SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
VŨ THỊ MỴ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH
VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
VŨ THỊ MỴ
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH
VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số: 60 31 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH QUANG TY
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các tư liệu và số liệu sử dụng trong luận văn này là
trung thực, có xuất xứ rõ ràng, các kết quả đạt được là mang tính độc lập.
Tôi xin cảm ơn các đơn vị, tổ chức hữu quan đã giúp đỡ, cung cấp hệ
thống thông tin được sử dụng trích dẫn trong luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Tiến sĩ Đinh
Quang Ty đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo
trong Khoa Kinh tế chính trị, Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình
nghiên cứu, giúp tôi có cơ sở kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn
thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cục Thống kê; Sở Công thương, Sở Lao
động, Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và các cơ quan hữu quan khác
đã hỗ trợ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi, giúp tôi có cơ sở để
nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
i
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt……………………………………………..…i
Danh mục bảng biểu…………………………………………….......….ii
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………...1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn......................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................2
4. Những đóng góp mới của luận văn...........................................................3
5. Kết cấu của luận văn.................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN, KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH.........................................................................................4
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH TRONG NƯỚC LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ................................................................................... 4
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NGÀNH ..................................................................................... 11
1.2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 11
1.2.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế..................................................................... 11
1.2.1.2. Cơ cấu kinh tế ngành........................................................................... 13
1.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.................................................... 15
1.2.1.4. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành................................15
1.2.2. Những tiêu chí chủ yếu phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành...................................................................................................... 16
1.2.2.1.Cơ cấu GDP............................................................................................. 17
1.2.2.2.Cơ cấu lao động xã hội.......................................................................... 17
1.2.2.3.Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế .......................................... 18
ii
1.2.2.4.Cơ cấu hàng xuất khẩu .......................................................................... 18
1.2.3. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.. 19
1.2.3.1. Nhóm các nhân tố đầu vào của sản xuất.......................................... 20
1.2.3.2. Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất............................................ 26
1.2.3.3. Các nhân tố thuộc cơ chế chính sách và vai trò quản lý kinh tế của
nhà nước....................................................................................................................... 28
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC
VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH VÀ BÀI HỌC RÚT
RA CHO TỈNH VĨNH PHÚC .............................................................................. 29
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh............................................................ 29
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên........................................................... 38
1.3.3. Một số vấn đề rút ra có giá trị tham khảo cho tỉnh Vĩnh Phúc.......... 43
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.....................45
2.1. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn.............................. 45
2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.... 45
2.1.2. Phương pháp logic kết hợp lịch sử..................................................... 45
2.1.3. Phương pháp trừu tượng hóa.............................................................. 46
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu....................................................... 46
2.1.5. Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý thông tin....................... 46
2.1.6. Phương pháp phân tích - tổng hợp và so sánh - đối chiếu........... 47
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu........................................ 49
2.3. Các công cụ được sử dụng.......................................................................... 49
Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở
TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006 - 2014..............................................50
3.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ -
XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN.................................. 50
iii
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 50
3.1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 50
3.1.1.2. Địa hình.................................................................................................. 51
3.1.1.3. Khí hậu................................................................................................... 52
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên........................................................................ 52
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................ 54
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NGÀNH CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006 - 2014.........................55
3.2.1. Cơ cấu giá trị............................................................................................. 55
3.2.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô................................................................... 55
3.2.1.2. Cơ cấu nội bộ trong từng ngành........................................................... 63
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế ...................... 84
3.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế……………………………85
3.2.4. Cơ cấu hàng xuất khẩu………………………………………………….87
3.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA TỈNH VĨNH PHÚC...................................... .88
3.3.1. Thành tựu và nguyên nhân..................................................................... .88
3.3.1.1. Thành tựu................................................................................................ .88
3.3.1.2. Nguyên nhân dẫn đến thành tựu..................................................... .89
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân......................................................................... .93
3.3.2.1. Hạn chế ................................................................................................... .93
3.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế........................................................... .95
Chương 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC
ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, TẦM NHÌN 2030........................................................97
4.1. NHỮNG NHÂN TỐ MỚI ẢNH HƯỞNG TỚI CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH VĨNH PHÚC................................... .97
iv
4.1.1. Bối cảnh mới của đất nước và ảnh hưởng ...................................... .97
4.1.2. Điểm xuất phát mới về kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc...................... .99
4.2. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH VĨNH PHÚC ... .99
4.2.1. Một số quan điểm và phương hướng cơ bản.................................... .99
4.2.2. Các nhóm giải pháp chủ yếu.............................................................. 103
4.2.2.1. Nhóm giải pháp dài hạn.................................................................... 103
4.2.2.1.1. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.................................................................... 103
4.2.2.1.2. Tăng cường huy động các nguồn lực cho phát triển và thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh theo hướng bền vững........... 109
4.2.2.1.3. Đổi mới cơ chế chính sách, tạo môi trường thể chế thuận lợi
hơn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh................... 112
4.2.2.1.4. Tăng cường phối hợp phát triển giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc............................................................ 114
4.2.2.1.5. Đầu tư phát triển mạnh khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường.115
4.2.2.2. Nhóm giải pháp ngắn hạn và trung hạn.............................................. 116
4.2.2.2.1. Lựa chọn các ngành cần tập trung phát triển, trong đó ưu tiên ngành
sử dụng nhiều lao động, đồng thời lựa chọn hợp lý những phương hướng phát
triển đột phá trong các ngành gắn với lợi thế so sánh của tỉnh…................... 116
4.2.2.2.2. Tạo đột phá phát triển trong từng ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh. 120
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................124
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2 CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
4 KHCN Khoa học công nghệ
5 NXB Nhà xuất bản
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2006 2014.........................................................................................................30
Bảng 1.2: Hiện trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2006 –2014.………………………………………………...…………..31
Bảng 1.3: Cơ cấu vốn đầu tư vào các khu vực kinh tế của tỉnh HưngYên giai
đoạn 2007 –2010……………………………………………………….........38
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2006 - 2014……………………………………………………………….......56
Bảng 3.2: Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2006 - 2014…………………………………………….……………......57
Bảng 3.3: Tăng trưởng GTSX công nghiệp – xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2011 - 2015………………………………………………………...……60
Bảng 3.4: Cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy
sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn năm 2006 – 2014………………………………64
Bảng 3.5: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2006 – 2014.....................................................................................66
Bảng 3.6: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành trồng trọt tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2006 – 2014...................................................................................68
Bảng 3.7: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 -
2014…………………………………………………………………...…….....69
Bảng 3.8: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2006 –2014……………………………………………………………...…….72
Bảng 3.9: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006
– 2014……………………………………………………...……………….....74
iii
Bảng 3.10: Cơ cấu toàn ngành công nghiệp và xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2006 - 2014……………………………………………………………..77
Bảng 3.11: Cơ cấu ngành công nghiệp ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 –2014...78
Bảng 3.12: Chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành dịch vụ của Vĩnh Phúc giai đoạn
2006 -2014…………………….......................................................................82
Bảng 3.13: Hiện trạng nguồn lao động và cơ cấu lao động tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2006 -2014…………………………………………….……….............84
Bảng 3.14: Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2006 – 2014………………………………………………………….....86
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự hưng thịnh hay thất bại trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia
phụ thuộc đáng kể vào chiến lược phát triển của quốc gia ấy, và ở đó vấn đề
bao trùm là xây dựng và phát triển nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng
cao, ổn định và bền vững. Điều này đòi hỏi phải xác định được cơ cấu kinh tế
hợp lý, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các ngành kinh tế, giữa các vùng
lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế.
Để có được cơ cấu kinh tế hợp lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường, đưa nền kinh tế phát triển với tốc độ cao thì chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng hiện đại là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, trong gần 30
năm đổi mới vừa qua, vấn đề này thường được nhấn mạnh trong các văn kiện
của Đảng và Nhà nước. Mỗi sự tiến bộ của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở từng
địa phương, ở các ngành sẽ thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế quốc dân chuyển
sang một cơ cấu hợp lý, hiện đại và hiệu quả cao hơn.
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với thủ đô
Hà Nội nên có điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những
vấn đề lớn đang đặt ra là: Cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh chuyển dịch như thế
nào và có điểm gì khác biệt so với các địa phương khác trong nước? Vĩnh
Phúc cần làm gì để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, phù
hợp với lợi thế và đặc điểm của mình, với xu thế phát triển của nền kinh tế thị
trường Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với các nền kinh tế thị
trường trong khu vực và trên thế giới?...
Là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, với
những tiềm năng vốn có và vị trí chiến lược quan trọng, trong những năm
đổi mới vừa qua, Vĩnh Phúc đã và đang đi vào quỹ đạo chung của cả nước,
2
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đạt được những thành tựu đáng kể, có
đóng góp nhất định vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Mặc dù vậy, quá trình này cũng không ít hạn chế. Vì thế nghiên cứu
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn
hiện nay” là rất cần thiết.
* Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
ở tỉnh Vĩnh Phúc và định hướng phát triển tương lai
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh
Vĩnh Phúc những năm gần đây, chỉ ra một số vấn đề cần giải quyết, luận văn
đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp mới góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình tiếp tục đổi mới và phát
triển của tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đã xác định, luận văn tập trung
giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu; từ đó hệ thống hóa, làm rõ hơn một
số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
- Phân tích, đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên
nhân trong quá trình này.
- Đề xuất một số giải pháp mới, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành trong quá trình phát triển của Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 - 2020
và đặt trong tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Luận văn nghiên cứu các nội dung cơ bản của chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thời gian: Luận văn chỉ giới hạn khảo cứu, phân tích tình hình
chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu và nội bộ các ngành đó (gồm
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014;
định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Những đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và các
nguyên nhân tương ứng.
- Đưa ra một số đề xuất mới về quan điểm, phương hướng và hệ thống
giải pháp góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và đặt trong tầm nhìn đến năm 2030.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, kinh
nghiệm thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2006 - 2014
Chương 4: Quan điểm, phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, KINH
NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH TRONG NƯỚC LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành là một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học,
các nhà hoạch định chính sách, các nhà sản xuất kinh doanh… quan tâm dưới
nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. Ở nước ta, trong những năm đổi mới vừa
qua, đã có nhiều công trình dưới dạng sách chuyên khảo, bài báo khoa học
trên các tạp chí, luận văn, luận án… nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Đây là nguồn tư liệu tham khảo rất quan trọng đối với đề tài luận văn.
Dưới đây xin tổng quan về những công trình có quan hệ gần với luận văn.
1. Bùi Tất Thắng, 2006, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam,
HN: Nxb Khoa học xã hội. Cuốn sách này trình bày lí luận cơ bản về cơ cấu
kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kì công nghiệp hoá,
hiện đại hóa ở nước ta; phân tích thực trạng giai đoạn trước năm 2005, từ đó
đã đề xuất quan điểm và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010.
2. Bùi Tất Thắng và Bùi Huyền Linh, 2013, Dự báo triển vọng kinh tế
Việt Nam thời kỳ đến năm 2020, HN, Nxb Khoa học xã hội. Trong công trình
này, các tác giả đã đề cập và luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
xây dựng và ứng dụng khoa học dự báo kinh tế, đề xuất mô hình dự báo kinh
tế cho Việt Nam, đưa ra dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam thời kỳ đến năm
2020 và một số hàm ý chính sách.
3. Bùi Tất Thắng và các cộng sự, 1997, Các nhân tố ảnh hưởng tới sự
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá ở Việt Nam,
5
HN,Nxb Khoa học xã hội. Ở đây, các tác giả đã trình bày về chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế trong một số mô hình công nghiệp hoá, chỉ ra khá rõ những
nhân tố kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong
quá trình công nghiệp hoá.
4. Công Văn Dị, 2008, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bài viết đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 6, trang 40 – 45. Tác giả đã đánh giá tình hình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Việt Nam từ năm 1986 đến 2006:
chuyển đổi theo hướng tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập quốc tế… Đề xuất
một số giải pháp nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành: nâng cao chất
lượng các quy hoạch có liên quan đến cơ cấu ngành; tăng cường huy động
vốn đầu tư; …
5. Đặng Kim Oanh, 2005, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
tỉnh Vĩnh Phúc đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6, trang 39 – 41. Trong
bài viết này, tác giả đã trình bày đặc điểm vùng đất Vĩnh Phúc và những vấn
đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở đây theo hướng CNH, HĐH.
Từ kết quả đạt được về chuyển dịch CCKT nông nghiệp, rút ra một số bài học
kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Đặng Thị Kim Oanh, 2005, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
ở tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luận văn thạc sĩ,
thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn
trình bày đặc điểm vùng đất Vĩnh Phúc và phân tích khá hệ thống những vấn
đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở đây theo hướng CNH, HĐH.
Từ kết quả đạt được về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, rút ra một số
bài học kinh nghiệm có liên quan của tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Đinh Thị Minh Lệ, 2002, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong
quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ,
thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn
6
trình bày những vấn đề lý thuyết chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
gắn với mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu và thực tiễn Đông Á.
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời kỳ đổi mới và những
vấn đề đặt ra cho Việt Nam. Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010.
8. Đỗ Hoài Nam, 1995 – 1996, Những biện pháp kinh tế, tổ chức chủ
yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng
điểm mũi nhọn ở Việt Nam, đề tài khoa học cấp nhà nước, thực hiện tại Viện
Kinh tế học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KHXH
Việt Nam). Đề tài luận giải một số vấn đề cơ bản về lý thuyết và kinh nghiệm
quốc tế trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế. Phân tích thực
trạng chuyển dịch ngành của nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH đất nước ở
giai đoạn trước năm 1996. Đề xuất các biện pháp kinh tế, tổ chức chủ yếu
nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển ngành trọng
điểm, mũi nhọn của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2005.
9. Đỗ Hoài Nam, 1996, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển
những ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam, HN, Nxb Khoa học Xã hội.
Cuốn sách trình bày một số vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm thế giới về
chuyển dịch cơ cấu ngành trong các nền kinh tế. Đặc điểm phát triển kinh tế
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và tác động đến chuyển dịch cơ cấu của
các nước đi sau trong khu vực.
10. Lê Hiếu, 2008, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa công bố trên Tạp chí Quản lý nhà nước, số
146, trang 14 - 18.Trong bài viết này, tác giả đã khái quát những nét cơ bản
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta hiện những năm gần đây,
gắn với đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước trong
tiến trình CNH, HĐH và quá trình hội nhập, tập trung ưu tiên phát triển bền
7
vững nông nghiệp, nông thôn. Tác giả nêu một số định hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn trong giai đoạn tới: Đảm bảo tỉ lệ lao động 50% và
công nghiệp dịch vụ 50%; ngành nông lâm: trồng trọt chiếm 60%, chăn nuôi
chiếm 40% giá trị sản lượng toàn ngành…
11. Lê Thị Hồng Khuyên, 2009, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở
Việt Nam trong quá trình đổi mới, luận văn thạc sĩ, thực hiện tại Trường Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn
đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo cách phân ngành của Việt
Nam và của Liên Hợp Quốc; giới thiệu những chỉ tiêu và các nhân tố ảnh
hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Trình bày những nhân tố ảnh
hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam. Phân tích,
đánh giá thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta theo phân
ngành của Việt Nam và của Liên Hợp Quốc trong quá trình đổi mới từ năm
1990 đến năm 2008. Đề xuất một số quan điểm và giải pháp bao gồm: các
giải pháp vĩ mô thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tạo môi trường chính trị,
xã hội, pháp lí thuận lợi và ổn định; hoàn thiện công tác qui hoạch, kế hoạch;
khai thác kênh huy động các nguồn lực cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế; mở rộng thị trường…) và các giải pháp tập trung phát triển trong từng
khu vực như: khu vực ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và khai thác; khu
vực ngành công nghiệp chế biến; khu vực ngành dịch vụ và xây dựng…nhằm
đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong thời
gian sắp tới.
12. Lương Minh Cừ và cộng sự, 2012, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô
hình tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam theo hướng
cạnh tranh đến năm 2020, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. Cuốn sách giới thiệu khái
quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng
kinh tế Việt Nam hiện nay. Từ đó, tập trung nghiên cứu cơ cấu kinh tế, mô
8
hình tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng cạnh tranh:
Đánh giá hiện trạng và các giải pháp đã áp dụng, đề xuất chuyển đổi khu vực
kinh tế và mô hình kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tái cấu trúc doanh
nghiệp...
14. Nguyễn Cúc và cộng sự, 1997, Tác động của Nhà nước nhằm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước
ta hiện nay, HN, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách trình bày cơ sở lý luận và
thực tiễn của những tác động kinh tế của Nhà nước trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đề xuất những giải pháp
đổi mới và nâng cao hiệu quả tác động kinh tế của Nhà nước nhằm đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
15. Nguyễn Đình Dương, 2006, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô Hà
Nội đến năm 2020, luận án tiến sĩ, thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc Gia Hà Nội. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên
quan đến chủ đề nghiên cứu, đánh giá những thành tựu và hạn chế cơ bản
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Đề xuất quan
điểm, định hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô
đến năm 2020.
16. Nguyễn Huy Cường, 2009, Huy động và sử dụng vốn đầu tư của
ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, luận
án tiến sĩ kinh tế, thực hiện tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội. Luận án nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn huy động và sử dụng vốn
đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đánh giá thực trạng huy
động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị gắn với việc
huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh
9
tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
17. Nguyễn Ngọc Thanh, 2009, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của
Việt Nam trong quá trình đổi mới, công bố trên Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương, số 284, trang 39 - 45. Tác giả đã trình bày tổng quan về cơ cấu
kinh tế ngành và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam
trong quá trình đổi mới: Ngành nông, lâm, thủy sản; công nghiệp và xây
dựng; dịch vụ. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong thời gian tới.
18. Nguyễn Thị Lan Hương, 2007, Chuyển dịch cơ cấu lao động nông
thôn: hiện trạng thời kỳ 1990 – 2005 và triển vọng đến năm 2015, đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 11, trang 22- 37. Trong bài viết, tác giả đã khái
quát hiện trạng cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ 1990 – 2005, trong đó đi
sát vào vấn đề việc làm, dân số, lực lượng lao động, chất lượng lao động. Dự
báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn đến năm 2015 trên các mặt: dân
số; cung lao động; việc làm theo ngành kinh tế, loại hình công việc, trình độ
học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật.
19. Nguyễn Thị Lan Hương, 2007, Phân tích tác động của chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, công bố trên Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế, số 10, trang 3 - 11. Ứng dụng phương pháp phân tích định
lượng, tác giả đã đánh giá tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế tới tăng trưởng kinh tế và thông qua tác động của quá trình này tới
tăng trưởng năng suất lao động xã hội. Đưa ra hai biện pháp nhằm đẩy nhanh
tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động, đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao
động xã hội: Ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tập trung đào
tạo và đào tạo lại cho lao động nông nghiệp.
10
20. Nguyễn Thị Minh, 2009, Chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh
tế, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 3, trang 17- 26. Đăng ở chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, phân tích định lượng về mối quan hệ giữa quá trình dịch
chuyển cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Phân tích sự dịch
chuyển cơ cấu và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 – 2007, trong
đó nhấn mạnh các vấn đề chưa hội nhập với kinh tế thế giới; Sự dịch chuyển
của các nguồn lực giữa ba ngành sản xuất; Sự thay đổi trong mức thu
nhập...Việt Nam cần có chính sách phù hợp nâng cao tính thông thoáng, công
bằng, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế được nhanh và hiệu quả.
21. Nguyễn Từ, 2007, Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông
thôn nhìn từ góc độ quản lý nhà nước đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước, số
135, trang 29- 32 và trang 36. Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp, kinh tế nông thôn, trong đó nhấn mạnh các vấn đề: Chậm, mang nhiều
yếu tố tự phát; Các ngành phục vụ nông nghiệp chậm đổi mới; Thiếu liên kết
với nông nghiệp, nông dân; Hiệu quả thấp, ảnh hưởng sử dụng nguồn lực, ách
tắc tích tụ ruộng đất, sản xuất hàng hoá hiện tại; Sản xuất nhỏ manh mún,
hàng hoá cạnh tranh kém. Đề xuất các giải pháp về quản lý nhà nước: Quy
hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn; nâng cao khả năng cạnh tranh của
ngành nông nghiệp; đưa KHCN ứng dụng, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, tăng cường chỉ đạo của Nhà nước (chính quyền địa phương).
22. Phạm Thị Khanh và cộng sự, 2010, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng phát triển bền vững, HN, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách trình bày
những vấn đề lí luận cơ bản, các nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Thực trạng và giải pháp
nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở
Việt Nam.
11
23. Tập thể tác giả thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế và Phát triển –
trường Đại học Kinh tế quốc dân, 1999, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới. Công trình này đã trình bày một
số lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chỉ ra xu hướng vận động
của quá trình chuyển dịch đặt trong điều kiện cụ thể của khu vực châu Á và
thế giới.
Mỗi tác giả nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một góc độ khác
nhau nhưng đều xuất phát từ những lý luận về CDCCKT ngành, trên cơ sở
những lý luận chung đó khai thác các nội dung CDCCKT, đồng thời đưa ra hệ
thống giải pháp thúc đâyCDCCKT và đây là nguồn tài liệu quan trọng có giá
trị tham khảo rất bổ ích cho đề tài luận văn. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có
công trình nào tập trung nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014.
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NGÀNH
1.2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
1.2.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế
Thuật ngữ “cơ cấu” hay “cấu trúc” có nguồn gốc ban đầu từ chữ latinh
“Structure”. Ban đầu “cơ cấu” được sử dụng trong kiến trúc, trong sinh vật
học, dùng để chỉ cách tổ chức, điều chỉnh các tế bào động, thực vật. Sau đó,
khái niệm cơ cấu được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, trong đó có các
ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân.
Vậy cơ cấu (hay kết cấu) là một khái niệm mà triết học duy vật biện
chứng dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự
thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó.
Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận và toàn thể, nó biểu
hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến
12
đổi của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, khi nghiên cứu về cơ cấu của một đối tượng
nào cần phải tiếp cận một cách có hệ thống đối với nó. (27, tr. 269 – 270).
Cơ cấu là thuộc tính mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng có. Đối với nền
kinh tế quốc dân, khi xem xét nó là một hệ thống phức tạp, có thể thấy rất
nhiều bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành của chúng. Cơ cấu kinh tế phản
ánh tính chất, trình độ, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong của một nền
kinh tế. Như vậy, cơ cấu kinh tế là tổng thể những mối quan hệ không chỉ về
số lượng và tỷ lệ giữa các yếu tố hợp thành - biểu hiện sự tăng trưởng của hệ
thống mà còn là những mối quan hệ cơ cấu về chất giữa các yếu tố - biểu hiện
sự phát triển của hệ thống. Do vậy, cơ cấu kinh tế là phạm trù kinh tế, là nền
tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã hội.
Đề cập tới vấn đề này, Các Mác cũng đã nói rằng: Cơ cấu là “một sự
phân chia về chất lượng và một tỷ lệ về số lượng của những quá trình sản
xuất xã hội” và “Cơ cấu kinh tế xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất
phù hợp với một quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất
vậtchất”… Khái niệm cơ cấu kinh tế ở đây thể hiện thông qua tính thống nhất
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất và mối quan hệ biện chứng giữa
chúng. Khái niệm này cho thấy cơ cấu kinh tế luôn luôn biến động gắn với sự
thay đổi và phát triển không ngừng của bản thân các yếu tố, bộ phận trong
nền kinh tế và những mối quan hệ giữa chúng.
Dưới góc độ Kinh tế học phát triển, cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng thể
các bộ phận hợp thành nền kinh tế cùng các mối quan hệ chủ yếu về định tính
và định lượng, ổn định và phát triển giữa các bộ phận ấy với nhau hay của
toàn bộ hệ thống trong những điều kiện của nền sản xuất xã hội và trong
những khoảng thời gian nhất định. Cơ cấu kinh tế không chỉ thể hiện ở quan hệ
tỷ lệ về mặt số lượng mà quan trọng hơn là mối quan hệ tác động qua lại giữa
các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Các mối quan hệ này được hình thành
trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng
13
vào những mục tiêu cụ thể. Nếu các thước đo tăng trưởng phản ánh sự thay đổi
về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện mặt chất trong quá trình
phát triển. Đánh giá sự phát triển kinh tế cần xem xét một cách toàn diện việc
hình thành và chuyển dịch của các loại hình cơ cấu kinh tế.
Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về cơ cấu kinh tế.
Từ những phân tích trên, cơ cấu kinh tế có thể hiểu là một phạm trù
kinh tế thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh
tế quốc dân, thể hiện mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng
lãnh thổ, các thành phần kinh tế. Trong quá trình vận động của nền kinh tế,
chúng có quan hệ tương tác lẫn nhau về số lượng, tỷ trọng và những điều kiện
kinh tế - xã hội nhất định.
Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan do sự phát triển
của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hôi. Nó luôn biến đổi theo
hướng ngày càng hoàn thiện và việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một quá
trình nhất định. Một cơ cấu kinh tế như thế nào, xu thế chuyển dịch của nó ra
sao phụ thuộc vào những điều kiện khách quan về tự nhiên, kinh tế, xã hội và
thể chế chính trị nhất định. Tương ứng với những điều kiện tự nhiên và trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định, tất
yếu có một cơ cấu kinh tế phù hợp.
1.2.1.2. Cơ cấu kinh tế ngành
Dựa vào những đặc trưng của các bộ phận cấu thành hệ thống và cách
thức chúng quan hệ với nhau trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc
dân, có thể chia cơ cấu kinh tế thành cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu
theo thành phần kinh tế. Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá trình
phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất, thì cơ cấu kinh tế
lãnh thổ lại được hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian
địa lý, còn cơ cấu thành phần kinh tế hình thành dựa trên chế độ sở hữu. Ba
14
kiểu cơ cấu này là những nội dung quan trọng phản ánh tập trung trình độ
phát triển của phân công lao động xã hội, trong đó cơ cấu ngành kinh tế giữ
vai trò quyết định trong cơ cấu kinh tế vì nó được phát triển theo quan hệ
cung – cầu, theo tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế, nó đảm bảo sản xuất
theo nhu cầu thị trường.
Vậy thế nào là cơ cấu kinh tế ngành?
Trong cuốn sách: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các
ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam” do Đỗ Hoài Nam (chủ biên), xuất
bản năm 1996, trang 245 có viết: “Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành,
hợp thành tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối liên hệ giữa các ngành đó của nền
kinh tế quốc dân”.
Vậy cơ cấu kinh tế ngành là tổng thể hợp thành các ngành của nền kinh tế
quốc dân trong mối quan hệ hữu cơ tương tác lẫn nhau cả về số lượng và chất
lượng trong không gian, thời gian và những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định.
Cơ cấu ngành phần nào phản ánh trình độ phân công lao động xã hội chung của
nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Thay đổi mạnh mẽ cơ
cấu ngành kinh tế là nét đặc trưng của các nước đang phát triển.
Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia, người ta thường phân
tích theo 3 nhóm ngành chính:
Một là, nhóm ngành nông nghiệp. Trong nông nghiệp gồm 3 ngành nhỏ
là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
Hai là, nhóm ngành công nghiệp, bao gồm công nghiệp và xây dựng.
Ba là, nhóm ngành dịch vụ gồm ngành thương mại, bưu điện và dịch vụ.
Trong quá trình hoạt động sản xuất, các ngành có mối quan hệ tác động
qua lại, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.
Với các nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp tương tự như Việt
Nam, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp thường
15
ở mức cao, từ 20 – 40% GDP. Trong khi đó ở các nước phát triển, tỷ trọng
của nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm từ 1 – 7%.
Trong quá trình phát triển, cơ cấu kinh tế ngành của mỗi quốc gia đều
có sự chuyển đổi theo xu hướng chung là tỷ trọng nông nghiệp giảm, còn tỷ
trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên.
1.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
CDCCKT đã được nhiều tác giả bàn tới với những khái niệm khác nhau
có liên quan đến nhau: “Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế”, “ chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế”. Nhìn chung các quan niệm đều thống nhất xác định:
CDCCKT ngành là sự vận động, phát triển của các ngành làm thay đổi vị trí,
tương quan tỷ lệ và mối quan hệ, tương tác giữa chúng theo thời gian và
không gian, dưới tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội nhất định của trong
nước và quốc tế.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tầm vĩ mô là một quá trình,
trong đó bản thân các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và từng phân
ngành của chúng vận động, phát triển dẫn đến sự thay đổi tương quan tỷ lệ
giữa các ngành đã hình thành trước đó, cũng như mối quan hệ vốn đã tương
đối ổn định của chúng. Đây không phải đơn thuần là sự thay đổi vị trí, mà là
sự biến đổi cả về mặt lượng và mặt chất trong nội bộ cơ cấu. Để xem xét số
lượng các ngành tạo nên nền kinh tế và chất lượng mối quan hệ giữa chúng
với nhau ra sao, người ta thường chia nền kinh tế thành các nhóm ngành để
quan sát.
1.2.1.4. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là tỷ trọng của ngành
công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh, còn tỷ trọng của ngành nông
nghiệp có xu hướng giảm.
