SlideShare a Scribd company logo
1 of 230
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN VĂN HOÁ
PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HUẾ - NĂM 2014
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN VĂN HOÁ
PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 62.62.0115
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Văn Xuân
HUẾ - NĂM 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và
thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án này hoàn toàn
trung thực và chính xác. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận án
ii
LỜI CÁM ƠN
Trước hết cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các cơ quan, đơn vị
và cá nhân đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận
án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh, Lãnh đạo và Chuyên viên
các Sở, Ban, Ngành và lãnh đạo huyện, các Phòng, Ban của các huyện trong tỉnh
Đắk Lắk đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu và những thông tin cần
thiết để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Nhà trường, Lãnh đạo Khoa Kinh tế và Phát triển,
Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ - Hợp tác quốc tế và Đào tạo sau đại học và
tập thể các Nhà khoa học kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ, đóng
góp nhiều ý kiến khoa học quý giá trong quá trình hoàn thiện luận án. Đặc biệt tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Mai Văn Xuân, Trưởng khoa Kinh
tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Đại học Huế, Ban Đào tạo Sau Đại học
Đại học Huế, Lãnh đạo Nhà trường, Lãnh đạo Khoa Kinh tế và các phòng, ban của
Trường Đại học Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi nhiều
mặt để hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của người thân,
gia đình và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận án
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank)
2 AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)
3 ASEAN Hiệp Hội các nước Đông NamÁ (Association of South East Asian Nations)
4 BQ Bình Quân
5 BVTV Bảo vệ thực vật
6 CKKD Chu kỳ kinh doanh
7 CN-XD Công nghiệp – Xây dựng
8 CP Cà phê
9 CPI Chỉ số giá tiêu dùng
10 DT Diện tích
11 DTCP Diện tích cà phê
12 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long
13 ĐVT Đơn vị tính
14 FAO
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (the Food and
Agriculture Organization of the United Nations)
15 GAP Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices )
16 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Production)
17 GO Giá trị sản xuất (Gross Ouput)
18 GOCP Giá trị sản xuất cà phê
19 GOCP/NK Giá trị sản xuất cà phê bình quân nhân khẩu
20 GONN Giá trị sản xuất nông nghiệp
21 HQ Hiệu quả
22 HTX Hợp tác xã
23 ICO Tổ chức cà phê quốc tế (International Coffee Organization)
24 IMF Quĩ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
25 ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organization)
26 KD Kinh doanh
27 KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
28 KHKT Khoa học kỹ thuật
29 KQ Kết quả
30 KTCB Kiến thiết cơ bản
31 KTNN Kỹ thuật Nông nghiệp
32 KT-XH Kinh tế - Xã hội
33 LĐ Lao động
34 LNKT Lợi nhuận kinh tế
35 MI Thu nhập hỗn hợp
36 NLN Nông lâm nghiêp
37 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
iv
38 NS Năng suất
39 NSBQ Năng suất bình quân
40 NXB Nhà xuất bản
41 PTCPBV Phát triển cà phê bền vững
42 PTNN Phát triển Nông nghiệp
43 PT-NN-NT Phát triển – Nông nghiệp – Nông thôn
44 PTNT Phát triển Nông thôn
45 QH Quy hoạch
46 SL Sản lượng
47 STT Số thứ tự
48 SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
49 SX Sản xuất
50 SXKD Sản xuất kinh doanh
51 TC Tổng chi phí
52 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
53 TĐPT Tốc độ phát triển
54 TN-MT Tài nguyên – Môi trường
55 VietGAP Tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam
56 WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
57 XK Xuất khẩu
58 XKCP Xuất khẩu cà phê
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii
MỤC LỤC...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..........................................................................viiii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ.....................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2
3. Các câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................3
5. Những đóng góp mới của luận án.......................................................................4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PTCPBV.................................6
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển và phát triển bền vững..........................................6
1.1.1. Khái niệm và lý luận về phát triển cà phê bền vững .................................6
1.1.2. Đặc điểm ngành hàng cà phê liên quan đến PTCPBV............................27
1.1.3. Nội dung phát triển cà phê bền vững.......................................................30
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững .........................32
1.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển cà phê bền vững ............................................42
1.2.1. Các tổ chức và chương trình thành công trong quản lý về PTCPBV......42
1.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về PTCPBV ở một số nước trên thế giới............44
1.2.3. Khái quát chung tình hình sản SX và XK cà phê trên thế giới và VN....49
1.2.4. Những bài học kinh nghiệm về PTCPBV ở Việt Nam ...........................50
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............54
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk...................................54
2.1.1.Vị trí địa lý, địa hình và khí hậu...............................................................54
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................55
2.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội ..........................................................................57
vi
2.2. Tổng quan về phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk.............................................58
2.2.1. Lịch sử phát triển cây cà phê của tỉnh Đắk Lắk ...................................58
2.2.2.Tình hình chung về phát triển sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk................60
2.3. Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích phát triển cà phê bền vững ...........65
2.3.1. Tiếpcận nghiêncứu......................................................................................65
2.3.2. Khung phân tích phát triển cà phê bền vững...........................................66
2.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................68
2.4.1.Chọn điểm nghiên cứu..............................................................................68
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu..............................................68
2.4.3. Xử lý số liệu ............................................................................................69
2.4.4. Phương pháp phân tích............................................................................69
2.4.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển cây cà phê bền vững ................78
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PTCPBV Ở TỈNH ĐẮK LẮK ............85
3.1. Thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk.................................85
3.1.1. Phát triển cà phê bền vững về mặt kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk ...........................85
3.1.2. Phát triển cà phê bền vững về mặt xã hội ở tỉnh Đắk Lắk ....................106
3.1.3. Phát triển cà phê bền vững về mặt môi trường ở tỉnh Đắk Lắk ............116
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk.................123
3.2.1.Điều kiện tự nhiên ..................................................................................123
3.2.2.Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể sản xuất................................................126
3.2.3.Nhóm nhân tố về thị trường ...................................................................132
3.2.4.Tác động của chính phủ và các cơ quan nhà nước.................................135
3.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk.........141
3.3.1. Những thành công trong quá trình PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk.......................141
3.3.2.Những mặt tồn tại trong quá trình PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk....................143
3.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình PTCPBV ở tỉnh ĐL....146
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PTCPBV Ở TỈNH ĐẮK LẮK.....149
4.1. Những căn cứ của định hướng và đề xuất giải pháp...................................149
4.1.1.Bối cảnh phát triển cà phê ......................................................................149
4.1.2.Thị trường tiêu thụ cà phê ......................................................................150
vii
4.1.3.Phân tích ma trận SWOT về PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.........153
4.2. Quan niệm và định hướng phát triển cà phê bền vững đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030 ..............................................................................................155
4.2.1. Quan niệm phát triển cà phê bền vững của Việt Nam..................................155
4.2.2.Quan điểm, định hướng phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk....155
4.3. Các giải pháp đẩy mạnh PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ....................160
4.3.1.Nâng cao năng lực của người sản xuất – kinh doanh cà phê..................160
4.3.2.Nhóm giải pháp thị trường .....................................................................165
4.3.3.Đầu tư, đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất – kinh doanh cà phê...167
4.3.4.Sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên cho phát triển cà phê bền vững...174
4.3.5.Xây dựng chính sách hợp lý và hỗ trợ đầu tư công cho PTCPBV.......177
KẾT LUẬN.............................................................................................................181
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN...............................................................................................................185
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................186
PHỤ LỤC................................................................................................................196
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Sản lượng cà phê sản xuất của một số quốc gia trên thế giới...................49
Bảng 1.2: Sản lượng cà phê xuất khẩu của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam.....50
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Lắk.............................................57
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk từ 2000 – 2010 ...........60
Bảng 2.3: Diện tích cà phê Đắk Lắk phân theo độ tuổi ............................................62
Bảng 3.1: Đóng góp của ngành cà phê trong phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk ...86
Bảng 3.2: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ ở tỉnh Đắk Lắk .87
Bảng 3.3: Biến động lợi nhuận kinh tế trên một tấn cà phê của hộ ..........................89
Bảng 3.4: Các kịch bản của lợi nhuận kinh tế trên 1 tấn cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk .90
Bảng 3.5: Kết quả và hiệu quả đầu tư cho một chu kì sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk
với các mức lãi suất chiết khấu khác nhau ........................................................93
Bảng 3.6: Lợi thế so sánh của sản xuất và xuất khẩu cà phê của hộ ở Đắk Lắk ......96
Bảng 3.7: Các kịch bản của hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC cà phê tỉnh Đắk Lắk...97
Bảng 3.8: Biến động hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC cà phê tỉnh Đắk Lắk100
Bảng 3.9: Biến động lao động các ngành của tỉnh Đắk Lắk năm 2005  2010 ............107
Bảng 3.10: Tình hình giảm nghèo ở tỉnh Đắk Lắk......................................................108
Bảng 3.11: Tình hình thu nhập và kết cấu thu nhập từ SXCP ở tỉnh ĐL năm 2010 ...109
Bảng 3.12: Tình hình vay nợ của hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk..............................111
Bảng 3.13: Tình hình di dân tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (1976-2012) .....................114
Bảng 3.14: Biến động diện tích cà phê và suygiảm diện tích rừng tự nhiên của tỉnh ĐL.....117
Bảng 3.15: Diện tích cà phê tỉnh Đắk Lắk phân theo loại phát sinh đất năm 2009119
Bảng 3.16: Một số công trình thủy lợi tỉnh Đắk Lắk đến năm 2011 ......................121
Bảng 3.17: Diện tích cà phê phân theo nguồn nước tưới........................................122
Bảng 3.18: Mối quan hệ giữa nguồn nước tưới, tuổi cây và chi phí nước tưới CP....124
Bảng 3.19: Bảng kết quả hồi qui theo mô hình CD chuyển Ln-Ln ........................127
Bảng 3.20: Thu hoạch và sơ chế cà phê của các hộ sản xuất tỉnh Đắk Lắk....................130
Bảng 3.21: Biến động sản lượng sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa sản xuất cà
phê tỉnh Đắk Lắk .............................................................................................134
ix
Bảng 4.1: Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người hàng năm của một số nước
hàng đầu trên thế giới và Việt Nam (2008 – 2012).........................................152
Bảng 4.2: Diện tích – năng suất – sản lượng cà phê Đắk Lắk đến năm 2020 và..........
tầm nhìn đến năm 2030 (Theo phương án 1)........................................................1588
Bảng 4.3: Diện tích – năng suất – sản lượng cà phê Đắk Lắk đến năm 2020 và..........
tầm nhìn đến năm 2030 (Theo phương án 2)........................................................1588
x
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ1.1: Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới...............................9
Sơ đồ 1.2: Nội dung phát triển cà phê bền vững.......................................................32
Sơ đồ 1.3: Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững.....................41
Sơ đồ 1.4: Khung phân tích phát triển cà phê bền vững...........................................67
Sơ đồ 3.1: Dòng sản phẩm trong chuỗi cung cà phê tại Đắk Lắk (% khối lượng)......103
Sơ đồ 3.2: Dòng giá trị trong chuỗi cung cà phê tại Đắk Lắk....................................105
Biểu đồ 3.1: Biến động giá trị sản xuất cà phê bình quân nhân khẩu của tỉnh Đắk Lắk.....110
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành cà phê Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã có những
bước phát triển nhanh chóng trong thời gian qua, đóng góp một cách đáng kể vào sự
phát triển chung của tỉnh Đắk Lắk, Tây Nguyên và của Việt Nam.
Trong hơn 40 năm qua, phát triển kinh tế trên đất Tây Nguyên nói chung và
tỉnh Đắk Lắk nói riêng là một kỳ tích phát triển trên phương diện quy mô và cơ cấu.
Một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong đó chủ yếu là các cây công nghiệp
có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, tiêu,… đã tạo ra hình ảnh nổi bật về Tây
Nguyên. Cà phê Việt Nam đã trở thành hiện tượng trên thị trường cà phê quốc tế và
Tây Nguyên nói chung, Buôn Mê Thuột nói riêng trở thành địa danh trong
marketing địa phương được biết đến như một trong những trung tâm sản xuất cà
phê lớn bậc nhất của thế giới.
Đắk Lắk có 311 nghìn ha đất đỏ Bazan, khí hậu khá thuận lợi cho phát triển
các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cà phê. Diện tích
trồng cà phê toàn tỉnh đến năm 2011 có trên 200.000 ha các loại, là tỉnh có diện tích
cà phê lớn nhất cả nước. Sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh từ năm 2005 đến năm
2010 đạt bình quân trên 300 ngàn tấn/năm. Riêng vụ thu hoạch 2010-2011 sản
lượng cà phê thu hoạch 487.748 tấn. Giá trị xuất khẩu năm 2010 của toàn tỉnh 602
triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu cà phê chiếm trên 85% kim ngạch xuất khẩu
của cả tỉnh [19] [20]. Kết quả sản xuất kinh doanh cây cà phê đã đóng góp trên 40%
GDP của tỉnh và khoảng 1/4 số dân của tỉnh sống nhờ vào việc sản xuất, kinh doanh
cà phê. Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từ nay đến năm 2015,
cây cà phê vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh
Đắk Lắk [19] [20].
Như vậy, sự phát triển cà phê làm thay đổi bộ mặt cao nguyên nói chung và
tỉnh Đắk Lắk nói riêng và tính chất của sự phát triển rất nhanh đó tất yếu dẫn đến
các vấn đề về chất lượng phát triển. Nó sự phá vỡ kết cấu phát triển đã tồn tại hàng
2
nghìn năm trên cao nguyên, đã đảo lộn các cân bằng tự nhiên, cân bằng kinh tế và
các cân bằng mô hình tổ chức xã hội.
Việc sản xuất cà phê với mật độ tập trung cao, thiếu quy hoạch đã tạo ra các
hậu họa trước mắt như sự thay đổi môi trường sinh thái, sự thay đổi cấu trúc kinh tế,
sự thay đổi cấu trúc quần cư từ tính dân tộc học thuần túy dựa trên nền tảng tổ chức
xã hội dân sự đến tổ chức xã hội pháp lý ban đầu của những người nhập cư… Điều
đó đã tạo ra một Tây Nguyên trong đó có tỉnh Đắk Lắk sản xuất cà phê được dẫn
dắt bởi thị trường tự phát công phá tài nguyên đã tồn tại hàng nghìn năm để tạo nên
một nền nông nghiệp độc canh sản xuất hàng hóa với đồng loạt sản phẩm sơ chế.
Việc đó về bản chất đã chứa đựng sự bất ổn, phi tự nhiên, phi nguyên tắc khai thác
tự nhiên và đầy phi lý thị trường.
Cụ thể, do diện tích trồng cà phê tăng lên nhanh chóng và thiếu quy hoạch, vấn
đề di dân tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên nói chung nhất là vào tỉnh Đắk
Lắk đã đặt ra nhiều vấn đề nổi cộm về phát triển cà phê ở tỉnh như ngành cà phê đang
đứng trước những thách thức to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới; sản
lượng cà phê tăng nhanh nhưng chất lượng, hiệu quả kinh tế chưa cao, sức cạnh tranh
trên thị trường thế giới còn hạn chế. Sự tăng nhanh diện tích không theo quy hoạch
dẫn đến rừng bị tàn phá, đất đai thoái hoá, nguồn nước ngầm có nguy cơ suy giảm;
môi trường sinh thái trong vùng trồng và chế biến cà phê ngày càng bị ô nhiễm, ảnh
hưởng xấu đến sinh kế của người dân. Sự bất ổn về sinh kế của dân di cư, đặc biệt là
di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Đắk Lắk đã và đang gây nên những tác động
tiêu cực cả về khía cạnh môi trường và xã hội.
Xuất phát từ đó, để có những định hướng và giải pháp phát triển cà phê ở tỉnh
Đắk Lắk đạt hiệu quả cao và bền vững chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển cà phê
bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng pháp phát triển cà phê bền vững (PTCPBV) và đề
xuất các giải pháp chủ yếu nhằm PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về
PTCPBV;
(2) Đánh giá thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk trên các
khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường; Phân tích các yếu tố chủ yếu tác động đến
PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk;
(3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu bảo đảm phát triển cà phê bền vững trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
3. Các câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Các quan điểm về lý luận và thực tiễn PTCPBV đang xảy ra theo những
khuynh hướng nào?
- Thực trạng phát triển cà phê theo quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Đắk
