SlideShare a Scribd company logo
1 of 81
1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kỳ 2010 – 2020, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn
đặt ra mục tiêu: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng
hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả
và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả
trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh côngnghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội
nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi
trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo
của Đảng được tăng cường.
Để cụ thể hóa được mục tiêu trên, một yêu cầu đặt ra là phải thu hút và sử
dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông
thôn, nhất là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(Official Development
Assistance – ODA).
Trong thời kỳ 1993 – 2009, nguồn vốn ODA đầu tư cho lĩnh vực
nông nghiệp và phát triển nông thôn không ngừng tăng lên về số lượng với sự
tham gia của 41 nhà tài trợ. Do đó việc đánh giá thực trạng“ thu hút, sử dụng
nguồn vốn oda trong nông nghiệpvà phát triển nông thôn” là việc hết sức cần
thiết để có được cái nhìn tổng quát về nguồn vốn oda trong nông nghiệp.
Thấy được thực trạng, đánh giá được những thành tựu, hạn chế, tìm ra nguyên
nhân cũng như các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề ra các giải pháp để thu hút và
sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA trong phát triển nông nghiệp nước nhà.
Xuất phát từ những lý do trên, với những kiến thức đã học và được sự
hướng dẫn của THS. Phan Tiến Nam và sự giúp đỡ của đơn vị thực tập em
xin đóng góp ý kiến về vấn đề này thông qua bài luận văn tốt nghiệp với đề
2
tài: “Thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp và phát triển nông
thông tại Việt nam thời kỳ 1993 – 2009: Thực trạng và Giải pháp”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là mang đến cái nhìn tổng quan về
nguồn vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đưa ra
những đề suất, giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế, phát huy những
thế mạnh nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong nông
nghiệp và phát triển nông thôn. Nhằm thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp,
phát triển nông thôn thông qua việc thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
ODA.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các dự án ODA trong lĩnh
vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu
mối ký kết trong thời kỳ 1993 – 2009 tại Việt nam.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng,
phương pháp tổng hợp phân tích, phương pháp thống kê, so sánh, đối
chiếu…nhằm làm rõ các nội dung của đề tài.
Bản luận văn ngoài lời mở đầu và kêt luận,nội dung chính của luận văn
gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: Tổng quan về nguồn vốn ODA trong nông nghiệp
CHƯƠNG II: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong nông
nghiệp và phát triển nông thôn thời gian qua
CHƯƠNG III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA
trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời gian qua
Sau đây là nội dung chi tiết của từng chương.
3
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ODA TRONG
NÔNG NGHIỆP
1.1. Những vấn đề cơ bản về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA)
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguồn vốn ODA
a. Khái niệm
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance –ODA )
có nguồn gốc từ “Kế hoạch Marsahall” của Chính phủ Mỹ nhằm giúp đỡ các
nước đồng minh Tây âu khôi phục kinh tế, phát huy ảnh hưởng chính trị,
đồng thời ngăn chặn ảnh hưởng của Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Thông qua kế hoạch này, Mỹ đã thực hiện tài trợ vốn ồ ạt, được ví là trận
“mưa đô la” khổng lồ cho Tây âu với tên gọi là khoản “hỗ trợ phát triển chính
thức (Official Development Assistance – ODA )”.
Theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ
về việc “Hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là ODA) trong Quy chế
này được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước
ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên
chính phủ”.
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance – ODA)
là nguồn tài trợ ưu đãi của một hay một số quốc gia hoặc tổ chức tài chính
quốc tế cung cấp cho một chính phủ nào đó nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc khôi
phục và phát triển kinh tế -xã hội (Giáo trình tài chính quốc tế _Học Viện Tài
Chính).
4
b. Đặc điểm
+ ODA mang tính ưu đãi :
Đây là một đặc điểm quan trọng giúp chúng ta phân biệt rõ ràng ODA
với các nguồn vốn khác. Tính ưu đãi được thể hiện như sau:
- Ưu đãi về thời hạn vay: ODA có thời gian cho vay dài, thời gian ân
hạn lâu. Thông thường, thời gian cho vay của ODA kéo dài từ 30 – 40 năm,
thời gian ân hạn từ 5 – 10 năm. Các khoản viện trợ của WB thường có thời
hạn vay lên tới 40 năm, thời gian ân hạn lên đến 10 năm.
- Ưu đãi về nguồn vốn: Trong ODA thường có một khoản viện trợ
không hoàn lại, nước nhận ODA không phải trả lại phần vốn này cho nhà tài
trợ. Đây là một thuận lợi của bên tiếp nhận nguồn vốn ODA tuy nhiên phần
vốn này chiếm tỷ lệ không lớn.
- Ưu đãi về lãi suất cho vay: so với các khoản tín dụng thương mại thì
oda có lãi suất thấp hơn rất nhiều , thông thường từ 0 -3 %/ năm. Mức độ ưu
đãi của ODA phụ thuộc vào trình độ phát triển và mục đích sử dụng của nước
tiếp nhận.
GDP/người càng thấp thì mức độ ưu đãi nhận được càng lớn tức là thời
hạn vay giài, khoản viện trợ không hoàn lại lớn, lãi suất vay thấp. Khi nước
nhận ODA phát triển đến ngưỡng nhất định (nhóm nước có thu nhập trung
bình _ MIC) thì yếu tố yêu đãi sẽ giảm xuống.
Thông thường các bên cung cấp ODA thường có chính sách và ưu tiên
của riêng họ, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm. Mặt khác, đối
tượng ưu tiên nhận được các khoản ODA phụ thuộc vào từng thời kỳ nhất
định. Nếu mục tiêu sử dụng ODA của nước nhận tài trợ phù hợp với mục tiêu
của bên cung cấp thì việc nhận được khoản ODA với ưu đãi cao là việc
không khó.
5
+ ODA có tính chất ràng buộc: có thể khẳng định rằng, tuy là nguồn hỗ
trợ có tính ưu đãi nhưng ODA không phải là cho không. ODA là khoản cung
cấp có vay có trả, gắn với những ràng buộc của nước, tổ chức cung cấp viện
trợ. Mỗi bên cung cấp ODA đều có chính sách của riêng mình và những quy
định rằng buộc đối với nước tiếp nhận, nhiều khi những ràng buộc này rất
chặt chẽ như ràng buộc về việc mua hàng hóa, trang thiết bị vật tư, máy móc
của nước tài trợ với mức giá cao hơn rất nhiều mức giá của hàng hóa đó trên
thị trường. Đa số các nước cung cấp ODA sử dụng nó như một công cụ để
nâng tầm ảnh hưởng về kinh tế - chính trị đối với các nước tiếp nhận nguồn
vốn này. Như Mỹ sử dụng công cụ ODA để thực hiện ý đồ “gây ảnh hưởng
chính trị trong thời gian ngắn” một mặt viện trợ kinh tế để bày tỏ sự thân
thiện, tiến đến gần gủi, thân thiết về chính trị; Mặt khác tìm cách tiếp xúc với
các quan chức cấp cao của các nước đang phát triển để mở đường cho hoạt
động ngoại giao trong tương lai…
+ ODA tạo ra gánh nặng nợ trong tương lai: Trong nguồn vốn ODA,
phần vốn không hoàn lại chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, còn lại là khoản vay với
sự ưu đãi về lãi suất và thời hạn vay. Do đó gánh nặng nợ của ODA để lại sẽ
xuất hiện trong tương lai. Vấn đề khó khăn đặt ra đối với các nước tiếp nhận
nguồn vốn ODA là ODA không được dùng đầu tư trực tiếp cho sản xuất mà
dùng cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển y tế, văn hóa, giáo dục
là những lĩnh vực phi sản xuất có tính chất bổ trợ cho các ngành sản xuất
trong nước. Trong khi đó, nguồn vốn ODA lại làm cho gánh nặng nợ của
nước tiếp nhận trực tiếp tăng lên. Vì vậy, việc sử dụng nguồn vốn ODA hiệu
quả là rất quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo khả năng trả
nợ trong tương lai.
c. Vai trò đối với nước nhận tài trợ
6
Nguồn vốn ODA được đánh giá là nguồn ngoại lực quan trọng giúp các
nước đang phát triển (ĐPT) thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hội
(KTXH) của mình. Vai trò của ODA được thể hiện trên các giác độ cơ bản
sau:
ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu
tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc tính
ưu việt là thời hạn cho vay dài thường là 10 - 30 năm, lãi suất thấp khoảng từ
0,25% đến 2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như
vậy Chính phủ các nước ĐPT mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng
xã hội như giáo dục, y tế. Những cơ sở hạ tầng KTXH được xây dựng mới
hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng nền kinh tế của các nước nghèo. Theo tính toán của các chuyên gia của
WB, đối với các nước ĐPT có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên
1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%.
ODA giúp các nước ĐPT phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi
trường. Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu
tiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật
cho việc dạy và học của các nước ĐPT. Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn
cũng được dành cho các chương trình hỗ trợ lĩnh vực y tế, đảm bảo sức khoẻ
cộng đồng. Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, các nước ĐPT đã gia
tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của quốc gia mình.
ODA giúp các nước ĐPT xoá đói, giảm nghèo. Xoá đói nghèo là một
trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khi hình
thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức. Mục tiêu này biểu hiện tính
nhân đạo của ODA. Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một
7
lượng bằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ, và giảm 0,9% tỷ lệ tỷ vong
ở trẻ sơ sinh. Và nếu như các nước giầu tăng 10 tỷ USD viện trợ hằng năm sẽ
cứu được 25 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo.
ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán
quốc tế của các nước ĐPT. Đa phần các nước ĐPT rơi vào tình trạng thâm hụt
cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia
này. ODA, đặc biệt các khoản trợ giúp của IMF có chức năng làm lành mạnh
hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ.
ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu
tư tư nhân. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò
như nam châm “hút” đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện
trợ. Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp
phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính
phủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào ODA cũng phát huy tác dụng đối với đầu
tư tư nhân. Ở những nền kinh tế có môi trường bị bóp méo nghiêm trọng thì
viện trợ không những không bổ sung mà còn “loại trừ” đầu tư tư nhân. Điều
này giải thích tại sao các nước ĐPT mắc nợ nhiều, mặc dù nhận được một
lượng ODA lớn của cộng đồng quốc tế song lại không hoặc tiếp nhận được rất
ít FDI.
ODA giúp các nước ĐPT tăng cường năng lực và thể chế thông qua các
chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính
và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, nguồn vốn ODA cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả bất lợi đối với
các nước tiếp nhận nếu ODA không được sử dụng hiệu quả, như làm tăng
gánh nặng nợ quốc gia, lệ thuộc chính trị vào nhà tài trợ,….
8
1.1.2 Các hình thức của nguồn vốn ODA
Có nhiều cách phân loại ODA khác nhau tùy thuộc vào mỗi tiêu thức
đánh giá, cụ thể:
+ Căn cứ vào tính chất tài trợ, ODA được chia làm 3 loại:
- Viện trợ không hoàn lại: người nhận không có nghĩa vụ phải hoàn trả.
- Tài trợ có hoàn lại: là các khoản cho vay ưu đãi. Thường người ta
phải tính được mức độ không hoàn lại (hoặc thành tố ưu đãi) lớn hơn 25%
vốn vay mới coi là ODA ưu đãi .
- Tài trợ hỗn hợp: Gồm một phần viện trợ không hoàn lại và một phần
cho vay (có thể có ưu đãi hoặc không có ưu đãi) nhưng tổng các thành tố ưu
đãi phải trên 25%.
+ Căn cứ vào mục đích sử dụng, ODA được chia thành 2 loại:
- Hỗ trợ cơ bản: là các khoản ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ
chính của các chương trình dự án đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế -
xã hội và bảo vệ môi trường. Thường là các khoản vay ưu đãi.
- Hỗ trợ kỹ thuật: là khoản hỗ trợ dành cho chuyển giao tri thức, phát
triển năng lực, phát triển thể chế, nghiên cứu tiền đầu tư các chương trình, dự
án, phát triển nguồn nhân lực...Thường là các khoản viện trợ không hoàn lại.
+ Căn cứ vào các điều kiện để được nhận tài trợ:
- ODA không ràng buộc: người nhận không phải chịu bất kỳ sự ràng
buộc nào về kinh tế cũng như về chính trị.
- ODA có ràng buộc: Người nhận phải chịu một số ràng buộc nào đó
như: Ràng buộc nguồn sử dụng: Chỉ được mua sắm hàng hóa, thuê chuyên
gia, thuê thầu… theo chỉ định hoặc ràng buộc bỏi mục đíchsử dụng: Chỉ được
sử dụng cho một số mục đích nhất định nào đó qua các chương trình, dự án...
- ODA hỗn hợp: Một phần có những ràng buộc, một phần không có
những ràng buộc nào.
9
+ Căn cứ vào hình thức thực hiện các khoản tài trợ:
- ODA hỗ trợ dự án: Là hình thức chủ yếu của ODA, nghĩa là ODA sẽ
được xác định cho các dự án cụ thể. Có thể là hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ thuật,
viện trợ không hoàn lại hay cho vay ưu đãi.
- ODA hỗ trợ phi dự án: không gắn với các dự án đầu tư cụ thể như: Hỗ
trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ …
- ODA hỗ trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích
tổng quát nào đó trong một khoảng thời gian xác định. Thường gắn với nhiều
dự án chi tiết cụ thể trong một chương trình tổng thể. Hình thức này đặc biệt
được chú ý từ những năm 90 và được áp dụng đối với các nước sử dụng ODA
có hiệu quả.
+ Căn cứ vào người cung cấp tài trợ:
- ODA song phương: Là ODA mà một chính phủ trực tiếp tài trợ cho
một chính phủ khác.
- ODA đa phương: Là ODA của nhiều chính phủ cùng đồng thời tài trợ
cho một chính phủ. Thường có ODA đa phương toàn cầu và ODA đa phương
khu vực.
- ODA của các tổ chức phi Chính phủ(NGO): như Hội chữ thập đỏ
quốc tế, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Tổ chức hòa bình xanh, Tổ chức SIDA
của Thụy Điển ….
1.1.3. Quy trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA: Đó là quá trình gặp gỡ
giưã nhu cầu cần tài trợ và khả năng tài trợ, cũng như quá trình hài hòa thủ tục
giữa nhà tài trợ và người nhận tài trợ để ODA đi vào thực tiễn. Quy trình gồm
các bước sau:
- Xây dựng danh mục chương trình dự án ưu tiên vận động ODA(thể
hiện nhu cầu ODA): Chính phủ các nước đang và chậm phát triển trong từng
thời kỳ (năm) tổng hợp các nhu cầu để lập các danh mục chương trình, dự án
10
ưu tiên vận động ODA, kèm theo đề cương nêu rõ sự cần thiết, tính phù hợp,
quy hoạch ,mục tiêu, kết quả đạt được dự kiến, các hoạt động chủ yếu, thời
hạn thực hiện, dự kiến mức vốn ODA và mức vốn đối ứng, dự kiến cơ chế tài
chính, dự báo tác động tới kinh tế - xã hội cho từng chương trình dự án cụ thể
.
- Vận động ODA(khả năng tài trợ): Đó là quá trình các cơ quan của chính
phủ các nước đang và chậm phát triển liên hệ, vận động các nhà tài trợ ODA.
Các nhà tài trợ sẽ căn cứ vào khả năng tài trợ ODA trong năm tài khóa và sự
phù hợp của các chương trình dự án để trả lời cho các nước đó.
- Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế khung về ODA: Các chính phủ nhận tài
trợ sẽ cử các quan chức có trách nhiệm đến đàm phán và ký kết điều ước quốc
tế về ODA có tính nguyên tắc với nhà tài trợ .
- Thông báo điều ước quốc tế khung về ODA : Chính phủ các nước sẽ thông
báo với cơ quan chủ quản , các địa phương có chương trình , dự án về điều
ước quốc tế khung về ODA , của từng nhà tài trợ để các cơ quan , các địa
phương này chuẩn bị các văn kiện cần thiết .
- Chuẩn bị văn kiện chương trình, dự án ODA: Các cơ quan chủ quản, các
địa phương đã được đồng ỳ tài trợ ODA sẽ phải thành lập các ban chuẩn bị
chương trình, dự án . Các văn kiện có liên quan như: Cơ chế tài chính trong
nước đối với sử dụng ODA; Vốn chuẩn bị chương trình dự án; Kế hoạch
chuẩn bị chương trình dự án; Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chương trình dự
án; Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình dự án sử dụng vốn ODA .
- Thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án ODA: Các văn kiện của chương
trình, dự án ODA sẽ được cơ quan có thẩm quyền của nước nhận tài trợ thẩm
định, phê duyệt để có căn cứ ký kết điều ước quốc tế cụ thể với nhà tài trợ .
- Đàm phán ký kết, phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước quốc tế cụ thể về
ODA: Các cơ quan của chính phủ của nước nhận tài trợ sẽ thông báo kết quả
11
phê duyệt các chương trình dự án cho từng nhà tài trợ. Sau khi được nhà tài
trợ chấp nhận, cơ quan có thẩm quyền của nước nhận tài trợ sẽ phối hợp
chuẩn bị các nội dung đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA. Sau đó, các
cơ quan được nhà nước ủy quyền sẽ đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về
ODA. Khi kết thúc đàm phán, chính phủ sẽ trực tiếp ký kết, hoặc quyết định
người được ủy quyền ký kết, hoặc trình chủ tịch nước với những điều ước
quốc tế cụ thể về ODA được ký kết với danh nghĩa nhà nước. Sau đó các điều
ước quốc tế cụ thể sẽ được chuyển cho cơ quan quản lý của chính phủ về
ODA để theo dõi, thực hiện.
- Thực hiện chương trình dự án ODA: Là bước đưa các điều ước quốc tế cụ
thể về ODA vào thực hiện tại các chương trình dự án cụ thể. Đây là bước có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng đảm bảo việc thực hiện các điều ước quốc tế và hiệu
quả sử dụng các chương trình, dự án sử dụng ODA. Các chủ dự àn phải thành
lập các ban quản lý chương trình, dự án ODA có quy chế tổ chức hoạt động
và tư cách pháp nhân để thực hiện các dự án phù hợp với quy định của pháp
luật và điều ước quốc tế cụ thể về ODA. Các vấn đề cần chú ý trong thực hiện
các dự án là:
+ Vốn đối ứng trong nước chuẩn bị thực hiện và thực hiện dự án
+ Vốn ứng trước để thực hiện dự án
+ Giải phóng mặt bằng thực hiện dự án
+ Thực hiện đấu thầu rộng rãi
+ Thực hiện sữa đỗi, điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình, dự án
ODA trong quá trình thực hiện
+ Quản lý xây dựng, nghiệm thu bàn giao, quyết toán .
+ Giải ngân nguồn vốn ODA : Bao gồm các hình thức sau :
* Chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của NSNN
* Thanh toán toán trực tiếp (thủ tục chuyển tiền)
12
* Mở thư tín dụng (L/C) có thư cam kết hoặc thanh toán bằng (L/C)
không cần thư cam kết
* Mở tài khoản đặc biệt hoặc tài khoản tạm ứng
*Thủ tục thanh toán hoàn vốn hoặc thủ tục thanh toán hồi tố
- Theo dõi, đánh giá, nghiệm thu, quyết toán, bàn giao kết quả dự án
ODA: Là khâu công việc quan trọng được tiến hành thường xuyên và định kỳ
nhằm so sánh kết quả đạt được trên thực tế với mục tiêu đã đề ra trong các
văn kiện của dự án; Kiểm tra, thanh tra việc chấp nhận, quản lý, sử dụng
ODA; tổ chức nghiệm thu, quyết toán bàn giao kết quả và đưa chương trình ,
dự án vào vận hành trong thực tế đới sống .
- Quản lý nợ vay ODA: ODA có thể để lại gánh nặng nợ nần cho nước tiếp
nhận. Vì vậy, quản lý trả nợ vay ODA có ý nghĩa quan trọng.
1.2 Vai trò của nông nghiệp và phát triển nông thôn trong phát
triển kinh tế xã hội ở Việt nam
Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam là nơi 72,6% dân số Việt Nam
sinh sống, đóng góp khoảng 20,7% GDP thu hút hơn 60% lao động và mang
lại nguồn thu nhập chính cho cuộc sống gia đình của họ. Từ những con số
trên, chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của nông nghiệp và phát
triển nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội tại Việt nam. Điều đó đã được
thể hiện rõ trong các văn kiện và nghị quyết của Đảng ta và được thực tiễn
chứng minh.
Báo cáo của Ban chấp hành TW Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc
lấn thứ 6 của đảng đã nêu “Trong bước đi hiện nay, nền nông nghiệp nhiệt đới
nước ta chứa đựng những tiềm năng to lớn và có vị trí cực kỳ quan trọng.
Chính vì vậy giải phóng năng lực sản xuất và chủ yếu là giải phóng năng lực
sản xuất của hàng chục triệu lao động với hàng triệu ha đất đai trong nền nông
nghiệp nhiệt đới này”.
13
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII của Đảng ta đã xác định “ nông
nghiệp và nông thôn là mặt trận hàng đầu”.
Nghị quyết 06 tháng 11/1998 đã nêu vị trí quan trọng của nông nghiệp,
nông thôn và nhân dân trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước cũng như những năm đầu thế kỷ XXI.
Đại hội IX của Đảng – Đại hội của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới
đã quyết định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 2001-
2010 trong đó nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đặc biệt. Điều này
được thể hiện qua chủ trương tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, sửa đổi luật
đất đai và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, cho vay vốn đối với hộ nông dân
dưới 10 triệu Việt Nam Đồng không phải thế chấp, khuyến khích phát triển
kinh tế trang trại, mua lúa tạm trữ xuất khẩu trong 2 năm 1999, 2000…
Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng, trong phần nói về nhiệm vụ
trọng tâm là phát triển kinh tế đã đặt lên hàng đầu chủ trương “tăng cường chỉ
đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Đại hội X một lần nữa khẳng định: “Hiện nay và trong nhiều năm tới ,
vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt
quan trọng. Phải luôn coi trọng, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp,
nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn đa dạng,
phát triển nhanh và bền vững, có năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh
cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện từng bước hình
thành nền nông nghiệp sạch”.
Thực tế đã chứng minh, những quan điểm của Đảng ta về nông nghiệp
và nông thôn(NN&NT) là hoàn toàn đúng đắn. Nông nghiệp luôn đóng vai trò
hàng đầu trong nền kinh tế nước ta. Sản xuất nông nghiệp đã tạo ra lương
thực thực phẩm , nguyên liệu không chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu
14
dùng trong nước mà còn được xuất khẩu thu về ngoại tệ cho đất nước. Trong
giai đoạn hiện nay, nông nghiệp vẫn được xác định là một ngành có vai trò
đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Với hơn 86 triệu người, hiện nay dân số nước ta đang đứng thứ 7 ở
Châu Á và thứ 13 trên thế giới. Vì vậy mà chúng ta không thể trông chờ vào
việc nhập khẩu nguồn lương thực từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu trong
nước, trong khi nền công nghiệp của chúng ta còn non trẻ và thị trường thế
giới có nhiều biến động. Từ đó có thể thấy rằng, việc phát triển nông nghiệp
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện
nay. Cung cấp đủ lương thực cho mọi người, mọi nhà, mọi lúc và mọi nơi sẽ
tạo điều kiện ổn định mức thu nhập thực tế của người lao động, tạo điều kiện
cho công nghiệp chế biến phát triển, khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động,
tài nguyên thiên nhiên và lợi thế kinh tế sinh thái từng vùng.
Nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển tất yếu sẽ làm cho thu
nhập và mức sống của người dân nông thôn được nâng lên qua đó nâng cao
khả năng tích lũy cho công nghiệp hóa hiện - đại hóa đất nước. Làm giảm
khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.
Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn sẽ làm cho thị trường tiêu
thụ hàng hóa và dịch vụ được mở rộng đán kể. Nhất là đối với hàng hóa về
vật tư, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Một nền nông nghiệp phát triển toàn diện sẽ tạo ra nguồn cung cấp
nguyên liệu với số lượng lớn và chất lượng cao cho ngành công nghiệp. Nhất
là ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản, sản xuất giấy, công nghệ sinh học
….đồng thời cung cấp đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
ra nước ngoài, cung cấp ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết
bị …phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
15
Qua đó có thể thấy rằng, nông nghiệp không chỉ là một cơ sở cho sự
phát triển của ngành công nghiệp và cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước (cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, đất đai, lao
động, tiền vốn, thị trường cho công nghiệp hóa ) trái lại nông nghiệp hiện đại
là một loại công nghiệp và dịch vụ có năng suất và hiệu quả cao, có giá trị gia
tăng lớn, có thể cần phải và đang trở thành một ngành rất quan trọng trong
nền kinh tế tri thức. Nông thôn không phải là địa bàn thứ yếu và hậu phương
phụ thuộc vào thành thị, có trình độ phát triển các mặt đều thấp hẳn so với
thành thị … trái lại nông thôn hiện đại là một dạng của thành thị, của sự phát
triển, là địa bàn để giữ gìn và tô điểm môi trường sinh thái loài người, chứa
đựng “lá phổi và trái tim” của sự sống trên trái đất.
Những phân tích ở trên cho ta thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của
nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở
Việt nam
1.3 Vai trò của ODA trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ở
Việt nam
Đối với một nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển như Việt Nam
nơi mà NN&NT chiếm 72,6 % dân số đang sinh sống, đóng góp khoảng
20,7% GDP và thu hút hơn 60% lao động thì mục tiêu phát triển NN&NT là
rất quan trọng. Trong khi nguồn vốn ngân sách không đủ đáp ứng nhu cầu,
ODA được coi là một kênh huy động vốn vô cùng quan trọng, là một cứu
cánh cho vấn đề vốn trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chính vì vậy
mà ODA có vai trò to lớn trong nông nghiệp và phát triển nông
thôn(NN&PTNT) Việt nam hiện nay.
ODA đóng góp cho xóa đói giảm nghèo: Thông qua các dự án trong
nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi … đời sống của người dân ở khu
vực nông thôn đã được cải thiện đáng kể. Đánh giá của Liên hợp quốc và các
16
tổ chức tài chính quốc tế lớn đều thống nhất rằng Việt Nam đạt những thành
tựu lớn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Đời sống nông thôn được cải thiện
và tỷ lệ nghèo đói giảm đáng kể từ 58,1% năm 1993 xuống 15,5% năm 2007
(theo chuẩn quốc gia, UNDP) .Những chương trình, dự án ODA đã có đóng
góp lớn, ví dụ như dự án đa dạng hóa nông nghiệp với 86 triệu USD vay IDA
và AFD, khi kết thúc dự án đã góp phần phục hồi 17000 ha cao su, trồng mới
30100 ha cao su tiểu điền, đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho 75000 hộ dân
