SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

ĐÀO THỊ THÚY HOA
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

ĐÀO THỊ THÚY HOA
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị
Mã số: 60 31 01 02
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LẠI NGỌC HẢI
HÀ NỘI - 2013
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Côngnghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Chính sách tín dụng CSTD
Doanh nghiệp DN
Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV
Đầu tư phát triển ĐTPT
Hội đồng nhân dân HĐND
Kinh tế ngoại thành KTNT
Ngân hàng NH
Ngân hàng chínhsáchxã hội NHCSXH
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank
Ngân hàng Nhà nước NHNN
Ngân hàng thương mại NHTM
Quỹ tín dụng nhân dân QTDND
Sản xuất, kinh doanh SX, KD
Tổ chức tín dụng TCTD
Ủy ban nhân dân UBND
Vốn ngân sáchNhà nước VNSNN
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ
CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 12
1.1 Cơ sở lý sở lý luận về vai trò của chính sách tín dụng đầu
tư phát triển kinh tế ngoại thành 12
1.2 Biểu hiện vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh
tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn, nguyên nhân và
những vấn đề đặt ra cần giải quyết 31
Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
THỜI GIAN TỚI 53
2.1 Những quan điểm cơ bản hoàn thiện chính sách tín dụng
đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội thời gian tới 53
2.2 Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách tín dụng
đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thời
gian tới 73
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 98
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi Tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã
thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội,
cùng với bốn huyện ngoại thành cũ, Thành phố Hà Nội có một không gian
KTNT rộng lớn. Khu vực KTNT giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế của Thủ đô, cũng như đối với việc thực hiện Nghị quyết số 11-
NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 6/01/2012 "Về phương hướng, nhiệm vụ phát
triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020"
Những năm qua, Thành ủy và Chính quyền các cấp Thành phố Hà Nội
đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy kinh tế Hà Nội nói
chung, khu vực ngoại thành nói riêng phát triển. Nhiều nghị quyết của HĐND,
quyết định của UBND Thành phố về phát triển Thủ đô, cùng với các chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế Thủ đô, trong đó
có CSTD đầu tư phát triển.
Tại các địa bàn thuộc khu vực kinh tế ngoại thành Hà Nội, các quy định
về hỗ trợ lãi suất cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước và của Thành phố Hà
Nội cùng với những quy định cụ thể của các tổ chức tín dụng nhằm khuyến
khíchcác hoạt độngcho vay đầu tư các lĩnh vực của đời sống kinh tế Thủ đô,
thông qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất, kinh
doanh của các chủ thể kinh tế khu vực ngoại thành đã có những tác động mạnh
đến các ngành, các lĩnh vực, các chủ thể kinh tế trên địa bàn Thành phố, thúc
đẩy kinh tế toàn Thành phố bao gồm cả khu vực KTNT phát triển. Tuy nhiên,
thực tiễn cho thấy, sựtiếp cận các nguồn vốn ĐTPT củacác chủ thể kinh tế vẫn
gặp những khó khăn nhất định; hệ thống CSTD đầu tư phát triển đã có nhưng
vẫn chưa phát huy hết vai trò tích cực đối với sự phát triển của kinh tế khu vực
KTNT. Các chủ thể kinh tế khu vực ngoại thành (hộ kinh tế nông dân, các hợp
tác xã, các chủ trang trại và một bộ phận các DNNVV đứng chân trên địa bàn
4
ngoại thành luôn phải đối diện với những khó khăn về vốn đầu tư phát triển,
vốn cho sản xuất kinh doanh). Có nhiều nguyên nhân chi phối tình hình nói
trên, trong đó có vấn đề về bản thân CSTD đầu tư phát triển, có vấn đề về
chínhsách tíndụng của các TCTDđứng chân trên địa bàn, có vấn đề về cơ chế
tiếp cận CSTDđầu tư phát triển của các chủ thể vay vốn tín dụng ĐTPT...Tình
hình đó ảnh hưởng đến sự phát triển khu vực KTNT trong quá trình hiện thực
hóa Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về về "Phương hướng nhiệm
vụ phát triển Thủ đô Hà nội trong 10 năm tới" và mục tiêu CNH, HĐH nông
nghiệp và nông thôn Thủ Đô Hà Nội.
Làm gì và làm như thế nào để các chủ thể kinh tế có những thuận lợi
mới và dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ĐTPT để thúc đẩy sự phát
triển kinh tế khu vực ngoại thành, góp phần thực hiện Nghị quyết số 11-
NQ/TW của Bộ Chính trị và mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trên
địa bàn Thủ đô Hà Nội, đang thực sự là vấn đề mang tính thời sự. Đề tài luận
văn thạc sĩ "Chính sách tín dụng đầutưpháttriển kinh tế ngoạithành Hà Nội"
được lựa chọn xuất phát từ những lý do trên.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
CSTD đầu tư phát triển là một trong những nhân tố giữ vai trò chi
phối quan trọng đối với diện mạo nền kinh tế của một quốc gia hay mỗi
địa phương. Những CSTD đầu tư phát triển phù hợp với điều kiện thực
tiễn và những quy định về cho vay thuộc phạm vi của CSTD thông thoáng
có vai trò quan trọng thúc đẩy các chủ thể kinh tế đầu tư phát triển và sản
xuất kinh doanh, tạo ra hiệu ứng thuận và ngược lại là hiệu ứng trái chiều
đối với diện mạo kinh tế của của một ngành, một lĩnh vực, một vùng,
hoặc một địa phương nhất định. Do có tầm quan trọng như vậy nên xung
quanh vấn đề CSTD đầu tư phát triển luôn được các cơ quan khoa học và
cá nhân các học giả đầu tư nghiên cứu.
5
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài luận văn, ở tầm vĩ mô và cấp
độ Thành phố, nhóm tác giả Nguyễn Đình Phan, Nguyễn Minh Đạo, Nguyễn
Văn Phúc , có côngtrình "Cácgiảipháp nhằmđẩymạnh quátrình CNH,HĐH
vùng nông thôn đồng bằngsông Hồng", Nxb CTQG, Hà Nội -2002. Cuốn sách
đề cập đến những vấn đề chung về kinh tế - xã hội của nông thôn đồng bằng
sông Hồng - nơi có Thủ đô Hà Nội giữ vai trò là trung tâm, là động lực phát
triển đối với toàn bộ khu vực. Công trình đề cập nhiều thông tin giúp tác giả
luận văn có nhận thức tổng thể về tầm vóc, vị thế của kinh tế Thủ đô cũng như
hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH vùng nông thôn đồng
bằng sông Hồng giúp tác giả có cách nhìn tổng thể khi xác định giải pháp cho
các vấn đề thuộc đề tài luận văn nghiên cứu; Tác giả Chu Tiến Quang với công
trình "Huyđộng và sử dụng cácnguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn,
thực trạng và giải pháp" , Nxb CTQG, Hà Nội - 2005. Tác giả của cuốn sách
tập trung bàn về huy động các nguồn lực, trong đó có nguồn lực về vốn. Đề tài
chỉ bàn về "cái chung" nhưng có giá trị đối với tác giả luận văn trong nghiên
cứu về vai trò của vốn đầu tư phát triển và CSTD đầu tư phát triển.
Dưới góc độ các luận văn luận án kinh tế, trên bình diện nghiên cứu khu
vực kinh tế nông thôn Hà Nội, tác giả Nguyễn Quốc Oánh (2012) với đề tài
"Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội", luận án tiến sĩ,
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2012.
Theo tác giả, Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ (chiếm khoảng gần
80% tổng số hộ), trong đó hơn một nửa thuộc diện thu nhập thấp. Khoảng gần
90% hộ nghèo sống ở nông thôn; các số liệu khảo sát cho thấy thiếu vốn cho
sản xuất là một vấn đề khó khăn của các hộ nông dân. Cần phải có một hệ
thống tín dụng vững mạnh để đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế
cũng như đời sống ở nông thôn, tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội.
Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội có sự phát triển mạnh
6
cả về số lượng và chất lượng, ngoài sự có mặt của các Ngân hàng Nông nghiệp
và PTNT; Chính sách xã hội và Quĩ tín dụng nhân dân còn có rất nhiều Ngân
hàng Thương mại khác hoạt động trên địa bàn, hoạt động chủ yếu là huy động
tiết kiệm. Hoạt động của hệ thống đó tại khu vực nông thôn ngoại thành có sự
khác biệt với các vùng nông thôn thuần túy khác cả về số lượng, cơ cấu, mức
độ hoạt động và sự đa dạng các đối tượng tham gia thị trường. Tác giả đã tập
trung luận giải về cơ cấu tổ chức của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành,
chỉ ra tính hợp lý và những bấtcấp của hệ thống này đốivới hoạt độngtín dụng
nông thôn ngoại thành, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ
chức đó.
Trước đó, năm 2006, tác giả Trần Trọng Tiến với đề tài "Phát triển kinh
tế hộ ở khu vực nông thôn Hà Nội và tác động của nó đối với chuẩn bị kinh tế
cho thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên địa bàn hiện nay", luận án
tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội 2010. Tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ
góc độ kinh tế chính trị, tác giả coi các hộ kinh tế ở khu vực nông thôn Hà Nội
là một trong những thực thể phát triển kinh tế nông thôn, là chủ thể tạo ra tiềm
lực kinh tế và kinh tế quân sự cho thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng
thuộc khu vực ngoại thành. Thông qua luận giải về những vấn đề cơ bản của
phát triển kinh tế hộ ở khu vực nông thôn Hà Nội và những tác động của quá
trình đó đến chuẩn bị kinh tế cho thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng trên
địa bàn nông thôn Hà Nội; thực trạng của quá trình đó thời gian qua là cơ sở
cho việc đề xuất những quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế hộ ở khu vực
nông thôn Hà Nội gắn với chuẩn bị kinh tế cho thực hiện nhiệm vụ quân sự
quốc phòng trên địa bàn thời gian tới. Một trong những giải pháp được tác giả
đề cập và phân tích trong luận án là huy động các nguồn vốn trong đó có vốn
tín dụng cho đầu tư phát triển, coiđó là cơ sở để kinh tế hộ phát triển và là một
trong những điều kiện tạo ra thực lực kinh tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân
7
sự, quốc phòng trên địa bàn.
Ở mảng vấn đề nghiên cứu kinh tế ngoại thành còn có luận văn thạc sĩ
của tác giả Nguyễn Kim Cam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội 2010, với đề tài: "Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở bốn
quận, huyện phía tây Thành phố Hà Nội"
Trên cơ sở phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho người nông dân
bị thu hồi đất ở 4 quận huyện khu vực ngoại thành phíatây Thành phố Hà Nội,
tác giả luận văn đã đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu
quả vấn đề việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn phía tây
thành phố theo hướng CNH, HĐH. Trong các giải pháp được đề xuất, vấn đề
vốn cho giải quyết việc làm được nhìn nhận là đầu tư cho phát triển trong đó có
vốn tín dụng, đã được tác giả đề cập ở những mức độ khác nhau.
Xung quanh vấn đề huy độngvốn, ở mảng này có một số luận văn thạc sĩ
bàn về huy độngvốnở tầm khái quát hoặc tập trung vào cấp độ các địa phương:
Tác giả Đỗ Thị Anh với đề tài "Huy động vốn cho CNH, HĐH ở tỉnh
Đồng Nai hiện nay" Học viện chính trị - 2009.
Luận văn trình bày khái quát hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn sự cần
thiết phải huy động vốn cho CNH, HĐH nói chung và ở Đồng Nai nói riêng;
chỉ ra vai trò quan trọng của việc huy động vốn cho các mặt phát triển kinh tế,
khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và một số lĩnh vực khác. . . ; chỉ
ra thực trạng cùng với những thành tựu, nguyên nhân kết quả đạt được và
những mặt hạn chế; đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của việc huy động vốn và sử dụng vốn cho CNH, HĐH ở tỉnh Đồng Nai
trong thời gian tới.
Tác giả Lại Ngọc Thuận với đề tài "Huy động vốn cho phát triển kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh HảiDương hiện nay", Học viện Chính
trị – 2010.
8
Tác giả luận văn đã tập trung luận giải quan niệm vốn phát triển kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; quan niệm và tính tất yếu của việc huy động
vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương
hiện nay; phân tích, đánhgiá thực trạng huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương từ năm 2001 đến nay, xác
định nguyên nhân và đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường huy động
vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương
trong thời gian tới.
Ở khía cạnh các vấn đề rộng và có liên quan khác, tiếp cận từ góc độ các
tổng kết của các bộ, ngành; các bài đăng trên các báo, có:
Báo cáo của Tổng cục Thống Kê, Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn,
nông nghiệp và thủy sản Trung ương (2002) về "Kết quả tổng điều tra nông
thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001", Hà Nội.
Ban chỉ đạo Trung ương (2006), có "Báocáokết quả tổng điều tra nông
thôn, nông nghiệp và thủy sản".
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có hai tài
liệu quan trọng: "Một số chính sách tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho
khách hàng vay vốn" (2008), và "Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện quyết
định số 67/1999/QĐ-TTg và giải pháp triển khai Nghị định số
41/2010/NĐ-CP "Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn" (2010). Trong hai công trình này, Ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam đã đề cập tổng quát về chính sách tín dụng
của chính ngân hàng này trong 10 năm qua được nhìn nhận như một bài
học kinh nghiệm cho thời gian tới.
Một công trình đáng chú ý khác là Liên ngành Hội Nông dân Việt
Nam - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, năm
2010 có phối hợp xây dựng văn bản "Thỏa thuận liên ngành giữa Hội Nông
9
dân Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam
"Về tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn theo nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ", song cũng
chỉ giới hạn ở các quy định liên ngành về thực hiện chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở Nghị định số
41/2010/NĐ-CP của Chính phủ".
Các báo điện tử, báo in đăng nhiều tin, bài phản ánh tình hình thực thi
CSTDthời gian qua. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (13/6/2012), với bài
"Cần tháogỡ vướng mắc trong thực hiện CSTD với hộ nghèo" và tiếp theo là
bài "CSTD tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển" ngày
16/08/2012. Báo điện tử SàiGòn onlie, ngày 8/8/2009, với bài "CSTD cần nhất
quán". Trên Tuần báo Việt Nam nét điện tử ngày 4/6/2012, có bài "Thế cùng
đường của nhóm lợiích ngân hàng"? Các bài báo nói trên tập trung vào những
vướng mắc cần tháo gỡ về CSTDcho các đốitượng trong khuôn khổ đề cập để
giúp họ vươn lên trong sản xuất kinh doanh, hoặc thoát nghèo.
Có thể thấy, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, nghị quyết của
Đảng, chính sách của Nhà nước ở Trung ương và Thành phố Hà Nội nói về
kinh tế liên quan đến phát triển Thủ đô, về CSTD, CSTD đầu tư phát triển,
song nhìn tổng quát có thể thấy vấn đề CSTD đầu tư phát triển kinh tế với khu
vực KTNT Thủ đô Hà Nội vẫn còn để ngỏ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò của CSTD đầu tư phát
triển kinh tế ngoại thành Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp
hoàn thiện CSTD đầu tư phát triển nhằm phát huy mạnh mẽ hơn vai trò đó đối
với phát triển KTNT Hà Nội thời gian tới.
10
Nhiệm vụ
1). Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của CSTD đầu tư phát triển
trong cung ứng nguồn lực về vốn đầu tư phát triển thông qua kênh tíndụng cho
khu vực kinh tế ngoại thành Hà Nội
2). Chỉ ra những biểu hiện về vai trò của chínhsách tín dụng đầu tư phát
triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn, nguyên nhân và những vấn đề
đặt ra cần giải quyết.
3). Đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện CSTD đầu tư phát
triển nhằm phát huy mạnh mẽ hơn vai trò đó đối với phát triển KTNT Hà
Nội thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Chínhsách tíndụng đầu tư phát triển theo nghĩa rộng dưới góc độ của
kinh tế học chính trị.
+ Phạm vi nghiên cứu: giới hạn ở vai trò của chính sách tín dụng đầu tư
phát triển đối với khu vực ngoại thành Hà Nội với tính cách là một vấn đề của
kinh tế chính trị học. Đề tài không đi vào từng loại hình tín dụng dưới góc độ
kinh tế ngành, hay CSTDdướigóc độ học thuật. Đề tài cũng không nghiên cứu
tín dụng thương mại, hoặc hoạt động tín dụng thuần túy mang tính chất nghiệp
vụ chuyên môn của các TCTD.
+ Về không gian kinh tế: Từ sau khi Hà nội được mở rộng địa giới hành
chính (Theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội Khóa XII tại kỳ họp thứ ba,
ngày 25/8/2008), Hà Nội có một không gian KTNT rộng lớn. Tuy nhiên, với
vấn đề đang bàn luận ở đề tài này, khu vực KTNT Hà Nội chỉ tập trung vào
khu vực nông thôn, ngoại thành nói chung, không bao gồm các khu công
nghiệp, Thị xã Sơn Tây và các quận dù là các quận chỉ mới được thành lập như
Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông.
+ Thời gian khảo sát đánh giá trong khoảng 5 năm trở lại đây.
11
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Đềtài dựa trên quan điểm Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng,
Nhà nước Việt Nam, Nghị quyếtcủaĐạihộiđạibiểuĐảngbộ Thànhphố Hà Nội
lần thứ XV, các nghịquyếtcủaThànhủy, HĐND, UBND Thànhphố Hà Nội liên
quanđếnCSTDđầutưphát triển đối với kinh tế Thủ đô và khu vực ngoại thành
Hà Nộinhằm hiện thực hóa Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị; đồng
thời sử dụng số liệu khảo sát thực tế, tham khảo các tài liệu có liên quan và kế
thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã công bố.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của
kinh tế chính trị Mác - Lênin: trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc và lịch
sử, phân tích, tổng hợp và một số phương pháp khác: thông kê, so sánh, chuyên
gia v.v…
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài được nghiên cứu thành công sẽ là một đóng góp nhất định đối với
các cơ quan chức năng hoạch định và thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước
trước hết là của Thành phố Hà Nội về CSTD đầu tư phát triển và của các
TCTDtrên địa bàn Thủ đô, có những biện pháp thíchhợp nhằm phát huy tối đa
vai trò của CSTD đầu tư phát triển trong thời gian tới đáp ứng tốt hơn yêu cầu
của thực tiễn; phát huy những tác động thuận chiều, hạn chế và khắc phục tối
đa những tác động trái chiều, giúp các chủ thể kinh tế ngoại thành Hà Nội tiếp
cận thuận lợi hơn đối với các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển.
Luận văn cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy
môn kinh tế chính trị tại Học viện Chínhtrị và các trường khác có chương trình
học tập về bộ môn kinh tế chính trị.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết.
12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH
TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
1.1. Cơ sở lý sở lý luận về vai trò của chính sách tín dụng đầu tư
phát triển kinh tế ngoại thành
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội (tín
dụng đầu tư phát triển hiểu theo nghĩa rộng - huy động và cung ứng các nguồn
lực về vốn cho đầu tư phát triển) là một vấn đề của khoa học kinh tế thuộc
phạm trù kinh tế học chính trị, và là phạm trù phái sinh của hai phạm trù tín
dụng và CSTD, đồng thời cũng là vấn đề phái sinh từ tính đặc thù về tự nhiên,
kinh tế, xã hội khu vực ngoại thành Hà Nội. Do đó để có nhận thức đúng về
CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội, cần bắt đầu từ các phạm
trù và vấn đề liên quan.
1.1.1.Tín dụng,tín dụng đầutưpháttriển và chính sách tín dụng đầu
tư phát triển
* Tín dụng.
