SlideShare a Scribd company logo
1 of 217
a
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN VIẾT NGUYÊN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ
CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HUẾ - 2015
2
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN VIẾT NGUYÊN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ
CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã ngành: 62.62.0115
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Toàn
Người hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. Mai Văn Xuân
HUẾ - 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều
đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án
Trần Viết Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân. Tôi xin chân thành cám ơn.
Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế,
Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế đã quan
tâm cho phép, bố trí, tạo điều kiện cho tôi tham gia nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS Nguyễn Văn Toàn và PGS. TS Mai Văn
Xuân là những người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, Khoa Kinh tế và Phát triển, Phòng Quản
lý khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế và Đào tạo sau đại học và các nhà khoa học
kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Huế, Ban Đào tạo sau đại học thuộc Đại học Huế,
Tạp chí khoa học Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cám ơn Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khoa học xã
hội Vùng Trung bộ, Viện Kinh tế Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, Sở Tài chính Thừa Thiên Huế, Cục Thống
kê Thừa Thiên Huế, UBND, Chi cục Thống kê, Ban Đầu tư và Xây dựng các huyện, thị
xã, thành phố Huế, các tác giả đã có những nghiên cứu làm cơ sở, tiền đề, cung cấp
cơ sở dữ liệu tham khảo cho luận án này.
Tôi xin chân thành cám ơn gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp,
các anh, chị nghiên cứu sinh kinh tế Đại học Huế đã chia sẽ cùng tôi những khó khăn,
động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án này
Tác giả luận án
Trần Viết Nguyên
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CAP Chính sách chung
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
CN, DV, NN, NL, TS: Công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, nông lâm nghiệp, thuỷ sản
DN Doanh nghiệp
ĐT Đầu tư
EEC Khối cộng đồng chung châu Âu
ESI Chỉ số bền vững môi trường
FAO Tổ chức Nông Lương thế giới
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm trong nước/Tổng sản phẩm trong tỉnh
GDPr Tỷ lệ tăng trưởng GDP
HĐND Hội đồng nhân dân
HDI Chỉ số phát triển con người
HTX Hợp tác xã
ICOR Tỷ lệ gia tăng vốn và sản lượng
K, Kr Vốn đầu tư phát triển, tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển
L, Lr Số lượng lao động, tỷ lệ tăng trưởng lao động
NGO Hỗ trợ phi chính phủ
NICs Các nước công nghiệp mới
NSLĐ Năng suất lao động
NSNN Ngân sách nhà nước
ODA Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
PT Phát triển
PTNN Phát triển nông nghiệp
iv
TFP Tổng năng suất các nhân tố
TPCP Trái phiếu chính phủ
TT-Huế Thừa Thiên Huế
UBND Uỷ ban nhân dân
UICN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên quốc tế
USD Đô la Mỹ
VAT Thuế giá trị gia tăng
VEAM Tổng công ty Động lực và Máy nông nghiệp
WCED Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
v
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….. 1
1 Tính cấp thiết đề tài…...…………………………………………………. 1
2 Tình hình nghiên cứu…...………………………………………………... 3
2 Mục tiêu nghiên cứu…...………………………………………………… 11
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………..………………... 11
4 Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án ........................…………………... 12
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ
CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ………………………………………… 13
1.1. Các khái niệm liên quan hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 13
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp …………..….……...…………..….… 13
1.1.2. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ………………..….…….. 14
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp……..... 20
1.2.1. Khái niệm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp …… 20
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 21
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 26
1.3. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp …… 30
1.3.1. Kinh nghiệm chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp... 30
1.3.2. Thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp thế giới 36
1.3.3. Thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Việt Nam……………………………………………………….... 38
Kết luận chương 1………………………………………………………………. 46
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế……………... 48
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên…...…………………………........................... 48
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên…...………………………….................... 49
2.1.3. Kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế………………………........ 51
2.2. Tình hình nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế …………………………… 54
2.2.1. GDP nông nghiệp Thừa Thiên Huế…...…………………………. 54
vi
2.2.2. Lao động nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế……………………. 55
2.2.3. Khoa học công nghệ trong nông nghiệp…………….…................ 56
2.2.4. Chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT- Huế......... 57
2.2.5. Định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp TT- Huế.............. 61
2.2.6. Một số chủ thể quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.... 64
2.3. Phương pháp nghiên cứu …...…………………………………….……... 66
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ………………………………… 66
2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, đánh giá và dự báo……………….. 67
2.4. Khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp……… 74
Kết luận chương 2…...………………………………………………………….. 76
Chương 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …………………………………. 78
3.1. Kết quả huy động và sử dụng vốn đầu tư cho nông nghiệp TT- Huế......... 78
3.1.1. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế........ 78
3.1.2. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT- Huế................ 79
3.1.3. Sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT- Huế …......... 81
3.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế…….... 87
3.2.1. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chung toàn tỉnh.. 87
Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế… 87
Kết quả vốn đầu tư cho nông nghiệp với phát triển xã hội............ 90
Kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với môi trường.... 95
3.2.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo địa phương
và vùng sinh thái ……..………………………………………...... 96
3.2.3. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển một số dự án, chương trình.... 98
3.2.4. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển doanh nghiệp nông nghiệp..... 101
3.2.5. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo nguồn vốn 103
3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế………...………………………………….... 105
3.4. Lựa chọn chiến lược nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
vii
nghiệp Thừa Thiên Huế theo ma trận SWOT …........………………….... 109
Kết luận chương 3………………………………………………………………. 112
Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ………………………… 116
4.1. Định hướng phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế…………………..... 116
4.2. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế thời kỳ
2014-2030………………………………………………………………... 121
4.3. Quan điểm và mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp Thừa Thiên Huế….…………….…………….…………….……... 131
4.3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp Thừa Thiên Huế…………………………………………... 131
4.3.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Thừa Thiên Huế…………………………………………………... 134
4.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Thừa Thiên Huế….….…………………………………………………… 136
4.4.1. Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nông nghiệp TT-Huế….... 136
4.4.2. Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp Thừa Thiên Huế….…………….…………….………… 142
4.4.3. Giải pháp quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT-Huế 147
Kết luận chương 4………………………………………………………………. 153
KẾT LUẬN ……………………………...…………………………………….. 154
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ………….. 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………... 158
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………… 167
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. ICOR các lĩnh vực kinh tế Việt Nam 1996-2013……………….......... 42
Bảng 1.2. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP Việt Nam 2001-2013…. 43
Bảng 2.1. Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm TT-Huế 1991-2013…............ 53
Bảng 2.2. Lao động nông nghiệp Thừa Thiên Huế thời kỳ 2000-2013................. 56
Bảng 2.3. Phương pháp tiếp cận theo mục tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát
triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế………………………….….…...... 73
Bảng 3.1. Giá trị và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển TT-Huế 1991-2013........... 78
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hàng năm bình quân hàng năm
tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1991-2013............................................... 79
Bảng 3.3. Giá trị, cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa
Thiên Huế thời kỳ 2001-2013………………………….….…............. 80
Bảng 3.4. Giá trị và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp huyện, thị,
thành phố Huế thời kỳ 2001-2013………………………….….…....... 84
Bảng 3.5. Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển so với GDP thời kỳ 1991-2013….….. 87
Bảng 3.6. ICOR tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1991-2013..............…………...... 88
Bảng 3.7. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP bình quân hàng năm
Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001-2013... ..............………………............ 89
Bảng 3.8. Năng suất lao động và việc làm tăng thêm do vốn đầu tư cho phát
triển nông nghiệp giai đoạn 2000-2013…..……………………...…... 91
Bảng 3.9. Vốn đầu tư cho phát triển thuỷ lợi và năng lực tưới, tiêu, ngăn mặn,
diện tích trồng rừng mới giai đoạn 2000-2010…..………….…........... 95
Bảng 3.10. Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so giá trị sản lượng và
ICOR nông nghiệp theo địa phương và vùng sinh thái 2001-2013..... 96
Bảng 3.11. Đóng góp vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp vào tăng trưởng giá
trị sản lượng nông nghiệp theo địa phương và vùng sinh thái TT- Huế 97
Bảng 3.12. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nông
nghiệp TT-Huế giai đoạn 2005-2013…..………………….................. 102
Bảng 3.13. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng doanh nghiệp nông nghiệp
ix
TT- Huế giai đoạn 2006-2013 ..……………..………………….......... 103
Bảng 4.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT-Huế 2014-2030
theo xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp..... 124
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện Quy hoạch về tăng trưởng GDP và vốn đầu tư cho
phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế ……...………….………....... 125
Bảng 4.3. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030
theo yêu cầu của Quy hoạch về tăng trưởng GDP ………………….... 126
Bảng 4.4. Tỷ trọng GDP nông nghiệp Thừa Thiên Huế theo quy hoạch đến năm
2020 và kết quả thực hiện đến năm 2014……………………….......... 126
Bảng 4.5. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo xu hướng tăng
trưởng GDP nông nghiệp giai đoạn 1991-2013……………..….…..... 128
Bảng 4.6. Các kịch bản nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa
Thiên Huế thời kỳ 2014-2030………………………………………... 129
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tỷ lệ vốn ĐTPT/GDP của nông nghiệp Việt Nam 1995-2013…. 41
Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng ven biển và đầm phá 48
Hình 2.2. Cơ cấu lao động và tỷ lệ lao động qua đào tạo TT- Huế ……….. 51
Hình 2.3. Giá trị và cơ cấu GDP Thừa Thiên Huế 1991-2013...................... 53
Hình 2.4. Giá trị và cơ cấu GDP nông nghiệp TT-Huế 1991-2013……...... 54
Hình 4.1. Xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
thời kỳ 1991-2013………………………………………..…....... 123
Hình 4.2. Xu hướng tăng trưởng GDP nông nghiệp 1991-2013…………... 127
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp……................................. 13
Sơ đồ 1.2. Các loại vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp………………… 17
Sơ đồ 1.3. Vai trò vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp…………………. 20
Sơ đồ 1.4. Chu trình chính sách vốn đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam 33
Sơ đồ 1.5. Chu trình chính sách vốn đầu tư phát triển nông nghiệp cấp tỉnh 36
Sơ đồ 2.2. Khung phân tích hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp TT-Huế. 75
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Tình trạng đói nghèo, thiếu lương thực, thực phẩm, ô nhiễm, huỷ hoại môi
trường và những tác động biến đổi khí hậu đang hiện hữu hàng ngày trên khắp thế
giới, đặc biệt là các nước châu Phi, các nước kém phát triển hoặc các nước chịu tác
động trực tiếp, nặng nề của thiên tai, bao gồm Việt Nam.
Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế, giải quyết việc làm, cung cấp sản phẩm thiết yếu cho xã hội, đảm bảo an ninh
lương thực, bảo vệ, gìn giữ môi trường, thích nghi với biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, một số quốc gia, lãnh thổ chưa quan tâm đúng mức việc huy động
và sử dụng một cách hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp dẫn đến những
hậu quả xấu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ, gìn giữ môi trường.
Nhiều quốc gia trên thế giới như Indonesia, Philipin, các nước ở châu Phi…đã phải rất
khó khăn do thiếu lương thực, thực phẩm.
Việt Nam đã tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp những năm gần đây
với nhiều chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nhờ vậy, từ một quốc gia
thiếu lương thực, đã trở thành quốc gia xuất khẩu lớn các mặt hàng nông sản đặc biệt
là gạo và hải sản, tỷ lệ che phủ rừng tăng nhanh, công tác bảo vệ, gìn giữ môi trường
ngày càng được chú trọng hơn, có nhiều tiến bộ. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều tồn tại
như cơ cấu nông nghiệp chưa hợp lý, hạ tầng phát triển nông nghiệp, nguồn nhân lực,
khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu thời đại.
Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ngày càng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng
nhu cầu, đặt ra nhiệm vụ lớn là cần phải tăng cường huy động và sử dụng vốn đầu tư
cho phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả.
Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nội dung quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội, được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ quan tâm thực
hiện, do vậy, từ thập niên 1950s đến nay có nhiều tác giả nghiên cứu, các nghiên cứu
trực tiếp có nhiều tác giả nghiên cứu từ năm 1990 đến nay nhưng chỉ dừng lại ở mức
độ phân tích, đánh giá từng chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
2
Tại Việt Nam, nghiên cứu muộn hơn và chỉ dừng lại ở từng chỉ tiêu hiệu quả,
chưa có nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu và toàn diện, do vậy việc nghiên
cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách hệ thống và toàn diện có
ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, lĩnh vực nông nghiệp đang giữ vai trò rất quan trọng
trong sự phát triển kinh tế - xã hội, chiếm giữ nhiều nguồn lực trọng yếu (đến cuối
năm 2013) như: 77,9% diện tích đất, 32,8% lao động và 11,3% GDP của tỉnh, là lĩnh
vực giữ vai trò quan trọng nhất trong cung cấp sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống
người dân (năm 2013 cung cấp: 300.000 tấn lúa, 306.000 tấn lương thực có hạt, 9,5
tấn lạc, 455 tấn cà phê, 25.000 con trâu, 22.000 con bò, 255.000 con lợn, 2,3 triệu
con gia cầm, 47.700 tấn thuỷ sản,…), bảo vệ gìn giữ môi trường, đa dạng sinh học,
phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hệ thống tài nguyên rừng, biển (bờ biển dài 128 km), đầm phá (đầm phá Tam
Giang – Cầu Hai rộng khoảng 22 ngàn ha, lớn nhất khu vực Đông Nam Á), sông
(sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu,…), hồ, đồng bằng trải khắp trên địa bàn tỉnh cho
phép phát triển một nền nông nghiệp phong phú, đa dạng và toàn diện, nhưng lại chịu
ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề bởi thiên tai, gây nhiều tổn thất, bất ổn cho cuộc sống
người dân trên địa bàn, nhất là người dân khu vực nông thôn (chiếm 51,64% dân số
toàn tỉnh cuối năm 2013), hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp đạt thấp (tăng trưởng GDP nông
nghiệp giai đoạn 1991-2013 đạt 2,3% trong khi tăng trưởng GDP chung là 9,2%) và
giảm mạnh trong giai đoạn 2006-2013 (chỉ còn 1,6%), cơ cấu ngành nghề, trình độ sản
xuất trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều yếu kém, lao động lĩnh vực nông nghiệp
qua đào tạo nghề đến cuối năm 2010 chỉ 24,5% (công nghiệp là 57,1%, dịch vụ là
58,4%). Việc khơi thông các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, phòng, tránh thiên
tai, thích nghi với biến đổi khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế là những vấn đề có tính
sống còn cho sự tồn tại và phát triển.
Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nguồn lực cơ bản (chiếm 35,45%
GDP nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991-2013) cho phát triển kinh tế -
xã hội và gìn giữ, bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.
3
Việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nhằm có giải
pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế là vấn đề vô cùng cấp thiết, nhưng chưa có tác giả
nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện, do vậy tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu
quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận án tiến sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Dựa trên quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững, tức là phát triển nông
nghiệp bền vững về mặt kinh tế, xã hội và gìn giữ, bảo vệ môi trường trong nông
nghiệp. Do vậy, tiếp cận các nghiên cứu về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp của các tác giả nghiên cứu theo ba mặt là hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp về kinh tế, về xã hội và môi trường.
a) Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên thế giới
- Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế
Có nhiều nghiên cứu về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo
từng chỉ tiêu đánh giá, chưa nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện, về mặt kinh tế
các các chỉ tiêu chủ yếu là tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên GDP nông
nghiệp (hoặc giá trị sản lượng), chỉ số ICOR (tỷ lệ gia tăng vốn và sản lượng) trong
nông nghiệp và đóng góp vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thông qua mô hình số
dư Solow trong nông nghiệp.
Hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp thông qua chỉ tiêu Tỷ lệ vốn đầu tư cho
phát triển nông nghiệp trên GDP nông nghiệp được Ngân hàng Thế giới (WB)[106],
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nghiên cứu và sử dụng là một trong những chỉ tiêu chủ yếu
trong bộ chỉ tiêu kinh tế của các quốc gia trên thế giới, do vậy đã tính toán cập nhật dữ
liệu hàng năm các nước trên thế giới từ năm 1961 đến nay và dự báo những năm đến,
phương pháp tính toán chỉ tiêu này là bằng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chia
cho GDP nông nghiệp hàng năm hoặc từng giai đoạn nhiều năm của các quốc gia.
Chỉ tiêu này là tiền đề để tính toán ICOR nông nghiệp, do vậy nhiều tác giả