Lắk như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển cà bền vững ở tỉnh Đắk Lắk?
- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển cà phê bền
vững ở tỉnh Đắk Lắk là gì?
- Để bảo đảm cho việc phát triển ngành cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk cần
thực hiện những giải pháp nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và các nhân tố
ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk. Đối tượng nghiên cứu cụ
thể là các vùng, các hộ trồng cà phê, người thu gom, các đại lý và các công ty/doanh
nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung đánh giá PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến PTCPBV; Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
chủ yếu nhằm bảo đảm PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk. Các nội dung phân tích và đánh
giá tập trung chủ yếu vào chủ thể là các hộ nông dân trồng cà phê trên đất sử dụng
4
lâu dài và trồng cà phê liên kết, là những tác nhân quan trọng trong ngành hàng cà
phê và có vai trò quan trọng đối với phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Thời gian: Các số liệu thứ cấp từ năm 2000 đến năm 2012; Số liệu điều tra
tập trung vào năm 2011; Định hướng và giải pháp đảm bảo PTCPBV của tỉnh Đắk
Lắk đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát
triển cà phê bền vững. Luận án đã xác định PTCPBV là quá trình phát triển hướng
tới thay đổi về kỹ thuật và công nghệ sản xuất và chế biến cà phê thân thiện với môi
trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, công bằng xã hội, nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu
cầu sản phẩm cà phê chất lượng cao của con người cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Luận án cũng đã làm rõ các nhân tố tác động đến PTCPBV bao gồm điều kiện tự
nhiên, năng lực của các tổ chức sản xuất kinh doanh cà phê, các nhân tố thị trường
và tác động của Chính phủ. Các giải pháp PTCPBV cũng được tổng hợp bao gồm
các hoạt động nâng cao năng lực của người sản xuất kinh doanh; nghiên cứu phát
triển thị trường, đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất kinh doanh cà
phê; sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên cho PTCPBV; xây dựng chính sách hợp lý
và hỗ trợ và đầu tư công cho PTCPBV.
Trên cơ sở tiếp cận và hệ thống hóa lý thuyết về PTCPBV, Luận án đã xây
dựng khung phân tích PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, PTCPBV được phân tích
ở ba nội dung, đó là i) Kinh tế (tăng trưởng, hiệu quả, ổn định, chất lượng, cạnh
tranh); ii) Xã hội (thu nhập, việc làm, bình đẳng, xoá đói giảm nghèo); iii) Môi
trường (khai thác và bảo vệ môi trường) và sự kết hợp hài hoà giữa các nội dung đó
trong PTCPBV. Từ đó, luận án đã xây dựng các hệ thống chỉ tiêu đánh giá và các
phương pháp phân tích PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk.
Luận án đã phân tích những mặt được và tồn tại trong PTCPBV ở tỉnh Đắk
Lắk, trong đó nêu rõ phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk tăng trưởng qua hàng năm, có
hiệu quả và lợi thế cạnh tranh nhưng chưa ổn định. Phát triển cà phê giúp tăng thu
nhập, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo nhưng chưa bình đẳng. Phát triển cà
phê là một trong những nguyên nhân làm suy giảm môi truờng và làm mất cân bằng
5
sinh thái. Luận án đã đi sâu phân tích các nguyên nhân thúc đẩy và làm cản trở
PTCPBV ở Đắk Lắk, bao gồm i) Điều kiện tự nhiên; ii) Chủ thể sản xuất; iii) Thị
trường; iv) Chính phủ. Luận án cũng đã khẳng định việc PTCPBV là yêu cầu tất
yếu khách quan trong hội nhập kinh tế quốc tế; Đồng thời nhấn mạnh quan điểm
phát triển sản xuất chạy theo lợi nhuận nhất thời, bất chấp việc phá hủy tài nguyên
môi truờng và làm mất cần bằng sinh thái sẽ là nguy cơ của việc phát triển cà phê
không bền vững.
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã xác định các giải pháp và chính
sách phù hợp bảo đảm PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk và khẳng định nhóm chủ thể sản
xuất là nền tảng quyết định. Bên cạnh đó cần tích cực phát triển thị trường, mở rộng
thị trường tiêu dùng nội địa, đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất kinh
doanh cà phê và sự hỗ trợ từ chính sách và đầu tư công của Chính phủ để bảo đảm
PTCPBV.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển và phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm và lý luận về phát triển cà phê bền vững
1.1.1.1. Phát triển
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển. Theo tác giả Nguyễn
Ngọc Long và cộng sự: “Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ
quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy
vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ”. Quan điểm này cũng cho rằng,
“Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại
dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn” [28]
Nhà kinh tế học Dudley Seers (1967) cho rằng ít nhất phải bổ sung thêm ba đòi
hỏi bắt buộc vào khái niệm phát triển, đó là (i) Giảm đói nghèo và suy dinh dưỡng;
(ii) giảm bất bình đẳng thu nhập; (iii) Cải thiện điều kiện việc làm. Còn Gunnar
Myrdal, nhà kinh tế được trao giải Nobel về kinh tế năm 1974, lại cho rằng có một
số nhóm các “giá trị phát triển” như tăng trưởng kinh tế, tăng mức sống, giảm bất
bình đẳng xã hội và kinh tế, độc lập, đoàn kết dân tộc, dân chủ hóa chính trị, những
thay đổi tích cực về cấu trúc gia đình, văn hóa của các xã hội nông nghiệp, công
nghiệp hóa và bảo vệ môi trường.
Phát triển trong sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong đó,
con người luôn đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo
ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ cuộc sống.
Sản xuất cho tiêu dùng, tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp, quá
trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra
7
chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản
phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường.
Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hoá, sản phẩm
sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn,
khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh cao, tỷ
lệ sản phẩm hàng hoá cao.
Về mặt sản xuất ra của cải cho xã hội, phát triển là tăng nhiều sản phẩm hơn,
phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân bố của
cải. Phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, còn bao gồm các khía
cạnh khác như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu
dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường.
Phát triển là những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình
đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do công dân của con người. Phát triển
kinh tế gắn với phát triển ngành cà phê là một khía cạnh của phát triển sản xuất vật chất.
Như vậy, có thể khái quát những quan điển chủ yếu về phát triển như sau:
- Phát triển đó là sự gia tăng về số lượng và thay đổi về chất lượng;
- Phát triển được hiểu theo nghĩa phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu;
- Phát triển chính là tăng trưởng về quy mô và hoàn thiện về cơ cấu.
1.1.1.2. Phát triển bền vững
Vào nửa cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, loài người đã phải đương đầu với
những thách thức lớn do suy thoái về nguồn lực và giảm cấp môi trường. Trong tình
hình đó, quan niệm mới về sự phát triển đã được đặt ra, đó là phát triển bền vững.
Mặc dù "bền vững" đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trong vài
thập kỷ qua, một báo cáo của Brundtland (1987) đã đưa ra một khái niệm về phát
triển bền vững. Nó được thừa nhận một cách rộng rãi nhất và là một khái niệm được
xem xét ở cấp độ quốc tế. Theo các báo cáo Brundtland [57], [58]:
"Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không
ảnh hưởng tới khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu riêng của họ.
Nó bao gồm hai nội hàm:
8
 Khái niệm về “nhu cầu” nói riêng đối với nhu cầu thiết yếu của người nghèo
trên thế giới, điều mà cần được ưu tiên trước;
 Quan điểm về sự giới hạn được hình thành bởi trạng thái công nghệ và tổ
chức xã hội trên cơ sở khả năng chịu đựng của môi trường đến đáp ứng được
những nhu cầu hiện tại và tương lai".
Báo cáo này đặc biệt đáng chú ý về điều cốt yếu theo sự ứng xử của các thái
cực về xã hội, kinh tế và môi trường của sự bền vững một cách tích hợp và mạch
lạc. Kể từ khi hội nghị thượng đỉnh về địa cầu ở Rio de Jareiro, Braxin năm 1992,
cộng đồng quốc tế nói chung đã tán thành quan niệm về phát triển bền vững được
nêu trong báo cáo của Brundtland - một cam kết tái khẳng định tại Hội nghị Thượng
đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững.
Các thế hệ hiện tại khi sử dụng các nguồn tài nguyên cho sản xuất của cải vật chất
không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên
và nghèo đói. Cần phải để cho các thế hệ tương lai được thừa hưởng các thành quả lao
động của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục, kỹ thuật, kiến thức và các nguồn lực khác
ngày càng được tăng cường.
Điều then chốt đối với phát triển bền vững không phải là sản xuất ít đi mà sản xuất
khác đi, sản xuất phải đi đôi với việc tiết kiệm các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi
trường. Các chính sách môi trường có thể tăng cường hiệu suất trong sử dụng tài nguyên
và đưa ra những đòn bẩy để tăng cường những công nghệ và phương pháp ít gây nguy
hại và không gây giảm cấp môi trường và nguồn lực. Các đầu tư tạo ra nhờ các chính
sách môi trường sẽ làm thay đổi cách thức sản xuất các sản phẩm và dịch vụ, có thể có
trường hợp đầu ra thấp hơn nhưng lại tạo ra lợi ích làm tăng phúc lợi lâu dài của con
người. Trong thực tế khi thu nhập tăng lên, nhu cầu nâng cao chất lượng môi trường
cũng sẽ tăng lên và các nguồn lực có thể sử dụng cho đầu tư sẽ tăng lên.
Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đã đề xuất 5 nội dung của
phát triển bền vững gồm [22]: (i) Tập trung phát triển ở các vùng nghèo đói, nhất là vùng
rất nghèo mà ở đó con người không có lựa chọn nào khác ngoài làm giảm cấp nguồn lực
và môi trường; (ii) Tạo ra sự phát triển cao về tính tự lập của cộng đồng trong điều kiện
có hạn về nguồn lực, nhất là tài nguyên thiên nhiên; (iii) Nâng cao hiệu quả sử dụng
9
nguồn lực dựa trên các kỹ thuật và công nghệ thích hợp, kết hợp với khai thác tối đa kỹ
thuật truyền thống; (iv) Thực hiện các chiến lược phát triển nhằm đảm bảo tự lực về
lương thực, cung cấp nước sạch và nhà ở, giữ gìn sức khoẻ, chống suy dinh dưỡng
thông qua các công nghệ thích hợp; (v) Xây dựng và thực hiện các chiến lược có
người dân tham gia.
Để có sự phát triển bền vững, Malcom Gillis (1983) chỉ ra các yếu tố cần đảm
bảo sau: Một hệ thống chính trị đảm bảo sự tham gia có hiệu quả của người dân vào
việc ra quyết định; một hệ thống kinh tế góp phần tạo sản phẩm thặng dư và kỹ
thuật công nghệ dựa trên tính tự lập và bền vững; một hệ thống sản xuất đảm bảo
phục hồi hệ sinh thái cho sự phát triển; một hệ thống công nghệ làm nền tảng cho
xây dựng các giải pháp bền vững, lâu dài; một hệ thống quốc tế đẩy mạnh mối quan
hệ bền vững về thương mại và tài chính [29].
Từ khái niệm phát triển bền vững của Brundtland (1987), trên quan điểm tiếp cận
một cách có hệ thống, các chuyên gia của ngân hàng thế giới (1993) đã đưa ra mô hình
phát triển bền vững dưới đây [2], [15], [55]:
Sơ đồ1.1: Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới
Tóm lại có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, nhưng chung quy
lại phát triển bền vững được coi là sự kết hợp giữa sự phát triển và môi trường, là sự
KINH TẾ
* Tăng trưởng
* Hiệu quả * Ổn định
MÔI TRƯỜNG
* Đa dạng sinh học và
thích nghi
* Bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên
* Ngăn chặn ô nhiễm
PTBV
XÃ HỘI
* Giảm đói nghèo
* Xây dựng thể chế
* Bảo tồn di sản
văn hoá dân tộc
KT – MT
- Đánh giá tác động của MT
- Tiền tệ hoá tác động của MT
XH – MT
- Công bằng giữa các thế hệ
- Sự tham gia của quần chúng
KT-XH
- Công bằng giữa các thế hệ
- Mục tiêu trợ giúp việc làm
10
cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Nó lồng ghép các quá trình sản xuất với
bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về môi trường. Nó đảm bảo thoả mãn những nhu
cầu cho hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu trong
tương lai. Về kinh tế đó là sự tăng trưởng, hiệu quả và ổn định; về xã hội là việc giảm
đói nghèo, xây dựng thể chế, bảo tồn di sản và văn hoá dân tộc; còn về mặt môi
trường đó là đa dạng sinh học và thích nghi, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn
chặn ô nhiễm.
1.1.1.3. Phát triển nông nghiệp bền vững
Theo FAO (1990): "Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo
tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng
tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vậy của nền
nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không
tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và
công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội"[66].
Đào Thế Tuấn (1999) trích dẫn định nghĩa của FAO về phát triển nông
nghiệp bền vững như sau: “Đó là sự quản lý và bảo vệ cơ sở của các nguồn lợi tự
nhiên và phương hướng của các thay đổi kỹ thuật và thể chế cách nào để đảm bảo
đạt được sự thỏa mãn nhu cầu con người trong thế hệ này và thế hệ tương lai. Sự
phát triển bền vững ấy bao gồm sự bảo vệ đất, nước, các nguồn lợi di truyền thực
vật và động vật không bị thoái hóa về môi trường, thích ứng về kỹ thuật, có sức
sống về kinh tế và chấp nhận được về xã hội”[50] .
Theo ủy ban kỹ thuật của FAO: “Nền nông nghiệp bền vững bao gồm việc quản
lý có hiệu quả nguồn lực để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà vẫn
duy trì hay làm tăng thêm chất lượng của môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên” [65].
Maureen (1990) dẫn quan điểm của hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ cho
rằng “Nông nghiệp bền vững” tương ứng với nông nghiệp tùy cơ ứng biến, chứa
một phổ đa dạng về các loại hình canh tác, trong đó mỗi loại hình lại có khả năng
thích ứng với một kích cỡ trang trại cụ thể trong những điều kiện cụ thể về điều kiện
11
tự nhiên, đất đai và con người. Do vậy, không thể có một khuôn mẫu chung về phát
triển nông nghiệp bền vững cho các vùng khác nhau, các trang trại khác nhau [76].
Theo Bill Mollison (1994) thì “nông nghiệp bền vững” là một hệ thống được
thiết kế để chọn môi trường bền vững cho sự sống con người. Đó là một hệ thống
ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu
cầu của con người mà không bóc lột đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Nông
nghiệp bền vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi kết hợp với
đặc trưng của cảnh quan và cấu trúc, trên những diện tích đất sử dụng thấp nhất,
nhờ vậy con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn tài nguyên phong phú trong
thiên nhiên một cách bền vững mà không liên tục hủy diệt sự sống trên trái đất [3].
Một trong những mục tiêu của nông nghiệp bền vững là giữ gìn tài nguyên đất
và cải tạo các loại đất bị thoái hóa, mất sức sản xuất. Rosemary Morrow (1994) đã
có những hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng đất đai theo hướng bền vững. Theo
trình bày của tác giả thì mô hình nông nghiệp bền vững hiện nay ở một số nước
thích hợp với quy mô nhỏ, trong đó cây trồng vật nuôi được sử dụng đa chức năng
phù hợp với đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý, tiết
kiệm, vấn đề sử dụng thảm thực vật che phủ để bảo vệ đất rất được coi trọng [40].
Theo Nguyễn Văn Quí và cộng sự (2001), ở Nhật Bản, phương pháp của
Fukuoka về canh tác tự nhiên được xem là một kiểu canh tác bền vững. Những
nguyên lý chủ yếu của phương pháp này là không làm đất, không dùng phân hóa
học, không làm sạch cỏ bằng máy hay bằng hóa chất diệt cỏ, không phụ thuộc vào
thuốc trừ sâu bệnh hóa học mà chỉ tìm cách điều chỉnh cây trồng bằng việc bố trí
thời gian gieo trồng thích hợp, dùng các loại phân xanh phân hữu cơ sản xuất tại
chỗ và bằng các biện pháp sinh học, canh tác để hạn chế sâu bệnh [39], [25].
Các vấn đề về ngăn chặn xói mòn đất do nước, do gió nhằm giữ gìn tài nguyên
đất và nước để phát triển nông nghiệp bền vững đã được rất nhiều người quan tâm
nghiên cứu. Để việc chống xói mòn có hiệu quả cao cần kết hợp các biện pháp công
trình và các biện pháp sinh học [37], [84].
12
Trong nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững các nhà khoa học nước ta
cũng như trên thế giới đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp bền vững
vùng cao. Khó khăn lớn trong việc phát triển nông nghiệp trên đất vùng cao là địa
hình thường dốc, chia cắt mạnh, có nhiều vùng sinh thái khác biệt ngoài ra còn
gặp các trở ngại về cơ sở hạ tầng, các khó khăn về kinh tế, áp lực dân số, trở ngại
về văn hóa, trí tuệ [78].
Ở nước ta đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nông nghiệp tập trung cho
vùng cao nhằm tìm ra các hệ thống canh tác bền vững phù hợp với các tiểu vùng
sinh thái khác nhau. Các hệ thống nông lâm kết hợp, hoặc hệ thống nông nghiệp
trồng cây dài ngày dễ đáp ứng với yêu cầu canh tác bền vững hơn hệ thống canh
tác cây ngắn ngày. Viện Nông hóa thổ nhưỡng đã kết hợp với một số tổ chức quốc
tế như International Board for Soil Research and Management (Thailand)
(IBSRAM) và Australian Centre for International Agricultural Research (ACIAR)
để thực hiện chương trình nghiên cứu về các biện pháp canh tác bền vững trên đất
dốc nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững [57].
Thuật ngữ nông lâm kết hợp được sử dụng phổ biến trên thế giới trong nhiều
năm gần đây, là một phương thức canh tác mới so với canh tác truyền thống. Nông
lâm kết hợp là tên gọi chung cho các hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất, trong đó cây
thân gỗ lâu năm được kết hợp một cách có tính toán trên cùng một đơn vị diện tích
với các loài cây thân thảo và chăn nuôi [11], [21]. Sự kết hợp này có thể tiến hành
đồng thời hoặc kế tiếp nhau về mặt không gian và thời gian. Trong Nông lâm kết hợp
cả 2 yếu tố sinh thái và kinh tế tác động qua lại lẫn nhau giữa các bộ phận hợp thành
hệ thống đó. Các mô hình nông lâm kết hợp trên thế giới rất phong phú, đa dạng [11],
[13]. Ở Thái Lan, người ta xây dựng các mô hình Taungya của mỗi hộ dân. Mỗi hộ
được cấp 0,17 ha đất để làm nhà vườn và khoảng 1,6 ha để trồng rừng và trồng xen
các cây nông nghiệp như lúa, sắn, ngô, cây ăn quả. Ở Ấn Độ, người ta thực hiện nông
lâm kết hợp giữa cây dứa với hồ tiêu, ca cao; giữa cây cao su với cây lương thực;
giữa cây lấy gỗ và cây cà phê… Ở Indonesia các “Lalang” được áp dụng rộng rãi từ
năm 1972, nông dân được giao đất trong 2 năm đầu để trồng cây nông lâm và cây
rừng. Miền nam Brazil người ta trồng cao su kết hợp với ca cao [31], [47], [61].
13
Như vậy trên quan điểm phát triển bền vững, sự phát triển nông nghiệp một
cách bền vững là vừa thỏa mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông
nghiệp vừa không giảm khả năng đáp ứng những nhu cầu của nhân loại trong tương
lai. Mặt khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năng suất nông
nghiệp cao hơn, vừa bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự cân bằng có
lợi về môi trường [22].
Tóm lại có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nông nghiệp bền vững,
nhưng chung quy lại phát triển nông nghiệp bền vững được coi là sự phát triển của
nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) đảm bảo bảo vệ
môi trường, không giảm cấp tài nguyên; bền vững về kinh tế; được chấp nhận về
