SlideShare a Scribd company logo
1 of 68
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM
KHOA HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SẮT HOÀ TAN TRONG
NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG
SỬ DỤNG THUỐC THỬ 1,10–PHENANTROLIN
GVHD: ThS. Trần Thị Lộc
SVTT: Chu Thị Kim Hương
Lớp: Hóa 4A
MSSV: 35201030
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Tháng 5 Năm2013
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành tại phòng thí nghiệm Hóa Công Nông – Môi
Trường - khoa Hoá học - Trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Bằng tấm lòng trân trọng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Nguyễn
Văn Bỉnh, Cô Trần Thị Lộc - người đã hướng dẫn khoa học, tận tình chỉ bảo em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, tất cả các thầy cô trong khoa Hoá đã
quan tâm, tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian qua, đặc biệt là các thầy cô
trong tổ Công Nông – Môi Trường, tổ Hữu cơ.
Em xin chân thành cảm ơn cô Diệu đã giúp đỡ chúng em nhiệt tình về dụng cụ,
trang thiết bị, hóa chất trong suốt thời gian làm khóa luận.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người đã đồng hành và
luôn bên cạnh em trong suốt thời gian qua.
Do thời gian, điều kiện, cũng như kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên
khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em xin chân thành
ghi nhận những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và bạn bè để khóa luận
được hoàn thiện hơn.
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Chu Thị Kim Hương
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................. 0
MỤC LỤC ........................................................................................ 0
MỞ ĐẦU........................................................................................... 0
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC....................................... 3
1.1. PHÂN BỐ NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT [15] ...................................3
1.2. VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG SINH QUYỂN [25] ................. 3
1.3. CHU TRÌNH NƯỚC TOÀN CẦU [16].........................................5
1.4. PHÂN LOẠI NƯỚC [13, 14, 16]....................................................6
1.5. TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG Ở VIỆT NAM [15].....................10
1.6. TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH [23].10
1.7. THÀNH PHẦN SINH HÓA CỦA NƯỚC [16] ..........................12
1.8. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC [16]......................................15
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ SẮT ......................................... 18
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN TỐ SẮT [11, 19]................................18
2.1.1 Vị trí, cấu tạo và tính chất của sắt. ....................................................................... 18
2.1.2 Trạng thái tự nhiên................................................................................................ 18
2.2. CÁC PHẢN ỨNG TẠO PHỨC CỦA SẮT VỚI MỘT SỐ THUỐC
THỬ............................................................................................................18
2.3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SẮT [8]...............................................20
2.4. SẮT VÀ SỰ CHUYỂN HÓA CỦA SẮT TRONG MÔI TRƯỜNG
[3] ................................................................................................................21
2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SẮT ........................................23
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH TRẮC QUANG ...................................................... 25
3.1. ĐỊNH NGHĨA [4]...............................................................................25
3.2. SỰ HẤP THỤ ÁNH SÁNG CỦA CÁC CHẤT VÀ CÁC ĐỊNH
LUẬT HẤP THỤ CƠ BẢN [4, 7] ............................................................25
3.3. NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐO
ĐỘ HẤP THỤ QUANG ĐỂ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ............................27
CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SẮT TRONG NƯỚC
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG SỬ DỤNG
THUỐC THỬ 1,10-PHENANTROLIN [17, 18, 21] .................. 28
4.1. LẤY MẪU VÀ BẢO QUẢN MẪU...................................................28
4.1 NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP.........................................28
4.2. HÓA CHẤT........................................................................................29
4.3. DỤNG CỤ ...........................................................................................30
4.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH.................................................31
4.5. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN....................................................................32
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ....................................... 33
5.1. CHỌN ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU............................................................33
5.2. PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG SẮT HÒA TAN TRONG NƯỚC
SÔNG..........................................................................................................34
KẾT LUẬN .................................................................................... 51
PHỤ LỤC ....................................................................................... 53
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã
hội, cuộc sống con người ngày càng ổn định hơn, nhưng hậu quả không thể tránh
khỏi, chính là môi trường sống càng trở nên ô nhiễm hơn. Bằng chứng là trong
những năm gần đây, thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra trên toàn thế giới như
động đất, sóng thần, lũ lụt gây thiệt hại lớn về con người và của cải. Chính vì thế
việc nghiên cứu về ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường ngày càng
cấp thiết.
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, trong đó có
thể kể tới ô nhiễm kim loại nặng trong nước. Vì vậy, xác định hàm lượng kim loại
nặng trong nước là công việc vô cùng quan trọng. Một trong những kim loại được
chú ý là sắt, do nếu hàm lượng sắt hòa tan quá cao thì không chỉ ảnh hưởng tới sức
khỏe của con người mà còn ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sản xuất, du lịch, cấp
nước…
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, có nhiều cách xác định
hàm lượng sắt hòa tan trong nước khác nhau như: phương pháp trắc quang, phổ hấp
thụ nguyên tử, cực phổ Von-Ampe hoà tan... Một trong những phương pháp phân
tích phổ biến để xác định hàm lượng sắt hòa tan trong nước là phương pháp trắc
quang. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều, tuy chưa phải hoàn toàn ưu việt
nhưng xét về nhiều mặt có những ưu điểm nổi bật như: có độ lặp lại cao, độ chính
xác và độ nhạy đạt yêu cầu của phép phân tích. Mặt khác, phương pháp này thao tác
trên các phương tiện máy móc không quá đắt, dễ bảo quản và sử dụng, cho giá
thành phân tích rẻ, phù hợp yêu cầu cũng như điều kiện của các phòng thí nghiệm
trong nước hiện nay.
Với lý do kể trên, em chọn đề tài: “Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong
nước bằng phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10- phenantrolin”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu điều kiện tối ưu việc tạo phức của ion sắt (II) với thuốc thử
1,10-phenantrolin
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số ion hòa tan trong nước ảnh hưởng đến
việc xác định hàm lượng sắt hòa tan trong nước bằng phương pháp trắc quang sử
dụng thuốc thử 1,10-phenantrolin.
- Phân tích hàm lượng sắt hòa tan trong nước sông kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
và kênh Tàu Hủ - Bến Nghé ở thành phố Hồ Chí Minh.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu tổng quan về nước.
- Cơ sở lý luận các phương pháp phân tích sắt.
- Tìm hiểu điều kiện tối ưu việc tạo phức của ion sắt (II) với thuốc thử
1,10-phenantrolin.
- Nghiên cứu sự cản nhiễu các ion hòa tan trong nước.
- Phân tích hàm lượng sắt hòa tan trong nước.
- Đánh giá kết quả phân tích.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp trắc quang với thuốc thử 1,10-phenantrolin để xác định
hàm lượng sắt trong nước ở một số vị trí dọc theo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và
kênh Tàu Hủ - Bến Nghé ở thành phố Hồ Chí Minh.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Qua việc xác định hàm lượng sắt hòa tan trong nước sông, đánh giá chất lượng
nước của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và kênh Tàu Hủ - Bến Nghé để đánh giá mức
độ cải tạo của hai dòng kênh này.
7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Dùng phương pháp trắc quang với thuốc thử 1,10-phenantrolin, thực hiện
trong phòng thí nghiệm Công Nông – Môi Trường trường Đại Học Sư Phạm thành
phố Hồ Chí Minh.
- Mẫu nước lấy ở kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và kênh Tàu Hủ - Bến Nghé
thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC
1.1. PHÂN BỐ NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT [15]
Trên hành tinh chúng ta, nước tồn tại khắp nơi: trên mặt đất, trong biển và đại
dương, dưới đất và trong không khí dưới các dạng: lỏng (nước sông, suối, ao hồ,
biển, khí (hơi nước) và rắn (băng tuyết).
Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO),
lượng nước trong thủy quyển được phân bố như sau:
Lượng nước trong thủy quyển: 1386.106
km3
100%
Nước ngọt: 35.106
km3
2,5%
Nước mặn: 1351.106
km3
97,5%
Trong thành phần nước ngọt, dạng rắn chiếm 24,3.106
km3
(69,4%), dạng lỏng
là 10,7.106
km3
(30,6%).
Trong 10,7.106
km3
(100%) nước dạng lỏng, nước ngầm chiếm đại bộ phận với
10,5.106
km3
(98,3%); hồ và hồ chứa là 0,102.106
km3
(0,95%); thỗ nhưỡng
0,047.106
km3
(0,44%); sông ngòi 0,020.106
km3
(0,19%); khí quyển 0,020.106
km3
(0,19%) và sinh quyển 0,011.106
km3
(0,10%).
Sự phân bố lượng nước trên Trái Đất không đều theo các đại dương, biển và lục
địa
1.2. VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG SINH QUYỂN [25]
Vai trò của nước đối với sự sống con người và sinh vật
Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng
cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn.
Trong cơ thể người, nước chiếm 60-65% trọng lượng cơ thể trưởng thành, đến
90% ở phôi, 70% ở trẻ sơ sinh. Trong các mô cứng như xương, răng, móng, nước
chiếm 10-20%. Đối với các mô, cơ quan, khi lượng nước thay đổi tới hơn 10% sẽ
dẫn tới tình trạng bênh lý.
Nước là môi trường khuyếch tán cho các chất của tế bào, tạo nên các chất lỏng
sinh học như máu, dịch gian bào, dịch não tủy.
Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ.
Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và
hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.
Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh
vật, nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Vì vậy các cơ thể sinh vật thường xuyên cần nước. Một người nặng 60 kg cần
cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng nước của cơ thể, và duy trì các hoạt động
sống bình thường.
Vai trò của nước đến khí hậu
Nước quyết định vai trò của đại dương về khí hậu bởi nước có nhiệt dung riêng
lớn. Các đại dương và biển tích lũy nhiệt lượng của bức xạ mặt trời vào mùa hè và
dùng lượng nhiệt đó để sưởi ấm khí quyển vào mùa đông.
Các dòng hải lưu mang nhiệt năng từ các vùng nhiệt đới lên các biển phía bắc,
làm dịu và cân bằng khí hậu của nhiều vùng trên Trái Đất. Ví dụ như khí hậu vùng
Tây Âu dịu mát nhờ vai trò của dòng hải lưu nóng khổng lồ Gulf - stream chảy từ
vịnh Mexico qua Đại Tây Dương vòng qua bờ biển Anh và Nauy. Đại dương cùng
với gió đóng vai trò điều hòa thành phần không khí hòa tan các chất của khí quyển,
còn các dòng hải lưu thì chuyển chúng đi rất xa.
Vai trò của nước đối với sự phát triển kinh tế
Nước đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người như sử dụng trong sinh hoạt: tắm
rửa, giặt, nấu ăn… Tùy theo trình độ phát triển xã hội và khả năng cung cấp mà
lượng nước cần cho mỗi người một ngày trong các vùng đô thị có thể đạt từ 100 -
300 lít hay hơn nữa.
Trong nông nghiệp, nước là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo ra năng suất và
sản lượng cây trồng. Nước có vai trò hòa tan các loại muối khoáng trong đất và giúp
cho rễ cây có thể hút được các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi cây. Nước, không
khí, các chất khoáng là những nguyên liệu cần thiết để cây trồng tổng hợp nên các
chất hữu cơ trong cây, nhưng nước là yếu tố mà cây trồng phải sử dụng với khối
lượng lớn nhất. Lượng nước này 99,8% được sử dụng vào quá trình bay hơi mặt lá
và chỉ có từ 0,1 – 0,3% là để xây dựng các bộ phận của cây.
Lượng nước chứa trong các bộ phận của cây luôn luôn thay đổi, chính vì vậy
mà mỗi ngày trên một diện tích 1 ha cây trồng như lúa, ngô, rau phải cần 30-60 m3
nước và mỗi vụ cây trồng cần 3000-6000 m3
nước tùy theo loại cây trồng và thời vụ
canh tác, điều kiện bức xạ, nhiệt độ, độ ẩm, mưa của từng nơi.
Trong công nghiệp, bất kì ngành sản xuất công nghiệp nào cũng cần sử dụng
nước đặc biệt như công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt, nhuộm… Ví dụ: để sản
xuất một tấm vải cần 4000-6000 m3
nước. Ngoài ra, nước còn dùng để tạo năng
lượng. Thí dụ chạy bằng sức nước, các nhà máy thủy điện hiện nay sản xuất hàng tỷ
kW giờ điện cho mỗi con người hằng ngày.
Vậy nước là đầu vào của bất kì hoạt động sản xuất nào của con người, tạo ra sản
phẩm cho xã hội. Tính thiết yếu còn thể hiện ở chỗ không thể dùng loại tài nguyên
nào khác thay thế nước trong quá trình chế biến, sản xuất ra sản phẩm cho con
người.
1.3. CHU TRÌNH NƯỚC TOÀN CẦU [16]
Nguồn nước trong tự nhiên luôn được luân hồi theo chu trình thủy văn. Do vậy
lượng nước được bảo toàn, chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác (lỏng, khí, rắn)
hoặc từ nơi này tới nơi khác. Tùy theo phân loại nguồn nước (đại dương, hồ, sông,
hơi ẩm đất…) thời gian luân hồi có thể rất ngắn (8 ngày đối với hơi ẩm không khí)
hoặc có thể kéo dài hàng năm, hàng ngàn năm.
Trong chu trình thủy văn nguồn nước ngọt được luân hồi qua quá trình bốc hơi
và mưa (thời gian luân hồi thường ngắn theo hàng năm). Hiện nay hàng năm toàn
thế giới mới sử dụng 4000km3
nước ngọt, chiếm khoảng hơn 40% tổng số nguồn
nước ngọt có thể khai thác. Tuy nhiên nguồn nước mưa và nước ngọt phân bố rất
không đồng đều, trong khi có nhiều vùng bị ngập lụt thì các vùng khác lại thiếu
nước ngọt.
1.4. PHÂN LOẠI NƯỚC [13, 14, 16]
Nước mặt
Đây là khái niệm chung chỉ các nguồn nước trên mặt đất, bao gồm các dạng
động (chảy) như sông, suối, kênh, rạch và dạng tĩnh hay dạng chảy chậm như ao,
hồ, đầm… Nước mặt có nguồn gốc chính là nước chảy tràn do mưa hay cũng có thể
từ nước ngầm chảy ra do áp suất cao hay dư thừa độ ẩm trong đất cũng như dư thừa
số lượng trong các tầng nước.
Nước chảy tràn vào các sông luôn ở trạng thái động, phụ thuộc vào lưu lượng và
mùa trong năm. Chất lượng nước phụ thuộc nhiều vào các lưu vực. Nước qua vùng
núi đá vôi, đá phấn thì sẽ trong và cứng. Nước chảy qua vùng đất có tính thấm kém
thì sẽ đục và mềm. Các hạt mịn hữu cơ và vô cơ bị cuốn theo khó sa lắng. Nước
chảy qua rừng rậm thì sẽ trong và chứa nhiều chất hữu cơ hòa tan. Nạn phá rừng
làm cho nước cuốn trôi hầu hết các thành phần trong đất.
Bảng 1.1. Chất lượng nước mặt-QCVN 08:2008/BTNMT
TT
Thông số
Đơn vị
Giá trị giới hạn
A B
A1 A2 B1 B2
1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9
2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100
4 COD mg/l 10 15 30 50
5 BOD5 (20o
C) mg/l 4 6 15 25
6 Amoni (NH+
4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1
7 Clorua (Cl-
) mg/l 250 400 600 -
8 Florua (F-
) mg/l 1 1,5 1,5 2
9 Nitrit (NO-
2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05
10 Nitrat (NO-
3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15
11 Phosphat (PO4
3-
)(tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5
12 Xianua (CN-
) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02
13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1
14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01
15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05
16 Crom III (Cr3+
) mg/l 0,05 0,1 0,5 1
17 Crom VI (Cr6+
) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05
18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1
19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2
20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1
21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2
22 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002
23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5
24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3
25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02
26 Hoá chất bảo vệ thực vật Clo
hữu cơ
Aldrin+Dieldrin mg/l 0,002 0,004 0,008 0,01
Endrin mg/l 0,01 0,012 0,014 0,02
BHC mg/l 0,05 0,1 0,13 0,015
DDT mg/l 0,001 0,002 0,004 0,005
Endosunfan (Thiodan) mg/l 0,005 0,01 0,01 0,02
Lindan mg/l 0,3 0,35 0,38 0,4
Chlordane mg/l 0,01 0,02 0,02 0,03
Heptachlor mg/l 0,01 0,02 0,02 0,05
27 Hoá chất bảo vệ thực vật
phospho hữu cơ
Paration
Malation
mg/l
mg/l
0,1
0,1
0,2
0,32
0,4
0,32
0,5
0,4
28 Hóa chất trừ cỏ
2,4D
2,4,5T
Paraquat
mg/l
mg/l
mg/l
100
80
900
200
100
1200
450
160
1800
500
200
2000
29 Tổng hoạt độ phóng xạ a Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1
30 Tổng hoạt độ phóng xạ b Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0
31 E. Coli MPN/
100ml
20 50 100 200
32 Coliform MPN/
100ml
2500 5000 7500 10000
Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất
lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:
A1 – Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như
loại A2, B1 và B2.
A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử
lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1
và B2.
B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có
yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.
Nước ngầm
Nước ngầm tồn tại ở các tầng hay túi trong lòng đất. Chất lượng nước ngầm phụ
thuộc vào một loạt các yếu tố: chất lượng nước mưa, thời gian tồn tại, bản chất lớp
đất đá nước thấm qua hoặc tầng chứa nước. Thông thường nước ngầm chứa ít tạp
chất hữu cơ và vi sinh vật, giàu các ion vô cơ. Nước ngầm ở các vùng khác nhau có
thành phần khác nhau, như ở vùng núi đá, vùng ven đô thị, vùng công nghiệp…
Nước ngầm là nguồn tài nguyên quý giá cung cấp cho các vùng đô thị, công
nghiệp, tưới tiêu thủy lợi, đặc biệt là các vùng trồng cây công nghiệp tập trung như
cây cà phê ở Tây Nguyên.
Nước ngầm và nước bề mặt có các tính chất khác nhau, bảng 1.2. trình bày các
tính chất và sự khác nhau cơ bản giữa nước ngầm và nước bề mặt
Bảng 1.2. Một số đặc điểm khác nhau giữa nước ngầm và nước mặt
Thông số Nước ngầm Nước bề mặt
Nhiệt độ Tương đối ổn định Thay đổi theo mùa
Chất rắn lơ
lửng
Rất thấp, hầu như không có
Thường cao và thay đổi theo
mùa
Chất khoáng
hòa tan
Ít thay đổi, cao hơn so với
nước mặt
Thay đổi tùy thuộc vào lượng
đất lượng mưa
Hàm lượng
Fe2+
, Mn2+
Thường xuyên có trong nước
Rất thấp, chỉ có khi nước ở sát
đáy hồ
Khí CO2 hòa
tan
Có nồng độ cao Rất thấp hay bằng 0
Khí O2 hòa tan Thường không tồn tại Gần như bão hòa
Khí NH3 Thường có
Có khi nguồn nước bị nhiễm
bẫn
Khí H2S Thường có Không có
SiO2 Thường có ở nồng độ cao Có ở nồng độ trung bình
NO3
-
Có ở nồng độ cao , do bị
nhiễm bởi phân bón hóa học
Thường rất thấp
Vi sinh vật
Chủ yếu do các vi trùng sắt
gây ra
Nhiều loại vi trùng, virut gây
bệnh và tảo
Nước biển
Nước biển tương đối đồng đều về thành phần, đặc biệt là giàu NaCl, vì vậy
nước biển được gọi là nước mặn. Khoảng ¾ bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước
biển. Có thể phân theo tỉ lệ muối hòa tan từ mức độ lớn tới nhỏ là nước mặn ở các
vùng biển và đại dương, nước lợ ở vùng cửa sông và ven biển, nước ngọt ở sông hồ.
Thành phần chủ yếu của nước biển là các ion Cl-
, SO4
2-
, CO3
2-
, SiO3
2-
, Na+
, Ca2+
,
Mg2+
. Nước biển thích hợp với các loài thủy hải sản nước mặn, là môi trường sống
của nhiều giới sinh vật. Biển đóng vai trò quan trọng trong chu trình tuần hoàn nước
toàn cầu.
1.5. TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG Ở VIỆT NAM [15]
Nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (tổng số sông từ cấp I - VI có
2360 con sông) thể hiện sự chia cắt địa hình phức tạp. Đó là kết quả của sự tương
tác lâu dài giữa khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm - yếu tố ngoại lực và hoạt động
tạo sơn đứt gãy uốn nếp - yếu tố nội lực. Khí hậu nước ta nóng ẩm, mưa nhiều với
lượng mưa trung bình năm là 1960mm, là nguyên nhân chính hình thành mạng lưới
sông ngòi dày đặc. Mật độ sông suối trung bình trên lãnh thổ là 0,6 km/km2
. Trên
phần lớn lãnh thổ đạt 1,0 -1,5 km/km2
. Mạng lưới sông đó đã vận chuyển một lượng
nước tới 839km3
/năm. Hầu hết sông ngòi nước ta đều đổ nước ra biển Đông, dọc bờ
biển cứ khoảng 20km là có một cửa sông. Sông ngòi nước ta chủ yếu là sông nhỏ,
chúng chiếm tới 90% tổng số cả nước.
Chỉ có 9 hệ thống sông lớn có diện tích khoảng 371,770 km2
. Đó là các hệ
thống sông Kỳ Cùng – Bằng Giang, Hồng, Thái Bình, Mã, Cả, Thu Bồn, Đồng Nai
và Mê Kông. Khoảng 76% diện tích đất liền nước ta thuộc hệ thống sông này.
Ngoài 9 hệ thống sông kể trên còn có một số con sông độc lập như sông Gianh,
sông Kiên Giang ở Quảng Bình, sông Thạch Hãn ở Quãng Trị, sông Hương ở Huế
thuộc Bắc Trung Bộ, sông Trà Khúc ở Quãng Ngãi, sông Côn ở Bình Định thuộc
Nam Trung Bộ.
1.6. TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH [23]
Nước mặt
Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành
phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển.
Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi
nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng
45000 km2
. Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3
/s và lưu lượng cao nhất trong
mùa lũ lên tới 10000 m3
/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3
nước và là nguồn nước ngọt
chính của thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản,
chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa
phận thành phố dài 80 km. Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có
lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3
/s
Bề rộng của sông Sài Gòn tại thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu
tới 20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi
hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng
Nai và sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam. Nó
chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính - ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình
2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái,
dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè
ra vào bến cảng Sài Gòn.
Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch
chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch
Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò
Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hủ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam thành phố thuộc địa bàn các
huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4
của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, kênh Bình Chánh đã
giúp cho việc tưới tiêu hiệu quả, giao lưu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực
hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh
quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn.
Nước dưới đất
Nước ngầm ở thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở
vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam
Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ) - trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường
bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất
lượng nước không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn thường
được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170-200m. Khu vực các quận
huyện 12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm rất dồi dào, chất lượng nước
rất tốt, thường được khai thác ở tầng 60-90m. Ðây là nguồn nước bổ sung quan
trọng của thành phố.
1.7. THÀNH PHẦN SINH HÓA CỦA NƯỚC [16]
Thành phần hóa học
Các hợp chất vô cơ, hữu cơ trong nước tự nhiên, có thể tồn tại ở các dạng ion
hòa tan, dạng rắn, lỏng, khí… Sự phân bổ các hợp chất này quyết định bản chất của
nước tự nhiên như: nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn; nước sạch và nước ô
nhiễm; nước giàu dinh dưỡng và nước nghèo dinh dưỡng; nước cứng và nước
mềm...
Các ion hòa tan
Nước là dung môi lưỡng tính nên hòa tan rất tốt các chất như axit, bazơ và
muối vô cơ tạo ra nhiều loại ion tồn tại tự nhiên trong môi trường nước. Hàm
lượng các ion hòa tan trong nước được đặc trưng bởi độ dẫn điện, nồng độ các ion
hòa tan càng lớn thì độ dẫn điện EC (microsimen/cm hay S/cm) của nước càng
lớn.
Thành phần ion hòa tan của nước biển tương đối đồng nhất, nhưng của
nước bề mặt hoặc nước ngầm thì không đồng nhất vì còn phụ thuộc vào đặc
điểm khí hậu, địa chất và vị trí thủy vực. Sau đây là số liệu tham khảo về thành
phần ion hòa tan của nước.
Bảng 1.3. Thành phần một số ion hòa tan trong nước tự nhiên
Thành phần Nước biển Nước sông, hồ, đầm
Nồng độ (mg/l) Thứ tự Nồng độ (mg/l) Thứ tự
Các ion chính
Clo Cl-
Natri Na+
Sunfat SO4
2-
Magie Mg2+
Canxi Ca2+
19340
10770
2712
1290
412
1
2
3
4
5
8
6
11
4
15
4
5
3
6
2
Kali K+
Bicacbonat HCO3
-
Bromua Br-
Stronti Sr2+
399
140
65
9
6
7
8
9
2
58
-
-
7
1
-
-
Các nguyên tố vi lượng Microgam/l Microgam/l
Bo (B)
Silic Si
Flo F
Nito N
Photpho P
Molipden Mo
Kẽm Zn
Sắt Fe
Mangan Mn
4.500
5.000
1400
250
35
11
5
3
2
2
1
3
4
5
6
7
8
9
10
13.100
100
230
20
1
20
670
7
15
3
12
11
13
18
14
9
16
Các khí hòa tan
Các khí hòa tan trong nước là do sự hấp thụ của không khí vào nước, hoặc do
quá trình hóa học, sinh hóa trong nước tạo ra, các khí chủ yếu là oxy và cacbonic,
ngoài ra còn một số khí khác.
Các chất rắn
Các chất rắn bao gồm các thành phần vô cơ, hữu cơ và được phân thành 2
loại dựa vào kích thước:
Chất rắn không thể lọc được: là loại có kích thước hạt nhỏ hơn 10-6
m, ví dụ
như chất rắn dạng hạt keo, chất rắn hòa tan (các ion và phân tử hòa tan).
Chất rắn có thể lọc được: loại này có kích thước hạt lớn hơn 10-6
m, ví dụ: hạt
bùn, sạn...
Các chất hữu cơ
Dựa vào khả năng bị phân hủy do vi sinh vật trong nước, ta có thể phân làm
2 nhóm:
Các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (hoặc còn được gọi là các chất tiêu thụ
oxi) như các chất đường, chất béo, protein, dầu mỡ động thực vật. Trong môi
trường nước các chất này dễ bị vi sinh vật phân hủy tạo ra khí cacbonic và nước.
Hàm lượng các chất dễ phân huỷ sinh học được đặc trưng bởi chỉ số BOD, gọi là
nhu cầu oxy sinh học (viết tắt của Biochemical Oxygen Demand).
Các hợp chất hữu cơ còn lại thường rất bền, lại không bị phân hủy bởi vi sinh