Trong nội bộ ngành:
16
+ Trong ngành nông nghiệp: Giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng
chăn nuôi.
+ Trong công nghiệp: Tập trung công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm, công nghiệp chế tạo cơ khí, điện tử
+ Trong ngành dịch vụ: Đẩy mạnh lĩnh vực dịch vụ vận tải và du lịch
Từ những nội dung đã đề cập ở trên, có thể rút ra kết luận bước đầu về
ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế ngành:
Nhìn dưới góc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế thì dạng cơ cấu
ngành được xem là quan trọng nhất, được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất vì
nó phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân
công lao động chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất. Quá trình chuyển dịch cơ
cấu ngành là quá trình diễn ra liên tục và gắn liền với sự phát triển kinh tế.
Ngược lại, trình độ phát triển và tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng
lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với
những điều kiện bên trong, bên ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh tế.
Mối quan hệ giữa chuyển dịch CCKT ngành với sự phát triển chung
của nền kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi lẽ gắn với nó là sự phân bố
các nguồn lực hạn hẹp của một quốc gia trong những thời điểm nhất định vào
những hoạt động sản xuất – kinh doanh riêng. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành
thể hiện tính hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực. Trong điều kiện hội nhập
quốc tế và khu vực ngày càng phát triển thì việc lựa chọn và chuyển dịch hợp
lý cơ cấu ngành thể hiện được các lợi thế tương đối và khả năng cạnh tranh
của một nền kinh tế quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, là cơ sở cho sự chủ
động tham gia thực hiện hội nhập có kết quả.
1.2.2. Những tiêu chí chủ yếu phản ánh quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành
Đểnghiêncứuquátrìnhchuyểndịchcơcấukinhtếngành,ngườitathườngdựavào
17
mộtsốtiêuchísau:
1.2.2.1.Cơ cấu GDP
Tiêu chí GDP được khoa học kinh tế hiện đại sử dụng như một trong
những thước đo khái quát nhất, phổ biến nhất để đo lường, đánh giá về tốc độ
tăng trưởng, trạng thái và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.
Trong đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu
GDP giữa các ngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản
ánh xu hướng vận động cơ cấu ngành kinh tế và tỷ lệ phần trăm GDP giữa các
ngành cấp I (khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), là tiêu chí đầu tiên
được dùng để đánh giá quá trình chuyển dịch của cơ cấu ngành của nền kinh
tế. Cùng với quá trình phát triển, tỷ lệ khu vực nông nghiệp có xu hướng
chung ngày càng giảm, còn tỷ lệ khu vực phi nông nghiệp có xu hướng ngày
càng tăng. Trong điều kiện khoa học công nghệ hiện đại, khu vực dịch vụ
đang trở thành khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất.
Để đánh giá sát thực hơn sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, việc
phân tích cơ cấu các phân ngành có ý nghĩa quan trọng. Nó phản ánh cụ thể,
sát thực khía cạnh chất lượng và mức độ hiện đại hóa của nền kinh tế.
1.2.2.2.Cơ cấu lao động xã hội
Cơ cấu lao động làm việc trong nền kinh tế là một trong những chỉ tiêu
quan trọng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Lao động
làm việc được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực, các ngành trong nền
kinh tế; Một nền kinh tế chuyển dịch thành công không chỉ được phản ánh ở
tỷ trọng giá trị trong các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng lên, mà
cùng với sự tăng giá trị đóng góp của các ngành này trong GDP phải là số
lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng
ngày càng cao trong tổng lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế.
18
Cơ cấu lao động phân theo ngành được các nhà kinh tế rất xem trọng và
đánh giá cao vì chỉ tiêu này không chỉ phản ánh sát thực hơn mức độ chuyển
biến sang một xã hội công nghiệp của một đất nước, mà còn ít bị ảnh hưởng
bởi nhân tố ngoại lai hơn. Ở một số nền kinh tế, tỷ trọng lao động trong lĩnh
vực phi nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nhưng trong cơ cấu GDP thì
lĩnh vực phi nông nghiệp lại chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều. Nguyên nhân
của hiện tượng này có thể là do sự méo mó về giá cả hoặc trong GDP có quá
nhiều giá trị của nước ngoài, họ sẽ mang về nước họ. Vậy ở khía cạnh đó
GDP không phản ánh đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.
1.2.2.3.Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế
Với tư cách là cơ cấu phân bố nguồn lực xã hội vào các ngành kinh tế,
cơ cấu vốn đầu tư cũng là một tiêu chí quan trọng phản ánh sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
Ở từng giai đoạn phát triển khác nhau và ở các quốc gia khác nhau thì
cơ cấu đầu tư vào các ngành kinh tế khác nhau. Quá trình công nghiệp hoá là
quá trình mà vốn đầu tư có sự biến đổi về cơ cấu, chuyển từ tập trung chủ yếu
vào sản xuất nông nghiệp sang đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp
và dịch vụ; chuyển từ đầu tư vào sản xuất các sản phẩm phục vụ tiêu dùng
trong nước là chủ yếu sang đầu tư vào sản xuất các sản phẩm phục vụ xuất
khẩu… Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư vừa phản ánh sự chuyển
dịch của cơ cấu ngành kinh tế, đồng thời nó cũng thúc đẩy cơ cấu ngành kinh
tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập nền
kinh tế thế giới nên nó cũng được sử dụng như một công cụ để đánh giá xu
hướng, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia trong tương lai.
1.2.2.4.Cơ cấu hàng xuất khẩu
Đây cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ thành công
của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Hầu hết các quốc gia đã trải qua quá
19
trình công nghiệp hóa để trở thành một nước công nghiệp phát triển đều trải
qua mô hình chung trong cơ cấu sản xuất và cơ cấu hàng xuất khẩu là: Từ
chỗ chủ yếu sản xuất và xuất khẩu hàng sơ chế sang các mặt hàng công
nghiệp chế biến. Ban đầu là các sản phẩm của công nghiệp chế biến sử dụng
nhiều lao động, kỹ thật thấp chuyển dần sang các loại sản phẩm sử dụng
nhiều công nghệ kỹ thuật cao. Thông qua quá trình đó, sản phẩm của mỗi
nước càng được hoàn thiện hơn và nâng cao chất lượng, xây dựng được
thương hiệu cho sản phẩm. Vì vậy, cơ cấu hàng xuất khẩu là một trong
những thước đo của sự thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
Tóm lại, để phân tích và đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế, người ta dựa trên các tiêu chí chủ yếu là cơ cấu GDP, cơ cấu lao
động, cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu hàng xuất khẩu để xem xét. Chúng là cơ
sở để đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước hay một địa phương, từ
đó cho biết chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành có sự thay đổi như
thế nào và đạt chất lượng ra sao. Ngoài ra, có thể tập hợp nhiều tiêu chí bổ trợ
quan trọng khác như quan hệ giữa khu vực sản xuất vật chất và phi vật chất,
những tiêu chí phản ánh quá trình chuyển giao công nghệ, sự cải thiện của
quá trình hữu cơ, cơ cấu hàng nhập khẩu, cơ cấu trình độ lao động… Mỗi tiêu
chí đều có những ý nghĩa trong quá trình phân tích sự phát triển nói chung của
nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Tuỳ theo từng mục đích
nghiên cứu mà lựa chọn và đề cập đến những chỉ tiêu nào cho phù hợp.
1.2.3. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một nước chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố. Tùy vào mục tiêu nghiên cứu và cách tiếp cận mà
có cách đề cập khác nhau. Ở góc độ của CDCCKT ngành vĩ mô thì các nhân
tố tác động đến quá trình chuyển dịch được chia làm 3 nhóm cơ bản là: Nhóm
20
các nhân tố đầu vào của sản xuất, nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất và
nhóm các nhân tố về cơ chế chính sách.
Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình CCKT ngành có ý nghĩa
rất quan trọng. Đây là cơ sở để tìm hiểu nguyên nhân của những thành tựu mà
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt được và những tồn tại trong quá trình
này. Đây cũng là cơ sở để chỉ ra phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.2.3.1. Nhóm các nhân tố đầu vào của sản xuất
* Các nguồn lực tự nhiên
Các nguồn tự nhiên là nguồn lực do thiên nhiên ban tặng bao gồm:
quy mô, chất lượng đất đai, địa hình, khí hậu, nguồn nước, vị trí đại lý
khoáng sản… Nhóm yếu tố này quyết định lợi thế nguồn lực tự nhiên của
từng địa phương, chúng có mối quan hệ đan xen vào nhau, ảnh hưởng trực
tiếp thường xuyên đến quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế trước hết phải làm rõ các yếu tố này để từ đó
nhìn nhận được vấn đề thuận lợi cũng như khó khăn trong suốt quá trình
chuyển dịch.
Vị trí địa lý thuận lợi, cảnh quan, môi trường…là cơ sở để phát triển
các ngành dịch vụ vận tải, du lịch….Tóm lại, tài nguyên thiên nhiên là cơ sở
xuất phát tự nhiên quan trọng để hình thành cơ cấu kinh tế của các nền kinh
tế.
Nguồn lực tự nhiên là lợi thế so sánh, là cơ sở để đẩy mạnh một số ngành
sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ, cung ứng vốn cho nền
kinh tế, thực hiện nhập khẩu máy móc công nghệ hiện đại, thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Vị trí địa lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc hình
thành cơ cấu kinh tế. Một nước hay một vùng được đánh giá là có khả năng
21
mở rộng thị trường, tiếp nhận các nguồn lực từ bên ngoài thúc đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch hay không là phụ thuộc vào vị trí địa lý của nó. Với một vị
trí địa lý bất lợi thì việc thu hút các nguồn lực bên ngoài, phát huy các nguồn
lực bên trong sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành và biến đổi cơ
cấu kinh tế, bởi nó là căn cứ cho việc bố trí ngành sản xuất.
Khí hậu thủy văn là nguồn tài nguyên liên quan và tác nhân ảnh hưởng
đến các ngành kinh tế quốc dân. Đáng chú ý là trong sản xuất nông nghiệp,
yếu tố này có ảnh hưởng tới mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, năng xuất,
chất lượng sản phẩm.
Tài nguyên thiên nhiên bao gồm: Đất đai, rừng, nguồn nước, khoáng sản…
Sự phân bổ và khai thác tài nguyên có tác dụng quan trọng đối với phát
triển các ngành kinh tế. Hiện nay, nguồn tài nguyên đang đứng trước nguy cơ
khan hiếm và cạn kiệt. Đây là khó khăn, cũng là thách thức đối với quá trình
tăng trưởng kinh tế, hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế. Con đường để khắc
phục thực trạng này là dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ, đồng thời tiến hành
dò tìm, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và phát triển hteo hướng kinh tế tri thức.
Có thể thấy rằng tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên phong
phú, thuận lợi sẽ tạo điều kiện để phát tiển du lịch, ngư nghiệp, nông
nghiệp… là cơ sở tự nhiên cho việc hình thành thế mạnh những vùng kinh tế
và các ngành kinh tế khác nhau của đất nước. Sự đa dạng và phong phú của
tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình
hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là nhân tố phải tính đến trong quá
trình hoạch định chiến lược cơ cấu.
Vậy các nguồn lực tự nhiên là nhân tố đầu tiên có ảnh hưởng mạnh tới
thiên hướng tự nhiên của cơ cấu sản xuất của một nền kinh tế. Trong nhiều
trường hợp chúng tạo nên cái mà các nhà kinh tế gọi là “lợi thế tuyệt đối”
22
trong phân công lao động quốc tế của các nền kinh tế. Song để thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tập trung nâng cấp khoa học – công nghệ và
kỹ thuật nhằm chuyển từ cung cấp các sản phẩm thô sang các sản phẩm của
công nghiệp chế biến.
* Nguồn lực con người
Nguồn nhân lực con người từ lâu được xem là yếu tố có ý nghĩa quyết
định với quá trình sản xuất. Ở những thời điểm nhất định, việc phân bố nguồn
nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành cơ cấu của nền
kinh tế.
Nguồn nhân lực được xem trên các khía cạnh: quy mô nguồn nhân lực,
chất lượng nguồn nhân lực và xu hướng biến đổi của nguồn nhân lực.
Quy mô nguồn nhân lực là số lượng lực lượng lao động của xã hội,
biểu hiện ở một số người trong độ tuổi, có khả năng và sẵn sàng lao động.
Quy mô nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hình
thành cơ cấu nền kinh tế. Để cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến
hành một cách có hiệu quả, trong một trình độ khoa học – công nghệ nhất
định cần có một lực lượng lao động thích hợp. Nếu quy mô nguồn nhân lực
quá nhỏ so với yêu cầu của nền kinh tế như vậy sẽ có một cơ cấu kinh tế với
những ngành kinh tế sử dụng ít lao động. Ngược lại, nếu quy mô nguồn nhân
lực quá lớn, “ dư thừa lao động”, sẽ hình thành một cơ cấu kinh tế có khả
năng toàn dụng lao động, với những ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động sẽ
được ưu tiên phát triển. Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế đối ngoại, quy
mô nguồn nhân lực không chỉ phụ thuộc vào dân số trong nước mà còn phụ
thuộc vào sự di dân và di chuyển lao động quốc tế.
Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh ở các tố chất về sức khoẻ, phẩm
chất đạo đức( tính cần cù, siêng năng, yêu lao động, có trách nhiệm với công
việc,có tự trọng, có kỷ luật lao động...), trình độ tay nghề, kỹ năng lao động
23
và kiến thức. Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến tới sự chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chất lượng nguồn nhân lực mà càng cao thì những
ngành, những lĩnh vực đòi hỏi lao động đã qua đào tạo, có tay nghề càng cao
có điều kiện phát triển. Trong các nhân tố cấu thành chất lượng nguồn nhân
lực thì trình độ tay nghề, kỹ năng lao động và kiến thức có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mà thành tố này là chất lượng nguồn nhân lực là sản
phẩm của quá trình giáo dục đào tạo. Đây cũng chính là lý do để nhiều nhà
kinh tế cho rằng đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư không chỉ cho sự phát
triển xã hội mà là đầu tư cho sự phát triển sản xuất kinh doanh.
Xu hướng thay đổi của nhân lực là sự biến đổi về số lượng và chất
lượng nguồn nhân lực, sự biến động này không phải lúc nào cũng phù hợp với
yêu cầu của nền kinh tế. Ở các nước phát triển, xu hướng lão hoá dân số đang
diễn ra mạnh mẽ, còn ở các nước đang phát triển đang ở vào thời kỳ có mức
tăng trưởng dân số cao, nhưng trình độ của nguồn nhân lực lại chưa cao. Ở
mỗi nước cần có các biện pháp nhằm điều chỉnh xu hướng thay đổi nhân khẩu
sao cho phù hợp với sự phát triển.
Dân số lao động được xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh
tế, nó có tác động mạnh tới quá trình hình thành và phát triển quan hệ công
nghiệp – nông nghiêp – dịch vụ. Trong đó, lao động là một yếu tố sản xuất
trực tiếp trong quá trình sản xuất. Tăng trưởng dân số thường được xem là
nhân tố tích cực trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế. Một lực lượng lao
động dồi dào có nghĩa là nguồn nhân lực sản xuất nhiều hơn trong khi đó dân
số làm tăng tiềm năng của thị trường nội địa. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số có
thể làm tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, gây áp lực lên tài nguyên thiên
nhiên và nếu khu vực nông nghiệp không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tăng
thêm do dân số tăng thì sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Chính vì
24
vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có tác dụng kích thích tăng
trưởng các ngành, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có ý nghĩa nâng cao
chất lượng cơ cấu của nền kinh tế.
Sự tác động của nhân tố dân số và lao động lên quá trình hình thành và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem xét trên các mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, kết cấu dân cư và trình độ dân trí, khả năng tiếp thu khoa học
công nghệ mới… là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp kỹ
thuật cao và nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh trong các ngành hoạt
động, là nhân tố thúc đẩy tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất.
Thứ hai, quy mô dân số, kết cấu dân cư và thu nhập của họ có ảnh
hưởng đến quy mô, cơ cấu nhu cầu thị trường. Đó là cơ sở để phát triển các
ngành công nghiệp và các ngành phục vụ tiêu dùng.
Thứ ba, sự phát triển các ngành nghề truyền thống trong công nghiệp
cũng như trong các ngành kinh tế khác thường gắn liền với tập quán, truyền
thống, phong tục cuả một địa phương. Sự phát triển và chuyển hóa các nghề
này gắn chặt với đội ngũ nghệ nhân. Sản phẩm của các ngành nghề này hầu
hết là các sản phẩm độc đáo, có ưu thế và được ưa chuộng trên thị trường
quốc tế.
Nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người ở từng khác nhau sẽ có
những tác động khác nhau lên CDCCKT ngành của địa phương đó.
* Nguồn vốn
Vốn là chìa khóa cho mọi sự phát triển của bất kỳ một quốc gia nào.
Quy mô vốn đầu tư luôn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển khoa học
công nghệ, phát triển giáo dục, đầu tư cho sản xuất trong các ngành kinh tế…
giúp cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Khi vốn đầu tư được tăng cường sẽ có tác dụng chuyển dịch lao động
25
giữa các ngành. Tuy nhiên, đối với các nước đang và kém phát triển, tích luỹ
từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, lượng vốn đầu tư nhỏ là rào cản ngăn trở quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Nguồn vốn phục vụ quá trình chuyển dịch quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế không chỉ được huy động từ trong nước mà còn được huy động
từ nước ngoài. Trong điều kiện tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp thì các
dòng vốn đầu tư từ nước ngoài là động lực mạnh mẽ, tạo đà thúc đẩy nhanh
quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Vậy để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cần phải
huy động tối đa các nguồn vốn trong nước, bên cạnh đó cần thực hiện các
biện pháp để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.
* Tiến bộ khoa học công nghệ và kết cấu hạ tầng
Nhân tố này có vai trò đặc biệt quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế chỉ có thể chuyển dịch theo hướng hiện đại một cách nhanh chóng
khi nền kinh tế đã có một tiềm lực khoa học công nghệ nhất định, có khả năng tiếp
thu những thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới. Việc ứng dụng khoa học và
công nghệ hiện đại vào sản xuất sẽ có tác dụng mạnh mẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, nâng cao năng xuất, chất lượng hiệu quả của các ngành. Những thành
tựu của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt sự bùng nổ của công nghệ
thông tin tạo nên những bước nhảy vọt trong mọi kĩnh vực sản xuất, góp phần đẩy
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước vì thông tin nhanh chóng
làm cho sản xuất, kinh doanh được điều chỉnh nhanh nhạy, hợp lý hơn, dẫn đến cơ
cấu sản xuất được thay đổi phù hợp hơn với thị trường và lợi ích của từng nước.
Tiến bộ khoa học, công nghệ không những chỉ tạo ra khả năng sản xuất mới, đẩy
nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỷ trọng của chúng trong tổng thể
nền kinh tế mà còn tạo ra những nhu cầu mới, đòi hỏi sự xuất hiện của một số
ngành công nghiệp công nghệ tiên tiến như: Dầu khí, điện tử… Do đó, có triển
26
vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập,
tiến bộ khoa học – công nghệ cho phép tạo ra sản phẩm mới chất lượng cao, chi
phí kinh doanh hạ. Vì vậy, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc
tế. Kết quả làm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung theo hướng xuất khẩu,
thay thế nhập khẩu và hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới.
