SlideShare a Scribd company logo
1 of 221
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI VĂN NGHIÊM
C¸c tØnh ñy ë ®ång b»ng s«ng cöu long
l·nh ®¹o chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp
giai ®o¹n hiÖn nay
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI VĂN NGHIÊM
C¸c tØnh ñy ë ®ång b»ng s«ng cöu long
l·nh ®¹o chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp
giai ®o¹n hiÖn nay
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
M· sè: 62 31 23 01
Người hướng dẫn khoa học: 1. PSG. TS ĐỖ NGỌC NINH
2. PGS. TS DƯƠNG TRUNG Ý
Hµ NéI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực và
có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu
của luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào.
Tác giả luận án
Bùi Văn Nghiêm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUANĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN .................................................................................7
1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam....................................................7
1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài................................................... 20
1.3. Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết...... 25
Chương 2: CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGLÃNH ĐẠO
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......... 29
2.1. Các tỉnh, tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long và kinh tế nông nghiệp
của các tỉnh........................................................................................... 29
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các tỉnh ủy ở đồng
bằng sông Cửu Longlãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp - Khái niệm, nội dung, phương thức.......................................... 55
Chương 3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ
CÁCTỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH
ĐẠOCHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP -
THỰC TRẠNG,NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM......................... 75
3.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long từ năm 2010 đến nay........................................... 75
3.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp -Thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm......... 89
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾUTĂNG
CƯỜNGSỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦYỞ ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCHCƠ CẤUKINH TẾ
NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025 ................................................. 123
4.1. Dự báo thuận lợi, khó khăn và phương hướng tăng cường sự lãnh
đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long đối với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ......................................................... 123
4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2025............................................................................ 131
KẾT LUẬN ................................................................................................ 169
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ............. 172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 173
PHỤ LỤC................................................................................................... 186
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ASXH : An sinh xã hội
BCH : Ban Chấp hành
BTVTU : Ban Thường vụ tỉnh ủy
CCKT : Cơ cấu kinh tế
CCKTNN : Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTQG : Chính trị quốc gia
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
GlobalGAP : Global Good Agricultural Practice
HĐND : Hội đồng nhân dân
HTCT : Hệ thống chính trị
KH - CN : Khoa học và công nghệ
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
NXB : Nhà xuất bản
PTLĐ : Phương thức lãnh đạo
SXNN : Sản xuất nông nghiệp
UBKT : Ủy ban kiểm tra
UBND : Ủy ban nhân dân
VietGAP : Vietnamese Good Agricultural Practice
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trong đối với sự phát
triển mọi mặt của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, nông nghiệp lại càng
quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (CNH, HĐH), xây dựng chủ nghĩa xã hộiở nước ta. Nhận thức sâu sắc
điều này, trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã xây dựng đường lối, ban hành các
nghị quyết về phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt, Đảng đã ban
hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa IX về đẩy nhanh CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010. Tiếp đến là Nghị quyết
Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông
thôn. Trong các nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn
thời kỳ đổi mới, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được Đảng ta
rất coi trọng, nhất là những năm gần đây. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI và
Đại hội lần thứ XII của Đảng đều nhấn mạnh chủ trương: “chuyển dịchcơ cấu
kinh tế nông nghiệp”; “đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp”, “chủ động
triển khai một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu
toàn cầu”…
Là địa bàn chiến lược về kinh tế, chính trị và quốc phòng, an ninh của
cả nước,vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều tiềm năng, thế
mạnh phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp. Đây là nơi cư trú của
khoảng 18 triệu người dân Việt Nam, đóng góp khoảng 18% GDP toàn quốc,
với 90% tổng lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam và 70% sản lượng trái cây cả nước. Song, ĐBSCL đang đứng
trước những khó khăn thách thức rất lớn. Trước hết, ngành nông nghiệp phải
tập trung giải quyết ngaymột cách có hiệu quả vấn đề phát triển nông nghiệp
vì sự sống còn của 18 triệu dân trong vùng, bảo đảm an ninh lương thực cả
nước. Trong khi đó, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, ngập mặn, sụt lún,
2
nguồn nước sông Mê Kông cạn kiệt trong khicơ cấu và phương thức sản xuất
nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa nước ngọt, giá lúa trên thế giới lại không
cao… Điều này, đòi hỏi Đảng, Nhà Nước, các cấp ủy, nhất là các tỉnh, thành
ủy ở ĐBSCL phải tìm các giải pháp khả thi lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp (CCKTNN) ở từng tỉnh một cách có hiệu quả bền vững
đểthích ứng tốt với những biến đổi, thách thức nêu trên.
Thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những năm vừa qua các tỉnh ủy vùng ĐBSCL đã
tích cực chủ động lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN đạt kết quảbước đầu rất
quan trọng. Nội dung lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh được đổi
mới. Các tỉnh ủyđã coi trọng lãnh đạo phát triển các ngành kinh tế nông
nghiệp là thế mạnh, tiềm năng của tỉnh; phát triển các ngành dịch vụ nông
nghiệp; cân đối giữa ngành trồng trọt, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng và đánh
bắt thủy sản… Phương thức lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy
có những cải tiến, đổi mới nhất trị:chất lượng các nghị quyết về chuyển dịch
CCKTNN được nâng lên một bước; lãnh đạo thông qua chính quyền và các tổ
chức trong hệ thống chính trị được phát huy; công tác kiểm tra, giám sát được
coi trọng... Nhờ đó, CCKTNN ở nhiều tỉnh bước đầu chuyển dịch đúng
hướng, sản xuất nông nghiệp chuyển khá nhanh sang sản xuất hàng hóa;cơ
cấu ngành nghề, vật nuôi, cây trồng chuyển dịch khá mạnh;các khu chế xuất
sản phẩm nông nghiệp, các loại hình dịch vụ nông nghiệp phát triển; đã hình
thành các vùng kinh tế trọng điểm, mũi nhọn; vệ sinh an toàn sản phẩm nông
nghiệp được coi trọng…
Tuy nhiên,việc lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với chuyển dịch CCKTNN
còn nhiều hạn chế. Nội dung lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của một số tỉnh
ủy còn chưa thực sự cụ thể, rõ ràng, chưa gắn kết chặt chẽ với chuyển dịch cơ
cấu kinh tế (CCKT)tổng thể của tỉnh; nhiều giải pháp thực hiện còn chung
chung, tính khả thi thấp; việc lãnh đạo chính quyền các cấp cụ thể hóa và tổ
chức thực hiện nghị quyết của tỉnh ủy về chuyển dịch CCKTNN ở một số địa
3
phương còn lúng túng. Vai trò của khá nhiều tổ chức đảng, đảng viên trong
chuyển dịch CCKTNN còn mờ nhạt; công tác kiểm tra, giám sát có lúc còn
buông lỏng…Kết quả là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các tỉnh chuyển dịch
chậm; ở nhiều nơi còn mất cân đối giữa các ngành kinh tế nông nghiệp; một
số ngành có biểu hiện phát triển tự phát và chưa gắn chặt với chuyển dịch
CCKTtoàn tỉnh và CCKTNN tổng thể của toàn vùng ĐBSCL; chưa thể hiện
rõ việc chuyển từ cơ cấu, phương thức sản xuất nông nghiệp trước đây sang
mô hình mới; chưa thấy rõ những yếu tố thích ứng với biến đổi khí hậu, nước
biển dâng cao, sụt lún, cạn kiệt nguồn nước ngọt từ sông Mê Kông…
Bởi vậy, nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, tìm giải pháp khả thi
phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, tăng cường sự lãnh đạo chuyển
dịch CCKTNN của các tỉnh ủy ở ĐBSCL trong những năm tới thực sự là vấn
đề rấtcấp thiết.
Để góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết nêu trên tác giả chọn và thực
hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh
đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn hiện nay”.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
* Mục đích:
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh ủy ở
ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN, luận án đề xuất phương hướng và
những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL
đối với chuyển dịch CCKTNN đến năm 2025.
* Nhiệm vụ:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh ủy ở
ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN trong giai đoạn hiện nay.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKTNN và thực trạng
các tỉnh ủy ởĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN những năm qua, chỉ rõ
ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm.
4
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếutăng cường sự lãnh
đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy ởĐBSCL đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự lãnh đạo chuyển dịch
CCKTNN của các tỉnh ủy ở ĐBSCL giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu thực trạng chuyển dịch CCKTNN ở các tỉnh
ĐBSCL và thực trạng các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNNtừ
năm 2010 đến nay.
- Phương hướng và những giải pháp chủ yếu đề xuất trong luận án có
giá trị đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Đảng lãnh
đạo phát triển kinh tế, chuyển dịch CCKT và về công tác xây dựng Đảng,
nhất là trong nâng cao chất lượng lãnh đạo của các cấp ủy đảng.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng chuyển dịch CCKTNN và
thực trạng các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN từ năm 2010
đến nay.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các
phương pháp: lịch sử kết hợp với lôgic; phân tích kết hợp với tổng
hợp;phương pháp thống kê, so sánh, khảo sát, điều tra xã hội học, phương
pháp chuyên gia và tổng kết thực tiễn…
5
5. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
5.1. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Khái niệm:tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN là toàn
bộ hoạt động của tỉnh ủy từ việc đề ra chủ trương, xây dựng, ban hành các
nghị quyết, chỉ thị của tỉnh ủy nhằm định hướng thay đổi cấu trúc, cơ cấu
thành phần, số lượng, chất lượng và quan hệ tỷ lệ giá trị của các yếu tố kinh
tế, xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp…. đến việc tổ chức thực hiện,
tiến hành kiểm tra, giám sát để các nghị quyết, chỉ thị được thực hiện thắng
lợi, làm cho CCKTNN của tỉnh ngày càng phù hợp với điều kiện của tỉnh,
nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững.
- Kinh nghiệm lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy ở
ĐBSCL từ năm 2010 đến nay:tăng cường vận động, thuyết phục nhân dân
kết hợp với triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả các mô hình kinh tế phù hợp
điều kiện cụ thể địa phương và thích ứng với biến đổi khi hậu sẽ tạo nên sự
thống nhất ý chí và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong
chuyển dịch CCKTNN.
- Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với chuyển
dịch CCKTNN đến năm 2025:Một là,lãnh đạo xây dựng quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở xác định đúng cơ cấu, tỷ trọng thành phần
và định hướng chuyển dịch CCKTNN phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa
phương; Hai là, xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh và đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện các nghị quyết, chủ trương
của tỉnh ủy về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; Ba là,lãnh đạo khai
thác triệt để các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, tăng
cường liên kết giữa nhà nông, nhà nước, nhà đầu tư, nhà khoa học và liên kết
vùng trong chuyển dịch CCKTNN;
5.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận về sự lãnh đạo chuyển dịch
CCKTNN của các tỉnh ủy ở ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay.
6
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham
khảo trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy vùng
ĐBSCL trong những năm tiếp theo.
- Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu,
giảng dạy, học tập tại Học viện Chính trị quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh và
trường chính trị tỉnh, thành phố ởĐBSCL.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾNĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Chuyển dịch CCKT nói chung và chuyển dịch CCKTNN nói riêng là
một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng được nhiều chính đảng, nhà nước
trên thế giới quan tâm. Đối với nước ta, đây là chủ trương lớn trong thời kỳ
đổi mới hiện nay, được Đảng và cấp ủy đảng địa phương luôn quan tâm lãnh
đạo tổ chức thực hiện, đồng thời thu hút đông đảonhà khoa học nghiên cứu,
đạt kết quả quan trọng.
Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học về vấn đề nêu trên
đã được công bố trên sách, báo, tạp chí; được thể hiện trong các tham luận hội
thảo khoa học, tổng quan đề tài khoa học; luận án tiến sĩ; luận văn thạc sĩ...
liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. Tiêu biểu là các công trình:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước
nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp nói chung và chuyển dịch CCKTNN
nói riêng. Có thể phân chia thành các loại công trình sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, nông thôn,
nông dân
- Nguyễn Đức Minh, An ninh nông thôn trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ [59]. Công trình
đưa ra khái niệm về an ninh nông thôn, trong đó nêu rõ “an ninh nông thôn là
sự ổn định, an toàn và phát triển vững chắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội... đảm bảo sự hoạt động bình thường, có hiệu quả của các tổ chức Đảng,
chính quyền, đoàn thể quần chúng, không để xảy ra các vụ việc phức tạp gây
mất ổn định ở nông thôn”. Ổn định an ninh nông thôn là một trạng thái an
toàn trong cấu trúc xã hội, thiết chế chính trị... mà những cấu trúc, thiết chế này
8
đã được xây dựng theo một mô hình nhất định, được vận hành, thử nghiệm trên
thực tế, hoạt động bình thường, có hiệu quả, kỷ cương xã hội được mọi người
chấp nhận, tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện. Trên cơ sở phân tích thực
trạng của vấn đề an ninh nông thôn, các tác giả đưa ra dự báo tình hình an ninh
nông thôn, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo an ninh nông thôn trong
quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Một trong những giải pháp mà các tác giả đề
cập đến để giữ vững an ninh nông thôn là phải thường xuyên chăm lo xây dựng
tổ chức đảng, chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh.
- Lâm Quang Huyên, Nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ hướng tới thế kỷ
XXI [52].Cuốn sách tạo dựng bức tranh sinh động về nông nghiệp, nông thôn
khu vực ĐBSCL và khu vực Đông Nam Bộ. Những thành tựu về sản xuất,
xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, quan hệ sản xuất mới, về xây dựng nông
thôn mới ở Nam Bộ được tác giả đề cập tới. Trên cơ sở phân tích những thuận
lợi và khó khăn, tác giả làm rõ vai trò và nhiệm vụ của nông nghiệp, nông
thôn Nam Bộ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước.
- Nguyễn Sinh Cúc,Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới
[26]. Cuốn sách đề cập đến quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông
nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm đổi mới, thành tựu và những vấn
đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, những vấn đề cần
giải quyết để phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta.
- Nguyễn Xuân Thảo, Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt
Nam [98].Cuốn sách đề cập đến những vấn đề mang tính chiến lược về nông
nghiệp, nông thôn như: vấn đề sử dụng đất đai, an ninh lương thực, quy hoạch
các vùng kinh tế, việc làm ở nông thôn.
- Lưu Văn Sùng, Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông
nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [91].Trong sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước, vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
được đặt lên hàng đầu, là con đường tất yếu của sự phát triển. Thực chất
9
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo
hướng tiến bộ về kinh tế - xã hội của một nước công nghiệp. CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh
vực sản xuất, dịch vụ và đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn phù hợp với
nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn cả nước.
- Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú, Phát triển kinh tế vùng trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [99]. Nội dung cơ bản của cuốn sách
tập trung vào các vấn đề: tổng quan về một số quan niệm về vùng, phân vùng
kinh tế, phát triển bền vững theo vùng, rút ngắn tiến trình CNH, HĐH theo
vùng và kinh nghiệm phát triển vùng trong quá trình công nghiệp hóa ở một
số nước; nghiên cứu, đánh giá vùng dưới góc cạnh khác nhau, từ đó rút ra
những nhận định quan trọng về tính đa dạng và phân dị của các điều kiện và
yếu tố phát triển vùng, mức độ và khả năng khai thác nguồn lực của từng
vùng lãnh thổ; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội từng kiểu, loại
vùng khác nhau, từ đó rút ra những nhận định về việc khơi dậy các tiềm năng,
thế mạnh của từng vùng; xác định quan điểm phát triển vùng trong quá trình
CNH, HĐH đến năm 2020.
-Nguyễn Kế Tuấn,Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn ở Việt Nam - con đường và bước đi[112]. Cuốn sách là kết quả nghiên
cứu của đề tài khoa học thuộc Chương trình cấp Nhà nước KX 02- 07 “Con
đường, bước đi và các giải pháp chiến lược để thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”. Thông qua lý giải tổng quát về con
đường, bước đi và các giải pháp thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông
thôn ở nước ta, cuốn sách làm rõ về khái niệm, mục tiêu, nội dung, bước đi và
các giải pháp thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn; xác
định con đường, cách đi nhanh nhất để đạt được mục tiêu.
-Phạm Văn Bính, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi
mới [20] . Tác giả đã đề cập đến những thành tựu của Việt Nam về xuất khẩu
10
gạo như là một trong những thành quả quan trọng của phát triển nông nghiệp,
