SlideShare a Scribd company logo
1 of 35
i
LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học
ứng dụng – trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện để tôi được học tập, nâng cao
trình độ chuyên môn trong thời gian qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Cô Trần Ngọc Tuyền đã tận tình hướng dẫn dìu
dắt, động viên và cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt thời gian học tập cũng
như khi thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận.
Cảm ơn các bạn lớp Đại học Nuôi trồng thủy sản 6 đã cùng tôi đoàn kết, gắn bó vượt
qua một chặng đường dài học tập.
Sau cùng là lòng biết ơn đến gia đình, đặc biệt là cha mẹ đã ủng hộ, động viên và tạo
điều kiện cho con hoàn thành chương trình học này.
Xin chân thành cảm ơn!
ii
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi
trong khuôn khổ đề tài “Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá Tra giai đoạn bột lên giống”.Kết quả này chưa được dùng cho bất cứ khóa
luận cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2015
Phạm Chí Tịnh
iii
TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai
đoạn bột lên giống” được thực hiệntừ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015tại Trại giống
Thủy sản, khu vực An Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Tp Cần Thơ. Đề tài thực
hiện gồm 2 thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá Tra giai đoạn cá bột lên hương.Thí nghiệm được bố trí trên hệ thống thùng
nhựa có thể tích nước 25 lít/thùng.Gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3
lần với mật độ ương lần lượt là 2 con/lít, 3 con/lít, 4 con/lít, 5 con/lít.Cá ở tất cả các
nghiệm thức được cho ăn thỏa mãn nhu cầu, cá được cho ăn 4 lần trong ngày.Sau 42
ngày ương, ở nghiệm thứcmật độ 2 con/lít cácó tỷ lệ sống cao nhất là 43,3% và khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) sovới tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức còn lại.Ở
nghiệm thứcmật độ 2 con/lít có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về khối lượng và chiều
dài đạt lần lượt là 0,07g/ngày;0,14cm/ngày và khácbiệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
so với các chỉ tiêu tương ứng đối với các nghiệm thức còn lại.
Thí nghiệm 2:Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá giai đoạn cá hương lên giống.Thí nghiệm được bố trí vào hệ thống giai đặt cùng
một ao, gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần với mật độ ương lần
lượt là 50 con/m², 100 con/m², 150 con/m². Cá ở tất cả các nghiệm thức được cho ăn
thỏa mãn nhu cầu, cá được cho ăn 4 lần trong ngày.Kết quả, tỷ lệ sống của cá đạt 99,9
– 100%. Ở nghiệm thức ương cá với mật độ 50 con/m² tốc độ tăng trưởng nhanh nhất
về khối lượng và chiều dài đạt lần lượt là 1,10g/ngày;0,21cm/ngàyvà khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các chỉ tiêu tương ứng đối với các nghiệm thứccòn
lại.
Từ khóa: cá Tra, mật độ, khối lượng, chiều dài, tăng trưởng, tỷ lệ sống.
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ................................................................................................................. i
LỜI CAM KẾT............................................................................................................. ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................. viii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................1
1.1Giới thiệu.................................................................................................................1
1.2Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................1
1.3Nội dung nghiên cứu...............................................................................................1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.......................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh học..................................................................................................3
2.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái bên ngoài cá Tra ..........................................3
2.1.2 Phân bố ............................................................................................................4
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng.......................................................................................4
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng.......................................................................................5
2.1.5 Đặc điểm sinh sản............................................................................................5
2.2 Kỹ thuật ương cá Tra giống trong ao .....................................................................5
2.2.1 Chuẩn bị ao ương.............................................................................................5
2.2.2 Mật độ thả ........................................................................................................6
2.2.3 Chăm sóc và quản lý........................................................................................6
2.3 Các công trình nghiên cứu về mật độ ương của một số loài cá .............................6
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................8
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................................8
3.2 Vật liệu và trang thiết bị.........................................................................................8
3.2.1 Dụng cụ và thiết bị...........................................................................................8
3.2.2 Thức ăn sử dụng để ương cá............................................................................8
3.2.3 Đối tượng và nguồn cá thí nghiệm ..................................................................8
v
3.3 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................9
3.3.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ
lệ sống của cá Tra giai đoạn cá bột lên hương..........................................................9
3.3.1.1 Chuẩn bị nguồn nước và hệ thống bể ương...............................................9
3.3.1.2 Bố trí thí nghiệm........................................................................................9
3.3.1.3 Chăm sóc và quản lý .................................................................................9
3.3.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ
lệ sống của cá giai đoạn cá hương lên giống ..........................................................10
3.3.2.1 Chuẩn bị giai ương cá..............................................................................10
3.3.2.2 Bố trí thí nghiệm......................................................................................10
3.3.2.3 Chăm sóc và quản lý ...............................................................................10
3.4 Các chỉ tiêu cần theo dõi ......................................................................................11
3.4.1 Các chỉ tiêu môi trường .................................................................................11
3.4.2 Các chỉ tiêu của cá .........................................................................................11
3.5 Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................12
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................13
4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra
giai đoạn cá bột lên hương .........................................................................................13
4.1.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 1.....................................................13
4.1.2 Kết quả về tăng trưởng của cá Tra ở thí nghiệm 1 ........................................14
4.1.2.1 Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra....................................................14
4.1.2.2 Tăng trưởng về chiều dài của cá Tra.......................................................15
4.1.3 Phân hóa sinh trưởng của cá Tra ở thí nghiệm 1...........................................16
4.1.3.1 Phân hóa sinh trưởng về khối lượng .......................................................16
4.1.3.2 Phân hóa sinh trưởng về chiều dài ..........................................................17
4.1.4Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống giai đoạn bột lên hương...........18
4.2 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn
cá hương lên giống.....................................................................................................19
4.2.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 2.....................................................19
4.2.2 Kết quả về tăng trưởng của cá Tra ở thí nghiệm 2 ........................................20
4.2.2.1 Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra....................................................20
4.2.2.2 Tăng trưởng về chiều dài của ca Tra.......................................................21
4.2.3 Phân hóa sinh trưởng .....................................................................................21
vi
4.2.3.1. Phân hóa sinh trưởng về khối lượng ......................................................21
4.2.3.2. Phân hóa sinh trưởng về chiều dài .........................................................22
4.2.4 Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống giai đoạn hương lên giống.......23
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................24
5.1 Kết luận ................................................................................................................24
5.2 Đề xuất .................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................25
PHỤ LỤC A..................................................................................................................A
PHỤ LỤC B................................................................................................................. E
PHỤ LỤC C................................................................................................................. L
vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá Tra …………………………………………...… 3
Hình 4.1 Phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 1………..16
Hình 4.2 Phân hóa sinh trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 1………….17
Hình 4.3 Phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 2………..22
Hình 4.4 Phân hóa sinh trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 2………….22
viii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1Thành phần dinh dưỡng của thức ăn công nghiệp dùng trong thí nghiệm…. 8
Bảng 3.2 Cách cho ăn ở thí nghiệm 1…………………………………………...……...9
Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 1…………………….13
Bảng 4.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá tra trong thí nghiệm 1………………….14
Bảng 4.3 Tăng trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 1 ..…………………15
Bảng 4.4 Tỷ lệ sống của cá Tra ở thí nghiệm 1……………………………………….18
Bảng 4.5 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 2…………………….19
Bảng 4.6 Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 2…………………20
Bảng 4.7 Tăng trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 2…...………………21
Bảng 4.8 Tỷ lệ sống của cá Tra ở thí nghiệm 2……………………………………….23
1
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng kinh tế trọng điểm quan trọng của
Việt Nam. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đây là vùng đất giàu tiềm
năng để phát triển nghề nuôi thủy sản. Đối tượng cá Tra là một trong những loài cá
được nuôi từ rất lâu đời và phổ biến ở đây. So với những loài cá khác thì cá Tra có một
số ưu điểm như dễ nuôi, tăng trưởng nhanh, nuôi được mật độ cao và nuôi được ở
nhiều loại hình mặt nước khác nhau, chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của
môi trường, có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau... và là một trong những đối
tượng xuất khẩu chủ lực của nước ta (Dương Nhựt Long, 2004).
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), toàn vùng ĐBSCL có sản lượng
cá Tra giống đạt xấp xỉ 2,4 tỷ con. Hiện nay kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Tra được
phổ biến rộng rãi ở ĐBSCL nhưng việc quản lý sản xuất và chất lượng cá giống vẫn
chưa được quan tâm đúng mức (Dương Thúy Yên, 2003). Mặc dù có nhiều cơ sở ương
cá Tra giống nhưng tỷ lệ sống của cá bột tương đối thấp (dưới 30%), đồng thời chất
lượng con giống chưa đảm bảo và chi phí con giống cao (chiếm khoảng 10 – 20% tổng
chi phí nuôi cá), do đó người nuôi cá gặp nhiều khó khăn khi nuôi cá Tra (Dương
Thúy Yên, 2003).
Phong trào ương cá Tra phát triển mạnh và cũng đã có nhiều nghiên cứu về đối tượng
này. Tuy nhiên, vấn đề về mật độ ương theo từng giai đoạn phát triển của cá chưa
được nghiên cứu nhiều. Mặt khác, do nhu cầu nuôi cá Tra thương phẩm theo hướng
công nghiệp và nuôi với mật độ cao, yêu cầu nguồn con giống có chất lượng tốt là rất
cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu con giống với số lượng lớn, các trại ương giống thường
ương cá với mật độ cao. Khi ương cá với mật độ cao dễ gây ô nhiễm môi trường, xuất
hiện nhiều dịch bệnh, các cá thể cạnh tranh nhau về thức ăn và không gian sống dẫn
đến tỷ lệ sống thấp.
Do đó nhu cầu về chất lượng con giống khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao là rất cần thiết. Để
đáp ứng nhu cầu trên, đề tài “Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá Tra giai đoạn bột lên giống” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được mật độ ương phù hợp lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai
đoạnbột lên hương và từ hương lên giống.
Bổ sung một số thông tin kỹ thuật trong ương cá Tra.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình ương cá Tra như nhiệt độ, pH và oxy.
2
So sánh ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn
từ bột lên hương và từ hương lên giống.
3
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học
2.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái bên ngoài cá Tra
Theo hệ thống phân loại của Robert và Vidthayanon (1991), thì cá Tra thuộc:
Ngành: Chordata
Lớp: Ostelchithyes
Bộ: Siluriforrmes
Họ: Pangasiidae
Giống: Pangasius
Loài: Pangasius hypophthalmus (Sauvage,1878)
Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá Tra
Tên tiếng Anh: Tripped catfish
Tên tiếng Việt: Cá Tra
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Tra là loài cá da trơn, có
thân dài, dẹp ngang, đầu nhỏ vừa phải. Miệng cận dưới, rộng ngang, không co duỗi
được. Răng nhỏ, mịn, răng vòm miệng chia thành 4 đám nhỏ, mỏng, nằm trên đường
vòm cung, đôi khi bị che lấp bởi lớp da vòm miệng. Có hai đôi râu dài, râu mép kéo
dài chưa chạm đến gốc vi ngực, râu cằm ngắn hơn. Mắt lớn, nằm trên đường thẳng
ngang kẻ từ góc miệng, gần chót mõm hơn gần đến điểm cuối nắp mang. Vi lưng và vi
ngực có gai cứng, mang răng cưa ở mặt sau. Ở cá nhỏ, phần lưng của đầu và thân có
màu xanh lục, ngoài ra còn có sọc xanh chạy dọc bên thân, sọc thứ nhất chạy dọc theo
đường bên lỗ mang đến vi đuôi, sọc thứ hai ở bên dưới đường bên và chạy từ lỗ mang
đến khởi điểm vi hậu môn. Các sọc này nhạt dần và biến mất khi cá lớn. Ở cá lớn, mặt
lưng của thân và đầu có màu xanh xám hoặc xám đen và nhạt dần xuống bụng, bụng
có màu trắng bạc.
4
2.1.2 Phân bố
Theo Nguyễn Chung (2008), cá Tra được phân bố rất rộng, xuất hiện ở hầu hết các lưu
vực tự nhiên của hệ thống sông Cửu Long ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và
Việt Nam. Ở nước ta khi chưa sinh sản cá Tra được thì cá bột và cá giống được vớt
trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành có kích thước lớn rất hiếm thấy ở ngoài
tự nhiên, chủ yếu chỉ thấy trong ao. Ngày nay, do cá Tra được nuôi ở nhiều nước nên
cá Tra cũng được tìm thấy ở nhiều lưu vực các sông lớn của các nước như Indonesia,
Malaysia, Trung Quốc...
Ở Việt Nam, cá Tra phân bố ở vùng hạ lưu sông Cửu Long, có khả năng sống trong
điều kiện ao tù, nước động, nhiều chất hữu cơ, hàm lượng oxy hòa tan thấp và có thể
nuôi ở mật độ cao (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Ngoài ra, cá Tra cũng có ở hầu hết các
sông rạch của Việt Nam như sông Đồng Nai, Vàm Cỏ, sông La Ngà huyện Đức Linh –
Bình Thuận, các hồ đầm ở các tỉnh vùng cao như Đắk Nông, Đắk Lắk và cũng có ở hệ
thống sông Hồng, các sông miền Trung Việt Nam (Nguyễn Văn Chung, 2008).
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá tra bột mới nở không có khả năng sử dụng thức ăn bên ngoài, chúng dinh dưỡng
chủ yếu bằng noãn hoàng đến 2 – 3 ngày sau khi nở. Khi khối noãn hoàng đã được cá
sử dụng gần hết, cá bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài (Phạm Minh Thành và Nguyễn
Văn Kiểm, 2009). Tính ăn của cá lúc này là mồi tươi sống và ăn liên tục các loại như
luân trùng và các động vật nhỏ sống trôi nổi trong nước (Dương Nhựt Long, 2004).
Tuy nhiên, ấu trùng Artemia và trùn chỉ cho tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt nhất
(Dương Hải Toàn, 2010).
Theo Dương Nhựt Long (2003), cá Tra là loài ăn tạp, trong tự nhiên cá ăn được mùn
bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Cá hoạt động
liên tục và rất hung dữ, chúng ăn tất cả những gì chúng bắt gặp trên đường bơi lội kể
cả thức ăn lớn hơn kích thước miệng của chúng như cá bột đồng loại. Tính ăn lẫn nhau
của cá thể hiện cao nhất lúc cá được 5 – 7 ngày tuổi, lúc này tỷ lệ hao hụt của cá cao
nhất nếu giữ cá ở mật độ cao. Khi cá được 10 ngày tuổi thì hoạt động ăn lẫn nhau giảm
dần và không còn ăn thịt lẫn nhau khi được 15 ngày tuổi. Cá 20 ngày tuổi sử dụng hiệu
quả thức ăn chế biến.
Cá Tra càng lớn thì phổ thức ăn càng rộng, chúng có thể sử dụng được tấm, cám, bèo,
phế phẩm của nhà máy chế biến thủy sản, thức ăn tự chế biến với hàm lượng đạm thấp
(Dương Nhựt Long, 2004). Khi phân tích thức ăn trong ruột cá Tra đánh bắt ngoài tự
nhiên, thành phần thức ăn được tìm thấy là nhuyễn thể 35,4%, cá 31,9%, côn trùng
18,2% và thực vật 10,7% (Nguyễn Chung, 2008). Thức ăn có nguồn gốc động vật giúp
cá tăng trưởng nhanh (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
5
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Theo Nghiêm Thị Nguyệt Thu (2010), cá bột mới nở có chiều dài trung bình 3,5 – 4
mm, khối noãn hoàng còn lớn, vây lưng, vây đuôi, vây bụng và vây hậu môn dính liền
với nhau. Có hai đôi râu trong đó đôi râu mép dài hơn chiều dài thân, mắt đen và lớn,
trên thân chưa có sắc tố do đó cá có màu trắng trong. Miệng cá chưa cử động được, cá
hoạt động liên tục và bơi theo chiều thẳng đứng. Cá nở 2 – 3 ngày co chiều dài trung
bình 5,5 – 6,5 mm. Các vây vẫn dính liền thành một dải. Răng đã xuất hiện và ở dạng
răng chó. Hàm đã cử động được và bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài. Trên thân xuất
hiện nhiều sắc tố nên cá có màu xám trong, cá có thể bơi ngang mặt nước. Cá nở 6 –
10 ngày có chiều dài trung bình 9 – 12 mm. Trên thân xuất hiện nhiều sắc tố đen nhạt.
Cá hoạt động liên tục và thường bơi lội ở tầng ngang. Dải vây lưng và dải vây bụng đã
xuất hiện vết lõm để hình thành vây lưng, vây bụng.
Cá Tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, sau 1 năm nuôi cá đạt khối lượng 1 –
1,5 kg/con. Trong những năm sau cá lớn nhanh hơn, cá 10 năm tuổi có thể đạt đến 25
kg khi được nuôi trong ao (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Giai đoạn nhỏ cá tăng trưởng
nhanh về chiều dài, cá sẽ bước vào thời kỳ tích lũy mỡ khi đạt 2,5 kg. Bên cạnh đó, tốc
độ tăng trưởng của cá Tra phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, mật độ thả nuôi,
đặc biệt là chất lượng của thức ăn sử dụng (Dương Nhựt Long, 2003). Cá Tra trong tự
nhiên 1 năm tuổi có thể đạt 0,7 kg/con, 2 năm tuổi có thể lớn 1,5 – 2 kg/con và 3 năm
tuổi có thể lớn 3 – 4 kg (Nguyễn Chung, 2008). Sau 10 – 12 năm tuổi cá có thể đạt đến
20 – 25 kg/con. Trong ao nuôi thâm canh cá đạt khối lượng 0,9 – 1,2 kg/con trong thời
gian nuôi 5 – 6 tháng tùy theo kích cỡ thả giống (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2010).
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Cá Tra thành thục chậm hơn so với các loài cá khác, thành thục lần đầu tiên khi được 2
năm tuổi đối với cá đực, 3 năm tuổi đối với cá cái (Nguyễn Chung, 2008). Theo
Dương Nhựt Long (2003), cá Tra không đẻ trong ao nuôi và cũng không có bãi đẻ tự
nhiên ở Việt Nam. Trong tự nhiên cá Tra có tập tính di cư sinh sản và mùa vụ thành
thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 – 7 (âm lịch), cá đẻ tự nhiên trên sông ở
những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Trứng cá
Tra tương đối nhỏ và có tính dính. Sức sinh sản tuyệt đối của cá Tra có thể từ 200.000
đến vài triệu trứng. Sức sinh sản tương đối có thể tới 135.000 trứng/kg cá cái (Nguyễn
Chung, 2008).
2.2 Kỹ thuật ương cá Tra giống trong ao
2.2.1 Chuẩn bị ao ương
Cá Tra hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, do đó chúng ăn thịt lẫn nhau ngay
trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho ăn đầy đủ
(Trích dẫn bởi Trần Ngọc Tuyền, 2008). Việc tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật
6
phát triển và thức ăn tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công
trong ương nuôi nhiều động vật thủy sản.
Theo Phạm Thanh Liêm và Nguyễn Thanh Phương (2003), ao có diện tích lớn nhỏ tùy
