vì vậy, NCS chọn đề tài “Sự kiến tạo văn hóa cộng
  • 8. 2 đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội (nghiên cứu trường hợp Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng)” làm nội dung nghiên cứu của luận án này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích: Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội hiện nay, góp phần vào việc nâng cao đời sống văn hóa cư dân đô thị trong quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa ở nước ta. 2.2. Nhiệm vụ: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội; - Làm rõ những vấn đề lý luận về sự kiến tạo VHCĐ; - Khảo sát sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội; - Nhận diện những yếu tố tác động, vấn đề đặt ra và bàn luận về giải pháp kiến tạo VHCĐ của KĐTM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung nghiên cứu: Triển khai nội dung nghiên cứu đề tài luận án trên hai phương diện: kiến tạo các yếu tố VHCĐ nội tại và các yếu tố VHCĐ ngoại tại của KĐTM ở Hà Nội hiện nay. Trong đó, các yếu tố VHCĐ nội tại thể hiện các mối quan hệ của các chủ thể trong không gian (phạm vi) của KĐTM. Các yếu tố VHCĐ ngoại tại thể hiện các mối quan hệ của các chủ thể KĐTM với các cộng đồng bên ngoài KĐTM, cộng đồng mạng xã hội, các yếu tố VHCĐ “mở” của KĐTM. - Về không gian nghiên cứu: Tập trung khảo sát chủ yếu tại hai KĐTM là Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng. Hai KĐTM này hình thành trong những năm đầu của thế kỷ XXI, trên địa bàn hành chính huyện chuyển thành quận. Hai KĐTM này đã làm thay đổi diện mạo của vùng đất ven đô. Vì vậy, sự kiến tạo VHCĐ ở đây có nhiều điểm đặc trưng, vừa mang tính hiện đại, vừa là nơi chuyển đổi mô hình VHCĐ từ làng xã sang đô thị.
  • 9. 3 - Về thời gian nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ của hai KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng từ năm 2006 đến 2019. Đây là khoảng thời gian người dân chuyển đến sinh sống và hình thành cộng đồng mới. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết mác-xít, thể hiện ở: (1) Tính quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội: Trên cơ sở hạ tầng đô thị hiện đại, sinh kế mới, quan hệ xã hội mới, người dân sống trong KĐTM sẽ dần hình thành đời sống văn hóa mới của cộng đồng dân cư ở đây; (2) Về các mối quan hệ phổ biến: Các mối quan hệ tất yếu khách quan từ trong truyền thống và đời sống hiện đại; các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của cư dân tại KĐTM ở Hà Nội sẽ tác động và chi phối lẫn nhau, dẫn đến sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM. Luận án cũng dựa trên các quan điểm lý thuyết về kiến tạo văn hóa ở các đô thị của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.2.1. Phương pháp tiếp cận liên ngành Văn hóa là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn như triết học, nhân học, sử học, dân tộc học, tâm lý học, đạo đức học, nghệ thuật học… Các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học cho thấy văn hóa học vừa là khoa học độc lập, vừa là khoa học liên ngành gắn với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng: văn hóa học là khoa học mang tính tổng quát. Nó nằm ở giao điểm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Hay nói một cách khác, văn hóa học là một chuyên ngành không chuyên ngành, hậu chuyên ngành. Cũng như văn hóa, VHCĐ là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác nhau. Hơn nữa, đề tài “Sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội (nghiên cứu trường hợp Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng)” nằm trên ranh giới của
  • 10. 4 nhiều ngành khoa học ấy. Vì vậy, NCS đã tiếp cận các tài liệu có liên quan đến đề tài thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như: nhân học văn hóa, xã hội học văn hóa, đô thị học, xã hội học đô thị, kiến trúc đô thị, quản lý đô thị, quản lý văn hóa… NCS đã vận dụng, sử dụng các kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học trên làm cơ sở, tài liệu cho nghiên cứu của mình. Ngoài ra, NCS sử dụng các khái niệm, phạm trù và các phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học trên để nghiên cứu các hiện tượng văn hóa, các hoạt động văn hóa tại KĐTM ở Hà Nội. Phương pháp này giúp NCS tổng hợp, kiểm nghiệm, kế thừa kết quả nghiên cứu của các ngành học khác về vấn đề VHCĐ của KĐTM. Hơn nữa, việc sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành giúp cho nội dung nghiên cứu thêm phong phú và sâu sắc, bảo đảm tính chân xác khoa học gắn với thực tiễn. Mặt khác, việc áp dụng phương pháp này giúp NCS lý giải một cách sâu sắc, thuyết phục các hiện tượng VHCĐ tại các KĐTM. 4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học qua bảng hỏi Phương pháp này nhằm thu thập dữ liệu định lượng. Thông qua những dữ liệu thu được từ khách thể, NCS tìm hiểu về nhận thức, thái độ, thị hiếu, nhu cầu, hành vi của chủ thể VHCĐ, trạng thái tồn tại của các sự vật, hiện tượng trong VHCĐ của KĐTM. Để thu thập được số liệu cho nghiên cứu về sự kiến tạo VHCĐ, NCS đã chọn mẫu, xây dựng phiếu điều tra, tiến hành điều tra và xử lý kết quả điều tra. Nghiên cứu sinh đã xây dựng phiếu khảo sát trên cơ sở bám sát nội dung nghiên cứu của luận án, làm cho người trả lời phiếu khảo sát thể hiện được quan điểm của mình với những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu. Từ đó, NCS thu nhận được các thông tin đáp ứng các mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài luận án. Việc chọn mẫu đảm bảo được tính ngẫu nhiên và tính đại diện. Vì vậy, NCS đã tiến hành chọn mẫu là cư dân của KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng. NCS đã phân bổ mẫu chọn gồm cả nam và nữ ở lớp người cao tuổi, trung niên và lớp trẻ. Tổng số mẫu được chọn là 400, KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì chọn 200 mẫu, KĐTM Việt Hưng chọn 200 mẫu. Sau khi tiến hành điều tra, thu phiếu khảo sát về, NCS xử lý kết quả điều tra bằng các phương thức thống kê, phân loại, tổng hợp, phân tích, so sánh … theo các biến số độc lập để làm tài liệu cho các nội dung nghiên cứu.
  • 11. 5 4.2.3. Phương pháp điền dã (quan sát, tham dự, phỏng vấn sâu) Nội dung của phương pháp này bao gồm: (1) Quan sát, phỏng vấn và ghi chép chi tiết, khách quan những điều diễn ra trên thực địa; (2) Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình và chú thích kỹ các sự vật, hiện tượng văn hóa đang diễn ra tại thực địa; (3) Khai thác nguồn tư liệu đã có về cộng đồng KĐTM. Phương pháp điền đã giúp NCS tham gia vào đời sống của người dân tại các KĐTM một thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu VHCĐ tại đây. NCS đã trải nghiệm, quan sát, phỏng vấn, ghi chép về những vấn đề liên quan đến đề tài, tham gia vào một số sinh hoạt VHCĐ như tết Trung thu, tết Ông Công, Ông Táo, tết Nguyên Đán; tìm hiểu sinh hoạt văn hóa của người dân tại những thời điểm khác nhau trong thường nhật. Do cùng tham gia các sinh hoạt VHCĐ, NCS đã có cơ hội quan sát, gặp gỡ, truyện trò, làm việc với nhiều cư dân của hai KĐTM. Trong quá trình điền dã, NCS đã tiến hành sáu cuộc phỏng vấn sâu (PVS). Những người trả lời PVS là: người dân về KĐTM sinh sống từ những ngày đầu tiên; người dân tham gia vào các tổ chức đoàn thể tại KĐTM; người trong Ban quản lý, Ban quản trị của KĐTM; Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách vấn đề văn hóa-xã hội. Nội dung PVS được thiết kế phù hợp với từng đối tượng trả lời phỏng vấn. Song, nội dung cơ bản của PVS xoay quanh những vấn đề cơ bản sau: (1) Quá trình chuyển đổi lối sống, nếp sống của người dân KĐTM; (2) Các sinh hoạt văn hóa của cư dân trong thường nhật và dịp lễ, tết, hội; (3) Các hoạt động cải tạo, giữ gìn môi trường sống; (4) Mối quan hệ của cư dân với các nhóm/cộng đồng bên ngoài KĐTM; (5) Người dân tham gia vào cộng đồng mạng xã hội; (6) Những khó khăn, hạn chế trong đời sống tại KĐTM và mong muốn của chủ thể. Phương pháp này giúp NCS cảm nhận được đặc điểm văn hóa và môi trường văn hóa KĐTM ở Hà Nội. VHCĐ được nhìn nhận trong chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau và phản ánh rõ nét VHCĐ của KĐTM. 4.2.4. Phương pháp so sánh - đối chiếu Phương pháp so sánh - đối chiếu giúp NCS so sánh các đối tượng, sự vật được nghiên cứu với các sự vật khác trong những quan hệ, hệ thống nhất định. Sự so sánh, đối chiếu có thể được tiến hành cả về thời gian, không gian, quá trình…, nhằm chỉ ra
  • 12. 6 những đặc điểm, đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, đem lại hiểu biết mới về đối tượng vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính phổ biến. Phương pháp này cho phép NCS so sánh, đối chiếu các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác nhau về đối tượng nghiên cứu. Điều đó giúp NCS hiểu rõ điểm khác biệt và tương đồng về quan điểm, nhận thức của các nghiên cứu đi trước. Mặc khác, việc nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ được tiến hành khảo sát tại hai địa điểm chính là KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng, phương pháp này giúp NCS nhận thức rõ hơn sự khác biệt và tương đồng về VHCĐ tại hai địa điểm khảo sát. Ngoài ra, NCS cũng đặt Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng trong những mối quan hệ, hệ thống KĐTM tại Hà Nội để nhận thức rõ hơn đối tượng nghiên cứu. Kết quả NCS thu được sẽ là những hiểu biết toàn diện hơn về đối tượng vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính phổ biến ẩn chứa trong đối tượng nghiên cứu. 4.2.5. Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp phân tích và tổng hợp giúp NCS tiến hành nghiên cứu về đối tượng vừa cụ thể, chi tiết, vừa mang tính toàn diện, sâu sắc. Phương pháp phân tích áp dụng trong việc nghiên cứu các tài liệu đã thu thập được. Qua phân tích các tài liệu đó, NCS đã tổng hợp lại để có nhận thức tổng quát về đối tượng nghiên cứu, những khía cạnh của đối tượng nghiên cứu đã được các tác giả làm rõ, nhận ra những khoảng trống cần tiếp tục được nghiên cứu. Phương pháp phân tích cũng được áp dụng để làm rõ những số liệu, dữ liệu NCS thu được trong quá trình khảo sát thực tế, điều tra xã hội học qua bảng hỏi. Trong quá trình phân tích, NCS sẽ làm rõ các mặt, các khía cạnh của đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, dựa vào phương pháp phân tích, NCS đã phân chia đối tượng nghiên cứu của mình (sự kiến tạo VHCĐ) thành các yếu tố văn hóa nội tại và các yếu tố văn hóa ngoại tại. Các yếu tố VHCĐ nội tại cũng được phân chia thành: kiến tạo các quan hệ xã hội - văn hóa chung của cộng đồng; kiến tạo lối sống, nếp sống văn minh, hiện đại; kiến tạo cảnh quan văn hóa… Từ đó, NCS tiến hành nghiên cứu những yếu tố đó một cách độc lập. Sau khi đã có những kết quả nghiên cứu cụ thể của những yếu tố cấu thành, NCS sử dụng phương pháp tổng hợp nhằm xác định những yếu tố chung cũng như
  • 13. 7 mối liên hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố. Qua đó, đối tượng nghiên cứu lại được kết hợp lại thành một chỉnh thể cố kết trong nội tại một cách sâu sắc hơn, đầy đủ và toàn diện hơn trong nhận thức của NCS. Phương pháp tổng hợp cũng giúp NCS hình thành nhận thức đầy đủ, tổng quát (trong tư duy) về đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án này. 5. Đóng góp mới của luận án - Về lý luận: hệ thống hóa, bổ sung và phát triển một số vấn đề lý luận liên quan đến VHCĐ; góp phần xác lập khái niệm và nội dung nghiên cứu VHCĐ từ phương diện Văn hóa học. Nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM tại Hà Nội, luận án bổ sung những nội dung và phương pháp nghiên cứu về VHCĐ của KĐTM hiện nay - một vấn đề mới đang được xã hội quan tâm. - Về thực tiễn: Luận án sẽ góp phần nhận diện thực trạng và những vấn đề thực tiễn đặt ra trong kiến tạo VHCĐ. Thông qua đó để hiểu rõ hơn về thực trạng văn hóa đô thị mới ở Hà Nội. Luận án chỉ ra sự cần thiết của việc tiếp tục phát huy tính chủ động, tích cực của cộng đồng cư dân và các chủ thể trong xây dựng và phát triển VHCĐ ở KĐTM Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng nói riêng, KĐTM ở Hà Nội nói chung. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu về văn hóa, văn hóa đô thị, VHCĐ của KĐTM. Đây cũng là nguồn tư liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy các nội dung về văn hóa đô thị, VHCĐ…, hiện nay. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 04 chương, 11 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội Chương 2: Những vấn đề lý luận của đề tài và khái quát về địa bàn nghiên cứu Chương 3: Nhận diện sự kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì và Việt Hưng Chương 4: Những yếu tố tác động, vấn đề đặt ra và bàn luận về giải pháp kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới ở Hà Nội.
