SlideShare a Scribd company logo
1 of 94
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN ĐÌNH TOÀN
VAI TRÒ KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN ĐÌNH TOÀN
VAI TRÒ KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LÊ MINH VỤ
HÀ NỘI - 2014
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá CNH, HĐH
Cổ phần CP
Doanh nghiệp nhà nước DNNN
Doanh nghiệp tư nhân DNTN
Kinh tế tư nhân KTTN
Kinh tế - Xã hội KT - XH
Sản xuất kinh doanh SXKD
Uỷ ban nhân dân UBND
Xã hội chủ nghĩa XHCN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ
NHÂN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI 11
1.1. Quan niệm về kinh tế tư nhân 11
1.2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội
địa phương: nội dung và các nhân tố ảnh hưởng 19
1.3. Kinh nghiệm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong
phát triển kinh tế xã hội của một số địa phương 25
Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN HÀ
ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 33
2.1. Khái quát về kinh tế tư nhân ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 33
2.2. Đánh giá thực trạng vai trò của kinh tế tư nhân trong phát
triển kinh tế xã hội Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội 40
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINHTẾ XÃ
HỘI CỦA QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNHPHỐ HÀ NỘI 58
3.1. Quan điểm cơ bản phát huy vai trò của kinh tế tư nhân
trong phát triển kinh tế xã hội của Quận Hà Đông, thành
phố Hà Nội 58
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của kinh
tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội của Quận Hà
Đông, Thành phố Hà Nội 60
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 88
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, được
sự đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tích cực của nhân dân, kinh tế tư nhân hoạt
động dưới các hình thức hộ kinh doanh cá thể, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh đã phát triển rộng
khắp cả nước; qua đó đã khơi dậy, huy động và khai thác được các nguồn lực
to lớn trong nhân dân như: trí tuệ, tiền vốn, sức lao động, kinh nghiệp quản lý,
tài nguyên..., và các nguồn lực khác vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm
(khoá IX), Báo báo chính trị của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X và
Nghị quyết số 14 NQ- TƯ (khoá XI) của Đảng khẳng định, phát triển các
thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tưnhân theo pháp luật đềulà bộ phậncấu
thành quan trọng của nền kinh tế.
Trong những năm vừa qua, mặc dù nền kinh tế đất nước gặp nhiều
khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, các thành phần kinh tế
khác đang bị ảnh hưởng không nhỏ từ yếu tố này. Tuy nhiên, với những lợi
thế riêng có của mình, thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn quận Hà Đông
đã chủ động và có nhiều biện pháp sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, bám
sát thị trường nên vẫn tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ, giải quyết việc
làm cho hàng nghìn người lao động, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế -
xã hội và đóng góp rất to lớn cho sự phát triển bền vững của quận. Tuy nhiên,
bên cạnh những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa
bàn quận, việc phát huy vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn quận
Hà Đông vẫn còn một số bất cập, hạn chế xuất phát từ các nguyên nhân khách
quan và chủ quan khác nhau. Vì vậy, việc tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề
lý luận và thực tiễn về vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội
4
trên địa bàn quận Hà Đông để có những quan điểm và giải pháp thích hợp
trong việc phát huy hơn nữa vai trò tích cực của thành phần kinh tế này, đáp
ứng yêu cầu phát triển KT - XH của Hà Đông nói riêng, thành phố Hà Nội nói
chung hiện nay là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Với
lý do đó, tác giả chọn vấn đề " VAI TRÒ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI" làm
đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
* Các công trình ngoài nước
- Tác giả Ang James (2010),“Saving Mobilization, Financial
Development and Liberalization: The case of Malaysia”, MPRA Paper No
21718, nghiên cứu về kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính qua kênh tiết
kiệm cá nhân ở Malaysia và mối liên hệ của nó với sự phát triển và tự do hoá
tài chính, từ đó rút ra các bài học về huy động vốn từ tư nhân. Tác giả đã sử
dụng lý thuyết vòng đời để ước lượng hàm tiết kiệm trên cơ sở đưa vào các
biến số thể chế của nền kinh tế Malaysia, tập trung vào vai trò của các yếu tố
tài chính. Các kết quả cho thấy độ sâu tài chính, mạng lưới và mật độ ngân
hàng có xu hướng thúc đẩy tiết kiệm. Tự do hoá tài chính và sự phát triển của
thị trường bảo hiểm cũng hỗ trợ huy động tiết kiệm ở Malaysia.
- Tác giả Erinc Yeldan (2005), “Accessing the privatization Experience
in Turkey: Implimentation, Politics and Performance Results”, Economic
Policy Institute, WashingtonDC, tập trung đánh giá về kênh huy động nguồn
lực tài chính thông qua quá trình tư nhân hoá ở Thổ Nhĩ Kỳ trong các ngành
công nghiệp chủ chốt. Quá trình tư nhân hoá ở Thổ Nhĩ Kỹ bắt đầu từ giữa
những năm 1980 theo đường lối “đồng thuận Washington” và cách thức chủ
yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ là giảm đầu tư nhà nước vào các doanh nghiệp nhà nước
cần tư nhân hoá. Và bằng cách đó, nhà nước buộc các doanh nghiệp này làm
5
ăn kém hiệu quả và phải bán rẻ cho các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài chứ
không phải các nhà đầu tư trong nước. Các tài sản nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ đã
rơi vào tay tư bản nước ngoài. Đây là thất bại của quá trình tư nhân hoá ở Thổ
Nhĩ Kỳ. Bài học kinh nghiệm rút ra là phải thực hiện tư nhân hoá thận trọng,
đánh giá đúng giá trị tài sản nhà nước và chỉ tư nhân hoá các doanh nghiệp
mà nhà nước không cần nắm giữ và tư nhân vận hành hiệu quả hơn.
- Nghiên cứu tổng kết của ADB được xuất bản trong cuốn sách “Mối
quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân” (ADB, 2008). Cuốn sách cung cấp tổng
quan về vai trò, thiết kế, cấu trúc và việc thực hiện mối quan hệ hợp tác giữa
nhà nước và tư nhân với tư cách là kênh huy động nguồn lực tài chính trong
phát triển cơ sở hạ tầng với nhiều ví dụ, các hình thức hợp đồng quản lý, các
hợp đồng dịch vụ, nhượng quyền, thoả thuận kinh doanh, lựa chọn cấu trúc,
các nhiệm vụ chính liên quan đến thiết kế và chuẩn bị dự án hợp tác công tư.
- Shari Turitz, David Winder (2003), “Private Resources for Public
Ends: Grantmakers in Brazil, Ecuador and Mexico”, in Philanthropy and
Social Change in Latin America, Cynthia Sanborn and Felipe Portcocarrero
(eds), Harvard University Press. Đây là nghiên cứu của hai tác giả Shari
Turitz và David Winder về huy động nguồn lực tài chính tư nhân cho đầu tư
công ở Brazil, Ecuador và Mexico thông qua các tổ chức quỹ phi chính phủ
nhằm huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân cho đầu tư công. Các
tác giả phân tích các ưu điểm, hạn chế của hình thức huy động nguồn lực tài
chính qua các quĩ này. Giải pháp để tăng cường huy động vốn qua hình thức
này là phải có khung pháp lý cho hoạt động của nó, phải đảm bảo được sự
minh bạch thông tin trong huy động và sử dụng nguồn tài chính huy động
được. Các tổ chức phải tự chứng tỏ năng lực quản lý, điều hành và giảm chi
phí hoạt động của chúng để đảm bảo các nguồn vốn huy động được sử dụng
hiệu quả nhất.
6
* Các công trình trong nước
- Tiến sĩ Đỗ Mạnh Hồng (Đại học Obirin, Nhật Bản), trong nghiên cứu
của mình nhan đề “Phát triển doanh nghiệp tư nhân vì tương lai kinh tế Việt
Nam” (Đỗ Mạnh Hồng, 2008) đề cập đến vấn đề giải phóng khu vực tư nhân
khỏi cái bẫy cơ cấu kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, trong đó nhấn
mạnh phải giảm hệ thống doanh nghiệp nhà nước siêu lớn, cồng kềnh như
hiện nay để nâng cao hiệu quả. Tác giả đề xuất các giải pháp đưa doanh
nghiệp tư nhân trở thành bộ phận xương sống của nền kinh tế nhằm khai thác
nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác từ kinh tế tư nhân.
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh (2010), trong bài phỏng vấn nhan đề “Loại bỏ
rào cản để phát triển kinh tế tư nhân” trên báo Tiền Phong ngày 12/4/2010
cho rằng kinh tế tư nhân phát triển còn chậm và thiếu những doanh nghiệp
lớn, có thương hiệu, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Xét trên những doanh
nghiệp tư nhân được đăng ký thì nhóm này mới tạo ra được khoảng 7% số
việc làm, khoảng 11% GDP và khoảng 25% sản lượng công nghiệp. Đến nay,
kinh tế tư nhân tạo ra khoảng 38 - 39% GDP, trong đó khoảng 28% là thuộc
kinh tế hộ gia đình. Khoảng 3 triệu hộ phi nông nghiệp, 12 triệu hộ nông
nghiệp. Kinh tế hộ gia đình của chúng ta có điểm yếu là không đủ trình độ
công nghệ, không gắn với hội nhập kinh tế. Với quy mô hiện nay thì khu vực
kinh tế tư nhân vẫn chưa xứng tầm, chưa có năng lực cạnh tranh ngang ngửa ở
nước ngoài. Những doanhnghiệp tư nhân lớn ở Việt Nam hiện nay trình độ khoa
học côngnghệ, trình độ quản lý đang vẫn còn non kém. Giải pháp để phát triển
kinh tế tư nhân là phải loại bỏ các rào cản, đổi mới thể chế về kinh tế thị trường,
tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt số giấy phép con...
- Ths Nguyễn Thu Hiền - Hoàng Nghĩa Ngọc (2010), Huy động vốn
trong dân - lãi suất không phải là tất cả, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân
hàng, phân tích tình hình huy động nguồn lực tư nhân qua hệ thống ngân hàng
7
và chỉ rõ nguồn lực chưa huy động trong dân còn rất lớn, tồn tại dưới dạng
tiền mặt, vàng và ngoại tệ. Nguyên nhân là nền kinh tế nước ta còn tồn tại
nhiều loại tiền tệ trong thanh toán, tỷ lệ lạm phát cao, sức mua của nội tệ giảm
sút. Bên cạnh đó là sự mất lòng tin của người dân vào các chính sách và tình
trạng thiếu thông tin thị trường. Từ đó, các tác giả cho rằng dù lãi suất cao là
cách để huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân vào hệ thống ngân hàng, đây
chưa phải là tất cả. Vấn đề còn là sự ổn định kinh tế vĩ mô, là chính sách và
điều hành tỷ giá, là quản lý thị trường vàng. Do đó, để huy động được nguồn
lực tư nhân vào hệ thống ngân hàng, cần phải tiến hành nhiều giải pháp chứ
không chỉ đơn giản là nâng lãi suất.
- Đặng Minh Tiến (2008), Phát triển kinh tế tư nhân - xu thế tất yếu
trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học chỉ ra rằng
sự phát triển kinh tế tư nhân là tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội hiện nay. Kinh tế tư nhân đóng góp nguồn lực quan trọng vào kinh doanh,
góp phần làm tăng của cải vật chất, nâng cao sức sản xuất xã hội, giải quyết
việc làm cho người lao động và nhiều vấn đề xã hội.
- Vũ Hùng Cường (2011), Kinh tế tư nhân và vai trò động lực tăng
trưởng, Nhà xuất bản khoa học xã hội 2011, chỉ rõ vai trò của khu vực kinh tế
tư nhân và đề xuất những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế
tư nhân, đưa khu vực này trở thành động lực của mô hình tăng trưởng kinh tế
mới, bao gồm:
Thứ nhất, phải đổi mới mạnh mẽ tư duy lý luận và quan điểm của Đảng
về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, coi khu vực kinh tế tư nhân là động lực
cơ bản trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới nhằm tạo ra được những bứt
phá trong phát triển kinh tế phù hợp với xu thế của nền kinh tế hiện đại trong
bối cảnh mới trong nước và quốc tế.
Thứ hai, liên tục rà soát, điều chỉnh cơ chế chính sách, tập trung hoàn
thiện thể chế đồng bộ, giải quyết dứt điểm các “rào cản” phát triển đối với
doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân.
8
Thứ ba, nâng cao hiệu quả của hệ thống cơ chế chính sách, xây dựng hệ
thống cơ chế chính sách dài hạn và ngắn hạn đồng bộ, chuyên môn hoá sâu.
Thứ tư, cần đổi mới chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng và
nhanh chóng triển khai chiến lược phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ hợp lý,
làm tiền đề phát triển mạng lưới doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ năm, doanh nghiệp cần đổi mới, hoàn thiện chiến lược sản xuất
kinh doanh. Bản thân từng doanh nghiệp cũng cần phải nỗ lực tái cấu trúc về
chiến lược sản xuất kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực, quản trị doanh
nghiệp. mang tính dài hạn, đáp ứng được các yêu cầu gia nhập vào mạng sản
xuất khu vực.
Cùng với các công trình nêu trên, còn có nhiều bài viết, bài tham luận
và các công trình nghiên cứu khác về kinh tế tư nhân cũng như vai trò của
thành phần kinh tế này trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay,
chưacó côngtrìnhnào nghiên cứu trực tiếp vai trò củakinh tế tư nhân trongphát
triển kinh tế xã hộiở Hà Đông, TP Hà Nội. Do vậy, đề tài luận văn không trùng
lắp với các công trình đã công bố và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò kinh tế tư nhân
trong phát triển kinh tế xã hội, từ đó đề xuất quan điểm và những giải pháp
chủ yếu góp phần phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân trong phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận Hà Đông, TP Hà Nội.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của kinh tế tư
nhân trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; đồng thời, phân tích, đánh
giá thực trạng vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội ở quận
Hà Đông thời gian qua.
9
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong
phát triển kinh tế xã hội ở một số địa phương và rút ra bài học kinh nghiệm
cho Hà Đông.
- Dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến vai trò của kinh
tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội ở quận Hà Đông.
- Đề xuất những quan điểm cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm
phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội ở quận Hà
Đông quận Hà Đông trong thời gian tới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội ở Hà Đông,
TP Hà Nội
* Phạm vi nghiên cứu
Vai trò của các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể, tiểu
chủ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Đông, Thành phố Hà Nội từ
năm 2001 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đườnglối, quan điểm củaĐảng cộng sản Việt Nam về phát
triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế tư nhân nói riêng.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, luận văn sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị
Mác - Lênin (trừu tượng hoá khoa học) và các phương pháp khác như: Kết
hợp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh và phương
pháp chuyên gia.
10
6. Ý nghĩa của đề tài
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của kinh
tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận Hà Đông, trên cơ
sở đó nâng cao hiệu quả việc quán triệt đường lối phát triển kinh tế tư nhân
của Đảng và các chủ trương giải pháp vai trò của kinh tế tư nhân trong phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội và các quận
huyện có những điều kiện tương đồng trong cả nước... Luận văn có thể làm
tài liệu tham khảo trong quá trình học tập, giảng dạy các học phần kinh tế
chính trị.
7. Kết cấu của đề tài
Kết cấu luận văn gồm: Phần mở đầu, 3 chương, 6 tiết, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo.
11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN
Ở QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Quan niệm về kinh tế tư nhân
1.1.1. Bản chất của kinh tế tư nhân
Theo Mác, quan hệ sở hữu đốivới tư liệu sản xuất có vai trò phảnánh đặc
trưng của hìnhthức quan hệ kinh tế nói chung cũng như hình thức tổ chức kinh
tế nói riêng; nó quyếtđịnh quanhệ tổ chức quảnlý sảnxuất và phân phốikết quả
sảnxuất. Như vậy, có thể nhận thức rằng, KTTN được đặc trưng bởi sở hữu tư
nhân về tư liệu sảnxuất. Mặc dù trong các tài liệu nghiên cứu của Mác và Lênin
không sử dụng thuật ngữ KTTN, nhưng các ông thường đề cập đến các thuật
ngữ sở hữu tư nhân, sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, lao động tư nhân.
Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới, nền kinh tế được phân chia
thành ba khu vực chủ yếu là kinh tế nhà nước, KTTN, kinh tế hỗn hợp. Nền
kinh tế của Trung Quốc hiện nay cũng được chia thành hai khu vực: khu vực
kinh tế công hữu (gồm kinh tế quốc hữu và kinh tế tập thể) và kinh tế phi
công hữu (gồm KTTN và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài). Nhìn chung,
những sự phân chia trên chủ yếu dựa trên quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất và
vốn. ở Việt Nam trước năm 1986, KTTN không được thừa nhận là hoạt động
hợp pháp nền kinh tế chủ yếu có hai thành phần là kinh tế nhà nước và kinh tế
tập thể. Từ khi đổi mới, Đảng ta đã thừa nhận sự tồn tại của cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần, trong đó có KTTN. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X đã xác định nền kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay gồm 5
thành phần kinh tế. Đó là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân,
kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, KTTN
bao gồm: cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân.
Như vậy, KTTN là một khu vực kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất hoặc vốn với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh như
12
doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các cơ
sở kinh tế cá thể, tiểu chủ KTTN không phải là một thành phần kinh tế thuần
tuý mà là phạm trù để chỉ thành phần kinh tế hỗn hợp bao gồm các bộ phận cá
thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân.
Kinh tế cá thể là bộ phận kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân nhỏ
về tư liệu sản xuất và hoạt động chủ yếu vào sức lao động của chính họ, tồn
tại chủ yếu dưới hình thức hộ sản xuất kinh doanh.
Kinh tế tiểu chủ là bộ phận kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư
liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động.
Kinh tế tư bản tư nhân là bộ phận kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sử dụng lao động làm thuê; hình
thức tồn tại chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần tư nhân, công
ty trách nhiệm hữu hạn.
Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành cơ bản quan trọng của nền kinh tế
quốc dân, phát triển KTTN là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong quá trình
xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN.
Tiêu thức cơ bản để xác định một thành phần kinh tế, một hình thức tổ
chức sản xuất kinh doanh nào đó có thuộc KTTN hay không là quan hệ sản
xuất, trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. KTTN không phải là một
thành phần kinh tế thuần tuý, mà là một phạm trù để chỉ nhóm thành phần
kinh tế vừa có những đặc trưng chung lại vừa có bản chất khác nhau. Do đó,
để xác định bản chất của KTTN phải xét trên cả 3 mặt quan hệ sản xuất, đó là
quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối thu nhập
- Xét về quan hệ sở hữu: KTTN thể hiện quan hệ sở hữu về tư liệu sản
xuất hoặc vốn cũng như của cải vật chất được tạo ra nhờ sản xuất hoặc vốn
đó. Trong quá trình phát triển của sản xuất xã hội, sở hữu tư nhân cũng phát
13
triển từ trình độ thấp đến trình độ cao. Trình độ thấp là sở hữu tư nhân nhỏ,
đây là hình thức tư hữu của những người lao động tự do sản xuất ra sản phẩm
bằng sức lao động của chính mình và của các thành viên trong gia đình. Trình
độ cao là sở hữu tư nhân lớn, sở hữu này phát triển từ sở hữu tư nhân nhỏ,
nhưng khi đã trở thành sở hữu tư nhân lớn thì nó lại là cơ sở làm nảy sinh
mâu thuẫn nhất định giữa chủ sở hữu và lao động làm thuê. Vì vậy, những
hình thức khác nhau của sở hữu tư nhân thường là những hình thức đặc trưng
của các phương thức sản xuất khác nhau. Chẳng hạn như: sở hữu tư nhân của
chủ nô và phường hội đặc trưng cho phương thức sản xuất phong kiến, sở hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa đặc trưng cho phương thức sản xuất sản xuất tư bản
chủ nghĩa.