theo từng hộ gia đình, ao ương phải có cống cấp và thoát nước riêng, diện tích ao ương
thích hợp nhất thường là 500m2
, độ sâu khoảng 1 – 1,5m. Theo Nguyễn Chung (2008),
ao ương phải có diện tích lớn hơn 200m2
, diện tích thích hợp là 500 – 1.000m2
, độ sâu
1,2 – 1,5m. Theo Vương Học Vinh (2008), diện tích ao ương thích hợp từ 1.000 –
2.000m2
, độ sâu từ 1,5 – 2m.
Diện tích ao ương tùy thuộc vào nhu cầu cá hương, cá giống và điều kiện ao hồ đang
có của người sản xuất. Cải tạo ao, diệt cá tạp, cá dữ kỹ trước khi ương. Bón vôi bột với
lượng 10 – 15 kg/100m2
để cải thiện pH trong ao. Theo Dương Nhựt Long (2003), lọc
nước vào ao qua lưới mịn với mức nước 0,8 – 1m trước khi thả cá 4 ngày. Để tăng
nguồn thức ăn tự nhiên, có thể cấy thêm trứng nước, trùn chỉ hay bột đậu nành, bột cá
từ 2 – 3 kg/100m2
để gây nuôi thức ăn tự nhiên.
2.2.2 Mật độ thả
Nên chọn cá bột đều cỡ, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng, vừa mới nở được 24 –
30 giờ, trước khi cá tiêu hết noãn hoàng. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2005), ương cá với
mật độ 800 – 1000 con/m2
là phù hợp. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Phạm Văn
Khánh (2003), Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), Dương Nhựt Long
(2010), mật độ ương cá Tra trong ao khoảng 250 – 500 con/m2
. Diện tích ương trong
ao phải lớn từ 5000 m2
là thích hợp. Nên thả cá vào sáng sớm hay chiều mát, thao tác
phải nhẹ nhàng, thuần cá trước khi thả.
2.2.3 Chăm sóc và quản lý
Sau khi thả cá xong nên cho ăn ngay, có thể dùng nhiều loại thức ăn để ương cá Tra
như: lòng đỏ trứng, ốc tươi xay nhuyễn,... Theo Dương Nhựt Long (2004), khi cho cá
ăn cần tập trung lại một chỗ và cho ăn bằng sàn để tiện theo dõi sức ăn của cá mà có
hướng điều chỉnh thích hợp. Mỗi ngày cho cá ăn 4 – 8 lần trong tuần ương thứ nhất.
Sau khi cá ương được 1 tuần tuổi, có thể cho cá ăn thức ăn chế biến hay thức ăn công
nghiệp với hàm lượng đạm 28 – 30%, cho cá ăn 2 – 4 lần/ngày.
2.3 Các công trình nghiên cứu về mật độ ương của một số loài cá
Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì mật độ cá thả là một trong
những chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến kết quả ương. Mật độ cá bột hoặc cá
ương được chi phối bởi loài cá thả, cụ thể là kích thước cá bột, loài đó có hay không
có cơ quan hô hấp phụ, phương thức ương. Đối với cá lóc, cá trê, mật độ ương từ
hương lên giống trong ao là 80 – 100 con/m2
, còn với cá Rô đồng, sặc rằn, hường mật
độ là 150 – 200 con/m2
.
7
Năm 2007, Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ kết hợp với Trung tâm Khuyến
ngư và Giống Thủy sản tỉnh An Giang, đã tiến hành nghiên cứu ương cá Leo (Wallago
attu Schneider) với các mật độ khác nhau. Thí nghiệm được tiến hành với 3 nghiệm
thức và mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Kết quả sau 30 ngày ương, nghiệm thức 1 (100
cá bột/m2
) có tỷ lệ sống cao nhất 12%, khối lượng trung bình cá đạt được là 17g/con.
Nghiệm thức 2 (200 cá bột/m2
) đạt tỷ lệ sống bình quân 4%, khối lượng bình quân của
cá ương sau 30 ngày tuổi là 17,53g và thấp nhất ở nghiệm thức 3 (300 cá bột/m2
) có tỷ
lệ sống 2%, khối lượng trung bình cá đạt 18,28g. Kết quả đã khẳng định, cá Leo là loài
ăn động vật và rất háu ăn, do vậy với mật độ ương giống càng cao sẽ làm tăng tính
cạnh tranh về dinh dưỡng và tăng cơ hội ăn lẫn nhau giũa các cá thể cùng loài. Đây có
thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá
ương ở 3 nghiệm thức ở 3 mật độ khác nhau.
Theo Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh (2008), khi ương cá Leo với các
mật độ khác nhau cho kết quả như sau: ở mật độ 100 con/m2
cho tỷ lệ sống cao nhất
12%, khối lượng trung bình 17 g/con,200 con/m2
cho tỷ lệ sống đạt 4%, khối lượng
trung bình 17,53 g/con, ở mật độ 300 con/m2
cho tỷ lệ sống thấp nhất đạt 2%, nhưng
khối lượng trung bình của cá cao nhất 18,28 g/con.
Theo Võ Thành Trọng (2011), khi ương cá Tra trong ao đất thì tốc độ tăng trưởng của
cá ở mật độ 400 con/m2
nhanh hơn mật độ 600 và 800 con/m2
. Sau 50 ngày ương, tỷ lệ
sống của cá ở mật độ 400 con/m2
là 11,72%; ở mật độ 600 con/m2
là 11,35% và 10,43%
ở mật độ 800con/m2
.
8
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015.
Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại Trại giống Thủy sản, khu vực An Phú,
phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Tp Cần Thơ.
3.2 Vật liệu và trang thiết bị
3.2.1 Dụng cụ và thiết bị
Bể xi măng 2,0m x 2,5m x 1,0m
Thùng nhựa có thể tích 30 lít
Giai ương 2,0m x 2,0m x 2,0m
Bộ test môi trường: pH (Sera), Oxy hòa tan (Sera), test chlorine (Sera).
Cân điện tử, nhiệt kế
Máy phát điện, máy bơm chìm
Hệ thống sục khí: máy thổi khí, dây thổi khí, đá bọt...
Và một số dụng cụ, hóa chất cần thiết cho nghiên cứu.
3.2.2 Thức ăn sử dụng để ương cá
Các loại thức ăn dùng để ương cá như moina và thức ăn công nghiệp có hàm lượng
đạm 40.
Bảng 3.1Thành phần dinh dưỡng của thức ăn công nghiệp trong thí nghiệm (Theo
công bố của nhà sản xuất được ghi trên bao bì)
Thành phần dinh dưỡng Tỷ lệ (%)
Protein thô (đạm thô) tối thiểu 40,0
Béo tổng số tối thiểu 8,00
Xơ tối đa 6,00
Độ ẩm 11,0
3.2.3 Đối tượng và nguồn cá thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm được thực hiện trên đối tượng là cá Tra (Pangasianodon
hypophthalmus).
Thí nghiệm 1;giai đoạn cá khoảng 7 ngày tuổi, có khối lượng và chiều dài trung bình
lần lượt là0,02 g/con và 1,29cm/con.
Thí nghiệm 2; giai đoạn cá hương khoảng 42 ngày tuổi,có khối lượng và chiều dài
trung bình lần lượt 2,35 g/con và 6,64 cm/con.
9
Cá dùng để thí nghiệm được mua tại trại cá giống ở huyện Châu Thành, tỉnh An
Giang.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và
tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn cá bột lên hương
3.3.1.1 Chuẩn bị nguồn nước và hệ thống bể ương
Nguồn nước dùng trong thí nghiệm là nguồn nước ngọt được cấp từ sông Ngã Bát,
Khu vực An Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Tp Cần Thơ.
Các thùng nhựa được khử trùng bằng chlorine và rửa lại bằng nước sạch, sau đó cấp
nước 25 lít/thùng và sục khí liên tục, sau đó dùng Test chlorine để kiểm tra.
3.3.1.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trong các thùng nhựa đã được chuẩn bị sẵn và có sục khí liên
tục. Cá dùng trong nghiên cứu khoảng 7 ngày tuổi, được xác định chiều dài và khối
lượng ban đầu bằng cách cân và đo ngẫu nhiên 30 cá thể. Thí nghiệm được thực hiện
trong thời gian 6 tuần gồm 4 nghiệm thức với mật độ ương khác nhau và mỗi nghiệm
thức được lặp lại 3 lần như sau:
Nghiệm thức 1: Mật độ 2 con/lít
Nghiệm thức 2: Mật độ 3 con/lít
Nghiệm thức 3: Mật độ 4 con/lít
Nghiệm thức 4: Mật độ 5 con/lít
3.3.1.3 Chăm sóc và quản lý
Chăm sóc
Cá ở tất cả các nghiệm thức được cho ăn thỏa mãn nhu cầu và cho ăn 4 lần trong ngày
vào lúc 7 giờ, 11 giờ, 15 giờ, 19 giờ. Trong quá trình thí nghiệm, thức ăn được cung
cấp theo giai đoạn phát triển của cá (Bảng 3.2).
Bảng 3.2 Cách cho ăn ở thí nghiệm 1
Thời gian
TN (ngày)
Thời gian cung cấp thức ăn cho cá
7 giờ 11 giờ 15 giờ 19 giờ
1 – 7
8 – 14
15 – 42
Moina
TACN
TACN
Moina
Moina
TACN
Moina
TACN
TACN
Moina
Moina
TACN
Trước khi cho cá ăn, moina được xử lý sơ bộ bằng dung dịch formol với nồng độ 20
ppm trong 2 phút và được rửa lại bằng nước sạch, mật độ moina cung cấp vào bể ương
khoảng 4 con/lít.
10
Quản lý
Hàng ngày dùng ống nhựa để hút cặn đáy thùng để loại bỏ thức ăn thừa và chất thải
của cá. Sau đó cấp nước bù đủ thể tích ban đầu.
3.3.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và
tỷ lệ sống của cá giai đoạn cá hương lên giống
3.3.2.1 Chuẩn bị giai ương cá
Trước khi đặt giai ương cá,cần phải dọn sạch cây cỏ xung quanh bờ ao, vị trí đặt giai
phải thoáng không có cây lớn che xung quanh để cho việc khuếch tán oxy từ không
khí vào nước được dễ dàng, hạn chế tình trạng thiếu oxy cho cá. Khi cá đã được bố trí
cần giữ mực nước trong ao ương ổn định (1,5m), tránh xáo động mặt nước để cá có thể
tăng trưởng và phát triển tốt nhất.
Giai ương phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho việc chăm sóc cá. Giai ương có thể tích
4 m3
. Giai được đặt sâu 1,2m, từ mặt nước lên đến miệng giai là 0,5m. Khoảng cách từ
nền đáy ao đến đáy giai ương là 0,2m. Dùng cọc để cố định giai ương chắc chắn, tránh
thất thoát cá.
3.3.2.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm ương cá giai đoạn hương lên giống được bố trí trong giai, cá dùng để thí
nghiệm khoảng 6 tuần tuổi, cá khỏe mạnh đều cỡ, được xác định chiều dài và khối
lượng trước khi bố trí. Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 6 tuần gồm 3
nghiệm thức với mật độ ương khác nhau và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần như
sau:
Nghiệm thức 1: Mật độ 50 con/m2
Nghiệm thức 2: Mật độ 100 con/m2
Nghiệm thức 3: Mật độ 150 con/m2
3.3.2.3 Chăm sóc và quản lý
Chăm sóc
Cá ở các nghiệm thức được cho ăn cùng loại thức ăn công nghiệp có độ đạm 40%, cho
cá ăn thỏa mãn nhu cầu và ăn 4 lần trong ngày 7 giờ, 11 giờ, 15 giờ, 19 giờ.
Quản lý
Giữ mức nước ổn định độ sâu của giai(1,2m), định kỳ 3 tuần thay nước trong ao, thay
khoảng 1/4 nước trong ao. Theo dõi các giai ương mỗi ngày để biết các biểu hiện thay
đổi của cá để có cách khắc phục kịp thời, ghi nhận số cá chết.
11
3.4Các chỉ tiêu cần theo dõi
3.4.1 Các chỉ tiêu môi trường
Mỗi 3 ngày kiểm tra các chỉ tiêu nhiệt độ và pH của nước trong hệ thống thí nghiệm
vào 2 thời điểm trong ngày là 6 giờ và 14 giờ. Đối với nhiệt độ của nước, dùng nhiệt
kế để đo và ghi nhận. Riêng pH của nước dùng bộ test pH để xác định.
Định kỳ 3 ngày dùng test Oxy kiểm tra hàm lượng oxy hòa tan trong ao đặt các giai thí
nghiệm vào các khoảng thời gian 6 giờ và 14 giờ trong ngày.
3.4.2 Các chỉ tiêu của cá
Trước khi bố trí thí nghiệm, tiến hành cân và đo ngẫu nhiên 30 cá thể để xác định giá
trị trung bình ban đầu về chiều dài và khối lượng của cá dùng trong thí nghiệm.
Sau khi kết thúc thí nghiệm thu toàn bộ cá ở các giai ương để xác định tỷ lệ sống, tăng
trưởng của cá.
 Tỷ lệ sống (Survival Rate, SR)
SR (%) = X 100 (3.1)
 Tăng trưởng khối lượng(Weight Gain, WG)
WG (g) =Wc – Wđ (3.2)
 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily Weight Gain, DWG)
DWG (g/ngày) = (3.3)
 Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific Growth Rate, SGR)
SGR (%/ngày) = X 100 (3.4)
 Tăng trưởng về chiều dài(Length Gain)
LG (cm) = Lc – Lđ (3.5)
 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily Length Gain, DLG)
Tổng số cá thu
Tổng số cá ương
Wc – Wđ
T
Lc – Lđ
LnWc– LnWđ
T
12
DLG (cm/ngày) = (3.6)
 Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific
Growth Rate, SGR)
SGR (%/ngày) =X 100 (3.7)
 Sự phân hóa tăng trưởng theo khối lượng
Wi (%) = X 100 (3.8)
 Sự phân hóa tăng trưởng theo chiều dài
Li (%) = X 100(3.9)
Trong đó:
Wđ, Wc: Lần lượt là khối lượng cá trước và sau thí nghiệm (g)
Lđ, Lc: Lần lượt là chiều dài cá trước và sau thí nghiệm (m)
WG, LG: Lần lượt là tăng trưởng về khối lượng và chiều dàicá trước và sau thí nghiệm
(g và cm)
DWG, DLG: Lần lượt là tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ngày về khối lượng và chiều
dàicá thí nghiệm (g/ngày và cm/ngày)
Wi, Li: Sự phân hóa tăng trưởng theo khối lượng và chiều dài cá trong thí nghiệm (%)
T: Thời gian (ngày)
3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ
sống được sử dụng bằng phần mềm Microsoft Offic Excel. Để tính so sánh thông kê
về tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức được sử dụng phần mềm
SPSS20.0.
T
Tổng số cá có khối lượng thứ i
Tổng số cá thu
Tổng số cá có chiều dài thứ i
Tổng số cá thu
Ln(Lc) – Ln(Lđ)
T
13
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
Tra giai đoạn cá bột lên hương
4.1.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 1
Sự biến động của các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm được trình bày
ở bảng 4.1.
Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 1
Yếu tố NT1 NT2 NT3 NT4
Nhiệtđộ (ºC)
S 25,5 ± 0,16 25,2 ±0,22 25,1 ± 0,09 25,3 ± 0,16
C 30,4 ± 0,18 30,8 ± 0,07 31,0 ± 0,29 30,9 ± 0,50
pH S 7,60 ± 0,07 7,60 ± 0,14 7,70 ± 0,05 7,70 ± 0,09
C 7,90 ± 0,09 7,90 ± 0,11 7,90 ± 0,16 7,90 ± 0,11
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.
Nhiệt độ là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản
và di cư của sinh vật. Bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ trung bình trong thí nghiệm dao
động từ 25,1 – 25,5ºC vào buổi sáng và 30,4 – 31 ºC vào buổi chiều. Theo Trương
Quốc Phú (2006), khoảng nhiệt độ thích hợp trong nuôi trồng thủy sản dao động từ 25
– 32ºC và cá ở vùng nhiệt đới sẽ chết khi nhiệt độ dưới 15ºC. Khi nhiệt độ tăng cao
hơn hay giảm thấp hơn khoảng nhiệt độ thích hợp thì khả năng bắt mồi của cá sẽ giảm
điều này dẫn đến tăng trưởng của cá sẽ giảm và ngược lại. Theo Trần Thị Thanh Hiền
và Nguyễn Anh Tuấn (2009), cá da trơn có độ tiêu hóa thức ăn là 94% ở nhiệt độ 28ºC
nhưng độ tiêu hóa sẽ giảm xuống còn 70% khi nhiệt độ giảm xuống 23ºC. Khi nhiệt
độ giảm dưới 22ºC và trên 36ºC thì cá Tra sẽ ngừng ăn. Từ kết quả được ghi nhận
trong bảng 4.1 thì nhiệt độ trong thời gian ương cá có sự biến động nhưng vẫn nằm
trong khoảng thích hợp cho sự phát triển bình thường của cá.
Bên cạnh yếu tố nhiệt độ thì pH cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
đến sinh trưởng, phát triển và trao đổi chất của cá. Qua bảng 4.1 cho thấy, pH trong
các nghiệm thức dao động từ 7,60 – 7,70 vào buổi sáng và 7,90 vào buổi chiều. Theo
Trương Quốc Phú (2006), khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của cá thường dao
động từ 6,50 – 9,00. Khi pH nhỏ hơn 6,50 hoặc pH lớn hơn 9,00 thì sinh trưởng của cá
sẽ giảm và khi pH nhỏ hơn 4 hay pH lớn hơn 11 thì cá sẽ không tồn tại được.Ngoài
ảnh hưởng trực tiếp đến thủy sinh vật thông qua quá trình trao đổi chất, pH còn ảnh
hưởng gián tiếp đến cơ thể cá thông qua sự gia tăng các hàm lượng khí NH3 và H2S
trong nước. Cụ thể, khi pH tăng cao thì hàm lượng NH3 cũng tăng theo, khi pH giảm
14
thấp thì làm cho hàm lượng H2S tăng. Do đó, pH tăng cao hay giảm thấp đều ảnh
hưởng đến động vật thủy sản. Ngoài ra theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Triều (2008),
pH dao động từ 8,32 – 8,39 vào buổi sáng và 8,41 – 8,48 vào buổi chiều thích hợp cho
sự phát triển của cá. Theo nghiên cứu của Lê Bảo Ngọc (2004), pH biến động từ 8,06
– 8,12 là phù hợp cho sự phát triển của cá. Nhìn chung, trong quá trình ương cá tuy pH
trung bình có dao động nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển và
sinh trưởng của cá Tra.
4.1.2 Kết quả về tăng trưởng của cá Tra ở thí nghiệm 1
4.1.2.1 Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra
Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra khi ương giai đoạn bột lên hương với các mật
độ khác nhau được ghi nhận bảng 4.2.
Bảng 4.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá tra trong thí nghiệm 1
NT Wđ(g) Wc(g) WG(g) DWG(g/ngày) SGR(%/ngày)
2 con/lít 0,02 ± 0,0 2,97 ± 0,02 2,95 ± 0,020a
0,07 ± 0,0004a
11,8 ± 0,01a
3 con/lít 0,02 ± 0,0 2,33 ± 0,01 2,31 ± 0,007b
0,06 ± 0,0020b
11,2 ± 0,10b
4 con/lít 0,02 ± 0,0 1,86 ± 0,01 1,84 ± 0,007c
0,04 ± 0,0020c
10,7 ± 0,10c
5 con/lít 0,02 ± 0,0 1,45 ± 0,01 1,43 ± 0,003d
0,03 ± 0,0001d
10,1 ± 0,10d
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì
khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05)
Các giá trị thể hiện trong bảng 4.2 cho thấy, tốc độ tăng trưởng của cá chịu ảnh hưởng
bởi mật độ ương, ở nghiệm thức ương với mật độ 2 con/lít, cá có sự tăng trưởng khối
lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhất lần lượt là 2,95g và 11,8 %/ngày khác
biệt có ý nghĩa (p < 0,05)đối với các chỉ tiêu tương ứng của ba nghiệm thức còn lại. Ở
nghiệm thức ương cá mật độ 5 con/lít, cá có tốcđộ tăng trưởng khối lượng và tốc độ
tăng trưởng tương đối thấp nhất lần lượt là 1,43g và 10,1 %/ngày nhưng vẫnkhác biệt
có ý nghĩa (p < 0,05) đối với cá ở nghiệm thức 3 con/lít và 4 con/lít. Có sự khác biệt
như vậy là do ảnh hưởng của mật độ ương, khi ương cá ở mật độ ương thấp thì cá có
khoảng không gian rộng để sinh sống, phát triển và cơ hội bắt mồi tốt hơn khi ương ở
mật độ cao.
Theo Dương Nhựt Long (2007),ương cá ở mật độ cao thì sự cạnh tranh về thức ăn
cũng như về chỗ ở càng cao nên tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hơn so với ương ở mật độ
ương thưa hơn. Theo Trần Bảo Trang (2006), khi ương cá Lăng từ giai đoạn cá 3 ngày
tuổi lên 30 ngày tuổi với các mật độ khác nhau. Kết quả, cá ương ở mật độ 300 con/m2
có tốc độ tăng trưởng bình quân về khối lượng cao nhất 1.303 mg, còn cá ương ở mật
độ 500 con/m2
có tốc độ tăng trưởng bình quân về khối lượng thấp nhất và chỉ đạt
1.217 mg.
15
Khi ương cá với mật độ thích hợp kết hợp với việc quản lý tốt điều kiện môi trường,
không gian sinh sống và cơ hội bắt mồi được đảm bảo tốt thì sự tăng trưởng về khối
lượng của cá sẽ tăng nhanh. Trong thí nghiệm, cá ương ở mật độ 2 con/lít có tốc độ
tăng trưởng khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối nhanhhơnso với cá ở các
nghiệm thức còn lại.
4.1.2.2 Tăng trưởng về chiều dài của cá Tra
Sau 42 ngày ương, tăng trưởng về chiều dài của cá ở thí nghiệm1 được thể hiện ở bảng
4.3.
Bảng 4.3 Tăng trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 1
NT Lđ(cm) Lc(cm) LG(cm) DLG(cm/ngày) SGR(%/ngày)
2 con/lít 1,29 ± 0,0 7,12 ± 0,18 5,83 ± 0,18a
0,14 ± 0,004a
4,07 ± 0,06a
3 con/lít 1,29 ± 0,0 6,98 ± 0,03 5,69 ± 0,03a
0,14 ± 0,001a
4,02 ± 0,01a
4 con/lít 1,29 ± 0,0 6,26 ± 0,12 4,97 ± 0,12b
0,12 ± 0,003b
3,76 ± 0,04b
5 con/lít 1,29 ± 0,0 6,14 ± 0,05 4,85 ± 0,05b
0,12 ± 0,001b
3,72 ± 0,02b
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì
khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05)
Số liệu thể hiện trong bảng 4.3 cho thấy, ở nghiệm thức ương cá với mật độ 2 con/lít
và 3 con/lít có tốc độtăng trưởng về chiều dài khác biệt có ý nghĩa(p < 0,05) với hai
nghiệm thức còn lại. Ở nghiệm thức ương cá với mật độ 2 con/lít và 3 con/lít có sự
tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài nhanh nhất, lần lượt là 5,83
cm; 0,14cm/ngày và 5,69 cm;0,14cm/ngày. Cá ương ở hai nghiệm thức 4 con/lít và 5
con/lít có sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài tương đối thấp
đạt lần lượt là 4,97 cm;0,12cm/ngày và 4,85 cm;0,12cm/ngày. Tương tự như tăng
trưởng về khối lượng, mật độ ương cũng đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng về
chiều dài.
Theo Ngô Văn Ngọc (2010), khi ương cá Lăng nha từ 3 đến 30 ngày tuổi với các mật
độ lần lượt là 4 con/lít, 6 con/lít, 8 con/lít và tần số cho ăn khác nhau là 4 lần/ngày, 5
lần/ngày. Kết quả, tần số cho ăn và mật độ ương khác nhau đã ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng của cá. Với mật độ 4 con/lít và tần số cho ăn 5 lần/ngày cá đạt tăng trưởng tốt
nhất về chiều dài là 38,3 ±0,5mm.
Mặt khác, Nguyễn Văn Thế (2012), khi ương cá Tra với các mật độ lần lượt là 140
con/bể; 190 con/bể; 240 con/bể và 290 con/bể. Thể tích bể dùng trong thí nghiệm là
200 lít. Kết quả thí nghiệm, mật độ đã ảnh hưởng đến tăng trưởng về chiều dài của cá.
Cá ở nghiệm thức 140 con/bể có tăng trưởng tốt nhất đạt 19,9 mm sau 21 ngày ương
và khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so với 3 nghiệm thức ương cá với các mật độ còn
lại.
16
4.1.3 Phân hóa sinh trưởng của cá Tra ở thí nghiệm 1
4.1.3.1 Phân hóa sinh trưởng về khối lượng
Sự phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 1 được thể hiện
qua hình 4.1.
Hình 4.1 Phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 1
Mật độ đã ảnh hưởng lên sự phân hóa sinh trưởng khối lượng của cá trong thí
nghiệm.Hình 4.1 cho thấy, khối lượng cá ở các nghiệm thức đều phân thành 3 nhóm:
nhóm 1 có khối lượnglớn nhất đạt trên 26g; nhóm 2 đạt khối lượng trung bình từ 18 –
26g; nhóm 3 đạt khối lượng thấp nhất nhỏ hơn 18g. Xét nhóm cá có khối lượng trên
26g, ở nghiệm thức 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (61,5%), trong khi ở nghiệm thức 4 chỉ
chiếm 21,3% đạt giá trị nhỏ nhất trong 4 nghiệm thức. Ngược lại, nhóm cá có khối
lượng nhỏ hơn 18g thì ở nghiệm thức 1 chiếm tỷ lệ thấp nhất đạt 15,4%, còn ở nghiệm
thức 4 chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 46,8%. Còn nhóm khối lượng 18 – 26g, nghiệm thức 2
và 3 chiếm tỷ lệ trung bình đạt lần lượt 37,0 và 36,5%.
Nhìn chung, ở nghiệm thức 1 có nhóm cá có khối lượng lớn (trên 26 g/con) chiếm tỷ lệ
cao hơn nhóm có khối lượng nhỏ. Ở nghiệm thức ương cá ở mật độ thấp, sự tăng
trưởng và sự phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá sẽ chiếm ưu thế hơn khi ương
cá ở mật độ cao. Do khi cá ương ở mật độ thấp thì khả năng bắt mồi (thức ăn) là như
nhau và cao hơn khi ương ở mật độ cao. Bên cạnh đó,khâu quản lý môi trường được
đảm bảo, không gian sống rộng hơn tạo điều kiện cho việctăng trưởng về khối
lượngcủa cá sẽnhanh hơn.
17
4.1.3.2 Phân hóa sinh trưởng về chiều dài
Hình 4.2 thể hiện sự phân hóa sinh trưởng của cá Tra về chiều dài ở thí nghiệm 1.
Hình 4.2 Phân hóa sinh trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 1
Kết quả cho thấy, chiều dài cá ở các nghiệm thức được chia làm 3 nhóm: nhóm cá có
chiều dài lớn hơn 6,8cm;nhóm cá có chiều dài trung bình từ 6,2 – 6,8cm và nhóm cá
có chiều dài nhỏ hơn 6,2cm. Ở nghiệm thức 1 có sự phân hóa rất lớn về chiều dài, ở
nhóm cá có chiều dài lớn hơn 6,8cm chiếm tỷ lệ cao nhất (66,2%);nhóm cá có chiều