([62], [64], [65] [68], [74], [106],…) đã tính chỉ tiêu này cho lĩnh vực nông nghiệp
làm cơ sở tính toán ICOR nông nghiệp của các quốc gia, các lãnh thổ, địa phương.
4
Dựa trên tư tưởng của Keynes, Sir Roy Harrod và Evsey Domar độc lập nghiên
cứu hình thành hệ số ICOR, là một chỉ số hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển, tuy
không giải đáp được các vấn đề khác liên quan tăng trưởng kinh tế, như khoa học
công nghệ, con người, chính sách, quản lý nhưng đã mô tả được bản chất mối liên hệ
giữa vốn đầu tư và phát triển kinh tế nên được nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức khoa học
kế thừa, sử dụng để nghiên cứu, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển, bao gồm
sử dụng đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
Robert Solow (1956) lấy hàm sản xuất Cobb-Douglas làm cơ sở để lập ra mô
hình tăng trưởng kinh tế trong điều kiện tiến bộ khoa học, kỹ thuật và đưa ra các tính
toán mức độ đóng góp của từng nhân tố lao động, vốn, công nghệ (thông qua tổng
năng suất các nhân tố - TFP) vào tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở mô hình Solow, từ
năm 1956 đến nay, có nhiều nhà khoa học kế thừa nghiên cứu, đánh giá hiệu quả vốn
đầu tư cho phát triển.
Các nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển theo ICOR và mô hình số
dư Solow có nhiều tác giả thực hiện từ những năm 1956, nhưng nghiên cứu trực tiếp
về hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp chậm hơn, từ thập niên 1990s đến nay, điển
hình như Timmer (1992)[88], Bingxin Yu(2005)[67], Lu, Chang, Huang (2008)[92],
Kfuglie (2010)[78], Baba, Saini, Sharma and Thakur (2010)[65], Dekle,
Vandenbroucke (2011)[84]…cụ thể như sau:
Tác giả Năm Phương pháp, chỉ tiêu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Timmer C.P
[88]
1992 - Mô hình số dư Solow (1956)
và Denison (1967)
- Kết quả nghiên cứu của Hwa
1960-1979
Lĩnh vực nông nghiệp và phi nông
nghiệp Châu Phi, Mỹ La Tinh,
Đông Á và Đông Nam Á giai đoạn
1965-1987
Dordunoo [68] 1993 - Tỷ lệ vốn đầu tư với gia tăng
sản lượng từng năm
- Dùng xác định nhu cầu vốn
để đạt được mục tiêu sản lượng
Cả nền kinh tế, từng ngành và
nhóm ngành kinh tế toàn cầu, từng
quốc gia, nhóm quốc gia 1970s và
1980s
IMF [74] 1998 - Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia tỷ
lệ tăng trưởng GDP
Hiệu quả đầu tư các nước trên thế
giới
5
Bingxin Yu [67] 2005 Lĩnh vực nông nghiệp 41 nước cận
Sahara Châu Phi 1961-1999
Oura [72] 2007 - Tỷ lệ vốn đầu tư so với tỷ lệ
tăng trưởng GDP
- Dự báo tác động gia tăng vốn
vào tăng trưởng kinh tế
- Hiệu quả vốn đầu tư hàng năm Ấn
Độ so sánh với các nước trên thế
giới 1963-2005.
Ramos, Pastor,
and Rivas[85]
2008 Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho
tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng
năm và tính cho cả giai đoạn
(giá cố định)
11 nước châu Mỹ La Tinh 1985-
2003
Lu, Chang,
Huang [92]
2008 Tỷ lệ tăng GDP nông nghiệp
do tăng trưởng vốn vật chất,
lao động, nghiên cứu khoa học
và truyền thông quốc tế
Lĩnh vực nông nghiệp các nước:
Trung, Nhật, Hàn, Đài Loan, In đô
nê xia, Malaixia, Philippin và Thái
Lan 1961-2001
Baba, Saini,
Sharma and
Thakur [65]
2010 Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho
tỷ lệ tăng trưởng bình quân
GDP
Nông nghiệp 1969-2001 (giá cố
định năm 1970-1971) Vùng
Himachal Pradesd, Ấn Độ
Kfuglie [78] 2010 Tỷ lệ tăng trưởng TFP nông
nghiệp bằng tỷ lệ tăng trưởng
GDP trừ đi tỷ lệ tăng trưởng
các yếu tố đầu vào cho nông
nghiệp
Lĩnh vực nông nghiệp toàn cầu
1961-2007 (Tính từng 10 năm
1961-2000 và 2001-07)
Dekle,
Vandenbroucke
[84]
2011 Tỷ lệ tăng trưởng GDP với tỷ
lệ tăng trưởng vốn, lao động và
nhân tố tổng (TFP)
Lĩnh vực nông nghiệp, phi nông
nghiệp, khu vực nhà nước và tư
nhân Trung Quốc 1978-2003
Bart,Vivian,
Kirsten [91]
2013 Đóng góp của thời gian làm
việc, lao động, vốn và TFP vào
tăng trưởng GDP
Các nền kinh tế, các ngành kinh tế
châu Âu 2001-2012 và dự báo
2013, 2014-2025
Các tác giả Scott L. Baier - Gerald P. Dwyer Jr and Robert Tamura [87] khi xem xét
tầm quan trọng sự tăng trưởng của vốn vật chất và con người và sự tăng trưởng TFP
vào tăng trưởng giá trị tổng sản lượng bằng cách sử dụng dữ liệu mới được tổ chức
trên 145 quốc gia. Đối với tất cả các nước, chỉ có 14% tăng trưởng sản lượng bình
6
quân mỗi công nhân được kết hợp với tăng trưởng TFP và phát hiện thấy một xu
hướng hội tụ giữa các vùng.
Trong vòng 20 năm (1980-2000), có một sự phân kỳ giữa các khu vực như sản
lượng trên một lao động ở châu Mỹ Latinh (-15%), Trung Đông và Nam Phi giảm (-
21% ở Sub-Saharan). Ngược lại với xu hướng này, ở các nước phương Tây tăng
khoảng 34% và 26% ở miền Nam châu Âu và các NICs. Các khu vực khác có mức
tăng trưởng ít hơn, không đáng kể, và thậm chí tiêu cực của TFP.
Các tỷ lệ tăng trưởng âm là phù hợp với những thay đổi thể chế tiêu cực và xung
đột. Bằng chứng chỉ ra rằng, trong thời gian dài, sự tăng trưởng của sản lượng trên
một lao động có liên quan đến tích lũy vốn vật chất và con người và thay đổi công
nghệ. Đối với tất cả các dữ liệu kết luận rằng sự thay đổi trong tăng trưởng TFP là
quan trọng đáng kể hơn so với sự thay đổi trong tăng trưởng đầu vào tổng hợp.
Các tác giả Poudel, Biswo N; Paudel, Krishna P; Zilberman, David [81], xây
dựng dữ liệu được sử dụng để khám phá những mối quan hệ giữa vốn con người và
yếu tố tổng năng suất (TFP) trong nông nghiệp, kết quả từ các mô hình hiệu ứng cố
định chỉ ra rằng vốn con người đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định nhân
tố tổng năng suất nông nghiệp.
Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ phân tích, đánh giá từng
chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, chưa có một nghiên cứu
chuyên sâu và toàn diện về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, do vậy
việc nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách hệ thống và
toàn diện có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Trong các nghiên cứu ICOR nông nghiệp nêu trên có 2 phương pháp được sử
dụng cho kết quả như nhau là: tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so với GDP
nông nghiệp (hoặc giá trị sản lượng) chia cho tỷ lệ tăng trưởng GDP nông nghiệp hoặc
bằng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chia cho gia tăng GDP nông nghiệp.
Tác giả sử dụng phương pháp tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so
với GDP nông nghiệp chia cho tỷ lệ tăng trưởng GDP nông nghiệp.
7
Đối với thời kỳ tính toán có thể tính cho hàng năm nhưng theo dõi trong thời
gian dài hoặc tính cho từng giai đoạn dài, tác giả sử dụng tính cho từng giai đoạn
nhiều năm theo cách thông dụng của các tổ chức quốc tế.
Các nghiên cứu TFP nông nghiệp nêu trên, phương pháp sử dụng cơ bản theo
mô hình Solow, tỷ lệ tăng trưởng GDP nông nghiệp là do đóng góp tăng trưởng vốn
đầu tư cho phát triển nông nghiệp, lao động nông nghiệp và TFP nông nghiệp.
Tác giả chọn phương pháp tính theo mô hình tỷ lệ tăng trưởng GDP nông
nghiệp bằng đóng góp của tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, lao động nông
nghiệp và TFP nông nghiệp.
Về niên độ nghiên cứu các tác giả tính từng năm theo dõi trong thời gian dài
hoặc theo từng giai đoạn nhiều năm. Tác giả tính theo từng giai đoạn nhiều năm, theo
cách thông dụng của các tổ chức quốc tế.
- Nghiên cứu kết quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về xã
hội và môi trường
Các vấn đề về xã hội và môi trường được đặc biệt chú ý từ sau báo cáo của Gro
Harlem Brundland [89] năm 1987 về phát triển bền vững, nhưng nghiên cứu trực tiếp
liên quan hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với xã hội và môi trường
xuất hiện ở những năm gần đây, các nghiên cứu chủ yếu gồm:
Các tác giả Bernard, Connie, Lawrence, Andrés (2006) [66] nghiên cứu ĐT cho
PT nông nghiệp bền vững ở Trung Mỹ, nghiên cứu trường hợp cây cà phê, đưa ra kết
luận, ĐT cho PT nông nghiệp đã đóng góp vào gia tăng thu nhập cho người sản xuất,
đóng góp quan trọng đối phó với khủng hoảng trong công nghiệp.
Các tác giả Raduvoicu, Iulya, Mariana (2011)[82] nghiên cứu quản lý vốn hoạt
động trong nông nghiệp ở Rumani kết luận, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tác
động đến phát triển công nghệ, kỹ thuật cho nông nghiệp, nâng cao đời sống những
người sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Thiếu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nguyên nhân dẫn đến giảm sút
trong sản xuất, dịch vụ nông nghiệp và cần một quá trình dài cung cấp vốn đầu tư cho
phát triển cho kỹ thuật, đào tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trong phát triển
8
nông nghiệp. Cần mở rộng đầu tư tư nhân về phương tiện kỹ thuật, nhằm phát triển
cung ứng và dịch vụ trong hoạt động nông nghiệp.
Kết quả một nghiên cứu nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Ấn Độ
(2013)[94] kết luận, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng nông nghiệp rất lớn (tỷ
trọng khoảng 30%-40% vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp) vượt xa khả năng nền
kinh tế Ấn Độ, việc đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh
tranh nền kinh tế. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đầu tư cho phát triển nông nghiệp của
tư nhân và liên doanh đang ngày càng tăng nhanh từ năm 2008 đến nay.
Các tác giả Valin, Halisk, Mosnier, Herreror, Schmid, và Obersteiner
(2013)[90], nghiên cứu năng suất nông nghiệp và khí thải, đưa ra kết luận, đầu tư cho
phát triển nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp là nguồn tiềm năng làm giảm nhẹ
những tác hại đến cây trồng, vật nuôi và sử dụng đất, thay đổi khí thải và tác động
cung cấp, đảm bảo an ninh lương thực.
Kết quả các chỉ tiêu như số việc làm tạo mới do sử dụng vốn đầu tư cho phát
triển, số lao động được đào tạo, sản lượng, giá trị các sản phẩm thiết yếu cho xã hội, tỷ
lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới,…đã được nghiên cứu và thể hiện trong các
báo cáo của các tổ chức quốc tế như UN, WB, IMF, FAO.
b) Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở Việt Nam
Các nghiên cứu về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh
tế ở Việt Nam có một số tác giả đề cập đến, phương pháp tính toán dựa trên phương
pháp tính toán của các tác giả trên thế giới như đã nêu trên.
Kết quả các nghiên cứu liên quan hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp của một số tác giả: Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương [30], Nguyễn
Văn Huân [21], Nguyễn Công nghiệp [28], Đặng Kim Sơn [30], Phạm Thị Khanh
[25], Nguyễn Văn Hùng [23], trong đó kết luận:
Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã
hội thu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó.
Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xem xét cả trên phương diện
chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa các lợi ích, phát huy vai trò chủ
9
động sáng tạo của chủ đầu tư, vai trò quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý
nhà nước các cấp.
Hiệu quả vốn đầu tư được đo bằng 3 chỉ tiêu chủ yếu là: tỷ lệ GDP/vốn đầu tư,
tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và hệ số ICOR.
Hiệu quả tổng quát của quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là tạo ra cơ
sở vật chất nền tảng và các yếu tố đầu vào khác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội theo định hướng của Nhà nước cả trong ngắn hạn và dài hạn với chi phí tối
ưu nhất. Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được coi là hiệu quả nếu đạt được
hai nhóm hiệu quả là hiệu quả kinh tế (Hiệu quả kinh tế vĩ mô bao gồm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, ICOR, thực hiện tốt mục tiêu dài hạn đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn. Hiệu quả kinh tế vi mô
là hiệu quả của các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước) và hiệu quả xã hội.
Tác giả Nguyễn Văn Phát [31] đề cập đến nội dung vốn đầu tư, xác định vốn
đầu tư có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, là 1 trong 6 nhân tố thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đồng thời đánh giá việc phân bổ vốn đầu tư cho các ngành
sản xuất là 1 trong 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó khẳng định nông nghiệp nhận được lượng vốn
đầu tư thấp nhất, chỉ khoảng trên 10% trong tổng vốn đầu tư, ngành thuỷ sản có tốc độ
tăng trưởng rất tốt, nhưng vốn đầu tư thấp, luôn nhỏ hơn 3%. Tuy nhiên, mức độ đề
cập đến nội dung vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tầm khái quát.
Tác giả Hồ Sỹ Nguyên [29] đề cập nội dung về đầu tư phát triển nhưng rất ít
nội dung về vốn đầu tư cho phát triển, hơn nữa trong phần nghiên cứu định lượng của
tác giả thiếu đánh giá một số mô hình quan trọng, trong đó có tính toán ICOR của tỉnh
Thừa Thiên Huế, ICOR nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế hàng năm giai đoạn 2000-
2008, cho thấy ICOR nông nghiệp đạt mức rất cao (đạt mức 43 lần năm 2008) do dữ
liệu vốn đầu tư cho nông nghiệp bao gồm cả các dự án phát triển hạ tầng chung của
toàn xã hội, phục vụ dân sinh, chưa đánh giá ICOR các ngành trong nông nghiệp, hoặc
theo vùng, theo nguồn vốn, doanh nghiệp nông nghiệp.
Theo tác giả Bùi Mạnh Cường [13], hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư
phát triển nguồn ngân sách nhà nước về mặt xã hội là: nâng cao mức sống người dân,
10
tạo việc làm, giảm đói nghèo, bình ổn giá cả kiềm chế lạm phát, tăng năng suất lao
động, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội. Về mặt môi trường: hạn chế
mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng môi trường và đảm bảo cân
bằng môi trường sinh thái. Về phát triển bền vững: đóng góp vào phát triển bền vững
hệ thống kinh tế, đảm bảo duy trì sự tăng trưởng đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước và mức độ nợ công, quản lý bền vững tài nguyên, bền vững đa dạng
sinh học, đóng góp vào khoa học công nghệ.
Theo tác giả Phạm Thị Khanh [25], vốn đầu tư vào khoa học công nghệ trong
nông nghiệp tạo ra động lực phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao và bền vững,
gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tác động vào hệ thống công nghiệp phục vụ sản
xuất nông nghiệp làm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh nông nghiệp,
phát triển nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
Nhìn chung, đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu trực tiếp về
hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo từng chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư
phát triển, nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp
chung của thế giới, quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, nghiên cứu tập trung vào kinh tế.
Chưa có một nghiên cứu chuyên sâu các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp,
chưa có nghiên cứu toàn diện hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo ba
mặt kinh tế, xã hội và môi trường, chưa có nghiên cứu toàn diện đầy đủ hiệu quả vốn
đầu tư cho phát triển theo ngành, theo nguồn vốn, theo dự án, hoặc là của doanh
nghiệp nông nghiệp.
Chưa có một nghiên cứu thiết lập đầy đủ hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư
cho phát triển nông nghiệp, chưa có khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát
triển nông nghiệp.
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên, và những
vấn đề chưa được làm sáng tỏ về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, tác
giả đã xác định nhiệm vụ luận án:
11
- Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách toàn
diện theo ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, hiệu quả theo ngành, theo nguồn vốn,
theo từng địa phương, lãnh thổ, theo dự án, của doanh nghiệp nông nghiệp
- Xác lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng và thiết lập khung
phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
- Kiểm chứng mối tương quan giữa vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với
các yếu tố khác trong tăng trưởng và phát triển kinh tế trong phạm vi địa bàn nghiên
cứu tỉnh Thừa Thiên Huế
- Xem xét mô hình xu thế biến động GDP và vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp làm cơ sở xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
- Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn đã được xác định để tổng hợp, phân tích,
đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên
Huế và đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu
tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Các mục tiêu cụ thể của luận án:
Hệ thống hoá, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm rút ra về hiệu
quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, xác định phương pháp nghiên cứu và
khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu
tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đề xuất các giải pháp tập trung nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, huy
động, sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và tổ chức quản lý vốn đầu tư
cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tập trung vào các
chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
12
Nghiên cứu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, hiệu quả vốn đầu tư cho
phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1991 đến nay, trong đó theo ngành giai
đoạn 1991-2013, theo nguồn vốn và theo địa phương một số huyện, thị xã đại diện từ
Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, theo 3 vùng sinh thái (ven biển đầm phá, vùng đồng
bằng và vùng miền núi) giai đoạn 2001-2013. Kết quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát
triển nông nghiệp về xã hội và môi trường, của một số dự án đầu tư phát triển nông
nghiệp, các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Các nhân tố ảnh hưởng, nhu cầu vốn, mục tiêu, quan điểm và giải pháp nâng
cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế đến năm 2030.
5. Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án
Hệ thống hoá, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn hiệu quả vốn đầu tư cho phát
triển nông nghiệp, bài học kinh nghiệm và thiết lập khung phân tích hiệu quả vốn đầu
tư cho phát triển nông nghiệp.
Luận án xác định xu thế biến động GDP nông nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp dưới dạng hàm bậc hai (các nghiên cứu trước là hàm tuyến tính bậc nhất)
nhằm phân tích, dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
Luận án tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát
triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế theo ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường, theo
ngành, theo nguồn vốn, theo địa phương, một số dự án đầu tư, các doanh nghiệp nông
nghiệp. Trong đó chỉ ra vốn đầu tư cho phát triển cho ngành thuỷ sản là hiệu quả nhất,
nguồn vốn doanh nghiệp và dân doanh hiệu quả nhất, huyện Phong Điền thuộc vùng
ven biển và đầm phá là hiệu quả nhất do khai thác tiềm năng thuỷ sản. Xác định các
nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế.
Đồng thời, kiểm chứng sự tương quan giữa vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp với GDP nông nghiệp, lao động nông nghiệp và tổng năng suất các nhân tố
trong nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, kết quả cho thấy có sự tương quan trong
ngành nông, lâm nghiệp, riêng ngành thuỷ sản không tương quan do thiếu vốn và vốn
không ổn định.
Luận án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ
CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.1. Các khái niệm liên quan hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp
Nông nghiệp là một khái niệm chỉ ngành nghề hay sản nghiệp, đối lập với công
nghiệp, dịch vụ bao gồm những ngành lấy đất đai, mặt nước, đồng cỏ làm tư liệu sản
xuất chủ yếu, là sản nghiệp cơ sở (nền tảng) của các sản nghiệp thứ hai (công nghiệp),
sản nghiệp thứ ba (dịch vụ); là sản nghiệp đầu tiên cho sự sinh tồn của cư dân, là sản
nghiệp chính của nông dân [33].
Nông nghiệp khác các ngành nghề khác: quá trình sản xuất của nó chịu sự chi
