SlideShare a Scribd company logo
1 of 35
i
LỜI CẢM ƠN
Em xin được gởi lời cảm tạ và biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu nhà trường cùng
quý Thầy Cô thuộc khoa Sinh học ứng dụng trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện
và dạy bảo cũng như truyền đạt những kiến thức quý báucho em trong suốt quá trình
học tập tại trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Trần Ngọc Tuyền đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận.
Xin cảm ơn tập thể lớp Nuôi trồng thủy sản K6 và đặc biệt là các bạncùng thực hiện đề
tài tại trại cá khu vực An Phú đã động viên và có những ý kiến đóng góp thiết thực
trong suốt khóa học cũng như trong thời gian thực hiệnkhóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Mẹ cùngnhững người thân đã tạo
mọi điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần để con vượt qua mọi khó khăn và hoàn
thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ !
ii
TÓM TẮT
Đề tài: “Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus)giai đoạn bột lên hương” được thực hiện nhằm xác
định chế độ cho ăn phù hợp,góp phần tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm chi phí
sản xuất trong ương cá tra. Đề tài bao gồm 2 thí nghiệm được thực hiện trên hệ thống
bể có thể tích nước là 25 lít trong thời gian thí nghiệm là 6 tuần với mật độ ương là 4
con/lít và thức ăn dùng trong thí nghiệm là thức ăn 40N.
Thí nghiệm 1:So sánh sự ảnh hưởng của tần số cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá tra giai đoạn bột lên hương gồm 3 NT cho cá ăn với tần số khác nhau: 2
lần/ngày (NT1), 3 lần/ngày (NT3), 4 lần/ngày (NT4).Kết quả ởNT2 cá có tỷ lệ sống
cao nhất là 45,3% và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ sống của cá ở 2 NT còn
lại. Bên cạnh đó, kết quảkhi phân tích vềtăng trưởng khối lượng và chiều dài của cá
của TNcho thấy NT2 cá có tăng trưởng đạt giá trị cao nhất về khối lượng và chiều dài
với cá giá trị lần lượt là61,6mg/ngày và 1,22mm/ngày. Ngoài ra khi phân tích giá trị
FCR của cá ở các NT cho thấy cá ở NT2 có FCR thấp nhất là 0,66.
Thí nghiệm 2: So sánh sự ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá Tra giai đoạn bột lên hương gồm 3 NT cho cá ăn với khẩu phần ăn theo khối
lượng thân/ngày là: 10% (NT1), 15% (NT2) và 20% (NT3). ỞNT1 cá có tỷ lệ sống cao
nhất là 43,7%. Ngoài ra khi phân tích về tăng trưởng khối lượng và chiều dài của cá ở
các NT cho thấy NT1 cá có tăng trưởng đạt cao nhất về khối lượng và chiều dài với
các giá trị lần lượt là 60,3 mg/ngày và 0,99mm/ngày. Bên cạnh đó khi phân tích giá trị
FCR của cáở các NT đã cho thấy FCR của cá ở NT1 thấp nhất là 0,81.
Qua đó có thể kết luận ở thí nghiệm 1 khi ương cá tra với các tần số cho ăn khác nhau
thì NT cho cá ăn 3 lần/ngày có tăng trưởng nhanh hơn so với các NT khác. Đối với thí
nghiệm 2 ương cá tra với các khẩu phần ăn khác nhau thì nghiệm thức có tăng trưởng
của cá tốt nhất là NT cho cá ăn với khẩu phần 10% khối lượng thân/ngày.
Từ khóa: cá Tra, tần số, khẩu phần, tăng trưởng,tỷ lệ sống
iii
CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết khóa luận này đã được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi
và kết quả này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận nào khác cung cấp.
Cần Thơ, ngày 10 tháng 4 năm 2015
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN TRẦN NGỌC LAM TUYỀN
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i
TÓM TẮT .................................................................................................................... ii
CAM KẾT KẾT QUẢ................................................................................................ iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................. vii
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................. viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................ix
Chương 1GIỚI THIỆU................................................................................................1
1.1Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................1
1.3 Nội dung nghiên cứu.............................................................................................2
Chương 2LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Tra ...............................................................................3
2.1.1 Đặc điểm hình thái..........................................................................................3
2.1.2 Hệ thống phân loại..........................................................................................3
2.1.3 Phân bố ...........................................................................................................4
2.1.4 Các yếu tố môi trường ....................................................................................4
2.1.5 Sự tăng trưởng ................................................................................................4
2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng .....................................................................................5
2.2 Các công trình nghiên cứu về chế độ cho ăn ở một số loài cá..............................6
Chương 3VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................9
3.1 Thời gian và địa điểm............................................................................................9
3.2 Vật liệu và trang thiết bị........................................................................................9
3.2.1 Vật liệu và thiết bị...........................................................................................9
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................9
3.2.3 Thức ăn dùng trong hệ thống thí nghiệm........................................................9
v
3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................10
3.3.1 Nguồn nước dùng trong hệ thống thí nghiệm...............................................10
3.3.2 Chuẩn bị hệ thống thí nghiệm.......................................................................10
3.3.3 Tiêu chuẩn chọn cá thí nghiệm.....................................................................10
3.3.4 Phương pháp thí nghiệm...............................................................................10
3.3.5 Chăm sóc và quản lý.....................................................................................12
3.3.6 Ghi nhận các chỉ tiêu ....................................................................................12
3.3.6.1 Chỉ tiêu môi trường....................................................................................12
3.3.6.2 Chỉ tiêu cúa cá ...........................................................................................12
3.3.7 Tính toán một số chỉ tiêu ..............................................................................12
3.3.7.1 Tỷ lệ sống (Survival rate, Rate; SR)..........................................................12
Tốc độ tăng trưởng tương đối (Specific growthrate, SGR)...................................13
3.3.7.4 FCR Hệ số thức ăn (Feed conversion ratio, FCR)....................................13
3.3.8 Phương pháp xử lí số liệu .............................................................................13
CHƯƠNG 4KẾT QUẢ THẢO LUẬN .....................................................................14
4.1 So sánh sự ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra
giai đoạn bột lên hương.............................................................................................14
4.1.1 Các yếu tố môi trường ..................................................................................14
4.3.1 Tỷ lệ sống......................................................................................................15
4.3.2 Tăng trưởng về khối lượng...........................................................................15
4.3.3 Tăng trưởng về chiều dài..............................................................................16
4.3.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR)..................................................................17
4.2.1 Các yếu tố môi trường ..................................................................................18
4.2.2 Tỉ lệ sống ......................................................................................................18
4.2.3 Tăng trưởng về khối lượng...........................................................................19
4.2.4 Tăng trưởng về chiều dài..............................................................................20
4.2.5 Hệ số thức ăn (FCR) .....................................................................................21
CHƯƠNG 5KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT .........................................................................23
5.1 Kết luận ...............................................................................................................23
5.2 Đề xuất ................................................................................................................23
vi
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................24
PHỤ LỤC A…………………..……………………………………………………....A
PHỤ LỤC B...……………………………………………………………………….....I
PHỤ LỤC C.......……………………………………………………………………...R
vii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ruột cá Tra phân bố ngoài tự nhiên...................5
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn dùngbtrong thí nghiệm.....................10
Bảng 3.2 Thời điểm và số lần cho ăn cho cá trong ngày của thí nghiệm 1 ...............11
Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 1..............................14
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá ở thí nghiệm 1................................................................15
Bảng 4.3 Tăng trưởng về khối lượng của cá ở thí nghiệm 1......................................16
Bảng 4.4 Tăng trưởng về chiều dài của cá ở thí nghiệm 1.........................................16
Bảng 4.5 Hệ số thức ăn (FCR) của cá ở thí nghiệm 1................................................17
Bảng 4.6 Sự biến động của nhiệt độ, pH ở TN2 ........................................................18
Bảng 4.7 Tỷ lệ sống của cá ở thí nghiệm 2................................................................19
Bảng 4.9 Tăng trưởng về chiều dài ở cá tra thí nghiệm 2..........................................20
Bảng 4.10 Hệ số thức ăn (FCR) của cá ở thí nghiệm 2..............................................21
viii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá Tra.............................................................................. 3
Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm..............................................................................................11
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
NT: Nghiệm thức
TN: Thí nghiệm
N: độ đạm
1
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành thủy sản Việt Nam được xem là ngành kinh tế mũi nhọn so với các ngành kinh
tế khác. Mỗi năm ngành thủy sản đem lại thu nhập cho nền kinh tế với giá trị rất cao.
Thực vậy, tại nghị Quyết đại hội đại biểu Đảng toàn Quốc lần thứ IX một lần nữa
khẳng định thủy sản là một trong những mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội thời kỳ 2001-2020. Nghị Quyết nêu “Phát huy lợi thế lớn của ngành thủy sản
tạo thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực”. Chính vì
vậy mà sản lượng và diện tích nuôi thủy sản tăng liên tục trong những năm qua
(www.kinhtenongthon.com.vn).
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất của
cả nước với khoảng 934.394 ha diện tích mặt nước thuận lợi cho sự phát triển của
ngành nuôi trồng thủy sản,đặc biệt là nghành nuôi trồng thủy sản nước ngọt với các
đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế cao như cá tra, cá basa,…trong đó cá tra là một
trong những đối tượng nuôi truyền thống, phổ biến và hiện đang được nuôi thâm
canh với qui mô lớn ở các tỉnh ĐBSCL bởi những ưu điểm như lớn nhanh, nuôi
được ở mật độ cao và có thể nuôi ở nhiều loại hình mặt nước khác nhau. Hơn nữa với
chất lượng thịt ngon, tỷ lệ phille cao…nên cá tra rất được thị trường thế giới ưa
chuộng như Châu Mỹ, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á khác
(http://hptrad.com.vn). Tuy nhiên, vài năm trở lại đây nghề nuôi cá tra gặp nhiều khó
khăn, nhất là về vốn sản xuất.Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009)
thì trong tổng chi phí đầu tư cho cá nuôi thì chi phí thức ăn chiếm đến 80%.Nếu cho cá
ăn với lượng thức ăn quá ít sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của cá và
làm giảm chất lượng cá tra nguyên liệu dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Ngược lại,
lượng thức ăn quá nhiều, cá không sử dụng hết sẽ gây ô nhiễm môi trường và kéo theo
sự xuất hiện của mầm bệnh, làm lãng phí thức ăn cũng như tốn nhiều chi phí cho việc
cải thiện môi trường nuôi. Vì vậy, sử dụng hiệu quả thức ăn trong quá trình ương nuôi
cá được xem là biện pháp hữu hiệu để góp phần giải quyết vấn đề trên. Đề tài “ Ảnh
hưởng của khẩu phần ăn và chế độ cho ăn lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của
cá Tra giai đoạn bột lên hương” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được tần số và khẩu phần ăn thích hợp lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
tra giai đoạn cá bột lên cá hương. Bổ sung thêm một số thông tin về kỹ thuật về ương
cá tra giai đoạn bột lên hương.
2
1.3 Nội dung nghiên cứu
Xác định sự biến động một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm như nhiệt
độ, pH.
So sánh ảnh hưởng của tần số cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn
bột lên hương.
So sánh ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai
đoạn bột lên hương.
3
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Tra
2.1.1 Đặc điểm hình thái
Cá tra mới nởcó các vây lưng, vây đuôi, vây bụng và vây hậu môn dính liền với nhau.
Cá có hai đôi râu trong đóđôi râu mép dài hơn chiều dài thân, mắt đen và lớn, trên thân
chưa có sắc tố do đó cá có màu trắng trong và nhìn thấy ống tiêu hóa sơ khai dạng
thẳng. Miệng cá rộng khoảng 250-300 µm nhưng chưa mở (Phạm Văn Khánh,
1996).Sau 2-3 ngày các vây vẫn dính liền thành một dải. Răng đã xuất hiện và ở dạng
răng chó (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Hàm đã cửđộng được và bắt đầu sử dụng thức ăn
bên ngoài. Trên thân xuất hiện nhiều sắc tố do vậy cá có màu xám nhạt. Sau 2 tuần
màu sắc thay đổi cá Tra có màu xanh lục ở phần lưng của đầu và thân và 2 sọc xanh
lục chạy dọc thân, khi cáđược 3 tháng tuổi các sắc tố trên thân rất nhạt rất khó phân
biệt cá Tra với cá Basa (Dương Thúy Yên, 2003). Theo Nguyễn Văn Thường (2008),
cá tra có cơ thể dẹp theo chiều hông, răng nhỏ, mịn, răng vòm miệng chia thành 4 đám
nhỏ, vi lưng ngắn với 1-2 gai cứng, vi mỡ khá phát triển, vi hậu môn dài, gai vi ngực
cứng, có hai đôi râu hàm (một đôi râu mép và một đôi râu cằm). Vi lưng có 6 tia phân
nhánh và vi ngực có 8-9 tia mềm. Lược mang phát triển bình thường.
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá Tra (Nguồn: Sở thủy sản An Giang)
2.1.2 Hệ thống phân loại
Trước đây, cá Tra được xếp vào họ Schilbeidae và có tên khoa học là Pangasius
micronemus Bleeker, 1847 (Mai Đình Yên và ctv., 1992; Trương Thủ Khoa và Trần
Thị Thu Hương, 1993). Sau đó, việc định danh cá tra của của Robert và Vidthayanon
(1991), đã được Nguyễn Bạch Loan kiểm định lại vào năm 1998 và đưa ra hệ thống
phân loại như sau:
4
Ngành : Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasidae
Giống: Pangasianodon
Loài: P. Hypophthalmus.
Hiện nay, tên khoa học của cá Tra là Pangasianodon hypophthalmus đã được dùng
phổ biến trong các báo cáo khoa học trong nước và quốc tế.
2.1.3 Phân bố
Vùng phân bố tự nhiên của loài cá Tra giới hạn trong hạ lưu sông Mekong,
bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và chúng cũng được phát hiện ở sông
Chao Praya –Thái Lan. Ngày nay cá tra cũng được tìm thấy nhiều ở lưu vực sông lớn
các nước Malaysia, Indonesia, Myanmar, Trung quốc…Ở Việt Nam, Cá tra phân bố từ
khu vực Bình Thuận trở vào phía Nam (Nguyễn Văn Thường, năm 2008).
2.1.4 Các yếu tố môi trường
Theo tài liệu kỹ thuật ương và nuôi cá tra của trung tâm Giống Thủy sản An Giang
mặc dù, trong tự nhiên cá tra có thể chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt của môi
trường, nhưng trong điều kiện bể ương để cho cá tăng trưởng, phát triển tốt nên định
kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường bể ương và đảm bảo đạt một số chỉ tiêu như sau:
Nhiệt độ: cá Tra phù hợp với điều kiện môi trường nhiệt độ cao trong khoảng từ 26
đến 300
C và dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150
C, nhưng chịu nóng tới 390
C
pH: cá có thể chịu đựng được ở môi trường nước có pH ≥ 5, tuy nhiên khoảng pH
thích hợp cho cá là ở mức 7,5-8,5.
Ngoài ra nhờ có cơ quan hô hấp phụ, cá có thể hô hấp bằng bóng khí và da vì vậy
chúng có khả năng sống tốt trong điều kiện ao nước đọng, nhiều chất hữu cơ,
hàmlượng oxy hòa tan thấp (oxy ≥ 3 mg/lít).
2.1.5 Sự tăng trưởng
Cá Tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, cá Tra cùng với cá Vồ cờ (Pangasius
sanitwongsei) là 2 loài tăng trưởng nhanh trong 10 loài thuộc giống Pangasius (Lazard,
1998; trích dẫn bởi Dương Thúy Yên, 2003).Khoảng 8 ngày tuổi, khối lượng đã tăng
gấp 10 lần và chiều dài tăng 1,85 lần. Từ ngày thứ 9-11 khối lượng cơ thể tăng lên
5
2,1lần trong khi chiều dài chỉ tăng 1,2 lần. Mức tăng trưởng bình quân về khối lượng
đạt 1,75 mg/ngày ở tuần đầu tiên và 9,7 mg/ngày ở tuần thứ 2. Từ sau tuần thứ 2 trở đi
mức tăng trọng bình quân 5,66 mg/ngày và mức tăng chiều dài bình quân 0,45
mm/ngày (Phạm Văn Khánh, 1996).
Ở điều kiện ao ương, sau 2 tháng cá đạt chiều dài trung bình là 10-12 cm tương ứng
với khối lượng trung bình là 14-15g.Tốc độ tăng trưởng của cá sau 1 năm nuôi trong
ao có thể đạt khối lượng bình quân là 1-1,5 kg/con, những năm về sau cá lớn nhanh
hơn có khi đạt 5-6 kg/con tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như
loạithức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít(Dương Nhựt Long, 2004).
2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra khi hết noãn hoàng thích ăn mồi tươi sống, nếu trong quá trình ương, cá không
được cung cấp thức ăn đầy đủ chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp. Cấu trúc dạ
dày của cá tra phình to có dạng hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra ngắn, không
gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí.Cá tra là loài ăn tạp
thiên về động vật. Trong tự nhiên cá ăn được mùn bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh, rau quả,
tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Cá nuôi trong ao sử dụng được các loại thức ăn khác
nhau như cá tạp, thức ăn viên,… thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ giúp cá lớn nhanh
hơn (Dương Nhựt Long, 2004). Khi ương trên bể cá Tra có thể sử dụng nhiều loại thức
ăn khác nhau như trùn chỉ, moina, thức ăn chế biến,... Tuy nhiên, cho cá bột ăn trùn
chỉ thì tỉ lệ sống cao và sinh trưởng của cá tốt nhất (Lê Thanh Hùng, 2000). Theo
Menon và Cheko (1955); trích dẫn bởi Phạm Văn Khánh(2000) thì thành phần thức ăn
trong ruột cá được đánh bắt ngoài tự nhiên gồm có nhuyễn thể, côn trùng, giáp xác và
được trình bày trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ruột cá Tra phân bố ngoài tự nhiên (Nguồn:Phạm
Văn Khánh, 2000)
Loại thức ăn Tỷ lệ (%)
Nhuyễn thễ 35,4
Cá nhỏ 31,8
Côn trùng 18,2
Thực vật thượng đẳng 10,7
Thực vật đa bào 1,60
Giáp xác 2,30
6
2.2 Các công trình nghiên cứu về chế độ cho ăn ở một số loài cá
Thức ăn là vật chất cơ bản cung cấp năng lượng giúp cho động vật nuôi sinh trưởng,
phát triển, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhưng quyết định năng suất và
hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá phần lớn phụ thuộc vào kỹ thuật cho ăn có hợp lý hay