dài trung bình từ 6,2 – 6,8cm (26,2%) và nhóm và nhóm cá nhỏ hơn 6,2cm chỉ chiếm
7,6%.Ở nghiệm thức 4, nhóm cá lớn hơn 6,8cm chiếm tỷ lệ rất thấp (10,6%); nhóm cá
có chiều dài trung bình từ 6,2 – 6,8cm (31,9%) còn nhóm cá nhỏ hơn 6,2cm chiếm tỷ
lệ cao nhất (57,5%). Cá ở nghiệm thức 2 và 3 cũng có sự phân hóa sinh trưởng về
chiều dài, nhưng sự phân hóa diễn ra ở mức độ thấp hơn so với cá ở NT 1 và NT4.
Cá ở giai đoạn nhỏ thường ưu tiên phát triển về chiều dài, thông thường cá có chiều
dài thường chiếm ưu thế ở nhóm cá có kích thước lớn. Khi ương ở mật độ thấp, khi
cho cá ăn ít có sự cạnh tranh về thức ăn trong quần đàn và dễ kiểm soát và quản lý môi
trường nước. Còn khi ương ở mật độ cao thì cá có kích cỡ nhỏ thường chiếm ưu thế.
18
4.1.4Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống giai đoạn bột lên hương
Tỷ lệ sống của cá trong thí nghiệm 1 sau thời gian thí nghiệm được thể hiện qua bảng
4.4.
Bảng 4.4 Tỷ lệ sống của cá Tra ở thí nghiệm 1
Nghiệm thức Tỷ lệ sống(%)
NT1 : 2 con/lít 43,3 ± 3,06a
NT2 : 3 con/lít 36,0 ± 1,33b
NT3 : 4 con/lít 33,7 ± 3,21b
NT4 : 5 con/lít 25,1 ± 2,44c
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì
khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05).
Bảng 4.4 cho thấy, cá ương ở mật độ 2 con/lít có tỷ lệ sống cao nhất đạt 43,3%, khác
biệt có ý nghĩa (p < 0,05) với với tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức còn lại. Nghiệm
thức 5 con/lít có tỷ lệ sống thấp nhất đạt 25,1%, nghiệm thức 3 con/lít và 4 con/lít đạt
tỷ lệ sống trung bình lần lượt là 36% và 33,7%.
Theo quy luật tự nhiên, khi ương cá ở mật độ càng cao thì sự cạnh tranh về thức ăn và
môi trường sống giữa các cá thể cùng loài sẽ càng cao, đồng thời sự tích lũy vật chất
hữu cơ từ chất thải của cá và thức ăn thừa sẽ cao. Những lý do trên sẽ ảnh hưởng đến
sự tăng trưởng cũng như tỷ lệ sống của cá. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống của
cá tỷ lệ nghịch với mật độ ương, điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật tự nhiên.
Theo Trần Bảo Trang (2010), mật độ cá bột ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá Leo giai đoạn cá vừa hết noãn hoàng đến 30 ngày tuổi. Mật độ thả thấp 100
con/bể 300 lít đạt tỷ lệ sống cao nhất (33,7% ± 4,04%) và tăng về khối lượng (11,9 ±
1,19) nhanh hơn thả ương ở mật độ cao hơn. Trong quá trình ương giống cá Leo thì sự
phân cỡ cá luôn luôn xảy ra ở hầu hết các giai đoạn.
Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ sống của cá đạt cao hon so với các nghiên cứu
trước. Nguyên nhân là do cá sử dụng trong thí nghiệm là cá 7 ngày tuổi, lúc này cá có
thể sử dụng được thức ăn công nghiệp và cá giảm được hiện tượng cắn nhau. Thí
nghiệm được bố trí trong thùng nhựa nên việc kiểm tra quản lý môi trường cũng dễ
kiểm soát hơn. Nhìn chung khi ương cá ở mật độ thấp thì tỷ lệ sống cao hơn khi ương
cá ở mật độ cao,qua thí nghiệm cá ương ở mật độ 2 con/lít cho tỷ lệ sống tốt nhất.
19
4.2 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn cá
hương lên giống
4.2.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 2
Sự biến động của các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm được trình bày
ở bảng 4.5.
Bảng 4.5 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 2
Yếu tố Buổi NT1 NT2 NT3
Nhiệt độ (oC)
S 25,9 ± 0,17 25,7 ± 0,20 25,7 ± 0,49
C 31,2 ± 0,27 31,1 ± 0,31 31,1 ± 0,18
pH S 7,70 ± 0,07 7,70 ± 0,13 7,70 ± 0,02
C 8,00 ± 0,07 8,10 ± 0,11 8,10 ± 0,09
Oxy (ppm) S 4,00 ± 0,05 4,00 ± 0,07 3,90 ± 0,17
C 5,50 ± 0,04 5,70 ± 0,04 5,80 ± 0,08
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.
Các yếu tố môi trường được ghi nhận trong thí nghiệm 2 thể hiện trong bảng 4.5, cho
thấy có sự biến động nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển bình
thường của cá. Nhiệt độ trong thực nghiệm dao động từ 25,7 – 25,9ºC vào buổi sáng
và 31,1 – 31,2ºC vào buổi chiều. pH trong các nghiệm thức dao động 7,70 vào buổi
sáng và từ 8,00 – 8,10 vào buổi chiều.
Oxy hòa tan cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thủy sinh
vật, oxy có trong môi trường nước chủ yếu là sản phẩm của quá trình quang hợp bởi
thực vật thủy sinh và sự khuếch tán từ không khí vào. Đối với thủy vực nước tĩnh thì
nguồn cung cấp oxy từ quá trình quang hợp là chủ yếu, nó được tiêu thụ trong quá
trình hô hấp của thủy sinh vật, tham gia vào các quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ
và vô cơ trong nước và nền đáy (Trương Quốc Phú, 2006).
Bảng 4.5 cho thấy, hàm lượng oxy hòa tan trung bình vào buổi sáng dao động từ 3,90
– 4,00 ppm còn buổi chiều dao động từ 5,50 – 5,80 ppm. Trong thí nghiệm hàm lượng
oxy tương đối cao, do thí nghiệm được bố trí ở ao ngoài trời, ánh sáng chiếu trực tiếp
vào ao làm tảo phát triển, quá trình quang hợp diễn ra mạnh làm tăng hàm lượng khí
oxy. Theo Trần Thị Bé (2006), hàm lượng oxy thích hợp cho cá Tra giống từ 4,40 –
5,84 mg/lít. Tuy nhiên theoPhạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), hàm
lượng oxy thích hợp cho hầu hết các loài cá nuôi là phải lớn hơn 3 mg/lít. Theo
Nguyễn Anh Tuấn và ctv., (2004) (được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Cho, 2010), cá Tra
sống tốt với hàm lượng oxy từ 2,60 – 6,00 mg/lít. Kết quả nghiên cứu của Dương
Thúy Yên (2003), cá Tra có khả năng sống được trong môi trường có hàm lượng oxy <
2 mg/lít.Mặt khác, Trương Quốc Phú (2006), nồng độ oxy hòa tan trong nước lý tưởng
cho tôm cá là trên 5 mg/lít nhưng không vượt mức bảo hòa. Tuy nhiên, mỗi loài có
20
ngưỡng oxy khác nhau, cá Tra là một loài cá chịu đựng được điều kiện ao tù nước
đọng, nhiều chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp, ca Tra có khả năng sống tốt và có thể nuôi
với mật độ rất cao (Dương Nhựt Long, 2003). Do đó, hàm lượng oxy hòa tan trong ao
thực nghiệm đã ghi nhận có giá trị thích hợp cho sự phát triển của cá Tra.
4.2.2 Kết quả về tăng trưởng của cá Tra ở thí nghiệm 2
4.2.2.1 Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra
Sự tăng trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 2 được ghi nhận trong thời
gian thí nghiệm được trình bài ở bảng 4.6.
Bảng 4.6 Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 2
NT Wđ(g) Wc(g) WG(g) DWG(g/ngày) SGR(%/ngày)
NT1 2,35 ±0,0 48,6 ± 0,13 46,3 ± 0,13a
1,10 ± 0,003a
7,22 ± 0,01a
NT2 2,35 ±0,0 41,6 ± 0,10 39,2 ± 0,10b
0,93 ±0,002b
6,84 ± 0,01b
NT3 2,35 ±0,0 30,6± 0,01 28,1 ± 0,01c
0,67 ± 0,001c
6,10 ± 0,01c
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì
khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05)
Bảng 4.6 cho thấy, tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá Tra tỷ lệ nghịch với mật
độ ương. Ở nghiệm thức 1, cá có sự tăng trưởng khối lượng và tốc độ tăng trưởng
tương đối cao nhấtđạt lần lượt 46,3g và 7,22 %/ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
< 0,05) đối với 2 nghiệm thức còn lại.Ở nghiệm thức 3, cá có sự tăng trưởng khối
lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối thấp nhất đạt lần lượt 28,1g và 6,11 %/ngày.
Còn ở nghiệm thức 2, cá có sự tăng trưởng khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương
đối, đạtlần lượt 39,2g và 6,84 %/ngày.
Theo Trần Thị Kim Phướng (2012), khi ương cá Tra giai đoạn 30 – 60 ngày tuổi với
các mật độ lần lượt là 0,5 con/lít; 1 con/lít và 1,5 con/lít. Sau 30 ngày ương, ương cá ở
mật độ 0,5 con/lít có tăng trưởng khối lượng nhanh nhất đạt 0,54g và khác biệt có ý
nghĩa so với cá các nghiệm thức còn lại.
Mật độ ương nuôi ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng của cá. Nếu ương ở mật
độ thưa quá sẽ kém hiệu quả, nếu ương mật độ dày quá sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng
của cá. Việc xác định mật độ phù hợp là khâu quan trọng trong công tác ương
nuôi.Theo Dương Nhựt Long (2007), ương cá ở mật độ cao thì sự cạnh tranh về thức
ăn cũng như về chỗ ở càng cao nên tốc độ tăng trưởng của cá sẽ chậm hơn so với ương
cá ở mật độthưa hơn. Khi ương cá ở mật độ thấp giúp cho việc quản lý chất lượng
nước được tốt hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn. Trong thí nghiệm, cá ở
nghiệm thức 1 có sự tăng trưởng tốt hơn cá ở hai nghiệm thức còn lại.
21
4.2.2.2 Tăng trưởng về chiều dài của ca Tra
Bên cạnh tăng trưởng về khối lượng của cá Tra thì tăng trưởng về chiều dài của cá ở
các nghiệm thức cũng có sự khác nhau. Kết quả tăng trưởng về chiều dài của cá được
thể hiện ở bảng 4.7.
Bảng 4.7 Tăng trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 2
NT Lđ(cm) Lc(cm) LG(cm) DLG(cm/ngày) SGR(%/ngày)
NT1 6,64 ± 0,0 15,6 ± 0,24 8,97 ± 0,24a
0,21 ± 0,01a
2,04 ± 0,04a
NT2 6,64 ± 0,0 15,2 ± 0,34 8,54 ± 0,34ab
0,20 ± 0,01ab
1,97 ± 0,06ab
NT3 6,64 ± 0,0 14,7 ± 0,27 8,02 ± 0,27b
0,19 ± 0,01b
1,89 ± 0,04b
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì
khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05)
Qua bảng 4.7 cho thấy, cá ở nghiệm thức 1 có tốc độtăng trưởng về chiều dài khác biệt
có ý nghĩa(p < 0,05)so với cá ở nghiệm thức 3. Còn nghiệm thức 2 giá trị này không
có ý nghĩa khác biệt (p > 0,05)so với nghiệm thức 1 và 3. Ở nghiệm thức 1, cá ương
có sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài tốt nhất lần lượt 0,87 cm
và 0,21cm/ngày. Cá ương ở nghiệm thức 2 có sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng
tuyệt đối về chiều dài đạt lần lượt 8,54 cm và 0,20 cm/ngày. Còn ở nghiệm thức 3, cá
ươngcó sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài đạt lần lượt 8,02
cm và 0,19 cm/ngày.
Theo Trần Thị Kim Phướng (2012), khi ương cá Tra giai đoạn 30 – 60 ngày tuổi với
các mật độ lần lượt là 0,5 con/lít; 1 con/lít và 1,5 con/lít và kết quả cho thấy. Khi ương
cá ở mật độ 0,5 con/lít có sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng về chiều dài đạt 1,9 cm
và 0,06 mm/ngày và khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so với 2 nghiệm thức còn lại.
Tương tự như tăng trưởng về khối lượng, mật độ ương cũng ảnh hưởng đến tốc độ
tăng trưởng về chiều dài. Theo Thạch Thuôn (2009), cá thả ương ở mật độ càng cao thì
tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hơn so với mật độ ương thưa hơn.Trong thí nghiệm, ương
cá ở nghiệm thức 1 cho kết quả tốt hơn so với hai nghiệm thức còn lại.
4.2.3 Phân hóa sinh trưởng
4.2.3.1. Phân hóa sinh trưởng về khối lượng
Mật độ đã ảnh hưởng lên sự phân hóa sinh trưởng khối lượng của cá trong thí nghiệm.
Qua hình 4.3 cho thấy, khối lượng cá ở các nghiệm thức đều phân thành 3 nhóm:
nhóm cá có khối lượng lớn hơn 45g; nhóm cá có khối lượng trung bình từ 35 – 45g và
nhóm cá có khối lượng nhỏ hơn 35g. Xét nhóm cá có khối lượng lớn hơn45g, ở
nghiệm thức 1 chiếm tỷ lệ 70,8% và đạt giá trị lớn nhất, trong khi ở nghiệm thức 3 chỉ
chiếm 13,9% đạt giá trị nhỏ nhất trong 3 nghiệm thức. Ngược lại, nhóm cá có khối
lượng nhỏ hơn 35g thì ở nghiệm thức 1 chiếm tỷ lệ thấp nhất đạt 12,5%, còn ở nghiệm
22
thức 3 chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 61,1%. Ở nghiệm thức 2, nhóm cá có khối lượng lớn
hơn 45g chiếm 54,6% và nhóm cá có khối lượng nhỏ hơn 35g đạt 16,7%.
Ở nghiệm thức cá ương ở mật độ thấp thì sự tăng trưởng về khối lượng nhanh và sự
phân hóa sinh trưởng về khối lượng cũng chiếm ưu thế hơn cá ương ở mật độ cao. Do
khi cá ương ở mật độ thấp thì khả năng bắt mồi (thức ăn) là như nhau và cao hơn khi
ương ở mật độ cao.
Hình 4.3 Phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 2
4.2.3.2. Phân hóa sinh trưởng về chiều dài
Sự phân hóa sinh trưởng về chiều dài của thí nghiệm 2 được thể hiện qua hình 4.4.
Hình 4.4 Phân hóa sinh trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 2
23
Kết quả cho thấy, chiều dài cá ở các nghiệm thức được chia làm 3 nhóm: nhóm cá có
chiều dài lớn hơn 15,5 cm;nhóm cá có chiều dài trung bình từ 14,5 – 15,5 cmvà nhóm
cá có chiều dài nhỏ hơn 14,5 cm. Ở nghiệm thức 1 có sự phân hóa rất lớn về chiều
dài, ở nhóm cá có chiều dài lớn hơn 15,5 cm có tỷ lệ cao nhất chiếm 75,8%; nhóm cá
có chiều dài trung bình14,5 – 15,5 cm đạt 17,5% và nhóm cá có chiều dài nhỏ hơn
14,5cm chỉ chiếm 6,7%. Ở nghiệm thức 3, nhómcá có chiều dài lớn hơn 15,5 cm
chiếm tỷ lệ rất thấp đạt 8,1%; nhóm cá có chiều dài trung bình 14,5 – 15,5 cm đạt
25,3% và nhóm cá có chiều dài nhỏ hơn 14,5cm chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 66,6%. Ở
nghiệm thức 2 cũng có sự phân hóa sinh trưởng về chiều dài nhưng sự phân hóa chưa
nhiều bằng hai nghiệm thức 1 và 3, cụ thểnhóm cá có chiều dài lớn hơn15,5cm đạt
52,1%; nhóm cá có chiều dài trung bình 14,5 – 15,5 cm đạt 29,6% và nhóm cá có
chiều dài nhỏ hơn14,5 cm đạt 18,3%.
Cá ở nghiệm thức 1 có sự phân hóa sinh trưởng về chiều dài diễn ra ở mức độ cao hơn
cá ở các nghiệm thức còn lại.Kết quả thí nghiệm cho thấy sự tương quan về khối lượng
và chiều dài, cá có khối lượng lớn thì cũng có kích thước lớn.Khi ương ở mật độ thấp,
khi cho cá ăn ít có sự cạnh tranh về thức ăn trong quần đàn, còn khi ương ở mật độ cao
thì sự cạnh tranh về thức ăn môi trường sống diễn ra gay gắt hơn. Do đó mức độ phân
hóa sinh trưởng về chiều dài sẽ thấp hơn.
4.2.4 Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống giai đoạn hương lên giống
Bảng 4.8 Tỷ lệ sống của cá Tra ở thí nghiệm 2
Nghiệm thức Tỷ lệ sống(%)
NT 1: 50 con/m2
100 ± 0,00a
NT 2: 100 con/m2
100 ± 0,00a
NT 3: 150 con/m2
99,9 ± 0,10a
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì
khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05)
Bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ sống của cá ở 3 nghiệm thức gần nhưđạt tuyệt đối vàsự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sống ở cả 3 nghiệm thức. Tỷ lệ sống của cá ở
nghiệm thức 1 và 2 đạt 100%, còn ở nghiệm thức 3 đạt 99,9%. Do khâu quản lý chăm
sóc cá tốt, nguồn nước đảm bảo chất lượng. Mật độ ương cá trong thí nghiệm cũng
thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu trước.
Theo Dương Nhựt Long (2007), ương cá Tra trong ao đất có diện tích từ 500 – 700m2
,
độ sâu từ 1 – 1,5m với mật độ ương là 250 – 500 con/m2
. Sau 60 ngày ương cá, tỷ lệ
sống trung bình 40 – 60%.Mặt khác, Nguyễn Thị Diễm Thắm (2011), ương với các
mật độ 600 con/m2
và 1.000 con/m2
đạt tỷ lệ sống lần lượt 7,6 và 6,2%.
24
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
Thí nghiệm 1
Nhiệt độ trung bình trong thí nghiệm dao động từ 25,1 – 25,5ºC vào buổi sáng và 30,4
– 31ºC vào buổi chiều. pH trong các nghiệm thức dao động từ 7,60 – 7,70 vào buổi
sáng và 7,90 vào buổi chiều.
Kết thúc thí nghiệm, cá ương ở nghiệm thức 2 con/lít có kết quả tốt nhất so với cá
ương ở các nghiệm thức còn lại. Tăng trưởng trung bình về khối lượng và chiều dài đạt
lần lượt 2,95 g/con; 5,83 cm/con. Tỷ lệ sống đạt 43,3%.
Thí nghiệm 2
Nhiệt độ trong thực nghiệm dao động từ 25,7 – 25,9ºC vào buổi sáng và 31,1 – 31,2ºC
vào buổi chiều. pH trong các nghiệm thức dao động 7,7 vào buổi sáng và từ 8,0 – 8,1
vào buổi chiều. Hàm lượng oxy hòa tan trung bình vào buổi sáng dao động từ 3,90 –
4,00 ppm còn buổi chiều dao động từ 5,50 – 5,80 ppm.
Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn hương lên giống đạt cao nhất ở
nghiệm thức 50 con/m2
đạt lần lượt: khối lượng 46,27g/con, chiều dài 8,97cm/con và tỷ
lệ sống đạt 100%.
5.2 Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu ương cá Tra với các mật độ khác nhau kết hợp các khẩu phần ăn
khác nhau giai đoạn bột lên giống.
Tiếp tục nghiên cứu ương cá Tra với các mật độ khác nhau kết hợp các loại thức ăn
khác nhau giai đoạn bột lên giống.
Tiếp tục nghiên cứu ương cá Tra với các điều kiện ương khác nhau (thùng, giai, ao...)
giai đoạn bột lên giống.
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Quang Tề, 2006. Công nghệ nuôi cá Tra và cá Basa bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh, 2007. Thí nghiệm ương cá Leo (Wallago
attu Scheider) với các mật độ khác nhau. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ kết
hợp với Trung tâm Khuyến ngư và Giống thủy sản tỉnh An Giang, tạp chí khoa học
2008.
Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt.Khoa Thủy
sản.Trường Đại học Cần Thơ.
Dương Nhựt Long, 2004. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy sản.
Trường Đại học Cần Thơ.
Dương Nhựt Long, 2007. Tài liệu tập huấn Phát triển bền vững mô hình nuôi cá Tra
thâm canh trong ao đất ở vùng ĐBSCL. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.
Dương Nhựt Long, 2010. Tài liệu ương cá Tra giống. Khoa Thủy sản. Trường Đại học
Cần Thơ.
Dương Thúy Yên, 2003. Khảo sát một số tình trạng hình thái, sinh trưởng và sinh lý
của cá Tra, cá basa và con lai của chúng. Luận văn cao học ngành nuôi trồng thủy
sản.Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ.
Dương Trung Kiên, 2011. Kỹ Thuật ương cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) từ
bột lên giống trong ao đất ở huyện Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp
đại học.Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.
Lê Bảo Ngọc, 2004. Đánh giá chất lượng môi trường ao nuôi cá Tra (Pangasianodon
hypophthalmus) thâm canh ở xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. Luận
văn cao học chuyên ngành Khoa học Môi trường.Trường Đại học Cần Thơ.
Nghiêm Thị Nguyệt Thu, 2010. Khảo sát ảnh hưởng của mật độ ương lên sự phát triển
của cá tra. Tiểu luận tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh học ứng
dụng. Trường đại học Tây Đô.
Ngô Văn Ngọc, Trần Thị Thanh Trúc và Nguyễn Thị Thu Trang, 2010. Xác định mật
độ và tần số cho ăn trong ương cá Lăng nha giai đoạn từ 3 đến 30 ngày tuổi. Khoa
Thủy sản.Trường Đại học Nông Lâm.Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Chung, 2007. Kỹ thuật sinh sản và nuôi cá Tra. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn Chung, 2008. Kỹ thuật sinh sản và nuôi cá Tra. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Tp. Hồ Chí Minh.
26
Nguyễn Hữu Tính, 2012. Tăng trưởng và tỷ lệ sống các dòng cá rô đồng (Anabas
testudineus, Bloch, 1972) giai đoạn bột lên giống ương trong bể nhỏ. Luận văn tốt
nghiệpđại học.Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải và Dương Nhựt Long, 2010. Giáo trình nuôi
trồng thủy sản.Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Thị Diễm Thắm, 2011. Thử nghiệm ương cá Tra (Pangasianodon
hypophthalmus) trong ao đất tại Thốt Nốt, Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học.
Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Kiểm, 2004. Giáo trình cơ sở khoa học và sản xuất cá giống. Khoa Thủy
sản. Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Kiểm, 2005. Giáo trình kỹ thuật sản xuất cá giống. Khoa Thủy
sản.Trường Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Thế, 2012. Thực nghiệm ương cá Tra giai đoạn hương lên giống trong hệ
thống lọc sinh học.Tiểu luận tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh
học ứng dụng. Trường Đại học Tây Đô.
Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Giáo trình Cơ sở khoa học và kỹ thuật
sản xuất cá giống. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh.
Phạm Thanh Liêm và Nguyễn Thanh Phương, 2003.Kỹ thuật ương cá Tra
(Pangasianodon hypophthalmus), Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tp Hồ Chí Minh.
Phạm Văn Khánh, 2003. Kỹ thuật nuôi một số loài cá xuất khẩu. Nhà xuất bản Nông
nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh.
Thạch Thuôn, 2009. Thực nghiệm ương cá Tra trong ao đất tại trung tâm giống thủy
sản Casemaex – Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học.Chuyên ngành nuôi trồng thủy
sản.Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ.
Trần Bảo Trang, 2010. Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá Leo (Wallago attu) ương từ bột lên giống. Luận văn tốt nghiệp cao
học.Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ.
Trần Ngọc Tuyền, 2008. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn cho cá Kết
(Micronema bleekeri) giai đoạn bột lên hương. Luận văn tốt nghiệp cao học, ngành
nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ.
Trần Ngọc Tuyền, 2014.Bài giảng Thực tập giáo trình nước ngọt.Khoa sinh học ứng
dụng.Trường Đại học Tây Đô.
Trần Thị Bé, 2006. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng thức ăn
của cá Tra giai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản.
Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ.
27
Trần Thị Hoài Thương, 2011.Ương cá trê vàng lai với các mật độ khác nhau giai đoạn
bột lên hương. Tiểu luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sảnKhoa
Sinh học ứng dụng.Trường Đại học Tây Đô.
Trần Thị Kim Phướng, 2012.Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá Tra giai đoạn bột lên hương. Tiểu luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Nuôi
trồng thủy sản. Khoa Sinh học ứng dụng. Trường Đại học Tây Đô.
Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản.
Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh.
Trương Quốc Phú, 2006. Giáo trình quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản.
Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ.
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng
ĐBSCL. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.
Võ Thành Trọng, 2011. Thực nghiệm ương cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)
trong ao đất tại Châu Thành – Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành
nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.

