SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
MỤC LỤC
Lời mởđầu...............................................................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................5
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................6
3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................6
4. Kết cấu luận văn.................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ..........................................................................................7
1.1. Tổng quan về mặt hàng thủ công mỹ nghệ :...................................................................7
1.1.1 .Lịch sử hình thành và phát triển sản xuất , xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở
Việt Nam :..........................................................................................................................7
1.1.2. Khái niệm và phân loại hàng thủ công mỹ nghệ :....................................................8
1.1.3. Đặc điểm sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ :....................................10
1.1.3.1. Đặc điểm của Xuất Khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ...................................10
1.1.3.2. Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ............................................11
1.2. Giới thiệu về thị trường thủ công mỹ nghệ của EU :....................................................11
1.2.1. Giới thiệu chung về thị trường EU :.......................................................................11
1.2.2. Đặc điểm thị trường hàng thủ công mỹ nghệ tại EU ( nguồn cung , thị hiếu , tiêu
dung , quy định nhập khẩu ) :...........................................................................................13
1.3.Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU: 20
1.3.1. Các nhân tố về cơ chế chính sách và môi trường pháp lý :....................................20
1.3.1.1 Hiệp định khung giữa Việt Nam và liên minh châu Âu – Cơ sở điều
chỉnh chính sách thương mại của liên minh châu âu đối với Việt Nam.......................20
1.3.1.2 Những khía cạnh cụ thể trong chính sách thương mại của liên minh Châu
Âu đối với Việt Nam ....................................................................................................21
1.3.2. Các nhân tố về kinh tế - văn hóa – xã hội :............................................................22
1.3.3. Các nhân tố về cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học công nghệ : ............................23
1.3.4. Các nhân tố thị trường :..........................................................................................24
1.3.5. Các nhân tố liên quan đến marketing xuất khẩu của daonh nghiệp:......................24
1.4. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU :
..............................................................................................................................................26
1.4.1. Phát triển làng nghề truyền thống : ........................................................................26
1.4.2. Tăng thu ngoại tệ :..................................................................................................26
1.4.3. Tạo thêm công ăn việc làm , góp phần cải thiện đời sống của nhân dân :.............27
1.4.4. Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế : ...........................................................28
1.4.5. Góp phần phát triển du lịch địa phương :...............................................................29
1.4.6. Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại :......................30
1.5. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của một số quốc gia trên thế giới và
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam : ...................................................................................30
1.5.1. Kinh nghiệm các quốc gia khác: ............................................................................30
1.5.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam ...................................................................................31
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ..............................................................................33
2.1. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU trong thời gian
qua ( từ năm 2009 đến nay ) : ..............................................................................................33
2.1.1. Khối lượng kim ngạch xuất khẩu :.........................................................................33
2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng :...................................................................34
2.1.3. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường :...................................................................35
2.1.4. Chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu :.....................................................37
2.1.5. Giá cả hàng xuất khẩu :..........................................................................................38
2.1.6. Kênh phân phối xuất khẩu :....................................................................................38
2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam sang EU :.....................................................................................................................39
2.3. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu và thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU : .......................................................42
2.3.1. Những thuận lợi khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị
trường EU :.......................................................................................................................42
2.3.1.1. Chính phủ Việt Nam có nhiều hoạt động và chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ : .......................................................................................................42
2.3.1.2. EU là một thị trường chung nhất : ...................................................................43
2.3.1.3. Quan hệ Việt Nam – EU ngày càng được củng cố , tăng cường :..................43
2.3.2. Những khó khăn khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị
trường EU :.......................................................................................................................44
2.3.2.1. Nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định : .....................................................44
2.3.2.2. Các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư : ..............................................................45
2.3.2.3. Quy mô sản xuất nhỏ , không đáp ứng được đơn hàng lớn:............................45
2.3.2.4. Nguồn nhân lực trình đô còn thấp : .................................................................46
2.3.2.5. Hoạt động marketing xuất khẩu còn nhiều hạn chế:........................................46
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TỪ NAY ĐẾN 2020...47
3.1.Dự báo triển vọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU từ nay đến
2020 :....................................................................................................................................47
3.1.1. Dự báo về xu hướng sản xuất và tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ của thế giới : ..48
3.1.2. Dự báo về nhu cầu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của EU:............................51
3.1.3. Dự báo khả năng cung ứng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam:......................51
3.2. Mục tiêu chiến lược và định hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam sang EU từ nay đến 2020 : ..................................................................................52
3.3. Một số giải pháp : .........................................................................................................53
3.3.1. Giải pháp về phía Nhà nước :....................................................................................53
3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý............................................................................53
3.3.1.2. Giải pháp về nguồn nguyên liệu đầu vào.........................................................56
3.3.1.3. Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu............................................57
3.3.1.4. Xúc tiến thương mại phát triển thị trường.......................................................57
3.3.1.5. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực..............................................................59
3.3.1.6.Các chính sáchđối với làng nghề...........................................................................60
3.3.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp :...............................................................................61
3.3.2.1. Vậndụng có hiệuquả giải pháp marketing xuất khẩu..............................................61
3.3.2.2.Phát triểnnguồn nhân lựcphục vụ xuấtkhẩu..........................................................66
3.3.2.3. Xâydựng mối quanhệ hợp tác với các doanh nghiệp khác.......................................66
3.3.2.4. Tíchcực tham gia Hiệp hội xuất khẩuhàng thủcông mỹ nghệ ViệtNam(VietCraft)..67
KẾT LUẬN.....................................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................71
PHỤ LỤC 1:.........................................................................................................................72
PHỤ LỤC 2:...........................................................................................................................1
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam trong những năm gần đây. Những sản phẩm của ngành mang đậm nét văn hoá,
tâm hồn và tư tưởng của người Việt Nam. Những sản phẩm này không chỉ là những
vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những văn
hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức những tinh hoa
văn hoá của dân tộc. Quan tâm phát triển ngành nghề này có ý nghĩa thiết thực trong
việc bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc Việt
Nam.
Phát triểnsảnxuất và xuất khẩu hàng thủ côngmỹ nghệ có tác dụng lớntrong việc
tạo việc làm và tăng thu nhập chínhđángcho lao độngtrongnước;gópphần xoáđói giảm
nghèo, giải quyết vấn đề lao độngnhàn rỗi nhất làtrongtầnglớp trẻ; có tác dụng tích cực
đẩy lùi các hiệntượngtiêucực, các tệnạnxã hội góp phần bảo đảm trật tự an ninh xã hội,
nhất là trong điều kiện hiện nay tỉ lệ thất nghiệp còn cao thì ý nghĩa chính trị xã hội của
vấn đề nêu trên càng lớn. Bên cạnh đó, phát triển sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ
nghệ còn tạo cơ hội sử dụng và đào tạo các nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề và kỹ
xảo truyền thống góp phần bảo tồn, phát triển và truyền lại cho đời sau vốn quý
nghề nghiệp này của dân tộc. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống này còn
góp phần thúc đẩy du lịch địa phương phát triển, mở rộng các quan hệ kinh tế đối
ngoại của nước ta.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là EU, Mỹ
và Nhật Bản, trong đó EU là một thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng. Kim ngạch
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU hàng năm vẫn gia
tăng nhưng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành và nhu cầu của thị
trường này.
Xuất phát từ thực trạngtrên, tôi chọn đề tài “Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
của Việt Nam sang thị trường EU” nhằm nghiên cứu chung tình hình xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU để thấy được những điểm thuận lợi và
khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng truyền thống này sang thị trường rộng lớn này. Trên cơ
sở đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam sang thị trường EU cả về qui mô và tỷ trọng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh như kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu mặt
hàng, cơ cấu thị trường...của hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu thị trường
EU và các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu sang thị trường EU trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU từ năm
2009 đến hết năm 2013 với các mặt hàng chính có kim ngạch xuất khẩu cao trong mấy
năm gần đây như gốm sứ, mây tre đan, thêu ren, thảm, sơn mài mỹ nghệ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích,
thống kê, tổng hợp, so sánh, phân loại, mô hình hóa. Đồng thời tham khảo tư liệu
thông tin và kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây, nghiên cứu các văn bản
pháp luật hiện hành để thu thập các dữ liệu cần thiết. Khóa luận còn dựa trên cơ sở
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cũng như đường lối phát triển
chính sách kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3
chương:
Chương 1:Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệc của Việt Nam
sang thị trường EU.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang
thị trường EU.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
1.1. Tổng quan về mặt hàng thủ công mỹ nghệ :
1.1.1 .Lịch sử hình thành và phát triển sản xuất , xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ ở Việt Nam :
Tại Việt Nam, ngành thủ công mĩ nghệ bắt đầu từ làng và kết thúc với thị
trường xuất khẩu bao gồm các nghệ nhân, người lao động thủ công, công ty xuất
khẩu mỹ nghệ và chính phủ Việt Nam. Nghệ nhân và người lao động thủ công chính
là nhà sản xuất sản phẩm. Nghệ nhân tạo ra đồ thủ công mĩ nghệ ở làng họ sống, với
đồ nghề địa phương, họ đã duy trì ngành nghề này hơn cả ngàn năm. Đồ mĩ nghệ
thường được sản xuất bởi một làng. Người dân không phải là người lao động thủ
công thường làm ở lĩnh vực trực tiếp hay gián tiếp hỗ trợ sản xuất đồ thủ công mĩ
nghệ, chẳng hạn thu nguyên liệu, vận chuyển nguyên liệu hay thành phẩm đến nơi.
Sau đó, công ty xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ chịu trách nhiệm tiếp thị sản phẩm
trên toàn thế giới với sự giúp đỡ của chính phủ Việt Nam. Có thể nói rằng chính phủ
Việt nam cùng với qui định về xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ đóng vai trò quan
trọng. Vì thế, những người phân phối phải hoạt động cùng nhau để đạt đến thành
công. Ngoài ra, lĩnh vực thủ công mỹ nghệ muốn thành công phải có nhiều nghệ
nhân, người lao động thủ công và phải đạt doanh thu xuất khẩu cao.
Đầu tiên, đây là từ để chỉ cộng đồng đa phần nằm ở ngoại ô và vùng nông
thôn có truyền thống làm đồ thủ công mỹ nghệ. Sự xuất hiện của các làng thủ công
Mỹ nghệ bắt đầu vào những năm 20 trước công nguyên. Sự phát triển của các làng
thủ công lâu đời nhất ở Việt Nam là cùng thời với sự phát triển văn hóa, xã hội và
nông nghiệp Việt Nam nói chung, làng thủ công là một phần lịch sử của Việt Nam.
Hầu như các làng thủ công đều tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng như Hà Nội,
Bắc Ninh, Thái Ninh, Nam Định… Cũng có một số làng ở cao nguyên, đồng bằng
miền Trung và miền Nam. Những làng như lụa Hà Đông, làng mây tre đan Phú
Vinh, và gốm Bát Tràng đã có mặt từ khoảng 1,700, 700 và 500 năm trước. Ngoài
ra, những làng thủ công không chỉ là những nơi sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đồng
thời cũng là nguồn cung cấp vật liệu làm nên đồ thủ công mỹ nghệ.
Hiện tại, mức độ phổ biến cũng như sự hiện diện của các làng thủ công cũng
như hoạt động thương mại của các sản phẩm thủ công phụ thuộc nhiều vào chính
quyền Việt Nam. Chính phủ đã nhận ra tầm quan trọng về mặt kinh tế và văn hóa
của các làng, vì thế, họ được khuyến khích việc giới thiệu các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ với du khách nước ngoài. Hơn nữa, các làng thủ công cũng nhận được sự
trợ cấp của chính phủ để trở nên cạnh tranh trong thị trường thủ công mỹ nghệ quốc
tế.
Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu lớn của đồ mỹ thuật và thủ công
mỹ nghệ ở châu Á, với tốc độ xuất khẩu trung bình hằng năm là 13% những năm
gần đây. Đồ thủ công Việt Nam được xuất khẩu sang 163 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Châu Âu, ASEAN, châu Mỹ, Úc, TQ, Ấn Độ, Malaysia, Đức và Ukraine là một
trong những thị trường xuất khẩu quan trọng hằng đầu cho đồ thủ công Việt Nam,
chẳng hạn túi xách, dù, mũ, tre, gốm sứ, mây đan tre, sản phẩm gỗ. Doanh thu xuất
khẩu của đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển vượt bật trong
vòng 10 năm, từ 274 triệu USD năm 2000 đến 880 triệu USD năm 2009. Năm 2009,
doanh thu giảm do sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Doanh thu xuất khẩu quí đầu
năm 2010 đạt $180 triệu. Trong quí đầu năm 2010, thị trường xuất khẩu là Mỹ,
Nhật, Pháp, Đức, Đài Loan.
Từ ngày 18/4 đến 21/4/2012, đã có cuộc triển lãm đồ mỹ thuật và thủ công mỹ
nghệ là Lifestyle Việt Nam được tổ chức tại Hồ Chí minh bởi hiệp hội xuất khẩu đồ
thủ công Việt Nam hợp tác với Bộ công thương Việt Nam. Cuộc triển lãm là một cơ
hội tốt cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này bắt kịp với xu hướng khách hàng,
do vậy, họ có thể tìm ra cách tốt nhất để sản xuất đồ phù hợp với nhu cầu khách
hàng. Ngoài ra, lĩnh vực sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam xếp thứ hai tại
châu Á sau TQ. Tuy nhiên, chúng ta có lợi thế rằng các nhà nhập khẩu có xu hướng
rời TQ để chuyển sang việt Nam tìm nhà cung cấp.
Nguồn: http://micviet.com
1.1.2. Khái niệm và phân loại hàng thủ công mỹ nghệ :
Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ (Handicraft) thường là những các hàng hoá
tiêu dùng được sản xuất thủ công, có tính chất mỹ thuật cao, luôn gắn liền với
phong tục, tập quán và mang đậm nét văn hoá truyền thống của địa phương hay
quốc gia làm ra hàng hoá này. Có thể rút ra một số đặc điểm nổi bật của hàng thủ
công mỹ nghệ như sau:
- Về nguyên vật liệu: Chủ yếu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất
từ các nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương. Đây được coi là nguồn nguyên vật liệu
tại chỗ, có sẵn, tiện lợi và rẻ tiền và là lợi thế riêng của từng địa phương.
Các sản phẩm TCMN có thể được tạo ra từ nhiều chất liệu khác nhau như từ
các loại vỏ cây: đay, gai; từ thân cây: tre, nứa, giang; từ các loại vật liệu khác như:
xương động vật, kim loại, song, ngà…Sự phong phú đa dạng song lại hết sức đặc
trưng là một trong những ưu điểm của hàng TCMN và làm cho mỗi mặt hàng
TCMN gắn liền với tên một địa phương đã sản xuất ra nó như: lụa Hà Đông, gốm
sứ Bát Tràng…
- Về sản xuất: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm hoàn tay bằng tay, bằng
các công cụ thô sơ và từ chính sức lao động và sức sáng tạo nghệ thuật của người
thợ. Sự trợ giúp của máy móc và công nghệ khoa học chỉ là một phần nhỏ ở một số
công đoạn như cắt xẻ, pha chế, khai thác nguyên vật liệu…Vì vậy các sản phẩm
TCMN mang đặc tính là được sản xuất trên qui mô hẹp và phân tán, tận dụng nguồn
lao động nông nhàn và gắn liền với các làng nghề truyền thống.
- Về tiêu dùng: Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự hoà trộn của tính văn
hoá dân tộc, của tính nhân văn với sự đa dạng trong sắc màu và chất liệu tạo ra sản
phẩm nên hàng TCMN không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng
ngày mà còn là những tinh hoa văn hoá phục vụ đời sống tinh thần. Mỗi sản phẩm
mỹ nghệ đều mang một giá trị nghệ thuật mang tinh hoa truyền thống của mỗi địa
phương hay của mỗi quốc gia và do bàn tay khéo léo của con người tạo ra. Chính vì
vậy, nhiều khi người ta mua bán, tiêu dùng các sản phẩm mỹ nghệ không chỉ đơn
thuần là để thoả mãn nhu cầu vật chất mà cao hơn là xuất phát từ nhu cầu giao lưu
văn hoá giữa các dân tộc và sự ham muốn tìm hiểu, khám phá nét đẹp văn hoá của
các dân tộc khác nhau thông qua các sản phẩm mỹ nghệ của mỗi dân tộc trên thế
giới.
1.1.3. Đặc điểm sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ :
1.1.3.1. Đặc điểm của Xuất Khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Hàng thủ công mỹ nghệ là một hàng hoá đặc biệt khác biệt với hàng hoá khác.
Về đề tài mẫu mã
Về mẫu mã, mặt hàng thủ công mỹ nghệ không thể sản xuất hàng loạt rồi để đó
muốn hán lúc nào thì bán, mà phải sản xuất theo đơn đặt hàng, mẫu mã cụ thể mà
khách hàng yêu cầu. ‘ Hàng hoá, phải phù hợp với nhu cầu và chỉ có thể bán được
cho khách hàng cần nó”. Riêng đối với mặt hàng sơn mài, chạm khảm, điêu khắc
mỗi nước xuất khẩu có thể sáng tạo ra những mẫu mã đặc trưng riêng, nhìn vào hoa
văn trang trí ta có thể thấy rằng đây không chỉ đơn thuần là một mặt hàng xuất khảu
mà còn là những tác phẩm nghệ thuật dân tộc. Sản phẩm càng mang đậm tính văn
hoá dân tộc thì càng dẽ thu hút khách hàng.
Màu sắc
Tuỳ từng mặt hàng thủ công mỹ nghệ ( đồ gốm sứ , hàng sơn mài, hàng gỗ điêu
khắc, thêu ren, coi ngô dứa … ) để có màu sắc phù hợp với thị hiếu của khách hàng
trên các quốc gia khác nhau song nhìn chung :
 Đồ gốm sứ : Phải có nước men bóng láng, màu sắc thanh nhã, nhẹ nhàng kết
hợp với đường nét hoa tiết và kích thước mẫu mã gây cảm giác thích thú khi
chiêm gưỡng sản phẩm, chất liệu làm sản phẩm phải mịn màng, không lẫn
tạp chất và nổi bọt khí.
 Hàng sơn mài : Khi sử dụng sao cho không bị cong, vênh, sứt mẻ, màu sắc
phải kết hợp hài hoà theo mẫu mã.
 Hàng gỗ điêu khắc : Là hàng mỹ nghệ xuất khẩu cao cấp được cắt sấy chạm
trổ trang trí đánh bóng bề mặt. Loại hàng này được làm bằng gỗ pơ mu, khi
sản phẩm hoàn thành , tiền gỗ chiếm khoảng 30% còn lại là tiền công thợ.
 Cói, ngô, dừa, thêu ren : các mặt hàng này đòi hỏi cao về màu sắc, màu sắc
phải thanh nhà, phù hợp với kiểu dáng và chất liệu.
Chất liệu
Các nguyên liệu sản xuất ra mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá rẻ làm chi phí sản
xuất thấp, giá thành phù hợp chủ yếu là tiền công thợ, rừng nước ta phong phú về
chủng loại cây, là một trong những nước có diện tích cây lấy gỗ lớn trên thế giới.
Ngoài ra hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết.
Những nguyên liệu sản xuất ra những mặt hàng này như cói, ngô, dừa, gốm sứ
thường phải tuỳ theo thời tiết mà công ty có thể thu mua được nhiều hay ít ( ví dụ :
khi có mưa, bão lụt, hạn hán nung cốm, vận chuyển cốm sẽ bị ảnh hưởng, nguyên
liệu sản xuất hàu như không có. Bên cạnh đó giá thành sản phần tiền thợ chiếm rất
lớn do vậy giá trị nghệ thuật và chất lượng mặt hàng phụ thuộc lớn vào bàn tay các
nghệ nhân. với mặt hàng này phụ thuộc vào thị hiếu và thẩm mỹ của khách hàng.
1.1.3.2. Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác hàng hoá khác ở chỗ nó vừa có thể sử dụng vừa
có thể là vật trang trí, làm đẹp cho nhà cửa, văn phòng hay cũng có thể là đồ lưu
niệm hấp dẫn trong mỗi chuyến du lịch của khách quốc tế. Chính vì vậy, hàng thủ
công mỹ nghệ có thể được xuất khẩu ra nước ngoài theo 2 phương thức sau:
- Xuất khẩu tại chỗ: khi khách du lịch đến từ nước ngoài vào Việt Nam và mua hàng
thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam. Với xu hướng phát triển của du lịch như
hiện nay, hình thức xuất khẩu này sẽ góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hàng năm.
- Xuất khẩu ra nước ngoài: là hình thức các doanh nghiệp bán hàng thủ công mỹ
nghệ cho các đối tác nước ngoài bằng cách mang hàng sang tận nơi băng các
phương tiện vận tải khác nhau và phải chịu sự ràng buộc của một số thủ tục xuất
khẩu nhất định.
1.2. Giới thiệuvề thị trường thủ công mỹ nghệ của EU :
1.2.1. Giới thiệu chung về thị trường EU :
Thị trường EU là một thị trường đa dạng, năng động và đầy tính cạnh tranh
nên các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển sẽ không có cơ hội thâm nhập thị
trường nếu thiếu sự chuẩn bị. Các nhà xuất khẩu không nên vồ vập với mọi bản
chào mua của các doanh nhân Châu Âu và cố khai thác mọi cơ hội kinh doanh có vẻ
hấp dẫn. Tỷ lệ xác xuất mà các nhà xuất khẩu thiếu kinh nghiệm gặp may mắn trong
cuộc chơi hay bị thất bại ngay từ đầu là khá lớn. Rủi ro có khả năng xảy ra và thực
sẽ sẽ xảy ra.
Các nhà xuất khẩu luôn được khuyến cáo nên chủ động và làm chủ tình
hình để tự đưa ra được định hướng. Điều này chỉ thực hiện được khi đã có sự chuẩn
bị kỹ càng, đánh giá mục tiêu, đánh giá phương hướng, phương tiện và có lập kế
hoạch từng bước một cách cẩn thận. Nói cách khác các nhà xuất khẩu muốn xâm
nhập thị trường Châu Âu trước tiên nên nghiên cứu đánh giá một số thị trường mục
tiêu ở Châu Âu, các kênh thương mại và phân phối, đánh giá khả năng tận dụng cơ
hội và đối phó với nguy cơ, lựa chọn chiến lược và chuẩn bị đương đầu với môi
trường cạnh tranh.
Tính đến ngày 01/01/2014, EU có 28 nước thành viên, bao gồm các
nước: Pháp, Đức, Bỉ, Italy, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Đan Mạch, Alien, Hy
Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Phần Lan, Áo, Síp, Cộng
Hoà Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Balan, Slovakia, Sloveneia, Malta,
Romania, Bulgaria, Latvia. Dân số EU tính đến năm 2006 là 496,5 triệu người,
chiếm tỉ trọng 7,59 % dân số thế giới.
Hiện tại EU là một tổ chức kinh tế hùng mạnh trên thế giới, là một
trong ba trung tâm lớn nhất trong nền kinh tế thế giới (EU, Mỹ, Nhật Bản).
Năm 2013, GDP của EU đạt 18.840,8 tỷ USD, chiếm 21,4% GDP của toàn thế
giới, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của EU đạt 6.041 tỷ USD, bằng 39,5% kim
ngạch xuất khẩu của thế giới. Kim ngạch nhập khẩu đạt 5.881 tỷ USD, bằng
46% tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn thế giới. GDP tính trên đầu người năm
2013 là 37.849 USD.
(Nguồn: tapchitaichinh.vn)
EU ngày nay được xem như là một đại quốc gia ở châu Âu, chính sách
thương mại của EU cũng giống như chính sách thương mại của một quốc gia, bao
gồm chính sách nội thương và chính sách ngoại thương. Tất cả các thành viên
EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài
khối. EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá đẩy mạnh tự do
hoá thương mại, giảm dần thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu và tiến
tới xóa bỏ hạn ngạch. Hiện tại, 28 nước thành viên EU đang áp dụng một biểu