phối của tài nguyên thiên nhiên và có sự ngắt quãng theo dây chuyền, là khâu sản xuất
trung gian, các khâu trước và sau sản xuất không thuộc phạm trù nông nghiệp [34].
Từ những nghiên cứu nêu trên và căn cứ vào phân ngành kinh tế của
Tổng cục Thống kê Việt Nam, có thể thấy, nông nghiệp là một trong ba lĩnh vực
của nền kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ), gồm nhiều ngành hợp
thành: ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp, ngành thuỷ sản như sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 1.1. Các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp
Nguồn: Tác giả tổng hợp, phân tích từ nguồn của Tổng cục Thống kê Việt Nam
Nền kinh tế
Lĩnh vực nông
nghiệp
Lĩnh vực công
nghiệp
Lĩnh vực dịch vụ
Ngành nông nghiệp Ngành lâm nghiệp Ngành thuỷ sản
Trồng trọt
Chăn nuôi
Nuôi trồng
Đánh bắt
Trồng rừng
Quản lý, bảo vệ
rừng,…
14
Liên quan phát triển nông nghiệp bền vững đã có nhiều hội nghị toàn cầu như
hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển năm 1992 và Hội nghị
Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững năm 2002 [89], cũng như quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam [16] về phát triển nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam trong nội dung Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 ban hành
ngày 12/4/2012, Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) [1] về các tiêu chí đánh giá phát
triển bền vững nông nghiệp, tác giả Bùi Thị Thu Hằng [18] về phát triển nông nghiệp
và đặc trưng của nông nghiệp bền vững.
Các quan điểm trên cho thấy, có nhiều cách thể hiện khác nhau về phát triển
nông nghiệp bền vững, tập trung vào các nội dung về sự phát triển nông nghiệp về
kinh tế, xã hội và môi trường. Về mặt kinh tế phải đảm bảo tăng trưởng và phát triển
kinh tế nông nghiệp, hiệu quả sử dụng các nguồn lực vốn, lao động, khoa học công
nghệ, tài nguyên thiên nhiên, quản lý; về mặt xã hội đảm bảo tăng việc làm, thu nhập
và đời sống dân cư, công bằng trong phân phối thu nhập trong nông nghiệp và tác
động đến các lĩnh vực khác như nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp nhằm
chuyển dịch một lượng lao động sang làm việc ở các lĩnh vực khác, về môi trường
phải đảm bảo bảo vệ môi trường sinh thái.
Các nội dung phát triển nông nghiệp bền vững tác động tương hỗ với nhau,
phát triển kinh tế nông nghiệp thúc đẩy phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, ngược
lại, phát triển xã hội là điều kiện, tạo nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp và
bảo vệ tài nguyên môi trường là nguồn sống, điều kiện để phát triển kinh tế và xã hội.
Đó là những nội dung quan trọng để định hướng huy động và sử dụng vốn ĐT
cho PT nông nghiệp, tiếp cận nghiên cứu hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp theo
ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.
1.1.2. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
a) Khái niệm về vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Phạm trù vốn rất rộng, có nhiều quan niệm khác nhau, theo Viện Kinh tế [61]
vốn là tiền, tài sản, theo Schiller [6] vốn là tài sản có mục đích vào sản xuất kinh
doanh để tạo ra hàng hoá, sản phẩm cho xã hội, là toàn bộ của cải vật chất, có tác giả
lại cho rằng vốn là nguồn lực kinh tế khi đã đưa vào chu chuyển, theo Tổng cục Thống
15
kê [38] vốn là những chi tiêu, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo [3] vốn là hàng hoá, theo
Trần Xuân Kiên [24] vốn là toàn bộ nguồn lực đưa vào chu chuyển... nhiều nhà nghiên
cứu muốn làm rõ về khái niệm của vốn một số tác giả lại đi sâu hơn một loại vốn nào
đó, nghiên cứu về vốn một cách định tính, một số tác giá lại định lượng nó.
Theo các tác giả Schiller [6], Mankiw [17], Begg [69], vốn đầu tư là những chi
tiêu cho (việc sản xuất) xưởng máy, trang thiết bị và những công trình xây dựng mới
trong một thời kỳ nhất định cộng với những thay đổi trong hàng hóa lưu kho của các
doanh nghiệp được tạo ra cho khu vực kinh doanh. Là một trong bốn thành tố của
GDP bao gồm: Tiêu dùng, vốn đầu tư, mua hàng của chính phủ, xuất nhập khẩu ròng,
trong đó vốn đầu tư là thành tố biến động mạnh nhất của GDP.
Nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển theo nghĩa hẹp là tiền vốn, theo nghĩa
rộng, bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên [30]. Là loại
đầu tư đem lại các kết quả không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội, không chỉ
trực tiếp làm tăng tài sản của người chủ đầu tư mà cả của nền kinh tế [43].
Vốn đầu tư tài chính và vốn đầu tư thương mại là các loại vốn đầu tư chỉ trực tiếp
làm tăng tài sản chính của người đầu tư, tác động gián tiếp làm tăng tài sản của nền
kinh tế, tích luỹ cho đầu tư phát triển, cung cấp vốn đầu tư cho phát triển và thúc đẩy
quá trình lưu thông phân phối các sản phẩm [30].
Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp để thực hiện các hoạt động đầu tư
[43], là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời
kỳ nhất định, thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục
tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động [41].
Từ các nghiên cứu nêu trên, có thể khái quát vốn đầu tư cho phát triển (ĐT cho
PT) nông nghiệp là những chi phí bỏ ra để hình thành nên tài sản cố định (nhà,
xưởng,...), hàng tồn kho, tài sản vô hình được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Vốn đầu tư phát triển là vốn đầu tư loại trừ vốn đầu tư tài chính (vốn đầu tư cho
các hoạt động tài chính như ngân hàng, thị trường vốn…) và vốn đầu tư thương mại
(vốn đầu tư cho các hoạt động dịch vụ, du lịch,…).
16
Do nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất (khác với lĩnh vực dịch vụ bao gồm cả
thương mại và tài chính) nên vốn đầu tư phát triển cho nông nghiệp và vốn ĐT cho PT
nông nghiệp có nội hàm như nhau.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là toàn bộ
tiền vốn bỏ ra để làm tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất và nguồn lực để nâng cao
mức sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu
tư bao gồm vốn đầu tư tạo ra tài sản cố định, vốn đầu tư làm tăng tài sản lưu động, vốn
chi mua các tài sản quý hiếm,… và vốn đầu tư phát triển khác nhằm nâng cao dân trí,
tăng cường phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, hỗ trợ dân sinh…
Theo đó, vốn ĐT cho PT nông nghiệp theo quan niệm ở Việt Nam và hệ thống
cơ sở dữ liệu của ngành thống kê, ngành nông nghiệp bao gồm vốn đầu tư để xây
dựng nhà cửa, đầu tư thiết bị trong nông nghiệp, vốn đầu tư của các dự án xây dựng
đê, kè sông biển, hồ chứa, kiên cố hoá kênh mương, giao thông nội đồng, xây dựng
các trạm bơm, các dự án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, đầu tư hạ tầng nuôi, trồng thuỷ
sản, cảng cá, bến neo đậu, tránh trú tàu thuyền, ứng dụng và chuyển giao khoa học
công nghệ, kỹ thuật trong nông nghiệp, nhập, lai tạo và sản xuất giống nông nghiệp,
thú y, khuyến nông, đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực trong nông nghiệp.
Tuy nhiên, các công trình đê, kè, hồ chứa là các công trình phục vụ chủ yếu dân
sinh, hạ tầng kỹ thuật cho xã hội, bảo vệ gìn giữ môi trường, do vậy, khi tính toán các
chỉ tiêu hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp về mặt kinh tế tác giả luận án không
đưa vào khoản mục vốn ĐT cho PT nông nghiệp.
b) Phân loại vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Hiện nay, căn cứ vào ngành, nghề, lĩnh vực, tính chất, các tác giả thường phân
loại vốn đầu tư cho phát triển theo phạm vi rộng hay hẹp tuỳ vào nội dung nghiên cứu,
chẳng hạn, theo nguồn vốn huy động có tác giả [33] cho rằng bao gồm các nguồn vốn
của dân cư, chính phủ, vốn tín dụng, vốn đầu tư nước ngoài, có tác giả [25] đi sâu
phân tích một loại vốn như vốn đầu tư khoa học công nghệ.
Ngoài ra, vốn đầu tư có thể phân loại là vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián
tiếp. Đầu tư trực tiếp là chủ sở hữu vốn đầu tư trực tiếp đứng ra tổ chức hoạt động đầu
tư, còn đầu tư gián tiếp là chủ sở hữu vốn thực không trực tiếp đứng ra thực hiện hoạt
17
động đầu tư mà, thực hiện đầu tư thông qua người khác, cung cấp vốn cho các nhà đầu
tư thực hiện đầu tư như thông qua các hoạt động mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu,
cho vay đầu tư,…
Theo tác giả luận án, vốn đầu tư cho phát triển (ĐT cho PT) nông nghiệp được
phân loại theo sơ đồ 1.2, được phân loại rất đa dạng theo nhiều tiêu chí khác nhau,
nhiều nội dung khác nhau,... theo ngành gồm có nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản,
theo lãnh thổ gồm có: toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, thành, huyện, thị, theo nguồn
vốn bao gồm vốn nhà nước, vốn viện trợ (ODA, NGO), nguồn vốn người dân, vốn
doanh nghiệp, theo thời gian gồm có: vốn ngắn hạn, vốn trung hạn và vốn dài hạn,...
Sơ đồ 1.2. Các loại vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Nguồn: Tổng hợp, phân tích, trình bày từ Chu Tiến Quang[33], Phạm Thị Khanh [25]
Tuy nhiên, do hệ thống cơ sở dữ liệu GDP lĩnh vực nông nghiệp và lao động lĩnh
vực nông nghiệp Việt Nam không chi tiết ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, nên trong
luận án này khi trình bày về hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, tác giả phân thành
nhóm ngành nông lâm nghiệp và ngành thuỷ sản theo cách phân ngành của Tổng cục
Thống kê Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
c) Đặc trưng của vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Theo tác giả Chu Tiến Quang [33], vốn ĐT cho PT nông nghiệp có những đặc
trưng bắt nguồn từ những đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp và những đặc thù
Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Theo ngành Theo lãnh thổ
Nông
nghiệp
Lâm
nghiệp
Thuỷ
sản
Toàn
cầu
Các
quốc
gia,
khu
vực
Tỉnh,
thành,
vùng
lãnh
thổ
Theo nguồn vốn
Vốn
chủ sở
hữu,
vay,
khác
Vốn
trong
nước,
nước
ngoài
Vốn
Trung
ương,
tỉnh,
huyện,
xã
Theo thời gian
Dài
hạn
Trung
hạn
Ngắn
hạn
18
của kinh tế nông thôn, đó là: Tính chất sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp và đầu tư phân
tán, đòi hỏi những khoản đầu tư lớn do kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật chưa phát
triển, nhu cầu đầu tư dao động theo mùa vụ..., tính rủi ro cao, hiệu quả đầu tư thấp và
chưa ổn định, lệ thuộc vào thời tiết; sản phẩm mang tính mùa vụ, dễ hư hỏng, dễ bị
ảnh hưởng của dịch bệnh, làm cho sản xuất nông nghiệp kém hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư, tính gắn kết giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp và các khâu bảo quản, chế
biến nông sản chưa cao.
Do đặc trưng của sản xuất nông nghiệp sử dụng nguồn lực chủ yếu là đất đai,
mặt nước chiếm dụng diện tích đất, mặt nước chủ yếu của nền kinh tế, do vậy, các
hoạt động đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp có đặc trưng so với đầu tư vốn cho
các lĩnh vực khác là gắn liền trực tiếp với đất đai, mặt nước, tài nguyên thiên nhiên.
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung diễn ra trên diện tích đất rộng
lớn, ngoài trời, do vậy, các hoạt động đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp có đặc
trưng so với đầu tư vốn cho phát triển các lĩnh vực khác là chịu ảnh hưởng trực tiếp
nặng nề của thiên tai, chịu nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực kinh tế khác.
Khác biệt với công nghiệp và dịch vụ, đối tượng cho các hoạt động sản xuất
nông nghiệp là đánh bắt, nuôi trồng các sinh vật, do vậy, vốn đầu tư cho phát triển
nông nghiệp có đặc trưng so với công nghiệp và dịch vụ là chịu ảnh hưởng của chu kỳ
sinh học, tính thời vụ rõ rệt, vòng tuần hoàn dài hơn.
Điểm khác biệt nữa để phân biệt giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp với công
nghiệp và dịch vụ là hoạt động diễn ra chủ yếu ở khu vực nông thôn (công nghiệp và
dịch vụ tập trung ở khu vực đô thị), do vậy, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở
khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.
Nhìn chung, ngoài những đặc trưng của vốn đầu tư cho phát triển, vốn ĐT cho
PT nông nghiệp có đặc trưng riêng khác với vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và
dịch vụ là: gắn liền với đất đai, mặt nước, tài nguyên thiên nhiên; chịu ảnh hưởng
trực tiếp và nặng nề của thiên tai, ảnh hưởng của chu kỳ sinh học, của tính thời vụ rõ
rệt, vòng tuần hoàn dài hơn, chịu nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực công nghiệp và dịch
19
vụ, khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, vốn ĐT cho PT nông nghiệp gắn liền với
ĐT cho PT công nghiệp và dịch vụ.
d) Vai trò của vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Tác giả Brandley R.Schiller [6] cho rằng vốn là một trong bốn yếu tố sản xuất
cơ bản (Đất đai, lao động, vốn, năng lực kinh doanh), vốn ám chỉ những hàng hóa cuối
cùng được sản xuất ra để dùng sản xuất tiếp tục (như trang thiết bị, nhà xưởng). Theo
tác giả Trần Xuân Kiên [24], vốn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra của cải
vật chất và những tiến bộ xã hội, vì thế nó là nhân tố không thể thiếu để thực hiện quá
trình đào tạo nhân tài, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển công nghiệp,
chuyển dịch cơ cấu và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo tác giả Phạm Thị
Khanh [25], vốn ĐT cho PT thúc đẩy nền nông nghiệp chất lượng cao và bền vững,
gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh
doanh nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
Có thể khái quát vai trò của vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp như sau:
Thứ nhất, là đầu vào quan trọng, một trong những yếu tố quan trọng nhất làm
gia tăng sản lượng, gia tăng GDP lĩnh vực nông nghiệp qua đó làm tăng sản lượng,
GDP nền kinh tế. Thể hiện rõ nhất vai trò này qua tỷ lệ vốn ĐT cho PT so với GDP,
chỉ số ICOR và tỷ phần đóng góp vốn và TFP vào tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, giữ vai trò rất quan trọng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn. Hiện nay, dân số nước ta ở nông thôn, lao động nông nghiệp vẫn
chiếm tỷ trọng lớn, thông qua nguồn vốn ĐT cho PT nông nghiệp giúp tăng năng suất
lao động trong nông nghiệp vừa phát triển kinh tế nông nghiệp, vừa chuyển dịch lao
động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, góp phần công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Thứ ba, làm thay đổi kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kết cấu hạ
tầng nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay còn thấp, việc sử dụng nguồn vốn ĐT
cho PT nông nghiệp góp phần thay đổi kết cấu hạ tầng nông thôn, qua đó chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.
Thứ tư, giữ vai trò quan trọng trong công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi
trường góp phần phát triển kinh tế bền vững. Sử dụng nguồn vốn ĐT cho PT nông
20
nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng giảm nghèo, do hiện nay, tỷ lệ hộ
nghèo nằm ở khu vực nông thôn chiếm chủ yếu.
Thứ năm, làm nền tảng để phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo ra thị trường
cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Vai trò của vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp khái quát theo sơ đồ 1.3.
Sơ đồ 1.3. Vai trò vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Nguồn: Tổng hợp, phân tích từ Schiller[6], Trần Xuân Kiên[24], Phạm Thị Khanh[25]
1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Theo Schiller [6] hiệu quả có nghĩa là thu được nhiều nhất từ cái anh có, tức là
việc sử dụng các yếu tố sản xuất theo cách có lợi nhất, thu được sản lượng tối ưu từ
một số kiểu phân bố nguồn lực khác nhau. Theo các tác giả Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ
Quang Phương [30], hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết
quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó. Kết quả và hiệu quả
đầu tư phát triển cần được xem xét cả trên phương diện chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo
kết hợp hài hòa giữa các lợi ích, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chủ đầu tư, vai
trò quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
Vai trò vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Phát triển kinh
tế
Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn
Thay đổi kết
cấu hạ tầng
Mô
hình
Harrod-
Domar
Mô
hình
Solow
Tỷ lệ vốn
đầu tư cho
phát
triển/GDP
Phát triển xã
hội
Bảo vệ tài
nguyên môi
trường
Việc
làm
Thu
nhập
Bảo vệ
nguồn
gen
Bảo vệ
môi
trường
Phòng
chống
thiên tai,
biến đổi
khí hậu
Năng
suất
lao
động
21
Hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp được thể hiện thông qua tác động của nó
vào tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Thể hiện quan hệ
giữa chi phí vốn đầu tư với kết quả tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp, kết
quả về xã hội và môi trường đạt được. Đo lường hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp
đã được các nhà nghiên cứu làm rõ bằng các chỉ tiêu định lượng và định tính sẽ được
trình bày ở nội dung tiếp theo của mục này, trong đó, hiệu quả vốn ĐT cho PT nông
nghiệp về mặt kinh tế đã được lượng hoá bằng các chỉ tiêu cụ thể, về mặt xã hội và
môi trường vẫn chưa có các chỉ tiêu định lượng cụ thể.
Về định lượng, hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp về xã hội và môi trường,
cần xác định các chi phí thấp nhất để đạt được mục tiêu về xã hội và môi trường (tỷ lệ
che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới), hoặc với những khoản chi phí xác định với
những kết quả cao nhất vượt so với mục tiêu ban đầu. Về định tính, cần làm tăng sự
ủng hộ tham gia của xã hội vào quá trình hoạt động để đạt được mục tiêu, chẳng hạn
công tác tuyên truyền, phổ biến đến các bên liên quan làm tăng trách nhiệm, sự quan
tâm và nỗ lực của họ vào quá trình hoạt động nhằm đạt được mục tiêu. Hoặc làm tăng
ý thức, cách sống của người dân, doanh nghiệp trong đời sống và hoạt động hàng ngày
củng có thể đạt được mục tiêu mà có thể làm giảm chi phí của xã hội, trong trường
hợp này hiệu quả vốn đầu tư phát triển vô cùng lớn và tác động trong dài hạn.
Từ cơ sở lý luận về vốn ĐT cho PT nông nghiệp và những nội dung trên, hiệu
quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp có thể phân loại thành hiệu quả về mặt kinh tế, về
mặt xã hội, về môi trường, theo ngành, theo vùng, khu vực, hiệu quả trong một khoảng
thời gian xác định, hiệu quả theo nguồn vốn. Vốn đầu tư là nguồn lực để phát triển
nông nghiệp, nên việc nghiên cứu, xác định hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp là
nội dung quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ, gìn giữ môi trường.
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
a) Các chỉ tiêu hiệu quả về vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về kinh tế
Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên GDP, giá trị sản
lượng nông nghiệp
Chỉ tiêu này thể hiện đóng góp của vốn ĐT cho PT nông nghiệp vào GDP, giá trị
sản lượng nông nghiệp, hao phí vốn ĐT cho PT để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP, giá
22
trị sản lượng nông nghiệp và được sử dụng rộng rãi, phổ biến của hầu hết các cơ sở
nghiên cứu quốc tế và trong nước trong các báo cáo về hiệu quả vốn ĐT cho PT.
Sử dụng chỉ tiêu này, tác giả chọn phương pháp tính theo từng giai đoạn 5 năm,
10 năm, cơ sở dữ liệu về vốn ĐT cho PT nông nghiệp, GDP, giá trị sản lượng nông
nghiệp được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống
kê, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Uỷ ban nhân dân và các chi cục Thống
kê huyện, thị xã, thành phố Huế.
Chỉ tiêu 2: Chỉ số ICOR nông nghiệp
Chỉ số ICOR được hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở
Mỹ cùng đưa ra để giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng và đầu tư và đã được sử
dụng rộng rãi trên thế giới để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vốn
đầu tư cho phát triển. Chỉ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn ĐT cho PT
càng cao, đóng góp của vốn ĐT cho PT vào phát triển bền vững càng lớn, thông
