SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.10i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong chuyên đề tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả
Phạm Thị Yến
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.10ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................ vi
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.......................................... 4
1.1 KHÁI QUÁT VỀ DOANHTHU BÁN HÀNG VÀCUNG CẤP DỊCH VỤ.. 4
1.1.1 Khái niệm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ............................. 4
1.1.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ................ 5
1.1.3 Đặc điểm của doanh thu bán và cung cấp dịch vụ ................................ 6
1.1.4 Hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ............................. 7
1.2 KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG
CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ................. 8
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
.................................................................................................................. 8
1.2.2Căncứ kiểm toán khoản mục doanh thubán hàng vàcung cấp dịch vụ ........ 9
1.2.3 Những sai sót thường gặp trong kiểm toán doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ............................................................................................... 10
1.2.4 Kiểm soát nội bộ đối với doanh thu bán hang và cung cấp dịch vụ...... 12
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG
VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
................................................................................................................ 13
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán.................................................................... 13
1.3.2 Thực hiện kiểm toán......................................................................... 20
1.3.3 Kết thúc kiểm toán ........................................................................... 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC
DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.10iii
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ
ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG...................................................................... 27
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ
THĂNG LONG........................................................................................ 27
2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH
THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ
THĂNG LONG THỰC HIỆN................................................................... 33
2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán .......................................................................... 33
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán.................................................................... 33
2.2.3 Thực hiện kiểm toán......................................................................... 46
2.2.4 Kết luận về khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ....... 62
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH
THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DICH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG
LONG ...................................................................................................... 64
3.1 NHẬN XÉT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU
BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ DO CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG THỰC HIỆN ............................... 64
3.1.1 Ưu điểm trong kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long................... 65
3.1.2 Hạn chế trong kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long........................ 69
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình kiểm toán khoản mục
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.................................................... 71
3.1.4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực trạng ........................ 72
3.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG THỰC HIỆN..................... 72
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.10iv
3.2.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá
Thăng Long trong thời gian tới.................................................................. 72
3.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính ............................... 73
3.3 NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN
KHOẢN MỤC DTBH&CCDV TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY
TNHH IỂM TOÁN VÀ ĐỊNHGIÁTHĂNG LONG..................................... 75
3.3.1 Nguyên tắc hoàn thiện...................................................................... 75
3.3.2 Yêu cầu hoàn thiện........................................................................... 75
3.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY
TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ
CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ
THĂNG LONG........................................................................................ 76
3.5 ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾM NGHỊ
NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH
THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG .................................................... 78
3.5.1 Về phía Nhà nước ............................................................................ 79
3.5.2 Về phía cơ quan chức năng............................................................... 79
3.5.3 Về phía Công ty Kiểm toán và Định giá Thăng Long......................... 80
Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long................................... 80
3.5.4 Về phía đơn vị được kiểm toán ......................................................... 82
KẾT LUẬN.............................................................................................. 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 84
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.10v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BCTC Báo cáo tài chính
BGĐ Ban giám đốc
CT Công ty
DN Doanh nghiệp
DTBH Doanh thu bán hang
DTBH&CCDV Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
GTGT Giá trị gia tăng
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
KTV Kiểm toán viên
SXKD Sản xuất kinh doanh
TK Tài khoản
CTCP TP XYZ Công ty cổ phần thực phẩm XYZ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.10vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tìm hiểu thông tin khách hàng................................................... 34
Bảng 2.2: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ............................................ 37
Bảng 2.3: KTV thực hiện phân tích sơ bộ và đánh giá trên giấy tờ làm việc
sau:.......................................................................................................... 38
Bảng 2.4: Phân tích tỷ suất: Trích bảng phân tích tỷ suất liên quan đến doanh
thu ........................................................................................................... 40
Bảng 2.5: Xác định mức trọng yếu ............................................................ 43
Bảng 2.6: Đánh giá rủi ro đối với khoản mục doanh thu và cung cấp dịch vụ
................................................................................................................ 45
Bảng 2.7: Biểu tổng hợp số liệu đối chiếu KQKD tại CT XYZ ................... 47
Bảng 2.8: Tìm hiểu các chính sách kế toán khoản mục doanh thu tại Công ty
CP XYZ................................................................................................... 49
Bảng 2.9: Trích bảng câu hỏi khảo sát kiểm soát nội bộ doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ .................................................................................. 50
Bảng 2.10: Kiểm tra thử nghiệm chứng từ bán hàng................................... 51
Bảng 2.11: Phân tích biến động doanh thu năm nay so với năm trước ......... 53
Bảng 2.12: Phân tích doanh thu thực hiện và biến động qua các tháng......... 54
Bảng 2.13: Phân tích tỷ lệ lãi gộp .............................................................. 56
Bảng 2.14: Kỹ thuật chọn mẫu kiểm tra..................................................... 58
Bảng 2.15: Mẫu kiểm tra tính liên tục của Hóa đơn.................................... 60
Bảng 2.16: kiểm tra phát sinh so với tờ khai thuế ....................................... 61
Bảng 2.17: Kết luận sau kiểm toán về khoản mục doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ tại Công ty XYZ..................................................................... 63
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.101
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, nhu cầu
minh bạch hóa thông tin tài chính ngày càng lớn, đặt ra cả cơ hội và thách
thức đối với sự phát triển của ngành kiểm toán. Hoạt động kiểm toán là một
lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, tuy gặp rất nhiều khó khăn và thách thức từ
những chuyển đổi của nền cơ chế thị trường nhưng kiểm toán Việt Nam đã
phát triển hết sức nhanh chóng. Trong kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) thì
kiểm toán khoản mục doanh thu là khoản mục luôn được nhà đầu tư, các
khách hàng, nhà cung cấp hay ban quản lý doanh nghiệp…quan tâm hàng đầu
trên BCTC. Các kết luận về tính trung thực và hợp lí của khoản mục doanh
thu sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh
nghiệp (DN), đặc biệt là với doanh nghiệp sản xuất. Các hoạt động kiểm toán
khác như kiểm toán hoạt động bán hàng – thu tiền, kiểm toán chi phí và giá
vốn bán hàng... đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là khẳng định doanh thu đạt
được trong kì có chính xác và hợp lí hay không, đây là cơ sở để ra các quyết
định quản lí của chủ DN và những người quan tâm khác. Trong khoản mục
doanh thu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTBH&CCDV) đóng
vai trò quyết định, vì đây là doanh thu từ hoạt động chính của DN, là cơ sở để
đánh giá năng lực hoạt động, SXKD cũng như tiềm năng phát triển của Công
ty trong tương lai. Là một chỉ tiêu quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng quan
trọng tới các chỉ tiêu khác cũng như việc ra quyết định của nhiều đối tượng
quan tâm, nhưng kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ rất phức tạp chứa đựng nhiều rủi ro, sai sót.
Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long là một trong những
công ty kiểm toán được thành lập sớm ở nước ta, kiểm toán báo cáo tài chính
trong đó kiểm toán khoản mục DTBH&CCDV luôn được công ty chú trọng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.102
tuy nhiên vẫn còn tồn tại hạn chế đó chính là lý do em tìm hiểu và chọn đề tài
“Hoàn thiện quytrình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm
Toán và Định giá Thăng Long” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm tiếp cận lý luận về quy trình
kiểm toán BCTC nói chung cũng như quy trình kiểm toán khoản mục
DTBH&CCDV nói riêng; mô tả thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do chi nhánh
Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long thực hiện; từ đó đưa ra
những nhận xét, kiến nghị về việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng
nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là: Quy trình kiểm toán khoản mục doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC.
Phạm vi nghiên cứu đề tài là: Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ tại chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và
Định giá Thăng Long.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp chung là hai phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử cùng các phương pháp cụ thể: tổng hợp, phân tích, đối chiếu so sánh…kết
hợp với khảo sát thực tiễn các kỹ thuật kế toán, kiểm toán và những kiến thức em
đã học, tích lũy được đã giúp em hoàn thành khóa luận này.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.103
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
TNHH Kiểm Toán và Định giá Thăng Long.
Chương 3: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty
TNHH Kiểm Toán và Định giá Thăng Long.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Ths.NCS Nguyễn Thị
Thanh Phương đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành Luận văn tốt
nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn Ban giám đốc, các anh chị kiểm toán trong
Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long đã tạo điều kiện và
giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua. Do thời gian và kinh nghiệm
thực tế còn hạn chế nên dù cố gắng, nhưng Luận văn tốt nghiệp của em vẫn
khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp của các
thầy cô trong Bộ môn cùng các anh chị trong chi nhánh Công ty TNHH Kiểm
Toán và Định giá Thăng Long để Luận văn tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Phạm Thị Yến
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.104
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN
MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 KHÁI QUÁT VỀ DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
1.1.1 Khái niệm doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác
ban hành theo quyếtđịnh số 149/2001/QĐ/BTCngày 31/12/2001 của Bộ trưởng
Bộ tài chính:“Doanhthu là tổnglợiíchkinhtế doanh nghiệp thu được trong
kỳkế toán, phátsinhtừcáchoạtđộng sản xuấtkinhdoanhthông thường của
doanh nghiệp góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu”.
Như vậy, doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế
doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba
không phải là nguồn lợi ích kinh tế, và không làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp thì không được coi là doanh thu. Các khoản góp vốn của cổ
đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không phải là doanh
thu. Doanh thu được xác định như sau:
- Thứ nhất, doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản
đã thu hoặc sẽ thu được.
- Thứ hai, doanh thu từ các giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa
doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng
giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các
khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
- Thứ ba, đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được
nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách qui đổi giá trị danh nghĩa
của các khoản thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.105
nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi
nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai.
- Thứ tư, khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc
dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là
một giao dịch tạo ra doanh thu. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để
lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi
là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này doanh thu được xác định
bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các
khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định
được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác
định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều
chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm.
Trongđó, DTBH&CCDV:là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được
từ các giao dịch và nghiệp phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa,
cung cấp dịchvụ cho kháchhàng bao gồmcả các khoảnthu phụvà phí thu thêm
bên ngoài giá bán (nếu có).
DTBH&CCDV được chia thành: doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ ra bên ngoài; và doanh thu nội bộ.
1.1.2 Điềukiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn năm điều
kiện sau:
+ DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
+ DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
+ DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.106
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
- Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch
đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp
dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết
quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ
đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả
bốn (4) điều kiện sau:
+ Doanh thu được xác định một cách chắc chắn;
+ Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
+ Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân
đối kế toán;
+ Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành
giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
1.1.3 Đặc điểm của doanh thu bán và cung cấp dịch vụ
Tại doanh nghiệp khoản mục doanh thu luôn được kiểm toán viên (KTV)
quan tâm hàng đầu. Bởi vì: Doanh thu là một phần quan trọng của Báo cáo
kết quả kinh doanh, là cơ sở để xác định lợi nhuận, thuế thu nhập phải nộp
Nhà nước, và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp. Nên chỉ tiêu này rất nhạy
cảm, dễ xảy ra gian lận.
Ngoài ra, doanh thu là chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu khác
trên Bảng cân đối kế toán là chỉ tiêu Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Các khoản
phải thu… do mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều phương thức tiêu thụ
khác nhau: Phương thức tiêu thụ trực tiếp, phương thức chuyển hàng theo hợp
đồng, phương thức tiêu thụ qua đại lí, phương thức bán hàng trả góp… Như
vậy, thông qua việc kiểm toán doanh thu có thể phát hiện ra các gian lận, sai
sót trong việc hạch toán các chỉ tiêu có liên quan và ngược lại. Mặt khác, nếu
như có bất kỳ gian lận, hay sai sót nào xảy ra đối với chỉ tiêu doanh thu sẽ ảnh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.107
hưởng dây chuyền đến các chỉ tiêu khác và có thể ảnh hưởng đến việc ra
quyết định của những người sử dụng thông tin trên BCTC.
1.1.4 Hạchtoán doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá
bán chưa có thuế GTGT;
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT
hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán;
- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế xuất
khẩu, hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
là tổng giá thanh toán ( bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu );
- Những doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hóa thì chỉ phản ánh
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ số tiền gia công thực tế được hưởng,
không bao gồm giá trị của vật tư, hàng hóa nhận gia công;
- Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, kí gửi theo phương thức bán đúng
giá hưởng hoa hồng thì hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng;
- Trườnghợp bán hàng hóa theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh
nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán trả tiền
ngay và ghi nhận vào doanhthu hoạtđộngtài chínhphần lãi tínhtrên khoản phải
trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận;
- Những sản phầm, hàng hóa được xác nhận là tiêu thụ nhưng vì lý do về
chất lượng, về quy cách kĩ thuật… người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại
người bán hoặc yêu cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp thuận; hoặc
người mua mua hàng với khối lượng lớn và được chiết khấu thương mại thì
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.108
các khoản giảm trừ doanh thu này được theo giõi trên tài khoản 521- Giảm trừ
doanh thu.
1.2 KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG
CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoảnmục doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Mục tiêu kiểm toán chung
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: “Mục tiêu của kiểm toán
BCTC là giúp cho KTV và Công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng
BCTC có được chấp nhận trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
(hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung
thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?” Ngoài ra, mục tiêu của
kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy được những thiếu
sót của mình, để từ đó có biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng thông tin
tài chính của doanh nghiệp.
Mục tiêu kiểm toán cụ thể
Căn cứ vào mục tiêu chung, đối với mỗi phần hành hoặc khoản mục kế
toán sẽ có mục tiêu kiểm toán cụ thể. Đối với khoản mục DTBH&CCDV,
mục tiêu kiểm toán cụ thể như sau:
- KTV thu thập bằng chứng chứng minh hệ thống kiểm soát nội bộ
(HTKSNB) của doanh nghiệp là hiệu lực, hiệu quả đảm bảo việc hạch toán
DTBH&CCDV là trung thực, hợp lý, tuân thủ theo đúng quy định của nhà
nước, chuẩn mực và chính sách kế toán.
- Xác minh các nghiệp vụ liên quan đến DTBH&CCDV có được ghi
nhận đảm bảo Tính có thật; Sự tính toán, đánh giá; Sự hạch toán đầy đủ; Sự
phân loại hạch toán đúng đắn; Sự phân loại hạch toán đúng kỳ; Sự cộng dồn
và báo cáo theo đúng nguyên tắc, phương pháp kế toán không.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.109
+ Tính có thật: Nghiệp vụ kinh tế liên quan đến DTBH&CCDV phải
thực sự phát sinh.
+ Sự tính toán, đánh giá: Các khoản ghi nhận DTBH&CCDV phải được
ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở nguyên tắc kế toán, các chuẩn mực
kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận phổ biến. Các sự kiện và nghiệp vụ
kinh tế khi ghi nhận phải được ghi nhận đúng giá trị của nó. Các số liệu và
phép toán khi thực hiện phải đảm bảo tính toán chính xác về mặt số học và
không sai sót.
+ Sự phân loại hạch toán đúng đắn: Khoản mục DTBH&CCDV phải