thuế chung đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực
hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng
giả. EU đã ban hành chính sách chống phá giá và áp dụng thuế “Chống xuất
khẩu dưới hình thức bán phá giá” để đấu tranh với những trở ngại trong
buôn bán với các nước ngoài khối. EU cũng đang sử dụng một biện pháp để
đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển. Đó là GSP, một công cụ
quan trọng của EU để hỗ trợ các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Bằng cách này, EU có thể làm cho nhóm nước đang phát triển, chậm phát
triển dễ dàng thâm nhập vào thị trường của mình. Hệ thống GSP của EU
bao gồm 2 nhóm sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của EU, đó
là sản phẩm nhạy cảm và sản phẩm không nhạy cảm.
1.2.2. Đặc điểm thị trường hàng thủ công mỹ nghệ tại EU ( nguồn cung , thị hiếu
, tiêu dung , quy định nhập khẩu ) :
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu của ta xuất sang EU là sản phẩm
đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gốm sứ và các sản phẩm mây tre đan. Kim ngạch xuất khẩu
nhóm hàng này tăng lên khá nhanh (21.28%/ năm). Thị trường xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức (26,4%), tiếp đến là
Pháp (14,7%); Hà Lan (11,6%); Anh (11,0%); Bỉ (10,7%); Italia (7,4%); Tây Ban
Nha (6,3%); Thuỵ Điển (5,0%); Đan Mạch (4,1%); Phần Lan (0,8%); Hy Lạp
(0,5%) và Bồ Đào Nha (0,4%). Riêng thị trường Lucxemboung, đồ gỗ của Việt
Nam vẫn chưa xâm nhập vào được.
Điều đáng lưu ý là trong thời gian qua, nhiều thương nhân EU lâu nay làm
ăn với các chủ cửa hàng của Trung Quốc và của các nước ASEAN khác đã phần
nào quan tâm đến thị trường Việt Nam hơn, một phần vì muốn làm phong phú thêm
nguồn cung cấp hàng hoá, phần khác vì họ thấy nhiều mặt hàng Việt Nam đáp ứng
tốt yêu cầu của họ cả về giá cả lẫn chất lượng. Hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị
trường EU được hưởng GSP như hàng của các nước đang phát triển khác. Vì vậy,
hàng của VN gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh nặmg ký trên thị trường này, như
hàng của Trung Quốc, Thái Lan, và hàng của các nước ASEAN khác.
Trong thời gian tới, châu Âu không chỉ đòi hỏi các mặt hàng nhập khẩu nói
chung và hàng may mặc nói riêng phải bảo đảm an toàn sức khỏe người tiêu dùng,
mà còn đòi hỏi về trách nhiệm xã hội và thái độ bảo vệ môi trường trong sản xuất
khá khắt khe. Đây sẽ trở thành một yếu tố cạnh tranh giữa các nhà cung cấp của các
nước. Đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đầu tư, sản xuất các sản phẩm
an toàn cho người mặc và thân thiện với môi trường, như công ty dệt kim Đông
Phương có vải làm từ sợi cây tre, công ty may Đồng Nai đưa ra dòng sản phảm áo
vô trùng làm từ sợi carbon, áp dụng công nghệ dệt không bám dính, không chứa
bụi…
Người châu âu có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu
nổi tiếng trên thế giới.Họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng sản
phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên những sản phẩm nổi tiếng rất an tâm về chất
lượng và an toàn cho người sử dụng. Nhiều trường hợp những sản phẩm này giá đắt,
nhưng họ vẫn mua và không thích đổi sang sản phẩm không nổi tiếng khác cho dù
giá rẻ hơn nhiều.
Thị trường châu âu về cơ bản cũng như thị trường một quốc gia, có ba nhóm
người tiêu dùng khác nhau: (1) nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao, chiếm gần
20 (%) dân số EU, nhóm này dùng những hàng hóa tốt nhất, giá cả đắt nhất hoặc
những mặt hàng hiếm và độc đáo. (2) nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung
bình, chiếm 68 (%) dân số, sử dụng loại hàng có chất lượng kém hơn nhóm (1) và
giá cả cũng rẻ hơn. (3) nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp chiếm hơn 10 (%)
dân số, tiêu dùng những loại hàng hóa có chất lượng và giá cả thấp hơn nhóm 2.
Hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường này gồm cả hàng hóa cao cấp
lẫm hàng hóa bình dân phục vụ cho mọi đối tượng. Đối tượng tiêu dùng hàng Việt
Nam là nhóm 1 và nhóm 2. Các đối thủ cạnh tranh chính của hàng Việt Nam là
hàng trung quốc và hàng của các nước ASEAN khác.
Xu hướng tiêu dùng trên thị trường EU đang có những thay đổi như: Không
thích sử dụng đồ nhựa và thích dùng đồ gỗ, thích ăn hàng thủy hải sản hơn ăn thịt,
yêu cầu về mẫu mốt và kiểu dáng hàng hóa thay đổi nhanh, đặc biệt đối với những
mặt hàng thời trang. Sở thích và thói quen tiêu dùng trên thị trường này đang thay
đổi rất nhanh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Ngày nay
người châu âu cần nhiều chủng loại hàng hóa với số lượng lớn và những hàng hóa
có vòng đời nhắn giá rẻ hơn và phương thức phục vụ tốt hơn.
Hệ thống phân phối của EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối
của một quốc gia, gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ. Tham gia vào hệ
thống này là các công ty đa quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các cửa hàng
bán lẻ độc lập.
Hệ thống phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU là theo tập
đoàn và không theo tập đoàn. Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản
xuất và các nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hóa cho hệ thống
cửa hàng và siêu thị của tập đoàn này mà không cung cấp hàng hóa bán lẻ cho tập
đoàn khác. Còn kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất
và nhà nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hóa bán lẻ cho tập
đoàn mình còn cung cấp hàng hóa bán lẻ cho tập đoàn khác và các công ty bán lẻ
độc lập.
Các quy định thâm nhập thị trường Liên minh Châu Âu với các mặt hàng nội
thât (HS94)
Quy định thuế quan và hạn ngạch
Thuế nhập khẩu cho các hàng nội thất từ 0-5,6%. Việc buôn bán hàng nội thất trên
toàn cầu nói chung tự do nên hầu hết các mặt hàng đều miễn thuế. Thuế nhập khẩu
chỉ được áp dụng trong trường hợp phụ kiện, ghế/đồ nội thất làm từ song mây, liễu
gai, tre và các đồ nội thất dùng trong nhà bếp. nếu như không có thỏa thuận thương
mại đặc biết giữa các quốc gia thì phải áp dụng biểu thuế chung. Đối với các nước
đang phát triển, một số thỏa thuận thương mại ưu đãi được thiết lập GSP (hệ thống
ưu đãi thuế quan phổ cập). Tuyb nhiên, GSP không áp dụng cho các nước sản xuất
đồ nội thất với số lượng lớn như Trung Quốc và Indonesia. Hiện tại, khi trình diện
giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A (form A) có thể được giảm thuế nhập khẩu.
EU không áp dụng hạn ngạch về nhập khẩu đồ nội thất. Hiện tại các thông tin cập
nhật về thuế nhập khẩu có thể truy cập vào trang web: http://www.douane.nl.
Ngoài ra, có thể tham khảo các nguồn thông tin khác từ ủy ban Châu Âu, Hiệp hội
Thương mại và trực tiếp từ các nhà nhập khẩu.
Quy định đối với hàng rào phi thuế quan
Có rất nhiều yêu cầu đối với hàng rào phi thuế quan và được phân thành ba loại
chính: các tiêu chuẩn về chất lượng; các vấn đề về xã hội, môi trường, sức khỏe và
an toàn; quy cách đóng gói nhãn mác.
Các tiêu chuẩn về chất lượng
1. Tiêu chuẩn Châu Âu: Hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn Châu Âu, chính thức
cho hàng nội thất. Tuy nhiên. Ủy ban tiêu chuẩn hóa Châu Âu CEN/TC2007
đã giới thiệu một số tiêu chuẩn chất lượng năm 1998 và những tiêu chuẩn
này có thể sớm trở thành tiêu chuẩn Châu Âu.
Mác EU: là mác CEN/CENELEC của Châu Âu chứng nhận rằng hàng hóa
đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn CEN/CENELEC.
2. Tiêu chuẩn chất lượng quốc gia: hầu hết tiêu chuẩn CEN dều dựa vào các
tiêu chuẩn quốc gia hiện tại vào dựa vào ISO, tuy nhiên tiêu chuẩn chất
lượng quốc gia và cách kiểm tra được áp dụng tùy theo mỗi nước.
3. Nhã mác chất lượng quốc gia: Ở một số nước, hàng có chất lượng cao
thường có nhãn mác đặc biệt và là thành viên của tổ chức đồ nội thất quốc
gia. Những nhãn mác này nằm bảo vệ quyền lợi khách hàng về chất lượng
và dịch vụ tin cậy.
4. Tiêu chuẩn an toàn: Tiêu chuẩn an toàn cho các sản phẩm nói chung được
quy định bởi tiêu chuẩn Châu Âu (Directive 92/59/EC). Đối với các sản
phẩm nội thất, an toàn là yêu cầu quan trọng nhất và bắt buộc đối với thị
trường Liên minh Châu Âu và thị trường từng quốc gia nói riêng để đảm bảo
không có bắt cứ sản phẩm không an toàn nào được bán cho khách hàng.
5. Tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp nội thất: Mặc dù chưa có tiêu chuẩn
Châu Âu chính thức nhưng đã có tiêu chuẩn ISO cho từng loại mặt hàng. Ví
dụ như đối với hàng nội thất kiểu hiện đại và kiểu thuộc địa, người mua yêu
cầu chất lượng gỗ hoàn hảo như sấy khô, không sâu mọt, không nứt vỡ,
được sản xuất từ một súc gỗ nguyên và xuấtg xứ từ rừng được quản lý bền
vững.
6. Kích cỡ hàng nội thất: Kích cỡ hàng nội thất ở mỗi nước Châu Âu đều khác
nhau. Nói chung, kích cỡ hàng nội thất ở châu Âu thường nhỏ hơn ở Mỹ vì
nhà cửa ở Châu Âu dường như nhỏ hơn nhà cửa ở Mỹ. Người Bắc Âu
thường to lớn hơn người dân phía Nam nên cần có đồ nội thất kích cỡ lớn
hơn. Hãy luôn kiểm tra các yêu cầu thị trường chính xác từ phía nhà nhập
khẩu.
Các yêu cầu về môi trường, xã hội, xức khỏe và an toàn:
Các vấn đề liên quan đến môi trường: Nhận biết các vấn đề môi trường ngày càng
tăng trong những năm gần đây và trở thành một vấn đề quan trọng trong việc buôn
bán hàng nội thất quốc tế.
1. Một số nhãn mác sinh thái cho đồ nội thất và nhãn mác quốc tế về nguyên
liệu ngày càng phát triển, ví dụ như sự bền vững của nguyên liệu gỗ, nguyên
liệu tái chế và chứa các chất độc hại. Ben cạnh đó, nhà thiết kế và nhà sản
xuất đang cố gắng phát triển hàng nội thất giảm thiểu ảnh hưởng đến môi
trường nhất, được coi là kiểu dáng sinh thái. Mặc du một số quy định về môi
trường chưa bắt buộc nhưng đây là cơ hội cho các nhà sản xuất đáp ứng các
yêu cầu này tối đa trong khả năng của họ mà chắc chắn điều này sẽ đưa lại
cho họ lợi thế cạnh tranh rất tốt.
2. Công cụ cho sự bền vững: Ngoài các yêu cầu bắt buộc còn có một số chính
sách về môi trường mà có thể hỗ trợ cho nhà xuất khẩu ở các nước đang
phát triển, ví dụ: nhãn mác FSC và nhãn mác sinh thái môi trường quốc gia;
hệ thống GSP trong đó thuế nhập khẩu của Châu Âu có thể giảm cho các sản
phẩm nội thất “tốt với môi trường” hay chính sách quản lý chất thải.
Nhãn mác FSC: Hiện tại một vấn đề hết sức quan trọng đói với buốn bán đồ nội
thất và gỗ quốc tế là nguồn gốc gỗ. Những sản phẩm có nguồn gốc không bền vững
ngày càng gặp nhiều khó khăn trên thị trường Châu Âu. Việc nhập khẩu các mặt
hàng này không bị pháp luật cấm nhưng lại gặp sự phản đối của khách hàng nên có
ảnh hưởng tương tự như là tẩy chay. Hội đồng quản lý rừng FSC đã ban hành
chứng nhận về gỗ đầu năm 1990 và càng ngày càng được người tiêu dùng nhận biết
và lựa chọn ở hầu hết thị trường Châu Âu. Biểu tượng FSC không chỉ đảm bảo
rằng gỗ từ rừng được quản lý tốt mà con bảo đảm rằng trong toàn bộ các khâu chế
biến từ rừng đến sản phẩm hoàn thiện, gỗ không bị trộn lẫn với các sản phẩm
“không bền vững khác”. Bằng cách tránh khai thác gỗ một cách lãng phí có thể hạn
chế đwocj việc khai thác rừng quá mức.
Nhãn mác sinh thái quốc gia: Mỗi nước Châu Âu đều có một số nhãn mác sinh thái
cho các mặt hàng nội thất khác nhau được bán trên thị trường.
Các vấn đề xã hội: Sử dụng lao động trẻ em để sản xuất đồ nội thất và các mặt hàng
khác là một trong những mối quan tâm lớn đối với nhiều nước Châu Âu. Những
nhà xuất khẩu có thể chứng minh và đảm bảo rằng sản phẩm của họ không sử dụng
lao động trẻ em không chỉ có lợi thế cạnh tranh mà còn có cơ hội hợp tác lâu dài tốt
hơn.
Các vấn đề sức khỏe và an toàn: Sản xuất đồ nội thất phải tuân thủ một số quy
định về sức khỏe và an toàn ví dụ như an toàn lao động, an toàn hóa chất, độ ồn và
độ rung giữ ở mức thấp, điều kiện nhà xưởng…
Đóng gói và nhãn mác
Vận chuyển từ các nước đang phát triển xuất khẩu sang thị trường Châu Âu thường
mất một quãng đường dài trước khi đến được đích, do vậy nên đóng gói đảm bảo
chắc chắn và an toàn khi vận chuyển bằng đường biển. Hàng nội thất rất dễ bị hỏng
hóc nên cần phải được đóng gói cẩn thận và chắc chắn.
Tiêu chuẩn đóng gói Châu Âu: Châu Âu đã ban hành chỉ thị 94/62/EC quy định
những tiêu chuẩn tối thiểu về đóng gói và chất thải đóng gói và được thực hiện hầu
hết các nước Châu Âu từ năm 1996. Mỗi nước đều có quyền thêm các tiêu chuẩn
của riêng của họ vào tiêu chuẩn chung này. Các nhà xuất khẩu nên lưu ý những vấn
đề sau:
1. Chú ý đến việc đóng gói (đóng gói vận chuyển) vừa hạn chế vừa bảo đảm và
nếu có thể, nguyên liệu nên dụng loại có thể tái chế được.
2. Cố gắng kết hợp các sản phẩm để gửi hàng thành một chuyến lớn sẽ tốt hơn
là vận chuyển liên tục những lô hàng nhỏ.
3. Cố gắng phát triển các giấy gói đa chức năng, ví dụ một giấy gói có thể sử
dụng lại cho việc đóng gói để bán trong nước.
4. Cố gắng giảm thiểu các chất độc hại.
5. Ngành công nghiệp này cần tránh đóng gói quá nhiều và cố gắng thay thế
các nguyên liệu không thể tái sử dụng bằng những nguyên liệu có thể tái sử
dụng. Cách đóng gói xuất khẩu cần đảm bảo sản phẩm khỏi hỏng hóc trong
quá trình lưu kho vận chuyển và phân phối. Một số lời khuyên sau dành cho
các nhà xuất khẩu nội thất.
6. Lựa chọn cách vận chuyển và phân phối mà ít phải chuyển tải và bị bốc dỡ
nhiều lần.
7. Sử dụng hãng vận chuyển quốc tế để có thể dỡ hàng tại địa điểm cuối cùng
để giảm các lần bốc dỡ.
8. Các kiện hàng cần được phù hợp với kích cỡ của container và sử dụng các
tấm nâng hàng kích cỡ tiêu chuẩn, đặc biệt là những đồ nội thất làm từ gỗ
khối nặng cần đóng gói sao cho việc bốc dỡ được dễ dàng.
9. Có các thiết bị nâng đỡ thích hợp và đào tạo nhân sự.
Ký hiệu và nhãn mác:
Các kiện hàng cần có ký hiệu rõ ràng về tên, địa chỉ của người xuất khẩu và nhập
khẩu, nước xuất xứ, cảng quá cảnh và thông tin về nội dung hàng để người nhập
khẩu có thể biết chính xác những lô nào của sản phẩm đã đến. Người nhập khẩu
cũng thường được yêu cầu ghi rõ mã hàng ở bao bì để họ có thể phân phối mà
không cần phải mở thùng. Việc sử dụng mã vạch ngày càng phổ biến ở các kênh
phân phối bán buôn và bán lẻ ở Châu Âu.
1.3.Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị
trường EU:
1.3.1. Các nhân tố về cơ chế chính sách và môi trường pháp lý :
Trong quan hệ thương mại với Việt Nam, EU xây dựng một chính sách
thương mại dựa trên nguyên tắc “Không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có
lại và cạnh tranh công bằng” như đối với các nước đang phát triển khác, với
các biện pháp phổ biến như: thuế quan, hạn ngạch, chống bán phá giá, chống trợ
cấp xuất khẩu và hàng
rào kỹ thuật.
Tuy nhiên, bên cạnh những quy định chung như đã trình bày trên, Việt
Nam và EU cũng đã ký kết các hiệp định và có những thoả thuận riêng bổ
sung cho chính sách thương mại của EU với Việt Nam. Cụ thể:
1.3.1.1 Hiệp định khung giữa Việt Nam và liên minh châu Âu – Cơ sở
điều chỉnh chính sách thương mại của liênminh châu âu đối với Việt Nam
Việt Nam và EU đã ký “Hiệp định hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và
cộng đồng châu Âu” vào ngày 17/7/1995 tại Brussel (Bỉ). Đây là hiệp định
hợp tác đầu tiên thuộc “thế hệ mới” mà EU ký với một nước Đông Nam Á. Bản
hiệp định khung bao hàm những nội dung hợp tác phong phú và đa dạng, từ
kinh tế đến bảo vệ môi trường, an ninh khu vực… Trong đó mục tiêu chủ yếu
và hàng đầu của hiệp định là: “Đảm bảo các điều kiện cần thiết nhằm khuyến
khích, đẩy mạnh và phát triển quan
hệ thương mại, đầu tư hai chiều trên cơ sở hai bên cùng có lợi, đương nhiên có
tính tới hoàn cảnh kinh tế của mỗi bên”. Và điều đặc biệt có ý nghĩa đối với các
doanh nghiệp Việt Nam là EU đã cam kết dành cho Việt Nam quy chế MFN và
GSP, tạo cơ
hội cho Việt Nam mở rộng xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU được quy
định trong điều 3 và điều 4 của hiệp định.
1.3.1.2 Những khía cạnh cụ thể trong chính sách thương mại của liên
minh Châu Âu đối với Việt Nam
Trên cơ sở chính sách thương mại của mình và những cam kết về thương
mại trong hiệp định khung đã ký với Việt Nam, EU đã cụ thể hoá chính sách
thương mại dành cho Việt Nam qua các công cụ sau:
- Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU được hưởng GSP từ 1996, và
hiện nay Việt Nam đang được hưởng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập của EU
áp dụng cho thời kỳ 1/7/1999 đến 31/12/2001. Theo chương trình này, EU chia các
các sản phẩm được hưởng GSP thành 4 nhóm với 4 mức ưu đãi khác nhau dựa trên
mức độ nhạy cảm đối với bên nhập khẩu như đã trình bày ở phần trên. Tuy
nhiên, cũng căn cứ vào mức độ phát triển của bên xuất khẩu và những văn bản thoả
thuận đã ký kết giữa EU và Việt Nam để có sự điều chỉnh thích hợp.
- Các hiệp định và thảo thuận khác
Cùng với hiệp định hợp tác khung, hai bên Việt Nam và EU đồng thời cũng đã ký
kết những hiệp định và thoả thuận chuyên ngành về dệt may, giầy dép, thủy sản…
Tóm lại, so với chính sách ngoại thương chung của EU, chính sách thương mại
của EU đối với Việt Nam có nhiều quy định tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi hơn
cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU, đặc biệt là các ưu đãi về thuế
quan và hạn ngạch. Song bên cạnh đó vẫn tồn tại không ít những khó khăn như các
quy định khắc khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, các biện pháp chống bán phá giá,
chống trợ cấp xuất khẩu …
Những chính sách ngoại thương nêu trên của EU đối với Việt Nam cho
thấy, ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi trong việc đẩy
mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Song một điều quan trọng là các sản phẩm
gốm của chúng ta cũng phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu về an toàn, về vệ sinh
môi trường…
1.3.2. Các nhân tố về kinh tế - văn hóa – xã hội :
Liên minh châu âu (EU) là một tổ chức khu vực lớn nhất thế giới hiện nay,
có sự liên kết chặt chẽ và thống nhất, được coi là một trong ba “siêu cường” có vị trí
chính trị ngày càng tăng (đó là Mỹ, EU và Nhật Bản). Ra đời vào năm 1951 với 6
nước thành viên (Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, và Luc Xăm Bua) ngay nay EU đã
trở thành một tổ chức khu vực tiêu biểu nhất của khối các nước tư bản chủ nghĩa.
Sau gần 50 năm phát triển và mở rộng, con số thành viên tới nay là 28 nước. EU là
một một thị trường rộng lớn, với tổng diện tích là 4.325.675 km2 và có khoảng hơn
500 triệu người, thu nhập bình quân đầu người là 28.100 USD/năm. Trong đó số
dân sử dụng đồng euro là 348.6 triệu người. Thị trường EU thống nhất cho phép tự
do lưu chuyển sức lao động, hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia thành viên.
EU có 28 các quốc gia thành viên, mỗi thị trường lại có những đặc điểm tiêu
dùng riêng. Như vậy có thể nhận thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và
phong phú về hàng hóa. Có những loại hàng hóa rât được ưa dùng ở pháp, bỉ nhưng
lại không được thị trường anh đón chào. Tuy có những khác biệt nhất định về tập
quán và thị trường tiêu dùng giữa các quốc gia trong khối EU, nhưng 28 các quốc
gia chủ yếu nằm ở khu vực Tây và Bắc Âu nên có những điểm tương đồng về kinh
tế và văn hóa. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các quốc gia rất đồng đều, cho
nên người dân thuộc liên minh EU có những điểm chung về sở thích và thói quen
tiêu dùng. Người EU thích sử dụng và quen tiêu dùng một số loại hàng hóa
sau..Việt nam chính thức thiết lập mối quan hệ với Liên minh châu Âu 17/7/1995.
Các sự kiện quan trọng nào chính nhân tố thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Viết
Nam - EU phát triển cả ba lĩnh vực (Thương Mai, Đầu Tư, Viện Trợ), Đặc biệt là
thương mại. EU là thị trường lớn có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là nhưng mặt hàng mà thị trường
này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với số lượng lớn như : hàng thủ công mỹ nghệ,
hàng dệt may, thuỷ hải sản, giầy dép ....v v.
EU không chỉ lớn mạnh về quy mô mà còn vững mạnh về cơ cấu, tăng trưởng ổn
định nắm giữ đồng tiền mạnh EURO có khả năng chuyển đổi trên toàn thế giới. EU
không chỉ có nguồn nhân lực có trình độ cao, lành nghề còn có thị trường nội địa
với sức mua lớn. Các chính sách của EU đều được đưa ra sao cho phù hợp và thuận
lợi cho các nước thành viên cùng có lợi, góp phần phát triển chung nền kinh tế thế
giới.
Chỉ thua kém sau Mỹ với một tỷ lệ rất nhỏ, EU hàng năm xuất khẩu một lượng
lớn hàng hoá từ khắp thế giới cũng từ đó EU nhập khẩu một lượng hàng hoá không
nhỏ trong đó có hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ lệ cao.
Tình hình ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ ở Châu Âu: Do khoa học và
công nghệ phát triển mạnh mẽ chưa từng có ở một số lĩnh vực như: điện tử, tin học,
tự động hoá, vật liệu mới, công nghệ sinh học... nên cuộc cách mạng này làm cho
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hầu hết các nước trong EU đều diễn ra nhanh
chóng theo hướng chuyển mạnh sang các ngành có hàm lượng trí tuệ và dịch vụ
cao, còn các tỷ trọng nông nghiệp và khai thác khoáng sản giảm dần và đặc biệt là
các ngành cần nhiều nhân công đang có xu hướng chuyển dịch ra khỏi Châu Âu.
đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở các năm
đang giảm dần với tỷ lệ giảm đang tăng lên. Do vậy, việc đáp ứng nhu cầu nội tại ở
EU đang là vấn đề cần phải cập nhập. Đó là một thời cơ thuận lợi cho ngành thủ
công mỹ nghệ Việt Nam không bỏ lỡ cơ hội đẩy mạnh và tăng tốc xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU.
1.3.3. Các nhân tố về cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học công nghệ :
+ Hệ thống cảng biển, mức độ trang bị, độ sâu của các cảng biển sẽ ảnh hưởng
đến khối lượng của từng chuyến tàu, tốc độ của các phương tiện vận tải sẽ ảnh
hưởng đến tốc độ thực hiện hợp đồng. Hệ thống cảng biển được trang bị hiện đại
cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn
cho hàng hoá xuất nhập khẩu.
+ Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng đặc biệt là hoạt
động ngân hàng cho phép các nhà kinh doanh thuận lợi hơn trong việc thanh toán,
huy động vốn, bảo đảm lợi ích cho các nhà xuất khẩu bằng các dịch vụ thanh toán
qua ngân hàng như thanh toán theo phương thức L/C.
+ Hệ thống bảo hiểm và kiểm tra chất lượng cho phép hoạt động xuất nhập
khẩu được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt mức độ thiệt hại
trong trường hợp rủi ro xảy ra.
1.3.4. Các nhân tố thị trường :
EU là một thị trường rộng lớn với trên 496 triệu dân, với sự tham gia của 27 nước
thành viên, mỗi nước thành viên lại có đặc điểm tiêu dùng khác nhau. Vì vậy, thị
trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về chủng loại hàng hoá. Trên thực
tế, có những loại hàng hoá rất được ưa chuộng ở thị trường Anh, Pháp, Italy, nhưng
lại không được người tiêu dùng ưa chuộng ở Đức, Đan Mạch, Tây Ban Nha… Một số
công ty khi đưa ra sản phẩm mới ở một số nước thuộc EU thì rất thành công ở thị
trường này nhưng cũng với chính sản phẩm đó khi đưa vào thị trường các nước EU
khác thì không được người tiêu dùng nghênh đón. Tuy vậy, do các nước thành viên
trong liên minh EU cùng nằm trong khu vực Tây Âu, Bắc Âu, Và Đông Âu, có trình
độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội khá tương đồng nên cũng có nhiều đặc điểm
tương đồng về sở thích và thói quen tiêu dùng. Hầu hết người tiêu dùng EU có sở
thích và thói quen dùng sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới cho dù giá cả
của các sản phẩm đó đắt hơn rất nhiều so với những nhãn hiệu bình thường khác.
Do vậy, các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ muốn xuất khẩu sản phẩm sang thị trường
này cần chú ý đến đặc trưng này. Có như vậy, mới có thể tạo ra các sản phẩm
đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
1.3.5. Các nhân tố liên quan đến marketing xuất khẩu của daonh nghiệp:
Là các yếu tố thuộc về tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể
kiểm soát ở một mức độ nào đó như yếu tố tài chính, con người, tài sản vô hình của
doanh nghiệp,... Khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp phụ thuộc vào các
yếu tố sau:
- Ý chí, tư tưởng của ban lãnh đạo.
Khả năng kinh doanh ở mỗi thị trường có độ may rủi khác nhau và mỗi nhà
lãnh đạo có thể chấp nhận mức độ rủi ro khác nhau và điều này ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn cơ hội kinh doanh. Những người lãnh đạo có tính tiên phong,
ưa đổi mới, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm thường thích chinh phục những thị
trường mới.
- Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: Yếu tố này cho thấy sức mạnh của
doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn, khả năng phân phối quản lý có hiệu quả
các nguồn vốn. Thông thường các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính thì việc
tiến hành các hoạt động kinh doanh sẽ có nhiều thuận lợi hơn, đặc biệt là đối với
việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
- Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp:
Sản phẩm là đối tượng được trực tiếp tiêu dùng, được đánh giá về chất lượng,
mẫu mã nên nó chính là nhân tố quyết định khiến người tiêu dùng mua sản phẩm.
Để mở rộng thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp trước hết phải có chất lượng,
kiểu dáng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Nhu cầu của khách hàng luôn
thay đổi vì vậy doanh nghiệp cần phải nắm bắt được thị hiếu của họ để cung ứng
những sản phẩm thoả mãn được yêu cầu đó.
- Khả năng kiểm soát, chi phối nguồn hàng:
Khả năng kiểm soát nguồn cung cấp hàng hoá ảnh hưởng đến đầu vào của
doanh nghiệp và tác động mạnh đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như ở khâu
cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Việc kiểm soát chi phối tốt nguồn hàng sẽ đảm bảo
cho doanh nghiệp chủ động về nguồn hàng, an tâm về chất lượng hàng hoá, số
lượng hàng hoá, đảm bảo tín độ giao hàng cho khách. Nguồn cung cấp ổn định còn
giúp doanh nghiệp giảm chi phí, ổn định được giá đầu vào, đảm bảo chữ tín trong
kinh doanh.
- Con người và tiềm lực vô hình của doanh nghiệp:
Nguồn nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của mỗi
doanh nghiệp vì chính con người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất và kinh
doanh, thực hiện các chiến lược thị trường của doanh nghiệp. Bên cạnh yếu tố con
người tiềm lực vô hình cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp, đó là những ấn tượng tốt trong khách hàng về hình ảnh, uy tín, nhãn mác và
vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
1.4. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam sang EU :
1.4.1. Phát triển làng nghề truyền thống :
Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống luôn gắn liền với lịch sử phát triển
văn hoá của dân tộc, nó là nhân tố tạo nên nền văn hoá ấy đồng thời là sự biểu hiện
tập trung nhất bản sắc của dân tộc.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh
thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và trí óc sáng tạo của người thợ thủ công.
Vì vậy mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng nét đặc sắc của dân tộc,
đồng thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi làng nghề và mang
mỗi dấu ấn của mỗi thời kỳ. Tìm hiểu lịch sử của mỗi làng nghề ta thấy kỹ thuật chế
tác ra các sản phẩm có từ rất xa xưa và được bảo tồn đến ngày nay. Kỹ thuật đúc
đồng và hợp kim đồng thau đã có từ thời văn hoá Đông Sơn - một nền văn hoá với
những thành tựu rực rỡ, đặc biệt là trống đồng Ngọc Lũ gắn liền với lịch sử thời
Hùng Vương dựng nước. Cho đến sau này nghề đúc đồng vẫn để lại những dấu ấn
lịch sử. Mới đây nhất ta thấy có tượng phật mới đúc được đặt ở chùa Non Nước cao
và nặng nhất Đông nam á.
Ngày nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với tính độc đáo và độ tinh xảo của nó
vẫn có ý nghĩa rất lớn với nhu cầu đời sống của con người. Những sản phẩm này là
sự kết tinh, sự bảo tồn các giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc, là sự bảo lưu những
văn hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác tạo nên những thế hệ
nghệ nhân tài ba với những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng. Chính vì vậy
xuất khẩu thủ công mỹ nghệ không những góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị
văn hoá của dân tộc Việt nam mà còn có nhằm quảng bá chúng trên khắp thế giới .
1.4.2. Tăng thu ngoại tệ :
Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta trong mấy năm gần đây đã
mang lại cho nước ta nguồn ngoại tệ lớn, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân. Cụ thể trong năm 2003 Việt Nam đã xuất khẩu được gần 400
triệu USD, và tính đến tháng 4 năm nay, kim ngạch hàng thủ công mỹ nghệ đã đạt
trên 100 triệu USD, tăng 10% so với năm ngoái. Đây là nguồn thu ngoại tệ to lớn
thực thu về cho đất nước từ nguồn nguyên liệu rẻ tiền có sẵn trong tự nhiên và từ
lực lượng lao động nhàn rỗi ở các vùng nông thôn nước ta.
Nhờ có nguồn vốn đó, các làng nghề truyền thống Việt Nam có điều kiện đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đào tạo
nguồn nhân lực có tay nghề và kỹ thuật cao cho ngành thủ công mỹ nghệ.
1.4.3. Tạo thêm công ăn việc làm , góp phần cải thiện đời sống của nhân dân :
Tác động của xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt.
Trước hết thông qua mặt sản xuất hàng xuất khẩu với nhiều công đoạn khác nhau đã
thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp tăng gía trị lao
động tăng thu nhập quốc dân. Bên cạnh đó, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn tạo
nguồn để nhập nguồn vật phẩm tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời sống và đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của nhân dân và nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho người lao động .
- Tạo việc làm cho người lao động.
Trên phương diện xã hội đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đã kích thích việc
phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay trong các làng nghề truyền thống
bình quân mỗi cơ sở chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao động thường
xuyên và 8 đến 10 lao động thời vụ, mỗi hộ chuyên nghề tạo việc làm cho 4 đến 6
lao động thường xuyên và 2 đến 5 lao động thời vụ. Đặc biệt ở nghề dệt, thêu ren,
mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 200 đến 250 lao động.
Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương mà còn
tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác. Làng gốm bát tràng ngoài
việc giải quyết việc làm cho gần 2430 lao động của xã, còn giải quyết thêm việc làm
cho khoảng 5500 đến 6000 lao động của các khu vực lân cận đến làm thuê.
Mặt khác, sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã kéo theo sự phát triển và
hình thành của nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo
thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Ngoài các hoạt động dịch vụ phục
vụ sản xuất trực tiếp còn có các dịch vụ khác như dịch vụ tín dụng ngân hàng.
Từ kinh nghiệm thực tiễn đã tính toán cho thấy cứ xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ
công mỹ nghệ thì tạo được việc làm và thu nhập cho khoảng 3000 đến 4000 lao
động chủ yếu là lao động tại các làng nghề nông thôn, trong đó có lao đông nông
nhàn tại chỗ và các vùng lân cận( trong khi đó chế biến hạt điều thì 1 triệu USD kim
ngạch xuất khẩu chỉ thu hút được 400 lao động).
- Nâng cao và cải thiện đới sống nhân dân.
Ngoài việc được coi là động lực gián tiếp giải quyết việc làm cho người lao động
xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho
người lao động ở nông thôn. ở nơi nào có ngành nghề phát triển thì nơi đó thu nhập
cao và mức sống cao hơn các vùng thuần nông. Nếu so sánh với mức thu nhập lao
động nông nghiệp thì thu nhập của lao động ngành nghề cao hơn khoảng 2 đến 4
lần, đặc biệt là so với chi phí lao động và diện tích sử dụng đất thấp hơn nhiều so
với sản xuất nông nghiệp. Bình quân thu nhập của 1 lao động trong hộ chuyên
ngành nghề phi nông nghiệp là 430000- 450000 đồng / tháng, ở hộ kiêm nghề từ
190000- 240000 đồng/ tháng, trong khi đó ở hộ lao động thuần nông chỉ có khoảng
70000-100000 đồng/ người/ tháng. Có những làng nghề có thu nhập cao như làng
gốm Bát Tràng : Mức bình quân thu nhập của các hộ thấp cũng đạt từ 10-20
triệu/năm. Thu nhập từ nghề gốm sứ Bát Tràng chiếm tới 86% tổng thu nhập của
toàn xã. Vì vậy thu nhập của các làng nghề truyền thống đã tạo ra sự thay đổi khá
lớn trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình và của địa phương.
Sự phát triển ổn định của làng nghề tạo ra nguồn hàng ổn định đối với các doanh
nghiệp kinh doanh mặt hàng này . từ đó tạo ra sự thuận lợi trong kinh doanh, mang
lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao thu nhập và mức sống cho
người lao động.
1.4.4. Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế :
Chuyển dịch cơ cấu nông thôn là nhằm phát triển kinh tế nông thôn lên một bước về
chất, làm thay đổi cơ cấu sản xuất , cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm , cơ cấu giá trị
sản lượng và cơ cấu thu nhập cua ra dân cư nông thôn bằng các nguồn lợi thu được
từ các lĩnh vực trong nông nghiệp và phi nông nghiệp. Với mục tiêu như vậy, quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng được thúc đẩy, nó diễn ra
ngay trong nội bộ ngành công nghiệp và cả các bộ phận hợp thành khác của cơ cấu
kinh tế nông thôn. Việc phát triển các làng nghề truyền thống dẫ có vai trò tích cực
trong việc góp phần tăng tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu
hẹp tỷ trọng của nông nghiệp, chuyển từ lao động sản xuất nông nghiệp thu nhập
thấp sang ngành nghề nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Ngay từ đầu khi nghề thủ
công xuất hiện thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất mà
bên cạnh còn có các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại
phát triển.
Mặt khác có thể thấy kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập va giá trị sản
lượng cao hơn hẳn so với sản xuất nông nghiệp. Do từng bước tiếp cận với nền kinh
tế thị trường, năng lực thị trường được nâng lên người lao động nhanh chóng
chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, dặc biệt là những sản
phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và ngoài nước. Khi đó khu
vực sản xuất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp , khu vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp được tăng lên.
Làng nghề truyền thống phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn
mở rộng địa bàn hoạt động thu hút nhiều lao động. Khác với sản xuất nông nghiệp,
sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cung cấp thường
xuyên trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản phẩm . Do đó dịch vụ nông thôn
phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng và phong phú , đem lại thu nhập
cao cho người lao động.
Như vậy, sự phát triển của làng nghề truyền thống có tác dụng rõ rệt với quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá-
hiện đại hoá. Sự phát triển lan toả của làng nghề truyền thống đã mở rộng quy mô
và địa bàn sản xúât, thu hút rất nhiều lao động
1.4.5. Góp phần phát triển du lịch địa phương :
Việc khôi phục và sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn kéo theo nhiều ngành
khác phát triển nhất là ngành du lịch và các ngành dịch vụ có liên quan. Sản xuất
thủ công mỹ nghệ và du lịch là 2 nhân tố có tác động 2 chiều . Các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ luôn là một nét hấp dẫn rất quan trọng và ấn tượng đối với khách du
lịch nhất khách du lịch văn hoá ,các sản phẩm càng đa dạng phong phú càng có tác
dụng thu hút mạnh mẽ du khach tới tham quan, qua đó các dịch vụ về du lịch phát
triển đồng thời hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng được các nước bạn biết
đến nhiều hơn, đây chính là một biểu hiện của hình thức xuất khẩu tại chỗ. Ngược
lại, nếu du lịch phát triển, có nhiều khách du lịch đến tham quan tại các làng nghề c
sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ được biết đến nhiều hơn, được quảng bá nhiều hơn,
đó cũng là một hình thức khuyêch trương giới thiệu sản phẩm của Việt Nam ra nước
ngoài, từ đó ta có thể mở rộng quan hệ kinh doanh và có thể tăng kim ngạch xuất
khẩu thủ công mỹ nghệ.
1.4.6. Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại :
Đẩy mạnh xuấu khẩu nói chung và thủ công mỹ nghệ nói riêng có vai trò tăng
cường sự hợp tác quốc tế với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên
thị trường quốc tế…Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và công nghiệp sản xuất
hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế…Mặt khác,
chính các quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng ta kể trên lại tạo tiền đề mở rộng xuất
khẩu.
Có thể nói xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ đóng vai trò xúc tác hỗ trợ
phát triển kinh tế mà nó còn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong
trực tiếp tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như:
vốn , kỹ thuật, lao động, thị trường tiêu thụ…Đối với nước ta, hướng mạnh về xuất
khẩu hàng là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đối
ngoại.
1.5. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của một số quốc giatrên
thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam :
1.5.1. Kinh nghiệm các quốc gia khác:
- Vấn đề chất lượng, thương hiệu, uy tín của sản phẩm là một trong những vấn đề rất
quan trọng đối với sự phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các sản phẩm muốn thu hút được khách hàng đòi hỏi phải luôn có sự sáng tạo
và đổi mới về mẫu mã, kiểu dáng cho phù hợp với thị hiếu khách hàng.
- Có chính sách marketing hợp lý đối với các sản phẩm khác nhau, đối với từng
thời kỳ kinh doanh khác nhau.
- Cần chú trọng hơn vào công tác đào tạo và tuyển chọn đội ngũ công nhân lành
nghề, giàu kinh nghiệm và đầy sáng tạo trong việc tạo ra các sản phẩm gốm có
đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng.
- Cần chú trọng đến việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật mới trên thế giới phục vụ
cho sản xuất, không ngừng cải tiến dây chuyền sản xuất sản phẩm để tạo ra
những sản phẩm có chất lượng cao và đồng đều.
1.5.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam
Thị trường EU đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng, các yếu tố liên quan đến
môi trường, sức khỏe của người tiêu dùng. Đặc biệt, thiết kế mẫu mã có vai trò
rất lớn, chiếm tới 30-50% sự thành công của đơn hàng khi vào thị trường này. Vì
vậy, Việt Nam phải nghiên cứu, đưa ra bộ sưu tập mới hàng năm, thiết kế độc
đáo, phối hợp nhiều loại nguyên vật liệu trên cùng một sản phẩm và quan trọng là
thiết kế sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng....
Việc phát triển thiết kế sản phẩm mới của các doanh nghiệp Việt Nam nên
được tiếp cận từ nhiều kênh như: Tham gia các hội chợ quốc tế, tìm kiếm sự hỗ
trợ từ nhóm thiết kế chuyên nghiệp của Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ và quà tặng Việt Nam... nhằm tìm ra mẫu mã phù hợp với đặc điểm sản
phẩm của DN và xu hướng tiêu dùng của thị trường.
Cần phải kết hợp giữa ý tưởng độc đáo của nhà thiết kế với mong muốn về
màu sắc, giá thành của người tiêu dùng. Thiết kế cần phải theo bộ sưu tập sản
phẩm sẽ được nhân rộng hơn. Sản phẩm không chỉ nên đầu tư về màu sắc, chất
lượng mà còn tạo nên những sản phẩm thân thiện với môi trường. Quan trọng
hơn, các doanh nghiệp cần phải định vị được giá sản phẩm nằm ở phân khúc nào
để có mức giá thành tương ứng.Thiết kế mẫu mã sản phẩm là “chìa khóa” giúp
DN ngành thủ công mỹ nghệ tiến sâu hơn vào thị trường EU. Bản thân EU cũng
là thị trường truyền thống và quan trọng của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam
khi kim ngạch xuất khẩu của ngành vào thị trường này luôn giữ được mức tăng
trưởng ổn định. Đơn cử, ngay tháng đầu tiên của năm 2014, giá trị xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào một số thị trường trong khối tăng mạnh so
với cùng kỳ như: Đức đạt 3,19 triệu USD, tăng 26,43%; Hà Lan đạt 868 nghìn
USD, tăng 23,1%; Tây Ban Nha đạt 572 nghìn USD, tăng 24%; Thụy Điển 449
nghìn USD, tăng 30%....
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.1. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU trong
thời gian qua ( từ năm 2009 đến nay ) :
2.1.1. Khối lượng kim ngạch xuất khẩu :
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang EU của Việt Nam
Đơn vị tính: triệu USD
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ
478 569 1,472 1,845 2,571
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ sang EU
275 356,1 397,7 500 575
Nguồn: Bộ Thương Mại
Trong khối EU, có một số các nước nhập khẩu rất nhiều hàng thủ công mỹ nghệ
của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Việt Nam
trong khối EU là Đức (26,4%), tiếp đến là Pháp (14,7%), Hà Lan (11,6%), Anh (11%),
Bỉ (10,7%), Ý (7,4%) , Tây Ban Nha(6,3%), Thuỷ Điển (5%), Đan mạch (4,1%), Phần
Lan(0,8%), Hy Lạp (0,5%)… sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu xuất khẩu sang thị
trường EU bao gồm: hàng gốm sứ, hàng mây tre đan, hàng sơn mài, đồ mỹ nghệ, hàng
thêu ren, thổ cẩm và các loại
Sản phẩm sơn mài, gỗ mỹ nghệ của nước ta hiện nay đang thâm nhập vào thị
trường EU rất tốt, một trong những thị trường của Việt Nam, hàng sơn mài, gỗ mỹ
nghệ là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 20% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU. Kim ngạch xuất khẩu năm
2013 đạt trên 100 triệu USD và có khả năng tăng mạnh trong những năm tới
Hàng gốm, Sứ mỹ nghệ cũng là nhóm hàng đang tiêu thụ mạnh sang thị
trường EU. Thông qua hội chợ Frankfurt hàng năm tại Đức, một số công ty đã thành
đạt trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng, ký được nhiều hợp đồng gốm, sứ
mỹ nghệ. Kim ngạch xuất khẩu hàng gồm, sứ mỹ nghệ của Việt Nam sang thị
trường EU khá cao và tăng mạnh qua các năm. Đến năm 2013, kim ngạch xuất khẩu
đã đạt trên 185 triệu USD, các thị trường tiêu thụ nhiều mặt hàng này là Đức, Hà
Lan, Pháp và Anh
Các mặt hàng như mây, tre đan,cói, các sảnphẩm bán nghề, trang trí nội thất bằng
nguyên liệusong, mây, tre… cũng xuất khẩu sang thị trường EU với khối lượng đáng kể.
Một số doanh nghiệp có nhiều hoạt động xuất khầu sang khu vực này là xí nghiệp xuất
khẩu hàng song, mây của Nha Trang, hợp tác xã mây tre Hàng Kênh- Hải Phòng,
haprosimex… Các sảnphẩm của Thái Bình như: Thảm, cói, đềm ghế cói được xuất sang
các nước Hà Lan,Tây Ban Nha,Italya…
Kim ngạch hàng thêu ren, thổ cẩm của Việt Nam sang thị trường EU số các
mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác trên thị trường này. Cụ thể năm 2009, kim ngạch
xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường EU đạt trên 6 triệu USD thì đến năm 2013
kim ngạch xuất khẩu đã lên tới gần 30 triệu USD. Các mặt hàng thêu ren được các
nước như Đức, Pháp, Ý rất ưa chuộng như: khăn ăn, ga dường, gối thêu, tranh thêu.
2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng :
Bảng 2.Cơ cấu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vào thị trường EU 5 tháng
đầu năm 2014
(tỷ trọng tính theo kim ngạch)
Gỗ Mỹ nghệ 0,3%
Gốm sứ mỹ nghệ 44,2%
Hàng trang sức 29,7%
Thảm 0,8%
Sơn mài 0,3%
Mây tre lá 24,5%
Loại khác 0,1%
Nguồn vinanet
Một số thị trường EU đang có nhu cầu lớn về từng chủng loại hàng thủ công
mỹ nghệ của Việt Nam, các doanh nghiệp có thể tập trung đẩy mạnh xuất khẩu như:
Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Anh ... đang có nhu cầu lớn về các mặt hàng mây
tre lá, thảm, sơn mài. Đối với các thị trường như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,
Thuỵ ĐIển... đang có nhu cầu lớn về hàng gốm sứ mỹ nghệ; thị trường Bỉ, Pháp...
có nhu cầu cao về Hàng trang sức.
2.1.3. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường :
Bảng 3: kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam sang các nước thành viên của EU năm 2013
Đơn vị tính: 1000 USD
thứ
tự
Tên nước
Hàng mây
tre, cói, lá
Hàng gốm
sứ
Hàng sơn mài,
mỹ nghệ
Hàng
thêu
1 Pháp 8475 17279 34560 2024
2 Đức 15973 25931 212 8741
3 Tây Ban Nha 8661 3768 374 1193
4 Anh 7397 14667 251 792
5 Bỉ 5006 3477 228 1960
6 Italia 5787 3035 720 2938
7 Hà Lan 5078 10282 122 2364
8 Thuỷ Điển 2095 1058
9 Ba lan 1699 75
10 Đan mạch 948 4298 107
11 Ailen 399 963
12 Bồ Đào Nha 787 264 135 277
Nguồn : Xuất nhập khẩu 2013
Qua bản số liệu trên cho chúng ta thấy xuất khẩu một số mặt của hàng thủ
công mỹ nghệ tăng hàng năm. Trong đó các nước nhập khẩu lớn là Pháp, Đức, Anh,
Tây Ban Nha.
Hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có ở
trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm trong sản phẩm tương đối thấp, chỉ 3-
5% giá trị xuất khẩu. Vì vậy giá trị thực thu của hàng thủ công mỹ nghệ rất cao: 95-
97%.
Hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã xuất khẩu sang gần 100
nước và vùng lãnh thổ, trong đó EU là thị trường hàng đầu, kế đến là Mỹ, Nhật Bản,
Hồng Công, Australia, Đức, Pháp… Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu
vào châu Âu có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, hiện chiếm
khoảng 10% lượng nhập khẩu của châu Âu, trong đó: Đức, Pháp, Hà Lan là những
nước tiêu thụ mạnh. Đối với thị trường châu Phi - Tây Nam Á, đây là một thị trường
rất lớn, lại không khó tính, yêu cầu về chất lượng vừa phải, trong những năm qua đã
tăng trưởng mạnh.
Thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu trong những năm gần đây khoảng 7 tỷ
USD/năm, trong số đó, xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 chỉ chiếm 8.2% kim ngạch
nhập khẩu của khu vực này. Năm 2013, Việt Nam xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
vào Pháp đạt 84.5 triệu USD; Đức đạt 152 triệu USD; Bỉ đạt 61.5 triệu USD; Anh
63.3 triệu USD; Hà Lan 66.7 triệu USD; Italia 42.3 triệu USD; Tây Ban Nha 36.2
triệu USD... Theo nhận định của Bộ Thương mại , trong tương lai, đây là khu vực thị
trường có khả năng tiêu thụ mạnh nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
Vì vậy, mục tiêu phấn đấu đến năm 2014 sẽ nâng tỷ lệ này lên trên 10.4% (đạt kim
ngạch trên 0,8 tỷ USD).
Hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chủ yếu là tập trung vào các
thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ…. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
nhóm hàng này vào thị trường Nhật Bản và Mỹ đang có dấu hiệu chững lại (5 tháng
đầu năm xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản tăng 5,1%; Mỹ tăng 0,42%). Do đó,
trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ, ngoài việc tìm các biện pháp thích hợp nhằm khôi phục và mở rộng thị trường
Nhật Bản và Mỹ, cần tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU nhằm cải
thiện tình hình xuất khẩu trong thời gian trước mắt
2.1.4. Chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu :
EU là thị trường lớn đầy tiềm năng cho Việt Nam xuất khẩu. Tuy nhiên, đây
cũng là thị trường nổi tiếng khó tính bởi các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh
thực phẩm… Thế nên, một số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU vẫn gặp không
ít khó khăn, đặc biệt là nhóm hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất bởi các cơ sở nhỏ
không có sự kiểm tra chặt chẽ về tiêu chuẩn.
Chất lượng hàng hoá Việt Nam chưa cao, mẫu mã còn đơn điệu, có tới 90%
mẫu hàng TCMN hiện nay vẫn sản xuất dựa theo đơn đặt hàng theo yêu cầu mẫu từ
người mua, hơn nữa nhiều năm qua các sản phẩm thủ công mỹ của Việt Nam đa
phần đều có vẻ bề ngoài khá giống nhau cả về kiểu dáng lẫn màu sắc cho dù các
doanh nghiệp có xuất sứ nhóm hàng và vị trí sản xuất khá xa nhau
Chất lượng các sản phẩm còn thấp, sản xuất bị phân tán, khó có thể triển khai
sản xuất hàng loạt để đáp ứng các đơn hàng lớn. Ngoài ra, mẫu mã, kiểu dáng của
các sản phẩm xuất khẩu chậm đổi mới, chưa đa dạng phong phú nên chưa phát huy
được hết thế mạnh và tiềm năng xuất khẩu. Một vấn đề nữa đặt ra đối với việc phát
triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu là nguồn nguyên liệu sản xuất đang
dần cạn kiệt do khai thác quá mức trong khi thiếu quy hoạch nuôi trồng một cách
căn cơ.
Các doanh nghiệp Việt nam chưa thật sự tạo nên được các sản phẩm thủ công
mang hình thức đa dạng và phong phú: Tại những hội chợ trưng bày tầm cỡ thế
giới, đẳng cấp cũng được phân chia khá rõ rệt. Doanh nghiệp Việt Nam và các
doanh nghiệp trong khu vực cùng các nước có nền thủ công mỹ nghệ tầm tầm giống
nhau được đưa chung vào một nơi. Đẳng cấp ở đây không chỉ thể hiện ở sự mơi slạ,
phong phú của các mẫu mã chủng loại hàng hoá ,mà còn là mức chi phí để trưng
bày các gian hàng tương xứng với tầm cỡ và chỗ đứng cần được tôn vinh
Thiết kế, mẫu mã, chất lượng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta còn
yếu, kém sức cạnh tranh, nhất là so với hàng của Trung Quốc. Các cơ sở sản xuất,
xuất khẩu chưa thực sự nhạy bén với thị trường, cả trong việc nắm bắt xu hướng
tiêu dùng và phương thức kinh doanh hiện đại cũng như việc thu thập và xử lý
thông tin, nhất là các doanh nghiệp ở vùng nông thôn, nơi có nhiều sản phẩm thủ
công mỹ nghệ...
2.1.5. Giá cả hàng xuất khẩu :
Trong tình trạng hiện nay, các công ty trong nước đang cạnh tranh nhau để có
nguồn hàng xuất khẩu sau đó lại cạnh tranh để xuất khẩu được mặt hàng này. Vì
vậy giá của mặt hàng thủ công mỹ nghệ nội địa tăng giảm thất thường, các công ty
nước ngoài có điều kiện ép giá, dìm giá làm cho giá xuất khẩu mặt hàng thủ công
mỹ nghệ giảm. Để giải quyết tình trạng này, các doanh nghiệp đã xem xét giảm
thiếu các chi phí như chi phí lưu thông, chi phí kho bãi, chi phí bao bì đóng gói,
hoa hồng ... đảm bảo thời gian lưu kho càng ngắn càng tốt.
Giá các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vào các thị trường EU tương
đối ổn định so với cùng kỳ, một số mặt hàng đã có sự tăng về giá như: Đệm cói xuất
sang thị trường Tây Ban Nha tăng 0,1 USD/cái; Đệm ghế cói xuất sang thị trường
Italia tăng 0,19 USD/cái; Giỏ cói xuất sang thị trường Đức tăng 0,09 USD/tấn;
Khay mây tròn xuất sang thị trường Đức tăng 0,1 USD/cái....
2.1.6. Kênh phân phối xuất khẩu :
Như trên đã đề cập, mặt hàng thủ công mỹ nghệ đòi hỏi các điều kiện khắt
khe trong việc lưu giữ, bảo quản. Vì vậy mà kênh phân phối của các doanh nghiệp
thường là kênh cấp 1 và cấp 2.
Công ty - Công ty nhập - Người sử dụng.
Công ty - Công ty nhập - Đại lý TM - Người sử dụng.
Với kênh phân phối như vậy các doanh nghiệp Việt Nam đã giảm được đáng
kể về chi phí cho trung gian chi phí vận chuyển bốc dỡ. Hàng của doanh nghiệp
Việt Nam đến công ty nhập và người tiêu dùng đúng hạn và đạt yêu cầu chất lượng.
2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
của Việt Nam sang EU :
- Nguồn nhân lực:
So với tình hình hiện nay số lượng và chất lượng lao động trong
ngành gốm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của tình hình mới. Phần lớn lao
động đang làm việc trong ngành thủ công mỹ nghệ có trình độ văn hóa thấp, lao
động sử dụng sức lao động chân tay là chính, số lượng lao động có trình độ
chuyên môn, am hiểu về ngành là rất thấp. Đồng thời, trong thời gian qua
cũng cho thấy đội ngũ lao động trong ngành thường xuyên không ổn
định, các doanh nghiệp phải liên tục tuyển dụng lao động mới, tốn kém
thêm thời gian để đào tạo công việc song chất lượng lại không cao. Vấn
đề này tồn tại trong ngành do khá nhiều nguyên nhân khách quan lẫn
chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ yếu là sự ổn định trong công việc của
người lao động, do các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ thường có đơn đặt
hàng cung cấp sản phẩm vào quý bốn đến quý một năm sau trong khi
hầu hết các quý khác không có đơn hàng để người lao động làm việc.
Từ đó, thu nhập của người lao động rất bấp bênh, những tháng không
có việc họ phải tự tìm việc khác để làm hay phải chấp nhận mức thu
nhập rất thấp. Điều này ảnh hướng lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh
nghiệp thủ công mỹ nghệ.
- Mặt bằng sản xuất:
Như trên vừa mới đề cập. Do các doanh nghiệp, cơ sở ở Việt Nam chủ yếu
nằm xen kẽ trong khu dân cư, do đó không có điều kiện để xây dựng nhà xưởng,
mở rộng hoạt động sản xuất…
- Nguồn nguyên liệu đầu vào:
 Việt Nam có nguồn nguyên liệu thô lớn và đa dạng, phục vụ hoạt động sản xuất
cho xuất khẩu hàng thủ công, đặc biệt là mây, tre, lá…
 Mặt khác, nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam đã dẫn
đến tình trạng một số loại mây và tre đã trở nên khan hiếm. Chẳng hạn như ở
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU
Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