thường chỉ số này được xem là hiệu quả ở mức 3.0 điểm trở xuống trong điều kiện
phát triển như nước ta hiện nay và tăng dần theo cấp độ phát triển, các nước càng phát
triển chỉ số này cao dần nhưng mức hiệu quả thường không quá 5.0 điểm.
Sử dụng chỉ số này, tác giả chọn phương pháp tính của Ngân hàng thế giới và các
tổ chức quốc tế, tính theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm, cơ sở dữ liệu vốn đầu tư cho
phát triển, GDP, giá trị sản lượng được lấy từ cơ sở dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Tổng cục Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, uỷ ban nhân dân và chi cục thống kê các
huyện, thị xã, thành phố Huế.
ICOR được xem là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư. Tuy nhiên, ICOR chỉ phản ánh ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư mà chưa tính đến
ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất khác tạo ra GDP tăng thêm, ICOR cũng bỏ qua sự
tác động của các ngoại ứng như điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ chế chính sách...ICOR
không tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí, vấn đề tái đầu tư...[30].
ICOR là một chỉ số đã được đơn giản hóa nên khó đánh giá các hiệu quả kinh tế -
xã hội. Chỉ số này không biểu hiện được rõ ràng trình độ kỹ thuật của phía sản xuất.
23
So sánh mang tính quốc tế về ICOR sẽ gặp khó khăn trong việc tính sự thay đổi về
vốn do thay đổi giá cả. Mặc dù có những khó khăn trong việc tính vốn đầu tư cũng
như các yếu tố thuộc lĩnh vực quản lý, thì ICOR vẫn được sử dụng là một số đo hiệu
quả đầu tư và so sánh hiệu quả đầu tư ở các nước khác nhau [102].
Để khắc phục các điểm yếu của ICOR, về giá cần tính theo giá cố định, hạn chế
về độ trễ đầu tư cần đo lường trong một thời gian dài (như các tổ chức quốc tế đã sử
dụng 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn). Ngoài ra, cần sử dụng một số chỉ số khác như mô
hình số dư Solow, thể hiện sự tác động của các yếu tố sản xuất khác như lao động,
khoa học công nghệ, chính sách,… qua chỉ số tổng năng suất các nhân tố (TFP).
Chỉ tiêu 3: Chỉ số đóng góp các nhân tố vốn vào tăng trưởng GDP, giá trị sản
lượng nông nghiệp. Chỉ số này đo lường sự đóng góp của sự gia tăng vốn, sự kết hợp
giữa vốn và lao động vào tăng trưởng GDP thông qua chỉ số TFP. Công thức tính chỉ
số đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP như sau:
∆Y ∆K ∆L ∆A
= α + β +
Y K L A
Trong đó: Y là GDP, K là vốn, A là tổng năng suất các nhân tố (TFP), α là tỷ
trọng tư bản của sản lượng, β là tỷ trọng lao động của sản lượng.
TFP thường sử dụng làm chỉ tiêu phản ánh tiến bộ công nghệ, nhưng những yếu
tố khác như giáo dục và đào tạo, các quy định của chính phủ, ..cũng có thể tác động.
Đóng góp TFP càng cao chứng tỏ chất lượng tăng trưởng càng cao, việc sử dụng các
yếu tố đầu vào (vốn, lao động, khoa học công nghệ) càng hiệu quả, các nước có mức
TFP âm được xem là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và lao động là không hiệu quả.
Sử dụng chỉ số này, tác giả chọn phương pháp tính của các tổ chức quốc tế, tính
theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm và toàn bộ giai đoạn nghiên cứu. Công thức tính
toán chỉ số đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP nêu trên được biến đổi bởi
công thức: Y(t) = A(t) Kα
(t) Lβ
(t), do vậy, trong quá trình kiểm định mô hình, tác giả
sử dụng cả mô hình này để kiểm định trên cơ sở lấy logarit 2 vế của phương trình
(phương trình khi đó trở thành: LnY(t) =α lnK(t) + β ln L(t) + ln A(t)) để đưa vào
phần mềm tính toán của máy tính.
24
Chỉ tiêu 4: Sự phát triển của các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp
Vốn ĐT cho PT nông nghiệp là điều kiện tiên quyết để thành lập và tổ chức hoạt
động của các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Do vậy, sự phát triển các tổ
chức này là kết quả và hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.
b) Các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về xã hội
Chỉ tiêu 5: Năng suất lao động nông nghiệp
Năng suất lao động nông nghiệp được tính trong luận án này là GDP nông
nghiệp bình quân người lao động, nó thể hiện khả năng tạo ra GDP nông nghiệp của
mỗi một lao động, mức GDP nông nghiệp bình quân lao động nông nghiệp càng cao,
năng suất lao động càng cao, việc đầu tư vốn làm tăng năng suất lao động được xem là
hiệu quả, lợi ích lao động cận biên càng cao, hiệu quả vốn đầu tư càng cao.
Chỉ tiêu 6: Số việc làm tạo mới do sử dụng vốn đầu tư phát triển
Vốn ĐT cho PT nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng trong việc
giải quyết việc làm, thông qua việc làm tăng tổng cung và tổng cầu về đầu tư, dẫn đến
gia tăng việc làm mới, do vậy, số lượng việc làm được tạo ra càng lớn, hiệu quả vốn
đầu tư càng cao.
Chỉ tiêu 7: Số lao động được đào tạo
Tỷ lệ lao động qua đào tạo là chỉ tiêu quan trọng thể hiện chất lượng lao động, tỷ
lệ này càng cao, chất lượng lao động càng cao, sử dụng vốn đầu tư cho giáo dục đào
tạo, góp phần quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, do vậy tác giả sử dụng
số lượng lao động được đào tạo là chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả của vốn ĐT cho PT
về mặt xã hội.
Chỉ tiêu 8: Số lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp thiết yếu cho xã hội
Lĩnh vực nông nghiệp có sứ mệnh quan trọng cho xã hội, cung cấp các sản phẩm
thiết yếu không thể thiếu, do vậy, số lượng, giá trị sản phẩm thiết yếu được tạo ra từ
sản phẩm nông nghiệp thông qua đầu tư vốn, được xem là kết quả và hiệu quả vốn ĐT
cho PT nông nghiệp.
c) Các chỉ tiêu kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về môi trường
Trong điều kiện phát triển bền vững ngày càng được xem trọng, trong đó môi
trường được xem là vấn đề cốt yếu trong giai đoạn hiện nay, việc sử dụng vốn đầu tư
25
cho công tác gìn giữ bảo vệ môi trường, được xem là chỉ tiêu quan trọng, là chỉ tiêu
kết quả và hiệu quả trong công tác huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp.
Các chỉ tiêu phổ biến được sử dụng hiện nay là các chỉ tiêu 9 và chỉ tiêu 10 như sau.
Chỉ tiêu 9: Mức vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cho công tác phòng,
chống thiên tai, gìn giữ, bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước, không khí (ngăn
chặn ngập mặn, trồng rừng, xử lý ô nhiễm môi trường,…). Chỉ tiêu này thể hiện sự
quan tâm của nhà nước và xã hội cho phát triển bền vững, do vậy nó là chỉ tiêu quan
trọng thể hiện hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.
Chỉ tiêu 10: Tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới. Trồng rừng và tỷ lệ
che phủ rừng vừa góp phần phòng chống thiên tai, vừa cung cấp không khí, duy trì
nguồn nước, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, nó cũng mang lại lợi ích kinh tế
xã hội, sinh kế người dân thực hiện dự án, do vậy, nó là chỉ tiêu quan trọng đánh giá
hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nêu trên cũng có thể phân loại thành hai nhóm chỉ
tiêu về hiệu quả trực tiếp và chỉ tiêu về hiệu quả tác động lâu dài.
Các chỉ tiêu về hiệu quả trực tiếp bao gồm:
Chỉ tiêu 2: Chỉ số ICOR trong lĩnh vực nông nghiệp
Chỉ tiêu 3: Chỉ số đóng góp các nhân tố vốn vào tăng trưởng GDP nông nghiệp
Chỉ tiêu 4: Sự phát triển của các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp
Chỉ tiêu 5: Năng suất lao động nông nghiệp
Chỉ tiêu 6: Số việc làm tạo mới do sử dụng vốn đầu tư phát triển
Chỉ tiêu 8: Số lượng, giá trị các sản phẩm thiết yếu cho xã hội
Các chỉ tiêu về hiệu quả lâu dài bao gồm:
Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên GDP nông nghiệp
Chỉ tiêu 7: Số lao động được đào tạo
Chỉ tiêu 9: Mức vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cho công tác phòng,
chống thiên tai, gìn giữ, bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước, không khí
Chỉ tiêu 10: Tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới.
26
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Từ nội dung hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp và hệ thống chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, có thể xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp như sau:
a) Chủ sở hữu, quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Chủ sở hữu,
quản lý vốn ĐT cho PT nông nghiệp quyết định hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp
thông qua năng lực của chủ thể (như năng lực tài chính, trình độ khoa học công nghệ,
máy móc thiết bị, kỹ thuật, nguồn nhân lực, chiến lược, chính sách, quản lý,...), các
chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp bao gồm:
Nhà nước với vai trò là chủ thể hoạch định và thực thi chính sách vốn ĐT cho
PT nông nghiệp (ban hành chính sách, điều hành quản lý nhà nước về huy động và sử
dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp) toàn xã hội, đồng thời là chủ thể huy động và sử
dụng vốn đầu tư công cho phát triển nông nghiệp. Đây là nhân tố hết sức quan trọng
đối với hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, do vậy, trong nội dung luận án, tác sẽ
giành dung lượng khá lớn để trình bày về chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp.
Người dân và doanh nghiệp nông nghiệp (bao gồm hộ nông dân, trang trại,
hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp) có vai trò là chủ thể huy động
và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp của cá nhân, tổ chức mình, tham gia vào quá
trình hoạch định và thực thi chính sách, quản lý điều hành của nhà nước.
Các tổ chức nước ngoài gồm: các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ
với vai trò là các nhà viện trợ hoàn lại hoặc không hoàn lại vốn ĐT cho PT nông
nghiệp cho Việt Nam, các nhà đầu tư, doanh nghiệp nông nghiệp nước ngoài trên địa
bàn thực hiện việc đầu tư, huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp
Năng lực của các chủ thể này giữ vai trò quyết định đối với hiệu quả vốn ĐT
cho PT nông nghiệp thông qua chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp, thông qua
quyết định huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp, thông qua huy động
nguồn lực lao động, khoa học công nghệ, quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra
sản lượng, GDP nông nghiệp cho nền kinh tế.
Trong phạm vi luận án này, tập trung nghiên cứu vĩ mô, do vậy, năng lực của
chủ thể, được trình bày tổng thể thông qua: GDP nông nghiệp, vốn ĐT cho PT nông
27
nghiệp, khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực, chính sách vốn đầu tư, định hướng, quy
hoạch phát triển trong nông nghiệp toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp
Đây là chỉ tiêu kết quả của hoạt động kinh tế, nhưng là một thành phần trọng
yếu tạo nên chỉ số hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Giá trị, tốc độ tăng trưởng
GDP, sản lượng nông nghiệp càng cao thì hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp càng
cao. Cơ cấu GDP, sản lượng nông nghiệp hợp lý sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP, giá trị
sản lượng nông nghiệp các ngành lĩnh vực, các ngành, các vùng, lãnh thổ,... và hiệu
quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.
c) Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Quy mô, tốc độ tăng trưởng vốn ĐT cho PT nông nghiệp là một thành phần của
công thức tính chỉ số hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Cơ cấu vốn ĐT cho PT
nông nghiệp tác động đến quy mô, tăng trưởng vốn đầu tư phát triển, vốn ĐT cho PT
nông nghiệp các ngành, các vùng, theo nguồn vốn…do vậy tác động đến hiệu quả vốn
ĐT cho PT các lĩnh vực, các ngành, các vùng….
Theo các công thức xác định hiệu quả sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp, giá
trị, tốc độ tăng trưởng vốn ĐT cho PT nông nghiệp càng bé thì hiệu quả vốn ĐT cho
PT nông nghiệp càng cao với giả thiết GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp không đổi
hoặc có tốc độ giảm chậm hơn tốc độ giảm của vốn ĐT cho PT nông nghiệp.
Giá trị, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu vốn ĐT cho PT nông nghiệp phụ thuộc vào
nguồn huy động, bao gồm: Ngân sách nhà nước (phụ thuộc vào GDP, giá trị sản lượng
nông nghiệp chính sách thuế, chính sách đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng của nhà nước),
vốn ĐT cho PT doanh nghiệp (phụ thuộc vào sản lượng, doanh thu của doanh nghiệp,
chính sách đầu tư của doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh), vốn ĐT cho PT
hộ gia đình, cá nhân (phụ thuộc thu nhập người dân, cơ hội đầu tư, việc làm của họ, nó
cũng phụ thuộc vào trình độ, sự hiểu biết của người dân và các chính sách về lao động,
việc làm, chính sách thuế khóa của chính phủ...), vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển
nông nghiệp (phụ thuộc quan hệ hợp tác, đầu tư của nhà nước với chính phủ các nước,
chính sách đầu tư).
28
Cơ cấu vốn ĐT cho PT nông nghiệp so với các lĩnh vực khác và giữa các ngành
trong lĩnh vực nông nghiệp hợp lý sẽ đáp ứng đúng nhu cầu vốn đầu tư cho mục tiêu
phát triển nông nghiệp ngành, nghề, lĩnh vực ưu tiên, hoặc mang lại hiệu quả cao do
vậy, góp phần nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.
d) Nguồn nhân lực nông nghiệp
Nguồn nhân lực nông nghiệp là một trong những nhân tố cơ bản, nhân tố quan
trọng trong thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, GDP, giá trị sản lượng nông
nghiệp, là một thành phần của công thức tính hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp,
do vậy, nó là nhân tốc ảnh hưởng quan trọng đối với hiệu quả vốn ĐT cho PT nông
nghiệp. Trình độ lao động (nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có tay nghề, lao
động phổ thông), trình độ giáo dục của dân số, tạo nguồn cho lực lượng lao động
đ) Khoa học, công nghệ, quản lý đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Khoa học, công nghệ, quản lý ĐT cho PT nông nghiệp, vốn ĐT cho PT nông
nghiệp là những nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng
trưởng GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp là một thành phần của công thức tính hiệu
quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, thể hiện chất lượng của tăng trưởng và phát triển
kinh tế - xã hội, do vậy, nó là những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả vốn
ĐT cho PT nói chung, vốn ĐT cho PT nông nghiệp nói riêng.
e) Tài nguyên thiên nhiên, môi trường, số lượng người dân hưởng lợi, giá trị
lợi ích mang lại cho xã hội
Các chỉ tiêu này vừa là đầu vào quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội vừa là
mục tiêu của các hoạt động kinh tế - xã hội, thông qua sự tác động của các nhân tố này
vào sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, nó tác động mạnh mẽ vào hiệu
quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.
g) Chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp là một trong những công cụ vô cùng
quan trọng, là chìa khoá trong tổ chức thực hiện huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT
nông nghiệp, huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi
trường, nó là yếu tố chủ quan của con người, do vậy, giữ vai trò vô cùng quan trọng
29
với hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, vừa là nhân tố tác động bên ngoài, vừa là
nhân tố bên trong quá trình thực hiện nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.
Chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp là hệ thống các quan điểm, mục tiêu,
phương pháp, công cụ mà chủ thể đề ra, thực hiện để huy động và sử dụng vốn ĐT
cho PT nông nghiệp trong một thời gian nhất định. Một chính sách hiệu quả phải đảm
bảo thực hiện tốt ở cả giai đoạn hoạch định và thực thi.
Có nhiều loại chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp theo nhiều tiêu chí phân
loại khác nhau như: Theo chủ thể hoạch định và thực thi chính sách (Đảng, Nhà nước
ở Trung ương, địa phương), mục tiêu của chính sách (huy động vốn ĐT cho PT nông
nghiệp, sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp, bảo vệ môi trường,…), đối tượng của
chính sách (cơ quan, tổ chức tác động, hoặc ngành nghề, sản phẩm,…như cơ quan nhà
nước, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, chính sách định hướng hoặc chính
sách điều tiết kinh tế vĩ mô), phạm vi áp dụng chính sách (áp dụng rộng rãi trên toàn
quốc, theo vùng lãnh thổ hoặc lĩnh vực, ngành nghề, hoặc cho một nhóm dân cư, ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn), theo hình thức văn bản (nghị quyết, nghị định, quyết định,
chỉ thị, thông tư, đề án, chiến lược,…liên quan đến vốn ĐT cho PT nông nghiệp).
Vai trò chủ yếu của chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp là huy động đủ vốn
ĐT cho PT nông nghiệp, sử dụng hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, tăng trưởng
và phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển xã hội (giải quyết việc làm, nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm của nông dân, khu vực nông thôn, cung cấp các sản phẩm
thiết yếu cho xã hội), bảo vệ tài nguyên, môi trường (môi trường sinh thái, đa dạng
sinh học, bảo vệ và phát triển nguồn gen, phòng chống thiên tai,…).
Hoạch định và thực thi chính sách là hai quá trình khác nhau nhưng gắn liền
nhau, được phối hợp với nhau hình thành nên tổng thể chính sách. Hoạch định chính
sách là cơ sở để thực thi chính sách, ngược lại, quá trình thực thi chính sách, đúc rút
kinh nghiệm làm cơ sở để hoạch định chính sách. Quản lý và sử dụng vốn ĐT cho PT
nông nghiệp là quá trình thực thi chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp, bao gồm:
Quy hoạch, kế hoạch đầu tư; chủ trương đầu tư; công tác quản lý, huy động, sử dụng
vốn đầu tư; công tác đánh giá, giám sát, kiểm tra sử dụng vốn đầu tư phát triển.
30
h) Định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp
Định hướng phát triển nông nghiệp là cơ sở, nền tảng để tổ chức các hoạt động
sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, là nền tảng để huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT
nông nghiệp. Trên cơ sở định hướng phát triển nông nghiệp nhà nước ban hành các
chính sách, quy hoạch phát triển nông nghiệp và tổ chức lập kế hoạch và thực hiện kế
hoạch phát triển nông nghiệp. Nó có vai trò vô cùng quan trọng là tiền đề để phát triển
nông nghiệp và tổ chức huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Do vậy, nó
là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp xác định các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển
nông nghiệp, cách thức huy động nguồn lực bao gồm cả vốn ĐT cho PT nông nghiệp,
làm cơ sở để ban hành các chính sách, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch phát triển
nông nghiệp, do vậy, nó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả vốn ĐT cho PT
nông nghiệp.
i) Các yếu tố như đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội khác của
tỉnh Thừa Thiên Huế và môi trường bên ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế (Chính trị, kinh
tế, đầu tư, tài chính, khoa học công nghệ...) là những yếu tố quan trọng tác động vào
hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua tác động vào
các yếu tố đã nêu trên đây.
1.3. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
1.3.1. Kinh nghiệm chính sách về vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Kinh nghiệm các nước cho thấy, quá trình tổ chức hoạch định và thực thi chính
sách giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và hiệu quả vốn đầu tư phát
triển, nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong các khâu hoạch định và thực thi, từ các quan
điểm, chủ trương của các nhà lãnh đạo đến tổ chức thực thi, dưới đây là kinh nghiệm
thực tiễn chính sách một số nước trên thế giới.
Chính sách chung (CAP) của Khối Cộng đồng chung châu Âu (EEC), Hiệp ước
Rome đưa ra một số mục tiêu mà tinh thần cốt yếu là trợ cấp cho nông dân và công
nhân nông nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế và năng suất nông nghiệp, ổn định thị trường,
viện trợ cho nông nghiệp và cộng đồng nông thôn ở vùng hẻo lánh, khu vực khó khăn
và bảo vệ những vùng môi sinh và cảnh quan đặc biệt [14].
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế

More Related Content

What's hot

Thống kế thị trường nghỉ dưỡng ở Việt Nam tiếp tiếp tục sôi động
Thống kế thị trường nghỉ dưỡng ở Việt Nam tiếp tiếp tục sôi độngThống kế thị trường nghỉ dưỡng ở Việt Nam tiếp tiếp tục sôi động
Thống kế thị trường nghỉ dưỡng ở Việt Nam tiếp tiếp tục sôi độngssuser014a90
 
Du lich sinh thai dong sen
Du lich sinh thai dong senDu lich sinh thai dong sen
Du lich sinh thai dong sen0987500412
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay ...
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   ...Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   ...
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay ...jackjohn45
 
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kinh tế nhà nƣớc, cơ cấu lại dnnn đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 2...
Kinh tế nhà nƣớc, cơ cấu lại dnnn đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 2...Kinh tế nhà nƣớc, cơ cấu lại dnnn đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 2...
Kinh tế nhà nƣớc, cơ cấu lại dnnn đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 2...jackjohn45
 

What's hot (19)

Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng TàuLuận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
 
Luận văn: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, 9đ
Luận văn: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, 9đLuận văn: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, 9đ
Luận văn: Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách, 9đ
 
Thống kế thị trường nghỉ dưỡng ở Việt Nam tiếp tiếp tục sôi động
Thống kế thị trường nghỉ dưỡng ở Việt Nam tiếp tiếp tục sôi độngThống kế thị trường nghỉ dưỡng ở Việt Nam tiếp tiếp tục sôi động
Thống kế thị trường nghỉ dưỡng ở Việt Nam tiếp tiếp tục sôi động
 
Du lich sinh thai dong sen
Du lich sinh thai dong senDu lich sinh thai dong sen
Du lich sinh thai dong sen
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay ...
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   ...Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   ...
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay ...
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAYLuận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
 
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
Luận án: Yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - Gửi miễn p...
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAYChuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
 
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận án: Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâmLuận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại trung tâm
 
Kinh tế nhà nƣớc, cơ cấu lại dnnn đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 2...
Kinh tế nhà nƣớc, cơ cấu lại dnnn đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 2...Kinh tế nhà nƣớc, cơ cấu lại dnnn đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 2...
Kinh tế nhà nƣớc, cơ cấu lại dnnn đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 2...
 
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Phước - Thực trạng và giải pháp phát t...
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Phước - Thực trạng và giải pháp phát t...Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Phước - Thực trạng và giải pháp phát t...
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Phước - Thực trạng và giải pháp phát t...
 
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
 
Luận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAY
Luận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAYLuận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAY
Luận án: Phát triển kinh tế du lịch ở Vũng Tàu (1991 - 2015), HAY
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái NguyênPhát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
 

Similar to Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế

Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân HàngHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân HàngViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...nataliej4
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...nataliej4
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuNguyễn Công Huy
 
đáNh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở việt nam
đáNh giá kế hoạch phát triển kinh tế   xã hội ở việt namđáNh giá kế hoạch phát triển kinh tế   xã hội ở việt nam
đáNh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...nataliej4
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019PinkHandmade
 
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...d d
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfNuioKila
 
38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuyPhương Thảo Vũ
 

Similar to Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế (20)

Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTLuận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển kinh tế huyện Hiệp Hòa...
 
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân HàngHoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Hàng
 
Luan van thac si kinh te (28)
Luan van thac si kinh te (28)Luan van thac si kinh te (28)
Luan van thac si kinh te (28)
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
 
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng TrịLuận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
 
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAYLuận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên HuếLuận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
 
đáNh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở việt nam
đáNh giá kế hoạch phát triển kinh tế   xã hội ở việt namđáNh giá kế hoạch phát triển kinh tế   xã hội ở việt nam
đáNh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở việt nam
 
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
 
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đLuận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luan van thac si kinh te (27)
Luan van thac si kinh te (27)Luan van thac si kinh te (27)
Luan van thac si kinh te (27)
 
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀ...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
 