  • 14. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI 1.1. NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG VÀ VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA ĐÔ THỊ HÀ NỘI 1.1.1. Về cộng đồng và văn hóa cộng đồng 1.1.1.1. Về cộng đồng “Cộng đồng” là vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước đề cập đến từ nhiều khía cạnh và nội dung khác nhau. J.H. Fichter nhận thấy bản thân mỗi cộng đồng đều có sự liên kết, cố kết nội tại. Sự cố kết này không phải do các quy tắc rõ ràng, thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn - đó là hằng số văn hóa. Vì vậy, để hiểu ý nghĩa xã hội của cộng đồng, cần phải xem xét trên ba lĩnh vực là đoàn kết xã hội, tương quan xã hội và cơ cấu xã hội. Nhà xã hội học người Đức Fedinand Tonnies đã phân biệt cộng đồng truyền thống thuộc xã hội nông nghiệp - nông thôn (Gemeinschaft) với cộng đồng thuộc xã hội công nghiệp - đô thị (Gesellschaft). Theo ông, cộng đồng truyền thống có những đặc trưng như: quan hệ xã hội mang tính thân tình và thân mật; bền vững; vị thế xã hội của cá nhân được gán sẵn; tính cộng đồng lấy quan hệ dòng họ làm cơ bản. Khác với cộng đồng truyền thống, cộng đồng đô thị có những đặc trưng như: tính cá nhân rất cao (thậm chí là chủ nghĩa cá nhân); quan hệ xã hội dựa trên khế ước, hợp đồng, các cam kết; coi trọng sự hợp lý và tính toán trong các quan hệ xã hội; cá nhân phải phấn đấu để đạt được vị thế nhất định trong xã hội; sự nặc danh (vô danh) trong tương tác xã hội [33, tr.19-20]. Về phân loại cộng đồng, Murray G. Ros đã phân ra thành hai loại: cộng đồng địa dư và cộng đồng chức năng. Cộng đồng địa dư là nhóm dân cư ở trong một địa vực riêng biệt, chẳng hạn như một làng, một tỉnh, một thành phố. Cộng đồng địa dư có thể mở rộng ra để bao gồm tất cả dân chúng trong một nước, một khu vực hoặc cả thế giới. Cộng đồng chức năng là một nhóm người có cùng quyền lợi, công việc hay nghĩa vụ chung. Những quyền lợi này không bao gồm tất cả những người trong cùng
  • 15. 9 một cộng đồng địa dư mà chỉ những cá nhân và những nhóm có cùng quyền lợi hay chức năng nào đó chung với nhau. Rõ ràng, cộng đồng chức năng không có ranh giới rõ ràng. Nó có thể nằm trong một cộng đồng địa dư, cũng có thể được hình thành trên nhiều cộng đồng địa dư khác nhau [33, tr.33]. Quan điểm của ông cho thấy các loại cộng đồng có thể không có ranh giới rõ ràng. Các thành viên của cộng đồng này có thể là thành viên của các cộng đồng khác. Đây là một phát hiện quan trọng, NCS sẽ vận dụng để tiến hành nghiên cứu về VHCĐ KĐTM. VHCĐ của KĐTM không chỉ diễn ra trong phạm vi KĐTM (cộng đồng địa dư). Thông qua các cá nhân/nhóm trong cộng đồng tham gia hoạt động văn hóa với các cộng đồng khác, VHCĐ của KĐTM có thể tạo nên và lan tỏa ra bên ngoài địa vực KĐTM (tạo nên yếu tố văn hóa ngoại tại). Từ góc độ nghiên cứu của xã hội học, tác giả Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang [33] khẳng định cộng đồng có nhiều loại hình khác nhau. Nhìn chung, các cộng đồng được phân loại thành những loại hình chủ yếu sau: Thứ nhất, loại hình cộng đồng thuần khiết và cộng đồng không thuần khiết. Thứ hai, loại hình cộng đồng theo tính trồi nào đó như cộng đồng lãnh thổ, cộng đồng huyết thống, cộng đồng dân tộc, cộng đồng tộc người, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo, cộng đồng địa dư… Đây là các cộng đồng được phân chia dựa trên một đặc trưng xã hội của yếu tố nổi bật nhất định. Thứ ba, loại hình cộng đồng lịch sử theo các thuyết tiến hóa xã hội. Theo lý thuyết hình thái KT - XH của chủ nghĩa Mác, toàn bộ lịch sử nhân loại trải qua 3 hình thái cơ bản cộng đồng tính: (1) Cộng sản nguyên thủy với tính cộng đồng thuần khiết nguyên sơ; (2) Các hình thái KT - XH có giai cấp và đấu tranh giai cấp; (3) Hình thái cộng sản chủ nghĩa dường như sẽ quay lại cộng sản nguyên thủy nhưng trên một trình độ cao hơn [33, tr.33-34]. Tác giả Phạm Hồng Tung [78] giới thiệu cách phân loại phổ biến nhất hiện nay. Đó là chia cộng đồng thành ba loại: Thứ nhất, cộng đồng địa lý hay cộng đồng địa vực. Đặc trưng nổi bật của loại cộng đồng này là sự có chung hay cùng chia sẻ địa vực tồn tại của các cá thể trong cộng đồng. Trong thực tiễn, đây thường là một trong những tiêu chí quan trọng để
  • 16. 10 nhận biết cộng đồng. Cộng đồng địa lý có ba nhóm cơ bản: (1) cộng đồng đơn vị cư trú - hành chính; (2) cộng đồng láng giềng; (3) cộng đồng được kế hoạch hóa. Thứ hai, cộng đồng văn hóa hay cộng đồng bản sắc. Tiêu chí gốc là các thành viên có chung bản sắc hay những đặc trưng văn hóa. Vì vậy, dù có hoặc không có địa bàn quần cư chung, họ vẫn thường xuyên có những tương tác và dễ dàng nhận biết về nó. Hình thức tiêu biểu của loại hình cộng đồng này là: (1) cộng đồng nghề nghiệp; (2) cộng đồng ảo; (3) cộng đồng tộc người; (4) cộng đồng tôn giáo; (5) cộng đồng chính trị; (6) cộng đồng tưởng tượng. Thứ ba, cộng đồng tổ chức: cộng đồng này dễ nhận biết bởi nó thường là những thực thể xã hội hiện hữu, tồn tại khá bền vững. Hình thức chủ yếu của loại hình cộng đồng này là: (1) cộng đồng huyết thống, chủ yếu là gia đình và họ tộc; (2) các tổ chức chính trị và xã hội; (3) các tổ chức kinh tế, kinh doanh… Cách phân loại này đã cung cấp một công cụ cho người nghiên cứu về cộng đồng và VHCĐ. Trong thực tế, rất khó tìm được một cộng đồng thuần nhất chỉ thuộc về một loại hình cộng đồng mà tác giả Phạm Hồng Tung đã khái quát ở trên. Hầu như các cộng đồng đều ở dạng hỗn dung hay phức hợp của những kiểu loại khác nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu về VHCĐ theo địa vực, NCS không thể không chú ý đến mối liên hệ của các cá nhân, nhóm trong cộng đồng này với các cộng đồng khác. Điều đó sẽ giúp giải thích được nhiều hiện tượng văn hóa trong cộng đồng KĐTM hiện nay. Khác với cách phân loại cộng đồng của tác giả Phạm Hồng Tung, Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang, đồng tình với cách phân chia của Murray G. Ros, Giáo trình môn: Văn hóa cộng đồng [76] chia cộng đồng thành hai loại: - Cộng đồng địa lý: gồm những người dân cư trú trong cùng một địa bàn. Cộng đồng này có thể có các đặc điểm văn hóa xã hội giống nhau và mối quan hệ ràng buộc với nhau. Họ cùng được áp dụng chính sách chung. - Cộng đồng chức năng: gồm những người có thể cư trú gần nhau hoặc không gần nhau nhưng có lợi ích chung. Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề nghiệp, sở thích, hợp tác hay hiệp hội có tổ chức [76, tr.5]. Như vậy, có nhiều cách phân loại cộng đồng, mỗi loại hình có quy mô và cấp độ khác nhau từ lớn đến nhỏ, từ chung chung đến cụ thể. Cách phân loại này giúp cho
  • 17. 11 người nghiên cứu nhận thức rõ hơn về đối tượng nghiên cứu. Dựa trên các cách phân loại đó, NCS nhận thấy cộng đồng KĐTM thuộc loại hình cộng đồng địa lý (hay địa vực, hoặc địa dư) là chủ yếu. Song, các thành viên của cộng đồng này có thể tham gia vào nhiều cộng đồng khác. 1.1.1.2. Về văn hóa cộng đồng Văn hóa cộng đồng là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu về các cộng đồng khác nhau tồn tại trong lịch sử cũng như trong các xã hội hiện đại. Đến nay, đã có nhiều tác giả công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này. Về tiêu chí hình thành VHCĐ ở Việt Nam, đã có một số tác giả ít nhiều đề cập đến (mặc dù chưa có công trình nào đưa ra một quan niệm đầy đủ về VHCĐ). Tác giả Trần Quang Nhiếp [53] cho rằng: Để xây dựng VHCĐ cơ sở, phải có những tiêu chí, chuẩn mực làm căn cứ cho mọi thành viên trong cộng đồng noi theo. Những tiêu chí, chuẩn mực này cũng là căn cứ quan trọng để thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá trình độ văn hóa của mỗi thành viên và của cả cộng đồng. Những chuẩn mực VHCĐ cơ sở không thoát ly khỏi thực tế trình độ, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhân dân phải là người trực tiếp tham gia xây dựng những tiêu chí VHCĐ ở địa phương, không có sự áp đặt chủ quan hoặc vay mượn từ bên ngoài. Tác giả đã nêu lên một số tiêu chuẩn cụ thể như sau: - Về chính trị: xác định rõ chế độ chính trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập với thế giới hiện đại; nghiêm chỉnh thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. - Về đạo đức, lối sống: lòng trung thực, tính ngay thẳng, tình thương yêu giúp đỡ, gắn bó với cộng đồng. Trong các mối quan hệ gia đình, xã hội phải chân tình, cởi mở, gần gũi, gắn bó, không cá nhân, ích kỷ; có đời sống kinh tế ổn định và phát triển, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao, có nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi; không mê tín dị đoan, thực hiện ma chay, cưới hỏi, lễ hội, các hoạt động văn hóa lành mạnh, tiến bộ. - Sự thống nhất về bản sắc dân tộc: luôn giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp, mọi người đều gương mẫu, tôn trọng, tự giác thực hiện các quy định về đạo đức, lối sống, nếp sống văn minh, tiến bộ.