vật như các hợp chất hữu cơ: clo, cơ photpho, cơ kim như DDT, linđan, anđrin,
policlorobipheny (PCB), các hợp chất hữu cơ đa vòng ngưng tụ như pyren,
naphtalen, antraxen, đioxin... Đây là những chất có tính độc cao, lại bền trong môi
trường nước, có khả năng gây tác hại lâu dài cho đời sống sinh vật và sức khỏe
con người. Hàm lượng các chất khó phân huỷ sinh học, kể cả dễ phân huỷ sinh học
được đặc trưng bởi chỉ số COD, gọi là nhu cầu oxy hóa học (viết tắt của Chemical
Oxygen Demand).
Thành phần sinh học của nước
Thành phần và mật độ các loài cơ thể sống trong nước phụ thuộc chặt chẽ vào
đặc điểm, thành phần hóa học của nguồn nước, chế độ thủy văn và vị trí địa hình.
Sau đây là một số loại sinh vật có ý nghĩa trong các quá trình hóa học và sinh
học trong nước:
- Vi khuẩn (bacteria): là các loại thực vật đơn bào, không màu có kích
thước từ 0,5 ÷ 5,0 m, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi.
Vi khuẩn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân hủy chất hữu cơ
trong nước, là cơ sở của quá trình tự làm sạch của nước tự nhiên, do vậy nó có ý
nghĩa rất quan trọng với môi trường nước. Phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng, vi
khuẩn được chia làm hai nhóm chính: vi khuẩn dị dưỡng (heterotrophic) và vi
khuẩn tự dưỡng (autotrophic).
- Siêu vi trùng (virus): Loại này có kích thứơc nhỏ (khoảng 20 ÷ 100nm), là
loại kí sinh nội bào. Khi xâm nhập vào tế bào vật chủ nó thực hiện việc chuyển
hóa tế bào để tổng hợp protein và axit nucleic của siêu vi trùng mới, chính vì
cơ chế sinh sản này nên siêu vi trùng là tác nhân gây bệnh hiểm nghèo cho con
người và các loài động vật.
- Tảo: là loại thực vật đơn giản nhất có khả năng quang hợp, không có rễ,
thân, lá; có loại tảo có cấu trúc đơn bào, có loại có dạng nhánh dài, tảo thuộc
loại thực vật phù du. Tảo là loại sinh vật tự dưỡng, chúng sử dụng cacbonic hoặc
bicacbonat làm nguồn cacbon, sử dụng các chất dinh dưỡng vô cơ như photphat
và nitơ để phát triển.
Người ta có thể dùng tảo làm chỉ thị sinh học để đánh giá chất lượng nước
tự nhiên.
1.8. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC [16]
Nguồn gốc gây ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự làm thay đổi bất lợi cho môi trường nước, hoàn toàn hay
đại bộ phận do các hoạt động khác nhau của con người tạo nên. Những hành động
gây tác động trực tiếp hay gián tiếp đến những thay đổi về mặt năng lượng, mức độ
bức xạ Mặt Trời, thành phần vật lý hóa học của nước, và sự phong phú của các loại
sinh vật sống trong nước.
Về nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hay nhân tạo. Sự ô nhiễm có
nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan. Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, khu
công nghiệp… kéo theo các vết bẩn xuống sông, hồ, hoặc các sản phẩm của các
hoạt động phát triển của sinh vật, vi sinh vật và các xác chết của chúng. Còn sự ô
nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải sinh hoạt, công nghiệp, giao thông vận tải,
thuốc trừ sâu diệt cỏ, và phân bón trong nông nghiệp.
Thành phần gây ô nhiễm nước
Nước ô nhiễm thường có chứa những thành phần sau:
- Các chất thải hữu cơ có nguồn gốc động vật, thực vật làm cho nồng độ oxi
hòa tan trong nước bị giảm do quá trình phân hủy sinh học. Các chất này có trong
chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
- Các vi sinh vật gây bệnh.
- Các chất dinh dưỡng thực vật (các hợp chất tan của nitơ, photpho, kali…)
làm cho tảo cỏ nước phát triển quá mức.
- Các hóa chất hữu cơ tổng hợp: các chất trừ sâu bệnh, tăng trưởng thực vật,
các chất tẩy rửa…
- Các chất vô cơ tạo ra từ quá trình sản xuất, khai thác mỏ, phân bón…
- Các chất lắng đọng gây bồi lấp dòng chảy.
- Các chất phóng xạ từ quá trình khai thác, chế biến quặng, bụi phóng xạ từ
các vụ thử hạt nhân.
- Nước thải có nhiệt độ cao từ các quá trình làm lạnh trong công nghiệp, sự
ngăn dòng tạo hồ chứa…
Hiện tượng nước bị ô nhiễm
Màu sắc
Màu sắc của nước là biểu hiện của sự ô nhiễm. Nước tự nhiên sạch không
màu, nếu nhìn sâu vào bề dày nước cho ta cảm giác màu xanh nhẹ, đó là do sự
hấp thụ chọn lọc các bức xạ nhất định của ánh sáng mặt trời. Ngoài ra màu xanh
còn gây nên bởi sự hiện diện của tảo ở trạng thái lơ lửng. Màu xanh đậm, hoặc có
váng trắng, đó là biểu hiện trạng thái thừa dinh dưỡng hoặc phát triển quá mức của
thực vật nổi (Phytoplankton) và sản phẩm phân huỷ thực vật chết. Trong trường
hợp này do nhu cầu sự phân huỷ hiếu khí cao sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu oxi.
Nước có màu vàng bẩn do sự xuất hiện quá nhiều các hợp chất humic
(axit mùn). Nhiều loại nước thải của các nhà máy, công xưởng, lò mổ có nhiều
màu sắc khác nhau. Các màu sắc có ảnh hưởng tới ánh sáng mặt trời chiếu xuống
dẫn đến hậu quả khôn lường cho các hệ sinh thái nước. Nhiều màu sắc do hóa chất
gây nên rất độc đối với sinh vật nước.
Mùi và vị
Nước thải công nghiệp chứa nhiều hợp chất hoá học làm cho nước có vị không
tốt và đặc trưng, như các muối của sắt, mangan, clo tự do, sunfuahidro, các
phenol và hidrocacbon không no. Nhiều chất chỉ với một lượng nhỏ đã làm cho vị
xấu đi. Các quá trình phân giải các chất hữu cơ, rong, tảo đều tạo nên những
sản phẩm làm cho nước có vị khác thường.
Do vậy, khi nước bị ô nhiễm, vị của nó biến đổi làm cho giá trị sử dụng của
nước giảm nhiều.
Mùi của nước là một đặc trưng quan trọng về mức độ ô nhiễm nước bởi
các chất gây mùi như: amoniac, phenol, clo tự do, các sunfua, các xianua v.v...
Mùi của nước cũng gắn liền với sự có mặt của nhiều hợp chất hữu cơ như dầu
mỡ, rong tảo và các chất hữu cơ đang phân rã. Một số vi sinh vật cũng làm cho
nước có mùi như động vật đơn bào Dinobryon và tảo Volvox gây mùi tanh cá.
Các sản phẩm phân huỷ protein trong nước thải có mùi hôi thối.
Độ đục
Một đặc trưng vật lý chủ yếu của nước thải sinh hoạt và các loại nước thải công
nghiệp là độ đục lớn. Độ đục do các chất lơ lửng gây ra, những chất này có kích
thước rất khác nhau, từ cỡ các hạt keo đến những thể phân tán thô, phụ thuộc vào
trạng thái xáo trộn của nước. Những hạt này thường hấp thụ các kim loại độc và
các vi sinh vật gây bệnh lên bề mặt của chúng. Nếu lọc không kĩ vẫn dùng thì rất
nguy hiểm cho người và động vật.
Mặt khác, độ đục lớn thì khả năng xuyên sâu của ánh sáng bị hạn chế nên quá
trình quang hợp trong nước bị giảm, nồng độ oxi hòa tan trong nước bị giảm,
nước trở nên yếm khí.
Nhiệt độ
Nguồn gốc gây ô nhiễm nhiệt là do nước thải từ các bộ phận làm nguội của
các nhà máy nhiệt điện, do việc đốt các vật liệu bên bờ sông, hồ. Nước thải này
thường có nhiệt độ cao hơn từ 10 ÷ 150
C so với nước đưa vào làm nguội ban đầu.
Nhiệt độ nước tăng dẫn đến giảm hàm lượng oxi và tăng nhu cầu oxi của cá lên hai
lần. Nhiệt độ tăng cũng xúc tác sự phát triển các sinh vật phù du. Trong nước
nóng ở ao hồ thường xảy ra hiện tượng "nở hoa" làm thay đổi màu sắc, mùi vị
của nước.
Ô nhiễm nhiệt gây ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của sinh vật trong nước và
gây chết cá, vì nồng độ oxi trong nước giảm nghiêm trọng.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ SẮT
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN TỐ SẮT [11, 19]
2.1.1 Vị trí, cấu tạo và tính chất của sắt.
Tên, kí hiệu, số thự tự: Sắt, Fe, 26.
Phân loại: Kim loại chuyển tiếp.
Cấu hình electron: [Ar]3d6
4s2
.
Khối lượng riêng, độ cứng: 7,874 kg/m3
.
Bề ngoài: Kim loại màu xám, có ánh kim.
Khối lượng nguyên tử: 55,845 đvc.
Bán kính nguyên tử (Ao
): 1,35.
Năng lượng ion hóa (eV): I1 = 7,9; I2 = 16,18; I3 = 30,63.
Trạng thái oxi hóa: +2, +3.
Hóa trị: II, III.
2.1.2 Trạng thái tự nhiên.
Sắt là nguyên tố phổ biến đứng hàng thứ 4 về hàm lượng trong vỏ Trái Đất sau
O, Si, Al. Trong thiên nhiên sắt có 4 đồng vị bền: 54
Fe, 56
Fe (91,68%), 57
Fe và 58
Fe.
Những khoáng vật quan trọng của sắt là manhetit chứa đến 72% sắt, hematit chứa
60% sắt, pirit và xiderit chứa 35% sắt. Có rất nhiều mỏ quặng sắt và sắt nằm dưới
khoáng chất với nhôm, titan, mangan…Sắt còn có trong nước thiên nhiên và thiên
thạch sắt.
2.2. CÁC PHẢN ỨNG TẠO PHỨC CỦA SẮT VỚI MỘT SỐ THUỐC
THỬ
Khả năng tạo phức của Fe2+
, Fe3+
với thuốc thử 1,10-phenantrolin [21]
Thuốc thử 1,10-phenantrolin là một thuốc thử khá nhạy, dùng để xác định ion
Fe2+
dựa trên sự tạo phức giữa thuốc thử và Fe2+
. Phức tạo thành có màu đỏ da cam.
Phức này hoàn toàn bền, cường độ màu không thay đổi trong khoảng pH từ 2 –
9 và phức có λmax = 510 nm. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này: các chất oxi
hóa mạnh; xyanua, nitrit; crom, kẽm khi nồng độ chúng gấp 10 lần nồng độ sắt;
coban, đồng khi nồng độ chúng gấp 5 lần nồng độ sắt; niken khi nồng độ của nó
gấp 2 lần sắt; bimut, cadimi, thủy ngân, molypdat và bạc tạo kết tủa với 1,10-
phenantrolin. Ban đầu đun sôi với axit để loại bỏ ảnh hưởng của xyanua và nitrat.
Thêm chất khử hydroxyamin dư để loại bỏ sự ảnh hưởng của các chất oxi hóa
mạnh.
Fe3+
cũng tạo phức với 1,10–phenantrolin, phức này có màu xanh lục nhạt ở
λmax=585 nm. Tuy vậy, phức này không bền theo thời gian có cực đại hấp thụ ở
λmax=360 nm .
Khả năng tạo phức của ion Fe2+
và Fe3+
với các thuốc thử khác
Thuốc thử thioxianat (SCN-
) [9]
Thioxianat là một thuốc thử nhạy đối với Fe3+
, được dùng để định tính và định
lượng hàm lượng sắt. Vì axit thioxianic là một axit mạnh nên nồng độ SCN-
ít bị
ảnh hưởng bởi pH trong dung dịch. Phức của sắt(III) với thioxianat hấp thụ cực đại
ở bước sóng λmax = 480 nm, dung dịch phức với thioxianat bị giảm màu khi để
ngoài ánh sáng, tốc độ giảm màu chậm trong vùng axit yếu và nhanh khi nhiệt độ
tăng. Khi có mặt H2O2 hoặc (NH4)2S2O8 càng làm cho cường độ màu và độ bền
màu của phức giảm đi. Khi nồng độ SCN-
lớn không những nó làm tăng độ nhạy
của phép đo mà còn loại trừ được ảnh hưởng của F-
, PO4
3-
và một số anion khác tạo
phức được với Fe3+
. Trong môi trường axit có những ion gây ảnh hưởng đến việc
xác định Fe 3+
bằng SCN-
như C2O4
2-
, F-
. Ngoài ra còn có các ion tạo phức màu hay
kết tủa với ion thioxianat như Cu2+
, Co2+
, Ag+
, Hg2+
.
Thuốc thử axit sunfosalixilic [2]
Axit sunfosalixilic tạo phức với sắt (III) có màu phụ thuộc vào nồng độ axit của
dung dịch. Theo Saclo, với dung dịch có pH=1,5 thì λmax=500nm, còn pH=5 thì
λmax=460nm. Axit sunfosalixilic còn được sử dụng để xác định sắt (III) trong môi
trường axit, xác định tổng lượng Fe2+
và Fe3+
trong môi trường kiềm.
Ở pH=1,8-2,5 phức Fe3+
với axit sunfosalixilic có màu tím đỏ ứng với
λmax=510nm, ở pH=4-8 phức Fe3+
với axit sunfosalixilic có màu đỏ da cam ứng với
λmax=490nm và ở pH=8-12 phức Fe3+
với axit sunfosalixilic có màu vàng da cam
ứng với λmax=420-430nm. Khi pH > 12 xảy ra sự phân hủy phức do sự hình thành
hiđroxo.
Thuốc thử bato–phenantrolin [9]
Phức của Fe2+
với bato–phenantrolin có thể được chiết bằng nhiều dung môi
hữu cơ, trong đó tốt nhất là ancol n–amylic, ancol iso–amylic và clorofom.
Người ta thường dùng clorofom để chiết vì nó có tỷ trọng cao nên dễ chiết.
Phức này có thể được chiết bằng hỗn hợp clorofom – ancol etylic khan với tỉ lệ 1:5
hoặc 5:1, pH thích hợp cho sự tạo phức là 4 – 7. Để tránh hiện tượng thủy phân đối
với các ion ta cho thêm vào dung dịch một ít muối xitrat hay tactrat. Cu2+
gây ảnh
hưởng cho việc xác định Fe2+
bằng thuốc thử bato–phenantrolin, ngoài ra một số ion
kim loại hóa trị II như Co, Ni, Zn, Cd với một lượng lớn cũng gây ảnh hưởng. Các
anion không gây ảnh hưởng cho việc xác định sắt bằng thuốc thử này.
Thuốc thử 1-(2-pyridylazo)-2-naphthol (PAN)
Thuốc thử tạo phức với sắt được nghiên cứu trong môi trường kiềm ở pH tối ưu
6 – 8, phức bền theo thời gian và phức có thành phần Fe:R là 1:2 ở λmax=565nm ,
ε = 2,7.104
.
2.3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SẮT [8]
Sắt là nguyên tố vi chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe con người. Hầu
hết lượng sắt có trong cơ thể đều tồn tại trong các tế bào máu, chúng kết hợp với
protein tạo thành hemoglobin. Hemoglobin mang oxi tới các tế bào của cơ thể và
chính ở các tế bào này lượng oxi được giải phóng. Do vậy khi thiếu sắt hàm lượng
hemoglobin bị giảm làm cho hàm lượng oxy tới các tế bào cũng giảm theo. Bệnh
này gọi là bệnh thiếu máu do thiếu hụt sắt. Các triệu chứng của bệnh thiếu máu do
thiếu hụt sắt là: mệt mỏi, tính lãnh đạm, yếu ớt, đau đầu, ăn không ngon và dễ cáu
giận.
Việc thừa sắt trong cơ thể cũng có những tác hại như việc thiếu sắt. Nếu lượng
sắt trong cơ thể thừa nhiều, chúng gây ảnh hưởng có hại cho tim, gan, khớp và các
cơ quan khác, nếu tích trữ quá nhiều có thể gây nguy cơ bị ung thư. Những triệu
chứng biểu hiện sự thừa sắt là: tư tưởng bị phân tán hoặc mệt mỏi, mất khả năng
điều khiển sinh lý, bệnh về tim hoặc tim bị loạn nhịp đập, chứng viêm khớp hoặc
đau các cơ, bệnh thiếu máu không phải do thiếu sắt, bệnh về gan hoặc ung thư gan,
tắt kinh sớm (ở nữ giới) hoặc bệnh liệt dương (ở nam giới).
Mặc dù đã tiến hành nghiên cứu, nhưng các nhà khoa học cũng chưa thể đưa ra
được ngưỡng gây hại do thiếu sắt hoặc thừa sắt. Để phòng tránh sự lưu giữ một
lượng sắt quá mức trong cơ thể người ta đã thiết lập giá trị tạm thời cho lượng tiếp
nhận tối đa hàng ngày có thể chịu được là 0,8mg/kg thể trọng.
Trong hầu hết các ngành kỹ thuật hiện đại đều có liên quan tới việc sử dụng sắt
và hợp kim của sắt. Như chúng ta biết, trong công nghiệp các hợp kim của sắt đóng
vai trò chủ chốt trong lĩnh vực: xây dựng, giao thông vận tải, quốc phòng, chế tạo
máy, dụng cụ sản xuất và đồ dùng hàng ngày. FeSO4 được dùng để chống sâu bọ có
hại cho thực vật, nó được dùng trong việc sản xuất mực viết, sơn vô cơ và trong
nhuộm vải. FeSO4 còn dùng để tẩy gỉ kim loại và có khả năng hòa tan Cu2S tạo
thành CuSO4 nên được sử dụng để điều chế Cu bằng phương pháp thủy luyện. Sắt
là nguyên tố quan trọng cho sự sống và cho công nghiệp.
2.4. SẮT VÀ SỰ CHUYỂN HÓA CỦA SẮT TRONG MÔI TRƯỜNG [3]
Ở điều kiện pH và pE thích hợp trong nước, các hợp chất Fe3+
giảm rất rõ rệt,
trong khi đó các hợp chất Fe2+
do tạo thành liên kết phối trí với các tác nhân vòng
lại rất bền. Các phức chất sắt và các phản ứng trao đổi phối tử đóng vai trò quan
trọng trong quá trình vận chuyển oxi trong cơ thể sống, cụ thể là hồng cầu.
Trong dung dịch nước có độ axit cao, các ion Fe3+
hydrat sẽ tạo thành các cation
Fe3+
mà biểu hiện là các phần tạo thành liên kết Fe-O. Sự phân cực hóa của liên kết
ion trong phân tử nước sẽ tạo điều kiện cho sự phân hủy các proton, dẫn đến cân
bằng phân ly sau:
[Fe(OH2)6(l)]3+
[Fe(OH2)5OH(l)]2+
+ H+
(l)
[Fe(OH2)5OH(l)]2+
[Fe(OH2)4(OH)2(l)]+
+ H+
(l)
Cation sắt (III) có thể tham gia quá trình oxi hóa:
2[Fe(OH2)6(l)]3+
[(H2O)4.Fe(OH2).Fe(OH2)4(l)]4+
+ 2H3O+
(l)
Phản ứng trên rất phức tạp và là nguyên nhân gây nên quá trình khử proton hóa
và khử hydrat hóa, dẫn đến hình thành cấu trúc oligo mà thành phần của nó phụ
thuộc vào giá trị pH và hàm lượng sắt trong dung dịch. Một liên kết dưới dạng dung
dịch hydroxit Fe3+
với độ polyme hóa cao xuất hiện như một sản phẩm cuối cùng.
Dạng Fe(OH)3 mô tả thành phần về mặt gần đúng vì hệ số tỷ lệ của các kết tủa mới
luôn luôn dao động. Trong quá trình lão hóa FeO(OH) tạo thành các polyme với cầu
nối hydro và oxo. Trong quá trình thủy phân lại tiến hành qua các bậc trung gian có
tính keo, có thể bền qua các phối tử hữu cơ (axit humic). Người ta cho rằng, vòng
tuần hoàn của sắt qua sông ra biển với lượng 103
triệu tấn/năm, trong đó trên 95% ở
dạng keo tụ phân tán với đặc tính hấp phụ.
Độ hòa tan Fe(OH)3 thấp hơn nhiều so với Fe(OH)2. Tương tự với các loại
muối sắt, ví dụ như photphat sắt ở điều kiện yếm khí trong nước ngầm, lớp cặn lắng
và đất đều có xu hướng chuyển hóa rất nhanh thành các ion sắt hoặc tạo các anion
kết tủa qua Fe3+
/Fe2+
. Ngược lại, trong hệ thống bão hòa oxy thì nồng độ Fe2+
rất
nhỏ.
Trong nước tự nhiên, nồng độ Fe3+
nói chung không cao. Đối với phản ứng:
FeO(OH)(r) + 4 H2O + H+
(l)  [Fe(OH2)4(OH)2(l)]+
Với K=10-2,35
, nồng độ ion Fe3+
trong nước biển (pH=8,1) không lớn hơn
3.10-11
mol/l.
Tiếp theo quá trình tạo phức do các phối tử hữu cơ và có xu hướng tạo keo thì
hàm lượng sắt thực tế có thể từ 10-6
đến 10-8
mol/l.
Phạm vi tồn tại liên kết Fe2+
là khu vực phạm vi có tính khử cao của vỏ Trái
Đất, nơi có chứa một lượng đáng kể FeS2. Trong quá trình phân hủy của FeS2 hoặc
của các nguồn nhiên liệu hóa thạch có chứa FeS2 sẽ xảy ra phản ứng sau với sự có
mặt của oxy và nước:
FeS2 + 3,5O2 + H2O  Fe2+
+ 2SO4
2-
+ 2H+
Ion sắt trong điều kiện hiếu khí sẽ biến đổi thành ion Fe3+
. Sự có mặt của ion
Fe2+
trong nước tự nhiên rất có ý nghĩa đối với sự có mặt của axit hoặc các chất hữu
cơ.
2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SẮT
Phương pháp khối lượng [22]
Phương pháp này tiến hành xác định kết tủa sắt(III) dưới dạng hiđroxit để tách
sắt ra khỏi một số kim loại kiềm, kiềm thổ, Zn, Pn, Cd và một số kim loại khác. Các
hiđroxit của các kim loại này kết tủa ở pH cao hơn so với hiđroxit sắt (III) hoặc nó
giữ lại khi có mặt NH3 trong dung dịch. Phương pháp này đơn giản nhưng không
được đánh giá cao vì tốn nhiều thời gian và chỉ dùng để xác định sắt với hàm lượng
lớn.
Phương pháp phân tích thể tích [6]
Phương pháp chuẩn độ phức chất
Phương pháp này dựa trên khả năng tạo phức của các ion kim loại có trong
dung dịch với EDTA (Na2H2Y: muối natri của axit etylenđiamin tetra axetic).
EDTA tạo phức bền với các ion kim loại và trong hầu hết các trường hợp phản ứng
tạo phức xảy ra theo tỷ lệ ion kim loại: thuốc thử = 1:1. Với sắt(III) thường tiến
hành như sau: dung dịch chứa ion sắt cần xác định được điều chỉnh pH về 2,0; thêm
vài giọt chỉ thị axit sunfosalixylic 0,1M, lúc này dung dịch có màu tím, đun nóng
đến 700
C, và chuẩn độ bằng dung dịch EDTA 0,02M đến khi mất màu tím. Sau đó
từ lượng EDTA đã tác dụng khi chuẩn độ sẽ tính được hàm lượng sắt(III) trong
mẫu.
Phương pháp này tiến hành đơn giản nhưng cho sai số lớn, nồng độ Fe trong
dung dịch nhỏ thì khó chuẩn độ do phải quan sát sự chuyển màu bằng mắt thường,
thiếu chính xác. Mặt khác, nếu dung dịch mẫu có lẫn các ion khác gây ảnh hưởng
đến kết quả của phép phân tích.
Phương pháp oxi hóa - khử (phương pháp permanganat)
Phản ứng oxi – hóa bằng ion pemanganat MnO4
-
là cơ sở của phương pháp
pemanganat. Phương pháp này có thể thực hiện trong môi trường axit, kiềm và
trung tính. Khi thực hiện trong môi trường axit, mangan(VII) bị khử tới mangan(II)
và màu tím đỏ của dung dịch bị mất.
Thực hiện chuẩn độ muối sắt (II) bằng kalipemanganat: Axit hóa dung dịch bằng
dung dịch axit sunfuric và chuẩn độ tới điểm cuối. Sắt(II) bị oxi hóa thành sắt (III):
5Fe2+
+ MnO4
-
+ 8H+
→ 5Fe3+
+ Mn2+
+ 4H2O
Biết nồng độ đương lượng và thể tích cần chuẩn độ của KMnO4 dễ dàng tính
được lượng sắt trong dung dịch.
Phương pháp trắc quang [5]
Sau đây là một số thuốc thử mà các nhà phân tích đã nghiên cứu.
Bảng 2.1. Xác định sắt bằng phương pháp trắc quang và chiết - trắc quang
Thuốc thử dư Độ nhạy λmax (nm)
pH xác
định
Thời gian
biến màu
Ảnh hưởng
thuốc thử
dư
α,α’-dipyridyl 0,007 522 3 – 9 1 năm Không
2,2’,2”-terpyridyl 0,005 552 3 – 10 1 năm không
3,5-disunfonyl ferron 0,015 610 2,7-3,7 1-2 tuần Không
4-hidroxylbiPhenyl-3-
cacboxylic axit
0,003 575 3 1 ngày Có
Muối nitro-R 0,0023 720 3,9-5,1 6 giờ Không
o-Phenantrolin 0,007 508 2-9 1 ngày Không
Axit salixilic 0,03 520 2,5-2,7 2-3 ngày Có
Axit sunfosalixilic 0,01 430 7
Hơn 1
ngày
Không
Thioxianat 0,008 480 Axit Giảm Có
Nhận xét
Sắt có thể được xác định bằng nhiều phương pháp như: điện hóa, phổ hấp thụ
nguyên tử… Trong điều kiện phòng thí nghiệm, loại mẫu, số lượng mẫu kết hợp với
tìm hiểu ưu nhược điểm của các phương pháp xác định sắt, chúng tôi chọn phương
pháp trắc quang và thuốc thử 1,10-phenantrolin để xác định sắt (II) trong đề tài này.
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH TRẮC QUANG
3.1. ĐỊNH NGHĨA [4]
Phân tích trắc quang là tên gọi chung của các phương pháp phân tích quang học
dựa trên sự tương tác chọn lọc giữa chất cần xác định với năng lượng bức xạ thuộc
vùng tử ngoại, khả kiến hoặc hồng ngoại.
Nguyên tắc chung của phương pháp phân tích trắc quang là muốn xác định một
cấu tử X nào đó, ta chuyển nó thành hợp chất có khả năng hấp thụ ánh sáng rồi đo
sự hấp thụ ánh sáng của nó và từ đó suy ra hàm lượng cấu tử X cần xác định.
3.2. SỰ HẤP THỤ ÁNH SÁNG CỦA CÁC CHẤT VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT
HẤP THỤ CƠ BẢN [4, 7]
Sự hấp thụ ánh sáng của các chất
Khi chiếu một dòng sáng có cường độ I0 vào một cuvet trong suốt có thành
song song đựng dung dịch chất hấp thụ ánh sáng thì cường độ của dòng sáng sau
khi ra khỏi lớp dung dịch có chiều dày l (I1) yếu hơn so với I0. Nguyên nhân của sự
giảm cường độ dòng sáng là do một phần bị phản xạ khỏi thành cuvet (Ipx), một
phần bị khuyếch tán bởi hạt rắn ở dạng huyền phù của chất hấp thụ trong dung dịch
(Ikt). Ta có thể biểu diễn tổng quát quá trình hấp thụ ánh sáng khi đi qua dung dịch:
I0 = Ipx + Ikt + Iht +I
Trong thực tế khi đo quang cần dùng cuvet trong suốt vì thế Ipx coi như bằng 0.
Nếu dung dịch trong suốt thì Ikt = 0 nên ta có thể viết:
I0 = Iht + I
Bằng thực nghiệm có thể đo được I0 và I1, từ đó suy ra chứ không đo Iht trực
tiếp.
Các định luật hấp thụ cơ bản
Định luật Bouguer-Lambert
Bằng thực nghiệm, năm 1920 nhà bác học Bouguer (Pháp) và sau đó là Lambert
(Đức) đã thiết lập được định luật Bouguer-Lambert: “những lớp chất có chiều dài
đồng nhất trong những điều kiện khác như nhau luôn luôn hấp thu một tỉ lệ như
nhau của dòng sáng rọi vào những lớp chất đó”.
I = Io .10-kl
Trong đó:Io – Cường độ dòng sáng tới chiếu vào dung dịch.
I – Cường độ dòng sáng sau khi đi qua lớp dung dịch.
k – Hệ số tắt, phụ thuộc vào bản chất chất hấp thụ và bước sóng ánh
sáng tới.
l – Chiều dày lớp dung dịch màu.
Định luật Beer
Năm 1952 Beer đã xác định được rằng, hệ số k phụ thuộc tỷ lệ với nồng độ của
chất hấp thụ trong dung dịch: “sự hấp thụ dòng quang năng tỷ lệ bậc nhất với số
phân tử mà dòng quang năng đi qua nó”.
K = εC
Trong đó: C – Nồng độ chất hấp thụ (iong/l, mol/l).
ε - Hệ số không phụ thuộc vào nồng độ
Định luật hấp thụ ánh sáng cơ bản Bouguer-Lambert-Beer
Kết hợp hai định luật trên ta được định luật cơ bản của sự hấp thụ ánh sáng
Bouguer-Lambert-Beer:
I = Io .10-εlC
Hay A = εlC
Với A = lg
𝐼 𝑜
𝐼
là mật độ quang của dung dịch.
Nếu nồng độ C được biểu diễn bằng mol/l, l bằng cm thì ε được gọi là hệ số hấp
thụ phân tử gam hay hệ số tắt phân tử gam (l. mol-1
.cm-1
).
Định luật cộng tính
Khi trong dung dịch có nhiều cấu tử màu tồn tại độc lập với nhau (không tương
tác hóa học với nhau) thì mật độ quang của dung dịch ở các bước sóng đã cho bằng
tổng mật độ quang của các cấu tử màu của dung dịch ở bước sóng khảo sát.
Giả thiết hệ có n cấu tử như vậy: A, B, C……N thì theo định luật cộng tính có:
Aλ
dd = ∑=
n
i
iA
1
3.3. NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐO
ĐỘ HẤP THỤ QUANG ĐỂ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ
Chuẩn bị dung dịch chuẩn của chất cần xác định, dùng để pha dung dịch màu
chuẩn
Chuẩn bị mẫu phân tích
So sánh, cân bằng màu của dung dịch màu chất cần xác định với dung dịch màu
chuẩn, hoặc đo Anc và Ach từ đó suy ra hàm lượng của chất cần xác định theo những
phương pháp khác nhau.
Các dung dịch màu chuẩn và dung dịch màu nghiên cứu được pha ở điều kiện
tối ưu của phản ứng màu.
CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SẮT TRONG NƯỚC
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG SỬ DỤNG
THUỐC THỬ 1,10-PHENANTROLIN [17, 18, 21]
4.1. LẤY MẪU VÀ BẢO QUẢN MẪU
Phương pháp lấy mẫu
Dụng cụ lấy mẫu được rửa sạch bằng xà phòng, sau đó rửa lại nhiều lần bằng
nước, tráng lại bằng nước cất và tráng lại bằng mẫu nước trước khi đựng mẫu đó.
Lấy mẫu đơn, riêng lẻ. Tất cả các dụng cụ có tiếp xúc với nước đều phải được
súc rửa. Lấy đủ một thể tích nước của thủy vực được lấy mẫu để súc rửa kỹ tất cả
các dụng cụ. Súc rửa bình lấy mẫu bằng cách lấy đủ nước vào bình rồi xoay bình để
nước láng đều tất cả các bề mặt bên trong bình. Đổ bỏ nước súc rửa trong bình vào
phía hạ lưu nơi lấy mẫu. Nhúng ngập trực tiếp các chai dựng mẫu vào nước kênh để
lấy mẫu, hướng miệng bình về phía thượng nguồn dòng chảy của nước không được
đậy trở lại nút bình lấy mẫu cho đến khi mẫu được lấy xong trừ khi nhận thấy rõ có
lẫn vào nhiều bọt khí.
Mẫu ngay sau khi lấy được lọc qua giấy lọc, nước sau khi lọc được axit hóa đến
pH=1 (khoảng 3ml dung dịch H2SO4 4,5M cho 100ml mẫu).
Bảo quản mẫu
Ngay sau khi lấy mẫu, axit mẫu đến pH<2, và bảo quản trong chai nhựa. Mẫu
bền trong 1 tháng khi được axit hóa đến pH<2.
4.1 NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP
1,10-phenantrolin hay còn gọi là hợp chất hữu cơ dị vòng, có khả năng tạo phức
mạnh với một số kim loại.
N N
 Công thức phân tử: C12H8N2
 Khối lượng phân tử : 180,3g/mol
 Tồn tại dạng: tinh thể
 Nhiệt nóng chảy: 117o
C
Phức giữa 1,10-phenantrolin với sắt (II) có tên gọi là “feroin” có màu đỏ cam
được hình thành trong khoảng pH từ 2-9, hấp thụ ở λ = 510nm. Phức bền, có cường
độ màu không thay đổi nhiều tháng, khoảng tuân theo định luật Beer là 0,13-5ppm.
Do trong nước sắt tồn tại ở cả 2 dạng sắt (II) và sắt (III). Vì vậy muốn xác định
tổng hàm lượng sắt trong nước cần chuyển toàn bộ Fe3+
thành Fe2+
bằng tác nhân
khử như hydroxylamine, hydroquynon hay hydrazine.
Sau đó, tạo phức với thuốc thử 1,10-phenantrolin ở pH từ 2,9 đến 3,5: một ion
Fe2+
sẽ kết hợp với 3 phân tử thuốc thử để hình thành phức có màu đỏ cam. Đo mật
độ quang của dung dịch phức ở bước sóng 510nm để xác định hàm lượng sắt.
Fe(OH)3 + 3H+
 Fe3+
+ 3H2O
5Fe3+
+ NH2OH + H2O 5Fe2+
+ NO2 + 5H+
N N
Fe2+ + 3
N N
3
Fe
2+
4.2. HÓA CHẤT
- Nước cất 2 lần.
- Axit sunfuric ρ = 1,84 g/ml.
- Dung dịch axit clohidric HCl ρ = 1,12 g/ml, CHCl=7,7 mol/l.
- Dung dịch axit sunfuric C = 4,5 mol/l.
Hòa tan một thể tích axit sunfuric đặc vào 3 thể tích nước cất.
- Dung dịch đệm axetat amoni.
Hòa tan 250g CH3COONH4 trong 150ml nước. Thêm 700ml axit axetic băng
vào.
- Hydroxylamin NH2OH.HCl 10%.
Hòa tan 10g hydroxylamine NH2OH.HCl trong nước. Thêm nước tới 100ml.
Dung dịch này ổn định ít nhất trong một tuần.
- Dung dịch 1,10-phenantrolin 0,5%.
Hòa tan 0,5g C12H9ClN2.H2O trong 100ml nước chứa 2 giọt axit clohydric HCl
đặc. Dung dịch này ổn định trong một tuần nếu được bảo quản trong tối.
- Dung dịch sắt chuẩn (100mg/l).
Hòa tan 0,3511g muối Morh (NH4)2SO4FeSO4.6H2O tinh khiết vào 25ml nước
cất, cho vào bình định mức 500ml có chứa sẵn 0,5ml dung dịch H2SO4 đặc. Thêm
nước định mức bằng nước cất tới vạch.
- Dung dịch sắt chuẩn 5 mg/l.
Hút 5 ml dung dịch sắt 100mg/l cho vào bình định mức 100ml và thêm nước
đến vạch. Dung dịch này chỉ dùng trong ngày.
4.3. DỤNG CỤ
Tất cả các dụng cụ thủy tinh, kể cả bình đựng mẫu, cần phải rửa bằng dung dịch
HCl 7,7 M và tráng lại bằng nước cất trước khi dùng.
Các dụng cụ trong phòng thí nghiệm:
- Bình dựng mẫu: bình nhựa 500ml
- Bình đựng mức 25ml, 50ml, 100ml, 500ml.
- Pipet 1ml, 2ml, 5ml, 10ml.
- Đũa thủy tinh.
- Cốc thủy tinh.
- Muỗng lấy hóa chất.
- Giấy lọc, giấy cân.
- Cân điện tử Sartorius.
- Máy đo pH.
- Cuvet thủy tinh.
- Máy đo quang Hach 2400.
4.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
Phương pháp đường chuẩn
Chuẩn bị dung dịch sắt chuẩn
Chuẩn bị dung dịch sắt chuẩn bằng cách cho một thể tích chính xác đã biết dung
