SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN
VÀ KHẨU PHẦN ĂN LÊN CÁC CHỈ TIÊU
TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ
RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.) GIAI ĐOẠN
BỘT LÊN GIỐNG
Cần Thơ, 2015
Sinh viên thực hiện
Lê Hoàng Thương
Lớp NTTS6
MSSV: 1153040085
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301
ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN
VÀ KHẨU PHẦN ĂN LÊN CÁC CHỈ TIÊU
TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ
RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.) GIAI ĐOẠN
BỘT LÊN GIỐNG
Cần Thơ, 2015
Sinh viên thực hiện
Lê Hoàng Thương
Lớp NTTS6
MSSV: 1153040085
Giảng viên hướng dẫn
Ths. Trần Ngọc Tuyền
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Khóa luận: “Ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần ăn lên các chỉ tiêu tăng trưởng và
tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn bột lên giống”.
Sinh viên thực hiện: Lê Hoàng Thương.
Lớp Đại học Nuôi trồng thủy sản K6.
Khóa luận đã được hoàn thành theo góp ý của hội đồng chấm khóa luận ngày 16/4/2015.
Cần Thơ, ngày 20/4/2015
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
ThS. Trần Ngọc Tuyền Lê Hoàng Thương
i
LỜI CẢM TẠ
Sau hơn 6 tháng thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tuy gặp không ít khó khăn vướng mắc
nhưng với sự giúp đỡ và động viên của gia đình, thầy cô, bạn bè đã giúp tôi vượt qua tất
cả để hoàn thành tốt khóa luận.
Đầu tiên, tôi xin cảm ơn gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi trong suốt khóa
học. Đặc biệt, cảm ơn ba mẹ đã tiếp bước cho con trên con đường học vấn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Trần Ngọc Tuyền đã tận tình dẫn dắt, giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và đã hết lòng chỉ dẫn trong
việc định hướng nghiên cứu. Đồng thời cũng cảm ơn cô về những tình cảm tốt đẹp mà cô
đã dành cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và ban chủ nhiệm Khoa Sinh học ứng dụng
Trường Đại học Tây Đô đã tận tình giảng dạy kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian dài học tập.
Cảm ơn các bạn lớp nuôi trồng thủy sản K6 đã cùng tôi gắn bó vượt qua một chặng
đường dài học tập.
Cuối cùng tôi xin chúc quý thầy cô sức khỏe, niềm vui, thành công trên con đường giảng
dạy của mình.
Xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!
ii
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện gồm 2 thí nghiệm nhằm so sánh sự ảnh hưởng của thức ăn và khẩu
phần ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên
giống.
Thí nghiệm 1: So sánh ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương. Thí nghiệm gồm 3
nghiệm thức cho cá ăn với độ đạm khác nhau: 25N (NT1); 30N (NT2) và 35N (NT3).
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mật độ ương 3 con/lít, thời gian thí nghiệm 45 ngày.
Kết quả về tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo khối lượng của cá đạt cao nhất
ở nghiệm thức 3 với các giá trị lần lượt là 70,0% và 0,052 g/ngày và thấp nhất ở nghiệm
thức 1 chỉ với 51,7% và 0,029 g/ngày. Qua phân tích thống kê về tỷ lệ sống và tốc độ
tăng trưởng của cá giữa các nghiệm thức cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa ở mức
p < 0,05. Đồng thời, với nghiệm thức cho cá ăn với thức ăn 35N cá ít bị phân hóa sinh
trưởng.
Thí nghiệm 2: So sánh ảnh hưởng của khẩu phần khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá rô phi đỏ giai đoạn hương lên giống. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức cùng cho cá
ăn với thức ăn 35N nhưng khác nhau về khẩu phần: 10% (NT1); 15% (NT2); 20% (NT3),
mật độ ương 30 con/50 lít nước. Sau 45 ngày ương ở NT2 cho giá trị tốt nhất về tỷ lệ
sống của cá là 93,3% và tốc độ tăng trưởng khối lượng là 0,30 g/ngày, thấp nhất là ở NT3
với tỷ lệ sống của cá là 90,0%, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá là 0,216 g/ngày.
Đồng thời, cá ở nghiệm thức 2 ít bị phân hóa sinh trưởng so với cá ở hai nghiệm thức còn
lại. Khi phân tích thống kê ở các nghiệm thức cho thấy chỉ có giá trị tăng trưởng khác
biệt có ý nghĩa (p < 0,05).
Tóm lại: khi ương cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương thì thức ăn 35N sẽ thích hợp
cho cá (khi cho ăn theo nhu cầu). Ở giai đoạn cá ương từ hương lên giống thì khẩu phần
phù hợp cho cá là 15% (đối với thức ăn 35N).
Từ khóa: Tỷ lệ sống; tăng trưởng; mật độ; thức ăn; khẩu phần; hàm lượng đạm.
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................................i
TÓM TẮT...........................................................................................................................ii
MỤC LỤC..........................................................................................................................iii
DANH SÁCH HÌNH.........................................................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................................vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...............................................................................................1
1.1 Giới thiệu....................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................1
1.3 Nội dung nghiên cứu..................................................................................................1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU..........................................................................2
2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi.....................................................................2
2.1.1 Nguồn gốc............................................................................................................2
2.1.2 Đặc điểm phân loại ..............................................................................................2
2.1.3 Môi trường sống..................................................................................................3
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng...........................................................................................3
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng...........................................................................................3
2.1.6 Đặc điểm sinh sản................................................................................................3
2.2 Tình hình nuôi cá rô phi.............................................................................................3
2.2.1 Nuôi cá rô phi trên thế giới..................................................................................3
2.2.2 Tình hình nuôi cá rô phi trong nước ....................................................................4
2.3 Ảnh hưởng của thức ăn đến cá rô phi ........................................................................5
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................8
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..............................................................................8
3.1.1 Thời gian..............................................................................................................8
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu............................................................................................8
3.2 Vật liệu và trang thiết bị trong nghiên cứu ................................................................8
3.2.1 Dụng cụ, thiết bị và hóa chất ...............................................................................8
iv
3.2.2 Vật liệu và mẫu vật ..............................................................................................8
3.3 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................................9
3.3.1 Chuẩn bị nguồn nước và bể ương dùng trong thí nghiệm ...................................9
3.3.2 Thí nghiệm 1: So sánh ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác
nhau, lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ
bột lên hương ................................................................................................................9
3.3.3 Thí nghiệm 2: So sánh ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng và
tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ hương lên giống ............10
3.4 Các chỉ tiêu cần theo dõi và tính toán ......................................................................10
3.4.1 Chỉ tiêu môi trường............................................................................................10
3.4.2 Các chỉ tiêu của cá .............................................................................................10
3.5 Phương pháp xử lý số liệu và viết bài......................................................................12
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................113
4.1. So sánh ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ
lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương.........................................................113
4.1.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm .................................................................113
4.1.2 Ảnh hưởng của độ đạm khác nhau lên tăng trưởng là tỷ lệ sống của cá ..........14
4.1.2.1 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ trong thí nghiệm ...........................................14
4.1.2.2 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ .................................................14
4.1.2.3 Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ ....................................................15
4.1.2.4 Tỷ lệ phân hóa theo khối lượng của cá.....................................................16
4.1.2.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) ...................................................................17
4.2 So sánh sự ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
rô phi đỏ giai đoạn từ hương lên giống..........................................................................18
4.2.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm ...................................................................18
4.2.2 Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ...18
4.2.2.1 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ.......................................................................18
4.2.2.2 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ .................................................19
4.2.2.3 Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ ....................................................20
4.2.2.4 Tỷ lệ phân hóa tăng trưởng theo khối lượng của cá rô phi đỏ..................21
v
4.2.2.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)....................................................................21
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .....................................................................23
5.1 Kết luận ....................................................................................................................23
5.2 Đề xuất .....................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................24
PHỤ LỤC A: THÍ NGHIỆM 1........................................................................................A
PHỤ LỤC B: THÍ NGHIỆM 2 .........................................................................................J
PHỤ LỤC C: KẾT QUẢ CHẠY THỐNG KÊ .............................................................. T
Phụ lục C1 Thí nghiệm 1 ................................................................................................ T
Phụ lục C2 Thí nghiệm 2 ............................................................................................. CC
vi
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.)......................................2
Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống thí nghiệm 1.................................................................................9
Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống thí nghiệm 2...............................................................................10
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện sự phân hóa sinh trưởng theo khối lượng của cá (TN1)..........16
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện mức độ phân hóa sinh trưởng theo khối lượng (TN2).............21
vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Nhu cầu về protein của cá rô phi....................................................................... ..6
Bảng 2.2 Khẩu phần thức ăn đối với cá rô phi ................................................................. ..7
Bảng 3.1 Thành phần thức ăn dùng trong thí nghiệm ...................................................... ..9
Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH trong hệ thống nghiệm thí nghiệm 1.......................................113
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên giống (thí nghiệm 1)...................14
Bảng 4.3 Tăng trưởng về khối lượng của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 1) ..............................15
Bảng 4.4 Tăng trưởng về chiều dài của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 1) .................................15
Bảng 4.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 1) ......................................17
Bảng 4.6 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm (thí nghiệm 2) ....................................18
Bảng 4.7 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 2).........................................................18
Bảng 4.8 Tăng trưởng về khối lượng của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 2) ..............................19
Bảng 4.9 Tăng trưởng về chiều dài của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 2) .................................20
Bảng 4.10 Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 2) ....................................21
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhận được nhiều sự
ưu đãi của thiên nhiên với nhiều sông ngòi, địa hình phức tạp, sinh cảnh đa dạng, với
tiềm năng sẵn có, diện tích nghề nuôi cá nước ngọt ở nước ta ngày càng tăng với nhiều
loại hình nuôi phong phú, một số đối tượng đã được nuôi thâm canh với quy mô ngày
càng tăng (Phạm Anh Tuấn, 2007).
Cá rô phi đỏ là loài cá dễ nuôi và có tốc độ tăng trưởng nhanh đặc biệt là được thị trường
trong và ngoài nước ưa chuộng (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Thừa Thiên
Huế, 2014). Cá rô phi đỏ là đối tượng chủ lực nằm trong danh mục mặt hàng xuất khẩu,
giai đoạn 2015-2020 (Quyết định 332/QĐ - TTg ngày 3/3/2011).
Hiện nay, tình hình sản xuất giống và nuôi cá rô phi đỏ đang phát triển rất mạnh, tuy
nhiên đối với cá rô phi đỏ ở khâu ương thì khẩu phần ăn và giá trị dinh dưỡng của thức
ăn giúp cá tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao vẫn còn là vấn đề được nhiều nhà sản xuất
giống quan tâm trong khi vấn đề này chưa được đề cập nhiều. Với mong muốn tìm ra
được thức ăn và khẩu phần ăn phù hợp trong sản xuất giống, nhằm mang lại hiệu quả cao
nên đề tài “Ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần ăn lên một số chỉ tiêu tăng trưởng
và tỷ lệ sống của cá rô Phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ bột lên giống” được thực
hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định hàm lượng đạm có trong thức ăn và khẩu phần ăn phù hợp cho tăng trưởng và
tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ bột lên giống.
Góp phần bổ sung thêm một số thông tin về kỹ thuật để ương cá trong giai đoạn từ bột
lên giống.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Xác định một số chỉ tiêu môi trường như nhiệt độ, pH trong hệ thống thí nghiệm.
So sánh ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ bột lên hương.
So sánh ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ
(Oreochromis sp.) giai đoạn từ hương lên giống.
2
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi
2.1.1 Nguồn gốc
Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi. Năm 1924, cá rô phi được nuôi đầu tiên ở Kenya,
sau đó nuôi rộng rãi ở nhiều nước Châu Phi và trên thế giới, nhiều nhất là những nước
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chỉ vài chục năm gần đây, việc nuôi cá rô phi mới thực sự
phát triển mạnh và trở thành một ngành nuôi có qui mô công nghiệp, cho sản lượng
thương phẩm lớn và đạt hiệu quả kinh tế cao. Rô phi đỏ (Oreochromis sp.) được lai tạo từ
cá bố có dạng đột biến lặn màu đỏ của loài O.mossambicus, cá mẹ thì cũng cùng giống
Oreochromis nhưng thuộc loài khác. Tất cả chúng đều có tên tiếng Anh chung là Red
Tilapia.
2.1.2 Đặc điểm phân loại
Theo Villegas (1990), cá rô phi đỏ được phân loại như sau:
Ngành: Chodata
Ngành phụ: Vetabrata
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis.
Loài: O.mossambicus x O.niloticus (Villegas, 1990)
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.)
3
2.1.3 Môi trường sống
Các loài cá rô phi phát triển tốt ở nhiệt độ 20-31 0
C, pH thích hợp từ 6,5-8,5 và sống
được ở cả môi trường nước ngọt lẫn nước mặn với độ muối lên đến 32 ‰ (Võ Văn Tuấn,
2005). Cá rô phi đỏ có thể sống trong mọi tầng nước nhưng thích hợp nhất cho sự sinh
trưởng và phát triển của cá là ở tầng giữa (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm,
2009).
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá bột sau khi nở 3-5 ngày tuổi có thể ăn phiêu sinh động vật nhỏ như là Moina,
Daphnia, Cyclops. Cá 20 ngày tuổi trở lên có đặc điểm dinh dưỡng giống như cá trưởng
thành, chúng ăn tạp thiên về thực vật thủy sinh và mùn bã hữu cơ (Bowen, 1982; trích bởi
Võ Văn Tuấn, 2005). Trong điều kiện ao nuôi, cá có thể ăn thức ăn tự chế và thức ăn
công nghiệp (Đoàn Khắc Độ, 2008).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Cá rô phi đỏ là loài có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Giai đoạn còn nhỏ cá có thể đạt
trọng lượng 2-3 g/con sau 1 tháng nuôi và sau 2 tháng đạt khoảng 10-12 g/con. Giai đoạn
trưởng thành cá đực có thể đạt 200-250 g/con sau khoảng 5-6 tháng nuôi nhưng cá cái chỉ
đạt 150-200 g/con (Dương Nhựt Long, 2003).
Mặt khác, theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2003), sau khoảng 12 tháng nuôi cá đạt
0,5-0,6 kg/con ở năm thứ nhất, năm thứ hai đạt 0,9-1,0 kg/con. Trong chu kỳ nuôi, tốc độ
tăng trọng của cá có thể đạt 3,2-4,0 g/ngày.
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Mùa vụ sinh sản: Cá rô phi đẻ quanh năm, mùa vụ chính từ tháng 5 đến tháng 10
(Nguyễn Văn Hữu và Ngô Quang Luận, 2005).
Tuổi thành thục: Cá rô phi thành thục sinh dục rất sớm, bắt đầu sinh sản sau khi nở 3-4
tháng. Cỡ cá thành thục nhỏ nhất khoảng 40g. Thời gian tái thành thục khoảng 1-2 tháng
(Nguyễn Văn Hữu và Ngô Quang Luận, 2005).
Tập tính sinh sản: Hầu hết các loài cá rô phi đều đẻ nhiều lần trong năm. Khoảng cách
giữa hai lần đẻ trứng khoảng 20-30 ngày. Sau khi đẻ xong cá cái ngậm trứng trong miệng
và giữ đến khi cá con hết noãn hoàng (Dương Nhựt Long, 2003).
2.2 Tình hình nuôi cá rô phi
2.2.1 Nuôi cá rô phi trên thế giới
Cá rô phi là đối tượng được nuôi phổ biến ở các nước trên thế giới, chiếm ưu thế là cá rô
phi vằn O.niloticus với tổng sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm, chiếm 84% tổng sản
lượng cá rô phi (FAO, 2004).
4
Thái Lan và Mexico đã và đang ứng dụng mô hình nuôi cá rô phi kết hợp với ao nuôi tôm
thâm canh mật độ cá thả nuôi 0,5 con/m2
. Kết quả cho thấy việc nuôi cá rô phi ghép với
tôm sú không những không gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm mà còn cải thiện được
chất lượng nước ao nuôi (Yang and Fitzsimmons, 2005).
Hiện nay, cá rô phi được nuôi rộng rãi trên thế giới với nhiều hình thức thâm canh hoặc
bán thâm canh, trong ao hay trong bè với sản lượng trung bình đạt 2,8 triệu tấn/ năm
(FishStat, 2008).
Cá rô phi được nuôi ở Brazil năm 1953, nhưng chỉ trong một thập kỷ đã được phát triển
với quy mô thương mại. Năm 1999, nghề nuôi cá rô phi đã mở rộng với tốc độ tăng
trưởng trung bình hàng năm là 18%. Năm 2009 bộ thủy sản và nuôi trồng thủy sản Brazil
đã báo cáo thu hoạch cá rô phi là 133.000 tấn/năm (Alberto, 2010).
Tại hội nghị của INFOFISH TILAPIA cuối tháng 10/2010, tổ chức tại Kuala Lumpur,
Malaysia, thống kê sản lượng cá rô phi toàn cầu năm 2010 đạt 3,7 triệu tấn. Châu Á được
xem là châu lục có sản lượng cá rô phi lớn nhất thế giới với các quốc gia đại diện như là
Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Đài loan... Tổng sản lượng cá của 4 nước này chiếm
94% sản lượng cá rô phi của Châu Á. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia sản xuất cá rô
phi lớn nhất đạt 1,1-1,2 triệu tấn.
2.2.2 Tình hình nuôi cá rô phi trong nước
Hiện nay, cá rô phi được nuôi trong lồng và trong ao, cả trong môi trường nước ngọt và
nước lợ. Cá rô phi vằn chủ yếu được nuôi ở các tỉnh phía Bắc và cá rô phi đỏ được nuôi ở
các tỉnh phía Nam. Năm 2012, diện tích thả nuôi cá rô phi đạt 16.337ha, chiếm 1,41%
tổng diện tích nuôi thủy sản và chiếm 3,88% diện tích nuôi cá nước ngọt của cả nước.
Đến hết tháng 11/2014 sản lượng cá rô phi cả nước đạt 118.800 tấn, diện tích nuôi cá rô
phi trong ao hồ đạt 15.992ha, nuôi lồng bè đạt 410.732m3
, tăng 25% so với năm 2013
(Tổng cục thủy sản Việt Nam, 2014).
Đồng Bằng Sông Cửu Long:
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng nuôi cá rô phi đỏ phổ biến nhất chiếm 58,4% tổng
sản lượng cá rô phi đỏ của cả nước. Sản lượng nuôi cá rô phi của cả nước bao gồm: nuôi
trong ao đầm khoảng 74 ngàn tấn, nuôi lồng bè khoảng 10.200 tấn, còn lại 6.400 tấn là
các hình thức nuôi khác (Phạm Anh Tuấn, 2007).
Nuôi cá rô phi bán thâm canh trong ao với diện tích 1.000m2
, cá giống kích cỡ thừ 5cm
trở lên và mật độ thả 4 con/m2
, sau 5-6 tháng nuôi cá đạt 500-600 g/con, tỷ lệ sống 95%
và năng suất đạt được khoảng 2,28 tấn (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Hồ Thị Thanh Trúc (2011), đã thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương
với mật độ khác nhau trong hệ thống bể ương là thùng nhựa 20 lít. Thí nghiệm gồm 3
nghiệm thức với các mật độ lần lượt là: 3 con/lít, 6 con/lít và 9 con/lít. Kết quả sau 32
ngày ương cho thấy rằng, ở mật độ ương 3 con/lít là thích hợp nhất đối với cá rô phi đỏ,
5
mức tăng trưởng tuyệt đối theo khối lượng và tỷ lệ sống lần lượt là 14,1 mg/ngày và
66,7%, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các chỉ tiêu tương ứng của các nghiệm thức
còn lại.
Hiện nay, cả nước có 2.036 lồng nuôi cá rô phi, trong đó miền Bắc có 948 lồng, miền
Trung 158 lồng, miền Nam 1.130 lồng bè. Trong đó, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long nuôi cá có năng suất cao nhất, đạt 18,12 tấn/ha (Kinh tế nông thôn Việt Nam,
2014).
Một số cơ sở tại miền Nam đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá rô phi theo phương pháp công
nghiệp. Năm 2014, sản lượng cá rô phi nuôi ở nước ta ước tính đạt 50 ngàn tấn, chiếm
2,2% tổng sản lượng thủy sản nuôi (Phạm Thanh Liêm, 2014).
Các tỉnh phía Bắc:
Các tỉnh phía Bắc nuôi cá rô phi đỏ với số lượng nhỏ, chiếm 5,3% sản lượng cá rô phi
của cả nước. Miền Trung chiếm 9,1% và Tây Nguyên chiếm 4,1% (Phạm Anh Tuấn
2007).
Bắc Ninh và Yên Bái đã nuôi cá rô phi thịt ở cả 2 vụ lúa với mật độ nuôi 3 ngàn con/ha.
Ngoài ra cá rô phi vằn cũng được thả ghép với cá trôi và cá trắm. Trong quá trình nuôi
chỉ sử dụng thức ăn tự nhiên, sản lượng cá đạt 500-600 kg/ha (Phạm Văn Trang và
Nguyễn Trung Thành, 2005).
Tại Quảng Ninh, phong trào nuôi cá rô phi phát triển nhanh, xu hướng chuyển đổi từ đất
nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản đang được mở rộng, năng suất nuôi cá rô phi trung
bình đạt 10-12 tấn/ha, lợi nhuận khoảng 40-50 triệu đồng/ha (Kinh tế nông thôn Việt
Nam, 2014).
Ở Thanh Hóa, cá rô phi được nuôi thâm canh từ năm 2003, đến năm 2013 sản phẩm cá rô
phi được xuất khẩu với sản lượng hơn 400 tấn. Năm 2014 xuất khẩu trên 2.000 tấn (Vụ
nuôi trồng thủy sản, 2014).
Tại Thừa Thiên Huế, năm 2014 trung tâm khuyến nông-lâm-ngư đã thực hiện mô hình a)
nuôi thâm canh cá rô phi đỏ trong lồng bè, ở Thủy Tân-Hương Thủy và Quảng Phú-
Quảng Điền với quy mô 120m3
trên 4 hộ, mật độ thả 10 con/m2
. Sau thời gian thả nuôi 5
tháng, cá đạt khối lượng trung bình 0,35-0,4 kg/con, tỷ lệ sống đạt 70-72%. Với giá cá rô
phi đỏ trên thị trường như hiện nay từ 35.000-45.000 đồng, bình quân mỗi lồng 30m3
cho
lãi từ 17-20 triệu đồng (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế, 2014).
2.3 Ảnh hưởng của thức ăn đến cá rô phi
Theo Lê Thanh Hùng (2008), nhu cầu protein của cá rô phi nói chung dao động trong
khoảng từ 28-35N. Mặt khác, nhu cầu này cũng được khẳng định bởi Trần Thị Thanh
Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), hàm lượng đạm tối ưu nhất cho tăng trưởng của cá rô
giai đoạn cá nhỏ là từ 25-35N.
6
Theo Lê Văn Thắng (1999), nhu cầu protein của một số loài cá rô phi được trình bày
trong bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1 Nhu cầu protein của cá rô phi
Loài Giai đoạn Thức ăn (N) Hệ thống nuôi Nguồn
Cá thịt 20 - 30 Bể nước mặn Clark, 1990.
Cá bột 30 - 40 Nước ngọt Sintiago, 1991.
Cá bột 40 Ao nước ngọt Siddiqui, 1988.
Cá nhỏ 24 Bể nước mặn Shiau và
Huang.
Tilaphia Cá lớn 28 Lồng nước mặn Utanabe, 1990.
Theo Đoàn Khắc Độ (2008), khi ương cá rô phi trong ao đất, ngoài thức ăn tự nhiên cần
bổ sung thức ăn cho cá như sau:
Tuần lễ đầu: 0,3 kg cám mịn+0,3 kg bột cá lạt, xay nhuyễn cho 10.000 cá bột
Tuần thứ hai: Thức ăn tăng lên 1,5-2 lần tùy theo sự tăng trưởng của cá. Từ tuần thứ ba
trở đi, ước tính số cá giống có trong ao và sức ăn của cá để điều chỉnh thức ăn hàng ngày
cho phù hợp. Thành phần thức ăn gồm 40% bột cá, 60% cám hoặc bột mì, bột bắp. Sau 1
tháng, cá đạt cỡ 0,5-0,7 g/con. Tiếp tục ương thành giống lớn với thành phần thức ăn
70% cám mịn 30% bột cá. Sau 15-20 ngày, đạt cỡ cá giống 1,2-1,5 g/con.
Từ tháng 6 đến tháng 8/1997, viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã tổ chức ương cá
rô phi bằng thức ăn tự chế với khẩu phần ăn bằng 10% khối lượng cá. Thử nghiệm đã
ương cá từ cỡ cá hương (1,17 g/con) lên cỡ cá giống trong giai cước đặt ở hồ chứa nước
suối hai huyện Ba Vì, Tỉnh Hà Tây, mật độ ương 600 con/m3
. Thành phần thức ăn tự chế
gồm: cá khô 40%, đỗ tương 10%, khô lạc 15%, cám gạo 34% và vitamin khoáng 1%.
Tổng lượng đạm thô trong thức ăn từ 30-34%. Thức ăn được nghiền mịn và phối trộn cho
cá ăn dưới dạng bột ẩm ở tháng đầu và dạng ép viên có cỡ 2mm ở tháng thứ hai. Cho cá
ăn ngày 2 lần vào 7giờ sáng và 16 giờ chiều. Sau 2 tháng ương, tỷ lệ sống của cá rô phi
đạt 92,5%, cá đạt cỡ trung bình 15 g/con (Kinh tế nông thôn Việt Nam, 2014)
Võ Thị Tố Như (2011), đã thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương với
thức ăn khác nhau trong hệ thống bể ương là thùng nhựa 60 lít. Kết quả sau 32 ngày thí
nghiệm khẳng định rằng, khi cung cấp thức ăn có độ đạm cao (42N) sẽ mang lại hiệu quả
tốt nhất cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ. Mức tăng trưởng tuyệt đối theo
khối lượng và tỷ lệ sống lần lượt là 10,9 mg/ngày và 88,0%, khác biệt có ý nghĩa thống
kê so với các chỉ tiêu tương ứng của các nghiệm thức còn lại.
Nguyễn Thị Diệu Phương và Phạm Anh Tuấn (2001) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của