  • 18. 12 Tác giả cũng cho rằng để xây dựng VHCĐ cơ sở, nên kết hợp hiệu quả Nhà nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng các thiết chế văn hóa, giải quyết những nhu cầu cơ bản về giao thông, điện chiếu sáng, trường học, trạm y tế; giúp cộng đồng xác định nội dung, phương hướng hoạt động, xây dựng cảnh quan môi trường, vệ sinh sạch đẹp, văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội... Có thể nói, những tiêu chí mà tác giả Trần Quang Nhiếp nêu lên có phần lý tưởng hóa, thể hiện rõ đặc tính của nhà quản lý. Song, đó cũng là điều chúng ta cần chú ý để định hướng cho sự phát triển VHCĐ. Với cái nhìn từ thực tiễn, tác giả Chu Thái Thành đưa ra một hệ tiêu chí cho xây dựng VHCĐ trong bài Xây dựng đời sống văn hóa mới trong mỗi cộng đồng dân cư [66]. Tác giả đã tiến hành khảo sát đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư trên các nội dung: (1) Tuyên truyền, xây dựng “Gia đình văn hóa”, thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh; (2) Hình thành mô hình, điển hình tiên tiến trong việc cưới, việc tang, lễ hội; (3) Xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa; (4) Phong trào xã hội hóa văn hóa. Qua khảo sát, tác giả khẳng định: “Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới nhiệm vụ xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, xã hội. Cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa các cộng đồng dân cư (xóm, làng, ấp, khu phố...) được phát triển rộng khắp, đang hướng theo chiều sâu và thu được nhiều kết quả tốt đẹp” [66]. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tác giả chỉ ra những vấn đề cần lưu tâm là: mức hưởng thụ văn hóa ở các làng, bản, thôn, ấp còn thấp; sử dụng thiết chế văn hóa chưa hiệu quả; tác động tiêu cực trong giao lưu, mở cửa, hội nhập kinh tế, văn hóa ngày càng sâu với quốc tế; quá trình đô thị hóa nhanh làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Từ đó, tác giả đưa ra những vấn đề cần giải quyết. Đó là phải đề cao trách nhiệm của mỗi người dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở ngay trong cộng đồng; duy trì và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng cộng đồng văn hóa và nội dung các tiêu chí công nhận danh hiệu làng, ấp, bản, thôn, khu phố văn hóa, tránh xu
  • 19. 13 hướng chạy theo thành tích, phản ánh không thực chất phong trào và chất lượng VHCĐ; phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền, vai trò tham mưu của các cơ quan chức năng trong cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. Có thể thấy, những nội dung mà tác giả nêu ra được định hình trên cơ sở các văn bản quản lý của Nhà nước. Nó thể hiện ý chí của Nhà nước môt cách rõ nét trong xây dựng và quản lý văn hóa. Vì vậy, các tiêu chí này chưa xuất phát từ bản thân cộng đồng nên nó chưa phản ánh được chiều hướng văn hóa từ phía nhân dân. Mặt khác, các tiêu chí này còn mang tính định hướng là chủ yếu nên chưa rõ ràng, cụ thể. 1.1.2. Về văn hóa đô thị, văn hóa cộng đồng đô thị Hà Nội 1.1.2.1. Văn hóa đô thị Văn hóa đô thị là nội dung được nhiều tác giả nghiên cứu trên nhiều khía cạnh và bình diện khác nhau.  Về đô thị Khi nghiên cứu về đô thị, văn hóa đô thị, các tác giả đều khẳng định đô thị là bước phát triển tiếp theo của xã hội loài người. Emile Durkheim cho rằng: Nếu dân số tập trung đông trong các thành thị, thay vì phân tán ở các vùng nông thôn thì đó là do xu hướng của công luận, tức là áp lực tập thể đẩy các cá nhân vào sự tập trung ấy. Chúng ta không còn có thể chọn cho mình các kiểu nhà như các kiểu áo quần - mà ít ra, cả hai cách lựa chọn đều có sự cưỡng chế như nhau [51, tr.126]. Theo E. Durkheim, sự tập trung dân số tại thành thị là do dư luận tập thể dẫn dắt. Quan điểm này của ông thể hiện tính duy tâm. Trái với quan điểm của ông, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định khi xã hội phát triển đến một mức độ nhất định, một bộ phận dân cư tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp, lấy các hoạt động thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quản lý xã hội…, làm nghề chính của mình. Những người dân đó sống tập trung tại các khu trung tâm, đầu mối giao thông phù hợp với nghề của họ. Từ thời điểm đó, xã hội đô thị bắt đầu hình thành. Pierre George cho rằng thành thị được khai sinh từ môi trường thương mại, đến thế kỷ XIX mới trở thành môi tường kỹ thuật và nhân văn. Khi nghiên cứu đô
  • 20. 14 thị, chúng ta cần xem xét đến các nhu cầu và phương thức thực hiện ở mỗi hệ thống như: (1) dạng chợ nhỏ, kèm theo là trung tâm phòng thủ, hành chính và tôn giáo; (2) các thành thị thương mại ở các thời kỳ khác nhau; (3) thành phố thương mại và công nghiệp, hệ thống này xuất hiện từ cuộc cách mạng công nghiệp và tư bản chủ nghĩa; (4) các thành phố thuộc địa do nhu cầu bành trướng kinh tế tư bản chủ nghĩa; (5) các thành phố xã hội chủ nghĩa có chức năng hành chính và công nghiệp vượt trội hơn so với chức năng luân chuyển và phân phối sản phẩm [40u, tr.118-119]. Khi so sánh đời sống đô thị tại các thành phố công nghiệp của Mỹ với đời sống đô thị dân gian - nông thôn (folk-urban model), Robert Redfield nhận thấy “đô thị dân gian” thường có quy mô nhỏ nhưng thiêng liêng, tính cá nhân cao và đồng nhất. Nó trái ngược với đô thị tại các thành phố công nghiệp. Từ đó, ông đưa ra những đặc điểm của đô thị công nghiệp là phi cá nhân, không đồng nhất, thế tục, và pha trộn. Quan niệm này có tính hợp lý nhất định nhưng còn nhiều điểm không phù hợp ngay cả với các đô thị công nghiệp của Mỹ. Còn G.Endruweit và G.Trommsdorff cho rằng đô thị là nơi tập trung đông dân cư nhưng không đồng nhất về thành phần, dựa trên nền kinh tế phi nông nghiệp là chủ yếu. Đây là những đặc điểm nổi bật của đô thị. Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển cũng như những đặc trưng của đô thị châu Âu khác châu Á, đô thị Việt Nam khác với đô thị ở các nước khác. Tác giả Lê Quý Đức và Vũ Thy Huệ cho biết: đô thị ở nước ta “hình thành bởi hai yếu tố “đô” và “thị”. Đô là nơi đặt trụ sở của bộ máy cai trị nhà nước trung ương, địa phương (tỉnh, phủ, huyện). Thị là chợ, nơi dân cư quần tụ để sản xuất, buôn bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa” [21, tr.80]. Vì vậy, nếu đô thị của phương Tây là trung tâm kinh tế trước khi gắn với yếu tố chính trị thì ở Việt Nam có sự trái ngược lại. Không những thế, đô thị ở phương Tây gắn với kinh tế công nghiệp, dịch vụ, thương mại, còn đô thị của Việt Nam đến thời phong kiến trung đại vẫn là “đô thị của nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ” [21, tr.80]. Nét đặc trưng này của đô thị Việt Nam cũng giúp NCS lý giải được vì sao văn hóa nông nghiệp, nông thôn luôn tồn tại và phát triển trong lòng xã hội đô thị Việt Nam. Mặc dù mang đặc trưng như vậy, đô thị Việt Nam cũng như ở các nước khác trên thế giới vẫn có sự khác biệt với nông thôn trên nhiều khía cạnh.