- Xét về quan hệ quản lý: xuất phát từ quan hệ sở hữu của KTTN, quan
hệ quản lý của khu vực này gồm các quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân
nhỏ và quan hệ quản lý dựa rên sở hữu tư nhân lớn.
Quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ là quan hệ dựa trên sự tổ
chức, phân công công việc trong nội bộ gia đình, giữa các thành viên trong
gia đình với nhau. Dựa trên quyền lực của người chủ gia đình, các thành viên
trong gia đình có nghĩa vụ phục tùng sự phân công, điều khiển, quản lý của
người chủ gia đình đối với các vấn đề sản xuất kinh doanh. Quan hệ giữa
người chủ và các thành viên trong gia đình không phải là quan hệ bóc lột mà
nó mang tính chất gia trưởng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nhiều hộ
cá thể do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất đã thuê thêm lao động ngoài gia
đình. Như vậy, đã xuất hiện mầm móng của quan hệ bóc lột, nhưng chừng
nào người chủ hộ chưa thoát khỏi hoạt động lao động trực tiếp thì ranh giới
giữa bóc lột và không bóc lột chưa được xác định một cách rõ ràng.
Quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân lớn đây là quan hệ giữa chủ
thể quản lý với đối tượng quản lý và khách thể quản lý. Chẳng hạn như quan
14
hệ giữa người chủ doanh nghiệp với lao động. Quan hệ này xét về bản chất là
quan hệ bóc lột. Bóc lột ở đây phải được xem xét nghiên cứu trong điều kiện
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong điều kiện ở nước ta hiện
nay, xét sự bóc lột phải đặt trong mối quan hệ sau:
+ Trong điều kiện nước ta cung lao động nhiều hơn cầu về lao động thì
bất cứ ai bỏ vốn ra kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động
điều được khuyến khích.
+ Khi người lao động đồng thời là người sử dụng lao động, nhưng do
chất lượng lao động kém nên thu nhập thấp, đồng ý tự nguyện ký hợp đồng
lao động cho một người sử dụng lao động khác có thu nhập cao gấp nhiều lần.
Trong trường hợp này không nên hiểu đây là bóc lột và bị bóc lột. Bởi vì, chỉ
khi nào người lao động bán sức lao động cho chủ tư liệu sản xuất và tư liệu
tiêu dùng như C.Mác nói thì mới có quan hệ bóc lột và bị bóc lột.
- Xét về quan hệ phân phối: về thực chất phân phối là việc giải quyết
mối quan hệ về lợi ích kinh tế các cá nhân tham gia vào quá trình tái sản xuất
kinh doanh. Do vậy, việc phân phối nếu không đảm bảo được lợi ích của các
cá nhân sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh khó có thể đạt
được hiệu quả cao.
Trong KTTN, quan hệ phân phối được dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân,
do chủ tư nhân thực hiện. Đối với các cơ sở tư nhân mà người sở hữu đồng
thời là người lao động, không thuê mướn nhân công, thì phân phối kết quả sản
xuất được thực hiện trong nội bộ gia đình của các hộ kinh doanh nhằm đảm
bảo nhu cầu của các thành viên trong gia đình. Còn đối với các cơ sở tư nhân
lớn, chủ sở hữu sử dụng lao động làm thuê thì phân phối kết quả sản xuất căn
cứ vào giá trị sức lao động của người lao động làm thuê để trả công lao động
cho họ, còn phần thặng dư thuộc về người sở hữu.
15
Kinh tế tư nhân được hình thành trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất, sở hữu tư nhân gồm sở hữu tư nhân nhỏ (sở hữu của những người
lao động làm ra sản phẩm bằng chính lao động của họ và các thành viên trong
gia đình như hộ nông dân cá thể) và sở hữu tư nhân lớn-sở hữu vốn, tài sản
của các nhà sản xuất kinh doanh trong nước và nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam. KTTN bao gồm các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh sau:
- Loại hình kinh tế cá thể: là hình thức kinh tế của một hộ gia đình hay
một cá nhân hoạt động dựa trên hình thức sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản
xuất và hoạt động chủ yếu vào sức lao động của chính họ.
Kinh tế hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong loại
hình kinh tế cá thể và trong khu vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, đây là
bộ phận cấu thành quan trong của KTTN.
Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ
về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên thu nhập vẫn chủ
yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình (đó là những hộ
làm kinh tế trang trại, kinh tế trang trại chính là một hình thức của kinh tế tiểu
chủ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp).
Kinh tế cá, thể tiểu chủ đang có vị trí quan trọng trong nhiều ngành,
nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm
năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động.
- Loại hình doanh nghiệp tư nhân (được thành lập theo Luật Doanh
nghiệp) là doanh nghiệp do một cá nhân là chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
tư nhân là một trong những loại hình kinh doanh phổ biến nhất trong các loại
hình doanh nghiệp của KTTN.
- Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần: là
doanh nghiệp mà trong đó các thành viên là tư nhân cùng góp vốn (công
16
ty trách nhiệm hữu hạn), mua cổ phần (công ty cổ phần) để thực hiện kinh
doanh. Các thành viên được hưởng lợi nhuận và cùng chịu trách nhiệm về
các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào
doanh nghiệp.
Tóm lại: khái niệm kinh tế tư nhân được dùng để chỉ thành phần kinh tế
dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể,
tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Về hình thức đăng ký kinh doanh, kinh tế
tư nhân bao gồm các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp, công ty dựa
trên sở hữu tư nhân.
Với quan niệm như vậy, cấu thành của kinh tế tư nhân sẽ bao gồm cả
kinh tế tư nhân trong nước và kinh tế tư nhân nước ngoài kinh doanh trên lãnh
thổ Việt Nam. Song theo quan điểm của Đại hội XI về thành phần kinh tế thì
bộ phận kinh tế tư nhân nước ngoài được xếp vào thành phần kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài. Vì vậy phạm vi của kinh tế tư nhân trong luận văn này sẽ
chỉ đề cập đến bộ phận kinh tế tư nhân trong nước.
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định sự tồn tại của kinh tế
tư nhân là một tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
và việc cải tạo thành phần kinh tế này là một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ
bản, lâu dài của cả thời kỳ quá độ.
Kể từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với công cuộc Đổi mới
đến nay, kinh tế tư nhân đã được thừa nhận là một bộ phận của nền kinh tế
nhiều thành phần. Thực tiễn quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta cho thấy, phát
triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta dựa trên cơ sở khoa
học, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, là sự vận dụng một cách sáng
tác chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện lịch sử cụ thể
của đất nước. Thành quả cụ thể của nó là đất nước ta đã vượt qua được khó
khăn, từ một nước đói nghèo trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo
17
và nông sản hàng đầu thế giới. Kinh tế tăng trưởng nhanh và tương đối ổn
định trong một thời gian dài. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện
và nâng cao. Điều này có được là do các nguồn lực trong xã hội, trong đó có
bộ phận lớn từ kinh tế tư nhân, được giải phóng, tạo ra được động lực kích
thích lao động sản xuất, làm giàu cho mình và cho xã hội.
Kể từ khi đổi mới đến nay, trong các văn kiện Đại hội, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã khẳng định đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,
trong đó có kinh tế tư nhân. Về nhận thức, chúng ta thừa nhận kinh tế tư nhân
là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, với
lao động của các chủ thể kinh tế và lao động làm thuê, bao gồm: kinh tế cá
thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Tại Đại hội lần thứ X, Đảng ta tiếp tục
khẳng định thành phần kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và
kinh tế tư bản tư nhân.
Nhận thức được vai trò của kinh tế tư nhân với tư cách là một bộ phận
trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, Đại hội XI của Đảng tiếp tục
khẳng định đường lối kiên định nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế
tư nhân là một thành phần quan trọng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ sửađổiđược thông qua tại Đại hội Đảng XI chỉ rõ phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanhvà hình thức phân phối.
Các thành phần kinh tế hoạt độngtheo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan
trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp
tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập
thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế
tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh
tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và
đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển.
18
Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được
xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo
đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Phân định rõ quyền của người sở hữu,
quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của Nhà nước trong
lĩnh vực kinh tế, bảo đảm mọi tư liệu sản xuất đều có người làm chủ, mọi đơn
vị kinh tế đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.
Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; các
nguồn lực được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả
kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân
phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Nhà nước quản lý nền
kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp
luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương tại đại hội XI cũng
khẳng định cần phải hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế
tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh
các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy
hoạch và quy định của pháp luật. Tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn
kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Hỗ trợ
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ sản xuất kinh doanh, đặc biệt
trong nông nghiệp và khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Khuyến khích phát triển các loại hình
doanh nghiệp với hình thức sở hữu hỗn hợp như: công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công ty hợp danh, hợp tác xã cổ phần.
Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định luật pháp về quyền và nghĩa vụ
trước pháp luật của người sở hữu (hội đồng quản trị), quyền và trách nhiệm
của người được chủ sở hữu giao quản lý sử dụng các tài sản để kinh doanh
(ban giám đốc); phân phối lợi nhuận tạo ra cho người chủ sở hữu, người được
giao quản lý sử dụng và người lao động.
19
Như vậy, vai trò của kinh tế tư nhân tiếp tục được thừa nhận và phát
triển kinh tế tư nhân là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước nhằm góp phần
phát triển đất nước.
1.1.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân ở Việt Nam
Một là, kinh tế tư nhân nước ta được phục hồi và phát triển nhờ công
cuộc đổimới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Hai là, kinh tế tư nhân hình thành và phát triển trong điều kiện có Nhà
nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nhà nước định
hướng và quản lý sự phát triển của các thành phần kinh tế thông qua hệ thống
các chính sách, công cụ quản lý kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, tiền
tệ, kế hoạch hoá, chích sách kinh tế đối ngoại,v.v...Đảng Cộng sản thông qua
thể chế chính trị cùng với hệ tư tưởng và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc
tác động mạnh mẽ, đến các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế tư nhân.
Ba là, kinh tế tư nhân ở nước ta ra đời và phát triển trong điều kiện
quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội không phải là quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay được
coi như một công cụ, là những hình thức sản xuất - kinh doanh, là bộ phận
cấu thành của quan hệ sản xuất theo mục tiêu và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, kinh tế tư nhân nước ta ra đời và phát triển ở một nước quá độ
lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phát triển chậm, trong bối cảnh thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải phóng sức sản xuất, chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế đã trở thành vấn đề trung tâm.
1.2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội địa
phương: nội dung và các nhân tố ảnh hưởng
1.2.1. Nội dung về vai trò của kinhtế tư nhân trong phát triển kinh tế
xã hội địa phương
Kinh tế tư nhân tồntại với tư cáchlà một thành phần kinh tế độc lập, dựa
trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận. Do
20
vậy, với những đặc điểm vốncó củanó, sự hoạt động của kinh tế tư nhân có vai
trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội là tập hợp các
hoạt động nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của thành phần kinh tế tư
nhân trong việc góp vốn đầu tư thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế kinh
tế, giải quyết công ăn việc làm và thú đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa
phương, đất nước theo hướng tiến bộ, hợp lý.
Theo khái niệm trên, kinh tế tư nhân có vai trò cụ thể như sau:
* Thu hút vốn trong dân cư cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương
Mọi địa phương đều cần có vốn để phát triển kinh tế. Nhà nước có
nhiều biện pháp để huy động vốn trong dân cư như mở ngân hàng, quỹ tín
dụng, phát triển thị trường tiền tệ... Song nguồn vốn vẫn bị tồn đọng trong tay
người dân. Khi kinh tế tư nhân phát triển thì mọi hộ gia đình, mọi chủ sản
xuất đều có thể đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và tự mở rộng quy mô
này là rất lớn và dĩ nhiên lúc này nguồn vốn trong dân cư được huy động triệt
để phục vụ cho mục tiêu chung của nền kinh tế.
* Giải quyết việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Hệ thống các doanh nghiệp nhà nước hiện đang trong quá trình cải
cách không tạo thêm được nhiều việc làm mới; khu vực hành chính nhà
nước đang giảm biên chế và tuyển dụng mới không nhiều. Do đó khu vực
kinh tế tư nhân chính là nơi thu hút, tạo việc làm mới, góp phần xoá đói
giảm nghèo ở địa phương.
* Góp phần tăng trưởng GDP và nâng cao trình độ người lao động
Đóng góp của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế đó là việc huy động và
sử dụng vốn hiệu quả, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân điều này
tác động làm tăng sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập cho người dân và làm
tăng sản lượng trong nền kinh tế.
21
Đốivới ngườilao độngnhucầutuyểndụngcủakinh tế tư nhân là lao động
có taynghề. Đặc biệtlà lao độngở các giađìnhsảnxuấttruyền thống thì trình độ
rất cao. Vì vậy để phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế bản thân người lao động
phải nâng cao trình độ tay nghề của mình.
* Khu vực kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
Với quy mô vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân thường tập trung vào các
ngành Thương mại, dịch vụ phát triển kéo theo đó là việc lao động di chuyển
từ lĩnh vực sản xuất (công - nông nghiệp) sang lĩnh vực phi sản xuất. Như vậy
nó sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của kinh tế tư nhân trong
phát triển kinh tế xã hội địa phương
* Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế tạo ra nhu cầu về vốn đầu tư cho tăng trưởng phát
triển và đồng thời cũng tạo điều kiện cho nền kinh tế nói chung và khu vực tư
nhân nói riêng tích luỹ nguồn lực. Nếu tăng trưởng trì trệ, thu nhập tăng chậm
hoặc giảm sút thì khả năng tích luỹ của khu vực tư nhân suy giảm, nguồn lực
của họ bị hạn chế và do đó ảnh hưởng đến khả năng huy động đóng góp vào
phát triển kinh tế xã hội.
* Hệ thống pháp luật
Hệ thống luật pháp có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và khả
năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội từ khu vực tư nhân. Nếu như
trong thời kỳ bao cấp, ở nước ta khu vực tư nhân gần như không tồn tại do qui
định pháp luật và cơ chế kinh tế, thì nay, với sự phát triển nền kinh tế thị
trường đa thành phần, khu vực tư nhân đã có sự phát triển mạnh mẽ. Nhờ đó,
vai trò của khu vực tư nhân tăng lên.
Các cơ chế chính sách như các luật về doanh nghiệp, đầu tư tư nhân,
các qui định về huy động nguồn lực tài chính, về hệ thống tài chính, ngân
22
hàng, thị trường chứng khoán, đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách thuế, đất đai,
chuyển giao công nghệ, hợp tác kinh doanh,. đều ảnh hưởng quan trọng đến
khu vực kinh tế tư nhân và những đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội từ
khu vực này.
Chính vì thế, để phát huy có hiệu quả vai trò của khu vực kinh tế tư
nhân tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội, cần phải xây dựng và hoàn
thiện hệ thống luật pháp, thể chế và cơ chế chính sách.
* Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh là môi trường có nhiều doanh nghiệp, trong đó
có các doanh nghiệp tư nhân hoạt động. Với hệ thống các chính sách, qui
định, tập quán,. hay nói cách khác là luật chơi trong nền kinh tế. Môi trường
kinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, từ đó
thu hút được các nguồn lực trong xã hội vào sản xuất kinh doanh, trong đó có
nguồn lực từ khu vực tư nhân. Cụ thể là
Thứ nhất, môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động đầu tư. Nếu
môi trường thuận lợi, đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho phát
triển kinh tế xã hội gia tăng làm tăng nhu cầu về vốn, và từ đó kích thích hoạt
động huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân.
Thứ hai, tạo điều kiện tăng thu nhập và lợi nhuận của khu vực tư nhân
tăng lên làm gia tăng tích luỹ các nguồn lực. Đó là điều kiện để tăng cường
huy động nguồn lực của kinh tế tư nhân vào đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Thứ ba, khi môi trường kinh doanh thuận lợi, thì các hình thức huy
động các nguồn lực từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội sẽ đa dạng
và trở nên dễ ràng hơn.
Môi trường kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan
trọng nhất chính là các yếu tố luật pháp, thể chế, cơ chế chính sách, xác lập
luật chơi cho nền kinh tế.
23
* Môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô có tác động đến mọi mặt của nền kinh tế quốc
dân. Nếu môi trường vĩ mô không ổn định, doanh nghiệp sẽ không có điều
kiện thuận lợi để phát triển, thậm chí, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng
phá sản. Các yếu tố có thể gây mất ổn định vĩ mô gồm lạm phát thiểu phát,
thâm hụt cán cân thanh toán, lãi suất, tỷ giá, hệ thống tài chính... Chẳng hạn,
khủng hoảng tài chính có thể nổ ra và đe doạ toàn bộ nền kinh tế. Khi đó,
ngay cả những doanh nghiệp làm ăn tốt nhất cũng sẽ gặp khó khăn, phải thu
hẹp, thậm chí đóng cửa sản xuất. Trong điều kiện đó, thật khó để phát huy vai
trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế vĩ mô không ổn
định tạo ra rủi ro cao cho đầu tư, khiến cho việc huy động nguồn lực từ kinh
tế tư nhân trở nên khó khăn, do rất khó dự báo kết quả đầu tư. Chính vì thế,
môi trường vĩ mô ổn định là điều kiện để thu hút đầu tư tư nhân, dù là đầu tư
trực tiếp hay đầu tư qua hệ thống tài chính.