thâm canh chăn nuôi(vỗ béo bò, lợn), đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, tăng thu
nhập cho nông dân đắc biệt là dân tộc thiểu số; đo cấp đất 300000 ha cho
nông dân, hơn 22000 nông dân được vay vốn cho trồng trọt chăn nuôi …
Hiệu quả của đồng vốn, nhất là nguồn vốn ODA lại càng lớn hơn nữa nều
chúng ta biết rằng tăng trưởng GDP trong lĩnh vực nông nghiệp có hiệu quả
xóa đói giảm nghèo cao nhất so với các ngành khác, trung bình là hai lần.
ODA làm thay đổi căn bản cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất và
đời sống : trong những năm qua, hơn 50 dự án đầu tư cho phát triển cơ sở hạ
tầng nông thôn, đặc biệt trong các lĩnh vực thủy lợi từ xây dựng hồ chứa, đào
kênh, cũng cố đê điều …đến cung cấp nước sạch và vệ sinh mội trường nông
thôn … Những tác động lớn của các dự án ODA hỗ trợ đầu tư trong nước
trong việc kiểm soát lũ, thau chua, rữa phèn mở rộng diện tích trồng lúa đồng
bằng sông cửu long … Khó có thể hình dung sự thay đổi trong sản xuất và đời
sống nông thôn ở cả ba vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu
Long và các tỉnh miền trung nếu thiếu các dự án ODA trong thời gian qua.
ODA giúp nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn của ngành nông
nghiệp: thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật đã có hàng trăm chuyên gia quốc
tế đến và hàng nghìn cán bộ việt nam đi công tác, học tập ở những nước có
nền khoa học công nghệ nông nghiệp tiên tiến. Những hỗ trợ đó đã góp phần
quan trọng làm nâng cao năng lực cho ngành về năng lực chuyên môn và
17
quản lý, nâng cao nhận thức của cán bộ từ quản lý nhà nước đến quản lý kinh
doanh, nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng khoa học công nghệ vào đời
sống. Đó là những hỗ trợ quốc tế trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược
lâm nghiệp, chiến lược giảm nhẹ thiên tai. Nếu như năm 2004 khi mới bùng
phát dịch cúm da cầm thật khó tìm thấy một phòng thí nghiệm nào có thể
chẩn đoán được chính xác vi rút H5N1 thì nay nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng
quốc tế, ngành nông nghiệp không những rút ngắn được thời gian chuẩn đoán
vi rút mà còn phân tích được cấu trúc gen, qua đó theo dõi sự thay đổi của vi
rút và có những cảnh báo kịp thời nếu xuất hiện nguy cơ đại dịch cúm do đột
biến gen của vi rút …
ODA là động lực quan trọng để phát huy nội lực trong nước: Kinh
nghiệm từ chương trình giống, các dự án thủy lợi, chương trình phát triển
ngành lâm nghiệp cũng như các dự án hỗ trợ lâm nghiệp và phát triển nông
thôn tổng hợp cho thấy những nơi có nguồn ODA thì việc huy động các
nguồn vốn khác, đặc biệt huy động nguồn lực địa phương, kể cả khối tư nhân
và người dân tham gia rất hiệu quả.
ODA tạo tiền đề và hạ tầng cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI): có thể nói ODA ngày càng theo sát và phục vụ cho kế hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội dài hạn và ngắn hạn của ngành. Nguồn tài trợ quốc tế
đã và đang hỗ trợ tích cực cho việc rà soát, chỉnh sữa chính sách, chiến lược
phát triển, xây dựng và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ
cũng như năng lực khoa học kỹ thuật máy móc trang thiết bị và con người
phục vụ nghiên cứu khoa học, trực tiếp hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nâng
cao năng lực sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo cho người nông
dân.
18
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN ODA TRONG NN&PTNN THỜI
GIAN QUA
2.1 Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam giai
đoạn 1993-2009
2.1.1 Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân nguồn vốn ODA
Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát
triển kinh tế - chính trị và tiến bộ xã hội vượt bậc, được dư luận trong nước và
quốc tế thừa nhận rộng rãi: Trong những năm đầu của thập kỷ 90, Việt Nam
đã không những thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã – hội trầm trọng và
kéo dài mà còn tạo ra những bước tiến rất đáng ghi nhận với việc cải thiện
tình hình chính trị đối ngoại, xử lý các khoản nợ nước ngoài thông qua câu lạc
bộ chủ nợ Pari, nền kinh tế trong nước tăng trưởng liên tục với tốc độ bình
quân trên 7%/năm, mức đói nghèo giảm từ trên 50% đầu những năm 90
xuống còn khoảng hơn 13% năm 2009, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn
diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), được bầu là Ủy viên không thường trực của
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam là thành viên tích cực của
ASEAN, APEC, và nhiều Diễn đàn, tổ chức quốc tế khác.. .Đây là bối cảnh
dẫn đến cơ hội để Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế nối lại quan hệ hợp
tác phát triển. Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam được tổ chức
tại Pari dưới sự chủ trì của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 11 năm 1993
là điểm khởi đầu cho quá trình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam.
19
Tính đến năm 2009, đã có 16 hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành
cho Việt Nam (Hội nghị CG) đã được tổ chức, với sự tham gia của 51 nhà tài
trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương (Đức, Nhật, Anh ….) và 23 nhà tài
trợ đa phương (ADB, WB, IFAD …) có các chương trình ODA thường xuyên
Kể từ khi nối lại quan hệ với Việt Nam, cộng đồng các nhà tài trợ quốc
tế đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với công cuộc đổi mới mà Đảng ta đề
xướng và lãnh đạo, có thể thấy rõ điều này qua con số ODA mà các nhà tài
trợ cam kết cho Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm, đạt khoảng
53367 triệu USD trong giai đoạn 1993-2009. Nếu như trong 3 năm từ 1993 –
1995 các nhà tài trợ chỉ mới cam kết tài trợ cho Việt Nam hơn 6000 triệu
USD thì con số này tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 1996 – 2000 đạt hơn
11500 triệu USD, giai đoạn 2001 – 2005 là 14889 triệu USD và đạt con số ấn
tượng 20812 triệu USD trong giai đoạn 2006 – 2009 gấp hơn 3 lần giai đoạn
1993 – 1995.
Bảng 2.1: ODA cam kết , ký kết , giải ngân giai đoạn 1993 – 2009
Đơn vị : Triệu USD
Năm Số vốn cam kết Vốn ký kết Vốn giải ngân
1993 1861 817 413
1994 1959 2598 725
1995 2311 1444 737
1993-1995 6131 4859 1875
1996 2431 1602 900
1997 2377 1686 1000
1998 2192 2444 1242
1999 2146 1503 1350
2000 2400 1768 1650
20
Năm Số vốn cam kết Vốn ký kết Vốn giải ngân
1996-2000 11546 9003 6142
2001 2399 2418 1500
2002 2462 1805 1528
2003 2839 1757 1422
2004 3441 2568 1650
2005 3748 2515 1787
2001-2005 14889 11063 7887
2006 4457 2824 1785
2007 5426 3795 2176
2008 5O15 4332 2253
2009 5914 5401 3000
Tổng 53367 41842 25118
Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu tư ( số liệu tổn hợp tính đến hội
nghị CG 2009).
Có thể thấy rõ hơn sự thay đổi của nguồn vốn ODA cam kết ,ký kết ,giải
ngân giai đoạn 1993 – 2009 qua biểu đồ sau.
21
Biểu đồ 2.1: ODA cam kết , ký kết ,giải ngân giai đoạn 1993 – 2009
0
5000
10000
15000
20000
25000
1993 - 1995 1996 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2009
cam kết ký kết giải ngân
Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu tư (số liệu tổn hợp tính đến hội
nghị CG 2009).
Từ năm 1993 đến năm 2007, nguồn vốn ODA cam kết tăng đều đặn
hàng năm, trung bình mỗi năm Việt nam nhận khoảng hơn 2800 triệu USD
vốn ODA cam kết từ cộng đồng các nhà tài trợ. Do tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu nên lượng vốn ODA cam kết mà các nhà tài trợ dành
cho Việt Nam trong năm 2008 đã giảm 809 triệu USD so với năm 2007,
nhưng lại tăng trở lại với con số hết sức ấn tượng 5914 triệu USD trong năm
2009. Điều này thể hiện sự tin tưởng to lớn mà cộng đồng các nhà tài trợ quốc
tế dành cho Việt Nam trong bối cảnh cả thế giới phải đang gồng mình để
chống lại cuộc khủng hoản tài chính toàn cầu.
Để thực hiện lượng vốn ODA đã cam kết, trong giai đoạn 1993 – 2009
đã có 41842 triệu USD vốn ODA được ký kết chiếm 78,4% lượng vốn ODA
cam kết. Có được kết quả này là do trong 3 năm từ 2007 đến 2009 đã có tới
hơn 13,5 tỷ USD vốn ODA được ký kết, chiếm hơn 48% lượng vốn ODA ký
kết của giai đoạn 1993 -2006.
Trong thời kỳ 1993 - 2009, tổng vốn ODA giải ngân đạt 25118 triệu
USD, tương đương 60,03% tổng lượng ODA ký kết và 47,07% cam kết cùng
22
thời kỳ. Trung bình mỗi năm giải ngân được khoảng gần 1,5 tỷ USD, chỉ đạt
70% -80% kế hoạch đề ra, trong 3 năm 2007 – 2009 tình giải ngân đã được
cải thiện đáng kể song vẫn chưa làm hài lòng các nhà tài trợ.
2.1.2 Tình hình sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt nam thời kỳ 1993 -
2009
Cơ cấu vốn ODA theo các điều ước quốc tế về ODA đã được ký trong
thời kỳ 1993-2009 phù hợp với những định hướng ưu tiên sử dụng vốn ODA
của chính phủ đã đề ra trong từng thời kỳ .
Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo ngành , lĩnh vực thời kỳ
1993 – 2009 Đơn vị : Triệu USD
STT Ngành, lĩnh vực
Hiệp định ODA ký kết
1993 - 2009
Tổng Tỷ lệ %
1
Nông nghiệp và phát
triển nông thôn kết
hợp xoá đói, giảm
nghèo
6836,44 16,33
2 Năng lượng và công
nghiệp
9188,59 21,96
3
Giao thông vận tải,
bưu chính viễn thông,
cấp, thoát nước và
phát triển đô thị, trong
đó:
15689,07 37,5
-Giao thông vận tải,
Bưu chính viễn thông
11481,04 27,44
-Cấp, thoát nước và
phát triển đô thị
4208,03 10,06
4
Y tế, giáo dục đào tạo,
môi trường, khoa học
10089,54 24,11
23
STT Ngành, lĩnh vực
Hiệp định ODA ký kết
1993 - 2009
Tổng Tỷ lệ %
kỹ thuật, các ngành
khác .
5 Tổng số 41842,64 100%
Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư ( số liệu tổng hợp tính đến Hội nghị
CG 2009)
2.1.3 Hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA giai đoạn 1993 –
2009
Thứ nhất : Việc thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua góp phần
quan trọng trong việc thực hiện thành công chính sách đối ngoại rộng mở, đa
dạng hoá, đa phương hoá, giữ vững độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia.
Tuy tiếp nhận một khối lượng vốn ODA bao gồm các khoản vay gắn liền với
các điều kiện về cải cách thể chế, song ta vẫn giữ được độc lập tự chủ và chủ
động thực hiện công cuộc đổi mới và cải cách theo chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước.
Thứ hai : ODA đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng góp phần cân
đối nguồn vốn đầu tư phát triển trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước. Nguồn vốn ODA đã bổ sung khoảng 11,4% cho tổng vốn đầu tư
toàn xã hội và trung bình khoảng 50% tổng đầu tư từ ngân sách. ODA đã thực
sự trở thành kênh vốn bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Tuy đã vay một lượng vốn ODA đáng kể, song theo đánh
giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nợ nước ngoài của ta hiện trong giới hạn
an toàn.
Thứ ba : ODA đã hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, góp
phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
24
hóa và hiện đại hóa, cải thiện các dịch vụ kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm
nghèo.
Thứ tư : Nguồn vốn ODA đã góp phần phát triển kinh tế, xã hội và xoá
đói giảm nghèo của nhiều địa phương, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng quy
mô vừa và nhỏ (nước, đường, trường, trạm, lưới điện, điện thoại...), nhờ vậy
đã tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ sở hạ tầng nông thôn, cải
thiện cơ sở vật chất trường học, y tế và phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy lợi, thủy sản của nhiều địa phương, đặc biệt ở các tỉnh nghèo, vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Thứ năm : Thông qua các chương trình và dự án ODA, ta đã tiếp nhận
được các thành tựu khoa học hiện đại, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên
tiến, tăng cường năng lực và phát triển thể chế như hỗ trợ xây dựng chính
sách và luật Pháp.
2.2 Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực
NN & PTNT giai đoạn 1993 – 2009
2.2.1 Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong NN & PTNT
1993 -2009
2.2.1.1 Tổng quan về tình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong
Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn (NN&PTNT)
Trong thời kỳ 1993 – 2009, nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam đã thu hút được 41 nhà tài trợ (18 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài
trợ đa phương) với 7164,87 triệu USD nguồn vốn ODA được ký kết trong đó
5775,05 triệu USD là khoản vay chiếm tỷ lệ 80,6% và 1389,82 triệu USD là
khoản viện trợ không hoàn lại chiếm tỷ lệ 19,4 % . Số vốn này chủ yếu được
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan
Phát triển Pháp (AFD), Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân
hàng tái thiết Đức (KWF) thực hiện.
25
Bảng 2.3:Nguồn vốn ODA ký kết trong NN&PTNT giai đoạn 1993 –
2009 ĐVT: triệu USD
năm Vốn ký kết Vay
Viện trợ
không hoàn
lại
1993-1995 499,76 386,02 113,74
1996 -2000 1207,87 775,83 432,04
2001 -2005 2405,45 1920,44 485,01
2006 -2009 3051,79 2692,76 359,03
Tổng 7164,87 5775,05 1389,82
Nguồn: Số liệu tổng từ Danh mụcchương trình dự án ODA đã được ký kết
trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư)
Biểu
đồ 2.2: Nguồn vốn ODA ký kết trong NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
1993 - 1995 1996 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2009
vốn ký kết vốn vay viện trợ không hoạn lại
Nguồn: Số liệu tổng từ Danh mụcchương trình dự án ODA đã được ký kết
trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư)
26
Trong giai đoạn 1993 - 1995 khi chúng ta mới nối lại quan hệ với cộng
đồng các nhà tài trợ quốc tế, lượng vốn ODA dành cho NN&PTNT mới chỉ
đạt gần 500 triệu USD chiếm gần 7% vốn ODA ký kết trong NN&PTNT giai
đoạn 1993 – 2009 nhưng con số này đã tăng lên đến 1207,87 triệu USD trong
thời kỳ 1996 – 2000 gấp 2,4 lần giai đoạn trước đó. Tiếp đà thành công của
thời kỳ 1996 – 2000, trong các năm từ 2001 – 2005 chúng ta đã thu hút được
2405,45 triệu USD và đạt con số ấn tượng 3051,79 triệu USD trong giai đoạn
từ 2006 – 2009 tức là gấp 6,1 lần giai đoạn 1993 – 1995. Qua bảng trên ta
cũng thấy được sự thay đổi tỷ trọng của khoản viện trợ không hoàn lại trong
tổng nguồn vốn ODA được ký kết, cụ thể giai đoạn 1993 - 1995 là 22,76%,
thời kỳ 1996 – 2000 là 35,77%, giảm xuống còn 20,16% trong giai đoạn 2001
– 2005 và chỉ còn 11% trong giai đoạn 2006 – 2009. Có sự giảm suốt như vậy
là do kinh tế đất nước luôn đạt tốc độ tăng trưởng với tốc độ cao trong giai
đoạn 1993 -2009, vì vậy mà chúng ta đã tiến sát ngưỡng quốc gia có mức thu
nhập trung bình tất yếu sẽ dẫn đến mức độ ưu đãi trong các khoản vay từ các
nhà tài trợ sẽ giảm giần theo thời gian.
Theo số liệu tổng hợp được từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày
31/12/009 đã có 349 dự án đã được ký kết trong đó số dự án dự kiến đã hoàn
thành là 187 đã hoàn thành và 162 dự án đang thực hiện. Các dự án tập trung
vào các lĩnh vực phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp,
thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản và hỗ trợ chính sách, quy hoạch đào tạo ngành
NN. Nhìn chung các dự án ODA trong nông nghiệp có quy mô nhỏ, chỉ có
khoảng 4,3% các dự án có quy mô từ 50 đến 100 triệu USD, khoảng 2,8% số
các dự án trên 100 triệu USD .
27
Bảng 2.4: Một số dự án ODA trong nông nghiệp giai đoạn 1993 – 2009
S
T
T
Tên chương trình
dự án
Nhà tài
trợ
Thời gian
bắt đầu –
kết thúc
Cơ quan
chủ quản
Tổng số
vốn(triệ
u USD)
1 Phát triển cây chè
và cây ăn quả
ADB
2001-
6/2007
Bộ
NN&PTNT
40,20
2 Giảm nghèo khu
vực miền trung
ADB -
ANH
2002 - 2009 Bộ KH&ĐT 43,09
3
Nâng cao năng lực
nghiên cứu viện
thú y
Nhật Bản 2002 -2005
Bộ
NN&PTNT
8,50
4
Đa dạng hóa nông
nghiệp
WB 1998 - 2006
Bộ
NN&PTNT
66,85
5
Hỗ trợ thủy lợi
Việt nam
WB 2004 - 2011
Bộ
NN&PTNT
157,8
6
Hỗ trợ chương
trình nông nghiệp
Đan Mạch 2000 - 2007
Bộ
NN&PTNT
60
7
Thủy lợi Phan
Riết – Phan Thiết
Nhật 2006 – 2012
Bộ
NN&PTNT
41,66
8
Phân lũ và phát
triển nguồn nước
sông Đáy
Hà Lan 2000 - 2001
Bộ
NN&PTNT
1,77
9
Quản lý rừng đầu
nguồn có sự tham
gia của người dân
Hoàng |Bồ Quảng
Ninh
FAO 2000 - 2003
UBND
Quảng Ninh
1,44
10 Trồng rừng I Đức 1995 - 1999
Bộ
NN&PTNT
6,50
28
S
T
T
Tên chương trình
dự án
Nhà tài
trợ
Thời gian
bắt đầu –
kết thúc
Cơ quan
chủ quản
Tổng số
vốn(triệ
u USD)
11
Nâng cấp cảng cá
Cát Lỡ - Vũng
Tàu
Nhật Bản 1995 - 1996
Bộ
NN&PTNT
23,26
12
Giảm nghèo các
tỉnh miền núi phía
bắc
WB - Anh 2001 - 2007 Bộ KH&ĐT 110
Nguồn: Danh mụcchương trình dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh vực
NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư)
Để có cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn
ODA trong NN&PTNT trong giai đoạn 1993 - 2009, sau đây đề tài sẽ phân
tích trên 2 tiêu thức .
2.2.1.2 ODA trong NN&PTNT theo lĩnh vực
ODA dành cho NN&PTNT thời kỳ 1993 – 2009 nhìn chung phù hợp
với nhu cầu và định hướng ưu tiên của Chính phủ
Bảng 2.5: ODA phân theo lĩnh vực trong NN&PTNT giaiđoạn 1993 -
2009
Lĩnh vực Số dự án Tổng Khoản vay Viện trợ
Chính sách , quy
hoạch và đào tạo
ngành
19 55,95 0,00 59,55
Nông nghiệp 68 898,89 687,26 211,63
Thủy lợi 43 1061,33 941,93 119,40
Lâm nghiệp 59 430,59 175,43 255,16
Thủy sản 28 209,45 72,82 136,63
29
Lĩnh vực Số dự án Tổng Khoản vay Viện trợ
Phát triển nông thôn
và xóa đói giảm
nghèo
129 4508,66 3897,61 611,05
Nguồn: Số liệu tổng từ Danh mụcchương trình dự án ODA đã được ký kết
trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư)
Những dự án ODA trong NN&PTNT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm
đầu mối được chia thành sáu nhóm đối tượng chính :
+ Chính sách, quy hoạch và đào tạo ngành
+ Nông nghiệp
+ Thủy lợi
+ Lâm nghiệp
+ Thủy sản
+ Phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo
Trong đó số dự án tương đương trong từng lĩnh vực cụ thể như sạu: 129
dự án thuộc lĩnh vực phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, 68 dự án
thuộc lĩnh vực nông nghiệp, 59 dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, 43 dự án
thuộc lĩnh vực thủy lợi, 28 dự án thuộc lĩnh vực thủy sản và 19 dự án thuộc
lĩnh vực chính sách, quy hoạch và đào tạo ngành.
Về cơ cấu vốn phân bổ trong các lĩnh vực: Biểu đồ sau đây sẽ cho ta
thấy tỷ lệ phân bổ nguồn vốn ODA vào sáu lĩnh vực của ngành nông nghiệp.
30
Biểu đồ 2.3: cơ cấu nguồn vốn ODA trong NN&PTNT(1993-2009)
62.93%12.55%
2.92%
6.01%
14.81% 0.78%
phát triển nông thôn và
xóa đói giảm nghèo
nông nghiệp
thủy sản
lâm nghiệp
thủy lợi
chính sách quy hoạch và
đào tạo ngành
Nguồn: Số liệu tổng từ Danh mụcchương trình dự án ODA đã được ký kết
trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và Đầu tư)
Nhìn vào biểu đồ phân tích cơ cấu nguồn vốn ODA ta sẽ thấy được tỷ
lệ ODA phân bổ vào sáu lĩnh vực: Chính sách, quy hoạch và đào tạo ngành,
phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, Thủy sản, Lâm nghiệp, Thủy lợi,
Nông nghiệp. Theo đó Phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo chiếm tỷ
trọng cao nhất với 62,93% tổng số vốn đã ký kết với nhà tài trợ (4508,66 triệu
USD), tiếp theo là Thủy Lợi với 14,81% (1061,33 triệu USD), nông nghiệp
đứng ở vị trí thứ ba với 12,55% (898,89 triệu USD), kế tiếp là lâm nghiệp với
6,01% (430,59 triệu USD), hai vị trí cuối cùng lần lượt là thủy sản và chính
sách, quy hoạch và đào tạo ngành với 2,92% và 0,78% trong tổng số 7164,87
triệu ODA đã ký kết với cộng đồng các nhà tài trợ.
Đề tài sẽ đi đánh giá chi tiết hơn về tình hình thu hút và sử dụng nguồn
vốn ODA trong các lĩnh vực.
a. Phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo (PTNT& XĐGN)
Trong những năm đầu của thập kỷ 90, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam ở
mức rất cao, trên 50% dân số phải sống trong cảnh nghèo đói. Chính vì vậy,
31
để thực hiện mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững sớm đưa đất nước
thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, nguồn vốn ODA đã được tập trung
rất lớn cho phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo. tính đến ngày
31/1/2009 đã có 129 dự án được ký kết với tổng số vốn là 4508,66 triệu USD
trong đó vốn vốn vay là 3897,61 triệu USD chiếm tỷ lệ 86,45%, phần vốn
viện trợ không hoàn lại là 611,05 triệu USD chiếm tỷ lệ 13,55%. Như vậy là
đã có tới 36,96% số dự án ODA trong tổng số 349 dự án và 62,93% lượng
vốn ODA trong tổng số 7164,87 triệu USD vốn ODA ký kết trong lĩnh vực
NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 là dành cho phát triển nông thôn và xóa
đói giảm nghèo.
Bảng 2.6:Vốn ODA ký kếttrong lĩnh vực PTNT& XĐGN giaiđoạn
1993 – 2009 ĐVT: triệu USD
Năm Tổng số vốn Vốn vay Viện trợ
1993 - 1995 0,57 0,00 0,57
1996 - 2000 244,00 227,00 17,00
2001 - 2005 1074,25 1068,18 6,07
2006 – 2009 3189,84 2602.43 587,41
Tổng 4508,66 3897,61 611,05
Nguồn: Số liệu tổng từ Danh mụcchương trình dự án ODA đã được ký
kết trong lĩnhvực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu
tư)
Qua bảng trên ta thấy trong thời kỳ 1993 – 1995 chỉ có một dự án dành
cho lĩnh vực PTNT&XĐGN với quy mô chỉ 0,57 triệu USD. Giai đoạn 1996
– 2000 đã tăng lên 10 dự án (có 3 dự án đạt số vốn ký kết trên 100 triệu USD)
với số vốn ký kết đạt 244 triệu USD, trong đó vốn vay là 227 triệu chiếm tỷ lệ
93,02%, viện trợ không hoàn lại là 17 triệu USD chiếm tỷ lệ 6,98%. Đến thời
kỳ 2002 – 2005, có 17 dự án ODA được ký kết với tổng số vốn lên đến
32
1074,35 triệu USD gấp hơn 4 lần giai đoạn trước đó, trong đó có 1068,18
triệu USD là vốn vay chiếm tỷ lệ 99,43% còn lại 6,07 triệu USD là vốn viện
trợ không hoàn lại, đã có 10 dự án đạt số vốn ký kết trên 100 triệu USD trong
tổng số 17 dự án vừa nêu. Còn trong thời kỳ 2006 – 2009 đã có tới 101 dự án
trong lĩnh vực PTNT&XĐGN được ký kết với tổng số vốn lên đến 3189,84
triệu USD trong đó có 2602,43 triệu USD là vốn vay chiếm tỷ lệ 81,58%, còn
lại 587,41 triệu USD là vốn viện trợ không hoàn lại chiếm tỷ lệ 18,41%.
Trong 101 dự án đã ký kết có 8 dự án đạt số vốn ký kết trên 100 triệu USD,
tính chung cả thời kỳ 1993 – 2009 có 18 dự án trong lĩnh vực PTNT&XĐGN
có số vốn ký kết trên 100 triệu USD.
Qua bảng trên ta cũng thấy được số vốn ký kết trong các giai đoạn có
sự chênh lệch đáng kể, lớn nhất là giai đoạn 2006 – 2009 với 3189,84 triệu
USD vốn ODA được ký kết chiếm 70,75% vốn ký kết của cả thời kỳ 1993 –
2009, kế tiếp là giai đoạn 2001 – 2005 với 1074,25 triệu USD vốn ký kết
chiếm 28,98%, đứng ở vị trí thứ ba là giai đoạn 1996 – 2000 với 244 triệu
chiếm tỷ lệ 5,41%, cuối cùng là thời kỳ 1993 – 1995 chỉ với 0,57 triệu USD
được ký chiếm một tỷ lệ khiêm tốn 0, 01% vốn ODA ký kết của cả thời kỳ.
Bảng 2.7: 10 dự án có số vốn ký kết lớn nhất trong lĩnh vực PTNT&
XĐGN giai đoạn 1993 – 2009
STT Tên DA Thời gian
Nhà tài
trợ
Vốn ký
kết (triệu
USD)
1
Chương trình PRSC8
và hỗ trợ khẩn cấp
nhằm kích cầu kinh tế
2009 Nhật Bản 568,09
2 Tín dụng hỗ trợ giảm 2009 WB 350
33
STT Tên DA Thời gian
Nhà tài
trợ
Vốn ký
kết (triệu
USD)
nghèo 8 PRSC8
3
Tín dụng hỗ trợ giảm
nghèo 1 PRSC1
2001 -2002 WB 250
4
Tài chính nông thôn
giai đoạn II
2002 - 2008 WB 200
5
Tài chính nông thôn
giai đoạn III
2008 - 2014 WB 200
6
Tín dụng hỗ trợ giảm
nghèo 6 PRSC6
2007 2008 WB 175
7
Tín dụng hỗ trợ giảm
nghèo 7 PRSC7
2008 WB 150
8
Tài chính nông thôn
giai đoạn I
1997 - 2001 WB 122
9
Giảm nghèo các tỉnh
miền núi phíabắc
2001 - 2007 WB 110
10
Hạ tầng cơ sở nông
thôn
1998 - 2004 ADB 105
Nguồn:Danh mục chương trình dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh
vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư)
Các dự án trong lĩnh vực PTNT& XĐGN tập trung vào một số mục tiêu
chủ yếu như:
+ Phục hồi, cải tạo và xây dựng mới các công trình cơ sở hạ tầng nông
thôn
34
+ Hỗ trợ chính phủ trong việc chuẩn bị thực hiện các dự án đã được ký
kết.
+ Cho vay xóa đói giảm nghèo
+ Nâng cao mức sống của người dân nông thôn đặc biệt là người dân
các xã nghèo
b. Nông Nghiệp
Để cung cấp đủ lương thực cho hơn 80 triệu dân, góp phần giảm tình
trạng đói nghèo thì việc thu hút các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp là hết
sức quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong thời
gian qua chúng ta đã thúc đẩy cộng đồng tài trợ quốc tế đầu tư vào lĩnh vực
nông nghiệp. Tính đến ngày 31/12/2009 đã có 68 dự án ODA đầu tư vào lĩnh
vực nông nghiệp với tổng số vốn là 898,89 triệu USD, trung bình đạt 13,21
triệu USD/dựán trong đó vốn vay là 687,26 triệu USD là nguồn vốn vay
chiếm tỷ lệ 76,46%, vốn viện trợ không hoàn lại là 211,63 triệu USD chiếm tỷ
lệ là 24,54%. Nông nghiệp là lĩnh vực đứng thứ hai về số dự án và thứ ba về
vốn trong tổng số 129 dự án và 7164,87 triệu USD nguồn vốn ODA đã ký
trong NN&PTNT.
Bảng 2.8: ODA ký kết trong nông nghiệp thời kỳ 1993 – 2009
ĐVT : triệu USD
Năm Tổng số vốn Vốn vay Viện trợ
1993 - 1995 87,90 80,00 7,90
1996 - 2000 250,04 136,34 113,70
2001 - 2005 291,07 220,86 70,21
2006 – 2009 269,88 250,06 19,82
Tổng 898,89 687,26 211,63
Nguồn:Danh mục chương trình dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh
vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư)
35
Các dự án ODA trong nông nghiệp, có quy mô vốn tương đối nhỏ trong
68 dự án đã ký chỉ có 3 dự án (chương trình phát triển ngành nông nghiệp,
khoản vay chương trình nông nghiệp, nâng cao chất lượng ngành nông nghiệp
và chương trình khí sinh học ký với ADB vào các năm 1995, 1999 và 2009)
đạt số vốn ký kết trên 70 triệu USD, đa số các dự án có số vốn ký kết dưới 20
triệu USD.
Qua bảng trên ta thấy, giai đoạn 1993 – 1995 là giai đoạn có số lượng
vốn ODA ký kết đạt số lượng thấp nhất chỉ có 87,90 triệu USD được ký kết
chiếm 9,78% lượng vốn ký kết của thời kỳ 1993 – 2009, các giai đoạn còn lại
có số lượng vốn ký kết tăng đều đặn và có sự chênh lệch nhau không đáng kể,
giai đoạn 1996 – 2000 là 250,04 chiếm tỷ lệ 27,82%, giai đoạn 2001 – 2005 là
291,07 triệu USD chiếm tỷ lệ 32,38%, giai đoạn 2006 – 2009 là 269,88 triệu
chiếm tỷ lệ 30,02%. Nguồn vốn viện trợ không hoàn lại tăng đột biến trong
thời kỳ 1996 – 2000 đạt 113,70 triệu USD tương đương với 45,47% tổng số
vốn ký kết của cả giai đoạn.
Các dự án trong nông nghiệp tập trung vào một số mục tiêu chính như:
+ Phát triển cây con giống và hỗ trợ khoa học công nghệ cho sản xuất
nông nghiệp.
+ Cải thiện sản xuất nông nghiệp bền vững giúp nâng đời sống nhân
dân.
+ Hỗ trợ tín dụng nông nghiệp.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm ngành nông nghiệp.
36
Bảng 2.9 : Một số dự án phát triển cây con giống
ST
T
Tên dự án
Nhà tài
trợ
Thời gian
Vốn ODA ký kết
Tổng Vốn vay
Viện
trợ
1
Phát triển cây
chè và cây ăn
quả ADB
2001-
2006