không. Cách cho ăn hợp lý tức là trong các điều kiện ngọai cảnh khác nhau, vừa thỏa
mãn đều đặn nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi vừa đạt được sự chuyển hóa thức ăn cao
nhất (Lê Thị Tiểu Mi, 2009).
Trần Bình Tuyên (2000) khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các phương thức và tần
số cho ăn đối với sự tăng trưởng của cá tra bần (Pangasius kunyit). Về phương pháp
cho ăn, thí nghiệm được bố trí như sau: gồm có 3 NTcác NT đều có tần số cho ăn là
3lần/ngày với cùng loại thức ăn và cùng thời gian thực hiện TN. Thời điểm của 3 lần
cho ăn được chia đều trong 1 khoảng thời gian nhất định: TN1 cho ăn từ6h đến 18h
cùng ngày,TN2 cho ăn từ 18h đến 6h sáng hôm sau và TN3 3 lần cho ăn chia đều cả
ngày lẫn đêm. Tác giả đã khẳng định ở phương thức cho cá ăn ban đêm và cả ngày lẫn
đêm cá có sự tăng trưởng nhanh nhất.
Theo Võ Nguyên Mẫn (2009), khi nghiên cứu ảnh hưởng của thay đổi khẩu phần cho
ăn lên tăng trưởng của cá Tra giống được tiến hành với 4 NT như sau: NT1 cá được
cho ăn theo nhu cầu, mỗi ngày 2 lần, 3 nghiệm thức còn lại cho ăn với chế độ lần lượt
là: 7 ngày cho ăn theo nhu cầu + giảm 50% trong 2 ngày (NT2), cho ăn theo nhu cầu 7
ngày + giảm 50% trong 3 ngày (NT3), cho ăn 7 ngày theo nhu cầu + giảm 50% trong 4
ngày (NT4). Qua 10 tuần thí nghiệm, kết quả ghi nhận được khi giảm 50% lượng thức
ăn trong 3 ngày đạt hiệu quả cao nhất cụ thể là hệ số FCR thấp nhất là 1,39 và hiệu quả
sử dụng đạm cao nhất là 2,4.
Nghiên cứu của Nguyễn Kim Thùy (2008) về sự ảnh hưởng của tần số cho ăn lên sự
tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn giống được tiến
hành gồm 4 nghiệm thức với tần số cho ăn 2, 3, 4, 8 lần/ngày. Kết quả cho thấy tốc độ
tăng trưởng của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức 3 lần/ngày. Tuy nhiên, tốc độ tăng
trưởng của cá ở nghiệm thức cho ăn 2 và 3 lần/ngày khác biệt không có ý nghĩa về mặt
thống kê (p>0,05).
Ngô Văn Ngọc và ctv (2010) đã nghiên cứu về sự ảnh hưởng của mật độ và tần số cho
ăn của cá Lăng nha (Mystus wyckioides) lên tăng trưởng và hệ số thức ăn của cá giai
đoạn từ 3-30 ngày tuổi. Nghiên cứu gồm 3 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm gồm 2 nghiệm
thức cho cá ăn 4 lần/ngày và 5 lần/ngày với cùng loại thức ăn và cùng thời tiến hành
thí nghiệm. Tuy nhiên, mật độ ương ở các TN khác nhau lần lượt là 4,6,8 con/lít. Kết
7
quả đã khẳng định ở nghiệm thức cho ăn 5 lần/ngày với mật độ ương 4con/L có tốc độ
tăng trưởng nhanh hơn cả về chiều dài là 2,06 cm và khối lượng là 0,56g.
Thí nghiệm nghiên cứu về sự ảnh hưởng của việc cho ăn gián đoạn và luân phiên lên
tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trên cá Tra được tiến hành gồm 4 nghiệm
thức và 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức gồm: (i) cho cá được cho ăn liên tục; (ii) cho
cá ăn 7 ngày và ngừng 2 ngày; (iii) cho ăn 7 ngày và ngừng 3 ngày và (iv) cho cá ăn 7
ngày và ngừng 4 ngày với thời gian thí nghiệm là 90 ngày. Kết quả nghiên cứu cho
thấy sinh trưởng của cá và hệ số thức ăn ở nghiệm thức cho ăn 7 ngày và gián đoạn 3
ngày là tốt nhất với FCR là 1,32; hiệu quả sử dụng đạm là 2,53 và tốc độ tăng trưởng
của cá đạt 0,47 g/ngày (Dương Hải Toàn và ctv., 2009).
Tần số cho ăn ở mỗi loài cá, mỗi giai đoạn và trong từng điều kiện nuôi là khác nhau.
Đối với cá Hồi (Oncorhynchus mykiss), tần số cho ăn cho ăn ở giai đoạn cá bột tốt
nhất là 9 lần/ngày và giảm dần theo sự phát triển của cơ thể. Đến giai đoạn cá đạt trên
45 con/g tần số cho ăn tốt nhất là 2 lần/ngày (Piper et al., 1982; trích bởi Silva et al.,
1995). Đối với các loài cá da trơn, tần số cho ăn tối ưu là 8-10 lần/ngày lúc bắt đầu ăn
ngoài sau đó giảm xuống 3 lần/ngày khi chiều dài cá đạt khoảng 7cm, tần số cho ăn tốt
nhất ở giai đoạn cá giống là 2 lần/ngày (Silva et al.,1995).
Theo nghiên cứu của Lâm Thị Cẩm Tiên (2014) về sự ảnh hưởng của nhịp cho ăn lên
tăng trưởng bù cá Lăng nha (Mystus wyckioides) giai đoạn từ 25-85 ngày tuổi. Thí
nghiệm được tiến hành trong khoảng thời gian là 60 ngày, được bố trí hoàn toàn ngẫu
nhiên với 4 nghiệm thức: nghiệm thức 1 cho cá ăn thỏa mãn 1 ngày và bỏ đói cá 1
ngày. Nghiệm thức 2: cho cá ăn thỏa mãn 2 ngày và bỏ đói cá 1 ngày. Nghiệm thức 3:
cho cá ăn thỏa mãn 2 ngày và bỏ đói cá 2 ngày. Kết quả cho thấy nghiệm thức 2 cho
hiệu quả cao nhất với FCR là 0,64 và tốc độ tăng trưởng về khối lượng, chiều dài lần
lượt là 1,76 g/con và 5,74 cm/con.
Cá là động vật sống trong môi trường nước, nếu thức ăn cung cấp mà cá không sử
dụng được trong một khoảng thời gian nào đó không chỉ có nghĩa là hao tốn chi phí
mà còn giảm chất lượng nước (Tom Lovell, 1989). Vì vậy, khẩu phần ăn, phương thức
cho ăn là những yếu tố mà người nuôi cần chú ý để đầu tư thức ăn đúng mức mang lại
hiệu quả kinh tế, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Theo Davies (2006), tần số
cho ăn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và thành
phần fille của cá Tra. Cho ăn tối ưu ở một tần số nhất định sẽ tiết kiệm được chi phí,
khi cho ăn quá mức sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế, còn gây ảnh hưởng đến chất
lượng nước. Như vậy, việc xác định tần xuất cho cá ăn thích hợp là cần thiết để cá đạt
tăng trưởng tối ưu và tỷ lệ sống tốt hơn. Theo Lê Thanh Hùng (2008), số lần cho ăn
trong ngày ảnh hưởng đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá. Nhìn
8
chungđa số các nghiên cứu trước đây trên cá tra chỉ thiên về nghiên các phương pháp
cho ăn gián đoạn và vẫn chưa có nghiên cứu nào trên đối tượng cá tra giai đoạn nuôi
thương phẩm. Như vậy các nghiên cứu để tìm ra tần số số cho ăn hay khẩu phần ăn
thích hợp sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và cá sẽ có khả năng hấp thụ chất dinh
dưỡng nhiều hơn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời với những nghiên cứu
này sẽ hạn chế các vấn đề gây ô nhiễm môi trường nuôi và không gây lãng phí thức ăn.
9
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015
Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại trại giống thủy sản thuộc khu vực An Phú,
phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
3.2 Vật liệu và trang thiết bị
3.2.1 Vật liệu và thiết bị
Thiết bị: hệ thống thổi khí (máy thổi khí, đá bọt, val...), cân điện tử, máy phát điện,
máy bơm nước, bể xi măng 2m x 2,5m x 1,0m…
Dụng cụ: thùng nhựa có thể tích 30L, nhiệt kế, bộ test pH (Sera), test chlorine (Sera)…
Hóa chất: Nước muối sinh lý, chlorine Nippon soda (Nhật), keo lắng.
Một số dụng cụ cần thiết khác phục vụ cho nghiên cứu.
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) cá có nguồn gốc sinh
sản nhân tạo và được mua từ cơ sở sản xuất giống cá huyện Châu Thành - An Giang.
3.2.3 Thức ăn dùng trong hệ thống thí nghiệm
Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm ương cá Tra là thức ăn công nghiệp dạng miễng
40N do công ty De heus sản xuất. Có thành phần dinh dưỡng được thể hiện ở bảng 3.1
10
Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn công nghiệp trong thí nghiệm (Theo
công bố của nhà sản xuất được ghi trên bao bì)
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Nguồn nước dùng trong hệ thống thí nghiệm
Nước sông sau khi bơm lên bể xi măng và được xử lý bằng keo lắng PAC (Poly
Aluminium Chloride) trong 24h với liều 10 g/m3
. Keo lắng PAC có thành phần cơ bản
là Al(OH)3, CaAlO2, HCl.
3.3.2 Chuẩn bị hệ thống thí nghiệm
Trước khi tiến hành thí nghiệm, các thùng nhựa được rửa qua dung dịch chlorine với
nồng độ 1,5 mg/lít, sau đó rửa lại với nước sạch và phơi ráo. Tiếp đến cấp nước sạch
vào thùng cho sục khí mạnh trong vài giờ, dùng test cholrine để kiểm tra.Phía trên mỗi
thùng được dùng xịa đậy tránh bụi bẩn rơi vào.Thí nghiệm được bố trí trong nhà.
3.3.3 Tiêu chuẩn chọn cá thí nghiệm
Cá dùng trong thí nghiệm là cá bột khoảng 10 ngày tuổi có giá trị trung bình về chiều
dài và khối lượng đạt lần lượt là 13,1 mm và 20,9 mg . Cá khỏe mạnh, không dị hình,
đều cỡ, màu sắc thân rõ ràng, phản ứng nhanh.
3.3.4 Phương pháp thí nghiệm
3.3.4.1 Thí nghiệm 1: So sánh sự ảnh hưởng của tần số cho ăn lên tăng trưởng và
tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn bột lên hương
Thí nghiệm được bố trí trên hệ thống thùng nhựa có thể thích nước 25 L/bể được bố trí
trong nhà có mái che và sục khí liên tục.
Thành phần dinh dưỡng Tỉ lệ (%)
Protein thô (đạm thô) tối thiểu 40
Protein tiêu hóa (đạm tiêu hóa) tối thiểu 35
Béo tổng số tối thiểu 8
Xơ tối đa 6
Tro tối đa 16
Muối tối đa 2,5
Ẩm tối đa 11
11
Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm
Cá thí nghiệm khoảng 10 ngày tuổi, có chiều dài và khối lượng ban đầu lần lượt là
13,1 mm và 20,9 mgggg. Thí nghiệm được bố trí với mật độ 4 con/lít trong thời gian 6
tuần, gồm 3 nghiệm thức với khẩu phần ăn như nhau (15% khối lượng thân) nhưng tần
số cho ăn khác nhau, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần (Bảng 3.2).
Bảng 3.2 Thời điểm và số lần cho ăn trong ngày của thí nghiệm 1
3.3.4.2 Thí nghiệm 2: So sánh sự ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên tăng trưởng và
tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn bột lên hương
Thí nghiệm 2 được bố trí tương tự như thí nghiệm 1. Ở thí nghiệm này gồm có 3
nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần với khẩu phần ăn khác nhau giữa các
nghiệm thức như sau:
NT1: Cho cá ăn với khẩu phần ăn là 10% khối lượng thân/ngày.
NT2: Cho cá ăn với khẩu phần ăn là 15% khối lượng thân/ngày.
NT3: Cho cá ăn với khẩu phần ăn là 20% khối lượng thân/ngày.
Cá trong thí nghiệm được cung cấp cùng một loại thức ăn 40N. Cáở tất cả các nghiệm
thức được cho ăn 4 lần/ngày vào lúc: 7h, 10h, 13h và 17h.
Nghiệm thức Tần số cho ăn Thời điểm cho ăn
NT1 2 lần/ngày 7h, 17h
NT2 3 lần/ngày 7h, 13h,17h
NT3 4 lần/ngày 7h,10h,13h,17h
12
3.3.5 Chăm sóc và quản lý
Cho cá ăn mỗi ngày với khẩu phần ăn và tần số cho ăn đã qui định sẵn ở từng thí
nghiệm.Trước khi cho cá ăn lần kế tiếp thì tiến hành hút bỏ cặn và bù lại lượng nước
phù hợp. Trong lúc cho cá ăn chú ý quan sát, sau khi cá đã bắt mồi đều thì dùng vợt
vớt bỏ phần thức ăn thừa. Hàng ngày,theo dõi hoạt động của cá và quản lí thức ăn để
tính được lượng thức ăn mà cá sử dụng.
Thường xuyên thay nước với lượng nước thay khoảng 25-30% thể tích bể ương. Định
kỳ 2-3 ngày vệ sinh bể bằng cách hút cặn, lau thành bể… để loại bỏ thức ăn thừa nhằm
hạn chế ô nhiễm nguồn nước trong bể ương.
3.3.6 Ghi nhận các chỉ tiêu
3.3.6.1 Chỉ tiêu môi trường
Các chỉ tiêu nhiệt độ và pH của nước trong hệ thống TN được xác định 2 lần/ngày vào
lúc 6h và 14h.
Đối với nhiệt độ, dùng nhiệt kế để đo và ghi nhận
Đối với chỉ tiêu pH dùng test pH để xác định
3.3.6.2 Chỉ tiêu cúa cá
Trước khi thí nghiệm, thu ngẫu nhiên 30 cá thể để xác định giá trị trung bình về chiều
dài và khối lượng ban đầu.
Kết thúc thí nghiệm, thu toàn bộ cá ở tất cả các bể ương để xác định các chỉ tiêu: tỷ lệ
sống, tăng trưởng khối lượng, chiều dài...
Khối lượng cá được xác định bằng cân điện tử và chiều dài được xác định bằng thước
đo, giấy kẻ mỗi ô 1 mm. Chiều dài được tính là chiều dài chuẩn từ chóp mõm đến
cuống đuôi.
3.3.7 Tính toán một số chỉ tiêu
3.3.7.1 Tỷ lệ sống (Survival rate, Rate; SR)
SR(%) = X 100(3.1)
3.3.7.2 Khối lượng
Tăng trưởng khối lượng (Weight gian, WG)
WG (mg/con) = Wc – Wđ (3.2)
Số cá thu hoạch
Số cá ban đầu
13
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily weight gain, DWG)
DWG (g/ngày) =
Tốc độ tăng trưởng tương đối (Specific growthrate, SGR)
SGR (%/ngày) = X 100 (3.4)
3.3.7.3 Chiều dài
Tăng trưởng chiều dài (Length gain, LG)
LG(mm) = Lc – Lđ (3.5)
Tăng trưởng chiều dài theo ngày (Daily length gain, DLG)
DLG (mm/ngày) = X 100(3.6)
SGR (%/ngày) =X 100 (3.7)
3.3.7.4 FCR Hệ số thức ăn (Feed conversion ratio, FCR)
FCR = (3.8)
Trong đó
T: là thời gian thí nghiệm (ngày)
Wđ, Wc lần lượt là khối lượng trước và sau thí nghiệm (mg)
Lđ, Lc lần lượt là chiều dài của cá trước và sau thí nghiệm (mm)
3.3.8 Phương pháp xử lí số liệu
Các số liệu về giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu được tính bằng phần
mềm Microsoft Excel 2010.So sánh sự khác biệt về giá trị các của các chỉ tiêu của cá
giữa các nghiệm thức trong cùng một thí nghiệm bằng phần mềm SPSS (20.0).
(3.3)Wc – Wđ
T
Ln(Wc) – ln(Wđ)
T
Lc – Lđ
T
Khối lượng thức ăn cho ăn
Khối lượng cá gia tăng
Ln(Lc) – ln(Lđ)
T
14
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 So sánh sự ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
Tra giai đoạn bột lên hương.
4.1.1 Các yếu tố môi trường
Sự biến động của pH và nhiệt độ trong suốt thời gian thí nghiệm được trình bày ở bảng
4.1.
Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 1
Giá trị trên thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Nhiệt độ tối ưu cho cá da trơn tăng trưởng khoảng 26-300
C, khi nhiệt độ cao hơn hay
thấp hơn nhiệt độ tối ưu này nó sẽ chi phối khác nhau đến nhu cầu dinh dưỡng của cá
(National Research Council, 1993 trích dẫn bởi Trần Thị Bé 2006).
Từ bảng 4.1 xét trong cùng một khoảng thời gian thì giá trị nhiệt độ ở các nghiệm thức
tương đối ổn định và chênh lệch không đáng kể. Nhiệt độ trung bình ngày dao động
trong khoảng25,3 ± 0,210
C đến 29,3 ± 0,150
C. Điều này khẳng địnhcác giá trị nhiệt
độghi nhận được đều nằm trong khoảng thích hợp đối với sự phát triển của cá.
Bên cạnh yếu tố nhiệt độ thì pH cũng là một trong những nhân tố môi trường ảnh
hưởng rất lớn đến động vật thủy sản như tác động lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản
và dinh dưỡng. Theo Trương Quốc Phú (2006), thì pH thích hợp cho thủy sinh vật là
từ 6,5-9,0. pH trong quá trình ương nuôi, nếu pH quá cao hoặc quá thấp sẽ làm thay
đổi mức độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối và
nước giữa cơ thể sinh vật với môi trường bên ngoài gây bất lợi cho sự phát triển của
thủy sinh vật.
Trong thí nghiệm 1, pH dao động từ 7,55 ± 0,05 đến 7,73 ± 0,10 và pH này được xem
là ổn định, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển ở cá.
Như vậy, với các giá trị ghi nhận được từ nhiệt độ, pH của thí nghiệm có thể kết luận
rằng các giá trị trên (Bảng 4.1) đều nằm trong phạm vi thích hợp.
Chỉ tiêu Buổi NT1 NT2 NT3
pH Sáng 7,58 ± 0,03 7,59 ± 0,07 7,55 ± 0,05
Chiều 7,73 ± 0,02 7,72 ± 0,03 7,73 ± 0,10
Nhiệt độ (0C) Sáng 25,6 ± 0,21 25,7 ± 0,10 25,3 ± 0,21
Chiều 29,3 ± 0,15 29,3 ± 0,20 29,1 ± 0,15
15
4.3.1 Tỷ lệ sống
Tỷ lệ sống của cá sau 6 tuần thí nghiệm với các tần số cho ăn khác nhau được trình
bày trong trong Bảng 4.2.
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá ở thí nghiệm 1
Giá trị trên thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Giá trị trong cùng 1 cột có cũng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).
Từ bảng 4.2 cho thấy, sau 6 tuần thí nghiệm kết quả về tỷ lệ sống của cá thu được ở
các nghiệm thức như sau: tỷ lệ sống đạt cao nhất ở NT2 và thấp nhất ở NT3 với các
giá trị lần lượt là 45,3% và 41,3% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Theo Dương Hải Toàn và ctv., (2009), khi tiến hành thí nghiệm trên cá tra giống với
các tần số cho ăn khác nhau gồm 4 NT: NTĐC cho cá ăn liên tục, NT1 cho cá ăn 7
ngày ngừng 2 ngày, NT2 cho ăn 7 ngày ngừng 3 ngày và NT3 cho cá ăn 7 ngàyngừng
4 ngày. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất ở NT2 với giá trị là 97,3% và
thấp nhất là 90,7% ở NT1, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bên cạnh đó
theo Ngô Văn Ngọc và ctv.,(2010)khi ương cá lăng nha (Mystus wyckioides) giai đoạn
từ 3-30 ngày tuổi ở mật độ 4 con/lít với tần số cho ăn lần lượt là 4 lần/ ngày và 5
lần/ngày. Kết quả tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất ở NT cho cá ăn 4 lần/ngày là 93,55%
và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05) so với NT cho cá ăn 5 lần/ngày.
So với các nghiên cứu trên thì kết quả về tỷ lệ sống của cá ở thí nghiệm này tương đối
thấp. Tỷ lệ sống của cá một phần phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, cá càng nhỏ thì
khả năng bắt mồi càng kém, đồng thời hệ thống tiêu hóa của cá nhỏ chưa hoàn chỉnh
nên việc chuyển sang cho cá sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ không gây kích thích và
làm hạn chế sự chủ động bắt mồi của cá, những cá thể không kịp thích nghi sẽ bị đào
thải dẫn đến tỷ lệ sống bị giảm xuống. Qua đó có thể kết luận rằng khi ương cá tra từ
giai đoạn bột lên hương với các tần số cho ănkhác nhau sẽ ảnh hưởng không đáng kể
lên tỷ lệ sống của cá.
4.3.2 Tăng trưởng về khối lượng
Trong quá trình ương nuôi, việc tìm ra phương pháp cho ăn thích hợp để cá tăng
trưởng nhanh là rất quan trọng. Trên thực tế, tăng trưởng của cá là một trong các chỉ
tiêu dùng để đánh giá chất lượng cá giống, và nó quyết định hiệu quả kinh tế của người
nuôi. Khi ương nuôi cá, ngoài việc quản lý tốt môi trường, mật độ…thì tần số cho ăn
thích hợp cũng là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả ương.Riêng đối với thí
Nghiệm thức Tỷ lệ sống(%)
NT1: cho cá ăn 2 lần/ngày 42,7 ± 2,51a
NT2: cho cá ăn 3 lần/ngày 45,3 ± 1,52a
NT3: cho cá ăn 4 lần/ngày 41,3 ± 4,72a
16
nghiệm này thì tốc độ tăng trưởng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của
từng nghiệm thức.
Bảng 4.3 Tăng trưởng về khối lượng của cá ở thí nghiệm 1
Giá trị trên thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Giá trị trong cùng 1 cột có cũng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)
Qua bảng 4.3 cho thấy, sau 6 tuần thí nghiệm tăng trưởng của cá ở nghiệm thức cho ăn
3 lần/ngày là lớn nhất với giá trị về tăng trọng (WG) và tốc độ tăng trưởng tương đối
(SGR) lần lượt là 2.588 mg, 12,6%/ngày, khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các giá
trị tương ứng của 2 NT còn lại. Vàkết quả cũng cho thấy ở nghiệm thức cá được cho
ăn 4 lần/ngày có kết quả tăng trưởng thấp nhất về tăng trọng (WG) cũng như tốc độ
tăng trưởng tương đối (SGR) với các giá trị lần lượt là1.559mg và 11,4%/ngày.
Như vậy, với các tần số cho ăn khác nhau trong quá trình ương đã ảnh hưởng đến tăng
trưởng về khối lượng của cá tra giai đoạn bột lên hương. Khi cho cá ăn với khẩu phần
15% khối lượng thân/ngày kết hợp với tần số cho ăn 3 lần/ngày cá sẽ tăng trưởng nha
nhanh về khối lượng. Qua đó cho thấy nên cân nhắc để lựa chọn ra phương pháp cho
cá ăn hợp lý nhằm đạt tăng trưởng tối ưu cho cá và mạng lại hiệu quả kinh tế.
4.3.3 Tăng trưởng về chiều dài
Tần số cho ăn ảnh hưởng đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Để đạt tăng
trưởng tối ưu, lượng thức ăn cung cấp cho cáphải được điều chỉnh thay đổi theo ngày,
tùy thuộc vào sự bắt mồi nhanh hay chậm ở cá vàsự thay đổi của nhiệt độ môi
trường…
Bảng 4.4 Tăng trưởng về chiều dài của cá ở thí nghiệm 1
Giá trị trên thể hiện làsố trung bình và độ lệch chuẩn
Giá trị trong cùng 1 cột có cũng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).
Qua bảng 4.4cho thấy, bên cạnh tăng trưởng về khối lượng thì tăng trưởng chiều dài cá
ở các nghiệm thức cũng có sự khác nhau. Điều này cũng tương tự như gia tăng khối
lượng, đối với NT2có các giá trị tăng trưởng về chiều dài của cá cao nhất với tốc độ
Nghiệm thức
Wd
(mg)
Wc
(mg)
WG
(mg)
DWG
(mg/ngày)
SGR
(%/ngày)
NT1 13,1 ± 0,64 2.311 ± 99,7 2.290 ± 99,7b
54,5 ± 2,35b
12,3 ± 0,10b
NT2 13,1 ± 0,64 2.200 ± 99,5 2.588 ± 99,5a
61,6 ± 2,40a
12,6 ± 0,10a
NT3 13,1 ± 0,64 2.399 ± 75,7 1.559 ± 75,7c
37,1 ± 1,80c
11,4 ± 0,10c
Nghiệm
thức
Ld
(mm)
Lc
(mm)
LG
(mm)
DLG
(mm/ngày)
SGR
(%/ngày)
NT1 20,9 ± 0,90 67,6 ± 0,36 46,7 ± 0,36b
1,11 ± 0,01b
2,79 ± 0,01b
NT2 20,9 ± 0,90 72,1 ± 0,31 51,2 ± 0,31a
1,22 ± 0,01a
2,95 ± 0,01a
NT3 20,9 ± 0,90 61,6 ± 0,56 40,8 ± 0,56c
0,97 ± 0,01c
2,58 ± 0,02c
17
tăng trưởng LG là 51,2 mmvà tăng trưởng trung bình tương đối SGRlà 2,95%/ngày.
Khi so sánh thống kê về các chỉ tiêu về tăng trưởng chiều dài của cá ở các NT đều có
sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05).
Đối với cá ở giai đoạn giống khi tăng tần số cho ănsẽ làm tăng hiệu quả sử dụng thức
ăn và tăng trưởng ở cá vì cá cần cung cấp dinh dưỡng liên tục để hoàn thiện cơ thể và
tốc độ tăng trưởng của cá ở giai đoạn này rất nhanh. Khi chia nhỏ lượng thức ăn thành