được phân loại một cách đúng đắn theo yêu cầu của các chuẩn mực và chế độ
kế toán. Khoản mục này cũng phải được ghi nhận và phản ánh đúng các trình
tự, sơ đồ tài khoản và phương pháp kế toán hiện hành hoặc được thừa nhận.
+ Sự phân loại và hạch toán đúng kỳ: Khi một nghiệp vụ và sự kiện liên
quan đến DTBH&CCDV phát sinh phải được ghi nhận theo nguyên tắc dồn
tích, tức là ghi nhận vào kỳ kế toán mà chúng phát sinh mà không căn cứ vào
sự phát sinh của dòng tiền.
+ Sự cộng dồn và báo cáo theo đúng nguyên tắc, phương pháp kế toán
không:
Số liệu cộng dồn trên các tài khoản và sổ kế toán phải được tính toán
một cách chính xác, việc luân chuyển số liệu giữa các sổ kế toán chi tiết và sổ
kế toán tổng hợp đảm bảo không có sai sót. Số liệu trên các sổ kế toán của các
tài khoản có liên quan phải đảm bảo phù hợp với nhau.
Các chỉ tiêu, bộ phận và khoản mục trên BCTC phải được xác định, trình bày
và công bố theo đúng yêu cầu của các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
1.2.2 Căn cứkiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Căn cứ chủ yếu :
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1010
- Các chính sách, các quy chế hay quy định về kiểm soát nội bộ đối với
hoạt động DTBH&CCDV của đơn vị đã xây dựng, ban hành, và áp dụng đối
với từng khách hàng cụ thể yêu cầu đơn vị cung cấp.
- Các báo cáo tài chính có liên quan như BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT,
thuyết minh báo cáo tài chính…
- Các sổ sách hạch toán liên quan đến DTBH&CCDV như:
+ Sổ chi tiết DTBH&CCDV và doanh thu bán hàng nội bộ
+ Sổ chi tiết các khoản phải thu khách hàng
- Các chứng từ liên quan đến việc ghi nhận DTBH&CCDV:
+ Hợp đồng đã kí về bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Đơn đặt hàng
+ Hóa đơn GTGT
+ Hóa đơn bán hàng thông thường
+ Bảng thanh toán hàng đại lí, kí gửi
+ Thẻ quầy hàng
+ Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán,
ủy nhiệm thu, giấy báo có của ngân hàng, bản sao kê của ngân hàng).
+ Bản quyết toán, thanh lí hợp đồng…
- Các giải trình của ban giám đốc có liên quan.
- Các bằng chứng khác do KTV tự thu thập: Biên bản phỏng vấn, thư xác
nhận…
1.2.3 Những sai sótthường gặp trong kiểm toán doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
- DTBH&CCDV phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán lớn hơn trên
thực tế. Các nguyên nhân có thể chỉ ra ở đây là:
+ Doanh nghiệp đã hạch toán vào DTBH&CCDV những nghiệp vụ bán
hàng mà chưa đủ điều kiện ghi nhận Doanh thu;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1011
+ DTBH&CCDV trên sổ sách, báo cáo kế toán cao hơn so với Doanh
thu trên các chứng từ kế toán (sai sót về mặt số học);
+ Kế toán đã hạch toán DTBH&CCDV của năm sau vào năm kế toán
hiện hành;
- DTBH&CCDV phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán thấp hơn so với
thực tế phát sinh:
+ Hàng hoá đã bán cho khách hàng, khách hàng đã chấp nhận thanh toán
bằng tiền nhưng kế toán lại hạch toán khoản DTBH&CCDV đó vào năm sau;
+ Doanh thu bán hàng trả chậm nhưng chỉ hạch toán doanh thu khi thu
được tiền bán hàng;
+ Kế toán đã hạch toán sai về mặt số học, số sổ sách thấp hơn số thực tế
phát sinh;
+ Các khoản DTBH&CCDV đã thực hiện nhưng do chưa viết hoá đơn
nên doanh nghiệp không tạm ghi nhận Doanh thu;
+ Quy đổi tỷ giá ngoại tệ (doanh thu xuất khẩu) thấp hơn so với thực tế.
+ Một số doanh nghiệp bán hàng, không hạch toán doanh thu mà bù
thẳng vào hàng tồn kho hoặc nợ phải trả.
- Các trường hợp khác
+ Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ nội bộ vào TK 511 và Tk 131.
+ Dùng kỹ thuật ghi chép phản ánh sai các nghiệp vụ phát sinh trên các
chứng từ để trốn thuế và tham nhũng (ghi số tiền khác nhau trên các liên của
hóa đơn, các hợp đồng…
- DTBH&CCDV là khoản mục trọng yếu trên Báo cáo tài chính, khoản
mục này là đối tượng của nhiều rủi ro dẫn đến sai lệch trọng yếu:
+ DTBH&CCDV sai lệch dẫn đến lợi nhuận không trung thực, hợp lý;
+ Trong nhiều đơn vị, DTBH&CCDV là cơ sở để đánh giá kết quả và
thành tích nên Doanh thu có khả năng bị thổi phồng cao hơn so với thực tế;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1012
+ DTBH&CCDV có quan hệ chặt chẽ với doanh thu, với thuế đầu ra nên
DTBH&CCDV có khả năng bị khai thấp đi để tránh thuế.
1.2.4 Kiểm soát nội bộ đối với doanh thu bán hang và cung cấp dịch vụ
KSNB nói riêng đối với DTBH&CCDV (chu kỳ bán hàng và thu tiền).
Những quy định này có thể chia làm 2 loại:
+ Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người
hay bộ phận có liên quan đến xử lý công việc (như: quy định về chức năng,
quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của người được giao nhiệm vụ xét duyệt
đơn đặt hàng, người xét duyệt và phê chuẩn bán chịu, người phê chuẩn xuất
giao hàng,…) Những quy định này vừa thể hiện trách nhiệm công việc
chuyên môn nhưng đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm về góc độ kiểm soát:
Kiểm soát khi chấp nhận đơn đặt hàng; kiểm soát cho phép xuất kho hàng
đem bán …
+ Quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nội bộ thông qua trình tự thủ
tục thực hiện xử lý công việc như: Trình tự, thủ tục xét duyệt đơn đặt hàng;
trình tự, thủ tục phê duyệt xuất giao hàng …
Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát
nói trên gắn với từng khâu công việc của chu kỳ: Tổ chức phân công, bố trí
nhân sự; phổ biến quán triệt về chức năng, nhiệm vụ; kiểm tra đôn đốc thực
hiện các quy định…
Trong tổ chức hoạt động KSNB đối với chu kỳ bán hàng và thu tiền thì
hệ thống KSNB của đơn vị (thiết kế và vận hành) phải được tuân thủ theo các
nguyên tắc cơ bản sau:
+ Thực hiện nguyên tắc phân công, phân nhiệm trong hoạt động bán hàng
và thu tiền: Phải quy định phân chia trách nhiệm rõ ràng của từng bộ phận để
thực hiện từng bộ phận để thực hiện từng khâu công việc trong chu kỳ này, ví
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1013
dụ:phân côngriêng biệt côngviệc bánhàng với việc thu tiền; đảm bảo côngviệc
được trôi chảy và cũng tăng các đầu mối chịu trách nhiệm kiểm soát.
+ Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm đối với hệ thống: Nguyên tắc
này đòi hỏi phải tách biệt giữa các khâu công việc có liên quan có khả năng
chi phối làm sai lệch thông tin tài chính như: Giữa khâu phê duyệt với khâu
thực hiện bán hàng; giữa khâu giữ hàng với bán hàng; giữa khâu kế toán thu
tiền với khâu giữ quỹ,…
+ Thực hiện nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: Đơn vị phải có các quy
định rõ ràng về thẩm quyền của từng cấp đối với việc phê chuẩn, quản lý đối
với hoạt động bán hàng và thu tiền.
Các bước công việc trong hoạt động bán hàng và thu tiền được tổ chức
hợp lý và được kiểm soát chặt chẽ sẽ góp phần quan trọng cho thành công
trong kinh doanh của đơn vị nói chung và góp phần đảm bảo thông tin tài
chính có liên quan được tin cậy hơn.
1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ
CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán có
quy định: “Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch
kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía
cạnh trọng yếu của một cuộc kiểm toán: phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề
tiềm ẩn; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn”.
Chuẩn bị kiểm toán
Bắt đầu quá trình này, KTV liên lạc với Công ty khách hàng tiềm năng. Khi
khách hàng đã có yêu cầu kiểm toán, KTV phải đánh giá khả năng có nên chấp nhận
yêu cầu đó không. Từ đó, Công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để
triển khai kế hoạch và các chương trình kiểm toán đãxây dựng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1014
a) Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Thực chất của công việc này là việc xem xét đánh giá có chấp nhận một
khách hàng mới hoặc tiếp tục kiểm toán một khách hàng cũ hay không dựa
trên cơ sở xem xét ảnh hưởng của công việc kiểm toán đến uy tín hình ảnh
của Công ty kiểm toán hay không. KTV và Công ty kiểm toán cần đánh giá,
cân nhắc các nội dung sau:
- Xem xét tính chính trực của Ban giám đốc, trên cơ sở bước công việc
này KTV cũng sẽ hiểu được mức độ hợp tác của Ban giám đốc cũng như rủi
ro xảy ra sai phạm trọng yếu đối với BCTC.
- Xem xét hệ thống kiểm soát của khách hàng. Một khách hàng có hệ
thống kiểm soát tốt sẽ giúp KTV rút ngắn thời gian, chi phí kiểm toán cũng
như nâng cao hiệu quả kiểm toán.
- Công ty cần cân nhắc nguồn lực cần thiết để thực hiện và giám sát công
việc. Công ty cũng cần cân nhắc sự sẵn có về đội ngũ nhân viên có những
hiểu biết chuyên biệt về lĩnh vực mà khách hàng hoạt động.
b) Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng
Thực chất bước công việc này là KTV xác định đối tượng sử dụng
BCTC và mục đích sử dụng của họ bằng cách phỏng vấn Ban giám đốc hoặc
dựa vào kinh nghiệm của các cuộc kiểm toán trước. Kết quả của bước công
việc này ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập và quy
mô, và độ phức tạp của cuộc kiểm toán. Cụ thể, nếu BCTC được sử dụng
rộng rãi thì mức độ trung thực và hợp lý của thông tin trong BCTC được đòi
hỏi cao, số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập nhiều.
c) Lựa chọn đội ngũ nhân viên Kiểm toán thực hiện
Căn cứ vào yêu cầu của cuộc kiểm toán, đội ngũ nhân viên được chọn
để thực hiện kiểm toán phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1015
- Phải có KTV có khả năng giám sát các nhân viên khác chưa có nhiều
kinh nghiệm;
- Phân công KTV chú ý chọn KTV có nhiều kinh nghiệm, có trình độ
chuyên môn kỹ thuật phù hợp;
- Có sự am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng;
- Đảm bảo nguyên tắc độc lập;
- Tránh thay đổi KTV trong cuộc kiểm toán cho cùng một khách hàng trong
nhiều năm.
d) Ký kết hợp đồng kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210: “Hợp đồng kiểm toán là
sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên tham gia ký kết (Công ty kiểm toán,
khách hàng) về các điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán, trong đó
xác định:mụctiêu, phạm vi của cuộc kiểm toán;quyền và trách nhiệm của
Ban giám đốc Công ty kiểm toán và KTV; hình thức báo cáo kiểm toán;
thời gian thực hiện và các điều khoản về phí kiểm toán, phương thức thanh
toán, về xử lý tranh chấp hợp đồng. Hợp đồng kiểm toán phải được lập và
ký trước khi tiến hành việc kiểm toán nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng
và Công ty kiểm toán’’.
Hợp đồng kiểm toán là căn cứ pháp lí để KTV thực hiện các bước tiếp
theo của cuộc kiểm toán và có ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lí của KTV
đối với khách hàng. Sau khi hợp đồng kiểm toán được kí kết, công ty kiểm
toán trở thành chủ thể chính thức của công ty khách hàng.
e) Thu thập thông tin cơ sở
- Tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh và thực tế hoạt động của
khách hàng
Bao gồm ngành nghề kinh doanh, nguồn doanh thu, sản phẩm dịch vụ
cung cấp, các hoạt động cho thuê ngoài, các khách hàng chủ yếu, cơ cấu tổ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1016
chức, dây chuyền sản xuất, cơ cấu vốn, hệ thống KSNB của đơn vị… KTV có
được những hiểu biết này bằng nhiều cách: phỏng vấn Ban giám đốc, bộ phận
kế toán; qua thông tin đại chúng; tham quan nhà xưởng; nhận diện các bên
hữu quan; dự kiến nhu cầu chuyên gia; xem xét lại kết quả và hồ sơ kiểm toán
năm trước…
- Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Công việc thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng được
KTV thực hiện thông qua phỏng vấn Ban giám đốc, nhằm xem xét quy trình
mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của khách
hàng. Thông tin này có thể thu thập qua các tài liệu sau:
+ Giấy phép thành lập và điều lệ Công ty;
+ Các BCTC, Báo cáo kiểm toán, Biên bản thanh tra, kiểm tra của năm
hiện hành và của năm trước;
+ Biên bản họp hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc;
+ Các hợp đồng và cam kết quan trọng.
f) Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520: “Quy trình phân tích là
việc phân tích các số liệu, các thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm
ra những xu hướng, sự biến động có liên quan khác hoặc có sự chênh lệch
lớn so với các giá trị đã dự kiến” Thủ tục phân tích trong giai đoạn kế hoạch,
nhằm mục tiêu:
+ Tìm hiểu những biến động quan trọng về kế toán và hoạt động kinh
doanh của khách hàng;
+ Xác định nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng;
+ Sự hiện diện về các sai số có thể có trong BCTC.
* Bao gồm: phân tích ngang (phân tích xu hướng) và phân tích dọc (phân
tích tỷ suất)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1017
+ Phân tích ngang: là việc đối chiếu, so sánh trị số của một chỉ tiêu trong
BCTC, gồm:
So sánh DTBH&CCDV giữa kế hoạch và thự hiện. Tìm hiểu và thu thập
giải thích cho các biến động bất thường.
So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại, tỷ lệ các
khoản mục giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu giữa kỳ này và kỳ trước.
Tìm hiểu và giải thích cho các biến động bất thường.
So sánh DTBH&CCDV giữa các tháng (quý) trong kỳ. Xem xét xem sự
biến động của DTBH&CCDV với tình hình kinh doanh của đơn vị hay không
(về tình hình thị trường nói chung, các chính sách bán hàng, tình hình kinh
doanh của đơn vị nói riêng). So sánh doanh thu các tháng cuối kỳ với các
tháng đầu kỳ.
Ước tính doanh thu căn cứ vào các mức giá bình quân nhân với số lượng
hàng bán. So sánh ước tính và số liệu trên sổ sách.
+ Phân tích dọc: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh trị số của các
chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau.
Cụ thể: so sánh tỷ trọng doanh thu bán hàng trong tổng số doanh thu;
so sánh tỷ trọng lợi nhuận thuần với doanh thu; so sánh tỷ lệ lãi gộp qua từng
quý, từng tháng, qua các kỳ; So sánh tỷ lệ lãi gộp theo từng tháng, từng quý;
So sánh số doanh thu chưa thực hiện kỳ này và kỳ trước. Tiến hành xem xét,
tìm nguyên nhân giải thích những biến động bất thường. Chú ý đến các yếu tố
tác động đến sự thay đổi về giá cả, số lượng hàng bán và giá vốn hàng bán.
g) Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
Trong kiểm toán, trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ mật thiết với nhau:
nếu mức độ trọng yếu càng cao và rủi ro càng thấp và ngược lại.
- Đánh giá tính trọng yếu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1018
+ Ước lượng ban đầu về trọng yếu: là lượng tối đa mà KTV tin rằng ở
mức độ đó BCTC có thể vẫn có các sai lệch nhưng không ảnh hưởng đáng kể
đến các quyết định của người sử dụng thông tin. Và có thể nói, sai sót đó có
thể chấp nhận được đối với toàn bộ BCTC. Nếu như KTV ước lượng mức
trọng yếu càng thấp tức là độ chính xác của thông tin trong BCTC càng cao
thì số lượng bằng chứng thu thập càng nhiều và ngược lại. Đây là công việc
mang tính xét đoán nghề nghiệp, đòi hỏi KTV phải có trình độ chuyên môn
nhất định và kinh nghiệm thực tế. Việc ước lượng mức trọng yếu giúp KTV
lập kế hoạch và số lượng các bằng chứng cần thu thập. Khi xây dựng ước
lượng về tính trọng yếu, KTV căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng, là:
(1) Yếu tố định lượng: sai phạm có quy mô càng lớn càng nghiêm trọng.
(2) Yếu tố định tính: Sai phạm cố ý nghiêm trọng hơn sai phạm vô ý. Sai
phạm lặp đi lặp lại nhiều lần nghiêm trọng hơn sai phạm lần đầu, sai phạm
mang tính chất dây chuyền.
+ Thực hiện phân bổ ước lượng ban đầu cho các khoản mục:Đây cũng là saisố
chấp nhận được đối với từng khoản mục. Mục đích của việc phân bổ này là giúp
KTV xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp cần thu thập đối với
từng khoản mục với chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo tổng hợp sai phạm trong
BCTC không vượt quá ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.
- Đánh giá rủi ro
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: “Rủi ro kiểm toán là rủi
ro do KTV và Công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp
khi BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm
toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát
hiện”. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xác định rủi ro
kiểm toán kế hoạch.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1019
h) Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá
rủi ro kiểm soát
- Đây là bước quan trọng và cần thiết hỗ trợ KTV lập kế hoạch kiểm toán đối
với khoản mục doanh thu. KTV cần thực hiện các bước công việc sau:
+ Tìm hiểu qui trình kiểm soát đối với doanh thu: Đối với kiểm toán
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, thực hiện thủ tục này nhằm thu thập
bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế và sự vận hành các quy chế KSNB.
Cụ thể, KTV tiến hành tìm hiểu đánh giá các chính sách kiểm soát, các
quy định về KSNB về các khía cạnh: sự đầy đủ của các quy định kiểm soát
đối với chu kỳ bán hàng và thu tiền; tính chặt chẽ và phù hợp của các quy chế
KSNB đối với đặc điểm hoạt động bán hàng của đơn vị. Các thủ tục khảo sát
mà KTV có thể sử dụng để khảo sát về sự vận hành của các quy chế KSNB
đối với chu kỳ bán hàng và thu tiền: tiếp xúc nhân viên đơn vị; phỏng vấn;
quan sát; kiểm tra hồ sơ tài liệu và thực tế thực hiện; kiểm tra các dấu hiệu
của hoạt động KSNB lưu trên hồ sơ, tài liệu nhằm thu thập bằng chứng thuyết
phục về sự hiện hữu và tính thường xuyên, liên tục của hoạt động kiểm soát.
KTV còn phải khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt
động KSNB, đó là các nguyên tắc “phê chuẩn và ủy quyền”; “bất kiêm
nhiệm” và “phân công, phân nhiệm”.
+ Đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống KSNB: Xem xét sự vắng mặt của
những thủ tục cần thiết đốivới nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu.
+ Đánh giá rủi ro kiểm soát: Dựa vào những hiểu biết có được sau khi
nghiên cứu kiểm soát đối với doanh thu của khách hàng, xem xét các chế độ
và thủ tục kiểm soát đặc thù cho nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu,
kết hợp với các mục tiêu cụ thể để đưa ra mức rủi ro kiểm soát tương ứng cho
khoản mục doanh thu. Đồng thời, trên cơ sở đó, KTV đánh giá liệu có nên tin
tưởng vào hệ thống KSNB hay cần thiết phải tìm nguồn tài liệu độc lập khác.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1020
i) Thiết kế chương trình kiểm toán cho khoản mục doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết cần được thực hiện khi
kiểm toán bao gồm những hướng dẫn cụ thể đối với kiểm toán từng phần
hành hay khoản mục, thời gian hoàn thành và sự phân công công việc giữa
các KTV. Thông thường chương trình kiểm toán được thiết kế thành ba phần:
thử nghiệm kiểm soát; thủ tục chi tiết số dư; thủ tục phân tích. Các thiết kế
này được KTV áp dụng với một số mẫu mà KTV tin rằng sẽ đại diện cho toàn
bộ khoản mục doanh thu thông qua phương pháp chọn mẫu.
1.3.2 Thực hiện kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình chủ động thực hiện các kế
hoạch và chương trình kiểm toán kết hợp với khả năng của KTV để có kết
luận về mức độ trung thực hợp lý của BCTC. Đối với kiểm toán doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ, KTV yêu cầu đơn vị khách hàng cung cấp các
tài liệu sau:
- Bảng liệt kê doanh thu hàng tháng/ quí cho từng loại sản phẩm/ dịch vụ.
- Báo cáo hàng tháng gửi cho khách hàng thông báo về số dư nợ, số nợ
đã thu, số còn nợ.
- Báo cáo bán hàng của các bộ phận khác độc lập với kế toán.
- Sổ sách: nhật ký bán hàng; nhật ký hàng bán bị trả lại và hàng giảm
giá; nhật ký thu tiền.
- Chứng từ: đơn đặt hàng, chứng từ vận chuyển, hóa đơn bán hàng
- Các tài liệu liên quan khác.
1.3.2.1Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Kết quả các khảo sát về hoạt động KSNB đối với chu kỳ bán hàng và thu
tiền sẽ là căn cứ để KTV đưa ra quyết định về mức độ rủi ro kiểm soát đối với
hoạt động của chu kỳ để làm cơ sở cho quyết định về phạm vi, nội dung các
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1021
thủ tục cơ bản cho phù hợp. Phương pháp này có được áp dụng hay không và
mức độ áp dụng như thế nào phụ thuộc vào rủi ro kiểm soát khi lập kế hoạch
được đánh giá là cao hay thấp. Đối với khoản mục DTBH&CCDV, thử
nghiệm kiểm soát quan tâm đến các cơ sở dẫn liệu:
- Sự hiện diện: Tức là sự tồn tại của hoạt động của quy chế KSNB đối
với khoản mục DTBH&CCDV.
- Tính hữu hiệu: Tức là sự hữu hiệu trong hoạt động của quy chế kiểm
soát nội bộ đối với khoản mục DTBH&CCDV.
- Tính liên tục: Tức là sự hoạt động liên tục của quy chế KSNB trong kỳ
đối với khoản mục doanh thu KTV sử dụng các loại kỹ thuật kiểm toán: kỹ
thuật điều tra hệ thống và các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát. Đối với kỹ
thuật điều tra hệ thống, khi kiểm toán khoản mục DTBH&CCDV, KTV tiến
hành điều tra các nghiệp vụ bán hàng từ khi nhận đơn đặt hàng cho đến khi
bán hàng và thu được tiền hàng… để đánh giá các bước kiểm soát được thiết
lập trong hệ thống bán hàng. Thông thường kỹ thuật điều tra hệ thống đã được
thực hiện ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, và tiếp tục được KTV áp dụng
ở giai đoạn này để đánh giá lại mức độ rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử
nghiệm chi tiết về kiểm soát và qua đó điều chỉnh các thử nghiệm cơ bản.
Phạm vi, quy mô tiến hành các thử nghiệm này phụ thuộc vào tính chủ quan,
cơ sở kinh nghiệm, trình độ năng lực, sự xét đoán và sự am hiểu tường tận về
doanh nghiệp được kiểm toán của KTV.
KTV có thể tiến hành chọn một số mẫu nhất định để tiến hành kiểm tra
đối với mỗi loại kiểm soát do doanh nghiệp thực hiện.
1.3.2.2Thực hiện các khảo sát cơ bản
 Thực hiện thủ tục phân tích
Thông thường, thủ tục phân tích sẽ được thực hiện đối với khoản mục cụ
thể nào đó nếu trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, KTV không phát hiện
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1022
thấy có rủi ro phát hiện. Ở giai đoạn lập kế hoạch, KTV đã tiến hành thủ tục