Kết cấu hạ tầng cũng đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Muốn công nghiệp và dịch vụ phát triển thì đầu tiên phải có kết cấu
hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Kinh nghiệm của hầu hết các tỉnh có tốc độ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nhanh ở Việt Nam đều cho thấy, cần có một kết cấu hạ
tầng đồng bộ. Vậy muốn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần
tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
1.2.3.2. Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất
Nếu như nhóm các yếu tố đầu vào phản ánh sự tác động của nguồn lực
có thể huy động cho sản xuất và sự phân bổ của chúng vào những lĩnh vự
kinh doanh khác nhau, thì nhóm các yếu tố đầu ra của sản phẩm quyết định xu
hướng vận động của thị trường, nơi phát ra tín hiệu quan trọng bậc nhất dẫn
dắt các luồng vốn đầu tư cũng như các nguồn lực sản xuất khác được quyết
định phân bố vào những lĩnh vực sản xuất nào và với quy mô bao nhiêu.
Những nhân tố này bao gồm: Dung lượng thị trường, thói quen tiêu dùng,
mức độ sẵn có và các khả năng thay thế của các loại sản phẩm, giá cả và chất
lượng hàng hóa, dịch vụ…
* Dung lượng thị trường
Thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu ngành. Bởi lẽ, thị trường là yếu tố hướng
dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất – kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung - cầu
hàng hóa trên thị trường để định hướng chiến lược và chính sách kinh doanh
27
của mình. Sự hình thành và biến đổi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp để thích ứng với điều kiện thị trường dẫn tới từng bước thúc đẩy sự
hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bởi vậy, sự hình thành và phát triển
đồng bộ các các loại thị trường trong nước (thị trường hàng hóa – dịch vụ, thị
trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học – công nghệ…) có tác
động mạnh đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Độ lớn của dung lượng thị trường và xu hướng tiêu dùng là một trong
những nhân tố có ý nghĩa lớn đối với sự di chuyển các nguồn lực được phân
bổ vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Các nhà kinh doanh là những người
phân tích rất kỹ quy mô và xu hướng vận động của thị trường khi quyết định
đầu tư kinh doanh một loại sản phẩm nào đó. Thông thường, dung lượng thị
trường (lượng cầu) được quyết định bởi quy mô dân số và mức thu nhập. Khi
mức thu nhập của dân cư còn thấp, hầu hết nguồn thu nhập chỉ được dùng cho
những mặt hàng thiết yếu, trước hết là lương thực, thực phẩm. Nhưng khi
mức thu nhập của dân cư tăng lên, cơ cấu tiêu dùng của dân cư cũng bắt đầu
có sự thay đổi theo hướng tỷ lệ chi tiêu cho mặt hàng tiêu dùng thiết yếu giảm
đi tương đối, trong khi tỷ lệ chi tiêu cho những sản phẩm cao cấp hơn tăng
lên. Chẳng hạn, theo quan sát của các nhà kinh tế, khi GDP/người đạt mức
trên 1000USD/năm, những nhu cầu mua sắm các phương tiện đắt tiền như xe
hơi, phương tiện nghe nhìn, trang bị nội thất nhà ở, du lịch, ăn ngon hơn, mặc
đẹp hơn… bắt đầu xuất hiện, làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng vốn trước đó tập
trung cho những mặt hàng thiết yếu. Dấu hiệu chuyển dịch cơ cấu cầu có khả
năng thanh toán có tác động dẫn dắt hướng đầu tư kinh doanh của các nhà đầu
tư và vì thế, tác động không nhỏ đến sự hình thành cơ cấu kinh tế.
* Thói quen tiêu dùng
Đây là một nhân tố đầu ra quan trọng bởi nó là căn cứ giúp các nhà đầu
tư hoạch định đưa ra chiến lược đầu tư có hiệu quả. Mỗi vùng hay địa phương
28
tùy thuộc vào điều kiện sinh hoạt, tập quán hay thói quen sẽ có những nhu cầu
về sản phẩm khác nhau. Nó như là đơn đặt hàng để các nhà đầu tư lựa chọn
hình thức kinh doanh hoạt động phù hợp và có hiệu quả. Vì vậy, sự thỏa mãn
của người tiêu dùng trở thành một trong những chỉ tiêu hình thành cơ cấu của
nền kinh tế.
1.2.3.3. Các nhân tố thuộc cơ chế chính sách và vai trò quản lý kinh tế
của nhà nước
Cùng với các nhân tố đầu vào và đầu ra của sản xuất thì nhân tố về cơ
chế chính sách có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động mạnh đến xu hướng
vận động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Nó có thể là rào cản
nếu như không phù hợp hoặc là động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nếu như đó là cơ chế chính sách thông
thoáng, tạo điều kiện cho người tham gia sản xuất kinh doanh được lựa chọn
sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tại địa bàn đó.
Nhà nước đóng vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế, là nhân tố quan
trọng của quá trình phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu
ngành nói riêng. Nhà nước đề ra phương hướng, mục tiêu cho quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tổ chức thực hiện các biện pháp để nền kinh tế
chuyển dịch nhanh theo hướng đã định. Các chính sách của nhà nước như
chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách đối ngoại… có tác động
mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển của các phân ngành kinh tế nhất
định. Chẳng hạn nhà nước có thể đưa ra các chính sách khuyến khích hoặc
kìm hãm sự phát triển đối với một số phân ngành hình thành nên một cơ
cấu kinh tế theo hướng của Nhà nước.
Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu sự tác động của
nhiều nhân tố. Như chúng ta đã thấy các nhân tố luôn luôn vận động và thay
đổi. Do đó, để có những đánh giá đúng mức về tác động của các nhân tố này
29
thì cần đặt chúng trong hoàn cảnh hiện tại để xem xét xu hướng tác động. Mỗi
nhân tố có vai trò nhất định và có những tác động khác nhau lên quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó vốn đầu tư là nhân tố trung tâm và quyết
định nhất.
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG
NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH VÀ BÀI HỌC
RÚT RA CHO TỈNH VĨNH PHÚC
Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn kết với
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, ở nước ta có nhiều tỉnh xuất phát từ nông
nghiệp nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định. Ở miền Bắc có thể nói
tới như Bắc Ninh, Hưng Yên…; ở Miền Nam như Đồng Nai, Bình Dương…
Tuy nhiên, cũng có những tỉnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế còn chậm. Sự thành công vượt trội hay sự trì trệ, hạn chế của các tỉnh
đều có những căn nguyên nhất định. Dù là thành tựu hay hạn chế đều là
những bài học kinh nghiệm quý giá cho tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của mình.
1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh
Là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong hành lang
kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và hành lang kinh tế Nam
Ninh - Singapore, nằm trong vùng quy hoạch Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ và tam giác kinh tế phát triển năng động Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh. Từ năm 2006 tới nay, Bắc Ninh là một trong những tỉnh
đi đầu về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Nhịp độ tăng
trưởng bình quân là 14,1%/năm, gấp 1,8 lần so với mức bình quân của cả
nước. Trong đó, nông nghiệp tăng lên 5,5%, công nghiệp và xây dựng tăng
19,5% (công nghiệp tăng 22%), dịch vụ tăng 14,8%.
30
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2006 – 2014
(Đơn vị %)
Năm
Chỉ tiêu
2006 - 2008 2008 2010 2011 2012 2014
Toàn bộ GDP 15% 16,2% 17,86% 16,2% 11,3% 13,8%
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh
Tiềm lực kinh tế được nâng cao một bước quan trọng, quy mô kinh tế
của toàn tỉnh đã được nâng cao. Cơ cấu ngành tiếp tục chuyển dịch theo
hướng tích cực, năm 2008, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng vọt chiếm
56,45%, dịch vụ chiếm 28,3% và nông – lâm – thuỷ sản chiếm 15,3% trong
GDP. Năm 2010, tăng trưởng tới 17.86%, đây là mức tăng trưởng cao nhất từ
trước tới nay của tỉnh. Đặc biệt, với mức tăng trưởng 16,2% năm 2011- là tốc
độ tăng trưởng cao nhất cả nước.
Năm 2012, tổng sản phẩm trong tỉnh GDP đạt trên 13,607 tỷ đồng
(đứng thứ 9 toàn quốc và thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng), tương đương
với tăng trưởng đạt 11,3%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng
công nghiệp hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 77,82%; dịch vụ
16,57%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 5,61%. Năm 2012, GDP bình
quân đầu người đạt 67,4 triệu đồng/năm (tương đương 3.211 USD) và nằm
trong tốp thu nhập bình quân cao nhất cả nước.
Bước sang năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá so sánh
2010 ước đạt 598.770 tỷ đồng, tăng 60,7% so với năm 2012. Khu vực dịch vụ
vẫn duy trì tăng trưởng, đặc biệt hoạt động ngoại thương có bước "nhảy vọt"
với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 68%. Chất lượng tăng
31
trưởng còn thể hiện khi tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn cả năm ước đạt
hơn 36.300 tỷ đồng, tăng 11,5%; thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 11.530
tỷ đồng, tăng 22,1%.Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2013 ước tăng
11,8% so với năm trước đó (giá so sánh năm 2010); GDP bình quân đầu
người đạt 68,2 triệu đồng/người/năm (tương đương 3.243 USD). Cơ cấu kinh
tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa: Khu vực
công nghiệp và xây dựng chiếm 74,5%; dịch vụ là 19,5%; còn nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản là 6%.
Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đã diễn ra mạnh mẽ. Có
thể tóm lược trong bảng dưới đây:
Bảng 1.2: Hiện trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc
Ninh giai đoạn 2006 – 2014
(Đơn vị: %)
Tiêu chí và
lĩnh vực
Nông – lâm – ngư
nghiệp
Công nghiệp
và xây dựng
Dịch vụ
1997 23,8 45,1 31,1
2007 23,2 48,6 28,2
2008 15,3 56,45 28,3
2009 18,7 51,0 30,3
2010 10,2 66,2 23,6
2012 5,61 77,82 16,57
2013 6,0 74,5 19,5
2014 5,3 76,19 18,51
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2014
Từ số liệu trên cho thấy các lĩnh vực có sự phát triển như sau:
32
Về công nghiệp: Có tỷ trọng cao nên được coi là động lực quan
trọng nhất trong phát triển kinh tế của Bắc Ninh trong những năm vừa qua.
Khi tách tỉnh, Bắc Ninh là một tỉnh thuần nông với nền công nghiệp không
đáng kể, đa phần là làng nghề nhưng đến cuối năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh
có quy mô công nghiệp lớn thứ 5 cả nước, thứ 2 miền Bắc và luôn duy trì
tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong nhiều năm qua. Động lực cho
tăng trưởng công nghiệp của Bắc Ninh tập trung ở các doanh nghiệp công
nghệ cao như SamSung, Canon, Nokia.
Về nông nghiệp: Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được tốc
độ tăng trưởng khá. Trồng trọt đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá
tập trung và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, năm 2006 giá trị sản
xuất nông nghiệp/ha đạt 65,9 triệu đồng. Diện tích gieo trồng cây hàng năm
ổn định ở mức 120 nghìn ha/năm, trong dó khoảng 86,5% cây lương thực;
9,9% cây thực phẩm; 3,6% cây công nghiệp. Đáng chú ý là bước đầu đã hình
thành một số vùng sản xuất nông sản tập trung. Đến năm 2008, Bắc Ninh đã
hình thành một số vùng sản xuất tập trung, tỉnh đã có 13 vùng sản xuất lúa
hàng hoá, 24 vùng sản xuất khoai tây, 26 vùng sản xuất rau xuất khẩu và một
số vùng sản xuất hoa, cây cảnh; công tác đồn điền đổi thửa tiếp tục được chỉ
đạo tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá tập trung và phát triển trang trại, đến
nay toàn tỉnh có 1700 trang trại. Vùng sản xuất lúa tám xoan ở Quế Võ 9200
ha, vùng nếp Từ Sơn 1540 ha, vùng hoa, rau ven thị xã Bắc Ninh, Việt Hùng,
Đảo Viên (Quế Võ); vùng bò sữa ở Cảnh Hưng, Tri Phương (Tiên Du).
Năm 2012, sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vượt qua khó khăn
về thời tiết, dịch bệnh để phát triển ổn định. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản năm 2012 ước 2.653,7 tỷ đồng (giá CĐ 1994), đạt 97,9% kế
hoạch năm, tương đương năm 2011; trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp
33
ước 2.334,6 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch năm. Cơ cấu trà, giống lúa ổn định,
diện tích lúa lai chiếm 31,1%, lúa chất lượng cao chiếm 27%.
Về lâm nghiệp, toàn tỉnh đã trồng 400 nghìn cây phân tán, tăng 11,5%;
trồng rừng mới 4,8 ha, tăng 26,3%; chăm sóc 143,6 ha rừng, tăng 10,5%; giá
trị sản xuất ước 8,6 tỷ đồng (giá CĐ 1994).
Năm 2014, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tuy gặp nhiều khó khăn
như diễn biến bất thường không thuận lợi cho sản xuất, dịch bệnh trên cây
trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn và có nguy cơ bùng phát, giá vật tư nông nghiệp
ở mức cao, giá bán các loại sản phẩm không ổn định, một số loại sản phẩm
thấp hơn giá thành sản xuất và kéo dài nhiều tháng (nhất là sản phẩm ngành
chăn nuôi),… đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Song
sản xuất nông nghiệp là một trong những vụ được mùa; Chăn nuôi không có
dịch bệnh xảy ra, trồng rừng đạt kết quả cao, sản xuất thủy sản phát triển ổn
định. GTSX (giá SS 2010) ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn có mức
tăng trưởng khá (tăng 3,1%) so với cùng kỳ năm 2013, đạt 58% kế hoạch.
Về dịch vụ: Phát triển theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản
xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Hoạt động thương mại diễn ra
sôi nổi, đảm bảo lưu thông hàng hoá, vật tư trong và ngoài tỉnh. Du lịch đã có
nhiều cố gắng, kết quả năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2008, tăng so
với năm 2007 là 25,8%. Vận tải hành khách và hàng hoá đều tăng, bình quân
11,1%/năm. Bưu chính viễn thông tăng trưởng khá cao, năm 2006 đạt 17,2
máy cố định/100 dân. Nhập khẩu tăng bình quân 24%/năm, cơ cấu hàng nhập
khẩu tăng nhóm tỷ trọng hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất, máy móc, thiết
bị, giảm nhóm hàng tiêu dùng.
Năm 2012, hoạt động thương mại, dịch vụ thu kết quả khá: Tổng mức
bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước 26.184 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch năm, tăng
18,6% so năm 2011. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2012 tăng 12,75% so với
34
tháng 12/2011. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn ước 13,7 tỷ
USD, đạt 144,4%, tăng 76,9% (trong đó, xuất khẩu của khu vực kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài ước 12,8 tỷ USD); Nhập khẩu ước 12,3 tỷ USD, đạt
136%, tăng 85,8%.
Năm 2014, các ngành dịch vụ đáp ứng tốt cho sản xuất, tiêu dùng và đời
sống nhân dân. Giá trị sản xuất của 14 ngành dịch vụ đều có sự tăng trưởng; một
số ngành có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao so với cùng kỳ như: Thương
mại, sửa chữa, dịch vụ lưu trú và ăn uống, thông tin và truyền thông.
Cơ cấu hàng xuất khẩu đang thay đổi theo hướng tăng hàng hoá công
nghiệp, thủ công mỹ nghệ, giảm hàng nguyên liệu, hàng nông sản. Xuất
khẩu giai đoạn 2005 - 2010 tăng 90,92%/năm. Năm 2011, giá trị xuất khẩu
Bắc Ninh đạt 7,441 tỷ USD. Năm 2012, giá trị xuất khẩu của Bắc Ninh đạt
13,7 tỷ USD đã đưa Bắc Ninh trở thành địa phương xuất khẩu thứ 2 cả nước
sau Thành phố Hồ Chí Minh, xuất khẩu Bắc Ninh chiếm tới 12% giá trị xuất
khẩu của cả nước. Quý 1/2013, xuất khẩu đạt 5.123 tỷ USD với tốc độ tăng
tới 87,2% so với cùng kỳ năm trước và các thị trường xuất khẩu rộng lớn,
đóng góp quan trọng vào quy mô và tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu
của cả nước. Bắc Ninh xuất siêu 180 triệu USD. Tính đến hết tháng 6 năm
2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt gần 15 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6 %
so với cùng kỳ. Đây cũng là mức tăng cao hơn mức bình quân chung của 3
năm gần đó.
Về lĩnh vực đầu tư, từ năm 2007 đến cuối năm 2008, đây là giai đoạn
bùng nổ FDI vào các khu công nghiệp Bắc Ninh. Kết quả là thu hút thêm 131
dự án, trong đó FDI có 79 dự án với số vốn 1.505,8 triệu USD và trong nước
có 52 dự án, số vốn là 1.440 tỷ đồng tương đương 191 triệu USD.
Cuối năm 2008 đến năm 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, dòng vốn FDI vào các khu công nghiệp Bắc Ninh giảm đôi chút.
35
Tuy nhiên, cuối năm 2009, đầu năm 2010, thời kỳ hậu khủng hoảng và kinh tế
thế giới được phục hồi. Giai đoạn này, dòng vốn FDI tuy có giảm song kết
quả vẫn khả quan, hút được 72 dự án trong đó có 41 dự án FDI với số vốn
328 triệu USD và 31 dự án trong nước với số vốn 2.464 tỷ đồng, tương đương
137 triệu USD.
Năm 2011, Bắc Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh đứng thứ 2 ở Việt Nam. Bắc Ninh đã thu hút được hầu hết các dự án công
nghệ cao của cả nước như Canon, SamSung, Nokia…
Để đạt được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao,
thời gian qua Bắc Ninh đã có những biện pháp thực hiện rất hiệu quả.
Thứ nhất, tỉnh đã khai thác được những lợi thế của mình đó là khai thác
các ngành công nghiệp truyền thống, khai thác tốt nông nghiệp. Đây chính là
điều mà nhiều tỉnh khác chưa làm được.
Đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ, lựa chọn công nghệ tiên tiến, đổi
mới và hoàn thiện công nghệ các ngành nghề truyền thống, nghiên cứu và ứng
dụng những thành tựu khoa học xã hội vào quản lý, sản xuất và đời sống, từng
bước tin học hoá công tác quản lý.
Đã chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá bằng cách đưa nhanh
giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Phổ
cập các biện pháp về công tác thú y, bảo vệ thực vật và chuyển giao những
tiến bộ sản xuất đến hộ nông dân; từng bước ứng dụng được những thành tựu
công nghệ sinh học vào sản xuất và bảo quản, chế biến để tăng giá trị nông
sản, thực phẩm.
Thứ hai, tỉnh đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình trọng
điểm phát triển.
Phát triển mạnh, tăng nhanh giá trị sản lượng của tất cả các ngành
nhưng bảo đảm cơ cấu hợp lý là tăng nhanh tỷ trọng hai ngành công nghiệp
36
và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Riêng trong nông
nghiệp, phấn đấu đưa chăn nuôi lên thành ngành chính. Hỗ trợ nông dân để
nhanh chóng hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.
Các cấp, các ngành chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh như: Chương trình quy hoạch
nông thôn mới, chương trình phát triển giao thông nông thôn, chương trình
nâng cấp điện nông thôn, chương trình cấp nước sạch nông thôn, chương trình
kiên cố hoá kênh mương, chương trình sản xuất và cung ứng giống cây, con
mới chất lượng cao, chương trình phát triển hàng xuất khẩu, hỗ trợ tiêu thụ
sản phẩm cho nông dân, chương trình phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ.
Thứ ba, tỉnh tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
Phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cùng với Trung Ương đẩy nhanh,
nâng cấp, mở rộng các tuyến tỉnh lộ, nâng cấp đường giao thông nông thôn.
Từng bước hiện đại hoá hệ thống bưu chính viễn thông, áp dụng hệ
thống truyền số liệu và mạng máy tính chuyên ngành, bảo đảm khai thác có
hiệu quả mạng đa dịch vụ.
Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và phúc lợi công cộng.
Thứ tư, có các chính sách hiệu quả huy động các nguồn vốn cho đầu tư
phát triển.
Bắc Ninh đã tính toán kỹ nguồn vốn dự kiến cần thiết đầu tư cho từng
giai đoạn phát triển của tỉnh. Tính toán lượng vốn tự có của địa phương và
nguồn vốn cần thiết phải huy động từ ngoài tỉnh, từ đó xây dựng những biện
pháp cụ thể để tăng cường huy động vốn.
Thứ năm, Bắc Ninh rất chú trọng việc mở rộng thị trường.
Quá trình chuyển sang sản xuất hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá gắn liền với quá trình mở rộng thị trường, bao gồm; thị trường
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay   luận văn th s. kinh tế 6754770