40,20 40,20 0,00
2
Phát triển cây
trồng
ADB 1997 0,60 0,60 0,00
3
Cạnh tranh
chăn nuôi và
an toàn thực
phẩm
WB
2010 -
2015
65,26 65,26 0,00
4
Nuôi trồng
nấm tại Thái
Bình
FAO
2000 -
2002
0,23 0,00 0,23
5
Viện trợ khẩn
cấp lúa giống
cho nông dân
thiệt hại vì lũ
lụt các tỉnh
Đồng bằng
Sông Cửu
Long
FAO 2001 0,40 0,00 0,40
6
Phát triển trồng
chè tại tỉnh Phú
Thọ
Pháp
2005-
2009
11,48 0,00
11,4
8
7
Phòng trừ sâu
bệnh tổng
hợp(IPM)
Đan
Mạch
2000 –
2005
8,49 0,00 8,49
8
Giảm nghèo
thông qua phát
triển chăn nuôi
Thụy Sỹ
2005 –
2007
0,75 0,00 0,75
37
ST
T
Tên dự án
Nhà tài
trợ
Thời gian
Vốn ODA ký kết
Tổng Vốn vay
Viện
trợ
ở Vùng miền
núi phíaBắc
9
Quản lý ruồi
đục quả
FAO
1999 -
2001
0,25 0,00 0,25
10
Phòng trừ tổng
hợp đối với bọ
hại dừa
FAO
2002 –
2004
0,35 0,00 0,35
11
Mở rộng chăn
nuôi bò sữa Hà
Nội
Bỉ
1996 -
2001
2,26 0,00 2,26
12
Mở rộng chăn
nuôi bò sữa
Các tỉnh Phía
Nam
Bỉ
1996 -
2001
1,70 1,70 0,00
Nguồn:Danh mục chương trình dự án ODA đã được ký kết trong
lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư)
Với một quốc gia mà nền nông nghiệp đã và đang đóng một vai trò
quan trọng như Việt nam thì việc được các nhà tài trợ quan tâm đầu tư phát
triển cây con giống có một ý nghĩa rất đặc biệt.
c.Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển
của một nền nông nghiệp. Một Hệ thống Thủy Lợi hoàn thiện sẽ giúp khắc
phục được tình trạng hạn hán vào mùa khô, phân lủ khi mùa mưa về, điều tiết
nguồn nước cho các vùng sản xuất. Vì vậy mà đầu tư nhằm cải tạo, phục hồi
và xây mới các công trình thủy lợi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
ngành nông nghiệp trong thời gian qua. Công tác vận động, thu hút và sử
dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực thủy lợi thời gian qua cho ta thấy rõ hơn
điều này. Cụ thể trong thời kỳ 1993 – 2009 chúng ta đã đàm phán ký kết 43
dự án, với tổng số vốn ký kết đạt 1061,43 triệu USD trong đó vốn vay là
38
941,93 triệu USD chiếm tỷ lệ 88,74%, viện trợ không hoàn lại là 119,40 triệu
USD chiếm tỷ lệ 11,26% tổng lượng vốn ký kết. Thủy lợi là lĩnh vực có số
các dự án chỉ đứng thứ 4 nhưng số lượng vốn ký kết lại xếp ở vị trí thứ hai
trong tổng số các dự án và lượng vốn ODA ký kết trong NN&PTNT.
Bảng 2.10: ODA ký kết trong thủy lợi thời kỳ 1993 – 2009
ĐVT: triệu USD
Năm Tổng số vốn Vốn vay Viện trợ
1993 - 1995 296,05 253,00 42,50
1996 - 2000 172,68 136,20 36,48
2001 - 20005 340,80 309,79 31,01
2006 – 2009 251,19 242,94 9,41
Tổng 1061,43 941,93 119,40
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Danh mục chương trình dự án ODA đã
được ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch
và đầu tư)
Sau hai năm nối lại quan hệ với cộng đồng các nhà tài trợ chúng ta đã
thu hút được 7 dự án với tổng số vốn đã ký là 296,05 triệu USD đạt trung
bình 42,29 triệu USD /dựán, trong đó vốn vay là 253 triệu USD chiếm tỷ lệ
85,46%, viện trợ không hoàn lại đạt 42,5 triệu USD chiếm tỷ lệ 14,54%.
Trong giai đoạn 1996 – 2000, tuy số dự án tăng lên 11 dự án nhưng lượng vốn
ODA ký kết lại giảm xuống đáng kể chỉ còn 172,68 ( giảm 123,27 triệu so với
giai đoạn trước đó ) điều này là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
Châu Á năm 1997. Đến thời kỳ 2001 – 2005 lượng vốn ODA ký kết cho trong
lĩnh vực thủy lợi đã tăng trở lại đạt 340,80 triệu USD gần gấp đôi giai đoạn
trước đó. Trong 3 năm, 2006 – 2009 lượng vốn ODA dành cho thủy lợi lại
giảm so với giai đoạn trước đó xuống còn 251,19(giảm 88,81) triệu USD .
39
Điều này được lý giải là do trong giai đoạn 2003 – 2008 chúng ta đã làm
không tốt công tác vận động các nhà tài trợ.
Các chương trình, dự án trong lĩnh vực thủy lợi tập trung vào các mục
tiêu chủ yếu sau:
+ Cải tạo, xây mới các công trình đê điều, hồ chứa nước ngọt, đê biển;
+ Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật bờ biển;
+ Xây dựng năng lực quản lý nguồn nước;
+ Phòng chống lụt bảo, chống suy thoái rừng đầu nguồn.
Các dự án quan trọng: Thủy lợi miền trung (74,30 triệu USD ), khôi
phục hệ thống thủy lợi Đồng bằng sông hồng (60,00 triệu USD), khôi phục
thủy lợi và chống lũ (76,50 triệu USD), thủy lợi phước hòa (90 triệu USD ) do
ADB tài trợ, dự án phục hồi thủy lợi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh,...(100 triệu USD) do WB tài trợ. Việc các dự án này đi vào hoạt động
đã góp phần đẩy mạnh sản xuất trong nông nghiệp, hạn chế hậu quả do thiên
tai lũ lụt gây ra.
c. Lâm nghiệp
Như đã biết 3/4 diện tích nước ta là đồi núi và cao nguyên, cuộc sống
của đồng bào các dân tộc nơi đây gặp không ít khó khăn, do đó việc chính
phủ có chủ trương đẩy mạnh thu hút nguồn vốn ODA cho Lâm nghiệp là hoàn
toàn đúng đắn. trong thời kỳ 1993 – 2009 đã có 59 dự án trong lĩnh vực lâm
nghiệp đã được ký kết (đứng thứ 3 về số dự án được ký) với tổng số vốn là
430,59 triệu USD (đứng thứ 4 về số lượng vốn ký kêt ) trong đó vốn vay là
175,43 triệu USD chiếm tỷ lệ 40,74%, vốn viện trợ không hoàn lại là 255,16
triệu USD chiếm tỷ lệ 59,26%. Cùng với lĩnh vực thủy sản và hỗ trợ chính
sách quy hoạch và đào tạo ngành là ba lĩnh vực mà phần vốn viện trợ không
hoàn lại chiếm ưu thế trong tỷ trọng vốn ODA ký kết. Các dự án trong lĩnh
40
vực nông nghiệp có quy mô tương tương đối nhỏ trung bình đạt 7,29 triệu
USD/dự án.
Bảng 2.11: ODA ký kết trong Lâm nghiệp thời kỳ 1993 – 2009
ĐVT: triệu USD
Năm Tổng số vốn Vốn vay Viện trợ
1993 - 1995 57,93 0,00 57,93
1996 - 2000 145,32 54,50 90,82
2001 - 20005 130,85 59,75 71,10
2006 – 2009 96,49 61,18 35,31
Tổng 430,59 175,43 255,16
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Danh mục chương trình dự án ODA đã
được ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch
và đầu tư)
Trong thời kỳ 1993 – 2009 , chỉ có giai đoạn 1996 – 2000 là lượng vốn
ODA dành cho nông nghiệp tăng lên , cụ thể như sau : Giai đoạn 1993 – 1995
có 10 dự án được ký kết( chỉ có 1 dự án đạt 17,5 triệu USD các dự án còn lại
có số vốn dưới 10 triệu USD) với tổng số vốn là 57,93 triệu USD ( đều là vốn
viện trợ không hoàn lại ) , Đến giai đoạn 1996 – 2000 nguồn vốn ODA dành
cho lâm nghiệp đã tăng lên đáng kể với 145,32 triệu USD được ký kết cho 23
dự án , nhưng lại giảm xuống còn 130,45 triệu USD trong giai đoạn từ 2001 –
2005 và chỉ đạt 96,49 triệu USD cho giai đoạn 2006 – 2009 _ đây là giai đoạn
duy nhất trong thời kỳ 1993 – 2009 mà phần vốn viện trợ không hoàn lại
chiếm tỷ trọng cao hơn so với lượng vốn vay 63,45% so với 36,55% .
Các dự án ODA trong lâm nghiệp tập trung chủ yếu vào các mục tiêu:
+ Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc;
+ xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân miền núi;
+ Bảo vệ rừng đầu nguồn;
41
+ chế biến lâm sản.
Bảng 2.12: Một số dự án trồng rừng tiêu biểu
ST
T
Tên dự án Nhà tài trợ Thời gian
Vốn ký
kết (Triệu
USD)
1
Trồng rừng các tỉnh
đông bắc
Đức 1995 - 1999 6,50
2
Trồng rừng các tỉnh
thanh hóa nghệ an
Đức 2002 - 2008 3,45
3 Trồng rừng II Đức 1997 - 2002 8,25
4
Trồng rừng chắn cát
biển miền trung
Nhật Bản 2001 - 2005 9,33
5
Phục hồi rừng sau
cháy
Nhật Bản 2004 - 2008 1,79
6
Trồng rừng các tỉnh
đầu nguồn sông đà
Đức 1997 - 2003 1,15
Nguồn:Danh mục chương trình dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh
vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư)
đ. Thủy sản
Với 3260 km bờ biển cùng với hệ thông sông ngoài, ao hồ dày đặc,
nước ta có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành tủy sản tuy nhiên nguồn vốn
ODA thu hút vào lĩnh vực này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó.
Trong thời kỳ 1993 – 2009 chỉ có 28 dự án ODA đầu tư vào lĩnh vực thủy sản
vớ tổng số vốn ký kết đạt 209,45 triệu USD trong đó vốn vay là 78,82 triệu
USD chiếm tỷ lệ 37.63% , viện trợ không hoàn lại là 136,63 triệu USD chiếm
tỷ lệ 64,37%. Các dự án này nhằm giúp Việt nam xây dựng cơ sở hạ tầng
nghề cá, nuôi trồng đánh bắt chế biến thủy hải sản, hỗ trợ xây dựng luật thủy
42
sản.Có thể kể ra đây một số dự án quan trọng: Khôi phục và hoàn thiện cơ sở
hạ tầng nghề cá Nam do ADB tài trợ với số vốn 46,26 triệu USD, chương
trình hỗ trợ ngành thủy sản do Đan Mạch tài trợ với số vốn là 40 triệu USD .
e. Chính sách , quy hoạch và đào tạo ngành
Trong giai thời kỳ 1993 – 2009, các dự án hỗ trợ kỷ thuật trong lĩnh
vực NN&PTNT đóng một vai trò quan trọng trong việc đào tạo cán bộ, nâng
cao năng lực quản lý nền nông nghiệp trong thời buổi kinh tế thị trường, xây
dựng các chiến lược mục tiêu trung và dài hạn cho ngành. Tính đến ngày
31/12/2009 có 18 dự án với tổng số vốn ký kết là 59,95 triệu USD(đứng ở vị
trí cuối cùng), tất cả số vốn trên đều là nguồn vốn viện trợ không hoàn lại.
Đây là lĩnh vực duy nhất mà phần vốn vay không đóng góp thị phần của
mình, điều này chứng minh một điều cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế sẵn
sàng giúp đỡ Việt Nam hoàn thiện khung thể chế và các chính sách để tiếp
nhận các khoản viện trợ. ADB, FAO là hai nhà tài trợ lớn trong lĩnh vực này.
2.2.3. ODA trong NN&PTNT theo nhà tài trợ
2.2.3.1 Các nhà tài trợ đa phương
Thời kỳ 1993 – 2009, lĩnh vực NN&PTNT đã nhận được sự quan tâm
rất lớn từ các nhà tài trợ đa phương, điều này được thể hiện qua con số 153 dự
án với tổng số vốn 4789,46 triệu USD đã được ký kết chiếm 66,85% tổng số
vốn ký kết của thời kỳ , trong đó nguồn vốn vay là 4438,47 triệu USD chiếm
92,67%, viện trợ không hoàn lại là 350,99 triệu USD tương đương với 7,33%.
ADB và WB là hai nhà tài trợ đa phương lớn nhất và cũng là hai nhà tài trợ
lớn đứng đầu trong lĩnh vực NN&PTNT. Với 2796,34 triệu USD vốn ODA
ký kết, WB đứng ở vị trí nhà tài trợ số 1, ADB đứng ở vị trí thứ hai với
1343,74 triệu USD vốn ký kết. Trong khi đó, tổ chức chuyên trách về nông
nghiệp và lương thực của thế giới là Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực
(FAO), Quỹ Quốc tế và Phát triển nông nghiệp (IFAD) lại có sự đầu tư chưa
43
tương xứng đối với lĩnh vực NN&PTNT Việt Nam, trong giai đoạn 1993 –
2009 hai tổ chức này mới dành cho lĩnh vực nông nghiệp 214,63 triệu USD
vốn ODA chiếm tỷ lệ 3,00% nguồn vốn ODA dành cho NN&PTNT.
Biểuđồ2.4: Cơcấu vốn của các nhà tài trợ trong lĩnh vực NN&PTNT
39.03%
18.75%3%
15.54%
2.40%
21.28%
WB
ADB
IFAD-FAO
NHẬT
ĐỨC
các nhà tài trợ
khác
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Danh mục chương trình , dự án ODA đã
được ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch
và đầu tư)
Các nhà tài trợ căn cứ vào mục tiêu hoạt động của mình mà tập trung
vào một số lĩnh vực nhất định: ADB và WB tập trung chủ yếu cho các chương
trình, dự án xóa đói giảm nghèo, FAO thì tập trung cho các dự án an ninh
lương thực, UNDP thì quan tâm đến các dự án về bình đẳng giới...
Tính đến ngày 31/12/2009, WB đã dành cho Việt Nam 2796,34 triệu
USD chiếm 39,03% tổng số vốn của các nhà tài trợ dành cho lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó vốn vay là 2793,09 triệu USD chiếm
99,88%, viện trợ không hoàn lại chỉ có 3,25 triệu USD chiếm 0,12%. Các dự
án của WB tập trung vào các lĩnh vực: Nông nghiệp, Thủy lợi và phát triển
nông thôn và xóa đói giảm nghèo.
Trong khi đó ADB đã đầu tư 1343,74 triệu USD (chủ yếu là vốn vay ưu
đãi ADF và một phần nhỏ vốn vay thông thường ) với tổng số 60 dự án cho
lĩnh vực nông nghiệp và PTNT, chiếm tỷ lệ 18,75% trong tổng số vốn đã ký
44
với các nhà tài trợ, trong đó nguồn vốn vay là 1310,35 triệu USD chiếm tỷ lệ
97,52%, viện trợ không hoàn lại là 33,39 triệu USD tương đương với 2,48%.
Các dự án của ADB tập trung cho các lĩnh vực Chính sách, quy hoạch và đào
tạo ngành, nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản, phát triển nông thôn
và xóa đói giảm nghèo. Các nhà tài trợ đa phương còn lại chiếm 9,07% tổng
số vốn ODA ký kết dành cho NN&PTNT, tương đương với 434,75 triệu
USD. Tập trung chủ yếu vào các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm
nghiệp.
Bảng 2.13: Một số dự án tiêu biểu của ADB và WB
Tên chương
trình, dự án
Nhà
tài trợ
Thời gian
Ký đến 31/12/2009
Vốn ODA
Tổng số Trong đó
Vay Viện trợ
Tµi chÝnh
n«ng th«n I
WB
1997-
2001
122,00 122,00
Tµi trî
chÝnh s¸ch
ph¸t triÓn
lÇn thø hai
hç trî Ch-
¬ng tr×nh
135 giai
®o¹n II
WB 2009-2012 100,00 100,00
H¹ tÇng c¬
së n«ng
WB 2001-2009 102,78 102,78
45
Tên chương
trình, dự án
Nhà
tài trợ
Thời gian
Ký đến 31/12/2009
Vốn ODA
Tổng số Trong đó
Vay Viện trợ
th«n dùa
vµo céng
®ång
Tµi chÝnh
n«ng th«n
giai ®o¹n
II
Wb 2002-2008 200,00 200,00 0,00
Tµi chÝnh
n«ng th«n
giai ®o¹n
III
WB 2002-2008 200,00 200,00 0,00
Ph¸t triÓn
kinh doanh
víi ngêi
nghÌo tØnh
Cao B»ng vµ
BÕn Tre
(Luxembourg
vµ §øc ®ång
tµi trî ñy
th¸c qua
IFAD)
IFAD 2008-2014 41,86 35,66 6,20
46
Tên chương
trình, dự án
Nhà
tài trợ
Thời gian
Ký đến 31/12/2009
Vốn ODA
Tổng số Trong đó
Vay Viện trợ
TÝn dông hç
trî gi¶m
nghÌo 7
(PRSC 7)
WB 2008 150,00 150,00
TÝn dông hç
trî gi¶m
nghÌo 8
(PRSC 8)
WB 2009 350,00 350,00
Hç trî thùc
hiÖn gi¶m
nghÌo IV
(®ång tµi
trî cho
kho¶n tÝn
dông PRSC 6
do WB tµi
tr
ADB 2007 15,00 15,00
H¹ tÇng c¬
së n«ng
th«n (®ång
tµi trî víi
AFD)
ADB 1998-2004 105,00 105,00
47
Tên chương
trình, dự án
Nhà
tài trợ
Thời gian
Ký đến 31/12/2009
Vốn ODA
Tổng số Trong đó
Vay Viện trợ
Thñy lîi
miÒn Trung
ADB 2006-2012 74,30 74,30
Nguồn:Danh mục chương trình dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh
vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư).
2.2.3.2 Các nhà tài trợ song phương
Trong thời giai đoạn 1993 – 2009, chúng ta đã thu hút được 21 nhà tài
trợ song phương tài trợ vốn cho lĩnh vực NN&PTNT với tổng số 196 dự án và
2375,41 triệu USD(chiếm 33,15% tổng số vốn ký kết ) vốn ODA đã được ký
kết , trong đó vốn vay là 1336,58 triệu USD tương đương 56,27% thấp hơn
nhiều so với tỷ lệ 92,67% của các nhà tài trợ đa phương, viện trợ không hoàn
lại chiếm 53,73% ứng với 1038,83 triệu USD cao hơn rất nhiều so với 2,48%
của các nhà tài trợ đa phương. Điều đó cho thấy các nhà tài trợ song phương
dành rất nhiều sự ưu đãi cho Việt nam.
48
Biểu đồ2.5: cơ cấu ODA song phương và đa phương trong lĩnh vực
NN&PTNT
66.85%
33.15%
đa phương
song phương
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Danh mụcchương trình , dự án ODA đã
được ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch
và đầu tư)
Các nhà tài trợ song phương chủ yếu trong lĩnh vực NN&PTNT là Nhật
Bản, Hà Lan, Đan Mạch, Đức, Ca na Đa, Úc. Trong đó Nhật Bản là nhà tài
trợ có số vốn ký kết lớn nhất còn Đức là nhà tài trợ có số dự án nhiều nhất.
Trong giai đoạn 1993 – 2009, Nhật Bản dành khoản viện trợ 1113,59
triệu USD với tổng số 30 dự án cho lĩnh vực NN&PTNT tại Việt Nam, trong
đó vốn vay là 988,18 triệu USD tương đương 88,74%, viện trợ không hoàn lại
là 125,41 triệu USD chiếm tỷ lệ 11,26%. Các chương trình, dự án ODA của
Nhật tập trung chủ yếu cho lĩnh vực phát triển nông thôn và xóa đói giảm
nghèo, nông nghiệp, lâm nghiệp và Thủy lợi.
Không giống như Nhật Bản, các dự án ODA của chính phủ Đức chủ
yếu là các khoản viện trợ không hoàn lại, tính đến ngày 31/12/2009 đã có 40
chương trình, dự án với tổng số vốn đã ký là 171,82 triệu USD trong đó có
đến 127,48 triệu USD là khoản viện trợ không hoàn lại chiếm tỷ lệ 74,19%,
phần vốn vay chỉ có 44,34 triệu USD tương đương với 5,81%. Các dự án
49
ODA của chính phủ Đức tập trung chủ yếu cho lĩnh vực nông nghiệp và lâm
nghiệp.
Các nhà tài trợ còn lại có 126 dự án với tổng số vốn ký kết là 1089,01
triệu USD, chủ yếu là các khoản viện trợ không hoàn lại , tập trung chủ yếu
cho các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp.
Nhìn chung trong thời gian vừa qua cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế
đã dành sự quan tâm không nhỏ cho lĩnh vực NN&PTNT. Trong thời giai
đoạn 2011 – 2015, do nhu cầu phát triển mà mỗi năm chúng ta cần tới 2 – 2,5
tỷ USD nguồn vốn ODA cho nông nghiệp. Để thu hút được lượng vốn này
trong thời gian tới đòi hỏi chính phủ và đặc biệt là Bộ NN&PTNT phải tạo
được lòng tiên hơn nữa nơi các nhà tài trợ bằng việc đẩy nhanh tốc độ giải
ngân các dự án và rút ngắn thời gian thành lập các ban quản lý dự án.
2.3 Hiệu quả sử dụng nguồn Vốn ODA trong NN&PTNT
2.3.1 Những thành quả đạt được
Công tác thu hút và sử dụng ODA trong NN&PTNT thời gian qua về
cơ bản phù hợp với định hướng và ưu tiên của chính phủ: tập trung cho mục
tiêu tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên môi trường và xây
dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Cho đến thời điểm ngày 31/12/2009 lĩnh vực
NN&PTNT đã thu hút được 349 dự án với tổng nguồn vốn ký kết lên đến
7164,87 triệu USD, trung bình đạt 20,53 triệu USD/dự án. Tính đến năm 2009
đã có 187 dự án hoàn thành, 162 dự án đang được tiếp tục thực hiện triển khai
trên tất cả 6 lĩnh vực: Chính sách, quy hoạch và đào tạo ngành, nông nghiệp,
thủy lợi ,lâm nghiêp, thủy sản, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo.
2.3.1.1 Phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo
Các chương trình, dự án: Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo (1 đến 8), tài
chính nông thôn, giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc, hỗ trợ chương trình
135 của WB với tổn số vốn 1835 triệu USD, chương trình tín dụng nông thôn
50
(50 triệu), Tín dụng doanh nghiệp nông thôn ( 80 triệu ), hỗ trợ chương trình
giảm nghèo 135 (100 triệu) của ADB hay chương trình Quỹ quay vòng xóa
đói giảm nghèo của Đức… đã có đóng góp không nhỏ trong công cuộc xóa
đói giảm nghèo của Việt Nam, sớm giúp chúng ta hoàn thành mục tiêu thiên
niên kỷ là giảm 50% tỷ lệ nghèo trong giai đoạn 1990 – 2015. Một ví dụ cụ
thể là Dự án hợp tác tài chính “Quỹ quay vòng xóa đói giảm nghèo” của
Chính phủ Đức tài trợ với mục tiêu cho vay xóa đói giảm nghèo và cung cấp
các khoản vay tín dụng cho các hộ nghèo trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp để phát triển tái sản xuất thực hiện tại 7 tỉnh miền núi phía bắc,
các tỉnh bắc trung bộ và một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Dự án được
triển khai qua 3 giai đoạn: giai đoạn 1 với 3,85 triệu USD được giải ngân năm
1996, giai đoạn 2 là 2,75 triệu USD được giải ngân năm 1997, giai đoạn 3 là
4,46 triệu USD được giải ngân năm 2001 - 2003, tổng dự án là 11,06 triệu
USD. Kết quả: Dự án tạo được thêm nhiều công ăn việc làm mới, tăng thu
nhập và góp phần giảm tình trạng đói nghèo của người dân vùng thụ hưởng .
Theo kết quả điều tra hiệu quả của dự án, dự án đã góp phần làm giảm bình
quân 5%/năm hộ nghèo vay vốn dự án, 9,49% hộ nghèo vay vốn của dự án có
tiết kiệm. Theo đánh giá của nhà tài trợ, dự án đã thực hiện đúng mục tiêu, nội
dung đã cam kết.
Các dự án tín dụng ngành cơ sở hạ tầng nông thôn của Nhật Bản với
tổng số vốn 3527,2 triệu USD triển khai từ 1996 đến nay, hay dự án phát triển
cơ sở hạ tầng nông thôn Lào cai của nhà tài trợ Pháp … đã góp phần làm thay
đổi bộ mặt hạ tầng nông thôn . Tỷ lệ các hộ có điện năm 2006 so với năm
2001 tăng nhanh ở các vùng và tỉnh như Tây Nguyên tăng 35,7%, Tây Bắc
tăng 25,8%, đồng bằng sông Cửu Long tăng 28,2%, Cà Mau tăng 54,8%, Bạc
Liêu tăng 54,9%, Gia Lai tăng 43,0%. Trong khi đó tỷ lệ xã có đường bê tông
hóa đến trụ sở ủy ban nhân dân xã năm 2006 là 70,05% so với 43,28% năm
51
2001; tỷ lệ xã có đường bê tông hóa liên thôn hoàn toàn là 6,92% tăng 3,86%
so với năm 2001. Cũng nhờ có nguồn vốn ODA mà số cơ sở khám chữa bệnh
ở tuyến xã tăng lên khá nhiều thời gian qua, tạo điều kiện cho người dân
nghèo được chăm sóc sức khỏe thường xuyên.
Bảng 2.14 : số lượng trạm y tế xã 2000 – 2006
năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
SL 10271 10385 10396 10448 10516 10613 10672
Nguồn: Tổng cuc thống kê
2.3.1.2 Lâm nghiệp
Trong thời kỳ 1993 - 2009, lĩnh vực lâm nghiệp đã tiếp nhận vốn đầu tư
430,59 triệu USD nguồn vốn ODA, trải dài từ Móng Cái đến mũi Cà Mau ở
hầu hết các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vùng núi cao. Phần lớn các
nhà tài trợ đã hỗ trợ các dự án để phát triển cho trồng rừng, mang lại lợi ích từ
các vùng đất trống, xây dựng và cải tạo rừng phòng hộ như Dự án trồng rừng
trên đất cát ven biển Nam Trung bộ (PACSA). Dự án đã góp phần vào việc
phòng chống cát bay di động, tăng khả năng sản xuất ở vùng đất cát đồng thời
bảo vệ các công trình trọng điểm. Các hợp phần Dự án KfW đã góp phần khôi
phục và quản lý rừng bền vững, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý cho các
hoạt động xây dựng và bảo vệ rừng có hiệu quả và bền vững. Ngoài ra còn
nhiều dự án khác cũng đã góp phần phát triển ngành lâm nghiệp với mục tiêu
gắn phát triển kinh tế xã hội tổng hợp với việc khôi phục quản lý các khu bảo
tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm và xoá đói giảm
nghèo như: Dự án Bảo vệ rừng và phát triển nông thôn; Dự án bảo vệ và phát
triển những vùng đất mặn ngập nước ven biển Nam Việt Nam; Dự án phát
triển ngành lâm nghiệp (đang triển khai) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Dự án
phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên và Dự án Khu
vực và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn do ADB tài trợ. Đây là dự án lớn
52
đối với lĩnh vực lâm nghiệp với tổng vốn đầu tư 90,08 triệu USD, là dự án
quan trọng được phân cấp mạnh cho địa phương, tạo mô hình hóa nghề rừng
nhằm phát triển rừng bền vững đặc biệt nâng cao đời sống cho người dân tộc
thiểu số.
2.3.1.3 Thủy lợi
Ngành thuỷ lợi trong thời gian qua cũng được tiếp nhận số vốn ODA
khoảng 1061,43 triệu USD. Các dự án tiêu biểu như: Dự án khôi phục và
chống lũ do ADB tài trợ đã góp phần chống úng cho 6000 hộ dân và 8000 ha
hoa màu, bảo đảm an toàn cho 5 triệu dân trên địa bản Hà Nội, Hà Tây (cũ),
Nghệ an, Thanh Hoá, Quảng Bình và Quảng Trị; Dự án Thuỷ lợi Đồng bằng
sông Hồng (ADB 2) mở rộng hệ thống tưới tiêu, tạo nguồn thuỷ nông ổn định
cho Đồng bằng sông Hồng. Cũng tương tự đạt hiệu quả với các Dự án thuỷ
lợi miền Trung (ADB/4) và Dự án thuỷ lợi Phước Hoà do ADB và AFD đồng
tài trợ đã giải quyết hệ thống tưới tiêu cho nhiều vùng miền ở khu vực miền
Trung và Nam bộ. Dự án khôi phục thuỷ lợi miền Trung và TP. Hồ Chí Minh
do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, ngoài việc giúp ổn định canh tác còn góp
phần kiểm soát lũ vùng hạ du, đẩy mặn, rửa phèn, cải tạo môi trường sinh thái
đối với vùng ngoại thành TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra nhờ ảnh hưởng của Dự
án thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long và Dự án hỗ trợ thuỷ lợi Việt Nam, đội
ngũ cán bộ của CPO và các đơn vị tham gia dự án đã được nâng cao trình độ
và năng lực quản lý. WB còn cung cấp khoản vay không hoàn lại từ Quỹ phát
triển của Nhật Bản để hỗ trợ các hoạt động tăng cường quản lý hệ thống thuỷ
nông có sự tham gia của cộng đồng. Dự án rủi ro thiên tai cũng tăng cường
thể chế, quản lý và tái thiết sau thiên tai dựa vào cộng đồng. Bên cạnh đó, còn
nhiều dự án nhỏ khác cũng mang lại hiệu quả về việc cải thiện môi trường
nước sạch và điều kiện vệ sinh nông thôn.
53
2.3.1.4 Nông nghiệp
Trong giai đoạn 1993 – 2009, lĩnh vực nông nghiệp đã tiếp nhận, tổ
chức quản lý thực hiện 69 dự án viện trợ ODA nông nghiệp với số vốn
khoảng 898,89 triệu USD. Hầu hết các dự án ODA thuộc lĩnh vực nông
nghiệp được thực hiện tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp (CPO Nông
nghiệp). Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) - nhà tài trợ lớn nhất đã hỗ trợ
8 chương trình dự án , tiêu biểu là : (1) Dự án phát triển chè và cây ăn quả
(TFDP) với tổng vốn 57,6 triệu USD, trong đó ADB là 40,2 triệu USD, được
thực hiện trên địa bàn 13 tỉnh với thời gian 2001 - 2007 đã mang lại hiệu quả
rất lớn cho ngành chè và rau quả Việt Nam. Dự án đã góp phần làm tăng thu
nhập và công việc làm cho 376.200 người dân, nâng cao năng suất và hiệu
quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, đạt năng suất thu hoạch chè 731
USD/ha/năm và thu nhập cây ăn quả đạt 1168 USD/ha/năm. (2) Chương trình
phát triển ngành Nông nghiệp (ADP) đã hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các
viện, trường học trong ngành Nông nghiệp, nâng cao kỹ thuật và thiết bị của
các cơ sở này ngang tầm với các nước trong khu vực và đảm bảo khả năng
nghiên cứu và đào tạo cho ngành. (3) Dự án khoa học công nghệ (AST) cũng
góp phần tăng cường năng lực, các hoạt động nghiên cứu, dạy nghề, đào tạo
các cán bộ nòng cốt cho ngành, đồng thời đã hỗ trợ về công tác khuyến nông
cơ sở ...
Ngân hàng Thế giới (WB) cũng là nhà tài trợ hàng đầu đã và đang hỗ
trợ rất lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp ngành Nông nghiệp bước đầu tiếp
cận các dự án ODA bằng Chương trình phục hồi nông nghiệp; Cùng với các
dự án khác gồm: Đa dạng hoá nông nghiệp; Cạnh tranh nông nghiệp; Khắc
phục khẩn cấp dịch cúm gia cầm; Phòng chống cúm gia cầm ở người và dự
phòng đại dịch ở Việt Nam(dự án đang triển khai) đều có ảnh hưởng rất lớn
trong hoạt động cải tiến, kế hoạch hoá trong sản xuất nông nghiệp, nâng hiệu
54
quả sử dụng đất nông nghiệp, thu hút người dân tham gia thực hiện, giảm
27% số hộ đói nghèo cho vùng dân tộc thiểu số. Dự án đã thiết lập và vận
hành mạng lưới giám sát dịch bệnh dựa vào cộng đồng tại 30 xã, đáp ứng mục
tiêu thông tin nhanh và cảnh báo sớm về tình hình dịch bệnh...
Nhiều dự án của các nhà tài trợ khác cũng đã góp phần đáng kể về nâng
cao cơ sở hạ tầng nông thôn và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
2.3.1.5 Thủy sản
Trong 16 năm qua, tổng số vốn ODA đầu tư cho lĩnh vực thuỷ sản
không lớn như các lĩnh vực trên, chỉ khoảng 209,45 triệu USD nhưng đã
mang lại những hiệu quả rất thiết thực cho sự phát triển của ngành thuỷ sản.
Hai nhà tài trợ chính trong lĩnh vực thuỷ sản là ADB và Đan Mạch. Các dự án
đã giúp nâng cấp hạ tầng cơ sở ngành thuỷ sản trong đó có 10 cảng cá, đáp
ứng tốt các yêu cầu cho hoạt động của ngư dân địa phương. Chương trình Hỗ
trợ ngành Thuỷ sản (FSPS)do Đan Mạch tài trợ, giúp cải cách hành chính của
ngành, hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững, cải thiện đời sống ngư
dân ven biển trong đó có nhiều hộ nghèo. Dự án giúp tăng cường công tác
quản lý đánh bắt thuỷ sản, tăng cường năng lực xử lý sau thu hoạch và tiếp
cận thị trường. Nhờ ảnh hưởng của Chương trình, dự án, phụ nữ ngành thuỷ
sản được tạo nhiều cơ hội việc làm và được cải thiện tốt hơn về điều kiện sản
xuất.
2.3.1.6. Chính sách quy hoạch và đào tạo ngành
Các chương trình dự án ODA trong lĩnh vực này đã giúp ngành nông
nghiệp xây dựng các chiến lược phát triển ngành , các công tác chuẩn bị thực
hiện dự án ...
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY
Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY

More Related Content

What's hot

Bài thuyết trình chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước tại việt nam giai đoạn hi...
Bài thuyết trình chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước tại việt nam giai đoạn hi...Bài thuyết trình chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước tại việt nam giai đoạn hi...
Bài thuyết trình chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước tại việt nam giai đoạn hi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tin phieu kho bạc nha nuoc
Tin phieu kho bạc nha nuocTin phieu kho bạc nha nuoc
Tin phieu kho bạc nha nuocTuấn Phạm
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)pikachukt04
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJETNguyen Nguyen
 
Vai tro ODA tại các nước đang và kém phát triển - Liên hệ thực tế tại Việt Nam
Vai tro ODA tại các nước đang và kém phát triển - Liên hệ thực tế tại Việt NamVai tro ODA tại các nước đang và kém phát triển - Liên hệ thực tế tại Việt Nam
Vai tro ODA tại các nước đang và kém phát triển - Liên hệ thực tế tại Việt NamKaly Nguyen
 
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian quaMối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian quaHan Nguyen
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Tạ Đình Chương
 
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537Hong Chau Phung
 
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tếNgân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tếLe Nhung
 
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-video
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-videoBảng tiêu-chí-đánh-giá-video
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-videoKham Sang
 
Mẫu biểu báo cáo tiến độ và tự đánh giá nhóm
Mẫu biểu báo cáo tiến độ và tự đánh giá nhómMẫu biểu báo cáo tiến độ và tự đánh giá nhóm
Mẫu biểu báo cáo tiến độ và tự đánh giá nhómThịnh Thịnh
 
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾHọc Huỳnh Bá
 
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNHTrò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNHLoc Le
 
Đầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookbooming
Đầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookboomingĐầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookbooming
Đầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookboomingbookbooming
 
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)希夢 坂井
 

What's hot (20)

Đề tài: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam
Đề tài: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam Đề tài: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam
Đề tài: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam
 
Bài thuyết trình chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước tại việt nam giai đoạn hi...
Bài thuyết trình chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước tại việt nam giai đoạn hi...Bài thuyết trình chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước tại việt nam giai đoạn hi...
Bài thuyết trình chủ đề thâm hụt ngân sách nhà nước tại việt nam giai đoạn hi...
 