Trong đờisốngkinh tế nhân loại, tín dụng ra đời từ rất sớm. Sự ra đời và
phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm cho tín dụng và
hoạt động tíndụng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế và quá
trình côngnghiệp hóa tư bản chủ nghĩa. Tíndụng ra đời làm cho các hoạt động
huy động và sử dụng vốn tín dụng dưới chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển
đa dạng (đặc biệt là hoạt động của các TCTD) góp phần thúc đẩy nhanh sự ra
đời và tạo lập sự thống trị của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đối với
đời sống kinh tế thuộc hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Để phát triển kinh tế của một ngành, một vùng, một lĩnh vực ưu tiên nào
đó, hay để tiến hành sản xuất, hoặc kinh doanh, dù là một tổ chức, một doanh
13
nghiệp, hay một cá nhân đều cần có vốn. Tín dụng là một kênh đáp ứng được
nhu cầu đó.
Khi nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, thông qua tác phẩm Tư
bản, C.Mác đã chỉ ra sự vận động của tiền với tính cách là tư bản trong quá
trình lưu thông của tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp và thực hiện sự
vận độngnày như một vận độngriêng, biến tư bản này thành tư bản kinh doanh
tiền tệ [24, Ph.II, tr.9-239].
Theo C.Mác, trong đời sống kinh tế của xã hội tư bản luôn có: "Một bộ
phận nhất định của tư bản phải thường xuyên tồn tại dướihình thái tiền tíchtrữ,
dưới hình thái tư bản - tiền tệ tiềm thế, tức là: dự trữ các phương tiện mua và
các phương tiện thanh toán, hoặc là tư bản chưa sử dụng, tồn tại dưới hình thái
tiền, đang chờ được đem sử dụng..."[24, Ph.I, tr.481]. Nhà tư bản có thể cho tư
bản khác vay khoản tư bản - tiền tệ tiềm thế đó để đầu tư phát triển, hoặc sử
dụng vào mục đíchsản xuất, kinh doanh. Nghĩa là một khoản tiền dưới dạng tư
bản của của người này có thể được một tư bản khác sử dụng vào các mục đích
làm tăng lợi nhuận của tư bản.
Như vậy, trên thực tế, luôn có một bộ phận tư bản bị chia thành "tư bản
sở hữu và tư bản chức năng", tức là tư bản thuộc về số người này, nhưng lại
làm chức năng của số người khác. Ở đó một số nhà tư bản trao tiền của mình
cho nhà tư bản kinh doanh tiền tệ (các tư bản ngân hàng) trong một thời hạn
nhất định và khi hết hạn thì lại thu về, cộng thêm một số tăng thêm nhất định -
lợi tức. C.Mác gọi tư bản sinh lợi tức đó là tư bản cho vay. Tư bản cho vay là
một bộ phận của tư bản tiền tệ tách rời ra hoạt động. C.Mác viết “Tư bản cho
vay mà các ngân hàng nắm trong tay là do nhiều nguồn đưa đến. Trước hết,
ngân hàng là những thủ quỹ của các nhà tư bản công nghiệp, cho nên nó tập
trung được số tư bản - tiền tệ mà mỗi nhà sản xuất và mỗi thương nhân hiện
đang giữ trong tay làm quỹ dự trữ, hay vừa nhận được dưới hình thái thanh
14
toán. Như thế là những số vốn này được chuyển thành tư bản - tiền tệ để cho
vay” [24, tr.615]. Hình thức huy động tiền nhàn rỗi để cho vay đó là tín dụng.
* Tín dụng đầu tư phát triển
Sử dụng các nguồn lực để có ngày càng nhiều lợi nhuận luôn là mục tiêu
theo đuổi của bất cứ chủ đầu tư nào. Để việc huy động và sử dụng các nguồn
lực về vốn hiện đang nhàn rỗiđó một cáchcó hiệu quả, các chủ đầu tư, các tập
đoàn tư bản thường hướng dòng vốn đi vay được đầu tư vào những ngành,
vùng, lĩnh vực ưu tiên phát triển có khả năng sinh lời cao. Do đó mà xuất hiện
tín dụng đầu tư phát triển.
Tín dụng đầu tư phát triển là sự huy động các nguồn lực về vốn để cho
vay đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển về sức sản xuất mới (hoặc cho trước mắt,
hoặc cho lâu dài, hoặc ở một ngành, một vùng, một lĩnh vực nào đó, thậm chí
đối với một hoạt động nhất định nào đó) để tạo ra một năng lực sản xuất mới..
Trong tín dụng đầu tư phát triển có tín dụng đầu tư phát triển của nhà
nước, có tín dụng đầu tư phát triển của xã hội.
Ở nước ta hiện nay, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước (cả của nhà
nước trung ương và nhà nước cấp địa phương) là nhà nước huy động vốn ngân
sách, vốn vay nước ngoài, để đầu tư cho các dự án ưu tiên của quốc gia, hay
một vùng lãnh thổ, hoặc hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực cần khuyến khích phát
triển.
Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước thể hiện mối quan hệ vay - trả
giữa nhà nước với các pháp nhân và thể nhân hoạt độngtrong nền kinh tế, được
nhà nước hỗ trợ với chínhsách ưu đãi cho từng đốitượng cụ thể nhằm mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng của nhà
nước, trong đó nguồn chính thức được thực hiện thông qua Ngân hàng phát
triển Việt Nam, các gói hỗ trợ được thực hiện thông qua các ngân hàng khác do
NHNN chỉ định.
15
Tíndụng đầu tư phát triển của nhà nước ở nước ta bao gồm: tín dụng đầu
tư chính thức (nhà nước hỗ trợ, ưu đãi cấp tín dụng, hoặc cho vay ưu đãi cho
các dự án, chương trình phát triển) và tíndụng bán chínhthức (nhà nước hỗ trợ
lãi suất cho các gói tín dụng được tung ra do các tình huống có vấn đề của nền
kinh tế, hoặc để "giải cứu", hoặc kích thích phát triển một lĩnh vực nào đó;
song song với tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là tín dụng đầu tư phát
triển ngoài nhà nước. Theo đó, tín dụng đầu tư phát triển ngoài nhà nước bao
gồm; tín dụng bán chính thức (tín dụng của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội trong hoặc ngoài nước), tín dụng chính thức của TCTDvà tín dụng
phi chính thức - tín dụng tư nhân
Tíndụng đầu tư phát triển của Nhà nước, có đặc điểm là nhà nước chỉ tài
trợ (hỗ trợ, ưu đãi) cho các dự án có khả năng thu hồi vốn, có hiệu quả kinh tế -
xã hội, phù hợp với các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trong từng
thời kỳ; và chỉ có hình thức tín dụng trung, dài hạn, đầu tư nhằm mục đích
hướng đến xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế; không vì mục tiêu lợi
nhuận và được ủy thác cho một tổ chức tín dụng đầu tư là Ngân hàng phát triển
Việt Nam; các quy định cụ thể về tín dụng đầu tư phát triển thể hiện trong các
văn bản của pháp luật.
Tín dụng đầu tư phát triển của xã hội (tín dụng đầu tư phát triển
ngoài nhà nước - tín dụng đầu tư phát triển khác - để phân biệt với tín dụng
đầu tư phát triển nhà nước), một dạng thức rất phổ biến ở khu vực nông
thôn, là tín dụng của các tổ chức tín dụng phi chính phủ (NGOs), tín dụng
của tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt
Nam, Hội người làm vườn...) và nguồn tín dụng đầu tư phát triển của các
TCTD (các NHTM, các QTDND là dạng thức tín dụng huy động từ các
nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế cho các chủ thể kinh tế vay, có
16
trường hợp là nguồn vốn tín dụng đầu tư của tư nhân cho các thể nhân vay)
để đầu tư phát triển, hoặc sản xuất kinh doanh.
* Chính sách tín dụng đầu tư phát triển
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển là hệ thống các biện pháp, chính
sách, quy định do Nhà nước (trung ương, hoặc địa phương - tùy theo cấp) ban
hành; hoặc do chínhcác tổ chức tín dụng quy định nhằm khuyến khíchcác hoạt
độngcho vay đầu tư phát triển vào lĩnh vực cụthể của nền kinh tế thông qua đó
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoặc trực tiếp phát triển các năng lực sản
xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế trên các địa bàn nhất định.
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển là bộ phận hợp thành của chính
sáchtín dụng nói chung, là phạm trù phái sinh của chính sách tín dụng khi mục
đích của chính sách là hướng vào sự đầu tư phát triển.
Ở nước ta, để phát triển kinh tế, hoặc tạo năng lực mới về sự phát triển
của một vùng, một ngành, một lĩnh vực nào đó nhà nước cần phải bỏ vốn đầu
tư hoặc bằng các con đường khác thúc đẩy các tổ chức tín dụng tiến hành các
hoạt động cho vay đầu tư, do đó cần có những quy định, chế tài để bảo đảm
nguồn vốn bỏ ra được đầu tư đúng hướng, có hiệu quả, trong nhiều trường hợp,
nguồn vốn đó có thể còn được thu hồi sau một chu kỳ đầu tư nhất định.
Trên cơ sở chính sách động viên các nguồn lực trong nước và tranh thủ
tối đa nguồn lực ngoài nước, Nhà nước chủ trương thực hiện CSTDđầu tư phát
triển nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các
thành phần kinh tế, bảo đảm cho các thành phần kinh tế, các vùng miền các
lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các đối tượng chính sách xã hội... cần được ưu
tiên đầu tư phát triển, được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư cho phát triển;
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia; bảo đảm an toàn
hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia; mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế; thực
hiện CNH, HĐH đất nước; góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội.
17
Như vậy có thể thấy, CSTD đầu tư phát triển là tổng thể các quy định về
hoạt động tín dụng đầu tư phát triển (của Nhà nước, hoặc các TCTD) nhằm
hướng tới việc phát huy vai trò của vốn tín dụng đối với phát triển kinh tế, và
tính hiệu quả của vốn tín dụng của các chủ thể kinh tế trong tiếp cận, sử dụng
chúng vào mục đích đầu tư phát triển hoặc mục đích nâng cao năng lực sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế nước ta, nếu phân CSTDthành các cấp độ, có thể hình
dung chính sách tín dụng đầu tư phát triển nhà nước là CSTD cấp độ quốc gia
để khu biệt với CSTDcấp độ các TCTD. Ở cấp độ CSTD cấp quốc gia, CSTD
phản ánh mối quan hệ về lợi ích giữa một bên là nhà nước đại biểu cho lợi ích
quốc gia (hoặc địa phương với, cộng đồng dân cư thuộc địa phương) với bên
còn lại là các chủ thể kinh tế - các đối tượng được hưởng chính sách đầu tư
phát triển được vay vốn. CSTD đầu tư phát triển cấp độ quốc gia phản ánh tập
trung và sâu sắc sự thống nhất giữa tính chính trị và tính kinh tế trong mỗi
chính sách.
Chính sách tín dụng cấp độ quốc gia bao hàm trong đó cả CSTD nhà
nước trung ương và của các địa phương. Các địa phương cũng có những
khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ về tín dụng trong phạm vị địa phương. Chẳng hạn,
ở cấp độ cấp Nhà nước trung ương, để thúc đẩy sự phát triển đối với lĩnh vực
nông nghiệp nông thôn, Chính phủ đã có Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, theo
đó quy định các TCTDđược tổ chức và hoạt động theo quy định của "Luật các
tổ chức tín dụng"; các tổ chức tài chính quy mô nhỏ, thực hiện việc cho vay
các món tiền nhỏ cho người nghèo và các đối tượng khác trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn theo quy định của pháp luật; các ngân hàng, tổ chức tài
chínhđược Chính phủ thành lập để thực hiện việc cho vay theo chính sách của
Nhà nước, cho các tổ chức, cá nhân được vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh
doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm: hộ gia đình, hộ kinh
18
doanh trên địa bàn nông thôn; cá nhân; chủ trang trại; các hợp tác xã, tổ hợp tác
trên địa bàn nông thôn; các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ
trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, ngư
nghiệp và thủy sản....kinh doanh trên địa bàn nông thôn [10].
Ở cấp độ nhà nước địa phương, đó là Quyết định số 22/2008/QĐ -
UBND ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
"Về quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội"
nhằm phát triển kinh tế khu vực ngoại thành [41. tr.2], được ban hành ngay sau
khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội,
Ở cấp độ CSTDcấp quốc gia, ngoài CSTDcủa nhà nước, còn có CSTD
của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Vì nó phục vụ lợi ích chung
của quốc gia, của xã hội các tổ chức này cũng có các nguồn lực riêng được
cung ứng cho các chủ thể kinh tế vay để đầu tư phát triển.
Ngoài ra, tùy theo tình hình kinh tế đất nước tại các thời điểm nhạy cảm
khác nhau, Chính phủ có những gói tín dụng hỗ trợ cho một nhóm, một số
nhóm đối tượng cụ thể nhằm kích thích sự phát triển, hay giúp tiêu thụ sản
phẩm cho các DN trong các lĩnh vực kinh tế cụ thể. Trong mấy năm qua, chính
phủ có các gói tín dụng hỗ trợ như: gói tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông dân,
nông thôn (năm 2009); gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp (năm 2012) và gói tín
dụng hỗ thợ thị trường bất động sản (2013). Để vốn tín dụng đến tay nhà đầu
tư, Nhà nước tái cấp vốn và ủy thác cho một, hoặc một số ngân hàng thực
hiện. Dạng thức CSTD nói trên là CSTD bán chính thức
Để CSTDđầu tư phát triển của nhà nước đi vào thực tiễn phải thông qua
hoạt động tíndụng của một hoặc một số TCTD nhất định và việc thực hiện các
CSTD như vậy liên quan chặt chẽ đến CSTD của các TCTD.
Khi các TCTDtiến hành huy độngvà cho vay vốn tín dụng đầu tư để các
chủ thể kinh tế thực hiện đầutư hoặc tiến hành sảnxuất, kinh doanhtrong khuôn
khổ chiến lược, các chính sách hoặc kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế của nhà
19
nước, đềuthực hiện theo các quyđịnh củamình, đó là CSTDcấp độ các TCTD.
CSTDcủa các TCTD nói chung bao gồm những quy định liên quan đến
cấp tín dụng, như: quy mô, lãi suất, kỳ hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản tín
dụng có vấn đề. Tóm lại là các quy chế, quy trình cấp tín dụng, quản lý tín
dụng, danh mục tín dụng, phân cấp thẩm quyền...
Sở dĩ có những quy định như vậy là do hoạt độngchủ yếu của các TCTD
là huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các chủ thể kinh tế
cần vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh. Là nguồn vốn huy động trong nền
kinh tế, nên việc cho vay đối với các chủ thể có nhu cầu và quản lý nguồn vốn
sau khi cho vay cần được thực hiện qua một chu trình thẩm định kỹ lưỡng. Chu
trình thẩm định này rất quan trọng, mang tính sống còn đối với các NHTM,
cũng như các qũy tín dụng. Vì vậy, các TCTD phải đưa ra những quy định
nhằm bảo đảm rằng có thể kiểm soát được các nguồn vốn tín dụng đã cho vay
và đến kỳ đáo hạn vốn được thu hồi, tránh cho các nguốn vốn cho vay rơi vào
tình trạng nợ xấu, ngân hàng không có lợi nhuận.
Ở cấp độ này, nội dung tín dụng bó hẹp trong mối quan hệ giữa
người cho vay và người đi vay. Theo đó, lợi ích kinh tế của các chủ thể
hoạt động tín dụng (các TCTD) và lợi ích kinh tế của các đối tượng đi vay
vốn đều được thực hiện. Do đó, về bản chất, CSTD cấp độ các TCTD
không gì khác hơn là cơ chế về giải quyết quan hệ tín dụng giữa một bên là
TCTD còn bên kia là các pháp nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vay
vốn tín dụng của họ.
Hoạt động tín dụng của các TCTD cần được nhìn nhận trên cả hai góc
độ. Một là, do lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thường gắn với những rủi ro cao, do
đó những quy định về CSTD thường có tính "bảo thủ" tương đối, muốn nó
không biến thành những rào cản, làm cho CSTD đến được các đối tượng cần
vốn tín dụng, việc tác động nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể
20
kinh tế tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển là rất quan trọng nên đòi
hỏi những quy định về mặt nghiệp vụ thường rất chặt chẽ, song lại không
được làm "nản lòng" khách hàng. Hai là , các TCTD cũng là những đơn vị
kinh doanh, vì vậy khi nhìn nhận CSTD từ góc độ lợi ích của các TCTD đòi
hỏi các quy định do các TCTD đề ra phải được thượng tôn. Việc tuân thủ các
quy định đó là phù hợp quy định của pháp luật. Điều 15, "Luật Các tổ chức
tín dụng" (1997), về Quyền tự chủ kinh doanh quy định: "Các TCTD có
quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của
mình. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào
quyền tự chủ kinh doanh của các TCTD. Các TCTD có quyền từ chối yêu cầu
cấp tín dụng, góp vốn, cung ứng các dịch vụ ngân hàng, nếu thấy không đủ
điều kiện, không có hiệu quả, không phù hợp với pháp luật". Nếu không sẽ
không còn là TCTD.
* Tiêu chí đánh giá tính đúng đắn của CSTD đầu tư phát triển
Chính sách kinh tế, CSTD đầu tư phát triển là sản phẩm chủ quan của
con người. Tất thảy mọi chính sách kinh tế được ban hành đều dựa trên cơ sở
sự nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế và các điều kiện kinh tế khách
quan. Do đó, CSTD đầu tư phát triển chỉ phát huy tác dụng khi nó phản ánh
đúng đắn sự vận dụng các quy luật kinh tế và các điều kiện kinh tế khách quan
liên quan đến đầu tư phát triển. Đây là cơ sở khoa học để xác định tính đúng
đắn hoặc bảo thủ của CSTD. Có thể nhận diện tính đúng đắn đó qua các dấu
hiệu (tiêu chí) nhất định.
Những tiêu chí đánh giá tính đúng đắn của CSTD đầu tư phát triển:
Đối với những khoản (gói) tín dụng thuộc CSTD cấp độ quốc gia thể
hiện ở hai nội dung:
(1) Những khoản (gói) tín dụng được tung ra nhằm mục đíchđầu tư phát
triển thực sự thúc đẩy quá trình tái sản xuất ở chiều rộng hoặc chiều sâu và góp
21
phần điều tiết kinh tế ở địa bàn mà khoản (gói) tín dụng đó được tung ra để đầu
tư phát triển
(2) Những khoản (gói) tín dụng được tung ra góp phần thực hiện chính
sách xã hội tại địa bàn đầu tư.
Đối với CSTD cấp độ các TCTD, cũng được thể hiện ở hai nội dung:
(1) Những khoản tín dụng đó được cấp thực sự tạo cơ hội cho các chủ
thể tiếp nhận tạo ra được một năng lực sản xuất kinh doanh mới nhờ nâng cao
năng lực cạnh tranh và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.
(2) Những khoản tín dụng đó được cấp thực sự tạo cho các chủ thể tiếp
nhận có nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần tiết kiệm
chi phí sản xuất và chi phí lưu thông (do không phải đi vay tín dụng tư nhân -
thường phải chịu lãi suất cao hơn).
Các nội dung trên phản ánh tính đúng đắn của các CSTD đầu tư phát
triển bởi lẽ khi đã nói đến CSTD là nói đến những quy định về hỗ trợ, bổ sung
hoặc cho vay vốn đáp ứng các nhu cầu về đầu tư phát triển. Chính sách đúng,
phù hợp tạo sựphát triển, chính sáchlỗi thời hoặc không phù hợp sẽ không tạo
được sự phát triển, thậm chí còn tạo ra hiệu ứng ngược.
Do đó có thể sử dụng các tiêu chí trên để rà soát, xem xét, đánh giá đối
với các CSTD cụ thể khi đã được ban hành. Nếu thấy các CSTD đã được ban
hành không đi vào thực tiễn hoặc không phát huy tác dụng trong thực tiễn như
mục tiêu đề ra khi xây dựng chính sách thì hoặc cần phải tìm nguyên nhân và
xử lý những vướng mắc hoặc trong tổ chức thực hiện, hoặc phải sửa đổi, thay
thế chính sách hiện hành bằng một chính sách mới.
1.1.2.Vaitrò của chính sách tín dụng đầu tưpháttriển đối với kinh tế
ngoại thành Hà Nội
* Một số nét khái quát về đặc điểm của khu vực ngoại thành Hà Nội:
Sau khi sáp nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc và 4 xã
của huyện Lương Sơnthuộc tỉnh Hòa Bình vào Thủ đô, ngoại thành Hà Nội có
22
một không gian kinh tế đa ngành và một qui mô kinh tế rộng lớn nhất từ trước
đến nay.
Cơ cấu kinh tế Hà Nội nói chung tính đến cuối 2012, công nghiệp và xây
dựng: 41,8%, dịch vụ: 52,6%, nông, lâm nghiệp và thủy sản: 5,6% [15, tr.53].
Đáng chú ý là tỷ lệ 5,6% là nông, lâm nghiệp và thủy sản này lại nằm trong
một không gian rộng lớn gần 900 ngàn hộ, với trên gần 4 triệu nhân khẩu, tức
khoảng trên 50% dân số toàn Thành phố (dân số Hà Nội tính đến hết 2012 là
6.9957.300 người, trong đó 18 huyện ngoại thành là 3.809.6000 người [15,
tr.27,28], đang cần có những "cú hích" để làm cho các tiềm năng của khu vực
ngoại thành không chỉ được đánh thức, mà còncần một tốc độ phát triển nhanh
và bền vững [39, tr.58]. Riêng với ngành nông nghiệp, cơ cấu sản xuất nông
nghiệp năm 2012 là: trồng trọt 44,6%, chăn nuôi: 52,3%, dịch vụ và các họat
động khác: 3,1% [15, tr.239].
Nhìn tổng thể khu vực KTNT Hà Nội thời gian qua tuy có những phát
triển so với trước đây, song vẫn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần được