More Related Content

What's hot

Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUYếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...NuioKila
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...hieupham236
 
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYLuận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (18)

Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EUYếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
Yếu tố tác động đến xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh LongLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long
 
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng TàuLuận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
 
Quy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
Quy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh BìnhQuy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
Quy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
 
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
Đề tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
 
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAYLuận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chínhLuận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
Luận án: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính
 
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán tại bệnh viên đa khoa tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Hoàn thiện kế toán tại bệnh viên đa khoa tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Hoàn thiện kế toán tại bệnh viên đa khoa tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Hoàn thiện kế toán tại bệnh viên đa khoa tỉnh Ninh Bình
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, HAY!
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
 
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYLuận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
 
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAYĐề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quản lý thu chi Ngân sách Nhà nước tại TP Hải Phòng, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcLuận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
 

Similar to Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay luận văn th s. kinh tế 6754770

đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...jackjohn45
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...nataliej4
 
Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...
Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...
Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên luận văn th s. kinh d...
Xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên   luận văn th s. kinh d...Xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên   luận văn th s. kinh d...
Xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên luận văn th s. kinh d...jackjohn45
 
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG VÀ...
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ...THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ...
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG VÀ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...nataliej4
 
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng nataliej4
 
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển đảo Vũng Tàu - Gửi miễn p...
Luận án: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển đảo Vũng Tàu - Gửi miễn p...Luận án: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển đảo Vũng Tàu - Gửi miễn p...
Luận án: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển đảo Vũng Tàu - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay luận văn th s. kinh tế 6754770 (20)

Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc, HAYLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc, HAY
 
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh PhúcLuận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
 
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc : Luận văn ThS. Qu...
 
Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...
Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...
Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...
 
Xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên luận văn th s. kinh d...
Xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên   luận văn th s. kinh d...Xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên   luận văn th s. kinh d...
Xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên luận văn th s. kinh d...
 
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG VÀ...
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ...THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ  VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG  VÀ...
THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN NƯỚC CHDCND LÀO - THỰC TRẠNG VÀ...
 
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đLuận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
 
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
Luận án: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ni...
 
Luận án: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa
Luận án: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh HóaLuận án: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa
Luận án: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa
 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp trên địa b...
 
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
Phát triển du lịch sự kiện tại Đà Nẵng
 
Quản lí vốn đầu tư trong phát triển kết cấu giao thông đô thị, HAY
Quản lí vốn đầu tư trong phát triển kết cấu giao thông đô thị, HAYQuản lí vốn đầu tư trong phát triển kết cấu giao thông đô thị, HAY
Quản lí vốn đầu tư trong phát triển kết cấu giao thông đô thị, HAY
 
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...
Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện nga...
 
Luận án: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển đảo Vũng Tàu - Gửi miễn p...
Luận án: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển đảo Vũng Tàu - Gửi miễn p...Luận án: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển đảo Vũng Tàu - Gửi miễn p...
Luận án: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển đảo Vũng Tàu - Gửi miễn p...
 
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
 
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng BìnhĐầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay luận văn th s. kinh tế 6754770