38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế

  • 1. a ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HUẾ - 2015
  • 2. 2 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã ngành: 62.62.0115 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Toàn Người hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. Mai Văn Xuân HUẾ - 2015
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Trần Viết Nguyên
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân. Tôi xin chân thành cám ơn. Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế đã quan tâm cho phép, bố trí, tạo điều kiện cho tôi tham gia nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS Nguyễn Văn Toàn và PGS. TS Mai Văn Xuân là những người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, Khoa Kinh tế và Phát triển, Phòng Quản lý khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế và Đào tạo sau đại học và các nhà khoa học kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Huế, Ban Đào tạo sau đại học thuộc Đại học Huế, Tạp chí khoa học Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cám ơn Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Vùng Trung bộ, Viện Kinh tế Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, Sở Tài chính Thừa Thiên Huế, Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, UBND, Chi cục Thống kê, Ban Đầu tư và Xây dựng các huyện, thị xã, thành phố Huế, các tác giả đã có những nghiên cứu làm cơ sở, tiền đề, cung cấp cơ sở dữ liệu tham khảo cho luận án này. Tôi xin chân thành cám ơn gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp, các anh, chị nghiên cứu sinh kinh tế Đại học Huế đã chia sẽ cùng tôi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án này Tác giả luận án Trần Viết Nguyên
  • 5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển châu Á ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á CAP Chính sách chung CPI Chỉ số giá tiêu dùng CN, DV, NN, NL, TS: Công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, nông lâm nghiệp, thuỷ sản DN Doanh nghiệp ĐT Đầu tư EEC Khối cộng đồng chung châu Âu ESI Chỉ số bền vững môi trường FAO Tổ chức Nông Lương thế giới FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm trong nước/Tổng sản phẩm trong tỉnh GDPr Tỷ lệ tăng trưởng GDP HĐND Hội đồng nhân dân HDI Chỉ số phát triển con người HTX Hợp tác xã ICOR Tỷ lệ gia tăng vốn và sản lượng K, Kr Vốn đầu tư phát triển, tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển L, Lr Số lượng lao động, tỷ lệ tăng trưởng lao động NGO Hỗ trợ phi chính phủ NICs Các nước công nghiệp mới NSLĐ Năng suất lao động NSNN Ngân sách nhà nước ODA Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế PT Phát triển PTNN Phát triển nông nghiệp
  • 6. iv TFP Tổng năng suất các nhân tố TPCP Trái phiếu chính phủ TT-Huế Thừa Thiên Huế UBND Uỷ ban nhân dân UICN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên quốc tế USD Đô la Mỹ VAT Thuế giá trị gia tăng VEAM Tổng công ty Động lực và Máy nông nghiệp WCED Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới WTO Tổ chức Thương mại thế giới
  • 7. v MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….. 1 1 Tính cấp thiết đề tài…...…………………………………………………. 1 2 Tình hình nghiên cứu…...………………………………………………... 3 2 Mục tiêu nghiên cứu…...………………………………………………… 11 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………..………………... 11 4 Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án ........................…………………... 12 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ………………………………………… 13 1.1. Các khái niệm liên quan hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 13 1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp …………..….……...…………..….… 13 1.1.2. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ………………..….…….. 14 1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp……..... 20 1.2.1. Khái niệm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp …… 20 1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 21 1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 26 1.3. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp …… 30 1.3.1. Kinh nghiệm chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp... 30 1.3.2. Thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp thế giới 36 1.3.3. Thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Việt Nam……………………………………………………….... 38 Kết luận chương 1………………………………………………………………. 46 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế……………... 48 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên…...…………………………........................... 48 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên…...………………………….................... 49 2.1.3. Kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế………………………........ 51 2.2. Tình hình nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế …………………………… 54 2.2.1. GDP nông nghiệp Thừa Thiên Huế…...…………………………. 54
  • 8. vi 2.2.2. Lao động nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế……………………. 55 2.2.3. Khoa học công nghệ trong nông nghiệp…………….…................ 56 2.2.4. Chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT- Huế......... 57 2.2.5. Định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp TT- Huế.............. 61 2.2.6. Một số chủ thể quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.... 64 2.3. Phương pháp nghiên cứu …...…………………………………….……... 66 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ………………………………… 66 2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, đánh giá và dự báo……………….. 67 2.4. Khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp……… 74 Kết luận chương 2…...………………………………………………………….. 76 Chương 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …………………………………. 78 3.1. Kết quả huy động và sử dụng vốn đầu tư cho nông nghiệp TT- Huế......... 78 3.1.1. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế........ 78 3.1.2. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT- Huế................ 79 3.1.3. Sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT- Huế …......... 81 3.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế…….... 87 3.2.1. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chung toàn tỉnh.. 87 Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế… 87 Kết quả vốn đầu tư cho nông nghiệp với phát triển xã hội............ 90 Kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với môi trường.... 95 3.2.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo địa phương và vùng sinh thái ……..………………………………………...... 96 3.2.3. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển một số dự án, chương trình.... 98 3.2.4. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển doanh nghiệp nông nghiệp..... 101 3.2.5. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo nguồn vốn 103 3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế………...………………………………….... 105 3.4. Lựa chọn chiến lược nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông
  • 9. vii nghiệp Thừa Thiên Huế theo ma trận SWOT …........………………….... 109 Kết luận chương 3………………………………………………………………. 112 Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ………………………… 116 4.1. Định hướng phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế…………………..... 116 4.2. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế thời kỳ 2014-2030………………………………………………………………... 121 4.3. Quan điểm và mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế….…………….…………….…………….……... 131 4.3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế…………………………………………... 131 4.3.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế…………………………………………………... 134 4.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế….….…………………………………………………… 136 4.4.1. Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nông nghiệp TT-Huế….... 136 4.4.2. Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế….…………….…………….………… 142 4.4.3. Giải pháp quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT-Huế 147 Kết luận chương 4………………………………………………………………. 153 KẾT LUẬN ……………………………...…………………………………….. 154 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ………….. 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………... 158 PHỤ LỤC ……………………………………………………………………… 167
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. ICOR các lĩnh vực kinh tế Việt Nam 1996-2013……………….......... 42 Bảng 1.2. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP Việt Nam 2001-2013…. 43 Bảng 2.1. Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm TT-Huế 1991-2013…............ 53 Bảng 2.2. Lao động nông nghiệp Thừa Thiên Huế thời kỳ 2000-2013................. 56 Bảng 2.3. Phương pháp tiếp cận theo mục tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế………………………….….…...... 73 Bảng 3.1. Giá trị và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển TT-Huế 1991-2013........... 78 Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hàng năm bình quân hàng năm tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1991-2013............................................... 79 Bảng 3.3. Giá trị, cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001-2013………………………….….…............. 80 Bảng 3.4. Giá trị và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp huyện, thị, thành phố Huế thời kỳ 2001-2013………………………….….…....... 84 Bảng 3.5. Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển so với GDP thời kỳ 1991-2013….….. 87 Bảng 3.6. ICOR tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1991-2013..............…………...... 88 Bảng 3.7. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP bình quân hàng năm Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001-2013... ..............………………............ 89 Bảng 3.8. Năng suất lao động và việc làm tăng thêm do vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp giai đoạn 2000-2013…..……………………...…... 91 Bảng 3.9. Vốn đầu tư cho phát triển thuỷ lợi và năng lực tưới, tiêu, ngăn mặn, diện tích trồng rừng mới giai đoạn 2000-2010…..………….…........... 95 Bảng 3.10. Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so giá trị sản lượng và ICOR nông nghiệp theo địa phương và vùng sinh thái 2001-2013..... 96 Bảng 3.11. Đóng góp vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp vào tăng trưởng giá trị sản lượng nông nghiệp theo địa phương và vùng sinh thái TT- Huế 97 Bảng 3.12. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nông nghiệp TT-Huế giai đoạn 2005-2013…..………………….................. 102 Bảng 3.13. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng doanh nghiệp nông nghiệp
  • 11. ix TT- Huế giai đoạn 2006-2013 ..……………..………………….......... 103 Bảng 4.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT-Huế 2014-2030 theo xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp..... 124 Bảng 4.2. Kết quả thực hiện Quy hoạch về tăng trưởng GDP và vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế ……...………….………....... 125 Bảng 4.3. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030 theo yêu cầu của Quy hoạch về tăng trưởng GDP ………………….... 126 Bảng 4.4. Tỷ trọng GDP nông nghiệp Thừa Thiên Huế theo quy hoạch đến năm 2020 và kết quả thực hiện đến năm 2014……………………….......... 126 Bảng 4.5. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo xu hướng tăng trưởng GDP nông nghiệp giai đoạn 1991-2013……………..….…..... 128 Bảng 4.6. Các kịch bản nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế thời kỳ 2014-2030………………………………………... 129 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tỷ lệ vốn ĐTPT/GDP của nông nghiệp Việt Nam 1995-2013…. 41 Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng ven biển và đầm phá 48 Hình 2.2. Cơ cấu lao động và tỷ lệ lao động qua đào tạo TT- Huế ……….. 51 Hình 2.3. Giá trị và cơ cấu GDP Thừa Thiên Huế 1991-2013...................... 53 Hình 2.4. Giá trị và cơ cấu GDP nông nghiệp TT-Huế 1991-2013……...... 54 Hình 4.1. Xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thời kỳ 1991-2013………………………………………..…....... 123 Hình 4.2. Xu hướng tăng trưởng GDP nông nghiệp 1991-2013…………... 127 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp……................................. 13 Sơ đồ 1.2. Các loại vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp………………… 17 Sơ đồ 1.3. Vai trò vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp…………………. 20 Sơ đồ 1.4. Chu trình chính sách vốn đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam 33 Sơ đồ 1.5. Chu trình chính sách vốn đầu tư phát triển nông nghiệp cấp tỉnh 36 Sơ đồ 2.2. Khung phân tích hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp TT-Huế. 75
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Tình trạng đói nghèo, thiếu lương thực, thực phẩm, ô nhiễm, huỷ hoại môi trường và những tác động biến đổi khí hậu đang hiện hữu hàng ngày trên khắp thế giới, đặc biệt là các nước châu Phi, các nước kém phát triển hoặc các nước chịu tác động trực tiếp, nặng nề của thiên tai, bao gồm Việt Nam. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, cung cấp sản phẩm thiết yếu cho xã hội, đảm bảo an ninh lương thực, bảo vệ, gìn giữ môi trường, thích nghi với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, một số quốc gia, lãnh thổ chưa quan tâm đúng mức việc huy động và sử dụng một cách hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp dẫn đến những hậu quả xấu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ, gìn giữ môi trường. Nhiều quốc gia trên thế giới như Indonesia, Philipin, các nước ở châu Phi…đã phải rất khó khăn do thiếu lương thực, thực phẩm. Việt Nam đã tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp những năm gần đây với nhiều chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nhờ vậy, từ một quốc gia thiếu lương thực, đã trở thành quốc gia xuất khẩu lớn các mặt hàng nông sản đặc biệt là gạo và hải sản, tỷ lệ che phủ rừng tăng nhanh, công tác bảo vệ, gìn giữ môi trường ngày càng được chú trọng hơn, có nhiều tiến bộ. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều tồn tại như cơ cấu nông nghiệp chưa hợp lý, hạ tầng phát triển nông nghiệp, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu thời đại. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ngày càng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, đặt ra nhiệm vụ lớn là cần phải tăng cường huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nội dung quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ quan tâm thực hiện, do vậy, từ thập niên 1950s đến nay có nhiều tác giả nghiên cứu, các nghiên cứu trực tiếp có nhiều tác giả nghiên cứu từ năm 1990 đến nay nhưng chỉ dừng lại ở mức độ phân tích, đánh giá từng chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
  • 13. 2 Tại Việt Nam, nghiên cứu muộn hơn và chỉ dừng lại ở từng chỉ tiêu hiệu quả, chưa có nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu và toàn diện, do vậy việc nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách hệ thống và toàn diện có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, lĩnh vực nông nghiệp đang giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, chiếm giữ nhiều nguồn lực trọng yếu (đến cuối năm 2013) như: 77,9% diện tích đất, 32,8% lao động và 11,3% GDP của tỉnh, là lĩnh vực giữ vai trò quan trọng nhất trong cung cấp sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống người dân (năm 2013 cung cấp: 300.000 tấn lúa, 306.000 tấn lương thực có hạt, 9,5 tấn lạc, 455 tấn cà phê, 25.000 con trâu, 22.000 con bò, 255.000 con lợn, 2,3 triệu con gia cầm, 47.700 tấn thuỷ sản,…), bảo vệ gìn giữ môi trường, đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hệ thống tài nguyên rừng, biển (bờ biển dài 128 km), đầm phá (đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rộng khoảng 22 ngàn ha, lớn nhất khu vực Đông Nam Á), sông (sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu,…), hồ, đồng bằng trải khắp trên địa bàn tỉnh cho phép phát triển một nền nông nghiệp phong phú, đa dạng và toàn diện, nhưng lại chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề bởi thiên tai, gây nhiều tổn thất, bất ổn cho cuộc sống người dân trên địa bàn, nhất là người dân khu vực nông thôn (chiếm 51,64% dân số toàn tỉnh cuối năm 2013), hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp đạt thấp (tăng trưởng GDP nông nghiệp giai đoạn 1991-2013 đạt 2,3% trong khi tăng trưởng GDP chung là 9,2%) và giảm mạnh trong giai đoạn 2006-2013 (chỉ còn 1,6%), cơ cấu ngành nghề, trình độ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều yếu kém, lao động lĩnh vực nông nghiệp qua đào tạo nghề đến cuối năm 2010 chỉ 24,5% (công nghiệp là 57,1%, dịch vụ là 58,4%). Việc khơi thông các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, phòng, tránh thiên tai, thích nghi với biến đổi khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế là những vấn đề có tính sống còn cho sự tồn tại và phát triển. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nguồn lực cơ bản (chiếm 35,45% GDP nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991-2013) cho phát triển kinh tế - xã hội và gìn giữ, bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 14. 3 Việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nhằm có giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế là vấn đề vô cùng cấp thiết, nhưng chưa có tác giả nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện, do vậy tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận án tiến sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Dựa trên quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững, tức là phát triển nông nghiệp bền vững về mặt kinh tế, xã hội và gìn giữ, bảo vệ môi trường trong nông nghiệp. Do vậy, tiếp cận các nghiên cứu về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của các tác giả nghiên cứu theo ba mặt là hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về kinh tế, về xã hội và môi trường. a) Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên thế giới - Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế Có nhiều nghiên cứu về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo từng chỉ tiêu đánh giá, chưa nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện, về mặt kinh tế các các chỉ tiêu chủ yếu là tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên GDP nông nghiệp (hoặc giá trị sản lượng), chỉ số ICOR (tỷ lệ gia tăng vốn và sản lượng) trong nông nghiệp và đóng góp vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thông qua mô hình số dư Solow trong nông nghiệp. Hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp thông qua chỉ tiêu Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên GDP nông nghiệp được Ngân hàng Thế giới (WB)[106], Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nghiên cứu và sử dụng là một trong những chỉ tiêu chủ yếu trong bộ chỉ tiêu kinh tế của các quốc gia trên thế giới, do vậy đã tính toán cập nhật dữ liệu hàng năm các nước trên thế giới từ năm 1961 đến nay và dự báo những năm đến, phương pháp tính toán chỉ tiêu này là bằng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chia cho GDP nông nghiệp hàng năm hoặc từng giai đoạn nhiều năm của các quốc gia. Chỉ tiêu này là tiền đề để tính toán ICOR nông nghiệp, do vậy nhiều tác giả ([62], [64], [65] [68], [74], [106],…) đã tính chỉ tiêu này cho lĩnh vực nông nghiệp làm cơ sở tính toán ICOR nông nghiệp của các quốc gia, các lãnh thổ, địa phương.
  • 15. 4 Dựa trên tư tưởng của Keynes, Sir Roy Harrod và Evsey Domar độc lập nghiên cứu hình thành hệ số ICOR, là một chỉ số hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển, tuy không giải đáp được các vấn đề khác liên quan tăng trưởng kinh tế, như khoa học công nghệ, con người, chính sách, quản lý nhưng đã mô tả được bản chất mối liên hệ giữa vốn đầu tư và phát triển kinh tế nên được nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức khoa học kế thừa, sử dụng để nghiên cứu, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển, bao gồm sử dụng đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Robert Solow (1956) lấy hàm sản xuất Cobb-Douglas làm cơ sở để lập ra mô hình tăng trưởng kinh tế trong điều kiện tiến bộ khoa học, kỹ thuật và đưa ra các tính toán mức độ đóng góp của từng nhân tố lao động, vốn, công nghệ (thông qua tổng năng suất các nhân tố - TFP) vào tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở mô hình Solow, từ năm 1956 đến nay, có nhiều nhà khoa học kế thừa nghiên cứu, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển. Các nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển theo ICOR và mô hình số dư Solow có nhiều tác giả thực hiện từ những năm 1956, nhưng nghiên cứu trực tiếp về hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp chậm hơn, từ thập niên 1990s đến nay, điển hình như Timmer (1992)[88], Bingxin Yu(2005)[67], Lu, Chang, Huang (2008)[92], Kfuglie (2010)[78], Baba, Saini, Sharma and Thakur (2010)[65], Dekle, Vandenbroucke (2011)[84]…cụ thể như sau: Tác giả Năm Phương pháp, chỉ tiêu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Timmer C.P [88] 1992 - Mô hình số dư Solow (1956) và Denison (1967) - Kết quả nghiên cứu của Hwa 1960-1979 Lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp Châu Phi, Mỹ La Tinh, Đông Á và Đông Nam Á giai đoạn 1965-1987 Dordunoo [68] 1993 - Tỷ lệ vốn đầu tư với gia tăng sản lượng từng năm - Dùng xác định nhu cầu vốn để đạt được mục tiêu sản lượng Cả nền kinh tế, từng ngành và nhóm ngành kinh tế toàn cầu, từng quốc gia, nhóm quốc gia 1970s và 1980s IMF [74] 1998 - Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia tỷ lệ tăng trưởng GDP Hiệu quả đầu tư các nước trên thế giới
  • 16. 5 Bingxin Yu [67] 2005 Lĩnh vực nông nghiệp 41 nước cận Sahara Châu Phi 1961-1999 Oura [72] 2007 - Tỷ lệ vốn đầu tư so với tỷ lệ tăng trưởng GDP - Dự báo tác động gia tăng vốn vào tăng trưởng kinh tế - Hiệu quả vốn đầu tư hàng năm Ấn Độ so sánh với các nước trên thế giới 1963-2005. Ramos, Pastor, and Rivas[85] 2008 Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm và tính cho cả giai đoạn (giá cố định) 11 nước châu Mỹ La Tinh 1985- 2003 Lu, Chang, Huang [92] 2008 Tỷ lệ tăng GDP nông nghiệp do tăng trưởng vốn vật chất, lao động, nghiên cứu khoa học và truyền thông quốc tế Lĩnh vực nông nghiệp các nước: Trung, Nhật, Hàn, Đài Loan, In đô nê xia, Malaixia, Philippin và Thái Lan 1961-2001 Baba, Saini, Sharma and Thakur [65] 2010 Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho tỷ lệ tăng trưởng bình quân GDP Nông nghiệp 1969-2001 (giá cố định năm 1970-1971) Vùng Himachal Pradesd, Ấn Độ Kfuglie [78] 2010 Tỷ lệ tăng trưởng TFP nông nghiệp bằng tỷ lệ tăng trưởng GDP trừ đi tỷ lệ tăng trưởng các yếu tố đầu vào cho nông nghiệp Lĩnh vực nông nghiệp toàn cầu 1961-2007 (Tính từng 10 năm 1961-2000 và 2001-07) Dekle, Vandenbroucke [84] 2011 Tỷ lệ tăng trưởng GDP với tỷ lệ tăng trưởng vốn, lao động và nhân tố tổng (TFP) Lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp, khu vực nhà nước và tư nhân Trung Quốc 1978-2003 Bart,Vivian, Kirsten [91] 2013 Đóng góp của thời gian làm việc, lao động, vốn và TFP vào tăng trưởng GDP Các nền kinh tế, các ngành kinh tế châu Âu 2001-2012 và dự báo 2013, 2014-2025 Các tác giả Scott L. Baier - Gerald P. Dwyer Jr and Robert Tamura [87] khi xem xét tầm quan trọng sự tăng trưởng của vốn vật chất và con người và sự tăng trưởng TFP vào tăng trưởng giá trị tổng sản lượng bằng cách sử dụng dữ liệu mới được tổ chức trên 145 quốc gia. Đối với tất cả các nước, chỉ có 14% tăng trưởng sản lượng bình
  • 17. 6 quân mỗi công nhân được kết hợp với tăng trưởng TFP và phát hiện thấy một xu hướng hội tụ giữa các vùng. Trong vòng 20 năm (1980-2000), có một sự phân kỳ giữa các khu vực như sản lượng trên một lao động ở châu Mỹ Latinh (-15%), Trung Đông và Nam Phi giảm (- 21% ở Sub-Saharan). Ngược lại với xu hướng này, ở các nước phương Tây tăng khoảng 34% và 26% ở miền Nam châu Âu và các NICs. Các khu vực khác có mức tăng trưởng ít hơn, không đáng kể, và thậm chí tiêu cực của TFP. Các tỷ lệ tăng trưởng âm là phù hợp với những thay đổi thể chế tiêu cực và xung đột. Bằng chứng chỉ ra rằng, trong thời gian dài, sự tăng trưởng của sản lượng trên một lao động có liên quan đến tích lũy vốn vật chất và con người và thay đổi công nghệ. Đối với tất cả các dữ liệu kết luận rằng sự thay đổi trong tăng trưởng TFP là quan trọng đáng kể hơn so với sự thay đổi trong tăng trưởng đầu vào tổng hợp. Các tác giả Poudel, Biswo N; Paudel, Krishna P; Zilberman, David [81], xây dựng dữ liệu được sử dụng để khám phá những mối quan hệ giữa vốn con người và yếu tố tổng năng suất (TFP) trong nông nghiệp, kết quả từ các mô hình hiệu ứng cố định chỉ ra rằng vốn con người đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định nhân tố tổng năng suất nông nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ phân tích, đánh giá từng chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, chưa có một nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, do vậy việc nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách hệ thống và toàn diện có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong các nghiên cứu ICOR nông nghiệp nêu trên có 2 phương pháp được sử dụng cho kết quả như nhau là: tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so với GDP nông nghiệp (hoặc giá trị sản lượng) chia cho tỷ lệ tăng trưởng GDP nông nghiệp hoặc bằng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chia cho gia tăng GDP nông nghiệp. Tác giả sử dụng phương pháp tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so với GDP nông nghiệp chia cho tỷ lệ tăng trưởng GDP nông nghiệp.