More Related Content

What's hot

Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...nataliej4
 
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ.pdf
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ.pdfĐại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ.pdf
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ.pdfNuioKila
 
Hoạt động Marketing của ngân hàng Quân đội. Thực trạng và giải pháp
Hoạt động Marketing của ngân hàng Quân đội. Thực trạng và giải phápHoạt động Marketing của ngân hàng Quân đội. Thực trạng và giải pháp
Hoạt động Marketing của ngân hàng Quân đội. Thực trạng và giải phápluanvantrust
 
luan van thac si kinh te (29).pdf
luan van thac si kinh te (29).pdfluan van thac si kinh te (29).pdf
luan van thac si kinh te (29).pdfNguyễn Công Huy
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...nataliej4
 
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hộiLV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hộiDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Tổng quan về chính sách bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại Việt Nam
Tổng quan về chính sách bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại Việt NamTổng quan về chính sách bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại Việt Nam
Tổng quan về chính sách bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại Việt NamCIFOR-ICRAF
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...nataliej4
 
Hai mau to trinh
Hai mau to trinhHai mau to trinh
Hai mau to trinhvuhanguyen
 

What's hot (20)

Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
Đề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOTĐề tài  nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất,  HOT
Đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng tới giá đất, HOT
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đLuận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
 
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ.pdf
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ.pdfĐại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ.pdf
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ.pdf
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thônĐề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dự án cung cấp nước sạch nông thôn
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệmLuận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
 
Tiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Tiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tếTiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Tiếp cận của người dân với dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
 
Chương 5 Quản lý tài sản LĐ
Chương 5 Quản lý tài sản LĐChương 5 Quản lý tài sản LĐ
Chương 5 Quản lý tài sản LĐ
 
Hoạt động Marketing của ngân hàng Quân đội. Thực trạng và giải pháp
Hoạt động Marketing của ngân hàng Quân đội. Thực trạng và giải phápHoạt động Marketing của ngân hàng Quân đội. Thực trạng và giải pháp
Hoạt động Marketing của ngân hàng Quân đội. Thực trạng và giải pháp
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVD
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVDLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVD
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty tập đoàn EVD
 
Tạo động lực lao động cho giáo viên tiểu học tại huyện Lộc Bình
Tạo động lực lao động cho giáo viên tiểu học tại huyện Lộc BìnhTạo động lực lao động cho giáo viên tiểu học tại huyện Lộc Bình
Tạo động lực lao động cho giáo viên tiểu học tại huyện Lộc Bình
 
luan van thac si kinh te (29).pdf
luan van thac si kinh te (29).pdfluan van thac si kinh te (29).pdf
luan van thac si kinh te (29).pdf
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sả...
 