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VŨ THỊ MỴ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- VŨ THỊ MỴ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH QUANG TY XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các tư liệu và số liệu sử dụng trong luận văn này là trung thực, có xuất xứ rõ ràng, các kết quả đạt được là mang tính độc lập. Tôi xin cảm ơn các đơn vị, tổ chức hữu quan đã giúp đỡ, cung cấp hệ thống thông tin được sử dụng trích dẫn trong luận văn này. TÁC GIẢ LUẬN VĂN
  • 4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Tiến sĩ Đinh Quang Ty đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế chính trị, Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu, giúp tôi có cơ sở kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Cục Thống kê; Sở Công thương, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và các cơ quan hữu quan khác đã hỗ trợ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi, giúp tôi có cơ sở để nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
  • 5. i MỤC LỤC Danh mục các từ viết tắt……………………………………………..…i Danh mục bảng biểu…………………………………………….......….ii PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………...1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn......................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................2 4. Những đóng góp mới của luận văn...........................................................3 5. Kết cấu của luận văn.................................................................................3 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH.........................................................................................4 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ................................................................................... 4 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH ..................................................................................... 11 1.2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. 11 1.2.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế..................................................................... 11 1.2.1.2. Cơ cấu kinh tế ngành........................................................................... 13 1.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.................................................... 15 1.2.1.4. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành................................15 1.2.2. Những tiêu chí chủ yếu phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành...................................................................................................... 16 1.2.2.1.Cơ cấu GDP............................................................................................. 17 1.2.2.2.Cơ cấu lao động xã hội.......................................................................... 17 1.2.2.3.Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế .......................................... 18
  • 6. ii 1.2.2.4.Cơ cấu hàng xuất khẩu .......................................................................... 18 1.2.3. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.. 19 1.2.3.1. Nhóm các nhân tố đầu vào của sản xuất.......................................... 20 1.2.3.2. Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất............................................ 26 1.2.3.3. Các nhân tố thuộc cơ chế chính sách và vai trò quản lý kinh tế của nhà nước....................................................................................................................... 28 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH VĨNH PHÚC .............................................................................. 29 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh............................................................ 29 1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên........................................................... 38 1.3.3. Một số vấn đề rút ra có giá trị tham khảo cho tỉnh Vĩnh Phúc.......... 43 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.....................45 2.1. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn.............................. 45 2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.... 45 2.1.2. Phương pháp logic kết hợp lịch sử..................................................... 45 2.1.3. Phương pháp trừu tượng hóa.............................................................. 46 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu....................................................... 46 2.1.5. Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý thông tin....................... 46 2.1.6. Phương pháp phân tích - tổng hợp và so sánh - đối chiếu........... 47 2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu........................................ 49 2.3. Các công cụ được sử dụng.......................................................................... 49 Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006 - 2014..............................................50 3.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH VĨNH PHÚC CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN.................................. 50
  • 7. iii 3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 50 3.1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 50 3.1.1.2. Địa hình.................................................................................................. 51 3.1.1.3. Khí hậu................................................................................................... 52 3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên........................................................................ 52 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................ 54 3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006 - 2014.........................55 3.2.1. Cơ cấu giá trị............................................................................................. 55 3.2.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô................................................................... 55 3.2.1.2. Cơ cấu nội bộ trong từng ngành........................................................... 63 3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế ...................... 84 3.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế……………………………85 3.2.4. Cơ cấu hàng xuất khẩu………………………………………………….87 3.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA TỈNH VĨNH PHÚC...................................... .88 3.3.1. Thành tựu và nguyên nhân..................................................................... .88 3.3.1.1. Thành tựu................................................................................................ .88 3.3.1.2. Nguyên nhân dẫn đến thành tựu..................................................... .89 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân......................................................................... .93 3.3.2.1. Hạn chế ................................................................................................... .93 3.3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế........................................................... .95 Chương 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, TẦM NHÌN 2030........................................................97 4.1. NHỮNG NHÂN TỐ MỚI ẢNH HƯỞNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH VĨNH PHÚC................................... .97
  • 8. iv 4.1.1. Bối cảnh mới của đất nước và ảnh hưởng ...................................... .97 4.1.2. Điểm xuất phát mới về kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc...................... .99 4.2. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH VĨNH PHÚC ... .99 4.2.1. Một số quan điểm và phương hướng cơ bản.................................... .99 4.2.2. Các nhóm giải pháp chủ yếu.............................................................. 103 4.2.2.1. Nhóm giải pháp dài hạn.................................................................... 103 4.2.2.1.1. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.................................................................... 103 4.2.2.1.2. Tăng cường huy động các nguồn lực cho phát triển và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh theo hướng bền vững........... 109 4.2.2.1.3. Đổi mới cơ chế chính sách, tạo môi trường thể chế thuận lợi hơn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh................... 112 4.2.2.1.4. Tăng cường phối hợp phát triển giữa tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc............................................................ 114 4.2.2.1.5. Đầu tư phát triển mạnh khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường.115 4.2.2.2. Nhóm giải pháp ngắn hạn và trung hạn.............................................. 116 4.2.2.2.1. Lựa chọn các ngành cần tập trung phát triển, trong đó ưu tiên ngành sử dụng nhiều lao động, đồng thời lựa chọn hợp lý những phương hướng phát triển đột phá trong các ngành gắn với lợi thế so sánh của tỉnh…................... 116 4.2.2.2.2. Tạo đột phá phát triển trong từng ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh. 120 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................123 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................124
  • 9. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2 CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 4 KHCN Khoa học công nghệ 5 NXB Nhà xuất bản
  • 10. ii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 2014.........................................................................................................30 Bảng 1.2: Hiện trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 –2014.………………………………………………...…………..31 Bảng 1.3: Cơ cấu vốn đầu tư vào các khu vực kinh tế của tỉnh HưngYên giai đoạn 2007 –2010……………………………………………………….........38 Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014……………………………………………………………….......56 Bảng 3.2: Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014…………………………………………….……………......57 Bảng 3.3: Tăng trưởng GTSX công nghiệp – xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 - 2015………………………………………………………...……60 Bảng 3.4: Cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn năm 2006 – 2014………………………………64 Bảng 3.5: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014.....................................................................................66 Bảng 3.6: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) ngành trồng trọt tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014...................................................................................68 Bảng 3.7: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014…………………………………………………………………...…….....69 Bảng 3.8: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 –2014……………………………………………………………...…….72 Bảng 3.9: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014……………………………………………………...……………….....74
  • 11. iii Bảng 3.10: Cơ cấu toàn ngành công nghiệp và xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014……………………………………………………………..77 Bảng 3.11: Cơ cấu ngành công nghiệp ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 –2014...78 Bảng 3.12: Chuyển dịch cơ cấu nhóm ngành dịch vụ của Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 -2014…………………….......................................................................82 Bảng 3.13: Hiện trạng nguồn lao động và cơ cấu lao động tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 -2014…………………………………………….……….............84 Bảng 3.14: Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014………………………………………………………….....86
  • 12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự hưng thịnh hay thất bại trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc đáng kể vào chiến lược phát triển của quốc gia ấy, và ở đó vấn đề bao trùm là xây dựng và phát triển nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, ổn định và bền vững. Điều này đòi hỏi phải xác định được cơ cấu kinh tế hợp lý, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các ngành kinh tế, giữa các vùng lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế. Để có được cơ cấu kinh tế hợp lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đưa nền kinh tế phát triển với tốc độ cao thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, trong gần 30 năm đổi mới vừa qua, vấn đề này thường được nhấn mạnh trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước. Mỗi sự tiến bộ của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở từng địa phương, ở các ngành sẽ thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế quốc dân chuyển sang một cơ cấu hợp lý, hiện đại và hiệu quả cao hơn. Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội nên có điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những vấn đề lớn đang đặt ra là: Cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh chuyển dịch như thế nào và có điểm gì khác biệt so với các địa phương khác trong nước? Vĩnh Phúc cần làm gì để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, phù hợp với lợi thế và đặc điểm của mình, với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với các nền kinh tế thị trường trong khu vực và trên thế giới?... Là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, với những tiềm năng vốn có và vị trí chiến lược quan trọng, trong những năm đổi mới vừa qua, Vĩnh Phúc đã và đang đi vào quỹ đạo chung của cả nước,
  • 13. 2 chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đạt được những thành tựu đáng kể, có đóng góp nhất định vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù vậy, quá trình này cũng không ít hạn chế. Vì thế nghiên cứu “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay” là rất cần thiết. * Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc và định hướng phát triển tương lai 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây, chỉ ra một số vấn đề cần giải quyết, luận văn đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp mới góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình tiếp tục đổi mới và phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đã xác định, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu; từ đó hệ thống hóa, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. - Phân tích, đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình này. - Đề xuất một số giải pháp mới, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình phát triển của Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 - 2020 và đặt trong tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu
  • 14. 3 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Luận văn nghiên cứu các nội dung cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Thời gian: Luận văn chỉ giới hạn khảo cứu, phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu và nội bộ các ngành đó (gồm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014; định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Những đóng góp mới của luận văn - Đánh giá, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và các nguyên nhân tương ứng. - Đưa ra một số đề xuất mới về quan điểm, phương hướng và hệ thống giải pháp góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và đặt trong tầm nhìn đến năm 2030. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2014 Chương 4: Quan điểm, phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030
  • 15. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà sản xuất kinh doanh… quan tâm dưới nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. Ở nước ta, trong những năm đổi mới vừa qua, đã có nhiều công trình dưới dạng sách chuyên khảo, bài báo khoa học trên các tạp chí, luận văn, luận án… nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây là nguồn tư liệu tham khảo rất quan trọng đối với đề tài luận văn. Dưới đây xin tổng quan về những công trình có quan hệ gần với luận văn. 1. Bùi Tất Thắng, 2006, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, HN: Nxb Khoa học xã hội. Cuốn sách này trình bày lí luận cơ bản về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta; phân tích thực trạng giai đoạn trước năm 2005, từ đó đã đề xuất quan điểm và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010. 2. Bùi Tất Thắng và Bùi Huyền Linh, 2013, Dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam thời kỳ đến năm 2020, HN, Nxb Khoa học xã hội. Trong công trình này, các tác giả đã đề cập và luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và ứng dụng khoa học dự báo kinh tế, đề xuất mô hình dự báo kinh tế cho Việt Nam, đưa ra dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam thời kỳ đến năm 2020 và một số hàm ý chính sách. 3. Bùi Tất Thắng và các cộng sự, 1997, Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá ở Việt Nam,
  • 16. 5 HN,Nxb Khoa học xã hội. Ở đây, các tác giả đã trình bày về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong một số mô hình công nghiệp hoá, chỉ ra khá rõ những nhân tố kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá. 4. Công Văn Dị, 2008, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 6, trang 40 – 45. Tác giả đã đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Việt Nam từ năm 1986 đến 2006: chuyển đổi theo hướng tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập quốc tế… Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành: nâng cao chất lượng các quy hoạch có liên quan đến cơ cấu ngành; tăng cường huy động vốn đầu tư; … 5. Đặng Kim Oanh, 2005, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6, trang 39 – 41. Trong bài viết này, tác giả đã trình bày đặc điểm vùng đất Vĩnh Phúc và những vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở đây theo hướng CNH, HĐH. Từ kết quả đạt được về chuyển dịch CCKT nông nghiệp, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Đặng Thị Kim Oanh, 2005, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luận văn thạc sĩ, thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn trình bày đặc điểm vùng đất Vĩnh Phúc và phân tích khá hệ thống những vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở đây theo hướng CNH, HĐH. Từ kết quả đạt được về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, rút ra một số bài học kinh nghiệm có liên quan của tỉnh Vĩnh Phúc. 7. Đinh Thị Minh Lệ, 2002, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu ở Việt Nam, luận văn thạc sĩ, thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn
  • 17. 6 trình bày những vấn đề lý thuyết chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành gắn với mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu và thực tiễn Đông Á. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời kỳ đổi mới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam. Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010. 8. Đỗ Hoài Nam, 1995 – 1996, Những biện pháp kinh tế, tổ chức chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam, đề tài khoa học cấp nhà nước, thực hiện tại Viện Kinh tế học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam). Đề tài luận giải một số vấn đề cơ bản về lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế. Phân tích thực trạng chuyển dịch ngành của nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH đất nước ở giai đoạn trước năm 1996. Đề xuất các biện pháp kinh tế, tổ chức chủ yếu nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển ngành trọng điểm, mũi nhọn của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2005. 9. Đỗ Hoài Nam, 1996, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển những ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam, HN, Nxb Khoa học Xã hội. Cuốn sách trình bày một số vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm thế giới về chuyển dịch cơ cấu ngành trong các nền kinh tế. Đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và tác động đến chuyển dịch cơ cấu của các nước đi sau trong khu vực. 10. Lê Hiếu, 2008, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa công bố trên Tạp chí Quản lý nhà nước, số 146, trang 14 - 18.Trong bài viết này, tác giả đã khái quát những nét cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta hiện những năm gần đây, gắn với đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước trong tiến trình CNH, HĐH và quá trình hội nhập, tập trung ưu tiên phát triển bền
  • 18. 7 vững nông nghiệp, nông thôn. Tác giả nêu một số định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong giai đoạn tới: Đảm bảo tỉ lệ lao động 50% và công nghiệp dịch vụ 50%; ngành nông lâm: trồng trọt chiếm 60%, chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản lượng toàn ngành… 11. Lê Thị Hồng Khuyên, 2009, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới, luận văn thạc sĩ, thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo cách phân ngành của Việt Nam và của Liên Hợp Quốc; giới thiệu những chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở nước ta theo phân ngành của Việt Nam và của Liên Hợp Quốc trong quá trình đổi mới từ năm 1990 đến năm 2008. Đề xuất một số quan điểm và giải pháp bao gồm: các giải pháp vĩ mô thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tạo môi trường chính trị, xã hội, pháp lí thuận lợi và ổn định; hoàn thiện công tác qui hoạch, kế hoạch; khai thác kênh huy động các nguồn lực cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; mở rộng thị trường…) và các giải pháp tập trung phát triển trong từng khu vực như: khu vực ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và khai thác; khu vực ngành công nghiệp chế biến; khu vực ngành dịch vụ và xây dựng…nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong thời gian sắp tới. 12. Lương Minh Cừ và cộng sự, 2012, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Việt Nam theo hướng cạnh tranh đến năm 2020, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. Cuốn sách giới thiệu khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay. Từ đó, tập trung nghiên cứu cơ cấu kinh tế, mô
  • 19. 8 hình tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng cạnh tranh: Đánh giá hiện trạng và các giải pháp đã áp dụng, đề xuất chuyển đổi khu vực kinh tế và mô hình kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tái cấu trúc doanh nghiệp... 14. Nguyễn Cúc và cộng sự, 1997, Tác động của Nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, HN, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của những tác động kinh tế của Nhà nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đề xuất những giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả tác động kinh tế của Nhà nước nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 15. Nguyễn Đình Dương, 2006, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô Hà Nội đến năm 2020, luận án tiến sĩ, thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến chủ đề nghiên cứu, đánh giá những thành tựu và hạn chế cơ bản trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Hà Nội. Đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô đến năm 2020. 16. Nguyễn Huy Cường, 2009, Huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, luận án tiến sĩ kinh tế, thực hiện tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đánh giá thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị gắn với việc huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh
  • 20. 9 tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 17. Nguyễn Ngọc Thanh, 2009, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam trong quá trình đổi mới, công bố trên Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, số 284, trang 39 - 45. Tác giả đã trình bày tổng quan về cơ cấu kinh tế ngành và thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới: Ngành nông, lâm, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong thời gian tới. 18. Nguyễn Thị Lan Hương, 2007, Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: hiện trạng thời kỳ 1990 – 2005 và triển vọng đến năm 2015, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 11, trang 22- 37. Trong bài viết, tác giả đã khái quát hiện trạng cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ 1990 – 2005, trong đó đi sát vào vấn đề việc làm, dân số, lực lượng lao động, chất lượng lao động. Dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn đến năm 2015 trên các mặt: dân số; cung lao động; việc làm theo ngành kinh tế, loại hình công việc, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật. 19. Nguyễn Thị Lan Hương, 2007, Phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, công bố trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 10, trang 3 - 11. Ứng dụng phương pháp phân tích định lượng, tác giả đã đánh giá tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng kinh tế và thông qua tác động của quá trình này tới tăng trưởng năng suất lao động xã hội. Đưa ra hai biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động, đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động xã hội: Ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tập trung đào tạo và đào tạo lại cho lao động nông nghiệp.
