SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
Download to read offline
1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH
CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƢƠNG TÍN– PGD BẠCH ĐẰNG
SVTH: TRẦN LÊ UYÊN THỤC
MSSV: 0854042376
NGÀNH: KẾ TOÁN
GVHD: PGS.TS VŨ HỮU ĐỨC
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
2
LỜI CẢM ƠN

Viết một khóa luận tốt nghiệp là một trong những việc khó khăn mà chúng em
phải hoàn thành từ trƣớc đến nay. Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã gặp
nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Nhờ có sự giúp đỡ và sự động viên của chân thành của
nhiều ngƣời mà em có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Vũ Hữu Đức, ngƣời đã
trực tiếp hƣớng dẫn, tạo điều kiện cho em có cơ hội đƣợc tìm hiểu sâu sắc những
kiến thức trong lĩnh vực kế toán ngân hàng nói chung và trong nghiệp vụ kế
toán huy động vốn nói riêng. Bằng kiến thức chuyên môn sâu rộng cùng sự nhiệt
tình, thầy đã giúp em sáng tỏ nhiều vấn đề và đặc biệt đã hƣớng dẫn em hoàn
thành khóa luận này và cho em nhiều ý kiến quý báu.
Em xin chân thành cảm ơn đến các cô chú anh chị tại Sacombank đã tạo điều
kiện để em đƣợc thực tập tại Ngân hàng. Đặc biệt là các anh chị tại Sacombank –
PGD Bạch Đằng – đã tạo điều kiện và giúp đỡ em để em đƣợc tiếp xúc với công
việc tại Ngân hàng cũng nhƣ đã giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm
hiểu thực tế vừa qua.
Trên con đƣờng góp nhặt những kiến thức quý báu của ngày hôm nay, các Thầy
Cô trƣờng Đại học Mở TP. HCM là những ngƣời đã cho em những kiến thức quý
báu nhƣ ngày hôm nay. Em xin chân thành cảm ơn.
5
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................3
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SÀI
GÒN THƢƠNG TÍN (SACOMBANK).........................................................3
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................3
1.1.2 Giới thiệu về Sacombank..................................................................5
1.1.3 Nhiệm vụ, chức năng và định hƣớng phát triển.............................7
1.1.4 Giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhân sự tại Sacombank .........9
1.2 ĐÔI NÉT VỀ PHÒNG GIAO DỊCH BẠCH ĐẰNG............................12
CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – PGD BẠCH ĐẰNG ...............13
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG ...................................................................................................13
2.1.1 Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng .........................................13
2.1.2 Kế toán huy động vốn .......................................................................15
2.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn........................22
2.2 KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP SÀI GÒN
THƢƠNG TÍN-PGD BẠCH ĐẰNG..............................................................26
2.2.1 Kế toán hoạt động huy động vốn.....................................................26
2.2.2 Kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn....................................33
2.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2011
TẠI PGD BẠCH ĐẰNG..................................................................................40
2.3.1 Đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động.............................................40
2.3.2 Tài khoản tiền gửi các tổ chức kinh tế ..........................................41
6
2.3.3 Tiền gửi tiết kiệm..............................................................................42
2.3.4 Tiền gửi thanh toán .........................................................................44
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP SÀI GÒN THƢƠNG
TÍN – PGD BẠCH ĐẰNG..................................................................................46
3.1 KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI PGD BẠCH ĐẰNG ......................................................................46
3.1.1 Kiến nghị với Nhà nƣớc ..................................................................46
3.1.2 Kiến nghị với PGD Bạch Đằng........................................................47
3.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP
VỤ HUY ĐỘNG VỐN.....................................................................................48
3.2.1 Nâng cao bộ máy kế toán .................................................................48
3.2.2 Cải tiến quy trình kế toán và phát triển đội ngũ nhân sự ..............49
3.2.3 Hoàn thiện công nghệ thông tin .......................................................50
3.2.4 Vấn đề bảo mật thông tin..................................................................50
3.2.5 Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ ...........................................51
KẾT LUẬN .............................................................................................................54
7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM 2009,
2010, 2011................................................................................................................11
Bảng 2.1: LƢU ĐỒ QUY TRÌNH THU TIỀN MẶT KHÁCH HÀNG TẠI
QUẦY .......................................................................................................................28
Bảng 2.2: LƢU ĐỒ QUY TRÌNH CHI TIỀN MẶT VỚI KHÁCH HÀNG TẠI
QUẦY .......................................................................................................................30
Bảng 2.3: PHÁT HÀNH KÌ PHIẾU ...................................................................31
Bảng 2.4: THANH TOÁN KỲ PHIẾU (TRƢỚC HẠN, ĐẾN HẠN, TRỄ
HẠN).........................................................................................................................33
Bảng 2.5: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG..............................................................41
Bảng 2.6: TÌNH HÌNH TIỀN GỬI CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ ..........42
Bảng 2.7: TÌNH HÌNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TRONG DÂN CƢ..............43
8
PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền kinh tế nƣớc ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh, cùng với việc Việt
Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại thế giới thì các tổ
chức, cá nhân trong nƣớc sẽ cần nhiều vốn hơn nữa để mở rộng hoạt động sản
xuất, kinh doanh của mình.
Vì vậy, hệ thống Ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò vô cùng quan trọng, vừa
thực hiện vai trò trung gian trong quá trình luân chuyển vốn, đồng thời vừa là nhà
đầu tƣ, là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế xã hội. Các ngân hàng thƣơng mại ngày đa
dạng hóa các hoạt động nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trƣờng, một trong
những hoạt động cơ bản quan trọng nhất đối với mỗi ngân hàng là hoạt động huy
động vốn. Nguồn vốn huy động là cơ sở cho phát triển hoạt động tín dụng, đảm bảo
an toàn trong hoạt động của ngân hàng nói chung.
Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, các nguồn vốn huy động của NHTM có thể nói là
rất đa dạng, phong phú về quy mô, chi phí huy động vốn, kỳ hạn, do vậy việc theo
dõi nắm bắt những thay đổi trong nghiệp vụ huy động vốn để ghi chép thông tin,
cung cấp cho các nhà lãnh đạo ngân hàng cũng nhƣ các đối tƣợng bên ngoài
những số liệu cần thiết là công việc quan trọng của kế toán. Bên cạnh đó, hệ thống
kiểm soát nội bộ là một bộ phận không thể thiếu trong ngân hàng, đóng vai trò chủ
chốt đối với kiểm soát công tác huy động vốn đạt kế hoạch, đạt hiệu quả, phòng
ngừa rủi ro lãi suất.
Chính vì vậy qua học tập, khảo sát thực tế và nghiên cứu em thấy rằng vấn đề
cơ bản về kế toán huy động vốn của Ngân Hàng là rất quan trọng và cần thiết, nên
em chọn đề tài: “Kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
Tín – PGD Bạch Đằng” để nghiên cứu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào các nội dung sau:
- Khẳng định vai trò của nghiệp vụ kế toán huy động vốn trong hoạt động kinh
doanh của NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – PGD Bạch Đằng.
9
- Đánh giá thực trạng hoạt động của nghiệp vụ kế toán huy động vốn nhằm rút
ra những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ hạn chế và nguyên nhân.
- Đƣa ra các đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện
nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại PGD Bạch Đằng.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở một hoạt động cụ thể là tình hình thực hiện
nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – PGD Bạch
Đằng trong giai đoạn 2009 -2011.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Sử dụng các kiến thức đƣợc học tại trƣờng và thu thập thông tin từ bên
ngoài nhƣ báo đài, tạp chí, tƣ liệu của các chuyên gia, nhà kinh tế, của
các khách hàng của NH.
Tìm hiểu, quan sát thực tế các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày.
Số liệu đƣợc phân tích theo phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, so sánh
qua các năm 2009, 2010, 2011.
5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Tên khóa luận: “Kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín – PGD Bạch Đằng”
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Giới thiệu về NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín và PGD Bạch Đằng.
Chƣơng 2: Kế toán hoạt động huy động vốn tại NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín
- PGD Bạch Đằng.
Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kế toán huy
động vốn tại NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín - PGD Bạch Đằng.
10
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN
HÀNG SÀI GÒN THƢƠNG TÍN (SACOMBANK)
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín đƣợc thành lập ngày
21/12/1991 với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Qua 20 năm hoạt
động và phát triển, đến nay Sacombank đã đạt số vốn điều lệ khoảng 10.739
tỷ đồng và trở thành ngân hàng TMCP hàng đầu ở Việt Nam với 366 điểm
giao dịch, trong đó có 67 Chi nhánh/Sở Giao dịch, 295 Phòng giao dịch và 01
tại Lào và 01 chi nhánh tại Campuchia (tính đến thời điểm 31/12/2010).
1991: Sacombank là một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần (TMCP)
đầu tiên đƣợc thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ việc hợp nhất
04 tổ chức tín dụng.
1993: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trƣơng chi nhánh tại Hà
Nội, phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ
Hà Nội đi TP.HCM và ngƣợc lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt
giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất nƣớc.
1995: Tiến hành Đại hội đại biểu cổ đông cải tổ, đồng thời hoạch định chiến
lƣợc phát triển đến năm 2010. Ông Đặng Văn Thành đƣợc tín nhiệm bầu làm Chủ
tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng. Đại hội là bƣớc ngoặt mở ra thời kỳ đổi mới
quan trọng trong quá trình phát triển của Sacombank.
1997: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá
200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông
tham gia góp vốn.
1999: Khánh thành trụ sở tại 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM, là
thông điệp khẳng định Sacombank sẽ gắn bó lâu dài, cam kết đồng hành cùng
khách hàng, cổ đông, nhà đầu tƣ và các tổ chức kinh tế trên bƣớc đƣờng phát
triển.
2001: Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp
10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đƣờng cho việc tham gia góp vốn cổ phần
11
của Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực
thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005. Nhờ vào sự
hợp tác này mà Sacombank đã sớm nhận đƣợc sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý,
công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các
cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài.
2002: Thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và Khai thác
tài sản Sacombank-SBA, bƣớc đầu thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa các sản phẩm
dịch vụ tài chính trọn gói.
2003: Là doanh nghiệp đầu tiên đƣợc phép thành lập Công ty Liên doanh Quản
lý Quỹ đầu tƣ Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên
doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ
49% vốn điều lệ).
2004: Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty
Temenos (Thụy Sĩ) nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động, quản lý và phát triển các
dịch vụ ngân hàng điện tử.
2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho
phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt
Nam hiện đại.
2006:
- Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại
HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng.
- Thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối Sacombank-
SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL, Công ty Chứng khoán
Sacombank-SBS.
2007:
- Thành lập Chi nhánh Hoa Việt, là mô hình ngân hàng đặc thù phục vụ cho
cộng đồng Hoa ngữ.
-
, Nam Trung Bộ và Tây nguyên.
12
2008:
- Tháng 03, xây dựng và đƣa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center)
hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ thống trung tâm dữ
liệu dự phòng.
- Tháng 11, thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ.
- Tháng 12, là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trƣơng chi nhánh
tại Lào. Đây đƣợc xem là bƣớc ngoặt trong quá trình mở rộng mạng lƣới của
Sacombank với mục tiêu tạo ra cầu nối trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tài
chính của khu vực Đông Dƣơng.
Đến năm 2008, Sacombank cũng là ngân hàng Việt Nam tiên phong công bố
hình thành và hoạt động theo mô hình Tập đoàn tài chính tƣ nhân với 5 công ty
trực thuộc và 5 công ty liên kết.
2009:
- Tháng 05, cổ phiếu STB của Sacombank đƣợc vinh danh là một trong 19 cổ
phiếu vàng của Việt Nam. Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên Sàn giao
dịch chứng khoán TP.HCM, STB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu nhận đƣợc sự
quan tâm của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.
- Tháng 06, khai trƣơng chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng
mạng lƣới tại khu vực Đông Dƣơng, góp phần tích cực trong quá trình giao
thƣơng kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nƣớc Việt Nam, Lào và Campuchia.
- Tháng 09, chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân
hàng lõi (core banking) từ Smartbank lên T24, phiên bản R8 tại tất cả các điểm
giao dịch trong và ngoài nƣớc.
2010: Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2010 với tốc
độ tăng trƣởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chƣơng
trình tái cấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng vận hành vững chắc, chuẩn
bị đủ các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 -
2020.
13
1.1.2 Giới thiệu về Sacombank
- Tên tổ chức : NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG
TÍN.
- Tên giao dịch quốc tế: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT
STOCK BANK.
- Tên viết tắt: SACOMBANK
- Trụ sở chính: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (84-8) 39 320 420
- Fax: (84-8) 39 320 424
- Website : www.sacombank.com.vn
- Logo
- Vốn điều lệ: 10.739.681.130.000 đồng
- Giấy phép thành lập: Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP. Hồ Chí
Minh.
- Giấy phép hoạt động: Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nƣớc
Việt Nam.
- Giấy CNĐKKD : Số 0301103908 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tƣ TP. HCM cấp
(đăng ký lần đầu ngày 13/01/1992, đăng ký thay đổi lầnthứ 32 ngày 16/11/2010).
- Tài khoản: Số 4531.00.804 tại Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
- Mã số thuế: 0301103908
- Công ty trực thuộc và công ty con:
Công ty trực thuộc của Sacombank đƣợc Hội đồng quản trị thành lập theo đề
nghị của Tổng giám đốc khi Sacombank có đủ điều kiện về nguồn vốn tự
có và nguồn nhân lực. Sacombank hiện có 04 công ty trực thuộc là Công ty
quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank-
SBA), Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank-
SBR), Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank-
SBL), Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank-
SBJ). Và hai công ty con mà Sacombank có cổ phần chi phối là Công ty Cổ
phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank-SBS).
- Hệ thống mạng lƣới chi nhánh của Sacombank:
Sacombank đã xây dựng mạng lƣới phủ khắp 45/63 tỉnh, thành trong cả
nƣớc và nƣớc ngoài (tại Lào và Campuchia). Tính đến 31/12/2010, Sacombank
14
có 366 điểm giao dịch, bao gồm 01 Sở giao dịch, 67 Chi nhánh và 295 PGD
trong nƣớc, cùng 01 Chi nhánh tại Lào, 01 Chi nhánh và 1 PGD tại Campuchia.
Chiến lƣợc phát triển mạng lƣới của Sacombank đã và đang thực hiện
thành công và bƣớc đầu phát huy hiệu quả, nhanh chóng tận dụng cơ hội để
chiếm lĩnh, mở rộng thị phần, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tƣơng lai. Việc
đầu tƣ xây dựng, phát triển và nâng cấp các chi nhánh ở nƣớc ngoài sẽ khai
thác hiệu quả tiềm năng thị trƣờng còn bỏ ngõ và nâng cao uy tín, thƣơng hiệu
của Sacombank trong Khu vực.
1.1.3 Nhiệm vụ, chức năng và định hƣớng phát triển
1.1.3.1 Nhiệm vụ
- Hoạt động chính của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín là
huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền
gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi;
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tƣ; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài
nƣớc; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thƣơng phiếu; công trái và các
giấy tờ có giá;
- Đầu tƣ vào các tổ chức kinh tế;
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc;
- Thanh toán quốc tế;
- Đầu tƣ chứng khoán;
- Hoạt động bao thanh toán
- Cung cấp các dịch vụ về đầu tƣ, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản,
cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
1.1.3.2 Chức năng
- Chức năng trung gian tín dụng
Sacombank đóng vai trò là cầu nối giữa ngƣời thừa vốn và ngƣời có nhu cầu về
vốn.Với chức năng này, Sacombank vừa đóng vai trò là ngƣời đi vay, vừa đóng
vai trò là ngƣời cho vay và hƣởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận
gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: ngƣời
gửi tiền và ngƣời đi vay.
- Chức năng trung gian thanh toán
Thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhƣ trích tiền từ tài
khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài
15
khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh
của họ.
Cung cấp cho khách hàng nhiều phƣơng tiện thanh toán tiện lợi nhƣ séc, ủy
nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu
cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phƣơng thức thanh toán phù hợp.
- Chức năng tạo tiền
Sử dụng số vốn huy động đƣợc để cho vay, số tiền cho vay ra lại đƣợc khách
hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dƣ trên tài khoản
tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn đƣợc coi là một bộ phận của tiền giao dịch,
đƣợc sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ...
1.1.3.3 Định hƣớng phát triển
- Phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và
khu vực Đông Dƣơng.
- Tối đa hóa giá trị cho Khách hàng, Nhà đầu tƣ và đội ngũ Nhân viên, đồng thời
thể hiện cao nhất trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.
- Nâng cao khả năng thích ứng;
- Tăng cƣờng năng lực cạnh tranh;
- Củng cố và hoàn thiện chất lƣợng dịch vụ;
- Chú trọng tăng nhanh tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao năng
lực tài chính; phát huy và cải thiện năng lực quản trị điều hành; đẩy mạnh tái
cấu trúc mọi lĩnh vực hoạt động của Sacombank, trong đó nhanh chóng hoàn
thiện tái cấu trúc bộ máy và định biên nhân sự, nâng cao chất lƣợng nguồn
nhân lực; tiếp tục tái cấu trúc cơ chế chính sách; tái cấu trúc hoạt động kinh