nông thôn trong 20 năm đổi mới, đồng thời chỉ ra những thuận lợi, khó khăn
của phát triển nông nghiệp, nông thôn.
-Lê Quang Phi,Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn thời kỳ đổi mới [73]. Tác giả đã phân tích nội dung cơ bản của
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta và những biện pháp cơ bản nhằm
đẩy mạnh quá trình này trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có
vấn đề hội nhập các thị trường nông nghiệp nói chung, thị trường gạo quốc tế
nói riêng.
-Đặng Kim Sơn,Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam hôm
nay và mai sau[87]. Tác giả đã làm rõ thực trạng nông nghiệp, nông thôn,
nông dân ở Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới (1986 - 2007); thực trạng
giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong giai đoạn hiện nay;
đề xuất những định hướng, kiến nghị những chính sách nhằm đưa nông
nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam phát triển.
-Hội đồng Lý luận Trung ương,Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn - kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc [48]. Cuốn sách là tài
liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khoa học, những người tham gia hoạch
định chính sách liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
-Nguyễn Văn Sánh,Nguyên lý phát triển "tam nông" và ứng dụng vào
bối cảnh vùng đồng bằng sông Cửu Long [81]. Tác giả đề cập đến phát triển
nông thôn thế giới, từ đó định hướng nghiên cứu phát triển tổng hợp nhằm tìm
ra các cơ hội, giải pháp và ứng dụng phát triển nông thôn tại Việt Nam, đặc
biệt cho vùng ĐBSCL.
-Đỗ Ngọc Ninh, Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng Cộng
sản Việt Nam về nông dân và công tác vận động nông dân [67].Tác giả đã hệ
thống hóa quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về nông
dân và công tác vận động nông dân của Đảng Cộng sản, gồm: vai trò của
11
nông dân trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản; sự cần thiết vận
động nông dân tham gia cách mạng giành chính quyền và xây dựng chủ nghĩa
xã hội, nhất là phát triển kinh tế nông nghiệp; nhấn mạnh: liên minh công
nông, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là biện pháp đặc biệt quan
trọng để vận động nông dân tham gia phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông
nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn.
Đồng thời, tác giả phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về vai trò của nông dân nước ta trong cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nhấn mạnh các quan điểm của Đảng về vai trò của nông dân trong phát triển
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới kiện nay; phân tích quan điểm của
Đảng về mục tiêu, nhiệm vụ công tác vận động nông dân của Đảng hiện nay;
phân tích các giải pháp do Đảng đề ra để tăng cường công tác vận động nông
dân trong thời kỳ đổi mới, đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn,
gồm: chăm lo lợi ích chính đảng của nông dân; tuyên truyền, giáo dục tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, xây dựng người nông dân mới; tổ chức các
phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển nông
nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa, nông thôn; tăng cường sự lãnh đạo của
các cấp ủy đảng, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ
quốc (MTTQ), các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là Hội Nông dân trong vận
động nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
-Phạm Ngọc Dũng, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay[40]. Tác giả đãđề cập và
làm rõ những vấn đề lý luận về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong
phát triển bền vững; đánh giá đúng thực trạng và chỉ rõ nguyên nhân nảy sinh
vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn ở nước ta hiện nay và đưa giải pháp hợp lý có tính thực tiễn cao nhằm
12
góp phần khắc phục tình hình kinh tế, xã hội bức xúc ở nông thôn Việt Nam
trong phát triển bền vững.
-Nguyễn Ngọc Hà,Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011) [41]. Tác giả đã làm rõ
quá trình hình thành những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế nông
nghiệp của Đảng trong thời kỳ đổi mới; nghiên cứu một cách toàn diện về
kinh tế nông nghiệp; quá trình triển khai thực hiện đường lối đổi mới chính
sách phát triển kinh tế nông nghiệp và những thành tựu đạt được. Đặc biệt,
cuốn sách tập trung vào vấn đề trung tâm là Đảng lãnh đạo thực hiện đổi mới
cơ chế quản lý trong nông nghiệp, giải phóng sức lao động, phát huy sự năng
động, sáng tạo của người nông dân.
-Đặng Kim Sơn, Trần Công Thắng…, Đổi mới chính sách nông nghiệp
Việt Nam, bối cảnh, nhu cầu và triển vọng [88]. Các tác giả đã phân tích tổng
quan tình hình kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam từ năm 2000 đến
nay; đề cập đến việc cải cách chính sách về nông nghiệp trong thời gian qua;
phân tích những thách thức và cơ hội cho phát triển nông nghiệp Việt Nam;
đề xuất đổi mới chính sách nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở
nước ta.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp
-Đề tài khoa học xã hội,Luận cứ khoa học và kiến nghị những giải pháp
đồng bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng, thành phần trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [37].Các tác giả cho rằng, đẩy mạnh
xuất khẩu là phương hướng cơ bản và ưu tiên trong chuyển dịch CCKT trong
quá trình CNH, HĐH, từ đó xây dựng các tiêu chí lựa chọn các ngành kinh tế
trọng điểm và ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn 2000.
-Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Những phương hướng và biện pháp
chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông
13
thôn, Đề tài khoa học cấp bộ[47]. Đề tài đã xác định nội dung phương hướng
và đề xuất các biện pháp chủ yếu thúc đẩy nhanh hơn chuyển dịch CCKTNN
theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và thị trường.
-Đỗ Hoài Nam,Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các
ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam [61]. Cuốn sách đã phân tích sâu sắc
một số vấn đề lý luận về chuyển dịch CCKT ngành. Nghiên cứu và chỉ ra
những tiêu chí có tính chủ đạo để xác định ngành kinh tế mũi nhọn trong quá
trình phát triển kinh tế, đó là những định hướng phát triển kỹ thuật, cộng nghệ
hiện đại, định hướng xuất khẩu, định hướng sử dụng lợi thế so sánh.
- Bùi Tất Thắng,Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam [94]. Các tác giả đã phân tích
các nhân tố kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến sự chuyển dịchCCKT trong quá
trình công nghiệp hóa, các lợi thế so sánh và tác động của các nguồn lực đối
với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa ở
Việt Nam.
Nguyễn Tiến Thuận, Đặc điểm và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng[103].Tác giả hệ thống hóa những vấn
đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp,chuyển dịch
CCKTNN. Trình bày cách tiếp cận, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ
cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế mở. Làm sáng tỏ thực
trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch CCKTNN vùng đồng bằng
sông Hồng và đưa ra các giải pháp nhằm chuyển dịch CCKTNN ở vùng này,
có hiệu quả.
-Nguyễn Văn Cúc, Tác động của Nhà nước đối với quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, Đề tài khoa học cấp bộ [27]. Bản tổng quan đề tài đã giành một
mục bàn về đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với kinh tế”và
khẳng định phải thay đổi phương thức ra nhiều nghị quyết bằng phương thức
14
lãnh đạo thực thi chính sách luật pháp. Dĩ nhiên, tỉnh ủy cũng cần ra nghị
quyết về phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Bên cạnh đó, phải đổi mới
công tác chính trị tư tưởng của tỉnh ủy, công tác cán bộ, công tác kiểm tra.
Sự lãnh đạo của tỉnh ủy (qua huyện ủy và đảng ủy trực thuộc) cần thay
đổi phù hợp với thay đổi phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng cơ sở. Đổi
mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy có quan hệ với đổi mới quản lý của
chính quyền và đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng cơ sở trong
các loại hình doanh nghiệp.
Quy trình lãnh đạo kinh tế của tỉnh ủy: chuẩn bị ra quyết định, ra quyết
định, triển khai thực hiện, kiểm tra thực hiện và tổng kết đánh giá kết quả
thực hiện. Hoàn thiện hệ thống tổ chức để thực hiện quy trình lãnh đạo của
tỉnh ủy.
-Lê Quốc Sử,Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng phát triển kinh tế
nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX
đến thế kỷ XXI của thời đại kinh tế tri thức [90].Tác giả nêu rõ lý luận cơ bản
về “cơ cấu kinh tế nói chung”, “cơ cấu kinh tế nông nghiệp” nói riêng theo
hướng CNH, HĐH trong thời đại kinh tế tri thức. Cuốn sách giới thiệu một
khá khá toàn diện về chuyển dịch CCKTNNtheo hướng CNH, HĐH, chủ
trương và chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng từ năm 1975- 2001,
qua khảo sát thực tiễn nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn ở ngoại thành
thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyễn Tiến Dũng,Đổi mới và hoàn thiện một số chính sách nhằm
đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp [39].Tác giả
nghiên cứu hệ thống chính sách tác động quá trình chuyển dịch CCKTNNvà
quá trình đổi mới một số chính sách nông nghiệp và tác động của nó đối với
sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất phương
hướng và giải pháp đổi mới và hoàn thiện các chính sách này nhằm thúc đẩy
quá trình chuyển dịch CCKTNN.
15
-Đặng Văn Thắng...,Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công- nông nghiệp ở
đồng bằng sông Hồng - Thực tiễn và triển vọng [96].Các khía cạnh của
CDCCKT công - nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1986 -
2000 được các tác giả đề cập tới. Cuốn sách làm rõ hơn thực trạng, kết quả,
nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình chuyển dịch CCKT; đưa ra
những kiến nghị, những giải pháp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch CCKT của
vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010.
-Đặng Kim Oanh,“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Vĩnh
Phúc theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”[69]. Tác giả đề cập đến chủ
trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã vận dụng sáng tạo chủ trương
của Đảng vào thực tiễn lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương;
kết quả đạt được về chuyển dịch CCKTNN. Từ kết quả đạt được về chuyển
dịch CCKTNN, tác giả đã đúc rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ
đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.
-Bùi Tất Thắng,Chuyển dịch cơ cấu ngành ở Việt Nam [95].Đây là kết
quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 02-05: “Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Cuốn
sách tập trung trình bày một cách khá toàn diện tổng quan một số vấn đề có
tính lý luận về chuyển dịch CCKT ngành trong thời kỳ CNH, HĐH, những
tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch CCKT, những kinh nghiệm và bài học rút ra
từ chuyển dịch CCKT trong một số mô hình công nghiệp hóa và quá trình
thay đổi nhận thức trong cách tiếp cận về CNH, HĐH và chuyển dịch CCKT
ngành thể hiện trong các văn kiện của Đảng qua các thời kỳ. Qua việc đánh
giá quá trình chuyển dịch CCKT ngành ở Việt Nam trong thời kỳ thực hiện
đường lối đổi mới, các tác giả đã so sánh với các nhóm NIEs trong khu vực
Đông Nam Á, đồng thời phân tích và đánh giá những tác động ảnh hưởng của
những nhân tố mới trên thế giới và các nước đối với chuyển dịch CCKT Việt
16
Nam. Cuốn sách đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịchCCKT
ngành, một vấn đề cơ bản trong chuyển dịch CCKT nói chung.
-Trịnh Thị Tươi,“Tỉnh Long An phát triển nông nghiệp, nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”[113].Qua thực tiễn 5 năm phát triển
phát triển nông nghiệp (2006- 2010), cho thấy, Đảng bộ tỉnh Long An đã xác
định đúng vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng CNH,
HĐH, sản lượng đều tăng, trong đó đáng chú ý là sản lượng lương thực tăng
cao; cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa, hiện đại
hóa về cơ cấu, với sự gia tăng của ngành kinh tế nông nghiệp, dịch vụ và thủy
hải sản. Tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển nhanh, hiện đại, bền vững.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với
nông nghiệp, nông dân và tỉnh ủy lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp
-Lưu Văn Sùng, Sự lãnh đạo kinh tế của tỉnh ủy trong điều kiện hiện
nay, Đề tài cấp bộ[92].
Công trình đã chỉ rõ sự lãnh đạo kinh tế của tỉnh ủy trong phạm vi một
tỉnh vừa thực hiện nhiệm vụ của Trung ương trên địa bàn tỉnh, vừa phát triển
kinh tế địa phương đồng thời thông qua huyện ủy, đảng ủy trực thuộc chỉ đạo
đến cơ sở. Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện bố trí chiến lược kinh tế của Trung ương
trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo việc thực thi chính sách, pháp luật nhà nước trên địa
bàn tỉnh; khai thác nguồn lực địa phương, phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn
lực đầu tư từ bên ngoài, góp phần thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh; phát
hiện nhân tố mới, nghiên cứu triển khai, thí điểm, tổng kết và kiến nghị để có
thể trở thành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo các chủ
doanh nghiệp, khuyến khích hoạt động theo mục tiêu của Đảng, chấp hành
17
pháp luật, hướng tới kinh doanh văn minh, đảm bảo lợi ích cho người lao động,
góp phần đảm bảo sự lành mạnh của đời sống kinh tế - xã hội.
Đề tài đề cập đến các yếu tố nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo
của tỉnh ủy cần có sự phân cấp lãnh đạo giữa Trung ương và địa phương.
Trước hết, phân cấp nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh. Thứ
hai, phân cấp lãnh đạo các khu vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp.
Thứ ba, phân cấp thẩm quyền ra quyết định của tỉnh ủy đối với chính quyền
tỉnh và các cơ quan chức năng thuộc chính quyền tỉnh thực hiện nhiệm vụ
kinh tế - xã hội. Thứ tư, phân cấp nghiên cứu thí điểm và phạm vi triển khai
thực hiện những hình thức kinh tế và giải pháp kinh tế.
-Vũ Quang Ánh,“Kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong
lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (2000- 2005)” [2].Trên cơ
sở đánh giá kết quả đạt được về Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo chuyển
dịch CCKTNN, tác giả đưa ra một số kinh nghiệm, trong đó nhấn mạnh:
Đảng bộ các cấp xác định đúng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
phù hợp với đặc điểm từng địa phương và tập trung lãnh đạo theo các chương
trình, đề án về nông nghiệp, nông thôn, với những bước đi thích hợp.
-Nguyễn Thành Vinh,“Kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về lãnh
đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp những năm đầu đổi mới”[128].Tác
giả đã nêu rõ, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhiều cấp ủy, chính quyền
trong tỉnh đã vận dụng sáng tạo các nghị quyết của Trung ương, chủ động bố
trí và sắp xếp lại sản xuất, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế theo hướng
phát huy lợi thế của từng cơ sở, từng vùng sinh thái, đem lại hiệu quả kinh tế
ngày càng cao. Bài viết đã nêu kết quả bước đầu đạt được cũng như những
hạn chế trong công tác lãnh đạo chuyển dịch CCKTNNcủa Đảng bộ Thanh
Hóatrong những năm đầu đổi mới đã để lại những kinh nghiệm quý cả về lý
luận và thực tiễn cho các cấp ủy Đảng địa phương trong những năm tiếp theo.
18
- Đỗ Ngọc Ninh, Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn
(cấp xã) ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay [66].Tác giả đã làm
rõ vai trò đặc biệt quan trọng của tổ chức cơ sở đảng nông thôn (cấp xã) ở đồng
bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay đối với lãnh đạo mọi hoạt động trên
địa bàn xã, nhất lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng đời sống
văn hóa nông thôn; đánh giá thực trạng chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông
thôn (cấp xã) ở đồng bằng sông Hồng trên các phương diện: công tác xây dựng
Đảng, lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng đời sống văn hóa
nông thôn; lãnh đạo chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội tham
gia vào nhiệm vụ trọng tâm của đảng bộ xã là lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp và xây dựng đời sống văn hóa nông thôn. Đặc biệt, tác giả đã đề xuất
phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn
(cấp xã) vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay đáp ứng yêu cầu
lãnh đạo kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn giàu đẹp, văn minh.
- Nguyễn Văn Vinh,Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp từ 1986 đến 2005[129].Tác giả nghiên cứu vai trò
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong quá trình thực hiện chủ trương,
đường lối đổi mới của Đảng về chuyển dịch CCKTNN từ 1986 đến 2005.
Trên cơ sở đó, tác giả nêu kinh nghiệm trong quá trình hình thành các chủ
trương, chính sách và giải pháp lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN có hiệu quả
hơn trong giai đoạn tới.
-Lê Đình Sơn,Tỉnh ủy Hà Tĩnh lãnh đạo kinh tế nông nghiệp trong giai
đoạn hiện nay[89].Luận văn đã phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về
Tỉnh ủy Hà Tĩnh lãnh đạo kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp của tỉnh,
khảo sát đánh giá thực trạng kinh tế nông nghiệp của tỉnh và thực trạng lãnh
đạo kinh tế nông nghiệp của Tỉnh ủy từ năm 2000 đến nay (2008); chỉ ra ưu,
khuyết điểm, nguyên nhân, tổng kết các kinh nghiệm; đề xuất mục tiêu,
phương hướng và giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo kinh tế nông
19
nghiệp của tỉnh ủy đến năm 2015. Trong đó, đáng chú ý là: nội dung, phương
thức lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Tỉnh ủy và kinh nghiệm: Thứ nhất, sự
đoàn kết thống nhất trong Tỉnh ủy. Thứ hai, xác định chiến lược phát triển
công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp bền vững.
Thứ ba, huy động cả hệ thống chính trị vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội; thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế nông
nghiệp có phẩm chất và năng lực,…
-Đặng Kim Oanh,Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp (1996-2006)[70].Trên cơ sở tổng kết quá trình phát triển
của kinh tế nông nghiệp dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, tác giả rút ra một
số kinh nghiệm của Đảng trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN.
- Đào Thị Bích Hồng,Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2006 [49].Tác giả nghiên cứu về sự lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu trong quá trình chuyển dịch CCKT từ năm
1997 đến năm 2006, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lịch sử trong quá
trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu.
- Nguyễn Thị Tố Uyên,Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo
đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn
hiện nay [125].Luận án phân tích, làm rõ được các khái niệm liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng;
tỉnh ủy lãnh đạo đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; khái niệm nội
dung, phương thức lãnh đạo; thực trạng các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng
lãnh đạo đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng
đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020.
- Trần Thị Thái,Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [93].Cuốn sách làm rõ chủ
