SlideShare a Scribd company logo
1 of 43
i
LỜI CẢM TẠ
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ba, Mẹ và gia đình đã quan tâm lo lắng,
động viên và tạo điều kiện tốt nhất cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình
hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Bá và Cô Trần Ngọc Huyền
đã hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình
thực hiện đề tài để tôi có thể hoàn thành tốt bài khóa luận của mình.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Sinh học ứng dụng, Thầy Tạ Văn Phương cố vấn học tập và
các thầy cô bộ môn đã quan tâm và truyền đạt cho tôi những kiến thức trong suốt
thời gian 4 năm đại học.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Nuôi Trồng Thủy Sản khóa 6 đã
cùng tôi gắn bó vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!
ii
TÓM TẮT
Kết quả so sánh ảnh hưởng của bổ sung β–glucan với liều lượng khác nhau lên tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá Trê vàng giai đoạn từ 15 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi cho
thấy tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo khối lượng của cá đạt cao nhất ở
nghiệm thức bổ sung β–glucan với liều lượng 6 g/kg thức ăn (NT2), với các giá trị
lần lượt là 95,0% và 21,7 mg/ngày và đạt thấp nhất ở NT ĐC với 59,3% và 13,5
mg/ngày.
Kết quả so sánh ảnh hưởng của bổ sung β–glucan với liều lượng khác nhau lên tăng
trưởng và tỷ lệ sống của cá Trê vàng giai đoạn từ 45 ngày tuổi đến 75 ngày tuổi cho
thấy tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo khối lượng của cá thấp nhất ở
NT ĐC với 67,7% và 72,9 mg/ngày và kết quả cao nhất ở NT2 (bổ sung 6 g/kg thức
ăn) với tỷ lệ sống là 93% và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo khối lượng của cá
là111 mg/ngày, đồng thời, cá ở NT2 cũng ít bị phân hóa sinh trưởng hơn so với cá ở
ba nghiệm thức còn lại.
Từ khóa: β–glucan, cá Trê vàng, phân hóa sinh trưởng, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ
sống.
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của
tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ báo cáo cùng cấp
nào khác.
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2015
(Ký tên)
Lê Minh Của
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ..............................................................................................................i
TÓM TẮT ..................................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................iii
MỤC LỤC .................................................................................................................iv
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................vii
DANH SÁCH BẢNG..............................................................................................viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................ix
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................1
1.1 Giới thiệu............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu..........................................................................................2
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Trê vàng ...................................................................3
2.1.1 Đặc điểm phân loại ......................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm hình thái.......................................................................................3
2.1.3 Đặc điểm phân bố và điều kiện môi trường sống........................................4
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng...................................................................................4
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng...................................................................................5
2.1.6 Đặc điểm sinh sản........................................................................................5
2.2 Sơ lược tình hình nuôi cá Trê vàng....................................................................6
2.2.1 Tình hình nuôi cá Trê trên thế giới..............................................................6
2.2.1 Tình hình nuôi cá Trê trong nước................................................................7
2.3 Sơ lược về β–glucan...........................................................................................8
2.3.1 β–glucan.......................................................................................................8
2.3.2 Cơ chế tăng cường hệ miễn dịch của β–glucan...........................................8
2.3.3 Một số nghiên cứu về sử dụng β–glucan trên đối tượng thủy sản...............9
v
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................12
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài.............................................................12
3.1.1 Thời gian....................................................................................................12
3.1.2 Địa điểm.....................................................................................................12
3.2 Vật liệu nghiên cứu ..........................................................................................12
3.2.1 Dụng cụ và hóa chất...................................................................................12
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................12
3.2.3 Nguồn β–glucan.........................................................................................12
3.2.4 Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm ................................................................13
3.3 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................13
3.3.1 Chuẩn bị hệ thống thí nghiệm....................................................................13
3.3.1.1 Chuẩn bị nguồn nước, bể ương ...........................................................13
3.3.1.2 Chuẩn bị cá Trê vàng...........................................................................14
3.3.1.3 Phương pháp pha trộn nguồn β–glucan vào thức ăn...........................14
3.3.2 Bố trí thí nghiệm........................................................................................15
3.3.3 Chăm sóc và quản lý..................................................................................16
3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.............................................................16
3.4.1 Các chỉ tiêu môi trường .............................................................................16
3.4.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng của cá..................................................................16
3.5 Phương pháp phân tích số liệu .........................................................................17
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................18
4.1 Ảnh hưởng β–glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Trê vàng ở TN1...18
4.1.1 Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình thí nghiệm ..................................18
4.1.2 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng trong thí nghiệm ............................................19
4.1.3 Tăng trưởng khối lượng của cá Trê vàng trong thí nghiệm.......................20
4.1.4 Tăng trưởng chiều dài của cá Trê vàng trong thí nghiệm..........................22
4.1.5 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê vàng trong TN1 ....23
4.2 Ảnh hưởng β–glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Trê vàng ở TN2...24
4.2.1 Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình thí nghiệm ..................................24
vi
4.2.2 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng trong thí nghiệm ............................................25
4.2.3 Tăng trưởng khối lượng của cá Trê vàng trong thí nghiệm.......................26
4.2.4 Tăng trưởng chiều dài của cá Trê vàng trong thí nghiệm..........................27
4.2.5 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê vàng trong TN2 ....28
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..............................................................30
5.1 Kết luận ............................................................................................................30
5.2 Đề xuất .............................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................31
PHỤ LỤC A ............................................................................................................A1
PHỤ LỤC B............................................................................................................. B1
PHỤ LỤC C ............................................................................................................C1
vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá Trê vàng............................................................3
Hình 2.2 Cấu trúc hóa học của β–1,3 glucan và β–1,6 glucan....................................8
Hình 3.1 Sản phẩm β–glucan.....................................................................................13
Hình 3.2 Bể lót bạt dùng trong TN............................................................................14
Hình 3.3 Bể lắng nước dùng trong TN......................................................................14
Hình 3.4 Thức ăn ở NT ĐC.......................................................................................14
Hình 3.5 Thức ăn ở NT1............................................................................................14
Hình 3.6 Thức ăn ở NT2............................................................................................15
Hình 3.7 Thức ăn ở NT3............................................................................................15
Hình 4.1 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá ở TN1...........................23
Hình 4.2 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá ở TN2...........................28
viii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Thí nghiệm bổ sung liều lượng β–glucan của TN1 ...................................15
Bảng 3.2 Thí nghiệm bổ sung liều lượng β–glucan của TN2 ...................................15
Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ và pH giữa các nghiệm thức.......................................18
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng giữa các nghiệm thức.....................................19
Bảng 4.3 Tăng trưởng khối lượng của cá Trê vàng giữa các nghiệm thức ...............21
Bảng 4.4 Tăng trưởng chiều dài của cá Trê vàng giữa các nghiệm thức..................22
Bảng 4.5 Biến động nhiệt độ và pH trong TN2.........................................................24
Bảng 4.6 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng trong TN2.......................................................25
Bảng 4.7 Tăng trưởng khối lượng của cá Trê vàng trong TN2.................................26
Bảng 4.8 Tăng trưởng chiều dài của cá Trê vàng trong TN2....................................27
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
W Khối lượng
L Chiều dài
WG Tăng trưởng về khối lượng
LG Tăng trưởng về chiều dài
DWG Daily Weight: tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng
DLG Daily Lengt: tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài
SGR Specific Growth Rate: tốc độ tăng trưởng tương đối
NT Nghiệm thức
TN Thí nghiệm
NT ĐC Nghiệm thức đối chứng
NT1 Nghiệm thức 1
NT2 Nghiệm thức 2
NT3 Nghiệm thức 3
N Ngày
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
TACN Thức ăn công nghiệp
1
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1Giới thiệu
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) không những được thiên nhiên ưu đãi
nhờ hệ thống sông ngòi chằng chịt mà còn có điều kiện khí hậu khá ổn định, nguồn
thức ăn tự nhiên dồi dào nên ĐBSCL được xem là vùng có tiềm năng lớn về nuôi
thủy sản nước ngọt và lợ – mặn. Đặc biệt là nghề nuôi cá với sản lượng nuôi trồng
thủy sản chiếm khoảng 65%, diện tích nuôi trồng khoảng 60% và giá trị xuất khẩu
chiếm 51% của cả nước (Dương Nhựt Long, 2004).
Nghề nuôi thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL đã phát triển rất sớm, những tỉnh có nghề
cá nổi tiếng như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long,… với những đối
tượng nuôi truyền thống là cá Tra và Basa, do đây là đối tượng có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, thời gian gần đây ngành thủy sản đang gặp khó khăn về giá cả và thị
trường tiêu thụ sản phẩm. Do đó, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã được mở rộng ra
nhiều đối tượng nuôi khác như: cá Lóc, cá Trê, cá Sặc rằn, cá Rô đồng,… Trong
phong trào nuôi thương phẩm, thì cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) là đối tượng
thủy sản được quan tâm và nuôi phổ biến hầu như khắp các tỉnh ĐBSCL, không chỉ
bởi khả năng thích nghi với môi trường nuôi tốt mà còn do chất lượng thịt thơm
ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Mặt khác, cá Trê vàng còn là đối tượng ăn tạp thiên
về động vât nên chủ động được nguồn thức ăn và có thể sử dụng được phế phẩm
nông nghiệp (Dương Nhựt Long, 2004).
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay, không những ở thế giới mà Việt Nam
đang rất quan tâm đến việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản sạch. Do vậy,
việc vừa nâng cao năng suất cũng như tạo ra nguồn cá sạch đang là vấn đề sống còn
của nghề nuôi thủy sản ở nước ta. Nhưng, một trong những khó khăn của nuôi trồng
thủy sản theo hướng năng suất cao là tình hình phát sinh và kiểm soát dịch bệnh.
Việc sử dụng thuốc, hóa chất trong phòng trị bệnh không hiệu quả cũng góp phần
gia tăng mầm bệnh và tăng chi phí sản xuất. Do đó, cần có những phương pháp phù
hợp để tăng khả năng miễn dịch của đối tượng nuôi chẳng hạn sử dụng vi sinh để
kháng bệnh trên cá như Nguyen Thanh Tam et al., (2011), sử dụng vi khuẩn từ các
sản phẩm lên men thủy sản để kháng lại vi khuẩn gây bệnh trên cá tra hay phương
pháp sử dụng dịch chiết từ thảo dược nhằm tăng khả năng miễn dịch cũng như tăng
hiệu trong ương, nuôi và góp phần nâng cao tỷ lệ sống. Xuất phát từ thực tế trên,
nên đề tài “Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Trê
vàng giai đoạn từ 15 ngày tuổi đến 75 ngày tuổi” được tiến hành nhằm nâng cao
chất lượng con giống cho người nuôi và hướng phát triển bền vững cho nghề nuôi
trồng thủy sản ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng.
2
1.2Mục tiêu nghiên cứu
Sử dụng β–glucan ở những liều lượng khác nhau trong ương cá Trê vàng giống dể
tìm liều dùng thích hợp làm tăng tỷ lệ sống và nâng cao tốc độ tăng trưởng.
1.3Nội dung nghiên cứu
Bổ sung β–glucan vào thức ăn trong ương cá Trê vàng giống với những liều lượng
khác nhau (2, 6, 10 g/kg thức ăn công nghiệp) ở giai đoạn 15 ngày tuổi đến 75 ngày
tuổi, chia ra hai giai đoạn thí nghiệm.
Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ sống cũng như các yếu tố môi trường như:
nhiệt độ và pH nước trong quá trình ương cá Trê vàng.
3
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Trê vàng
2.1.1 Đặc điểm phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Trê vàng được phân loại
theo khóa phân loại sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Siluriformes
Họ: Clariidae
Giống: Clarias
Loài: Clarias macrocephalus Gunther, 1864
Tên tiếng Anh: Yellow catfish
Tên địa phương: Cá Trê vàng
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá Trê vàng
(Nguồn:tự chụp)
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Trê vàng có đầu rộng,
dẹp bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ ràng, miệng cận dưới, không
co duỗi được, rạch miệng thẳng nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn, cứng chắc. Cá
có 4 đôi râu khá phát triển: 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cằm dưới, râu
mép to và dài hơn các râu khác. Mắt nhỏ, nằm ở mặt lưng của đầu và gần chót mõm
hơn điểm cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt rộng. Đầu có 2 lỗ thóp, một lỗ
4
nằmphía sau đường ngang nối hai mắt, còn hai lỗ kia nằm trước mấu xương chẩm,
mấu xương chẩm tròn, chiều rộng mấu xương chẩm tương đương 3 – 5 lần chiều
cao của nó. Lỗ mang hẹp, nằm ở mặt bụng của đầu, xương nắp mang kém phát
triển. Cá có thân dài, phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn,
đường bên hoàn toàn chạy từ mép trên của lổ mang và kết thúc ở điểm giữa của vi
đuôi, phần trước lệch xuống mặt bụng và phần trên trục giữa của thân. Vi hậu môn
dài, phần cuối gần chạm gốc vi đuôi. Cơ gốc vi phát triển, phủ lên gần phía ngọn
các tia. Gai vi ngực cứng, nhọn, cả hai đều có răng cưa hướng xuống gốc, xương vi
ngực lộ hẳn ra ngoài. Vi đuôi tròn không chẻ hai. Mặt lưng của thân và đầu có màu
xám đến nâu đen và nhạt dần xuống bụng. Bụng và mặt dưới của đầu có màu vàng.
Trên thân mỗi bên có khoảng 10 chấm nhỏ màu trắng nằm vắt ngang thân.
2.1.3 Đặc điểm phân bố và điều kiện môi trường sống
Cá Trê sống ở sông, suối, ao, mương, kênh rạch,… nhưng sống tập trung là đồng
ruộng và rừng tràm. Nơi phân bố của cá là ở Philipin, Ấn Độ, Thái Lan, Mã Lai,
Lào, Campuchia và ĐBSCL của Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hương, 1993).
Cá Trê có thể sống trong bùn ẩm, ao cạn trong khoảng thời gian khá lâu nhờ có cơ
quan hô hấp phụ là “hoa khế” (Vũ Ngọc Út và Dương Thúy Yên, 1991). Tuy cá Trê
là loài sống trong môi trường nước ngọt nhưng chúng có thể sống được môi trường
hơi phèn và trong điều kiện nước lợ. Cá Trê chịu được nhiệt độ nước từ 8 – 39,50
C,
pH từ 3,5 – 9,5 và độ mặn dưới 16‰ (Nguyễn Duy Khoát, 2004). Mặt khác, theo
Đoàn Khắc Độ (2008), cá Trê có thể sống trong điều kiện bất lợi như ao tù, mương
rãnh và cả những nơi có điều kiện oxy rất thấp, khoảng 1 – 2 mg/l.
2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), đặc trưng dinh dưỡng của cá
khác nhau theo loài, trạng thái sinh lý cơ thể và điều kiện sống. Cá Trê là loài ăn tạp
thiên về động vật (Vũ Ngọc Út và Dương Thúy Yên, 1991). Khi còn nhỏ ở giai
đoạn cá bột và cá hương, cá Trê cũng thể hiện tính ăn dữ như cá Tra (Phạm Minh
Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Thức ăn thích hợp là tôm tép, cá con, phiêu
sinh vật, động vật không xương sống, côn trùng và các phụ phẩm từ trại chăn nuôi,
các phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản, ngoài ra chúng rất thích ăn mồi là động
vật thối rữa. Ngoài ra, khả năng sử dụng và tiêu hóa thức ăn chế biến của chúng
cũng rất cao (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
Giai đoạn cá Trê mới nở do có túi noãn hoàng nên không ăn thức ăn bên ngoài. Sau
khi nở 48 giờ cá mới tiêu thụ hết noãn hoàng. Do đó trong giai đoạn này không cần
cho cá ăn bất cứ thức ăn gì (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004). Cá bột từ ngày thứ 3 trở đi
ăn được bo bo hay còn gọi là trứng nước (Moina). Sau vài ngày chúng đã ăn được
5
trùn chỉ. Thông thường nếu ương cá bột trên bể xi măng hay bể bạt thì trùng chỉ sẽ
là thức ăn chủ yếu trong quá trình ương đến khi cá bột đạt cỡ 4 – 6cm. Từ cỡ này
trở đi cá có thể ăn được ruốc, tép, côn trùng, các phụ phẩm như đầu vỏ tôm, ruột sò
điệp và các thức ăn tinh khác như: cám, bắp, bột cá,...
Do cá Trê có tập tính hay trú ở men bờ và góc ao nên phải rải đều thức ăn ở bốn mé
ao, góc ao và ở giữa ao để cá được ăn đồng đều, tránh hiện tượng chúng tranh giành
thức ăn với nhau. Khi nuôi thịt có thể nuôi ghép cá trê (cá Trê phi, cá Trê vàng lai,
cá Trê vàng) với các loài cá khác như: cá Rô phi, cá Chép, cá Trắm cỏ, cá Trôi. Các
loài cá này sẽ ăn hết thức ăn dư thừa trong ao giúp cải thiện môi trường nước (Đoàn
Khắc Độ, 2008).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng là sự gia tăng về kích thước, khối lượng cơ thể sinh vật theo thời gian
và là kết quả của quá trình trao đổi chất. Cơ sở vật chất cho sinh trưởng là các chất
dinh dưỡng trong thức ăn mà cá tiếp nhận từ môi trường nước (Phạm Minh Thành
và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Những loài cá khác nhau thì có tốc độ sinh trưởng
khác nhau. Cá có kích thước lớn thì tuổi thọ cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, thời gian
sinh trưởng kéo dài hơn những loài có kích thước nhỏ. Trong cùng một loài thì tốc
độ sinh trưởng của cá thay đổi qua các giai đoạn trong một chu kỳ sống.
Đối với cá Trê vàng là loài có kích cỡ nhỏ, tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình hay
phá bờ và trèo đi lúc trời mưa. Giai đoạn cá bột lên cá giống, cá tăng trưởng nhanh
chủ yếu về chiều dài. Khi cá Trê vàng đạt kích thước từ 15cm trở lên, cá sẽ tăng
trưởng nhanh về khối lượng (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Ngoài ra, sức lớn của cá phụ thuộc vào mật độ cá thả nuôi, số lượng và chất lượng
thức ăn, điều kiện ao nuôi (Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994). Theo
Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan (2004), cá một năm tuổi trong tự nhiên có
trọng lượng trung bình 400 – 500 g/con.
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên cá có thể sinh sản quanh năm, cá thành thục lần đầu khi được
khoảng 8 tháng tuổi. Theo Dương Nhựt Long (2004), mùa vụ sinh sản của cá vào
mùa mưa từ tháng 4 – 9 tập trung chủ yếu vào tháng 5 – 7. Trong điều kiện nuôi, cá
có thể sinh sản từ 4 – 6 lần trong một năm. Nhiệt độ thích hợp để cá sinh sản từ 25 –
320
C. Sau khi sinh sản xong có thể nuôi vỗ tái thành thục khoảng 30 ngày thì cá có
thể tham gia sinh sản trở lại. Sức sinh sản của cá Trê vàng từ 60.000 – 80.000
trứng/kg cá cái, đường kính trứng 1,1 – 1,2 mm, trứng có màu nâu nhạt, vàng nâu.
Trứng cá Trê thuộc trứng dính. Vào mùa sinh sản cá bố mẹ thường có tập tính làm
tổ đẻ gần bờ ao, mương nơi có mực nước khoảng 0,3 – 0,5m. Cá thường đẻ vào ban
6
đêm và thường rộ nhất vào lúc gần sáng. Nhiệt độ tốt nhất cho sự sinh sản của cá từ
28 – 300
C (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
2.2 Sơ lược tình hình nuôi cá Trê vàng
2.2.1 Tình hình nuôi cá Trê trên thế giới
Trong số các loài cá nước ngọt và nước lợ được nuôi trên thế giới thì các loài cá da
trơn có sản lượng chiếm khoảng 350.000 tấn và có sản lượng lớn thứ 5. Trong số
các loài cá da trơn thì cá Trê cũng rất được sự quan tâm của người nuô và ở châu Á
Thái Bình Dương thì họ cá Trê chiếm ưu thế hơn cả sản lượng nuôi các loài cá da
trơn. Có ba loài cá Trê được nuôi phổ biến đó là cá Trê trắng (Clarias batrachus),
cá Trê vàng (Clarias macrocephalus), cá Trê phi (Clarias gariepinus).
Ở một số nước trên thế giới như: Thái lan, Philippin, Ấn độ, Đài loan,… Nghề nuôi
cá Trê đã có từ rất lâu đời, đặc biệt là Thái Lan, Philippin nghề nuôi cá được phổ
cập đến các gia đình (Dương Nhựt Long, 2004). Riêng ở Thái Lan, cá Trê trắng và
Trê vàng là hai loài được nuôi phổ biến, chúng phân bố rộng ở các vùng nước ngọt
và là thực phẩm phổ biến, có giá trị kinh tế. Trong cùng một năm, nếu nuôi cá Trê
sẽ cho thu nhập cao hơn các loài cá khác (Huỳnh Kim Hường, 2005).
Theo Lê Hà (2001), thì nghề nuôi cá Trê ở Thái lan bắt đầu vào những năm 1950,
lúc đầu chủ yếu được nuôi ở Bangkok và sau đó phát triển nhiều ở miền trung Thái
Lan. Năm 1987 cá Trê Phi được đưa từ Lào sang nuôi ở Thái Lan. Cục nghề cá Thái
Lan đã khuyến cáo nông dân nuôi loài này vì chất lượng tốt hơn, lớn nhanh hơn và
khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Nhưng sau khi lai tạo
thành công cá Trê Phi và cá Trê Vàng thì Thái Lan đã chuyển hướng nuôi đối tượng
con lai giữa 2 loài này. Đến năm 1997, sản lượng nuôi cá Trê đạt 52.680 tấn có trị
giá 43.615.000 USD, đưa Thái Lan thành nước sản xuất cá Trê lớn nhất khu vực
Đông Nam Á.
Ngoài Thái Lan, nghề nuôi cá Trê tại Malaysia cũng xuất hiện sớm từ những năm
1960 nhưng với quy mô nuôi nhỏ và đối tượng nuôi chính là cá Trê trắng. Sản
lượng nuôi cá Trê đạt đỉnh cao vào đầu những năm 1970, nhưng sang đầu những
năm 1980 thì tình hình nuôi cá Trê bị giảm súc do dịch bệnh và sau đó phục hồi vào
giữa những năm 1980 khi sản xuất giống cá Trê vàng thành công tại trung tâm
nghiên cứu cá nước ngọt ở Batu Berendam. Cùng lúc đó cá Trê Phi cũng đã trở
thành đối tượng nuôi phổ biến và nhanh chóng được người dân địa phương chấp
nhận. Tuy nhiên, nhu cầu và giá không cao bằng các loài cá bảng địa khác. Nhưng
hầu hết các cá Trê nuôi ở Malaysia hiện nay là con lai giữa Trê Vàng và Trê Phi.
Tương tự như các loài cá bản địa, cá Trê lai nhanh chóng được ưa chuộng và có giá
trị cao hơn. Theo Lê Hà, 2001, sản lượng cá Trê Phi năm 1988 đạt 183 tấn nhưng
7
đến năm 1997 đã đạt đến 4.117 tấn và sự gia tăng này là nhờ cải thiện công nghệ và
sử dụng thức ăn viên nổi.
2.2.1 Tình hình nuôi cá Trê trong nước
Ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về cá Trê như:
Vào khoảng những năm 1982 – 1987, ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh
thuộc khu vực ĐBSCL đã sản xuất ra một lượng cá Trê phi giống khá lớn đủ cung
cấp cho người nuôi và việc nuôi cá Trê phi đã đem lại nguồn thu đáng kể cho người
nuôi cá. Do sự hiện diện của cá Trê phi ở các tỉnh Nam Bộ mà từ đó biện pháp kỹ
thuật lai tạo giữa cá Trê phi với cá Trê vàng ra đời. Vấn đề lai tạo giữa cá Trê phi
với Trê vàng đã thu được những kết quả đáng khích lệ (Nguyễn Văn Kiểm, 1999).
Cá Trê phi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả về chiều dài và trọng lượng, cá Trê
vàng có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, cá Trê lai có tốc độ tăng trưởng mang tính
chất trung gian giữa cá Trê vàng và cá Trê phi (Lê Tuyết Minh, 2000).
Bên cạnh đó, năm 1988 cán bộ Khoa Thủy sản của trường Đại học Cần Thơ đã cho
lai tạo thành công hai loài cá Trê vàng và cá Trê phi được con lai F1, con lai thể
hiện tính ưu việt của nó là lớn nhanh, phẩm chất thịt ngon, chịu đựng được điều
kiện khắc nghiệt của môi trường và từ đó phong trào nuôi cá Trê đươc phát triển
nhanh ở các tỉnh ĐBSCL (Trích bởi Danh Thanh Tùng, 2006).
Nguyễn Văn Triều và Phạm Văn Mạnh (1999), đã thực hiện thí nghiệm so sánh hiệu
quả gây chín và rụng trứng của DOCA, HCG, LHRHa trên cá Trê vàng. Kết quả
phân tích cho thấy ở 3 loại kích thích tố đều có thể gây chín và rụng trứng tốt trên cá
trê vàng, nhưng dùng DOCA thì đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Mặt khác, kết quả nuôi vỗ cá Trê ở Trường Đại Học Cần Thơ cho thấy với thức ăn
hàm lượng protein 35%, cho ăn 4 – 5% khối lượng thân, sau 60 ngày nuôi vỗ cá có
thể tham gia sinh sản. Khối lượng trung bình có thể tham gia sinh sản của cá Trê
vàng là 250 – 300g và 350 – 400g đối với cá Trê trắng (Huỳnh Kim Hường, 2005).
Ngoài ra, Phạm Thành Liêm và ctv., (2008), cũng đã thực hiện nghiên cứu về khả
năng kháng bệnh của cá Trê lai (Clarias macrocephalus x C. gariepinnus) thế hệ F1
và con lai sau F1 với vi khuẩn Aeromonas hydrophila, kết quả cá Trê phi có sức
chịu đựng cao nhất, tiếp theo là cá Trê lai F1 và thấp nhất là cá Trê vàng. Suy giảm
số lượng hồng cầu và gia tăng về số lượng bạch cầu đặc biệt là bạch cầu đơn nhân
và bạch cầu trung tính quan được trên tất cả các kiểu di truyền.
8
2.3 Sơ lược về β–glucan
2.3.1 β–glucan
β–glucan là một biopolymer của 1,3–D–glucose (hoặc 1,6–D–glucose) được tìm
thấy trên vách tế bào vi khuẩn, thực vật và nấm. β–glucan bao gồm những liên kết
không phân nhánh của liên kết –1,3 và liên kết –1,4–glucopyranose tạo nên các