  • 21. 10 20. Nguyễn Thị Minh, 2009, Chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 3, trang 17- 26. Đăng ở chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân tích định lượng về mối quan hệ giữa quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Phân tích sự dịch chuyển cơ cấu và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 – 2007, trong đó nhấn mạnh các vấn đề chưa hội nhập với kinh tế thế giới; Sự dịch chuyển của các nguồn lực giữa ba ngành sản xuất; Sự thay đổi trong mức thu nhập...Việt Nam cần có chính sách phù hợp nâng cao tính thông thoáng, công bằng, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế được nhanh và hiệu quả. 21. Nguyễn Từ, 2007, Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn nhìn từ góc độ quản lý nhà nước đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước, số 135, trang 29- 32 và trang 36. Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh tế nông thôn, trong đó nhấn mạnh các vấn đề: Chậm, mang nhiều yếu tố tự phát; Các ngành phục vụ nông nghiệp chậm đổi mới; Thiếu liên kết với nông nghiệp, nông dân; Hiệu quả thấp, ảnh hưởng sử dụng nguồn lực, ách tắc tích tụ ruộng đất, sản xuất hàng hoá hiện tại; Sản xuất nhỏ manh mún, hàng hoá cạnh tranh kém. Đề xuất các giải pháp về quản lý nhà nước: Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn; nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp; đưa KHCN ứng dụng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường chỉ đạo của Nhà nước (chính quyền địa phương). 22. Phạm Thị Khanh và cộng sự, 2010, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững, HN, Nxb Chính trị quốc gia. Cuốn sách trình bày những vấn đề lí luận cơ bản, các nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam.
  • 22. 11 23. Tập thể tác giả thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế và Phát triển – trường Đại học Kinh tế quốc dân, 1999, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới. Công trình này đã trình bày một số lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; chỉ ra xu hướng vận động của quá trình chuyển dịch đặt trong điều kiện cụ thể của khu vực châu Á và thế giới. Mỗi tác giả nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một góc độ khác nhau nhưng đều xuất phát từ những lý luận về CDCCKT ngành, trên cơ sở những lý luận chung đó khai thác các nội dung CDCCKT, đồng thời đưa ra hệ thống giải pháp thúc đâyCDCCKT và đây là nguồn tài liệu quan trọng có giá trị tham khảo rất bổ ích cho đề tài luận văn. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2014. 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH 1.2.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 1.2.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế Thuật ngữ “cơ cấu” hay “cấu trúc” có nguồn gốc ban đầu từ chữ latinh “Structure”. Ban đầu “cơ cấu” được sử dụng trong kiến trúc, trong sinh vật học, dùng để chỉ cách tổ chức, điều chỉnh các tế bào động, thực vật. Sau đó, khái niệm cơ cấu được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, trong đó có các ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Vậy cơ cấu (hay kết cấu) là một khái niệm mà triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận và toàn thể, nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến
  • 23. 12 đổi của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, khi nghiên cứu về cơ cấu của một đối tượng nào cần phải tiếp cận một cách có hệ thống đối với nó. (27, tr. 269 – 270). Cơ cấu là thuộc tính mà bất kỳ nền kinh tế nào cũng có. Đối với nền kinh tế quốc dân, khi xem xét nó là một hệ thống phức tạp, có thể thấy rất nhiều bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành của chúng. Cơ cấu kinh tế phản ánh tính chất, trình độ, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong của một nền kinh tế. Như vậy, cơ cấu kinh tế là tổng thể những mối quan hệ không chỉ về số lượng và tỷ lệ giữa các yếu tố hợp thành - biểu hiện sự tăng trưởng của hệ thống mà còn là những mối quan hệ cơ cấu về chất giữa các yếu tố - biểu hiện sự phát triển của hệ thống. Do vậy, cơ cấu kinh tế là phạm trù kinh tế, là nền tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã hội. Đề cập tới vấn đề này, Các Mác cũng đã nói rằng: Cơ cấu là “một sự phân chia về chất lượng và một tỷ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội” và “Cơ cấu kinh tế xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với một quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vậtchất”… Khái niệm cơ cấu kinh tế ở đây thể hiện thông qua tính thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất và mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Khái niệm này cho thấy cơ cấu kinh tế luôn luôn biến động gắn với sự thay đổi và phát triển không ngừng của bản thân các yếu tố, bộ phận trong nền kinh tế và những mối quan hệ giữa chúng. Dưới góc độ Kinh tế học phát triển, cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế cùng các mối quan hệ chủ yếu về định tính và định lượng, ổn định và phát triển giữa các bộ phận ấy với nhau hay của toàn bộ hệ thống trong những điều kiện của nền sản xuất xã hội và trong những khoảng thời gian nhất định. Cơ cấu kinh tế không chỉ thể hiện ở quan hệ tỷ lệ về mặt số lượng mà quan trọng hơn là mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng
  • 24. 13 vào những mục tiêu cụ thể. Nếu các thước đo tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện mặt chất trong quá trình phát triển. Đánh giá sự phát triển kinh tế cần xem xét một cách toàn diện việc hình thành và chuyển dịch của các loại hình cơ cấu kinh tế. Như vậy, có nhiều quan niệm khác nhau về cơ cấu kinh tế. Từ những phân tích trên, cơ cấu kinh tế có thể hiểu là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân, thể hiện mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng lãnh thổ, các thành phần kinh tế. Trong quá trình vận động của nền kinh tế, chúng có quan hệ tương tác lẫn nhau về số lượng, tỷ trọng và những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hôi. Nó luôn biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện và việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một quá trình nhất định. Một cơ cấu kinh tế như thế nào, xu thế chuyển dịch của nó ra sao phụ thuộc vào những điều kiện khách quan về tự nhiên, kinh tế, xã hội và thể chế chính trị nhất định. Tương ứng với những điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định, tất yếu có một cơ cấu kinh tế phù hợp. 1.2.1.2. Cơ cấu kinh tế ngành Dựa vào những đặc trưng của các bộ phận cấu thành hệ thống và cách thức chúng quan hệ với nhau trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, có thể chia cơ cấu kinh tế thành cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu theo thành phần kinh tế. Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất, thì cơ cấu kinh tế lãnh thổ lại được hình thành chủ yếu từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý, còn cơ cấu thành phần kinh tế hình thành dựa trên chế độ sở hữu. Ba
  • 25. 14 kiểu cơ cấu này là những nội dung quan trọng phản ánh tập trung trình độ phát triển của phân công lao động xã hội, trong đó cơ cấu ngành kinh tế giữ vai trò quyết định trong cơ cấu kinh tế vì nó được phát triển theo quan hệ cung – cầu, theo tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế, nó đảm bảo sản xuất theo nhu cầu thị trường. Vậy thế nào là cơ cấu kinh tế ngành? Trong cuốn sách: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam” do Đỗ Hoài Nam (chủ biên), xuất bản năm 1996, trang 245 có viết: “Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành, hợp thành tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối liên hệ giữa các ngành đó của nền kinh tế quốc dân”. Vậy cơ cấu kinh tế ngành là tổng thể hợp thành các ngành của nền kinh tế quốc dân trong mối quan hệ hữu cơ tương tác lẫn nhau cả về số lượng và chất lượng trong không gian, thời gian và những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Cơ cấu ngành phần nào phản ánh trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành kinh tế là nét đặc trưng của các nước đang phát triển. Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia, người ta thường phân tích theo 3 nhóm ngành chính: Một là, nhóm ngành nông nghiệp. Trong nông nghiệp gồm 3 ngành nhỏ là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Hai là, nhóm ngành công nghiệp, bao gồm công nghiệp và xây dựng. Ba là, nhóm ngành dịch vụ gồm ngành thương mại, bưu điện và dịch vụ. Trong quá trình hoạt động sản xuất, các ngành có mối quan hệ tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Với các nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp tương tự như Việt Nam, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp thường
  • 26. 15 ở mức cao, từ 20 – 40% GDP. Trong khi đó ở các nước phát triển, tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm từ 1 – 7%. Trong quá trình phát triển, cơ cấu kinh tế ngành của mỗi quốc gia đều có sự chuyển đổi theo xu hướng chung là tỷ trọng nông nghiệp giảm, còn tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên. 1.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành CDCCKT đã được nhiều tác giả bàn tới với những khái niệm khác nhau có liên quan đến nhau: “Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế”, “ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế”. Nhìn chung các quan niệm đều thống nhất xác định: CDCCKT ngành là sự vận động, phát triển của các ngành làm thay đổi vị trí, tương quan tỷ lệ và mối quan hệ, tương tác giữa chúng theo thời gian và không gian, dưới tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội nhất định của trong nước và quốc tế. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tầm vĩ mô là một quá trình, trong đó bản thân các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và từng phân ngành của chúng vận động, phát triển dẫn đến sự thay đổi tương quan tỷ lệ giữa các ngành đã hình thành trước đó, cũng như mối quan hệ vốn đã tương đối ổn định của chúng. Đây không phải đơn thuần là sự thay đổi vị trí, mà là sự biến đổi cả về mặt lượng và mặt chất trong nội bộ cơ cấu. Để xem xét số lượng các ngành tạo nên nền kinh tế và chất lượng mối quan hệ giữa chúng với nhau ra sao, người ta thường chia nền kinh tế thành các nhóm ngành để quan sát. 1.2.1.4. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh, còn tỷ trọng của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm. Trong nội bộ ngành:
  • 27. 16 + Trong ngành nông nghiệp: Giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi. + Trong công nghiệp: Tập trung công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp chế tạo cơ khí, điện tử + Trong ngành dịch vụ: Đẩy mạnh lĩnh vực dịch vụ vận tải và du lịch Từ những nội dung đã đề cập ở trên, có thể rút ra kết luận bước đầu về ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế ngành: Nhìn dưới góc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế thì dạng cơ cấu ngành được xem là quan trọng nhất, được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất vì nó phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao động chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành là quá trình diễn ra liên tục và gắn liền với sự phát triển kinh tế. Ngược lại, trình độ phát triển và tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh tế. Mối quan hệ giữa chuyển dịch CCKT ngành với sự phát triển chung của nền kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi lẽ gắn với nó là sự phân bố các nguồn lực hạn hẹp của một quốc gia trong những thời điểm nhất định vào những hoạt động sản xuất – kinh doanh riêng. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện tính hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng phát triển thì việc lựa chọn và chuyển dịch hợp lý cơ cấu ngành thể hiện được các lợi thế tương đối và khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, là cơ sở cho sự chủ động tham gia thực hiện hội nhập có kết quả. 1.2.2. Những tiêu chí chủ yếu phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Đểnghiêncứuquátrìnhchuyểndịchcơcấukinhtếngành,ngườitathườngdựavào
  • 28. 17 mộtsốtiêuchísau: 1.2.2.1.Cơ cấu GDP Tiêu chí GDP được khoa học kinh tế hiện đại sử dụng như một trong những thước đo khái quát nhất, phổ biến nhất để đo lường, đánh giá về tốc độ tăng trưởng, trạng thái và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế. Trong đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh xu hướng vận động cơ cấu ngành kinh tế và tỷ lệ phần trăm GDP giữa các ngành cấp I (khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), là tiêu chí đầu tiên được dùng để đánh giá quá trình chuyển dịch của cơ cấu ngành của nền kinh tế. Cùng với quá trình phát triển, tỷ lệ khu vực nông nghiệp có xu hướng chung ngày càng giảm, còn tỷ lệ khu vực phi nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng. Trong điều kiện khoa học công nghệ hiện đại, khu vực dịch vụ đang trở thành khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất. Để đánh giá sát thực hơn sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, việc phân tích cơ cấu các phân ngành có ý nghĩa quan trọng. Nó phản ánh cụ thể, sát thực khía cạnh chất lượng và mức độ hiện đại hóa của nền kinh tế. 1.2.2.2.Cơ cấu lao động xã hội Cơ cấu lao động làm việc trong nền kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Lao động làm việc được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực, các ngành trong nền kinh tế; Một nền kinh tế chuyển dịch thành công không chỉ được phản ánh ở tỷ trọng giá trị trong các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng lên, mà cùng với sự tăng giá trị đóng góp của các ngành này trong GDP phải là số lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế.
  • 29. 18 Cơ cấu lao động phân theo ngành được các nhà kinh tế rất xem trọng và đánh giá cao vì chỉ tiêu này không chỉ phản ánh sát thực hơn mức độ chuyển biến sang một xã hội công nghiệp của một đất nước, mà còn ít bị ảnh hưởng bởi nhân tố ngoại lai hơn. Ở một số nền kinh tế, tỷ trọng lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nhưng trong cơ cấu GDP thì lĩnh vực phi nông nghiệp lại chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do sự méo mó về giá cả hoặc trong GDP có quá nhiều giá trị của nước ngoài, họ sẽ mang về nước họ. Vậy ở khía cạnh đó GDP không phản ánh đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế. 1.2.2.3.Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế Với tư cách là cơ cấu phân bố nguồn lực xã hội vào các ngành kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư cũng là một tiêu chí quan trọng phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ở từng giai đoạn phát triển khác nhau và ở các quốc gia khác nhau thì cơ cấu đầu tư vào các ngành kinh tế khác nhau. Quá trình công nghiệp hoá là quá trình mà vốn đầu tư có sự biến đổi về cơ cấu, chuyển từ tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp sang đầu tư vào phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ; chuyển từ đầu tư vào sản xuất các sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước là chủ yếu sang đầu tư vào sản xuất các sản phẩm phục vụ xuất khẩu… Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư vừa phản ánh sự chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế, đồng thời nó cũng thúc đẩy cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế thế giới nên nó cũng được sử dụng như một công cụ để đánh giá xu hướng, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia trong tương lai. 1.2.2.4.Cơ cấu hàng xuất khẩu Đây cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ thành công của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Hầu hết các quốc gia đã trải qua quá
  • 30. 19 trình công nghiệp hóa để trở thành một nước công nghiệp phát triển đều trải qua mô hình chung trong cơ cấu sản xuất và cơ cấu hàng xuất khẩu là: Từ chỗ chủ yếu sản xuất và xuất khẩu hàng sơ chế sang các mặt hàng công nghiệp chế biến. Ban đầu là các sản phẩm của công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động, kỹ thật thấp chuyển dần sang các loại sản phẩm sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật cao. Thông qua quá trình đó, sản phẩm của mỗi nước càng được hoàn thiện hơn và nâng cao chất lượng, xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm. Vì vậy, cơ cấu hàng xuất khẩu là một trong những thước đo của sự thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Tóm lại, để phân tích và đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, người ta dựa trên các tiêu chí chủ yếu là cơ cấu GDP, cơ cấu lao động, cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu hàng xuất khẩu để xem xét. Chúng là cơ sở để đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước hay một địa phương, từ đó cho biết chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành có sự thay đổi như thế nào và đạt chất lượng ra sao. Ngoài ra, có thể tập hợp nhiều tiêu chí bổ trợ quan trọng khác như quan hệ giữa khu vực sản xuất vật chất và phi vật chất, những tiêu chí phản ánh quá trình chuyển giao công nghệ, sự cải thiện của quá trình hữu cơ, cơ cấu hàng nhập khẩu, cơ cấu trình độ lao động… Mỗi tiêu chí đều có những ý nghĩa trong quá trình phân tích sự phát triển nói chung của nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Tuỳ theo từng mục đích nghiên cứu mà lựa chọn và đề cập đến những chỉ tiêu nào cho phù hợp. 1.2.3. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một nước chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Tùy vào mục tiêu nghiên cứu và cách tiếp cận mà có cách đề cập khác nhau. Ở góc độ của CDCCKT ngành vĩ mô thì các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch được chia làm 3 nhóm cơ bản là: Nhóm
  • 31. 20 các nhân tố đầu vào của sản xuất, nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất và nhóm các nhân tố về cơ chế chính sách. Chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình CCKT ngành có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là cơ sở để tìm hiểu nguyên nhân của những thành tựu mà quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt được và những tồn tại trong quá trình này. Đây cũng là cơ sở để chỉ ra phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.2.3.1. Nhóm các nhân tố đầu vào của sản xuất * Các nguồn lực tự nhiên Các nguồn tự nhiên là nguồn lực do thiên nhiên ban tặng bao gồm: quy mô, chất lượng đất đai, địa hình, khí hậu, nguồn nước, vị trí đại lý khoáng sản… Nhóm yếu tố này quyết định lợi thế nguồn lực tự nhiên của từng địa phương, chúng có mối quan hệ đan xen vào nhau, ảnh hưởng trực tiếp thường xuyên đến quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trước hết phải làm rõ các yếu tố này để từ đó nhìn nhận được vấn đề thuận lợi cũng như khó khăn trong suốt quá trình chuyển dịch. Vị trí địa lý thuận lợi, cảnh quan, môi trường…là cơ sở để phát triển các ngành dịch vụ vận tải, du lịch….Tóm lại, tài nguyên thiên nhiên là cơ sở xuất phát tự nhiên quan trọng để hình thành cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế. Nguồn lực tự nhiên là lợi thế so sánh, là cơ sở để đẩy mạnh một số ngành sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ, cung ứng vốn cho nền kinh tế, thực hiện nhập khẩu máy móc công nghệ hiện đại, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vị trí địa lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc hình thành cơ cấu kinh tế. Một nước hay một vùng được đánh giá là có khả năng
  • 32. 21 mở rộng thị trường, tiếp nhận các nguồn lực từ bên ngoài thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch hay không là phụ thuộc vào vị trí địa lý của nó. Với một vị trí địa lý bất lợi thì việc thu hút các nguồn lực bên ngoài, phát huy các nguồn lực bên trong sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế, bởi nó là căn cứ cho việc bố trí ngành sản xuất. Khí hậu thủy văn là nguồn tài nguyên liên quan và tác nhân ảnh hưởng đến các ngành kinh tế quốc dân. Đáng chú ý là trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố này có ảnh hưởng tới mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, năng xuất, chất lượng sản phẩm. Tài nguyên thiên nhiên bao gồm: Đất đai, rừng, nguồn nước, khoáng sản… Sự phân bổ và khai thác tài nguyên có tác dụng quan trọng đối với phát triển các ngành kinh tế. Hiện nay, nguồn tài nguyên đang đứng trước nguy cơ khan hiếm và cạn kiệt. Đây là khó khăn, cũng là thách thức đối với quá trình tăng trưởng kinh tế, hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế. Con đường để khắc phục thực trạng này là dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ, đồng thời tiến hành dò tìm, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và phát triển hteo hướng kinh tế tri thức. Có thể thấy rằng tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên phong phú, thuận lợi sẽ tạo điều kiện để phát tiển du lịch, ngư nghiệp, nông nghiệp… là cơ sở tự nhiên cho việc hình thành thế mạnh những vùng kinh tế và các ngành kinh tế khác nhau của đất nước. Sự đa dạng và phong phú của tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là nhân tố phải tính đến trong quá trình hoạch định chiến lược cơ cấu. Vậy các nguồn lực tự nhiên là nhân tố đầu tiên có ảnh hưởng mạnh tới thiên hướng tự nhiên của cơ cấu sản xuất của một nền kinh tế. Trong nhiều trường hợp chúng tạo nên cái mà các nhà kinh tế gọi là “lợi thế tuyệt đối”
  • 33. 22 trong phân công lao động quốc tế của các nền kinh tế. Song để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tập trung nâng cấp khoa học – công nghệ và kỹ thuật nhằm chuyển từ cung cấp các sản phẩm thô sang các sản phẩm của công nghiệp chế biến. * Nguồn lực con người Nguồn nhân lực con người từ lâu được xem là yếu tố có ý nghĩa quyết định với quá trình sản xuất. Ở những thời điểm nhất định, việc phân bố nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành cơ cấu của nền kinh tế. Nguồn nhân lực được xem trên các khía cạnh: quy mô nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực và xu hướng biến đổi của nguồn nhân lực. Quy mô nguồn nhân lực là số lượng lực lượng lao động của xã hội, biểu hiện ở một số người trong độ tuổi, có khả năng và sẵn sàng lao động. Quy mô nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hình thành cơ cấu nền kinh tế. Để cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách có hiệu quả, trong một trình độ khoa học – công nghệ nhất định cần có một lực lượng lao động thích hợp. Nếu quy mô nguồn nhân lực quá nhỏ so với yêu cầu của nền kinh tế như vậy sẽ có một cơ cấu kinh tế với những ngành kinh tế sử dụng ít lao động. Ngược lại, nếu quy mô nguồn nhân lực quá lớn, “ dư thừa lao động”, sẽ hình thành một cơ cấu kinh tế có khả năng toàn dụng lao động, với những ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động sẽ được ưu tiên phát triển. Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế đối ngoại, quy mô nguồn nhân lực không chỉ phụ thuộc vào dân số trong nước mà còn phụ thuộc vào sự di dân và di chuyển lao động quốc tế. Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh ở các tố chất về sức khoẻ, phẩm chất đạo đức( tính cần cù, siêng năng, yêu lao động, có trách nhiệm với công việc,có tự trọng, có kỷ luật lao động...), trình độ tay nghề, kỹ năng lao động