trương của Đảng bộ tỉnh Nam Định về chuyển dịch CCKT theo hướng CNH,
20
HĐH; quá trình chỉ đạo thực hiện chuyển dịch CCKT của Đảng bộ tỉnh Nam
Định; kết quả đạt được về chuyển dịch CCKT ngành, thành phần kinh tế và
cơ cấu vùng kinh tế; đưa ra những nhận xét, đánh giá, từ đó rút ra những
kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT của Đảng bộ tỉnh
Nam Định.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
1.2.1. Các công trình nghiên cứu của Trung Quốc
Ở Trung Quốc có nhiều công trình nghiên cứu ở về vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn; về xóa đói giảm nghèo nông thôn; về xây dựng
một số vùng nông thôn mới; về vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng ở nông
thôn..., trong đó có các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Trác Vệ Hoa, Lý luận và thực tiễn cải cách và phát triển nông thôn
Trung Quốc 30 năm qua [45].Tác giả phân kỳ sự phát triển của nông thôn
Trung Quốc qua 30 năm thành 4 giai đoạn: từ năm 1978 đến năm 1984 là giai
đoạn đột phá cải cách nông thôn; từ năm 1985 đến năm 1991 là giai đoạn thúc
đẩy cải cách toàn diện nông thôn; từ năm 1992 đến năm 2001 là giai đoạn cải
cách nông thôn chuyển toàn diện sang thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa (XHCN); từ năm 2002 đến nay là giai đoạn mới tính toán tổng thể phát
triển thành thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mớiXHCN. Tác giả khái
quát những thành tựu quan trọng và rút ra một số kinh nghiệm, đồng thời nêu
lên một số giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mớiở Trung Quốc.
-Chu Chí Hòa, Đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn [44].
Theo các tác giả, để đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn Trung
Quốc, cần phải đổi mới tư duy, nâng những biện pháp có hiệu quả lên thành
chế độ, đồng thời đổi mới chế độ theo sự biến động của tình hình thực tế, đổi
mới hình thức tuyên truyền và đổi mới cơ chế theo hướng dân chủ, thông
thoáng, khoa học, từng bước thực hiện chế độ hóa, tiêu chuẩn hóa, quy trình
hóa công tác xây dựng Đảng ở nông thôn.
21
- Lưu Kỳ Bảo, Những cách làm và kinh nghiệm chủ yếu về xây dựng
tác phong đảng liêm chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc [19]. Tác giả
phân tích, làm rõ vai trò, nội dung, phương pháp xây dựng Đảng phong của
Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu những thành công về xây dựng Đảng phong
những năm qua, chỉ ra những hạn chế, yếu kém, xác định nguyên nhân, nhất
là nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém. Trên cơ sở đó, tác giả nêu
những kinh nghiệm về xây dựng Đảng phong của Đảng Cộng sản Trung Quốc
trong hai nhiệm kỳ gần đây, gồm: Một là, kiên trì nắm chắc xây dựng tác
phong, luôn luôn duy trì mối liên hệ máu thịt với quần chúng nhân dân. Hai
là, kiên trì nắm chắc xây dựng hệ thống trừng trị và phòng ngừa, dựng lên bức
bình phong chiến lược toàn diện của chống tham nhũng, đề xướng liêm khiết.
Ba là, kiên trì trừng trị nghiêm khắc, duy trì xu thế áp lực cao trừng trị tham
nhũng. Bốn là, kiên trì nắm chắc công tác giáo dục nghiêm chính, xây dựng
phòng tuyến giáo dục tư tưởng vững chắc cho việc đấu tranh chống tham
nhũng biến chất. Năm là, nắm chắc giám sát và ràng buộc, đem quyền lực
nhốt vào trong chiếc lồng chế độ. Sáu là, nắm chắc cải cách sáng tạo, nâng
cao trình độ khoa học hóa công tác xây dựng tác phong Đảng liêm chính.
- Tạng Thắng Nghiệp, Tăng cường xây dựng kỷ luật, giữ gìn sự đoàn
kết thống nhất trong Đảng [64]. Tác giả phân tích ba vấn đề chủ yếu: một
là,tăng cường xây dựng kỷ luật là bảo đảm quan trọng để giữ gìn đoàn kết,
thống nhất của Đảng.Hai là, tăng cường xây dựng kỷ luật, điều quan trọng
hàng đầu là giữ nghiêm kỷ luật chính trị trong Đảng.Ba là, ra sức thúc đẩy
xây dựng kỷ luật Đảng, công tác trọng điểm trước mắt cần làm tốt, gồm: tăng
cường giáo dục kỷ luật; hoàn thiện quy định chế độ kỷ luật; tăng cường kiểm
tra, giám sát tình hình chấp hành kỷ luật; phát huy vai trò gương mẫu của cán
bộ lãnh đạo.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
22
-Hum Pheng Xay Na Sin,Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay[84]. Tác giả nghiên cứu về
nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và những vấn đề có tính quy luật
của quá trình chuyển dịch CCKTNNở Lào. Trên cơ sở đánh giá thực trạng
của quá trình chuyển dịch CCKTNNở Lào, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm
hoạch định chính sách phù hợp để thúc đẩy nhanh tiến trình này theo hướng
tiến bộ.
-Keng Lao Blia Yao, Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn
Lào từ 1975 đến 2000 [131].Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát
triển kinh tế - xã hội ở nông thôn của Lào từ năm 1975 đến 1985, tác giả đã
làm rõ chính sách đổi mới, quá trình thực hiện chính sách đổi mới và thành
tựu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Lào trong những năm 1986-2000;
đưa ra một số nhận xét, đánh giá về quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở
nông thôn Lào trong những năm 1975-2000.
- Xin Xỏn Phun Bun Si, Kinh tế nông thôn ở Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào thời kỳ đổi mới[83].Tác giả trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn phát
triển kinh tế nông thôn Lào thời kỳ đổi mới; phân tích thực trạng phát triển
kinh tế nông thôn; đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp phát triển
kinh tế nông thôn Lào trong thời gian tới.
-Bun Thoong Chít Ma Li,Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây
dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay[53]. Tác giả nêu quan niệm về
nông thôn mớivà chỉ rõ những đặc trưng cơ bản của nông thôn mới ở Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào là nông thôn được quy hoạch lại, có hệ thống cơ
sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; sản xuất, dịch vụ, giáo dục phát triển, đời sống
vật chất của nhân dân ấm no, đời sống văn hóa, tinh thần phát triển phong phú
giàu bản sắc dân tộc; an ninh trật tự ổn định; môi trường trong sạch, tươi đẹp.
Tác giả trình bày khái niệm Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo
xây dựng nông thôn mớilà hệ thống các hoạt động của Đảng, từ đề ra đường
23
lối, chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới đến tổ chức thực hiện
đường lối chủ trương, chính sách đó, nhằm cải tạo và xây dựng, làm thay đổi
nông thôn còn nhiều khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển hiện nay
thành nông thôn XHCN năng động, phát triển mạnh mẽ, giàu có, văn minh,
hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng.
Tác giả làm rõ nội dung, phương thức, quy trình Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới. Tác giả khái quát thực trạng
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới. Từ đó, tác
giả đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đối với xây dựng nông thôn mới giai
đoạn hiện nay.
- Phêng Pha Văn Đao Phon Cha Rơn,Về vấn đề nâng cao sử dụng vốn
đầu tư của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào [79].Luận án nêu những nguyên lý cơ bản về hiệu quả
đầu tư; phân tích thực trạng đầu tư nhà nước vào lĩnh vực kinh tế - xã hội
nông thôn Lào, đưa ra các giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Lào. Nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
là một giải pháp quan trọng thực hiện công bằng xã hội. Công trình này, là tài
liệu tham khảo tốt để luận án đề xuất giải pháp.
-La Chay Sinh Su Van,Đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông
thôn Lào hiện nay[127].Tác giả khái quát lý luận và thực tiễn hệ thống chính
trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào; trình bày thực trạng, quan điểm, giải pháp đổi
mới hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước đã góp phần cung
cấp thêm những cứ liệu, giúp tác giả luận án có thêm phông kiến thức rộng rãi
tham khảo trong quá trình thực hiện luận án. Kết quả nghiên cứu của các tác
giả ở những quốc gia, vùng lãnh thổ nêu trên là những tài liệu tham khảo tốt
24
cho Việt Nam trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách phát triển
nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
1.2.3. Các nhà khoa học Việt Nam viết về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn một số nước
-Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam,
kinh nghiệm Trung Quốc[126].Sách gồm các tham luận của các nhà khoa học
nghiên cứu lý luận và thực tiễn, những người làm công tác lý luận, tư tưởng
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hội thảo Lý
luận lần thứ tư giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc
được tổ chức tại Nha Trang, Khánh Hòa, tháng 11 - 2008.
Các tham luận của các nhà khoa học Trung Quốc gồm những vấn đề: lý
luận và thực tiễn cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc 30 năm qua;
tăng cường xây dựng văn hóa nông thôn, nâng cao trình độ văn hóa của nông
dân, đóng góp cho xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa; kiên định thúc
đẩy xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện hệ
thống an sinh xã hội nông thôn Trung Quốc; vấn đề nông nghiệp, nông thôn,
nông dân là vấn đề lớn liên quan tới toàn cục xây dựng hiện đại hóa xã hội
chủ nghĩa của Trung Quốc; ra sức phát triển nông nghiệp hiện đại theo con
đường hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc; xây dựng cơ chế hiệu
quả lâu dài lấy công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp, lấy thành thị thúc đẩy nông
thôn, hình thành cục diện mới nhất thể hóa phát triển kinh tế, xã hội thành thị
và nông thôn,… Các tham luận của các nhà khoa học đã làm rõ những nhận
thức lý luận và thực tiễn về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong
quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của hai nước; đáp ứng nhu
cầu cấp bách về lý luận cũng như tổng kết thực tiễn, phản ánh những kinh
nghiệm quý báu rút ra từ quá trình thực hiện chính sách đối với nông nghiệp,
nông dân, nông thôn của Việt Nam và chính sách tam nông của Trung Quốc.
25
-Đỗ Tiến Sâm,Vấn đề tam nông ở Trung Quốc - thực trạng và giải
pháp[80].Theo tác giả, tam nông là một chủ đề nghiên cứu đang thu hút sự
quan tâm chú ý của đông đảo học giả Trung Quốc và nước ngoài. Cho đến
nay, chưa có tài liệu nào thống kê hết số lượng các công trình nghiên cứu về
tam nông. Chỉ riêng ở Trung Quốc, đã có hàng trăm tổ chức (chính phủ và phi
chính phủ) với hàng trăm trang web và hàng nghìn công trình nghiên cứu về
tam nông. Cuốn sách được viết dựa trên những văn kiện pháp quy của Trung
Quốc; đồng thời tham khảo công trình nghiên cứu của một số tác giả được coi
là những chuyên gia về vấn đề này, như Lục Học Nghệ, Trần Tích Văn, Ôn
Thiết Quân, Trình Quốc Cường,…
-Nguyễn Đình Liêm,Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
nông thôn ở Đài Loan[54].Tác giả trình bày quá trình hình thành và phát
triển nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan từ năm 1949 đến năm 2000.
Đây được coi là thời kỳ CNH, HĐH đạt được những thành tựu rực rỡ của
Đài Loan, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và suy nghĩ về con
đường CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam.Những nội dung
đáng quan tâm: phát triển công nghiệp của Đài Loan không tập trung ở các
trung tâm đô thị mà trải đều trên khắp đảo, từ các thành phố đến các thị
trấn nông thôn. Chính sách của chính quyền cũng hỗ trợ các ngành công
nghiệp nông thôn phát triển. Muốn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
thành công phải gắn công nghiệp với nông nghiệp, gắn đô thị với nông
thôn. Phải kéo công nghiệp về nông thôn và miền núi, đô thị về nông thôn
chứ không phải ngược lại.
1.3.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN TIẾP
TỤC GIẢI QUYẾT
1.3.1. Kết quả đạt được
Qua tổng quan một số công trình nêu trên của các nhà khoa học nước
ngoài và trong nước về nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy
26
đảng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới có thể thấy rằng,
các công trình đã đạt kết quả đáng trân trọng:
Một là, về phát triển nông nghiệp.
Nhìn chung, các công trình tập trung nghiên cứu một cách tương đối,
toàn diện về chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng nông
thôn mới trong tổng thể đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, đặc
biệt là những chính sách đột phá trong nông nghiệp, nông thôn, đánh giá kết
quả và những hạn chế trong lãnh đạo phát triển kinh tế nói chung, kinh tế
nông nghiệp nói riêng. Nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về những vấn đề
mang tính chiến lược để phát triển nông nghiệp, nông thôn như vấn đề sử
dụng đất đai, an ninh lương thực, quy hoạch các vùng kinh tế, vấn đề việc làm
ở nông thôn; đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa và đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển một nền nông nghiệp bền
vững. Những nội dung này là nguồn tư liệu quý để tác giả luận án tham khảo
thực hiện mục đích, nhiệm vụ của luận án.
Hai là, về chuyển dịch CCKT và chuyển dịch CCKTNN.
Phần lớn các công trình đề cập đến những nét lớn về chuyển dịch
CCKT nói chung, chuyển dịch CCKTNN nói riêng; đánh giá những ưu điểm,
hạn chế trong lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế nói chung, chuyển dịch
CCKT nói riêng.
Các công trình nghiên cứu đã giúp tác giả luận án có những căn cứ
khoa học để so sánh sự chuyển dịch CCKT của các tỉnh ĐBSCL với cả nước;
đồng thời, có giá trị tham khảo tốt để tác giả luận án có cái nhìn toàn thể từ lý
luận đến thực tiễn những vấn đề liên quan đến chuyển dịch CCKTNN.
Ba là, về các tỉnh ủy lãnh đạo kinh tế, kinh tế nông nghiệp và lãnh đạo
chuyển dịch CCKTNN.
Một số công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng và các tỉnh ủy
đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch CCKT và chuyển dịch
27
CCKTNN. Một số công trình đã đưa ra các quan niệm về tỉnh ủy lãnh đạo
kinh tế nông nghiệp, lãnh đạo chuyển dịch CCKT và chuyển dịch CCKTNN,
nội dung, phương thức lãnh đạo chuyển dịch CCKT,chuyển dịch
CCKTNNvà các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với
chuyển dịch CCKT vàchuyển dịch CCKTNN. Kết quả nghiên cứu của các
công trình này có giá trị tham khảo quan trọng để thực hiện mục đích, nhiệm
vụ của, luận án.
Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ đề cập tới một số vùng, miền,
một số địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp và chuyển
dịch CCKTNN ở những thời gian nhất định. Nhìn tổng thể, chưa có công trình
nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống quá trình các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh
đạo chuyển dịch CCKTNN theo hướng CNH, HĐH trong giai đoạn hiện nay.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Thứ nhất, về kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở đồng
bằng sông Cửu Long.
Luận án làm rõ khái niệm kinh tế nông nghiệp; chỉ ra và phân tích nội
dung, những yếu tố tạo thành, đặc điểm của vai trò của kinh tế nông nghiệp ở
ĐBSCL, từ đó chỉ ra cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở vùng này.
Thứ hai, về chuyển dịch CCKTNNở các tỉnh ĐBSCL.
Luận án xây dựng khái niệm chuyển dịch CCKTNN, nội dung chuyển
dịch CCKTNN (những yếu tố tạo nên), vai trò của từng yếu tố; từ đó xác định
khái niệm chuyển dịch CCKTNN ở các tỉnh ĐBSCL, những yếu tố tạo nên.
Thứ ba, về các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN.
Xây dựng khái niệm, xác định nội dung và phương thức lãnh đạo của
các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với chuyển dịch CCKTNN giai đoạn hiện nay;làm
cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng lãnh đạo chuyển dịch
CCKTNNcủa các tỉnh ủy, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, kinh nghiệm,
28
đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo của các
tỉnh ủy ở ĐBSCLđối với chuyển dịch CCKTNN đến năm 2025.
29
Chương 2
CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LÃNH ĐẠOCHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆPTRONGGIAI ĐOẠNHIỆN NAY-NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN
2.1. CÁC TỈNH, TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC TỈNH
2.1.1. Các tỉnh và tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long
2.1.1.1. Khái quát về các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long
* Đặc điểm tự nhiên
Đồng bằng sông Cửu Longlà vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc, nơi
có vị trí địa- chính trị, địa - kinh tế quan trọng của cả nước; phía Đông Bắc
giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông và phía Nam giáp biển Đông, phía
Bắc giáp Campuchia, phía Tây giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. ĐBSCL
như một bán đảo, có ba mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển, với chiều dài
750 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển nước ta, có hơn 360.000 km2
biển và
đặc quyền kinh tế. ĐBSCL tiếp giáp với biển của các nước Đông Nam Á
(Singapor, Thái Lan, Malayxia, Philipine, Indonesia). Đây là vùng có nhiều
đường giao thông hàng hải, quốc tế quan trọng, nối Nam Á với Đông Á, châu
Úc và các quần đảo ở Thái Bình Dương.
Hiện nay ĐBSCL gồm 12 tỉnh và một thành phố trực thuộc Trung
ương: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang,
Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Hậu Giang và thành phố
Cần Thơ. ĐBSCL có diện tích tự nhiên là 39.747 km2
, toàn vùng có 131 đơn
vị hành chính cấp huyện, gồm: 14 thành phố trực thuộc tỉnh, 11 thị xã, 5 quận,
106 huyện. Có 1.611 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 1.305 xã, 182 phường,
30
124 thị trấn. Dân số ở vùng ĐBSCL có khoảng 18 triệu người, được xếp vào
nhóm trẻ tuổi, khoảng 53% dân số trong vùng ở độ tuổi dưới 20, có 24,3%
dân số từ 20 đến 34 tuổi và có 22,7% dân số trên 35 tuổi [xem Phụ lục số 1].
Đồng bằng sông Cửu Longcó hệ thống đường giao thủy bộ, hàng
không, đường biển rất thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội với
thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trong nước và các nước ở trong khu vực và
trên thế giới. Đặc biệt, đường thủy là một lợi thế của ĐBSCL, chiếm 60 - 70%
khối lượng vận tải hàng hóa. Nhiều tuyến đường thủy được khai thác đem lại
hiệu quả kinh tế cao, như: tuyến đường Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên
Lương, Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, Đồng Tháp Mười qua vùng tứ
giác Long Xuyên…
Khí hậu ở ĐBSCL là khí hậu gió mùa cận xích đạo, nóng, nhiệt độ cao
và ổn định.Nhiệt độ trung bình trong năm là 27o
C, thấp nhất là 22 đến 25o
C,
cao nhất là 32 đến 35o
C, cá biệt có lúc cao đến 37-38o
C. Một năm chia là hai
mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, lượng mưa trung bình hằng năm là 1.600 mm. Đây là những yếu tố khí
hậu, thời tiết thích hợp cho các sinh vật sinh trưởng và phát triển, là điều kiện
thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ các loại cây trồng [3]. Tuy nhiên, tình trạng
thiếu nước trầm trọng vào mùa khô thường xảy ra ở nhiều nơi. Bên cạnh đó,
vào mùa mưa ở một số tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang... lại xảy ra
tình trạng ngập úng. Tình trạng này, chủ yếu do tác động của lũ, triều cường
và tình trạng đắp đê bao ruộng đồng không theo quy hoạch tổng thể.
Có thể phân chia ĐBSCL thành 4 vùng:
Vùng phù sa nước ngọt: khoảng 1,5 triệu ha gồm các phần đất nằm dọc
hai bên sông Hậu, một phần tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và thành
phố Cần Thơ. Các vùng đất bị nhiễm mặn:khoảng 0,8 triệu ha nằm dọc bờ
biển, việc canh tác lúa chủ yếu vào mùa mưa, mùa khô đất bị mặn khó khăn
cho việc trồng trọt, năng suất thấp. Vùng này chủ yếu thuộc các tỉnh Bến Tre,
31
Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang và một số huyện của tỉnh Sóc Trăng và Trà
Vinh.Vùng đất phèn: chiếm khoảng 1,6 triệu ha chủ yếu ở các vùng Đồng
Tháp Mười, Hà Tiên và một phần của huyện Long Mỹ (Hậu Giang), Long
An…Vùng đất hữu cơ: khoảng 20.000 ha, địa hình khá thấp, trũng. Loại đất
này, được hình thành từ lớp than bùn ở các vùng U Minh (Kiên Giang) và Cà
Mau. Ngoài ra, ở vùng ĐBSCL còn có các loại đất cát giồng, đất đỏ vàng, đất
xói mòn, chiếm diện tích 0,9% toàn vùng. Nhìn chung, đất đai thuộc khu vực
ĐBSCL rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thích hợp cho trồng lúa, dừa,
mía, cây ăn quả.
Ngoài tài nguyên đất, ĐBSCL còn có tài nguyên biển như: tôm, cá nổi,
cá đáy, đồi mồi, mực; có nhiều tiềm năng, thế mạnh xây dựng các khu sinh thái
quốc gia và phát triển ngành du lịch như: khu Tràm chim Đồng Tháp, có diện
tích tới 7.000 ha; vùng sông nước Cà Mau với 150 ngàn ha rừng, trong đó rừng
ngập mặn chiếm 85 ngàn ha, có 19 sân chim [109]. Về du lịch biển, nổi tiếng
nhất là đảo Phú Quốc (Kiên Giang) với nhiều bãi biển đẹp, có thể phát triển
thành khu du lịch mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Trong vùng có hệ thống
rừng đa dạng, với rừng ngập mặn ven biển, rừng nguyên sinh (Phú Quốc), rừng
tràm (Đồng Tháp Mười) với hệ thống sinh học rất đa dạng, phong phú.
* Đặc điểm kinh tế
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 429, ngày 16-4-2009 phê
duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu
Long, gồm 4 tỉnh, thành (thành phố Cần Thơ, Cà Mau, An Giang, Kiên
Giang).Đây là trung tâm lớn, nòng cốt của ĐBSCL thúc đẩy toàn vùng sản
xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất
khẩu nông thủy sản của cả nước.
Mục tiêu phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL được xác
định là: Xây dựng vùng này trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu
kinh tế hiện đại, đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của đất nước, góp
32
phần quan trọng vào việc xây dựng cả vùng ĐBSCL giàu mạnh, các mặt văn
hóa- xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị,
an ninh - quốc phòng vững chắc; có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai
đoạn 2011- 2020 đạt 1,25 lần tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. GDP
bình quân đầu người đạt khoảng 3.000 USD. Vùng kinh tế trọng điểm vùng
ĐBSCL còn là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với 3 trung tâm điện
lực: Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương, với tổng công suất khoảng 9.000 - 9.400
MW và các mỏ khí đốt vùng biển Tây Nam đã và đang được tập trung đầu tư
xây dựng và khai thác [3].
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm gần đây,
kinh tế các tỉnh ĐBSCL phát triển khá. Tốc độ GDP giai đoạn 2001- 2010 là
11,5%/năm. Năm 2012 đạt 10%, năm 2013 là 11,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tích cực. Nếu năm 2000, CCKT nông - lâm - ngư nghiệp là
53,5% trong GDP, công nghiệp xây dựng là 18,5%GDP và dịch vụ 28% GDP,
thì năm 2012, các con số tương ứng là: 38,26% GDP, 25,85%GDP và
35,89%GDP. Như vậy, tỷ trọng nông - lâm - thủy sản giảm xuống, tỷ trọng
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng lên. Các vùng đã thể hiện vai trò
trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản cả nước
[109].
Tốc độ trưởng kinh tế (GDP) bình quân của vùng đạt trên 7% mỗi năm.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng GDP giai đoạn 2006 -
2010 đạt 10 -12%; giai đoạn 2011- 2013 đạt 10,63. Trong giai đoạn 2010 -
2015, tốc độ tăng trưởng kinh bình quân toàn vùng đạt 11,5%/năm. Vùng
ĐBSCL có 3 đến 6 tỉnh trong nhóm 10 tỉnh, thành dẫn đầu hằng năm. Theo
báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm 2015, tình hình sản xuất và tiêu
thụ nông sản toàn vùng đã có chuyển biến tích cực, sản lượng lúa đạt 3,1 triệu
tấn, thủy sản đạt 3,3 triệu tấn; xuất khẩu đạt 10,9 tỉ USD, thu ngân sách đạt
khoảng hơn 70 ngàn tỉ đồng [25,tr.34].
33
Cùng với phát triển nông nghiệp, công nghiệp được chú trọng phát
triển, dần đi vào khai thác các thế mạnh của vùng về công nghiệp chế biến
nông sản. Toàn vùng đã hình thành các khu công nghiệp tập trung tầm cỡ
quốc gia như trung tâm Khí - Điện - Đạm (Cà Mau), trung tâm nhiệt điện Ô
Môn (Cần Thơ), nhà máy điện Duyên Hải 1 (Trà Vinh), nhà máy nhiệt điện
Long Phú (Sóc Trăng),…ĐBSCLcó 1.305 xã, thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới, toàn vùng có 236/260 xã đạt tiêu chí nông thôn mới [4, tr. 19].
Tuy nhiên, kinh tế của ĐBSCL phát triển chưa tương xứng với tiềm
năng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn còn
chiếm tỷ trọng lớn (32%). Nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá thành cao, khó
tiêu thụ như cá tra và các mặt hàng nông sản khác. Việc xuất khẩu gạo cũng
gặp khó khăn, năm 2014, toàn vùng xuất khẩu được 5,9 triệu tấn gạo, giảm
5% so với năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 2,58 tỷ USD, giảm 3,6%.
Việc liên kết vùng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới,
việc thu hút đầu tư còn nhiều khó khăn, hạn chế. Do quá trình đô thị hóa diễn
ra khá nhanh nên nhiều diện tích đất sản xuất của vùng bị thu hẹp và trong
những năm tới dự đoán sẽ còn giảm nhiều hơn do ảnh hưởng đô thị hóa,
chuyển đổi sử dụng đất không đúng mục đích. Thêm vào đó, ĐBSCL còn
phải đối mặt với hiện tượng biến đổi khí hậu. Theo dự đoán tác động biến đổi
khí hậu, đến năm 2050 có khoảng 26,7% dân số và khoảng 31% đất của vùng
bị ảnh hưởng. Việc xâm nhập mặn, hạn hán và lũ lụt, mất đất nông nghiệp sẽ
làm giảm khả năng sản xuất nông nghiệp, thủy sản, ảnh hưởng đến nguồn
sinh kế người dân. Điều này trong tương lai sẽ đe dọa an ninh lương thực
quốc gia và tiềm năng sản xuất nông nghiệp, thủy sản của vùng.
* Đặc điểm văn hóa - xã hội:
Các tỉnh ở ĐBSCL là nơi quần cư của nhiều dân tộc, trong đó có 4 dân
tộc chính là: Kinh, Hoa, Khmer và Chăm. Dân tộc Kinh (Việt) chiếm 92,2%
tổng số dân toàn vùng, sống ở hầu hết các nơi trong vùng. Người Hoa có
34
khoảng 210.000 người, chiếm 6,1%, tập trung nhiều ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà
Mau, Sóc Trăng. Dân tộc Khmercó khoảng 1,3 triệu người, chiếm 6,3%,sống
ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang. Các tỉnh khác đều có đồng bào
Khmer sinh sống. Người Khmer đã cùng người Việt đoàn kết trong đời sống
sinh hoạt, trong lao động sản xuất và đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ Tổ
quốc. Người Hoa có khoảng 210.000 người, chiếm 1,2%, tập trung nhiều ở
các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Ngày nay, người Hoa đã kết hôn với
người Việt, điều này trước đây chưa từng có.Người Chăm có khoảng 14.000
người sống chủ yếu ở An Giang. Ở vùng ĐBSCL có 6 tôn giáo lớn là: Phật
giáo, Công giáo, Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Hồi giáo. Đạo
Phật và đạo Hòa Hảo là hai tôn giáo chính trong vùng ĐBSCL, khoảng 4,5
triệu phật tử[4, tr. 19].
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là trong những năm gần
đây, cuộc sống của đồng bào Chăm ngày càng được cải thiện, định cư, làm
ăn. Việc học tập của con em đồng bào Chăm được quan tâm, chú trọng hơn.
Trong những năm gần đây, ở tỉnh An Giang có hàng chục con em người dân
tộc Chăm đang theo học tại các trường đại học[3].Khối đoàn kết các dân tộc
Việt - Khmer- Hoa, ngày càng bền chặt hơn trong lao động sản xuất và đấu
tranh chống ngoại xâm bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Đây là vùng
diễn ra quá trình giao thoa văn hóa giữa các tộc người, tạo nên nét đặc trưng
văn hóa ở các tỉnh vùng ĐBSCL, đó là sự dung hợp văn hóa của nhiều tộc
người (Việt - Hoa - Chăm - Khmer…) với cộng đồng dân cư vừa đậm đà bản
sắc văn hóa địa phương, vừa gắn với nền văn hóa chung của dân tộc Việt
Nam. Vùng này có sắc thái địa - văn hóa tiêu biểu của vùng ĐBSCL. Đó là
văn hóa hồ - rừng, người dân đã dùng rừng làm hồ chứa nước (U Minh Hạ,
Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên…) để canh tác vào mùa khô. Bên
cạnh đó là văn hóa làng nghề ngày càng được khôi phục và phát triển.
35
Như vậy, môi trường tự nhiên, hệ sinh thái của vùng ĐBSCL mang
những nét đặc trưng riêng, trong môi trường đó, cư dân ĐBSCL đã thích ứng
và tác động để tạo dựng nên môi trường sống cho mình, tạo nên những tập
quán canh tác, sản xuất đặc thù cũng như các phong tục phù hợp trong đời
sống cộng đồng các dân tộc. Cộng đồng các dân tộc đoàn kết, đùm bọc, tương
trợ lẫn nhau, hòa hợp và giúp đỡ nhau, trở thành cộng đồng dân tộc, đoàn kết
xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bảo vệ quê hương, đất nước.
* Đặc điểm về an ninh - quốc phòng:
Đồng bằng sông Cửu Longlà vùng có biên giới đất liền giáp
Campuchiacó chiều dài gần 400 km thuộc 4 tỉnh của Việt Nam (Long An,
Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang) và 5 tỉnh của Campuchia, có vị trí, vai trò
đặc biệt quan trọng về quốc phòng - an ninh của đất nước.
Trước đây, miền Tây Nam Bộ (ĐBSCL) được coi là áo giáp phía Tây
bảo vệ Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn đã xác định các tỉnh miền Tây Nam Bộ
thuộc vùng 4 chiến thuật, bảo vệ vững chắc chế độ Mỹ Ngụy. Ở nơi đây, Mỹ-
ngụy áp dụng nhiều chính sách thực dân kiểu mới rất hà khắc, xây dựng nhiều
“Khu dinh điền”, “Ấp chiến lược”, “Khu trù mật”; là nơi thực hiện nhiều
chiến dịch quân sự trong chiến lược “chiến tranh Cục bộ” và “Việt Nam hóa
chiến tranh” nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng.
Với 340 km biên giới đất liền giáp với Campuchia trải dài từ Long An,
Đồng Tháp, An Giang đến Kiên Giang, lại có hải phận liền kề với vịnh Thái
Lan, có bờ biển dài bao bọc cả ba phần Đông, Nam, Tây, hải phận rộng lớn
tiếp giáp với nhiều nước ĐBSCL có vị trí rất quan trọng về quốc phòng, an
ninh quốc gia. ĐBSCL cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam
Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và hệ thống vòng cung đảo, quần đảo
tiền tiêu như: Phú Quốc, Thổ Chu, Côn Đảo và Trường Sa tạo nên thế chiến
lược an ninh, quốc phòng đặc biệt quan trọng của đất nước. huyện đảo Phú
36
Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang được coi là một chiến hạm án ngữ, phòng thủ
phía Tây Nam của Tổ quốc.
Đồng bằng sông Cửu Longđã và vẫn là một trong những trọng điểm tấn
công phá hoại chế độ ta của các thế lực thù địch, nằm trong tổng thể chiến
lược "ba Tây" của bọnchúng hòng phá hoại và lật đổ chế độ ta.Các thế lực thù
địch đã lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc và lịch sử hình thành của vùng đất
Nam Bộ để kích động gây thù hằn dân tộc nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân. Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đã được phân định, cắm
mốc công khai, minh bạch, song vẫn là tâm điểm lợi dụng để chống phá của
bọn chúng.
Trong thời kỳ đổi mới các cấp chính quyền ở các địa phương phối hợp
với các lực lượng chức năng thường xuyên nắm và giải quyết các vấn đề trên
địa bàn vùng, kịp thời phát hiện đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt
động phá hoại của các thế lực thù địch, không để hình thành điểm nóng, phức
tạp về an ninh trật tự. Các tỉnh giáp biên giới đã triển khai đồng bộ và có sự
phối hợp chặt chẽ giữa các tỉnh, thành phố trong tấn công, trấn áp các loại tội
phạm; mở rộng công tác đối ngoại, nâng cao hiệu quả hợp tác về quốc phòng
- an ninh. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng
tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị (HTCT) cơ sở
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy vai trò nòng cốt của các sư
sãi, chức sắc tôn giáo trong bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương; giải quyết tốt
việc khiếu kiện của công dân; xử lý kịp thời, có hiệu quả các vụ việc phát sinh
ngay từ cơ sở; đấu tranh phòng chống có hiệu quả các loại tội phạm ma túy,
buôn lậu trên biên giới. Đồng thời, cấp ủy, chính quyền địa phương tăng
cường củng cố, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an
ninh nhân dân nơi biên giới, góp phần giữ vững và ổn định an ninh - quốc
phòng trên toàn tuyến biên giới.
37
Tuy nhiên, tình hình an ninh - quốc phòng trong vùng vẫn tiềm ẩn
nhiều yếu tố mất ổn định. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục lợi dụng vấn đề
tôn giáo, dân tộc để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, kích động “tự
diễn biến” trong nội bộ; lợi dụng những vấn đề nhạy cảm trong xã hội để kích
động, gây mâu thuẫn nội bộ, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và
Nhà nước ta. Tình hình tội phạm, tai nạn giao thông và các tệ nạn xã hội khác
vẫn diễn biến phức tạp. Việc khiếu kiện, khiếu nại đông người, vượt cấp, nghỉ
việc tập thể còn xảy ra ở nhiều địa phương, chưa được giải quyết dứt điểm.
2.1.1.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long - chức năng, nhiệm
vụ, vai trò và đặc điểm
Trong 13 tỉnh ở ĐBSCL có tương ứng 13 đảng bộ tỉnh và 13 tỉnh ủy,
gồm 135 đảng bộ cấp huyện, 1634 đảng bộ cấp xã [xem Phụ lục 1].
* Chức năng của tỉnh ủy
Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội lần thứ XI quy định: “Giữa hai kỳ
đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp
là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy)” [31, tr.17]. “Cấp ủy tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy)”[31, tr.33].
Như vậy, ban chấp hành đảng bộ tỉnh gọi tắt là tỉnh ủy, là cơ quan lãnh
đạo của đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, do đại hội bầu
ra. Tỉnh ủy có bí thư, các phó bí thư tỉnh ủy (phó bí thư thường trực, phó bí
thư kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, phó bí thư phụ trách công
tác xây dựng Đảng do Trung ương luân chuyển ở một số tỉnh), Ban Thường
vụ Tỉnh ủy (BTVTU), thường trực tỉnh ủy và có các cơ quan tham mưu, giúp
việc như: Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban Nội chính, Ban Dân vận, cơ
quan Ủy ban kiểm tra (UBKT), văn phòng tỉnh ủy, trường chính trị tỉnh. Một
số tỉnh ủy có ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ.
Từ quy định của Điều lệ Đảng thấy rằng, chức năng của tỉnh ủy ở
ĐBSCL là lãnh đạo. Tỉnh ủy lãnh đạo các tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên
38
trong đảng bộ tỉnh; các tổ chức trong HTCT từ tỉnh đến cơ sở, các tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân trên địa bàn tỉnh;lãnh đạo các lĩnh vực đời
sống xã hội như kinh tế (trong đó có kinh tế nông nghiệp), văn hóa, xã hội,
quốc phòng, an ninh, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí,
xây dựng nông thôn mới, ứng phó với biến đổi khí hậu,...
Tỉnh ủy còn có chức năng thực hiện công tác xây dựng đảng bộ tỉnh
vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức đáp ứng yêu cầu lãnh
đạo thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới trên địa bàn tỉnh, trước hết là thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đảng bộ tỉnh.
Tỉnh ủy có chức năng và trách nhiệm đóng góp ý kiến vào sự lãnh đạo của
Trung ương Đảng và các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.
Như vậy, có thể xác định chức năng của các tỉnh ủy ở ĐBSCL gồm:
Một là,tỉnh ủy lãnh đạo HTCT và các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa
bàn tỉnh.
Sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với các hoạt động nêu trên là lãnh đạo
chính trị và lãnh đạo toàn diện, tức là các tỉnh ủy đề ban hành các nghị quyết,
quyết định theo quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; lãnh đạo cụ thể hóa các nghị quyết, quyết định đó, lãnh đạo tổ
chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên trong thực hiện
các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.
Mỗi tổ chức, mỗi lĩnh vực đời sống xã hội có đặc điểm riêng, mỗi tổ
chức lại có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với
từng tổ chức, từng lĩnh vực đời sống xã hội có nội dung và phương thức khác
nhau. Tỉnh ủy không can thiệp quá sâu, không bao biện, làm thay công việc
cụ thể của chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh. Một trong những
trọng tâm lãnh đạo của tỉnh ủy là phát huy vai trò, chủ động sáng tạo của các
39
tổ chức trong HTCT thực hiện thắng lợi các nghị quyết, quyết định của tỉnh
ủy và nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh trong các nhiệm kỳ.
Trong lãnh đạo kinh tế - xã hội, tỉnh ủy có chức năng lãnh đạo kinh tế
nông nghiệp, phát triển nông thôn. Đây là một lĩnh vực trọng yếu trong sự
lãnh đạo của tỉnh ủy, một lĩnh vực đang đem lại thu nhập cao và chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSCL.
Hai là,tỉnh ủy thực hiện chức năng xây dựng Đảng và xây dựng đảng
bộ tỉnh.
Tỉnh ủy trực tiếp tiếp nhận các nghị quyết, quyết định của Đảng về
công tác xây dựng Đảng, cụ thể hóa và lãnh đạo tổ chức thực hiện các nghị
quyết ấy trong đảng bộ tỉnh. Trên cơ sở tình hình thực tế của đảng bộ tỉnh,
yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ tỉnh, tỉnh ủy xây dựng, ban
hành và lãnh đạo thực hiện các nghị quyết xây dựng đảng bộ tỉnh về chính trị,
tư tưởng, tổ chức, đạo đức nhằm xây dựng đảng bộ tỉnh trong sạch, vững
mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao đáp ứng yêu thực hiện thắng
lợi cầu nhiệm vụ chính trị của đảng bộ tỉnh.
Ba là,tỉnh ủy đề xuất với Đảng, Nhà nước các ý kiến xây dựng đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Các hội nghị tỉnh ủy thường có những ý kiến đề xuất với Đảng, Nhà
nước để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước hoàn chỉnh,
khả thi hơn. Đồng thời, qua các hội nghị này tỉnh ủy đề xuất giải pháp góp
phần để Đảng, Nhà nước xây dựng, ban hành các chủ trương, chính sách giải
quết những vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn.
Trong tỉnh ủy, thường có một đồng chí là ủy viên Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (phần lớn Bí thư tỉnh ủy là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương
Đảng). Những cán bộ này sẽ trực tiếp đề xuất với Đảng, Nhà nước các ý kiến
tham gia xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng. Trong tỉnh ủy thường có
40
một số đồng chí là đại biểu Quốc hội, sẽ tham dự các kỳ họp Quốc hội và trực
tiếp tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Những chức năng nêu trên của tỉnh ủy ở ĐBSCL quan hệ mật thiết với
nhau. Thực hiện tốt ba chức năng đó, bảo đảm cho tỉnh ủy đó có chất lượng
tốt đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
* Nhiệm vụ của các tỉnh ủy
Điều lệ Đảng quy định: “Cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(gọi tắt là Tỉnh ủy, Thành ủy),...lãnh đạo thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu,
nghị quyết, chỉ thị của cấp trên” [31, tr.33]. Từ quy định của Điều lệ Đảng,
hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Đảng, và từ chức năng của tỉnh ủy ở
ĐBSCL nêu trên, thấy rằng, các tỉnh ủy ở ĐBSCL có những nhiệm vụ:
Một là,quán triệt đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, nghị quyết của đại hội đảng bộ tỉnh trong nhiệm kỳ, xây dựng,
ban hành các nghị quyết của tỉnh ủyvà lãnh đạo tổ chức thực hiện.
Tỉnh ủy thực hiện nhiệm vụ nêu trên nhằm thực hiện thắng lợi nghị
quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Hai là, lãnh đạo chính quyền tỉnh cụ thể hóa và triển khai thực hiện
các nghị quyết của tỉnh ủy, BTVTU về phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh.
Tỉnh ủy chỉ đạo và thông qua phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng 6 tháng, hàng năm và kế
hoạch 5 năm của tỉnh. tỉnh ủy xem xét, xác định các cụm công trình trọng
điểm toàn khóa và từng năm; chủ trương điều chỉnh quy hoạch tổng thể; điều
chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cho chủ trương triển khai
một số dự án đầu tư lớn và cơ chế chính sách đặc biệt quan trọng (có ảnh
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY

More Related Content

What's hot

Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...jackjohn45
 
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAYGiải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với làng nghề tại tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với làng nghề tại tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...Luận án: Quản lý nhà nước đối với làng nghề tại tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với làng nghề tại tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nang cao hieu qua von dau tu cho hát trien nong nghiep
Nang cao  hieu qua von dau tu cho hát trien nong nghiepNang cao  hieu qua von dau tu cho hát trien nong nghiep
Nang cao hieu qua von dau tu cho hát trien nong nghiepPhương Thảo Vũ
 
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. nataliej4
 
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...jackjohn45
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOTLuận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
Luận văn: Phát triển kinh tế trạng trại tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc   luận v...
Làng nghề trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn ở tỉnh vĩnh phúc luận v...
 
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAYGiải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế. Đề tài luận văn HAY NHẤT
 
Luận án: Quản lý nhà nước đối với làng nghề tại tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với làng nghề tại tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...Luận án: Quản lý nhà nước đối với làng nghề tại tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
Luận án: Quản lý nhà nước đối với làng nghề tại tỉnh Thanh Hóa - Gửi miễn phí...
 
Nang cao hieu qua von dau tu cho hát trien nong nghiep
Nang cao  hieu qua von dau tu cho hát trien nong nghiepNang cao  hieu qua von dau tu cho hát trien nong nghiep
Nang cao hieu qua von dau tu cho hát trien nong nghiep
 
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Phước - Thực trạng và giải pháp phát t...
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Phước - Thực trạng và giải pháp phát t...Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Phước - Thực trạng và giải pháp phát t...
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Phước - Thực trạng và giải pháp phát t...
 
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị lụa tơ tằm trên địa bàn Hà Nội, HAY
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị lụa tơ tằm trên địa bàn Hà Nội, HAYLuận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị lụa tơ tằm trên địa bàn Hà Nội, HAY
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị lụa tơ tằm trên địa bàn Hà Nội, HAY
 
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng NinhLuận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
 
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.
Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035.
 
Luận văn: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Bình, HAY
Luận văn: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Bình, HAYLuận văn: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Bình, HAY
Luận văn: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Phú Bình, HAY
 
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại HuếLuận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
Luận án: Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại Huế
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
 
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng BìnhLuận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình
 
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái BìnhLuận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình
 
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú YênLuận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
 
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOTĐề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
Đề tài: Chính sách an sinh xã hội tại huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, HOT
 
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAYLuận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
 
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 

Similar to Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại h...
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại h...Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại h...
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại h...NuioKila
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayĐề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfĐảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfNuioKila
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Kon Tum.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Kon Tum.docTóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Kon Tum.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Kon Tum.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY (20)

Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mớiLuận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long xây dựng nông thôn mới
 
Sự biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng ĐB sông Cửu Long
Sự biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng ĐB sông Cửu LongSự biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng ĐB sông Cửu Long
Sự biến đổi cơ cấu xã hội của nông dân vùng ĐB sông Cửu Long
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóa
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóaLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóa
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóa
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại h...
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại h...Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại h...
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại h...
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOTLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Ắt tạ pư, Lào, HOT
 
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAYĐề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
Đề tài: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, HAY
 
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh PhúcLuận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
 
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayĐề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
 
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà NộiLuận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
Luận án: Kinh tế nông thôn phát triển ở huyện phía tây Hà Nội
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy TiênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
 
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đChính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn, 9đ
 
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfĐảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
 