* Xu hướng, tập quán tiêu dùng - tiết kiệm - đầu tư
Khả năng huy động nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân chịu ảnh
hưởng bởi xu hướng và tập quán tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Nguồn thu
nhập của các hộ gia đình được sử dụng một phần để chi tiêu tiêu dùng và một
phần để tiết kiệm. Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên cao, nghĩa là với mỗi thu
nhập tăng thêm, hộ sử dụng nhiều cho chi tiêu, thì nguồn lực tài chính tiết
kiệm được sẽ thấp. Ngược lại, nếu xu hướng tiêu dùng cận biên thấp, tiết
kiệm sẽ được nhiều hơn và từ đó nguồn lực tài chính tư nhân sẽ cao hơn. Khả
năng huy động nguồn lực, bên cạnh phụ thuộc vào qui mô tích luỹ nguồn lực
tài chính, còn phụ thuộc vào xu hướng đầu tư. Nếu hộ gia đình ít có tập quán
và xu hướng đầu tư sản xuất kinh doanh, hoặc đầu tư tài chính, tỷ lệ huy động
nguồn lực sẽ thấp, hộ sẽ giữ nguồn lực tại nhà dưới dạng vàng, ngoại tệ và
tiền mặt nhiều hơn, thay vì đầu tư. Trong những năm qua, cùng với tăng
24
trưởng kinh tế, xu hướng đầu tư sinh lợi tăng lên, tỷ lệ tích trữ giảm đi, nhưng
xu hướng tiêu dùng xa xỉ cũng tăng nhanh, có xu hướng làm giảm tỷ lệ tiết
kiệm. Những điều này sẽ có tác động trực tiếp đến tích luỹ nguồn lực tài
chính tư nhân và huy động nguồn lực tài chính của kinh tế tư nhân ở nước ta
vào phát triển kinh tế xã hội.
* Hệ thống tài chính
Để không ngừng gia tăng sự đóng góp của kinh tế tư nhân trong phát
triển kinh tế xã hội, một kênh quan trọng là thu hút gián tiếp qua hệ thống tài
chính. Đây là kênh thu hút nguồn lực quan trọng, đặc biệt là thu hút nguồn lực
tài chính qui mô nhỏ và vừa từ các hộ gia đình không có khả năng đầu tư sinh
lợi. Để giải bài toán thu hút nguồn lực tài chính phân tán, đa dạng, khó đo
lường, hệ thống tài chính cần phải phát triển mạng lưới rộng khắp, với nhiều
loại hình, nhiều công cụ tài chính khác nhau, phù hợp với nhu cầu và qui mô
nguồn tài chính khác nhau của khu vực tư nhân.
* Nhận thức của hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và người dân
Bên cạnh các yếu tố khách quan, còn có các yếu tố chủ quan đến từ tập
quán, quan điểm, nhận thức.. về hoạt động đầu tư và sử dụng các nguồn lực từ
kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội. Chẳng hạn, ở một số nơi, người
dân khôngcó thóiquen đầutư nguồn lực vào sản xuất kinh doanh mà mua vàng
và ngoại tệ cất trữ. Hay một số doanhnghiệp tư nhân không năng động tìm kiếm
cơ hội đầutư sản xuất kinh doanhmà đem tiền vào bấtđộngsản. Thêm nữa, bên
cạnh yếu tố chủ quan của khu vực tư nhân, còn có yếu tố chủ quan từ phía cơ
quan quản lý, có nhận thức được vai trò và cam kết mạnh mẽ trong việc phát
triển kinh tế tư nhân và thu hút nguồn lực từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh
tế xã hội hay không. Nếu thiếu đi cam kết từ chính phủ , đến chính quyền địa
phươngcác cấp, thì sẽ rất khó để thu hút hiệu quả nguồn lực từ kinh tế tư nhân,
và do đó sẽlàm giảm vai trò, đóng góp của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh
tế xã hội.
25
1.3. Kinh nghiệm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong phát
triển kinh tế xã hội của một số địa phương
1.3.1. Kinh nghiệm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình
Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới với việc chuyển sang nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế tư nhân ở nước ta nói chung và ở
tỉnh Thái Bình nói riêng được phát triển nhanh chóng. Đến nay khu vực kinh
tế tư nhân đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, thu hút vốn,
tăng thu nhập cho dân cư, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế. Trong nhiều
ngành, kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn, đây là khu vực kinh tế có nhiều
tiềm năng, đa dạng, phức tạp và còn có nhiều khuyết tật, hạn chế. Do đó, việc
nghiên cứu kinh nghiệm vai trò của kinh tế tư nhân ở Thái Bình là vấn đề cần
thiết hiện nay.
Sự vận động phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Thái Bình trên
các lĩnh vực nông lâm thuỷ sản, công nghiệp và xây dựng, thương mại - dịch
vụ gắn liền với nhịp độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình đã đạt được những thành quả to lớn,
có thể khẳng định đây là lực lượng kinh tế có vị trí, vai trò quan trọng trong
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Một là kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tăng
nguồn thu ngân sách của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cùng với kinh tế
Nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân Thái Bình có những bước phát triển khá,
hiện nay ở tỉnh Thái Bình có 2.114 doanh nghiệp và hàng trăm tổ hợp tác,
làng nghề truyền thống… thực sự vẫn là khu vực đầy tiềm năng, năng động,
có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác nguồn lực, tiền vốn, sản xuất nhiều
sản phẩm hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Với số lượng
doanh nghiệp lớn và nhiều loại hình đa dạng phong phú, kinh tế tư nhân Thái
Bình đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh và đóng
26
góp tíchcực cho Ngân sách Nhà nước, hàng năm chiếm tỷ trọng cao trong các
ngành kinh tế của tỉnh. Trong những năm qua, kinh tế tư nhân Thái Bình đóng
góp với tỷ trọng khá lớn vào sự ổn định trong GDP. Kinh tế tư nhân đóng góp
gần 80% trong tổng GDP của các thành phần kinh tế trong sản xuất công
nghiệp toàn tỉnh và chiếm gần 45% GDP toàn tỉnh Thái Bình.
Sự phát triển của kinh tế tư nhân thúc đẩy các ngành sản xuất phát
triển, góp phần mở mang nhiều ngành nghề và lưu thông hàng hoá, sản
phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh.
Hai là kinh tế tư nhân Thái Bình đã huy động được ngày càng nhiều
nguồn vốn trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Với đường lối phát
triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh
nên khu vực kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình đã huy động được lượng vốn
lớn trong dân và tận dụng được các nguồn vốn khác để đưa vào quá trình chu
chuyển và khai thác khả năng tiềm ẩn tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá
có giá trị trong nước và xuất khẩu như: các loại vải, khăn mặt, phụ tùng xe
đạp, xe máy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ,…
Vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng được tăng thêm từ
nhiều nguồn: tự huy động trong dân, huy động vốn đầu tư từ các tỉnh
khác…Tổng số vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc thành
phần kinh tế tư nhân Thái Bình đến cuối năm 2012 là 15.668 tỷ đồng, tăng
gấp 5,7 lần so với năm 2008. Số vốn đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể là
839.930 triệu đồng.
Ba là kinh tế tư nhân Thái Bình phát triển đã giải quyết việc làm, tăng
thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động. Hiện nay, lao động làm
việc trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm tới hơn 90% tổng số lao động đang
làm việc tại các khu vực kinh tế trong tỉnh Thái Bình. Kinh tế tư nhân đã thu
27
hút được trên 300.000 lao động ,ngoài ra còn tạo việc làm cho trên 150 ngàn
lao động vệ tinh, lao động ở các làng nghề. Kinh tế tư nhân đã chuyển một bộ
phận lao động trong nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ, tạo sự phân công, phân bổ cơ cấu lao động một cách hợp lý
giữa các ngành kinh tế.
Kinh tế tư nhân Thái Bình đã giúp cải thiện thu nhập cho người lao
động trong tỉnh. Trước đây thu nhập trung bình của người lao động trong tỉnh
là từ 1,5 – 2 triệu đồng/người/tháng. Thu nhập bình quân của người lao động
hiện nay từ 2,5 – 3 triệu đồng/ người/ tháng.
Đời sống của người dân đã có một bước cải thiện rõ rệt, mức sống được
nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm ;100% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã, số
hộ được sử dụng điện là 99,9% (năm 2008), hệ thống thông tin liên lạc điện
thoại đã được lắp đặt tại tất cả các xã trong tỉnh.
Cùng với các chính sách của Đảng và Nhà nước, kinh tế tư nhân Thái
Bình đã góp phần không nhỏ vào chủ trương xoá đói giảm nghèo và giải
quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua.
Bốn là kinh tế tư nhân đã khơi dậy và thúc đẩy sự phát triển các tiềm
năng sẵn có của tỉnh. Kinh tế tư nhân không những thúc đẩy phát triển nông
nghiệp, công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp
với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, mà còn là chất “xúc tác” kích
thích, khơi dậy tiềm năng thế mạnh, đưa hoạt động của trên 100 làng nghề, xã
nghề trở thành những trung tâm trong việc phát triển kinh tế, thu hút và giải
quyết việc làm cho nhiều lao động.
Kinh tế tư nhân còn tận dụng được nguồn lao động sẵn có và dồi dào
của tỉnh. Với lực lượng lao động đông, lượng lao động được bổ sung thêm
hàng năm lớn, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã tạo ra rất nhiều chỗ làm
việc mới cho người lao động, giảm sức ép về dân số và lao động ở tỉnh
Thái Bình.
28
Sự phát triển của kinh tế tư nhân còn giúp khai thác được những tiềm
năng sẵn có về du lịch, tài nguyên khoáng sản…
Năm là góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
ở tỉnh Thái Bình. Kinh tế tư nhân phát triển đã tác động tới các ngành sản
xuất khác, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, làm cầu nối giữa nông
nghiệp tới thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
Khi kinh tế tư nhân mở rộng và phát triển đã thu hút một lượng lớn lao
động từ nông nghiệp chuyển sang, lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp
sẽ giảm, cùng với sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp có thể đưa các
ứng dụng của công nghiệp vào trong sản xuất giúp tăng năng suất, chất lượng
trong nông nghiệp.
Như vậy, sự phát triển của kinh tế tư nhân Thái Bình đã đóng góp quan
trọng vào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội của tỉnh, như huy
động được nhiều nguồn vốn đầu tư với số lượng lớn vào sản xuất kinh doanh,
góp phần nâng cao sức sản xuất của xã hội, tạo thêm nhiều việc làm mới cho
người lao động, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị trường, làm
tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa góp phần tạo nên
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vừa tham gia giải quyết các vấn đề xã
hội…Nhờ vậy, đã khơi dậy và phát huy được tiềm năng về vốn, đất đai, lao
động, kinh nghiệm sản xuất của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở tỉnh và công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì những lý do đó, có thể khẳng
định, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng vào việc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
29
1.3.2. Kinh nghiệm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An
Nghệ An trước đổi mới kinh tế tư nhân chịu sự chi phối, quy định bởi
các điều kiện kinh tế, xã hội và chủ trương chính sách cũ nên kinh tế tư nhân
chưa được thừa nhận. Sau đổi mới kinh tế tư nhân ở Nghệ An có sự phát triển
mạnh mẽ, đặc biệt là khi có luật doanh nghiệp (2000) và Nghị quyết Trung
ương 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo
điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Số hô kinh doanh từ 155 hô (1990) lên
2.180 hộ (2000) và hơn 8.500 hộ tính đến hết năm 2005. Ngoài ra toàn tỉnh có
gần 160 trang trại và trên 450 hô nông dân sản xuất hàng hoá. Trong đó có
khoảng 90 trang trại có diện tích lớn hơn 1 ha và doanh thu trên 50 triệu đồng/
năm. Đổng thời tỉnh đã có chương trình phát triển kinh tế xã hội đến 2010 và
thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư đối với đơn vị kinh tế trong và ngoài tỉnh.
Thực sự là khâu đột phá thúc đẩy sự phát triển vượt bậc và kinh tế tư nhân. Số
doanh nghiệp mới đăng ký ngày một tăng lên tính bình quân giai đoạn từ
2000 - 2005 tăng 31,3%/ năm.
Như vậy qua tình hình phát triển của các doanh nghiệp tư nhân trong
tỉnh đã phản ánh khả năng to lớn của kinh tế tư nhân. Quá trình phát triển đó
đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Một là, phát triển kinh tế tư nhân góp phần giữ vững ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội.
Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX khẳng định "kinh tế tư nhân đóng
góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản
xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, góp
phần giữ vững ổn định chính trị của cả nước". Ở Nghệ An kinh tế tư nhân đã
góp phần quan trọng và giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội của
tỉnh. Biểu hiện như: giải phóng các nguồn lực sản xuất, tạo công ăn việc làm,
30
tạo nguồn thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp tham gia có hiệu quả vào hoạt động
chính sách xã hội.
Kinh tế tư nhân ở Nghệ An là nhân tố quan trọng trong giải quyết việc
làm, tạo thu nhập cho người lao động, với công nghiệp nhiều tầng, cơ cấu tổ
chức gọn nhẹ, linh hoạt, kinh tế tư nhân đã thu hút và phát huy được các
nguồn lực lao động từ lao động thủ công đến lao động kỹ thuật cao phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở các địa phương, ở các lĩnh
vực, ngành, nghề khác nhau. Trong điều kiện hiện nay vấn đề lao động, việc
làm là vấn đề cấp bách, bức xúc của cả nước nói chung và của Nghệ An nói
riêng, trong khi các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện quá trình cải cách
chuyển đổi, không tạo thêm được nhiều việc làm mới, khu vực hành chính sự
nghiệp đang đẩy mạnh quá trình cải cách tinh giảm biên chế, số lượng lao
động tăng tự nhiên hàng năm chưa giải quyết được việc làm... Do đó kinh tế
tư nhân là nơi thu hút tạo việc làm cho người lao động thiếu việc làm trong
tỉnh. Riêng năm 2005 các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình cá thể đã thu
hút và sử dụng 203.000 lao động, chiếm 14% lực lượng lao động của toàn
tỉnh và tạo thu nhập thường xuyên bình quân cho mỗi lao động từ 450 - 550
ngàn đồng/ tháng. Góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh từ 10,4% năm
2001 xuống 6,7% năm 2005.
Việc thu hút vào tạo việc làm cho lao động, góp phần giải quyết tình
trạng thất nghiệp là nguyên nhân cơ bản trực tiếp góp phần giảm các tỷ nạn xã
hội đặc biệt ở khu vực thành phố, các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa của
tỉnh, tạo sự ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương
trong tỉnh. Đổng thời các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể bằng
nhiều hình thức và thông qua các tổ chức xã hội, tham gia xây dựng các công
trình văn hoá, trường học đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà tình
31
nghĩa. Góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, khơi dậy được các truyền thống
tốt đẹp của địa phương.
Hai là, phát triển kinh tế tư nhân, đóng góp vào ngân sách của tỉnh
ngày càng tăng.
Ở Nghệ An kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng
kinh tế xã hội: xoá đói giảm nghèo hiện nay kinh tế tư nhân đã đóng góp
khoảng 48,7% GDP của tỉnh chiếm 29% trong các ngành công nghiệp, 83,6%
tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, 27% trong các ngành chế biến. Trong
nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp kinh tế tư nhân mà chủ yếu là kinh tế
hộ gia đình đã góp phần quyết định vào phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thuỷ sản, chế biến, xuất khẩu nông, lâm, hải sản. Nhờ có kinh tế tư nhân
mà cơ cấu kinh tế công - nông - ngư nghiệp và dịch vụ đã có sự dịch chuyển
theo hướng sản xuất hàng hoá, trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
Chính nhờ sự phát triển đó mà kinh tế tư nhân đóng góp vào ngân sách của
tỉnh ngày càng tăng từ 6,4% năm 2001 lên 7,2% năm 2002 và 8,75% năm
2005. Thu từ thuế công thương nghiệp đối với khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh đạt 107,3% (năm 2005) tăng 13% so với năm 2004 và dự đoán tỷ lệ
tăng ngày càng cao trong những năm tới.
Ba là, phát triển kinh tế tư nhân cho phép khai thác tối đa các nguồn lực
để phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An.
Kinh tế tư nhân ở Nghệ An ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của
mình trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thông qua hoạt động
sản xuất kinh doanh, sự đa dạng về ngànhh, nghề, lĩnh vực và sử dụng công
nghệ nhiều tầng đã cho phép kinh tế tư nhân thu hút và sử dụng có hiệu quả
nguồn nhân lực trong và ngoài tỉnh, từ lao động thủ công đến lao động kỹ
thuật cao, tạo ra mọt lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân
trong tỉnh, từng bước tham gia thị trường trong nước và thị trường thế giới
một cách có hiệu quả. Nhờ có hoạt động của các đơn vị kinh tế tư nhân góp
32
phần quảng bá hình ảnh, lợi thế và tiềm năng của tỉnh, thu hút có hiệu quả các
nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào Nghệ An.
Kinh tế tư nhân còn có khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn. Theo báo cáo về nhu cầu vốn của khu vực kinh tế dân doanh trong
giai đoạn 2001 - 2005 huy động được 5.315,7 tỷ đồng và dự kiến sẽ đạt
14.000 tỷ trong giai đoạn 2006 - 2010 . Các cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ
của kinh tế tư nhân đa dạng phong phú từ công nghệ truyền thống nửa cơ khí
đến công nghệ hiện đại kỹ thuật cao, cho phép khai thác tối đa mọi nguồn lực
đặc biệt là giải phóng lực lượng sản xuất để phát triển kinh tế và cũng là điều
kiện thuận lợi để các nhà máy, xí nghiệp quốc phòng trên địa bàn tỉnh phát
triển, đáp ứng nhu cầu về vật chất, quân trang, quân dụng, vũ khí trang bị cho
lực lượng vũ trang của tỉnh.
*
* *
Thực tiễn quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta cho thấy, phát triển kinh tế
tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ
trương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp
với quy luật kinh tế khách quan, là sự vận dụng một cách sáng tác chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước.
Chương 1 của luận văn, từ việc hệ thống hóa, làm rõ bản chất của kinh
tế tư nhân và đặc điểm của kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong các giai đoạn
phát triển khác nhau, tác giả đã luận giải nội dung vai trò của kinh tế tư nhân
trong phát triển kinh tế xã hội của các địa phương; làm rõ các nhân tố ảnh
hưởng đến vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội của các
địa phương. Luận văn cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm về vai trò của kinh tế
tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội các địa phương như Thái Bình, Nghệ
An làm bài học kinh nghiệm cho việc phát huy vai trò của kinh tế tư nhân
trong phát triển kinh tế xã hội ở Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
33
Chương 2
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Kháiquátvề kinh tế tư nhânở quận Hà Đông,thànhphố Hà Nội
2.1.1. Khái quát chung về Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Quận Hà Đông có toạ độ địa lý 20059 vĩ độ Bắc, 105045 kinh Đông,
nằm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hoà Bình và quốc lộ 70A. Hà
Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với các
huyện phía nam của Thủ đô và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình. Trên địa bàn
quận có sông Nhuệ, sông Đáy, kênh La Khê chảy qua, có diện tích tự nhiên
4.833,7 ha và 17 đơn vị hành chính phường. Ranh giới tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm và huyện Hoài Đức;
Phía Nam giáp huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ;
Phía Đông giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân;
Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai.
Hà Đông là vùng đồng bằng nên có địa hình đặc trưng của vùng bằng
phẳng, độ chênh địa hình không lớn, biên độ cao trình nằm trong khoảng 3,5
m - 6,8 m. Địa hình được chia ra làm 3 khu vực chính:
Khu vực Bắc và Đông sông Nhuệ;
Khu vực Bắc kênh La Khê;
Khu vực Nam kênh La Khê.