doanh và tái cấu trúc cơ cấu tài sản và danh mục tài chính; hoàn thiện công
nghệ ngân hàng và tiếp tục mở rộng mạng lƣới có trọng điểm để chiếm lĩnh
thị trƣờng, tăng thị phần, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới và nâng cao
năng lực quản lý rủi ro.
- Gia tăng hiệu quả các lĩnh vực hoạt động để tăng tốc phát triển trong giai đoạn
2011-2015 theo cơ chế phát huy năng lực, tính chủ động sáng tạo, nâng cao tinh
thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tất cả các đơn vị và toàn thể CBNV tạo lực
đẩy và lực hút hƣớng về hai trung tâm là Khách hàng & Lợi nhuận, đảm bảo
hài hòa hai mục tiêu: KINH DOANH HIỆU QUẢ và PHÁT TRIỂN AN TOÀN
– BỀN VỮNG.
16
1.1.4 Giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhân sự tại
Sacombank
1.1.4.1 Cơ cấu tổ chức
17
1.1.4.2 Cơ cấu bộ máy quản trị Sacombank
Đại hội đồng cổ đông
18
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Sacombank, quyết
định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc Luật pháp và Điều lệ
Sacombank quy định.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Sacombank, có toàn quyền nhân
danh Sacombank để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi
của Sacombank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính; giám sát việc chấp hành
chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ
Sacombank.
Hội đồng đầu tƣ tài chính
Là cơ quan xem xét và ra quyết định các khoản đầu tƣ tài chính của Ngân
hàng;
Hội đồng tín dụng
Là cơ quan xem xét, ra quyết định cấp tín dụng đối với các khoản vay có giá
trị lớn theo quy định.
1.1.4.3 Cơ cấu bộ máy điều hành Sacombank
Tổng giám đốc
Tổng giám đốc là ngƣời có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động
của Sacombank theo đúng pháp luật Nhà nƣớc, các quy định của ngành, điều lệ,
quy chế, quy định của Sacombank, đồng thời là ngƣời tham mƣu cho HĐQT
về mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách. Giúp việc cho Tổng giám đốc có
các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trƣởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
Các Phòng nghiệp vụ Ngân hàng
Trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ đƣợc quy định tại Quy chế tổ chức
điều hành, các Phòng nghiệp vụ Ngân hàng có thể đƣợc Tổng giám đốc ủy
nhiệm giải quyết một số công tác hàng ngày và ủy quyền thực hiện một số công
việc cụ thể.
19
Bảng 1.1:Tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2009, 2010, 2011
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 %
Tổng tài sản 98.437.97 141.798.73 140.136.97 (0.99)%
Vốn điều lệ 6.700.35 9.179.23 10.739.68 16.99%
Tổng vốn huy động 86.334.82 126.203.45 117.217.534 (0.93)%
Lợi nhuận trƣớc thuế 1.901.01 2.425.85 2.740.230 12.96%
Thuế 416.599 627.299 707.045 12.71%
Lợi nhuận sau thuế 1.484.41 1.798.56 2.033.186 13.04%
Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, 2010, BCTC chưa kiếm toán 2011 của Sacombank
Trong năm 2011, tình hình kinh tế vẫn chƣa thực sự thuận lợi cho ngành
ngân hàng qua nhiều biến động phức tạp về lãi suất và tỷ giá , dẫn đ ến ảnh
hƣởng không t ốt tới kết quả kinh doanh c ủa Sacombank. Đến cuối
năm 2011, tổng tài sản đạt 140.136 tỷ đồng, giảm 1.662 tỷ đồng, tƣơng ứng
giảm 0.99% so với năm 2010. Tổng huy động vốn đạt 117.217 tỷ đồng, giảm
8.985 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 0.93% so với năm 2010.
Đến đầu 2012, tình hình kinh doanh của Ngân hàng không có biến động
đáng kể so với thời điểm cuối năm 2011. Các chỉ tiêu tổng tài sản và huy động
vốn tại thời điểm 31/12/2011 giảm nhẹ so với cuối năm 2010. Nhìn chung, tình
hình kinh tế vĩ mô đầu năm 2012 chƣa thật thuận lợi cho hoạt động của ngành
Ngân hàng. Trong bối cảnh khó khăn chung, tình hình hoạt động của Sacombank
nhƣ vậy là đáng khích lệ.
20
1.2 ĐÔI NÉT VỀ PHÒNG GIAO DỊCH BẠCH ĐẰNG
28/11/2008 – Khai trƣơng Phòng giao dịch Quận 3 trực thuộc Sacombank Sở
giao dịch TP.HCM tại địa chỉ 258 Nam Kỳ Khởi Nghĩa P.8 Q.3 TP.HCM.
Kể từ ngày 06/02/2012 - Phòng Giao Dịch Quận 3 chính thức đổi tên thành
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sở Giao Dịch Tp.HCM -
Phòng Giao Dịch Bạch Đằng nhằm mục đích hỗ trợ hệ khách hàng trong khu vực
Phƣờng 2, Quận Tân Bình, Tp.HCM nói riêng và các khu vực lân cận nói chung.
- Địa chỉ mới: Tầng trệt, tòa nhà Số 121-123 đƣờng Bạch Đằng, Phƣờng 2,
Quận Tân Bình,Tp.HCM.
- Điện thoại: (84.8) 35.474.200 - (84.8) 35.474.201 - (84.8) 35.474.203 - (84.8)
35.474.204
- Fax: (84.8) 35.474.202.
Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Giao dịch:
- Tiếp thị
o Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể.
o Tiếp thị và quản lý khách hàng.
o Chăm sóc khách hàng.
o Chức năng khác.
- Thẩm định
o Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng.
o Chức năng khác.
- Chăm sóc khách hàng
o Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng.
o Thu thập, tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin về các đóng góp, thắc
mắc, khiếu nại của khách hàng.
21
CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
THƢƠNG TÍN – PGD BẠCH ĐẰNG
2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG
2.1.1 Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng
2.1.1.1 Các hoạt động chủ yếu để huy động vốn
- Nhận tiền gửi thanh toán
Tiền gửi không kì hạn: Là khoản tiền gửi mà ngƣời gửi tiền có quyền rút ra sử
dụng bất cứ lúc nào và Ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng. Đây
là nguồn vốn có tính ổn định thấp, song chí phí hoạt động lại tƣơng đối rẻ. Hầu hết
nguồn vốn này đƣợc sử dụng vào mục đích thanh khoản, sử dụng rất hạn chế cho
vay và đầu tƣ.
Tiền gửi có kì hạn: đây là khoản tiền đƣợc gửi xác định thời hạn rút tiền. Mục
đích của ngƣời gởi tiền là hƣởng lãi, ít quan tâm đến những tiện ích thanh toán do
Ngân hàng cung cấp. Với đặc tính ổn định của tiền gửi có kì hạn, Ngân hàng có
thể chủ động kế hoạch việc sử dụng vốn, tìm kiếm những khoản đầu tƣ có thời
gian hợp lý và đạt đƣợc lợi nhuận cao. Về nguyên tắc thì khách hàng không đƣợc
phép rút tiền khi chƣa đến hạn, song thực tế thì Ngân hàng cho phép khách hàng
rút tiền trƣớc thời hạn khi họ có nhu cầu, nhƣng với điều kiện họ chỉ đƣợc hƣởng
lãi suất không kì hạn.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm: đây là khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân, ngƣời lao
động chƣa sử dụng cho mục đích tiêu dùng, nên họ gửi vào Ngân hàng với mục
đích tích luỹ tiền an toàn và đƣợc hƣởng 1 khoản lãi trên khoản tiền đó. Về mặt kĩ
thuật, dạng tiền gửi này ngƣời gởi đƣợc Ngân hàng cấp cho một sổ dùng để gởi
tiền vào và rút tiền ra đồng thời nó còn xác nhận số tiền đã gởi. Ngoài ra Ngân
hàng không cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng gởi tiết
kiệm.
- Phát hành giấy tờ có giá: Bên cạnh phƣơng thức nhận tiền gửi và nhận tiền gửi
tiết kiệm, các NHTM còn thực hiện phát hành giấy tờ có giá nhƣ: chứng chỉ tiền
gửi, kỳ phiếu, trái phiếu để huy động vốn. Trong đó Chứng chỉ tiền gửi là phiếu
22
nhận nợ ngắn hạn với mệnh giá đã đƣợc quy định, trái phiếu là giấy nhận nợ trung
và dài hạn. Tuy nhiên phát hành trái phiếu là hình thức huy động vốn có chi phí
cao do lãi suất cao vì đây là hoạt động huy động vốn chỉ tiến hành khi Ngân hàng
thiếu vốn mà vốn tự có và vốn huy động tiền gửi không đáp ứng kịp.
Tóm lại, vốn huy động là công cụ chính đối với các hoạt động kinh doanh của
NHTM. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân
hàng. Nếu Ngân hàng có thể sử dụng tốt nguồn vốn này thì không những nguồn
lợi Ngân hàng đƣợc tăng lên mà còn tạo cho Ngân hàng uy tín ngày càng cao. Qua
đó, Ngân hàng có thể mở rộng đƣợc vốn và quy mô hoạt động kinh doanh của
mình.
2.1.1.2 Nhân tố ảnh hƣởng
- Nhân tố mang tính khách quan
Điều kiện kinh tế: Khi nền kinh tế phát triển ổn định, đảm bảo đƣợc giá trị của
đồng tiền từ đó tiền gửi của khách hàng vào Ngân hàng đƣợc bảo toàn, tạo đƣợc
sự yên tâm về tâm lý cho khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng thu
hút đƣợc nguồn vốn, mở rộng phạm vi đầu tƣ, lĩnh vực kinh doanh cho NHTM.
Khi nền kinh tế phát triển ổn định, các doanh nghiệp cũng gặp thuận lợi trong quá
trình sản xuất kinh doanh, sản phẩm sản xuất ra đƣợc tiêu thụ nhanh chóng. Doanh
nghiệp có doanh thu, tăng lợi nhuận, qua đó khả năng thanh toán của Doanh
nghiệp đƣợc đảm bảo, tạo ra môi trƣờng an toàn và lành mạnh cho hoạt động kinh
doanh của NHTM.
Ngƣợc lại khi nền kinh tế phát triển không ổn định, sản xuất bị đình trệ, nhân
công bị thất nghiệp, lạm phát gia tăng…Các doanh nghiệp gặp khó khăn và rủi ro
trong sản xuất kinh doanh. Cá tầng lớp dân cƣ sẽ mất lòng tin vào giá trị của đồng
tiền…sẽ dẫn tới mất an toàn và rủi ro cho đồng vốn kinh doanh của NHTM và khả
năng huy động vốn của Ngân hàng cũng bị thu hẹp.
Cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước: Cơ chế chính sách pháp luật động
bộ, chặt chẽ, các định hƣớng phát triển kinh tế xã hội mang tính ổn định lâu dài sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo ra sự ổn định về
mặt tâm lý cho các nhà đầu tƣ…qua đó giúp NHTM mở rộng đƣợc thị trƣờng huy
động vốn, cũng nhƣ thị trƣờng đầu tƣ kinh doanh và ngƣợc lại.
Các nhân tố khác nhƣ điều kiện chính trị xã hội, sự tiến bộ khoa học kĩ thuật,
phong tục tập quán v.v...
23
- Nhân tố mang tính chủ quan
Hình thức huy động vốn: đa dạng, phong phú tạo cho khách hàng có quyền lựa
chọn phƣơng thức gửi tiền.
Các chính sách : chính sách về lãi suất, chính sách về khách hàng, các chính
sách liên quan đến việc hoạch định chiến lƣợc trong huy động vốn.
Về yếu tố con người: lựa chọn nhân viên, bố trí nhân viên sao cho có sự phù
hợp giữa năng lực chuyên môn mà tính chất công việc để đáp ứng đƣợc các đòi
hỏi của khách hàng về các nhu cầu khách hàng mong muốn.
Công nghệ Ngân hàng: công nghệ hiện đại tiên tiến sẽ giúp cho Ngân hàng
giảm đƣợc chi phí trong huy động vốn đồng thời tạo thuận lợi cho khách hàng khi
sử dụng, đảm bảo yêu cầu trong kinh doanh Ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện,
an toàn và hiệu quả.
2.1.2 Kế toán huy động vốn
2.1.2.1 Nhiệm vụ của kế toán Ngân hàng, kế toán huy động vốn:
Nhiệm vụ chính của Kế toán Ngân hàng:
- Kế toán Ngân hàng ghi nhận, phản ánh chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh thuộc về hoạt động nguồn vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng theo
đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nƣớc và các thể lệ, chế độ kế toán Ngân
hàng.
- Kế toán ngân hàng phân loại nghiệp vụ, tổng hợp số liệu theo đúng phƣơng
pháp và theo những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời
phục vụ lãnh đạo thực thi chính sách quản lý và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng.
- Kế toán Ngân hàng giám sát quá trình sử dụng tài sản nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng các loại tài sản thông qua kiểm soát trƣớc các nghiệp vụ bên Nợ và bên
Có ở từng đơn vị Ngân hàng cũng nhƣ toàn bộ hệ thống; góp phần tăng cƣờng kỷ
luật tài chính, củng cố chế độ hạch toán kế toán trong toàn bộ nền kinh tế quốc
dân.
Nhiệm vụ của kế toán huy động vốn: Ngoài việc phải thực hiện các nhiệm vụ kế
toán Ngân hàng nói chung, Kế toán huy động vốn phải thực hiện các nhiệm vụ
sau:
24
- Kế toán huy động vốn phải thực hiện việc ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời,
chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình huy động vốn (nhận tiền
gửi, phát hành giấy tờ có giá…), tính và trả lãi cho khoản vốn huy động
- Tính và trả lãi cho khách hàng phải đúng nguyên tắc, chính xác để đảm bảo
thu nhập cho Ngân hàng.
- Kế toán huy động vốn phải có trách nhiệm quản lý toàn bộ hồ sơ huy động
vốn của khách hàng.
- Kế toán huy động vốn cần phối hợp với phòng tín dụng quản lý nguồn vốn
huy động đem lại hiệu quả cao cho nguồn vốn huy động, cụ thể: Kế toán huy động
vốn cung cấp thông tin chính xác, kịp thời số liệu về những nguồn vốn huy động
ngắn, trung và dài hạn để cán bộ tín dụng có kế hoạch cho vay hợp lý, đồng thời
cung cấp cho Ban giám đốc quản lý điều hành có hiệu quả.
Nhƣ vậy kế toán huy động vốn cùng với các nghiệp vụ kế toán Ngân hàng khác
thông qua các hoạt động của mình giúp cho Ngân hàng vừa thực hiện đƣợc chức
năng kinh doanh, vừa phát triển nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế. Với vai trò
đó, hệ thống kế toán Ngân hàng nói chung và kế toán huy động vốn nói riêng cần
phải đƣợc hoàn thiện hơn nữa để đáp ƣng đòi hỏi ngày càng cao của kinh doanh
Ngân hàng và sự phát triển nền kinh tế.
2.1.2.2 Tài khoản và chứng từ sử dụng trong kế toán huy động vốn.
Tài khoản sử dụng trong kế toán huy động vốn
Các tài khoản dùng trong kế toán huy động vốn đƣợc bố trí ở loại 4 của hệ
thống tài khoản các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479 /2004/QĐ-
NHNN ngày 29 /4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, các tài khoản huy
động vốn phản ánh tình hình huy động vốn dƣới các hình thức khác nhau theo
quyết định của Luật các tổ chức tín dụng bao gồm các tài khoản từ tài khoản 40
đến tài khoản 46.
Tài khoản 40 – Các khoản nợ Chính phủ và NHNN
Tài khoản 41 – Các khoản nợ các tổ chức tín dụng khác.
Tài khoản 42 – Tiền gửi của khách hàng.
Tài khoản 43 – Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá.
Tài khoản 44 – Vốn tài trợ uỷ thác, đầu tƣ, cho vay
25
Tài khoản 45 – Các khoản phải trả cho bên ngoài
Tài khoản 46 – Các khoản phải trả nội bộ
Chứng từ sử dụng trong kế toán huy động vốn
- Giấy nộp tiền mặt
- Giấy lĩnh tiền.
- Sổ tiền gửi
- Sổ tiết kiệm
- Kì phiếu, trái phiếu.
-Bảng kê tính lãi, phiếu chuyển khoản.
2.1.2.3 Kế toán nghiệp vụ huy động vốn
* Kế toán tiền gửi không kì hạn
- Khi khách hàng có nhu cầu gửi tiền, kế toán căn cứ vào các chứng từ hạch
toán:
Nợ TK 1011(1031) TK tiền mặt tại quỹ VND (USD)
Có TK 4211 (4221) TK tiền gửi không kì hạn bằng VND (USD)
- Khi khách hàng đến lĩnh tiền, căn cứ vào giấy lĩnh tiền mặt hoặc séc lĩnh tiền
mặt, kế toán kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ, kiểm tra số dƣ trên tài
khoản, tiến hành hạch toán:
Nợ TK 4211 (4221) Tiền gửi khách hàng bằng VND (USD)
Có TK 1011 (1031) Tiền mặt tại quỹ bằng VND (USD)
- Nếu thay việc gửi – lĩnh bằng tiền mặt thành chuyển khoản thì:
Khi khách hàng gửi tiền, kế toán ghi:
Nợ TK: TK tiền gửi khách hàng B
Có TK: 4211 (4221) TK tiền gửi khách hàng A
Khi khách hàng rút tiền, kế toán ghi:
Nợ TK: 4211 (4221) TK tiền gừi khách hàng A
Có TK: TK tiền gửi khách hàng B
26
- Tính và hạch toán lãi cho khách hàng: tiền lãi trên các khoản tiền gửi không kì
hạn đƣợc tính theo phƣơng pháp tích số và đƣợc nhập gốc hàng tháng.
Số lãi = Tổng tích số tính lãi x (lãi suất tháng/30)
(trong đó: tích số tính lãi = Dƣ nợ x số ngày dƣ nợ)
Hạch toán: Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi tiền gửi
Có TK 4211 (4221) TK tiền gửi khách hàng
* Kế toán tiền gửi tiết kiệm không kì hạn
- Khi khách hàng mở sổ tiết kiệm, kế toán hạch toán
Nợ TK 1011, 1031 (4211, 4221/KH – Nếu gửi bằng chuyển khoản)
Có TK 4231 (4241) Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn
- Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền, kế toán hạch toán
Nợ TK 4231(4241)/KH
Có TK 1011, 1031
- Tính và hạch toán lãi cho khách hàng
Phƣơng pháp tính lãi tiền gửi tiết kiệm không kì hạn giống nhƣ phƣơng pháp
tính lãi tiền gửi không kì hạn nhƣng lãi đƣợc hạch toán và nhập gốc đúng vào
ngày khách hàng gửi tiền của tháng sau đó.
*Kế toán tiền gửi tiết kiệm có kì hạn
- Khi có nhu cầu gửi tiền khách hàng cần phải ghi rõ số tiền gửi, loại kì hạn để
kế toán ghi vào sổ tiết kiệm và phiếu lƣu, sau đó tiến hành hạch toán
Nợ TK 1011(1031) – Tiền mặt tại quỹ, 4311/KH
Có TK 4232(4242) Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn của KH
- Tính và hạch toán lãi cho khách hàng (lãi không đƣợc nhập gốc)
Trƣờng hợp trả lãi trƣớc: Khi khách hàng đến gửi tiền, Ngân hàng trích một
phần trả lãi cho khách hàng, ghi vào tài khoản chi phí chờ phân bổ và hạch toán:
Nợ TK 1011 (1031)
Nợ TK 388 – Chi phí chờ phân bổ
Có TK 4232(4242)/KH
27
Hàng tháng Ngân hàng phân bổ lãi trả trƣớc vào tài khoản chi phí trả lãi tiền
gửi
Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi tiền gửi
Có TK 388 – Chi phí chờ phân bổ
- Trƣờng hợp trả lãi sau
Hàng tháng Ngân hàng phải tính lãi dự trả cho khoản tiền tiết kiệm có kỳ hạn và
hạch toán:
Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi tiền gửi
Có TK 4911 – Lãi phải trả tiền gửi
Đến kì hạn khách hàng đến rút lãi, kế toán ghi:
Nợ TK TK 4911 – Lãi phải trả tiền gửi
Có TK 1011(1031) – Tiền mặt tại quỹ
Nếu đến kì hạn mà khách hàng không đến lĩnh lãi, kế toán tự động nhập lãi vào
gốc và coi nhƣ khách hàng gửi một kì hạn mới và hạch toán:
Nợ TK 4911 – Lãi phải trả tiền gửi
Có TK 4232 (4242) – Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn
Nếu khách hàng lĩnh lãi trƣớc hạn thì Ngân hàng sẽ thoái chi lãi cộng dồn dự
trả và tính lãi cho khách hàng theo mức lãi suất không kì hạn cho thời gian gửi
thực tế:
Thoái chi lãi : Nợ TK 4911 – Lãi phải trả tiền gửi
Có TK 801 – Chi phí trả lãi tiền gửi
Tính và trả lãi thực tế cho khách hàng và hạch toán:
Nợ 801 – Chi phí trả lãi tiền gửi
Có TK 1011(1031), 4211/KH
* Kế toán phát hành giấy tờ có giá: hiện nay các công cụ huy động vốn phổ
biến ở các Ngân hàng bao gồm kì phiếu Ngân hàng, trái phiếu Ngân hàng, các
chứng chỉ tiền gửi, các giấy tờ có giá ngắn hạn, dài hạn khác. Việc phát hành kì
phiếu, trái phiếu Ngân hàng đƣợc thực hiện theo đợt, định kì theo quy định của
Ngân hàng Nhà Nƣớc và nhu cầu về vốn của NHTM. Đối tƣợng mua kì phiếu, trái
28
phiếu Ngân hàng phát hành là công dân Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức kinh
tế xã hội, các tổ chức tài chính tín dụng, kho bạc Nhà Nƣớc, cá nhân, tổ chức kinh
tế nƣớc ngoài hoạt động kinh doanh, sinh sống tại Việt Nam.
Kế toán nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá trả lãi trƣớc
- Khi phát hành (bán cho khách hàng), kế toán ghi
Nợ TK 1011 (Tiền mặt), 4211 (Tiền gửi khách hàng): Mệnh giá – Tổng
số lãi
Nợ TK 388 – Chi phí chờ phân bổ: Tổng số lãi
Có TK 431, 434 (TK phát hành giấy tờ có giá): Mệnh giá
- Hàng tháng kế toán phân bổ lãi trả trƣớc vào chi phí trả lãi phát hành giấy tờ
có giá, kế toán ghi:
Nợ TK 803 – Chi phí trả lãi trên các giấy tờ có giá: lãi hàng tháng
Có TK 388 – Chi phí chờ phân bổ: lãi hàng tháng
- Thanh toán tiền khi đáo hạn giấy tờ có giá, kế toán ghi
Nợ TK 431, 434 (TK phát hành giấy tờ có giá): mệnh giá
Có TK 1011(Tiền mặt), 4211 (tiền gửi khách hàng)…: mệnh giá
Kế toán nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá trả lãi sau
- Khi phát hành giấy tờ có giá (bán cho khách hàng), kế toán ghi:
Nợ TK 1011(Tiền mặt), 4211(Tiền gửi khách hàng)…: mệnh giá
Có TK 431, 434 (Phát hành giấy tờ có giá): mệnh giá
- Hàng tháng kế toán tính lãi cộng dồn dự trả trên giấy tờ có giá cho khách
hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 803 – Chi phí trả lãi GTCG: lãi hàng tháng
Có TK 4921 – Lãi phải trả cho các GTCG: lãi hàng tháng
- Thanh toán gốc và lãi khi đáo hạn GTCG cho khách hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 431, 434 ( Phát hành GTCG): mệnh giá
Nợ TK 4921 – Lãi phải trả cho các GTCG: tổng lãi
Có TK 1011(Tiền mặt), 4211(Tiền gửi KH)…: gốc và lãi
29
- Đối với GTCG khi đến hạn thanh toán mà khách hàng vẫn chƣa đến lĩnh cho
cả hai trƣờng hợp trên thì Ngân hàng sẽ tính lãi bổ sung cho ngày dôi ra kể từ khi
đáo hạn trên mệnh giá và theo lãi suất không kì hạn.
Ngoài các biện pháp huy động vốn ở trên thì các NHTM còn huy động vốn
thông qua vay NHNN, vay các Tổ chức tín dụng, uỷ thác đầu tƣ từ các Tổ chức
Kinh tế. Mỗi phƣơng pháp đều có ƣu nhƣợc điểm riêng. Đối với việc huy động
vốn từ tiền gửi không kì hạn tuy Ngân hàng bỏ ra chi phí huy động thấp nhƣng
đây là nguồn vốn có tính chất không ổn định, các NHTM không sử dụng toàn bộ
số vốn này cho vay trung hạn và dài hạn đƣợc mà phải luôn đảm bảo nhu cầu
thanh toán cho khách hàng bất cứ lúc nào. Ngƣợc lại đối với hình thức huy động
vốn bằng việc phát hành GTCG dài hạn nhƣ kì phiếu Ngân hàng trên một năm