chuỗi polysaccharide, chứa khoảng 250.000 phân tử glucose. Tùy theo liên kết của
các monosaccharide trong chuỗi mà β–glucan được gọi với tên khác nhau như là:
agar (β–1,3–1,4–glucan), fucoidan (β–1,3–glucan), laminarin (β–1,3–1,6–glucan),
alginate (β–1,4–glucan), zymosan (β–1,3–glucan), chrysolaminarin (β–1,3–1,6–
glucan), carrageenan (β–1,3–1,4–glucan),… Agar, carrageenan được ly trích chủ
yếu từ các loài rong biển thuộc ngành tảo đỏ (Rhodophyta). Fucoidan, laminarin,
alginate có nhiều trong các loài thuộc ngành tảo nâu (Phaeophyta). Chrysolaminarin
được ly trích từ vi tảo và zymosan hiện nay được ly trích chủ yếu từ nấm
men Saccharomyces cerevisiae.
Hình 2.2 Cấu trúc hóa học của β–1,3 glucan và β–1,6 glucan
(Nguồn: http://nl.wikipedia.org/)
β–glucan không hòa tan trong ethanol, aceton nhưng lại tan trong NaOH và
(CH3)2SO. Sự hòa tan này do sự giảm bậc trong cấu trúc hóa học dưới tác động của
chất oxy hóa mạnh. β–glucan có nguồn gốc sinh học, thường tác động đến sự tăng
cường đáp ứng miễn dịch tế bào từ các loại kháng nguyên, nhiễm trùng, ung bướu
(Naohito Ohno et al., 1999; trích dẫn bởi Nguyễn Văn Muôn, 2006).
2.3.2 Cơ chế tăng cường hệ miễn dịch của β–glucan
β–glucan có khả năng kích thích hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh rất hiệu quả.
Theo Patchen, β–glucan có khả năng tăng cường mạnh mẽ quá trình sản xuất đại
9
thực bào và tăng tính kháng không đặc hiệu của vật chủ đối với vi khuẩn, các loại
nấm và bệnh nhiễm kí sinh trùng.
Bên cạnh đó, β–glucan cũng kết hợp với các thụ thể bên ngoài màng của đại thực
bào và những tế bào bạch cầu khác (bao gồm cả những tế bào thực bào tự nhiên và
những tế bào tạo độc tố của cơ thể). Với sự kết hợp đặc hiệu giữa các thụ thể trên bề
mặt đại thực bào với tác nhân lạ, β–glucan có tác dụng phát hiện sự xâm nhập hoặc
bám vào cơ thể của các nhân tố bất lợi và cảnh báo cho cơ thể biết (Rolf Engstad
and Robert Settineri, 2005).
β–glucan kết hợp rất đặc hiệu với các bạch cầu và gây ra phản ứng chuỗi dẫn đến
việc làm gia tăng hoạt tính miễn dịch bằng cách:
 Sản xuất ra những tế bào bạch cầu từ tủy xương, bao gồm: đại thực bào, bạch
cầu trung tính và hồng cầu.
 Huy động các tế bào bạch cầu máu có khả năng nhận diện “kẻ thù” và di
chuyển đến nơi có tác nhân lạ.
 Hoạt tính thực bào của bạch cầu tiêu diệt các tế bào bên ngoài xâm nhập vào.
 Sản xuất ra các tác nhân kháng vi sinh vật tăng cường sự đặc hiệu của hệ
thống miễn dịch.
β–glucan có thể kích thích đại thực bào, vì vậy làm gia tăng quá trình sản xuất
interleukins, cytokines và kháng thể đặc hiệu cho quá trình kích hoạt toàn bộ hệ
thống miễn dịch của cơ thể. Sau đó cơ thể đã sẵn sàng chống lại và trung hòa mầm
bệnh xâm nhập được gây ra bởi các vi sinh vật. Ngoài ra, β–glucan có thể gia tăng
sức đề kháng của chuột với bệnh bạch cầu lymphocytis do sự lây nhiễm từ
Staphylococcus aureus. Và β–glucan có ảnh hưởng lên tất cả các loại động vật có
vú, chim, cá và đặc biệt miễn dịch cũng gia tăng trên một số loài cá.
2.3.3 Một số nghiên cứu về sử dụng β–glucan trên đối tượng thủy sản
Nghiên cứu ảnh hưởng của β–glucan lên hệ miễn dịch tôm đã được nghiên cứu
thành công vào những năm của thập niên trước đây khi Chang et al., (2000), sử
dụng β–1,3 glucan ly trích từ nấm Schizophyllum commune để tăng cường miễn
dịch trên tôm Sú bố mẹ, sau đó tác giả cũng đã thử nghiệm dùng hợp chất này để
làm tăng sức đề kháng trên tôm chống lại vi rút đốm trắng (WSSV). Kết quả cho
thấy, liều lượng 2 mg/kg thức ăn/ngày có tác dụng tốt lên tỷ lệ sống của tôm (Chang
et al., 2003).
Theo Bùi Quang Tề (2004), β–glucan là chất dinh dưỡng bổ sung với một hiệu lực
cao, tác động như kích thích miễn dịch không đặc hiệu; tăng cường hoạt động của
các đại thực bào và kích thích tiềm năng tiết nhiều cytokines (chất hoạt động của tế
bào) nhằm tiêu diệt các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Ngoài ra, β–glucan còn
10
giúp giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, kích thích tiêu hóa, phòng các loại bệnh đường
ruột, nhiễm trùng do vi khuẩn, virus.
Đặc biệt, β–glucan có độ nhớt cao giúp cho sinh vật ăn ngon miệng. Áp dụng β–
glucan bổ sung vào thức ăn trong nuôi cá sẽ giúp cá đề kháng với độc tố và cải thiện
mức độ tăng trưởng. Ngoài ra, khi bổ sung vào khẩu phần thức ăn cùng với Vitamin
và Acid béo không bão hòa. Những dưỡng chất này có thể gia tăng hiệu quả của hệ
thống miễn dịch của tế bào kích thích bằng cách sử dụng β–glucan. Mặt khác, β–
glucan cũng như một vật mang chất bổ sung vào dinh dưỡng, nó là tiềm năng làm
tăng chất lượng thức ăn, giúp cá khỏe hơn cũng như giúp cho cá sống lâu hơn. Và
β–glucan cũng làm kích thích tăng trưởng vi khuẩn trong đường tiêu hóa. β–glucan
là một trong những yếu tố của men tiêu hóa và được xem như một nguồn “vitamin”.
(Nelda López et al., 2003).
Theo Kumari (2006) (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Kim Nguyệt, 2012), nghiên cứu về
khả năng miễn dịch bẩm sinh và kháng bệnh ở cá Trê có bổ sung β–glucan. Tác giả
ghi nhận rằng ở chế độ cho ăn có bổ sung β–1,3 glucan 0,1% trên một tuần có khả
năng nâng cao khả năng miễn dịch không đặc hiệu và kháng bệnh của cá Trê một
cách hiệu quả. Ngoài ra, thì việc bổ sung β–glucan vào thức ăn trên các đối tượng
thủy sản nước ngọt như: cá Trê phi, cá da trơn sẽ giúp gia tăng sự chống chịu các vi
khuẩn gây bệnh như Aeromonas hydrophila, Edwasdsialla tarda và E. serillocida
(Lê Thanh Hùng, 2008).
Mặt khác, theo Lê Thanh Hùng (2008), nhiều thí nghiệm cũng đã chứng minh vai
trò của β–glucan trong kích thích miễn dịch vi khuẩn V. salmonnicida và V.
anguilarum, cá sử dụng β–glucan bổ sung trong thức ăn và tăng cường khả năng
chống chịu bệnh, thí nghiệm trên cá Hồi Đại Tây Dương bổ sung β–glucan giúp cá
có khả năng chống chịu tốt hơn bệnh hoại tử nội tạng gây ra bởi virus IHNV.
Theo Das et al., (2009), nghiên cứu ảnh hưởng của β–glucan (có nguồn gốc từ lúa
mạch) với liều lượng khác nhau, đáp ứng khả năng miễn dịch và đề kháng bệnh trên
cá Rô đồng (Anabas testudineus) do vi khuẩn A. hydrophia. Thử nghiệm bằng cách
ngâm cá 7 ngày trong dung dịch chứa 15 mg β–glucan/lít nước giúp cá giảm tỷ lệ tử
vong và tăng khả năng miễn dịch cho cá.
Nghiên cứu ảnh hưởng của β–glucan lên khả năng miễn dịch và chống lại vi khuẩn
A. hydrophia ở cá Ngựa vằn (Danio rerio). Thử nghiệm bằng cách tiêm vào màng
bụng 5,00 mg β–glucan/ml nước sau 6 ngày giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và
làm tăng khả năng miễn dịch chống lại vi khuẩn A. hydrophia gây ra (Rodriguez et
al., 2009).
Theo Huỳnh Trường Giang và ctv., (2011), có nhiều nghiên cứu ứng dụng β–glucan
thành công trong việc tăng cường miễn dịch đối với vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm
11
Vibrio, thậm chí đối với virus đốm trắng trên một số loài vi tôm biển như tôm sú
(Penaeus monodon), tôm he Nhật Bản (Marsupenaeus japonicas), tôm thẻ chân
trắng (Litopenaeus vannamei), tôm he Ấn Độ (Fenneropenaeus chinensis), tôm thẻ
chân vàng (Farfantepenaeus californiensis), và tôm SaoPaulo (Farfantepenaeus
paulensis).
Bên cạnh đó, theo Diệp Tuấn Em (2012), khi bổ sung β–glucan vào thứ ăn trong
nuôi cá Rô đầu vuông (Anabas sp) giai đoạn giống với liều lượng 1,6 g/kg thức ăn
cho kết quả tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng cao nhất đạt 6,85 cm và 10,1g
sau 4 tuần thí nghiệm. Nhưng tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất lại ở nghiệm thức bổ
sung β–glucan vào thức ăn với liều lượng 3,2 g/kg thức ăn là 75,8% so với nghiệm
thức đối chứng chỉ đạt tỷ lệ sống 46,7%.
Ở cá Lóc bông (Channa micropeltes) giai đoạn từ 20 – 55 ngày tuổi, khi bổ sung β–
glucan vào thức ăn với liều lượng 0,5% β–glucan trong thức ăn cho kết quả tăng
trưởng về khối lượng và chiều dài cao nhất lần lượt là 166 mg/ngày, 1,22 mm/ngày.
Nhưng tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất lại là nghiệm thức bổ sung 0,2% β–glucan
trong thức ăn với 92,2%, cao hơn 40% so với tỷ lệ sống của nghiệm thức đối chứng
không bổ sung β–glucan (Nguyễn Thị Kim Nguyệt, 2012).
Kết quả thí nghiệm của Võ Thiện Mỹ (2012), khi bổ sung β–glucan với liều lượng 3
g/kg thức ăn trong nuôi cá Tra giống (Pangasianodon hypophthalmus) cho kết quả
tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất 65,6% so với tỷ lệ sống 40% của nghiệm thức đối
chứng không bổ sung β–glucan. Và kết quả tăng trưởng về khối lượng và chiều dài
cũng đạt cao nhất ở nghiệm thức bổ sung β–glucan liều lượng 3 g/kg thức ăn lần
lượt là 0,46 g/ngày và 0,39 cm/ngày.
12
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
3.1.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2015.
3.1.2 Địa điểm
Đề tài được thực hiện tại nhà số 308, ấp Phước Hòa, xã Đông Phước, huyện Châu
Thành, tỉnh Hậu Giang.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ và hóa chất
 12 thùng xốp (55cm x 39cm x 32cm)
 Thức ăn cho cá: TACN 40% đạm
 Bộ test kit pH (Sera), nhiệt kế
 Cân điện tử, thước đo
 Nước cất
 Thuốc Emuglucan
 Thuốc lắng [Al(OH)xCly]n (với n > 4, x + y = 3), Chlorine
 Một số dụng cụ và hóa chất khác phục vụ cho thí nghiệm
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng là cá Trê vàng (Clarias macrocephalus).
Cá Trê vàng dùng để bố trí thí nghiệm 1 là cá 15 ngày tuổi với giá trị trung bình về
khối lượng và chiều dài ban đầu của cá lần lượt là 90mg và 20mm.
Đối với thí nghiệm 2, cá Trê vàng dùng để bố trí là cá được 45 ngày tuổi với giá trị
trung bình về khối lượng ban đầu là 507mg với chiều dài 35,8mm.
Nguồn cá Trê vàng sử dụng trong thí nghiệm ương được mua từ trại giống hợp tác
xã Phú Lợi – Phụng Hiệp – Hậu Giang.
3.2.3 Nguồn β–glucan
β–glucan là sản phẩm có tên thương mại Emuglucan, được sản xuất tại Công ty cổ
phần dược phẩm Hà Nội, nguyên liệu β–glucan được cung cấp bởi St.Andrews
Pharmaceutical Corporation, Vương Quốc Anh, thành phần chính của β–glucan
được chiết xuất từ yến mạch, lúa mạch, nấm, nấm men và nấm thiên nhiên. Sản
phẩm được sản xuất dưới nhãn hiệu của Tập đoàn dược phẩm St.Andrews
13
Pharmaceutical Corporation, Vương Quốc Anh, Phân phối và tiếp thị bởi Công ty
CP Dược Phẩm St.andrews Việt Nam.
Hình 3.1 Sản phẩm β–glucan
(Nguồn: tự chụp)
3.2.4 Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm
Trong thí nghiệm thức ăn sử dụng là thức ăn công nghiệp được mua từ công ty De
Hues. Loại thức ăn De Hues sử dụng có mã số là 9100, độ đạm tương ứng là 40%.
Thành phần chính trong thức ăn bao gồm bột đậu nành, bột mì, bột cá, bột gan mực,
vitamin, premix khoáng, lysin, methionin, enzyme, canxi. Sản phẩm đảm bảo không
chứa các chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản theo quy định hiện
hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, theo cam kết của nhà sản xuất.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Chuẩn bị hệ thống thí nghiệm
3.3.1.1 Chuẩn bị nguồn nước, bể ương
Nguồn nước ngọt sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm được cấp từ nước kênh
Lớn đã qua xử lý thuốc lắng với liều lượng từ 20 – 200 g/m3
(tùy theo hàm lượng
chất lơ lửng và tính chất của nước) trong thời gian từ 20 – 30 phút.
Bể xi măng chứa nước ngọt được rửa qua chlorine 30 ppm, sau đó bơm nước đã qua
xử lý vào bể xi măng và sục khí mạnh trong 24 – 48 giờ. Sử dụng bộ test kits để
kiểm tra nồng độ chlorine trong nước.
Bể dùng làm nơi ương nuôi cá bột khi mang về đến khi tiến hành các thí nghiệm là
bể lót bạt có diện tích 3m x 7m.
Bể thí nghiệm dùng để ương cá là hệ thống thùng xốp (55cm x 39cm x 32cm) chứa
30 lít nước.
14
3.3.1.2 Chuẩn bị cá Trê vàng
Nguồn cá Trê vàng sử dụng trong thí nghiệm là cá bột 15 ngày tuổi, khỏe mạnh,
đồng cỡ, không xay xát, không dị tật, phản ứng linh hoạt với điều kiện môi trường.
Cá mua về được vận chuyển vào buổi chiều mát, ngâm bao cá trong bể lót bạc từ 10
– 15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bao. Cho cá ăn theo nhu cầu với thức
ăn là Moina, trùn chỉ và TACN. Ở 4 ngày đầu khi đem về cá Trê vàng bột được cho
ăn hoàn toàn bằng Moina (trứng nước), từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 8 tiến hành
chuyển cho cá bột sang ăn trùn chỉ để phù hợp với kích cỡ miệng của cá. Sau đó tập
cho cá ăn TACN 40% đạm bằng cách trộn TACN với trùn chỉ theo tỷ lệ giảm dần
trùn chỉ cho đến khi cá có thể ăn TACN hoàn toàn thì chuẩn bị tiến hành TN1.
3.3.1.3 Phương pháp pha trộn nguồn β–glucan vào thức ăn
Cân β–glucan theo khối lượng cần bổ sung với khối lượng 0,1g, 0,3g và 0,5g. Sau
đó đem khối lượng β–glucan đã cân cho vào cốc thủy tinh 80 ml có chứa sẵn 20 ml
nước cất. Khuấy đều cho đến khi β–glucan hòa tan trong nước cất và tiến hành trộn
đều với 50g TACN đã cân sẵn trong thau nhựa. Và cuối cùng đem thức ăn đã được
pha trộn với β–glucan phơi dưới bóng râm cho đến khi thức ăn khô lại. Dưới đây là
một số hình ảnh TACN sau khi đã bổ sung β–glucan với các liều lượng khác nhau:
Hình 3.2 Bể lót bạt dùng trong TN Hình 3.3 Bể lắng nước dùng trong TN
Hình 3.4 Thức ăn ở NT ĐC Hình 3.5 Thức ăn ở NT1
15
3.3.2 Bố trí thí nghiệm
Ở mỗi giai đoạn nuôi của thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm
thức và mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Thời gian tiến hành của mỗi thí nghiệm là 4
tuần. Các nghiệm thức được bố trí cùng nguồn nước, cùng thể tích nước, cùng chế
độ chăm sóc và quản lý.
TN1: Bổ sung liều lượng β–glucan vào thức ăn của cá Trê vàng giai đoạn từ 15
ngày tuổi lên 45 ngày tuổi được thể hiện qua Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Thí nghiệm bổ sung liều lượng β–glucan của TN1
Nghiệm thức
Mật độ
(con/lít)
Số lần lặp lại
Liều lượng β–glucan
(g/kg)
ĐC 5 3 0
1 5 3 2
2 5 3 6
3 5 3 10
TN2: Bổ sung liều lượng β–glucan của cá Trê vàng giai đoạn từ 45 ngày tuổi lên 75
ngày tuổi được thể hiện qua Bảng 3.2.
Bảng 3.2: Thí nghiệm bổ sung liều lượng β–glucan của TN2
Nghiệm thức
Mật độ
(con/lít)
Số lần lặp lại
Liều lượng β–glucan
(g/kg)
ĐC 3 3 0
1 3 3 2
2 3 3 6
3 3 3 10
Hình 3.6 Thức ăn ở NT2 Hình 3.7 Thức ăn ở NT3
16
3.3.3 Chăm sóc và quản lý
Cách cho ăn: TACN sau khi đã bổ sung β–glucan theo liều lượng khác nhau tiến
hành cho ăn 3 lần trong ngày vào các thời điểm 7 giờ, 14 giờ và 19 giờ. Cá được
cho ăn theo nhu cầu.
Trong quá trình bố trí thí nghiệm cần theo dõi và ghi nhận về các hoạt động: ăn, bơi
lội, và khả năng bắt mồi của cá. Ngoài ra, cũng cần theo dõi sự biến động của yếu
tố môi trường như: nhiệt độ, pH để có biện pháp xử lý kịp thời. Tiến hành thay
nước trong thùng xốp khi nước có dấu hiệu nhiễm bẩn.
3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
3.4.1 Các chỉ tiêu môi trường
Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường: nhiệt độ và pH 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ và
14 giờ trong ngày. Dùng nhiệt kế thủy ngân để xác định nhiệt độ nước và kiểm tra
pH bằng bộ test kit pH (Sera).
3.4.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng của cá
Kết thúc thí nghiệm, tiến hành thu toàn bộ số cá trong từng nghiệm thức để ghi
nhận các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, khối lượng và chiều dài cuối.
Các thông số kỹ thuật được ghi nhận và tính toán: tỷ lệ sống, tăng trọng, tăng
trưởng khối lượng theo ngày, tốc độ tăng trưởng tương đối, tăng trưởng theo chiều
dài, tăng trưởng chiều dài theo ngày dựa trên công thức của Pravdin, 1973.
Tỷ lệ sống (Survival rate): tổng số cá thể thu được sau khi kết thúc thí nghiệm chia
cho tổng số cá thể thả lúc bố trí thí nghiệm và nhân cho 100, áp dụng theo công thức
(3.1)
Tỷ lệ sống (%) = x 100 (3.1)
Tăng trưởng theo khối lượng (Weight Gain): hiệu số khối lượng của cá thu được
sau khi kết thúc thí nghiệm trừ đi khối lượng của cá lúc thả ương được tính theo
công thức (3.2)
WG (mg) = Wc – Wđ (3.2)
Tăng trưởng khối lượng theo ngày (Daily weight Gain): thương số giữa tăng
trưởng theo khối lượng với thời gian thí nghiệm, được tính theo công thức (3.3)
DWG (mg/ngày) = (3.3)
Tổng số cá thể thu được
Tổng số cá thể thả ban đầu
sản
Wc – Wđ
t
sản
17
Trong đó: Wc: khối lượng của cá lúc thu hoạch (mg)
Wđ: khối lượng của cá lúc thả ương (mg)
t: thời gian thí nghiệm (ngày)
Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày) (Specific growth rate), được tính theo
công thức (3.4)
SGR (%/ngày) = x 100 (3.4)
Tăng trưởng theo chiều dài (Length Gain): tính bằng hiệu số của chiều dài cuối
trừ cho chiều dài ban đầu của cá, áp dụng theo công thức (3.5)
LG (mm) = Lc – Lđ (3.5)
Tăng trưởng chiều dài theo ngày (Daily Length Gain): thương số giữa tăng
trưởng theo chiều dài với thời gian thí nghiệm, được tính theo công thức (3.6)
DLG (mm/ngày) = (3.6)
Trong đó: Lc: chiều dài cá sau khi kết thúc thí nghiệm (mm)
Lđ: chiều dài cá trước khi thí nghiệm (mm)
t: thời gian thí nghiệm (ngày)
Sự phân hóa tăng trưởng của cá: là sự tăng trưởng không đồng đều về khối lượng
và kích thước của cá trong cùng một khoảng thời gian và không gian sống. Được
tính dựa trên tỷ lệ phần trăm theo nhóm khối lượng và chiều dài, được tính theo
công thức:
Theo khối lượng:
Wi (%) = x 100 (3.7)
3.5 Phương pháp phân tích số liệu
Các số liệu thu được trong quá trình tiến hành thí nghiệm được xử lý và vẽ đồ thị
bằng chương trình Microsoft Excel 2007. Phần mềm SPSS 20.0 được sử đụng để
phân tích các chỉ tiêu thống kê mô tả như: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, sai số
chuẩn, tỷ lệ sống và so sánh khác biệt giá trị trung bình của các chỉ tiêu theo dõi
giữa các nghiệm thức bằng phép thử Ducan với mức ý nghĩa 5% (hay độ tin cậy
95%).
[ln(Wc) – ln(Wđ)]
t
sản
Lc – Lđ
t
sản
∑nWi
∑n
18
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Ảnh hưởng β–glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Trê vàng ở TN1
4.1.1 Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình thí nghiệm
Các yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng và có thể gây ảnh hưởng đến kết quả
trong thí nghiệm ương cá Trê vàng. Vì cá là động vật biến nhiệt nên các quá trình
sinh trưởng, phát triển đều gắn liền và phụ thuộc vào môi trường sống của nó nên
mọi sự biến động thủy lý hóa trong nước đều có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
đến đời sống của chúng. Sự biến động của các yếu tố môi trường trong suốt thời
gian thí nghiệm ương cá Trê vàng giai đoạn từ 15 ngày đến 45 ngày tuổi được trình
bày cụ thể ở Bảng 4.1.
Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ và pH giữa các nghiệm thức
NT
Nhiệt độ (0
C) pH
Sáng Chiều Sáng Chiều
ĐC 28,3 ± 0,413 29,9 ± 0,488 7,31 ± 0,223 7,67 ± 0,290
NT1 28,1 ± 0,405 29,8 ± 0,497 7,32 ± 0,199 7,66 ± 0,317
NT2 28,2 ± 0,478 29,7 ± 0,515 7,35 ± 0,184 7,68 ± 0,315
NT3 28,2 ± 0,435 29,8 ± 0,461 7,28 ± 0,206 7,63 ± 0,274
Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Sự biến động nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong môi trường ao nuôi, nhiệt độ trong nước được
cung cấp chủ yếu từ năng lượng ánh sáng mặt trời hoặc do quá trình oxy hóa các
hợp chất hữu cơ, vô cơ trong thủy vực tạo nên. Nhưng do thí nghiệm được bố trí
trong thùng xốp nhỏ (S = 0,07 m3
) nên lượng nhiệt do quá trình oxy hóa các hợp
chất hữu cơ, vô cơ trong thủy vực tạo nên không đáng kể. Vì vậy nhiệt độ cung cấp
cho thí nghiệm chủ yếu là do năng lượng ánh sáng mặt trời.
Qua Bảng 4.1 cho thấy, xét trong cùng thời gian tiến hành thí nghiệm thì yếu tố
nhiệt độ giữa các nghiệm thức tương đối ổn định và chênh lệch không đáng kể dao
động từ 28,1 – 29,90
C. Cụ thể, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào buổi sáng là 28,10
C
ở NT1 và cao nhất là NT ĐC với 28,30
C. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào buổi
chiều là 29,90
C (NT ĐC) và ở NT2 có nhiệt độ trung bình thấp nhất với 29,70
C.
Theo Trương Quốc Phú và ctv., (2006), nhiệt độ cho phép các loài cá nhiệt đới nằm
trong khoảng 20 – 350
C và nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng của cá là 25 – 320
C. Như
vậy, với khoảng nhiệt độ trung bình giữa sáng chiều dao động từ 28,1 – 29,90
C nằm
trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Trê vàng.
19
Sự biến động pH
Bên cạnh nhiệt độ, chỉ tiêu pH cũng là một trong những yếu tố môi trường ảnh
hưởng lớn đến đời sống thủy sinh vật, giá trị pH thích hợp cho cá là từ 6,5 – 9. Song
pH quá cao hay quá thấp làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến rối
loạn quá trình trao đổi muối – nước giữa cơ thể sinh vật với môi trường ngoài
(Trương Quốc Phú và ctv., 2006).
Từ Bảng 4.1 nhận thấy, giá trị pH trung bình dao động giữa buổi sáng và chiều
tương đối ổn định giữa các nghiệm thức (7,28 – 7,68). Trong đó, giá trị pH trung
bình buổi sáng từ 7,28 – 7,35 và giá trị pH trung bình vào buổi chiều dao động từ
7,63 – 7,68 có khoảng biến động không vượt quá 1. Theo Bạch Thị Quỳnh Mai
(2004), cá Trê có thể sống được trong môi trường nước phèn và cá phát triển tốt
trong môi trường có pH trong khoảng 5,5 – 8,0. Như vậy, giá trị pH này nằm trong
khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá ương.
Nhìn chung, các yếu tố môi trường như: nhiệt độ và pH nước ở thí nghiệm ương có
sự biến động nhưng không lớn, sự chênh lệch của các yếu tố môi trường giữa buổi
sáng và chiều vẫn nằm trong giới hạn cho phép và không gây ảnh hưởng xấu tới sự
phát triển của cá Trê vàng.
4.1.2 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng trong thí nghiệm
Trong quá trình ương cá thì ngoài tốc độ tăng trưởng cá nhanh, chi phí thức ăn thấp
thì yếu tố tỷ lệ sống cũng là quan tâm lớn của người nuôi quyết định sự thành công
trong quá trình ương nuôi. Kết quả tỷ lệ sống của cá Trê vàng khi bổ sung β–glucan
với liều lượng khác nhau ở TN1 được trình bày ở Bảng 4.2.
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng giữa các nghiệm thức
NT Tỷ lệ sống (%)
ĐC 59,3 ± 5,03a
NT1 89,0 ± 1,00c
NT2 95,0 ± 2,00d
NT3 82,3 ± 2,08b
Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có mang
chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê mức (p > 0,05).
Sau 4 tuần tiến hành thí nghiệm ương, tỷ lệ sống cá Trê vàng dao động từ 59,3 –
95,0% và có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức với nhau (p < 0,05). Trong
đó, tỷ lệ sống của cá ở NT2 đạt cao nhất 95,0%, kế tiếp là NT1 với 89,0% và tỷ lệ
sống đạt 82,3% ở NT3, còn NT ĐC không bổ bung β–glucan cho tỷ lệ sống thấp
nhất (59,3%). Nguyên nhân khi bổ sung β–glucan với hàm lượng 10 g/kg thức ăn
(NT3) lại cho tỷ lệ sống thấp hơn so với nghiệm thức bổ sung 2 g/kg thức ăn (NT1)
20
là do khi phối trộn β–glucan vào thức ăn làm thay đổi mùi thức ăn dẫn đến khả năng
bắt mồi của cá giảm trong thời gian đầu. Ngoài ra, theo Trần Thị Kim Soan (2012),
thì khi thay đổi thức ăn làm cho cá không ăn hoặc giảm tính bắt mồi, trong giai đoạn
đầu cá yếu nên khó thích nghi từ đó dẫn đến tỷ lệ sống cá thấp.
Theo kết quả thí nghiệm của Võ Thiện Mỹ (2012), khi bổ sung β–glucan với liều
lượng khác nhau vào thức ăn trong nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)
cho kết quả tỷ lệ sống của cá tăng từ 40% ở NT ĐC (không bổ sung β–glucan) lên
65,6% ở nghiệm thức bổ sung β–glucan với liều lượng 3 g/kg thức ăn. Bên cạnh đó,
trên đối tượng là cá Lóc bông (Channa micropeltes), thì kết quả tỷ lệ sống của cá
cũng tăng đáng kể khi β–glucan được bổ sung vào thức ăn cho cá ăn. Cụ thể, sau 5
tuần ương tỷ lệ sống của cá Lóc bông đạt cao nhất 92,2% ở nghiệm thức bổ sung
0,20% β–glucan trong thức ăn và ở nghiệm thức không bổ sung β–glucan (NT ĐC)
kết quả này chỉ đạt 52,2% (Nguyễn Thành Tâm và Nguyễn Thị Kim Nguyệt, 2012).
Từ những kết quả trên cho thấy, tỷ lệ sống của cá ở thí nghiệm có bổ sung β–glucan
trong thức ăn giúp tăng tỷ lệ sống của nhiều loài cá như cá Tra giống, cá Lóc bông,
cá Rô đầu vuông,... Qua đó, cũng đã chứng minh β–glucan có ảnh hưởng đến tỷ lệ
sống của cá Trê vàng và kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bùi Quang Tề
(2004), β–glucan là chất dinh dưỡng bổ sung với một hiệu lực cao, tác động như
kích thích miễn dịch không đặc hiệu; tăng cường hoạt động của các đại thực bào và
kích thích tiềm năng tiết nhiều cytokines (chất hoạt động của tế bào) nhằm tiêu diệt
các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Ngoài ra, β–glucan còn giúp giảm hệ số
chuyển đổi thức ăn, kích thích tiêu hóa, phòng các loại bệnh đường ruột, nhiễm
trùng do vi khuẩn, virus.
4.1.3 Tăng trưởng khối lượng của cá Trê vàng trong thí nghiệm
Tăng trưởng là sự gia tăng kích thước, khối lượng cơ thể, là chỉ tiêu quan trọng nhất
trong quá trình nuôi cá và được quan tâm. Đây là một trong những tiêu chí để đánh
giá kết quả của quá trình ương cá vì nếu cá tăng trưởng nhanh sẽ rút ngắn được thời
gian nuôi, hệ số sử dụng thức ăn đồng thời giúp tăng lợi nhuận cho người nuôi
(Nguyễn Thị Kim Tuyến, 2009).
Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá sau 4 tuần ương bổ sung β–glucan với liều
lượng khác nhau được trình bày ở Bảng 4.3.
21
Bảng 4.3 Tăng trưởng khối lượng của cá Trê vàng giữa các nghiệm thức
NT
Wđ
(mg)
Wc
(mg)
WG
(mg)
DWG
(mg/ngày)
SGR
(%/ngày)
ĐC 90,0 469 ± 163a
379 ± 163a
13,5 ± 5,80a
5,70 ± 1,18a
NT1 90,0 599 ± 231b
509 ± 231b
18,2 ± 8,24b
6,50 ± 1,40b
NT2 90,0 699 ± 241c
609 ± 241c
21,7 ± 8,59c
7,11 ± 1,23c
NT3 90,0 626 ± 250b
536 ± 250b
19,1 ± 8,93b
6,65 ± 1,43b
Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có mang
chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê mức (p > 0,05).
Từ các giá trị ghi nhận ở Bảng 4.3 cho thấy, cùng một nguồn cá ban đầu và có khối
lượng như nhau nhưng sau 4 tuần thí nghiệm khối lượng cá trung bình giữa các
nghiệm thức có sự chênh lệch và dao động trong khoảng 469 – 699 mg. Cụ thể, ở
NT2 có kết quả khối lượng trung bình cá cuối thí nghiệm cao nhất (699 mg) và gấp
1,49 lần so với kết quả khối lượng cá trung bình ở NT ĐC (469 mg), tiếp đến là
NT1, NT3 có khối lượng trung bình đạt lần lượt là 599 mg và 626 mg.
Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của cá Trê vàng giữa các nghiệm thức còn được thể
hiện qua tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (DWG) dao động trong khoảng 13,5
– 21,7 mg/ngày. Trong đó, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày của cá đạt cao
nhất là NT2 với 21,7 mg/ngày và ở nghiệm thức không bổ sung β–glucan cho kết
quả thấp nhất (13,5 mg/ngày). Tuy nhiên, qua kết quả phân tích thống kê về tốc độ
tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (DWG) giữa NT1 (18,2 mg/ngày) và NT3 (19,1
mg/ngày) lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) cũng là một chỉ tiêu thể hiện sự tăng
trưởng của cá trong quá trình ương. Cụ thể, ở NT ĐC có tốc độ tăng trưởng tương
đối chỉ đạt 5,70 %/ngày thấp hơn 1,25 lần so với nghiệm thức bổ sung β–glucan liều
lượng 6 g/kg thức ăn (7,11 %/ngày). Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng tương đối ở
NT1, NT3 lần lượt là 6,50 %/ngày và 6,65 %/ngày nhưng khi phân tích thống kê
giữa thì hai nghiệm thức này có kết quả khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >
0,05).
Một nghiên cứu khác của Lê Thị Nga và ctv., (2009), về đánh giá tác dụng của sản
phẩm Nutribull (Nutribull là sản phẩm chứa thành phần chủ yếu gồm β–glucan,
Nucleotide, Glucuronolactone) lên tăng trưởng và cải thiện tình trạng sức khỏe của
cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus). Và kết quả tốc độ tăng trưởng tương đối
(SGR) về khối lượng của cá thấp nhất là 2,37 %/ngày ở nghiệm thức đối chứng (sử
dụng thức ăn cơ bản không bổ sung Nutribill) và cao nhất 2,56 %/ ngày ở nghiệm
thức bổ sung 0,2% Nutribill trong thức ăn.
22