  • 21. 15 Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những điểm khác biệt cơ bản giữa nông thôn và đô thị. Năm 1987, Ian Robertson đưa ra 11 tiêu chí để phân biệt giữa xã hội tiền công nghiệp (nông thôn) và xã hội công nghiệp (đô thị) (xem Bảng 1.1). Bảng 1.1: Phân loại xã hội của Ian Robertson Chỉ báo Các xã hội tiền công nghiệp Xã hội công nghiệp 1) Chiến lược sống Săn bắt, hái lượm, du mục, trồng trọt Chủ nghĩa công nghiệp và hậu công nghiệp 2) Cơ cấu xã hội Tương đối đơn giản: có một số vị thế và vai trò. Ngoài gia đình còn có một số thiết chế khác tương đối phát triển Phức hợp: nhiều vị thế, vai trò, nhiều thiết chế xã hội phát triển cao như giáo dục, khoa học… 3) Các vị thế Hầu hết đều được gán sẵn Một số được gán sẵn song, nhiều địa vị do cá nhân phấn đấu đạt được 4) Các nhóm xã hội Hầu hết là nhóm sơ cấp (hữu danh, thân thuộc) Hầu hết là nhóm thứ cấp (vô danh, không thân thuộc) 5) Kích thước cộng đồng Đặc trưng cơ bản là nhỏ (cộng đồng xóm làng). Đặc trưng cơ bản là lớn (thành phố). 6) Phân công lao động Không có gì đáng kể ngoài phân công theo giới tính, lứa tuổi Đa dạng hóa cao: các nghề nghiệp được chuyên môn hóa cao 7) Kiểm soát xã hội Phần lớn là phichính thức, dựa trên phản ứng tự phát của cộng đồng Thường là chính thức, dựa chắc trên luật pháp, cảnh sát và tòa án 8) Giá trị Truyền thống, định hướng tôn giáo Hiện đại, định hướng thế tục 9) Văn hóa Thuần nhất: Hầu hết cư dân chia sẻ những giá trị giống nhau, có một số văn hóa phụ Không thuần nhất: Nhiều văn hóa phụ chứa đựng các giá trị, chuẩn mực khác nhau 10) Công nghệ Thô sơ, chủ yếu dựa trên cơ bắp của người và súc vật Tiên tiến, chủ yếu dựa trên máy móc và năng lượng (điện…)
  • 22. 16 11) Biến đổi xã hội Chậm chạp Nhanh chóng Nguồn: Lương Hồng Quang (2018), Phát triển văn hóa dựa vào cộng đồng: các tranh luận lý thuyết và thực tiễn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.28.  Về văn hóa đô thị Khi xác định được sự khác nhau giữa đô thị và nông thôn trên một số tiêu chí cơ bản, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về văn hóa đô thị. Isaac Joseph, một thành viên chủ lực của nhóm Văn hóa đô thị Pháp, cho rằng “Văn hóa đô thị là biểu hiện cần khẳng định lại bền bỉ trong bối cảnh mới về các phẩm chất gắn với nguồn gốc, điều kiện xã hội hoặc địa điểm cư trú” [40, tr.81]. Với ông, văn hóa đô thị chính là sự tiếp nối của văn hóa nông thôn. Văn hóa đô thị không phải là sự tách biệt, xa lạ với văn hóa nông thôn. Khác với I.Joseph, tác giả Trần Ngọc Khánh cho rằng văn hóa đô thị: Là một tập hợp gồm toàn thể các thành tố văn hóa của loài người trong quá trình hoạt động về mọi phương diện: kinh tế, chính trị, kỹ thuật, xã hội, luật pháp, hành chính, giáo dục, y tế, vệ sinh, tín ngưỡng, tôn giáo, học thuyết, khoa học, kỹ thuật, quy hoạch… nhằm tạo lập đời sống, không ngừng cải thiện môi trường sống, làm cho con người phát triển cân bằng, toàn diện [40, tr.85-86]. Tuy cách hiểu này mang tính thống kê, song nó cho thấy văn hóa đô thị là một tổng hòa các thành tố văn hóa trong mọi hoạt động sống của con người. Trong đó, các giá trị văn hóa truyền thống tồn tại hài hòa trong cái tiến bộ văn minh của thời đại, nhằm đáp ứng các nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành phần cư dân. Văn hóa đô thị phát triển các mối quan hệ trong tương quan lợi ích cá nhân, cộng đồng và xã hội ngày càng đa dạng, rộng lớn. Tính đa dạng của văn hóa đô thị đòi hỏi sự tương ứng về hình thức, quy mô và tính chất hoạt động của các công trình văn hóa đô thị, kể cả hoạt động kinh tế. Các nhân tố văn hóa, tính chất văn hóa quy định các hoạt động của văn hóa đô thị. Trong tính tổng thể hài hòa đó, văn hóa đô thị giúp con người phát triển cân bằng và toàn diện trong môi trường nhân tạo, trong đó, môi trường tự nhiên vẫn là một thành tố không thể thiếu và được tôn trọng. Trên cơ sở đó, tác giả tiếp cận văn hóa đô thị một cách hệ thống từ lý thuyết văn hóa đô thị đến thực
  • 23. 17 tiễn văn hóa đô thị, thời gian văn hóa đô thị, không gian văn hóa đô thị và chủ thể văn hóa đô thị. Trong phần Lý thuyết văn hóa đô thị, tác giả Trần Ngọc Khánh cho rằng văn hóa đô thị là một thực thể toàn vẹn thuộc phạm trù văn hóa. Thực thể toàn vẹn đó làm cho đô thị không bị hạn hẹp trong tính văn hóa của đô thị hoặc các hoạt động văn hóa ở đô thị. Mặt khác, nó làm cho văn hóa gần gũi hơn, gắn bó hơn với đời sống thực tiễn, làm cho đô thị mang tính nhân văn, có bề dày của quá trình lịch sử hình thành và phát triển. Yếu tố văn hóa chỉ định đô thị là một quá trình gồm năm giai đoạn của quá trình đô thị hóa: phát hiện (tìm thấy hoặc xác lập địa hình, địa lợi trong môi trường tự nhiên), phát minh (hình thành cái mới, nhân tạo, theo ý muốn của con người), đổi mới (ứng dụng vào đời sống xã hội), tiến hóa (tạo nên chuyển động, biến đổi) và truyền bá (vừa lan tỏa trong không gian, vừa tiếp nối theo thời gian) [40, tr.9]. Như vậy, VHCĐ đô thị không thể tự nhiên sinh ra. Nó cần trải qua quá trình gồm các giai đoạn: “phát hiện”, “phát minh”, “đổi mới”, “tiến hóa” và “truyền bá”. Quá trình “truyền bá” sẽ làm cho văn hóa đô thị không bị bó hẹp trong phạm vi địa vực của đô thị. Tác giả Lê Văn Định viết: “có thể hiểu văn hóa đô thị là các giá trị vật chất - tinh thần cùng cách thức con người sáng tạo ra chúng cũng như phương thức sử dụng chúng trong quá trình con người sống, hoạt động và phát triển ở môi trường đô thị” [11, tr.29]. Theo tác giả, văn hóa đô thị chính là văn hóa của con người hình thành và phát triển gắn với môi trường đô thị. Văn hóa đô thị khác văn minh đô thị. Song, văn hóa đô thị phải tương thích với văn minh đô thị để đô thị đạt được sự phát triển bền vững, hiện đại, nhân văn, cư dân đô thị có thể phát huy, sáng tạo và được hưởng thụ ngày càng nhiều hơn các giá trị văn hóa. Theo tác giả Phan Đăng Long, “văn hóa đô thị là tổng thể các quan hệ và hoạt động văn hóa được vận hành theo các giá trị - chuẩn mực vật chất, tinh thần nhất định, để tôn vinh và sản sinh, truyền bá, thực hành các giá trị chân, thiện, mỹ mới, nhằm làm giàu tính người hơn trong đời sống đô thị” [47, tr.19-20]. Văn hóa đô thị
  • 24. 18 sẽ chi phối, điều tiết đời sống tinh thần cũng như mọi hoạt động xã hội của con người trong cộng đồng. Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn khẳng định: “văn hóa đô thị là tổng thể các tri thức, kinh nghiệm và giá trị vật chất, tinh thần, kể cả các hoạt động văn hóa để tôn vinh và sản sinh, truyền bá, thực hành các tri thức, kinh nghiệm và giá trị chân, thiện, mỹ, nhằm làm giàu tính người hơn trong đời sống đô thị” [77, tr.29]. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra bốn phương diện cần được xem xét khi nghiên cứu văn hóa đô thị. Đó là: - Tri thức, kinh nghiệm hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người; - Các giá trị văn hóa với tính chất là biểu tượng của đời sống thường nhật và chuẩn mực văn hóa với tính chất là sự áp dụng cụ thể các giá trị văn hóa vào đời sống thường nhật; - Các thể thức biểu hiện của văn hóa đô thị thông qua các cá nhân (hành vi văn hóa, lối sống có văn hóa) và thông qua các loại hình văn hóa (văn học, mỹ thuật, sân khấu, ca nhạc, điện ảnh, nhiếp ảnh…); - Hoạt động sáng tạo, truyền bá và thực hành các chuẩn mực văn hóa. Như vậy, văn hóa đô thị hình thành và phát triển trong xã hội đô thị, một hình thái xã hội phát triển cao hơn mà con người đã tạo ra.  Đặc trưng của văn hóa đô thị Khi nghiên cứu về biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam, tác giả Nguyễn Thanh Tuấn [77] nêu ra 5 đặc trưng của văn hóa đô thị là: - Lối sống văn hóa đô thị tùy thuộc chủ yếu vào các dịch vụ công, từ nhà ở, ăn uống, đi lại cho đến các sinh hoạt gia đình và cá nhân. Dịch vụ công đã trở thành một bộ phận hữu cơ tạo nên môi trường sống, là một phần cơ bản tạo nên văn hóa đô thị, một đặc trưng của văn hóa đô thị. - Hệ số sử dụng các phương tiện giao thông lớn và tăng lên không ngừng cùng với quá trình hiện đại hóa. - Văn hóa đô thị có tính phân hóa cao và rõ nét. Sự phân hóa đó quy định tính hai mặt trong phát triển nhân cách ở người đô thị. - Hoạt động đa phương hóa, đa dạng hóa theo hướng ngày càng mở rộng. - Sự phức hợp giữa văn hóa bác học với văn hóa dân gian và văn hóa đại chúng.