đem lại nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn cho các NHTM, song Ngân hàng phải
trả chi phí huy động cao trong khi vốn sử dụng cho vay trung và dài hạn thƣờng có
rủi ro cao. Do đó, để có một cơ cấu vốn huy động hợp lý đảm bảo đem lại chi phí
huy động rẻ, an toàn và hiệu quả cao cho các NHTM cần phải nghiên cứu các hình
thức huy động vốn áp dụng cho phù hợp với khả năng, điều kiện của mỗi Ngân
hàng đồng thời không ngừng hoàn thiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn ở mỗi
Ngân hàng.
2.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn
Hệ thống kiểm soát nội bộ giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng có công cụ để hạn
chế các rủi ro đảm bảo cho việc thực hiện kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả
và an toàn. NHTM là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, nếu không tổ chức tốt hệ thống
kiểm soát nội bộ thì sẽ dẫn đến tổn thất rất lớn cho ngân hàng và cho cả nền kinh
tế. Hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng cũng giống nhƣ hệ thống kiểm soát
nội bộ của mọi tổ chức khác, tuy vậy nó vẫn có một số nét riêng biệt.
2.1.3.1 Môi trƣờng kiểm soát
Việc thiết lập các nhân tố môi trƣờng kiểm soát rất quan trọng đối với lĩnh vực
kinh doanh đặc biệt nhƣ ngân hàng, các nhân tố thuộc môi trƣờng kiểm soát chung
chủ yếu liên quan đến quan điểm, thái độ và nhận thức cũng nhƣ hành động của
các nhà quản lý trong ngân hàng. Môi trƣờng kiểm soát của một Ngân hàng
thƣơng mại là toàn bộ các nhân tố tác động đến việc thiết kế, hoạt động và sự hữu
hiệu của chính sách thủ tục kiểm soát của ngân hàng gồm:
- Quan điểm điều hành của Ban Giám đốc: Ban giám đốc là ngƣời đề ra các
chính sách, kế hoạch, quy chế nội bộ của ngân hàng nhƣ quy chế về thẩm quyền
30
trách nhiệm, quy trình nghiệp vụ, chính sách khách hàng.... Quan điểm của Ban
Giám đốc sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến chính sách, chế độ, các quy định và cách
thức kiểm tra - kiểm soát trong ngân hàng, ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hữu hiệu
của hệ thống kiểm soát nội bộ. Ví dụ: Lãnh đạo theo đuổi quan điểm chấp nhận rủi
ro để đạt đƣợc kế hoạch đề ra thì kế hoạch kiểm soát sẽ không đƣợc thực hiện tốt,
ngƣợc lại, lãnh đạo theo đuổi quan điểm chống đỡ rủi ro thì họ tin rằng kiểm soát
là một vấn đề quan trọng để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.
- Cơ cấu tổ chức: bộ máy quản lý là tổng hợp các bộ phận đƣợc chuyên môn
hoá với những trách nhiệm và quyền hạn nhất định có mối liên hệ mật thiết với nhau
nhằm thực hiện các chức năng khác nhau trong quản lý. Xây dựng cơ cấu tổ chức của
NHTM chính là sự phân chia nó thành những bộ phận với những chức năng và quyền
hạn cụ thể sao cho không bị chồng chéo hoặc bỏ trống. Một cơ cấu tổ chức hợp lý,
đảm bảo tách bạch giữa các chức năng, bảo đảm sự độc lập tƣơng đối giữa các bộ
phận, tạo đƣợc khả năng kiểm tra kiểm soát lẫn nhau trong các bƣớc thực hiện công
việc sẽ đảm bảo sự thông suốt cho các thủ tục kiểm soát đƣợc phát huy tác dụng.
- Chính sách nhân viên: liên quan đến yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh
ngân hàng đó là con ngƣời. Ngân hàng có đƣợc đội ngũ nhân viên có trình độ
nghiệp vụ và đáng tin cậy thì quá trình kiểm soát sẽ có nhiều thuận lợi hơn, ngƣợc
lại ngân hàng nào có những nhân viên thiếu cả “trí” và “đức” thì quá trình kiểm
soát rất khó thực hiện. Chính vì vậy mà NHTM cần xây dựng và thực hiện chính
sách nhân sự, phát triển nguồn nhân lực một cách tốt nhất để đƣa hoạt động ngân
hàng phát triển bền vững.
- Công tác kế hoạch: hơn bất kỳ đơn vị kinh doanh nào, ngân hàng cần xây
dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và chƣơng trình hành động cụ thể về hoạt
động kinh doanh, nhân sự, phát triển mạng lƣới... để trở thành một ngân hàng
chuyên nghiệp, hiện đại đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập ở nƣớc ta
hiện nay. Việc lập và thực hiện kế hoạch đƣợc chấp hành nghiêm túc và khoa học
thì đây cũng là công cụ hữu hiệu để ngân hàng thực hiện công tác kiểm soát của
mình. Đối với kiểm soát huy động vốn, Ngân hàng thƣơng mại cần lập kế hoạch
huy động vốn ngắn hạn và trong dài hạn, kế hoạch cơ cấu và phát triển nguồn vốn
bền vững.
31
2.1.3.2 Hệ thống kế toán
Hệ thống kế toán của NHTM là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống
kiểm soát nội bộ. Sự kiểm soát chỉ có thể thực hiện nếu các thông tin trung thực,
đáng tin cậy, chính xác và kịp thời. Hệ thống kế toán của NHTM bao gồm:
- Hệ thống chứng từ ban đầu, đây là căn cứ pháp lý về nghiệp vụ phát sinh, đảm
bảo an toàn trong quản lý và giám sát tài sản của ngân hàng.
- Hệ thống sổ kế toán có tác dụng kiểm tra, đối chiếu để giám sát sự chính xác,
đầy đủ theo quá trình ghi chép vào các tài khoản liên quan
- Hệ thống báo cáo tài chính theo tiêu thức thống kê, cung cấp thông tin tổng
hợp một cách trung thực, đáng tin cậy, chính xác kịp thời, giúp cho việc thực hiện
kiểm soát một cách có hiệu quả.
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ, hầu hết các NHTM
xử lý dữ liệu thông qua phần mềm tin học và đƣợc nối mạng với nhau, để đảm bảo
số liệu đƣợc trung thực và đáng tin cậy, ngân hàng cần thực hiện công tác kiểm
toán hàng năm đồng thời phân định trách nhiệm rõ ràng của ngƣời thực hiện và
ngƣời kiểm soát trên phần mềm.
2.1.3.3 Các thủ tục kiểm soát
Các thủ tục kiểm soát những cách thức giải pháp cụ thể trong quan hệ với trình
tự xác định, nó đảm bảo các hành động cần thiết để quản lý các rủi ro có thể phát
sinh trong quá trình thực hiện mục tiêu của ngân hàng. Thủ tục kiểm soát trong hệ
thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng phải đƣợc thiết lập dựa trên ba nguyên tắc
cơ bản: nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng; nguyên tắc bất kiêm nhiệm;
nguyên tắc uỷ quyền, phê chuẩn.
- Nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng: Khi thực hiện nghiệp vụ huy
động vốn không phải chỉ riêng lẻ các nhân viên giao dịch khách hàng thực hiện mà
đó là sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận liên quan cùng tham gia nhằm kiểm
soát chéo lẫn nhau, việc phân chia trách nhiệm nhằm giảm bớt các sai sót cũng
nhƣ các hành vi gian lận đồng thời tạo cho nhân viên không có cơ hội làm sai quy
định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: yêu cầu sự tách biệt giữa nhiệm vụ phê chuẩn với
thực hiện nghiệp vụ nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hành vi lạm dụng quyền
hạn. Để kiểm soát hoạt động huy động vốn cần tách biệt ngƣời thực hiện giao dịch
và ngƣời kiểm soát phê duyệt giao dịch.
32
- Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn: xác định quyền phê chuẩn của từng ngƣời.
Tất cả các nghiệp vụ đều đƣợc những ngƣời có trách nhiệm phê chuẩn trƣớc khi
thực hiện, việc quyết định cho vay phải giao cho ngƣời giữ một vị trí tƣơng xứng
với bản chất và ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn. Mức quyết định giao dịch
huy động vốn đƣợc uỷ quyền theo từng cấp. Nguyên tắc này tạo tính chủ động và
sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, phù hợp với năng lực và trình
độ của ngƣời đƣợc uỷ quyền; đảm bảo hiệu quả, an toàn chất lƣợng của hoạt động
huy động vốn, tuân thủ đúng quy trình, quy định. Việc phê chuẩn thƣờng đƣợc
chia thành hai mức cụ thể sau: Phê chuẩn chung tức là ban Giám đốc đƣa ra các
chính sách và những ngƣời cấp dƣới đƣợc chỉ đạo thực thi các hoạt động theo
chính sách này mà không phải trình để xét duyệt một lần nữa. Phê chuẩn cụ thể
liên quan đến một cá nhân xét duyệt cụ thể trong từng nghiệp vụ.
Từ những đặc điểm của riêng của NHTM, khi thiết kế hệ thống kiểm soát nội
bộ phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản sau:
- Mọi lĩnh vực hoạt động đều phải được kiểm soát: Cơ cấu tổ chức của ngân
hàng gồm nhiều bộ phận. Sự vận hành của ngân hàng là sự vận hành của cả hệ
thống nên các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế, rủi ro xảy ra ở bộ
phận này sẽ gây tổn thất cho các bộ phận khác liên quan. Chính vì vậy cần xây
dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cho toàn bộ lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.
- Thực hiện nguyên tắc “bốn mắt”: Để phòng ngừa rủi ro ngân hàng cần thiết
kế hệ thống kiểm soát sao cho mọi công việc đều đƣợc kiểm tra qua ít nhất hai
ngƣời “bốn mắt”. Việc kiểm tra này có thể là kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp
thông qua sự phê chuẩn trƣớc đó của cấp có thẩm quyền.
2.1.3.4 Kiểm toán nội bộ
Kiểm tra nội bộ có chức năng giám sát độc lập hoạt động của ngân hàng, Kiểm
tra nội bộ thực hiện nhiệm vụ đánh giá tính hiệu lực, đầy đủ và tính hiệu quả của
hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng.
Ngoài ra, Kiểm tra nội bộ cung cấp một sự đánh giá độc lập, khách quan về tính
tuân thủ, tính chính xác đối với báo cáo tài chính cùng việc thực hiện các chiến
lƣợc, chính sách, các quy trình và các quy định mà Ban lãnh đạo đã ban hành. Từ
đó, Kiểm tra nội bộ đƣa ra các kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng và tính an toàn và phát triển bền
vững của hoạt động kinh doanh ngân hàng.
33
2.2 KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NHTMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN-PGD BẠCH ĐẰNG
2.2.1 Kế toán hoạt động huy động vốn
2.2.1.1 Nguyên tắc kế toán
Nhân viên mở tài khoản mới cho khách hàng không kiêm nhiệm việc ghi chép
vào sổ tài khoản chi, nhận tiền…để tránh sự lạm dụng có thể xảy ra.
Lãi tiền gửi đƣợc chi trả theo thực tế phát sinh. Trong trƣờng hợp có trích trƣớc
tiền lãi phải trả vào chi phí đối với các khoản tiền gửi có kì hạn, cần phải quan tâm
đến thời hạn trích trƣớc (của năm tài chính) và theo đõi thời hạn rút tiền của khách
hàng để tính toán tiền lãi thực trả cho chính xác. Chi phí trả lãi đƣợc hạch toán
tuân thủ nguyên tắc phù hợp. Trƣờng hợp trả lãi khi đáo hạn và kỳ hạn trả lãi bao
gồm nhiều kỳ hạch toán thì định kì NH phải tính lãi phải trả từng kỳ ghi nhận vào
chi phí.
Tất cả các số phát sinh liên quan đến tài khoản tiền gửi bị khách hàng từ chối
cần đƣợc xử lý nhƣ các số phát sinh ngoại lệ, có nghĩa là khi có những số phát
sinh bị từ chồi cần phải xem xét và đƣa ra các quyết định xử lý tuỳ theo tình huống
riêng biệt sao cho phù hợp (Ví dụ: một khoản khách hàng từ chối thanh toán do
nghi ngờ NH tính sai phí, hoặc thanh toán sai một tờ séc…). Kế toán viên cần phải
kiểm tra lại nguyên nhân việc từ chối và xử lý nghiệp vụ theo nguyên nhân xày ra
sai sót.
Hạch toán phát hành GTCG phù hợp với chuẩn mực kế toán 16 “Chi phí đi
vay”. NH phát hành theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại GTCG phát hành
và tình hình phân bổ từng khoản chiết khấu, phụ trội khi xác định chi phí đi vay
tính vào chi phí kinh doanh hay vốn hoá theo từng thời kì.
- Chiết khấu GTCG đƣợc phân bổ dần để tính vào chi phí đi vay từng thời kì
trong suốt thời hạn của GTCG.
- Phụ trội GTCG đƣợc phân bổ dần để giảm trừ chi phí đi vay từng kì trong suốt
thời hạn của GTCG.
- Việc phân bổ chiết khấu hay phụ trội GTCG tại Sacombank theo mức lãi suất
15%/năm, 14%/năm, 13.9%/năm tùy theo số ngày thực gửi.
34
2.2.1.2 Trình bày trên Báo cáo tài chính
Theo Chuẩn mực kế toán số 22 “Trình bày, bổ sung BCTC của các NH và tổ
chức tài chính tƣơng tự”
- Sacombank trình bày riêng rẽ tiền gửi của cá ngân hàng, các tổ chức tà chính
khác tƣơng tự với tiền gửi khách hàng, cũng nhƣ phân biệt tiền gửi khách hàng với
GTCG mà Sacombank phát hành.
- Khi lập BCTC, trên Bảng cân đối kế toán trong phần Nợ phải trả, chỉ tiêu phát
hành GTCG đƣợc phản ánh trên cơ sở thuần.
- Số dƣ tiền gửi đƣợc trình bày phân theo loại tiền gửi.
2.2.1.3 Quy trình luân chuyển chứng từ
Toàn bộ quy trình đƣợc thực hiện trên chƣơng trình T24-R08.
Nguyên tắc thực hiện giao dịch thu chi tại quầy
- Tất cả các giao dịch chi tiền cho khách hàng thì bắt buộc phải Commit trƣớc
khi chi tiền cho khách hàng, không đƣợc thực hiện chi tiền khi trạng thái giao dịch
là Hold vì khi đó tài khoản của khách hàng chƣa bị giảm số dƣ.
- Tất cả các giao dịch nộp tiền phải đƣợc duyệt giao dịch ngay khi thu đủ tiền
để khách hàng có thể sử dụng ngay số dƣ trên tài khoản , ATM/POS.
Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán nhận và trả tiền gửi
Quy trình luân chuyển chứng từ nhận và trả tiền gửi bao gồm tiền gửi không kì
hạn, tiền gửi tiết kiệm đƣợc thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà Nƣớc.
* Đối với nhận tiền gửi:
Thực hiện theo quy trình luân chuyển chứng từ kế toán Ngân hàng, đảm bảo
nguyên tắc thu tiền trƣớc, ghi sổ sau; ghi Nợ trƣớc ghi Có sau ( nếu là chứng từ
chuyển khoản). Quy trình thực hiện nhƣ sau:
- Khách hàng nộp Giấy nộp tiền kèm theo Sổ tiết kiệm (nếu nộp tiền vào tài
khoản gửi tiết kiệm) hoặc khách hàng nhận các chứng từ thanh toán không dùng
tiền mặt từ Ngân hàng khác chuyển đến nhƣ: Bảng kê nộp séc kèm theo tờ séc,
chứng từ uỷ nhiệm thu – uỷ nhiệm chi.
- Sau khi kiểm tra chứng từ, đối chiếu thông tin trên hệ thống, GDV tiền hành
thu tiền và kiểm đếm tiền trƣớc, sau đó tiến hành nhập liệu trên chƣơng trình T24-
R08.
35
- Nếu số tiền nộp nằm trong hạn mức giao dịch của GDV, GDV giao liên 2
phiếu thu cho khách hàng. Tới đây giao dịch kết thúc, GDV lƣu chứng từ để chấm
cuối ngày. Nếu số tiền nộp vƣợt hạn mức giao dịch nhƣng vẫn trong hạn mức thu
của GDV thì chuyển KSV duyệt và kí chứng từ. Trƣờng hợp số tiền vƣợt hạn mức
thu của GDV thì GDV chuyển cho Thủ quỹ kiểm đếm và thu tiền, sau đó KSV
duyệt và kí chứng từ.
- Kiểm soát viên kiểm soát tiền mặt, kiểm soát chuyển khoản, kiểm soát chứng
từ, ký và chuyển sang thủ quỹ.
- Thủ quỹ thu tiền vào sổ quỹ, ký tên, kế toán thanh toán (Giao dịch viên) ghi
Nợ vào tài khoản thích hợp.
- Kiểm soát viên kiểm soát lại chứng từ và chữ ký trên chứng từ sau đó chuyển
chứng từ cho Giao dịch viên ghi Có vào tài khoản tiền gửi.
- Sau khi ghi Có vào tài khoản tiền gửi, Giao dịch viên chuyển chứng từ cho
KSV lƣu trữ chứng từ.
Bảng 2.1: LƢU ĐỒ QUY TRÌNH THU TIỀN MẶT KHÁCH HÀNG TẠI QUẦY
TRÁCH
NHIỆM
BƢỚC QUÁ TRÌNH CHỨNG TỪ
NVTV B1
Hồ sơ mở tài
khoản
KSV B2 Kiểm tra HS, duyệt MKH,
duyệt scan
Hồ sơ mở tài
khoản
NVTV B3
Giấy nộp tiền
tiết kiệm/Lệnh
chuyển tiền/
Giấy nộp tiền
B4 Chứng từ bƣớc 3
Tiếp nhận nhu cầu mở
MKH, mở TK TGTT
Tiếp nhận nhu cầu
nộp tiền của KH
Kiểm tra thông tin, hạch
toán, commit giao dịch
Chƣa
có
MKH
khi
KH
gửi
tiết
kiệm
36
GDV Thẻ tiết kiệm
GDV/
TQ
B5
Chứng từ bƣớc 4
Bảng kê tiền
GDV/
TQ
B6
Chứng từ bƣớc 5
THỦ
QUỸ
B7
Vƣợt hạn mức thu
Chứng từ bƣớc 5
KSV/
GĐCN
B8
Chứng từ bƣớc 5
GDV/
THỦ
QUỸ
B9
Liên 2 Phiếu
thu/ Sổ tiết kiệm
GDV,
KSV
B10
Toàn bộ chứng
từ giao dịch,
bảng kê giao
dịch trong ngày
* Đối với chi trả tiền gửi:
Đảm bảo nguyên tắc luân chuyển chứng từ: ghi sổ trƣớc, chi tiền sau; ghi Nợ
trƣớc ghi Có sau (nếu chuyển khoản). Quy trình đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Tiến hành thu tiền
Kiểm đếmtiền
Commit giao dịch
Duyệt và kí CT
Giao liên 2 Phiếuthu, giao
sổ tiết kiệm, Hợp đồngTG
CKH cho KH
Chuyển quỹ, Chấm và
lƣu chứngtừ
Trong
HMGD
Trong
HM
thu
Trong
HMGD
37
- Khách hàng nộp séc lĩnh tiền, Giấy rút tiền; Sổ tiết kiệm vào Ngân hàng. Nếu
rút tiền bằng chuyển khoản thì khách hàng nộp các chứng từ thanh toán nhƣ Uỷ
nhiệm chi.
- Trƣớc khi thực hiện rút tiền, GDV cần kiểm tra tính chất hợp lệ hợp pháp của
các chứng từ. GDV nhập số liệu vào máy tính, GDV comit giao dịch, hạch toán
trên Giấy rút tiền mặt, ký tên và đóng dấu tên GDV.
- Nếu trong hạn mức giao dịch của GDV thì tới đây giao dịch rút tiền đã hoàn
thành. Nếu vƣợt hạn mức giao dịch của GDV thì chuyển KSV kí và duyệt giao
dịch.
- Thủ quỹ kiểm soát lại sau đó chi tiền cho khách hàng, vào sổ quỹ, chuyển trả
chứng từ cho GDV.
- KSV kiểm soát lại chứng từ lần nữa sau đó chuyển kế toán tổng hợp lƣu trữ
chứng từ.
Bảng 2.2: LƢU ĐỒ QUY TRÌNH CHI TIỀN MẶT VỚI KH TẠI QUẦY
TRÁCH
NHIỆM
BƢỚC QUÁ TRÌNH CHỨNG TỪ
GDV B1
Chứng từ GD của
KH/ CMND/HC
GDV B2
Chứng từ
GD/CMND/HC
KSV B3
Chứng từ
GD/CMND/HC
Tiếp nhận nhu cầu
rút tiền của KH
Kiểm tra và lập phiếu
chi tiền
Ký duyệt CT
Điều
chỉnh
Trong
HMGD
38
GDV/
THỦ
QUỸ
B4
Chứng từ
GD/CMND/HC
Bảng kê chi
GDV/
THỦ
QUỸ
B5
Bảng kê chi tiền
Bản sao CT GD
CMND/HC
GDV/
THỦ
QUỸ
B6
Chứng từ GD
Bảng kê điều
chuyển quỹ
GDV,
KSV
B7
Toàn bộ chứng từ
GD trong ngày
Bảng kê tiền
Bảng liệt kê GD
trong ngày
Quy trình luân chuyển chứng từ phát hành và chi trả giấy tờ có giá
* Đối với việc phát hành kì phiếu, trái phiếu
Đối với Ngân hàng Sacombank thƣờng chỉ phát hành kì phiếu hoặc chứng chỉ
tiền gửi theo đợt, khi cần hàng cần huy động vốn gấp. Đợt gần đây nhất là vào
tháng 11/2011. Trong thời điểm hiện tại Ngân hàng không có nhu cầu phát hành
chứng chỉ tiền gửi.
- Khi khách hàng có nhu cầu mua kì phiếu có thể liên hệ các điểm giao dịch để
nhận mẫu phiếu đăng kí mua kì phiếu.
- GDV thực hiện đối chiếu kiểm tra thông tin trên mẫu Phiếu đăng kí mua kì
phiếu, sau khi kiểm tra hợp lệ, GDV điền thêm mã khách hàng, và kiểm tra số dƣ
tài khoản, nếu đủ số dƣ trích thanh toán theo mệnh giá đăng kí mua kì phiếu.
- GDV tập hợp chứng từ hạch toán, kì phiếu phát hành, Phiếu đăng kí mua kì
phiếu ký tên, chuyển kiểm soát viên kiểm tra và trình Trƣởng đơn vị kí tên đóng
dấu.
Chi tiền
Chứngkiến kiểm đếm và
trả chứngtừ cho khách hàng
Thực hiện chuyển quỹ
Chấm và lƣu chứng từ
39
- Căn cứ Giấy giới thiệu, CMND do đại diện giao nhận theo chỉ định của khách
hàng xuất trình, GDV thực hiện đối chiếu thông tin ngƣời thực hiện với thông tin
đăng kí trên Phiếu đăng kí mua kì phiếu đơn vị lƣu giữ. GDV kiểm tra và chuyển
phiếu đăng kí mua kì phiếu cho kiểm soát viên kiểm tra phần xác nhận giao nhận.
- GDV bàn giao kì phiếu cho đại diện chỉ dịnh của khách hàng.
- Lƣu hồ sơ và báo cáo.
Bảng 2.3: PHÁT HÀNH KÌ PHIẾU
TRÁCH
NHIỆM
BƢỚC QUÁ TRÌNH CHỨNG TỪ
GDV/BP
chăm
sóc KH
B1
Tờ rơi quảng cáo phát hành
kì phiếu
GDV B2 CMND/HC
GDV/
KSV/
Trƣởng
đơn vị
B3 Kì phiếu
GDV/
KSV/
Trƣởng
đơn vị
B4
Phiếu nộp tiền
Phiếu chuyển khoản
Uỷ nhiệmchi
GDV B5
CMND/HC
Kì phiếu
Bản sao Phiếu nộp tiền/ UNC
GDV B6
Phơi kì phiếu
Bản sao CMND/HC
Phiếu nộp tiền/ UNC
Nhu cầu mua kỳ phiếu
Tiếp nhận nhu cầu của KH
Phát hành Kỳ phiếu
Hạch toán
Giao nhận
Lƣu hồ sơ
40
* Đối với việc chi trả kì phiếu, trái phiếu
- Khi đến hạn thanh toán, khách hàng sở hữu kì phiếu, trái phiếu đến Ngân hàng
nộp để thanh toán.
- Sau khi nhận chứng từ, GDV kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ.
Tuỳ theo từng loại kì phiếu tính lãi, hạch toán và thực hiện thủ tục chi trả.
o Trƣờng hợp khách hàng lĩnh tiền mặt: GDV in phiếu lĩnh tiền, trình
KSV.
o Trƣờng hợp khách hàng nhận bằng chuyển khoản: GDV in phiếu chuyển
khoản trình KSV.
- Thực hiện xong các thủ tục, thủ quỹ chi trả tiền và lấy chữ ký của chủ sở hữu
kì phiếu, trái phiếu.
- Cuối ngày, GDV thực hiện kiểm kê, xác định kì phiếu đã phát hành hay đã
thanh toán trong ngày, số còn lại cuối ngày, đảm bảo các GTCG đƣợc lƣu trữ bảo
quản nhƣ tiền.
Bảng 2.4: THANH TOÁN KỲ PHIẾU (TRƢỚC HẠN, ĐẾN HẠN, TRỄ HẠN)
TRÁCH
NHIỆM
BƢỚC QUÁ TRÌNH CHỨNG TỪ
GDV/
BPchăm
sóc KH
B1
CMND/HC
Kì phiếu
Giấy đề nghị mua lại kì
phiếu
GDV B2 Kiểm tra thông tin
CMND/HC
Phơi lƣu kì phiếu
Kì phiếu
GDV/
KSV/
Trƣởng
đơn vị
B3 Kì phiếu
GDV/
KSV/
Trƣởng
đơn vị
B4
Phiếu lĩnh tiền/ Phiếu
chuyển khoản
Nhu cầu TT kỳ phiếu
Thực hiện thanh toán
Hạch toán
41
GDV B5
Bản sao Phiếu lĩnh tiền/
Phiếu chuyển khoản
GDV B6
Phiếu lĩnh tiền
Bản sao CMND/HC
Kì phiếu, Phơi kì phiếu
Giấy đề nghị mua lại kì
phiếu
2.2.2 Kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn
Mục đích của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn là :
- Đảm bảo hoạt động huy động vốn hiệu quả (hạn chế rủi ro lãi suất).
- Nguồn vốn huy động đạt kế hoạch đƣợc giao, cơ cấu nguồn vốn hợp lý.
- Đảm bảo tài sản và thông tin không bị lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích;
Phòng ngừa rủi ro do nguyên nhân xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp của cán bộ
(nhận tiền gửi của khách hàng nhƣng không hạch toán trên chƣơng trình hoặc rút
tiền từ tài khoản của khách hàng mà không có đề nghị từ khách hàng).