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAYLuận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAYLuận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
Luận văn: Quản lý trong phát triển nông nghiệp thị xã Điện Bàn, HAY
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Kon Tum.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Kon Tum.docTóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Kon Tum.doc
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Tỉnh Kon Tum.doc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI VĂN NGHIÊM C¸c tØnh ñy ë ®ång b»ng s«ng cöu long l·nh ®¹o chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp giai ®o¹n hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2017
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI VĂN NGHIÊM C¸c tØnh ñy ë ®ång b»ng s«ng cöu long l·nh ®¹o chuyÓn dÞch c¬ cÊu kinh tÕ n«ng nghiÖp giai ®o¹n hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC M· sè: 62 31 23 01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PSG. TS ĐỖ NGỌC NINH 2. PGS. TS DƯƠNG TRUNG Ý Hµ NéI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Bùi Văn Nghiêm
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUANĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................7 1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam....................................................7 1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài................................................... 20 1.3. Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết...... 25 Chương 2: CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGLÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......... 29 2.1. Các tỉnh, tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long và kinh tế nông nghiệp của các tỉnh........................................................................................... 29 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Longlãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Khái niệm, nội dung, phương thức.......................................... 55 Chương 3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ CÁCTỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠOCHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - THỰC TRẠNG,NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM......................... 75 3.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2010 đến nay........................................... 75 3.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp -Thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm......... 89 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾUTĂNG CƯỜNGSỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦYỞ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCHCƠ CẤUKINH TẾ NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025 ................................................. 123 4.1. Dự báo thuận lợi, khó khăn và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ......................................................... 123
  • 5. 4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025............................................................................ 131 KẾT LUẬN ................................................................................................ 169 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ............. 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 173 PHỤ LỤC................................................................................................... 186
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ASXH : An sinh xã hội BCH : Ban Chấp hành BTVTU : Ban Thường vụ tỉnh ủy CCKT : Cơ cấu kinh tế CCKTNN : Cơ cấu kinh tế nông nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTQG : Chính trị quốc gia ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long GlobalGAP : Global Good Agricultural Practice HĐND : Hội đồng nhân dân HTCT : Hệ thống chính trị KH - CN : Khoa học và công nghệ MTTQ : Mặt trận Tổ quốc NXB : Nhà xuất bản PTLĐ : Phương thức lãnh đạo SXNN : Sản xuất nông nghiệp UBKT : Ủy ban kiểm tra UBND : Ủy ban nhân dân VietGAP : Vietnamese Good Agricultural Practice XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trong đối với sự phát triển mọi mặt của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, nông nghiệp lại càng quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), xây dựng chủ nghĩa xã hộiở nước ta. Nhận thức sâu sắc điều này, trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã xây dựng đường lối, ban hành các nghị quyết về phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt, Đảng đã ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa IX về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010. Tiếp đến là Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong các nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được Đảng ta rất coi trọng, nhất là những năm gần đây. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI và Đại hội lần thứ XII của Đảng đều nhấn mạnh chủ trương: “chuyển dịchcơ cấu kinh tế nông nghiệp”; “đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp”, “chủ động triển khai một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu”… Là địa bàn chiến lược về kinh tế, chính trị và quốc phòng, an ninh của cả nước,vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp. Đây là nơi cư trú của khoảng 18 triệu người dân Việt Nam, đóng góp khoảng 18% GDP toàn quốc, với 90% tổng lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và 70% sản lượng trái cây cả nước. Song, ĐBSCL đang đứng trước những khó khăn thách thức rất lớn. Trước hết, ngành nông nghiệp phải tập trung giải quyết ngaymột cách có hiệu quả vấn đề phát triển nông nghiệp vì sự sống còn của 18 triệu dân trong vùng, bảo đảm an ninh lương thực cả nước. Trong khi đó, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, ngập mặn, sụt lún,
  • 8. 2 nguồn nước sông Mê Kông cạn kiệt trong khicơ cấu và phương thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa nước ngọt, giá lúa trên thế giới lại không cao… Điều này, đòi hỏi Đảng, Nhà Nước, các cấp ủy, nhất là các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL phải tìm các giải pháp khả thi lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (CCKTNN) ở từng tỉnh một cách có hiệu quả bền vững đểthích ứng tốt với những biến đổi, thách thức nêu trên. Thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những năm vừa qua các tỉnh ủy vùng ĐBSCL đã tích cực chủ động lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN đạt kết quảbước đầu rất quan trọng. Nội dung lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh được đổi mới. Các tỉnh ủyđã coi trọng lãnh đạo phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp là thế mạnh, tiềm năng của tỉnh; phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp; cân đối giữa ngành trồng trọt, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản… Phương thức lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy có những cải tiến, đổi mới nhất trị:chất lượng các nghị quyết về chuyển dịch CCKTNN được nâng lên một bước; lãnh đạo thông qua chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị được phát huy; công tác kiểm tra, giám sát được coi trọng... Nhờ đó, CCKTNN ở nhiều tỉnh bước đầu chuyển dịch đúng hướng, sản xuất nông nghiệp chuyển khá nhanh sang sản xuất hàng hóa;cơ cấu ngành nghề, vật nuôi, cây trồng chuyển dịch khá mạnh;các khu chế xuất sản phẩm nông nghiệp, các loại hình dịch vụ nông nghiệp phát triển; đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, mũi nhọn; vệ sinh an toàn sản phẩm nông nghiệp được coi trọng… Tuy nhiên,việc lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với chuyển dịch CCKTNN còn nhiều hạn chế. Nội dung lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của một số tỉnh ủy còn chưa thực sự cụ thể, rõ ràng, chưa gắn kết chặt chẽ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT)tổng thể của tỉnh; nhiều giải pháp thực hiện còn chung chung, tính khả thi thấp; việc lãnh đạo chính quyền các cấp cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghị quyết của tỉnh ủy về chuyển dịch CCKTNN ở một số địa
  • 9. 3 phương còn lúng túng. Vai trò của khá nhiều tổ chức đảng, đảng viên trong chuyển dịch CCKTNN còn mờ nhạt; công tác kiểm tra, giám sát có lúc còn buông lỏng…Kết quả là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các tỉnh chuyển dịch chậm; ở nhiều nơi còn mất cân đối giữa các ngành kinh tế nông nghiệp; một số ngành có biểu hiện phát triển tự phát và chưa gắn chặt với chuyển dịch CCKTtoàn tỉnh và CCKTNN tổng thể của toàn vùng ĐBSCL; chưa thể hiện rõ việc chuyển từ cơ cấu, phương thức sản xuất nông nghiệp trước đây sang mô hình mới; chưa thấy rõ những yếu tố thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, sụt lún, cạn kiệt nguồn nước ngọt từ sông Mê Kông… Bởi vậy, nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, tìm giải pháp khả thi phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, tăng cường sự lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy ở ĐBSCL trong những năm tới thực sự là vấn đề rấtcấp thiết. Để góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết nêu trên tác giả chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án * Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với chuyển dịch CCKTNN đến năm 2025. * Nhiệm vụ: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN trong giai đoạn hiện nay. - Khảo sát, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKTNN và thực trạng các tỉnh ủy ởĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN những năm qua, chỉ rõ ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm.
  • 10. 4 - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếutăng cường sự lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy ởĐBSCL đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy ở ĐBSCL giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu thực trạng chuyển dịch CCKTNN ở các tỉnh ĐBSCL và thực trạng các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNNtừ năm 2010 đến nay. - Phương hướng và những giải pháp chủ yếu đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế, chuyển dịch CCKT và về công tác xây dựng Đảng, nhất là trong nâng cao chất lượng lãnh đạo của các cấp ủy đảng. 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng chuyển dịch CCKTNN và thực trạng các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN từ năm 2010 đến nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp: lịch sử kết hợp với lôgic; phân tích kết hợp với tổng hợp;phương pháp thống kê, so sánh, khảo sát, điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia và tổng kết thực tiễn…
  • 11. 5 5. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án 5.1. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Khái niệm:tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN là toàn bộ hoạt động của tỉnh ủy từ việc đề ra chủ trương, xây dựng, ban hành các nghị quyết, chỉ thị của tỉnh ủy nhằm định hướng thay đổi cấu trúc, cơ cấu thành phần, số lượng, chất lượng và quan hệ tỷ lệ giá trị của các yếu tố kinh tế, xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp…. đến việc tổ chức thực hiện, tiến hành kiểm tra, giám sát để các nghị quyết, chỉ thị được thực hiện thắng lợi, làm cho CCKTNN của tỉnh ngày càng phù hợp với điều kiện của tỉnh, nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững. - Kinh nghiệm lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy ở ĐBSCL từ năm 2010 đến nay:tăng cường vận động, thuyết phục nhân dân kết hợp với triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả các mô hình kinh tế phù hợp điều kiện cụ thể địa phương và thích ứng với biến đổi khi hậu sẽ tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong chuyển dịch CCKTNN. - Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với chuyển dịch CCKTNN đến năm 2025:Một là,lãnh đạo xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở xác định đúng cơ cấu, tỷ trọng thành phần và định hướng chuyển dịch CCKTNN phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương; Hai là, xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện các nghị quyết, chủ trương của tỉnh ủy về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; Ba là,lãnh đạo khai thác triệt để các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, tăng cường liên kết giữa nhà nông, nhà nước, nhà đầu tư, nhà khoa học và liên kết vùng trong chuyển dịch CCKTNN; 5.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận về sự lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy ở ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay.
  • 12. 6 - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy vùng ĐBSCL trong những năm tiếp theo. - Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại Học viện Chính trị quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh và trường chính trị tỉnh, thành phố ởĐBSCL. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
  • 13. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾNĐỀ TÀI LUẬN ÁN Chuyển dịch CCKT nói chung và chuyển dịch CCKTNN nói riêng là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng được nhiều chính đảng, nhà nước trên thế giới quan tâm. Đối với nước ta, đây là chủ trương lớn trong thời kỳ đổi mới hiện nay, được Đảng và cấp ủy đảng địa phương luôn quan tâm lãnh đạo tổ chức thực hiện, đồng thời thu hút đông đảonhà khoa học nghiên cứu, đạt kết quả quan trọng. Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học về vấn đề nêu trên đã được công bố trên sách, báo, tạp chí; được thể hiện trong các tham luận hội thảo khoa học, tổng quan đề tài khoa học; luận án tiến sĩ; luận văn thạc sĩ... liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. Tiêu biểu là các công trình: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp nói chung và chuyển dịch CCKTNN nói riêng. Có thể phân chia thành các loại công trình sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân - Nguyễn Đức Minh, An ninh nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ [59]. Công trình đưa ra khái niệm về an ninh nông thôn, trong đó nêu rõ “an ninh nông thôn là sự ổn định, an toàn và phát triển vững chắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... đảm bảo sự hoạt động bình thường, có hiệu quả của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng, không để xảy ra các vụ việc phức tạp gây mất ổn định ở nông thôn”. Ổn định an ninh nông thôn là một trạng thái an toàn trong cấu trúc xã hội, thiết chế chính trị... mà những cấu trúc, thiết chế này
  • 14. 8 đã được xây dựng theo một mô hình nhất định, được vận hành, thử nghiệm trên thực tế, hoạt động bình thường, có hiệu quả, kỷ cương xã hội được mọi người chấp nhận, tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện. Trên cơ sở phân tích thực trạng của vấn đề an ninh nông thôn, các tác giả đưa ra dự báo tình hình an ninh nông thôn, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo an ninh nông thôn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Một trong những giải pháp mà các tác giả đề cập đến để giữ vững an ninh nông thôn là phải thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức đảng, chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh. - Lâm Quang Huyên, Nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ hướng tới thế kỷ XXI [52].Cuốn sách tạo dựng bức tranh sinh động về nông nghiệp, nông thôn khu vực ĐBSCL và khu vực Đông Nam Bộ. Những thành tựu về sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, quan hệ sản xuất mới, về xây dựng nông thôn mới ở Nam Bộ được tác giả đề cập tới. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn, tác giả làm rõ vai trò và nhiệm vụ của nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước. - Nguyễn Sinh Cúc,Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới [26]. Cuốn sách đề cập đến quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm đổi mới, thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, những vấn đề cần giải quyết để phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. - Nguyễn Xuân Thảo, Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam [98].Cuốn sách đề cập đến những vấn đề mang tính chiến lược về nông nghiệp, nông thôn như: vấn đề sử dụng đất đai, an ninh lương thực, quy hoạch các vùng kinh tế, việc làm ở nông thôn. - Lưu Văn Sùng, Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [91].Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được đặt lên hàng đầu, là con đường tất yếu của sự phát triển. Thực chất
  • 15. 9 CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ về kinh tế - xã hội của một nước công nghiệp. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn cả nước. - Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú, Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [99]. Nội dung cơ bản của cuốn sách tập trung vào các vấn đề: tổng quan về một số quan niệm về vùng, phân vùng kinh tế, phát triển bền vững theo vùng, rút ngắn tiến trình CNH, HĐH theo vùng và kinh nghiệm phát triển vùng trong quá trình công nghiệp hóa ở một số nước; nghiên cứu, đánh giá vùng dưới góc cạnh khác nhau, từ đó rút ra những nhận định quan trọng về tính đa dạng và phân dị của các điều kiện và yếu tố phát triển vùng, mức độ và khả năng khai thác nguồn lực của từng vùng lãnh thổ; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội từng kiểu, loại vùng khác nhau, từ đó rút ra những nhận định về việc khơi dậy các tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; xác định quan điểm phát triển vùng trong quá trình CNH, HĐH đến năm 2020. -Nguyễn Kế Tuấn,Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam - con đường và bước đi[112]. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học thuộc Chương trình cấp Nhà nước KX 02- 07 “Con đường, bước đi và các giải pháp chiến lược để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”. Thông qua lý giải tổng quát về con đường, bước đi và các giải pháp thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở nước ta, cuốn sách làm rõ về khái niệm, mục tiêu, nội dung, bước đi và các giải pháp thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn; xác định con đường, cách đi nhanh nhất để đạt được mục tiêu. -Phạm Văn Bính, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới [20] . Tác giả đã đề cập đến những thành tựu của Việt Nam về xuất khẩu
  • 16. 10 gạo như là một trong những thành quả quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông thôn trong 20 năm đổi mới, đồng thời chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của phát triển nông nghiệp, nông thôn. -Lê Quang Phi,Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ đổi mới [73]. Tác giả đã phân tích nội dung cơ bản của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta và những biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh quá trình này trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có vấn đề hội nhập các thị trường nông nghiệp nói chung, thị trường gạo quốc tế nói riêng. -Đặng Kim Sơn,Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam hôm nay và mai sau[87]. Tác giả đã làm rõ thực trạng nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới (1986 - 2007); thực trạng giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong giai đoạn hiện nay; đề xuất những định hướng, kiến nghị những chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam phát triển. -Hội đồng Lý luận Trung ương,Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc [48]. Cuốn sách là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khoa học, những người tham gia hoạch định chính sách liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. -Nguyễn Văn Sánh,Nguyên lý phát triển "tam nông" và ứng dụng vào bối cảnh vùng đồng bằng sông Cửu Long [81]. Tác giả đề cập đến phát triển nông thôn thế giới, từ đó định hướng nghiên cứu phát triển tổng hợp nhằm tìm ra các cơ hội, giải pháp và ứng dụng phát triển nông thôn tại Việt Nam, đặc biệt cho vùng ĐBSCL. -Đỗ Ngọc Ninh, Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng Cộng sản Việt Nam về nông dân và công tác vận động nông dân [67].Tác giả đã hệ thống hóa quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về nông dân và công tác vận động nông dân của Đảng Cộng sản, gồm: vai trò của
  • 17. 11 nông dân trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản; sự cần thiết vận động nông dân tham gia cách mạng giành chính quyền và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là phát triển kinh tế nông nghiệp; nhấn mạnh: liên minh công nông, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là biện pháp đặc biệt quan trọng để vận động nông dân tham gia phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn. Đồng thời, tác giả phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của nông dân nước ta trong cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhấn mạnh các quan điểm của Đảng về vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới kiện nay; phân tích quan điểm của Đảng về mục tiêu, nhiệm vụ công tác vận động nông dân của Đảng hiện nay; phân tích các giải pháp do Đảng đề ra để tăng cường công tác vận động nông dân trong thời kỳ đổi mới, đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, gồm: chăm lo lợi ích chính đảng của nông dân; tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, xây dựng người nông dân mới; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển nông nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa, nông thôn; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là Hội Nông dân trong vận động nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. -Phạm Ngọc Dũng, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay[40]. Tác giả đãđề cập và làm rõ những vấn đề lý luận về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững; đánh giá đúng thực trạng và chỉ rõ nguyên nhân nảy sinh vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay và đưa giải pháp hợp lý có tính thực tiễn cao nhằm
  • 18. 12 góp phần khắc phục tình hình kinh tế, xã hội bức xúc ở nông thôn Việt Nam trong phát triển bền vững. -Nguyễn Ngọc Hà,Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011) [41]. Tác giả đã làm rõ quá trình hình thành những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng trong thời kỳ đổi mới; nghiên cứu một cách toàn diện về kinh tế nông nghiệp; quá trình triển khai thực hiện đường lối đổi mới chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và những thành tựu đạt được. Đặc biệt, cuốn sách tập trung vào vấn đề trung tâm là Đảng lãnh đạo thực hiện đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, giải phóng sức lao động, phát huy sự năng động, sáng tạo của người nông dân. -Đặng Kim Sơn, Trần Công Thắng…, Đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam, bối cảnh, nhu cầu và triển vọng [88]. Các tác giả đã phân tích tổng quan tình hình kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam từ năm 2000 đến nay; đề cập đến việc cải cách chính sách về nông nghiệp trong thời gian qua; phân tích những thách thức và cơ hội cho phát triển nông nghiệp Việt Nam; đề xuất đổi mới chính sách nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở nước ta. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp -Đề tài khoa học xã hội,Luận cứ khoa học và kiến nghị những giải pháp đồng bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng, thành phần trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [37].Các tác giả cho rằng, đẩy mạnh xuất khẩu là phương hướng cơ bản và ưu tiên trong chuyển dịch CCKT trong quá trình CNH, HĐH, từ đó xây dựng các tiêu chí lựa chọn các ngành kinh tế trọng điểm và ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn 2000. -Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Những phương hướng và biện pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông
  • 19. 13 thôn, Đề tài khoa học cấp bộ[47]. Đề tài đã xác định nội dung phương hướng và đề xuất các biện pháp chủ yếu thúc đẩy nhanh hơn chuyển dịch CCKTNN theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. -Đỗ Hoài Nam,Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam [61]. Cuốn sách đã phân tích sâu sắc một số vấn đề lý luận về chuyển dịch CCKT ngành. Nghiên cứu và chỉ ra những tiêu chí có tính chủ đạo để xác định ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế, đó là những định hướng phát triển kỹ thuật, cộng nghệ hiện đại, định hướng xuất khẩu, định hướng sử dụng lợi thế so sánh. - Bùi Tất Thắng,Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam [94]. Các tác giả đã phân tích các nhân tố kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến sự chuyển dịchCCKT trong quá trình công nghiệp hóa, các lợi thế so sánh và tác động của các nguồn lực đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam. Nguyễn Tiến Thuận, Đặc điểm và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng[103].Tác giả hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp,chuyển dịch CCKTNN. Trình bày cách tiếp cận, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế mở. Làm sáng tỏ thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch CCKTNN vùng đồng bằng sông Hồng và đưa ra các giải pháp nhằm chuyển dịch CCKTNN ở vùng này, có hiệu quả. -Nguyễn Văn Cúc, Tác động của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài khoa học cấp bộ [27]. Bản tổng quan đề tài đã giành một mục bàn về đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với kinh tế”và khẳng định phải thay đổi phương thức ra nhiều nghị quyết bằng phương thức