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm ThủyLuận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
Luận án: Sinh kế của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy
 
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hộiLV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
LV: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở viện khoa học lao động và xã hội
 
Tổng quan về chính sách bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại Việt Nam
Tổng quan về chính sách bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại Việt NamTổng quan về chính sách bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại Việt Nam
Tổng quan về chính sách bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại Việt Nam
 
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quêLuận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy thép Việt - Pháp 0903034381
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
 
Hai mau to trinh
Hai mau to trinhHai mau to trinh
Hai mau to trinh
 

Similar to Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng của cá Tra

Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá traẢnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá traDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.ssuser499fca
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...nataliej4
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...nataliej4
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Man_Ebook
 
Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...
Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...
Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...nataliej4
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Man_Ebook
 
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus blochKy thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus blochnhatthai1969
 
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...nataliej4
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Man_Ebook
 

Similar to Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng của cá Tra (20)

Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
 
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá traẢnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
 
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm súĐề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
 
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm súĐề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
 
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏẢnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
Ảnh hưởng của thức ăn lên chỉ tiêu tăng trưởng của cá rô phi đỏ
 
Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...
Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của  B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của  B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...
Luận Văn Thạc Sĩ Ảnh Hưởng Của B-Glucan Lên Tăng Trưởng Và Tỷ Lệ S...
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
 
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Sản Của Gà SASSO Nuôi Tại Trại Giống Gia Cầm Thịnh Đ...
 
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
Nghiên cứu khả năng sinh sản của gà sasso nuôi tại trại giống gia cầm thịnh đ...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
 
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
Luận văn: Thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá thia đồng tiền ba chấm Dascyllus tr...
 
Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...
Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...
Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
 
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAOĐề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
Đề tài ảnh hưởng của mùa vụ đến sản xuất thịt của gà F1, ĐIỂM CAO
 
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus blochKy thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
 
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
 
Luận án: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi gà Sao
Luận án: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi gà SaoLuận án: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi gà Sao
Luận án: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong chăn nuôi gà Sao
 
Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Thẻ Chân Trắng
Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Thẻ Chân TrắngĐặc Điểm Sinh Học Của Tôm Thẻ Chân Trắng
Đặc Điểm Sinh Học Của Tôm Thẻ Chân Trắng
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Recently uploaded (20)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 

Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng của cá Tra

  • 1. i LỜI CẢM TẠ Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học ứng dụng – trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện để tôi được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn trong thời gian qua. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Cô Trần Ngọc Tuyền đã tận tình hướng dẫn dìu dắt, động viên và cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt thời gian học tập cũng như khi thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận. Cảm ơn các bạn lớp Đại học Nuôi trồng thủy sản 6 đã cùng tôi đoàn kết, gắn bó vượt qua một chặng đường dài học tập. Sau cùng là lòng biết ơn đến gia đình, đặc biệt là cha mẹ đã ủng hộ, động viên và tạo điều kiện cho con hoàn thành chương trình học này. Xin chân thành cảm ơn!
  • 2. ii LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ đề tài “Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn bột lên giống”.Kết quả này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm 2015 Phạm Chí Tịnh
  • 3. iii TÓM TẮT Đề tài “Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn bột lên giống” được thực hiệntừ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015tại Trại giống Thủy sản, khu vực An Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Tp Cần Thơ. Đề tài thực hiện gồm 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn cá bột lên hương.Thí nghiệm được bố trí trên hệ thống thùng nhựa có thể tích nước 25 lít/thùng.Gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần với mật độ ương lần lượt là 2 con/lít, 3 con/lít, 4 con/lít, 5 con/lít.Cá ở tất cả các nghiệm thức được cho ăn thỏa mãn nhu cầu, cá được cho ăn 4 lần trong ngày.Sau 42 ngày ương, ở nghiệm thứcmật độ 2 con/lít cácó tỷ lệ sống cao nhất là 43,3% và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) sovới tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức còn lại.Ở nghiệm thứcmật độ 2 con/lít có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về khối lượng và chiều dài đạt lần lượt là 0,07g/ngày;0,14cm/ngày và khácbiệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các chỉ tiêu tương ứng đối với các nghiệm thức còn lại. Thí nghiệm 2:Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá giai đoạn cá hương lên giống.Thí nghiệm được bố trí vào hệ thống giai đặt cùng một ao, gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần với mật độ ương lần lượt là 50 con/m², 100 con/m², 150 con/m². Cá ở tất cả các nghiệm thức được cho ăn thỏa mãn nhu cầu, cá được cho ăn 4 lần trong ngày.Kết quả, tỷ lệ sống của cá đạt 99,9 – 100%. Ở nghiệm thức ương cá với mật độ 50 con/m² tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về khối lượng và chiều dài đạt lần lượt là 1,10g/ngày;0,21cm/ngàyvà khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các chỉ tiêu tương ứng đối với các nghiệm thứccòn lại. Từ khóa: cá Tra, mật độ, khối lượng, chiều dài, tăng trưởng, tỷ lệ sống.
  • 4. iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ................................................................................................................. i LỜI CAM KẾT............................................................................................................. ii TÓM TẮT .................................................................................................................... iii MỤC LỤC .................................................................................................................... iv DANH SÁCH HÌNH................................................................................................... vii DANH SÁCH BẢNG................................................................................................. viii CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................1 1.1Giới thiệu.................................................................................................................1 1.2Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................1 1.3Nội dung nghiên cứu...............................................................................................1 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.......................................................................3 2.1 Đặc điểm sinh học..................................................................................................3 2.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái bên ngoài cá Tra ..........................................3 2.1.2 Phân bố ............................................................................................................4 2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng.......................................................................................4 2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng.......................................................................................5 2.1.5 Đặc điểm sinh sản............................................................................................5 2.2 Kỹ thuật ương cá Tra giống trong ao .....................................................................5 2.2.1 Chuẩn bị ao ương.............................................................................................5 2.2.2 Mật độ thả ........................................................................................................6 2.2.3 Chăm sóc và quản lý........................................................................................6 2.3 Các công trình nghiên cứu về mật độ ương của một số loài cá .............................6 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................8 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................................8 3.2 Vật liệu và trang thiết bị.........................................................................................8 3.2.1 Dụng cụ và thiết bị...........................................................................................8 3.2.2 Thức ăn sử dụng để ương cá............................................................................8 3.2.3 Đối tượng và nguồn cá thí nghiệm ..................................................................8
  • 5. v 3.3 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................9 3.3.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn cá bột lên hương..........................................................9 3.3.1.1 Chuẩn bị nguồn nước và hệ thống bể ương...............................................9 3.3.1.2 Bố trí thí nghiệm........................................................................................9 3.3.1.3 Chăm sóc và quản lý .................................................................................9 3.3.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá giai đoạn cá hương lên giống ..........................................................10 3.3.2.1 Chuẩn bị giai ương cá..............................................................................10 3.3.2.2 Bố trí thí nghiệm......................................................................................10 3.3.2.3 Chăm sóc và quản lý ...............................................................................10 3.4 Các chỉ tiêu cần theo dõi ......................................................................................11 3.4.1 Các chỉ tiêu môi trường .................................................................................11 3.4.2 Các chỉ tiêu của cá .........................................................................................11 3.5 Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................12 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................13 4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn cá bột lên hương .........................................................................................13 4.1.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 1.....................................................13 4.1.2 Kết quả về tăng trưởng của cá Tra ở thí nghiệm 1 ........................................14 4.1.2.1 Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra....................................................14 4.1.2.2 Tăng trưởng về chiều dài của cá Tra.......................................................15 4.1.3 Phân hóa sinh trưởng của cá Tra ở thí nghiệm 1...........................................16 4.1.3.1 Phân hóa sinh trưởng về khối lượng .......................................................16 4.1.3.2 Phân hóa sinh trưởng về chiều dài ..........................................................17 4.1.4Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống giai đoạn bột lên hương...........18 4.2 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn cá hương lên giống.....................................................................................................19 4.2.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 2.....................................................19 4.2.2 Kết quả về tăng trưởng của cá Tra ở thí nghiệm 2 ........................................20 4.2.2.1 Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra....................................................20 4.2.2.2 Tăng trưởng về chiều dài của ca Tra.......................................................21 4.2.3 Phân hóa sinh trưởng .....................................................................................21
  • 6. vi 4.2.3.1. Phân hóa sinh trưởng về khối lượng ......................................................21 4.2.3.2. Phân hóa sinh trưởng về chiều dài .........................................................22 4.2.4 Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống giai đoạn hương lên giống.......23 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................24 5.1 Kết luận ................................................................................................................24 5.2 Đề xuất .................................................................................................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................25 PHỤ LỤC A..................................................................................................................A PHỤ LỤC B................................................................................................................. E PHỤ LỤC C................................................................................................................. L
  • 7. vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá Tra …………………………………………...… 3 Hình 4.1 Phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 1………..16 Hình 4.2 Phân hóa sinh trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 1………….17 Hình 4.3 Phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 2………..22 Hình 4.4 Phân hóa sinh trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 2………….22
  • 8. viii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1Thành phần dinh dưỡng của thức ăn công nghiệp dùng trong thí nghiệm…. 8 Bảng 3.2 Cách cho ăn ở thí nghiệm 1…………………………………………...……...9 Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 1…………………….13 Bảng 4.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá tra trong thí nghiệm 1………………….14 Bảng 4.3 Tăng trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 1 ..…………………15 Bảng 4.4 Tỷ lệ sống của cá Tra ở thí nghiệm 1……………………………………….18 Bảng 4.5 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 2…………………….19 Bảng 4.6 Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 2…………………20 Bảng 4.7 Tăng trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 2…...………………21 Bảng 4.8 Tỷ lệ sống của cá Tra ở thí nghiệm 2……………………………………….23
  • 9. 1 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng kinh tế trọng điểm quan trọng của Việt Nam. Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đây là vùng đất giàu tiềm năng để phát triển nghề nuôi thủy sản. Đối tượng cá Tra là một trong những loài cá được nuôi từ rất lâu đời và phổ biến ở đây. So với những loài cá khác thì cá Tra có một số ưu điểm như dễ nuôi, tăng trưởng nhanh, nuôi được mật độ cao và nuôi được ở nhiều loại hình mặt nước khác nhau, chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường, có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau... và là một trong những đối tượng xuất khẩu chủ lực của nước ta (Dương Nhựt Long, 2004). Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), toàn vùng ĐBSCL có sản lượng cá Tra giống đạt xấp xỉ 2,4 tỷ con. Hiện nay kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Tra được phổ biến rộng rãi ở ĐBSCL nhưng việc quản lý sản xuất và chất lượng cá giống vẫn chưa được quan tâm đúng mức (Dương Thúy Yên, 2003). Mặc dù có nhiều cơ sở ương cá Tra giống nhưng tỷ lệ sống của cá bột tương đối thấp (dưới 30%), đồng thời chất lượng con giống chưa đảm bảo và chi phí con giống cao (chiếm khoảng 10 – 20% tổng chi phí nuôi cá), do đó người nuôi cá gặp nhiều khó khăn khi nuôi cá Tra (Dương Thúy Yên, 2003). Phong trào ương cá Tra phát triển mạnh và cũng đã có nhiều nghiên cứu về đối tượng này. Tuy nhiên, vấn đề về mật độ ương theo từng giai đoạn phát triển của cá chưa được nghiên cứu nhiều. Mặt khác, do nhu cầu nuôi cá Tra thương phẩm theo hướng công nghiệp và nuôi với mật độ cao, yêu cầu nguồn con giống có chất lượng tốt là rất cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu con giống với số lượng lớn, các trại ương giống thường ương cá với mật độ cao. Khi ương cá với mật độ cao dễ gây ô nhiễm môi trường, xuất hiện nhiều dịch bệnh, các cá thể cạnh tranh nhau về thức ăn và không gian sống dẫn đến tỷ lệ sống thấp. Do đó nhu cầu về chất lượng con giống khỏe mạnh, tỷ lệ sống cao là rất cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu trên, đề tài “Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn bột lên giống” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định được mật độ ương phù hợp lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạnbột lên hương và từ hương lên giống. Bổ sung một số thông tin kỹ thuật trong ương cá Tra. 1.3 Nội dung nghiên cứu Theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình ương cá Tra như nhiệt độ, pH và oxy.
  • 10. 2 So sánh ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn từ bột lên hương và từ hương lên giống.
  • 11. 3 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học 2.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái bên ngoài cá Tra Theo hệ thống phân loại của Robert và Vidthayanon (1991), thì cá Tra thuộc: Ngành: Chordata Lớp: Ostelchithyes Bộ: Siluriforrmes Họ: Pangasiidae Giống: Pangasius Loài: Pangasius hypophthalmus (Sauvage,1878) Hình 2.1 Hình thái bên ngoài của cá Tra Tên tiếng Anh: Tripped catfish Tên tiếng Việt: Cá Tra Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Tra là loài cá da trơn, có thân dài, dẹp ngang, đầu nhỏ vừa phải. Miệng cận dưới, rộng ngang, không co duỗi được. Răng nhỏ, mịn, răng vòm miệng chia thành 4 đám nhỏ, mỏng, nằm trên đường vòm cung, đôi khi bị che lấp bởi lớp da vòm miệng. Có hai đôi râu dài, râu mép kéo dài chưa chạm đến gốc vi ngực, râu cằm ngắn hơn. Mắt lớn, nằm trên đường thẳng ngang kẻ từ góc miệng, gần chót mõm hơn gần đến điểm cuối nắp mang. Vi lưng và vi ngực có gai cứng, mang răng cưa ở mặt sau. Ở cá nhỏ, phần lưng của đầu và thân có màu xanh lục, ngoài ra còn có sọc xanh chạy dọc bên thân, sọc thứ nhất chạy dọc theo đường bên lỗ mang đến vi đuôi, sọc thứ hai ở bên dưới đường bên và chạy từ lỗ mang đến khởi điểm vi hậu môn. Các sọc này nhạt dần và biến mất khi cá lớn. Ở cá lớn, mặt lưng của thân và đầu có màu xanh xám hoặc xám đen và nhạt dần xuống bụng, bụng có màu trắng bạc.
  • 12. 4 2.1.2 Phân bố Theo Nguyễn Chung (2008), cá Tra được phân bố rất rộng, xuất hiện ở hầu hết các lưu vực tự nhiên của hệ thống sông Cửu Long ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta khi chưa sinh sản cá Tra được thì cá bột và cá giống được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành có kích thước lớn rất hiếm thấy ở ngoài tự nhiên, chủ yếu chỉ thấy trong ao. Ngày nay, do cá Tra được nuôi ở nhiều nước nên cá Tra cũng được tìm thấy ở nhiều lưu vực các sông lớn của các nước như Indonesia, Malaysia, Trung Quốc... Ở Việt Nam, cá Tra phân bố ở vùng hạ lưu sông Cửu Long, có khả năng sống trong điều kiện ao tù, nước động, nhiều chất hữu cơ, hàm lượng oxy hòa tan thấp và có thể nuôi ở mật độ cao (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Ngoài ra, cá Tra cũng có ở hầu hết các sông rạch của Việt Nam như sông Đồng Nai, Vàm Cỏ, sông La Ngà huyện Đức Linh – Bình Thuận, các hồ đầm ở các tỉnh vùng cao như Đắk Nông, Đắk Lắk và cũng có ở hệ thống sông Hồng, các sông miền Trung Việt Nam (Nguyễn Văn Chung, 2008). 2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng Cá tra bột mới nở không có khả năng sử dụng thức ăn bên ngoài, chúng dinh dưỡng chủ yếu bằng noãn hoàng đến 2 – 3 ngày sau khi nở. Khi khối noãn hoàng đã được cá sử dụng gần hết, cá bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Tính ăn của cá lúc này là mồi tươi sống và ăn liên tục các loại như luân trùng và các động vật nhỏ sống trôi nổi trong nước (Dương Nhựt Long, 2004). Tuy nhiên, ấu trùng Artemia và trùn chỉ cho tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt nhất (Dương Hải Toàn, 2010). Theo Dương Nhựt Long (2003), cá Tra là loài ăn tạp, trong tự nhiên cá ăn được mùn bã hữu cơ, rễ cây thủy sinh, rau quả, tôm tép, cua, côn trùng, ốc và cá. Cá hoạt động liên tục và rất hung dữ, chúng ăn tất cả những gì chúng bắt gặp trên đường bơi lội kể cả thức ăn lớn hơn kích thước miệng của chúng như cá bột đồng loại. Tính ăn lẫn nhau của cá thể hiện cao nhất lúc cá được 5 – 7 ngày tuổi, lúc này tỷ lệ hao hụt của cá cao nhất nếu giữ cá ở mật độ cao. Khi cá được 10 ngày tuổi thì hoạt động ăn lẫn nhau giảm dần và không còn ăn thịt lẫn nhau khi được 15 ngày tuổi. Cá 20 ngày tuổi sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến. Cá Tra càng lớn thì phổ thức ăn càng rộng, chúng có thể sử dụng được tấm, cám, bèo, phế phẩm của nhà máy chế biến thủy sản, thức ăn tự chế biến với hàm lượng đạm thấp (Dương Nhựt Long, 2004). Khi phân tích thức ăn trong ruột cá Tra đánh bắt ngoài tự nhiên, thành phần thức ăn được tìm thấy là nhuyễn thể 35,4%, cá 31,9%, côn trùng 18,2% và thực vật 10,7% (Nguyễn Chung, 2008). Thức ăn có nguồn gốc động vật giúp cá tăng trưởng nhanh (Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
  • 13. 5 2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng Theo Nghiêm Thị Nguyệt Thu (2010), cá bột mới nở có chiều dài trung bình 3,5 – 4 mm, khối noãn hoàng còn lớn, vây lưng, vây đuôi, vây bụng và vây hậu môn dính liền với nhau. Có hai đôi râu trong đó đôi râu mép dài hơn chiều dài thân, mắt đen và lớn, trên thân chưa có sắc tố do đó cá có màu trắng trong. Miệng cá chưa cử động được, cá hoạt động liên tục và bơi theo chiều thẳng đứng. Cá nở 2 – 3 ngày co chiều dài trung bình 5,5 – 6,5 mm. Các vây vẫn dính liền thành một dải. Răng đã xuất hiện và ở dạng răng chó. Hàm đã cử động được và bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài. Trên thân xuất hiện nhiều sắc tố nên cá có màu xám trong, cá có thể bơi ngang mặt nước. Cá nở 6 – 10 ngày có chiều dài trung bình 9 – 12 mm. Trên thân xuất hiện nhiều sắc tố đen nhạt. Cá hoạt động liên tục và thường bơi lội ở tầng ngang. Dải vây lưng và dải vây bụng đã xuất hiện vết lõm để hình thành vây lưng, vây bụng. Cá Tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, sau 1 năm nuôi cá đạt khối lượng 1 – 1,5 kg/con. Trong những năm sau cá lớn nhanh hơn, cá 10 năm tuổi có thể đạt đến 25 kg khi được nuôi trong ao (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Giai đoạn nhỏ cá tăng trưởng nhanh về chiều dài, cá sẽ bước vào thời kỳ tích lũy mỡ khi đạt 2,5 kg. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của cá Tra phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, mật độ thả nuôi, đặc biệt là chất lượng của thức ăn sử dụng (Dương Nhựt Long, 2003). Cá Tra trong tự nhiên 1 năm tuổi có thể đạt 0,7 kg/con, 2 năm tuổi có thể lớn 1,5 – 2 kg/con và 3 năm tuổi có thể lớn 3 – 4 kg (Nguyễn Chung, 2008). Sau 10 – 12 năm tuổi cá có thể đạt đến 20 – 25 kg/con. Trong ao nuôi thâm canh cá đạt khối lượng 0,9 – 1,2 kg/con trong thời gian nuôi 5 – 6 tháng tùy theo kích cỡ thả giống (Nguyễn Thanh Phương và ctv, 2010). 2.1.5 Đặc điểm sinh sản Cá Tra thành thục chậm hơn so với các loài cá khác, thành thục lần đầu tiên khi được 2 năm tuổi đối với cá đực, 3 năm tuổi đối với cá cái (Nguyễn Chung, 2008). Theo Dương Nhựt Long (2003), cá Tra không đẻ trong ao nuôi và cũng không có bãi đẻ tự nhiên ở Việt Nam. Trong tự nhiên cá Tra có tập tính di cư sinh sản và mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 – 7 (âm lịch), cá đẻ tự nhiên trên sông ở những khúc sông có điều kiện sinh thái phù hợp (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Trứng cá Tra tương đối nhỏ và có tính dính. Sức sinh sản tuyệt đối của cá Tra có thể từ 200.000 đến vài triệu trứng. Sức sinh sản tương đối có thể tới 135.000 trứng/kg cá cái (Nguyễn Chung, 2008). 2.2 Kỹ thuật ương cá Tra giống trong ao 2.2.1 Chuẩn bị ao ương Cá Tra hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, do đó chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn nhau nếu cá ương không được cho ăn đầy đủ (Trích dẫn bởi Trần Ngọc Tuyền, 2008). Việc tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật
  • 14. 6 phát triển và thức ăn tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong ương nuôi nhiều động vật thủy sản. Theo Phạm Thanh Liêm và Nguyễn Thanh Phương (2003), ao có diện tích lớn nhỏ tùy theo từng hộ gia đình, ao ương phải có cống cấp và thoát nước riêng, diện tích ao ương thích hợp nhất thường là 500m2 , độ sâu khoảng 1 – 1,5m. Theo Nguyễn Chung (2008), ao ương phải có diện tích lớn hơn 200m2 , diện tích thích hợp là 500 – 1.000m2 , độ sâu 1,2 – 1,5m. Theo Vương Học Vinh (2008), diện tích ao ương thích hợp từ 1.000 – 2.000m2 , độ sâu từ 1,5 – 2m. Diện tích ao ương tùy thuộc vào nhu cầu cá hương, cá giống và điều kiện ao hồ đang có của người sản xuất. Cải tạo ao, diệt cá tạp, cá dữ kỹ trước khi ương. Bón vôi bột với lượng 10 – 15 kg/100m2 để cải thiện pH trong ao. Theo Dương Nhựt Long (2003), lọc nước vào ao qua lưới mịn với mức nước 0,8 – 1m trước khi thả cá 4 ngày. Để tăng nguồn thức ăn tự nhiên, có thể cấy thêm trứng nước, trùn chỉ hay bột đậu nành, bột cá từ 2 – 3 kg/100m2 để gây nuôi thức ăn tự nhiên. 2.2.2 Mật độ thả Nên chọn cá bột đều cỡ, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng, vừa mới nở được 24 – 30 giờ, trước khi cá tiêu hết noãn hoàng. Theo Nguyễn Văn Kiểm (2005), ương cá với mật độ 800 – 1000 con/m2 là phù hợp. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Phạm Văn Khánh (2003), Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), Dương Nhựt Long (2010), mật độ ương cá Tra trong ao khoảng 250 – 500 con/m2 . Diện tích ương trong ao phải lớn từ 5000 m2 là thích hợp. Nên thả cá vào sáng sớm hay chiều mát, thao tác phải nhẹ nhàng, thuần cá trước khi thả. 2.2.3 Chăm sóc và quản lý Sau khi thả cá xong nên cho ăn ngay, có thể dùng nhiều loại thức ăn để ương cá Tra như: lòng đỏ trứng, ốc tươi xay nhuyễn,... Theo Dương Nhựt Long (2004), khi cho cá ăn cần tập trung lại một chỗ và cho ăn bằng sàn để tiện theo dõi sức ăn của cá mà có hướng điều chỉnh thích hợp. Mỗi ngày cho cá ăn 4 – 8 lần trong tuần ương thứ nhất. Sau khi cá ương được 1 tuần tuổi, có thể cho cá ăn thức ăn chế biến hay thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm 28 – 30%, cho cá ăn 2 – 4 lần/ngày. 2.3 Các công trình nghiên cứu về mật độ ương của một số loài cá Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009) thì mật độ cá thả là một trong những chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến kết quả ương. Mật độ cá bột hoặc cá ương được chi phối bởi loài cá thả, cụ thể là kích thước cá bột, loài đó có hay không có cơ quan hô hấp phụ, phương thức ương. Đối với cá lóc, cá trê, mật độ ương từ hương lên giống trong ao là 80 – 100 con/m2 , còn với cá Rô đồng, sặc rằn, hường mật độ là 150 – 200 con/m2 .
  • 15. 7 Năm 2007, Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ kết hợp với Trung tâm Khuyến ngư và Giống Thủy sản tỉnh An Giang, đã tiến hành nghiên cứu ương cá Leo (Wallago attu Schneider) với các mật độ khác nhau. Thí nghiệm được tiến hành với 3 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Kết quả sau 30 ngày ương, nghiệm thức 1 (100 cá bột/m2 ) có tỷ lệ sống cao nhất 12%, khối lượng trung bình cá đạt được là 17g/con. Nghiệm thức 2 (200 cá bột/m2 ) đạt tỷ lệ sống bình quân 4%, khối lượng bình quân của cá ương sau 30 ngày tuổi là 17,53g và thấp nhất ở nghiệm thức 3 (300 cá bột/m2 ) có tỷ lệ sống 2%, khối lượng trung bình cá đạt 18,28g. Kết quả đã khẳng định, cá Leo là loài ăn động vật và rất háu ăn, do vậy với mật độ ương giống càng cao sẽ làm tăng tính cạnh tranh về dinh dưỡng và tăng cơ hội ăn lẫn nhau giũa các cá thể cùng loài. Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá ương ở 3 nghiệm thức ở 3 mật độ khác nhau. Theo Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh (2008), khi ương cá Leo với các mật độ khác nhau cho kết quả như sau: ở mật độ 100 con/m2 cho tỷ lệ sống cao nhất 12%, khối lượng trung bình 17 g/con,200 con/m2 cho tỷ lệ sống đạt 4%, khối lượng trung bình 17,53 g/con, ở mật độ 300 con/m2 cho tỷ lệ sống thấp nhất đạt 2%, nhưng khối lượng trung bình của cá cao nhất 18,28 g/con. Theo Võ Thành Trọng (2011), khi ương cá Tra trong ao đất thì tốc độ tăng trưởng của cá ở mật độ 400 con/m2 nhanh hơn mật độ 600 và 800 con/m2 . Sau 50 ngày ương, tỷ lệ sống của cá ở mật độ 400 con/m2 là 11,72%; ở mật độ 600 con/m2 là 11,35% và 10,43% ở mật độ 800con/m2 .
  • 16. 8 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 11/2014 đến tháng 6/2015. Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại Trại giống Thủy sản, khu vực An Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Tp Cần Thơ. 3.2 Vật liệu và trang thiết bị 3.2.1 Dụng cụ và thiết bị Bể xi măng 2,0m x 2,5m x 1,0m Thùng nhựa có thể tích 30 lít Giai ương 2,0m x 2,0m x 2,0m Bộ test môi trường: pH (Sera), Oxy hòa tan (Sera), test chlorine (Sera). Cân điện tử, nhiệt kế Máy phát điện, máy bơm chìm Hệ thống sục khí: máy thổi khí, dây thổi khí, đá bọt... Và một số dụng cụ, hóa chất cần thiết cho nghiên cứu. 3.2.2 Thức ăn sử dụng để ương cá Các loại thức ăn dùng để ương cá như moina và thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 40. Bảng 3.1Thành phần dinh dưỡng của thức ăn công nghiệp trong thí nghiệm (Theo công bố của nhà sản xuất được ghi trên bao bì) Thành phần dinh dưỡng Tỷ lệ (%) Protein thô (đạm thô) tối thiểu 40,0 Béo tổng số tối thiểu 8,00 Xơ tối đa 6,00 Độ ẩm 11,0 3.2.3 Đối tượng và nguồn cá thí nghiệm Hệ thống thí nghiệm được thực hiện trên đối tượng là cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus). Thí nghiệm 1;giai đoạn cá khoảng 7 ngày tuổi, có khối lượng và chiều dài trung bình lần lượt là0,02 g/con và 1,29cm/con. Thí nghiệm 2; giai đoạn cá hương khoảng 42 ngày tuổi,có khối lượng và chiều dài trung bình lần lượt 2,35 g/con và 6,64 cm/con.
  • 17. 9 Cá dùng để thí nghiệm được mua tại trại cá giống ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn cá bột lên hương 3.3.1.1 Chuẩn bị nguồn nước và hệ thống bể ương Nguồn nước dùng trong thí nghiệm là nguồn nước ngọt được cấp từ sông Ngã Bát, Khu vực An Phú, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, Tp Cần Thơ. Các thùng nhựa được khử trùng bằng chlorine và rửa lại bằng nước sạch, sau đó cấp nước 25 lít/thùng và sục khí liên tục, sau đó dùng Test chlorine để kiểm tra. 3.3.1.2 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí trong các thùng nhựa đã được chuẩn bị sẵn và có sục khí liên tục. Cá dùng trong nghiên cứu khoảng 7 ngày tuổi, được xác định chiều dài và khối lượng ban đầu bằng cách cân và đo ngẫu nhiên 30 cá thể. Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 6 tuần gồm 4 nghiệm thức với mật độ ương khác nhau và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần như sau: Nghiệm thức 1: Mật độ 2 con/lít Nghiệm thức 2: Mật độ 3 con/lít Nghiệm thức 3: Mật độ 4 con/lít Nghiệm thức 4: Mật độ 5 con/lít 3.3.1.3 Chăm sóc và quản lý Chăm sóc Cá ở tất cả các nghiệm thức được cho ăn thỏa mãn nhu cầu và cho ăn 4 lần trong ngày vào lúc 7 giờ, 11 giờ, 15 giờ, 19 giờ. Trong quá trình thí nghiệm, thức ăn được cung cấp theo giai đoạn phát triển của cá (Bảng 3.2). Bảng 3.2 Cách cho ăn ở thí nghiệm 1 Thời gian TN (ngày) Thời gian cung cấp thức ăn cho cá 7 giờ 11 giờ 15 giờ 19 giờ 1 – 7 8 – 14 15 – 42 Moina TACN TACN Moina Moina TACN Moina TACN TACN Moina Moina TACN Trước khi cho cá ăn, moina được xử lý sơ bộ bằng dung dịch formol với nồng độ 20 ppm trong 2 phút và được rửa lại bằng nước sạch, mật độ moina cung cấp vào bể ương khoảng 4 con/lít.
  • 18. 10 Quản lý Hàng ngày dùng ống nhựa để hút cặn đáy thùng để loại bỏ thức ăn thừa và chất thải của cá. Sau đó cấp nước bù đủ thể tích ban đầu. 3.3.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá giai đoạn cá hương lên giống 3.3.2.1 Chuẩn bị giai ương cá Trước khi đặt giai ương cá,cần phải dọn sạch cây cỏ xung quanh bờ ao, vị trí đặt giai phải thoáng không có cây lớn che xung quanh để cho việc khuếch tán oxy từ không khí vào nước được dễ dàng, hạn chế tình trạng thiếu oxy cho cá. Khi cá đã được bố trí cần giữ mực nước trong ao ương ổn định (1,5m), tránh xáo động mặt nước để cá có thể tăng trưởng và phát triển tốt nhất. Giai ương phải được đặt ở vị trí thuận lợi cho việc chăm sóc cá. Giai ương có thể tích 4 m3 . Giai được đặt sâu 1,2m, từ mặt nước lên đến miệng giai là 0,5m. Khoảng cách từ nền đáy ao đến đáy giai ương là 0,2m. Dùng cọc để cố định giai ương chắc chắn, tránh thất thoát cá. 3.3.2.2 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm ương cá giai đoạn hương lên giống được bố trí trong giai, cá dùng để thí nghiệm khoảng 6 tuần tuổi, cá khỏe mạnh đều cỡ, được xác định chiều dài và khối lượng trước khi bố trí. Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian 6 tuần gồm 3 nghiệm thức với mật độ ương khác nhau và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần như sau: Nghiệm thức 1: Mật độ 50 con/m2 Nghiệm thức 2: Mật độ 100 con/m2 Nghiệm thức 3: Mật độ 150 con/m2 3.3.2.3 Chăm sóc và quản lý Chăm sóc Cá ở các nghiệm thức được cho ăn cùng loại thức ăn công nghiệp có độ đạm 40%, cho cá ăn thỏa mãn nhu cầu và ăn 4 lần trong ngày 7 giờ, 11 giờ, 15 giờ, 19 giờ. Quản lý Giữ mức nước ổn định độ sâu của giai(1,2m), định kỳ 3 tuần thay nước trong ao, thay khoảng 1/4 nước trong ao. Theo dõi các giai ương mỗi ngày để biết các biểu hiện thay đổi của cá để có cách khắc phục kịp thời, ghi nhận số cá chết.
  • 19. 11 3.4Các chỉ tiêu cần theo dõi 3.4.1 Các chỉ tiêu môi trường Mỗi 3 ngày kiểm tra các chỉ tiêu nhiệt độ và pH của nước trong hệ thống thí nghiệm vào 2 thời điểm trong ngày là 6 giờ và 14 giờ. Đối với nhiệt độ của nước, dùng nhiệt kế để đo và ghi nhận. Riêng pH của nước dùng bộ test pH để xác định. Định kỳ 3 ngày dùng test Oxy kiểm tra hàm lượng oxy hòa tan trong ao đặt các giai thí nghiệm vào các khoảng thời gian 6 giờ và 14 giờ trong ngày. 3.4.2 Các chỉ tiêu của cá Trước khi bố trí thí nghiệm, tiến hành cân và đo ngẫu nhiên 30 cá thể để xác định giá trị trung bình ban đầu về chiều dài và khối lượng của cá dùng trong thí nghiệm. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu toàn bộ cá ở các giai ương để xác định tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá.  Tỷ lệ sống (Survival Rate, SR) SR (%) = X 100 (3.1)  Tăng trưởng khối lượng(Weight Gain, WG) WG (g) =Wc – Wđ (3.2)  Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily Weight Gain, DWG) DWG (g/ngày) = (3.3)  Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific Growth Rate, SGR) SGR (%/ngày) = X 100 (3.4)  Tăng trưởng về chiều dài(Length Gain) LG (cm) = Lc – Lđ (3.5)  Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (Daily Length Gain, DLG) Tổng số cá thu Tổng số cá ương Wc – Wđ T Lc – Lđ LnWc– LnWđ T
  • 20. 12 DLG (cm/ngày) = (3.6)  Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific Growth Rate, SGR) SGR (%/ngày) =X 100 (3.7)  Sự phân hóa tăng trưởng theo khối lượng Wi (%) = X 100 (3.8)  Sự phân hóa tăng trưởng theo chiều dài Li (%) = X 100(3.9) Trong đó: Wđ, Wc: Lần lượt là khối lượng cá trước và sau thí nghiệm (g) Lđ, Lc: Lần lượt là chiều dài cá trước và sau thí nghiệm (m) WG, LG: Lần lượt là tăng trưởng về khối lượng và chiều dàicá trước và sau thí nghiệm (g và cm) DWG, DLG: Lần lượt là tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ngày về khối lượng và chiều dàicá thí nghiệm (g/ngày và cm/ngày) Wi, Li: Sự phân hóa tăng trưởng theo khối lượng và chiều dài cá trong thí nghiệm (%) T: Thời gian (ngày) 3.5 Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu về giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống được sử dụng bằng phần mềm Microsoft Offic Excel. Để tính so sánh thông kê về tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức được sử dụng phần mềm SPSS20.0. T Tổng số cá có khối lượng thứ i Tổng số cá thu Tổng số cá có chiều dài thứ i Tổng số cá thu Ln(Lc) – Ln(Lđ) T
  • 21. 13 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn cá bột lên hương 4.1.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 1 Sự biến động của các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 1 Yếu tố NT1 NT2 NT3 NT4 Nhiệtđộ (ºC) S 25,5 ± 0,16 25,2 ±0,22 25,1 ± 0,09 25,3 ± 0,16 C 30,4 ± 0,18 30,8 ± 0,07 31,0 ± 0,29 30,9 ± 0,50 pH S 7,60 ± 0,07 7,60 ± 0,14 7,70 ± 0,05 7,70 ± 0,09 C 7,90 ± 0,09 7,90 ± 0,11 7,90 ± 0,16 7,90 ± 0,11 Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Nhiệt độ là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản và di cư của sinh vật. Bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ trung bình trong thí nghiệm dao động từ 25,1 – 25,5ºC vào buổi sáng và 30,4 – 31 ºC vào buổi chiều. Theo Trương Quốc Phú (2006), khoảng nhiệt độ thích hợp trong nuôi trồng thủy sản dao động từ 25 – 32ºC và cá ở vùng nhiệt đới sẽ chết khi nhiệt độ dưới 15ºC. Khi nhiệt độ tăng cao hơn hay giảm thấp hơn khoảng nhiệt độ thích hợp thì khả năng bắt mồi của cá sẽ giảm điều này dẫn đến tăng trưởng của cá sẽ giảm và ngược lại. Theo Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn (2009), cá da trơn có độ tiêu hóa thức ăn là 94% ở nhiệt độ 28ºC nhưng độ tiêu hóa sẽ giảm xuống còn 70% khi nhiệt độ giảm xuống 23ºC. Khi nhiệt độ giảm dưới 22ºC và trên 36ºC thì cá Tra sẽ ngừng ăn. Từ kết quả được ghi nhận trong bảng 4.1 thì nhiệt độ trong thời gian ương cá có sự biến động nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển bình thường của cá. Bên cạnh yếu tố nhiệt độ thì pH cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sinh trưởng, phát triển và trao đổi chất của cá. Qua bảng 4.1 cho thấy, pH trong các nghiệm thức dao động từ 7,60 – 7,70 vào buổi sáng và 7,90 vào buổi chiều. Theo Trương Quốc Phú (2006), khoảng pH thích hợp cho sự phát triển của cá thường dao động từ 6,50 – 9,00. Khi pH nhỏ hơn 6,50 hoặc pH lớn hơn 9,00 thì sinh trưởng của cá sẽ giảm và khi pH nhỏ hơn 4 hay pH lớn hơn 11 thì cá sẽ không tồn tại được.Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến thủy sinh vật thông qua quá trình trao đổi chất, pH còn ảnh hưởng gián tiếp đến cơ thể cá thông qua sự gia tăng các hàm lượng khí NH3 và H2S trong nước. Cụ thể, khi pH tăng cao thì hàm lượng NH3 cũng tăng theo, khi pH giảm
  • 22. 14 thấp thì làm cho hàm lượng H2S tăng. Do đó, pH tăng cao hay giảm thấp đều ảnh hưởng đến động vật thủy sản. Ngoài ra theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Triều (2008), pH dao động từ 8,32 – 8,39 vào buổi sáng và 8,41 – 8,48 vào buổi chiều thích hợp cho sự phát triển của cá. Theo nghiên cứu của Lê Bảo Ngọc (2004), pH biến động từ 8,06 – 8,12 là phù hợp cho sự phát triển của cá. Nhìn chung, trong quá trình ương cá tuy pH trung bình có dao động nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của cá Tra. 4.1.2 Kết quả về tăng trưởng của cá Tra ở thí nghiệm 1 4.1.2.1 Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra khi ương giai đoạn bột lên hương với các mật độ khác nhau được ghi nhận bảng 4.2. Bảng 4.2 Tăng trưởng về khối lượng của cá tra trong thí nghiệm 1 NT Wđ(g) Wc(g) WG(g) DWG(g/ngày) SGR(%/ngày) 2 con/lít 0,02 ± 0,0 2,97 ± 0,02 2,95 ± 0,020a 0,07 ± 0,0004a 11,8 ± 0,01a 3 con/lít 0,02 ± 0,0 2,33 ± 0,01 2,31 ± 0,007b 0,06 ± 0,0020b 11,2 ± 0,10b 4 con/lít 0,02 ± 0,0 1,86 ± 0,01 1,84 ± 0,007c 0,04 ± 0,0020c 10,7 ± 0,10c 5 con/lít 0,02 ± 0,0 1,45 ± 0,01 1,43 ± 0,003d 0,03 ± 0,0001d 10,1 ± 0,10d Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05) Các giá trị thể hiện trong bảng 4.2 cho thấy, tốc độ tăng trưởng của cá chịu ảnh hưởng bởi mật độ ương, ở nghiệm thức ương với mật độ 2 con/lít, cá có sự tăng trưởng khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhất lần lượt là 2,95g và 11,8 %/ngày khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)đối với các chỉ tiêu tương ứng của ba nghiệm thức còn lại. Ở nghiệm thức ương cá mật độ 5 con/lít, cá có tốcđộ tăng trưởng khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối thấp nhất lần lượt là 1,43g và 10,1 %/ngày nhưng vẫnkhác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) đối với cá ở nghiệm thức 3 con/lít và 4 con/lít. Có sự khác biệt như vậy là do ảnh hưởng của mật độ ương, khi ương cá ở mật độ ương thấp thì cá có khoảng không gian rộng để sinh sống, phát triển và cơ hội bắt mồi tốt hơn khi ương ở mật độ cao. Theo Dương Nhựt Long (2007),ương cá ở mật độ cao thì sự cạnh tranh về thức ăn cũng như về chỗ ở càng cao nên tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hơn so với ương ở mật độ ương thưa hơn. Theo Trần Bảo Trang (2006), khi ương cá Lăng từ giai đoạn cá 3 ngày tuổi lên 30 ngày tuổi với các mật độ khác nhau. Kết quả, cá ương ở mật độ 300 con/m2 có tốc độ tăng trưởng bình quân về khối lượng cao nhất 1.303 mg, còn cá ương ở mật độ 500 con/m2 có tốc độ tăng trưởng bình quân về khối lượng thấp nhất và chỉ đạt 1.217 mg.
  • 23. 15 Khi ương cá với mật độ thích hợp kết hợp với việc quản lý tốt điều kiện môi trường, không gian sinh sống và cơ hội bắt mồi được đảm bảo tốt thì sự tăng trưởng về khối lượng của cá sẽ tăng nhanh. Trong thí nghiệm, cá ương ở mật độ 2 con/lít có tốc độ tăng trưởng khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối nhanhhơnso với cá ở các nghiệm thức còn lại. 4.1.2.2 Tăng trưởng về chiều dài của cá Tra Sau 42 ngày ương, tăng trưởng về chiều dài của cá ở thí nghiệm1 được thể hiện ở bảng 4.3. Bảng 4.3 Tăng trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 1 NT Lđ(cm) Lc(cm) LG(cm) DLG(cm/ngày) SGR(%/ngày) 2 con/lít 1,29 ± 0,0 7,12 ± 0,18 5,83 ± 0,18a 0,14 ± 0,004a 4,07 ± 0,06a 3 con/lít 1,29 ± 0,0 6,98 ± 0,03 5,69 ± 0,03a 0,14 ± 0,001a 4,02 ± 0,01a 4 con/lít 1,29 ± 0,0 6,26 ± 0,12 4,97 ± 0,12b 0,12 ± 0,003b 3,76 ± 0,04b 5 con/lít 1,29 ± 0,0 6,14 ± 0,05 4,85 ± 0,05b 0,12 ± 0,001b 3,72 ± 0,02b Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05) Số liệu thể hiện trong bảng 4.3 cho thấy, ở nghiệm thức ương cá với mật độ 2 con/lít và 3 con/lít có tốc độtăng trưởng về chiều dài khác biệt có ý nghĩa(p < 0,05) với hai nghiệm thức còn lại. Ở nghiệm thức ương cá với mật độ 2 con/lít và 3 con/lít có sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài nhanh nhất, lần lượt là 5,83 cm; 0,14cm/ngày và 5,69 cm;0,14cm/ngày. Cá ương ở hai nghiệm thức 4 con/lít và 5 con/lít có sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài tương đối thấp đạt lần lượt là 4,97 cm;0,12cm/ngày và 4,85 cm;0,12cm/ngày. Tương tự như tăng trưởng về khối lượng, mật độ ương cũng đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng về chiều dài. Theo Ngô Văn Ngọc (2010), khi ương cá Lăng nha từ 3 đến 30 ngày tuổi với các mật độ lần lượt là 4 con/lít, 6 con/lít, 8 con/lít và tần số cho ăn khác nhau là 4 lần/ngày, 5 lần/ngày. Kết quả, tần số cho ăn và mật độ ương khác nhau đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá. Với mật độ 4 con/lít và tần số cho ăn 5 lần/ngày cá đạt tăng trưởng tốt nhất về chiều dài là 38,3 ±0,5mm. Mặt khác, Nguyễn Văn Thế (2012), khi ương cá Tra với các mật độ lần lượt là 140 con/bể; 190 con/bể; 240 con/bể và 290 con/bể. Thể tích bể dùng trong thí nghiệm là 200 lít. Kết quả thí nghiệm, mật độ đã ảnh hưởng đến tăng trưởng về chiều dài của cá. Cá ở nghiệm thức 140 con/bể có tăng trưởng tốt nhất đạt 19,9 mm sau 21 ngày ương và khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so với 3 nghiệm thức ương cá với các mật độ còn lại.
  • 24. 16 4.1.3 Phân hóa sinh trưởng của cá Tra ở thí nghiệm 1 4.1.3.1 Phân hóa sinh trưởng về khối lượng Sự phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 1 được thể hiện qua hình 4.1. Hình 4.1 Phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 1 Mật độ đã ảnh hưởng lên sự phân hóa sinh trưởng khối lượng của cá trong thí nghiệm.Hình 4.1 cho thấy, khối lượng cá ở các nghiệm thức đều phân thành 3 nhóm: nhóm 1 có khối lượnglớn nhất đạt trên 26g; nhóm 2 đạt khối lượng trung bình từ 18 – 26g; nhóm 3 đạt khối lượng thấp nhất nhỏ hơn 18g. Xét nhóm cá có khối lượng trên 26g, ở nghiệm thức 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (61,5%), trong khi ở nghiệm thức 4 chỉ chiếm 21,3% đạt giá trị nhỏ nhất trong 4 nghiệm thức. Ngược lại, nhóm cá có khối lượng nhỏ hơn 18g thì ở nghiệm thức 1 chiếm tỷ lệ thấp nhất đạt 15,4%, còn ở nghiệm thức 4 chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 46,8%. Còn nhóm khối lượng 18 – 26g, nghiệm thức 2 và 3 chiếm tỷ lệ trung bình đạt lần lượt 37,0 và 36,5%. Nhìn chung, ở nghiệm thức 1 có nhóm cá có khối lượng lớn (trên 26 g/con) chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm có khối lượng nhỏ. Ở nghiệm thức ương cá ở mật độ thấp, sự tăng trưởng và sự phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá sẽ chiếm ưu thế hơn khi ương cá ở mật độ cao. Do khi cá ương ở mật độ thấp thì khả năng bắt mồi (thức ăn) là như nhau và cao hơn khi ương ở mật độ cao. Bên cạnh đó,khâu quản lý môi trường được đảm bảo, không gian sống rộng hơn tạo điều kiện cho việctăng trưởng về khối lượngcủa cá sẽnhanh hơn.