Tin phieu kho bạc nha nuoc
Tin phieu kho bạc nha nuocTin phieu kho bạc nha nuoc
Tin phieu kho bạc nha nuoc
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP)
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET
 
Vai tro ODA tại các nước đang và kém phát triển - Liên hệ thực tế tại Việt Nam
Vai tro ODA tại các nước đang và kém phát triển - Liên hệ thực tế tại Việt NamVai tro ODA tại các nước đang và kém phát triển - Liên hệ thực tế tại Việt Nam
Vai tro ODA tại các nước đang và kém phát triển - Liên hệ thực tế tại Việt Nam
 
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian quaMối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
Tai chinh cong
Tai chinh congTai chinh cong
Tai chinh cong
 
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537
Trac nghiem tai_chinh_tien_te_full_6537
 
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tếNgân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
Ngân hàng câu hỏi môn tài chính quốc tế
 
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-video
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-videoBảng tiêu-chí-đánh-giá-video
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-video
 
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thôn
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thônNguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thôn
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thôn
 
Mẫu biểu báo cáo tiến độ và tự đánh giá nhóm
Mẫu biểu báo cáo tiến độ và tự đánh giá nhómMẫu biểu báo cáo tiến độ và tự đánh giá nhóm
Mẫu biểu báo cáo tiến độ và tự đánh giá nhóm
 
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾBÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI TẬP MÔN TIỀN TỆ THANH TOÁN QUỐC TẾ
 
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào CaiGiải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
 
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNHTrò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
Trò chơi Đuổi hình bắt chữ: TÌNH BẠN TÌNH YÊU GIA ĐÌNH
 
Đầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookbooming
Đầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookboomingĐầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookbooming
Đầu tư quốc tế-GV:Nguyễn Thị Việt Hoa-bookbooming
 
Hiện trạng ô nhiễm không khí do khai thác than của mỏ Mạo Khê
Hiện trạng ô nhiễm không khí do khai thác than của mỏ Mạo KhêHiện trạng ô nhiễm không khí do khai thác than của mỏ Mạo Khê
Hiện trạng ô nhiễm không khí do khai thác than của mỏ Mạo Khê
 
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
Phân tích tài chính tập đoàn Petrolimex (PPT)
 

Similar to Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY

Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.ssuser499fca
 
quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài Trang Toét
 
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdfThuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdfThaiNgoc24
 
luan van thac si kinh te (15).pdf
luan van thac si kinh te (15).pdfluan van thac si kinh te (15).pdf
luan van thac si kinh te (15).pdfNguyễn Công Huy
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
23_Phan cap quan ly kinh te va FDI_Nguyen Mai.pdf
23_Phan cap quan ly kinh te va FDI_Nguyen Mai.pdf23_Phan cap quan ly kinh te va FDI_Nguyen Mai.pdf
23_Phan cap quan ly kinh te va FDI_Nguyen Mai.pdfNgNgnH8
 
Oda 6093
Oda 6093Oda 6093
Oda 6093inpham
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôtibeodangyeu
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY (20)

Cơ sở lý luận về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại việt nam từ ...
Cơ sở lý luận về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại việt nam từ ...Cơ sở lý luận về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại việt nam từ ...
Cơ sở lý luận về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại việt nam từ ...
 
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.Tiểu luận tài chính ngân hàng.
Tiểu luận tài chính ngân hàng.
 
quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài
 
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...
Báo Cáo Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Trung Và Dài Hạn Tạ...
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triểnLuận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
 
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdfThuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
Thuc trang trien khai tien di dong trong 2 thap ky qua.pdf
 
BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...
BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...
BÁO CHÍ VỚI QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TẢI FREE ZALO: 093 4...
 
luan van thac si kinh te (15).pdf
luan van thac si kinh te (15).pdfluan van thac si kinh te (15).pdf
luan van thac si kinh te (15).pdf
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...Chuyên Đề Tốt Nghiệp  Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Mở Rộng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ P...
 
Cơ sở khoa học về tín dụng đầu tư của ngân hàng phát triển.docx
Cơ sở khoa học về tín dụng đầu tư của ngân hàng phát triển.docxCơ sở khoa học về tín dụng đầu tư của ngân hàng phát triển.docx
Cơ sở khoa học về tín dụng đầu tư của ngân hàng phát triển.docx
 
23_Phan cap quan ly kinh te va FDI_Nguyen Mai.pdf
23_Phan cap quan ly kinh te va FDI_Nguyen Mai.pdf23_Phan cap quan ly kinh te va FDI_Nguyen Mai.pdf
23_Phan cap quan ly kinh te va FDI_Nguyen Mai.pdf
 
Luận văn: Tìm hiểu các quy định mua sắm của nhà tài trợ trong Y tế
Luận văn: Tìm hiểu các quy định mua sắm của nhà tài trợ trong Y tếLuận văn: Tìm hiểu các quy định mua sắm của nhà tài trợ trong Y tế
Luận văn: Tìm hiểu các quy định mua sắm của nhà tài trợ trong Y tế
 
Oda 6093
Oda 6093Oda 6093
Oda 6093
 
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã HộiHoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
 
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội.doc
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội.docHoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội.doc
Hoạt Động Ủy Thác Tín Dụng Của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội.doc
 
BANG IN moi.doc
BANG IN moi.docBANG IN moi.doc
BANG IN moi.doc
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
La0119
La0119La0119
La0119
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Đề tài: Sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp Việt nam, HAY