Như vậy, với thức ăn có bổ sung β–glucan, cá tăng trưởng về khối lượng tốt hơn so
với cá đối chứng (không bổ sung β–glucan trong thức ăn). Kết quả này cho thấy
việc bổ sung β–glucan vào thức ăn giúp cá tăng trưởng nhanh hơn và sự tăng trưởng
của cá tăng theo sự tăng liều lượng β–glucan vào thức ăn nhưng ở liều lượng bổ
sung β–glucan cao nhất 10 g/kg thức ăn cho kết quả tăng trưởng chậm hơn so với
nghiệm thức chỉ bổ sung 6 g/kg thức ăn. Nguyên nhân cá ở NT2 tăng trưởng về
khối lượng nhanh hơn so với các nghiệm thức khác có thể là do liều lượng β–glucan
cho vào trong thức ăn thích hợp, giúp cá tiêu hóa thức ăn tốt nên đẩy nhanh sự tăng
trưởng của cá. Mặt khác, theo Nelda López et al., (2003), β–glucan cũng làm kích
thích tăng trưởng vi khuẩn trong đường tiêu hóa và được xem như là một nguồn
“vitamin”.
4.1.4 Tăng trưởng chiều dài của cá Trê vàng trong thí nghiệm
Bên cạnh tăng tưởng về khối lượng thì tăng trưởng về chiều dài của cá trong quá
trình ương cũng có sự khác nhau giữa các nghiệm thức. Với chiều dài ban đầu của
cá là 20 mm/con, sau 4 tuần tiến hành thí nghiệm thì tốc độ tăng trưởng về chiều dài
của cá Trê vàng được trình bày ở Bảng 4.4 như sau:
Bảng 4.4 Tăng trưởng chiều dài của cá Trê vàng giữa các nghiệm thức
NT
Lđ
(mm)
Lc
(mm)
LG
(mm)
DLG
(mm/ngày)
ĐC 20,0 ± 1,11 34,3 ± 4,33a
14,3 ± 4,33a
0,512 ± 0,155a
NT1 20,0 ± 1,11 40,5 ± 5,38b
20,5 ± 5,38b
0,733 ± 0,192b
NT2 20,0 ± 1,11 41,9 ± 5,10c
21,9 ± 5,10c
0,880 ± 1,130c
NT3 20,0 ± 1,11 39,8 ± 5,80b
19,8 ± 5,80b
0,706 ± 0,207b
Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có mang
chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê mức (p > 0,05).
Qua kết quả tăng trưởng về chiều dài của cá ở Bảng 4.4 cho thấy, sau thời gian 4
tuần thí nghiệm ương thì chiều dài trung bình của cá có sự khác biệt dao động
34,3 – 41,9 mm. Song giữa các nghiệm thức có bổ sung β–glucan cho kết quả
chiều dài cá trung bình có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Cụ thể, ở NT1, NT2
và NT3 có chiều dài cá trung bình là 40,5 mm, 41,9 mm và 39,8 mm cao hơn so với
nghiệm thức không bổ sung β–glucan (34,3 mm).
Mặc khác, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (DLG) cũng là chỉ tiêu phản ánh
sự tăng trưởng về chiều dài của cá Trê vàng. Trong đó, nghiệm thức cho kết quả độ
tăng trưởng tuyệt đối cao nhất vẫn là NT2 (0,880 mm/ngày) gấp 1,7 lần so với NT
ĐC (0,512 mm/ngày). Mặc dù cả hai NT1 và NT3 đều cho kết quả tốc độ tăng
trưởng tuyệt đối tương đối cao (0,733 mm/ngày và 0,706 mm/ngày) nhưng lại khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
23
4.1.5 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê vàng trong TN1
Bản chất sinh trưởng của cá là không đều, quá trình sinh trưởng của cá chịu sự chi
phối rất lớn của các yếu tố sinh lý và yếu tố sinh thái, tùy điều kiện sống khác nhau
thì mức độ phân hóa tăng trưởng sẽ khác nhau. Nếu điều kiện môi trường sống
thuận lợi thì tăng trưởng của cá sẽ đồng đều hơn và ngược lại.
Mức độ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê vàng ở thí nghiệm ương với
liều lượng bổ sung β–glucan khác nhau giai đoạn 15 ngày đến 45 ngày tuổi được
trình bày ở Hình 4.1.
Hình 4.1 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê vàng ở TN1
Nhìn chung, ở tất cả các nghiệm thức đều có sự phân hóa sinh trưởng về khối lượng
(Wi) và tỷ lệ phân hóa của cá ở thí nghiệm có thể được chia thành 3 nhóm khối
lượng như sau: nhóm cá bé có khối lượng nhỏ hơn 300 mg; nhóm cá trung bình từ
300 – 450 mg và nhóm cá lớn trên 450 mg.
Qua các giá trị ghi nhận trong Hình 4.1 cho thấy, tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối
lượng ở nhóm cá có khối lượng nhỏ hơn 300 mg giảm dần khi tăng liều lượng bổ
sung β–glucan vào thức ăn. Ở NT ĐC thì tỷ lệ phân hóa sinh trưởng ở nhóm cá nhỏ
hơn 300 mg này chiếm tỷ lệ cao nhất 13,5%, đối với hộ nuôi đây là kết quả thật sự
không mong muốn. Trong khi đó, tỷ lệ phân hoá sinh trưởng về khối lượng của các
nghiệm thức bổ sung β–glucan chỉ dao động nhỏ ở mức 0 – 6%. Đặc biệt, ở NT2
không có nhóm cá có khối lượng nhỏ hơn 300 mg.
Bên cạnh đó, nhóm cá có khối lượng lớn hơn 450 mg ở nghiệm thức này cũng
chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nhóm cá khác trong cùng nghiệm thức. Cụ thể, ở
nghiệm thức bổ sung β–glucan liều lượng 6 g/kg thức ăn cho tỷ lệ phân hóa sinh
(%)
24
trưởng về khối lượng ở nhóm cá này cao nhất với 82,1% và cao gần hai lần so với
nghiệm thức không bổ sung β–glucan. Mặt khác, ở NT1 và NT3 cũng cho kết quả
về tỷ lệ phân hóa tăng trưởng này ở mức khá cao với 67% và 82,1%.
4.2 Ảnh hưởng β–glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Trê vàng ở TN2
4.2.1 Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình thí nghiệm
Nhiệt độ vừa là yếu tố môi trường vừa là yếu tố vô sinh quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống động vật thủy sản. Tất cả các giai đoạn phát triển trong đời sống
của động vật thủy sản đều chịu sự chi phối của nhiệt độ nước. Nhiệt độ ảnh hưởng
đến sinh vật thông qua quá trình trao đổi chất, tốc độ tăng trưởng, sự thành thục của
động vật thủy sinh (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Tương tự như
TN1 sự biến động của các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm ương
cá Trê vàng giai đoạn từ 45 ngày đến 75 ngày tuổi được trình bày cụ thể ở Bảng 4.5.
Bảng 4.5 Biến động nhiệt độ và pH trong TN2
NT
Nhiệt độ (0
C) Ph
Sáng Chiều Sáng Chiều
ĐC 28,4 ± 0,381 30,0 ± 0,576 7,29 ± 0,223 7,62 ± 0,257
NT1 28,2 ± 0,346 29,9 ± 0,562 7,31 ± 0,208 7,66 ± 0,330
NT2 28,2 ± 0,460 29,8 ± 0,513 7,34 ± 0,195 7,69 ± 0,307
NT3 28,3 ± 0,373 29,9 ± 0,438 7,26 ± 0,212 7,62 ± 0,274
Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Sự biến động nhiệt độ
Qua kết quả được trình bày ở Bảng 4.5 cho thấy, trong thời gian tiến hành thí
nghiệm thì yếu tố nhiệt độ giữa các nghiệm thức tương đối ổn định và chênh lệch
không đáng kể dao động trong khoảng 28,2 – 30,00
C, nguyên nhân là do hệ thống
bể ương được sử dụng có cùng chất liệu là thùng xốp nên ít bị biến đổi nhiệt độ. Cụ
thể, nhiệt độ trung bình cao nhất vào buổi sáng là 28,40
C ở NT ĐC và thấp nhất là
NT1 và NT2 (28,20
C). Đối với nhiệt độ trung bình vào buổi chiều cao nhất là
30,00
C ở NT ĐC và nhiệt độ trung bình thấp nhất với 29,80
C của NT2. Kết quả sự
dao động nhiệt độ trung bình này phù hợp với nhận định của Trương Quốc Phú và
ctv., (2006), nhiệt độ thích hợp cho động vật thủy sản vùng nhiệt đới nằm trong
khoảng 25 – 320
C.
Sự biến động pH
Ngoài sự biến động về nhiệt độ, từ Bảng 4.5 còn cho thấy giá trị pH trung bình dao
động giữa buổi sáng và chiều tương đối ổn định giữa các nghiệm thức từ 7,26 –
7,69. Trong đó, giá trị pH trung bình thấp nhất vào buổi sáng là 7,26 (NT3) và giá
trị pH cao nhất vào buổi chiều là 7,69 ở NT2. Theo Chanratchakool et al., (1995),
25
cho rằng pH là một yếu tố rất quan trong ảnh hưởng lớn đến động vật thủy sản và
không nên dao động quá 0,5 đơn vị trong ngày. Một số nghiên cứu khác cũng cho
rằng, giá trị pH thích hợp cho cá nuôi từ 7 – 9 và tối ưu là 7,5 – 8,5 (Boyd et al.,
1990). Như vậy, giá trị pH trong thời gian tiến hành thí nghiệm này nằm trong
khoảng thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá Trê vàng.
4.2.2 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng trong thí nghiệm
Trong quá trình ương nuôi tỷ lệ sống của cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại
thức ăn và chất lượng thức ăn, các yếu tố môi trường, điều kiện chăm sóc cũng như
chất lượng con giống. Kết quả tỷ lệ sống của cá Trê vàng có bổ sung β–glucan với
liều lượng khác nhau được trình bày trong Bảng 4.6 sau:
Bảng 4.6 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng trong TN2
NT Tỷ lệ sống (%)
ĐC 67,7 ± 4,51a
NT1 82,0 ± 2,65b
NT2 93,0 ± 3,61c
NT3 85,0 ± 3,00b
Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có mang
chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê mức (p > 0,05).
Từ kết quả tỷ lệ sống của cá Trê vàng được trình bày ở Bảng 4.6 nhận thấy, đối với
nghiệm thức bổ sung β–glucan liều lượng 6 g/kg thức ăn (NT2) đạt tỷ lệ sống cao
nhất 93% tuy nhiên kết quả này vẫn thấp hơn 2% so với nghiệm thức bổ sung cùng
liều lượng của TN1. Còn ở NT ĐC không bổ sung β–glucan có tỷ lệ sống thấp nhất
với 67,7% nhưng vẫn cao hơn 8,4% so với NT ĐC chỉ sử dụng thức ăn cơ bản của
TN1 giai đoạn cá từ 15 ngày đến 45 ngày tuổi. Trong khi đó, nghiệm thức bổ sung
β–glucan với liều lượng 2 g/kg thức ăn (NT1) và 10 g/kg thức ăn (NT3) cũng cho tỷ
lệ sống khá cao lần lượt là 82,0% và 85%. Điều này có thể giải thích bằng cơ chế
tác dụng của β–glucan là giúp cá điều hòa quá trình trao đổi chất, giảm stress,
tăng khả năng bắt mồi, đồng thời giúp cải thiện tăng trưởng và nâng cao tỷ lệ
sống của cá Trê vàng.
Qua phân tích tỷ lệ sống của cá Trê vàng cho thấy, ở NT ĐC đều khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức có bổ sung β–glucan. Tuy nhiên,
kết quả thống kê tỷ lệ sống của cá ở NT1 và NT3 lại khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
Theo kết quả nghiên cứu Welker et al., (2007), ở cá Nheo có chế độ ăn chứa đựng
men thương mại hoặc thành phần men phụ có sự pha trộn β–glucan trong 6 tuần cho
tỷ lệ sống từ 5 – 17% cao hơn cá ở nghiệm thức đối chứng không cho ăn thức ăn bổ
sung có cho ăn thức ăn bổ sung thành phần men. Trên đối tượng khác là cá Rô đầu
26
vuông (Anabas sp), sau 4 tuần nuôi cho kết quả tỷ lệ sống của cá tăng từ 46,7% ở
NT1 (chỉ sử dụng thức ăn cơ bản) lên 75,8% ở nghiệm thức bổ sung β–glucan với
liều lượng 3,2 g/kg thức ăn (Diệp Tuấn Em, 2012).
4.2.3 Tăng trưởng khối lượng của cá Trê vàng trong thí nghiệm
Với khối lượng cá ban đầu của TN2 là 507 mg/con thì tốc độ tăng trưởng khối
lượng của cá Trê vàng sau khi kết thúc thí nghiệm ương được ghi nhận và thể hiện
qua Bảng 4.7 sau:
Bảng 4.7 Tăng trưởng khối lượng của cá Trê vàng trong TN2
NT
Wđ
(mg)
Wc
(mg)
WG
(mg)
DWG
(mg/ngày)
SGR
(%/ngày)
ĐC 507 ± 13,1 2.548 ± 525a
2.041 ± 525a
72,9 ± 29,5a
5,58 ± 1,01a
NT1 507 ± 13,1 2.955 ± 656b
2.448 ± 656b
87,4 ± 34,2b
6,11 ± 1,16b
NT2 507 ± 13,1 3.608 ± 696c
3.101 ± 696c
111 ± 35,6c
6,86 ± 1,06c
NT3 507 ± 13,1 3.116 ± 581b
2.609 ± 581b
93,2 ± 30,3b
6,31 ± 1,26b
Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có mang
chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê mức (p > 0,05).
Từ kết quả tăng trưởng của cá Trê vàng được trình bày ở Bảng 4.6 cho thấy, sau 4
tuần thí nghiệm khối lượng cá trung bình giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch và
dao động trong khoảng 2.548 – 3.608 mg. Trong đó, kết quả khối lượng trung bình
cá cuối thí nghiệm thấp nhất là 2548 mg (NT ĐC), tiếp đến nghiệm thức bổ sung β–
glucan với liều lượng 2 g/kg thức ăn và 10 g/kg thức ăn có khối lượng cá trung bình
lần lượt 2.955 mg và 3.116 mg. Ở NT2 với liều lượng β–glucan bổ sung chỉ 6 g/kg
thức ăn nhưng cho kết quả khối lượng cá trung bình đạt cao nhất 3.608 mg. Ngoài
ra, khi phân tích thống kê cũng thấy được, ở NT ĐC đều khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức có bổ sung β–glucan vào thức ăn. Tuy nhiên,
kết quả phân tích thông kê về khối lượng cá trung bình ở NT1 và NT3 có khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) tương tự như kết quả ở thí nghiệm 1 giai đoạn
cá Trê vàng từ 15 ngày đến 45 ngày tuổi.
Mặt khác, sự tăng trưởng của cá giữa các nghiệm thức còn được thể hiện qua tốc độ
tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (DWG) dao động từ 72,9 – 111 mg/ngày. Cụ thể,
tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày của cá đạt thấp nhất ở NT ĐC (72,9
mg/ngày) chỉ bằng 0,66 lần so với nghiệm thức có kết quả tăng trưởng tuyệt đối
theo ngày cao nhất 111 mg/ngày (NT2). So với NT2 thì hai nghiệm thức có bổ sung
β–glucan còn lại cũng cho kết quả ở mức khá cao là 87,4 mg/ngày và 93,2 mg/ngày.
Bên cạnh tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (DWG) thì tốc độ tăng trưởng
tương đối (SGR) cũng là một trong những chỉ tiêu thể hiện sự tăng trưởng của cá
27
trong quá trình ương nuôi. Ở NT1 có tốc độ tăng trưởng tương đối là 6,11 %/ngày
và nghiệm thức bổ sung β–glucan liều lượng 10 g/kg thức ăn cho kết quả cao hơn
với 6,31 %/ngày. Song cả hai nghiệm thức này lại khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05). Trong khi đó, ở NT2 cho kết quả về tốc độ tăng trưởng tương đối của
cá sau 4 tuần thí nghiệm là cao nhất (6,86 %/ngày) gấp 1,23 lần so với nghiệm thức
không bổ sung β–glucan.
Tóm lại, tăng trưởng của cá Trê vàng giai đoạn 45 ngày đến 75 ngày tuổi nhận
thấy, cá ở các nghiệm thức bổ sung β–glucan có tốc độ tăng trưởng khối lượng
cao hơn so với cá đối chứng (không bổ sung β–glucan trong thức ăn). Kết quả này
cho thấy việc bổ sung β–glucan vào thức ăn không những giúp cá tăng tỷ lệ sống mà
còn giúp tăng trưởng khối lượng của cá cũng nhanh hơn. Theo Lê Thị Nga và ctv.,
(2009), β–glucan giúp cho cá tăng cường quá trình biến dưỡng thức ăn, do đó
kích thích lên sự tăng trưởng của vật nuôi. Ngoài ra, Một số nghiên cứu cũng cho
thấy, β–glucan trong nấm men có khả năng nâng cao hoạt lực của lysozyme ở cá
Hồi Atlantic, cá Hồi vân và cá Bơn (Engstad et al., 1992).
4.2.4 Tăng trưởng chiều dài của cá Trê vàng trong thí nghiệm
Kết quả tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá ở các nghiệm thức bổ sung β–glucan
với liều lượng khác nhau sau 4 tuần ương được trình bày ở Bảng 4.8.
Bảng 4.8 Tăng trưởng chiều dài của cá Trê vàng trong TN2
NT
Lđ
(mm)
Lc
(mm)
LG
(mm)
DLG
(mm/ngày)
ĐC 35,8 ± 0,626 65,2 ± 8,21a
29,4 ± 8,21a
1,05 ± 0,293a
NT1 35,8 ± 0,626 68,7 ± 9,26b
32,9 ± 9,26b
1,18 ± 0,331b
NT2 35,8 ± 0,626 75,3 ± 9,37d
39,5 ± 9,37d
1,41 ± 0,335d
NT3 35,8 ± 0,626 70,7 ± 9,24c
35,0 ± 9,24c
1,25 ± 0,330c
Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có mang
chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê mức (p > 0,05).
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (DLG) cũng là một trong những yếu tố quan
trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của cá và giá trị này tỷ lệ thuận với chiều dài
của cá xét trong cùng nghiệm thức. Từ các giá trị ghi nhận ở Bảng 4.8 cho thấy, kết
quả về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày giữa các nghiệm thức có sự chênh
lệch nhưng không lớn dao động trong khoảng 1,05 – 1,41 mm/ngày. Cụ thể, ở
nghiệm thức bổ sung β–glucan với liều lượng 6 g/kg thức ăn đạt kết quả cao nhất
(1,41 mm/ngày), tiếp đến là hai nghiệm thức có bổ sung β–glucan liều lượng 2 g/kg
thức và 10 g/kg thức ăn với kết quả độ tăng trưởng tuyệt đối lần lượt là 1,18
mm/ngày và 1,25 mm/ngày, còn ở NT ĐC không bổ sung β–glucan chỉ cho kết quả
thấp (1,05 mm/ngày). Tuy nhiên, qua phân tích thống kê về kết quả tốc độ tăng
28
trưởng tuyệt đối giữa các nghiệm thức đều có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <
0,05).
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Tâm và Nguyễn Thị Kim Nguyệt
(2012), khi ương cá Lóc bông (Channa micropeltes) với thức ăn có bổ sung β–
glucan cho kết quả tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá dao động từ 0,96 – 1,22
mm/ngày sau 5 tuần ương. Đối với, kết quả thí nghiệm của Võ Thiện Mỹ (2012),
trên đối tượng cá Tra giống (Pangasianodon hypophthalmus) có tốc độ tăng trưởng
về chiều dài cá cao nhất là 0,39 cm/ngày (ở nghiệm thức bổ sung β–glucan liều
lượng 3 g/kg thức ăn) nhưng không chênh lệch nhiều so với kết quả ở NT ĐC (0,31
cm/ngày).
Như vậy, các nghiệm thức có bổ sung β–glucan vào trong thức ăn đều cho kết
quả tăng trưởng khối lượng, chiều dài và tỷ lệ sống cao hơn so với cá ở NT ĐC.
Đặc biệt, ở NT2 với liều lượng bổ sung β–glucan 6 g/kg thức ăn cho kết quả tăng
trưởng tốt nhất, tiếp đến là NT3 và NT1. Điều này có thể giải thích do β–glucan
có độ nhớt cao nên giúp cho sinh vật ăn ngon miệng và khi áp dụng β–glucan bổ
sung vào thức ăn trong nuôi cá sẽ giúp cá đề kháng với độc tố và cải thiện mức độ
tăng trưởng (Nelda López et al., 2003).
4.2.5 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê vàng trong TN2
Mức độ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá ở thí nghiệm ương cá Trê vàng
với liều lượng β–glucan khác nhau giai đoạn từ 45 ngày đến 75 ngày tuổi được trình
bày trong Hình 4.2.
Hình 4.2 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê vàng ở TN2
(%)
29
Sau 4 tuần tiến hành thí nghiệm ương khối lượng của cá tăng nhanh nhưng có sự
phân cỡ không đồng đều ở các nghiệm thức. Từ Hình 4.2 cho thấy, có 3 nhóm khối
lượng được thể hiện trong kết quả tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá
Trê vàng như sau: nhóm cá bé có khối lượng nhỏ hơn 2000 mg; nhóm cá trung bình
từ 2000 – 3500 mg và nhóm cá lớn trên 3500 mg.
Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng ở nhóm cá có khối lượng trung bình (2000 – 3500 mg)
trong hầu hết các nghiệm thức đều cao hơn so với các nhóm cá khác ngoại trừ TN2.
Ở NT ĐC có tỷ lệ phân hóa sinh trưởng chiếm tỷ lệ cao nhất 53,7% và gấp 1,4 lần
so với kết quả của NT2. Tuy nhiên, ở nghiệm thức bổ sung β–glucan liều lượng 2
g/kg thức ăn và 10 g/kg thức cũng cho kết quả về tỷ lệ phân hóa với nhóm cá trung
bình khá cao 52,4% và 45,5%.
Song, khi phân tích kết quả tỷ lệ phân hóa sinh trưởng đối với nhóm cá lớn trên
3500 mg nhận thấy, ở nghiệm thức bổ sung β–glucan liều lượng 6 g/kg thức ăn cho
tỷ lệ phân hóa tăng trưởng cao nhất (55,2%) cao gấp 3,4 so với NT ĐC không bổ
sung β–glucan (16,3%).
Tóm lại, với liều lượng bổ sung β–glucan 6 g/kg thức ăn cho tỷ lệ phân hóa sinh
trưởng cao ở nhóm cá có khối lượng lớn và thấp ở nhóm cá có khối lượng bé. Tiếp
đến là nghiệm thức NT3 và NT1. Cuối cùng là NT ĐC không bổ sung β–glucan có
tỷ lệ phân hóa sinh về khối lượng trưởng thấp ở nhóm cá khối lượng lớn hơn 3500
mg nhưng lại cho tỷ lệ này rất cao ở nhóm cá có khối lượng bé hơn 2000 mg. Như
vậy có thể kết luận rằng, việc bổ sung β–glucan vào thức ăn không những giúp nâng
cao tỷ lệ sống, gia tăng khối lượng mà còn làm hạn chế sự phân cỡ ở cá Trê vàng
giai đoạn 45 ngày đến 75 ngày tuổi.
30
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Sự biến động các yếu tố môi trường như: nhiệt độ và pH nước trong suốt quá trình
thí nghiệm đều nằm trong giới hạn cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Trê vàng
giai đoạn từ bột lên giống.
Bổ sung β–glucan với liều lượng 6 g/kg thức ăn ương nuôi cá Trê vàng 15 ngày tuổi
lên 45 ngày tuổi cho kết quả về giá trị về tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng khối lượng,
tốc độ tăng trưởng chiều dài cao nhất đạt lần lượt là: 95%, 21,7 mg/ngày và 0,880
mm/ngày, đồng thời, cá ở nghiệm thức này cũng ít bị phân hóa sinh trưởng hơn so
với ba nghiệm thức còn lại. Trong khi đó, ở NT ĐC kết quả về các giá trị này là
thấp nhất lần lượt là: 59,3%, 13,5 mg/ngày và 14,3 mm/ngày.
Không bổ sung β–glucan cho thấy kết quả về các giá trị tỷ lệ sống, tốc độ tăng
trưởng khối lượng, tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá Trê vàng ương nuôi 46 ngày
tuổi lên 75 ngày tuổi đạt thấp nhất lần lượt là: 67,7 %, 72,9 mg/ngày và 29,4
mm/ngày. Bổ sung β–glucan với liều lượng 6 g/kg thức ăn cho kết quả về tỷ lệ sống
95%, tốc độ tăng trưởng khối lượng 111 mg/ngày và tốc độ tăng trưởng chiều dài là
39,5 mm/ngày.
Như vậy có thể kết luận rằng, thức ăn có bổ sung β–glucan với liều lượng 6 g/kg
thức ăn có ảnh hưởng tốt nhất đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá Trê
vàng giai đoạn từ 15 ngày tuổi đến 75 ngày tuổi.
5.2 Đề xuất
Nuôi thử nghiệm nuôi cá Trê vàng thương phẩm với thức ăn có bổ sung β–
glucan ở những liều lượng khác nhau để tìm ra liều lượng thích hợp nhất.
31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004. Kỹ thuật nuôi cá Trê vàng lai. Nhà xuất bản Nông
nghiệp.
Bùi Quang Tề, 2004. Bệnh học thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Danh Thanh Tùng (2006). Kỹ thuật ương cá Trê vàng từ cá bột lên cá hương. Luận
văn tốt nghiệp. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.
Diệp Tuấn Em, 2012. Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
Rô đầu vuông (Anabas sp). Khóa luận tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản.
Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô.
Đoàn Khắc Độ, 2008. Kỹ thuật nuôi cá Trê vàng và Trê lai. Nhà xuất bản Đà Nẵng.
Dương Nhựt Long, 2004. Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy sản –
Trường Đại học Cần Thơ.
Huỳnh Kim Hường, 2005. Nghiên cứu sự thành thục sinh dục và thử nghiệm sinh
sản nhân tạo cá Trê trắng (Clarias batrachus). Tuyển tập công trình nghiên
cứu khoa học. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.
Huỳnh Trường Giang, Vũ Ngọc Út và Trương Quốc Phú, 2011. Sử dụng chiết xuất
β–glucan từ rong biển để tăng sức đề kháng cho tôm biển. Kỷ yếu Hội nghị
Khoa học Thủy sản lần 4: 103 – 113. Trường Đại học Cần Thơ.
Lê Hà, 2001. Nuôi cá da trơn ở Đông Nam Á. Tạp chí Thủy sản.
Lê Thanh Hùng, 2008. Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản. NXB Nông Nghiệp.
Lê Thị Nga, Nguyễn Hữu Thịnh, Lê Thanh Hùng, 2009. Đánh giá tác dụng của sản
phẩm Nutribull lên tăng trưởng và cải thiện tình trạng sức khỏe của cá Tra
(Pangasianodon hypophthalmus). Khoa Thủy sản – Trường Đại học Nông
Lâm TP HCM.
Lê Tuyết Minh, 2000. Kết quả ban đầu về mối liên hệ giữa sinh trưởng và thành
phần hóa học trong cơ thể của cá Trê vàng (Clarias macrocephaluc), cá Trê
phi (Clarias gariepinus), cá Trê lai (C. Macrocephaluc + C. gariepinus).
Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học – Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Duy Khoát, 2004. Kỹ thuật nuôi Ba Ba, Ếch đồng, cá Trê lai. Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội.
32
Nguyễn Thành Tâm và Nguyễn Thị Kim Nguyệt, 2012. Tác dụng của β–glucan
trong ương nuôi cá Lóc bông (Channa micropeltes). Tạp chí thương mại thủy
sản số 156.
Nguyễn Thị Kim Nguyệt, 2012. Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ
sống cá Lóc bông (Channa micropeltes) giai đoạn từ hương lên giống. Khóa
luận tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh học ứng dụng –
Trường Đại học Tây Đô.
Nguyễn Thị Kim Tuyến, 2009. Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung Antistress và
thức ăn của cá Tra (Pangasinodon hypophthamus). Luận văn tốt nghiệp đại
học. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Kiểm, 1999. Giáo trình sản xuất giống nhân tạo các loài cá nuôi ở
ĐBSCL. Tủ sách trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Kiểm, 2004. Kỹ thuật sản xuất cá giống. Khoa Thủy sản – Trường Đại
học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Muôn, 2006. Nghiên cứu thử nghiệm quy trình thu nhận chế phẩm
giàu β–glucan và Oligoglucosamin. Luận văn kỹ sư chuyên ngành công nghệ
sinh học. Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.
Nguyễn Văn Triều và Phạm Văn Mạnh (1999). Tuyển tập công trình nghiên cứu
khoa học. Bộ môn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Khoa Nông nghiệp – Trường
Đại học Cần Thơ.
Phạm Hiếu Ngởi, 2014. Thực nghiệm nuôi thương phẩm cá Trê vàng trong ao đất
với các loại thức ăn khác nhau. Khóa luận tốt nghiêp ngành nuôi trồng thủy
sản. Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô.
Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008. Cơ sở khoa học và biện pháp sản
xuất cá giống. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản
xuất giống. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004. Kỹ thuật nuôi một số loài cá kinh tế
nước ngọt và phòng trị bệnh cá. Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành Phố Hồ
Chí Minh.
Trần Thị Kim Soan, 2012. Ảnh hưởng của diện tích và thức ăn lên tỷ lệ sống của cá
Trê lai (Clarias macrocephalus x Clarias gariepinus). Luận văn tốt nghiệp
đại học. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.
Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yến và Huỳnh Trường Giang, 2006. Quản lý
chất lượng nước nuôi thủy sản. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.
33
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại các loài cá nước ngọt ở
ĐBSCL Việt Nam. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.
Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994. Sinh học, kỹ thuật sản xuất giống
và nuôi cá Trê phi. Tài liệu tập huấn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa
Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.
Võ Thiện Mỹ, 2012. Ảnh hưởng của beta–glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá
Tra giống (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn từ hương lên giống.
Khóa luận tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh học ứng dụng –
Trường Đại học Tây Đô.
Vũ Ngọc Út và Dương Thúy Yên, 1991. Kỹ thuật sản xuất giống và lai tạo cá Trê.
Luận văn tốt nghiệp. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.
Tài liệu tiếng Anh
Boyd, C. E. (1990). Water quality in ponds for aquaculture. Auburn University.
Chang, C.F., Che, H.Y., Su, M.S., Liao, I.C., 2000. Immunomodulation by dietary
β–1,3 glucan in the brooders of the Black Tiger shrimp Penaeus monodon.
Fish Shellfish Immunol. 10, 505 – 514.
Chang, C.F., Su, M.S., Chen, H.Y., Liao, I.C., 2003. Dietary β–1,3 glucan
effectively improves immunity and survival of Penaeus monodon challenged
with White spot syndrome virus. Fish Shellfish Immunol. 15, 297 – 310.
Chanratchakool, P., J. F. Tumbull, S. Funge and C. Limsunan, 1995. Health
managemant in aquatic Animal Healthy Rescarch insticuts, bangkok.
Engstad R. E., Robertsen B., Frivold E., 1992. Yeast glucan induces increase in
activity of lysozyme and complement – mediated haemolytic activity in
Atlantic salmon blood. Fish Shellfish Immunol. 2: 287 – 297.
Nelda López, Gerard Cuzon, Gabriela Gaxiola, Gabriel Toaboada, Manuel
Valanzuela, Cristina Pascual, Ariadna Sanchez, Carlos Rosas, Physical,
nutritional, and immunological role of dietary β–1,3glucan and ascorbic
acid 2–monophosphate in Litopenaeus vannamei juveniles. Aquculture,
2003, 234: 223 – 243
Nguyen Thanh Tam, Dang Thi Thu Thao, Sunee Nitisinprasert, Kenji Sonomoto
and Nguyen Van Ba, 2011. Evaluated inhibition of Edwardsiella ictaluri by
Lactic and Bacteria. Joumal of Vietfish International. 12 (1); 01 – 02.
Pravdin I.F, 1973. Hướng dẫn nghiên cứu cá (Phạm Thị Minh Giang dịch). Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 278 trang.
34
Rodriquez I., Chamorro R., Novoa B., Fiqueras A. 2009. Β–glucan administration
enhances disease resistance and some innate immune responses in zebrafish
(Danio rerio). Fish and Shellfish Immunogy, 27(2): 369 – 373.
Rolf Engstad, Robert Settineri., 2005. MS – Norwegian Beta Glucan Research
Clinical Applications of Natural Medicine Immune: Depressions Dysfunction
& Deficiency Jan Raa.
Welker TL, C Lim, M Yildirim – Aksoy, R Selby and P H Kesius., 2007. Channel
catfish, Ictalurus punctatus, Fed Diets Containing Commercial Whole – cell
Yeast or Yeast subcomponents. Journal of the World Aquaculture Society,
38 (1): 24 – 35.
Tài liệu trang Web
Nguồn: http://www.fishbase.org/summary/4805. Truy cập ngày 10/05/2015.
Nguồn: http://tepbac.com/document/. Truy cập ngày 11/05/2015.
Nguồn: http://digital.lrc.ctu.edu.vn/digital/?s=19. Truy cập ngày 11/05/2015.
Nguồn: http://tailieu.vn/tag/luan-van-thuy-san.html. Truy cập ngày 13/05/2015.
Nguồn: http://luanvan.net.vn/ luan-van-nganh-thuy-san/. Truy cập ngày 13/05/2015.
Nguồn: http://www.hoahocngaynay.com/.html. Truy cập ngày 16/05/2015.
Nguồn: http://thuysancantho.vn/. Truy cập ngày 16/05/2015.