phương diện xã hội. Hay nói cách khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo
hướng đạt năng suất nông nghiệp cao hơn, vừa bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên
nhiên đảm bảo sự cân bằng có lợi về môi trường và ổn định về mặt xã hội. Phát
triển nông nghiệp bền vững về mặt kinh tế đó là sự gia tăng sản lượng nông nghiệp,
sản xuất nông nghiệp phải hiệu quả và ổn định; về mặt xã hội là việc giảm đói
nghèo, tạo việc làm, bình đẳng giữa các đối tượng trong phát triển nông nghiệp; còn
về mặt môi trường đó là đa dạng sinh học và thích nghi, bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên và ngăn chặn ô nhiễm. Như vậy, phát triển nông nghiệp bền vững cũng được
xem xét theo ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, là sự quản lý và bảo tồn sự
thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng
về sản phẩm nông nghiệp của con người cả cho hiện tại và mai sau. Lý luận phát
triển nông nghiệp là nền tảng lý thuyết cho lý luận về phát triển cà phê bền vững.
1.1.1.4. Lý luận về phát triển cà phê bền vững
a. Tổng quan các quan điểm của các tổ chức và cá nhân nước ngoài về phát
triển cà phê bền vững
Xuất phát từ việc nghiên cứu các lý luận về phát triển, phát triển bền vững,
phát triển nông nghiệp bền vững, có rất nhiều tổ chức, cá nhân, các nghiên cứu đã
đưa ra các quan điểm khác nhau về PTCPBV.
Theo hiệp ước Liên Hiệp Quốc kí tại Rio de aneiro vào năm 1992, có ba trụ cột
của phát triển bền vững trong ngành cà phê, đó là: “Môi trường, xã hội và kinh tế’’.
PTCPBV trên cơ sở hài hòa các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh chính trị,
14
trật tự an toàn xã hội. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm phát triển kinh
tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ giữ gìn. Để đạt được điều
này, tất cả các thành phần, tổ chức kinh tế - xã hội và Nhà nước phải bắt tay nhau thực
hiện nhằm mục đích dung hoà 3 lĩnh vực chính: kinh tế, xã hội, môi trường [26].
Về kinh tế: Bao gồm phát huy lợi thế tự nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên, có hiệu quả kinh tế cao, trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hạ
giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm [26].
Về xã hội: Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo ổn định vững chắc quốc phòng an ninh, nhất
là an ninh nông thôn [26].
Về môi trường: Cần sử dụng hợp lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, áp dụng
kỹ thuật canh tác, chế biến theo cách thân thiện với môi trường [26].
Khi nghiên cứu về lịch sử sơ khai và định nghĩa cà phê bền vững, một số tác giả
chỉ ra rằng, cà phê có một số cách phân loại được sử dụng để xác định sự tham gia của
người trồng (hoặc các chuỗi cung ứng) theo những kết hợp khác nhau của các tiêu
chuẩn về xã hội, môi trường và kinh tế. Cà phê phù hợp với những loại và được độc lập
xác nhận hoặc xác nhận bởi một bên thứ ba được công nhận được gọi chung là "cà phê
bền vững." Thuật ngữ "cà phê bền vững" lần đầu tiên được giới thiệu trong những hội
nghị chuyên đề do Trung tâm nghiên cứu chim di cư Smithsonian (SMBC), Ủy ban về
hợp tác môi trường của NAFTA (CEC) và Hội đồng lựa chọn tiêu dùng (CCC) vào
năm 1998. Thuật ngữ "Cà phê bền vững tại Crossroads" [79] trong báo cáo năm 1999
của CCC, được sử dụng đầu tiên trước công chúng. Nó thảo luận về giải thích tính bền
vững và xác định các tiêu chí như sản xuất hữu cơ và công bằng thương mại là "cà phê
bền vững", mặc dù nó không cung cấp một định nghĩa chức năng đơn thuần.
Nghiên cứu của Rice & McLean (1999), “Sustainable Coffee at the Crossroads”
chỉ ra rằng: “Khái niệm về "Cà phê bền vững" là thuật ngữ chưa được thống nhất cao
trong lĩnh vực học thuật và ngành công nghiệp cà phê trong những năm gần đây.
Thậm chí, vẫn còn tồn tại những tranh cãi về khái niệm cà phê bền vững” [79] .
Rice & McLean (1999) đã nhận định: “Cà phê bền vững được xem xét trong sự
liên kết chặt chẽ giữa các vấn đề bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế. Cụ thể,
điều dễ quan sát trong vấn đề sản xuất cà phê là tính hữu cơ, canh tác dưới tán cây
15
và công bằng trong thương mại cà phê được tìm hiểu gần gũi nhất so với khái niệm
bền vững nói chung” [79] .
Lập luận về định nghĩa cà phê bền vững, Rice & McLean (1999)cho rằng
những nỗ lực trong quá khứ để định nghĩa cà phê bền vững như là “cà phê bền
vững đại diện cho mặt sinh thái và bình đẳng thương mại phản ánh khía cạnh xã
hội”. Điều này không hoàn toàn chính xác. Thậm chí “công bằng thương mại” cũng
chưa phản ánh hết lợi ích của toàn bộ người lao động trong lĩnh vực cà phê hoặc tất
cả các điều kiện xã hội. Tương tự, “chứng chỉ sản xuất hữu cơ” cũng không thể đảm
bảo được vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học và quản lý tài nguyên đất [79] .
Rice & McLean (1999)nhận thấy “Gần đây, canh tác cà phê dưới tán cây đã bổ sung
tiêu chuẩn hữu cơ và hoàn thiện hơn ở khía cạnh sinh thái của phạm trù bền vững. Tuy
nhiên, thiếu những sự thống nhất về tiêu chí độ che bóng và bất đồng về hữu cơ và canh
tác cà phê dưới bóng cây vẫn là cơ sở để hướng tới mức độ bền vững cao hơn” [79].
Như vậy, trong nhiều năm qua, rất nhiều tổ chức, các nhà khoa học đã cố gắng
phát triển một sứ mệnh, tiêu chí và tiêu chuẩn cà phê bền vững. Tuy nhiên mối quan
tâm của những người tham gia là rất đa dạng để đi đến một sự thống nhất về khái
niệm này.
Rice & McLean (1999)kết luận: “Bản thân ngành cà phê đang là bộ phận tiên
phong hướng tới một sự bền vững cao hơn trong sản xuất cà phê. Đặc trưng của cà
phê, môi trường ngày càng cạnh tranh, khuynh hướng cầu về cà phê tăng, sự gia
tăng về mức độ quan tâm tới môi trường và xã hội là những yếu tố mở ra một tầm
nhìn chiến lược cho việc PTCPBV trong thời gian tới” [79].
Báo cáo nổi bật của Hội đồng lựa chọn tiêu dùng (CCC) trong thời gian tương
tự như các ấn phẩm đáng chú ý của Ngân hàng Thế giới [71], [77] và một văn bản
của IMF [59] là một trong những điều đầu tiên xác định các tồn tại về kinh tế và xã
hội liên quan tới xuất xứ của cà phê, điều này là cơ sở của sự khủng hoảng cà phê
diễn ra hoàn toàn sớm hơn vào đầu những năm 2000. SMBC đưa ra một số bằng
chứng sớm nhất về tác động môi trường xảy ra ở một số khu vực trồng cà phê quan
trọng nhất ở Trung Mỹ [80], [81]. Các mối quan tâm về sinh thái và kinh tế đã được
thảo luận tại các cuộc họp được tổ chức bởi CEC ("Hội thảo chuyên đề về cà phê
16
Mexico được sản xuất một cách bền vững") ở Oaxaca vào năm 2000 mà kết quả là
Tuyên bố Oaxaca. Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) nêu lên và tài liệu hóa một số yếu
tố dẫn đến cuộc khủng hoảng, đặc biệt là sự suy giảm mạnh mẽ về giá cà phê đối
với người sản xuất.
Nghiên cứu về những ước lượng thị trường đầu tiên về cà phê bền vững cho
thấy, khối lượng cà phê thương mại ban đầu chỉ là những con số ước tính, bởi vì
không có cơ quan, bao gồm cả bản thân tổ chức cấp chứng chỉ, thống kê chính xác
theo thời gian [63], [68]. Đánh giá toàn diện đầu tiên và định nghĩa ngắn gọn đầu
tiên xuất hiện trong các tài liệu nghiên cứu được ủy quyền bởi một số tổ chức vào
năm 2001. Các tổ chức như Summit Foundation, Bảo tồn thiên nhiên, Ủy ban về
hợp tác môi trường, các Hiệp hội cà phê đặc biệt của Mỹ, và Ngân hàng Thế giới đã
kết hợp để tài trợ và công bố đánh giá với quy mô lớn đầu tiên về thị trường, giá trị
và khối lượng của các loại cà phê (một mẫu ngẫu nhiên có ý nghĩa về mặt thống kê
trên khắp Bắc Mỹ của 1558 các nhà bán lẻ, 570 nhà rang xay, 312 nhà bán buôn,
120 nhà phân phối, và 94 nhà nhập khẩu). “Kết quả khảo sát cà phê bền vững của
ngành công nghiệp cà phê của Bắc Mỹ" [68] chỉ ra sự sẵn có của bốn loại cà phê
được chứng nhận bền vững (theo thứ tự tầm quan trọng ): hữu cơ, công bằng
thương mại, thân thiện với chim (Trung tâm nghiên cứu chim di cư Smithsonian) và
kết hợp rừng mưa.
Trong thời gian xấu nhất của cuộc khủng hoảng cà phê gần đây (2001-2003),
giá đạt mức thấp kỷ lục (49 Cents/pound (0.454 kg ~ 1 pound) theo chỉ số giá của
ICO, tháng tư năm 2001) và đẩy nhiều nhà sản xuất vào những điều kiện rất khó
khăn. Đến năm 2003, ý tưởng về cà phê bền vững đã bắt đầu để trở thành một chủ
đề phổ biến tại các hội nghị, trong nghiên cứu, và các cuộc thảo luận chính sách.
"Nhà nước của cà phê bền vững" [67] được xuất bản bởi Tổ chức Cà phê Quốc tế
và Viện Quốc tế về Phát triển Bền vững (IISD) vào năm 2003 lưu ý rằng “cà phê
bền vững mang lại các cơ hội mới cho nhà sản xuất”, người mà phải đối mặt với
những khó khăn về giá cả và điều kiện sản xuất bằng không họ sẽ không thoát ra
khỏi sự nghèo đói.
17
Cuốn sách lần đầu tiên đã được hiến tặng cho chủ đề cà phê bền vững và vạch
ra sự phát triển của khái niệm phát triển bền vững trong cà phê và cũng là người đầu
tiên xác định các kênh thị trường, điều kiện thị trường và khối lượng cà phê bền
vững tại các thị trường châu Âu và Nhật Bản. David Hallam, giám đốc ngành hàng
của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), năm 2003 lưu ý rằng "... các sản
phẩm hữu cơ và công bằng thương mại cũng có thể điều chỉnh một mức giá cao”.
Tuy nhiên, sự cao hơn này cũng bị hạn chế trong một chừng mực nào đó [72].
Năm 2004, một báo cáo của Ngân hàng Thế giới, "Thị trường cà phê: những chuẩn
mực mới trong tổng cung và cầu trên toàn thế giới" [75] chứng minh rằng sự thay đổi
cấu trúc trong các ngành công nghiệp cà phê toàn cầu có thể sẽ cản trở sự tiến bộ của
các quốc gia sản xuất cà phê để tham gia một cách công bằng hơn vào những sản
phẩm nông nghiệp thương mại giá trị nhất của thế giới. Nó cũng khẳng định tầm quan
trọng của cà phê tại hơn 50 quốc gia và giá trị của nó trong một số các nước sản xuất
cà phê như là một sản phẩm chủ yếu, và đôi khi là duy nhất, nguồn thu nhập tiền mặt
cho nhiều nông dân. Lưu ý rằng "các phân đoạn khác biệt", trong đó cà phê được cấp
chứng chỉ như tính hữu cơ và công bằng thương mại được bao gồm, "có thể cung cấp
cho sản xuất có lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng". Nó tiếp tục đề nghị rằng đây là
những "quan trọng bởi vì tốc độ tăng trưởng và tiềm năng của họ để cung cấp các lợi
ích xã hội, kinh tế, môi trường tốt hơn cho nông dân". Vào thời điểm này, trong thập
kỷ giữa, loại cà phê bền vững được thiết lập vững chắc là một trong những mô hình
mới nổi trong sản xuất toàn cầu và thương mại cà phê.
Báo cáo tương tự của Ngân hàng Thế giới xác định rằng sản xuất cà phê bền
vững đã mở rộng vượt ra ngoài nguồn gốc của nó là châu Mỹ La tinh sang các nhà
xuất khẩu nhỏ từ châu Phi và châu Á.
Các sáng kiến cà phê bền vững mở rộng được đề cập đến giữa những năm 2000.
Cà phê bền vững bao gồm các sáng kiến cấp giấy chứng nhận mới như chứng chỉ UTZ
và Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê (4C) cũng như các chứng chỉ được sử
dụng độc quyền của bản thân các các công ty (Starbucks và Nespresso). Hầu hết các
chứng nhận, vào cuối của thập kỷ được phổ biến rộng rãi không chỉ trong các cửa hàng
chuyên doanh và quán cà phê mà còn trong các siêu thị lớn và dưới tên thương hiệu quốc
gia của các công ty lương thực toàn cầu như Kraft và Sara Lee. Tại Hội nghị cà phê thế
18
giới ICO năm 2010, cựu chuyên gia cà phê Daniele Giovannucci của Ngân hàng thế giới
[69] lưu ý rằng trong năm 2009 hơn 8% của thương mại toàn cầu là sản phẩm thô (xanh),
cà phê đã được chứng nhận cho một hoặc một trong các sáng kiến bền vững khác. Mặc
dù phát triển nhanh chóng, cà phê bền vững được chứng nhận vẫn là chỉ là một vài phần
trăm của tổng lượng mua của những thương hiệu cà phê lớn nhất thuộc sở hữu của
Nestlé, Kraft, Sara Lee [85].
Các thương hiệu hàng đầu thế giới về khối lượng mua vào, như là Starbucks, sở
hữu chứng chỉ tư (Canh tác C.A.F.E ) chiếm gần 90% lượng mua vào [82], và
Nespresso mua cà phê bền vững (Chứng nhận bởi Liên minh rừng mưa) hiện chiếm
hơn một nửa tổng lượng mua vào. Starbucks cũng là bên mua duy nhất lớn nhất thế
giới của cà phê được chứng nhận công bằng thương mại, theo số liệu thống kê của
Transfair Mỹ và Fairtrade ghi nhãn tổ chức quốc tế (FLO).
Các vấn đề hiện tại của PTCPBV cho thấy: cà phê bền vững không còn là một
ngách nhỏ khi mà thị phần của nó biến thiên từ 0% đến 8% so với ngành công
nghiệp cà phê toàn cầu trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Các nỗ lực đang được
tiến hành bởi tổ chức chứng nhận khác nhau, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và
các công ty lương thực toàn cầu để phát triển sản xuất cà phê bền vững ở các vùng
nghèo nhất của thế giới, chẳng hạn như châu Phi, và để đo lường những tác động
thực tế bằng các sáng kiến, tiêu chuẩn và chứng nhận khác nhau. Trong khi một số
nghiên cứu về chủ đề này đã được công bố, những nghiên cứu có chất lượng cao
vẫn còn thiếu. “Tài nguyên cho tương lai”, một nghiên cứu táo bạo, đã tổng hợp cơ
sở lý luận và thực tiễn một cách rộng rãi trong năm 2010 và xác định 37 nghiên cứu
liên quan, chỉ có 14 trong số đó sử dụng các phương pháp có khả năng tạo ra kết
quả đáng tin cậy. Allen Blackman và orge Rivera, tác giả của "Bằng chứng cơ sở
cho tác động môi trường và kinh tế xã hội của chứng nhận bền vững” [56] kết luận
rằng bằng chứng thực nghiệm là hạn chế và cần nhiều hơn nữa những nghiên cứu lý
thuyết để xem xét những tác động bất đồng của các nghiên cứu.
Tổ chức Xã hội, Môi trường và Ghi nhãn Quốc tế Alliance (ISEAL) là một hiệp
hội toàn cầu cho các tiêu chuẩn xã hội và môi trường mà các thành viên bao gồm rất
nhiều các hệ thống tiêu chuẩn chủ yếu đang áp dụng trong lĩnh vực cà phê bền vững
như: công bằng thương mại, Liên minh rừng mưa, chứng nhận UTZ và Hiệp hội 4C.
19
Thành viên của nó đã giải quyết được thực hiện bằng cách áp dụng một luật tác động
mới trong năm 2010 đòi hỏi họ phải phát triển một kế hoạch đánh giá minh bạch để
cung cấp hợp lý đo lường tác động của họ. Một sáng kiến khác đã được phát triển và
áp dụng các số liệu khoa học để hiểu tác động của phát triển bền vững ở cấp trang
trại. Ủy ban phi lợi nhuận về đánh giá tính bền vững (COSA), là một tập đoàn của
các tổ chức toàn cầu dẫn đầu bởi Viện Quốc tế về Phát triển bền vững (IISD) và Hội
nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), như là một phần của
Sáng kiến hàng hóa bền vững (SCI), đã được phát triển và áp dụng các số liệu khoa
học để hiểu tác động của phát triển bền vững ở cấp trang trại. COSA nêu mục đích là
để đánh giá tính bền vững và quy định là để đạt được "một tập hợp đáng tin cậy của
các biện pháp chung toàn cầu cho phát triển bền vững nông nghiệp theo ba nguyên
tắc cân bằng (môi trường, xã hội và kinh tế)" [70]. Tổ chức Cà phê quốc tế nhất trí
ủng hộ các ghi chú của chương trình COSA mà COSA đã xây dựng năng lực quản lý
với các đối tác địa phương ở các nước sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiểu
biết về những tác động (chi phí và lợi ích) của nhiều sáng kiến bền vững [73]. Trung
tâm Thương mại (ITC) của Liên Hợp Quốc và chương trình Thương mại cho Phát
triển Bền vững của nó cũng đang phát triển một chương trình toàn cầu trực tuyến để
hiểu rõ hơn về sự phân biệt các sáng kiến bền vững đa dạng với các so sánh cơ bản
của các tiêu chuẩn và hệ thống bản đồ sẵn có của họ. ITC cũng đã công bố quan hệ
đối tác với COSA để cho cơ sở dữ liệu của COSA của hàng ngàn quan sát khoa học
về chủ đề này sẽ công khai trong năm 2011-2012.
Một nghiên cứu của Daniele Giovannucci (July 2001) về “Cuộc điều tra cà
phê bền vững của ngành công nghiệp đặc biệt ở Bắc Mĩ’’ cho rằng: phần lớn của
ngành công nghiệp cà phê toàn cầu không nhất quán đáp ứng hai vấn đề cơ bản của
phát triển bền vững: bảo vệ môi trường và công bằng xã hội. Tuy nhiên, một số
lượng ngày càng tăng các công ty cà phê và người tiêu dùng tiên phong nỗ lực để
khuyến khích ngành công nghiệp cà phê trở nên thân thiện với môi trường hơn và
chú ý đến lợi ích kinh tế và xã hội của các nhà sản xuất. Ba loại cà phê đáp ứng các
các tiêu chí này là cà phê hữu cơ, cà phê bóng che và cà phê thương mại bình đẳng.
Những loại cà phê này đều được gọi chung một tên là cà phê bền vững [62].
20
Các từ ngữ dưới đây phục vụ như là định nghĩa ngắn gọn và rất cơ bản cho
cuộc khảo sát:
Cà phê hữu cơ được sản xuất với các phương pháp bảo tồn đất và nghiêm cấm
việc sử dụng các hóa chất tổng hợp.
Cà phê thương mại bình đẳng là cà phê mua trực tiếp từ hợp tác xã của nông
dân có quy mô nhỏ, bảo đảm một mức giá hợp đồng để tối thiểu chi phí trung gian.
Cà phê bóng che là cà phê được trồng trong các môi trường rừng dưới bóng
cây nên đảm bảo tính đa dạng sinh học và là thức ăn cho các loài chim.
Sẽ có sự nhầm lẫn về những gì gọi là cà phê hữu cơ, về cà phê thương mại
bình đẳng và cà phê bóng che. Không thúc đẩy giáo dục về tiêu chuẩn hóa các thuật
ngữ rất có thể sẽ dẫn đến sự suy thoái của những thuật ngữ này, chẳng hạn "cà phê
bóng che" sẽ là một từ vô nghĩa đối với người tiêu dùng như là từ "cà phê tự nhiên".
Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng cấp giấy chứng nhận sẽ là rất quan trọng
đối với cà phê bền vững. Hai phần ba trả lời cho rằng một con dấu siêu, kết hợp các
tiêu chuẩn cho cà phê bền vững, là quan trọng cho việc kinh doanh của họ [62].
Cà phê bền vững tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể như là một phần
của thị trường cà phê đặc sản, một phân đoạn, đã tăng trưởng đáng chú ý trong những
năm gần đây. Thị trường này đặc biệt phát triển mạnh ở Bắc Mỹ, nhiều cơ hội trong thị
trường EU và Nhật Bản. Trong EU, thị trường cho cà phê thương mại bình đẳng lớn
hơn so với ở Mỹ, cà phê hữu cơ rất mạnh mẽ, còn cà phê bóng che vẫn còn tương đối
mới lạ. Tại Nhật Bản cà phê hữu cơ nổi tiếng, cà phê bóng che đã xâm nhập rất khiêm
tốn (duy nhất một nhà sản xuất cà phê lớn nước giải khát) và cà phê thương mại bình
đẳng là tương đối lớn [62].
Hội nghị quốc tế về Thương mại và Phát triển, tổ chức bởi Viện Quốc tế cho
sự Phát triển bền vững (IISD) [27] [41], về “Tính bền vững trong lĩnh vực cà phê:
“Khám phá cơ hội cho hợp tác quốc tế” đã bàn về “Nền tảng lý thuyết cho sự bền
vững trong lĩnh vực cà phê”. Hội nghị đã chỉ ra rằng cà phê là một hàng hóa quan
trọng trong giá trị giao dịch quốc tế, đóng một vai trò cực kỳ quan trọng cho sinh kế
của hàng triệu nông hộ ở các nước đang phát triển. Hơn thế nữa, ngoài ước tính
khoảng 25 triệu người nông dân phụ thuộc trực tiếp vào cà phê như là nguồn thu
21
nhập chính của mình, Cà phê còn đóng góp một vai trò đáng kể trong thu nhập
ngoại thương và yếu tố quan trọng trong việc tạo cơ hội việc làm và phát triển cơ sở
hạ tầng hơn 50 quốc gia đang phát triển. Chiều rộng và sâu của mối quan hệ giữa
những nhà sản xuất cà phê và hàng loạt các tổ chức trung gian trong chuỗi dây
chuyền cung ứng cà phê tạo nên yếu tố quan trọng trong phát triển bền vững ở tầm
địa phương, khu vực và thế giới.
Giovannucci và Koekoek (2003), (Kilian et al. 2006) trích dẫn từ một ấn phẩm
kết hợp của Ngân hàng thế giới, Tổ chức cà phê quốc tế, Viện quốc tế về phát triển bền
vững và Cơ quan hội nghị liên hợp quốc về vấn đề thương mại và phát triển cho rằng
công bằng thương mại, cà phê hữu cơ và cà phê thân thiện với hệ sinh thái mang lại
những lợi ích hấp dẫn không chỉ cho khoảng 3/4 triệu nông hộ sản xuất cà phê mà còn
đối với toàn bộ ngành công nghiệp cà phê do việc gia tăng doanh số bán từ loại cà phê
này và mang lại giá trị lợi nhuận lớn hơn trong chuỗi cung về cà phê. Tuy nhiên Rosen
và Larson (2001) lại phản ánh rằng dữ liệu cơ bản cần thiết để đưa ra một dự báo đáng
tin cậy về thị trường cà phê hữu cơ lại còn thiếu, đặc biệt là về vấn đề giá cả và chi phí
sản xuất [67], [74].
FLO (2004) và Fairtrade Coffee (2003), Kilian et al (2006) đề cập rằng khái niệm