More Related Content

What's hot

Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUYếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Những thành công và tồn tại của công ty toyota việt nam
Những thành công và tồn tại của công ty toyota việt namNhững thành công và tồn tại của công ty toyota việt nam
Những thành công và tồn tại của công ty toyota việt namLoan Nguyen
 
Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam
Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt NamGiải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam
Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Namluanvantrust
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
 
Luận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOT
Luận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOTLuận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOT
Luận văn: Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, HOT
 
BÀI MẪU Tiểu luận về xuất nhập khẩu khoáng sản, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về xuất nhập khẩu khoáng sản, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về xuất nhập khẩu khoáng sản, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về xuất nhập khẩu khoáng sản, HAY
 
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUYếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
 
Những thành công và tồn tại của công ty toyota việt nam
Những thành công và tồn tại của công ty toyota việt namNhững thành công và tồn tại của công ty toyota việt nam
Những thành công và tồn tại của công ty toyota việt nam
 
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường MỹLuận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
 
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOTChính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Hoa Kỳ, HOT
 
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận xuất nhập khẩu, HAY, 9 ĐIỂM
 
Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam
Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt NamGiải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam
Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
 
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAYĐề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
Đề tài cạnh tranh sản phẩm cá tra xuất khẩu, RẤT HAY
 
Đề tài giải pháp thúc đẩy sản xuất thủy sản, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  giải pháp thúc đẩy sản xuất thủy sản, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  giải pháp thúc đẩy sản xuất thủy sản, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài giải pháp thúc đẩy sản xuất thủy sản, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn ĐộLuận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Ấn Độ
 
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệLuận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tảiLuận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
 
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần việt nam pha...
 