Với đặc điểm địa hình bằng phẳng, quận Hà Đông có điều kiện thuận
lợi trong thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, luân canh tăng vụ, tăng
năng suất.
Quận Hà Đông nằm trong nền chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam
và nằm trong vùng tiểu khí hậu đồng bằng Bắc Bộ với các đặc điểm như sau:
34
Chế độ khí hậu của vùng đồng bằng Sông Hồng, chịu ảnh hưởng của
gió biển, khí hậu nóng ẩm và có mùa lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc, với nhiệt độ trung bình năm là 23,80C, lượng mưa trung bình 1700 mm -
1800 mm.
Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm dao động 23,1 - 23,30C tại trạm
Hà Đông. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và có nhiệt độ trung
bình thấp nhất là 13,60C. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung
bình thường trên 230C, tháng nóng nhất là tháng 7.
Chế độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình từ 83 - 85%. Tháng có ẩm độ
trung bình cao nhất là tháng 3, tháng 4 (87 - 89%), các tháng có độ ẩm tương
đối thấp là các tháng 11, tháng 12 (80 - 81%).
Chế độ bức xạ: hàng năm có khoảng 120 - 140 ngày nắng với tổng số
giờ nắng trung bình tại trạm của quận là 1.617 giờ. Tuy nhiên số giờ nắng
không phân bổ đều trong năm, mùa đông thường có những đợt không có nắng
kéo dài 2 - 5 ngày, mùa hè số giờ nắng trên ngày cao dẫn đến ảnh hưởng tới
sản xuất nông nghiệp - hạn chế sinh trưởng phát triển của cây trồng trong vụ
Đông Xuân và gây hạn trong vụ hè.
Chế độ mưa: lượng mưa phân bổ không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10 chiếm 85 - 90% tổng lượng mưa trong năm và mưa lớn thường tập
trung vào các tháng 6, 7, 8. Mùa khô thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau chiếm 10 - 15% lượng mưa cả năm và thường chỉ có mưa phùn,
tháng mưa ít nhất là tháng 12, 1 và tháng 2.
Đặc điểm khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm vào mùa hạ và lạnh khô
vào mùa đông, là một trong những thuận lợi để cho quận phát triển một nền
nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt
đới và ôn đới, đặc biệt là các cây trồng cho giá trị sản phẩm, kinh tế cao như
rau cao cấp - súp lơ, cà rốt, cây màu, cây vụ đông và hoa cây cảnh các loại.
35
Sông Đáy là một con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, nó là con sông
chính của lưu vực sông Nhuệ - Đáy ở phía tây nam vùng châu thổ sông Hồng.
Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km chảy gọn trong các thành phố Hà Nội
và các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định với dòng sông chảy gần song
song bên hữu ngạn hạ lưu sông Hồng, đoạn chảy qua địa phận quận Hà Đông
có chiều dài khoảng 6 km.
Sông Nhuệ tức Nhuệ Giang là một con sông nhỏ, phụ lưu của sông
Đáy. Sông dài khoảng 76 km, chảy ngoằn ngoèo gần như theo hướng bắc Tây
Bắc -Nam Đông Nam qua địa phận thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam, đoạn
chảy qua địa phận quận Hà Đông có chiều dài khoảng 7 km.
Điều kiện thổ nhưỡng đất đai của quận Hà Đông chủ yếu là đất thịt, thịt
nhẹ và đất bãi dọc theo sông Đáy. Gồm các loại đất sau:
- Đất phù sa được bồi (Pb): diện tích là 261 ha, chiếm khoảng 10,1%
tổng diện tích đất nông nghiệp.
- Đất phù sa không được bồi (P): diện tích là 1.049 ha, chiếm 37,4 %
diện tích đất nông nghiệp.
- Đất phù sa gley(Pg) diện tích 1.472 ha, chiếm 52,5% diện tích đất
nông nghiệp.
Trong thời gian qua, Hà Đông có nhiều biến đổi về đơn vị hành chính.
Thực hiện nghị định số 01/2006/NĐ-CP ngày 04/01/2006 của Chính phủ về
việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Hà Đông, tiếp nhận thêm 3
xã Biên Giang, Đồng Mai thuộc huyện Thanh Oai, xã Dương Nội thuộc
huyện Hoài Đức và thôn Bãi xã Phụng Châu huyện Chương Mỹ. Ngày
27/12/2006 thực hiện Nghị định số 155/2006/NĐ-CP của chính phủ, Thành
phố Hà Đông được thành lập và trực thuộc tỉnh Hà Tây. Thực hiện Nghị
quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội, Hà Đông sát nhập về Thành phố
Hà Nội từ tháng 8/2008 và thành lập quận Hà Đông theo Nghị quyết số
19/NQ-CP ngày 8/5/2009 của Chính phủ.
36
Quận có 17 đơn vị hành chính cấp phường, tính đến thời điểm điều tra
dân số ngày 1/6/2010 quận Hà Đông có 237.905 người.
Thời kỳ 2001-2005 tốc độ tăng GDP bình quân của Hà Đông là 12,8%.
Thời kỳ 2006-2012 Hà Đông phải đối mặt với khủng hoảng tài chính; suy
thoái kinh tế toàn cầu, thời tiết diễn biến bất lợi, dịch bệnh bùng phát…, song
kinh tế Hà Đông tiếp tục tăng trưởng mạnh, bình quân GDP tăng 18,5%/năm,
trong đó công nghiệp xây dựng tăng 20,1%/năm, thương mại – du lịch – dịch
vụ tăng 48,7%/năm và nông nghiệp có giá trị trồng trọt trên 1ha canh tác tăng
bình quân 11,7%/năm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa thì vốn là một nhân tố rất quan trọng, việc huy động và sử
dụng các nguồn vốn một cách hợp lý, có hiệu quả sẽ tác động trực tiếp đến sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, phát triển nền kinh tế và cải
thiện đời sống nhân dân.
2.12. Tìnhhình phát triển của kinhtế tư nhân trên địa bàn quận Hà
Đông, Thành phố Hà Nội
* Về số lượng đăng ký kinh doanh của KTTN Hà Đông
KTTN trên địa bàn quận Hà Đông chiếm tỷ lệ hơn 98% trong tổng số
tất cả các DN của cả quận, trong thời gian qua đã đóng góp vai trò rất quan
trọng trong tăng trưởng và phát triển chung về kinh tế cho quận, góp phần
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội 2010-2013.
Đến cuối năm 2011, tổng số DN trên địa bàn quận Hà Đông là 1.005
DN gồm 30 DNNN, 7 DN có vốn nước ngoài và 968 DN ngoài quốc doanh
chiếm 97,79% tổng số doanh nghiệp toàn quận, bao gồm 57 HTX, 753
DNTN, 148 công ty TNHH và 10 công ty CP [phụ lục 1].
Đến cuối năm 2013, tổng số DN trên địa bàn quận Hà Đông là 1.224
DN gồm 20 DNNN, 8 DN có vốn nước ngoài và 1196 DN ngoài quốc doanh
37
chiếm 96,32% tổng số doanh nghiệp toàn quận, bao gồm 60 HTX, 882
DNTN, 235 công ty TNHH và 20 công ty CP.
Qua giai đoạn 2011-2013, ta nhận thấy số lượng doanh nghiệp nhà
nước giảm dần đồng thời số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký kinh
doanh tăng qua mỗi năm và tăng đều ở tất cả loại hình doanh nghiệp, đặc biệt
là loại hình doanh nghiệp tư nhân có 753 DN năm 2011 và 882 DN vào cuối
năm 2013, tăng 17,13% so với năm 2011. Công ty TNHH từ 148 đơn vị năm
2011 đến năm 2013 là 235 đơn vị, tăng 87% so với năm 2003- đây là tốc độ
tăng rất đáng khích lệ. Tuy số lượng DNTN có tăng nhưng không đáng kể,
nguyên nhân là do số lượng đăng ký mới có xu hướng thích đăng ký loại hình
công ty TNHH, đồng thời một số DNTN trước đây xin bổ sung nguồn vốn và
chuyển đổi thành công ty TNHH để mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh
doanh nên xu hướng này tích cực. Số lượng KTTN năm 2011 chiếm cơ cấu
96,32% và đến năm 2013 là 97,79% tổng số doanh nghiệp toàn quận. Còn
công ty CP tăng từ 10 công ty vào năm 2011 lên 20 công ty năm 2013. Tương
ứng cơ cấu DNNN giảm xuống từ 3,38% năm 2011 còn 1,96% năm 2013.
Điều đó chứng tỏ là đã có sự thay đổi trong cơ cấu thành phần kinh tế của
quận và từ khi thực hiện Luật Doanh nghiệp với cơ chế thoáng hơn thì số
lượng doanh nghiệp dân doanh cũng bùng phát. Công ty cổ phần tăng nhanh
trong năm 2013 là do có sự chuyển đổi hình thức sở hữu, sắp xếp lại khu vực
KTNN theo tinh thần của Nghị định 315, nghị định 330 về giải thể doanh
nghiệp, nghị định 338 về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, nghị định
28 về việc chuyển một số DNNN sang công ty CP, nghị định 50 về việc thành
lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản DNNN...Ngoài ra, trong tổng số doanh
nghiệp dân doanh có đến năm 2013 thì đa số đang hoạt động sản xuất kinh
doanh trong các ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, đồ dùng gia
đình chiếm khoảng 30% toàn khu vực KTTN [phụ lục 1].
38
* Tổng vốn đăng ký kinh doanh của KTTN từ năm 2011-2013
Nước ta chuyên đổi nền kinh tế theo kinh tế thị trường từ năm 1986 cho
phép sự tồn tại và phát triên của nhiều thành phần kinh tế. Luật doanh nghiệp
có hiệu lực từ năm 2000, đã kích thích phát triên nhanh chóng về số lượng của
DN, đặc biệt là các loại hình DN ngoài quốc doanh và đây cũng là điều tất
nhiên đối với một nước có nền kinh tế vừa mới chuyên đổi như Việt Nam.
Dựa vào Phụ lục 2, ta thấy trong thời gian 3 năm từ 2011-2013, tỷ trọng
vốn đăng ký kinh doanh của DNNN giảm dần, đồng thời của DNDD tăng dần
từ 52,53% vào năm 2011 tăng lên 64,91% vào năm 2013. Điều này là tất nhiên
vì ở năm 2013 số lượng DNDD tăng lên nên lượng vốn đăng ký cũng tăng lên
tương ứng, trong đó loại hình DNTN có tỷ trọng vốn đăng ký kinh doanh vào
năm 2013 là 18,51% và công ty TNHH có tỷ trọng vốn chiếm 23,78% tổng
lượng vốn của tất cả các thành phần kinh tế trong quận. Lượng vốn tập trung
nhiều nhất ở loại hình doanh nghiệp chế biến thực phẩm và xây dựng.
Như vậy ta thấy rằng KTTN chủ yếu đầu tư vào các ngành cần lượng
vốn ít. Quay vòng nhanh để mau thu lợi nhuận và lĩnh vực thường gặp nhất
của KTTN quận Hà Đông là kinh doanh, công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó,
KTTN cũng đã bắt đầu chú ý đến lĩnh vực thương mại và dịch vụ, một ngành
mà trước đây ít được quan tâm nhưng hiện nay lợi nhuận thu được từ ngành
này rất cao đặc biệt là kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí...
Ngoài ra còn chú trọng phát triển các làng nghề thủ công truyền thống như
mây tre đan xuất khẩu.
Tuy nhiên, có một xu hướng không tốt là tỷ trọng lượng vốn đăng ký
kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm dần qua các
năm. Điều này chứng tỏ là qua 3 năm mặc dầu tình hình đầu tư ở quận có tăng
nhưng chủ yếu ở khu vực KTTN trong nước còn khu vực đầu tư nước ngoài
thì không khả quan vì kêu gọi các nhà đầu tư trong nước dễ dàng hơn các nhà
đầu tư nước ngoài.
39
* Tổng tài sản của các doanh nghiệp
Thực trạng về tổng tài sản bình quân hàng năm của các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh từ năm 2011-2013 tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn
trong tổng tài sản bình quân của toàn khu vực kinh tế trong quận. Năm 2011,
tổng tài sản bìnhquân của KTTN chiếm 51,2%; năm 2012 là 57,09% và có tốc
độ tăng so với năm 2011 là 37,27% và năm 2013 chiếm 64,79% (gần 1/3 tổng
tài sản bình quân toàn khu vực kinh tế của quận) và tăng so với năm 2012 là
40,4% [phụ lục 3]. Trong đó công ty TNHH và DNTN là 2 thành phần chiếm
tỷ trọng cao nhất về tổng tài sản bình quân hàng năm trong thành phần KTTN.
Những lĩnh vực mà KTTN có tổng tài sản bình quân hàng năm chiếm tỷ lệ cao
nhất là công nghiệp chế biến thuỷ sản, thực phẩm; xây dựng và thương mại.
* Về doanh thu và lợi nhuận của KTTN
Về doanh thu:
Nhìn vào bảng ta thấy, suốt từ năm 2011-2013, doanh thu thuần túy của
các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN có xu hướng tăng qua mỗi năm. Cụ
thể năm 2011, tổng doanh thu thuần của KTTN là 8.678.065 triệu đồng; năm
2012 là 12.595.622 triệu đồng; năm 2013 là 15.425.516 triệu đồng [phụ lục
4]. Tốc độ tăng cũng đều qua mỗi năm và tăng đều ở tất cả các loại hình thuộc
KTTN, đây là một tín hiệu rất tốt của KTTN trong giai đoạn hiện nay.
Về lợi nhuận:
Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng
tăng dần qua mỗi năm, trong đó tăng tốt nhất là ở loại hình công ty TNHH có
tốc độ tăng tốt hơn so với loại hình khác. Năm 2011, lợi nhuận trước thuế của
công ty TNHH là 30.129 triệu đồng; năm 2012, tăng 137% so với năm 2011;
năm 2013, tăng 153% so với năm 2012 [phụ lục 5]. Điều này có thể được giải
thích là từ khi có Luật doanh nghiệp ra đời, với những điều khoản thông
thoáng thì số lượng của loại hình doanh nghiệp thuộc KTTN đăng ký kinh
doanh tăng đột biến, năm sau có tốc độ tăng cao hơn năm trước nhất là loại
hình công ty TNHH và DNTN.
40
Cần nói thêm là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là
qua 3 năm nhưng số lượng doanh nghiệp không hề tăng lên mà còn có xu
hướng giảm sút. Lợi nhuận trước thuế đều bị âm qua mỗi năm. Điều này
chứng tỏ địa phương chưa thực hiện tốt thu hút đầu tư nước ngoài. Trong
tương lai chính quyền quận cần phải có chiến lược thu hút nguồn đầu tư này.
2.2. Đánh giá thực trạng vai trò của kinh tế tư nhân trong phát
triển kinh tế xã hội Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
2.2.1. Những mặt đạt được
* Kinh tế tư nhân đã có đóng góp lớn trong giải quyết việc làm và tăng
thu nhập cho người lao động
Về giải quyết việc làm:
Qua Phụ lục 6 ta thấy, số lượng việc làm được tạo ra ngày càng nhiều ở
khu vực KTTN và giảm dần trong khu vực KTNN qua 3 năm. Cụ thể, số lao
động trong KTTN năm 2011 là 19.939 người chiếm 61,88% tổng số lao động
ở tất cả khu vực, đến năm 2013 số lao động trong KTTN có 27.703 người,
chiếm 73,47% tổng số lao động.
Trong đó ở hai loại hình là DNTN chiếm 17,25% năm 2013 và công ty
TNHH chiếm 36,71% năm 2013 là 2 khu vực kinh tế tạo ra việc làm và thu
hút lao động tham gia nhiều nhất, điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển
của các loại hình trong khu vực KTTN mà chủ lực là loại hình DNTN và công
ty TNHH. Đa số các doanh nghiệp thuộc KTTN có quy mô lao động thường
gặp nhất là dưới 50 lao động/doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở các ngành
công nghiệp chế biến sản xuất thực phẩm và đồ uống, mua bán và xây dựng.
Về tiền lương:
Dựa vào thống kê của Quận, ta thấy thu nhập bình quân của người lao
động trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự tiến triển khá tốt tuy vẫn
còn thấp so với mặt bằng tiền lương chung cả nước và nhất là so với thu nhập
của người lao động thuộc doanh nghiệp nhà nước.
Vào năm 2011, thu nhập bình quân/người còn khá thấp bằng 2.860
41
ngàn đồng/người/tháng và bằng 3.010 ngàn/người/tháng vào năm 2012 và đến
cuối năm 2013 là 3.488,2 ngàn đồng/ người/ tháng. Trong khu vực này thì
loại hình công ty CP có thu nhập bình quân /người khoảng 3,5 triệu (năm
2013) là cao nhất [phụ lục 6]. Xu hướng này rất tốt tuy nhiên nhìn chung vẫn
còn thấp so với KTNN và Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Một trong những
nguyên nhân của thực trạng trên là do nhà nước liên tục cải cách chính sách
tiền lương trong khu vực KTNN trong mấy năm qua.
* Đóng góp vào tăng trưởng của Quận
Về tăng trưởng, phát triển trong ngành công nghiệp
Cùng với sự lớn mạnh về số lượng, các doanh nghiệp có xu hướng
đăng ký kinh doanh qua nhiều loại ngành nghề khác nhau. Trong đó khu
vực tư nhân trong ngành công nghiệp đóng vai trò to lớn đối với sự phát
triển mạnh của cả ngành công nghiệp của quận.
Năm 2006, giá trị sản phẩm công nghiệp của KTTN theo giá so sánh
2005 là 511.582 triệu đồng chiếm tỷ lệ lài 54,17% tổng giá trị. Đến năm 2013
là 2.032.249 triệu đồng chiếm tỷ lệ 70,26% tổng giá trị. Giá trị sản phẩm công
nghiệp của KTTN tăng đều qua các năm trong suốt thời kỳ 2006-2013. Cụ thể
so với năm trước, năm 2006 là 162,9% của tư nhân; 106,2% của cá thể. Đến
năm 2013 là 100,5% của tập thể; 123,4% của tư nhân và 111,8% của cá thể.
Đặc biệt là giá trị sản phẩm công nghiệp của KTTN chiếm tỷ trọng khá cao là
70,26% trong tổng giá trị sản phẩm công nghiệp toàn quận năm 2013, trong
đó tư nhân chiếm ưu thế với 40,78% tổng giá trị. Tốc độ tăng của tổng giá trị
sản phẩm công nghiệp của KTTN năm 2013 so với năm 2006 là 297,25% tức
là tăng gần gấp 3 lần so với năm 2006 trong vòng 7 năm. Như vậy, KTTN
đóng vai trò ngày càng to lớn trong lĩnh vực công nghiệp.