nhiều lần cá sử dụng thức ăn hiệu quả hơn khi số lần cho ăn ít, khối lượng thức ăn lớn,
cá không sử dụng gây lãng phí thức ăn và ô nhiễm môi trường nước. Kết quả của thí
nghiệm trên cá rô đồng giống giai đoạn giống cho tăng trưởng tốt hơn khi cho ăn 4
lần/ngày so với chỉ cho ăn 1 hoặc 2 lần/ngày với khẩu phần 6%(Trần Thị Thanh Hiền
và ctv.,2009).
Đối với cá basa, nếu gia tăng tần số cho ăn từ 1 lên 3 lần/ngày sẽ làm tăng hàm lượng
thức ăn cá sử dụng. Tần số cho ăn 2 lần/ngày cho cá tra giống có khối lượng 18g/con
cho tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất (Trần Thị Thanh Hiền và ctv,
2009).
Tóm lại, từ kết quả đạt được của TN có thể kết luận khi ương cá tra giai đoạn bột lên
hương bằng thức ăn công nghiệp 40N với tần số cho ăn 3 lần/ngày cá sẽ tăng trưởng
nhanh hơn so với các NT còn lại xét trong cùng hệ thống TN.
4.3.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR)
Hệ số thức ăn là chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng thức ăn, hệ số thức ăn thấp thấp
thì hiệu quả sử dụng thức ăn cao và lượng chất thải ra môi trường ít. FCR thay đổi theo
loài, giai đoạn phát triển, phương pháp cho ăn…(Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh
Tuấn, 2009) Hệ số thức ăncủa cá tra trong thí nghiệm được trình bày qua Bảng 4.5.
Bảng 4.5 Hệ số thức ăn (FCR) ở thí nghiệm 1
Giá trị trên thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
Giá trị trong cùng 1 cột có cũng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)
Dựa vào bảng 4.8 có thể thấy, hệ số thức ăn (FCR) của cá ở các nghiệm thức dao động
trong khoảng 0,66 ± 0,01 đến1,20 ± 0,19. Trong đó hệ số FCR thấp nhất ghi nhận
được là ở NT2cho cá ăn 3 lần/ngàyvới giá trị FCR là 0,66 và NT3 cho cá ăn 4 lần/ngày
có hệ số FCR cao nhất là 1,20. Khi phân tích thống kê hệ số FCR, giá trị này không có
sự khác biệt giữa NT1 với NT2 nhưng có sự khác biệt giữa NT1 với NT3
Nghiệm thức FCR
NT1: cho cá ăn 2 lần/ngày 0,79 ± 0,04a
NT2: cho cá ăn 3 lần/ngày 0,66 ± 0,01a
NT3: cho cá ăn 4 lần/ngày
1,20 ± 0,19b
18
Ở NT1 do số lần cho cá ăn trong ngày ít hơn những nghiệm thức khác, hơn nữa khẩu
phần ăn cho cá mỗi ngày ở 3 nghiệm thức đều như nhau là 15% khối lượng thân/ngày
nên lượng thức ăn cho mỗi lần ăn của NT1 nhiều hơn 2 nghiệm thức 2 và 3. Theo Trần
Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn,2009 thì khối lượng thức ăn càng lớn, tốc độ
tiêu hóa càng chậm, sự hấp thu chất dinh dưỡng giảm và thức ăn cũng không được sử
dụng một cách triệt để. Riêng đối với nghiệm thức 3 do số lần cho ăn trong ngày là 4
lần do đó khoảng cách giữa 2 lần cho cá ăn quá gần nhau và liên tiếp nên cá sẽ không
kịp tiêu hóa thức ăn của lần ăn trước đó dẫn đến tình trạng cá bắt mồi kém hơn ở lần
ăn tiếp theo.
Qua kết quả thí nghiệm có thể thấy, khi ương cá tra ở giai đoạn bột lên hương với cùng
một loại thức ăn là 40N, cùng khẩu phần ăn là 15% khối lượng thân /ngày thì ở NT 2
có tần số cho cá ăn 3 lần/ngày là đạt kết quả tốt hơn so với các NT còn lại xét trong
cùng hệ điều kiện.
4.2 Thí nghiệm 2: So sánh sự ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên tăng trưởng và tỷ
lệ sống của cá tra giai đoạn bột lện hương
4.2.1 Các yếu tố môi trường
Sự biến động các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm ương cá tra giai
đoạn bột lên hương với khẩu phần ăn khác nhau được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6Sự biến động của nhiệt độ, pH ở TN2
Giá trị trên thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Qua bảng 4.2 có thể thấy giá trị nhiệt độ dao động trong khoảng từ 25,2 ± 0,23 đến
29,5 ± 0,25 và pH nằm trong khoảng 7,57 ± 0,03 đến 7,74 ± 0,03. Nhìn chung, các giá
trị này tương đương và không có khác biệt nhiều so với các giá trị môi trường ở TN1.
Do vậy có thể kết luận tất cả các yếu tố pH nhiệt độ đều nằm trong khoảng thích hợp
cho sự sinh trưởng và phát triển của cá tra giai đoạn bột lên hương.
4.2.2 Tỷ lệ sống
Bên cạnh các yếu tố quan trọng như tần số cho ăn, độ đạm… thì khẩu phần ăn cũng
được xem là nguyên nhân có tác động đến tỷ lệ sống cá nuôi. Đặc biệt là giai đoạn cá
nhỏ, hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện chính vì vậy mà các vấn đề về dinh dưỡng
trong khâu ương nuôi cũng cần được quan tâm. Nếu xác định được khẩu phần ăn hợp
Chỉ tiêu Buổi NT1 NT2 NT3
pH
Sáng 7,57 ± 0,03 7,59 ± 0,06 7,58 ± 0,04
Chiều 7,74 ± 0,03 7,74 ± 0,04 7,67 ± 0,03
Nhiệt độ (0C )
Sáng 25,5 ± 0,14 25,4 ± 0,20 25,2 ± 0,23
Chiều 29,5 ± 0,20 29,5 ± 0,25 29,3 ± 0,13
19
lý cho cá ở từng giai đoạn, điều đó đồng nghĩa với việc cá sẽ sử dụng hiệu quả lượng
thức ăn cung cấp, hạn chế được sự lãng phí thức ăn đồng thời giúp cá tăng trưởng tốt.
Ngược lại nếu lượng thức ănở mức duy trì, tăng trưởng cá sẽ chậm lại hoặc ngừng tăng
trưởng. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì trong quá trình ương
cá nếu thức ăn cung cấp không đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng thì hiệu quả
ương sẽ kém.
Bảng 4.7Tỷ lệ sống của cá ở thí nghiệm 2
Giá trị trên thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Giá trị trong cùng 1 cột có cũng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)
Qua bảng 4.7 có thể thấy, tỷ lệ sống của cá thu được có giá trị cao nhất ở NT1 (cho cá
ăn 10% khối lượng thân/ngày) là 43,7%, kế đến là NT2 với giá trị tỷ lệ sống là 41,3%
và thấp nhất ở NT3 là 37,3%. Qua phân tích thống kê về tỷ lệ sống của cá cho thấy
NT1 khác biệt có ý nghĩa với NT3 nhưng khác biệt không có ý nghĩa với NT2.Từ kết
quả trên khẳng định khẩu phần cho ănđã có tác động đến tỷ lệ sống của cá tra giai
đoạn bột lên hương nhưng không đáng kể.
4.2.3 Tăng trưởng về khối lượng
Tăng trưởng khối lượng của cá sau 6 tuần thí nghiệm với các khẩu phần ăn khác nhau
được trình bày trong bảng 4.8.
Bảng 4.8 Tăng trưởng về khối lượng của cá tra ở thí nghiệm 2
Giá trị trên thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Giá trị trong cùng 1 cột có cũng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)
Tuy ở cả 3 nghiệm thức cá được bố trí với cùng mật độ ương và cho ăn cùng 1 loại
thức ăn nhưng lượng thức ăn cung cấp cho cá cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa
và tác động lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Qua Bảng 4.8 cho thấy sau 6
tuần thí nghiệm,cá ở NT1 có giá trị trung bình cao nhất về khối lượng (WG) và tốc độ
tăng trưởng tương đối (SGR) có giá trị lần lượt là 2.532 mg/con và 12,6 %/ngày, thấp
nhất là tăng trưởng của cá ở NT3 có tăng trọng đạt 2.033 mg/con và tốc độ tăng trưởng
Nghiệm thức TLS (%)
NT1: cho cá ăn 10% khối lượng thân/ngày 43,7 ± 1,52a
NT2: cho cá ăn 15% khối lượng thân/ngày 41,3 ± 1,52a
NT3: cho cá ăn 20% khối lượng thân/ngày 37,3 ± 2,08b
Nghiệm
thức
Wd
(mg)
Wc
(mg)
WG
(mg)
DWG
(mg/ngày)
SGR
(%/ngày)
NT1 13,1 ± 0,64 2.545 ± 75,2 2.532 ± 75,2a
60,3 ± 1,81a
12,6 ± 0,05a
NT2 13,1 ± 0,64 2.179 ± 65,9 2.166 ± 65,9b
51,6 ± 1,57b
12,2 ± 0,10b
NT3 13,1 ± 0,64 2.046 ± 48,2 2.033 ± 48,2c
48,4 ± 1,15c
12,0 ± 0,05c
20
tương đối đạt 12,0 %/ngày. Qua so sánh thống kê về các giá trị tăng trưởng khối lượng
cho thấy khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (p<0,05).
Do khả năng tiêu hóa của cá phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng thức ăn trong dạ
dày. Trong thí nghiệm này, cá được cho ăn cùng loại thức ăn cho nên khối lượng thức
ăn quyết định độ tiêu hóa. Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv., (2004), khi khối lượng
thức ăn càng lớn tốc độ tiêu hóa càng chậm, sự hấp thu chất dinh dưỡng giảm và thức
ăn cũng không được sử dụng một cách triệt để.
Ngoài ra khi cho cá ăn tính ở mức độ giới hạn (tính theo khối lượng thân) có thể làm
tăng nhu cầu protein. Nếu mức cho ăn thấp gần bằng mức cần thiết để duy trì cơ thể sẽ
dẫn đến hệ số chuyển hóa thức ăn cao và tăng trưởng rất chậm hoặc bị ngừng lại.
Ngược lại, nếu dư thừa lượng thức ăn cũng cho hiệu quả chuyển hóa kém do thức ăn bị
hao hụt và sự tiêu hóa thức ăn giảm đi.
Như vậy, kết quả thí nghiệm đã cho thấy khẩu phần ăn thích hợp cho tốc độ tăng
trưởng tốt nhất của cá tra ở giai đoạn bột lên hương là 10% khối lượng thân/ngày kết
hợp với tần số cho ăn 4 lần/ngày.
4.2.4 Tăng trưởng về chiều dài
Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn(2009) thì trong các yếu tố ảnh hưởng
đến nhu cầu năng lượng của cá như: hàm lượng protein trong thức ăn, giai đoạn phát
triển của cá, nhiệt độ, ôxy, dòng chảy…trong đó bao gồm cả khẩu phần ăn cho cá.
Lượng thức ăn cung cấp cho cá có ảnh hưởng đến tiêu tốn năng lượng của động vật
thủy sản. Khi lượng thức ăncung cấp cho cá tăng sẽ dẫn đến việc tiêu hao năng lượng
cho mọi hoạt động khác đều tăng nhanh bao gồm cả hoạt động trao đổi chất, do đó
năng lượng cũng mất đi nhiều. Tuy nhiên, nguồn năng lượng dự trữ cũng được tích lũy
nhiều hơn, nghĩa là sinh trưởng của động vật thủy sản sẽ tăng.
Bảng 4.9Tăng trưởng về chiều dài ở cá tra thí nghiệm 2
Giá trị trên thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Giá trị trong cùng 1 cột có cũng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)
Nghiệm
thức
Ld
(mm)
Lc
(mm)
LG
(mm)
DLG
(mm/ngày)
SGR
(%/ngày)
NT1 20,9 ± 0,90 62,3 ± 0,25 41,4 ± 0,25a
0,99 ± 0,06a
2,60 ± 0,01a
NT2 20,9 ± 0,90 58,2 ± 0,15 37,3 ± 0,15b
0,89 ± 0,00b
2,44 ± 0,01b
NT3 20,9 ± 0,90 57,2 ± 0,21 36,3 ± 0,21c
0,86 ± 0,06c
2,39 ± 0,01c
21
Qua bảng 4.9 cho thấy, bên cạnh tăng trưởng về khối lượng thì tăng trưởng chiều dài ở
các nghiệm thức cũng có sự khác nhau. Điều này cũng tương tự như gia tăng khối
lượng, đối với NT1 cho cá ăn với khẩu phần 10% khối lượng thân/ngày có tăng trưởng
chiều dài (LG), tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) đạt cao nhất với các giá trị lần
lượt là 41,4 mm/convà 2,60%/ngày. Qua phân tích thống kê có sự khác biệt có ý nghĩa
giữa các chỉ tiêu tương ứng ở tất cả các NT (p<0,05).
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), cá không thể sống, sinh trưởng
và phát triển bình thường trong môi trường thiếu thức ăn hoặc thức ăn không đáp ứng
đầy đủ nhu cầu của cá. Ảnh hưởng của thức ăn còn thể hiện rõ rệt ở vai trò của thức ăn
khi ương cá ở giai đoạn còn nhỏ. Trong giai đoạn này, nếu nguồn thức ăn cung cấp
không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cá hoặc thức ăn không phù hợp cá sẽ không
đạt được tốc độ sinh trưởng như mong muốn.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy khi ương cá tra giai đoạn bột lên hương với khẩu
phần ăn khác nhau đã gây ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá và cá đạt tốc độ tăng
trưởng tốt khi cá được cho ăn với khẩu phần 10% khối lượng thân/ngày.
4.2.5 Hệ số thức ăn (FCR)
Hệ số thức ăn (FCR) của cá sau 42 ngày thí nghiệm với khẩu phần ăn khác nhau được
trình bày ở Bảng 4.10.
Bảng 4.10 Hệ số thức ăn (FCR) của cá ở thí nghiệm 2
Giá trị trên thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Giá trị trong cùng 1 cột có cũng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05)
Từ kết quả ghi nhận ở bảng 4.10 cho thấy hệ số thức ăn thấp nhất ở NT1 có FCR là
0,81 khi cho cá ăn với khẩu phần ăn 10% khối lượng thân /ngày. NT3 cho cá ăn với
khẩu phần là 20% khối lượng thân/ngày có hệ số thức ăn cao nhất lên đến 1,44. Qua
phân tích thống kê giá trị FCR giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).
Hệ số thức ăn (FCR) là chỉ số quan trọng trong đánh giá chất lượng thức ăn. Khi FCR
thấp đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng thức ăn cao và lượng chất thải ra môi trường ít.
Theo Nguyễn Thanh Phương (2012), thì khẩu phần ăn cho cá thay đổi theo kích cỡ, cá
nhỏ khẩu phần ăn cao hơn cá lớn, cá dưới 200 g/con có khẩu phần ăn là 8-10% khối
Nghiệm thức FCR
NT1: cho cá ăn 10% khối lượng thân/ngày 0,81 ± 0,03a
NT2: cho cá ăn 15% khối lượng thân/ngày 1,08 ± 0,06b
NT3: cho cá ăn 20% khối lượng thân/ngày 1,44 ± 0,06c
22
lượng thân/ngày và giảm dần còn 1,5-3% khối lượng thân/ngày khi cá đạt kích cỡ 700-
1.000 g/con. Đối với đa số các loài cá ở giai đoạn cá hương thì khẩu phần ăn thích hợp
cho tăng trưởng của cá là 10-20% khối lượng thân/ngày.
Như vậy, với kết quả ghi nhận được ở bảng 4.10 là hoàn toàn phù hợp cho ương cá tra
giai đoạn bột lên hương.
23
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Sau khi kết thúc hệ thống thí nghiệm, các yếu tố nhiệt độ và pH của hai thí nghiệm dao
động trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của cá tra.
Ở TN1 thì cá được cho ăn với tần số cho cá ăn là 3 lần/ngày có tăng trưởng , tỷ lệ sống
cũng như hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất với các giá trị về tăng trưởng khối lượng,
chiều dài và hệ số FCR lần lượt là 45,3%, 2.588 mg/con, 51,2 mm/con và 0,66. Bên
cạnh đó cá đạt tăng trưởng thấp nhất ở nghiệm thức cho cá ăn 4 lần/ngày với các giá trị
về tỷ lệsống, tăng trưởng về khối lượng, chiều dài của cá đạt lần lượt là 41,3%, 1.559
mg/con, 40,8mm/con và hệ số FCR là 1,2.
Đối với thí nghiệm 2 khi cho cá ăn với các khẩu phần ăn khác nhau kết quả khẳng định
khi cho cá ăn 10% khối lượng thân/ngày cá có tỷ lệ sống và tăng trưởng về khối lượng,
chiều dài cao nhất với các giá trị lần lượt là 43,7%, 2.532mg/con, 37,3 mm/con. Và khi
cho cá ăn 20% khối lượng thân/ngày cá sẽ có tỷ lệ sống và tăng trưởng khối lượng,
chiều dài thấp nhất với các giá trị lần lượt như sau: 37,3%, 2.033 mg/con, 36,3
mm/con.
Từ kết quả trên đã khẳng định được cá tra ở giai đoạn bột lên hương khi cho cá ăn
cùngkhẩu phần ăn thì với tần số cho ăn là 3 lần/ngày cá có tăng trưởng nhanh hơn so
với các nghiệm thức khác. Ngược lại khi cá ănvới khẩu phần là 10% kết hợp với tần số
cho ăn là 4 lần/ngày cá sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá ở những NT khác.
5.2 Đề xuất
So sánhảnh hưởng của tần số và khẩu phần ăn lên tăng trưởngvà tỷ lệ sống của cá tra
giai đoạn bột lên hương khi ương trong ao đất.
So sánh ảnh hưởng của tần số và khẩu phần ănkhác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá tra ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Davies OA, Inko -Tariah MB, Amachree D. 2006. Compensatory growth and feed
cyclings of Heterobranchus longifilis fingerlings Afr. J. Biotechnol. 5:778-780.
De Silva and Anderson, 1995. Fish nutrition aquaculture, London UK, Chapman
and Hall Aquaculture, series 1
De Silva and Anderson, 1995.Fish nutrition aquaculture, London UK, Chapmanand
Hall.Aquaculture, series.
Dương Hải Toàn, Lý Tiểu Mi và Nguyễn Thanh Phương, 2009. Ảnh hưởng của cho ăn
gián đoạn và luân phiên lên tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá Tra
(Pangasianodon hypophthalmus). Báo cáo hội nghị khoa học thủy sản lần 4.Trường
đại học Cần Thơ.
Dương Nhựt Long, 2004.Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt.Khoa thủy
sản.Trường đại học Cần Thơ.
Dương Thúy Yên, 2000. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của một số loài cá da
trơn.Báo cáo chuyên đề.Trường đại đọc Cần Thơ.
Dương Thúy Yên, 2003. Khảo sát 1 số tính trạng hình thái, sinh trưởng và sinh lý của
cá Tra (Pangasius hypophthalmus) và cá basa (Pangasius bocousti) và con lai của
chúng. Luận văn Cao học ngành nuôi trồng thủy sản.Khoa thủy sản.Trường đại học
Cần Thơ.
http://kinhtenongthon.com.vn.
http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/
Huỳnh Quốc Khanh, 2009. Thực nghiệm ương cá Tra giống (Pangasianodon
hypothalamus) tại trung tâm giống thủy sản tỉnh An Giang.Luận Văn tốt nghiệp đại
học ngành nuôi trồng thủy sản.Đại học Cần Thơ.
Huỳnh Thanh Tấn, 2004. Nghiên cứu nhu cầu protein và khẩu phần ăn của cá Rô đồng
(Anabas testudineus). Luận văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản.Khoa
thủy sản.Trường đại học Cần Thơ.
Huỳnh Văn Hiền,2003. Nghiên cứu nhu cầu protein và carbohydrate của cá tra
(Panngasius hypophthalmus) giai đoạn giống.Luận văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi
trồng thủy sản.Khoa thủy sản.Trường đại học Cần Thơ.
Lâm Thái Thảo,2014. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá chạch
bùn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus Canor, 1842) giai đoạn cá bột lên hương.
25
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản.Khoa Sinh học ứng
dụng.Trường đại học Tây Đô.
Lâm Thị Cẩm Tiên, 2014. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhịp cho ăn lên tăng trưởng bù
cá Lăng nha (Mystus wyckioides) giai đoạn từ 25 đến 85 ngày tuổi. Luận văn tốt
nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản.Khoa sinh học ứng dụng.Trường đại học Tây
Đô.
Lê Thanh Hùng và Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006. Tình hình sử dụng thức ăn trong
nuôi cá Tra và Basa khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học 2006:144-
151. Trường Đại học Cần Thơ.
Lê Thanh Hùng, 2008. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Khoa thủy sản.Trường Đại
học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngô Văn Ngọc, Trần Thị Thanh Trúc và Nguyễn Thi Thu Trang, 2010. Xác định mật
độ và tần số cho ăn trong ương cá Lăng nha (Mystus wyckioides) giai đoạn từ 3 đến 30
ngày tuổi. Khoa thủy sản. Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Văn Thường, Lê Anh Kha, Hà Phước Hùng và Dương Trí Dũng, 1997.
Đặc điểm thành phần loài và phân bố của cá họ Pangasiidae ở lưu vực sông Mekong,
Việt Nam.Tạp chí khoa học thủy sản, năm 2008, quyển 1.
Nguyên Hữu Yến Nhi, 2006. Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp cho
nuôi cá tra giống (Pangasianodon hypothalamus). Luận văn tốt nghiệp đại học ngành
nuôi trồng thủy sản.Khoa thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Kim Thùy, 2008. Ảnh hưởng của tần số cho ăn lên sự tăng trưởng của cá
tragiai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý nghề cá.Khoa thủy
sản.Trường đại học Cần Thơ.
Nguyễn Phú Hòa, Yang Yi và Lê Thanh Hùng, 2008. Giác quan bắt mồi và khả năng
tiêu hóa các loại mồi khác nhau của cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus bleeker,
1852).Trường đại học Nông Lâm TPHCM.
Nguyễn Thanh Phương, Trần Thị Thanh Hiền và Trần Thị Tuyết Hoa, 1997. Xác định
chất đạm của 2 cỡ cá basa giống (Pangasius borcoutri).Tuyển tập công trình nghiên
cứu khoa học - Đại học Cần Thơ, 1993 - 1997.
Nguyễn Văn Bé, 1987. Bài giảng môn thủy hóa.Khoa thủy sản, trường đại học Cần
Thơ.
26
Nguyễn Văn Ný, 2014. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sự tăng trưởng bù cá thát lát
còm (Chitala chiala). Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản.Khoa
Sinh học ứng dụng.Trường đại học Tây Đô.
Phạm Văn Huy, 1996. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên sinh trưởng và hiệu quả sử
dụng thức ăn của cá basa giống (Pangasius bocourti). Luận văn tốt nghiệp đại học
nghành nuôi trồng thủy sản.Khoa thủy sản.Trường đại học Cần Thơ.
Phạm Văn Khánh, 2000. Kỹ thuật nuôi cá Tra và cá basa trong bè. Viện nghiên cứu
nuôi trồng thủy sản II.
Tom Lovell, 1989. In nutrition and feeding of fish. Nostrand Reinhold
Trần Bình Tuyên, 2000. Ảnh hưởng của các phương thức và tần số cho ăn đối với sự
tăng trưởng của cá tra bần (Pangasius kunyit). Luận văn tốt nghiệp đại học nghành
nuôi trồng thủy sản.Trường đại học Cần Thơ.
Trần Ngọc Tuyền, 2008. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn cho cá Kết
(Micronema bleekeri, Gunther). Luận văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng thủy
sản.Khoa thủy sản.Trường đại học Cần Thơ.
Trần Thị Bé, 2006. Ảnh hưởng của nhiệt độlên mức độ và hiều quả sử dụng thức ăn
của cá tra (Pangasius hypophthalmus) giai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp đại học
ngành nuôi trồng thủy sản.Khoa thủy sản.Trường đại học Cần Thơ
Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản.
Nhà xuất bản nông nghiệp.
Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn và Huỳnh Thị Tú, 2004. Dinh dưỡng và thức
ăn thủy sản. Khoa Thủy sản.Trường đại học Cần Thơ.
Trương Quốc Phú, 2000. Bài giảng phân tích chất lượng nước và quản lý môi trường
nước ao. Khoa thủy sản.Trường đại học Cần Thơ.
Võ Nguyên Mẫn, 2009. Nghiên cứu ảnh hưởng của thay đổi khẩu phần cho ăn lên tăng
trưởng của cá Tra. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa thủy
sản.Trường đại học Cần Thơ.