- Đảm bảo việc ghi chép, hạch toán đầy đủ, chính xác và đúng thể thức các giao
dịch phát sinh của ngân hàng.
- Đảm bảo việc lập các báo cáo tài chính kịp thời, hợp lệ và tuân theo các yêu
cầu pháp định có liên quan.
2.2.2.1. Môi trƣờng kiểm soát
* Thứ nhất là đặc thù về quản lý: Hoạt động quản trị điều hành tại Phòng giao
dịch đƣợc thực hiện chặt chẽ, tính tuân thủ đƣợc coi trọng hàng đầu, trên cơ sở
tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch. Các chỉ đạo điều hành đƣợc cụ thể hoá
tới từng công việc, từng đơn vị, từng ngƣời trên nguyên tắc các vấn đề quan trọng
đƣợc tiến hành thực hiện công khai kết hợp việc ra quyết định gắn với trách nhiệm
của Ban giám đốc và đội ngũ lãnh đạo cấp phòng.
Giao chứng từ
Lƣu hồ sơ
42
Ban Giám đốc luôn phát động phong trào thi đua huy động vốn với quan điểm
“huy động vốn không phải nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ của từng cán bộ
chi nhánh”. Lƣợng tiền huy động đƣợc lớn thì ngân hàng mới có thể đa dạng hóa
loại hình cho vay, do vậy, cũng nhƣ các Ngân hàng thƣơng mại khác, PGD Bạch
Đằng huy động vốn qua nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú phù hợp với mọi đối
tƣợng khách hàng. Với cơ sở nền khách hàng đƣợc bàn giao từ Sở giao dịch khi
mới thành lập, quan điểm của Ban lãnh đạo PGD là đẩy mạnh huy động vốn trên
cơ sở tiếp tục duy trì nền vốn ổn định cũ và mở rộng, phát triển nền khách hàng
mới.
Do mô hình hoạt động của PGD là hoạt động bán lẻ nên khách hàng chủ yếu là
cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các đối tƣợng khách hàng là
tổ chức kinh tế, định chế tài chính tuy nguồn vốn lớn, chi phí huy động vốn rẻ
nhƣng không mang tính chất ổn định lâu dài nhƣ nguồn vốn huy động từ khách
hàng dân cƣ do kỳ hạn gửi ngắn. Đối tƣợng khách hàng mục tiêu chủ yếu của
PGD là những ngƣời có thu nhập và nghề nghiệp ổn định bởi vì ngoài số tiền chi
tiêu cho sinh hoạt cá nhân và gia đình, họ mới có số tiền nhàn rỗi để tích lũy lâu
dài. Trên cơ sở xác định khách hàng mục tiêu và đặc điểm hành vi khách hàng,
PGD luôn lƣu ý về tâm lý, nhận thức, nhu cầu của khách hàng, các yếu tố liên
quan đến đối tƣợng khách hàng mà mình muốn nhắm tới để có biện pháp đáp ứng
nhu cầu một cách hợp lý. Một khi tâm lý họ lo lắng bất ổn thì họ có thể rút tiền
hàng loạt nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền của mình.
Hiện tại, để đáp ứng nhu của các đối tƣợng khách hàng gửi tiền và tăng sức
cạnh tranh với ngân hàng khác, PGD Bạch Đằng luôn quán triệt nguyên tắc bám
sát thị trƣờng, thực hiện cơ chế lãi suất linh hoạt và cạnh tranh thông qua triển
khai nhiều sản phẩm huy động vốn hấp dẫn ở các kỳ hạn và nhiều tiện ích của tài
khoản tiền gửi với nhiều loại tiền tệ khác nhau (VND, USD, EUR…), cụ thể các
sản phẩm tiền gửi tại PGD nhƣ sau:
- Tiền gửi thanh toán: đây là số tiền mà cá nhân, tổ chức kinh tế nhờ Ngân hàng
giữ hộ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dƣ cho phép, các nhu cầu chi trả của
doanh nghiệp và cá nhân đƣợc ngân hàng thực hiện. Đối với ngân hàng, tiền gửi
thanh toán là khoản nợ mà ngân hàng phải trả cho khách hàng bất kỳ thời điểm
nào họ yêu cầu, nếu chậm trễ hoặc không đủ coi nhƣ ngân hàng vi phạm thỏa
thuận. Lãi suất đối với sản phẩm tiền gửi này thấp nhƣng thay vào đó, các chủ tài
khoản đƣợc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng thuận tiện với mức phí thấp:
chuyển tiền, rút tiền từ máy ATM, thấu chi tài khoản…
43
- Tiền gửi có kỳ hạn: tiền gửi thanh toán đi kèm nhiều tiện ích nhƣng lãi suất
thấp, vì vậy, khi có một nguồn tiền nhàn rỗi chƣa có nhu cầu sử dụng trong
khoảng thời gian nhất định, doanh nghiệp muốn gửi lại ngân hàng với mức lãi suất
ƣu đãi. Thông thƣờng kỳ hạn càng dài thì lãi suất ngân hàng trả cho khách hàng
càng cao do tính chất ổn định của khoản tiền gửi và ngân hàng có thể sử dụng
nguồn vốn này vào mục đích đầu tƣ lâu dài, lợi tức cao hơn.
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ: là sản phẩm dành cho những ngƣời có khoản
tích lũy cho tƣơng lai với mức lãi suất tƣơng đối cao.
- Trái phiếu ngắn hạn, trái phiếu dài hạn, chứng chỉ tiền gửi (huy động từng thời
kỳ).
Để tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm, đối với từng thời kỳ, PGD huy động bằng
các sản phẩm linh hoạt khác nhƣ: khách hàng đƣợc chọn số tài khoản theo ý thích,
miễn phí dịch vụ e-banking, tích điểm đổi quà qua các lần giao dịch, giảm giá mua
hàng siêu thị…
Chăm sóc khách hàng thƣờng xuyên qua công tác thông báo tiền gửi đến hạn
của khách hàng, tặng quà nhân dịp sinh nhật, lễ Tết, tổ chức ngày giao lƣu với
khách hàng truyền thống, chiến lƣợc… để củng cố mối quan hệ hai bên.
Lãi suất đƣợc PGD thông báo qua niêm yết công khai từng thời kỳ. Riêng đối
với các khách hàng chiến lƣợc, PGD thực hiện huy động vốn theo lãi suất đàm
phán nhƣng không vƣợt quá mức lãi suất trần của NHNN. Các phòng đầu mối có
trách nhiệm đề xuất mức lãi suất huy động của khách hàng phù hợp và xin ý kiến
chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở giao dịch. Bên cạnh đó, nắm bắt đƣợc xu thế phát
triển kinh tế, PGD đã tăng cƣờng việc phát triển quan hệ hợp tác với các Công ty
và việc kết nối – vận hành cổng điện tử thanh toán trực tuyến, mở tài khoản chi
lƣơng với nhiều ƣu đãi cho các doanh nghiệp.
* Thứ hai, Về mô hình tổ chức bộ phận huy động vốn: Chức năng, nhiệm vụ
của các bộ phận liên quan đến hoạt động huy động vốn đƣợc phân định rõ ràng và
đảm bảo phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận.
Kiểm soát viên: Phê duyệt các giao dịch do các thanh toán viên tại quầy giao
dịch thực hiện theo hạn mức thẩm quyền; Không trực tiếp thực hiện các giao dịch
liên quan đến nghiệp vụ do bản thân đƣợc phân công phụ trách; Chịu trách nhiệm
kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ về tính chính xác trên giao dịch liên
quan đến nghiệp vụ do bản thân đƣợc phân công phụ trách; Chịu trách nhiệm
44
trƣớc Giám đốc và trƣớc pháp luật trong quá trình kiểm soát, ký duyệt giao dịch
thuộc phạm vi đƣợc phân công phụ trách.
Giao dịch viên: Thực hiện giao dịch theo đúng phần công việc đƣợc phân
công; Thực hiệnđầy đủ các thao tác của các bƣớc quy định trong Quy trình chi tiết, các
quyđịnh hiện hành về chế độ hạchtoán, chế độ chứngtừ, antoàn kho quỹ; Chấp hành sự
phân công điều hành của cấp có thẩm quyền trong Quy trình; Chịu trách nhiệm trƣớc
Giám đốc và pháp luật trong quá trình thực hiện các công việc đƣợc phân công.
Thủ quỹ: Thực hiện đầy đủ các thao tác của các bƣớc công việc quy định trong
Quy trình chi tiết về thu, chi tiền mặt; Phối hợp với các thành viên trong Quy trình
để hoàn thành tốt nhiệm vụ; Chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và trƣớc pháp luật về
những công việc đƣợc phân công thực hiện.
Nhƣ vậy, PGD Bạch Đằng đã xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động huy động vốn
tại chi nhánh trên các nguyên tắc:
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, từng cán bộ
- Phân cấp ủy quyền rõ ràng trong hoạt động;
- Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng đơn vị, từng cán bộ theo phân
cấp ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao;
- Đáp ứng yêu cầu kiểm soát nội bộ, nhằm đảm bảo yêu cầu kiểm soát nội bộ,
nhằm đảm bảo yêu cầu phân tách: (i)ngƣời trình, (ii)ngƣời kiểm soát, (iii)ngƣời
quyết định. Nguyên tắc là không có nhân viên nào vừa đàm phán với khách hàng
lại vừa có trách nhiệm chi trả. Đây là sự bảo vệ rất cơ bản và mang tính nền tảng
đối với ngân hàng, sẽ luôn luôn có hai ngƣời báo cáo cho hai khối khác nhau tham
gia để một giao dịch có thể đƣợc thực hiện.
* Về chính sách nhân sự: Ban lãnh đạo PGD gồm 1 Trƣởng phòng và 01 Phó
phòng giàu kinh nghiệm trong việc đƣa ra quyết đoán xử lý, luôn quan tâm tới nhu
cầu của cán bộ, giao nhiệm vụ, bổ nhiệm cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, khả
năng quản lý vào đội ngũ lãnh đạo, thực hiện khen thƣởng kịp thời đối với cán bộ
có thành tích lao động tốt. Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ và đƣợc đào tạo kiến thức
cơ bản, có tinh thần học hỏi nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn. Tuy nhiên,
hiện tại do đội ngũ cán bộ còn trẻ, trung bình 26 tuổi nên chƣa có kinh nghiệm
công tác, gặp nhiều khó khăn trong xử lý tình huống thực tế. Vì vậy, Ban Giám
đốc Sở giao dịch thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn các kỹ năng,
nghiệp vụ mới, phổ biến tới cán bộ PGD đồng thời trích lập quỹ khen thƣởng đối
45
với những đề tài nghiên cứu, sáng kiến có hữu ích của các cán bộ. Bên cạnh đó,
PGD đã thực hiện phổ biến “Bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp” với các nội dung
quy định đạo đức, phẩm chất, hành động của giao dịch viên nhằm hạn chế các rủi
ro tác nghiệp có nguyên nhân xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp của cán bộ.
* Về công tác kế hoạch: bộ phận Khách hàng cá nhân và bộ phận tƣ vấn giữ vai
trò đầu mối xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh nói chung và kế hoạch
huy động vốn nói riêng tại PGD. Căn cứ xây dựng kế hoạch huy động vốn tại
PGD bao gồm:
- Chiến lƣợc phát triển của toàn ngành, của chi nhánh trong từng giai đoạn cụ
thể;
- Kế hoạch đƣợc giao của PGD (Hội sở giao);
- Mục tiêu tăng trƣởng hàng năm tổng tài sản, tăng trƣởng tín dụng và các chỉ tiêu
khác liên quan đến nguồn vốn để xây dựng kế hoạch huy động vốn;
- Số liệu thực hiện năm trƣớc, thị phần đã đạt đƣợc của toàn hệ thống và của PGD
(đây là căn cứ quan trọng để tính mức tăng trƣởng trong năm tới);
- Những thuận lợi, khó khăn của Ngân hàng nói chung và PGD nói riêng.
* Về môi trường bên ngoài:
Thế giới những năm gần đây vẫn đang phải đối đầu với những khó khăn: bất ổn
về chính trị tại nhiều khu vực, thiên tai dịch họa xảy ra nhiều nơi trên thế giới,
những biến động bất thƣờng của giá cả hàng hóa… đặc biệt là ảnh hƣởng của cuộc
khủng hoảng tài chính lan rộng toàn cầu. Những yếu tố này tác động mạnh mẽ đến
tình hình phát triển kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhƣng với
sự phát huy tập trung cao độ sức mạnh nội lực của toàn dân cùng với sự chỉ đạo
của Đảng và Chính phủ theo chủ trƣơng, đƣờng lối đúng đắn, tình hình chính trị
ổn định và tình hình kinh tế xã hội Việt Nam trong năm qua vẫn đạt mức tăng
trƣởng bền vững, gây dựng và củng cố niềm tin từ các nhà đầu tƣ trong nƣớc và
quốc tế.
Hoạt động của hệ thống ngân hàng có sự tăng trƣởng mạnh mẽ về các dịch vụ
tiện ích ngân hàng, đặc biệt là sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán, mở tài khoản cá
nhân nhằm giảm bớt giao dịch tiền mặt trong lƣu thông, lĩnh vực ngân hàng ngày
càng thu hút sự chú ý của giới đầu tƣ quốc tế, có sự tham gia ngày càng sâu và
rộng của các định chế tài chính nƣớc ngoài. Khối ngân hàng cổ phần những năm
gần đây đã có sự lớn mạnh đáng kể trên tất cả các lĩnh vực nhƣ năng lực tài chính,
46
mạng lƣới, số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ cung cấp. Hòa chung với sự phát triển
mạnh mẽ của ngành tài chính ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới,
gia nhập WTO, chƣơng trình cổ phần hóa của Sacombank là nhằm xây dựng
Sacombank trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại, kinh doanh đa lĩnh vực, có
vị thế hàng đầu tại Việt Nam, chất lƣợng hoạt động đạt trình độ ngang tầm với các
ngân hàng trong khu vực Đông Á.
2.2.2.2. Hệ thống kế toán
Công tác hạch toán các giao dịch huy động vốn tại chi nhánh đều thông qua hệ
thống phần mềm điện tử hiện đại chung của Sacombank, đó là chƣơng trình
Corebanking T24-R08. Do vậy, hệ thống tài khoản chi tiết và hệ thống sổ sách của
ngân hàng đƣợc chuẩn hóa thống nhất, mỗi giao dịch nhập vào chƣơng trình đều
đƣợc tự động hạch toán ghi Nợ/Có các tài khoản liên quan và tính năng chƣơng
trình cho phép in chứng từ điện từ, chiết xuất các báo cáo tài chính tự động. Nhờ
chức năng hỗ trợ của công nghệ hiện đại hóa, các bút toán hạch toán đƣợc thực
hiện đơn giản, đảm bảo chính xác trong việc tính toán, ghi chép đúng theo sơ đồ
tài khoản, ghi nhận đúng đắn ở các loại sổ sách đồng thời có thể tra cứu vấn tin
nhanh chóng.
Để đăng nhập vào chƣơng trình T24-R08, mỗi cán bộ đƣợc cấp một user và
password. Đồng thời, để đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, chƣơng trình T24-
R08 đƣợc phân quyền sử dụng các chức năng khác nhau tùy theo vị trí cán bộ. Đối
với giao dịch viên – cán bộ thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng tại quầy,
chƣơng trình chỉ cho phép nhập giao dịch và vấn tin các giao dịch đã thực hiện.
Các bút toán chỉ đƣợc hạch toán trên chƣơng trình sau khi các giao dịch nhập đƣợc
phê duyệt bởi các user kiểm soát viên theo đúng hạn mức đƣợc cấp, vì vậy, mọi
nghiệp vụ xảy ra đều phải đƣợc phê chuẩn hợp lý. Cán bộ có trách nhiệm tự bảo
quản user của mình, không cho phép ngƣời khác sử dụng để tránh rủi ro phát sinh
các giao dịch ảo, không có thực. Mặt khác, nhằm nâng cao tính bảo mật, chƣơng
trình T24-R08 yêu cầu ngƣời sử dụng thay đổi password đăng nhập định kỳ, tối
thiểu 2 tuần thay đổi một lần.
Chứng từ hạch toán điện tử đƣợc in ra và phải đƣợc xác nhận qua chữ ký của
Giao dịch viên thực hiện giao dịch và Kiểm soát viên phê duyệt trên chứng từ.
Toàn bộ chứng từ và báo cáo hàng ngày của mỗi giao dịch viên đƣợc tổng hợp
cuối ngày và lƣu giữ, kiểm tra và quản lý chung tại kho chứng từ của phòng Tài
chính kế toán. Chứng từ đƣợc sắp xếp theo các nguyên tắc nhƣ sau:
47
- Các chứng từ gốc do khách hàng lập phải đƣợc ghim cùng với các chứng từ in
từ Chƣơng trình.
- Các chứng từ của giao dịch sai và của giao dịch hủy (Error Correction) đƣợc
ghim cùng với nhật ký giao dịch.
- Các chứng từ đƣợc tập hợp sắp xếp theo từng loại giao dịch theo các mã
nghiệp vụ tổng hợp trên báo cáo tổng hợp các giao dịch trong ngày của Giao dịch
viên và đƣợc sắp xếp theo số thứ tự của giao dịch khi nhập vào Chƣơng trình (số
thứ tự này do Chƣơng trình tự động phát sinh và thƣờng đƣợc in ở góc phải trên
cùng của chứng từ).
Chứng từ và báo cáo đƣợc sắp xếp theo thứ tự:
- Bảng kê chứng từ thu chi
- Bảng kê nộp ngoại tệ
- Bảng kê chứng từ chuyển khoản
- Bảng kê ấn chỉ quan trọng sử dụng trong ngày
- Bảng kê giao dịch chuyển quỹ
- Lệnh điều chuyển vốn tiền mặt.
- Báo cáo kết quả đối chiếu giữa máy chủ PGD và máy chủ Sở giao dịch
Chứng từ giao dịch đã đƣợc sắp xếp theo thứ tự các giao dịch.
- Chứng từ và báo cáo sau khi đƣợc sắp xếp thành tập phải đƣợc đánh số chứng
từ trong tập. Giao dịch viên không đƣợc đánh số chứng từ bằng bút chì, bút phủ
hay các loại mực dễ phai và phải ghi rõ số lƣợng tờ trên góc phải tờ đầu tiên của
tập chứng từ
- Tập chứng từ đƣợc giao nộp cho cán bộ phòng Tài chính kế toán và phải bảo
đảm các thủ tục ký nhận giữa 2 bên.
Quy trình kiểm toán nội bộ của Sacombank đƣợc xây dựng chuyên nghiệp, đầy
đủ rõ ràng, thành phần Ban kiểm soát đƣợc đào tạo bài bản, đƣợc cung cấp đầy đủ
nguồn lực, thông tin, đƣợc tiếp cận xem xét toàn bộ quy trình thực hiện nghiệp vụ
nên có thể nhanh chóng tìm ra các sai phạm và đƣa ra biện pháp điều chỉnh thích
hợp.
48
2.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HUY ĐỘNG VỐN
NĂM 2011 TẠI PGD BẠCH ĐẰNG
2.3.1 Đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động
Sacombank đã cung cấp nhiều sản phẩm tiền gửi thanh toán đa dạng và linh
hoạt cho khách hàng nhƣ: Tiền gửi tƣơng lai, Gói tài khoản Imax, Tiết kiệm nhà ở,
Tiết kiệm Phát Lộc…Đặc biệt Sacombank rất chú trọng gia tăng tiện ích cho
khách hàng nhƣ: mở tài khoản tại chỗ, ƣu lãi lãi suất, phí thƣờng niên…
Với các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, lãi suất hấp dẫn và chƣơng trình khuyến
mãi thiết thực, Sacombank đã trở thành địa chỉ uy tín đáng tin cậy đối với khách
hàng cá nhân có nhu cầu tích luỹ cho gia đình.
Nguồn vốn huy động của PGD chủ yếu là từ các tổ chức kinh tế và dân cƣ.
Năm 2011 PGD đã huy động từ khu vực này 7.793 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
khoảng 83% trong tổng vốn huy động, giảm 857 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm
1.2% so với năm 2010. Huy động từ các tổ chức tín dụng trong năm 2011
chiếm 12.94% tổng vốn huy động tƣơng đƣơng 1.214 tỷ đồng, giảmso với năm
2010. Đến 31/12/2011, t ổ n g vốn huy động PGD Bạch Đằng (quy VND) đạt
9.384 tỷ đồng, giảm 0.118 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 0.89% so với năm 2010.
Nguyên nhân giảm là do bƣớc sang quý 1/2011, tình hình lãi suất tăng cao,
giá vàng và ngoại tệ thay đổi liên tục, không ổn định ít nhiều gây khó khăn
đến hoạt động huy động vốn. Bên cạnh đó, cơ cấu vốn huy động của
Sacombank cũng có sự biến động: giảm các khoản tiền gửi và tiền vay các
TCTD khác, tăng khoản huy động từ TCKT và khu vực dân cƣ, tăng uỷ thác. Đến
31/12/2011 tỷ trọng số dƣ huy động từ các nguồn nhƣ sau: huy động từ TCTD,
NHNN và Chính phủ: 12.94%; huy động từ TCKT và dân cƣ: 83.04%; vốn ủy
thác: 4.01%.
49
Bảng 2.5: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
ĐVT: triệu đồng
KHOẢN
MỤC
2009 2010 2011
Số dƣ
Tỷ
trọng
(%)
Số dƣ
Tỷ
trọng
(%)
Số dƣ
Tỷ
trọng
(%)
TCTD,
NHNN,
Chính
phủ
500.476 6.96 1.691.359 16.08 1.214.215 12.94
TCKT &
dân cƣ
6.541.449 90.92 8.650.369 82.25 7.793.172 83.04
Uỷ thác 152.642 2.12 175.225 1.67 377.185 4.01
Cộng 7.194.567 100% 10.516.953 100% 9.384.572 100%
Nguồn: BCTC 2009, 2010, BCTC chưa kiếm toán 2011 của Sacombank
Nhìn chung, tốc độ tăng trƣởng huy động vốn của Sacombank trong năm 2011
vẫn khá tốt. Nguồn vốn huy động tập trung ở khu vực dân cƣ và vốn ủy thác của
các tổ chức tài chính nƣớc ngoài, với mức lãi suất huy động phù hợp. Đây là
một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đồng
thời thể hiện vị thế của ngân hàng. Sacombank đã xây dựng đƣợc uy tín đối với
khách hàng trong nƣớc và đặc biệt là những tổ chức tài chính nƣớc ngoài.
2.3.2 Tài khoản tiền gửi các tổ chức kinh tế
Quan hệ giữa Ngân hàng và các tổ chức kinh tế, chủ yếu là quan hệ thanh
toán qua Ngân hàng và quan hệ vay vốn. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế
tại Ngân hàng chủ yếu là loại tiền gửi không kì hạn trên tài khoản thanh toán và
tài khoản tiền gửi có kì hạn, đây là phần vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức
kinh tế.
Tiền gửi có kì hạn tăng thì các tổ chức kinh tế thu đƣợc khoản lãi lớn do
khoản tiền này mang lại vì lãi suất có kì hạn thƣờng cao và ổn định. Nhƣng nếu
số dƣ tài khoản tiền gửi không kì hạn thấp sẽ gấy khó khăn cho doanh nghiệp
50
trong khâu thanh toán vì tính thanh khoản của tiền gửi trên tài khoản có kì hạn
là rất thấp. Nếu có nhu cầu rút tiền trên tài khoản này khi chƣa đáo hạn chỉ đƣợc
hƣởng lãi suất không kì hạn. Điều đó là rủi ro đối với các tổ chức kinh tế và với
Ngân hàng nếu khách hàng rút tiền hàng loạt. Vì vậy, ngân hàng cần có giải
pháp tốt để khuyến khích huy động tiền gửi không kì hạn sao cho giữa tiền gửi
không kì hạn và tiền gửi có kì hạn đạt đƣợc một tỷ lệ thích hợp.
Bảng 2.6 : Tình hình tiền gửi của các tổ chức kinh tế
ĐVT: triệu đồng
KHOẢN
MỤC
2009 2010 2011
Số dƣ
Tỷ
trọng
(%)
Số dƣ
Tỷ
trọng
(%)
Số dƣ
Tỷ
trọng
(%)
TGKKH
1.634838 62.48% 2.306.880 66.67% 2.111.013 67.72%
TCCKH
981.740 37.52% 1.153.267 33.33% 1.006.254 32.28%
Cộng 2.616.579 100% 3.460.147 100% 3.117.268 100%
Nguồn: BCTC 2009, 2010, BCTC chưa kiếm toán 2011 của Sacombank
Khách hàng là các tổ chức kinh tế gửi tiền vào Ngân hàng chủ yếu là sử dụng
các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng chứ không hoàn toàn vì mục đích hƣởng
lãi. Thực tế qua bảng số liệu cho ta thấy tỷ trọng nguốn vốn tiền gửi không kì
hạn vẫn tăng đều chứng tỏ dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng tại PGD đã đáp
ứng tốt các nhu cầu của khách hàng.
Trong tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, tiền gửi có kì hạn
chiếm tỷ trọng cao (67.72%), phản ánh chính sách lãi suất đối với loại tiền gửi
này của PGD là rất cao, phù hợp với mong muốn của khách hàng. Điều này giúp
Ngân hàng tạo thế ổn định trong kinh doanh nhƣng làm tăng chi phí huy động
vốn và vì thế mà giảm bớt lợi nhuận trong kinh doanh. Vì vậy. ngân hàng cần
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149