dịch sắt chuẩn 5mg/lvào một loạt bình định mức 25ml, thêm 0,5ml hydroxylamine
10%, thêm 2,5ml dung dịch đệm axetat, thêm 0,5ml dung dịch 1,10-phenantrolin
0,5%, sau đó định mức tới vạch
Bảng 4.1. Dung dịch sắt chuẩn 0,15 – 1 mg/l
STT 1 2 3 4 5 6 7
Fe2+
chuẩn 5 mg/l (ml) 0 0,75 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0
Hydroxylamin 10% 0,5 ml
Đệm axetat 2,5 ml
1,10-phenantrolin (ml) 0,5 ml
Nước cất Định mức tới vạch 25ml
C (mg/l) 0 0,15 0,2 0,4 0,6 0,8 1
Sau 15 phút đo mật độ quang của các dung dịch chuẩn so với mẫu trắng bằng
máy so màu quang điện, lập đồ thị biểu diển tương quan của mật độ quang A với
hàm lượng sắt.
Chuẩn bị dung dịch nghiên cứu.
Hút 20(ml) dung dịch mẫu đã axit hóa vào bình định mức 25ml, thêm 0,5 ml
hydroxylamine 10%, thêm 2,5ml dung dịch đệm axetat, thêm 0,5ml dung dịch thuốc
thử 1,10-phenantrolin 0,5% sau đó định mức tới vạch. Sau 15 phút đo mật độ quang
của dung dịch ở bước sóng 510nm. Dựa vào đường chuẩn xác định hàm lượng sắt
hòa tan trong mẫu phân tích.
Phương pháp thêm chuẩn
Chuẩn bị dung dịch nghiên cứu và dung dịch chuẩn
Hút 20(ml) dung dịch nghiên cứu vào bình định mức 25ml, thêm 1ml dung dịch
sắt chuẩn 5mg/l, thêm 0,5 ml hydroxylamine 10%, thêm 2,5ml dung dịch đệm
axetat, thêm 0,5ml dung dịch thuốc thử 1,10-phenantrolin 0,5% sau đó định mức tới
vạch. Đo mật độ quang của dung dịch sắt chuẩn (A0,2mg/l) và dung dịch nghiên cứu
có thêm chuẩn (Ax+0,2mg/l)
Ta tính toán được nồng độ Cx của dung dịch nghiên cứu: V định mức
𝐶𝑥 = 𝐶0,2𝑚𝑔/𝑙
𝐴(𝑥+0,2)𝑚𝑔/𝑙 − 𝐴0,2𝑚𝑔/𝑙
𝐴0,2𝑚𝑔/𝑙
4.5. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
Hàm lượng sắt hòa tan = Cx
Vđịnh mức
VXác định
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
5.1. CHỌN ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU
Xác định thể tích đệm
Cho 2,0 ml dung dịch sắt chuẩn 5mg/l vào một loạt bình định mức 25ml, thêm
0,5ml hydroxylamine 10%, sau đó thay đổi thể tích đệm axetat từ 0 đến 5ml, thêm
0,5ml dung dịch 1,10-phenantrolin 0,5%, sau đó định mức tới vạch. Đo mật độ
quang của các phức tại các bước sóng 510nm so với dung dịch trắng.
Hình 5.1. Ảnh hưởng của thể tích đệm tới AFe(II)-1,10-phenantrolin
Nhận xét: Khi tăng dần thể tích đệm axetat từ 0 - 5ml mật độ quang của phức sắt
với 1,10-phenantrolin tăng dần rồi không đổi khi thể tích đệm axetat là 2 ml. Thể
tích đệm axetat tối ưu được chọn là 2,5 ml (ứng với bình định mức 25ml).
Thể tích thuốc thử tối ưu cho quá trình tạo phức
Cho 3,0 ml dung dịch sắt chuẩn 5mg/l vào một loạt bình định mức 25ml, thêm
0,5ml hydroxylamine 10%, thêm 2,5ml dung dịch đệm axetat, sau đó thay đổi thể
tích dung dịch 1,10-phenantrolin 0,5%, sau đó định mức tới vạch. Đo mật độ quang
của các phức tại các bước sóng 510nm so với dung dịch trắng.
0.000
0.010
0.020
0.030
0.040
0.050
0.060
0.070
0.080
0.090
0 1 2 3 4 5 6
A
V(ml)
Hình 5.2. Ảnh hưởng lượng dư thuốc thử tới AFe(II)-1,10-phenantrolin
Nhận xét
- Khi tăng dần thể tích thuốc thử 1,10-phenantrolin từ 0,1 – 1,2ml mật độ của
phức sắt với 1,10-phenantrolin tăng dần rồi khi thể tích thuốc thử 1,10-phenantrolin
là 0,3ml trở đi thì mật độ quang không đổi. Chọn thể tích 1,10-phenantrolin tối ưu
là 0,5ml (ứng với bình định mức 25ml).
5.2. PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG SẮT HÒA TAN TRONG NƯỚC
SÔNG
Đường chuẩn dung dịch sắt chuẩn
Từ mật độ quang A đo được ở λ=510nm và nồng độ sắt có sẵn ứng với mỗi
bình chuẩn, ta dựng được đồ thị sắt chuẩn với mật độ quang A ở trục tung, hàm
lượng Fe nằm ở trục hoành đồ thị.
0.119
0.120
0.121
0.122
0.123
0.124
0.125
0.126
0.127
0.128
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4
A
V(ml)
Hình 5.3. Đồ thị dung dịch Fe chuẩn dùng để xác định hàm lượng sắt trong nước
sông
Phương trình đường chuẩn là y = 0,2068x + 0,0008
Hệ số tương quan R2
= 0,9998.
Tiến hành xác định hàm lượng sắt trong nước sông
Hút 20 (ml) dung dịch mẫu nước sông đã được axit hóa vào bình định mức
25ml, thêm 0,5ml hydroxylamin 10%, thêm 2,5ml dung dịch đệm axetat, thêm
0,5ml dung dịch thuốc thử 1,10-phenantrolin 0,5% sau đó định mức tới vạch. Sau
15 phút đo mật độ quang của dung dịch ở bước sóng 510 nm, so với mẫu trắng. Dựa
vào đường chuẩn xác định hàm lượng sắt hòa tan trong mẫu phân tích.Riêng với các
mẫu nước sông có mật độ quang từ 0,032 tới 0,042 tiến hành thêm phương pháp
thêm chuẩn. Hút 20ml dung dịch mẫu nước sông đã được axit hóa và 1ml dung dịch
sắt chuẩn 5mg/l vào bình định mức 25ml, thêm 0,5ml hydroxylamin 10%, thêm
2,5ml dung dịch đệm axetat, thêm 0,5ml dung dịch thuốc thử 1,10-phenantrolin
y = 0.2086x + 0.0008
R² = 0.9998
0.000
0.050
0.100
0.150
0.200
0.250
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2
A
C (mg/l)
0,5% sau đó định mức tới vạch. Đo mật độ quang của dung dịch sắt chuẩn (A0,2mg/l)
và dung dịch mẫu có thêm chuẩn (Ax+0,2mg/l). Kết quả hai phương pháp thêm chuẩn
và đường chuẩn hoàn toàn tương đương.
Kết quả xác định hàm lượng sắt trong nước sông
Bảng 5.1. Kết quả hàm lượng sắt hòa tan có trong nước sông kênh Tàu Hủ - Bến
Nghé
Mẫu
Cầu Khánh
Hội
Cầu
Nguyễn
Văn Cừ
Cầu Chà
Và
Cầu Lò
Gốm
Cầu Rạch
Cây
Ngày
lấy
mẫu
Lần 1 13/11/2012
Lần 2 30/11/2012
Lần 3 14/12/2012
Lần 4 27/12/2012
Lần 5 12/1/2013
CFe -
đường
chuẩn
Lần 1 0,231±0.030 0,236±0,031 0,81±0,13 0,85±0,14 0,90±0.15
Lần 2 0,241±0,032 0,221±0,029 0,72±0,11 0,84±0,14 0,85±0,14
Lần 3 0,202±0.027 0,188±0,025 0,69±0,11 0,83±0,13 0,83±0,13
Lần 4 0,226±0,030 0,202±0,027 0,73±0,12 0,85±0,14 0,86±0,14
Lần 5 0,217±0,029 0,193±0,026 0,64±0,10 0,82±0,13 0,84±0,14
CFe –
mẫu
Lần 1 0,289±0,038 0,295±0,039 1,01 ±0,16 1,06±0,18 1,13±0,19
Lần 2 0,301±0,040 0,276±0,036 0,90±0,14 1,05±0,18 1,06±0,18
Lần 3 0,253±0,034 0,235±0,031 0,86±0,14 1,04±0,16 1,04±0,16
Lần 4 0,283±0,038 0,253±0,034 0,91±0,15 1,06±0,18 1,07±0,18
Lần 5 0,271±0,036 0,241±0,033 0,80±0,13 1,03±0,16 1,05±0,18
Bảng 5.2. Kết quả hàm lượng sắt hòa tan có trong nước sông kênh Nhiêu Lộc – Thị
Nghè
Mẫu Cầu Thị
Nghè
Cầu Khánh
Dư
Cầu Công
Lý
Cầu số 8 Cầu số 1
Ngày
lấy
mẫu
Lần 1 14/11/2012
Lần 2 1/12/2012
Lần 3 15/12/2012
Lần 4 28/12/2012
Lần 5 13/1/2013
CFe -
đường
chuẩn
Lần 1 0,202±0,027 0,452±0,066 0,77±0,12 0,634±0,098 0,56±0,0856
Lần 2 0,212±0,028 0,226±0,030 0,73±0,12 0,619±0,096 0,538±0,082
Lần 3 0,178±0,024 0,193±0,026 0,404±0,058 0,615±0,096 0,495±0,074
Lần 4 0,221±0,029 0,207±0,027 0,236±0,031 0,64±0,10 0,552±0,084
Lần 5 0,183±0,025 0,188±0,025 0,193±0,026 0,610±0,095 0,509±0,077
CFe –
mẫu
Lần 1 0,253±0,034 0,565±0,083 0,96±0,15 0,79±0,12 0,70±0,11
Lần 2 0,265±0,035 0,283±0,038 0,91±0,15 0,78±0,12 0,67±0,10
Lần 3 0,223±0,030 0,241±0,033 0,505±0,073 0,77±0,12 0,619±0,093
Lần 4 0,276±0,036 0,259±0,034 0,295±0,039 0,80±0,13 0,69±0,11
Lần 5 0,229±0,031 0,235±0,031 0,241±0,033 0,76±0,12 0,636±0,096
Kết quả lần 1
Hình 5.4. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông lần 1 (13/11/2012-
14/11/2012)
Nhận xét:
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Rạch Cây 1,13 mg/l, thấp nhất ở cầu Khánh
Hội 0,289 mg/l.
- Nhìn chung từ cầu Khánh Hội tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng dần. Từ
cầu Khánh Hội đến cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng dần: cầu Khánh Hội  cầu
Nguyễn Văn Cừ tăng 0,006 mg/l, cầu Nguyễn Văn Cừ  cầu Chà Và tăng
0,715mg/l, cầu Chà Và  cầu Lò Gốm tăng 0,050 mg/l, cầu Lò Gốm  cầu Rạch
Cây tăng 0,070mg/l.
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Công Lý 0,96mg/l, thấp nhất ở cầu Thị Nghè
0,253 mg/l.
0.289 0.295
1.01
1.06
1.13
0.253
0.565
0.96
0.79 0.70
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
Khánh
Hội - Thị
Nghè
Nguyễn
Văn Cừ
- Khánh
Dư
Chà Và -
Công lý
Lò Gốm
- cầu số
8
Rạch
Cây -
cầu số 1
A
Kênh Tàu Hủ – Bến
Nghé
Kênh Nhiêu Lộc – Thị
Nghè
- Hàm lượng sắt ở các điểm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thay đổi nhiều.
Từ cầu Thị Nghè tới cầu Công Lý hàm lượng sắt tăng: cầu Thị Nghè  cầu Khánh
Dư tăng 0,312 mg/l; cầu Khánh Dư - cầu Công Lý tăng 0,395 mg/l. Từ cầu Công Lý
tới cầu số 1 hàm lượng sắt giảm: cầu Công Lý  cầu số 8 giảm 0,17 mg/l, cầu số 8
 cầu số 1 giảm 0,09 mg/l
Kết quả lần 2
Hình 5.5. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông lần 2 (30/11/2012 -
1/12-2012)
Nhận xét:
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Rạch Cây 1,06 mg/l, thấp nhất ở cầu Nguyễn
Văn Cừ 0,276 mg/l.
0.301 0.276
0.90
1.05
1.06
0.265 0.283
0.91
0.78 0.67
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
Khánh
Hội - Thị
Nghè
Nguyễn
Văn Cừ
- Khánh
Dư
Chà Và -
Công lý
Lò Gốm
- cầu số
8
Rạch
Cây -
cầu số 1
A
Kênh Tàu Hủ – Bến
Nghé
Kênh Nhiêu Lộc – Thị
Nghè
- Nhìn chung, từ cầu Khánh Hội tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng dần. Từ
cầu Khánh Hội đến cầu Nguyễn Văn Cừ hàm lượng sắt giảm 0,02518mg/l. Từ cầu
Nguyễn Văn Cừ tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng: cầu Nguyễn Văn Cừ  cầu
Chà Và tăng 0,624mg/l, cầu Chà Và  cầu Lò Gốm tăng 0,15mg/l, cầu Lò Gốm 
cầu Rạch Cây tăng 0,01mg/l.
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Công Lý 0,91 mg/l, thấp nhất ở cầu Thị Nghè
0,265mg/l.
- Hàm lượng sắt ở các điểm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thay đổi nhiều.
Từ cầu Thị Nghè tới cầu Công Lý hàm lượng sắt tăng: cầu Thị Nghè  cầu Khánh
Dư tăng 0,018 mg/l; cầu Khánh Dư  cầu Công Lý tăng 0,627mg/l. Từ cầu Công
Lý tới cầu số 1 hàm lượng sắt giảm: cầu Công Lý  cầu số 8 giảm 0,130mg/l, cầu
số 8  cầu số 1 giảm 0,11mg/l.
Kết quả lần 3
0.253 0.235
0.86
1.04
1.04
0.223 0.241
0.505
0.77
0.619
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
Khánh
Hội - Thị
Nghè
Nguyễn
Văn Cừ
- Khánh
Dư
Chà Và -
Công lý
Lò Gốm
- cầu số
8
Rạch
Cây -
cầu số 1
A
Kênh Tàu Hủ – Bến
Nghé
Kênh Nhiêu Lộc – Thị
Nghè
Hình 5.6. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông lần 3 (14/12/2012-
15/12/2012)
Nhận xét:
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Lò gốm và Rạch Cây 1,04 mg/l, thấp nhất ở
cầu Nguyễn Văn Cừ 0,235 mg/l.
- Nhìn chung từ cầu Khánh Hội tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng dần. Từ
cầu Khánh Hội đến cầu Nguyễn Văn Cừ hàm lượng sắt giảm 0,018 mg/l. Từ cầu
Nguyễn Văn Cừ - cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng: cầu Nguyễn Văn Cừ  cầu
Chà Và tăng 0,625 mg/l, cầu Chà Và  cầu Lò Gốm tăng 0,18 mg/l, cầu Lò Gốm
 cầu Rạch Cây không thay đổi.
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu số 8 0,77 mg/l, thấp nhất ở cầu Thị Nghè
0,223mg/l.
- Hàm lượng sắt ở các điểm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thay đổi nhiều.
Từ cầu Thị Nghè tới cầu số 8 hàm lượng sắt tăng: cầu Thị Nghè  cầu Khánh Dư
tăng 0,018 mg/l; cầu Khánh Dư  cầu Công Lý tăng 0,264mg/l, cầu Công Lý 
cầu số 8 giảm 0,265 mg/l. Từ cầu số 8 tới cầu số 1 hàm lượng sắt giảm 0,151mg/l
Kết quả lần 4
Hình 5.7. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông lần 4 (27/12/2012-
28/12/2012)
Nhận xét:
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Rạch Cây 1,07 mg/l, thấp nhất ở cầu Nguyễn
Văn Cừ 0,253 mg/l.
- Nhìn chung từ cầu Khánh Hội tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng dần. Từ
cầu Khánh Hội đến cầu Nguyễn Văn Cừ hàm lượng sắt giảm 0,030 mg/l. Từ cầu
Nguyễn Văn Cừ tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng: cầu Nguyễn Văn Cừ  cầu
Chà Và tăng 0,657 mg/l, cầu Chà Và  cầu Lò Gốm tăng 0,150 mg/l, cầu Lò Gốm
 cầu Rạch Cây tăng 0,01 mg/l.
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu số 8 0,80 mg/l, thấp nhất ở cầu Khánh Dư
0,259 mg/l.
0.283 0.253
0.91
1.06
1.07
0.276 0.259
0.295
0.80 0.69
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
Khánh
Hội - Thị
Nghè
Nguyễn
Văn Cừ
- Khánh
Dư
Chà Và -
Công lý
Lò Gốm
- cầu số
8
Rạch
Cây -
cầu số 1
A
Kênh Tàu Hủ – Bến
Nghé
Kênh Nhiêu Lộc – Thị
Nghè
- Hàm lượng sắt ở các điểm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè biến động. Từ
cầu Thị Nghè - cầu Khánh Dư hàm lượng sắt giảm 0,017mg/l. Từ cầu Khánh Dư -
cầu Lò Gốm hàm lượng sắt tăng: cầu Khánh Dư  cầu Công Lý tăng 0,036 mg/l,
cầu Công Lý  cầu số 8 tăng 0,505 mg/l. Từ cầu số 8 đến cầu số 1 hàm lượng sắt
giảm 0,11 mg/l.
Kết quả lần 5
Hình 5.8. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông lần 5 (12/1/2013 -
13/1/2013)
Nhận xét:
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Rạch Cây 1,05 mg/l, thấp nhất ở cầu Nguyễn
Văn Cừ 0,241mg/l.
0.271 0.241
0.80
1.03
1.05
0.229 0.235
0.241
0.76
0.636
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
Khánh
Hội -
Thị
Nghè
Nguyễn
Văn Cừ
- Khánh
Dư
Chà Và -
Công lý
Lò Gốm
- cầu số
8
Rạch
Cây -
cầu số 1
A
Kênh Tàu Hủ – Bến
Nghé
Kênh Nhiêu Lộc – Thị
Nghè
- Nhìn chung từ cầu Khánh Hội tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng dần. Từ
cầu Khánh Hội đến cầu Nguyễn Văn Cừ hàm lượng sắt giảm 0,030 mg/l, từ cầu
Nguyễn Văn Cừ  cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng: cầu Nguyễn Văn Cừ  cầu
Chà Và tăng 0,559 mg/l, cầu Chà Và  cầu Lò Gốm tăng 0,23 mg/l, cầu Lò Gốm
 cầu Rạch Cây tăng 0,020 mg/l.
Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè:
- Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu số 8 0,76 mg/l, thấp nhất ở cầu Thị Nghè
0,229 mg/l.
Hàm lượng sắt ở các điểm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thay đổi nhiều. Từ
cầu Thị Nghè tới cầu số 8 hàm lượng sắt tăng: cầu Thị Nghè  cầu Khánh Dư tăng
0,0060 mg/l, cầu Khánh Dư  cầu Công Lý tăng 0,0060 mg/l; cầu Công Lý  cầu
số 8 tăng 0,519 mg/l. Từ cầu số 8 đến cầu số 1 hàm lượng sắt giảm 0,124 mg/l.
Nhận xét chung
Đối với các điểm trên hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé:
- Nhìn chung đi từ cầu Khánh Hội qua cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Chà Và, cầu
Lò Gốm đến cầu Rạch Cây hàm lượng sắt hòa tan trong nước tăng dần. Nguyên
nhân là do cầu Khánh Hội tiếp giáp sông Sài Gòn, lưu lượng nước lớn nên hàm
lượng sắt thấp, cầu Nguyễn Văn Cừ nằm vị trí tiếp giáp giữa kênh Tẻ và kênh Bến
Nghé, lưu lượng nước lớn, độ thoáng cao nên hàm lượng sắt hòa tan thấp nhất trong
các vị trí khảo sát trên hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé. Từ cầu Nguyễn Văn Cừ
 cầu Lò Gốm  cầu Rạch Cây lưu lượng nước, độ thoáng giảm dần. Mặc khác do
chỉ mới hoàn thành giai đoạn 1 của dự án “cải thiện môi trường nước thành phố Hồ
Chí Minh lưu vực kênh Tàu Hủ – Bến Nghé – Đôi Tẻ” nên công việc nạo vét lòng
kênh chưa hoàn chỉnh, nhà máy xử lý nước thải công suất chưa đáp ứng được nhu
cầu xử lý nước thải sinh hoạt trên toàn bộ kênh nên nước sinh hoạt còn đổ trực tiếp
vào kênh. Vì vậy hàm lượng sắt tăng dần và vượt quá giới hạn cho phép.
- Dự án cải tạo kênh Tàu Hủ - Bến Nghé giai đoạn 1 hoàn tất vào giữa tháng 9
năm 2012 nên hàm lượng sắt ở cầu Nguyễn Văn Cừ giảm so với số liệu thu được
vào tháng 3 năm 2012 (1,2544 mg/l) [1]. Trong khi đó hàm lượng sắt ở cầu Lò Gốm
tăng so với số liệu thu được vào tháng 5 năm 2011 (0,653mg/l) [3] do ở giai đoạn
một của dự án đoạn kênh này chưa được nạo vết, nước thải sinh hoạt chưa được thu
gom nên ở khu vực này mức độ ô nhiễm cao hơn
Đối với các điểm trên hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè:
- Nhìn chung đi từ cầu Thị Nghè qua cầu Khánh Dư hàm lượng sắt xấp xỉ
nhau. Từ cầu Khánh Dư qua cầu Công lý, cầu số 8 hàm lượng sắt hòa tan trong
nước tăng dần và từ cầu số 8 đến cầu số 1 hàm lượng sắt giảm. Thành phố Hồ Chí
Minh bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều (một ngày có hai lần triều lên và hai
lần triều xuống). Tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè quá dài nên khi triều xuống,
nước trong kênh đoạn từ cầu Công Lý đến thượng nguồn chưa kịp chảy ra sông Sài
Gòn đã gặp pha triều khác dâng lên, đẩy ngược trở vào kênh. Nên từ cầu Công Lý
đến đoạn hợp lưu giữa Lê Bình - Út Tịch trở thành một đoạn kênh “chết”. Mặc
khác, số lượng rác thải tập trung rất cao khiến cho các hệ thống lược rác quá tải nên
cầu số 8 và cầu số 1 hàm lượng sắt cao vượt chuẩn cho phép. Còn cầu Thị Nghè và
cầu Khánh Dư hàm lượng sắt thấp và xấp xỉ nhau là do có sự trao đổi nước thường
xuyên.
- Dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè giai đoạn 1 hoàn tất vào giữa
tháng 8 năm 2012 nên hàm lượng sắt ở cầu Thị Nghè thu được trong 5 lần lấy mẫu
từ tháng 11 năm 2012 tới tháng 1 năm 2013 giảm so với số liệu thu được vào tháng
3 năm 2012 (0,877mg/l) [1].
So sánh các điểm trên hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé với các điểm trên hệ
thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Giống:
- Hàm lượng sắt ở các vị trí cuối kênh cao hơn nhiều so với các vị trí đầu
kênh:
 Trong 5 lần lấy mẫu, hàm lượng sắt ở các vị trí đầu kênh rất thấp. Ví
như lần 1: hàm lượng sắt ở cầu Khánh Hội 0,289 mg/l, cầu Thị Nghè 0,253 mg/l;
lần 5: hàm lượng sắt ở cầu Khánh Hội 0,269 mg/l, cầu Thị Nghè 0,228 mg/l,
Nguyễn Văn Cừ 0,241 mg/l, cầu Khánh Dư 0,235 mg/l.
 Trong 5 lần lấy mẫu, hàm lượng sắt cuối kênh cao hơn nhiều so với
đầu kênh. Ví dụ như lần 3: hàm lượng sắt ở cầu Khánh Hội 0,253 mg/l và cầu Rạch
Cây 1,04 mg/l gấp 4,11 lần, ở cầu Thị Nghè 0,223 mg/l và cầu số 1 0,619 mg/l gấp
2,776.
- Hàm lượng sắt tăng giảm không đều. Ví dụ như trong lần 4 hàm lượng sắt:
 Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé: từ cầu Khánh Hội đến cầu Nguyễn Văn Cừ
hàm lượng sắt giảm (0,283mg/l – 0,253mg/l giảm 0,030mg/l). Từ cầu Nguyễn Văn
Cừ qua cầu Chà Và, cầu Lò Gốm đến cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng không đều:
cầu Nguyễn Văn Cừ - cầu Chà Và tăng 0,657mg/l, cầu Chà Và - cầu Lò Gốm tăng
0,150mg/l, cầu Lò Gốm - cầu Rạch Cây tăng 0,010mg/l.
 Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: từ cầu Thị Nghè đến cầu Khánh Dư hàm
lượng sắt giảm (0,276mg/l-0,259mg/l giảm 0,017mg/l). Từ cầu Khánh Dư qua cầu
Công Lý tới cầu số 8 hàm lượng sắt tăng không đều: cầu Khánh Dư  cầu Công Lý
tăng 0,036 mg/l, cầu Công Lý  cầu số 8 tăng 0,505 mg/l; từ cầu số 8 qua cầu số 1
hàm lượng sắt giảm (0,80mg/l – 0,689mg/l giảm 0,11 mg/l).
Khác:
- Hàm lượng sắt hòa tan ở các điểm trên hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé
cao hơn so với các điểm trên hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè do kênh Tàu Hủ
- Bến Nghé giao với kênh Đôi - Tẻ. Bên cạnh đó, số hộ gia đình sống dọc bờ kênh
Tàu Hủ - Bến Nghé cao hơn kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè nên viêc cải tạo dòng kênh
Tàu Hủ - Bến Nghé sẽ khó khăn hơn và tốn nhiều thời gian hơn so với kênh Nhiêu
Lộc - Thị Nghè.
- Hàm lượng sắt kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thay đổi nhiều hơn bên
kênh Tàu Hủ - Bến Nghé.
Hình 5.9. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông ở Kênh Tàu Hủ - Bến
Nghé qua 5 lần lấy mẫu.
Nhận xét: Xét theo tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, trên kênh Tàu Hủ - Bến
Nghé, có 2 mẫu nước ở cầu Khánh Hội và cầu Nguyễn Văn Cừ có hàm lượng sắt
nằm trong hạng nguồn nước mặt A1. Mẫu nước ở cầu Chà Và có hàm lượng sắt
nằm trong hạng nguồn nước mặt A2. Hai mẫu nước còn lại ở cầu Lò Gốm và cầu
Rạch Cây có hàm lượng sắt nằm trong hạng nguồn nước mặt B1.
0.289 0.301
0.253 0.283
0.271
0.295 0.276
0.235 0.253 0.241
1.01
0.90
0.86
0.91
0.80
1.06
1.05 1.04 1.06 1.03
1.13
1.06 1.04 1.07 1.05
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
Cầu Khánh Hội
Cầu Nguyễn Văn Cừ
Cầu Chà Và
Cầu Lò Gốm
Cầu Rạch Cây
Hình 5.10. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông ở Kênh Nhiêu Lộc - Thị
Nghè qua 5 lần lấy mẫu.
Nhận xét
Trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: nồng độ sắt ở cầu Thị Nghè, cầu Khánh Dư
nằm trong hạng nguồn nước mặt A1; cầu số 8, cầu số 1 nằm trong hạng nguồn nước
mặt A2. Riêng cầu Công Lý do được cải tạo hợp lý nên nồng độ sắt đã giảm đáng
kể và hiện đang nằm trong nằm trong hạng nguồn nước mặt A1 xét theo tiêu chuẩn
chất lượng nước mặt.
Hàm lượng sắt ở cầu Khánh Hội, cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Chà Và, cầu Lò
Gốm, cầu Rạch Cây, cầu Thị Nghè, cầu Khánh Dư, cầu số 8, cầu số 1 ít thay đổi do
độ cao của mức nước lên khác nhau thường ngày 2 âm lịch hệ số thủy triều sẽ cao
hơn ngày 16 âm lịch.
Riêng hàm lượng sắt tổng số ở cầu Công lý thay đổi rõ nhất, giảm dần trong 5
lần lấy mẫu. Nguyên nhân là do: lúc trước tại cống S16D1 trên đường Hoàng Sa
(đoạn thuộc P.8, Q.3), đầy túi nilông, thùng xốp, bao tải làm tắc nghẽn hệ thống
0.253
0.265
0.223
0.276
0.229
0.565
0.283
0.241 0.259
0.235
0.96
0.91
0.505
0.295
0.241
0.79 0.78 0.77 0.80
0.760.70
0.67
0.619
0.69
0.636
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
Cầu Thị Nghè
Cầu Khánh Dư
Cầu Công Lý
Cầu số 8
Cầu số 1
thoát nước làm hàm lượng sắt tổng số tăng cao. Hiện nay việc nạo vét thường xuyên
hơn, cùng với kết hợp một số biện pháp làm sạch nên hàm lượng sắt trong nước đã
giảm rõ rệt từ 0,960mg/l (14/11/2012) còn 0,241mg/l (13/1/2013)
Hàm lượng sắt có trong nước được giải thích dựa vào địa hình: khu vực tiếp giáp
sông lớn và nơi tập trung vùng đầm lầy. Việc nghiên cứu để biết được nguồn nước
có bị ô nhiễm sắt hay không từ đó đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của
các động vật, thực vật sống trong nước chứ không dùng cho mục đích xử lý dùng
cho sinh hoạt.
Để kiểm chứng kết quả thực nghiệm xác định sắt trong mẫu nước sông bằng
phương pháp trắc quang tôi đã gửi một số mẫu lấy lần 4 vào ngày 27/12/2012 và
28/12/2012 phân tích sắt bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), ở
trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên và thu được kết quả hàm lượng sắt trong nước
như bảng sau.
Bảng 5.3. Kết quả hàm lượng sắt hòa tan có trong nước sông đo bằng phương pháp
phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
Tên mẫu Kí hiệu
Fe(mg/l)
Phương pháp phổ
hấp thụ nguyên tử
(AAS)
Phương pháp trắc quang sử
dụng thuốc thử
1,10-phenantrolin
Cầu Khánh Hội Mẫu 1 0,31 0,283
Cầu Nguyễn Văn
Cừ
Mẫu 2 0,26 0,253
Cầu Chà Và Mẫu 3 0,90 0,91
Cầu Lò Gốm Mẫu 4 1,07 1,06
Cầu Rạch Cây Mẫu 5 1,08 1,07
Cầu Thị Nghè Mẫu 6 0,27 0,276
Cầu Khánh Dư Mẫu 7 0,28 0,259
Cầu Công Lý Mẫu 8 0,29 0,295
Cầu số 8 Mẫu 9 0,82 0,80
Cầu số 1 Mẫu 10 0,71 0,69
Đánh giá tương quan kết quả xác định sắt bằng phương pháp trắc quan sử
dụng thuốc thử 1,10-phenantrolin và phương pháp phổ hấp thụ
Để tiến hành đánh giá tương quan giữa hai kết quả xác định sắt bằng hai phương
pháp trên tôi sử dụng phần mềm Statgraphics Centurion 16.0
Kết quả thu được từ phần mềm cho thấy hai kết quả trên đồng nhất về mặt thống
kê với độ tin cậy là 95%. Xem thêm ở phụ lục 2
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, khóa luận đã đạt được một số kết quả sau:
1. Đã tối ưu hóa một số điều kiện trong quá trình định lượng sắt hòa tan trong nước
bằng phương pháp trắc quang như sau:
- Thể tích thuốc thử là 0,5ml trong bình định mức 25ml.
- Thể tích đệm axetat là 2,5ml trong bình định mức 25ml.
- Tiến hành xây dựng đồ thị dung dịch Fe chuẩn (nước sông) với R2
=0,9998.
2. Tiến hành thực nghiệm xác định sắt hòa tan trong một số mẫu nước sông thuộc
kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và kênh Tàu Hủ - Bến Nghé ở thành phố Hồ Chí Minh.
Qua đó có đề xuất cho những khu vực trên.
3. So sánh kết quả xác định sắt hòa tan bằng phương pháp phân tích trắc quang sử
dụng thuốc thử 1,10-phenantrolin với phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
trong một số mẫu. Kết quả cho thấy sai lệch không cao chứng tỏ phương pháp đề
nghị có độ đúng và độ chính xác tương đối cao, có thể tin cậy được.
Đề xuất
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng sắt trong một số điểm khảo sát vượt quá
mức cho phép.
Một số phương pháp khử sắt có thể áp dụng
 Khử sắt bằng phương pháp thoáng.
 Khử sắt bằng vôi, kalipermanganat (KMnO4), clo.
 Sử dụng bể lọc cặn sắt.
 Khử sắt bằng phương pháp vi sinh: cấy các mầm khuẩn sắt trong lớp cát
lọc của bể lọc, thông qua các hoạt động của các vi khuẩn, sắt được loại ra
khỏi nước, thường sử dụ bể lọc chậm để khử sắt.
Do thời gian hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, có nhiều hạn
chế như: số điểm khảo sát chưa nhiều, chưa khảo sát ảnh hưởng của ion đến quá
trình xác định sắt bằng phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10-
phenantrolin, chưa tìm hiểu thực tế quy trình xử lý nước hiện nay… Song với nền
tảng lý thuyết đã đặt ra, chúng tôi hi vọng sẽ mở ra những hướng nghiên cứu sâu
hơn như:
 Áp dụng phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10-phenantrolin để
xác định hàm lượng sắt trong các mẫu nước thải trong các khu công nghiệp.
 Tìm hiểu thêm một số phương pháp khử sắt hiệu quả.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước sông
Hình 1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước sông
PHỤ LỤC 2. Giao diện phần mềm Stagraphics
Hình 2. Giao diện phần mềm Stagraphics
PHỤ LỤC 3. Địa điểm lấy các mẫu nước sông
Bảng 1. Các thông số lúc lấy mẫu tại các điểm điểm thuộc kênh Tàu Hủ - Bến
Nghé.
Mẫu
Cầu Khánh
Hội
Cầu
Nguyễn
Văn Cừ
Cầu Chà
Và
Cầu Lò
Gốm
Cầu Rạch
Cây
Ngày
lấy
mẫu
Lần 1 13/11/2012
Lần 2 30/11/2012
Lần 3 14/12/2012
Lần 4 27/12/2012
Lần 5 12/1/2013
Thời
gian
lấy
Lần 1 06h15 06h15 06h15 06h15 06h20
Lần 2 06h00 06h00 06h00 06h00 06h05
Lần 3 16h50 16h50 16h50 16h50 17h00
mẫu Lần 4 16h35 16h35 16h35 16h35 16h40
Lần 5 17h05 17h05 17h05 17h05 17h10
Trạng
thái
mẫu
nước
Lần 1 Nước
trong,
không mùi,
ít cặn
Nước vàng
nhạt, không
mùi
Nước hơi
đục, mùi
tanh, cặn
nhiều
Nước đen,
có chất lơ
lửng, nặng
mùi
Nước đen,
có nhiều
chất lơ
lửng, nặng
mùi
Lần 2 Nước
trong,
không mùi,
ít cặn
Nước
trong,
không mùi,
Nước hơi
đục, mùi
tanh, cặn
nhiều
Nước đen,
có chất lơ
lửng, nặng
mùi
Nước đen,
có nhiều
chất lơ
lửng, nặng
mùi
Lần 3 Nước hơi
đục, không
mùi, ít cặn
Nước
trong,
không mùi,
Nước hơi
trong, cặn
nhiều
Nước đen,
có chất lơ
lửng, nặng
mùi
Nước đen,
có nhiều
chất lơ
lửng, nặng
mùi
Lần 4 Nước
trong,
không mùi,
ít cặn
Nước
trong,
không mùi,
Nước hơi
đục, mùi
tanh, cặn
nhiều
Nước đen,
có chất lơ
lửng, nặng
mùi
Nước đen,
có nhiều
chất lơ
lửng, nặng
mùi
Lần 5 Nước
trong,
không mùi,
ít cặn
Nước
trong,
không mùi,
Nước hơi
đục, mùi
tanh, cặn
nhiều
Nước đen,
có chất lơ
lửng, nặng
mùi
Nước đen,
có chất lơ
lửng, nặng
mùi
Bảng 2: Các thông số lúc lấy mẫu tại các điểm thuộc Kênh Nhiêu Lộc – Thị
Nghè.
Mẫu Cầu Thị
Nghè
Cầu Khánh
Dư
Cầu Công
Lý
Cầu số 8 Cầu số 1
Ngày
lấy
mẫu
Lần 1 14/11/2012
Lần 2 1/12/2012
Lần 3 15/12/2012
Lần 4 28/12/2012
Lần 5 13/1/2013
Thời
gian
lấy
mẫu
Lần 1 06h10 06h10 06h10 06h10 06h15
Lần 2 06h05 06h05 06h05 06h05 06h10
Lần 3 17h10 17h10 17h10 17h10 17h15
Lần 4 17h10 17h10 17h10 17h10 17h15
Lần 5 17h40 17h40 17h40 17h40 17h45
Màu
sắc,
độ
đục
Lần 1 Nước hơi
vàng,
không mùi,
có cặn
Nước hơi
vàng, mùi
nhẹ, cặn
Nước đen,
nặng mùi,
nhiều cặn.
Nước đen,
nặng mùi,
nhiều cặn
Nước đen,
nặng mùi,
nhiều cặn
Lần 2 Nước
trong,
không mùi,
có cặn
Nước hơi
vàng, mùi
nhẹ, cặn
Nước đục,
nặng mùi,
nhiều cặn.
Nước đen,
nặng mùi,
nhiều cặn
Nước đen,
nặng mùi,
nhiều cặn
Lần 3 Nước hơi
vàng,
không mùi,
ít cặn
Nước hơi
vàng, mùi
nhẹ, ít cặn
Nước hơi
đục, mùi
nhẹ
Nước đen,
nặng mùi,
nhiều cặn
Nước đen,
nặng mùi,
nhiều cặn
Lần 4 Nước
trong,
không mùi,
có cặn
Nước
trong, mùi
nhẹ, ít cặn
Nước hơi
đục, mùi
nhẹ, có
nhiều bo bo
Nước đen,
nặng mùi,
nhiều cặn
Nước đen,
nặng mùi,
nhiều cặn
Lần 5 Nước Nước Nước hơi Nước đen, Nước đen,
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ

More Related Content

What's hot

Chương 5 phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
Chương 5  phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1Chương 5  phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
Chương 5 phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1Nhat Tam Nhat Tam
 
chưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 prochưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 protrietav
 
Bài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdf
Bài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdfBài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdf
Bài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdfMan_Ebook
 
CHUẨN ĐỘ BÀI 4.pdf
CHUẨN ĐỘ BÀI 4.pdfCHUẨN ĐỘ BÀI 4.pdf
CHUẨN ĐỘ BÀI 4.pdfPhanMChu
 
SLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.ppt
SLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.pptSLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.ppt
SLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.pptEBOOKBKMT
 
Phan tich quang pho trac quang
Phan tich quang pho trac quangPhan tich quang pho trac quang
Phan tich quang pho trac quangvtanguyet88
 
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫuBài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫuNhat Tam Nhat Tam
 
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc phamCac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc phamNguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6 phân tích glucis
Chương 6 phân tích glucisChương 6 phân tích glucis
Chương 6 phân tích glucisNhat Tam Nhat Tam
 
Acid benzoic
Acid benzoicAcid benzoic
Acid benzoicMo Giac
 
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Thành Lý Phạm
 
Co so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang cao
Co so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang caoCo so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang cao
Co so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang caoNguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2quocanhsmith
 
Chuong 2 phuong phap pho hap thu phan tu molecular absorption spectrometry 64 p
Chuong 2 phuong phap pho hap thu phan tu molecular absorption spectrometry 64 pChuong 2 phuong phap pho hap thu phan tu molecular absorption spectrometry 64 p
Chuong 2 phuong phap pho hap thu phan tu molecular absorption spectrometry 64 pNguyen Thanh Tu Collection
 
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cdkimqui91
 
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2Thanh Truc Dao
 

What's hot (20)

Chương 5 phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
Chương 5  phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1Chương 5  phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
Chương 5 phân tích protei trong thực phẩm- pttp 1
 
chưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 prochưng cất mới nhất 2015 pro
chưng cất mới nhất 2015 pro
 
Chuong2
Chuong2Chuong2
Chuong2
 
Gthoa phan tich_1
Gthoa phan tich_1Gthoa phan tich_1
Gthoa phan tich_1
 
Bài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdf
Bài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdfBài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdf
Bài báo cáo hướng dẫn thí nghiệm hóa phân tích, Trương Dục Đức.pdf
 
CHUẨN ĐỘ BÀI 4.pdf
CHUẨN ĐỘ BÀI 4.pdfCHUẨN ĐỘ BÀI 4.pdf
CHUẨN ĐỘ BÀI 4.pdf
 
SLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.ppt
SLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.pptSLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.ppt
SLIDE BÁO CÁO - Thực hành phân tích hóa lý - Phương pháp chuẩn độ điện thế.ppt
 
Phan tich quang pho trac quang
Phan tich quang pho trac quangPhan tich quang pho trac quang
Phan tich quang pho trac quang
 
Chuong1
Chuong1Chuong1
Chuong1
 
Chuong4
Chuong4Chuong4
Chuong4
 
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫuBài giảng chương 3 xử lý mẫu
Bài giảng chương 3 xử lý mẫu
 
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc phamCac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
Cac phuong phap kiem nghiem vi sinh vat thuc pham
 
Chương 6 phân tích glucis
Chương 6 phân tích glucisChương 6 phân tích glucis
Chương 6 phân tích glucis
 
Acid benzoic
Acid benzoicAcid benzoic
Acid benzoic
 
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
 
Co so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang cao
Co so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang caoCo so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang cao
Co so ly thuyet hplc sac ky long hieu nang cao
 
Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2Báo cáo tổng 2
Báo cáo tổng 2
 
Chuong 2 phuong phap pho hap thu phan tu molecular absorption spectrometry 64 p
Chuong 2 phuong phap pho hap thu phan tu molecular absorption spectrometry 64 pChuong 2 phuong phap pho hap thu phan tu molecular absorption spectrometry 64 p
Chuong 2 phuong phap pho hap thu phan tu molecular absorption spectrometry 64 p
 
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
173083723 bai-giang-lt-phan-tich-vi-sinh-dh-cd
 
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
 

Similar to Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ

Luận văn: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng ...
Luận văn: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng ...Luận văn: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng ...
Luận văn: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENS...
 LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN  HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ  (MENTHA ARVENS... LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN  HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ  (MENTHA ARVENS...
LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENS...Ton Day
 
Luận Văn Về Thực Trạng Quan Trắc Cảnh Báo Ô Nhiễm Sông Hồng
Luận Văn Về Thực Trạng Quan Trắc Cảnh Báo Ô Nhiễm Sông HồngLuận Văn Về Thực Trạng Quan Trắc Cảnh Báo Ô Nhiễm Sông Hồng
Luận Văn Về Thực Trạng Quan Trắc Cảnh Báo Ô Nhiễm Sông HồngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Preview Nghiên cứu tổng hợp và tách khối g-C3N4 làm xúc tác cho quá trình khử...
Preview Nghiên cứu tổng hợp và tách khối g-C3N4 làm xúc tác cho quá trình khử...Preview Nghiên cứu tổng hợp và tách khối g-C3N4 làm xúc tác cho quá trình khử...
Preview Nghiên cứu tổng hợp và tách khối g-C3N4 làm xúc tác cho quá trình khử...Man_Ebook
 
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần thực hành phâ...
Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy   học phần thực hành phâ...Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy   học phần thực hành phâ...
Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần thực hành phâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.ssuser499fca
 
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu mối quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất khu vực đồng bằng Ninh ...
Nghiên cứu mối quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất khu vực đồng bằng Ninh ...Nghiên cứu mối quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất khu vực đồng bằng Ninh ...
Nghiên cứu mối quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất khu vực đồng bằng Ninh ...ssuserb272e2
 

Similar to Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ (20)

Luận văn: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng ...
Luận văn: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng ...Luận văn: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng ...
Luận văn: Phân tích và đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng ...
 
Đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất
Đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung QuấtĐánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất
Đánh giá chất lượng nước giếng khu vực phía Đông vùng kinh tế Dung Quất
 
LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENS...
 LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN  HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ  (MENTHA ARVENS... LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN  HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ  (MENTHA ARVENS...
LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENS...
 
Luận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOT
Luận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOTLuận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOT
Luận văn: Mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, HOT
 
Luận văn: Chế tạo màng nano kim loại quý và ứng dụng, HAY, 9đ
Luận văn: Chế tạo màng nano kim loại quý và ứng dụng, HAY, 9đLuận văn: Chế tạo màng nano kim loại quý và ứng dụng, HAY, 9đ
Luận văn: Chế tạo màng nano kim loại quý và ứng dụng, HAY, 9đ
 
Luận Văn Về Thực Trạng Quan Trắc Cảnh Báo Ô Nhiễm Sông Hồng
Luận Văn Về Thực Trạng Quan Trắc Cảnh Báo Ô Nhiễm Sông HồngLuận Văn Về Thực Trạng Quan Trắc Cảnh Báo Ô Nhiễm Sông Hồng
Luận Văn Về Thực Trạng Quan Trắc Cảnh Báo Ô Nhiễm Sông Hồng
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
 
Phương pháp xác định nồng độ 226 ra trong nước
Phương pháp xác định nồng độ 226 ra trong nướcPhương pháp xác định nồng độ 226 ra trong nước
Phương pháp xác định nồng độ 226 ra trong nước
 
Luận văn: Thử nghiệm lithium ở các ứng cử viên sao lùn nâu trẻ
Luận văn: Thử nghiệm lithium ở các ứng cử viên sao lùn nâu trẻLuận văn: Thử nghiệm lithium ở các ứng cử viên sao lùn nâu trẻ
Luận văn: Thử nghiệm lithium ở các ứng cử viên sao lùn nâu trẻ
 
Preview Nghiên cứu tổng hợp và tách khối g-C3N4 làm xúc tác cho quá trình khử...
Preview Nghiên cứu tổng hợp và tách khối g-C3N4 làm xúc tác cho quá trình khử...Preview Nghiên cứu tổng hợp và tách khối g-C3N4 làm xúc tác cho quá trình khử...
Preview Nghiên cứu tổng hợp và tách khối g-C3N4 làm xúc tác cho quá trình khử...
 
Khả năng xử lý Fe3+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ vỏ sầu riêng
Khả năng xử lý Fe3+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ vỏ sầu riêngKhả năng xử lý Fe3+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ vỏ sầu riêng
Khả năng xử lý Fe3+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ vỏ sầu riêng
 
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
đáNh giá diễn biến chất lượng nước sông cầu trên địa bàn phường cam giá, thàn...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy thực hành Phân tích định lượng, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy thực hành Phân tích định lượng, 9đĐề tài: Nâng cao hiệu quả dạy thực hành Phân tích định lượng, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy thực hành Phân tích định lượng, 9đ
 
Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần thực hành phâ...
Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy   học phần thực hành phâ...Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy   học phần thực hành phâ...
Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần thực hành phâ...
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận thà...
Luận văn: Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận thà...Luận văn: Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận thà...
Luận văn: Đánh giá chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa phận thà...
 
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
 
Luận án: Tính chất của vật liệu nano YVO4:Eu3+ và EuPO4.H2O - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Tính chất của vật liệu nano YVO4:Eu3+ và EuPO4.H2O - Gửi miễn phí qu...Luận án: Tính chất của vật liệu nano YVO4:Eu3+ và EuPO4.H2O - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Tính chất của vật liệu nano YVO4:Eu3+ và EuPO4.H2O - Gửi miễn phí qu...
 
Nghiên cứu mối quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất khu vực đồng bằng Ninh ...
Nghiên cứu mối quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất khu vực đồng bằng Ninh ...Nghiên cứu mối quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất khu vực đồng bằng Ninh ...
Nghiên cứu mối quan hệ giữa nước mặt và nước dưới đất khu vực đồng bằng Ninh ...
 