More Related Content

What's hot

LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...PinkHandmade
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đồ áN cá ngừ đóng hộp
đồ áN cá ngừ đóng hộpđồ áN cá ngừ đóng hộp
đồ áN cá ngừ đóng hộpLô Vĩ Vi Vi
 
Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác marketing t...
Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác marketing t...Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác marketing t...
Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác marketing t...Hee Young Shin
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho nhân viên tại công ty cổ phần ...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho nhân viên tại công ty cổ phần ...Đề tài: Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho nhân viên tại công ty cổ phần ...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho nhân viên tại công ty cổ phần ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Doc thu Giao trinh phat trien han ngu Noi - Giao tiep so cap 2
Doc thu Giao trinh phat trien han ngu Noi - Giao tiep so cap 2Doc thu Giao trinh phat trien han ngu Noi - Giao tiep so cap 2
Doc thu Giao trinh phat trien han ngu Noi - Giao tiep so cap 2Lê Thảo
 
Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty TNHH dịch vụ du lịch đườ...
Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty TNHH dịch vụ du lịch đườ...Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty TNHH dịch vụ du lịch đườ...
Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty TNHH dịch vụ du lịch đườ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va CanadaPhan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canadaforeman
 
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chínhThuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chínhktnhaque
 

What's hot (20)

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán.docCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán.doc
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán.doc
 
Đề tài: Báo cáo tốt nghiệp tại công ty Cổ phần Starprint Việt Nam
Đề tài: Báo cáo tốt nghiệp tại công ty Cổ phần Starprint Việt NamĐề tài: Báo cáo tốt nghiệp tại công ty Cổ phần Starprint Việt Nam
Đề tài: Báo cáo tốt nghiệp tại công ty Cổ phần Starprint Việt Nam
 
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG_10240...
 