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...
Đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ của Công ty...
 
Đề tài: Kế hoạch marketing cho sản phẩm cá basa tại công ty thủy sản
Đề tài: Kế hoạch marketing cho sản phẩm cá basa tại công ty thủy sảnĐề tài: Kế hoạch marketing cho sản phẩm cá basa tại công ty thủy sản
Đề tài: Kế hoạch marketing cho sản phẩm cá basa tại công ty thủy sản
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAYĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận công ty xuất nhập khẩu thủy sản, HAY
 

Similar to Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).DocLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).DocNguyễn Công Huy
 
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...QUOCDATTRAN5
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (70).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (70).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (70).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (70).docNguyễn Công Huy
 
Thiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_anThiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_anSmall Nguyễn
 
Bài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdf
Bài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdfBài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdf
Bài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdfChiV83
 
Quan tri cong nghe
Quan tri cong ngheQuan tri cong nghe
Quan tri cong ngheluanizura
 
Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại t...
Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại t...Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại t...
Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...nataliej4
 

Similar to Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU (20)

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).DocLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (43).Doc
 
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
[CTU.VN]-[Luan van 010437]-Phan tich tinh hinh xuat nhap khau cua cong ty TNH...
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
 
A0141
A0141A0141
A0141
 
12011
1201112011
12011
 
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
Đề tài: Xuất khẩu mặt hàng CHÈ của VN sang Hòa Kỳ, 9 điểm,HAY!
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (70).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (70).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (70).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (70).doc
 
bai giang qtdadt dttx
bai giang qtdadt dttxbai giang qtdadt dttx
bai giang qtdadt dttx
 
Thiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_anThiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_an
 
La0217
La0217La0217
La0217
 
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng NaiLuận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tỉnh Đồng Nai
 
Chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ của công ty Việt ...
Chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ của công ty Việt ...Chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ của công ty Việt ...
Chiến lược marketing mix xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ của công ty Việt ...
 
Bài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdf
Bài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdfBài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdf
Bài giảng E-markeitng hiệu chỉnh 2022.pdf
 
Quan tri cong nghe
Quan tri cong ngheQuan tri cong nghe
Quan tri cong nghe
 
Đề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
Đề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia LâmĐề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
Đề tài: Quản lý thu thuế nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Gia Lâm
 
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông ĐôĐề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
Đề tài: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Agribank Đông Đô
 
Tailieu.vncty.com 5315 9188
Tailieu.vncty.com   5315 9188Tailieu.vncty.com   5315 9188
Tailieu.vncty.com 5315 9188
 
Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại t...
Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại t...Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại t...
Một số giải pháp nhằm đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) tại t...
 