  • 25. 19 Tác giả Lê Văn Định [11] cũng nhận thấy những đặc trưng nổi bật của văn hóa đô thị là: - Môi trường xã hội đô thị có tính nhân tạo cao hơn; - Gắn bó chặt chẽ với khoa học, kỹ thuật, công nghệ; - Hệ thống quản lý xã hội chủ yếu dựa trên nền tảng pháp luật; - Gắn liền với nền sản xuất công nghiệp, dịch vụ; - Văn hóa bác học phát triển mạnh hơn văn hóa dân gian. Tuy các tác giả đề cập đến những đặc trưng không hoàn toàn giống nhau, song cho thấy văn hóa đô thị là một thực thể có tính biến đổi cao, có xu hướng mở rộng các hoạt động ra bên ngoài cương vực của nó. Hơn nữa, thực thể ấy cũng có tính hấp dẫn và thu hút mạnh mẽ đối với cư dân nông thôn, sức chinh phục to lớn với văn hóa nông thôn. Điều này càng khẳng định rõ hơn quan điểm của Mác-Ăngghen đã nêu ra trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản: thành thị thu hút người dân nông thôn chuyển đến sống và làm việc tại thành thị để “thoát khỏi vòng ngu muội của đời sống thôn dã” [50, tr.50].  Cấu trúc của văn hóa đô thị Tác giả Trần Ngọc Khánh [40] đã phân chia cơ cấu và tiến hành nghiên cứu văn hóa đô thị trên ba nội dung chính. Đó là: (1) Thời gian văn hóa đô thị: tác giả nghiên cứu quá trình hình thành và biến đổi thành thị trên thế giới từ các thành thị đầu tiên, tìm ra đặc trưng văn hóa các đô thị cổ, quá trình đô thị hóa đến các đô thị hiện đại, các mô hình đô thị; chất lượng sống ở đô thị và đặc trưng đô thị hóa các đô thị lớn trên thế giới; (2) Không gian văn hóa đô thị: tác giả nghiên cứu về không gian tự nhiên, tổ chức không gian đô thị, không gian kỹ thuật và không gian nhân văn. Trong đó đề cập về sự tiến hóa địa hình, địa lợi và tổ chức không gian đô thị, về quy hoạch đô thị, giao thông, các phân khu chức năng đô thị; (3) Chủ thể văn hóa đô thị: tác giả nghiên cứu các nội dung về di sản văn hóa đô thị, chính sách văn hóa đô thị, môi trường văn hóa đô thị, xây dựng môi trường văn hóa đô thị, quản lý và xây dựng bản sắc đô thị. Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn [77] nghiên cứu văn hóa đô thị qua bốn phương diện sau:
  • 26. 20 (1) Tri thức, kinh nghiệm hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người; (2) Các giá trị văn hóa (biểu tượng của đời sống thường nhật) và chuẩn mực văn hóa (sự áp dụng cụ thể các giá trị văn hóa vào đời sống thường nhật); (3) Các thể thức biểu hiện của văn hóa đô thị thông qua các cá nhân và thông qua các loại hình văn hóa; (4) Hoạt động sáng tạo, truyền bá và thực hành các chuẩn mực văn hóa. Tác giả cũng cho thấy cơ cấu phức hợp của văn hóa đô thị bao gồm: - Văn hóa nhóm: được hình thành từ quan hệ xã hội của nhóm nhỏ trong xã hội. Văn hóa nhóm cho thấy trong nền văn hóa chung của toàn đô thị còn có thể có những nét riêng của các nhóm nhỏ (phường nghề, hội đồng hương, hội đồng ngũ, tổ hợp tác sản xuất - kinh doanh, câu lạc bộ,…) - Tiểu văn hóa: cũng có thể tương đồng với văn hóa nhóm, nhưng chủ yếu được coi như một tầng nấc hay lớp văn hóa lớn hơn. Tiểu văn hóa dùng để chỉ một tập hợp các giá trị và chuẩn mực văn hóa của một bộ phận dân cư đô thị như học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ, người hưu trí, tộc người thiểu số, cộng đồng tôn giáo... - Phản văn hóa: có thể được xác định như một tập hợp các chuẩn mực văn hóa hay thậm chí giá trị văn hóa của một nhóm nhỏ xã hội đối lập, xung đột với chuẩn mực, giá trị văn hóa chung của cả một đô thị. Chính cơ cấu văn hóa phức hợp này của đô thị cho thấy tính đa dạng, đa chiều của văn hóa đô thị nói chung cũng như VHCĐ của đô thị nói riêng. Tác giả Phan Đăng Long [47] nói đến 2 cách thức phân chia cấu trúc của văn hóa đô thị: - Xét theo lĩnh vực hoạt động, văn hóa đô thị gồm: văn hóa nhận thức, văn hóa nghệ thuật, văn hóa lối sống và văn hóa tâm linh. - Xét theo cấp độ tri thức và mức độ phổ biến, văn hóa đô thị gồm: văn hóa bác học, văn hóa dân gian và văn hóa đại chúng. Những nghiên cứu trên khá phong phú, toàn diện về văn hóa đô thị. Các nghiên cứu đã tiếp cận văn hóa đô thị từ nhiều khía cạnh khác nhau, cho chúng ta thấy sự đa dạng, nhiều chiều cạnh của văn hóa đô thị. Ngoài ra, các tác giả cũng đề cập đến mối quan hệ giữa văn hóa đô thị và văn hóa nông thôn.
  • 27. 21  Về mối quan hệ giữa văn hóa đô thị và văn hóa nông thôn Tác giả Trần Ngọc Khánh [40] cho rằng đã có những quan niệm tách rời nông thôn khỏi thành thị, đem văn hóa nông thôn đối lập với văn hóa đô thị, đặt ra mâu thuẫn giữa bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc, những giá trị văn hóa truyền thống với biến đổi để thích ứng văn minh. Thực tế cho thấy nông thôn tương tác hai chiều với thành thị, không tách rời với quá trình đô thị hóa cả về không gian và thời gian. Do đó, văn hóa nông thôn và văn hóa đô thị luôn có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại với nhau. Đô thị là môi trường sống của số đông, đô thị hóa là quá trình phát triển tất yếu của xã hội. Quá trình đô thị hóa đã và sẽ tiếp tục thu hẹp khoảng cách không gian giữa nông thôn và thành thị. Hơn nữa, các yếu tố của văn hóa nông thôn vẫn tồn tại trong văn hóa đô thị, góp phần hình thành và phát triển văn hóa đô thị. Quá trình đô thị hóa có thể diễn ra ở nông thôn hoặc các vùng ngoại vi. Song quá trình đó không triệt tiêu văn hóa nông thôn, mà có thể diễn ra quá trình “nông thôn hóa đô thị” trong quá trình con người tương tác với môi trường tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa, di sản văn hóa, nếp sống văn hóa. Liên quan đến nội dung này, tác giả Nguyễn Thanh Tuấn [77] nhận thấy quá trình hình thành đô thị ở Việt Nam mang tính đặc thù, không giống như sự hình thành đô thị ở các nước khác trên thế giới. Đó là sự hình thành đô thị ở Việt Nam không do các nhu cầu phát triển kinh tế, không dựa trên quá trình tách thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khỏi nông nghiệp. Do đó, kinh tế đô thị Việt Nam hiện nay vẫn bị kinh tế nông nghiệp chi phối. Cơ cấu dân cư, các hoạt động văn hóa ở đô thị vẫn có quan hệ khăng khít với nông thôn. Nhóm tác giả cuốn Đô thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ nhận định về mối quan hệ giữa văn hóa đô thị và văn hóa nông thôn: Mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa làng xóm, tỉnh, vùng và các thành phố vẫn được tiếp tục duy trì cho tới ngày nay theo một cách mới. Trước những biến động về mặt không gian, kinh tế và dân số nảy sinh từ quá trình bùng nổ đô thị hiện nay, truyền thống gia đình và làng xã vẫn tiếp tục tồn tại trong tập quán xã hội, mặc dù có khi chỉ mang tính hình tượng; nó vẫn tiếp
  • 28. 22 tục chi phối các mạng lưới ngầm, các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, trực tiếp tham gia vào bước khởi điểm trong quá trình thành lập các dự án đầu tư đô thị [71,tr.34]. Như vậy, ẩn bên trong những mối quan hệ ở đô thị vẫn còn những yếu tố văn hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Những giá trị đó vẫn hàng ngày tác động, chi phối nếp nghĩ, cách sinh hoạt, các mối quan hệ ở đô thị. Thậm chí, những giá trị đó vẫn luôn chi phối và trực tiếp tham gia vào các dự án phát triển đô thị. Cùng bàn về nội dung này, tác giả Đồng Bá Hướng cho biết: Nhà nước dự kiến mức tăng trưởng bình quân hàng năm của dân số thành thị là khoảng 3%, gấp đôi tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số [38, tr.12], tức là sẽ có luồng di cư vào các đô thị. Việc di cư vào các đô thị là yếu tố quan trọng cho sự phát triển. Song nó cũng gây ra nhiều hệ lụy như: ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và cân bằng sinh thái; gây áp lực về nhà ở, việc làm và các dịch vụ cơ bản; quản lý nhân khẩu. Từ cái nhìn thực tiễn, tác giả Huỳnh Như Phương [55] đầy băn khoăn về quá trình “nông thôn hóa đô thị”. Tác giả cho rằng điều đó không chỉ dừng lại ở trong lối sống mà còn chuyển sang tư duy quản lý. Nó không chỉ gây hậu quả về KT - XH mà còn gây tác hại đến tâm hồn và tâm lý con người một cách thầm lặng, dai dẳng. Tác hại đó nhiều khi dẫn đến hệ quả là con người đô thị (mang trong mình đặc tính của nông thôn) thấy mình lạc lõng, mệt mỏi nơi đô thị. Và tác giả chỉ ra một nghịch lý hiện nay là: “Đô thị đang mở rộng và phát triển dần đến “đại đô thị” và “siêu đô thị”, còn con người thì ngày càng thu nhỏ và khép kín” [55, tr.45]. 1.1.2.2. Văn hóa cộng đồng đô thị và văn hóa cộng đồng đô thị Hà Nội Có thể nói, các công trình mà NCS tiếp cận được chủ yếu tập trung làm rõ những điều kiện kiến tạo VHCĐ ở đô thị, lịch sử của kiến tạo VHCĐ đô thị, các đặc trưng của VHCĐ đô thị. Tác giả Nguyễn Minh Hòa [32] đề cập đến những tiền đề hình thành văn hóa và lối sống đô thị. Đó là: sự thay đổi theo hướng hiện đại hóa; sự thay đổi công nghệ và kỹ thuật; thay đổi từ xã hội tự cung, tự cấp sang xã hội dịch vụ; chuyển đổi từ xã hội thuần nông sang xã hội phi nông nghiệp; chuyển đổi từ xã hội được kiểm soát và điều tiết bằng các thiết chế phi chính thức sang xã hội điều hành bằng pháp luật. Do
  • 29. 23 đó, xã hội đô thị mang những đặc điểm riêng so với xã hội nông thôn, được thể hiện rõ nét trong lối sống đô thị. Lối sống đó có đặc điểm tiêu biểu là: nhanh, kỷ luật, thực dụng, tiếp nhận cái mới nhanh nhưng định hình thấp; mức độ cá nhân hóa ngày càng cao; mức độ cố kết theo địa bàn dân cư và huyết thống của con người đô thị thấp hơn nông thôn; các quan hệ xã hội giữa các cá nhân với cá nhân phổ biến là các quan hệ xã hội theo kiểu “đứt đoạn”; giao tiếp của người dân đô thị mang tính “ẩn danh” cao. Tác giả Lê Văn Định chỉ ra những đặc trưng môi trường xã hội của đô thị nổi bật là: mật độ dân cư dày đặc, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có trình độ cao, lao động làm các nghề phi nông là chủ yếu, vai trò cá nhân thường ưu trội hơn, quan hệ xã hội chủ yếu theo địa vực hoặc theo nơi làm việc, các quan hệ theo pháp luật phổ biến hơn các mối quan hệ tình cảm cá nhân, thu nhập và mức sống của người dân đô thị thường cao và biến đổi nhanh hơn [11, tr.29]. Đô thị là nơi tiếp nhận người dân từ khắp các nơi đến định cư. Những người dân di cư đến đô thị không bao giờ từ bỏ văn hóa gốc của mình, họ luôn giữ mối liên hệ với quê hương, nơi mà từ đó họ đã ra đi. Vì vậy, văn hóa lối sống tại các đô thị thường là sự hỗn dung giữa các yếu tố vùng, miền, nông dân, thị dân…, tiến tới lối sống đô thị đa dạng. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, đô thị là nơi diễn ra quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa mạnh hơn vùng nông thôn. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc người dân đô thị thẩm thấu những lối sống mới phù hợp hơn với xã hội hiện đại, rút ngắn khoảng cách trong sự chênh lệch mức sống với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Các hoạt động văn hóa của người dân đô thị cũng ngày càng đa dạng hơn trên tất cả các lĩnh vực. Tác phong và lối sống của họ cũng hướng tới chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế trong lối sống của người đô thị như tiếp nhận cả những yếu tố chưa phù hợp, lối sống lạc hậu vẫn chưa được loại bỏ, sự pha tạp giữa lối sống tiểu nông và lối sống công nghiệp khá rõ nét… Các công trình không chủ đích nghiên cứu về sự kiến tạo VHCĐ ở đô thị. Song, các nhà nghiên cứu đã cho thấy những tiền đề và sự hình thành nên văn hóa đô thị, sự biến đổi và những vấn đề đặt ra về văn hóa, lối sống đô thị.
