SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XĂNG DẦU PETROLIMEX – CHI NHÁNH HÀ NỘI
HÀ NỘI – 2012
SINH VIÊN THỰC HIỆN : HOÀNG HÀ
MÃ SINH VIÊN : A13202
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
XĂNG DẦU PETROLIMEX – CHI NHÁNH HÀ NỘI
HÀ NỘI – 2012
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Trần Thùy Linh
Sinh viên thực hiện : Hoàng Hà
Mã sinh viên : A13202
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới trường Đại học Thăng Long cũng như tới
các thầy, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường. Em
cũng xin cảm Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex đã tạo điều kiện
cho em có cơ hội đi sâu nghiên cứu hơn về các hoạt động của ngân hàng.
Bên cạnh đó, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Trần Thùy Linh –
người đã nhiệt tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thiện khóa luận này.
Thang Long University Library
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI..........................................................................................................1
1.1 Những vấn đề cơ bản về thẩm định dự án đầu tư........................................1
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư.............................1
1.1.2 Những yêu cầu của một dự án đầu tư ....................................................1
1.1.3 Mục đích, vai trò của việc thẩm định dự án đầu tư...............................2
1.1.3.1 Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư......................................2
1.1.3.2 Vai trò của việc thẩm định dự án đầu tư..........................................2
1.1.4 Căn cứ thẩm định...................................................................................3
1.1.5 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư...................................................4
1.1.5.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự................................................4
1.1.5.2 Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu......................................5
1.1.5.3 Phương pháp dự báo..........................................................................5
1.1.5.4 Phương pháp phân tích độ nhạy........................................................6
1.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư ................................................................6
1.2.1 Kiểm tra tính hợp lý đầy đủ của bộ hồ sơ pháp lý .................................6
1.2.2 Thẩm định khách hàng............................................................................7
1.2.3 Thẩm định dự án đầu tư..........................................................................8
1.2.3.1 Thẩm định sự cần thiết của dự án......................................................8
1.2.3.2 Thẩm định yếu tố thị trường của dự án .............................................9
1.2.3.3 Thẩm định yếu tố kỹ thuật công nghệ................................................9
1.2.3.4 Thẩm định về tổ chức thực hiện, quản lý dự án..............................10
1.2.3.5 Thẩm định tài chính dự án...............................................................10
1.2.3.6 Phân tích rủi ro của dự án ................................................................14
1.2.3.7 Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng ....................................14
1.2.4 Các kênh thông tin dùng trong quá trình thẩm định...........................15
1.2.5 Các nhân tố tác động tới chất lượng thẩm định dự án.........................15
1.2.5.1 Các nhân tố chủ quan ......................................................................15
1.2.5.2 Các nhân tố khách quan ..................................................................16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.........................................................................................18
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN XĂNG
DẦU PETROLIMEX – CHI NHÁNH HÀ NỘI.....................................................19
2.1 Một vài nét khái quát về Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex...........19
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Petrolimex –
Chi nhánh Hà Nội ..............................................................................................19
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự, nhiệm vụ của các phòng ban....................20
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của PG Bank chi nhánh Hà Nội giai
đoạn 2009 – 2011...............................................................................................22
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn ..................................................................23
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng...........................................................................26
2.1.3.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ........................................................28
2.1.3.4 Hoạt động thanh toán quốc tế..........................................................29
2.1.3.5 Dịch vụ bảo lãnh ..............................................................................29
2.1.3.6 Dịch vụ thẻ........................................................................................29
2.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NH TMCP Xăng Dầu
Petrolimex - chi nhánh Hà Nội ............................................................................30
2.2.1 Khái quát về tình hình thẩm định dự án đầu tư tại PG Bank CN Hà
Nội .....................................................................................................................30
2.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư........................................................31
2.2.3 Nghiên cứu tình huống thẩm định dự án “Đầu tư xây dựng tòa nhà
văn phòng cho thuê tại 545 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội” của Công
ty liên doanh Haprosimex – MSA....................................................................34
2.2.3.1 Khái quát về chủ đầu tư và dự án đầu tư .........................................34
2.2.3.2 Thẩm định khách hàng vay vốn .......................................................35
2.2.3.3 Thẩm định dự án đầu tư...................................................................40
2.2.3.4 Đề xuất của PG Bank CN Hà Nội....................................................59
2.2.3.5 Đánh giá về công tác thẩm định dự án “Đầu tư xây dựng tòa nhà
văn phòng cho thuê tại 545 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội” của Công
ty liên doanh Haprosimex – MSA..................................................................60
2.3 Đánh giá về tình hình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Xăng
Dầu Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội...................................................................62
2.3.1 Kết quả đạt được....................................................................................62
2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại PG Bank 63
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại ............................................................65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU
PETROLIMEX - CHI NHÁNH HÀ NỘI...............................................................68
3.1 Định hướng hoạt động tín dụng đối với cho vay dự án của NH TMCP
Xăng Dầu Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội.........................................................68
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án trong hoạt động cho vay
của NH TMCP TMCP Xăng Dầu Petrolimex.....................................................69
3.2.1 Hoàn thiện quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định...............69
3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin ...................................................70
3.2.3 Tổ chức điều hành công tác thẩm định khoa học, hiệu quả.................71
3.2.4 Nâng cao ứng dụng của công nghệ thông tin........................................72
3.2.5 Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban nghiệp vụ...................72
3.3 Một số kiến nghị ...........................................................................................73
Thang Long University Library
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các Bộ, ngành liên
quan...................................................................................................................73
3.3.2 Kiến nghị với chủ đầu tư .......................................................................74
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex ................74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.........................................................................................76
KẾT LUẬN..............................................................................................................77
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
CBTD Cán bộ tín dụng
CBTĐ Cán bộ thẩm định
CIC Credit Information Centre - Trung tâm thông tin tín dụng
CN Chi nhánh
CP Chính phủ
DA Dự án
DAĐT Dự án đầu tư
DN Doanh nghiệp
GĐ Giám đốc
HN Hà Nội
IRR Tỉ số hoàn vốn nội bộ
KHCB Khấu hao cơ bản
KT - XH Kinh tế - Xã hội
LNST Lợi nhuận sau thuế
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NPV Giá trị hiện tại thuần của dự án
PG Petrolimex Group – Ngân hàng Xăng Dầu Petrolimex
PP Thời gian hoàn vốn
TCKT Tổ chức kinh tế
TMCP Thương mại cổ phần
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
VNĐ Việt Nam đồng
SXKD Sản xuất kinh doanh
WB World Bank – Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
Thang Long University Library
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Trang
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức PG Bank – chi nhánh Hà Nội.......................... 20
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả kinh doanh của PG Bank CN Hà Nội giai đoạn
2009 - 2011............................................................................................................. 22
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của PG Bank CN Hà Nội giai đoạn
2009 - 2011..............................................................................................................23
Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng nguồn vốn của PG Bank CN Hà Nội giai đoạn
2009 - 2011...............................................................................................................24
Bảng 2.5: Bảng cơ cấu nguồn vốn huy động theo tính chất huy động..................24
Bảng 2.6: Tình hình cho vay tại PG Bank CN Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011......25
Bảng 2.7: Tình hình mua bán ngoại tệ PG Bank CN Hà Nội giai đoạn
2009 - 2011..............................................................................................................27
Bảng 2.8: Số dự án thẩm định và doanh số cho vay theo dự án của PG Bank
CN HN giai đoạn 2009 - 2011.................................................................................29
Bảng 2.9: Tỷ trọng vốn vay theo dự án trên tổng dư nợ của PG Bank CN HN
giai đoạn 2009 - 2011...............................................................................................29
Biểu đồ 2.10: Cơ cấu cho vay dự án theo mục đích vay của
PG Bank CN Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011............................................................30
Sơ đồ 2.11: Quy trình thẩm định dự án đầu tư PG Bank CN Hà Nội....................31
Biểu đồ 2.12: Diện tích mới về văn phòng hạng A, B & C (vào thời điểm 2007-
2010)………………………………………………………………………….........41
Bảng 2.13: Tỷ lệ diện tích đã cho thuê tại các toà nhà văn phòng hạng B trên địa
bàn Hà Nội tại thời điểm cuối năm 2006…………………………………………..42
Bảng 2.14: Tổng hợp suất đầu tư xây dựng của một số dự án văn phòng
cho thuê.....................................................................................................................48
Bảng 2.15: Bảng tính hiệu quả tài chính dự án của công ty Haprosimex-MSA.... 53
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến mạnh
mẽ, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO thì những cơ hội và thách thức đặt ra càng lớn.
Cùng với đó là sự ra đời của rất nhiều doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau, kéo theo
sự ra đời của nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau. Chính vì thế, nhu cầu về vốn vay tài trợ cho
các dự án này cũng tăng cao, đây sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các ngân hàng
thương mại tăng cường hoạt động cho vay đối với dự án.
Không nằm ngoài xu hướng chung, ngân hàng thương mại cổ phần Xăng Dầu
Petrolimex - chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn vừa qua đã thực hiện công tác cho vay đối
với các dự án trong nhiều lĩnh vực như: Vận tải biển, vận tải bộ, bất động sản, hoạt động
sản xuất kinh doanh khác… Đây là hoạt động mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng,
nhưng cũng hàm chứa không ít những rủi ro. Yêu cầu đặt ra là khi số lượng các dự án
ngày càng tăng như thế liệu chất lượng dự án có được đảm bảo?
Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả cao khi cho vay và giảm thiểu rủi ro, các ngân
hàng cần phải thẩm định dự án một cách kỹ lưỡng trước khi ra quyết định. Thẩm định dự
án là một khâu quan trọng trong quy trình cho vay của ngân hàng thương mại. Làm tốt
công tác thẩm định sẽ góp phần nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng, đảm bảo việc
sử dụng vốn vay hiệu quả và khả năng thu hồi vốn đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng
của việc thẩm định dự án nên em đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao
chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Xăng Dầu
Petrolimex – chi nhánh Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận chung về công tác thẩm định dự án đầu tư tại
các ngân hàng thương mại.
- Nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương
mại cổ phần xăng dầu Petrolimex trong thời gian vừa qua.
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự
án đầu tư Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương
mại cổ phần Petrolimex
- Phạm vi nghiên cứu: giai đoạn 2009 - 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện khóa luận
bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp và nghiên cứu tình huống.
Thang Long University Library
5. Kết cấu của khóa luận
Nội dung của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác thẩm định dự án đầu tư.
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án trong hoạt động cho vay tại
Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex.
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại
Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex.
1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Những vấn đề cơ bản về thẩm định dự án đầu tư
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư
Theo Ngân hàng Thế giới: Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động
và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt những mục tiêu nào đó
trong một thời gian nhất định.
Cụ thể: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu mà nội dung của nó bao gồm
các lĩnh vực pháp lý, thị trường, kỹ thuật, môi trường, quản trị, tài chính và lợi ích
kinh tế xã hội.
Thẩm định dự án đầu tư là việc tiến hành nghiên cứu, phân tích một cách
khách quan, khoa học và toàn diện tất cả các nội dung kinh tế - kỹ thuật của dự án,
đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội để cho phép
đầu tư và/hoặc quyết định tài trợ vốn.
1.1.2 Những yêu cầu của một dự án đầu tư
Để một dự án đầu tư có sức thuyết phục, khách quan, có tính khả thi cao đòi
hỏi phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tính pháp lý:
Dự án đảm bảo tính pháp lý là dự án không vi phạm an ninh, quốc phòng, môi
trường, thuần phong mỹ tục cũng như Luật pháp của Nhà nước.
Tính khoa học: Các dự án phải đảm bảo khách quan.
Cụ thể:
Về số liệu thông tin phải đảm bảo tính trung thực, khách quan. Những số liệu
điều tra phải có phương pháp điều tra đúng, số mẫu điều tra phải đủ lớn...
Phương pháp tính toán phải đảm bảo tính chính xác, đảm bảo tính chất có thể
so sánh được giữa những chỉ tiêu cần so sánh. Việc sử dụng đồ thị, bản vẽ kỹ
thuật phải bảo đảm chính xác kích thước và tỉ lệ.
Phương pháp lý giải phải hợp lý, logic, chặt chẽ giữa các nội dung riêng lẻ của
dự án.
Tính khả thi: là dự án phải phù hợp với điều kiện thực tế.
Dự án đầu tư có tính khả thi nghĩa là dự án đầu tư phải có khả năng ứng dụng
và khai triển trong thực tế, vì vậy muốn đảm bảo yêu cầu tính khả thi thì dự án đầu
tư phải phản ánh đúng môi trường đầu tư, tức là phải được xác định đúng trong
những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể về môi trường, mặt bằng, vốn...
Thang Long University Library
2
Tính hiệu quả
Được phản ánh thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu thể hiện
tính khả thi về mặt tài chính và các chỉ tiêu nói lên tính hiệu quả KT-XH mà dự án
đem lại.
1.1.3 Mục đích, vai trò của việc thẩm định dự án đầu tư
1.1.3.1 Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM. Hoạt động này mang lại
nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng hàm chứa nhiều rủi ro. Thông thường,
các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng chủ yếu là trung và dài hạn. Trong đó, cho
vay dự án có thời gian dài số vốn lớn, nên yếu tố rủi ro lại càng lớn. Dự án dù được
chuẩn bị, phân tích kỹ lưỡng đến đâu vẫn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Do
đó, để đảm bảo hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án, các NHTM cần phải
thẩm định lại dự án. Từ những điều trên ta có thể xác định được mục đích cụ thể
mà PG Bank đặt ra cho công tác thẩm định DAĐT chính là:
- Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dự án được xem xét trên phương
diện là hiệu quả tài chính và lợi ích KT – XH (Tùy thuộc vào loại hình dự án).
- Đánh giá khả năng thực hiện của dự án: Đây là mục đích hết sức quan trọng trong
quá trình thẩm định. Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có khả năng thực hiện.
1.1.3.2 Vai trò của việc thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư giúp các chủ đầu tư và các cơ quan tham gia hoạt động
đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và
đạt được lợi ích kinh tế - xã hội mà họ mong muốn thông qua việc đầu tư dự án.
Đối với chủ đầu tư, việc thẩm định dự án thực hiện độc lập với quá trình soạn
thảo dự án sẽ cho phép chủ đầu tư nhìn nhận lại dự án của mình một cách khách
quan hơn. Từ đó chủ đầu tư thấy được những thiếu sót trong quá trình soạn thảo để
bổ sung kịp thời.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng, thẩm
định dự án giúp đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển
chung của ngành, của địa phương và của cả nước trên các mặt: mục tiêu, quy mô,
quy hoạch và hiệu quả. Đồng thời, công tác thẩm định cũng giúp xác định tính lợi
hại và sự tác động của dự án khi đi vào hoạt động trên các khía cạnh như: ứng
dụng công nghệ mới, trình độ sử dụng vốn, ô nhiễm môi trường cũng như các lợi
ích kinh tế - xã hội khác mà dự án đem lại.
Đối với các NHTM công tác thẩm định dự án trước khi cho vay có vai trò vô
cùng quan trọng. Với tư cách là người thẩm định dự án, điều quan tâm nhất là việc
an toàn vốn. Ngân hàng chỉ ra quyết định đầu tư khi biết chắc dự án làm ăn có hiệu
3
quả và việc hoàn trả nợ được thực hiện đúng thời hạn với mức lãi suất hiện hành
của NH hay không, công tác thẩm định dự án đầu tư giúp ngân hàng:
- Rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ
và những rủi ro có thể xảy ra của dự án để quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay.
- Thông qua những thông tin và kinh nghiệm đã đúc kết được trong quá trình
thẩm định nhiều dự án khác nhau, ngân hàng chủ động tham gia góp ý cho chủ đầu
tư nhằm bổ sung, điều chỉnh những nội dung còn thiếu sót trong dự án, góp phần
nâng cao tính khả thi của dự án.
- Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý,
vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, mà ngân
hàng vẫn có khả năng thu hồi vốn đã cho vay đúng hạn.
1.1.4 Căn cứ thẩm định
Trong quá trình thẩm định, CBTĐ sử dụng các căn cứ pháp lý, căn cứ vào các quy
ước thông lệ quốc tế, căn cứ vào tiêu chuẩn quy phạm và định mức trong từng lĩnh vực
kinh tế kỹ thuật cụ thể. Trong đó, ta có thể đưa ra một vài các căn cứ thường dùng như
sau:
Các văn bản pháp luật:
- Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng quy định
chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Luật Đầu tư 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
- Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về Quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình.
- Luật Đấu thầu 2005.
- Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư xây dựng theo Luật Xây dựng.
- Bộ Luật dân sự 2005.
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008; Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày
11/12/2008 hướng dẫn chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp và Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số
14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008
Thang Long University Library
4
hướng dẫn chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh
nghiệp.
- Luật Đất đai 2003 và các Nghị định hướng dẫn liên quan.
- Luật Nhà ở 2005 và các Nghị định hướng dẫn liên quan.
Căn cứ vào vào tiêu chuẩn quy phạm và định mức trong từng lĩnh vực kinh tế kỹ
thuật cụ thể. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực lại có những tiêu chuẩn, quy phạm khác nhau do
Bộ chủ quản ngành phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng. Do đó, tùy từng dự
án cụ thể mà CBTĐ sẽ so sánh đối chiếu các chỉ tiêu này với các chỉ tiêu mà nhà đầu
tư đưa ra để có một định mức cụ thể.
1.1.5 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư
Có nhiều phương pháp thẩm định được áp dụng khi thẩm định dự án đầu tư. Có 4
phương pháp chính thường được dùng trong công tác này như sau.
1.1.5.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự
Trong phương pháp này, việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự
từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. Sau khi tiến
hành thẩm định từng nội dung cần phải đưa ra nhận xét, kết luận, đồng ý hay không
đồng ý. Nếu như khi thẩm định phát hiện sai sót, khách hàng hay dự án không đạt hiệu
quả thì sẽ dừng công tác thẩm định lại ngay lập tức.
- Thẩm định tổng quát: là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể
hiện tính pháp lý, tính phù hợp, tính hợp lý của dự án. Thẩm định tổng quát cho phép
hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, xác định các căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo
khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lý dự án dự kiến.
- Thẩm định chi tiết: là việc xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng
nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả, tính hiện thực của
dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật công nghệ, môi trường, kinh tế…
phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế
xã hội của đất nước.
Ví dụ: áp dụng phương pháp thẩm định trình tự khi thẩm định một dự án nào
đó. Sau khi đã có đầy đủ hồ sơ để tiến hành thẩm định, CBTD sẽ xem xét tính pháp lý
của khách hàng. Nếu như khách hàng không đủ tư cách pháp nhân hay không đủ trách
nhiệm thực hiện hành vi dân sự, lập tức hồ sơ vay vốn của khách hàng bị loại ngay mà
không cần phải xét tới những khía cạnh khác.
Phương pháp này được áp dụng trong cả nội dung thẩm định khách hàng và
thẩm định dự án đầu tư. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên
5
nó cũng rất dễ mắc phải thiếu sót do chưa thực sự đi sâu đi sát vào trong dự án, dẫn
đến có thể bỏ sót những dự án tốt.
1.1.5.2 Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu
Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất mà các CBTD NH thường dùng,
các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh bởi các dự án đã và đang
xây dựng, đang hoạt động. Đây là phương pháp thường hay được sử dụng trong thẩm
định tài chính và thẩm định kỹ thuật DAĐT. Nội dung này là so sánh, đối chiếu nội
dung tài chính và kỹ thuật của dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu
chuẩn, định mức kinh tế thích hợp, thông lệ trong nước và quốc tế cũng như các kinh
nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Phương pháp so sánh
được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau:
- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước quy định
hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ
quốc gia, quốc tế.
- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đang đòi hỏi.
- Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư…
- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền
lương, chi phí quản lý… của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức
hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.
- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư.
- Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo hiện hành
của nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại.
Trong việc sử dụng các phương pháp so sánh cần lưu ý các chỉ tiêu dùng để tiến
hành so sánh cần phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của
từng dự án và doanh nghiệp. Vận dụng so sánh một cách linh hoạt, tránh máy móc,
đồng thời tranh thủ ý kiến của các chuyên gia (kể cả các ý kiến trái ngược).
Một số khó khăn cho việc thực hiện phương pháp so sánh, đối chiếu: Công tác
thẩm định dự án liên quan chặt chẽ đến nhiều văn bản pháp luật như: Luật doanh
nghiệp, luật tổ chức tín dụng, các nghị định, thông tư hướng dẫn… và cả những chỉ
tiêu riêng mà từng cơ quan, bộ ban ngành đưa ra. Sự chồng chéo, chưa thống nhất
trong hệ thống chỉ tiêu chung đang gây ra rất nhiều khó khăn cho CBTĐ nói chung và
công tác thẩm định nói riêng.
1.1.5.3 Phương pháp dự báo
Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm
tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ,
thiết bị, nguyên liệu… ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tính khả thi của dự án.
Thang Long University Library
6
Phương pháp này được sử dụng khi thẩm định phương diện thị trường của dự
án như dự báo cung cầu sản phẩm, giá bán trên thị trường. Ngoài ra, còn dự báo những
rủi ro mà dự án gặp phải, dự báo các biến động của nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến
dự án.
Điểm mạnh của phương pháp này là có tính đến những rủi ro luôn có khả năng
xảy ra. Sự biến động mạnh của các yếu tố đầu vào đầu ra có thể biến một dự án khả thi
thành phá sản. Phương pháp dự báo cho phép CBTD xem xét dự án có thực sự khả thi
hay không, có thể đứng vững trước rủi ro hay không. Tuy nhiên, để đưa ra những dự
báo chính xác thì đòi hỏi CBTD phải là người hiểu biết, có kinh nghiệm và tầm nhìn.
1.1.5.4 Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp này thường được CBTD dùng trong thẩm định tài chính dự án để
kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư khi có những tình
huống bất lợi có thể xảy ra như: giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí đầu tư vượt qua
tổng dự toán, sản lượng thấp, khó tiêu thụ, nhu cầu thị trường giảm…Từ đó khảo sát
sự thay đổi hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu như NPV, IRR, T…Căn cứ vào
đó CBTD có thể kết luận được về tính vững chắc và ổn định của dự án. Các CBTD đã
xây dựng việc phân tích theo bảng sau:
Hay nói một cách khác, phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong
điều kiện biến động của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó.
Phân tích độ nhạy của dự án giúp cho NH biết dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay
yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét, để từ đó có
biện pháp quản lý chúng trong quá trình đầu tư.
1.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư
1.2.1 Kiểm tra tính hợp lý đầy đủ của bộ hồ sơ pháp lý
Qua hồ sơ khách hàng gửi vay vốn, PG Bank xem xét các giấy tờ có liên quan
sau:
Hồ sơ pháp lý với khách hàng vay vốn lần đầu hoặc có thay đổi.
- Quyết định thành lập.
- Đăng ký kinh doanh.
Yếu tố
thay đổi
Mức thay đổi Tiêu thức hiệu quả
bị tác động
% thay đổi của tiêu thức
-20%
-10%
0%
10%
20%
7
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng.
- Điều lệ tổ chức và hoạt động.
- Quy chế tổ chức
- Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên về việc giao quyền cho
Giám đốc ký kết các tài liệu về vay vốn , thế chấp, cầm cố.
- Giấy phép hoặc hạn ngạch xuất nhập khẩu
Hồ sơ kinh tế.
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả SXKD
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Hồ sơ vay vốn
- Giấy đề nghị vay vốn
- Dự án đề nghị vay vốn
- Hợp đồng kinh tế liên quan đến khoản vay
Hồ sơ đảm bảo tiền vay
- Giấy chứng nhận sở hữu tài sản và các giấy tờ có liên quan
Qua đây, ta có thể đánh giá chung về hồ sơ dự án và khách hàng. Nếu những
giấy tờ trên đầy đủ, hợp lệ thì bước đầu CBTĐ đã có cơ sở căn cứ để cho rằng khách
hàng đủ cơ sở pháp lý, dự án cũng có đủ cơ sở pháp lý, sau đó CBTĐ bắt đầu tiến
hành công tác thẩm định chính.
1.2.2 Thẩm định khách hàng
Việc thẩm định khách hàng bao gồm: Đánh giá năng lực pháp lý của khách
hàng, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính và đánh giá về
quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác.
Dựa vào hồ sơ tài chính khách hàng nộp bao gồm: Báo cáo tài chính mới
nhất bao gồm bảng cân đối kế toán (ít nhất 3 năm kể từ thời điểm tiến hành thẩm định
trở về trước), báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, và một số
giấy tờ khác như bảng thanh toán lương, số lượng lao động… để đánh giá về khách
hàng.
- Thẩm định yếu tố phi tài chính của khách hàng: Khả năng quản lý, kinh
doanh theo ngành nghề quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp, uy
tín của doanh nghiệp trên thị trường.
- Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng: Tình hình SXKD có ổn
định và hiệu quả không, có khả năng bảo toàn và tăng vốn tự có không, có đủ vốn chủ
sở hữu tham gia vào dự án theo quy định của từng NHTM hay không, tài sản có tính
Thang Long University Library
8
thanh khoản ra sao, hàng hoá vật tư tồn kho, tình hình luân chuyển công nợ, có khả
năng thanh toán các khoản nợ đến hạn…
- Xem xét quan hệ tín dụng của khách hàng với chi nhánh và các tổ chức tín
dụng khác. Xin CIC (Trung tâm thông tin tín dụng) trên hệ thống của NHNN để đánh
giá: Xem xét tình hình dư nợ tín dụng, mục đích vay vốn của các khoản vay, doanh số
cho vay, tình hình trả nợ của khách hàng, mức độ tín nhiệm của khách hàng, khách
hàng mới có quan hệ lần đầu với CN hay là khách hàng lâu năm.
Sau khi xem xét các tiêu chí ở trên, CBTD tính điểm và xếp loại khách hàng
theo mẫu thông tin khách hàng đã được NH cung cấp.
1.2.3 Thẩm định dự án đầu tư
Trước khi đi vào thẩm định dự án đầu tư thì hai công đoạn trước là kiểm tra
tính hợp lý và đầy đủ của bộ hồ sơ pháp lý và thẩm định khách hàng phải được NH
đánh giá là khá trở lên. Nếu như bộ hồ sơ pháp lý của khách hàng không chứng minh
được tính pháp lý của chủ đầu tư cũng như của chủ dự án đấu tư thì lập tức dự án bị
loại. Nếu xếp loại khách hàng thuộc loại trung bình và yếu (tức là từ cấp độ CC đổ
xuống – theo chỉ tiêu xếp loại khách hàng của NH – thì lập tức dự án cũng bị loại. Các
khía cạnh trong công tác thẩm định dự án đầu tư được các NHTM thẩm định nói
chung bao gồm:
1.2.3.1 Thẩm định sự cần thiết của dự án
Mục tiêu của phân tích này là tổ chức tín dụng đánh giá mức độ cần thiết phải
thực hiện đầu tư dự án xét trên các giác độ khác nhau như bản thân doanh nghiệp, địa
phương nơi triển khai dự án, ngành…
Căn cứ để đánh giá sự cần thiết của dự án là:
- Xuất phát từ tình hình nội tại, đặc thù hoạt động của doanh nghiệp.
- Những diễn biến cung – cầu trên thị trường của dự án.
- Định hướng phát triển của ngành, vùng địa phương đã được duyệt.
- Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên thực tế, khi đánh giá sự cần thiết của dự án, cán bộ thẩm định cần xác định
chính xác mức độ hợp lý của thời điểm đầu tư và quy mô đầu tư dự án. Điều này sẽ
giúp lý giải được sự phù hợp liên quan đến định hướng của ngành, cung cầu thị trường
với khả năng nội tại cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Thẩm định tính hợp lý về thời điểm đầu tư
Trong quá trình đầu tư dự án, việc lựa chọn thời điểm để bắt đầu một dự án
luôn là vấn đề khá phức tạp. Nếu dự án được tiến hành quá sớm, một số nguồn lực sẽ
bị lãng phí, không hiệu quả, nghĩa là một số công suất không được sử dụng, thay vì
nếu đầu tư vào nơi khác sẽ có lợi hơn trong cùng thời gian đó; ngược lại, nếu tiến hành
quá trễ sẽ mất đi phần lợi ích mà nếu đầu tư đúng thời điểm sẽ có cơ hội đạt được.
9
1.2.3.2 Thẩm định yếu tố thị trường của dự án
Yếu tố thị trường mà CBTĐ xem xét có thị trường đầu vào và thị trường đầu
ra của sản phẩm. Cần phải xem xét đặc điểm của sản phẩm mà DA sẽ cung cấp: đó là
sản phẩm mới hay sản phẩm đã có trên thị trường, sản phẩm này có luân chuyển được
hay không, các tính năng của nó là gì (đối với các DA sản xuất phải cạnh tranh với sản
phẩm đã có trên thị trường thì phải đặc biệt quan tâm tới các tính năng mới hoặc mẫu
mã chất lượng). Để có thể kết luận được về thị trường mà sản phẩm sẽ được tiêu thụ
cần phải xem xét các vấn đề sau: nhu cầu về sản phẩm ở hiện tại, nhu cầu về sản phẩm
trong tương lai, các nguồn cung cấp ở hiện tại và trong tương lai, khả năng nhập
khẩu... Đồng thời với việc quan tâm tới các yếu tố tác động đến chúng như giá, thu
nhập, thị hiếu. Khi xem xét khía cạnh sản phẩm, thị trường quan trọng nhất là độ trung
thực, chính xác của thông tin được cung cấp. Để kiểm tra điều này người thẩm định
DA cần có các thông tin như: thông tin từ các dự án sản xuất sản phẩm tương tự khác,
thông tin từ các đầu mối trung lập... để so sánh, kiểm tra.
1.2.3.3 Thẩm định yếu tố kỹ thuật công nghệ
Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định đến hiệu quả và kết quả đầu tư
nhưng để phân tích đánh giá được nó thì không phải ai cũng làm được. Nếu là DA
phức tạp về công nghệ, khó đánh giá về mặt kỹ thuật thì nên thuê chuyên gia có trình
độ về lĩnh vực này tư vấn thẩm định.
Nội dung của thẩm định kỹ thuật gồm:
- Mô tả sản phẩm sẽ sản xuất của dự án: Đặc điểm của sản phẩm chính, sản
phẩm phụ, chất thải; các tiêu chuẩn chất lượng, các công dụng và cách sử dụng của sản
phẩm.
- Xác định công suất của dự án: Xác định công suất bình thường có thể của dự
án: Là số sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian để đáp ứng nhu cầu của thị
trường mà dự án dự kiến sẽ chiếm lĩnh.
- Thẩm định công nghệ và phương pháp sản xuất: Lựa chọn trong các công
nghệ và phương pháp sản xuất hiện có loại nào thích hợp nhất đối với loại sản phẩm
mà dự án định sản xuất, phù hợp với điều kiện của máy móc, thiết bị cần mua sắm, với
khả năng tài chính và các yếu tố có liên quan khác như tay nghề, trình độ quản lý…
- Xác định nguyên vật liệu đầu vào: Đây là một khía cạnh kỹ thuật quan trọng
của dự án, CBTĐ đánh giá xem nguồn nguyên vật liệu đầu vào được lấy từ đâu, chi
phí như thế nào, đảm bảo để cung cấp cho dự án không, có phải nhập ngoại không…
- Xem xét các điều kiện về cơ sở hạ tầng: Xem xét khả năng đáp ứng điện,
nước, giao thông, đường sá… có đủ đáp ứng cho dự án hay không.
Thang Long University Library
10
- Xem xét lựa chọn địa điểm thực hiện dự án: Địa điểm thực hiện của dự án có
đặc điểm địa lý gì? Nằm ở đâu, có đặc điểm kinh tế, xã hội vùng như thế nào, có thế
ảnh hưởng đến dự án như thế nào.
- Thẩm định kỹ thuật xây dựng công trình của dự án: Tìm các giải pháp kỹ
thuật xây dựng đảm bảo về chi phí, tiến độ thi công, kết cấu hạ tầng, vận hành…
- Thẩm định tiến độ thi công dự án: Việc lập lịch trình thực hiện dự án phải
đảm bảo dự án đi vào hoạt động đúng thời gian dự định.
1.2.3.4 Thẩm định về tổ chức thực hiện, quản lý dự án
Có thể nói một DA dù được chuẩn bị tốt đến đâu mà người thực hiện không
có năng lực hoặc quản lý không tốt dẫn đến mất mát, chất lượng không đảm bảo thực
hiện thì cuối cùng hiệu quả của DA cũng là thua lỗ hoặc lãi không đáng với công bỏ
ra. Do đó phải xem xét tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật của
các cá nhân và đơn vị tham gia DA, phải xem xét tiến độ thi công cũng như chương
trình sản xuất của DA -tiến hành so sánh với yêu cầu của yêu cầu về thời gian khi DA
đạt được hiệu quả cao nhất. Đối với các đơn vị xây dựng cần có giấy phép hành nghề
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp - nhưng không nên chỉ căn cứ vào giấy tờ mà
cần đánh giá năng lực thực tế qua các công trình họ đã thực hiện; đối với các đơn vị
cung ứng công nghệ máy móc thiết bị cần đánh giá tư cách pháp nhân thẩm quyền và
nguồn gốc máy móc thiết bị mà họ ung ứng. Ngoài ra nên để ý tới bộ máy quản trị
điều hành, đội ngũ lao động cũng như các nguyên tắc hoặc hợp đồng ký kết giữa các
bên sao cho hợp lý và hữu hiệu nhất.
1.2.3.5 Thẩm định tài chính dự án
Thẩm định tổng vốn đầu tư
Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện,
vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không
cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Xác định
tổng vốn đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và đánh
giá khả năng trả nợ của dự án.
Trong phần này, CBTĐ phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã
được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa,
cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự
phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ ...
Ngoài ra, CBTĐ cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần
thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải
pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.
11
Thẩm định doanh thu
Doanh thu của
dự án
=
Thu từ sản
phẩm chính
+
Thu từ sản
phẩm phụ
+
Thu từ các dịch vụ cung
cấp cho bên ngoài
Xác định doanh thu từ tất cả các nguồn:
- Doanh thu từ sản phẩm chính = Sản lượng tiêu thụ x Đơn giá
- Doanh thu từ sản phẩm phụ.
- Doanh thu từ các dịch vụ cung cấp cho bên ngoài (nếu có).
Thẩm định chi phí
Tổng chi
phí
=
Tổng giá
thành
+
Chi phí
quản lý
+
Chi phí
bán hàng
+
Chi phí hoạt
động tài chính
Thẩm định lợi nhuận
Trên cơ sở doanh thu và chi phí hàng năm, lợi nhuận hàng năm của dự án được tính
theo công thức sau:
Lợi nhuận trước
thuế trong kỳ
=
Doanh thu
trong kỳ
-
Chi phí trong
kỳ
+
Lợi nhuận trước thuế
khác trong kỳ
Thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN
Thẩm định dòng tiền của dự án
Do tiền có giá trị về thời gian nên không thể so sánh các dòng tiền xuất hiện tại
các mốc thời gian khác nhau mà phải quy chúng về một mốc để so sánh. Việc xác định
thời điểm dòng tiền xuất hiện là rất quan trọng. Theo lý thuyết thì dòng tiền hàng ngày
là chính xác nhất. Tuy nhiên, ước tính như vậy tốn kém chi phí mà kết quả cũng không
chính xác hơn dòng tiền hàng năm. Do vậy, dòng tiền thường được giả định là xuất
hiện vào cuối mỗi năm. Cách xác định dòng tiền của dự án như sau:
Phương pháp:
Trực tiếp: CFt = Thu năm t – Chi năm t (bỏ qua chi phí khấu hao và lãi vay)
Gián tiếp: CFt = Lợi nhuận ròng + Chi phí khấu hao + Chi phí trả lãi vốn vay
Trong đó: CFt là dòng tiền phát sinh vào năm thứ t.
Thang Long University Library
12
Thẩm định về hiệu quả tài chính của dự án
Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ
tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có: Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh
lời của dự án và nhóm chỉ tiêu cho vay và trả nợ.
Hiện nay, toàn bộ các phòng làm việc của các NHTM đều được trang bị máy
tính với phần mềm Excel của Microsoft. Phần mềm này cho phép CBTĐ tính toán các
chỉ tiêu tài chính của dự án chỉ bằng cách nhập dữ liệu. Vì thế ở đây cách tính các chỉ
tiêu tài chính đã được lược bỏ và chỉ đề cập vào nội dung của chỉ tiêu và cách đánh giá
các chỉ tiêu đó.
Giá trị hiện tại ròng (Net present value - NPV)
NPV là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong
từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hoá ở mốc 0. NPV có thể
mang giá trị dương, âm hoặc bằng không. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất
trong thẩm định tài chính dự án.
NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. Nếu NPV dương lựa chọn dự
án đó, nếu ngược lại thì loại bỏ dự án. Trường hợp NPV bằng 0 dự án không mang lại
lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư và có thể cho cả ngân hàng, song trường hợp này cần
xem xét thêm một số yếu tố khác như ý nghĩa kinh tế - xã hội của dự án tại địa
phương, ý nghĩa về mặt quân sự - chính trị... Nếu có nhiều phương án thì CBTĐ lựa
chọn phương án cho NPV lớn nhất.
Ưu điểm của NPV là NPV có tính đến giá trị thời gian của tiền nên sẽ mang lại
kết quả khá chính xác. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cũng có những hạn chế như NPV không
cho biết tỷ lệ sinh lợi tính bằng tỷ lệ % nên không thuận tiện cho việc so sánh cơ hội
đầu tư, không quan tâm đến sự khác biệt và thời gian hoạt động của các dự án nên việc
lựa chọn dự án có NPV lớn nhất không được chính xác, NPV dùng chung một lãi suất
chiết khấu cho tất cả các năm hoạt động của dự án nhưng tỷ lệ chiết khấu luôn thay đổi
theo sự thay đổi của các yếu tố kinh tế - xã hội.
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal rate of return - IRR)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là trường hợp đặc biệt của lãi suất chiết khấu ở đó
NPV bằng không.
Dự án sẽ được chấp nhận khi có IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu. Nếu có nhiều
dự án chọn một thì dự án cho giá trị IRR dương lớn nhất và lớn hơn lãi suất chiết khấu
sẽ được chọn.
IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định các dòng tiền thu
được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên, vì
lãi suất chiết khấu sẽ thay đổi trong các năm, thể hiện chi phí cơ hội của chủ đầu tư
13
trong từng năm thay đổi. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của tỷ suất hoàn vốn nội
bộ.
Thời gian hoàn vốn (Payback period - PP)
Thời gian hoàn vốn đầu tư là thời gian để chủ đầu tư thu hồi được số vốn đã đầu tư
vào dự án.
Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi
PP = n +
Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn
Trong đó: n: Năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư
PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau bao lâu thì dự án
thu hồi đủ vốn đầu tư. Do vậy, PP cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực
hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn.
Ưu điểm lớn nhất của PP là mang tính thực tế cao, là căn cứ để ra quyết định đầu
tư, giảm thiểu rủi ro vì dữ kiện trong những năm đầu của dự án bao giờ cũng đạt độ tin
cậy cao hơn.
Tính toán mức cho vay, thời hạn cho vay và trả nợ
- Mức cho vay:
Mức cho vay =
Tổng nhu cầu vốn
đầu tư của dự án
-
Vốn chủ sở hữu
của chủ đầu tư
-
Vốn khác
(nếu có)
- Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay =
Thời gian xây
dựng cơ bản
+
Thời gian trả
nợ
-
Thời hạn trả
nợ
Mức cho vay
Thời hạn trả nợ =
LNST + Khấu hao cơ bản + Nguồn khác
- Phương án trả nợ vốn vay
- Thời hạn vay
- Thời gian ân hạn (nếu có)
- Số tiền trả nợ trong 1 kỳ
- Nguồn trả nợ
Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ
- Nguồn trả nợ hàng năm.
- Thời gian hoàn trả vốn vay.
- Kỳ hạn trả lãi .
- Phương thức trả gốc vay.
Thang Long University Library
14
Bảo đảm nợ vay: Khoản vay được bảo đảm bằng toàn bộ tài sản của dự án được hình
thành từ VCSH và vốn vay.
Thẩm định về nguồn vốn đầu tư và kế hoạch trả nợ của dự án
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, CBTĐ rà soát lại từng loại nguồn
vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ
kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của
nguồn vốn chủ sở hữu (Vốn tự có). Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay
đi kèm của từng loại nguồn vốn.
CBTĐ phải cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của
các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án.
- Doanh nghiệp phải chỉ rõ nguồn trả nợ có thể huy động được từ hoạt động sản xuất
kinh doanh trong và ngoài dự án đầu tư để bảo đảm khả năng trả nợ Ngân hàng đúng
thời hạn.
- Yêu cầu sự bảo lãnh của bên thứ ba nếu như Ngân hàng thấy cần thiết. Bên bảo
lãnh cho doanh nghiệp vay vốn phải ký hợp đồng bảo lãnh cam kết trả nợ thay cho
doanh nghiệp trong trường hợp chủ dự án không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng đã ký kết với Ngân hàng.
- Doanh nghiệp phải mở và duy trì hoạt động tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, đảm
bảo số dư tối thiểu trên tài khoản bằng một kỳ hạn trả nợ trước mỗi kỳ hạn trả nợ.
- Doanh nghiệp cam kết sẽ chuyển toàn bộ doanh thu của dự án vào tài khoản tiền
gửi mở tại Ngân hàng để đảm bảo nguồn trả nợ, trả lãi vay trả lãi vay theo lịch trả nợ
kể từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.3.6 Phân tích rủi ro của dự án
Dự án đầu tư thường có đặc điểm là kéo dài, do vậy mỗi dự án đều hàm chứa
nhiều rủi ro có thể xảy ra. Vì thế, công tác phân tích rủi ro của CBTĐ càng trở nên cấp
bách và cần thiết đối với mỗi dự án cho vay. Phân tích và đánh giá rủi ro tốt sẽ giúp
cho NH và khách hàng cùng có những phương án hiệu quả để hạn chế những rủi ro có
thể xảy ra trong tương lai.
1.2.3.7 Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng
Phòng hỗ trợ kinh doanh sẽ trực tiếp đi đánh giá, thẩm tra, định giá tài sản đảm
bảo của khách hàng rồi chụp ảnh, làm biên bản báo cáo lại cho phòng kinh doanh.
Phòng kinh doanh căn cứ vào kết quả đánh giá tài sản đảm bảo của phòng hỗ trợ kinh
doanh sẽ đưa kết luận tài sản đảm bảo có đủ đảm bảo cho khoản vay hay không?
Trên cơ sở kết quả thẩm định theo những nội dung trên, CBTĐ phải lập Báo
cáo thẩm định dưới dạng tài liệu văn bản trong đó nêu cụ thể những kết quả của quá
15
trình thẩm định, đánh giá dự án đầu tư xin vay vốn của khách hàng cũng như các ý
kiến đề xuất đối với các đề nghị của khách hàng, chuyển cho các các bộ cấp trên xem
xét, phê duyệt.
1.2.4 Các kênh thông tin dùng trong quá trình thẩm định
- Thông tin từ khách hàng vay vốn: Những giấy tờ khách hàng gửi kèm trong
hồ sơ vay vốn sẽ là nguồn thông tin để NH kiểm tra một số yếu tố như: chứng minh tư
cách pháp lý của doanh nghiệp, năng lực tài chính của khách hàng, những thông tin sơ
bộ về dự án mà doanh nghiệp đề nghị vay vốn…
- Thông tin từ các văn bản Pháp luật do Nhà nước và các cơ quan có thẩm
quyền cấp, thông tin do các cơ quan này cung cấp…
- Thông tin từ các đơn vị chuyên cung cấp tin.
- Thông tin từ internet và các phương tiện thông tin đại chúng: Đây là một
nguồn tin mang tính chất tham khảo là chính, các nguồn cung cấp thông tin trên cũng
được kiểm tra về thời gian và nguồn gốc nhằm đảm bảo cho tính chính xác.
- Thông tin do CBTD khai thác từ khách hàng: Đây là nguồn thông tin trực
tiếp và được đánh giá cao. Nguồn tin này được đánh giá là có hiệu quả cao, song lại
phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cũng như kinh nghiệm của CBTD.
1.2.5 Các nhân tố tác động tới chất lượng thẩm định dự án
Xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới thẩm định tài chính dự án sẽ giúp ta có cách
nhìn tổng thể, từ đó có những quan tâm thích hợp tới các yếu tố tác động để đảm bảo
hiệu quả trong thẩm định. Các nhân tố ảnh hưởng gồm các nhân tố chủ quan và các
nhân tố khách quan.
1.2.5.1 Các nhân tố chủ quan
Đội ngũ cán bộ
Người quản lý và cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng
thẩm định dự án. Nếu nhà quản lý nhận thức đúng ý nghĩa của thẩm định dự án thì họ
mới tạo những điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định. Nếu cán bộ thẩm định có
năng lực chuyên môn tốt, thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định dự án
thường đáng tin cậy. Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của dự án, cán bộ
thẩm định không những phải có kiến thức chuyên sâu mà còn phải có hiểu biết rộng,
có phẩm chất đạo đức tốt.
Quy trình thẩm định dự án
Quy trình thẩm định chính là cơ sở cho cán bộ thẩm định căn cứ vào để tiến hành
thẩm định tài chính dự án, vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung thẩm định tài
chính dự án. Một quy trình thẩm định đầy đủ, phù hợp, mang tính khách quan, khoa
học là cơ sở đảm bảo thẩm định tài chính dự án có chất lượng. Vì như vậy mới có thể
xác định được chính xác hiệu quả tài chính của dự án, giúp cho việc ra quyết định cho
Thang Long University Library
16
vay của NHTM. Nếu quy trình thẩm định dự án không đầy đủ, phù hợp sẽ có tác động
tiêu cực đến nội dung thẩm định tài chính dự án, làm sai lệch các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả tài chính, từ đó không thể phòng ngừa hết được các rủi ro.
Trang thiết bị, công nghệ
Đây là nhân tố ảnh hưởng tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định tài
chính dự án. Với trang thiết bị hiện đại, việc thu thập và xử lý các thông tin sẽ được
tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp
thời.
Thông tin
Thẩm định tài chính dự án được tiến hành trên cơ sở phân tích các thông tin trực
tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án. Đó là các thông tin về thị trường trong nước và
quốc tế, thông tin về kỹ thuật, quy hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước…Nếu những
thông tin này không được thu thập một cách chính xác và đầy đủ thì kết quả thẩm định
tài chính dự án sẽ bị hạn chế, quyết định đầu tư sai.
Tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án
Do thẩm định tài chính dự án được tiến hàng theo nhiều giai đoạn nên tổ chức công
tác thẩm định có ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm định tài chính dự án. Nếu công tác
này được tổ chức một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể
cho từng cá nhân, có kiểm tra giám sát chặt chẽ, kết quả thẩm định tài chính dự án sẽ
cao.
1.2.5.2 Các nhân tố khách quan
Điều kiện kinh tế xã hội
Trong một nền kinh tế quốc gia phát triển đồng bộ, ổn định, các ngân hàng có
thể nắm bắt và đưa ra những dự báo chính xác, kịp thời. Hơn nữa, với các thông tin
được tiếp cận một cách đầy đủ, nhanh chóng giúp thời gian thẩm định rút ngắn, tiết
kiệm chi phí cho ngân hàng mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Ngân hàng cũng cảm thấy
yên tâm hơn khi cho vay trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển tốt.
Môi trường pháp lý
Các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của Nhà nước đều có tác động đến chất
lượng thẩm định tài chính dự án cũng như kết quả hoạt động của dự án. Trong một môi
trường pháp lý ổn định với các chính sách đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế, ngân
hàng sẽ dễ dàng đưa ra những quy định cụ thể, hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ cho
nhân viên của mình.
Môi trường tự nhiên
Một dự án được dự báo là có tính khả thi, đem lại lợi nhuận cao, nhưng khi
triển khai lại gặp phải các vấn đề về điều kiện tự nhiên, những yếu tố bên ngoài mà
không thể kiểm soát được, khi đó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định ban đầu.
17
Bản thân chủ đầu tư
Những tài liệu mà chủ đầu tư cung cấp là những căn cứ để ngân hàng đánh giá,
thẩm định tài chính. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư vì lợi ích riêng đã cố tình che đậy
những chi tiết mà ngân hàng thấy khó khăn khi cho vay. Do đó, dẫn tới cán bộ thẩm
định có thể đưa ra những đánh giá phân tích không đúng với thực tế. Hoặc cán bộ
thẩm định phải mất nhiều thời gian và công sức để kiểm chứng tính xác thực của thông
tin, gây chậm trễ và tốn kém trong quá trình thẩm định.
Thang Long University Library
18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tóm lại, chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về công tác thẩm định
dự án đầu tư tại các tổ chức tín dụng bao gồm những vấn đề cơ bản về dự án đầu tư,
công tác thẩm định dự án đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự
án đầu tư. Phần những vấn đề cơ bản về dự án đầu tư đã nêu ra khái niệm, vai trò, đặc
điểm cũng như yêu cầu của dự án đầu tư. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư, vai trò
công tác thẩm định dự án đầu tư, nội dung thẩm định dự án đầu tư cũng đã được trình
bày rõ tại chương này. Các nhân tố chủ yếu tác động đến công tác thẩm định dự án đầu
tư bao gồm cả nhóm những nhân tố chủ quan cũng như khách quan. Trên cơ sở lý luận
như vậy, PG Bank đã vận dụng để thực hiện thẩm định dự án đầu tư như thế nào, điều
này sẽ được làm rõ tại chương tiếp theo.
19
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN XĂNG DẦU
PETROLIMEX – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 Một vài nét khái quát về Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Petrolimex – Chi
nhánh Hà Nội
Ngân hàng TMCP Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội (PG Bank – CN Hà Nội)
được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh số 0113017430 ký
ngày 21/05/2007 của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội. Sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan
trọng, không chỉ đánh dấu việc tham gia của PG Bank vào thị trường ngân hàng đầy
sôi động ở một địa bàn kinh tế trọng điểm là Hà Nội, mà còn là sự khởi đầu cho chiến
lược phát triển mở rộng các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.
Tiền thân của NH TMCP Xăng Dầu Petrolimex (gọi tắt là PG Bank) là NH
TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười. NH Đồng Tháp Mười được cấp phép hoạt động
theo giấy phép số 0045/NH-GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp
với số vốn điều lệ ban đầu là 700 triệu đồng với phạm vi hoạt động tại địa bàn tỉnh
Đồng Tháp. Tháng 03/2007, PG Bank được NHNN Việt Nam cho phép chuyển đổi
thành NH cổ phần đô thị theo Quyết định số 125/QĐ-NHNN ngày 12/01/2007 và đổi
tên theo Quyết định số 368/QĐ-NHNN ngày 08/02/2007. Theo đó, NH TMCP Xăng
Dầu Petrolimex sẽ được phép mở rộng mạng lưới trên phạm vi toàn quốc và thực hiện
đầy đủ các nghiệp vụ NH như thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. Hiện nay,
chiến lược kinh doanh của PG Bank là chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm
vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Phương châm hoạt động
Là chi nhánh cấp 1 của PG Bank, chi nhánh Hà Nội luôn đi theo phương châm
mà Ban lãnh đạo Ngân hàng đã đề ra: “Đem lại sự hài lòng cho khách hàng thông qua
việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng chuyên nghiệp, sáng tạo
với chất lượng tốt nhất. Đồng thời thiết lập và phát triển các mối quan hệ đối tác chiến
lược trên cơ sở đảm bảo lợi ích bền vững cho tất cả các bên. Bên cạnh đó, xây dựng
đội ngũ nhân sự có đạo đức nghề nghiệp, năng lực và gắn bó trong một môi trường văn
hóa chuyên nghiệp. PG Bank luôn mong muốn tăng trưởng bền vững dựa trên lợi thế
cạnh tranh, chiến lược khác biệt hóa và quản lý hiệu quả”.
- Chức năng
Để tạo ra niềm tin và giá trị cho khách hàng, PG Bank HN đặt mục tiêu cung
ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ NH chất lượng cao, sáng tạo và hữu
Thang Long University Library
20
ích nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng mục
tiêu theo những phân khúc mà PG Bank hướng tới tại từng thời điểm qua các kênh
cung ứng ngày càng hoàn thiện.
- Nhiệm vụ
Cũng như các CN khác, CN HN có các nhiệm vụ sau:
- Huy động vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế, các Tổ chức tín dụng, tổ
chức phi chính phủ, dân cư, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài bằng VNĐ và ngoại tệ
theo các kì hạn để tiến hành cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi
thành phần kinh tế và dân cư.
- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước và các
tổ chức quốc tế.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
- Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế dưới nhiều
hình thức.
- Thực hiện dịch vụ bảo lãnh.
- Cung cấp dịch vụ thẻ
- …
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự, nhiệm vụ của các phòng ban
Căn cứ quyết định số 395B-08/QĐ-HĐQT ngày 31/07/2008 Chủ tịch hội đồng quản
trị PG Bank về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của CN Hà Nội thì mô hình tổ
chức tại đơn vị được thể hiện qua sơ đồ sau:
21
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức PG Bank – chi nhánh Hà Nội
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)
Giám đốc chi nhánh
Phó giám đốc
chi nhánh
Phòng Quản
lý và dịch
vụ kho quỹ
Phòng phục
vụ khách
hàng doanh
nghiệp
Các phòng
giao dịch
trực thuộc
( 19 phòng)
Phòng kế
toán – tài
chính
Phòng
hành chính
- nhân sự
Khối kinh doanh
Khối hỗ trợ
kinh doanh
Khối Quản lý nội bộ
Phòng thẩm
định tài sản
đảm bảo
Phòng phục
vụ khách
hàng cá nhân
Thang Long University Library
22
Theo cơ cấu tổ chức này, PG Bank CN HN gồm có một ban giám đốc và ba
khối hoạt động là Khối kinh doanh, khối hỗ trợ kinh doanh và khối quản lý nội bộ.
Trong đó nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận như sau:
- Ban giám đốc chịu trách nhiệm với pháp luật và Hội sở về toàn bộ hoạt động
kinh doanh đồng thời trực tiếp điều hành mọi hoạt động của CN.
- Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp: Là nơi tiếp nhận các hồ sơ của
các doanh nghiệp lớn, thực hiện và khai thác các khoản tín dụng từ những khách hàng
lớn.
- Phòng phục vụ khách hàng cá nhân: Là phòng trực tiếp giao dịch với các
khách hàng là cá nhân, khai thác mảng thị trường cá nhân và tiêu dùng.
- Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp quản lý tiền, quỹ cho CN.
Chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ; thực hiện một số dịch
vụ như kiểm đếm tiền, cất trữ tiền, vàng, giấy tờ có giá…
- Các phòng giao dịch trực thuộc: là đại diện theo ủy quyền của CN để cung
cấp các sản phẩm, dịch vụ của NH đến khách hàng.
- Phòng thẩm định tài sản đảm bảo: giúp thẩm định lại tài sản đảm bảo của
các hồ sơ tín dụng trong phạm vi thẩm quyền phê duyệt của Ban giám đốc CN.
- Phòng kế toán, tài chính: chịu trách nhiệm về mảng kế toán, tài chính cho
CN. Phòng kế toán tài chính còn có nhiệm vụ tham mưu với Ban giám đốc CN về việc
hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài
sản.
- Phòng hành chính – nhân sự: Chịu trách nhiệm về hành chính, lễ tân, văn
thư lưu trữ, quản lý đội xe và làm đầu mối cho Phòng nhân sự Hội sở trong các vấn đề
liên quan đến nhân sự.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của PG Bank chi nhánh Hà Nội giai đoạn
2009– 2011
Giai đoạn 2009 - 2011 là giai đoạn có nhiều biến động trên thị trường tiền tệ.
Tháng 12/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế
giới WTO. Sự kiện này đã tạo cơ hội cho sự phát triển của các ngân hàng non trẻ
nhưng đồng thời cũng tạo ra không ít thách thức. Kéo theo đó là sự cạnh tranh vô cùng
khốc liệt giữa các ngân hàng, không chỉ trong nước và ngoài nước, mà còn có cả các tổ
chức tài chính khác. Trong bối cảnh đó, PG Bank CN Hà Nội vẫn đảm bảo tốt khả
năng thanh toán, đảm bảo đủ vốn để kinh doanh và đạt được những thành công nhất
định.
23
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả kinh doanh của PG Bank CN Hà Nội
giai đoạn 2009-2011
Đơn vị : tỷ đồng
STT Chỉ tiêu 31/12/ 2009 31/12/ 2010 31/12/2011
1 Tổng tài sản 1.247 1.918,2 3.030,8