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
Sử dụng ngọn lá cây thức ăn chứa tanin trong khẩu phần ăn của bò thịt - Gửi m...
 
đồ áN cá ngừ đóng hộp
đồ áN cá ngừ đóng hộpđồ áN cá ngừ đóng hộp
đồ áN cá ngừ đóng hộp
 
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đLuận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
Luận văn: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang, HOT, 9đ
 
Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác marketing t...
Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác marketing t...Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác marketing t...
Phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh công tác marketing t...
 
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hànhĐề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
Đề tài: Phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty Dịch vụ Lữ hành
 
Đề tài: Chiến lược Marketing của Công ty CP Hoá dầu Petrolimex
Đề tài: Chiến lược Marketing của Công ty CP Hoá dầu PetrolimexĐề tài: Chiến lược Marketing của Công ty CP Hoá dầu Petrolimex
Đề tài: Chiến lược Marketing của Công ty CP Hoá dầu Petrolimex
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho nhân viên tại công ty cổ phần ...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho nhân viên tại công ty cổ phần ...Đề tài: Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho nhân viên tại công ty cổ phần ...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho nhân viên tại công ty cổ phần ...
 
Doc thu Giao trinh phat trien han ngu Noi - Giao tiep so cap 2
Doc thu Giao trinh phat trien han ngu Noi - Giao tiep so cap 2Doc thu Giao trinh phat trien han ngu Noi - Giao tiep so cap 2
Doc thu Giao trinh phat trien han ngu Noi - Giao tiep so cap 2
 
Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty TNHH dịch vụ du lịch đườ...
Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty TNHH dịch vụ du lịch đườ...Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty TNHH dịch vụ du lịch đườ...
Phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty TNHH dịch vụ du lịch đườ...
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước sông Ray và hệ thống xử lý nước
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước sông Ray và hệ thống xử lý nướcĐề tài: Đánh giá chất lượng nước sông Ray và hệ thống xử lý nước
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước sông Ray và hệ thống xử lý nước
 
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va CanadaPhan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
 
Phân tích tình hình tài chính tổng ctcp bia rượu- nước giải khát hà nội giai ...
Phân tích tình hình tài chính tổng ctcp bia rượu- nước giải khát hà nội giai ...Phân tích tình hình tài chính tổng ctcp bia rượu- nước giải khát hà nội giai ...
Phân tích tình hình tài chính tổng ctcp bia rượu- nước giải khát hà nội giai ...
 
Luận văn: Nghiên cứu khả năng gây bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon...
Luận văn: Nghiên cứu khả năng gây bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon...Luận văn: Nghiên cứu khả năng gây bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon...
Luận văn: Nghiên cứu khả năng gây bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon...
 
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ du lịch tại Công ty!
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ du lịch tại Công ty!Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ du lịch tại Công ty!
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ du lịch tại Công ty!
 
Đề tài hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAY
Đề tài  hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAYĐề tài  hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAY
Đề tài hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAY
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại FPT
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại FPTLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại FPT
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại FPT
 
Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chínhThuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính
 

Similar to Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra

Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.ssuser499fca
 
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Man_Ebook
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...nataliej4
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...nataliej4
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra (20)

Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
 
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏẢnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
 
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàngChỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
 
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
 
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
 
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
Nghiên cứu nồng độ acid uric máu, bệnh gút và hội chứng chuyển hóa ở người từ...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng của tôm thẻ
Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng của tôm thẻĐề tài: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng của tôm thẻ
Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng của tôm thẻ
 
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻẢnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
 
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAYLuận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
Luận án: Bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn, HAY
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
 
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
Luận án tiến sĩ thú y nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòn...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm súĐề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
 
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm súĐề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
 
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù MôngLuận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
Luận án: Khu hệ lưỡng cư và bò sát vùng phía bắc Đèo Cù Mông
 
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng nước biển nhân tạo trong sản xuất giống tôm sú
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng nước biển nhân tạo trong sản xuất giống tôm súĐề tài: Nghiên cứu ứng dụng nước biển nhân tạo trong sản xuất giống tôm sú
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng nước biển nhân tạo trong sản xuất giống tôm sú
 
Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...
Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của  B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của  B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...
Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...
 
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
Nghiên cứu xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit ami...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 

Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra

  • 1. i LỜI CẢM ƠN Em xin được gởi lời cảm tạ và biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu nhà trường cùng quý Thầy Cô thuộc khoa Sinh học ứng dụng trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện và dạy bảo cũng như truyền đạt những kiến thức quý báucho em trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Trần Ngọc Tuyền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận. Xin cảm ơn tập thể lớp Nuôi trồng thủy sản K6 và đặc biệt là các bạncùng thực hiện đề tài tại trại cá khu vực An Phú đã động viên và có những ý kiến đóng góp thiết thực trong suốt khóa học cũng như trong thời gian thực hiệnkhóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Mẹ cùngnhững người thân đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về vật chất và tinh thần để con vượt qua mọi khó khăn và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ !
  • 2. ii TÓM TẮT Đề tài: “Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)giai đoạn bột lên hương” được thực hiện nhằm xác định chế độ cho ăn phù hợp,góp phần tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm chi phí sản xuất trong ương cá tra. Đề tài bao gồm 2 thí nghiệm được thực hiện trên hệ thống bể có thể tích nước là 25 lít trong thời gian thí nghiệm là 6 tuần với mật độ ương là 4 con/lít và thức ăn dùng trong thí nghiệm là thức ăn 40N. Thí nghiệm 1:So sánh sự ảnh hưởng của tần số cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra giai đoạn bột lên hương gồm 3 NT cho cá ăn với tần số khác nhau: 2 lần/ngày (NT1), 3 lần/ngày (NT3), 4 lần/ngày (NT4).Kết quả ởNT2 cá có tỷ lệ sống cao nhất là 45,3% và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ sống của cá ở 2 NT còn lại. Bên cạnh đó, kết quảkhi phân tích vềtăng trưởng khối lượng và chiều dài của cá của TNcho thấy NT2 cá có tăng trưởng đạt giá trị cao nhất về khối lượng và chiều dài với cá giá trị lần lượt là61,6mg/ngày và 1,22mm/ngày. Ngoài ra khi phân tích giá trị FCR của cá ở các NT cho thấy cá ở NT2 có FCR thấp nhất là 0,66. Thí nghiệm 2: So sánh sự ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn bột lên hương gồm 3 NT cho cá ăn với khẩu phần ăn theo khối lượng thân/ngày là: 10% (NT1), 15% (NT2) và 20% (NT3). ỞNT1 cá có tỷ lệ sống cao nhất là 43,7%. Ngoài ra khi phân tích về tăng trưởng khối lượng và chiều dài của cá ở các NT cho thấy NT1 cá có tăng trưởng đạt cao nhất về khối lượng và chiều dài với các giá trị lần lượt là 60,3 mg/ngày và 0,99mm/ngày. Bên cạnh đó khi phân tích giá trị FCR của cáở các NT đã cho thấy FCR của cá ở NT1 thấp nhất là 0,81. Qua đó có thể kết luận ở thí nghiệm 1 khi ương cá tra với các tần số cho ăn khác nhau thì NT cho cá ăn 3 lần/ngày có tăng trưởng nhanh hơn so với các NT khác. Đối với thí nghiệm 2 ương cá tra với các khẩu phần ăn khác nhau thì nghiệm thức có tăng trưởng của cá tốt nhất là NT cho cá ăn với khẩu phần 10% khối lượng thân/ngày. Từ khóa: cá Tra, tần số, khẩu phần, tăng trưởng,tỷ lệ sống
  • 3. iii CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết khóa luận này đã được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi và kết quả này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận nào khác cung cấp. Cần Thơ, ngày 10 tháng 4 năm 2015 Sinh viên thực hiện NGUYỄN TRẦN NGỌC LAM TUYỀN
  • 4. iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i TÓM TẮT .................................................................................................................... ii CAM KẾT KẾT QUẢ................................................................................................ iii MỤC LỤC ....................................................................................................................iv DANH SÁCH BẢNG................................................................................................. vii DANH SÁCH HÌNH................................................................................................. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................ix Chương 1GIỚI THIỆU................................................................................................1 1.1Đặt vấn đề ..............................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................1 1.3 Nội dung nghiên cứu.............................................................................................2 Chương 2LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...........................................................................3 2.1 Đặc điểm sinh học của cá Tra ...............................................................................3 2.1.1 Đặc điểm hình thái..........................................................................................3 2.1.2 Hệ thống phân loại..........................................................................................3 2.1.3 Phân bố ...........................................................................................................4 2.1.4 Các yếu tố môi trường ....................................................................................4 2.1.5 Sự tăng trưởng ................................................................................................4 2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng .....................................................................................5 2.2 Các công trình nghiên cứu về chế độ cho ăn ở một số loài cá..............................6 Chương 3VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................9 3.1 Thời gian và địa điểm............................................................................................9 3.2 Vật liệu và trang thiết bị........................................................................................9 3.2.1 Vật liệu và thiết bị...........................................................................................9 3.2.2 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................9 3.2.3 Thức ăn dùng trong hệ thống thí nghiệm........................................................9
  • 5. v 3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................10 3.3.1 Nguồn nước dùng trong hệ thống thí nghiệm...............................................10 3.3.2 Chuẩn bị hệ thống thí nghiệm.......................................................................10 3.3.3 Tiêu chuẩn chọn cá thí nghiệm.....................................................................10 3.3.4 Phương pháp thí nghiệm...............................................................................10 3.3.5 Chăm sóc và quản lý.....................................................................................12 3.3.6 Ghi nhận các chỉ tiêu ....................................................................................12 3.3.6.1 Chỉ tiêu môi trường....................................................................................12 3.3.6.2 Chỉ tiêu cúa cá ...........................................................................................12 3.3.7 Tính toán một số chỉ tiêu ..............................................................................12 3.3.7.1 Tỷ lệ sống (Survival rate, Rate; SR)..........................................................12 Tốc độ tăng trưởng tương đối (Specific growthrate, SGR)...................................13 3.3.7.4 FCR Hệ số thức ăn (Feed conversion ratio, FCR)....................................13 3.3.8 Phương pháp xử lí số liệu .............................................................................13 CHƯƠNG 4KẾT QUẢ THẢO LUẬN .....................................................................14 4.1 So sánh sự ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn bột lên hương.............................................................................................14 4.1.1 Các yếu tố môi trường ..................................................................................14 4.3.1 Tỷ lệ sống......................................................................................................15 4.3.2 Tăng trưởng về khối lượng...........................................................................15 4.3.3 Tăng trưởng về chiều dài..............................................................................16 4.3.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR)..................................................................17 4.2.1 Các yếu tố môi trường ..................................................................................18 4.2.2 Tỉ lệ sống ......................................................................................................18 4.2.3 Tăng trưởng về khối lượng...........................................................................19 4.2.4 Tăng trưởng về chiều dài..............................................................................20 4.2.5 Hệ số thức ăn (FCR) .....................................................................................21 CHƯƠNG 5KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT .........................................................................23 5.1 Kết luận ...............................................................................................................23 5.2 Đề xuất ................................................................................................................23
  • 6. vi TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................24 PHỤ LỤC A…………………..……………………………………………………....A PHỤ LỤC B...……………………………………………………………………….....I PHỤ LỤC C.......……………………………………………………………………...R
  • 7. vii DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ruột cá Tra phân bố ngoài tự nhiên...................5 Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn dùngbtrong thí nghiệm.....................10 Bảng 3.2 Thời điểm và số lần cho ăn cho cá trong ngày của thí nghiệm 1 ...............11 Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 1..............................14 Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá ở thí nghiệm 1................................................................15 Bảng 4.3 Tăng trưởng về khối lượng của cá ở thí nghiệm 1......................................16 Bảng 4.4 Tăng trưởng về chiều dài của cá ở thí nghiệm 1.........................................16 Bảng 4.5 Hệ số thức ăn (FCR) của cá ở thí nghiệm 1................................................17 Bảng 4.6 Sự biến động của nhiệt độ, pH ở TN2 ........................................................18 Bảng 4.7 Tỷ lệ sống của cá ở thí nghiệm 2................................................................19 Bảng 4.9 Tăng trưởng về chiều dài ở cá tra thí nghiệm 2..........................................20 Bảng 4.10 Hệ số thức ăn (FCR) của cá ở thí nghiệm 2..............................................21
  • 8. viii DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá Tra.............................................................................. 3 Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm..............................................................................................11
  • 9. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long NT: Nghiệm thức TN: Thí nghiệm N: độ đạm
  • 10. 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Ngành thủy sản Việt Nam được xem là ngành kinh tế mũi nhọn so với các ngành kinh tế khác. Mỗi năm ngành thủy sản đem lại thu nhập cho nền kinh tế với giá trị rất cao. Thực vậy, tại nghị Quyết đại hội đại biểu Đảng toàn Quốc lần thứ IX một lần nữa khẳng định thủy sản là một trong những mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2020. Nghị Quyết nêu “Phát huy lợi thế lớn của ngành thủy sản tạo thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực”. Chính vì vậy mà sản lượng và diện tích nuôi thủy sản tăng liên tục trong những năm qua (www.kinhtenongthon.com.vn). Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất của cả nước với khoảng 934.394 ha diện tích mặt nước thuận lợi cho sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản,đặc biệt là nghành nuôi trồng thủy sản nước ngọt với các đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế cao như cá tra, cá basa,…trong đó cá tra là một trong những đối tượng nuôi truyền thống, phổ biến và hiện đang được nuôi thâm canh với qui mô lớn ở các tỉnh ĐBSCL bởi những ưu điểm như lớn nhanh, nuôi được ở mật độ cao và có thể nuôi ở nhiều loại hình mặt nước khác nhau. Hơn nữa với chất lượng thịt ngon, tỷ lệ phille cao…nên cá tra rất được thị trường thế giới ưa chuộng như Châu Mỹ, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á khác (http://hptrad.com.vn). Tuy nhiên, vài năm trở lại đây nghề nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn, nhất là về vốn sản xuất.Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009) thì trong tổng chi phí đầu tư cho cá nuôi thì chi phí thức ăn chiếm đến 80%.Nếu cho cá ăn với lượng thức ăn quá ít sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của cá và làm giảm chất lượng cá tra nguyên liệu dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Ngược lại, lượng thức ăn quá nhiều, cá không sử dụng hết sẽ gây ô nhiễm môi trường và kéo theo sự xuất hiện của mầm bệnh, làm lãng phí thức ăn cũng như tốn nhiều chi phí cho việc cải thiện môi trường nuôi. Vì vậy, sử dụng hiệu quả thức ăn trong quá trình ương nuôi cá được xem là biện pháp hữu hiệu để góp phần giải quyết vấn đề trên. Đề tài “ Ảnh hưởng của khẩu phần ăn và chế độ cho ăn lên tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn bột lên hương” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định được tần số và khẩu phần ăn thích hợp lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra giai đoạn cá bột lên cá hương. Bổ sung thêm một số thông tin về kỹ thuật về ương cá tra giai đoạn bột lên hương.
  • 11. 2 1.3 Nội dung nghiên cứu Xác định sự biến động một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm như nhiệt độ, pH. So sánh ảnh hưởng của tần số cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn bột lên hương. So sánh ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn bột lên hương.
  • 12. 3 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá Tra 2.1.1 Đặc điểm hình thái Cá tra mới nởcó các vây lưng, vây đuôi, vây bụng và vây hậu môn dính liền với nhau. Cá có hai đôi râu trong đóđôi râu mép dài hơn chiều dài thân, mắt đen và lớn, trên thân chưa có sắc tố do đó cá có màu trắng trong và nhìn thấy ống tiêu hóa sơ khai dạng thẳng. Miệng cá rộng khoảng 250-300 µm nhưng chưa mở (Phạm Văn Khánh, 1996).Sau 2-3 ngày các vây vẫn dính liền thành một dải. Răng đã xuất hiện và ở dạng răng chó (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Hàm đã cửđộng được và bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài. Trên thân xuất hiện nhiều sắc tố do vậy cá có màu xám nhạt. Sau 2 tuần màu sắc thay đổi cá Tra có màu xanh lục ở phần lưng của đầu và thân và 2 sọc xanh lục chạy dọc thân, khi cáđược 3 tháng tuổi các sắc tố trên thân rất nhạt rất khó phân biệt cá Tra với cá Basa (Dương Thúy Yên, 2003). Theo Nguyễn Văn Thường (2008), cá tra có cơ thể dẹp theo chiều hông, răng nhỏ, mịn, răng vòm miệng chia thành 4 đám nhỏ, vi lưng ngắn với 1-2 gai cứng, vi mỡ khá phát triển, vi hậu môn dài, gai vi ngực cứng, có hai đôi râu hàm (một đôi râu mép và một đôi râu cằm). Vi lưng có 6 tia phân nhánh và vi ngực có 8-9 tia mềm. Lược mang phát triển bình thường. Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá Tra (Nguồn: Sở thủy sản An Giang) 2.1.2 Hệ thống phân loại Trước đây, cá Tra được xếp vào họ Schilbeidae và có tên khoa học là Pangasius micronemus Bleeker, 1847 (Mai Đình Yên và ctv., 1992; Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Sau đó, việc định danh cá tra của của Robert và Vidthayanon (1991), đã được Nguyễn Bạch Loan kiểm định lại vào năm 1998 và đưa ra hệ thống phân loại như sau:
  • 13. 4 Ngành : Vertebrata Lớp: Osteichthyes Bộ: Siluriformes Họ: Pangasidae Giống: Pangasianodon Loài: P. Hypophthalmus. Hiện nay, tên khoa học của cá Tra là Pangasianodon hypophthalmus đã được dùng phổ biến trong các báo cáo khoa học trong nước và quốc tế. 2.1.3 Phân bố Vùng phân bố tự nhiên của loài cá Tra giới hạn trong hạ lưu sông Mekong, bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và chúng cũng được phát hiện ở sông Chao Praya –Thái Lan. Ngày nay cá tra cũng được tìm thấy nhiều ở lưu vực sông lớn các nước Malaysia, Indonesia, Myanmar, Trung quốc…Ở Việt Nam, Cá tra phân bố từ khu vực Bình Thuận trở vào phía Nam (Nguyễn Văn Thường, năm 2008). 2.1.4 Các yếu tố môi trường Theo tài liệu kỹ thuật ương và nuôi cá tra của trung tâm Giống Thủy sản An Giang mặc dù, trong tự nhiên cá tra có thể chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt của môi trường, nhưng trong điều kiện bể ương để cho cá tăng trưởng, phát triển tốt nên định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường bể ương và đảm bảo đạt một số chỉ tiêu như sau: Nhiệt độ: cá Tra phù hợp với điều kiện môi trường nhiệt độ cao trong khoảng từ 26 đến 300 C và dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150 C, nhưng chịu nóng tới 390 C pH: cá có thể chịu đựng được ở môi trường nước có pH ≥ 5, tuy nhiên khoảng pH thích hợp cho cá là ở mức 7,5-8,5. Ngoài ra nhờ có cơ quan hô hấp phụ, cá có thể hô hấp bằng bóng khí và da vì vậy chúng có khả năng sống tốt trong điều kiện ao nước đọng, nhiều chất hữu cơ, hàmlượng oxy hòa tan thấp (oxy ≥ 3 mg/lít). 2.1.5 Sự tăng trưởng Cá Tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, cá Tra cùng với cá Vồ cờ (Pangasius sanitwongsei) là 2 loài tăng trưởng nhanh trong 10 loài thuộc giống Pangasius (Lazard, 1998; trích dẫn bởi Dương Thúy Yên, 2003).Khoảng 8 ngày tuổi, khối lượng đã tăng gấp 10 lần và chiều dài tăng 1,85 lần. Từ ngày thứ 9-11 khối lượng cơ thể tăng lên
  • 14. 5 2,1lần trong khi chiều dài chỉ tăng 1,2 lần. Mức tăng trưởng bình quân về khối lượng đạt 1,75 mg/ngày ở tuần đầu tiên và 9,7 mg/ngày ở tuần thứ 2. Từ sau tuần thứ 2 trở đi mức tăng trọng bình quân 5,66 mg/ngày và mức tăng chiều dài bình quân 0,45 mm/ngày (Phạm Văn Khánh, 1996). Ở điều kiện ao ương, sau 2 tháng cá đạt chiều dài trung bình là 10-12 cm tương ứng với khối lượng trung bình là 14-15g.Tốc độ tăng trưởng của cá sau 1 năm nuôi trong ao có thể đạt khối lượng bình quân là 1-1,5 kg/con, những năm về sau cá lớn nhanh hơn có khi đạt 5-6 kg/con tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loạithức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít(Dương Nhựt Long, 2004). 2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng Cá tra khi hết noãn hoàng thích ăn mồi tươi sống, nếu trong quá trình ương, cá không được cung cấp thức ăn đầy đủ chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp. Cấu trúc dạ dày của cá tra phình to có dạng hình chữ U và co giãn được, ruột cá tra ngắn, không gấp khúc lên nhau mà dính vào màng treo ruột ngay dưới bóng khí.Cá tra là loài ăn tạp thiên về động vật. Trong tự nhiên cá ăn được mùn bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Cá nuôi trong ao sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như cá tạp, thức ăn viên,… thức ăn có nguồn gốc động vật sẽ giúp cá lớn nhanh hơn (Dương Nhựt Long, 2004). Khi ương trên bể cá Tra có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như trùn chỉ, moina, thức ăn chế biến,... Tuy nhiên, cho cá bột ăn trùn chỉ thì tỉ lệ sống cao và sinh trưởng của cá tốt nhất (Lê Thanh Hùng, 2000). Theo Menon và Cheko (1955); trích dẫn bởi Phạm Văn Khánh(2000) thì thành phần thức ăn trong ruột cá được đánh bắt ngoài tự nhiên gồm có nhuyễn thể, côn trùng, giáp xác và được trình bày trong Bảng 2.1. Bảng 2.1 Thành phần thức ăn trong ruột cá Tra phân bố ngoài tự nhiên (Nguồn:Phạm Văn Khánh, 2000) Loại thức ăn Tỷ lệ (%) Nhuyễn thễ 35,4 Cá nhỏ 31,8 Côn trùng 18,2 Thực vật thượng đẳng 10,7 Thực vật đa bào 1,60 Giáp xác 2,30