Nghiên Cứu Hiện Trạng Môi Trƣờng Mỏ Than Hà Lầm – Tkv.doc
Nghiên Cứu Hiện Trạng Môi Trƣờng Mỏ Than Hà Lầm – Tkv.docNghiên Cứu Hiện Trạng Môi Trƣờng Mỏ Than Hà Lầm – Tkv.doc
Nghiên Cứu Hiện Trạng Môi Trƣờng Mỏ Than Hà Lầm – Tkv.doc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM KHOA HÓA  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SẮT HOÀ TAN TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG SỬ DỤNG THUỐC THỬ 1,10–PHENANTROLIN GVHD: ThS. Trần Thị Lộc SVTT: Chu Thị Kim Hương Lớp: Hóa 4A MSSV: 35201030 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Tháng 5 Năm2013
  • 2. LỜI CẢM ƠN Khóa luận được hoàn thành tại phòng thí nghiệm Hóa Công Nông – Môi Trường - khoa Hoá học - Trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. Bằng tấm lòng trân trọng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Nguyễn Văn Bỉnh, Cô Trần Thị Lộc - người đã hướng dẫn khoa học, tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, tất cả các thầy cô trong khoa Hoá đã quan tâm, tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian qua, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Công Nông – Môi Trường, tổ Hữu cơ. Em xin chân thành cảm ơn cô Diệu đã giúp đỡ chúng em nhiệt tình về dụng cụ, trang thiết bị, hóa chất trong suốt thời gian làm khóa luận. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người đã đồng hành và luôn bên cạnh em trong suốt thời gian qua. Do thời gian, điều kiện, cũng như kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em xin chân thành ghi nhận những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Chu Thị Kim Hương
  • 3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................. 0 MỤC LỤC ........................................................................................ 0 MỞ ĐẦU........................................................................................... 0 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC....................................... 3 1.1. PHÂN BỐ NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT [15] ...................................3 1.2. VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG SINH QUYỂN [25] ................. 3 1.3. CHU TRÌNH NƯỚC TOÀN CẦU [16].........................................5 1.4. PHÂN LOẠI NƯỚC [13, 14, 16]....................................................6 1.5. TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG Ở VIỆT NAM [15].....................10 1.6. TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH [23].10 1.7. THÀNH PHẦN SINH HÓA CỦA NƯỚC [16] ..........................12 1.8. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC [16]......................................15 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ SẮT ......................................... 18 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN TỐ SẮT [11, 19]................................18 2.1.1 Vị trí, cấu tạo và tính chất của sắt. ....................................................................... 18 2.1.2 Trạng thái tự nhiên................................................................................................ 18 2.2. CÁC PHẢN ỨNG TẠO PHỨC CỦA SẮT VỚI MỘT SỐ THUỐC THỬ............................................................................................................18 2.3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SẮT [8]...............................................20 2.4. SẮT VÀ SỰ CHUYỂN HÓA CỦA SẮT TRONG MÔI TRƯỜNG [3] ................................................................................................................21 2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SẮT ........................................23 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TRẮC QUANG ...................................................... 25 3.1. ĐỊNH NGHĨA [4]...............................................................................25
  • 4. 3.2. SỰ HẤP THỤ ÁNH SÁNG CỦA CÁC CHẤT VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT HẤP THỤ CƠ BẢN [4, 7] ............................................................25 3.3. NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐO ĐỘ HẤP THỤ QUANG ĐỂ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ............................27 CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SẮT TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG SỬ DỤNG THUỐC THỬ 1,10-PHENANTROLIN [17, 18, 21] .................. 28 4.1. LẤY MẪU VÀ BẢO QUẢN MẪU...................................................28 4.1 NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP.........................................28 4.2. HÓA CHẤT........................................................................................29 4.3. DỤNG CỤ ...........................................................................................30 4.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH.................................................31 4.5. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN....................................................................32 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ....................................... 33 5.1. CHỌN ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU............................................................33 5.2. PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG SẮT HÒA TAN TRONG NƯỚC SÔNG..........................................................................................................34 KẾT LUẬN .................................................................................... 51 PHỤ LỤC ....................................................................................... 53
  • 5. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, cuộc sống con người ngày càng ổn định hơn, nhưng hậu quả không thể tránh khỏi, chính là môi trường sống càng trở nên ô nhiễm hơn. Bằng chứng là trong những năm gần đây, thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra trên toàn thế giới như động đất, sóng thần, lũ lụt gây thiệt hại lớn về con người và của cải. Chính vì thế việc nghiên cứu về ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường ngày càng cấp thiết. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, trong đó có thể kể tới ô nhiễm kim loại nặng trong nước. Vì vậy, xác định hàm lượng kim loại nặng trong nước là công việc vô cùng quan trọng. Một trong những kim loại được chú ý là sắt, do nếu hàm lượng sắt hòa tan quá cao thì không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng xấu tới các hoạt động sản xuất, du lịch, cấp nước… Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, có nhiều cách xác định hàm lượng sắt hòa tan trong nước khác nhau như: phương pháp trắc quang, phổ hấp thụ nguyên tử, cực phổ Von-Ampe hoà tan... Một trong những phương pháp phân tích phổ biến để xác định hàm lượng sắt hòa tan trong nước là phương pháp trắc quang. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều, tuy chưa phải hoàn toàn ưu việt nhưng xét về nhiều mặt có những ưu điểm nổi bật như: có độ lặp lại cao, độ chính xác và độ nhạy đạt yêu cầu của phép phân tích. Mặt khác, phương pháp này thao tác trên các phương tiện máy móc không quá đắt, dễ bảo quản và sử dụng, cho giá thành phân tích rẻ, phù hợp yêu cầu cũng như điều kiện của các phòng thí nghiệm trong nước hiện nay. Với lý do kể trên, em chọn đề tài: “Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước bằng phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10- phenantrolin”
  • 6. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu điều kiện tối ưu việc tạo phức của ion sắt (II) với thuốc thử 1,10-phenantrolin - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số ion hòa tan trong nước ảnh hưởng đến việc xác định hàm lượng sắt hòa tan trong nước bằng phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10-phenantrolin. - Phân tích hàm lượng sắt hòa tan trong nước sông kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và kênh Tàu Hủ - Bến Nghé ở thành phố Hồ Chí Minh. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu tổng quan về nước. - Cơ sở lý luận các phương pháp phân tích sắt. - Tìm hiểu điều kiện tối ưu việc tạo phức của ion sắt (II) với thuốc thử 1,10-phenantrolin. - Nghiên cứu sự cản nhiễu các ion hòa tan trong nước. - Phân tích hàm lượng sắt hòa tan trong nước. - Đánh giá kết quả phân tích. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU Sử dụng phương pháp trắc quang với thuốc thử 1,10-phenantrolin để xác định hàm lượng sắt trong nước ở một số vị trí dọc theo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và kênh Tàu Hủ - Bến Nghé ở thành phố Hồ Chí Minh. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu tài liệu - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Qua việc xác định hàm lượng sắt hòa tan trong nước sông, đánh giá chất lượng nước của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và kênh Tàu Hủ - Bến Nghé để đánh giá mức độ cải tạo của hai dòng kênh này.
  • 7. 7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI - Dùng phương pháp trắc quang với thuốc thử 1,10-phenantrolin, thực hiện trong phòng thí nghiệm Công Nông – Môi Trường trường Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh. - Mẫu nước lấy ở kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và kênh Tàu Hủ - Bến Nghé thành phố Hồ Chí Minh.
  • 8. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC 1.1. PHÂN BỐ NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT [15] Trên hành tinh chúng ta, nước tồn tại khắp nơi: trên mặt đất, trong biển và đại dương, dưới đất và trong không khí dưới các dạng: lỏng (nước sông, suối, ao hồ, biển, khí (hơi nước) và rắn (băng tuyết). Theo tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO), lượng nước trong thủy quyển được phân bố như sau: Lượng nước trong thủy quyển: 1386.106 km3 100% Nước ngọt: 35.106 km3 2,5% Nước mặn: 1351.106 km3 97,5% Trong thành phần nước ngọt, dạng rắn chiếm 24,3.106 km3 (69,4%), dạng lỏng là 10,7.106 km3 (30,6%). Trong 10,7.106 km3 (100%) nước dạng lỏng, nước ngầm chiếm đại bộ phận với 10,5.106 km3 (98,3%); hồ và hồ chứa là 0,102.106 km3 (0,95%); thỗ nhưỡng 0,047.106 km3 (0,44%); sông ngòi 0,020.106 km3 (0,19%); khí quyển 0,020.106 km3 (0,19%) và sinh quyển 0,011.106 km3 (0,10%). Sự phân bố lượng nước trên Trái Đất không đều theo các đại dương, biển và lục địa 1.2. VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG SINH QUYỂN [25] Vai trò của nước đối với sự sống con người và sinh vật Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn. Trong cơ thể người, nước chiếm 60-65% trọng lượng cơ thể trưởng thành, đến 90% ở phôi, 70% ở trẻ sơ sinh. Trong các mô cứng như xương, răng, móng, nước chiếm 10-20%. Đối với các mô, cơ quan, khi lượng nước thay đổi tới hơn 10% sẽ dẫn tới tình trạng bênh lý. Nước là môi trường khuyếch tán cho các chất của tế bào, tạo nên các chất lỏng sinh học như máu, dịch gian bào, dịch não tủy.
  • 9. Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ. Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật. Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật, nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Vì vậy các cơ thể sinh vật thường xuyên cần nước. Một người nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng nước của cơ thể, và duy trì các hoạt động sống bình thường. Vai trò của nước đến khí hậu Nước quyết định vai trò của đại dương về khí hậu bởi nước có nhiệt dung riêng lớn. Các đại dương và biển tích lũy nhiệt lượng của bức xạ mặt trời vào mùa hè và dùng lượng nhiệt đó để sưởi ấm khí quyển vào mùa đông. Các dòng hải lưu mang nhiệt năng từ các vùng nhiệt đới lên các biển phía bắc, làm dịu và cân bằng khí hậu của nhiều vùng trên Trái Đất. Ví dụ như khí hậu vùng Tây Âu dịu mát nhờ vai trò của dòng hải lưu nóng khổng lồ Gulf - stream chảy từ vịnh Mexico qua Đại Tây Dương vòng qua bờ biển Anh và Nauy. Đại dương cùng với gió đóng vai trò điều hòa thành phần không khí hòa tan các chất của khí quyển, còn các dòng hải lưu thì chuyển chúng đi rất xa. Vai trò của nước đối với sự phát triển kinh tế Nước đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người như sử dụng trong sinh hoạt: tắm rửa, giặt, nấu ăn… Tùy theo trình độ phát triển xã hội và khả năng cung cấp mà lượng nước cần cho mỗi người một ngày trong các vùng đô thị có thể đạt từ 100 - 300 lít hay hơn nữa. Trong nông nghiệp, nước là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo ra năng suất và sản lượng cây trồng. Nước có vai trò hòa tan các loại muối khoáng trong đất và giúp cho rễ cây có thể hút được các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi cây. Nước, không khí, các chất khoáng là những nguyên liệu cần thiết để cây trồng tổng hợp nên các chất hữu cơ trong cây, nhưng nước là yếu tố mà cây trồng phải sử dụng với khối
  • 10. lượng lớn nhất. Lượng nước này 99,8% được sử dụng vào quá trình bay hơi mặt lá và chỉ có từ 0,1 – 0,3% là để xây dựng các bộ phận của cây. Lượng nước chứa trong các bộ phận của cây luôn luôn thay đổi, chính vì vậy mà mỗi ngày trên một diện tích 1 ha cây trồng như lúa, ngô, rau phải cần 30-60 m3 nước và mỗi vụ cây trồng cần 3000-6000 m3 nước tùy theo loại cây trồng và thời vụ canh tác, điều kiện bức xạ, nhiệt độ, độ ẩm, mưa của từng nơi. Trong công nghiệp, bất kì ngành sản xuất công nghiệp nào cũng cần sử dụng nước đặc biệt như công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt, nhuộm… Ví dụ: để sản xuất một tấm vải cần 4000-6000 m3 nước. Ngoài ra, nước còn dùng để tạo năng lượng. Thí dụ chạy bằng sức nước, các nhà máy thủy điện hiện nay sản xuất hàng tỷ kW giờ điện cho mỗi con người hằng ngày. Vậy nước là đầu vào của bất kì hoạt động sản xuất nào của con người, tạo ra sản phẩm cho xã hội. Tính thiết yếu còn thể hiện ở chỗ không thể dùng loại tài nguyên nào khác thay thế nước trong quá trình chế biến, sản xuất ra sản phẩm cho con người. 1.3. CHU TRÌNH NƯỚC TOÀN CẦU [16] Nguồn nước trong tự nhiên luôn được luân hồi theo chu trình thủy văn. Do vậy lượng nước được bảo toàn, chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác (lỏng, khí, rắn) hoặc từ nơi này tới nơi khác. Tùy theo phân loại nguồn nước (đại dương, hồ, sông, hơi ẩm đất…) thời gian luân hồi có thể rất ngắn (8 ngày đối với hơi ẩm không khí) hoặc có thể kéo dài hàng năm, hàng ngàn năm. Trong chu trình thủy văn nguồn nước ngọt được luân hồi qua quá trình bốc hơi và mưa (thời gian luân hồi thường ngắn theo hàng năm). Hiện nay hàng năm toàn thế giới mới sử dụng 4000km3 nước ngọt, chiếm khoảng hơn 40% tổng số nguồn nước ngọt có thể khai thác. Tuy nhiên nguồn nước mưa và nước ngọt phân bố rất không đồng đều, trong khi có nhiều vùng bị ngập lụt thì các vùng khác lại thiếu nước ngọt.
  • 11. 1.4. PHÂN LOẠI NƯỚC [13, 14, 16] Nước mặt Đây là khái niệm chung chỉ các nguồn nước trên mặt đất, bao gồm các dạng động (chảy) như sông, suối, kênh, rạch và dạng tĩnh hay dạng chảy chậm như ao, hồ, đầm… Nước mặt có nguồn gốc chính là nước chảy tràn do mưa hay cũng có thể từ nước ngầm chảy ra do áp suất cao hay dư thừa độ ẩm trong đất cũng như dư thừa số lượng trong các tầng nước. Nước chảy tràn vào các sông luôn ở trạng thái động, phụ thuộc vào lưu lượng và mùa trong năm. Chất lượng nước phụ thuộc nhiều vào các lưu vực. Nước qua vùng núi đá vôi, đá phấn thì sẽ trong và cứng. Nước chảy qua vùng đất có tính thấm kém thì sẽ đục và mềm. Các hạt mịn hữu cơ và vô cơ bị cuốn theo khó sa lắng. Nước chảy qua rừng rậm thì sẽ trong và chứa nhiều chất hữu cơ hòa tan. Nạn phá rừng làm cho nước cuốn trôi hầu hết các thành phần trong đất. Bảng 1.1. Chất lượng nước mặt-QCVN 08:2008/BTNMT TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn A B A1 A2 B1 B2 1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9 2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2 3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100 4 COD mg/l 10 15 30 50 5 BOD5 (20o C) mg/l 4 6 15 25 6 Amoni (NH+ 4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 7 Clorua (Cl- ) mg/l 250 400 600 - 8 Florua (F- ) mg/l 1 1,5 1,5 2 9 Nitrit (NO- 2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 10 Nitrat (NO- 3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15 11 Phosphat (PO4 3- )(tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 12 Xianua (CN- ) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02
  • 12. 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom III (Cr3+ ) mg/l 0,05 0,1 0,5 1 17 Crom VI (Cr6+ ) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 22 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5 24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3 25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02 26 Hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ Aldrin+Dieldrin mg/l 0,002 0,004 0,008 0,01 Endrin mg/l 0,01 0,012 0,014 0,02 BHC mg/l 0,05 0,1 0,13 0,015 DDT mg/l 0,001 0,002 0,004 0,005 Endosunfan (Thiodan) mg/l 0,005 0,01 0,01 0,02 Lindan mg/l 0,3 0,35 0,38 0,4 Chlordane mg/l 0,01 0,02 0,02 0,03 Heptachlor mg/l 0,01 0,02 0,02 0,05 27 Hoá chất bảo vệ thực vật phospho hữu cơ Paration Malation mg/l mg/l 0,1 0,1 0,2 0,32 0,4 0,32 0,5 0,4
  • 13. 28 Hóa chất trừ cỏ 2,4D 2,4,5T Paraquat mg/l mg/l mg/l 100 80 900 200 100 1200 450 160 1800 500 200 2000 29 Tổng hoạt độ phóng xạ a Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1 30 Tổng hoạt độ phóng xạ b Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0 31 E. Coli MPN/ 100ml 20 50 100 200 32 Coliform MPN/ 100ml 2500 5000 7500 10000 Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau: A1 – Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2. A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2. B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp. Nước ngầm Nước ngầm tồn tại ở các tầng hay túi trong lòng đất. Chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào một loạt các yếu tố: chất lượng nước mưa, thời gian tồn tại, bản chất lớp đất đá nước thấm qua hoặc tầng chứa nước. Thông thường nước ngầm chứa ít tạp chất hữu cơ và vi sinh vật, giàu các ion vô cơ. Nước ngầm ở các vùng khác nhau có thành phần khác nhau, như ở vùng núi đá, vùng ven đô thị, vùng công nghiệp… Nước ngầm là nguồn tài nguyên quý giá cung cấp cho các vùng đô thị, công nghiệp, tưới tiêu thủy lợi, đặc biệt là các vùng trồng cây công nghiệp tập trung như cây cà phê ở Tây Nguyên.
  • 14. Nước ngầm và nước bề mặt có các tính chất khác nhau, bảng 1.2. trình bày các tính chất và sự khác nhau cơ bản giữa nước ngầm và nước bề mặt Bảng 1.2. Một số đặc điểm khác nhau giữa nước ngầm và nước mặt Thông số Nước ngầm Nước bề mặt Nhiệt độ Tương đối ổn định Thay đổi theo mùa Chất rắn lơ lửng Rất thấp, hầu như không có Thường cao và thay đổi theo mùa Chất khoáng hòa tan Ít thay đổi, cao hơn so với nước mặt Thay đổi tùy thuộc vào lượng đất lượng mưa Hàm lượng Fe2+ , Mn2+ Thường xuyên có trong nước Rất thấp, chỉ có khi nước ở sát đáy hồ Khí CO2 hòa tan Có nồng độ cao Rất thấp hay bằng 0 Khí O2 hòa tan Thường không tồn tại Gần như bão hòa Khí NH3 Thường có Có khi nguồn nước bị nhiễm bẫn Khí H2S Thường có Không có SiO2 Thường có ở nồng độ cao Có ở nồng độ trung bình NO3 - Có ở nồng độ cao , do bị nhiễm bởi phân bón hóa học Thường rất thấp Vi sinh vật Chủ yếu do các vi trùng sắt gây ra Nhiều loại vi trùng, virut gây bệnh và tảo Nước biển Nước biển tương đối đồng đều về thành phần, đặc biệt là giàu NaCl, vì vậy nước biển được gọi là nước mặn. Khoảng ¾ bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi nước biển. Có thể phân theo tỉ lệ muối hòa tan từ mức độ lớn tới nhỏ là nước mặn ở các vùng biển và đại dương, nước lợ ở vùng cửa sông và ven biển, nước ngọt ở sông hồ. Thành phần chủ yếu của nước biển là các ion Cl- , SO4 2- , CO3 2- , SiO3 2- , Na+ , Ca2+ , Mg2+ . Nước biển thích hợp với các loài thủy hải sản nước mặn, là môi trường sống
  • 15. của nhiều giới sinh vật. Biển đóng vai trò quan trọng trong chu trình tuần hoàn nước toàn cầu. 1.5. TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG Ở VIỆT NAM [15] Nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (tổng số sông từ cấp I - VI có 2360 con sông) thể hiện sự chia cắt địa hình phức tạp. Đó là kết quả của sự tương tác lâu dài giữa khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm - yếu tố ngoại lực và hoạt động tạo sơn đứt gãy uốn nếp - yếu tố nội lực. Khí hậu nước ta nóng ẩm, mưa nhiều với lượng mưa trung bình năm là 1960mm, là nguyên nhân chính hình thành mạng lưới sông ngòi dày đặc. Mật độ sông suối trung bình trên lãnh thổ là 0,6 km/km2 . Trên phần lớn lãnh thổ đạt 1,0 -1,5 km/km2 . Mạng lưới sông đó đã vận chuyển một lượng nước tới 839km3 /năm. Hầu hết sông ngòi nước ta đều đổ nước ra biển Đông, dọc bờ biển cứ khoảng 20km là có một cửa sông. Sông ngòi nước ta chủ yếu là sông nhỏ, chúng chiếm tới 90% tổng số cả nước. Chỉ có 9 hệ thống sông lớn có diện tích khoảng 371,770 km2 . Đó là các hệ thống sông Kỳ Cùng – Bằng Giang, Hồng, Thái Bình, Mã, Cả, Thu Bồn, Đồng Nai và Mê Kông. Khoảng 76% diện tích đất liền nước ta thuộc hệ thống sông này. Ngoài 9 hệ thống sông kể trên còn có một số con sông độc lập như sông Gianh, sông Kiên Giang ở Quảng Bình, sông Thạch Hãn ở Quãng Trị, sông Hương ở Huế thuộc Bắc Trung Bộ, sông Trà Khúc ở Quãng Ngãi, sông Côn ở Bình Định thuộc Nam Trung Bộ. 1.6. TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH [23] Nước mặt Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển. Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Ðà Lạt) và hợp lưu bởi nhiều sông khác, như sông La Ngà, sông Bé, nên có lưu vực lớn, khoảng 45000 km2 . Nó có lưu lượng bình quân 20-500 m3 /s và lưu lượng cao nhất trong mùa lũ lên tới 10000 m3 /s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt
  • 16. chính của thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Hệ thống các chi lưu của sông Sài Gòn rất nhiều và có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m3 /s Bề rộng của sông Sài Gòn tại thành phố thay đổi từ 225m đến 370m và độ sâu tới 20m. Sông Ðồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn ở phần nội thành mở rộng, bởi hệ thống kênh Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ chỗ hợp lưu của sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Ðông Nam. Nó chảy ra biển Ðông bằng hai ngả chính - ngả Soài Rạp dài 59km, bề rộng trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm; ngả Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái, dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào bến cảng Sài Gòn. Ngoài trục các sông chính kể trên ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như ở hệ thống sông Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hủ, Kênh Ðôi và ở phần phía Nam thành phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh Xáng, kênh Bình Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu hiệu quả, giao lưu thuận lợi và đang dần dần từng bước thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô thị lớn. Nước dưới đất Nước ngầm ở thành phố Hồ Chí Minh, nhìn chung khá phong phú tập trung ở vùng nửa phần phía Bắc-trên trầm tích Pleixtoxen; càng xuống phía Nam (Nam Bình Chánh, quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ) - trên trầm tích Holoxen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Ðại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể, nhưng chất lượng nước không tốt lắm. Tuy nhiên, trong khu vực này, nước ngầm vẫn thường được khai thác ở ba tầng chủ yếu: 0-20m, 60-90m và 170-200m. Khu vực các quận huyện 12, Hóc môn và Củ Chi có trữ lượng nước ngầm rất dồi dào, chất lượng nước
  • 17. rất tốt, thường được khai thác ở tầng 60-90m. Ðây là nguồn nước bổ sung quan trọng của thành phố. 1.7. THÀNH PHẦN SINH HÓA CỦA NƯỚC [16] Thành phần hóa học Các hợp chất vô cơ, hữu cơ trong nước tự nhiên, có thể tồn tại ở các dạng ion hòa tan, dạng rắn, lỏng, khí… Sự phân bổ các hợp chất này quyết định bản chất của nước tự nhiên như: nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn; nước sạch và nước ô nhiễm; nước giàu dinh dưỡng và nước nghèo dinh dưỡng; nước cứng và nước mềm... Các ion hòa tan Nước là dung môi lưỡng tính nên hòa tan rất tốt các chất như axit, bazơ và muối vô cơ tạo ra nhiều loại ion tồn tại tự nhiên trong môi trường nước. Hàm lượng các ion hòa tan trong nước được đặc trưng bởi độ dẫn điện, nồng độ các ion hòa tan càng lớn thì độ dẫn điện EC (microsimen/cm hay S/cm) của nước càng lớn. Thành phần ion hòa tan của nước biển tương đối đồng nhất, nhưng của nước bề mặt hoặc nước ngầm thì không đồng nhất vì còn phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu, địa chất và vị trí thủy vực. Sau đây là số liệu tham khảo về thành phần ion hòa tan của nước. Bảng 1.3. Thành phần một số ion hòa tan trong nước tự nhiên Thành phần Nước biển Nước sông, hồ, đầm Nồng độ (mg/l) Thứ tự Nồng độ (mg/l) Thứ tự Các ion chính Clo Cl- Natri Na+ Sunfat SO4 2- Magie Mg2+ Canxi Ca2+ 19340 10770 2712 1290 412 1 2 3 4 5 8 6 11 4 15 4 5 3 6 2
  • 18. Kali K+ Bicacbonat HCO3 - Bromua Br- Stronti Sr2+ 399 140 65 9 6 7 8 9 2 58 - - 7 1 - - Các nguyên tố vi lượng Microgam/l Microgam/l Bo (B) Silic Si Flo F Nito N Photpho P Molipden Mo Kẽm Zn Sắt Fe Mangan Mn 4.500 5.000 1400 250 35 11 5 3 2 2 1 3 4 5 6 7 8 9 10 13.100 100 230 20 1 20 670 7 15 3 12 11 13 18 14 9 16 Các khí hòa tan Các khí hòa tan trong nước là do sự hấp thụ của không khí vào nước, hoặc do quá trình hóa học, sinh hóa trong nước tạo ra, các khí chủ yếu là oxy và cacbonic, ngoài ra còn một số khí khác. Các chất rắn Các chất rắn bao gồm các thành phần vô cơ, hữu cơ và được phân thành 2 loại dựa vào kích thước: Chất rắn không thể lọc được: là loại có kích thước hạt nhỏ hơn 10-6 m, ví dụ như chất rắn dạng hạt keo, chất rắn hòa tan (các ion và phân tử hòa tan). Chất rắn có thể lọc được: loại này có kích thước hạt lớn hơn 10-6 m, ví dụ: hạt bùn, sạn... Các chất hữu cơ Dựa vào khả năng bị phân hủy do vi sinh vật trong nước, ta có thể phân làm 2 nhóm:
  • 19. Các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (hoặc còn được gọi là các chất tiêu thụ oxi) như các chất đường, chất béo, protein, dầu mỡ động thực vật. Trong môi trường nước các chất này dễ bị vi sinh vật phân hủy tạo ra khí cacbonic và nước. Hàm lượng các chất dễ phân huỷ sinh học được đặc trưng bởi chỉ số BOD, gọi là nhu cầu oxy sinh học (viết tắt của Biochemical Oxygen Demand). Các hợp chất hữu cơ còn lại thường rất bền, lại không bị phân hủy bởi vi sinh vật như các hợp chất hữu cơ: clo, cơ photpho, cơ kim như DDT, linđan, anđrin, policlorobipheny (PCB), các hợp chất hữu cơ đa vòng ngưng tụ như pyren, naphtalen, antraxen, đioxin... Đây là những chất có tính độc cao, lại bền trong môi trường nước, có khả năng gây tác hại lâu dài cho đời sống sinh vật và sức khỏe con người. Hàm lượng các chất khó phân huỷ sinh học, kể cả dễ phân huỷ sinh học được đặc trưng bởi chỉ số COD, gọi là nhu cầu oxy hóa học (viết tắt của Chemical Oxygen Demand). Thành phần sinh học của nước Thành phần và mật độ các loài cơ thể sống trong nước phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm, thành phần hóa học của nguồn nước, chế độ thủy văn và vị trí địa hình. Sau đây là một số loại sinh vật có ý nghĩa trong các quá trình hóa học và sinh học trong nước: - Vi khuẩn (bacteria): là các loại thực vật đơn bào, không màu có kích thước từ 0,5 ÷ 5,0 m, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi. Vi khuẩn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân hủy chất hữu cơ trong nước, là cơ sở của quá trình tự làm sạch của nước tự nhiên, do vậy nó có ý nghĩa rất quan trọng với môi trường nước. Phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng, vi khuẩn được chia làm hai nhóm chính: vi khuẩn dị dưỡng (heterotrophic) và vi khuẩn tự dưỡng (autotrophic). - Siêu vi trùng (virus): Loại này có kích thứơc nhỏ (khoảng 20 ÷ 100nm), là loại kí sinh nội bào. Khi xâm nhập vào tế bào vật chủ nó thực hiện việc chuyển hóa tế bào để tổng hợp protein và axit nucleic của siêu vi trùng mới, chính vì cơ chế sinh sản này nên siêu vi trùng là tác nhân gây bệnh hiểm nghèo cho con người và các loài động vật.