2 Tổng huy động vốn 1.264 1.982 3.051
3 Tổng dư nợ 924,5 1.457,1 2.535,4
4 Nợ quá hạn 11,8 15,7 18.7
5 Lợi nhuận sau thuế 9,9 17,2 21,9
(Nguồn: Báo cáo tài chính PG Bank CN Hà Nội các năm 2009-2011)
Mặc dù chịu ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu nhưng giai đoạn 2009 - 2011 là vẫn
được coi là giai đoạn thành công của PG Bank CN Hà Nội trên rất nhiều lĩnh vực: từ
tăng trưởng dư nợ tín dụng, tổng huy động vốn... Nhưng kết quả quan trọng nhất của
CN đó là hoàn thành tốt chỉ tiêu mà Ban lãnh đạo PG Bank đặt ra. Hơn thế nữa, lợi
nhuận liên tục tăng, từ mức 9,9 tỷ của năm 2009 đã đạt mức 21,9 tỷ của năm 2011.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng dư nợ, huy động vốn và lợi nhuận của PG Bank CN
Hà Nội cao hơn mặt bằng chung của toàn hệ thống khoảng 30%. Kết quả này có được
là do PG Bank CN Hà Nội đã luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng,
duy trì một biểu lãi suất linh hoạt, đa dạng về kì hạn và phong phú về hình thức. Ngoài
ra, CN cũng đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng cũ, tiếp thị các doanh nghiệp
mới để nâng cao số dư tiền gửi tại NH. Như vậy với việc thực hiện những chính sách
tín dụng hợp lý và mềm dẻo, thích ứng rất tốt với môi trường tiền tệ có nhiều biến
động mạnh trong thời gian qua chính là những công cụ mang lại lợi nhuận cao cho
CN Hà Nội.
Sau đây là một số hoạt động kinh doanh chính của PG Bank CN Hà Nội trong
giai đoạn 2009 - 2011.
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong những nghiệp vụ cơ bản và quan trọng
nhất của NHTM nói chung và PG Bank CN Hà Nội nói riêng. Huy động vốn giúp cho
NH tạo ra nguồn vốn để kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc huy
động vốn, PG Bank CN Hà Nội không ngừng tăng khả năng huy động nguồn vốn bằng
nhiều phương thức, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của NH
ngày càng phát triển. Sau thời gian đầu tạo được uy tín thì lượng khách hàng đến gửi
tiền tại CN tăng lên đáng kể. Có thể thấy tình hình huy động vốn được thể hiện qua
bảng số liệu sau:
Thang Long University Library
24
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của PG Bank CN Hà Nội
giai đoạn 2009 - 2011
Đơn vị: tỷ đồng
31/12/2009 31/12/ 2010 31/12/2011
Chỉ
tiêu
Kế
hoạch
Thực
hiện
%
so
KH
Kế
hoạch
Thực
hiện
% so
KH
Kế
hoạch
Thực
hiện
% so
KH
Tổng
huy
động
vốn
1.000 1.264 126% 1.800 1.982 110,1% 2000 3051 152.5%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PG Bank CN Hà Nội)
Nhìn chung, tình hình huy động vốn của CN đã có sự thay đổi theo chiều
hướng tích cực. Được thành lập từ 06/2007 với mức huy động vốn tại thời điểm
31/12/2007 là 232,6 tỷ đồng. Đến 12/2009 CN đã đạt được 1.264 tỷ đồng, đạt 136,4%
so với kế hoạch đặt ra. Tính đến thời điểm hết năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt
được là 1.982 tỷ đồng, tăng 718 tỷ đồng so với thời điểm cùng kì năm 2009 và tăng
110,1 % so với kế hoạch năm 2010. Tiếp đó, đạt 3051 tỷ đồng vào năm 2011 và hoàn
thành 152% kế hoạch đề ra ban đầu. Nguyên nhân dẫn tới sự tăng trưởng tốt như vậy ở
CN chính là nhờ vào sự linh hoạt cũng như sự chịu khó, sát sao của các cán bộ quan hệ
khách hàng. Ta có thể thấy điều nay qua biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn của CN qua
các năm dưới đây.
25
Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng nguồn vốn của PG Bank CN Hà Nội
giai đoạn 2009 - 2011
* Về cơ cấu nguồn vốn
Bảng 2.5: Bảng cơ cấu nguồn vốn huy động theo tính chất huy động
Đơn vị: Tỷ đồng
31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
Chỉ tiêu
Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Tiền gửi tiết kiệm 902,5 71,40% 1591,6 80,30% 1.949,5 63,90%
Tiền gửi thanh toán 351,4 27,80% 382,5 19,30% 1.083,1 35,50%
Tiền gửi khác 10,1 0,80% 7,9 0,40% 18,3 0,60%
Tổng vốn huy động 1.264 100% 1.982 100% 3.051 100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh PG Bank CN Hà Nội năm 2009-2011)
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì nguồn tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh
toán chiếm tỷ trọng khá lớn. Đây chính là nguồn tạo tiền để NH có thể sử dụng cho
các sản phẩm tín dụng. Tỷ trọng tiền gửi khác có tăng, giảm qua các năm nhưng do
chiếm tỷ trọng nhỏ nên không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn vốn huy động.
Qua các năm, giá trị tiền gửi đều tăng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2009-2010, tỷ trọng
tiền gửi thanh toán có xu hướng giảm so với tiền gửi tiết kiệm. Điều này xảy ra là do
có sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các NH bằng chính sách tăng lãi suất huy
động. Cùng với đó là chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN để hạn chế lạm phát cũng
Thang Long University Library
26
làm góp phần tăng chi phí vốn cho các NH và đẩy lãi suất huy động lên cao. Đặc biệt
vào thời điểm những tháng cuổi năm 2010, thị trường khan hiếm tiền đồng và lãi suất
giao dịch tiền đồng bị đẩy lên rất cao, tuy chưa đạt tới mức 20% như những năm 2008
nhưng vẫn rất đáng lo ngại. Điều này lý giải vì sao tiền tiết kiệm của người dân có xu
thế tăng lên so với tiền gửi thanh toán. Tuy nhiên, tới cuối thời điểm năm 2011, do xu
hướng lãi suất đang dần ổn định và tin đồn về việc NHNN sẽ áp mức trần lãi suất huy
động thấp hơn so với hiện tại đã sức hấp dẫn của kênh tiết kiệm giảm đi nhanh chóng.
Dòng tiền gửi tiết kiệm giảm xuống chỉ còn chiếm 63,9% tỷ trọng. Trong khi đó dòng
tiền gửi thanh toán lại có mức tăng trưởng khá tốt.
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng
Trong những năm qua, với phương châm tăng trưởng vững chắc, hạn chế
thấp nhất rủi ro xảy ra, PG Bank Hà Nội đã từng bước tiếp cận thị trường, từ đó xác
định cho mình hướng đầu tư phù hợp với trình độ cán bộ, khả năng quản lý. Hoạt động
tín dụng của CN cũng được phát triển theo hướng tăng cường mở rộng cho vay đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; doanh nghiệp
kinh doanh có DA hiệu quả, có tài sản đảm bảo tiền vay; quan tâm đến các mặt hàng
kinh doanh có lợi nhuận, cạnh tranh cao và đồng thời cũng mở rộng cho vay tiêu dùng.
Hoạt động tín dụng được thể hiện cụ thể qua hoạt động cho vay qua bảng sau:
Bảng 2.6: Tình hình cho vay tại PG Bank CN Hà Nội
giai đoạn 2009-2011
STT Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12//2010 31/12/2011
Tỷ
trọngGiá trị
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
(%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tổng dư
nợ
924,5 100 1.457,1 100 2.535,4 100
Phân theo
thời gian
Cho vay
ngắn hạn
704,5 76,2 1.056,40 72,5 1.784,922 70,4
1
Cho vay
trung hạn
và dài hạn
220 23,8 400,7 27,5 750,4784 29,6
2
Phân theo
loại tiền
27
Cho vay
bằng VNĐ
760,9 82,3 1.052 72,2 1.757,032 69,3
Cho vay
bằng ngoại
tệ
163,6 17,7 405,1 27,8 778,3678 30,7
Phân theo
thành
phần kinh
tế
Cho vay
các tổ
chức kinh
tế
821,9 88,9 1.155,50 79,3 1.985,218 78,3
3
Cho vay
dân cư
102,6 11,1 301,6 20,7 550,1818 21,7
Phân theo
tài sản
đảm bảo
Cho vay
có tài sản
đảm bảo
924,5 100 1.457,1 100 2.535,4 1004
Cho vay
không có
tài sản đảm
bảo
0 0 0 0 0 0
Phân theo
mục đích
sử dụng
vốn vay
Cho vay
sản xuất
kinh
doanh
781,2 84,5 1.270,60 87,2 1.967,47 77,6
Cho vay
tiêu dùng
105,4 11,4 125,3 8,6 502 19,8
5
Cho vay
khác
37,9 4,1 61,2 4,2 65,9 2,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 - 2011 của PG Bank CN Hà Nội)
Tính tại thời điểm 31/12/2011, tổng dư nợ của CN Hà Nội là 2535,4 tỷ
đồng. Như vậy, so với năm 2009 và 2010 giá trị dư nợ đã tăng lên đáng kể. Trong đó
CN tập trung chủ yếu vào các sản phẩm như: cho vay ngắn hạn ( luôn chiếm tỷ trọng
trên 70%); cho vay bằng VNĐ; toàn bộ các khoản vay đều có tài sản đảm bảo...
Thang Long University Library
28
Về cơ cấu vốn cho vay thì năm 2009, 2010 có sự tăng trưởng mạnh của hoạt
động cho vay ngắn hạn. Điển hình năm 2009 cho vay ngắn hạn chiếm đến 76,2% tổng
dư nợ. Các tổ chức kinh tế là đối tượng chủ yếu vay vốn tại CN, luôn luôn duy trì mức
tỷ trọng trên 75%; đặc biệt năm 2009, các tỷ trọng của các TCKT vay vốn đến 88,9%.
Điều này phản ánh cho vay sản xuất kinh doanh vẫn là thế mạnh của PG Bank Hà Nội
đặc biệt là trong các khoản vay ngắn hạn như bổ sung vốn lưu động. Giá trị cho vay
sản xuất kinh doanh tăng dần qua các năm và ngày càng chiếm một tỷ trọng cao trong
cơ cấu cho vay. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy cho vay ngắn hạn và cho vay
sản xuất kinh doanh đó chính là gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ vào năm 2009. Đây
chính là một nguồn vốn lớn rót thông qua các NHTM đến các doanh nghiệp, giúp các
DN tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất thấp nhằm phục hồi lại quá trình sản xuất
kinh doanh. Bên cạnh đó, mảng cho vay tiêu dùng sau khi có xu hướng giảm vào năm
2010 thì đột ngột tăng trưởng rất mạnh vào năm 2011, chiếm gần 20% tỷ trọng cho
vay. Đây cũng là một xu thế của xã hội, đáng để NH quan tâm xem xét nhằm đáp ứng
tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng.
2.1.3.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
PG Bank CN Hà Nội thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ với khách hàng có
nhu cầu. Tuy nhiên, toàn bộ số ngoại tệ được khách hàng bán ra sẽ được chuyển về
Phòng nguồn vốn thuộc Hội sở của PG Bank và thuộc quản lý của Hội sở. Khi khách
hàng có nhu cầu mua ngoại tệ, PG Bank CN Hà Nội sẽ là cầu nối trực tiếp cho khách
hàng với Hội sở. Vì thế, tại CN Hà Nội, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đơn thuần là
cầu nối trung chuyển giữa khách hàng và Hội sở PG Bank.
Bảng 2.7: Tình hình mua bán ngoại tệ PG Bank CN Hà Nội
giai đoạn 2009 - 2011
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh số mua 2 14 19
Doanh số bán 6 20 28
(Nguồn: Phòng nguồn vốn – Hội sở PG Bank)
Doanh số mua và doanh số bán ngoại tệ của CN tăng dần qua các năm, đạt
mức kỉ lục vào năm 2010 với doanh số mua là 19 triệu USD và doanh số bán là 28
triệu USD. Doanh số mua luôn nhỏ hơn doanh số bán bởi hệ thống thu mua qua phòng
giao dịch chưa đáp ứng nổi nhu cầu mua ngoại tệ từ các doanh nghiệp có nhu cầu.
29
2.1.3.4 Hoạt động thanh toán quốc tế
Được sự cho phép của NHNN Việt Nam, tháng 12/2008, PG Bank chính thức
thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Cho đến nay, tuy đã đạt được một số bước tiến
nhất định, song nó vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng của CN.
Chính vì thế, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa dịch vụ này, tháng 02/2009, Ban lãnh đạo PG
Bank quyết định thành lập Phòng thanh toán quốc tế đặt tại Hội sở PG Bank. Hiện tại,
CN Hà Nội đóng vai trò là nơi tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu, chuẩn bị thủ tục,
thực hiện các giao dịch phát sinh. Toàn bộ hồ sơ và khách hàng sau đó được chuyển
giao cho Phòng thanh toán quốc tế đảm trách.
2.1.3.5 Dịch vụ bảo lãnh
Trong các sản phẩm dịch vụ thì mảng dịch vụ bảo lãnh vẫn đóng một vai trò
quan trọng và đem lại mức thu nhập lớn trong thu nhập từ dịch vụ. Các doanh nghiệp
thường được CN bảo lãnh thường là những khách hàng doanh nghiệp đã có quan hệ tín
dụng lâu năm với PG Bank. Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ bảo lãnh đang được mở
rộng bên cạnh những sản phẩm đã có như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh toán...
2.1.3.6 Dịch vụ thẻ
Tháng 10/2009, PG Bank đã chính thức đưa vào sử dụng thẻ Flexicard. Đây là
loại thẻ thông minh đa năng, có tác dụng rút tiền, mua xăng tại các đại lý chấp nhận
thẻ Petrolimex... Hiện nay, ngoài việc đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ và mở rộng
mạng lưới chấp nhận thẻ, PG Bank Hà Nội cùng với các chi nhánh khác của mình tập
trung hoàn thiện hệ thống, nâng cao chất lượng dịch vụ, cụ thể:
+ Rà soát và kiểm tra các giao dịch thẻ, thực hiện các biện pháp kiểm soát an toàn
các giao dịch trên thẻ.
+ Xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng sử dụng thẻ 24/24.
+ Mở rộng hệ thống chấp nhận thẻ để tạo tiện ích cho chủ thẻ.
+ Xây dựng hệ thống cộng điểm tặng quà cho các khách hàng trung thành và sử
dụng nhiều dịch vụ của NH. Làm việc với các đại lý để giảm giá cho các chủ thể khi
thanh toán tiền mua hàng hóa và dịch vụ thẻ của NH.
+ Phát hành nhiều loại thẻ cho các đối tượng khách hàng khác nhau.
+ Tích hợp thêm nhiều dịch vụ vào thẻ đa năng.
+ ...
Thang Long University Library
30
2.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NH TMCP Xăng Dầu
Petrolimex - chi nhánh Hà Nội
2.2.1 Khái quát về tình hình thẩm định dự án đầu tư tại PG Bank CN Hà Nội
Trong những năm vừa qua, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư theo dự án đang
được PG Bank CN HN chú trọng phát triển. Số dự án và doanh số cho vay được thể
hiện qua bảng sau:
Bảng 2.8: Số dự án thẩm định và doanh số cho vay theo dự án
của PG Bank CN HN giai đoạn 2009 - 2011
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Số dự án thẩm định 3 10 20
Số dự án chấp thuận 3 9 15
Tổng số vốn cho vay (Đơn vị: tỷ đồng) 54 214 572
Số vốn cho vay trung bình trên một dự án đầu tư
(Đơn vị: tỷ đồng)
18 23,8 38,1
(Nguồn: Phòng Kinh doanh, PG Bank CN HN)
Do mới được thành lập vào năm 2007 nên số dự án mà đơn vị thẩm định
còn rất khiêm tốn, cụ thể là năm 2007 mới chỉ có duy nhất một dự án được thẩm định
và tăng dần lên 10 dự án vào năm 2010 và 20 dự án vào năm 2011. Số dự án tốt được
phê duyệt cũng đạt mức cao, tuy nhiên không phải tất cả các dự án đều được thông
qua. Điều đó chứng tỏ, tuy là một ngân hàng mới song PG Bank vẫn kiên quyết loại bỏ
những dự án không đạt yêu cầu nhằm đảm bảo sự an toàn nguồn vốn. Số tiền cho vay
theo dự án cũng tăng dần theo các năm và trung bình vốn vay trên một dự án cũng theo
xu hướng này, đạt cao nhất 38,1 tỷ/1 dự án trong năm 2011.
So sánh với tổng dư nợ của CN, ta có cái nhìn tương quan hơn về số vốn
vay theo dự án:
Bảng 2.9: Tỷ trọng vốn vay theo dự án trên tổng dư nợ
PG Bank CN HN giai đoạn 2009 - 2011
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Tổng dư nợ (tỷ đồng) 924,5 1457,1 2535,4
Tổng số vốn vay theo dự án (tỷ đồng) 54 214 572
Tỷ trọng vốn vay theo dự án trên tổng dư nợ (%) 5,8 14,7 22,5
(Nguồn: Phòng Kinh doanh – PG Bank CN HN)
Có một xu hướng chung trong chỉ số tổng dư nợ, tổng số vốn vay theo dự án
và tỷ trọng vốn vay theo dự án trên tổng dư nợ, đó là các chỉ số này đều tăng dần qua
31
các năm. Tuy chưa phải là mảng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dư nợ của NH,
song vốn vay theo dự án đang là một mảng được đơn vị chú trọng nhằm đưa tỷ trọng
của nó lên cao hơn nữa trong những năm kế tiếp.
Cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa,
ngày càng có nhiều dự án đầu tư xây dựng mới được thực hiện nhằm cải tạo cơ sở hạ
tầng của nền kinh tế để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay, xu hướng cho
vay theo dự án tại CN được chia theo cơ cấu sau:
Biểu đồ 2.10: Cơ cấu vốn cho vay dự án theo mục đích vay của PG Bank CN Hà
Nội giai đoạn 2009 – 2011
60.40%
35.50%
4.10%
Đầu tư xây dựng mới
Mua sắm máy móc, thiết bị
Dự án cải tạo, sửa chữa
(Nguồn: Phòng Kinh doanh PG Bank – CN HN)
Qua biểu đồ trên ta thấy, các dự án đầu tư xây dựng mới vẫn luôn chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong quy mô vay vốn, luôn chiếm hơn 60% trong cơ cấu vốn vay của
đơn vị. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang có nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất
rất lớn, nhất là trong thời kì kinh tế đang dần hồi phục như hiện nay. Tiếp theo đó là tỷ
trọng vay vốn để mua sắm máy móc, thiết bị chiếm 35,5% tổng số vốn vay theo dự án.
Hai tỷ trọng này lớn nhưng cũng rất hợp lý với tình hình kinh tế nước ta, khi mà nhu
cầu xây dựng, mua sắm trang thiết bị để phục vụ cho việc phát triển kinh tế ngày càng
cao.
2.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Theo Quyết định 203-2006-HĐQT của Hội đồng quản trị PG Bank quy định về
quy chế cho vay của NH TMCP Xăng Dầu Petrolimex đã thống nhất quy trình thẩm
định trong toàn hệ thống PG Bank. Điều này sẽ giúp cho quá trình cho vay diễn ra
khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng đáp ứng tốt
nhất nhu cầu vay vốn cho các DA. Sau đây là quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp
của PG Bank:
Thang Long University Library
32
Sơ đồ 2.11: Quy trình thẩm định dự án đầu tư PG Bank CN Hà Nội
Khách
hàng
Ph. kinh
doanh
Ph. hỗ trợ
kinh doanh
Phòng kế
toán
Phòng
kho quỹ
Tr.ph TD
GĐ CN
Hội đồng
tín dụng
Thiếu
Đủ
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Khách
hàng
Tiếp
nhận
hồ sơ
Thẩm
định
Xác định
điều kiện
thanh toán
Đánh
giá tài
sản đảm
bảo
Lập tờ
trình giải
ngân
Yêu
cầu bổ
sung
Tái
thẩm
định
Xét
duyệt
cho
vay
Xét
duyệt
cho
vay
Thông
báo tới
khách
hàng Ký
hợp
đồng
Chuẩn
bị hợp
đồng
Giải
ngân
Duyệt
Ghi
nợ,
theo
dõi trả
gốc lãi
Lưu hồ
sơ, bảo
quản
tài sản
đảm
bảo
Theo
dõi
việc sử
dụng
vốn
Nhập
kho tài
sản đảm
bảo
33
Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng sẽ đến trụ sở chính của PG Bank
CN HN tại số 79 Bà Triệu, Hà Nội để đưa ra yêu cầu của mình với phòng kinh doanh.
Trưởng phòng kinh doanh sẽ gặp gỡ khách hàng, sau đó phân công một (hoặc một vài)
CBTD cùng trao đổi với khách hàng về nhu cầu vay vốn. Sau đó, khi khách hàng trao lại
hồ sơ vay vốn, CBTD sẽ có trách nhiệm điền phiếu tiếp nhận hồ sơ vay vốn. Sau khi kiểm
tra một số giấy tờ chính, CBTD sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung, hoàn thiện những gì còn
thiếu, đồng thời trao đổi thời gian, địa chỉ, phương thức liên lạc. Thời gian tiếp xúc khách
hàng, thu thập thông tin không quy định thời gian tối đa mà CBTD phải hoàn thành.
Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn
Trên cơ sở hồ sơ khách hàng đã gửi tới, CBTD tiến hành thẩm định khách hàng
vay vốn và dự án đầu tư. Trong quá trình thẩm định này, CBTD sẽ áp dụng các căn cứ
ở trên và các phương pháp thẩm định để thẩm định hồ sơ. Nếu có vấn đề gì chưa rõ,
CBTD hỏi trực tiếp khách hàng để làm rõ, đồng thời bổ sung thêm giấy tờ nếu cần
thiết. Đồng thời, phòng hỗ trợ kinh doanh có trách nhiệm thẩm định tài sản đảm bảo
của khách hàng bằng cách đến tận nơi xem xét tài sản đảm bảo, chụp hình lại và ghi
biên bản gửi phòng kinh doanh. CBTD yêu cầu khách hàng đến chi nhánh một lần nữa
để xác định điều kiện thanh toán với phòng kế toán và giải trình một số vấn đề khác.
Thời gian tối đa cho bước này là 10 ngày.
Bước 3: Lập báo cáo thẩm định và tờ trình giải ngân
CBTD xếp loại doanh nghiệp theo quy định của NH, xin dư nợ doanh nghiệp đối với
các tổ chức tín dụng khác trên hệ thống của CIC, lập báo cáo thẩm định và tờ trình giải
ngân. Gửi một bản hồ sơ vay vốn và một bản thẩm định cho phòng Quản lý rủi ro ở Hội
sở để tái thẩm định lại. Đối với dự án vay vốn trên 2 tỷ thì tất cả các hồ sơ vay vốn phải
được tái thẩm định lại, các hồ sơ vay vốn dưới 2 tỷ thì không cần thủ tục này.
Bước 4: Tái thẩm định
Hồ sơ khách hàng được gửi sang Phòng quản lý rủi ro Hội sở để tái thẩm định một lần
nữa. Sau đó Phòng quản lý rủi ro gửi về cho phòng kinh doanh CN HN hồ sơ tái thẩm
định. Hồ sơ thẩm định của CN, hồ sơ tái thẩm định của Phòng quản lý rủi ro, hồ sơ vay
vốn của khách hàng và tờ trình giải ngân được đệ trình lên trưởng phòng kinh doanh.
Trưởng phòng kinh doanh xem xét, yêu cầu giải trình rõ một số nội dung cần thiế sau đó
đệ trình lên Giám đốc chi nhánh, và Tổng Giám đốc xem xét. Nếu hồ sơ vay vốn dưới 2 tỷ
thì không cần đệ trình lên Tổng Giám đốc. Thời gian tối đa cho phòng Quản lý rủi ro hoàn
thành báo cáo tái thẩm định là 5 ngày.
Bước 5: Duyệt ký
Trong trường hợp hồ sơ vay vốn của khách hàng được Ban giám đốc duyệt ký thì
CBTD chịu trách nhiệm về hồ sơ đó sẽ soạn thảo hợp đồng, đồng thời thông báo với
Thang Long University Library
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...
Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...
Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...nataliej4
 