phân tích sơ bộ, đến bước này KTV sẽ tiếp tục đi sâu phân tích hơn nữa đối
với hai nội dung: phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất. Ngoài ra, ở giai
đoạn này KTV còn áp dụng một kỹ thuật phân tích khác bằng cách sử dụng
giá trị ước tính. KTV tiến hành tính toán giá trị ước tính của một khoản mục
rồi so sánh giá trị thực tế trên sổ cái. Nhờ đó KTV tiết kiệm được nhiều thời
gian dành cho việc kiểm tra chi tiết, đồng thời có thể thỏa mãn được sự nghi
ngờ nghề nghiệp vào sự biến động hay đạt được sự tin cậy vào khoản mục
kiểm tra. Thủ tục phân tích chi tiết rất phù hợp với việc kiểm toán các tài
khoản trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như khoản mục
DTBH&CCDV. Các bước của thủ tục phân tích chi tiết đối với kiểm toán
khoản mục DTBH&CCDV:
 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
Thực chất của quá trình kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ chính là tiến hành
kiểm tra lại quá trình xử lý kế toán liên quan đến khâu ghi sổ kế toán đối với
các nghiệp vụ bán hàng, nhằm có được các bằng chứng xác nhận các cơ sở
dẫn liệu cụ thể có liên quan đến hạch toán các nghiệp vụ. Cách thức tiến hành
kiểm tra chi tiết chủ yếu thực hiện xem xét, đối chiếu từ các nghiệp vụ đã
hạch toán trên sổ kế toán ra các chứng từ, tài liệu có liên quan.
+ Kiểm tra CSDL “sự phát sinh” (tính có thật): Xác minh xem nghiệp vụ
bán hàng ghi sổ đã thực sự phát sinh và được sự phê chuẩn đúng đắn hay
không?
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được sử dụng như:
- Kiểm tra hóa đơn bán hàng tương ứng của khoản DTBH đã ghi sổ kế
toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết doanh thu. Bằng chứng có được chứng tỏ
nghiệp vụ đã ghi sổ là có căn cứ hay không căn cứ (ghi khống).
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1023
- Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng (ví dụ: đơn đặt hàng,
hợp đồng thương mại hoặc kế hoạch bán hàng đã được phê chuẩn) tương ứng
với nghiệp vụ đã ghi sổ nói trên. Nội dung kiểm tra hồ sơ phê chuẩn bán hàng
là xem xét về tính đúng đắn, hợp lý của nội dung phê chuẩn, và tính đúng
thẩm quyền của người phê chuẩn. Sự đầy đủ, sự hợp lý của việc phê chuẩn
cũng như người phê chuẩn chứng tỏ nghiệp vụ bán hàng phát sinh là đã được
sự cho phép và căn cứ đã dùng ghi sổ kế toán là hợp lý.
+ Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “Sự tính toán, đánh giá” (Tính giá): Xác minh
xem nghiệp vụ bán hàng đã ghi sổ đã được tính toán, đánh giá đúng đắn, hợp
lý hay không?
Các thủ tục chủ yếu và phổ biến thường được sử dụng gồm:
- Tiến hành kiểm tra các thông tin là cơ sở mà đơn vị đã dùng để tính doanh
thu bán hàng, phải thu khách hàng,…xem có hợp lý và đúng đắn hay không.
- Kiểm tra kết quả tính giá của đơn vị: KTV kiểm tra kết quả của phép
tính thành tiền doanh thu bán hàng của đơn vị ngay trên Hóa đơn bán hàng, để
xem xét tính chính xác của tính toán. Nếu xét thấy cần thiết, KTV có thể tính
toán lại dựa trên cơ sở tài liệu của đơn vị được kiểm toán và sự xét đoán của
mình. Kết quả do KTV tự tính toán sẽ được đối chiếu với số liệu trên Hóa đơn
bán hàng của đơn vị được kiểm toán.
+ Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “Sự hạch toán đầy đủ”: Xác minh xem các
nghiệp vụ bán hàng đã ghi sổ kế toán có được hạch toán đầy đủ, không trùng
hay sót?
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được áp dụng là:
- So sánh số lượng các hóa đơn bán hàng với số lượng các bút toán ghi
nhận DTBH trên sổ kế toán để kiểm tra tính đầy đủ trong hạch toán nghiệp vụ
bán hàng.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1024
- Kiểm tra tính liên tục của số thứ tự của các hóa đơn bán hàng đã hạch
toán trên sổ ghi nhận DTBH. Mọi sự cách quãng về số thứ tự của Hóa đơn
bán hàng đã ghi sổ đều phải xác minh rõ lý do và tính hợp lý hay không. Sự
thiếu hụt của bút toán ghi sổ DTBH so với số lượng nghiệp vụ bán hàng đã
thực tế phát sinh, sẽ vi phạm “tính đầy đủ” trong hạch toán
+ Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “Sự phân loại và hạch toán đúng đắn” (chính
xác): Xác minh xem các nghiệp vụ bán hàng có được phân loại và ghi nhận
đúng nguyên tắc kế toán, đúng quan hệ đối ứng tài khoản (vào các sổ kế
toán), chính xác về số liệu tương ứng đã ghi trên chứng từ (đúng đắn)?
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được áp dụng là:
- Kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõ ràng và tính đầy đủ,
chính xác để đảm bảo không lẫn lộn nghiệp vụ bán hàng với các nghiệp vụ
không phải bán hàng (như thanh lý TSCĐ); Đồng thời xem xét việc hạch
toán các nghiệp vụ bán hàng vào các sổ theo dõi DTBH và phải thu khách
hàng tương ứng có đảm bảo đúng đắn; Phát hiện và loại bỏ các nghiệp vụ
không thuộc bán hàng nhưng bị ghi nhầm.
- Tiến hành đối chiếu giữa bút toán đã ghi nhận doanh thu với từng hóa
đơn bán hàng tương ứng về các yếu tố tương ứng (số, ngày và số tiền) là thủ
tục giúp phát hiện sự hạch toán không chính xác.
- Kiểm tra việc hạch toán đồng thời vào các sổ kế toán của tài khoản đối
ứng (Sổ tài khoản Phải thu khách hàng; Sổ thuế GTGT phải nộp) để đảm bảo
các nghiệp vụ đã được ghi nhận đúng quan hệ đối ứng …
+ Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “Sự phân loại và hạch toán đúng kỳ”: Xác minh
xem nghiệp vụ bán hàng phát sinh có đảm bảo được hạch toán kịp thời, đảm bảo
phát sinh thuộc kỳ nào phải được ghi sổ kế toán của kỳ ấy hay không?
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được áp dụng là:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1025
- Tiến hành xem xét tính hợp lý trong việc chia cắt niên độ (cut off) và
hạch toán, tổng hợp DTBH của đơn vị.
- So sánh đối chiếu giữa ngày ghi nhận nghiệp vụ vào sổ kế toán với
ngày phát sinh nghiệp vụ tương ứng (ngày ghi trên hóa đơn bán hàng) để đánh
giá về tính đúng kỳ hạch toán doanh thu bán hàng. Sự hạch toán kịp thời và
đúng kỳ của kế toán còn phụ thuộc vào hình thức sổ kế toán và phương thức
hạch toán (thủ công hay theo phần mềm trên máy vi tính) điều đó ảnh hưởng
đối với KTV trong đánh giá về sự hợp lý trong tính đúng kỳ.
Trong khảo sát về “tính đúng kỳ” cần lưu ý đến những nghiệp vụ bán
hàng được hạch toán vào cuối kỳ kế toán này và đầu kỳ kế toán tiếp theo, dễ
xảy ra sai phạm do vô tình hay cố ý. Việc hạch toán sớm hay hạch toán muộn
nghiệp vụ bán hàng đều dẫn đến tổng hợp và báo cáo DTBH không đúng kỳ
và do đó kéo theo sai phạm đối với lợi nhuận bán hàng.
+ Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “ Sự cộng dồn và báo cáo”: Đối với khoản
mục DTBH, cuối kỳ hạch toán, số liệu về các khoản DTBH đã ghi sổ trong kỳ
phải được tổng hợp một các đầy đủ, chính xác trên từng sổ chi tiết và sổ tổng
hợp. Việc trình bày thông tin về DTBH vào BCTC phải phù hợp với chỉ tiêu
đã được chế độ BCTC quy định và đảm bảo sự nhất quán với số liệu đã được
cộng dồn trên các sổ kế toán có liên quan.
Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được áp:
-Tiến hành kiểm tra việc tính toán tổng hợp lũy kế số phát sinh trên từng
sổ kế toán chi tiết cũng như sổ kế toán tổng hợp về DTBH về các khía cạnh:
Tính đầy đủ của các khoản doanh, các loại doanh thu; Tính chính xác của kết
quả tổng hợp DTBH của kỳ báo cáo.
- Kiểm tra bảng tổng hợp DTBH của đơn vị (nếu có) hoặc tiến hành lập bảng
tổng hợp các loại DTBH từ các sổ kế toán chi tiết; Đồng thời đối chiếu số liệu của
bảng tổng hợp DTBH với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp DTBH. Trường hợp xét
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1026
thấy cần thiết, KTV có thể tự tiến hành tính toán (tổng hợp) lại số liệu DTBH và đối
chiếu với số liệu tương ứng trên sổ kế toán của đơn vị.
- Kiểm tra việc trình bày DTBH trên BCTC xem có phù hợp với chế độ kế
toán quy định; Đồng thời so sánh số liệu DTBH trên BCTC với số liệu trên sổ kế
toán DTBH của đơn vị để đảm bảo sựtrình bày và công bố DTBH đúng đắn.
Công việc kiểm tra chi tiết do KTV đã thực hiện được lưu lại trên các
giấy tờ làm việc làm bằng chứng kiểm toán và là cơ sở để tổng hợp kết quả
kiểm toán ở các bước sau.
1.3.3 Kết thúc kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700, “KTV và Công ty kiểm
toán phải soát xét và đánh giá những kết luận rútra từ các bằng chứng thu
thập được và sử dụng những kết luận nàyđể làm cơsở cho ý kiến của mình
về BCTC của đơn vị được kiểm toán”. BCKT giúp người sử dụng thông tin
đánh giá được độ tin cậy của thông tin trong BCTC.
- Lập dự thảo báo cáo kiểm toán và thư quản lý, hoàn thiện hồ sơ kiểm toán.
- Thống nhất với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán.
Sau cùng KTV đưa ra kết luận kiểm toán đối với khoản mục
DTBH&CCDV.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1027
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN
MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ
THĂNG LONG
- Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K được Sở
Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh
theo số: 0104779158 ngày 29/06/2010.
- Công ty được hợp nhất bởi hai doanh nghiệp là:
+ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long được thành lập năm
2003 theo giấy phép số 0103002379.
+ Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ phần mềm T.D.K được thành
lập năm 2002 theo giấy phép số 4102008644.
Hệ thống chi nhánh và văn phòng đại diện:
Công ty có Trụ sở chính tại tầng KT – toà nhà Cảnh sát 113, Trung Kính,
Cầu Giấy, Hà Nội.
+ 07 Chi nhánh tại:
Miền Bắc, Miền Nam, Hà Nội; Đông Bắc; Đà Nẵng; Đồng Nai và tp.Hồ
Chí Minh.
+ Văn phòng đại diện:
Tại Ba Vì, Hưng Yên, Bắc Giang, Quảng Nam, Quảng Bình, Cao Bằng,
Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Thái Nguyên.
Các dịch vụ chủ yếu:
a. Dịch vụ kiểm toán quyết toán Dự án xây dựng cơ bản:
Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
Kiểm toán Báo cáo quyết toán chi phí đầu tư thực hiện.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1028
b. Dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính.
Kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng;
Kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất;
Kiểm toán báo cáo tài chính thường niên cho tất cả các loại hình doanh
nghiệp;
Kiểm toán xác định vốn góp;
Kiểm toán tuân thủ.
c. Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp _ Tư vấn cổ phần hóa.
Dịch vụ xác định giá trị tài sản doanh nghiệp phục vụ cho việc chuyển
đổi hình thức sở hữu công ty, tham gia thị trường chứng khoán, tham gia góp
vốn liên doanh, hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh...;
Tư vấn lập, lựa chọn phương án cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê
doanh nghiệp.
d. Dịch vụ thẩm định giá tài sản
Thẩm định giá tài sản là bất động sản;
Thẩm định giá trị tài sản là động sản;
e. Dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế, luật
"Khi pháp luật có sự thay đổi, nếu Bạn biết vận dụng sự thay đổi của
pháp luật, Bạn sẽ loại bỏ được rủi ro và nắm cơ hội làm giàu, người không
biết về sự thay đổi của Pháp luật sẽ gánh chịu rủi ro pháp lý hoặc bỏ lỡ cơ hội
làm giàu"
Dịch vụ tư vấn chính sách tài chính, kế toán, thuế, luật của Chúng tôi
hiện có:
+ Giải đáp các vướng mắc của Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động,
chỉ dẫn, tham chiếu rõ tới từng văn bản cụ thể, đưa ra hướng giải quyết thích
hợp với hoàn cảnh thực tế của Doanh nghiệp;
+ Thực hiện dịch vụ Đại lý thuế: Kê khai thuế, tư vấn quyết toán thuế,
hoàn thuế, tối ưu thuế;
+ Cung cấp các văn bản, chính sách pháp luật;
+ Tư vấn thủ tục, quy trình quản lý dự án xây dựng cơ bản;
+ Tư vấn quy trình kế toán, thuế;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1029
+ Tư vấn luật doanh nghiệp, luật lao động, hợp đồng kinh tế, lao động,
tiền lương...;
+ Tư vấn quản lý, tiết kiệm chi phí của Doanh nghiệp;
+ Tư vấn sử dụng phần mềm kế toán Doanh nghiệp;
Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động:
Tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị trong những năm gầnđây:
Công ty là một trong các doanh nghiệp kiểm toán được Uỷ ban chứng
khoán nhà nước chấp nhận kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm
yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán hàng năm; Là một trong số ít công ty
kiểm toán được Quý khách hàng bình chọn danh hiệu "Top 100 doanh nghiệp
thương mại dịch vụ tiêu biêu" trong Giải thưởng “Thương mại dịch vụ Việt
Nam - Top trade services awards” 2008, 2010 và giải thưởng: ‘‘Doanh nghiệp
Hội nhập và Phát triển” năm 2008. Côngty đạt Top 10 các công ty kiểm toán
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1030
có số lượng khách hàng lớn nhất Việt Namnăm 2012 do Hội Kiểm toán viên
hành nghề Việt Nam (VACPA) tổng hợp và lập "Báo cáo tổng kết tình hình
hoạt động năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013 của các công ty
kiểm toán"
Ngày 21/7/2014 tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp với Hội Kiểm toán
viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã tổ chức cuộc họp thường niên Giám
đốc các công ty kiểm toán khu vực phía Bắc. Theo số liệu tổng kết hoạt động
năm 2013 của 134 doanh nghiệp kiểm toán, có 10 doanh nghiệp kiểm toán lớn
nhất theo 4 chỉ tiêu: Công ty kiểm toán có doanh thu lớn nhất, Công ty kiểm
toán có số lượng khách hàng lớn nhất, Công ty kiểm toán cá số lượng nhân
viên lớn nhất và Công ty kiểm toán có số lượng KTV hành nghề lớn nhất.
Theo đó, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long – T.D.K lần
thứ 2 liên tiếp nằm trong Top 10 các công ty kiểm toán có số lượng khách
hàng lớn nhất Việt Nam, Đồng thời Công ty cũng nằm trong Top 10 các công
ty kiểm toán có số lượng nhân viên lớn nhất.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1031
Tổ chức công tác kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá
Thăng Long
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1032
Sơ đồ:Quy trìnhkiểmtoánbáocáotài chính tại công ty TNHH Kiểm toán
và Định giá Thăng Long
+Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng
kiểm toán
+Nhận diện lý do cần kiểm toán của
khách hàng
+Thiết lập đoàn kiểm toán
+Soạn thảohợp đồng cung cấp dịch vụ
kiểm toán
+Tìm hiểu, cập nhật thông tin của
khách hàng
+Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược
+Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
+lập chương trình kiểm toán
+Thực hiện các thủ tục kiểm toán
+Đánh giá tổng thể về các sai sót được
phát hiện và phạm vi kiểm toán
+Xem xét lại những sự kiện phát sinh
sau ngày kết thúc niên độ kế toán
+Thu thập thư giải trình của Ban giám
đốc khách hàng
+Phát hành báo cáo kiểm toán
+Tổng kết rút kinh nghiệm
+Lưu trữ các bằng chứng, tài liệu kiểm
toán vào hồ sơ
Những công việc trước
khi thực hiện hợp đồng
kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Kết thúc kiểm toán
Những công việc sau thực
hiện hợp đồng kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1033
2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH
THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH
GIÁ THĂNG LONG THỰC HIỆN
Để có cái nhìn cụ thể về thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào
kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm
toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long
thực hiện, ta xem xét quy trình kiểm toán BCTC kết thúc ngày 31/12/2015
của Công ty Cổ Phần thực phẩm- XYZ – Khách hàng cũ
2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán
Công việc trước khi lập kế hoạch kiểm toán Doanh thu bán hàng
Sau khi thực công việc đầu tiên theo đúng trình tự thực hiện một cuộc
kiểm toán đối với khách hàng – Cty CP thực phẩm- XYZ như nhận diện lý do
kiểm toán, ký hợp đồng, thành lập đoàn kiểm toán,… các kiểm toán viên có
trách nhiệm thực hiện kiểm toán tiến hành thu thập tài liệu về thông tin của
khách hàng. Công việc thu thập thông tin này thực chất là cập nhật lại các
thông tin đã có được từ năm trước trong hồ sơ kiểm toán chung. Các công
việc như xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán chung, tham
quan khách hàng, tìm hiểu thông tin các bên liên quan, thu thập thông tin liên
quan đến nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp như giấy phép thành lập, điều lệ
công ty, báo cáo tài chính, tài liệu thanh tra, thuế của Cơ quan nhà nước, biên
bản họp đội đồng quản trị, hội đồng cổ đông...được thay thế bằng trao đổi với
khách hàng kiểm toán về những thay đổi liên quan đến những thông tin trên
trong kỳ kiểm toán.
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán
a) Giới thiệu khách hàng kiểm toán
Để tìm hiểu toàn diện về quy trình kiểm toán khoản mục DTBH&CCDV
tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long, em đã lựa chọn Công
ty Cổ Phần thực phẩm- XYZ – Khách hàng truyền thống của công ty để tìm
hiểu và phân tích.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1034
Bảng 2.1 Tìm hiểu thông tin khách hàng
Initials Date
Client: CT CP TP- XYZ Prepared
by
PTY 24/02/2016
Period
ended:
31/ 12/ 2015 Senior PTY 24/02/2016
Subject:Tìm hiểu thông tin khách hàng Manager
Partner
Công ty Cổ Phần Vận thực phẩm XYZ là doanh nghiệp Cổ phần niêm yết
trên Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
của công ty là sản xuất và phân phối nước giải khát .
Công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh số xxx, ngày tháng năm
1995 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố A cấp.
Trụ sở chính: Số … đường … Thành phố A…
Điện thoại: ……………………
Fax: ……………………………
Mã số thuế: ……………………
- Công ty thành viên:
Công ty cổ phần Gấc TT
Là công ty thành viên của công ty CP thực phẩm XYZ. Địa chỉ: xã A, huyện
B, tỉnh C. Đăng ký kinh doanh từ ngày tháng năm 2015. Lĩnh vực hoạt động
chính: Trồng và phát triển cây gấc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế
biến thuộc chuỗi giá trị nông nghiệp cạnh tranh toàn cầu của công ty cổ phần
thực phẩn XYZ
Công ty Cổ phần nông nghiệp LG
Là công ty thành viên của công ty CP thực phẩm XYZ. Địa chỉ: thị trấn M,
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1035
huyện N, tỉnh H. Đăng ký kinh doanh từ năm 2015. Chuyên kinh doanh: Chăn
nuôi bò sữa, gia súc, bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu, động vật sống,
trồng rau, đậu các loại hoa, cây cảnh. Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa,
xử lý hạt giống để nhân giống, trồng rừng và chăm sóc rừng…
Công ty cổ phần Dược liệu QP
Là công ty thành viên của công ty CP thực phẩm XYZ. Địa chỉ: tỉnh N. Đăng
ký kinh doanh từ ngày 16/06/2015. Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Chuyên
trồng trọt, sản xuất các loại cây dược liệu, xử lý hạt giống để nhân giống,
trồng rừng và chăm sóc rừng…
Công ty cổ phần chăn nuôi TT
Là công ty thành viên của công ty CP Nafoods Group. Địa chỉ: tỉnh N. Đăng
ký kinh doanh từ ngày 31/01/2015. Chuyên kinh doanh: Chăn nuôi bò sữa,
gia súc, bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu, động vật sống, trồng rau, đậu
các loại hoa, cây cảnh. Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, xử lý hạt giống
để nhân giống, trồng rừng và chăm sóc rừng…
Công ty cổ phần Giống N
Là công ty thành viên của công ty CP thực phẩm XYZ.Địa chỉ:, tỉnh N. Đăng
ký kinh doanh từ ngày 16/06/2015. Ngành nghề đăng ký kinh doanh: chuyên
sản xuất cây giống, xử lý hạt để nhân giống, trồng rừng và chăm sóc rừng,
bán buôn nông lâm sản (trừ gỗ,tre, nứa), chế biến sữa và các sản phẩm từ
sữa...
Công ty cổ phần Chanh leo N
. Là công ty thành viên của công ty CP thực phẩm XYZ. Địa chỉ: tỉnh N.
Đăng ký kinh doanh từ ngày 06 /05 /2013 chuyên sản xuất giống, trồng cây
chanh leo cung cấp nguyên liệu quả cho nhà máy chế biến thuộc chuỗi giá trị
nông nghiệp canh tranh toàn
Công ty cổ phần đầu tư L
Là công ty thành viên của công ty CP thực phẩm XYZ. Địa chỉ: TP Hà Nội.
Đăng ký kinh doanh từ ngày 12/06/2015, chuyên kinh doanh các mặt hàng
thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình, máy móc, thiết bị, phụ tùng, dụng cụ
đo lường,thiết bị xây dựng…
.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1036
Tìm hiểu về chính sách, hệ thống kế toán của Công ty XYZ
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban
hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, các Chuẩn mực
kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung,
hướng dẫn thực hiện kèm theo.
Hình thức áp dụng: sử dụng hình thức kế toán máy phiên bản Lemon 3
của Công ty CP Định Gia Nét, quản lý tập trung, chứng từ ghi sổ.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12
Kỳ kế toán được quy định là 1 tháng
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam
Công ty hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
b) Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản doanh thu của Công ty Cổ Phần thực phẩm XYZ (CP TP
XYZ) được xác định theo quy định tại Chuẩn mực Kế toán số 14 ""Doanh thu
và thu nhập khác" ban hành theo QĐ số 149/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2001
của Bộ tài Chính về ban hành và công bố Chuẩn mực kế toán (đợt 1) và các
văn bản hướng dẫn thực hành chuẩn mực kế toán. Các BCTC như: BCĐKT,
BCKQKD, BCLCTT và Thuyết minh BCTC đều được lập và trình bày phù
hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam.
Công ty áp dụng hình thức Sổ Nhật kí chung và đã ứng dụng công nghệ
thông tin vào công tác kế toán.
Sau khi đã thu thập thông tin về hệ thống kế toán của khách hàng, Công
ty tiến hành tìm hiểu và đánh giá HTKSNB.
Đối với khoản mục doanh thu, kiểm toán viên sẽtiến hành đánh giá như sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1037
Bảng 2.2: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
Initials Date
Client: CT CP TP XYZ Prepared by PTY 26/02/2016
Period ended:31/ 12/ 2015 Senior PTY 26/02/2016
Subject: Câu hỏi kiểm soát HTKSNB Manager
Partner
Nội dung Có Không N/A Ghi
hú
1. Việc ghi sổ doanh thu có căn cứ vào các hóa đơn bán hàng
(hoặc các chứng từ hợp lệ khác), các hợp đồng mua bán hàng hay
không?