"công bằng thương mại" được tồn tại từ những năm 1960. Khái niệm này do một cộng
đồng những nhà nhập khẩu và phân phối phi lợi nhuận từ các nước thịnh vượng vùng
Bắc Âu và các nhà sản xuất với quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển. Các tác nhân
này đang trong lúc chống lại mức giá thị trường thấp và phụ thuộc nhiều vào các nhà
môi giới, và các tác nhân này lúc bấy giờ đang tìm ra một phương thức thương mại trực
tiếp hơn đối với thị trường châu Âu. Những sản phẩm với nhãn thương mại công bằng
lần đầu tiên xuất hiện ở Hà Lan vào năm 1989. Một cuốn sách được bán chạy nhất
trong thế kỷ 19 có tên "Max Havellar" nói về sự bóc lột của các doanh nhân Hà Lan đối
với những người công nhân trồng cà phê ở ava [74], [88], [90].
FAO (2004), GTZ (2004) Kilian et al (2006) cũng chỉ ra rằng đối với tác động
về kinh tế thì sản xuất hữu cơ nâng cao được năng suất của hệ thống sản xuất nông
nghiệp theo hướng sử dụng ít các yếu tố đầu vào và cung cấp nhiều cơ hội thị
22
trường mới cho sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, những lập luận này chỉ dựa trên một cơ
sở dữ liệu rất hạn chế [74], [89], [91].
IFOAM (2004), Kilian et al (2006) đề cập rằng mục tiêu cơ bản của nông nghiệp
hữu cơ là để hoàn thiện chất lượng của cả nông nghiệp và môi trường dựa trên năng lực
tự nhiên của cây trồng, vật nuôi và khu vực sinh thái. Nông nghiệp hữu cơ nhằm giảm
việc sử dụng các nguồn nguyên liệu bên ngoài và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ
thực vật và phân hóa học và các sản phẩm nhân tạo khác. Thay vào đó nó dựa vào tính
đa dạng sinh học để tăng năng suất cây trồng và khả năng đề kháng bệnh tật [74], [95].
Kilian et al. (2006) chỉ ra rằng để giảm bớt sự tác động của giá cả cà phê thấp
ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp, sản xuất cà phê bền vững và chứng chỉ bền
vững trở thành chiến lược hợp lý đối với nhiều nhà sản xuất để định vị sự khác biệt
về sản phẩm của họ trên thị trường và thay đổi cơ cấu chi phí sản xuất theo hướng
hạn chế lạm dụng các yếu tố sản xuất đầu vào.
Kilian et al. (2006) kết luận để vượt qua những khó khăn, thách thức về giá cả
thấp và chi phí sản xuất cao hơn về mặt tương đối so với các nước sản xuất cà phê
lớn như Brazil và Việt Nam, một số nhà sản xuất cà phê ở Trung Mỹ đã thay đổi
sang hướng sản xuất cà phê bền vững [74].
b. Tổng quan các nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân trong nước về
phát triển cà phê bền vững
Đã có nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế tiến hành nhiều chương
trình, dự án và đề tài nghiên cứu liên quan đến: PTCPBV, nổi bật có một số công
trình sau:
- Trần An Phong (2005), “Sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý làm cơ sở
phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đắk Lắk”, đã đưa ra kết luận: “Ngày nay,
phát triển bền vững đã trở thành một vấn đề trọng yếu của toàn cầu, đang được
nhiều quốc gia trên thế giới đặt thành quốc sách. Bảo vệ môi trường gắn liền với
phát triển bền vững trở thành một nội dung quan trọng của chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia”.
- Trong nghiên cứu của Bùi Quang Bình (2008), Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng về “Phát triển ngành sản xuất cà phê bền vững ở Tây Nguyên” đã
23
khẳng định vai trò to lớn của ngành sản xuất cà phê đối sự phát triển kinh tế của Tây
Nguyên, đánh giá tính bền vững của ngành sản xuất cà phê ở đây, và đưa ra một số
định hướng chính và giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành sản xuất cà phê ở Tây
Nguyên.
- Trong 2 ngày 28 và 29/6/2007, tại TP. Buôn Mê Thuột, Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk và công ty Tư vấn EDE phối hợp tổ chức hội
thảo "Từ dự án thí điểm đến mở rộng sản xuất cà phê bền vững" nhằm chia sẻ
kinh nghiệm với các đối tác trong ngành cà phê Việt Nam và thế giới để ngành cà
phê Việt Nam phát triển bền vững.
- Hội thảo khoa học về "Cây cà phê và sự phát triển bền vững của Đắk Lắk "
được tổ chức tại Buôn Ma Thuột (18-7/2007) đã đưa ra những ý tưởng về một vùng cà
phê có giá trị cao nhờ vào sự thân thiện với môi trường, với những ưu thế cả về đất,
nguồn nước và sự đa dạng sinh học của rừng Tây Nguyên. Hội thảo này cũng chỉ rõ:
Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, nhưng xuất thô với chất lượng kém, nên mất thế cạnh
tranh. Phần lớn nguồn lợi vào tay các công ty có thương hiệu toàn cầu.
- Trong bài viết “Chiến lược phát triển bền vững cho cà phê Việt Nam” của
ông Đặng Lê Nguyên Vũ, đăng trên báo điện tử của Hiệp hội cà phê Việt Nam
(VICOFA) đã đưa ra các quan điểm rộng về cà phê; chỉ ra tiềm năng và lợi thế so
sách của ngành cà phê Việt Nam và đề xuất các chiến lược cho ngành cà phê Việt
Nam.
- Bài viết “Để ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững” trên báo điện tử
www.mquyz.net (2006) đã chỉ ra một số nguyên nhân rớt giá cà phê và hướng một
số giải pháp về thị trường cho PTCPBV của Việt Nam.
- Bài viết của Hương Trà “Những biện pháp PTCPBV” đăng trên báo điện tử
của Báo Kinh tế Nông thôn (22/10/2007) đã đưa ra các giải pháp về giống, đầu tư
và khâu chế biến để PTCPBV.
- Bài viết của Gia Bảo “Tây Nguyên: mở rộng cà phê thiếu bền vững”
(24/06/2008) trên báo điện tử Thiennhien.net, đề cập đến việc mở rộng diện tích
trồng cà phê không theo quy hoạch của các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian qua -
một trong những nguyên nhân dẫn đến phát triển cà phê thiếu bền vững.
24
- Bài viết của Phương Dung “Để phát triển cà phê, cao su, sắn bền vững”
(22/5/2008) trên báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam có đề cập đến một số cơ
hội, lợi thế và hạn chế về phát triển cà phê, cao su, sắn trong thời gian qua.
- Bài viết của Hà Yên “Giữ nguyên diện tích cà phê từ nay đến 2010” (30/4/2008)
trên báo Điện Tử Vietnamnet đã đề cập đến việc phát triển trồng cà phê tự phát, ồ ạt phát
rừng và chuyển một số diện tích đang trồng cây trồng khác sang trồng cà phê.
- Các tham luận và ý kiến thảo luận tại hội thảo “Phát triển cà phê Buôn Ma
Thuột bền vững”, được tổ chức tại Buôn Ma Thuột (13-03/2011) với nhiều ý kiến
nêu lên những đóng góp của ngành cà phê Việt Nam trong thời gian qua: “Việt
Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới với diện tích trên
500.000 ha, hàng năm cho sản lượng trên dưới 1 triệu tấn nhân. Với giá trị tổng
sản lượng chiếm khoảng 2% GDP, ngành cà phê đóng góp không nhỏ vào tăng
trưởng kinh tế của đất nước, là nguồn thu nhập chủ yếu của 540.000 hộ nông dân
với hơn 1,6 triệu lao động ở vùng sâu, vùng xa, nhất là Tây Nguyên”
Bên cạnh đó hội thảo đã chỉ ra một số thách thức mà ngành cà phê đối mặt:
Ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay có tới 85% diện tích trồng cà phê do các hộ nông dân
quản lý nên không ổn định, bởi khi bị rớt giá thì hàng ngàn ha cà phê bị phá bỏ để
chuyển sang trồng loại cây khác; ngược lại khi giá cà phê tăng cao người ta lại đua
nhau trồng, bất chấp khuyến cáo của các nhà quản lý,… Theo một kết quả điều tra,
trong số hơn 190.700 ha cà phê của tỉnh Ðắk Lắk chỉ có khoảng 150.000 ha đáp
ứng đủ các điều kiện kỹ thuật, diện tích còn lại không phù hợp với điều kiện sinh
thái trên địa bàn. Do đó, mỗi niên vụ cà phê, nông dân thiệt hại hàng tỉ đồng vì sản
phẩm không đạt phẩm cấp. Mặt khác, diện tích cà phê tăng nhanh nhưng chủ yếu
theo hướng tự phát, hầu hết các hộ sử dụng cây giống thực sinh tự ươm, không
qua chọn lọc, trong đó có tới 80% do tự lựa giống. Đây chính là nguyên nhân làm
cho năng suất cà phê không cao, kích thước hạt nhỏ, không đồng đều, chín không
tập trung và thường bị nhiễm bệnh gỉ sắt. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, giám sát
việc chế biến, thu mua cà phê chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động giao dịch
thường qua các đầu nậu trung gian nên người trồng cà phê thường bị ép giá, ăn
chặn và làm khó dễ,…
25
Sau đó các đại biểu đều thống nhất cho rằng, cà phê Buôn Ma Thuột cũng như
cà phê Việt Nam muốn phát triển bền vững phải bảo đảm các điều kiện về nước
tưới, duy trì diện tích ổn định phù hợp với điều kiện sinh thái nhằm giảm tối đa thiệt
hại trước thảm họa thiên tai, tăng cường áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
để nâng cao năng suất và sản lượng, thực hiện mô hình liên kết trong sản xuất, chế
biến, tiêu thụ và xuất khẩu cà phê. Đặc biệt, cần coi trọng vấn đề xây dựng thương
hiệu, tạo uy tín và mở rộng thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thị trường cà
phê thế giới.
- Quan điểm PTCPBV của tỉnh Đắk Lắk, được Tỉnh uỷ tỉnh Đắk Lắk đưa ra như
sau: “Phải đảm bảo năng suất, sản lượng, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất, chế
biến và tiêu thụ theo phương hướng ổn định lâu dài; giải quyết hài hoà lợi ích về kinh
tế - xã hội, gắn với bảo vệ môi trường và giữ vững trật tự an toàn xã hội” [45].
c. Đánh giá chung các nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước và quan điểm của tác giả đề tài về phát triển cà phê bền vững
Các công trình nghiên cứu nước ngoài đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về
phát triển cà phê bền vững, nhưng chung quy lại phát triển cà phê bền vững được dựa
trên nền tảng của phát triển nông nghiệp bền vững. Các thuật ngữ “cà phê hữu cơ“,
“cà phê bóng che“, “cà phê thương mại bình đẳng“, “cà phê thánh thiện với chim“,
“cà phê kết hợp rừng mưa“ luôn được đề cập nhiều trong các nghiên cứu. Các nghiên
cứu kết luận rằng những loại cà phê này đều được gọi chung một tên là cà phê bền
vững. Đến những năm 2000, cà phê bền vững được hiểu là cà phê được cấp giấy
chứng nhận mới.
“Cà phê hữu cơ”,“cà phê bóng che”, “cà phê thánh thiện với chim“, “cà phê
kết hợp rừng mưa“ là nói đến phát triển cà phê bảo đảm bền vững về môi trường, cà
phê được sản xuất với các phương pháp bảo tồn đất và nghiêm cấm việc sử dụng
các hóa chất tổng hợp. Cà phê được trồng trong các môi trường rừng dưới bóng cây
nên đảm bảo tính đa dạng sinh học và là thức ăn cho các loài chim.
“Cà phê thương mại bình đẳng” là nói đến phát triển cà phê bảo đảm bền
vững về kinh tế và xã hội, cà phê được mua trực tiếp từ hợp tác xã của nông dân có
26
quy mô nhỏ, bảo đảm một mức giá hợp đồng để tối thiểu chi phí trung gian, có lợi
cho người trồng cà phê và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Như vậy, cà phề bền vững cũng được xem xét trong sự liên kết chặt chẽ giữa
các vấn đề bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế. Cụ thể, trong vấn đề sản xuất
cà phê là tính hữu cơ, canh tác dưới tán cây và công bằng trong thương mại cà phê.
Các nghiên cứu trong nước là những công trình quan trọng có đóng góp to lớn
trong phân tích thực trạng, khai thác tiềm năng sản xuất, kinh doanh, chỉ ra những
bất cập trong việc phát triển ngành cà phê Việt Nam, Tây Nguyên và Đắk Lắk, đề
xuất các giải pháp cơ bản phát triển ngành cà phê bền vững trong thời gian qua.
Các nghiên cứu trên cũng đã đề cập đến những mặt, những khía cạnh về cơ
sở lý luận, phương pháp và các nhân tố tác động đến phát triền cà phê bền vững.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này được thực hiện trong các phạm vi và thời gian
khác nhau và đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc nghiên cứu
PTCPBV. Chưa có một nghiên cứu, bài viết nào nghiên cứu một cách chi tiết,
hoàn chỉnh và có tính hệ thống về PTCPBV.
Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau có liên quan đến PTCPBV,
tác giả đề tài cho rằng: “PTCPBV là quá trình phát triển hướng tới thay đổi về kỹ
thuật và công nghệ sản xuất và chế biến cà phê thân thiện với môi trường, thúc đẩy
phát triển kinh tế, công bằng xã hội, nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu sản phẩm cà
phê chất lượng cao của con người cho thế hệ hôm nay và mai sau”.
Quan điểm trên cho thấy PTCPBV được xem xét trên 3 phương diện là môi
trường, kinh tế và xã hội. Trong quan điểm của tác giả là PTCPBV phải hướng tới
sự thân thiện với môi trường, thông qua việc thay đổi, hoàn thiện kỹ thuật và công
nghệ sản xuất cà phê theo hướng vừa đảm bảo môi trường sinh thái, vừa thúc đẩy
phát triển kinh tế, xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu sản phẩm cà phê ổn định, chất
lượng cao của con người cho thế hệ hôm nay và mai sau. Điều này sẽ giảm thiểu
các ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, đồng thời đảm bảo
chất lượng của sản phẩm cà phê, tăng sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và
tiêu dùng nội địa.
27
Do đó, PTCPBV phải xem xét bối cảnh kinh tế, xã hội, môi trường cụ thể của
quốc gia và địa phương đó để đặt ra các mục tiêu và kế hoạch hành động PTCPBV
cho phù hợp. Tùy theo bối cảnh phát triển cụ thể, có thể áp dụng các biện pháp ưu
tiên khác nhau cho các nước, địa phương. Mặc dù có những điểm khác biệt giữa các
quốc gia, các địa phương, nhưng phát triển cà phê theo hướng bền vững nên là
hướng ưu tiên của các quốc gia, địa phương, trong đó có tỉnh Đắk Lắk.
1.1.2. Đặc điểm ngành hàng cà phê liên quan đến phát triển cà phê bền vững
1.1.2.1. Phát triển cà phê gắn liền với những đặc thù về kinh tế - kỹ thuật của ngành
Ngành sản xuất cà phê với những đặc thù, đó là chu kỳ kinh doanh dài và
mức đầu tư lớn; Quả cà phê chín không tập trung nên khâu thu hái phải được
chia thành nhiều đợt để bảo đảm chất lượng; Sản xuất cà phê đòi hỏi kỹ thuật
chế biến phức tạp; Sản xuất cà phê dùng cho xuất khẩu là chủ yếu... Những đặc
điểm này có tác động rất lớn đến PTCPBV.
a. Sản xuất cà phê có chu kỳ kinh doanh dài và mức đầu tư lớn
Cà phê là cây lâu năm, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, từ 20 đến 25 năm
và được chia làm hai thời kỳ (thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh).
Năng suất và tuổi thọ của cây cà phê phụ thuộc vào chất lượng đầu tư, từ khâu
chọn tạo giống, thiết kế phân lô trồng mới, làm bồn, đặc biệt là quy trình bón
phân, tưới nước và chăm sóc. Do đó, việc đầu tư đúng đắn và liên tục để bảo
đảm chất lượng và năng suất cà phê được coi là một yếu tố quan trọng của
PTCPBV [4], [51].
Trong thời kỳ cà phê kinh doanh, các khâu tỉa cành, tạo hình, bón phân, tưới nước...
đều phải chú trọng nên yêu cầu đầu tư cao cả về vốn và công lao động. Tổng chi phí đầu
tư bình quân 1 ha cà phê khoảng 40 đến 60 triệu đồng, trong đó chi phí về phân bón và
lao động chiếm từ 80 đến 90%. Đối với các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê
nhân, đặc biệt là các hộ nông dân, do thiếu vốn nên việc đáp ứng yêu cầu về vốn đầu tư
đầy đủ và kịp thời cho sản xuất là một khó khăn lớn. Bên cạnh đó, sự biến động bất lợi
về giá phân bón và giá thuê nhân công là yếu tố chủ yếu làm tăng giá thành sản phẩm và
tác động bất lợi đến lợi thế cạnh tranh và PTCPBV [4], [33].
28
b. Quả cà phê chín không tập trung gây khó khăn cho khâu thu hái và
bảo đảm chất lượng sản phẩm
Thu hoạch cà phê không giống như thu hoạch các loại nông sản khác do quả
cà phê chín không tập trung. Để bảo đảm chất lượng thành phẩm (cà phê thu
hoạch chín đều hoặc có ít nhất 95% quả chín) thì việc thu hái cần phải chia thành
nhiều đợt (3 - 5 đợt/vụ). Với việc thu hái thủ công, năng suất thu hoạch là 50 -
60 kg quả tươi/công lao động vào thời điểm cà phê chưa chín rộ và 100 - 150 kg
quả tươi/công lao động vào thời điểm cà phê chín rộ. Một hecta cà phê năng suất
15 tấn quả tươi cần khoảng 100 - 150 công lao động thu hái. Hầu hết các hộ
nông dân ở vùng trồng cà phê tập trung đều phải thuê lao động vào thời vụ thu
hoạch. Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, nhiều hộ nông dân đã chọn giải pháp
hái tuốt cành (thu hoạch 1 hoặc 2 đợt), cà phê nguyên liệu thu hái vẫn còn từ 25
đến 50% quả xanh và 5 đến 10% số quả bị chín nẫu. Điều này làm ảnh hưởng rất
nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm cà phê, gây cản trở việc phát triển khả
năng cạnh tranh và PTCPBV [7], [10], [33].
c. Sản xuất cà phê đòi hỏi các kỹ thuật chế biến phức tạp
Sản xuất cà phê đòi hỏi phải nắm vững các kỹ thuật sơ chế và chế biến. Đối
với các hộ nông dân, do trình độ sản xuất hạn chế và thiếu phương tiện (sân phơi,
máy móc), việc chế biến cà phê không đúng quy trình kỹ thuật sẽ làm giảm hiệu quả
và chất lượng sản phẩm, gây ảnh hưởng bất lợi đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà
phê nhân tiêu thụ. Trong khi đó, với các doanh nghiệp (các công ty và nông trường),
việc chế biến bảo đảm theo quy trình kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm tốt hơn, tạo
nền tảng tốt để cạnh tranh và PTCPBV [1] [6], [33].
1.1.2.2. Phát triển cà phê gắn với năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia
khác nhau thực hiện để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm để bán lẻ. Các
hoạt động tạo ra giá trị sản phẩm cà phê bao gồm cung cấp đầu vào, sản xuất, thu
mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Năng lực tham gia vào chuỗi giá trị cà phê
toàn cầu của các tổ chức kinh tế được thể hiện trong tất cả các khâu nghiên cứu
và phát triển, sản xuất, chế biến, phân phối, dịch vụ. Cà phê là một ngành có tính
29
thương mại hóa cao, lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê phụ thuộc lớn vào khả
năng tham gia chuỗi giá trị cà phê toàn cầu của các tổ chức kinh tế. Thiếu sự gắn
kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị và thiếu sự tham gia của các tổ chức
kinh tế vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao là những nhân tố căn bản làm
hạn chế PTCPBV. Do đó, để bảo đảm PTCPBV, cần cải thiện năng lực tham gia
vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, thông qua việc gắn kết những người sản xuất
với nhau và với nhà thu mua, chế biến, kinh doanh trong sản xuất, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm để tạo sức mạnh cạnh tranh và nâng cao chất lượng, hiệu quả
sản xuất và tăng cường tham gia vào các khâu có lợi thế cạnh tranh và các công
đoạn có giá trị gia tăng cao của chuỗi giá trị như các khâu sản xuất, chế biến và
phân phối [33], [34].
1.1.2.3. Sản phẩm cà phê có mức độ cạnh tranh mạnh mẽ so với một số nông sản khác
Khác với một số sản phẩm nông nghiệp khác, toàn bộ sản phẩm cà phê sản xuất đều
trở thành hàng hóa, không phải để tiêu thụ trong gia đình. Đối với Việt Nam, Trên 90 % sản
phẩm cà phê sản xuất chủ yếu dùng cho xuất khẩu. Tỷ lệ cà phê tiêu thụ nội địa không đáng
kể. Điều này cho thấy việc sản xuất cà phê chịu rủi ro và phụ thuộc rất lớn vào thị trường cà
phê thế giới. Do vậy, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nhằm phát huy lợi
thế cạnh tranh của sản phẩm này trên trường quốc tế. Bên cạnh đó cần phải xúc tiến mở
rộng thị trường tiêu thụ nội địa nhằm hạn chế rủi ro, tăng thế chủ động và giảm sự phụ thuộc
vào thị trường cà phê thế giới, yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm phát triển cà phê ổn định
và bền vững [14], [33].
Thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê rộng khắp thế giới. Các quốc gia tiêu
dùng nhiều cà phê phần lớn là các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất
lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Kinh doanh cà phê là lĩnh vực tạo ra
lợi nhuận cao, thu hút rất nhiều người tham gia. Do đó, tính chất cạnh tranh đối với
sản phẩm cà phê nói chung và cà phê nhân nói riêng mạnh mẽ và sâu rộng hơn
nhiều so với các sản phẩm nông nghiệp khác. Để duy trì lợi thế cạnh tranh bền
vững, tạo điều kiện cho PTCPBV đòi hỏi các nhà sản xuất, chế biến cà phê phải
không ngừng cải thiện chất lượng, đổi mới sản phẩm và hoàn thiện các dịch vụ để
giữ vững uy tín và thị phần [4], [33].
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY

More Related Content

What's hot

Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Câu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệp
Câu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệpCâu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệp
Câu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệpDương Hà
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếKhánh Hòa Konachan
 
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bảnChuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bảnKhanh Duy Kd
 
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh NghiệpĐề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh NghiệpTrinh Tu
 
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩmChương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩmhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt NamQuản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt NamSương Tuyết
 
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệpQuản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệpUNETI
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...Nguyễn Công Huy
 
Bài tập hối phiếu
Bài tập hối phiếuBài tập hối phiếu
Bài tập hối phiếuTrang Trần
 
Chương 8 Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Chương 8 Chính sách xúc tiến hỗn hợpChương 8 Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Chương 8 Chính sách xúc tiến hỗn hợpNguyễn Ngọc Phan Văn
 

What's hot (20)

Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái...
 
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
 
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAYBáo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
 
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
 
Câu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệp
Câu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệpCâu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệp
Câu hỏi vấn đáp báo cáo thực tập tốt nghiệp
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng...
 
đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tế
 
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bảnChuong 7   chính sách phân phối. marketing căn bản
Chuong 7 chính sách phân phối. marketing căn bản
 
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh NghiệpĐề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩmChương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
Chương 4 phân đoạn thị trường lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
 
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt NamQuản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam
 
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệpQuản trị sản xuất trong doanh nghiệp
Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 9 ĐIỂM!
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Thị xã Vĩnh...
 
Luận văn: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin
Luận văn: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền NissinLuận văn: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin
Luận văn: Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu mì ăn liền Nissin
 
Bài tập hối phiếu
Bài tập hối phiếuBài tập hối phiếu
Bài tập hối phiếu
 
Chương 8 Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Chương 8 Chính sách xúc tiến hỗn hợpChương 8 Chính sách xúc tiến hỗn hợp
Chương 8 Chính sách xúc tiến hỗn hợp
 

Similar to Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY

Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...nataliej4
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị gà nướng tại công ty tnhh phạm...
Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị gà nướng tại công ty tnhh phạm...Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị gà nướng tại công ty tnhh phạm...
Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị gà nướng tại công ty tnhh phạm...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh...
Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh...Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh...
Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuNguyễn Công Huy
 
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...jackjohn45
 

Similar to Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY (20)

Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAYLuận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTLuận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
Nghiên Cứu Một Số Đặc Tính Nông Sinh Học Và Sử Dụng Chế Phẩm Em Cho Giống Táo...
 
Luận án: Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su tiểu điền
Luận án: Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su tiểu điềnLuận án: Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su tiểu điền
Luận án: Rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cao su tiểu điền
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
 
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, HAY
 
Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở Phú Thọ
Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở Phú Thọ Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở Phú Thọ
Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở Phú Thọ
 
Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung BộBiện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung Bộ
Biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa ngắn ngày ở Duyên hải Nam Trung Bộ
 
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và một số biện pháp kỹ thuật thâm c...
 
Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị gà nướng tại công ty tnhh phạm...
Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị gà nướng tại công ty tnhh phạm...Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị gà nướng tại công ty tnhh phạm...
Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị gà nướng tại công ty tnhh phạm...
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
 
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên HuếLuận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Luận án: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế
 
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêuLuận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
Luận án: Hiệu quả kinh tế và những rủi ro trong sản xuất hồ tiêu
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
 
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAYTín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh...
Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh...Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh...
Đề tài: Tổ chức và quản lý sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh...
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
 
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAYLuận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
Luận án: Phát triển bền vững sâm Ngọc Linh ở Quảng Nam, HAY
 
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại HuếLuận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
 
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GI...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 

Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN HOÁ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HUẾ - NĂM 2014
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN HOÁ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 62.62.0115 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Văn Xuân HUẾ - NĂM 2014
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án này hoàn toàn trung thực và chính xác. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận án
  • 4. ii LỜI CÁM ƠN Trước hết cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh, Lãnh đạo và Chuyên viên các Sở, Ban, Ngành và lãnh đạo huyện, các Phòng, Ban của các huyện trong tỉnh Đắk Lắk đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu và những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Nhà trường, Lãnh đạo Khoa Kinh tế và Phát triển, Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ - Hợp tác quốc tế và Đào tạo sau đại học và tập thể các Nhà khoa học kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến khoa học quý giá trong quá trình hoàn thiện luận án. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Mai Văn Xuân, Trưởng khoa Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Đại học Huế, Ban Đào tạo Sau Đại học Đại học Huế, Lãnh đạo Nhà trường, Lãnh đạo Khoa Kinh tế và các phòng, ban của Trường Đại học Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi nhiều mặt để hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của người thân, gia đình và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận án
  • 5. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank) 2 AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area) 3 ASEAN Hiệp Hội các nước Đông NamÁ (Association of South East Asian Nations) 4 BQ Bình Quân 5 BVTV Bảo vệ thực vật 6 CKKD Chu kỳ kinh doanh 7 CN-XD Công nghiệp – Xây dựng 8 CP Cà phê 9 CPI Chỉ số giá tiêu dùng 10 DT Diện tích 11 DTCP Diện tích cà phê 12 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long 13 ĐVT Đơn vị tính 14 FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (the Food and Agriculture Organization of the United Nations) 15 GAP Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices ) 16 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Production) 17 GO Giá trị sản xuất (Gross Ouput) 18 GOCP Giá trị sản xuất cà phê 19 GOCP/NK Giá trị sản xuất cà phê bình quân nhân khẩu 20 GONN Giá trị sản xuất nông nghiệp 21 HQ Hiệu quả 22 HTX Hợp tác xã 23 ICO Tổ chức cà phê quốc tế (International Coffee Organization) 24 IMF Quĩ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) 25 ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organization) 26 KD Kinh doanh 27 KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư 28 KHKT Khoa học kỹ thuật 29 KQ Kết quả 30 KTCB Kiến thiết cơ bản 31 KTNN Kỹ thuật Nông nghiệp 32 KT-XH Kinh tế - Xã hội 33 LĐ Lao động 34 LNKT Lợi nhuận kinh tế 35 MI Thu nhập hỗn hợp 36 NLN Nông lâm nghiêp 37 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
  • 6. iv 38 NS Năng suất 39 NSBQ Năng suất bình quân 40 NXB Nhà xuất bản 41 PTCPBV Phát triển cà phê bền vững 42 PTNN Phát triển Nông nghiệp 43 PT-NN-NT Phát triển – Nông nghiệp – Nông thôn 44 PTNT Phát triển Nông thôn 45 QH Quy hoạch 46 SL Sản lượng 47 STT Số thứ tự 48 SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức 49 SX Sản xuất 50 SXKD Sản xuất kinh doanh 51 TC Tổng chi phí 52 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 53 TĐPT Tốc độ phát triển 54 TN-MT Tài nguyên – Môi trường 55 VietGAP Tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam 56 WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) 57 XK Xuất khẩu 58 XKCP Xuất khẩu cà phê
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii MỤC LỤC...................................................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..........................................................................viiii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ.....................................................x PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2 3. Các câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................3 5. Những đóng góp mới của luận án.......................................................................4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PTCPBV.................................6 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển và phát triển bền vững..........................................6 1.1.1. Khái niệm và lý luận về phát triển cà phê bền vững .................................6 1.1.2. Đặc điểm ngành hàng cà phê liên quan đến PTCPBV............................27 1.1.3. Nội dung phát triển cà phê bền vững.......................................................30 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững .........................32 1.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển cà phê bền vững ............................................42 1.2.1. Các tổ chức và chương trình thành công trong quản lý về PTCPBV......42 1.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về PTCPBV ở một số nước trên thế giới............44 1.2.3. Khái quát chung tình hình sản SX và XK cà phê trên thế giới và VN....49 1.2.4. Những bài học kinh nghiệm về PTCPBV ở Việt Nam ...........................50 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............54 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk...................................54 2.1.1.Vị trí địa lý, địa hình và khí hậu...............................................................54 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................55 2.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội ..........................................................................57
  • 8. vi 2.2. Tổng quan về phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk.............................................58 2.2.1. Lịch sử phát triển cây cà phê của tỉnh Đắk Lắk ...................................58 2.2.2.Tình hình chung về phát triển sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk................60 2.3. Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích phát triển cà phê bền vững ...........65 2.3.1. Tiếpcận nghiêncứu......................................................................................65 2.3.2. Khung phân tích phát triển cà phê bền vững...........................................66 2.4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................68 2.4.1.Chọn điểm nghiên cứu..............................................................................68 2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu..............................................68 2.4.3. Xử lý số liệu ............................................................................................69 2.4.4. Phương pháp phân tích............................................................................69 2.4.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển cây cà phê bền vững ................78 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PTCPBV Ở TỈNH ĐẮK LẮK ............85 3.1. Thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk.................................85 3.1.1. Phát triển cà phê bền vững về mặt kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk ...........................85 3.1.2. Phát triển cà phê bền vững về mặt xã hội ở tỉnh Đắk Lắk ....................106 3.1.3. Phát triển cà phê bền vững về mặt môi trường ở tỉnh Đắk Lắk ............116 3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk.................123 3.2.1.Điều kiện tự nhiên ..................................................................................123 3.2.2.Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể sản xuất................................................126 3.2.3.Nhóm nhân tố về thị trường ...................................................................132 3.2.4.Tác động của chính phủ và các cơ quan nhà nước.................................135 3.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk.........141 3.3.1. Những thành công trong quá trình PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk.......................141 3.3.2.Những mặt tồn tại trong quá trình PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk....................143 3.3.3.Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình PTCPBV ở tỉnh ĐL....146 CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PTCPBV Ở TỈNH ĐẮK LẮK.....149 4.1. Những căn cứ của định hướng và đề xuất giải pháp...................................149 4.1.1.Bối cảnh phát triển cà phê ......................................................................149 4.1.2.Thị trường tiêu thụ cà phê ......................................................................150
  • 9. vii 4.1.3.Phân tích ma trận SWOT về PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.........153 4.2. Quan niệm và định hướng phát triển cà phê bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ..............................................................................................155 4.2.1. Quan niệm phát triển cà phê bền vững của Việt Nam..................................155 4.2.2.Quan điểm, định hướng phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk....155 4.3. Các giải pháp đẩy mạnh PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ....................160 4.3.1.Nâng cao năng lực của người sản xuất – kinh doanh cà phê..................160 4.3.2.Nhóm giải pháp thị trường .....................................................................165 4.3.3.Đầu tư, đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất – kinh doanh cà phê...167 4.3.4.Sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên cho phát triển cà phê bền vững...174 4.3.5.Xây dựng chính sách hợp lý và hỗ trợ đầu tư công cho PTCPBV.......177 KẾT LUẬN.............................................................................................................181 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...............................................................................................................185 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................186 PHỤ LỤC................................................................................................................196
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Sản lượng cà phê sản xuất của một số quốc gia trên thế giới...................49 Bảng 1.2: Sản lượng cà phê xuất khẩu của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam.....50 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Lắk.............................................57 Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk từ 2000 – 2010 ...........60 Bảng 2.3: Diện tích cà phê Đắk Lắk phân theo độ tuổi ............................................62 Bảng 3.1: Đóng góp của ngành cà phê trong phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk ...86 Bảng 3.2: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ ở tỉnh Đắk Lắk .87 Bảng 3.3: Biến động lợi nhuận kinh tế trên một tấn cà phê của hộ ..........................89 Bảng 3.4: Các kịch bản của lợi nhuận kinh tế trên 1 tấn cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk .90 Bảng 3.5: Kết quả và hiệu quả đầu tư cho một chu kì sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk với các mức lãi suất chiết khấu khác nhau ........................................................93 Bảng 3.6: Lợi thế so sánh của sản xuất và xuất khẩu cà phê của hộ ở Đắk Lắk ......96 Bảng 3.7: Các kịch bản của hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC cà phê tỉnh Đắk Lắk...97 Bảng 3.8: Biến động hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC cà phê tỉnh Đắk Lắk100 Bảng 3.9: Biến động lao động các ngành của tỉnh Đắk Lắk năm 2005  2010 ............107 Bảng 3.10: Tình hình giảm nghèo ở tỉnh Đắk Lắk......................................................108 Bảng 3.11: Tình hình thu nhập và kết cấu thu nhập từ SXCP ở tỉnh ĐL năm 2010 ...109 Bảng 3.12: Tình hình vay nợ của hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk..............................111 Bảng 3.13: Tình hình di dân tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (1976-2012) .....................114 Bảng 3.14: Biến động diện tích cà phê và suygiảm diện tích rừng tự nhiên của tỉnh ĐL.....117 Bảng 3.15: Diện tích cà phê tỉnh Đắk Lắk phân theo loại phát sinh đất năm 2009119 Bảng 3.16: Một số công trình thủy lợi tỉnh Đắk Lắk đến năm 2011 ......................121 Bảng 3.17: Diện tích cà phê phân theo nguồn nước tưới........................................122 Bảng 3.18: Mối quan hệ giữa nguồn nước tưới, tuổi cây và chi phí nước tưới CP....124 Bảng 3.19: Bảng kết quả hồi qui theo mô hình CD chuyển Ln-Ln ........................127 Bảng 3.20: Thu hoạch và sơ chế cà phê của các hộ sản xuất tỉnh Đắk Lắk....................130 Bảng 3.21: Biến động sản lượng sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk .............................................................................................134
  • 11. ix Bảng 4.1: Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người hàng năm của một số nước hàng đầu trên thế giới và Việt Nam (2008 – 2012).........................................152 Bảng 4.2: Diện tích – năng suất – sản lượng cà phê Đắk Lắk đến năm 2020 và.......... tầm nhìn đến năm 2030 (Theo phương án 1)........................................................1588 Bảng 4.3: Diện tích – năng suất – sản lượng cà phê Đắk Lắk đến năm 2020 và.......... tầm nhìn đến năm 2030 (Theo phương án 2)........................................................1588
  • 12. x DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ1.1: Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới...............................9 Sơ đồ 1.2: Nội dung phát triển cà phê bền vững.......................................................32 Sơ đồ 1.3: Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững.....................41 Sơ đồ 1.4: Khung phân tích phát triển cà phê bền vững...........................................67 Sơ đồ 3.1: Dòng sản phẩm trong chuỗi cung cà phê tại Đắk Lắk (% khối lượng)......103 Sơ đồ 3.2: Dòng giá trị trong chuỗi cung cà phê tại Đắk Lắk....................................105 Biểu đồ 3.1: Biến động giá trị sản xuất cà phê bình quân nhân khẩu của tỉnh Đắk Lắk.....110
  • 13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành cà phê Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã có những bước phát triển nhanh chóng trong thời gian qua, đóng góp một cách đáng kể vào sự phát triển chung của tỉnh Đắk Lắk, Tây Nguyên và của Việt Nam. Trong hơn 40 năm qua, phát triển kinh tế trên đất Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng là một kỳ tích phát triển trên phương diện quy mô và cơ cấu. Một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong đó chủ yếu là các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, tiêu,… đã tạo ra hình ảnh nổi bật về Tây Nguyên. Cà phê Việt Nam đã trở thành hiện tượng trên thị trường cà phê quốc tế và Tây Nguyên nói chung, Buôn Mê Thuột nói riêng trở thành địa danh trong marketing địa phương được biết đến như một trong những trung tâm sản xuất cà phê lớn bậc nhất của thế giới. Đắk Lắk có 311 nghìn ha đất đỏ Bazan, khí hậu khá thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cà phê. Diện tích trồng cà phê toàn tỉnh đến năm 2011 có trên 200.000 ha các loại, là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất cả nước. Sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh từ năm 2005 đến năm 2010 đạt bình quân trên 300 ngàn tấn/năm. Riêng vụ thu hoạch 2010-2011 sản lượng cà phê thu hoạch 487.748 tấn. Giá trị xuất khẩu năm 2010 của toàn tỉnh 602 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu cà phê chiếm trên 85% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh [19] [20]. Kết quả sản xuất kinh doanh cây cà phê đã đóng góp trên 40% GDP của tỉnh và khoảng 1/4 số dân của tỉnh sống nhờ vào việc sản xuất, kinh doanh cà phê. Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từ nay đến năm 2015, cây cà phê vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk [19] [20]. Như vậy, sự phát triển cà phê làm thay đổi bộ mặt cao nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng và tính chất của sự phát triển rất nhanh đó tất yếu dẫn đến các vấn đề về chất lượng phát triển. Nó sự phá vỡ kết cấu phát triển đã tồn tại hàng
  • 14. 2 nghìn năm trên cao nguyên, đã đảo lộn các cân bằng tự nhiên, cân bằng kinh tế và các cân bằng mô hình tổ chức xã hội. Việc sản xuất cà phê với mật độ tập trung cao, thiếu quy hoạch đã tạo ra các hậu họa trước mắt như sự thay đổi môi trường sinh thái, sự thay đổi cấu trúc kinh tế, sự thay đổi cấu trúc quần cư từ tính dân tộc học thuần túy dựa trên nền tảng tổ chức xã hội dân sự đến tổ chức xã hội pháp lý ban đầu của những người nhập cư… Điều đó đã tạo ra một Tây Nguyên trong đó có tỉnh Đắk Lắk sản xuất cà phê được dẫn dắt bởi thị trường tự phát công phá tài nguyên đã tồn tại hàng nghìn năm để tạo nên một nền nông nghiệp độc canh sản xuất hàng hóa với đồng loạt sản phẩm sơ chế. Việc đó về bản chất đã chứa đựng sự bất ổn, phi tự nhiên, phi nguyên tắc khai thác tự nhiên và đầy phi lý thị trường. Cụ thể, do diện tích trồng cà phê tăng lên nhanh chóng và thiếu quy hoạch, vấn đề di dân tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên nói chung nhất là vào tỉnh Đắk Lắk đã đặt ra nhiều vấn đề nổi cộm về phát triển cà phê ở tỉnh như ngành cà phê đang đứng trước những thách thức to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới; sản lượng cà phê tăng nhanh nhưng chất lượng, hiệu quả kinh tế chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới còn hạn chế. Sự tăng nhanh diện tích không theo quy hoạch dẫn đến rừng bị tàn phá, đất đai thoái hoá, nguồn nước ngầm có nguy cơ suy giảm; môi trường sinh thái trong vùng trồng và chế biến cà phê ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sinh kế của người dân. Sự bất ổn về sinh kế của dân di cư, đặc biệt là di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Đắk Lắk đã và đang gây nên những tác động tiêu cực cả về khía cạnh môi trường và xã hội. Xuất phát từ đó, để có những định hướng và giải pháp phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk đạt hiệu quả cao và bền vững chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng pháp phát triển cà phê bền vững (PTCPBV) và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
  • 15. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về PTCPBV; (2) Đánh giá thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk trên các khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường; Phân tích các yếu tố chủ yếu tác động đến PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk; (3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu bảo đảm phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 3. Các câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau: - Các quan điểm về lý luận và thực tiễn PTCPBV đang xảy ra theo những khuynh hướng nào? - Thực trạng phát triển cà phê theo quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Đắk Lắk như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển cà bền vững ở tỉnh Đắk Lắk? - Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk là gì? - Để bảo đảm cho việc phát triển ngành cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk cần thực hiện những giải pháp nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk. Đối tượng nghiên cứu cụ thể là các vùng, các hộ trồng cà phê, người thu gom, các đại lý và các công ty/doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung đánh giá PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến PTCPBV; Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk. Các nội dung phân tích và đánh giá tập trung chủ yếu vào chủ thể là các hộ nông dân trồng cà phê trên đất sử dụng
  • 16. 4 lâu dài và trồng cà phê liên kết, là những tác nhân quan trọng trong ngành hàng cà phê và có vai trò quan trọng đối với phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Thời gian: Các số liệu thứ cấp từ năm 2000 đến năm 2012; Số liệu điều tra tập trung vào năm 2011; Định hướng và giải pháp đảm bảo PTCPBV của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển cà phê bền vững. Luận án đã xác định PTCPBV là quá trình phát triển hướng tới thay đổi về kỹ thuật và công nghệ sản xuất và chế biến cà phê thân thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, công bằng xã hội, nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu sản phẩm cà phê chất lượng cao của con người cho thế hệ hôm nay và mai sau. Luận án cũng đã làm rõ các nhân tố tác động đến PTCPBV bao gồm điều kiện tự nhiên, năng lực của các tổ chức sản xuất kinh doanh cà phê, các nhân tố thị trường và tác động của Chính phủ. Các giải pháp PTCPBV cũng được tổng hợp bao gồm các hoạt động nâng cao năng lực của người sản xuất kinh doanh; nghiên cứu phát triển thị trường, đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất kinh doanh cà phê; sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên cho PTCPBV; xây dựng chính sách hợp lý và hỗ trợ và đầu tư công cho PTCPBV. Trên cơ sở tiếp cận và hệ thống hóa lý thuyết về PTCPBV, Luận án đã xây dựng khung phân tích PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, PTCPBV được phân tích ở ba nội dung, đó là i) Kinh tế (tăng trưởng, hiệu quả, ổn định, chất lượng, cạnh tranh); ii) Xã hội (thu nhập, việc làm, bình đẳng, xoá đói giảm nghèo); iii) Môi trường (khai thác và bảo vệ môi trường) và sự kết hợp hài hoà giữa các nội dung đó trong PTCPBV. Từ đó, luận án đã xây dựng các hệ thống chỉ tiêu đánh giá và các phương pháp phân tích PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk. Luận án đã phân tích những mặt được và tồn tại trong PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk, trong đó nêu rõ phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk tăng trưởng qua hàng năm, có hiệu quả và lợi thế cạnh tranh nhưng chưa ổn định. Phát triển cà phê giúp tăng thu nhập, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo nhưng chưa bình đẳng. Phát triển cà phê là một trong những nguyên nhân làm suy giảm môi truờng và làm mất cân bằng
  • 17. 5 sinh thái. Luận án đã đi sâu phân tích các nguyên nhân thúc đẩy và làm cản trở PTCPBV ở Đắk Lắk, bao gồm i) Điều kiện tự nhiên; ii) Chủ thể sản xuất; iii) Thị trường; iv) Chính phủ. Luận án cũng đã khẳng định việc PTCPBV là yêu cầu tất yếu khách quan trong hội nhập kinh tế quốc tế; Đồng thời nhấn mạnh quan điểm phát triển sản xuất chạy theo lợi nhuận nhất thời, bất chấp việc phá hủy tài nguyên môi truờng và làm mất cần bằng sinh thái sẽ là nguy cơ của việc phát triển cà phê không bền vững. Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã xác định các giải pháp và chính sách phù hợp bảo đảm PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk và khẳng định nhóm chủ thể sản xuất là nền tảng quyết định. Bên cạnh đó cần tích cực phát triển thị trường, mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa, đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất kinh doanh cà phê và sự hỗ trợ từ chính sách và đầu tư công của Chính phủ để bảo đảm PTCPBV.
  • 18. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển và phát triển bền vững 1.1.1. Khái niệm và lý luận về phát triển cà phê bền vững 1.1.1.1. Phát triển Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Long và cộng sự: “Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ”. Quan điểm này cũng cho rằng, “Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn” [28] Nhà kinh tế học Dudley Seers (1967) cho rằng ít nhất phải bổ sung thêm ba đòi hỏi bắt buộc vào khái niệm phát triển, đó là (i) Giảm đói nghèo và suy dinh dưỡng; (ii) giảm bất bình đẳng thu nhập; (iii) Cải thiện điều kiện việc làm. Còn Gunnar Myrdal, nhà kinh tế được trao giải Nobel về kinh tế năm 1974, lại cho rằng có một số nhóm các “giá trị phát triển” như tăng trưởng kinh tế, tăng mức sống, giảm bất bình đẳng xã hội và kinh tế, độc lập, đoàn kết dân tộc, dân chủ hóa chính trị, những thay đổi tích cực về cấu trúc gia đình, văn hóa của các xã hội nông nghiệp, công nghiệp hóa và bảo vệ môi trường. Phát triển trong sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong đó, con người luôn đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ cuộc sống. Sản xuất cho tiêu dùng, tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra
  • 19. 7 chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường. Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh cao, tỷ lệ sản phẩm hàng hoá cao. Về mặt sản xuất ra của cải cho xã hội, phát triển là tăng nhiều sản phẩm hơn, phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân bố của cải. Phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, còn bao gồm các khía cạnh khác như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Phát triển là những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do công dân của con người. Phát triển kinh tế gắn với phát triển ngành cà phê là một khía cạnh của phát triển sản xuất vật chất. Như vậy, có thể khái quát những quan điển chủ yếu về phát triển như sau: - Phát triển đó là sự gia tăng về số lượng và thay đổi về chất lượng; - Phát triển được hiểu theo nghĩa phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu; - Phát triển chính là tăng trưởng về quy mô và hoàn thiện về cơ cấu. 1.1.1.2. Phát triển bền vững Vào nửa cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, loài người đã phải đương đầu với những thách thức lớn do suy thoái về nguồn lực và giảm cấp môi trường. Trong tình hình đó, quan niệm mới về sự phát triển đã được đặt ra, đó là phát triển bền vững. Mặc dù "bền vững" đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trong vài thập kỷ qua, một báo cáo của Brundtland (1987) đã đưa ra một khái niệm về phát triển bền vững. Nó được thừa nhận một cách rộng rãi nhất và là một khái niệm được xem xét ở cấp độ quốc tế. Theo các báo cáo Brundtland [57], [58]: "Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng tới khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu riêng của họ. Nó bao gồm hai nội hàm:
  • 20. 8  Khái niệm về “nhu cầu” nói riêng đối với nhu cầu thiết yếu của người nghèo trên thế giới, điều mà cần được ưu tiên trước;  Quan điểm về sự giới hạn được hình thành bởi trạng thái công nghệ và tổ chức xã hội trên cơ sở khả năng chịu đựng của môi trường đến đáp ứng được những nhu cầu hiện tại và tương lai". Báo cáo này đặc biệt đáng chú ý về điều cốt yếu theo sự ứng xử của các thái cực về xã hội, kinh tế và môi trường của sự bền vững một cách tích hợp và mạch lạc. Kể từ khi hội nghị thượng đỉnh về địa cầu ở Rio de Jareiro, Braxin năm 1992, cộng đồng quốc tế nói chung đã tán thành quan niệm về phát triển bền vững được nêu trong báo cáo của Brundtland - một cam kết tái khẳng định tại Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững. Các thế hệ hiện tại khi sử dụng các nguồn tài nguyên cho sản xuất của cải vật chất không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên và nghèo đói. Cần phải để cho các thế hệ tương lai được thừa hưởng các thành quả lao động của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục, kỹ thuật, kiến thức và các nguồn lực khác ngày càng được tăng cường. Điều then chốt đối với phát triển bền vững không phải là sản xuất ít đi mà sản xuất khác đi, sản xuất phải đi đôi với việc tiết kiệm các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các chính sách môi trường có thể tăng cường hiệu suất trong sử dụng tài nguyên và đưa ra những đòn bẩy để tăng cường những công nghệ và phương pháp ít gây nguy hại và không gây giảm cấp môi trường và nguồn lực. Các đầu tư tạo ra nhờ các chính sách môi trường sẽ làm thay đổi cách thức sản xuất các sản phẩm và dịch vụ, có thể có trường hợp đầu ra thấp hơn nhưng lại tạo ra lợi ích làm tăng phúc lợi lâu dài của con người. Trong thực tế khi thu nhập tăng lên, nhu cầu nâng cao chất lượng môi trường cũng sẽ tăng lên và các nguồn lực có thể sử dụng cho đầu tư sẽ tăng lên. Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đã đề xuất 5 nội dung của phát triển bền vững gồm [22]: (i) Tập trung phát triển ở các vùng nghèo đói, nhất là vùng rất nghèo mà ở đó con người không có lựa chọn nào khác ngoài làm giảm cấp nguồn lực và môi trường; (ii) Tạo ra sự phát triển cao về tính tự lập của cộng đồng trong điều kiện có hạn về nguồn lực, nhất là tài nguyên thiên nhiên; (iii) Nâng cao hiệu quả sử dụng
  • 21. 9 nguồn lực dựa trên các kỹ thuật và công nghệ thích hợp, kết hợp với khai thác tối đa kỹ thuật truyền thống; (iv) Thực hiện các chiến lược phát triển nhằm đảm bảo tự lực về lương thực, cung cấp nước sạch và nhà ở, giữ gìn sức khoẻ, chống suy dinh dưỡng thông qua các công nghệ thích hợp; (v) Xây dựng và thực hiện các chiến lược có người dân tham gia. Để có sự phát triển bền vững, Malcom Gillis (1983) chỉ ra các yếu tố cần đảm bảo sau: Một hệ thống chính trị đảm bảo sự tham gia có hiệu quả của người dân vào việc ra quyết định; một hệ thống kinh tế góp phần tạo sản phẩm thặng dư và kỹ thuật công nghệ dựa trên tính tự lập và bền vững; một hệ thống sản xuất đảm bảo phục hồi hệ sinh thái cho sự phát triển; một hệ thống công nghệ làm nền tảng cho xây dựng các giải pháp bền vững, lâu dài; một hệ thống quốc tế đẩy mạnh mối quan hệ bền vững về thương mại và tài chính [29]. Từ khái niệm phát triển bền vững của Brundtland (1987), trên quan điểm tiếp cận một cách có hệ thống, các chuyên gia của ngân hàng thế giới (1993) đã đưa ra mô hình phát triển bền vững dưới đây [2], [15], [55]: Sơ đồ1.1: Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới Tóm lại có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, nhưng chung quy lại phát triển bền vững được coi là sự kết hợp giữa sự phát triển và môi trường, là sự KINH TẾ * Tăng trưởng * Hiệu quả * Ổn định MÔI TRƯỜNG * Đa dạng sinh học và thích nghi * Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên * Ngăn chặn ô nhiễm PTBV XÃ HỘI * Giảm đói nghèo * Xây dựng thể chế * Bảo tồn di sản văn hoá dân tộc KT – MT - Đánh giá tác động của MT - Tiền tệ hoá tác động của MT XH – MT - Công bằng giữa các thế hệ - Sự tham gia của quần chúng KT-XH - Công bằng giữa các thế hệ - Mục tiêu trợ giúp việc làm
  • 22. 10 cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Nó lồng ghép các quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về môi trường. Nó đảm bảo thoả mãn những nhu cầu cho hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu trong tương lai. Về kinh tế đó là sự tăng trưởng, hiệu quả và ổn định; về xã hội là việc giảm đói nghèo, xây dựng thể chế, bảo tồn di sản và văn hoá dân tộc; còn về mặt môi trường đó là đa dạng sinh học và thích nghi, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn ô nhiễm. 1.1.1.3. Phát triển nông nghiệp bền vững Theo FAO (1990): "Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội"[66]. Đào Thế Tuấn (1999) trích dẫn định nghĩa của FAO về phát triển nông nghiệp bền vững như sau: “Đó là sự quản lý và bảo vệ cơ sở của các nguồn lợi tự nhiên và phương hướng của các thay đổi kỹ thuật và thể chế cách nào để đảm bảo đạt được sự thỏa mãn nhu cầu con người trong thế hệ này và thế hệ tương lai. Sự phát triển bền vững ấy bao gồm sự bảo vệ đất, nước, các nguồn lợi di truyền thực vật và động vật không bị thoái hóa về môi trường, thích ứng về kỹ thuật, có sức sống về kinh tế và chấp nhận được về xã hội”[50] . Theo ủy ban kỹ thuật của FAO: “Nền nông nghiệp bền vững bao gồm việc quản lý có hiệu quả nguồn lực để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà vẫn duy trì hay làm tăng thêm chất lượng của môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên” [65]. Maureen (1990) dẫn quan điểm của hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ cho rằng “Nông nghiệp bền vững” tương ứng với nông nghiệp tùy cơ ứng biến, chứa một phổ đa dạng về các loại hình canh tác, trong đó mỗi loại hình lại có khả năng thích ứng với một kích cỡ trang trại cụ thể trong những điều kiện cụ thể về điều kiện
  • 23. 11 tự nhiên, đất đai và con người. Do vậy, không thể có một khuôn mẫu chung về phát triển nông nghiệp bền vững cho các vùng khác nhau, các trang trại khác nhau [76]. Theo Bill Mollison (1994) thì “nông nghiệp bền vững” là một hệ thống được thiết kế để chọn môi trường bền vững cho sự sống con người. Đó là một hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người mà không bóc lột đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp bền vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi kết hợp với đặc trưng của cảnh quan và cấu trúc, trên những diện tích đất sử dụng thấp nhất, nhờ vậy con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn tài nguyên phong phú trong thiên nhiên một cách bền vững mà không liên tục hủy diệt sự sống trên trái đất [3]. Một trong những mục tiêu của nông nghiệp bền vững là giữ gìn tài nguyên đất và cải tạo các loại đất bị thoái hóa, mất sức sản xuất. Rosemary Morrow (1994) đã có những hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng đất đai theo hướng bền vững. Theo trình bày của tác giả thì mô hình nông nghiệp bền vững hiện nay ở một số nước thích hợp với quy mô nhỏ, trong đó cây trồng vật nuôi được sử dụng đa chức năng phù hợp với đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, vấn đề sử dụng thảm thực vật che phủ để bảo vệ đất rất được coi trọng [40]. Theo Nguyễn Văn Quí và cộng sự (2001), ở Nhật Bản, phương pháp của Fukuoka về canh tác tự nhiên được xem là một kiểu canh tác bền vững. Những nguyên lý chủ yếu của phương pháp này là không làm đất, không dùng phân hóa học, không làm sạch cỏ bằng máy hay bằng hóa chất diệt cỏ, không phụ thuộc vào thuốc trừ sâu bệnh hóa học mà chỉ tìm cách điều chỉnh cây trồng bằng việc bố trí thời gian gieo trồng thích hợp, dùng các loại phân xanh phân hữu cơ sản xuất tại chỗ và bằng các biện pháp sinh học, canh tác để hạn chế sâu bệnh [39], [25]. Các vấn đề về ngăn chặn xói mòn đất do nước, do gió nhằm giữ gìn tài nguyên đất và nước để phát triển nông nghiệp bền vững đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu. Để việc chống xói mòn có hiệu quả cao cần kết hợp các biện pháp công trình và các biện pháp sinh học [37], [84].
  • 24. 12 Trong nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững các nhà khoa học nước ta cũng như trên thế giới đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp bền vững vùng cao. Khó khăn lớn trong việc phát triển nông nghiệp trên đất vùng cao là địa hình thường dốc, chia cắt mạnh, có nhiều vùng sinh thái khác biệt ngoài ra còn gặp các trở ngại về cơ sở hạ tầng, các khó khăn về kinh tế, áp lực dân số, trở ngại về văn hóa, trí tuệ [78]. Ở nước ta đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nông nghiệp tập trung cho vùng cao nhằm tìm ra các hệ thống canh tác bền vững phù hợp với các tiểu vùng sinh thái khác nhau. Các hệ thống nông lâm kết hợp, hoặc hệ thống nông nghiệp trồng cây dài ngày dễ đáp ứng với yêu cầu canh tác bền vững hơn hệ thống canh tác cây ngắn ngày. Viện Nông hóa thổ nhưỡng đã kết hợp với một số tổ chức quốc tế như International Board for Soil Research and Management (Thailand) (IBSRAM) và Australian Centre for International Agricultural Research (ACIAR) để thực hiện chương trình nghiên cứu về các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững [57]. Thuật ngữ nông lâm kết hợp được sử dụng phổ biến trên thế giới trong nhiều năm gần đây, là một phương thức canh tác mới so với canh tác truyền thống. Nông lâm kết hợp là tên gọi chung cho các hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất, trong đó cây thân gỗ lâu năm được kết hợp một cách có tính toán trên cùng một đơn vị diện tích với các loài cây thân thảo và chăn nuôi [11], [21]. Sự kết hợp này có thể tiến hành đồng thời hoặc kế tiếp nhau về mặt không gian và thời gian. Trong Nông lâm kết hợp cả 2 yếu tố sinh thái và kinh tế tác động qua lại lẫn nhau giữa các bộ phận hợp thành hệ thống đó. Các mô hình nông lâm kết hợp trên thế giới rất phong phú, đa dạng [11], [13]. Ở Thái Lan, người ta xây dựng các mô hình Taungya của mỗi hộ dân. Mỗi hộ được cấp 0,17 ha đất để làm nhà vườn và khoảng 1,6 ha để trồng rừng và trồng xen các cây nông nghiệp như lúa, sắn, ngô, cây ăn quả. Ở Ấn Độ, người ta thực hiện nông lâm kết hợp giữa cây dứa với hồ tiêu, ca cao; giữa cây cao su với cây lương thực; giữa cây lấy gỗ và cây cà phê… Ở Indonesia các “Lalang” được áp dụng rộng rãi từ năm 1972, nông dân được giao đất trong 2 năm đầu để trồng cây nông lâm và cây rừng. Miền nam Brazil người ta trồng cao su kết hợp với ca cao [31], [47], [61].
  • 25. 13 Như vậy trên quan điểm phát triển bền vững, sự phát triển nông nghiệp một cách bền vững là vừa thỏa mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp vừa không giảm khả năng đáp ứng những nhu cầu của nhân loại trong tương lai. Mặt khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năng suất nông nghiệp cao hơn, vừa bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự cân bằng có lợi về môi trường [22]. Tóm lại có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nông nghiệp bền vững, nhưng chung quy lại phát triển nông nghiệp bền vững được coi là sự phát triển của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) đảm bảo bảo vệ môi trường, không giảm cấp tài nguyên; bền vững về kinh tế; được chấp nhận về phương diện xã hội. Hay nói cách khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năng suất nông nghiệp cao hơn, vừa bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự cân bằng có lợi về môi trường và ổn định về mặt xã hội. Phát triển nông nghiệp bền vững về mặt kinh tế đó là sự gia tăng sản lượng nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp phải hiệu quả và ổn định; về mặt xã hội là việc giảm đói nghèo, tạo việc làm, bình đẳng giữa các đối tượng trong phát triển nông nghiệp; còn về mặt môi trường đó là đa dạng sinh học và thích nghi, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn ô nhiễm. Như vậy, phát triển nông nghiệp bền vững cũng được xem xét theo ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp của con người cả cho hiện tại và mai sau. Lý luận phát triển nông nghiệp là nền tảng lý thuyết cho lý luận về phát triển cà phê bền vững. 1.1.1.4. Lý luận về phát triển cà phê bền vững a. Tổng quan các quan điểm của các tổ chức và cá nhân nước ngoài về phát triển cà phê bền vững Xuất phát từ việc nghiên cứu các lý luận về phát triển, phát triển bền vững, phát triển nông nghiệp bền vững, có rất nhiều tổ chức, cá nhân, các nghiên cứu đã đưa ra các quan điểm khác nhau về PTCPBV. Theo hiệp ước Liên Hiệp Quốc kí tại Rio de aneiro vào năm 1992, có ba trụ cột của phát triển bền vững trong ngành cà phê, đó là: “Môi trường, xã hội và kinh tế’’. PTCPBV trên cơ sở hài hòa các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh chính trị,
  • 26. 14 trật tự an toàn xã hội. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ giữ gìn. Để đạt được điều này, tất cả các thành phần, tổ chức kinh tế - xã hội và Nhà nước phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hoà 3 lĩnh vực chính: kinh tế, xã hội, môi trường [26]. Về kinh tế: Bao gồm phát huy lợi thế tự nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, có hiệu quả kinh tế cao, trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm [26]. Về xã hội: Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo ổn định vững chắc quốc phòng an ninh, nhất là an ninh nông thôn [26]. Về môi trường: Cần sử dụng hợp lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, áp dụng kỹ thuật canh tác, chế biến theo cách thân thiện với môi trường [26]. Khi nghiên cứu về lịch sử sơ khai và định nghĩa cà phê bền vững, một số tác giả chỉ ra rằng, cà phê có một số cách phân loại được sử dụng để xác định sự tham gia của người trồng (hoặc các chuỗi cung ứng) theo những kết hợp khác nhau của các tiêu chuẩn về xã hội, môi trường và kinh tế. Cà phê phù hợp với những loại và được độc lập xác nhận hoặc xác nhận bởi một bên thứ ba được công nhận được gọi chung là "cà phê bền vững." Thuật ngữ "cà phê bền vững" lần đầu tiên được giới thiệu trong những hội nghị chuyên đề do Trung tâm nghiên cứu chim di cư Smithsonian (SMBC), Ủy ban về hợp tác môi trường của NAFTA (CEC) và Hội đồng lựa chọn tiêu dùng (CCC) vào năm 1998. Thuật ngữ "Cà phê bền vững tại Crossroads" [79] trong báo cáo năm 1999 của CCC, được sử dụng đầu tiên trước công chúng. Nó thảo luận về giải thích tính bền vững và xác định các tiêu chí như sản xuất hữu cơ và công bằng thương mại là "cà phê bền vững", mặc dù nó không cung cấp một định nghĩa chức năng đơn thuần. Nghiên cứu của Rice & McLean (1999), “Sustainable Coffee at the Crossroads” chỉ ra rằng: “Khái niệm về "Cà phê bền vững" là thuật ngữ chưa được thống nhất cao trong lĩnh vực học thuật và ngành công nghiệp cà phê trong những năm gần đây. Thậm chí, vẫn còn tồn tại những tranh cãi về khái niệm cà phê bền vững” [79] . Rice & McLean (1999) đã nhận định: “Cà phê bền vững được xem xét trong sự liên kết chặt chẽ giữa các vấn đề bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế. Cụ thể, điều dễ quan sát trong vấn đề sản xuất cà phê là tính hữu cơ, canh tác dưới tán cây
  • 27. 15 và công bằng trong thương mại cà phê được tìm hiểu gần gũi nhất so với khái niệm bền vững nói chung” [79] . Lập luận về định nghĩa cà phê bền vững, Rice & McLean (1999)cho rằng những nỗ lực trong quá khứ để định nghĩa cà phê bền vững như là “cà phê bền vững đại diện cho mặt sinh thái và bình đẳng thương mại phản ánh khía cạnh xã hội”. Điều này không hoàn toàn chính xác. Thậm chí “công bằng thương mại” cũng chưa phản ánh hết lợi ích của toàn bộ người lao động trong lĩnh vực cà phê hoặc tất cả các điều kiện xã hội. Tương tự, “chứng chỉ sản xuất hữu cơ” cũng không thể đảm bảo được vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học và quản lý tài nguyên đất [79] . Rice & McLean (1999)nhận thấy “Gần đây, canh tác cà phê dưới tán cây đã bổ sung tiêu chuẩn hữu cơ và hoàn thiện hơn ở khía cạnh sinh thái của phạm trù bền vững. Tuy nhiên, thiếu những sự thống nhất về tiêu chí độ che bóng và bất đồng về hữu cơ và canh tác cà phê dưới bóng cây vẫn là cơ sở để hướng tới mức độ bền vững cao hơn” [79]. Như vậy, trong nhiều năm qua, rất nhiều tổ chức, các nhà khoa học đã cố gắng phát triển một sứ mệnh, tiêu chí và tiêu chuẩn cà phê bền vững. Tuy nhiên mối quan tâm của những người tham gia là rất đa dạng để đi đến một sự thống nhất về khái niệm này. Rice & McLean (1999)kết luận: “Bản thân ngành cà phê đang là bộ phận tiên phong hướng tới một sự bền vững cao hơn trong sản xuất cà phê. Đặc trưng của cà phê, môi trường ngày càng cạnh tranh, khuynh hướng cầu về cà phê tăng, sự gia tăng về mức độ quan tâm tới môi trường và xã hội là những yếu tố mở ra một tầm nhìn chiến lược cho việc PTCPBV trong thời gian tới” [79]. Báo cáo nổi bật của Hội đồng lựa chọn tiêu dùng (CCC) trong thời gian tương tự như các ấn phẩm đáng chú ý của Ngân hàng Thế giới [71], [77] và một văn bản của IMF [59] là một trong những điều đầu tiên xác định các tồn tại về kinh tế và xã hội liên quan tới xuất xứ của cà phê, điều này là cơ sở của sự khủng hoảng cà phê diễn ra hoàn toàn sớm hơn vào đầu những năm 2000. SMBC đưa ra một số bằng chứng sớm nhất về tác động môi trường xảy ra ở một số khu vực trồng cà phê quan trọng nhất ở Trung Mỹ [80], [81]. Các mối quan tâm về sinh thái và kinh tế đã được thảo luận tại các cuộc họp được tổ chức bởi CEC ("Hội thảo chuyên đề về cà phê
  • 28. 16 Mexico được sản xuất một cách bền vững") ở Oaxaca vào năm 2000 mà kết quả là Tuyên bố Oaxaca. Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) nêu lên và tài liệu hóa một số yếu tố dẫn đến cuộc khủng hoảng, đặc biệt là sự suy giảm mạnh mẽ về giá cà phê đối với người sản xuất. Nghiên cứu về những ước lượng thị trường đầu tiên về cà phê bền vững cho thấy, khối lượng cà phê thương mại ban đầu chỉ là những con số ước tính, bởi vì không có cơ quan, bao gồm cả bản thân tổ chức cấp chứng chỉ, thống kê chính xác theo thời gian [63], [68]. Đánh giá toàn diện đầu tiên và định nghĩa ngắn gọn đầu tiên xuất hiện trong các tài liệu nghiên cứu được ủy quyền bởi một số tổ chức vào năm 2001. Các tổ chức như Summit Foundation, Bảo tồn thiên nhiên, Ủy ban về hợp tác môi trường, các Hiệp hội cà phê đặc biệt của Mỹ, và Ngân hàng Thế giới đã kết hợp để tài trợ và công bố đánh giá với quy mô lớn đầu tiên về thị trường, giá trị và khối lượng của các loại cà phê (một mẫu ngẫu nhiên có ý nghĩa về mặt thống kê trên khắp Bắc Mỹ của 1558 các nhà bán lẻ, 570 nhà rang xay, 312 nhà bán buôn, 120 nhà phân phối, và 94 nhà nhập khẩu). “Kết quả khảo sát cà phê bền vững của ngành công nghiệp cà phê của Bắc Mỹ" [68] chỉ ra sự sẵn có của bốn loại cà phê được chứng nhận bền vững (theo thứ tự tầm quan trọng ): hữu cơ, công bằng thương mại, thân thiện với chim (Trung tâm nghiên cứu chim di cư Smithsonian) và kết hợp rừng mưa. Trong thời gian xấu nhất của cuộc khủng hoảng cà phê gần đây (2001-2003), giá đạt mức thấp kỷ lục (49 Cents/pound (0.454 kg ~ 1 pound) theo chỉ số giá của ICO, tháng tư năm 2001) và đẩy nhiều nhà sản xuất vào những điều kiện rất khó khăn. Đến năm 2003, ý tưởng về cà phê bền vững đã bắt đầu để trở thành một chủ đề phổ biến tại các hội nghị, trong nghiên cứu, và các cuộc thảo luận chính sách. "Nhà nước của cà phê bền vững" [67] được xuất bản bởi Tổ chức Cà phê Quốc tế và Viện Quốc tế về Phát triển Bền vững (IISD) vào năm 2003 lưu ý rằng “cà phê bền vững mang lại các cơ hội mới cho nhà sản xuất”, người mà phải đối mặt với những khó khăn về giá cả và điều kiện sản xuất bằng không họ sẽ không thoát ra khỏi sự nghèo đói.
  • 29. 17 Cuốn sách lần đầu tiên đã được hiến tặng cho chủ đề cà phê bền vững và vạch ra sự phát triển của khái niệm phát triển bền vững trong cà phê và cũng là người đầu tiên xác định các kênh thị trường, điều kiện thị trường và khối lượng cà phê bền vững tại các thị trường châu Âu và Nhật Bản. David Hallam, giám đốc ngành hàng của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), năm 2003 lưu ý rằng "... các sản phẩm hữu cơ và công bằng thương mại cũng có thể điều chỉnh một mức giá cao”. Tuy nhiên, sự cao hơn này cũng bị hạn chế trong một chừng mực nào đó [72]. Năm 2004, một báo cáo của Ngân hàng Thế giới, "Thị trường cà phê: những chuẩn mực mới trong tổng cung và cầu trên toàn thế giới" [75] chứng minh rằng sự thay đổi cấu trúc trong các ngành công nghiệp cà phê toàn cầu có thể sẽ cản trở sự tiến bộ của các quốc gia sản xuất cà phê để tham gia một cách công bằng hơn vào những sản phẩm nông nghiệp thương mại giá trị nhất của thế giới. Nó cũng khẳng định tầm quan trọng của cà phê tại hơn 50 quốc gia và giá trị của nó trong một số các nước sản xuất cà phê như là một sản phẩm chủ yếu, và đôi khi là duy nhất, nguồn thu nhập tiền mặt cho nhiều nông dân. Lưu ý rằng "các phân đoạn khác biệt", trong đó cà phê được cấp chứng chỉ như tính hữu cơ và công bằng thương mại được bao gồm, "có thể cung cấp cho sản xuất có lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng". Nó tiếp tục đề nghị rằng đây là những "quan trọng bởi vì tốc độ tăng trưởng và tiềm năng của họ để cung cấp các lợi ích xã hội, kinh tế, môi trường tốt hơn cho nông dân". Vào thời điểm này, trong thập kỷ giữa, loại cà phê bền vững được thiết lập vững chắc là một trong những mô hình mới nổi trong sản xuất toàn cầu và thương mại cà phê. Báo cáo tương tự của Ngân hàng Thế giới xác định rằng sản xuất cà phê bền vững đã mở rộng vượt ra ngoài nguồn gốc của nó là châu Mỹ La tinh sang các nhà xuất khẩu nhỏ từ châu Phi và châu Á. Các sáng kiến cà phê bền vững mở rộng được đề cập đến giữa những năm 2000. Cà phê bền vững bao gồm các sáng kiến cấp giấy chứng nhận mới như chứng chỉ UTZ và Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê (4C) cũng như các chứng chỉ được sử dụng độc quyền của bản thân các các công ty (Starbucks và Nespresso). Hầu hết các chứng nhận, vào cuối của thập kỷ được phổ biến rộng rãi không chỉ trong các cửa hàng chuyên doanh và quán cà phê mà còn trong các siêu thị lớn và dưới tên thương hiệu quốc gia của các công ty lương thực toàn cầu như Kraft và Sara Lee. Tại Hội nghị cà phê thế
  • 30. 18 giới ICO năm 2010, cựu chuyên gia cà phê Daniele Giovannucci của Ngân hàng thế giới [69] lưu ý rằng trong năm 2009 hơn 8% của thương mại toàn cầu là sản phẩm thô (xanh), cà phê đã được chứng nhận cho một hoặc một trong các sáng kiến bền vững khác. Mặc dù phát triển nhanh chóng, cà phê bền vững được chứng nhận vẫn là chỉ là một vài phần trăm của tổng lượng mua của những thương hiệu cà phê lớn nhất thuộc sở hữu của Nestlé, Kraft, Sara Lee [85]. Các thương hiệu hàng đầu thế giới về khối lượng mua vào, như là Starbucks, sở hữu chứng chỉ tư (Canh tác C.A.F.E ) chiếm gần 90% lượng mua vào [82], và Nespresso mua cà phê bền vững (Chứng nhận bởi Liên minh rừng mưa) hiện chiếm hơn một nửa tổng lượng mua vào. Starbucks cũng là bên mua duy nhất lớn nhất thế giới của cà phê được chứng nhận công bằng thương mại, theo số liệu thống kê của Transfair Mỹ và Fairtrade ghi nhãn tổ chức quốc tế (FLO). Các vấn đề hiện tại của PTCPBV cho thấy: cà phê bền vững không còn là một ngách nhỏ khi mà thị phần của nó biến thiên từ 0% đến 8% so với ngành công nghiệp cà phê toàn cầu trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Các nỗ lực đang được tiến hành bởi tổ chức chứng nhận khác nhau, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các công ty lương thực toàn cầu để phát triển sản xuất cà phê bền vững ở các vùng nghèo nhất của thế giới, chẳng hạn như châu Phi, và để đo lường những tác động thực tế bằng các sáng kiến, tiêu chuẩn và chứng nhận khác nhau. Trong khi một số nghiên cứu về chủ đề này đã được công bố, những nghiên cứu có chất lượng cao vẫn còn thiếu. “Tài nguyên cho tương lai”, một nghiên cứu táo bạo, đã tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn một cách rộng rãi trong năm 2010 và xác định 37 nghiên cứu liên quan, chỉ có 14 trong số đó sử dụng các phương pháp có khả năng tạo ra kết quả đáng tin cậy. Allen Blackman và orge Rivera, tác giả của "Bằng chứng cơ sở cho tác động môi trường và kinh tế xã hội của chứng nhận bền vững” [56] kết luận rằng bằng chứng thực nghiệm là hạn chế và cần nhiều hơn nữa những nghiên cứu lý thuyết để xem xét những tác động bất đồng của các nghiên cứu. Tổ chức Xã hội, Môi trường và Ghi nhãn Quốc tế Alliance (ISEAL) là một hiệp hội toàn cầu cho các tiêu chuẩn xã hội và môi trường mà các thành viên bao gồm rất nhiều các hệ thống tiêu chuẩn chủ yếu đang áp dụng trong lĩnh vực cà phê bền vững như: công bằng thương mại, Liên minh rừng mưa, chứng nhận UTZ và Hiệp hội 4C.