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

  • 1. MỤC LỤC Lời mởđầu...............................................................................................................................5 1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................5 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................6 3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................6 4. Kết cấu luận văn.................................................................................................................6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ..........................................................................................7 1.1. Tổng quan về mặt hàng thủ công mỹ nghệ :...................................................................7 1.1.1 .Lịch sử hình thành và phát triển sản xuất , xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam :..........................................................................................................................7 1.1.2. Khái niệm và phân loại hàng thủ công mỹ nghệ :....................................................8 1.1.3. Đặc điểm sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ :....................................10 1.1.3.1. Đặc điểm của Xuất Khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ...................................10 1.1.3.2. Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ............................................11 1.2. Giới thiệu về thị trường thủ công mỹ nghệ của EU :....................................................11 1.2.1. Giới thiệu chung về thị trường EU :.......................................................................11 1.2.2. Đặc điểm thị trường hàng thủ công mỹ nghệ tại EU ( nguồn cung , thị hiếu , tiêu dung , quy định nhập khẩu ) :...........................................................................................13 1.3.Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU: 20 1.3.1. Các nhân tố về cơ chế chính sách và môi trường pháp lý :....................................20 1.3.1.1 Hiệp định khung giữa Việt Nam và liên minh châu Âu – Cơ sở điều chỉnh chính sách thương mại của liên minh châu âu đối với Việt Nam.......................20 1.3.1.2 Những khía cạnh cụ thể trong chính sách thương mại của liên minh Châu Âu đối với Việt Nam ....................................................................................................21 1.3.2. Các nhân tố về kinh tế - văn hóa – xã hội :............................................................22 1.3.3. Các nhân tố về cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học công nghệ : ............................23
  • 2. 1.3.4. Các nhân tố thị trường :..........................................................................................24 1.3.5. Các nhân tố liên quan đến marketing xuất khẩu của daonh nghiệp:......................24 1.4. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU : ..............................................................................................................................................26 1.4.1. Phát triển làng nghề truyền thống : ........................................................................26 1.4.2. Tăng thu ngoại tệ :..................................................................................................26 1.4.3. Tạo thêm công ăn việc làm , góp phần cải thiện đời sống của nhân dân :.............27 1.4.4. Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế : ...........................................................28 1.4.5. Góp phần phát triển du lịch địa phương :...............................................................29 1.4.6. Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại :......................30 1.5. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam : ...................................................................................30 1.5.1. Kinh nghiệm các quốc gia khác: ............................................................................30 1.5.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam ...................................................................................31 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ..............................................................................33 2.1. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU trong thời gian qua ( từ năm 2009 đến nay ) : ..............................................................................................33 2.1.1. Khối lượng kim ngạch xuất khẩu :.........................................................................33 2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng :...................................................................34 2.1.3. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường :...................................................................35 2.1.4. Chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu :.....................................................37 2.1.5. Giá cả hàng xuất khẩu :..........................................................................................38 2.1.6. Kênh phân phối xuất khẩu :....................................................................................38 2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU :.....................................................................................................................39 2.3. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu và thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU : .......................................................42
  • 3. 2.3.1. Những thuận lợi khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU :.......................................................................................................................42 2.3.1.1. Chính phủ Việt Nam có nhiều hoạt động và chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ : .......................................................................................................42 2.3.1.2. EU là một thị trường chung nhất : ...................................................................43 2.3.1.3. Quan hệ Việt Nam – EU ngày càng được củng cố , tăng cường :..................43 2.3.2. Những khó khăn khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU :.......................................................................................................................44 2.3.2.1. Nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định : .....................................................44 2.3.2.2. Các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư : ..............................................................45 2.3.2.3. Quy mô sản xuất nhỏ , không đáp ứng được đơn hàng lớn:............................45 2.3.2.4. Nguồn nhân lực trình đô còn thấp : .................................................................46 2.3.2.5. Hoạt động marketing xuất khẩu còn nhiều hạn chế:........................................46 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TỪ NAY ĐẾN 2020...47 3.1.Dự báo triển vọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU từ nay đến 2020 :....................................................................................................................................47 3.1.1. Dự báo về xu hướng sản xuất và tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ của thế giới : ..48 3.1.2. Dự báo về nhu cầu nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của EU:............................51 3.1.3. Dự báo khả năng cung ứng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam:......................51 3.2. Mục tiêu chiến lược và định hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU từ nay đến 2020 : ..................................................................................52 3.3. Một số giải pháp : .........................................................................................................53 3.3.1. Giải pháp về phía Nhà nước :....................................................................................53 3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý............................................................................53 3.3.1.2. Giải pháp về nguồn nguyên liệu đầu vào.........................................................56 3.3.1.3. Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu............................................57 3.3.1.4. Xúc tiến thương mại phát triển thị trường.......................................................57
  • 4. 3.3.1.5. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực..............................................................59 3.3.1.6.Các chính sáchđối với làng nghề...........................................................................60 3.3.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp :...............................................................................61 3.3.2.1. Vậndụng có hiệuquả giải pháp marketing xuất khẩu..............................................61 3.3.2.2.Phát triểnnguồn nhân lựcphục vụ xuấtkhẩu..........................................................66 3.3.2.3. Xâydựng mối quanhệ hợp tác với các doanh nghiệp khác.......................................66 3.3.2.4. Tíchcực tham gia Hiệp hội xuất khẩuhàng thủcông mỹ nghệ ViệtNam(VietCraft)..67 KẾT LUẬN.....................................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................71 PHỤ LỤC 1:.........................................................................................................................72 PHỤ LỤC 2:...........................................................................................................................1
  • 5. Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây. Những sản phẩm của ngành mang đậm nét văn hoá, tâm hồn và tư tưởng của người Việt Nam. Những sản phẩm này không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những văn hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Quan tâm phát triển ngành nghề này có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hoá quý giá của dân tộc Việt Nam. Phát triểnsảnxuất và xuất khẩu hàng thủ côngmỹ nghệ có tác dụng lớntrong việc tạo việc làm và tăng thu nhập chínhđángcho lao độngtrongnước;gópphần xoáđói giảm nghèo, giải quyết vấn đề lao độngnhàn rỗi nhất làtrongtầnglớp trẻ; có tác dụng tích cực đẩy lùi các hiệntượngtiêucực, các tệnạnxã hội góp phần bảo đảm trật tự an ninh xã hội, nhất là trong điều kiện hiện nay tỉ lệ thất nghiệp còn cao thì ý nghĩa chính trị xã hội của vấn đề nêu trên càng lớn. Bên cạnh đó, phát triển sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn tạo cơ hội sử dụng và đào tạo các nghệ nhân, thợ giỏi có tay nghề và kỹ xảo truyền thống góp phần bảo tồn, phát triển và truyền lại cho đời sau vốn quý nghề nghiệp này của dân tộc. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng truyền thống này còn góp phần thúc đẩy du lịch địa phương phát triển, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là EU, Mỹ và Nhật Bản, trong đó EU là một thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU hàng năm vẫn gia tăng nhưng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành và nhu cầu của thị trường này. Xuất phát từ thực trạngtrên, tôi chọn đề tài “Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU” nhằm nghiên cứu chung tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU để thấy được những điểm thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu mặt hàng truyền thống này sang thị trường rộng lớn này. Trên cơ
  • 6. sở đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU cả về qui mô và tỷ trọng. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh như kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường...của hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam xuất khẩu thị trường EU và các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu sang thị trường EU trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường EU từ năm 2009 đến hết năm 2013 với các mặt hàng chính có kim ngạch xuất khẩu cao trong mấy năm gần đây như gốm sứ, mây tre đan, thêu ren, thảm, sơn mài mỹ nghệ. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích, thống kê, tổng hợp, so sánh, phân loại, mô hình hóa. Đồng thời tham khảo tư liệu thông tin và kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây, nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành để thu thập các dữ liệu cần thiết. Khóa luận còn dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cũng như đường lối phát triển chính sách kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. 4. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương: Chương 1:Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệc của Việt Nam sang thị trường EU. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU. Chương 3: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU.
  • 7. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 1.1. Tổng quan về mặt hàng thủ công mỹ nghệ : 1.1.1 .Lịch sử hình thành và phát triển sản xuất , xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam : Tại Việt Nam, ngành thủ công mĩ nghệ bắt đầu từ làng và kết thúc với thị trường xuất khẩu bao gồm các nghệ nhân, người lao động thủ công, công ty xuất khẩu mỹ nghệ và chính phủ Việt Nam. Nghệ nhân và người lao động thủ công chính là nhà sản xuất sản phẩm. Nghệ nhân tạo ra đồ thủ công mĩ nghệ ở làng họ sống, với đồ nghề địa phương, họ đã duy trì ngành nghề này hơn cả ngàn năm. Đồ mĩ nghệ thường được sản xuất bởi một làng. Người dân không phải là người lao động thủ công thường làm ở lĩnh vực trực tiếp hay gián tiếp hỗ trợ sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ, chẳng hạn thu nguyên liệu, vận chuyển nguyên liệu hay thành phẩm đến nơi. Sau đó, công ty xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ chịu trách nhiệm tiếp thị sản phẩm trên toàn thế giới với sự giúp đỡ của chính phủ Việt Nam. Có thể nói rằng chính phủ Việt nam cùng với qui định về xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ đóng vai trò quan trọng. Vì thế, những người phân phối phải hoạt động cùng nhau để đạt đến thành công. Ngoài ra, lĩnh vực thủ công mỹ nghệ muốn thành công phải có nhiều nghệ nhân, người lao động thủ công và phải đạt doanh thu xuất khẩu cao. Đầu tiên, đây là từ để chỉ cộng đồng đa phần nằm ở ngoại ô và vùng nông thôn có truyền thống làm đồ thủ công mỹ nghệ. Sự xuất hiện của các làng thủ công Mỹ nghệ bắt đầu vào những năm 20 trước công nguyên. Sự phát triển của các làng thủ công lâu đời nhất ở Việt Nam là cùng thời với sự phát triển văn hóa, xã hội và nông nghiệp Việt Nam nói chung, làng thủ công là một phần lịch sử của Việt Nam. Hầu như các làng thủ công đều tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Ninh, Nam Định… Cũng có một số làng ở cao nguyên, đồng bằng miền Trung và miền Nam. Những làng như lụa Hà Đông, làng mây tre đan Phú Vinh, và gốm Bát Tràng đã có mặt từ khoảng 1,700, 700 và 500 năm trước. Ngoài ra, những làng thủ công không chỉ là những nơi sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đồng thời cũng là nguồn cung cấp vật liệu làm nên đồ thủ công mỹ nghệ.
  • 8. Hiện tại, mức độ phổ biến cũng như sự hiện diện của các làng thủ công cũng như hoạt động thương mại của các sản phẩm thủ công phụ thuộc nhiều vào chính quyền Việt Nam. Chính phủ đã nhận ra tầm quan trọng về mặt kinh tế và văn hóa của các làng, vì thế, họ được khuyến khích việc giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với du khách nước ngoài. Hơn nữa, các làng thủ công cũng nhận được sự trợ cấp của chính phủ để trở nên cạnh tranh trong thị trường thủ công mỹ nghệ quốc tế. Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu lớn của đồ mỹ thuật và thủ công mỹ nghệ ở châu Á, với tốc độ xuất khẩu trung bình hằng năm là 13% những năm gần đây. Đồ thủ công Việt Nam được xuất khẩu sang 163 quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Âu, ASEAN, châu Mỹ, Úc, TQ, Ấn Độ, Malaysia, Đức và Ukraine là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng hằng đầu cho đồ thủ công Việt Nam, chẳng hạn túi xách, dù, mũ, tre, gốm sứ, mây đan tre, sản phẩm gỗ. Doanh thu xuất khẩu của đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển vượt bật trong vòng 10 năm, từ 274 triệu USD năm 2000 đến 880 triệu USD năm 2009. Năm 2009, doanh thu giảm do sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Doanh thu xuất khẩu quí đầu năm 2010 đạt $180 triệu. Trong quí đầu năm 2010, thị trường xuất khẩu là Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Đài Loan. Từ ngày 18/4 đến 21/4/2012, đã có cuộc triển lãm đồ mỹ thuật và thủ công mỹ nghệ là Lifestyle Việt Nam được tổ chức tại Hồ Chí minh bởi hiệp hội xuất khẩu đồ thủ công Việt Nam hợp tác với Bộ công thương Việt Nam. Cuộc triển lãm là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này bắt kịp với xu hướng khách hàng, do vậy, họ có thể tìm ra cách tốt nhất để sản xuất đồ phù hợp với nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, lĩnh vực sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam xếp thứ hai tại châu Á sau TQ. Tuy nhiên, chúng ta có lợi thế rằng các nhà nhập khẩu có xu hướng rời TQ để chuyển sang việt Nam tìm nhà cung cấp. Nguồn: http://micviet.com 1.1.2. Khái niệm và phân loại hàng thủ công mỹ nghệ : Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ (Handicraft) thường là những các hàng hoá tiêu dùng được sản xuất thủ công, có tính chất mỹ thuật cao, luôn gắn liền với
  • 9. phong tục, tập quán và mang đậm nét văn hoá truyền thống của địa phương hay quốc gia làm ra hàng hoá này. Có thể rút ra một số đặc điểm nổi bật của hàng thủ công mỹ nghệ như sau: - Về nguyên vật liệu: Chủ yếu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất từ các nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương. Đây được coi là nguồn nguyên vật liệu tại chỗ, có sẵn, tiện lợi và rẻ tiền và là lợi thế riêng của từng địa phương. Các sản phẩm TCMN có thể được tạo ra từ nhiều chất liệu khác nhau như từ các loại vỏ cây: đay, gai; từ thân cây: tre, nứa, giang; từ các loại vật liệu khác như: xương động vật, kim loại, song, ngà…Sự phong phú đa dạng song lại hết sức đặc trưng là một trong những ưu điểm của hàng TCMN và làm cho mỗi mặt hàng TCMN gắn liền với tên một địa phương đã sản xuất ra nó như: lụa Hà Đông, gốm sứ Bát Tràng… - Về sản xuất: Sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm hoàn tay bằng tay, bằng các công cụ thô sơ và từ chính sức lao động và sức sáng tạo nghệ thuật của người thợ. Sự trợ giúp của máy móc và công nghệ khoa học chỉ là một phần nhỏ ở một số công đoạn như cắt xẻ, pha chế, khai thác nguyên vật liệu…Vì vậy các sản phẩm TCMN mang đặc tính là được sản xuất trên qui mô hẹp và phân tán, tận dụng nguồn lao động nông nhàn và gắn liền với các làng nghề truyền thống. - Về tiêu dùng: Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự hoà trộn của tính văn hoá dân tộc, của tính nhân văn với sự đa dạng trong sắc màu và chất liệu tạo ra sản phẩm nên hàng TCMN không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là những tinh hoa văn hoá phục vụ đời sống tinh thần. Mỗi sản phẩm mỹ nghệ đều mang một giá trị nghệ thuật mang tinh hoa truyền thống của mỗi địa phương hay của mỗi quốc gia và do bàn tay khéo léo của con người tạo ra. Chính vì vậy, nhiều khi người ta mua bán, tiêu dùng các sản phẩm mỹ nghệ không chỉ đơn thuần là để thoả mãn nhu cầu vật chất mà cao hơn là xuất phát từ nhu cầu giao lưu văn hoá giữa các dân tộc và sự ham muốn tìm hiểu, khám phá nét đẹp văn hoá của các dân tộc khác nhau thông qua các sản phẩm mỹ nghệ của mỗi dân tộc trên thế giới.
  • 10. 1.1.3. Đặc điểm sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ : 1.1.3.1. Đặc điểm của Xuất Khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hàng thủ công mỹ nghệ là một hàng hoá đặc biệt khác biệt với hàng hoá khác. Về đề tài mẫu mã Về mẫu mã, mặt hàng thủ công mỹ nghệ không thể sản xuất hàng loạt rồi để đó muốn hán lúc nào thì bán, mà phải sản xuất theo đơn đặt hàng, mẫu mã cụ thể mà khách hàng yêu cầu. ‘ Hàng hoá, phải phù hợp với nhu cầu và chỉ có thể bán được cho khách hàng cần nó”. Riêng đối với mặt hàng sơn mài, chạm khảm, điêu khắc mỗi nước xuất khẩu có thể sáng tạo ra những mẫu mã đặc trưng riêng, nhìn vào hoa văn trang trí ta có thể thấy rằng đây không chỉ đơn thuần là một mặt hàng xuất khảu mà còn là những tác phẩm nghệ thuật dân tộc. Sản phẩm càng mang đậm tính văn hoá dân tộc thì càng dẽ thu hút khách hàng. Màu sắc Tuỳ từng mặt hàng thủ công mỹ nghệ ( đồ gốm sứ , hàng sơn mài, hàng gỗ điêu khắc, thêu ren, coi ngô dứa … ) để có màu sắc phù hợp với thị hiếu của khách hàng trên các quốc gia khác nhau song nhìn chung :  Đồ gốm sứ : Phải có nước men bóng láng, màu sắc thanh nhã, nhẹ nhàng kết hợp với đường nét hoa tiết và kích thước mẫu mã gây cảm giác thích thú khi chiêm gưỡng sản phẩm, chất liệu làm sản phẩm phải mịn màng, không lẫn tạp chất và nổi bọt khí.  Hàng sơn mài : Khi sử dụng sao cho không bị cong, vênh, sứt mẻ, màu sắc phải kết hợp hài hoà theo mẫu mã.  Hàng gỗ điêu khắc : Là hàng mỹ nghệ xuất khẩu cao cấp được cắt sấy chạm trổ trang trí đánh bóng bề mặt. Loại hàng này được làm bằng gỗ pơ mu, khi sản phẩm hoàn thành , tiền gỗ chiếm khoảng 30% còn lại là tiền công thợ.  Cói, ngô, dừa, thêu ren : các mặt hàng này đòi hỏi cao về màu sắc, màu sắc phải thanh nhà, phù hợp với kiểu dáng và chất liệu. Chất liệu
  • 11. Các nguyên liệu sản xuất ra mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá rẻ làm chi phí sản xuất thấp, giá thành phù hợp chủ yếu là tiền công thợ, rừng nước ta phong phú về chủng loại cây, là một trong những nước có diện tích cây lấy gỗ lớn trên thế giới. Ngoài ra hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết. Những nguyên liệu sản xuất ra những mặt hàng này như cói, ngô, dừa, gốm sứ thường phải tuỳ theo thời tiết mà công ty có thể thu mua được nhiều hay ít ( ví dụ : khi có mưa, bão lụt, hạn hán nung cốm, vận chuyển cốm sẽ bị ảnh hưởng, nguyên liệu sản xuất hàu như không có. Bên cạnh đó giá thành sản phần tiền thợ chiếm rất lớn do vậy giá trị nghệ thuật và chất lượng mặt hàng phụ thuộc lớn vào bàn tay các nghệ nhân. với mặt hàng này phụ thuộc vào thị hiếu và thẩm mỹ của khách hàng. 1.1.3.2. Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác hàng hoá khác ở chỗ nó vừa có thể sử dụng vừa có thể là vật trang trí, làm đẹp cho nhà cửa, văn phòng hay cũng có thể là đồ lưu niệm hấp dẫn trong mỗi chuyến du lịch của khách quốc tế. Chính vì vậy, hàng thủ công mỹ nghệ có thể được xuất khẩu ra nước ngoài theo 2 phương thức sau: - Xuất khẩu tại chỗ: khi khách du lịch đến từ nước ngoài vào Việt Nam và mua hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất tại Việt Nam. Với xu hướng phát triển của du lịch như hiện nay, hình thức xuất khẩu này sẽ góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hàng năm. - Xuất khẩu ra nước ngoài: là hình thức các doanh nghiệp bán hàng thủ công mỹ nghệ cho các đối tác nước ngoài bằng cách mang hàng sang tận nơi băng các phương tiện vận tải khác nhau và phải chịu sự ràng buộc của một số thủ tục xuất khẩu nhất định. 1.2. Giới thiệuvề thị trường thủ công mỹ nghệ của EU : 1.2.1. Giới thiệu chung về thị trường EU : Thị trường EU là một thị trường đa dạng, năng động và đầy tính cạnh tranh nên các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển sẽ không có cơ hội thâm nhập thị trường nếu thiếu sự chuẩn bị. Các nhà xuất khẩu không nên vồ vập với mọi bản chào mua của các doanh nhân Châu Âu và cố khai thác mọi cơ hội kinh doanh có vẻ
  • 12. hấp dẫn. Tỷ lệ xác xuất mà các nhà xuất khẩu thiếu kinh nghiệm gặp may mắn trong cuộc chơi hay bị thất bại ngay từ đầu là khá lớn. Rủi ro có khả năng xảy ra và thực sẽ sẽ xảy ra. Các nhà xuất khẩu luôn được khuyến cáo nên chủ động và làm chủ tình hình để tự đưa ra được định hướng. Điều này chỉ thực hiện được khi đã có sự chuẩn bị kỹ càng, đánh giá mục tiêu, đánh giá phương hướng, phương tiện và có lập kế hoạch từng bước một cách cẩn thận. Nói cách khác các nhà xuất khẩu muốn xâm nhập thị trường Châu Âu trước tiên nên nghiên cứu đánh giá một số thị trường mục tiêu ở Châu Âu, các kênh thương mại và phân phối, đánh giá khả năng tận dụng cơ hội và đối phó với nguy cơ, lựa chọn chiến lược và chuẩn bị đương đầu với môi trường cạnh tranh. Tính đến ngày 01/01/2014, EU có 28 nước thành viên, bao gồm các nước: Pháp, Đức, Bỉ, Italy, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Đan Mạch, Alien, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Phần Lan, Áo, Síp, Cộng Hoà Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Balan, Slovakia, Sloveneia, Malta, Romania, Bulgaria, Latvia. Dân số EU tính đến năm 2006 là 496,5 triệu người, chiếm tỉ trọng 7,59 % dân số thế giới. Hiện tại EU là một tổ chức kinh tế hùng mạnh trên thế giới, là một trong ba trung tâm lớn nhất trong nền kinh tế thế giới (EU, Mỹ, Nhật Bản). Năm 2013, GDP của EU đạt 18.840,8 tỷ USD, chiếm 21,4% GDP của toàn thế giới, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của EU đạt 6.041 tỷ USD, bằng 39,5% kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Kim ngạch nhập khẩu đạt 5.881 tỷ USD, bằng 46% tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn thế giới. GDP tính trên đầu người năm 2013 là 37.849 USD. (Nguồn: tapchitaichinh.vn) EU ngày nay được xem như là một đại quốc gia ở châu Âu, chính sách thương mại của EU cũng giống như chính sách thương mại của một quốc gia, bao gồm chính sách nội thương và chính sách ngoại thương. Tất cả các thành viên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối. EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá đẩy mạnh tự do