khắc phục sớm và khắc phục nhanh. Biểu hiện cụ thể của những tồn tại, hạn
chế, yếu kém của KTNT Hà Nội thể hiện trên các vấn đề chủ yếu dưới đây:
Một là, các tiềm năng, lợi thế của KTNT chưa được khai thác đầy đủ để
tạo sự bứt phá trong phát triển.
Mặc dù Thành phố Hà Nội đã có một chương trình ưu tiên đầu tư phát
triển KTNT và từng bước hiện đại hóa nông thôn (chương trình 12- CTr/TU)
và ban hành cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các huyện ngoại
thành, nhằm khai thác các tiềm năng và tạo thế cân bằng trong phát triển,
nhưng đến nay tiềm năng về lao động, đất đai, tiềm năng thế mạnh của các tiểu
vùng, các ngành nghề truyền thống... vẫn chưa được khai thác có hiệu quả,
chưa có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi có sức lan tỏa (chưa nói đối
với phạm vi cả nước, mà ngay cả tại mỗi địa phương).
23
Hailà, bức tranh kinh tế nông nghiệp nông thôn, tuy đãdần chuyển sang
kinh tế thị trường, nhưng nhìn tổng thể vẫn mang dáng dấp của kinh tế tiểu
nông. Kinh tế hộ nông dân vẫn sản xuất các sản phẩm thô là chủ yếu, kinh tế
dịch vụ chưa phát triển (con số 3,1% dịch vụ trong cơ cấu ngành nông nghiệp
nêu trên nói lên điều đó);chăn nuôi có sự phát triển mạnh hơn trồng trọt nhưng
phân tán xen kẽ trong khu vực dân cư, năng lực cạnh tranh thấp. Quy mô của
các chủ thể sản xuất kinh doanh nhỏ bé. (21.242 cơ sở kinh doanh cá thể,
114.770 hộ nghề); đến hết năm 2012, toàn Thành phố có 1.233 trang trại [15,
tr.248]. Diện tích đất nông nghiệp bình quân chỉ 0,42 ha đất canh tác, 242 m2
đất ở, nếu tính đất nông nghiệp, chỉ có 42,80% số hộ có quy mô canh tác từ 0,2
đến 0,5 ha [39, tr.79].
Ba là, trìnhđộ sảnxuất kinh doanhcủa các chủ thể kinh tế khu vực ngoại
thành còn lạc hậu, chưa tạo được sự bứt phá để phát triển nhanh và bền vững.
Theo số liệu điều tra các hộ khu vực ngoại thành Hà Nội (2010), chỉ có
gần 20% số hộ làm ăn giỏi, biết canh tác đúng kỹ thuật, còn lại là trung
bình và yếu. Trình độ trang thiết bị công nghệ, kỹ thuật canh tác, SX, KD
còn nhiều bất cập. Trình độ cơ giới hóa, thủy lợi hóa, công nghệ trong chế
biến nông sản còn lạc hậu. Trên 80% số cơ sở không đủ khả năng (vốn là
chủ yếu) đổi mới kỹ thuật công nghệ, mở rộng sản xuất. Tính chung cả khu
vực ngoại thành (theo nhóm điều tra mẫu) chỉ có 43,6% có hệ thống công
cụ sản xuất thể hiện có trình độ các mức độ khác nhau về kỹ thuật và công
nghệ như: máy móc các loại (máy cày, máy kéo, máy chế biến thức ăn gia
súc, máy tuốt lúa...), xe vận tải, tàu thuyền (được mua sắm từ năm 2000 trở
về trước) [39, tr.86].
Để khắc phục làm được những tồn tại, hạn chế đó khu vực ngoại thành
Hà Nội cần một lượng vốn lớn, theo đó cần một CSTD đầu tư phát triển thông
thoáng hơn, phù hợp hơn.
24
* Đặcđiểm chính sách tín dụng đầu tưpháttriển kinh tế ngoại thành Hà Nội
Đặc trưng cơ bản của tín dụng là cho vay có hoàn trả và có lợi tức
Ngân hàng huy động vốn của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khi họ có
vốn nhàn rỗi và cho vay khi họ cần vốn để bổ xung cho sản xuất kinh doanh.
Khi sử dụng vốn vay của ngân hàng, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân
phải tôn trọng mọi điều kiện ghi trong hợp đồng tín dụng, trả nợ vay đúng hạn
cả gốc và lãi. Do đó đòi hỏi khách thể đi vay phải tìm mọi biện pháp tăng hiệu
quả sử dụng vốn, giảm chi phí, tăng vòng quay vốn... để tạo điều kiện nâng
cao hiệu quả, doanh lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Muốn vậy
người đi vay phải tự vươn lên thông qua các hoạt động của mình, một trong
những hoạt động khá quan trọng là quá trình quản lí đồng vốn sao cho có hiệu
quả. Để quản lí đồng vốn có hiệu quả đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ quá trình
sử dụng vốn để nó được sử dụng đúng mục đích, tạo ra doanh thu, lợi nhuận.
Đặc điểm của chính sách tín dụng đầu tư phát triển phải kể đến là có sự
vận động đặc biệt của giá cả. Ở đây, sự vận động của giá cả nhằm thỏa mãn
lợi ích kinh tế của người đi vay cũng như người cho vay, có thể kể ra ví dụ
các vấn đề liên quan đến sự vận động của giá cả như lấy giá thị trường để
đánh giá tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp cũng như định giá hàng hóa, giá cả
mua bán hàng hóa tại thời điểm cho vay để xác lập khoản vay.
Cùng với những đặc điểm của chính sách tín dụng, đặc điểm chung của
hệ thống tín dụng ngoại thành cũng tác động ảnh hưởng không nhỏ đến chính
sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội.
Thứ nhất, chi phí giao dịch trong khu vực ngoại thành thường cao hơn
khu vực đô thị (đối với cả các tổ chức và khách hàng) vì ở nông thôn có mật
độ dân số phân tán, cơ sở hạ tầng chất lượng thấp, khả năng tiếp cận thông
tin, dịch vụ, kinh doanh còn hạn chế; Thứ hai, các tổ chức tín dụng phải đối
mặt với các rủi ro cao hơn do sự chia cắt thị trường và dòng tiền thấp; Thứ ba,
25
hoạt động tín dụng muốn thành công phải vận dụng linh hoạt cả cơ sở pháp lý
chính thức và phi chính thức; Thứ tư, khách hàng của tổ chức tín dụng thường
có khả năng chịu đựng rủi ro thấp và tính dễ bị tổn thương cao; Thứ năm, các
tổ chức tín dụng phải đối mặt với vấn đề cầu về các dịch vụ tín dụng thường
có tính thời vụ cao.
Những đặc điểm trên xuất phát từ đặc thù cơ bản của khu vực kinh tế xã
hội ngoại thành. Nhìn chung, những đặc điểm này làm cho hệ thống tín dụng
ngoại thành muốn phát triển sẽ gặp khó khăn hơn, cần sự nỗ lực nhiều hơn so
với khu vực nội thành. Tuy nhiên, các vùng ngoại thành khác nhau cũng có
những đặc điểm kinh tế xã hội rất khác nhau vì vậy sẽ dẫn tới sự khác biệt về
đặc điểm của hệ thống tín dụng.
* Vaitrò của chính sách tín dụng đầutưphát triển đối với kinh tế ngoại
thành Hà Nội
Để hiểu về vai trò của CSTD đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại
thành Hà Nội, trước hết cần điểm qua hệ thống tín dụng của khu vực này.
Hệ thống tín dụng của khu vực ngoại thành Hà Nội
Hệ thống tín dụng của khu vực ngoại thành Hà Nội (còn có thể gọi khác
đi là hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội) về cơ bản có sự tham
gia của các TCTD chính thống như các vùng nông thôn khác: Agribank, ngân
hàng CSXH, các Quỹ tín dụng nhân dân - (TCTD tín dụng chính thống: những
TCTD được thành lập và hoạt động theo luật pháp dưới sự kiểm tra giám sát
của NHNN) - Tương ứng với hệ thống này là hình thức tín dụng chính thức.
Các chương trình ưu đãi của Chính phủ dành cho nông nghiệp nông
thôn; của những nguồn vốn tín dụng được cấp từ các tổ chức hoạt động tín
dụng không đặt dưới sự kiểm tra và giám sát trực tiếp của NHNN, bao gồm sự
tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội (Hội Nông dân Việt
Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội
26
cựu chiến binh Việt Nam, Hội người làm vườn...). Tương ứng với hệ thống tín
dụng này là hình thức tín dụng bán chính thức.
Ngoài ra là sự có mặt của các tổ chức phi chính thống, đó là các hình
thức tín dụng của các tổ chức phi chính phủ NGO (trong tiếng Anh, thuật ngữ
"Tổ chức phi chính phủ" viết là Non-Governmental Organization - viết tắt là
NGO)...;củacác doanh nghiệp đứng chân tại khu vực ngoại thành; của các hợp
tác xã nông nghiệp. Cuối cùng cũng cần kể đến một nguồn tín dụng khác của
khu vực phi chính thống, đó là vốn tín dụng của tư nhân - những người chuyên
cho vay ở nông thôn, các tư thương, hộ nông dân vay từ bạn bè....Tương ứng
với hệ thống này là hình thức tín dụng phi chính thức.
Tất cả các nguồn vốn tín dụng này được cấp dùng vào mục đích đầu tư
phát triển đều được quan niệm là tín dụng đầu tư phát triển và chịu sự chi phối
của những quy định cụ thể được gọi chung là CSTD đầu tư phát triển như đã
nêu ở trên. Vai trò của CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội
được tiếp cận từ quan niệm nói trên.
Vaitrò của chính sách tín dụng đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại
thành Hà Nội.
Có thể khái quát vai trò của CSTD đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại
thành Hà Nội từ góc độ của kinh tế chính trị học trên các nội dung chủ yếu sau:
Một là, điều tiết nguồn cung vốn tín dụng đến đúng các địa chỉ có nhu
cầu sử dụng thuộc khu vực ngoại thành và hướng các đối tượng vay vốn sử
dụng đúng mục đích nguồn vốn đã vay cho đầu tư phát triển.
Kinh tế Thủ đô phát triển trong khuôn khổ của đường lối phát triển kinh
tế đất nước theo mô hình tổng quát: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Kinh tế thị trường được vận hành bởi các quy luật kinh tế: quy luật giá
trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung cầu. Đối với việc khai thác và sử
dụng các dòng vốn trong đó đặc biệt là vốn tín dụng chịu sự chi phối mạnh mẽ
27
của các quy luật kinh tế nói trên (đặc biệt quy luật cung cầu). Quy luật cung
cầu và quy luật lưu thông tiền tệ tác động đến CSTD như thế nào phụ thuộc và
thông qua sựnhận thức và vận dụng của con người. CSTD hướng sự vận động
của dòng vốn này từ nơi cung đến nơi cần chúng.
Chính sáchkinh tế nói chung, CSTDnóiriêng trong đó có CSTD đầu tư
phát triển là do con người định ra nhằm giải quyết những vấn đề của thực tiễn.
Khi đã được ban hành nó trở thành công cụ để điều tiết các quan hệ kinh tế.
Đối với khu vực ngoại thành, Chính quyền Thành phố và các huyện ngoại
thành, các TCTD sử dụng CSTD để điều tiết nguồn cung vốn tín dụng đến
đúng các địa chỉ có nhu cầu sử dụng thuộc khu vực ngoại thành và hướng các
đối tượng vay vốn sử dụng đúng mục đích nguồn vốn đã vay cho đầu tư phát
triển - ở đây là khu vực kinh tế ngoại thành.Với công cụ đó, các cơ quan chức
năng của Thành phố sẽ thực hiện được mục tiêu hướng các chủ thể kinh tế khu
vực ngoại thành sử dụng nguồn vốn vay từ CSTD đầu tư cho mục tiêu phát
triển kinh tế phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đã được hoạch định.
Hailà, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực ngoại thành phát triển theo
mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố.
Hà Nội đang theo đuổi mục tiêu hoàn thành CNH, HĐH (dĩ nhiên phải
gồm cả khu vực ngoại thành) trước từ 1-2 năm so với cả nước. Chính sách tín
dụng đầu tư phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực ngoại thành phát triển
theo mục tiêu CNH, HĐH của Thành phố, trong đó đặc biệt là nông nghiệp và
kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, việc tập trung nguồn
vốn tín dụng ĐTPT cho phát triển nông lâm nghiệp thủy sản, phát triển các
ngành khác của kinh tế nông thôn cũng là nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng lợi
thế của khu vực ngoại thành phát triển theo mục tiêu của CNH, HĐH.
Với mạng lưới rộng khắp trên toàn khu vực ngoại thành, khi hệ thống
các TCTD(các NHTM, QTDND) và các TCTD khác liên quan đến chính sách
28
đầu tư phát triển bám sát các định hướng phát triển kinh tế của địa phương và
chỉ đạo các chi nhánh của mình tập trung cho vay đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư
phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn khu vực ngoại thành sẽ làm cho
các chủ thể kinh tế trên địa bàn có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay đáp
ứng nhu cầu đầu tư phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực ngoại thành
phát triển theo mục tiêu CNH, HĐH của Thành phố. Bên cạnh đó với kênh đầu
tư riêng, các Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn cho vay theo các
chương trình của Chính phủ sẽ giúp các chủ thể kinh tế thuộc đối tượng được
vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh thực hiện các mục tiêu xã hội mà
CSTD hướng tới.
Ba là, thúc đẩy các chủ thể kinh tế thụ hưởng CSTD đầu tư phát triển
trên địa bàn ngoại thành Hà Nội nâng cao năng lực quản lý và sử dụng vốn
vay có hiệu quả.
Chínhsáchtíndụng đầu tư phát triển đối với khu vực kinh tế ngoại thành
Hà Nộilà các quyđịnhvề cho vayđầutư phát triển có thời hạn hoàn trả vốn vay
cảgốc và lãi (tuy có phần thuộc các gói hỗ trợ và ưu đãi hoặc là những khuyến
khích)củaNhànước vàcủaThànhphố, hoặccủacáctổ chứcchínhtrị- xã hộiđối
vớicác chủthểkinh tế ngoạithành;một bộ phận khác là vốn cho vay đầu tư của
các TCTD,cómục đíchrõ rànglà cho vayđầutưphát triển. Do đó buộc các đối
tượngthụ hưởngchínhsách đó sau khi được vay vốn nhất định phải đầu tư vào
mục đíchpháttriểnSX, KD. Cơ chếvayvà nhữngràng buộc cụthểbuộc các chủ
thể kinh tế saukhi vay vốnkhôngchỉ phảisử dụng đúng mục đích quy định, mà
cònđòihỏisửdụngsao cho cóhiệuquả đầu tư cao nhất. Do đó các chủ thể vay
vốnnhất thiết phảinâng cao nănglực quảnlý vốnvay đầutư phát triển. Trong sử
dụngvào mục đíchSX, KD, việc sử dụng vốn vay theo hướng giảm chi phí sản
xuất và chiphí lưuthông, nângcao sức cạnhtranhcủadoanhnghiệp vàsảnphẩm,
tăng hiệu suấtsinhlợi, tăng vòngquaycủađồngvốnvay;nângcao sức cạnhtranh
củadoanhnghiệp và sảnphẩmlà việc nhấtthiết nhà đầutư, chủdoanhnghiệp nào
29
cũngphảilàm. Cơ chếvận hành đó góp phần làm cho đồng vốn tín dụng đầu tư
pháttriển củaNhà nước, củaThànhphố,củacác TCTD khu vực ngoại thành Hà
nội trở thành động lực thúc đẩy sự năng động của khu vực kinh tế ngoại thành.
Bốn là, góp phần giúp các địa phương ngoại thành giải quyết tốt hơn
các vấn đề xã hội và chính sách xã hội tại các địa bàn.
Khi có nguồn vốn từ CSTD đầu tư phát triển chảy về khu vực ngoại
thành, nền kinh tế ở đây sẽ năng động lên. Kinh tế phát triển sẽ tạo ra các điều
kiện thuận lợi cho giải quyết các vấn đề xã hội và chính sách xã hội. Ở Hà Nội,
chưa kể những quy định về ưu đãi hỗ trợ của Chính phủ, chỉ với Quyết định số
16/2012/QĐ-UBND ngày 6/7/2012, "Về thí điểm một số chính sách khuyến
khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố
giai đoạn 2012-2016" và Quyết định số 22/2008/QĐ - UBND ngày 02 tháng 5
năm 2008 "Về ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và
làng nghề Hà Nội" của UBND Thành phố sau khi được ban hành và đi vào
thực tiễn, chính sáchnày đã thực sự đã tạo được cú hích cho sự phát triển kinh
tế ngoại thành. Những chính sách này được tung ra không chỉ giúp kinh tế
ngoại thành khởi sắc, nhiều hộ dân cư khu vực ngoại thành có điều kiện mở
rộng SX, KD, hoặc vươn lên làm giàu, hoặc thoát nghèo, mà nhiều vấn đề xã
hội khác ở khu vực nông thôn như toàn dụng lao động, giải quyết việc làm...
cũng được giải quyết thuận lợi hơn.
Để có thể hình dung rõ hơn vai trò của CSTD đầu tư phát triển đối với
kinh tế khu vực ngoại thành Hà Nội, có thể tham khảo sơ đồ về cơ cấu tổ chức
của hệ thống tín dụng nông thôn Việt Nam và sơ đồ hệ thống tín dụng nông
thôn ngoại thành Hà Nội [32, tr.48].
Đối với Thành phố Hà Nội, sự phát triển năng động nhanh và bền vững
của KTNT là đònbẩy thúc đẩy kinh tế toàn Thành phố phát triển. CSTD có vai
trò không nhỏ đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đối với
Thành phố Hà Nội, song điều đó chỉ đúng trong điều kiện chính sách phản ánh
30
đúng những đòihỏi khách quan của đờisốngvà nó được thực hiện với một tinh
thần nghiêm túc không vụ lợi. Vì vậy, đốilập với vai trò tíchcực đó, khi CSTD
đầu tư phát triển lạc hậu, hoặc không phản ảnh đúng, trúng những điều kiện
kinh tế khách quan, nhận thức không đầy đủ, không đúng bản chất yêu cầu của
các quy luật kinh tế, hoặc khi chính sách đúng nhưng hoặc bị biến dạng do bị
những lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm làm cho méo mó, nhưng không được điều
chỉnh, đổimới sẽlàm nảy sinh những "hệ lụy" xấu, tác động tiêu cực trở lại đối
với sự phát triển kinh tế, trở thành là lực cản, kìm hãm sự phát triển sản xuất
kinh doanh của các chủ thể kinh tế.
Từ những trình bày về tín dụng, CSTD, CSTD đầu tư phát triển và
những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực ngoại thành Hà Nội; tiếp cận
vấn đề từ góc độ kinh tế chính trị, có thể hiểu CSTD đầu tư phát triển kinh tế
ngoại thành Hà Nội như sau:
Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội là tổng
thể các quyđịnh của Nhà nước, của ThànhphốHà Nộivà TCTD về hoạt động
tín dụng đốivới sự pháttriển kinh tế ngoạithànhHà Nội - biểu hiện tập trung
các quan hệ lợi ích: 1). Giữa nhà nước (đại biểu cho lợi ích quốc gia), giữa
ThànhphốHà Nội(đạibiểu cho lợi ích của cộng đồng dân cư Thành phố) với
lợi ích của các đối tượng thụ hưởng chính sách, phản ánh thống nhất tính
chính trị và tính kinh tế của chính sách;2). Giữa tổ chức tín dụng vớicác pháp
nhân và thểnhân kinh tếvay vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển
của các pháp nhânvà thể nhân,phảnánh thuần túy tính kinh tế. Sự vận hành
của các quan hệlợi ích đó làm sống động, hoặckìm hãm các hoạtđộng kinh tế
khu vực ngoại thành Hà Nội.
Nội hàm của quan niệm về CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Hà Nội trên đây thể hiện các nội dung cơ bản sau:
31
Thứ nhất, về mặt pháp lý, CSTD đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại
thành cấp độ cấp quốc gia là các quy định thuộc hệ thống các văn bản pháp quy
của Nhà nước và Thành phố. Vi phạm các quy định của các CSTD này là vi
phạm các quy định của pháp luật. Dó đó nói CSTD cấp độ quốc gia cần phải
được tuân thủ nghiêm túc. Các quy định tuy mang tính chuyên môn trong
CSTD tuy là của các TCTD, nhưng chúng được xây dựng dựa trên luật pháp
của Nhà nước, các quy định hiện hữu đó phải được thượng tôn.
Thứ hai, việc thực hiện nghiêm, đúng các quy định trong CSTD đầu tư
phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội đem lại lợi ích chung cho cả khu vực
ngoại thành, cho mỗi TCTD và cho mỗi chủ thể kinh tế.
Thứ ba, kinh tế khu vực ngoại thành có phát triển được hay không, phụ
thuộc quantrọng vào nội dungcủa các CSTDvàviệc thực thi các chínhsách đó.
Chính sáchtín dụng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế ngoại
thành Hà Nội như vây, nên việc đánh giá những thành tựu hạn chế, chỉ rõ
nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ góc độ vai trò của CSTD
để có cơ sở hoàn thiện CSTD đó trong thời gian tới, sẽ giúp cho kinh tế khu
vực ngoại thành Hà Nội có bước phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.
1.2. Biểu hiện vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế
ngoạithành Hà Nội trong thực tiễn, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
cần giải quyết
Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có nhiều hội sở của các
ngân hàng đứng chân, tuy nhiên tại khu vực ngoại thành chỉ có hai ngân hàng
là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) [32,
tr.46-47], và Ngân hàng Chính sách xã hội [32, tr.49-50] là có các chi nhánh
hoạt động tại tất cả các huyện.
Do đó xem xét biểu hiện vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển
kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn, làm rõ nguyên nhân và chỉ ra những
32
vấn đề đặt ra cần giải quyết, chủ yếu xem xét hoạt độngcủa các TCTD có mặt
tại địa bàn gồm các chi nhánh của hai ngân hàng nói trên và một số quỹ tín
dụng nhân dân [32, tr.50-51]. Việc xem xét những biểu hiện vai trò chính sách
tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn sẽ được
nhìn nhận từ những kết quả thực hiện CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại
thành Hà Nội.
1.2.1. Kết qủa đạt được từ các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển
phản ánhvai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Hà Nội trong thực tiễn
Tình hình CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội và những
việc làm của chính quyền Thành phố Hà Nội tạo điều kiện để CSTD đầu tư
phát triển phát huy vai trò đối với khu vực KTNT thời gian qua được thể hiện