hàm lượng protein và tần số cho ăn đến sinh trưởng của cá rô phi. Kết quả cho thấy ở giai
đoạn cá nhỏ cần cho cá ăn thức ăn có hàm lượng protein cao và cho ăn nhiều lần trong
7
ngày. Cụ thể cỡ cá 3-30g nên sử dụng thức ăn 30-35N và chia thành 4 lần/ngày. Tuy
nhiên với cỡ cá 50-100g thì sử dụng thức ăn 30N cho cá ăn 3 lần/ngày.
Nguyễn Như Trí và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2009) đã xác định tần số và tỷ lệ cho ăn thích
hợp trên cá rô phi vằn. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức tương ứng với tần số cho ăn là 2,
3 và 4 lần/ngày. Kết quả sau 8 tuần ương khẳng định tần số cho ăn khác nhau ảnh hưởng
không đáng kể đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, FCR của cá rô phi vằn.
Theo Philippart và Melard (1981), thì khẩu phần thức ăn thích hợp với các giai đoạn phát
triển của cá rô phi đỏ được trình bày cụ thể trong bảng 2.2 như sau:
Bảng 2.2 Khẩu phần thức ăn cho cá rô phi
Cỡ cá (g/con) Khẩu phần ăn (%/khối lượng thân)
0-5 30 giảm xuống 20
5-20 15 giảm xuống 12
20-40 7 giảm xuống 6,5
40-100 6 giảm xuống 4,5
100-200 4 giảm xuống 2
200-300 1,8 giảm xuống 1,55
8
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được bố trí tại trại cá giống, khu vực An Phú, Phường Phú Thứ, Quận Cái
Răng Thành Phố Cần Thơ.
3.2 Vật liệu và trang thiết bị trong nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ, thiết bị và hóa chất
Thiết bị: máy phát điện, máy thổi khí, máy bơm chìm, cân điện tử.
Dụng cụ: bể xi măng (2,5 m x 2,0 m x 1,0 m), thùng xốp (55 cm x 39 cm x 32 cm), nhiệt
kế, thau, vợt, ống dẫn khí, đá bọt, giấy kẻ ô li...
Hóa chất: thuốc lắng [Al(OH)xCly]n (với n > 4, x + y = 3), chlorine Ca(OCl)2 và NaOCl;
test pH là bộ test Kits và test chlorine là bộ test Sera (đều được sản xuất tại Germany),...
3.2.2 Vật liệu và mẫu vật
Đối tượng và nguồn cá thí nghiệm:
Nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng là cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.).
Cá dùng để bố trí thí nghiệm 1 là cỡ 10 ngày tuổi với giá trị trung bình về khối lượng và
chiều dài ban đầu của cá lần lượt là 0,015g và 0,847 cm.
Cá dùng để bố trí thí nghiệm 2 khoảng 2 tháng tuổi với giá trị trung bình về khối lượng
và chiều dài ban đầu lần lượt là 2,33g và 5,08 cm.
Nguồn cá được mua tại Trung Tâm Quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ, xã An
Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Thức ăn dùng trong thí nghiệm
Thức ăn sử dụng để ương cá rô phi đỏ trong hệ thống thí nghiệm được chọn cùng một
công ty sản xuất, có độ đạm lần lượt là 25N, 30N, 35N. Thành phần chính của thức ăn
trên sản phẩm gồm bột cá, tấm gạo, cám gạo, cám mì, đạm đậu nành cô đặc, acid amin,
các chất bổ sung như khoáng và vitamin. Đặc biệt có bổ sung DHA và EPA (Bảng 3.1).
9
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn dùng trong hệ thống thí nghiệm
3.3 Bố trí thí nghiệm
3.3.1 Chuẩn bị nguồn nước, bể ương và nguồn cá thí nghiệm
Nguồn nước ngọt sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm được cấp từ nước sông Ngã
Bát đã qua xử lý thuốc lắng với liều lượng từ 20-200 g/m3
(tùy theo hàm lượng chất lơ
lử ng và tính chất của nước).
Bể xi măng chứa nước ngọt được rửa qua chlorine 30 ppm, sau đó chuyển nước đã qua
xử lý vào bể xi măng và sục khí mạnh trong 24-48 giờ. Sử dụng bộ test kits để kiểm tra
nồng độ chlorine trong nước.
Bể ương cá: thí nghiệm được thực hiện trên hệ thống thùng xốp và được cấp vào 50 lít
nước/bể. Hệ thống thí nghiệm được bố trí trong nhà có mái che, sục khí liên tục.
Tiêu chuẩn chọn cá thí nghiệm: cá khỏe mạnh, đều cỡ, màu sắc sáng, không dị hình, phản
ứng nhanh với môi trường.
3.3.2 Thí nghiệm 1: So sánh ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ bột lên hương
Bố trí thí nghiệm: Trước khi bố trí thí nghiệm cá được trữ trong bể xi măng, tập cho cá
làm quen với môi trường nước và thức ăn nhân tạo trong 1 tuần. Thí nghiệm được thực
hiện với mật độ 3 con/lít, trong thời gian 45 ngày, gồm 3 nghiệm thức với độ đạm khác
nhau (Hình 3.1) và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần như sau:
Nghiệm thức 1: Cho cá ăn thức ăn chứa 25N.
Nghiệm thức 2: Cho cá ăn thức ăn chứa 30N.
Nghiệm thức 3: Cho cá ăn thức ăn chứa 35N.
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
Thức ăn Tỷ lệ (%)
Protein Lipit Xơ Độ ẩm
Thức ăn 25N 25,0 4,0 5,0 11,0
Thức ăn 30N 30,0 5,0 7,0 11,0
Thức ăn 35N 35,0 5,0 9,0 11,0
10
Chăm sóc và quản lý: Cá được cho ăn hàng ngày bằng thức ăn công nghiệp kích cỡ nhỏ
(phù hợp với kích cỡ miệng cá), cho cá ăn theo nhu cầu và được chia làm 4 lần/ngày (7
giờ, 11 giờ, 15 giờ, 19 giờ). Quan sát khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức
ăn phù hợp với nhu cầu của cá, tiến hành thay 20-30% lượng nước trong bể ương khi có
dấu hiệu nhiễm bẩn.
3.3.3 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng
và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ bột lên giống
Bố trí thí nghiệm: Cá được ương với mật độ 30 con/thùng 50 lít nước, trong thời gian 45
ngày. Thí nghiệm được bố trí cùng nguồn nước cấp, cùng chế độ chăm sóc quản lý và
gồm 3 nghiệm thức với khẩu phần khác nhau (Hình 3.2), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3
lần như sau:
Nghiệm thức 1: cho cá ăn với khẩu phần ăn bằng 10% khối lượng thân/ngày.
Nghiệm thức 2: cho cá ăn với khẩu phần ăn bằng 15% khối lượng thân/ngày.
Nghiệm thức 3: cho cá ăn với khẩu phần ăn bằng 20% khối lượng thân/ngày.
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2
Chăm sóc và quản lý: Thức ăn sử dụng để ương cá là thức ăn công nghiệp 35N. Cho cá
ăn 3 lần/ngày (7 giờ, 12 giờ, 17 giờ). Sau khi cho cá ăn xong khoảng 30 phút vớt thức ăn
thừa, kết hợp thay nước khi có dấu hiệu nhiễm bẩn, mỗi lần thay 20-30% thể tích nước bể
ương. Sau 22 ngày ương tiến hành thu và cân 10 cá thể để xác định khối lượng của cá, từ
đó điều chỉnh lượng thức ăn cung cấp mang tính tương đối theo khẩu phần.
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán
3.4.1 Chỉ tiêu môi trường
Nhiệt độ và pH của nước trong hệ thống thí nghiệm được kiểm tra 2 lần/ngày vào lúc 6
giờ 30 và 14 giờ. Dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ nước; kiểm tra pH bằng test pH.
3.4.2 Các chỉ tiêu của cá (SR, LG, WG, FCR).
11
Trước khi bố trí thí nghiệm: tiến hành cân đo 30 cá thể để xác định chiều dài và khối
lượng trung bình ban đầu.
Kết thúc thí nghiệm thu toàn bộ cá ở các bể ương và xác định các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ sống (Survival rate, SR): tổng số cá thể thu được sau khi kết thúc thí nghiệm chia
cho tổng số cá thể thả lúc bố trí thí nghiệm rồi nhân cho 100, được tính theo công thức
(3.1).
Tăng trọng (Weight Gain, WG): khối lượng của cá thu được sau khi kết thúc thí
nghiệm trừ đi khối lượng của cá lúc thả ương được tính theo công thức (3.2).
WG (g) = Wc - Wđ
Tăng trưởng khối lượng tuyệt đối theo ngày (Daily Weight Gain, DWG): hiệu số của
khối lượng cá thu được sau khi kết thúc thí nghiệm trừ cho khối lượng của cá lúc thả
ương, chia cho thời gian thí nghiệm (được tính theo ngày). Tính theo công thức (3.3).
Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày) (Specific Growth Rate, DWG)
Tăng trưởng chiều dài (Length Gain, LG): chiều dài cá thả lúc đầu trừ cho chiều dài cá
sau khi kết thúc thí nghiệm được tính theo công thức (3.5)
LG (cm) = Lc - Lđ
Tăng trưởng chiều dài theo ngày (Daily Length Gain, DLG): chiều dài cá thả lúc đầu
trừ cho chiều dài cá sau khi kết thúc thí nghiệm, chia cho thời gian bố trí thí nghiệm,
được tính theo công thức (3.6)
Sự phân hóa tăng trưởng của cá: là sự tăng trưởng không đồng đều về khối lượng và
kích thước của cá trong cùng một khoảng thời gian và không gian sống. Được tính dựa
trên tỷ lệ phần trăm theo nhóm khối lượng và chiều dài, được tính theo công thức (3.7)
(3.1)
(3.2)
(3.4)[ln(Wc) - ln(Wđ)]
T
SGR(%/ngày) = x 100
(3.5)
Tổng số cá thể thu được
Tổng số cá thể thả
ban u
sản
Tỷ lệ sống (%)
==
x 100=
(3.3)
Wc - Wđ
T
DWG (g/ngày) =
(3.6)
Lc - Lđ
T
DLG (cm/ngày) =
∑i
∑thu
Cá thể thứ i (%) =
======= === =
x 100 (3.7)
12
Hệ số tiêu tốn thức ăn (Feed Convertion Ratio, FCR): Khối lượng thức ăn cung cấp
cho cá trong thời gian thí nghiệm chia cho tăng trọng của cá khi kết thúc thí nghiệm,
được tính theo công thức (3.8)
Trong đó: Wđ và Wc lần lượt là khối lượng của cá lúc thả và lúc thu (g)
Lđ, Lc lần lượt là chiều dài của cá trước và sau khi kết thúc thí nghiệm (cm)
T là thời gian thí nghiệm (ngày)
3.5 Phương pháp xử lý số liệu và viết bài
Các số liệu trung bình và độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu được xử lý bằng phần mềm
Microsoft Office Excel 2007.
So sánh sự khác biệt giữa các giá trị tính toán bằng phần mềm SPSS 16.0.
Bài viết được viết bằng phần mềm Microsoft Office Word 2007.
Khối lượng thức ăn
Tăng trọng của cá
sản
FCR = (3.8)
13
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 So sánh ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng
và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương
4.1.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm
Quá trình ương nuôi các loài cá nói chung và cá rô phi đỏ nói riêng phụ thuộc vào hai yếu
tố: khách quan (yếu tố môi trường) và chủ quan (tình trạng sức khỏe của cá). Các yếu tố
môi trường đóng vai trò quan trọng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH trong thí nghiệm 1
Các yếu tố môi trường Buổi NT1 NT2 NT3
Nhiệt độ (0C) Sáng 26,5 ± 0,06 26,6 ± 0,14 26,5 ± 0,11
pH
Chiều
Sáng
Chiều
28,3 ± 0,11
7,44 ± 0,03
7,48 ± 0,01
28,5 ± 0,13
7,43 ± 0,01
7,44 ± 0,00
28,4 ± 0,11
7,43 ± 0,02
7,46 ± 0,02
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Nhiệt độ:
Qua bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ trong suốt thời gian thí nghiệm giao động từ 26,5-28,5
0
C, nhiệt độ trong ngày có sự chênh lệch nhưng không đáng kể (2 0
C), cụ thể nhiệt độ
thấp nhất vào buổi sáng là 26,5 0
C (NT1 và NT3), cao nhất vào buổi chiều là 28,5±0,13
0
C (NT2). Theo Boyd et al., (2002) nhiệt độ trong ngày giao động không quá 5 0
C là giới
hạn an toàn cho cá.
Mặt khác, theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì các loài cá rô phi
phát triển tốt ở nhiệt độ 20-31 0
C, vì thế nhiệt độ trong suốt quá trình thí nghiệm nằm
trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi đỏ.
Sự biến động pH:
pH là một trong những nhân tố môi trường ảnh hưởng lớn đến đời sống thủy sinh vật, giá
trị pH thích hợp cho cá là từ 6,5 đến 9. pH quá cao hay quá thấp làm thay đổi độ thẩm
thấu của màng tế bào dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi muối-nước giữa cơ thể sinh vật
với môi trường ngoài (Trương Quốc Phú và Nguyễn Lê Hoàng Yến, 2006).
Trong thí nghiệm, pH tương đối ổn định giữa các nghiệm thức, pH thấp nhất vào buổi
sáng là 7,43 ( NT2 và NT3), cao nhất vào buổi chiều là 7,48±0,01 ở NT1 (chênh lệch
0,05 đơn vị). Chanratchakool et al., (1995) cho rằng pH là một nhân tố rất quan trong ảnh
hưởng lớn đến động vật thủy sản và không nên dao động quá 0,5 đơn vị trong ngày. pH
14
thích hợp cho cá nuôi từ 7-9, tối ưu là 7,5-8,5, như vậy giá trị pH này tương đối thuận lợi
cho sự phát triển của cá trong thí nghiệm ương.
4.1.2 Ảnh hưởng của thức ăn có độ đạm khác nhau lên tăng trưởng là tỷ lệ sống của
cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương
4.1.2.1 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ trong thí nghiệm
Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ sau 45 ngày ương với các loại thức ăn có hàm lượng đạm
khác nhau được trình bày cụ thể ở bảng 4.2.
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên giống
Nghiệm thức thức ăn Tỷ lệ sống (%)
NT1: Cho cá ăn thức ăn 25N 51,7 ± 1,65a
NT2: Cho cá ăn thức ăn 30N 61,1 ± 2,31b
NT3: Cho cá ăn thức ăn 35N 70,0 ± 1,30c
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái
giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
Sau 45 ngày thí nghiệm, tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ dao động từ 51,7-70,0%. Ở nghiệm
thức sử dụng thức ăn 35N cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 70,0%, kế đến là nghiệm thức sử
dụng thức ăn 30N với tỷ lệ sống 61,1%, thấp nhất là nghiệm thức sử dụng thức ăn 25N
chỉ đạt 51,7%. Qua phân tích thống kê về tỷ lệ sống cho thấy giữa các nghiệm thức có sự
khác biệt ở mức p < 0,05.
Thực tế thí nghiệm cho thấy, khi cho cá ăn với hàm lượng đạm cao sẽ mang lại kết quả
về tỷ lệ sống của cá tăng. Cụ thể ở NT1, tỷ lệ sống của cá chỉ đạt 51,7% khi hàm lượng
đạm 25%, nhưng khi hàm lượng đạm tăng lên 10% thì tỷ lệ sống của cá tăng lên gần
20%. Nhìn chung, trong cả 3 nghiệm thức, tỷ lệ sống của cá ương chỉ đạt mức trung bình.
Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2013) thì ở giai đoạn cá còn nhỏ (cá bột
và cá hương), cá có sức sống kém, khả năng thích ứng với điều kiện môi trường thấp nhất
so với các giai đoạn khác của chu kỳ sống.
4.1.2.2 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ
Hàm lượng đạm có trong thức ăn là một thành phần dinh dưỡng rất quan trọng ảnh hưởng
lớn đến quá trình tăng trưởng của cá. Thức ăn là cơ sở để cung cấp dinh dưỡng cho quá
trình trao đổi chất của động vật thủy sản, quyết định đến năng suất và hiệu quả của quá
trình ương nuôi. Nếu không có thức ăn thì không có trao đổi chất, động vật thủy sản sẽ
chết. Kết quả tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ ở các nghiệm thức có độ đạm khác
nhau sau 45 ngày thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.3.
15
Bảng 4.3 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ
Nghiệm
thức
Wđ
(g)
Wc
(g)
WG
(g)
DWG
(g/ngày)
SGR
(%/ngày)
1: 25N 0,02 ± 0,00 1,31 ± 0,03a
1,29 ± 0,02a
0,03 ± 0,00a
9,89 ± 0,05a
2: 30N 0,02 ± 0,00 1,43 ± 0,03b
1,42 ± 0,03b
0,03 ± 0,00b
10,1 ± 0,04b
3: 35N 0,02 ± 0,00 2,36 ± 0,05c
2,35 ± 0,04c
0,05 ± 0,00c
11,4 ± 0,04c
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có chữ
cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)
Bảng 4.3 cho thấy, tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá ở ba nghiệm thức nhưng cho
ăn với hàm lượng đạm khác nhau thì có sự chênh lệch giữa các giá trị. Cụ thể ở nghiệm
thức 1, cá có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày thấp nhất chỉ đạt 0,03 g/ngày, cao
nhất là ở nghiệm thức 3 đạt 0,05 g/ngày. Qua phân tích thống kê nhận thấy tốc độ tăng
trưởng của cá giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa p < 0,05.
Ở nghiệm thức 1, do cung cấp thức ăn chưa đáp ứng được nhu cầu protein nên cá chậm
phát triển, từ đó không đủ dưỡng chất cho cá sinh trưởng và phát triển, dẫn đến tốc độ
tăng trưởng về khối lượng chỉ đạt 0,03 g/ngày. Trong 3NT nhận thấy ở NT3 cá tăng
trưởng 2,35g là phù hợp so với nghiên cứu của Dương Nhựt Long (2003), khi ương cá rô
phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương cá có thể đạt khối lượng 2-3 g/con.
Trong khoảng nhu cầu đạm của cá rô phi (25-35N), tăng trưởng về khối lượng của cá sẽ
tăng khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng. Cụ thể ở nghiệm thức cho cá ăn với thức ăn
35N cá sẽ tăng trưởng tốt hơn nghiệm thức 30N và 25N.
4.1.2.3 Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ
Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ sau 45 ngày ương được trình bày trong bảng 4.4.
Bảng 4.4 Tăng trưởng về chiều dài của cá rô phi đỏ
NT
Lđ
(cm)
Lc
(cm)
LG
(cm)
DLG
(cm/ngày)
1 0,85 ± 0,00 4,15 ± 0,09a
3,30 ± 0,09a
0,07 ± 0,00a
2 0,85 ± 0,00 4,29 ± 0,05a
3,44 ± 0,05a
0,08 ± 0,00a
3 0,85 ± 0,00 5,01 ± 0,12b
4,16 ± 0,12b
0,09 ± 0,00b
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có chữ
cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)
Bảng 4.4 cho thấy, sự gia tăng chiều dài của cá ở nghiệm thức 3 so với chiều dài cá ở hai
nghiệm thức còn lại khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong đó, mức gia tăng
chiều dài của cá ở nghiệm thức 1 là thấp nhất chỉ đạt 3,30 cm/cá thể và cao nhất là sự gia
tăng chiều dài của cá ở nghiệm thức 3 đạt 4,16 cm/cá thể. Điều này chứng tỏ rằng, khi
ương cá với hàm lượng đạm cao cá sẽ có sự gia tăng về chiều dài nhanh hơn so với các
giá trị tương ứng của cá ương với hàm lượng đạm thấp, xét trong cùng điều kiện thí
nghiệm.
16
Lê Minh Tuấn (2010) đã thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương. Sau 1
tháng ương thì tăng trưởng về chiều dài của cá đạt tốt nhất là 4,19 ± 0,07 cm. Kết quả này
cũng tương đương với kết quả ở nghiệm thức cho cá ăn bằng thức ăn 35N với sự gia tăng
về chiều dài là 4,16 ± 0,117 cm.
Từ những kết quả trên đã khẳng định được hàm lượng đạm có trong thức ăn ảnh hưởng
rất lớn đến sự tăng trưởng cả về khối lượng lẫn chiều dài của cá. Trong khoảng độ đạm
thích hợp của loài thì khi ương với thức ăn 35N cá sẽ có sự tăng trưởng về chiều dài và
khối lượng nhanh hơn thức ăn 30N và 25N.
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), nếu thức ăn có hàm lượng đạm
không phù hợp cá sẽ không đạt được tốc độ tăng trưởng như mong muốn (nhất là giai
đoạn từ cá bột lên cá hương), hay nói cách khác là công tác sản xuất giống không đem lại
hiệu quả. Khi thức ăn cung cấp cho cá đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng thì cá sẽ tăng
nhanh về khối lượng và hiển nhiên chiều dài cũng tăng theo tương ứng.
4.1.2.4 Tỷ lệ phân hóa theo khối lượng của cá
Sinh trưởng là sự gia tăng kích thước, khối lượng cá theo thời gian, là kết quả của quá
trình trao đổi chất. Bản chất sinh trưởng của cá là không đều, quá trình sinh trưởng của cá
chịu sự chi phối rất lớn của các yếu tố sinh lý (yếu tố bên trong) và yếu tố sinh thái (các
yếu tố bên ngoài). Trong các yếu tố bên ngoài thì thức ăn là yếu tố rất quan trọng quyết
định đến sự phân hóa sinh trưởng của các loài cá.
Mức phân hóa sinh trưởng khối lượng của cá ở thí nghiệm ương cá rô phi đỏ với hàm
lượng đạm khác nhau được trình bày trong Hình 4.1.
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện sự phân hóa sinh trưởng khối lượng cá ở thí nghiệm 1
Hình 4.1 cho thấy, hàm lượng đạm có trong thức ăn có ảnh hưởng đến sự phân hóa theo
khối lượng của cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương. Kích cỡ cá trong thí nghiệm được
phân thành 3 nhóm khối lượng. Nhóm cá có khối lượng nhỏ nhất là dưới 1,40g; trung
17
bình là từ 1,40-1,60g và nhóm cá lớn hơn 1,60g. Ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2, số
cá thể có khối lượng nhỏ chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với nghiệm thức 3.
Ở nghiệm thức 3, khối lượng cá trên 1,60 g chiếm 100%, trong khi đó ở nghiệm thức 2
chỉ đạt 2,3% và ở nghiệm thức 1 chưa có sự xuất hiện cá thể nào có nhóm khối lượng
này. Ngược lại khi phân tích khối lượng cá nhỏ hơn 1,40g; ở nghiệm thức 3 không có cá
thể nào và ở nghiệm thức 2 chỉ chiếm khoảng 33,3% đa phần rơi vào nghiệm thức 1là
82,2%. Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009) thì nhu cầu protein của
cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương từ 30-35N, như vậy với nghiệm thức 1 cho cá ăn
25N chưa thích hợp.
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), nhu cầu đạm trong thức ăn của cá
thay đổi theo đặc điểm dinh dưỡng của cá. Trong cùng giai đoạn phát triển, nếu thức ăn
không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cá thì cá sẽ chậm lớn diễn ra sự phân hóa
sinh trưởng. So sánh 3 nghiệm thức cho thấy, thức ăn thích hợp cho sinh trưởng tối ưu
của cá là 35N.
4.1.2.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá rô phi đỏ
Hệ số thức ăn (FCR) là một chỉ số rất quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế của việc
ương nuôi cá. Hệ số FCR thấp thì người nuôi giảm được chi phí thức ăn nhưng cá vẫn đạt
được tốc độ tăng trưởng nhanh. Ngược lại hệ số FCR cao thì chi phí cho thức ăn cao từ
đó kéo theo lợi nhuận thấp (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).
Bảng 4.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô phi đỏ
Nghiệm thức (NT) FCR
NT 1: Cho cá ăn thức ăn chứa 25N 1,56 ± 0,05b
NT 2: Cho cá ăn thức ăn chứa 30N 1,50 ± 0,02b
NT 3: Cho cá ăn thức ăn chứa 35N 1,32 ± 0,04a
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05)
Bảng 4.5 cho thấy, hệ số FCR cao nhất ở nghiệm thức cá sử dụng thức ăn có hàm lượng
đạm thấp nhất 25% là 1,56. Nhưng khi cho cá ăn với thức ăn 35N thì hệ số FCR đạt thấp
nhất là 1,32. Theo Võ Thị Tố Như (2011), khi cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm 42%
thì hệ số FCR là 1,2. Điều này cho thấy ở hàm lượng đạm 35% với hệ số FCR 1,32 là phù
hợp trong thí nghiệm, nhưng có thể với hàm lượng đạm cao hơn nữa thì hệ số FCR sẽ
thấp hơn. Qua phân tích thống kê về hệ số FCR, nhận thấy giữa nghiệm thức 3 và hai
nghiệm thức còn lại khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05).
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), nguyên lý then chốt và quan trọng
nhất trong ương cá là thức ăn phải phù hợp đặc tính dinh dưỡng của cá, điều này cũng nói
lên được hiệu quả của thức ăn đã được sử dụng. Như vậy, với thức ăn chứa 35N sẽ thích
hợp để ương cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương.
18
4.2 Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ
giai đoạn từ hương lên giống
4.2.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm
Đối với thủy sinh vật thì môi trường nước là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động sống của chúng, các yếu tố môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến
cơ thể thủy sinh vật làm thay đổi hoạt động sinh lý sinh hóa của chúng. Vì vậy các chỉ
tiêu môi trường được theo dõi suốt quá trình thí nghiệm, kết quả một số chỉ tiêu thủy lý
hóa được ghi nhận trong bảng 4.6
Bảng 4.6 các yếu tố môi trường trong thí nghiệm
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Nhiệt độ:
Bảng 4.6 cho thấy, nhiệt độ nước giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch nhưng không
đáng kể, nguyên nhân là do các bể ương có cùng chất liệu là thùng xốp nên ít bị biến đổi
nhiệt độ. Mặt khác, thí nghiệm thực hiện trên cùng thể tích nước, và được sục khí liên
tục. Nhiệt độ trung bình ở các nghiệm thức dao động trong khoảng từ 24,7 0
C vào buổi
sáng đến 27,8 0
C vào buổi chiều. Kết quả này phù hợp với nhận định của Phạm Minh
Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), nhiệt độ thích hợp cho cá rô phi đỏ là từ 20-31 0
C.
Sự biến động pH:
Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2013), khả năng thích ứng của cá con với
pH rất hạn chế, cá sẽ chết khi môi trường có pH thấp (pH < 5) và pH cao (pH > 9). Mặt
khác theo Lê Văn Cát và ctv., (2006), pH thuận lợi cho sự phát triển của cá là từ 6,5-9. Ở
thí nghiệm này, pH có sự biến động giữa các nghiệm thức nhưng rất thấp, pH đo được
dao động trong khoảng từ 7,46 đến 7,84. Do đó giá trị pH này nằm trong khoảng thích
hợp cho cá rô phi đỏ.
4.2.2 Ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ
4.2.2.1 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ
Tỷ lệ sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của quá trình
ương nuôi, sự thành bại của một quy trình sản xuất. Sự biến động về tỷ lệ sống của cá rô
phi đỏ sau 45 ngày ương được thể hiện trong bảng 4.7.
Yếu tố Buổi NT 1 NT 2 NT 3
Nhiệt độ Sáng 24,7 ± 0,05 24,7 ± 0,03 24,7 ± 0,03
Chiều 27,8 ± 0,11 27,8 ± 0,03 27,8 ± 0,04
pH Sáng 7,46 ± 0,22 7,73 ± 0,02 7,75 ± 0,04
Chiều 7,73 ± 0,04 7,83 ± 0,08 7,84 ± 0,08
19
Bảng 4.7 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ
Nghiệm thức (NT) Tỷ lệ sống (%)
NT 1: khẩu phần ăn 10% khối lượng thân 92,2 ± 1,91a
NT 2: Khẩu phần ăn 15% khối lượng thân 93,3 ± 0,00a
NT 3: Khẩu phần ăn 20% khối lượng thân 90,0 ± 3,30a
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (P > 0,05)
Sau 45 ngày thí nghiệm, cá được cho ăn với khẩu phần 15% so với khối lượng thân đạt tỷ
lệ sống cao nhất 93,3% kế đến là nghiệm thức cho cá ăn với khẩu phần 10% khối lượng
thân 92,2%, cuối cùng là nghiệm thức cho cá ăn với khẩu phần 20% khối lượng thân chỉ
đạt 90,0%.
Qua phân tích thống kê về tỷ lệ sống của cá, nhận thấy giữa ba nghiệm thức có sự chênh
lệch nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05). Điều này được lý giải ở giai đoạn từ
hương lên giống cá đã khỏe mạnh và bắt mồi chủ động nên hầu như thức ăn với khẩu
phần này chưa ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ sống trong điều kiện chăm sóc quản lý tốt như
nhau, chất lượng thức ăn như nhau.
4.2.2.2 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ
Sự tăng trưởng về khối lượng của cá là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá chất
lượng cá giống và nó cũng quyết định đến hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Trong
ương nuôi cá, lượng thức ăn cung cấp cho cá đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng
trưởng của cá.
Bảng 4.8 Tăng trưởng về khối lượng của cá rô phi đỏ ở TN2
NT
Wđ Wc
(g) (g)
WG
(g)
DWG
(g/ngày)
SGR
(%/ngày)
NT1 2,33 ± 0,07 12,4 ± 0,06b 10,1 ± 0,10b
0,23 ± 0,00b
3,72 ± 0,02b
NT2 2,33 ± 0,07 15,9 ± 0,06c 13,5 ± 0,09c
0,30 ± 0,00c
4,26 ± 0,01c
NT3 2,33 ± 0,07 12,1 ± 0,21a 9,70 ± 0,19a
0,22 ± 0,00a
3,65 ± 0,04a
Giá trị được thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (P > 0,05)
Từ bảng 4.8 cho thấy, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá có sự chênh lệch giữa các
nghiệm thức. Cụ thể là sự tăng trưởng của cá đạt cao nhất ở NT2 với giá trị là 13,5g; kế
tiếp là nghiệm thức 1 đạt 10,1g; thấp nhất là nghiệm thức 3 chỉ đạt 9,70g. Qua phân tích
thống kê thì các giá trị này khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05).
Ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 cá có giá trị tăng trưởng về khối lượng tương ứng là
10,1g và 13,5g. Theo Dương Nhựt Long (2003) thì trong giai đoạn cá ương từ hương lên
giống cá có thể đạt 10-12 g/con sau khoảng 2 tháng tuổi. Như vậy với kết quả ghi nhận
được của thí nghiệm hoàn toàn phù hợp.
20
Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), cá sẽ tăng trưởng chậm hoặc
ngừng lại khi lượng thức ăn cung cấp thiếu trong 1 thời gian dài. Ngược lại, nếu dư lượng
thức ăn cũng cho hiệu quả chuyển hóa thức ăn kém. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi
ương cá với khẩu phần 10% khối lượng thân, thì thức ăn chưa đáp ứng được nhu cầu dinh
dưỡng của cá. Tuy nhiên, khi hàm lượng đạm tăng vượt quá nhu cầu là đến 20% so với
khối lượng thân, khi đó cá sẽ thụ động trong việc bắt mồi điều này làm cho độ tiêu hóa
thấp, dẫn đến tốc độ tăng trưởng của cá bị chậm lại.
4.2.2.3 Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ
Sự tăng trưởng về chiều dài là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá sự
phát triển của cá và nó cũng góp phần quyết định đến hiệu quả kinh tế của người sản xuất
trong khâu ương cá từ hương lên giống.
Bảng 4.9 Tăng trưởng về chiều dài của cá rô phi đỏ
NT
Ld
(cm)
Lc
(cm)
LG
(cm)
DLG
(cm/ngày)
NT1 5,08 ± 0,210 9,04 ± 0,13b
3,96 ± 0,13b
0,09 ± 0,00b
NT2 5,08 ± 0,210 9,62 ± 0,10c
4,54 ± 0,10c
0,10 ± 0,00c
NT3 5,08 ± 0,210 8,55 ± 0,17a
3,47 ± 0,17a
0,08 ± 0,00a
Giá trị được thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05)
Bảng 4.9 cho thấy, cá ương ở nghiệm thức 2 có chiều dài trung bình cao nhất 9,62 cm; kế
đến là nghiệm thức 1 đạt 9,04 cm và thấp nhất rơi vào nghiệm thức 3, chỉ đạt 8,55 cm.
Từ kết quả ghi nhận được cho thấy khẩu phần thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng
của cá cả về khối lượng lẫn về chiều dài. Khi ương cá rô phi đỏ với thức ăn 35N thì khẩu
phần thức ăn cung cấp là 15% cá sẽ phát triển tốt hơn so với khẩu phần 10% và 20% so