  • 13. hoá thương mại, giảm dần thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu và tiến tới xóa bỏ hạn ngạch. Hiện tại, 28 nước thành viên EU đang áp dụng một biểu thuế chung đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. EU đã ban hành chính sách chống phá giá và áp dụng thuế “Chống xuất khẩu dưới hình thức bán phá giá” để đấu tranh với những trở ngại trong buôn bán với các nước ngoài khối. EU cũng đang sử dụng một biện pháp để đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển. Đó là GSP, một công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước đang phát triển và chậm phát triển. Bằng cách này, EU có thể làm cho nhóm nước đang phát triển, chậm phát triển dễ dàng thâm nhập vào thị trường của mình. Hệ thống GSP của EU bao gồm 2 nhóm sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của EU, đó là sản phẩm nhạy cảm và sản phẩm không nhạy cảm. 1.2.2. Đặc điểm thị trường hàng thủ công mỹ nghệ tại EU ( nguồn cung , thị hiếu , tiêu dung , quy định nhập khẩu ) : Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu của ta xuất sang EU là sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gốm sứ và các sản phẩm mây tre đan. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng lên khá nhanh (21.28%/ năm). Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức (26,4%), tiếp đến là Pháp (14,7%); Hà Lan (11,6%); Anh (11,0%); Bỉ (10,7%); Italia (7,4%); Tây Ban Nha (6,3%); Thuỵ Điển (5,0%); Đan Mạch (4,1%); Phần Lan (0,8%); Hy Lạp (0,5%) và Bồ Đào Nha (0,4%). Riêng thị trường Lucxemboung, đồ gỗ của Việt Nam vẫn chưa xâm nhập vào được. Điều đáng lưu ý là trong thời gian qua, nhiều thương nhân EU lâu nay làm ăn với các chủ cửa hàng của Trung Quốc và của các nước ASEAN khác đã phần nào quan tâm đến thị trường Việt Nam hơn, một phần vì muốn làm phong phú thêm nguồn cung cấp hàng hoá, phần khác vì họ thấy nhiều mặt hàng Việt Nam đáp ứng tốt yêu cầu của họ cả về giá cả lẫn chất lượng. Hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU được hưởng GSP như hàng của các nước đang phát triển khác. Vì vậy,
  • 14. hàng của VN gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh nặmg ký trên thị trường này, như hàng của Trung Quốc, Thái Lan, và hàng của các nước ASEAN khác. Trong thời gian tới, châu Âu không chỉ đòi hỏi các mặt hàng nhập khẩu nói chung và hàng may mặc nói riêng phải bảo đảm an toàn sức khỏe người tiêu dùng, mà còn đòi hỏi về trách nhiệm xã hội và thái độ bảo vệ môi trường trong sản xuất khá khắt khe. Đây sẽ trở thành một yếu tố cạnh tranh giữa các nhà cung cấp của các nước. Đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam chú trọng đầu tư, sản xuất các sản phẩm an toàn cho người mặc và thân thiện với môi trường, như công ty dệt kim Đông Phương có vải làm từ sợi cây tre, công ty may Đồng Nai đưa ra dòng sản phảm áo vô trùng làm từ sợi carbon, áp dụng công nghệ dệt không bám dính, không chứa bụi… Người châu âu có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới.Họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên những sản phẩm nổi tiếng rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Nhiều trường hợp những sản phẩm này giá đắt, nhưng họ vẫn mua và không thích đổi sang sản phẩm không nổi tiếng khác cho dù giá rẻ hơn nhiều. Thị trường châu âu về cơ bản cũng như thị trường một quốc gia, có ba nhóm người tiêu dùng khác nhau: (1) nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao, chiếm gần 20 (%) dân số EU, nhóm này dùng những hàng hóa tốt nhất, giá cả đắt nhất hoặc những mặt hàng hiếm và độc đáo. (2) nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm 68 (%) dân số, sử dụng loại hàng có chất lượng kém hơn nhóm (1) và giá cả cũng rẻ hơn. (3) nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp chiếm hơn 10 (%) dân số, tiêu dùng những loại hàng hóa có chất lượng và giá cả thấp hơn nhóm 2. Hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường này gồm cả hàng hóa cao cấp lẫm hàng hóa bình dân phục vụ cho mọi đối tượng. Đối tượng tiêu dùng hàng Việt Nam là nhóm 1 và nhóm 2. Các đối thủ cạnh tranh chính của hàng Việt Nam là hàng trung quốc và hàng của các nước ASEAN khác. Xu hướng tiêu dùng trên thị trường EU đang có những thay đổi như: Không thích sử dụng đồ nhựa và thích dùng đồ gỗ, thích ăn hàng thủy hải sản hơn ăn thịt,
  • 15. yêu cầu về mẫu mốt và kiểu dáng hàng hóa thay đổi nhanh, đặc biệt đối với những mặt hàng thời trang. Sở thích và thói quen tiêu dùng trên thị trường này đang thay đổi rất nhanh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Ngày nay người châu âu cần nhiều chủng loại hàng hóa với số lượng lớn và những hàng hóa có vòng đời nhắn giá rẻ hơn và phương thức phục vụ tốt hơn. Hệ thống phân phối của EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối của một quốc gia, gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ. Tham gia vào hệ thống này là các công ty đa quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các cửa hàng bán lẻ độc lập. Hệ thống phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU là theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hóa cho hệ thống cửa hàng và siêu thị của tập đoàn này mà không cung cấp hàng hóa bán lẻ cho tập đoàn khác. Còn kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hóa bán lẻ cho tập đoàn mình còn cung cấp hàng hóa bán lẻ cho tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập. Các quy định thâm nhập thị trường Liên minh Châu Âu với các mặt hàng nội thât (HS94) Quy định thuế quan và hạn ngạch Thuế nhập khẩu cho các hàng nội thất từ 0-5,6%. Việc buôn bán hàng nội thất trên toàn cầu nói chung tự do nên hầu hết các mặt hàng đều miễn thuế. Thuế nhập khẩu chỉ được áp dụng trong trường hợp phụ kiện, ghế/đồ nội thất làm từ song mây, liễu gai, tre và các đồ nội thất dùng trong nhà bếp. nếu như không có thỏa thuận thương mại đặc biết giữa các quốc gia thì phải áp dụng biểu thuế chung. Đối với các nước đang phát triển, một số thỏa thuận thương mại ưu đãi được thiết lập GSP (hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập). Tuyb nhiên, GSP không áp dụng cho các nước sản xuất đồ nội thất với số lượng lớn như Trung Quốc và Indonesia. Hiện tại, khi trình diện giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A (form A) có thể được giảm thuế nhập khẩu. EU không áp dụng hạn ngạch về nhập khẩu đồ nội thất. Hiện tại các thông tin cập
  • 16. nhật về thuế nhập khẩu có thể truy cập vào trang web: http://www.douane.nl. Ngoài ra, có thể tham khảo các nguồn thông tin khác từ ủy ban Châu Âu, Hiệp hội Thương mại và trực tiếp từ các nhà nhập khẩu. Quy định đối với hàng rào phi thuế quan Có rất nhiều yêu cầu đối với hàng rào phi thuế quan và được phân thành ba loại chính: các tiêu chuẩn về chất lượng; các vấn đề về xã hội, môi trường, sức khỏe và an toàn; quy cách đóng gói nhãn mác. Các tiêu chuẩn về chất lượng 1. Tiêu chuẩn Châu Âu: Hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn Châu Âu, chính thức cho hàng nội thất. Tuy nhiên. Ủy ban tiêu chuẩn hóa Châu Âu CEN/TC2007 đã giới thiệu một số tiêu chuẩn chất lượng năm 1998 và những tiêu chuẩn này có thể sớm trở thành tiêu chuẩn Châu Âu. Mác EU: là mác CEN/CENELEC của Châu Âu chứng nhận rằng hàng hóa đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn CEN/CENELEC. 2. Tiêu chuẩn chất lượng quốc gia: hầu hết tiêu chuẩn CEN dều dựa vào các tiêu chuẩn quốc gia hiện tại vào dựa vào ISO, tuy nhiên tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và cách kiểm tra được áp dụng tùy theo mỗi nước. 3. Nhã mác chất lượng quốc gia: Ở một số nước, hàng có chất lượng cao thường có nhãn mác đặc biệt và là thành viên của tổ chức đồ nội thất quốc gia. Những nhãn mác này nằm bảo vệ quyền lợi khách hàng về chất lượng và dịch vụ tin cậy. 4. Tiêu chuẩn an toàn: Tiêu chuẩn an toàn cho các sản phẩm nói chung được quy định bởi tiêu chuẩn Châu Âu (Directive 92/59/EC). Đối với các sản phẩm nội thất, an toàn là yêu cầu quan trọng nhất và bắt buộc đối với thị trường Liên minh Châu Âu và thị trường từng quốc gia nói riêng để đảm bảo không có bắt cứ sản phẩm không an toàn nào được bán cho khách hàng. 5. Tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp nội thất: Mặc dù chưa có tiêu chuẩn Châu Âu chính thức nhưng đã có tiêu chuẩn ISO cho từng loại mặt hàng. Ví dụ như đối với hàng nội thất kiểu hiện đại và kiểu thuộc địa, người mua yêu
  • 17. cầu chất lượng gỗ hoàn hảo như sấy khô, không sâu mọt, không nứt vỡ, được sản xuất từ một súc gỗ nguyên và xuấtg xứ từ rừng được quản lý bền vững. 6. Kích cỡ hàng nội thất: Kích cỡ hàng nội thất ở mỗi nước Châu Âu đều khác nhau. Nói chung, kích cỡ hàng nội thất ở châu Âu thường nhỏ hơn ở Mỹ vì nhà cửa ở Châu Âu dường như nhỏ hơn nhà cửa ở Mỹ. Người Bắc Âu thường to lớn hơn người dân phía Nam nên cần có đồ nội thất kích cỡ lớn hơn. Hãy luôn kiểm tra các yêu cầu thị trường chính xác từ phía nhà nhập khẩu. Các yêu cầu về môi trường, xã hội, xức khỏe và an toàn: Các vấn đề liên quan đến môi trường: Nhận biết các vấn đề môi trường ngày càng tăng trong những năm gần đây và trở thành một vấn đề quan trọng trong việc buôn bán hàng nội thất quốc tế. 1. Một số nhãn mác sinh thái cho đồ nội thất và nhãn mác quốc tế về nguyên liệu ngày càng phát triển, ví dụ như sự bền vững của nguyên liệu gỗ, nguyên liệu tái chế và chứa các chất độc hại. Ben cạnh đó, nhà thiết kế và nhà sản xuất đang cố gắng phát triển hàng nội thất giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường nhất, được coi là kiểu dáng sinh thái. Mặc du một số quy định về môi trường chưa bắt buộc nhưng đây là cơ hội cho các nhà sản xuất đáp ứng các yêu cầu này tối đa trong khả năng của họ mà chắc chắn điều này sẽ đưa lại cho họ lợi thế cạnh tranh rất tốt. 2. Công cụ cho sự bền vững: Ngoài các yêu cầu bắt buộc còn có một số chính sách về môi trường mà có thể hỗ trợ cho nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển, ví dụ: nhãn mác FSC và nhãn mác sinh thái môi trường quốc gia; hệ thống GSP trong đó thuế nhập khẩu của Châu Âu có thể giảm cho các sản phẩm nội thất “tốt với môi trường” hay chính sách quản lý chất thải. Nhãn mác FSC: Hiện tại một vấn đề hết sức quan trọng đói với buốn bán đồ nội thất và gỗ quốc tế là nguồn gốc gỗ. Những sản phẩm có nguồn gốc không bền vững ngày càng gặp nhiều khó khăn trên thị trường Châu Âu. Việc nhập khẩu các mặt
  • 18. hàng này không bị pháp luật cấm nhưng lại gặp sự phản đối của khách hàng nên có ảnh hưởng tương tự như là tẩy chay. Hội đồng quản lý rừng FSC đã ban hành chứng nhận về gỗ đầu năm 1990 và càng ngày càng được người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn ở hầu hết thị trường Châu Âu. Biểu tượng FSC không chỉ đảm bảo rằng gỗ từ rừng được quản lý tốt mà con bảo đảm rằng trong toàn bộ các khâu chế biến từ rừng đến sản phẩm hoàn thiện, gỗ không bị trộn lẫn với các sản phẩm “không bền vững khác”. Bằng cách tránh khai thác gỗ một cách lãng phí có thể hạn chế đwocj việc khai thác rừng quá mức. Nhãn mác sinh thái quốc gia: Mỗi nước Châu Âu đều có một số nhãn mác sinh thái cho các mặt hàng nội thất khác nhau được bán trên thị trường. Các vấn đề xã hội: Sử dụng lao động trẻ em để sản xuất đồ nội thất và các mặt hàng khác là một trong những mối quan tâm lớn đối với nhiều nước Châu Âu. Những nhà xuất khẩu có thể chứng minh và đảm bảo rằng sản phẩm của họ không sử dụng lao động trẻ em không chỉ có lợi thế cạnh tranh mà còn có cơ hội hợp tác lâu dài tốt hơn. Các vấn đề sức khỏe và an toàn: Sản xuất đồ nội thất phải tuân thủ một số quy định về sức khỏe và an toàn ví dụ như an toàn lao động, an toàn hóa chất, độ ồn và độ rung giữ ở mức thấp, điều kiện nhà xưởng… Đóng gói và nhãn mác Vận chuyển từ các nước đang phát triển xuất khẩu sang thị trường Châu Âu thường mất một quãng đường dài trước khi đến được đích, do vậy nên đóng gói đảm bảo chắc chắn và an toàn khi vận chuyển bằng đường biển. Hàng nội thất rất dễ bị hỏng hóc nên cần phải được đóng gói cẩn thận và chắc chắn. Tiêu chuẩn đóng gói Châu Âu: Châu Âu đã ban hành chỉ thị 94/62/EC quy định những tiêu chuẩn tối thiểu về đóng gói và chất thải đóng gói và được thực hiện hầu hết các nước Châu Âu từ năm 1996. Mỗi nước đều có quyền thêm các tiêu chuẩn của riêng của họ vào tiêu chuẩn chung này. Các nhà xuất khẩu nên lưu ý những vấn đề sau:
  • 19. 1. Chú ý đến việc đóng gói (đóng gói vận chuyển) vừa hạn chế vừa bảo đảm và nếu có thể, nguyên liệu nên dụng loại có thể tái chế được. 2. Cố gắng kết hợp các sản phẩm để gửi hàng thành một chuyến lớn sẽ tốt hơn là vận chuyển liên tục những lô hàng nhỏ. 3. Cố gắng phát triển các giấy gói đa chức năng, ví dụ một giấy gói có thể sử dụng lại cho việc đóng gói để bán trong nước. 4. Cố gắng giảm thiểu các chất độc hại. 5. Ngành công nghiệp này cần tránh đóng gói quá nhiều và cố gắng thay thế các nguyên liệu không thể tái sử dụng bằng những nguyên liệu có thể tái sử dụng. Cách đóng gói xuất khẩu cần đảm bảo sản phẩm khỏi hỏng hóc trong quá trình lưu kho vận chuyển và phân phối. Một số lời khuyên sau dành cho các nhà xuất khẩu nội thất. 6. Lựa chọn cách vận chuyển và phân phối mà ít phải chuyển tải và bị bốc dỡ nhiều lần. 7. Sử dụng hãng vận chuyển quốc tế để có thể dỡ hàng tại địa điểm cuối cùng để giảm các lần bốc dỡ. 8. Các kiện hàng cần được phù hợp với kích cỡ của container và sử dụng các tấm nâng hàng kích cỡ tiêu chuẩn, đặc biệt là những đồ nội thất làm từ gỗ khối nặng cần đóng gói sao cho việc bốc dỡ được dễ dàng. 9. Có các thiết bị nâng đỡ thích hợp và đào tạo nhân sự. Ký hiệu và nhãn mác: Các kiện hàng cần có ký hiệu rõ ràng về tên, địa chỉ của người xuất khẩu và nhập khẩu, nước xuất xứ, cảng quá cảnh và thông tin về nội dung hàng để người nhập khẩu có thể biết chính xác những lô nào của sản phẩm đã đến. Người nhập khẩu cũng thường được yêu cầu ghi rõ mã hàng ở bao bì để họ có thể phân phối mà không cần phải mở thùng. Việc sử dụng mã vạch ngày càng phổ biến ở các kênh phân phối bán buôn và bán lẻ ở Châu Âu.
  • 20. 1.3.Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU: 1.3.1. Các nhân tố về cơ chế chính sách và môi trường pháp lý : Trong quan hệ thương mại với Việt Nam, EU xây dựng một chính sách thương mại dựa trên nguyên tắc “Không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng” như đối với các nước đang phát triển khác, với các biện pháp phổ biến như: thuế quan, hạn ngạch, chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và hàng rào kỹ thuật. Tuy nhiên, bên cạnh những quy định chung như đã trình bày trên, Việt Nam và EU cũng đã ký kết các hiệp định và có những thoả thuận riêng bổ sung cho chính sách thương mại của EU với Việt Nam. Cụ thể: 1.3.1.1 Hiệp định khung giữa Việt Nam và liên minh châu Âu – Cơ sở điều chỉnh chính sách thương mại của liênminh châu âu đối với Việt Nam Việt Nam và EU đã ký “Hiệp định hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và cộng đồng châu Âu” vào ngày 17/7/1995 tại Brussel (Bỉ). Đây là hiệp định hợp tác đầu tiên thuộc “thế hệ mới” mà EU ký với một nước Đông Nam Á. Bản hiệp định khung bao hàm những nội dung hợp tác phong phú và đa dạng, từ kinh tế đến bảo vệ môi trường, an ninh khu vực… Trong đó mục tiêu chủ yếu và hàng đầu của hiệp định là: “Đảm bảo các điều kiện cần thiết nhằm khuyến khích, đẩy mạnh và phát triển quan hệ thương mại, đầu tư hai chiều trên cơ sở hai bên cùng có lợi, đương nhiên có tính tới hoàn cảnh kinh tế của mỗi bên”. Và điều đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam là EU đã cam kết dành cho Việt Nam quy chế MFN và GSP, tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU được quy định trong điều 3 và điều 4 của hiệp định.
  • 21. 1.3.1.2 Những khía cạnh cụ thể trong chính sách thương mại của liên minh Châu Âu đối với Việt Nam Trên cơ sở chính sách thương mại của mình và những cam kết về thương mại trong hiệp định khung đã ký với Việt Nam, EU đã cụ thể hoá chính sách thương mại dành cho Việt Nam qua các công cụ sau: - Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU được hưởng GSP từ 1996, và hiện nay Việt Nam đang được hưởng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập của EU áp dụng cho thời kỳ 1/7/1999 đến 31/12/2001. Theo chương trình này, EU chia các các sản phẩm được hưởng GSP thành 4 nhóm với 4 mức ưu đãi khác nhau dựa trên mức độ nhạy cảm đối với bên nhập khẩu như đã trình bày ở phần trên. Tuy nhiên, cũng căn cứ vào mức độ phát triển của bên xuất khẩu và những văn bản thoả thuận đã ký kết giữa EU và Việt Nam để có sự điều chỉnh thích hợp. - Các hiệp định và thảo thuận khác Cùng với hiệp định hợp tác khung, hai bên Việt Nam và EU đồng thời cũng đã ký kết những hiệp định và thoả thuận chuyên ngành về dệt may, giầy dép, thủy sản… Tóm lại, so với chính sách ngoại thương chung của EU, chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam có nhiều quy định tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi hơn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU, đặc biệt là các ưu đãi về thuế quan và hạn ngạch. Song bên cạnh đó vẫn tồn tại không ít những khó khăn như các quy định khắc khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu … Những chính sách ngoại thương nêu trên của EU đối với Việt Nam cho thấy, ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Song một điều quan trọng là các sản phẩm gốm của chúng ta cũng phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu về an toàn, về vệ sinh môi trường…
  • 22. 1.3.2. Các nhân tố về kinh tế - văn hóa – xã hội : Liên minh châu âu (EU) là một tổ chức khu vực lớn nhất thế giới hiện nay, có sự liên kết chặt chẽ và thống nhất, được coi là một trong ba “siêu cường” có vị trí chính trị ngày càng tăng (đó là Mỹ, EU và Nhật Bản). Ra đời vào năm 1951 với 6 nước thành viên (Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, và Luc Xăm Bua) ngay nay EU đã trở thành một tổ chức khu vực tiêu biểu nhất của khối các nước tư bản chủ nghĩa. Sau gần 50 năm phát triển và mở rộng, con số thành viên tới nay là 28 nước. EU là một một thị trường rộng lớn, với tổng diện tích là 4.325.675 km2 và có khoảng hơn 500 triệu người, thu nhập bình quân đầu người là 28.100 USD/năm. Trong đó số dân sử dụng đồng euro là 348.6 triệu người. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu chuyển sức lao động, hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia thành viên. EU có 28 các quốc gia thành viên, mỗi thị trường lại có những đặc điểm tiêu dùng riêng. Như vậy có thể nhận thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa. Có những loại hàng hóa rât được ưa dùng ở pháp, bỉ nhưng lại không được thị trường anh đón chào. Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị trường tiêu dùng giữa các quốc gia trong khối EU, nhưng 28 các quốc gia chủ yếu nằm ở khu vực Tây và Bắc Âu nên có những điểm tương đồng về kinh tế và văn hóa. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các quốc gia rất đồng đều, cho nên người dân thuộc liên minh EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Người EU thích sử dụng và quen tiêu dùng một số loại hàng hóa sau..Việt nam chính thức thiết lập mối quan hệ với Liên minh châu Âu 17/7/1995. Các sự kiện quan trọng nào chính nhân tố thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Viết Nam - EU phát triển cả ba lĩnh vực (Thương Mai, Đầu Tư, Viện Trợ), Đặc biệt là thương mại. EU là thị trường lớn có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là nhưng mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với số lượng lớn như : hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may, thuỷ hải sản, giầy dép ....v v. EU không chỉ lớn mạnh về quy mô mà còn vững mạnh về cơ cấu, tăng trưởng ổn định nắm giữ đồng tiền mạnh EURO có khả năng chuyển đổi trên toàn thế giới. EU không chỉ có nguồn nhân lực có trình độ cao, lành nghề còn có thị trường nội địa
  • 23. với sức mua lớn. Các chính sách của EU đều được đưa ra sao cho phù hợp và thuận lợi cho các nước thành viên cùng có lợi, góp phần phát triển chung nền kinh tế thế giới. Chỉ thua kém sau Mỹ với một tỷ lệ rất nhỏ, EU hàng năm xuất khẩu một lượng lớn hàng hoá từ khắp thế giới cũng từ đó EU nhập khẩu một lượng hàng hoá không nhỏ trong đó có hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ lệ cao. Tình hình ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ ở Châu Âu: Do khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ chưa từng có ở một số lĩnh vực như: điện tử, tin học, tự động hoá, vật liệu mới, công nghệ sinh học... nên cuộc cách mạng này làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hầu hết các nước trong EU đều diễn ra nhanh chóng theo hướng chuyển mạnh sang các ngành có hàm lượng trí tuệ và dịch vụ cao, còn các tỷ trọng nông nghiệp và khai thác khoáng sản giảm dần và đặc biệt là các ngành cần nhiều nhân công đang có xu hướng chuyển dịch ra khỏi Châu Âu. đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở các năm đang giảm dần với tỷ lệ giảm đang tăng lên. Do vậy, việc đáp ứng nhu cầu nội tại ở EU đang là vấn đề cần phải cập nhập. Đó là một thời cơ thuận lợi cho ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam không bỏ lỡ cơ hội đẩy mạnh và tăng tốc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU. 1.3.3. Các nhân tố về cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học công nghệ : + Hệ thống cảng biển, mức độ trang bị, độ sâu của các cảng biển sẽ ảnh hưởng đến khối lượng của từng chuyến tàu, tốc độ của các phương tiện vận tải sẽ ảnh hưởng đến tốc độ thực hiện hợp đồng. Hệ thống cảng biển được trang bị hiện đại cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hoá xuất nhập khẩu. + Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng đặc biệt là hoạt động ngân hàng cho phép các nhà kinh doanh thuận lợi hơn trong việc thanh toán, huy động vốn, bảo đảm lợi ích cho các nhà xuất khẩu bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng như thanh toán theo phương thức L/C.
  • 24. + Hệ thống bảo hiểm và kiểm tra chất lượng cho phép hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt mức độ thiệt hại trong trường hợp rủi ro xảy ra. 1.3.4. Các nhân tố thị trường : EU là một thị trường rộng lớn với trên 496 triệu dân, với sự tham gia của 27 nước thành viên, mỗi nước thành viên lại có đặc điểm tiêu dùng khác nhau. Vì vậy, thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về chủng loại hàng hoá. Trên thực tế, có những loại hàng hoá rất được ưa chuộng ở thị trường Anh, Pháp, Italy, nhưng lại không được người tiêu dùng ưa chuộng ở Đức, Đan Mạch, Tây Ban Nha… Một số công ty khi đưa ra sản phẩm mới ở một số nước thuộc EU thì rất thành công ở thị trường này nhưng cũng với chính sản phẩm đó khi đưa vào thị trường các nước EU khác thì không được người tiêu dùng nghênh đón. Tuy vậy, do các nước thành viên trong liên minh EU cùng nằm trong khu vực Tây Âu, Bắc Âu, Và Đông Âu, có trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội khá tương đồng nên cũng có nhiều đặc điểm tương đồng về sở thích và thói quen tiêu dùng. Hầu hết người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen dùng sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới cho dù giá cả của các sản phẩm đó đắt hơn rất nhiều so với những nhãn hiệu bình thường khác. Do vậy, các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ muốn xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này cần chú ý đến đặc trưng này. Có như vậy, mới có thể tạo ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. 1.3.5. Các nhân tố liên quan đến marketing xuất khẩu của daonh nghiệp: Là các yếu tố thuộc về tiềm lực của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát ở một mức độ nào đó như yếu tố tài chính, con người, tài sản vô hình của doanh nghiệp,... Khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Ý chí, tư tưởng của ban lãnh đạo. Khả năng kinh doanh ở mỗi thị trường có độ may rủi khác nhau và mỗi nhà lãnh đạo có thể chấp nhận mức độ rủi ro khác nhau và điều này ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cơ hội kinh doanh. Những người lãnh đạo có tính tiên phong,
  • 25. ưa đổi mới, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm thường thích chinh phục những thị trường mới. - Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp: Yếu tố này cho thấy sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn, khả năng phân phối quản lý có hiệu quả các nguồn vốn. Thông thường các doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính thì việc tiến hành các hoạt động kinh doanh sẽ có nhiều thuận lợi hơn, đặc biệt là đối với việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp. - Sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp: Sản phẩm là đối tượng được trực tiếp tiêu dùng, được đánh giá về chất lượng, mẫu mã nên nó chính là nhân tố quyết định khiến người tiêu dùng mua sản phẩm. Để mở rộng thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp trước hết phải có chất lượng, kiểu dáng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi vì vậy doanh nghiệp cần phải nắm bắt được thị hiếu của họ để cung ứng những sản phẩm thoả mãn được yêu cầu đó. - Khả năng kiểm soát, chi phối nguồn hàng: Khả năng kiểm soát nguồn cung cấp hàng hoá ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như ở khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm. Việc kiểm soát chi phối tốt nguồn hàng sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp chủ động về nguồn hàng, an tâm về chất lượng hàng hoá, số lượng hàng hoá, đảm bảo tín độ giao hàng cho khách. Nguồn cung cấp ổn định còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, ổn định được giá đầu vào, đảm bảo chữ tín trong kinh doanh. - Con người và tiềm lực vô hình của doanh nghiệp: Nguồn nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của mỗi doanh nghiệp vì chính con người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất và kinh doanh, thực hiện các chiến lược thị trường của doanh nghiệp. Bên cạnh yếu tố con người tiềm lực vô hình cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đó là những ấn tượng tốt trong khách hàng về hình ảnh, uy tín, nhãn mác và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