  • 18. 7 Đối với thời kỳ tính toán có thể tính cho hàng năm nhưng theo dõi trong thời gian dài hoặc tính cho từng giai đoạn dài, tác giả sử dụng tính cho từng giai đoạn nhiều năm theo cách thông dụng của các tổ chức quốc tế. Các nghiên cứu TFP nông nghiệp nêu trên, phương pháp sử dụng cơ bản theo mô hình Solow, tỷ lệ tăng trưởng GDP nông nghiệp là do đóng góp tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, lao động nông nghiệp và TFP nông nghiệp. Tác giả chọn phương pháp tính theo mô hình tỷ lệ tăng trưởng GDP nông nghiệp bằng đóng góp của tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, lao động nông nghiệp và TFP nông nghiệp. Về niên độ nghiên cứu các tác giả tính từng năm theo dõi trong thời gian dài hoặc theo từng giai đoạn nhiều năm. Tác giả tính theo từng giai đoạn nhiều năm, theo cách thông dụng của các tổ chức quốc tế. - Nghiên cứu kết quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về xã hội và môi trường Các vấn đề về xã hội và môi trường được đặc biệt chú ý từ sau báo cáo của Gro Harlem Brundland [89] năm 1987 về phát triển bền vững, nhưng nghiên cứu trực tiếp liên quan hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với xã hội và môi trường xuất hiện ở những năm gần đây, các nghiên cứu chủ yếu gồm: Các tác giả Bernard, Connie, Lawrence, Andrés (2006) [66] nghiên cứu ĐT cho PT nông nghiệp bền vững ở Trung Mỹ, nghiên cứu trường hợp cây cà phê, đưa ra kết luận, ĐT cho PT nông nghiệp đã đóng góp vào gia tăng thu nhập cho người sản xuất, đóng góp quan trọng đối phó với khủng hoảng trong công nghiệp. Các tác giả Raduvoicu, Iulya, Mariana (2011)[82] nghiên cứu quản lý vốn hoạt động trong nông nghiệp ở Rumani kết luận, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tác động đến phát triển công nghệ, kỹ thuật cho nông nghiệp, nâng cao đời sống những người sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Thiếu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nguyên nhân dẫn đến giảm sút trong sản xuất, dịch vụ nông nghiệp và cần một quá trình dài cung cấp vốn đầu tư cho phát triển cho kỹ thuật, đào tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trong phát triển
  • 19. 8 nông nghiệp. Cần mở rộng đầu tư tư nhân về phương tiện kỹ thuật, nhằm phát triển cung ứng và dịch vụ trong hoạt động nông nghiệp. Kết quả một nghiên cứu nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Ấn Độ (2013)[94] kết luận, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng nông nghiệp rất lớn (tỷ trọng khoảng 30%-40% vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp) vượt xa khả năng nền kinh tế Ấn Độ, việc đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đầu tư cho phát triển nông nghiệp của tư nhân và liên doanh đang ngày càng tăng nhanh từ năm 2008 đến nay. Các tác giả Valin, Halisk, Mosnier, Herreror, Schmid, và Obersteiner (2013)[90], nghiên cứu năng suất nông nghiệp và khí thải, đưa ra kết luận, đầu tư cho phát triển nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp là nguồn tiềm năng làm giảm nhẹ những tác hại đến cây trồng, vật nuôi và sử dụng đất, thay đổi khí thải và tác động cung cấp, đảm bảo an ninh lương thực. Kết quả các chỉ tiêu như số việc làm tạo mới do sử dụng vốn đầu tư cho phát triển, số lao động được đào tạo, sản lượng, giá trị các sản phẩm thiết yếu cho xã hội, tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới,…đã được nghiên cứu và thể hiện trong các báo cáo của các tổ chức quốc tế như UN, WB, IMF, FAO. b) Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở Việt Nam Các nghiên cứu về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế ở Việt Nam có một số tác giả đề cập đến, phương pháp tính toán dựa trên phương pháp tính toán của các tác giả trên thế giới như đã nêu trên. Kết quả các nghiên cứu liên quan hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của một số tác giả: Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương [30], Nguyễn Văn Huân [21], Nguyễn Công nghiệp [28], Đặng Kim Sơn [30], Phạm Thị Khanh [25], Nguyễn Văn Hùng [23], trong đó kết luận: Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xem xét cả trên phương diện chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa các lợi ích, phát huy vai trò chủ
  • 20. 9 động sáng tạo của chủ đầu tư, vai trò quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Hiệu quả vốn đầu tư được đo bằng 3 chỉ tiêu chủ yếu là: tỷ lệ GDP/vốn đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và hệ số ICOR. Hiệu quả tổng quát của quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là tạo ra cơ sở vật chất nền tảng và các yếu tố đầu vào khác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng của Nhà nước cả trong ngắn hạn và dài hạn với chi phí tối ưu nhất. Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được coi là hiệu quả nếu đạt được hai nhóm hiệu quả là hiệu quả kinh tế (Hiệu quả kinh tế vĩ mô bao gồm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ICOR, thực hiện tốt mục tiêu dài hạn đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn. Hiệu quả kinh tế vi mô là hiệu quả của các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước) và hiệu quả xã hội. Tác giả Nguyễn Văn Phát [31] đề cập đến nội dung vốn đầu tư, xác định vốn đầu tư có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, là 1 trong 6 nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đồng thời đánh giá việc phân bổ vốn đầu tư cho các ngành sản xuất là 1 trong 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó khẳng định nông nghiệp nhận được lượng vốn đầu tư thấp nhất, chỉ khoảng trên 10% trong tổng vốn đầu tư, ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất tốt, nhưng vốn đầu tư thấp, luôn nhỏ hơn 3%. Tuy nhiên, mức độ đề cập đến nội dung vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tầm khái quát. Tác giả Hồ Sỹ Nguyên [29] đề cập nội dung về đầu tư phát triển nhưng rất ít nội dung về vốn đầu tư cho phát triển, hơn nữa trong phần nghiên cứu định lượng của tác giả thiếu đánh giá một số mô hình quan trọng, trong đó có tính toán ICOR của tỉnh Thừa Thiên Huế, ICOR nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế hàng năm giai đoạn 2000- 2008, cho thấy ICOR nông nghiệp đạt mức rất cao (đạt mức 43 lần năm 2008) do dữ liệu vốn đầu tư cho nông nghiệp bao gồm cả các dự án phát triển hạ tầng chung của toàn xã hội, phục vụ dân sinh, chưa đánh giá ICOR các ngành trong nông nghiệp, hoặc theo vùng, theo nguồn vốn, doanh nghiệp nông nghiệp. Theo tác giả Bùi Mạnh Cường [13], hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước về mặt xã hội là: nâng cao mức sống người dân,
  • 21. 10 tạo việc làm, giảm đói nghèo, bình ổn giá cả kiềm chế lạm phát, tăng năng suất lao động, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội. Về mặt môi trường: hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng môi trường và đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái. Về phát triển bền vững: đóng góp vào phát triển bền vững hệ thống kinh tế, đảm bảo duy trì sự tăng trưởng đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và mức độ nợ công, quản lý bền vững tài nguyên, bền vững đa dạng sinh học, đóng góp vào khoa học công nghệ. Theo tác giả Phạm Thị Khanh [25], vốn đầu tư vào khoa học công nghệ trong nông nghiệp tạo ra động lực phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tác động vào hệ thống công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Nhìn chung, đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu trực tiếp về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo từng chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư phát triển, nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp chung của thế giới, quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, nghiên cứu tập trung vào kinh tế. Chưa có một nghiên cứu chuyên sâu các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, chưa có nghiên cứu toàn diện hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, chưa có nghiên cứu toàn diện đầy đủ hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển theo ngành, theo nguồn vốn, theo dự án, hoặc là của doanh nghiệp nông nghiệp. Chưa có một nghiên cứu thiết lập đầy đủ hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, chưa có khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên, và những vấn đề chưa được làm sáng tỏ về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, tác giả đã xác định nhiệm vụ luận án:
  • 22. 11 - Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách toàn diện theo ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, hiệu quả theo ngành, theo nguồn vốn, theo từng địa phương, lãnh thổ, theo dự án, của doanh nghiệp nông nghiệp - Xác lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng và thiết lập khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp - Kiểm chứng mối tương quan giữa vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với các yếu tố khác trong tăng trưởng và phát triển kinh tế trong phạm vi địa bàn nghiên cứu tỉnh Thừa Thiên Huế - Xem xét mô hình xu thế biến động GDP và vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp làm cơ sở xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp - Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn đã được xác định để tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của luận án là đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Các mục tiêu cụ thể của luận án: Hệ thống hoá, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, kinh nghiệm rút ra về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, xác định phương pháp nghiên cứu và khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất các giải pháp tập trung nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, huy động, sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và tổ chức quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tập trung vào các chỉ tiêu đánh giá, nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
  • 23. 12 Nghiên cứu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế từ 1991 đến nay, trong đó theo ngành giai đoạn 1991-2013, theo nguồn vốn và theo địa phương một số huyện, thị xã đại diện từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, theo 3 vùng sinh thái (ven biển đầm phá, vùng đồng bằng và vùng miền núi) giai đoạn 2001-2013. Kết quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về xã hội và môi trường, của một số dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Các nhân tố ảnh hưởng, nhu cầu vốn, mục tiêu, quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế đến năm 2030. 5. Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án Hệ thống hoá, làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, bài học kinh nghiệm và thiết lập khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Luận án xác định xu thế biến động GDP nông nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp dưới dạng hàm bậc hai (các nghiên cứu trước là hàm tuyến tính bậc nhất) nhằm phân tích, dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Luận án tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế theo ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường, theo ngành, theo nguồn vốn, theo địa phương, một số dự án đầu tư, các doanh nghiệp nông nghiệp. Trong đó chỉ ra vốn đầu tư cho phát triển cho ngành thuỷ sản là hiệu quả nhất, nguồn vốn doanh nghiệp và dân doanh hiệu quả nhất, huyện Phong Điền thuộc vùng ven biển và đầm phá là hiệu quả nhất do khai thác tiềm năng thuỷ sản. Xác định các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế. Đồng thời, kiểm chứng sự tương quan giữa vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với GDP nông nghiệp, lao động nông nghiệp và tổng năng suất các nhân tố trong nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, kết quả cho thấy có sự tương quan trong ngành nông, lâm nghiệp, riêng ngành thuỷ sản không tương quan do thiếu vốn và vốn không ổn định. Luận án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • 24. 13 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1. Các khái niệm liên quan hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp Nông nghiệp là một khái niệm chỉ ngành nghề hay sản nghiệp, đối lập với công nghiệp, dịch vụ bao gồm những ngành lấy đất đai, mặt nước, đồng cỏ làm tư liệu sản xuất chủ yếu, là sản nghiệp cơ sở (nền tảng) của các sản nghiệp thứ hai (công nghiệp), sản nghiệp thứ ba (dịch vụ); là sản nghiệp đầu tiên cho sự sinh tồn của cư dân, là sản nghiệp chính của nông dân [33]. Nông nghiệp khác các ngành nghề khác: quá trình sản xuất của nó chịu sự chi phối của tài nguyên thiên nhiên và có sự ngắt quãng theo dây chuyền, là khâu sản xuất trung gian, các khâu trước và sau sản xuất không thuộc phạm trù nông nghiệp [34]. Từ những nghiên cứu nêu trên và căn cứ vào phân ngành kinh tế của Tổng cục Thống kê Việt Nam, có thể thấy, nông nghiệp là một trong ba lĩnh vực của nền kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ), gồm nhiều ngành hợp thành: ngành nông nghiệp, ngành lâm nghiệp, ngành thuỷ sản như sơ đồ 1.1. Sơ đồ 1.1. Các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp Nguồn: Tác giả tổng hợp, phân tích từ nguồn của Tổng cục Thống kê Việt Nam Nền kinh tế Lĩnh vực nông nghiệp Lĩnh vực công nghiệp Lĩnh vực dịch vụ Ngành nông nghiệp Ngành lâm nghiệp Ngành thuỷ sản Trồng trọt Chăn nuôi Nuôi trồng Đánh bắt Trồng rừng Quản lý, bảo vệ rừng,…
  • 25. 14 Liên quan phát triển nông nghiệp bền vững đã có nhiều hội nghị toàn cầu như hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững năm 2002 [89], cũng như quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam [16] về phát triển nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trong nội dung Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 ban hành ngày 12/4/2012, Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) [1] về các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nông nghiệp, tác giả Bùi Thị Thu Hằng [18] về phát triển nông nghiệp và đặc trưng của nông nghiệp bền vững. Các quan điểm trên cho thấy, có nhiều cách thể hiện khác nhau về phát triển nông nghiệp bền vững, tập trung vào các nội dung về sự phát triển nông nghiệp về kinh tế, xã hội và môi trường. Về mặt kinh tế phải đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp, hiệu quả sử dụng các nguồn lực vốn, lao động, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, quản lý; về mặt xã hội đảm bảo tăng việc làm, thu nhập và đời sống dân cư, công bằng trong phân phối thu nhập trong nông nghiệp và tác động đến các lĩnh vực khác như nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp nhằm chuyển dịch một lượng lao động sang làm việc ở các lĩnh vực khác, về môi trường phải đảm bảo bảo vệ môi trường sinh thái. Các nội dung phát triển nông nghiệp bền vững tác động tương hỗ với nhau, phát triển kinh tế nông nghiệp thúc đẩy phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, ngược lại, phát triển xã hội là điều kiện, tạo nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên môi trường là nguồn sống, điều kiện để phát triển kinh tế và xã hội. Đó là những nội dung quan trọng để định hướng huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp, tiếp cận nghiên cứu hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp theo ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. 1.1.2. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp a) Khái niệm về vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Phạm trù vốn rất rộng, có nhiều quan niệm khác nhau, theo Viện Kinh tế [61] vốn là tiền, tài sản, theo Schiller [6] vốn là tài sản có mục đích vào sản xuất kinh doanh để tạo ra hàng hoá, sản phẩm cho xã hội, là toàn bộ của cải vật chất, có tác giả lại cho rằng vốn là nguồn lực kinh tế khi đã đưa vào chu chuyển, theo Tổng cục Thống
  • 26. 15 kê [38] vốn là những chi tiêu, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo [3] vốn là hàng hoá, theo Trần Xuân Kiên [24] vốn là toàn bộ nguồn lực đưa vào chu chuyển... nhiều nhà nghiên cứu muốn làm rõ về khái niệm của vốn một số tác giả lại đi sâu hơn một loại vốn nào đó, nghiên cứu về vốn một cách định tính, một số tác giá lại định lượng nó. Theo các tác giả Schiller [6], Mankiw [17], Begg [69], vốn đầu tư là những chi tiêu cho (việc sản xuất) xưởng máy, trang thiết bị và những công trình xây dựng mới trong một thời kỳ nhất định cộng với những thay đổi trong hàng hóa lưu kho của các doanh nghiệp được tạo ra cho khu vực kinh doanh. Là một trong bốn thành tố của GDP bao gồm: Tiêu dùng, vốn đầu tư, mua hàng của chính phủ, xuất nhập khẩu ròng, trong đó vốn đầu tư là thành tố biến động mạnh nhất của GDP. Nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển theo nghĩa hẹp là tiền vốn, theo nghĩa rộng, bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên [30]. Là loại đầu tư đem lại các kết quả không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội, không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của người chủ đầu tư mà cả của nền kinh tế [43]. Vốn đầu tư tài chính và vốn đầu tư thương mại là các loại vốn đầu tư chỉ trực tiếp làm tăng tài sản chính của người đầu tư, tác động gián tiếp làm tăng tài sản của nền kinh tế, tích luỹ cho đầu tư phát triển, cung cấp vốn đầu tư cho phát triển và thúc đẩy quá trình lưu thông phân phối các sản phẩm [30]. Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp để thực hiện các hoạt động đầu tư [43], là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định, thường được thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động [41]. Từ các nghiên cứu nêu trên, có thể khái quát vốn đầu tư cho phát triển (ĐT cho PT) nông nghiệp là những chi phí bỏ ra để hình thành nên tài sản cố định (nhà, xưởng,...), hàng tồn kho, tài sản vô hình được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. Vốn đầu tư phát triển là vốn đầu tư loại trừ vốn đầu tư tài chính (vốn đầu tư cho các hoạt động tài chính như ngân hàng, thị trường vốn…) và vốn đầu tư thương mại (vốn đầu tư cho các hoạt động dịch vụ, du lịch,…).
  • 27. 16 Do nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất (khác với lĩnh vực dịch vụ bao gồm cả thương mại và tài chính) nên vốn đầu tư phát triển cho nông nghiệp và vốn ĐT cho PT nông nghiệp có nội hàm như nhau. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là toàn bộ tiền vốn bỏ ra để làm tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất và nguồn lực để nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư bao gồm vốn đầu tư tạo ra tài sản cố định, vốn đầu tư làm tăng tài sản lưu động, vốn chi mua các tài sản quý hiếm,… và vốn đầu tư phát triển khác nhằm nâng cao dân trí, tăng cường phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường sinh thái, hỗ trợ dân sinh… Theo đó, vốn ĐT cho PT nông nghiệp theo quan niệm ở Việt Nam và hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành thống kê, ngành nông nghiệp bao gồm vốn đầu tư để xây dựng nhà cửa, đầu tư thiết bị trong nông nghiệp, vốn đầu tư của các dự án xây dựng đê, kè sông biển, hồ chứa, kiên cố hoá kênh mương, giao thông nội đồng, xây dựng các trạm bơm, các dự án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, đầu tư hạ tầng nuôi, trồng thuỷ sản, cảng cá, bến neo đậu, tránh trú tàu thuyền, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật trong nông nghiệp, nhập, lai tạo và sản xuất giống nông nghiệp, thú y, khuyến nông, đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực trong nông nghiệp. Tuy nhiên, các công trình đê, kè, hồ chứa là các công trình phục vụ chủ yếu dân sinh, hạ tầng kỹ thuật cho xã hội, bảo vệ gìn giữ môi trường, do vậy, khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp về mặt kinh tế tác giả luận án không đưa vào khoản mục vốn ĐT cho PT nông nghiệp. b) Phân loại vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Hiện nay, căn cứ vào ngành, nghề, lĩnh vực, tính chất, các tác giả thường phân loại vốn đầu tư cho phát triển theo phạm vi rộng hay hẹp tuỳ vào nội dung nghiên cứu, chẳng hạn, theo nguồn vốn huy động có tác giả [33] cho rằng bao gồm các nguồn vốn của dân cư, chính phủ, vốn tín dụng, vốn đầu tư nước ngoài, có tác giả [25] đi sâu phân tích một loại vốn như vốn đầu tư khoa học công nghệ. Ngoài ra, vốn đầu tư có thể phân loại là vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là chủ sở hữu vốn đầu tư trực tiếp đứng ra tổ chức hoạt động đầu tư, còn đầu tư gián tiếp là chủ sở hữu vốn thực không trực tiếp đứng ra thực hiện hoạt
  • 28. 17 động đầu tư mà, thực hiện đầu tư thông qua người khác, cung cấp vốn cho các nhà đầu tư thực hiện đầu tư như thông qua các hoạt động mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, cho vay đầu tư,… Theo tác giả luận án, vốn đầu tư cho phát triển (ĐT cho PT) nông nghiệp được phân loại theo sơ đồ 1.2, được phân loại rất đa dạng theo nhiều tiêu chí khác nhau, nhiều nội dung khác nhau,... theo ngành gồm có nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, theo lãnh thổ gồm có: toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, thành, huyện, thị, theo nguồn vốn bao gồm vốn nhà nước, vốn viện trợ (ODA, NGO), nguồn vốn người dân, vốn doanh nghiệp, theo thời gian gồm có: vốn ngắn hạn, vốn trung hạn và vốn dài hạn,... Sơ đồ 1.2. Các loại vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Nguồn: Tổng hợp, phân tích, trình bày từ Chu Tiến Quang[33], Phạm Thị Khanh [25] Tuy nhiên, do hệ thống cơ sở dữ liệu GDP lĩnh vực nông nghiệp và lao động lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam không chi tiết ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, nên trong luận án này khi trình bày về hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, tác giả phân thành nhóm ngành nông lâm nghiệp và ngành thuỷ sản theo cách phân ngành của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. c) Đặc trưng của vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Theo tác giả Chu Tiến Quang [33], vốn ĐT cho PT nông nghiệp có những đặc trưng bắt nguồn từ những đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp và những đặc thù Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Theo ngành Theo lãnh thổ Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản Toàn cầu Các quốc gia, khu vực Tỉnh, thành, vùng lãnh thổ Theo nguồn vốn Vốn chủ sở hữu, vay, khác Vốn trong nước, nước ngoài Vốn Trung ương, tỉnh, huyện, xã Theo thời gian Dài hạn Trung hạn Ngắn hạn
  • 29. 18 của kinh tế nông thôn, đó là: Tính chất sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp và đầu tư phân tán, đòi hỏi những khoản đầu tư lớn do kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật chưa phát triển, nhu cầu đầu tư dao động theo mùa vụ..., tính rủi ro cao, hiệu quả đầu tư thấp và chưa ổn định, lệ thuộc vào thời tiết; sản phẩm mang tính mùa vụ, dễ hư hỏng, dễ bị ảnh hưởng của dịch bệnh, làm cho sản xuất nông nghiệp kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, tính gắn kết giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp và các khâu bảo quản, chế biến nông sản chưa cao. Do đặc trưng của sản xuất nông nghiệp sử dụng nguồn lực chủ yếu là đất đai, mặt nước chiếm dụng diện tích đất, mặt nước chủ yếu của nền kinh tế, do vậy, các hoạt động đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp có đặc trưng so với đầu tư vốn cho các lĩnh vực khác là gắn liền trực tiếp với đất đai, mặt nước, tài nguyên thiên nhiên. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung diễn ra trên diện tích đất rộng lớn, ngoài trời, do vậy, các hoạt động đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp có đặc trưng so với đầu tư vốn cho phát triển các lĩnh vực khác là chịu ảnh hưởng trực tiếp nặng nề của thiên tai, chịu nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực kinh tế khác. Khác biệt với công nghiệp và dịch vụ, đối tượng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp là đánh bắt, nuôi trồng các sinh vật, do vậy, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp có đặc trưng so với công nghiệp và dịch vụ là chịu ảnh hưởng của chu kỳ sinh học, tính thời vụ rõ rệt, vòng tuần hoàn dài hơn. Điểm khác biệt nữa để phân biệt giữa hoạt động sản xuất nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ là hoạt động diễn ra chủ yếu ở khu vực nông thôn (công nghiệp và dịch vụ tập trung ở khu vực đô thị), do vậy, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn. Nhìn chung, ngoài những đặc trưng của vốn đầu tư cho phát triển, vốn ĐT cho PT nông nghiệp có đặc trưng riêng khác với vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và dịch vụ là: gắn liền với đất đai, mặt nước, tài nguyên thiên nhiên; chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của thiên tai, ảnh hưởng của chu kỳ sinh học, của tính thời vụ rõ rệt, vòng tuần hoàn dài hơn, chịu nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực công nghiệp và dịch
  • 30. 19 vụ, khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, vốn ĐT cho PT nông nghiệp gắn liền với ĐT cho PT công nghiệp và dịch vụ. d) Vai trò của vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Tác giả Brandley R.Schiller [6] cho rằng vốn là một trong bốn yếu tố sản xuất cơ bản (Đất đai, lao động, vốn, năng lực kinh doanh), vốn ám chỉ những hàng hóa cuối cùng được sản xuất ra để dùng sản xuất tiếp tục (như trang thiết bị, nhà xưởng). Theo tác giả Trần Xuân Kiên [24], vốn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và những tiến bộ xã hội, vì thế nó là nhân tố không thể thiếu để thực hiện quá trình đào tạo nhân tài, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo tác giả Phạm Thị Khanh [25], vốn ĐT cho PT thúc đẩy nền nông nghiệp chất lượng cao và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Có thể khái quát vai trò của vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp như sau: Thứ nhất, là đầu vào quan trọng, một trong những yếu tố quan trọng nhất làm gia tăng sản lượng, gia tăng GDP lĩnh vực nông nghiệp qua đó làm tăng sản lượng, GDP nền kinh tế. Thể hiện rõ nhất vai trò này qua tỷ lệ vốn ĐT cho PT so với GDP, chỉ số ICOR và tỷ phần đóng góp vốn và TFP vào tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, giữ vai trò rất quan trọng trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Hiện nay, dân số nước ta ở nông thôn, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, thông qua nguồn vốn ĐT cho PT nông nghiệp giúp tăng năng suất lao động trong nông nghiệp vừa phát triển kinh tế nông nghiệp, vừa chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Thứ ba, làm thay đổi kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay còn thấp, việc sử dụng nguồn vốn ĐT cho PT nông nghiệp góp phần thay đổi kết cấu hạ tầng nông thôn, qua đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thứ tư, giữ vai trò quan trọng trong công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường góp phần phát triển kinh tế bền vững. Sử dụng nguồn vốn ĐT cho PT nông