với khối lượng thân.
Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), mức độ cho ăn có ảnh hưởng
đến tiêu tốn năng lượng của động vật thủy sản. Mức độ cho ăn quá thấp hoặc quá cao đều
ảnh hưởng không tốt đến sự tăng trưởng của cá. Ở nghiệm thức 1, cho cá ăn với khẩu
phần 10% khối lượng thân, chính vì thức ăn cung cấp thiếu nên chưa đáp ứng được nhu
cầu năng lượng cho sinh trưởng của cá, dẫn đến những cá thể không bắt được thức ăn
trong thời gian dài sẽ tăng trưởng chậm lại.
Khi tăng khẩu phần ăn cho cá trong giới hạn cho phép, cá sẽ dự trữ được năng lượng
nhiều hơn (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009), Ở nghiệm thức 2, cho cá
ăn với khẩu phần bằng 15% so với khối lượng thân, thức ăn đã đáp ứng đủ nhu cầu năng
lượng của cá, nghĩa là sinh trưởng của cá sẽ tăng. Tuy nhiên khi lượng thức ăn cung cấp
20% so với khối lượng thân thì cá sẽ thụ động trong việc bắt mồi, điều này cũng gây ảnh
hưởng không tốt đến sự phát triển của cá.
21
4.2.2.4 Tỷ lệ phân hóa tăng trưởng theo khối lượng của cá rô phi đỏ
Mức độ phân hóa sinh trưởng khối lượng của cá ở thí nghiệm ương cá rô phi đỏ với khẩu
phần ăn khác nhau giai đoạn từ hương lên giống được trình bày trong hình 4.3.
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện mức độ phân hóa theo khối lượng của cá ở TN2
Sau khi kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ phân hóa của cá được chia thành 3 nhóm khối lượng
như sau: nhóm cá bé có khối lượng nhỏ hơn 12,0g; nhóm cá trung bình từ 12,0-12,4g và
nhóm cá lớn trên 12,4g.
Khi phân tích nhóm cá lớn trên 12,4g, ở nghiệm thức 2 chiếm 100%; nghiệm thức 1
chiếm 46,7%, trong khi đó nghiệm thức 3 chỉ đạt 17,8%. Ngược lại, khi phân tích nhóm
cá bé thì nhận thấy ở nghiệm thức 2 không có cá thể nào dưới 12,0g mà đa số rơi vào
nghiệm thức 3 chiếm 40,0% và nghiệm thức 1 chỉ chiếm 20%. Điều này được lý giải là
với nghiệm thức 1 và 3 thì khẩu phần thức ăn cung cấp cho cá chưa được phù hợp so với
nhận định của Melard and Philipart (1981), khẩu phần thức ăn thích hợp cho cá rô phi đỏ
giai đoạn từ hương lên giống (5-20g) là khoảng 15% so với khối lượng thân.
4.2.2.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)
Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô phi đỏ giai đoạn từ hương lên giống được trình bày trong
bảng 4.10.
Bảng 4.10 Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô phi đỏ
Nghiệm thức (NT) FCR
NT1: Khẩu phần 10% khối lượng thân/ngày 1,48 ± 0,010b
NT2: Khẩu phần 15% khối lượng thân/ngày 1,33 ± 0,010a
NT3: Khẩu phần 20% khối lượng thân/ngày 1,61 ± 0,010c
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)
22
Bảng 4.10 cho thấy, hệ số FCR của cá ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
mức p < 0,05. Nghiệm thức sử dụng thức ăn với khẩu phần 20% khối lượng thân cho kết
quả hệ số FCR cao nhất là 1,61 vì thức ăn cung cấp vào quá nhiều so với nhu cầu của cá.
Tuy nhiên ở nghiệm thức 1 đã cung cấp lượng thức ăn bằng 10% khối lượng thân chưa
đáp ứng được nhu cầu của cá dẫn đến hệ số FCR là 1,48, Theo Trần Thị Thanh Hiền và
Nguyễn Anh Tuấn (2009), khi cho cá ăn với khẩu phần giới hạn (tính theo khối lượng
thân) sẽ dẫn đến hệ số chuyển hóa thức ăn cao và ngược lại.
Như vậy ở nghiệm thức cho cá ăn khẩu phần 15% khối lượng thân với thức ăn 35N cho
hệ số FCR thấp nhất là 1,33.
23
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm:
Kết thúc thí nghiệm chỉ tiêu nhiệt độ, pH tương ứng là 26-29 0
C; 7-7,6 (TN1) và 24-30
0
C, 7-7,5 (TN2).
Các yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm đều thích hợp cho sự sinh trưởng và
phát triển của cá rô phi đỏ, giai đoạn từ bột lên giống.
Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống:
Thí nghiệm 1:
Ở NT cho cá ăn thức ăn 35N cho các giá trị về tỷ lệ sống, tăng trưởng khối lượng, tăng
trưởng chiều dài cao nhất đạt lần lượt là: 70%; 2,35g; 4,16 cm, ít xảy ra sự phân hóa sinh
trưởng. Các chỉ tiêu này ở NT cho cá ăn thức ăn 25N với các giá trị tương ứng lần lượt là
51,7%; 1,29g; 3,30 cm.
Thí nghiệm 2: Ở NT cho cá ăn với khẩu phần 15% so với khối lượng thân cá ít bị phân
hóa sinh trưởng, đồng thời cho các giá trị về tỷ lệ sống, tăng trưởng khối lượng, tăng
trưởng chiều dài nhanh nhất lần lượt là: 93%; 13,5g; 4,54 cm, ở nghiệm thức cho cá ăn
với khẩu phần 20% so với khối lượng thân, các giá trị tương ứng chỉ đạt 90%; 9,70g;
3,47 cm.
5.2 Đề xuất
So sánh ảnh hưởng của độ đạm và khẩu phần khác nhau khi ương cá rô phi đỏ trong giai.
Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần thức ăn khi nuôi thương phẩm cá rô phi
đỏ.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Boyd et al., 2002. Water quality in ponds for aquaculture. Aubrn University.
Chanratchakool, P., J. F. Tumbull, S. Funge and C. Limsunan, 1995. Health managemant
in aquatic Animal Healthy Rescarch insticuts, bangkok.
Đoàn Khắc Độ, 2008. Nuôi cá rô phi đạt chất lượng cao. Nhà xuất bản Đà Nẵng.
Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy sản-
Trường Đại học Cần Thơ.
FAO, 2001. Inlannd Water Resources and Aquaculture service, Fishery Resouces
Division. Review of the state of world aquaculture. FAO Fisheries Circular. No. 886,
Rev. l. Rome, Italy.
Alberto J. P. Nunes, Ph. D.,(2010). Glolal Aquaculture Alliance.
FAO, 2004. State of world Fisheries and Aquaculture 2004, FAO, Rome, Italy.
FishStat., 2008. Effects of stocking density and feeding levels on growth and fees
efficiency of Nile Tilapia fry. Aquaculture Research, Volum 33, Issue 8: page 621-626.
Guerrero R. D. III., 2002. Tilapia cultrure in Southeast Asia. Pages 97-103. In
Subasinghe, S. and S. Tarlochan (eds). Tilapia: production, marketing and technological
developments. Procedings of the Tilapia 2001 International Technical and Trade
conference on Tilapia, 28-30 May 2001, Kuala Lumpur, Malaysia.
Hồ Thị Thanh Trúc, 2011. Thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương với các
mật độ và độ mặn khác nhau. Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.
Khoa Sinh học ứng dụng-Trường Đại học Tây Đô.
Kinh tế nông thôn Việt Nam, 2014. Đẩy mạnh sản xuất cá rô phi xuất khẩu.
Lê Thanh Hùng, 2008. Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản. Khoa thủy sản-Trường Đại học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, 2006. Nước nuôi thủy sản chất lượng
và giải pháp cải thiện chất lượng. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
Lê Văn Thắng, 1999. Nghiên cứu chuyển giới tính cá rô phi O.niloticus bằng phương
pháp ngâm hoocmon 17 alpha methyltestosterone. Luận văn cao học. Trường Đại học
Thủy sản Nha Trang.
Mai Chi, 2002. Tìm hiểu nguồn gốc rô phi đỏ. Báo Khoa học phổ thông số 638: 43-46.
Nguyễn Như Trí và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2009. Xác định tần số và tỷ lệ cho ăn thích
hợp trên cá rô phi vằn. Khoa Thủy sản-Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh.
25
Nguyễn Thị Diệu Phương và Phạm Anh Tuấn ,2001. Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử
trong chọn giống cá rô phi. Tạp chí công nghệ sinh học viện nuôi trồng thủy sản I.
Nguyễn Thị Ngọc Bích, 2005. Khảo sát một số đặc điểm gây bệnh của các vi khuẩn phân
lập từ cá rô phi nuôi bè. Khóa luận tốt nghiệp kỹ sư Thủy sản-Trường Đại học Nông lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Hữu và Ngô Quang Luận, 2005. Điều chế kháng huyết thanh thỏ và khảo sát
đáp ứng miễn dịch của cá rô phi đỏ đối với vi khuẩn Streptococcus sp. Khóa luận tốt
nghiệp ngành Công Nghệ Sinh Học. Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh.
Phạm Anh Tuấn, 2007. Nuôi cá rô phi xuất khẩu. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản.
Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá
giống. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2013. Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt.
Khoa Sinh học ứng dụng-Trường Đại học Tây Đô.
Phạm Văn Trang và Nguyễn Trung Thành, 2005. Kỹ thuật nuôi cá rô phi vằn. Nhà xuất
bản Nông nghiệp.
Phan Thanh Liêm, Hiện trạng và biện pháp cải thiện chất lượng đàn cá rô phi. Tạp chí
Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Ngày đăng 26/11/2014.
Philippart, I. C, J. C. Melard, (1981). Ecology and Distribution Tilapia. The biology and
culture of Tilapia, ICLARM Conferen Proceedings, 7 (eds. R. V. Pullin, R. H. Lwe-
McConnell), Internation Centre for Living aquatic Resources management, Manila,
Philippines, pp 15-60.
Quyết định 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011. Phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản
đến năm 2020. Thủ tướng chính phủ ban hành.
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, 2014. Hội nghị đánh giá
mô hình nuôi thâm canh cá điêu hồng bằng lồng.
Tổng cục thủy sản Việt Nam, 2014. Sản xuất và tiêu thụ cá rô phi.
Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Nhà
xuất bản Nông nghiệp.
Trương Quốc Phú và Nguyễn Lê Hoàng Yến, 2006. Quản lý chất lượng nước trong nuôi
trồng thủy sản. Khoa thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ.
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ.
26
Võ Thị Tố Như, 2011. Thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương với mật độ
và thức ăn khác nhau. Khóa luận tốt nghiệp đại học nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh học
ứng dụng-Trường Đại học Tây Đô.
Võ Văn Tuấn, 2005. Hiện trạng và tình hình bệnh vi khuẩn trên cá rô phi đỏ nuôi lồng bè
tại tỉnh Đồng Nai. Khóa luận tốt nghiệp kỹ sư Thủy sản-Trường Đại học Nông lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Vụ nuôi trồng thủy sản, 2014. Phát triển nuôi cá rô phi theo hướng xuất khẩu.
Yang Y. and Fitzsimmons K., 2005. Tilapia-Shrimp polycuture in ThaiLan. Proccedings
of International symposium on Tilapia in aquaculture, Vlo 2: Pages: 777-790.
A
PHỤ LỤC A
THÍ NGHIỆM 1
Phụ lục A.1 Nhiệt độ nước (0C) trong thí nghiệm 1
STT
1A 1B 1C 2A 2B 2C 3A 3B 3C
S C S C S C S C S C S C S C S C S C
1 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,5 28,5 27,0 29,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0
2 27,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 27,0 29,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0
3 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 27,5 29,5 26,5 29,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0
4 26,5 28,0 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 27,0 28,5 26,5 28,5 26,5 28,0
5 27,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 27,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,0
6 26,5 28,0 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 29,0 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,0 28,0
7 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0
8 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 27,0 29,0 26,5 28,5 26,5 29,0 26,5 28,5 26,5 28,5
9 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0
10 27,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5
11 27,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0
12 27,0 28,5 26,5 28,5 26,0 28,0 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5
13 27,0 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 29,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,0 28,0
14 26,6 28,5 26,6 28,5 26,6 28,5 26,6 28,5 26,6 28,5 26,6 28,5 26,6 28,5 26,6 28,5 26,6 28,0
15 28,0 28,5 28,0 28,5 28,0 28,5 28,0 28,5 28,0 29,0 28,0 28,5 28,0 28,5 28,0 28,5 26,0 28,5
16 27,0 28,0 27,0 28,0 27,0 28,0 27,0 28,0 27,0 29,0 27,0 28,0 27,0 28,0 27,0 28,0 27,0 28,0
17 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,5 29,5 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0
18 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 26,0 28,0
19 27,5 29,0 27,5 29,0 27,5 29,0 27,5 29,0 27,5 29,0 27,5 29,0 27,5 29,0 27,5 29,0 27,5 29,0
20 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 27,0 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,0 28,5
B
21 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,0 28,0
22 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5
23 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0
24 27,0 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,0
25 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5
26 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0
27 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 27,0 29,0 26,5 28,5 26,0 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5
28 27,0 28,5 27,0 29,0 26,0 28,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0
29 27,0 28,5 27,0 29,0 26,0 28,0 27,0 29,0 28,0 29,0 27,0 29,0 28,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0
30 27,0 28,5 27,0 29,0 26,0 28,0 27,5 29,5 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0
31 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,0
32 26,5 27,0 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 27,0 29,0 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5
33 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,0 28,0
34 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 27,0 29,0 26,0 28,0 27,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0
35 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 29,0 26,0 28,0 26,0 28,0
36 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 29,0 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,0 28,0
37 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 27,0 29,0 26,5 28,5 26,5 28,5
38 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,5 28,5 26,0 28,0 26,0 28,0 27,0 29,0 26,0 28,0 26,0 28,0
39 26,0 27,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0
40 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 27,0 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,0
41 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,5 28,5 27,0 29,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0
42 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,0 28,0
43 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 27,0 29,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0
44 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 29,0 26,0 28,0 27,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0
45 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 29,0 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,0 28,0
TB 26,6 28,3 26,5 28,4 26,4 28,3 26,5 28,5 26,7 28,7 26,5 28,4 26,6 28,5 26,5 28,4 26,3 28,2
ĐLC 0,50 0,31 0,52 0,30 0,53 0,31 0,60 0,46 0,52 0,39 0,52 0,30 0,54 0,35 0,52 0,30 0,36 0,30
C
Phụ lục A.2 pH nước trong thí nghiệm 1
NGÀY
1A 1B 1C 2A 2B 2C 3A 3B 3C
S C S C S C S C S C S C S C S C S C
1 7,60 7,60 7,30 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,00 7,30 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60
2 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60
3 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,60 7,60 7,30
4 7,30 7,60 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30
5 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60
6 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60
7 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30
8 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,60 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,00 7,30 7,60 7,60 7,60 7,30
9 7,60 7,60 7,30 7,30 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30
10 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60
11 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60
12 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60
13 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60
14 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60
15 7,30 7,60 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30
16 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30
17 7,60 7,60 6,70 7,30 7,60 7,60 7,60 6,70 7,60 7,60 7,60 6,70 6,70 6,70 7,00 7,30 7,60 6,70
18 7,00 7,30 7,00 7,00 7,00 7,00 6,70 7,00 7,00 7,00 7,00 7,00 7,00 7,00 7,00 7,00 7,00 7,00
19 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,30 7,30 7,00 7,30 7,60 7,30
20 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30
21 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30
22 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60
23 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60
24 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60
25 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60
D
26 7,00 7,30 7,00 7,30 7,00 7,30 7,00 7,30 7,00 7,30 7,00 7,30 7,00 7,30 7,00 7,30 7,00 7,30
27 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30
28 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30
29 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60
30 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60
31 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30
32 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60
33 7,60 7,60 7,30 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,60 7,60 7,30
34 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30
35 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60
36 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60
37 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,30
38 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30
39 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60
40 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,60 7,60 7,30
41 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60
42 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60
43 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60
44 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60
45 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60
TB 7,45 7,48 7,41 7,49 7,45 7,48 7,43 7,45 7,42 7,45 7,44 7,44 7,41 7,45 7,42 7,49 7,45 7,44
ĐLC 0,17 0,11 0,24 0,15 0,13 0,14 0,15 0,24 0,19 0,16 0,13 0,24 0,26 0,24 0,19 0,15 0,13 0,24
E
Phụ lục A.2 Khối lượng và chiều dài ban đầu của cá rô phi đỏ
STT
TN1
Wđ (g) Lđ (cm)
1 0,02 0,85
2 0,02 0,85
3 0,01 0,84
4 0,02 0,84
5 0,02 0,85
6 0,02 0,85
7 0,02 0,85
8 0,02 0,85
9 0,02 0,85
10 0,02 0,85
Trung bình 0,02 0,85
Độ lệch chuẩn 0,00 0,00
Phụ lục A.3 Khối lượng cá rô phi đỏ (g/con) khi kết thúc thí nghiệm 1
SL
Nghiệm thức 1 (25N) Nghiệm thức 1 (30N) Nghiệm thức 1 (35N)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3
1 1,37 1,14 1,40 1,30 1,48 1,38 2,39 2,22 2,30
2 1,39 1,28 1,20 1,32 1,46 1,36 2,37 2,31 2,35
3 1,38 1,15 1,43 1,47 1,58 1,46 2,35 2,32 2,45
4 1,35 1,26 1,34 1,73 1,48 1,50 2,37 2,20 2,32
5 1,34 1,38 1,36 1,49 1,50 1,46 2,30 2,31 2,32
6 1,24 1,13 1,45 1,48 1,48 1,45 2,34 2,29 2,32
7 1,25 1,24 1,40 1,46 1,43 1,38 2,22 2,20 2,38
8 1,32 1,22 1,40 1,47 1,43 1,30 2,41 2,33 2,35
9 1,24 1,16 1,35 1,43 1,34 1,46 2,36 2,31 2,42
10 1,20 1,21 1,30 1,48 1,43 1,32 2,20 2,20 2,42
11 1,35 1,26 1,20 1,34 1,43 1,30 2,24 2,34 2,50
12 1,49 1,17 1,44 1,49 1,30 1,56 2,37 2,31 2,35
13 1,22 1,37 1,43 1,30 1,43 1,42 2,36 2,32 2,44
14 1,39 1,37 1,36 1,44 1,35 1,54 2,54 2,31 2,47
15 1,43 1,11 1,35 1,44 1,43 1,37 2,52 2,41 2,35
16 1,30 1,28 1,46 1,48 1,43 1,38 2,36 2,33 2,43
17 1,27 1,43 1,20 1,46 1,53 1,37 2,24 2,30 2,47
18 1,32 1,14 1,20 1,48 1,43 1,40 2,40 2,31 2,33
19 1,10 1,16 1,46 1,49 1,45 1,45 2,32 2,56 2,31
20 1,32 1,34 1,35 1,44 1,47 1,38 2,30 2,31 2,43
21 1,30 1,36 1,36 1,45 1,45 1,43 2,22 2,32 2,48
22 1,34 1,30 1,24 1,47 1,52 1,34 2,32 2,40 2,46
23 1,32 1,34 1,35 1,49 1,47 1,38 2,20 2,33 2,56
F
24 1,34 1,40 1,28 1,34 1,49 1,43 2,35 2,54 2,47
25 1,43 1,37 1,24 1,30 1,34 1,36 2,49 2,34 2,43
26 1,23 1,43 1,26 1,32 1,40 1,30 2,40 2,20 2,45
27 1,24 1,44 1,38 1,38 1,46 1,43 2,30 2,26 2,35
28 1,32 1,26 1,35 1,44 1,73 1,38 2,50 2,31 2,54
29 1,28 1,28 1,36 1,47 1,44 1,43 2,48 2,31 2,43
30 1,38 1,37 1,20 1,34 1,38 1,30 2,40 2,54 2,32
Phụ lục A.4 Chiều dài cá rô phi đỏ (cm) sau khi kết thúc thí nghiệm 1
Số
lượng
Nghiệm thức 1 (25N) Nghiệm thức 2 (30N) Nghiệm thức 1 (35N)
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3
1 4,30 4,00 4,80 4,20 4,30 4,80 5,10 4,80 4,60
2 4,30 3,70 4,40 4,20 4,00 4,40 5,30 4,90 4,80
3 4,00 4,10 4,00 4,60 4,60 4,00 5,40 5,00 5,20
4 3,90 3,80 3,80 4,90 4,00 3,80 5,10 4,60 4,60
5 4,00 4,60 4,00 4,20 4,00 4,00 4,80 4,80 4,40
6 3,80 4,00 4,20 4,00 4,20 4,20 4,90 4,80 4,80
7 3,80 3,80 4,50 4,00 4,20 4,50 4,80 4,60 5,00
8 4,00 3,60 4,20 4,20 4,30 4,20 5,30 5,00 4,80
9 3,90 4,20 4,00 4,20 4,00 4,00 5,00 5,00 5,20
10 3,90 3,70 4,00 4,00 4,20 4,00 5,10 4,80 5,70
11 4,20 4,20 4,40 4,00 4,20 4,40 4,80 5,20 5,80
12 4,50 4,20 4,40 4,20 4,20 4,40 5,10 5,00 4,80
13 3,80 4,50 4,10 4,20 4,20 4,10 5,00 5,20 5,20
14 4,30 4,20 4,00 4,50 4,00 4,00 5,50 4,80 5,00
15 4,80 4,00 4,10 4,60 4,20 4,10 5,80 5,20 4,80
16 4,10 3,90 4,70 4,00 4,30 4,70 5,10 4,80 5,10
17 4,00 4,60 4,50 4,40 5,20 4,50 4,80 4,80 5,60
18 4,20 4,20 3,90 4,00 4,10 3,90 5,20 5,00 4,70
19 4,40 4,00 5,10 4,30 4,20 5,10 5,10 5,60 4,70
20 4,00 3,90 4,00 4,60 4,80 4,00 4,80 4,20 5,40
21 3,80 4,30 4,10 4,20 4,40 4,10 4,80 4,60 5,00
22 4,10 3,80 4,10 4,80 5,30 4,10 4,30 4,30 5,20
23 4,50 4,00 4,10 4,50 4,80 4,10 5,10 4,80 5,80
24 4,00 4,20 4,10 4,00 4,20 4,10 4,80 5,50 5,50
25 4,90 4,10 3,90 4,20 4,00 3,90 5,20 4,50 5,20
26 4,00 4,40 3,90 4,20 4,20 3,90 5,20 4,50 5,20
27 3,90 4,30 4,30 4,20 4,80 4,30 4,40 4,80 4,80
28 4,10 3,80 4,30 4,30 4,90 4,30 5,40 5,20 5,90
29 4,30 3,80 4,70 4,40 4,40 4,70 5,20 5,00 5,20
30 4,30 4,10 4,50 4,20 4,00 4,50 5,20 4,90 5,00
G
Phụ lục A.5 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm 1
NT
Số lần lặp lại Số lượng cá thả
ương (con)
Thu hoạch (con) Tỷ lệ sống (%)
1 150 75 50
2 150 80 53
3 150 78 51
Trung bình 150 77 51
1 150 95 63
2 150 88 58
3 150 92 61
Trung bình 150 91 61
1 150 103 68
2 150 107 71
3 150 105 70
Trung bình 150 105 70
H
Phụ lục A.6 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm 1
Nghiệm
thức
Lặp lại Khối lượng
cuối
Wc
Tăng trọng
WG
(g)
Tăng trưởng
ngày
DWG (g/ngày)
Tăng trưởng
đặc biệt
SGR
(g) (%/ngày)
1 1,32 1,30 0,03 9,90
1 2 1,28 1,26 0,03 9,83
3 1,34 1,32 0,03 9,93
Trung bình 1,31 1,29 0,03 9,89
1 1,43 1,42 0,03 10,1
2 2 1,45 1,44 0,03 10,1
3 1,40 1,39 0,03 10,0
Trung bình 1,43 1,41 0,03 10,1
1 2,35 2,34 0,05 11,2
3 2 2,32 2,31 0,05 11,2
3 2,41 2,39 0,05 11,2
Trung bình 2,36 2,35 0,05 11,2
Phụ lục A.7 Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm 1
Nghiệm
thức
Lặp lại
Chiều dài cuối Lc
(cm)
Tăng trưởng
chiều dài LG
(cm)
Tăng trưởng
ngày DLG
(cm/ngày)
1 4,14 3,29 0,07
1 2 4,07 3,22 0,07
3 4,24 3,39 0,07
Trung bình 4,15 3,30 0,07
1 4,28 3,43 0,08
2 2 4,34 3,49 0,08
3 4,24 3,39 0,08
Trung bình 4,28 3,44 0,08
1 5,05 4,21 0,09
3 2 4,87 4,03 0,09
3 5,10 4,25 0,09
Trung bình 5,01 4,16 0,09
I
Phụ lục A.8 Sự phân hóa sinh trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm 1
Nghiệm thức
Tỷ lệ (%) theo phân hóa khối lượng
< 1,40 g 1,40 – 1,60 g >1,60 g
1 82,2 17,8 0,00
2 33,3 64,4 2,30
3 0,000 0,000 100
Phụ lục A.9 Sự phân hóa sinh trưởng theo chiều dài của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm 1
Nghiệm thức
Tỷ lệ (%) theo phân hóa chiều dài
< 4,50 cm 4,50 – 4,80 cm >4,80 cm
1 84,4 13,3 2,30
2 76,6 17,8 5,60
3 5,60 34,4 60,0
Phụ lục A.10 Khối lượng thức ăn công nghiệp sử dụng cho từng nghiệm thức
Sô lần lặp lại
Khối lượng thức ăn sử dụng (g/con)
Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3
1 2,08 2,16 3,04
2 1,97 2,16 3,14
3 1,99 2,06 3,08
Phụ lục A.11 Kết quả tính toán hệ số tiêu tốn thức ăn ở thí nghiệm 1
Nghiệm thức Số lần lặp lại Hệ số FCR
1 1,60
2 1,56
3 1,51
Trung bình 1,56
1 1,52
2 1,50
3 1,48
Trung bình 1,50
1 1,30
2 1,36
3 1,29
Trung bình 1,32
J
PHỤ LỤC B
THÍ NGHIỆM 2
Phụ lục B.2 pH của nước trong thí nghiệm 2
STT
1A 1B 1C 2A 2B 2C 3A 3B 3C
S C S C S C S C S C S C S C S C S C
1 7,50 8,00 7,30 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00
2 7,00 7,50 7,00 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00
3 7,30 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00
4 7,60 8,00 7,50 7,80 8,00 7,00 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 7,5 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00
5 7,50 7,50 7,00 7,30 7,50 7,50 8,00 8,50 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 7,50 7,50
6 7,60 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00
7 7,50 8,00 7,60 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00
8 7,00 7,50 7,00 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00
9 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00
10 7,00 7,50 7,60 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 7,50
11 7,60 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00
12 7,00 7,50 7,30 7,50 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00
13 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00
14 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50
15 7,00 8,00 7,30 7,60 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00
16 7,00 7,50 7,60 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00
17 7,00 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00
18 7,50 8,00 7,00 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00
19 7,00 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00
20 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 7,00 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00
21 7,50 7,50 7,30 7,60 7,50 7,50 8,00 8,50 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 7,50 7,50
K
22 7,00 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00
23 7,50 8,00 7,60 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00
24 7,00 7,50 7,00 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00
25 7,00 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00
26 7,00 7,50 7,00 7,30 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 7,50
27 7,60 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00
28 7,50 8,00 7,30 7,60 7,50 7,50 8,00 8,50 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00
29 7,00 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00
30 7,50 7,00 7,30 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50
31 7,00 7,60 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00
32 7,50 8,00 7,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00
33 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00
34 7,00 7,50 7,30 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00
35 7,60 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00
36 7,50 8,00 7,60 7,60 8,00 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00
37 7,00 7,60 7,00 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00
38 7,30 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,50 8,00 7,00 8,00 7,00 8,00 7,00 8,00 7,00 8,00 7,00
39 7,00 7,50 7,00 7,50 8,00 7,00 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 7,50
40 7,00 7,50 7,30 7,60 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50
41 7,60 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00
42 7,30 7,60 7,30 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50
43 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00
44 7,60 8,00 7,00 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00
45 7,30 7,50 7,50 7,60 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00
TB 7,30 7,72 7,36 7,70 7,71 7,78 7,74 7,92 7,74 7,76 7,71 7,81 7,74 7,77 7,79 7,90 7,71 7,88
ĐLC 0,26 0,27 0,22 0,25 0,25 0,31 0,25 0,28 0,25 0,27 0,25 0,27 0,25 0,27 0,25 0,23 0,25 0,24
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ

More Related Content

What's hot

Nước ép quả đục
Nước ép quả đụcNước ép quả đục
Nước ép quả đụcKej Ry
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nành
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nànhNghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nành
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nànhTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Doc to nam moc tren heo vet24h
Doc to nam moc tren heo vet24hDoc to nam moc tren heo vet24h
Doc to nam moc tren heo vet24hMinh Nguyen
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​Man_Ebook
 
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá sâm xuyên đá
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá sâm xuyên đáNghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá sâm xuyên đá
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá sâm xuyên đáhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc phamTcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc phamhopchuanhopquy
 
Khảo sát độ nhiễm khuẩn và khả năng kháng kháng sinh của pseudomonas aerugino...
Khảo sát độ nhiễm khuẩn và khả năng kháng kháng sinh của pseudomonas aerugino...Khảo sát độ nhiễm khuẩn và khả năng kháng kháng sinh của pseudomonas aerugino...
Khảo sát độ nhiễm khuẩn và khả năng kháng kháng sinh của pseudomonas aerugino...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfNghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfMan_Ebook
 
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quanhuyen2204
 
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNGĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNGMan_Ebook
 

What's hot (20)

Nước ép quả đục
Nước ép quả đụcNước ép quả đục
Nước ép quả đục
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nành
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nànhNghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nành
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh phồng bổ sung tảo spirulina và bột đậu nành
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
 
Doc to nam moc tren heo vet24h
Doc to nam moc tren heo vet24hDoc to nam moc tren heo vet24h
Doc to nam moc tren heo vet24h
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
Nghiên cứu quy trình sản xuất snack từ rong nâu sargassum polycystum​
 
Dinh luong vsv
Dinh luong vsvDinh luong vsv
Dinh luong vsv
 
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài trần liên (paphiopedilum tranlienianum...
 
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAYĐề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
Đề tài: Sản xuất trà túi lọc chùm ngây & cỏ ngọt, HAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá sâm xuyên đá
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá sâm xuyên đáNghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá sâm xuyên đá
Nghiên cứu quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá sâm xuyên đá
 
Tcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc phamTcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc pham
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành thú y, CHỌN LỌC
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành thú y, CHỌN LỌC200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành thú y, CHỌN LỌC
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành thú y, CHỌN LỌC
 
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đĐề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
 
Khảo sát độ nhiễm khuẩn và khả năng kháng kháng sinh của pseudomonas aerugino...
Khảo sát độ nhiễm khuẩn và khả năng kháng kháng sinh của pseudomonas aerugino...Khảo sát độ nhiễm khuẩn và khả năng kháng kháng sinh của pseudomonas aerugino...
Khảo sát độ nhiễm khuẩn và khả năng kháng kháng sinh của pseudomonas aerugino...
 