  • 1. 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong thời kỳ 2010 – 2020, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn đặt ra mục tiêu: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh côngnghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Để cụ thể hóa được mục tiêu trên, một yêu cầu đặt ra là phải thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhất là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức(Official Development Assistance – ODA). Trong thời kỳ 1993 – 2009, nguồn vốn ODA đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn không ngừng tăng lên về số lượng với sự tham gia của 41 nhà tài trợ. Do đó việc đánh giá thực trạng“ thu hút, sử dụng nguồn vốn oda trong nông nghiệpvà phát triển nông thôn” là việc hết sức cần thiết để có được cái nhìn tổng quát về nguồn vốn oda trong nông nghiệp. Thấy được thực trạng, đánh giá được những thành tựu, hạn chế, tìm ra nguyên nhân cũng như các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề ra các giải pháp để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA trong phát triển nông nghiệp nước nhà. Xuất phát từ những lý do trên, với những kiến thức đã học và được sự hướng dẫn của THS. Phan Tiến Nam và sự giúp đỡ của đơn vị thực tập em xin đóng góp ý kiến về vấn đề này thông qua bài luận văn tốt nghiệp với đề
  • 2. 2 tài: “Thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp và phát triển nông thông tại Việt nam thời kỳ 1993 – 2009: Thực trạng và Giải pháp”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là mang đến cái nhìn tổng quan về nguồn vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đưa ra những đề suất, giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế, phát huy những thế mạnh nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhằm thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, phát triển nông thôn thông qua việc thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối ký kết trong thời kỳ 1993 – 2009 tại Việt nam. Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp phân tích, phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu…nhằm làm rõ các nội dung của đề tài. Bản luận văn ngoài lời mở đầu và kêt luận,nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: CHƯƠNG I: Tổng quan về nguồn vốn ODA trong nông nghiệp CHƯƠNG II: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời gian qua CHƯƠNG III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời gian qua Sau đây là nội dung chi tiết của từng chương.
  • 3. 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ODA TRONG NÔNG NGHIỆP 1.1. Những vấn đề cơ bản về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của nguồn vốn ODA a. Khái niệm Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance –ODA ) có nguồn gốc từ “Kế hoạch Marsahall” của Chính phủ Mỹ nhằm giúp đỡ các nước đồng minh Tây âu khôi phục kinh tế, phát huy ảnh hưởng chính trị, đồng thời ngăn chặn ảnh hưởng của Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Thông qua kế hoạch này, Mỹ đã thực hiện tài trợ vốn ồ ạt, được ví là trận “mưa đô la” khổng lồ cho Tây âu với tên gọi là khoản “hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance – ODA )”. Theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về việc “Hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là ODA) trong Quy chế này được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ”. Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance – ODA) là nguồn tài trợ ưu đãi của một hay một số quốc gia hoặc tổ chức tài chính quốc tế cung cấp cho một chính phủ nào đó nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc khôi phục và phát triển kinh tế -xã hội (Giáo trình tài chính quốc tế _Học Viện Tài Chính).
  • 4. 4 b. Đặc điểm + ODA mang tính ưu đãi : Đây là một đặc điểm quan trọng giúp chúng ta phân biệt rõ ràng ODA với các nguồn vốn khác. Tính ưu đãi được thể hiện như sau: - Ưu đãi về thời hạn vay: ODA có thời gian cho vay dài, thời gian ân hạn lâu. Thông thường, thời gian cho vay của ODA kéo dài từ 30 – 40 năm, thời gian ân hạn từ 5 – 10 năm. Các khoản viện trợ của WB thường có thời hạn vay lên tới 40 năm, thời gian ân hạn lên đến 10 năm. - Ưu đãi về nguồn vốn: Trong ODA thường có một khoản viện trợ không hoàn lại, nước nhận ODA không phải trả lại phần vốn này cho nhà tài trợ. Đây là một thuận lợi của bên tiếp nhận nguồn vốn ODA tuy nhiên phần vốn này chiếm tỷ lệ không lớn. - Ưu đãi về lãi suất cho vay: so với các khoản tín dụng thương mại thì oda có lãi suất thấp hơn rất nhiều , thông thường từ 0 -3 %/ năm. Mức độ ưu đãi của ODA phụ thuộc vào trình độ phát triển và mục đích sử dụng của nước tiếp nhận. GDP/người càng thấp thì mức độ ưu đãi nhận được càng lớn tức là thời hạn vay giài, khoản viện trợ không hoàn lại lớn, lãi suất vay thấp. Khi nước nhận ODA phát triển đến ngưỡng nhất định (nhóm nước có thu nhập trung bình _ MIC) thì yếu tố yêu đãi sẽ giảm xuống. Thông thường các bên cung cấp ODA thường có chính sách và ưu tiên của riêng họ, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm. Mặt khác, đối tượng ưu tiên nhận được các khoản ODA phụ thuộc vào từng thời kỳ nhất định. Nếu mục tiêu sử dụng ODA của nước nhận tài trợ phù hợp với mục tiêu của bên cung cấp thì việc nhận được khoản ODA với ưu đãi cao là việc không khó.
  • 5. 5 + ODA có tính chất ràng buộc: có thể khẳng định rằng, tuy là nguồn hỗ trợ có tính ưu đãi nhưng ODA không phải là cho không. ODA là khoản cung cấp có vay có trả, gắn với những ràng buộc của nước, tổ chức cung cấp viện trợ. Mỗi bên cung cấp ODA đều có chính sách của riêng mình và những quy định rằng buộc đối với nước tiếp nhận, nhiều khi những ràng buộc này rất chặt chẽ như ràng buộc về việc mua hàng hóa, trang thiết bị vật tư, máy móc của nước tài trợ với mức giá cao hơn rất nhiều mức giá của hàng hóa đó trên thị trường. Đa số các nước cung cấp ODA sử dụng nó như một công cụ để nâng tầm ảnh hưởng về kinh tế - chính trị đối với các nước tiếp nhận nguồn vốn này. Như Mỹ sử dụng công cụ ODA để thực hiện ý đồ “gây ảnh hưởng chính trị trong thời gian ngắn” một mặt viện trợ kinh tế để bày tỏ sự thân thiện, tiến đến gần gủi, thân thiết về chính trị; Mặt khác tìm cách tiếp xúc với các quan chức cấp cao của các nước đang phát triển để mở đường cho hoạt động ngoại giao trong tương lai… + ODA tạo ra gánh nặng nợ trong tương lai: Trong nguồn vốn ODA, phần vốn không hoàn lại chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, còn lại là khoản vay với sự ưu đãi về lãi suất và thời hạn vay. Do đó gánh nặng nợ của ODA để lại sẽ xuất hiện trong tương lai. Vấn đề khó khăn đặt ra đối với các nước tiếp nhận nguồn vốn ODA là ODA không được dùng đầu tư trực tiếp cho sản xuất mà dùng cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển y tế, văn hóa, giáo dục là những lĩnh vực phi sản xuất có tính chất bổ trợ cho các ngành sản xuất trong nước. Trong khi đó, nguồn vốn ODA lại làm cho gánh nặng nợ của nước tiếp nhận trực tiếp tăng lên. Vì vậy, việc sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả là rất quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo khả năng trả nợ trong tương lai. c. Vai trò đối với nước nhận tài trợ
  • 6. 6 Nguồn vốn ODA được đánh giá là nguồn ngoại lực quan trọng giúp các nước đang phát triển (ĐPT) thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế xã hội (KTXH) của mình. Vai trò của ODA được thể hiện trên các giác độ cơ bản sau: ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay dài thường là 10 - 30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy Chính phủ các nước ĐPT mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Những cơ sở hạ tầng KTXH được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo. Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước ĐPT có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%. ODA giúp các nước ĐPT phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường. Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu tiên dành cho đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc dạy và học của các nước ĐPT. Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho các chương trình hỗ trợ lĩnh vực y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Nhờ có sự tài trợ của cộng đồng quốc tế, các nước ĐPT đã gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con người của quốc gia mình. ODA giúp các nước ĐPT xoá đói, giảm nghèo. Xoá đói nghèo là một trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợ quốc tế đưa ra khi hình thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức. Mục tiêu này biểu hiện tính nhân đạo của ODA. Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng ODA một
  • 7. 7 lượng bằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ, và giảm 0,9% tỷ lệ tỷ vong ở trẻ sơ sinh. Và nếu như các nước giầu tăng 10 tỷ USD viện trợ hằng năm sẽ cứu được 25 triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo. ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nước ĐPT. Đa phần các nước ĐPT rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia này. ODA, đặc biệt các khoản trợ giúp của IMF có chức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho các nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ. ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tư nhân. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như nam châm “hút” đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ. Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào ODA cũng phát huy tác dụng đối với đầu tư tư nhân. Ở những nền kinh tế có môi trường bị bóp méo nghiêm trọng thì viện trợ không những không bổ sung mà còn “loại trừ” đầu tư tư nhân. Điều này giải thích tại sao các nước ĐPT mắc nợ nhiều, mặc dù nhận được một lượng ODA lớn của cộng đồng quốc tế song lại không hoặc tiếp nhận được rất ít FDI. ODA giúp các nước ĐPT tăng cường năng lực và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, nguồn vốn ODA cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả bất lợi đối với các nước tiếp nhận nếu ODA không được sử dụng hiệu quả, như làm tăng gánh nặng nợ quốc gia, lệ thuộc chính trị vào nhà tài trợ,….
  • 8. 8 1.1.2 Các hình thức của nguồn vốn ODA Có nhiều cách phân loại ODA khác nhau tùy thuộc vào mỗi tiêu thức đánh giá, cụ thể: + Căn cứ vào tính chất tài trợ, ODA được chia làm 3 loại: - Viện trợ không hoàn lại: người nhận không có nghĩa vụ phải hoàn trả. - Tài trợ có hoàn lại: là các khoản cho vay ưu đãi. Thường người ta phải tính được mức độ không hoàn lại (hoặc thành tố ưu đãi) lớn hơn 25% vốn vay mới coi là ODA ưu đãi . - Tài trợ hỗn hợp: Gồm một phần viện trợ không hoàn lại và một phần cho vay (có thể có ưu đãi hoặc không có ưu đãi) nhưng tổng các thành tố ưu đãi phải trên 25%. + Căn cứ vào mục đích sử dụng, ODA được chia thành 2 loại: - Hỗ trợ cơ bản: là các khoản ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ chính của các chương trình dự án đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Thường là các khoản vay ưu đãi. - Hỗ trợ kỹ thuật: là khoản hỗ trợ dành cho chuyển giao tri thức, phát triển năng lực, phát triển thể chế, nghiên cứu tiền đầu tư các chương trình, dự án, phát triển nguồn nhân lực...Thường là các khoản viện trợ không hoàn lại. + Căn cứ vào các điều kiện để được nhận tài trợ: - ODA không ràng buộc: người nhận không phải chịu bất kỳ sự ràng buộc nào về kinh tế cũng như về chính trị. - ODA có ràng buộc: Người nhận phải chịu một số ràng buộc nào đó như: Ràng buộc nguồn sử dụng: Chỉ được mua sắm hàng hóa, thuê chuyên gia, thuê thầu… theo chỉ định hoặc ràng buộc bỏi mục đíchsử dụng: Chỉ được sử dụng cho một số mục đích nhất định nào đó qua các chương trình, dự án... - ODA hỗn hợp: Một phần có những ràng buộc, một phần không có những ràng buộc nào.
  • 9. 9 + Căn cứ vào hình thức thực hiện các khoản tài trợ: - ODA hỗ trợ dự án: Là hình thức chủ yếu của ODA, nghĩa là ODA sẽ được xác định cho các dự án cụ thể. Có thể là hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại hay cho vay ưu đãi. - ODA hỗ trợ phi dự án: không gắn với các dự án đầu tư cụ thể như: Hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ … - ODA hỗ trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát nào đó trong một khoảng thời gian xác định. Thường gắn với nhiều dự án chi tiết cụ thể trong một chương trình tổng thể. Hình thức này đặc biệt được chú ý từ những năm 90 và được áp dụng đối với các nước sử dụng ODA có hiệu quả. + Căn cứ vào người cung cấp tài trợ: - ODA song phương: Là ODA mà một chính phủ trực tiếp tài trợ cho một chính phủ khác. - ODA đa phương: Là ODA của nhiều chính phủ cùng đồng thời tài trợ cho một chính phủ. Thường có ODA đa phương toàn cầu và ODA đa phương khu vực. - ODA của các tổ chức phi Chính phủ(NGO): như Hội chữ thập đỏ quốc tế, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Tổ chức hòa bình xanh, Tổ chức SIDA của Thụy Điển …. 1.1.3. Quy trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA: Đó là quá trình gặp gỡ giưã nhu cầu cần tài trợ và khả năng tài trợ, cũng như quá trình hài hòa thủ tục giữa nhà tài trợ và người nhận tài trợ để ODA đi vào thực tiễn. Quy trình gồm các bước sau: - Xây dựng danh mục chương trình dự án ưu tiên vận động ODA(thể hiện nhu cầu ODA): Chính phủ các nước đang và chậm phát triển trong từng thời kỳ (năm) tổng hợp các nhu cầu để lập các danh mục chương trình, dự án
  • 10. 10 ưu tiên vận động ODA, kèm theo đề cương nêu rõ sự cần thiết, tính phù hợp, quy hoạch ,mục tiêu, kết quả đạt được dự kiến, các hoạt động chủ yếu, thời hạn thực hiện, dự kiến mức vốn ODA và mức vốn đối ứng, dự kiến cơ chế tài chính, dự báo tác động tới kinh tế - xã hội cho từng chương trình dự án cụ thể . - Vận động ODA(khả năng tài trợ): Đó là quá trình các cơ quan của chính phủ các nước đang và chậm phát triển liên hệ, vận động các nhà tài trợ ODA. Các nhà tài trợ sẽ căn cứ vào khả năng tài trợ ODA trong năm tài khóa và sự phù hợp của các chương trình dự án để trả lời cho các nước đó. - Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế khung về ODA: Các chính phủ nhận tài trợ sẽ cử các quan chức có trách nhiệm đến đàm phán và ký kết điều ước quốc tế về ODA có tính nguyên tắc với nhà tài trợ . - Thông báo điều ước quốc tế khung về ODA : Chính phủ các nước sẽ thông báo với cơ quan chủ quản , các địa phương có chương trình , dự án về điều ước quốc tế khung về ODA , của từng nhà tài trợ để các cơ quan , các địa phương này chuẩn bị các văn kiện cần thiết . - Chuẩn bị văn kiện chương trình, dự án ODA: Các cơ quan chủ quản, các địa phương đã được đồng ỳ tài trợ ODA sẽ phải thành lập các ban chuẩn bị chương trình, dự án . Các văn kiện có liên quan như: Cơ chế tài chính trong nước đối với sử dụng ODA; Vốn chuẩn bị chương trình dự án; Kế hoạch chuẩn bị chương trình dự án; Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chương trình dự án; Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình dự án sử dụng vốn ODA . - Thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án ODA: Các văn kiện của chương trình, dự án ODA sẽ được cơ quan có thẩm quyền của nước nhận tài trợ thẩm định, phê duyệt để có căn cứ ký kết điều ước quốc tế cụ thể với nhà tài trợ . - Đàm phán ký kết, phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước quốc tế cụ thể về ODA: Các cơ quan của chính phủ của nước nhận tài trợ sẽ thông báo kết quả
  • 11. 11 phê duyệt các chương trình dự án cho từng nhà tài trợ. Sau khi được nhà tài trợ chấp nhận, cơ quan có thẩm quyền của nước nhận tài trợ sẽ phối hợp chuẩn bị các nội dung đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA. Sau đó, các cơ quan được nhà nước ủy quyền sẽ đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về ODA. Khi kết thúc đàm phán, chính phủ sẽ trực tiếp ký kết, hoặc quyết định người được ủy quyền ký kết, hoặc trình chủ tịch nước với những điều ước quốc tế cụ thể về ODA được ký kết với danh nghĩa nhà nước. Sau đó các điều ước quốc tế cụ thể sẽ được chuyển cho cơ quan quản lý của chính phủ về ODA để theo dõi, thực hiện. - Thực hiện chương trình dự án ODA: Là bước đưa các điều ước quốc tế cụ thể về ODA vào thực hiện tại các chương trình dự án cụ thể. Đây là bước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đảm bảo việc thực hiện các điều ước quốc tế và hiệu quả sử dụng các chương trình, dự án sử dụng ODA. Các chủ dự àn phải thành lập các ban quản lý chương trình, dự án ODA có quy chế tổ chức hoạt động và tư cách pháp nhân để thực hiện các dự án phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế cụ thể về ODA. Các vấn đề cần chú ý trong thực hiện các dự án là: + Vốn đối ứng trong nước chuẩn bị thực hiện và thực hiện dự án + Vốn ứng trước để thực hiện dự án + Giải phóng mặt bằng thực hiện dự án + Thực hiện đấu thầu rộng rãi + Thực hiện sữa đỗi, điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình, dự án ODA trong quá trình thực hiện + Quản lý xây dựng, nghiệm thu bàn giao, quyết toán . + Giải ngân nguồn vốn ODA : Bao gồm các hình thức sau : * Chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của NSNN * Thanh toán toán trực tiếp (thủ tục chuyển tiền)
  • 12. 12 * Mở thư tín dụng (L/C) có thư cam kết hoặc thanh toán bằng (L/C) không cần thư cam kết * Mở tài khoản đặc biệt hoặc tài khoản tạm ứng *Thủ tục thanh toán hoàn vốn hoặc thủ tục thanh toán hồi tố - Theo dõi, đánh giá, nghiệm thu, quyết toán, bàn giao kết quả dự án ODA: Là khâu công việc quan trọng được tiến hành thường xuyên và định kỳ nhằm so sánh kết quả đạt được trên thực tế với mục tiêu đã đề ra trong các văn kiện của dự án; Kiểm tra, thanh tra việc chấp nhận, quản lý, sử dụng ODA; tổ chức nghiệm thu, quyết toán bàn giao kết quả và đưa chương trình , dự án vào vận hành trong thực tế đới sống . - Quản lý nợ vay ODA: ODA có thể để lại gánh nặng nợ nần cho nước tiếp nhận. Vì vậy, quản lý trả nợ vay ODA có ý nghĩa quan trọng. 1.2 Vai trò của nông nghiệp và phát triển nông thôn trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt nam Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam là nơi 72,6% dân số Việt Nam sinh sống, đóng góp khoảng 20,7% GDP thu hút hơn 60% lao động và mang lại nguồn thu nhập chính cho cuộc sống gia đình của họ. Từ những con số trên, chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của nông nghiệp và phát triển nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội tại Việt nam. Điều đó đã được thể hiện rõ trong các văn kiện và nghị quyết của Đảng ta và được thực tiễn chứng minh. Báo cáo của Ban chấp hành TW Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lấn thứ 6 của đảng đã nêu “Trong bước đi hiện nay, nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta chứa đựng những tiềm năng to lớn và có vị trí cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy giải phóng năng lực sản xuất và chủ yếu là giải phóng năng lực sản xuất của hàng chục triệu lao động với hàng triệu ha đất đai trong nền nông nghiệp nhiệt đới này”.
  • 13. 13 Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII của Đảng ta đã xác định “ nông nghiệp và nông thôn là mặt trận hàng đầu”. Nghị quyết 06 tháng 11/1998 đã nêu vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông thôn và nhân dân trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước cũng như những năm đầu thế kỷ XXI. Đại hội IX của Đảng – Đại hội của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới đã quyết định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 2001- 2010 trong đó nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đặc biệt. Điều này được thể hiện qua chủ trương tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, sửa đổi luật đất đai và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, cho vay vốn đối với hộ nông dân dưới 10 triệu Việt Nam Đồng không phải thế chấp, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, mua lúa tạm trữ xuất khẩu trong 2 năm 1999, 2000… Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng, trong phần nói về nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế đã đặt lên hàng đầu chủ trương “tăng cường chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Đại hội X một lần nữa khẳng định: “Hiện nay và trong nhiều năm tới , vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch”. Thực tế đã chứng minh, những quan điểm của Đảng ta về nông nghiệp và nông thôn(NN&NT) là hoàn toàn đúng đắn. Nông nghiệp luôn đóng vai trò hàng đầu trong nền kinh tế nước ta. Sản xuất nông nghiệp đã tạo ra lương thực thực phẩm , nguyên liệu không chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu
  • 14. 14 dùng trong nước mà còn được xuất khẩu thu về ngoại tệ cho đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, nông nghiệp vẫn được xác định là một ngành có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với hơn 86 triệu người, hiện nay dân số nước ta đang đứng thứ 7 ở Châu Á và thứ 13 trên thế giới. Vì vậy mà chúng ta không thể trông chờ vào việc nhập khẩu nguồn lương thực từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước, trong khi nền công nghiệp của chúng ta còn non trẻ và thị trường thế giới có nhiều biến động. Từ đó có thể thấy rằng, việc phát triển nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay. Cung cấp đủ lương thực cho mọi người, mọi nhà, mọi lúc và mọi nơi sẽ tạo điều kiện ổn định mức thu nhập thực tế của người lao động, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến phát triển, khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên và lợi thế kinh tế sinh thái từng vùng. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển tất yếu sẽ làm cho thu nhập và mức sống của người dân nông thôn được nâng lên qua đó nâng cao khả năng tích lũy cho công nghiệp hóa hiện - đại hóa đất nước. Làm giảm khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn sẽ làm cho thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ được mở rộng đán kể. Nhất là đối với hàng hóa về vật tư, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Một nền nông nghiệp phát triển toàn diện sẽ tạo ra nguồn cung cấp nguyên liệu với số lượng lớn và chất lượng cao cho ngành công nghiệp. Nhất là ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản, sản xuất giấy, công nghệ sinh học ….đồng thời cung cấp đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài, cung cấp ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị …phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
  • 15. 15 Qua đó có thể thấy rằng, nông nghiệp không chỉ là một cơ sở cho sự phát triển của ngành công nghiệp và cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước (cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, đất đai, lao động, tiền vốn, thị trường cho công nghiệp hóa ) trái lại nông nghiệp hiện đại là một loại công nghiệp và dịch vụ có năng suất và hiệu quả cao, có giá trị gia tăng lớn, có thể cần phải và đang trở thành một ngành rất quan trọng trong nền kinh tế tri thức. Nông thôn không phải là địa bàn thứ yếu và hậu phương phụ thuộc vào thành thị, có trình độ phát triển các mặt đều thấp hẳn so với thành thị … trái lại nông thôn hiện đại là một dạng của thành thị, của sự phát triển, là địa bàn để giữ gìn và tô điểm môi trường sinh thái loài người, chứa đựng “lá phổi và trái tim” của sự sống trên trái đất. Những phân tích ở trên cho ta thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt nam 1.3 Vai trò của ODA trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt nam Đối với một nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển như Việt Nam nơi mà NN&NT chiếm 72,6 % dân số đang sinh sống, đóng góp khoảng 20,7% GDP và thu hút hơn 60% lao động thì mục tiêu phát triển NN&NT là rất quan trọng. Trong khi nguồn vốn ngân sách không đủ đáp ứng nhu cầu, ODA được coi là một kênh huy động vốn vô cùng quan trọng, là một cứu cánh cho vấn đề vốn trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chính vì vậy mà ODA có vai trò to lớn trong nông nghiệp và phát triển nông thôn(NN&PTNT) Việt nam hiện nay. ODA đóng góp cho xóa đói giảm nghèo: Thông qua các dự án trong nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi … đời sống của người dân ở khu vực nông thôn đã được cải thiện đáng kể. Đánh giá của Liên hợp quốc và các
  • 16. 16 tổ chức tài chính quốc tế lớn đều thống nhất rằng Việt Nam đạt những thành tựu lớn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Đời sống nông thôn được cải thiện và tỷ lệ nghèo đói giảm đáng kể từ 58,1% năm 1993 xuống 15,5% năm 2007 (theo chuẩn quốc gia, UNDP) .Những chương trình, dự án ODA đã có đóng góp lớn, ví dụ như dự án đa dạng hóa nông nghiệp với 86 triệu USD vay IDA và AFD, khi kết thúc dự án đã góp phần phục hồi 17000 ha cao su, trồng mới 30100 ha cao su tiểu điền, đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho 75000 hộ dân thâm canh chăn nuôi(vỗ béo bò, lợn), đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập cho nông dân đắc biệt là dân tộc thiểu số; đo cấp đất 300000 ha cho nông dân, hơn 22000 nông dân được vay vốn cho trồng trọt chăn nuôi … Hiệu quả của đồng vốn, nhất là nguồn vốn ODA lại càng lớn hơn nữa nều chúng ta biết rằng tăng trưởng GDP trong lĩnh vực nông nghiệp có hiệu quả xóa đói giảm nghèo cao nhất so với các ngành khác, trung bình là hai lần. ODA làm thay đổi căn bản cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất và đời sống : trong những năm qua, hơn 50 dự án đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt trong các lĩnh vực thủy lợi từ xây dựng hồ chứa, đào kênh, cũng cố đê điều …đến cung cấp nước sạch và vệ sinh mội trường nông thôn … Những tác động lớn của các dự án ODA hỗ trợ đầu tư trong nước trong việc kiểm soát lũ, thau chua, rữa phèn mở rộng diện tích trồng lúa đồng bằng sông cửu long … Khó có thể hình dung sự thay đổi trong sản xuất và đời sống nông thôn ở cả ba vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền trung nếu thiếu các dự án ODA trong thời gian qua. ODA giúp nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn của ngành nông nghiệp: thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật đã có hàng trăm chuyên gia quốc tế đến và hàng nghìn cán bộ việt nam đi công tác, học tập ở những nước có nền khoa học công nghệ nông nghiệp tiên tiến. Những hỗ trợ đó đã góp phần quan trọng làm nâng cao năng lực cho ngành về năng lực chuyên môn và