  • 20. 14 lãnh đạo thực thi chính sách luật pháp. Dĩ nhiên, tỉnh ủy cũng cần ra nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Bên cạnh đó, phải đổi mới công tác chính trị tư tưởng của tỉnh ủy, công tác cán bộ, công tác kiểm tra. Sự lãnh đạo của tỉnh ủy (qua huyện ủy và đảng ủy trực thuộc) cần thay đổi phù hợp với thay đổi phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng cơ sở. Đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy có quan hệ với đổi mới quản lý của chính quyền và đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng cơ sở trong các loại hình doanh nghiệp. Quy trình lãnh đạo kinh tế của tỉnh ủy: chuẩn bị ra quyết định, ra quyết định, triển khai thực hiện, kiểm tra thực hiện và tổng kết đánh giá kết quả thực hiện. Hoàn thiện hệ thống tổ chức để thực hiện quy trình lãnh đạo của tỉnh ủy. -Lê Quốc Sử,Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI của thời đại kinh tế tri thức [90].Tác giả nêu rõ lý luận cơ bản về “cơ cấu kinh tế nói chung”, “cơ cấu kinh tế nông nghiệp” nói riêng theo hướng CNH, HĐH trong thời đại kinh tế tri thức. Cuốn sách giới thiệu một khá khá toàn diện về chuyển dịch CCKTNNtheo hướng CNH, HĐH, chủ trương và chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng từ năm 1975- 2001, qua khảo sát thực tiễn nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. - Nguyễn Tiến Dũng,Đổi mới và hoàn thiện một số chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp [39].Tác giả nghiên cứu hệ thống chính sách tác động quá trình chuyển dịch CCKTNNvà quá trình đổi mới một số chính sách nông nghiệp và tác động của nó đối với sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất phương hướng và giải pháp đổi mới và hoàn thiện các chính sách này nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKTNN.
  • 21. 15 -Đặng Văn Thắng...,Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công- nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng - Thực tiễn và triển vọng [96].Các khía cạnh của CDCCKT công - nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1986 - 2000 được các tác giả đề cập tới. Cuốn sách làm rõ hơn thực trạng, kết quả, nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình chuyển dịch CCKT; đưa ra những kiến nghị, những giải pháp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch CCKT của vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010. -Đặng Kim Oanh,“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Vĩnh Phúc theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”[69]. Tác giả đề cập đến chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng vào thực tiễn lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương; kết quả đạt được về chuyển dịch CCKTNN. Từ kết quả đạt được về chuyển dịch CCKTNN, tác giả đã đúc rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc. -Bùi Tất Thắng,Chuyển dịch cơ cấu ngành ở Việt Nam [95].Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 02-05: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Cuốn sách tập trung trình bày một cách khá toàn diện tổng quan một số vấn đề có tính lý luận về chuyển dịch CCKT ngành trong thời kỳ CNH, HĐH, những tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch CCKT, những kinh nghiệm và bài học rút ra từ chuyển dịch CCKT trong một số mô hình công nghiệp hóa và quá trình thay đổi nhận thức trong cách tiếp cận về CNH, HĐH và chuyển dịch CCKT ngành thể hiện trong các văn kiện của Đảng qua các thời kỳ. Qua việc đánh giá quá trình chuyển dịch CCKT ngành ở Việt Nam trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới, các tác giả đã so sánh với các nhóm NIEs trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời phân tích và đánh giá những tác động ảnh hưởng của những nhân tố mới trên thế giới và các nước đối với chuyển dịch CCKT Việt
  • 22. 16 Nam. Cuốn sách đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịchCCKT ngành, một vấn đề cơ bản trong chuyển dịch CCKT nói chung. -Trịnh Thị Tươi,“Tỉnh Long An phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”[113].Qua thực tiễn 5 năm phát triển phát triển nông nghiệp (2006- 2010), cho thấy, Đảng bộ tỉnh Long An đã xác định đúng vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng CNH, HĐH, sản lượng đều tăng, trong đó đáng chú ý là sản lượng lương thực tăng cao; cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa, hiện đại hóa về cơ cấu, với sự gia tăng của ngành kinh tế nông nghiệp, dịch vụ và thủy hải sản. Tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển nhanh, hiện đại, bền vững. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với nông nghiệp, nông dân và tỉnh ủy lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp -Lưu Văn Sùng, Sự lãnh đạo kinh tế của tỉnh ủy trong điều kiện hiện nay, Đề tài cấp bộ[92]. Công trình đã chỉ rõ sự lãnh đạo kinh tế của tỉnh ủy trong phạm vi một tỉnh vừa thực hiện nhiệm vụ của Trung ương trên địa bàn tỉnh, vừa phát triển kinh tế địa phương đồng thời thông qua huyện ủy, đảng ủy trực thuộc chỉ đạo đến cơ sở. Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện bố trí chiến lược kinh tế của Trung ương trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo việc thực thi chính sách, pháp luật nhà nước trên địa bàn tỉnh; khai thác nguồn lực địa phương, phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài, góp phần thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh; phát hiện nhân tố mới, nghiên cứu triển khai, thí điểm, tổng kết và kiến nghị để có thể trở thành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo các chủ doanh nghiệp, khuyến khích hoạt động theo mục tiêu của Đảng, chấp hành
  • 23. 17 pháp luật, hướng tới kinh doanh văn minh, đảm bảo lợi ích cho người lao động, góp phần đảm bảo sự lành mạnh của đời sống kinh tế - xã hội. Đề tài đề cập đến các yếu tố nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của tỉnh ủy cần có sự phân cấp lãnh đạo giữa Trung ương và địa phương. Trước hết, phân cấp nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh. Thứ hai, phân cấp lãnh đạo các khu vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Thứ ba, phân cấp thẩm quyền ra quyết định của tỉnh ủy đối với chính quyền tỉnh và các cơ quan chức năng thuộc chính quyền tỉnh thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Thứ tư, phân cấp nghiên cứu thí điểm và phạm vi triển khai thực hiện những hình thức kinh tế và giải pháp kinh tế. -Vũ Quang Ánh,“Kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (2000- 2005)” [2].Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được về Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN, tác giả đưa ra một số kinh nghiệm, trong đó nhấn mạnh: Đảng bộ các cấp xác định đúng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với đặc điểm từng địa phương và tập trung lãnh đạo theo các chương trình, đề án về nông nghiệp, nông thôn, với những bước đi thích hợp. -Nguyễn Thành Vinh,“Kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp những năm đầu đổi mới”[128].Tác giả đã nêu rõ, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhiều cấp ủy, chính quyền trong tỉnh đã vận dụng sáng tạo các nghị quyết của Trung ương, chủ động bố trí và sắp xếp lại sản xuất, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng cơ sở, từng vùng sinh thái, đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Bài viết đã nêu kết quả bước đầu đạt được cũng như những hạn chế trong công tác lãnh đạo chuyển dịch CCKTNNcủa Đảng bộ Thanh Hóatrong những năm đầu đổi mới đã để lại những kinh nghiệm quý cả về lý luận và thực tiễn cho các cấp ủy Đảng địa phương trong những năm tiếp theo.
  • 24. 18 - Đỗ Ngọc Ninh, Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn (cấp xã) ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay [66].Tác giả đã làm rõ vai trò đặc biệt quan trọng của tổ chức cơ sở đảng nông thôn (cấp xã) ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay đối với lãnh đạo mọi hoạt động trên địa bàn xã, nhất lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng đời sống văn hóa nông thôn; đánh giá thực trạng chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn (cấp xã) ở đồng bằng sông Hồng trên các phương diện: công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng đời sống văn hóa nông thôn; lãnh đạo chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia vào nhiệm vụ trọng tâm của đảng bộ xã là lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng đời sống văn hóa nông thôn. Đặc biệt, tác giả đã đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng nông thôn (cấp xã) vùng đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay đáp ứng yêu cầu lãnh đạo kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn giàu đẹp, văn minh. - Nguyễn Văn Vinh,Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1986 đến 2005[129].Tác giả nghiên cứu vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong quá trình thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng về chuyển dịch CCKTNN từ 1986 đến 2005. Trên cơ sở đó, tác giả nêu kinh nghiệm trong quá trình hình thành các chủ trương, chính sách và giải pháp lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN có hiệu quả hơn trong giai đoạn tới. -Lê Đình Sơn,Tỉnh ủy Hà Tĩnh lãnh đạo kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay[89].Luận văn đã phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về Tỉnh ủy Hà Tĩnh lãnh đạo kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp của tỉnh, khảo sát đánh giá thực trạng kinh tế nông nghiệp của tỉnh và thực trạng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Tỉnh ủy từ năm 2000 đến nay (2008); chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, tổng kết các kinh nghiệm; đề xuất mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo kinh tế nông
  • 25. 19 nghiệp của tỉnh ủy đến năm 2015. Trong đó, đáng chú ý là: nội dung, phương thức lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Tỉnh ủy và kinh nghiệm: Thứ nhất, sự đoàn kết thống nhất trong Tỉnh ủy. Thứ hai, xác định chiến lược phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp bền vững. Thứ ba, huy động cả hệ thống chính trị vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế nông nghiệp có phẩm chất và năng lực,… -Đặng Kim Oanh,Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (1996-2006)[70].Trên cơ sở tổng kết quá trình phát triển của kinh tế nông nghiệp dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, tác giả rút ra một số kinh nghiệm của Đảng trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN. - Đào Thị Bích Hồng,Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2006 [49].Tác giả nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu trong quá trình chuyển dịch CCKT từ năm 1997 đến năm 2006, bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lịch sử trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu. - Nguyễn Thị Tố Uyên,Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện nay [125].Luận án phân tích, làm rõ được các khái niệm liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng; tỉnh ủy lãnh đạo đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; khái niệm nội dung, phương thức lãnh đạo; thực trạng các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. - Trần Thị Thái,Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [93].Cuốn sách làm rõ chủ trương của Đảng bộ tỉnh Nam Định về chuyển dịch CCKT theo hướng CNH,
  • 26. 20 HĐH; quá trình chỉ đạo thực hiện chuyển dịch CCKT của Đảng bộ tỉnh Nam Định; kết quả đạt được về chuyển dịch CCKT ngành, thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế; đưa ra những nhận xét, đánh giá, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT của Đảng bộ tỉnh Nam Định. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI 1.2.1. Các công trình nghiên cứu của Trung Quốc Ở Trung Quốc có nhiều công trình nghiên cứu ở về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về xóa đói giảm nghèo nông thôn; về xây dựng một số vùng nông thôn mới; về vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng ở nông thôn..., trong đó có các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: - Trác Vệ Hoa, Lý luận và thực tiễn cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc 30 năm qua [45].Tác giả phân kỳ sự phát triển của nông thôn Trung Quốc qua 30 năm thành 4 giai đoạn: từ năm 1978 đến năm 1984 là giai đoạn đột phá cải cách nông thôn; từ năm 1985 đến năm 1991 là giai đoạn thúc đẩy cải cách toàn diện nông thôn; từ năm 1992 đến năm 2001 là giai đoạn cải cách nông thôn chuyển toàn diện sang thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (XHCN); từ năm 2002 đến nay là giai đoạn mới tính toán tổng thể phát triển thành thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mớiXHCN. Tác giả khái quát những thành tựu quan trọng và rút ra một số kinh nghiệm, đồng thời nêu lên một số giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mớiở Trung Quốc. -Chu Chí Hòa, Đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn [44]. Theo các tác giả, để đổi mới công tác xây dựng Đảng ở nông thôn Trung Quốc, cần phải đổi mới tư duy, nâng những biện pháp có hiệu quả lên thành chế độ, đồng thời đổi mới chế độ theo sự biến động của tình hình thực tế, đổi mới hình thức tuyên truyền và đổi mới cơ chế theo hướng dân chủ, thông thoáng, khoa học, từng bước thực hiện chế độ hóa, tiêu chuẩn hóa, quy trình hóa công tác xây dựng Đảng ở nông thôn.
  • 27. 21 - Lưu Kỳ Bảo, Những cách làm và kinh nghiệm chủ yếu về xây dựng tác phong đảng liêm chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc [19]. Tác giả phân tích, làm rõ vai trò, nội dung, phương pháp xây dựng Đảng phong của Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu những thành công về xây dựng Đảng phong những năm qua, chỉ ra những hạn chế, yếu kém, xác định nguyên nhân, nhất là nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém. Trên cơ sở đó, tác giả nêu những kinh nghiệm về xây dựng Đảng phong của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong hai nhiệm kỳ gần đây, gồm: Một là, kiên trì nắm chắc xây dựng tác phong, luôn luôn duy trì mối liên hệ máu thịt với quần chúng nhân dân. Hai là, kiên trì nắm chắc xây dựng hệ thống trừng trị và phòng ngừa, dựng lên bức bình phong chiến lược toàn diện của chống tham nhũng, đề xướng liêm khiết. Ba là, kiên trì trừng trị nghiêm khắc, duy trì xu thế áp lực cao trừng trị tham nhũng. Bốn là, kiên trì nắm chắc công tác giáo dục nghiêm chính, xây dựng phòng tuyến giáo dục tư tưởng vững chắc cho việc đấu tranh chống tham nhũng biến chất. Năm là, nắm chắc giám sát và ràng buộc, đem quyền lực nhốt vào trong chiếc lồng chế độ. Sáu là, nắm chắc cải cách sáng tạo, nâng cao trình độ khoa học hóa công tác xây dựng tác phong Đảng liêm chính. - Tạng Thắng Nghiệp, Tăng cường xây dựng kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng [64]. Tác giả phân tích ba vấn đề chủ yếu: một là,tăng cường xây dựng kỷ luật là bảo đảm quan trọng để giữ gìn đoàn kết, thống nhất của Đảng.Hai là, tăng cường xây dựng kỷ luật, điều quan trọng hàng đầu là giữ nghiêm kỷ luật chính trị trong Đảng.Ba là, ra sức thúc đẩy xây dựng kỷ luật Đảng, công tác trọng điểm trước mắt cần làm tốt, gồm: tăng cường giáo dục kỷ luật; hoàn thiện quy định chế độ kỷ luật; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành kỷ luật; phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ lãnh đạo. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
  • 28. 22 -Hum Pheng Xay Na Sin,Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay[84]. Tác giả nghiên cứu về nguyên tắc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và những vấn đề có tính quy luật của quá trình chuyển dịch CCKTNNở Lào. Trên cơ sở đánh giá thực trạng của quá trình chuyển dịch CCKTNNở Lào, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoạch định chính sách phù hợp để thúc đẩy nhanh tiến trình này theo hướng tiến bộ. -Keng Lao Blia Yao, Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Lào từ 1975 đến 2000 [131].Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn của Lào từ năm 1975 đến 1985, tác giả đã làm rõ chính sách đổi mới, quá trình thực hiện chính sách đổi mới và thành tựu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Lào trong những năm 1986-2000; đưa ra một số nhận xét, đánh giá về quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn Lào trong những năm 1975-2000. - Xin Xỏn Phun Bun Si, Kinh tế nông thôn ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời kỳ đổi mới[83].Tác giả trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế nông thôn Lào thời kỳ đổi mới; phân tích thực trạng phát triển kinh tế nông thôn; đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế nông thôn Lào trong thời gian tới. -Bun Thoong Chít Ma Li,Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay[53]. Tác giả nêu quan niệm về nông thôn mớivà chỉ rõ những đặc trưng cơ bản của nông thôn mới ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là nông thôn được quy hoạch lại, có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; sản xuất, dịch vụ, giáo dục phát triển, đời sống vật chất của nhân dân ấm no, đời sống văn hóa, tinh thần phát triển phong phú giàu bản sắc dân tộc; an ninh trật tự ổn định; môi trường trong sạch, tươi đẹp. Tác giả trình bày khái niệm Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mớilà hệ thống các hoạt động của Đảng, từ đề ra đường
  • 29. 23 lối, chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới đến tổ chức thực hiện đường lối chủ trương, chính sách đó, nhằm cải tạo và xây dựng, làm thay đổi nông thôn còn nhiều khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển hiện nay thành nông thôn XHCN năng động, phát triển mạnh mẽ, giàu có, văn minh, hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng. Tác giả làm rõ nội dung, phương thức, quy trình Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới. Tác giả khái quát thực trạng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới. Từ đó, tác giả đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đối với xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay. - Phêng Pha Văn Đao Phon Cha Rơn,Về vấn đề nâng cao sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [79].Luận án nêu những nguyên lý cơ bản về hiệu quả đầu tư; phân tích thực trạng đầu tư nhà nước vào lĩnh vực kinh tế - xã hội nông thôn Lào, đưa ra các giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Lào. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn là một giải pháp quan trọng thực hiện công bằng xã hội. Công trình này, là tài liệu tham khảo tốt để luận án đề xuất giải pháp. -La Chay Sinh Su Van,Đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay[127].Tác giả khái quát lý luận và thực tiễn hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào; trình bày thực trạng, quan điểm, giải pháp đổi mới hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay. Các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước đã góp phần cung cấp thêm những cứ liệu, giúp tác giả luận án có thêm phông kiến thức rộng rãi tham khảo trong quá trình thực hiện luận án. Kết quả nghiên cứu của các tác giả ở những quốc gia, vùng lãnh thổ nêu trên là những tài liệu tham khảo tốt
  • 30. 24 cho Việt Nam trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. 1.2.3. Các nhà khoa học Việt Nam viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn một số nước -Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc[126].Sách gồm các tham luận của các nhà khoa học nghiên cứu lý luận và thực tiễn, những người làm công tác lý luận, tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hội thảo Lý luận lần thứ tư giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức tại Nha Trang, Khánh Hòa, tháng 11 - 2008. Các tham luận của các nhà khoa học Trung Quốc gồm những vấn đề: lý luận và thực tiễn cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc 30 năm qua; tăng cường xây dựng văn hóa nông thôn, nâng cao trình độ văn hóa của nông dân, đóng góp cho xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa; kiên định thúc đẩy xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội nông thôn Trung Quốc; vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân là vấn đề lớn liên quan tới toàn cục xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc; ra sức phát triển nông nghiệp hiện đại theo con đường hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc; xây dựng cơ chế hiệu quả lâu dài lấy công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp, lấy thành thị thúc đẩy nông thôn, hình thành cục diện mới nhất thể hóa phát triển kinh tế, xã hội thành thị và nông thôn,… Các tham luận của các nhà khoa học đã làm rõ những nhận thức lý luận và thực tiễn về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của hai nước; đáp ứng nhu cầu cấp bách về lý luận cũng như tổng kết thực tiễn, phản ánh những kinh nghiệm quý báu rút ra từ quá trình thực hiện chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Việt Nam và chính sách tam nông của Trung Quốc.
  • 31. 25 -Đỗ Tiến Sâm,Vấn đề tam nông ở Trung Quốc - thực trạng và giải pháp[80].Theo tác giả, tam nông là một chủ đề nghiên cứu đang thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo học giả Trung Quốc và nước ngoài. Cho đến nay, chưa có tài liệu nào thống kê hết số lượng các công trình nghiên cứu về tam nông. Chỉ riêng ở Trung Quốc, đã có hàng trăm tổ chức (chính phủ và phi chính phủ) với hàng trăm trang web và hàng nghìn công trình nghiên cứu về tam nông. Cuốn sách được viết dựa trên những văn kiện pháp quy của Trung Quốc; đồng thời tham khảo công trình nghiên cứu của một số tác giả được coi là những chuyên gia về vấn đề này, như Lục Học Nghệ, Trần Tích Văn, Ôn Thiết Quân, Trình Quốc Cường,… -Nguyễn Đình Liêm,Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan[54].Tác giả trình bày quá trình hình thành và phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan từ năm 1949 đến năm 2000. Đây được coi là thời kỳ CNH, HĐH đạt được những thành tựu rực rỡ của Đài Loan, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và suy nghĩ về con đường CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam.Những nội dung đáng quan tâm: phát triển công nghiệp của Đài Loan không tập trung ở các trung tâm đô thị mà trải đều trên khắp đảo, từ các thành phố đến các thị trấn nông thôn. Chính sách của chính quyền cũng hỗ trợ các ngành công nghiệp nông thôn phát triển. Muốn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thành công phải gắn công nghiệp với nông nghiệp, gắn đô thị với nông thôn. Phải kéo công nghiệp về nông thôn và miền núi, đô thị về nông thôn chứ không phải ngược lại. 1.3.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT 1.3.1. Kết quả đạt được Qua tổng quan một số công trình nêu trên của các nhà khoa học nước ngoài và trong nước về nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy
  • 32. 26 đảng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới có thể thấy rằng, các công trình đã đạt kết quả đáng trân trọng: Một là, về phát triển nông nghiệp. Nhìn chung, các công trình tập trung nghiên cứu một cách tương đối, toàn diện về chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trong tổng thể đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, đặc biệt là những chính sách đột phá trong nông nghiệp, nông thôn, đánh giá kết quả và những hạn chế trong lãnh đạo phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng. Nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về những vấn đề mang tính chiến lược để phát triển nông nghiệp, nông thôn như vấn đề sử dụng đất đai, an ninh lương thực, quy hoạch các vùng kinh tế, vấn đề việc làm ở nông thôn; đề xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Những nội dung này là nguồn tư liệu quý để tác giả luận án tham khảo thực hiện mục đích, nhiệm vụ của luận án. Hai là, về chuyển dịch CCKT và chuyển dịch CCKTNN. Phần lớn các công trình đề cập đến những nét lớn về chuyển dịch CCKT nói chung, chuyển dịch CCKTNN nói riêng; đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế nói chung, chuyển dịch CCKT nói riêng. Các công trình nghiên cứu đã giúp tác giả luận án có những căn cứ khoa học để so sánh sự chuyển dịch CCKT của các tỉnh ĐBSCL với cả nước; đồng thời, có giá trị tham khảo tốt để tác giả luận án có cái nhìn toàn thể từ lý luận đến thực tiễn những vấn đề liên quan đến chuyển dịch CCKTNN. Ba là, về các tỉnh ủy lãnh đạo kinh tế, kinh tế nông nghiệp và lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN. Một số công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng và các tỉnh ủy đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch CCKT và chuyển dịch
