SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
__________________________
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HEO -
BIOGAS - CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PH Ố
CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Th.S NGUYỄN THANH NGUYỆT BÙI TR ỊNH HỒNG ANH
Mã s ố SV: 4054043
Lớp: KTNN khóa 31
Cần Thơ – 2009
LỜI CẢM TẠ
_____________________________________________
Để hoàn thành đề tài này, trước hết là nhờ Quý Thầy Cô đã truyền đạt cho em
những kiến thức cần thiết trong suốt 4 năm qua, cùng v ới sự giúp đỡ của Phòng Kinh t ế,
Phòng Th ống kê, Trạm Thú y huyện Phong Điền.
Em xin chân thành c ảm ơn sự giúp đỡ của Cô NGUYỄN THANH NGUYỆT, người đã
nhiệt tình hướng dẫn và theo dõi các b ước thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu.
Ngoài ra, khi thực hiện đề tài em còn nh ận được sự hợp tác giúp đỡ của các cán bộ
Phòng Kinh T ế Huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ, cám ơn quý v ị đã dành th ời
gian quý báu c ủa mình để cung cấp cho em những thông tin rất hữu ích.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Cô, Chú, Anh, Chị ở các phòng,
ban huyện Phong Điền cũng như sự tiếp đón chân thành của bà con trên địa bàn nghiên
cứu đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cũng như giúp đỡ em trong thời gian thực tập.
Do kinh nghiệm, thời gian thực hiện và kiến thức có hạn nên đề tài không tránh kh
ỏi những thiếu sót, rất mong Quý Thầy, Cô thông cảm, góp ý về những hạn chế để em có
thêm kinh nghiệm trong những lần nghiên cứu sau và để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành c ảm ơn!
Ngày… tháng….năm…
Sinh viên thực hiện
i
LỜI CAM ĐOAN
_____________________________________________
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả
phân tích trong đề tài là trung th ực, đề tài không trùng v ới bất kỳ đề tài nghiên c ứu khoa
học nào.
Ngày… tháng….năm…
Sinh viên thực hiện
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
_____________________________________________
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ngày… tháng….năm…
Thủ trưởng đơn vị
iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
_____________________________________________
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ngày… tháng….năm…
Giáo viên hướng dẫn
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PH ẢN BIỆN
_____________________________________________
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ngày… tháng….năm…
Giáo viên phản biện
v
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG ..................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN C ỨU........................................................................................................ 1
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................................... 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN C ỨU............................................................................................................. 2
1.3.1. Phạm vi không gian...................................................................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi thời gian .......................................................................................................................... 2
1.3.3 Giới hạn đề tài.................................................................................................................................. 3
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN C ỨU..................................................................................................... 3
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LI ỆU CÓ LIÊN QUAN ...................................................................... 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................ 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.................................................................................................................. 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................................................ 4
2.1.2. Vai trò c ủa mô hình..................................................................................................................... 5
2.1.3. Lợi ích của việc nuôi "Heo - Biogas - Cá"......................................................................... 5
2.1.4. Một số chỉ tiêu tài chính dùng để đánh giá hiệu quả mô hình................................... 6
2.1.5. Ma trận SWOT............................................................................................................................... 8
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 9
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................................... 9
2.2.2. Phương pháp phân tích ............................................................................................................... 9
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN C ỨU VÀ
KHÁI QUÁT V..................................................................................................................Ề
MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ"......................................................................10
3.1. SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀN H PHỐ CẦN THƠ...................10
3.1.1. Đặc điểm tự nhên ........................................................................................................................10
vi
3.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội ......................................................................................................13
3.1.3. Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp của Huyện...................15
3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRI ỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT
Ở 2 XÃ NH ƠN ÁI VÀ MỸ KHÁNH...................................................................................17
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" C ỦA CHỦ HỘ...................................21
4.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH.......................................................................21
4.2. PHÂN TÍCH HI ỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ".......................................................................................22
4.2.1. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ
bán 50% heo con, 50% heo thịt .........................................................................................................22
4.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính của hộ
bán 50% heo con, 50% heo thịt .........................................................................................................25
4.2.3. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ
100% heo thịt.............................................................................................................................................26
4.2.4. Phân tích các tỷ số tài chính của hộ
bán 100% heo thịt ....................................................................................................................................29
4.3. PHÂN TÍCH HI ỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS"....................................................................................................30
4.3.1. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ
bán 50% heo con. 50% heo thịt .........................................................................................................30
4.3.2. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ
100% heo thịt.............................................................................................................................................34
4.4. SO SÁNH HI ỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH
"HEO - BIOGAS - CÁ" VÀ MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS"
Ở 2 XÃ NH ƠN ÁI VÀ MỸ KHÁNH...................................................................................38
4.4.1. Mô hình hộ chăn nuôi bán 50% heo giống, 50% heo thịt .........................................38
4.4.2. Mô hình hộ chăn nuôi bán 100% heo thịt.........................................................................41
vii
4.5. MA TRẬN SWOT TRONG SO SÁNH
HAI MÔ HÌNH ..................................................................................................................................44
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP.....................................................................................................50
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ....................................................................................53
6.1. KẾT LUẬN...........................................................................................................................................53
6.2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................................................................54
6.2.1. Kiến nghị cấp vi mô...................................................................................................................54
6.2.2. Kiến nghị cấp vĩ mô...................................................................................................................55
viii
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất nông nghi ệp của huyện ...............................................................12
Bảng 2: Số lượng heo ở 2 xã Nhơn Ái, Mỹ Khánh từ 2006 - 2008..........................................17
Bảng 3: Tình hình chăn nuôi heo ở xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh..................................................19
Bảng 4: Tình hình chi phíhộ chăn nuôi của mô hình "Heo - Biogas - Cá" ...........................22
Bảng 5: Tình hìnhthu nhập và lợi nhuận
của mô hình "Heo - Biogas - Cá"..........................................................................................24
Bảng 6: Các tỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas - Cá" ...................................................25
Bảng 7: Tình hình chi phí của mô hình "Heo - Biogas - Cá"......................................................26
Bảng 8: Tình hình thu nhập và lợi nhuận
của mô hình "Heo - Biogas - Cá"..........................................................................................28
Bảng 9: Các tỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas - Cá" ...................................................29
Bảng 10: Tình hình chi phí của mô hình "Heo - Biogas"..............................................................30
Bảng 11: Tình hình thu nhập và lợi nhuận của mô hình "Heo - Biogas"...............................32
Bảng 12: Các tỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas"...........................................................33
Bảng 13: Tình hình chi phí của mô hình "Heo - Biogas"..............................................................34
Bảng 14: Tình hình thu nhập và lợi nhuận của mô hình "Heo - Biogas"...............................35
Bảng 15: Các tỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas.............................................................36
Bảng 16: So sánh Chi phí sản xuất, lợi nhuận & doanh thu
của 2 mô hình bán heo giống, heo thịt .............................................................................38
Bảng 17: Các tỷ số tài chính trong 1 năm sản xuất của
2 mô hình bán heo giống, heo thịt......................................................................................40
Bảng 18: So sánh Chi phí sản xuất, lợi nhuận & doanh thu
của 2 mô hình bán heo thịt ....................................................................................................41
Bảng 19: Các tỷ số tài chính trong 1 năm sản xuất
của 2 mô hình bán heo thịt...................................................................................................43
ix
Bảng 20: Phân tích ma trận SWOT.........................................................................................................47
Bảng 21: Kết luận về hiệu quả hộ chăn nuôi bán heo giống, heo thịt
của mô hình "Heo - Biogas - Cá" 49
Bảng 22: Kết luận về hiệu quả hộ chăn nuôi bán heo thịt
của mô hình "Heo - Biogas - Cá" 49
Bảng 23: Tổng hợp chi tiết từng hộ chăn nuôi của
mô hình "Heo - Biogas - Cá"............................................................................................... PL
Bảng 24: Tổng hợp chi tiết từng hộ chăn nuôi của
mô hình "Heo - Biogas"......................................................................................................... PL
x
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Số lượng heo ở 2 xã Nhơn Ái, Mỹ Khánh
qua 3 năm 2006 - 2008...............................................................................................................18
Hình 2: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ chăn nuôi bán
heo con và heo thịt theo mô hình "Heo - Biogas - Cá" ................................................24
Hình 3: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ chăn nuôi bán
heo thịt theo mô hình "Heo - Biogas - Cá".......................................................................27
Hình 4: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ chăn nuôi bán
heo con và heo thịt theo mô hình "Heo - Biogas".........................................................31
Hình 5: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ chăn nuôi bán
heo thịt theo mô hình "Heo - Biogas".................................................................................35
Hình 6: So sánh chi phí sản xuất - doanh thu &lợi nhuận
của 2 mô hình ................................................................................................................................39
Hình 7: So sánh chi phí sản xuất - doanh thu &lợi nhuận
của 2 mô hình ................................................................................................................................42
xi
DANH SÁCH CÁC T Ừ VIẾT TẮT
CP: Chi phí
DCCN: Dụng cụ chăn nuôi
DT: doanh thu
GTNT: giao thông nông thôn
LN: lợi nhuận
NCLĐGĐ: Ngày công lao động gia đình
TN: Thu nhập
TTB: Trang thiết bị
xii
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN C ỨU
Sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh
đạo, nông nghiệp nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn
diện. Từ một nền nông nghi ệp tự cấp tự túc, lạc hậu, thiếu lương thực triền miên
đến nay về cơ bản đã là m ột nền nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia, có tỷ suất hàng hóa ngày càng cao, nhiều mặt hàng có số lượng xuất khẩu
lớn, chiếm vị thế cao trong khu vực và trên th ế giới. Điển hình là Đồng Bằng Sông
Cửu Long, vốn nổi tiếng là vùn g canh tác lúa tr ọng điểm và là nơi sản xuất lương
thực, thực phẩm chính cho cả nước. Có được bước đầu thành công trong n ền nông
nghiệp như ngày nay trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Thành Phố Cần Thơ
nói chung và huy ện Phong Điền nói riêng.
" Phong Điền chợ nổi trên sông
Bồng bềnh mặt nước chợ đông sớm chiều".
Nhắc đến địa danh Phong Điền - Cần Thơ nhiều người nghĩ ngay đến Chợ nổi và
những vườn trái cây bạt ngàn, mơn mởn bốn mùa. Bên cạnh việc phát huy thế mạnh
về trồng trọt, huyện Phong Điền chú tr ọng đến vấn đề chăn nuôi vì ngành này đã
góp ph ần đáng kể vào sự phát triển của huyện nhà. Trong thời gian qua, mặc dù b ị
ảnh hưởng dịch bệnh, giá cả bấp bênh nhưng nghề chăn nuôi heo của huyện Phong
Điền phát triển ổn định. Tuy nhiên phương thức chăn nuôi heo của bà con nông dân
tại đây vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, con heo nái sinh sản do được nuôi từ nhiều năm,
việc chọn giống chưa được chú trọng…Chuồng trại chăn nuôi của đa số hộ nông dân
vẫn còn mang hình thức đơn giản, thiếu hệ thống xử lý chất thải, phân…nên khu vực
chăn nuôi bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống nhân dân. Từ đó, phong trào chuyển
đổi sản xuất, áp dụng kỹ thuật, mô hình canh tác mới của các hộ nông dân diễn ra
ngày càng sôi n ổi; một trong những mô hình nổi bật là mô hình "Heo - Biogas - Cá"
đang được một số hộ nông dân ở huyện Phong Điền - Thành Phố Cần Thơ áp dụng.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 1 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
Với mô hình trên sẽ mang lại cơ hội đa dạng hóa mô hình sản xuất, tăng thu nhập
cho người nông dân, tránh gây ô nhiễm, giúp môi trường phát triển bền vững …và
đồng thời giúp người nông dân định hướng đúng về mô hình canh tác. Tuy nhiên,
việc áp dụng mô hình ""Heo - Biogas - Cá" còn có nh ững khó khăn nhất định, điều
đó phụ thuộc không chỉ vào khuôn kh ổ kỹ thuật mà còn vào thực trạng kinh tế xã
hội ở từng địa phương. Vì vậy, em chọn đề tài "Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô
hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ" làm đề tài luận
văn tốt nghiệp.
1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN C ỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình "Heo - Biogas - Cá" để từ đó có những
góp ý giúp nông dân có định hướng đúng về mô hình canh tác và đưa ra một số biện
pháp có th ể mở rộng và phát tri ển mô hình một cách bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khái quát tình hình áp dụng mô hình.
- Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình.
- Phân tích các tỷ số tài chính của mô hình.
- Đề xuất một số giải pháp để mô hình có hiệu quả tiếp tục được nhân rộng và
phát triển.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN C ỨU
1.3.1. Phạm vi không gian
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lấy số liệu tại hai xã Nhơn Ái và M ỹ Khánh
- huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ sau đó được phân tích, đánh giá và hoàn
thành.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Những số liệu thứ cấp được sử dụng từ năm 2006 - 2008.
Những số liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp đối với một số chủ hộ áp dụng mô
hình tại hai xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 2 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
1.3.3. Giới hạn đề tài
Do hạn chế về thời gian nên việc nghiên cứu đề tài chỉ tập trung ở những nội dung
sau:
- Đưa ra một số lý luận làm cơ sở cho việc thực hiện luận văn.
- Giới thiệu về địa bàn nghiên c ứu: số mẫu nghiên cứu giới hạn do chỉ có số
ít hộ áp dụng mô hình.
- Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình.
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN C ỨU
Một số chủ hộ (10 hộ) ở 2 xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh - huyện Phong Điền
Thành Phố Cần Thơ.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LI ỆU CÓ LIÊN QUAN
Trong quyển luận văn này em sử dụng phương pháp thu thập số liệu, phân tích
và so sánh theo quy ển luận văn"Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình lúa đơn
và lúa cá ở xã Trường Xuân, huyện Cờ Đỏ, Thành Phố Cần Thơ" của Châu Thị Kim
Lan năm 2007.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 3 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Sản xuất
Sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các ngu ồn lực cần thiết
khác để tạo ra sản phẩm, hàng hóa m ột cách có hiệu quả nhất.
2.1.1.2. Cơ cấu sản xuất
Cơ cấu sản xuất là sự sắp xếp duy nhất và ổn định trong hoạt động năng động
của hộ với điều kiện nhất định về mặt vật lý, sinh học, kinh tế phù h ợp với mục tiêu,
sở thích và các nguồn tài nguyên. Nh ững nhân tố này phối hợp tác động đến sản
phẩm làm ra và phương án sản xuất. Cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp là xác định
rõ c ơ cấu cây trồng, vật nuôi.
2.1.1.3. Kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là nông h ộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp… để
phục vụ cuộc sống và người ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là
loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát tri ển lâu dài có v ị
trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình cô ng nghiệp hóa - hiện đại
hóa nông nghi ệp, nông thôn. Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa
dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao góp ph ần tăng thu nhập cho mỗi gia đình
nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghi
ệp và xuất khẩu đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một vùng.
2.1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình thay đổi không ngừng về cơ cấu
kinh tế. Nói cách khác chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình được thực hiện
thông qua s ự điều chỉnh tăng giảm tốc độ phát triển của các ngành trong vùng.
Chính phủ và cơ chế thị trường cùng tham gia vào điều chỉnh quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của một vùng.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 4 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
2.1.1.5. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh t ế chung nhất, liên quan trực
tiếp tới nền kinh tế hàng hóa và v ới tất cả các phạm trù, các quy lu ật kinh tế khác.
Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh
tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kất quả đem lại và chi phí
đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát
triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu c ầu về vật chất và tinh thần của
mọi thành viên trong xã h ội.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của
sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế
được, nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Đối tượng của sản
xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển, diệt vong theo
các quy luật sinh vật nhất định; và chúng ch ịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện
ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con người chỉ tác động tạo ra những điều
kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật, chứ không thể thay
thế theo ý mu ốn chủ quan được.
2.1.2. Vai trò c ủa mô hình
- Tận dụng nguồn tài nguyên lao động, đất, nước, vốn và kỹ thuật.
- Tận dụng các phế và phụ phẩm nông nghiệp và chăn nuôi.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính lâu bền.
- Giảm ô nhiễm môi trường, giảm được rủi ro do tránh được dịch bệnh (heo tai
xanh) và làm tăng thu nhập.
2.1.3. Lợi ích của việc nuôi "Heo - Biogas - Cá"
- Nuôi heo được sạch sẽ, đúng kỹ thuật.
- Có th ể tận dụng thức ăn dư thừa.
- Chất thải của heo giúp tạo khí tránh được ô nhiễm môi trường.
- Giúp nông dân b ảo vệ sinh thái, môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 5 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
2.1.4. Một số chỉ số tài chính dùng để đánh giá hiệu quả mô hình
+ Chi phí: Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình
kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành ho ặc một
kết quả kinh doanh nhất định.
Chi phí = CP cố định + CP lao động + CP biến đổi khác
Trong đó:
CP cố định = CP chuồng trại + CP trang thiết bị + CP dụng cụ chăn
nuôi + CP c ố định khác
CP biến đổi = CP thức ăn + CP thuốc thú y + CP điện, nước + CP khác
 Tổng chi phí (TCP) là toàn b ộ chi phí (thể hiện bằng tiền) đầu tư vào hoạt động
sản xuất để tạo ra sản phẩm.