2. Có chữ kí của khách hàng trên các hóa đơn giao hàng không? 
3. Việc sử dụng hóa đơn bán hàng có theo đúng quy định hiệ
hành (có số thứ tự hóa đơn, ngày trên hóa đơn) không?

4. Các chức năng giao hàng và viết hóa đơn ó tách biệt nhau
không?

5. Các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bán
bị rả lại có sự phê chuẩn của người phụ trách hay không

6. Hàng gửi bán có được theo dõi không? 
7. Có sự phân loại khách hàng theo doanh thu không? 
8. Việc phản ánh doanh thu có theo đúng kỳ kế toán không? 
Kết luận: HTKSNB của Công ty là:
 Khá
 Trung bình
 Yếu
Sau khi đã tìm hiểu về hệ thống kế toán, có được những đánh giá ban
đầu về mức trọng yêu và rủi ro, nhận định rằng HTKSNB được thiết lập đối
với khoản mục doanh thu là tương đối tốt. KTV sẽ lập kế hoạch kiểm toán
tổng thể đối với mỗi khoản mục, KTV căn cứ vào đặc điểm của từng khách
hàng để thiết kế nên chương trình kiểm toán cho phù hợp.
c) Thực hiện phân tích sơ bộ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1038
Bảng 2.3: KTV thực hiện phân tích sơ bộ và đánh giá trên giấy tờ làm việc sau:
Initials Date
Client: CT CP TP XYZ Prepared by PTY 24/02/2016
Period ended: 31/ 12/ 2015 Senior PTY 24/02/2016
Subject: Phân tích xu hướng DTBH&CCDV Manager
Partner
Chỉ tiêu/
Interms
Mã số
code
Hoàn tất/Completion Lập kế hoạch/Planning
Thực tế năm
nay/Actual
current Year
2015
Chênh lệch so với
thực tế năm
trước/Dif. To Actual
Prior Year
Dự tính năm
nay/
Estimated
Chênh lệch so với
thực tế năm
trước/Dif. To Actual
Prior Year
Thực tế năm
trước/ Actual
Prior year
2014
Chênh lệch so với
thực tế năm
trước/Dif. To
Actual Prior year
Thực tế năm
trước/ Actual
Prior Year
2013
VND VND % VND VND % VND VND % VND
1DTBH&CCDV 1 844.512.896.908 127.126.190.837 17,72 800.000.000.000 82.613.293.929 11,52 717.386.706.071
-
271.197.073.311 -27,43 988.583.779.382
2. Các khoản
giảm trừ doanh
thu 2 - - #DIV/0! - - #DIV/0! -
-
84.600.000
-
100,00 84.600.000
3. Doanh thu
thuần về bán
hàng và cung cấp
dịch vụ 10 844.512.896.908 127.126.190.837 17,72 800.000.000.000 82.613.293.929 11,52 717.386.706.071
-
271.112.473.311 -27,43 988.499.179.382
4. Giá vốn hàng
bán 11 666.486.388.543 86.109.164.406 14,84 600.000.000.000 19.622.775.863 3,38 580.377.224.137
-
262.086.513.771 -31,11 842.463.737.908
5.Lợi nhuận gộp
về BH&CCDV
20 178.026.508.365 41.017.026.431 29,94 200.000.000.000 62.990.518.066 45,98 137.009.481.934
-
9.025.959.540 -6,18
146.035.441.474
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1039
Khoản mục/ Area Nhận xét/ Comments
Phân tích biến động
Doanh thu bán hàng
Doanh thu năm nay so với năm trước tăng 17,72% tương ứng với mức tăng 127.126.190.837 Đ. Doanh thu có thể bị ghi nhận thấp hơn thực
tế do Công ty đã đủ chỉtiêu kế hoạch cũng như lợi nhuận kế hoạch. Cần kiểm tra hệ thống và kiểm tra cut-off.
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế tăng 20,10% tương ứng với mức tăng 16.666.555.433 Đ so với năm ngoái. Biến động này cùng chiều với biến động của
doanh thu.
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán tăng 14,84% tương ứng với mức tăng 86.109.164.406 Đ so với năm ngoái. Giá vốn tăng do chi phí khấu hao tăng, chi
phí phân bổ tăng và chi phí nhiên liệu đầu vào tăng mạnh trong năm. Cần kiểm tra hệ thống và kiểm tra cut-off.
Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng tăng mạnh tỷ lệ tăng 30,92% tương ứng 1.371.418.073Đ so với năm ngoái. Do chi phí hoa hồng tăng cao. Cần kiểm tra
chi tiết, kiểm tra cut-off, kết hợp với xem xét quy chế chi tiêu của đơn vị và quy định hiện hành.
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so với năm trước tỷ lệ tăng là 29,51% tương ứng 9.814.668.684 Đ so với năm ngoái. Do công ty có
chính sách ưu đãi mới cho nhân viên. Cần kiểm tra chi tiết, kiểm tra cut-off, kết hợp với việc xem xét quy chế chi tiền của đơn vị và quy
định hiện hành của nhà nước.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1040
Bảng 2.4: Phân tích tỷ suất: Trích bảng phân tích tỷ suất liên quan đến doanh thu
Initials Date
Client: CT CP TP XYZ Prepared by PTY 24/02/2016
Period ended: 31/ 12/ 2015 Senior PTY 24/02/2016
Subject: Phân tích tỷ suất liên quan đến doanh thu Manager
Hoàn tất Lập kế hoạch
Các tỷ số Công thức Thực tế năm nay
Dự tính năm
nay 2014
Thực tế năm
trước 2013
Thực tế năm
trước 2012
Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ lệ lãi gộp Gross profit/ Income % 21,08 25 19,1 14,77
Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt dộng kinh
doanh trên doanh thu Operating profit/ Income %
15,74 20,69 14,95 10,08
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên
doanh thu Profit before tax/ Income %
15,72 20,56 15,41 10,26
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn
sử dụng
Profit before tax/ (Total Assets -
Current Liabilities) %
20,06 24,85 17,91 17,35
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn
chủ sở hữu
Profit before tax/ Shareholder's fund
%
25,84 32,01 23,82 6,14
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng
tài sản Profit before tax/ total assets %
14,85 18,39 13,91 12,58
Nhận xét: Các tỷ số thực tế năm nay đều thấp hơn dự tính năm nay
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1041
Initials Date
Client: CT CP VTXD XYZ Prepared by TTNN 19/01/2015
Period ended: 31/ 12/ 2014 Senior TTNN 19/01/2015
Subject: Phân tích tỷ suất liên quan đến doanh thu Manager
Hoàn tất Lập kế hoạch
Các tỷ số Công thức
Thực tế năm
nay
Dự tính
năm nay
2015
Thực tế năm
trước 2014
Thực tế năm
trước 2013
Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ lệ lãi gộp Gross profit/ Income % 21,08 25 19,1 14,77
Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt
dộng kinh doanh trên doanh
thu Operating profit/ Income %
15,74 20,69 14,95 10,08
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên doanh thu Profit before tax/ Income %
15,72 20,56 15,41 10,26
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên vốn sử dụng
Profit before tax/ (Total
Assets - Current Liabilities)
%
20,06 24,85 17,91 17,35
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên vốn chủ sở hữu
Profit before tax/
Shareholder's fund %
25,84 32,01 23,82 26,14
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên tổng tài sản
Profit before tax/ total assets
%
14,85 18,39 13,91 12,58
Nhận xét: Các tỷ số thực tế năm nay đều thấp hơn dự tính năm nay
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1042
d) Xác định mức trọng yếu và rủi ro
Sau khi có những hiểu biết về HTKSNB, hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp cũng như các phân tích sơ bộ, KTV xác định mức trọng yếu và
rủi ro cho tổng thể và từng khoản mục. Mức trọng yếu nên được ước tính tại
giai đoạn lập kế hoạch bằng việc tham khảo thông tin hiện có mới nhất và
được cập nhật ngay khi BCTC năm hiện tại đã hoàn thành. Mức trọng yếu là
một quá trình xét đoán. Mức trọng yếu được tính toán đối với khoản mục
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty XYZ như sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1043
Bảng 2.5: Xác định mức trọng yếu
Initials Date
Client: CTCP TP XYZ Prepared by 24/02/2016
Period ended: 31/ 12/ 2015 Senior 24/02/2016
Subject: Xác định mức trọng yếu Manager
Partner
BCTC năm nay/ Current
year financial statement
Dự kiến năm nay(ghi chú
3)/ Current year
budget(note 3)
BCTC năm trước/ Prior year's financial statements
2015 2015 2014 2013
Tổng tài sản 894.455.062.741 894.455.062.741 795.130.826.342 806.857.846.039
1% [A] 8.944.550.627 8.944.550.627 7.951.308.263 8.068.578.460
2%[B] 17.889.101.254 17.889.101.254 15.902.616.526 16.137.156.920
Tài sản thuần 513.826.296.773 513.826.296.773 464.107.483.842 388.214.775.474
1% [C] 5.138.262.968 5.138.262.968 4.641.074.838 3.882.147.755
2% [d] 10.276.525.935 10.276.525.935 9.282.149.677 7.764.295.509
Doanh thu thuần 844.512.896.908 800.000.000.000 717.386.706.071 988.583.779.382
0,5% [E] 4.222.564.485 4.000.000.000 3.586.933.530 4.942.918.897
1% [F] 8.445.128.969 8.000.000.000 7.173.867.061 9.885.837.794
Lợi nhuận trước thuế 132.794.760.175 164.500.000.000 110.572.686.265 101.470.213.376
5% [G] 6.639.738.009 8.225.000.000 5.528.634.313 5.073.510.669
10% [H] 13.279.476.018 16.450.000.000 11.057.268.627 10.147.021.338
Mức trọng yếu
Giai đoạn lập kế
hoạch [I]
6.639.738.009 8.225.000.000 5.528.634.313 5.073.510.669
Tỷ lệ mức trọng yếu
thực hiện trên mức
trọng yếu tổng thể
(50%-75%) [J]
75% 75% 75% 75%
Mức trọng yếu thực
hiện [K]
4.979.803.507 6.168.750.000 4.146.475.735 3.805.133.002
Ngưỡng sai sot có thể
bỏ qua (4% của K)
199.192.140 246.750.000 165.859.029 152.205.320
Giai đoạn thực hiện
và đưa ra ý kiến
6.639.738.009
Nhận xét:
Lý do chọn tiêuchí này
Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của công ty trong giai
đoạn lập kế hoạch
Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của công ty trong giai
đoạn thực hiện
Tỷ lệ phần trăm trên
tiêu chí được chọn
Lập kế hoạch: 5% Thực hiện: 5%
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1044
Rủi ro tiềm tàng
Công ty CP XYZ là khách hàng đã được công ty TNHH Kiểm toán và
Định giá Thăng Long kiểm toán nhiều năm vì thế KTV sẽ dựa vào những số
liệu năm trước kết hợp với việc phân tích sơ bộ BCTC của khách hàng và môi
trường kinh doanh cũng như nền kinh tế Việt Nam để đưa ra kết luận.
KL Rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục doanh thu tại Công ty CP XYZ
là trung bình.
Rủi ro kiểm soát
Dựa vào hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm để đánh giá ban
đầu về rủi ro kiểm soát. Để đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với
khoản mục DTBH&CCDV, KTV lập bảng câu hỏi đánh giá.
KL KTV đánh giá hệ thốngkiểm soátnộibộ củađơnvị được tổ chức tốt,
đánh giá rủi ro kiểm soátđối với khoản mục DTBH&CCDV ở mức trung bình.
Rủi ro phát hiện
KTV đánh giá rủi ro phát hiện dựa trên kết quả việc đánh giá rủi ro tiềm
tàng, rủi ro kiểm soát và mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn. Đối với khoản
mục doanh thu, KTV mong muốn mức độ rủi ro kiểm toán ở mức thấp. Vì
vậy rủi ro phát hiện có thể chấp nhận ở mức cao.
Đánh giá rủi ro và các phương pháp đối với rủi ro được đánh giá
Mục tiêu của bước này là xem xét hoạt động kinh doanh của khách hàng
đểđưa ra kết luận sơ bộ về mức rủi ro của các vùng kiểm toán, xem xét các yếu
tố làm giảm rủi ro và khoảng cách mẫu có thể áp dụng khi quyết định cỡ mẫu.
Trong từng vùng kiểm toán , KTV đánh giá và ghi nhận rủi ro ( cao-H,
trung bình –M, thấp – L) và xem xét hệ số rủi ro được áp dụng trong trường
hợp sử dụng mẫu thống kê.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1045
Bảng 2.6: Đánh giá rủi ro đối với khoản mục doanh thu và cung cấp dịch vụ
Initials Date
Client: CT CP TP XYZ Prepared
by
24/02/2016
Period
ended:
31/ 12/ 2015 Senior 24/02/2016
Subject: Đánh giá rủi ro Manager
Partner
Chỉ tiêu/ Cơ sở
dẫn liệu
Assertion
Rủi ro
tiềm
tàng
Rủi ro
phân
tích
rủi ro
kểm
soát
Hệ
số
rủi
ro
Mức trọng yếu tổng
thể
Tỷ lệ
Mức trọng yếu thực
hiện
Khoảng cách
mẫu
Phát sinh O M M M 1,8 6.639.738.009 75% 4.979.803.507 2.475.887.549
Chính xác A M M M 1,8 6.639.738.009 75% 4.979.803.507 2.475.887.549
Chia cắt niên độ CO M M M 1,8 6.639.738.009 75% 4.979.803.507 2.475.887.549
Đầy đủ C M M M 1,8 6.639.738.009 75% 4.979.803.507 2.475.887.549
Phân loại CL M M M 1,8 6.639.738.009 75% 4.979.803.507 2.475.887.549
Kết luận: Phương pháp kiểm toán đối với rủi ro được đánh giá DTBH&CCDV ghi nhận thấp hơn thực tế do đã đủ kế hoạch, KTV kiểm tra
chi tiết, cut-off, phân loại…
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1046
e) Lập chương trình kiểm toán
Dựa vào chương trình kiểm toán mẫu, kết hợp với các đánh giá về hệ
thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán, phân tích sơ bộ, đánh giá rủi ro,
kiểm toán viên lập chương trình kiểm toán cho khoản mục doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty XYZ .
2.2.3 Thực hiện kiểm toán
Các thủ tục kiểm toán trong quá trình thực hiện xác định những kiểm
soát chủ yếu, các rủi ro (bao gồm các rủi ro về gian lận) và phương pháp đối
với rủi ro được đánh giá.
a)Lập biểu tổng hợp
Bao gồm các công việc
- Lập Biểu tổng hợp trình bày số liệu từng loại DT bán hàng và CCDV,
CK thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán.
- Đối chiếu số kỳ trước trên Biểu tổng hợp, BCKQKD, sổ cái, sổ chi tiết
với hồ sơ kiểm toán năm trước.
- Đối chiếu số kỳ này trên Biểu tổng hợp với sổ chi tiết.
- So sánh DT bán hàng, hàng bán bị trả lại, tỷ lệ các khoản mục giảm trừ
DT trên tổng DT giữa kỳ này và kỳ trước.
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ
Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ

More Related Content

What's hot

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DỊCH VỤ TRONG KIỂM...
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN:  QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DỊCH VỤ  TRONG KIỂM...KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN:  QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DỊCH VỤ  TRONG KIỂM...
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DỊCH VỤ TRONG KIỂM...OnTimeVitThu
 
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toánKhóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toánDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯ...Nguyễn Công Huy
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toánKiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
Kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước dài hạn tại Công ty Kiểm toán
 
Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASC
Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASCKiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASC
Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASC
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAYĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
 
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty cổ phần...
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASCĐề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
 
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công tyĐề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng LongĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
 
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
 
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DỊCH VỤ TRONG KIỂM...
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN:  QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DỊCH VỤ  TRONG KIỂM...KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN:  QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DỊCH VỤ  TRONG KIỂM...
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DỊCH VỤ TRONG KIỂM...
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán ViệtĐề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
 
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
ĐỀ TÀI: Chu trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
 
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toánKhóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
 
Đề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán Immanuel
Đề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán ImmanuelĐề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán Immanuel
Đề tài: Lập kế hoạch kiểm toán tại công ty Kiểm toán Immanuel
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯ...
 