More Related Content

What's hot

Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mạiCác hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mạiNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmBáo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmNguyễn Thị Thanh Tươi
 
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Agribank, 9đ
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên PhongĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mạiCác hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH ShinhanĐề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
Đề tài thực tập tại Shinhanbank, quản trị rủi ro tín dụng tại NH Shinhan
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP  tại ngân hàng Tiên phong.
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng THẾ CHẤP tại ngân hàng Tiên phong.
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Vietcombank, 9đ
 
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếmBáo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
Báo cáo thực tập ngân hàng sacombank chi nhánh hoàn kiếm
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng VietinbankKhoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Vietinbank
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
 
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
Quy trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại TPbank, HAY!
 
kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gònkế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
kế toán nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn
 
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công ThươngBáo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
Báo cáo thực tập cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Công Thương
 

Similar to KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba sao
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba saoPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba sao
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba saohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...
Đề tài  phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...Đề tài  phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...
Đề tài phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ nam
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ namHoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ nam
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149 (20)

Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân Hàng HDbank, HAY, 9 điểm!
 
Chất lượng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank
Chất lượng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VietcombankChất lượng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank
Chất lượng tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietcombank
 
Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Nhanh Có Tài Sản Bảo Đảm Tại Ngân Hàng Vietin
Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Nhanh Có Tài Sản Bảo Đảm Tại Ngân Hàng VietinPhân Tích Hoạt Động Cho Vay Nhanh Có Tài Sản Bảo Đảm Tại Ngân Hàng Vietin
Phân Tích Hoạt Động Cho Vay Nhanh Có Tài Sản Bảo Đảm Tại Ngân Hàng Vietin
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Vietcombank
Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng VietcombankPhân Tích Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Vietcombank
Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG BƯ...
 
Đề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank
Đề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng SacombankĐề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank
Đề tài: Tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ...
 
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba sao
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba saoPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba sao
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba sao
 
Đề tài phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...
Đề tài  phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...Đề tài  phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...
Đề tài phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ nam
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ namHoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ nam
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty tnhh hồ nam
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng petrolimex
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng petrolimexNâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng petrolimex
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng petrolimex
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 

KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149

  • 1. 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN– PGD BẠCH ĐẰNG SVTH: TRẦN LÊ UYÊN THỤC MSSV: 0854042376 NGÀNH: KẾ TOÁN GVHD: PGS.TS VŨ HỮU ĐỨC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
  • 2. 2 LỜI CẢM ƠN  Viết một khóa luận tốt nghiệp là một trong những việc khó khăn mà chúng em phải hoàn thành từ trƣớc đến nay. Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Nhờ có sự giúp đỡ và sự động viên của chân thành của nhiều ngƣời mà em có thể hoàn thành tốt khóa luận này. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Vũ Hữu Đức, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tạo điều kiện cho em có cơ hội đƣợc tìm hiểu sâu sắc những kiến thức trong lĩnh vực kế toán ngân hàng nói chung và trong nghiệp vụ kế toán huy động vốn nói riêng. Bằng kiến thức chuyên môn sâu rộng cùng sự nhiệt tình, thầy đã giúp em sáng tỏ nhiều vấn đề và đặc biệt đã hƣớng dẫn em hoàn thành khóa luận này và cho em nhiều ý kiến quý báu. Em xin chân thành cảm ơn đến các cô chú anh chị tại Sacombank đã tạo điều kiện để em đƣợc thực tập tại Ngân hàng. Đặc biệt là các anh chị tại Sacombank – PGD Bạch Đằng – đã tạo điều kiện và giúp đỡ em để em đƣợc tiếp xúc với công việc tại Ngân hàng cũng nhƣ đã giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế vừa qua. Trên con đƣờng góp nhặt những kiến thức quý báu của ngày hôm nay, các Thầy Cô trƣờng Đại học Mở TP. HCM là những ngƣời đã cho em những kiến thức quý báu nhƣ ngày hôm nay. Em xin chân thành cảm ơn.
  • 3. 5 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU.................................................................................3 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƢƠNG TÍN (SACOMBANK).........................................................3 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................3 1.1.2 Giới thiệu về Sacombank..................................................................5 1.1.3 Nhiệm vụ, chức năng và định hƣớng phát triển.............................7 1.1.4 Giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhân sự tại Sacombank .........9 1.2 ĐÔI NÉT VỀ PHÒNG GIAO DỊCH BẠCH ĐẰNG............................12 CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – PGD BẠCH ĐẰNG ...............13 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ...................................................................................................13 2.1.1 Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng .........................................13 2.1.2 Kế toán huy động vốn .......................................................................15 2.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn........................22 2.2 KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN-PGD BẠCH ĐẰNG..............................................................26 2.2.1 Kế toán hoạt động huy động vốn.....................................................26 2.2.2 Kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn....................................33 2.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2011 TẠI PGD BẠCH ĐẰNG..................................................................................40 2.3.1 Đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động.............................................40 2.3.2 Tài khoản tiền gửi các tổ chức kinh tế ..........................................41
  • 4. 6 2.3.3 Tiền gửi tiết kiệm..............................................................................42 2.3.4 Tiền gửi thanh toán .........................................................................44 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – PGD BẠCH ĐẰNG..................................................................................46 3.1 KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI PGD BẠCH ĐẰNG ......................................................................46 3.1.1 Kiến nghị với Nhà nƣớc ..................................................................46 3.1.2 Kiến nghị với PGD Bạch Đằng........................................................47 3.2 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN.....................................................................................48 3.2.1 Nâng cao bộ máy kế toán .................................................................48 3.2.2 Cải tiến quy trình kế toán và phát triển đội ngũ nhân sự ..............49 3.2.3 Hoàn thiện công nghệ thông tin .......................................................50 3.2.4 Vấn đề bảo mật thông tin..................................................................50 3.2.5 Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ ...........................................51 KẾT LUẬN .............................................................................................................54
  • 5. 7 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM 2009, 2010, 2011................................................................................................................11 Bảng 2.1: LƢU ĐỒ QUY TRÌNH THU TIỀN MẶT KHÁCH HÀNG TẠI QUẦY .......................................................................................................................28 Bảng 2.2: LƢU ĐỒ QUY TRÌNH CHI TIỀN MẶT VỚI KHÁCH HÀNG TẠI QUẦY .......................................................................................................................30 Bảng 2.3: PHÁT HÀNH KÌ PHIẾU ...................................................................31 Bảng 2.4: THANH TOÁN KỲ PHIẾU (TRƢỚC HẠN, ĐẾN HẠN, TRỄ HẠN).........................................................................................................................33 Bảng 2.5: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG..............................................................41 Bảng 2.6: TÌNH HÌNH TIỀN GỬI CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ ..........42 Bảng 2.7: TÌNH HÌNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TRONG DÂN CƢ..............43
  • 6. 8 PHẦN MỞ ĐẦU  1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nền kinh tế nƣớc ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh, cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại thế giới thì các tổ chức, cá nhân trong nƣớc sẽ cần nhiều vốn hơn nữa để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Vì vậy, hệ thống Ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò vô cùng quan trọng, vừa thực hiện vai trò trung gian trong quá trình luân chuyển vốn, đồng thời vừa là nhà đầu tƣ, là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế xã hội. Các ngân hàng thƣơng mại ngày đa dạng hóa các hoạt động nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trƣờng, một trong những hoạt động cơ bản quan trọng nhất đối với mỗi ngân hàng là hoạt động huy động vốn. Nguồn vốn huy động là cơ sở cho phát triển hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng nói chung. Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, các nguồn vốn huy động của NHTM có thể nói là rất đa dạng, phong phú về quy mô, chi phí huy động vốn, kỳ hạn, do vậy việc theo dõi nắm bắt những thay đổi trong nghiệp vụ huy động vốn để ghi chép thông tin, cung cấp cho các nhà lãnh đạo ngân hàng cũng nhƣ các đối tƣợng bên ngoài những số liệu cần thiết là công việc quan trọng của kế toán. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ là một bộ phận không thể thiếu trong ngân hàng, đóng vai trò chủ chốt đối với kiểm soát công tác huy động vốn đạt kế hoạch, đạt hiệu quả, phòng ngừa rủi ro lãi suất. Chính vì vậy qua học tập, khảo sát thực tế và nghiên cứu em thấy rằng vấn đề cơ bản về kế toán huy động vốn của Ngân Hàng là rất quan trọng và cần thiết, nên em chọn đề tài: “Kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – PGD Bạch Đằng” để nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào các nội dung sau: - Khẳng định vai trò của nghiệp vụ kế toán huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – PGD Bạch Đằng.
  • 7. 9 - Đánh giá thực trạng hoạt động của nghiệp vụ kế toán huy động vốn nhằm rút ra những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ hạn chế và nguyên nhân. - Đƣa ra các đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại PGD Bạch Đằng. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở một hoạt động cụ thể là tình hình thực hiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn tại NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín – PGD Bạch Đằng trong giai đoạn 2009 -2011. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng các kiến thức đƣợc học tại trƣờng và thu thập thông tin từ bên ngoài nhƣ báo đài, tạp chí, tƣ liệu của các chuyên gia, nhà kinh tế, của các khách hàng của NH. Tìm hiểu, quan sát thực tế các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày. Số liệu đƣợc phân tích theo phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, so sánh qua các năm 2009, 2010, 2011. 5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN Tên khóa luận: “Kế toán huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – PGD Bạch Đằng” Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Giới thiệu về NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín và PGD Bạch Đằng. Chƣơng 2: Kế toán hoạt động huy động vốn tại NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín - PGD Bạch Đằng. Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kế toán huy động vốn tại NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín - PGD Bạch Đằng.
  • 8. 10 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƢƠNG TÍN (SACOMBANK) 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín đƣợc thành lập ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng. Qua 20 năm hoạt động và phát triển, đến nay Sacombank đã đạt số vốn điều lệ khoảng 10.739 tỷ đồng và trở thành ngân hàng TMCP hàng đầu ở Việt Nam với 366 điểm giao dịch, trong đó có 67 Chi nhánh/Sở Giao dịch, 295 Phòng giao dịch và 01 tại Lào và 01 chi nhánh tại Campuchia (tính đến thời điểm 31/12/2010). 1991: Sacombank là một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần (TMCP) đầu tiên đƣợc thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ việc hợp nhất 04 tổ chức tín dụng. 1993: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trƣơng chi nhánh tại Hà Nội, phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và ngƣợc lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất nƣớc. 1995: Tiến hành Đại hội đại biểu cổ đông cải tổ, đồng thời hoạch định chiến lƣợc phát triển đến năm 2010. Ông Đặng Văn Thành đƣợc tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng. Đại hội là bƣớc ngoặt mở ra thời kỳ đổi mới quan trọng trong quá trình phát triển của Sacombank. 1997: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn. 1999: Khánh thành trụ sở tại 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM, là thông điệp khẳng định Sacombank sẽ gắn bó lâu dài, cam kết đồng hành cùng khách hàng, cổ đông, nhà đầu tƣ và các tổ chức kinh tế trên bƣớc đƣờng phát triển. 2001: Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đƣờng cho việc tham gia góp vốn cổ phần
  • 9. 11 của Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005. Nhờ vào sự hợp tác này mà Sacombank đã sớm nhận đƣợc sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài. 2002: Thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Sacombank-SBA, bƣớc đầu thực hiện chiến lƣợc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói. 2003: Là doanh nghiệp đầu tiên đƣợc phép thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tƣ Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên doanh giữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều lệ). 2004: Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos (Thụy Sĩ) nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động, quản lý và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử. 2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại. 2006: - Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng. - Thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối Sacombank- SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL, Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS. 2007: - Thành lập Chi nhánh Hoa Việt, là mô hình ngân hàng đặc thù phục vụ cho cộng đồng Hoa ngữ. - , Nam Trung Bộ và Tây nguyên.
  • 10. 12 2008: - Tháng 03, xây dựng và đƣa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center) hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng. - Tháng 11, thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ. - Tháng 12, là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trƣơng chi nhánh tại Lào. Đây đƣợc xem là bƣớc ngoặt trong quá trình mở rộng mạng lƣới của Sacombank với mục tiêu tạo ra cầu nối trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tài chính của khu vực Đông Dƣơng. Đến năm 2008, Sacombank cũng là ngân hàng Việt Nam tiên phong công bố hình thành và hoạt động theo mô hình Tập đoàn tài chính tƣ nhân với 5 công ty trực thuộc và 5 công ty liên kết. 2009: - Tháng 05, cổ phiếu STB của Sacombank đƣợc vinh danh là một trong 19 cổ phiếu vàng của Việt Nam. Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM, STB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu nhận đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. - Tháng 06, khai trƣơng chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng mạng lƣới tại khu vực Đông Dƣơng, góp phần tích cực trong quá trình giao thƣơng kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nƣớc Việt Nam, Lào và Campuchia. - Tháng 09, chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (core banking) từ Smartbank lên T24, phiên bản R8 tại tất cả các điểm giao dịch trong và ngoài nƣớc. 2010: Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2010 với tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chƣơng trình tái cấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng vận hành vững chắc, chuẩn bị đủ các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 - 2020.
  • 11. 13 1.1.2 Giới thiệu về Sacombank - Tên tổ chức : NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN. - Tên giao dịch quốc tế: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK. - Tên viết tắt: SACOMBANK - Trụ sở chính: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: (84-8) 39 320 420 - Fax: (84-8) 39 320 424 - Website : www.sacombank.com.vn - Logo - Vốn điều lệ: 10.739.681.130.000 đồng - Giấy phép thành lập: Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP. Hồ Chí Minh. - Giấy phép hoạt động: Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. - Giấy CNĐKKD : Số 0301103908 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tƣ TP. HCM cấp (đăng ký lần đầu ngày 13/01/1992, đăng ký thay đổi lầnthứ 32 ngày 16/11/2010). - Tài khoản: Số 4531.00.804 tại Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. - Mã số thuế: 0301103908 - Công ty trực thuộc và công ty con: Công ty trực thuộc của Sacombank đƣợc Hội đồng quản trị thành lập theo đề nghị của Tổng giám đốc khi Sacombank có đủ điều kiện về nguồn vốn tự có và nguồn nhân lực. Sacombank hiện có 04 công ty trực thuộc là Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank- SBA), Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank- SBR), Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank- SBL), Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank- SBJ). Và hai công ty con mà Sacombank có cổ phần chi phối là Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank-SBS). - Hệ thống mạng lƣới chi nhánh của Sacombank: Sacombank đã xây dựng mạng lƣới phủ khắp 45/63 tỉnh, thành trong cả nƣớc và nƣớc ngoài (tại Lào và Campuchia). Tính đến 31/12/2010, Sacombank
  • 12. 14 có 366 điểm giao dịch, bao gồm 01 Sở giao dịch, 67 Chi nhánh và 295 PGD trong nƣớc, cùng 01 Chi nhánh tại Lào, 01 Chi nhánh và 1 PGD tại Campuchia. Chiến lƣợc phát triển mạng lƣới của Sacombank đã và đang thực hiện thành công và bƣớc đầu phát huy hiệu quả, nhanh chóng tận dụng cơ hội để chiếm lĩnh, mở rộng thị phần, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tƣơng lai. Việc đầu tƣ xây dựng, phát triển và nâng cấp các chi nhánh ở nƣớc ngoài sẽ khai thác hiệu quả tiềm năng thị trƣờng còn bỏ ngõ và nâng cao uy tín, thƣơng hiệu của Sacombank trong Khu vực. 1.1.3 Nhiệm vụ, chức năng và định hƣớng phát triển 1.1.3.1 Nhiệm vụ - Hoạt động chính của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; - Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tƣ; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thƣơng phiếu; công trái và các giấy tờ có giá; - Đầu tƣ vào các tổ chức kinh tế; - Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; - Thanh toán quốc tế; - Đầu tƣ chứng khoán; - Hoạt động bao thanh toán - Cung cấp các dịch vụ về đầu tƣ, các dịch vụ về quản lý nợ và khai thác tài sản, cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. 1.1.3.2 Chức năng - Chức năng trung gian tín dụng Sacombank đóng vai trò là cầu nối giữa ngƣời thừa vốn và ngƣời có nhu cầu về vốn.Với chức năng này, Sacombank vừa đóng vai trò là ngƣời đi vay, vừa đóng vai trò là ngƣời cho vay và hƣởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: ngƣời gửi tiền và ngƣời đi vay. - Chức năng trung gian thanh toán Thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhƣ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài
  • 13. 15 khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Cung cấp cho khách hàng nhiều phƣơng tiện thanh toán tiện lợi nhƣ séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phƣơng thức thanh toán phù hợp. - Chức năng tạo tiền Sử dụng số vốn huy động đƣợc để cho vay, số tiền cho vay ra lại đƣợc khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dƣ trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn đƣợc coi là một bộ phận của tiền giao dịch, đƣợc sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ... 1.1.3.3 Định hƣớng phát triển - Phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dƣơng. - Tối đa hóa giá trị cho Khách hàng, Nhà đầu tƣ và đội ngũ Nhân viên, đồng thời thể hiện cao nhất trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng. - Nâng cao khả năng thích ứng; - Tăng cƣờng năng lực cạnh tranh; - Củng cố và hoàn thiện chất lƣợng dịch vụ; - Chú trọng tăng nhanh tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao năng lực tài chính; phát huy và cải thiện năng lực quản trị điều hành; đẩy mạnh tái cấu trúc mọi lĩnh vực hoạt động của Sacombank, trong đó nhanh chóng hoàn thiện tái cấu trúc bộ máy và định biên nhân sự, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; tiếp tục tái cấu trúc cơ chế chính sách; tái cấu trúc hoạt động kinh doanh và tái cấu trúc cơ cấu tài sản và danh mục tài chính; hoàn thiện công nghệ ngân hàng và tiếp tục mở rộng mạng lƣới có trọng điểm để chiếm lĩnh thị trƣờng, tăng thị phần, triển khai các sản phẩm dịch vụ mới và nâng cao năng lực quản lý rủi ro. - Gia tăng hiệu quả các lĩnh vực hoạt động để tăng tốc phát triển trong giai đoạn 2011-2015 theo cơ chế phát huy năng lực, tính chủ động sáng tạo, nâng cao tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tất cả các đơn vị và toàn thể CBNV tạo lực đẩy và lực hút hƣớng về hai trung tâm là Khách hàng & Lợi nhuận, đảm bảo hài hòa hai mục tiêu: KINH DOANH HIỆU QUẢ và PHÁT TRIỂN AN TOÀN – BỀN VỮNG.
  • 14. 16 1.1.4 Giới thiệu sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhân sự tại Sacombank 1.1.4.1 Cơ cấu tổ chức
  • 15. 17 1.1.4.2 Cơ cấu bộ máy quản trị Sacombank Đại hội đồng cổ đông
  • 16. 18 Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Sacombank, quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc Luật pháp và Điều lệ Sacombank quy định. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Sacombank, có toàn quyền nhân danh Sacombank để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Sacombank, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ Sacombank. Hội đồng đầu tƣ tài chính Là cơ quan xem xét và ra quyết định các khoản đầu tƣ tài chính của Ngân hàng; Hội đồng tín dụng Là cơ quan xem xét, ra quyết định cấp tín dụng đối với các khoản vay có giá trị lớn theo quy định. 1.1.4.3 Cơ cấu bộ máy điều hành Sacombank Tổng giám đốc Tổng giám đốc là ngƣời có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của Sacombank theo đúng pháp luật Nhà nƣớc, các quy định của ngành, điều lệ, quy chế, quy định của Sacombank, đồng thời là ngƣời tham mƣu cho HĐQT về mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách. Giúp việc cho Tổng giám đốc có các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trƣởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. Các Phòng nghiệp vụ Ngân hàng Trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ đƣợc quy định tại Quy chế tổ chức điều hành, các Phòng nghiệp vụ Ngân hàng có thể đƣợc Tổng giám đốc ủy nhiệm giải quyết một số công tác hàng ngày và ủy quyền thực hiện một số công việc cụ thể.
  • 17. 19 Bảng 1.1:Tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2009, 2010, 2011 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 % Tổng tài sản 98.437.97 141.798.73 140.136.97 (0.99)% Vốn điều lệ 6.700.35 9.179.23 10.739.68 16.99% Tổng vốn huy động 86.334.82 126.203.45 117.217.534 (0.93)% Lợi nhuận trƣớc thuế 1.901.01 2.425.85 2.740.230 12.96% Thuế 416.599 627.299 707.045 12.71% Lợi nhuận sau thuế 1.484.41 1.798.56 2.033.186 13.04% Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, 2010, BCTC chưa kiếm toán 2011 của Sacombank Trong năm 2011, tình hình kinh tế vẫn chƣa thực sự thuận lợi cho ngành ngân hàng qua nhiều biến động phức tạp về lãi suất và tỷ giá , dẫn đ ến ảnh hƣởng không t ốt tới kết quả kinh doanh c ủa Sacombank. Đến cuối năm 2011, tổng tài sản đạt 140.136 tỷ đồng, giảm 1.662 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 0.99% so với năm 2010. Tổng huy động vốn đạt 117.217 tỷ đồng, giảm 8.985 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 0.93% so với năm 2010. Đến đầu 2012, tình hình kinh doanh của Ngân hàng không có biến động đáng kể so với thời điểm cuối năm 2011. Các chỉ tiêu tổng tài sản và huy động vốn tại thời điểm 31/12/2011 giảm nhẹ so với cuối năm 2010. Nhìn chung, tình hình kinh tế vĩ mô đầu năm 2012 chƣa thật thuận lợi cho hoạt động của ngành Ngân hàng. Trong bối cảnh khó khăn chung, tình hình hoạt động của Sacombank nhƣ vậy là đáng khích lệ.
  • 18. 20 1.2 ĐÔI NÉT VỀ PHÒNG GIAO DỊCH BẠCH ĐẰNG 28/11/2008 – Khai trƣơng Phòng giao dịch Quận 3 trực thuộc Sacombank Sở giao dịch TP.HCM tại địa chỉ 258 Nam Kỳ Khởi Nghĩa P.8 Q.3 TP.HCM. Kể từ ngày 06/02/2012 - Phòng Giao Dịch Quận 3 chính thức đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sở Giao Dịch Tp.HCM - Phòng Giao Dịch Bạch Đằng nhằm mục đích hỗ trợ hệ khách hàng trong khu vực Phƣờng 2, Quận Tân Bình, Tp.HCM nói riêng và các khu vực lân cận nói chung. - Địa chỉ mới: Tầng trệt, tòa nhà Số 121-123 đƣờng Bạch Đằng, Phƣờng 2, Quận Tân Bình,Tp.HCM. - Điện thoại: (84.8) 35.474.200 - (84.8) 35.474.201 - (84.8) 35.474.203 - (84.8) 35.474.204 - Fax: (84.8) 35.474.202. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Giao dịch: - Tiếp thị o Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể. o Tiếp thị và quản lý khách hàng. o Chăm sóc khách hàng. o Chức năng khác. - Thẩm định o Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng. o Chức năng khác. - Chăm sóc khách hàng o Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng. o Thu thập, tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin về các đóng góp, thắc mắc, khiếu nại của khách hàng.
  • 19. 21 CHƢƠNG 2: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN – PGD BẠCH ĐẰNG 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG 2.1.1 Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng 2.1.1.1 Các hoạt động chủ yếu để huy động vốn - Nhận tiền gửi thanh toán Tiền gửi không kì hạn: Là khoản tiền gửi mà ngƣời gửi tiền có quyền rút ra sử dụng bất cứ lúc nào và Ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng. Đây là nguồn vốn có tính ổn định thấp, song chí phí hoạt động lại tƣơng đối rẻ. Hầu hết nguồn vốn này đƣợc sử dụng vào mục đích thanh khoản, sử dụng rất hạn chế cho vay và đầu tƣ. Tiền gửi có kì hạn: đây là khoản tiền đƣợc gửi xác định thời hạn rút tiền. Mục đích của ngƣời gởi tiền là hƣởng lãi, ít quan tâm đến những tiện ích thanh toán do Ngân hàng cung cấp. Với đặc tính ổn định của tiền gửi có kì hạn, Ngân hàng có thể chủ động kế hoạch việc sử dụng vốn, tìm kiếm những khoản đầu tƣ có thời gian hợp lý và đạt đƣợc lợi nhuận cao. Về nguyên tắc thì khách hàng không đƣợc phép rút tiền khi chƣa đến hạn, song thực tế thì Ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền trƣớc thời hạn khi họ có nhu cầu, nhƣng với điều kiện họ chỉ đƣợc hƣởng lãi suất không kì hạn. - Nhận tiền gửi tiết kiệm: đây là khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân, ngƣời lao động chƣa sử dụng cho mục đích tiêu dùng, nên họ gửi vào Ngân hàng với mục đích tích luỹ tiền an toàn và đƣợc hƣởng 1 khoản lãi trên khoản tiền đó. Về mặt kĩ thuật, dạng tiền gửi này ngƣời gởi đƣợc Ngân hàng cấp cho một sổ dùng để gởi tiền vào và rút tiền ra đồng thời nó còn xác nhận số tiền đã gởi. Ngoài ra Ngân hàng không cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng gởi tiết kiệm. - Phát hành giấy tờ có giá: Bên cạnh phƣơng thức nhận tiền gửi và nhận tiền gửi tiết kiệm, các NHTM còn thực hiện phát hành giấy tờ có giá nhƣ: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu để huy động vốn. Trong đó Chứng chỉ tiền gửi là phiếu