Về kết quả kinh doanh thương mại hàng hoá và dịch vụ
Qua thống kê cho thấy, các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNQD vẫn có
xu hướng tập trung vào kinh doanh thương mại. Cụ thể là năm 2011, giá trị
bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của KTTN là 10.620.740 triệu đồng
42
chiếm tỷ lệ là 95,95% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ và đến
năm 2013 thì giá trị bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ là 15.369.275 triệu
đồng chiếm tỷ lệ là 97,60% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
.Cùng với sự phát triển xã hội, nhu cầu con người ngày càng đa dạng, lĩnh vực
dịch vụ ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu của con người. Đặc
điểm của ngành thương mại và dịch vụ là đa dạng ngành nghề, vốn đầu tư ít,
lợi nhuận khá cao nên lĩnh vực này thu hút lượng lớn các hộ kinh doanh tư
nhân tham gia đầu tư và trong những năm gần đây lại có xu hướng gia tăng.
Bảng 2.1. TôngGDPtheogiáhiệnhànhphântheothànhphần kinh tế
ĐVT: triệu VN đồng
2006 2011 2012 2013
TỔNG SỐ 5.516.168 13.233.906 15.815.726 18.685.104
I. Loai hình kinh tế 5.329.367 13.175.392 15.730.979 18.595.104
1. Kinh tế Nhà nước 555.904 1.913.006 2.447.693 2.968.236
2. Kinh tế tập thể 25.669 160.099 160.485 194.200
3. Kinh tế cá thể 4.657.156 10.342.438 12.168.201 14.293.683
4. Kinh tế tư nhân 84.972 750.860 947.316 1.130.243
5. Kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài
5.666 8.989 7.284 8.742
II. Thuế nhập khẩu 186.801 58.514 84.747 90.000
ĐVT: %
2006 2011 2012 2013
TỔNG SỐ 100,0 100,0 100,0 100,0
I. Loai hình kinh tế 96,6 99,6 99,5 99,5
1. Kinh tế Nhà nước 10,1 14,5 15,5 15,9
2. Kinh tế tập thể 0,5 1,2 1,0 1,0
3. Kinh tế cá thể 84,4 78,2 76,9 76,5
4. Kinh tế tư nhân 1,5 5,7 6,0 6,0
5. Kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài
0,1 0,1 0,05 0,05
II. Thuế nhập khẩu 3,4 0,4 0,5 0,5
(Nguồn: Niên giám thống kê quận Hà Đông 2007 - 2013)
43
Năm 2006, GDP cả quận là 5.516.168 triệu đồng, trong đó khu vực
KTTN đóng góp 4.767.797 triệu đồng, chiếm tỷ lệ là 86,43%. Cho đến năm
2011 là 11.253.397 triệu đồng, chiếm tỷ lệ là 85,03% và tới năm 2012 là
15.618.126 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 83,59% tổng GDP toàn quận. Tỷ lệ đóng
góp vào GDP của KTTN năm 2013 có giảm so với 2011 và 2012 nhưng
không đáng kể và vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào GDP cả
quận và lớn hơn rất nhiều so với KTNN. Điều này thể hiện sự lớn mạnh của
khu vực KTTN trong hầu hết các lĩnh vực và ngày càng đóng góp quan trọng
trong tổng GDP cả quận. Trong quá trình phát triển kinh tế của cả quận không
thể thiếu vai trò của khu vực KTTN chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp chế biến
thực phẩm, thương mại và dịch vụ...
Tạo nguồn bổ sung cho ngân sách của quận
Bảng 2.2. Nguồn thu ngân sách nhà nước
ĐVT:triệu VN đồng
Năm 2011 2012 2013
Tổng số :
Khu vực KT trong nước
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp ngoài QD
Tập thể
Tư nhân
Công ty TNHH
Công ty cp có vốn nhà nước
Công ty cp không có vốn nhà nước
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
499.682
498.429
353.212
145.217
6.534
93.415
30.051
11.212
4.006
1.253
679.273.2
481.531
196.214.2
7.355,1
120.298,9
49.949,8
11.660
6.950,4
1.528
889.848.7
888.138.7
477.152.5
6.961,5
160.831.5
115.928
8.516
1.710
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

More Related Content

Similar to GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện naySong Ha
 

Similar to GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (20)

Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thànhLuận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
Luận văn: Chính sách tín dụng đầu tư phát triển kinh tế ngoại thành
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAYLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
 
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAYLuận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, HAY
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà NộiDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCMLuận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
 
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk NôngLuận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nữ Tỉnh Đăk Nông
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà ĐôngLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Luận văn: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạoLuận văn: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Luận văn: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy NhơnLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp Quy Nhơn
 
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà NẵngLuận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển hợp tác xã tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.docDoanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội.doc
 
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nayPhân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
 
Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...
Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...
Khóa luận tốt nghiệp Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh hiệ...
 
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
Luận văn HAY, HOT: Giải quyết lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất
 
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệpĐề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
Đề tài: Lợi ích kinh tế của nông dân trong thu hồi đất công nghiệp
 
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAYLuận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của TP Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAYĐề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát  triển làng nghề thành phố, HAY!
Luận văn :Nguồn lực đất đai cho phát triển làng nghề thành phố, HAY!
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN ĐÌNH TOÀN VAI TRÒ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN ĐÌNH TOÀN VAI TRÒ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LÊ MINH VỤ HÀ NỘI - 2014
  • 3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá CNH, HĐH Cổ phần CP Doanh nghiệp nhà nước DNNN Doanh nghiệp tư nhân DNTN Kinh tế tư nhân KTTN Kinh tế - Xã hội KT - XH Sản xuất kinh doanh SXKD Uỷ ban nhân dân UBND Xã hội chủ nghĩa XHCN
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI 11 1.1. Quan niệm về kinh tế tư nhân 11 1.2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội địa phương: nội dung và các nhân tố ảnh hưởng 19 1.3. Kinh nghiệm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội của một số địa phương 25 Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 33 2.1. Khái quát về kinh tế tư nhân ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 33 2.2. Đánh giá thực trạng vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội 40 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINHTẾ XÃ HỘI CỦA QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNHPHỐ HÀ NỘI 58 3.1. Quan điểm cơ bản phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội của Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 58 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội của Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội 60 KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC 88
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tích cực của nhân dân, kinh tế tư nhân hoạt động dưới các hình thức hộ kinh doanh cá thể, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh đã phát triển rộng khắp cả nước; qua đó đã khơi dậy, huy động và khai thác được các nguồn lực to lớn trong nhân dân như: trí tuệ, tiền vốn, sức lao động, kinh nghiệp quản lý, tài nguyên..., và các nguồn lực khác vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm (khoá IX), Báo báo chính trị của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X và Nghị quyết số 14 NQ- TƯ (khoá XI) của Đảng khẳng định, phát triển các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tưnhân theo pháp luật đềulà bộ phậncấu thành quan trọng của nền kinh tế. Trong những năm vừa qua, mặc dù nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, các thành phần kinh tế khác đang bị ảnh hưởng không nhỏ từ yếu tố này. Tuy nhiên, với những lợi thế riêng có của mình, thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn quận Hà Đông đã chủ động và có nhiều biện pháp sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, bám sát thị trường nên vẫn tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ, giải quyết việc làm cho hàng nghìn người lao động, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội và đóng góp rất to lớn cho sự phát triển bền vững của quận. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận, việc phát huy vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn quận Hà Đông vẫn còn một số bất cập, hạn chế xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Vì vậy, việc tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội
  • 6. 4 trên địa bàn quận Hà Đông để có những quan điểm và giải pháp thích hợp trong việc phát huy hơn nữa vai trò tích cực của thành phần kinh tế này, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của Hà Đông nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung hiện nay là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Với lý do đó, tác giả chọn vấn đề " VAI TRÒ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài * Các công trình ngoài nước - Tác giả Ang James (2010),“Saving Mobilization, Financial Development and Liberalization: The case of Malaysia”, MPRA Paper No 21718, nghiên cứu về kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính qua kênh tiết kiệm cá nhân ở Malaysia và mối liên hệ của nó với sự phát triển và tự do hoá tài chính, từ đó rút ra các bài học về huy động vốn từ tư nhân. Tác giả đã sử dụng lý thuyết vòng đời để ước lượng hàm tiết kiệm trên cơ sở đưa vào các biến số thể chế của nền kinh tế Malaysia, tập trung vào vai trò của các yếu tố tài chính. Các kết quả cho thấy độ sâu tài chính, mạng lưới và mật độ ngân hàng có xu hướng thúc đẩy tiết kiệm. Tự do hoá tài chính và sự phát triển của thị trường bảo hiểm cũng hỗ trợ huy động tiết kiệm ở Malaysia. - Tác giả Erinc Yeldan (2005), “Accessing the privatization Experience in Turkey: Implimentation, Politics and Performance Results”, Economic Policy Institute, WashingtonDC, tập trung đánh giá về kênh huy động nguồn lực tài chính thông qua quá trình tư nhân hoá ở Thổ Nhĩ Kỳ trong các ngành công nghiệp chủ chốt. Quá trình tư nhân hoá ở Thổ Nhĩ Kỹ bắt đầu từ giữa những năm 1980 theo đường lối “đồng thuận Washington” và cách thức chủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ là giảm đầu tư nhà nước vào các doanh nghiệp nhà nước cần tư nhân hoá. Và bằng cách đó, nhà nước buộc các doanh nghiệp này làm
  • 7. 5 ăn kém hiệu quả và phải bán rẻ cho các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài chứ không phải các nhà đầu tư trong nước. Các tài sản nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ đã rơi vào tay tư bản nước ngoài. Đây là thất bại của quá trình tư nhân hoá ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bài học kinh nghiệm rút ra là phải thực hiện tư nhân hoá thận trọng, đánh giá đúng giá trị tài sản nhà nước và chỉ tư nhân hoá các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ và tư nhân vận hành hiệu quả hơn. - Nghiên cứu tổng kết của ADB được xuất bản trong cuốn sách “Mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân” (ADB, 2008). Cuốn sách cung cấp tổng quan về vai trò, thiết kế, cấu trúc và việc thực hiện mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước và tư nhân với tư cách là kênh huy động nguồn lực tài chính trong phát triển cơ sở hạ tầng với nhiều ví dụ, các hình thức hợp đồng quản lý, các hợp đồng dịch vụ, nhượng quyền, thoả thuận kinh doanh, lựa chọn cấu trúc, các nhiệm vụ chính liên quan đến thiết kế và chuẩn bị dự án hợp tác công tư. - Shari Turitz, David Winder (2003), “Private Resources for Public Ends: Grantmakers in Brazil, Ecuador and Mexico”, in Philanthropy and Social Change in Latin America, Cynthia Sanborn and Felipe Portcocarrero (eds), Harvard University Press. Đây là nghiên cứu của hai tác giả Shari Turitz và David Winder về huy động nguồn lực tài chính tư nhân cho đầu tư công ở Brazil, Ecuador và Mexico thông qua các tổ chức quỹ phi chính phủ nhằm huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân cho đầu tư công. Các tác giả phân tích các ưu điểm, hạn chế của hình thức huy động nguồn lực tài chính qua các quĩ này. Giải pháp để tăng cường huy động vốn qua hình thức này là phải có khung pháp lý cho hoạt động của nó, phải đảm bảo được sự minh bạch thông tin trong huy động và sử dụng nguồn tài chính huy động được. Các tổ chức phải tự chứng tỏ năng lực quản lý, điều hành và giảm chi phí hoạt động của chúng để đảm bảo các nguồn vốn huy động được sử dụng hiệu quả nhất.
  • 8. 6 * Các công trình trong nước - Tiến sĩ Đỗ Mạnh Hồng (Đại học Obirin, Nhật Bản), trong nghiên cứu của mình nhan đề “Phát triển doanh nghiệp tư nhân vì tương lai kinh tế Việt Nam” (Đỗ Mạnh Hồng, 2008) đề cập đến vấn đề giải phóng khu vực tư nhân khỏi cái bẫy cơ cấu kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, trong đó nhấn mạnh phải giảm hệ thống doanh nghiệp nhà nước siêu lớn, cồng kềnh như hiện nay để nâng cao hiệu quả. Tác giả đề xuất các giải pháp đưa doanh nghiệp tư nhân trở thành bộ phận xương sống của nền kinh tế nhằm khai thác nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác từ kinh tế tư nhân. - Tiến sĩ Lê Đăng Doanh (2010), trong bài phỏng vấn nhan đề “Loại bỏ rào cản để phát triển kinh tế tư nhân” trên báo Tiền Phong ngày 12/4/2010 cho rằng kinh tế tư nhân phát triển còn chậm và thiếu những doanh nghiệp lớn, có thương hiệu, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Xét trên những doanh nghiệp tư nhân được đăng ký thì nhóm này mới tạo ra được khoảng 7% số việc làm, khoảng 11% GDP và khoảng 25% sản lượng công nghiệp. Đến nay, kinh tế tư nhân tạo ra khoảng 38 - 39% GDP, trong đó khoảng 28% là thuộc kinh tế hộ gia đình. Khoảng 3 triệu hộ phi nông nghiệp, 12 triệu hộ nông nghiệp. Kinh tế hộ gia đình của chúng ta có điểm yếu là không đủ trình độ công nghệ, không gắn với hội nhập kinh tế. Với quy mô hiện nay thì khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa xứng tầm, chưa có năng lực cạnh tranh ngang ngửa ở nước ngoài. Những doanhnghiệp tư nhân lớn ở Việt Nam hiện nay trình độ khoa học côngnghệ, trình độ quản lý đang vẫn còn non kém. Giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân là phải loại bỏ các rào cản, đổi mới thể chế về kinh tế thị trường, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt số giấy phép con... - Ths Nguyễn Thu Hiền - Hoàng Nghĩa Ngọc (2010), Huy động vốn trong dân - lãi suất không phải là tất cả, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, phân tích tình hình huy động nguồn lực tư nhân qua hệ thống ngân hàng
  • 9. 7 và chỉ rõ nguồn lực chưa huy động trong dân còn rất lớn, tồn tại dưới dạng tiền mặt, vàng và ngoại tệ. Nguyên nhân là nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều loại tiền tệ trong thanh toán, tỷ lệ lạm phát cao, sức mua của nội tệ giảm sút. Bên cạnh đó là sự mất lòng tin của người dân vào các chính sách và tình trạng thiếu thông tin thị trường. Từ đó, các tác giả cho rằng dù lãi suất cao là cách để huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân vào hệ thống ngân hàng, đây chưa phải là tất cả. Vấn đề còn là sự ổn định kinh tế vĩ mô, là chính sách và điều hành tỷ giá, là quản lý thị trường vàng. Do đó, để huy động được nguồn lực tư nhân vào hệ thống ngân hàng, cần phải tiến hành nhiều giải pháp chứ không chỉ đơn giản là nâng lãi suất. - Đặng Minh Tiến (2008), Phát triển kinh tế tư nhân - xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học chỉ ra rằng sự phát triển kinh tế tư nhân là tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay. Kinh tế tư nhân đóng góp nguồn lực quan trọng vào kinh doanh, góp phần làm tăng của cải vật chất, nâng cao sức sản xuất xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động và nhiều vấn đề xã hội. - Vũ Hùng Cường (2011), Kinh tế tư nhân và vai trò động lực tăng trưởng, Nhà xuất bản khoa học xã hội 2011, chỉ rõ vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và đề xuất những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, đưa khu vực này trở thành động lực của mô hình tăng trưởng kinh tế mới, bao gồm: Thứ nhất, phải đổi mới mạnh mẽ tư duy lý luận và quan điểm của Đảng về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, coi khu vực kinh tế tư nhân là động lực cơ bản trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới nhằm tạo ra được những bứt phá trong phát triển kinh tế phù hợp với xu thế của nền kinh tế hiện đại trong bối cảnh mới trong nước và quốc tế. Thứ hai, liên tục rà soát, điều chỉnh cơ chế chính sách, tập trung hoàn thiện thể chế đồng bộ, giải quyết dứt điểm các “rào cản” phát triển đối với doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân.
  • 10. 8 Thứ ba, nâng cao hiệu quả của hệ thống cơ chế chính sách, xây dựng hệ thống cơ chế chính sách dài hạn và ngắn hạn đồng bộ, chuyên môn hoá sâu. Thứ tư, cần đổi mới chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng và nhanh chóng triển khai chiến lược phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ hợp lý, làm tiền đề phát triển mạng lưới doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ năm, doanh nghiệp cần đổi mới, hoàn thiện chiến lược sản xuất kinh doanh. Bản thân từng doanh nghiệp cũng cần phải nỗ lực tái cấu trúc về chiến lược sản xuất kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực, quản trị doanh nghiệp. mang tính dài hạn, đáp ứng được các yêu cầu gia nhập vào mạng sản xuất khu vực. Cùng với các công trình nêu trên, còn có nhiều bài viết, bài tham luận và các công trình nghiên cứu khác về kinh tế tư nhân cũng như vai trò của thành phần kinh tế này trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, chưacó côngtrìnhnào nghiên cứu trực tiếp vai trò củakinh tế tư nhân trongphát triển kinh tế xã hộiở Hà Đông, TP Hà Nội. Do vậy, đề tài luận văn không trùng lắp với các công trình đã công bố và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội, từ đó đề xuất quan điểm và những giải pháp chủ yếu góp phần phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận Hà Đông, TP Hà Nội. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; đồng thời, phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội ở quận Hà Đông thời gian qua.
  • 11. 9 - Nghiên cứu kinh nghiệm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội ở một số địa phương và rút ra bài học kinh nghiệm cho Hà Đông. - Dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội ở quận Hà Đông. - Đề xuất những quan điểm cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội ở quận Hà Đông quận Hà Đông trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội ở Hà Đông, TP Hà Nội * Phạm vi nghiên cứu Vai trò của các doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Đông, Thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đườnglối, quan điểm củaĐảng cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế tư nhân nói riêng. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin (trừu tượng hoá khoa học) và các phương pháp khác như: Kết hợp lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia.
  • 12. 10 6. Ý nghĩa của đề tài Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận Hà Đông, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả việc quán triệt đường lối phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và các chủ trương giải pháp vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội và các quận huyện có những điều kiện tương đồng trong cả nước... Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập, giảng dạy các học phần kinh tế chính trị. 7. Kết cấu của đề tài Kết cấu luận văn gồm: Phần mở đầu, 3 chương, 6 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.