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiêu hóa ca cua xanh
Tiêu hóa ca cua xanhTiêu hóa ca cua xanh
Tiêu hóa ca cua xanhBuu Dang
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019PinkHandmade
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655nataliej4
 
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH CHITINASE CAO - TẢI ...
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH CHITINASE CAO - TẢI ...PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH CHITINASE CAO - TẢI ...
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH CHITINASE CAO - TẢI ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ảNh hưởng của điều kiện sấy phun lên hoạt tính chống oxy hóa của bột sấy phun...
ảNh hưởng của điều kiện sấy phun lên hoạt tính chống oxy hóa của bột sấy phun...ảNh hưởng của điều kiện sấy phun lên hoạt tính chống oxy hóa của bột sấy phun...
ảNh hưởng của điều kiện sấy phun lên hoạt tính chống oxy hóa của bột sấy phun...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ảNh hưởng của loại chất mang lên hoạt tính chống oxy hóa của bột sấy phun bụp...
ảNh hưởng của loại chất mang lên hoạt tính chống oxy hóa của bột sấy phun bụp...ảNh hưởng của loại chất mang lên hoạt tính chống oxy hóa của bột sấy phun bụp...
ảNh hưởng của loại chất mang lên hoạt tính chống oxy hóa của bột sấy phun bụp...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (10)

Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm súĐề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
 
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
 
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn StreptomycesHoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
Hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào của chủng xạ khuẩn Streptomyces
 
Tiêu hóa ca cua xanh
Tiêu hóa ca cua xanhTiêu hóa ca cua xanh
Tiêu hóa ca cua xanh
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây _08312712092019
 
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
Khảo Sát Quy Trình Tách Chiết PECTIN Từ Vỏ Quả Chanh Dây 04102020094655
 
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH CHITINASE CAO - TẢI ...
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH CHITINASE CAO - TẢI ...PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH CHITINASE CAO - TẢI ...
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH CHITINASE CAO - TẢI ...
 
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
Khảo sát thành phần hoá học trên lá xa kê artocarpus altilis (park) thuộc họ ...
 
ảNh hưởng của điều kiện sấy phun lên hoạt tính chống oxy hóa của bột sấy phun...
ảNh hưởng của điều kiện sấy phun lên hoạt tính chống oxy hóa của bột sấy phun...ảNh hưởng của điều kiện sấy phun lên hoạt tính chống oxy hóa của bột sấy phun...
ảNh hưởng của điều kiện sấy phun lên hoạt tính chống oxy hóa của bột sấy phun...
 
ảNh hưởng của loại chất mang lên hoạt tính chống oxy hóa của bột sấy phun bụp...
ảNh hưởng của loại chất mang lên hoạt tính chống oxy hóa của bột sấy phun bụp...ảNh hưởng của loại chất mang lên hoạt tính chống oxy hóa của bột sấy phun bụp...
ảNh hưởng của loại chất mang lên hoạt tính chống oxy hóa của bột sấy phun bụp...
 

Similar to Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá traẢnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá traDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.ssuser499fca
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...nataliej4
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...nataliej4
 
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...nataliej4
 
Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...
Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...
Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại nhà máy chế biến sản phẩm th...
Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại nhà máy chế biến sản phẩm th...Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại nhà máy chế biến sản phẩm th...
Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại nhà máy chế biến sản phẩm th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại trung tâm đào tạo ngh...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại trung tâm đào tạo ngh...đáNh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại trung tâm đào tạo ngh...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại trung tâm đào tạo ngh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Man_Ebook
 
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch nataliej4
 

Similar to Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...
Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của  B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của  B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...
Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...
 
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá traẢnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
 
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
 
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm súĐề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
 
Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Thẻ Chân Trắng
Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Thẻ Chân TrắngĐặc Điểm Sinh Học Của Tôm Thẻ Chân Trắng
Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Thẻ Chân Trắng
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
 
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàngChỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
 
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
 
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nhoĐề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
 
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nhoĐề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
 
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
 
Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...
Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...
Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...
 
Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại nhà máy chế biến sản phẩm th...
Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại nhà máy chế biến sản phẩm th...Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại nhà máy chế biến sản phẩm th...
Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại nhà máy chế biến sản phẩm th...
 
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm bột protein đậu tương (soy wh...
 
Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
Luận án: Phát triển giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại trung tâm đào tạo ngh...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại trung tâm đào tạo ngh...đáNh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại trung tâm đào tạo ngh...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước ao rô phi giống tại trung tâm đào tạo ngh...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
 
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
Nghiên Cứu Công Nghệ Sơ Chế Và Bảo Quản Rau Cải Chíp Sau Thu Hoạch
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 

Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. i LỜI CẢM TẠ Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ba, Mẹ và gia đình đã quan tâm lo lắng, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Bá và Cô Trần Ngọc Huyền đã hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện đề tài để tôi có thể hoàn thành tốt bài khóa luận của mình. Ban Chủ Nhiệm Khoa Sinh học ứng dụng, Thầy Tạ Văn Phương cố vấn học tập và các thầy cô bộ môn đã quan tâm và truyền đạt cho tôi những kiến thức trong suốt thời gian 4 năm đại học. Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Nuôi Trồng Thủy Sản khóa 6 đã cùng tôi gắn bó vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!
  • 2. ii TÓM TẮT Kết quả so sánh ảnh hưởng của bổ sung β–glucan với liều lượng khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Trê vàng giai đoạn từ 15 ngày tuổi đến 45 ngày tuổi cho thấy tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo khối lượng của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức bổ sung β–glucan với liều lượng 6 g/kg thức ăn (NT2), với các giá trị lần lượt là 95,0% và 21,7 mg/ngày và đạt thấp nhất ở NT ĐC với 59,3% và 13,5 mg/ngày. Kết quả so sánh ảnh hưởng của bổ sung β–glucan với liều lượng khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Trê vàng giai đoạn từ 45 ngày tuổi đến 75 ngày tuổi cho thấy tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo khối lượng của cá thấp nhất ở NT ĐC với 67,7% và 72,9 mg/ngày và kết quả cao nhất ở NT2 (bổ sung 6 g/kg thức ăn) với tỷ lệ sống là 93% và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo khối lượng của cá là111 mg/ngày, đồng thời, cá ở NT2 cũng ít bị phân hóa sinh trưởng hơn so với cá ở ba nghiệm thức còn lại. Từ khóa: β–glucan, cá Trê vàng, phân hóa sinh trưởng, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống.
  • 3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ báo cáo cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2015 (Ký tên) Lê Minh Của
  • 4. iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ..............................................................................................................i TÓM TẮT ..................................................................................................................ii LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................iii MỤC LỤC .................................................................................................................iv DANH SÁCH HÌNH................................................................................................vii DANH SÁCH BẢNG..............................................................................................viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................ix CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................1 1.1 Giới thiệu............................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2 1.3 Nội dung nghiên cứu..........................................................................................2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...................................................................3 2.1 Đặc điểm sinh học của cá Trê vàng ...................................................................3 2.1.1 Đặc điểm phân loại ......................................................................................3 2.1.2 Đặc điểm hình thái.......................................................................................3 2.1.3 Đặc điểm phân bố và điều kiện môi trường sống........................................4 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng...................................................................................4 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng...................................................................................5 2.1.6 Đặc điểm sinh sản........................................................................................5 2.2 Sơ lược tình hình nuôi cá Trê vàng....................................................................6 2.2.1 Tình hình nuôi cá Trê trên thế giới..............................................................6 2.2.1 Tình hình nuôi cá Trê trong nước................................................................7 2.3 Sơ lược về β–glucan...........................................................................................8 2.3.1 β–glucan.......................................................................................................8 2.3.2 Cơ chế tăng cường hệ miễn dịch của β–glucan...........................................8 2.3.3 Một số nghiên cứu về sử dụng β–glucan trên đối tượng thủy sản...............9
  • 5. v CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................12 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài.............................................................12 3.1.1 Thời gian....................................................................................................12 3.1.2 Địa điểm.....................................................................................................12 3.2 Vật liệu nghiên cứu ..........................................................................................12 3.2.1 Dụng cụ và hóa chất...................................................................................12 3.2.2 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................12 3.2.3 Nguồn β–glucan.........................................................................................12 3.2.4 Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm ................................................................13 3.3 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................13 3.3.1 Chuẩn bị hệ thống thí nghiệm....................................................................13 3.3.1.1 Chuẩn bị nguồn nước, bể ương ...........................................................13 3.3.1.2 Chuẩn bị cá Trê vàng...........................................................................14 3.3.1.3 Phương pháp pha trộn nguồn β–glucan vào thức ăn...........................14 3.3.2 Bố trí thí nghiệm........................................................................................15 3.3.3 Chăm sóc và quản lý..................................................................................16 3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.............................................................16 3.4.1 Các chỉ tiêu môi trường .............................................................................16 3.4.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng của cá..................................................................16 3.5 Phương pháp phân tích số liệu .........................................................................17 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................................18 4.1 Ảnh hưởng β–glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Trê vàng ở TN1...18 4.1.1 Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình thí nghiệm ..................................18 4.1.2 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng trong thí nghiệm ............................................19 4.1.3 Tăng trưởng khối lượng của cá Trê vàng trong thí nghiệm.......................20 4.1.4 Tăng trưởng chiều dài của cá Trê vàng trong thí nghiệm..........................22 4.1.5 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê vàng trong TN1 ....23 4.2 Ảnh hưởng β–glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Trê vàng ở TN2...24 4.2.1 Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình thí nghiệm ..................................24
  • 6. vi 4.2.2 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng trong thí nghiệm ............................................25 4.2.3 Tăng trưởng khối lượng của cá Trê vàng trong thí nghiệm.......................26 4.2.4 Tăng trưởng chiều dài của cá Trê vàng trong thí nghiệm..........................27 4.2.5 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê vàng trong TN2 ....28 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..............................................................30 5.1 Kết luận ............................................................................................................30 5.2 Đề xuất .............................................................................................................30 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................31 PHỤ LỤC A ............................................................................................................A1 PHỤ LỤC B............................................................................................................. B1 PHỤ LỤC C ............................................................................................................C1
  • 7. vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá Trê vàng............................................................3 Hình 2.2 Cấu trúc hóa học của β–1,3 glucan và β–1,6 glucan....................................8 Hình 3.1 Sản phẩm β–glucan.....................................................................................13 Hình 3.2 Bể lót bạt dùng trong TN............................................................................14 Hình 3.3 Bể lắng nước dùng trong TN......................................................................14 Hình 3.4 Thức ăn ở NT ĐC.......................................................................................14 Hình 3.5 Thức ăn ở NT1............................................................................................14 Hình 3.6 Thức ăn ở NT2............................................................................................15 Hình 3.7 Thức ăn ở NT3............................................................................................15 Hình 4.1 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá ở TN1...........................23 Hình 4.2 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá ở TN2...........................28
  • 8. viii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Thí nghiệm bổ sung liều lượng β–glucan của TN1 ...................................15 Bảng 3.2 Thí nghiệm bổ sung liều lượng β–glucan của TN2 ...................................15 Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ và pH giữa các nghiệm thức.......................................18 Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng giữa các nghiệm thức.....................................19 Bảng 4.3 Tăng trưởng khối lượng của cá Trê vàng giữa các nghiệm thức ...............21 Bảng 4.4 Tăng trưởng chiều dài của cá Trê vàng giữa các nghiệm thức..................22 Bảng 4.5 Biến động nhiệt độ và pH trong TN2.........................................................24 Bảng 4.6 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng trong TN2.......................................................25 Bảng 4.7 Tăng trưởng khối lượng của cá Trê vàng trong TN2.................................26 Bảng 4.8 Tăng trưởng chiều dài của cá Trê vàng trong TN2....................................27
  • 9. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT W Khối lượng L Chiều dài WG Tăng trưởng về khối lượng LG Tăng trưởng về chiều dài DWG Daily Weight: tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng DLG Daily Lengt: tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài SGR Specific Growth Rate: tốc độ tăng trưởng tương đối NT Nghiệm thức TN Thí nghiệm NT ĐC Nghiệm thức đối chứng NT1 Nghiệm thức 1 NT2 Nghiệm thức 2 NT3 Nghiệm thức 3 N Ngày ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long TACN Thức ăn công nghiệp
  • 10. 1 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1Giới thiệu Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) không những được thiên nhiên ưu đãi nhờ hệ thống sông ngòi chằng chịt mà còn có điều kiện khí hậu khá ổn định, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào nên ĐBSCL được xem là vùng có tiềm năng lớn về nuôi thủy sản nước ngọt và lợ – mặn. Đặc biệt là nghề nuôi cá với sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 65%, diện tích nuôi trồng khoảng 60% và giá trị xuất khẩu chiếm 51% của cả nước (Dương Nhựt Long, 2004). Nghề nuôi thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL đã phát triển rất sớm, những tỉnh có nghề cá nổi tiếng như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long,… với những đối tượng nuôi truyền thống là cá Tra và Basa, do đây là đối tượng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây ngành thủy sản đang gặp khó khăn về giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Do đó, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã được mở rộng ra nhiều đối tượng nuôi khác như: cá Lóc, cá Trê, cá Sặc rằn, cá Rô đồng,… Trong phong trào nuôi thương phẩm, thì cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) là đối tượng thủy sản được quan tâm và nuôi phổ biến hầu như khắp các tỉnh ĐBSCL, không chỉ bởi khả năng thích nghi với môi trường nuôi tốt mà còn do chất lượng thịt thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Mặt khác, cá Trê vàng còn là đối tượng ăn tạp thiên về động vât nên chủ động được nguồn thức ăn và có thể sử dụng được phế phẩm nông nghiệp (Dương Nhựt Long, 2004). Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay, không những ở thế giới mà Việt Nam đang rất quan tâm đến việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản sạch. Do vậy, việc vừa nâng cao năng suất cũng như tạo ra nguồn cá sạch đang là vấn đề sống còn của nghề nuôi thủy sản ở nước ta. Nhưng, một trong những khó khăn của nuôi trồng thủy sản theo hướng năng suất cao là tình hình phát sinh và kiểm soát dịch bệnh. Việc sử dụng thuốc, hóa chất trong phòng trị bệnh không hiệu quả cũng góp phần gia tăng mầm bệnh và tăng chi phí sản xuất. Do đó, cần có những phương pháp phù hợp để tăng khả năng miễn dịch của đối tượng nuôi chẳng hạn sử dụng vi sinh để kháng bệnh trên cá như Nguyen Thanh Tam et al., (2011), sử dụng vi khuẩn từ các sản phẩm lên men thủy sản để kháng lại vi khuẩn gây bệnh trên cá tra hay phương pháp sử dụng dịch chiết từ thảo dược nhằm tăng khả năng miễn dịch cũng như tăng hiệu trong ương, nuôi và góp phần nâng cao tỷ lệ sống. Xuất phát từ thực tế trên, nên đề tài “Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Trê vàng giai đoạn từ 15 ngày tuổi đến 75 ngày tuổi” được tiến hành nhằm nâng cao chất lượng con giống cho người nuôi và hướng phát triển bền vững cho nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng.
  • 11. 2 1.2Mục tiêu nghiên cứu Sử dụng β–glucan ở những liều lượng khác nhau trong ương cá Trê vàng giống dể tìm liều dùng thích hợp làm tăng tỷ lệ sống và nâng cao tốc độ tăng trưởng. 1.3Nội dung nghiên cứu Bổ sung β–glucan vào thức ăn trong ương cá Trê vàng giống với những liều lượng khác nhau (2, 6, 10 g/kg thức ăn công nghiệp) ở giai đoạn 15 ngày tuổi đến 75 ngày tuổi, chia ra hai giai đoạn thí nghiệm. Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ sống cũng như các yếu tố môi trường như: nhiệt độ và pH nước trong quá trình ương cá Trê vàng.
  • 12. 3 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá Trê vàng 2.1.1 Đặc điểm phân loại Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Trê vàng được phân loại theo khóa phân loại sau: Ngành: Chordata Lớp: Actinopterygii Bộ: Siluriformes Họ: Clariidae Giống: Clarias Loài: Clarias macrocephalus Gunther, 1864 Tên tiếng Anh: Yellow catfish Tên địa phương: Cá Trê vàng Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá Trê vàng (Nguồn:tự chụp) 2.1.2 Đặc điểm hình thái Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Trê vàng có đầu rộng, dẹp bằng, da đầu ở sọ não mỏng, xương sọ nổi lên rõ ràng, miệng cận dưới, không co duỗi được, rạch miệng thẳng nằm ngang, răng trên hàm nhỏ, mịn, cứng chắc. Cá có 4 đôi râu khá phát triển: 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi râu cằm dưới, râu mép to và dài hơn các râu khác. Mắt nhỏ, nằm ở mặt lưng của đầu và gần chót mõm hơn điểm cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt rộng. Đầu có 2 lỗ thóp, một lỗ
  • 13. 4 nằmphía sau đường ngang nối hai mắt, còn hai lỗ kia nằm trước mấu xương chẩm, mấu xương chẩm tròn, chiều rộng mấu xương chẩm tương đương 3 – 5 lần chiều cao của nó. Lỗ mang hẹp, nằm ở mặt bụng của đầu, xương nắp mang kém phát triển. Cá có thân dài, phần trước tròn, phần sau mỏng, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn, đường bên hoàn toàn chạy từ mép trên của lổ mang và kết thúc ở điểm giữa của vi đuôi, phần trước lệch xuống mặt bụng và phần trên trục giữa của thân. Vi hậu môn dài, phần cuối gần chạm gốc vi đuôi. Cơ gốc vi phát triển, phủ lên gần phía ngọn các tia. Gai vi ngực cứng, nhọn, cả hai đều có răng cưa hướng xuống gốc, xương vi ngực lộ hẳn ra ngoài. Vi đuôi tròn không chẻ hai. Mặt lưng của thân và đầu có màu xám đến nâu đen và nhạt dần xuống bụng. Bụng và mặt dưới của đầu có màu vàng. Trên thân mỗi bên có khoảng 10 chấm nhỏ màu trắng nằm vắt ngang thân. 2.1.3 Đặc điểm phân bố và điều kiện môi trường sống Cá Trê sống ở sông, suối, ao, mương, kênh rạch,… nhưng sống tập trung là đồng ruộng và rừng tràm. Nơi phân bố của cá là ở Philipin, Ấn Độ, Thái Lan, Mã Lai, Lào, Campuchia và ĐBSCL của Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Cá Trê có thể sống trong bùn ẩm, ao cạn trong khoảng thời gian khá lâu nhờ có cơ quan hô hấp phụ là “hoa khế” (Vũ Ngọc Út và Dương Thúy Yên, 1991). Tuy cá Trê là loài sống trong môi trường nước ngọt nhưng chúng có thể sống được môi trường hơi phèn và trong điều kiện nước lợ. Cá Trê chịu được nhiệt độ nước từ 8 – 39,50 C, pH từ 3,5 – 9,5 và độ mặn dưới 16‰ (Nguyễn Duy Khoát, 2004). Mặt khác, theo Đoàn Khắc Độ (2008), cá Trê có thể sống trong điều kiện bất lợi như ao tù, mương rãnh và cả những nơi có điều kiện oxy rất thấp, khoảng 1 – 2 mg/l. 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), đặc trưng dinh dưỡng của cá khác nhau theo loài, trạng thái sinh lý cơ thể và điều kiện sống. Cá Trê là loài ăn tạp thiên về động vật (Vũ Ngọc Út và Dương Thúy Yên, 1991). Khi còn nhỏ ở giai đoạn cá bột và cá hương, cá Trê cũng thể hiện tính ăn dữ như cá Tra (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Thức ăn thích hợp là tôm tép, cá con, phiêu sinh vật, động vật không xương sống, côn trùng và các phụ phẩm từ trại chăn nuôi, các phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản, ngoài ra chúng rất thích ăn mồi là động vật thối rữa. Ngoài ra, khả năng sử dụng và tiêu hóa thức ăn chế biến của chúng cũng rất cao (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Giai đoạn cá Trê mới nở do có túi noãn hoàng nên không ăn thức ăn bên ngoài. Sau khi nở 48 giờ cá mới tiêu thụ hết noãn hoàng. Do đó trong giai đoạn này không cần cho cá ăn bất cứ thức ăn gì (Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004). Cá bột từ ngày thứ 3 trở đi ăn được bo bo hay còn gọi là trứng nước (Moina). Sau vài ngày chúng đã ăn được
  • 14. 5 trùn chỉ. Thông thường nếu ương cá bột trên bể xi măng hay bể bạt thì trùng chỉ sẽ là thức ăn chủ yếu trong quá trình ương đến khi cá bột đạt cỡ 4 – 6cm. Từ cỡ này trở đi cá có thể ăn được ruốc, tép, côn trùng, các phụ phẩm như đầu vỏ tôm, ruột sò điệp và các thức ăn tinh khác như: cám, bắp, bột cá,... Do cá Trê có tập tính hay trú ở men bờ và góc ao nên phải rải đều thức ăn ở bốn mé ao, góc ao và ở giữa ao để cá được ăn đồng đều, tránh hiện tượng chúng tranh giành thức ăn với nhau. Khi nuôi thịt có thể nuôi ghép cá trê (cá Trê phi, cá Trê vàng lai, cá Trê vàng) với các loài cá khác như: cá Rô phi, cá Chép, cá Trắm cỏ, cá Trôi. Các loài cá này sẽ ăn hết thức ăn dư thừa trong ao giúp cải thiện môi trường nước (Đoàn Khắc Độ, 2008). 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng Sinh trưởng là sự gia tăng về kích thước, khối lượng cơ thể sinh vật theo thời gian và là kết quả của quá trình trao đổi chất. Cơ sở vật chất cho sinh trưởng là các chất dinh dưỡng trong thức ăn mà cá tiếp nhận từ môi trường nước (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Những loài cá khác nhau thì có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Cá có kích thước lớn thì tuổi thọ cao, tốc độ sinh trưởng nhanh, thời gian sinh trưởng kéo dài hơn những loài có kích thước nhỏ. Trong cùng một loài thì tốc độ sinh trưởng của cá thay đổi qua các giai đoạn trong một chu kỳ sống. Đối với cá Trê vàng là loài có kích cỡ nhỏ, tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình hay phá bờ và trèo đi lúc trời mưa. Giai đoạn cá bột lên cá giống, cá tăng trưởng nhanh chủ yếu về chiều dài. Khi cá Trê vàng đạt kích thước từ 15cm trở lên, cá sẽ tăng trưởng nhanh về khối lượng (Đoàn Khắc Độ, 2008). Ngoài ra, sức lớn của cá phụ thuộc vào mật độ cá thả nuôi, số lượng và chất lượng thức ăn, điều kiện ao nuôi (Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994). Theo Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan (2004), cá một năm tuổi trong tự nhiên có trọng lượng trung bình 400 – 500 g/con. 2.1.6 Đặc điểm sinh sản Trong tự nhiên cá có thể sinh sản quanh năm, cá thành thục lần đầu khi được khoảng 8 tháng tuổi. Theo Dương Nhựt Long (2004), mùa vụ sinh sản của cá vào mùa mưa từ tháng 4 – 9 tập trung chủ yếu vào tháng 5 – 7. Trong điều kiện nuôi, cá có thể sinh sản từ 4 – 6 lần trong một năm. Nhiệt độ thích hợp để cá sinh sản từ 25 – 320 C. Sau khi sinh sản xong có thể nuôi vỗ tái thành thục khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở lại. Sức sinh sản của cá Trê vàng từ 60.000 – 80.000 trứng/kg cá cái, đường kính trứng 1,1 – 1,2 mm, trứng có màu nâu nhạt, vàng nâu. Trứng cá Trê thuộc trứng dính. Vào mùa sinh sản cá bố mẹ thường có tập tính làm tổ đẻ gần bờ ao, mương nơi có mực nước khoảng 0,3 – 0,5m. Cá thường đẻ vào ban
  • 15. 6 đêm và thường rộ nhất vào lúc gần sáng. Nhiệt độ tốt nhất cho sự sinh sản của cá từ 28 – 300 C (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). 2.2 Sơ lược tình hình nuôi cá Trê vàng 2.2.1 Tình hình nuôi cá Trê trên thế giới Trong số các loài cá nước ngọt và nước lợ được nuôi trên thế giới thì các loài cá da trơn có sản lượng chiếm khoảng 350.000 tấn và có sản lượng lớn thứ 5. Trong số các loài cá da trơn thì cá Trê cũng rất được sự quan tâm của người nuô và ở châu Á Thái Bình Dương thì họ cá Trê chiếm ưu thế hơn cả sản lượng nuôi các loài cá da trơn. Có ba loài cá Trê được nuôi phổ biến đó là cá Trê trắng (Clarias batrachus), cá Trê vàng (Clarias macrocephalus), cá Trê phi (Clarias gariepinus). Ở một số nước trên thế giới như: Thái lan, Philippin, Ấn độ, Đài loan,… Nghề nuôi cá Trê đã có từ rất lâu đời, đặc biệt là Thái Lan, Philippin nghề nuôi cá được phổ cập đến các gia đình (Dương Nhựt Long, 2004). Riêng ở Thái Lan, cá Trê trắng và Trê vàng là hai loài được nuôi phổ biến, chúng phân bố rộng ở các vùng nước ngọt và là thực phẩm phổ biến, có giá trị kinh tế. Trong cùng một năm, nếu nuôi cá Trê sẽ cho thu nhập cao hơn các loài cá khác (Huỳnh Kim Hường, 2005). Theo Lê Hà (2001), thì nghề nuôi cá Trê ở Thái lan bắt đầu vào những năm 1950, lúc đầu chủ yếu được nuôi ở Bangkok và sau đó phát triển nhiều ở miền trung Thái Lan. Năm 1987 cá Trê Phi được đưa từ Lào sang nuôi ở Thái Lan. Cục nghề cá Thái Lan đã khuyến cáo nông dân nuôi loài này vì chất lượng tốt hơn, lớn nhanh hơn và khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Nhưng sau khi lai tạo thành công cá Trê Phi và cá Trê Vàng thì Thái Lan đã chuyển hướng nuôi đối tượng con lai giữa 2 loài này. Đến năm 1997, sản lượng nuôi cá Trê đạt 52.680 tấn có trị giá 43.615.000 USD, đưa Thái Lan thành nước sản xuất cá Trê lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Ngoài Thái Lan, nghề nuôi cá Trê tại Malaysia cũng xuất hiện sớm từ những năm 1960 nhưng với quy mô nuôi nhỏ và đối tượng nuôi chính là cá Trê trắng. Sản lượng nuôi cá Trê đạt đỉnh cao vào đầu những năm 1970, nhưng sang đầu những năm 1980 thì tình hình nuôi cá Trê bị giảm súc do dịch bệnh và sau đó phục hồi vào giữa những năm 1980 khi sản xuất giống cá Trê vàng thành công tại trung tâm nghiên cứu cá nước ngọt ở Batu Berendam. Cùng lúc đó cá Trê Phi cũng đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến và nhanh chóng được người dân địa phương chấp nhận. Tuy nhiên, nhu cầu và giá không cao bằng các loài cá bảng địa khác. Nhưng hầu hết các cá Trê nuôi ở Malaysia hiện nay là con lai giữa Trê Vàng và Trê Phi. Tương tự như các loài cá bản địa, cá Trê lai nhanh chóng được ưa chuộng và có giá trị cao hơn. Theo Lê Hà, 2001, sản lượng cá Trê Phi năm 1988 đạt 183 tấn nhưng
  • 16. 7 đến năm 1997 đã đạt đến 4.117 tấn và sự gia tăng này là nhờ cải thiện công nghệ và sử dụng thức ăn viên nổi. 2.2.1 Tình hình nuôi cá Trê trong nước Ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu về cá Trê như: Vào khoảng những năm 1982 – 1987, ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL đã sản xuất ra một lượng cá Trê phi giống khá lớn đủ cung cấp cho người nuôi và việc nuôi cá Trê phi đã đem lại nguồn thu đáng kể cho người nuôi cá. Do sự hiện diện của cá Trê phi ở các tỉnh Nam Bộ mà từ đó biện pháp kỹ thuật lai tạo giữa cá Trê phi với cá Trê vàng ra đời. Vấn đề lai tạo giữa cá Trê phi với Trê vàng đã thu được những kết quả đáng khích lệ (Nguyễn Văn Kiểm, 1999). Cá Trê phi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả về chiều dài và trọng lượng, cá Trê vàng có tốc độ tăng trưởng chậm nhất, cá Trê lai có tốc độ tăng trưởng mang tính chất trung gian giữa cá Trê vàng và cá Trê phi (Lê Tuyết Minh, 2000). Bên cạnh đó, năm 1988 cán bộ Khoa Thủy sản của trường Đại học Cần Thơ đã cho lai tạo thành công hai loài cá Trê vàng và cá Trê phi được con lai F1, con lai thể hiện tính ưu việt của nó là lớn nhanh, phẩm chất thịt ngon, chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt của môi trường và từ đó phong trào nuôi cá Trê đươc phát triển nhanh ở các tỉnh ĐBSCL (Trích bởi Danh Thanh Tùng, 2006). Nguyễn Văn Triều và Phạm Văn Mạnh (1999), đã thực hiện thí nghiệm so sánh hiệu quả gây chín và rụng trứng của DOCA, HCG, LHRHa trên cá Trê vàng. Kết quả phân tích cho thấy ở 3 loại kích thích tố đều có thể gây chín và rụng trứng tốt trên cá trê vàng, nhưng dùng DOCA thì đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Mặt khác, kết quả nuôi vỗ cá Trê ở Trường Đại Học Cần Thơ cho thấy với thức ăn hàm lượng protein 35%, cho ăn 4 – 5% khối lượng thân, sau 60 ngày nuôi vỗ cá có thể tham gia sinh sản. Khối lượng trung bình có thể tham gia sinh sản của cá Trê vàng là 250 – 300g và 350 – 400g đối với cá Trê trắng (Huỳnh Kim Hường, 2005). Ngoài ra, Phạm Thành Liêm và ctv., (2008), cũng đã thực hiện nghiên cứu về khả năng kháng bệnh của cá Trê lai (Clarias macrocephalus x C. gariepinnus) thế hệ F1 và con lai sau F1 với vi khuẩn Aeromonas hydrophila, kết quả cá Trê phi có sức chịu đựng cao nhất, tiếp theo là cá Trê lai F1 và thấp nhất là cá Trê vàng. Suy giảm số lượng hồng cầu và gia tăng về số lượng bạch cầu đặc biệt là bạch cầu đơn nhân và bạch cầu trung tính quan được trên tất cả các kiểu di truyền.