  • 20. 22 nhận nợ ngắn hạn với mệnh giá đã đƣợc quy định, trái phiếu là giấy nhận nợ trung và dài hạn. Tuy nhiên phát hành trái phiếu là hình thức huy động vốn có chi phí cao do lãi suất cao vì đây là hoạt động huy động vốn chỉ tiến hành khi Ngân hàng thiếu vốn mà vốn tự có và vốn huy động tiền gửi không đáp ứng kịp. Tóm lại, vốn huy động là công cụ chính đối với các hoạt động kinh doanh của NHTM. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng có thể sử dụng tốt nguồn vốn này thì không những nguồn lợi Ngân hàng đƣợc tăng lên mà còn tạo cho Ngân hàng uy tín ngày càng cao. Qua đó, Ngân hàng có thể mở rộng đƣợc vốn và quy mô hoạt động kinh doanh của mình. 2.1.1.2 Nhân tố ảnh hƣởng - Nhân tố mang tính khách quan Điều kiện kinh tế: Khi nền kinh tế phát triển ổn định, đảm bảo đƣợc giá trị của đồng tiền từ đó tiền gửi của khách hàng vào Ngân hàng đƣợc bảo toàn, tạo đƣợc sự yên tâm về tâm lý cho khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng thu hút đƣợc nguồn vốn, mở rộng phạm vi đầu tƣ, lĩnh vực kinh doanh cho NHTM. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, các doanh nghiệp cũng gặp thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh, sản phẩm sản xuất ra đƣợc tiêu thụ nhanh chóng. Doanh nghiệp có doanh thu, tăng lợi nhuận, qua đó khả năng thanh toán của Doanh nghiệp đƣợc đảm bảo, tạo ra môi trƣờng an toàn và lành mạnh cho hoạt động kinh doanh của NHTM. Ngƣợc lại khi nền kinh tế phát triển không ổn định, sản xuất bị đình trệ, nhân công bị thất nghiệp, lạm phát gia tăng…Các doanh nghiệp gặp khó khăn và rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Cá tầng lớp dân cƣ sẽ mất lòng tin vào giá trị của đồng tiền…sẽ dẫn tới mất an toàn và rủi ro cho đồng vốn kinh doanh của NHTM và khả năng huy động vốn của Ngân hàng cũng bị thu hẹp. Cơ chế chính sách pháp luật của Nhà nước: Cơ chế chính sách pháp luật động bộ, chặt chẽ, các định hƣớng phát triển kinh tế xã hội mang tính ổn định lâu dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo ra sự ổn định về mặt tâm lý cho các nhà đầu tƣ…qua đó giúp NHTM mở rộng đƣợc thị trƣờng huy động vốn, cũng nhƣ thị trƣờng đầu tƣ kinh doanh và ngƣợc lại. Các nhân tố khác nhƣ điều kiện chính trị xã hội, sự tiến bộ khoa học kĩ thuật, phong tục tập quán v.v...
  • 21. 23 - Nhân tố mang tính chủ quan Hình thức huy động vốn: đa dạng, phong phú tạo cho khách hàng có quyền lựa chọn phƣơng thức gửi tiền. Các chính sách : chính sách về lãi suất, chính sách về khách hàng, các chính sách liên quan đến việc hoạch định chiến lƣợc trong huy động vốn. Về yếu tố con người: lựa chọn nhân viên, bố trí nhân viên sao cho có sự phù hợp giữa năng lực chuyên môn mà tính chất công việc để đáp ứng đƣợc các đòi hỏi của khách hàng về các nhu cầu khách hàng mong muốn. Công nghệ Ngân hàng: công nghệ hiện đại tiên tiến sẽ giúp cho Ngân hàng giảm đƣợc chi phí trong huy động vốn đồng thời tạo thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng, đảm bảo yêu cầu trong kinh doanh Ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và hiệu quả. 2.1.2 Kế toán huy động vốn 2.1.2.1 Nhiệm vụ của kế toán Ngân hàng, kế toán huy động vốn: Nhiệm vụ chính của Kế toán Ngân hàng: - Kế toán Ngân hàng ghi nhận, phản ánh chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc về hoạt động nguồn vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nƣớc và các thể lệ, chế độ kế toán Ngân hàng. - Kế toán ngân hàng phân loại nghiệp vụ, tổng hợp số liệu theo đúng phƣơng pháp và theo những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời phục vụ lãnh đạo thực thi chính sách quản lý và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. - Kế toán Ngân hàng giám sát quá trình sử dụng tài sản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các loại tài sản thông qua kiểm soát trƣớc các nghiệp vụ bên Nợ và bên Có ở từng đơn vị Ngân hàng cũng nhƣ toàn bộ hệ thống; góp phần tăng cƣờng kỷ luật tài chính, củng cố chế độ hạch toán kế toán trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhiệm vụ của kế toán huy động vốn: Ngoài việc phải thực hiện các nhiệm vụ kế toán Ngân hàng nói chung, Kế toán huy động vốn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
  • 22. 24 - Kế toán huy động vốn phải thực hiện việc ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình huy động vốn (nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá…), tính và trả lãi cho khoản vốn huy động - Tính và trả lãi cho khách hàng phải đúng nguyên tắc, chính xác để đảm bảo thu nhập cho Ngân hàng. - Kế toán huy động vốn phải có trách nhiệm quản lý toàn bộ hồ sơ huy động vốn của khách hàng. - Kế toán huy động vốn cần phối hợp với phòng tín dụng quản lý nguồn vốn huy động đem lại hiệu quả cao cho nguồn vốn huy động, cụ thể: Kế toán huy động vốn cung cấp thông tin chính xác, kịp thời số liệu về những nguồn vốn huy động ngắn, trung và dài hạn để cán bộ tín dụng có kế hoạch cho vay hợp lý, đồng thời cung cấp cho Ban giám đốc quản lý điều hành có hiệu quả. Nhƣ vậy kế toán huy động vốn cùng với các nghiệp vụ kế toán Ngân hàng khác thông qua các hoạt động của mình giúp cho Ngân hàng vừa thực hiện đƣợc chức năng kinh doanh, vừa phát triển nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế. Với vai trò đó, hệ thống kế toán Ngân hàng nói chung và kế toán huy động vốn nói riêng cần phải đƣợc hoàn thiện hơn nữa để đáp ƣng đòi hỏi ngày càng cao của kinh doanh Ngân hàng và sự phát triển nền kinh tế. 2.1.2.2 Tài khoản và chứng từ sử dụng trong kế toán huy động vốn. Tài khoản sử dụng trong kế toán huy động vốn Các tài khoản dùng trong kế toán huy động vốn đƣợc bố trí ở loại 4 của hệ thống tài khoản các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 479 /2004/QĐ- NHNN ngày 29 /4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, các tài khoản huy động vốn phản ánh tình hình huy động vốn dƣới các hình thức khác nhau theo quyết định của Luật các tổ chức tín dụng bao gồm các tài khoản từ tài khoản 40 đến tài khoản 46. Tài khoản 40 – Các khoản nợ Chính phủ và NHNN Tài khoản 41 – Các khoản nợ các tổ chức tín dụng khác. Tài khoản 42 – Tiền gửi của khách hàng. Tài khoản 43 – Tổ chức tín dụng phát hành giấy tờ có giá. Tài khoản 44 – Vốn tài trợ uỷ thác, đầu tƣ, cho vay
  • 23. 25 Tài khoản 45 – Các khoản phải trả cho bên ngoài Tài khoản 46 – Các khoản phải trả nội bộ Chứng từ sử dụng trong kế toán huy động vốn - Giấy nộp tiền mặt - Giấy lĩnh tiền. - Sổ tiền gửi - Sổ tiết kiệm - Kì phiếu, trái phiếu. -Bảng kê tính lãi, phiếu chuyển khoản. 2.1.2.3 Kế toán nghiệp vụ huy động vốn * Kế toán tiền gửi không kì hạn - Khi khách hàng có nhu cầu gửi tiền, kế toán căn cứ vào các chứng từ hạch toán: Nợ TK 1011(1031) TK tiền mặt tại quỹ VND (USD) Có TK 4211 (4221) TK tiền gửi không kì hạn bằng VND (USD) - Khi khách hàng đến lĩnh tiền, căn cứ vào giấy lĩnh tiền mặt hoặc séc lĩnh tiền mặt, kế toán kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ, kiểm tra số dƣ trên tài khoản, tiến hành hạch toán: Nợ TK 4211 (4221) Tiền gửi khách hàng bằng VND (USD) Có TK 1011 (1031) Tiền mặt tại quỹ bằng VND (USD) - Nếu thay việc gửi – lĩnh bằng tiền mặt thành chuyển khoản thì: Khi khách hàng gửi tiền, kế toán ghi: Nợ TK: TK tiền gửi khách hàng B Có TK: 4211 (4221) TK tiền gửi khách hàng A Khi khách hàng rút tiền, kế toán ghi: Nợ TK: 4211 (4221) TK tiền gừi khách hàng A Có TK: TK tiền gửi khách hàng B
  • 24. 26 - Tính và hạch toán lãi cho khách hàng: tiền lãi trên các khoản tiền gửi không kì hạn đƣợc tính theo phƣơng pháp tích số và đƣợc nhập gốc hàng tháng. Số lãi = Tổng tích số tính lãi x (lãi suất tháng/30) (trong đó: tích số tính lãi = Dƣ nợ x số ngày dƣ nợ) Hạch toán: Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi tiền gửi Có TK 4211 (4221) TK tiền gửi khách hàng * Kế toán tiền gửi tiết kiệm không kì hạn - Khi khách hàng mở sổ tiết kiệm, kế toán hạch toán Nợ TK 1011, 1031 (4211, 4221/KH – Nếu gửi bằng chuyển khoản) Có TK 4231 (4241) Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn - Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền, kế toán hạch toán Nợ TK 4231(4241)/KH Có TK 1011, 1031 - Tính và hạch toán lãi cho khách hàng Phƣơng pháp tính lãi tiền gửi tiết kiệm không kì hạn giống nhƣ phƣơng pháp tính lãi tiền gửi không kì hạn nhƣng lãi đƣợc hạch toán và nhập gốc đúng vào ngày khách hàng gửi tiền của tháng sau đó. *Kế toán tiền gửi tiết kiệm có kì hạn - Khi có nhu cầu gửi tiền khách hàng cần phải ghi rõ số tiền gửi, loại kì hạn để kế toán ghi vào sổ tiết kiệm và phiếu lƣu, sau đó tiến hành hạch toán Nợ TK 1011(1031) – Tiền mặt tại quỹ, 4311/KH Có TK 4232(4242) Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn của KH - Tính và hạch toán lãi cho khách hàng (lãi không đƣợc nhập gốc) Trƣờng hợp trả lãi trƣớc: Khi khách hàng đến gửi tiền, Ngân hàng trích một phần trả lãi cho khách hàng, ghi vào tài khoản chi phí chờ phân bổ và hạch toán: Nợ TK 1011 (1031) Nợ TK 388 – Chi phí chờ phân bổ Có TK 4232(4242)/KH
  • 25. 27 Hàng tháng Ngân hàng phân bổ lãi trả trƣớc vào tài khoản chi phí trả lãi tiền gửi Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi tiền gửi Có TK 388 – Chi phí chờ phân bổ - Trƣờng hợp trả lãi sau Hàng tháng Ngân hàng phải tính lãi dự trả cho khoản tiền tiết kiệm có kỳ hạn và hạch toán: Nợ TK 801 – Chi phí trả lãi tiền gửi Có TK 4911 – Lãi phải trả tiền gửi Đến kì hạn khách hàng đến rút lãi, kế toán ghi: Nợ TK TK 4911 – Lãi phải trả tiền gửi Có TK 1011(1031) – Tiền mặt tại quỹ Nếu đến kì hạn mà khách hàng không đến lĩnh lãi, kế toán tự động nhập lãi vào gốc và coi nhƣ khách hàng gửi một kì hạn mới và hạch toán: Nợ TK 4911 – Lãi phải trả tiền gửi Có TK 4232 (4242) – Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn Nếu khách hàng lĩnh lãi trƣớc hạn thì Ngân hàng sẽ thoái chi lãi cộng dồn dự trả và tính lãi cho khách hàng theo mức lãi suất không kì hạn cho thời gian gửi thực tế: Thoái chi lãi : Nợ TK 4911 – Lãi phải trả tiền gửi Có TK 801 – Chi phí trả lãi tiền gửi Tính và trả lãi thực tế cho khách hàng và hạch toán: Nợ 801 – Chi phí trả lãi tiền gửi Có TK 1011(1031), 4211/KH * Kế toán phát hành giấy tờ có giá: hiện nay các công cụ huy động vốn phổ biến ở các Ngân hàng bao gồm kì phiếu Ngân hàng, trái phiếu Ngân hàng, các chứng chỉ tiền gửi, các giấy tờ có giá ngắn hạn, dài hạn khác. Việc phát hành kì phiếu, trái phiếu Ngân hàng đƣợc thực hiện theo đợt, định kì theo quy định của Ngân hàng Nhà Nƣớc và nhu cầu về vốn của NHTM. Đối tƣợng mua kì phiếu, trái
  • 26. 28 phiếu Ngân hàng phát hành là công dân Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội, các tổ chức tài chính tín dụng, kho bạc Nhà Nƣớc, cá nhân, tổ chức kinh tế nƣớc ngoài hoạt động kinh doanh, sinh sống tại Việt Nam. Kế toán nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá trả lãi trƣớc - Khi phát hành (bán cho khách hàng), kế toán ghi Nợ TK 1011 (Tiền mặt), 4211 (Tiền gửi khách hàng): Mệnh giá – Tổng số lãi Nợ TK 388 – Chi phí chờ phân bổ: Tổng số lãi Có TK 431, 434 (TK phát hành giấy tờ có giá): Mệnh giá - Hàng tháng kế toán phân bổ lãi trả trƣớc vào chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá, kế toán ghi: Nợ TK 803 – Chi phí trả lãi trên các giấy tờ có giá: lãi hàng tháng Có TK 388 – Chi phí chờ phân bổ: lãi hàng tháng - Thanh toán tiền khi đáo hạn giấy tờ có giá, kế toán ghi Nợ TK 431, 434 (TK phát hành giấy tờ có giá): mệnh giá Có TK 1011(Tiền mặt), 4211 (tiền gửi khách hàng)…: mệnh giá Kế toán nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá trả lãi sau - Khi phát hành giấy tờ có giá (bán cho khách hàng), kế toán ghi: Nợ TK 1011(Tiền mặt), 4211(Tiền gửi khách hàng)…: mệnh giá Có TK 431, 434 (Phát hành giấy tờ có giá): mệnh giá - Hàng tháng kế toán tính lãi cộng dồn dự trả trên giấy tờ có giá cho khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK 803 – Chi phí trả lãi GTCG: lãi hàng tháng Có TK 4921 – Lãi phải trả cho các GTCG: lãi hàng tháng - Thanh toán gốc và lãi khi đáo hạn GTCG cho khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK 431, 434 ( Phát hành GTCG): mệnh giá Nợ TK 4921 – Lãi phải trả cho các GTCG: tổng lãi Có TK 1011(Tiền mặt), 4211(Tiền gửi KH)…: gốc và lãi
  • 27. 29 - Đối với GTCG khi đến hạn thanh toán mà khách hàng vẫn chƣa đến lĩnh cho cả hai trƣờng hợp trên thì Ngân hàng sẽ tính lãi bổ sung cho ngày dôi ra kể từ khi đáo hạn trên mệnh giá và theo lãi suất không kì hạn. Ngoài các biện pháp huy động vốn ở trên thì các NHTM còn huy động vốn thông qua vay NHNN, vay các Tổ chức tín dụng, uỷ thác đầu tƣ từ các Tổ chức Kinh tế. Mỗi phƣơng pháp đều có ƣu nhƣợc điểm riêng. Đối với việc huy động vốn từ tiền gửi không kì hạn tuy Ngân hàng bỏ ra chi phí huy động thấp nhƣng đây là nguồn vốn có tính chất không ổn định, các NHTM không sử dụng toàn bộ số vốn này cho vay trung hạn và dài hạn đƣợc mà phải luôn đảm bảo nhu cầu thanh toán cho khách hàng bất cứ lúc nào. Ngƣợc lại đối với hình thức huy động vốn bằng việc phát hành GTCG dài hạn nhƣ kì phiếu Ngân hàng trên một năm đem lại nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn cho các NHTM, song Ngân hàng phải trả chi phí huy động cao trong khi vốn sử dụng cho vay trung và dài hạn thƣờng có rủi ro cao. Do đó, để có một cơ cấu vốn huy động hợp lý đảm bảo đem lại chi phí huy động rẻ, an toàn và hiệu quả cao cho các NHTM cần phải nghiên cứu các hình thức huy động vốn áp dụng cho phù hợp với khả năng, điều kiện của mỗi Ngân hàng đồng thời không ngừng hoàn thiện nghiệp vụ kế toán huy động vốn ở mỗi Ngân hàng. 2.1.3 Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn Hệ thống kiểm soát nội bộ giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng có công cụ để hạn chế các rủi ro đảm bảo cho việc thực hiện kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả và an toàn. NHTM là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, nếu không tổ chức tốt hệ thống kiểm soát nội bộ thì sẽ dẫn đến tổn thất rất lớn cho ngân hàng và cho cả nền kinh tế. Hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng cũng giống nhƣ hệ thống kiểm soát nội bộ của mọi tổ chức khác, tuy vậy nó vẫn có một số nét riêng biệt. 2.1.3.1 Môi trƣờng kiểm soát Việc thiết lập các nhân tố môi trƣờng kiểm soát rất quan trọng đối với lĩnh vực kinh doanh đặc biệt nhƣ ngân hàng, các nhân tố thuộc môi trƣờng kiểm soát chung chủ yếu liên quan đến quan điểm, thái độ và nhận thức cũng nhƣ hành động của các nhà quản lý trong ngân hàng. Môi trƣờng kiểm soát của một Ngân hàng thƣơng mại là toàn bộ các nhân tố tác động đến việc thiết kế, hoạt động và sự hữu hiệu của chính sách thủ tục kiểm soát của ngân hàng gồm: - Quan điểm điều hành của Ban Giám đốc: Ban giám đốc là ngƣời đề ra các chính sách, kế hoạch, quy chế nội bộ của ngân hàng nhƣ quy chế về thẩm quyền
  • 28. 30 trách nhiệm, quy trình nghiệp vụ, chính sách khách hàng.... Quan điểm của Ban Giám đốc sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến chính sách, chế độ, các quy định và cách thức kiểm tra - kiểm soát trong ngân hàng, ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Ví dụ: Lãnh đạo theo đuổi quan điểm chấp nhận rủi ro để đạt đƣợc kế hoạch đề ra thì kế hoạch kiểm soát sẽ không đƣợc thực hiện tốt, ngƣợc lại, lãnh đạo theo đuổi quan điểm chống đỡ rủi ro thì họ tin rằng kiểm soát là một vấn đề quan trọng để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. - Cơ cấu tổ chức: bộ máy quản lý là tổng hợp các bộ phận đƣợc chuyên môn hoá với những trách nhiệm và quyền hạn nhất định có mối liên hệ mật thiết với nhau nhằm thực hiện các chức năng khác nhau trong quản lý. Xây dựng cơ cấu tổ chức của NHTM chính là sự phân chia nó thành những bộ phận với những chức năng và quyền hạn cụ thể sao cho không bị chồng chéo hoặc bỏ trống. Một cơ cấu tổ chức hợp lý, đảm bảo tách bạch giữa các chức năng, bảo đảm sự độc lập tƣơng đối giữa các bộ phận, tạo đƣợc khả năng kiểm tra kiểm soát lẫn nhau trong các bƣớc thực hiện công việc sẽ đảm bảo sự thông suốt cho các thủ tục kiểm soát đƣợc phát huy tác dụng. - Chính sách nhân viên: liên quan đến yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh ngân hàng đó là con ngƣời. Ngân hàng có đƣợc đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ và đáng tin cậy thì quá trình kiểm soát sẽ có nhiều thuận lợi hơn, ngƣợc lại ngân hàng nào có những nhân viên thiếu cả “trí” và “đức” thì quá trình kiểm soát rất khó thực hiện. Chính vì vậy mà NHTM cần xây dựng và thực hiện chính sách nhân sự, phát triển nguồn nhân lực một cách tốt nhất để đƣa hoạt động ngân hàng phát triển bền vững. - Công tác kế hoạch: hơn bất kỳ đơn vị kinh doanh nào, ngân hàng cần xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và chƣơng trình hành động cụ thể về hoạt động kinh doanh, nhân sự, phát triển mạng lƣới... để trở thành một ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập ở nƣớc ta hiện nay. Việc lập và thực hiện kế hoạch đƣợc chấp hành nghiêm túc và khoa học thì đây cũng là công cụ hữu hiệu để ngân hàng thực hiện công tác kiểm soát của mình. Đối với kiểm soát huy động vốn, Ngân hàng thƣơng mại cần lập kế hoạch huy động vốn ngắn hạn và trong dài hạn, kế hoạch cơ cấu và phát triển nguồn vốn bền vững.
  • 29. 31 2.1.3.2 Hệ thống kế toán Hệ thống kế toán của NHTM là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Sự kiểm soát chỉ có thể thực hiện nếu các thông tin trung thực, đáng tin cậy, chính xác và kịp thời. Hệ thống kế toán của NHTM bao gồm: - Hệ thống chứng từ ban đầu, đây là căn cứ pháp lý về nghiệp vụ phát sinh, đảm bảo an toàn trong quản lý và giám sát tài sản của ngân hàng. - Hệ thống sổ kế toán có tác dụng kiểm tra, đối chiếu để giám sát sự chính xác, đầy đủ theo quá trình ghi chép vào các tài khoản liên quan - Hệ thống báo cáo tài chính theo tiêu thức thống kê, cung cấp thông tin tổng hợp một cách trung thực, đáng tin cậy, chính xác kịp thời, giúp cho việc thực hiện kiểm soát một cách có hiệu quả. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ, hầu hết các NHTM xử lý dữ liệu thông qua phần mềm tin học và đƣợc nối mạng với nhau, để đảm bảo số liệu đƣợc trung thực và đáng tin cậy, ngân hàng cần thực hiện công tác kiểm toán hàng năm đồng thời phân định trách nhiệm rõ ràng của ngƣời thực hiện và ngƣời kiểm soát trên phần mềm. 2.1.3.3 Các thủ tục kiểm soát Các thủ tục kiểm soát những cách thức giải pháp cụ thể trong quan hệ với trình tự xác định, nó đảm bảo các hành động cần thiết để quản lý các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện mục tiêu của ngân hàng. Thủ tục kiểm soát trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng phải đƣợc thiết lập dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng; nguyên tắc bất kiêm nhiệm; nguyên tắc uỷ quyền, phê chuẩn. - Nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng: Khi thực hiện nghiệp vụ huy động vốn không phải chỉ riêng lẻ các nhân viên giao dịch khách hàng thực hiện mà đó là sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận liên quan cùng tham gia nhằm kiểm soát chéo lẫn nhau, việc phân chia trách nhiệm nhằm giảm bớt các sai sót cũng nhƣ các hành vi gian lận đồng thời tạo cho nhân viên không có cơ hội làm sai quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. - Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: yêu cầu sự tách biệt giữa nhiệm vụ phê chuẩn với thực hiện nghiệp vụ nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hành vi lạm dụng quyền hạn. Để kiểm soát hoạt động huy động vốn cần tách biệt ngƣời thực hiện giao dịch và ngƣời kiểm soát phê duyệt giao dịch.
  • 30. 32 - Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn: xác định quyền phê chuẩn của từng ngƣời. Tất cả các nghiệp vụ đều đƣợc những ngƣời có trách nhiệm phê chuẩn trƣớc khi thực hiện, việc quyết định cho vay phải giao cho ngƣời giữ một vị trí tƣơng xứng với bản chất và ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn. Mức quyết định giao dịch huy động vốn đƣợc uỷ quyền theo từng cấp. Nguyên tắc này tạo tính chủ động và sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, phù hợp với năng lực và trình độ của ngƣời đƣợc uỷ quyền; đảm bảo hiệu quả, an toàn chất lƣợng của hoạt động huy động vốn, tuân thủ đúng quy trình, quy định. Việc phê chuẩn thƣờng đƣợc chia thành hai mức cụ thể sau: Phê chuẩn chung tức là ban Giám đốc đƣa ra các chính sách và những ngƣời cấp dƣới đƣợc chỉ đạo thực thi các hoạt động theo chính sách này mà không phải trình để xét duyệt một lần nữa. Phê chuẩn cụ thể liên quan đến một cá nhân xét duyệt cụ thể trong từng nghiệp vụ. Từ những đặc điểm của riêng của NHTM, khi thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản sau: - Mọi lĩnh vực hoạt động đều phải được kiểm soát: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng gồm nhiều bộ phận. Sự vận hành của ngân hàng là sự vận hành của cả hệ thống nên các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế, rủi ro xảy ra ở bộ phận này sẽ gây tổn thất cho các bộ phận khác liên quan. Chính vì vậy cần xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cho toàn bộ lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. - Thực hiện nguyên tắc “bốn mắt”: Để phòng ngừa rủi ro ngân hàng cần thiết kế hệ thống kiểm soát sao cho mọi công việc đều đƣợc kiểm tra qua ít nhất hai ngƣời “bốn mắt”. Việc kiểm tra này có thể là kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sự phê chuẩn trƣớc đó của cấp có thẩm quyền. 2.1.3.4 Kiểm toán nội bộ Kiểm tra nội bộ có chức năng giám sát độc lập hoạt động của ngân hàng, Kiểm tra nội bộ thực hiện nhiệm vụ đánh giá tính hiệu lực, đầy đủ và tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Ngoài ra, Kiểm tra nội bộ cung cấp một sự đánh giá độc lập, khách quan về tính tuân thủ, tính chính xác đối với báo cáo tài chính cùng việc thực hiện các chiến lƣợc, chính sách, các quy trình và các quy định mà Ban lãnh đạo đã ban hành. Từ đó, Kiểm tra nội bộ đƣa ra các kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng và tính an toàn và phát triển bền vững của hoạt động kinh doanh ngân hàng.
  • 31. 33 2.2 KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN-PGD BẠCH ĐẰNG 2.2.1 Kế toán hoạt động huy động vốn 2.2.1.1 Nguyên tắc kế toán Nhân viên mở tài khoản mới cho khách hàng không kiêm nhiệm việc ghi chép vào sổ tài khoản chi, nhận tiền…để tránh sự lạm dụng có thể xảy ra. Lãi tiền gửi đƣợc chi trả theo thực tế phát sinh. Trong trƣờng hợp có trích trƣớc tiền lãi phải trả vào chi phí đối với các khoản tiền gửi có kì hạn, cần phải quan tâm đến thời hạn trích trƣớc (của năm tài chính) và theo đõi thời hạn rút tiền của khách hàng để tính toán tiền lãi thực trả cho chính xác. Chi phí trả lãi đƣợc hạch toán tuân thủ nguyên tắc phù hợp. Trƣờng hợp trả lãi khi đáo hạn và kỳ hạn trả lãi bao gồm nhiều kỳ hạch toán thì định kì NH phải tính lãi phải trả từng kỳ ghi nhận vào chi phí. Tất cả các số phát sinh liên quan đến tài khoản tiền gửi bị khách hàng từ chối cần đƣợc xử lý nhƣ các số phát sinh ngoại lệ, có nghĩa là khi có những số phát sinh bị từ chồi cần phải xem xét và đƣa ra các quyết định xử lý tuỳ theo tình huống riêng biệt sao cho phù hợp (Ví dụ: một khoản khách hàng từ chối thanh toán do nghi ngờ NH tính sai phí, hoặc thanh toán sai một tờ séc…). Kế toán viên cần phải kiểm tra lại nguyên nhân việc từ chối và xử lý nghiệp vụ theo nguyên nhân xày ra sai sót. Hạch toán phát hành GTCG phù hợp với chuẩn mực kế toán 16 “Chi phí đi vay”. NH phát hành theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại GTCG phát hành và tình hình phân bổ từng khoản chiết khấu, phụ trội khi xác định chi phí đi vay tính vào chi phí kinh doanh hay vốn hoá theo từng thời kì. - Chiết khấu GTCG đƣợc phân bổ dần để tính vào chi phí đi vay từng thời kì trong suốt thời hạn của GTCG. - Phụ trội GTCG đƣợc phân bổ dần để giảm trừ chi phí đi vay từng kì trong suốt thời hạn của GTCG. - Việc phân bổ chiết khấu hay phụ trội GTCG tại Sacombank theo mức lãi suất 15%/năm, 14%/năm, 13.9%/năm tùy theo số ngày thực gửi.
  • 32. 34 2.2.1.2 Trình bày trên Báo cáo tài chính Theo Chuẩn mực kế toán số 22 “Trình bày, bổ sung BCTC của các NH và tổ chức tài chính tƣơng tự” - Sacombank trình bày riêng rẽ tiền gửi của cá ngân hàng, các tổ chức tà chính khác tƣơng tự với tiền gửi khách hàng, cũng nhƣ phân biệt tiền gửi khách hàng với GTCG mà Sacombank phát hành. - Khi lập BCTC, trên Bảng cân đối kế toán trong phần Nợ phải trả, chỉ tiêu phát hành GTCG đƣợc phản ánh trên cơ sở thuần. - Số dƣ tiền gửi đƣợc trình bày phân theo loại tiền gửi. 2.2.1.3 Quy trình luân chuyển chứng từ Toàn bộ quy trình đƣợc thực hiện trên chƣơng trình T24-R08. Nguyên tắc thực hiện giao dịch thu chi tại quầy - Tất cả các giao dịch chi tiền cho khách hàng thì bắt buộc phải Commit trƣớc khi chi tiền cho khách hàng, không đƣợc thực hiện chi tiền khi trạng thái giao dịch là Hold vì khi đó tài khoản của khách hàng chƣa bị giảm số dƣ. - Tất cả các giao dịch nộp tiền phải đƣợc duyệt giao dịch ngay khi thu đủ tiền để khách hàng có thể sử dụng ngay số dƣ trên tài khoản , ATM/POS. Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán nhận và trả tiền gửi Quy trình luân chuyển chứng từ nhận và trả tiền gửi bao gồm tiền gửi không kì hạn, tiền gửi tiết kiệm đƣợc thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà Nƣớc. * Đối với nhận tiền gửi: Thực hiện theo quy trình luân chuyển chứng từ kế toán Ngân hàng, đảm bảo nguyên tắc thu tiền trƣớc, ghi sổ sau; ghi Nợ trƣớc ghi Có sau ( nếu là chứng từ chuyển khoản). Quy trình thực hiện nhƣ sau: - Khách hàng nộp Giấy nộp tiền kèm theo Sổ tiết kiệm (nếu nộp tiền vào tài khoản gửi tiết kiệm) hoặc khách hàng nhận các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt từ Ngân hàng khác chuyển đến nhƣ: Bảng kê nộp séc kèm theo tờ séc, chứng từ uỷ nhiệm thu – uỷ nhiệm chi. - Sau khi kiểm tra chứng từ, đối chiếu thông tin trên hệ thống, GDV tiền hành thu tiền và kiểm đếm tiền trƣớc, sau đó tiến hành nhập liệu trên chƣơng trình T24- R08.
  • 33. 35 - Nếu số tiền nộp nằm trong hạn mức giao dịch của GDV, GDV giao liên 2 phiếu thu cho khách hàng. Tới đây giao dịch kết thúc, GDV lƣu chứng từ để chấm cuối ngày. Nếu số tiền nộp vƣợt hạn mức giao dịch nhƣng vẫn trong hạn mức thu của GDV thì chuyển KSV duyệt và kí chứng từ. Trƣờng hợp số tiền vƣợt hạn mức thu của GDV thì GDV chuyển cho Thủ quỹ kiểm đếm và thu tiền, sau đó KSV duyệt và kí chứng từ. - Kiểm soát viên kiểm soát tiền mặt, kiểm soát chuyển khoản, kiểm soát chứng từ, ký và chuyển sang thủ quỹ. - Thủ quỹ thu tiền vào sổ quỹ, ký tên, kế toán thanh toán (Giao dịch viên) ghi Nợ vào tài khoản thích hợp. - Kiểm soát viên kiểm soát lại chứng từ và chữ ký trên chứng từ sau đó chuyển chứng từ cho Giao dịch viên ghi Có vào tài khoản tiền gửi. - Sau khi ghi Có vào tài khoản tiền gửi, Giao dịch viên chuyển chứng từ cho KSV lƣu trữ chứng từ. Bảng 2.1: LƢU ĐỒ QUY TRÌNH THU TIỀN MẶT KHÁCH HÀNG TẠI QUẦY TRÁCH NHIỆM BƢỚC QUÁ TRÌNH CHỨNG TỪ NVTV B1 Hồ sơ mở tài khoản KSV B2 Kiểm tra HS, duyệt MKH, duyệt scan Hồ sơ mở tài khoản NVTV B3 Giấy nộp tiền tiết kiệm/Lệnh chuyển tiền/ Giấy nộp tiền B4 Chứng từ bƣớc 3 Tiếp nhận nhu cầu mở MKH, mở TK TGTT Tiếp nhận nhu cầu nộp tiền của KH Kiểm tra thông tin, hạch toán, commit giao dịch Chƣa có MKH khi KH gửi tiết kiệm