  • 20. - Tảo: là loại thực vật đơn giản nhất có khả năng quang hợp, không có rễ, thân, lá; có loại tảo có cấu trúc đơn bào, có loại có dạng nhánh dài, tảo thuộc loại thực vật phù du. Tảo là loại sinh vật tự dưỡng, chúng sử dụng cacbonic hoặc bicacbonat làm nguồn cacbon, sử dụng các chất dinh dưỡng vô cơ như photphat và nitơ để phát triển. Người ta có thể dùng tảo làm chỉ thị sinh học để đánh giá chất lượng nước tự nhiên. 1.8. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC [16] Nguồn gốc gây ô nhiễm nước Ô nhiễm nước là sự làm thay đổi bất lợi cho môi trường nước, hoàn toàn hay đại bộ phận do các hoạt động khác nhau của con người tạo nên. Những hành động gây tác động trực tiếp hay gián tiếp đến những thay đổi về mặt năng lượng, mức độ bức xạ Mặt Trời, thành phần vật lý hóa học của nước, và sự phong phú của các loại sinh vật sống trong nước. Về nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hay nhân tạo. Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên là do mưa, tuyết tan. Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, khu công nghiệp… kéo theo các vết bẩn xuống sông, hồ, hoặc các sản phẩm của các hoạt động phát triển của sinh vật, vi sinh vật và các xác chết của chúng. Còn sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải sinh hoạt, công nghiệp, giao thông vận tải, thuốc trừ sâu diệt cỏ, và phân bón trong nông nghiệp. Thành phần gây ô nhiễm nước Nước ô nhiễm thường có chứa những thành phần sau: - Các chất thải hữu cơ có nguồn gốc động vật, thực vật làm cho nồng độ oxi hòa tan trong nước bị giảm do quá trình phân hủy sinh học. Các chất này có trong chất thải sinh hoạt và công nghiệp. - Các vi sinh vật gây bệnh. - Các chất dinh dưỡng thực vật (các hợp chất tan của nitơ, photpho, kali…) làm cho tảo cỏ nước phát triển quá mức.
  • 21. - Các hóa chất hữu cơ tổng hợp: các chất trừ sâu bệnh, tăng trưởng thực vật, các chất tẩy rửa… - Các chất vô cơ tạo ra từ quá trình sản xuất, khai thác mỏ, phân bón… - Các chất lắng đọng gây bồi lấp dòng chảy. - Các chất phóng xạ từ quá trình khai thác, chế biến quặng, bụi phóng xạ từ các vụ thử hạt nhân. - Nước thải có nhiệt độ cao từ các quá trình làm lạnh trong công nghiệp, sự ngăn dòng tạo hồ chứa… Hiện tượng nước bị ô nhiễm Màu sắc Màu sắc của nước là biểu hiện của sự ô nhiễm. Nước tự nhiên sạch không màu, nếu nhìn sâu vào bề dày nước cho ta cảm giác màu xanh nhẹ, đó là do sự hấp thụ chọn lọc các bức xạ nhất định của ánh sáng mặt trời. Ngoài ra màu xanh còn gây nên bởi sự hiện diện của tảo ở trạng thái lơ lửng. Màu xanh đậm, hoặc có váng trắng, đó là biểu hiện trạng thái thừa dinh dưỡng hoặc phát triển quá mức của thực vật nổi (Phytoplankton) và sản phẩm phân huỷ thực vật chết. Trong trường hợp này do nhu cầu sự phân huỷ hiếu khí cao sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu oxi. Nước có màu vàng bẩn do sự xuất hiện quá nhiều các hợp chất humic (axit mùn). Nhiều loại nước thải của các nhà máy, công xưởng, lò mổ có nhiều màu sắc khác nhau. Các màu sắc có ảnh hưởng tới ánh sáng mặt trời chiếu xuống dẫn đến hậu quả khôn lường cho các hệ sinh thái nước. Nhiều màu sắc do hóa chất gây nên rất độc đối với sinh vật nước. Mùi và vị Nước thải công nghiệp chứa nhiều hợp chất hoá học làm cho nước có vị không tốt và đặc trưng, như các muối của sắt, mangan, clo tự do, sunfuahidro, các phenol và hidrocacbon không no. Nhiều chất chỉ với một lượng nhỏ đã làm cho vị xấu đi. Các quá trình phân giải các chất hữu cơ, rong, tảo đều tạo nên những sản phẩm làm cho nước có vị khác thường.
  • 22. Do vậy, khi nước bị ô nhiễm, vị của nó biến đổi làm cho giá trị sử dụng của nước giảm nhiều. Mùi của nước là một đặc trưng quan trọng về mức độ ô nhiễm nước bởi các chất gây mùi như: amoniac, phenol, clo tự do, các sunfua, các xianua v.v... Mùi của nước cũng gắn liền với sự có mặt của nhiều hợp chất hữu cơ như dầu mỡ, rong tảo và các chất hữu cơ đang phân rã. Một số vi sinh vật cũng làm cho nước có mùi như động vật đơn bào Dinobryon và tảo Volvox gây mùi tanh cá. Các sản phẩm phân huỷ protein trong nước thải có mùi hôi thối. Độ đục Một đặc trưng vật lý chủ yếu của nước thải sinh hoạt và các loại nước thải công nghiệp là độ đục lớn. Độ đục do các chất lơ lửng gây ra, những chất này có kích thước rất khác nhau, từ cỡ các hạt keo đến những thể phân tán thô, phụ thuộc vào trạng thái xáo trộn của nước. Những hạt này thường hấp thụ các kim loại độc và các vi sinh vật gây bệnh lên bề mặt của chúng. Nếu lọc không kĩ vẫn dùng thì rất nguy hiểm cho người và động vật. Mặt khác, độ đục lớn thì khả năng xuyên sâu của ánh sáng bị hạn chế nên quá trình quang hợp trong nước bị giảm, nồng độ oxi hòa tan trong nước bị giảm, nước trở nên yếm khí. Nhiệt độ Nguồn gốc gây ô nhiễm nhiệt là do nước thải từ các bộ phận làm nguội của các nhà máy nhiệt điện, do việc đốt các vật liệu bên bờ sông, hồ. Nước thải này thường có nhiệt độ cao hơn từ 10 ÷ 150 C so với nước đưa vào làm nguội ban đầu. Nhiệt độ nước tăng dẫn đến giảm hàm lượng oxi và tăng nhu cầu oxi của cá lên hai lần. Nhiệt độ tăng cũng xúc tác sự phát triển các sinh vật phù du. Trong nước nóng ở ao hồ thường xảy ra hiện tượng "nở hoa" làm thay đổi màu sắc, mùi vị của nước. Ô nhiễm nhiệt gây ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của sinh vật trong nước và gây chết cá, vì nồng độ oxi trong nước giảm nghiêm trọng.
  • 23. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ SẮT 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN TỐ SẮT [11, 19] 2.1.1 Vị trí, cấu tạo và tính chất của sắt. Tên, kí hiệu, số thự tự: Sắt, Fe, 26. Phân loại: Kim loại chuyển tiếp. Cấu hình electron: [Ar]3d6 4s2 . Khối lượng riêng, độ cứng: 7,874 kg/m3 . Bề ngoài: Kim loại màu xám, có ánh kim. Khối lượng nguyên tử: 55,845 đvc. Bán kính nguyên tử (Ao ): 1,35. Năng lượng ion hóa (eV): I1 = 7,9; I2 = 16,18; I3 = 30,63. Trạng thái oxi hóa: +2, +3. Hóa trị: II, III. 2.1.2 Trạng thái tự nhiên. Sắt là nguyên tố phổ biến đứng hàng thứ 4 về hàm lượng trong vỏ Trái Đất sau O, Si, Al. Trong thiên nhiên sắt có 4 đồng vị bền: 54 Fe, 56 Fe (91,68%), 57 Fe và 58 Fe. Những khoáng vật quan trọng của sắt là manhetit chứa đến 72% sắt, hematit chứa 60% sắt, pirit và xiderit chứa 35% sắt. Có rất nhiều mỏ quặng sắt và sắt nằm dưới khoáng chất với nhôm, titan, mangan…Sắt còn có trong nước thiên nhiên và thiên thạch sắt. 2.2. CÁC PHẢN ỨNG TẠO PHỨC CỦA SẮT VỚI MỘT SỐ THUỐC THỬ Khả năng tạo phức của Fe2+ , Fe3+ với thuốc thử 1,10-phenantrolin [21] Thuốc thử 1,10-phenantrolin là một thuốc thử khá nhạy, dùng để xác định ion Fe2+ dựa trên sự tạo phức giữa thuốc thử và Fe2+ . Phức tạo thành có màu đỏ da cam. Phức này hoàn toàn bền, cường độ màu không thay đổi trong khoảng pH từ 2 – 9 và phức có λmax = 510 nm. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này: các chất oxi hóa mạnh; xyanua, nitrit; crom, kẽm khi nồng độ chúng gấp 10 lần nồng độ sắt; coban, đồng khi nồng độ chúng gấp 5 lần nồng độ sắt; niken khi nồng độ của nó
  • 24. gấp 2 lần sắt; bimut, cadimi, thủy ngân, molypdat và bạc tạo kết tủa với 1,10- phenantrolin. Ban đầu đun sôi với axit để loại bỏ ảnh hưởng của xyanua và nitrat. Thêm chất khử hydroxyamin dư để loại bỏ sự ảnh hưởng của các chất oxi hóa mạnh. Fe3+ cũng tạo phức với 1,10–phenantrolin, phức này có màu xanh lục nhạt ở λmax=585 nm. Tuy vậy, phức này không bền theo thời gian có cực đại hấp thụ ở λmax=360 nm . Khả năng tạo phức của ion Fe2+ và Fe3+ với các thuốc thử khác Thuốc thử thioxianat (SCN- ) [9] Thioxianat là một thuốc thử nhạy đối với Fe3+ , được dùng để định tính và định lượng hàm lượng sắt. Vì axit thioxianic là một axit mạnh nên nồng độ SCN- ít bị ảnh hưởng bởi pH trong dung dịch. Phức của sắt(III) với thioxianat hấp thụ cực đại ở bước sóng λmax = 480 nm, dung dịch phức với thioxianat bị giảm màu khi để ngoài ánh sáng, tốc độ giảm màu chậm trong vùng axit yếu và nhanh khi nhiệt độ tăng. Khi có mặt H2O2 hoặc (NH4)2S2O8 càng làm cho cường độ màu và độ bền màu của phức giảm đi. Khi nồng độ SCN- lớn không những nó làm tăng độ nhạy của phép đo mà còn loại trừ được ảnh hưởng của F- , PO4 3- và một số anion khác tạo phức được với Fe3+ . Trong môi trường axit có những ion gây ảnh hưởng đến việc xác định Fe 3+ bằng SCN- như C2O4 2- , F- . Ngoài ra còn có các ion tạo phức màu hay kết tủa với ion thioxianat như Cu2+ , Co2+ , Ag+ , Hg2+ . Thuốc thử axit sunfosalixilic [2] Axit sunfosalixilic tạo phức với sắt (III) có màu phụ thuộc vào nồng độ axit của dung dịch. Theo Saclo, với dung dịch có pH=1,5 thì λmax=500nm, còn pH=5 thì λmax=460nm. Axit sunfosalixilic còn được sử dụng để xác định sắt (III) trong môi trường axit, xác định tổng lượng Fe2+ và Fe3+ trong môi trường kiềm. Ở pH=1,8-2,5 phức Fe3+ với axit sunfosalixilic có màu tím đỏ ứng với λmax=510nm, ở pH=4-8 phức Fe3+ với axit sunfosalixilic có màu đỏ da cam ứng với λmax=490nm và ở pH=8-12 phức Fe3+ với axit sunfosalixilic có màu vàng da cam
  • 25. ứng với λmax=420-430nm. Khi pH > 12 xảy ra sự phân hủy phức do sự hình thành hiđroxo. Thuốc thử bato–phenantrolin [9] Phức của Fe2+ với bato–phenantrolin có thể được chiết bằng nhiều dung môi hữu cơ, trong đó tốt nhất là ancol n–amylic, ancol iso–amylic và clorofom. Người ta thường dùng clorofom để chiết vì nó có tỷ trọng cao nên dễ chiết. Phức này có thể được chiết bằng hỗn hợp clorofom – ancol etylic khan với tỉ lệ 1:5 hoặc 5:1, pH thích hợp cho sự tạo phức là 4 – 7. Để tránh hiện tượng thủy phân đối với các ion ta cho thêm vào dung dịch một ít muối xitrat hay tactrat. Cu2+ gây ảnh hưởng cho việc xác định Fe2+ bằng thuốc thử bato–phenantrolin, ngoài ra một số ion kim loại hóa trị II như Co, Ni, Zn, Cd với một lượng lớn cũng gây ảnh hưởng. Các anion không gây ảnh hưởng cho việc xác định sắt bằng thuốc thử này. Thuốc thử 1-(2-pyridylazo)-2-naphthol (PAN) Thuốc thử tạo phức với sắt được nghiên cứu trong môi trường kiềm ở pH tối ưu 6 – 8, phức bền theo thời gian và phức có thành phần Fe:R là 1:2 ở λmax=565nm , ε = 2,7.104 . 2.3. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SẮT [8] Sắt là nguyên tố vi chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe con người. Hầu hết lượng sắt có trong cơ thể đều tồn tại trong các tế bào máu, chúng kết hợp với protein tạo thành hemoglobin. Hemoglobin mang oxi tới các tế bào của cơ thể và chính ở các tế bào này lượng oxi được giải phóng. Do vậy khi thiếu sắt hàm lượng hemoglobin bị giảm làm cho hàm lượng oxy tới các tế bào cũng giảm theo. Bệnh này gọi là bệnh thiếu máu do thiếu hụt sắt. Các triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu hụt sắt là: mệt mỏi, tính lãnh đạm, yếu ớt, đau đầu, ăn không ngon và dễ cáu giận. Việc thừa sắt trong cơ thể cũng có những tác hại như việc thiếu sắt. Nếu lượng sắt trong cơ thể thừa nhiều, chúng gây ảnh hưởng có hại cho tim, gan, khớp và các cơ quan khác, nếu tích trữ quá nhiều có thể gây nguy cơ bị ung thư. Những triệu chứng biểu hiện sự thừa sắt là: tư tưởng bị phân tán hoặc mệt mỏi, mất khả năng
  • 26. điều khiển sinh lý, bệnh về tim hoặc tim bị loạn nhịp đập, chứng viêm khớp hoặc đau các cơ, bệnh thiếu máu không phải do thiếu sắt, bệnh về gan hoặc ung thư gan, tắt kinh sớm (ở nữ giới) hoặc bệnh liệt dương (ở nam giới). Mặc dù đã tiến hành nghiên cứu, nhưng các nhà khoa học cũng chưa thể đưa ra được ngưỡng gây hại do thiếu sắt hoặc thừa sắt. Để phòng tránh sự lưu giữ một lượng sắt quá mức trong cơ thể người ta đã thiết lập giá trị tạm thời cho lượng tiếp nhận tối đa hàng ngày có thể chịu được là 0,8mg/kg thể trọng. Trong hầu hết các ngành kỹ thuật hiện đại đều có liên quan tới việc sử dụng sắt và hợp kim của sắt. Như chúng ta biết, trong công nghiệp các hợp kim của sắt đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực: xây dựng, giao thông vận tải, quốc phòng, chế tạo máy, dụng cụ sản xuất và đồ dùng hàng ngày. FeSO4 được dùng để chống sâu bọ có hại cho thực vật, nó được dùng trong việc sản xuất mực viết, sơn vô cơ và trong nhuộm vải. FeSO4 còn dùng để tẩy gỉ kim loại và có khả năng hòa tan Cu2S tạo thành CuSO4 nên được sử dụng để điều chế Cu bằng phương pháp thủy luyện. Sắt là nguyên tố quan trọng cho sự sống và cho công nghiệp. 2.4. SẮT VÀ SỰ CHUYỂN HÓA CỦA SẮT TRONG MÔI TRƯỜNG [3] Ở điều kiện pH và pE thích hợp trong nước, các hợp chất Fe3+ giảm rất rõ rệt, trong khi đó các hợp chất Fe2+ do tạo thành liên kết phối trí với các tác nhân vòng lại rất bền. Các phức chất sắt và các phản ứng trao đổi phối tử đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển oxi trong cơ thể sống, cụ thể là hồng cầu. Trong dung dịch nước có độ axit cao, các ion Fe3+ hydrat sẽ tạo thành các cation Fe3+ mà biểu hiện là các phần tạo thành liên kết Fe-O. Sự phân cực hóa của liên kết ion trong phân tử nước sẽ tạo điều kiện cho sự phân hủy các proton, dẫn đến cân bằng phân ly sau: [Fe(OH2)6(l)]3+ [Fe(OH2)5OH(l)]2+ + H+ (l) [Fe(OH2)5OH(l)]2+ [Fe(OH2)4(OH)2(l)]+ + H+ (l) Cation sắt (III) có thể tham gia quá trình oxi hóa: 2[Fe(OH2)6(l)]3+ [(H2O)4.Fe(OH2).Fe(OH2)4(l)]4+ + 2H3O+ (l)
  • 27. Phản ứng trên rất phức tạp và là nguyên nhân gây nên quá trình khử proton hóa và khử hydrat hóa, dẫn đến hình thành cấu trúc oligo mà thành phần của nó phụ thuộc vào giá trị pH và hàm lượng sắt trong dung dịch. Một liên kết dưới dạng dung dịch hydroxit Fe3+ với độ polyme hóa cao xuất hiện như một sản phẩm cuối cùng. Dạng Fe(OH)3 mô tả thành phần về mặt gần đúng vì hệ số tỷ lệ của các kết tủa mới luôn luôn dao động. Trong quá trình lão hóa FeO(OH) tạo thành các polyme với cầu nối hydro và oxo. Trong quá trình thủy phân lại tiến hành qua các bậc trung gian có tính keo, có thể bền qua các phối tử hữu cơ (axit humic). Người ta cho rằng, vòng tuần hoàn của sắt qua sông ra biển với lượng 103 triệu tấn/năm, trong đó trên 95% ở dạng keo tụ phân tán với đặc tính hấp phụ. Độ hòa tan Fe(OH)3 thấp hơn nhiều so với Fe(OH)2. Tương tự với các loại muối sắt, ví dụ như photphat sắt ở điều kiện yếm khí trong nước ngầm, lớp cặn lắng và đất đều có xu hướng chuyển hóa rất nhanh thành các ion sắt hoặc tạo các anion kết tủa qua Fe3+ /Fe2+ . Ngược lại, trong hệ thống bão hòa oxy thì nồng độ Fe2+ rất nhỏ. Trong nước tự nhiên, nồng độ Fe3+ nói chung không cao. Đối với phản ứng: FeO(OH)(r) + 4 H2O + H+ (l)  [Fe(OH2)4(OH)2(l)]+ Với K=10-2,35 , nồng độ ion Fe3+ trong nước biển (pH=8,1) không lớn hơn 3.10-11 mol/l. Tiếp theo quá trình tạo phức do các phối tử hữu cơ và có xu hướng tạo keo thì hàm lượng sắt thực tế có thể từ 10-6 đến 10-8 mol/l. Phạm vi tồn tại liên kết Fe2+ là khu vực phạm vi có tính khử cao của vỏ Trái Đất, nơi có chứa một lượng đáng kể FeS2. Trong quá trình phân hủy của FeS2 hoặc của các nguồn nhiên liệu hóa thạch có chứa FeS2 sẽ xảy ra phản ứng sau với sự có mặt của oxy và nước: FeS2 + 3,5O2 + H2O  Fe2+ + 2SO4 2- + 2H+ Ion sắt trong điều kiện hiếu khí sẽ biến đổi thành ion Fe3+ . Sự có mặt của ion Fe2+ trong nước tự nhiên rất có ý nghĩa đối với sự có mặt của axit hoặc các chất hữu cơ.
  • 28. 2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SẮT Phương pháp khối lượng [22] Phương pháp này tiến hành xác định kết tủa sắt(III) dưới dạng hiđroxit để tách sắt ra khỏi một số kim loại kiềm, kiềm thổ, Zn, Pn, Cd và một số kim loại khác. Các hiđroxit của các kim loại này kết tủa ở pH cao hơn so với hiđroxit sắt (III) hoặc nó giữ lại khi có mặt NH3 trong dung dịch. Phương pháp này đơn giản nhưng không được đánh giá cao vì tốn nhiều thời gian và chỉ dùng để xác định sắt với hàm lượng lớn. Phương pháp phân tích thể tích [6] Phương pháp chuẩn độ phức chất Phương pháp này dựa trên khả năng tạo phức của các ion kim loại có trong dung dịch với EDTA (Na2H2Y: muối natri của axit etylenđiamin tetra axetic). EDTA tạo phức bền với các ion kim loại và trong hầu hết các trường hợp phản ứng tạo phức xảy ra theo tỷ lệ ion kim loại: thuốc thử = 1:1. Với sắt(III) thường tiến hành như sau: dung dịch chứa ion sắt cần xác định được điều chỉnh pH về 2,0; thêm vài giọt chỉ thị axit sunfosalixylic 0,1M, lúc này dung dịch có màu tím, đun nóng đến 700 C, và chuẩn độ bằng dung dịch EDTA 0,02M đến khi mất màu tím. Sau đó từ lượng EDTA đã tác dụng khi chuẩn độ sẽ tính được hàm lượng sắt(III) trong mẫu. Phương pháp này tiến hành đơn giản nhưng cho sai số lớn, nồng độ Fe trong dung dịch nhỏ thì khó chuẩn độ do phải quan sát sự chuyển màu bằng mắt thường, thiếu chính xác. Mặt khác, nếu dung dịch mẫu có lẫn các ion khác gây ảnh hưởng đến kết quả của phép phân tích. Phương pháp oxi hóa - khử (phương pháp permanganat) Phản ứng oxi – hóa bằng ion pemanganat MnO4 - là cơ sở của phương pháp pemanganat. Phương pháp này có thể thực hiện trong môi trường axit, kiềm và trung tính. Khi thực hiện trong môi trường axit, mangan(VII) bị khử tới mangan(II) và màu tím đỏ của dung dịch bị mất.
  • 29. Thực hiện chuẩn độ muối sắt (II) bằng kalipemanganat: Axit hóa dung dịch bằng dung dịch axit sunfuric và chuẩn độ tới điểm cuối. Sắt(II) bị oxi hóa thành sắt (III): 5Fe2+ + MnO4 - + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O Biết nồng độ đương lượng và thể tích cần chuẩn độ của KMnO4 dễ dàng tính được lượng sắt trong dung dịch. Phương pháp trắc quang [5] Sau đây là một số thuốc thử mà các nhà phân tích đã nghiên cứu. Bảng 2.1. Xác định sắt bằng phương pháp trắc quang và chiết - trắc quang Thuốc thử dư Độ nhạy λmax (nm) pH xác định Thời gian biến màu Ảnh hưởng thuốc thử dư α,α’-dipyridyl 0,007 522 3 – 9 1 năm Không 2,2’,2”-terpyridyl 0,005 552 3 – 10 1 năm không 3,5-disunfonyl ferron 0,015 610 2,7-3,7 1-2 tuần Không 4-hidroxylbiPhenyl-3- cacboxylic axit 0,003 575 3 1 ngày Có Muối nitro-R 0,0023 720 3,9-5,1 6 giờ Không o-Phenantrolin 0,007 508 2-9 1 ngày Không Axit salixilic 0,03 520 2,5-2,7 2-3 ngày Có Axit sunfosalixilic 0,01 430 7 Hơn 1 ngày Không Thioxianat 0,008 480 Axit Giảm Có Nhận xét Sắt có thể được xác định bằng nhiều phương pháp như: điện hóa, phổ hấp thụ nguyên tử… Trong điều kiện phòng thí nghiệm, loại mẫu, số lượng mẫu kết hợp với tìm hiểu ưu nhược điểm của các phương pháp xác định sắt, chúng tôi chọn phương pháp trắc quang và thuốc thử 1,10-phenantrolin để xác định sắt (II) trong đề tài này.
  • 30. CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TRẮC QUANG 3.1. ĐỊNH NGHĨA [4] Phân tích trắc quang là tên gọi chung của các phương pháp phân tích quang học dựa trên sự tương tác chọn lọc giữa chất cần xác định với năng lượng bức xạ thuộc vùng tử ngoại, khả kiến hoặc hồng ngoại. Nguyên tắc chung của phương pháp phân tích trắc quang là muốn xác định một cấu tử X nào đó, ta chuyển nó thành hợp chất có khả năng hấp thụ ánh sáng rồi đo sự hấp thụ ánh sáng của nó và từ đó suy ra hàm lượng cấu tử X cần xác định. 3.2. SỰ HẤP THỤ ÁNH SÁNG CỦA CÁC CHẤT VÀ CÁC ĐỊNH LUẬT HẤP THỤ CƠ BẢN [4, 7] Sự hấp thụ ánh sáng của các chất Khi chiếu một dòng sáng có cường độ I0 vào một cuvet trong suốt có thành song song đựng dung dịch chất hấp thụ ánh sáng thì cường độ của dòng sáng sau khi ra khỏi lớp dung dịch có chiều dày l (I1) yếu hơn so với I0. Nguyên nhân của sự giảm cường độ dòng sáng là do một phần bị phản xạ khỏi thành cuvet (Ipx), một phần bị khuyếch tán bởi hạt rắn ở dạng huyền phù của chất hấp thụ trong dung dịch (Ikt). Ta có thể biểu diễn tổng quát quá trình hấp thụ ánh sáng khi đi qua dung dịch: I0 = Ipx + Ikt + Iht +I Trong thực tế khi đo quang cần dùng cuvet trong suốt vì thế Ipx coi như bằng 0. Nếu dung dịch trong suốt thì Ikt = 0 nên ta có thể viết: I0 = Iht + I Bằng thực nghiệm có thể đo được I0 và I1, từ đó suy ra chứ không đo Iht trực tiếp.
  • 31. Các định luật hấp thụ cơ bản Định luật Bouguer-Lambert Bằng thực nghiệm, năm 1920 nhà bác học Bouguer (Pháp) và sau đó là Lambert (Đức) đã thiết lập được định luật Bouguer-Lambert: “những lớp chất có chiều dài đồng nhất trong những điều kiện khác như nhau luôn luôn hấp thu một tỉ lệ như nhau của dòng sáng rọi vào những lớp chất đó”. I = Io .10-kl Trong đó:Io – Cường độ dòng sáng tới chiếu vào dung dịch. I – Cường độ dòng sáng sau khi đi qua lớp dung dịch. k – Hệ số tắt, phụ thuộc vào bản chất chất hấp thụ và bước sóng ánh sáng tới. l – Chiều dày lớp dung dịch màu. Định luật Beer Năm 1952 Beer đã xác định được rằng, hệ số k phụ thuộc tỷ lệ với nồng độ của chất hấp thụ trong dung dịch: “sự hấp thụ dòng quang năng tỷ lệ bậc nhất với số phân tử mà dòng quang năng đi qua nó”. K = εC Trong đó: C – Nồng độ chất hấp thụ (iong/l, mol/l). ε - Hệ số không phụ thuộc vào nồng độ Định luật hấp thụ ánh sáng cơ bản Bouguer-Lambert-Beer Kết hợp hai định luật trên ta được định luật cơ bản của sự hấp thụ ánh sáng Bouguer-Lambert-Beer: I = Io .10-εlC Hay A = εlC Với A = lg 𝐼 𝑜 𝐼 là mật độ quang của dung dịch. Nếu nồng độ C được biểu diễn bằng mol/l, l bằng cm thì ε được gọi là hệ số hấp thụ phân tử gam hay hệ số tắt phân tử gam (l. mol-1 .cm-1 ).
  • 32. Định luật cộng tính Khi trong dung dịch có nhiều cấu tử màu tồn tại độc lập với nhau (không tương tác hóa học với nhau) thì mật độ quang của dung dịch ở các bước sóng đã cho bằng tổng mật độ quang của các cấu tử màu của dung dịch ở bước sóng khảo sát. Giả thiết hệ có n cấu tử như vậy: A, B, C……N thì theo định luật cộng tính có: Aλ dd = ∑= n i iA 1 3.3. NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐO ĐỘ HẤP THỤ QUANG ĐỂ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ Chuẩn bị dung dịch chuẩn của chất cần xác định, dùng để pha dung dịch màu chuẩn Chuẩn bị mẫu phân tích So sánh, cân bằng màu của dung dịch màu chất cần xác định với dung dịch màu chuẩn, hoặc đo Anc và Ach từ đó suy ra hàm lượng của chất cần xác định theo những phương pháp khác nhau. Các dung dịch màu chuẩn và dung dịch màu nghiên cứu được pha ở điều kiện tối ưu của phản ứng màu.
  • 33. CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SẮT TRONG NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG SỬ DỤNG THUỐC THỬ 1,10-PHENANTROLIN [17, 18, 21] 4.1. LẤY MẪU VÀ BẢO QUẢN MẪU Phương pháp lấy mẫu Dụng cụ lấy mẫu được rửa sạch bằng xà phòng, sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước, tráng lại bằng nước cất và tráng lại bằng mẫu nước trước khi đựng mẫu đó. Lấy mẫu đơn, riêng lẻ. Tất cả các dụng cụ có tiếp xúc với nước đều phải được súc rửa. Lấy đủ một thể tích nước của thủy vực được lấy mẫu để súc rửa kỹ tất cả các dụng cụ. Súc rửa bình lấy mẫu bằng cách lấy đủ nước vào bình rồi xoay bình để nước láng đều tất cả các bề mặt bên trong bình. Đổ bỏ nước súc rửa trong bình vào phía hạ lưu nơi lấy mẫu. Nhúng ngập trực tiếp các chai dựng mẫu vào nước kênh để lấy mẫu, hướng miệng bình về phía thượng nguồn dòng chảy của nước không được đậy trở lại nút bình lấy mẫu cho đến khi mẫu được lấy xong trừ khi nhận thấy rõ có lẫn vào nhiều bọt khí. Mẫu ngay sau khi lấy được lọc qua giấy lọc, nước sau khi lọc được axit hóa đến pH=1 (khoảng 3ml dung dịch H2SO4 4,5M cho 100ml mẫu). Bảo quản mẫu Ngay sau khi lấy mẫu, axit mẫu đến pH<2, và bảo quản trong chai nhựa. Mẫu bền trong 1 tháng khi được axit hóa đến pH<2. 4.1 NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP 1,10-phenantrolin hay còn gọi là hợp chất hữu cơ dị vòng, có khả năng tạo phức mạnh với một số kim loại. N N  Công thức phân tử: C12H8N2  Khối lượng phân tử : 180,3g/mol
  • 34.  Tồn tại dạng: tinh thể  Nhiệt nóng chảy: 117o C Phức giữa 1,10-phenantrolin với sắt (II) có tên gọi là “feroin” có màu đỏ cam được hình thành trong khoảng pH từ 2-9, hấp thụ ở λ = 510nm. Phức bền, có cường độ màu không thay đổi nhiều tháng, khoảng tuân theo định luật Beer là 0,13-5ppm. Do trong nước sắt tồn tại ở cả 2 dạng sắt (II) và sắt (III). Vì vậy muốn xác định tổng hàm lượng sắt trong nước cần chuyển toàn bộ Fe3+ thành Fe2+ bằng tác nhân khử như hydroxylamine, hydroquynon hay hydrazine. Sau đó, tạo phức với thuốc thử 1,10-phenantrolin ở pH từ 2,9 đến 3,5: một ion Fe2+ sẽ kết hợp với 3 phân tử thuốc thử để hình thành phức có màu đỏ cam. Đo mật độ quang của dung dịch phức ở bước sóng 510nm để xác định hàm lượng sắt. Fe(OH)3 + 3H+  Fe3+ + 3H2O 5Fe3+ + NH2OH + H2O 5Fe2+ + NO2 + 5H+ N N Fe2+ + 3 N N 3 Fe 2+ 4.2. HÓA CHẤT - Nước cất 2 lần. - Axit sunfuric ρ = 1,84 g/ml. - Dung dịch axit clohidric HCl ρ = 1,12 g/ml, CHCl=7,7 mol/l. - Dung dịch axit sunfuric C = 4,5 mol/l. Hòa tan một thể tích axit sunfuric đặc vào 3 thể tích nước cất. - Dung dịch đệm axetat amoni. Hòa tan 250g CH3COONH4 trong 150ml nước. Thêm 700ml axit axetic băng vào. - Hydroxylamin NH2OH.HCl 10%.
  • 35. Hòa tan 10g hydroxylamine NH2OH.HCl trong nước. Thêm nước tới 100ml. Dung dịch này ổn định ít nhất trong một tuần. - Dung dịch 1,10-phenantrolin 0,5%. Hòa tan 0,5g C12H9ClN2.H2O trong 100ml nước chứa 2 giọt axit clohydric HCl đặc. Dung dịch này ổn định trong một tuần nếu được bảo quản trong tối. - Dung dịch sắt chuẩn (100mg/l). Hòa tan 0,3511g muối Morh (NH4)2SO4FeSO4.6H2O tinh khiết vào 25ml nước cất, cho vào bình định mức 500ml có chứa sẵn 0,5ml dung dịch H2SO4 đặc. Thêm nước định mức bằng nước cất tới vạch. - Dung dịch sắt chuẩn 5 mg/l. Hút 5 ml dung dịch sắt 100mg/l cho vào bình định mức 100ml và thêm nước đến vạch. Dung dịch này chỉ dùng trong ngày. 4.3. DỤNG CỤ Tất cả các dụng cụ thủy tinh, kể cả bình đựng mẫu, cần phải rửa bằng dung dịch HCl 7,7 M và tráng lại bằng nước cất trước khi dùng. Các dụng cụ trong phòng thí nghiệm: - Bình dựng mẫu: bình nhựa 500ml - Bình đựng mức 25ml, 50ml, 100ml, 500ml. - Pipet 1ml, 2ml, 5ml, 10ml. - Đũa thủy tinh. - Cốc thủy tinh. - Muỗng lấy hóa chất. - Giấy lọc, giấy cân. - Cân điện tử Sartorius. - Máy đo pH. - Cuvet thủy tinh. - Máy đo quang Hach 2400.
  • 36. 4.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH Phương pháp đường chuẩn Chuẩn bị dung dịch sắt chuẩn Chuẩn bị dung dịch sắt chuẩn bằng cách cho một thể tích chính xác đã biết dung dịch sắt chuẩn 5mg/lvào một loạt bình định mức 25ml, thêm 0,5ml hydroxylamine 10%, thêm 2,5ml dung dịch đệm axetat, thêm 0,5ml dung dịch 1,10-phenantrolin 0,5%, sau đó định mức tới vạch Bảng 4.1. Dung dịch sắt chuẩn 0,15 – 1 mg/l STT 1 2 3 4 5 6 7 Fe2+ chuẩn 5 mg/l (ml) 0 0,75 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0 Hydroxylamin 10% 0,5 ml Đệm axetat 2,5 ml 1,10-phenantrolin (ml) 0,5 ml Nước cất Định mức tới vạch 25ml C (mg/l) 0 0,15 0,2 0,4 0,6 0,8 1 Sau 15 phút đo mật độ quang của các dung dịch chuẩn so với mẫu trắng bằng máy so màu quang điện, lập đồ thị biểu diển tương quan của mật độ quang A với hàm lượng sắt. Chuẩn bị dung dịch nghiên cứu. Hút 20(ml) dung dịch mẫu đã axit hóa vào bình định mức 25ml, thêm 0,5 ml hydroxylamine 10%, thêm 2,5ml dung dịch đệm axetat, thêm 0,5ml dung dịch thuốc thử 1,10-phenantrolin 0,5% sau đó định mức tới vạch. Sau 15 phút đo mật độ quang của dung dịch ở bước sóng 510nm. Dựa vào đường chuẩn xác định hàm lượng sắt hòa tan trong mẫu phân tích. Phương pháp thêm chuẩn Chuẩn bị dung dịch nghiên cứu và dung dịch chuẩn Hút 20(ml) dung dịch nghiên cứu vào bình định mức 25ml, thêm 1ml dung dịch sắt chuẩn 5mg/l, thêm 0,5 ml hydroxylamine 10%, thêm 2,5ml dung dịch đệm axetat, thêm 0,5ml dung dịch thuốc thử 1,10-phenantrolin 0,5% sau đó định mức tới