+ Doanh thu (DT) là giá tr ị thành tiền từ sản lượng sản phẩm với đơn giá bán
sản phẩm đó. (Doanh thu của nông hộ được tạo ra từ chăn nuôi heo và cá).
DT = Sản lượng x Đơn giá bán
+ Lợi nhuận (LN) là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra.
LN = Doanh thu - Tổng chi phí
* Giả định:
Lợi nhuận bỏ qua thuế, không tính lao động gia đình vào chi phí.
+ Doanh thu/Chi phí
Doanh thu
DT/CP =
Chi phí
Cho biết 1 đồng chi phí đầu tư, chủ thể đầu tư sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 6 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
+ Lợi nhuận/Chi phí
Lợi nhuận
LN/CP =
Chi phí
Nói lên 1 đồng người nông dân bỏ ra thì sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. + Lợi nhuận/Doanh thu
Lợi nhuận
LN/DT =
Doanh thu
Thể hiện trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Lợi nhuận/Ngày công lao động gia đình
Lợi nhuận
LN/NC =
Ngày công lao động gia đình
Là trong một ngày công lao động gia đình bỏ ra, tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
+ Doanh thu/Ngày công lao động gia đình
Doanh thu
DT/NC =
Ngày công lao động gia đình
Cho biết trong 1 ngày công lao động gia đình bỏ ra được doanh thu là bao nhiêu.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 7 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
2.1.5. Ma trận SWOT
SWOT Những điểm mạnh (S). Những điểm yếu (W).
Liệt kê những điểm mạnh Liệt kê những điểm yếu
Các cơ hội (O). Các chi ến lược (SO). Các chi ến lược (WO)
Liệt kê những cơ hội Sử dụng các điểm mạnh để Vượt qua những điểm yếu
tận dụng cơ hội. bằng cách tận dụng các cơ
hội.
Các m ối đe dọa (T). Các chi ến lược (ST). Các chi ến lược (WT).
Liệt kê các m ối đe Sử dụng điểm mạnh để Tối thiểu hóa những điểm
dọa tránh các m ối đe dọa. yếu và tránh các nguy cơ.
(1) Các mặt mạnh (S): Cho biết các điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy góp
phần để phát triển tốt hơn. Nên tận dụng và phát tri ển mặt mạnh này để phát huy thế
mạnh sẵn có.
(2) Các mặt yếu (W): Các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp, hạn chế
phát triển đồng thời phải tìm cách khắc phục và cải thiện.
(3) Các cơ hội (O): Những phương hướng cần được thực hiện hay những cơ hội có
được nhằm tạo điều kiện phát triển, ta cần phải tận dụng.
(4) Những nguy cơ đe dọa (T): Những yếu tố có khả năng tạo ra kết quả xấu, hạn
chế hoặc triệt tiêu sự phát triển.
SWOT có th ể đưa ra sự liên kết từng cặp một ăn ý, qua đó giúp chúng ta hình
thành các chiến lược, chính sách của mình một cách có hiệu quả nhằm khai thác tốt
nhất các cơ hội từ bên ngoài, gi ảm bớt hoặc né tránh các đe dọa trên cơ sở phát huy
những mặt mạnh, khắc phục những yếu kém.
(5) Phối hợp S-O: Phải sử dụng mặt mạnh nào để tận dụng tốt cơ hội.
(6) Phối hợp S-T: Phải sử dụng những mặt mạnh nào để khắc phục, phòng tr ừ
những đe dọa.
(7) Phối hợp W-O: Phải khắc phục yếu kém nào hiện nay để tận dụng tốt cơ hội
đang có bên ngoài hay sử dụng những cơ hội nào để khắc phục những yếu kém hiện
nay.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 8 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
(8) Phối hợp W-T: Khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
■ Phương pháp thu thập số liệu:
Tham khảo các số liệu báo cáo của phòng kinh t ế, trạm thú y huyện Phong
Điền.
Phỏng vấn trực tiếp một số hộ áp dụng mô hình tại hai xã Nhơn Ái và Mỹ
Khánh (5 hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá", 5 hộ áp dụng mô hình "Heo -
Biogas").
■ Phương pháp phân tích:
Sử dụng phương pháp bình quân trung bình để tính toán số liệu thu thập của
hai mô hình sau đó sử dụng phương pháp phân tích, so sánh mô hình "Heo - Biogas
- Cá" và mô hình "Heo - Biogas"; (lấy mô hình "Heo - Biogas" làm mô hình gốc để
so sánh).
Dùng p hương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để phân tích các tỷ số tài
chính, thiết lập bảng, đồ thị.
Ma trận SWOT so sánh hiệu quả của hai mô hình.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 9 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
Chương 3
GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN C ỨU VÀ KHÁI QUÁT V Ề
MÔ
HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ"
3.1. SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PH Ố CẦN THƠ
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Cần Thơ - thành phố trực thuộc Trung ương vừa được chính phủ công nhận vào
ngày 1/1/2004, có di ện tích tự nhiên là 138.960 ha và dân s ố là 1,12 triệu người.
Nằm ở trung tâm của ĐBSCL thành phố Cần Thơ là cửa ngõ quan tr ọng, là trung
tâm kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông vận tải trọng điểm của vùn g và của cả
nước. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa C ần Thơ có điều kiện để phát
triển về mọi mặt nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Cần Thơ đang nổ lực
phấn đấu đến năm 2010 trở thành đô thị loại I và thành phố công nghiệp trước năm
2020.
Để đạt được mục tiêu trên, Đảng ủy thành phố đã gởi các công văn chỉ đạo đến
các quận (huyện): Bên cạnh việc đầu tư phát triển những ngành nghề mới phải biết
phát huy những tiềm năng, những nguồn lực sẵn có. Trên cơ sở phát huy những lợi
thế thành phố đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hiện
đại, bền vững cho từng ngành, từng địa phương, để vừa khai thác tối đa các tiềm
năng, vừa sử dụng có hiệu quả các nguồn nội lực.
Sau khi chia cách, Phong Điền là đơn vị hành chính mới của Thành Phố Cần
Thơ. Huyện Phong Điền được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân
số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân (thuộc Thành Phố Cần Thơ), xã Tân Th ới
(thuộc huyện Ô Môn), các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long (thuộc Huyện
Châu Thành A); Trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền đặt tại xã Nhơn Ái,
trong đó phòng Nông nghi ệp và Phát tri ển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân huyện; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghi ệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy
sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 10 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
hợp tác xã nông, lâm, ng ư gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực hiện
một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo
quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác
ở địa phương.
Phòng Nông nghi ệp và Phát tri ển nông thôn có tư cách pháp nhân, được phép
sử dụng con dấu và tài kho ản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
công tác c ủa Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng
dẫn về chuyên môn nghi ệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát tri ển nông thôn.
Một trong những nhiệm vụ của Phòng Nông nghi ệp và Phát tri ển nông thôn là
tổ chức thực hiện công tác phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; công tác phòng
chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sâu b ệnh, dịch bệnh trên địa bàn.
Địa giới hành chính huyện Phong Điền như sau: Đông giáp quận Ninh Kiều,
quận Cái Răng; Tây giáp huyện Cờ Đỏ, Nam giáp tỉnh Hậu Giang, Bắc giáp quận
Bình Thủy, quận Ô Môn.
Huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi ch ằng chịt, khí
hậu nơi đây thuộc loại khí hậu nhiệt đới, gió mùa c ận xích đạo, các yếu tố khí hậu
được phân bổ theo hai mùa trong năm khá rõ r ệt: Mùa mưa bắt dầu từ tháng 5 và
chấm dứt vào cuối tháng 11, mùa khô t ừ tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau. Nhiệt
độ trung bình hàng năm khoảng 27,0 o
C, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 5 (khoảng
36,5 o
C), thấp nhất vào tháng 12 (kho ảng 19 o
C). Lượng mưa trung bình hàng năm
từ 1.441,4 mm - 1.911,1 mm. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 82,3% đến
86,6%.
 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện
Huyện có tổng diện tích 12.364,04 ha với tình hình sử dụng đất của huyện như
sau:
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 11 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
Bảng 1 : TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN
Loại đất Diện tích (Ha) Tỷ trọng (%)
Tổng diện tích 12.364,04 100,00
I. Đất nông nghiệp 10.668,52 86,30
1. Đất trồng cây hàng năm 4.684,76 37,90
1.1. Lúa, màu 4.070,41 32,92
1.2. Cây hàng năm khác 614,35 4,97
2. Đất trồng cây lâu năm 5.982,93 48,40
3. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 0,80 0,01
II. Đất phi nông nghiệp 1.687,75 13,65
1. Đất chuyên dùng 773,05 6,25
2. Đất khu dân cư 359,11 2,90
3. Đất sông su ối và mặt nước chuyên dùng 504,26 4,09
4. Đất phi nông nghiệp khác 7,72 0,06
5. Đất dùng cho mục đích khác 43,61 0,35
III. Đất chưa sử dụng 7,77 0,06
(Nguồn: Niên giám th ống kê huyện năm 2007)
Cuộc sống của người dân ở huyện chủ yếu là dựa vào nông nghi ệp nên diện tích
đất dùng cho s ản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao 86,30% trong tổng diện tích
đất ở huyện, diện tích trồng cây lúa và màu là 4.070,41 ha tương ứng với 32,92% chiếm
đa số trong diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm chiếm 48,40% và
thấp nhất là diện tích đất có m ặt nước nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm 0,01%. Trong
13,65% diện tích đất phi nông nghiệp thì có tới 6,25% đất chuyên dùng, 4,09% đất sông
suối và mặt nước chuyên dùng; s ố % còn l ại là đất khu dân cư, đất phi nông nghiệp
khác và đất dùng cho m ục đích khác. Đất chưa sử dụng của huyện có diện tích là 7,77
ha tương ứng với 0,06%.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 12 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã h ội
a) Lĩnh vực văn hóa xã h ội
Tiếp tục được chăm lo, có bước phát triển mới, góp phần nâng cao dân trí, tỷ lệ
học sinh huy động và tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004 huyện được
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo kiểm tra công nhận đạt chuẩn công tác phổ cập giáo dục
trung học cơ sở và đang triển khai kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung
học giai đoạn năm 2005 - 2010. Mạng lưới cơ sở y tế được tăng cường. Công tác
đào tạo nghề, giới thiệu giải quyết việc làm tiếp tục phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo giảm
từ 6,82% (2007) hiện nay là 5,84%, ổn định xã hội, đời sống vật chất tinh thần của
người dân ngày một được nâng lên, không nh ững giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động nghèo mà còn góp ph ần làm thay đổi diện mạo kinh tế của vùng
trong tương lai.
b) Tình hình kinh tế địa phương
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2008 ước đạt 15,64%, vượt 0,15% so
với kế hoạch và tăng 0,38% so với năm 2007. Thu nhập bình quân đầu người ước
13,7 triệu đồng/người/năm, tăng 3,52 triệu đồng so với năm 2007 và 1,7 triệu
đồng/người/năm so với kế hoạch năm 2008.
♦ Hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất
thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng so với năm 2007; hiện nay trên địa bàn huyện có
1.625 cơ sở thương mại - dịch vụ, tăng 75 cơ sở so với năm 2007, giải quyết việc
làm cho 3.823 lao động. Lượng khách trong nước và quốc tế đến các điểm du lịch
trong huyện 156.000 lượt người, trong đó có khoảng 3.000 lượt khách quốc tế,
doanh thu đạt 8,5 tỷ đồng tăng 3,58 tỷ so với năm 2007.
♦ Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện phát triển chậm, công
nghệ lạc hậu, tính đa dạng của sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh thấp. Tuy nhiên,
giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (giá cố định 1994) năm 2004
được 38,5 tỷ đồng đạt 110% kế hoạch, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp năm 2008 (giá cố định 1994) là 965 tỷ đồng đạt 100,5% kế hoạch năm. Vậy
qua 4 năm giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng được 926,5 tỷ
đồng, quả là một con số đáng kể.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 13 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
♦ Về sản xuất nông nghiệp: Huyện đạt được những kết quả sau
Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua cũng tương đối
tăng từ 203.407 triệu đồng (năm 2002) lên đến 346.706 triệu đồng (năm 2007) trong
đó trồng trọt 295.869 triệu đồng và chăn nuôi 35.099 triệu đồng, còn l ại là dịch vụ
nông nghi ệp 15.738 triệu đồng.
* Trồng trọt
- Sản xuất lúa: Diện tích trồng lúa năm 2008 đạt 10.338 ha, tổng sản lượng
53.974 tấn, đạt 112,4% kế hoạch năm.
- Rau - màu, cây công nghi ệp ngắn ngày: Tổng diện tích xuống giống 2.115 ha,
đạt 96,13% so với kế hoạch và giảm 6,08% so với năm 2007.
- Cây ăn trái: Tổng diện tích cây ăn trái toàn huyện có 5.490 ha, tổng sản lượng
65.920 tấn, đạt 119,85% kế hoạch , tăng 15,24% so với năm 2007.
* Chăn nuôi
Đàn gia súc, gia cầm được phục hồi và phát tri ển mạnh, tổng đàn gia súc
14.995 con, giảm 2,3% so với năm 2007; tổng đàn gia cầm 121.288 con , tăng
3,79% so với năm 2007.
* Thủy sản
Diện tích thủy sản hiện có 425,5 ha, tăng 4,03% so với năm 2007, đạt 94,34%
kế hoạch năm. Tổng sản lượng thu hoạch trong năm 3.164 tấn, đạt 100,89% chỉ tiêu
năm 2008, tăng 8,46% so với năm 2007. Đặc biệt là mô hình tôm ở xã Trường Long
với diện tích 16,5 ha, cá nuôi ao mương theo phương pháp quãng canh đạt từ 3,5 -
6,7 tấn/ha.
* Kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2009
Xác định ngành nông nghi ệp vẫn là ngành kinh t ế chủ lực của huyện, phấn đấu
đạt mức tăng trưởng ổn định trên 5,4%/năm, tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch
sử dụng nguồn tài nguyên đất, nước trên cơ sở phát triển nông nghiệp công nghệ
cao, bền vững…Nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát huy sức mạnh của
các mô hình sản xuất tập thể, khống chế được dịch bệnh và tình trạng ô nhi ễm môi
trường trong sản xuất.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 14 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
3.1.3. Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện
3.1.3.1. Công tác th ủy lợi
Trong năm 2007 đắp tay lộ GTNT dài 89.660 m, khối lượng 26.405 m3
, đạt
100,74% so với kế hoạch; nạo vét thủ công các tuyến kênh với tổng chiều dài 6.400
m, khối lượng nạo vét: 11.200 m3, đạt 101,82% so với kế hoạch; dọn cỏ: 21.000 m;
tổng số ngày công th ực hiện là 2.404 ngày , lượt người tham gia là 542 người, đạt
130% so với kế hoạch; gia cố chống sạt lở đê bao Trường Tiền - Rạch Sao.
Phối hợp với Ủy Ban Nhân Dân các xã xác định hiện trạng để quy hoạch hệ
thống thủy lợi phục vụ cho vùng nuôi tr ồng thủy sản, vườn cây ăn trái, vùng màu và
sản xuất nông nghiệp. Đồng thời khảo sát các tuyến kênh thủy lợi để đưa vào kế
hoạch nạo vét năm 2008.
Tổ chức tốt công tác trực ban phòng ch ống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn 24/24.
Trong thời gian tới phấn đấu hoàn thành và đảm bảo chất lượng kế hoạch nạo vét 20
công trình thủy lợi, chiều dài đạt 44.550 m, tổng khối lượng đào đắp đạt 491.500
m3
, phục vụ cho 1.760 ha đất sản xuất.
3.1.3.2. Giao thông nông thôn
Đảng bộ xác định đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ hàng đầu, nhằm
khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, trong thời gian qua bằng các biện
pháp huy động vốn đã tập trung đầu tư hơn 100 công trình hạng mục xây dựng cơ
bản.
Từ đầu năm đến nay đã triển khai thực hiện được 23 công trình và đưa vào sử 7
công trình chuyển tiếp, tổng kinh phí xây dựng 69 tỷ đồng đạt 75,5%, giải ngân
được 49 tỷ đồng, đạt 43,15% kế hoạch (nhân dân hiến đất, hoa màu ước khoảng 2,71
tỷ đồng), vận động nhân dân xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp 97 cây cầu với
tổng kinh phí 1.267 triệu đồng.
3.1.3.3. Mạng lưới điện
Công tác qu ản lý điện nông thôn t ừng bước đi vào ổn định, đáp ứng yêu cầu
điện khí hóa nông thôn. Đến nay, tổng số hộ sử dụng điện trên địa bàn huyện là
21.790 hộ, đạt tỷ lệ 98,03% trong đó tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia 85,02%, đạt
106% chỉ tiêu.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 15 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
Hiện nay đã phát quang xong 19/45 tuyến hạ thế với tổng chiều dài 23.632 m,
đóng điện được 11 tuyến hạ thế phục vụ nhân dân với tổng chiều dài là 17.093 m.
Tham dự bàn giao 2 tuyến điện chiếu sáng công cộng.
3.1.3.4. Cơ giới hóa nông nghi ệp
Mức độ thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghi ệp ở huyện hiện nay còn
thấp, các khâu của quá trình sản xuất chủ yếu là lao động thủ công, năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm chưa cao.
Cơ giới hóa tập trung vào những khâu lao động nặng nhọc (chẳng hạn như khâu
làm đất, chuẩn bị ruộng sản xuất lúa,…) nhằm giảm nhẹ sức lao động của con người
vừa nâng cao năng suất và hiệu quả.Tuy mức độ đáp ứng chưa cao, kỹ thuật chưa
hiện đại nhưng huyện với số lượng máy móc hiện có cũng cơ bản giải quyết được
cho nhu cầu hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
3.1.3.5. Dịch vụ nông nghiệp
Nông nghi ệp vẫn là ngành kinh t ế chủ lực của huyện, nông dân sống chủ yếu
dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển
thì nhu cầu về hàng hóa, tư liệu sản xuất và các d ịch vụ khác… càng tăng. Đây là thị
trường tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của những ngành công nghi ệp,
dịch vụ này. Trên địa bàn huyện giá trị sản xuất của ngành dịch vụ nông nghiệp (tính
giá hiện hành) hiện nay có xu hướng đang giảm, năm 2005 đạt 16.391 triệu đồng,
năm 2006 giảm xuống 15.532 triệu đồng và đến năm 2007 lên được 15.738 triệu
đồng, trong tương lai tiếp tục được đầu tư phát triển và hoàn thi ện theo hướng ngày
càng hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của hoạt động sản xuất
nông nghi ệp.
3.1.3.6. Lao động
Năm 2007 dân số trung bình của huyện là 104.945 người, trong đó nam là
53.522 người chiếm 51% và nữ là 51.423 người chiếm 49%; mật độ dân số trung
bình là 104.945 người/km2
. Đa số là dân t ộc Kinh, số người trong độ tuổi lao động
là 69.022 người (nam: 33.821 người, nữ: 35.201 người).
Toàn huyện có 5/6 xã đạt danh hiệu văn hóa, 50/52 ấp văn hóa, 19.400 gia đình
văn hóa…Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, với sự chăm chỉ, chịu khó học
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 16 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
hỏi, cần cù lao động… đây là nguồn lực rất cần thiết trong xu hướng phát triển hoạt
động sản xuất theo hướng hiện đại và bền vững hiện nay.
3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRI ỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT Ở HAI XÃ NH ƠN ÁI
VÀ M Ỹ KHÁNH
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp xác định rõ c ơ cấu cây trồng vật nuôi chủ lực.
Với mục tiêu muốn đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất các hộ nông dân hiện
nay đang có xu hướng chuyển sang áp dụng một số mô hình sản xuất mới. So với
việc chăn nuôi heo đơn thuần như trước đây, một số hộ ở 2 xã Nhơn Ái, Mỹ Khánh
đã mạnh dạng áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá". Tuy mô hình phát triển chưa
lâu và còn m ới mẻ đối với một số hộ nông dân nhưng lợi ích mà mô hình đạt được
thì rất khả quan, ngoài hiệu quả từ mục đính chính (bảo vệ môi trường), lợi ích mà
biogas mang lại từ việc tiết kiệm năng lượng (cho xã hội), tiết kiệm chi phí sử dụng
năng lượng (cho gia đình) là rất rõ; nh ất là trong tình hình khó khăn về năng lượng
như hiện nay.
Sau đây chúng ta sẽ tham khảo số lượng đàn heo của 2 xã Nhơn Ái, Mỹ Khánh
qua các năm 2006, 2007 & 2008.
Bảng 2: SỐ LƯỢNG HEO Ở XÃ NH ƠN ÁI, MỸ KHÁNH TỪ 2006 - 2008
ĐVT: Con
Năm Năm Năm Chênh lệch
Xã 2006 2007 2008 07/06 08/07
Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Nhơn Ái 189 267 1.571 78 41,3 1.304 488,4
Mỹ 248 327 1.042 79 31,9 715 218,7
Khánh
(Nguồn: Niên giám th ống kê năm 2007)
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 17 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
 Qua bảng 2 ta thấy số lượng heo ở 2 xã có t ốc độ tăng nhanh qua 3 năm
(06,07,08). Cụ thể năm 2006 tại xã Nhơn Ái có 189 con đến năm 2007 đạt 267 con,
tăng 78 con chiếm 41,3%. Và số lượng heo tiếp tục tăng vào năm 2008 đạt 1.571
con, chiếm 488,4% tăng 1.304 con so với năm 2007. Không ch ỉ ở xã Nhơn Ái mới
có s ố heo phát triển mà ở xã Mỹ Khánh cũng phát triển không kém, năm 2007 đạt
327 con tăng 79 con so với năm 2006, chiếm 31,9%. Đến năm 2008 lên đến 1.042
con tăng 715 con so với năm 2007, chiếm 218,7%.
Con
1800
1600
1400
1200
1000
8 0 0
6 0 0
4 0 0
2 0 0
0
248 267
189
1571
1042
3 2 7
Nhơn Ái
Mỹ Khánh
2006 2007 2008
Hình 1: SỐ LƯỢNG HEO Ở XÃ NH ƠN ÁI, MỸ KHÁNH QUA 3 NĂM 2006 -
2008
 Với số lượng heo ngày càng nhi ều qua các năm điều đó càng chứng tỏ ngành
chăn nuôi của hai xã trên phát tri ển rõ r ệt. Việc chăn nuôi của mỗi hộ là khác nhau
với những mô hình áp dụng riêng biệt.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 18 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
Bảng 3: TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO Ở XÃ NH ƠN ÁI & MỸ KHÁNH
Xã Hộ CN Hộ CN Số hộ chăn nuôi Tỷ lệ
trên bền Sử Sử Không Sử dụng Sử
địa bàn vững dụng dụng sử dụng ga, cá dụng ga
ga, cá ga
Mỹ 109 42 3 75 31 3% 69%
Khánh
Nhơn 94 58 2 71 21 2% 76%
Ái
(Nguồn: Trạm Thú Y Huyện Phong Điền 2009)
* Hộ chăn nuôi bền vững ở đây không theo tiêu chuẩn nào mà đó là qua thực tế
mà bà con nông dân đã áp d ụng chăn nuôi và đã được phòng nông nghi ệp của
huyện kiểm định. Sở dĩ, gọi là hộ chăn nuôi bền vững vì khi áp dụng mô hình này nó
mang tính ổn định.
* Ổn định do:
- Mang lại hiệu quả kinh tế.
- Bảo vệ môi trường.
- Duy trì một lượng phân nhất định để tạo đủ lượng khí cho hộ sử dụng.
 Từ bảng 2 ta thấy số hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas" ở xã Mỹ Khánh là
75 hộ chiếm 69%, chỉ có 3 hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" chiếm 3%. Ở xã
Nhơn Ái thì mô hình "Heo - Biogas" được áp dụng chủ yếu chiếm 76% (94 hộ), tỷ lệ
2% là số hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá". Đối với 2 xã này thì hầu như
những hộ chăn nuôi đã quen áp d ụng mô hình sản xuất cũ (chăn nuôi heo, gas) chỉ
có s ố ít hộ áp dụng mô hình sản xuất mới đó là mô hình chăn nuôi kết hợp heo, gas
và cá.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 19 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
 Trước đây nông dân thường thải phân, nước ra quanh khu vực nhà hoặc thải
xuống ruộng gây ô nhi ễm môi trường sống. Việc sử dụng hầm biogas đã giải quyết
khâu chất thải của việc nuôi heo, không còn ô nhi ễm như trước đây, môi trường
chăn nuôi đã được cải thiện đáng kể. Ngoài việc xử lý chất thải, việc xây dựng hầm
biogas còn cung c ấp cho các hộ chăn nuôi lượng khí gas để đun nấu hàng ngày, ti ết
kiệm một khoản đáng kể cho người sử dụng.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 20 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
Chương 4:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HO ẠT ĐỘNG MÔ HÌNH HEO - BIOGAS -
CÁ CỦA CHỦ HỘ
4.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT V Ề MÔ HÌNH
Biogas hay còn g ọi là công ngh ệ sản xuất khí sinh học, là quá trình ủ phân
rác, phân h ữu cơ, bùn cống rãnh, để tạo ra nguồn khí sinh học sử dụng trong hộ gia
đình hay trong sản xuất. Khí Biogas là khí sinh học, là một hỗn hợp khí sản sinh từ
sự phân hủy những hợp chất hữu cơ dưới tác động của vi khuẩn trong môi trường
yếm khí (còn g ọi là kỵ khí). Thành phần Khí Biogas : CH4, CO2, N2, H2, H2S …,
trong đó CH4, CO2 là chủ yếu.
Cơ sở lý thuy ết của công nghệ Biogas: Dựa vào các vi khu ẩn yếm khí để lên
men phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ sinh ra một hỗn hợp khí có thể cháy được: H2,
H2S, NH3, CH4, C2H2,… trong đó CH4 là sản phẩm khí chủ yếu (nên còn g ọi là
quá trình lên men tạo Metan ). Lượng khí Metan được sinh ra sau quá trình lên men
chiếm 50 - 70%, được khai thác tận thu làm chất đốt, chất thải giảm mùi t ừ 70 -
80% có th ể pha loãng hay sục khí tiếp theo dùng cho tưới cây hoặc nuôi cá. Tùy v
ào số con vật nuôi mà mỗi hộ gia đình có thể chọn một kích cỡ hầm biogas cho phù
h ợp để vừa tiết kiệm chi phí, vừa tiết kiệm diện tích, hầm biogas được thiết kế tuỳ
theo diện tích đất của các hộ chăn nuôi có th ể làm dạng vòm ho ặc túi nilon treo.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 21 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
4.2. PHÂN TÍCH HI ỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS -
CÁ "
Trong bài này em ch ọn mô hình 4 heo nái sinh sản để phân tích vì nhìn chung
trung bình 1 năm các hộ áp dụng mô hình chăn nuôi từ 4 - 5 heo nái sinh sản để bán
con giống hoặc nuôi lấy thịt.
4.2.1 Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của mô hình
♦ Chú thích:
Mô hình này gồm 4 heo nái, 1năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 10 con.
Bán 50% heo con giống (40 con), 1 con heo giống cân nặng 18Kg (nuôi
trong khoảng 2 tháng), còn l ại 50% nuôi heo thịt.
Bán 50% heo thịt (40 con), 1 con heo thịt cân nặng 120Kg (nuôi trong khoảng
4 tháng).
Lượng cá giống thả: 3000 con sặc rằn.
Lượng cá thịt thu hoạch: 800Kg với giá là 32.000 đồng/Kg.
Số liệu để sử dụng cho mô hình này là trong 1 năm sản xuất.
TTB, DCCN: Trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi.
Bảng 4: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHĂN NUÔI CỦA MÔ HÌNH "HEO -
BIOGAS - CÁ"
Qui mô: 4 heo sinh s ản/1 năm.
ĐV: Đồng
STT Khoản mục Chi phí
Số tiền Tỷ trọng
1/ Khấu hao (hầm, chuồng trại) 1.940.000 1,40
2/ Khấu hao TTB, DCCN 330.000 0,24
3/ Thức ăn heo mang thai, đẻ (4 con) 24.189.600 17,46
4/ Thức ăn heo con giống (40 con) 24.352.000 17,57
5/ Thức ăn heo thịt (40 con) 76.700.000 55,35
6/ Thú y (84 con) 4.760.000 3,44
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 22 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
7/ Điện, nước, xăng dầu 635.200 0,46
8/ Cá giống (3.000 con) 2.666.667 1,92
9/ Thức ăn cá thịt (3.000 con) 3.000.000 2,16
Tổng chi phí 138.573.467 100,00
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009)
 Từ kết quả ở bảng trên cho thấy từng khoản chi phí trong tổng chi phí sản xuất,
trong 138.573.467 đồng tổng chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí thức ăn heo
thịt khoảng 55% tương ứng là 76.700.000 đồng, sở dĩ nó chiếm tỷ trọng cao trong
tổng chi phí bởi vì thời kỳ này là lúc heo trong giai đoạn trưởng thành đang phát
triển nhanh về trọng lượng; lượng thức ăn gấp 4 lần so với thức ăn cho heo giống.
Kế đến là chi phí thức ăn heo giống 24.352.000 đồng chiếm 18% và thức ăn heo
mang thai, đẻ là 24.189.600 chiếm 17%. Trong năm 2008 vừa qua giá thức ăn của
heo là thời điểm cao nhất qua các năm trước, hiện nay giá thức ăn đã giảm từ 15 -
20% so với năm 2008. Chi phí cho thú y chiếm 3%, 7% còn l ại là chi phí khác bao
gồm: thức ăn cá thịt, cá giống, khấu hao hầm, chuồng trại và trang thiết bị - dụng cụ
chăn nuôi.
7% 3%
17%
55%
18%
Thức ăn heo thịt
Thức ăn heo giống
Thức ăn heo mang thai, đẻ
Chi phí khác
Thú y
Hình 2: CƠ CẤU CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA HỘ THEO MÔ HÌNH "HEO -
BIOGAS - CÁ"
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 23 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
Bảng 5: TÌNH HÌNH THU NHẬP VÀ L ỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH "HEO -
BIOGAS - CÁ"
ĐV: Đồng
STT Chỉ tiêu Số lượng Số tiền
1/ Bán heo con giống 40 con 42.930.000
2/ Bán heo thịt 40 con (4.800 Kg) 163.200.000
3/ Bán cá th ịt 800 Kg 25.600.000
4/ Phụ phẩm (khí gas) - 3.600.000
5/ Doanh thu - 235.330.000
6/ Lợi nhuận (chưa tính công lao - 96.756.533
động nhà)
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009)
* Chú thích:
- Giá cả được tính toán dựa vào năm 2008.
- Giá 1 con heo giống: 1.073.250 đồng.
- Giá 1 Kg heo thịt: 34.000 đồng.
- Giá 1 Kg cá th ịt: 32.000 đồng.
 Khi áp dụng mô hình này thì nông hộ sẽ thu được 235.330.000 đồng doanh
thu, sau khi trừ đi chi phí sản xuất hộ sẽ thu được 96.756.533 đồng lợi nhuận.