  • 34. 36 GDV Thẻ tiết kiệm GDV/ TQ B5 Chứng từ bƣớc 4 Bảng kê tiền GDV/ TQ B6 Chứng từ bƣớc 5 THỦ QUỸ B7 Vƣợt hạn mức thu Chứng từ bƣớc 5 KSV/ GĐCN B8 Chứng từ bƣớc 5 GDV/ THỦ QUỸ B9 Liên 2 Phiếu thu/ Sổ tiết kiệm GDV, KSV B10 Toàn bộ chứng từ giao dịch, bảng kê giao dịch trong ngày * Đối với chi trả tiền gửi: Đảm bảo nguyên tắc luân chuyển chứng từ: ghi sổ trƣớc, chi tiền sau; ghi Nợ trƣớc ghi Có sau (nếu chuyển khoản). Quy trình đƣợc thực hiện nhƣ sau: Tiến hành thu tiền Kiểm đếmtiền Commit giao dịch Duyệt và kí CT Giao liên 2 Phiếuthu, giao sổ tiết kiệm, Hợp đồngTG CKH cho KH Chuyển quỹ, Chấm và lƣu chứngtừ Trong HMGD Trong HM thu Trong HMGD
  • 35. 37 - Khách hàng nộp séc lĩnh tiền, Giấy rút tiền; Sổ tiết kiệm vào Ngân hàng. Nếu rút tiền bằng chuyển khoản thì khách hàng nộp các chứng từ thanh toán nhƣ Uỷ nhiệm chi. - Trƣớc khi thực hiện rút tiền, GDV cần kiểm tra tính chất hợp lệ hợp pháp của các chứng từ. GDV nhập số liệu vào máy tính, GDV comit giao dịch, hạch toán trên Giấy rút tiền mặt, ký tên và đóng dấu tên GDV. - Nếu trong hạn mức giao dịch của GDV thì tới đây giao dịch rút tiền đã hoàn thành. Nếu vƣợt hạn mức giao dịch của GDV thì chuyển KSV kí và duyệt giao dịch. - Thủ quỹ kiểm soát lại sau đó chi tiền cho khách hàng, vào sổ quỹ, chuyển trả chứng từ cho GDV. - KSV kiểm soát lại chứng từ lần nữa sau đó chuyển kế toán tổng hợp lƣu trữ chứng từ. Bảng 2.2: LƢU ĐỒ QUY TRÌNH CHI TIỀN MẶT VỚI KH TẠI QUẦY TRÁCH NHIỆM BƢỚC QUÁ TRÌNH CHỨNG TỪ GDV B1 Chứng từ GD của KH/ CMND/HC GDV B2 Chứng từ GD/CMND/HC KSV B3 Chứng từ GD/CMND/HC Tiếp nhận nhu cầu rút tiền của KH Kiểm tra và lập phiếu chi tiền Ký duyệt CT Điều chỉnh Trong HMGD
  • 36. 38 GDV/ THỦ QUỸ B4 Chứng từ GD/CMND/HC Bảng kê chi GDV/ THỦ QUỸ B5 Bảng kê chi tiền Bản sao CT GD CMND/HC GDV/ THỦ QUỸ B6 Chứng từ GD Bảng kê điều chuyển quỹ GDV, KSV B7 Toàn bộ chứng từ GD trong ngày Bảng kê tiền Bảng liệt kê GD trong ngày Quy trình luân chuyển chứng từ phát hành và chi trả giấy tờ có giá * Đối với việc phát hành kì phiếu, trái phiếu Đối với Ngân hàng Sacombank thƣờng chỉ phát hành kì phiếu hoặc chứng chỉ tiền gửi theo đợt, khi cần hàng cần huy động vốn gấp. Đợt gần đây nhất là vào tháng 11/2011. Trong thời điểm hiện tại Ngân hàng không có nhu cầu phát hành chứng chỉ tiền gửi. - Khi khách hàng có nhu cầu mua kì phiếu có thể liên hệ các điểm giao dịch để nhận mẫu phiếu đăng kí mua kì phiếu. - GDV thực hiện đối chiếu kiểm tra thông tin trên mẫu Phiếu đăng kí mua kì phiếu, sau khi kiểm tra hợp lệ, GDV điền thêm mã khách hàng, và kiểm tra số dƣ tài khoản, nếu đủ số dƣ trích thanh toán theo mệnh giá đăng kí mua kì phiếu. - GDV tập hợp chứng từ hạch toán, kì phiếu phát hành, Phiếu đăng kí mua kì phiếu ký tên, chuyển kiểm soát viên kiểm tra và trình Trƣởng đơn vị kí tên đóng dấu. Chi tiền Chứngkiến kiểm đếm và trả chứngtừ cho khách hàng Thực hiện chuyển quỹ Chấm và lƣu chứng từ
  • 37. 39 - Căn cứ Giấy giới thiệu, CMND do đại diện giao nhận theo chỉ định của khách hàng xuất trình, GDV thực hiện đối chiếu thông tin ngƣời thực hiện với thông tin đăng kí trên Phiếu đăng kí mua kì phiếu đơn vị lƣu giữ. GDV kiểm tra và chuyển phiếu đăng kí mua kì phiếu cho kiểm soát viên kiểm tra phần xác nhận giao nhận. - GDV bàn giao kì phiếu cho đại diện chỉ dịnh của khách hàng. - Lƣu hồ sơ và báo cáo. Bảng 2.3: PHÁT HÀNH KÌ PHIẾU TRÁCH NHIỆM BƢỚC QUÁ TRÌNH CHỨNG TỪ GDV/BP chăm sóc KH B1 Tờ rơi quảng cáo phát hành kì phiếu GDV B2 CMND/HC GDV/ KSV/ Trƣởng đơn vị B3 Kì phiếu GDV/ KSV/ Trƣởng đơn vị B4 Phiếu nộp tiền Phiếu chuyển khoản Uỷ nhiệmchi GDV B5 CMND/HC Kì phiếu Bản sao Phiếu nộp tiền/ UNC GDV B6 Phơi kì phiếu Bản sao CMND/HC Phiếu nộp tiền/ UNC Nhu cầu mua kỳ phiếu Tiếp nhận nhu cầu của KH Phát hành Kỳ phiếu Hạch toán Giao nhận Lƣu hồ sơ
  • 38. 40 * Đối với việc chi trả kì phiếu, trái phiếu - Khi đến hạn thanh toán, khách hàng sở hữu kì phiếu, trái phiếu đến Ngân hàng nộp để thanh toán. - Sau khi nhận chứng từ, GDV kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ. Tuỳ theo từng loại kì phiếu tính lãi, hạch toán và thực hiện thủ tục chi trả. o Trƣờng hợp khách hàng lĩnh tiền mặt: GDV in phiếu lĩnh tiền, trình KSV. o Trƣờng hợp khách hàng nhận bằng chuyển khoản: GDV in phiếu chuyển khoản trình KSV. - Thực hiện xong các thủ tục, thủ quỹ chi trả tiền và lấy chữ ký của chủ sở hữu kì phiếu, trái phiếu. - Cuối ngày, GDV thực hiện kiểm kê, xác định kì phiếu đã phát hành hay đã thanh toán trong ngày, số còn lại cuối ngày, đảm bảo các GTCG đƣợc lƣu trữ bảo quản nhƣ tiền. Bảng 2.4: THANH TOÁN KỲ PHIẾU (TRƢỚC HẠN, ĐẾN HẠN, TRỄ HẠN) TRÁCH NHIỆM BƢỚC QUÁ TRÌNH CHỨNG TỪ GDV/ BPchăm sóc KH B1 CMND/HC Kì phiếu Giấy đề nghị mua lại kì phiếu GDV B2 Kiểm tra thông tin CMND/HC Phơi lƣu kì phiếu Kì phiếu GDV/ KSV/ Trƣởng đơn vị B3 Kì phiếu GDV/ KSV/ Trƣởng đơn vị B4 Phiếu lĩnh tiền/ Phiếu chuyển khoản Nhu cầu TT kỳ phiếu Thực hiện thanh toán Hạch toán
  • 39. 41 GDV B5 Bản sao Phiếu lĩnh tiền/ Phiếu chuyển khoản GDV B6 Phiếu lĩnh tiền Bản sao CMND/HC Kì phiếu, Phơi kì phiếu Giấy đề nghị mua lại kì phiếu 2.2.2 Kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn Mục đích của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động vốn là : - Đảm bảo hoạt động huy động vốn hiệu quả (hạn chế rủi ro lãi suất). - Nguồn vốn huy động đạt kế hoạch đƣợc giao, cơ cấu nguồn vốn hợp lý. - Đảm bảo tài sản và thông tin không bị lạm dụng hoặc sử dụng sai mục đích; Phòng ngừa rủi ro do nguyên nhân xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp của cán bộ (nhận tiền gửi của khách hàng nhƣng không hạch toán trên chƣơng trình hoặc rút tiền từ tài khoản của khách hàng mà không có đề nghị từ khách hàng). - Đảm bảo việc ghi chép, hạch toán đầy đủ, chính xác và đúng thể thức các giao dịch phát sinh của ngân hàng. - Đảm bảo việc lập các báo cáo tài chính kịp thời, hợp lệ và tuân theo các yêu cầu pháp định có liên quan. 2.2.2.1. Môi trƣờng kiểm soát * Thứ nhất là đặc thù về quản lý: Hoạt động quản trị điều hành tại Phòng giao dịch đƣợc thực hiện chặt chẽ, tính tuân thủ đƣợc coi trọng hàng đầu, trên cơ sở tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch. Các chỉ đạo điều hành đƣợc cụ thể hoá tới từng công việc, từng đơn vị, từng ngƣời trên nguyên tắc các vấn đề quan trọng đƣợc tiến hành thực hiện công khai kết hợp việc ra quyết định gắn với trách nhiệm của Ban giám đốc và đội ngũ lãnh đạo cấp phòng. Giao chứng từ Lƣu hồ sơ
  • 40. 42 Ban Giám đốc luôn phát động phong trào thi đua huy động vốn với quan điểm “huy động vốn không phải nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ của từng cán bộ chi nhánh”. Lƣợng tiền huy động đƣợc lớn thì ngân hàng mới có thể đa dạng hóa loại hình cho vay, do vậy, cũng nhƣ các Ngân hàng thƣơng mại khác, PGD Bạch Đằng huy động vốn qua nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú phù hợp với mọi đối tƣợng khách hàng. Với cơ sở nền khách hàng đƣợc bàn giao từ Sở giao dịch khi mới thành lập, quan điểm của Ban lãnh đạo PGD là đẩy mạnh huy động vốn trên cơ sở tiếp tục duy trì nền vốn ổn định cũ và mở rộng, phát triển nền khách hàng mới. Do mô hình hoạt động của PGD là hoạt động bán lẻ nên khách hàng chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các đối tƣợng khách hàng là tổ chức kinh tế, định chế tài chính tuy nguồn vốn lớn, chi phí huy động vốn rẻ nhƣng không mang tính chất ổn định lâu dài nhƣ nguồn vốn huy động từ khách hàng dân cƣ do kỳ hạn gửi ngắn. Đối tƣợng khách hàng mục tiêu chủ yếu của PGD là những ngƣời có thu nhập và nghề nghiệp ổn định bởi vì ngoài số tiền chi tiêu cho sinh hoạt cá nhân và gia đình, họ mới có số tiền nhàn rỗi để tích lũy lâu dài. Trên cơ sở xác định khách hàng mục tiêu và đặc điểm hành vi khách hàng, PGD luôn lƣu ý về tâm lý, nhận thức, nhu cầu của khách hàng, các yếu tố liên quan đến đối tƣợng khách hàng mà mình muốn nhắm tới để có biện pháp đáp ứng nhu cầu một cách hợp lý. Một khi tâm lý họ lo lắng bất ổn thì họ có thể rút tiền hàng loạt nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền của mình. Hiện tại, để đáp ứng nhu của các đối tƣợng khách hàng gửi tiền và tăng sức cạnh tranh với ngân hàng khác, PGD Bạch Đằng luôn quán triệt nguyên tắc bám sát thị trƣờng, thực hiện cơ chế lãi suất linh hoạt và cạnh tranh thông qua triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn hấp dẫn ở các kỳ hạn và nhiều tiện ích của tài khoản tiền gửi với nhiều loại tiền tệ khác nhau (VND, USD, EUR…), cụ thể các sản phẩm tiền gửi tại PGD nhƣ sau: - Tiền gửi thanh toán: đây là số tiền mà cá nhân, tổ chức kinh tế nhờ Ngân hàng giữ hộ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dƣ cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đƣợc ngân hàng thực hiện. Đối với ngân hàng, tiền gửi thanh toán là khoản nợ mà ngân hàng phải trả cho khách hàng bất kỳ thời điểm nào họ yêu cầu, nếu chậm trễ hoặc không đủ coi nhƣ ngân hàng vi phạm thỏa thuận. Lãi suất đối với sản phẩm tiền gửi này thấp nhƣng thay vào đó, các chủ tài khoản đƣợc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng thuận tiện với mức phí thấp: chuyển tiền, rút tiền từ máy ATM, thấu chi tài khoản…
  • 41. 43 - Tiền gửi có kỳ hạn: tiền gửi thanh toán đi kèm nhiều tiện ích nhƣng lãi suất thấp, vì vậy, khi có một nguồn tiền nhàn rỗi chƣa có nhu cầu sử dụng trong khoảng thời gian nhất định, doanh nghiệp muốn gửi lại ngân hàng với mức lãi suất ƣu đãi. Thông thƣờng kỳ hạn càng dài thì lãi suất ngân hàng trả cho khách hàng càng cao do tính chất ổn định của khoản tiền gửi và ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này vào mục đích đầu tƣ lâu dài, lợi tức cao hơn. - Tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ: là sản phẩm dành cho những ngƣời có khoản tích lũy cho tƣơng lai với mức lãi suất tƣơng đối cao. - Trái phiếu ngắn hạn, trái phiếu dài hạn, chứng chỉ tiền gửi (huy động từng thời kỳ). Để tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm, đối với từng thời kỳ, PGD huy động bằng các sản phẩm linh hoạt khác nhƣ: khách hàng đƣợc chọn số tài khoản theo ý thích, miễn phí dịch vụ e-banking, tích điểm đổi quà qua các lần giao dịch, giảm giá mua hàng siêu thị… Chăm sóc khách hàng thƣờng xuyên qua công tác thông báo tiền gửi đến hạn của khách hàng, tặng quà nhân dịp sinh nhật, lễ Tết, tổ chức ngày giao lƣu với khách hàng truyền thống, chiến lƣợc… để củng cố mối quan hệ hai bên. Lãi suất đƣợc PGD thông báo qua niêm yết công khai từng thời kỳ. Riêng đối với các khách hàng chiến lƣợc, PGD thực hiện huy động vốn theo lãi suất đàm phán nhƣng không vƣợt quá mức lãi suất trần của NHNN. Các phòng đầu mối có trách nhiệm đề xuất mức lãi suất huy động của khách hàng phù hợp và xin ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở giao dịch. Bên cạnh đó, nắm bắt đƣợc xu thế phát triển kinh tế, PGD đã tăng cƣờng việc phát triển quan hệ hợp tác với các Công ty và việc kết nối – vận hành cổng điện tử thanh toán trực tuyến, mở tài khoản chi lƣơng với nhiều ƣu đãi cho các doanh nghiệp. * Thứ hai, Về mô hình tổ chức bộ phận huy động vốn: Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan đến hoạt động huy động vốn đƣợc phân định rõ ràng và đảm bảo phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Kiểm soát viên: Phê duyệt các giao dịch do các thanh toán viên tại quầy giao dịch thực hiện theo hạn mức thẩm quyền; Không trực tiếp thực hiện các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ do bản thân đƣợc phân công phụ trách; Chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ về tính chính xác trên giao dịch liên quan đến nghiệp vụ do bản thân đƣợc phân công phụ trách; Chịu trách nhiệm
  • 42. 44 trƣớc Giám đốc và trƣớc pháp luật trong quá trình kiểm soát, ký duyệt giao dịch thuộc phạm vi đƣợc phân công phụ trách. Giao dịch viên: Thực hiện giao dịch theo đúng phần công việc đƣợc phân công; Thực hiệnđầy đủ các thao tác của các bƣớc quy định trong Quy trình chi tiết, các quyđịnh hiện hành về chế độ hạchtoán, chế độ chứngtừ, antoàn kho quỹ; Chấp hành sự phân công điều hành của cấp có thẩm quyền trong Quy trình; Chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và pháp luật trong quá trình thực hiện các công việc đƣợc phân công. Thủ quỹ: Thực hiện đầy đủ các thao tác của các bƣớc công việc quy định trong Quy trình chi tiết về thu, chi tiền mặt; Phối hợp với các thành viên trong Quy trình để hoàn thành tốt nhiệm vụ; Chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và trƣớc pháp luật về những công việc đƣợc phân công thực hiện. Nhƣ vậy, PGD Bạch Đằng đã xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động huy động vốn tại chi nhánh trên các nguyên tắc: - Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, từng cán bộ - Phân cấp ủy quyền rõ ràng trong hoạt động; - Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng đơn vị, từng cán bộ theo phân cấp ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao; - Đáp ứng yêu cầu kiểm soát nội bộ, nhằm đảm bảo yêu cầu kiểm soát nội bộ, nhằm đảm bảo yêu cầu phân tách: (i)ngƣời trình, (ii)ngƣời kiểm soát, (iii)ngƣời quyết định. Nguyên tắc là không có nhân viên nào vừa đàm phán với khách hàng lại vừa có trách nhiệm chi trả. Đây là sự bảo vệ rất cơ bản và mang tính nền tảng đối với ngân hàng, sẽ luôn luôn có hai ngƣời báo cáo cho hai khối khác nhau tham gia để một giao dịch có thể đƣợc thực hiện. * Về chính sách nhân sự: Ban lãnh đạo PGD gồm 1 Trƣởng phòng và 01 Phó phòng giàu kinh nghiệm trong việc đƣa ra quyết đoán xử lý, luôn quan tâm tới nhu cầu của cán bộ, giao nhiệm vụ, bổ nhiệm cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, khả năng quản lý vào đội ngũ lãnh đạo, thực hiện khen thƣởng kịp thời đối với cán bộ có thành tích lao động tốt. Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ và đƣợc đào tạo kiến thức cơ bản, có tinh thần học hỏi nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, hiện tại do đội ngũ cán bộ còn trẻ, trung bình 26 tuổi nên chƣa có kinh nghiệm công tác, gặp nhiều khó khăn trong xử lý tình huống thực tế. Vì vậy, Ban Giám đốc Sở giao dịch thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ mới, phổ biến tới cán bộ PGD đồng thời trích lập quỹ khen thƣởng đối
  • 43. 45 với những đề tài nghiên cứu, sáng kiến có hữu ích của các cán bộ. Bên cạnh đó, PGD đã thực hiện phổ biến “Bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp” với các nội dung quy định đạo đức, phẩm chất, hành động của giao dịch viên nhằm hạn chế các rủi ro tác nghiệp có nguyên nhân xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp của cán bộ. * Về công tác kế hoạch: bộ phận Khách hàng cá nhân và bộ phận tƣ vấn giữ vai trò đầu mối xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh nói chung và kế hoạch huy động vốn nói riêng tại PGD. Căn cứ xây dựng kế hoạch huy động vốn tại PGD bao gồm: - Chiến lƣợc phát triển của toàn ngành, của chi nhánh trong từng giai đoạn cụ thể; - Kế hoạch đƣợc giao của PGD (Hội sở giao); - Mục tiêu tăng trƣởng hàng năm tổng tài sản, tăng trƣởng tín dụng và các chỉ tiêu khác liên quan đến nguồn vốn để xây dựng kế hoạch huy động vốn; - Số liệu thực hiện năm trƣớc, thị phần đã đạt đƣợc của toàn hệ thống và của PGD (đây là căn cứ quan trọng để tính mức tăng trƣởng trong năm tới); - Những thuận lợi, khó khăn của Ngân hàng nói chung và PGD nói riêng. * Về môi trường bên ngoài: Thế giới những năm gần đây vẫn đang phải đối đầu với những khó khăn: bất ổn về chính trị tại nhiều khu vực, thiên tai dịch họa xảy ra nhiều nơi trên thế giới, những biến động bất thƣờng của giá cả hàng hóa… đặc biệt là ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng toàn cầu. Những yếu tố này tác động mạnh mẽ đến tình hình phát triển kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhƣng với sự phát huy tập trung cao độ sức mạnh nội lực của toàn dân cùng với sự chỉ đạo của Đảng và Chính phủ theo chủ trƣơng, đƣờng lối đúng đắn, tình hình chính trị ổn định và tình hình kinh tế xã hội Việt Nam trong năm qua vẫn đạt mức tăng trƣởng bền vững, gây dựng và củng cố niềm tin từ các nhà đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế. Hoạt động của hệ thống ngân hàng có sự tăng trƣởng mạnh mẽ về các dịch vụ tiện ích ngân hàng, đặc biệt là sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán, mở tài khoản cá nhân nhằm giảm bớt giao dịch tiền mặt trong lƣu thông, lĩnh vực ngân hàng ngày càng thu hút sự chú ý của giới đầu tƣ quốc tế, có sự tham gia ngày càng sâu và rộng của các định chế tài chính nƣớc ngoài. Khối ngân hàng cổ phần những năm gần đây đã có sự lớn mạnh đáng kể trên tất cả các lĩnh vực nhƣ năng lực tài chính,
  • 44. 46 mạng lƣới, số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ cung cấp. Hòa chung với sự phát triển mạnh mẽ của ngành tài chính ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, gia nhập WTO, chƣơng trình cổ phần hóa của Sacombank là nhằm xây dựng Sacombank trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại, kinh doanh đa lĩnh vực, có vị thế hàng đầu tại Việt Nam, chất lƣợng hoạt động đạt trình độ ngang tầm với các ngân hàng trong khu vực Đông Á. 2.2.2.2. Hệ thống kế toán Công tác hạch toán các giao dịch huy động vốn tại chi nhánh đều thông qua hệ thống phần mềm điện tử hiện đại chung của Sacombank, đó là chƣơng trình Corebanking T24-R08. Do vậy, hệ thống tài khoản chi tiết và hệ thống sổ sách của ngân hàng đƣợc chuẩn hóa thống nhất, mỗi giao dịch nhập vào chƣơng trình đều đƣợc tự động hạch toán ghi Nợ/Có các tài khoản liên quan và tính năng chƣơng trình cho phép in chứng từ điện từ, chiết xuất các báo cáo tài chính tự động. Nhờ chức năng hỗ trợ của công nghệ hiện đại hóa, các bút toán hạch toán đƣợc thực hiện đơn giản, đảm bảo chính xác trong việc tính toán, ghi chép đúng theo sơ đồ tài khoản, ghi nhận đúng đắn ở các loại sổ sách đồng thời có thể tra cứu vấn tin nhanh chóng. Để đăng nhập vào chƣơng trình T24-R08, mỗi cán bộ đƣợc cấp một user và password. Đồng thời, để đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, chƣơng trình T24- R08 đƣợc phân quyền sử dụng các chức năng khác nhau tùy theo vị trí cán bộ. Đối với giao dịch viên – cán bộ thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng tại quầy, chƣơng trình chỉ cho phép nhập giao dịch và vấn tin các giao dịch đã thực hiện. Các bút toán chỉ đƣợc hạch toán trên chƣơng trình sau khi các giao dịch nhập đƣợc phê duyệt bởi các user kiểm soát viên theo đúng hạn mức đƣợc cấp, vì vậy, mọi nghiệp vụ xảy ra đều phải đƣợc phê chuẩn hợp lý. Cán bộ có trách nhiệm tự bảo quản user của mình, không cho phép ngƣời khác sử dụng để tránh rủi ro phát sinh các giao dịch ảo, không có thực. Mặt khác, nhằm nâng cao tính bảo mật, chƣơng trình T24-R08 yêu cầu ngƣời sử dụng thay đổi password đăng nhập định kỳ, tối thiểu 2 tuần thay đổi một lần. Chứng từ hạch toán điện tử đƣợc in ra và phải đƣợc xác nhận qua chữ ký của Giao dịch viên thực hiện giao dịch và Kiểm soát viên phê duyệt trên chứng từ. Toàn bộ chứng từ và báo cáo hàng ngày của mỗi giao dịch viên đƣợc tổng hợp cuối ngày và lƣu giữ, kiểm tra và quản lý chung tại kho chứng từ của phòng Tài chính kế toán. Chứng từ đƣợc sắp xếp theo các nguyên tắc nhƣ sau:
  • 45. 47 - Các chứng từ gốc do khách hàng lập phải đƣợc ghim cùng với các chứng từ in từ Chƣơng trình. - Các chứng từ của giao dịch sai và của giao dịch hủy (Error Correction) đƣợc ghim cùng với nhật ký giao dịch. - Các chứng từ đƣợc tập hợp sắp xếp theo từng loại giao dịch theo các mã nghiệp vụ tổng hợp trên báo cáo tổng hợp các giao dịch trong ngày của Giao dịch viên và đƣợc sắp xếp theo số thứ tự của giao dịch khi nhập vào Chƣơng trình (số thứ tự này do Chƣơng trình tự động phát sinh và thƣờng đƣợc in ở góc phải trên cùng của chứng từ). Chứng từ và báo cáo đƣợc sắp xếp theo thứ tự: - Bảng kê chứng từ thu chi - Bảng kê nộp ngoại tệ - Bảng kê chứng từ chuyển khoản - Bảng kê ấn chỉ quan trọng sử dụng trong ngày - Bảng kê giao dịch chuyển quỹ - Lệnh điều chuyển vốn tiền mặt. - Báo cáo kết quả đối chiếu giữa máy chủ PGD và máy chủ Sở giao dịch Chứng từ giao dịch đã đƣợc sắp xếp theo thứ tự các giao dịch. - Chứng từ và báo cáo sau khi đƣợc sắp xếp thành tập phải đƣợc đánh số chứng từ trong tập. Giao dịch viên không đƣợc đánh số chứng từ bằng bút chì, bút phủ hay các loại mực dễ phai và phải ghi rõ số lƣợng tờ trên góc phải tờ đầu tiên của tập chứng từ - Tập chứng từ đƣợc giao nộp cho cán bộ phòng Tài chính kế toán và phải bảo đảm các thủ tục ký nhận giữa 2 bên. Quy trình kiểm toán nội bộ của Sacombank đƣợc xây dựng chuyên nghiệp, đầy đủ rõ ràng, thành phần Ban kiểm soát đƣợc đào tạo bài bản, đƣợc cung cấp đầy đủ nguồn lực, thông tin, đƣợc tiếp cận xem xét toàn bộ quy trình thực hiện nghiệp vụ nên có thể nhanh chóng tìm ra các sai phạm và đƣa ra biện pháp điều chỉnh thích hợp.
  • 46. 48 2.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2011 TẠI PGD BẠCH ĐẰNG 2.3.1 Đánh giá cơ cấu nguồn vốn huy động Sacombank đã cung cấp nhiều sản phẩm tiền gửi thanh toán đa dạng và linh hoạt cho khách hàng nhƣ: Tiền gửi tƣơng lai, Gói tài khoản Imax, Tiết kiệm nhà ở, Tiết kiệm Phát Lộc…Đặc biệt Sacombank rất chú trọng gia tăng tiện ích cho khách hàng nhƣ: mở tài khoản tại chỗ, ƣu lãi lãi suất, phí thƣờng niên… Với các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, lãi suất hấp dẫn và chƣơng trình khuyến mãi thiết thực, Sacombank đã trở thành địa chỉ uy tín đáng tin cậy đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu tích luỹ cho gia đình. Nguồn vốn huy động của PGD chủ yếu là từ các tổ chức kinh tế và dân cƣ. Năm 2011 PGD đã huy động từ khu vực này 7.793 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 83% trong tổng vốn huy động, giảm 857 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 1.2% so với năm 2010. Huy động từ các tổ chức tín dụng trong năm 2011 chiếm 12.94% tổng vốn huy động tƣơng đƣơng 1.214 tỷ đồng, giảmso với năm 2010. Đến 31/12/2011, t ổ n g vốn huy động PGD Bạch Đằng (quy VND) đạt 9.384 tỷ đồng, giảm 0.118 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 0.89% so với năm 2010. Nguyên nhân giảm là do bƣớc sang quý 1/2011, tình hình lãi suất tăng cao, giá vàng và ngoại tệ thay đổi liên tục, không ổn định ít nhiều gây khó khăn đến hoạt động huy động vốn. Bên cạnh đó, cơ cấu vốn huy động của Sacombank cũng có sự biến động: giảm các khoản tiền gửi và tiền vay các TCTD khác, tăng khoản huy động từ TCKT và khu vực dân cƣ, tăng uỷ thác. Đến 31/12/2011 tỷ trọng số dƣ huy động từ các nguồn nhƣ sau: huy động từ TCTD, NHNN và Chính phủ: 12.94%; huy động từ TCKT và dân cƣ: 83.04%; vốn ủy thác: 4.01%.
  • 47. 49 Bảng 2.5: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG ĐVT: triệu đồng KHOẢN MỤC 2009 2010 2011 Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) TCTD, NHNN, Chính phủ 500.476 6.96 1.691.359 16.08 1.214.215 12.94 TCKT & dân cƣ 6.541.449 90.92 8.650.369 82.25 7.793.172 83.04 Uỷ thác 152.642 2.12 175.225 1.67 377.185 4.01 Cộng 7.194.567 100% 10.516.953 100% 9.384.572 100% Nguồn: BCTC 2009, 2010, BCTC chưa kiếm toán 2011 của Sacombank Nhìn chung, tốc độ tăng trƣởng huy động vốn của Sacombank trong năm 2011 vẫn khá tốt. Nguồn vốn huy động tập trung ở khu vực dân cƣ và vốn ủy thác của các tổ chức tài chính nƣớc ngoài, với mức lãi suất huy động phù hợp. Đây là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đồng thời thể hiện vị thế của ngân hàng. Sacombank đã xây dựng đƣợc uy tín đối với khách hàng trong nƣớc và đặc biệt là những tổ chức tài chính nƣớc ngoài. 2.3.2 Tài khoản tiền gửi các tổ chức kinh tế Quan hệ giữa Ngân hàng và các tổ chức kinh tế, chủ yếu là quan hệ thanh toán qua Ngân hàng và quan hệ vay vốn. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại Ngân hàng chủ yếu là loại tiền gửi không kì hạn trên tài khoản thanh toán và tài khoản tiền gửi có kì hạn, đây là phần vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế. Tiền gửi có kì hạn tăng thì các tổ chức kinh tế thu đƣợc khoản lãi lớn do khoản tiền này mang lại vì lãi suất có kì hạn thƣờng cao và ổn định. Nhƣng nếu số dƣ tài khoản tiền gửi không kì hạn thấp sẽ gấy khó khăn cho doanh nghiệp
  • 48. 50 trong khâu thanh toán vì tính thanh khoản của tiền gửi trên tài khoản có kì hạn là rất thấp. Nếu có nhu cầu rút tiền trên tài khoản này khi chƣa đáo hạn chỉ đƣợc hƣởng lãi suất không kì hạn. Điều đó là rủi ro đối với các tổ chức kinh tế và với Ngân hàng nếu khách hàng rút tiền hàng loạt. Vì vậy, ngân hàng cần có giải pháp tốt để khuyến khích huy động tiền gửi không kì hạn sao cho giữa tiền gửi không kì hạn và tiền gửi có kì hạn đạt đƣợc một tỷ lệ thích hợp. Bảng 2.6 : Tình hình tiền gửi của các tổ chức kinh tế ĐVT: triệu đồng KHOẢN MỤC 2009 2010 2011 Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) Số dƣ Tỷ trọng (%) TGKKH 1.634838 62.48% 2.306.880 66.67% 2.111.013 67.72% TCCKH 981.740 37.52% 1.153.267 33.33% 1.006.254 32.28% Cộng 2.616.579 100% 3.460.147 100% 3.117.268 100% Nguồn: BCTC 2009, 2010, BCTC chưa kiếm toán 2011 của Sacombank Khách hàng là các tổ chức kinh tế gửi tiền vào Ngân hàng chủ yếu là sử dụng các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng chứ không hoàn toàn vì mục đích hƣởng lãi. Thực tế qua bảng số liệu cho ta thấy tỷ trọng nguốn vốn tiền gửi không kì hạn vẫn tăng đều chứng tỏ dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng tại PGD đã đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng. Trong tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, tiền gửi có kì hạn chiếm tỷ trọng cao (67.72%), phản ánh chính sách lãi suất đối với loại tiền gửi này của PGD là rất cao, phù hợp với mong muốn của khách hàng. Điều này giúp Ngân hàng tạo thế ổn định trong kinh doanh nhƣng làm tăng chi phí huy động vốn và vì thế mà giảm bớt lợi nhuận trong kinh doanh. Vì vậy. ngân hàng cần