thông qua kết quả hoạt động cho vay vốn tín dụng của các TCTD và các việc
làm của các chủ thể cấp vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước (Chính phủ và
UBND Thành phố đối với kinh tế ngoại thành).
Về kết quả hoạtđộng chovay vốn tín dụngcủa cácTCTD trong cấp vốn
tín dụng cho các thể nhân và pháp nhân tại khu vực ngoại thành Hà Nội.
Những năm qua, xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của CSTD
đối với sự phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội, các TCTD thuộc khu vực tín
dụng chính thống và bán chính thống trên địa bàn ngoại thành Hà Nội đã có
những chủ trương, biện pháp tíchcực trong khuôn khổ thực thi CSTD giúp các
chủ thể kinh tế tại khu vực này tiếp cận các nguồn vốn, đưa vào hoạt động đầu
tư phát triển, hoặc sản xuất kinh doanh, đem lại những kết quả nhất định.
Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 67/1999/QĐ-
TTg, theo đó yêu cầu các TCTD phải chủ động và đẩy mạnh việc huy động
vốn trong nước, tranh thủ vốn ngoài nước (kể cả vốn ODA) và vốn thương mại,
để cho vay thực hiện các chương trình kinh tế theo chính sách của nhà nước.
Tiếp theo đó, tại Quyết định số 67/1999/QĐ -TTg Thủ tướng Chính phủ cũng
33
nêu rõ mức cho vay hộ nông dân đến 10 triệu đồng không cần thế chấp tài sản
(chỉ cần đơn xin vay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...) cùng những quy
định cụ thể về xử lý rủi ro như xóa, khoanh dãn nợ.... Thực hiện các quy định
trên, các TCTDhoạtđộng tại khu vực ngoại thành Hà Nội đãtíchcực chủ động
huy động vốn để có nguồn cho vay. Kết quả, các TCTD khu vực ngoại thành
Hà Nội đã cho các pháp nhân và thể nhân khu vực ngoại thành Hà Nội vay
một lượng vốn lớn để đầu tư phát triển.
Theo số liệu điều tra năm 2010 cho thấy, trong tổng số nguồn vốn tín
dụng ĐTPT khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội, Agribank chiếm 13%,
NHCSXH chiếm 20%, các QTDND chiếm 8%, chính quyền địa phương 8%,
số còn lại, các ngân hàng thương mại: 2%, nguồn khác: 5%, tư nhân và thương
nhân 7%, bạn bè: 28% [32, tr.98].
Tình hình trên cho thấy các nguồn tín dụng chính thức tập trung ở 3
TCTD cho vay lớn nhất, lần lượt là Agribank, NHCSXH và QTDND [32,
tr.98], lượng vốn vay thuộc bạn bè, tư nhân và nguồn khác, thuộc tín dụng phi
chính thức.
Số liệu tuyệt đốigiá trị các món cho vay của các TCTD nông thôn ngoại
thành Hà Nội năm 2010, của ba TCTD cho vay lớn nhất nói trên (Agribank,
NHCSXH, QTDND) lần lượt là 35.166,67 nghìn tỷ đồng, 12.171,05 nghìn tỷ
đồng và 10.875 nghìn tỷ đồng [32, tr.108].
Giai đoạn 2006- 2009, các TCTD trên địa bàn Hà Nội đầu tư vào lĩnh
vực phát triển ngành nghề nông thôn nhiều nhất, tiếp đến là trồng trọt, chăn
nuôi, cho vay chế biến, bảo quản nông lâm, thủy sản. Đầu tư tín dụng ngành
nghề nông thôn năm 2009 đạt 8.131 tỷ đồng, tăng 97,6% so năm 2008, và tăng
136% so năm 2006 [32, tr.84].
Theo Cục Thống kê Hà Nội, doanh số cho vay tín dụng của các ngân
hàng đối với khối nông, lâm nghiệp và thủy sản trong năm 2012 là 384.737 tỷ
đồng(tăng 1,14% so năm 2011 và tăng 2,6% so năm 2010) [15, tr.75]. Tổngdư
34
nợ tín dụng khối nông, lâm nghiệp và thủy sản khu vực ngoại thành Hà Nội
tính đến hết 2012 là 38.989 tỷ đồng [15, tr.77]. Bằng vốn vay được đã có 384
ha rừng được trồng mới, 7.800 cơ sở nuôi trồng thủy sản có điều kiện để trụ
vững và phát triển (tăng 50% so với 2011), đạt tổng sản lượng 70.500 tấn, tăng
8,7% so cùng kỳ [40, tr.1]. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, giá trị tăng thêm riêng
ngành nông lâm thủy sản tăng 7.46%; vốn đầu tư phát triển khu vực ngoại
thành ước tính tăng 10,5% [14, tr.1].
Đánh giá về thủ tục cho vay (tức CSTD của các TCTD) khu vực ngoại
thành, của các pháp nhân và thể nhân vay vốn tín dụng đầu tư phát triển khu
vực ngoại thành Hà Nội, có từ 75,7 - 88,4% cho rằng thủ tục cho vay thuận lợi.
Trong ba TCTD hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển lớn
nhất tại khu vực ngoại thành Hà Nội (Agribank, NHCSXH và QTDND),
Agribank là TCTD có tốc độ phát triển nhanh. Tại Sóc Sơn cứ 4,1 vạn dân có
một phòng giao dịch của Agribank, tại Thanh Trì số liệu tương ứng là gần 3
vạn dân [32, tr.87].
Tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương cho vay phát triển nông nghiệp
nông thôn (2001 - 2010) theo tinh thần Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ và triển khai thực hiện Nghị định số: 41/2010/NĐ-CP
ngày 12 tháng 04 năm 2010 "Vềchính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn" của Chính phủ, Agribank là TCTD có những kết quả rất
đáng ghi nhận về thực hiện CSTD đầu tư phát triển.
Theo đó, sau khi có quyết định số 67/1999/QĐ-TTg, và các văn bản chỉ
đạo của NHNN, Agribank Việt Nam đã chỉ đạo mạng lưới chi nhánh trong toàn
quốc quán triệt Quyết định số 67, thành lập ban chỉ đạo, phối hợp với các cơ
quan thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến nội dung, ban hành kịp thời các
văn bản để tổ chức thực hiện, xây dựng chiến lược kinh doanh 10 năm (2001-
2010), kiến nghị Chính phủ sửa đổi những quy định mà thực tiễn cho thấy
không phù hợp; phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ
35
Việt Nam tạo những điều kiện thuận lợi cho các đối tượng vay vốn; Xây dựng
đề án về mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp nông thôn,
nông dân đến năm 2010... Từ năm 2001 đến năm 2009, Agribank đã cho vay
1.157 tỷ đồng để hộ nông dân mua máy móc, xe ô tô thay thế xe công nông.
Năm 2009, ngoài vốn cân đốiđã bổ sung 2.986 tỷ đồngđể khắc phục bão số 9,
thu mua lương thực, cà phê và 5.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất đông xuân
2009-2010... Những việc làm trên đã đưa lại thành tựu lớn, theo đó từ 2001, tất
cả các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh (trừ các đối tượng bị pháp luật
cấm) đều được vay vốn không cần đảm bảo bằng tài sản thế chấp, từ 10 triệu
đến 30 triệu đối với từng hộ, đối tượng theo quy định. Vốn do Agribank cho
vay đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn đã góp phần thúc đẩy nông
nghiệp theo hướng CNH, HĐH, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, tăng sản lượng, chất lượng nông sản hàng hóa, góp phần đưa
Việt Nam từ thiếu đói trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới...
Trong 10 tháng đầu năm 2011, Agribank - ngân hàng chủ đạo trong cho
vay khu vực nông nghiệp - nông thôn, đã thực hiện các giải pháp mở rộng đầu
tư phục vụ sản xuất kinh doanh, tập trung cho vay nông nghiệp, nông thôn,
giảm dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh
vực sản xuất từ 2% - 4%/năm. Tính đến 31-10-2011, dư nợ cho vay nông
nghiệp - nông thôn của Agribank tăng 28.583 tỷ đồng, tăng 13% so cuối năm
2010. Trong 2 tháng cuối năm 2011 (gối một phần sang quý 1/2012), hàng loạt
các biện pháp đã được đề ra để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lên khoảng 5%,
hầu hết là tăng vốn cho vay nông nghiệp - nông thôn [46, tr.1].
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây (Agribank khu vực Hà Tây cũ) đã phối
hợp với Hội Nông dân Thành phố Hà Nội cho vay tín chấp thông qua tổ nhóm,
thủ tục đơn giản, nhanh gọn với mục tiêu đến ngày 31-12-2013, số hộ vay đạt
18.000 hộ, dư nợ đạt 900 tỷ đồng. Đây là một nguồn tín dụng quan trọng giúp
36
nông dân phát triển sản xuất [3, tr.1].
Huyện Thanh Oai có tới 80% số hộ sản xuất nông nghiệp cần vốn, trong
đó nhiều hộ thu nhập thấp, không có tài sản thế chấp. Dư nợ đạt 70 tỷ đồng,
chất lượng vay thông qua tổ nhóm tốt, tỷ lệ nợ xấu chỉ dưới 0,2% tổng dư nợ.
Ba Vì là huyện miền núi khó khăn vốn của Agribank là kênh quan trọng hỗ trợ
xóa đóigiảm nghèo. Thông qua tín chấp, hiện đã có 1.523 hộ được vay vốn với
dư nợ gần 45 tỷ đồng. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank Hà
Tây đã đạt 8.929 tỷ đồng, tăng 377 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm 85% tổng
dư nợ. Toàn chi nhánh có 905 tổ vay vốn đang hoạt động, số hộ dư nợ đạt
13.921 hộ với số tiền đạt trên 477 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 240 tỷ đồng, nợ
xấu chỉ chiếm 0,18%. Trong đó cho vay qua 336 tổ nhóm với 5.628 hộ dư nợ,
số tiền 155 tỷ đồng chiếm 33% tổng dư nợ cho vay qua tổ nhóm, tăng so với
đầu năm là 67 tỷ đồng. Cơ chế lãi suất được điều chỉnh giảm trong thời kỳ này
được coi là "đòn bẩy" cho kinh tế hộ phát triển [3, tr.1].
Với quan điểm: "Khách hàng là người đồng hành, đem lại sự sống còn
của ngân hàng", những năm qua Agribank Chi nhánh Chương Mỹ đã tập
trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn với dư nợ hơn 365
tỷ đồng trong năm 2011, chiếm 68% tổng dư nợ. Chi nhánh cũng cho 127
khách hàng tại xã Thụy Hương (là xã điểm xây dựng nông thôn mới của
Trung ương) vay gần 11 tỷ đồng. Từ năm 2008 đến nay, hiệu quả vốn vay cho
nông nghiệp, nông thôn khá lớn. Nhiều gia đình nhờ vốn vay mà vươn lên
làm giàu [31, tr.1].
Trong 10 năm thực hiện Quyết định số 67 của Thủ tướng Chính phủ,
Agribank Chi nhánh Chương Mỹ đã tập trung cho vay phát triển kinh tế hộ.
Tuy nhiên, số tiền mỗi hộ vay không thế chấp tài sản cao nhất chỉ được 10
triệu đồng, không đủ đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh. Vì vậy,
kinh tế hộ gia đình chưa khởi sắc. Từ khi Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày
12/04/2010 của Chính phủ về CSTD phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
37
thôn ra đời, với mức vay lớn hơn đã giúp nhân dân có điều kiện làm ăn lớn,
nhất là đầu tư chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại. Hiện trong số 241
trang trại trong toàn huyện có 34 trang trại lớn đã được NH cho vay gần 13 tỷ
đồng. Nhiều chủ trang trại đã làm ăn hiệu quả từ đồng vốn của NH. Các
doanh nghiệp như Công ty Giống gia cầm Lương Mỹ, Công ty cổ phần trang
trại Tiên Viên… cũng sử dụng vốn vay rất hiệu quả [31, tr.1]...
Để có được kết quả đó, Agribank Chương Mỹ đã phân công mỗi cán bộ
tín dụng phụ trách 1 xã và trực tiếp kiểm tra, cho vay đến từng hộ. Trong hoạt
động, các khâu làm thủ tục, hồ sơ vay vốn đều được Chi nhánh quán triệt đơn
giản hóa tới mức tối đa. Những đối tượng vay theo Nghị định số 41 của Chính
phủ, Chi nhánh chỉ thực hiện trong 2 đến 3 ngày. Một nguyên nhân khác đó là
Agribank Chương Mỹ đã không ngừng trau dồi nghiệp vụ, chuyên môn cho
cán bộ, nhân viên; yêu cầu cán bộ nhân viên chấp hành tốt nội quy, quy chế
làm việc; thường xuyên tăng cường công tác giáo dục về đạo đức nghề
nghiệp, từ đó nâng cao uy tín thương hiệu, tạo được niềm tin yêu của khách
hàng đối với ngân hàng.
Không chỉ Agribank Chương Mỹ, một số chi nhánh khác của Agribank
Hà Tây như Chi nhánh Agribank Ba Vì, Chi nhánh Agribank Thanh Oai, Chi
nhánh Agribank Hòa Lạc, Chi nhánh Agribank Quốc Oai, cũng có chính sách
cho vay tốt [3, tr.1]....
Về biểu hiện của vai trò CSTD cấp độ quốc gia thông qua việc làm của
các chủ thể cấp vốn tín dụng đầutưpháttriển nhà nước(Chính phủ và UBND
Thànhphố, UBND các huyện đối với kinh tế ngoại thành Hà Nội), thời gian
qua.
Trước hết phải kể đến các quyết định kịp thời và phù hợp của của Ủy
Ban Nhân dân Thành phố Hà nội liên quan đến vấn đề tài chính tín dụng cũng
như đối với các thể nhân và pháp nhân kinh tế khu vực ngoại thành - những
chủ thể tiếp nhận, thụ hưởng những chính sách đó và hoạt động của các chi
38
nhánh NH Agribank và NHCSXH các QTDND tại các huyện ngoại thành.
Trên nền của các quyết định của Chính phủ: Quyết định số 67/1999/QĐ-
TTg ngày 30-3-1999 “Về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát
triển nông nghiệp và nông thôn”; Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17-4-2009
“Về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất
nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn”; Quyết định số
2213/QĐ-TTg ngày 31-12-2009 “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quyết định số 497/ QĐ-TTg ngày 17-4-2009”; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP
ngày 12-4-2010 “Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp”....
Thành phố đã chủ động có thêm chính sách hỗ trợ lãi suất và vốn cho các DN
đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm, giết mổ gia súc, gia cầm, xây dựng
đường giao thông nông thôn trên địa bàn… Thành phố cònlập quỹ bảo lãnh tín
dụng cho DNVVN với chức năng bảo lãnh cho DN khi vay vốn ngân hàng.
Trường hợp cần thiết, sẽ chủ động bổ sung ngân sách cho các quỹ hỗ trợ sao
cho DN và TCTDcó thể gặp nhau, giúp DN có thêm nguồn vốn khôi phục sản
xuất. Thành phố Hà Nội cũng đã sớm đưa ra những biện pháp nhằm "giải cứu"
DN. Nổi bật là quyết định ưu đãi thuế cho hơn 70.000 DNVVN [45, tr.1], theo
đó, hơn 5.150 tỷ đồng tiền thuế đã được giãn, giảm, gia hạn. Chính sách mang
tính hỗ trợ này đãthực sự tạo thuận lợi cho DN có thêm vốn duy trì sản xuất và
hồi phục kinh doanh.
Những kết quả thu được về hoạt động tín dụng khu vực ngoại thành Hà
Nội cho thấy cả CSTDcấp độ TCTD và cấp độ quốc gia đối với khu vực kinh
tế ngoại thành Hà Nội không chỉ thể hiện vai trò điều tiết nguồn cung vốn tín
dụng đến đúng các địa chỉ có nhu cầu sử dụng thuộc khu vực ngoại thành,
hướng các đối tượng vay vốn sử dụng đúng mục đích nguồn vốn đã vay cho
đầu tư phát triển; góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực ngoại thành phát triển theo
mục tiêu CNH, HĐH của Thành phố, và thúc đẩy các chủ thể kinh tế thụ hưởng
CSTD đầu tư phát triển trên địa bàn ngoại thành Hà Nội nâng cao năng lực
39
quản lý và sử dụng vốn vay có hiệu quả, mà còngóp phần giúp các địa phương
ngoại thành giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội và chính sáchxã hội tại các địa
bàn.
Nhờ chương trình phối hợp giữa Agribank Thanh Oai và Hội Nông dân
Thanh Oai, gần chục nghìn hộ đã được tín chấp vay vốn phát triển chăn nuôi,
sản xuất nghề phụ... Cũng nhờ đó các phong trào nông dân thi đua sản xuất
kinh doanh giỏi, làm giàu, đoàn kết xóa đói giảm nghèo có thêm động lực lan
tỏa, đạt kết quả cao. Thanh Oai đã xây dựng được 225 tổ vay vốn, số hộ có
quan hệ thường xuyên là 7.000 hộ, chiếm 65% số khách hàng vay vốn. Dư nợ
đạt 70 tỷ đồng, chất lượng vay thông qua tổ nhóm tốt, tỷ lệ nợ xấu chỉ dưới
0,2% tổng dư nợ. Ba Vì là huyện miền núi khó khăn, vốn của Agribank là kênh
quan trọng hỗ trợ xóa đóigiảm nghèo. Thông qua tín chấp, hiện đã có 1.523 hộ
được vay vốn với dư nợ gần 45 tỷ đồng. Trước đây, nông dân muốn vay phải
làm nhiều thủ tục, khó khăn nhất là phải có tài sản thế chấp, trong khi nhiều hộ
có đất đai nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận [3, tr.1].
1.2.2.Những tồn tại và hạn chế trong hoạt động tín dụng đầu tư phát
triển phản ánhnhững bấtcập trong thể hiện vai trò chính sách tín dụng đầu
tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn
Những tồn tại và hạn chế của CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Hà Nội được thể hiện trên các vấn đề như tình hình tiếp cận các nguồn vốn tín
dụng của các chủ thể kinh tế trên địa bàn; tình hình vay vốn đầu tư phát triển
kinh tế, hoặc các thủ tục cho vay...
Những tồn tại và hạn chế được thể hiện trên các vấn đề cụ thể là:
- Tình hìnhvaynợcủa hộnông dân, sốliệu khảo sát cho thấy trongsố các
hộ nôngdân thuộc khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội vay vốn tín dụng đầu
tư phát triển, chỉ có trên 60% số hộ vay vốn từ các TCTD thuộc hệ thống tín
dụng chính thống, 24,6% vay từ hệ thống bán chính thống, vẫn còn tới 15,4%
vay vốntừ hình thức tíndụng phi chínhthức [32, tr.52]. Số liệu năm 2010, bình
40
quân mỗihộ nông dânkhu vực ngoại thành Hà Nội vay theo hình thức tín dụng
chínhthức và bán chínhthức là 30 triệu đồng. Số lượng vay lớn nhất là 193 triệu
đồng(từ Agribank), nhỏ nhất là 2,1 triệu đồng từ Hội Cựu chiến binh[32, tr.56].
- Nguồn vốn huy động từ các TCTD phi chính thức còn lớn (vay theo
quan hệ họ hàng còn chiếm tới 28%) [32, tr.62], điều đó cho thấy CSTD của
các TCTD còn kém hấp dẫn.
- Về hoạt động ưu đãi, thời điểm 2010, các TCTD khu vực ngoại thành
Hà Nội vẫn áp dụng lãi suất cho vay đại trà, trong khi theo khoản 1, điều 11
Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ "Về
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn", quy định các
TCTDđược chỉ định cho vay các đốitượng chính sách, các chương tình kinh tế
ở nông nghiệp, nông thôn áp dụng mức lãi suất cho vay theo quy định của
Chính phủ.
- Về quytrình thủ tục cung cấp tín dụng: quy trình thủ tục cung cấp tín
dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân, đặc biệt là các
thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp.
Thực tế cho thấy, quy trình cho vay, quy trình thẩm định, thời gian để
quyết định cho vay vốn tại một số TCTD còn kéo dài, các sản phẩm chưa đa
dạng, chưa phù hợp với tình hình thực tế phát triển nông thôn khu vực ngoại
thành Hà Nội. Mỗi TCTD có một quy trình cho vay riêng nên khách hàng vay
vốn thường lúng túng khi tiến hành lập hồ sơ thủ tục vay vốn tín dụng cho vay.
Trong điều kiện dân trí khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội vẫn còn những
hạn chế, thì thủ tục vay vốn phức tạp sẽ làm giảm số hộ nông dân vay vốn.
Xung quanh thủ tục vay vốn, còn một thực tế khác, đó là tuy một số
TCTD cho vay không cần cầm cố, bảo lãnh tài sản (hình thức cho vay thông
qua tổ nhóm), nhưng để được vay vốn theo hình thức này, hộ vay vốn phải bổ
sung nhiều giấy tờ phức tạp. Cònđốivới hình thức có tài sản thế chấp là đất đai
41
(sổ đỏ - các TCTD thuộc hệ thống tín dụng chính thống thường áp dụng hình
thức này, thế nhưng nhiều hộ nông dân khu vực nông thôn ngoại thành lại chưa
được cấp sổ đỏ, nếu xin được một giấy chứng nhận thì cũng mất nhiều thời
gian. Thủ tục vay phức tạp đã làm giảm số hộ vay vốn. Kết quả điều tra mẫu
cho thấy chỉ có 56,03% số hộ nông dân ngoại thành Hà Nội vay vốn tín dụng
tại các TCTD chính thống, còn tới 43,9% số hộ không vay [32, tr.128].
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Một trong ba TCTD
cho vay lớn nhất tại khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội (Agribank,
NHCSXH, QTDND) cũng thừa nhận rằng, trong số những hạn chế yếu kém
của giai đoạn 10 năm 2001 - 2010 là khối lượng tín dụng của Agribank đầu tư
cho nông nghiệp nông thôn tuy luôn chiếm tới 70% tổng dư nợ tín dụng nhưng
chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế và khu vực nông
nghiệp, nông thôn. Vẫn còn tâm lý ngại mở rộng cho vay đầu tư nông nghiệp
nông thôn do khả năng rủi ro cao, sợ phát sinh nợ xấu. Mặt khác, một bộ phận
cán bộ tín dụng thiếu kiến thức về sản xuất nông nghiệp, nông thôn cũng như
cơ chế, chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư..., nên kế hoạch tín
dụng không phù hợp, đề xuất khoản vay không khách quan chính xác [29, tr.5].
Mức độ tín nhiệm về chính sách cho vay của các thể nhân, pháp nhân đối với
ba TCTD có quy mô cho vay lớn nhất khu vực ngoại thành vẫn còn từ 11,6%
đến 24,3% cho rằng còn phức tạp cũng nói lên những hạn chế của CSTD mà
các TCTD này áp dụng [32, tr.82].
Những hạn chế, yếu kém của kinh tế Thủ đô (như đánh giá của Bộ Chính
trị trong Nghị quyết số 11- NQ/TW), những mất cân đối trong phát triển kinh tế
ngoại thành, sự lạc hậu của kinh tế ngoại thành đối với nội thành làm giảm
đáng kể vai trò đầu tàu của kinh tế Thủ đô đối với Vùng Đồng bằng sông Hồng
và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc... còn được thể hiện ở việc thực hiện các
quyết định của Thành phố Hà Nội và của Chính phủ có nguyên nhân từ những
hạn chế từ CSTD của các TCTD khu vực ngoại thành.
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành

More Related Content

What's hot

Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinh
Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinhHuy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinh
Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinhhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (19)

Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAYLuận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAYLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
 
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàiLuận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Luận văn: Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAYLuận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
Luận án: Thu hút đầu tư nước ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ, HAY
 
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
Cấp phát sử dụng vốn đầu tư theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015
 
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đLuận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
Luận văn: Đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, 9đ
 
Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinh
Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinhHuy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinh
Huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tỉnh trà vinh
 
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nướcLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
 
Luận văn: Pháp luật về xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Pháp luật về xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Ninh, HAYLuận văn: Pháp luật về xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Pháp luật về xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà NộiDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcLuận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh TrìQuản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Thanh Trì
 
Luận án: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh, HAYLuận án: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum, HAY
 
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAYĐề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
 
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng NaiPhát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai
 
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Đắk Lắk, HAY
 

Similar to Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành

Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội hieu anh
 
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành (20)

Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOTĐề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội, HOT
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAYLuận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
 
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đLuận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
Luận văn: Phát triển hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai, 9đ
 
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMGIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
 
Luận văn: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
 
Luận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAY
Luận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAYLuận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAY
Luận văn: Sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản, HAY
 
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn HAY, HOT: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
 
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAYĐề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
Đề tài: Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế, HAY
 
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOTĐề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
Đề tài: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn Đồng Nai, HOT
 
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà ĐôngLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.docDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nayTác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
 
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAYGiải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
Giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình đô thị hoá, HAY
 