  • 31. 20 nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng giảm nghèo, do hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo nằm ở khu vực nông thôn chiếm chủ yếu. Thứ năm, làm nền tảng để phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo ra thị trường cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Vai trò của vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp khái quát theo sơ đồ 1.3. Sơ đồ 1.3. Vai trò vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Nguồn: Tổng hợp, phân tích từ Schiller[6], Trần Xuân Kiên[24], Phạm Thị Khanh[25] 1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Theo Schiller [6] hiệu quả có nghĩa là thu được nhiều nhất từ cái anh có, tức là việc sử dụng các yếu tố sản xuất theo cách có lợi nhất, thu được sản lượng tối ưu từ một số kiểu phân bố nguồn lực khác nhau. Theo các tác giả Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương [30], hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xem xét cả trên phương diện chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa các lợi ích, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chủ đầu tư, vai trò quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Vai trò vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Phát triển kinh tế Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Thay đổi kết cấu hạ tầng Mô hình Harrod- Domar Mô hình Solow Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển/GDP Phát triển xã hội Bảo vệ tài nguyên môi trường Việc làm Thu nhập Bảo vệ nguồn gen Bảo vệ môi trường Phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu Năng suất lao động
  • 32. 21 Hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp được thể hiện thông qua tác động của nó vào tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Thể hiện quan hệ giữa chi phí vốn đầu tư với kết quả tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp, kết quả về xã hội và môi trường đạt được. Đo lường hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp đã được các nhà nghiên cứu làm rõ bằng các chỉ tiêu định lượng và định tính sẽ được trình bày ở nội dung tiếp theo của mục này, trong đó, hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp về mặt kinh tế đã được lượng hoá bằng các chỉ tiêu cụ thể, về mặt xã hội và môi trường vẫn chưa có các chỉ tiêu định lượng cụ thể. Về định lượng, hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp về xã hội và môi trường, cần xác định các chi phí thấp nhất để đạt được mục tiêu về xã hội và môi trường (tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới), hoặc với những khoản chi phí xác định với những kết quả cao nhất vượt so với mục tiêu ban đầu. Về định tính, cần làm tăng sự ủng hộ tham gia của xã hội vào quá trình hoạt động để đạt được mục tiêu, chẳng hạn công tác tuyên truyền, phổ biến đến các bên liên quan làm tăng trách nhiệm, sự quan tâm và nỗ lực của họ vào quá trình hoạt động nhằm đạt được mục tiêu. Hoặc làm tăng ý thức, cách sống của người dân, doanh nghiệp trong đời sống và hoạt động hàng ngày củng có thể đạt được mục tiêu mà có thể làm giảm chi phí của xã hội, trong trường hợp này hiệu quả vốn đầu tư phát triển vô cùng lớn và tác động trong dài hạn. Từ cơ sở lý luận về vốn ĐT cho PT nông nghiệp và những nội dung trên, hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp có thể phân loại thành hiệu quả về mặt kinh tế, về mặt xã hội, về môi trường, theo ngành, theo vùng, khu vực, hiệu quả trong một khoảng thời gian xác định, hiệu quả theo nguồn vốn. Vốn đầu tư là nguồn lực để phát triển nông nghiệp, nên việc nghiên cứu, xác định hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp là nội dung quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ, gìn giữ môi trường. 1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp a) Các chỉ tiêu hiệu quả về vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về kinh tế Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp Chỉ tiêu này thể hiện đóng góp của vốn ĐT cho PT nông nghiệp vào GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp, hao phí vốn ĐT cho PT để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP, giá
  • 33. 22 trị sản lượng nông nghiệp và được sử dụng rộng rãi, phổ biến của hầu hết các cơ sở nghiên cứu quốc tế và trong nước trong các báo cáo về hiệu quả vốn ĐT cho PT. Sử dụng chỉ tiêu này, tác giả chọn phương pháp tính theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm, cơ sở dữ liệu về vốn ĐT cho PT nông nghiệp, GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Uỷ ban nhân dân và các chi cục Thống kê huyện, thị xã, thành phố Huế. Chỉ tiêu 2: Chỉ số ICOR nông nghiệp Chỉ số ICOR được hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ cùng đưa ra để giải thích mối quan hệ giữa tăng trưởng và đầu tư và đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư cho phát triển. Chỉ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn ĐT cho PT càng cao, đóng góp của vốn ĐT cho PT vào phát triển bền vững càng lớn, thông thường chỉ số này được xem là hiệu quả ở mức 3.0 điểm trở xuống trong điều kiện phát triển như nước ta hiện nay và tăng dần theo cấp độ phát triển, các nước càng phát triển chỉ số này cao dần nhưng mức hiệu quả thường không quá 5.0 điểm. Sử dụng chỉ số này, tác giả chọn phương pháp tính của Ngân hàng thế giới và các tổ chức quốc tế, tính theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm, cơ sở dữ liệu vốn đầu tư cho phát triển, GDP, giá trị sản lượng được lấy từ cơ sở dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, uỷ ban nhân dân và chi cục thống kê các huyện, thị xã, thành phố Huế. ICOR được xem là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tuy nhiên, ICOR chỉ phản ánh ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư mà chưa tính đến ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất khác tạo ra GDP tăng thêm, ICOR cũng bỏ qua sự tác động của các ngoại ứng như điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ chế chính sách...ICOR không tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí, vấn đề tái đầu tư...[30]. ICOR là một chỉ số đã được đơn giản hóa nên khó đánh giá các hiệu quả kinh tế - xã hội. Chỉ số này không biểu hiện được rõ ràng trình độ kỹ thuật của phía sản xuất.
  • 34. 23 So sánh mang tính quốc tế về ICOR sẽ gặp khó khăn trong việc tính sự thay đổi về vốn do thay đổi giá cả. Mặc dù có những khó khăn trong việc tính vốn đầu tư cũng như các yếu tố thuộc lĩnh vực quản lý, thì ICOR vẫn được sử dụng là một số đo hiệu quả đầu tư và so sánh hiệu quả đầu tư ở các nước khác nhau [102]. Để khắc phục các điểm yếu của ICOR, về giá cần tính theo giá cố định, hạn chế về độ trễ đầu tư cần đo lường trong một thời gian dài (như các tổ chức quốc tế đã sử dụng 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn). Ngoài ra, cần sử dụng một số chỉ số khác như mô hình số dư Solow, thể hiện sự tác động của các yếu tố sản xuất khác như lao động, khoa học công nghệ, chính sách,… qua chỉ số tổng năng suất các nhân tố (TFP). Chỉ tiêu 3: Chỉ số đóng góp các nhân tố vốn vào tăng trưởng GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp. Chỉ số này đo lường sự đóng góp của sự gia tăng vốn, sự kết hợp giữa vốn và lao động vào tăng trưởng GDP thông qua chỉ số TFP. Công thức tính chỉ số đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP như sau: ∆Y ∆K ∆L ∆A = α + β + Y K L A Trong đó: Y là GDP, K là vốn, A là tổng năng suất các nhân tố (TFP), α là tỷ trọng tư bản của sản lượng, β là tỷ trọng lao động của sản lượng. TFP thường sử dụng làm chỉ tiêu phản ánh tiến bộ công nghệ, nhưng những yếu tố khác như giáo dục và đào tạo, các quy định của chính phủ, ..cũng có thể tác động. Đóng góp TFP càng cao chứng tỏ chất lượng tăng trưởng càng cao, việc sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn, lao động, khoa học công nghệ) càng hiệu quả, các nước có mức TFP âm được xem là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và lao động là không hiệu quả. Sử dụng chỉ số này, tác giả chọn phương pháp tính của các tổ chức quốc tế, tính theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm và toàn bộ giai đoạn nghiên cứu. Công thức tính toán chỉ số đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP nêu trên được biến đổi bởi công thức: Y(t) = A(t) Kα (t) Lβ (t), do vậy, trong quá trình kiểm định mô hình, tác giả sử dụng cả mô hình này để kiểm định trên cơ sở lấy logarit 2 vế của phương trình (phương trình khi đó trở thành: LnY(t) =α lnK(t) + β ln L(t) + ln A(t)) để đưa vào phần mềm tính toán của máy tính.
  • 35. 24 Chỉ tiêu 4: Sự phát triển của các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp Vốn ĐT cho PT nông nghiệp là điều kiện tiên quyết để thành lập và tổ chức hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Do vậy, sự phát triển các tổ chức này là kết quả và hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. b) Các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về xã hội Chỉ tiêu 5: Năng suất lao động nông nghiệp Năng suất lao động nông nghiệp được tính trong luận án này là GDP nông nghiệp bình quân người lao động, nó thể hiện khả năng tạo ra GDP nông nghiệp của mỗi một lao động, mức GDP nông nghiệp bình quân lao động nông nghiệp càng cao, năng suất lao động càng cao, việc đầu tư vốn làm tăng năng suất lao động được xem là hiệu quả, lợi ích lao động cận biên càng cao, hiệu quả vốn đầu tư càng cao. Chỉ tiêu 6: Số việc làm tạo mới do sử dụng vốn đầu tư phát triển Vốn ĐT cho PT nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng trong việc giải quyết việc làm, thông qua việc làm tăng tổng cung và tổng cầu về đầu tư, dẫn đến gia tăng việc làm mới, do vậy, số lượng việc làm được tạo ra càng lớn, hiệu quả vốn đầu tư càng cao. Chỉ tiêu 7: Số lao động được đào tạo Tỷ lệ lao động qua đào tạo là chỉ tiêu quan trọng thể hiện chất lượng lao động, tỷ lệ này càng cao, chất lượng lao động càng cao, sử dụng vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo, góp phần quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, do vậy tác giả sử dụng số lượng lao động được đào tạo là chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả của vốn ĐT cho PT về mặt xã hội. Chỉ tiêu 8: Số lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp thiết yếu cho xã hội Lĩnh vực nông nghiệp có sứ mệnh quan trọng cho xã hội, cung cấp các sản phẩm thiết yếu không thể thiếu, do vậy, số lượng, giá trị sản phẩm thiết yếu được tạo ra từ sản phẩm nông nghiệp thông qua đầu tư vốn, được xem là kết quả và hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. c) Các chỉ tiêu kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về môi trường Trong điều kiện phát triển bền vững ngày càng được xem trọng, trong đó môi trường được xem là vấn đề cốt yếu trong giai đoạn hiện nay, việc sử dụng vốn đầu tư
  • 36. 25 cho công tác gìn giữ bảo vệ môi trường, được xem là chỉ tiêu quan trọng, là chỉ tiêu kết quả và hiệu quả trong công tác huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Các chỉ tiêu phổ biến được sử dụng hiện nay là các chỉ tiêu 9 và chỉ tiêu 10 như sau. Chỉ tiêu 9: Mức vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cho công tác phòng, chống thiên tai, gìn giữ, bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước, không khí (ngăn chặn ngập mặn, trồng rừng, xử lý ô nhiễm môi trường,…). Chỉ tiêu này thể hiện sự quan tâm của nhà nước và xã hội cho phát triển bền vững, do vậy nó là chỉ tiêu quan trọng thể hiện hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Chỉ tiêu 10: Tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới. Trồng rừng và tỷ lệ che phủ rừng vừa góp phần phòng chống thiên tai, vừa cung cấp không khí, duy trì nguồn nước, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, nó cũng mang lại lợi ích kinh tế xã hội, sinh kế người dân thực hiện dự án, do vậy, nó là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nêu trên cũng có thể phân loại thành hai nhóm chỉ tiêu về hiệu quả trực tiếp và chỉ tiêu về hiệu quả tác động lâu dài. Các chỉ tiêu về hiệu quả trực tiếp bao gồm: Chỉ tiêu 2: Chỉ số ICOR trong lĩnh vực nông nghiệp Chỉ tiêu 3: Chỉ số đóng góp các nhân tố vốn vào tăng trưởng GDP nông nghiệp Chỉ tiêu 4: Sự phát triển của các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp Chỉ tiêu 5: Năng suất lao động nông nghiệp Chỉ tiêu 6: Số việc làm tạo mới do sử dụng vốn đầu tư phát triển Chỉ tiêu 8: Số lượng, giá trị các sản phẩm thiết yếu cho xã hội Các chỉ tiêu về hiệu quả lâu dài bao gồm: Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên GDP nông nghiệp Chỉ tiêu 7: Số lao động được đào tạo Chỉ tiêu 9: Mức vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cho công tác phòng, chống thiên tai, gìn giữ, bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước, không khí Chỉ tiêu 10: Tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới.
  • 37. 26 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Từ nội dung hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, có thể xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp như sau: a) Chủ sở hữu, quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Chủ sở hữu, quản lý vốn ĐT cho PT nông nghiệp quyết định hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp thông qua năng lực của chủ thể (như năng lực tài chính, trình độ khoa học công nghệ, máy móc thiết bị, kỹ thuật, nguồn nhân lực, chiến lược, chính sách, quản lý,...), các chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp bao gồm: Nhà nước với vai trò là chủ thể hoạch định và thực thi chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp (ban hành chính sách, điều hành quản lý nhà nước về huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp) toàn xã hội, đồng thời là chủ thể huy động và sử dụng vốn đầu tư công cho phát triển nông nghiệp. Đây là nhân tố hết sức quan trọng đối với hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, do vậy, trong nội dung luận án, tác sẽ giành dung lượng khá lớn để trình bày về chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Người dân và doanh nghiệp nông nghiệp (bao gồm hộ nông dân, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp) có vai trò là chủ thể huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp của cá nhân, tổ chức mình, tham gia vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách, quản lý điều hành của nhà nước. Các tổ chức nước ngoài gồm: các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ với vai trò là các nhà viện trợ hoàn lại hoặc không hoàn lại vốn ĐT cho PT nông nghiệp cho Việt Nam, các nhà đầu tư, doanh nghiệp nông nghiệp nước ngoài trên địa bàn thực hiện việc đầu tư, huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp Năng lực của các chủ thể này giữ vai trò quyết định đối với hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp thông qua chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp, thông qua quyết định huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp, thông qua huy động nguồn lực lao động, khoa học công nghệ, quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra sản lượng, GDP nông nghiệp cho nền kinh tế. Trong phạm vi luận án này, tập trung nghiên cứu vĩ mô, do vậy, năng lực của chủ thể, được trình bày tổng thể thông qua: GDP nông nghiệp, vốn ĐT cho PT nông
  • 38. 27 nghiệp, khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực, chính sách vốn đầu tư, định hướng, quy hoạch phát triển trong nông nghiệp toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. b) GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp Đây là chỉ tiêu kết quả của hoạt động kinh tế, nhưng là một thành phần trọng yếu tạo nên chỉ số hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Giá trị, tốc độ tăng trưởng GDP, sản lượng nông nghiệp càng cao thì hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp càng cao. Cơ cấu GDP, sản lượng nông nghiệp hợp lý sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp các ngành lĩnh vực, các ngành, các vùng, lãnh thổ,... và hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. c) Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Quy mô, tốc độ tăng trưởng vốn ĐT cho PT nông nghiệp là một thành phần của công thức tính chỉ số hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Cơ cấu vốn ĐT cho PT nông nghiệp tác động đến quy mô, tăng trưởng vốn đầu tư phát triển, vốn ĐT cho PT nông nghiệp các ngành, các vùng, theo nguồn vốn…do vậy tác động đến hiệu quả vốn ĐT cho PT các lĩnh vực, các ngành, các vùng…. Theo các công thức xác định hiệu quả sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp, giá trị, tốc độ tăng trưởng vốn ĐT cho PT nông nghiệp càng bé thì hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp càng cao với giả thiết GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp không đổi hoặc có tốc độ giảm chậm hơn tốc độ giảm của vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Giá trị, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu vốn ĐT cho PT nông nghiệp phụ thuộc vào nguồn huy động, bao gồm: Ngân sách nhà nước (phụ thuộc vào GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp chính sách thuế, chính sách đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng của nhà nước), vốn ĐT cho PT doanh nghiệp (phụ thuộc vào sản lượng, doanh thu của doanh nghiệp, chính sách đầu tư của doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh), vốn ĐT cho PT hộ gia đình, cá nhân (phụ thuộc thu nhập người dân, cơ hội đầu tư, việc làm của họ, nó cũng phụ thuộc vào trình độ, sự hiểu biết của người dân và các chính sách về lao động, việc làm, chính sách thuế khóa của chính phủ...), vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển nông nghiệp (phụ thuộc quan hệ hợp tác, đầu tư của nhà nước với chính phủ các nước, chính sách đầu tư).
  • 39. 28 Cơ cấu vốn ĐT cho PT nông nghiệp so với các lĩnh vực khác và giữa các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp hợp lý sẽ đáp ứng đúng nhu cầu vốn đầu tư cho mục tiêu phát triển nông nghiệp ngành, nghề, lĩnh vực ưu tiên, hoặc mang lại hiệu quả cao do vậy, góp phần nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. d) Nguồn nhân lực nông nghiệp Nguồn nhân lực nông nghiệp là một trong những nhân tố cơ bản, nhân tố quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp, là một thành phần của công thức tính hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, do vậy, nó là nhân tốc ảnh hưởng quan trọng đối với hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Trình độ lao động (nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có tay nghề, lao động phổ thông), trình độ giáo dục của dân số, tạo nguồn cho lực lượng lao động đ) Khoa học, công nghệ, quản lý đầu tư cho phát triển nông nghiệp Khoa học, công nghệ, quản lý ĐT cho PT nông nghiệp, vốn ĐT cho PT nông nghiệp là những nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP, giá trị sản lượng nông nghiệp là một thành phần của công thức tính hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, thể hiện chất lượng của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, do vậy, nó là những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả vốn ĐT cho PT nói chung, vốn ĐT cho PT nông nghiệp nói riêng. e) Tài nguyên thiên nhiên, môi trường, số lượng người dân hưởng lợi, giá trị lợi ích mang lại cho xã hội Các chỉ tiêu này vừa là đầu vào quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội vừa là mục tiêu của các hoạt động kinh tế - xã hội, thông qua sự tác động của các nhân tố này vào sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, nó tác động mạnh mẽ vào hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. g) Chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp là một trong những công cụ vô cùng quan trọng, là chìa khoá trong tổ chức thực hiện huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp, huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường, nó là yếu tố chủ quan của con người, do vậy, giữ vai trò vô cùng quan trọng
  • 40. 29 với hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, vừa là nhân tố tác động bên ngoài, vừa là nhân tố bên trong quá trình thực hiện nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, phương pháp, công cụ mà chủ thể đề ra, thực hiện để huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp trong một thời gian nhất định. Một chính sách hiệu quả phải đảm bảo thực hiện tốt ở cả giai đoạn hoạch định và thực thi. Có nhiều loại chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp theo nhiều tiêu chí phân loại khác nhau như: Theo chủ thể hoạch định và thực thi chính sách (Đảng, Nhà nước ở Trung ương, địa phương), mục tiêu của chính sách (huy động vốn ĐT cho PT nông nghiệp, sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp, bảo vệ môi trường,…), đối tượng của chính sách (cơ quan, tổ chức tác động, hoặc ngành nghề, sản phẩm,…như cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, chính sách định hướng hoặc chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô), phạm vi áp dụng chính sách (áp dụng rộng rãi trên toàn quốc, theo vùng lãnh thổ hoặc lĩnh vực, ngành nghề, hoặc cho một nhóm dân cư, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), theo hình thức văn bản (nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư, đề án, chiến lược,…liên quan đến vốn ĐT cho PT nông nghiệp). Vai trò chủ yếu của chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp là huy động đủ vốn ĐT cho PT nông nghiệp, sử dụng hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển xã hội (giải quyết việc làm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của nông dân, khu vực nông thôn, cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho xã hội), bảo vệ tài nguyên, môi trường (môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển nguồn gen, phòng chống thiên tai,…). Hoạch định và thực thi chính sách là hai quá trình khác nhau nhưng gắn liền nhau, được phối hợp với nhau hình thành nên tổng thể chính sách. Hoạch định chính sách là cơ sở để thực thi chính sách, ngược lại, quá trình thực thi chính sách, đúc rút kinh nghiệm làm cơ sở để hoạch định chính sách. Quản lý và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp là quá trình thực thi chính sách vốn ĐT cho PT nông nghiệp, bao gồm: Quy hoạch, kế hoạch đầu tư; chủ trương đầu tư; công tác quản lý, huy động, sử dụng vốn đầu tư; công tác đánh giá, giám sát, kiểm tra sử dụng vốn đầu tư phát triển.
  • 41. 30 h) Định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp Định hướng phát triển nông nghiệp là cơ sở, nền tảng để tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, là nền tảng để huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Trên cơ sở định hướng phát triển nông nghiệp nhà nước ban hành các chính sách, quy hoạch phát triển nông nghiệp và tổ chức lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp. Nó có vai trò vô cùng quan trọng là tiền đề để phát triển nông nghiệp và tổ chức huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Do vậy, nó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Quy hoạch phát triển nông nghiệp xác định các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển nông nghiệp, cách thức huy động nguồn lực bao gồm cả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, làm cơ sở để ban hành các chính sách, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp, do vậy, nó là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. i) Các yếu tố như đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội khác của tỉnh Thừa Thiên Huế và môi trường bên ngoài tỉnh Thừa Thiên Huế (Chính trị, kinh tế, đầu tư, tài chính, khoa học công nghệ...) là những yếu tố quan trọng tác động vào hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua tác động vào các yếu tố đã nêu trên đây. 1.3. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 1.3.1. Kinh nghiệm chính sách về vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Kinh nghiệm các nước cho thấy, quá trình tổ chức hoạch định và thực thi chính sách giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và hiệu quả vốn đầu tư phát triển, nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong các khâu hoạch định và thực thi, từ các quan điểm, chủ trương của các nhà lãnh đạo đến tổ chức thực thi, dưới đây là kinh nghiệm thực tiễn chính sách một số nước trên thế giới. Chính sách chung (CAP) của Khối Cộng đồng chung châu Âu (EEC), Hiệp ước Rome đưa ra một số mục tiêu mà tinh thần cốt yếu là trợ cấp cho nông dân và công nhân nông nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế và năng suất nông nghiệp, ổn định thị trường, viện trợ cho nông nghiệp và cộng đồng nông thôn ở vùng hẻo lánh, khu vực khó khăn và bảo vệ những vùng môi sinh và cảnh quan đặc biệt [14].