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfNghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
 
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất trà túi lọc từ lá gai 2
 
168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan
 
Bai giang cam quan
Bai giang cam quanBai giang cam quan
Bai giang cam quan
 
Đồ Án Phát Triển Sản Phẩm Thực Phẩm Sữa Chua Dẻo Hoa Đậu Biếc.docx
Đồ Án Phát Triển Sản Phẩm Thực Phẩm Sữa Chua Dẻo Hoa Đậu Biếc.docxĐồ Án Phát Triển Sản Phẩm Thực Phẩm Sữa Chua Dẻo Hoa Đậu Biếc.docx
Đồ Án Phát Triển Sản Phẩm Thực Phẩm Sữa Chua Dẻo Hoa Đậu Biếc.docx
 
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đĐề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
 
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNGĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
ĐIỀU CHẾ CELLULOSE NANO TINH THỂ VÀ ỨNG DỤNG
 

Similar to Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ

Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.ssuser499fca
 
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME TIÊU HÓA CỦA CÁ LÓC ĐEN (Chann...
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME TIÊU HÓA CỦA CÁ LÓC ĐEN (Chann...NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME TIÊU HÓA CỦA CÁ LÓC ĐEN (Chann...
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME TIÊU HÓA CỦA CÁ LÓC ĐEN (Chann...hieu anh
 
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá traẢnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá traDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...nataliej4
 
Ảnh hưởng của bổ sung Bacillus Subtitis lên khả năng sinh trưởng và thân thịt...
Ảnh hưởng của bổ sung Bacillus Subtitis lên khả năng sinh trưởng và thân thịt...Ảnh hưởng của bổ sung Bacillus Subtitis lên khả năng sinh trưởng và thân thịt...
Ảnh hưởng của bổ sung Bacillus Subtitis lên khả năng sinh trưởng và thân thịt...LyChu15
 
Bùi Anh Phong
Bùi Anh PhongBùi Anh Phong
Bùi Anh PhongChinTrnvn5
 
Nghiên cứu định lượng acid corosolic trong cao bằng lăng nước
Nghiên cứu định lượng acid corosolic trong cao bằng lăng nướcNghiên cứu định lượng acid corosolic trong cao bằng lăng nước
Nghiên cứu định lượng acid corosolic trong cao bằng lăng nướcMan_Ebook
 
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...nataliej4
 
đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...
đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...
đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...Buu Dang
 
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus blochKy thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus blochnhatthai1969
 

Similar to Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ (20)

Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng của cá Tra
Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng của cá TraĐề tài: Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng của cá Tra
Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng của cá Tra
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
 
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME TIÊU HÓA CỦA CÁ LÓC ĐEN (Chann...
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME TIÊU HÓA CỦA CÁ LÓC ĐEN (Chann...NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME TIÊU HÓA CỦA CÁ LÓC ĐEN (Chann...
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI HOẠT TÍNH MỘT SỐ ENZYME TIÊU HÓA CỦA CÁ LÓC ĐEN (Chann...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng của cá tra, 9đ
Đề tài: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng của cá tra, 9đĐề tài: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng của cá tra, 9đ
Đề tài: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng của cá tra, 9đ
 
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá traẢnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
 
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm súĐề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
 
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm súĐề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
 
Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...
Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của  B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của  B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...
Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của tỷ lệ Vitamin E lên sự sinh sản cá trê vàng
Đề tài: Ảnh hưởng của tỷ lệ Vitamin E lên sự sinh sản cá trê vàngĐề tài: Ảnh hưởng của tỷ lệ Vitamin E lên sự sinh sản cá trê vàng
Đề tài: Ảnh hưởng của tỷ lệ Vitamin E lên sự sinh sản cá trê vàng
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
 
Ảnh hưởng của bổ sung Bacillus Subtitis lên khả năng sinh trưởng và thân thịt...
Ảnh hưởng của bổ sung Bacillus Subtitis lên khả năng sinh trưởng và thân thịt...Ảnh hưởng của bổ sung Bacillus Subtitis lên khả năng sinh trưởng và thân thịt...
Ảnh hưởng của bổ sung Bacillus Subtitis lên khả năng sinh trưởng và thân thịt...
 
Bùi Anh Phong
Bùi Anh PhongBùi Anh Phong
Bùi Anh Phong
 
Nghiên cứu định lượng acid corosolic trong cao bằng lăng nước
Nghiên cứu định lượng acid corosolic trong cao bằng lăng nướcNghiên cứu định lượng acid corosolic trong cao bằng lăng nước
Nghiên cứu định lượng acid corosolic trong cao bằng lăng nước
 
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàngChỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
 
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...
 
Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Thẻ Chân Trắng
Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Thẻ Chân TrắngĐặc Điểm Sinh Học Của Tôm Thẻ Chân Trắng
Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Thẻ Chân Trắng
 
đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...
đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...
đáNh giá giá trị dinh dưỡng trong khô dầu đậu tương và đậu tương nguyên dầu k...
 
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus blochKy thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 

Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301 ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ KHẨU PHẦN ĂN LÊN CÁC CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.) GIAI ĐOẠN BỘT LÊN GIỐNG Cần Thơ, 2015 Sinh viên thực hiện Lê Hoàng Thương Lớp NTTS6 MSSV: 1153040085
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301 ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ KHẨU PHẦN ĂN LÊN CÁC CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis sp.) GIAI ĐOẠN BỘT LÊN GIỐNG Cần Thơ, 2015 Sinh viên thực hiện Lê Hoàng Thương Lớp NTTS6 MSSV: 1153040085 Giảng viên hướng dẫn Ths. Trần Ngọc Tuyền
  • 3. XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Khóa luận: “Ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần ăn lên các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn bột lên giống”. Sinh viên thực hiện: Lê Hoàng Thương. Lớp Đại học Nuôi trồng thủy sản K6. Khóa luận đã được hoàn thành theo góp ý của hội đồng chấm khóa luận ngày 16/4/2015. Cần Thơ, ngày 20/4/2015 Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS. Trần Ngọc Tuyền Lê Hoàng Thương
  • 4. i LỜI CẢM TẠ Sau hơn 6 tháng thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tuy gặp không ít khó khăn vướng mắc nhưng với sự giúp đỡ và động viên của gia đình, thầy cô, bạn bè đã giúp tôi vượt qua tất cả để hoàn thành tốt khóa luận. Đầu tiên, tôi xin cảm ơn gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt, cảm ơn ba mẹ đã tiếp bước cho con trên con đường học vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn cô Trần Ngọc Tuyền đã tận tình dẫn dắt, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và đã hết lòng chỉ dẫn trong việc định hướng nghiên cứu. Đồng thời cũng cảm ơn cô về những tình cảm tốt đẹp mà cô đã dành cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và ban chủ nhiệm Khoa Sinh học ứng dụng Trường Đại học Tây Đô đã tận tình giảng dạy kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian dài học tập. Cảm ơn các bạn lớp nuôi trồng thủy sản K6 đã cùng tôi gắn bó vượt qua một chặng đường dài học tập. Cuối cùng tôi xin chúc quý thầy cô sức khỏe, niềm vui, thành công trên con đường giảng dạy của mình. Xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!
  • 5. ii TÓM TẮT Đề tài được thực hiện gồm 2 thí nghiệm nhằm so sánh sự ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần ăn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên giống. Thí nghiệm 1: So sánh ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức cho cá ăn với độ đạm khác nhau: 25N (NT1); 30N (NT2) và 35N (NT3). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mật độ ương 3 con/lít, thời gian thí nghiệm 45 ngày. Kết quả về tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo khối lượng của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức 3 với các giá trị lần lượt là 70,0% và 0,052 g/ngày và thấp nhất ở nghiệm thức 1 chỉ với 51,7% và 0,029 g/ngày. Qua phân tích thống kê về tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá giữa các nghiệm thức cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa ở mức p < 0,05. Đồng thời, với nghiệm thức cho cá ăn với thức ăn 35N cá ít bị phân hóa sinh trưởng. Thí nghiệm 2: So sánh ảnh hưởng của khẩu phần khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn hương lên giống. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức cùng cho cá ăn với thức ăn 35N nhưng khác nhau về khẩu phần: 10% (NT1); 15% (NT2); 20% (NT3), mật độ ương 30 con/50 lít nước. Sau 45 ngày ương ở NT2 cho giá trị tốt nhất về tỷ lệ sống của cá là 93,3% và tốc độ tăng trưởng khối lượng là 0,30 g/ngày, thấp nhất là ở NT3 với tỷ lệ sống của cá là 90,0%, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá là 0,216 g/ngày. Đồng thời, cá ở nghiệm thức 2 ít bị phân hóa sinh trưởng so với cá ở hai nghiệm thức còn lại. Khi phân tích thống kê ở các nghiệm thức cho thấy chỉ có giá trị tăng trưởng khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Tóm lại: khi ương cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương thì thức ăn 35N sẽ thích hợp cho cá (khi cho ăn theo nhu cầu). Ở giai đoạn cá ương từ hương lên giống thì khẩu phần phù hợp cho cá là 15% (đối với thức ăn 35N). Từ khóa: Tỷ lệ sống; tăng trưởng; mật độ; thức ăn; khẩu phần; hàm lượng đạm.
  • 6. iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ ......................................................................................................................i TÓM TẮT...........................................................................................................................ii MỤC LỤC..........................................................................................................................iii DANH SÁCH HÌNH.........................................................................................................vi DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................................vii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...............................................................................................1 1.1 Giới thiệu....................................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................1 1.3 Nội dung nghiên cứu..................................................................................................1 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU..........................................................................2 2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi.....................................................................2 2.1.1 Nguồn gốc............................................................................................................2 2.1.2 Đặc điểm phân loại ..............................................................................................2 2.1.3 Môi trường sống..................................................................................................3 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng...........................................................................................3 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng...........................................................................................3 2.1.6 Đặc điểm sinh sản................................................................................................3 2.2 Tình hình nuôi cá rô phi.............................................................................................3 2.2.1 Nuôi cá rô phi trên thế giới..................................................................................3 2.2.2 Tình hình nuôi cá rô phi trong nước ....................................................................4 2.3 Ảnh hưởng của thức ăn đến cá rô phi ........................................................................5 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................8 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..............................................................................8 3.1.1 Thời gian..............................................................................................................8 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu............................................................................................8 3.2 Vật liệu và trang thiết bị trong nghiên cứu ................................................................8 3.2.1 Dụng cụ, thiết bị và hóa chất ...............................................................................8
  • 7. iv 3.2.2 Vật liệu và mẫu vật ..............................................................................................8 3.3 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................................9 3.3.1 Chuẩn bị nguồn nước và bể ương dùng trong thí nghiệm ...................................9 3.3.2 Thí nghiệm 1: So sánh ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau, lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ bột lên hương ................................................................................................................9 3.3.3 Thí nghiệm 2: So sánh ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ hương lên giống ............10 3.4 Các chỉ tiêu cần theo dõi và tính toán ......................................................................10 3.4.1 Chỉ tiêu môi trường............................................................................................10 3.4.2 Các chỉ tiêu của cá .............................................................................................10 3.5 Phương pháp xử lý số liệu và viết bài......................................................................12 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................113 4.1. So sánh ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương.........................................................113 4.1.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm .................................................................113 4.1.2 Ảnh hưởng của độ đạm khác nhau lên tăng trưởng là tỷ lệ sống của cá ..........14 4.1.2.1 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ trong thí nghiệm ...........................................14 4.1.2.2 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ .................................................14 4.1.2.3 Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ ....................................................15 4.1.2.4 Tỷ lệ phân hóa theo khối lượng của cá.....................................................16 4.1.2.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) ...................................................................17 4.2 So sánh sự ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn từ hương lên giống..........................................................................18 4.2.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm ...................................................................18 4.2.2 Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ...18 4.2.2.1 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ.......................................................................18 4.2.2.2 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ .................................................19 4.2.2.3 Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ ....................................................20 4.2.2.4 Tỷ lệ phân hóa tăng trưởng theo khối lượng của cá rô phi đỏ..................21
  • 8. v 4.2.2.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)....................................................................21 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .....................................................................23 5.1 Kết luận ....................................................................................................................23 5.2 Đề xuất .....................................................................................................................23 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................24 PHỤ LỤC A: THÍ NGHIỆM 1........................................................................................A PHỤ LỤC B: THÍ NGHIỆM 2 .........................................................................................J PHỤ LỤC C: KẾT QUẢ CHẠY THỐNG KÊ .............................................................. T Phụ lục C1 Thí nghiệm 1 ................................................................................................ T Phụ lục C2 Thí nghiệm 2 ............................................................................................. CC
  • 9. vi DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.)......................................2 Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống thí nghiệm 1.................................................................................9 Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống thí nghiệm 2...............................................................................10 Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện sự phân hóa sinh trưởng theo khối lượng của cá (TN1)..........16 Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện mức độ phân hóa sinh trưởng theo khối lượng (TN2).............21
  • 10. vii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Nhu cầu về protein của cá rô phi....................................................................... ..6 Bảng 2.2 Khẩu phần thức ăn đối với cá rô phi ................................................................. ..7 Bảng 3.1 Thành phần thức ăn dùng trong thí nghiệm ...................................................... ..9 Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH trong hệ thống nghiệm thí nghiệm 1.......................................113 Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên giống (thí nghiệm 1)...................14 Bảng 4.3 Tăng trưởng về khối lượng của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 1) ..............................15 Bảng 4.4 Tăng trưởng về chiều dài của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 1) .................................15 Bảng 4.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 1) ......................................17 Bảng 4.6 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm (thí nghiệm 2) ....................................18 Bảng 4.7 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 2).........................................................18 Bảng 4.8 Tăng trưởng về khối lượng của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 2) ..............................19 Bảng 4.9 Tăng trưởng về chiều dài của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 2) .................................20 Bảng 4.10 Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô phi đỏ (thí nghiệm 2) ....................................21
  • 11. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Giới thiệu Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhận được nhiều sự ưu đãi của thiên nhiên với nhiều sông ngòi, địa hình phức tạp, sinh cảnh đa dạng, với tiềm năng sẵn có, diện tích nghề nuôi cá nước ngọt ở nước ta ngày càng tăng với nhiều loại hình nuôi phong phú, một số đối tượng đã được nuôi thâm canh với quy mô ngày càng tăng (Phạm Anh Tuấn, 2007). Cá rô phi đỏ là loài cá dễ nuôi và có tốc độ tăng trưởng nhanh đặc biệt là được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Thừa Thiên Huế, 2014). Cá rô phi đỏ là đối tượng chủ lực nằm trong danh mục mặt hàng xuất khẩu, giai đoạn 2015-2020 (Quyết định 332/QĐ - TTg ngày 3/3/2011). Hiện nay, tình hình sản xuất giống và nuôi cá rô phi đỏ đang phát triển rất mạnh, tuy nhiên đối với cá rô phi đỏ ở khâu ương thì khẩu phần ăn và giá trị dinh dưỡng của thức ăn giúp cá tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao vẫn còn là vấn đề được nhiều nhà sản xuất giống quan tâm trong khi vấn đề này chưa được đề cập nhiều. Với mong muốn tìm ra được thức ăn và khẩu phần ăn phù hợp trong sản xuất giống, nhằm mang lại hiệu quả cao nên đề tài “Ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần ăn lên một số chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô Phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ bột lên giống” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định hàm lượng đạm có trong thức ăn và khẩu phần ăn phù hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ bột lên giống. Góp phần bổ sung thêm một số thông tin về kỹ thuật để ương cá trong giai đoạn từ bột lên giống. 1.3 Nội dung nghiên cứu Xác định một số chỉ tiêu môi trường như nhiệt độ, pH trong hệ thống thí nghiệm. So sánh ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ bột lên hương. So sánh ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ hương lên giống.
  • 12. 2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi 2.1.1 Nguồn gốc Cá rô phi có nguồn gốc từ Châu Phi. Năm 1924, cá rô phi được nuôi đầu tiên ở Kenya, sau đó nuôi rộng rãi ở nhiều nước Châu Phi và trên thế giới, nhiều nhất là những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chỉ vài chục năm gần đây, việc nuôi cá rô phi mới thực sự phát triển mạnh và trở thành một ngành nuôi có qui mô công nghiệp, cho sản lượng thương phẩm lớn và đạt hiệu quả kinh tế cao. Rô phi đỏ (Oreochromis sp.) được lai tạo từ cá bố có dạng đột biến lặn màu đỏ của loài O.mossambicus, cá mẹ thì cũng cùng giống Oreochromis nhưng thuộc loài khác. Tất cả chúng đều có tên tiếng Anh chung là Red Tilapia. 2.1.2 Đặc điểm phân loại Theo Villegas (1990), cá rô phi đỏ được phân loại như sau: Ngành: Chodata Ngành phụ: Vetabrata Bộ: Perciformes Họ: Cichlidae Giống: Oreochromis. Loài: O.mossambicus x O.niloticus (Villegas, 1990) Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.)
  • 13. 3 2.1.3 Môi trường sống Các loài cá rô phi phát triển tốt ở nhiệt độ 20-31 0 C, pH thích hợp từ 6,5-8,5 và sống được ở cả môi trường nước ngọt lẫn nước mặn với độ muối lên đến 32 ‰ (Võ Văn Tuấn, 2005). Cá rô phi đỏ có thể sống trong mọi tầng nước nhưng thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá là ở tầng giữa (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng Cá bột sau khi nở 3-5 ngày tuổi có thể ăn phiêu sinh động vật nhỏ như là Moina, Daphnia, Cyclops. Cá 20 ngày tuổi trở lên có đặc điểm dinh dưỡng giống như cá trưởng thành, chúng ăn tạp thiên về thực vật thủy sinh và mùn bã hữu cơ (Bowen, 1982; trích bởi Võ Văn Tuấn, 2005). Trong điều kiện ao nuôi, cá có thể ăn thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp (Đoàn Khắc Độ, 2008). 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng Cá rô phi đỏ là loài có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Giai đoạn còn nhỏ cá có thể đạt trọng lượng 2-3 g/con sau 1 tháng nuôi và sau 2 tháng đạt khoảng 10-12 g/con. Giai đoạn trưởng thành cá đực có thể đạt 200-250 g/con sau khoảng 5-6 tháng nuôi nhưng cá cái chỉ đạt 150-200 g/con (Dương Nhựt Long, 2003). Mặt khác, theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2003), sau khoảng 12 tháng nuôi cá đạt 0,5-0,6 kg/con ở năm thứ nhất, năm thứ hai đạt 0,9-1,0 kg/con. Trong chu kỳ nuôi, tốc độ tăng trọng của cá có thể đạt 3,2-4,0 g/ngày. 2.1.6 Đặc điểm sinh sản Mùa vụ sinh sản: Cá rô phi đẻ quanh năm, mùa vụ chính từ tháng 5 đến tháng 10 (Nguyễn Văn Hữu và Ngô Quang Luận, 2005). Tuổi thành thục: Cá rô phi thành thục sinh dục rất sớm, bắt đầu sinh sản sau khi nở 3-4 tháng. Cỡ cá thành thục nhỏ nhất khoảng 40g. Thời gian tái thành thục khoảng 1-2 tháng (Nguyễn Văn Hữu và Ngô Quang Luận, 2005). Tập tính sinh sản: Hầu hết các loài cá rô phi đều đẻ nhiều lần trong năm. Khoảng cách giữa hai lần đẻ trứng khoảng 20-30 ngày. Sau khi đẻ xong cá cái ngậm trứng trong miệng và giữ đến khi cá con hết noãn hoàng (Dương Nhựt Long, 2003). 2.2 Tình hình nuôi cá rô phi 2.2.1 Nuôi cá rô phi trên thế giới Cá rô phi là đối tượng được nuôi phổ biến ở các nước trên thế giới, chiếm ưu thế là cá rô phi vằn O.niloticus với tổng sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm, chiếm 84% tổng sản lượng cá rô phi (FAO, 2004).
  • 14. 4 Thái Lan và Mexico đã và đang ứng dụng mô hình nuôi cá rô phi kết hợp với ao nuôi tôm thâm canh mật độ cá thả nuôi 0,5 con/m2 . Kết quả cho thấy việc nuôi cá rô phi ghép với tôm sú không những không gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm mà còn cải thiện được chất lượng nước ao nuôi (Yang and Fitzsimmons, 2005). Hiện nay, cá rô phi được nuôi rộng rãi trên thế giới với nhiều hình thức thâm canh hoặc bán thâm canh, trong ao hay trong bè với sản lượng trung bình đạt 2,8 triệu tấn/ năm (FishStat, 2008). Cá rô phi được nuôi ở Brazil năm 1953, nhưng chỉ trong một thập kỷ đã được phát triển với quy mô thương mại. Năm 1999, nghề nuôi cá rô phi đã mở rộng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 18%. Năm 2009 bộ thủy sản và nuôi trồng thủy sản Brazil đã báo cáo thu hoạch cá rô phi là 133.000 tấn/năm (Alberto, 2010). Tại hội nghị của INFOFISH TILAPIA cuối tháng 10/2010, tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia, thống kê sản lượng cá rô phi toàn cầu năm 2010 đạt 3,7 triệu tấn. Châu Á được xem là châu lục có sản lượng cá rô phi lớn nhất thế giới với các quốc gia đại diện như là Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Đài loan... Tổng sản lượng cá của 4 nước này chiếm 94% sản lượng cá rô phi của Châu Á. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia sản xuất cá rô phi lớn nhất đạt 1,1-1,2 triệu tấn. 2.2.2 Tình hình nuôi cá rô phi trong nước Hiện nay, cá rô phi được nuôi trong lồng và trong ao, cả trong môi trường nước ngọt và nước lợ. Cá rô phi vằn chủ yếu được nuôi ở các tỉnh phía Bắc và cá rô phi đỏ được nuôi ở các tỉnh phía Nam. Năm 2012, diện tích thả nuôi cá rô phi đạt 16.337ha, chiếm 1,41% tổng diện tích nuôi thủy sản và chiếm 3,88% diện tích nuôi cá nước ngọt của cả nước. Đến hết tháng 11/2014 sản lượng cá rô phi cả nước đạt 118.800 tấn, diện tích nuôi cá rô phi trong ao hồ đạt 15.992ha, nuôi lồng bè đạt 410.732m3 , tăng 25% so với năm 2013 (Tổng cục thủy sản Việt Nam, 2014). Đồng Bằng Sông Cửu Long: Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng nuôi cá rô phi đỏ phổ biến nhất chiếm 58,4% tổng sản lượng cá rô phi đỏ của cả nước. Sản lượng nuôi cá rô phi của cả nước bao gồm: nuôi trong ao đầm khoảng 74 ngàn tấn, nuôi lồng bè khoảng 10.200 tấn, còn lại 6.400 tấn là các hình thức nuôi khác (Phạm Anh Tuấn, 2007). Nuôi cá rô phi bán thâm canh trong ao với diện tích 1.000m2 , cá giống kích cỡ thừ 5cm trở lên và mật độ thả 4 con/m2 , sau 5-6 tháng nuôi cá đạt 500-600 g/con, tỷ lệ sống 95% và năng suất đạt được khoảng 2,28 tấn (Đoàn Khắc Độ, 2008). Hồ Thị Thanh Trúc (2011), đã thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương với mật độ khác nhau trong hệ thống bể ương là thùng nhựa 20 lít. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức với các mật độ lần lượt là: 3 con/lít, 6 con/lít và 9 con/lít. Kết quả sau 32 ngày ương cho thấy rằng, ở mật độ ương 3 con/lít là thích hợp nhất đối với cá rô phi đỏ,
  • 15. 5 mức tăng trưởng tuyệt đối theo khối lượng và tỷ lệ sống lần lượt là 14,1 mg/ngày và 66,7%, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các chỉ tiêu tương ứng của các nghiệm thức còn lại. Hiện nay, cả nước có 2.036 lồng nuôi cá rô phi, trong đó miền Bắc có 948 lồng, miền Trung 158 lồng, miền Nam 1.130 lồng bè. Trong đó, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nuôi cá có năng suất cao nhất, đạt 18,12 tấn/ha (Kinh tế nông thôn Việt Nam, 2014). Một số cơ sở tại miền Nam đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá rô phi theo phương pháp công nghiệp. Năm 2014, sản lượng cá rô phi nuôi ở nước ta ước tính đạt 50 ngàn tấn, chiếm 2,2% tổng sản lượng thủy sản nuôi (Phạm Thanh Liêm, 2014). Các tỉnh phía Bắc: Các tỉnh phía Bắc nuôi cá rô phi đỏ với số lượng nhỏ, chiếm 5,3% sản lượng cá rô phi của cả nước. Miền Trung chiếm 9,1% và Tây Nguyên chiếm 4,1% (Phạm Anh Tuấn 2007). Bắc Ninh và Yên Bái đã nuôi cá rô phi thịt ở cả 2 vụ lúa với mật độ nuôi 3 ngàn con/ha. Ngoài ra cá rô phi vằn cũng được thả ghép với cá trôi và cá trắm. Trong quá trình nuôi chỉ sử dụng thức ăn tự nhiên, sản lượng cá đạt 500-600 kg/ha (Phạm Văn Trang và Nguyễn Trung Thành, 2005). Tại Quảng Ninh, phong trào nuôi cá rô phi phát triển nhanh, xu hướng chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản đang được mở rộng, năng suất nuôi cá rô phi trung bình đạt 10-12 tấn/ha, lợi nhuận khoảng 40-50 triệu đồng/ha (Kinh tế nông thôn Việt Nam, 2014). Ở Thanh Hóa, cá rô phi được nuôi thâm canh từ năm 2003, đến năm 2013 sản phẩm cá rô phi được xuất khẩu với sản lượng hơn 400 tấn. Năm 2014 xuất khẩu trên 2.000 tấn (Vụ nuôi trồng thủy sản, 2014). Tại Thừa Thiên Huế, năm 2014 trung tâm khuyến nông-lâm-ngư đã thực hiện mô hình a) nuôi thâm canh cá rô phi đỏ trong lồng bè, ở Thủy Tân-Hương Thủy và Quảng Phú- Quảng Điền với quy mô 120m3 trên 4 hộ, mật độ thả 10 con/m2 . Sau thời gian thả nuôi 5 tháng, cá đạt khối lượng trung bình 0,35-0,4 kg/con, tỷ lệ sống đạt 70-72%. Với giá cá rô phi đỏ trên thị trường như hiện nay từ 35.000-45.000 đồng, bình quân mỗi lồng 30m3 cho lãi từ 17-20 triệu đồng (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế, 2014). 2.3 Ảnh hưởng của thức ăn đến cá rô phi Theo Lê Thanh Hùng (2008), nhu cầu protein của cá rô phi nói chung dao động trong khoảng từ 28-35N. Mặt khác, nhu cầu này cũng được khẳng định bởi Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), hàm lượng đạm tối ưu nhất cho tăng trưởng của cá rô giai đoạn cá nhỏ là từ 25-35N.
  • 16. 6 Theo Lê Văn Thắng (1999), nhu cầu protein của một số loài cá rô phi được trình bày trong bảng 2.1 như sau: Bảng 2.1 Nhu cầu protein của cá rô phi Loài Giai đoạn Thức ăn (N) Hệ thống nuôi Nguồn Cá thịt 20 - 30 Bể nước mặn Clark, 1990. Cá bột 30 - 40 Nước ngọt Sintiago, 1991. Cá bột 40 Ao nước ngọt Siddiqui, 1988. Cá nhỏ 24 Bể nước mặn Shiau và Huang. Tilaphia Cá lớn 28 Lồng nước mặn Utanabe, 1990. Theo Đoàn Khắc Độ (2008), khi ương cá rô phi trong ao đất, ngoài thức ăn tự nhiên cần bổ sung thức ăn cho cá như sau: Tuần lễ đầu: 0,3 kg cám mịn+0,3 kg bột cá lạt, xay nhuyễn cho 10.000 cá bột Tuần thứ hai: Thức ăn tăng lên 1,5-2 lần tùy theo sự tăng trưởng của cá. Từ tuần thứ ba trở đi, ước tính số cá giống có trong ao và sức ăn của cá để điều chỉnh thức ăn hàng ngày cho phù hợp. Thành phần thức ăn gồm 40% bột cá, 60% cám hoặc bột mì, bột bắp. Sau 1 tháng, cá đạt cỡ 0,5-0,7 g/con. Tiếp tục ương thành giống lớn với thành phần thức ăn 70% cám mịn 30% bột cá. Sau 15-20 ngày, đạt cỡ cá giống 1,2-1,5 g/con. Từ tháng 6 đến tháng 8/1997, viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I đã tổ chức ương cá rô phi bằng thức ăn tự chế với khẩu phần ăn bằng 10% khối lượng cá. Thử nghiệm đã ương cá từ cỡ cá hương (1,17 g/con) lên cỡ cá giống trong giai cước đặt ở hồ chứa nước suối hai huyện Ba Vì, Tỉnh Hà Tây, mật độ ương 600 con/m3 . Thành phần thức ăn tự chế gồm: cá khô 40%, đỗ tương 10%, khô lạc 15%, cám gạo 34% và vitamin khoáng 1%. Tổng lượng đạm thô trong thức ăn từ 30-34%. Thức ăn được nghiền mịn và phối trộn cho cá ăn dưới dạng bột ẩm ở tháng đầu và dạng ép viên có cỡ 2mm ở tháng thứ hai. Cho cá ăn ngày 2 lần vào 7giờ sáng và 16 giờ chiều. Sau 2 tháng ương, tỷ lệ sống của cá rô phi đạt 92,5%, cá đạt cỡ trung bình 15 g/con (Kinh tế nông thôn Việt Nam, 2014) Võ Thị Tố Như (2011), đã thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương với thức ăn khác nhau trong hệ thống bể ương là thùng nhựa 60 lít. Kết quả sau 32 ngày thí nghiệm khẳng định rằng, khi cung cấp thức ăn có độ đạm cao (42N) sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ. Mức tăng trưởng tuyệt đối theo khối lượng và tỷ lệ sống lần lượt là 10,9 mg/ngày và 88,0%, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các chỉ tiêu tương ứng của các nghiệm thức còn lại. Nguyễn Thị Diệu Phương và Phạm Anh Tuấn (2001) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của hàm lượng protein và tần số cho ăn đến sinh trưởng của cá rô phi. Kết quả cho thấy ở giai đoạn cá nhỏ cần cho cá ăn thức ăn có hàm lượng protein cao và cho ăn nhiều lần trong