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAYĐề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  ĐÀO THỊ THÚY HOA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  ĐÀO THỊ THÚY HOA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 60 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LẠI NGỌC HẢI HÀ NỘI - 2013
  • 3. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Côngnghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Chính sách tín dụng CSTD Doanh nghiệp DN Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV Đầu tư phát triển ĐTPT Hội đồng nhân dân HĐND Kinh tế ngoại thành KTNT Ngân hàng NH Ngân hàng chínhsáchxã hội NHCSXH Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank Ngân hàng Nhà nước NHNN Ngân hàng thương mại NHTM Quỹ tín dụng nhân dân QTDND Sản xuất, kinh doanh SX, KD Tổ chức tín dụng TCTD Ủy ban nhân dân UBND Vốn ngân sáchNhà nước VNSNN
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 12 1.1 Cơ sở lý sở lý luận về vai trò của chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành 12 1.2 Biểu hiện vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết 31 Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 53 2.1 Những quan điểm cơ bản hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội thời gian tới 53 2.2 Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới 73 KẾT LUẬN 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 98
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau khi Tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội, cùng với bốn huyện ngoại thành cũ, Thành phố Hà Nội có một không gian KTNT rộng lớn. Khu vực KTNT giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Thủ đô, cũng như đối với việc thực hiện Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 6/01/2012 "Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020" Những năm qua, Thành ủy và Chính quyền các cấp Thành phố Hà Nội đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy kinh tế Hà Nội nói chung, khu vực ngoại thành nói riêng phát triển. Nhiều nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND Thành phố về phát triển Thủ đô, cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế Thủ đô, trong đó có CSTD đầu tư phát triển. Tại các địa bàn thuộc khu vực kinh tế ngoại thành Hà Nội, các quy định về hỗ trợ lãi suất cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước và của Thành phố Hà Nội cùng với những quy định cụ thể của các tổ chức tín dụng nhằm khuyến khíchcác hoạt độngcho vay đầu tư các lĩnh vực của đời sống kinh tế Thủ đô, thông qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế khu vực ngoại thành đã có những tác động mạnh đến các ngành, các lĩnh vực, các chủ thể kinh tế trên địa bàn Thành phố, thúc đẩy kinh tế toàn Thành phố bao gồm cả khu vực KTNT phát triển. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, sựtiếp cận các nguồn vốn ĐTPT củacác chủ thể kinh tế vẫn gặp những khó khăn nhất định; hệ thống CSTD đầu tư phát triển đã có nhưng vẫn chưa phát huy hết vai trò tích cực đối với sự phát triển của kinh tế khu vực KTNT. Các chủ thể kinh tế khu vực ngoại thành (hộ kinh tế nông dân, các hợp tác xã, các chủ trang trại và một bộ phận các DNNVV đứng chân trên địa bàn
  • 6. 4 ngoại thành luôn phải đối diện với những khó khăn về vốn đầu tư phát triển, vốn cho sản xuất kinh doanh). Có nhiều nguyên nhân chi phối tình hình nói trên, trong đó có vấn đề về bản thân CSTD đầu tư phát triển, có vấn đề về chínhsách tíndụng của các TCTDđứng chân trên địa bàn, có vấn đề về cơ chế tiếp cận CSTDđầu tư phát triển của các chủ thể vay vốn tín dụng ĐTPT...Tình hình đó ảnh hưởng đến sự phát triển khu vực KTNT trong quá trình hiện thực hóa Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về về "Phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà nội trong 10 năm tới" và mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn Thủ Đô Hà Nội. Làm gì và làm như thế nào để các chủ thể kinh tế có những thuận lợi mới và dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ĐTPT để thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực ngoại thành, góp phần thực hiện Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị và mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, đang thực sự là vấn đề mang tính thời sự. Đề tài luận văn thạc sĩ "Chính sách tín dụng đầutưpháttriển kinh tế ngoạithành Hà Nội" được lựa chọn xuất phát từ những lý do trên. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn CSTD đầu tư phát triển là một trong những nhân tố giữ vai trò chi phối quan trọng đối với diện mạo nền kinh tế của một quốc gia hay mỗi địa phương. Những CSTD đầu tư phát triển phù hợp với điều kiện thực tiễn và những quy định về cho vay thuộc phạm vi của CSTD thông thoáng có vai trò quan trọng thúc đẩy các chủ thể kinh tế đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh, tạo ra hiệu ứng thuận và ngược lại là hiệu ứng trái chiều đối với diện mạo kinh tế của của một ngành, một lĩnh vực, một vùng, hoặc một địa phương nhất định. Do có tầm quan trọng như vậy nên xung quanh vấn đề CSTD đầu tư phát triển luôn được các cơ quan khoa học và cá nhân các học giả đầu tư nghiên cứu.
  • 7. 5 Liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài luận văn, ở tầm vĩ mô và cấp độ Thành phố, nhóm tác giả Nguyễn Đình Phan, Nguyễn Minh Đạo, Nguyễn Văn Phúc , có côngtrình "Cácgiảipháp nhằmđẩymạnh quátrình CNH,HĐH vùng nông thôn đồng bằngsông Hồng", Nxb CTQG, Hà Nội -2002. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề chung về kinh tế - xã hội của nông thôn đồng bằng sông Hồng - nơi có Thủ đô Hà Nội giữ vai trò là trung tâm, là động lực phát triển đối với toàn bộ khu vực. Công trình đề cập nhiều thông tin giúp tác giả luận văn có nhận thức tổng thể về tầm vóc, vị thế của kinh tế Thủ đô cũng như hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng giúp tác giả có cách nhìn tổng thể khi xác định giải pháp cho các vấn đề thuộc đề tài luận văn nghiên cứu; Tác giả Chu Tiến Quang với công trình "Huyđộng và sử dụng cácnguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn, thực trạng và giải pháp" , Nxb CTQG, Hà Nội - 2005. Tác giả của cuốn sách tập trung bàn về huy động các nguồn lực, trong đó có nguồn lực về vốn. Đề tài chỉ bàn về "cái chung" nhưng có giá trị đối với tác giả luận văn trong nghiên cứu về vai trò của vốn đầu tư phát triển và CSTD đầu tư phát triển. Dưới góc độ các luận văn luận án kinh tế, trên bình diện nghiên cứu khu vực kinh tế nông thôn Hà Nội, tác giả Nguyễn Quốc Oánh (2012) với đề tài "Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội", luận án tiến sĩ, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2012. Theo tác giả, Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ (chiếm khoảng gần 80% tổng số hộ), trong đó hơn một nửa thuộc diện thu nhập thấp. Khoảng gần 90% hộ nghèo sống ở nông thôn; các số liệu khảo sát cho thấy thiếu vốn cho sản xuất là một vấn đề khó khăn của các hộ nông dân. Cần phải có một hệ thống tín dụng vững mạnh để đáp ứng được nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế cũng như đời sống ở nông thôn, tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội có sự phát triển mạnh
  • 8. 6 cả về số lượng và chất lượng, ngoài sự có mặt của các Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT; Chính sách xã hội và Quĩ tín dụng nhân dân còn có rất nhiều Ngân hàng Thương mại khác hoạt động trên địa bàn, hoạt động chủ yếu là huy động tiết kiệm. Hoạt động của hệ thống đó tại khu vực nông thôn ngoại thành có sự khác biệt với các vùng nông thôn thuần túy khác cả về số lượng, cơ cấu, mức độ hoạt động và sự đa dạng các đối tượng tham gia thị trường. Tác giả đã tập trung luận giải về cơ cấu tổ chức của hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành, chỉ ra tính hợp lý và những bấtcấp của hệ thống này đốivới hoạt độngtín dụng nông thôn ngoại thành, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức đó. Trước đó, năm 2006, tác giả Trần Trọng Tiến với đề tài "Phát triển kinh tế hộ ở khu vực nông thôn Hà Nội và tác động của nó đối với chuẩn bị kinh tế cho thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên địa bàn hiện nay", luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội 2010. Tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ góc độ kinh tế chính trị, tác giả coi các hộ kinh tế ở khu vực nông thôn Hà Nội là một trong những thực thể phát triển kinh tế nông thôn, là chủ thể tạo ra tiềm lực kinh tế và kinh tế quân sự cho thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng thuộc khu vực ngoại thành. Thông qua luận giải về những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế hộ ở khu vực nông thôn Hà Nội và những tác động của quá trình đó đến chuẩn bị kinh tế cho thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng trên địa bàn nông thôn Hà Nội; thực trạng của quá trình đó thời gian qua là cơ sở cho việc đề xuất những quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế hộ ở khu vực nông thôn Hà Nội gắn với chuẩn bị kinh tế cho thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng trên địa bàn thời gian tới. Một trong những giải pháp được tác giả đề cập và phân tích trong luận án là huy động các nguồn vốn trong đó có vốn tín dụng cho đầu tư phát triển, coiđó là cơ sở để kinh tế hộ phát triển và là một trong những điều kiện tạo ra thực lực kinh tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân
  • 9. 7 sự, quốc phòng trên địa bàn. Ở mảng vấn đề nghiên cứu kinh tế ngoại thành còn có luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Kim Cam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2010, với đề tài: "Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở bốn quận, huyện phía tây Thành phố Hà Nội" Trên cơ sở phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất ở 4 quận huyện khu vực ngoại thành phíatây Thành phố Hà Nội, tác giả luận văn đã đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn phía tây thành phố theo hướng CNH, HĐH. Trong các giải pháp được đề xuất, vấn đề vốn cho giải quyết việc làm được nhìn nhận là đầu tư cho phát triển trong đó có vốn tín dụng, đã được tác giả đề cập ở những mức độ khác nhau. Xung quanh vấn đề huy độngvốn, ở mảng này có một số luận văn thạc sĩ bàn về huy độngvốnở tầm khái quát hoặc tập trung vào cấp độ các địa phương: Tác giả Đỗ Thị Anh với đề tài "Huy động vốn cho CNH, HĐH ở tỉnh Đồng Nai hiện nay" Học viện chính trị - 2009. Luận văn trình bày khái quát hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn sự cần thiết phải huy động vốn cho CNH, HĐH nói chung và ở Đồng Nai nói riêng; chỉ ra vai trò quan trọng của việc huy động vốn cho các mặt phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và một số lĩnh vực khác. . . ; chỉ ra thực trạng cùng với những thành tựu, nguyên nhân kết quả đạt được và những mặt hạn chế; đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc huy động vốn và sử dụng vốn cho CNH, HĐH ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. Tác giả Lại Ngọc Thuận với đề tài "Huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh HảiDương hiện nay", Học viện Chính trị – 2010.
  • 10. 8 Tác giả luận văn đã tập trung luận giải quan niệm vốn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; quan niệm và tính tất yếu của việc huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương hiện nay; phân tích, đánhgiá thực trạng huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương từ năm 2001 đến nay, xác định nguyên nhân và đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Hải Dương trong thời gian tới. Ở khía cạnh các vấn đề rộng và có liên quan khác, tiếp cận từ góc độ các tổng kết của các bộ, ngành; các bài đăng trên các báo, có: Báo cáo của Tổng cục Thống Kê, Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Trung ương (2002) về "Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001", Hà Nội. Ban chỉ đạo Trung ương (2006), có "Báocáokết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản". Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có hai tài liệu quan trọng: "Một số chính sách tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn" (2008), và "Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện quyết định số 67/1999/QĐ-TTg và giải pháp triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-CP "Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn" (2010). Trong hai công trình này, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã đề cập tổng quát về chính sách tín dụng của chính ngân hàng này trong 10 năm qua được nhìn nhận như một bài học kinh nghiệm cho thời gian tới. Một công trình đáng chú ý khác là Liên ngành Hội Nông dân Việt Nam - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, năm 2010 có phối hợp xây dựng văn bản "Thỏa thuận liên ngành giữa Hội Nông
  • 11. 9 dân Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam "Về tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ", song cũng chỉ giới hạn ở các quy định liên ngành về thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ". Các báo điện tử, báo in đăng nhiều tin, bài phản ánh tình hình thực thi CSTDthời gian qua. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (13/6/2012), với bài "Cần tháogỡ vướng mắc trong thực hiện CSTD với hộ nghèo" và tiếp theo là bài "CSTD tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển" ngày 16/08/2012. Báo điện tử SàiGòn onlie, ngày 8/8/2009, với bài "CSTD cần nhất quán". Trên Tuần báo Việt Nam nét điện tử ngày 4/6/2012, có bài "Thế cùng đường của nhóm lợiích ngân hàng"? Các bài báo nói trên tập trung vào những vướng mắc cần tháo gỡ về CSTDcho các đốitượng trong khuôn khổ đề cập để giúp họ vươn lên trong sản xuất kinh doanh, hoặc thoát nghèo. Có thể thấy, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước ở Trung ương và Thành phố Hà Nội nói về kinh tế liên quan đến phát triển Thủ đô, về CSTD, CSTD đầu tư phát triển, song nhìn tổng quát có thể thấy vấn đề CSTD đầu tư phát triển kinh tế với khu vực KTNT Thủ đô Hà Nội vẫn còn để ngỏ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò của CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện CSTD đầu tư phát triển nhằm phát huy mạnh mẽ hơn vai trò đó đối với phát triển KTNT Hà Nội thời gian tới.
  • 12. 10 Nhiệm vụ 1). Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của CSTD đầu tư phát triển trong cung ứng nguồn lực về vốn đầu tư phát triển thông qua kênh tíndụng cho khu vực kinh tế ngoại thành Hà Nội 2). Chỉ ra những biểu hiện về vai trò của chínhsách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. 3). Đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện CSTD đầu tư phát triển nhằm phát huy mạnh mẽ hơn vai trò đó đối với phát triển KTNT Hà Nội thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Chínhsách tíndụng đầu tư phát triển theo nghĩa rộng dưới góc độ của kinh tế học chính trị. + Phạm vi nghiên cứu: giới hạn ở vai trò của chính sách tín dụng đầu tư phát triển đối với khu vực ngoại thành Hà Nội với tính cách là một vấn đề của kinh tế chính trị học. Đề tài không đi vào từng loại hình tín dụng dưới góc độ kinh tế ngành, hay CSTDdướigóc độ học thuật. Đề tài cũng không nghiên cứu tín dụng thương mại, hoặc hoạt động tín dụng thuần túy mang tính chất nghiệp vụ chuyên môn của các TCTD. + Về không gian kinh tế: Từ sau khi Hà nội được mở rộng địa giới hành chính (Theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội Khóa XII tại kỳ họp thứ ba, ngày 25/8/2008), Hà Nội có một không gian KTNT rộng lớn. Tuy nhiên, với vấn đề đang bàn luận ở đề tài này, khu vực KTNT Hà Nội chỉ tập trung vào khu vực nông thôn, ngoại thành nói chung, không bao gồm các khu công nghiệp, Thị xã Sơn Tây và các quận dù là các quận chỉ mới được thành lập như Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông. + Thời gian khảo sát đánh giá trong khoảng 5 năm trở lại đây.
  • 13. 11 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Đềtài dựa trên quan điểm Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, Nghị quyếtcủaĐạihộiđạibiểuĐảngbộ Thànhphố Hà Nội lần thứ XV, các nghịquyếtcủaThànhủy, HĐND, UBND Thànhphố Hà Nội liên quanđếnCSTDđầutưphát triển đối với kinh tế Thủ đô và khu vực ngoại thành Hà Nộinhằm hiện thực hóa Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị; đồng thời sử dụng số liệu khảo sát thực tế, tham khảo các tài liệu có liên quan và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã công bố. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin: trừu tượng hóa khoa học, kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp và một số phương pháp khác: thông kê, so sánh, chuyên gia v.v… 6. Ý nghĩa của đề tài Đề tài được nghiên cứu thành công sẽ là một đóng góp nhất định đối với các cơ quan chức năng hoạch định và thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước trước hết là của Thành phố Hà Nội về CSTD đầu tư phát triển và của các TCTDtrên địa bàn Thủ đô, có những biện pháp thíchhợp nhằm phát huy tối đa vai trò của CSTD đầu tư phát triển trong thời gian tới đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn; phát huy những tác động thuận chiều, hạn chế và khắc phục tối đa những tác động trái chiều, giúp các chủ thể kinh tế ngoại thành Hà Nội tiếp cận thuận lợi hơn đối với các nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển. Luận văn cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy môn kinh tế chính trị tại Học viện Chínhtrị và các trường khác có chương trình học tập về bộ môn kinh tế chính trị. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết.
  • 14. 12 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 1.1. Cơ sở lý sở lý luận về vai trò của chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội (tín dụng đầu tư phát triển hiểu theo nghĩa rộng - huy động và cung ứng các nguồn lực về vốn cho đầu tư phát triển) là một vấn đề của khoa học kinh tế thuộc phạm trù kinh tế học chính trị, và là phạm trù phái sinh của hai phạm trù tín dụng và CSTD, đồng thời cũng là vấn đề phái sinh từ tính đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực ngoại thành Hà Nội. Do đó để có nhận thức đúng về CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội, cần bắt đầu từ các phạm trù và vấn đề liên quan. 1.1.1.Tín dụng,tín dụng đầutưpháttriển và chính sách tín dụng đầu tư phát triển * Tín dụng. Trong đờisốngkinh tế nhân loại, tín dụng ra đời từ rất sớm. Sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm cho tín dụng và hoạt động tíndụng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế và quá trình côngnghiệp hóa tư bản chủ nghĩa. Tíndụng ra đời làm cho các hoạt động huy động và sử dụng vốn tín dụng dưới chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển đa dạng (đặc biệt là hoạt động của các TCTD) góp phần thúc đẩy nhanh sự ra đời và tạo lập sự thống trị của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đối với đời sống kinh tế thuộc hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. Để phát triển kinh tế của một ngành, một vùng, một lĩnh vực ưu tiên nào đó, hay để tiến hành sản xuất, hoặc kinh doanh, dù là một tổ chức, một doanh
  • 15. 13 nghiệp, hay một cá nhân đều cần có vốn. Tín dụng là một kênh đáp ứng được nhu cầu đó. Khi nghiên cứu nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, thông qua tác phẩm Tư bản, C.Mác đã chỉ ra sự vận động của tiền với tính cách là tư bản trong quá trình lưu thông của tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp và thực hiện sự vận độngnày như một vận độngriêng, biến tư bản này thành tư bản kinh doanh tiền tệ [24, Ph.II, tr.9-239]. Theo C.Mác, trong đời sống kinh tế của xã hội tư bản luôn có: "Một bộ phận nhất định của tư bản phải thường xuyên tồn tại dướihình thái tiền tíchtrữ, dưới hình thái tư bản - tiền tệ tiềm thế, tức là: dự trữ các phương tiện mua và các phương tiện thanh toán, hoặc là tư bản chưa sử dụng, tồn tại dưới hình thái tiền, đang chờ được đem sử dụng..."[24, Ph.I, tr.481]. Nhà tư bản có thể cho tư bản khác vay khoản tư bản - tiền tệ tiềm thế đó để đầu tư phát triển, hoặc sử dụng vào mục đíchsản xuất, kinh doanh. Nghĩa là một khoản tiền dưới dạng tư bản của của người này có thể được một tư bản khác sử dụng vào các mục đích làm tăng lợi nhuận của tư bản. Như vậy, trên thực tế, luôn có một bộ phận tư bản bị chia thành "tư bản sở hữu và tư bản chức năng", tức là tư bản thuộc về số người này, nhưng lại làm chức năng của số người khác. Ở đó một số nhà tư bản trao tiền của mình cho nhà tư bản kinh doanh tiền tệ (các tư bản ngân hàng) trong một thời hạn nhất định và khi hết hạn thì lại thu về, cộng thêm một số tăng thêm nhất định - lợi tức. C.Mác gọi tư bản sinh lợi tức đó là tư bản cho vay. Tư bản cho vay là một bộ phận của tư bản tiền tệ tách rời ra hoạt động. C.Mác viết “Tư bản cho vay mà các ngân hàng nắm trong tay là do nhiều nguồn đưa đến. Trước hết, ngân hàng là những thủ quỹ của các nhà tư bản công nghiệp, cho nên nó tập trung được số tư bản - tiền tệ mà mỗi nhà sản xuất và mỗi thương nhân hiện đang giữ trong tay làm quỹ dự trữ, hay vừa nhận được dưới hình thái thanh
  • 16. 14 toán. Như thế là những số vốn này được chuyển thành tư bản - tiền tệ để cho vay” [24, tr.615]. Hình thức huy động tiền nhàn rỗi để cho vay đó là tín dụng. * Tín dụng đầu tư phát triển Sử dụng các nguồn lực để có ngày càng nhiều lợi nhuận luôn là mục tiêu theo đuổi của bất cứ chủ đầu tư nào. Để việc huy động và sử dụng các nguồn lực về vốn hiện đang nhàn rỗiđó một cáchcó hiệu quả, các chủ đầu tư, các tập đoàn tư bản thường hướng dòng vốn đi vay được đầu tư vào những ngành, vùng, lĩnh vực ưu tiên phát triển có khả năng sinh lời cao. Do đó mà xuất hiện tín dụng đầu tư phát triển. Tín dụng đầu tư phát triển là sự huy động các nguồn lực về vốn để cho vay đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển về sức sản xuất mới (hoặc cho trước mắt, hoặc cho lâu dài, hoặc ở một ngành, một vùng, một lĩnh vực nào đó, thậm chí đối với một hoạt động nhất định nào đó) để tạo ra một năng lực sản xuất mới.. Trong tín dụng đầu tư phát triển có tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, có tín dụng đầu tư phát triển của xã hội. Ở nước ta hiện nay, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước (cả của nhà nước trung ương và nhà nước cấp địa phương) là nhà nước huy động vốn ngân sách, vốn vay nước ngoài, để đầu tư cho các dự án ưu tiên của quốc gia, hay một vùng lãnh thổ, hoặc hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực cần khuyến khích phát triển. Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước thể hiện mối quan hệ vay - trả giữa nhà nước với các pháp nhân và thể nhân hoạt độngtrong nền kinh tế, được nhà nước hỗ trợ với chínhsách ưu đãi cho từng đốitượng cụ thể nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng của nhà nước, trong đó nguồn chính thức được thực hiện thông qua Ngân hàng phát triển Việt Nam, các gói hỗ trợ được thực hiện thông qua các ngân hàng khác do NHNN chỉ định.
  • 17. 15 Tíndụng đầu tư phát triển của nhà nước ở nước ta bao gồm: tín dụng đầu tư chính thức (nhà nước hỗ trợ, ưu đãi cấp tín dụng, hoặc cho vay ưu đãi cho các dự án, chương trình phát triển) và tíndụng bán chínhthức (nhà nước hỗ trợ lãi suất cho các gói tín dụng được tung ra do các tình huống có vấn đề của nền kinh tế, hoặc để "giải cứu", hoặc kích thích phát triển một lĩnh vực nào đó; song song với tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là tín dụng đầu tư phát triển ngoài nhà nước. Theo đó, tín dụng đầu tư phát triển ngoài nhà nước bao gồm; tín dụng bán chính thức (tín dụng của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong hoặc ngoài nước), tín dụng chính thức của TCTDvà tín dụng phi chính thức - tín dụng tư nhân Tíndụng đầu tư phát triển của Nhà nước, có đặc điểm là nhà nước chỉ tài trợ (hỗ trợ, ưu đãi) cho các dự án có khả năng thu hồi vốn, có hiệu quả kinh tế - xã hội, phù hợp với các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; và chỉ có hình thức tín dụng trung, dài hạn, đầu tư nhằm mục đích hướng đến xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế; không vì mục tiêu lợi nhuận và được ủy thác cho một tổ chức tín dụng đầu tư là Ngân hàng phát triển Việt Nam; các quy định cụ thể về tín dụng đầu tư phát triển thể hiện trong các văn bản của pháp luật. Tín dụng đầu tư phát triển của xã hội (tín dụng đầu tư phát triển ngoài nhà nước - tín dụng đầu tư phát triển khác - để phân biệt với tín dụng đầu tư phát triển nhà nước), một dạng thức rất phổ biến ở khu vực nông thôn, là tín dụng của các tổ chức tín dụng phi chính phủ (NGOs), tín dụng của tổ chức chính trị xã hội (Hội Nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội người làm vườn...) và nguồn tín dụng đầu tư phát triển của các TCTD (các NHTM, các QTDND là dạng thức tín dụng huy động từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế cho các chủ thể kinh tế vay, có