  • 15. 6 2.2 Các công trình nghiên cứu về chế độ cho ăn ở một số loài cá Thức ăn là vật chất cơ bản cung cấp năng lượng giúp cho động vật nuôi sinh trưởng, phát triển, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhưng quyết định năng suất và hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá phần lớn phụ thuộc vào kỹ thuật cho ăn có hợp lý hay không. Cách cho ăn hợp lý tức là trong các điều kiện ngọai cảnh khác nhau, vừa thỏa mãn đều đặn nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi vừa đạt được sự chuyển hóa thức ăn cao nhất (Lê Thị Tiểu Mi, 2009). Trần Bình Tuyên (2000) khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các phương thức và tần số cho ăn đối với sự tăng trưởng của cá tra bần (Pangasius kunyit). Về phương pháp cho ăn, thí nghiệm được bố trí như sau: gồm có 3 NTcác NT đều có tần số cho ăn là 3lần/ngày với cùng loại thức ăn và cùng thời gian thực hiện TN. Thời điểm của 3 lần cho ăn được chia đều trong 1 khoảng thời gian nhất định: TN1 cho ăn từ6h đến 18h cùng ngày,TN2 cho ăn từ 18h đến 6h sáng hôm sau và TN3 3 lần cho ăn chia đều cả ngày lẫn đêm. Tác giả đã khẳng định ở phương thức cho cá ăn ban đêm và cả ngày lẫn đêm cá có sự tăng trưởng nhanh nhất. Theo Võ Nguyên Mẫn (2009), khi nghiên cứu ảnh hưởng của thay đổi khẩu phần cho ăn lên tăng trưởng của cá Tra giống được tiến hành với 4 NT như sau: NT1 cá được cho ăn theo nhu cầu, mỗi ngày 2 lần, 3 nghiệm thức còn lại cho ăn với chế độ lần lượt là: 7 ngày cho ăn theo nhu cầu + giảm 50% trong 2 ngày (NT2), cho ăn theo nhu cầu 7 ngày + giảm 50% trong 3 ngày (NT3), cho ăn 7 ngày theo nhu cầu + giảm 50% trong 4 ngày (NT4). Qua 10 tuần thí nghiệm, kết quả ghi nhận được khi giảm 50% lượng thức ăn trong 3 ngày đạt hiệu quả cao nhất cụ thể là hệ số FCR thấp nhất là 1,39 và hiệu quả sử dụng đạm cao nhất là 2,4. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Thùy (2008) về sự ảnh hưởng của tần số cho ăn lên sự tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn giống được tiến hành gồm 4 nghiệm thức với tần số cho ăn 2, 3, 4, 8 lần/ngày. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức 3 lần/ngày. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức cho ăn 2 và 3 lần/ngày khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Ngô Văn Ngọc và ctv (2010) đã nghiên cứu về sự ảnh hưởng của mật độ và tần số cho ăn của cá Lăng nha (Mystus wyckioides) lên tăng trưởng và hệ số thức ăn của cá giai đoạn từ 3-30 ngày tuổi. Nghiên cứu gồm 3 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức cho cá ăn 4 lần/ngày và 5 lần/ngày với cùng loại thức ăn và cùng thời tiến hành thí nghiệm. Tuy nhiên, mật độ ương ở các TN khác nhau lần lượt là 4,6,8 con/lít. Kết
  • 16. 7 quả đã khẳng định ở nghiệm thức cho ăn 5 lần/ngày với mật độ ương 4con/L có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cả về chiều dài là 2,06 cm và khối lượng là 0,56g. Thí nghiệm nghiên cứu về sự ảnh hưởng của việc cho ăn gián đoạn và luân phiên lên tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn trên cá Tra được tiến hành gồm 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức gồm: (i) cho cá được cho ăn liên tục; (ii) cho cá ăn 7 ngày và ngừng 2 ngày; (iii) cho ăn 7 ngày và ngừng 3 ngày và (iv) cho cá ăn 7 ngày và ngừng 4 ngày với thời gian thí nghiệm là 90 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh trưởng của cá và hệ số thức ăn ở nghiệm thức cho ăn 7 ngày và gián đoạn 3 ngày là tốt nhất với FCR là 1,32; hiệu quả sử dụng đạm là 2,53 và tốc độ tăng trưởng của cá đạt 0,47 g/ngày (Dương Hải Toàn và ctv., 2009). Tần số cho ăn ở mỗi loài cá, mỗi giai đoạn và trong từng điều kiện nuôi là khác nhau. Đối với cá Hồi (Oncorhynchus mykiss), tần số cho ăn cho ăn ở giai đoạn cá bột tốt nhất là 9 lần/ngày và giảm dần theo sự phát triển của cơ thể. Đến giai đoạn cá đạt trên 45 con/g tần số cho ăn tốt nhất là 2 lần/ngày (Piper et al., 1982; trích bởi Silva et al., 1995). Đối với các loài cá da trơn, tần số cho ăn tối ưu là 8-10 lần/ngày lúc bắt đầu ăn ngoài sau đó giảm xuống 3 lần/ngày khi chiều dài cá đạt khoảng 7cm, tần số cho ăn tốt nhất ở giai đoạn cá giống là 2 lần/ngày (Silva et al.,1995). Theo nghiên cứu của Lâm Thị Cẩm Tiên (2014) về sự ảnh hưởng của nhịp cho ăn lên tăng trưởng bù cá Lăng nha (Mystus wyckioides) giai đoạn từ 25-85 ngày tuổi. Thí nghiệm được tiến hành trong khoảng thời gian là 60 ngày, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức: nghiệm thức 1 cho cá ăn thỏa mãn 1 ngày và bỏ đói cá 1 ngày. Nghiệm thức 2: cho cá ăn thỏa mãn 2 ngày và bỏ đói cá 1 ngày. Nghiệm thức 3: cho cá ăn thỏa mãn 2 ngày và bỏ đói cá 2 ngày. Kết quả cho thấy nghiệm thức 2 cho hiệu quả cao nhất với FCR là 0,64 và tốc độ tăng trưởng về khối lượng, chiều dài lần lượt là 1,76 g/con và 5,74 cm/con. Cá là động vật sống trong môi trường nước, nếu thức ăn cung cấp mà cá không sử dụng được trong một khoảng thời gian nào đó không chỉ có nghĩa là hao tốn chi phí mà còn giảm chất lượng nước (Tom Lovell, 1989). Vì vậy, khẩu phần ăn, phương thức cho ăn là những yếu tố mà người nuôi cần chú ý để đầu tư thức ăn đúng mức mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Theo Davies (2006), tần số cho ăn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và thành phần fille của cá Tra. Cho ăn tối ưu ở một tần số nhất định sẽ tiết kiệm được chi phí, khi cho ăn quá mức sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế, còn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. Như vậy, việc xác định tần xuất cho cá ăn thích hợp là cần thiết để cá đạt tăng trưởng tối ưu và tỷ lệ sống tốt hơn. Theo Lê Thanh Hùng (2008), số lần cho ăn trong ngày ảnh hưởng đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá. Nhìn
  • 17. 8 chungđa số các nghiên cứu trước đây trên cá tra chỉ thiên về nghiên các phương pháp cho ăn gián đoạn và vẫn chưa có nghiên cứu nào trên đối tượng cá tra giai đoạn nuôi thương phẩm. Như vậy các nghiên cứu để tìm ra tần số số cho ăn hay khẩu phần ăn thích hợp sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và cá sẽ có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đồng thời với những nghiên cứu này sẽ hạn chế các vấn đề gây ô nhiễm môi trường nuôi và không gây lãng phí thức ăn.
  • 18. 9 Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015 Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại trại giống thủy sản thuộc khu vực An Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. 3.2 Vật liệu và trang thiết bị 3.2.1 Vật liệu và thiết bị Thiết bị: hệ thống thổi khí (máy thổi khí, đá bọt, val...), cân điện tử, máy phát điện, máy bơm nước, bể xi măng 2m x 2,5m x 1,0m… Dụng cụ: thùng nhựa có thể tích 30L, nhiệt kế, bộ test pH (Sera), test chlorine (Sera)… Hóa chất: Nước muối sinh lý, chlorine Nippon soda (Nhật), keo lắng. Một số dụng cụ cần thiết khác phục vụ cho nghiên cứu. 3.2.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) cá có nguồn gốc sinh sản nhân tạo và được mua từ cơ sở sản xuất giống cá huyện Châu Thành - An Giang. 3.2.3 Thức ăn dùng trong hệ thống thí nghiệm Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm ương cá Tra là thức ăn công nghiệp dạng miễng 40N do công ty De heus sản xuất. Có thành phần dinh dưỡng được thể hiện ở bảng 3.1
  • 19. 10 Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn công nghiệp trong thí nghiệm (Theo công bố của nhà sản xuất được ghi trên bao bì) 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Nguồn nước dùng trong hệ thống thí nghiệm Nước sông sau khi bơm lên bể xi măng và được xử lý bằng keo lắng PAC (Poly Aluminium Chloride) trong 24h với liều 10 g/m3 . Keo lắng PAC có thành phần cơ bản là Al(OH)3, CaAlO2, HCl. 3.3.2 Chuẩn bị hệ thống thí nghiệm Trước khi tiến hành thí nghiệm, các thùng nhựa được rửa qua dung dịch chlorine với nồng độ 1,5 mg/lít, sau đó rửa lại với nước sạch và phơi ráo. Tiếp đến cấp nước sạch vào thùng cho sục khí mạnh trong vài giờ, dùng test cholrine để kiểm tra.Phía trên mỗi thùng được dùng xịa đậy tránh bụi bẩn rơi vào.Thí nghiệm được bố trí trong nhà. 3.3.3 Tiêu chuẩn chọn cá thí nghiệm Cá dùng trong thí nghiệm là cá bột khoảng 10 ngày tuổi có giá trị trung bình về chiều dài và khối lượng đạt lần lượt là 13,1 mm và 20,9 mg . Cá khỏe mạnh, không dị hình, đều cỡ, màu sắc thân rõ ràng, phản ứng nhanh. 3.3.4 Phương pháp thí nghiệm 3.3.4.1 Thí nghiệm 1: So sánh sự ảnh hưởng của tần số cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn bột lên hương Thí nghiệm được bố trí trên hệ thống thùng nhựa có thể thích nước 25 L/bể được bố trí trong nhà có mái che và sục khí liên tục. Thành phần dinh dưỡng Tỉ lệ (%) Protein thô (đạm thô) tối thiểu 40 Protein tiêu hóa (đạm tiêu hóa) tối thiểu 35 Béo tổng số tối thiểu 8 Xơ tối đa 6 Tro tối đa 16 Muối tối đa 2,5 Ẩm tối đa 11
  • 20. 11 Hình 3.1 Hệ thống thí nghiệm Cá thí nghiệm khoảng 10 ngày tuổi, có chiều dài và khối lượng ban đầu lần lượt là 13,1 mm và 20,9 mgggg. Thí nghiệm được bố trí với mật độ 4 con/lít trong thời gian 6 tuần, gồm 3 nghiệm thức với khẩu phần ăn như nhau (15% khối lượng thân) nhưng tần số cho ăn khác nhau, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần (Bảng 3.2). Bảng 3.2 Thời điểm và số lần cho ăn trong ngày của thí nghiệm 1 3.3.4.2 Thí nghiệm 2: So sánh sự ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn bột lên hương Thí nghiệm 2 được bố trí tương tự như thí nghiệm 1. Ở thí nghiệm này gồm có 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần với khẩu phần ăn khác nhau giữa các nghiệm thức như sau: NT1: Cho cá ăn với khẩu phần ăn là 10% khối lượng thân/ngày. NT2: Cho cá ăn với khẩu phần ăn là 15% khối lượng thân/ngày. NT3: Cho cá ăn với khẩu phần ăn là 20% khối lượng thân/ngày. Cá trong thí nghiệm được cung cấp cùng một loại thức ăn 40N. Cáở tất cả các nghiệm thức được cho ăn 4 lần/ngày vào lúc: 7h, 10h, 13h và 17h. Nghiệm thức Tần số cho ăn Thời điểm cho ăn NT1 2 lần/ngày 7h, 17h NT2 3 lần/ngày 7h, 13h,17h NT3 4 lần/ngày 7h,10h,13h,17h
  • 21. 12 3.3.5 Chăm sóc và quản lý Cho cá ăn mỗi ngày với khẩu phần ăn và tần số cho ăn đã qui định sẵn ở từng thí nghiệm.Trước khi cho cá ăn lần kế tiếp thì tiến hành hút bỏ cặn và bù lại lượng nước phù hợp. Trong lúc cho cá ăn chú ý quan sát, sau khi cá đã bắt mồi đều thì dùng vợt vớt bỏ phần thức ăn thừa. Hàng ngày,theo dõi hoạt động của cá và quản lí thức ăn để tính được lượng thức ăn mà cá sử dụng. Thường xuyên thay nước với lượng nước thay khoảng 25-30% thể tích bể ương. Định kỳ 2-3 ngày vệ sinh bể bằng cách hút cặn, lau thành bể… để loại bỏ thức ăn thừa nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước trong bể ương. 3.3.6 Ghi nhận các chỉ tiêu 3.3.6.1 Chỉ tiêu môi trường Các chỉ tiêu nhiệt độ và pH của nước trong hệ thống TN được xác định 2 lần/ngày vào lúc 6h và 14h. Đối với nhiệt độ, dùng nhiệt kế để đo và ghi nhận Đối với chỉ tiêu pH dùng test pH để xác định 3.3.6.2 Chỉ tiêu cúa cá Trước khi thí nghiệm, thu ngẫu nhiên 30 cá thể để xác định giá trị trung bình về chiều dài và khối lượng ban đầu. Kết thúc thí nghiệm, thu toàn bộ cá ở tất cả các bể ương để xác định các chỉ tiêu: tỷ lệ sống, tăng trưởng khối lượng, chiều dài... Khối lượng cá được xác định bằng cân điện tử và chiều dài được xác định bằng thước đo, giấy kẻ mỗi ô 1 mm. Chiều dài được tính là chiều dài chuẩn từ chóp mõm đến cuống đuôi. 3.3.7 Tính toán một số chỉ tiêu 3.3.7.1 Tỷ lệ sống (Survival rate, Rate; SR) SR(%) = X 100(3.1) 3.3.7.2 Khối lượng Tăng trưởng khối lượng (Weight gian, WG) WG (mg/con) = Wc – Wđ (3.2) Số cá thu hoạch Số cá ban đầu
  • 22. 13 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily weight gain, DWG) DWG (g/ngày) = Tốc độ tăng trưởng tương đối (Specific growthrate, SGR) SGR (%/ngày) = X 100 (3.4) 3.3.7.3 Chiều dài Tăng trưởng chiều dài (Length gain, LG) LG(mm) = Lc – Lđ (3.5) Tăng trưởng chiều dài theo ngày (Daily length gain, DLG) DLG (mm/ngày) = X 100(3.6) SGR (%/ngày) =X 100 (3.7) 3.3.7.4 FCR Hệ số thức ăn (Feed conversion ratio, FCR) FCR = (3.8) Trong đó T: là thời gian thí nghiệm (ngày) Wđ, Wc lần lượt là khối lượng trước và sau thí nghiệm (mg) Lđ, Lc lần lượt là chiều dài của cá trước và sau thí nghiệm (mm) 3.3.8 Phương pháp xử lí số liệu Các số liệu về giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu được tính bằng phần mềm Microsoft Excel 2010.So sánh sự khác biệt về giá trị các của các chỉ tiêu của cá giữa các nghiệm thức trong cùng một thí nghiệm bằng phần mềm SPSS (20.0). (3.3)Wc – Wđ T Ln(Wc) – ln(Wđ) T Lc – Lđ T Khối lượng thức ăn cho ăn Khối lượng cá gia tăng Ln(Lc) – ln(Lđ) T
  • 23. 14 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 So sánh sự ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn bột lên hương. 4.1.1 Các yếu tố môi trường Sự biến động của pH và nhiệt độ trong suốt thời gian thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 1 Giá trị trên thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Nhiệt độ tối ưu cho cá da trơn tăng trưởng khoảng 26-300 C, khi nhiệt độ cao hơn hay thấp hơn nhiệt độ tối ưu này nó sẽ chi phối khác nhau đến nhu cầu dinh dưỡng của cá (National Research Council, 1993 trích dẫn bởi Trần Thị Bé 2006). Từ bảng 4.1 xét trong cùng một khoảng thời gian thì giá trị nhiệt độ ở các nghiệm thức tương đối ổn định và chênh lệch không đáng kể. Nhiệt độ trung bình ngày dao động trong khoảng25,3 ± 0,210 C đến 29,3 ± 0,150 C. Điều này khẳng địnhcác giá trị nhiệt độghi nhận được đều nằm trong khoảng thích hợp đối với sự phát triển của cá. Bên cạnh yếu tố nhiệt độ thì pH cũng là một trong những nhân tố môi trường ảnh hưởng rất lớn đến động vật thủy sản như tác động lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. Theo Trương Quốc Phú (2006), thì pH thích hợp cho thủy sinh vật là từ 6,5-9,0. pH trong quá trình ương nuôi, nếu pH quá cao hoặc quá thấp sẽ làm thay đổi mức độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối và nước giữa cơ thể sinh vật với môi trường bên ngoài gây bất lợi cho sự phát triển của thủy sinh vật. Trong thí nghiệm 1, pH dao động từ 7,55 ± 0,05 đến 7,73 ± 0,10 và pH này được xem là ổn định, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển ở cá. Như vậy, với các giá trị ghi nhận được từ nhiệt độ, pH của thí nghiệm có thể kết luận rằng các giá trị trên (Bảng 4.1) đều nằm trong phạm vi thích hợp. Chỉ tiêu Buổi NT1 NT2 NT3 pH Sáng 7,58 ± 0,03 7,59 ± 0,07 7,55 ± 0,05 Chiều 7,73 ± 0,02 7,72 ± 0,03 7,73 ± 0,10 Nhiệt độ (0C) Sáng 25,6 ± 0,21 25,7 ± 0,10 25,3 ± 0,21 Chiều 29,3 ± 0,15 29,3 ± 0,20 29,1 ± 0,15
  • 24. 15 4.3.1 Tỷ lệ sống Tỷ lệ sống của cá sau 6 tuần thí nghiệm với các tần số cho ăn khác nhau được trình bày trong trong Bảng 4.2. Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá ở thí nghiệm 1 Giá trị trên thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Giá trị trong cùng 1 cột có cũng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Từ bảng 4.2 cho thấy, sau 6 tuần thí nghiệm kết quả về tỷ lệ sống của cá thu được ở các nghiệm thức như sau: tỷ lệ sống đạt cao nhất ở NT2 và thấp nhất ở NT3 với các giá trị lần lượt là 45,3% và 41,3% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Theo Dương Hải Toàn và ctv., (2009), khi tiến hành thí nghiệm trên cá tra giống với các tần số cho ăn khác nhau gồm 4 NT: NTĐC cho cá ăn liên tục, NT1 cho cá ăn 7 ngày ngừng 2 ngày, NT2 cho ăn 7 ngày ngừng 3 ngày và NT3 cho cá ăn 7 ngàyngừng 4 ngày. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất ở NT2 với giá trị là 97,3% và thấp nhất là 90,7% ở NT1, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bên cạnh đó theo Ngô Văn Ngọc và ctv.,(2010)khi ương cá lăng nha (Mystus wyckioides) giai đoạn từ 3-30 ngày tuổi ở mật độ 4 con/lít với tần số cho ăn lần lượt là 4 lần/ ngày và 5 lần/ngày. Kết quả tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất ở NT cho cá ăn 4 lần/ngày là 93,55% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05) so với NT cho cá ăn 5 lần/ngày. So với các nghiên cứu trên thì kết quả về tỷ lệ sống của cá ở thí nghiệm này tương đối thấp. Tỷ lệ sống của cá một phần phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, cá càng nhỏ thì khả năng bắt mồi càng kém, đồng thời hệ thống tiêu hóa của cá nhỏ chưa hoàn chỉnh nên việc chuyển sang cho cá sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ không gây kích thích và làm hạn chế sự chủ động bắt mồi của cá, những cá thể không kịp thích nghi sẽ bị đào thải dẫn đến tỷ lệ sống bị giảm xuống. Qua đó có thể kết luận rằng khi ương cá tra từ giai đoạn bột lên hương với các tần số cho ănkhác nhau sẽ ảnh hưởng không đáng kể lên tỷ lệ sống của cá. 4.3.2 Tăng trưởng về khối lượng Trong quá trình ương nuôi, việc tìm ra phương pháp cho ăn thích hợp để cá tăng trưởng nhanh là rất quan trọng. Trên thực tế, tăng trưởng của cá là một trong các chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng cá giống, và nó quyết định hiệu quả kinh tế của người nuôi. Khi ương nuôi cá, ngoài việc quản lý tốt môi trường, mật độ…thì tần số cho ăn thích hợp cũng là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả ương.Riêng đối với thí Nghiệm thức Tỷ lệ sống(%) NT1: cho cá ăn 2 lần/ngày 42,7 ± 2,51a NT2: cho cá ăn 3 lần/ngày 45,3 ± 1,52a NT3: cho cá ăn 4 lần/ngày 41,3 ± 4,72a
  • 25. 16 nghiệm này thì tốc độ tăng trưởng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của từng nghiệm thức. Bảng 4.3 Tăng trưởng về khối lượng của cá ở thí nghiệm 1 Giá trị trên thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Giá trị trong cùng 1 cột có cũng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) Qua bảng 4.3 cho thấy, sau 6 tuần thí nghiệm tăng trưởng của cá ở nghiệm thức cho ăn 3 lần/ngày là lớn nhất với giá trị về tăng trọng (WG) và tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) lần lượt là 2.588 mg, 12,6%/ngày, khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các giá trị tương ứng của 2 NT còn lại. Vàkết quả cũng cho thấy ở nghiệm thức cá được cho ăn 4 lần/ngày có kết quả tăng trưởng thấp nhất về tăng trọng (WG) cũng như tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) với các giá trị lần lượt là1.559mg và 11,4%/ngày. Như vậy, với các tần số cho ăn khác nhau trong quá trình ương đã ảnh hưởng đến tăng trưởng về khối lượng của cá tra giai đoạn bột lên hương. Khi cho cá ăn với khẩu phần 15% khối lượng thân/ngày kết hợp với tần số cho ăn 3 lần/ngày cá sẽ tăng trưởng nha nhanh về khối lượng. Qua đó cho thấy nên cân nhắc để lựa chọn ra phương pháp cho cá ăn hợp lý nhằm đạt tăng trưởng tối ưu cho cá và mạng lại hiệu quả kinh tế. 4.3.3 Tăng trưởng về chiều dài Tần số cho ăn ảnh hưởng đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Để đạt tăng trưởng tối ưu, lượng thức ăn cung cấp cho cáphải được điều chỉnh thay đổi theo ngày, tùy thuộc vào sự bắt mồi nhanh hay chậm ở cá vàsự thay đổi của nhiệt độ môi trường… Bảng 4.4 Tăng trưởng về chiều dài của cá ở thí nghiệm 1 Giá trị trên thể hiện làsố trung bình và độ lệch chuẩn Giá trị trong cùng 1 cột có cũng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Qua bảng 4.4cho thấy, bên cạnh tăng trưởng về khối lượng thì tăng trưởng chiều dài cá ở các nghiệm thức cũng có sự khác nhau. Điều này cũng tương tự như gia tăng khối lượng, đối với NT2có các giá trị tăng trưởng về chiều dài của cá cao nhất với tốc độ Nghiệm thức Wd (mg) Wc (mg) WG (mg) DWG (mg/ngày) SGR (%/ngày) NT1 13,1 ± 0,64 2.311 ± 99,7 2.290 ± 99,7b 54,5 ± 2,35b 12,3 ± 0,10b NT2 13,1 ± 0,64 2.200 ± 99,5 2.588 ± 99,5a 61,6 ± 2,40a 12,6 ± 0,10a NT3 13,1 ± 0,64 2.399 ± 75,7 1.559 ± 75,7c 37,1 ± 1,80c 11,4 ± 0,10c Nghiệm thức Ld (mm) Lc (mm) LG (mm) DLG (mm/ngày) SGR (%/ngày) NT1 20,9 ± 0,90 67,6 ± 0,36 46,7 ± 0,36b 1,11 ± 0,01b 2,79 ± 0,01b NT2 20,9 ± 0,90 72,1 ± 0,31 51,2 ± 0,31a 1,22 ± 0,01a 2,95 ± 0,01a NT3 20,9 ± 0,90 61,6 ± 0,56 40,8 ± 0,56c 0,97 ± 0,01c 2,58 ± 0,02c