 Đối với những hộ chăn nuôi theo mô hình này thì con heo là mục đích
chính của việc chăn nuôi và tận dụng phân heo để làm chất đốt. Còn vi ệc nuôi cá
của hộ sản xuất chỉ mang tính chất tận dụng phụ phẩm, thử nghiệm. Cụ thể là trong
2 xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh số hộ áp dụng mô hình chăn nuôi kết hợp heo, gas và cá
quá ít không quá 3% ( ở xã Mỹ Khánh 3 hộ/109 hộ, xã Nhơn Ái 2 hộ/94 hộ).
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 24 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
4.2.2. Phân tích các t ỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas - Cá"
* Trung bình trong một ngày thì hộ sản xuất bỏ ra khoảng 3 giờ đồng hồ để chăn
nuôi (heo, cá). Như vậy trong 1 năm sản xuất hộ đã bỏ ra 1080 giờ để tham gia sản
xuất tương đương với 135 ngày công lao động.
Bảng 6: CÁC T Ỷ SỐ TÀI CHÍNH CỦA HỘ KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH "HEO
- BIOGAS - CÁ"
Các kho ản mục Đơn vị Giá tr ị
1/ Chi phí (CP) Đồng 138.573.467
2/ Doanh thu (DT) Đồng 235.330.000
3/ Lợi nhuận (LN) Đồng 96.756.533
4/ Doanh thu/Ngày công lao động Đồng/ngày công 1.743.185
gia đình (NCLĐGĐ)
5/ Lợi nhuận/Ngày công lao động Đồng/ngày công 716.715
gia đình
6/ Doanh thu/Chi phí Lần 1,70
7/ Lợi nhuận/Chi phí Lần 0,70
8/ Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,41
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009)
Bảng trên cho thấy từ mức độ đầu tư của hộ vào mô hình sản xuất đạt được kết
quả như sau:
 Ở mô hình "Heo - Biogas - Cá" này nếu hộ sản xuất bỏ ra 1 đồng đầu tư cho
chi phí sản xuất thì sẽ đem lại doanh thu cho hộ sản xuất là 1,70 đồng; trong 1,70

đồng doanh thu này thì hộ sản xuất sẽ có 0,70 đồng lợi nhuận.

 Tỷ số Lợi nhuận/ Doanh thu là 0,41 có ngh ĩa là nếu hộ có 1 đồng doanh thu
từ việc sản xuất thì lợi nhuận của hộ là 0,41 đồng.

 Một ngày công lao động của hộ sản xuất đem lại 1.743.185 đồng doanh thu
với lợi nhuận có được là 716.715 đồng. Từ việc phân tích mô hình trên cho ta thấy
được cái lợi của việc nuôi cá khi tận dụng phụ phẩm là rất hay, có thể tạo thêm thu
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 25 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
nhập cho hộ mà không t ốn nhiều chi phí. Với kết quả đạt được sau 1 năm sản xuất
thì mô hình này mang tính hiệu quả kinh tế rất cao nên cần được nhân rộng hơn nữa
để từ đó ta có thể nghiên cứu sâu hơn về con cá trong chăn nuôi, sản xuất giúp mô
hình ngày càng phát triển bền vững, hiệu quả hơn.
4.2.3. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ
♦ Chú thích: - Mô hình này gồm 4 heo nái, 1 năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 10 con.
- Bán 100% heo thịt (80 con), 1 con heo thịt cân nặng 120Kg (thời
gian nuôi t ừ 1 con heo mới đẻ thành 1 con heo thịt mất khoảng 6 tháng).
- Lượng cá giống thả: 3000 con tai tượng.
- Lượng cá thịt thu hoạch: 800Kg với giá là 22.500 đồng/Kg.
- Số liệu để sử dụng cho mô hình này là trong 1 năm sản xuất.
Bảng 7: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHĂN NUÔI CỦA MÔ HÌNH "HEO -
BIOGAS - CÁ"
Qui mô: 4 heo sinh s ản/1 năm.
ĐVT: Đồng
STT Khoản mục Chi phí
Số tiền Tỷ trọng
1/ Khấu hao (hầm, chuồng trại) 1.940.000 0,90
2/ Khấu hao TTB, DCCN 330.000 0,15
3/ Thức ăn heo mang thai, đẻ (4 con) 24.189.600 11,24
4/ Thức ăn heo con giống (80 con) 24.352.000 11,31
5/ Thức ăn heo thịt (80 con) 153.400.000 71,26
6/ Thú y (84 con) 4.760.000 2,21
7/ Điện, nước, xăng dầu 635.200 0,30
8/ Cá giống (3.000 con) 2.666.667 1,24
9/ Thức ăn cá thịt (3.000 con) 3.000.000 1,39
Tổng chi phí 215.273.467 100,00
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009)
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 26 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
 Với mô hình hộ chăn nuôi chỉ bán heo thịt: trong tổng chi phí sản xuất là
215.273.467 đồng thì chi phí thức ăn heo thịt vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng
71% tương ứng 153.400.000 đồng, kế đến là chi phí thức ăn heo giống 24.352.000
đồng và chi phí thức ăn heo mang thai, đẻ 24.189.600 đồng đều đạt khoảng 11%.
Cũng giống như mô hình trước vì giá thức ăn chăn nuôi khá cao nên hộ sản xuất
phải tốn 1 lượng lớn chi phí thức ăn gia súc. Và chi phí thú y chiếm 2%, các chi phí
còn l ại chiếm 5%.
11% 5% 2%
11%
71%
Thức ăn heo thịt
Thức ăn heo giống
Thức ăn heo mang thai, đẻ
Chi phí khác
Thú y
Hình 3: CƠ CẤU CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA HỘ CHĂN NUÔI BÁN
HEO THỊT THEO MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ"
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 27 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
Bảng 8: TÌNH HÌNH THU NHẬP VÀ L ỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH "HEO -
BIOGAS - CÁ"
ĐV: Đồng
STT Chỉ tiêu Số lượng Số tiền
1/ Bán heo thịt 80 con (9.600 Kg) 326.400.000
2/ Bán cá th ịt 800 Kg 18.000.000
3/ Phụ phẩm (khí gas) - 3.600.000
4/ Doanh thu - 348.000.000
5/ Lợi nhuận (chưa tính công lao - 132.726.533
động nhà)
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009)
* Chú thích:
- Giá cả được tính toán dựa vào năm 2008.
- Giá 1 con heo giống: 1.073.250 đồng.
- Giá 1 Kg heo thịt: 34.000 đồng.
- Giá 1 Kg cá th ịt: 22.500 đồng.
 Trong mô hình bán 100% heo thịt thì doanh thu trung bình 1 năm hộ đạt
348.000.000 đồng và lợi nhuận còn l ại 132.726.533 đồng. Lợi nhuận ở mô hình này
cao hơn 35.970.000 đồng so với lợi nhuận của mô hình trên (bán 50% heo thịt, 50%
heo giống). Đối với mô hình chỉ bán heo thịt thì hộ chăn nuôi cần phải có đồng vốn
mạnh để mua thức ăn cho heo với những lúc giá cả thức ăn biến động không ngừng,
vì thế các hộ sản xuất cần tạo mối quan hệ tốt với các cơ sở, cửa hàng bán th ức ăn
chăn nuôi.

 Cũng giống như ở mô hình trước việc nuôi cá của bà con chỉ mang tính chất
tận dụng phụ phẩm và thử nghiệm, hộ chưa thể xác định được giống cá nào nuôi là
thích hợp cũng như mật độ thả thế nào là h ợp lý nhất. Vì thế mô hình này cần được
nhân rộng hơn nữa với lượng cá thả phong phú hơn về chủng loại và số lượng, để
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 28 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
qua đó ta có thể tổng hợp lại xem mô hình nào áp dụng đạt hiệu quả cao nhất từ đó
tuyên truyền nhân rộng giúp các hộ định hướng đúng về mô hình canh tác.
4.2.4. Phân tích các tỷ số tài chính của mô hình
* Trung bình trong một ngày thì hộ sản xuất bỏ ra khoảng 3 giờ đồng hồ để chăn
nuôi (heo, cá). Như vậy trong 1 năm sản xuất hộ đã bỏ ra 1080 giờ để tham gia sản
xuất tương đương với 135 ngày công lao động.
Bảng 9: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH C ỦA HỘ CHĂN NUÔI KHI ÁP D ỤNG MÔ
HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ"
Các kho ản mục Đơn vị Giá tr ị
1/ Chi phí (CP) Đồng 215.273.467
2/ Doanh thu (DT) Đồng 348.000.000
3/ Lợi nhuận (LN) Đồng 132.726.533
4/ Doanh thu/Ngày công lao động Đồng/ngày công 2.577.778
gia đình (NCLĐGĐ)
5/ Lợi nhuận/Ngày công lao động Đồng/ngày công 983.160
gia đình
6/ Doanh thu/Chi phí Lần 1,62
7/ Lợi nhuận/Chi phí Lần 0,62
8/ Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,38
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009)
Bảng trên cho thấy từ mức độ đầu tư của hộ vào mô hình sản xuất đạt được kết
quả như sau:
 Ở mô hình này nếu hộ sản xuất bỏ ra 1 đồng đầu tư cho chi phí sản xuất thì
sẽ đem lại doanh thu cho hộ sản xuất là 1,62 đồng; trong 1,62 đồng doanh thu này thì
hộ sản xuất sẽ có 0,62 đồng lợi nhuận.