  • 18. 16 trường hợp là nguồn vốn tín dụng đầu tư của tư nhân cho các thể nhân vay) để đầu tư phát triển, hoặc sản xuất kinh doanh. * Chính sách tín dụng đầu tư phát triển Chính sách tín dụng đầu tư phát triển là hệ thống các biện pháp, chính sách, quy định do Nhà nước (trung ương, hoặc địa phương - tùy theo cấp) ban hành; hoặc do chínhcác tổ chức tín dụng quy định nhằm khuyến khíchcác hoạt độngcho vay đầu tư phát triển vào lĩnh vực cụthể của nền kinh tế thông qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoặc trực tiếp phát triển các năng lực sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế trên các địa bàn nhất định. Chính sách tín dụng đầu tư phát triển là bộ phận hợp thành của chính sáchtín dụng nói chung, là phạm trù phái sinh của chính sách tín dụng khi mục đích của chính sách là hướng vào sự đầu tư phát triển. Ở nước ta, để phát triển kinh tế, hoặc tạo năng lực mới về sự phát triển của một vùng, một ngành, một lĩnh vực nào đó nhà nước cần phải bỏ vốn đầu tư hoặc bằng các con đường khác thúc đẩy các tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt động cho vay đầu tư, do đó cần có những quy định, chế tài để bảo đảm nguồn vốn bỏ ra được đầu tư đúng hướng, có hiệu quả, trong nhiều trường hợp, nguồn vốn đó có thể còn được thu hồi sau một chu kỳ đầu tư nhất định. Trên cơ sở chính sách động viên các nguồn lực trong nước và tranh thủ tối đa nguồn lực ngoài nước, Nhà nước chủ trương thực hiện CSTDđầu tư phát triển nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, bảo đảm cho các thành phần kinh tế, các vùng miền các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các đối tượng chính sách xã hội... cần được ưu tiên đầu tư phát triển, được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư cho phát triển; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia; bảo đảm an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia; mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế; thực hiện CNH, HĐH đất nước; góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
  • 19. 17 Như vậy có thể thấy, CSTD đầu tư phát triển là tổng thể các quy định về hoạt động tín dụng đầu tư phát triển (của Nhà nước, hoặc các TCTD) nhằm hướng tới việc phát huy vai trò của vốn tín dụng đối với phát triển kinh tế, và tính hiệu quả của vốn tín dụng của các chủ thể kinh tế trong tiếp cận, sử dụng chúng vào mục đích đầu tư phát triển hoặc mục đích nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế nước ta, nếu phân CSTDthành các cấp độ, có thể hình dung chính sách tín dụng đầu tư phát triển nhà nước là CSTD cấp độ quốc gia để khu biệt với CSTDcấp độ các TCTD. Ở cấp độ CSTD cấp quốc gia, CSTD phản ánh mối quan hệ về lợi ích giữa một bên là nhà nước đại biểu cho lợi ích quốc gia (hoặc địa phương với, cộng đồng dân cư thuộc địa phương) với bên còn lại là các chủ thể kinh tế - các đối tượng được hưởng chính sách đầu tư phát triển được vay vốn. CSTD đầu tư phát triển cấp độ quốc gia phản ánh tập trung và sâu sắc sự thống nhất giữa tính chính trị và tính kinh tế trong mỗi chính sách. Chính sách tín dụng cấp độ quốc gia bao hàm trong đó cả CSTD nhà nước trung ương và của các địa phương. Các địa phương cũng có những khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ về tín dụng trong phạm vị địa phương. Chẳng hạn, ở cấp độ cấp Nhà nước trung ương, để thúc đẩy sự phát triển đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Chính phủ đã có Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, theo đó quy định các TCTDđược tổ chức và hoạt động theo quy định của "Luật các tổ chức tín dụng"; các tổ chức tài chính quy mô nhỏ, thực hiện việc cho vay các món tiền nhỏ cho người nghèo và các đối tượng khác trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định của pháp luật; các ngân hàng, tổ chức tài chínhđược Chính phủ thành lập để thực hiện việc cho vay theo chính sách của Nhà nước, cho các tổ chức, cá nhân được vay vốn để phục vụ sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bao gồm: hộ gia đình, hộ kinh
  • 20. 18 doanh trên địa bàn nông thôn; cá nhân; chủ trang trại; các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn; các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản....kinh doanh trên địa bàn nông thôn [10]. Ở cấp độ nhà nước địa phương, đó là Quyết định số 22/2008/QĐ - UBND ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội "Về quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội" nhằm phát triển kinh tế khu vực ngoại thành [41. tr.2], được ban hành ngay sau khi tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội, Ở cấp độ CSTDcấp quốc gia, ngoài CSTDcủa nhà nước, còn có CSTD của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Vì nó phục vụ lợi ích chung của quốc gia, của xã hội các tổ chức này cũng có các nguồn lực riêng được cung ứng cho các chủ thể kinh tế vay để đầu tư phát triển. Ngoài ra, tùy theo tình hình kinh tế đất nước tại các thời điểm nhạy cảm khác nhau, Chính phủ có những gói tín dụng hỗ trợ cho một nhóm, một số nhóm đối tượng cụ thể nhằm kích thích sự phát triển, hay giúp tiêu thụ sản phẩm cho các DN trong các lĩnh vực kinh tế cụ thể. Trong mấy năm qua, chính phủ có các gói tín dụng hỗ trợ như: gói tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn (năm 2009); gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp (năm 2012) và gói tín dụng hỗ thợ thị trường bất động sản (2013). Để vốn tín dụng đến tay nhà đầu tư, Nhà nước tái cấp vốn và ủy thác cho một, hoặc một số ngân hàng thực hiện. Dạng thức CSTD nói trên là CSTD bán chính thức Để CSTDđầu tư phát triển của nhà nước đi vào thực tiễn phải thông qua hoạt động tíndụng của một hoặc một số TCTD nhất định và việc thực hiện các CSTD như vậy liên quan chặt chẽ đến CSTD của các TCTD. Khi các TCTDtiến hành huy độngvà cho vay vốn tín dụng đầu tư để các chủ thể kinh tế thực hiện đầutư hoặc tiến hành sảnxuất, kinh doanhtrong khuôn khổ chiến lược, các chính sách hoặc kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế của nhà
  • 21. 19 nước, đềuthực hiện theo các quyđịnh củamình, đó là CSTDcấp độ các TCTD. CSTDcủa các TCTD nói chung bao gồm những quy định liên quan đến cấp tín dụng, như: quy mô, lãi suất, kỳ hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề. Tóm lại là các quy chế, quy trình cấp tín dụng, quản lý tín dụng, danh mục tín dụng, phân cấp thẩm quyền... Sở dĩ có những quy định như vậy là do hoạt độngchủ yếu của các TCTD là huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các chủ thể kinh tế cần vốn vay phát triển sản xuất, kinh doanh. Là nguồn vốn huy động trong nền kinh tế, nên việc cho vay đối với các chủ thể có nhu cầu và quản lý nguồn vốn sau khi cho vay cần được thực hiện qua một chu trình thẩm định kỹ lưỡng. Chu trình thẩm định này rất quan trọng, mang tính sống còn đối với các NHTM, cũng như các qũy tín dụng. Vì vậy, các TCTD phải đưa ra những quy định nhằm bảo đảm rằng có thể kiểm soát được các nguồn vốn tín dụng đã cho vay và đến kỳ đáo hạn vốn được thu hồi, tránh cho các nguốn vốn cho vay rơi vào tình trạng nợ xấu, ngân hàng không có lợi nhuận. Ở cấp độ này, nội dung tín dụng bó hẹp trong mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Theo đó, lợi ích kinh tế của các chủ thể hoạt động tín dụng (các TCTD) và lợi ích kinh tế của các đối tượng đi vay vốn đều được thực hiện. Do đó, về bản chất, CSTD cấp độ các TCTD không gì khác hơn là cơ chế về giải quyết quan hệ tín dụng giữa một bên là TCTD còn bên kia là các pháp nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vay vốn tín dụng của họ. Hoạt động tín dụng của các TCTD cần được nhìn nhận trên cả hai góc độ. Một là, do lĩnh vực kinh doanh tiền tệ thường gắn với những rủi ro cao, do đó những quy định về CSTD thường có tính "bảo thủ" tương đối, muốn nó không biến thành những rào cản, làm cho CSTD đến được các đối tượng cần vốn tín dụng, việc tác động nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các chủ thể
  • 22. 20 kinh tế tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển là rất quan trọng nên đòi hỏi những quy định về mặt nghiệp vụ thường rất chặt chẽ, song lại không được làm "nản lòng" khách hàng. Hai là , các TCTD cũng là những đơn vị kinh doanh, vì vậy khi nhìn nhận CSTD từ góc độ lợi ích của các TCTD đòi hỏi các quy định do các TCTD đề ra phải được thượng tôn. Việc tuân thủ các quy định đó là phù hợp quy định của pháp luật. Điều 15, "Luật Các tổ chức tín dụng" (1997), về Quyền tự chủ kinh doanh quy định: "Các TCTD có quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ kinh doanh của các TCTD. Các TCTD có quyền từ chối yêu cầu cấp tín dụng, góp vốn, cung ứng các dịch vụ ngân hàng, nếu thấy không đủ điều kiện, không có hiệu quả, không phù hợp với pháp luật". Nếu không sẽ không còn là TCTD. * Tiêu chí đánh giá tính đúng đắn của CSTD đầu tư phát triển Chính sách kinh tế, CSTD đầu tư phát triển là sản phẩm chủ quan của con người. Tất thảy mọi chính sách kinh tế được ban hành đều dựa trên cơ sở sự nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế và các điều kiện kinh tế khách quan. Do đó, CSTD đầu tư phát triển chỉ phát huy tác dụng khi nó phản ánh đúng đắn sự vận dụng các quy luật kinh tế và các điều kiện kinh tế khách quan liên quan đến đầu tư phát triển. Đây là cơ sở khoa học để xác định tính đúng đắn hoặc bảo thủ của CSTD. Có thể nhận diện tính đúng đắn đó qua các dấu hiệu (tiêu chí) nhất định. Những tiêu chí đánh giá tính đúng đắn của CSTD đầu tư phát triển: Đối với những khoản (gói) tín dụng thuộc CSTD cấp độ quốc gia thể hiện ở hai nội dung: (1) Những khoản (gói) tín dụng được tung ra nhằm mục đíchđầu tư phát triển thực sự thúc đẩy quá trình tái sản xuất ở chiều rộng hoặc chiều sâu và góp
  • 23. 21 phần điều tiết kinh tế ở địa bàn mà khoản (gói) tín dụng đó được tung ra để đầu tư phát triển (2) Những khoản (gói) tín dụng được tung ra góp phần thực hiện chính sách xã hội tại địa bàn đầu tư. Đối với CSTD cấp độ các TCTD, cũng được thể hiện ở hai nội dung: (1) Những khoản tín dụng đó được cấp thực sự tạo cơ hội cho các chủ thể tiếp nhận tạo ra được một năng lực sản xuất kinh doanh mới nhờ nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. (2) Những khoản tín dụng đó được cấp thực sự tạo cho các chủ thể tiếp nhận có nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và chi phí lưu thông (do không phải đi vay tín dụng tư nhân - thường phải chịu lãi suất cao hơn). Các nội dung trên phản ánh tính đúng đắn của các CSTD đầu tư phát triển bởi lẽ khi đã nói đến CSTD là nói đến những quy định về hỗ trợ, bổ sung hoặc cho vay vốn đáp ứng các nhu cầu về đầu tư phát triển. Chính sách đúng, phù hợp tạo sựphát triển, chính sáchlỗi thời hoặc không phù hợp sẽ không tạo được sự phát triển, thậm chí còn tạo ra hiệu ứng ngược. Do đó có thể sử dụng các tiêu chí trên để rà soát, xem xét, đánh giá đối với các CSTD cụ thể khi đã được ban hành. Nếu thấy các CSTD đã được ban hành không đi vào thực tiễn hoặc không phát huy tác dụng trong thực tiễn như mục tiêu đề ra khi xây dựng chính sách thì hoặc cần phải tìm nguyên nhân và xử lý những vướng mắc hoặc trong tổ chức thực hiện, hoặc phải sửa đổi, thay thế chính sách hiện hành bằng một chính sách mới. 1.1.2.Vaitrò của chính sách tín dụng đầu tưpháttriển đối với kinh tế ngoại thành Hà Nội * Một số nét khái quát về đặc điểm của khu vực ngoại thành Hà Nội: Sau khi sáp nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơnthuộc tỉnh Hòa Bình vào Thủ đô, ngoại thành Hà Nội có
  • 24. 22 một không gian kinh tế đa ngành và một qui mô kinh tế rộng lớn nhất từ trước đến nay. Cơ cấu kinh tế Hà Nội nói chung tính đến cuối 2012, công nghiệp và xây dựng: 41,8%, dịch vụ: 52,6%, nông, lâm nghiệp và thủy sản: 5,6% [15, tr.53]. Đáng chú ý là tỷ lệ 5,6% là nông, lâm nghiệp và thủy sản này lại nằm trong một không gian rộng lớn gần 900 ngàn hộ, với trên gần 4 triệu nhân khẩu, tức khoảng trên 50% dân số toàn Thành phố (dân số Hà Nội tính đến hết 2012 là 6.9957.300 người, trong đó 18 huyện ngoại thành là 3.809.6000 người [15, tr.27,28], đang cần có những "cú hích" để làm cho các tiềm năng của khu vực ngoại thành không chỉ được đánh thức, mà còncần một tốc độ phát triển nhanh và bền vững [39, tr.58]. Riêng với ngành nông nghiệp, cơ cấu sản xuất nông nghiệp năm 2012 là: trồng trọt 44,6%, chăn nuôi: 52,3%, dịch vụ và các họat động khác: 3,1% [15, tr.239]. Nhìn tổng thể khu vực KTNT Hà Nội thời gian qua tuy có những phát triển so với trước đây, song vẫn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục sớm và khắc phục nhanh. Biểu hiện cụ thể của những tồn tại, hạn chế, yếu kém của KTNT Hà Nội thể hiện trên các vấn đề chủ yếu dưới đây: Một là, các tiềm năng, lợi thế của KTNT chưa được khai thác đầy đủ để tạo sự bứt phá trong phát triển. Mặc dù Thành phố Hà Nội đã có một chương trình ưu tiên đầu tư phát triển KTNT và từng bước hiện đại hóa nông thôn (chương trình 12- CTr/TU) và ban hành cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các huyện ngoại thành, nhằm khai thác các tiềm năng và tạo thế cân bằng trong phát triển, nhưng đến nay tiềm năng về lao động, đất đai, tiềm năng thế mạnh của các tiểu vùng, các ngành nghề truyền thống... vẫn chưa được khai thác có hiệu quả, chưa có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi có sức lan tỏa (chưa nói đối với phạm vi cả nước, mà ngay cả tại mỗi địa phương).
  • 25. 23 Hailà, bức tranh kinh tế nông nghiệp nông thôn, tuy đãdần chuyển sang kinh tế thị trường, nhưng nhìn tổng thể vẫn mang dáng dấp của kinh tế tiểu nông. Kinh tế hộ nông dân vẫn sản xuất các sản phẩm thô là chủ yếu, kinh tế dịch vụ chưa phát triển (con số 3,1% dịch vụ trong cơ cấu ngành nông nghiệp nêu trên nói lên điều đó);chăn nuôi có sự phát triển mạnh hơn trồng trọt nhưng phân tán xen kẽ trong khu vực dân cư, năng lực cạnh tranh thấp. Quy mô của các chủ thể sản xuất kinh doanh nhỏ bé. (21.242 cơ sở kinh doanh cá thể, 114.770 hộ nghề); đến hết năm 2012, toàn Thành phố có 1.233 trang trại [15, tr.248]. Diện tích đất nông nghiệp bình quân chỉ 0,42 ha đất canh tác, 242 m2 đất ở, nếu tính đất nông nghiệp, chỉ có 42,80% số hộ có quy mô canh tác từ 0,2 đến 0,5 ha [39, tr.79]. Ba là, trìnhđộ sảnxuất kinh doanhcủa các chủ thể kinh tế khu vực ngoại thành còn lạc hậu, chưa tạo được sự bứt phá để phát triển nhanh và bền vững. Theo số liệu điều tra các hộ khu vực ngoại thành Hà Nội (2010), chỉ có gần 20% số hộ làm ăn giỏi, biết canh tác đúng kỹ thuật, còn lại là trung bình và yếu. Trình độ trang thiết bị công nghệ, kỹ thuật canh tác, SX, KD còn nhiều bất cập. Trình độ cơ giới hóa, thủy lợi hóa, công nghệ trong chế biến nông sản còn lạc hậu. Trên 80% số cơ sở không đủ khả năng (vốn là chủ yếu) đổi mới kỹ thuật công nghệ, mở rộng sản xuất. Tính chung cả khu vực ngoại thành (theo nhóm điều tra mẫu) chỉ có 43,6% có hệ thống công cụ sản xuất thể hiện có trình độ các mức độ khác nhau về kỹ thuật và công nghệ như: máy móc các loại (máy cày, máy kéo, máy chế biến thức ăn gia súc, máy tuốt lúa...), xe vận tải, tàu thuyền (được mua sắm từ năm 2000 trở về trước) [39, tr.86]. Để khắc phục làm được những tồn tại, hạn chế đó khu vực ngoại thành Hà Nội cần một lượng vốn lớn, theo đó cần một CSTD đầu tư phát triển thông thoáng hơn, phù hợp hơn.
  • 26. 24 * Đặcđiểm chính sách tín dụng đầu tưpháttriển kinh tế ngoại thành Hà Nội Đặc trưng cơ bản của tín dụng là cho vay có hoàn trả và có lợi tức Ngân hàng huy động vốn của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khi họ có vốn nhàn rỗi và cho vay khi họ cần vốn để bổ xung cho sản xuất kinh doanh. Khi sử dụng vốn vay của ngân hàng, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân phải tôn trọng mọi điều kiện ghi trong hợp đồng tín dụng, trả nợ vay đúng hạn cả gốc và lãi. Do đó đòi hỏi khách thể đi vay phải tìm mọi biện pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí, tăng vòng quay vốn... để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả, doanh lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Muốn vậy người đi vay phải tự vươn lên thông qua các hoạt động của mình, một trong những hoạt động khá quan trọng là quá trình quản lí đồng vốn sao cho có hiệu quả. Để quản lí đồng vốn có hiệu quả đòi hỏi phải giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn để nó được sử dụng đúng mục đích, tạo ra doanh thu, lợi nhuận. Đặc điểm của chính sách tín dụng đầu tư phát triển phải kể đến là có sự vận động đặc biệt của giá cả. Ở đây, sự vận động của giá cả nhằm thỏa mãn lợi ích kinh tế của người đi vay cũng như người cho vay, có thể kể ra ví dụ các vấn đề liên quan đến sự vận động của giá cả như lấy giá thị trường để đánh giá tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp cũng như định giá hàng hóa, giá cả mua bán hàng hóa tại thời điểm cho vay để xác lập khoản vay. Cùng với những đặc điểm của chính sách tín dụng, đặc điểm chung của hệ thống tín dụng ngoại thành cũng tác động ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội. Thứ nhất, chi phí giao dịch trong khu vực ngoại thành thường cao hơn khu vực đô thị (đối với cả các tổ chức và khách hàng) vì ở nông thôn có mật độ dân số phân tán, cơ sở hạ tầng chất lượng thấp, khả năng tiếp cận thông tin, dịch vụ, kinh doanh còn hạn chế; Thứ hai, các tổ chức tín dụng phải đối mặt với các rủi ro cao hơn do sự chia cắt thị trường và dòng tiền thấp; Thứ ba,
  • 27. 25 hoạt động tín dụng muốn thành công phải vận dụng linh hoạt cả cơ sở pháp lý chính thức và phi chính thức; Thứ tư, khách hàng của tổ chức tín dụng thường có khả năng chịu đựng rủi ro thấp và tính dễ bị tổn thương cao; Thứ năm, các tổ chức tín dụng phải đối mặt với vấn đề cầu về các dịch vụ tín dụng thường có tính thời vụ cao. Những đặc điểm trên xuất phát từ đặc thù cơ bản của khu vực kinh tế xã hội ngoại thành. Nhìn chung, những đặc điểm này làm cho hệ thống tín dụng ngoại thành muốn phát triển sẽ gặp khó khăn hơn, cần sự nỗ lực nhiều hơn so với khu vực nội thành. Tuy nhiên, các vùng ngoại thành khác nhau cũng có những đặc điểm kinh tế xã hội rất khác nhau vì vậy sẽ dẫn tới sự khác biệt về đặc điểm của hệ thống tín dụng. * Vaitrò của chính sách tín dụng đầutưphát triển đối với kinh tế ngoại thành Hà Nội Để hiểu về vai trò của CSTD đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại thành Hà Nội, trước hết cần điểm qua hệ thống tín dụng của khu vực này. Hệ thống tín dụng của khu vực ngoại thành Hà Nội Hệ thống tín dụng của khu vực ngoại thành Hà Nội (còn có thể gọi khác đi là hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội) về cơ bản có sự tham gia của các TCTD chính thống như các vùng nông thôn khác: Agribank, ngân hàng CSXH, các Quỹ tín dụng nhân dân - (TCTD tín dụng chính thống: những TCTD được thành lập và hoạt động theo luật pháp dưới sự kiểm tra giám sát của NHNN) - Tương ứng với hệ thống này là hình thức tín dụng chính thức. Các chương trình ưu đãi của Chính phủ dành cho nông nghiệp nông thôn; của những nguồn vốn tín dụng được cấp từ các tổ chức hoạt động tín dụng không đặt dưới sự kiểm tra và giám sát trực tiếp của NHNN, bao gồm sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội (Hội Nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội
  • 28. 26 cựu chiến binh Việt Nam, Hội người làm vườn...). Tương ứng với hệ thống tín dụng này là hình thức tín dụng bán chính thức. Ngoài ra là sự có mặt của các tổ chức phi chính thống, đó là các hình thức tín dụng của các tổ chức phi chính phủ NGO (trong tiếng Anh, thuật ngữ "Tổ chức phi chính phủ" viết là Non-Governmental Organization - viết tắt là NGO)...;củacác doanh nghiệp đứng chân tại khu vực ngoại thành; của các hợp tác xã nông nghiệp. Cuối cùng cũng cần kể đến một nguồn tín dụng khác của khu vực phi chính thống, đó là vốn tín dụng của tư nhân - những người chuyên cho vay ở nông thôn, các tư thương, hộ nông dân vay từ bạn bè....Tương ứng với hệ thống này là hình thức tín dụng phi chính thức. Tất cả các nguồn vốn tín dụng này được cấp dùng vào mục đích đầu tư phát triển đều được quan niệm là tín dụng đầu tư phát triển và chịu sự chi phối của những quy định cụ thể được gọi chung là CSTD đầu tư phát triển như đã nêu ở trên. Vai trò của CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội được tiếp cận từ quan niệm nói trên. Vaitrò của chính sách tín dụng đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại thành Hà Nội. Có thể khái quát vai trò của CSTD đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại thành Hà Nội từ góc độ của kinh tế chính trị học trên các nội dung chủ yếu sau: Một là, điều tiết nguồn cung vốn tín dụng đến đúng các địa chỉ có nhu cầu sử dụng thuộc khu vực ngoại thành và hướng các đối tượng vay vốn sử dụng đúng mục đích nguồn vốn đã vay cho đầu tư phát triển. Kinh tế Thủ đô phát triển trong khuôn khổ của đường lối phát triển kinh tế đất nước theo mô hình tổng quát: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường được vận hành bởi các quy luật kinh tế: quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung cầu. Đối với việc khai thác và sử dụng các dòng vốn trong đó đặc biệt là vốn tín dụng chịu sự chi phối mạnh mẽ
  • 29. 27 của các quy luật kinh tế nói trên (đặc biệt quy luật cung cầu). Quy luật cung cầu và quy luật lưu thông tiền tệ tác động đến CSTD như thế nào phụ thuộc và thông qua sựnhận thức và vận dụng của con người. CSTD hướng sự vận động của dòng vốn này từ nơi cung đến nơi cần chúng. Chính sáchkinh tế nói chung, CSTDnóiriêng trong đó có CSTD đầu tư phát triển là do con người định ra nhằm giải quyết những vấn đề của thực tiễn. Khi đã được ban hành nó trở thành công cụ để điều tiết các quan hệ kinh tế. Đối với khu vực ngoại thành, Chính quyền Thành phố và các huyện ngoại thành, các TCTD sử dụng CSTD để điều tiết nguồn cung vốn tín dụng đến đúng các địa chỉ có nhu cầu sử dụng thuộc khu vực ngoại thành và hướng các đối tượng vay vốn sử dụng đúng mục đích nguồn vốn đã vay cho đầu tư phát triển - ở đây là khu vực kinh tế ngoại thành.Với công cụ đó, các cơ quan chức năng của Thành phố sẽ thực hiện được mục tiêu hướng các chủ thể kinh tế khu vực ngoại thành sử dụng nguồn vốn vay từ CSTD đầu tư cho mục tiêu phát triển kinh tế phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đã được hoạch định. Hailà, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực ngoại thành phát triển theo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố. Hà Nội đang theo đuổi mục tiêu hoàn thành CNH, HĐH (dĩ nhiên phải gồm cả khu vực ngoại thành) trước từ 1-2 năm so với cả nước. Chính sách tín dụng đầu tư phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực ngoại thành phát triển theo mục tiêu CNH, HĐH của Thành phố, trong đó đặc biệt là nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, việc tập trung nguồn vốn tín dụng ĐTPT cho phát triển nông lâm nghiệp thủy sản, phát triển các ngành khác của kinh tế nông thôn cũng là nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng lợi thế của khu vực ngoại thành phát triển theo mục tiêu của CNH, HĐH. Với mạng lưới rộng khắp trên toàn khu vực ngoại thành, khi hệ thống các TCTD(các NHTM, QTDND) và các TCTD khác liên quan đến chính sách
  • 30. 28 đầu tư phát triển bám sát các định hướng phát triển kinh tế của địa phương và chỉ đạo các chi nhánh của mình tập trung cho vay đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn khu vực ngoại thành sẽ làm cho các chủ thể kinh tế trên địa bàn có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực ngoại thành phát triển theo mục tiêu CNH, HĐH của Thành phố. Bên cạnh đó với kênh đầu tư riêng, các Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn cho vay theo các chương trình của Chính phủ sẽ giúp các chủ thể kinh tế thuộc đối tượng được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh thực hiện các mục tiêu xã hội mà CSTD hướng tới. Ba là, thúc đẩy các chủ thể kinh tế thụ hưởng CSTD đầu tư phát triển trên địa bàn ngoại thành Hà Nội nâng cao năng lực quản lý và sử dụng vốn vay có hiệu quả. Chínhsáchtíndụng đầu tư phát triển đối với khu vực kinh tế ngoại thành Hà Nộilà các quyđịnhvề cho vayđầutư phát triển có thời hạn hoàn trả vốn vay cảgốc và lãi (tuy có phần thuộc các gói hỗ trợ và ưu đãi hoặc là những khuyến khích)củaNhànước vàcủaThànhphố, hoặccủacáctổ chứcchínhtrị- xã hộiđối vớicác chủthểkinh tế ngoạithành;một bộ phận khác là vốn cho vay đầu tư của các TCTD,cómục đíchrõ rànglà cho vayđầutưphát triển. Do đó buộc các đối tượngthụ hưởngchínhsách đó sau khi được vay vốn nhất định phải đầu tư vào mục đíchpháttriểnSX, KD. Cơ chếvayvà nhữngràng buộc cụthểbuộc các chủ thể kinh tế saukhi vay vốnkhôngchỉ phảisử dụng đúng mục đích quy định, mà cònđòihỏisửdụngsao cho cóhiệuquả đầu tư cao nhất. Do đó các chủ thể vay vốnnhất thiết phảinâng cao nănglực quảnlý vốnvay đầutư phát triển. Trong sử dụngvào mục đíchSX, KD, việc sử dụng vốn vay theo hướng giảm chi phí sản xuất và chiphí lưuthông, nângcao sức cạnhtranhcủadoanhnghiệp vàsảnphẩm, tăng hiệu suấtsinhlợi, tăng vòngquaycủađồngvốnvay;nângcao sức cạnhtranh củadoanhnghiệp và sảnphẩmlà việc nhấtthiết nhà đầutư, chủdoanhnghiệp nào