  • 17. 17 quản lý, nâng cao nhận thức của cán bộ từ quản lý nhà nước đến quản lý kinh doanh, nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống. Đó là những hỗ trợ quốc tế trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược lâm nghiệp, chiến lược giảm nhẹ thiên tai. Nếu như năm 2004 khi mới bùng phát dịch cúm da cầm thật khó tìm thấy một phòng thí nghiệm nào có thể chẩn đoán được chính xác vi rút H5N1 thì nay nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, ngành nông nghiệp không những rút ngắn được thời gian chuẩn đoán vi rút mà còn phân tích được cấu trúc gen, qua đó theo dõi sự thay đổi của vi rút và có những cảnh báo kịp thời nếu xuất hiện nguy cơ đại dịch cúm do đột biến gen của vi rút … ODA là động lực quan trọng để phát huy nội lực trong nước: Kinh nghiệm từ chương trình giống, các dự án thủy lợi, chương trình phát triển ngành lâm nghiệp cũng như các dự án hỗ trợ lâm nghiệp và phát triển nông thôn tổng hợp cho thấy những nơi có nguồn ODA thì việc huy động các nguồn vốn khác, đặc biệt huy động nguồn lực địa phương, kể cả khối tư nhân và người dân tham gia rất hiệu quả. ODA tạo tiền đề và hạ tầng cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): có thể nói ODA ngày càng theo sát và phục vụ cho kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội dài hạn và ngắn hạn của ngành. Nguồn tài trợ quốc tế đã và đang hỗ trợ tích cực cho việc rà soát, chỉnh sữa chính sách, chiến lược phát triển, xây dựng và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ cũng như năng lực khoa học kỹ thuật máy móc trang thiết bị và con người phục vụ nghiên cứu khoa học, trực tiếp hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nâng cao năng lực sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo cho người nông dân.
  • 18. 18 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TRONG NN&PTNN THỜI GIAN QUA 2.1 Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam giai đoạn 1993-2009 2.1.1 Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân nguồn vốn ODA Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế - chính trị và tiến bộ xã hội vượt bậc, được dư luận trong nước và quốc tế thừa nhận rộng rãi: Trong những năm đầu của thập kỷ 90, Việt Nam đã không những thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã – hội trầm trọng và kéo dài mà còn tạo ra những bước tiến rất đáng ghi nhận với việc cải thiện tình hình chính trị đối ngoại, xử lý các khoản nợ nước ngoài thông qua câu lạc bộ chủ nợ Pari, nền kinh tế trong nước tăng trưởng liên tục với tốc độ bình quân trên 7%/năm, mức đói nghèo giảm từ trên 50% đầu những năm 90 xuống còn khoảng hơn 13% năm 2009, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN, APEC, và nhiều Diễn đàn, tổ chức quốc tế khác.. .Đây là bối cảnh dẫn đến cơ hội để Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế nối lại quan hệ hợp tác phát triển. Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam được tổ chức tại Pari dưới sự chủ trì của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 11 năm 1993 là điểm khởi đầu cho quá trình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam.
  • 19. 19 Tính đến năm 2009, đã có 16 hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam (Hội nghị CG) đã được tổ chức, với sự tham gia của 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương (Đức, Nhật, Anh ….) và 23 nhà tài trợ đa phương (ADB, WB, IFAD …) có các chương trình ODA thường xuyên Kể từ khi nối lại quan hệ với Việt Nam, cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với công cuộc đổi mới mà Đảng ta đề xướng và lãnh đạo, có thể thấy rõ điều này qua con số ODA mà các nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm, đạt khoảng 53367 triệu USD trong giai đoạn 1993-2009. Nếu như trong 3 năm từ 1993 – 1995 các nhà tài trợ chỉ mới cam kết tài trợ cho Việt Nam hơn 6000 triệu USD thì con số này tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 1996 – 2000 đạt hơn 11500 triệu USD, giai đoạn 2001 – 2005 là 14889 triệu USD và đạt con số ấn tượng 20812 triệu USD trong giai đoạn 2006 – 2009 gấp hơn 3 lần giai đoạn 1993 – 1995. Bảng 2.1: ODA cam kết , ký kết , giải ngân giai đoạn 1993 – 2009 Đơn vị : Triệu USD Năm Số vốn cam kết Vốn ký kết Vốn giải ngân 1993 1861 817 413 1994 1959 2598 725 1995 2311 1444 737 1993-1995 6131 4859 1875 1996 2431 1602 900 1997 2377 1686 1000 1998 2192 2444 1242 1999 2146 1503 1350 2000 2400 1768 1650
  • 20. 20 Năm Số vốn cam kết Vốn ký kết Vốn giải ngân 1996-2000 11546 9003 6142 2001 2399 2418 1500 2002 2462 1805 1528 2003 2839 1757 1422 2004 3441 2568 1650 2005 3748 2515 1787 2001-2005 14889 11063 7887 2006 4457 2824 1785 2007 5426 3795 2176 2008 5O15 4332 2253 2009 5914 5401 3000 Tổng 53367 41842 25118 Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu tư ( số liệu tổn hợp tính đến hội nghị CG 2009). Có thể thấy rõ hơn sự thay đổi của nguồn vốn ODA cam kết ,ký kết ,giải ngân giai đoạn 1993 – 2009 qua biểu đồ sau.
  • 21. 21 Biểu đồ 2.1: ODA cam kết , ký kết ,giải ngân giai đoạn 1993 – 2009 0 5000 10000 15000 20000 25000 1993 - 1995 1996 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2009 cam kết ký kết giải ngân Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu tư (số liệu tổn hợp tính đến hội nghị CG 2009). Từ năm 1993 đến năm 2007, nguồn vốn ODA cam kết tăng đều đặn hàng năm, trung bình mỗi năm Việt nam nhận khoảng hơn 2800 triệu USD vốn ODA cam kết từ cộng đồng các nhà tài trợ. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên lượng vốn ODA cam kết mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam trong năm 2008 đã giảm 809 triệu USD so với năm 2007, nhưng lại tăng trở lại với con số hết sức ấn tượng 5914 triệu USD trong năm 2009. Điều này thể hiện sự tin tưởng to lớn mà cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế dành cho Việt Nam trong bối cảnh cả thế giới phải đang gồng mình để chống lại cuộc khủng hoản tài chính toàn cầu. Để thực hiện lượng vốn ODA đã cam kết, trong giai đoạn 1993 – 2009 đã có 41842 triệu USD vốn ODA được ký kết chiếm 78,4% lượng vốn ODA cam kết. Có được kết quả này là do trong 3 năm từ 2007 đến 2009 đã có tới hơn 13,5 tỷ USD vốn ODA được ký kết, chiếm hơn 48% lượng vốn ODA ký kết của giai đoạn 1993 -2006. Trong thời kỳ 1993 - 2009, tổng vốn ODA giải ngân đạt 25118 triệu USD, tương đương 60,03% tổng lượng ODA ký kết và 47,07% cam kết cùng
  • 22. 22 thời kỳ. Trung bình mỗi năm giải ngân được khoảng gần 1,5 tỷ USD, chỉ đạt 70% -80% kế hoạch đề ra, trong 3 năm 2007 – 2009 tình giải ngân đã được cải thiện đáng kể song vẫn chưa làm hài lòng các nhà tài trợ. 2.1.2 Tình hình sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt nam thời kỳ 1993 - 2009 Cơ cấu vốn ODA theo các điều ước quốc tế về ODA đã được ký trong thời kỳ 1993-2009 phù hợp với những định hướng ưu tiên sử dụng vốn ODA của chính phủ đã đề ra trong từng thời kỳ . Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng vốn ODA theo ngành , lĩnh vực thời kỳ 1993 – 2009 Đơn vị : Triệu USD STT Ngành, lĩnh vực Hiệp định ODA ký kết 1993 - 2009 Tổng Tỷ lệ % 1 Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xoá đói, giảm nghèo 6836,44 16,33 2 Năng lượng và công nghiệp 9188,59 21,96 3 Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cấp, thoát nước và phát triển đô thị, trong đó: 15689,07 37,5 -Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông 11481,04 27,44 -Cấp, thoát nước và phát triển đô thị 4208,03 10,06 4 Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, khoa học 10089,54 24,11
  • 23. 23 STT Ngành, lĩnh vực Hiệp định ODA ký kết 1993 - 2009 Tổng Tỷ lệ % kỹ thuật, các ngành khác . 5 Tổng số 41842,64 100% Nguồn : Bộ kế hoạch và đầu tư ( số liệu tổng hợp tính đến Hội nghị CG 2009) 2.1.3 Hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA giai đoạn 1993 – 2009 Thứ nhất : Việc thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá, giữ vững độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia. Tuy tiếp nhận một khối lượng vốn ODA bao gồm các khoản vay gắn liền với các điều kiện về cải cách thể chế, song ta vẫn giữ được độc lập tự chủ và chủ động thực hiện công cuộc đổi mới và cải cách theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thứ hai : ODA đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng góp phần cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nguồn vốn ODA đã bổ sung khoảng 11,4% cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trung bình khoảng 50% tổng đầu tư từ ngân sách. ODA đã thực sự trở thành kênh vốn bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy đã vay một lượng vốn ODA đáng kể, song theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nợ nước ngoài của ta hiện trong giới hạn an toàn. Thứ ba : ODA đã hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
  • 24. 24 hóa và hiện đại hóa, cải thiện các dịch vụ kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo. Thứ tư : Nguồn vốn ODA đã góp phần phát triển kinh tế, xã hội và xoá đói giảm nghèo của nhiều địa phương, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng quy mô vừa và nhỏ (nước, đường, trường, trạm, lưới điện, điện thoại...), nhờ vậy đã tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ sở hạ tầng nông thôn, cải thiện cơ sở vật chất trường học, y tế và phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản của nhiều địa phương, đặc biệt ở các tỉnh nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Thứ năm : Thông qua các chương trình và dự án ODA, ta đã tiếp nhận được các thành tựu khoa học hiện đại, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tăng cường năng lực và phát triển thể chế như hỗ trợ xây dựng chính sách và luật Pháp. 2.2 Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN & PTNT giai đoạn 1993 – 2009 2.2.1 Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong NN & PTNT 1993 -2009 2.2.1.1 Tổng quan về tình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn (NN&PTNT) Trong thời kỳ 1993 – 2009, nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã thu hút được 41 nhà tài trợ (18 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương) với 7164,87 triệu USD nguồn vốn ODA được ký kết trong đó 5775,05 triệu USD là khoản vay chiếm tỷ lệ 80,6% và 1389,82 triệu USD là khoản viện trợ không hoàn lại chiếm tỷ lệ 19,4 % . Số vốn này chủ yếu được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng tái thiết Đức (KWF) thực hiện.
  • 25. 25 Bảng 2.3:Nguồn vốn ODA ký kết trong NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 ĐVT: triệu USD năm Vốn ký kết Vay Viện trợ không hoàn lại 1993-1995 499,76 386,02 113,74 1996 -2000 1207,87 775,83 432,04 2001 -2005 2405,45 1920,44 485,01 2006 -2009 3051,79 2692,76 359,03 Tổng 7164,87 5775,05 1389,82 Nguồn: Số liệu tổng từ Danh mụcchương trình dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư) Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn ODA ký kết trong NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 1993 - 1995 1996 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2009 vốn ký kết vốn vay viện trợ không hoạn lại Nguồn: Số liệu tổng từ Danh mụcchương trình dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư)
  • 26. 26 Trong giai đoạn 1993 - 1995 khi chúng ta mới nối lại quan hệ với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, lượng vốn ODA dành cho NN&PTNT mới chỉ đạt gần 500 triệu USD chiếm gần 7% vốn ODA ký kết trong NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 nhưng con số này đã tăng lên đến 1207,87 triệu USD trong thời kỳ 1996 – 2000 gấp 2,4 lần giai đoạn trước đó. Tiếp đà thành công của thời kỳ 1996 – 2000, trong các năm từ 2001 – 2005 chúng ta đã thu hút được 2405,45 triệu USD và đạt con số ấn tượng 3051,79 triệu USD trong giai đoạn từ 2006 – 2009 tức là gấp 6,1 lần giai đoạn 1993 – 1995. Qua bảng trên ta cũng thấy được sự thay đổi tỷ trọng của khoản viện trợ không hoàn lại trong tổng nguồn vốn ODA được ký kết, cụ thể giai đoạn 1993 - 1995 là 22,76%, thời kỳ 1996 – 2000 là 35,77%, giảm xuống còn 20,16% trong giai đoạn 2001 – 2005 và chỉ còn 11% trong giai đoạn 2006 – 2009. Có sự giảm suốt như vậy là do kinh tế đất nước luôn đạt tốc độ tăng trưởng với tốc độ cao trong giai đoạn 1993 -2009, vì vậy mà chúng ta đã tiến sát ngưỡng quốc gia có mức thu nhập trung bình tất yếu sẽ dẫn đến mức độ ưu đãi trong các khoản vay từ các nhà tài trợ sẽ giảm giần theo thời gian. Theo số liệu tổng hợp được từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 31/12/009 đã có 349 dự án đã được ký kết trong đó số dự án dự kiến đã hoàn thành là 187 đã hoàn thành và 162 dự án đang thực hiện. Các dự án tập trung vào các lĩnh vực phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản và hỗ trợ chính sách, quy hoạch đào tạo ngành NN. Nhìn chung các dự án ODA trong nông nghiệp có quy mô nhỏ, chỉ có khoảng 4,3% các dự án có quy mô từ 50 đến 100 triệu USD, khoảng 2,8% số các dự án trên 100 triệu USD .
  • 27. 27 Bảng 2.4: Một số dự án ODA trong nông nghiệp giai đoạn 1993 – 2009 S T T Tên chương trình dự án Nhà tài trợ Thời gian bắt đầu – kết thúc Cơ quan chủ quản Tổng số vốn(triệ u USD) 1 Phát triển cây chè và cây ăn quả ADB 2001- 6/2007 Bộ NN&PTNT 40,20 2 Giảm nghèo khu vực miền trung ADB - ANH 2002 - 2009 Bộ KH&ĐT 43,09 3 Nâng cao năng lực nghiên cứu viện thú y Nhật Bản 2002 -2005 Bộ NN&PTNT 8,50 4 Đa dạng hóa nông nghiệp WB 1998 - 2006 Bộ NN&PTNT 66,85 5 Hỗ trợ thủy lợi Việt nam WB 2004 - 2011 Bộ NN&PTNT 157,8 6 Hỗ trợ chương trình nông nghiệp Đan Mạch 2000 - 2007 Bộ NN&PTNT 60 7 Thủy lợi Phan Riết – Phan Thiết Nhật 2006 – 2012 Bộ NN&PTNT 41,66 8 Phân lũ và phát triển nguồn nước sông Đáy Hà Lan 2000 - 2001 Bộ NN&PTNT 1,77 9 Quản lý rừng đầu nguồn có sự tham gia của người dân Hoàng |Bồ Quảng Ninh FAO 2000 - 2003 UBND Quảng Ninh 1,44 10 Trồng rừng I Đức 1995 - 1999 Bộ NN&PTNT 6,50
  • 28. 28 S T T Tên chương trình dự án Nhà tài trợ Thời gian bắt đầu – kết thúc Cơ quan chủ quản Tổng số vốn(triệ u USD) 11 Nâng cấp cảng cá Cát Lỡ - Vũng Tàu Nhật Bản 1995 - 1996 Bộ NN&PTNT 23,26 12 Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc WB - Anh 2001 - 2007 Bộ KH&ĐT 110 Nguồn: Danh mụcchương trình dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư) Để có cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong NN&PTNT trong giai đoạn 1993 - 2009, sau đây đề tài sẽ phân tích trên 2 tiêu thức . 2.2.1.2 ODA trong NN&PTNT theo lĩnh vực ODA dành cho NN&PTNT thời kỳ 1993 – 2009 nhìn chung phù hợp với nhu cầu và định hướng ưu tiên của Chính phủ Bảng 2.5: ODA phân theo lĩnh vực trong NN&PTNT giaiđoạn 1993 - 2009 Lĩnh vực Số dự án Tổng Khoản vay Viện trợ Chính sách , quy hoạch và đào tạo ngành 19 55,95 0,00 59,55 Nông nghiệp 68 898,89 687,26 211,63 Thủy lợi 43 1061,33 941,93 119,40 Lâm nghiệp 59 430,59 175,43 255,16 Thủy sản 28 209,45 72,82 136,63
  • 29. 29 Lĩnh vực Số dự án Tổng Khoản vay Viện trợ Phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo 129 4508,66 3897,61 611,05 Nguồn: Số liệu tổng từ Danh mụcchương trình dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư) Những dự án ODA trong NN&PTNT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối được chia thành sáu nhóm đối tượng chính : + Chính sách, quy hoạch và đào tạo ngành + Nông nghiệp + Thủy lợi + Lâm nghiệp + Thủy sản + Phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo Trong đó số dự án tương đương trong từng lĩnh vực cụ thể như sạu: 129 dự án thuộc lĩnh vực phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, 68 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, 59 dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, 43 dự án thuộc lĩnh vực thủy lợi, 28 dự án thuộc lĩnh vực thủy sản và 19 dự án thuộc lĩnh vực chính sách, quy hoạch và đào tạo ngành. Về cơ cấu vốn phân bổ trong các lĩnh vực: Biểu đồ sau đây sẽ cho ta thấy tỷ lệ phân bổ nguồn vốn ODA vào sáu lĩnh vực của ngành nông nghiệp.
  • 30. 30 Biểu đồ 2.3: cơ cấu nguồn vốn ODA trong NN&PTNT(1993-2009) 62.93%12.55% 2.92% 6.01% 14.81% 0.78% phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo nông nghiệp thủy sản lâm nghiệp thủy lợi chính sách quy hoạch và đào tạo ngành Nguồn: Số liệu tổng từ Danh mụcchương trình dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và Đầu tư) Nhìn vào biểu đồ phân tích cơ cấu nguồn vốn ODA ta sẽ thấy được tỷ lệ ODA phân bổ vào sáu lĩnh vực: Chính sách, quy hoạch và đào tạo ngành, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, Thủy sản, Lâm nghiệp, Thủy lợi, Nông nghiệp. Theo đó Phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo chiếm tỷ trọng cao nhất với 62,93% tổng số vốn đã ký kết với nhà tài trợ (4508,66 triệu USD), tiếp theo là Thủy Lợi với 14,81% (1061,33 triệu USD), nông nghiệp đứng ở vị trí thứ ba với 12,55% (898,89 triệu USD), kế tiếp là lâm nghiệp với 6,01% (430,59 triệu USD), hai vị trí cuối cùng lần lượt là thủy sản và chính sách, quy hoạch và đào tạo ngành với 2,92% và 0,78% trong tổng số 7164,87 triệu ODA đã ký kết với cộng đồng các nhà tài trợ. Đề tài sẽ đi đánh giá chi tiết hơn về tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong các lĩnh vực. a. Phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo (PTNT& XĐGN) Trong những năm đầu của thập kỷ 90, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam ở mức rất cao, trên 50% dân số phải sống trong cảnh nghèo đói. Chính vì vậy,
  • 31. 31 để thực hiện mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững sớm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, nguồn vốn ODA đã được tập trung rất lớn cho phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo. tính đến ngày 31/1/2009 đã có 129 dự án được ký kết với tổng số vốn là 4508,66 triệu USD trong đó vốn vốn vay là 3897,61 triệu USD chiếm tỷ lệ 86,45%, phần vốn viện trợ không hoàn lại là 611,05 triệu USD chiếm tỷ lệ 13,55%. Như vậy là đã có tới 36,96% số dự án ODA trong tổng số 349 dự án và 62,93% lượng vốn ODA trong tổng số 7164,87 triệu USD vốn ODA ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 là dành cho phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Bảng 2.6:Vốn ODA ký kếttrong lĩnh vực PTNT& XĐGN giaiđoạn 1993 – 2009 ĐVT: triệu USD Năm Tổng số vốn Vốn vay Viện trợ 1993 - 1995 0,57 0,00 0,57 1996 - 2000 244,00 227,00 17,00 2001 - 2005 1074,25 1068,18 6,07 2006 – 2009 3189,84 2602.43 587,41 Tổng 4508,66 3897,61 611,05 Nguồn: Số liệu tổng từ Danh mụcchương trình dự án ODA đã được ký kết trong lĩnhvực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư) Qua bảng trên ta thấy trong thời kỳ 1993 – 1995 chỉ có một dự án dành cho lĩnh vực PTNT&XĐGN với quy mô chỉ 0,57 triệu USD. Giai đoạn 1996 – 2000 đã tăng lên 10 dự án (có 3 dự án đạt số vốn ký kết trên 100 triệu USD) với số vốn ký kết đạt 244 triệu USD, trong đó vốn vay là 227 triệu chiếm tỷ lệ 93,02%, viện trợ không hoàn lại là 17 triệu USD chiếm tỷ lệ 6,98%. Đến thời kỳ 2002 – 2005, có 17 dự án ODA được ký kết với tổng số vốn lên đến
  • 32. 32 1074,35 triệu USD gấp hơn 4 lần giai đoạn trước đó, trong đó có 1068,18 triệu USD là vốn vay chiếm tỷ lệ 99,43% còn lại 6,07 triệu USD là vốn viện trợ không hoàn lại, đã có 10 dự án đạt số vốn ký kết trên 100 triệu USD trong tổng số 17 dự án vừa nêu. Còn trong thời kỳ 2006 – 2009 đã có tới 101 dự án trong lĩnh vực PTNT&XĐGN được ký kết với tổng số vốn lên đến 3189,84 triệu USD trong đó có 2602,43 triệu USD là vốn vay chiếm tỷ lệ 81,58%, còn lại 587,41 triệu USD là vốn viện trợ không hoàn lại chiếm tỷ lệ 18,41%. Trong 101 dự án đã ký kết có 8 dự án đạt số vốn ký kết trên 100 triệu USD, tính chung cả thời kỳ 1993 – 2009 có 18 dự án trong lĩnh vực PTNT&XĐGN có số vốn ký kết trên 100 triệu USD. Qua bảng trên ta cũng thấy được số vốn ký kết trong các giai đoạn có sự chênh lệch đáng kể, lớn nhất là giai đoạn 2006 – 2009 với 3189,84 triệu USD vốn ODA được ký kết chiếm 70,75% vốn ký kết của cả thời kỳ 1993 – 2009, kế tiếp là giai đoạn 2001 – 2005 với 1074,25 triệu USD vốn ký kết chiếm 28,98%, đứng ở vị trí thứ ba là giai đoạn 1996 – 2000 với 244 triệu chiếm tỷ lệ 5,41%, cuối cùng là thời kỳ 1993 – 1995 chỉ với 0,57 triệu USD được ký chiếm một tỷ lệ khiêm tốn 0, 01% vốn ODA ký kết của cả thời kỳ. Bảng 2.7: 10 dự án có số vốn ký kết lớn nhất trong lĩnh vực PTNT& XĐGN giai đoạn 1993 – 2009 STT Tên DA Thời gian Nhà tài trợ Vốn ký kết (triệu USD) 1 Chương trình PRSC8 và hỗ trợ khẩn cấp nhằm kích cầu kinh tế 2009 Nhật Bản 568,09 2 Tín dụng hỗ trợ giảm 2009 WB 350
  • 33. 33 STT Tên DA Thời gian Nhà tài trợ Vốn ký kết (triệu USD) nghèo 8 PRSC8 3 Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 1 PRSC1 2001 -2002 WB 250 4 Tài chính nông thôn giai đoạn II 2002 - 2008 WB 200 5 Tài chính nông thôn giai đoạn III 2008 - 2014 WB 200 6 Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 6 PRSC6 2007 2008 WB 175 7 Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo 7 PRSC7 2008 WB 150 8 Tài chính nông thôn giai đoạn I 1997 - 2001 WB 122 9 Giảm nghèo các tỉnh miền núi phíabắc 2001 - 2007 WB 110 10 Hạ tầng cơ sở nông thôn 1998 - 2004 ADB 105 Nguồn:Danh mục chương trình dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư) Các dự án trong lĩnh vực PTNT& XĐGN tập trung vào một số mục tiêu chủ yếu như: + Phục hồi, cải tạo và xây dựng mới các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn
  • 34. 34 + Hỗ trợ chính phủ trong việc chuẩn bị thực hiện các dự án đã được ký kết. + Cho vay xóa đói giảm nghèo + Nâng cao mức sống của người dân nông thôn đặc biệt là người dân các xã nghèo b. Nông Nghiệp Để cung cấp đủ lương thực cho hơn 80 triệu dân, góp phần giảm tình trạng đói nghèo thì việc thu hút các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp là hết sức quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trong thời gian qua chúng ta đã thúc đẩy cộng đồng tài trợ quốc tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tính đến ngày 31/12/2009 đã có 68 dự án ODA đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với tổng số vốn là 898,89 triệu USD, trung bình đạt 13,21 triệu USD/dựán trong đó vốn vay là 687,26 triệu USD là nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ 76,46%, vốn viện trợ không hoàn lại là 211,63 triệu USD chiếm tỷ lệ là 24,54%. Nông nghiệp là lĩnh vực đứng thứ hai về số dự án và thứ ba về vốn trong tổng số 129 dự án và 7164,87 triệu USD nguồn vốn ODA đã ký trong NN&PTNT. Bảng 2.8: ODA ký kết trong nông nghiệp thời kỳ 1993 – 2009 ĐVT : triệu USD Năm Tổng số vốn Vốn vay Viện trợ 1993 - 1995 87,90 80,00 7,90 1996 - 2000 250,04 136,34 113,70 2001 - 2005 291,07 220,86 70,21 2006 – 2009 269,88 250,06 19,82 Tổng 898,89 687,26 211,63 Nguồn:Danh mục chương trình dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư)
  • 35. 35 Các dự án ODA trong nông nghiệp, có quy mô vốn tương đối nhỏ trong 68 dự án đã ký chỉ có 3 dự án (chương trình phát triển ngành nông nghiệp, khoản vay chương trình nông nghiệp, nâng cao chất lượng ngành nông nghiệp và chương trình khí sinh học ký với ADB vào các năm 1995, 1999 và 2009) đạt số vốn ký kết trên 70 triệu USD, đa số các dự án có số vốn ký kết dưới 20 triệu USD. Qua bảng trên ta thấy, giai đoạn 1993 – 1995 là giai đoạn có số lượng vốn ODA ký kết đạt số lượng thấp nhất chỉ có 87,90 triệu USD được ký kết chiếm 9,78% lượng vốn ký kết của thời kỳ 1993 – 2009, các giai đoạn còn lại có số lượng vốn ký kết tăng đều đặn và có sự chênh lệch nhau không đáng kể, giai đoạn 1996 – 2000 là 250,04 chiếm tỷ lệ 27,82%, giai đoạn 2001 – 2005 là 291,07 triệu USD chiếm tỷ lệ 32,38%, giai đoạn 2006 – 2009 là 269,88 triệu chiếm tỷ lệ 30,02%. Nguồn vốn viện trợ không hoàn lại tăng đột biến trong thời kỳ 1996 – 2000 đạt 113,70 triệu USD tương đương với 45,47% tổng số vốn ký kết của cả giai đoạn. Các dự án trong nông nghiệp tập trung vào một số mục tiêu chính như: + Phát triển cây con giống và hỗ trợ khoa học công nghệ cho sản xuất nông nghiệp. + Cải thiện sản xuất nông nghiệp bền vững giúp nâng đời sống nhân dân. + Hỗ trợ tín dụng nông nghiệp. + Nâng cao chất lượng sản phẩm ngành nông nghiệp.
  • 36. 36 Bảng 2.9 : Một số dự án phát triển cây con giống ST T Tên dự án Nhà tài trợ Thời gian Vốn ODA ký kết Tổng Vốn vay Viện trợ 1 Phát triển cây chè và cây ăn quả ADB 2001- 2006 40,20 40,20 0,00 2 Phát triển cây trồng ADB 1997 0,60 0,60 0,00 3 Cạnh tranh chăn nuôi và an toàn thực phẩm WB 2010 - 2015 65,26 65,26 0,00 4 Nuôi trồng nấm tại Thái Bình FAO 2000 - 2002 0,23 0,00 0,23 5 Viện trợ khẩn cấp lúa giống cho nông dân thiệt hại vì lũ lụt các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long FAO 2001 0,40 0,00 0,40 6 Phát triển trồng chè tại tỉnh Phú Thọ Pháp 2005- 2009 11,48 0,00 11,4 8 7 Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp(IPM) Đan Mạch 2000 – 2005 8,49 0,00 8,49 8 Giảm nghèo thông qua phát triển chăn nuôi Thụy Sỹ 2005 – 2007 0,75 0,00 0,75