  • 34. 23 và kiến thức. Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn đến tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chất lượng nguồn nhân lực mà càng cao thì những ngành, những lĩnh vực đòi hỏi lao động đã qua đào tạo, có tay nghề càng cao có điều kiện phát triển. Trong các nhân tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực thì trình độ tay nghề, kỹ năng lao động và kiến thức có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mà thành tố này là chất lượng nguồn nhân lực là sản phẩm của quá trình giáo dục đào tạo. Đây cũng chính là lý do để nhiều nhà kinh tế cho rằng đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư không chỉ cho sự phát triển xã hội mà là đầu tư cho sự phát triển sản xuất kinh doanh. Xu hướng thay đổi của nhân lực là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, sự biến động này không phải lúc nào cũng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Ở các nước phát triển, xu hướng lão hoá dân số đang diễn ra mạnh mẽ, còn ở các nước đang phát triển đang ở vào thời kỳ có mức tăng trưởng dân số cao, nhưng trình độ của nguồn nhân lực lại chưa cao. Ở mỗi nước cần có các biện pháp nhằm điều chỉnh xu hướng thay đổi nhân khẩu sao cho phù hợp với sự phát triển. Dân số lao động được xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế, nó có tác động mạnh tới quá trình hình thành và phát triển quan hệ công nghiệp – nông nghiêp – dịch vụ. Trong đó, lao động là một yếu tố sản xuất trực tiếp trong quá trình sản xuất. Tăng trưởng dân số thường được xem là nhân tố tích cực trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế. Một lực lượng lao động dồi dào có nghĩa là nguồn nhân lực sản xuất nhiều hơn trong khi đó dân số làm tăng tiềm năng của thị trường nội địa. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số có thể làm tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, gây áp lực lên tài nguyên thiên nhiên và nếu khu vực nông nghiệp không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tăng thêm do dân số tăng thì sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Chính vì
  • 35. 24 vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có tác dụng kích thích tăng trưởng các ngành, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có ý nghĩa nâng cao chất lượng cơ cấu của nền kinh tế. Sự tác động của nhân tố dân số và lao động lên quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem xét trên các mặt chủ yếu sau: Thứ nhất, kết cấu dân cư và trình độ dân trí, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ mới… là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao và nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh trong các ngành hoạt động, là nhân tố thúc đẩy tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất. Thứ hai, quy mô dân số, kết cấu dân cư và thu nhập của họ có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu nhu cầu thị trường. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp và các ngành phục vụ tiêu dùng. Thứ ba, sự phát triển các ngành nghề truyền thống trong công nghiệp cũng như trong các ngành kinh tế khác thường gắn liền với tập quán, truyền thống, phong tục cuả một địa phương. Sự phát triển và chuyển hóa các nghề này gắn chặt với đội ngũ nghệ nhân. Sản phẩm của các ngành nghề này hầu hết là các sản phẩm độc đáo, có ưu thế và được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người ở từng khác nhau sẽ có những tác động khác nhau lên CDCCKT ngành của địa phương đó. * Nguồn vốn Vốn là chìa khóa cho mọi sự phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Quy mô vốn đầu tư luôn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển khoa học công nghệ, phát triển giáo dục, đầu tư cho sản xuất trong các ngành kinh tế… giúp cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khi vốn đầu tư được tăng cường sẽ có tác dụng chuyển dịch lao động
  • 36. 25 giữa các ngành. Tuy nhiên, đối với các nước đang và kém phát triển, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, lượng vốn đầu tư nhỏ là rào cản ngăn trở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Nguồn vốn phục vụ quá trình chuyển dịch quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không chỉ được huy động từ trong nước mà còn được huy động từ nước ngoài. Trong điều kiện tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp thì các dòng vốn đầu tư từ nước ngoài là động lực mạnh mẽ, tạo đà thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Vậy để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cần phải huy động tối đa các nguồn vốn trong nước, bên cạnh đó cần thực hiện các biện pháp để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. * Tiến bộ khoa học công nghệ và kết cấu hạ tầng Nhân tố này có vai trò đặc biệt quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế chỉ có thể chuyển dịch theo hướng hiện đại một cách nhanh chóng khi nền kinh tế đã có một tiềm lực khoa học công nghệ nhất định, có khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới. Việc ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất sẽ có tác dụng mạnh mẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng xuất, chất lượng hiệu quả của các ngành. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt sự bùng nổ của công nghệ thông tin tạo nên những bước nhảy vọt trong mọi kĩnh vực sản xuất, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước vì thông tin nhanh chóng làm cho sản xuất, kinh doanh được điều chỉnh nhanh nhạy, hợp lý hơn, dẫn đến cơ cấu sản xuất được thay đổi phù hợp hơn với thị trường và lợi ích của từng nước. Tiến bộ khoa học, công nghệ không những chỉ tạo ra khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỷ trọng của chúng trong tổng thể nền kinh tế mà còn tạo ra những nhu cầu mới, đòi hỏi sự xuất hiện của một số ngành công nghiệp công nghệ tiên tiến như: Dầu khí, điện tử… Do đó, có triển
  • 37. 26 vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập, tiến bộ khoa học – công nghệ cho phép tạo ra sản phẩm mới chất lượng cao, chi phí kinh doanh hạ. Vì vậy, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Kết quả làm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung theo hướng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu và hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Kết cấu hạ tầng cũng đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Muốn công nghiệp và dịch vụ phát triển thì đầu tiên phải có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Kinh nghiệm của hầu hết các tỉnh có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh ở Việt Nam đều cho thấy, cần có một kết cấu hạ tầng đồng bộ. Vậy muốn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. 1.2.3.2. Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất Nếu như nhóm các yếu tố đầu vào phản ánh sự tác động của nguồn lực có thể huy động cho sản xuất và sự phân bổ của chúng vào những lĩnh vự kinh doanh khác nhau, thì nhóm các yếu tố đầu ra của sản phẩm quyết định xu hướng vận động của thị trường, nơi phát ra tín hiệu quan trọng bậc nhất dẫn dắt các luồng vốn đầu tư cũng như các nguồn lực sản xuất khác được quyết định phân bố vào những lĩnh vực sản xuất nào và với quy mô bao nhiêu. Những nhân tố này bao gồm: Dung lượng thị trường, thói quen tiêu dùng, mức độ sẵn có và các khả năng thay thế của các loại sản phẩm, giá cả và chất lượng hàng hóa, dịch vụ… * Dung lượng thị trường Thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu ngành. Bởi lẽ, thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất – kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung - cầu hàng hóa trên thị trường để định hướng chiến lược và chính sách kinh doanh
  • 38. 27 của mình. Sự hình thành và biến đổi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thích ứng với điều kiện thị trường dẫn tới từng bước thúc đẩy sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bởi vậy, sự hình thành và phát triển đồng bộ các các loại thị trường trong nước (thị trường hàng hóa – dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học – công nghệ…) có tác động mạnh đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Độ lớn của dung lượng thị trường và xu hướng tiêu dùng là một trong những nhân tố có ý nghĩa lớn đối với sự di chuyển các nguồn lực được phân bổ vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Các nhà kinh doanh là những người phân tích rất kỹ quy mô và xu hướng vận động của thị trường khi quyết định đầu tư kinh doanh một loại sản phẩm nào đó. Thông thường, dung lượng thị trường (lượng cầu) được quyết định bởi quy mô dân số và mức thu nhập. Khi mức thu nhập của dân cư còn thấp, hầu hết nguồn thu nhập chỉ được dùng cho những mặt hàng thiết yếu, trước hết là lương thực, thực phẩm. Nhưng khi mức thu nhập của dân cư tăng lên, cơ cấu tiêu dùng của dân cư cũng bắt đầu có sự thay đổi theo hướng tỷ lệ chi tiêu cho mặt hàng tiêu dùng thiết yếu giảm đi tương đối, trong khi tỷ lệ chi tiêu cho những sản phẩm cao cấp hơn tăng lên. Chẳng hạn, theo quan sát của các nhà kinh tế, khi GDP/người đạt mức trên 1000USD/năm, những nhu cầu mua sắm các phương tiện đắt tiền như xe hơi, phương tiện nghe nhìn, trang bị nội thất nhà ở, du lịch, ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn… bắt đầu xuất hiện, làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng vốn trước đó tập trung cho những mặt hàng thiết yếu. Dấu hiệu chuyển dịch cơ cấu cầu có khả năng thanh toán có tác động dẫn dắt hướng đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư và vì thế, tác động không nhỏ đến sự hình thành cơ cấu kinh tế. * Thói quen tiêu dùng Đây là một nhân tố đầu ra quan trọng bởi nó là căn cứ giúp các nhà đầu tư hoạch định đưa ra chiến lược đầu tư có hiệu quả. Mỗi vùng hay địa phương
  • 39. 28 tùy thuộc vào điều kiện sinh hoạt, tập quán hay thói quen sẽ có những nhu cầu về sản phẩm khác nhau. Nó như là đơn đặt hàng để các nhà đầu tư lựa chọn hình thức kinh doanh hoạt động phù hợp và có hiệu quả. Vì vậy, sự thỏa mãn của người tiêu dùng trở thành một trong những chỉ tiêu hình thành cơ cấu của nền kinh tế. 1.2.3.3. Các nhân tố thuộc cơ chế chính sách và vai trò quản lý kinh tế của nhà nước Cùng với các nhân tố đầu vào và đầu ra của sản xuất thì nhân tố về cơ chế chính sách có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động mạnh đến xu hướng vận động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Nó có thể là rào cản nếu như không phù hợp hoặc là động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nếu như đó là cơ chế chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho người tham gia sản xuất kinh doanh được lựa chọn sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tại địa bàn đó. Nhà nước đóng vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế, là nhân tố quan trọng của quá trình phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu ngành nói riêng. Nhà nước đề ra phương hướng, mục tiêu cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tổ chức thực hiện các biện pháp để nền kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng đã định. Các chính sách của nhà nước như chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách đối ngoại… có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển của các phân ngành kinh tế nhất định. Chẳng hạn nhà nước có thể đưa ra các chính sách khuyến khích hoặc kìm hãm sự phát triển đối với một số phân ngành hình thành nên một cơ cấu kinh tế theo hướng của Nhà nước. Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Như chúng ta đã thấy các nhân tố luôn luôn vận động và thay đổi. Do đó, để có những đánh giá đúng mức về tác động của các nhân tố này
  • 40. 29 thì cần đặt chúng trong hoàn cảnh hiện tại để xem xét xu hướng tác động. Mỗi nhân tố có vai trò nhất định và có những tác động khác nhau lên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó vốn đầu tư là nhân tố trung tâm và quyết định nhất. 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH VĨNH PHÚC Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn kết với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, ở nước ta có nhiều tỉnh xuất phát từ nông nghiệp nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định. Ở miền Bắc có thể nói tới như Bắc Ninh, Hưng Yên…; ở Miền Nam như Đồng Nai, Bình Dương… Tuy nhiên, cũng có những tỉnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Sự thành công vượt trội hay sự trì trệ, hạn chế của các tỉnh đều có những căn nguyên nhất định. Dù là thành tựu hay hạn chế đều là những bài học kinh nghiệm quý giá cho tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mình. 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh Là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, nằm trong vùng quy hoạch Thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và tam giác kinh tế phát triển năng động Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Từ năm 2006 tới nay, Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu về phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Nhịp độ tăng trưởng bình quân là 14,1%/năm, gấp 1,8 lần so với mức bình quân của cả nước. Trong đó, nông nghiệp tăng lên 5,5%, công nghiệp và xây dựng tăng 19,5% (công nghiệp tăng 22%), dịch vụ tăng 14,8%.
  • 41. 30 Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 – 2014 (Đơn vị %) Năm Chỉ tiêu 2006 - 2008 2008 2010 2011 2012 2014 Toàn bộ GDP 15% 16,2% 17,86% 16,2% 11,3% 13,8% Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh Tiềm lực kinh tế được nâng cao một bước quan trọng, quy mô kinh tế của toàn tỉnh đã được nâng cao. Cơ cấu ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2008, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng vọt chiếm 56,45%, dịch vụ chiếm 28,3% và nông – lâm – thuỷ sản chiếm 15,3% trong GDP. Năm 2010, tăng trưởng tới 17.86%, đây là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay của tỉnh. Đặc biệt, với mức tăng trưởng 16,2% năm 2011- là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Năm 2012, tổng sản phẩm trong tỉnh GDP đạt trên 13,607 tỷ đồng (đứng thứ 9 toàn quốc và thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng), tương đương với tăng trưởng đạt 11,3%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 77,82%; dịch vụ 16,57%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 5,61%. Năm 2012, GDP bình quân đầu người đạt 67,4 triệu đồng/năm (tương đương 3.211 USD) và nằm trong tốp thu nhập bình quân cao nhất cả nước. Bước sang năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá so sánh 2010 ước đạt 598.770 tỷ đồng, tăng 60,7% so với năm 2012. Khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng, đặc biệt hoạt động ngoại thương có bước "nhảy vọt" với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 68%. Chất lượng tăng
  • 42. 31 trưởng còn thể hiện khi tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn cả năm ước đạt hơn 36.300 tỷ đồng, tăng 11,5%; thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 11.530 tỷ đồng, tăng 22,1%.Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2013 ước tăng 11,8% so với năm trước đó (giá so sánh năm 2010); GDP bình quân đầu người đạt 68,2 triệu đồng/người/năm (tương đương 3.243 USD). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 74,5%; dịch vụ là 19,5%; còn nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 6%. Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đã diễn ra mạnh mẽ. Có thể tóm lược trong bảng dưới đây: Bảng 1.2: Hiện trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 – 2014 (Đơn vị: %) Tiêu chí và lĩnh vực Nông – lâm – ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 1997 23,8 45,1 31,1 2007 23,2 48,6 28,2 2008 15,3 56,45 28,3 2009 18,7 51,0 30,3 2010 10,2 66,2 23,6 2012 5,61 77,82 16,57 2013 6,0 74,5 19,5 2014 5,3 76,19 18,51 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2014 Từ số liệu trên cho thấy các lĩnh vực có sự phát triển như sau:
  • 43. 32 Về công nghiệp: Có tỷ trọng cao nên được coi là động lực quan trọng nhất trong phát triển kinh tế của Bắc Ninh trong những năm vừa qua. Khi tách tỉnh, Bắc Ninh là một tỉnh thuần nông với nền công nghiệp không đáng kể, đa phần là làng nghề nhưng đến cuối năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh có quy mô công nghiệp lớn thứ 5 cả nước, thứ 2 miền Bắc và luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong nhiều năm qua. Động lực cho tăng trưởng công nghiệp của Bắc Ninh tập trung ở các doanh nghiệp công nghệ cao như SamSung, Canon, Nokia. Về nông nghiệp: Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Trồng trọt đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, năm 2006 giá trị sản xuất nông nghiệp/ha đạt 65,9 triệu đồng. Diện tích gieo trồng cây hàng năm ổn định ở mức 120 nghìn ha/năm, trong dó khoảng 86,5% cây lương thực; 9,9% cây thực phẩm; 3,6% cây công nghiệp. Đáng chú ý là bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất nông sản tập trung. Đến năm 2008, Bắc Ninh đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, tỉnh đã có 13 vùng sản xuất lúa hàng hoá, 24 vùng sản xuất khoai tây, 26 vùng sản xuất rau xuất khẩu và một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh; công tác đồn điền đổi thửa tiếp tục được chỉ đạo tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá tập trung và phát triển trang trại, đến nay toàn tỉnh có 1700 trang trại. Vùng sản xuất lúa tám xoan ở Quế Võ 9200 ha, vùng nếp Từ Sơn 1540 ha, vùng hoa, rau ven thị xã Bắc Ninh, Việt Hùng, Đảo Viên (Quế Võ); vùng bò sữa ở Cảnh Hưng, Tri Phương (Tiên Du). Năm 2012, sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vượt qua khó khăn về thời tiết, dịch bệnh để phát triển ổn định. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2012 ước 2.653,7 tỷ đồng (giá CĐ 1994), đạt 97,9% kế hoạch năm, tương đương năm 2011; trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp
  • 44. 33 ước 2.334,6 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch năm. Cơ cấu trà, giống lúa ổn định, diện tích lúa lai chiếm 31,1%, lúa chất lượng cao chiếm 27%. Về lâm nghiệp, toàn tỉnh đã trồng 400 nghìn cây phân tán, tăng 11,5%; trồng rừng mới 4,8 ha, tăng 26,3%; chăm sóc 143,6 ha rừng, tăng 10,5%; giá trị sản xuất ước 8,6 tỷ đồng (giá CĐ 1994). Năm 2014, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tuy gặp nhiều khó khăn như diễn biến bất thường không thuận lợi cho sản xuất, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn và có nguy cơ bùng phát, giá vật tư nông nghiệp ở mức cao, giá bán các loại sản phẩm không ổn định, một số loại sản phẩm thấp hơn giá thành sản xuất và kéo dài nhiều tháng (nhất là sản phẩm ngành chăn nuôi),… đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Song sản xuất nông nghiệp là một trong những vụ được mùa; Chăn nuôi không có dịch bệnh xảy ra, trồng rừng đạt kết quả cao, sản xuất thủy sản phát triển ổn định. GTSX (giá SS 2010) ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn có mức tăng trưởng khá (tăng 3,1%) so với cùng kỳ năm 2013, đạt 58% kế hoạch. Về dịch vụ: Phát triển theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống nhân dân. Hoạt động thương mại diễn ra sôi nổi, đảm bảo lưu thông hàng hoá, vật tư trong và ngoài tỉnh. Du lịch đã có nhiều cố gắng, kết quả năm sau cao hơn năm trước. Riêng năm 2008, tăng so với năm 2007 là 25,8%. Vận tải hành khách và hàng hoá đều tăng, bình quân 11,1%/năm. Bưu chính viễn thông tăng trưởng khá cao, năm 2006 đạt 17,2 máy cố định/100 dân. Nhập khẩu tăng bình quân 24%/năm, cơ cấu hàng nhập khẩu tăng nhóm tỷ trọng hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất, máy móc, thiết bị, giảm nhóm hàng tiêu dùng. Năm 2012, hoạt động thương mại, dịch vụ thu kết quả khá: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước 26.184 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch năm, tăng 18,6% so năm 2011. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2012 tăng 12,75% so với
  • 45. 34 tháng 12/2011. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn ước 13,7 tỷ USD, đạt 144,4%, tăng 76,9% (trong đó, xuất khẩu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước 12,8 tỷ USD); Nhập khẩu ước 12,3 tỷ USD, đạt 136%, tăng 85,8%. Năm 2014, các ngành dịch vụ đáp ứng tốt cho sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân. Giá trị sản xuất của 14 ngành dịch vụ đều có sự tăng trưởng; một số ngành có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao so với cùng kỳ như: Thương mại, sửa chữa, dịch vụ lưu trú và ăn uống, thông tin và truyền thông. Cơ cấu hàng xuất khẩu đang thay đổi theo hướng tăng hàng hoá công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, giảm hàng nguyên liệu, hàng nông sản. Xuất khẩu giai đoạn 2005 - 2010 tăng 90,92%/năm. Năm 2011, giá trị xuất khẩu Bắc Ninh đạt 7,441 tỷ USD. Năm 2012, giá trị xuất khẩu của Bắc Ninh đạt 13,7 tỷ USD đã đưa Bắc Ninh trở thành địa phương xuất khẩu thứ 2 cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh, xuất khẩu Bắc Ninh chiếm tới 12% giá trị xuất khẩu của cả nước. Quý 1/2013, xuất khẩu đạt 5.123 tỷ USD với tốc độ tăng tới 87,2% so với cùng kỳ năm trước và các thị trường xuất khẩu rộng lớn, đóng góp quan trọng vào quy mô và tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bắc Ninh xuất siêu 180 triệu USD. Tính đến hết tháng 6 năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt gần 15 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6 % so với cùng kỳ. Đây cũng là mức tăng cao hơn mức bình quân chung của 3 năm gần đó. Về lĩnh vực đầu tư, từ năm 2007 đến cuối năm 2008, đây là giai đoạn bùng nổ FDI vào các khu công nghiệp Bắc Ninh. Kết quả là thu hút thêm 131 dự án, trong đó FDI có 79 dự án với số vốn 1.505,8 triệu USD và trong nước có 52 dự án, số vốn là 1.440 tỷ đồng tương đương 191 triệu USD. Cuối năm 2008 đến năm 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dòng vốn FDI vào các khu công nghiệp Bắc Ninh giảm đôi chút.
  • 46. 35 Tuy nhiên, cuối năm 2009, đầu năm 2010, thời kỳ hậu khủng hoảng và kinh tế thế giới được phục hồi. Giai đoạn này, dòng vốn FDI tuy có giảm song kết quả vẫn khả quan, hút được 72 dự án trong đó có 41 dự án FDI với số vốn 328 triệu USD và 31 dự án trong nước với số vốn 2.464 tỷ đồng, tương đương 137 triệu USD. Năm 2011, Bắc Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 2 ở Việt Nam. Bắc Ninh đã thu hút được hầu hết các dự án công nghệ cao của cả nước như Canon, SamSung, Nokia… Để đạt được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, thời gian qua Bắc Ninh đã có những biện pháp thực hiện rất hiệu quả. Thứ nhất, tỉnh đã khai thác được những lợi thế của mình đó là khai thác các ngành công nghiệp truyền thống, khai thác tốt nông nghiệp. Đây chính là điều mà nhiều tỉnh khác chưa làm được. Đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ, lựa chọn công nghệ tiên tiến, đổi mới và hoàn thiện công nghệ các ngành nghề truyền thống, nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu khoa học xã hội vào quản lý, sản xuất và đời sống, từng bước tin học hoá công tác quản lý. Đã chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá bằng cách đưa nhanh giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Phổ cập các biện pháp về công tác thú y, bảo vệ thực vật và chuyển giao những tiến bộ sản xuất đến hộ nông dân; từng bước ứng dụng được những thành tựu công nghệ sinh học vào sản xuất và bảo quản, chế biến để tăng giá trị nông sản, thực phẩm. Thứ hai, tỉnh đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình trọng điểm phát triển. Phát triển mạnh, tăng nhanh giá trị sản lượng của tất cả các ngành nhưng bảo đảm cơ cấu hợp lý là tăng nhanh tỷ trọng hai ngành công nghiệp
  • 47. 36 và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Riêng trong nông nghiệp, phấn đấu đưa chăn nuôi lên thành ngành chính. Hỗ trợ nông dân để nhanh chóng hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế. Các cấp, các ngành chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của tỉnh như: Chương trình quy hoạch nông thôn mới, chương trình phát triển giao thông nông thôn, chương trình nâng cấp điện nông thôn, chương trình cấp nước sạch nông thôn, chương trình kiên cố hoá kênh mương, chương trình sản xuất và cung ứng giống cây, con mới chất lượng cao, chương trình phát triển hàng xuất khẩu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, chương trình phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ. Thứ ba, tỉnh tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cùng với Trung Ương đẩy nhanh, nâng cấp, mở rộng các tuyến tỉnh lộ, nâng cấp đường giao thông nông thôn. Từng bước hiện đại hoá hệ thống bưu chính viễn thông, áp dụng hệ thống truyền số liệu và mạng máy tính chuyên ngành, bảo đảm khai thác có hiệu quả mạng đa dịch vụ. Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và phúc lợi công cộng. Thứ tư, có các chính sách hiệu quả huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Bắc Ninh đã tính toán kỹ nguồn vốn dự kiến cần thiết đầu tư cho từng giai đoạn phát triển của tỉnh. Tính toán lượng vốn tự có của địa phương và nguồn vốn cần thiết phải huy động từ ngoài tỉnh, từ đó xây dựng những biện pháp cụ thể để tăng cường huy động vốn. Thứ năm, Bắc Ninh rất chú trọng việc mở rộng thị trường. Quá trình chuyển sang sản xuất hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với quá trình mở rộng thị trường, bao gồm; thị trường