  • 31. 19 Thành viên của nó đã giải quyết được thực hiện bằng cách áp dụng một luật tác động mới trong năm 2010 đòi hỏi họ phải phát triển một kế hoạch đánh giá minh bạch để cung cấp hợp lý đo lường tác động của họ. Một sáng kiến khác đã được phát triển và áp dụng các số liệu khoa học để hiểu tác động của phát triển bền vững ở cấp trang trại. Ủy ban phi lợi nhuận về đánh giá tính bền vững (COSA), là một tập đoàn của các tổ chức toàn cầu dẫn đầu bởi Viện Quốc tế về Phát triển bền vững (IISD) và Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), như là một phần của Sáng kiến hàng hóa bền vững (SCI), đã được phát triển và áp dụng các số liệu khoa học để hiểu tác động của phát triển bền vững ở cấp trang trại. COSA nêu mục đích là để đánh giá tính bền vững và quy định là để đạt được "một tập hợp đáng tin cậy của các biện pháp chung toàn cầu cho phát triển bền vững nông nghiệp theo ba nguyên tắc cân bằng (môi trường, xã hội và kinh tế)" [70]. Tổ chức Cà phê quốc tế nhất trí ủng hộ các ghi chú của chương trình COSA mà COSA đã xây dựng năng lực quản lý với các đối tác địa phương ở các nước sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiểu biết về những tác động (chi phí và lợi ích) của nhiều sáng kiến bền vững [73]. Trung tâm Thương mại (ITC) của Liên Hợp Quốc và chương trình Thương mại cho Phát triển Bền vững của nó cũng đang phát triển một chương trình toàn cầu trực tuyến để hiểu rõ hơn về sự phân biệt các sáng kiến bền vững đa dạng với các so sánh cơ bản của các tiêu chuẩn và hệ thống bản đồ sẵn có của họ. ITC cũng đã công bố quan hệ đối tác với COSA để cho cơ sở dữ liệu của COSA của hàng ngàn quan sát khoa học về chủ đề này sẽ công khai trong năm 2011-2012. Một nghiên cứu của Daniele Giovannucci (July 2001) về “Cuộc điều tra cà phê bền vững của ngành công nghiệp đặc biệt ở Bắc Mĩ’’ cho rằng: phần lớn của ngành công nghiệp cà phê toàn cầu không nhất quán đáp ứng hai vấn đề cơ bản của phát triển bền vững: bảo vệ môi trường và công bằng xã hội. Tuy nhiên, một số lượng ngày càng tăng các công ty cà phê và người tiêu dùng tiên phong nỗ lực để khuyến khích ngành công nghiệp cà phê trở nên thân thiện với môi trường hơn và chú ý đến lợi ích kinh tế và xã hội của các nhà sản xuất. Ba loại cà phê đáp ứng các các tiêu chí này là cà phê hữu cơ, cà phê bóng che và cà phê thương mại bình đẳng. Những loại cà phê này đều được gọi chung một tên là cà phê bền vững [62].
  • 32. 20 Các từ ngữ dưới đây phục vụ như là định nghĩa ngắn gọn và rất cơ bản cho cuộc khảo sát: Cà phê hữu cơ được sản xuất với các phương pháp bảo tồn đất và nghiêm cấm việc sử dụng các hóa chất tổng hợp. Cà phê thương mại bình đẳng là cà phê mua trực tiếp từ hợp tác xã của nông dân có quy mô nhỏ, bảo đảm một mức giá hợp đồng để tối thiểu chi phí trung gian. Cà phê bóng che là cà phê được trồng trong các môi trường rừng dưới bóng cây nên đảm bảo tính đa dạng sinh học và là thức ăn cho các loài chim. Sẽ có sự nhầm lẫn về những gì gọi là cà phê hữu cơ, về cà phê thương mại bình đẳng và cà phê bóng che. Không thúc đẩy giáo dục về tiêu chuẩn hóa các thuật ngữ rất có thể sẽ dẫn đến sự suy thoái của những thuật ngữ này, chẳng hạn "cà phê bóng che" sẽ là một từ vô nghĩa đối với người tiêu dùng như là từ "cà phê tự nhiên". Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng cấp giấy chứng nhận sẽ là rất quan trọng đối với cà phê bền vững. Hai phần ba trả lời cho rằng một con dấu siêu, kết hợp các tiêu chuẩn cho cà phê bền vững, là quan trọng cho việc kinh doanh của họ [62]. Cà phê bền vững tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể như là một phần của thị trường cà phê đặc sản, một phân đoạn, đã tăng trưởng đáng chú ý trong những năm gần đây. Thị trường này đặc biệt phát triển mạnh ở Bắc Mỹ, nhiều cơ hội trong thị trường EU và Nhật Bản. Trong EU, thị trường cho cà phê thương mại bình đẳng lớn hơn so với ở Mỹ, cà phê hữu cơ rất mạnh mẽ, còn cà phê bóng che vẫn còn tương đối mới lạ. Tại Nhật Bản cà phê hữu cơ nổi tiếng, cà phê bóng che đã xâm nhập rất khiêm tốn (duy nhất một nhà sản xuất cà phê lớn nước giải khát) và cà phê thương mại bình đẳng là tương đối lớn [62]. Hội nghị quốc tế về Thương mại và Phát triển, tổ chức bởi Viện Quốc tế cho sự Phát triển bền vững (IISD) [27] [41], về “Tính bền vững trong lĩnh vực cà phê: “Khám phá cơ hội cho hợp tác quốc tế” đã bàn về “Nền tảng lý thuyết cho sự bền vững trong lĩnh vực cà phê”. Hội nghị đã chỉ ra rằng cà phê là một hàng hóa quan trọng trong giá trị giao dịch quốc tế, đóng một vai trò cực kỳ quan trọng cho sinh kế của hàng triệu nông hộ ở các nước đang phát triển. Hơn thế nữa, ngoài ước tính khoảng 25 triệu người nông dân phụ thuộc trực tiếp vào cà phê như là nguồn thu
  • 33. 21 nhập chính của mình, Cà phê còn đóng góp một vai trò đáng kể trong thu nhập ngoại thương và yếu tố quan trọng trong việc tạo cơ hội việc làm và phát triển cơ sở hạ tầng hơn 50 quốc gia đang phát triển. Chiều rộng và sâu của mối quan hệ giữa những nhà sản xuất cà phê và hàng loạt các tổ chức trung gian trong chuỗi dây chuyền cung ứng cà phê tạo nên yếu tố quan trọng trong phát triển bền vững ở tầm địa phương, khu vực và thế giới. Giovannucci và Koekoek (2003), (Kilian et al. 2006) trích dẫn từ một ấn phẩm kết hợp của Ngân hàng thế giới, Tổ chức cà phê quốc tế, Viện quốc tế về phát triển bền vững và Cơ quan hội nghị liên hợp quốc về vấn đề thương mại và phát triển cho rằng công bằng thương mại, cà phê hữu cơ và cà phê thân thiện với hệ sinh thái mang lại những lợi ích hấp dẫn không chỉ cho khoảng 3/4 triệu nông hộ sản xuất cà phê mà còn đối với toàn bộ ngành công nghiệp cà phê do việc gia tăng doanh số bán từ loại cà phê này và mang lại giá trị lợi nhuận lớn hơn trong chuỗi cung về cà phê. Tuy nhiên Rosen và Larson (2001) lại phản ánh rằng dữ liệu cơ bản cần thiết để đưa ra một dự báo đáng tin cậy về thị trường cà phê hữu cơ lại còn thiếu, đặc biệt là về vấn đề giá cả và chi phí sản xuất [67], [74]. FLO (2004) và Fairtrade Coffee (2003), Kilian et al (2006) đề cập rằng khái niệm "công bằng thương mại" được tồn tại từ những năm 1960. Khái niệm này do một cộng đồng những nhà nhập khẩu và phân phối phi lợi nhuận từ các nước thịnh vượng vùng Bắc Âu và các nhà sản xuất với quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển. Các tác nhân này đang trong lúc chống lại mức giá thị trường thấp và phụ thuộc nhiều vào các nhà môi giới, và các tác nhân này lúc bấy giờ đang tìm ra một phương thức thương mại trực tiếp hơn đối với thị trường châu Âu. Những sản phẩm với nhãn thương mại công bằng lần đầu tiên xuất hiện ở Hà Lan vào năm 1989. Một cuốn sách được bán chạy nhất trong thế kỷ 19 có tên "Max Havellar" nói về sự bóc lột của các doanh nhân Hà Lan đối với những người công nhân trồng cà phê ở ava [74], [88], [90]. FAO (2004), GTZ (2004) Kilian et al (2006) cũng chỉ ra rằng đối với tác động về kinh tế thì sản xuất hữu cơ nâng cao được năng suất của hệ thống sản xuất nông nghiệp theo hướng sử dụng ít các yếu tố đầu vào và cung cấp nhiều cơ hội thị
  • 34. 22 trường mới cho sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, những lập luận này chỉ dựa trên một cơ sở dữ liệu rất hạn chế [74], [89], [91]. IFOAM (2004), Kilian et al (2006) đề cập rằng mục tiêu cơ bản của nông nghiệp hữu cơ là để hoàn thiện chất lượng của cả nông nghiệp và môi trường dựa trên năng lực tự nhiên của cây trồng, vật nuôi và khu vực sinh thái. Nông nghiệp hữu cơ nhằm giảm việc sử dụng các nguồn nguyên liệu bên ngoài và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật và phân hóa học và các sản phẩm nhân tạo khác. Thay vào đó nó dựa vào tính đa dạng sinh học để tăng năng suất cây trồng và khả năng đề kháng bệnh tật [74], [95]. Kilian et al. (2006) chỉ ra rằng để giảm bớt sự tác động của giá cả cà phê thấp ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp, sản xuất cà phê bền vững và chứng chỉ bền vững trở thành chiến lược hợp lý đối với nhiều nhà sản xuất để định vị sự khác biệt về sản phẩm của họ trên thị trường và thay đổi cơ cấu chi phí sản xuất theo hướng hạn chế lạm dụng các yếu tố sản xuất đầu vào. Kilian et al. (2006) kết luận để vượt qua những khó khăn, thách thức về giá cả thấp và chi phí sản xuất cao hơn về mặt tương đối so với các nước sản xuất cà phê lớn như Brazil và Việt Nam, một số nhà sản xuất cà phê ở Trung Mỹ đã thay đổi sang hướng sản xuất cà phê bền vững [74]. b. Tổng quan các nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân trong nước về phát triển cà phê bền vững Đã có nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế tiến hành nhiều chương trình, dự án và đề tài nghiên cứu liên quan đến: PTCPBV, nổi bật có một số công trình sau: - Trần An Phong (2005), “Sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý làm cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đắk Lắk”, đã đưa ra kết luận: “Ngày nay, phát triển bền vững đã trở thành một vấn đề trọng yếu của toàn cầu, đang được nhiều quốc gia trên thế giới đặt thành quốc sách. Bảo vệ môi trường gắn liền với phát triển bền vững trở thành một nội dung quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia”. - Trong nghiên cứu của Bùi Quang Bình (2008), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng về “Phát triển ngành sản xuất cà phê bền vững ở Tây Nguyên” đã
  • 35. 23 khẳng định vai trò to lớn của ngành sản xuất cà phê đối sự phát triển kinh tế của Tây Nguyên, đánh giá tính bền vững của ngành sản xuất cà phê ở đây, và đưa ra một số định hướng chính và giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành sản xuất cà phê ở Tây Nguyên. - Trong 2 ngày 28 và 29/6/2007, tại TP. Buôn Mê Thuột, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk và công ty Tư vấn EDE phối hợp tổ chức hội thảo "Từ dự án thí điểm đến mở rộng sản xuất cà phê bền vững" nhằm chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác trong ngành cà phê Việt Nam và thế giới để ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững. - Hội thảo khoa học về "Cây cà phê và sự phát triển bền vững của Đắk Lắk " được tổ chức tại Buôn Ma Thuột (18-7/2007) đã đưa ra những ý tưởng về một vùng cà phê có giá trị cao nhờ vào sự thân thiện với môi trường, với những ưu thế cả về đất, nguồn nước và sự đa dạng sinh học của rừng Tây Nguyên. Hội thảo này cũng chỉ rõ: Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, nhưng xuất thô với chất lượng kém, nên mất thế cạnh tranh. Phần lớn nguồn lợi vào tay các công ty có thương hiệu toàn cầu. - Trong bài viết “Chiến lược phát triển bền vững cho cà phê Việt Nam” của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, đăng trên báo điện tử của Hiệp hội cà phê Việt Nam (VICOFA) đã đưa ra các quan điểm rộng về cà phê; chỉ ra tiềm năng và lợi thế so sách của ngành cà phê Việt Nam và đề xuất các chiến lược cho ngành cà phê Việt Nam. - Bài viết “Để ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững” trên báo điện tử www.mquyz.net (2006) đã chỉ ra một số nguyên nhân rớt giá cà phê và hướng một số giải pháp về thị trường cho PTCPBV của Việt Nam. - Bài viết của Hương Trà “Những biện pháp PTCPBV” đăng trên báo điện tử của Báo Kinh tế Nông thôn (22/10/2007) đã đưa ra các giải pháp về giống, đầu tư và khâu chế biến để PTCPBV. - Bài viết của Gia Bảo “Tây Nguyên: mở rộng cà phê thiếu bền vững” (24/06/2008) trên báo điện tử Thiennhien.net, đề cập đến việc mở rộng diện tích trồng cà phê không theo quy hoạch của các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian qua - một trong những nguyên nhân dẫn đến phát triển cà phê thiếu bền vững.
  • 36. 24 - Bài viết của Phương Dung “Để phát triển cà phê, cao su, sắn bền vững” (22/5/2008) trên báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam có đề cập đến một số cơ hội, lợi thế và hạn chế về phát triển cà phê, cao su, sắn trong thời gian qua. - Bài viết của Hà Yên “Giữ nguyên diện tích cà phê từ nay đến 2010” (30/4/2008) trên báo Điện Tử Vietnamnet đã đề cập đến việc phát triển trồng cà phê tự phát, ồ ạt phát rừng và chuyển một số diện tích đang trồng cây trồng khác sang trồng cà phê. - Các tham luận và ý kiến thảo luận tại hội thảo “Phát triển cà phê Buôn Ma Thuột bền vững”, được tổ chức tại Buôn Ma Thuột (13-03/2011) với nhiều ý kiến nêu lên những đóng góp của ngành cà phê Việt Nam trong thời gian qua: “Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới với diện tích trên 500.000 ha, hàng năm cho sản lượng trên dưới 1 triệu tấn nhân. Với giá trị tổng sản lượng chiếm khoảng 2% GDP, ngành cà phê đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, là nguồn thu nhập chủ yếu của 540.000 hộ nông dân với hơn 1,6 triệu lao động ở vùng sâu, vùng xa, nhất là Tây Nguyên” Bên cạnh đó hội thảo đã chỉ ra một số thách thức mà ngành cà phê đối mặt: Ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay có tới 85% diện tích trồng cà phê do các hộ nông dân quản lý nên không ổn định, bởi khi bị rớt giá thì hàng ngàn ha cà phê bị phá bỏ để chuyển sang trồng loại cây khác; ngược lại khi giá cà phê tăng cao người ta lại đua nhau trồng, bất chấp khuyến cáo của các nhà quản lý,… Theo một kết quả điều tra, trong số hơn 190.700 ha cà phê của tỉnh Ðắk Lắk chỉ có khoảng 150.000 ha đáp ứng đủ các điều kiện kỹ thuật, diện tích còn lại không phù hợp với điều kiện sinh thái trên địa bàn. Do đó, mỗi niên vụ cà phê, nông dân thiệt hại hàng tỉ đồng vì sản phẩm không đạt phẩm cấp. Mặt khác, diện tích cà phê tăng nhanh nhưng chủ yếu theo hướng tự phát, hầu hết các hộ sử dụng cây giống thực sinh tự ươm, không qua chọn lọc, trong đó có tới 80% do tự lựa giống. Đây chính là nguyên nhân làm cho năng suất cà phê không cao, kích thước hạt nhỏ, không đồng đều, chín không tập trung và thường bị nhiễm bệnh gỉ sắt. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, giám sát việc chế biến, thu mua cà phê chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động giao dịch thường qua các đầu nậu trung gian nên người trồng cà phê thường bị ép giá, ăn chặn và làm khó dễ,…
  • 37. 25 Sau đó các đại biểu đều thống nhất cho rằng, cà phê Buôn Ma Thuột cũng như cà phê Việt Nam muốn phát triển bền vững phải bảo đảm các điều kiện về nước tưới, duy trì diện tích ổn định phù hợp với điều kiện sinh thái nhằm giảm tối đa thiệt hại trước thảm họa thiên tai, tăng cường áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và sản lượng, thực hiện mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu cà phê. Đặc biệt, cần coi trọng vấn đề xây dựng thương hiệu, tạo uy tín và mở rộng thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thị trường cà phê thế giới. - Quan điểm PTCPBV của tỉnh Đắk Lắk, được Tỉnh uỷ tỉnh Đắk Lắk đưa ra như sau: “Phải đảm bảo năng suất, sản lượng, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ theo phương hướng ổn định lâu dài; giải quyết hài hoà lợi ích về kinh tế - xã hội, gắn với bảo vệ môi trường và giữ vững trật tự an toàn xã hội” [45]. c. Đánh giá chung các nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và quan điểm của tác giả đề tài về phát triển cà phê bền vững Các công trình nghiên cứu nước ngoài đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về phát triển cà phê bền vững, nhưng chung quy lại phát triển cà phê bền vững được dựa trên nền tảng của phát triển nông nghiệp bền vững. Các thuật ngữ “cà phê hữu cơ“, “cà phê bóng che“, “cà phê thương mại bình đẳng“, “cà phê thánh thiện với chim“, “cà phê kết hợp rừng mưa“ luôn được đề cập nhiều trong các nghiên cứu. Các nghiên cứu kết luận rằng những loại cà phê này đều được gọi chung một tên là cà phê bền vững. Đến những năm 2000, cà phê bền vững được hiểu là cà phê được cấp giấy chứng nhận mới. “Cà phê hữu cơ”,“cà phê bóng che”, “cà phê thánh thiện với chim“, “cà phê kết hợp rừng mưa“ là nói đến phát triển cà phê bảo đảm bền vững về môi trường, cà phê được sản xuất với các phương pháp bảo tồn đất và nghiêm cấm việc sử dụng các hóa chất tổng hợp. Cà phê được trồng trong các môi trường rừng dưới bóng cây nên đảm bảo tính đa dạng sinh học và là thức ăn cho các loài chim. “Cà phê thương mại bình đẳng” là nói đến phát triển cà phê bảo đảm bền vững về kinh tế và xã hội, cà phê được mua trực tiếp từ hợp tác xã của nông dân có
  • 38. 26 quy mô nhỏ, bảo đảm một mức giá hợp đồng để tối thiểu chi phí trung gian, có lợi cho người trồng cà phê và nâng cao hiệu quả kinh tế. Như vậy, cà phề bền vững cũng được xem xét trong sự liên kết chặt chẽ giữa các vấn đề bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế. Cụ thể, trong vấn đề sản xuất cà phê là tính hữu cơ, canh tác dưới tán cây và công bằng trong thương mại cà phê. Các nghiên cứu trong nước là những công trình quan trọng có đóng góp to lớn trong phân tích thực trạng, khai thác tiềm năng sản xuất, kinh doanh, chỉ ra những bất cập trong việc phát triển ngành cà phê Việt Nam, Tây Nguyên và Đắk Lắk, đề xuất các giải pháp cơ bản phát triển ngành cà phê bền vững trong thời gian qua. Các nghiên cứu trên cũng đã đề cập đến những mặt, những khía cạnh về cơ sở lý luận, phương pháp và các nhân tố tác động đến phát triền cà phê bền vững. Tuy nhiên, những nghiên cứu này được thực hiện trong các phạm vi và thời gian khác nhau và đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc nghiên cứu PTCPBV. Chưa có một nghiên cứu, bài viết nào nghiên cứu một cách chi tiết, hoàn chỉnh và có tính hệ thống về PTCPBV. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau có liên quan đến PTCPBV, tác giả đề tài cho rằng: “PTCPBV là quá trình phát triển hướng tới thay đổi về kỹ thuật và công nghệ sản xuất và chế biến cà phê thân thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, công bằng xã hội, nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu sản phẩm cà phê chất lượng cao của con người cho thế hệ hôm nay và mai sau”. Quan điểm trên cho thấy PTCPBV được xem xét trên 3 phương diện là môi trường, kinh tế và xã hội. Trong quan điểm của tác giả là PTCPBV phải hướng tới sự thân thiện với môi trường, thông qua việc thay đổi, hoàn thiện kỹ thuật và công nghệ sản xuất cà phê theo hướng vừa đảm bảo môi trường sinh thái, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu sản phẩm cà phê ổn định, chất lượng cao của con người cho thế hệ hôm nay và mai sau. Điều này sẽ giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, đồng thời đảm bảo chất lượng của sản phẩm cà phê, tăng sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
  • 39. 27 Do đó, PTCPBV phải xem xét bối cảnh kinh tế, xã hội, môi trường cụ thể của quốc gia và địa phương đó để đặt ra các mục tiêu và kế hoạch hành động PTCPBV cho phù hợp. Tùy theo bối cảnh phát triển cụ thể, có thể áp dụng các biện pháp ưu tiên khác nhau cho các nước, địa phương. Mặc dù có những điểm khác biệt giữa các quốc gia, các địa phương, nhưng phát triển cà phê theo hướng bền vững nên là hướng ưu tiên của các quốc gia, địa phương, trong đó có tỉnh Đắk Lắk. 1.1.2. Đặc điểm ngành hàng cà phê liên quan đến phát triển cà phê bền vững 1.1.2.1. Phát triển cà phê gắn liền với những đặc thù về kinh tế - kỹ thuật của ngành Ngành sản xuất cà phê với những đặc thù, đó là chu kỳ kinh doanh dài và mức đầu tư lớn; Quả cà phê chín không tập trung nên khâu thu hái phải được chia thành nhiều đợt để bảo đảm chất lượng; Sản xuất cà phê đòi hỏi kỹ thuật chế biến phức tạp; Sản xuất cà phê dùng cho xuất khẩu là chủ yếu... Những đặc điểm này có tác động rất lớn đến PTCPBV. a. Sản xuất cà phê có chu kỳ kinh doanh dài và mức đầu tư lớn Cà phê là cây lâu năm, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, từ 20 đến 25 năm và được chia làm hai thời kỳ (thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh). Năng suất và tuổi thọ của cây cà phê phụ thuộc vào chất lượng đầu tư, từ khâu chọn tạo giống, thiết kế phân lô trồng mới, làm bồn, đặc biệt là quy trình bón phân, tưới nước và chăm sóc. Do đó, việc đầu tư đúng đắn và liên tục để bảo đảm chất lượng và năng suất cà phê được coi là một yếu tố quan trọng của PTCPBV [4], [51]. Trong thời kỳ cà phê kinh doanh, các khâu tỉa cành, tạo hình, bón phân, tưới nước... đều phải chú trọng nên yêu cầu đầu tư cao cả về vốn và công lao động. Tổng chi phí đầu tư bình quân 1 ha cà phê khoảng 40 đến 60 triệu đồng, trong đó chi phí về phân bón và lao động chiếm từ 80 đến 90%. Đối với các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê nhân, đặc biệt là các hộ nông dân, do thiếu vốn nên việc đáp ứng yêu cầu về vốn đầu tư đầy đủ và kịp thời cho sản xuất là một khó khăn lớn. Bên cạnh đó, sự biến động bất lợi về giá phân bón và giá thuê nhân công là yếu tố chủ yếu làm tăng giá thành sản phẩm và tác động bất lợi đến lợi thế cạnh tranh và PTCPBV [4], [33].
  • 40. 28 b. Quả cà phê chín không tập trung gây khó khăn cho khâu thu hái và bảo đảm chất lượng sản phẩm Thu hoạch cà phê không giống như thu hoạch các loại nông sản khác do quả cà phê chín không tập trung. Để bảo đảm chất lượng thành phẩm (cà phê thu hoạch chín đều hoặc có ít nhất 95% quả chín) thì việc thu hái cần phải chia thành nhiều đợt (3 - 5 đợt/vụ). Với việc thu hái thủ công, năng suất thu hoạch là 50 - 60 kg quả tươi/công lao động vào thời điểm cà phê chưa chín rộ và 100 - 150 kg quả tươi/công lao động vào thời điểm cà phê chín rộ. Một hecta cà phê năng suất 15 tấn quả tươi cần khoảng 100 - 150 công lao động thu hái. Hầu hết các hộ nông dân ở vùng trồng cà phê tập trung đều phải thuê lao động vào thời vụ thu hoạch. Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, nhiều hộ nông dân đã chọn giải pháp hái tuốt cành (thu hoạch 1 hoặc 2 đợt), cà phê nguyên liệu thu hái vẫn còn từ 25 đến 50% quả xanh và 5 đến 10% số quả bị chín nẫu. Điều này làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm cà phê, gây cản trở việc phát triển khả năng cạnh tranh và PTCPBV [7], [10], [33]. c. Sản xuất cà phê đòi hỏi các kỹ thuật chế biến phức tạp Sản xuất cà phê đòi hỏi phải nắm vững các kỹ thuật sơ chế và chế biến. Đối với các hộ nông dân, do trình độ sản xuất hạn chế và thiếu phương tiện (sân phơi, máy móc), việc chế biến cà phê không đúng quy trình kỹ thuật sẽ làm giảm hiệu quả và chất lượng sản phẩm, gây ảnh hưởng bất lợi đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân tiêu thụ. Trong khi đó, với các doanh nghiệp (các công ty và nông trường), việc chế biến bảo đảm theo quy trình kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm tốt hơn, tạo nền tảng tốt để cạnh tranh và PTCPBV [1] [6], [33]. 1.1.2.2. Phát triển cà phê gắn với năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm để bán lẻ. Các hoạt động tạo ra giá trị sản phẩm cà phê bao gồm cung cấp đầu vào, sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Năng lực tham gia vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu của các tổ chức kinh tế được thể hiện trong tất cả các khâu nghiên cứu và phát triển, sản xuất, chế biến, phân phối, dịch vụ. Cà phê là một ngành có tính
  • 41. 29 thương mại hóa cao, lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê phụ thuộc lớn vào khả năng tham gia chuỗi giá trị cà phê toàn cầu của các tổ chức kinh tế. Thiếu sự gắn kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị và thiếu sự tham gia của các tổ chức kinh tế vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao là những nhân tố căn bản làm hạn chế PTCPBV. Do đó, để bảo đảm PTCPBV, cần cải thiện năng lực tham gia vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, thông qua việc gắn kết những người sản xuất với nhau và với nhà thu mua, chế biến, kinh doanh trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để tạo sức mạnh cạnh tranh và nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và tăng cường tham gia vào các khâu có lợi thế cạnh tranh và các công đoạn có giá trị gia tăng cao của chuỗi giá trị như các khâu sản xuất, chế biến và phân phối [33], [34]. 1.1.2.3. Sản phẩm cà phê có mức độ cạnh tranh mạnh mẽ so với một số nông sản khác Khác với một số sản phẩm nông nghiệp khác, toàn bộ sản phẩm cà phê sản xuất đều trở thành hàng hóa, không phải để tiêu thụ trong gia đình. Đối với Việt Nam, Trên 90 % sản phẩm cà phê sản xuất chủ yếu dùng cho xuất khẩu. Tỷ lệ cà phê tiêu thụ nội địa không đáng kể. Điều này cho thấy việc sản xuất cà phê chịu rủi ro và phụ thuộc rất lớn vào thị trường cà phê thế giới. Do vậy, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của sản phẩm này trên trường quốc tế. Bên cạnh đó cần phải xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa nhằm hạn chế rủi ro, tăng thế chủ động và giảm sự phụ thuộc vào thị trường cà phê thế giới, yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm phát triển cà phê ổn định và bền vững [14], [33]. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê rộng khắp thế giới. Các quốc gia tiêu dùng nhiều cà phê phần lớn là các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Kinh doanh cà phê là lĩnh vực tạo ra lợi nhuận cao, thu hút rất nhiều người tham gia. Do đó, tính chất cạnh tranh đối với sản phẩm cà phê nói chung và cà phê nhân nói riêng mạnh mẽ và sâu rộng hơn nhiều so với các sản phẩm nông nghiệp khác. Để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững, tạo điều kiện cho PTCPBV đòi hỏi các nhà sản xuất, chế biến cà phê phải không ngừng cải thiện chất lượng, đổi mới sản phẩm và hoàn thiện các dịch vụ để giữ vững uy tín và thị phần [4], [33].