  • 30. 24 Cùng bàn về vấn đề này, tác giả Phan Đăng Long [47] cho thấy trong thời kỳ đổi mới, quá trình đô thị hóa ở Hà Nội không chỉ diễn ra về tốc độ, cấu trúc, quy mô ngày một lớn hơn, mà còn là sự biến đổi mạnh về cơ sở hạ tầng, cấu trúc dân cư, chất lượng sống, kiểu sống. Tiến trình này đã tạo nên những điều kiện cho sự phát triển một đô thị hiện đại, hình thành lối sống công nghiệp theo hướng văn minh và tiệm cận với những giá trị quốc tế của cư dân đô thị. Tuy nhiên, điều quan ngại nhất trong văn hóa lối sống đô thị Hà Nội hiện nay là sự xuất hiện ngày một rõ hơn chủ nghĩa cá nhân, lối sống tiêu dùng, thực dụng thái quá ở một bộ phận người dân đô thị. Nghiên cứu về một lĩnh vực của văn hóa đô thị, cuốn Hoạt động giải trí ở đô thị Việt Nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn (do Phạm Duy Đức làm chủ biên) [17] khẳng định nhu cầu giải trí là một trong những nhu cầu văn hóa cơ bản của con người. Các hoạt động giải trí giúp cho mỗi cá nhân và cả cộng đồng giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi trong công việc và cuộc sống. Do đó, nó giúp tái tạo sức lao động cho mỗi cá nhân và cả cộng đồng ở mức cao hơn và hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, tình cảm của con người. Trong quá trình đổi mới, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới, nhu cầu vui chơi giải trí tại đô thị ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí bằng các hoạt động văn hóa và thông qua các thiết chế văn hóa sẽ là hoạt động giải trí tích cực mang ý nghĩa nhân văn, nhân bản sâu sắc. Công trình cũng gợi mở cho NCS tìm hiểu về các hoạt động vui chơi giải trí của người dân trong các KĐTM được thực hiện thông qua các thiết chế văn hóa ra sao? Nó có đóng góp như thế nào đến sự hình thành và lan tỏa VHCĐ tại KĐTM của Hà Nội? Nói đến sự hình thành VHCĐ ở Hà Nội, tác giả Nguyễn Thanh Tuấn viết: Người Hà Nội lớp lớp kế tiếp nhau là dân “tứ chiếng” tụ về. Họ sống và hoạt động trong môi trường đô thị với những đặc trưng văn hóa đa quan hệ, đa phương tri thức, đa ngành nghề, đa phong cách văn hóa địa phương. Qua bao biến thiên của lịch sử, của chốn phồn hoa đô thị, Hà Nội vẫn định hình được những nếp sống thanh lịch trong văn hóa đô thị của mình [77, tr.53].
  • 31. 25 Đây là điều rất đáng lưu tâm khi nghiên cứu văn hóa của Hà Nội nói chung và của các KĐTM ở Hà Nội nói riêng. Cư dân ở đây phần lớn là những người nhập cư từ nơi khác đến. Điều đó đã diễn ra trong lịch sử và tiếp diễn cho đến ngày nay. Song, họ luôn có ý thức tiếp nhận, giữ gìn và thực hành những giá trị văn hóa của Hà Nội. Do đó, khi nghiên cứu về VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội, NCS cần nhìn nhận nó trong sự đa ngành nghề, đa phong cách, đa phương tri thức, từ đó mà hình thành nên cái đa văn hóa trong một chỉnh thể VHCĐ thống nhất. Trở lại lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, những công trình nghiên cứu đã cho NCS hiểu rõ hơn về sự hình thành, biến đổi và phát triển đô thị hiện nay, văn hóa đô thị Hà Nội, thấy được sự khác biệt về văn hóa đô thị của Thăng Long - Hà Nội xưa và Hà Nội nay. Trong cuốn Kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII, XIX [39], tác giả Nguyễn Thừa Hỷ đã nhấn mạnh đến những yếu tố trọng yếu trong sự hình thành văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Đó là vị trí địa lý và địa thế, sông bến và đầm hồ, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, đô thị Thăng Long - Kẻ Chợ trước thế kỷ XVII. Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu về đô thị Thăng Long - Hà Nội qua những thế kỷ XVII - XVIII - XIX. Tác giả đã tìm hiểu về sự phát triển của đô thị Thăng Long - Hà Nội trong toàn cảnh của dạng thức phát triển xã hội Việt Nam truyền thống; tính chất, đặc trưng của KT - XH của đô thị Thăng Long - Hà Nội; di sản của KT - XH đô thị truyền thống trong công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập của Thủ đô Hà Nội. Tài liệu này có cái nhìn khá tổng thể về Thăng Long - Hà Nội. Tuy tác giả tập trung chủ yếu nghiên cứu trong 3 thế kỷ XVII, XVIII và XIX nhưng cho người đọc cảm nhận được được một mạnh nguồn văn hóa trôi chảy từ quá khứ và hướng đến tương lai. Cuốn sách là tư liệu tốt để nghiên cứu về VHCĐ của một đô thị có lịch sử lâu đời và luôn giữ vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Tuy công trình nghiên cứu này không chủ đích, cũng không đi sâu nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ của Hà Nội nhưng giúp cho người đọc hiểu về lịch sử hình thành và VHCĐ đô thị Hà Nội trong tính chỉnh thể, trong sự tương tác giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội với văn hóa.
  • 32. 26 Trong bộ sách Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX (gồm 03 tập) [81; 82; 83], tác giả Nguyễn Văn Uẩn đã cho thấy một Hà Nội trong quá trình biến đổi từ một thành đô thời quân chủ sang một đô thị thuộc địa được quy hoạch theo mô hình châu Âu. Theo nhận định của tác giả, đây là thời kỳ Hà Nội mang trong nó nhiều yếu tố tiêu cực ở cả mặt kinh tế, xã hội và văn hóa. Tuy nhiên những cái tiêu cực đó đã không thể lấn át được những cái tích cực trong truyền thống vẫn được gìn giữ và nhiều yếu tố tích cực mới được hình thành trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa. Chính “không nhiều” cái tích cực đó đã giúp người Hà Nội, dân tộc Việt Nam lại “cắm cờ độc lập” trên đỉnh cột cờ của thành Hà Nội. Qua 3 tập sách, lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội dần hiện lên rõ ràng, đậm nét. Công trình cho chúng ta hiểu về sự hình thành những giá trị văn hóa của đô thị Hà Nội trong một thời kỳ đầy biến động. Những giá trị VHCĐ của Hà Nội nói riêng, của dân tộc nói chung đó đã vượt qua những “lắt léo” của lịch sử để tự khẳng định trong thực tế. Điều đó đã giúp cho NCS xác định việc nhận ra những giá trị VHCĐ trong các KĐTM không phải là điều dễ dàng. Thông qua vô vàn những sự kiện, những biểu hiện phong phú, đa dạng, thậm chí trái chiều trong sinh hoạt hàng ngày của người dân để khẳng định những giá trị mới trong một loại hình cộng đồng mới. 1.2. NGHIÊN CỨU VỀ SỰ KIẾN TẠO VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG CỦA KHU ĐÔ THỊ MỚI Ở HÀ NỘI 1.2.1. Về văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới Trong luận án Phát triển các KĐTM theo hướng bền vững: nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, tác giả Nguyễn Văn Cường [10] nhận thấy KĐTM có những đặc điểm cơ bản sau: (1) Khu đô thị mới là tập hợp phức tạp của các yếu tố hạ tầng - dân cư - văn hóa - xã hội với đầy đủ hoạt động phù hợp với chức năng quan trọng nhất là khu ở, được bố trí nhằm bảo đảm tính linh hoạt và bền vững qua các giai đoạn phát triển; (2) Khu đô thị mới phải được hình thành và phát triển theo quy hoạch, trong đó mọi khía cạnh của phát triển KĐTM đều cần được quy hoạch/lên kế hoạch đầy đủ, chi tiết trước khi bắt đầu xây dựng;
  • 33. 27 (3) Sự phát triển của các KĐTM cần gắn kết chặt chẽ với các lãnh thổ xung quanh trong cấu trúc không gian chung của toàn thành phố. Những đặc điểm trên cho thấy KĐTM có nét khác so với những mô hình quần cư đã có trước đó. Những nét khác biệt đó sẽ góp phần hình thành nên một VHCĐ mang những sắc thái mới. Trong cuốn Đô thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ, Christian Pesdelahore de Loddis đã đưa ra nhận định: … Ở Việt Nam, từ xưa đến nay, văn hóa đô thị vẫn thường xác định và tạo dựng nên các đơn vị lãnh thổ, trong bối cảnh và thói quen đặc thù của địa phương tồn tại và phát triển với một sức sống mãnh liệt. Hiện nay cách làm này vẫn được áp dụng và trở thành xu hướng chủ đạo trong quá trình xây dựng phần lớn các KĐTM, trong đó còn nhiều yếu tố xa rời với những tiêu chí và chuẩn mực quốc tế [71, tr.20]. Nhận định này cho thấy quá trình hình thành KĐTM ở Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên một tư duy truyền thống đã in sâu trong nếp nghĩ của các nhà quản lý, những người làm quy hoạch phát triển cho vùng đô thị. Do đó, nó chưa tiệm cận được với những chuẩn mực quốc tế hay những tiêu chí, quan niệm chung của thế giới, sự mong muốn của người dân. Trong bài viết Biến đổi văn hóa nhìn từ hai KĐTM ở Hà Nội [70], tác giả Đinh Đức Thiện nhìn nhận văn hóa tại các KĐTM trong sự biến đổi văn hóa hóa chung của đô thị. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận thấy những vấn đề đáng quan tâm về văn hóa của KĐTM. Đó là: (1) Trong sự biến đổi vô cùng sôi động của thế giới, đất nước và đô thị, những cư dân của KĐTM ở Hà Nội đến từ nhiều nơi khác nhau, vậy yếu tố nào có thể tạo nên sự tương tác văn hóa giữa họ với nhau, giữa cư dân KĐTM với cư dân các khu phố, các làng truyền thống liền kề?; (2) Những cư dân KĐTM sống trong những căn hộ khép kín với đầy đủ tiện nghi. Họ có thể không cần đến không gian công cộng vẫn hoàn toàn giao tiếp với xã hội, sinh hoạt bình thường; (3) Sự biến đổi văn hóa trong các KĐTM có cả hai chiều: chiều thuận và chiều nghịch. Những vấn đề trên sẽ tác động trực tiếp đến quá trình hình thành cộng đồng cũng như VHCĐ của các KĐTM nói chung, sự biến đổi văn hóa nói riêng.