  • 25. 17 4.1.3.2 Phân hóa sinh trưởng về chiều dài Hình 4.2 thể hiện sự phân hóa sinh trưởng của cá Tra về chiều dài ở thí nghiệm 1. Hình 4.2 Phân hóa sinh trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 1 Kết quả cho thấy, chiều dài cá ở các nghiệm thức được chia làm 3 nhóm: nhóm cá có chiều dài lớn hơn 6,8cm;nhóm cá có chiều dài trung bình từ 6,2 – 6,8cm và nhóm cá có chiều dài nhỏ hơn 6,2cm. Ở nghiệm thức 1 có sự phân hóa rất lớn về chiều dài, ở nhóm cá có chiều dài lớn hơn 6,8cm chiếm tỷ lệ cao nhất (66,2%);nhóm cá có chiều dài trung bình từ 6,2 – 6,8cm (26,2%) và nhóm và nhóm cá nhỏ hơn 6,2cm chỉ chiếm 7,6%.Ở nghiệm thức 4, nhóm cá lớn hơn 6,8cm chiếm tỷ lệ rất thấp (10,6%); nhóm cá có chiều dài trung bình từ 6,2 – 6,8cm (31,9%) còn nhóm cá nhỏ hơn 6,2cm chiếm tỷ lệ cao nhất (57,5%). Cá ở nghiệm thức 2 và 3 cũng có sự phân hóa sinh trưởng về chiều dài, nhưng sự phân hóa diễn ra ở mức độ thấp hơn so với cá ở NT 1 và NT4. Cá ở giai đoạn nhỏ thường ưu tiên phát triển về chiều dài, thông thường cá có chiều dài thường chiếm ưu thế ở nhóm cá có kích thước lớn. Khi ương ở mật độ thấp, khi cho cá ăn ít có sự cạnh tranh về thức ăn trong quần đàn và dễ kiểm soát và quản lý môi trường nước. Còn khi ương ở mật độ cao thì cá có kích cỡ nhỏ thường chiếm ưu thế.
  • 26. 18 4.1.4Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống giai đoạn bột lên hương Tỷ lệ sống của cá trong thí nghiệm 1 sau thời gian thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.4. Bảng 4.4 Tỷ lệ sống của cá Tra ở thí nghiệm 1 Nghiệm thức Tỷ lệ sống(%) NT1 : 2 con/lít 43,3 ± 3,06a NT2 : 3 con/lít 36,0 ± 1,33b NT3 : 4 con/lít 33,7 ± 3,21b NT4 : 5 con/lít 25,1 ± 2,44c Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05). Bảng 4.4 cho thấy, cá ương ở mật độ 2 con/lít có tỷ lệ sống cao nhất đạt 43,3%, khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) với với tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức 5 con/lít có tỷ lệ sống thấp nhất đạt 25,1%, nghiệm thức 3 con/lít và 4 con/lít đạt tỷ lệ sống trung bình lần lượt là 36% và 33,7%. Theo quy luật tự nhiên, khi ương cá ở mật độ càng cao thì sự cạnh tranh về thức ăn và môi trường sống giữa các cá thể cùng loài sẽ càng cao, đồng thời sự tích lũy vật chất hữu cơ từ chất thải của cá và thức ăn thừa sẽ cao. Những lý do trên sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cũng như tỷ lệ sống của cá. Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống của cá tỷ lệ nghịch với mật độ ương, điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật tự nhiên. Theo Trần Bảo Trang (2010), mật độ cá bột ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Leo giai đoạn cá vừa hết noãn hoàng đến 30 ngày tuổi. Mật độ thả thấp 100 con/bể 300 lít đạt tỷ lệ sống cao nhất (33,7% ± 4,04%) và tăng về khối lượng (11,9 ± 1,19) nhanh hơn thả ương ở mật độ cao hơn. Trong quá trình ương giống cá Leo thì sự phân cỡ cá luôn luôn xảy ra ở hầu hết các giai đoạn. Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ sống của cá đạt cao hon so với các nghiên cứu trước. Nguyên nhân là do cá sử dụng trong thí nghiệm là cá 7 ngày tuổi, lúc này cá có thể sử dụng được thức ăn công nghiệp và cá giảm được hiện tượng cắn nhau. Thí nghiệm được bố trí trong thùng nhựa nên việc kiểm tra quản lý môi trường cũng dễ kiểm soát hơn. Nhìn chung khi ương cá ở mật độ thấp thì tỷ lệ sống cao hơn khi ương cá ở mật độ cao,qua thí nghiệm cá ương ở mật độ 2 con/lít cho tỷ lệ sống tốt nhất.
  • 27. 19 4.2 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn cá hương lên giống 4.2.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 2 Sự biến động của các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.5. Bảng 4.5 Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm 2 Yếu tố Buổi NT1 NT2 NT3 Nhiệt độ (oC) S 25,9 ± 0,17 25,7 ± 0,20 25,7 ± 0,49 C 31,2 ± 0,27 31,1 ± 0,31 31,1 ± 0,18 pH S 7,70 ± 0,07 7,70 ± 0,13 7,70 ± 0,02 C 8,00 ± 0,07 8,10 ± 0,11 8,10 ± 0,09 Oxy (ppm) S 4,00 ± 0,05 4,00 ± 0,07 3,90 ± 0,17 C 5,50 ± 0,04 5,70 ± 0,04 5,80 ± 0,08 Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các yếu tố môi trường được ghi nhận trong thí nghiệm 2 thể hiện trong bảng 4.5, cho thấy có sự biến động nhưng vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển bình thường của cá. Nhiệt độ trong thực nghiệm dao động từ 25,7 – 25,9ºC vào buổi sáng và 31,1 – 31,2ºC vào buổi chiều. pH trong các nghiệm thức dao động 7,70 vào buổi sáng và từ 8,00 – 8,10 vào buổi chiều. Oxy hòa tan cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thủy sinh vật, oxy có trong môi trường nước chủ yếu là sản phẩm của quá trình quang hợp bởi thực vật thủy sinh và sự khuếch tán từ không khí vào. Đối với thủy vực nước tĩnh thì nguồn cung cấp oxy từ quá trình quang hợp là chủ yếu, nó được tiêu thụ trong quá trình hô hấp của thủy sinh vật, tham gia vào các quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ và vô cơ trong nước và nền đáy (Trương Quốc Phú, 2006). Bảng 4.5 cho thấy, hàm lượng oxy hòa tan trung bình vào buổi sáng dao động từ 3,90 – 4,00 ppm còn buổi chiều dao động từ 5,50 – 5,80 ppm. Trong thí nghiệm hàm lượng oxy tương đối cao, do thí nghiệm được bố trí ở ao ngoài trời, ánh sáng chiếu trực tiếp vào ao làm tảo phát triển, quá trình quang hợp diễn ra mạnh làm tăng hàm lượng khí oxy. Theo Trần Thị Bé (2006), hàm lượng oxy thích hợp cho cá Tra giống từ 4,40 – 5,84 mg/lít. Tuy nhiên theoPhạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), hàm lượng oxy thích hợp cho hầu hết các loài cá nuôi là phải lớn hơn 3 mg/lít. Theo Nguyễn Anh Tuấn và ctv., (2004) (được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Cho, 2010), cá Tra sống tốt với hàm lượng oxy từ 2,60 – 6,00 mg/lít. Kết quả nghiên cứu của Dương Thúy Yên (2003), cá Tra có khả năng sống được trong môi trường có hàm lượng oxy < 2 mg/lít.Mặt khác, Trương Quốc Phú (2006), nồng độ oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm cá là trên 5 mg/lít nhưng không vượt mức bảo hòa. Tuy nhiên, mỗi loài có
  • 28. 20 ngưỡng oxy khác nhau, cá Tra là một loài cá chịu đựng được điều kiện ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, oxy hòa tan thấp, ca Tra có khả năng sống tốt và có thể nuôi với mật độ rất cao (Dương Nhựt Long, 2003). Do đó, hàm lượng oxy hòa tan trong ao thực nghiệm đã ghi nhận có giá trị thích hợp cho sự phát triển của cá Tra. 4.2.2 Kết quả về tăng trưởng của cá Tra ở thí nghiệm 2 4.2.2.1 Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra Sự tăng trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 2 được ghi nhận trong thời gian thí nghiệm được trình bài ở bảng 4.6. Bảng 4.6 Tăng trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 2 NT Wđ(g) Wc(g) WG(g) DWG(g/ngày) SGR(%/ngày) NT1 2,35 ±0,0 48,6 ± 0,13 46,3 ± 0,13a 1,10 ± 0,003a 7,22 ± 0,01a NT2 2,35 ±0,0 41,6 ± 0,10 39,2 ± 0,10b 0,93 ±0,002b 6,84 ± 0,01b NT3 2,35 ±0,0 30,6± 0,01 28,1 ± 0,01c 0,67 ± 0,001c 6,10 ± 0,01c Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05) Bảng 4.6 cho thấy, tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá Tra tỷ lệ nghịch với mật độ ương. Ở nghiệm thức 1, cá có sự tăng trưởng khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhấtđạt lần lượt 46,3g và 7,22 %/ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) đối với 2 nghiệm thức còn lại.Ở nghiệm thức 3, cá có sự tăng trưởng khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối thấp nhất đạt lần lượt 28,1g và 6,11 %/ngày. Còn ở nghiệm thức 2, cá có sự tăng trưởng khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối, đạtlần lượt 39,2g và 6,84 %/ngày. Theo Trần Thị Kim Phướng (2012), khi ương cá Tra giai đoạn 30 – 60 ngày tuổi với các mật độ lần lượt là 0,5 con/lít; 1 con/lít và 1,5 con/lít. Sau 30 ngày ương, ương cá ở mật độ 0,5 con/lít có tăng trưởng khối lượng nhanh nhất đạt 0,54g và khác biệt có ý nghĩa so với cá các nghiệm thức còn lại. Mật độ ương nuôi ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng của cá. Nếu ương ở mật độ thưa quá sẽ kém hiệu quả, nếu ương mật độ dày quá sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng của cá. Việc xác định mật độ phù hợp là khâu quan trọng trong công tác ương nuôi.Theo Dương Nhựt Long (2007), ương cá ở mật độ cao thì sự cạnh tranh về thức ăn cũng như về chỗ ở càng cao nên tốc độ tăng trưởng của cá sẽ chậm hơn so với ương cá ở mật độthưa hơn. Khi ương cá ở mật độ thấp giúp cho việc quản lý chất lượng nước được tốt hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn. Trong thí nghiệm, cá ở nghiệm thức 1 có sự tăng trưởng tốt hơn cá ở hai nghiệm thức còn lại.
  • 29. 21 4.2.2.2 Tăng trưởng về chiều dài của ca Tra Bên cạnh tăng trưởng về khối lượng của cá Tra thì tăng trưởng về chiều dài của cá ở các nghiệm thức cũng có sự khác nhau. Kết quả tăng trưởng về chiều dài của cá được thể hiện ở bảng 4.7. Bảng 4.7 Tăng trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 2 NT Lđ(cm) Lc(cm) LG(cm) DLG(cm/ngày) SGR(%/ngày) NT1 6,64 ± 0,0 15,6 ± 0,24 8,97 ± 0,24a 0,21 ± 0,01a 2,04 ± 0,04a NT2 6,64 ± 0,0 15,2 ± 0,34 8,54 ± 0,34ab 0,20 ± 0,01ab 1,97 ± 0,06ab NT3 6,64 ± 0,0 14,7 ± 0,27 8,02 ± 0,27b 0,19 ± 0,01b 1,89 ± 0,04b Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05) Qua bảng 4.7 cho thấy, cá ở nghiệm thức 1 có tốc độtăng trưởng về chiều dài khác biệt có ý nghĩa(p < 0,05)so với cá ở nghiệm thức 3. Còn nghiệm thức 2 giá trị này không có ý nghĩa khác biệt (p > 0,05)so với nghiệm thức 1 và 3. Ở nghiệm thức 1, cá ương có sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài tốt nhất lần lượt 0,87 cm và 0,21cm/ngày. Cá ương ở nghiệm thức 2 có sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài đạt lần lượt 8,54 cm và 0,20 cm/ngày. Còn ở nghiệm thức 3, cá ươngcó sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài đạt lần lượt 8,02 cm và 0,19 cm/ngày. Theo Trần Thị Kim Phướng (2012), khi ương cá Tra giai đoạn 30 – 60 ngày tuổi với các mật độ lần lượt là 0,5 con/lít; 1 con/lít và 1,5 con/lít và kết quả cho thấy. Khi ương cá ở mật độ 0,5 con/lít có sự tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng về chiều dài đạt 1,9 cm và 0,06 mm/ngày và khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so với 2 nghiệm thức còn lại. Tương tự như tăng trưởng về khối lượng, mật độ ương cũng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng về chiều dài. Theo Thạch Thuôn (2009), cá thả ương ở mật độ càng cao thì tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hơn so với mật độ ương thưa hơn.Trong thí nghiệm, ương cá ở nghiệm thức 1 cho kết quả tốt hơn so với hai nghiệm thức còn lại. 4.2.3 Phân hóa sinh trưởng 4.2.3.1. Phân hóa sinh trưởng về khối lượng Mật độ đã ảnh hưởng lên sự phân hóa sinh trưởng khối lượng của cá trong thí nghiệm. Qua hình 4.3 cho thấy, khối lượng cá ở các nghiệm thức đều phân thành 3 nhóm: nhóm cá có khối lượng lớn hơn 45g; nhóm cá có khối lượng trung bình từ 35 – 45g và nhóm cá có khối lượng nhỏ hơn 35g. Xét nhóm cá có khối lượng lớn hơn45g, ở nghiệm thức 1 chiếm tỷ lệ 70,8% và đạt giá trị lớn nhất, trong khi ở nghiệm thức 3 chỉ chiếm 13,9% đạt giá trị nhỏ nhất trong 3 nghiệm thức. Ngược lại, nhóm cá có khối lượng nhỏ hơn 35g thì ở nghiệm thức 1 chiếm tỷ lệ thấp nhất đạt 12,5%, còn ở nghiệm
  • 30. 22 thức 3 chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 61,1%. Ở nghiệm thức 2, nhóm cá có khối lượng lớn hơn 45g chiếm 54,6% và nhóm cá có khối lượng nhỏ hơn 35g đạt 16,7%. Ở nghiệm thức cá ương ở mật độ thấp thì sự tăng trưởng về khối lượng nhanh và sự phân hóa sinh trưởng về khối lượng cũng chiếm ưu thế hơn cá ương ở mật độ cao. Do khi cá ương ở mật độ thấp thì khả năng bắt mồi (thức ăn) là như nhau và cao hơn khi ương ở mật độ cao. Hình 4.3 Phân hóa sinh trưởng về khối lượng của cá Tra trong thí nghiệm 2 4.2.3.2. Phân hóa sinh trưởng về chiều dài Sự phân hóa sinh trưởng về chiều dài của thí nghiệm 2 được thể hiện qua hình 4.4. Hình 4.4 Phân hóa sinh trưởng về chiều dài của cá Tra trong thí nghiệm 2
  • 31. 23 Kết quả cho thấy, chiều dài cá ở các nghiệm thức được chia làm 3 nhóm: nhóm cá có chiều dài lớn hơn 15,5 cm;nhóm cá có chiều dài trung bình từ 14,5 – 15,5 cmvà nhóm cá có chiều dài nhỏ hơn 14,5 cm. Ở nghiệm thức 1 có sự phân hóa rất lớn về chiều dài, ở nhóm cá có chiều dài lớn hơn 15,5 cm có tỷ lệ cao nhất chiếm 75,8%; nhóm cá có chiều dài trung bình14,5 – 15,5 cm đạt 17,5% và nhóm cá có chiều dài nhỏ hơn 14,5cm chỉ chiếm 6,7%. Ở nghiệm thức 3, nhómcá có chiều dài lớn hơn 15,5 cm chiếm tỷ lệ rất thấp đạt 8,1%; nhóm cá có chiều dài trung bình 14,5 – 15,5 cm đạt 25,3% và nhóm cá có chiều dài nhỏ hơn 14,5cm chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 66,6%. Ở nghiệm thức 2 cũng có sự phân hóa sinh trưởng về chiều dài nhưng sự phân hóa chưa nhiều bằng hai nghiệm thức 1 và 3, cụ thểnhóm cá có chiều dài lớn hơn15,5cm đạt 52,1%; nhóm cá có chiều dài trung bình 14,5 – 15,5 cm đạt 29,6% và nhóm cá có chiều dài nhỏ hơn14,5 cm đạt 18,3%. Cá ở nghiệm thức 1 có sự phân hóa sinh trưởng về chiều dài diễn ra ở mức độ cao hơn cá ở các nghiệm thức còn lại.Kết quả thí nghiệm cho thấy sự tương quan về khối lượng và chiều dài, cá có khối lượng lớn thì cũng có kích thước lớn.Khi ương ở mật độ thấp, khi cho cá ăn ít có sự cạnh tranh về thức ăn trong quần đàn, còn khi ương ở mật độ cao thì sự cạnh tranh về thức ăn môi trường sống diễn ra gay gắt hơn. Do đó mức độ phân hóa sinh trưởng về chiều dài sẽ thấp hơn. 4.2.4 Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống giai đoạn hương lên giống Bảng 4.8 Tỷ lệ sống của cá Tra ở thí nghiệm 2 Nghiệm thức Tỷ lệ sống(%) NT 1: 50 con/m2 100 ± 0,00a NT 2: 100 con/m2 100 ± 0,00a NT 3: 150 con/m2 99,9 ± 0,10a Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn. Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05) Bảng 4.8 cho thấy, tỷ lệ sống của cá ở 3 nghiệm thức gần nhưđạt tuyệt đối vàsự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sống ở cả 3 nghiệm thức. Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức 1 và 2 đạt 100%, còn ở nghiệm thức 3 đạt 99,9%. Do khâu quản lý chăm sóc cá tốt, nguồn nước đảm bảo chất lượng. Mật độ ương cá trong thí nghiệm cũng thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu trước. Theo Dương Nhựt Long (2007), ương cá Tra trong ao đất có diện tích từ 500 – 700m2 , độ sâu từ 1 – 1,5m với mật độ ương là 250 – 500 con/m2 . Sau 60 ngày ương cá, tỷ lệ sống trung bình 40 – 60%.Mặt khác, Nguyễn Thị Diễm Thắm (2011), ương với các mật độ 600 con/m2 và 1.000 con/m2 đạt tỷ lệ sống lần lượt 7,6 và 6,2%.
  • 32. 24 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Thí nghiệm 1 Nhiệt độ trung bình trong thí nghiệm dao động từ 25,1 – 25,5ºC vào buổi sáng và 30,4 – 31ºC vào buổi chiều. pH trong các nghiệm thức dao động từ 7,60 – 7,70 vào buổi sáng và 7,90 vào buổi chiều. Kết thúc thí nghiệm, cá ương ở nghiệm thức 2 con/lít có kết quả tốt nhất so với cá ương ở các nghiệm thức còn lại. Tăng trưởng trung bình về khối lượng và chiều dài đạt lần lượt 2,95 g/con; 5,83 cm/con. Tỷ lệ sống đạt 43,3%. Thí nghiệm 2 Nhiệt độ trong thực nghiệm dao động từ 25,7 – 25,9ºC vào buổi sáng và 31,1 – 31,2ºC vào buổi chiều. pH trong các nghiệm thức dao động 7,7 vào buổi sáng và từ 8,0 – 8,1 vào buổi chiều. Hàm lượng oxy hòa tan trung bình vào buổi sáng dao động từ 3,90 – 4,00 ppm còn buổi chiều dao động từ 5,50 – 5,80 ppm. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn hương lên giống đạt cao nhất ở nghiệm thức 50 con/m2 đạt lần lượt: khối lượng 46,27g/con, chiều dài 8,97cm/con và tỷ lệ sống đạt 100%. 5.2 Đề xuất Tiếp tục nghiên cứu ương cá Tra với các mật độ khác nhau kết hợp các khẩu phần ăn khác nhau giai đoạn bột lên giống. Tiếp tục nghiên cứu ương cá Tra với các mật độ khác nhau kết hợp các loại thức ăn khác nhau giai đoạn bột lên giống. Tiếp tục nghiên cứu ương cá Tra với các điều kiện ương khác nhau (thùng, giai, ao...) giai đoạn bột lên giống.
  • 33. 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Quang Tề, 2006. Công nghệ nuôi cá Tra và cá Basa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Dương Nhựt Long và Nguyễn Hoàng Thanh, 2007. Thí nghiệm ương cá Leo (Wallago attu Scheider) với các mật độ khác nhau. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ kết hợp với Trung tâm Khuyến ngư và Giống thủy sản tỉnh An Giang, tạp chí khoa học 2008. Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt.Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ. Dương Nhựt Long, 2004. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. Dương Nhựt Long, 2007. Tài liệu tập huấn Phát triển bền vững mô hình nuôi cá Tra thâm canh trong ao đất ở vùng ĐBSCL. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. Dương Nhựt Long, 2010. Tài liệu ương cá Tra giống. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. Dương Thúy Yên, 2003. Khảo sát một số tình trạng hình thái, sinh trưởng và sinh lý của cá Tra, cá basa và con lai của chúng. Luận văn cao học ngành nuôi trồng thủy sản.Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ. Dương Trung Kiên, 2011. Kỹ Thuật ương cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) từ bột lên giống trong ao đất ở huyện Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp đại học.Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. Lê Bảo Ngọc, 2004. Đánh giá chất lượng môi trường ao nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. Luận văn cao học chuyên ngành Khoa học Môi trường.Trường Đại học Cần Thơ. Nghiêm Thị Nguyệt Thu, 2010. Khảo sát ảnh hưởng của mật độ ương lên sự phát triển của cá tra. Tiểu luận tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh học ứng dụng. Trường đại học Tây Đô. Ngô Văn Ngọc, Trần Thị Thanh Trúc và Nguyễn Thị Thu Trang, 2010. Xác định mật độ và tần số cho ăn trong ương cá Lăng nha giai đoạn từ 3 đến 30 ngày tuổi. Khoa Thủy sản.Trường Đại học Nông Lâm.Tp. Hồ Chí Minh. Nguyễn Chung, 2007. Kỹ thuật sinh sản và nuôi cá Tra. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Nguyễn Chung, 2008. Kỹ thuật sinh sản và nuôi cá Tra. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh.
  • 34. 26 Nguyễn Hữu Tính, 2012. Tăng trưởng và tỷ lệ sống các dòng cá rô đồng (Anabas testudineus, Bloch, 1972) giai đoạn bột lên giống ương trong bể nhỏ. Luận văn tốt nghiệpđại học.Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải và Dương Nhựt Long, 2010. Giáo trình nuôi trồng thủy sản.Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thị Diễm Thắm, 2011. Thử nghiệm ương cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) trong ao đất tại Thốt Nốt, Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Kiểm, 2004. Giáo trình cơ sở khoa học và sản xuất cá giống. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Kiểm, 2005. Giáo trình kỹ thuật sản xuất cá giống. Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Thế, 2012. Thực nghiệm ương cá Tra giai đoạn hương lên giống trong hệ thống lọc sinh học.Tiểu luận tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh học ứng dụng. Trường Đại học Tây Đô. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Giáo trình Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh. Phạm Thanh Liêm và Nguyễn Thanh Phương, 2003.Kỹ thuật ương cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus), Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tp Hồ Chí Minh. Phạm Văn Khánh, 2003. Kỹ thuật nuôi một số loài cá xuất khẩu. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh. Thạch Thuôn, 2009. Thực nghiệm ương cá Tra trong ao đất tại trung tâm giống thủy sản Casemaex – Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học.Chuyên ngành nuôi trồng thủy sản.Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ. Trần Bảo Trang, 2010. Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Leo (Wallago attu) ương từ bột lên giống. Luận văn tốt nghiệp cao học.Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ. Trần Ngọc Tuyền, 2008. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn cho cá Kết (Micronema bleekeri) giai đoạn bột lên hương. Luận văn tốt nghiệp cao học, ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ. Trần Ngọc Tuyền, 2014.Bài giảng Thực tập giáo trình nước ngọt.Khoa sinh học ứng dụng.Trường Đại học Tây Đô. Trần Thị Bé, 2006. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên mức độ và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá Tra giai đoạn giống. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ.
  • 35. 27 Trần Thị Hoài Thương, 2011.Ương cá trê vàng lai với các mật độ khác nhau giai đoạn bột lên hương. Tiểu luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sảnKhoa Sinh học ứng dụng.Trường Đại học Tây Đô. Trần Thị Kim Phướng, 2012.Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Tra giai đoạn bột lên hương. Tiểu luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản. Khoa Sinh học ứng dụng. Trường Đại học Tây Đô. Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh. Trương Quốc Phú, 2006. Giáo trình quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản.Trường Đại học Cần Thơ. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng ĐBSCL. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ. Võ Thành Trọng, 2011. Thực nghiệm ương cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) trong ao đất tại Châu Thành – Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.