  • 17. 8 2.3 Sơ lược về β–glucan 2.3.1 β–glucan β–glucan là một biopolymer của 1,3–D–glucose (hoặc 1,6–D–glucose) được tìm thấy trên vách tế bào vi khuẩn, thực vật và nấm. β–glucan bao gồm những liên kết không phân nhánh của liên kết –1,3 và liên kết –1,4–glucopyranose tạo nên các chuỗi polysaccharide, chứa khoảng 250.000 phân tử glucose. Tùy theo liên kết của các monosaccharide trong chuỗi mà β–glucan được gọi với tên khác nhau như là: agar (β–1,3–1,4–glucan), fucoidan (β–1,3–glucan), laminarin (β–1,3–1,6–glucan), alginate (β–1,4–glucan), zymosan (β–1,3–glucan), chrysolaminarin (β–1,3–1,6– glucan), carrageenan (β–1,3–1,4–glucan),… Agar, carrageenan được ly trích chủ yếu từ các loài rong biển thuộc ngành tảo đỏ (Rhodophyta). Fucoidan, laminarin, alginate có nhiều trong các loài thuộc ngành tảo nâu (Phaeophyta). Chrysolaminarin được ly trích từ vi tảo và zymosan hiện nay được ly trích chủ yếu từ nấm men Saccharomyces cerevisiae. Hình 2.2 Cấu trúc hóa học của β–1,3 glucan và β–1,6 glucan (Nguồn: http://nl.wikipedia.org/) β–glucan không hòa tan trong ethanol, aceton nhưng lại tan trong NaOH và (CH3)2SO. Sự hòa tan này do sự giảm bậc trong cấu trúc hóa học dưới tác động của chất oxy hóa mạnh. β–glucan có nguồn gốc sinh học, thường tác động đến sự tăng cường đáp ứng miễn dịch tế bào từ các loại kháng nguyên, nhiễm trùng, ung bướu (Naohito Ohno et al., 1999; trích dẫn bởi Nguyễn Văn Muôn, 2006). 2.3.2 Cơ chế tăng cường hệ miễn dịch của β–glucan β–glucan có khả năng kích thích hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh rất hiệu quả. Theo Patchen, β–glucan có khả năng tăng cường mạnh mẽ quá trình sản xuất đại
  • 18. 9 thực bào và tăng tính kháng không đặc hiệu của vật chủ đối với vi khuẩn, các loại nấm và bệnh nhiễm kí sinh trùng. Bên cạnh đó, β–glucan cũng kết hợp với các thụ thể bên ngoài màng của đại thực bào và những tế bào bạch cầu khác (bao gồm cả những tế bào thực bào tự nhiên và những tế bào tạo độc tố của cơ thể). Với sự kết hợp đặc hiệu giữa các thụ thể trên bề mặt đại thực bào với tác nhân lạ, β–glucan có tác dụng phát hiện sự xâm nhập hoặc bám vào cơ thể của các nhân tố bất lợi và cảnh báo cho cơ thể biết (Rolf Engstad and Robert Settineri, 2005). β–glucan kết hợp rất đặc hiệu với các bạch cầu và gây ra phản ứng chuỗi dẫn đến việc làm gia tăng hoạt tính miễn dịch bằng cách:  Sản xuất ra những tế bào bạch cầu từ tủy xương, bao gồm: đại thực bào, bạch cầu trung tính và hồng cầu.  Huy động các tế bào bạch cầu máu có khả năng nhận diện “kẻ thù” và di chuyển đến nơi có tác nhân lạ.  Hoạt tính thực bào của bạch cầu tiêu diệt các tế bào bên ngoài xâm nhập vào.  Sản xuất ra các tác nhân kháng vi sinh vật tăng cường sự đặc hiệu của hệ thống miễn dịch. β–glucan có thể kích thích đại thực bào, vì vậy làm gia tăng quá trình sản xuất interleukins, cytokines và kháng thể đặc hiệu cho quá trình kích hoạt toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sau đó cơ thể đã sẵn sàng chống lại và trung hòa mầm bệnh xâm nhập được gây ra bởi các vi sinh vật. Ngoài ra, β–glucan có thể gia tăng sức đề kháng của chuột với bệnh bạch cầu lymphocytis do sự lây nhiễm từ Staphylococcus aureus. Và β–glucan có ảnh hưởng lên tất cả các loại động vật có vú, chim, cá và đặc biệt miễn dịch cũng gia tăng trên một số loài cá. 2.3.3 Một số nghiên cứu về sử dụng β–glucan trên đối tượng thủy sản Nghiên cứu ảnh hưởng của β–glucan lên hệ miễn dịch tôm đã được nghiên cứu thành công vào những năm của thập niên trước đây khi Chang et al., (2000), sử dụng β–1,3 glucan ly trích từ nấm Schizophyllum commune để tăng cường miễn dịch trên tôm Sú bố mẹ, sau đó tác giả cũng đã thử nghiệm dùng hợp chất này để làm tăng sức đề kháng trên tôm chống lại vi rút đốm trắng (WSSV). Kết quả cho thấy, liều lượng 2 mg/kg thức ăn/ngày có tác dụng tốt lên tỷ lệ sống của tôm (Chang et al., 2003). Theo Bùi Quang Tề (2004), β–glucan là chất dinh dưỡng bổ sung với một hiệu lực cao, tác động như kích thích miễn dịch không đặc hiệu; tăng cường hoạt động của các đại thực bào và kích thích tiềm năng tiết nhiều cytokines (chất hoạt động của tế bào) nhằm tiêu diệt các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Ngoài ra, β–glucan còn
  • 19. 10 giúp giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, kích thích tiêu hóa, phòng các loại bệnh đường ruột, nhiễm trùng do vi khuẩn, virus. Đặc biệt, β–glucan có độ nhớt cao giúp cho sinh vật ăn ngon miệng. Áp dụng β– glucan bổ sung vào thức ăn trong nuôi cá sẽ giúp cá đề kháng với độc tố và cải thiện mức độ tăng trưởng. Ngoài ra, khi bổ sung vào khẩu phần thức ăn cùng với Vitamin và Acid béo không bão hòa. Những dưỡng chất này có thể gia tăng hiệu quả của hệ thống miễn dịch của tế bào kích thích bằng cách sử dụng β–glucan. Mặt khác, β– glucan cũng như một vật mang chất bổ sung vào dinh dưỡng, nó là tiềm năng làm tăng chất lượng thức ăn, giúp cá khỏe hơn cũng như giúp cho cá sống lâu hơn. Và β–glucan cũng làm kích thích tăng trưởng vi khuẩn trong đường tiêu hóa. β–glucan là một trong những yếu tố của men tiêu hóa và được xem như một nguồn “vitamin”. (Nelda López et al., 2003). Theo Kumari (2006) (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Kim Nguyệt, 2012), nghiên cứu về khả năng miễn dịch bẩm sinh và kháng bệnh ở cá Trê có bổ sung β–glucan. Tác giả ghi nhận rằng ở chế độ cho ăn có bổ sung β–1,3 glucan 0,1% trên một tuần có khả năng nâng cao khả năng miễn dịch không đặc hiệu và kháng bệnh của cá Trê một cách hiệu quả. Ngoài ra, thì việc bổ sung β–glucan vào thức ăn trên các đối tượng thủy sản nước ngọt như: cá Trê phi, cá da trơn sẽ giúp gia tăng sự chống chịu các vi khuẩn gây bệnh như Aeromonas hydrophila, Edwasdsialla tarda và E. serillocida (Lê Thanh Hùng, 2008). Mặt khác, theo Lê Thanh Hùng (2008), nhiều thí nghiệm cũng đã chứng minh vai trò của β–glucan trong kích thích miễn dịch vi khuẩn V. salmonnicida và V. anguilarum, cá sử dụng β–glucan bổ sung trong thức ăn và tăng cường khả năng chống chịu bệnh, thí nghiệm trên cá Hồi Đại Tây Dương bổ sung β–glucan giúp cá có khả năng chống chịu tốt hơn bệnh hoại tử nội tạng gây ra bởi virus IHNV. Theo Das et al., (2009), nghiên cứu ảnh hưởng của β–glucan (có nguồn gốc từ lúa mạch) với liều lượng khác nhau, đáp ứng khả năng miễn dịch và đề kháng bệnh trên cá Rô đồng (Anabas testudineus) do vi khuẩn A. hydrophia. Thử nghiệm bằng cách ngâm cá 7 ngày trong dung dịch chứa 15 mg β–glucan/lít nước giúp cá giảm tỷ lệ tử vong và tăng khả năng miễn dịch cho cá. Nghiên cứu ảnh hưởng của β–glucan lên khả năng miễn dịch và chống lại vi khuẩn A. hydrophia ở cá Ngựa vằn (Danio rerio). Thử nghiệm bằng cách tiêm vào màng bụng 5,00 mg β–glucan/ml nước sau 6 ngày giúp làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và làm tăng khả năng miễn dịch chống lại vi khuẩn A. hydrophia gây ra (Rodriguez et al., 2009). Theo Huỳnh Trường Giang và ctv., (2011), có nhiều nghiên cứu ứng dụng β–glucan thành công trong việc tăng cường miễn dịch đối với vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm
  • 20. 11 Vibrio, thậm chí đối với virus đốm trắng trên một số loài vi tôm biển như tôm sú (Penaeus monodon), tôm he Nhật Bản (Marsupenaeus japonicas), tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei), tôm he Ấn Độ (Fenneropenaeus chinensis), tôm thẻ chân vàng (Farfantepenaeus californiensis), và tôm SaoPaulo (Farfantepenaeus paulensis). Bên cạnh đó, theo Diệp Tuấn Em (2012), khi bổ sung β–glucan vào thứ ăn trong nuôi cá Rô đầu vuông (Anabas sp) giai đoạn giống với liều lượng 1,6 g/kg thức ăn cho kết quả tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng cao nhất đạt 6,85 cm và 10,1g sau 4 tuần thí nghiệm. Nhưng tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất lại ở nghiệm thức bổ sung β–glucan vào thức ăn với liều lượng 3,2 g/kg thức ăn là 75,8% so với nghiệm thức đối chứng chỉ đạt tỷ lệ sống 46,7%. Ở cá Lóc bông (Channa micropeltes) giai đoạn từ 20 – 55 ngày tuổi, khi bổ sung β– glucan vào thức ăn với liều lượng 0,5% β–glucan trong thức ăn cho kết quả tăng trưởng về khối lượng và chiều dài cao nhất lần lượt là 166 mg/ngày, 1,22 mm/ngày. Nhưng tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất lại là nghiệm thức bổ sung 0,2% β–glucan trong thức ăn với 92,2%, cao hơn 40% so với tỷ lệ sống của nghiệm thức đối chứng không bổ sung β–glucan (Nguyễn Thị Kim Nguyệt, 2012). Kết quả thí nghiệm của Võ Thiện Mỹ (2012), khi bổ sung β–glucan với liều lượng 3 g/kg thức ăn trong nuôi cá Tra giống (Pangasianodon hypophthalmus) cho kết quả tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất 65,6% so với tỷ lệ sống 40% của nghiệm thức đối chứng không bổ sung β–glucan. Và kết quả tăng trưởng về khối lượng và chiều dài cũng đạt cao nhất ở nghiệm thức bổ sung β–glucan liều lượng 3 g/kg thức ăn lần lượt là 0,46 g/ngày và 0,39 cm/ngày.
  • 21. 12 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 3.1.1 Thời gian Đề tài được thực hiện từ tháng 03 đến tháng 06 năm 2015. 3.1.2 Địa điểm Đề tài được thực hiện tại nhà số 308, ấp Phước Hòa, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. 3.2 Vật liệu nghiên cứu 3.2.1 Dụng cụ và hóa chất  12 thùng xốp (55cm x 39cm x 32cm)  Thức ăn cho cá: TACN 40% đạm  Bộ test kit pH (Sera), nhiệt kế  Cân điện tử, thước đo  Nước cất  Thuốc Emuglucan  Thuốc lắng [Al(OH)xCly]n (với n > 4, x + y = 3), Chlorine  Một số dụng cụ và hóa chất khác phục vụ cho thí nghiệm 3.2.2 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng là cá Trê vàng (Clarias macrocephalus). Cá Trê vàng dùng để bố trí thí nghiệm 1 là cá 15 ngày tuổi với giá trị trung bình về khối lượng và chiều dài ban đầu của cá lần lượt là 90mg và 20mm. Đối với thí nghiệm 2, cá Trê vàng dùng để bố trí là cá được 45 ngày tuổi với giá trị trung bình về khối lượng ban đầu là 507mg với chiều dài 35,8mm. Nguồn cá Trê vàng sử dụng trong thí nghiệm ương được mua từ trại giống hợp tác xã Phú Lợi – Phụng Hiệp – Hậu Giang. 3.2.3 Nguồn β–glucan β–glucan là sản phẩm có tên thương mại Emuglucan, được sản xuất tại Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nội, nguyên liệu β–glucan được cung cấp bởi St.Andrews Pharmaceutical Corporation, Vương Quốc Anh, thành phần chính của β–glucan được chiết xuất từ yến mạch, lúa mạch, nấm, nấm men và nấm thiên nhiên. Sản phẩm được sản xuất dưới nhãn hiệu của Tập đoàn dược phẩm St.Andrews
  • 22. 13 Pharmaceutical Corporation, Vương Quốc Anh, Phân phối và tiếp thị bởi Công ty CP Dược Phẩm St.andrews Việt Nam. Hình 3.1 Sản phẩm β–glucan (Nguồn: tự chụp) 3.2.4 Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm Trong thí nghiệm thức ăn sử dụng là thức ăn công nghiệp được mua từ công ty De Hues. Loại thức ăn De Hues sử dụng có mã số là 9100, độ đạm tương ứng là 40%. Thành phần chính trong thức ăn bao gồm bột đậu nành, bột mì, bột cá, bột gan mực, vitamin, premix khoáng, lysin, methionin, enzyme, canxi. Sản phẩm đảm bảo không chứa các chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, theo cam kết của nhà sản xuất. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Chuẩn bị hệ thống thí nghiệm 3.3.1.1 Chuẩn bị nguồn nước, bể ương Nguồn nước ngọt sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm được cấp từ nước kênh Lớn đã qua xử lý thuốc lắng với liều lượng từ 20 – 200 g/m3 (tùy theo hàm lượng chất lơ lửng và tính chất của nước) trong thời gian từ 20 – 30 phút. Bể xi măng chứa nước ngọt được rửa qua chlorine 30 ppm, sau đó bơm nước đã qua xử lý vào bể xi măng và sục khí mạnh trong 24 – 48 giờ. Sử dụng bộ test kits để kiểm tra nồng độ chlorine trong nước. Bể dùng làm nơi ương nuôi cá bột khi mang về đến khi tiến hành các thí nghiệm là bể lót bạt có diện tích 3m x 7m. Bể thí nghiệm dùng để ương cá là hệ thống thùng xốp (55cm x 39cm x 32cm) chứa 30 lít nước.
  • 23. 14 3.3.1.2 Chuẩn bị cá Trê vàng Nguồn cá Trê vàng sử dụng trong thí nghiệm là cá bột 15 ngày tuổi, khỏe mạnh, đồng cỡ, không xay xát, không dị tật, phản ứng linh hoạt với điều kiện môi trường. Cá mua về được vận chuyển vào buổi chiều mát, ngâm bao cá trong bể lót bạc từ 10 – 15 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bao. Cho cá ăn theo nhu cầu với thức ăn là Moina, trùn chỉ và TACN. Ở 4 ngày đầu khi đem về cá Trê vàng bột được cho ăn hoàn toàn bằng Moina (trứng nước), từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 8 tiến hành chuyển cho cá bột sang ăn trùn chỉ để phù hợp với kích cỡ miệng của cá. Sau đó tập cho cá ăn TACN 40% đạm bằng cách trộn TACN với trùn chỉ theo tỷ lệ giảm dần trùn chỉ cho đến khi cá có thể ăn TACN hoàn toàn thì chuẩn bị tiến hành TN1. 3.3.1.3 Phương pháp pha trộn nguồn β–glucan vào thức ăn Cân β–glucan theo khối lượng cần bổ sung với khối lượng 0,1g, 0,3g và 0,5g. Sau đó đem khối lượng β–glucan đã cân cho vào cốc thủy tinh 80 ml có chứa sẵn 20 ml nước cất. Khuấy đều cho đến khi β–glucan hòa tan trong nước cất và tiến hành trộn đều với 50g TACN đã cân sẵn trong thau nhựa. Và cuối cùng đem thức ăn đã được pha trộn với β–glucan phơi dưới bóng râm cho đến khi thức ăn khô lại. Dưới đây là một số hình ảnh TACN sau khi đã bổ sung β–glucan với các liều lượng khác nhau: Hình 3.2 Bể lót bạt dùng trong TN Hình 3.3 Bể lắng nước dùng trong TN Hình 3.4 Thức ăn ở NT ĐC Hình 3.5 Thức ăn ở NT1
  • 24. 15 3.3.2 Bố trí thí nghiệm Ở mỗi giai đoạn nuôi của thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Thời gian tiến hành của mỗi thí nghiệm là 4 tuần. Các nghiệm thức được bố trí cùng nguồn nước, cùng thể tích nước, cùng chế độ chăm sóc và quản lý. TN1: Bổ sung liều lượng β–glucan vào thức ăn của cá Trê vàng giai đoạn từ 15 ngày tuổi lên 45 ngày tuổi được thể hiện qua Bảng 3.1. Bảng 3.1: Thí nghiệm bổ sung liều lượng β–glucan của TN1 Nghiệm thức Mật độ (con/lít) Số lần lặp lại Liều lượng β–glucan (g/kg) ĐC 5 3 0 1 5 3 2 2 5 3 6 3 5 3 10 TN2: Bổ sung liều lượng β–glucan của cá Trê vàng giai đoạn từ 45 ngày tuổi lên 75 ngày tuổi được thể hiện qua Bảng 3.2. Bảng 3.2: Thí nghiệm bổ sung liều lượng β–glucan của TN2 Nghiệm thức Mật độ (con/lít) Số lần lặp lại Liều lượng β–glucan (g/kg) ĐC 3 3 0 1 3 3 2 2 3 3 6 3 3 3 10 Hình 3.6 Thức ăn ở NT2 Hình 3.7 Thức ăn ở NT3
  • 25. 16 3.3.3 Chăm sóc và quản lý Cách cho ăn: TACN sau khi đã bổ sung β–glucan theo liều lượng khác nhau tiến hành cho ăn 3 lần trong ngày vào các thời điểm 7 giờ, 14 giờ và 19 giờ. Cá được cho ăn theo nhu cầu. Trong quá trình bố trí thí nghiệm cần theo dõi và ghi nhận về các hoạt động: ăn, bơi lội, và khả năng bắt mồi của cá. Ngoài ra, cũng cần theo dõi sự biến động của yếu tố môi trường như: nhiệt độ, pH để có biện pháp xử lý kịp thời. Tiến hành thay nước trong thùng xốp khi nước có dấu hiệu nhiễm bẩn. 3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 3.4.1 Các chỉ tiêu môi trường Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường: nhiệt độ và pH 2 lần/ngày vào lúc 7 giờ và 14 giờ trong ngày. Dùng nhiệt kế thủy ngân để xác định nhiệt độ nước và kiểm tra pH bằng bộ test kit pH (Sera). 3.4.2 Các chỉ tiêu tăng trưởng của cá Kết thúc thí nghiệm, tiến hành thu toàn bộ số cá trong từng nghiệm thức để ghi nhận các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, khối lượng và chiều dài cuối. Các thông số kỹ thuật được ghi nhận và tính toán: tỷ lệ sống, tăng trọng, tăng trưởng khối lượng theo ngày, tốc độ tăng trưởng tương đối, tăng trưởng theo chiều dài, tăng trưởng chiều dài theo ngày dựa trên công thức của Pravdin, 1973. Tỷ lệ sống (Survival rate): tổng số cá thể thu được sau khi kết thúc thí nghiệm chia cho tổng số cá thể thả lúc bố trí thí nghiệm và nhân cho 100, áp dụng theo công thức (3.1) Tỷ lệ sống (%) = x 100 (3.1) Tăng trưởng theo khối lượng (Weight Gain): hiệu số khối lượng của cá thu được sau khi kết thúc thí nghiệm trừ đi khối lượng của cá lúc thả ương được tính theo công thức (3.2) WG (mg) = Wc – Wđ (3.2) Tăng trưởng khối lượng theo ngày (Daily weight Gain): thương số giữa tăng trưởng theo khối lượng với thời gian thí nghiệm, được tính theo công thức (3.3) DWG (mg/ngày) = (3.3) Tổng số cá thể thu được Tổng số cá thể thả ban đầu sản Wc – Wđ t sản
  • 26. 17 Trong đó: Wc: khối lượng của cá lúc thu hoạch (mg) Wđ: khối lượng của cá lúc thả ương (mg) t: thời gian thí nghiệm (ngày) Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày) (Specific growth rate), được tính theo công thức (3.4) SGR (%/ngày) = x 100 (3.4) Tăng trưởng theo chiều dài (Length Gain): tính bằng hiệu số của chiều dài cuối trừ cho chiều dài ban đầu của cá, áp dụng theo công thức (3.5) LG (mm) = Lc – Lđ (3.5) Tăng trưởng chiều dài theo ngày (Daily Length Gain): thương số giữa tăng trưởng theo chiều dài với thời gian thí nghiệm, được tính theo công thức (3.6) DLG (mm/ngày) = (3.6) Trong đó: Lc: chiều dài cá sau khi kết thúc thí nghiệm (mm) Lđ: chiều dài cá trước khi thí nghiệm (mm) t: thời gian thí nghiệm (ngày) Sự phân hóa tăng trưởng của cá: là sự tăng trưởng không đồng đều về khối lượng và kích thước của cá trong cùng một khoảng thời gian và không gian sống. Được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm theo nhóm khối lượng và chiều dài, được tính theo công thức: Theo khối lượng: Wi (%) = x 100 (3.7) 3.5 Phương pháp phân tích số liệu Các số liệu thu được trong quá trình tiến hành thí nghiệm được xử lý và vẽ đồ thị bằng chương trình Microsoft Excel 2007. Phần mềm SPSS 20.0 được sử đụng để phân tích các chỉ tiêu thống kê mô tả như: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, sai số chuẩn, tỷ lệ sống và so sánh khác biệt giá trị trung bình của các chỉ tiêu theo dõi giữa các nghiệm thức bằng phép thử Ducan với mức ý nghĩa 5% (hay độ tin cậy 95%). [ln(Wc) – ln(Wđ)] t sản Lc – Lđ t sản ∑nWi ∑n
  • 27. 18 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Ảnh hưởng β–glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Trê vàng ở TN1 4.1.1 Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình thí nghiệm Các yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng và có thể gây ảnh hưởng đến kết quả trong thí nghiệm ương cá Trê vàng. Vì cá là động vật biến nhiệt nên các quá trình sinh trưởng, phát triển đều gắn liền và phụ thuộc vào môi trường sống của nó nên mọi sự biến động thủy lý hóa trong nước đều có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống của chúng. Sự biến động của các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm ương cá Trê vàng giai đoạn từ 15 ngày đến 45 ngày tuổi được trình bày cụ thể ở Bảng 4.1. Bảng 4.1 Biến động nhiệt độ và pH giữa các nghiệm thức NT Nhiệt độ (0 C) pH Sáng Chiều Sáng Chiều ĐC 28,3 ± 0,413 29,9 ± 0,488 7,31 ± 0,223 7,67 ± 0,290 NT1 28,1 ± 0,405 29,8 ± 0,497 7,32 ± 0,199 7,66 ± 0,317 NT2 28,2 ± 0,478 29,7 ± 0,515 7,35 ± 0,184 7,68 ± 0,315 NT3 28,2 ± 0,435 29,8 ± 0,461 7,28 ± 0,206 7,63 ± 0,274 Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Sự biến động nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố quan trọng trong môi trường ao nuôi, nhiệt độ trong nước được cung cấp chủ yếu từ năng lượng ánh sáng mặt trời hoặc do quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ, vô cơ trong thủy vực tạo nên. Nhưng do thí nghiệm được bố trí trong thùng xốp nhỏ (S = 0,07 m3 ) nên lượng nhiệt do quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ, vô cơ trong thủy vực tạo nên không đáng kể. Vì vậy nhiệt độ cung cấp cho thí nghiệm chủ yếu là do năng lượng ánh sáng mặt trời. Qua Bảng 4.1 cho thấy, xét trong cùng thời gian tiến hành thí nghiệm thì yếu tố nhiệt độ giữa các nghiệm thức tương đối ổn định và chênh lệch không đáng kể dao động từ 28,1 – 29,90 C. Cụ thể, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào buổi sáng là 28,10 C ở NT1 và cao nhất là NT ĐC với 28,30 C. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào buổi chiều là 29,90 C (NT ĐC) và ở NT2 có nhiệt độ trung bình thấp nhất với 29,70 C. Theo Trương Quốc Phú và ctv., (2006), nhiệt độ cho phép các loài cá nhiệt đới nằm trong khoảng 20 – 350 C và nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng của cá là 25 – 320 C. Như vậy, với khoảng nhiệt độ trung bình giữa sáng chiều dao động từ 28,1 – 29,90 C nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Trê vàng.
  • 28. 19 Sự biến động pH Bên cạnh nhiệt độ, chỉ tiêu pH cũng là một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng lớn đến đời sống thủy sinh vật, giá trị pH thích hợp cho cá là từ 6,5 – 9. Song pH quá cao hay quá thấp làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi muối – nước giữa cơ thể sinh vật với môi trường ngoài (Trương Quốc Phú và ctv., 2006). Từ Bảng 4.1 nhận thấy, giá trị pH trung bình dao động giữa buổi sáng và chiều tương đối ổn định giữa các nghiệm thức (7,28 – 7,68). Trong đó, giá trị pH trung bình buổi sáng từ 7,28 – 7,35 và giá trị pH trung bình vào buổi chiều dao động từ 7,63 – 7,68 có khoảng biến động không vượt quá 1. Theo Bạch Thị Quỳnh Mai (2004), cá Trê có thể sống được trong môi trường nước phèn và cá phát triển tốt trong môi trường có pH trong khoảng 5,5 – 8,0. Như vậy, giá trị pH này nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá ương. Nhìn chung, các yếu tố môi trường như: nhiệt độ và pH nước ở thí nghiệm ương có sự biến động nhưng không lớn, sự chênh lệch của các yếu tố môi trường giữa buổi sáng và chiều vẫn nằm trong giới hạn cho phép và không gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của cá Trê vàng. 4.1.2 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng trong thí nghiệm Trong quá trình ương cá thì ngoài tốc độ tăng trưởng cá nhanh, chi phí thức ăn thấp thì yếu tố tỷ lệ sống cũng là quan tâm lớn của người nuôi quyết định sự thành công trong quá trình ương nuôi. Kết quả tỷ lệ sống của cá Trê vàng khi bổ sung β–glucan với liều lượng khác nhau ở TN1 được trình bày ở Bảng 4.2. Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng giữa các nghiệm thức NT Tỷ lệ sống (%) ĐC 59,3 ± 5,03a NT1 89,0 ± 1,00c NT2 95,0 ± 2,00d NT3 82,3 ± 2,08b Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê mức (p > 0,05). Sau 4 tuần tiến hành thí nghiệm ương, tỷ lệ sống cá Trê vàng dao động từ 59,3 – 95,0% và có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức với nhau (p < 0,05). Trong đó, tỷ lệ sống của cá ở NT2 đạt cao nhất 95,0%, kế tiếp là NT1 với 89,0% và tỷ lệ sống đạt 82,3% ở NT3, còn NT ĐC không bổ bung β–glucan cho tỷ lệ sống thấp nhất (59,3%). Nguyên nhân khi bổ sung β–glucan với hàm lượng 10 g/kg thức ăn (NT3) lại cho tỷ lệ sống thấp hơn so với nghiệm thức bổ sung 2 g/kg thức ăn (NT1)
  • 29. 20 là do khi phối trộn β–glucan vào thức ăn làm thay đổi mùi thức ăn dẫn đến khả năng bắt mồi của cá giảm trong thời gian đầu. Ngoài ra, theo Trần Thị Kim Soan (2012), thì khi thay đổi thức ăn làm cho cá không ăn hoặc giảm tính bắt mồi, trong giai đoạn đầu cá yếu nên khó thích nghi từ đó dẫn đến tỷ lệ sống cá thấp. Theo kết quả thí nghiệm của Võ Thiện Mỹ (2012), khi bổ sung β–glucan với liều lượng khác nhau vào thức ăn trong nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) cho kết quả tỷ lệ sống của cá tăng từ 40% ở NT ĐC (không bổ sung β–glucan) lên 65,6% ở nghiệm thức bổ sung β–glucan với liều lượng 3 g/kg thức ăn. Bên cạnh đó, trên đối tượng là cá Lóc bông (Channa micropeltes), thì kết quả tỷ lệ sống của cá cũng tăng đáng kể khi β–glucan được bổ sung vào thức ăn cho cá ăn. Cụ thể, sau 5 tuần ương tỷ lệ sống của cá Lóc bông đạt cao nhất 92,2% ở nghiệm thức bổ sung 0,20% β–glucan trong thức ăn và ở nghiệm thức không bổ sung β–glucan (NT ĐC) kết quả này chỉ đạt 52,2% (Nguyễn Thành Tâm và Nguyễn Thị Kim Nguyệt, 2012). Từ những kết quả trên cho thấy, tỷ lệ sống của cá ở thí nghiệm có bổ sung β–glucan trong thức ăn giúp tăng tỷ lệ sống của nhiều loài cá như cá Tra giống, cá Lóc bông, cá Rô đầu vuông,... Qua đó, cũng đã chứng minh β–glucan có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá Trê vàng và kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Bùi Quang Tề (2004), β–glucan là chất dinh dưỡng bổ sung với một hiệu lực cao, tác động như kích thích miễn dịch không đặc hiệu; tăng cường hoạt động của các đại thực bào và kích thích tiềm năng tiết nhiều cytokines (chất hoạt động của tế bào) nhằm tiêu diệt các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Ngoài ra, β–glucan còn giúp giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, kích thích tiêu hóa, phòng các loại bệnh đường ruột, nhiễm trùng do vi khuẩn, virus. 4.1.3 Tăng trưởng khối lượng của cá Trê vàng trong thí nghiệm Tăng trưởng là sự gia tăng kích thước, khối lượng cơ thể, là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình nuôi cá và được quan tâm. Đây là một trong những tiêu chí để đánh giá kết quả của quá trình ương cá vì nếu cá tăng trưởng nhanh sẽ rút ngắn được thời gian nuôi, hệ số sử dụng thức ăn đồng thời giúp tăng lợi nhuận cho người nuôi (Nguyễn Thị Kim Tuyến, 2009). Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá sau 4 tuần ương bổ sung β–glucan với liều lượng khác nhau được trình bày ở Bảng 4.3.
  • 30. 21 Bảng 4.3 Tăng trưởng khối lượng của cá Trê vàng giữa các nghiệm thức NT Wđ (mg) Wc (mg) WG (mg) DWG (mg/ngày) SGR (%/ngày) ĐC 90,0 469 ± 163a 379 ± 163a 13,5 ± 5,80a 5,70 ± 1,18a NT1 90,0 599 ± 231b 509 ± 231b 18,2 ± 8,24b 6,50 ± 1,40b NT2 90,0 699 ± 241c 609 ± 241c 21,7 ± 8,59c 7,11 ± 1,23c NT3 90,0 626 ± 250b 536 ± 250b 19,1 ± 8,93b 6,65 ± 1,43b Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê mức (p > 0,05). Từ các giá trị ghi nhận ở Bảng 4.3 cho thấy, cùng một nguồn cá ban đầu và có khối lượng như nhau nhưng sau 4 tuần thí nghiệm khối lượng cá trung bình giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch và dao động trong khoảng 469 – 699 mg. Cụ thể, ở NT2 có kết quả khối lượng trung bình cá cuối thí nghiệm cao nhất (699 mg) và gấp 1,49 lần so với kết quả khối lượng cá trung bình ở NT ĐC (469 mg), tiếp đến là NT1, NT3 có khối lượng trung bình đạt lần lượt là 599 mg và 626 mg. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của cá Trê vàng giữa các nghiệm thức còn được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (DWG) dao động trong khoảng 13,5 – 21,7 mg/ngày. Trong đó, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày của cá đạt cao nhất là NT2 với 21,7 mg/ngày và ở nghiệm thức không bổ sung β–glucan cho kết quả thấp nhất (13,5 mg/ngày). Tuy nhiên, qua kết quả phân tích thống kê về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (DWG) giữa NT1 (18,2 mg/ngày) và NT3 (19,1 mg/ngày) lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) cũng là một chỉ tiêu thể hiện sự tăng trưởng của cá trong quá trình ương. Cụ thể, ở NT ĐC có tốc độ tăng trưởng tương đối chỉ đạt 5,70 %/ngày thấp hơn 1,25 lần so với nghiệm thức bổ sung β–glucan liều lượng 6 g/kg thức ăn (7,11 %/ngày). Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng tương đối ở NT1, NT3 lần lượt là 6,50 %/ngày và 6,65 %/ngày nhưng khi phân tích thống kê giữa thì hai nghiệm thức này có kết quả khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Một nghiên cứu khác của Lê Thị Nga và ctv., (2009), về đánh giá tác dụng của sản phẩm Nutribull (Nutribull là sản phẩm chứa thành phần chủ yếu gồm β–glucan, Nucleotide, Glucuronolactone) lên tăng trưởng và cải thiện tình trạng sức khỏe của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus). Và kết quả tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) về khối lượng của cá thấp nhất là 2,37 %/ngày ở nghiệm thức đối chứng (sử dụng thức ăn cơ bản không bổ sung Nutribill) và cao nhất 2,56 %/ ngày ở nghiệm thức bổ sung 0,2% Nutribill trong thức ăn.