  • 13. 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN Ở QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Quan niệm về kinh tế tư nhân 1.1.1. Bản chất của kinh tế tư nhân Theo Mác, quan hệ sở hữu đốivới tư liệu sản xuất có vai trò phảnánh đặc trưng của hìnhthức quan hệ kinh tế nói chung cũng như hình thức tổ chức kinh tế nói riêng; nó quyếtđịnh quanhệ tổ chức quảnlý sảnxuất và phân phốikết quả sảnxuất. Như vậy, có thể nhận thức rằng, KTTN được đặc trưng bởi sở hữu tư nhân về tư liệu sảnxuất. Mặc dù trong các tài liệu nghiên cứu của Mác và Lênin không sử dụng thuật ngữ KTTN, nhưng các ông thường đề cập đến các thuật ngữ sở hữu tư nhân, sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, lao động tư nhân. Hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới, nền kinh tế được phân chia thành ba khu vực chủ yếu là kinh tế nhà nước, KTTN, kinh tế hỗn hợp. Nền kinh tế của Trung Quốc hiện nay cũng được chia thành hai khu vực: khu vực kinh tế công hữu (gồm kinh tế quốc hữu và kinh tế tập thể) và kinh tế phi công hữu (gồm KTTN và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài). Nhìn chung, những sự phân chia trên chủ yếu dựa trên quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất và vốn. ở Việt Nam trước năm 1986, KTTN không được thừa nhận là hoạt động hợp pháp nền kinh tế chủ yếu có hai thành phần là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Từ khi đổi mới, Đảng ta đã thừa nhận sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, trong đó có KTTN. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã xác định nền kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay gồm 5 thành phần kinh tế. Đó là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, KTTN bao gồm: cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân. Như vậy, KTTN là một khu vực kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất hoặc vốn với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh như
  • 14. 12 doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ KTTN không phải là một thành phần kinh tế thuần tuý mà là phạm trù để chỉ thành phần kinh tế hỗn hợp bao gồm các bộ phận cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân. Kinh tế cá thể là bộ phận kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất và hoạt động chủ yếu vào sức lao động của chính họ, tồn tại chủ yếu dưới hình thức hộ sản xuất kinh doanh. Kinh tế tiểu chủ là bộ phận kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động. Kinh tế tư bản tư nhân là bộ phận kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sử dụng lao động làm thuê; hình thức tồn tại chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn. Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành cơ bản quan trọng của nền kinh tế quốc dân, phát triển KTTN là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tiêu thức cơ bản để xác định một thành phần kinh tế, một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nào đó có thuộc KTTN hay không là quan hệ sản xuất, trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. KTTN không phải là một thành phần kinh tế thuần tuý, mà là một phạm trù để chỉ nhóm thành phần kinh tế vừa có những đặc trưng chung lại vừa có bản chất khác nhau. Do đó, để xác định bản chất của KTTN phải xét trên cả 3 mặt quan hệ sản xuất, đó là quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối thu nhập - Xét về quan hệ sở hữu: KTTN thể hiện quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất hoặc vốn cũng như của cải vật chất được tạo ra nhờ sản xuất hoặc vốn đó. Trong quá trình phát triển của sản xuất xã hội, sở hữu tư nhân cũng phát
  • 15. 13 triển từ trình độ thấp đến trình độ cao. Trình độ thấp là sở hữu tư nhân nhỏ, đây là hình thức tư hữu của những người lao động tự do sản xuất ra sản phẩm bằng sức lao động của chính mình và của các thành viên trong gia đình. Trình độ cao là sở hữu tư nhân lớn, sở hữu này phát triển từ sở hữu tư nhân nhỏ, nhưng khi đã trở thành sở hữu tư nhân lớn thì nó lại là cơ sở làm nảy sinh mâu thuẫn nhất định giữa chủ sở hữu và lao động làm thuê. Vì vậy, những hình thức khác nhau của sở hữu tư nhân thường là những hình thức đặc trưng của các phương thức sản xuất khác nhau. Chẳng hạn như: sở hữu tư nhân của chủ nô và phường hội đặc trưng cho phương thức sản xuất phong kiến, sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đặc trưng cho phương thức sản xuất sản xuất tư bản chủ nghĩa. - Xét về quan hệ quản lý: xuất phát từ quan hệ sở hữu của KTTN, quan hệ quản lý của khu vực này gồm các quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ và quan hệ quản lý dựa rên sở hữu tư nhân lớn. Quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ là quan hệ dựa trên sự tổ chức, phân công công việc trong nội bộ gia đình, giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Dựa trên quyền lực của người chủ gia đình, các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ phục tùng sự phân công, điều khiển, quản lý của người chủ gia đình đối với các vấn đề sản xuất kinh doanh. Quan hệ giữa người chủ và các thành viên trong gia đình không phải là quan hệ bóc lột mà nó mang tính chất gia trưởng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nhiều hộ cá thể do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất đã thuê thêm lao động ngoài gia đình. Như vậy, đã xuất hiện mầm móng của quan hệ bóc lột, nhưng chừng nào người chủ hộ chưa thoát khỏi hoạt động lao động trực tiếp thì ranh giới giữa bóc lột và không bóc lột chưa được xác định một cách rõ ràng. Quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân lớn đây là quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý và khách thể quản lý. Chẳng hạn như quan
  • 16. 14 hệ giữa người chủ doanh nghiệp với lao động. Quan hệ này xét về bản chất là quan hệ bóc lột. Bóc lột ở đây phải được xem xét nghiên cứu trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, xét sự bóc lột phải đặt trong mối quan hệ sau: + Trong điều kiện nước ta cung lao động nhiều hơn cầu về lao động thì bất cứ ai bỏ vốn ra kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động điều được khuyến khích. + Khi người lao động đồng thời là người sử dụng lao động, nhưng do chất lượng lao động kém nên thu nhập thấp, đồng ý tự nguyện ký hợp đồng lao động cho một người sử dụng lao động khác có thu nhập cao gấp nhiều lần. Trong trường hợp này không nên hiểu đây là bóc lột và bị bóc lột. Bởi vì, chỉ khi nào người lao động bán sức lao động cho chủ tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng như C.Mác nói thì mới có quan hệ bóc lột và bị bóc lột. - Xét về quan hệ phân phối: về thực chất phân phối là việc giải quyết mối quan hệ về lợi ích kinh tế các cá nhân tham gia vào quá trình tái sản xuất kinh doanh. Do vậy, việc phân phối nếu không đảm bảo được lợi ích của các cá nhân sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh khó có thể đạt được hiệu quả cao. Trong KTTN, quan hệ phân phối được dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân, do chủ tư nhân thực hiện. Đối với các cơ sở tư nhân mà người sở hữu đồng thời là người lao động, không thuê mướn nhân công, thì phân phối kết quả sản xuất được thực hiện trong nội bộ gia đình của các hộ kinh doanh nhằm đảm bảo nhu cầu của các thành viên trong gia đình. Còn đối với các cơ sở tư nhân lớn, chủ sở hữu sử dụng lao động làm thuê thì phân phối kết quả sản xuất căn cứ vào giá trị sức lao động của người lao động làm thuê để trả công lao động cho họ, còn phần thặng dư thuộc về người sở hữu.
  • 17. 15 Kinh tế tư nhân được hình thành trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, sở hữu tư nhân gồm sở hữu tư nhân nhỏ (sở hữu của những người lao động làm ra sản phẩm bằng chính lao động của họ và các thành viên trong gia đình như hộ nông dân cá thể) và sở hữu tư nhân lớn-sở hữu vốn, tài sản của các nhà sản xuất kinh doanh trong nước và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. KTTN bao gồm các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh sau: - Loại hình kinh tế cá thể: là hình thức kinh tế của một hộ gia đình hay một cá nhân hoạt động dựa trên hình thức sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất và hoạt động chủ yếu vào sức lao động của chính họ. Kinh tế hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong loại hình kinh tế cá thể và trong khu vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, đây là bộ phận cấu thành quan trong của KTTN. Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình (đó là những hộ làm kinh tế trang trại, kinh tế trang trại chính là một hình thức của kinh tế tiểu chủ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp). Kinh tế cá, thể tiểu chủ đang có vị trí quan trọng trong nhiều ngành, nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động. - Loại hình doanh nghiệp tư nhân (được thành lập theo Luật Doanh nghiệp) là doanh nghiệp do một cá nhân là chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình kinh doanh phổ biến nhất trong các loại hình doanh nghiệp của KTTN. - Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần: là doanh nghiệp mà trong đó các thành viên là tư nhân cùng góp vốn (công
  • 18. 16 ty trách nhiệm hữu hạn), mua cổ phần (công ty cổ phần) để thực hiện kinh doanh. Các thành viên được hưởng lợi nhuận và cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Tóm lại: khái niệm kinh tế tư nhân được dùng để chỉ thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Về hình thức đăng ký kinh doanh, kinh tế tư nhân bao gồm các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp, công ty dựa trên sở hữu tư nhân. Với quan niệm như vậy, cấu thành của kinh tế tư nhân sẽ bao gồm cả kinh tế tư nhân trong nước và kinh tế tư nhân nước ngoài kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Song theo quan điểm của Đại hội XI về thành phần kinh tế thì bộ phận kinh tế tư nhân nước ngoài được xếp vào thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy phạm vi của kinh tế tư nhân trong luận văn này sẽ chỉ đề cập đến bộ phận kinh tế tư nhân trong nước. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định sự tồn tại của kinh tế tư nhân là một tất yếu khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và việc cải tạo thành phần kinh tế này là một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản, lâu dài của cả thời kỳ quá độ. Kể từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với công cuộc Đổi mới đến nay, kinh tế tư nhân đã được thừa nhận là một bộ phận của nền kinh tế nhiều thành phần. Thực tiễn quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta cho thấy, phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, là sự vận dụng một cách sáng tác chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước. Thành quả cụ thể của nó là đất nước ta đã vượt qua được khó khăn, từ một nước đói nghèo trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo
  • 19. 17 và nông sản hàng đầu thế giới. Kinh tế tăng trưởng nhanh và tương đối ổn định trong một thời gian dài. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Điều này có được là do các nguồn lực trong xã hội, trong đó có bộ phận lớn từ kinh tế tư nhân, được giải phóng, tạo ra được động lực kích thích lao động sản xuất, làm giàu cho mình và cho xã hội. Kể từ khi đổi mới đến nay, trong các văn kiện Đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân. Về nhận thức, chúng ta thừa nhận kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, với lao động của các chủ thể kinh tế và lao động làm thuê, bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Tại Đại hội lần thứ X, Đảng ta tiếp tục khẳng định thành phần kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Nhận thức được vai trò của kinh tế tư nhân với tư cách là một bộ phận trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định đường lối kiên định nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế tư nhân là một thành phần quan trọng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ sửađổiđược thông qua tại Đại hội Đảng XI chỉ rõ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanhvà hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt độngtheo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển.
  • 20. 18 Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Phân định rõ quyền của người sở hữu, quyền của người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, bảo đảm mọi tư liệu sản xuất đều có người làm chủ, mọi đơn vị kinh tế đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Quan hệ phân phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; các nguồn lực được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương tại đại hội XI cũng khẳng định cần phải hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong nông nghiệp và khu vực nông thôn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp với hình thức sở hữu hỗn hợp như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công ty hợp danh, hợp tác xã cổ phần. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định luật pháp về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của người sở hữu (hội đồng quản trị), quyền và trách nhiệm của người được chủ sở hữu giao quản lý sử dụng các tài sản để kinh doanh (ban giám đốc); phân phối lợi nhuận tạo ra cho người chủ sở hữu, người được giao quản lý sử dụng và người lao động.
  • 21. 19 Như vậy, vai trò của kinh tế tư nhân tiếp tục được thừa nhận và phát triển kinh tế tư nhân là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước nhằm góp phần phát triển đất nước. 1.1.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân ở Việt Nam Một là, kinh tế tư nhân nước ta được phục hồi và phát triển nhờ công cuộc đổimới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Hai là, kinh tế tư nhân hình thành và phát triển trong điều kiện có Nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nhà nước định hướng và quản lý sự phát triển của các thành phần kinh tế thông qua hệ thống các chính sách, công cụ quản lý kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, tiền tệ, kế hoạch hoá, chích sách kinh tế đối ngoại,v.v...Đảng Cộng sản thông qua thể chế chính trị cùng với hệ tư tưởng và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc tác động mạnh mẽ, đến các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế tư nhân. Ba là, kinh tế tư nhân ở nước ta ra đời và phát triển trong điều kiện quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay được coi như một công cụ, là những hình thức sản xuất - kinh doanh, là bộ phận cấu thành của quan hệ sản xuất theo mục tiêu và định hướng xã hội chủ nghĩa. Bốn là, kinh tế tư nhân nước ta ra đời và phát triển ở một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phát triển chậm, trong bối cảnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải phóng sức sản xuất, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành vấn đề trung tâm. 1.2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội địa phương: nội dung và các nhân tố ảnh hưởng 1.2.1. Nội dung về vai trò của kinhtế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội địa phương Kinh tế tư nhân tồntại với tư cáchlà một thành phần kinh tế độc lập, dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận. Do
  • 22. 20 vậy, với những đặc điểm vốncó củanó, sự hoạt động của kinh tế tư nhân có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội là tập hợp các hoạt động nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của thành phần kinh tế tư nhân trong việc góp vốn đầu tư thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và thú đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, đất nước theo hướng tiến bộ, hợp lý. Theo khái niệm trên, kinh tế tư nhân có vai trò cụ thể như sau: * Thu hút vốn trong dân cư cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Mọi địa phương đều cần có vốn để phát triển kinh tế. Nhà nước có nhiều biện pháp để huy động vốn trong dân cư như mở ngân hàng, quỹ tín dụng, phát triển thị trường tiền tệ... Song nguồn vốn vẫn bị tồn đọng trong tay người dân. Khi kinh tế tư nhân phát triển thì mọi hộ gia đình, mọi chủ sản xuất đều có thể đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và tự mở rộng quy mô này là rất lớn và dĩ nhiên lúc này nguồn vốn trong dân cư được huy động triệt để phục vụ cho mục tiêu chung của nền kinh tế. * Giải quyết việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo. Hệ thống các doanh nghiệp nhà nước hiện đang trong quá trình cải cách không tạo thêm được nhiều việc làm mới; khu vực hành chính nhà nước đang giảm biên chế và tuyển dụng mới không nhiều. Do đó khu vực kinh tế tư nhân chính là nơi thu hút, tạo việc làm mới, góp phần xoá đói giảm nghèo ở địa phương. * Góp phần tăng trưởng GDP và nâng cao trình độ người lao động Đóng góp của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế đó là việc huy động và sử dụng vốn hiệu quả, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân điều này tác động làm tăng sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập cho người dân và làm tăng sản lượng trong nền kinh tế.
  • 23. 21 Đốivới ngườilao độngnhucầutuyểndụngcủakinh tế tư nhân là lao động có taynghề. Đặc biệtlà lao độngở các giađìnhsảnxuấttruyền thống thì trình độ rất cao. Vì vậy để phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế bản thân người lao động phải nâng cao trình độ tay nghề của mình. * Khu vực kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với quy mô vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân thường tập trung vào các ngành Thương mại, dịch vụ phát triển kéo theo đó là việc lao động di chuyển từ lĩnh vực sản xuất (công - nông nghiệp) sang lĩnh vực phi sản xuất. Như vậy nó sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội địa phương * Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế tạo ra nhu cầu về vốn đầu tư cho tăng trưởng phát triển và đồng thời cũng tạo điều kiện cho nền kinh tế nói chung và khu vực tư nhân nói riêng tích luỹ nguồn lực. Nếu tăng trưởng trì trệ, thu nhập tăng chậm hoặc giảm sút thì khả năng tích luỹ của khu vực tư nhân suy giảm, nguồn lực của họ bị hạn chế và do đó ảnh hưởng đến khả năng huy động đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội. * Hệ thống pháp luật Hệ thống luật pháp có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển và khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội từ khu vực tư nhân. Nếu như trong thời kỳ bao cấp, ở nước ta khu vực tư nhân gần như không tồn tại do qui định pháp luật và cơ chế kinh tế, thì nay, với sự phát triển nền kinh tế thị trường đa thành phần, khu vực tư nhân đã có sự phát triển mạnh mẽ. Nhờ đó, vai trò của khu vực tư nhân tăng lên. Các cơ chế chính sách như các luật về doanh nghiệp, đầu tư tư nhân, các qui định về huy động nguồn lực tài chính, về hệ thống tài chính, ngân
  • 24. 22 hàng, thị trường chứng khoán, đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách thuế, đất đai, chuyển giao công nghệ, hợp tác kinh doanh,. đều ảnh hưởng quan trọng đến khu vực kinh tế tư nhân và những đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội từ khu vực này. Chính vì thế, để phát huy có hiệu quả vai trò của khu vực kinh tế tư nhân tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội, cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, thể chế và cơ chế chính sách. * Môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh là môi trường có nhiều doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp tư nhân hoạt động. Với hệ thống các chính sách, qui định, tập quán,. hay nói cách khác là luật chơi trong nền kinh tế. Môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, từ đó thu hút được các nguồn lực trong xã hội vào sản xuất kinh doanh, trong đó có nguồn lực từ khu vực tư nhân. Cụ thể là Thứ nhất, môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động đầu tư. Nếu môi trường thuận lợi, đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội gia tăng làm tăng nhu cầu về vốn, và từ đó kích thích hoạt động huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân. Thứ hai, tạo điều kiện tăng thu nhập và lợi nhuận của khu vực tư nhân tăng lên làm gia tăng tích luỹ các nguồn lực. Đó là điều kiện để tăng cường huy động nguồn lực của kinh tế tư nhân vào đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Thứ ba, khi môi trường kinh doanh thuận lợi, thì các hình thức huy động các nguồn lực từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội sẽ đa dạng và trở nên dễ ràng hơn. Môi trường kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất chính là các yếu tố luật pháp, thể chế, cơ chế chính sách, xác lập luật chơi cho nền kinh tế.