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACOĐề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
 
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
 
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định GiáĐề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
Đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty Thẩm Định Giá
 
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM...
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNTĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
 
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACAKiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
Kiểm toán tài chính Hàng tồn kho tại Công ty Kiểm toán UHY ACA
 

Similar to Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ

Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetDgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetÁnh Nguyệt
 
Mot so giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_giao_nhan_van_tai_tai_cong_ty_co...
Mot so giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_giao_nhan_van_tai_tai_cong_ty_co...Mot so giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_giao_nhan_van_tai_tai_cong_ty_co...
Mot so giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_giao_nhan_van_tai_tai_cong_ty_co...lovesick0908
 
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở xí nghi...
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở xí nghi...Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở xí nghi...
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở xí nghi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ (20)

Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giá
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giáĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giá
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Kiểm Toán Định giá
 
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân MaiĐề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Đề tài: Các khoản trích theo lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
 
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân MaiLuận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
Luận văn: Kế toán tiền lương tại Công ty Xây dựng Xuân Mai
 
Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng Anh
Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng AnhKế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng Anh
Kế toán chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty Vận tải Tùng Anh
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty hóa chất Phúc Lâm
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty hóa chất Phúc LâmĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty hóa chất Phúc Lâm
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty hóa chất Phúc Lâm
 
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetDgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
 
Đề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại công ty thương mại Nam Sơn
Đề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại công ty thương mại Nam SơnĐề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại công ty thương mại Nam Sơn
Đề tài: Kế toán và kết quả kinh doanh tại công ty thương mại Nam Sơn
 
Quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh Hóa
Quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh HóaQuản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh Hóa
Quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh cá thể tại Thanh Hóa
 
Đề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
Đề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia LâmĐề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
Đề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
 
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
 
Kiểm toán Chi phí sản xuất do Công ty Kiểm toán Đông Á thực hiện
Kiểm toán Chi phí sản xuất do Công ty Kiểm toán Đông Á thực hiệnKiểm toán Chi phí sản xuất do Công ty Kiểm toán Đông Á thực hiện
Kiểm toán Chi phí sản xuất do Công ty Kiểm toán Đông Á thực hiện
 
Mot so giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_giao_nhan_van_tai_tai_cong_ty_co...
Mot so giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_giao_nhan_van_tai_tai_cong_ty_co...Mot so giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_giao_nhan_van_tai_tai_cong_ty_co...
Mot so giai_phap_nang_cao_chat_luong_dich_vu_giao_nhan_van_tai_tai_cong_ty_co...
 
Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuế
Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuếKiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuế
Kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại công ty tư vấn thuế
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cao su kỹ thuật, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cao su kỹ thuật, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cao su kỹ thuật, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cao su kỹ thuật, HAY
 
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An PhúKế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
 
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở xí nghi...
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở xí nghi...Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở xí nghi...
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu ở xí nghi...
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon Vina
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon VinaĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon Vina
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon Vina
 
Kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAY
Kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAYKế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAY
Kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAY
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định  kết quả kinh doanh
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Kiểm toán doanh thu bán hàng tại Công ty Định giá Thăng Long, 9đ