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe anNghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe anPhạm Tiến
 
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...KhoTi1
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (18)

Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
Đề tài: Bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Đề tài: Bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giớiĐề tài: Bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Đề tài: Bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
 
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...
Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...
Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty Mía đường Cần Thơ
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty Mía đường Cần ThơĐề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty Mía đường Cần Thơ
Đề tài: Xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty Mía đường Cần Thơ
 
Đề tài: Tăng cường công tác quản lý chi phí kinh doanh tại cty Đệm
Đề tài: Tăng cường công tác quản lý chi phí kinh doanh tại cty ĐệmĐề tài: Tăng cường công tác quản lý chi phí kinh doanh tại cty Đệm
Đề tài: Tăng cường công tác quản lý chi phí kinh doanh tại cty Đệm
 
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và...
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và...Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và...
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và...
 
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe anNghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
Nghien cuu chien luoc kinh doanh cong ty co phan nghe an
 
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EUĐề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
 
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ lưu trú của khách du lịch, 9 ĐIỂM!
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của lãi suất tới kinh doanh bất động sản, HOT
Đề tài: Ảnh hưởng của lãi suất tới kinh doanh bất động sản, HOTĐề tài: Ảnh hưởng của lãi suất tới kinh doanh bất động sản, HOT
Đề tài: Ảnh hưởng của lãi suất tới kinh doanh bất động sản, HOT
 
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ở Hải Phòng
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ở Hải PhòngĐề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ở Hải Phòng
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ở Hải Phòng
 
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAYLuận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
Luận án: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng BIDV, HAY
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn vi...
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh HưngQuản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
Quản trị vốn lưu động tại Công ty thương mại xây dựng Vĩnh Hưng
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam...
 

Similar to Đề tài nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri...
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri...Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri...
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư cho các công trình thủy điện tại s...
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư cho các công trình thủy điện tại s...Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư cho các công trình thủy điện tại s...
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư cho các công trình thủy điện tại s...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ - TẢI ...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ  - TẢI ...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ  - TẢI ...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ - TẢI ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...NOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8 (20)

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ kinh doanh hộ gia đình...
 
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAYĐề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
 
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri...
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri...Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri...
Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri...
 
Đề tài nghiệp vụ bảo lãnh, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nghiệp vụ bảo lãnh, HAY, ĐIỂM 8Đề tài nghiệp vụ bảo lãnh, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nghiệp vụ bảo lãnh, HAY, ĐIỂM 8
 
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư cho các công trình thủy điện tại s...
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư cho các công trình thủy điện tại s...Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư cho các công trình thủy điện tại s...
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư cho các công trình thủy điện tại s...
 
Đề tài công tác thẩm định dự án đầu tư, HOT 2018
Đề tài  công tác thẩm định dự án đầu tư, HOT 2018Đề tài  công tác thẩm định dự án đầu tư, HOT 2018
Đề tài công tác thẩm định dự án đầu tư, HOT 2018
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nh...
 
Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, HAY
Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, HAYĐề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, HAY
Đề tài chất lượng cho vay ngắn hạn, HAY
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất...
 
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...
Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của công ty trách nhiệm hữu hạn tb...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
 
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàngĐề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
Đề tài hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng
 
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ - TẢI ...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ  - TẢI ...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ  - TẢI ...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ - TẢI ...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại c...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại c...Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại c...
Luận văn: Giải pháp phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại c...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thiết kế, RẤT HAY
 
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựngĐề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
Đề tài: Hiệu quả quản lí tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Đề tài cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 