  • 17. 7 ngày. Cụ thể cỡ cá 3-30g nên sử dụng thức ăn 30-35N và chia thành 4 lần/ngày. Tuy nhiên với cỡ cá 50-100g thì sử dụng thức ăn 30N cho cá ăn 3 lần/ngày. Nguyễn Như Trí và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2009) đã xác định tần số và tỷ lệ cho ăn thích hợp trên cá rô phi vằn. Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức tương ứng với tần số cho ăn là 2, 3 và 4 lần/ngày. Kết quả sau 8 tuần ương khẳng định tần số cho ăn khác nhau ảnh hưởng không đáng kể đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, FCR của cá rô phi vằn. Theo Philippart và Melard (1981), thì khẩu phần thức ăn thích hợp với các giai đoạn phát triển của cá rô phi đỏ được trình bày cụ thể trong bảng 2.2 như sau: Bảng 2.2 Khẩu phần thức ăn cho cá rô phi Cỡ cá (g/con) Khẩu phần ăn (%/khối lượng thân) 0-5 30 giảm xuống 20 5-20 15 giảm xuống 12 20-40 7 giảm xuống 6,5 40-100 6 giảm xuống 4,5 100-200 4 giảm xuống 2 200-300 1,8 giảm xuống 1,55
  • 18. 8 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1 Thời gian Đề tài được thực hiện từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015. 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được bố trí tại trại cá giống, khu vực An Phú, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng Thành Phố Cần Thơ. 3.2 Vật liệu và trang thiết bị trong nghiên cứu 3.2.1 Dụng cụ, thiết bị và hóa chất Thiết bị: máy phát điện, máy thổi khí, máy bơm chìm, cân điện tử. Dụng cụ: bể xi măng (2,5 m x 2,0 m x 1,0 m), thùng xốp (55 cm x 39 cm x 32 cm), nhiệt kế, thau, vợt, ống dẫn khí, đá bọt, giấy kẻ ô li... Hóa chất: thuốc lắng [Al(OH)xCly]n (với n > 4, x + y = 3), chlorine Ca(OCl)2 và NaOCl; test pH là bộ test Kits và test chlorine là bộ test Sera (đều được sản xuất tại Germany),... 3.2.2 Vật liệu và mẫu vật Đối tượng và nguồn cá thí nghiệm: Nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng là cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.). Cá dùng để bố trí thí nghiệm 1 là cỡ 10 ngày tuổi với giá trị trung bình về khối lượng và chiều dài ban đầu của cá lần lượt là 0,015g và 0,847 cm. Cá dùng để bố trí thí nghiệm 2 khoảng 2 tháng tuổi với giá trị trung bình về khối lượng và chiều dài ban đầu lần lượt là 2,33g và 5,08 cm. Nguồn cá được mua tại Trung Tâm Quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt Nam Bộ, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Thức ăn dùng trong thí nghiệm Thức ăn sử dụng để ương cá rô phi đỏ trong hệ thống thí nghiệm được chọn cùng một công ty sản xuất, có độ đạm lần lượt là 25N, 30N, 35N. Thành phần chính của thức ăn trên sản phẩm gồm bột cá, tấm gạo, cám gạo, cám mì, đạm đậu nành cô đặc, acid amin, các chất bổ sung như khoáng và vitamin. Đặc biệt có bổ sung DHA và EPA (Bảng 3.1).
  • 19. 9 Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn dùng trong hệ thống thí nghiệm 3.3 Bố trí thí nghiệm 3.3.1 Chuẩn bị nguồn nước, bể ương và nguồn cá thí nghiệm Nguồn nước ngọt sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm được cấp từ nước sông Ngã Bát đã qua xử lý thuốc lắng với liều lượng từ 20-200 g/m3 (tùy theo hàm lượng chất lơ lử ng và tính chất của nước). Bể xi măng chứa nước ngọt được rửa qua chlorine 30 ppm, sau đó chuyển nước đã qua xử lý vào bể xi măng và sục khí mạnh trong 24-48 giờ. Sử dụng bộ test kits để kiểm tra nồng độ chlorine trong nước. Bể ương cá: thí nghiệm được thực hiện trên hệ thống thùng xốp và được cấp vào 50 lít nước/bể. Hệ thống thí nghiệm được bố trí trong nhà có mái che, sục khí liên tục. Tiêu chuẩn chọn cá thí nghiệm: cá khỏe mạnh, đều cỡ, màu sắc sáng, không dị hình, phản ứng nhanh với môi trường. 3.3.2 Thí nghiệm 1: So sánh ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ bột lên hương Bố trí thí nghiệm: Trước khi bố trí thí nghiệm cá được trữ trong bể xi măng, tập cho cá làm quen với môi trường nước và thức ăn nhân tạo trong 1 tuần. Thí nghiệm được thực hiện với mật độ 3 con/lít, trong thời gian 45 ngày, gồm 3 nghiệm thức với độ đạm khác nhau (Hình 3.1) và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần như sau: Nghiệm thức 1: Cho cá ăn thức ăn chứa 25N. Nghiệm thức 2: Cho cá ăn thức ăn chứa 30N. Nghiệm thức 3: Cho cá ăn thức ăn chứa 35N. Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 Thức ăn Tỷ lệ (%) Protein Lipit Xơ Độ ẩm Thức ăn 25N 25,0 4,0 5,0 11,0 Thức ăn 30N 30,0 5,0 7,0 11,0 Thức ăn 35N 35,0 5,0 9,0 11,0
  • 20. 10 Chăm sóc và quản lý: Cá được cho ăn hàng ngày bằng thức ăn công nghiệp kích cỡ nhỏ (phù hợp với kích cỡ miệng cá), cho cá ăn theo nhu cầu và được chia làm 4 lần/ngày (7 giờ, 11 giờ, 15 giờ, 19 giờ). Quan sát khả năng bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của cá, tiến hành thay 20-30% lượng nước trong bể ương khi có dấu hiệu nhiễm bẩn. 3.3.3 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) giai đoạn từ bột lên giống Bố trí thí nghiệm: Cá được ương với mật độ 30 con/thùng 50 lít nước, trong thời gian 45 ngày. Thí nghiệm được bố trí cùng nguồn nước cấp, cùng chế độ chăm sóc quản lý và gồm 3 nghiệm thức với khẩu phần khác nhau (Hình 3.2), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần như sau: Nghiệm thức 1: cho cá ăn với khẩu phần ăn bằng 10% khối lượng thân/ngày. Nghiệm thức 2: cho cá ăn với khẩu phần ăn bằng 15% khối lượng thân/ngày. Nghiệm thức 3: cho cá ăn với khẩu phần ăn bằng 20% khối lượng thân/ngày. Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 Chăm sóc và quản lý: Thức ăn sử dụng để ương cá là thức ăn công nghiệp 35N. Cho cá ăn 3 lần/ngày (7 giờ, 12 giờ, 17 giờ). Sau khi cho cá ăn xong khoảng 30 phút vớt thức ăn thừa, kết hợp thay nước khi có dấu hiệu nhiễm bẩn, mỗi lần thay 20-30% thể tích nước bể ương. Sau 22 ngày ương tiến hành thu và cân 10 cá thể để xác định khối lượng của cá, từ đó điều chỉnh lượng thức ăn cung cấp mang tính tương đối theo khẩu phần. 3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và tính toán 3.4.1 Chỉ tiêu môi trường Nhiệt độ và pH của nước trong hệ thống thí nghiệm được kiểm tra 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ 30 và 14 giờ. Dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ nước; kiểm tra pH bằng test pH. 3.4.2 Các chỉ tiêu của cá (SR, LG, WG, FCR).
  • 21. 11 Trước khi bố trí thí nghiệm: tiến hành cân đo 30 cá thể để xác định chiều dài và khối lượng trung bình ban đầu. Kết thúc thí nghiệm thu toàn bộ cá ở các bể ương và xác định các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ sống (Survival rate, SR): tổng số cá thể thu được sau khi kết thúc thí nghiệm chia cho tổng số cá thể thả lúc bố trí thí nghiệm rồi nhân cho 100, được tính theo công thức (3.1). Tăng trọng (Weight Gain, WG): khối lượng của cá thu được sau khi kết thúc thí nghiệm trừ đi khối lượng của cá lúc thả ương được tính theo công thức (3.2). WG (g) = Wc - Wđ Tăng trưởng khối lượng tuyệt đối theo ngày (Daily Weight Gain, DWG): hiệu số của khối lượng cá thu được sau khi kết thúc thí nghiệm trừ cho khối lượng của cá lúc thả ương, chia cho thời gian thí nghiệm (được tính theo ngày). Tính theo công thức (3.3). Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày) (Specific Growth Rate, DWG) Tăng trưởng chiều dài (Length Gain, LG): chiều dài cá thả lúc đầu trừ cho chiều dài cá sau khi kết thúc thí nghiệm được tính theo công thức (3.5) LG (cm) = Lc - Lđ Tăng trưởng chiều dài theo ngày (Daily Length Gain, DLG): chiều dài cá thả lúc đầu trừ cho chiều dài cá sau khi kết thúc thí nghiệm, chia cho thời gian bố trí thí nghiệm, được tính theo công thức (3.6) Sự phân hóa tăng trưởng của cá: là sự tăng trưởng không đồng đều về khối lượng và kích thước của cá trong cùng một khoảng thời gian và không gian sống. Được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm theo nhóm khối lượng và chiều dài, được tính theo công thức (3.7) (3.1) (3.2) (3.4)[ln(Wc) - ln(Wđ)] T SGR(%/ngày) = x 100 (3.5) Tổng số cá thể thu được Tổng số cá thể thả ban u sản Tỷ lệ sống (%) == x 100= (3.3) Wc - Wđ T DWG (g/ngày) = (3.6) Lc - Lđ T DLG (cm/ngày) = ∑i ∑thu Cá thể thứ i (%) = ======= === = x 100 (3.7)
  • 22. 12 Hệ số tiêu tốn thức ăn (Feed Convertion Ratio, FCR): Khối lượng thức ăn cung cấp cho cá trong thời gian thí nghiệm chia cho tăng trọng của cá khi kết thúc thí nghiệm, được tính theo công thức (3.8) Trong đó: Wđ và Wc lần lượt là khối lượng của cá lúc thả và lúc thu (g) Lđ, Lc lần lượt là chiều dài của cá trước và sau khi kết thúc thí nghiệm (cm) T là thời gian thí nghiệm (ngày) 3.5 Phương pháp xử lý số liệu và viết bài Các số liệu trung bình và độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2007. So sánh sự khác biệt giữa các giá trị tính toán bằng phần mềm SPSS 16.0. Bài viết được viết bằng phần mềm Microsoft Office Word 2007. Khối lượng thức ăn Tăng trọng của cá sản FCR = (3.8)
  • 23. 13 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 So sánh ảnh hưởng của thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương 4.1.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm Quá trình ương nuôi các loài cá nói chung và cá rô phi đỏ nói riêng phụ thuộc vào hai yếu tố: khách quan (yếu tố môi trường) và chủ quan (tình trạng sức khỏe của cá). Các yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH trong thí nghiệm 1 Các yếu tố môi trường Buổi NT1 NT2 NT3 Nhiệt độ (0C) Sáng 26,5 ± 0,06 26,6 ± 0,14 26,5 ± 0,11 pH Chiều Sáng Chiều 28,3 ± 0,11 7,44 ± 0,03 7,48 ± 0,01 28,5 ± 0,13 7,43 ± 0,01 7,44 ± 0,00 28,4 ± 0,11 7,43 ± 0,02 7,46 ± 0,02 Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Nhiệt độ: Qua bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ trong suốt thời gian thí nghiệm giao động từ 26,5-28,5 0 C, nhiệt độ trong ngày có sự chênh lệch nhưng không đáng kể (2 0 C), cụ thể nhiệt độ thấp nhất vào buổi sáng là 26,5 0 C (NT1 và NT3), cao nhất vào buổi chiều là 28,5±0,13 0 C (NT2). Theo Boyd et al., (2002) nhiệt độ trong ngày giao động không quá 5 0 C là giới hạn an toàn cho cá. Mặt khác, theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì các loài cá rô phi phát triển tốt ở nhiệt độ 20-31 0 C, vì thế nhiệt độ trong suốt quá trình thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi đỏ. Sự biến động pH: pH là một trong những nhân tố môi trường ảnh hưởng lớn đến đời sống thủy sinh vật, giá trị pH thích hợp cho cá là từ 6,5 đến 9. pH quá cao hay quá thấp làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi muối-nước giữa cơ thể sinh vật với môi trường ngoài (Trương Quốc Phú và Nguyễn Lê Hoàng Yến, 2006). Trong thí nghiệm, pH tương đối ổn định giữa các nghiệm thức, pH thấp nhất vào buổi sáng là 7,43 ( NT2 và NT3), cao nhất vào buổi chiều là 7,48±0,01 ở NT1 (chênh lệch 0,05 đơn vị). Chanratchakool et al., (1995) cho rằng pH là một nhân tố rất quan trong ảnh hưởng lớn đến động vật thủy sản và không nên dao động quá 0,5 đơn vị trong ngày. pH
  • 24. 14 thích hợp cho cá nuôi từ 7-9, tối ưu là 7,5-8,5, như vậy giá trị pH này tương đối thuận lợi cho sự phát triển của cá trong thí nghiệm ương. 4.1.2 Ảnh hưởng của thức ăn có độ đạm khác nhau lên tăng trưởng là tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương 4.1.2.1 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ trong thí nghiệm Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ sau 45 ngày ương với các loại thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau được trình bày cụ thể ở bảng 4.2. Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên giống Nghiệm thức thức ăn Tỷ lệ sống (%) NT1: Cho cá ăn thức ăn 25N 51,7 ± 1,65a NT2: Cho cá ăn thức ăn 30N 61,1 ± 2,31b NT3: Cho cá ăn thức ăn 35N 70,0 ± 1,30c Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Sau 45 ngày thí nghiệm, tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ dao động từ 51,7-70,0%. Ở nghiệm thức sử dụng thức ăn 35N cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 70,0%, kế đến là nghiệm thức sử dụng thức ăn 30N với tỷ lệ sống 61,1%, thấp nhất là nghiệm thức sử dụng thức ăn 25N chỉ đạt 51,7%. Qua phân tích thống kê về tỷ lệ sống cho thấy giữa các nghiệm thức có sự khác biệt ở mức p < 0,05. Thực tế thí nghiệm cho thấy, khi cho cá ăn với hàm lượng đạm cao sẽ mang lại kết quả về tỷ lệ sống của cá tăng. Cụ thể ở NT1, tỷ lệ sống của cá chỉ đạt 51,7% khi hàm lượng đạm 25%, nhưng khi hàm lượng đạm tăng lên 10% thì tỷ lệ sống của cá tăng lên gần 20%. Nhìn chung, trong cả 3 nghiệm thức, tỷ lệ sống của cá ương chỉ đạt mức trung bình. Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2013) thì ở giai đoạn cá còn nhỏ (cá bột và cá hương), cá có sức sống kém, khả năng thích ứng với điều kiện môi trường thấp nhất so với các giai đoạn khác của chu kỳ sống. 4.1.2.2 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ Hàm lượng đạm có trong thức ăn là một thành phần dinh dưỡng rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến quá trình tăng trưởng của cá. Thức ăn là cơ sở để cung cấp dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất của động vật thủy sản, quyết định đến năng suất và hiệu quả của quá trình ương nuôi. Nếu không có thức ăn thì không có trao đổi chất, động vật thủy sản sẽ chết. Kết quả tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ ở các nghiệm thức có độ đạm khác nhau sau 45 ngày thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.3.
  • 25. 15 Bảng 4.3 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ Nghiệm thức Wđ (g) Wc (g) WG (g) DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) 1: 25N 0,02 ± 0,00 1,31 ± 0,03a 1,29 ± 0,02a 0,03 ± 0,00a 9,89 ± 0,05a 2: 30N 0,02 ± 0,00 1,43 ± 0,03b 1,42 ± 0,03b 0,03 ± 0,00b 10,1 ± 0,04b 3: 35N 0,02 ± 0,00 2,36 ± 0,05c 2,35 ± 0,04c 0,05 ± 0,00c 11,4 ± 0,04c Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) Bảng 4.3 cho thấy, tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá ở ba nghiệm thức nhưng cho ăn với hàm lượng đạm khác nhau thì có sự chênh lệch giữa các giá trị. Cụ thể ở nghiệm thức 1, cá có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày thấp nhất chỉ đạt 0,03 g/ngày, cao nhất là ở nghiệm thức 3 đạt 0,05 g/ngày. Qua phân tích thống kê nhận thấy tốc độ tăng trưởng của cá giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa p < 0,05. Ở nghiệm thức 1, do cung cấp thức ăn chưa đáp ứng được nhu cầu protein nên cá chậm phát triển, từ đó không đủ dưỡng chất cho cá sinh trưởng và phát triển, dẫn đến tốc độ tăng trưởng về khối lượng chỉ đạt 0,03 g/ngày. Trong 3NT nhận thấy ở NT3 cá tăng trưởng 2,35g là phù hợp so với nghiên cứu của Dương Nhựt Long (2003), khi ương cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương cá có thể đạt khối lượng 2-3 g/con. Trong khoảng nhu cầu đạm của cá rô phi (25-35N), tăng trưởng về khối lượng của cá sẽ tăng khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng. Cụ thể ở nghiệm thức cho cá ăn với thức ăn 35N cá sẽ tăng trưởng tốt hơn nghiệm thức 30N và 25N. 4.1.2.3 Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ sau 45 ngày ương được trình bày trong bảng 4.4. Bảng 4.4 Tăng trưởng về chiều dài của cá rô phi đỏ NT Lđ (cm) Lc (cm) LG (cm) DLG (cm/ngày) 1 0,85 ± 0,00 4,15 ± 0,09a 3,30 ± 0,09a 0,07 ± 0,00a 2 0,85 ± 0,00 4,29 ± 0,05a 3,44 ± 0,05a 0,08 ± 0,00a 3 0,85 ± 0,00 5,01 ± 0,12b 4,16 ± 0,12b 0,09 ± 0,00b Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) Bảng 4.4 cho thấy, sự gia tăng chiều dài của cá ở nghiệm thức 3 so với chiều dài cá ở hai nghiệm thức còn lại khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong đó, mức gia tăng chiều dài của cá ở nghiệm thức 1 là thấp nhất chỉ đạt 3,30 cm/cá thể và cao nhất là sự gia tăng chiều dài của cá ở nghiệm thức 3 đạt 4,16 cm/cá thể. Điều này chứng tỏ rằng, khi ương cá với hàm lượng đạm cao cá sẽ có sự gia tăng về chiều dài nhanh hơn so với các giá trị tương ứng của cá ương với hàm lượng đạm thấp, xét trong cùng điều kiện thí nghiệm.
  • 26. 16 Lê Minh Tuấn (2010) đã thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương. Sau 1 tháng ương thì tăng trưởng về chiều dài của cá đạt tốt nhất là 4,19 ± 0,07 cm. Kết quả này cũng tương đương với kết quả ở nghiệm thức cho cá ăn bằng thức ăn 35N với sự gia tăng về chiều dài là 4,16 ± 0,117 cm. Từ những kết quả trên đã khẳng định được hàm lượng đạm có trong thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng cả về khối lượng lẫn chiều dài của cá. Trong khoảng độ đạm thích hợp của loài thì khi ương với thức ăn 35N cá sẽ có sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng nhanh hơn thức ăn 30N và 25N. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), nếu thức ăn có hàm lượng đạm không phù hợp cá sẽ không đạt được tốc độ tăng trưởng như mong muốn (nhất là giai đoạn từ cá bột lên cá hương), hay nói cách khác là công tác sản xuất giống không đem lại hiệu quả. Khi thức ăn cung cấp cho cá đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng thì cá sẽ tăng nhanh về khối lượng và hiển nhiên chiều dài cũng tăng theo tương ứng. 4.1.2.4 Tỷ lệ phân hóa theo khối lượng của cá Sinh trưởng là sự gia tăng kích thước, khối lượng cá theo thời gian, là kết quả của quá trình trao đổi chất. Bản chất sinh trưởng của cá là không đều, quá trình sinh trưởng của cá chịu sự chi phối rất lớn của các yếu tố sinh lý (yếu tố bên trong) và yếu tố sinh thái (các yếu tố bên ngoài). Trong các yếu tố bên ngoài thì thức ăn là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự phân hóa sinh trưởng của các loài cá. Mức phân hóa sinh trưởng khối lượng của cá ở thí nghiệm ương cá rô phi đỏ với hàm lượng đạm khác nhau được trình bày trong Hình 4.1. Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện sự phân hóa sinh trưởng khối lượng cá ở thí nghiệm 1 Hình 4.1 cho thấy, hàm lượng đạm có trong thức ăn có ảnh hưởng đến sự phân hóa theo khối lượng của cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương. Kích cỡ cá trong thí nghiệm được phân thành 3 nhóm khối lượng. Nhóm cá có khối lượng nhỏ nhất là dưới 1,40g; trung
  • 27. 17 bình là từ 1,40-1,60g và nhóm cá lớn hơn 1,60g. Ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2, số cá thể có khối lượng nhỏ chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với nghiệm thức 3. Ở nghiệm thức 3, khối lượng cá trên 1,60 g chiếm 100%, trong khi đó ở nghiệm thức 2 chỉ đạt 2,3% và ở nghiệm thức 1 chưa có sự xuất hiện cá thể nào có nhóm khối lượng này. Ngược lại khi phân tích khối lượng cá nhỏ hơn 1,40g; ở nghiệm thức 3 không có cá thể nào và ở nghiệm thức 2 chỉ chiếm khoảng 33,3% đa phần rơi vào nghiệm thức 1là 82,2%. Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009) thì nhu cầu protein của cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương từ 30-35N, như vậy với nghiệm thức 1 cho cá ăn 25N chưa thích hợp. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), nhu cầu đạm trong thức ăn của cá thay đổi theo đặc điểm dinh dưỡng của cá. Trong cùng giai đoạn phát triển, nếu thức ăn không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cá thì cá sẽ chậm lớn diễn ra sự phân hóa sinh trưởng. So sánh 3 nghiệm thức cho thấy, thức ăn thích hợp cho sinh trưởng tối ưu của cá là 35N. 4.1.2.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá rô phi đỏ Hệ số thức ăn (FCR) là một chỉ số rất quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh tế của việc ương nuôi cá. Hệ số FCR thấp thì người nuôi giảm được chi phí thức ăn nhưng cá vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh. Ngược lại hệ số FCR cao thì chi phí cho thức ăn cao từ đó kéo theo lợi nhuận thấp (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Bảng 4.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô phi đỏ Nghiệm thức (NT) FCR NT 1: Cho cá ăn thức ăn chứa 25N 1,56 ± 0,05b NT 2: Cho cá ăn thức ăn chứa 30N 1,50 ± 0,02b NT 3: Cho cá ăn thức ăn chứa 35N 1,32 ± 0,04a Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05) Bảng 4.5 cho thấy, hệ số FCR cao nhất ở nghiệm thức cá sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm thấp nhất 25% là 1,56. Nhưng khi cho cá ăn với thức ăn 35N thì hệ số FCR đạt thấp nhất là 1,32. Theo Võ Thị Tố Như (2011), khi cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm 42% thì hệ số FCR là 1,2. Điều này cho thấy ở hàm lượng đạm 35% với hệ số FCR 1,32 là phù hợp trong thí nghiệm, nhưng có thể với hàm lượng đạm cao hơn nữa thì hệ số FCR sẽ thấp hơn. Qua phân tích thống kê về hệ số FCR, nhận thấy giữa nghiệm thức 3 và hai nghiệm thức còn lại khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), nguyên lý then chốt và quan trọng nhất trong ương cá là thức ăn phải phù hợp đặc tính dinh dưỡng của cá, điều này cũng nói lên được hiệu quả của thức ăn đã được sử dụng. Như vậy, với thức ăn chứa 35N sẽ thích hợp để ương cá rô phi đỏ giai đoạn từ bột lên hương.
  • 28. 18 4.2 Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ giai đoạn từ hương lên giống 4.2.1 Các chỉ tiêu môi trường thí nghiệm Đối với thủy sinh vật thì môi trường nước là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sống của chúng, các yếu tố môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ thể thủy sinh vật làm thay đổi hoạt động sinh lý sinh hóa của chúng. Vì vậy các chỉ tiêu môi trường được theo dõi suốt quá trình thí nghiệm, kết quả một số chỉ tiêu thủy lý hóa được ghi nhận trong bảng 4.6 Bảng 4.6 các yếu tố môi trường trong thí nghiệm Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Nhiệt độ: Bảng 4.6 cho thấy, nhiệt độ nước giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch nhưng không đáng kể, nguyên nhân là do các bể ương có cùng chất liệu là thùng xốp nên ít bị biến đổi nhiệt độ. Mặt khác, thí nghiệm thực hiện trên cùng thể tích nước, và được sục khí liên tục. Nhiệt độ trung bình ở các nghiệm thức dao động trong khoảng từ 24,7 0 C vào buổi sáng đến 27,8 0 C vào buổi chiều. Kết quả này phù hợp với nhận định của Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), nhiệt độ thích hợp cho cá rô phi đỏ là từ 20-31 0 C. Sự biến động pH: Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2013), khả năng thích ứng của cá con với pH rất hạn chế, cá sẽ chết khi môi trường có pH thấp (pH < 5) và pH cao (pH > 9). Mặt khác theo Lê Văn Cát và ctv., (2006), pH thuận lợi cho sự phát triển của cá là từ 6,5-9. Ở thí nghiệm này, pH có sự biến động giữa các nghiệm thức nhưng rất thấp, pH đo được dao động trong khoảng từ 7,46 đến 7,84. Do đó giá trị pH này nằm trong khoảng thích hợp cho cá rô phi đỏ. 4.2.2 Ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ 4.2.2.1 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ Tỷ lệ sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của quá trình ương nuôi, sự thành bại của một quy trình sản xuất. Sự biến động về tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ sau 45 ngày ương được thể hiện trong bảng 4.7. Yếu tố Buổi NT 1 NT 2 NT 3 Nhiệt độ Sáng 24,7 ± 0,05 24,7 ± 0,03 24,7 ± 0,03 Chiều 27,8 ± 0,11 27,8 ± 0,03 27,8 ± 0,04 pH Sáng 7,46 ± 0,22 7,73 ± 0,02 7,75 ± 0,04 Chiều 7,73 ± 0,04 7,83 ± 0,08 7,84 ± 0,08
  • 29. 19 Bảng 4.7 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ Nghiệm thức (NT) Tỷ lệ sống (%) NT 1: khẩu phần ăn 10% khối lượng thân 92,2 ± 1,91a NT 2: Khẩu phần ăn 15% khối lượng thân 93,3 ± 0,00a NT 3: Khẩu phần ăn 20% khối lượng thân 90,0 ± 3,30a Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (P > 0,05) Sau 45 ngày thí nghiệm, cá được cho ăn với khẩu phần 15% so với khối lượng thân đạt tỷ lệ sống cao nhất 93,3% kế đến là nghiệm thức cho cá ăn với khẩu phần 10% khối lượng thân 92,2%, cuối cùng là nghiệm thức cho cá ăn với khẩu phần 20% khối lượng thân chỉ đạt 90,0%. Qua phân tích thống kê về tỷ lệ sống của cá, nhận thấy giữa ba nghiệm thức có sự chênh lệch nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05). Điều này được lý giải ở giai đoạn từ hương lên giống cá đã khỏe mạnh và bắt mồi chủ động nên hầu như thức ăn với khẩu phần này chưa ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ sống trong điều kiện chăm sóc quản lý tốt như nhau, chất lượng thức ăn như nhau. 4.2.2.2 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ Sự tăng trưởng về khối lượng của cá là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá chất lượng cá giống và nó cũng quyết định đến hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Trong ương nuôi cá, lượng thức ăn cung cấp cho cá đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của cá. Bảng 4.8 Tăng trưởng về khối lượng của cá rô phi đỏ ở TN2 NT Wđ Wc (g) (g) WG (g) DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) NT1 2,33 ± 0,07 12,4 ± 0,06b 10,1 ± 0,10b 0,23 ± 0,00b 3,72 ± 0,02b NT2 2,33 ± 0,07 15,9 ± 0,06c 13,5 ± 0,09c 0,30 ± 0,00c 4,26 ± 0,01c NT3 2,33 ± 0,07 12,1 ± 0,21a 9,70 ± 0,19a 0,22 ± 0,00a 3,65 ± 0,04a Giá trị được thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (P > 0,05) Từ bảng 4.8 cho thấy, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá có sự chênh lệch giữa các nghiệm thức. Cụ thể là sự tăng trưởng của cá đạt cao nhất ở NT2 với giá trị là 13,5g; kế tiếp là nghiệm thức 1 đạt 10,1g; thấp nhất là nghiệm thức 3 chỉ đạt 9,70g. Qua phân tích thống kê thì các giá trị này khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Ở nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 cá có giá trị tăng trưởng về khối lượng tương ứng là 10,1g và 13,5g. Theo Dương Nhựt Long (2003) thì trong giai đoạn cá ương từ hương lên giống cá có thể đạt 10-12 g/con sau khoảng 2 tháng tuổi. Như vậy với kết quả ghi nhận được của thí nghiệm hoàn toàn phù hợp.
  • 30. 20 Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), cá sẽ tăng trưởng chậm hoặc ngừng lại khi lượng thức ăn cung cấp thiếu trong 1 thời gian dài. Ngược lại, nếu dư lượng thức ăn cũng cho hiệu quả chuyển hóa thức ăn kém. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi ương cá với khẩu phần 10% khối lượng thân, thì thức ăn chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cá. Tuy nhiên, khi hàm lượng đạm tăng vượt quá nhu cầu là đến 20% so với khối lượng thân, khi đó cá sẽ thụ động trong việc bắt mồi điều này làm cho độ tiêu hóa thấp, dẫn đến tốc độ tăng trưởng của cá bị chậm lại. 4.2.2.3 Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ Sự tăng trưởng về chiều dài là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá sự phát triển của cá và nó cũng góp phần quyết định đến hiệu quả kinh tế của người sản xuất trong khâu ương cá từ hương lên giống. Bảng 4.9 Tăng trưởng về chiều dài của cá rô phi đỏ NT Ld (cm) Lc (cm) LG (cm) DLG (cm/ngày) NT1 5,08 ± 0,210 9,04 ± 0,13b 3,96 ± 0,13b 0,09 ± 0,00b NT2 5,08 ± 0,210 9,62 ± 0,10c 4,54 ± 0,10c 0,10 ± 0,00c NT3 5,08 ± 0,210 8,55 ± 0,17a 3,47 ± 0,17a 0,08 ± 0,00a Giá trị được thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05) Bảng 4.9 cho thấy, cá ương ở nghiệm thức 2 có chiều dài trung bình cao nhất 9,62 cm; kế đến là nghiệm thức 1 đạt 9,04 cm và thấp nhất rơi vào nghiệm thức 3, chỉ đạt 8,55 cm. Từ kết quả ghi nhận được cho thấy khẩu phần thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng của cá cả về khối lượng lẫn về chiều dài. Khi ương cá rô phi đỏ với thức ăn 35N thì khẩu phần thức ăn cung cấp là 15% cá sẽ phát triển tốt hơn so với khẩu phần 10% và 20% so với khối lượng thân. Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), mức độ cho ăn có ảnh hưởng đến tiêu tốn năng lượng của động vật thủy sản. Mức độ cho ăn quá thấp hoặc quá cao đều ảnh hưởng không tốt đến sự tăng trưởng của cá. Ở nghiệm thức 1, cho cá ăn với khẩu phần 10% khối lượng thân, chính vì thức ăn cung cấp thiếu nên chưa đáp ứng được nhu cầu năng lượng cho sinh trưởng của cá, dẫn đến những cá thể không bắt được thức ăn trong thời gian dài sẽ tăng trưởng chậm lại. Khi tăng khẩu phần ăn cho cá trong giới hạn cho phép, cá sẽ dự trữ được năng lượng nhiều hơn (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009), Ở nghiệm thức 2, cho cá ăn với khẩu phần bằng 15% so với khối lượng thân, thức ăn đã đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của cá, nghĩa là sinh trưởng của cá sẽ tăng. Tuy nhiên khi lượng thức ăn cung cấp 20% so với khối lượng thân thì cá sẽ thụ động trong việc bắt mồi, điều này cũng gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cá.