  • 31. 22 Như vậy, với thức ăn có bổ sung β–glucan, cá tăng trưởng về khối lượng tốt hơn so với cá đối chứng (không bổ sung β–glucan trong thức ăn). Kết quả này cho thấy việc bổ sung β–glucan vào thức ăn giúp cá tăng trưởng nhanh hơn và sự tăng trưởng của cá tăng theo sự tăng liều lượng β–glucan vào thức ăn nhưng ở liều lượng bổ sung β–glucan cao nhất 10 g/kg thức ăn cho kết quả tăng trưởng chậm hơn so với nghiệm thức chỉ bổ sung 6 g/kg thức ăn. Nguyên nhân cá ở NT2 tăng trưởng về khối lượng nhanh hơn so với các nghiệm thức khác có thể là do liều lượng β–glucan cho vào trong thức ăn thích hợp, giúp cá tiêu hóa thức ăn tốt nên đẩy nhanh sự tăng trưởng của cá. Mặt khác, theo Nelda López et al., (2003), β–glucan cũng làm kích thích tăng trưởng vi khuẩn trong đường tiêu hóa và được xem như là một nguồn “vitamin”. 4.1.4 Tăng trưởng chiều dài của cá Trê vàng trong thí nghiệm Bên cạnh tăng tưởng về khối lượng thì tăng trưởng về chiều dài của cá trong quá trình ương cũng có sự khác nhau giữa các nghiệm thức. Với chiều dài ban đầu của cá là 20 mm/con, sau 4 tuần tiến hành thí nghiệm thì tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá Trê vàng được trình bày ở Bảng 4.4 như sau: Bảng 4.4 Tăng trưởng chiều dài của cá Trê vàng giữa các nghiệm thức NT Lđ (mm) Lc (mm) LG (mm) DLG (mm/ngày) ĐC 20,0 ± 1,11 34,3 ± 4,33a 14,3 ± 4,33a 0,512 ± 0,155a NT1 20,0 ± 1,11 40,5 ± 5,38b 20,5 ± 5,38b 0,733 ± 0,192b NT2 20,0 ± 1,11 41,9 ± 5,10c 21,9 ± 5,10c 0,880 ± 1,130c NT3 20,0 ± 1,11 39,8 ± 5,80b 19,8 ± 5,80b 0,706 ± 0,207b Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê mức (p > 0,05). Qua kết quả tăng trưởng về chiều dài của cá ở Bảng 4.4 cho thấy, sau thời gian 4 tuần thí nghiệm ương thì chiều dài trung bình của cá có sự khác biệt dao động 34,3 – 41,9 mm. Song giữa các nghiệm thức có bổ sung β–glucan cho kết quả chiều dài cá trung bình có sự chênh lệch nhưng không đáng kể. Cụ thể, ở NT1, NT2 và NT3 có chiều dài cá trung bình là 40,5 mm, 41,9 mm và 39,8 mm cao hơn so với nghiệm thức không bổ sung β–glucan (34,3 mm). Mặc khác, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (DLG) cũng là chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về chiều dài của cá Trê vàng. Trong đó, nghiệm thức cho kết quả độ tăng trưởng tuyệt đối cao nhất vẫn là NT2 (0,880 mm/ngày) gấp 1,7 lần so với NT ĐC (0,512 mm/ngày). Mặc dù cả hai NT1 và NT3 đều cho kết quả tốc độ tăng trưởng tuyệt đối tương đối cao (0,733 mm/ngày và 0,706 mm/ngày) nhưng lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
  • 32. 23 4.1.5 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê vàng trong TN1 Bản chất sinh trưởng của cá là không đều, quá trình sinh trưởng của cá chịu sự chi phối rất lớn của các yếu tố sinh lý và yếu tố sinh thái, tùy điều kiện sống khác nhau thì mức độ phân hóa tăng trưởng sẽ khác nhau. Nếu điều kiện môi trường sống thuận lợi thì tăng trưởng của cá sẽ đồng đều hơn và ngược lại. Mức độ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê vàng ở thí nghiệm ương với liều lượng bổ sung β–glucan khác nhau giai đoạn 15 ngày đến 45 ngày tuổi được trình bày ở Hình 4.1. Hình 4.1 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê vàng ở TN1 Nhìn chung, ở tất cả các nghiệm thức đều có sự phân hóa sinh trưởng về khối lượng (Wi) và tỷ lệ phân hóa của cá ở thí nghiệm có thể được chia thành 3 nhóm khối lượng như sau: nhóm cá bé có khối lượng nhỏ hơn 300 mg; nhóm cá trung bình từ 300 – 450 mg và nhóm cá lớn trên 450 mg. Qua các giá trị ghi nhận trong Hình 4.1 cho thấy, tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng ở nhóm cá có khối lượng nhỏ hơn 300 mg giảm dần khi tăng liều lượng bổ sung β–glucan vào thức ăn. Ở NT ĐC thì tỷ lệ phân hóa sinh trưởng ở nhóm cá nhỏ hơn 300 mg này chiếm tỷ lệ cao nhất 13,5%, đối với hộ nuôi đây là kết quả thật sự không mong muốn. Trong khi đó, tỷ lệ phân hoá sinh trưởng về khối lượng của các nghiệm thức bổ sung β–glucan chỉ dao động nhỏ ở mức 0 – 6%. Đặc biệt, ở NT2 không có nhóm cá có khối lượng nhỏ hơn 300 mg. Bên cạnh đó, nhóm cá có khối lượng lớn hơn 450 mg ở nghiệm thức này cũng chiếm tỷ lệ cao hơn so với các nhóm cá khác trong cùng nghiệm thức. Cụ thể, ở nghiệm thức bổ sung β–glucan liều lượng 6 g/kg thức ăn cho tỷ lệ phân hóa sinh (%)
  • 33. 24 trưởng về khối lượng ở nhóm cá này cao nhất với 82,1% và cao gần hai lần so với nghiệm thức không bổ sung β–glucan. Mặt khác, ở NT1 và NT3 cũng cho kết quả về tỷ lệ phân hóa tăng trưởng này ở mức khá cao với 67% và 82,1%. 4.2 Ảnh hưởng β–glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Trê vàng ở TN2 4.2.1 Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình thí nghiệm Nhiệt độ vừa là yếu tố môi trường vừa là yếu tố vô sinh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống động vật thủy sản. Tất cả các giai đoạn phát triển trong đời sống của động vật thủy sản đều chịu sự chi phối của nhiệt độ nước. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh vật thông qua quá trình trao đổi chất, tốc độ tăng trưởng, sự thành thục của động vật thủy sinh (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Tương tự như TN1 sự biến động của các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm ương cá Trê vàng giai đoạn từ 45 ngày đến 75 ngày tuổi được trình bày cụ thể ở Bảng 4.5. Bảng 4.5 Biến động nhiệt độ và pH trong TN2 NT Nhiệt độ (0 C) Ph Sáng Chiều Sáng Chiều ĐC 28,4 ± 0,381 30,0 ± 0,576 7,29 ± 0,223 7,62 ± 0,257 NT1 28,2 ± 0,346 29,9 ± 0,562 7,31 ± 0,208 7,66 ± 0,330 NT2 28,2 ± 0,460 29,8 ± 0,513 7,34 ± 0,195 7,69 ± 0,307 NT3 28,3 ± 0,373 29,9 ± 0,438 7,26 ± 0,212 7,62 ± 0,274 Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn Sự biến động nhiệt độ Qua kết quả được trình bày ở Bảng 4.5 cho thấy, trong thời gian tiến hành thí nghiệm thì yếu tố nhiệt độ giữa các nghiệm thức tương đối ổn định và chênh lệch không đáng kể dao động trong khoảng 28,2 – 30,00 C, nguyên nhân là do hệ thống bể ương được sử dụng có cùng chất liệu là thùng xốp nên ít bị biến đổi nhiệt độ. Cụ thể, nhiệt độ trung bình cao nhất vào buổi sáng là 28,40 C ở NT ĐC và thấp nhất là NT1 và NT2 (28,20 C). Đối với nhiệt độ trung bình vào buổi chiều cao nhất là 30,00 C ở NT ĐC và nhiệt độ trung bình thấp nhất với 29,80 C của NT2. Kết quả sự dao động nhiệt độ trung bình này phù hợp với nhận định của Trương Quốc Phú và ctv., (2006), nhiệt độ thích hợp cho động vật thủy sản vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25 – 320 C. Sự biến động pH Ngoài sự biến động về nhiệt độ, từ Bảng 4.5 còn cho thấy giá trị pH trung bình dao động giữa buổi sáng và chiều tương đối ổn định giữa các nghiệm thức từ 7,26 – 7,69. Trong đó, giá trị pH trung bình thấp nhất vào buổi sáng là 7,26 (NT3) và giá trị pH cao nhất vào buổi chiều là 7,69 ở NT2. Theo Chanratchakool et al., (1995),
  • 34. 25 cho rằng pH là một yếu tố rất quan trong ảnh hưởng lớn đến động vật thủy sản và không nên dao động quá 0,5 đơn vị trong ngày. Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng, giá trị pH thích hợp cho cá nuôi từ 7 – 9 và tối ưu là 7,5 – 8,5 (Boyd et al., 1990). Như vậy, giá trị pH trong thời gian tiến hành thí nghiệm này nằm trong khoảng thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá Trê vàng. 4.2.2 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng trong thí nghiệm Trong quá trình ương nuôi tỷ lệ sống của cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại thức ăn và chất lượng thức ăn, các yếu tố môi trường, điều kiện chăm sóc cũng như chất lượng con giống. Kết quả tỷ lệ sống của cá Trê vàng có bổ sung β–glucan với liều lượng khác nhau được trình bày trong Bảng 4.6 sau: Bảng 4.6 Tỷ lệ sống của cá Trê vàng trong TN2 NT Tỷ lệ sống (%) ĐC 67,7 ± 4,51a NT1 82,0 ± 2,65b NT2 93,0 ± 3,61c NT3 85,0 ± 3,00b Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê mức (p > 0,05). Từ kết quả tỷ lệ sống của cá Trê vàng được trình bày ở Bảng 4.6 nhận thấy, đối với nghiệm thức bổ sung β–glucan liều lượng 6 g/kg thức ăn (NT2) đạt tỷ lệ sống cao nhất 93% tuy nhiên kết quả này vẫn thấp hơn 2% so với nghiệm thức bổ sung cùng liều lượng của TN1. Còn ở NT ĐC không bổ sung β–glucan có tỷ lệ sống thấp nhất với 67,7% nhưng vẫn cao hơn 8,4% so với NT ĐC chỉ sử dụng thức ăn cơ bản của TN1 giai đoạn cá từ 15 ngày đến 45 ngày tuổi. Trong khi đó, nghiệm thức bổ sung β–glucan với liều lượng 2 g/kg thức ăn (NT1) và 10 g/kg thức ăn (NT3) cũng cho tỷ lệ sống khá cao lần lượt là 82,0% và 85%. Điều này có thể giải thích bằng cơ chế tác dụng của β–glucan là giúp cá điều hòa quá trình trao đổi chất, giảm stress, tăng khả năng bắt mồi, đồng thời giúp cải thiện tăng trưởng và nâng cao tỷ lệ sống của cá Trê vàng. Qua phân tích tỷ lệ sống của cá Trê vàng cho thấy, ở NT ĐC đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức có bổ sung β–glucan. Tuy nhiên, kết quả thống kê tỷ lệ sống của cá ở NT1 và NT3 lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Theo kết quả nghiên cứu Welker et al., (2007), ở cá Nheo có chế độ ăn chứa đựng men thương mại hoặc thành phần men phụ có sự pha trộn β–glucan trong 6 tuần cho tỷ lệ sống từ 5 – 17% cao hơn cá ở nghiệm thức đối chứng không cho ăn thức ăn bổ sung có cho ăn thức ăn bổ sung thành phần men. Trên đối tượng khác là cá Rô đầu
  • 35. 26 vuông (Anabas sp), sau 4 tuần nuôi cho kết quả tỷ lệ sống của cá tăng từ 46,7% ở NT1 (chỉ sử dụng thức ăn cơ bản) lên 75,8% ở nghiệm thức bổ sung β–glucan với liều lượng 3,2 g/kg thức ăn (Diệp Tuấn Em, 2012). 4.2.3 Tăng trưởng khối lượng của cá Trê vàng trong thí nghiệm Với khối lượng cá ban đầu của TN2 là 507 mg/con thì tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá Trê vàng sau khi kết thúc thí nghiệm ương được ghi nhận và thể hiện qua Bảng 4.7 sau: Bảng 4.7 Tăng trưởng khối lượng của cá Trê vàng trong TN2 NT Wđ (mg) Wc (mg) WG (mg) DWG (mg/ngày) SGR (%/ngày) ĐC 507 ± 13,1 2.548 ± 525a 2.041 ± 525a 72,9 ± 29,5a 5,58 ± 1,01a NT1 507 ± 13,1 2.955 ± 656b 2.448 ± 656b 87,4 ± 34,2b 6,11 ± 1,16b NT2 507 ± 13,1 3.608 ± 696c 3.101 ± 696c 111 ± 35,6c 6,86 ± 1,06c NT3 507 ± 13,1 3.116 ± 581b 2.609 ± 581b 93,2 ± 30,3b 6,31 ± 1,26b Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê mức (p > 0,05). Từ kết quả tăng trưởng của cá Trê vàng được trình bày ở Bảng 4.6 cho thấy, sau 4 tuần thí nghiệm khối lượng cá trung bình giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch và dao động trong khoảng 2.548 – 3.608 mg. Trong đó, kết quả khối lượng trung bình cá cuối thí nghiệm thấp nhất là 2548 mg (NT ĐC), tiếp đến nghiệm thức bổ sung β– glucan với liều lượng 2 g/kg thức ăn và 10 g/kg thức ăn có khối lượng cá trung bình lần lượt 2.955 mg và 3.116 mg. Ở NT2 với liều lượng β–glucan bổ sung chỉ 6 g/kg thức ăn nhưng cho kết quả khối lượng cá trung bình đạt cao nhất 3.608 mg. Ngoài ra, khi phân tích thống kê cũng thấy được, ở NT ĐC đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức có bổ sung β–glucan vào thức ăn. Tuy nhiên, kết quả phân tích thông kê về khối lượng cá trung bình ở NT1 và NT3 có khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) tương tự như kết quả ở thí nghiệm 1 giai đoạn cá Trê vàng từ 15 ngày đến 45 ngày tuổi. Mặt khác, sự tăng trưởng của cá giữa các nghiệm thức còn được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (DWG) dao động từ 72,9 – 111 mg/ngày. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày của cá đạt thấp nhất ở NT ĐC (72,9 mg/ngày) chỉ bằng 0,66 lần so với nghiệm thức có kết quả tăng trưởng tuyệt đối theo ngày cao nhất 111 mg/ngày (NT2). So với NT2 thì hai nghiệm thức có bổ sung β–glucan còn lại cũng cho kết quả ở mức khá cao là 87,4 mg/ngày và 93,2 mg/ngày. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (DWG) thì tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR) cũng là một trong những chỉ tiêu thể hiện sự tăng trưởng của cá
  • 36. 27 trong quá trình ương nuôi. Ở NT1 có tốc độ tăng trưởng tương đối là 6,11 %/ngày và nghiệm thức bổ sung β–glucan liều lượng 10 g/kg thức ăn cho kết quả cao hơn với 6,31 %/ngày. Song cả hai nghiệm thức này lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong khi đó, ở NT2 cho kết quả về tốc độ tăng trưởng tương đối của cá sau 4 tuần thí nghiệm là cao nhất (6,86 %/ngày) gấp 1,23 lần so với nghiệm thức không bổ sung β–glucan. Tóm lại, tăng trưởng của cá Trê vàng giai đoạn 45 ngày đến 75 ngày tuổi nhận thấy, cá ở các nghiệm thức bổ sung β–glucan có tốc độ tăng trưởng khối lượng cao hơn so với cá đối chứng (không bổ sung β–glucan trong thức ăn). Kết quả này cho thấy việc bổ sung β–glucan vào thức ăn không những giúp cá tăng tỷ lệ sống mà còn giúp tăng trưởng khối lượng của cá cũng nhanh hơn. Theo Lê Thị Nga và ctv., (2009), β–glucan giúp cho cá tăng cường quá trình biến dưỡng thức ăn, do đó kích thích lên sự tăng trưởng của vật nuôi. Ngoài ra, Một số nghiên cứu cũng cho thấy, β–glucan trong nấm men có khả năng nâng cao hoạt lực của lysozyme ở cá Hồi Atlantic, cá Hồi vân và cá Bơn (Engstad et al., 1992). 4.2.4 Tăng trưởng chiều dài của cá Trê vàng trong thí nghiệm Kết quả tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá ở các nghiệm thức bổ sung β–glucan với liều lượng khác nhau sau 4 tuần ương được trình bày ở Bảng 4.8. Bảng 4.8 Tăng trưởng chiều dài của cá Trê vàng trong TN2 NT Lđ (mm) Lc (mm) LG (mm) DLG (mm/ngày) ĐC 35,8 ± 0,626 65,2 ± 8,21a 29,4 ± 8,21a 1,05 ± 0,293a NT1 35,8 ± 0,626 68,7 ± 9,26b 32,9 ± 9,26b 1,18 ± 0,331b NT2 35,8 ± 0,626 75,3 ± 9,37d 39,5 ± 9,37d 1,41 ± 0,335d NT3 35,8 ± 0,626 70,7 ± 9,24c 35,0 ± 9,24c 1,25 ± 0,330c Ghi chú: Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trên cùng một cột có mang chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê mức (p > 0,05). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (DLG) cũng là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của cá và giá trị này tỷ lệ thuận với chiều dài của cá xét trong cùng nghiệm thức. Từ các giá trị ghi nhận ở Bảng 4.8 cho thấy, kết quả về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch nhưng không lớn dao động trong khoảng 1,05 – 1,41 mm/ngày. Cụ thể, ở nghiệm thức bổ sung β–glucan với liều lượng 6 g/kg thức ăn đạt kết quả cao nhất (1,41 mm/ngày), tiếp đến là hai nghiệm thức có bổ sung β–glucan liều lượng 2 g/kg thức và 10 g/kg thức ăn với kết quả độ tăng trưởng tuyệt đối lần lượt là 1,18 mm/ngày và 1,25 mm/ngày, còn ở NT ĐC không bổ sung β–glucan chỉ cho kết quả thấp (1,05 mm/ngày). Tuy nhiên, qua phân tích thống kê về kết quả tốc độ tăng
  • 37. 28 trưởng tuyệt đối giữa các nghiệm thức đều có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Tâm và Nguyễn Thị Kim Nguyệt (2012), khi ương cá Lóc bông (Channa micropeltes) với thức ăn có bổ sung β– glucan cho kết quả tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá dao động từ 0,96 – 1,22 mm/ngày sau 5 tuần ương. Đối với, kết quả thí nghiệm của Võ Thiện Mỹ (2012), trên đối tượng cá Tra giống (Pangasianodon hypophthalmus) có tốc độ tăng trưởng về chiều dài cá cao nhất là 0,39 cm/ngày (ở nghiệm thức bổ sung β–glucan liều lượng 3 g/kg thức ăn) nhưng không chênh lệch nhiều so với kết quả ở NT ĐC (0,31 cm/ngày). Như vậy, các nghiệm thức có bổ sung β–glucan vào trong thức ăn đều cho kết quả tăng trưởng khối lượng, chiều dài và tỷ lệ sống cao hơn so với cá ở NT ĐC. Đặc biệt, ở NT2 với liều lượng bổ sung β–glucan 6 g/kg thức ăn cho kết quả tăng trưởng tốt nhất, tiếp đến là NT3 và NT1. Điều này có thể giải thích do β–glucan có độ nhớt cao nên giúp cho sinh vật ăn ngon miệng và khi áp dụng β–glucan bổ sung vào thức ăn trong nuôi cá sẽ giúp cá đề kháng với độc tố và cải thiện mức độ tăng trưởng (Nelda López et al., 2003). 4.2.5 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê vàng trong TN2 Mức độ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá ở thí nghiệm ương cá Trê vàng với liều lượng β–glucan khác nhau giai đoạn từ 45 ngày đến 75 ngày tuổi được trình bày trong Hình 4.2. Hình 4.2 Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê vàng ở TN2 (%)
  • 38. 29 Sau 4 tuần tiến hành thí nghiệm ương khối lượng của cá tăng nhanh nhưng có sự phân cỡ không đồng đều ở các nghiệm thức. Từ Hình 4.2 cho thấy, có 3 nhóm khối lượng được thể hiện trong kết quả tỷ lệ phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Trê vàng như sau: nhóm cá bé có khối lượng nhỏ hơn 2000 mg; nhóm cá trung bình từ 2000 – 3500 mg và nhóm cá lớn trên 3500 mg. Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng ở nhóm cá có khối lượng trung bình (2000 – 3500 mg) trong hầu hết các nghiệm thức đều cao hơn so với các nhóm cá khác ngoại trừ TN2. Ở NT ĐC có tỷ lệ phân hóa sinh trưởng chiếm tỷ lệ cao nhất 53,7% và gấp 1,4 lần so với kết quả của NT2. Tuy nhiên, ở nghiệm thức bổ sung β–glucan liều lượng 2 g/kg thức ăn và 10 g/kg thức cũng cho kết quả về tỷ lệ phân hóa với nhóm cá trung bình khá cao 52,4% và 45,5%. Song, khi phân tích kết quả tỷ lệ phân hóa sinh trưởng đối với nhóm cá lớn trên 3500 mg nhận thấy, ở nghiệm thức bổ sung β–glucan liều lượng 6 g/kg thức ăn cho tỷ lệ phân hóa tăng trưởng cao nhất (55,2%) cao gấp 3,4 so với NT ĐC không bổ sung β–glucan (16,3%). Tóm lại, với liều lượng bổ sung β–glucan 6 g/kg thức ăn cho tỷ lệ phân hóa sinh trưởng cao ở nhóm cá có khối lượng lớn và thấp ở nhóm cá có khối lượng bé. Tiếp đến là nghiệm thức NT3 và NT1. Cuối cùng là NT ĐC không bổ sung β–glucan có tỷ lệ phân hóa sinh về khối lượng trưởng thấp ở nhóm cá khối lượng lớn hơn 3500 mg nhưng lại cho tỷ lệ này rất cao ở nhóm cá có khối lượng bé hơn 2000 mg. Như vậy có thể kết luận rằng, việc bổ sung β–glucan vào thức ăn không những giúp nâng cao tỷ lệ sống, gia tăng khối lượng mà còn làm hạn chế sự phân cỡ ở cá Trê vàng giai đoạn 45 ngày đến 75 ngày tuổi.
  • 39. 30 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Sự biến động các yếu tố môi trường như: nhiệt độ và pH nước trong suốt quá trình thí nghiệm đều nằm trong giới hạn cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Trê vàng giai đoạn từ bột lên giống. Bổ sung β–glucan với liều lượng 6 g/kg thức ăn ương nuôi cá Trê vàng 15 ngày tuổi lên 45 ngày tuổi cho kết quả về giá trị về tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng khối lượng, tốc độ tăng trưởng chiều dài cao nhất đạt lần lượt là: 95%, 21,7 mg/ngày và 0,880 mm/ngày, đồng thời, cá ở nghiệm thức này cũng ít bị phân hóa sinh trưởng hơn so với ba nghiệm thức còn lại. Trong khi đó, ở NT ĐC kết quả về các giá trị này là thấp nhất lần lượt là: 59,3%, 13,5 mg/ngày và 14,3 mm/ngày. Không bổ sung β–glucan cho thấy kết quả về các giá trị tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng khối lượng, tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá Trê vàng ương nuôi 46 ngày tuổi lên 75 ngày tuổi đạt thấp nhất lần lượt là: 67,7 %, 72,9 mg/ngày và 29,4 mm/ngày. Bổ sung β–glucan với liều lượng 6 g/kg thức ăn cho kết quả về tỷ lệ sống 95%, tốc độ tăng trưởng khối lượng 111 mg/ngày và tốc độ tăng trưởng chiều dài là 39,5 mm/ngày. Như vậy có thể kết luận rằng, thức ăn có bổ sung β–glucan với liều lượng 6 g/kg thức ăn có ảnh hưởng tốt nhất đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá Trê vàng giai đoạn từ 15 ngày tuổi đến 75 ngày tuổi. 5.2 Đề xuất Nuôi thử nghiệm nuôi cá Trê vàng thương phẩm với thức ăn có bổ sung β– glucan ở những liều lượng khác nhau để tìm ra liều lượng thích hợp nhất.
  • 40. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Bạch Thị Quỳnh Mai, 2004. Kỹ thuật nuôi cá Trê vàng lai. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Bùi Quang Tề, 2004. Bệnh học thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Danh Thanh Tùng (2006). Kỹ thuật ương cá Trê vàng từ cá bột lên cá hương. Luận văn tốt nghiệp. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. Diệp Tuấn Em, 2012. Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông (Anabas sp). Khóa luận tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô. Đoàn Khắc Độ, 2008. Kỹ thuật nuôi cá Trê vàng và Trê lai. Nhà xuất bản Đà Nẵng. Dương Nhựt Long, 2004. Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. Huỳnh Kim Hường, 2005. Nghiên cứu sự thành thục sinh dục và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Trê trắng (Clarias batrachus). Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. Huỳnh Trường Giang, Vũ Ngọc Út và Trương Quốc Phú, 2011. Sử dụng chiết xuất β–glucan từ rong biển để tăng sức đề kháng cho tôm biển. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Thủy sản lần 4: 103 – 113. Trường Đại học Cần Thơ. Lê Hà, 2001. Nuôi cá da trơn ở Đông Nam Á. Tạp chí Thủy sản. Lê Thanh Hùng, 2008. Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản. NXB Nông Nghiệp. Lê Thị Nga, Nguyễn Hữu Thịnh, Lê Thanh Hùng, 2009. Đánh giá tác dụng của sản phẩm Nutribull lên tăng trưởng và cải thiện tình trạng sức khỏe của cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus). Khoa Thủy sản – Trường Đại học Nông Lâm TP HCM. Lê Tuyết Minh, 2000. Kết quả ban đầu về mối liên hệ giữa sinh trưởng và thành phần hóa học trong cơ thể của cá Trê vàng (Clarias macrocephaluc), cá Trê phi (Clarias gariepinus), cá Trê lai (C. Macrocephaluc + C. gariepinus). Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học – Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Duy Khoát, 2004. Kỹ thuật nuôi Ba Ba, Ếch đồng, cá Trê lai. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
  • 41. 32 Nguyễn Thành Tâm và Nguyễn Thị Kim Nguyệt, 2012. Tác dụng của β–glucan trong ương nuôi cá Lóc bông (Channa micropeltes). Tạp chí thương mại thủy sản số 156. Nguyễn Thị Kim Nguyệt, 2012. Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá Lóc bông (Channa micropeltes) giai đoạn từ hương lên giống. Khóa luận tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô. Nguyễn Thị Kim Tuyến, 2009. Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung Antistress và thức ăn của cá Tra (Pangasinodon hypophthamus). Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Kiểm, 1999. Giáo trình sản xuất giống nhân tạo các loài cá nuôi ở ĐBSCL. Tủ sách trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Kiểm, 2004. Kỹ thuật sản xuất cá giống. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Muôn, 2006. Nghiên cứu thử nghiệm quy trình thu nhận chế phẩm giàu β–glucan và Oligoglucosamin. Luận văn kỹ sư chuyên ngành công nghệ sinh học. Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM. Nguyễn Văn Triều và Phạm Văn Mạnh (1999). Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học. Bộ môn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Khoa Nông nghiệp – Trường Đại học Cần Thơ. Phạm Hiếu Ngởi, 2014. Thực nghiệm nuôi thương phẩm cá Trê vàng trong ao đất với các loại thức ăn khác nhau. Khóa luận tốt nghiêp ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008. Cơ sở khoa học và biện pháp sản xuất cá giống. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất giống. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2004. Kỹ thuật nuôi một số loài cá kinh tế nước ngọt và phòng trị bệnh cá. Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh. Trần Thị Kim Soan, 2012. Ảnh hưởng của diện tích và thức ăn lên tỷ lệ sống của cá Trê lai (Clarias macrocephalus x Clarias gariepinus). Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yến và Huỳnh Trường Giang, 2006. Quản lý chất lượng nước nuôi thủy sản. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ.
  • 42. 33 Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại các loài cá nước ngọt ở ĐBSCL Việt Nam. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. Từ Thanh Dung và Trần Thị Thanh Hiền, 1994. Sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá Trê phi. Tài liệu tập huấn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. Võ Thiện Mỹ, 2012. Ảnh hưởng của beta–glucan lên tăng trưởng và tỷ lệ sống cá Tra giống (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn từ hương lên giống. Khóa luận tốt nghiệp ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô. Vũ Ngọc Út và Dương Thúy Yên, 1991. Kỹ thuật sản xuất giống và lai tạo cá Trê. Luận văn tốt nghiệp. Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ. Tài liệu tiếng Anh Boyd, C. E. (1990). Water quality in ponds for aquaculture. Auburn University. Chang, C.F., Che, H.Y., Su, M.S., Liao, I.C., 2000. Immunomodulation by dietary β–1,3 glucan in the brooders of the Black Tiger shrimp Penaeus monodon. Fish Shellfish Immunol. 10, 505 – 514. Chang, C.F., Su, M.S., Chen, H.Y., Liao, I.C., 2003. Dietary β–1,3 glucan effectively improves immunity and survival of Penaeus monodon challenged with White spot syndrome virus. Fish Shellfish Immunol. 15, 297 – 310. Chanratchakool, P., J. F. Tumbull, S. Funge and C. Limsunan, 1995. Health managemant in aquatic Animal Healthy Rescarch insticuts, bangkok. Engstad R. E., Robertsen B., Frivold E., 1992. Yeast glucan induces increase in activity of lysozyme and complement – mediated haemolytic activity in Atlantic salmon blood. Fish Shellfish Immunol. 2: 287 – 297. Nelda López, Gerard Cuzon, Gabriela Gaxiola, Gabriel Toaboada, Manuel Valanzuela, Cristina Pascual, Ariadna Sanchez, Carlos Rosas, Physical, nutritional, and immunological role of dietary β–1,3glucan and ascorbic acid 2–monophosphate in Litopenaeus vannamei juveniles. Aquculture, 2003, 234: 223 – 243 Nguyen Thanh Tam, Dang Thi Thu Thao, Sunee Nitisinprasert, Kenji Sonomoto and Nguyen Van Ba, 2011. Evaluated inhibition of Edwardsiella ictaluri by Lactic and Bacteria. Joumal of Vietfish International. 12 (1); 01 – 02. Pravdin I.F, 1973. Hướng dẫn nghiên cứu cá (Phạm Thị Minh Giang dịch). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 278 trang.
  • 43. 34 Rodriquez I., Chamorro R., Novoa B., Fiqueras A. 2009. Β–glucan administration enhances disease resistance and some innate immune responses in zebrafish (Danio rerio). Fish and Shellfish Immunogy, 27(2): 369 – 373. Rolf Engstad, Robert Settineri., 2005. MS – Norwegian Beta Glucan Research Clinical Applications of Natural Medicine Immune: Depressions Dysfunction & Deficiency Jan Raa. Welker TL, C Lim, M Yildirim – Aksoy, R Selby and P H Kesius., 2007. Channel catfish, Ictalurus punctatus, Fed Diets Containing Commercial Whole – cell Yeast or Yeast subcomponents. Journal of the World Aquaculture Society, 38 (1): 24 – 35. Tài liệu trang Web Nguồn: http://www.fishbase.org/summary/4805. Truy cập ngày 10/05/2015. Nguồn: http://tepbac.com/document/. Truy cập ngày 11/05/2015. Nguồn: http://digital.lrc.ctu.edu.vn/digital/?s=19. Truy cập ngày 11/05/2015. Nguồn: http://tailieu.vn/tag/luan-van-thuy-san.html. Truy cập ngày 13/05/2015. Nguồn: http://luanvan.net.vn/ luan-van-nganh-thuy-san/. Truy cập ngày 13/05/2015. Nguồn: http://www.hoahocngaynay.com/.html. Truy cập ngày 16/05/2015. Nguồn: http://thuysancantho.vn/. Truy cập ngày 16/05/2015.