Đề tài nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn, RẤT HAY, ĐIỂM 8

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX – CHI NHÁNH HÀ NỘI HÀ NỘI – 2012 SINH VIÊN THỰC HIỆN : HOÀNG HÀ MÃ SINH VIÊN : A13202 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX – CHI NHÁNH HÀ NỘI HÀ NỘI – 2012 Giáo viên hướng dẫn : Th.s Trần Thùy Linh Sinh viên thực hiện : Hoàng Hà Mã sinh viên : A13202 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Thang Long University Library
  • 3.
  • 4. LỜI CẢM ƠN Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn tới trường Đại học Thăng Long cũng như tới các thầy, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường. Em cũng xin cảm Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex đã tạo điều kiện cho em có cơ hội đi sâu nghiên cứu hơn về các hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Trần Thùy Linh – người đã nhiệt tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thiện khóa luận này. Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..........................................................................................................1 1.1 Những vấn đề cơ bản về thẩm định dự án đầu tư........................................1 1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư.............................1 1.1.2 Những yêu cầu của một dự án đầu tư ....................................................1 1.1.3 Mục đích, vai trò của việc thẩm định dự án đầu tư...............................2 1.1.3.1 Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư......................................2 1.1.3.2 Vai trò của việc thẩm định dự án đầu tư..........................................2 1.1.4 Căn cứ thẩm định...................................................................................3 1.1.5 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư...................................................4 1.1.5.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự................................................4 1.1.5.2 Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu......................................5 1.1.5.3 Phương pháp dự báo..........................................................................5 1.1.5.4 Phương pháp phân tích độ nhạy........................................................6 1.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư ................................................................6 1.2.1 Kiểm tra tính hợp lý đầy đủ của bộ hồ sơ pháp lý .................................6 1.2.2 Thẩm định khách hàng............................................................................7 1.2.3 Thẩm định dự án đầu tư..........................................................................8 1.2.3.1 Thẩm định sự cần thiết của dự án......................................................8 1.2.3.2 Thẩm định yếu tố thị trường của dự án .............................................9 1.2.3.3 Thẩm định yếu tố kỹ thuật công nghệ................................................9 1.2.3.4 Thẩm định về tổ chức thực hiện, quản lý dự án..............................10 1.2.3.5 Thẩm định tài chính dự án...............................................................10 1.2.3.6 Phân tích rủi ro của dự án ................................................................14 1.2.3.7 Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng ....................................14 1.2.4 Các kênh thông tin dùng trong quá trình thẩm định...........................15 1.2.5 Các nhân tố tác động tới chất lượng thẩm định dự án.........................15 1.2.5.1 Các nhân tố chủ quan ......................................................................15 1.2.5.2 Các nhân tố khách quan ..................................................................16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.........................................................................................18 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX – CHI NHÁNH HÀ NỘI.....................................................19 2.1 Một vài nét khái quát về Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex...........19 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội ..............................................................................................19 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự, nhiệm vụ của các phòng ban....................20
  • 6. 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của PG Bank chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009 – 2011...............................................................................................22 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn ..................................................................23 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng...........................................................................26 2.1.3.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ........................................................28 2.1.3.4 Hoạt động thanh toán quốc tế..........................................................29 2.1.3.5 Dịch vụ bảo lãnh ..............................................................................29 2.1.3.6 Dịch vụ thẻ........................................................................................29 2.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NH TMCP Xăng Dầu Petrolimex - chi nhánh Hà Nội ............................................................................30 2.2.1 Khái quát về tình hình thẩm định dự án đầu tư tại PG Bank CN Hà Nội .....................................................................................................................30 2.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư........................................................31 2.2.3 Nghiên cứu tình huống thẩm định dự án “Đầu tư xây dựng tòa nhà văn phòng cho thuê tại 545 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội” của Công ty liên doanh Haprosimex – MSA....................................................................34 2.2.3.1 Khái quát về chủ đầu tư và dự án đầu tư .........................................34 2.2.3.2 Thẩm định khách hàng vay vốn .......................................................35 2.2.3.3 Thẩm định dự án đầu tư...................................................................40 2.2.3.4 Đề xuất của PG Bank CN Hà Nội....................................................59 2.2.3.5 Đánh giá về công tác thẩm định dự án “Đầu tư xây dựng tòa nhà văn phòng cho thuê tại 545 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội” của Công ty liên doanh Haprosimex – MSA..................................................................60 2.3 Đánh giá về tình hình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội...................................................................62 2.3.1 Kết quả đạt được....................................................................................62 2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại PG Bank 63 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại ............................................................65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX - CHI NHÁNH HÀ NỘI...............................................................68 3.1 Định hướng hoạt động tín dụng đối với cho vay dự án của NH TMCP Xăng Dầu Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội.........................................................68 3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án trong hoạt động cho vay của NH TMCP TMCP Xăng Dầu Petrolimex.....................................................69 3.2.1 Hoàn thiện quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định...............69 3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin ...................................................70 3.2.3 Tổ chức điều hành công tác thẩm định khoa học, hiệu quả.................71 3.2.4 Nâng cao ứng dụng của công nghệ thông tin........................................72 3.2.5 Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban nghiệp vụ...................72 3.3 Một số kiến nghị ...........................................................................................73 Thang Long University Library
  • 7. 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các Bộ, ngành liên quan...................................................................................................................73 3.3.2 Kiến nghị với chủ đầu tư .......................................................................74 3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex ................74 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.........................................................................................76 KẾT LUẬN..............................................................................................................77
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ CBTD Cán bộ tín dụng CBTĐ Cán bộ thẩm định CIC Credit Information Centre - Trung tâm thông tin tín dụng CN Chi nhánh CP Chính phủ DA Dự án DAĐT Dự án đầu tư DN Doanh nghiệp GĐ Giám đốc HN Hà Nội IRR Tỉ số hoàn vốn nội bộ KHCB Khấu hao cơ bản KT - XH Kinh tế - Xã hội LNST Lợi nhuận sau thuế NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NPV Giá trị hiện tại thuần của dự án PG Petrolimex Group – Ngân hàng Xăng Dầu Petrolimex PP Thời gian hoàn vốn TCKT Tổ chức kinh tế TMCP Thương mại cổ phần TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn VCSH Vốn chủ sở hữu VNĐ Việt Nam đồng SXKD Sản xuất kinh doanh WB World Bank – Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Trang Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức PG Bank – chi nhánh Hà Nội.......................... 20 Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả kinh doanh của PG Bank CN Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011............................................................................................................. 22 Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của PG Bank CN Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011..............................................................................................................23 Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng nguồn vốn của PG Bank CN Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011...............................................................................................................24 Bảng 2.5: Bảng cơ cấu nguồn vốn huy động theo tính chất huy động..................24 Bảng 2.6: Tình hình cho vay tại PG Bank CN Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011......25 Bảng 2.7: Tình hình mua bán ngoại tệ PG Bank CN Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011..............................................................................................................27 Bảng 2.8: Số dự án thẩm định và doanh số cho vay theo dự án của PG Bank CN HN giai đoạn 2009 - 2011.................................................................................29 Bảng 2.9: Tỷ trọng vốn vay theo dự án trên tổng dư nợ của PG Bank CN HN giai đoạn 2009 - 2011...............................................................................................29 Biểu đồ 2.10: Cơ cấu cho vay dự án theo mục đích vay của PG Bank CN Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011............................................................30 Sơ đồ 2.11: Quy trình thẩm định dự án đầu tư PG Bank CN Hà Nội....................31 Biểu đồ 2.12: Diện tích mới về văn phòng hạng A, B & C (vào thời điểm 2007- 2010)………………………………………………………………………….........41 Bảng 2.13: Tỷ lệ diện tích đã cho thuê tại các toà nhà văn phòng hạng B trên địa bàn Hà Nội tại thời điểm cuối năm 2006…………………………………………..42 Bảng 2.14: Tổng hợp suất đầu tư xây dựng của một số dự án văn phòng cho thuê.....................................................................................................................48 Bảng 2.15: Bảng tính hiệu quả tài chính dự án của công ty Haprosimex-MSA.... 53
  • 10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO thì những cơ hội và thách thức đặt ra càng lớn. Cùng với đó là sự ra đời của rất nhiều doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau, kéo theo sự ra đời của nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau. Chính vì thế, nhu cầu về vốn vay tài trợ cho các dự án này cũng tăng cao, đây sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các ngân hàng thương mại tăng cường hoạt động cho vay đối với dự án. Không nằm ngoài xu hướng chung, ngân hàng thương mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex - chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn vừa qua đã thực hiện công tác cho vay đối với các dự án trong nhiều lĩnh vực như: Vận tải biển, vận tải bộ, bất động sản, hoạt động sản xuất kinh doanh khác… Đây là hoạt động mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng, nhưng cũng hàm chứa không ít những rủi ro. Yêu cầu đặt ra là khi số lượng các dự án ngày càng tăng như thế liệu chất lượng dự án có được đảm bảo? Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả cao khi cho vay và giảm thiểu rủi ro, các ngân hàng cần phải thẩm định dự án một cách kỹ lưỡng trước khi ra quyết định. Thẩm định dự án là một khâu quan trọng trong quy trình cho vay của ngân hàng thương mại. Làm tốt công tác thẩm định sẽ góp phần nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay hiệu quả và khả năng thu hồi vốn đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thẩm định dự án nên em đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex – chi nhánh Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu những cơ sở lý luận chung về công tác thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại. - Nghiên cứu thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex trong thời gian vừa qua. - Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Petrolimex - Phạm vi nghiên cứu: giai đoạn 2009 - 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện khóa luận bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp và nghiên cứu tình huống. Thang Long University Library
  • 11. 5. Kết cấu của khóa luận Nội dung của khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác thẩm định dự án đầu tư. Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex. Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Petrolimex.
  • 12. 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề cơ bản về thẩm định dự án đầu tư 1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư Theo Ngân hàng Thế giới: Dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định. Cụ thể: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu mà nội dung của nó bao gồm các lĩnh vực pháp lý, thị trường, kỹ thuật, môi trường, quản trị, tài chính và lợi ích kinh tế xã hội. Thẩm định dự án đầu tư là việc tiến hành nghiên cứu, phân tích một cách khách quan, khoa học và toàn diện tất cả các nội dung kinh tế - kỹ thuật của dự án, đặt trong mối tương quan với môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội để cho phép đầu tư và/hoặc quyết định tài trợ vốn. 1.1.2 Những yêu cầu của một dự án đầu tư Để một dự án đầu tư có sức thuyết phục, khách quan, có tính khả thi cao đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầu sau: Tính pháp lý: Dự án đảm bảo tính pháp lý là dự án không vi phạm an ninh, quốc phòng, môi trường, thuần phong mỹ tục cũng như Luật pháp của Nhà nước. Tính khoa học: Các dự án phải đảm bảo khách quan. Cụ thể: Về số liệu thông tin phải đảm bảo tính trung thực, khách quan. Những số liệu điều tra phải có phương pháp điều tra đúng, số mẫu điều tra phải đủ lớn... Phương pháp tính toán phải đảm bảo tính chính xác, đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa những chỉ tiêu cần so sánh. Việc sử dụng đồ thị, bản vẽ kỹ thuật phải bảo đảm chính xác kích thước và tỉ lệ. Phương pháp lý giải phải hợp lý, logic, chặt chẽ giữa các nội dung riêng lẻ của dự án. Tính khả thi: là dự án phải phù hợp với điều kiện thực tế. Dự án đầu tư có tính khả thi nghĩa là dự án đầu tư phải có khả năng ứng dụng và khai triển trong thực tế, vì vậy muốn đảm bảo yêu cầu tính khả thi thì dự án đầu tư phải phản ánh đúng môi trường đầu tư, tức là phải được xác định đúng trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể về môi trường, mặt bằng, vốn... Thang Long University Library
  • 13. 2 Tính hiệu quả Được phản ánh thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, các chỉ tiêu thể hiện tính khả thi về mặt tài chính và các chỉ tiêu nói lên tính hiệu quả KT-XH mà dự án đem lại. 1.1.3 Mục đích, vai trò của việc thẩm định dự án đầu tư 1.1.3.1 Mục đích của việc thẩm định dự án đầu tư Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng hàm chứa nhiều rủi ro. Thông thường, các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng chủ yếu là trung và dài hạn. Trong đó, cho vay dự án có thời gian dài số vốn lớn, nên yếu tố rủi ro lại càng lớn. Dự án dù được chuẩn bị, phân tích kỹ lưỡng đến đâu vẫn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Do đó, để đảm bảo hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án, các NHTM cần phải thẩm định lại dự án. Từ những điều trên ta có thể xác định được mục đích cụ thể mà PG Bank đặt ra cho công tác thẩm định DAĐT chính là: - Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dự án được xem xét trên phương diện là hiệu quả tài chính và lợi ích KT – XH (Tùy thuộc vào loại hình dự án). - Đánh giá khả năng thực hiện của dự án: Đây là mục đích hết sức quan trọng trong quá trình thẩm định. Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có khả năng thực hiện. 1.1.3.2 Vai trò của việc thẩm định dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư giúp các chủ đầu tư và các cơ quan tham gia hoạt động đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt được lợi ích kinh tế - xã hội mà họ mong muốn thông qua việc đầu tư dự án. Đối với chủ đầu tư, việc thẩm định dự án thực hiện độc lập với quá trình soạn thảo dự án sẽ cho phép chủ đầu tư nhìn nhận lại dự án của mình một cách khách quan hơn. Từ đó chủ đầu tư thấy được những thiếu sót trong quá trình soạn thảo để bổ sung kịp thời. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng, thẩm định dự án giúp đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, của địa phương và của cả nước trên các mặt: mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả. Đồng thời, công tác thẩm định cũng giúp xác định tính lợi hại và sự tác động của dự án khi đi vào hoạt động trên các khía cạnh như: ứng dụng công nghệ mới, trình độ sử dụng vốn, ô nhiễm môi trường cũng như các lợi ích kinh tế - xã hội khác mà dự án đem lại. Đối với các NHTM công tác thẩm định dự án trước khi cho vay có vai trò vô cùng quan trọng. Với tư cách là người thẩm định dự án, điều quan tâm nhất là việc an toàn vốn. Ngân hàng chỉ ra quyết định đầu tư khi biết chắc dự án làm ăn có hiệu
  • 14. 3 quả và việc hoàn trả nợ được thực hiện đúng thời hạn với mức lãi suất hiện hành của NH hay không, công tác thẩm định dự án đầu tư giúp ngân hàng: - Rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của dự án để quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay. - Thông qua những thông tin và kinh nghiệm đã đúc kết được trong quá trình thẩm định nhiều dự án khác nhau, ngân hàng chủ động tham gia góp ý cho chủ đầu tư nhằm bổ sung, điều chỉnh những nội dung còn thiếu sót trong dự án, góp phần nâng cao tính khả thi của dự án. - Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợp lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, mà ngân hàng vẫn có khả năng thu hồi vốn đã cho vay đúng hạn. 1.1.4 Căn cứ thẩm định Trong quá trình thẩm định, CBTĐ sử dụng các căn cứ pháp lý, căn cứ vào các quy ước thông lệ quốc tế, căn cứ vào tiêu chuẩn quy phạm và định mức trong từng lĩnh vực kinh tế kỹ thuật cụ thể. Trong đó, ta có thể đưa ra một vài các căn cứ thường dùng như sau: Các văn bản pháp luật: - Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện. - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Luật Đầu tư 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. - Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Luật Đấu thầu 2005. - Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư xây dựng theo Luật Xây dựng. - Bộ Luật dân sự 2005. - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008; Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 hướng dẫn chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 Thang Long University Library
  • 15. 4 hướng dẫn chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. - Luật Đất đai 2003 và các Nghị định hướng dẫn liên quan. - Luật Nhà ở 2005 và các Nghị định hướng dẫn liên quan. Căn cứ vào vào tiêu chuẩn quy phạm và định mức trong từng lĩnh vực kinh tế kỹ thuật cụ thể. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực lại có những tiêu chuẩn, quy phạm khác nhau do Bộ chủ quản ngành phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng. Do đó, tùy từng dự án cụ thể mà CBTĐ sẽ so sánh đối chiếu các chỉ tiêu này với các chỉ tiêu mà nhà đầu tư đưa ra để có một định mức cụ thể. 1.1.5 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư Có nhiều phương pháp thẩm định được áp dụng khi thẩm định dự án đầu tư. Có 4 phương pháp chính thường được dùng trong công tác này như sau. 1.1.5.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự Trong phương pháp này, việc thẩm định dự án được tiến hành theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau. Sau khi tiến hành thẩm định từng nội dung cần phải đưa ra nhận xét, kết luận, đồng ý hay không đồng ý. Nếu như khi thẩm định phát hiện sai sót, khách hàng hay dự án không đạt hiệu quả thì sẽ dừng công tác thẩm định lại ngay lập tức. - Thẩm định tổng quát: là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản thể hiện tính pháp lý, tính phù hợp, tính hợp lý của dự án. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, xác định các căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lý dự án dự kiến. - Thẩm định chi tiết: là việc xem xét một cách khách quan, khoa học, chi tiết từng nội dung cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu quả, tính hiện thực của dự án trên các khía cạnh pháp lý, thị trường, kỹ thuật công nghệ, môi trường, kinh tế… phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ví dụ: áp dụng phương pháp thẩm định trình tự khi thẩm định một dự án nào đó. Sau khi đã có đầy đủ hồ sơ để tiến hành thẩm định, CBTD sẽ xem xét tính pháp lý của khách hàng. Nếu như khách hàng không đủ tư cách pháp nhân hay không đủ trách nhiệm thực hiện hành vi dân sự, lập tức hồ sơ vay vốn của khách hàng bị loại ngay mà không cần phải xét tới những khía cạnh khác. Phương pháp này được áp dụng trong cả nội dung thẩm định khách hàng và thẩm định dự án đầu tư. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên
  • 16. 5 nó cũng rất dễ mắc phải thiếu sót do chưa thực sự đi sâu đi sát vào trong dự án, dẫn đến có thể bỏ sót những dự án tốt. 1.1.5.2 Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu Đây là phương pháp phổ biến và đơn giản nhất mà các CBTD NH thường dùng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của dự án được so sánh bởi các dự án đã và đang xây dựng, đang hoạt động. Đây là phương pháp thường hay được sử dụng trong thẩm định tài chính và thẩm định kỹ thuật DAĐT. Nội dung này là so sánh, đối chiếu nội dung tài chính và kỹ thuật của dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế thích hợp, thông lệ trong nước và quốc tế cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau: - Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. - Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế. - Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đang đòi hỏi. - Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư… - Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý… của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế. - Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư. - Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn, chỉ đạo hiện hành của nhà nước, của ngành đối với doanh nghiệp cùng loại. Trong việc sử dụng các phương pháp so sánh cần lưu ý các chỉ tiêu dùng để tiến hành so sánh cần phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng dự án và doanh nghiệp. Vận dụng so sánh một cách linh hoạt, tránh máy móc, đồng thời tranh thủ ý kiến của các chuyên gia (kể cả các ý kiến trái ngược). Một số khó khăn cho việc thực hiện phương pháp so sánh, đối chiếu: Công tác thẩm định dự án liên quan chặt chẽ đến nhiều văn bản pháp luật như: Luật doanh nghiệp, luật tổ chức tín dụng, các nghị định, thông tư hướng dẫn… và cả những chỉ tiêu riêng mà từng cơ quan, bộ ban ngành đưa ra. Sự chồng chéo, chưa thống nhất trong hệ thống chỉ tiêu chung đang gây ra rất nhiều khó khăn cho CBTĐ nói chung và công tác thẩm định nói riêng. 1.1.5.3 Phương pháp dự báo Cơ sở của phương pháp này là dùng số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung cầu của sản phẩm dự án trên thị trường, giá cả và chất lượng của công nghệ, thiết bị, nguyên liệu… ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tính khả thi của dự án. Thang Long University Library