 Tỷ số Lợi nhuận/ Doanh thu là 0,38 có ngh ĩa là nếu hộ có 1 đồng doanh thu
từ việc sản xuất thì lợi nhuận của hộ là 0,38 đồng.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 29 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
 Một ngày công lao động của hộ sản xuất đem lại 2.577.778 đồng doanh thu
với lợi nhuận có được là 983.160 đồng.

 Song song với sự mới phát triển của mô hình "Heo - Biogas - Cá" thì ở Xã
Nhơn Ái và Mỹ Khánh mô hình "Heo - Biogas" cũng đã phát tri ển khá lâu đối với
người sản xuất, để thấy rõ mô hình nào v ượt trội hơn ta cùng nhau đi phân tích hiệu
quả mô hình "Heo - Biogas".
4.3. PHÂN TÍCH HI ỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS"
Trong bài này em ch ọn mô hình 4 heo nái sinh sản để phân tích vì nhìn chung
trung bình 1 năm các hộ áp dụng mô hình chăn nuôi từ 4 - 5 heo nái sinh sản để bán
con giống hoặc nuôi lấy thịt.
4.3.1. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ bán 50% heo con. 50%
heo thịt
Bảng 10: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHĂN NUÔI CỦA HỘ THEO MÔ HÌNH
"HEO - BIOGAS"
Qui mô: 4 heo sinh s ản/1 năm.
ĐV: Đồng
STT Khoản mục Chi phí
Số tiền Tỷ trọng
1/ Khấu hao (hầm, chuồng trại) 1.340.000 1,01
2/ Khấu hao TTB, DCCN 180.000 0,14
3/ Thức ăn heo mang thai, đẻ (4 con) 24.189.600 18,21
4/ Thức ăn heo con giống (40 con) 24.000.000 18,07
5/ Thức ăn heo thịt (40 con) 79.200.000 59,62
6/ Thú y (84 con) 3.200.000 2,41
7/ Điện, nước, xăng dầu 722.800 0,54
Tổng chi phí 132.832.400 100,00
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009)
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 30 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
♦ Chú thích:
Phần tổng hợp chi tiết từng hộ xem phụ lục.
Mô hình này gồm 4 heo nái, 1năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 10 con.
Bán 50% heo con giống (40 con), 1 con heo giống cân nặng 18Kg (nuôi
trong khoảng 2 tháng)
Bán 50% heo thịt (40 con), 1 con heo thịt cân nặng 120Kg (nuôi trong khoảng
6 tháng).
Số liệu để sử dụng cho mô hình này là trong 1 năm sản xuất.
 Từ kết quả ở bảng trên cho thấy từng khoản chi phí trong tổng chi phí sản xuất,
trong tổng chi phí 132.832.400 đồng chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là chi phí thức ăn
heo thịt khoảng 60% tương ứng là 79.200.000 đồng, sở dĩ nó chiếm tỷ trọng cao
trong tổng chi phí bởi vì thời kỳ này là lúc heo trong giai đoạn trưởng thành đang
phát triển nhanh về trọng lượng. Kế đến là chi phí thức ăn heo giống 18% và thức ăn
heo mang thai, đẻ là 18%. Chi phí cho thú y chiếm 2%, 2% còn l ại là chi phí khác.
Thức ăn heo thịt
18%
2%2%
Thức ăn heo giống
Thức ăn heo mang thai,
18%
60%
đẻ
Chi phí khác
Thú y
Hình 4: CƠ CẤU CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA HỘ CHĂN NUÔI THEO MÔ
HÌNH "HEO - BIOGAS"
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 31 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
Bảng 11: TÌNH HÌNH THU NHẬP VÀ L ỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH "HEO -
BIOGAS"
ĐV: Đồng
STT Chỉ tiêu Số lượng Số tiền
1/ Bán heo con giống 40 con 43.246.680
2/ Bán heo thịt 40 con (4.800 Kg) 158.400.000
3/ Phụ phẩm (khí gas) - 3.600.000
4/ Doanh thu - 205.246.680
5/ Lợi nhuận (chưa tính công lao - 72.407.600
động nhà)
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009)
* Chú thích:
- Giá cả được tính toán dựa vào năm 2008.
- Giá 1 con heo giống: 1.081.167 đồng.
- Giá 1 Kg heo thịt: 33.000 đồng.
 Qua bảng 11 ta thấy sau khi bán heo con giống và heo thịt cộng với phụ phẩm
khí gas có được thì hộ đạt được 205.246.680 đồng doanh thu. Sau khi trừ đi chi phí
sản xuất hộ còn l ại 72.407.600 đồng lợi nhuận.
 Trung bình trong một ngày thì hộ sản xuất bỏ ra khoảng 3 giờ đồng hồ để
chăn nuôi (heo). Như vậy trong 1 năm sản xuất hộ đã bỏ ra 1080 giờ để tham gia sản
xuất tương đương với 135 ngày công lao động.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 32 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
Bảng 12: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH C ỦA HỘ CHĂN NUÔI KHI ÁP DỤNG
MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS"
Các kho ản mục Đơn vị Giá tr ị
1/ Chi phí (CP) Đồng 132.832.400
2/ Doanh thu (DT) Đồng 205.246.680
3/ Lợi nhuận (LN) Đồng 72.414.280
4/ Doanh thu/Ngày công lao động Đồng/ngày công 1.520.345
gia đình (NCLĐGĐ)
5/ Lợi nhuận/Ngày công lao động Đồng/ngày công 536.402
gia đình
6/ Doanh thu/Chi phí Lần 1,55
7/ Lợi nhuận/Chi phí Lần 0,55
8/ Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,35
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009)
Bảng trên cho thấy từ mức độ đầu tư của hộ vào mô hình sản xuất đạt được kết
quả như sau:
 Từ mô hình này ta thấy nếu hộ sản xuất bỏ ra 1 đồng đầu tư cho chi phí sản
xuất thì sẽ đem lại doanh thu cho hộ sản xuất là 1,55 đồng; trong 1,55 đồng doanh
thu này thì hộ sản xuất sẽ có 0,55 đồng lợi nhuận.

 Tỷ số Lợi nhuận/ Doanh thu là 0,55 có ngh ĩa là nếu hộ có 1 đồng doanh thu
từ việc sản xuất thì lợi nhuận của hộ là 0,55 đồng.

 Một ngày công lao động của hộ sản xuất đem lại 1.520.345 đồng doanh thu
với lợi nhuận có được là 536.402 đồng.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 33 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
4.3.2. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ bán 100% heo thịt
Bảng 13: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHĂN NUÔI CỦA HỘ THEO MÔ HÌNH
"HEO - BIOGAS"
Qui mô: 4 heo sinh s ản/1 năm.
ĐV: Đồng
STT Khoản mục Chi phí
Số tiền Tỷ trọng
1/ Khấu hao (hầm, chuồng trại) 1.340.000 0,63
2/ Khấu hao TTB, DCCN 180.000 0,08
3/ Thức ăn heo mang thai, đẻ (4 con) 24.189.600 11,41
4/ Thức ăn heo con giống (80 con) 24.000.000 11,32
5/ Thức ăn heo thịt (80 con) 158.400.000 74,71
6/ Thú y (84 con) 3.200.000 1,51
7/ Điện, nước, xăng dầu 722.800 0,34
Tổng chi phí 212.032.400 100,00
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009)
♦ Chú thích:
Phần tổng hợp chi tiết từng hộ xem phụ lục.
Mô hình này gồm 4 heo nái, 1năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 10 con.
Bán 100% heo thịt (80 con), 1 con heo thịt cân nặng 120Kg.
Số liệu để sử dụng cho mô hình này là trong 1 năm sản xuất.
 Cũng giống như các mô hình trước thì phần chi phí thức ăn cho heo thịt chiếm
tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí khoảng 75%, kế đến là chi phí cho thức ăn heo
mang thai, đẻ và heo giống 11%, 3% còn l ại thuộc chi phí khác.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 34 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
11%
3%
11%
75%
Thức ăn heo thịt
Thức ăn heo giống
Thức ăn heo mang thai,
đẻ
Chi phí khác
Hình 5: CƠ CẤU CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA HỘ CHĂN NUÔI BÁN HEO
THỊT THEO MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS"
Bảng 14: TÌNH HÌNH THU NHẬP VÀ L ỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH "HEO -
BIOGAS"
ĐV: Đồng
STT Chỉ tiêu Số lượng Số tiền
1/ Bán heo thịt 80 con (9.600 Kg) 316.800.000
2/ Phụ phẩm (khí gas) - 3.600.000
3/ Doanh thu - 320.400.000
4/ Lợi nhuận (chưa tính công lao - 108.367.600
động nhà)
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009)
* Chú thích:
- Giá cả được tính toán dựa vào năm 2008.
- Giá 1 con heo giống: 1.081.167 đồng.
- Giá 1 Kg heo thịt: 33.000 đồng.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 35 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
 Qua bảng trên ta thấy sau khi bán heo heo thịt cộng với phụ phẩm khí gas có
được thì hộ đạt được 320.400.000 đồng doanh thu. Sau khi trừ đi chi phí sản xuất hộ
còn l ại 108.367.600 đồng lợi nhuận.

 Trung bình trong một ngày thì hộ sản xuất bỏ ra khoảng 3 giờ đồng hồ để
chăn nuôi (heo). Như vậy trong 1 năm sản xuất hộ đã bỏ ra 1080 giờ để tham gia sản
xuất tương đương với 135 ngày công lao động.
Bảng 15: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH C ỦA HỘ CHĂN NUÔI KHI ÁP DỤNG
MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS"
Các kho ản mục Đơn vị Giá tr ị
1/ Chi phí (CP) Đồng 212.032.400
2/ Doanh thu (DT) Đồng 320.400.000
3/ Lợi nhuận (LN) Đồng 108.367.600
4/ Doanh thu/Ngày công lao động Đồng/ngày công 2.373.333
gia đình (NCLĐGĐ)
5/ Lợi nhuận/Ngày công lao động Đồng/ngày công 802.723
gia đình
6/ Doanh thu/Chi phí Lần 1,51
7/ Lợi nhuận/Chi phí Lần 0,51
8/ Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,34
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009
Bảng trên cho thấy từ mức độ đầu tư của hộ vào mô hình sản xuất đạt được kết
quả như sau:
 Qua mô hình này ta thấy nếu hộ sản xuất bỏ ra 1 đồng đầu tư cho chi phí sản
xuất thì sẽ đem lại doanh thu cho hộ sản xuất là 1,51 đồng; trong 1,51 đồng doanh
thu này thì hộ sản xuất sẽ có 0,51 đồng lợi nhuận.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 36 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
 Tỷ số Lợi nhuận/ Doanh thu là 0,34 có ngh ĩa là nếu hộ có 1 đồng doanh thu
từ việc sản xuất thì lợi nhuận của hộ là 0,34 đồng.

 Một ngày công lao động của hộ sản xuất đem lại 2.373.333 đồng doanh thu
với lợi nhuận có được là 802.723 đồng.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 37 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
4.4. SO SÁNH HI ỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS -
CÁ" VÀ MÔ HÌ NH "HEO - BIOGAS" Ở 2 XÃ NH ƠN ÁI VÀ MỸ KHÁNH
4.4.1. Mô hình hộ chăn nuôi bán 50% heo giống, 50% heo thịt
Lấy mô hình "Heo - Biogas" làm mô hình gốc để so sánh.
Mô hình gồm 4 heo nái, 40 heo giống bán, nuôi lấy thịt 40 con.
Bảng 16: SO SÁNH CHI PHÍ S ẢN XUẤT - DOANH THU & LỢI
NHUẬN CỦA 2 MÔ HÌNH
ĐVT: Đồng
Các kho ản MH "Heo - MH "Heo - Chênh lệch
mục Biogas - Cá" Biogas" Số tuyệt đối %
1. Tổng chi 138.573.467 132.832.400 5.741.067 4,32
phí sản xuất
2.Tổng doanh 235.330.000 205.246.680 30.083.320 14,66
thu
3.Tổng lợi 96.756.533 72.414.280 24.342.253 33,62
nhuận
(Ngu ồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 10 hộ chăn nuôi, 2009)
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 38 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
Triệu đồng
250
200
150
100
Mô hình "Heo - Biogas - Cá
Mô hình "Heo - Biogas"
50
0
Tổng chi phí Tổng doanh Tổng lợi
sản xuất thu nhuận
Hình 6: SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT - DOANH THU & LỢI NHUẬN
CỦA 2 MÔ HÌNH
 Mô hình "Heo - Biogas - Cá" tuy mới được triển khai trong những năm gần
đây nhưng gây được sự chú ý cho người dân do tính hiệu quả của nó. Với mô hình
"Heo - Biogas - Cá" mang lại doanh thu cao hơn, tăng 30.083.320 đồng hay tăng
14,66% so với mô hình "Heo - Biogas". Từ bảng 16 ta thấy, trong 1 năm sản xuất
tổng chi phí đầu tư cho mô hình "Heo - Biogas - Cá" cao hơn 5.741.067 đồng so với
mô hình "Heo - Biogas", với số chênh lệch đó đã mang lại lợi nhuận của hộ áp dụng
mô hình "Heo - Biogas - Cá" là 96.756.533 đồng tăng 24.342.253 đồng so với lợi
nhuận của mô hình "Heo - Biogas" hay tăng một tỷ lệ tương ứng là 33,62%.
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 39 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
Bảng 17: CÁC T Ỷ SỐ TÀI CHÍNH TRONG 1 NĂM SẢN XUẤT CỦA 2 MÔ
HÌNH
Các kho ản mục MH "Heo - MH "Heo - Chênh lệch
Biogas - Cá" Biogas" Số tuyệt đối %
1. Tổng CPSX 138.573.467 132.832.400 5.741.067 4,32
(Đồng/Năm)
2.Tổng DT 235.330.000 205.246.680 22.483.320 14,66
(Đồng/Năm)
3.Tổng LN 96.756.533 72.414.280 16.742.253 33,62
(Đồng/Năm)
4. DT/NCLĐGĐ 1.743.185 1.520.345 222.840 14,66
(Đồng/Ngày công)
5. LN/NCLĐGĐ 716.715 536.402 180.313 33,62
(Đồng/Ngày công)
6. DT/CP (lần) 1,70 1,55 0,15 9,68
7. LN/CP (lần) 0,70 0,55 0,15 27,27
8. LN/ DT (lần) 0,41 0,35 0,06 17,14
(Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 10 hộ chăn nuôi, 2009)
 Từ bảng phân tích các tỷ số tài chính cho thấy:
- Khi áp dụng mô hình "Heo - Biogas", 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo ra được 1,55
đồng doanh thu và 0,55 đồng lợi nhuận. Trong 1 đồng doanh thu mà hộ sản xuất
kiếm được sẽ có 0,35 đồng lợi nhuận; trung bình 1 ngày công lao động gia đình mỗi
hộ sẽ thu được 536.402 lợi nhuận.
- Nhưng khi áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" thì 1 đồng chi phí bỏ ra người
sản xuất sẽ tạo được 1,70 đồng doanh thu cao hơn 0,15 đồng so với hộ áp dụng mô
hình "Heo - Biogas".
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 40 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền
- Trung bình trong 1 năm sản xuất hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" sẽ
thu được 96.756.533 đồng lợi nhuận cao hơn hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas",
16.742.253 đồng, tương đương 33,62%.
- Tuy nhiên, không ph ải ai áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" sẽ đều lời như
vậy mà điều đó tùy thu ộc vào kinh nghiệm bản thân của từng hộ, khả năng sáng tạo
ham học hỏi của mỗi hộ là khác nhau; và điều quan trọng nhất là mỗi hộ chỉ có một
số vốn nhất định, muốn mở rộng qui mô mà không có v ốn thì cũng không thể được.
► Vậy, để sản xuất hiệu quả hơn người nông dân nên học hỏi, tham khảo những
hộ áp dụng mô hình đạt hiệu quả. Ở đây, hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" đã
đem lại thu nhập cao hơn so với hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas", nếu áp dụng
mô hình này người sản xuất sẽ có được 96.756.533 đồng lợi nhuận trong 1 năm hay
8.063.044 đồng trong 1 tháng trong khi đó hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas" chỉ
đem lại 72.414.280 đồng lợi nhuận trong 1 năm hay 6.034.523 đồng trong 1 tháng.
4.4.2. Mô hình hộ chăn nuôi bán 100% heo thịt
Lấy mô hình "Heo - Biogas" làm mô hình gốc để so sánh.
Mô hình gồm 4 heo nái, nuôi lấy thịt 80 con.
Bảng 18: SO SÁNH CHI PHÍ S ẢN XUẤT - DOANH THU &
LỢI NHUẬN CỦA 2 MÔ HÌNH
ĐVT: Đồng
Các kho ản MH "Heo - MH "Heo - Chênh lệch
mục Biogas - Cá" Biogas" Số tuyệt đối %
1. Tổng chi 215.273.467 212.032.400 3.241.067 1,53
phí sản xuất
2.Tổng doanh 348.000.000 320.400.000 27.600.000 8,61
thu
3.Tổng lợi 132.726.533 108.367.600 24.358.933 22,48
nhuận
(Ngu ồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 10 hộ chăn nuôi, 2009)
GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 41 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc
SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc

More Related Content

Similar to SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc

Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Thực trạng về hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy ng...
Thực trạng về hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy ng...Thực trạng về hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy ng...
Thực trạng về hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy ng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuHoai Bao
 
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...nataliej4
 
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạmMột số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạmDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidroMẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidroLinh Nguyễn
 
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...
Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...
Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...jackjohn45
 
Sangtao_VanAn_2021-2022_Cap tinh_11_2021.docx
Sangtao_VanAn_2021-2022_Cap tinh_11_2021.docxSangtao_VanAn_2021-2022_Cap tinh_11_2021.docx
Sangtao_VanAn_2021-2022_Cap tinh_11_2021.docxNguynTun577009
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mo so cach giai nhanh dang bai toan tinh tuoi lop 4 5
Mo so cach giai nhanh dang bai toan tinh tuoi lop 4   5Mo so cach giai nhanh dang bai toan tinh tuoi lop 4   5
Mo so cach giai nhanh dang bai toan tinh tuoi lop 4 5Dân Phạm Việt
 
Đề tài: Tình hình ký kết và thỏa ước lao động tập thể tại phòng giáo dục v...
Đề tài: Tình hình ký kết và thỏa ước lao động tập thể tại phòng giáo dục v...Đề tài: Tình hình ký kết và thỏa ước lao động tập thể tại phòng giáo dục v...
Đề tài: Tình hình ký kết và thỏa ước lao động tập thể tại phòng giáo dục v...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.ssuser499fca
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc (20)

Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...
Đề tài Giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở mộc châu - sơn la sdt/ ZALO...
 