  • 25. 23 * Môi trường kinh tế vĩ mô Môi trường kinh tế vĩ mô có tác động đến mọi mặt của nền kinh tế quốc dân. Nếu môi trường vĩ mô không ổn định, doanh nghiệp sẽ không có điều kiện thuận lợi để phát triển, thậm chí, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng phá sản. Các yếu tố có thể gây mất ổn định vĩ mô gồm lạm phát thiểu phát, thâm hụt cán cân thanh toán, lãi suất, tỷ giá, hệ thống tài chính... Chẳng hạn, khủng hoảng tài chính có thể nổ ra và đe doạ toàn bộ nền kinh tế. Khi đó, ngay cả những doanh nghiệp làm ăn tốt nhất cũng sẽ gặp khó khăn, phải thu hẹp, thậm chí đóng cửa sản xuất. Trong điều kiện đó, thật khó để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội. Kinh tế vĩ mô không ổn định tạo ra rủi ro cao cho đầu tư, khiến cho việc huy động nguồn lực từ kinh tế tư nhân trở nên khó khăn, do rất khó dự báo kết quả đầu tư. Chính vì thế, môi trường vĩ mô ổn định là điều kiện để thu hút đầu tư tư nhân, dù là đầu tư trực tiếp hay đầu tư qua hệ thống tài chính. * Xu hướng, tập quán tiêu dùng - tiết kiệm - đầu tư Khả năng huy động nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân chịu ảnh hưởng bởi xu hướng và tập quán tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Nguồn thu nhập của các hộ gia đình được sử dụng một phần để chi tiêu tiêu dùng và một phần để tiết kiệm. Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên cao, nghĩa là với mỗi thu nhập tăng thêm, hộ sử dụng nhiều cho chi tiêu, thì nguồn lực tài chính tiết kiệm được sẽ thấp. Ngược lại, nếu xu hướng tiêu dùng cận biên thấp, tiết kiệm sẽ được nhiều hơn và từ đó nguồn lực tài chính tư nhân sẽ cao hơn. Khả năng huy động nguồn lực, bên cạnh phụ thuộc vào qui mô tích luỹ nguồn lực tài chính, còn phụ thuộc vào xu hướng đầu tư. Nếu hộ gia đình ít có tập quán và xu hướng đầu tư sản xuất kinh doanh, hoặc đầu tư tài chính, tỷ lệ huy động nguồn lực sẽ thấp, hộ sẽ giữ nguồn lực tại nhà dưới dạng vàng, ngoại tệ và tiền mặt nhiều hơn, thay vì đầu tư. Trong những năm qua, cùng với tăng
  • 26. 24 trưởng kinh tế, xu hướng đầu tư sinh lợi tăng lên, tỷ lệ tích trữ giảm đi, nhưng xu hướng tiêu dùng xa xỉ cũng tăng nhanh, có xu hướng làm giảm tỷ lệ tiết kiệm. Những điều này sẽ có tác động trực tiếp đến tích luỹ nguồn lực tài chính tư nhân và huy động nguồn lực tài chính của kinh tế tư nhân ở nước ta vào phát triển kinh tế xã hội. * Hệ thống tài chính Để không ngừng gia tăng sự đóng góp của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội, một kênh quan trọng là thu hút gián tiếp qua hệ thống tài chính. Đây là kênh thu hút nguồn lực quan trọng, đặc biệt là thu hút nguồn lực tài chính qui mô nhỏ và vừa từ các hộ gia đình không có khả năng đầu tư sinh lợi. Để giải bài toán thu hút nguồn lực tài chính phân tán, đa dạng, khó đo lường, hệ thống tài chính cần phải phát triển mạng lưới rộng khắp, với nhiều loại hình, nhiều công cụ tài chính khác nhau, phù hợp với nhu cầu và qui mô nguồn tài chính khác nhau của khu vực tư nhân. * Nhận thức của hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và người dân Bên cạnh các yếu tố khách quan, còn có các yếu tố chủ quan đến từ tập quán, quan điểm, nhận thức.. về hoạt động đầu tư và sử dụng các nguồn lực từ kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội. Chẳng hạn, ở một số nơi, người dân khôngcó thóiquen đầutư nguồn lực vào sản xuất kinh doanh mà mua vàng và ngoại tệ cất trữ. Hay một số doanhnghiệp tư nhân không năng động tìm kiếm cơ hội đầutư sản xuất kinh doanhmà đem tiền vào bấtđộngsản. Thêm nữa, bên cạnh yếu tố chủ quan của khu vực tư nhân, còn có yếu tố chủ quan từ phía cơ quan quản lý, có nhận thức được vai trò và cam kết mạnh mẽ trong việc phát triển kinh tế tư nhân và thu hút nguồn lực từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội hay không. Nếu thiếu đi cam kết từ chính phủ , đến chính quyền địa phươngcác cấp, thì sẽ rất khó để thu hút hiệu quả nguồn lực từ kinh tế tư nhân, và do đó sẽlàm giảm vai trò, đóng góp của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội.
  • 27. 25 1.3. Kinh nghiệm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội của một số địa phương 1.3.1. Kinh nghiệm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Bình Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới với việc chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế tư nhân ở nước ta nói chung và ở tỉnh Thái Bình nói riêng được phát triển nhanh chóng. Đến nay khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, thu hút vốn, tăng thu nhập cho dân cư, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế. Trong nhiều ngành, kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn, đây là khu vực kinh tế có nhiều tiềm năng, đa dạng, phức tạp và còn có nhiều khuyết tật, hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm vai trò của kinh tế tư nhân ở Thái Bình là vấn đề cần thiết hiện nay. Sự vận động phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Thái Bình trên các lĩnh vực nông lâm thuỷ sản, công nghiệp và xây dựng, thương mại - dịch vụ gắn liền với nhịp độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình đã đạt được những thành quả to lớn, có thể khẳng định đây là lực lượng kinh tế có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một là kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cùng với kinh tế Nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân Thái Bình có những bước phát triển khá, hiện nay ở tỉnh Thái Bình có 2.114 doanh nghiệp và hàng trăm tổ hợp tác, làng nghề truyền thống… thực sự vẫn là khu vực đầy tiềm năng, năng động, có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác nguồn lực, tiền vốn, sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Với số lượng doanh nghiệp lớn và nhiều loại hình đa dạng phong phú, kinh tế tư nhân Thái Bình đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh và đóng
  • 28. 26 góp tíchcực cho Ngân sách Nhà nước, hàng năm chiếm tỷ trọng cao trong các ngành kinh tế của tỉnh. Trong những năm qua, kinh tế tư nhân Thái Bình đóng góp với tỷ trọng khá lớn vào sự ổn định trong GDP. Kinh tế tư nhân đóng góp gần 80% trong tổng GDP của các thành phần kinh tế trong sản xuất công nghiệp toàn tỉnh và chiếm gần 45% GDP toàn tỉnh Thái Bình. Sự phát triển của kinh tế tư nhân thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, góp phần mở mang nhiều ngành nghề và lưu thông hàng hoá, sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Hai là kinh tế tư nhân Thái Bình đã huy động được ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh nên khu vực kinh tế tư nhân ở tỉnh Thái Bình đã huy động được lượng vốn lớn trong dân và tận dụng được các nguồn vốn khác để đưa vào quá trình chu chuyển và khai thác khả năng tiềm ẩn tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị trong nước và xuất khẩu như: các loại vải, khăn mặt, phụ tùng xe đạp, xe máy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ,… Vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng được tăng thêm từ nhiều nguồn: tự huy động trong dân, huy động vốn đầu tư từ các tỉnh khác…Tổng số vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân Thái Bình đến cuối năm 2012 là 15.668 tỷ đồng, tăng gấp 5,7 lần so với năm 2008. Số vốn đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể là 839.930 triệu đồng. Ba là kinh tế tư nhân Thái Bình phát triển đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động. Hiện nay, lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm tới hơn 90% tổng số lao động đang làm việc tại các khu vực kinh tế trong tỉnh Thái Bình. Kinh tế tư nhân đã thu
  • 29. 27 hút được trên 300.000 lao động ,ngoài ra còn tạo việc làm cho trên 150 ngàn lao động vệ tinh, lao động ở các làng nghề. Kinh tế tư nhân đã chuyển một bộ phận lao động trong nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, tạo sự phân công, phân bổ cơ cấu lao động một cách hợp lý giữa các ngành kinh tế. Kinh tế tư nhân Thái Bình đã giúp cải thiện thu nhập cho người lao động trong tỉnh. Trước đây thu nhập trung bình của người lao động trong tỉnh là từ 1,5 – 2 triệu đồng/người/tháng. Thu nhập bình quân của người lao động hiện nay từ 2,5 – 3 triệu đồng/ người/ tháng. Đời sống của người dân đã có một bước cải thiện rõ rệt, mức sống được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm ;100% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã, số hộ được sử dụng điện là 99,9% (năm 2008), hệ thống thông tin liên lạc điện thoại đã được lắp đặt tại tất cả các xã trong tỉnh. Cùng với các chính sách của Đảng và Nhà nước, kinh tế tư nhân Thái Bình đã góp phần không nhỏ vào chủ trương xoá đói giảm nghèo và giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua. Bốn là kinh tế tư nhân đã khơi dậy và thúc đẩy sự phát triển các tiềm năng sẵn có của tỉnh. Kinh tế tư nhân không những thúc đẩy phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, mà còn là chất “xúc tác” kích thích, khơi dậy tiềm năng thế mạnh, đưa hoạt động của trên 100 làng nghề, xã nghề trở thành những trung tâm trong việc phát triển kinh tế, thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Kinh tế tư nhân còn tận dụng được nguồn lao động sẵn có và dồi dào của tỉnh. Với lực lượng lao động đông, lượng lao động được bổ sung thêm hàng năm lớn, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã tạo ra rất nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động, giảm sức ép về dân số và lao động ở tỉnh Thái Bình.
  • 30. 28 Sự phát triển của kinh tế tư nhân còn giúp khai thác được những tiềm năng sẵn có về du lịch, tài nguyên khoáng sản… Năm là góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Thái Bình. Kinh tế tư nhân phát triển đã tác động tới các ngành sản xuất khác, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, làm cầu nối giữa nông nghiệp tới thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Khi kinh tế tư nhân mở rộng và phát triển đã thu hút một lượng lớn lao động từ nông nghiệp chuyển sang, lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp sẽ giảm, cùng với sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp có thể đưa các ứng dụng của công nghiệp vào trong sản xuất giúp tăng năng suất, chất lượng trong nông nghiệp. Như vậy, sự phát triển của kinh tế tư nhân Thái Bình đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội của tỉnh, như huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư với số lượng lớn vào sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao sức sản xuất của xã hội, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động, thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị trường, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, vừa tham gia giải quyết các vấn đề xã hội…Nhờ vậy, đã khơi dậy và phát huy được tiềm năng về vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất của các tầng lớp nhân dân vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở tỉnh và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì những lý do đó, có thể khẳng định, sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
  • 31. 29 1.3.2. Kinh nghiệm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An Nghệ An trước đổi mới kinh tế tư nhân chịu sự chi phối, quy định bởi các điều kiện kinh tế, xã hội và chủ trương chính sách cũ nên kinh tế tư nhân chưa được thừa nhận. Sau đổi mới kinh tế tư nhân ở Nghệ An có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là khi có luật doanh nghiệp (2000) và Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Số hô kinh doanh từ 155 hô (1990) lên 2.180 hộ (2000) và hơn 8.500 hộ tính đến hết năm 2005. Ngoài ra toàn tỉnh có gần 160 trang trại và trên 450 hô nông dân sản xuất hàng hoá. Trong đó có khoảng 90 trang trại có diện tích lớn hơn 1 ha và doanh thu trên 50 triệu đồng/ năm. Đổng thời tỉnh đã có chương trình phát triển kinh tế xã hội đến 2010 và thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư đối với đơn vị kinh tế trong và ngoài tỉnh. Thực sự là khâu đột phá thúc đẩy sự phát triển vượt bậc và kinh tế tư nhân. Số doanh nghiệp mới đăng ký ngày một tăng lên tính bình quân giai đoạn từ 2000 - 2005 tăng 31,3%/ năm. Như vậy qua tình hình phát triển của các doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh đã phản ánh khả năng to lớn của kinh tế tư nhân. Quá trình phát triển đó đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Một là, phát triển kinh tế tư nhân góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX khẳng định "kinh tế tư nhân đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị của cả nước". Ở Nghệ An kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng và giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội của tỉnh. Biểu hiện như: giải phóng các nguồn lực sản xuất, tạo công ăn việc làm,
  • 32. 30 tạo nguồn thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp tham gia có hiệu quả vào hoạt động chính sách xã hội. Kinh tế tư nhân ở Nghệ An là nhân tố quan trọng trong giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, với công nghiệp nhiều tầng, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, kinh tế tư nhân đã thu hút và phát huy được các nguồn lực lao động từ lao động thủ công đến lao động kỹ thuật cao phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở các địa phương, ở các lĩnh vực, ngành, nghề khác nhau. Trong điều kiện hiện nay vấn đề lao động, việc làm là vấn đề cấp bách, bức xúc của cả nước nói chung và của Nghệ An nói riêng, trong khi các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện quá trình cải cách chuyển đổi, không tạo thêm được nhiều việc làm mới, khu vực hành chính sự nghiệp đang đẩy mạnh quá trình cải cách tinh giảm biên chế, số lượng lao động tăng tự nhiên hàng năm chưa giải quyết được việc làm... Do đó kinh tế tư nhân là nơi thu hút tạo việc làm cho người lao động thiếu việc làm trong tỉnh. Riêng năm 2005 các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình cá thể đã thu hút và sử dụng 203.000 lao động, chiếm 14% lực lượng lao động của toàn tỉnh và tạo thu nhập thường xuyên bình quân cho mỗi lao động từ 450 - 550 ngàn đồng/ tháng. Góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh từ 10,4% năm 2001 xuống 6,7% năm 2005. Việc thu hút vào tạo việc làm cho lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp là nguyên nhân cơ bản trực tiếp góp phần giảm các tỷ nạn xã hội đặc biệt ở khu vực thành phố, các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa của tỉnh, tạo sự ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương trong tỉnh. Đổng thời các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể bằng nhiều hình thức và thông qua các tổ chức xã hội, tham gia xây dựng các công trình văn hoá, trường học đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà tình
  • 33. 31 nghĩa. Góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, khơi dậy được các truyền thống tốt đẹp của địa phương. Hai là, phát triển kinh tế tư nhân, đóng góp vào ngân sách của tỉnh ngày càng tăng. Ở Nghệ An kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế xã hội: xoá đói giảm nghèo hiện nay kinh tế tư nhân đã đóng góp khoảng 48,7% GDP của tỉnh chiếm 29% trong các ngành công nghiệp, 83,6% tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ, 27% trong các ngành chế biến. Trong nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp kinh tế tư nhân mà chủ yếu là kinh tế hộ gia đình đã góp phần quyết định vào phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến, xuất khẩu nông, lâm, hải sản. Nhờ có kinh tế tư nhân mà cơ cấu kinh tế công - nông - ngư nghiệp và dịch vụ đã có sự dịch chuyển theo hướng sản xuất hàng hoá, trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Chính nhờ sự phát triển đó mà kinh tế tư nhân đóng góp vào ngân sách của tỉnh ngày càng tăng từ 6,4% năm 2001 lên 7,2% năm 2002 và 8,75% năm 2005. Thu từ thuế công thương nghiệp đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 107,3% (năm 2005) tăng 13% so với năm 2004 và dự đoán tỷ lệ tăng ngày càng cao trong những năm tới. Ba là, phát triển kinh tế tư nhân cho phép khai thác tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An. Kinh tế tư nhân ở Nghệ An ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh, sự đa dạng về ngànhh, nghề, lĩnh vực và sử dụng công nghệ nhiều tầng đã cho phép kinh tế tư nhân thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong và ngoài tỉnh, từ lao động thủ công đến lao động kỹ thuật cao, tạo ra mọt lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh, từng bước tham gia thị trường trong nước và thị trường thế giới một cách có hiệu quả. Nhờ có hoạt động của các đơn vị kinh tế tư nhân góp
  • 34. 32 phần quảng bá hình ảnh, lợi thế và tiềm năng của tỉnh, thu hút có hiệu quả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào Nghệ An. Kinh tế tư nhân còn có khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Theo báo cáo về nhu cầu vốn của khu vực kinh tế dân doanh trong giai đoạn 2001 - 2005 huy động được 5.315,7 tỷ đồng và dự kiến sẽ đạt 14.000 tỷ trong giai đoạn 2006 - 2010 . Các cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của kinh tế tư nhân đa dạng phong phú từ công nghệ truyền thống nửa cơ khí đến công nghệ hiện đại kỹ thuật cao, cho phép khai thác tối đa mọi nguồn lực đặc biệt là giải phóng lực lượng sản xuất để phát triển kinh tế và cũng là điều kiện thuận lợi để các nhà máy, xí nghiệp quốc phòng trên địa bàn tỉnh phát triển, đáp ứng nhu cầu về vật chất, quân trang, quân dụng, vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang của tỉnh. * * * Thực tiễn quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta cho thấy, phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, là sự vận dụng một cách sáng tác chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước. Chương 1 của luận văn, từ việc hệ thống hóa, làm rõ bản chất của kinh tế tư nhân và đặc điểm của kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong các giai đoạn phát triển khác nhau, tác giả đã luận giải nội dung vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội của các địa phương; làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Luận văn cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm về vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội các địa phương như Thái Bình, Nghệ An làm bài học kinh nghiệm cho việc phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội ở Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
  • 35. 33 Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Kháiquátvề kinh tế tư nhânở quận Hà Đông,thànhphố Hà Nội 2.1.1. Khái quát chung về Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Quận Hà Đông có toạ độ địa lý 20059 vĩ độ Bắc, 105045 kinh Đông, nằm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hoà Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với các huyện phía nam của Thủ đô và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình. Trên địa bàn quận có sông Nhuệ, sông Đáy, kênh La Khê chảy qua, có diện tích tự nhiên 4.833,7 ha và 17 đơn vị hành chính phường. Ranh giới tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm và huyện Hoài Đức; Phía Nam giáp huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ; Phía Đông giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân; Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai. Hà Đông là vùng đồng bằng nên có địa hình đặc trưng của vùng bằng phẳng, độ chênh địa hình không lớn, biên độ cao trình nằm trong khoảng 3,5 m - 6,8 m. Địa hình được chia ra làm 3 khu vực chính: Khu vực Bắc và Đông sông Nhuệ; Khu vực Bắc kênh La Khê; Khu vực Nam kênh La Khê. Với đặc điểm địa hình bằng phẳng, quận Hà Đông có điều kiện thuận lợi trong thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, luân canh tăng vụ, tăng năng suất. Quận Hà Đông nằm trong nền chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam và nằm trong vùng tiểu khí hậu đồng bằng Bắc Bộ với các đặc điểm như sau:
  • 36. 34 Chế độ khí hậu của vùng đồng bằng Sông Hồng, chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu nóng ẩm và có mùa lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, với nhiệt độ trung bình năm là 23,80C, lượng mưa trung bình 1700 mm - 1800 mm. Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm dao động 23,1 - 23,30C tại trạm Hà Đông. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,60C. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình thường trên 230C, tháng nóng nhất là tháng 7. Chế độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình từ 83 - 85%. Tháng có ẩm độ trung bình cao nhất là tháng 3, tháng 4 (87 - 89%), các tháng có độ ẩm tương đối thấp là các tháng 11, tháng 12 (80 - 81%). Chế độ bức xạ: hàng năm có khoảng 120 - 140 ngày nắng với tổng số giờ nắng trung bình tại trạm của quận là 1.617 giờ. Tuy nhiên số giờ nắng không phân bổ đều trong năm, mùa đông thường có những đợt không có nắng kéo dài 2 - 5 ngày, mùa hè số giờ nắng trên ngày cao dẫn đến ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp - hạn chế sinh trưởng phát triển của cây trồng trong vụ Đông Xuân và gây hạn trong vụ hè. Chế độ mưa: lượng mưa phân bổ không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85 - 90% tổng lượng mưa trong năm và mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Mùa khô thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 10 - 15% lượng mưa cả năm và thường chỉ có mưa phùn, tháng mưa ít nhất là tháng 12, 1 và tháng 2. Đặc điểm khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm vào mùa hạ và lạnh khô vào mùa đông, là một trong những thuận lợi để cho quận phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, đặc biệt là các cây trồng cho giá trị sản phẩm, kinh tế cao như rau cao cấp - súp lơ, cà rốt, cây màu, cây vụ đông và hoa cây cảnh các loại.