  • 17. 6 Phương pháp này được sử dụng khi thẩm định phương diện thị trường của dự án như dự báo cung cầu sản phẩm, giá bán trên thị trường. Ngoài ra, còn dự báo những rủi ro mà dự án gặp phải, dự báo các biến động của nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến dự án. Điểm mạnh của phương pháp này là có tính đến những rủi ro luôn có khả năng xảy ra. Sự biến động mạnh của các yếu tố đầu vào đầu ra có thể biến một dự án khả thi thành phá sản. Phương pháp dự báo cho phép CBTD xem xét dự án có thực sự khả thi hay không, có thể đứng vững trước rủi ro hay không. Tuy nhiên, để đưa ra những dự báo chính xác thì đòi hỏi CBTD phải là người hiểu biết, có kinh nghiệm và tầm nhìn. 1.1.5.4 Phương pháp phân tích độ nhạy Phương pháp này thường được CBTD dùng trong thẩm định tài chính dự án để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư khi có những tình huống bất lợi có thể xảy ra như: giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí đầu tư vượt qua tổng dự toán, sản lượng thấp, khó tiêu thụ, nhu cầu thị trường giảm…Từ đó khảo sát sự thay đổi hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu như NPV, IRR, T…Căn cứ vào đó CBTD có thể kết luận được về tính vững chắc và ổn định của dự án. Các CBTD đã xây dựng việc phân tích theo bảng sau: Hay nói một cách khác, phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó. Phân tích độ nhạy của dự án giúp cho NH biết dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình đầu tư. 1.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư 1.2.1 Kiểm tra tính hợp lý đầy đủ của bộ hồ sơ pháp lý Qua hồ sơ khách hàng gửi vay vốn, PG Bank xem xét các giấy tờ có liên quan sau: Hồ sơ pháp lý với khách hàng vay vốn lần đầu hoặc có thay đổi. - Quyết định thành lập. - Đăng ký kinh doanh. Yếu tố thay đổi Mức thay đổi Tiêu thức hiệu quả bị tác động % thay đổi của tiêu thức -20% -10% 0% 10% 20%
  • 18. 7 - Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng. - Điều lệ tổ chức và hoạt động. - Quy chế tổ chức - Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên về việc giao quyền cho Giám đốc ký kết các tài liệu về vay vốn , thế chấp, cầm cố. - Giấy phép hoặc hạn ngạch xuất nhập khẩu Hồ sơ kinh tế. - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả SXKD - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo lưu chuyển tiền tệ Hồ sơ vay vốn - Giấy đề nghị vay vốn - Dự án đề nghị vay vốn - Hợp đồng kinh tế liên quan đến khoản vay Hồ sơ đảm bảo tiền vay - Giấy chứng nhận sở hữu tài sản và các giấy tờ có liên quan Qua đây, ta có thể đánh giá chung về hồ sơ dự án và khách hàng. Nếu những giấy tờ trên đầy đủ, hợp lệ thì bước đầu CBTĐ đã có cơ sở căn cứ để cho rằng khách hàng đủ cơ sở pháp lý, dự án cũng có đủ cơ sở pháp lý, sau đó CBTĐ bắt đầu tiến hành công tác thẩm định chính. 1.2.2 Thẩm định khách hàng Việc thẩm định khách hàng bao gồm: Đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng tài chính và đánh giá về quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác. Dựa vào hồ sơ tài chính khách hàng nộp bao gồm: Báo cáo tài chính mới nhất bao gồm bảng cân đối kế toán (ít nhất 3 năm kể từ thời điểm tiến hành thẩm định trở về trước), báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, và một số giấy tờ khác như bảng thanh toán lương, số lượng lao động… để đánh giá về khách hàng. - Thẩm định yếu tố phi tài chính của khách hàng: Khả năng quản lý, kinh doanh theo ngành nghề quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. - Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng: Tình hình SXKD có ổn định và hiệu quả không, có khả năng bảo toàn và tăng vốn tự có không, có đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án theo quy định của từng NHTM hay không, tài sản có tính Thang Long University Library
  • 19. 8 thanh khoản ra sao, hàng hoá vật tư tồn kho, tình hình luân chuyển công nợ, có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn… - Xem xét quan hệ tín dụng của khách hàng với chi nhánh và các tổ chức tín dụng khác. Xin CIC (Trung tâm thông tin tín dụng) trên hệ thống của NHNN để đánh giá: Xem xét tình hình dư nợ tín dụng, mục đích vay vốn của các khoản vay, doanh số cho vay, tình hình trả nợ của khách hàng, mức độ tín nhiệm của khách hàng, khách hàng mới có quan hệ lần đầu với CN hay là khách hàng lâu năm. Sau khi xem xét các tiêu chí ở trên, CBTD tính điểm và xếp loại khách hàng theo mẫu thông tin khách hàng đã được NH cung cấp. 1.2.3 Thẩm định dự án đầu tư Trước khi đi vào thẩm định dự án đầu tư thì hai công đoạn trước là kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của bộ hồ sơ pháp lý và thẩm định khách hàng phải được NH đánh giá là khá trở lên. Nếu như bộ hồ sơ pháp lý của khách hàng không chứng minh được tính pháp lý của chủ đầu tư cũng như của chủ dự án đấu tư thì lập tức dự án bị loại. Nếu xếp loại khách hàng thuộc loại trung bình và yếu (tức là từ cấp độ CC đổ xuống – theo chỉ tiêu xếp loại khách hàng của NH – thì lập tức dự án cũng bị loại. Các khía cạnh trong công tác thẩm định dự án đầu tư được các NHTM thẩm định nói chung bao gồm: 1.2.3.1 Thẩm định sự cần thiết của dự án Mục tiêu của phân tích này là tổ chức tín dụng đánh giá mức độ cần thiết phải thực hiện đầu tư dự án xét trên các giác độ khác nhau như bản thân doanh nghiệp, địa phương nơi triển khai dự án, ngành… Căn cứ để đánh giá sự cần thiết của dự án là: - Xuất phát từ tình hình nội tại, đặc thù hoạt động của doanh nghiệp. - Những diễn biến cung – cầu trên thị trường của dự án. - Định hướng phát triển của ngành, vùng địa phương đã được duyệt. - Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế, khi đánh giá sự cần thiết của dự án, cán bộ thẩm định cần xác định chính xác mức độ hợp lý của thời điểm đầu tư và quy mô đầu tư dự án. Điều này sẽ giúp lý giải được sự phù hợp liên quan đến định hướng của ngành, cung cầu thị trường với khả năng nội tại cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Thẩm định tính hợp lý về thời điểm đầu tư Trong quá trình đầu tư dự án, việc lựa chọn thời điểm để bắt đầu một dự án luôn là vấn đề khá phức tạp. Nếu dự án được tiến hành quá sớm, một số nguồn lực sẽ bị lãng phí, không hiệu quả, nghĩa là một số công suất không được sử dụng, thay vì nếu đầu tư vào nơi khác sẽ có lợi hơn trong cùng thời gian đó; ngược lại, nếu tiến hành quá trễ sẽ mất đi phần lợi ích mà nếu đầu tư đúng thời điểm sẽ có cơ hội đạt được.
  • 20. 9 1.2.3.2 Thẩm định yếu tố thị trường của dự án Yếu tố thị trường mà CBTĐ xem xét có thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của sản phẩm. Cần phải xem xét đặc điểm của sản phẩm mà DA sẽ cung cấp: đó là sản phẩm mới hay sản phẩm đã có trên thị trường, sản phẩm này có luân chuyển được hay không, các tính năng của nó là gì (đối với các DA sản xuất phải cạnh tranh với sản phẩm đã có trên thị trường thì phải đặc biệt quan tâm tới các tính năng mới hoặc mẫu mã chất lượng). Để có thể kết luận được về thị trường mà sản phẩm sẽ được tiêu thụ cần phải xem xét các vấn đề sau: nhu cầu về sản phẩm ở hiện tại, nhu cầu về sản phẩm trong tương lai, các nguồn cung cấp ở hiện tại và trong tương lai, khả năng nhập khẩu... Đồng thời với việc quan tâm tới các yếu tố tác động đến chúng như giá, thu nhập, thị hiếu. Khi xem xét khía cạnh sản phẩm, thị trường quan trọng nhất là độ trung thực, chính xác của thông tin được cung cấp. Để kiểm tra điều này người thẩm định DA cần có các thông tin như: thông tin từ các dự án sản xuất sản phẩm tương tự khác, thông tin từ các đầu mối trung lập... để so sánh, kiểm tra. 1.2.3.3 Thẩm định yếu tố kỹ thuật công nghệ Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định đến hiệu quả và kết quả đầu tư nhưng để phân tích đánh giá được nó thì không phải ai cũng làm được. Nếu là DA phức tạp về công nghệ, khó đánh giá về mặt kỹ thuật thì nên thuê chuyên gia có trình độ về lĩnh vực này tư vấn thẩm định. Nội dung của thẩm định kỹ thuật gồm: - Mô tả sản phẩm sẽ sản xuất của dự án: Đặc điểm của sản phẩm chính, sản phẩm phụ, chất thải; các tiêu chuẩn chất lượng, các công dụng và cách sử dụng của sản phẩm. - Xác định công suất của dự án: Xác định công suất bình thường có thể của dự án: Là số sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian để đáp ứng nhu cầu của thị trường mà dự án dự kiến sẽ chiếm lĩnh. - Thẩm định công nghệ và phương pháp sản xuất: Lựa chọn trong các công nghệ và phương pháp sản xuất hiện có loại nào thích hợp nhất đối với loại sản phẩm mà dự án định sản xuất, phù hợp với điều kiện của máy móc, thiết bị cần mua sắm, với khả năng tài chính và các yếu tố có liên quan khác như tay nghề, trình độ quản lý… - Xác định nguyên vật liệu đầu vào: Đây là một khía cạnh kỹ thuật quan trọng của dự án, CBTĐ đánh giá xem nguồn nguyên vật liệu đầu vào được lấy từ đâu, chi phí như thế nào, đảm bảo để cung cấp cho dự án không, có phải nhập ngoại không… - Xem xét các điều kiện về cơ sở hạ tầng: Xem xét khả năng đáp ứng điện, nước, giao thông, đường sá… có đủ đáp ứng cho dự án hay không. Thang Long University Library
  • 21. 10 - Xem xét lựa chọn địa điểm thực hiện dự án: Địa điểm thực hiện của dự án có đặc điểm địa lý gì? Nằm ở đâu, có đặc điểm kinh tế, xã hội vùng như thế nào, có thế ảnh hưởng đến dự án như thế nào. - Thẩm định kỹ thuật xây dựng công trình của dự án: Tìm các giải pháp kỹ thuật xây dựng đảm bảo về chi phí, tiến độ thi công, kết cấu hạ tầng, vận hành… - Thẩm định tiến độ thi công dự án: Việc lập lịch trình thực hiện dự án phải đảm bảo dự án đi vào hoạt động đúng thời gian dự định. 1.2.3.4 Thẩm định về tổ chức thực hiện, quản lý dự án Có thể nói một DA dù được chuẩn bị tốt đến đâu mà người thực hiện không có năng lực hoặc quản lý không tốt dẫn đến mất mát, chất lượng không đảm bảo thực hiện thì cuối cùng hiệu quả của DA cũng là thua lỗ hoặc lãi không đáng với công bỏ ra. Do đó phải xem xét tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật của các cá nhân và đơn vị tham gia DA, phải xem xét tiến độ thi công cũng như chương trình sản xuất của DA -tiến hành so sánh với yêu cầu của yêu cầu về thời gian khi DA đạt được hiệu quả cao nhất. Đối với các đơn vị xây dựng cần có giấy phép hành nghề do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp - nhưng không nên chỉ căn cứ vào giấy tờ mà cần đánh giá năng lực thực tế qua các công trình họ đã thực hiện; đối với các đơn vị cung ứng công nghệ máy móc thiết bị cần đánh giá tư cách pháp nhân thẩm quyền và nguồn gốc máy móc thiết bị mà họ ung ứng. Ngoài ra nên để ý tới bộ máy quản trị điều hành, đội ngũ lao động cũng như các nguyên tắc hoặc hợp đồng ký kết giữa các bên sao cho hợp lý và hữu hiệu nhất. 1.2.3.5 Thẩm định tài chính dự án Thẩm định tổng vốn đầu tư Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và đánh giá khả năng trả nợ của dự án. Trong phần này, CBTĐ phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ ... Ngoài ra, CBTĐ cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.
  • 22. 11 Thẩm định doanh thu Doanh thu của dự án = Thu từ sản phẩm chính + Thu từ sản phẩm phụ + Thu từ các dịch vụ cung cấp cho bên ngoài Xác định doanh thu từ tất cả các nguồn: - Doanh thu từ sản phẩm chính = Sản lượng tiêu thụ x Đơn giá - Doanh thu từ sản phẩm phụ. - Doanh thu từ các dịch vụ cung cấp cho bên ngoài (nếu có). Thẩm định chi phí Tổng chi phí = Tổng giá thành + Chi phí quản lý + Chi phí bán hàng + Chi phí hoạt động tài chính Thẩm định lợi nhuận Trên cơ sở doanh thu và chi phí hàng năm, lợi nhuận hàng năm của dự án được tính theo công thức sau: Lợi nhuận trước thuế trong kỳ = Doanh thu trong kỳ - Chi phí trong kỳ + Lợi nhuận trước thuế khác trong kỳ Thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN Thẩm định dòng tiền của dự án Do tiền có giá trị về thời gian nên không thể so sánh các dòng tiền xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau mà phải quy chúng về một mốc để so sánh. Việc xác định thời điểm dòng tiền xuất hiện là rất quan trọng. Theo lý thuyết thì dòng tiền hàng ngày là chính xác nhất. Tuy nhiên, ước tính như vậy tốn kém chi phí mà kết quả cũng không chính xác hơn dòng tiền hàng năm. Do vậy, dòng tiền thường được giả định là xuất hiện vào cuối mỗi năm. Cách xác định dòng tiền của dự án như sau: Phương pháp: Trực tiếp: CFt = Thu năm t – Chi năm t (bỏ qua chi phí khấu hao và lãi vay) Gián tiếp: CFt = Lợi nhuận ròng + Chi phí khấu hao + Chi phí trả lãi vốn vay Trong đó: CFt là dòng tiền phát sinh vào năm thứ t. Thang Long University Library
  • 23. 12 Thẩm định về hiệu quả tài chính của dự án Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có: Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án và nhóm chỉ tiêu cho vay và trả nợ. Hiện nay, toàn bộ các phòng làm việc của các NHTM đều được trang bị máy tính với phần mềm Excel của Microsoft. Phần mềm này cho phép CBTĐ tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án chỉ bằng cách nhập dữ liệu. Vì thế ở đây cách tính các chỉ tiêu tài chính đã được lược bỏ và chỉ đề cập vào nội dung của chỉ tiêu và cách đánh giá các chỉ tiêu đó. Giá trị hiện tại ròng (Net present value - NPV) NPV là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hoá ở mốc 0. NPV có thể mang giá trị dương, âm hoặc bằng không. Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất trong thẩm định tài chính dự án. NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư. Nếu NPV dương lựa chọn dự án đó, nếu ngược lại thì loại bỏ dự án. Trường hợp NPV bằng 0 dự án không mang lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư và có thể cho cả ngân hàng, song trường hợp này cần xem xét thêm một số yếu tố khác như ý nghĩa kinh tế - xã hội của dự án tại địa phương, ý nghĩa về mặt quân sự - chính trị... Nếu có nhiều phương án thì CBTĐ lựa chọn phương án cho NPV lớn nhất. Ưu điểm của NPV là NPV có tính đến giá trị thời gian của tiền nên sẽ mang lại kết quả khá chính xác. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cũng có những hạn chế như NPV không cho biết tỷ lệ sinh lợi tính bằng tỷ lệ % nên không thuận tiện cho việc so sánh cơ hội đầu tư, không quan tâm đến sự khác biệt và thời gian hoạt động của các dự án nên việc lựa chọn dự án có NPV lớn nhất không được chính xác, NPV dùng chung một lãi suất chiết khấu cho tất cả các năm hoạt động của dự án nhưng tỷ lệ chiết khấu luôn thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố kinh tế - xã hội. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal rate of return - IRR) Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là trường hợp đặc biệt của lãi suất chiết khấu ở đó NPV bằng không. Dự án sẽ được chấp nhận khi có IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu. Nếu có nhiều dự án chọn một thì dự án cho giá trị IRR dương lớn nhất và lớn hơn lãi suất chiết khấu sẽ được chọn. IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định các dòng tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên, vì lãi suất chiết khấu sẽ thay đổi trong các năm, thể hiện chi phí cơ hội của chủ đầu tư
  • 24. 13 trong từng năm thay đổi. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Thời gian hoàn vốn (Payback period - PP) Thời gian hoàn vốn đầu tư là thời gian để chủ đầu tư thu hồi được số vốn đã đầu tư vào dự án. Số vốn đầu tư còn lại cần được thu hồi PP = n + Dòng tiền ngay sau mốc hoàn vốn Trong đó: n: Năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư. Do vậy, PP cho biết khả năng tạo thu nhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn. Ưu điểm lớn nhất của PP là mang tính thực tế cao, là căn cứ để ra quyết định đầu tư, giảm thiểu rủi ro vì dữ kiện trong những năm đầu của dự án bao giờ cũng đạt độ tin cậy cao hơn. Tính toán mức cho vay, thời hạn cho vay và trả nợ - Mức cho vay: Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn đầu tư của dự án - Vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư - Vốn khác (nếu có) - Thời hạn cho vay Thời hạn cho vay = Thời gian xây dựng cơ bản + Thời gian trả nợ - Thời hạn trả nợ Mức cho vay Thời hạn trả nợ = LNST + Khấu hao cơ bản + Nguồn khác - Phương án trả nợ vốn vay - Thời hạn vay - Thời gian ân hạn (nếu có) - Số tiền trả nợ trong 1 kỳ - Nguồn trả nợ Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ - Nguồn trả nợ hàng năm. - Thời gian hoàn trả vốn vay. - Kỳ hạn trả lãi . - Phương thức trả gốc vay. Thang Long University Library
  • 25. 14 Bảo đảm nợ vay: Khoản vay được bảo đảm bằng toàn bộ tài sản của dự án được hình thành từ VCSH và vốn vay. Thẩm định về nguồn vốn đầu tư và kế hoạch trả nợ của dự án Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, CBTĐ rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu (Vốn tự có). Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. CBTĐ phải cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án. - Doanh nghiệp phải chỉ rõ nguồn trả nợ có thể huy động được từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài dự án đầu tư để bảo đảm khả năng trả nợ Ngân hàng đúng thời hạn. - Yêu cầu sự bảo lãnh của bên thứ ba nếu như Ngân hàng thấy cần thiết. Bên bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn phải ký hợp đồng bảo lãnh cam kết trả nợ thay cho doanh nghiệp trong trường hợp chủ dự án không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng đã ký kết với Ngân hàng. - Doanh nghiệp phải mở và duy trì hoạt động tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, đảm bảo số dư tối thiểu trên tài khoản bằng một kỳ hạn trả nợ trước mỗi kỳ hạn trả nợ. - Doanh nghiệp cam kết sẽ chuyển toàn bộ doanh thu của dự án vào tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng để đảm bảo nguồn trả nợ, trả lãi vay trả lãi vay theo lịch trả nợ kể từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2.3.6 Phân tích rủi ro của dự án Dự án đầu tư thường có đặc điểm là kéo dài, do vậy mỗi dự án đều hàm chứa nhiều rủi ro có thể xảy ra. Vì thế, công tác phân tích rủi ro của CBTĐ càng trở nên cấp bách và cần thiết đối với mỗi dự án cho vay. Phân tích và đánh giá rủi ro tốt sẽ giúp cho NH và khách hàng cùng có những phương án hiệu quả để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. 1.2.3.7 Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng Phòng hỗ trợ kinh doanh sẽ trực tiếp đi đánh giá, thẩm tra, định giá tài sản đảm bảo của khách hàng rồi chụp ảnh, làm biên bản báo cáo lại cho phòng kinh doanh. Phòng kinh doanh căn cứ vào kết quả đánh giá tài sản đảm bảo của phòng hỗ trợ kinh doanh sẽ đưa kết luận tài sản đảm bảo có đủ đảm bảo cho khoản vay hay không? Trên cơ sở kết quả thẩm định theo những nội dung trên, CBTĐ phải lập Báo cáo thẩm định dưới dạng tài liệu văn bản trong đó nêu cụ thể những kết quả của quá
  • 26. 15 trình thẩm định, đánh giá dự án đầu tư xin vay vốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị của khách hàng, chuyển cho các các bộ cấp trên xem xét, phê duyệt. 1.2.4 Các kênh thông tin dùng trong quá trình thẩm định - Thông tin từ khách hàng vay vốn: Những giấy tờ khách hàng gửi kèm trong hồ sơ vay vốn sẽ là nguồn thông tin để NH kiểm tra một số yếu tố như: chứng minh tư cách pháp lý của doanh nghiệp, năng lực tài chính của khách hàng, những thông tin sơ bộ về dự án mà doanh nghiệp đề nghị vay vốn… - Thông tin từ các văn bản Pháp luật do Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền cấp, thông tin do các cơ quan này cung cấp… - Thông tin từ các đơn vị chuyên cung cấp tin. - Thông tin từ internet và các phương tiện thông tin đại chúng: Đây là một nguồn tin mang tính chất tham khảo là chính, các nguồn cung cấp thông tin trên cũng được kiểm tra về thời gian và nguồn gốc nhằm đảm bảo cho tính chính xác. - Thông tin do CBTD khai thác từ khách hàng: Đây là nguồn thông tin trực tiếp và được đánh giá cao. Nguồn tin này được đánh giá là có hiệu quả cao, song lại phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cũng như kinh nghiệm của CBTD. 1.2.5 Các nhân tố tác động tới chất lượng thẩm định dự án Xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới thẩm định tài chính dự án sẽ giúp ta có cách nhìn tổng thể, từ đó có những quan tâm thích hợp tới các yếu tố tác động để đảm bảo hiệu quả trong thẩm định. Các nhân tố ảnh hưởng gồm các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan. 1.2.5.1 Các nhân tố chủ quan Đội ngũ cán bộ Người quản lý và cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định dự án. Nếu nhà quản lý nhận thức đúng ý nghĩa của thẩm định dự án thì họ mới tạo những điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định. Nếu cán bộ thẩm định có năng lực chuyên môn tốt, thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định dự án thường đáng tin cậy. Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của dự án, cán bộ thẩm định không những phải có kiến thức chuyên sâu mà còn phải có hiểu biết rộng, có phẩm chất đạo đức tốt. Quy trình thẩm định dự án Quy trình thẩm định chính là cơ sở cho cán bộ thẩm định căn cứ vào để tiến hành thẩm định tài chính dự án, vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung thẩm định tài chính dự án. Một quy trình thẩm định đầy đủ, phù hợp, mang tính khách quan, khoa học là cơ sở đảm bảo thẩm định tài chính dự án có chất lượng. Vì như vậy mới có thể xác định được chính xác hiệu quả tài chính của dự án, giúp cho việc ra quyết định cho Thang Long University Library
  • 27. 16 vay của NHTM. Nếu quy trình thẩm định dự án không đầy đủ, phù hợp sẽ có tác động tiêu cực đến nội dung thẩm định tài chính dự án, làm sai lệch các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, từ đó không thể phòng ngừa hết được các rủi ro. Trang thiết bị, công nghệ Đây là nhân tố ảnh hưởng tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định tài chính dự án. Với trang thiết bị hiện đại, việc thu thập và xử lý các thông tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp thời. Thông tin Thẩm định tài chính dự án được tiến hành trên cơ sở phân tích các thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án. Đó là các thông tin về thị trường trong nước và quốc tế, thông tin về kỹ thuật, quy hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước…Nếu những thông tin này không được thu thập một cách chính xác và đầy đủ thì kết quả thẩm định tài chính dự án sẽ bị hạn chế, quyết định đầu tư sai. Tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án Do thẩm định tài chính dự án được tiến hàng theo nhiều giai đoạn nên tổ chức công tác thẩm định có ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm định tài chính dự án. Nếu công tác này được tổ chức một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, có kiểm tra giám sát chặt chẽ, kết quả thẩm định tài chính dự án sẽ cao. 1.2.5.2 Các nhân tố khách quan Điều kiện kinh tế xã hội Trong một nền kinh tế quốc gia phát triển đồng bộ, ổn định, các ngân hàng có thể nắm bắt và đưa ra những dự báo chính xác, kịp thời. Hơn nữa, với các thông tin được tiếp cận một cách đầy đủ, nhanh chóng giúp thời gian thẩm định rút ngắn, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Ngân hàng cũng cảm thấy yên tâm hơn khi cho vay trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển tốt. Môi trường pháp lý Các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của Nhà nước đều có tác động đến chất lượng thẩm định tài chính dự án cũng như kết quả hoạt động của dự án. Trong một môi trường pháp lý ổn định với các chính sách đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế, ngân hàng sẽ dễ dàng đưa ra những quy định cụ thể, hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ cho nhân viên của mình. Môi trường tự nhiên Một dự án được dự báo là có tính khả thi, đem lại lợi nhuận cao, nhưng khi triển khai lại gặp phải các vấn đề về điều kiện tự nhiên, những yếu tố bên ngoài mà không thể kiểm soát được, khi đó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định ban đầu.
  • 28. 17 Bản thân chủ đầu tư Những tài liệu mà chủ đầu tư cung cấp là những căn cứ để ngân hàng đánh giá, thẩm định tài chính. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư vì lợi ích riêng đã cố tình che đậy những chi tiết mà ngân hàng thấy khó khăn khi cho vay. Do đó, dẫn tới cán bộ thẩm định có thể đưa ra những đánh giá phân tích không đúng với thực tế. Hoặc cán bộ thẩm định phải mất nhiều thời gian và công sức để kiểm chứng tính xác thực của thông tin, gây chậm trễ và tốn kém trong quá trình thẩm định. Thang Long University Library
  • 29. 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Tóm lại, chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về công tác thẩm định dự án đầu tư tại các tổ chức tín dụng bao gồm những vấn đề cơ bản về dự án đầu tư, công tác thẩm định dự án đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư. Phần những vấn đề cơ bản về dự án đầu tư đã nêu ra khái niệm, vai trò, đặc điểm cũng như yêu cầu của dự án đầu tư. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư, vai trò công tác thẩm định dự án đầu tư, nội dung thẩm định dự án đầu tư cũng đã được trình bày rõ tại chương này. Các nhân tố chủ yếu tác động đến công tác thẩm định dự án đầu tư bao gồm cả nhóm những nhân tố chủ quan cũng như khách quan. Trên cơ sở lý luận như vậy, PG Bank đã vận dụng để thực hiện thẩm định dự án đầu tư như thế nào, điều này sẽ được làm rõ tại chương tiếp theo.