  • 33. 27 CCKTNN. Một số công trình đã đưa ra các quan niệm về tỉnh ủy lãnh đạo kinh tế nông nghiệp, lãnh đạo chuyển dịch CCKT và chuyển dịch CCKTNN, nội dung, phương thức lãnh đạo chuyển dịch CCKT,chuyển dịch CCKTNNvà các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với chuyển dịch CCKT vàchuyển dịch CCKTNN. Kết quả nghiên cứu của các công trình này có giá trị tham khảo quan trọng để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của, luận án. Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ đề cập tới một số vùng, miền, một số địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp và chuyển dịch CCKTNN ở những thời gian nhất định. Nhìn tổng thể, chưa có công trình nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống quá trình các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN theo hướng CNH, HĐH trong giai đoạn hiện nay. 1.3.2. Những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết Thứ nhất, về kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long. Luận án làm rõ khái niệm kinh tế nông nghiệp; chỉ ra và phân tích nội dung, những yếu tố tạo thành, đặc điểm của vai trò của kinh tế nông nghiệp ở ĐBSCL, từ đó chỉ ra cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở vùng này. Thứ hai, về chuyển dịch CCKTNNở các tỉnh ĐBSCL. Luận án xây dựng khái niệm chuyển dịch CCKTNN, nội dung chuyển dịch CCKTNN (những yếu tố tạo nên), vai trò của từng yếu tố; từ đó xác định khái niệm chuyển dịch CCKTNN ở các tỉnh ĐBSCL, những yếu tố tạo nên. Thứ ba, về các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN. Xây dựng khái niệm, xác định nội dung và phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với chuyển dịch CCKTNN giai đoạn hiện nay;làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng lãnh đạo chuyển dịch CCKTNNcủa các tỉnh ủy, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, kinh nghiệm,
  • 34. 28 đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCLđối với chuyển dịch CCKTNN đến năm 2025.
  • 35. 29 Chương 2 CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠOCHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆPTRONGGIAI ĐOẠNHIỆN NAY-NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN 2.1. CÁC TỈNH, TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC TỈNH 2.1.1. Các tỉnh và tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long 2.1.1.1. Khái quát về các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long * Đặc điểm tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Longlà vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc, nơi có vị trí địa- chính trị, địa - kinh tế quan trọng của cả nước; phía Đông Bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông và phía Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. ĐBSCL như một bán đảo, có ba mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển, với chiều dài 750 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển nước ta, có hơn 360.000 km2 biển và đặc quyền kinh tế. ĐBSCL tiếp giáp với biển của các nước Đông Nam Á (Singapor, Thái Lan, Malayxia, Philipine, Indonesia). Đây là vùng có nhiều đường giao thông hàng hải, quốc tế quan trọng, nối Nam Á với Đông Á, châu Úc và các quần đảo ở Thái Bình Dương. Hiện nay ĐBSCL gồm 12 tỉnh và một thành phố trực thuộc Trung ương: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. ĐBSCL có diện tích tự nhiên là 39.747 km2 , toàn vùng có 131 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 14 thành phố trực thuộc tỉnh, 11 thị xã, 5 quận, 106 huyện. Có 1.611 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 1.305 xã, 182 phường,
  • 36. 30 124 thị trấn. Dân số ở vùng ĐBSCL có khoảng 18 triệu người, được xếp vào nhóm trẻ tuổi, khoảng 53% dân số trong vùng ở độ tuổi dưới 20, có 24,3% dân số từ 20 đến 34 tuổi và có 22,7% dân số trên 35 tuổi [xem Phụ lục số 1]. Đồng bằng sông Cửu Longcó hệ thống đường giao thủy bộ, hàng không, đường biển rất thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trong nước và các nước ở trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, đường thủy là một lợi thế của ĐBSCL, chiếm 60 - 70% khối lượng vận tải hàng hóa. Nhiều tuyến đường thủy được khai thác đem lại hiệu quả kinh tế cao, như: tuyến đường Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương, Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, Đồng Tháp Mười qua vùng tứ giác Long Xuyên… Khí hậu ở ĐBSCL là khí hậu gió mùa cận xích đạo, nóng, nhiệt độ cao và ổn định.Nhiệt độ trung bình trong năm là 27o C, thấp nhất là 22 đến 25o C, cao nhất là 32 đến 35o C, cá biệt có lúc cao đến 37-38o C. Một năm chia là hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình hằng năm là 1.600 mm. Đây là những yếu tố khí hậu, thời tiết thích hợp cho các sinh vật sinh trưởng và phát triển, là điều kiện thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ các loại cây trồng [3]. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nước trầm trọng vào mùa khô thường xảy ra ở nhiều nơi. Bên cạnh đó, vào mùa mưa ở một số tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang... lại xảy ra tình trạng ngập úng. Tình trạng này, chủ yếu do tác động của lũ, triều cường và tình trạng đắp đê bao ruộng đồng không theo quy hoạch tổng thể. Có thể phân chia ĐBSCL thành 4 vùng: Vùng phù sa nước ngọt: khoảng 1,5 triệu ha gồm các phần đất nằm dọc hai bên sông Hậu, một phần tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ. Các vùng đất bị nhiễm mặn:khoảng 0,8 triệu ha nằm dọc bờ biển, việc canh tác lúa chủ yếu vào mùa mưa, mùa khô đất bị mặn khó khăn cho việc trồng trọt, năng suất thấp. Vùng này chủ yếu thuộc các tỉnh Bến Tre,
  • 37. 31 Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang và một số huyện của tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh.Vùng đất phèn: chiếm khoảng 1,6 triệu ha chủ yếu ở các vùng Đồng Tháp Mười, Hà Tiên và một phần của huyện Long Mỹ (Hậu Giang), Long An…Vùng đất hữu cơ: khoảng 20.000 ha, địa hình khá thấp, trũng. Loại đất này, được hình thành từ lớp than bùn ở các vùng U Minh (Kiên Giang) và Cà Mau. Ngoài ra, ở vùng ĐBSCL còn có các loại đất cát giồng, đất đỏ vàng, đất xói mòn, chiếm diện tích 0,9% toàn vùng. Nhìn chung, đất đai thuộc khu vực ĐBSCL rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thích hợp cho trồng lúa, dừa, mía, cây ăn quả. Ngoài tài nguyên đất, ĐBSCL còn có tài nguyên biển như: tôm, cá nổi, cá đáy, đồi mồi, mực; có nhiều tiềm năng, thế mạnh xây dựng các khu sinh thái quốc gia và phát triển ngành du lịch như: khu Tràm chim Đồng Tháp, có diện tích tới 7.000 ha; vùng sông nước Cà Mau với 150 ngàn ha rừng, trong đó rừng ngập mặn chiếm 85 ngàn ha, có 19 sân chim [109]. Về du lịch biển, nổi tiếng nhất là đảo Phú Quốc (Kiên Giang) với nhiều bãi biển đẹp, có thể phát triển thành khu du lịch mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Trong vùng có hệ thống rừng đa dạng, với rừng ngập mặn ven biển, rừng nguyên sinh (Phú Quốc), rừng tràm (Đồng Tháp Mười) với hệ thống sinh học rất đa dạng, phong phú. * Đặc điểm kinh tế Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 429, ngày 16-4-2009 phê duyệt Đề án thành lập vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 4 tỉnh, thành (thành phố Cần Thơ, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang).Đây là trung tâm lớn, nòng cốt của ĐBSCL thúc đẩy toàn vùng sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Mục tiêu phát triển vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL được xác định là: Xây dựng vùng này trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hiện đại, đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của đất nước, góp
  • 38. 32 phần quan trọng vào việc xây dựng cả vùng ĐBSCL giàu mạnh, các mặt văn hóa- xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng vững chắc; có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011- 2020 đạt 1,25 lần tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.000 USD. Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL còn là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với 3 trung tâm điện lực: Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương, với tổng công suất khoảng 9.000 - 9.400 MW và các mỏ khí đốt vùng biển Tây Nam đã và đang được tập trung đầu tư xây dựng và khai thác [3]. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm gần đây, kinh tế các tỉnh ĐBSCL phát triển khá. Tốc độ GDP giai đoạn 2001- 2010 là 11,5%/năm. Năm 2012 đạt 10%, năm 2013 là 11,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Nếu năm 2000, CCKT nông - lâm - ngư nghiệp là 53,5% trong GDP, công nghiệp xây dựng là 18,5%GDP và dịch vụ 28% GDP, thì năm 2012, các con số tương ứng là: 38,26% GDP, 25,85%GDP và 35,89%GDP. Như vậy, tỷ trọng nông - lâm - thủy sản giảm xuống, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng lên. Các vùng đã thể hiện vai trò trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản cả nước [109]. Tốc độ trưởng kinh tế (GDP) bình quân của vùng đạt trên 7% mỗi năm. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng GDP giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10 -12%; giai đoạn 2011- 2013 đạt 10,63. Trong giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh bình quân toàn vùng đạt 11,5%/năm. Vùng ĐBSCL có 3 đến 6 tỉnh trong nhóm 10 tỉnh, thành dẫn đầu hằng năm. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm 2015, tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản toàn vùng đã có chuyển biến tích cực, sản lượng lúa đạt 3,1 triệu tấn, thủy sản đạt 3,3 triệu tấn; xuất khẩu đạt 10,9 tỉ USD, thu ngân sách đạt khoảng hơn 70 ngàn tỉ đồng [25,tr.34].
  • 39. 33 Cùng với phát triển nông nghiệp, công nghiệp được chú trọng phát triển, dần đi vào khai thác các thế mạnh của vùng về công nghiệp chế biến nông sản. Toàn vùng đã hình thành các khu công nghiệp tập trung tầm cỡ quốc gia như trung tâm Khí - Điện - Đạm (Cà Mau), trung tâm nhiệt điện Ô Môn (Cần Thơ), nhà máy điện Duyên Hải 1 (Trà Vinh), nhà máy nhiệt điện Long Phú (Sóc Trăng),…ĐBSCLcó 1.305 xã, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, toàn vùng có 236/260 xã đạt tiêu chí nông thôn mới [4, tr. 19]. Tuy nhiên, kinh tế của ĐBSCL phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (32%). Nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá thành cao, khó tiêu thụ như cá tra và các mặt hàng nông sản khác. Việc xuất khẩu gạo cũng gặp khó khăn, năm 2014, toàn vùng xuất khẩu được 5,9 triệu tấn gạo, giảm 5% so với năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 2,58 tỷ USD, giảm 3,6%. Việc liên kết vùng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, việc thu hút đầu tư còn nhiều khó khăn, hạn chế. Do quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh nên nhiều diện tích đất sản xuất của vùng bị thu hẹp và trong những năm tới dự đoán sẽ còn giảm nhiều hơn do ảnh hưởng đô thị hóa, chuyển đổi sử dụng đất không đúng mục đích. Thêm vào đó, ĐBSCL còn phải đối mặt với hiện tượng biến đổi khí hậu. Theo dự đoán tác động biến đổi khí hậu, đến năm 2050 có khoảng 26,7% dân số và khoảng 31% đất của vùng bị ảnh hưởng. Việc xâm nhập mặn, hạn hán và lũ lụt, mất đất nông nghiệp sẽ làm giảm khả năng sản xuất nông nghiệp, thủy sản, ảnh hưởng đến nguồn sinh kế người dân. Điều này trong tương lai sẽ đe dọa an ninh lương thực quốc gia và tiềm năng sản xuất nông nghiệp, thủy sản của vùng. * Đặc điểm văn hóa - xã hội: Các tỉnh ở ĐBSCL là nơi quần cư của nhiều dân tộc, trong đó có 4 dân tộc chính là: Kinh, Hoa, Khmer và Chăm. Dân tộc Kinh (Việt) chiếm 92,2% tổng số dân toàn vùng, sống ở hầu hết các nơi trong vùng. Người Hoa có
  • 40. 34 khoảng 210.000 người, chiếm 6,1%, tập trung nhiều ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Dân tộc Khmercó khoảng 1,3 triệu người, chiếm 6,3%,sống ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang. Các tỉnh khác đều có đồng bào Khmer sinh sống. Người Khmer đã cùng người Việt đoàn kết trong đời sống sinh hoạt, trong lao động sản xuất và đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Người Hoa có khoảng 210.000 người, chiếm 1,2%, tập trung nhiều ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Ngày nay, người Hoa đã kết hôn với người Việt, điều này trước đây chưa từng có.Người Chăm có khoảng 14.000 người sống chủ yếu ở An Giang. Ở vùng ĐBSCL có 6 tôn giáo lớn là: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Hồi giáo. Đạo Phật và đạo Hòa Hảo là hai tôn giáo chính trong vùng ĐBSCL, khoảng 4,5 triệu phật tử[4, tr. 19]. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là trong những năm gần đây, cuộc sống của đồng bào Chăm ngày càng được cải thiện, định cư, làm ăn. Việc học tập của con em đồng bào Chăm được quan tâm, chú trọng hơn. Trong những năm gần đây, ở tỉnh An Giang có hàng chục con em người dân tộc Chăm đang theo học tại các trường đại học[3].Khối đoàn kết các dân tộc Việt - Khmer- Hoa, ngày càng bền chặt hơn trong lao động sản xuất và đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Đây là vùng diễn ra quá trình giao thoa văn hóa giữa các tộc người, tạo nên nét đặc trưng văn hóa ở các tỉnh vùng ĐBSCL, đó là sự dung hợp văn hóa của nhiều tộc người (Việt - Hoa - Chăm - Khmer…) với cộng đồng dân cư vừa đậm đà bản sắc văn hóa địa phương, vừa gắn với nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Vùng này có sắc thái địa - văn hóa tiêu biểu của vùng ĐBSCL. Đó là văn hóa hồ - rừng, người dân đã dùng rừng làm hồ chứa nước (U Minh Hạ, Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên…) để canh tác vào mùa khô. Bên cạnh đó là văn hóa làng nghề ngày càng được khôi phục và phát triển.
  • 41. 35 Như vậy, môi trường tự nhiên, hệ sinh thái của vùng ĐBSCL mang những nét đặc trưng riêng, trong môi trường đó, cư dân ĐBSCL đã thích ứng và tác động để tạo dựng nên môi trường sống cho mình, tạo nên những tập quán canh tác, sản xuất đặc thù cũng như các phong tục phù hợp trong đời sống cộng đồng các dân tộc. Cộng đồng các dân tộc đoàn kết, đùm bọc, tương trợ lẫn nhau, hòa hợp và giúp đỡ nhau, trở thành cộng đồng dân tộc, đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bảo vệ quê hương, đất nước. * Đặc điểm về an ninh - quốc phòng: Đồng bằng sông Cửu Longlà vùng có biên giới đất liền giáp Campuchiacó chiều dài gần 400 km thuộc 4 tỉnh của Việt Nam (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang) và 5 tỉnh của Campuchia, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng về quốc phòng - an ninh của đất nước. Trước đây, miền Tây Nam Bộ (ĐBSCL) được coi là áo giáp phía Tây bảo vệ Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn đã xác định các tỉnh miền Tây Nam Bộ thuộc vùng 4 chiến thuật, bảo vệ vững chắc chế độ Mỹ Ngụy. Ở nơi đây, Mỹ- ngụy áp dụng nhiều chính sách thực dân kiểu mới rất hà khắc, xây dựng nhiều “Khu dinh điền”, “Ấp chiến lược”, “Khu trù mật”; là nơi thực hiện nhiều chiến dịch quân sự trong chiến lược “chiến tranh Cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng. Với 340 km biên giới đất liền giáp với Campuchia trải dài từ Long An, Đồng Tháp, An Giang đến Kiên Giang, lại có hải phận liền kề với vịnh Thái Lan, có bờ biển dài bao bọc cả ba phần Đông, Nam, Tây, hải phận rộng lớn tiếp giáp với nhiều nước ĐBSCL có vị trí rất quan trọng về quốc phòng, an ninh quốc gia. ĐBSCL cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và hệ thống vòng cung đảo, quần đảo tiền tiêu như: Phú Quốc, Thổ Chu, Côn Đảo và Trường Sa tạo nên thế chiến lược an ninh, quốc phòng đặc biệt quan trọng của đất nước. huyện đảo Phú
  • 42. 36 Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang được coi là một chiến hạm án ngữ, phòng thủ phía Tây Nam của Tổ quốc. Đồng bằng sông Cửu Longđã và vẫn là một trong những trọng điểm tấn công phá hoại chế độ ta của các thế lực thù địch, nằm trong tổng thể chiến lược "ba Tây" của bọnchúng hòng phá hoại và lật đổ chế độ ta.Các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc và lịch sử hình thành của vùng đất Nam Bộ để kích động gây thù hằn dân tộc nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đã được phân định, cắm mốc công khai, minh bạch, song vẫn là tâm điểm lợi dụng để chống phá của bọn chúng. Trong thời kỳ đổi mới các cấp chính quyền ở các địa phương phối hợp với các lực lượng chức năng thường xuyên nắm và giải quyết các vấn đề trên địa bàn vùng, kịp thời phát hiện đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, không để hình thành điểm nóng, phức tạp về an ninh trật tự. Các tỉnh giáp biên giới đã triển khai đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tỉnh, thành phố trong tấn công, trấn áp các loại tội phạm; mở rộng công tác đối ngoại, nâng cao hiệu quả hợp tác về quốc phòng - an ninh. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị (HTCT) cơ sở trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy vai trò nòng cốt của các sư sãi, chức sắc tôn giáo trong bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương; giải quyết tốt việc khiếu kiện của công dân; xử lý kịp thời, có hiệu quả các vụ việc phát sinh ngay từ cơ sở; đấu tranh phòng chống có hiệu quả các loại tội phạm ma túy, buôn lậu trên biên giới. Đồng thời, cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường củng cố, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân nơi biên giới, góp phần giữ vững và ổn định an ninh - quốc phòng trên toàn tuyến biên giới.
  • 43. 37 Tuy nhiên, tình hình an ninh - quốc phòng trong vùng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, kích động “tự diễn biến” trong nội bộ; lợi dụng những vấn đề nhạy cảm trong xã hội để kích động, gây mâu thuẫn nội bộ, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta. Tình hình tội phạm, tai nạn giao thông và các tệ nạn xã hội khác vẫn diễn biến phức tạp. Việc khiếu kiện, khiếu nại đông người, vượt cấp, nghỉ việc tập thể còn xảy ra ở nhiều địa phương, chưa được giải quyết dứt điểm. 2.1.1.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long - chức năng, nhiệm vụ, vai trò và đặc điểm Trong 13 tỉnh ở ĐBSCL có tương ứng 13 đảng bộ tỉnh và 13 tỉnh ủy, gồm 135 đảng bộ cấp huyện, 1634 đảng bộ cấp xã [xem Phụ lục 1]. * Chức năng của tỉnh ủy Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội lần thứ XI quy định: “Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy)” [31, tr.17]. “Cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy)”[31, tr.33]. Như vậy, ban chấp hành đảng bộ tỉnh gọi tắt là tỉnh ủy, là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, do đại hội bầu ra. Tỉnh ủy có bí thư, các phó bí thư tỉnh ủy (phó bí thư thường trực, phó bí thư kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, phó bí thư phụ trách công tác xây dựng Đảng do Trung ương luân chuyển ở một số tỉnh), Ban Thường vụ Tỉnh ủy (BTVTU), thường trực tỉnh ủy và có các cơ quan tham mưu, giúp việc như: Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban Nội chính, Ban Dân vận, cơ quan Ủy ban kiểm tra (UBKT), văn phòng tỉnh ủy, trường chính trị tỉnh. Một số tỉnh ủy có ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ. Từ quy định của Điều lệ Đảng thấy rằng, chức năng của tỉnh ủy ở ĐBSCL là lãnh đạo. Tỉnh ủy lãnh đạo các tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên
  • 44. 38 trong đảng bộ tỉnh; các tổ chức trong HTCT từ tỉnh đến cơ sở, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân trên địa bàn tỉnh;lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội như kinh tế (trong đó có kinh tế nông nghiệp), văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng nông thôn mới, ứng phó với biến đổi khí hậu,... Tỉnh ủy còn có chức năng thực hiện công tác xây dựng đảng bộ tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới trên địa bàn tỉnh, trước hết là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đảng bộ tỉnh. Tỉnh ủy có chức năng và trách nhiệm đóng góp ý kiến vào sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Như vậy, có thể xác định chức năng của các tỉnh ủy ở ĐBSCL gồm: Một là,tỉnh ủy lãnh đạo HTCT và các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh. Sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với các hoạt động nêu trên là lãnh đạo chính trị và lãnh đạo toàn diện, tức là các tỉnh ủy đề ban hành các nghị quyết, quyết định theo quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo cụ thể hóa các nghị quyết, quyết định đó, lãnh đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên trong thực hiện các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi tổ chức, mỗi lĩnh vực đời sống xã hội có đặc điểm riêng, mỗi tổ chức lại có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với từng tổ chức, từng lĩnh vực đời sống xã hội có nội dung và phương thức khác nhau. Tỉnh ủy không can thiệp quá sâu, không bao biện, làm thay công việc cụ thể của chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh. Một trong những trọng tâm lãnh đạo của tỉnh ủy là phát huy vai trò, chủ động sáng tạo của các
  • 45. 39 tổ chức trong HTCT thực hiện thắng lợi các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy và nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh trong các nhiệm kỳ. Trong lãnh đạo kinh tế - xã hội, tỉnh ủy có chức năng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn. Đây là một lĩnh vực trọng yếu trong sự lãnh đạo của tỉnh ủy, một lĩnh vực đang đem lại thu nhập cao và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSCL. Hai là,tỉnh ủy thực hiện chức năng xây dựng Đảng và xây dựng đảng bộ tỉnh. Tỉnh ủy trực tiếp tiếp nhận các nghị quyết, quyết định của Đảng về công tác xây dựng Đảng, cụ thể hóa và lãnh đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết ấy trong đảng bộ tỉnh. Trên cơ sở tình hình thực tế của đảng bộ tỉnh, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ tỉnh, tỉnh ủy xây dựng, ban hành và lãnh đạo thực hiện các nghị quyết xây dựng đảng bộ tỉnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức nhằm xây dựng đảng bộ tỉnh trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao đáp ứng yêu thực hiện thắng lợi cầu nhiệm vụ chính trị của đảng bộ tỉnh. Ba là,tỉnh ủy đề xuất với Đảng, Nhà nước các ý kiến xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các hội nghị tỉnh ủy thường có những ý kiến đề xuất với Đảng, Nhà nước để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước hoàn chỉnh, khả thi hơn. Đồng thời, qua các hội nghị này tỉnh ủy đề xuất giải pháp góp phần để Đảng, Nhà nước xây dựng, ban hành các chủ trương, chính sách giải quết những vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn. Trong tỉnh ủy, thường có một đồng chí là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (phần lớn Bí thư tỉnh ủy là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng). Những cán bộ này sẽ trực tiếp đề xuất với Đảng, Nhà nước các ý kiến tham gia xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng. Trong tỉnh ủy thường có
  • 46. 40 một số đồng chí là đại biểu Quốc hội, sẽ tham dự các kỳ họp Quốc hội và trực tiếp tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Những chức năng nêu trên của tỉnh ủy ở ĐBSCL quan hệ mật thiết với nhau. Thực hiện tốt ba chức năng đó, bảo đảm cho tỉnh ủy đó có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. * Nhiệm vụ của các tỉnh ủy Điều lệ Đảng quy định: “Cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Tỉnh ủy, Thành ủy),...lãnh đạo thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên” [31, tr.33]. Từ quy định của Điều lệ Đảng, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Đảng, và từ chức năng của tỉnh ủy ở ĐBSCL nêu trên, thấy rằng, các tỉnh ủy ở ĐBSCL có những nhiệm vụ: Một là,quán triệt đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của đại hội đảng bộ tỉnh trong nhiệm kỳ, xây dựng, ban hành các nghị quyết của tỉnh ủyvà lãnh đạo tổ chức thực hiện. Tỉnh ủy thực hiện nhiệm vụ nêu trên nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh. Hai là, lãnh đạo chính quyền tỉnh cụ thể hóa và triển khai thực hiện các nghị quyết của tỉnh ủy, BTVTU về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Tỉnh ủy chỉ đạo và thông qua phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng 6 tháng, hàng năm và kế hoạch 5 năm của tỉnh. tỉnh ủy xem xét, xác định các cụm công trình trọng điểm toàn khóa và từng năm; chủ trương điều chỉnh quy hoạch tổng thể; điều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cho chủ trương triển khai một số dự án đầu tư lớn và cơ chế chính sách đặc biệt quan trọng (có ảnh