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.10i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả Phạm Thị Yến
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.10ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN....................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................ vi MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.......................................... 4 1.1 KHÁI QUÁT VỀ DOANHTHU BÁN HÀNG VÀCUNG CẤP DỊCH VỤ.. 4 1.1.1 Khái niệm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ............................. 4 1.1.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ................ 5 1.1.3 Đặc điểm của doanh thu bán và cung cấp dịch vụ ................................ 6 1.1.4 Hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ............................. 7 1.2 KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ................. 8 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ .................................................................................................................. 8 1.2.2Căncứ kiểm toán khoản mục doanh thubán hàng vàcung cấp dịch vụ ........ 9 1.2.3 Những sai sót thường gặp trong kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ............................................................................................... 10 1.2.4 Kiểm soát nội bộ đối với doanh thu bán hang và cung cấp dịch vụ...... 12 1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ................................................................................................................ 13 1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán.................................................................... 13 1.3.2 Thực hiện kiểm toán......................................................................... 20 1.3.3 Kết thúc kiểm toán ........................................................................... 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.10iii TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG...................................................................... 27 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG........................................................................................ 27 2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG THỰC HIỆN................................................................... 33 2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán .......................................................................... 33 2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán.................................................................... 33 2.2.3 Thực hiện kiểm toán......................................................................... 46 2.2.4 Kết luận về khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ....... 62 CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DICH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG ...................................................................................................... 64 3.1 NHẬN XÉT QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG THỰC HIỆN ............................... 64 3.1.1 Ưu điểm trong kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long................... 65 3.1.2 Hạn chế trong kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long........................ 69 3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.................................................... 71 3.1.4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực trạng ........................ 72 3.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG THỰC HIỆN..................... 72
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.10iv 3.2.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long trong thời gian tới.................................................................. 72 3.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính ............................... 73 3.3 NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DTBH&CCDV TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH IỂM TOÁN VÀ ĐỊNHGIÁTHĂNG LONG..................................... 75 3.3.1 Nguyên tắc hoàn thiện...................................................................... 75 3.3.2 Yêu cầu hoàn thiện........................................................................... 75 3.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG........................................................................................ 76 3.5 ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾM NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG .................................................... 78 3.5.1 Về phía Nhà nước ............................................................................ 79 3.5.2 Về phía cơ quan chức năng............................................................... 79 3.5.3 Về phía Công ty Kiểm toán và Định giá Thăng Long......................... 80 Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long................................... 80 3.5.4 Về phía đơn vị được kiểm toán ......................................................... 82 KẾT LUẬN.............................................................................................. 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 84
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.10v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban giám đốc CT Công ty DN Doanh nghiệp DTBH Doanh thu bán hang DTBH&CCDV Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ GTGT Giá trị gia tăng HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản CTCP TP XYZ Công ty cổ phần thực phẩm XYZ
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.10vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tìm hiểu thông tin khách hàng................................................... 34 Bảng 2.2: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ............................................ 37 Bảng 2.3: KTV thực hiện phân tích sơ bộ và đánh giá trên giấy tờ làm việc sau:.......................................................................................................... 38 Bảng 2.4: Phân tích tỷ suất: Trích bảng phân tích tỷ suất liên quan đến doanh thu ........................................................................................................... 40 Bảng 2.5: Xác định mức trọng yếu ............................................................ 43 Bảng 2.6: Đánh giá rủi ro đối với khoản mục doanh thu và cung cấp dịch vụ ................................................................................................................ 45 Bảng 2.7: Biểu tổng hợp số liệu đối chiếu KQKD tại CT XYZ ................... 47 Bảng 2.8: Tìm hiểu các chính sách kế toán khoản mục doanh thu tại Công ty CP XYZ................................................................................................... 49 Bảng 2.9: Trích bảng câu hỏi khảo sát kiểm soát nội bộ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ .................................................................................. 50 Bảng 2.10: Kiểm tra thử nghiệm chứng từ bán hàng................................... 51 Bảng 2.11: Phân tích biến động doanh thu năm nay so với năm trước ......... 53 Bảng 2.12: Phân tích doanh thu thực hiện và biến động qua các tháng......... 54 Bảng 2.13: Phân tích tỷ lệ lãi gộp .............................................................. 56 Bảng 2.14: Kỹ thuật chọn mẫu kiểm tra..................................................... 58 Bảng 2.15: Mẫu kiểm tra tính liên tục của Hóa đơn.................................... 60 Bảng 2.16: kiểm tra phát sinh so với tờ khai thuế ....................................... 61 Bảng 2.17: Kết luận sau kiểm toán về khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty XYZ..................................................................... 63
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.101 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, nhu cầu minh bạch hóa thông tin tài chính ngày càng lớn, đặt ra cả cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành kiểm toán. Hoạt động kiểm toán là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, tuy gặp rất nhiều khó khăn và thách thức từ những chuyển đổi của nền cơ chế thị trường nhưng kiểm toán Việt Nam đã phát triển hết sức nhanh chóng. Trong kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) thì kiểm toán khoản mục doanh thu là khoản mục luôn được nhà đầu tư, các khách hàng, nhà cung cấp hay ban quản lý doanh nghiệp…quan tâm hàng đầu trên BCTC. Các kết luận về tính trung thực và hợp lí của khoản mục doanh thu sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN), đặc biệt là với doanh nghiệp sản xuất. Các hoạt động kiểm toán khác như kiểm toán hoạt động bán hàng – thu tiền, kiểm toán chi phí và giá vốn bán hàng... đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là khẳng định doanh thu đạt được trong kì có chính xác và hợp lí hay không, đây là cơ sở để ra các quyết định quản lí của chủ DN và những người quan tâm khác. Trong khoản mục doanh thu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTBH&CCDV) đóng vai trò quyết định, vì đây là doanh thu từ hoạt động chính của DN, là cơ sở để đánh giá năng lực hoạt động, SXKD cũng như tiềm năng phát triển của Công ty trong tương lai. Là một chỉ tiêu quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng quan trọng tới các chỉ tiêu khác cũng như việc ra quyết định của nhiều đối tượng quan tâm, nhưng kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ rất phức tạp chứa đựng nhiều rủi ro, sai sót. Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long là một trong những công ty kiểm toán được thành lập sớm ở nước ta, kiểm toán báo cáo tài chính trong đó kiểm toán khoản mục DTBH&CCDV luôn được công ty chú trọng
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.102 tuy nhiên vẫn còn tồn tại hạn chế đó chính là lý do em tìm hiểu và chọn đề tài “Hoàn thiện quytrình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Định giá Thăng Long” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm tiếp cận lý luận về quy trình kiểm toán BCTC nói chung cũng như quy trình kiểm toán khoản mục DTBH&CCDV nói riêng; mô tả thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long thực hiện; từ đó đưa ra những nhận xét, kiến nghị về việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài là: Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC. Phạm vi nghiên cứu đề tài là: Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long. 4. Phương pháp nghiên cứu Bằng phương pháp chung là hai phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng các phương pháp cụ thể: tổng hợp, phân tích, đối chiếu so sánh…kết hợp với khảo sát thực tiễn các kỹ thuật kế toán, kiểm toán và những kiến thức em đã học, tích lũy được đã giúp em hoàn thành khóa luận này. 5. Kết cấu đề tài Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.103 Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Định giá Thăng Long. Chương 3: Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Định giá Thăng Long. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Ths.NCS Nguyễn Thị Thanh Phương đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn Ban giám đốc, các anh chị kiểm toán trong Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua. Do thời gian và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên dù cố gắng, nhưng Luận văn tốt nghiệp của em vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô trong Bộ môn cùng các anh chị trong chi nhánh Công ty TNHH Kiểm Toán và Định giá Thăng Long để Luận văn tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Phạm Thị Yến
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.104 CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 KHÁI QUÁT VỀ DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ 1.1.1 Khái niệm doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác ban hành theo quyếtđịnh số 149/2001/QĐ/BTCngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính:“Doanhthu là tổnglợiíchkinhtế doanh nghiệp thu được trong kỳkế toán, phátsinhtừcáchoạtđộng sản xuấtkinhdoanhthông thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu”. Như vậy, doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, và không làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thì không được coi là doanh thu. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không phải là doanh thu. Doanh thu được xác định như sau: - Thứ nhất, doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. - Thứ hai, doanh thu từ các giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. - Thứ ba, đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách qui đổi giá trị danh nghĩa của các khoản thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.105 nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai. - Thứ tư, khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Trongđó, DTBH&CCDV:là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịchvụ cho kháchhàng bao gồmcả các khoảnthu phụvà phí thu thêm bên ngoài giá bán (nếu có). DTBH&CCDV được chia thành: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài; và doanh thu nội bộ. 1.1.2 Điềukiện ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn năm điều kiện sau: + DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; + DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; + DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.106 + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. - Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau: + Doanh thu được xác định một cách chắc chắn; + Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; + Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán; + Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. 1.1.3 Đặc điểm của doanh thu bán và cung cấp dịch vụ Tại doanh nghiệp khoản mục doanh thu luôn được kiểm toán viên (KTV) quan tâm hàng đầu. Bởi vì: Doanh thu là một phần quan trọng của Báo cáo kết quả kinh doanh, là cơ sở để xác định lợi nhuận, thuế thu nhập phải nộp Nhà nước, và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp. Nên chỉ tiêu này rất nhạy cảm, dễ xảy ra gian lận. Ngoài ra, doanh thu là chỉ tiêu có quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu khác trên Bảng cân đối kế toán là chỉ tiêu Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Các khoản phải thu… do mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều phương thức tiêu thụ khác nhau: Phương thức tiêu thụ trực tiếp, phương thức chuyển hàng theo hợp đồng, phương thức tiêu thụ qua đại lí, phương thức bán hàng trả góp… Như vậy, thông qua việc kiểm toán doanh thu có thể phát hiện ra các gian lận, sai sót trong việc hạch toán các chỉ tiêu có liên quan và ngược lại. Mặt khác, nếu như có bất kỳ gian lận, hay sai sót nào xảy ra đối với chỉ tiêu doanh thu sẽ ảnh
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.107 hưởng dây chuyền đến các chỉ tiêu khác và có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định của những người sử dụng thông tin trên BCTC. 1.1.4 Hạchtoán doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ - Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT; - Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán; - Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán ( bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu ); - Những doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hóa thì chỉ phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị của vật tư, hàng hóa nhận gia công; - Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, kí gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng; - Trườnghợp bán hàng hóa theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán trả tiền ngay và ghi nhận vào doanhthu hoạtđộngtài chínhphần lãi tínhtrên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận; - Những sản phầm, hàng hóa được xác nhận là tiêu thụ nhưng vì lý do về chất lượng, về quy cách kĩ thuật… người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại người bán hoặc yêu cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp thuận; hoặc người mua mua hàng với khối lượng lớn và được chiết khấu thương mại thì
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.108 các khoản giảm trừ doanh thu này được theo giõi trên tài khoản 521- Giảm trừ doanh thu. 1.2 KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoảnmục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Mục tiêu kiểm toán chung Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và Công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được chấp nhận trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?” Ngoài ra, mục tiêu của kiểm toán BCTC còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy được những thiếu sót của mình, để từ đó có biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng thông tin tài chính của doanh nghiệp. Mục tiêu kiểm toán cụ thể Căn cứ vào mục tiêu chung, đối với mỗi phần hành hoặc khoản mục kế toán sẽ có mục tiêu kiểm toán cụ thể. Đối với khoản mục DTBH&CCDV, mục tiêu kiểm toán cụ thể như sau: - KTV thu thập bằng chứng chứng minh hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) của doanh nghiệp là hiệu lực, hiệu quả đảm bảo việc hạch toán DTBH&CCDV là trung thực, hợp lý, tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước, chuẩn mực và chính sách kế toán. - Xác minh các nghiệp vụ liên quan đến DTBH&CCDV có được ghi nhận đảm bảo Tính có thật; Sự tính toán, đánh giá; Sự hạch toán đầy đủ; Sự phân loại hạch toán đúng đắn; Sự phân loại hạch toán đúng kỳ; Sự cộng dồn và báo cáo theo đúng nguyên tắc, phương pháp kế toán không.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.109 + Tính có thật: Nghiệp vụ kinh tế liên quan đến DTBH&CCDV phải thực sự phát sinh. + Sự tính toán, đánh giá: Các khoản ghi nhận DTBH&CCDV phải được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở nguyên tắc kế toán, các chuẩn mực kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận phổ biến. Các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế khi ghi nhận phải được ghi nhận đúng giá trị của nó. Các số liệu và phép toán khi thực hiện phải đảm bảo tính toán chính xác về mặt số học và không sai sót. + Sự phân loại hạch toán đúng đắn: Khoản mục DTBH&CCDV phải được phân loại một cách đúng đắn theo yêu cầu của các chuẩn mực và chế độ kế toán. Khoản mục này cũng phải được ghi nhận và phản ánh đúng các trình tự, sơ đồ tài khoản và phương pháp kế toán hiện hành hoặc được thừa nhận. + Sự phân loại và hạch toán đúng kỳ: Khi một nghiệp vụ và sự kiện liên quan đến DTBH&CCDV phát sinh phải được ghi nhận theo nguyên tắc dồn tích, tức là ghi nhận vào kỳ kế toán mà chúng phát sinh mà không căn cứ vào sự phát sinh của dòng tiền. + Sự cộng dồn và báo cáo theo đúng nguyên tắc, phương pháp kế toán không: Số liệu cộng dồn trên các tài khoản và sổ kế toán phải được tính toán một cách chính xác, việc luân chuyển số liệu giữa các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp đảm bảo không có sai sót. Số liệu trên các sổ kế toán của các tài khoản có liên quan phải đảm bảo phù hợp với nhau. Các chỉ tiêu, bộ phận và khoản mục trên BCTC phải được xác định, trình bày và công bố theo đúng yêu cầu của các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. 1.2.2 Căn cứkiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Căn cứ chủ yếu :
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1010 - Các chính sách, các quy chế hay quy định về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động DTBH&CCDV của đơn vị đã xây dựng, ban hành, và áp dụng đối với từng khách hàng cụ thể yêu cầu đơn vị cung cấp. - Các báo cáo tài chính có liên quan như BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT, thuyết minh báo cáo tài chính… - Các sổ sách hạch toán liên quan đến DTBH&CCDV như: + Sổ chi tiết DTBH&CCDV và doanh thu bán hàng nội bộ + Sổ chi tiết các khoản phải thu khách hàng - Các chứng từ liên quan đến việc ghi nhận DTBH&CCDV: + Hợp đồng đã kí về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Đơn đặt hàng + Hóa đơn GTGT + Hóa đơn bán hàng thông thường + Bảng thanh toán hàng đại lí, kí gửi + Thẻ quầy hàng + Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán, ủy nhiệm thu, giấy báo có của ngân hàng, bản sao kê của ngân hàng). + Bản quyết toán, thanh lí hợp đồng… - Các giải trình của ban giám đốc có liên quan. - Các bằng chứng khác do KTV tự thu thập: Biên bản phỏng vấn, thư xác nhận… 1.2.3 Những sai sótthường gặp trong kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - DTBH&CCDV phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán lớn hơn trên thực tế. Các nguyên nhân có thể chỉ ra ở đây là: + Doanh nghiệp đã hạch toán vào DTBH&CCDV những nghiệp vụ bán hàng mà chưa đủ điều kiện ghi nhận Doanh thu;
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1011 + DTBH&CCDV trên sổ sách, báo cáo kế toán cao hơn so với Doanh thu trên các chứng từ kế toán (sai sót về mặt số học); + Kế toán đã hạch toán DTBH&CCDV của năm sau vào năm kế toán hiện hành; - DTBH&CCDV phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán thấp hơn so với thực tế phát sinh: + Hàng hoá đã bán cho khách hàng, khách hàng đã chấp nhận thanh toán bằng tiền nhưng kế toán lại hạch toán khoản DTBH&CCDV đó vào năm sau; + Doanh thu bán hàng trả chậm nhưng chỉ hạch toán doanh thu khi thu được tiền bán hàng; + Kế toán đã hạch toán sai về mặt số học, số sổ sách thấp hơn số thực tế phát sinh; + Các khoản DTBH&CCDV đã thực hiện nhưng do chưa viết hoá đơn nên doanh nghiệp không tạm ghi nhận Doanh thu; + Quy đổi tỷ giá ngoại tệ (doanh thu xuất khẩu) thấp hơn so với thực tế. + Một số doanh nghiệp bán hàng, không hạch toán doanh thu mà bù thẳng vào hàng tồn kho hoặc nợ phải trả. - Các trường hợp khác + Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ nội bộ vào TK 511 và Tk 131. + Dùng kỹ thuật ghi chép phản ánh sai các nghiệp vụ phát sinh trên các chứng từ để trốn thuế và tham nhũng (ghi số tiền khác nhau trên các liên của hóa đơn, các hợp đồng… - DTBH&CCDV là khoản mục trọng yếu trên Báo cáo tài chính, khoản mục này là đối tượng của nhiều rủi ro dẫn đến sai lệch trọng yếu: + DTBH&CCDV sai lệch dẫn đến lợi nhuận không trung thực, hợp lý; + Trong nhiều đơn vị, DTBH&CCDV là cơ sở để đánh giá kết quả và thành tích nên Doanh thu có khả năng bị thổi phồng cao hơn so với thực tế;
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1012 + DTBH&CCDV có quan hệ chặt chẽ với doanh thu, với thuế đầu ra nên DTBH&CCDV có khả năng bị khai thấp đi để tránh thuế. 1.2.4 Kiểm soát nội bộ đối với doanh thu bán hang và cung cấp dịch vụ KSNB nói riêng đối với DTBH&CCDV (chu kỳ bán hàng và thu tiền). Những quy định này có thể chia làm 2 loại: + Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người hay bộ phận có liên quan đến xử lý công việc (như: quy định về chức năng, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của người được giao nhiệm vụ xét duyệt đơn đặt hàng, người xét duyệt và phê chuẩn bán chịu, người phê chuẩn xuất giao hàng,…) Những quy định này vừa thể hiện trách nhiệm công việc chuyên môn nhưng đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm về góc độ kiểm soát: Kiểm soát khi chấp nhận đơn đặt hàng; kiểm soát cho phép xuất kho hàng đem bán … + Quy định về trình tự, thủ tục kiểm soát nội bộ thông qua trình tự thủ tục thực hiện xử lý công việc như: Trình tự, thủ tục xét duyệt đơn đặt hàng; trình tự, thủ tục phê duyệt xuất giao hàng … Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý và kiểm soát nói trên gắn với từng khâu công việc của chu kỳ: Tổ chức phân công, bố trí nhân sự; phổ biến quán triệt về chức năng, nhiệm vụ; kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định… Trong tổ chức hoạt động KSNB đối với chu kỳ bán hàng và thu tiền thì hệ thống KSNB của đơn vị (thiết kế và vận hành) phải được tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau: + Thực hiện nguyên tắc phân công, phân nhiệm trong hoạt động bán hàng và thu tiền: Phải quy định phân chia trách nhiệm rõ ràng của từng bộ phận để thực hiện từng bộ phận để thực hiện từng khâu công việc trong chu kỳ này, ví