  • 30. 19 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX – CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1 Một vài nét khái quát về Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Petrolimex – Chi nhánh Hà Nội (PG Bank – CN Hà Nội) được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh số 0113017430 ký ngày 21/05/2007 của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội. Sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ đánh dấu việc tham gia của PG Bank vào thị trường ngân hàng đầy sôi động ở một địa bàn kinh tế trọng điểm là Hà Nội, mà còn là sự khởi đầu cho chiến lược phát triển mở rộng các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Tiền thân của NH TMCP Xăng Dầu Petrolimex (gọi tắt là PG Bank) là NH TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười. NH Đồng Tháp Mười được cấp phép hoạt động theo giấy phép số 0045/NH-GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp với số vốn điều lệ ban đầu là 700 triệu đồng với phạm vi hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Tháng 03/2007, PG Bank được NHNN Việt Nam cho phép chuyển đổi thành NH cổ phần đô thị theo Quyết định số 125/QĐ-NHNN ngày 12/01/2007 và đổi tên theo Quyết định số 368/QĐ-NHNN ngày 08/02/2007. Theo đó, NH TMCP Xăng Dầu Petrolimex sẽ được phép mở rộng mạng lưới trên phạm vi toàn quốc và thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ NH như thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối. Hiện nay, chiến lược kinh doanh của PG Bank là chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Phương châm hoạt động Là chi nhánh cấp 1 của PG Bank, chi nhánh Hà Nội luôn đi theo phương châm mà Ban lãnh đạo Ngân hàng đã đề ra: “Đem lại sự hài lòng cho khách hàng thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng chuyên nghiệp, sáng tạo với chất lượng tốt nhất. Đồng thời thiết lập và phát triển các mối quan hệ đối tác chiến lược trên cơ sở đảm bảo lợi ích bền vững cho tất cả các bên. Bên cạnh đó, xây dựng đội ngũ nhân sự có đạo đức nghề nghiệp, năng lực và gắn bó trong một môi trường văn hóa chuyên nghiệp. PG Bank luôn mong muốn tăng trưởng bền vững dựa trên lợi thế cạnh tranh, chiến lược khác biệt hóa và quản lý hiệu quả”. - Chức năng Để tạo ra niềm tin và giá trị cho khách hàng, PG Bank HN đặt mục tiêu cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ NH chất lượng cao, sáng tạo và hữu Thang Long University Library
  • 31. 20 ích nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng mục tiêu theo những phân khúc mà PG Bank hướng tới tại từng thời điểm qua các kênh cung ứng ngày càng hoàn thiện. - Nhiệm vụ Cũng như các CN khác, CN HN có các nhiệm vụ sau: - Huy động vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế, các Tổ chức tín dụng, tổ chức phi chính phủ, dân cư, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài bằng VNĐ và ngoại tệ theo các kì hạn để tiến hành cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư. - Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước và các tổ chức quốc tế. - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá. - Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành. - Thực hiện dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế dưới nhiều hình thức. - Thực hiện dịch vụ bảo lãnh. - Cung cấp dịch vụ thẻ - … 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự, nhiệm vụ của các phòng ban Căn cứ quyết định số 395B-08/QĐ-HĐQT ngày 31/07/2008 Chủ tịch hội đồng quản trị PG Bank về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của CN Hà Nội thì mô hình tổ chức tại đơn vị được thể hiện qua sơ đồ sau:
  • 32. 21 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức PG Bank – chi nhánh Hà Nội (Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự) Giám đốc chi nhánh Phó giám đốc chi nhánh Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp Các phòng giao dịch trực thuộc ( 19 phòng) Phòng kế toán – tài chính Phòng hành chính - nhân sự Khối kinh doanh Khối hỗ trợ kinh doanh Khối Quản lý nội bộ Phòng thẩm định tài sản đảm bảo Phòng phục vụ khách hàng cá nhân Thang Long University Library
  • 33. 22 Theo cơ cấu tổ chức này, PG Bank CN HN gồm có một ban giám đốc và ba khối hoạt động là Khối kinh doanh, khối hỗ trợ kinh doanh và khối quản lý nội bộ. Trong đó nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận như sau: - Ban giám đốc chịu trách nhiệm với pháp luật và Hội sở về toàn bộ hoạt động kinh doanh đồng thời trực tiếp điều hành mọi hoạt động của CN. - Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp: Là nơi tiếp nhận các hồ sơ của các doanh nghiệp lớn, thực hiện và khai thác các khoản tín dụng từ những khách hàng lớn. - Phòng phục vụ khách hàng cá nhân: Là phòng trực tiếp giao dịch với các khách hàng là cá nhân, khai thác mảng thị trường cá nhân và tiêu dùng. - Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: Trực tiếp quản lý tiền, quỹ cho CN. Chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ; thực hiện một số dịch vụ như kiểm đếm tiền, cất trữ tiền, vàng, giấy tờ có giá… - Các phòng giao dịch trực thuộc: là đại diện theo ủy quyền của CN để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của NH đến khách hàng. - Phòng thẩm định tài sản đảm bảo: giúp thẩm định lại tài sản đảm bảo của các hồ sơ tín dụng trong phạm vi thẩm quyền phê duyệt của Ban giám đốc CN. - Phòng kế toán, tài chính: chịu trách nhiệm về mảng kế toán, tài chính cho CN. Phòng kế toán tài chính còn có nhiệm vụ tham mưu với Ban giám đốc CN về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản. - Phòng hành chính – nhân sự: Chịu trách nhiệm về hành chính, lễ tân, văn thư lưu trữ, quản lý đội xe và làm đầu mối cho Phòng nhân sự Hội sở trong các vấn đề liên quan đến nhân sự. 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của PG Bank chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009– 2011 Giai đoạn 2009 - 2011 là giai đoạn có nhiều biến động trên thị trường tiền tệ. Tháng 12/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đã tạo cơ hội cho sự phát triển của các ngân hàng non trẻ nhưng đồng thời cũng tạo ra không ít thách thức. Kéo theo đó là sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt giữa các ngân hàng, không chỉ trong nước và ngoài nước, mà còn có cả các tổ chức tài chính khác. Trong bối cảnh đó, PG Bank CN Hà Nội vẫn đảm bảo tốt khả năng thanh toán, đảm bảo đủ vốn để kinh doanh và đạt được những thành công nhất định.
  • 34. 23 Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả kinh doanh của PG Bank CN Hà Nội giai đoạn 2009-2011 Đơn vị : tỷ đồng STT Chỉ tiêu 31/12/ 2009 31/12/ 2010 31/12/2011 1 Tổng tài sản 1.247 1.918,2 3.030,8 2 Tổng huy động vốn 1.264 1.982 3.051 3 Tổng dư nợ 924,5 1.457,1 2.535,4 4 Nợ quá hạn 11,8 15,7 18.7 5 Lợi nhuận sau thuế 9,9 17,2 21,9 (Nguồn: Báo cáo tài chính PG Bank CN Hà Nội các năm 2009-2011) Mặc dù chịu ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu nhưng giai đoạn 2009 - 2011 là vẫn được coi là giai đoạn thành công của PG Bank CN Hà Nội trên rất nhiều lĩnh vực: từ tăng trưởng dư nợ tín dụng, tổng huy động vốn... Nhưng kết quả quan trọng nhất của CN đó là hoàn thành tốt chỉ tiêu mà Ban lãnh đạo PG Bank đặt ra. Hơn thế nữa, lợi nhuận liên tục tăng, từ mức 9,9 tỷ của năm 2009 đã đạt mức 21,9 tỷ của năm 2011. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng dư nợ, huy động vốn và lợi nhuận của PG Bank CN Hà Nội cao hơn mặt bằng chung của toàn hệ thống khoảng 30%. Kết quả này có được là do PG Bank CN Hà Nội đã luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, duy trì một biểu lãi suất linh hoạt, đa dạng về kì hạn và phong phú về hình thức. Ngoài ra, CN cũng đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng cũ, tiếp thị các doanh nghiệp mới để nâng cao số dư tiền gửi tại NH. Như vậy với việc thực hiện những chính sách tín dụng hợp lý và mềm dẻo, thích ứng rất tốt với môi trường tiền tệ có nhiều biến động mạnh trong thời gian qua chính là những công cụ mang lại lợi nhuận cao cho CN Hà Nội. Sau đây là một số hoạt động kinh doanh chính của PG Bank CN Hà Nội trong giai đoạn 2009 - 2011. 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn là một trong những nghiệp vụ cơ bản và quan trọng nhất của NHTM nói chung và PG Bank CN Hà Nội nói riêng. Huy động vốn giúp cho NH tạo ra nguồn vốn để kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động vốn, PG Bank CN Hà Nội không ngừng tăng khả năng huy động nguồn vốn bằng nhiều phương thức, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của NH ngày càng phát triển. Sau thời gian đầu tạo được uy tín thì lượng khách hàng đến gửi tiền tại CN tăng lên đáng kể. Có thể thấy tình hình huy động vốn được thể hiện qua bảng số liệu sau: Thang Long University Library
  • 35. 24 Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của PG Bank CN Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011 Đơn vị: tỷ đồng 31/12/2009 31/12/ 2010 31/12/2011 Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện % so KH Kế hoạch Thực hiện % so KH Kế hoạch Thực hiện % so KH Tổng huy động vốn 1.000 1.264 126% 1.800 1.982 110,1% 2000 3051 152.5% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PG Bank CN Hà Nội) Nhìn chung, tình hình huy động vốn của CN đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Được thành lập từ 06/2007 với mức huy động vốn tại thời điểm 31/12/2007 là 232,6 tỷ đồng. Đến 12/2009 CN đã đạt được 1.264 tỷ đồng, đạt 136,4% so với kế hoạch đặt ra. Tính đến thời điểm hết năm 2010, tổng nguồn vốn huy động đạt được là 1.982 tỷ đồng, tăng 718 tỷ đồng so với thời điểm cùng kì năm 2009 và tăng 110,1 % so với kế hoạch năm 2010. Tiếp đó, đạt 3051 tỷ đồng vào năm 2011 và hoàn thành 152% kế hoạch đề ra ban đầu. Nguyên nhân dẫn tới sự tăng trưởng tốt như vậy ở CN chính là nhờ vào sự linh hoạt cũng như sự chịu khó, sát sao của các cán bộ quan hệ khách hàng. Ta có thể thấy điều nay qua biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn của CN qua các năm dưới đây.
  • 36. 25 Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng nguồn vốn của PG Bank CN Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011 * Về cơ cấu nguồn vốn Bảng 2.5: Bảng cơ cấu nguồn vốn huy động theo tính chất huy động Đơn vị: Tỷ đồng 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Chỉ tiêu Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tiền gửi tiết kiệm 902,5 71,40% 1591,6 80,30% 1.949,5 63,90% Tiền gửi thanh toán 351,4 27,80% 382,5 19,30% 1.083,1 35,50% Tiền gửi khác 10,1 0,80% 7,9 0,40% 18,3 0,60% Tổng vốn huy động 1.264 100% 1.982 100% 3.051 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh PG Bank CN Hà Nội năm 2009-2011) Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì nguồn tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng khá lớn. Đây chính là nguồn tạo tiền để NH có thể sử dụng cho các sản phẩm tín dụng. Tỷ trọng tiền gửi khác có tăng, giảm qua các năm nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ nên không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn vốn huy động. Qua các năm, giá trị tiền gửi đều tăng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2009-2010, tỷ trọng tiền gửi thanh toán có xu hướng giảm so với tiền gửi tiết kiệm. Điều này xảy ra là do có sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các NH bằng chính sách tăng lãi suất huy động. Cùng với đó là chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN để hạn chế lạm phát cũng Thang Long University Library
  • 37. 26 làm góp phần tăng chi phí vốn cho các NH và đẩy lãi suất huy động lên cao. Đặc biệt vào thời điểm những tháng cuổi năm 2010, thị trường khan hiếm tiền đồng và lãi suất giao dịch tiền đồng bị đẩy lên rất cao, tuy chưa đạt tới mức 20% như những năm 2008 nhưng vẫn rất đáng lo ngại. Điều này lý giải vì sao tiền tiết kiệm của người dân có xu thế tăng lên so với tiền gửi thanh toán. Tuy nhiên, tới cuối thời điểm năm 2011, do xu hướng lãi suất đang dần ổn định và tin đồn về việc NHNN sẽ áp mức trần lãi suất huy động thấp hơn so với hiện tại đã sức hấp dẫn của kênh tiết kiệm giảm đi nhanh chóng. Dòng tiền gửi tiết kiệm giảm xuống chỉ còn chiếm 63,9% tỷ trọng. Trong khi đó dòng tiền gửi thanh toán lại có mức tăng trưởng khá tốt. 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng Trong những năm qua, với phương châm tăng trưởng vững chắc, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra, PG Bank Hà Nội đã từng bước tiếp cận thị trường, từ đó xác định cho mình hướng đầu tư phù hợp với trình độ cán bộ, khả năng quản lý. Hoạt động tín dụng của CN cũng được phát triển theo hướng tăng cường mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; doanh nghiệp kinh doanh có DA hiệu quả, có tài sản đảm bảo tiền vay; quan tâm đến các mặt hàng kinh doanh có lợi nhuận, cạnh tranh cao và đồng thời cũng mở rộng cho vay tiêu dùng. Hoạt động tín dụng được thể hiện cụ thể qua hoạt động cho vay qua bảng sau: Bảng 2.6: Tình hình cho vay tại PG Bank CN Hà Nội giai đoạn 2009-2011 STT Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12//2010 31/12/2011 Tỷ trọngGiá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 924,5 100 1.457,1 100 2.535,4 100 Phân theo thời gian Cho vay ngắn hạn 704,5 76,2 1.056,40 72,5 1.784,922 70,4 1 Cho vay trung hạn và dài hạn 220 23,8 400,7 27,5 750,4784 29,6 2 Phân theo loại tiền
  • 38. 27 Cho vay bằng VNĐ 760,9 82,3 1.052 72,2 1.757,032 69,3 Cho vay bằng ngoại tệ 163,6 17,7 405,1 27,8 778,3678 30,7 Phân theo thành phần kinh tế Cho vay các tổ chức kinh tế 821,9 88,9 1.155,50 79,3 1.985,218 78,3 3 Cho vay dân cư 102,6 11,1 301,6 20,7 550,1818 21,7 Phân theo tài sản đảm bảo Cho vay có tài sản đảm bảo 924,5 100 1.457,1 100 2.535,4 1004 Cho vay không có tài sản đảm bảo 0 0 0 0 0 0 Phân theo mục đích sử dụng vốn vay Cho vay sản xuất kinh doanh 781,2 84,5 1.270,60 87,2 1.967,47 77,6 Cho vay tiêu dùng 105,4 11,4 125,3 8,6 502 19,8 5 Cho vay khác 37,9 4,1 61,2 4,2 65,9 2,6 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 - 2011 của PG Bank CN Hà Nội) Tính tại thời điểm 31/12/2011, tổng dư nợ của CN Hà Nội là 2535,4 tỷ đồng. Như vậy, so với năm 2009 và 2010 giá trị dư nợ đã tăng lên đáng kể. Trong đó CN tập trung chủ yếu vào các sản phẩm như: cho vay ngắn hạn ( luôn chiếm tỷ trọng trên 70%); cho vay bằng VNĐ; toàn bộ các khoản vay đều có tài sản đảm bảo... Thang Long University Library
  • 39. 28 Về cơ cấu vốn cho vay thì năm 2009, 2010 có sự tăng trưởng mạnh của hoạt động cho vay ngắn hạn. Điển hình năm 2009 cho vay ngắn hạn chiếm đến 76,2% tổng dư nợ. Các tổ chức kinh tế là đối tượng chủ yếu vay vốn tại CN, luôn luôn duy trì mức tỷ trọng trên 75%; đặc biệt năm 2009, các tỷ trọng của các TCKT vay vốn đến 88,9%. Điều này phản ánh cho vay sản xuất kinh doanh vẫn là thế mạnh của PG Bank Hà Nội đặc biệt là trong các khoản vay ngắn hạn như bổ sung vốn lưu động. Giá trị cho vay sản xuất kinh doanh tăng dần qua các năm và ngày càng chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy cho vay ngắn hạn và cho vay sản xuất kinh doanh đó chính là gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ vào năm 2009. Đây chính là một nguồn vốn lớn rót thông qua các NHTM đến các doanh nghiệp, giúp các DN tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất thấp nhằm phục hồi lại quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, mảng cho vay tiêu dùng sau khi có xu hướng giảm vào năm 2010 thì đột ngột tăng trưởng rất mạnh vào năm 2011, chiếm gần 20% tỷ trọng cho vay. Đây cũng là một xu thế của xã hội, đáng để NH quan tâm xem xét nhằm đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng. 2.1.3.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ PG Bank CN Hà Nội thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ với khách hàng có nhu cầu. Tuy nhiên, toàn bộ số ngoại tệ được khách hàng bán ra sẽ được chuyển về Phòng nguồn vốn thuộc Hội sở của PG Bank và thuộc quản lý của Hội sở. Khi khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ, PG Bank CN Hà Nội sẽ là cầu nối trực tiếp cho khách hàng với Hội sở. Vì thế, tại CN Hà Nội, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đơn thuần là cầu nối trung chuyển giữa khách hàng và Hội sở PG Bank. Bảng 2.7: Tình hình mua bán ngoại tệ PG Bank CN Hà Nội giai đoạn 2009 - 2011 Đơn vị: triệu USD Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh số mua 2 14 19 Doanh số bán 6 20 28 (Nguồn: Phòng nguồn vốn – Hội sở PG Bank) Doanh số mua và doanh số bán ngoại tệ của CN tăng dần qua các năm, đạt mức kỉ lục vào năm 2010 với doanh số mua là 19 triệu USD và doanh số bán là 28 triệu USD. Doanh số mua luôn nhỏ hơn doanh số bán bởi hệ thống thu mua qua phòng giao dịch chưa đáp ứng nổi nhu cầu mua ngoại tệ từ các doanh nghiệp có nhu cầu.
  • 40. 29 2.1.3.4 Hoạt động thanh toán quốc tế Được sự cho phép của NHNN Việt Nam, tháng 12/2008, PG Bank chính thức thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Cho đến nay, tuy đã đạt được một số bước tiến nhất định, song nó vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng của CN. Chính vì thế, nhằm đáp ứng tốt hơn nữa dịch vụ này, tháng 02/2009, Ban lãnh đạo PG Bank quyết định thành lập Phòng thanh toán quốc tế đặt tại Hội sở PG Bank. Hiện tại, CN Hà Nội đóng vai trò là nơi tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu, chuẩn bị thủ tục, thực hiện các giao dịch phát sinh. Toàn bộ hồ sơ và khách hàng sau đó được chuyển giao cho Phòng thanh toán quốc tế đảm trách. 2.1.3.5 Dịch vụ bảo lãnh Trong các sản phẩm dịch vụ thì mảng dịch vụ bảo lãnh vẫn đóng một vai trò quan trọng và đem lại mức thu nhập lớn trong thu nhập từ dịch vụ. Các doanh nghiệp thường được CN bảo lãnh thường là những khách hàng doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng lâu năm với PG Bank. Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ bảo lãnh đang được mở rộng bên cạnh những sản phẩm đã có như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh toán... 2.1.3.6 Dịch vụ thẻ Tháng 10/2009, PG Bank đã chính thức đưa vào sử dụng thẻ Flexicard. Đây là loại thẻ thông minh đa năng, có tác dụng rút tiền, mua xăng tại các đại lý chấp nhận thẻ Petrolimex... Hiện nay, ngoài việc đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ và mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ, PG Bank Hà Nội cùng với các chi nhánh khác của mình tập trung hoàn thiện hệ thống, nâng cao chất lượng dịch vụ, cụ thể: + Rà soát và kiểm tra các giao dịch thẻ, thực hiện các biện pháp kiểm soát an toàn các giao dịch trên thẻ. + Xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng sử dụng thẻ 24/24. + Mở rộng hệ thống chấp nhận thẻ để tạo tiện ích cho chủ thẻ. + Xây dựng hệ thống cộng điểm tặng quà cho các khách hàng trung thành và sử dụng nhiều dịch vụ của NH. Làm việc với các đại lý để giảm giá cho các chủ thể khi thanh toán tiền mua hàng hóa và dịch vụ thẻ của NH. + Phát hành nhiều loại thẻ cho các đối tượng khách hàng khác nhau. + Tích hợp thêm nhiều dịch vụ vào thẻ đa năng. + ... Thang Long University Library
  • 41. 30 2.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NH TMCP Xăng Dầu Petrolimex - chi nhánh Hà Nội 2.2.1 Khái quát về tình hình thẩm định dự án đầu tư tại PG Bank CN Hà Nội Trong những năm vừa qua, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư theo dự án đang được PG Bank CN HN chú trọng phát triển. Số dự án và doanh số cho vay được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.8: Số dự án thẩm định và doanh số cho vay theo dự án của PG Bank CN HN giai đoạn 2009 - 2011 Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số dự án thẩm định 3 10 20 Số dự án chấp thuận 3 9 15 Tổng số vốn cho vay (Đơn vị: tỷ đồng) 54 214 572 Số vốn cho vay trung bình trên một dự án đầu tư (Đơn vị: tỷ đồng) 18 23,8 38,1 (Nguồn: Phòng Kinh doanh, PG Bank CN HN) Do mới được thành lập vào năm 2007 nên số dự án mà đơn vị thẩm định còn rất khiêm tốn, cụ thể là năm 2007 mới chỉ có duy nhất một dự án được thẩm định và tăng dần lên 10 dự án vào năm 2010 và 20 dự án vào năm 2011. Số dự án tốt được phê duyệt cũng đạt mức cao, tuy nhiên không phải tất cả các dự án đều được thông qua. Điều đó chứng tỏ, tuy là một ngân hàng mới song PG Bank vẫn kiên quyết loại bỏ những dự án không đạt yêu cầu nhằm đảm bảo sự an toàn nguồn vốn. Số tiền cho vay theo dự án cũng tăng dần theo các năm và trung bình vốn vay trên một dự án cũng theo xu hướng này, đạt cao nhất 38,1 tỷ/1 dự án trong năm 2011. So sánh với tổng dư nợ của CN, ta có cái nhìn tương quan hơn về số vốn vay theo dự án: Bảng 2.9: Tỷ trọng vốn vay theo dự án trên tổng dư nợ PG Bank CN HN giai đoạn 2009 - 2011 Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 924,5 1457,1 2535,4 Tổng số vốn vay theo dự án (tỷ đồng) 54 214 572 Tỷ trọng vốn vay theo dự án trên tổng dư nợ (%) 5,8 14,7 22,5 (Nguồn: Phòng Kinh doanh – PG Bank CN HN) Có một xu hướng chung trong chỉ số tổng dư nợ, tổng số vốn vay theo dự án và tỷ trọng vốn vay theo dự án trên tổng dư nợ, đó là các chỉ số này đều tăng dần qua
  • 42. 31 các năm. Tuy chưa phải là mảng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dư nợ của NH, song vốn vay theo dự án đang là một mảng được đơn vị chú trọng nhằm đưa tỷ trọng của nó lên cao hơn nữa trong những năm kế tiếp. Cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa, ngày càng có nhiều dự án đầu tư xây dựng mới được thực hiện nhằm cải tạo cơ sở hạ tầng của nền kinh tế để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay, xu hướng cho vay theo dự án tại CN được chia theo cơ cấu sau: Biểu đồ 2.10: Cơ cấu vốn cho vay dự án theo mục đích vay của PG Bank CN Hà Nội giai đoạn 2009 – 2011 60.40% 35.50% 4.10% Đầu tư xây dựng mới Mua sắm máy móc, thiết bị Dự án cải tạo, sửa chữa (Nguồn: Phòng Kinh doanh PG Bank – CN HN) Qua biểu đồ trên ta thấy, các dự án đầu tư xây dựng mới vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong quy mô vay vốn, luôn chiếm hơn 60% trong cơ cấu vốn vay của đơn vị. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang có nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất rất lớn, nhất là trong thời kì kinh tế đang dần hồi phục như hiện nay. Tiếp theo đó là tỷ trọng vay vốn để mua sắm máy móc, thiết bị chiếm 35,5% tổng số vốn vay theo dự án. Hai tỷ trọng này lớn nhưng cũng rất hợp lý với tình hình kinh tế nước ta, khi mà nhu cầu xây dựng, mua sắm trang thiết bị để phục vụ cho việc phát triển kinh tế ngày càng cao. 2.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư Theo Quyết định 203-2006-HĐQT của Hội đồng quản trị PG Bank quy định về quy chế cho vay của NH TMCP Xăng Dầu Petrolimex đã thống nhất quy trình thẩm định trong toàn hệ thống PG Bank. Điều này sẽ giúp cho quá trình cho vay diễn ra khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn cho các DA. Sau đây là quy trình thẩm định cho vay doanh nghiệp của PG Bank: Thang Long University Library
  • 43. 32 Sơ đồ 2.11: Quy trình thẩm định dự án đầu tư PG Bank CN Hà Nội Khách hàng Ph. kinh doanh Ph. hỗ trợ kinh doanh Phòng kế toán Phòng kho quỹ Tr.ph TD GĐ CN Hội đồng tín dụng Thiếu Đủ (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) Khách hàng Tiếp nhận hồ sơ Thẩm định Xác định điều kiện thanh toán Đánh giá tài sản đảm bảo Lập tờ trình giải ngân Yêu cầu bổ sung Tái thẩm định Xét duyệt cho vay Xét duyệt cho vay Thông báo tới khách hàng Ký hợp đồng Chuẩn bị hợp đồng Giải ngân Duyệt Ghi nợ, theo dõi trả gốc lãi Lưu hồ sơ, bảo quản tài sản đảm bảo Theo dõi việc sử dụng vốn Nhập kho tài sản đảm bảo
  • 44. 33 Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng sẽ đến trụ sở chính của PG Bank CN HN tại số 79 Bà Triệu, Hà Nội để đưa ra yêu cầu của mình với phòng kinh doanh. Trưởng phòng kinh doanh sẽ gặp gỡ khách hàng, sau đó phân công một (hoặc một vài) CBTD cùng trao đổi với khách hàng về nhu cầu vay vốn. Sau đó, khi khách hàng trao lại hồ sơ vay vốn, CBTD sẽ có trách nhiệm điền phiếu tiếp nhận hồ sơ vay vốn. Sau khi kiểm tra một số giấy tờ chính, CBTD sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung, hoàn thiện những gì còn thiếu, đồng thời trao đổi thời gian, địa chỉ, phương thức liên lạc. Thời gian tiếp xúc khách hàng, thu thập thông tin không quy định thời gian tối đa mà CBTD phải hoàn thành. Bước 2: Thẩm định các điều kiện vay vốn Trên cơ sở hồ sơ khách hàng đã gửi tới, CBTD tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn và dự án đầu tư. Trong quá trình thẩm định này, CBTD sẽ áp dụng các căn cứ ở trên và các phương pháp thẩm định để thẩm định hồ sơ. Nếu có vấn đề gì chưa rõ, CBTD hỏi trực tiếp khách hàng để làm rõ, đồng thời bổ sung thêm giấy tờ nếu cần thiết. Đồng thời, phòng hỗ trợ kinh doanh có trách nhiệm thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng bằng cách đến tận nơi xem xét tài sản đảm bảo, chụp hình lại và ghi biên bản gửi phòng kinh doanh. CBTD yêu cầu khách hàng đến chi nhánh một lần nữa để xác định điều kiện thanh toán với phòng kế toán và giải trình một số vấn đề khác. Thời gian tối đa cho bước này là 10 ngày. Bước 3: Lập báo cáo thẩm định và tờ trình giải ngân CBTD xếp loại doanh nghiệp theo quy định của NH, xin dư nợ doanh nghiệp đối với các tổ chức tín dụng khác trên hệ thống của CIC, lập báo cáo thẩm định và tờ trình giải ngân. Gửi một bản hồ sơ vay vốn và một bản thẩm định cho phòng Quản lý rủi ro ở Hội sở để tái thẩm định lại. Đối với dự án vay vốn trên 2 tỷ thì tất cả các hồ sơ vay vốn phải được tái thẩm định lại, các hồ sơ vay vốn dưới 2 tỷ thì không cần thủ tục này. Bước 4: Tái thẩm định Hồ sơ khách hàng được gửi sang Phòng quản lý rủi ro Hội sở để tái thẩm định một lần nữa. Sau đó Phòng quản lý rủi ro gửi về cho phòng kinh doanh CN HN hồ sơ tái thẩm định. Hồ sơ thẩm định của CN, hồ sơ tái thẩm định của Phòng quản lý rủi ro, hồ sơ vay vốn của khách hàng và tờ trình giải ngân được đệ trình lên trưởng phòng kinh doanh. Trưởng phòng kinh doanh xem xét, yêu cầu giải trình rõ một số nội dung cần thiế sau đó đệ trình lên Giám đốc chi nhánh, và Tổng Giám đốc xem xét. Nếu hồ sơ vay vốn dưới 2 tỷ thì không cần đệ trình lên Tổng Giám đốc. Thời gian tối đa cho phòng Quản lý rủi ro hoàn thành báo cáo tái thẩm định là 5 ngày. Bước 5: Duyệt ký Trong trường hợp hồ sơ vay vốn của khách hàng được Ban giám đốc duyệt ký thì CBTD chịu trách nhiệm về hồ sơ đó sẽ soạn thảo hợp đồng, đồng thời thông báo với Thang Long University Library