  • 37. vạch. Đo mật độ quang của dung dịch sắt chuẩn (A0,2mg/l) và dung dịch nghiên cứu có thêm chuẩn (Ax+0,2mg/l) Ta tính toán được nồng độ Cx của dung dịch nghiên cứu: V định mức 𝐶𝑥 = 𝐶0,2𝑚𝑔/𝑙 𝐴(𝑥+0,2)𝑚𝑔/𝑙 − 𝐴0,2𝑚𝑔/𝑙 𝐴0,2𝑚𝑔/𝑙 4.5. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN Hàm lượng sắt hòa tan = Cx Vđịnh mức VXác định
  • 38. CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 5.1. CHỌN ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU Xác định thể tích đệm Cho 2,0 ml dung dịch sắt chuẩn 5mg/l vào một loạt bình định mức 25ml, thêm 0,5ml hydroxylamine 10%, sau đó thay đổi thể tích đệm axetat từ 0 đến 5ml, thêm 0,5ml dung dịch 1,10-phenantrolin 0,5%, sau đó định mức tới vạch. Đo mật độ quang của các phức tại các bước sóng 510nm so với dung dịch trắng. Hình 5.1. Ảnh hưởng của thể tích đệm tới AFe(II)-1,10-phenantrolin Nhận xét: Khi tăng dần thể tích đệm axetat từ 0 - 5ml mật độ quang của phức sắt với 1,10-phenantrolin tăng dần rồi không đổi khi thể tích đệm axetat là 2 ml. Thể tích đệm axetat tối ưu được chọn là 2,5 ml (ứng với bình định mức 25ml). Thể tích thuốc thử tối ưu cho quá trình tạo phức Cho 3,0 ml dung dịch sắt chuẩn 5mg/l vào một loạt bình định mức 25ml, thêm 0,5ml hydroxylamine 10%, thêm 2,5ml dung dịch đệm axetat, sau đó thay đổi thể tích dung dịch 1,10-phenantrolin 0,5%, sau đó định mức tới vạch. Đo mật độ quang của các phức tại các bước sóng 510nm so với dung dịch trắng. 0.000 0.010 0.020 0.030 0.040 0.050 0.060 0.070 0.080 0.090 0 1 2 3 4 5 6 A V(ml)
  • 39. Hình 5.2. Ảnh hưởng lượng dư thuốc thử tới AFe(II)-1,10-phenantrolin Nhận xét - Khi tăng dần thể tích thuốc thử 1,10-phenantrolin từ 0,1 – 1,2ml mật độ của phức sắt với 1,10-phenantrolin tăng dần rồi khi thể tích thuốc thử 1,10-phenantrolin là 0,3ml trở đi thì mật độ quang không đổi. Chọn thể tích 1,10-phenantrolin tối ưu là 0,5ml (ứng với bình định mức 25ml). 5.2. PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG SẮT HÒA TAN TRONG NƯỚC SÔNG Đường chuẩn dung dịch sắt chuẩn Từ mật độ quang A đo được ở λ=510nm và nồng độ sắt có sẵn ứng với mỗi bình chuẩn, ta dựng được đồ thị sắt chuẩn với mật độ quang A ở trục tung, hàm lượng Fe nằm ở trục hoành đồ thị. 0.119 0.120 0.121 0.122 0.123 0.124 0.125 0.126 0.127 0.128 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 A V(ml)
  • 40. Hình 5.3. Đồ thị dung dịch Fe chuẩn dùng để xác định hàm lượng sắt trong nước sông Phương trình đường chuẩn là y = 0,2068x + 0,0008 Hệ số tương quan R2 = 0,9998. Tiến hành xác định hàm lượng sắt trong nước sông Hút 20 (ml) dung dịch mẫu nước sông đã được axit hóa vào bình định mức 25ml, thêm 0,5ml hydroxylamin 10%, thêm 2,5ml dung dịch đệm axetat, thêm 0,5ml dung dịch thuốc thử 1,10-phenantrolin 0,5% sau đó định mức tới vạch. Sau 15 phút đo mật độ quang của dung dịch ở bước sóng 510 nm, so với mẫu trắng. Dựa vào đường chuẩn xác định hàm lượng sắt hòa tan trong mẫu phân tích.Riêng với các mẫu nước sông có mật độ quang từ 0,032 tới 0,042 tiến hành thêm phương pháp thêm chuẩn. Hút 20ml dung dịch mẫu nước sông đã được axit hóa và 1ml dung dịch sắt chuẩn 5mg/l vào bình định mức 25ml, thêm 0,5ml hydroxylamin 10%, thêm 2,5ml dung dịch đệm axetat, thêm 0,5ml dung dịch thuốc thử 1,10-phenantrolin y = 0.2086x + 0.0008 R² = 0.9998 0.000 0.050 0.100 0.150 0.200 0.250 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 A C (mg/l)
  • 41. 0,5% sau đó định mức tới vạch. Đo mật độ quang của dung dịch sắt chuẩn (A0,2mg/l) và dung dịch mẫu có thêm chuẩn (Ax+0,2mg/l). Kết quả hai phương pháp thêm chuẩn và đường chuẩn hoàn toàn tương đương. Kết quả xác định hàm lượng sắt trong nước sông Bảng 5.1. Kết quả hàm lượng sắt hòa tan có trong nước sông kênh Tàu Hủ - Bến Nghé Mẫu Cầu Khánh Hội Cầu Nguyễn Văn Cừ Cầu Chà Và Cầu Lò Gốm Cầu Rạch Cây Ngày lấy mẫu Lần 1 13/11/2012 Lần 2 30/11/2012 Lần 3 14/12/2012 Lần 4 27/12/2012 Lần 5 12/1/2013 CFe - đường chuẩn Lần 1 0,231±0.030 0,236±0,031 0,81±0,13 0,85±0,14 0,90±0.15 Lần 2 0,241±0,032 0,221±0,029 0,72±0,11 0,84±0,14 0,85±0,14 Lần 3 0,202±0.027 0,188±0,025 0,69±0,11 0,83±0,13 0,83±0,13 Lần 4 0,226±0,030 0,202±0,027 0,73±0,12 0,85±0,14 0,86±0,14 Lần 5 0,217±0,029 0,193±0,026 0,64±0,10 0,82±0,13 0,84±0,14 CFe – mẫu Lần 1 0,289±0,038 0,295±0,039 1,01 ±0,16 1,06±0,18 1,13±0,19 Lần 2 0,301±0,040 0,276±0,036 0,90±0,14 1,05±0,18 1,06±0,18 Lần 3 0,253±0,034 0,235±0,031 0,86±0,14 1,04±0,16 1,04±0,16 Lần 4 0,283±0,038 0,253±0,034 0,91±0,15 1,06±0,18 1,07±0,18 Lần 5 0,271±0,036 0,241±0,033 0,80±0,13 1,03±0,16 1,05±0,18
  • 42. Bảng 5.2. Kết quả hàm lượng sắt hòa tan có trong nước sông kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè Mẫu Cầu Thị Nghè Cầu Khánh Dư Cầu Công Lý Cầu số 8 Cầu số 1 Ngày lấy mẫu Lần 1 14/11/2012 Lần 2 1/12/2012 Lần 3 15/12/2012 Lần 4 28/12/2012 Lần 5 13/1/2013 CFe - đường chuẩn Lần 1 0,202±0,027 0,452±0,066 0,77±0,12 0,634±0,098 0,56±0,0856 Lần 2 0,212±0,028 0,226±0,030 0,73±0,12 0,619±0,096 0,538±0,082 Lần 3 0,178±0,024 0,193±0,026 0,404±0,058 0,615±0,096 0,495±0,074 Lần 4 0,221±0,029 0,207±0,027 0,236±0,031 0,64±0,10 0,552±0,084 Lần 5 0,183±0,025 0,188±0,025 0,193±0,026 0,610±0,095 0,509±0,077 CFe – mẫu Lần 1 0,253±0,034 0,565±0,083 0,96±0,15 0,79±0,12 0,70±0,11 Lần 2 0,265±0,035 0,283±0,038 0,91±0,15 0,78±0,12 0,67±0,10 Lần 3 0,223±0,030 0,241±0,033 0,505±0,073 0,77±0,12 0,619±0,093 Lần 4 0,276±0,036 0,259±0,034 0,295±0,039 0,80±0,13 0,69±0,11 Lần 5 0,229±0,031 0,235±0,031 0,241±0,033 0,76±0,12 0,636±0,096
  • 43. Kết quả lần 1 Hình 5.4. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông lần 1 (13/11/2012- 14/11/2012) Nhận xét: Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé: - Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Rạch Cây 1,13 mg/l, thấp nhất ở cầu Khánh Hội 0,289 mg/l. - Nhìn chung từ cầu Khánh Hội tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng dần. Từ cầu Khánh Hội đến cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng dần: cầu Khánh Hội  cầu Nguyễn Văn Cừ tăng 0,006 mg/l, cầu Nguyễn Văn Cừ  cầu Chà Và tăng 0,715mg/l, cầu Chà Và  cầu Lò Gốm tăng 0,050 mg/l, cầu Lò Gốm  cầu Rạch Cây tăng 0,070mg/l. Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: - Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Công Lý 0,96mg/l, thấp nhất ở cầu Thị Nghè 0,253 mg/l. 0.289 0.295 1.01 1.06 1.13 0.253 0.565 0.96 0.79 0.70 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 Khánh Hội - Thị Nghè Nguyễn Văn Cừ - Khánh Dư Chà Và - Công lý Lò Gốm - cầu số 8 Rạch Cây - cầu số 1 A Kênh Tàu Hủ – Bến Nghé Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
  • 44. - Hàm lượng sắt ở các điểm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thay đổi nhiều. Từ cầu Thị Nghè tới cầu Công Lý hàm lượng sắt tăng: cầu Thị Nghè  cầu Khánh Dư tăng 0,312 mg/l; cầu Khánh Dư - cầu Công Lý tăng 0,395 mg/l. Từ cầu Công Lý tới cầu số 1 hàm lượng sắt giảm: cầu Công Lý  cầu số 8 giảm 0,17 mg/l, cầu số 8  cầu số 1 giảm 0,09 mg/l Kết quả lần 2 Hình 5.5. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông lần 2 (30/11/2012 - 1/12-2012) Nhận xét: Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé: - Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Rạch Cây 1,06 mg/l, thấp nhất ở cầu Nguyễn Văn Cừ 0,276 mg/l. 0.301 0.276 0.90 1.05 1.06 0.265 0.283 0.91 0.78 0.67 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 Khánh Hội - Thị Nghè Nguyễn Văn Cừ - Khánh Dư Chà Và - Công lý Lò Gốm - cầu số 8 Rạch Cây - cầu số 1 A Kênh Tàu Hủ – Bến Nghé Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
  • 45. - Nhìn chung, từ cầu Khánh Hội tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng dần. Từ cầu Khánh Hội đến cầu Nguyễn Văn Cừ hàm lượng sắt giảm 0,02518mg/l. Từ cầu Nguyễn Văn Cừ tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng: cầu Nguyễn Văn Cừ  cầu Chà Và tăng 0,624mg/l, cầu Chà Và  cầu Lò Gốm tăng 0,15mg/l, cầu Lò Gốm  cầu Rạch Cây tăng 0,01mg/l. Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: - Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Công Lý 0,91 mg/l, thấp nhất ở cầu Thị Nghè 0,265mg/l. - Hàm lượng sắt ở các điểm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thay đổi nhiều. Từ cầu Thị Nghè tới cầu Công Lý hàm lượng sắt tăng: cầu Thị Nghè  cầu Khánh Dư tăng 0,018 mg/l; cầu Khánh Dư  cầu Công Lý tăng 0,627mg/l. Từ cầu Công Lý tới cầu số 1 hàm lượng sắt giảm: cầu Công Lý  cầu số 8 giảm 0,130mg/l, cầu số 8  cầu số 1 giảm 0,11mg/l. Kết quả lần 3 0.253 0.235 0.86 1.04 1.04 0.223 0.241 0.505 0.77 0.619 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 Khánh Hội - Thị Nghè Nguyễn Văn Cừ - Khánh Dư Chà Và - Công lý Lò Gốm - cầu số 8 Rạch Cây - cầu số 1 A Kênh Tàu Hủ – Bến Nghé Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
  • 46. Hình 5.6. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông lần 3 (14/12/2012- 15/12/2012) Nhận xét: Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé: - Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Lò gốm và Rạch Cây 1,04 mg/l, thấp nhất ở cầu Nguyễn Văn Cừ 0,235 mg/l. - Nhìn chung từ cầu Khánh Hội tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng dần. Từ cầu Khánh Hội đến cầu Nguyễn Văn Cừ hàm lượng sắt giảm 0,018 mg/l. Từ cầu Nguyễn Văn Cừ - cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng: cầu Nguyễn Văn Cừ  cầu Chà Và tăng 0,625 mg/l, cầu Chà Và  cầu Lò Gốm tăng 0,18 mg/l, cầu Lò Gốm  cầu Rạch Cây không thay đổi. Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: - Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu số 8 0,77 mg/l, thấp nhất ở cầu Thị Nghè 0,223mg/l. - Hàm lượng sắt ở các điểm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thay đổi nhiều. Từ cầu Thị Nghè tới cầu số 8 hàm lượng sắt tăng: cầu Thị Nghè  cầu Khánh Dư tăng 0,018 mg/l; cầu Khánh Dư  cầu Công Lý tăng 0,264mg/l, cầu Công Lý  cầu số 8 giảm 0,265 mg/l. Từ cầu số 8 tới cầu số 1 hàm lượng sắt giảm 0,151mg/l
  • 47. Kết quả lần 4 Hình 5.7. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông lần 4 (27/12/2012- 28/12/2012) Nhận xét: Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé: - Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Rạch Cây 1,07 mg/l, thấp nhất ở cầu Nguyễn Văn Cừ 0,253 mg/l. - Nhìn chung từ cầu Khánh Hội tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng dần. Từ cầu Khánh Hội đến cầu Nguyễn Văn Cừ hàm lượng sắt giảm 0,030 mg/l. Từ cầu Nguyễn Văn Cừ tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng: cầu Nguyễn Văn Cừ  cầu Chà Và tăng 0,657 mg/l, cầu Chà Và  cầu Lò Gốm tăng 0,150 mg/l, cầu Lò Gốm  cầu Rạch Cây tăng 0,01 mg/l. Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: - Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu số 8 0,80 mg/l, thấp nhất ở cầu Khánh Dư 0,259 mg/l. 0.283 0.253 0.91 1.06 1.07 0.276 0.259 0.295 0.80 0.69 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 Khánh Hội - Thị Nghè Nguyễn Văn Cừ - Khánh Dư Chà Và - Công lý Lò Gốm - cầu số 8 Rạch Cây - cầu số 1 A Kênh Tàu Hủ – Bến Nghé Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
  • 48. - Hàm lượng sắt ở các điểm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè biến động. Từ cầu Thị Nghè - cầu Khánh Dư hàm lượng sắt giảm 0,017mg/l. Từ cầu Khánh Dư - cầu Lò Gốm hàm lượng sắt tăng: cầu Khánh Dư  cầu Công Lý tăng 0,036 mg/l, cầu Công Lý  cầu số 8 tăng 0,505 mg/l. Từ cầu số 8 đến cầu số 1 hàm lượng sắt giảm 0,11 mg/l. Kết quả lần 5 Hình 5.8. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông lần 5 (12/1/2013 - 13/1/2013) Nhận xét: Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé: - Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu Rạch Cây 1,05 mg/l, thấp nhất ở cầu Nguyễn Văn Cừ 0,241mg/l. 0.271 0.241 0.80 1.03 1.05 0.229 0.235 0.241 0.76 0.636 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 Khánh Hội - Thị Nghè Nguyễn Văn Cừ - Khánh Dư Chà Và - Công lý Lò Gốm - cầu số 8 Rạch Cây - cầu số 1 A Kênh Tàu Hủ – Bến Nghé Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
  • 49. - Nhìn chung từ cầu Khánh Hội tới cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng dần. Từ cầu Khánh Hội đến cầu Nguyễn Văn Cừ hàm lượng sắt giảm 0,030 mg/l, từ cầu Nguyễn Văn Cừ  cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng: cầu Nguyễn Văn Cừ  cầu Chà Và tăng 0,559 mg/l, cầu Chà Và  cầu Lò Gốm tăng 0,23 mg/l, cầu Lò Gốm  cầu Rạch Cây tăng 0,020 mg/l. Đối với một số điểm thuộc hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: - Hàm lượng sắt cao nhất ở cầu số 8 0,76 mg/l, thấp nhất ở cầu Thị Nghè 0,229 mg/l. Hàm lượng sắt ở các điểm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thay đổi nhiều. Từ cầu Thị Nghè tới cầu số 8 hàm lượng sắt tăng: cầu Thị Nghè  cầu Khánh Dư tăng 0,0060 mg/l, cầu Khánh Dư  cầu Công Lý tăng 0,0060 mg/l; cầu Công Lý  cầu số 8 tăng 0,519 mg/l. Từ cầu số 8 đến cầu số 1 hàm lượng sắt giảm 0,124 mg/l. Nhận xét chung Đối với các điểm trên hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé: - Nhìn chung đi từ cầu Khánh Hội qua cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Chà Và, cầu Lò Gốm đến cầu Rạch Cây hàm lượng sắt hòa tan trong nước tăng dần. Nguyên nhân là do cầu Khánh Hội tiếp giáp sông Sài Gòn, lưu lượng nước lớn nên hàm lượng sắt thấp, cầu Nguyễn Văn Cừ nằm vị trí tiếp giáp giữa kênh Tẻ và kênh Bến Nghé, lưu lượng nước lớn, độ thoáng cao nên hàm lượng sắt hòa tan thấp nhất trong các vị trí khảo sát trên hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé. Từ cầu Nguyễn Văn Cừ  cầu Lò Gốm  cầu Rạch Cây lưu lượng nước, độ thoáng giảm dần. Mặc khác do chỉ mới hoàn thành giai đoạn 1 của dự án “cải thiện môi trường nước thành phố Hồ Chí Minh lưu vực kênh Tàu Hủ – Bến Nghé – Đôi Tẻ” nên công việc nạo vét lòng kênh chưa hoàn chỉnh, nhà máy xử lý nước thải công suất chưa đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải sinh hoạt trên toàn bộ kênh nên nước sinh hoạt còn đổ trực tiếp vào kênh. Vì vậy hàm lượng sắt tăng dần và vượt quá giới hạn cho phép. - Dự án cải tạo kênh Tàu Hủ - Bến Nghé giai đoạn 1 hoàn tất vào giữa tháng 9 năm 2012 nên hàm lượng sắt ở cầu Nguyễn Văn Cừ giảm so với số liệu thu được vào tháng 3 năm 2012 (1,2544 mg/l) [1]. Trong khi đó hàm lượng sắt ở cầu Lò Gốm tăng so với số liệu thu được vào tháng 5 năm 2011 (0,653mg/l) [3] do ở giai đoạn
  • 50. một của dự án đoạn kênh này chưa được nạo vết, nước thải sinh hoạt chưa được thu gom nên ở khu vực này mức độ ô nhiễm cao hơn Đối với các điểm trên hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: - Nhìn chung đi từ cầu Thị Nghè qua cầu Khánh Dư hàm lượng sắt xấp xỉ nhau. Từ cầu Khánh Dư qua cầu Công lý, cầu số 8 hàm lượng sắt hòa tan trong nước tăng dần và từ cầu số 8 đến cầu số 1 hàm lượng sắt giảm. Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều (một ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống). Tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè quá dài nên khi triều xuống, nước trong kênh đoạn từ cầu Công Lý đến thượng nguồn chưa kịp chảy ra sông Sài Gòn đã gặp pha triều khác dâng lên, đẩy ngược trở vào kênh. Nên từ cầu Công Lý đến đoạn hợp lưu giữa Lê Bình - Út Tịch trở thành một đoạn kênh “chết”. Mặc khác, số lượng rác thải tập trung rất cao khiến cho các hệ thống lược rác quá tải nên cầu số 8 và cầu số 1 hàm lượng sắt cao vượt chuẩn cho phép. Còn cầu Thị Nghè và cầu Khánh Dư hàm lượng sắt thấp và xấp xỉ nhau là do có sự trao đổi nước thường xuyên. - Dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè giai đoạn 1 hoàn tất vào giữa tháng 8 năm 2012 nên hàm lượng sắt ở cầu Thị Nghè thu được trong 5 lần lấy mẫu từ tháng 11 năm 2012 tới tháng 1 năm 2013 giảm so với số liệu thu được vào tháng 3 năm 2012 (0,877mg/l) [1]. So sánh các điểm trên hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé với các điểm trên hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè Giống: - Hàm lượng sắt ở các vị trí cuối kênh cao hơn nhiều so với các vị trí đầu kênh:  Trong 5 lần lấy mẫu, hàm lượng sắt ở các vị trí đầu kênh rất thấp. Ví như lần 1: hàm lượng sắt ở cầu Khánh Hội 0,289 mg/l, cầu Thị Nghè 0,253 mg/l; lần 5: hàm lượng sắt ở cầu Khánh Hội 0,269 mg/l, cầu Thị Nghè 0,228 mg/l, Nguyễn Văn Cừ 0,241 mg/l, cầu Khánh Dư 0,235 mg/l.  Trong 5 lần lấy mẫu, hàm lượng sắt cuối kênh cao hơn nhiều so với đầu kênh. Ví dụ như lần 3: hàm lượng sắt ở cầu Khánh Hội 0,253 mg/l và cầu Rạch
  • 51. Cây 1,04 mg/l gấp 4,11 lần, ở cầu Thị Nghè 0,223 mg/l và cầu số 1 0,619 mg/l gấp 2,776. - Hàm lượng sắt tăng giảm không đều. Ví dụ như trong lần 4 hàm lượng sắt:  Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé: từ cầu Khánh Hội đến cầu Nguyễn Văn Cừ hàm lượng sắt giảm (0,283mg/l – 0,253mg/l giảm 0,030mg/l). Từ cầu Nguyễn Văn Cừ qua cầu Chà Và, cầu Lò Gốm đến cầu Rạch Cây hàm lượng sắt tăng không đều: cầu Nguyễn Văn Cừ - cầu Chà Và tăng 0,657mg/l, cầu Chà Và - cầu Lò Gốm tăng 0,150mg/l, cầu Lò Gốm - cầu Rạch Cây tăng 0,010mg/l.  Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: từ cầu Thị Nghè đến cầu Khánh Dư hàm lượng sắt giảm (0,276mg/l-0,259mg/l giảm 0,017mg/l). Từ cầu Khánh Dư qua cầu Công Lý tới cầu số 8 hàm lượng sắt tăng không đều: cầu Khánh Dư  cầu Công Lý tăng 0,036 mg/l, cầu Công Lý  cầu số 8 tăng 0,505 mg/l; từ cầu số 8 qua cầu số 1 hàm lượng sắt giảm (0,80mg/l – 0,689mg/l giảm 0,11 mg/l). Khác: - Hàm lượng sắt hòa tan ở các điểm trên hệ thống kênh Tàu Hủ - Bến Nghé cao hơn so với các điểm trên hệ thống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè do kênh Tàu Hủ - Bến Nghé giao với kênh Đôi - Tẻ. Bên cạnh đó, số hộ gia đình sống dọc bờ kênh Tàu Hủ - Bến Nghé cao hơn kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè nên viêc cải tạo dòng kênh Tàu Hủ - Bến Nghé sẽ khó khăn hơn và tốn nhiều thời gian hơn so với kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. - Hàm lượng sắt kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thay đổi nhiều hơn bên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé.
  • 52. Hình 5.9. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông ở Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé qua 5 lần lấy mẫu. Nhận xét: Xét theo tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, trên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, có 2 mẫu nước ở cầu Khánh Hội và cầu Nguyễn Văn Cừ có hàm lượng sắt nằm trong hạng nguồn nước mặt A1. Mẫu nước ở cầu Chà Và có hàm lượng sắt nằm trong hạng nguồn nước mặt A2. Hai mẫu nước còn lại ở cầu Lò Gốm và cầu Rạch Cây có hàm lượng sắt nằm trong hạng nguồn nước mặt B1. 0.289 0.301 0.253 0.283 0.271 0.295 0.276 0.235 0.253 0.241 1.01 0.90 0.86 0.91 0.80 1.06 1.05 1.04 1.06 1.03 1.13 1.06 1.04 1.07 1.05 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Cầu Khánh Hội Cầu Nguyễn Văn Cừ Cầu Chà Và Cầu Lò Gốm Cầu Rạch Cây
  • 53. Hình 5.10. Đồ thị biểu diễn hàm lượng sắt trong nước sông ở Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè qua 5 lần lấy mẫu. Nhận xét Trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè: nồng độ sắt ở cầu Thị Nghè, cầu Khánh Dư nằm trong hạng nguồn nước mặt A1; cầu số 8, cầu số 1 nằm trong hạng nguồn nước mặt A2. Riêng cầu Công Lý do được cải tạo hợp lý nên nồng độ sắt đã giảm đáng kể và hiện đang nằm trong nằm trong hạng nguồn nước mặt A1 xét theo tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. Hàm lượng sắt ở cầu Khánh Hội, cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Chà Và, cầu Lò Gốm, cầu Rạch Cây, cầu Thị Nghè, cầu Khánh Dư, cầu số 8, cầu số 1 ít thay đổi do độ cao của mức nước lên khác nhau thường ngày 2 âm lịch hệ số thủy triều sẽ cao hơn ngày 16 âm lịch. Riêng hàm lượng sắt tổng số ở cầu Công lý thay đổi rõ nhất, giảm dần trong 5 lần lấy mẫu. Nguyên nhân là do: lúc trước tại cống S16D1 trên đường Hoàng Sa (đoạn thuộc P.8, Q.3), đầy túi nilông, thùng xốp, bao tải làm tắc nghẽn hệ thống 0.253 0.265 0.223 0.276 0.229 0.565 0.283 0.241 0.259 0.235 0.96 0.91 0.505 0.295 0.241 0.79 0.78 0.77 0.80 0.760.70 0.67 0.619 0.69 0.636 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Cầu Thị Nghè Cầu Khánh Dư Cầu Công Lý Cầu số 8 Cầu số 1
  • 54. thoát nước làm hàm lượng sắt tổng số tăng cao. Hiện nay việc nạo vét thường xuyên hơn, cùng với kết hợp một số biện pháp làm sạch nên hàm lượng sắt trong nước đã giảm rõ rệt từ 0,960mg/l (14/11/2012) còn 0,241mg/l (13/1/2013) Hàm lượng sắt có trong nước được giải thích dựa vào địa hình: khu vực tiếp giáp sông lớn và nơi tập trung vùng đầm lầy. Việc nghiên cứu để biết được nguồn nước có bị ô nhiễm sắt hay không từ đó đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các động vật, thực vật sống trong nước chứ không dùng cho mục đích xử lý dùng cho sinh hoạt. Để kiểm chứng kết quả thực nghiệm xác định sắt trong mẫu nước sông bằng phương pháp trắc quang tôi đã gửi một số mẫu lấy lần 4 vào ngày 27/12/2012 và 28/12/2012 phân tích sắt bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), ở trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên và thu được kết quả hàm lượng sắt trong nước như bảng sau. Bảng 5.3. Kết quả hàm lượng sắt hòa tan có trong nước sông đo bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) Tên mẫu Kí hiệu Fe(mg/l) Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) Phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10-phenantrolin Cầu Khánh Hội Mẫu 1 0,31 0,283 Cầu Nguyễn Văn Cừ Mẫu 2 0,26 0,253 Cầu Chà Và Mẫu 3 0,90 0,91 Cầu Lò Gốm Mẫu 4 1,07 1,06 Cầu Rạch Cây Mẫu 5 1,08 1,07 Cầu Thị Nghè Mẫu 6 0,27 0,276 Cầu Khánh Dư Mẫu 7 0,28 0,259 Cầu Công Lý Mẫu 8 0,29 0,295 Cầu số 8 Mẫu 9 0,82 0,80
  • 55. Cầu số 1 Mẫu 10 0,71 0,69 Đánh giá tương quan kết quả xác định sắt bằng phương pháp trắc quan sử dụng thuốc thử 1,10-phenantrolin và phương pháp phổ hấp thụ Để tiến hành đánh giá tương quan giữa hai kết quả xác định sắt bằng hai phương pháp trên tôi sử dụng phần mềm Statgraphics Centurion 16.0 Kết quả thu được từ phần mềm cho thấy hai kết quả trên đồng nhất về mặt thống kê với độ tin cậy là 95%. Xem thêm ở phụ lục 2
  • 56. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu, khóa luận đã đạt được một số kết quả sau: 1. Đã tối ưu hóa một số điều kiện trong quá trình định lượng sắt hòa tan trong nước bằng phương pháp trắc quang như sau: - Thể tích thuốc thử là 0,5ml trong bình định mức 25ml. - Thể tích đệm axetat là 2,5ml trong bình định mức 25ml. - Tiến hành xây dựng đồ thị dung dịch Fe chuẩn (nước sông) với R2 =0,9998. 2. Tiến hành thực nghiệm xác định sắt hòa tan trong một số mẫu nước sông thuộc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và kênh Tàu Hủ - Bến Nghé ở thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó có đề xuất cho những khu vực trên. 3. So sánh kết quả xác định sắt hòa tan bằng phương pháp phân tích trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10-phenantrolin với phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) trong một số mẫu. Kết quả cho thấy sai lệch không cao chứng tỏ phương pháp đề nghị có độ đúng và độ chính xác tương đối cao, có thể tin cậy được. Đề xuất Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng sắt trong một số điểm khảo sát vượt quá mức cho phép. Một số phương pháp khử sắt có thể áp dụng  Khử sắt bằng phương pháp thoáng.  Khử sắt bằng vôi, kalipermanganat (KMnO4), clo.  Sử dụng bể lọc cặn sắt.  Khử sắt bằng phương pháp vi sinh: cấy các mầm khuẩn sắt trong lớp cát lọc của bể lọc, thông qua các hoạt động của các vi khuẩn, sắt được loại ra khỏi nước, thường sử dụ bể lọc chậm để khử sắt. Do thời gian hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, có nhiều hạn chế như: số điểm khảo sát chưa nhiều, chưa khảo sát ảnh hưởng của ion đến quá trình xác định sắt bằng phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10- phenantrolin, chưa tìm hiểu thực tế quy trình xử lý nước hiện nay… Song với nền
  • 57. tảng lý thuyết đã đặt ra, chúng tôi hi vọng sẽ mở ra những hướng nghiên cứu sâu hơn như:  Áp dụng phương pháp trắc quang sử dụng thuốc thử 1,10-phenantrolin để xác định hàm lượng sắt trong các mẫu nước thải trong các khu công nghiệp.  Tìm hiểu thêm một số phương pháp khử sắt hiệu quả.
  • 58. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước sông Hình 1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước sông
  • 59. PHỤ LỤC 2. Giao diện phần mềm Stagraphics Hình 2. Giao diện phần mềm Stagraphics PHỤ LỤC 3. Địa điểm lấy các mẫu nước sông Bảng 1. Các thông số lúc lấy mẫu tại các điểm điểm thuộc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé. Mẫu Cầu Khánh Hội Cầu Nguyễn Văn Cừ Cầu Chà Và Cầu Lò Gốm Cầu Rạch Cây Ngày lấy mẫu Lần 1 13/11/2012 Lần 2 30/11/2012 Lần 3 14/12/2012 Lần 4 27/12/2012 Lần 5 12/1/2013 Thời gian lấy Lần 1 06h15 06h15 06h15 06h15 06h20 Lần 2 06h00 06h00 06h00 06h00 06h05 Lần 3 16h50 16h50 16h50 16h50 17h00
  • 60. mẫu Lần 4 16h35 16h35 16h35 16h35 16h40 Lần 5 17h05 17h05 17h05 17h05 17h10 Trạng thái mẫu nước Lần 1 Nước trong, không mùi, ít cặn Nước vàng nhạt, không mùi Nước hơi đục, mùi tanh, cặn nhiều Nước đen, có chất lơ lửng, nặng mùi Nước đen, có nhiều chất lơ lửng, nặng mùi Lần 2 Nước trong, không mùi, ít cặn Nước trong, không mùi, Nước hơi đục, mùi tanh, cặn nhiều Nước đen, có chất lơ lửng, nặng mùi Nước đen, có nhiều chất lơ lửng, nặng mùi Lần 3 Nước hơi đục, không mùi, ít cặn Nước trong, không mùi, Nước hơi trong, cặn nhiều Nước đen, có chất lơ lửng, nặng mùi Nước đen, có nhiều chất lơ lửng, nặng mùi Lần 4 Nước trong, không mùi, ít cặn Nước trong, không mùi, Nước hơi đục, mùi tanh, cặn nhiều Nước đen, có chất lơ lửng, nặng mùi Nước đen, có nhiều chất lơ lửng, nặng mùi Lần 5 Nước trong, không mùi, ít cặn Nước trong, không mùi, Nước hơi đục, mùi tanh, cặn nhiều Nước đen, có chất lơ lửng, nặng mùi Nước đen, có chất lơ lửng, nặng mùi Bảng 2: Các thông số lúc lấy mẫu tại các điểm thuộc Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
  • 61. Mẫu Cầu Thị Nghè Cầu Khánh Dư Cầu Công Lý Cầu số 8 Cầu số 1 Ngày lấy mẫu Lần 1 14/11/2012 Lần 2 1/12/2012 Lần 3 15/12/2012 Lần 4 28/12/2012 Lần 5 13/1/2013 Thời gian lấy mẫu Lần 1 06h10 06h10 06h10 06h10 06h15 Lần 2 06h05 06h05 06h05 06h05 06h10 Lần 3 17h10 17h10 17h10 17h10 17h15 Lần 4 17h10 17h10 17h10 17h10 17h15 Lần 5 17h40 17h40 17h40 17h40 17h45 Màu sắc, độ đục Lần 1 Nước hơi vàng, không mùi, có cặn Nước hơi vàng, mùi nhẹ, cặn Nước đen, nặng mùi, nhiều cặn. Nước đen, nặng mùi, nhiều cặn Nước đen, nặng mùi, nhiều cặn Lần 2 Nước trong, không mùi, có cặn Nước hơi vàng, mùi nhẹ, cặn Nước đục, nặng mùi, nhiều cặn. Nước đen, nặng mùi, nhiều cặn Nước đen, nặng mùi, nhiều cặn Lần 3 Nước hơi vàng, không mùi, ít cặn Nước hơi vàng, mùi nhẹ, ít cặn Nước hơi đục, mùi nhẹ Nước đen, nặng mùi, nhiều cặn Nước đen, nặng mùi, nhiều cặn Lần 4 Nước trong, không mùi, có cặn Nước trong, mùi nhẹ, ít cặn Nước hơi đục, mùi nhẹ, có nhiều bo bo Nước đen, nặng mùi, nhiều cặn Nước đen, nặng mùi, nhiều cặn Lần 5 Nước Nước Nước hơi Nước đen, Nước đen,