Thực trạng về hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy ng...
Thực trạng về hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy ng...Thực trạng về hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy ng...
Thực trạng về hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại trung tâm dạy ng...
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuu
 
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...
 
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạmMột số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
Một số biện pháp bồi dưỡng ý thức tự học cho sinh viên trường Đại học Sư phạm
 
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidroMẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
 
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...
Sử dụng bài tập hóa học phân hóa phần các bài về thuyết ở lớp 10 nhằm phát tr...
 
Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...
Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...
Sử dụng công nghệ thông tin để đánh giá và xây dựng phần mềm kiểm tra hệ thốn...
 
Sangtao_VanAn_2021-2022_Cap tinh_11_2021.docx
Sangtao_VanAn_2021-2022_Cap tinh_11_2021.docxSangtao_VanAn_2021-2022_Cap tinh_11_2021.docx
Sangtao_VanAn_2021-2022_Cap tinh_11_2021.docx
 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠ...
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAYBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAY
 
Mo so cach giai nhanh dang bai toan tinh tuoi lop 4 5
Mo so cach giai nhanh dang bai toan tinh tuoi lop 4   5Mo so cach giai nhanh dang bai toan tinh tuoi lop 4   5
Mo so cach giai nhanh dang bai toan tinh tuoi lop 4 5
 
Đề tài: Tình hình ký kết và thỏa ước lao động tập thể tại phòng giáo dục v...
Đề tài: Tình hình ký kết và thỏa ước lao động tập thể tại phòng giáo dục v...Đề tài: Tình hình ký kết và thỏa ước lao động tập thể tại phòng giáo dục v...
Đề tài: Tình hình ký kết và thỏa ước lao động tập thể tại phòng giáo dục v...
 
Luận văn: Phát hiện và sửa chữa sai lầm trong giải toán giải tích lớp 11
Luận văn: Phát hiện và sửa chữa sai lầm trong giải toán giải tích lớp 11Luận văn: Phát hiện và sửa chữa sai lầm trong giải toán giải tích lớp 11
Luận văn: Phát hiện và sửa chữa sai lầm trong giải toán giải tích lớp 11
 
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
TÍCH HỢP WEB SKETCHPAD VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐIỆN TỬ TRONG HỖ TRỢ HỌC SINH K...
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
 
Đề tài: Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính, 9đ
Đề tài: Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính, 9đĐề tài: Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính, 9đ
Đề tài: Phần mềm mô phỏng, lắp ráp và báo giá máy tính, 9đ
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareHuyBo25
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 

SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾCỦA MÔ HÌNH HEO -BIOGAS -CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.doc