  • 37. 37 ST T Tên dự án Nhà tài trợ Thời gian Vốn ODA ký kết Tổng Vốn vay Viện trợ ở Vùng miền núi phíaBắc 9 Quản lý ruồi đục quả FAO 1999 - 2001 0,25 0,00 0,25 10 Phòng trừ tổng hợp đối với bọ hại dừa FAO 2002 – 2004 0,35 0,00 0,35 11 Mở rộng chăn nuôi bò sữa Hà Nội Bỉ 1996 - 2001 2,26 0,00 2,26 12 Mở rộng chăn nuôi bò sữa Các tỉnh Phía Nam Bỉ 1996 - 2001 1,70 1,70 0,00 Nguồn:Danh mục chương trình dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư) Với một quốc gia mà nền nông nghiệp đã và đang đóng một vai trò quan trọng như Việt nam thì việc được các nhà tài trợ quan tâm đầu tư phát triển cây con giống có một ý nghĩa rất đặc biệt. c.Thủy lợi Hệ thống thủy lợi có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của một nền nông nghiệp. Một Hệ thống Thủy Lợi hoàn thiện sẽ giúp khắc phục được tình trạng hạn hán vào mùa khô, phân lủ khi mùa mưa về, điều tiết nguồn nước cho các vùng sản xuất. Vì vậy mà đầu tư nhằm cải tạo, phục hồi và xây mới các công trình thủy lợi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành nông nghiệp trong thời gian qua. Công tác vận động, thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong lĩnh vực thủy lợi thời gian qua cho ta thấy rõ hơn điều này. Cụ thể trong thời kỳ 1993 – 2009 chúng ta đã đàm phán ký kết 43 dự án, với tổng số vốn ký kết đạt 1061,43 triệu USD trong đó vốn vay là
  • 38. 38 941,93 triệu USD chiếm tỷ lệ 88,74%, viện trợ không hoàn lại là 119,40 triệu USD chiếm tỷ lệ 11,26% tổng lượng vốn ký kết. Thủy lợi là lĩnh vực có số các dự án chỉ đứng thứ 4 nhưng số lượng vốn ký kết lại xếp ở vị trí thứ hai trong tổng số các dự án và lượng vốn ODA ký kết trong NN&PTNT. Bảng 2.10: ODA ký kết trong thủy lợi thời kỳ 1993 – 2009 ĐVT: triệu USD Năm Tổng số vốn Vốn vay Viện trợ 1993 - 1995 296,05 253,00 42,50 1996 - 2000 172,68 136,20 36,48 2001 - 20005 340,80 309,79 31,01 2006 – 2009 251,19 242,94 9,41 Tổng 1061,43 941,93 119,40 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Danh mục chương trình dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư) Sau hai năm nối lại quan hệ với cộng đồng các nhà tài trợ chúng ta đã thu hút được 7 dự án với tổng số vốn đã ký là 296,05 triệu USD đạt trung bình 42,29 triệu USD /dựán, trong đó vốn vay là 253 triệu USD chiếm tỷ lệ 85,46%, viện trợ không hoàn lại đạt 42,5 triệu USD chiếm tỷ lệ 14,54%. Trong giai đoạn 1996 – 2000, tuy số dự án tăng lên 11 dự án nhưng lượng vốn ODA ký kết lại giảm xuống đáng kể chỉ còn 172,68 ( giảm 123,27 triệu so với giai đoạn trước đó ) điều này là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Đến thời kỳ 2001 – 2005 lượng vốn ODA ký kết cho trong lĩnh vực thủy lợi đã tăng trở lại đạt 340,80 triệu USD gần gấp đôi giai đoạn trước đó. Trong 3 năm, 2006 – 2009 lượng vốn ODA dành cho thủy lợi lại giảm so với giai đoạn trước đó xuống còn 251,19(giảm 88,81) triệu USD .
  • 39. 39 Điều này được lý giải là do trong giai đoạn 2003 – 2008 chúng ta đã làm không tốt công tác vận động các nhà tài trợ. Các chương trình, dự án trong lĩnh vực thủy lợi tập trung vào các mục tiêu chủ yếu sau: + Cải tạo, xây mới các công trình đê điều, hồ chứa nước ngọt, đê biển; + Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật bờ biển; + Xây dựng năng lực quản lý nguồn nước; + Phòng chống lụt bảo, chống suy thoái rừng đầu nguồn. Các dự án quan trọng: Thủy lợi miền trung (74,30 triệu USD ), khôi phục hệ thống thủy lợi Đồng bằng sông hồng (60,00 triệu USD), khôi phục thủy lợi và chống lũ (76,50 triệu USD), thủy lợi phước hòa (90 triệu USD ) do ADB tài trợ, dự án phục hồi thủy lợi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,...(100 triệu USD) do WB tài trợ. Việc các dự án này đi vào hoạt động đã góp phần đẩy mạnh sản xuất trong nông nghiệp, hạn chế hậu quả do thiên tai lũ lụt gây ra. c. Lâm nghiệp Như đã biết 3/4 diện tích nước ta là đồi núi và cao nguyên, cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đây gặp không ít khó khăn, do đó việc chính phủ có chủ trương đẩy mạnh thu hút nguồn vốn ODA cho Lâm nghiệp là hoàn toàn đúng đắn. trong thời kỳ 1993 – 2009 đã có 59 dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp đã được ký kết (đứng thứ 3 về số dự án được ký) với tổng số vốn là 430,59 triệu USD (đứng thứ 4 về số lượng vốn ký kêt ) trong đó vốn vay là 175,43 triệu USD chiếm tỷ lệ 40,74%, vốn viện trợ không hoàn lại là 255,16 triệu USD chiếm tỷ lệ 59,26%. Cùng với lĩnh vực thủy sản và hỗ trợ chính sách quy hoạch và đào tạo ngành là ba lĩnh vực mà phần vốn viện trợ không hoàn lại chiếm ưu thế trong tỷ trọng vốn ODA ký kết. Các dự án trong lĩnh
  • 40. 40 vực nông nghiệp có quy mô tương tương đối nhỏ trung bình đạt 7,29 triệu USD/dự án. Bảng 2.11: ODA ký kết trong Lâm nghiệp thời kỳ 1993 – 2009 ĐVT: triệu USD Năm Tổng số vốn Vốn vay Viện trợ 1993 - 1995 57,93 0,00 57,93 1996 - 2000 145,32 54,50 90,82 2001 - 20005 130,85 59,75 71,10 2006 – 2009 96,49 61,18 35,31 Tổng 430,59 175,43 255,16 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Danh mục chương trình dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư) Trong thời kỳ 1993 – 2009 , chỉ có giai đoạn 1996 – 2000 là lượng vốn ODA dành cho nông nghiệp tăng lên , cụ thể như sau : Giai đoạn 1993 – 1995 có 10 dự án được ký kết( chỉ có 1 dự án đạt 17,5 triệu USD các dự án còn lại có số vốn dưới 10 triệu USD) với tổng số vốn là 57,93 triệu USD ( đều là vốn viện trợ không hoàn lại ) , Đến giai đoạn 1996 – 2000 nguồn vốn ODA dành cho lâm nghiệp đã tăng lên đáng kể với 145,32 triệu USD được ký kết cho 23 dự án , nhưng lại giảm xuống còn 130,45 triệu USD trong giai đoạn từ 2001 – 2005 và chỉ đạt 96,49 triệu USD cho giai đoạn 2006 – 2009 _ đây là giai đoạn duy nhất trong thời kỳ 1993 – 2009 mà phần vốn viện trợ không hoàn lại chiếm tỷ trọng cao hơn so với lượng vốn vay 63,45% so với 36,55% . Các dự án ODA trong lâm nghiệp tập trung chủ yếu vào các mục tiêu: + Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc; + xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân miền núi; + Bảo vệ rừng đầu nguồn;
  • 41. 41 + chế biến lâm sản. Bảng 2.12: Một số dự án trồng rừng tiêu biểu ST T Tên dự án Nhà tài trợ Thời gian Vốn ký kết (Triệu USD) 1 Trồng rừng các tỉnh đông bắc Đức 1995 - 1999 6,50 2 Trồng rừng các tỉnh thanh hóa nghệ an Đức 2002 - 2008 3,45 3 Trồng rừng II Đức 1997 - 2002 8,25 4 Trồng rừng chắn cát biển miền trung Nhật Bản 2001 - 2005 9,33 5 Phục hồi rừng sau cháy Nhật Bản 2004 - 2008 1,79 6 Trồng rừng các tỉnh đầu nguồn sông đà Đức 1997 - 2003 1,15 Nguồn:Danh mục chương trình dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư) đ. Thủy sản Với 3260 km bờ biển cùng với hệ thông sông ngoài, ao hồ dày đặc, nước ta có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành tủy sản tuy nhiên nguồn vốn ODA thu hút vào lĩnh vực này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Trong thời kỳ 1993 – 2009 chỉ có 28 dự án ODA đầu tư vào lĩnh vực thủy sản vớ tổng số vốn ký kết đạt 209,45 triệu USD trong đó vốn vay là 78,82 triệu USD chiếm tỷ lệ 37.63% , viện trợ không hoàn lại là 136,63 triệu USD chiếm tỷ lệ 64,37%. Các dự án này nhằm giúp Việt nam xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, nuôi trồng đánh bắt chế biến thủy hải sản, hỗ trợ xây dựng luật thủy
  • 42. 42 sản.Có thể kể ra đây một số dự án quan trọng: Khôi phục và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá Nam do ADB tài trợ với số vốn 46,26 triệu USD, chương trình hỗ trợ ngành thủy sản do Đan Mạch tài trợ với số vốn là 40 triệu USD . e. Chính sách , quy hoạch và đào tạo ngành Trong giai thời kỳ 1993 – 2009, các dự án hỗ trợ kỷ thuật trong lĩnh vực NN&PTNT đóng một vai trò quan trọng trong việc đào tạo cán bộ, nâng cao năng lực quản lý nền nông nghiệp trong thời buổi kinh tế thị trường, xây dựng các chiến lược mục tiêu trung và dài hạn cho ngành. Tính đến ngày 31/12/2009 có 18 dự án với tổng số vốn ký kết là 59,95 triệu USD(đứng ở vị trí cuối cùng), tất cả số vốn trên đều là nguồn vốn viện trợ không hoàn lại. Đây là lĩnh vực duy nhất mà phần vốn vay không đóng góp thị phần của mình, điều này chứng minh một điều cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam hoàn thiện khung thể chế và các chính sách để tiếp nhận các khoản viện trợ. ADB, FAO là hai nhà tài trợ lớn trong lĩnh vực này. 2.2.3. ODA trong NN&PTNT theo nhà tài trợ 2.2.3.1 Các nhà tài trợ đa phương Thời kỳ 1993 – 2009, lĩnh vực NN&PTNT đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ các nhà tài trợ đa phương, điều này được thể hiện qua con số 153 dự án với tổng số vốn 4789,46 triệu USD đã được ký kết chiếm 66,85% tổng số vốn ký kết của thời kỳ , trong đó nguồn vốn vay là 4438,47 triệu USD chiếm 92,67%, viện trợ không hoàn lại là 350,99 triệu USD tương đương với 7,33%. ADB và WB là hai nhà tài trợ đa phương lớn nhất và cũng là hai nhà tài trợ lớn đứng đầu trong lĩnh vực NN&PTNT. Với 2796,34 triệu USD vốn ODA ký kết, WB đứng ở vị trí nhà tài trợ số 1, ADB đứng ở vị trí thứ hai với 1343,74 triệu USD vốn ký kết. Trong khi đó, tổ chức chuyên trách về nông nghiệp và lương thực của thế giới là Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Quỹ Quốc tế và Phát triển nông nghiệp (IFAD) lại có sự đầu tư chưa
  • 43. 43 tương xứng đối với lĩnh vực NN&PTNT Việt Nam, trong giai đoạn 1993 – 2009 hai tổ chức này mới dành cho lĩnh vực nông nghiệp 214,63 triệu USD vốn ODA chiếm tỷ lệ 3,00% nguồn vốn ODA dành cho NN&PTNT. Biểuđồ2.4: Cơcấu vốn của các nhà tài trợ trong lĩnh vực NN&PTNT 39.03% 18.75%3% 15.54% 2.40% 21.28% WB ADB IFAD-FAO NHẬT ĐỨC các nhà tài trợ khác Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Danh mục chương trình , dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư) Các nhà tài trợ căn cứ vào mục tiêu hoạt động của mình mà tập trung vào một số lĩnh vực nhất định: ADB và WB tập trung chủ yếu cho các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, FAO thì tập trung cho các dự án an ninh lương thực, UNDP thì quan tâm đến các dự án về bình đẳng giới... Tính đến ngày 31/12/2009, WB đã dành cho Việt Nam 2796,34 triệu USD chiếm 39,03% tổng số vốn của các nhà tài trợ dành cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó vốn vay là 2793,09 triệu USD chiếm 99,88%, viện trợ không hoàn lại chỉ có 3,25 triệu USD chiếm 0,12%. Các dự án của WB tập trung vào các lĩnh vực: Nông nghiệp, Thủy lợi và phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Trong khi đó ADB đã đầu tư 1343,74 triệu USD (chủ yếu là vốn vay ưu đãi ADF và một phần nhỏ vốn vay thông thường ) với tổng số 60 dự án cho lĩnh vực nông nghiệp và PTNT, chiếm tỷ lệ 18,75% trong tổng số vốn đã ký
  • 44. 44 với các nhà tài trợ, trong đó nguồn vốn vay là 1310,35 triệu USD chiếm tỷ lệ 97,52%, viện trợ không hoàn lại là 33,39 triệu USD tương đương với 2,48%. Các dự án của ADB tập trung cho các lĩnh vực Chính sách, quy hoạch và đào tạo ngành, nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Các nhà tài trợ đa phương còn lại chiếm 9,07% tổng số vốn ODA ký kết dành cho NN&PTNT, tương đương với 434,75 triệu USD. Tập trung chủ yếu vào các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp. Bảng 2.13: Một số dự án tiêu biểu của ADB và WB Tên chương trình, dự án Nhà tài trợ Thời gian Ký đến 31/12/2009 Vốn ODA Tổng số Trong đó Vay Viện trợ Tµi chÝnh n«ng th«n I WB 1997- 2001 122,00 122,00 Tµi trî chÝnh s¸ch ph¸t triÓn lÇn thø hai hç trî Ch- ¬ng tr×nh 135 giai ®o¹n II WB 2009-2012 100,00 100,00 H¹ tÇng c¬ së n«ng WB 2001-2009 102,78 102,78
  • 45. 45 Tên chương trình, dự án Nhà tài trợ Thời gian Ký đến 31/12/2009 Vốn ODA Tổng số Trong đó Vay Viện trợ th«n dùa vµo céng ®ång Tµi chÝnh n«ng th«n giai ®o¹n II Wb 2002-2008 200,00 200,00 0,00 Tµi chÝnh n«ng th«n giai ®o¹n III WB 2002-2008 200,00 200,00 0,00 Ph¸t triÓn kinh doanh víi ngêi nghÌo tØnh Cao B»ng vµ BÕn Tre (Luxembourg vµ §øc ®ång tµi trî ñy th¸c qua IFAD) IFAD 2008-2014 41,86 35,66 6,20
  • 46. 46 Tên chương trình, dự án Nhà tài trợ Thời gian Ký đến 31/12/2009 Vốn ODA Tổng số Trong đó Vay Viện trợ TÝn dông hç trî gi¶m nghÌo 7 (PRSC 7) WB 2008 150,00 150,00 TÝn dông hç trî gi¶m nghÌo 8 (PRSC 8) WB 2009 350,00 350,00 Hç trî thùc hiÖn gi¶m nghÌo IV (®ång tµi trî cho kho¶n tÝn dông PRSC 6 do WB tµi tr ADB 2007 15,00 15,00 H¹ tÇng c¬ së n«ng th«n (®ång tµi trî víi AFD) ADB 1998-2004 105,00 105,00
  • 47. 47 Tên chương trình, dự án Nhà tài trợ Thời gian Ký đến 31/12/2009 Vốn ODA Tổng số Trong đó Vay Viện trợ Thñy lîi miÒn Trung ADB 2006-2012 74,30 74,30 Nguồn:Danh mục chương trình dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư). 2.2.3.2 Các nhà tài trợ song phương Trong thời giai đoạn 1993 – 2009, chúng ta đã thu hút được 21 nhà tài trợ song phương tài trợ vốn cho lĩnh vực NN&PTNT với tổng số 196 dự án và 2375,41 triệu USD(chiếm 33,15% tổng số vốn ký kết ) vốn ODA đã được ký kết , trong đó vốn vay là 1336,58 triệu USD tương đương 56,27% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 92,67% của các nhà tài trợ đa phương, viện trợ không hoàn lại chiếm 53,73% ứng với 1038,83 triệu USD cao hơn rất nhiều so với 2,48% của các nhà tài trợ đa phương. Điều đó cho thấy các nhà tài trợ song phương dành rất nhiều sự ưu đãi cho Việt nam.
  • 48. 48 Biểu đồ2.5: cơ cấu ODA song phương và đa phương trong lĩnh vực NN&PTNT 66.85% 33.15% đa phương song phương Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Danh mụcchương trình , dự án ODA đã được ký kết trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 1993 – 2009 (Bộ kế hoạch và đầu tư) Các nhà tài trợ song phương chủ yếu trong lĩnh vực NN&PTNT là Nhật Bản, Hà Lan, Đan Mạch, Đức, Ca na Đa, Úc. Trong đó Nhật Bản là nhà tài trợ có số vốn ký kết lớn nhất còn Đức là nhà tài trợ có số dự án nhiều nhất. Trong giai đoạn 1993 – 2009, Nhật Bản dành khoản viện trợ 1113,59 triệu USD với tổng số 30 dự án cho lĩnh vực NN&PTNT tại Việt Nam, trong đó vốn vay là 988,18 triệu USD tương đương 88,74%, viện trợ không hoàn lại là 125,41 triệu USD chiếm tỷ lệ 11,26%. Các chương trình, dự án ODA của Nhật tập trung chủ yếu cho lĩnh vực phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp, lâm nghiệp và Thủy lợi. Không giống như Nhật Bản, các dự án ODA của chính phủ Đức chủ yếu là các khoản viện trợ không hoàn lại, tính đến ngày 31/12/2009 đã có 40 chương trình, dự án với tổng số vốn đã ký là 171,82 triệu USD trong đó có đến 127,48 triệu USD là khoản viện trợ không hoàn lại chiếm tỷ lệ 74,19%, phần vốn vay chỉ có 44,34 triệu USD tương đương với 5,81%. Các dự án
  • 49. 49 ODA của chính phủ Đức tập trung chủ yếu cho lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp. Các nhà tài trợ còn lại có 126 dự án với tổng số vốn ký kết là 1089,01 triệu USD, chủ yếu là các khoản viện trợ không hoàn lại , tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp. Nhìn chung trong thời gian vừa qua cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đã dành sự quan tâm không nhỏ cho lĩnh vực NN&PTNT. Trong thời giai đoạn 2011 – 2015, do nhu cầu phát triển mà mỗi năm chúng ta cần tới 2 – 2,5 tỷ USD nguồn vốn ODA cho nông nghiệp. Để thu hút được lượng vốn này trong thời gian tới đòi hỏi chính phủ và đặc biệt là Bộ NN&PTNT phải tạo được lòng tiên hơn nữa nơi các nhà tài trợ bằng việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân các dự án và rút ngắn thời gian thành lập các ban quản lý dự án. 2.3 Hiệu quả sử dụng nguồn Vốn ODA trong NN&PTNT 2.3.1 Những thành quả đạt được Công tác thu hút và sử dụng ODA trong NN&PTNT thời gian qua về cơ bản phù hợp với định hướng và ưu tiên của chính phủ: tập trung cho mục tiêu tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên môi trường và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Cho đến thời điểm ngày 31/12/2009 lĩnh vực NN&PTNT đã thu hút được 349 dự án với tổng nguồn vốn ký kết lên đến 7164,87 triệu USD, trung bình đạt 20,53 triệu USD/dự án. Tính đến năm 2009 đã có 187 dự án hoàn thành, 162 dự án đang được tiếp tục thực hiện triển khai trên tất cả 6 lĩnh vực: Chính sách, quy hoạch và đào tạo ngành, nông nghiệp, thủy lợi ,lâm nghiêp, thủy sản, phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo. 2.3.1.1 Phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo Các chương trình, dự án: Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo (1 đến 8), tài chính nông thôn, giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc, hỗ trợ chương trình 135 của WB với tổn số vốn 1835 triệu USD, chương trình tín dụng nông thôn
  • 50. 50 (50 triệu), Tín dụng doanh nghiệp nông thôn ( 80 triệu ), hỗ trợ chương trình giảm nghèo 135 (100 triệu) của ADB hay chương trình Quỹ quay vòng xóa đói giảm nghèo của Đức… đã có đóng góp không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam, sớm giúp chúng ta hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ là giảm 50% tỷ lệ nghèo trong giai đoạn 1990 – 2015. Một ví dụ cụ thể là Dự án hợp tác tài chính “Quỹ quay vòng xóa đói giảm nghèo” của Chính phủ Đức tài trợ với mục tiêu cho vay xóa đói giảm nghèo và cung cấp các khoản vay tín dụng cho các hộ nghèo trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để phát triển tái sản xuất thực hiện tại 7 tỉnh miền núi phía bắc, các tỉnh bắc trung bộ và một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Dự án được triển khai qua 3 giai đoạn: giai đoạn 1 với 3,85 triệu USD được giải ngân năm 1996, giai đoạn 2 là 2,75 triệu USD được giải ngân năm 1997, giai đoạn 3 là 4,46 triệu USD được giải ngân năm 2001 - 2003, tổng dự án là 11,06 triệu USD. Kết quả: Dự án tạo được thêm nhiều công ăn việc làm mới, tăng thu nhập và góp phần giảm tình trạng đói nghèo của người dân vùng thụ hưởng . Theo kết quả điều tra hiệu quả của dự án, dự án đã góp phần làm giảm bình quân 5%/năm hộ nghèo vay vốn dự án, 9,49% hộ nghèo vay vốn của dự án có tiết kiệm. Theo đánh giá của nhà tài trợ, dự án đã thực hiện đúng mục tiêu, nội dung đã cam kết. Các dự án tín dụng ngành cơ sở hạ tầng nông thôn của Nhật Bản với tổng số vốn 3527,2 triệu USD triển khai từ 1996 đến nay, hay dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Lào cai của nhà tài trợ Pháp … đã góp phần làm thay đổi bộ mặt hạ tầng nông thôn . Tỷ lệ các hộ có điện năm 2006 so với năm 2001 tăng nhanh ở các vùng và tỉnh như Tây Nguyên tăng 35,7%, Tây Bắc tăng 25,8%, đồng bằng sông Cửu Long tăng 28,2%, Cà Mau tăng 54,8%, Bạc Liêu tăng 54,9%, Gia Lai tăng 43,0%. Trong khi đó tỷ lệ xã có đường bê tông hóa đến trụ sở ủy ban nhân dân xã năm 2006 là 70,05% so với 43,28% năm
  • 51. 51 2001; tỷ lệ xã có đường bê tông hóa liên thôn hoàn toàn là 6,92% tăng 3,86% so với năm 2001. Cũng nhờ có nguồn vốn ODA mà số cơ sở khám chữa bệnh ở tuyến xã tăng lên khá nhiều thời gian qua, tạo điều kiện cho người dân nghèo được chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Bảng 2.14 : số lượng trạm y tế xã 2000 – 2006 năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 SL 10271 10385 10396 10448 10516 10613 10672 Nguồn: Tổng cuc thống kê 2.3.1.2 Lâm nghiệp Trong thời kỳ 1993 - 2009, lĩnh vực lâm nghiệp đã tiếp nhận vốn đầu tư 430,59 triệu USD nguồn vốn ODA, trải dài từ Móng Cái đến mũi Cà Mau ở hầu hết các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vùng núi cao. Phần lớn các nhà tài trợ đã hỗ trợ các dự án để phát triển cho trồng rừng, mang lại lợi ích từ các vùng đất trống, xây dựng và cải tạo rừng phòng hộ như Dự án trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung bộ (PACSA). Dự án đã góp phần vào việc phòng chống cát bay di động, tăng khả năng sản xuất ở vùng đất cát đồng thời bảo vệ các công trình trọng điểm. Các hợp phần Dự án KfW đã góp phần khôi phục và quản lý rừng bền vững, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý cho các hoạt động xây dựng và bảo vệ rừng có hiệu quả và bền vững. Ngoài ra còn nhiều dự án khác cũng đã góp phần phát triển ngành lâm nghiệp với mục tiêu gắn phát triển kinh tế xã hội tổng hợp với việc khôi phục quản lý các khu bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo như: Dự án Bảo vệ rừng và phát triển nông thôn; Dự án bảo vệ và phát triển những vùng đất mặn ngập nước ven biển Nam Việt Nam; Dự án phát triển ngành lâm nghiệp (đang triển khai) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên và Dự án Khu vực và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn do ADB tài trợ. Đây là dự án lớn
  • 52. 52 đối với lĩnh vực lâm nghiệp với tổng vốn đầu tư 90,08 triệu USD, là dự án quan trọng được phân cấp mạnh cho địa phương, tạo mô hình hóa nghề rừng nhằm phát triển rừng bền vững đặc biệt nâng cao đời sống cho người dân tộc thiểu số. 2.3.1.3 Thủy lợi Ngành thuỷ lợi trong thời gian qua cũng được tiếp nhận số vốn ODA khoảng 1061,43 triệu USD. Các dự án tiêu biểu như: Dự án khôi phục và chống lũ do ADB tài trợ đã góp phần chống úng cho 6000 hộ dân và 8000 ha hoa màu, bảo đảm an toàn cho 5 triệu dân trên địa bản Hà Nội, Hà Tây (cũ), Nghệ an, Thanh Hoá, Quảng Bình và Quảng Trị; Dự án Thuỷ lợi Đồng bằng sông Hồng (ADB 2) mở rộng hệ thống tưới tiêu, tạo nguồn thuỷ nông ổn định cho Đồng bằng sông Hồng. Cũng tương tự đạt hiệu quả với các Dự án thuỷ lợi miền Trung (ADB/4) và Dự án thuỷ lợi Phước Hoà do ADB và AFD đồng tài trợ đã giải quyết hệ thống tưới tiêu cho nhiều vùng miền ở khu vực miền Trung và Nam bộ. Dự án khôi phục thuỷ lợi miền Trung và TP. Hồ Chí Minh do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, ngoài việc giúp ổn định canh tác còn góp phần kiểm soát lũ vùng hạ du, đẩy mặn, rửa phèn, cải tạo môi trường sinh thái đối với vùng ngoại thành TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra nhờ ảnh hưởng của Dự án thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long và Dự án hỗ trợ thuỷ lợi Việt Nam, đội ngũ cán bộ của CPO và các đơn vị tham gia dự án đã được nâng cao trình độ và năng lực quản lý. WB còn cung cấp khoản vay không hoàn lại từ Quỹ phát triển của Nhật Bản để hỗ trợ các hoạt động tăng cường quản lý hệ thống thuỷ nông có sự tham gia của cộng đồng. Dự án rủi ro thiên tai cũng tăng cường thể chế, quản lý và tái thiết sau thiên tai dựa vào cộng đồng. Bên cạnh đó, còn nhiều dự án nhỏ khác cũng mang lại hiệu quả về việc cải thiện môi trường nước sạch và điều kiện vệ sinh nông thôn.
  • 53. 53 2.3.1.4 Nông nghiệp Trong giai đoạn 1993 – 2009, lĩnh vực nông nghiệp đã tiếp nhận, tổ chức quản lý thực hiện 69 dự án viện trợ ODA nông nghiệp với số vốn khoảng 898,89 triệu USD. Hầu hết các dự án ODA thuộc lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện tại Ban quản lý các dự án nông nghiệp (CPO Nông nghiệp). Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) - nhà tài trợ lớn nhất đã hỗ trợ 8 chương trình dự án , tiêu biểu là : (1) Dự án phát triển chè và cây ăn quả (TFDP) với tổng vốn 57,6 triệu USD, trong đó ADB là 40,2 triệu USD, được thực hiện trên địa bàn 13 tỉnh với thời gian 2001 - 2007 đã mang lại hiệu quả rất lớn cho ngành chè và rau quả Việt Nam. Dự án đã góp phần làm tăng thu nhập và công việc làm cho 376.200 người dân, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, đạt năng suất thu hoạch chè 731 USD/ha/năm và thu nhập cây ăn quả đạt 1168 USD/ha/năm. (2) Chương trình phát triển ngành Nông nghiệp (ADP) đã hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các viện, trường học trong ngành Nông nghiệp, nâng cao kỹ thuật và thiết bị của các cơ sở này ngang tầm với các nước trong khu vực và đảm bảo khả năng nghiên cứu và đào tạo cho ngành. (3) Dự án khoa học công nghệ (AST) cũng góp phần tăng cường năng lực, các hoạt động nghiên cứu, dạy nghề, đào tạo các cán bộ nòng cốt cho ngành, đồng thời đã hỗ trợ về công tác khuyến nông cơ sở ... Ngân hàng Thế giới (WB) cũng là nhà tài trợ hàng đầu đã và đang hỗ trợ rất lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp ngành Nông nghiệp bước đầu tiếp cận các dự án ODA bằng Chương trình phục hồi nông nghiệp; Cùng với các dự án khác gồm: Đa dạng hoá nông nghiệp; Cạnh tranh nông nghiệp; Khắc phục khẩn cấp dịch cúm gia cầm; Phòng chống cúm gia cầm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam(dự án đang triển khai) đều có ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động cải tiến, kế hoạch hoá trong sản xuất nông nghiệp, nâng hiệu
  • 54. 54 quả sử dụng đất nông nghiệp, thu hút người dân tham gia thực hiện, giảm 27% số hộ đói nghèo cho vùng dân tộc thiểu số. Dự án đã thiết lập và vận hành mạng lưới giám sát dịch bệnh dựa vào cộng đồng tại 30 xã, đáp ứng mục tiêu thông tin nhanh và cảnh báo sớm về tình hình dịch bệnh... Nhiều dự án của các nhà tài trợ khác cũng đã góp phần đáng kể về nâng cao cơ sở hạ tầng nông thôn và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. 2.3.1.5 Thủy sản Trong 16 năm qua, tổng số vốn ODA đầu tư cho lĩnh vực thuỷ sản không lớn như các lĩnh vực trên, chỉ khoảng 209,45 triệu USD nhưng đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực cho sự phát triển của ngành thuỷ sản. Hai nhà tài trợ chính trong lĩnh vực thuỷ sản là ADB và Đan Mạch. Các dự án đã giúp nâng cấp hạ tầng cơ sở ngành thuỷ sản trong đó có 10 cảng cá, đáp ứng tốt các yêu cầu cho hoạt động của ngư dân địa phương. Chương trình Hỗ trợ ngành Thuỷ sản (FSPS)do Đan Mạch tài trợ, giúp cải cách hành chính của ngành, hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững, cải thiện đời sống ngư dân ven biển trong đó có nhiều hộ nghèo. Dự án giúp tăng cường công tác quản lý đánh bắt thuỷ sản, tăng cường năng lực xử lý sau thu hoạch và tiếp cận thị trường. Nhờ ảnh hưởng của Chương trình, dự án, phụ nữ ngành thuỷ sản được tạo nhiều cơ hội việc làm và được cải thiện tốt hơn về điều kiện sản xuất. 2.3.1.6. Chính sách quy hoạch và đào tạo ngành Các chương trình dự án ODA trong lĩnh vực này đã giúp ngành nông nghiệp xây dựng các chiến lược phát triển ngành , các công tác chuẩn bị thực hiện dự án ...