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1013 dụ:phân côngriêng biệt côngviệc bánhàng với việc thu tiền; đảm bảo côngviệc được trôi chảy và cũng tăng các đầu mối chịu trách nhiệm kiểm soát. + Thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm đối với hệ thống: Nguyên tắc này đòi hỏi phải tách biệt giữa các khâu công việc có liên quan có khả năng chi phối làm sai lệch thông tin tài chính như: Giữa khâu phê duyệt với khâu thực hiện bán hàng; giữa khâu giữ hàng với bán hàng; giữa khâu kế toán thu tiền với khâu giữ quỹ,… + Thực hiện nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: Đơn vị phải có các quy định rõ ràng về thẩm quyền của từng cấp đối với việc phê chuẩn, quản lý đối với hoạt động bán hàng và thu tiền. Các bước công việc trong hoạt động bán hàng và thu tiền được tổ chức hợp lý và được kiểm soát chặt chẽ sẽ góp phần quan trọng cho thành công trong kinh doanh của đơn vị nói chung và góp phần đảm bảo thông tin tài chính có liên quan được tin cậy hơn. 1.3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán có quy định: “Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của một cuộc kiểm toán: phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn”. Chuẩn bị kiểm toán Bắt đầu quá trình này, KTV liên lạc với Công ty khách hàng tiềm năng. Khi khách hàng đã có yêu cầu kiểm toán, KTV phải đánh giá khả năng có nên chấp nhận yêu cầu đó không. Từ đó, Công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để triển khai kế hoạch và các chương trình kiểm toán đãxây dựng.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1014 a) Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Thực chất của công việc này là việc xem xét đánh giá có chấp nhận một khách hàng mới hoặc tiếp tục kiểm toán một khách hàng cũ hay không dựa trên cơ sở xem xét ảnh hưởng của công việc kiểm toán đến uy tín hình ảnh của Công ty kiểm toán hay không. KTV và Công ty kiểm toán cần đánh giá, cân nhắc các nội dung sau: - Xem xét tính chính trực của Ban giám đốc, trên cơ sở bước công việc này KTV cũng sẽ hiểu được mức độ hợp tác của Ban giám đốc cũng như rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu đối với BCTC. - Xem xét hệ thống kiểm soát của khách hàng. Một khách hàng có hệ thống kiểm soát tốt sẽ giúp KTV rút ngắn thời gian, chi phí kiểm toán cũng như nâng cao hiệu quả kiểm toán. - Công ty cần cân nhắc nguồn lực cần thiết để thực hiện và giám sát công việc. Công ty cũng cần cân nhắc sự sẵn có về đội ngũ nhân viên có những hiểu biết chuyên biệt về lĩnh vực mà khách hàng hoạt động. b) Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng Thực chất bước công việc này là KTV xác định đối tượng sử dụng BCTC và mục đích sử dụng của họ bằng cách phỏng vấn Ban giám đốc hoặc dựa vào kinh nghiệm của các cuộc kiểm toán trước. Kết quả của bước công việc này ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập và quy mô, và độ phức tạp của cuộc kiểm toán. Cụ thể, nếu BCTC được sử dụng rộng rãi thì mức độ trung thực và hợp lý của thông tin trong BCTC được đòi hỏi cao, số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập nhiều. c) Lựa chọn đội ngũ nhân viên Kiểm toán thực hiện Căn cứ vào yêu cầu của cuộc kiểm toán, đội ngũ nhân viên được chọn để thực hiện kiểm toán phải đáp ứng những yêu cầu sau:
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1015 - Phải có KTV có khả năng giám sát các nhân viên khác chưa có nhiều kinh nghiệm; - Phân công KTV chú ý chọn KTV có nhiều kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp; - Có sự am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng; - Đảm bảo nguyên tắc độc lập; - Tránh thay đổi KTV trong cuộc kiểm toán cho cùng một khách hàng trong nhiều năm. d) Ký kết hợp đồng kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210: “Hợp đồng kiểm toán là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên tham gia ký kết (Công ty kiểm toán, khách hàng) về các điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán, trong đó xác định:mụctiêu, phạm vi của cuộc kiểm toán;quyền và trách nhiệm của Ban giám đốc Công ty kiểm toán và KTV; hình thức báo cáo kiểm toán; thời gian thực hiện và các điều khoản về phí kiểm toán, phương thức thanh toán, về xử lý tranh chấp hợp đồng. Hợp đồng kiểm toán phải được lập và ký trước khi tiến hành việc kiểm toán nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng và Công ty kiểm toán’’. Hợp đồng kiểm toán là căn cứ pháp lí để KTV thực hiện các bước tiếp theo của cuộc kiểm toán và có ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lí của KTV đối với khách hàng. Sau khi hợp đồng kiểm toán được kí kết, công ty kiểm toán trở thành chủ thể chính thức của công ty khách hàng. e) Thu thập thông tin cơ sở - Tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh và thực tế hoạt động của khách hàng Bao gồm ngành nghề kinh doanh, nguồn doanh thu, sản phẩm dịch vụ cung cấp, các hoạt động cho thuê ngoài, các khách hàng chủ yếu, cơ cấu tổ
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1016 chức, dây chuyền sản xuất, cơ cấu vốn, hệ thống KSNB của đơn vị… KTV có được những hiểu biết này bằng nhiều cách: phỏng vấn Ban giám đốc, bộ phận kế toán; qua thông tin đại chúng; tham quan nhà xưởng; nhận diện các bên hữu quan; dự kiến nhu cầu chuyên gia; xem xét lại kết quả và hồ sơ kiểm toán năm trước… - Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Công việc thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng được KTV thực hiện thông qua phỏng vấn Ban giám đốc, nhằm xem xét quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng. Thông tin này có thể thu thập qua các tài liệu sau: + Giấy phép thành lập và điều lệ Công ty; + Các BCTC, Báo cáo kiểm toán, Biên bản thanh tra, kiểm tra của năm hiện hành và của năm trước; + Biên bản họp hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc; + Các hợp đồng và cam kết quan trọng. f) Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520: “Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, các thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, sự biến động có liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với các giá trị đã dự kiến” Thủ tục phân tích trong giai đoạn kế hoạch, nhằm mục tiêu: + Tìm hiểu những biến động quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng; + Xác định nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng; + Sự hiện diện về các sai số có thể có trong BCTC. * Bao gồm: phân tích ngang (phân tích xu hướng) và phân tích dọc (phân tích tỷ suất)
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1017 + Phân tích ngang: là việc đối chiếu, so sánh trị số của một chỉ tiêu trong BCTC, gồm: So sánh DTBH&CCDV giữa kế hoạch và thự hiện. Tìm hiểu và thu thập giải thích cho các biến động bất thường. So sánh doanh thu bán hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại, tỷ lệ các khoản mục giảm trừ doanh thu trên tổng doanh thu giữa kỳ này và kỳ trước. Tìm hiểu và giải thích cho các biến động bất thường. So sánh DTBH&CCDV giữa các tháng (quý) trong kỳ. Xem xét xem sự biến động của DTBH&CCDV với tình hình kinh doanh của đơn vị hay không (về tình hình thị trường nói chung, các chính sách bán hàng, tình hình kinh doanh của đơn vị nói riêng). So sánh doanh thu các tháng cuối kỳ với các tháng đầu kỳ. Ước tính doanh thu căn cứ vào các mức giá bình quân nhân với số lượng hàng bán. So sánh ước tính và số liệu trên sổ sách. + Phân tích dọc: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh trị số của các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau. Cụ thể: so sánh tỷ trọng doanh thu bán hàng trong tổng số doanh thu; so sánh tỷ trọng lợi nhuận thuần với doanh thu; so sánh tỷ lệ lãi gộp qua từng quý, từng tháng, qua các kỳ; So sánh tỷ lệ lãi gộp theo từng tháng, từng quý; So sánh số doanh thu chưa thực hiện kỳ này và kỳ trước. Tiến hành xem xét, tìm nguyên nhân giải thích những biến động bất thường. Chú ý đến các yếu tố tác động đến sự thay đổi về giá cả, số lượng hàng bán và giá vốn hàng bán. g) Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro Trong kiểm toán, trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ mật thiết với nhau: nếu mức độ trọng yếu càng cao và rủi ro càng thấp và ngược lại. - Đánh giá tính trọng yếu
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1018 + Ước lượng ban đầu về trọng yếu: là lượng tối đa mà KTV tin rằng ở mức độ đó BCTC có thể vẫn có các sai lệch nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định của người sử dụng thông tin. Và có thể nói, sai sót đó có thể chấp nhận được đối với toàn bộ BCTC. Nếu như KTV ước lượng mức trọng yếu càng thấp tức là độ chính xác của thông tin trong BCTC càng cao thì số lượng bằng chứng thu thập càng nhiều và ngược lại. Đây là công việc mang tính xét đoán nghề nghiệp, đòi hỏi KTV phải có trình độ chuyên môn nhất định và kinh nghiệm thực tế. Việc ước lượng mức trọng yếu giúp KTV lập kế hoạch và số lượng các bằng chứng cần thu thập. Khi xây dựng ước lượng về tính trọng yếu, KTV căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng, là: (1) Yếu tố định lượng: sai phạm có quy mô càng lớn càng nghiêm trọng. (2) Yếu tố định tính: Sai phạm cố ý nghiêm trọng hơn sai phạm vô ý. Sai phạm lặp đi lặp lại nhiều lần nghiêm trọng hơn sai phạm lần đầu, sai phạm mang tính chất dây chuyền. + Thực hiện phân bổ ước lượng ban đầu cho các khoản mục:Đây cũng là saisố chấp nhận được đối với từng khoản mục. Mục đích của việc phân bổ này là giúp KTV xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp cần thu thập đối với từng khoản mục với chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo tổng hợp sai phạm trong BCTC không vượt quá ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. - Đánh giá rủi ro Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400: “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV và Công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện”. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xác định rủi ro kiểm toán kế hoạch.
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1019 h) Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát - Đây là bước quan trọng và cần thiết hỗ trợ KTV lập kế hoạch kiểm toán đối với khoản mục doanh thu. KTV cần thực hiện các bước công việc sau: + Tìm hiểu qui trình kiểm soát đối với doanh thu: Đối với kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, thực hiện thủ tục này nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế và sự vận hành các quy chế KSNB. Cụ thể, KTV tiến hành tìm hiểu đánh giá các chính sách kiểm soát, các quy định về KSNB về các khía cạnh: sự đầy đủ của các quy định kiểm soát đối với chu kỳ bán hàng và thu tiền; tính chặt chẽ và phù hợp của các quy chế KSNB đối với đặc điểm hoạt động bán hàng của đơn vị. Các thủ tục khảo sát mà KTV có thể sử dụng để khảo sát về sự vận hành của các quy chế KSNB đối với chu kỳ bán hàng và thu tiền: tiếp xúc nhân viên đơn vị; phỏng vấn; quan sát; kiểm tra hồ sơ tài liệu và thực tế thực hiện; kiểm tra các dấu hiệu của hoạt động KSNB lưu trên hồ sơ, tài liệu nhằm thu thập bằng chứng thuyết phục về sự hiện hữu và tính thường xuyên, liên tục của hoạt động kiểm soát. KTV còn phải khảo sát về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB, đó là các nguyên tắc “phê chuẩn và ủy quyền”; “bất kiêm nhiệm” và “phân công, phân nhiệm”. + Đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống KSNB: Xem xét sự vắng mặt của những thủ tục cần thiết đốivới nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu. + Đánh giá rủi ro kiểm soát: Dựa vào những hiểu biết có được sau khi nghiên cứu kiểm soát đối với doanh thu của khách hàng, xem xét các chế độ và thủ tục kiểm soát đặc thù cho nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu, kết hợp với các mục tiêu cụ thể để đưa ra mức rủi ro kiểm soát tương ứng cho khoản mục doanh thu. Đồng thời, trên cơ sở đó, KTV đánh giá liệu có nên tin tưởng vào hệ thống KSNB hay cần thiết phải tìm nguồn tài liệu độc lập khác.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1020 i) Thiết kế chương trình kiểm toán cho khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết cần được thực hiện khi kiểm toán bao gồm những hướng dẫn cụ thể đối với kiểm toán từng phần hành hay khoản mục, thời gian hoàn thành và sự phân công công việc giữa các KTV. Thông thường chương trình kiểm toán được thiết kế thành ba phần: thử nghiệm kiểm soát; thủ tục chi tiết số dư; thủ tục phân tích. Các thiết kế này được KTV áp dụng với một số mẫu mà KTV tin rằng sẽ đại diện cho toàn bộ khoản mục doanh thu thông qua phương pháp chọn mẫu. 1.3.2 Thực hiện kiểm toán Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình chủ động thực hiện các kế hoạch và chương trình kiểm toán kết hợp với khả năng của KTV để có kết luận về mức độ trung thực hợp lý của BCTC. Đối với kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, KTV yêu cầu đơn vị khách hàng cung cấp các tài liệu sau: - Bảng liệt kê doanh thu hàng tháng/ quí cho từng loại sản phẩm/ dịch vụ. - Báo cáo hàng tháng gửi cho khách hàng thông báo về số dư nợ, số nợ đã thu, số còn nợ. - Báo cáo bán hàng của các bộ phận khác độc lập với kế toán. - Sổ sách: nhật ký bán hàng; nhật ký hàng bán bị trả lại và hàng giảm giá; nhật ký thu tiền. - Chứng từ: đơn đặt hàng, chứng từ vận chuyển, hóa đơn bán hàng - Các tài liệu liên quan khác. 1.3.2.1Thực hiện thử nghiệm kiểm soát Kết quả các khảo sát về hoạt động KSNB đối với chu kỳ bán hàng và thu tiền sẽ là căn cứ để KTV đưa ra quyết định về mức độ rủi ro kiểm soát đối với hoạt động của chu kỳ để làm cơ sở cho quyết định về phạm vi, nội dung các
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1021 thủ tục cơ bản cho phù hợp. Phương pháp này có được áp dụng hay không và mức độ áp dụng như thế nào phụ thuộc vào rủi ro kiểm soát khi lập kế hoạch được đánh giá là cao hay thấp. Đối với khoản mục DTBH&CCDV, thử nghiệm kiểm soát quan tâm đến các cơ sở dẫn liệu: - Sự hiện diện: Tức là sự tồn tại của hoạt động của quy chế KSNB đối với khoản mục DTBH&CCDV. - Tính hữu hiệu: Tức là sự hữu hiệu trong hoạt động của quy chế kiểm soát nội bộ đối với khoản mục DTBH&CCDV. - Tính liên tục: Tức là sự hoạt động liên tục của quy chế KSNB trong kỳ đối với khoản mục doanh thu KTV sử dụng các loại kỹ thuật kiểm toán: kỹ thuật điều tra hệ thống và các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát. Đối với kỹ thuật điều tra hệ thống, khi kiểm toán khoản mục DTBH&CCDV, KTV tiến hành điều tra các nghiệp vụ bán hàng từ khi nhận đơn đặt hàng cho đến khi bán hàng và thu được tiền hàng… để đánh giá các bước kiểm soát được thiết lập trong hệ thống bán hàng. Thông thường kỹ thuật điều tra hệ thống đã được thực hiện ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, và tiếp tục được KTV áp dụng ở giai đoạn này để đánh giá lại mức độ rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát và qua đó điều chỉnh các thử nghiệm cơ bản. Phạm vi, quy mô tiến hành các thử nghiệm này phụ thuộc vào tính chủ quan, cơ sở kinh nghiệm, trình độ năng lực, sự xét đoán và sự am hiểu tường tận về doanh nghiệp được kiểm toán của KTV. KTV có thể tiến hành chọn một số mẫu nhất định để tiến hành kiểm tra đối với mỗi loại kiểm soát do doanh nghiệp thực hiện. 1.3.2.2Thực hiện các khảo sát cơ bản  Thực hiện thủ tục phân tích Thông thường, thủ tục phân tích sẽ được thực hiện đối với khoản mục cụ thể nào đó nếu trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, KTV không phát hiện
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1022 thấy có rủi ro phát hiện. Ở giai đoạn lập kế hoạch, KTV đã tiến hành thủ tục phân tích sơ bộ, đến bước này KTV sẽ tiếp tục đi sâu phân tích hơn nữa đối với hai nội dung: phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất. Ngoài ra, ở giai đoạn này KTV còn áp dụng một kỹ thuật phân tích khác bằng cách sử dụng giá trị ước tính. KTV tiến hành tính toán giá trị ước tính của một khoản mục rồi so sánh giá trị thực tế trên sổ cái. Nhờ đó KTV tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho việc kiểm tra chi tiết, đồng thời có thể thỏa mãn được sự nghi ngờ nghề nghiệp vào sự biến động hay đạt được sự tin cậy vào khoản mục kiểm tra. Thủ tục phân tích chi tiết rất phù hợp với việc kiểm toán các tài khoản trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như khoản mục DTBH&CCDV. Các bước của thủ tục phân tích chi tiết đối với kiểm toán khoản mục DTBH&CCDV:  Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết Thực chất của quá trình kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ chính là tiến hành kiểm tra lại quá trình xử lý kế toán liên quan đến khâu ghi sổ kế toán đối với các nghiệp vụ bán hàng, nhằm có được các bằng chứng xác nhận các cơ sở dẫn liệu cụ thể có liên quan đến hạch toán các nghiệp vụ. Cách thức tiến hành kiểm tra chi tiết chủ yếu thực hiện xem xét, đối chiếu từ các nghiệp vụ đã hạch toán trên sổ kế toán ra các chứng từ, tài liệu có liên quan. + Kiểm tra CSDL “sự phát sinh” (tính có thật): Xác minh xem nghiệp vụ bán hàng ghi sổ đã thực sự phát sinh và được sự phê chuẩn đúng đắn hay không? Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được sử dụng như: - Kiểm tra hóa đơn bán hàng tương ứng của khoản DTBH đã ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết doanh thu. Bằng chứng có được chứng tỏ nghiệp vụ đã ghi sổ là có căn cứ hay không căn cứ (ghi khống).
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1023 - Kiểm tra hồ sơ phê chuẩn cho nghiệp vụ bán hàng (ví dụ: đơn đặt hàng, hợp đồng thương mại hoặc kế hoạch bán hàng đã được phê chuẩn) tương ứng với nghiệp vụ đã ghi sổ nói trên. Nội dung kiểm tra hồ sơ phê chuẩn bán hàng là xem xét về tính đúng đắn, hợp lý của nội dung phê chuẩn, và tính đúng thẩm quyền của người phê chuẩn. Sự đầy đủ, sự hợp lý của việc phê chuẩn cũng như người phê chuẩn chứng tỏ nghiệp vụ bán hàng phát sinh là đã được sự cho phép và căn cứ đã dùng ghi sổ kế toán là hợp lý. + Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “Sự tính toán, đánh giá” (Tính giá): Xác minh xem nghiệp vụ bán hàng đã ghi sổ đã được tính toán, đánh giá đúng đắn, hợp lý hay không? Các thủ tục chủ yếu và phổ biến thường được sử dụng gồm: - Tiến hành kiểm tra các thông tin là cơ sở mà đơn vị đã dùng để tính doanh thu bán hàng, phải thu khách hàng,…xem có hợp lý và đúng đắn hay không. - Kiểm tra kết quả tính giá của đơn vị: KTV kiểm tra kết quả của phép tính thành tiền doanh thu bán hàng của đơn vị ngay trên Hóa đơn bán hàng, để xem xét tính chính xác của tính toán. Nếu xét thấy cần thiết, KTV có thể tính toán lại dựa trên cơ sở tài liệu của đơn vị được kiểm toán và sự xét đoán của mình. Kết quả do KTV tự tính toán sẽ được đối chiếu với số liệu trên Hóa đơn bán hàng của đơn vị được kiểm toán. + Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “Sự hạch toán đầy đủ”: Xác minh xem các nghiệp vụ bán hàng đã ghi sổ kế toán có được hạch toán đầy đủ, không trùng hay sót? Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được áp dụng là: - So sánh số lượng các hóa đơn bán hàng với số lượng các bút toán ghi nhận DTBH trên sổ kế toán để kiểm tra tính đầy đủ trong hạch toán nghiệp vụ bán hàng.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1024 - Kiểm tra tính liên tục của số thứ tự của các hóa đơn bán hàng đã hạch toán trên sổ ghi nhận DTBH. Mọi sự cách quãng về số thứ tự của Hóa đơn bán hàng đã ghi sổ đều phải xác minh rõ lý do và tính hợp lý hay không. Sự thiếu hụt của bút toán ghi sổ DTBH so với số lượng nghiệp vụ bán hàng đã thực tế phát sinh, sẽ vi phạm “tính đầy đủ” trong hạch toán + Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “Sự phân loại và hạch toán đúng đắn” (chính xác): Xác minh xem các nghiệp vụ bán hàng có được phân loại và ghi nhận đúng nguyên tắc kế toán, đúng quan hệ đối ứng tài khoản (vào các sổ kế toán), chính xác về số liệu tương ứng đã ghi trên chứng từ (đúng đắn)? Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được áp dụng là: - Kiểm tra nội dung ghi chép trên chứng từ về sự rõ ràng và tính đầy đủ, chính xác để đảm bảo không lẫn lộn nghiệp vụ bán hàng với các nghiệp vụ không phải bán hàng (như thanh lý TSCĐ); Đồng thời xem xét việc hạch toán các nghiệp vụ bán hàng vào các sổ theo dõi DTBH và phải thu khách hàng tương ứng có đảm bảo đúng đắn; Phát hiện và loại bỏ các nghiệp vụ không thuộc bán hàng nhưng bị ghi nhầm. - Tiến hành đối chiếu giữa bút toán đã ghi nhận doanh thu với từng hóa đơn bán hàng tương ứng về các yếu tố tương ứng (số, ngày và số tiền) là thủ tục giúp phát hiện sự hạch toán không chính xác. - Kiểm tra việc hạch toán đồng thời vào các sổ kế toán của tài khoản đối ứng (Sổ tài khoản Phải thu khách hàng; Sổ thuế GTGT phải nộp) để đảm bảo các nghiệp vụ đã được ghi nhận đúng quan hệ đối ứng … + Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “Sự phân loại và hạch toán đúng kỳ”: Xác minh xem nghiệp vụ bán hàng phát sinh có đảm bảo được hạch toán kịp thời, đảm bảo phát sinh thuộc kỳ nào phải được ghi sổ kế toán của kỳ ấy hay không? Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được áp dụng là:
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1025 - Tiến hành xem xét tính hợp lý trong việc chia cắt niên độ (cut off) và hạch toán, tổng hợp DTBH của đơn vị. - So sánh đối chiếu giữa ngày ghi nhận nghiệp vụ vào sổ kế toán với ngày phát sinh nghiệp vụ tương ứng (ngày ghi trên hóa đơn bán hàng) để đánh giá về tính đúng kỳ hạch toán doanh thu bán hàng. Sự hạch toán kịp thời và đúng kỳ của kế toán còn phụ thuộc vào hình thức sổ kế toán và phương thức hạch toán (thủ công hay theo phần mềm trên máy vi tính) điều đó ảnh hưởng đối với KTV trong đánh giá về sự hợp lý trong tính đúng kỳ. Trong khảo sát về “tính đúng kỳ” cần lưu ý đến những nghiệp vụ bán hàng được hạch toán vào cuối kỳ kế toán này và đầu kỳ kế toán tiếp theo, dễ xảy ra sai phạm do vô tình hay cố ý. Việc hạch toán sớm hay hạch toán muộn nghiệp vụ bán hàng đều dẫn đến tổng hợp và báo cáo DTBH không đúng kỳ và do đó kéo theo sai phạm đối với lợi nhuận bán hàng. + Kiểm tra cơ sở dẫn liệu “ Sự cộng dồn và báo cáo”: Đối với khoản mục DTBH, cuối kỳ hạch toán, số liệu về các khoản DTBH đã ghi sổ trong kỳ phải được tổng hợp một các đầy đủ, chính xác trên từng sổ chi tiết và sổ tổng hợp. Việc trình bày thông tin về DTBH vào BCTC phải phù hợp với chỉ tiêu đã được chế độ BCTC quy định và đảm bảo sự nhất quán với số liệu đã được cộng dồn trên các sổ kế toán có liên quan. Các thủ tục kiểm toán chủ yếu và phổ biến thường được áp: -Tiến hành kiểm tra việc tính toán tổng hợp lũy kế số phát sinh trên từng sổ kế toán chi tiết cũng như sổ kế toán tổng hợp về DTBH về các khía cạnh: Tính đầy đủ của các khoản doanh, các loại doanh thu; Tính chính xác của kết quả tổng hợp DTBH của kỳ báo cáo. - Kiểm tra bảng tổng hợp DTBH của đơn vị (nếu có) hoặc tiến hành lập bảng tổng hợp các loại DTBH từ các sổ kế toán chi tiết; Đồng thời đối chiếu số liệu của bảng tổng hợp DTBH với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp DTBH. Trường hợp xét
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1026 thấy cần thiết, KTV có thể tự tiến hành tính toán (tổng hợp) lại số liệu DTBH và đối chiếu với số liệu tương ứng trên sổ kế toán của đơn vị. - Kiểm tra việc trình bày DTBH trên BCTC xem có phù hợp với chế độ kế toán quy định; Đồng thời so sánh số liệu DTBH trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán DTBH của đơn vị để đảm bảo sựtrình bày và công bố DTBH đúng đắn. Công việc kiểm tra chi tiết do KTV đã thực hiện được lưu lại trên các giấy tờ làm việc làm bằng chứng kiểm toán và là cơ sở để tổng hợp kết quả kiểm toán ở các bước sau. 1.3.3 Kết thúc kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700, “KTV và Công ty kiểm toán phải soát xét và đánh giá những kết luận rútra từ các bằng chứng thu thập được và sử dụng những kết luận nàyđể làm cơsở cho ý kiến của mình về BCTC của đơn vị được kiểm toán”. BCKT giúp người sử dụng thông tin đánh giá được độ tin cậy của thông tin trong BCTC. - Lập dự thảo báo cáo kiểm toán và thư quản lý, hoàn thiện hồ sơ kiểm toán. - Thống nhất với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán. Sau cùng KTV đưa ra kết luận kiểm toán đối với khoản mục DTBH&CCDV.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1027 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG - Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh theo số: 0104779158 ngày 29/06/2010. - Công ty được hợp nhất bởi hai doanh nghiệp là: + Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long được thành lập năm 2003 theo giấy phép số 0103002379. + Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ phần mềm T.D.K được thành lập năm 2002 theo giấy phép số 4102008644. Hệ thống chi nhánh và văn phòng đại diện: Công ty có Trụ sở chính tại tầng KT – toà nhà Cảnh sát 113, Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội. + 07 Chi nhánh tại: Miền Bắc, Miền Nam, Hà Nội; Đông Bắc; Đà Nẵng; Đồng Nai và tp.Hồ Chí Minh. + Văn phòng đại diện: Tại Ba Vì, Hưng Yên, Bắc Giang, Quảng Nam, Quảng Bình, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Thái Nguyên. Các dịch vụ chủ yếu: a. Dịch vụ kiểm toán quyết toán Dự án xây dựng cơ bản: Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; Kiểm toán Báo cáo quyết toán chi phí đầu tư thực hiện.