  • 31. 29 cũngphảilàm. Cơ chếvận hành đó góp phần làm cho đồng vốn tín dụng đầu tư pháttriển củaNhà nước, củaThànhphố,củacác TCTD khu vực ngoại thành Hà nội trở thành động lực thúc đẩy sự năng động của khu vực kinh tế ngoại thành. Bốn là, góp phần giúp các địa phương ngoại thành giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội và chính sách xã hội tại các địa bàn. Khi có nguồn vốn từ CSTD đầu tư phát triển chảy về khu vực ngoại thành, nền kinh tế ở đây sẽ năng động lên. Kinh tế phát triển sẽ tạo ra các điều kiện thuận lợi cho giải quyết các vấn đề xã hội và chính sách xã hội. Ở Hà Nội, chưa kể những quy định về ưu đãi hỗ trợ của Chính phủ, chỉ với Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 6/7/2012, "Về thí điểm một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố giai đoạn 2012-2016" và Quyết định số 22/2008/QĐ - UBND ngày 02 tháng 5 năm 2008 "Về ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà Nội" của UBND Thành phố sau khi được ban hành và đi vào thực tiễn, chính sáchnày đã thực sự đã tạo được cú hích cho sự phát triển kinh tế ngoại thành. Những chính sách này được tung ra không chỉ giúp kinh tế ngoại thành khởi sắc, nhiều hộ dân cư khu vực ngoại thành có điều kiện mở rộng SX, KD, hoặc vươn lên làm giàu, hoặc thoát nghèo, mà nhiều vấn đề xã hội khác ở khu vực nông thôn như toàn dụng lao động, giải quyết việc làm... cũng được giải quyết thuận lợi hơn. Để có thể hình dung rõ hơn vai trò của CSTD đầu tư phát triển đối với kinh tế khu vực ngoại thành Hà Nội, có thể tham khảo sơ đồ về cơ cấu tổ chức của hệ thống tín dụng nông thôn Việt Nam và sơ đồ hệ thống tín dụng nông thôn ngoại thành Hà Nội [32, tr.48]. Đối với Thành phố Hà Nội, sự phát triển năng động nhanh và bền vững của KTNT là đònbẩy thúc đẩy kinh tế toàn Thành phố phát triển. CSTD có vai trò không nhỏ đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đối với Thành phố Hà Nội, song điều đó chỉ đúng trong điều kiện chính sách phản ánh
  • 32. 30 đúng những đòihỏi khách quan của đờisốngvà nó được thực hiện với một tinh thần nghiêm túc không vụ lợi. Vì vậy, đốilập với vai trò tíchcực đó, khi CSTD đầu tư phát triển lạc hậu, hoặc không phản ảnh đúng, trúng những điều kiện kinh tế khách quan, nhận thức không đầy đủ, không đúng bản chất yêu cầu của các quy luật kinh tế, hoặc khi chính sách đúng nhưng hoặc bị biến dạng do bị những lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm làm cho méo mó, nhưng không được điều chỉnh, đổimới sẽlàm nảy sinh những "hệ lụy" xấu, tác động tiêu cực trở lại đối với sự phát triển kinh tế, trở thành là lực cản, kìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Từ những trình bày về tín dụng, CSTD, CSTD đầu tư phát triển và những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực ngoại thành Hà Nội; tiếp cận vấn đề từ góc độ kinh tế chính trị, có thể hiểu CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội như sau: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội là tổng thể các quyđịnh của Nhà nước, của ThànhphốHà Nộivà TCTD về hoạt động tín dụng đốivới sự pháttriển kinh tế ngoạithànhHà Nội - biểu hiện tập trung các quan hệ lợi ích: 1). Giữa nhà nước (đại biểu cho lợi ích quốc gia), giữa ThànhphốHà Nội(đạibiểu cho lợi ích của cộng đồng dân cư Thành phố) với lợi ích của các đối tượng thụ hưởng chính sách, phản ánh thống nhất tính chính trị và tính kinh tế của chính sách;2). Giữa tổ chức tín dụng vớicác pháp nhân và thểnhân kinh tếvay vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của các pháp nhânvà thể nhân,phảnánh thuần túy tính kinh tế. Sự vận hành của các quan hệlợi ích đó làm sống động, hoặckìm hãm các hoạtđộng kinh tế khu vực ngoại thành Hà Nội. Nội hàm của quan niệm về CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trên đây thể hiện các nội dung cơ bản sau:
  • 33. 31 Thứ nhất, về mặt pháp lý, CSTD đầu tư phát triển đối với kinh tế ngoại thành cấp độ cấp quốc gia là các quy định thuộc hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước và Thành phố. Vi phạm các quy định của các CSTD này là vi phạm các quy định của pháp luật. Dó đó nói CSTD cấp độ quốc gia cần phải được tuân thủ nghiêm túc. Các quy định tuy mang tính chuyên môn trong CSTD tuy là của các TCTD, nhưng chúng được xây dựng dựa trên luật pháp của Nhà nước, các quy định hiện hữu đó phải được thượng tôn. Thứ hai, việc thực hiện nghiêm, đúng các quy định trong CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội đem lại lợi ích chung cho cả khu vực ngoại thành, cho mỗi TCTD và cho mỗi chủ thể kinh tế. Thứ ba, kinh tế khu vực ngoại thành có phát triển được hay không, phụ thuộc quantrọng vào nội dungcủa các CSTDvàviệc thực thi các chínhsách đó. Chính sáchtín dụng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội như vây, nên việc đánh giá những thành tựu hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ góc độ vai trò của CSTD để có cơ sở hoàn thiện CSTD đó trong thời gian tới, sẽ giúp cho kinh tế khu vực ngoại thành Hà Nội có bước phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. 1.2. Biểu hiện vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoạithành Hà Nội trong thực tiễn, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có nhiều hội sở của các ngân hàng đứng chân, tuy nhiên tại khu vực ngoại thành chỉ có hai ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) [32, tr.46-47], và Ngân hàng Chính sách xã hội [32, tr.49-50] là có các chi nhánh hoạt động tại tất cả các huyện. Do đó xem xét biểu hiện vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn, làm rõ nguyên nhân và chỉ ra những
  • 34. 32 vấn đề đặt ra cần giải quyết, chủ yếu xem xét hoạt độngcủa các TCTD có mặt tại địa bàn gồm các chi nhánh của hai ngân hàng nói trên và một số quỹ tín dụng nhân dân [32, tr.50-51]. Việc xem xét những biểu hiện vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn sẽ được nhìn nhận từ những kết quả thực hiện CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội. 1.2.1. Kết qủa đạt được từ các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển phản ánhvai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn Tình hình CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội và những việc làm của chính quyền Thành phố Hà Nội tạo điều kiện để CSTD đầu tư phát triển phát huy vai trò đối với khu vực KTNT thời gian qua được thể hiện thông qua kết quả hoạt động cho vay vốn tín dụng của các TCTD và các việc làm của các chủ thể cấp vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước (Chính phủ và UBND Thành phố đối với kinh tế ngoại thành). Về kết quả hoạtđộng chovay vốn tín dụngcủa cácTCTD trong cấp vốn tín dụng cho các thể nhân và pháp nhân tại khu vực ngoại thành Hà Nội. Những năm qua, xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của CSTD đối với sự phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội, các TCTD thuộc khu vực tín dụng chính thống và bán chính thống trên địa bàn ngoại thành Hà Nội đã có những chủ trương, biện pháp tíchcực trong khuôn khổ thực thi CSTD giúp các chủ thể kinh tế tại khu vực này tiếp cận các nguồn vốn, đưa vào hoạt động đầu tư phát triển, hoặc sản xuất kinh doanh, đem lại những kết quả nhất định. Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại quyết định số 67/1999/QĐ- TTg, theo đó yêu cầu các TCTD phải chủ động và đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước, tranh thủ vốn ngoài nước (kể cả vốn ODA) và vốn thương mại, để cho vay thực hiện các chương trình kinh tế theo chính sách của nhà nước. Tiếp theo đó, tại Quyết định số 67/1999/QĐ -TTg Thủ tướng Chính phủ cũng
  • 35. 33 nêu rõ mức cho vay hộ nông dân đến 10 triệu đồng không cần thế chấp tài sản (chỉ cần đơn xin vay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...) cùng những quy định cụ thể về xử lý rủi ro như xóa, khoanh dãn nợ.... Thực hiện các quy định trên, các TCTDhoạtđộng tại khu vực ngoại thành Hà Nội đãtíchcực chủ động huy động vốn để có nguồn cho vay. Kết quả, các TCTD khu vực ngoại thành Hà Nội đã cho các pháp nhân và thể nhân khu vực ngoại thành Hà Nội vay một lượng vốn lớn để đầu tư phát triển. Theo số liệu điều tra năm 2010 cho thấy, trong tổng số nguồn vốn tín dụng ĐTPT khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội, Agribank chiếm 13%, NHCSXH chiếm 20%, các QTDND chiếm 8%, chính quyền địa phương 8%, số còn lại, các ngân hàng thương mại: 2%, nguồn khác: 5%, tư nhân và thương nhân 7%, bạn bè: 28% [32, tr.98]. Tình hình trên cho thấy các nguồn tín dụng chính thức tập trung ở 3 TCTD cho vay lớn nhất, lần lượt là Agribank, NHCSXH và QTDND [32, tr.98], lượng vốn vay thuộc bạn bè, tư nhân và nguồn khác, thuộc tín dụng phi chính thức. Số liệu tuyệt đốigiá trị các món cho vay của các TCTD nông thôn ngoại thành Hà Nội năm 2010, của ba TCTD cho vay lớn nhất nói trên (Agribank, NHCSXH, QTDND) lần lượt là 35.166,67 nghìn tỷ đồng, 12.171,05 nghìn tỷ đồng và 10.875 nghìn tỷ đồng [32, tr.108]. Giai đoạn 2006- 2009, các TCTD trên địa bàn Hà Nội đầu tư vào lĩnh vực phát triển ngành nghề nông thôn nhiều nhất, tiếp đến là trồng trọt, chăn nuôi, cho vay chế biến, bảo quản nông lâm, thủy sản. Đầu tư tín dụng ngành nghề nông thôn năm 2009 đạt 8.131 tỷ đồng, tăng 97,6% so năm 2008, và tăng 136% so năm 2006 [32, tr.84]. Theo Cục Thống kê Hà Nội, doanh số cho vay tín dụng của các ngân hàng đối với khối nông, lâm nghiệp và thủy sản trong năm 2012 là 384.737 tỷ đồng(tăng 1,14% so năm 2011 và tăng 2,6% so năm 2010) [15, tr.75]. Tổngdư
  • 36. 34 nợ tín dụng khối nông, lâm nghiệp và thủy sản khu vực ngoại thành Hà Nội tính đến hết 2012 là 38.989 tỷ đồng [15, tr.77]. Bằng vốn vay được đã có 384 ha rừng được trồng mới, 7.800 cơ sở nuôi trồng thủy sản có điều kiện để trụ vững và phát triển (tăng 50% so với 2011), đạt tổng sản lượng 70.500 tấn, tăng 8,7% so cùng kỳ [40, tr.1]. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, giá trị tăng thêm riêng ngành nông lâm thủy sản tăng 7.46%; vốn đầu tư phát triển khu vực ngoại thành ước tính tăng 10,5% [14, tr.1]. Đánh giá về thủ tục cho vay (tức CSTD của các TCTD) khu vực ngoại thành, của các pháp nhân và thể nhân vay vốn tín dụng đầu tư phát triển khu vực ngoại thành Hà Nội, có từ 75,7 - 88,4% cho rằng thủ tục cho vay thuận lợi. Trong ba TCTD hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển lớn nhất tại khu vực ngoại thành Hà Nội (Agribank, NHCSXH và QTDND), Agribank là TCTD có tốc độ phát triển nhanh. Tại Sóc Sơn cứ 4,1 vạn dân có một phòng giao dịch của Agribank, tại Thanh Trì số liệu tương ứng là gần 3 vạn dân [32, tr.87]. Tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn (2001 - 2010) theo tinh thần Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và triển khai thực hiện Nghị định số: 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 "Vềchính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn" của Chính phủ, Agribank là TCTD có những kết quả rất đáng ghi nhận về thực hiện CSTD đầu tư phát triển. Theo đó, sau khi có quyết định số 67/1999/QĐ-TTg, và các văn bản chỉ đạo của NHNN, Agribank Việt Nam đã chỉ đạo mạng lưới chi nhánh trong toàn quốc quán triệt Quyết định số 67, thành lập ban chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến nội dung, ban hành kịp thời các văn bản để tổ chức thực hiện, xây dựng chiến lược kinh doanh 10 năm (2001- 2010), kiến nghị Chính phủ sửa đổi những quy định mà thực tiễn cho thấy không phù hợp; phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ
  • 37. 35 Việt Nam tạo những điều kiện thuận lợi cho các đối tượng vay vốn; Xây dựng đề án về mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp nông thôn, nông dân đến năm 2010... Từ năm 2001 đến năm 2009, Agribank đã cho vay 1.157 tỷ đồng để hộ nông dân mua máy móc, xe ô tô thay thế xe công nông. Năm 2009, ngoài vốn cân đốiđã bổ sung 2.986 tỷ đồngđể khắc phục bão số 9, thu mua lương thực, cà phê và 5.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất đông xuân 2009-2010... Những việc làm trên đã đưa lại thành tựu lớn, theo đó từ 2001, tất cả các nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh (trừ các đối tượng bị pháp luật cấm) đều được vay vốn không cần đảm bảo bằng tài sản thế chấp, từ 10 triệu đến 30 triệu đối với từng hộ, đối tượng theo quy định. Vốn do Agribank cho vay đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng sản lượng, chất lượng nông sản hàng hóa, góp phần đưa Việt Nam từ thiếu đói trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới... Trong 10 tháng đầu năm 2011, Agribank - ngân hàng chủ đạo trong cho vay khu vực nông nghiệp - nông thôn, đã thực hiện các giải pháp mở rộng đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh, tập trung cho vay nông nghiệp, nông thôn, giảm dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất từ 2% - 4%/năm. Tính đến 31-10-2011, dư nợ cho vay nông nghiệp - nông thôn của Agribank tăng 28.583 tỷ đồng, tăng 13% so cuối năm 2010. Trong 2 tháng cuối năm 2011 (gối một phần sang quý 1/2012), hàng loạt các biện pháp đã được đề ra để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lên khoảng 5%, hầu hết là tăng vốn cho vay nông nghiệp - nông thôn [46, tr.1]. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây (Agribank khu vực Hà Tây cũ) đã phối hợp với Hội Nông dân Thành phố Hà Nội cho vay tín chấp thông qua tổ nhóm, thủ tục đơn giản, nhanh gọn với mục tiêu đến ngày 31-12-2013, số hộ vay đạt 18.000 hộ, dư nợ đạt 900 tỷ đồng. Đây là một nguồn tín dụng quan trọng giúp
  • 38. 36 nông dân phát triển sản xuất [3, tr.1]. Huyện Thanh Oai có tới 80% số hộ sản xuất nông nghiệp cần vốn, trong đó nhiều hộ thu nhập thấp, không có tài sản thế chấp. Dư nợ đạt 70 tỷ đồng, chất lượng vay thông qua tổ nhóm tốt, tỷ lệ nợ xấu chỉ dưới 0,2% tổng dư nợ. Ba Vì là huyện miền núi khó khăn vốn của Agribank là kênh quan trọng hỗ trợ xóa đóigiảm nghèo. Thông qua tín chấp, hiện đã có 1.523 hộ được vay vốn với dư nợ gần 45 tỷ đồng. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank Hà Tây đã đạt 8.929 tỷ đồng, tăng 377 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm 85% tổng dư nợ. Toàn chi nhánh có 905 tổ vay vốn đang hoạt động, số hộ dư nợ đạt 13.921 hộ với số tiền đạt trên 477 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 240 tỷ đồng, nợ xấu chỉ chiếm 0,18%. Trong đó cho vay qua 336 tổ nhóm với 5.628 hộ dư nợ, số tiền 155 tỷ đồng chiếm 33% tổng dư nợ cho vay qua tổ nhóm, tăng so với đầu năm là 67 tỷ đồng. Cơ chế lãi suất được điều chỉnh giảm trong thời kỳ này được coi là "đòn bẩy" cho kinh tế hộ phát triển [3, tr.1]. Với quan điểm: "Khách hàng là người đồng hành, đem lại sự sống còn của ngân hàng", những năm qua Agribank Chi nhánh Chương Mỹ đã tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn với dư nợ hơn 365 tỷ đồng trong năm 2011, chiếm 68% tổng dư nợ. Chi nhánh cũng cho 127 khách hàng tại xã Thụy Hương (là xã điểm xây dựng nông thôn mới của Trung ương) vay gần 11 tỷ đồng. Từ năm 2008 đến nay, hiệu quả vốn vay cho nông nghiệp, nông thôn khá lớn. Nhiều gia đình nhờ vốn vay mà vươn lên làm giàu [31, tr.1]. Trong 10 năm thực hiện Quyết định số 67 của Thủ tướng Chính phủ, Agribank Chi nhánh Chương Mỹ đã tập trung cho vay phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên, số tiền mỗi hộ vay không thế chấp tài sản cao nhất chỉ được 10 triệu đồng, không đủ đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, kinh tế hộ gia đình chưa khởi sắc. Từ khi Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về CSTD phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
  • 39. 37 thôn ra đời, với mức vay lớn hơn đã giúp nhân dân có điều kiện làm ăn lớn, nhất là đầu tư chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại. Hiện trong số 241 trang trại trong toàn huyện có 34 trang trại lớn đã được NH cho vay gần 13 tỷ đồng. Nhiều chủ trang trại đã làm ăn hiệu quả từ đồng vốn của NH. Các doanh nghiệp như Công ty Giống gia cầm Lương Mỹ, Công ty cổ phần trang trại Tiên Viên… cũng sử dụng vốn vay rất hiệu quả [31, tr.1]... Để có được kết quả đó, Agribank Chương Mỹ đã phân công mỗi cán bộ tín dụng phụ trách 1 xã và trực tiếp kiểm tra, cho vay đến từng hộ. Trong hoạt động, các khâu làm thủ tục, hồ sơ vay vốn đều được Chi nhánh quán triệt đơn giản hóa tới mức tối đa. Những đối tượng vay theo Nghị định số 41 của Chính phủ, Chi nhánh chỉ thực hiện trong 2 đến 3 ngày. Một nguyên nhân khác đó là Agribank Chương Mỹ đã không ngừng trau dồi nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ, nhân viên; yêu cầu cán bộ nhân viên chấp hành tốt nội quy, quy chế làm việc; thường xuyên tăng cường công tác giáo dục về đạo đức nghề nghiệp, từ đó nâng cao uy tín thương hiệu, tạo được niềm tin yêu của khách hàng đối với ngân hàng. Không chỉ Agribank Chương Mỹ, một số chi nhánh khác của Agribank Hà Tây như Chi nhánh Agribank Ba Vì, Chi nhánh Agribank Thanh Oai, Chi nhánh Agribank Hòa Lạc, Chi nhánh Agribank Quốc Oai, cũng có chính sách cho vay tốt [3, tr.1].... Về biểu hiện của vai trò CSTD cấp độ quốc gia thông qua việc làm của các chủ thể cấp vốn tín dụng đầutưpháttriển nhà nước(Chính phủ và UBND Thànhphố, UBND các huyện đối với kinh tế ngoại thành Hà Nội), thời gian qua. Trước hết phải kể đến các quyết định kịp thời và phù hợp của của Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà nội liên quan đến vấn đề tài chính tín dụng cũng như đối với các thể nhân và pháp nhân kinh tế khu vực ngoại thành - những chủ thể tiếp nhận, thụ hưởng những chính sách đó và hoạt động của các chi
  • 40. 38 nhánh NH Agribank và NHCSXH các QTDND tại các huyện ngoại thành. Trên nền của các quyết định của Chính phủ: Quyết định số 67/1999/QĐ- TTg ngày 30-3-1999 “Về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn”; Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17-4-2009 “Về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn”; Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 31-12-2009 “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 497/ QĐ-TTg ngày 17-4-2009”; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12-4-2010 “Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp”.... Thành phố đã chủ động có thêm chính sách hỗ trợ lãi suất và vốn cho các DN đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm, giết mổ gia súc, gia cầm, xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn… Thành phố cònlập quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN với chức năng bảo lãnh cho DN khi vay vốn ngân hàng. Trường hợp cần thiết, sẽ chủ động bổ sung ngân sách cho các quỹ hỗ trợ sao cho DN và TCTDcó thể gặp nhau, giúp DN có thêm nguồn vốn khôi phục sản xuất. Thành phố Hà Nội cũng đã sớm đưa ra những biện pháp nhằm "giải cứu" DN. Nổi bật là quyết định ưu đãi thuế cho hơn 70.000 DNVVN [45, tr.1], theo đó, hơn 5.150 tỷ đồng tiền thuế đã được giãn, giảm, gia hạn. Chính sách mang tính hỗ trợ này đãthực sự tạo thuận lợi cho DN có thêm vốn duy trì sản xuất và hồi phục kinh doanh. Những kết quả thu được về hoạt động tín dụng khu vực ngoại thành Hà Nội cho thấy cả CSTDcấp độ TCTD và cấp độ quốc gia đối với khu vực kinh tế ngoại thành Hà Nội không chỉ thể hiện vai trò điều tiết nguồn cung vốn tín dụng đến đúng các địa chỉ có nhu cầu sử dụng thuộc khu vực ngoại thành, hướng các đối tượng vay vốn sử dụng đúng mục đích nguồn vốn đã vay cho đầu tư phát triển; góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực ngoại thành phát triển theo mục tiêu CNH, HĐH của Thành phố, và thúc đẩy các chủ thể kinh tế thụ hưởng CSTD đầu tư phát triển trên địa bàn ngoại thành Hà Nội nâng cao năng lực
  • 41. 39 quản lý và sử dụng vốn vay có hiệu quả, mà còngóp phần giúp các địa phương ngoại thành giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội và chính sáchxã hội tại các địa bàn. Nhờ chương trình phối hợp giữa Agribank Thanh Oai và Hội Nông dân Thanh Oai, gần chục nghìn hộ đã được tín chấp vay vốn phát triển chăn nuôi, sản xuất nghề phụ... Cũng nhờ đó các phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu, đoàn kết xóa đói giảm nghèo có thêm động lực lan tỏa, đạt kết quả cao. Thanh Oai đã xây dựng được 225 tổ vay vốn, số hộ có quan hệ thường xuyên là 7.000 hộ, chiếm 65% số khách hàng vay vốn. Dư nợ đạt 70 tỷ đồng, chất lượng vay thông qua tổ nhóm tốt, tỷ lệ nợ xấu chỉ dưới 0,2% tổng dư nợ. Ba Vì là huyện miền núi khó khăn, vốn của Agribank là kênh quan trọng hỗ trợ xóa đóigiảm nghèo. Thông qua tín chấp, hiện đã có 1.523 hộ được vay vốn với dư nợ gần 45 tỷ đồng. Trước đây, nông dân muốn vay phải làm nhiều thủ tục, khó khăn nhất là phải có tài sản thế chấp, trong khi nhiều hộ có đất đai nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận [3, tr.1]. 1.2.2.Những tồn tại và hạn chế trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển phản ánhnhững bấtcập trong thể hiện vai trò chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội trong thực tiễn Những tồn tại và hạn chế của CSTD đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành Hà Nội được thể hiện trên các vấn đề như tình hình tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của các chủ thể kinh tế trên địa bàn; tình hình vay vốn đầu tư phát triển kinh tế, hoặc các thủ tục cho vay... Những tồn tại và hạn chế được thể hiện trên các vấn đề cụ thể là: - Tình hìnhvaynợcủa hộnông dân, sốliệu khảo sát cho thấy trongsố các hộ nôngdân thuộc khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội vay vốn tín dụng đầu tư phát triển, chỉ có trên 60% số hộ vay vốn từ các TCTD thuộc hệ thống tín dụng chính thống, 24,6% vay từ hệ thống bán chính thống, vẫn còn tới 15,4% vay vốntừ hình thức tíndụng phi chínhthức [32, tr.52]. Số liệu năm 2010, bình
  • 42. 40 quân mỗihộ nông dânkhu vực ngoại thành Hà Nội vay theo hình thức tín dụng chínhthức và bán chínhthức là 30 triệu đồng. Số lượng vay lớn nhất là 193 triệu đồng(từ Agribank), nhỏ nhất là 2,1 triệu đồng từ Hội Cựu chiến binh[32, tr.56]. - Nguồn vốn huy động từ các TCTD phi chính thức còn lớn (vay theo quan hệ họ hàng còn chiếm tới 28%) [32, tr.62], điều đó cho thấy CSTD của các TCTD còn kém hấp dẫn. - Về hoạt động ưu đãi, thời điểm 2010, các TCTD khu vực ngoại thành Hà Nội vẫn áp dụng lãi suất cho vay đại trà, trong khi theo khoản 1, điều 11 Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ "Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn", quy định các TCTDđược chỉ định cho vay các đốitượng chính sách, các chương tình kinh tế ở nông nghiệp, nông thôn áp dụng mức lãi suất cho vay theo quy định của Chính phủ. - Về quytrình thủ tục cung cấp tín dụng: quy trình thủ tục cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp. Thực tế cho thấy, quy trình cho vay, quy trình thẩm định, thời gian để quyết định cho vay vốn tại một số TCTD còn kéo dài, các sản phẩm chưa đa dạng, chưa phù hợp với tình hình thực tế phát triển nông thôn khu vực ngoại thành Hà Nội. Mỗi TCTD có một quy trình cho vay riêng nên khách hàng vay vốn thường lúng túng khi tiến hành lập hồ sơ thủ tục vay vốn tín dụng cho vay. Trong điều kiện dân trí khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội vẫn còn những hạn chế, thì thủ tục vay vốn phức tạp sẽ làm giảm số hộ nông dân vay vốn. Xung quanh thủ tục vay vốn, còn một thực tế khác, đó là tuy một số TCTD cho vay không cần cầm cố, bảo lãnh tài sản (hình thức cho vay thông qua tổ nhóm), nhưng để được vay vốn theo hình thức này, hộ vay vốn phải bổ sung nhiều giấy tờ phức tạp. Cònđốivới hình thức có tài sản thế chấp là đất đai
  • 43. 41 (sổ đỏ - các TCTD thuộc hệ thống tín dụng chính thống thường áp dụng hình thức này, thế nhưng nhiều hộ nông dân khu vực nông thôn ngoại thành lại chưa được cấp sổ đỏ, nếu xin được một giấy chứng nhận thì cũng mất nhiều thời gian. Thủ tục vay phức tạp đã làm giảm số hộ vay vốn. Kết quả điều tra mẫu cho thấy chỉ có 56,03% số hộ nông dân ngoại thành Hà Nội vay vốn tín dụng tại các TCTD chính thống, còn tới 43,9% số hộ không vay [32, tr.128]. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Một trong ba TCTD cho vay lớn nhất tại khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội (Agribank, NHCSXH, QTDND) cũng thừa nhận rằng, trong số những hạn chế yếu kém của giai đoạn 10 năm 2001 - 2010 là khối lượng tín dụng của Agribank đầu tư cho nông nghiệp nông thôn tuy luôn chiếm tới 70% tổng dư nợ tín dụng nhưng chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế và khu vực nông nghiệp, nông thôn. Vẫn còn tâm lý ngại mở rộng cho vay đầu tư nông nghiệp nông thôn do khả năng rủi ro cao, sợ phát sinh nợ xấu. Mặt khác, một bộ phận cán bộ tín dụng thiếu kiến thức về sản xuất nông nghiệp, nông thôn cũng như cơ chế, chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư..., nên kế hoạch tín dụng không phù hợp, đề xuất khoản vay không khách quan chính xác [29, tr.5]. Mức độ tín nhiệm về chính sách cho vay của các thể nhân, pháp nhân đối với ba TCTD có quy mô cho vay lớn nhất khu vực ngoại thành vẫn còn từ 11,6% đến 24,3% cho rằng còn phức tạp cũng nói lên những hạn chế của CSTD mà các TCTD này áp dụng [32, tr.82]. Những hạn chế, yếu kém của kinh tế Thủ đô (như đánh giá của Bộ Chính trị trong Nghị quyết số 11- NQ/TW), những mất cân đối trong phát triển kinh tế ngoại thành, sự lạc hậu của kinh tế ngoại thành đối với nội thành làm giảm đáng kể vai trò đầu tàu của kinh tế Thủ đô đối với Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc... còn được thể hiện ở việc thực hiện các quyết định của Thành phố Hà Nội và của Chính phủ có nguyên nhân từ những hạn chế từ CSTD của các TCTD khu vực ngoại thành.