  • 31. 21 4.2.2.4 Tỷ lệ phân hóa tăng trưởng theo khối lượng của cá rô phi đỏ Mức độ phân hóa sinh trưởng khối lượng của cá ở thí nghiệm ương cá rô phi đỏ với khẩu phần ăn khác nhau giai đoạn từ hương lên giống được trình bày trong hình 4.3. Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện mức độ phân hóa theo khối lượng của cá ở TN2 Sau khi kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ phân hóa của cá được chia thành 3 nhóm khối lượng như sau: nhóm cá bé có khối lượng nhỏ hơn 12,0g; nhóm cá trung bình từ 12,0-12,4g và nhóm cá lớn trên 12,4g. Khi phân tích nhóm cá lớn trên 12,4g, ở nghiệm thức 2 chiếm 100%; nghiệm thức 1 chiếm 46,7%, trong khi đó nghiệm thức 3 chỉ đạt 17,8%. Ngược lại, khi phân tích nhóm cá bé thì nhận thấy ở nghiệm thức 2 không có cá thể nào dưới 12,0g mà đa số rơi vào nghiệm thức 3 chiếm 40,0% và nghiệm thức 1 chỉ chiếm 20%. Điều này được lý giải là với nghiệm thức 1 và 3 thì khẩu phần thức ăn cung cấp cho cá chưa được phù hợp so với nhận định của Melard and Philipart (1981), khẩu phần thức ăn thích hợp cho cá rô phi đỏ giai đoạn từ hương lên giống (5-20g) là khoảng 15% so với khối lượng thân. 4.2.2.5 Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô phi đỏ giai đoạn từ hương lên giống được trình bày trong bảng 4.10. Bảng 4.10 Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá rô phi đỏ Nghiệm thức (NT) FCR NT1: Khẩu phần 10% khối lượng thân/ngày 1,48 ± 0,010b NT2: Khẩu phần 15% khối lượng thân/ngày 1,33 ± 0,010a NT3: Khẩu phần 20% khối lượng thân/ngày 1,61 ± 0,010c Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Các giá trị thể hiện trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)
  • 32. 22 Bảng 4.10 cho thấy, hệ số FCR của cá ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,05. Nghiệm thức sử dụng thức ăn với khẩu phần 20% khối lượng thân cho kết quả hệ số FCR cao nhất là 1,61 vì thức ăn cung cấp vào quá nhiều so với nhu cầu của cá. Tuy nhiên ở nghiệm thức 1 đã cung cấp lượng thức ăn bằng 10% khối lượng thân chưa đáp ứng được nhu cầu của cá dẫn đến hệ số FCR là 1,48, Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), khi cho cá ăn với khẩu phần giới hạn (tính theo khối lượng thân) sẽ dẫn đến hệ số chuyển hóa thức ăn cao và ngược lại. Như vậy ở nghiệm thức cho cá ăn khẩu phần 15% khối lượng thân với thức ăn 35N cho hệ số FCR thấp nhất là 1,33.
  • 33. 23 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm: Kết thúc thí nghiệm chỉ tiêu nhiệt độ, pH tương ứng là 26-29 0 C; 7-7,6 (TN1) và 24-30 0 C, 7-7,5 (TN2). Các yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm đều thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi đỏ, giai đoạn từ bột lên giống. Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống: Thí nghiệm 1: Ở NT cho cá ăn thức ăn 35N cho các giá trị về tỷ lệ sống, tăng trưởng khối lượng, tăng trưởng chiều dài cao nhất đạt lần lượt là: 70%; 2,35g; 4,16 cm, ít xảy ra sự phân hóa sinh trưởng. Các chỉ tiêu này ở NT cho cá ăn thức ăn 25N với các giá trị tương ứng lần lượt là 51,7%; 1,29g; 3,30 cm. Thí nghiệm 2: Ở NT cho cá ăn với khẩu phần 15% so với khối lượng thân cá ít bị phân hóa sinh trưởng, đồng thời cho các giá trị về tỷ lệ sống, tăng trưởng khối lượng, tăng trưởng chiều dài nhanh nhất lần lượt là: 93%; 13,5g; 4,54 cm, ở nghiệm thức cho cá ăn với khẩu phần 20% so với khối lượng thân, các giá trị tương ứng chỉ đạt 90%; 9,70g; 3,47 cm. 5.2 Đề xuất So sánh ảnh hưởng của độ đạm và khẩu phần khác nhau khi ương cá rô phi đỏ trong giai. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần thức ăn khi nuôi thương phẩm cá rô phi đỏ.
  • 34. 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO Boyd et al., 2002. Water quality in ponds for aquaculture. Aubrn University. Chanratchakool, P., J. F. Tumbull, S. Funge and C. Limsunan, 1995. Health managemant in aquatic Animal Healthy Rescarch insticuts, bangkok. Đoàn Khắc Độ, 2008. Nuôi cá rô phi đạt chất lượng cao. Nhà xuất bản Đà Nẵng. Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy sản- Trường Đại học Cần Thơ. FAO, 2001. Inlannd Water Resources and Aquaculture service, Fishery Resouces Division. Review of the state of world aquaculture. FAO Fisheries Circular. No. 886, Rev. l. Rome, Italy. Alberto J. P. Nunes, Ph. D.,(2010). Glolal Aquaculture Alliance. FAO, 2004. State of world Fisheries and Aquaculture 2004, FAO, Rome, Italy. FishStat., 2008. Effects of stocking density and feeding levels on growth and fees efficiency of Nile Tilapia fry. Aquaculture Research, Volum 33, Issue 8: page 621-626. Guerrero R. D. III., 2002. Tilapia cultrure in Southeast Asia. Pages 97-103. In Subasinghe, S. and S. Tarlochan (eds). Tilapia: production, marketing and technological developments. Procedings of the Tilapia 2001 International Technical and Trade conference on Tilapia, 28-30 May 2001, Kuala Lumpur, Malaysia. Hồ Thị Thanh Trúc, 2011. Thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương với các mật độ và độ mặn khác nhau. Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh học ứng dụng-Trường Đại học Tây Đô. Kinh tế nông thôn Việt Nam, 2014. Đẩy mạnh sản xuất cá rô phi xuất khẩu. Lê Thanh Hùng, 2008. Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản. Khoa thủy sản-Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Lê Văn Cát, Đỗ Thị Hồng Nhung, Ngô Ngọc Cát, 2006. Nước nuôi thủy sản chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Lê Văn Thắng, 1999. Nghiên cứu chuyển giới tính cá rô phi O.niloticus bằng phương pháp ngâm hoocmon 17 alpha methyltestosterone. Luận văn cao học. Trường Đại học Thủy sản Nha Trang. Mai Chi, 2002. Tìm hiểu nguồn gốc rô phi đỏ. Báo Khoa học phổ thông số 638: 43-46. Nguyễn Như Trí và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2009. Xác định tần số và tỷ lệ cho ăn thích hợp trên cá rô phi vằn. Khoa Thủy sản-Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • 35. 25 Nguyễn Thị Diệu Phương và Phạm Anh Tuấn ,2001. Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chọn giống cá rô phi. Tạp chí công nghệ sinh học viện nuôi trồng thủy sản I. Nguyễn Thị Ngọc Bích, 2005. Khảo sát một số đặc điểm gây bệnh của các vi khuẩn phân lập từ cá rô phi nuôi bè. Khóa luận tốt nghiệp kỹ sư Thủy sản-Trường Đại học Nông lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Hữu và Ngô Quang Luận, 2005. Điều chế kháng huyết thanh thỏ và khảo sát đáp ứng miễn dịch của cá rô phi đỏ đối với vi khuẩn Streptococcus sp. Khóa luận tốt nghiệp ngành Công Nghệ Sinh Học. Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Phạm Anh Tuấn, 2007. Nuôi cá rô phi xuất khẩu. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành, 2013. Kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt. Khoa Sinh học ứng dụng-Trường Đại học Tây Đô. Phạm Văn Trang và Nguyễn Trung Thành, 2005. Kỹ thuật nuôi cá rô phi vằn. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Phan Thanh Liêm, Hiện trạng và biện pháp cải thiện chất lượng đàn cá rô phi. Tạp chí Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Ngày đăng 26/11/2014. Philippart, I. C, J. C. Melard, (1981). Ecology and Distribution Tilapia. The biology and culture of Tilapia, ICLARM Conferen Proceedings, 7 (eds. R. V. Pullin, R. H. Lwe- McConnell), Internation Centre for Living aquatic Resources management, Manila, Philippines, pp 15-60. Quyết định 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011. Phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020. Thủ tướng chính phủ ban hành. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, 2014. Hội nghị đánh giá mô hình nuôi thâm canh cá điêu hồng bằng lồng. Tổng cục thủy sản Việt Nam, 2014. Sản xuất và tiêu thụ cá rô phi. Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trương Quốc Phú và Nguyễn Lê Hoàng Yến, 2006. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Khoa thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ.
  • 36. 26 Võ Thị Tố Như, 2011. Thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương với mật độ và thức ăn khác nhau. Khóa luận tốt nghiệp đại học nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh học ứng dụng-Trường Đại học Tây Đô. Võ Văn Tuấn, 2005. Hiện trạng và tình hình bệnh vi khuẩn trên cá rô phi đỏ nuôi lồng bè tại tỉnh Đồng Nai. Khóa luận tốt nghiệp kỹ sư Thủy sản-Trường Đại học Nông lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Vụ nuôi trồng thủy sản, 2014. Phát triển nuôi cá rô phi theo hướng xuất khẩu. Yang Y. and Fitzsimmons K., 2005. Tilapia-Shrimp polycuture in ThaiLan. Proccedings of International symposium on Tilapia in aquaculture, Vlo 2: Pages: 777-790.
  • 37. A PHỤ LỤC A THÍ NGHIỆM 1 Phụ lục A.1 Nhiệt độ nước (0C) trong thí nghiệm 1 STT 1A 1B 1C 2A 2B 2C 3A 3B 3C S C S C S C S C S C S C S C S C S C 1 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,5 28,5 27,0 29,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 2 27,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 27,0 29,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 3 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 27,5 29,5 26,5 29,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 4 26,5 28,0 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 27,0 28,5 26,5 28,5 26,5 28,0 5 27,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 27,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,0 6 26,5 28,0 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 29,0 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,0 28,0 7 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 8 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 27,0 29,0 26,5 28,5 26,5 29,0 26,5 28,5 26,5 28,5 9 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 10 27,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 26,0 28,5 11 27,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 12 27,0 28,5 26,5 28,5 26,0 28,0 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 13 27,0 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 29,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,0 28,0 14 26,6 28,5 26,6 28,5 26,6 28,5 26,6 28,5 26,6 28,5 26,6 28,5 26,6 28,5 26,6 28,5 26,6 28,0 15 28,0 28,5 28,0 28,5 28,0 28,5 28,0 28,5 28,0 29,0 28,0 28,5 28,0 28,5 28,0 28,5 26,0 28,5 16 27,0 28,0 27,0 28,0 27,0 28,0 27,0 28,0 27,0 29,0 27,0 28,0 27,0 28,0 27,0 28,0 27,0 28,0 17 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,5 29,5 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 18 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 26,0 28,0 19 27,5 29,0 27,5 29,0 27,5 29,0 27,5 29,0 27,5 29,0 27,5 29,0 27,5 29,0 27,5 29,0 27,5 29,0 20 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 27,0 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,0 28,5
  • 38. B 21 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,0 28,0 22 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 23 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 24 27,0 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,0 25 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 27 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 27,0 29,0 26,5 28,5 26,0 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 28 27,0 28,5 27,0 29,0 26,0 28,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 29 27,0 28,5 27,0 29,0 26,0 28,0 27,0 29,0 28,0 29,0 27,0 29,0 28,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 30 27,0 28,5 27,0 29,0 26,0 28,0 27,5 29,5 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 27,0 29,0 31 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,0 32 26,5 27,0 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 27,0 29,0 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 33 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,5 28,0 26,0 28,0 34 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 27,0 29,0 26,0 28,0 27,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 35 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 29,0 26,0 28,0 26,0 28,0 36 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 29,0 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,0 28,0 37 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 27,0 29,0 26,5 28,5 26,5 28,5 38 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,5 28,5 26,0 28,0 26,0 28,0 27,0 29,0 26,0 28,0 26,0 28,0 39 26,0 27,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 40 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 27,0 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,0 41 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,5 28,5 27,0 29,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 42 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,0 28,0 43 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 27,0 29,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 44 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 26,0 29,0 26,0 28,0 27,0 28,0 26,0 28,0 26,0 28,0 45 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 29,0 26,5 28,5 26,5 28,5 26,5 28,5 26,0 28,0 TB 26,6 28,3 26,5 28,4 26,4 28,3 26,5 28,5 26,7 28,7 26,5 28,4 26,6 28,5 26,5 28,4 26,3 28,2 ĐLC 0,50 0,31 0,52 0,30 0,53 0,31 0,60 0,46 0,52 0,39 0,52 0,30 0,54 0,35 0,52 0,30 0,36 0,30
  • 39. C Phụ lục A.2 pH nước trong thí nghiệm 1 NGÀY 1A 1B 1C 2A 2B 2C 3A 3B 3C S C S C S C S C S C S C S C S C S C 1 7,60 7,60 7,30 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,00 7,30 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 2 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 3 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,60 7,60 7,30 4 7,30 7,60 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 5 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 6 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 8 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,60 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,00 7,30 7,60 7,60 7,60 7,30 9 7,60 7,60 7,30 7,30 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 10 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 11 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 12 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 13 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 14 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 15 7,30 7,60 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 16 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 17 7,60 7,60 6,70 7,30 7,60 7,60 7,60 6,70 7,60 7,60 7,60 6,70 6,70 6,70 7,00 7,30 7,60 6,70 18 7,00 7,30 7,00 7,00 7,00 7,00 6,70 7,00 7,00 7,00 7,00 7,00 7,00 7,00 7,00 7,00 7,00 7,00 19 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,30 7,30 7,00 7,30 7,60 7,30 20 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 21 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 22 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 23 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 24 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 25 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60
  • 40. D 26 7,00 7,30 7,00 7,30 7,00 7,30 7,00 7,30 7,00 7,30 7,00 7,30 7,00 7,30 7,00 7,30 7,00 7,30 27 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 28 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 29 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 30 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 31 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 32 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 33 7,60 7,60 7,30 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,60 7,60 7,30 34 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 35 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 36 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 37 7,60 7,60 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,30 38 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 39 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 40 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,30 7,30 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,60 7,60 7,30 41 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 42 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 43 7,30 7,30 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 7,30 7,60 44 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 45 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 7,60 TB 7,45 7,48 7,41 7,49 7,45 7,48 7,43 7,45 7,42 7,45 7,44 7,44 7,41 7,45 7,42 7,49 7,45 7,44 ĐLC 0,17 0,11 0,24 0,15 0,13 0,14 0,15 0,24 0,19 0,16 0,13 0,24 0,26 0,24 0,19 0,15 0,13 0,24
  • 41. E Phụ lục A.2 Khối lượng và chiều dài ban đầu của cá rô phi đỏ STT TN1 Wđ (g) Lđ (cm) 1 0,02 0,85 2 0,02 0,85 3 0,01 0,84 4 0,02 0,84 5 0,02 0,85 6 0,02 0,85 7 0,02 0,85 8 0,02 0,85 9 0,02 0,85 10 0,02 0,85 Trung bình 0,02 0,85 Độ lệch chuẩn 0,00 0,00 Phụ lục A.3 Khối lượng cá rô phi đỏ (g/con) khi kết thúc thí nghiệm 1 SL Nghiệm thức 1 (25N) Nghiệm thức 1 (30N) Nghiệm thức 1 (35N) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 1 1,37 1,14 1,40 1,30 1,48 1,38 2,39 2,22 2,30 2 1,39 1,28 1,20 1,32 1,46 1,36 2,37 2,31 2,35 3 1,38 1,15 1,43 1,47 1,58 1,46 2,35 2,32 2,45 4 1,35 1,26 1,34 1,73 1,48 1,50 2,37 2,20 2,32 5 1,34 1,38 1,36 1,49 1,50 1,46 2,30 2,31 2,32 6 1,24 1,13 1,45 1,48 1,48 1,45 2,34 2,29 2,32 7 1,25 1,24 1,40 1,46 1,43 1,38 2,22 2,20 2,38 8 1,32 1,22 1,40 1,47 1,43 1,30 2,41 2,33 2,35 9 1,24 1,16 1,35 1,43 1,34 1,46 2,36 2,31 2,42 10 1,20 1,21 1,30 1,48 1,43 1,32 2,20 2,20 2,42 11 1,35 1,26 1,20 1,34 1,43 1,30 2,24 2,34 2,50 12 1,49 1,17 1,44 1,49 1,30 1,56 2,37 2,31 2,35 13 1,22 1,37 1,43 1,30 1,43 1,42 2,36 2,32 2,44 14 1,39 1,37 1,36 1,44 1,35 1,54 2,54 2,31 2,47 15 1,43 1,11 1,35 1,44 1,43 1,37 2,52 2,41 2,35 16 1,30 1,28 1,46 1,48 1,43 1,38 2,36 2,33 2,43 17 1,27 1,43 1,20 1,46 1,53 1,37 2,24 2,30 2,47 18 1,32 1,14 1,20 1,48 1,43 1,40 2,40 2,31 2,33 19 1,10 1,16 1,46 1,49 1,45 1,45 2,32 2,56 2,31 20 1,32 1,34 1,35 1,44 1,47 1,38 2,30 2,31 2,43 21 1,30 1,36 1,36 1,45 1,45 1,43 2,22 2,32 2,48 22 1,34 1,30 1,24 1,47 1,52 1,34 2,32 2,40 2,46 23 1,32 1,34 1,35 1,49 1,47 1,38 2,20 2,33 2,56
  • 42. F 24 1,34 1,40 1,28 1,34 1,49 1,43 2,35 2,54 2,47 25 1,43 1,37 1,24 1,30 1,34 1,36 2,49 2,34 2,43 26 1,23 1,43 1,26 1,32 1,40 1,30 2,40 2,20 2,45 27 1,24 1,44 1,38 1,38 1,46 1,43 2,30 2,26 2,35 28 1,32 1,26 1,35 1,44 1,73 1,38 2,50 2,31 2,54 29 1,28 1,28 1,36 1,47 1,44 1,43 2,48 2,31 2,43 30 1,38 1,37 1,20 1,34 1,38 1,30 2,40 2,54 2,32 Phụ lục A.4 Chiều dài cá rô phi đỏ (cm) sau khi kết thúc thí nghiệm 1 Số lượng Nghiệm thức 1 (25N) Nghiệm thức 2 (30N) Nghiệm thức 1 (35N) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 1 4,30 4,00 4,80 4,20 4,30 4,80 5,10 4,80 4,60 2 4,30 3,70 4,40 4,20 4,00 4,40 5,30 4,90 4,80 3 4,00 4,10 4,00 4,60 4,60 4,00 5,40 5,00 5,20 4 3,90 3,80 3,80 4,90 4,00 3,80 5,10 4,60 4,60 5 4,00 4,60 4,00 4,20 4,00 4,00 4,80 4,80 4,40 6 3,80 4,00 4,20 4,00 4,20 4,20 4,90 4,80 4,80 7 3,80 3,80 4,50 4,00 4,20 4,50 4,80 4,60 5,00 8 4,00 3,60 4,20 4,20 4,30 4,20 5,30 5,00 4,80 9 3,90 4,20 4,00 4,20 4,00 4,00 5,00 5,00 5,20 10 3,90 3,70 4,00 4,00 4,20 4,00 5,10 4,80 5,70 11 4,20 4,20 4,40 4,00 4,20 4,40 4,80 5,20 5,80 12 4,50 4,20 4,40 4,20 4,20 4,40 5,10 5,00 4,80 13 3,80 4,50 4,10 4,20 4,20 4,10 5,00 5,20 5,20 14 4,30 4,20 4,00 4,50 4,00 4,00 5,50 4,80 5,00 15 4,80 4,00 4,10 4,60 4,20 4,10 5,80 5,20 4,80 16 4,10 3,90 4,70 4,00 4,30 4,70 5,10 4,80 5,10 17 4,00 4,60 4,50 4,40 5,20 4,50 4,80 4,80 5,60 18 4,20 4,20 3,90 4,00 4,10 3,90 5,20 5,00 4,70 19 4,40 4,00 5,10 4,30 4,20 5,10 5,10 5,60 4,70 20 4,00 3,90 4,00 4,60 4,80 4,00 4,80 4,20 5,40 21 3,80 4,30 4,10 4,20 4,40 4,10 4,80 4,60 5,00 22 4,10 3,80 4,10 4,80 5,30 4,10 4,30 4,30 5,20 23 4,50 4,00 4,10 4,50 4,80 4,10 5,10 4,80 5,80 24 4,00 4,20 4,10 4,00 4,20 4,10 4,80 5,50 5,50 25 4,90 4,10 3,90 4,20 4,00 3,90 5,20 4,50 5,20 26 4,00 4,40 3,90 4,20 4,20 3,90 5,20 4,50 5,20 27 3,90 4,30 4,30 4,20 4,80 4,30 4,40 4,80 4,80 28 4,10 3,80 4,30 4,30 4,90 4,30 5,40 5,20 5,90 29 4,30 3,80 4,70 4,40 4,40 4,70 5,20 5,00 5,20 30 4,30 4,10 4,50 4,20 4,00 4,50 5,20 4,90 5,00
  • 43. G Phụ lục A.5 Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm 1 NT Số lần lặp lại Số lượng cá thả ương (con) Thu hoạch (con) Tỷ lệ sống (%) 1 150 75 50 2 150 80 53 3 150 78 51 Trung bình 150 77 51 1 150 95 63 2 150 88 58 3 150 92 61 Trung bình 150 91 61 1 150 103 68 2 150 107 71 3 150 105 70 Trung bình 150 105 70
  • 44. H Phụ lục A.6 Tăng trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm 1 Nghiệm thức Lặp lại Khối lượng cuối Wc Tăng trọng WG (g) Tăng trưởng ngày DWG (g/ngày) Tăng trưởng đặc biệt SGR (g) (%/ngày) 1 1,32 1,30 0,03 9,90 1 2 1,28 1,26 0,03 9,83 3 1,34 1,32 0,03 9,93 Trung bình 1,31 1,29 0,03 9,89 1 1,43 1,42 0,03 10,1 2 2 1,45 1,44 0,03 10,1 3 1,40 1,39 0,03 10,0 Trung bình 1,43 1,41 0,03 10,1 1 2,35 2,34 0,05 11,2 3 2 2,32 2,31 0,05 11,2 3 2,41 2,39 0,05 11,2 Trung bình 2,36 2,35 0,05 11,2 Phụ lục A.7 Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm 1 Nghiệm thức Lặp lại Chiều dài cuối Lc (cm) Tăng trưởng chiều dài LG (cm) Tăng trưởng ngày DLG (cm/ngày) 1 4,14 3,29 0,07 1 2 4,07 3,22 0,07 3 4,24 3,39 0,07 Trung bình 4,15 3,30 0,07 1 4,28 3,43 0,08 2 2 4,34 3,49 0,08 3 4,24 3,39 0,08 Trung bình 4,28 3,44 0,08 1 5,05 4,21 0,09 3 2 4,87 4,03 0,09 3 5,10 4,25 0,09 Trung bình 5,01 4,16 0,09
  • 45. I Phụ lục A.8 Sự phân hóa sinh trưởng khối lượng của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm 1 Nghiệm thức Tỷ lệ (%) theo phân hóa khối lượng < 1,40 g 1,40 – 1,60 g >1,60 g 1 82,2 17,8 0,00 2 33,3 64,4 2,30 3 0,000 0,000 100 Phụ lục A.9 Sự phân hóa sinh trưởng theo chiều dài của cá rô phi đỏ ở thí nghiệm 1 Nghiệm thức Tỷ lệ (%) theo phân hóa chiều dài < 4,50 cm 4,50 – 4,80 cm >4,80 cm 1 84,4 13,3 2,30 2 76,6 17,8 5,60 3 5,60 34,4 60,0 Phụ lục A.10 Khối lượng thức ăn công nghiệp sử dụng cho từng nghiệm thức Sô lần lặp lại Khối lượng thức ăn sử dụng (g/con) Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 1 2,08 2,16 3,04 2 1,97 2,16 3,14 3 1,99 2,06 3,08 Phụ lục A.11 Kết quả tính toán hệ số tiêu tốn thức ăn ở thí nghiệm 1 Nghiệm thức Số lần lặp lại Hệ số FCR 1 1,60 2 1,56 3 1,51 Trung bình 1,56 1 1,52 2 1,50 3 1,48 Trung bình 1,50 1 1,30 2 1,36 3 1,29 Trung bình 1,32
  • 46. J PHỤ LỤC B THÍ NGHIỆM 2 Phụ lục B.2 pH của nước trong thí nghiệm 2 STT 1A 1B 1C 2A 2B 2C 3A 3B 3C S C S C S C S C S C S C S C S C S C 1 7,50 8,00 7,30 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 2 7,00 7,50 7,00 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00 3 7,30 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 4 7,60 8,00 7,50 7,80 8,00 7,00 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 7,5 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 5 7,50 7,50 7,00 7,30 7,50 7,50 8,00 8,50 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 7,50 7,50 6 7,60 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7 7,50 8,00 7,60 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8 7,00 7,50 7,00 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00 9 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 10 7,00 7,50 7,60 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 7,50 11 7,60 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 12 7,00 7,50 7,30 7,50 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00 13 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00 14 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 15 7,00 8,00 7,30 7,60 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00 16 7,00 7,50 7,60 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 17 7,00 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 18 7,50 8,00 7,00 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00 19 7,00 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 20 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 7,00 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 21 7,50 7,50 7,30 7,60 7,50 7,50 8,00 8,50 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 7,50 7,50
  • 47. K 22 7,00 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 23 7,50 8,00 7,60 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 24 7,00 7,50 7,00 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00 25 7,00 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 26 7,00 7,50 7,00 7,30 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 7,50 27 7,60 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 28 7,50 8,00 7,30 7,60 7,50 7,50 8,00 8,50 8,00 8,00 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00 29 7,00 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00 30 7,50 7,00 7,30 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 31 7,00 7,60 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 32 7,50 8,00 7,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 33 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 34 7,00 7,50 7,30 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 35 7,60 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 36 7,50 8,00 7,60 7,60 8,00 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 7,50 8,00 37 7,00 7,60 7,00 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 38 7,30 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 8,00 8,50 8,00 7,00 8,00 7,00 8,00 7,00 8,00 7,00 8,00 7,00 39 7,00 7,50 7,00 7,50 8,00 7,00 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 7,50 40 7,00 7,50 7,30 7,60 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 7,50 7,50 41 7,60 8,00 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 42 7,30 7,60 7,30 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 43 7,50 8,00 7,50 7,50 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 8,00 44 7,60 8,00 7,00 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 7,50 8,00 8,00 7,50 8,00 45 7,30 7,50 7,50 7,60 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 7,50 8,00 TB 7,30 7,72 7,36 7,70 7,71 7,78 7,74 7,92 7,74 7,76 7,71 7,81 7,74 7,77 7,79 7,90 7,71 7,88 ĐLC 0,26 0,27 0,22 0,25 0,25 0,31 0,25 0,28 0,25 0,27 0,25 0,27 0,25 0,27 0,25 0,23 0,25 0,24