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1028 b. Dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính. Kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng; Kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất; Kiểm toán báo cáo tài chính thường niên cho tất cả các loại hình doanh nghiệp; Kiểm toán xác định vốn góp; Kiểm toán tuân thủ. c. Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp _ Tư vấn cổ phần hóa. Dịch vụ xác định giá trị tài sản doanh nghiệp phục vụ cho việc chuyển đổi hình thức sở hữu công ty, tham gia thị trường chứng khoán, tham gia góp vốn liên doanh, hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh...; Tư vấn lập, lựa chọn phương án cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp. d. Dịch vụ thẩm định giá tài sản Thẩm định giá tài sản là bất động sản; Thẩm định giá trị tài sản là động sản; e. Dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế, luật "Khi pháp luật có sự thay đổi, nếu Bạn biết vận dụng sự thay đổi của pháp luật, Bạn sẽ loại bỏ được rủi ro và nắm cơ hội làm giàu, người không biết về sự thay đổi của Pháp luật sẽ gánh chịu rủi ro pháp lý hoặc bỏ lỡ cơ hội làm giàu" Dịch vụ tư vấn chính sách tài chính, kế toán, thuế, luật của Chúng tôi hiện có: + Giải đáp các vướng mắc của Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, chỉ dẫn, tham chiếu rõ tới từng văn bản cụ thể, đưa ra hướng giải quyết thích hợp với hoàn cảnh thực tế của Doanh nghiệp; + Thực hiện dịch vụ Đại lý thuế: Kê khai thuế, tư vấn quyết toán thuế, hoàn thuế, tối ưu thuế; + Cung cấp các văn bản, chính sách pháp luật; + Tư vấn thủ tục, quy trình quản lý dự án xây dựng cơ bản; + Tư vấn quy trình kế toán, thuế;
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1029 + Tư vấn luật doanh nghiệp, luật lao động, hợp đồng kinh tế, lao động, tiền lương...; + Tư vấn quản lý, tiết kiệm chi phí của Doanh nghiệp; + Tư vấn sử dụng phần mềm kế toán Doanh nghiệp; Sơ đồ bộ máy tổ chức hoạt động: Tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị trong những năm gầnđây: Công ty là một trong các doanh nghiệp kiểm toán được Uỷ ban chứng khoán nhà nước chấp nhận kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán hàng năm; Là một trong số ít công ty kiểm toán được Quý khách hàng bình chọn danh hiệu "Top 100 doanh nghiệp thương mại dịch vụ tiêu biêu" trong Giải thưởng “Thương mại dịch vụ Việt Nam - Top trade services awards” 2008, 2010 và giải thưởng: ‘‘Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển” năm 2008. Côngty đạt Top 10 các công ty kiểm toán
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1030 có số lượng khách hàng lớn nhất Việt Namnăm 2012 do Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) tổng hợp và lập "Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013 của các công ty kiểm toán" Ngày 21/7/2014 tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã tổ chức cuộc họp thường niên Giám đốc các công ty kiểm toán khu vực phía Bắc. Theo số liệu tổng kết hoạt động năm 2013 của 134 doanh nghiệp kiểm toán, có 10 doanh nghiệp kiểm toán lớn nhất theo 4 chỉ tiêu: Công ty kiểm toán có doanh thu lớn nhất, Công ty kiểm toán có số lượng khách hàng lớn nhất, Công ty kiểm toán cá số lượng nhân viên lớn nhất và Công ty kiểm toán có số lượng KTV hành nghề lớn nhất. Theo đó, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thăng Long – T.D.K lần thứ 2 liên tiếp nằm trong Top 10 các công ty kiểm toán có số lượng khách hàng lớn nhất Việt Nam, Đồng thời Công ty cũng nằm trong Top 10 các công ty kiểm toán có số lượng nhân viên lớn nhất.
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1031 Tổ chức công tác kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1032 Sơ đồ:Quy trìnhkiểmtoánbáocáotài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long +Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán +Nhận diện lý do cần kiểm toán của khách hàng +Thiết lập đoàn kiểm toán +Soạn thảohợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán +Tìm hiểu, cập nhật thông tin của khách hàng +Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược +Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết +lập chương trình kiểm toán +Thực hiện các thủ tục kiểm toán +Đánh giá tổng thể về các sai sót được phát hiện và phạm vi kiểm toán +Xem xét lại những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán +Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc khách hàng +Phát hành báo cáo kiểm toán +Tổng kết rút kinh nghiệm +Lưu trữ các bằng chứng, tài liệu kiểm toán vào hồ sơ Những công việc trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán Thực hiện kiểm toán Kết thúc kiểm toán Những công việc sau thực hiện hợp đồng kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1033 2.2 THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG THỰC HIỆN Để có cái nhìn cụ thể về thực trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long thực hiện, ta xem xét quy trình kiểm toán BCTC kết thúc ngày 31/12/2015 của Công ty Cổ Phần thực phẩm- XYZ – Khách hàng cũ 2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán Công việc trước khi lập kế hoạch kiểm toán Doanh thu bán hàng Sau khi thực công việc đầu tiên theo đúng trình tự thực hiện một cuộc kiểm toán đối với khách hàng – Cty CP thực phẩm- XYZ như nhận diện lý do kiểm toán, ký hợp đồng, thành lập đoàn kiểm toán,… các kiểm toán viên có trách nhiệm thực hiện kiểm toán tiến hành thu thập tài liệu về thông tin của khách hàng. Công việc thu thập thông tin này thực chất là cập nhật lại các thông tin đã có được từ năm trước trong hồ sơ kiểm toán chung. Các công việc như xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toán chung, tham quan khách hàng, tìm hiểu thông tin các bên liên quan, thu thập thông tin liên quan đến nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp như giấy phép thành lập, điều lệ công ty, báo cáo tài chính, tài liệu thanh tra, thuế của Cơ quan nhà nước, biên bản họp đội đồng quản trị, hội đồng cổ đông...được thay thế bằng trao đổi với khách hàng kiểm toán về những thay đổi liên quan đến những thông tin trên trong kỳ kiểm toán. 2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán a) Giới thiệu khách hàng kiểm toán Để tìm hiểu toàn diện về quy trình kiểm toán khoản mục DTBH&CCDV tại công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long, em đã lựa chọn Công ty Cổ Phần thực phẩm- XYZ – Khách hàng truyền thống của công ty để tìm hiểu và phân tích.
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1034 Bảng 2.1 Tìm hiểu thông tin khách hàng Initials Date Client: CT CP TP- XYZ Prepared by PTY 24/02/2016 Period ended: 31/ 12/ 2015 Senior PTY 24/02/2016 Subject:Tìm hiểu thông tin khách hàng Manager Partner Công ty Cổ Phần Vận thực phẩm XYZ là doanh nghiệp Cổ phần niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất và phân phối nước giải khát . Công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh số xxx, ngày tháng năm 1995 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố A cấp. Trụ sở chính: Số … đường … Thành phố A… Điện thoại: …………………… Fax: …………………………… Mã số thuế: …………………… - Công ty thành viên: Công ty cổ phần Gấc TT Là công ty thành viên của công ty CP thực phẩm XYZ. Địa chỉ: xã A, huyện B, tỉnh C. Đăng ký kinh doanh từ ngày tháng năm 2015. Lĩnh vực hoạt động chính: Trồng và phát triển cây gấc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến thuộc chuỗi giá trị nông nghiệp cạnh tranh toàn cầu của công ty cổ phần thực phẩn XYZ Công ty Cổ phần nông nghiệp LG Là công ty thành viên của công ty CP thực phẩm XYZ. Địa chỉ: thị trấn M,
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1035 huyện N, tỉnh H. Đăng ký kinh doanh từ năm 2015. Chuyên kinh doanh: Chăn nuôi bò sữa, gia súc, bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu, động vật sống, trồng rau, đậu các loại hoa, cây cảnh. Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, xử lý hạt giống để nhân giống, trồng rừng và chăm sóc rừng… Công ty cổ phần Dược liệu QP Là công ty thành viên của công ty CP thực phẩm XYZ. Địa chỉ: tỉnh N. Đăng ký kinh doanh từ ngày 16/06/2015. Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Chuyên trồng trọt, sản xuất các loại cây dược liệu, xử lý hạt giống để nhân giống, trồng rừng và chăm sóc rừng… Công ty cổ phần chăn nuôi TT Là công ty thành viên của công ty CP Nafoods Group. Địa chỉ: tỉnh N. Đăng ký kinh doanh từ ngày 31/01/2015. Chuyên kinh doanh: Chăn nuôi bò sữa, gia súc, bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu, động vật sống, trồng rau, đậu các loại hoa, cây cảnh. Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, xử lý hạt giống để nhân giống, trồng rừng và chăm sóc rừng… Công ty cổ phần Giống N Là công ty thành viên của công ty CP thực phẩm XYZ.Địa chỉ:, tỉnh N. Đăng ký kinh doanh từ ngày 16/06/2015. Ngành nghề đăng ký kinh doanh: chuyên sản xuất cây giống, xử lý hạt để nhân giống, trồng rừng và chăm sóc rừng, bán buôn nông lâm sản (trừ gỗ,tre, nứa), chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa... Công ty cổ phần Chanh leo N . Là công ty thành viên của công ty CP thực phẩm XYZ. Địa chỉ: tỉnh N. Đăng ký kinh doanh từ ngày 06 /05 /2013 chuyên sản xuất giống, trồng cây chanh leo cung cấp nguyên liệu quả cho nhà máy chế biến thuộc chuỗi giá trị nông nghiệp canh tranh toàn Công ty cổ phần đầu tư L Là công ty thành viên của công ty CP thực phẩm XYZ. Địa chỉ: TP Hà Nội. Đăng ký kinh doanh từ ngày 12/06/2015, chuyên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình, máy móc, thiết bị, phụ tùng, dụng cụ đo lường,thiết bị xây dựng… .
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1036 Tìm hiểu về chính sách, hệ thống kế toán của Công ty XYZ Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. Hình thức áp dụng: sử dụng hình thức kế toán máy phiên bản Lemon 3 của Công ty CP Định Gia Nét, quản lý tập trung, chứng từ ghi sổ. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 Kỳ kế toán được quy định là 1 tháng Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam Công ty hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ b) Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản doanh thu của Công ty Cổ Phần thực phẩm XYZ (CP TP XYZ) được xác định theo quy định tại Chuẩn mực Kế toán số 14 ""Doanh thu và thu nhập khác" ban hành theo QĐ số 149/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ tài Chính về ban hành và công bố Chuẩn mực kế toán (đợt 1) và các văn bản hướng dẫn thực hành chuẩn mực kế toán. Các BCTC như: BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT và Thuyết minh BCTC đều được lập và trình bày phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam. Công ty áp dụng hình thức Sổ Nhật kí chung và đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán. Sau khi đã thu thập thông tin về hệ thống kế toán của khách hàng, Công ty tiến hành tìm hiểu và đánh giá HTKSNB. Đối với khoản mục doanh thu, kiểm toán viên sẽtiến hành đánh giá như sau:
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1037 Bảng 2.2: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Initials Date Client: CT CP TP XYZ Prepared by PTY 26/02/2016 Period ended:31/ 12/ 2015 Senior PTY 26/02/2016 Subject: Câu hỏi kiểm soát HTKSNB Manager Partner Nội dung Có Không N/A Ghi hú 1. Việc ghi sổ doanh thu có căn cứ vào các hóa đơn bán hàng (hoặc các chứng từ hợp lệ khác), các hợp đồng mua bán hàng hay không?  2. Có chữ kí của khách hàng trên các hóa đơn giao hàng không?  3. Việc sử dụng hóa đơn bán hàng có theo đúng quy định hiệ hành (có số thứ tự hóa đơn, ngày trên hóa đơn) không?  4. Các chức năng giao hàng và viết hóa đơn ó tách biệt nhau không?  5. Các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bán bị rả lại có sự phê chuẩn của người phụ trách hay không  6. Hàng gửi bán có được theo dõi không?  7. Có sự phân loại khách hàng theo doanh thu không?  8. Việc phản ánh doanh thu có theo đúng kỳ kế toán không?  Kết luận: HTKSNB của Công ty là:  Khá  Trung bình  Yếu Sau khi đã tìm hiểu về hệ thống kế toán, có được những đánh giá ban đầu về mức trọng yêu và rủi ro, nhận định rằng HTKSNB được thiết lập đối với khoản mục doanh thu là tương đối tốt. KTV sẽ lập kế hoạch kiểm toán tổng thể đối với mỗi khoản mục, KTV căn cứ vào đặc điểm của từng khách hàng để thiết kế nên chương trình kiểm toán cho phù hợp. c) Thực hiện phân tích sơ bộ
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1038 Bảng 2.3: KTV thực hiện phân tích sơ bộ và đánh giá trên giấy tờ làm việc sau: Initials Date Client: CT CP TP XYZ Prepared by PTY 24/02/2016 Period ended: 31/ 12/ 2015 Senior PTY 24/02/2016 Subject: Phân tích xu hướng DTBH&CCDV Manager Partner Chỉ tiêu/ Interms Mã số code Hoàn tất/Completion Lập kế hoạch/Planning Thực tế năm nay/Actual current Year 2015 Chênh lệch so với thực tế năm trước/Dif. To Actual Prior Year Dự tính năm nay/ Estimated Chênh lệch so với thực tế năm trước/Dif. To Actual Prior Year Thực tế năm trước/ Actual Prior year 2014 Chênh lệch so với thực tế năm trước/Dif. To Actual Prior year Thực tế năm trước/ Actual Prior Year 2013 VND VND % VND VND % VND VND % VND 1DTBH&CCDV 1 844.512.896.908 127.126.190.837 17,72 800.000.000.000 82.613.293.929 11,52 717.386.706.071 - 271.197.073.311 -27,43 988.583.779.382 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 - - #DIV/0! - - #DIV/0! - - 84.600.000 - 100,00 84.600.000 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 844.512.896.908 127.126.190.837 17,72 800.000.000.000 82.613.293.929 11,52 717.386.706.071 - 271.112.473.311 -27,43 988.499.179.382 4. Giá vốn hàng bán 11 666.486.388.543 86.109.164.406 14,84 600.000.000.000 19.622.775.863 3,38 580.377.224.137 - 262.086.513.771 -31,11 842.463.737.908 5.Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 20 178.026.508.365 41.017.026.431 29,94 200.000.000.000 62.990.518.066 45,98 137.009.481.934 - 9.025.959.540 -6,18 146.035.441.474
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1039 Khoản mục/ Area Nhận xét/ Comments Phân tích biến động Doanh thu bán hàng Doanh thu năm nay so với năm trước tăng 17,72% tương ứng với mức tăng 127.126.190.837 Đ. Doanh thu có thể bị ghi nhận thấp hơn thực tế do Công ty đã đủ chỉtiêu kế hoạch cũng như lợi nhuận kế hoạch. Cần kiểm tra hệ thống và kiểm tra cut-off. Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế tăng 20,10% tương ứng với mức tăng 16.666.555.433 Đ so với năm ngoái. Biến động này cùng chiều với biến động của doanh thu. Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán tăng 14,84% tương ứng với mức tăng 86.109.164.406 Đ so với năm ngoái. Giá vốn tăng do chi phí khấu hao tăng, chi phí phân bổ tăng và chi phí nhiên liệu đầu vào tăng mạnh trong năm. Cần kiểm tra hệ thống và kiểm tra cut-off. Chi phí bán hàng Chi phí bán hàng tăng mạnh tỷ lệ tăng 30,92% tương ứng 1.371.418.073Đ so với năm ngoái. Do chi phí hoa hồng tăng cao. Cần kiểm tra chi tiết, kiểm tra cut-off, kết hợp với xem xét quy chế chi tiêu của đơn vị và quy định hiện hành. Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so với năm trước tỷ lệ tăng là 29,51% tương ứng 9.814.668.684 Đ so với năm ngoái. Do công ty có chính sách ưu đãi mới cho nhân viên. Cần kiểm tra chi tiết, kiểm tra cut-off, kết hợp với việc xem xét quy chế chi tiền của đơn vị và quy định hiện hành của nhà nước.
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1040 Bảng 2.4: Phân tích tỷ suất: Trích bảng phân tích tỷ suất liên quan đến doanh thu Initials Date Client: CT CP TP XYZ Prepared by PTY 24/02/2016 Period ended: 31/ 12/ 2015 Senior PTY 24/02/2016 Subject: Phân tích tỷ suất liên quan đến doanh thu Manager Hoàn tất Lập kế hoạch Các tỷ số Công thức Thực tế năm nay Dự tính năm nay 2014 Thực tế năm trước 2013 Thực tế năm trước 2012 Tỷ suất lợi nhuận Tỷ lệ lãi gộp Gross profit/ Income % 21,08 25 19,1 14,77 Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt dộng kinh doanh trên doanh thu Operating profit/ Income % 15,74 20,69 14,95 10,08 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu Profit before tax/ Income % 15,72 20,56 15,41 10,26 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn sử dụng Profit before tax/ (Total Assets - Current Liabilities) % 20,06 24,85 17,91 17,35 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu Profit before tax/ Shareholder's fund % 25,84 32,01 23,82 6,14 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản Profit before tax/ total assets % 14,85 18,39 13,91 12,58 Nhận xét: Các tỷ số thực tế năm nay đều thấp hơn dự tính năm nay
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1041 Initials Date Client: CT CP VTXD XYZ Prepared by TTNN 19/01/2015 Period ended: 31/ 12/ 2014 Senior TTNN 19/01/2015 Subject: Phân tích tỷ suất liên quan đến doanh thu Manager Hoàn tất Lập kế hoạch Các tỷ số Công thức Thực tế năm nay Dự tính năm nay 2015 Thực tế năm trước 2014 Thực tế năm trước 2013 Tỷ suất lợi nhuận Tỷ lệ lãi gộp Gross profit/ Income % 21,08 25 19,1 14,77 Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt dộng kinh doanh trên doanh thu Operating profit/ Income % 15,74 20,69 14,95 10,08 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu Profit before tax/ Income % 15,72 20,56 15,41 10,26 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn sử dụng Profit before tax/ (Total Assets - Current Liabilities) % 20,06 24,85 17,91 17,35 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu Profit before tax/ Shareholder's fund % 25,84 32,01 23,82 26,14 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản Profit before tax/ total assets % 14,85 18,39 13,91 12,58 Nhận xét: Các tỷ số thực tế năm nay đều thấp hơn dự tính năm nay
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1042 d) Xác định mức trọng yếu và rủi ro Sau khi có những hiểu biết về HTKSNB, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các phân tích sơ bộ, KTV xác định mức trọng yếu và rủi ro cho tổng thể và từng khoản mục. Mức trọng yếu nên được ước tính tại giai đoạn lập kế hoạch bằng việc tham khảo thông tin hiện có mới nhất và được cập nhật ngay khi BCTC năm hiện tại đã hoàn thành. Mức trọng yếu là một quá trình xét đoán. Mức trọng yếu được tính toán đối với khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty XYZ như sau:
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1043 Bảng 2.5: Xác định mức trọng yếu Initials Date Client: CTCP TP XYZ Prepared by 24/02/2016 Period ended: 31/ 12/ 2015 Senior 24/02/2016 Subject: Xác định mức trọng yếu Manager Partner BCTC năm nay/ Current year financial statement Dự kiến năm nay(ghi chú 3)/ Current year budget(note 3) BCTC năm trước/ Prior year's financial statements 2015 2015 2014 2013 Tổng tài sản 894.455.062.741 894.455.062.741 795.130.826.342 806.857.846.039 1% [A] 8.944.550.627 8.944.550.627 7.951.308.263 8.068.578.460 2%[B] 17.889.101.254 17.889.101.254 15.902.616.526 16.137.156.920 Tài sản thuần 513.826.296.773 513.826.296.773 464.107.483.842 388.214.775.474 1% [C] 5.138.262.968 5.138.262.968 4.641.074.838 3.882.147.755 2% [d] 10.276.525.935 10.276.525.935 9.282.149.677 7.764.295.509 Doanh thu thuần 844.512.896.908 800.000.000.000 717.386.706.071 988.583.779.382 0,5% [E] 4.222.564.485 4.000.000.000 3.586.933.530 4.942.918.897 1% [F] 8.445.128.969 8.000.000.000 7.173.867.061 9.885.837.794 Lợi nhuận trước thuế 132.794.760.175 164.500.000.000 110.572.686.265 101.470.213.376 5% [G] 6.639.738.009 8.225.000.000 5.528.634.313 5.073.510.669 10% [H] 13.279.476.018 16.450.000.000 11.057.268.627 10.147.021.338 Mức trọng yếu Giai đoạn lập kế hoạch [I] 6.639.738.009 8.225.000.000 5.528.634.313 5.073.510.669 Tỷ lệ mức trọng yếu thực hiện trên mức trọng yếu tổng thể (50%-75%) [J] 75% 75% 75% 75% Mức trọng yếu thực hiện [K] 4.979.803.507 6.168.750.000 4.146.475.735 3.805.133.002 Ngưỡng sai sot có thể bỏ qua (4% của K) 199.192.140 246.750.000 165.859.029 152.205.320 Giai đoạn thực hiện và đưa ra ý kiến 6.639.738.009 Nhận xét: Lý do chọn tiêuchí này Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của công ty trong giai đoạn lập kế hoạch Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của công ty trong giai đoạn thực hiện Tỷ lệ phần trăm trên tiêu chí được chọn Lập kế hoạch: 5% Thực hiện: 5%
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1044 Rủi ro tiềm tàng Công ty CP XYZ là khách hàng đã được công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long kiểm toán nhiều năm vì thế KTV sẽ dựa vào những số liệu năm trước kết hợp với việc phân tích sơ bộ BCTC của khách hàng và môi trường kinh doanh cũng như nền kinh tế Việt Nam để đưa ra kết luận. KL Rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục doanh thu tại Công ty CP XYZ là trung bình. Rủi ro kiểm soát Dựa vào hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm để đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Để đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục DTBH&CCDV, KTV lập bảng câu hỏi đánh giá. KL KTV đánh giá hệ thốngkiểm soátnộibộ củađơnvị được tổ chức tốt, đánh giá rủi ro kiểm soátđối với khoản mục DTBH&CCDV ở mức trung bình. Rủi ro phát hiện KTV đánh giá rủi ro phát hiện dựa trên kết quả việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn. Đối với khoản mục doanh thu, KTV mong muốn mức độ rủi ro kiểm toán ở mức thấp. Vì vậy rủi ro phát hiện có thể chấp nhận ở mức cao. Đánh giá rủi ro và các phương pháp đối với rủi ro được đánh giá Mục tiêu của bước này là xem xét hoạt động kinh doanh của khách hàng đểđưa ra kết luận sơ bộ về mức rủi ro của các vùng kiểm toán, xem xét các yếu tố làm giảm rủi ro và khoảng cách mẫu có thể áp dụng khi quyết định cỡ mẫu. Trong từng vùng kiểm toán , KTV đánh giá và ghi nhận rủi ro ( cao-H, trung bình –M, thấp – L) và xem xét hệ số rủi ro được áp dụng trong trường hợp sử dụng mẫu thống kê.
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1045 Bảng 2.6: Đánh giá rủi ro đối với khoản mục doanh thu và cung cấp dịch vụ Initials Date Client: CT CP TP XYZ Prepared by 24/02/2016 Period ended: 31/ 12/ 2015 Senior 24/02/2016 Subject: Đánh giá rủi ro Manager Partner Chỉ tiêu/ Cơ sở dẫn liệu Assertion Rủi ro tiềm tàng Rủi ro phân tích rủi ro kểm soát Hệ số rủi ro Mức trọng yếu tổng thể Tỷ lệ Mức trọng yếu thực hiện Khoảng cách mẫu Phát sinh O M M M 1,8 6.639.738.009 75% 4.979.803.507 2.475.887.549 Chính xác A M M M 1,8 6.639.738.009 75% 4.979.803.507 2.475.887.549 Chia cắt niên độ CO M M M 1,8 6.639.738.009 75% 4.979.803.507 2.475.887.549 Đầy đủ C M M M 1,8 6.639.738.009 75% 4.979.803.507 2.475.887.549 Phân loại CL M M M 1,8 6.639.738.009 75% 4.979.803.507 2.475.887.549 Kết luận: Phương pháp kiểm toán đối với rủi ro được đánh giá DTBH&CCDV ghi nhận thấp hơn thực tế do đã đủ kế hoạch, KTV kiểm tra chi tiết, cut-off, phân loại…
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV Phạm Thị Yến Lớp: CQ50/22.1046 e) Lập chương trình kiểm toán Dựa vào chương trình kiểm toán mẫu, kết hợp với các đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán, phân tích sơ bộ, đánh giá rủi ro, kiểm toán viên lập chương trình kiểm toán cho khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty XYZ . 2.2.3 Thực hiện kiểm toán Các thủ tục kiểm toán trong quá trình thực hiện xác định những kiểm soát chủ yếu, các rủi ro (bao gồm các rủi ro về gian lận) và phương pháp đối với rủi ro được đánh giá. a)Lập biểu tổng hợp Bao gồm các công việc - Lập Biểu tổng hợp trình bày số liệu từng loại DT bán hàng và CCDV, CK thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán. - Đối chiếu số kỳ trước trên Biểu tổng hợp, BCKQKD, sổ cái, sổ chi tiết với hồ sơ kiểm toán năm trước. - Đối chiếu số kỳ này trên Biểu tổng hợp với sổ chi tiết. - So sánh DT bán hàng, hàng bán bị trả lại, tỷ lệ các khoản mục giảm trừ DT trên tổng DT giữa kỳ này và kỳ trước.