  • 26. 1.4. Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU : 1.4.1. Phát triển làng nghề truyền thống : Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống luôn gắn liền với lịch sử phát triển văn hoá của dân tộc, nó là nhân tố tạo nên nền văn hoá ấy đồng thời là sự biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và trí óc sáng tạo của người thợ thủ công. Vì vậy mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng nét đặc sắc của dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi làng nghề và mang mỗi dấu ấn của mỗi thời kỳ. Tìm hiểu lịch sử của mỗi làng nghề ta thấy kỹ thuật chế tác ra các sản phẩm có từ rất xa xưa và được bảo tồn đến ngày nay. Kỹ thuật đúc đồng và hợp kim đồng thau đã có từ thời văn hoá Đông Sơn - một nền văn hoá với những thành tựu rực rỡ, đặc biệt là trống đồng Ngọc Lũ gắn liền với lịch sử thời Hùng Vương dựng nước. Cho đến sau này nghề đúc đồng vẫn để lại những dấu ấn lịch sử. Mới đây nhất ta thấy có tượng phật mới đúc được đặt ở chùa Non Nước cao và nặng nhất Đông nam á. Ngày nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với tính độc đáo và độ tinh xảo của nó vẫn có ý nghĩa rất lớn với nhu cầu đời sống của con người. Những sản phẩm này là sự kết tinh, sự bảo tồn các giá trị văn hoá lâu đời của dân tộc, là sự bảo lưu những văn hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác tạo nên những thế hệ nghệ nhân tài ba với những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng. Chính vì vậy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ không những góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá của dân tộc Việt nam mà còn có nhằm quảng bá chúng trên khắp thế giới . 1.4.2. Tăng thu ngoại tệ : Việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta trong mấy năm gần đây đã mang lại cho nước ta nguồn ngoại tệ lớn, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Cụ thể trong năm 2003 Việt Nam đã xuất khẩu được gần 400 triệu USD, và tính đến tháng 4 năm nay, kim ngạch hàng thủ công mỹ nghệ đã đạt
  • 27. trên 100 triệu USD, tăng 10% so với năm ngoái. Đây là nguồn thu ngoại tệ to lớn thực thu về cho đất nước từ nguồn nguyên liệu rẻ tiền có sẵn trong tự nhiên và từ lực lượng lao động nhàn rỗi ở các vùng nông thôn nước ta. Nhờ có nguồn vốn đó, các làng nghề truyền thống Việt Nam có điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề và kỹ thuật cao cho ngành thủ công mỹ nghệ. 1.4.3. Tạo thêm công ăn việc làm , góp phần cải thiện đời sống của nhân dân : Tác động của xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết thông qua mặt sản xuất hàng xuất khẩu với nhiều công đoạn khác nhau đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp tăng gía trị lao động tăng thu nhập quốc dân. Bên cạnh đó, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn tạo nguồn để nhập nguồn vật phẩm tiêu dùng thiết yếu, phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của nhân dân và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động . - Tạo việc làm cho người lao động. Trên phương diện xã hội đẩy mạnh xuất khẩu thủ công mỹ nghệ đã kích thích việc phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay trong các làng nghề truyền thống bình quân mỗi cơ sở chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao động thường xuyên và 8 đến 10 lao động thời vụ, mỗi hộ chuyên nghề tạo việc làm cho 4 đến 6 lao động thường xuyên và 2 đến 5 lao động thời vụ. Đặc biệt ở nghề dệt, thêu ren, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 200 đến 250 lao động. Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác. Làng gốm bát tràng ngoài việc giải quyết việc làm cho gần 2430 lao động của xã, còn giải quyết thêm việc làm cho khoảng 5500 đến 6000 lao động của các khu vực lân cận đến làm thuê. Mặt khác, sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã kéo theo sự phát triển và hình thành của nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Ngoài các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất trực tiếp còn có các dịch vụ khác như dịch vụ tín dụng ngân hàng.
  • 28. Từ kinh nghiệm thực tiễn đã tính toán cho thấy cứ xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo được việc làm và thu nhập cho khoảng 3000 đến 4000 lao động chủ yếu là lao động tại các làng nghề nông thôn, trong đó có lao đông nông nhàn tại chỗ và các vùng lân cận( trong khi đó chế biến hạt điều thì 1 triệu USD kim ngạch xuất khẩu chỉ thu hút được 400 lao động). - Nâng cao và cải thiện đới sống nhân dân. Ngoài việc được coi là động lực gián tiếp giải quyết việc làm cho người lao động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ còn góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động ở nông thôn. ở nơi nào có ngành nghề phát triển thì nơi đó thu nhập cao và mức sống cao hơn các vùng thuần nông. Nếu so sánh với mức thu nhập lao động nông nghiệp thì thu nhập của lao động ngành nghề cao hơn khoảng 2 đến 4 lần, đặc biệt là so với chi phí lao động và diện tích sử dụng đất thấp hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Bình quân thu nhập của 1 lao động trong hộ chuyên ngành nghề phi nông nghiệp là 430000- 450000 đồng / tháng, ở hộ kiêm nghề từ 190000- 240000 đồng/ tháng, trong khi đó ở hộ lao động thuần nông chỉ có khoảng 70000-100000 đồng/ người/ tháng. Có những làng nghề có thu nhập cao như làng gốm Bát Tràng : Mức bình quân thu nhập của các hộ thấp cũng đạt từ 10-20 triệu/năm. Thu nhập từ nghề gốm sứ Bát Tràng chiếm tới 86% tổng thu nhập của toàn xã. Vì vậy thu nhập của các làng nghề truyền thống đã tạo ra sự thay đổi khá lớn trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình và của địa phương. Sự phát triển ổn định của làng nghề tạo ra nguồn hàng ổn định đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này . từ đó tạo ra sự thuận lợi trong kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao thu nhập và mức sống cho người lao động. 1.4.4. Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế : Chuyển dịch cơ cấu nông thôn là nhằm phát triển kinh tế nông thôn lên một bước về chất, làm thay đổi cơ cấu sản xuất , cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm , cơ cấu giá trị sản lượng và cơ cấu thu nhập cua ra dân cư nông thôn bằng các nguồn lợi thu được từ các lĩnh vực trong nông nghiệp và phi nông nghiệp. Với mục tiêu như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng được thúc đẩy, nó diễn ra
  • 29. ngay trong nội bộ ngành công nghiệp và cả các bộ phận hợp thành khác của cơ cấu kinh tế nông thôn. Việc phát triển các làng nghề truyền thống dẫ có vai trò tích cực trong việc góp phần tăng tỉ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp, chuyển từ lao động sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp sang ngành nghề nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Ngay từ đầu khi nghề thủ công xuất hiện thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh còn có các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại phát triển. Mặt khác có thể thấy kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập va giá trị sản lượng cao hơn hẳn so với sản xuất nông nghiệp. Do từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường, năng lực thị trường được nâng lên người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, dặc biệt là những sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và ngoài nước. Khi đó khu vực sản xuất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp , khu vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được tăng lên. Làng nghề truyền thống phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở rộng địa bàn hoạt động thu hút nhiều lao động. Khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cung cấp thường xuyên trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản phẩm . Do đó dịch vụ nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng và phong phú , đem lại thu nhập cao cho người lao động. Như vậy, sự phát triển của làng nghề truyền thống có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Sự phát triển lan toả của làng nghề truyền thống đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xúât, thu hút rất nhiều lao động 1.4.5. Góp phần phát triển du lịch địa phương : Việc khôi phục và sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn kéo theo nhiều ngành khác phát triển nhất là ngành du lịch và các ngành dịch vụ có liên quan. Sản xuất thủ công mỹ nghệ và du lịch là 2 nhân tố có tác động 2 chiều . Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn là một nét hấp dẫn rất quan trọng và ấn tượng đối với khách du
  • 30. lịch nhất khách du lịch văn hoá ,các sản phẩm càng đa dạng phong phú càng có tác dụng thu hút mạnh mẽ du khach tới tham quan, qua đó các dịch vụ về du lịch phát triển đồng thời hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cũng được các nước bạn biết đến nhiều hơn, đây chính là một biểu hiện của hình thức xuất khẩu tại chỗ. Ngược lại, nếu du lịch phát triển, có nhiều khách du lịch đến tham quan tại các làng nghề c sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ được biết đến nhiều hơn, được quảng bá nhiều hơn, đó cũng là một hình thức khuyêch trương giới thiệu sản phẩm của Việt Nam ra nước ngoài, từ đó ta có thể mở rộng quan hệ kinh doanh và có thể tăng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ. 1.4.6. Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại : Đẩy mạnh xuấu khẩu nói chung và thủ công mỹ nghệ nói riêng có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước, nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên thị trường quốc tế…Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế…Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng ta kể trên lại tạo tiền đề mở rộng xuất khẩu. Có thể nói xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ đóng vai trò xúc tác hỗ trợ phát triển kinh tế mà nó còn cùng với hoạt động nhập khẩu như là yếu tố bên trong trực tiếp tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thuộc nội bộ nền kinh tế như: vốn , kỹ thuật, lao động, thị trường tiêu thụ…Đối với nước ta, hướng mạnh về xuất khẩu hàng là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại. 1.5. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của một số quốc giatrên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam : 1.5.1. Kinh nghiệm các quốc gia khác: - Vấn đề chất lượng, thương hiệu, uy tín của sản phẩm là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Các sản phẩm muốn thu hút được khách hàng đòi hỏi phải luôn có sự sáng tạo và đổi mới về mẫu mã, kiểu dáng cho phù hợp với thị hiếu khách hàng.
  • 31. - Có chính sách marketing hợp lý đối với các sản phẩm khác nhau, đối với từng thời kỳ kinh doanh khác nhau. - Cần chú trọng hơn vào công tác đào tạo và tuyển chọn đội ngũ công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm và đầy sáng tạo trong việc tạo ra các sản phẩm gốm có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng. - Cần chú trọng đến việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật mới trên thế giới phục vụ cho sản xuất, không ngừng cải tiến dây chuyền sản xuất sản phẩm để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao và đồng đều. 1.5.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam Thị trường EU đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng, các yếu tố liên quan đến môi trường, sức khỏe của người tiêu dùng. Đặc biệt, thiết kế mẫu mã có vai trò rất lớn, chiếm tới 30-50% sự thành công của đơn hàng khi vào thị trường này. Vì vậy, Việt Nam phải nghiên cứu, đưa ra bộ sưu tập mới hàng năm, thiết kế độc đáo, phối hợp nhiều loại nguyên vật liệu trên cùng một sản phẩm và quan trọng là thiết kế sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng.... Việc phát triển thiết kế sản phẩm mới của các doanh nghiệp Việt Nam nên được tiếp cận từ nhiều kênh như: Tham gia các hội chợ quốc tế, tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhóm thiết kế chuyên nghiệp của Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và quà tặng Việt Nam... nhằm tìm ra mẫu mã phù hợp với đặc điểm sản phẩm của DN và xu hướng tiêu dùng của thị trường. Cần phải kết hợp giữa ý tưởng độc đáo của nhà thiết kế với mong muốn về màu sắc, giá thành của người tiêu dùng. Thiết kế cần phải theo bộ sưu tập sản phẩm sẽ được nhân rộng hơn. Sản phẩm không chỉ nên đầu tư về màu sắc, chất lượng mà còn tạo nên những sản phẩm thân thiện với môi trường. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp cần phải định vị được giá sản phẩm nằm ở phân khúc nào để có mức giá thành tương ứng.Thiết kế mẫu mã sản phẩm là “chìa khóa” giúp DN ngành thủ công mỹ nghệ tiến sâu hơn vào thị trường EU. Bản thân EU cũng là thị trường truyền thống và quan trọng của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam khi kim ngạch xuất khẩu của ngành vào thị trường này luôn giữ được mức tăng
  • 32. trưởng ổn định. Đơn cử, ngay tháng đầu tiên của năm 2014, giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào một số thị trường trong khối tăng mạnh so với cùng kỳ như: Đức đạt 3,19 triệu USD, tăng 26,43%; Hà Lan đạt 868 nghìn USD, tăng 23,1%; Tây Ban Nha đạt 572 nghìn USD, tăng 24%; Thụy Điển 449 nghìn USD, tăng 30%....
  • 33. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 2.1. Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU trong thời gian qua ( từ năm 2009 đến nay ) : 2.1.1. Khối lượng kim ngạch xuất khẩu : Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang EU của Việt Nam Đơn vị tính: triệu USD Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 478 569 1,472 1,845 2,571 Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang EU 275 356,1 397,7 500 575 Nguồn: Bộ Thương Mại Trong khối EU, có một số các nước nhập khẩu rất nhiều hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức (26,4%), tiếp đến là Pháp (14,7%), Hà Lan (11,6%), Anh (11%), Bỉ (10,7%), Ý (7,4%) , Tây Ban Nha(6,3%), Thuỷ Điển (5%), Đan mạch (4,1%), Phần Lan(0,8%), Hy Lạp (0,5%)… sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ yếu xuất khẩu sang thị trường EU bao gồm: hàng gốm sứ, hàng mây tre đan, hàng sơn mài, đồ mỹ nghệ, hàng thêu ren, thổ cẩm và các loại Sản phẩm sơn mài, gỗ mỹ nghệ của nước ta hiện nay đang thâm nhập vào thị trường EU rất tốt, một trong những thị trường của Việt Nam, hàng sơn mài, gỗ mỹ nghệ là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU. Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt trên 100 triệu USD và có khả năng tăng mạnh trong những năm tới Hàng gốm, Sứ mỹ nghệ cũng là nhóm hàng đang tiêu thụ mạnh sang thị trường EU. Thông qua hội chợ Frankfurt hàng năm tại Đức, một số công ty đã thành đạt trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng, ký được nhiều hợp đồng gốm, sứ
  • 34. mỹ nghệ. Kim ngạch xuất khẩu hàng gồm, sứ mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU khá cao và tăng mạnh qua các năm. Đến năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đã đạt trên 185 triệu USD, các thị trường tiêu thụ nhiều mặt hàng này là Đức, Hà Lan, Pháp và Anh Các mặt hàng như mây, tre đan,cói, các sảnphẩm bán nghề, trang trí nội thất bằng nguyên liệusong, mây, tre… cũng xuất khẩu sang thị trường EU với khối lượng đáng kể. Một số doanh nghiệp có nhiều hoạt động xuất khầu sang khu vực này là xí nghiệp xuất khẩu hàng song, mây của Nha Trang, hợp tác xã mây tre Hàng Kênh- Hải Phòng, haprosimex… Các sảnphẩm của Thái Bình như: Thảm, cói, đềm ghế cói được xuất sang các nước Hà Lan,Tây Ban Nha,Italya… Kim ngạch hàng thêu ren, thổ cẩm của Việt Nam sang thị trường EU số các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác trên thị trường này. Cụ thể năm 2009, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường EU đạt trên 6 triệu USD thì đến năm 2013 kim ngạch xuất khẩu đã lên tới gần 30 triệu USD. Các mặt hàng thêu ren được các nước như Đức, Pháp, Ý rất ưa chuộng như: khăn ăn, ga dường, gối thêu, tranh thêu. 2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng : Bảng 2.Cơ cấu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vào thị trường EU 5 tháng đầu năm 2014 (tỷ trọng tính theo kim ngạch) Gỗ Mỹ nghệ 0,3% Gốm sứ mỹ nghệ 44,2% Hàng trang sức 29,7% Thảm 0,8% Sơn mài 0,3% Mây tre lá 24,5% Loại khác 0,1% Nguồn vinanet
  • 35. Một số thị trường EU đang có nhu cầu lớn về từng chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, các doanh nghiệp có thể tập trung đẩy mạnh xuất khẩu như: Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Anh ... đang có nhu cầu lớn về các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài. Đối với các thị trường như Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ ĐIển... đang có nhu cầu lớn về hàng gốm sứ mỹ nghệ; thị trường Bỉ, Pháp... có nhu cầu cao về Hàng trang sức. 2.1.3. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường : Bảng 3: kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang các nước thành viên của EU năm 2013 Đơn vị tính: 1000 USD thứ tự Tên nước Hàng mây tre, cói, lá Hàng gốm sứ Hàng sơn mài, mỹ nghệ Hàng thêu 1 Pháp 8475 17279 34560 2024 2 Đức 15973 25931 212 8741 3 Tây Ban Nha 8661 3768 374 1193 4 Anh 7397 14667 251 792 5 Bỉ 5006 3477 228 1960 6 Italia 5787 3035 720 2938 7 Hà Lan 5078 10282 122 2364 8 Thuỷ Điển 2095 1058 9 Ba lan 1699 75 10 Đan mạch 948 4298 107 11 Ailen 399 963 12 Bồ Đào Nha 787 264 135 277 Nguồn : Xuất nhập khẩu 2013
  • 36. Qua bản số liệu trên cho chúng ta thấy xuất khẩu một số mặt của hàng thủ công mỹ nghệ tăng hàng năm. Trong đó các nước nhập khẩu lớn là Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha. Hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có ở trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm trong sản phẩm tương đối thấp, chỉ 3- 5% giá trị xuất khẩu. Vì vậy giá trị thực thu của hàng thủ công mỹ nghệ rất cao: 95- 97%. Hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã xuất khẩu sang gần 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó EU là thị trường hàng đầu, kế đến là Mỹ, Nhật Bản, Hồng Công, Australia, Đức, Pháp… Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây, hiện chiếm khoảng 10% lượng nhập khẩu của châu Âu, trong đó: Đức, Pháp, Hà Lan là những nước tiêu thụ mạnh. Đối với thị trường châu Phi - Tây Nam Á, đây là một thị trường rất lớn, lại không khó tính, yêu cầu về chất lượng vừa phải, trong những năm qua đã tăng trưởng mạnh. Thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu trong những năm gần đây khoảng 7 tỷ USD/năm, trong số đó, xuất khẩu của Việt Nam năm 2013 chỉ chiếm 8.2% kim ngạch nhập khẩu của khu vực này. Năm 2013, Việt Nam xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Pháp đạt 84.5 triệu USD; Đức đạt 152 triệu USD; Bỉ đạt 61.5 triệu USD; Anh 63.3 triệu USD; Hà Lan 66.7 triệu USD; Italia 42.3 triệu USD; Tây Ban Nha 36.2 triệu USD... Theo nhận định của Bộ Thương mại , trong tương lai, đây là khu vực thị trường có khả năng tiêu thụ mạnh nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Vì vậy, mục tiêu phấn đấu đến năm 2014 sẽ nâng tỷ lệ này lên trên 10.4% (đạt kim ngạch trên 0,8 tỷ USD). Hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam chủ yếu là tập trung vào các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ…. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này vào thị trường Nhật Bản và Mỹ đang có dấu hiệu chững lại (5 tháng đầu năm xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản tăng 5,1%; Mỹ tăng 0,42%). Do đó, trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, ngoài việc tìm các biện pháp thích hợp nhằm khôi phục và mở rộng thị trường
  • 37. Nhật Bản và Mỹ, cần tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU nhằm cải thiện tình hình xuất khẩu trong thời gian trước mắt 2.1.4. Chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu : EU là thị trường lớn đầy tiềm năng cho Việt Nam xuất khẩu. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường nổi tiếng khó tính bởi các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm… Thế nên, một số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU vẫn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là nhóm hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất bởi các cơ sở nhỏ không có sự kiểm tra chặt chẽ về tiêu chuẩn. Chất lượng hàng hoá Việt Nam chưa cao, mẫu mã còn đơn điệu, có tới 90% mẫu hàng TCMN hiện nay vẫn sản xuất dựa theo đơn đặt hàng theo yêu cầu mẫu từ người mua, hơn nữa nhiều năm qua các sản phẩm thủ công mỹ của Việt Nam đa phần đều có vẻ bề ngoài khá giống nhau cả về kiểu dáng lẫn màu sắc cho dù các doanh nghiệp có xuất sứ nhóm hàng và vị trí sản xuất khá xa nhau Chất lượng các sản phẩm còn thấp, sản xuất bị phân tán, khó có thể triển khai sản xuất hàng loạt để đáp ứng các đơn hàng lớn. Ngoài ra, mẫu mã, kiểu dáng của các sản phẩm xuất khẩu chậm đổi mới, chưa đa dạng phong phú nên chưa phát huy được hết thế mạnh và tiềm năng xuất khẩu. Một vấn đề nữa đặt ra đối với việc phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu là nguồn nguyên liệu sản xuất đang dần cạn kiệt do khai thác quá mức trong khi thiếu quy hoạch nuôi trồng một cách căn cơ. Các doanh nghiệp Việt nam chưa thật sự tạo nên được các sản phẩm thủ công mang hình thức đa dạng và phong phú: Tại những hội chợ trưng bày tầm cỡ thế giới, đẳng cấp cũng được phân chia khá rõ rệt. Doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp trong khu vực cùng các nước có nền thủ công mỹ nghệ tầm tầm giống nhau được đưa chung vào một nơi. Đẳng cấp ở đây không chỉ thể hiện ở sự mơi slạ, phong phú của các mẫu mã chủng loại hàng hoá ,mà còn là mức chi phí để trưng bày các gian hàng tương xứng với tầm cỡ và chỗ đứng cần được tôn vinh Thiết kế, mẫu mã, chất lượng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta còn yếu, kém sức cạnh tranh, nhất là so với hàng của Trung Quốc. Các cơ sở sản xuất,
  • 38. xuất khẩu chưa thực sự nhạy bén với thị trường, cả trong việc nắm bắt xu hướng tiêu dùng và phương thức kinh doanh hiện đại cũng như việc thu thập và xử lý thông tin, nhất là các doanh nghiệp ở vùng nông thôn, nơi có nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ... 2.1.5. Giá cả hàng xuất khẩu : Trong tình trạng hiện nay, các công ty trong nước đang cạnh tranh nhau để có nguồn hàng xuất khẩu sau đó lại cạnh tranh để xuất khẩu được mặt hàng này. Vì vậy giá của mặt hàng thủ công mỹ nghệ nội địa tăng giảm thất thường, các công ty nước ngoài có điều kiện ép giá, dìm giá làm cho giá xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ giảm. Để giải quyết tình trạng này, các doanh nghiệp đã xem xét giảm thiếu các chi phí như chi phí lưu thông, chi phí kho bãi, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng ... đảm bảo thời gian lưu kho càng ngắn càng tốt. Giá các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vào các thị trường EU tương đối ổn định so với cùng kỳ, một số mặt hàng đã có sự tăng về giá như: Đệm cói xuất sang thị trường Tây Ban Nha tăng 0,1 USD/cái; Đệm ghế cói xuất sang thị trường Italia tăng 0,19 USD/cái; Giỏ cói xuất sang thị trường Đức tăng 0,09 USD/tấn; Khay mây tròn xuất sang thị trường Đức tăng 0,1 USD/cái.... 2.1.6. Kênh phân phối xuất khẩu : Như trên đã đề cập, mặt hàng thủ công mỹ nghệ đòi hỏi các điều kiện khắt khe trong việc lưu giữ, bảo quản. Vì vậy mà kênh phân phối của các doanh nghiệp thường là kênh cấp 1 và cấp 2. Công ty - Công ty nhập - Người sử dụng. Công ty - Công ty nhập - Đại lý TM - Người sử dụng. Với kênh phân phối như vậy các doanh nghiệp Việt Nam đã giảm được đáng kể về chi phí cho trung gian chi phí vận chuyển bốc dỡ. Hàng của doanh nghiệp Việt Nam đến công ty nhập và người tiêu dùng đúng hạn và đạt yêu cầu chất lượng.
  • 39. 2.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang EU : - Nguồn nhân lực: So với tình hình hiện nay số lượng và chất lượng lao động trong ngành gốm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của tình hình mới. Phần lớn lao động đang làm việc trong ngành thủ công mỹ nghệ có trình độ văn hóa thấp, lao động sử dụng sức lao động chân tay là chính, số lượng lao động có trình độ chuyên môn, am hiểu về ngành là rất thấp. Đồng thời, trong thời gian qua cũng cho thấy đội ngũ lao động trong ngành thường xuyên không ổn định, các doanh nghiệp phải liên tục tuyển dụng lao động mới, tốn kém thêm thời gian để đào tạo công việc song chất lượng lại không cao. Vấn đề này tồn tại trong ngành do khá nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ yếu là sự ổn định trong công việc của người lao động, do các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ thường có đơn đặt hàng cung cấp sản phẩm vào quý bốn đến quý một năm sau trong khi hầu hết các quý khác không có đơn hàng để người lao động làm việc. Từ đó, thu nhập của người lao động rất bấp bênh, những tháng không có việc họ phải tự tìm việc khác để làm hay phải chấp nhận mức thu nhập rất thấp. Điều này ảnh hướng lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ. - Mặt bằng sản xuất: Như trên vừa mới đề cập. Do các doanh nghiệp, cơ sở ở Việt Nam chủ yếu nằm xen kẽ trong khu dân cư, do đó không có điều kiện để xây dựng nhà xưởng, mở rộng hoạt động sản xuất… - Nguồn nguyên liệu đầu vào:  Việt Nam có nguồn nguyên liệu thô lớn và đa dạng, phục vụ hoạt động sản xuất cho xuất khẩu hàng thủ công, đặc biệt là mây, tre, lá…  Mặt khác, nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam đã dẫn đến tình trạng một số loại mây và tre đã trở nên khan hiếm. Chẳng hạn như ở