  • 37. 35 Sông Đáy là một con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, nó là con sông chính của lưu vực sông Nhuệ - Đáy ở phía tây nam vùng châu thổ sông Hồng. Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km chảy gọn trong các thành phố Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định với dòng sông chảy gần song song bên hữu ngạn hạ lưu sông Hồng, đoạn chảy qua địa phận quận Hà Đông có chiều dài khoảng 6 km. Sông Nhuệ tức Nhuệ Giang là một con sông nhỏ, phụ lưu của sông Đáy. Sông dài khoảng 76 km, chảy ngoằn ngoèo gần như theo hướng bắc Tây Bắc -Nam Đông Nam qua địa phận thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam, đoạn chảy qua địa phận quận Hà Đông có chiều dài khoảng 7 km. Điều kiện thổ nhưỡng đất đai của quận Hà Đông chủ yếu là đất thịt, thịt nhẹ và đất bãi dọc theo sông Đáy. Gồm các loại đất sau: - Đất phù sa được bồi (Pb): diện tích là 261 ha, chiếm khoảng 10,1% tổng diện tích đất nông nghiệp. - Đất phù sa không được bồi (P): diện tích là 1.049 ha, chiếm 37,4 % diện tích đất nông nghiệp. - Đất phù sa gley(Pg) diện tích 1.472 ha, chiếm 52,5% diện tích đất nông nghiệp. Trong thời gian qua, Hà Đông có nhiều biến đổi về đơn vị hành chính. Thực hiện nghị định số 01/2006/NĐ-CP ngày 04/01/2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Hà Đông, tiếp nhận thêm 3 xã Biên Giang, Đồng Mai thuộc huyện Thanh Oai, xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức và thôn Bãi xã Phụng Châu huyện Chương Mỹ. Ngày 27/12/2006 thực hiện Nghị định số 155/2006/NĐ-CP của chính phủ, Thành phố Hà Đông được thành lập và trực thuộc tỉnh Hà Tây. Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội, Hà Đông sát nhập về Thành phố Hà Nội từ tháng 8/2008 và thành lập quận Hà Đông theo Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 8/5/2009 của Chính phủ.
  • 38. 36 Quận có 17 đơn vị hành chính cấp phường, tính đến thời điểm điều tra dân số ngày 1/6/2010 quận Hà Đông có 237.905 người. Thời kỳ 2001-2005 tốc độ tăng GDP bình quân của Hà Đông là 12,8%. Thời kỳ 2006-2012 Hà Đông phải đối mặt với khủng hoảng tài chính; suy thoái kinh tế toàn cầu, thời tiết diễn biến bất lợi, dịch bệnh bùng phát…, song kinh tế Hà Đông tiếp tục tăng trưởng mạnh, bình quân GDP tăng 18,5%/năm, trong đó công nghiệp xây dựng tăng 20,1%/năm, thương mại – du lịch – dịch vụ tăng 48,7%/năm và nông nghiệp có giá trị trồng trọt trên 1ha canh tác tăng bình quân 11,7%/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vốn là một nhân tố rất quan trọng, việc huy động và sử dụng các nguồn vốn một cách hợp lý, có hiệu quả sẽ tác động trực tiếp đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, phát triển nền kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. 2.12. Tìnhhình phát triển của kinhtế tư nhân trên địa bàn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội * Về số lượng đăng ký kinh doanh của KTTN Hà Đông KTTN trên địa bàn quận Hà Đông chiếm tỷ lệ hơn 98% trong tổng số tất cả các DN của cả quận, trong thời gian qua đã đóng góp vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng và phát triển chung về kinh tế cho quận, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội 2010-2013. Đến cuối năm 2011, tổng số DN trên địa bàn quận Hà Đông là 1.005 DN gồm 30 DNNN, 7 DN có vốn nước ngoài và 968 DN ngoài quốc doanh chiếm 97,79% tổng số doanh nghiệp toàn quận, bao gồm 57 HTX, 753 DNTN, 148 công ty TNHH và 10 công ty CP [phụ lục 1]. Đến cuối năm 2013, tổng số DN trên địa bàn quận Hà Đông là 1.224 DN gồm 20 DNNN, 8 DN có vốn nước ngoài và 1196 DN ngoài quốc doanh
  • 39. 37 chiếm 96,32% tổng số doanh nghiệp toàn quận, bao gồm 60 HTX, 882 DNTN, 235 công ty TNHH và 20 công ty CP. Qua giai đoạn 2011-2013, ta nhận thấy số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm dần đồng thời số doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký kinh doanh tăng qua mỗi năm và tăng đều ở tất cả loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là loại hình doanh nghiệp tư nhân có 753 DN năm 2011 và 882 DN vào cuối năm 2013, tăng 17,13% so với năm 2011. Công ty TNHH từ 148 đơn vị năm 2011 đến năm 2013 là 235 đơn vị, tăng 87% so với năm 2003- đây là tốc độ tăng rất đáng khích lệ. Tuy số lượng DNTN có tăng nhưng không đáng kể, nguyên nhân là do số lượng đăng ký mới có xu hướng thích đăng ký loại hình công ty TNHH, đồng thời một số DNTN trước đây xin bổ sung nguồn vốn và chuyển đổi thành công ty TNHH để mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh nên xu hướng này tích cực. Số lượng KTTN năm 2011 chiếm cơ cấu 96,32% và đến năm 2013 là 97,79% tổng số doanh nghiệp toàn quận. Còn công ty CP tăng từ 10 công ty vào năm 2011 lên 20 công ty năm 2013. Tương ứng cơ cấu DNNN giảm xuống từ 3,38% năm 2011 còn 1,96% năm 2013. Điều đó chứng tỏ là đã có sự thay đổi trong cơ cấu thành phần kinh tế của quận và từ khi thực hiện Luật Doanh nghiệp với cơ chế thoáng hơn thì số lượng doanh nghiệp dân doanh cũng bùng phát. Công ty cổ phần tăng nhanh trong năm 2013 là do có sự chuyển đổi hình thức sở hữu, sắp xếp lại khu vực KTNN theo tinh thần của Nghị định 315, nghị định 330 về giải thể doanh nghiệp, nghị định 338 về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, nghị định 28 về việc chuyển một số DNNN sang công ty CP, nghị định 50 về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản DNNN...Ngoài ra, trong tổng số doanh nghiệp dân doanh có đến năm 2013 thì đa số đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, đồ dùng gia đình chiếm khoảng 30% toàn khu vực KTTN [phụ lục 1].
  • 40. 38 * Tổng vốn đăng ký kinh doanh của KTTN từ năm 2011-2013 Nước ta chuyên đổi nền kinh tế theo kinh tế thị trường từ năm 1986 cho phép sự tồn tại và phát triên của nhiều thành phần kinh tế. Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ năm 2000, đã kích thích phát triên nhanh chóng về số lượng của DN, đặc biệt là các loại hình DN ngoài quốc doanh và đây cũng là điều tất nhiên đối với một nước có nền kinh tế vừa mới chuyên đổi như Việt Nam. Dựa vào Phụ lục 2, ta thấy trong thời gian 3 năm từ 2011-2013, tỷ trọng vốn đăng ký kinh doanh của DNNN giảm dần, đồng thời của DNDD tăng dần từ 52,53% vào năm 2011 tăng lên 64,91% vào năm 2013. Điều này là tất nhiên vì ở năm 2013 số lượng DNDD tăng lên nên lượng vốn đăng ký cũng tăng lên tương ứng, trong đó loại hình DNTN có tỷ trọng vốn đăng ký kinh doanh vào năm 2013 là 18,51% và công ty TNHH có tỷ trọng vốn chiếm 23,78% tổng lượng vốn của tất cả các thành phần kinh tế trong quận. Lượng vốn tập trung nhiều nhất ở loại hình doanh nghiệp chế biến thực phẩm và xây dựng. Như vậy ta thấy rằng KTTN chủ yếu đầu tư vào các ngành cần lượng vốn ít. Quay vòng nhanh để mau thu lợi nhuận và lĩnh vực thường gặp nhất của KTTN quận Hà Đông là kinh doanh, công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, KTTN cũng đã bắt đầu chú ý đến lĩnh vực thương mại và dịch vụ, một ngành mà trước đây ít được quan tâm nhưng hiện nay lợi nhuận thu được từ ngành này rất cao đặc biệt là kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí... Ngoài ra còn chú trọng phát triển các làng nghề thủ công truyền thống như mây tre đan xuất khẩu. Tuy nhiên, có một xu hướng không tốt là tỷ trọng lượng vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ là qua 3 năm mặc dầu tình hình đầu tư ở quận có tăng nhưng chủ yếu ở khu vực KTTN trong nước còn khu vực đầu tư nước ngoài thì không khả quan vì kêu gọi các nhà đầu tư trong nước dễ dàng hơn các nhà đầu tư nước ngoài.
  • 41. 39 * Tổng tài sản của các doanh nghiệp Thực trạng về tổng tài sản bình quân hàng năm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ năm 2011-2013 tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng tài sản bình quân của toàn khu vực kinh tế trong quận. Năm 2011, tổng tài sản bìnhquân của KTTN chiếm 51,2%; năm 2012 là 57,09% và có tốc độ tăng so với năm 2011 là 37,27% và năm 2013 chiếm 64,79% (gần 1/3 tổng tài sản bình quân toàn khu vực kinh tế của quận) và tăng so với năm 2012 là 40,4% [phụ lục 3]. Trong đó công ty TNHH và DNTN là 2 thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất về tổng tài sản bình quân hàng năm trong thành phần KTTN. Những lĩnh vực mà KTTN có tổng tài sản bình quân hàng năm chiếm tỷ lệ cao nhất là công nghiệp chế biến thuỷ sản, thực phẩm; xây dựng và thương mại. * Về doanh thu và lợi nhuận của KTTN Về doanh thu: Nhìn vào bảng ta thấy, suốt từ năm 2011-2013, doanh thu thuần túy của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN có xu hướng tăng qua mỗi năm. Cụ thể năm 2011, tổng doanh thu thuần của KTTN là 8.678.065 triệu đồng; năm 2012 là 12.595.622 triệu đồng; năm 2013 là 15.425.516 triệu đồng [phụ lục 4]. Tốc độ tăng cũng đều qua mỗi năm và tăng đều ở tất cả các loại hình thuộc KTTN, đây là một tín hiệu rất tốt của KTTN trong giai đoạn hiện nay. Về lợi nhuận: Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng tăng dần qua mỗi năm, trong đó tăng tốt nhất là ở loại hình công ty TNHH có tốc độ tăng tốt hơn so với loại hình khác. Năm 2011, lợi nhuận trước thuế của công ty TNHH là 30.129 triệu đồng; năm 2012, tăng 137% so với năm 2011; năm 2013, tăng 153% so với năm 2012 [phụ lục 5]. Điều này có thể được giải thích là từ khi có Luật doanh nghiệp ra đời, với những điều khoản thông thoáng thì số lượng của loại hình doanh nghiệp thuộc KTTN đăng ký kinh doanh tăng đột biến, năm sau có tốc độ tăng cao hơn năm trước nhất là loại hình công ty TNHH và DNTN.
  • 42. 40 Cần nói thêm là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể là qua 3 năm nhưng số lượng doanh nghiệp không hề tăng lên mà còn có xu hướng giảm sút. Lợi nhuận trước thuế đều bị âm qua mỗi năm. Điều này chứng tỏ địa phương chưa thực hiện tốt thu hút đầu tư nước ngoài. Trong tương lai chính quyền quận cần phải có chiến lược thu hút nguồn đầu tư này. 2.2. Đánh giá thực trạng vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 2.2.1. Những mặt đạt được * Kinh tế tư nhân đã có đóng góp lớn trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Về giải quyết việc làm: Qua Phụ lục 6 ta thấy, số lượng việc làm được tạo ra ngày càng nhiều ở khu vực KTTN và giảm dần trong khu vực KTNN qua 3 năm. Cụ thể, số lao động trong KTTN năm 2011 là 19.939 người chiếm 61,88% tổng số lao động ở tất cả khu vực, đến năm 2013 số lao động trong KTTN có 27.703 người, chiếm 73,47% tổng số lao động. Trong đó ở hai loại hình là DNTN chiếm 17,25% năm 2013 và công ty TNHH chiếm 36,71% năm 2013 là 2 khu vực kinh tế tạo ra việc làm và thu hút lao động tham gia nhiều nhất, điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển của các loại hình trong khu vực KTTN mà chủ lực là loại hình DNTN và công ty TNHH. Đa số các doanh nghiệp thuộc KTTN có quy mô lao động thường gặp nhất là dưới 50 lao động/doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở các ngành công nghiệp chế biến sản xuất thực phẩm và đồ uống, mua bán và xây dựng. Về tiền lương: Dựa vào thống kê của Quận, ta thấy thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sự tiến triển khá tốt tuy vẫn còn thấp so với mặt bằng tiền lương chung cả nước và nhất là so với thu nhập của người lao động thuộc doanh nghiệp nhà nước. Vào năm 2011, thu nhập bình quân/người còn khá thấp bằng 2.860
  • 43. 41 ngàn đồng/người/tháng và bằng 3.010 ngàn/người/tháng vào năm 2012 và đến cuối năm 2013 là 3.488,2 ngàn đồng/ người/ tháng. Trong khu vực này thì loại hình công ty CP có thu nhập bình quân /người khoảng 3,5 triệu (năm 2013) là cao nhất [phụ lục 6]. Xu hướng này rất tốt tuy nhiên nhìn chung vẫn còn thấp so với KTNN và Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do nhà nước liên tục cải cách chính sách tiền lương trong khu vực KTNN trong mấy năm qua. * Đóng góp vào tăng trưởng của Quận Về tăng trưởng, phát triển trong ngành công nghiệp Cùng với sự lớn mạnh về số lượng, các doanh nghiệp có xu hướng đăng ký kinh doanh qua nhiều loại ngành nghề khác nhau. Trong đó khu vực tư nhân trong ngành công nghiệp đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển mạnh của cả ngành công nghiệp của quận. Năm 2006, giá trị sản phẩm công nghiệp của KTTN theo giá so sánh 2005 là 511.582 triệu đồng chiếm tỷ lệ lài 54,17% tổng giá trị. Đến năm 2013 là 2.032.249 triệu đồng chiếm tỷ lệ 70,26% tổng giá trị. Giá trị sản phẩm công nghiệp của KTTN tăng đều qua các năm trong suốt thời kỳ 2006-2013. Cụ thể so với năm trước, năm 2006 là 162,9% của tư nhân; 106,2% của cá thể. Đến năm 2013 là 100,5% của tập thể; 123,4% của tư nhân và 111,8% của cá thể. Đặc biệt là giá trị sản phẩm công nghiệp của KTTN chiếm tỷ trọng khá cao là 70,26% trong tổng giá trị sản phẩm công nghiệp toàn quận năm 2013, trong đó tư nhân chiếm ưu thế với 40,78% tổng giá trị. Tốc độ tăng của tổng giá trị sản phẩm công nghiệp của KTTN năm 2013 so với năm 2006 là 297,25% tức là tăng gần gấp 3 lần so với năm 2006 trong vòng 7 năm. Như vậy, KTTN đóng vai trò ngày càng to lớn trong lĩnh vực công nghiệp. Về kết quả kinh doanh thương mại hàng hoá và dịch vụ Qua thống kê cho thấy, các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNQD vẫn có xu hướng tập trung vào kinh doanh thương mại. Cụ thể là năm 2011, giá trị bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của KTTN là 10.620.740 triệu đồng
  • 44. 42 chiếm tỷ lệ là 95,95% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ và đến năm 2013 thì giá trị bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ là 15.369.275 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 97,60% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ .Cùng với sự phát triển xã hội, nhu cầu con người ngày càng đa dạng, lĩnh vực dịch vụ ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu của con người. Đặc điểm của ngành thương mại và dịch vụ là đa dạng ngành nghề, vốn đầu tư ít, lợi nhuận khá cao nên lĩnh vực này thu hút lượng lớn các hộ kinh doanh tư nhân tham gia đầu tư và trong những năm gần đây lại có xu hướng gia tăng. Bảng 2.1. TôngGDPtheogiáhiệnhànhphântheothànhphần kinh tế ĐVT: triệu VN đồng 2006 2011 2012 2013 TỔNG SỐ 5.516.168 13.233.906 15.815.726 18.685.104 I. Loai hình kinh tế 5.329.367 13.175.392 15.730.979 18.595.104 1. Kinh tế Nhà nước 555.904 1.913.006 2.447.693 2.968.236 2. Kinh tế tập thể 25.669 160.099 160.485 194.200 3. Kinh tế cá thể 4.657.156 10.342.438 12.168.201 14.293.683 4. Kinh tế tư nhân 84.972 750.860 947.316 1.130.243 5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 5.666 8.989 7.284 8.742 II. Thuế nhập khẩu 186.801 58.514 84.747 90.000 ĐVT: % 2006 2011 2012 2013 TỔNG SỐ 100,0 100,0 100,0 100,0 I. Loai hình kinh tế 96,6 99,6 99,5 99,5 1. Kinh tế Nhà nước 10,1 14,5 15,5 15,9 2. Kinh tế tập thể 0,5 1,2 1,0 1,0 3. Kinh tế cá thể 84,4 78,2 76,9 76,5 4. Kinh tế tư nhân 1,5 5,7 6,0 6,0 5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 0,1 0,1 0,05 0,05 II. Thuế nhập khẩu 3,4 0,4 0,5 0,5 (Nguồn: Niên giám thống kê quận Hà Đông 2007 - 2013)
  • 45. 43 Năm 2006, GDP cả quận là 5.516.168 triệu đồng, trong đó khu vực KTTN đóng góp 4.767.797 triệu đồng, chiếm tỷ lệ là 86,43%. Cho đến năm 2011 là 11.253.397 triệu đồng, chiếm tỷ lệ là 85,03% và tới năm 2012 là 15.618.126 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 83,59% tổng GDP toàn quận. Tỷ lệ đóng góp vào GDP của KTTN năm 2013 có giảm so với 2011 và 2012 nhưng không đáng kể và vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào GDP cả quận và lớn hơn rất nhiều so với KTNN. Điều này thể hiện sự lớn mạnh của khu vực KTTN trong hầu hết các lĩnh vực và ngày càng đóng góp quan trọng trong tổng GDP cả quận. Trong quá trình phát triển kinh tế của cả quận không thể thiếu vai trò của khu vực KTTN chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, thương mại và dịch vụ... Tạo nguồn bổ sung cho ngân sách của quận Bảng 2.2. Nguồn thu ngân sách nhà nước ĐVT:triệu VN đồng Năm 2011 2012 2013 Tổng số : Khu vực KT trong nước Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp ngoài QD Tập thể Tư nhân Công ty TNHH Công ty cp có vốn nhà nước Công ty cp không có vốn nhà nước Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 499.682 498.429 353.212 145.217 6.534 93.415 30.051 11.212 4.006 1.253 679.273.2 481.531 196.214.2 7.355,1 120.298,9 49.949,8 11.660 6.950,4 1.528 889.848.7 888.138.7 477.152.5 6.961,5 160.831.5 115.928 8.516 1.710