  • 34. 28 Đề cập đến một phạm vi hẹp trong văn hóa KĐTM, tác giả Nguyễn Hồng Hà nghiên cứu về Nếp sống gia đình ở KĐTM [24]. Trong cuốn sách này, tác giả cũng có sự chia sẻ với tác giả Đinh Đức Thiện trên các khía cạnh như: lối sống văn hóa và tư duy của các thành viên trong gia đình có sự khác nhau rất lớn so với các gia đình ở môi trường truyền thống; mối quan hệ, tình cảm xuất phát từ việc sống chung (từ các gia đình có nguồn gốc và nền tảng khác nhau) cũng có nhiều biến đổi; KĐTM là nơi sống và làm việc của các cá nhân vốn ít có quan hệ tình cảm nên quan hệ giữa các gia đình có phần lỏng lẻo… Ngoài các vấn đề trên, tác giả dành một sự quan tâm đặc biệt đến sự mới mẻ ở KĐTM dễ làm mất đi, phá vỡ những giá trị truyền thống của dân tộc. Những vấn đề tác giả nêu ra ở đây được nhìn nhận dưới góc độ quản lý văn hóa và giải quyết vấn đề theo cách của nhà quản lý văn hóa. 1.2.2. Về kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu đô thị mới  Về kiến tạo văn hóa cộng đồng của khu dân cư mới nói chung Trong tác phẩm Saigon's Edge - on the Margins of Ho Chi Minh City [92] (Sài Gòn ngoại vi - bên lề của Thành phố Hồ Chí Minh), tác giả Erik Harms cho thấy việc kiến tạo cộng đồng ở những khu dân cư mới ở ngoại thành đã góp phần kéo đô thị ra bên ngoài. Mặc dù ở khu vực ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, mối quan hệ nông thôn - thành thị vẫn tồn tại. Việc hình thành những khu dân cư mới (có thể có KĐTM) được bắt đầu từ các quy hoạch, từ những ý tưởng lớn của chính quyền hay của những nhà quy hoạch. Song, “nhân dân” cũng có kế hoạch, lý tưởng và mô hình tinh thần của họ. Nhân dân luôn có sự liên kết cộng đồng để hiện thực hóa những kế hoạch, lý tưởng và mô hình tinh thần đó. Đây không phải là sự mâu thuẫn giữa quản lý nhà nước với hình thành và phát triển VHCĐ. Trái lại, VHCĐ luôn vận động theo quy luật quy luật của riêng nó, trong sự tác động của các yếu tố. Trong tác phẩm này, tác giả cũng đề cập đến các không gian văn hóa ở bên trong và bên ngoài cộng đồng. Thông qua hình ảnh “Vân đi xe máy giữa bên trong và bên ngoài thành phố” - đi từ bên ngoài (outside) vào bên trong (inside) và đi từ bên trong ra bên ngoài, tác giả đã nói về sự “dao động không gian” và “giao thoa không gian”.
  • 35. 29 Trong cuốn Luxury and Rubble - Civility and Dispossession in the New Saigon [93] (Sang trọng và đổ vỡ - Văn minh và sự phế truất ở Sài Gòn mới), tác giả Erik Harms khẳng định các KĐTM ở Thành phố Hồ Chí Minh đều hình thành dựa trên những dự án phát triển của chính quyền thành phố, cụ thể là dự án phát triển KĐTM Phú Mỹ Hưng và Thủ Thiêm. Trong quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, KĐTM Phú Mỹ Hưng hình thành trên một quy hoạch xây dựng hoàn toàn mới mẻ, hướng đến nâng cao chất lượng sống của người dân. Ở đó có trung tâm thương mại lớn và sang trọng nhất Thành phố Hồ Chí Minh; bệnh viện và trường học tiêu chuẩn quốc tế; công viên thể thao với thiết kế hiện đại. Nó đã mang đến cái nhìn mới về quản lý đô thị và tái thiết cuộc sống xã hội. Đặc biệt, KĐTM Phú Mỹ Hưng tạo nên một mô hình xã hội tự do được điều chỉnh bởi pháp luật. Cộng đồng KĐTM Phú Mỹ Hưng đã hình thành “ý thức đô thị” (nhấn mạnh ý thức về quyền cá nhân) và văn hóa đô thị mới. Trong đó, ý thức cao về quyền riêng tư cũng thúc đẩy ý thức về nghĩa vụ cao hơn đối với người khác, điều này sẽ tạo nên nền tảng của một VHCĐ mới về sự tham gia của công dân và ý thức xã hội. Mỗi thành viên của KĐTM đều là thành viên của một cộng đồng tự kỷ luật và hướng tới sự cống hiến cho công bằng xã hội và cộng đồng. Họ xem sự phát triển của các KĐTM như là một yếu tố để phát triển đô thị. Tuy nhiên, việc kiến thiết một KĐTM trên một vùng đất có cơ sở hạ tầng không phù hợp nên buộc phải tiến hành giải tỏa trên một quy mô lớn. Do đó, sự phát triển KĐTM dựa trên một quy hoạch tổng thể tại thành phố Hồ Chí Minh có hai mặt. Nếu Phú Mỹ Hưng biểu hiện cho sự sang trọng (Luxury) và một trật tự đô thị văn minh hiện đại thì Thủ Thiêm lại biểu hiện mặt thứ hai của KĐTM - sự đổ vỡ (Rubble). Sự đổ vỡ đó không chỉ biểu hiện trong khói bụi, gạch vụn mà còn thể hiện cả về tinh thần, ký ức, khát vọng của người dân. Nhìn chung, KĐTM đang thay đổi tổ chức không gian trong thành phố, xây dựng một nền văn minh đô thị mới (new “urban civilization”). Nó cũng đã truyền cảm hứng cho những ước mơ, khát vọng tốt đẹp hơn tương lai. Điều đó làm cho mọi người tràn đầy nhiệt huyết. Bên cạnh đó, tuy không phố biến, vẫn có sự đổ vỡ không gian vật chất và thế giới tinh thần của cư dân đô thị.