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH __________________________ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH HEO - BIOGAS - CÁ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PH Ố CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S NGUYỄN THANH NGUYỆT BÙI TR ỊNH HỒNG ANH Mã s ố SV: 4054043 Lớp: KTNN khóa 31 Cần Thơ – 2009
  • 2. LỜI CẢM TẠ _____________________________________________ Để hoàn thành đề tài này, trước hết là nhờ Quý Thầy Cô đã truyền đạt cho em những kiến thức cần thiết trong suốt 4 năm qua, cùng v ới sự giúp đỡ của Phòng Kinh t ế, Phòng Th ống kê, Trạm Thú y huyện Phong Điền. Em xin chân thành c ảm ơn sự giúp đỡ của Cô NGUYỄN THANH NGUYỆT, người đã nhiệt tình hướng dẫn và theo dõi các b ước thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, khi thực hiện đề tài em còn nh ận được sự hợp tác giúp đỡ của các cán bộ Phòng Kinh T ế Huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ, cám ơn quý v ị đã dành th ời gian quý báu c ủa mình để cung cấp cho em những thông tin rất hữu ích. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Cô, Chú, Anh, Chị ở các phòng, ban huyện Phong Điền cũng như sự tiếp đón chân thành của bà con trên địa bàn nghiên cứu đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cũng như giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Do kinh nghiệm, thời gian thực hiện và kiến thức có hạn nên đề tài không tránh kh ỏi những thiếu sót, rất mong Quý Thầy, Cô thông cảm, góp ý về những hạn chế để em có thêm kinh nghiệm trong những lần nghiên cứu sau và để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành c ảm ơn! Ngày… tháng….năm… Sinh viên thực hiện i
  • 3. LỜI CAM ĐOAN _____________________________________________ Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung th ực, đề tài không trùng v ới bất kỳ đề tài nghiên c ứu khoa học nào. Ngày… tháng….năm… Sinh viên thực hiện ii
  • 4. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP _____________________________________________ ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Ngày… tháng….năm… Thủ trưởng đơn vị iii
  • 5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN _____________________________________________ ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Ngày… tháng….năm… Giáo viên hướng dẫn iv
  • 6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PH ẢN BIỆN _____________________________________________ ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Ngày… tháng….năm… Giáo viên phản biện v
  • 7. MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG ..................................................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN C ỨU........................................................................................................ 1 1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................................... 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN C ỨU............................................................................................................. 2 1.3.1. Phạm vi không gian...................................................................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi thời gian .......................................................................................................................... 2 1.3.3 Giới hạn đề tài.................................................................................................................................. 3 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN C ỨU..................................................................................................... 3 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LI ỆU CÓ LIÊN QUAN ...................................................................... 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................ 4 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.................................................................................................................. 4 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................................................ 4 2.1.2. Vai trò c ủa mô hình..................................................................................................................... 5 2.1.3. Lợi ích của việc nuôi "Heo - Biogas - Cá"......................................................................... 5 2.1.4. Một số chỉ tiêu tài chính dùng để đánh giá hiệu quả mô hình................................... 6 2.1.5. Ma trận SWOT............................................................................................................................... 8 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 9 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................................... 9 2.2.2. Phương pháp phân tích ............................................................................................................... 9 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN C ỨU VÀ KHÁI QUÁT V..................................................................................................................Ề MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ"......................................................................10 3.1. SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀN H PHỐ CẦN THƠ...................10 3.1.1. Đặc điểm tự nhên ........................................................................................................................10 vi
  • 8. 3.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội ......................................................................................................13 3.1.3. Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp của Huyện...................15 3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRI ỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT Ở 2 XÃ NH ƠN ÁI VÀ MỸ KHÁNH...................................................................................17 Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" C ỦA CHỦ HỘ...................................21 4.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH.......................................................................21 4.2. PHÂN TÍCH HI ỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ".......................................................................................22 4.2.1. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ bán 50% heo con, 50% heo thịt .........................................................................................................22 4.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính của hộ bán 50% heo con, 50% heo thịt .........................................................................................................25 4.2.3. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ 100% heo thịt.............................................................................................................................................26 4.2.4. Phân tích các tỷ số tài chính của hộ bán 100% heo thịt ....................................................................................................................................29 4.3. PHÂN TÍCH HI ỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS"....................................................................................................30 4.3.1. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ bán 50% heo con. 50% heo thịt .........................................................................................................30 4.3.2. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ 100% heo thịt.............................................................................................................................................34 4.4. SO SÁNH HI ỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" VÀ MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" Ở 2 XÃ NH ƠN ÁI VÀ MỸ KHÁNH...................................................................................38 4.4.1. Mô hình hộ chăn nuôi bán 50% heo giống, 50% heo thịt .........................................38 4.4.2. Mô hình hộ chăn nuôi bán 100% heo thịt.........................................................................41 vii
  • 9. 4.5. MA TRẬN SWOT TRONG SO SÁNH HAI MÔ HÌNH ..................................................................................................................................44 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP.....................................................................................................50 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ....................................................................................53 6.1. KẾT LUẬN...........................................................................................................................................53 6.2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................................................................54 6.2.1. Kiến nghị cấp vi mô...................................................................................................................54 6.2.2. Kiến nghị cấp vĩ mô...................................................................................................................55 viii
  • 10. DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Tình hình sử dụng đất nông nghi ệp của huyện ...............................................................12 Bảng 2: Số lượng heo ở 2 xã Nhơn Ái, Mỹ Khánh từ 2006 - 2008..........................................17 Bảng 3: Tình hình chăn nuôi heo ở xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh..................................................19 Bảng 4: Tình hình chi phíhộ chăn nuôi của mô hình "Heo - Biogas - Cá" ...........................22 Bảng 5: Tình hìnhthu nhập và lợi nhuận của mô hình "Heo - Biogas - Cá"..........................................................................................24 Bảng 6: Các tỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas - Cá" ...................................................25 Bảng 7: Tình hình chi phí của mô hình "Heo - Biogas - Cá"......................................................26 Bảng 8: Tình hình thu nhập và lợi nhuận của mô hình "Heo - Biogas - Cá"..........................................................................................28 Bảng 9: Các tỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas - Cá" ...................................................29 Bảng 10: Tình hình chi phí của mô hình "Heo - Biogas"..............................................................30 Bảng 11: Tình hình thu nhập và lợi nhuận của mô hình "Heo - Biogas"...............................32 Bảng 12: Các tỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas"...........................................................33 Bảng 13: Tình hình chi phí của mô hình "Heo - Biogas"..............................................................34 Bảng 14: Tình hình thu nhập và lợi nhuận của mô hình "Heo - Biogas"...............................35 Bảng 15: Các tỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas.............................................................36 Bảng 16: So sánh Chi phí sản xuất, lợi nhuận & doanh thu của 2 mô hình bán heo giống, heo thịt .............................................................................38 Bảng 17: Các tỷ số tài chính trong 1 năm sản xuất của 2 mô hình bán heo giống, heo thịt......................................................................................40 Bảng 18: So sánh Chi phí sản xuất, lợi nhuận & doanh thu của 2 mô hình bán heo thịt ....................................................................................................41 Bảng 19: Các tỷ số tài chính trong 1 năm sản xuất của 2 mô hình bán heo thịt...................................................................................................43 ix
  • 11. Bảng 20: Phân tích ma trận SWOT.........................................................................................................47 Bảng 21: Kết luận về hiệu quả hộ chăn nuôi bán heo giống, heo thịt của mô hình "Heo - Biogas - Cá" 49 Bảng 22: Kết luận về hiệu quả hộ chăn nuôi bán heo thịt của mô hình "Heo - Biogas - Cá" 49 Bảng 23: Tổng hợp chi tiết từng hộ chăn nuôi của mô hình "Heo - Biogas - Cá"............................................................................................... PL Bảng 24: Tổng hợp chi tiết từng hộ chăn nuôi của mô hình "Heo - Biogas"......................................................................................................... PL x
  • 12. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Số lượng heo ở 2 xã Nhơn Ái, Mỹ Khánh qua 3 năm 2006 - 2008...............................................................................................................18 Hình 2: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ chăn nuôi bán heo con và heo thịt theo mô hình "Heo - Biogas - Cá" ................................................24 Hình 3: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ chăn nuôi bán heo thịt theo mô hình "Heo - Biogas - Cá".......................................................................27 Hình 4: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ chăn nuôi bán heo con và heo thịt theo mô hình "Heo - Biogas".........................................................31 Hình 5: Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ chăn nuôi bán heo thịt theo mô hình "Heo - Biogas".................................................................................35 Hình 6: So sánh chi phí sản xuất - doanh thu &lợi nhuận của 2 mô hình ................................................................................................................................39 Hình 7: So sánh chi phí sản xuất - doanh thu &lợi nhuận của 2 mô hình ................................................................................................................................42 xi
  • 13. DANH SÁCH CÁC T Ừ VIẾT TẮT CP: Chi phí DCCN: Dụng cụ chăn nuôi DT: doanh thu GTNT: giao thông nông thôn LN: lợi nhuận NCLĐGĐ: Ngày công lao động gia đình TN: Thu nhập TTB: Trang thiết bị xii
  • 14. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN C ỨU Sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nông nghiệp nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện. Từ một nền nông nghi ệp tự cấp tự túc, lạc hậu, thiếu lương thực triền miên đến nay về cơ bản đã là m ột nền nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, có tỷ suất hàng hóa ngày càng cao, nhiều mặt hàng có số lượng xuất khẩu lớn, chiếm vị thế cao trong khu vực và trên th ế giới. Điển hình là Đồng Bằng Sông Cửu Long, vốn nổi tiếng là vùn g canh tác lúa tr ọng điểm và là nơi sản xuất lương thực, thực phẩm chính cho cả nước. Có được bước đầu thành công trong n ền nông nghiệp như ngày nay trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Thành Phố Cần Thơ nói chung và huy ện Phong Điền nói riêng. " Phong Điền chợ nổi trên sông Bồng bềnh mặt nước chợ đông sớm chiều". Nhắc đến địa danh Phong Điền - Cần Thơ nhiều người nghĩ ngay đến Chợ nổi và những vườn trái cây bạt ngàn, mơn mởn bốn mùa. Bên cạnh việc phát huy thế mạnh về trồng trọt, huyện Phong Điền chú tr ọng đến vấn đề chăn nuôi vì ngành này đã góp ph ần đáng kể vào sự phát triển của huyện nhà. Trong thời gian qua, mặc dù b ị ảnh hưởng dịch bệnh, giá cả bấp bênh nhưng nghề chăn nuôi heo của huyện Phong Điền phát triển ổn định. Tuy nhiên phương thức chăn nuôi heo của bà con nông dân tại đây vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, con heo nái sinh sản do được nuôi từ nhiều năm, việc chọn giống chưa được chú trọng…Chuồng trại chăn nuôi của đa số hộ nông dân vẫn còn mang hình thức đơn giản, thiếu hệ thống xử lý chất thải, phân…nên khu vực chăn nuôi bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống nhân dân. Từ đó, phong trào chuyển đổi sản xuất, áp dụng kỹ thuật, mô hình canh tác mới của các hộ nông dân diễn ra ngày càng sôi n ổi; một trong những mô hình nổi bật là mô hình "Heo - Biogas - Cá" đang được một số hộ nông dân ở huyện Phong Điền - Thành Phố Cần Thơ áp dụng. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 1 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 15. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền Với mô hình trên sẽ mang lại cơ hội đa dạng hóa mô hình sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân, tránh gây ô nhiễm, giúp môi trường phát triển bền vững …và đồng thời giúp người nông dân định hướng đúng về mô hình canh tác. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình ""Heo - Biogas - Cá" còn có nh ững khó khăn nhất định, điều đó phụ thuộc không chỉ vào khuôn kh ổ kỹ thuật mà còn vào thực trạng kinh tế xã hội ở từng địa phương. Vì vậy, em chọn đề tài "Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền, Thành Phố Cần Thơ" làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1.2.MỤC TIÊU NGHIÊN C ỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình "Heo - Biogas - Cá" để từ đó có những góp ý giúp nông dân có định hướng đúng về mô hình canh tác và đưa ra một số biện pháp có th ể mở rộng và phát tri ển mô hình một cách bền vững. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát tình hình áp dụng mô hình. - Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình. - Phân tích các tỷ số tài chính của mô hình. - Đề xuất một số giải pháp để mô hình có hiệu quả tiếp tục được nhân rộng và phát triển. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN C ỨU 1.3.1. Phạm vi không gian Luận văn được thực hiện trên cơ sở lấy số liệu tại hai xã Nhơn Ái và M ỹ Khánh - huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ sau đó được phân tích, đánh giá và hoàn thành. 1.3.2. Phạm vi thời gian Những số liệu thứ cấp được sử dụng từ năm 2006 - 2008. Những số liệu sơ cấp được điều tra trực tiếp đối với một số chủ hộ áp dụng mô hình tại hai xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 2 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 16. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền 1.3.3. Giới hạn đề tài Do hạn chế về thời gian nên việc nghiên cứu đề tài chỉ tập trung ở những nội dung sau: - Đưa ra một số lý luận làm cơ sở cho việc thực hiện luận văn. - Giới thiệu về địa bàn nghiên c ứu: số mẫu nghiên cứu giới hạn do chỉ có số ít hộ áp dụng mô hình. - Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình. 1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN C ỨU Một số chủ hộ (10 hộ) ở 2 xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh - huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LI ỆU CÓ LIÊN QUAN Trong quyển luận văn này em sử dụng phương pháp thu thập số liệu, phân tích và so sánh theo quy ển luận văn"Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình lúa đơn và lúa cá ở xã Trường Xuân, huyện Cờ Đỏ, Thành Phố Cần Thơ" của Châu Thị Kim Lan năm 2007. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 3 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 17. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Sản xuất Sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các ngu ồn lực cần thiết khác để tạo ra sản phẩm, hàng hóa m ột cách có hiệu quả nhất. 2.1.1.2. Cơ cấu sản xuất Cơ cấu sản xuất là sự sắp xếp duy nhất và ổn định trong hoạt động năng động của hộ với điều kiện nhất định về mặt vật lý, sinh học, kinh tế phù h ợp với mục tiêu, sở thích và các nguồn tài nguyên. Nh ững nhân tố này phối hợp tác động đến sản phẩm làm ra và phương án sản xuất. Cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp là xác định rõ c ơ cấu cây trồng, vật nuôi. 2.1.1.3. Kinh tế nông hộ Kinh tế nông hộ là nông h ộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp… để phục vụ cuộc sống và người ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại và phát tri ển lâu dài có v ị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình cô ng nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghi ệp, nông thôn. Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao góp ph ần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho công nghi ệp và xuất khẩu đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một vùng. 2.1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình thay đổi không ngừng về cơ cấu kinh tế. Nói cách khác chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình được thực hiện thông qua s ự điều chỉnh tăng giảm tốc độ phát triển của các ngành trong vùng. Chính phủ và cơ chế thị trường cùng tham gia vào điều chỉnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một vùng. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 4 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 18. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền 2.1.1.5. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh t ế chung nhất, liên quan trực tiếp tới nền kinh tế hàng hóa và v ới tất cả các phạm trù, các quy lu ật kinh tế khác. Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kất quả đem lại và chi phí đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu c ầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã h ội. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển, diệt vong theo các quy luật sinh vật nhất định; và chúng ch ịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con người chỉ tác động tạo ra những điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật, chứ không thể thay thế theo ý mu ốn chủ quan được. 2.1.2. Vai trò c ủa mô hình - Tận dụng nguồn tài nguyên lao động, đất, nước, vốn và kỹ thuật. - Tận dụng các phế và phụ phẩm nông nghiệp và chăn nuôi. - Nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính lâu bền. - Giảm ô nhiễm môi trường, giảm được rủi ro do tránh được dịch bệnh (heo tai xanh) và làm tăng thu nhập. 2.1.3. Lợi ích của việc nuôi "Heo - Biogas - Cá" - Nuôi heo được sạch sẽ, đúng kỹ thuật. - Có th ể tận dụng thức ăn dư thừa. - Chất thải của heo giúp tạo khí tránh được ô nhiễm môi trường. - Giúp nông dân b ảo vệ sinh thái, môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 5 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 19. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền 2.1.4. Một số chỉ số tài chính dùng để đánh giá hiệu quả mô hình + Chi phí: Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành ho ặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí = CP cố định + CP lao động + CP biến đổi khác Trong đó: CP cố định = CP chuồng trại + CP trang thiết bị + CP dụng cụ chăn nuôi + CP c ố định khác CP biến đổi = CP thức ăn + CP thuốc thú y + CP điện, nước + CP khác  Tổng chi phí (TCP) là toàn b ộ chi phí (thể hiện bằng tiền) đầu tư vào hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm.  + Doanh thu (DT) là giá tr ị thành tiền từ sản lượng sản phẩm với đơn giá bán sản phẩm đó. (Doanh thu của nông hộ được tạo ra từ chăn nuôi heo và cá). DT = Sản lượng x Đơn giá bán + Lợi nhuận (LN) là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra. LN = Doanh thu - Tổng chi phí * Giả định: Lợi nhuận bỏ qua thuế, không tính lao động gia đình vào chi phí. + Doanh thu/Chi phí Doanh thu DT/CP = Chi phí Cho biết 1 đồng chi phí đầu tư, chủ thể đầu tư sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 6 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 20. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền + Lợi nhuận/Chi phí Lợi nhuận LN/CP = Chi phí Nói lên 1 đồng người nông dân bỏ ra thì sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. + Lợi nhuận/Doanh thu Lợi nhuận LN/DT = Doanh thu Thể hiện trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. + Lợi nhuận/Ngày công lao động gia đình Lợi nhuận LN/NC = Ngày công lao động gia đình Là trong một ngày công lao động gia đình bỏ ra, tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. + Doanh thu/Ngày công lao động gia đình Doanh thu DT/NC = Ngày công lao động gia đình Cho biết trong 1 ngày công lao động gia đình bỏ ra được doanh thu là bao nhiêu. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 7 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 21. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền 2.1.5. Ma trận SWOT SWOT Những điểm mạnh (S). Những điểm yếu (W). Liệt kê những điểm mạnh Liệt kê những điểm yếu Các cơ hội (O). Các chi ến lược (SO). Các chi ến lược (WO) Liệt kê những cơ hội Sử dụng các điểm mạnh để Vượt qua những điểm yếu tận dụng cơ hội. bằng cách tận dụng các cơ hội. Các m ối đe dọa (T). Các chi ến lược (ST). Các chi ến lược (WT). Liệt kê các m ối đe Sử dụng điểm mạnh để Tối thiểu hóa những điểm dọa tránh các m ối đe dọa. yếu và tránh các nguy cơ. (1) Các mặt mạnh (S): Cho biết các điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc đẩy góp phần để phát triển tốt hơn. Nên tận dụng và phát tri ển mặt mạnh này để phát huy thế mạnh sẵn có. (2) Các mặt yếu (W): Các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp, hạn chế phát triển đồng thời phải tìm cách khắc phục và cải thiện. (3) Các cơ hội (O): Những phương hướng cần được thực hiện hay những cơ hội có được nhằm tạo điều kiện phát triển, ta cần phải tận dụng. (4) Những nguy cơ đe dọa (T): Những yếu tố có khả năng tạo ra kết quả xấu, hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển. SWOT có th ể đưa ra sự liên kết từng cặp một ăn ý, qua đó giúp chúng ta hình thành các chiến lược, chính sách của mình một cách có hiệu quả nhằm khai thác tốt nhất các cơ hội từ bên ngoài, gi ảm bớt hoặc né tránh các đe dọa trên cơ sở phát huy những mặt mạnh, khắc phục những yếu kém. (5) Phối hợp S-O: Phải sử dụng mặt mạnh nào để tận dụng tốt cơ hội. (6) Phối hợp S-T: Phải sử dụng những mặt mạnh nào để khắc phục, phòng tr ừ những đe dọa. (7) Phối hợp W-O: Phải khắc phục yếu kém nào hiện nay để tận dụng tốt cơ hội đang có bên ngoài hay sử dụng những cơ hội nào để khắc phục những yếu kém hiện nay. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 8 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 22. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền (8) Phối hợp W-T: Khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ■ Phương pháp thu thập số liệu: Tham khảo các số liệu báo cáo của phòng kinh t ế, trạm thú y huyện Phong Điền. Phỏng vấn trực tiếp một số hộ áp dụng mô hình tại hai xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh (5 hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá", 5 hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas"). ■ Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp bình quân trung bình để tính toán số liệu thu thập của hai mô hình sau đó sử dụng phương pháp phân tích, so sánh mô hình "Heo - Biogas - Cá" và mô hình "Heo - Biogas"; (lấy mô hình "Heo - Biogas" làm mô hình gốc để so sánh). Dùng p hương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối để phân tích các tỷ số tài chính, thiết lập bảng, đồ thị. Ma trận SWOT so sánh hiệu quả của hai mô hình. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 9 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 23. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền Chương 3 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN C ỨU VÀ KHÁI QUÁT V Ề MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" 3.1. SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PH Ố CẦN THƠ 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên Cần Thơ - thành phố trực thuộc Trung ương vừa được chính phủ công nhận vào ngày 1/1/2004, có di ện tích tự nhiên là 138.960 ha và dân s ố là 1,12 triệu người. Nằm ở trung tâm của ĐBSCL thành phố Cần Thơ là cửa ngõ quan tr ọng, là trung tâm kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông vận tải trọng điểm của vùn g và của cả nước. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa C ần Thơ có điều kiện để phát triển về mọi mặt nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Cần Thơ đang nổ lực phấn đấu đến năm 2010 trở thành đô thị loại I và thành phố công nghiệp trước năm 2020. Để đạt được mục tiêu trên, Đảng ủy thành phố đã gởi các công văn chỉ đạo đến các quận (huyện): Bên cạnh việc đầu tư phát triển những ngành nghề mới phải biết phát huy những tiềm năng, những nguồn lực sẵn có. Trên cơ sở phát huy những lợi thế thành phố đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hiện đại, bền vững cho từng ngành, từng địa phương, để vừa khai thác tối đa các tiềm năng, vừa sử dụng có hiệu quả các nguồn nội lực. Sau khi chia cách, Phong Điền là đơn vị hành chính mới của Thành Phố Cần Thơ. Huyện Phong Điền được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân (thuộc Thành Phố Cần Thơ), xã Tân Th ới (thuộc huyện Ô Môn), các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long (thuộc Huyện Châu Thành A); Trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền đặt tại xã Nhơn Ái, trong đó phòng Nông nghi ệp và Phát tri ển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghi ệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 10 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 24. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền hợp tác xã nông, lâm, ng ư gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương. Phòng Nông nghi ệp và Phát tri ển nông thôn có tư cách pháp nhân, được phép sử dụng con dấu và tài kho ản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác c ủa Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghi ệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát tri ển nông thôn. Một trong những nhiệm vụ của Phòng Nông nghi ệp và Phát tri ển nông thôn là tổ chức thực hiện công tác phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sâu b ệnh, dịch bệnh trên địa bàn. Địa giới hành chính huyện Phong Điền như sau: Đông giáp quận Ninh Kiều, quận Cái Răng; Tây giáp huyện Cờ Đỏ, Nam giáp tỉnh Hậu Giang, Bắc giáp quận Bình Thủy, quận Ô Môn. Huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi ch ằng chịt, khí hậu nơi đây thuộc loại khí hậu nhiệt đới, gió mùa c ận xích đạo, các yếu tố khí hậu được phân bổ theo hai mùa trong năm khá rõ r ệt: Mùa mưa bắt dầu từ tháng 5 và chấm dứt vào cuối tháng 11, mùa khô t ừ tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,0 o C, nhiệt độ cao nhất là vào tháng 5 (khoảng 36,5 o C), thấp nhất vào tháng 12 (kho ảng 19 o C). Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.441,4 mm - 1.911,1 mm. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 82,3% đến 86,6%.  Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Huyện có tổng diện tích 12.364,04 ha với tình hình sử dụng đất của huyện như sau: GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 11 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 25. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền Bảng 1 : TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN Loại đất Diện tích (Ha) Tỷ trọng (%) Tổng diện tích 12.364,04 100,00 I. Đất nông nghiệp 10.668,52 86,30 1. Đất trồng cây hàng năm 4.684,76 37,90 1.1. Lúa, màu 4.070,41 32,92 1.2. Cây hàng năm khác 614,35 4,97 2. Đất trồng cây lâu năm 5.982,93 48,40 3. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 0,80 0,01 II. Đất phi nông nghiệp 1.687,75 13,65 1. Đất chuyên dùng 773,05 6,25 2. Đất khu dân cư 359,11 2,90 3. Đất sông su ối và mặt nước chuyên dùng 504,26 4,09 4. Đất phi nông nghiệp khác 7,72 0,06 5. Đất dùng cho mục đích khác 43,61 0,35 III. Đất chưa sử dụng 7,77 0,06 (Nguồn: Niên giám th ống kê huyện năm 2007) Cuộc sống của người dân ở huyện chủ yếu là dựa vào nông nghi ệp nên diện tích đất dùng cho s ản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao 86,30% trong tổng diện tích đất ở huyện, diện tích trồng cây lúa và màu là 4.070,41 ha tương ứng với 32,92% chiếm đa số trong diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm chiếm 48,40% và thấp nhất là diện tích đất có m ặt nước nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm 0,01%. Trong 13,65% diện tích đất phi nông nghiệp thì có tới 6,25% đất chuyên dùng, 4,09% đất sông suối và mặt nước chuyên dùng; s ố % còn l ại là đất khu dân cư, đất phi nông nghiệp khác và đất dùng cho m ục đích khác. Đất chưa sử dụng của huyện có diện tích là 7,77 ha tương ứng với 0,06%. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 12 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 26. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã h ội a) Lĩnh vực văn hóa xã h ội Tiếp tục được chăm lo, có bước phát triển mới, góp phần nâng cao dân trí, tỷ lệ học sinh huy động và tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004 huyện được Bộ Giáo Dục - Đào Tạo kiểm tra công nhận đạt chuẩn công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đang triển khai kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học giai đoạn năm 2005 - 2010. Mạng lưới cơ sở y tế được tăng cường. Công tác đào tạo nghề, giới thiệu giải quyết việc làm tiếp tục phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,82% (2007) hiện nay là 5,84%, ổn định xã hội, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày một được nâng lên, không nh ững giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nghèo mà còn góp ph ần làm thay đổi diện mạo kinh tế của vùng trong tương lai. b) Tình hình kinh tế địa phương Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2008 ước đạt 15,64%, vượt 0,15% so với kế hoạch và tăng 0,38% so với năm 2007. Thu nhập bình quân đầu người ước 13,7 triệu đồng/người/năm, tăng 3,52 triệu đồng so với năm 2007 và 1,7 triệu đồng/người/năm so với kế hoạch năm 2008. ♦ Hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ tiếp tục tăng so với năm 2007; hiện nay trên địa bàn huyện có 1.625 cơ sở thương mại - dịch vụ, tăng 75 cơ sở so với năm 2007, giải quyết việc làm cho 3.823 lao động. Lượng khách trong nước và quốc tế đến các điểm du lịch trong huyện 156.000 lượt người, trong đó có khoảng 3.000 lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 8,5 tỷ đồng tăng 3,58 tỷ so với năm 2007. ♦ Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện phát triển chậm, công nghệ lạc hậu, tính đa dạng của sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh thấp. Tuy nhiên, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (giá cố định 1994) năm 2004 được 38,5 tỷ đồng đạt 110% kế hoạch, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2008 (giá cố định 1994) là 965 tỷ đồng đạt 100,5% kế hoạch năm. Vậy qua 4 năm giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng được 926,5 tỷ đồng, quả là một con số đáng kể. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 13 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 27. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền ♦ Về sản xuất nông nghiệp: Huyện đạt được những kết quả sau Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trong thời gian qua cũng tương đối tăng từ 203.407 triệu đồng (năm 2002) lên đến 346.706 triệu đồng (năm 2007) trong đó trồng trọt 295.869 triệu đồng và chăn nuôi 35.099 triệu đồng, còn l ại là dịch vụ nông nghi ệp 15.738 triệu đồng. * Trồng trọt - Sản xuất lúa: Diện tích trồng lúa năm 2008 đạt 10.338 ha, tổng sản lượng 53.974 tấn, đạt 112,4% kế hoạch năm. - Rau - màu, cây công nghi ệp ngắn ngày: Tổng diện tích xuống giống 2.115 ha, đạt 96,13% so với kế hoạch và giảm 6,08% so với năm 2007. - Cây ăn trái: Tổng diện tích cây ăn trái toàn huyện có 5.490 ha, tổng sản lượng 65.920 tấn, đạt 119,85% kế hoạch , tăng 15,24% so với năm 2007. * Chăn nuôi Đàn gia súc, gia cầm được phục hồi và phát tri ển mạnh, tổng đàn gia súc 14.995 con, giảm 2,3% so với năm 2007; tổng đàn gia cầm 121.288 con , tăng 3,79% so với năm 2007. * Thủy sản Diện tích thủy sản hiện có 425,5 ha, tăng 4,03% so với năm 2007, đạt 94,34% kế hoạch năm. Tổng sản lượng thu hoạch trong năm 3.164 tấn, đạt 100,89% chỉ tiêu năm 2008, tăng 8,46% so với năm 2007. Đặc biệt là mô hình tôm ở xã Trường Long với diện tích 16,5 ha, cá nuôi ao mương theo phương pháp quãng canh đạt từ 3,5 - 6,7 tấn/ha. * Kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2009 Xác định ngành nông nghi ệp vẫn là ngành kinh t ế chủ lực của huyện, phấn đấu đạt mức tăng trưởng ổn định trên 5,4%/năm, tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng nguồn tài nguyên đất, nước trên cơ sở phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bền vững…Nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát huy sức mạnh của các mô hình sản xuất tập thể, khống chế được dịch bệnh và tình trạng ô nhi ễm môi trường trong sản xuất. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 14 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 28. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền 3.1.3. Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện 3.1.3.1. Công tác th ủy lợi Trong năm 2007 đắp tay lộ GTNT dài 89.660 m, khối lượng 26.405 m3 , đạt 100,74% so với kế hoạch; nạo vét thủ công các tuyến kênh với tổng chiều dài 6.400 m, khối lượng nạo vét: 11.200 m3, đạt 101,82% so với kế hoạch; dọn cỏ: 21.000 m; tổng số ngày công th ực hiện là 2.404 ngày , lượt người tham gia là 542 người, đạt 130% so với kế hoạch; gia cố chống sạt lở đê bao Trường Tiền - Rạch Sao. Phối hợp với Ủy Ban Nhân Dân các xã xác định hiện trạng để quy hoạch hệ thống thủy lợi phục vụ cho vùng nuôi tr ồng thủy sản, vườn cây ăn trái, vùng màu và sản xuất nông nghiệp. Đồng thời khảo sát các tuyến kênh thủy lợi để đưa vào kế hoạch nạo vét năm 2008. Tổ chức tốt công tác trực ban phòng ch ống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn 24/24. Trong thời gian tới phấn đấu hoàn thành và đảm bảo chất lượng kế hoạch nạo vét 20 công trình thủy lợi, chiều dài đạt 44.550 m, tổng khối lượng đào đắp đạt 491.500 m3 , phục vụ cho 1.760 ha đất sản xuất. 3.1.3.2. Giao thông nông thôn Đảng bộ xác định đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ hàng đầu, nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, trong thời gian qua bằng các biện pháp huy động vốn đã tập trung đầu tư hơn 100 công trình hạng mục xây dựng cơ bản. Từ đầu năm đến nay đã triển khai thực hiện được 23 công trình và đưa vào sử 7 công trình chuyển tiếp, tổng kinh phí xây dựng 69 tỷ đồng đạt 75,5%, giải ngân được 49 tỷ đồng, đạt 43,15% kế hoạch (nhân dân hiến đất, hoa màu ước khoảng 2,71 tỷ đồng), vận động nhân dân xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp 97 cây cầu với tổng kinh phí 1.267 triệu đồng. 3.1.3.3. Mạng lưới điện Công tác qu ản lý điện nông thôn t ừng bước đi vào ổn định, đáp ứng yêu cầu điện khí hóa nông thôn. Đến nay, tổng số hộ sử dụng điện trên địa bàn huyện là 21.790 hộ, đạt tỷ lệ 98,03% trong đó tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia 85,02%, đạt 106% chỉ tiêu. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 15 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 29. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền Hiện nay đã phát quang xong 19/45 tuyến hạ thế với tổng chiều dài 23.632 m, đóng điện được 11 tuyến hạ thế phục vụ nhân dân với tổng chiều dài là 17.093 m. Tham dự bàn giao 2 tuyến điện chiếu sáng công cộng. 3.1.3.4. Cơ giới hóa nông nghi ệp Mức độ thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghi ệp ở huyện hiện nay còn thấp, các khâu của quá trình sản xuất chủ yếu là lao động thủ công, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm chưa cao. Cơ giới hóa tập trung vào những khâu lao động nặng nhọc (chẳng hạn như khâu làm đất, chuẩn bị ruộng sản xuất lúa,…) nhằm giảm nhẹ sức lao động của con người vừa nâng cao năng suất và hiệu quả.Tuy mức độ đáp ứng chưa cao, kỹ thuật chưa hiện đại nhưng huyện với số lượng máy móc hiện có cũng cơ bản giải quyết được cho nhu cầu hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương. 3.1.3.5. Dịch vụ nông nghiệp Nông nghi ệp vẫn là ngành kinh t ế chủ lực của huyện, nông dân sống chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển thì nhu cầu về hàng hóa, tư liệu sản xuất và các d ịch vụ khác… càng tăng. Đây là thị trường tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của những ngành công nghi ệp, dịch vụ này. Trên địa bàn huyện giá trị sản xuất của ngành dịch vụ nông nghiệp (tính giá hiện hành) hiện nay có xu hướng đang giảm, năm 2005 đạt 16.391 triệu đồng, năm 2006 giảm xuống 15.532 triệu đồng và đến năm 2007 lên được 15.738 triệu đồng, trong tương lai tiếp tục được đầu tư phát triển và hoàn thi ện theo hướng ngày càng hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của hoạt động sản xuất nông nghi ệp. 3.1.3.6. Lao động Năm 2007 dân số trung bình của huyện là 104.945 người, trong đó nam là 53.522 người chiếm 51% và nữ là 51.423 người chiếm 49%; mật độ dân số trung bình là 104.945 người/km2 . Đa số là dân t ộc Kinh, số người trong độ tuổi lao động là 69.022 người (nam: 33.821 người, nữ: 35.201 người). Toàn huyện có 5/6 xã đạt danh hiệu văn hóa, 50/52 ấp văn hóa, 19.400 gia đình văn hóa…Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, với sự chăm chỉ, chịu khó học GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 16 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 30. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền hỏi, cần cù lao động… đây là nguồn lực rất cần thiết trong xu hướng phát triển hoạt động sản xuất theo hướng hiện đại và bền vững hiện nay. 3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRI ỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT Ở HAI XÃ NH ƠN ÁI VÀ M Ỹ KHÁNH Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp xác định rõ c ơ cấu cây trồng vật nuôi chủ lực. Với mục tiêu muốn đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất các hộ nông dân hiện nay đang có xu hướng chuyển sang áp dụng một số mô hình sản xuất mới. So với việc chăn nuôi heo đơn thuần như trước đây, một số hộ ở 2 xã Nhơn Ái, Mỹ Khánh đã mạnh dạng áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá". Tuy mô hình phát triển chưa lâu và còn m ới mẻ đối với một số hộ nông dân nhưng lợi ích mà mô hình đạt được thì rất khả quan, ngoài hiệu quả từ mục đính chính (bảo vệ môi trường), lợi ích mà biogas mang lại từ việc tiết kiệm năng lượng (cho xã hội), tiết kiệm chi phí sử dụng năng lượng (cho gia đình) là rất rõ; nh ất là trong tình hình khó khăn về năng lượng như hiện nay. Sau đây chúng ta sẽ tham khảo số lượng đàn heo của 2 xã Nhơn Ái, Mỹ Khánh qua các năm 2006, 2007 & 2008. Bảng 2: SỐ LƯỢNG HEO Ở XÃ NH ƠN ÁI, MỸ KHÁNH TỪ 2006 - 2008 ĐVT: Con Năm Năm Năm Chênh lệch Xã 2006 2007 2008 07/06 08/07 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Nhơn Ái 189 267 1.571 78 41,3 1.304 488,4 Mỹ 248 327 1.042 79 31,9 715 218,7 Khánh (Nguồn: Niên giám th ống kê năm 2007) GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 17 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 31. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền  Qua bảng 2 ta thấy số lượng heo ở 2 xã có t ốc độ tăng nhanh qua 3 năm (06,07,08). Cụ thể năm 2006 tại xã Nhơn Ái có 189 con đến năm 2007 đạt 267 con, tăng 78 con chiếm 41,3%. Và số lượng heo tiếp tục tăng vào năm 2008 đạt 1.571 con, chiếm 488,4% tăng 1.304 con so với năm 2007. Không ch ỉ ở xã Nhơn Ái mới có s ố heo phát triển mà ở xã Mỹ Khánh cũng phát triển không kém, năm 2007 đạt 327 con tăng 79 con so với năm 2006, chiếm 31,9%. Đến năm 2008 lên đến 1.042 con tăng 715 con so với năm 2007, chiếm 218,7%. Con 1800 1600 1400 1200 1000 8 0 0 6 0 0 4 0 0 2 0 0 0 248 267 189 1571 1042 3 2 7 Nhơn Ái Mỹ Khánh 2006 2007 2008 Hình 1: SỐ LƯỢNG HEO Ở XÃ NH ƠN ÁI, MỸ KHÁNH QUA 3 NĂM 2006 - 2008  Với số lượng heo ngày càng nhi ều qua các năm điều đó càng chứng tỏ ngành chăn nuôi của hai xã trên phát tri ển rõ r ệt. Việc chăn nuôi của mỗi hộ là khác nhau với những mô hình áp dụng riêng biệt. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 18 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 32. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền Bảng 3: TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HEO Ở XÃ NH ƠN ÁI & MỸ KHÁNH Xã Hộ CN Hộ CN Số hộ chăn nuôi Tỷ lệ trên bền Sử Sử Không Sử dụng Sử địa bàn vững dụng dụng sử dụng ga, cá dụng ga ga, cá ga Mỹ 109 42 3 75 31 3% 69% Khánh Nhơn 94 58 2 71 21 2% 76% Ái (Nguồn: Trạm Thú Y Huyện Phong Điền 2009) * Hộ chăn nuôi bền vững ở đây không theo tiêu chuẩn nào mà đó là qua thực tế mà bà con nông dân đã áp d ụng chăn nuôi và đã được phòng nông nghi ệp của huyện kiểm định. Sở dĩ, gọi là hộ chăn nuôi bền vững vì khi áp dụng mô hình này nó mang tính ổn định. * Ổn định do: - Mang lại hiệu quả kinh tế. - Bảo vệ môi trường. - Duy trì một lượng phân nhất định để tạo đủ lượng khí cho hộ sử dụng.  Từ bảng 2 ta thấy số hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas" ở xã Mỹ Khánh là 75 hộ chiếm 69%, chỉ có 3 hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" chiếm 3%. Ở xã Nhơn Ái thì mô hình "Heo - Biogas" được áp dụng chủ yếu chiếm 76% (94 hộ), tỷ lệ 2% là số hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá". Đối với 2 xã này thì hầu như những hộ chăn nuôi đã quen áp d ụng mô hình sản xuất cũ (chăn nuôi heo, gas) chỉ có s ố ít hộ áp dụng mô hình sản xuất mới đó là mô hình chăn nuôi kết hợp heo, gas và cá. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 19 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 33. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền  Trước đây nông dân thường thải phân, nước ra quanh khu vực nhà hoặc thải xuống ruộng gây ô nhi ễm môi trường sống. Việc sử dụng hầm biogas đã giải quyết khâu chất thải của việc nuôi heo, không còn ô nhi ễm như trước đây, môi trường chăn nuôi đã được cải thiện đáng kể. Ngoài việc xử lý chất thải, việc xây dựng hầm biogas còn cung c ấp cho các hộ chăn nuôi lượng khí gas để đun nấu hàng ngày, ti ết kiệm một khoản đáng kể cho người sử dụng. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 20 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 34. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HO ẠT ĐỘNG MÔ HÌNH HEO - BIOGAS - CÁ CỦA CHỦ HỘ 4.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT V Ề MÔ HÌNH Biogas hay còn g ọi là công ngh ệ sản xuất khí sinh học, là quá trình ủ phân rác, phân h ữu cơ, bùn cống rãnh, để tạo ra nguồn khí sinh học sử dụng trong hộ gia đình hay trong sản xuất. Khí Biogas là khí sinh học, là một hỗn hợp khí sản sinh từ sự phân hủy những hợp chất hữu cơ dưới tác động của vi khuẩn trong môi trường yếm khí (còn g ọi là kỵ khí). Thành phần Khí Biogas : CH4, CO2, N2, H2, H2S …, trong đó CH4, CO2 là chủ yếu. Cơ sở lý thuy ết của công nghệ Biogas: Dựa vào các vi khu ẩn yếm khí để lên men phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ sinh ra một hỗn hợp khí có thể cháy được: H2, H2S, NH3, CH4, C2H2,… trong đó CH4 là sản phẩm khí chủ yếu (nên còn g ọi là quá trình lên men tạo Metan ). Lượng khí Metan được sinh ra sau quá trình lên men chiếm 50 - 70%, được khai thác tận thu làm chất đốt, chất thải giảm mùi t ừ 70 - 80% có th ể pha loãng hay sục khí tiếp theo dùng cho tưới cây hoặc nuôi cá. Tùy v ào số con vật nuôi mà mỗi hộ gia đình có thể chọn một kích cỡ hầm biogas cho phù h ợp để vừa tiết kiệm chi phí, vừa tiết kiệm diện tích, hầm biogas được thiết kế tuỳ theo diện tích đất của các hộ chăn nuôi có th ể làm dạng vòm ho ặc túi nilon treo. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 21 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 35. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền 4.2. PHÂN TÍCH HI ỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ " Trong bài này em ch ọn mô hình 4 heo nái sinh sản để phân tích vì nhìn chung trung bình 1 năm các hộ áp dụng mô hình chăn nuôi từ 4 - 5 heo nái sinh sản để bán con giống hoặc nuôi lấy thịt. 4.2.1 Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của mô hình ♦ Chú thích: Mô hình này gồm 4 heo nái, 1năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 10 con. Bán 50% heo con giống (40 con), 1 con heo giống cân nặng 18Kg (nuôi trong khoảng 2 tháng), còn l ại 50% nuôi heo thịt. Bán 50% heo thịt (40 con), 1 con heo thịt cân nặng 120Kg (nuôi trong khoảng 4 tháng). Lượng cá giống thả: 3000 con sặc rằn. Lượng cá thịt thu hoạch: 800Kg với giá là 32.000 đồng/Kg. Số liệu để sử dụng cho mô hình này là trong 1 năm sản xuất. TTB, DCCN: Trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi. Bảng 4: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHĂN NUÔI CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" Qui mô: 4 heo sinh s ản/1 năm. ĐV: Đồng STT Khoản mục Chi phí Số tiền Tỷ trọng 1/ Khấu hao (hầm, chuồng trại) 1.940.000 1,40 2/ Khấu hao TTB, DCCN 330.000 0,24 3/ Thức ăn heo mang thai, đẻ (4 con) 24.189.600 17,46 4/ Thức ăn heo con giống (40 con) 24.352.000 17,57 5/ Thức ăn heo thịt (40 con) 76.700.000 55,35 6/ Thú y (84 con) 4.760.000 3,44 GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 22 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 36. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền 7/ Điện, nước, xăng dầu 635.200 0,46 8/ Cá giống (3.000 con) 2.666.667 1,92 9/ Thức ăn cá thịt (3.000 con) 3.000.000 2,16 Tổng chi phí 138.573.467 100,00 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009)  Từ kết quả ở bảng trên cho thấy từng khoản chi phí trong tổng chi phí sản xuất, trong 138.573.467 đồng tổng chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí thức ăn heo thịt khoảng 55% tương ứng là 76.700.000 đồng, sở dĩ nó chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí bởi vì thời kỳ này là lúc heo trong giai đoạn trưởng thành đang phát triển nhanh về trọng lượng; lượng thức ăn gấp 4 lần so với thức ăn cho heo giống. Kế đến là chi phí thức ăn heo giống 24.352.000 đồng chiếm 18% và thức ăn heo mang thai, đẻ là 24.189.600 chiếm 17%. Trong năm 2008 vừa qua giá thức ăn của heo là thời điểm cao nhất qua các năm trước, hiện nay giá thức ăn đã giảm từ 15 - 20% so với năm 2008. Chi phí cho thú y chiếm 3%, 7% còn l ại là chi phí khác bao gồm: thức ăn cá thịt, cá giống, khấu hao hầm, chuồng trại và trang thiết bị - dụng cụ chăn nuôi. 7% 3% 17% 55% 18% Thức ăn heo thịt Thức ăn heo giống Thức ăn heo mang thai, đẻ Chi phí khác Thú y Hình 2: CƠ CẤU CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA HỘ THEO MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 23 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 37. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền Bảng 5: TÌNH HÌNH THU NHẬP VÀ L ỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" ĐV: Đồng STT Chỉ tiêu Số lượng Số tiền 1/ Bán heo con giống 40 con 42.930.000 2/ Bán heo thịt 40 con (4.800 Kg) 163.200.000 3/ Bán cá th ịt 800 Kg 25.600.000 4/ Phụ phẩm (khí gas) - 3.600.000 5/ Doanh thu - 235.330.000 6/ Lợi nhuận (chưa tính công lao - 96.756.533 động nhà) (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) * Chú thích: - Giá cả được tính toán dựa vào năm 2008. - Giá 1 con heo giống: 1.073.250 đồng. - Giá 1 Kg heo thịt: 34.000 đồng. - Giá 1 Kg cá th ịt: 32.000 đồng.  Khi áp dụng mô hình này thì nông hộ sẽ thu được 235.330.000 đồng doanh thu, sau khi trừ đi chi phí sản xuất hộ sẽ thu được 96.756.533 đồng lợi nhuận.   Đối với những hộ chăn nuôi theo mô hình này thì con heo là mục đích chính của việc chăn nuôi và tận dụng phân heo để làm chất đốt. Còn vi ệc nuôi cá của hộ sản xuất chỉ mang tính chất tận dụng phụ phẩm, thử nghiệm. Cụ thể là trong 2 xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh số hộ áp dụng mô hình chăn nuôi kết hợp heo, gas và cá quá ít không quá 3% ( ở xã Mỹ Khánh 3 hộ/109 hộ, xã Nhơn Ái 2 hộ/94 hộ). GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 24 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 38. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền 4.2.2. Phân tích các t ỷ số tài chính của mô hình "Heo - Biogas - Cá" * Trung bình trong một ngày thì hộ sản xuất bỏ ra khoảng 3 giờ đồng hồ để chăn nuôi (heo, cá). Như vậy trong 1 năm sản xuất hộ đã bỏ ra 1080 giờ để tham gia sản xuất tương đương với 135 ngày công lao động. Bảng 6: CÁC T Ỷ SỐ TÀI CHÍNH CỦA HỘ KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" Các kho ản mục Đơn vị Giá tr ị 1/ Chi phí (CP) Đồng 138.573.467 2/ Doanh thu (DT) Đồng 235.330.000 3/ Lợi nhuận (LN) Đồng 96.756.533 4/ Doanh thu/Ngày công lao động Đồng/ngày công 1.743.185 gia đình (NCLĐGĐ) 5/ Lợi nhuận/Ngày công lao động Đồng/ngày công 716.715 gia đình 6/ Doanh thu/Chi phí Lần 1,70 7/ Lợi nhuận/Chi phí Lần 0,70 8/ Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,41 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) Bảng trên cho thấy từ mức độ đầu tư của hộ vào mô hình sản xuất đạt được kết quả như sau:  Ở mô hình "Heo - Biogas - Cá" này nếu hộ sản xuất bỏ ra 1 đồng đầu tư cho chi phí sản xuất thì sẽ đem lại doanh thu cho hộ sản xuất là 1,70 đồng; trong 1,70  đồng doanh thu này thì hộ sản xuất sẽ có 0,70 đồng lợi nhuận.   Tỷ số Lợi nhuận/ Doanh thu là 0,41 có ngh ĩa là nếu hộ có 1 đồng doanh thu từ việc sản xuất thì lợi nhuận của hộ là 0,41 đồng.   Một ngày công lao động của hộ sản xuất đem lại 1.743.185 đồng doanh thu với lợi nhuận có được là 716.715 đồng. Từ việc phân tích mô hình trên cho ta thấy được cái lợi của việc nuôi cá khi tận dụng phụ phẩm là rất hay, có thể tạo thêm thu GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 25 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 39. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền nhập cho hộ mà không t ốn nhiều chi phí. Với kết quả đạt được sau 1 năm sản xuất thì mô hình này mang tính hiệu quả kinh tế rất cao nên cần được nhân rộng hơn nữa để từ đó ta có thể nghiên cứu sâu hơn về con cá trong chăn nuôi, sản xuất giúp mô hình ngày càng phát triển bền vững, hiệu quả hơn. 4.2.3. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ ♦ Chú thích: - Mô hình này gồm 4 heo nái, 1 năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 10 con. - Bán 100% heo thịt (80 con), 1 con heo thịt cân nặng 120Kg (thời gian nuôi t ừ 1 con heo mới đẻ thành 1 con heo thịt mất khoảng 6 tháng). - Lượng cá giống thả: 3000 con tai tượng. - Lượng cá thịt thu hoạch: 800Kg với giá là 22.500 đồng/Kg. - Số liệu để sử dụng cho mô hình này là trong 1 năm sản xuất. Bảng 7: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHĂN NUÔI CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" Qui mô: 4 heo sinh s ản/1 năm. ĐVT: Đồng STT Khoản mục Chi phí Số tiền Tỷ trọng 1/ Khấu hao (hầm, chuồng trại) 1.940.000 0,90 2/ Khấu hao TTB, DCCN 330.000 0,15 3/ Thức ăn heo mang thai, đẻ (4 con) 24.189.600 11,24 4/ Thức ăn heo con giống (80 con) 24.352.000 11,31 5/ Thức ăn heo thịt (80 con) 153.400.000 71,26 6/ Thú y (84 con) 4.760.000 2,21 7/ Điện, nước, xăng dầu 635.200 0,30 8/ Cá giống (3.000 con) 2.666.667 1,24 9/ Thức ăn cá thịt (3.000 con) 3.000.000 1,39 Tổng chi phí 215.273.467 100,00 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 26 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 40. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền  Với mô hình hộ chăn nuôi chỉ bán heo thịt: trong tổng chi phí sản xuất là 215.273.467 đồng thì chi phí thức ăn heo thịt vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 71% tương ứng 153.400.000 đồng, kế đến là chi phí thức ăn heo giống 24.352.000 đồng và chi phí thức ăn heo mang thai, đẻ 24.189.600 đồng đều đạt khoảng 11%. Cũng giống như mô hình trước vì giá thức ăn chăn nuôi khá cao nên hộ sản xuất phải tốn 1 lượng lớn chi phí thức ăn gia súc. Và chi phí thú y chiếm 2%, các chi phí còn l ại chiếm 5%. 11% 5% 2% 11% 71% Thức ăn heo thịt Thức ăn heo giống Thức ăn heo mang thai, đẻ Chi phí khác Thú y Hình 3: CƠ CẤU CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA HỘ CHĂN NUÔI BÁN HEO THỊT THEO MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 27 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 41. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền Bảng 8: TÌNH HÌNH THU NHẬP VÀ L ỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" ĐV: Đồng STT Chỉ tiêu Số lượng Số tiền 1/ Bán heo thịt 80 con (9.600 Kg) 326.400.000 2/ Bán cá th ịt 800 Kg 18.000.000 3/ Phụ phẩm (khí gas) - 3.600.000 4/ Doanh thu - 348.000.000 5/ Lợi nhuận (chưa tính công lao - 132.726.533 động nhà) (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) * Chú thích: - Giá cả được tính toán dựa vào năm 2008. - Giá 1 con heo giống: 1.073.250 đồng. - Giá 1 Kg heo thịt: 34.000 đồng. - Giá 1 Kg cá th ịt: 22.500 đồng.  Trong mô hình bán 100% heo thịt thì doanh thu trung bình 1 năm hộ đạt 348.000.000 đồng và lợi nhuận còn l ại 132.726.533 đồng. Lợi nhuận ở mô hình này cao hơn 35.970.000 đồng so với lợi nhuận của mô hình trên (bán 50% heo thịt, 50% heo giống). Đối với mô hình chỉ bán heo thịt thì hộ chăn nuôi cần phải có đồng vốn mạnh để mua thức ăn cho heo với những lúc giá cả thức ăn biến động không ngừng, vì thế các hộ sản xuất cần tạo mối quan hệ tốt với các cơ sở, cửa hàng bán th ức ăn chăn nuôi.   Cũng giống như ở mô hình trước việc nuôi cá của bà con chỉ mang tính chất tận dụng phụ phẩm và thử nghiệm, hộ chưa thể xác định được giống cá nào nuôi là thích hợp cũng như mật độ thả thế nào là h ợp lý nhất. Vì thế mô hình này cần được nhân rộng hơn nữa với lượng cá thả phong phú hơn về chủng loại và số lượng, để GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 28 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 42. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền qua đó ta có thể tổng hợp lại xem mô hình nào áp dụng đạt hiệu quả cao nhất từ đó tuyên truyền nhân rộng giúp các hộ định hướng đúng về mô hình canh tác. 4.2.4. Phân tích các tỷ số tài chính của mô hình * Trung bình trong một ngày thì hộ sản xuất bỏ ra khoảng 3 giờ đồng hồ để chăn nuôi (heo, cá). Như vậy trong 1 năm sản xuất hộ đã bỏ ra 1080 giờ để tham gia sản xuất tương đương với 135 ngày công lao động. Bảng 9: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH C ỦA HỘ CHĂN NUÔI KHI ÁP D ỤNG MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" Các kho ản mục Đơn vị Giá tr ị 1/ Chi phí (CP) Đồng 215.273.467 2/ Doanh thu (DT) Đồng 348.000.000 3/ Lợi nhuận (LN) Đồng 132.726.533 4/ Doanh thu/Ngày công lao động Đồng/ngày công 2.577.778 gia đình (NCLĐGĐ) 5/ Lợi nhuận/Ngày công lao động Đồng/ngày công 983.160 gia đình 6/ Doanh thu/Chi phí Lần 1,62 7/ Lợi nhuận/Chi phí Lần 0,62 8/ Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,38 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) Bảng trên cho thấy từ mức độ đầu tư của hộ vào mô hình sản xuất đạt được kết quả như sau:  Ở mô hình này nếu hộ sản xuất bỏ ra 1 đồng đầu tư cho chi phí sản xuất thì sẽ đem lại doanh thu cho hộ sản xuất là 1,62 đồng; trong 1,62 đồng doanh thu này thì hộ sản xuất sẽ có 0,62 đồng lợi nhuận.   Tỷ số Lợi nhuận/ Doanh thu là 0,38 có ngh ĩa là nếu hộ có 1 đồng doanh thu từ việc sản xuất thì lợi nhuận của hộ là 0,38 đồng. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 29 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 43. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền  Một ngày công lao động của hộ sản xuất đem lại 2.577.778 đồng doanh thu với lợi nhuận có được là 983.160 đồng.   Song song với sự mới phát triển của mô hình "Heo - Biogas - Cá" thì ở Xã Nhơn Ái và Mỹ Khánh mô hình "Heo - Biogas" cũng đã phát tri ển khá lâu đối với người sản xuất, để thấy rõ mô hình nào v ượt trội hơn ta cùng nhau đi phân tích hiệu quả mô hình "Heo - Biogas". 4.3. PHÂN TÍCH HI ỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" Trong bài này em ch ọn mô hình 4 heo nái sinh sản để phân tích vì nhìn chung trung bình 1 năm các hộ áp dụng mô hình chăn nuôi từ 4 - 5 heo nái sinh sản để bán con giống hoặc nuôi lấy thịt. 4.3.1. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ bán 50% heo con. 50% heo thịt Bảng 10: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHĂN NUÔI CỦA HỘ THEO MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" Qui mô: 4 heo sinh s ản/1 năm. ĐV: Đồng STT Khoản mục Chi phí Số tiền Tỷ trọng 1/ Khấu hao (hầm, chuồng trại) 1.340.000 1,01 2/ Khấu hao TTB, DCCN 180.000 0,14 3/ Thức ăn heo mang thai, đẻ (4 con) 24.189.600 18,21 4/ Thức ăn heo con giống (40 con) 24.000.000 18,07 5/ Thức ăn heo thịt (40 con) 79.200.000 59,62 6/ Thú y (84 con) 3.200.000 2,41 7/ Điện, nước, xăng dầu 722.800 0,54 Tổng chi phí 132.832.400 100,00 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 30 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 44. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền ♦ Chú thích: Phần tổng hợp chi tiết từng hộ xem phụ lục. Mô hình này gồm 4 heo nái, 1năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 10 con. Bán 50% heo con giống (40 con), 1 con heo giống cân nặng 18Kg (nuôi trong khoảng 2 tháng) Bán 50% heo thịt (40 con), 1 con heo thịt cân nặng 120Kg (nuôi trong khoảng 6 tháng). Số liệu để sử dụng cho mô hình này là trong 1 năm sản xuất.  Từ kết quả ở bảng trên cho thấy từng khoản chi phí trong tổng chi phí sản xuất, trong tổng chi phí 132.832.400 đồng chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là chi phí thức ăn heo thịt khoảng 60% tương ứng là 79.200.000 đồng, sở dĩ nó chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí bởi vì thời kỳ này là lúc heo trong giai đoạn trưởng thành đang phát triển nhanh về trọng lượng. Kế đến là chi phí thức ăn heo giống 18% và thức ăn heo mang thai, đẻ là 18%. Chi phí cho thú y chiếm 2%, 2% còn l ại là chi phí khác. Thức ăn heo thịt 18% 2%2% Thức ăn heo giống Thức ăn heo mang thai, 18% 60% đẻ Chi phí khác Thú y Hình 4: CƠ CẤU CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA HỘ CHĂN NUÔI THEO MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 31 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 45. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền Bảng 11: TÌNH HÌNH THU NHẬP VÀ L ỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" ĐV: Đồng STT Chỉ tiêu Số lượng Số tiền 1/ Bán heo con giống 40 con 43.246.680 2/ Bán heo thịt 40 con (4.800 Kg) 158.400.000 3/ Phụ phẩm (khí gas) - 3.600.000 4/ Doanh thu - 205.246.680 5/ Lợi nhuận (chưa tính công lao - 72.407.600 động nhà) (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) * Chú thích: - Giá cả được tính toán dựa vào năm 2008. - Giá 1 con heo giống: 1.081.167 đồng. - Giá 1 Kg heo thịt: 33.000 đồng.  Qua bảng 11 ta thấy sau khi bán heo con giống và heo thịt cộng với phụ phẩm khí gas có được thì hộ đạt được 205.246.680 đồng doanh thu. Sau khi trừ đi chi phí sản xuất hộ còn l ại 72.407.600 đồng lợi nhuận.  Trung bình trong một ngày thì hộ sản xuất bỏ ra khoảng 3 giờ đồng hồ để chăn nuôi (heo). Như vậy trong 1 năm sản xuất hộ đã bỏ ra 1080 giờ để tham gia sản xuất tương đương với 135 ngày công lao động. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 32 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 46. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền Bảng 12: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH C ỦA HỘ CHĂN NUÔI KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" Các kho ản mục Đơn vị Giá tr ị 1/ Chi phí (CP) Đồng 132.832.400 2/ Doanh thu (DT) Đồng 205.246.680 3/ Lợi nhuận (LN) Đồng 72.414.280 4/ Doanh thu/Ngày công lao động Đồng/ngày công 1.520.345 gia đình (NCLĐGĐ) 5/ Lợi nhuận/Ngày công lao động Đồng/ngày công 536.402 gia đình 6/ Doanh thu/Chi phí Lần 1,55 7/ Lợi nhuận/Chi phí Lần 0,55 8/ Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,35 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) Bảng trên cho thấy từ mức độ đầu tư của hộ vào mô hình sản xuất đạt được kết quả như sau:  Từ mô hình này ta thấy nếu hộ sản xuất bỏ ra 1 đồng đầu tư cho chi phí sản xuất thì sẽ đem lại doanh thu cho hộ sản xuất là 1,55 đồng; trong 1,55 đồng doanh thu này thì hộ sản xuất sẽ có 0,55 đồng lợi nhuận.   Tỷ số Lợi nhuận/ Doanh thu là 0,55 có ngh ĩa là nếu hộ có 1 đồng doanh thu từ việc sản xuất thì lợi nhuận của hộ là 0,55 đồng.   Một ngày công lao động của hộ sản xuất đem lại 1.520.345 đồng doanh thu với lợi nhuận có được là 536.402 đồng. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 33 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 47. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền 4.3.2. Phân tích tình hình chi phí và thu nhập của hộ bán 100% heo thịt Bảng 13: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHĂN NUÔI CỦA HỘ THEO MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" Qui mô: 4 heo sinh s ản/1 năm. ĐV: Đồng STT Khoản mục Chi phí Số tiền Tỷ trọng 1/ Khấu hao (hầm, chuồng trại) 1.340.000 0,63 2/ Khấu hao TTB, DCCN 180.000 0,08 3/ Thức ăn heo mang thai, đẻ (4 con) 24.189.600 11,41 4/ Thức ăn heo con giống (80 con) 24.000.000 11,32 5/ Thức ăn heo thịt (80 con) 158.400.000 74,71 6/ Thú y (84 con) 3.200.000 1,51 7/ Điện, nước, xăng dầu 722.800 0,34 Tổng chi phí 212.032.400 100,00 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) ♦ Chú thích: Phần tổng hợp chi tiết từng hộ xem phụ lục. Mô hình này gồm 4 heo nái, 1năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 10 con. Bán 100% heo thịt (80 con), 1 con heo thịt cân nặng 120Kg. Số liệu để sử dụng cho mô hình này là trong 1 năm sản xuất.  Cũng giống như các mô hình trước thì phần chi phí thức ăn cho heo thịt chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí khoảng 75%, kế đến là chi phí cho thức ăn heo mang thai, đẻ và heo giống 11%, 3% còn l ại thuộc chi phí khác. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 34 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 48. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền 11% 3% 11% 75% Thức ăn heo thịt Thức ăn heo giống Thức ăn heo mang thai, đẻ Chi phí khác Hình 5: CƠ CẤU CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA HỘ CHĂN NUÔI BÁN HEO THỊT THEO MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" Bảng 14: TÌNH HÌNH THU NHẬP VÀ L ỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" ĐV: Đồng STT Chỉ tiêu Số lượng Số tiền 1/ Bán heo thịt 80 con (9.600 Kg) 316.800.000 2/ Phụ phẩm (khí gas) - 3.600.000 3/ Doanh thu - 320.400.000 4/ Lợi nhuận (chưa tính công lao - 108.367.600 động nhà) (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009) * Chú thích: - Giá cả được tính toán dựa vào năm 2008. - Giá 1 con heo giống: 1.081.167 đồng. - Giá 1 Kg heo thịt: 33.000 đồng. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 35 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 49. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền  Qua bảng trên ta thấy sau khi bán heo heo thịt cộng với phụ phẩm khí gas có được thì hộ đạt được 320.400.000 đồng doanh thu. Sau khi trừ đi chi phí sản xuất hộ còn l ại 108.367.600 đồng lợi nhuận.   Trung bình trong một ngày thì hộ sản xuất bỏ ra khoảng 3 giờ đồng hồ để chăn nuôi (heo). Như vậy trong 1 năm sản xuất hộ đã bỏ ra 1080 giờ để tham gia sản xuất tương đương với 135 ngày công lao động. Bảng 15: CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH C ỦA HỘ CHĂN NUÔI KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS" Các kho ản mục Đơn vị Giá tr ị 1/ Chi phí (CP) Đồng 212.032.400 2/ Doanh thu (DT) Đồng 320.400.000 3/ Lợi nhuận (LN) Đồng 108.367.600 4/ Doanh thu/Ngày công lao động Đồng/ngày công 2.373.333 gia đình (NCLĐGĐ) 5/ Lợi nhuận/Ngày công lao động Đồng/ngày công 802.723 gia đình 6/ Doanh thu/Chi phí Lần 1,51 7/ Lợi nhuận/Chi phí Lần 0,51 8/ Lợi nhuận/Doanh thu Lần 0,34 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 5 hộ chăn nuôi, 2009 Bảng trên cho thấy từ mức độ đầu tư của hộ vào mô hình sản xuất đạt được kết quả như sau:  Qua mô hình này ta thấy nếu hộ sản xuất bỏ ra 1 đồng đầu tư cho chi phí sản xuất thì sẽ đem lại doanh thu cho hộ sản xuất là 1,51 đồng; trong 1,51 đồng doanh thu này thì hộ sản xuất sẽ có 0,51 đồng lợi nhuận. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 36 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 50. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền  Tỷ số Lợi nhuận/ Doanh thu là 0,34 có ngh ĩa là nếu hộ có 1 đồng doanh thu từ việc sản xuất thì lợi nhuận của hộ là 0,34 đồng.   Một ngày công lao động của hộ sản xuất đem lại 2.373.333 đồng doanh thu với lợi nhuận có được là 802.723 đồng. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 37 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 51. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền 4.4. SO SÁNH HI ỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH "HEO - BIOGAS - CÁ" VÀ MÔ HÌ NH "HEO - BIOGAS" Ở 2 XÃ NH ƠN ÁI VÀ MỸ KHÁNH 4.4.1. Mô hình hộ chăn nuôi bán 50% heo giống, 50% heo thịt Lấy mô hình "Heo - Biogas" làm mô hình gốc để so sánh. Mô hình gồm 4 heo nái, 40 heo giống bán, nuôi lấy thịt 40 con. Bảng 16: SO SÁNH CHI PHÍ S ẢN XUẤT - DOANH THU & LỢI NHUẬN CỦA 2 MÔ HÌNH ĐVT: Đồng Các kho ản MH "Heo - MH "Heo - Chênh lệch mục Biogas - Cá" Biogas" Số tuyệt đối % 1. Tổng chi 138.573.467 132.832.400 5.741.067 4,32 phí sản xuất 2.Tổng doanh 235.330.000 205.246.680 30.083.320 14,66 thu 3.Tổng lợi 96.756.533 72.414.280 24.342.253 33,62 nhuận (Ngu ồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 10 hộ chăn nuôi, 2009) GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 38 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 52. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền Triệu đồng 250 200 150 100 Mô hình "Heo - Biogas - Cá Mô hình "Heo - Biogas" 50 0 Tổng chi phí Tổng doanh Tổng lợi sản xuất thu nhuận Hình 6: SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT - DOANH THU & LỢI NHUẬN CỦA 2 MÔ HÌNH  Mô hình "Heo - Biogas - Cá" tuy mới được triển khai trong những năm gần đây nhưng gây được sự chú ý cho người dân do tính hiệu quả của nó. Với mô hình "Heo - Biogas - Cá" mang lại doanh thu cao hơn, tăng 30.083.320 đồng hay tăng 14,66% so với mô hình "Heo - Biogas". Từ bảng 16 ta thấy, trong 1 năm sản xuất tổng chi phí đầu tư cho mô hình "Heo - Biogas - Cá" cao hơn 5.741.067 đồng so với mô hình "Heo - Biogas", với số chênh lệch đó đã mang lại lợi nhuận của hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" là 96.756.533 đồng tăng 24.342.253 đồng so với lợi nhuận của mô hình "Heo - Biogas" hay tăng một tỷ lệ tương ứng là 33,62%. GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 39 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 53. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền Bảng 17: CÁC T Ỷ SỐ TÀI CHÍNH TRONG 1 NĂM SẢN XUẤT CỦA 2 MÔ HÌNH Các kho ản mục MH "Heo - MH "Heo - Chênh lệch Biogas - Cá" Biogas" Số tuyệt đối % 1. Tổng CPSX 138.573.467 132.832.400 5.741.067 4,32 (Đồng/Năm) 2.Tổng DT 235.330.000 205.246.680 22.483.320 14,66 (Đồng/Năm) 3.Tổng LN 96.756.533 72.414.280 16.742.253 33,62 (Đồng/Năm) 4. DT/NCLĐGĐ 1.743.185 1.520.345 222.840 14,66 (Đồng/Ngày công) 5. LN/NCLĐGĐ 716.715 536.402 180.313 33,62 (Đồng/Ngày công) 6. DT/CP (lần) 1,70 1,55 0,15 9,68 7. LN/CP (lần) 0,70 0,55 0,15 27,27 8. LN/ DT (lần) 0,41 0,35 0,06 17,14 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 10 hộ chăn nuôi, 2009)  Từ bảng phân tích các tỷ số tài chính cho thấy: - Khi áp dụng mô hình "Heo - Biogas", 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ tạo ra được 1,55 đồng doanh thu và 0,55 đồng lợi nhuận. Trong 1 đồng doanh thu mà hộ sản xuất kiếm được sẽ có 0,35 đồng lợi nhuận; trung bình 1 ngày công lao động gia đình mỗi hộ sẽ thu được 536.402 lợi nhuận. - Nhưng khi áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" thì 1 đồng chi phí bỏ ra người sản xuất sẽ tạo được 1,70 đồng doanh thu cao hơn 0,15 đồng so với hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas". GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 40 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh
  • 54. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình Heo - Biogas - Cá ở huyện Phong Điền - Trung bình trong 1 năm sản xuất hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" sẽ thu được 96.756.533 đồng lợi nhuận cao hơn hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas", 16.742.253 đồng, tương đương 33,62%. - Tuy nhiên, không ph ải ai áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" sẽ đều lời như vậy mà điều đó tùy thu ộc vào kinh nghiệm bản thân của từng hộ, khả năng sáng tạo ham học hỏi của mỗi hộ là khác nhau; và điều quan trọng nhất là mỗi hộ chỉ có một số vốn nhất định, muốn mở rộng qui mô mà không có v ốn thì cũng không thể được. ► Vậy, để sản xuất hiệu quả hơn người nông dân nên học hỏi, tham khảo những hộ áp dụng mô hình đạt hiệu quả. Ở đây, hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas - Cá" đã đem lại thu nhập cao hơn so với hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas", nếu áp dụng mô hình này người sản xuất sẽ có được 96.756.533 đồng lợi nhuận trong 1 năm hay 8.063.044 đồng trong 1 tháng trong khi đó hộ áp dụng mô hình "Heo - Biogas" chỉ đem lại 72.414.280 đồng lợi nhuận trong 1 năm hay 6.034.523 đồng trong 1 tháng. 4.4.2. Mô hình hộ chăn nuôi bán 100% heo thịt Lấy mô hình "Heo - Biogas" làm mô hình gốc để so sánh. Mô hình gồm 4 heo nái, nuôi lấy thịt 80 con. Bảng 18: SO SÁNH CHI PHÍ S ẢN XUẤT - DOANH THU & LỢI NHUẬN CỦA 2 MÔ HÌNH ĐVT: Đồng Các kho ản MH "Heo - MH "Heo - Chênh lệch mục Biogas - Cá" Biogas" Số tuyệt đối % 1. Tổng chi 215.273.467 212.032.400 3.241.067 1,53 phí sản xuất 2.Tổng doanh 348.000.000 320.400.000 27.600.000 8,61 thu 3.Tổng lợi 132.726.533 108.367.600 24.358.933 22,48 nhuận (Ngu ồn: Tổng hợp kết quả phỏng vấn trực tiếp 10 hộ chăn nuôi, 2009) GVHD: Nguyễn Thanh Nguyệt 41 SVTH: Bùi Tr ịnh Hồng Anh