  • 26. 17 tăng trưởng LG là 51,2 mmvà tăng trưởng trung bình tương đối SGRlà 2,95%/ngày. Khi so sánh thống kê về các chỉ tiêu về tăng trưởng chiều dài của cá ở các NT đều có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Đối với cá ở giai đoạn giống khi tăng tần số cho ănsẽ làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng trưởng ở cá vì cá cần cung cấp dinh dưỡng liên tục để hoàn thiện cơ thể và tốc độ tăng trưởng của cá ở giai đoạn này rất nhanh. Khi chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều lần cá sử dụng thức ăn hiệu quả hơn khi số lần cho ăn ít, khối lượng thức ăn lớn, cá không sử dụng gây lãng phí thức ăn và ô nhiễm môi trường nước. Kết quả của thí nghiệm trên cá rô đồng giống giai đoạn giống cho tăng trưởng tốt hơn khi cho ăn 4 lần/ngày so với chỉ cho ăn 1 hoặc 2 lần/ngày với khẩu phần 6%(Trần Thị Thanh Hiền và ctv.,2009). Đối với cá basa, nếu gia tăng tần số cho ăn từ 1 lên 3 lần/ngày sẽ làm tăng hàm lượng thức ăn cá sử dụng. Tần số cho ăn 2 lần/ngày cho cá tra giống có khối lượng 18g/con cho tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2009). Tóm lại, từ kết quả đạt được của TN có thể kết luận khi ương cá tra giai đoạn bột lên hương bằng thức ăn công nghiệp 40N với tần số cho ăn 3 lần/ngày cá sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với các NT còn lại xét trong cùng hệ thống TN. 4.3.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) Hệ số thức ăn là chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng thức ăn, hệ số thức ăn thấp thấp thì hiệu quả sử dụng thức ăn cao và lượng chất thải ra môi trường ít. FCR thay đổi theo loài, giai đoạn phát triển, phương pháp cho ăn…(Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009) Hệ số thức ăncủa cá tra trong thí nghiệm được trình bày qua Bảng 4.5. Bảng 4.5 Hệ số thức ăn (FCR) ở thí nghiệm 1 Giá trị trên thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn Giá trị trong cùng 1 cột có cũng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) Dựa vào bảng 4.8 có thể thấy, hệ số thức ăn (FCR) của cá ở các nghiệm thức dao động trong khoảng 0,66 ± 0,01 đến1,20 ± 0,19. Trong đó hệ số FCR thấp nhất ghi nhận được là ở NT2cho cá ăn 3 lần/ngàyvới giá trị FCR là 0,66 và NT3 cho cá ăn 4 lần/ngày có hệ số FCR cao nhất là 1,20. Khi phân tích thống kê hệ số FCR, giá trị này không có sự khác biệt giữa NT1 với NT2 nhưng có sự khác biệt giữa NT1 với NT3 Nghiệm thức FCR NT1: cho cá ăn 2 lần/ngày 0,79 ± 0,04a NT2: cho cá ăn 3 lần/ngày 0,66 ± 0,01a NT3: cho cá ăn 4 lần/ngày 1,20 ± 0,19b
  • 27. 18 Ở NT1 do số lần cho cá ăn trong ngày ít hơn những nghiệm thức khác, hơn nữa khẩu phần ăn cho cá mỗi ngày ở 3 nghiệm thức đều như nhau là 15% khối lượng thân/ngày nên lượng thức ăn cho mỗi lần ăn của NT1 nhiều hơn 2 nghiệm thức 2 và 3. Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn,2009 thì khối lượng thức ăn càng lớn, tốc độ tiêu hóa càng chậm, sự hấp thu chất dinh dưỡng giảm và thức ăn cũng không được sử dụng một cách triệt để. Riêng đối với nghiệm thức 3 do số lần cho ăn trong ngày là 4 lần do đó khoảng cách giữa 2 lần cho cá ăn quá gần nhau và liên tiếp nên cá sẽ không kịp tiêu hóa thức ăn của lần ăn trước đó dẫn đến tình trạng cá bắt mồi kém hơn ở lần ăn tiếp theo. Qua kết quả thí nghiệm có thể thấy, khi ương cá tra ở giai đoạn bột lên hương với cùng một loại thức ăn là 40N, cùng khẩu phần ăn là 15% khối lượng thân /ngày thì ở NT 2 có tần số cho cá ăn 3 lần/ngày là đạt kết quả tốt hơn so với các NT còn lại xét trong cùng hệ điều kiện. 4.2 Thí nghiệm 2: So sánh sự ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra giai đoạn bột lện hương 4.2.1 Các yếu tố môi trường Sự biến động các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm ương cá tra giai đoạn bột lên hương với khẩu phần ăn khác nhau được trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6Sự biến động của nhiệt độ, pH ở TN2 Giá trị trên thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Qua bảng 4.2 có thể thấy giá trị nhiệt độ dao động trong khoảng từ 25,2 ± 0,23 đến 29,5 ± 0,25 và pH nằm trong khoảng 7,57 ± 0,03 đến 7,74 ± 0,03. Nhìn chung, các giá trị này tương đương và không có khác biệt nhiều so với các giá trị môi trường ở TN1. Do vậy có thể kết luận tất cả các yếu tố pH nhiệt độ đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá tra giai đoạn bột lên hương. 4.2.2 Tỷ lệ sống Bên cạnh các yếu tố quan trọng như tần số cho ăn, độ đạm… thì khẩu phần ăn cũng được xem là nguyên nhân có tác động đến tỷ lệ sống cá nuôi. Đặc biệt là giai đoạn cá nhỏ, hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện chính vì vậy mà các vấn đề về dinh dưỡng trong khâu ương nuôi cũng cần được quan tâm. Nếu xác định được khẩu phần ăn hợp Chỉ tiêu Buổi NT1 NT2 NT3 pH Sáng 7,57 ± 0,03 7,59 ± 0,06 7,58 ± 0,04 Chiều 7,74 ± 0,03 7,74 ± 0,04 7,67 ± 0,03 Nhiệt độ (0C ) Sáng 25,5 ± 0,14 25,4 ± 0,20 25,2 ± 0,23 Chiều 29,5 ± 0,20 29,5 ± 0,25 29,3 ± 0,13
  • 28. 19 lý cho cá ở từng giai đoạn, điều đó đồng nghĩa với việc cá sẽ sử dụng hiệu quả lượng thức ăn cung cấp, hạn chế được sự lãng phí thức ăn đồng thời giúp cá tăng trưởng tốt. Ngược lại nếu lượng thức ănở mức duy trì, tăng trưởng cá sẽ chậm lại hoặc ngừng tăng trưởng. Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì trong quá trình ương cá nếu thức ăn cung cấp không đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng thì hiệu quả ương sẽ kém. Bảng 4.7Tỷ lệ sống của cá ở thí nghiệm 2 Giá trị trên thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Giá trị trong cùng 1 cột có cũng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) Qua bảng 4.7 có thể thấy, tỷ lệ sống của cá thu được có giá trị cao nhất ở NT1 (cho cá ăn 10% khối lượng thân/ngày) là 43,7%, kế đến là NT2 với giá trị tỷ lệ sống là 41,3% và thấp nhất ở NT3 là 37,3%. Qua phân tích thống kê về tỷ lệ sống của cá cho thấy NT1 khác biệt có ý nghĩa với NT3 nhưng khác biệt không có ý nghĩa với NT2.Từ kết quả trên khẳng định khẩu phần cho ănđã có tác động đến tỷ lệ sống của cá tra giai đoạn bột lên hương nhưng không đáng kể. 4.2.3 Tăng trưởng về khối lượng Tăng trưởng khối lượng của cá sau 6 tuần thí nghiệm với các khẩu phần ăn khác nhau được trình bày trong bảng 4.8. Bảng 4.8 Tăng trưởng về khối lượng của cá tra ở thí nghiệm 2 Giá trị trên thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Giá trị trong cùng 1 cột có cũng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) Tuy ở cả 3 nghiệm thức cá được bố trí với cùng mật độ ương và cho ăn cùng 1 loại thức ăn nhưng lượng thức ăn cung cấp cho cá cũng ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và tác động lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Qua Bảng 4.8 cho thấy sau 6 tuần thí nghiệm,cá ở NT1 có giá trị trung bình cao nhất về khối lượng (WG) và tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) có giá trị lần lượt là 2.532 mg/con và 12,6 %/ngày, thấp nhất là tăng trưởng của cá ở NT3 có tăng trọng đạt 2.033 mg/con và tốc độ tăng trưởng Nghiệm thức TLS (%) NT1: cho cá ăn 10% khối lượng thân/ngày 43,7 ± 1,52a NT2: cho cá ăn 15% khối lượng thân/ngày 41,3 ± 1,52a NT3: cho cá ăn 20% khối lượng thân/ngày 37,3 ± 2,08b Nghiệm thức Wd (mg) Wc (mg) WG (mg) DWG (mg/ngày) SGR (%/ngày) NT1 13,1 ± 0,64 2.545 ± 75,2 2.532 ± 75,2a 60,3 ± 1,81a 12,6 ± 0,05a NT2 13,1 ± 0,64 2.179 ± 65,9 2.166 ± 65,9b 51,6 ± 1,57b 12,2 ± 0,10b NT3 13,1 ± 0,64 2.046 ± 48,2 2.033 ± 48,2c 48,4 ± 1,15c 12,0 ± 0,05c
  • 29. 20 tương đối đạt 12,0 %/ngày. Qua so sánh thống kê về các giá trị tăng trưởng khối lượng cho thấy khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (p<0,05). Do khả năng tiêu hóa của cá phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng thức ăn trong dạ dày. Trong thí nghiệm này, cá được cho ăn cùng loại thức ăn cho nên khối lượng thức ăn quyết định độ tiêu hóa. Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv., (2004), khi khối lượng thức ăn càng lớn tốc độ tiêu hóa càng chậm, sự hấp thu chất dinh dưỡng giảm và thức ăn cũng không được sử dụng một cách triệt để. Ngoài ra khi cho cá ăn tính ở mức độ giới hạn (tính theo khối lượng thân) có thể làm tăng nhu cầu protein. Nếu mức cho ăn thấp gần bằng mức cần thiết để duy trì cơ thể sẽ dẫn đến hệ số chuyển hóa thức ăn cao và tăng trưởng rất chậm hoặc bị ngừng lại. Ngược lại, nếu dư thừa lượng thức ăn cũng cho hiệu quả chuyển hóa kém do thức ăn bị hao hụt và sự tiêu hóa thức ăn giảm đi. Như vậy, kết quả thí nghiệm đã cho thấy khẩu phần ăn thích hợp cho tốc độ tăng trưởng tốt nhất của cá tra ở giai đoạn bột lên hương là 10% khối lượng thân/ngày kết hợp với tần số cho ăn 4 lần/ngày. 4.2.4 Tăng trưởng về chiều dài Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn(2009) thì trong các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng của cá như: hàm lượng protein trong thức ăn, giai đoạn phát triển của cá, nhiệt độ, ôxy, dòng chảy…trong đó bao gồm cả khẩu phần ăn cho cá. Lượng thức ăn cung cấp cho cá có ảnh hưởng đến tiêu tốn năng lượng của động vật thủy sản. Khi lượng thức ăncung cấp cho cá tăng sẽ dẫn đến việc tiêu hao năng lượng cho mọi hoạt động khác đều tăng nhanh bao gồm cả hoạt động trao đổi chất, do đó năng lượng cũng mất đi nhiều. Tuy nhiên, nguồn năng lượng dự trữ cũng được tích lũy nhiều hơn, nghĩa là sinh trưởng của động vật thủy sản sẽ tăng. Bảng 4.9Tăng trưởng về chiều dài ở cá tra thí nghiệm 2 Giá trị trên thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Giá trị trong cùng 1 cột có cũng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) Nghiệm thức Ld (mm) Lc (mm) LG (mm) DLG (mm/ngày) SGR (%/ngày) NT1 20,9 ± 0,90 62,3 ± 0,25 41,4 ± 0,25a 0,99 ± 0,06a 2,60 ± 0,01a NT2 20,9 ± 0,90 58,2 ± 0,15 37,3 ± 0,15b 0,89 ± 0,00b 2,44 ± 0,01b NT3 20,9 ± 0,90 57,2 ± 0,21 36,3 ± 0,21c 0,86 ± 0,06c 2,39 ± 0,01c
  • 30. 21 Qua bảng 4.9 cho thấy, bên cạnh tăng trưởng về khối lượng thì tăng trưởng chiều dài ở các nghiệm thức cũng có sự khác nhau. Điều này cũng tương tự như gia tăng khối lượng, đối với NT1 cho cá ăn với khẩu phần 10% khối lượng thân/ngày có tăng trưởng chiều dài (LG), tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) đạt cao nhất với các giá trị lần lượt là 41,4 mm/convà 2,60%/ngày. Qua phân tích thống kê có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các chỉ tiêu tương ứng ở tất cả các NT (p<0,05). Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), cá không thể sống, sinh trưởng và phát triển bình thường trong môi trường thiếu thức ăn hoặc thức ăn không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cá. Ảnh hưởng của thức ăn còn thể hiện rõ rệt ở vai trò của thức ăn khi ương cá ở giai đoạn còn nhỏ. Trong giai đoạn này, nếu nguồn thức ăn cung cấp không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cá hoặc thức ăn không phù hợp cá sẽ không đạt được tốc độ sinh trưởng như mong muốn. Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy khi ương cá tra giai đoạn bột lên hương với khẩu phần ăn khác nhau đã gây ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá và cá đạt tốc độ tăng trưởng tốt khi cá được cho ăn với khẩu phần 10% khối lượng thân/ngày. 4.2.5 Hệ số thức ăn (FCR) Hệ số thức ăn (FCR) của cá sau 42 ngày thí nghiệm với khẩu phần ăn khác nhau được trình bày ở Bảng 4.10. Bảng 4.10 Hệ số thức ăn (FCR) của cá ở thí nghiệm 2 Giá trị trên thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Giá trị trong cùng 1 cột có cũng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) Từ kết quả ghi nhận ở bảng 4.10 cho thấy hệ số thức ăn thấp nhất ở NT1 có FCR là 0,81 khi cho cá ăn với khẩu phần ăn 10% khối lượng thân /ngày. NT3 cho cá ăn với khẩu phần là 20% khối lượng thân/ngày có hệ số thức ăn cao nhất lên đến 1,44. Qua phân tích thống kê giá trị FCR giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hệ số thức ăn (FCR) là chỉ số quan trọng trong đánh giá chất lượng thức ăn. Khi FCR thấp đồng nghĩa với hiệu quả sử dụng thức ăn cao và lượng chất thải ra môi trường ít. Theo Nguyễn Thanh Phương (2012), thì khẩu phần ăn cho cá thay đổi theo kích cỡ, cá nhỏ khẩu phần ăn cao hơn cá lớn, cá dưới 200 g/con có khẩu phần ăn là 8-10% khối Nghiệm thức FCR NT1: cho cá ăn 10% khối lượng thân/ngày 0,81 ± 0,03a NT2: cho cá ăn 15% khối lượng thân/ngày 1,08 ± 0,06b NT3: cho cá ăn 20% khối lượng thân/ngày 1,44 ± 0,06c
  • 31. 22 lượng thân/ngày và giảm dần còn 1,5-3% khối lượng thân/ngày khi cá đạt kích cỡ 700- 1.000 g/con. Đối với đa số các loài cá ở giai đoạn cá hương thì khẩu phần ăn thích hợp cho tăng trưởng của cá là 10-20% khối lượng thân/ngày. Như vậy, với kết quả ghi nhận được ở bảng 4.10 là hoàn toàn phù hợp cho ương cá tra giai đoạn bột lên hương.
  • 32. 23 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Sau khi kết thúc hệ thống thí nghiệm, các yếu tố nhiệt độ và pH của hai thí nghiệm dao động trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển của cá tra. Ở TN1 thì cá được cho ăn với tần số cho cá ăn là 3 lần/ngày có tăng trưởng , tỷ lệ sống cũng như hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất với các giá trị về tăng trưởng khối lượng, chiều dài và hệ số FCR lần lượt là 45,3%, 2.588 mg/con, 51,2 mm/con và 0,66. Bên cạnh đó cá đạt tăng trưởng thấp nhất ở nghiệm thức cho cá ăn 4 lần/ngày với các giá trị về tỷ lệsống, tăng trưởng về khối lượng, chiều dài của cá đạt lần lượt là 41,3%, 1.559 mg/con, 40,8mm/con và hệ số FCR là 1,2. Đối với thí nghiệm 2 khi cho cá ăn với các khẩu phần ăn khác nhau kết quả khẳng định khi cho cá ăn 10% khối lượng thân/ngày cá có tỷ lệ sống và tăng trưởng về khối lượng, chiều dài cao nhất với các giá trị lần lượt là 43,7%, 2.532mg/con, 37,3 mm/con. Và khi cho cá ăn 20% khối lượng thân/ngày cá sẽ có tỷ lệ sống và tăng trưởng khối lượng, chiều dài thấp nhất với các giá trị lần lượt như sau: 37,3%, 2.033 mg/con, 36,3 mm/con. Từ kết quả trên đã khẳng định được cá tra ở giai đoạn bột lên hương khi cho cá ăn cùngkhẩu phần ăn thì với tần số cho ăn là 3 lần/ngày cá có tăng trưởng nhanh hơn so với các nghiệm thức khác. Ngược lại khi cá ănvới khẩu phần là 10% kết hợp với tần số cho ăn là 4 lần/ngày cá sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cá ở những NT khác. 5.2 Đề xuất So sánhảnh hưởng của tần số và khẩu phần ăn lên tăng trưởngvà tỷ lệ sống của cá tra giai đoạn bột lên hương khi ương trong ao đất. So sánh ảnh hưởng của tần số và khẩu phần ănkhác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
  • 33. 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO Davies OA, Inko -Tariah MB, Amachree D. 2006. Compensatory growth and feed cyclings of Heterobranchus longifilis fingerlings Afr. J. Biotechnol. 5:778-780. De Silva and Anderson, 1995. Fish nutrition aquaculture, London UK, Chapman and Hall Aquaculture, series 1 De Silva and Anderson, 1995.Fish nutrition aquaculture, London UK, Chapmanand Hall.Aquaculture, series. Dương Hải Toàn, Lý Tiểu Mi và Nguyễn Thanh Phương, 2009. Ảnh hưởng của cho ăn gián đoạn và luân phiên lên tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus). Báo cáo hội nghị khoa học thủy sản lần 4.Trường đại học Cần Thơ. Dương Nhựt Long, 2004.Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt.Khoa thủy sản.Trường đại học Cần Thơ. Dương Thúy Yên, 2000. Tổng quan về nhu cầu dinh dưỡng của một số loài cá da trơn.Báo cáo chuyên đề.Trường đại đọc Cần Thơ. Dương Thúy Yên, 2003. Khảo sát 1 số tính trạng hình thái, sinh trưởng và sinh lý của cá Tra (Pangasius hypophthalmus) và cá basa (Pangasius bocousti) và con lai của chúng. Luận văn Cao học ngành nuôi trồng thủy sản.Khoa thủy sản.Trường đại học Cần Thơ. http://kinhtenongthon.com.vn. http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/ Huỳnh Quốc Khanh, 2009. Thực nghiệm ương cá Tra giống (Pangasianodon hypothalamus) tại trung tâm giống thủy sản tỉnh An Giang.Luận Văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản.Đại học Cần Thơ. Huỳnh Thanh Tấn, 2004. Nghiên cứu nhu cầu protein và khẩu phần ăn của cá Rô đồng (Anabas testudineus). Luận văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản.Khoa thủy sản.Trường đại học Cần Thơ. Huỳnh Văn Hiền,2003. Nghiên cứu nhu cầu protein và carbohydrate của cá tra (Panngasius hypophthalmus) giai đoạn giống.Luận văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản.Khoa thủy sản.Trường đại học Cần Thơ. Lâm Thái Thảo,2014. Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá chạch bùn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus Canor, 1842) giai đoạn cá bột lên hương.
  • 34. 25 Luận văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản.Khoa Sinh học ứng dụng.Trường đại học Tây Đô. Lâm Thị Cẩm Tiên, 2014. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhịp cho ăn lên tăng trưởng bù cá Lăng nha (Mystus wyckioides) giai đoạn từ 25 đến 85 ngày tuổi. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản.Khoa sinh học ứng dụng.Trường đại học Tây Đô. Lê Thanh Hùng và Huỳnh Phạm Việt Huy, 2006. Tình hình sử dụng thức ăn trong nuôi cá Tra và Basa khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học 2006:144- 151. Trường Đại học Cần Thơ. Lê Thanh Hùng, 2008. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Khoa thủy sản.Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Ngô Văn Ngọc, Trần Thị Thanh Trúc và Nguyễn Thi Thu Trang, 2010. Xác định mật độ và tần số cho ăn trong ương cá Lăng nha (Mystus wyckioides) giai đoạn từ 3 đến 30 ngày tuổi. Khoa thủy sản. Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Thường, Lê Anh Kha, Hà Phước Hùng và Dương Trí Dũng, 1997. Đặc điểm thành phần loài và phân bố của cá họ Pangasiidae ở lưu vực sông Mekong, Việt Nam.Tạp chí khoa học thủy sản, năm 2008, quyển 1. Nguyên Hữu Yến Nhi, 2006. Đánh giá chất lượng một số loại thức ăn công nghiệp cho nuôi cá tra giống (Pangasianodon hypothalamus). Luận văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản.Khoa thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Kim Thùy, 2008. Ảnh hưởng của tần số cho ăn lên sự tăng trưởng của cá tragiai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý nghề cá.Khoa thủy sản.Trường đại học Cần Thơ. Nguyễn Phú Hòa, Yang Yi và Lê Thanh Hùng, 2008. Giác quan bắt mồi và khả năng tiêu hóa các loại mồi khác nhau của cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus bleeker, 1852).Trường đại học Nông Lâm TPHCM. Nguyễn Thanh Phương, Trần Thị Thanh Hiền và Trần Thị Tuyết Hoa, 1997. Xác định chất đạm của 2 cỡ cá basa giống (Pangasius borcoutri).Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học - Đại học Cần Thơ, 1993 - 1997. Nguyễn Văn Bé, 1987. Bài giảng môn thủy hóa.Khoa thủy sản, trường đại học Cần Thơ.
  • 35. 26 Nguyễn Văn Ný, 2014. Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sự tăng trưởng bù cá thát lát còm (Chitala chiala). Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản.Khoa Sinh học ứng dụng.Trường đại học Tây Đô. Phạm Văn Huy, 1996. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá basa giống (Pangasius bocourti). Luận văn tốt nghiệp đại học nghành nuôi trồng thủy sản.Khoa thủy sản.Trường đại học Cần Thơ. Phạm Văn Khánh, 2000. Kỹ thuật nuôi cá Tra và cá basa trong bè. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II. Tom Lovell, 1989. In nutrition and feeding of fish. Nostrand Reinhold Trần Bình Tuyên, 2000. Ảnh hưởng của các phương thức và tần số cho ăn đối với sự tăng trưởng của cá tra bần (Pangasius kunyit). Luận văn tốt nghiệp đại học nghành nuôi trồng thủy sản.Trường đại học Cần Thơ. Trần Ngọc Tuyền, 2008. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn cho cá Kết (Micronema bleekeri, Gunther). Luận văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng thủy sản.Khoa thủy sản.Trường đại học Cần Thơ. Trần Thị Bé, 2006. Ảnh hưởng của nhiệt độlên mức độ và hiều quả sử dụng thức ăn của cá tra (Pangasius hypophthalmus) giai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản.Khoa thủy sản.Trường đại học Cần Thơ Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Nhà xuất bản nông nghiệp. Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn và Huỳnh Thị Tú, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Khoa Thủy sản.Trường đại học Cần Thơ. Trương Quốc Phú, 2000. Bài giảng phân tích chất lượng nước và quản lý môi trường nước ao. Khoa thủy sản.Trường đại học Cần Thơ. Võ Nguyên Mẫn, 2009. Nghiên cứu ảnh hưởng của thay đổi khẩu phần cho ăn lên tăng trưởng của cá Tra. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa thủy sản.Trường đại học Cần Thơ.