  • 36. 30 Các tác phẩm trên cho thấy không gian VHCĐ của KĐTM được hình thành dựa trên quy hoạch tổng thể của chính quyền. Khi một cộng đồng mới hình thành, nó chịu tác động bởi nhiều chủ thể và nhiều yếu tố khác nhau. Ngay trong bản thân sự phát triển KĐTM cũng có tính hai mặt. Do đó, để đi từ thực tế đến hiện thực hóa quy hoạch, các chủ thể tham gia vào kiến tạo KĐTM phải giải quyết những mâu thuẫn nội tại của nó. Mặt khác, bản thân KĐTM cũng không phải là một cộng đồng khép kín. Nó là một không gian trong rất nhiều không gian cộng đồng khác nhau và luôn có mối liên hệ với những không gian khác đó. Trong bài viết Changing Communal Culture [94] (Thay đổi văn hóa cộng đồng), Amy Wallk Katz (giáo chủ của đền Beth El) cho thấy quá trình thay đổi VHCĐ khi sáp nhập hai nhóm bộ lạc tại Springfield, Massachusetts (Hoa Kỳ) năm 2008. Ban đầu, tác giả nhận thấy sự khác biệt lớn giữa hai nhóm cộng đồng về cơ sở vật chất, dân số, tổ chức xã hội, nghi lễ tôn giáo… Đây là thách thức lớn trong quá trình hình thành một VHCĐ mà tất cả mọi người đều có cảm nhận thực sự gắn bó với cộng đồng mới này. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy người dân của hai nhóm bộ lạc này đều rất chú trọng đến văn hóa và truyền thống văn hóa của họ. Đây chính là điểm cơ bản để chủ động “kiến tạo nên ý thức cộng đồng mạnh mẽ” (creating a strong sense of community). Mục tiêu mà tác giả hướng tới là tạo ra cộng đồng gắn kết với một nền văn hóa mới, ở đó truyền thống của người Do Thái được tôn trọng và ý thức cộng đồng được đánh giá cao. Để đạt được mục tiêu đó, tác giả đã tổ chức và thúc đẩy các thành viên tham gia vào quá trình học tập, giao lưu, cùng nhau đọc kinh, tham gia vào các dịch vụ cộng đồng, truyền thông trong cộng đồng, cùng bày tỏ tình yêu thương, tham gia các cuộc họp của hội đồng thành phố… Thông qua những hoạt động đó, tác giả và nhóm tình nguyện viên đã nhận thấy các thành viên trong cộng đồng “đang khao khát một cảm giác về cộng đồng, thuộc về cộng đồng” và hướng tới mục đích chung của cộng đồng. Muốn thúc đẩy việc hiện thực hóa “khao khát” đó, tác giả cho rằng: điều quan trọng là phải tạo ra cơ hội để các tín đồ ngồi và thăm viếng lẫn nhau. Do đó, chiến dịch “Chỉ cần xuất hiện” (“Just Show Up”) được triển khai rộng khắp và thu hút ngày
  • 37. 31 càng nhiều thành viên tham gia với những phương thức khác nhau. Nhưng muốn có sự thay đổi trong VHCĐ thực sự thì chiến dịch này cần tiếp tục được mở rộng đến mọi đối tượng, mọi khu vực của cộng đồng, thực sự làm thay đổi nhận thức của tất cả các thành viên trong cộng đồng . Bài viết cho thấy thay đổi VHCĐ không dễ dàng, kiến tạo nên VHCĐ mới cũng không dễ dàng. Nó cần có sự tham gia của cộng đồng, những trải nghiệm của cả cộng đồng. Để đạt được điều đó, mỗi thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là người đứng đầu phải biết lắng nghe các thành viên, nắm bắt được nhu cầu của họ, chỉ cho họ thấy mục tiêu quan trọng cần đạt tới. Đặc biệt, họ phải động viên được các thành viên của cộng đồng chấp nhận những khác biệt, phát huy được những thành quả ban đầu để hướng tới mục tiêu chung là hình thành một “cộng đồng sôi động hơn”.  Về kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội nói riêng Có thể nói, những nghiên cứu về kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội chưa nhiều, mới dừng lại ở góc độ cụ thể mà chưa có tính lý luận, còn tản mạn về nội dung đề cập và từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Song, những nghiên cứu này đã phần nào cho thấy diện mạo của VHCĐ KĐTM ở Hà Nội, những nhu cầu văn hóa của cư dân KĐTM. Khu đô thị mới ở Hà Nội có lịch sử hình thành chưa dài. Song, đến nay, KĐTM đã phát triển với nhiều mô hình. Theo các tác giả Lương Tú Quyên và Đỗ Thị Kim Thành [61], có nhiều cách phân chia KĐTM như: (1) phân chia theo chức năng, ta có KĐTM tổng hợp và chuyên ngành; (2) phân chia theo đối tượng và cấp độ phục vụ, ta có KĐTM chất lượng cao, trung bình và thấp; (3) phân chia theo quy mô, ta có KĐTM nhỏ, trung bình, lớn và rất lớn. Mỗi mô hình KĐTM đều có những thế mạnh và điểm yếu riêng, hướng đến đối tượng dân cư khác nhau. Đặc biệt, các tác giả khẳng định dù mô hình có khác nhau, nhưng trong tương lai, các KĐTM ở Hà Nội cần hướng đến một điểm chung: Thực tế cho thấy các khu đô thị có hình thức khép kín sẽ ngày càng trở nên không phù hợp. Một mô hình mở, kết nối thuận tiện với xung quanh về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hình ảnh không gian liên tục và thân thiện, tăng cường các diện tích cây xanh và không gian giao tiếp cho cư
  • 38. 32 dân - đây là mô hình lý tưởng cho sự lựa chọn của những người dân về cuộc sống trong tương lai [61]. Như vậy, mỗi một mô hình KĐTM sẽ có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cảnh quan và hướng đến đối tượng dân cư khác nhau. Với môi trường, chủ nhân khác nhau, mỗi KĐTM sẽ có những đặc điểm riêng trong VHCĐ của KĐTM. Để VHCĐ phát triển toàn diện, các chủ thể cần chú ý đến tính mở của KĐTM. Tái tạo không gian thiêng trong KĐTM cũng là một yếu tố của kiến tạo VHCĐ của KĐTM. Chủ đầu tư, người dân KĐTM đã kế thừa, lựa chọn những yếu tố văn hóa của cộng đồng địa phương phù hợp với mình để đáp ứng nhu cầu văn hóa của cộng đồng KĐTM. Tác giả Lê Việt Liên [46] đã nghiên cứu về sự phục dựng lại ngôi miếu thờ Linh Lang đại vương tại KĐTM Đặng Xá. Nghiên cứu này góp phần phản biện lý thuyết về tính chất thế tục hóa và giải thiêng của quá trình hiện đại hóa. “Việc xây mới miếu nằm trong xu hướng “phục hồi”, “tái cấu trúc” văn hóa truyền thống giống như các địa phương trong giai đoạn chuyển đổi” [46, tr.37]. Việc tái tạo lại không gian thiêng không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của cư dân KĐTM mà còn cho thấy sự gắn kết giữa không gian tinh thần của KĐTM với không gian tâm linh của cộng đồng địa phương, mở ra sự gắn bó giữa cộng đồng KĐTM với cộng đồng địa phương. Trong bài Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng trong các KĐTM Hà Nội [89], tác giả Phùng Thế Vinh khẳng định mô hình KĐTM có sự đa dạng về loại hình, quy mô nhà ở, mức độ tiện nghi với hình thức kiến trúc đô thị hiện đại và kết cấu hạ tầng đồng bộ. Điều đó góp phần thúc đẩy lối sống của người Hà Nội dần thay đổi theo hướng tiếp cận cuộc sống văn minh của một đô thị lớn và hiện đại. Tuy nhiên, tác giả cũng thấy nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu trong mô hình KĐTM ở Hà Nội hiện nay như: tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng với sự chuyển đổi lối sống, sinh hoạt cộng đồng, rộng hơn và văn hóa từ truyền thống đến hiện đại. Tác giả cho rằng đây là một không gian quan trọng đóng góp vào việc tạo dựng chất lượng môi trường cư trú và bản sắc văn hóa kiến trúc đô thị của KĐTM Hà Nội. Song, không gian sinh hoạt cộng đồng hiện nay vẫn chưa được tổ chức nghiên cứu và xây dựng đầy đủ, tương xứng với yêu cầu cần có của một không gian sinh
  • 39. 33 hoạt cộng đồng hiện đại. Hiện nay, hầu hết các KĐTM chưa đáp ứng được yêu cầu cuộc sống ngày càng phát triển của người dân đô thị hiện đại. Trong bài viết Quản lý đời sống văn hóa các KĐTM ở Hà Nội [34], tác giả Lê Thị Hương Huệ đã chỉ ra những yếu tố tích cực của sự phát triển các KĐTM ở Hà Nội. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu rõ những biến đổi trong đời sống VHCĐ của KĐTM, đó là: thay đổi môi trường văn hóa, thay đổi lối sống văn hóa truyền thống, mở rộng giao lưu văn hóa. Những biến đổi này được thể hiện trong nhiều hoạt động văn hóa của cộng đồng dân cư trong các KĐTM. Tác giả cũng đi tìm nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hạn chế trong mức hưởng thụ văn hóa ở các KĐTM như: thiếu vắng cán bộ làm công tác văn hóa thông tin; kết cấu hạ tầng xã hội kém; chưa chú trọng đến quản lý và chăm lo đời sống văn hóa từ khi xây dựng quy hoạch. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp quản lý đời sống VHCĐ dân cư KĐTM. Các giải pháp tập trung vào các cơ quan quản lý; xây dựng phong trào VHCĐ dân cư; quy hoạch không gian văn hóa đô thị đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân; nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của mỗi cá nhân. Có thể nói, những vấn đề tác giả đề cập đến là những gợi ý quan trọng trong quá trình tiến hành khảo sát thực tế tại thực địa. NCS sẽ tiếp thu và áp dụng vào quá trình khảo sát thực tế. Từ đó, NCS sẽ có thêm những đánh giá xác đáng về sự kiến tạo VHCĐ tại các KĐTM. Cùng nghiên cứu về văn hóa tại các KĐTM của Hà Nội, tác giả Trần Trung Hiếu [29] muốn đi tìm bản sắc của nó. Bằng cái nhìn của một kiến trúc sư, tác giả nhận thấy bên cạnh những mặt tích cực của các KĐTM là những bất cập đang diễn ra, đặc biệt là sự phát triển theo tính tự phát trong kiến trúc, không có sự gắn kết trong tổng thể, thiếu trầm trọng các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật chưa đảm bảo. Để xây dựng bản sắc riêng cho đô thị Hà Nội, tác giả đề xuất một số giải pháp về quy hoạch - kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật. Tác giả Nguyễn Phú Đức [19], Trần Sử [63], Trương Văn Quảng [58] đi sâu nghiên cứu về kiến trúc của các KĐTM. Họ đã chỉ ra những điểm bất hợp lý trong tổ chức không gian, cơ cấu sử dụng đất, tổ chức giao thông, thiết kế cảnh quan, thiết kế đô thị và thiết kế kiến trúc. Từ góc nhìn của các tác giả này, NCS nhận thấy một phần
  • 40. 34 diện mạo VHCĐ của KĐTM ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng trong cách thiết kế các tòa nhà, cách bố trí, sắp xếp không gian trong KĐTM. Tác giả Nguyễn Hồng Hà [22] đã khảo sát KĐTM Trung Hòa - Nhân Chính về môi trường, cơ cấu nhân khẩu, những hoạt động trong gia đình. Qua khảo sát, tác giả nhận thấy gia đình ở Hà Nội có nhiều thay đổi để phù hợp với kiến trúc chung cư cao tầng trong các KĐTM. Điểm nổi bật nhất là mô hình hôn nhân, gia đình - nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm cá nhân, sự dân chủ và bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình, sự chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình. Sự thay đổi cũng diễn ra trong lĩnh vực kinh tế của các gia đình với việc tăng cường đầu tư cho giáo dục con cái; tăng cường nguồn lực kinh tế gia đình bằng cách tìm kiếm các cơ hội trong cộng đồng. Song, chính sự thay đổi cho phù hợp với thực tế cũng nảy sinh những vấn đề mới. Những gia đình khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính có xu hướng đề cao ý nghĩa và vai trò cá nhân, điều này dễ khiến cho việc dung hòa lợi ích của các thành viên đặt ra những đòi hỏi mới mà nếu không đáp ứng sẽ dẫn đến những mâu thuẫn trong gia đình. Đồng thời, đặc trưng của kiến trúc không gian gian sống tại khu chung cư Trung Hòa - Nhân Chính cũng có ảnh hưởng tới nếp sống sinh hoạt của các gia đình nơi đây [22, tr.94]. Nghiên cứu của tác giả đã cho thấy những biến đổi cơ bản về nếp sống của các gia đình trong KĐTM. Những thay đổi này hướng đến sự độc lập, bình đẳng, đề cao vai trò cá nhân. Những thay đổi này nhằm phù hợp với điều kiện sống mới nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn mới, làm nảy sinh những vấn đề mới cần phải nghiên cứu, giải quyết. 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC TIẾPTỤCNGHIÊNCỨUTRONGLUẬN ÁN Nghiên cứu về VHCĐ, VHCĐ của KĐTM đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Từ trong các công trình đó, cộng đồng, VHCĐ, VHCĐ của KĐTM hiện ra tương đối đa dạng, nhiều chiều. Tuy nhiên, NCS cũng nhận thấy những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu. - Những khoảng trống của các công trình đã được “tổng quan” về nghiên cứu sự kiến tạo VHCĐ của KĐTM ở Hà Nội: