SlideShare a Scribd company logo
1 of 120
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ PHONG LAN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
2
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ PHONG LAN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH:
MÃ SỐ :
KINH TẾ CHÍNH TRỊ
60 31 01 02
NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS HOÀNG THỊBÍCHLOAN
HÀ NỘI - 2014
3
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI -
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM 14
1.1 Những vấn đề lý luận chung về phát triển kinh tế tư nhân 14
1.2 Nội dung và vai trò phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 21
1.3 Khảo sát kinh nghiệm và bài học cho phát triển kinh tế tư
nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 31
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 42
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội chi phối đến phát triển kinh tế
tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 42
2.2 Ưu điểm và hạn chế phát triển kinh tế tư nhân trên địa
bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội thời gian qua 47
2.3 Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra
cho phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội 63
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 72
2.1 Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện
Mê Linh, thành phố Hà Nội 72
2.2 Giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 79
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 106
4
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ Viết tắt
Ban chấp hành trung ương BCHTW
Chủ nghĩa xã hội CNXH
Chủ nghĩa tư bản CNTB
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Doanh nghiệp tư nhân DNTN
Giáo dục - đào tạo GDĐT
Khoa học công nghệ KHCN
Kinh tế - xã hội KT-XH
Kinh tế tư nhân KTTN
Kinh tế thị trường KTTT
Lực lượng sản xuất LLSX
Quan hệ sản xuất QHSX
Sản xuất, kinh doanh SXKD
Thành phần kinh tế TPKT
Tư bản chủ nghĩa TBCN
Tư liệu sản xuất TLSX
Ủy ban nhân dân UBND
Xã hội chủ nghĩa XHCN
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, tất yếu tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần, trong đó có thành phần KTTN. Trong quá trình lãnh đạo công cuộc
đổi mới đất nước, Đảng ta luôn quan tâm, trăn trở để tìm hướng đi thích hợp và
giải pháp hữu hiệu phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN. Cùng
với việc thừa nhận sự tồn tại tất yếu của KTTN; Đảng và nhà nước ta đã khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển KTTN thông qua các chủ trương, nghị
quyết lãnh đạo của Đảng, cơ chế, chính sách, luật pháp của Nhà nước. Trên cơ
sở đó, KTTN đã có sự phát triển vượt bậc về số lượng, chất lượng, quy mô, cơ
cấu tổ chức và ngày càng khẳng định là một trong những động lực của nền kinh
tế; góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
Là một huyện ngoại thành, nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội - trung
tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục của cả nước, Mê Linh đã tích cực, chủ
động và có nhiều sáng tạo trong quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và cơ chế, luật pháp của Nhà nước về phát
triển KTTN. Qua đó đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng. Vị trí, vai
trò to lớn của KTTN trên địa bàn ngày càng được khẳng định; bước đầu hoạt
động có hiệu quả trên một số lĩnh vực, tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế và đưa kinh tế địa phương vận động đúng quỹ đạo; góp phần xóa đói, giảm
nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
nâng cao chất lượng đời sống nhân dân; thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH và
chính sách an sinh xã hội...
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KTTN trên địa bàn Huyện, chưa có
được sự đồng thuận cao về mặt tâm lý xã hội và sự quan tâm đúng mức của
chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước về KTTN. Đặc biệt còn thiếu sự tương
thích của các cơ chế, chính sách với thực tiễn đặc thù của phát triển KTTN trên
địa bàn Huyện. Mặt khác, quá trình phát triển KTTN trên địa bàn huyện đang
6
dần bộc lộ những hạn chế, bất cập, cản trở quá trình phát triển của KTTN nói
riêng và KT-XH ở địa phương nói chung. Như, quy mô sản xuất kinh doanh còn
nhỏ, trình độ khoa học – kỹ thuật còn lạc hậu; đóng góp của KTTN vào phát
triển kinh tế của địa phương chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng của nó hiện
nay; KTTN trên địa bàn chưa thật sự vững mạnh, còn nhiều lúng túng, chậm
phát triển, năng lực quản lý, phạm vi, phương thức hoạt động còn nghèo nàn,
khả năng cạnh tranh thấp. KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh đang rất cần sự
quan tâm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội để có thể vươn lên và đứng
vững và phát huy tốt vai trò trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế nhiều
thành phần định hướng XHCN.
Bởi vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn phát
triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, trên cơ sở đó đề xuất các phương hướng,
giải pháp chủ yếu để KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh phát triển mạnh mẽ, hiệu
quả hơn là vấn đề có tính cấp thiết. Do đó, tác giả chọn đề tài: “Phát triển kinh tế
tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp cao học Kinh tế chính trị của mình, với mong muốn có một đóng góp nhỏ
vào sự phát triển kinh tế của địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phát triển KTTN đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu ở nhiều góc độ, mức độ và phạm vi tiếp cận khác nhau, đặc biệt là từ
khi Đảng, Nhà nước khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước đến nay. Kết quả
nghiên cứu được thể hiện dưới các hình thức như: Đề tài khoa học các cấp, sách
tham khảo và chuyên khảo, luận văn, luận án, bài báo được đăng tải trên các báo
và tạp chí.v.v...
Dưới góc độ tiếp cận của khoa học kinh tế chính trị, tác giả nhận thấy,
ngoài các văn kiện, nghị quyết của Đảng về KTTN và thành phần KTTN, có rất
nhiều công trình tiêu biểu nghiên cứu về KTTN đã được công bố, liên quan đến
đề tài luận văn như sau:
7
* Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về kinh tế tư nhân và phát triển
kinh tế tư nhân ở Việt Nam nói chung
GS.TS Vũ Đình Bách (2006), "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [2]. Trong công trình này,
tác giả đề cập đến sự cần thiết xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam. Đồng thời cũng phân tích làm rõ tính tất yếu, bản chất,
đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Và các điều kiện đảm bảo cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trần Thị Hạnh (1994), “Về việc phát triển khu vực KTTN ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay”, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Kinh tế, Chuyên ngành Tổ
chức và quản lý sản xuất, Trường Đại học kinh tế quốc dân [21]. Luận án đã đề
cập đến một vấn đề có ý nghĩa to lớn về lý luận cũng như về thực tiễn trong quá
trình chuyển sang một nền kinh tế thị trường ở nước ta. Tác giả luận án đã làm
sáng tỏ vị trí và vai trò của khu vực KTTN trong nền kinh tế Việt Nam; quá trình
phát triển và đặc điểm của khu vực KTTN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay;
những hạn chế về môi trường kinh doanh của khu vực KTTN ở Việt Nam; trên có
sở đó tác giả đã đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân nói
riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Bao gồm: Tạo môi trương chính sách ổn định
là điều kiện tăng quyết cho phát triển khu vực kinh tế tư nhân; các chính sách
khuyến khích trong nước đối với hoạt động kinh doanh tư nhân; hoàn thiện hệ
thống pháp luật và các công cụ điều tiết của Chính phủ; tăng cường các biện pháp
hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân mới bắt đầu hoạt động.
PGS, TS Hoàng Thị Bích Loan (2009), “Về giá cả sức lao động (tiền lương,
tiền công) trên thị trường sức lao động ở Việt Nam những năm qua”, Tạp chí
Ngân Hàng, Số 5/2009 [33]. Tác giả đã chỉ ra thực trạng chính sách tiền lương
(những thành công và hạn chế trong chính sách tiền lương), tiền công ở nước ta
trong thời gian qua, cả về chính sách tiền lương tối thiểu và tiền lương tối thiểu
8
trong doanh nghiệp, chỉ ra những hạn chế bất cập trong chính sách tiền lương,
tiền công. Đồng thời đề ra một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền
lương, tiền công, ý nghĩa của việc phát triển thị trường SLĐ ở nước ta hiện nay.
PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai (2005),“Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến
trình hội nhập”, NXB Thế giới, Hà Nội [38]. Trên cơ sở khái quát, nêu nên
nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế tư nhân hiện nay ở các quốc gia trên thế
gới cũng như ở Việt Nam, tác giả đã trình bày nhận thức của mình về kinh tế tư
nhân, những cơ hội và thách thức của kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình
hội nhập. Từ đó đề xuất những giải pháp mang tính định hướng cho kinh tế tư
nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
GS. TS. Hồ Văn Vĩnh (2007), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta" Tạp chí Lý luận Chính trị 5/2007 [60]. Là
một cán bộ Viện Quản lý Kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, trong bài
viết, tác giả đã nêu lên nhiều vấn đề cần quan tâm trong công tác lý luận của
Đảng có liên quan đến kinh tế tư nhân: Một là, nhận dạng và đánh giá kinh tế
tư nhân nước ta; Hai là, phát triển kinh tế tư nhân với vấn đề bóc lột và bị bóc
lột; Ba là, vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân; Bốn là, làm giàu bằng phát
triển kinh tế tư nhân và vấn đề công bằng xã hội; Năm là, về mối quan hệ giữa
Nhà nước và kinh tế tư nhân; Sáu là, kinh tế tư nhân với việc xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó khẳng định: “Tiếp tục
đổi mới tư duy, tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, kịp thời
làm sáng tỏ hơn những vấn đề bức xúc về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”. “phải tạo ra sự nhất trí trong Đảng, sự thông suốt trong đảng viên và
sự đồng thuận xã hội, nhằm tạo niềm tin và sự yên tâm thực sự đối với các
nhà đầu tư tư nhân và các doanh nhân có tiềm lực bỏ vốn ra kinh doanh nhằm
mục tiêu ích nước, lợi nhà, phục vụ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”.
9
Phạm Văn Sơn (2008), Phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN
và tác động của nó đến củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ
kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội [45]. Tác giả đã luận giải, làm rõ tính tất yếu
tồn tại và phát triển của KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN, những tác
động của KTTN đến sự nghiệp củng cố quốc phòng, trên cơ sở đó tác giả đề xuất
những quan điểm, giải pháp phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng
XHCN ở nước ta hiện nay để phát huy những tác động tích cực, hạn chế những
tác động tiêu cực của KTTN đến sự nghiệp củng cố quốc phòng.
Ngoài ra, còn rất nhiều bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học và luận
văn thạc sĩ nghiên cứu về kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam
nói chung. Như: “Kinh tế tư nhân và xu hướng phát triển của nó trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” của PGS,TS Nguyễn Đình Kháng,
đăng trên tạp chí Lý luận số 4/2002 [24]; “Mấy vấn đề lý luận từ thực tiễn phát
triển kinh tế tư nhân phi nông nghiệp” của giáo sư Đào Xuân Sâm đăng trên tạp
chí Nghiên cứu kinh tế số 292, tháng 9/2002 [44]; "Vai trò của kinh tế tư nhân đối
với quá trình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay", của PGS.TS Phạm Ngọc
Kiểm, đăng trên tạp chí Kinh tế và phát triển số 3/2002 [25]...
Tuy có sự khác nhau về mục đích, nhiệm vụ, nội dung và phạm vi nghiên
cứu, nhưng các công trình trên đã trực tiếp hoặc gián tiếp giải quyết các vấn đề
liên quan sau:
Thứ nhất, trên cơ sở quan điểm của Đảng về KTTN và thành phần KTTN,
các tác giả đã phân tích làm rõ hơn về nội hàm khái niệm KTTN. Các công trình
nghiên cứu đã đưa ra quan niệm của mình về KTTN vớinhững tiêu chí về quan hệ
sở hữu, hình thức tổ chức kinh tế, cơ cấu tổ chức, vai trò và xu hướng phát triển...
Thứ hai, các công trình đã khẳng định, làm rõ vị trí, vai trò của KTTN trong
sự phát triển KT-XH đất nước, trên cơ sở đó khẳng định sự cần thiết phát triển
KTTN ở Việt Nam. Các tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn để khẳng định
việc phát triển KTTN ở nước ta hiện nay là một tất yếu khách quan.
10
Về lý luận, các tác giả phân tích, luận giải quan điểm của C.Mác và
Ăngghen, V.I. Lênin và Đảng ta về đặc điểm, tính chất và tính tất yếu khách quan
của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ đi lên CNXH; về qui luật
QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX...
Về thực tiễn, thông qua phân tích đặc điểm của nền kinh tế nước ta hiện nay
cũng như thực tiễn phát triển KTTN đáp ứng yêu cầu xây dựng nền KTTN định
hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. Các tác giả đã chỉ ra vai trò của KTTN
trong giải phóng, phát triển LLSX; tạo và giải quyết việc làm; khả năng huy động
các nguồn lực cho phát triển; sức sống mãnh liệt và tính năng động trong nền
KTTT; hiệu quả sử dụng vốn; động lực thúc đẩy... để khẳng định tính tất yếu
khách quan phát triển KTTN ở nước ta và ở từng địa phương.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu đều đề cập đến thực trạng phát triển của
KTTN ở Việt Nam một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào mục đích,
phạm vi nghiên cứu. Các tác giả đã phân tích, khái quát, làm rõ sự phát triển về
số lượng, qui mô, trình độ KHCN; sự gia tăng giá trị, tỉ trọng của KTTN trong
nền kinh tế; sự hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và trình độ quản lý; nâng cao năng
lực cạnh tranh và hiệu quả sử dụng vốn; tham gia thực hiện các chuỗi giá trị xã
hội như; văn hóa xã hội, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học...
qua đó khẳng định vai trò tích cực của KTTN trong phát triển KT-XH. Đồng
thời chỉ ra những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục cũng như những vấn đề
bức xúc, tiêu cực cản trở đến sự phát triển của KTTN.
Thứ tư, các công trình đã đưa ra nhiều quan điểm, những luận giải về nội
dung và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy KTTN phát triển nhanh, hiệu quả
và bền vững. Trên cơ sở đánh giá thực trạng cũng như phân tích vai trò, khuyết
điểm của KTTN và các nhân tố tác động đến sự phát triển KTTN, các tác giả đã
đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KTTN dưới dạng phương hướng, mục
tiêu phát triển hoặc quan điểm giải pháp cụ thể bao gồm: các quan điểm, giải
pháp nhằm định hướng nhận thức và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện phát
11
triển KTTN trên thực tế; xây dựng sự đồng thuận về tâm lý, thể chế xã hội; tạo
bước đột phá về cơ chế, chính sách để thúc đẩy KTTN phát triển mạnh mẽ cả
chiều rộng lẫn chiều sâu; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước cũng
như vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển của KTTN... Cùng với đó là
những kiến nghị, đề xuất nhằm giải quyết những vấn đề rào cản, mâu thuẫn cụ
thể với những điều kiện hoàn cảnh nhất định để huy động và phát huy tối đa mọi
nguồn lực cho phát triển KTTN.
* Các công trình nghiên cứu lên quan đến phát triển kinh tế tư nhân trên từng
địa bàn huyện, tỉnh nói chung và huyện Mê Linh và thành phố Hà Nội nói riêng
Nguyễn Thanh Bình (2003), Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh
tế và củng cố quốc phòng ở địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, Luận văn cao học
kinh tế, Học viện chính trị, Hà Nội [3]. Trong đó, tác giả đã luận giải vai trò của
kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc hiện nay; đề xuất những giải pháp khuyến khích kinh tế tư nhân phát
triển, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng của tỉnh trong
thời gian tới. Bao gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính
quyền địa phương đối với kinh tế tư nhân; hướng sự phát triển của kinh tế tư nhân
vào thực hiện đồng thời hai mục tiêu phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng;
Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng trong Tỉnh; Thực hiện
đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân trong Tỉnh.
TháiDoãn Tước (2011),Phát triển KTTN ở Nghệ An, Luận văn cao học kinh
tế, Học viện chính trị, Hà Nội [53]. Trong đó, tác giả đã Nghiên cứu, luận giải
những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KTTN ở Nghệ An. Như: Khái niệm,
nội dung, sự cần thiết khách quan phát triển KTTN ở Nghệ An. Trên cơ sở đó, đề
xuất 3 quan điểm và 4 giải pháp để tiếp tục phát triển KTTN ở Nghệ An trong thời
gian tới. Các giải pháp bao gồm: Xây dựng môi trường và thể chế xã hội; Tập
trung mọi nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH và hệ thống thị
12
trườngtiêu thụ sản phẩm; Đẩy mạnh cải cách hành chính, sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nguyễn Minh Phong (2004), Phát triển KTTN ở Hà Nội” [40]; Ngô Duy
Chính, “Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành mở rộng cho vay
vốn thành phần KTTN”; Đề án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Mê Linh,
Hà Nội; Đề án sơ kết bốn năm thực hiện Nghị quyết hội nghị BCHTW đảng lần
thứ 5 khoá IX về phát triển KTTN ở Mê Linh, Hà Nội... Nội dung nghiên cứu
của các công trình trên đã cung cấp cho tác giả nhiều căn cứ và số liệu khoa học
góp phần giải quyết mục đích, nhiệm vụ luận văn thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
Tổng quan về các nội dung đó được biểu hiện trên các vấn đề cụ thể sau:
Thứ nhất, các công trình đã khái quát, chỉ ra những nhân tố tác động và
đánh giá thực trạng quá trình phát triển KTTN ở thủ đô Hà Nội và huyện Mê
Linh. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới, khu
vực, trong nước và thực tiễn đặc thù phát triển KT-XH ở thủ đô Hà Nội và huyện
Mê Linh, các tác giả đã khái quát những điều kiện thuận lợi, khó khăn, chỉ ra
những nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến quá trình phát triển
KTTN. Đồng thời, thông qua công tác điều tra, khảo sát, thống kê để phân tích
đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách phát triển của một
loại tổ chức KTTN, được chứng minh bằng các số liệu trong từng thời điểm,
phạm vi và lĩnh vực cụ thể của từng công trình nghiên cứu. Qua đó chỉ ra những
ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển các tổ chức KTTN là cơ sở
cho việc hoạch định kế hoạch, qui hoạch và ban hành các chủ trương, chính
sách, xây dựng cơ chế hoạt động... của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với
KTTN ở thủ đô Hà Nội và huyện Mê Linh.
Thứ hai, các công trình đã nêu lên những vấn đề về cơ chế, chính sách liên
quan đến phát triển KTTN ở Mê Linh. Các công trình trên đã giới thiệu, trích dẫn
những nghị quyết, chủ trương, chính sách, văn bản, hướng dẫn... của Đảng bộ,
chính quyền, cơ quan quản lý đối với từng loại tổ chức KTTN. Qua đó phân tích
13
làm rõ quyền lợi, lợi ích của các tổ chức KTTN khi tham gia vào quá trình thực
hiện nghị quyết chủ trương chính sách đó. Đồng thời chỉ ra những bất cập, xung
đột, thiếu đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp luật và các điều kiện bảo đảm để
triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển KTTN.
Thứ ba, các công trình cũng đã nêu lên nhiều kiến nghị, đề xuất quan điểm,
giải pháp phát triển KTTN ở Mê Linh. Trên cơ sở phân tích những yếu tố tác
động mang tính đặc thù của Mê Linh đến quá trình phát triển của một loại tổ
chức KTTN cụ thể như: vị trí địa kinh tế, môi trường tâm lý, thể chế xã hội,
phong tục tập quán, tiềm năng, lợi thế... các tác giả đã đề xuất quan điểm và giải
pháp nhằm phát triển KTTN theo định hướng nhanh, hiệu quả, bền vững. Đồng
thời kiến nghị với các cơ quan quản lý các cấp theo thẩm quyền tiến hành sửa
đổi, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn, xây dựng
cơ chế hoạt động... nhằm tạo điều kiện thuận lợi về môi trường tâm lý và thể chế
xã hội cho sự tồn tại, hoạt động và phát triển của các tổ chức KTTN.
Khi nghiên cứu những vấn đề có liên quan KTTN nói chung và KTTN ở Mê
Linh nói riêng, còn nhiều khía cạnh chưa có tác giả nào đề cập đến như: xác định sự
chuyển biến về nhận thức xã hội đối với KTTN là một nội dung của phát triển
KTTN; chỉra đặc điểm, nội dung KTTNtrên địa bàn huyện Mê Linh; đánh giá thực
trạng, tìm ra nguyên nhân, mâu thuẫn của phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê
Linh; quan điểm và giải pháp phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành
phố Hà Nội với tư cách là một TPKT. Tuy nhiên, các kiến giải trong những công
trình nêu trên rất quan trọng, cung cấp cơ sở về lý luận và thực tiễn để tác giả thực
hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn về KTTN trên địa bàn huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển
KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đến năm 2020.
14
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về KTTN và KTTN trên địa bàn huyện
Mê Linh, thành phố Hà Nội.
- Phân tích thực trạng KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà
Nội thời gian qua nhằm chỉ ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội đến năm 2020.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, dưới góc độ kinh
tế chính trị.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh với những
loại hình, hình thức hoạt động cơ bản của kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư
bản tư nhân trên địa bàn Huyện.
- Về thời gian: Nghiên cứu KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh trong quá
trình đổi mới, trọng tâm là giai đoạn 2008 - 2013. Các số liệu khảo sát, thống kê,
minh chứng tính từ năm 2009 đến 2013 (sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành
chính, tháng 8 năm 2008).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên các quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong những năm đổi mới về phát triển KTTN và Nghị quyết của Đảng bộ huyện
Mê Linh, Đảng bộ thành phố Hà Nội về phát triển KT-XH.
Tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về phát triển kinh tế tư nhân
của các tác giả trong nước, để vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của huyện Mê
Linh. Đồng thời, dựa vào các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê kinh tế của
15
UBND, của phòng, Cục Thống kê huyện Mê Linh và Thành phố Hà Nội đã được
công bố từ năm 2009 đến nay.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, luận văn sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị Mác – Lênin
(trừu tượng hoá khoa học) làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Kết hợp với
các phương pháp khác như: lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so
sánh, khảo sát thực tiễn và chuyên gia để giải quyết nhiệm vụ đặt ra.
6. Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn đã làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về KTTN
trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, góp phần nâng cao hiệu quả quán
triệt và thực thi đường lối phát triển KTTN của Đảng trên địa bàn huyện Mê Linh
trong thời gian tới.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập môn kinh
tế chính trị ở các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
16
Chương 1
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH THÀNH PHỐ HÀ NỘI –
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
1.1. Những vấn đề lý luận chung về kinh tế tư nhân
1.1.1. Quan niệm và bản chất của kinh tế tư nhân
* Quan niệm về kinh tế tư nhân
Trongdi sản lý luận của mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin
đã nghiên cứu rất sâu sắc nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về TLSX nhưng chưa
đưa ra thuật ngữ "KTTN"mà chỉđề cập đến sở hữu tư nhân, khẳng định: sở hữu tư
nhân về TLSX là cơ sở nảy sinh và tồn tại của các hình thức kinh tế tư hữu.
Hiện nay, khái niệm KTTN còn có nhiều ý kiến chưa đồng nhất. Theo
nghĩa rộng, KTTN được sử dụng để phân biệt với kinh tế Nhà nước. Theo nghĩa
hẹp hơn, KTTN là TPKT được hình thành và phát triển dựa trên sở hữu tư nhân
về TLSX và lợi ích cá nhân.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, “KTTN là một loại hình kinh tế; dựa
trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX, có thể là kinh tế tự nhiên hoặc kinh tế hàng
hoá và phát triển cao trong kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ở Việt Nam trong thời kỳ
quá độ, KTTN còn tồn tại lâu dài trong nền kinh tế nhiều thành phần, được
khuyến khích phát triển dưới sự kiểm soát của Nhà nước theo định hướng
XHCN”[52; tr.599].
Trên cơ sở chính thức thừa nhận và khẳng định phát triển KTTN là vấn đề
mang tính chiến lược trong quá trình phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở
nước ta, các Nghị quyết của Đảng trong thời kỳ đổi mới đã tiếp tục làm rõ quan
niệm của Đảng ta về KTTN, vaitrò, vị trí của KTTN trong nền KTTT định hướng
XHCN và những chủ trương giải pháp tháo gỡ cơ chế, chính sách nhằm khuyến
khích KTTN phát triển. Trong Nghị quyết Trungương 5 khóa IX, Đảng ta nêu lên
quan niệm về KTTN với những bộ phận cấu thành, hình thức biểu hiện và phạm
17
vi hoạt động của KTTN. Đảng ta khẳng định: "KTTN bao gồm kinh tế cá thể tiểu
chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và
các loại hình DNTN đã phát triển rộng khắp trong cả nước" [10, tr. 24].
Theo đó, khái niệm KTTN được sử dụng với tư cách là một khu vực kinh tế
dựa trên sở hữu tư nhân về TLSX, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư
bản tư nhân. KTTN hoạt động dưới các hình thức tổ chức kinh doanh như: hộ kinh
doanh cá thể và các loại hình DNTN (DNTN, công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần, công ty hợp danh), ngoài ra gồm cả phần đầu tư của tư nhân vào khu
vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Phạm vi,
lĩnh vực sản xuất kinh doanh, của KTTN bao gồm những hộ gia đình, DNTN
tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như nông nghiệp, công nghiệp,
giao thông vận tải, xây dựng, chế biến nông lâm sản, đánh bắt và chế biến thuỷ
sản, thương mại và dịch vụ du lịch... trong cả nước.
Đây là quan điểm mang tính đột phá, thể hiện sự phát triển trong tư duy lý
luận của Đảng ta về KTTN; lần đầu tiên Đảng ta đã xác định nội hàm của khái niệm
KTTN, làm cơ sở phương pháp luận tạo sự thống nhất nhận thức cũng như trong
chỉ đạo hoạt động thực tiễn của Đảng và của toàn xã hội về KTTN. Đại hội X của
Đảng đã sử dụng thuật ngữ "thành phần KTTN"để chỉcác lực lượng, bộ phận kinh
tế trong xã hội đang tồn tại dựa trên cơ sở chế độ tư hữu về TLSX. Quan điểm về
“thành phần KTTN” tiếp tục được khẳng định ở Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011) và Văn kiện Đại
hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI. Đồng thời khẳng định rõ “KTTN có vaitrò
quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” [12, tr.74].
Trên cở sở quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin và
của Đảng ta, có nhiều nghiên cứu của các học giả, các nhà lý luận tiếp tục đầu
tư phân tích làm rõ sự giống và khác biệt của KTTN ở những nền kinh tế khác
nhau, trong những chế độ chính trị khác nhau.
KTTN trong các nền kinh tế khác nhau có điểm giống và khác nhau nhất
định. Điểm giống nhau là chúng đều tồn tại và phát triển dựa trên “quy luật QHSX
18
phải phù hợp với trình độ của LLSX”. Đặc điểm này chỉ ra rằng các hình thức sở
hữu, nói rộng ra là QHSX ra đời, phát triển và tiêu vong có tính khách quan và
mang tính lịch sử, chúng tồn tại trong những điều kiện nhất định của LLSX. Tuy
nhiên, chúng khác nhau ở chỗ, KTTN trongnền KTTT dựa trên LLSX xã hội hóa,
do đó nó tồn tại và phát triển không thể tách rời các hình thức sở hữu và các
TPKT khác. Đặc điểm này đưa đến mâu thuẫn nội tại trong KTTN của KTTT, đó
là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa hoạt động sản xuất kinh doanh với tính chất
tư nhân hóa về chiếm hữu, mâu thuẫn này không có trong nền kinh tế tự cung tự
cấp. KTTN trong nền KTTT sẽ vận động, phát triển theo hướng xã hội hóa ngày
càng cao dưới các hình thức công ty cổ phần, công ty hợp danh. KTTN trong nền
KTTT ra đời là kết quả xóa bỏ sở hữu tư nhân, KTTN trong nền kinh tế tự cung,
tự cấp. Chỉ có KTTN trong nền KTTT mớicó khả năng phát triển dẫn đến sở hữu
xã hội thông qua sự biến đổi và phát triển của LLSX.
KTTN trong các chế độ chính trị khác nhau thì bản chất có khác nhau.
Trong nền KTTT tư bản chủ nghĩa, KTTN giữ vai trò thống trị, nó phù hợp với
trình độ xã hội hóa của LLSX. Trong nền KTTT định hướng XHCN do Đảng
cộng sản lãnh đạo thì KTTN là một bộ phận trong cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần. Nó chịu tác động qua lại giữa các thành phần khác và sự định hướng của
Nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo. Ở đây KTTN vẫn còn bóc lột, nhưng mức
độ bóc lột đã được điều chỉnh phù hợp với lợi ích của xã hội, vì mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta là một bộ phận trong
nền KTTT định hướng XHCN, nó chịu sự tác động; phát triển trong khuôn khổ
chiến lược phát triển KT-XH của đất nước và theo định hướng các chính sách của
Nhà nước. KTTN của nước ta đại bộ phận mới được tái lập và xây dựng từ khi có
đường lối đổi mới của Đảng, chủ yếu từ 1990 trở lại đây. Phần lớn các doanh
nghiệp thuộc khu vực KTTN ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ, trình độ công nghệ
còn lạc hậu, khả năng đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu còn hạn chế.
19
Với những đặc điểm trên đây KTTN của nước ta không còn thuần túy là
KTTN như ở các nước tư bản mà đã có những thay đổi trong bản chất của nó. Tuy
nhiên đó không phải là thay đổi căn bản. Đồng thời những đặc điểm trên cũng cho
thấy KTTN ở nước ta mới được tái lập trở lại chưa lâu nên thời gian qua mới là
thời kỳ tích lũy nguyên thủy, nên cần tạo điều kiện để nó có thể đạt tới đỉnh cao
trong phát triển, phát huy tối đa vai trò với sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, bắt kịp với trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới.
Từ những phân tích trên có thể quan niệm, KTTN là một TPKT trong cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần, dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX (hoặc vốn),
với nhiều quy mô tổ chức kinh tế khác nhau tương ứng với từng cấp độ phát triển
của các hình thức sở hữu được pháp luật quy định, thừa nhận.
* Bản chất của kinh tế tư nhân:
Về quan hệ sở hữu: Quan hệ sở hữu của KTTN là quan hệ chiếm hữu tư
nhân về TLSX (hoặc vốn) cũng như phần của cải vật chất được tạo ra từ những
TLSX (hoặc vốn) đó. Đây là đặc trưng, tiêu chí cơ bản để phân biệt KTTN với
các TPKT khác. Có hai loại sở hữu tư nhân, đó là sở hữu tư nhân nhỏ và sở hữu
tư nhân lớn.
Về quan hệ quản lý. Quan hệ quản lý trong các tổ chức KTTN cũng được
chia thành hai loại phù hợp với hai cấp độ phát triển của quan hệ sở hữu đó là:
quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ và quan hệ quản lý dựa trên sở hữu
tư nhân lớn.
Chủ doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm
toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức
phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chi
phối nào từ các quy định của cơ quan Nhà nước hoặc từ cơ quan quản lý, do vậy họ
luôn tìm mọi cách để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất, kể cả việc trốn lậu thuế.
Về quan hệ phân phối. Đối với sở hữu tư nhân nhỏ thì quan hệ phân phối
là tự phân phối trong nội bộ tổ chức kinh tế của họ; mang tính tự nguyện dựa
20
vào thỏa thuận của các thành viên, ít bị ràng buộc bởi các quan hệ pháp lý. Còn
đối với sở hữu tư nhân lớn thì quan hệ phân phối căn cứ vào sở hữu số lượng
TLSX (hoặc vốn) và giá trị, hiệu quả sức lao động dưới sự tác động của quy
luật KTTT và những định hướng của pháp luật hiện hành.
1.1.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân
- Một là, về quy mô tổ chức kinh tế, KTTN dựa trên trình độ phát triển nhất
định của LLSX, mỗiloạihình tổ chức KTTN được tổ chứcmột cách phù hợp.Vớisở
hữu tư nhân nhỏ thì có hình thức tổ chức KTTNchủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh và
trangtrại. Với sở hữu tư nhân lớn thì có hình thức tổ chức KTTN là các loại hình
DNTN. Nhưngnhìn chung, số lượngcác cơ sở kinh doanh của KTTN rất lớn,nhưng
quy mô sản xuất kinh doanh trong các đơn vị thường nhỏ.
- Hai là, về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, KTTN bao gồm những hộ gia
đình, DNTN tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh ở tất cả mọi lĩnh vực
của nền kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, du lịch; từ
sản xuất, gia công, chế biến nông - lâm - thủy - hải sản, xây dựng, giao thông, vận
tải... (trừ an ninh quốc phòng), được trải rộng trên khắp các địa bàn trong cả nước.
Tuy nhiên các chủ doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu sản xuất kinh doanh chủ yếu lựa
chọn, đầu tư hoạt động ở các ngành có tính năng động cao, dễ dàng chuyển hướng
kinh doanh, dễ thích nghi với hoàn cảnh và yêu cầu của nền kinh tế.
- Ba là, về loại hình tổ chức kinh doanh của KTTN rất đa dạng:
Kinh tế hộ cá thể: Loại hình hộ cá thể thực chất là KTTN có quy mô nhỏ,
là đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, không thuê mướn lao động. Hộ cá thể
tồn tại như một tất yếu và mang tính đặc thù của nền kinh tế nhỏ lẻ, đang phát
triển ở trình độ thấp bắt nguồn từ nông nghiệp như nước ta. Loại hình hộ cá thể
đang tồn tại phổ biến ở nước ta hiện nay như các trang trại, thầu xây dựng nhỏ,
cửa hàng, xưởng sản xuất gia đình...
Kinh tế tiểuchủ: Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu
nhỏ về TLSX nhưng có thuê mướn lao động nhưng chưa thành lập doanh nghiệp
21
theo Luật Doanh nghiệp, thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của
bản thân và gia đình. Kinh tế tiểu chủ đang có vị trí rất quan trọng trong nhiều
ngành, nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả
tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động.
DNTN: một loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Theo Luật doanh nghiệp, chủ DNTN là người đại diện của doanh nghiệp có toàn
quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sử
dụng lợi nhuận sau khi nộp thuế và thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác theo
pháp luật quy định; có thể trực tiếp hoặc giao cho người khác quản lý điều hành
hoạt động kinh doanh. Nếugiao cho người khác quản lýphải khai báo với cơ
quan đăng kí kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
DNTN có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh [42].
Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là
tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm
mươingười. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được
cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn
không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội
đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm
hữu hạn có trên mười một thành viên phải có ban kiểm soát.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở
Việt Nam hiện nay. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn đem lại cho nhà đầu tư nhiều lợi thế [42].
22
Công ty cổ phần: những công ty được hình thành trên cơ sở liên hợp
nhiều tư bản cá nhân bằng cách phát hành và bán cổ phiếu, lợi nhuận của công ty
được phân phối giữa các cổ đông theo số lượng cổ phần. Tuỳ theo luật pháp của
từng nước mà công ty cổ phần được tổ chức dưới các hình thức khác nhau. Ở
Anh, có hai loại công ty cổ phần: công ty công cộng và công ty riêng. Công ty
công cộng là công ty cổ phần mà cổ phiếu được phát hành rộng rãi trong công
chúng; các cổ phiếu có thể được tự do chuyển nhượng hay được mua bán trên thị
trường chứng khoán; số cổ đông sáng lập ít nhất là bảy người. Công ty riêng là
công ty mà số cổ đông bị hạn chế (không quá 50 người và cổ đông sáng lập
không dưới hai người), số cổ phiếu không được bán cho công chúng và không
được chuyển nhượng.ở Pháp, tương đương với công ty công cộng là công ty vô
danh, trong đó ban quản trị có quyền hạn rất lớn; tương đương với công ty riêng
là công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam: Công ty cổ phần là doanh nghiệp
có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông
chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các khoản nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển
nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ
phần ưu đãi biểu quyết; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối
thiểu là ba và không hạn chế tối đa.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh. Được phát hành cổ phiếu để huy động vốn [42].
- Về nhân lực: Chi phí lao động thường là điểm mấu chốt dẫn đến sự khác
nhau giữa KTTN và kinh tế Nhà nước. Hoạt động của kinh tế Nhà nước dễ bị sức
ép làm tăng chi phí lao động, nhưng có thể thoả thuận với người cấp kinh phí trả
lương còn DNTN không làm được như vậy, vì giá cả phải cạnh tranh. Đặc trưng
cho DNTN là các hoạt động lao động, cho phép sử dụng lao động linh hoạt về mặt
thời gian và tay nghề. Những người tiêu thụ sản phẩm do tư nhân sản xuất sẽ
23
không chấp nhận giá cao, do đó các xí nghiệp tư nhân phải hạ lương để giảm giá.
Còn trong kinh tế Nhà nước, đối với nhiều loại mặt hàng (nhất là mặt hàng Nhà
nước độc quyền) người tiêu dùng không có quyền lựa chọn.
- Về xu hướng phát triển: Các quan điểm đều khẳng định KTTN tồn tại
lâu dài và phát triển mạnh mẽ, là bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế nhiều
thành phần trong thời kì quá độ lên CNXH, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với
các TPKT khác trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật Nhà nước; là một trong
những động lực của nền kinh tế, đồng thời còn là phương tiện để xây dựng thành
công mô hình nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta.
Những đặc điểm trên của KTTN có tác động rất lớn đến công tác quản lý,
định hướng phát triển, phát huy vai trò của KTTN trong phát triển KT-XH ở mỗi
địa phương cũng như trong phạm vi cả nước. Đặc biệt, do sự đa dạng về ngành
nghề, quy mô kinh doanh, địa bàn hoạt động KTTN và xu hướng đặt mục tiêu lợi
nhuận bằng mọi giá làm cho việc quản lý cũng như định hướng, phát triển
KTTN thực sự khó khăn, phức tạp.
1.2. Quan niệm, nội dung và vai trò phát triển kinh tế tư nhân trên
địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
1.2.1. Quan niệm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội
KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh: Bao gồm các hộ kinh doanh cá thể và
các loại hình DNTN đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Mê Linh,
thành phố Hà Nội.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi
nền kinh tế quốc dân bằng một sự gia tăng sản xuất và nâng cao mức sống dân cư.
Đối với các nước đangphát triển thì phát triển kinh tế là quá trình đưa nền kinh tế
chậm phát triển thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo thực hiện CNH, HĐH; là sự tăng
trưởngkinh tế gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế, văn hóa, pháp
luật, thậm chí về kỹ năng quản lý, phong cách và tập tục...” [52, tr.425]. Tăng
24
trưởng kinh tế là tiền đề và điều kiện tất yếu của phát triển kinh tế, nhưng không
đồng nghĩa với phát triển kinh tế. Tăngtrưởngkinh tế là tăng thu nhập và sản phẩm
bình quân đầu người. phát triển kinh tế bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng kinh
tế, vì trong tăng trưởngkinh tế, thu nhập bình quân đầu người chỉ là thước đo về số
lượng, chưa biểu thị được chất lượng. Về khía cạnh chất lượng, phát triển kinh tế có
ý nghĩa rộng lớn hơn tổng sản phẩm thực tế của nền kinh tế, nó bao gồm hầu như tất
cả các khía cạnh văn hoá, xã hội, chính trị. Cho nên, phát triển kinh tế không phải
chỉ là sự tăng trưởng, vì nó có những mục tiêu khác vớisự tăng trưởngđơn giản của
tổng sản phẩm quốc dân. Sự phát triển là quá trình một xã hội đạt đến trình độ thoả
mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản.
Quan niệm của Đại học Kinh tế quốc dân, “Phát triển kinh tế có thể hiểu
là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một
thời kỳ nhất định. Trong đó, bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản xuất (tăng
trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế” [Trích theo 45, tr.20].
Tiến sĩ Phạm Văn Sơn đã đưa ra quan niệm về phát triển KTTN trong nền
KTTT định hướng XHCN tương đối hoàn chỉnh: “Phát triển KTTN trong nền
KTTT định hướng XHCN là sự vận động biến đổi của các hình thức tổ chức sản
xuất, kinh doanh dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX dưới tác động của các
qui luật KTTT và sự định hướng, dẫn dắt của nhà nước XHCN, thể hiện ở sự gia
tăng về số lượng, qui mô cùng với sự dịch chuyển về cơ cấu, trình độ sản xuất,
kinh doanh theo hướng tiến bộ, hiệu quả... nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu
KT-XH trong thời kỳ quá độ” [45, tr.23].
Các quan niệm trên, mặc dù trình bày,diễn đạt bằng các ngôn từ và phạm vi
đề cập khác nhau nhưngcùngphản ánh sự vận độngcủa các bộ phận, lực lượng cấu
thành nền kinh tế, TPKT,khu vực kinh tế...theo chiều hướng tiến bộ, hiệu quả ngày
càngcao; đồng thời, xem xét phát triển KTTN trong mối quan hệ mật thiết, hữu cơ
với phát triển KT-XH nói chung.
Từ các quan niệm trên có thể khái quát phát triển KTTN trên những những
nội dung cơ bản sau:
25
Thứ nhất, phát triển KTTN phản ánh sự biến đổi về mặt định lượng như: sự
tăng lên về số lượng, quy mô, chất lượng các loại hình tổ chức KTTN; tăng lên
lượng vốn và lao động được huy động và sử dụng; hiệu quả sản xuất kinh doanh
tăng; đồng thời là tăng lên về tỉ lệ đóng góp trong cơ cấu giá trị của nền kinh tế...
Tất cả được biểu hiện bằng con số thống kê của các cơ quan chức năng tại những
thời điểm cụ thể, nhất định.
Thứ hai, phát triển KTTN phản ánh sự biến đổi về mặt định tính, được biểu
hiện thông qua các tiêu chí đánh giá như: trình độ sử dụng KHCN, lao động; năng
lực cạnh tranh; trình độ năng lực quản lý, tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh;
vai trò trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống dân cư; tham gia
vào thực hiện các chuỗi giá trị xã hội… của các tổ chức KTTN. Những tiêu chí
này được biểu hiện ra thành những số liệu thống kê mang tính tương đối và bằng
sự cảm nhận, đánh giá của yếu tố tâm lý xã hội.
Thứ ba, phát triển KTTN suy đến cùng là phát triển LLSX, đồng thời là
phương tiện để thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế KT-XH. Điều đó
được biểu hiện ở việc huy động, khai thác và sử dụng có hiểu quả các nguồn lực
vào phát triển kinh tế nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực về cơ cấu KT-XH, nâng
cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân... nên phát triển KTTN là vấn đề
chiến lược, lâu dài trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta.
Thứ tư, phát triển KTTN chịu sự chi phối, tác động của nhiều yếu tố, trong
đó hệ thống quy luật KTTT và vaitrò quản lý, định hướngcủa Nhà nước XHCN là
quan trọng nhất quyết định đến quy mô, tốc độ, chất lượng phát triển của KTTN.
Từ quan niệm của mình về KTTN và những luận giải về phát triển KTTN ở
trên, tác giả đưa ra quan niệm: Phát triểnKTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành
phố Hà Nội là hoạt động tích cực,chủ động,sáng tạo của cácchủ thể nhằm tạo ra sự
sự gia tăng về số lượng, chất lượng và cơ cấu tổ chức của các hình thức tổ chức
KTTN trên địa bàn Huyện,góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát
triển KT-XH của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội và đất nước.
26
Chủ thể phát triển phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố
Hà Nội đó là Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội và
mỗi người dân tại địa phương. Đây là hoạt động có ý thức, thể hiện sự sáng tạo của
chủ thể trong vận dụng các quy luật kinh tế khách quan vào từng điều kiện hoàn
cảnh cụ thể. Đồng thờiphản ánh sự chuyển biến tiến bộ trong đổi mới tư duy lãnh
đạo và năng lực tổ chức thực tiễn của chủ thể nhằm tạo ra môi trường tâm lý và thể
chế xã hội đồng thuận cho KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh phát triển.
Đối tượng phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh được đề cập với
tư cách là quá trình phát triển của một một TPKT thông qua sự vận động biến
đổi theo chiều hướng tiến lên của các hình thức tổ chức KTTN, được xác định cả
về định tính, cả về định lượng và đặt trong mối quan hệ với sự phát triển chung
của đời sống KT-XH trên địa bàn Huyện.
Phươngthức phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh là quá trình vừa
mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Sự vận động phát triển của KTTN
trên địa bàn Huyện không chỉ chịu sự tác động của hệ thống các quy luật kinh tế
khách quan, mà còn phụ thuộc vào tác động của nhân tố chủ quan, biểu hiện ở sự
tác động có hướng đích của hệ thống cơ quan quản lý các cấp và sự nỗ lực của bản
thân các chủ thể KTTN; thôngqua việc tổ chức thực hiện đường lối chủ trương của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển KT-XH
cũng như phong tục tập quán, thể hiện ý chí, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền
các cấp và nhân dân trên địa bàn Huyện.
Phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh vừa là mục đích trước mắt vừa
là nhiệm vụ lâu dài. Trước hết là thực hiện thành công xóa đói giảm nghèo, khắc
phục lạc hậu, phát triển LLSX để chuẩn bị tốt các tiền đề cho sự phát triển KTTN
trở thành lực lượng, phương tiện góp phần thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH và xây
dựng, hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN.
1.2.2. Nội dung phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,
thành phố Hà Nội
Một là, tạo ra sự gia tăng về số lượng, quy mô các chủ thể KTTN trên địa
bàn Huyện.
27
Đây là phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh theo chiều rộng, bằng
cách tăng số lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kĩ thuật như trước. Trong
điều kiện một Huyện mới được sáp nhập vào Thủ đô, những tiềm năng kinh tế
chưa được khai thác và sử dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa có việc
làm thì phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh theo chiều rộng là cần thiết
và có ý nghĩa quan trọng.
Hộ cá thể, doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành của KTTN, do vậy số
lượng hộ cá thể và các doanh nghiệp ngày càng nhiều chứng tỏ KTTN ngày càng
phát triển. Phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh là phải có sự tăng trưởng,
nghĩa là sự gia tăng về số lượng, quy mô hộ cá thể và các doanh nghiệp trong
thành phần KTTN trên địa bàn Huyện. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng
để nghiên cứu đánh giá sự phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh.
Quy mô của hộ cá thể, doanh nghiệp có thể hiểu là độ lớn của từng cơ sở
về vốn, lao động, trang thiết bị, mặt hàng, mặt bằng sản xuất kinh doanh… Phát
triển quy mô chính là làm cho các yếu tố này của từng hộ, doanh nghiệp lớn lên,
phù hợp hơn. Quy mô hộ, doanh nghiệp hợp lý là sự đầu tư hợp lý về vốn, lao
động, trang thiết bị, mặt hàng, mặt bằng sản xuất kinh doanh…nhằm tạo ra sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ phù hợp yêu cầu, mục tiêu kinh tế xã hội, với nhu cầu
thị trường, đem lại lợi nhuận cho hộ, doanh nghiệp.
Phát triển về số lượng hộ cá thể, doanh nghiệp không chỉ là sự tăng lên về
số lượng đăng ký kinh doanh, mà là sự tăng lên về số lượng hộ cá thể, doanh
nghiệp hoạt động thực chất và ổn định; mặt khác sự tăng lên về số lượng đó phải
phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội.
Phát triển về số lượng, quy mô hộ cá thể, doanh nghiệp cần được xem xét
đánh giá cơ cấu ngành nghề, khu vực hợp lý đáp ứng nhu cầu của thị trường trong
nước và xuất khẩu cũng như cơ cấu về trình độ công nghệ phù hợp với sự phát
triển nhanh chóng của khoa học- công nghệ trong nước và thế giới.
28
Sự phát triển về số lượng, quy mô hộ cá thể, doanh nghiệp phải được kiểm
chứng thông qua cạnh tranh, uy tín thương hiệu, nói cách khác chỉ tăng thêm số
lượng những doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh,
hội nhập mới đánh giá đúng sự phát triển của KTTN.
Hai là, gia tăng về chất lượng (hiệu quả sản xuất kinh doanh, tỉ trọng
đóng góp...) của các tổ chức KTTN trên địa bàn Huyện
Phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh không chỉ dừng lại ở việc
phát triển kinh tế theo chiều rộng. Bởi vì nó có những giới hạn, mang lại hiệu
quả KT-XH thấp. Phương hướng, nội dung mang tính cơ bản và lâu dài là phải
đồng thời phát triển kinh tế nhân trên địa bàn huyện Mê Linh theo chiều sâu. Nó
thể hiện ở chỗ, cùng với sự gia tăng về số lượng, quy mô hộ cá thể, doanh
nghiệp, nội dung phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh còn phải gia tăng
chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh (mức tăng sản phẩm và thu nhập), tỉ
trọng đóng góp... của các tổ chức KTTN trên địa bàn Huyện. Vừa dựa vào lực
lượng lao động và tài sản cố định, vừa dựa vào cải tiến thiết bị, kĩ thuật, công
nghệ và tăng năng suất lao động.
Sự gia tăng về giá trị sản phẩm do KTTN tạo ra và tỉ trọng đóng góp của
các tổ chức KTTN vào nền kinh tế của Huyện chính là quá trình phát triển nội tại
của KTTN dựa vào sự phát triển của LLSX. Phát triển chủ yếu nhờ đổi mới thiết
bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ chức sản
xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn nhân
tài, vật lực hiện có.
Biểu hiện ở các chỉ tiêu tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động,
giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất xám,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng thu nhập và đời
sống người lao động; đồng thời, cũng là quá trình hoàn thiện về năng lực pháp
lý và thực lực kinh tế của các tổ chức KTTN, đáp ứng được các yêu cầu phát
triển của nền KTTT định hướng XHCN. Làm cho cơ cấu tổ chức của các tổ chức
29
KTTN trên địa địa bàn Huyện ngày càng hoàn thiện từ thấp đến cao, đủ điều
kiện, khả năng thực hiện các quy tắc, luật chơi của KTTT cũng như quy định của
pháp luật hiện hành về KTTN.
Phát triển của KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh thể hiện ở khả năng
cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường của các hàng hóa, dịch vụ của KTTN; biểu hiện
sự ủng hộ, lựa chọn của người tiêu dùng về các sản phẩm cùng loại do KTTN
trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội thực hiện so với sản phẩm có
nguồn gốc khác. Qua đó, hình thành uy tín trong đời sống tâm lý xã hội và tạo
được thương hiệu trong sản xuất kinh doanh mang phong cách điển hình của
KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Nội dung này phản ánh sự tăng trưởngkinh tế toàn diện và sự đóng góp vào
phát triển mặt xã hội của KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội,
thông qua những tiến bộ về thu nhập, hiệu quả, khả năng thực hiện các chính sách
an sinh xã hội đối với cộng đồng dân cư thông qua hoạt động của KTTN.
Ba là, chuyển dịch cơ cấu KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh theo hướng
tiến bộ, hiệu quả
Phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh không thể không kể đến sự mở
rộng, tham gia ngày càngnhiều vào các lĩnh vực, ngành nghề và sự thay đổi về phân
bố theo từngkhu vực, từngđịa bàn, từnglĩnh vực, qua đó làm thay đổi về cơ cấu lao
động, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng, cơ cấu dân cư theo chiều hướng tích cực...
Thực chất là hình thức biểu hiện cụ thể trên thực tế về hoạt động của các tổ chức
KTTN, phản ánh sự ảnh hưởngcủa KTTN trongcác lĩnh vực, các ngành kinh tế cũng
như hiện diện của nó ở các địa bàn dân cư ở Mê Linh.
Như vậy, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh có nội dung rất
toàn diện, là quá trình chuyển biến theo chiều hướng tiến bộ, hợp lý cả về số
lượng, chất lượng và cơ cấu của KTTN trên địa bàn Huyện. Tăng lên về số
lượng nghĩa là ở đó có sự tăng trưởng về số lượng các doanh nghiêp, quy mô
doanh nghiệp được mở rộng, lao động tăng lên, mặt bằng sản xuất kinh doanh
30
được mở rộng, máy móc thiết bị được đầu tư. Tăng lên về chất là tăng về hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp, trình độ quản lý được nâng lên, trình độ
sản xuất kinh doanh phát triển lên một bước mới, thị trường không ngừng được
mở rộng, giá trị đóng góp cho nền kinh tế của khu vực KTTN trên địa bàn huyện
Mê Linh ngày càng tăng lên.
Ngoài những nội dung trên, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh
còn có thể được hiểu là sự thay đổi về cơ chế quản lý, phát triển LLSX, phân
công lao động, hoàn thiện QHSX, hội nhập thị trường trong nước và quốc tế...
Do mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ đề cập
những nội dung cơ bản do quá trình vận động nội tại của KTTN dưới tác động
của hệ thống quy luật KTTT, các nhân tố định hướng XHCN và đặc thù địa
phương như trên.
1.2.3. Vai trò của phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,
thành phố Hà Nội
Một là, phát triển KTTNtrên địa bàn huyện Mê Linh góp phầnhuy động ngày
càng nhiều cácnguồn vốncủa các tầng lớpnhân dân đầu tư vào sản xuất. Vốn đầu
tư của KTTN đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương.
Với ưu thế là suất đầu tư thấp, quy mô vừa và nhỏ, uyển chuyển trong chuyển
đổi hướng kinh doanh, quản lý gọn nhẹ, KTTN rất có ưu thế trong tận dụng các
nguồn lực sẵn có của địa phương: lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên tại chỗ,
công nghệ truyền thống… để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân
trên địa bàn. Nhữngnguồn vật chất, công nghệ này tuy phân tán trongHuyện nhưng
lại rất đa dạng, phong phú và hầu như chưa được khaithác đúng mức hoặc chưa sử
dụng một cách hiệu quả trong thời kỳ bao cấp. Chẳng hạn, ở hầu hết các vùng trong
Huyện đều có sẵn các nguyên liệu cho đan lát, làm gạch ngói và vật liệu xây dựng,
chế biến lương thực, thực phẩm, chế tạo đồ dùng gia đình...
Thực tế cho thấy, nếu chỉ để khu vực kinh tế của nhà nước ở địa phương khai
thác, thì không thể tận dụng tốt nguồn tài nguyên phân tán và đa dạng này. Do
31
vậy, sự đảm nhận của KTTN trong lĩnh vực này là rất có hiệu quả. Bản thân các
chủ thể KTTN, với tổ chức và bộ máy của chính họ, do họ có toàn quyền quyết
định mọi vấn đề về kinh doanh, cho nên họ thường ra quyết định rất nhanh chóng.
Đây là yếu tố thời cơ, tạo nên sự năng động, thành công của KTTN, góp phần khai
thác tối đa nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và công nghệ trong Huyện. Vấn đề
đặt ra là chính quyền địa phương cần có những chính sách thích hợp để vừa
khuyến khích khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu và tài nguyên tại
chỗ, vừa quản lý được các tài nguyên phục vụ mục tiêu phát triển bền vững và cân
bằng sinh thái ở địa phương.
Hai là, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng CNH,
HĐH. Tăng thu ngân sách, mở rộng thị trường, thúc đẩy việc thu hút nguồn vốn
đầu tư nước ngoài vào địa bàn.
Để đánh giá đúng được sự phát triển của KTTN trên địa bàn huyện Mê
Linh, một tiêu chí quan trọng không thể bỏ qua đó là hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh mà kết quả cuối cùng là các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận
doanh nghiệp và tổng sản phẩm trong nước đóng góp, nghĩa vụ về thuế của
doanh nghiệp đối với Nhà nước.
Giá trị sản xuất cuối cùng được thể hiện bằng doanh thu. Một phần doanh
nghiệp sẽ thu về cho mình, tiếp tục tái đầu tư, một phần khác doanh nghiệp đóng
góp cho Nhà nước theo một tỷ lệ quy định, đó là thuế. Tỷ lệ đóng thuế cho Nhà
nước hằng năm phản ánh cụ thể con số thực chất trên góc độ tài chính mà doanh
nghiệp đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Doanh nghiệp
đóng thuế càng nhiều chứng tỏ làm ăn có hiệu quả, thể hiện sự lớn mạnh và phát
triển của KTTN trên địa bàn.
Trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên, tiền vốn,
nhân lực, KTTN trong Huyện sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa
phương theo hướng năng động, hiệu quả, sản xuất và bán cái mà thị trường, xã hội
32
cần. Đổi mới kinh tế và dân chủ hoá đời sống KT-XH địa phương theo tinh thần
các Nghị quyết cuả Đảng và Pháp luật của Nhà nước từ Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI đến nay đã trở thành điều kiện, tiền đề quan trọng cho KTTN phát huy
sức mạnh và tiềm lực của mình, để cùng hợp tác và cạnh tranh với các TPKT
trong nền kinh tế nhiều thành phần, định hướng XHCN.
Sự phát triển của KTTN trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trên địa bàn
huyện Mê Linh hiện nay góp phần giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn
lực bên trong và bên ngoài, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
địa phương. Đây cũng là đòi hỏi của thực tiễn, của quá trình phát triển LLSX,
củng cố và hoàn thiện một bước QHSX mới từng bước làm cho QHSX ở nước ta
ngày càng phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX.
Ba là, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh góp phần giải quyết
việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đóng góp xây dựng các công
trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng cho địa phương.
Ngoài các đóng góp trực tiếp qua các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và các chỉ
tiêu tài chính ở trên, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh nói chung hay
của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này trên địa bàn nói riêng còn được
thể hiện thông qua các chỉ tiêu về giải quyết việc làm, thu hút lao động địa phương
vào làm việc, vấn đề nâng cao thu nhập cho người lao động, đóng góp xây dựng
các công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng cho địa phương. Góp phần tích cực thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Trên cơ sở khaithác có hiệu quả mọitiềm năng, thế mạnh của địa phương, sự
phát triển của KTTN đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thế bố trí chiến
lược và thế trận quốc phòngtoàn dân. Sự phát triển của KTTN trên địa bàn huyện
làm cho sức dân ngày càngmạnh, lòng dân phấn khởi, chính trị ổn định; đó là cơ sở
vữngchắc về chính trị- tinh thần trongkhu vực phòngthủ Huyện, Tỉnh.Mặt khác sự
phát triển của KTTN đã góp phần phân bố lạidân cư, lao động đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế và yêu cầu xây dựngthế quốc phòngtoàn dân. Sự phân bố ấy,nếu hợp lý
33
sẽ khắc phục được nhữngđiểm trống, điểm trắngvề dân số, tạo ra lực lượnglao động
và chiến đấu tại chỗ, góp phần xây dựngthế bố trí hậu phươngchiến lược, căn cứ hậu
cần chiến đấu chiến lược và tại chỗ của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Toàn
bộ các cơ sở sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, các phương tiện vận tải,
thôngtin liên lạc của KTTN nhấtlà của các doanh nghiệp trong Huyện có thể sẽ trở
thành các cơ sở vật chất phục vụ quân sự nếu chiến tranh xảy ra.
Như vậy, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
không chỉ là phát triển một trong những động lực quan trọng của kinh tế địa
phươngmà còn là phươngtiện để thực hiện mục tiêu, chương trình phát triển KT-
XH của Huyện. Thời gian tới, cùng với quá trình triển khai thực hiện kết luận của
Ban bí thư về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện
phát triển KTTN,nhữngđịnh hướng chiến lược phát triển KTTN do Đại hội XI xác
định và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân cũng như sự năng động của
KTTN thì vaitrò của KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội càng
được phát huy trong đời sống KT-XH của Huyện.
1.3. Khảo sát kinh nghiệm và bài học cho phát triển kinh tế tư nhân
trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của một số địa phương
trong nước
* Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang dẫn đầu cả nước về phát triển KTTN.
năm 2004, thành phố có trên 33.198 DNTN (chiếm 39,5% tổng số DNTN trong
cả nước – năm 2004 cả nước có 84.003 DNTN). đặc biệt là có 276.000 hé, kinh
doanh hoạt động trong các ngành thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,
nông nghiệp, xây dựng và vận tải.
KTTN của thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực
thương mại, dịch vụ chiếm 73,7%, trong khi công nghiệp chiếm 14,1%, xây
dựng chiếm 8,5%, vận tải chiếm 2,03%, nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 2,1%. Tỉ
trọng đóng góp của KTTN hàng năm chiếm khoảng 35% GDP của thành phố và
34
có xu hướng ngày càng tăng lên, đã thu hút 76,5% trong tổng số hơn 2,5 triệu lao
động đang làm việc trong thành phố.
Những kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển KTTN nói
chung và kinh doanh trong lĩnh vực thương mại những năm qua là:
- Đã kịp thời xây dựng chính sách và thực thi các giải pháp nhằm tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi cho việc thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh
của KTTN. Như hỗ trợ vốn, đài tạo, thông tin, tư vấn kỹ thuật… Thủ tục đăng ký
kinh doanh được đơn giản, đăng ký kinh doanh được tiến hành qua mạng
internet và đầu mối đăng ký duy nhất là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thành phố Hồ
Chí Minh phân cấp mạnh quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp khu vực
KTTN, theo đó các quận, huyện quản lý sau đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp
đóng trên địa bàn huyện có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động cho các
quận, huyện theo quy định.
- Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp trên địa
bàn đã ký kết thoả thuận hợp tác phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ
lực giai đoạn 2003-2005. Theo chương trình này các doanh nghiệp sẽ được hỗ
trợ về nhiều mặt, như hỗ trợ về vốn, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, hỗ trợ việc
đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, xúc tiến thương mại, xây dựng và áp
dụng hệ thống các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến.
Ngoài việc hỗ trợ đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trong nước, mỗi
doanh nghiệp sẽ được thành phố hỗ trợ đăngký ít nhất một sản phẩm ở nước ngoài.
Bên cạnh đó thành phố còn có các chính sáchnhư quảngbá các sản phẩm chủ lực và
xây dựngbiểu tượngcác sản phẩm chủ lực, chính sách khuyếnkhíchđầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng như miễn giảm thuế từ 20-30% cho các dự án có tính khả thi cao…
- Thành phố thành lập Hiệp hội Công thương, hội viên chủ yếu là chủ doanh
nghiệp. Hiệp hội Công thương là một tổ chức liên hiệp các hội ngành nghề (thành
phố có 12 hộ ngành nghề, thành viên như: Hội Điện tử- Công nghệ viễn thông, Hội
Doanh nghiệp xây dựng, Hội Cơ khí, Câu lạc bộ nữ Doanh nghiệp vv…), tập hợp
các doanh nghiệp. Hiệp hội có chức năng đại diện quyền lợi và bảo vệ quyền lợi
35
cho hội viên, tư vấn cho Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp, mở các khoá đào tạo, tổ
chức hội thảo, tư vấn về pháp luật, cung cấp thông tin, tổ chức triển lãm hội chợ,
phối hợp thực hiện các “đơn đặt hàng”, tổ chức hoạt động liên kết, môi giới góp
phần gắn kết các doanh nghiệp thành viên.
- Bước đầu cải tiến thủ tục thuê đất theo hướng đơn giản hoá nhằm tạo điều
kiện về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp. Đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng gồm khu công nghiệp, khu chế xuất cho các doanh nghiệp, kể cả
DNTN thuê vớigiá cả phù hợp. Trong nông nghiệp, chính quyền thành phố chú ý
đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân,
khuyến khích phát triển kinh tế trang trại…
Bên cạnh đó thành phố Hồ Chí Minh còn giúp các nhà đầu tư những kiến
thức cần thiết trong khởi sự doanh nghiệp, tiến hành các sinh hoạt xã hội nhằm
tôn vinh các chủ doanh nghiệp trẻ làm ăn có hiệu quả, coi họ là những chiến sĩ
tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
* Kinh nghiệm phát triển KTTN của tỉnh Nghệ An
Nghệ An có điểm xuất phát tương đối thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật của sản
xuất nghèo nàn, lạc hậu và kém phát triển. Do ở xa các cực phát triển kinh tế của
quốc gia, lại là một tỉnh nghèo nên mặc dù Nghệ An có đủ các các yếu tố để phát
triển kinh tế như: lao động, biển, rừng, tài nguyên khoáng sản, đồng bằng, hệ
thống sông ngòi... nhưng vẫn còn ở dạng tiềm năng, sơ khai mới bắt đầu khám
phá. Chính những đòi hỏi và yêu cầu khách quan phát triển KT-XH quy định sự
phát triển KTTN ở Nghệ An. Dưới tác động của hệ thống quy luật kinh tế, sự
quan tâm định hướng phát triển của lãnh đạo, chính quyền địa phương, KTTN ở
Nghệ An đã có những phát triển đáng kể về LLSX, năng lực cạnh tranh, hoàn
thiện cơ cấu tổ chức quản lý, xây dựng thương hiệu, gia nhập thị trường; số
lượng, quy mô, tỉ trọng đóng góp của KTTN trong cơ cấu KT-XH hội tỉnh Nghệ
An ngày càng tăng. Từ 507,2 tỷ đồng chiếm 32% của năm 2005 lên 1.890 tỷ
đồng chiếm 37.8% năm 2010. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của KTTN
tăng từ 40,6% năm 2004 lên 50,83% năm 2009, giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh
36
thu dịch vụ tăng từ 6.527.135 triệu đồng năm 2004 lên 15.986.625 triệu đồng
năm 2009... làm cho tỷ trọng về giá trị trong cơ cấu GDP của KTTN ngày càng
tăng từ 26,9 % năm 2001 lên 52,8% năm 2009 [56].
Những kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An trong phát triển KTTN những năm
qua là:
- Đặt lên hàng đầu việc chuyển biến, nâng cao nhận thức về KTTN trong
đời sống KT-XH ở Nghệ An. Biểu hiện đầu tiên của nội dung này là tinh thần,
thái độ trách nhiệm của tổ chức đảng các cấp trong việc quán triệt nghị quyết,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước về
KTTN đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong Tỉnh kịp thời và hiệu quả. Do
vậy, nhận thức về KTTN có sự chuyển biến tích cực trong đời sống tinh thần của
cán bộ, đảng viên và nhân dân. Qua đó, vai trò vị trí của KTTN ngày càng được
đánh giá rõ ràng hơn; tạo ra môi trường tâm lý và thể chế xã hội ngày càng động
thuận cho sự phát triển KTTN. Sự tồn tại, phát triển vượt bậc về số lượng, chất
lượng, quy mô, tỷ trọng đóng góp của KTTN trong cơ cấu KT-XH của Tỉnh đã
chứng minh quá trình chuyến biến tiến bộ về nhận thức đối với KTTN trong đời
sống tinh thần ở Nghệ An.
- Quan tâm hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và thể chế hoạt động của các tổ
chức KTTN. Đây là kết quả của việc phát triển LLSX trong quá trình phát triển
KTTN, trước đây các tổ chức KTTN chỉ sản xuất tự phát, mang tính mùa vụ thì
nay đã chú trọng đến vấn đề kế hoạch mang tính lâu dài. Không dừng lại ở đó,
các tổ chức KTTN không ngừng mở rộng và xâm nhập thị trường trong Tỉnh,
trong nước và khu vực.
- Chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng xâm nhập thị trường và
quảng bá xây dựng thương hiệu của các tổ chức KTTN. Tuy Nghệ An là một thị
trường nhỏ bé, thu nhập dân cư thấp, sức tiêu thụ hàng hóa dịch vụ không cao
nhưng không phải vì thế mà không có sự cạnh tranh trong quá trình phát triển của
KTTN.Nănglực cạnh tranh của các tổ chức KTTN được biểu hiện thông qua việc
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm.
37
* Kinh nghiệm phát triển KTTN của tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc được xếp là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Tháng
11/1997, Đại hội Đảng bộ lần thứ XII tiến hành sau 10 tháng tái lập tỉnh đã nhận
định:"Vĩnh Phúc là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát của nền kinh tế đang còn ở mức
thấp, kinh tế hàng hoá chậm phát triển, công nghiệp nhỏ bé, thu nhập tính theo đầu
người còn thấp xa so với bình quân chungcủa cả nước". Khitái lập tỉnh Vĩnh Phúc,
tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP là 12%, trong đó công nghiệp quốc
doanh ở địa phương chỉ chiếm 2,1% trong ngành này.
Thờigian qua, xét dưới góc độ tổng cung, KTTN đã cung cấp cho tỉnh một
khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của sản
xuất và đời sống xã hội. Xét dưới góc độ tổng cầu, sự phát triển của KTTN trên
địa bàn tỉnh đã làm tăng cả cầu tiêu dùng cho cá nhân và cầu cho tiêu dùng sản
xuất, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương “kích cầu” của chính phủ. Trên
cơ sở đó mà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đóng góp của KTTN vào nền kinh tế
của tỉnh tăng lên một cách vững chắc. Năm 2000, trong tổng giá trị sản xuất trên
địa bàn tỉnh, KTTN đóng góp hơn 11% (954,4 tỷ đồng/8420,3 tỷ đồng) thì năm
2002 là hơn 13% (1495,6 tỷ đồng/ 11252,3 tỷ đồng).
Chỉ tính riêng năm 2000, KTTN của tỉnh đã chiếm 17,96% GDP trong tỉnh
với giá trị là 522,9 tỷ đồng. Năm 2001 KTTN đã nộp ngân sách tỉnh được gần 36
tỷ đồng, năm 2002 đạt 50 tỷ đồng, chiếm 31,6% nguồn thu từ kinh tế địa phương,
chiếm 3,1% thu ngân sách trên địa bàn. Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết của Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (1997-2001), với sự phát triển của KTTN, tổng GDP
hàng năm của tỉnh tăng cao, bình quân là 17,6%, trong đó công nghiệp và xây
dựng có tốc độ tăng nhanh nhất, đạt bình quân là 75,7%. Giá trị sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp tăng bình quân là 5,8%/ năm, sản lượng lương thực bình quân
35,6 vạn tấn/ năm, riêng năm 2000 đạt 40,2 vạn tấn; trong đó giá trị sản xuất do
KTTN tạo ra chiếm đến 85,5% giá trị sản xuất của toàn ngành nông, lâm, ngư
nghiệp của tỉnh, các doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã chỉ làm chức năng dịch
38
vụ cho kinh tế hộ là chính. Năm 2001 sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục tăng
cao với tổng giá trị đạt 6094 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2000; giá trị công
nghiệp ngoài quốc doanh tăng 68% (tăng cao nhất từ trước đến nay). Điều đáng
chú ý là do công nghiệp ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn đầu tư của nước
ngoài phát triển mạnh, nên thu ngân sách của địa phương tăng đột biến (gấp 2
lần), từ hơn 800 tỷ đồng năm 2001 lên hơn 1600 tỷ đồng năm 2002 [57].
Các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được chú ý nhân rộng; cơ cấu
sản xuất, cây trồng, vật nuôi và mùa vụ của tỉnh đã chuyển dịch tích cực theo
hướng sản xuất hàng hóa; Nhiều cơ sở KTTN với những giống cây trồng, vật nuôi
có năng suất, chất lượng cao, có hiệu quả kinh tế, được thị trường ưa chuộng như:
Susu, bí đỏ, thanh long ruột đỏ, dưa chuột, lợn siêu nạc, gà đẻ, bò sữa,… Giá trị
thu nhập bình quân trên 1 ha đất canh tác toàn tỉnh tăng từ 70 triệu đồng/ha năm
2009 lên 120 triệu đồng/ha năm 2012. Thu nhập bình quân đầu người thuộc thành
phần KTTN trong nông nghiệp tăng từ 17 triệu đồng năm 2011 lên trên 27 triệu
đồng/người năm 2013; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 1,5 – 2% [57].
Những kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc trong phát triển KTTN những năm
qua là: ở chỗ, trên cơ sở chủ trương chung của cả nước, tỉnh Vĩnh Phúc đã quan
tâm tạo điều kiện và có nhiều nỗ lực trong phát triển KTTN, coi đó là một trong
những trọng tâm của công cuộc đổi mới, bảo đảm cho kinh tế tăng trưởng và phát
triển bền vững. Tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp tích cực phát
huy nội lực, huy động mọi TPKT, mọingười, trong đó có thành phần KTTN tham
gia phát triển KT-XH, góp phần xây dựng tỉnh giàu đẹp, phồn vinh. Đặc biệt gần
đây, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Nghị quyết: "Về việc quy định chính
sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh", các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của
Trung ương, của tỉnh được triển khai kịp thời, sâu rộng; toàn tỉnh đã cứng hóa
84% đường trục xã, 80,2% đường trục thôn, xóm; 24,5% đường giao thông nội
đồng; kiên cố hóa 113 km kênh mương nội đồng; 100% số xã có lưới điện quốc
gia với tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 98%. Mạng lưới chợ nông
39
thôn được nâng cấp, xây mới góp phần phục vụ nhu cầu trao đổi, lưu thông hàng
hóa, mở rộng thị trường và phục vụ đời sống nhân dân. Trong 3 năm, Vĩnh Phúc
có thêm 81 trường đạt chuẩn Quốc gia, xây mới 935 phòng học kiên cố; tỷ lệ học
sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, bổ túc, học nghề đạt 92%. Công tác y tế, chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho cán bộ, nhân dân được quan tâm, tỷ lệ người dân tham gia
đóng bảo hiểm y tế đạt 61,5%... tạo điều kiện thuận lợi để khơi dậy năng lực phát
triển kinh tế ở địa phương, trong đó đã khuyến khích KTTN phát triển [57].
* Kinh nghiệm phát triển KTTN của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
Kim Thành là huyện đồng bằng, nằm ở phía Đông của tỉnh Hải Dương,
trung tâm đồng bằng Bắc bộ, cách trung tâm thành phố Hải Dương 20 Km, cách
thủ đô Hà Nội 80 Km về phía tây, cách thành phố Hải Phòng 24 Km về phía
đông. Tính đến nay đã có 1471 hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộc thành phần
KTTN đăng ký kinh doanh hoạt động tại huyện Kim Thành. Trong đó: Hộ cá thể
chiếm 94,83%; DNTN chiếm 2,58%; Công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm
2,18%; công ty cổ phần chiếm 0,41%.
Số lượng hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN có sự gia
tăng mạnh từ năm 2001 trở lại đây, số lượng doanh nghiệp và hộ cá thể đăng ký
thành lập đã tăng lên 4,7 lần, trung bình mỗi năm có 173 cơ sở mới đăng ký
thành lập. So với số đăng ký, số lượng hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộc
thành phần KTTN đang hoạt động chiếm 81,71 %.
Trongsố các đơn vịthuộc thành phần KTTN đi vào hoạt động thì hộ cá thể
vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, với94,34%;DNTN chiếm 2,91%;côngty trách nhiệm hữu
hạn chiếm 2,33; côngty cổ phần có chiếm 0,42%.Số hộ cá thể phát triển ở hầu khắp
các xã, thị trấn tronghuyện, tập trungở các xã nằm trên hai tuyến đường là Quốc lộ
số 5 và tỉnh lộ 188 chiếm tới 68% tổng số hộ cá thể trên địa bàn [41].
Số hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN đăng ký kinh doanh
và đi vào hoạt động phản ánh đúng trình độ phát triển LLSX của địa phương, khẳng
định vai trò quan trọng của hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp.
40
Trong những năm qua, KTTN tại huyện Kim Thành có những bước phát
triển nhanh, không ngừng lớn mạnh về quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh
từng bước được đa dạng, ngày càng có những đóng góp quan trọng cho sự phát
triển kinh tế của huyện và của tỉnh Hải Dương.
Ngành nghề kinh doanh của thành phần KTTN có sự chuyển dịch theo
hướng công nghiệp hóa, gia tăng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Điều này phù
hợp với chủ trương phát triển kinh tế của huyện: Khu vực sản xuất có 366 cơ sở;
Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ có 690 cơ sở, chiếm 57% so với tổng số cơ
sở thuộc thành phần KTTN. Lĩnh vực vận tải với 64 cơ sở, chiếm 5,32%; Ngoài
ra còn một số cơ sở thuộc các ngành khác như tài chính, tín dụng, văn hóa thể
thao…với 81 cơ sở, chiếm 6,74 %.
Tổng nộp ngân sách của KTTN tính đến năm 2007 đạt 11327 triệu đồng,
chiếm 12,8% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Trongđó tổng nộp ngân sách của hộ
cá thể là 2494,8 triệu đồng, chiếm 22,02%; nộp ngân sách của DNTN là 2390,5
triệu đồng, chiếm 21,1%; của Công ty trách nhiệm hữu hạn là 4880,4 triệu đồng,
chiếm 43, 09%; công ty cổ phần là 1561,5 triệu đồng, chiếm 13,79% [41].
Tình hình nộp ngân sách của KTTN tăng liên tục từ năm 2000 đến nay,
chứng tỏ sự phát triển ổn định của khu vực này cũng như những đóng góp vô cùng
quan trọng cho sự phát triển kinh tế của huyện Kim Thành.
Những kinh nghiệm của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương trong phát
triển KTTN những năm qua là:
- Coi trọng việc hoàn thiện nội dung và phương thức quản lý Nhà nước
đối với thành phần KTTN.
- Tích cực, chủ động xây dựng cho mình những cơ chế chính sách, những
giải pháp hỗ trợ một cách phù hợp nhất đối với thành phần KTTN trong điều
kiện địa phương mình. Như, cải thiện môi trường kinh doanh; tăng cường cung
cấp thông tin về thị trường, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; Có các chính sách hỗ
trợ về vốn, ưu đãi đối với thành phần KTTN.
41
- Hầu hết các chủ thể KTTN trên địa bàn huyện Kim Thành đều đặt trọng
tâm ưu tiên vào sản xuất các sản phẩm dễ xin phép hoạt động hoặc đang được
Nhà nước ưu đãi, chưa coi trọng xây dựng phát triển thị trường có dung lượng
lớn, sức tiêu thụ cao nhằm khai thác tối đa các lợi thế cạnh tranh của mình như
tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ... Ngoài hộ cá thể thì DNTN địa bàn huyện
Kim Thành có quy mô nhỏ và sức cạnh tranh còn hạn chế trong thành phần
KTTN, khả năng hợp tác và vươn ra thị trường quốc tế còn yếu.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Một là, xác định phát triển KTTN là một nhiệm vụ quan trọng và có vai
trò lớn đối với sự phát triển KT-XH của địa phương và quốc gia. Các địa
phương đều chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phát triển KTTN, chủ động đón nhận
toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là ngành công nghiệp; phát
triển kinh tế tri thức, phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, tập
đoàn kinh tế đủ sức giữ vững thị phần trong nước và cạnh tranh hiệu quả ở nước
ngoài trên cơ sở đa dạng hoá, linh hoạt hoá và hiện đại hoá công nghệ sản xuất
và dịch vụ cung ứng sản phẩm, hoàn thiện hơn cơ chế thị trường và tăng cường
cải thiện môi trường kinh doanh theo các cam kết, tiêu chuẩn, quy định pháp luật
và thông lệ quốc tế.
Hai là, chủ trương, chính sách, thể chế kịp thời, đúng đắn, phù hợp là
điều kiện, cơ sở, tạo hành lang pháp lý, niềm tin cho KTTN phát triển. Thực
tiễn cho thấy, ở địa phương nào KTTN phát triển mạnh mẽ và đúng hướng hay
không, phụ thuộc một phần rất quan trọng vào chủ trương, chính sách,thể chế
và biện pháp tổ chức quản lý của Đảng, nhà nước. Các địa phương đã đưa ra
nhiều cơ chế chính sách, biên pháp để phát triển KTTN, như ban hành Đề án
tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích tạo điều kiện KTTN phát
triển, nêu rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương tạo môi trường pháp lý,
môi trường xã hội thuận lợi, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, thực hiện
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ

More Related Content

What's hot

Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG nataliej4
 
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiTính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiLe Honghoa
 
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênNgọc Hưng
 

What's hot (20)

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà NẵngThu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa họcLuận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản, HOT
 
Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!
Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!
Luận văn:Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn huyện Quảng Trạch, HAY!
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCMLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Tp HCM
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách nhà nước trong đầ...
 
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
BÀI GIẢNG MÔN: KINH TẾ VÙNG
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAYĐề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
Đề tài: Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Kiên Lương, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
 
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
 
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiTính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
 

Similar to Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ

Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfCông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfTieuNgocLy
 
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ (20)

Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAYLuận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà ĐôngLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại quận Hà Đông
 
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
Luận văn HAY, HOT: Phát triển kinh tế hộ phi nông nghiệp trên địa bàn quận Hà...
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCMLuận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAYLuận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
Luận văn: Nguồn nhân lực trong CNH, HĐH ở Hà Giang, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển giáo dục quận Thanh Xuân
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển giáo dục quận Thanh XuânLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển giáo dục quận Thanh Xuân
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển giáo dục quận Thanh Xuân
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
Luận án: Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm ...
 
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAY
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAYĐảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAY
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân, HAY
 
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOTLuận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
 
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfCông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
 
Luận văn: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Vai trò kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội
 
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAMGIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hộiLuận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội
Luận văn: Sử dụng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội
 
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân huyện Mê Linh, Hà Nội, 9đ

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  NGUYỄN THỊ PHONG LAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2014
  • 2. 2 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  NGUYỄN THỊ PHONG LAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: MÃ SỐ : KINH TẾ CHÍNH TRỊ 60 31 01 02 NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS HOÀNG THỊBÍCHLOAN HÀ NỘI - 2014
  • 3. 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 3 Chương 1 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM 14 1.1 Những vấn đề lý luận chung về phát triển kinh tế tư nhân 14 1.2 Nội dung và vai trò phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 21 1.3 Khảo sát kinh nghiệm và bài học cho phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 31 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 42 2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội chi phối đến phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 42 2.2 Ưu điểm và hạn chế phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội thời gian qua 47 2.3 Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 63 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 72 2.1 Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 72 2.2 Giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 79 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 106
  • 4. 4 CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Ban chấp hành trung ương BCHTW Chủ nghĩa xã hội CNXH Chủ nghĩa tư bản CNTB Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Doanh nghiệp tư nhân DNTN Giáo dục - đào tạo GDĐT Khoa học công nghệ KHCN Kinh tế - xã hội KT-XH Kinh tế tư nhân KTTN Kinh tế thị trường KTTT Lực lượng sản xuất LLSX Quan hệ sản xuất QHSX Sản xuất, kinh doanh SXKD Thành phần kinh tế TPKT Tư bản chủ nghĩa TBCN Tư liệu sản xuất TLSX Ủy ban nhân dân UBND Xã hội chủ nghĩa XHCN
  • 5. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, tất yếu tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, trong đó có thành phần KTTN. Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta luôn quan tâm, trăn trở để tìm hướng đi thích hợp và giải pháp hữu hiệu phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN. Cùng với việc thừa nhận sự tồn tại tất yếu của KTTN; Đảng và nhà nước ta đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển KTTN thông qua các chủ trương, nghị quyết lãnh đạo của Đảng, cơ chế, chính sách, luật pháp của Nhà nước. Trên cơ sở đó, KTTN đã có sự phát triển vượt bậc về số lượng, chất lượng, quy mô, cơ cấu tổ chức và ngày càng khẳng định là một trong những động lực của nền kinh tế; góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Là một huyện ngoại thành, nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục của cả nước, Mê Linh đã tích cực, chủ động và có nhiều sáng tạo trong quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và cơ chế, luật pháp của Nhà nước về phát triển KTTN. Qua đó đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng. Vị trí, vai trò to lớn của KTTN trên địa bàn ngày càng được khẳng định; bước đầu hoạt động có hiệu quả trên một số lĩnh vực, tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đưa kinh tế địa phương vận động đúng quỹ đạo; góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân; thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH và chính sách an sinh xã hội... Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KTTN trên địa bàn Huyện, chưa có được sự đồng thuận cao về mặt tâm lý xã hội và sự quan tâm đúng mức của chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước về KTTN. Đặc biệt còn thiếu sự tương thích của các cơ chế, chính sách với thực tiễn đặc thù của phát triển KTTN trên địa bàn Huyện. Mặt khác, quá trình phát triển KTTN trên địa bàn huyện đang
  • 6. 6 dần bộc lộ những hạn chế, bất cập, cản trở quá trình phát triển của KTTN nói riêng và KT-XH ở địa phương nói chung. Như, quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ, trình độ khoa học – kỹ thuật còn lạc hậu; đóng góp của KTTN vào phát triển kinh tế của địa phương chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng của nó hiện nay; KTTN trên địa bàn chưa thật sự vững mạnh, còn nhiều lúng túng, chậm phát triển, năng lực quản lý, phạm vi, phương thức hoạt động còn nghèo nàn, khả năng cạnh tranh thấp. KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh đang rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội để có thể vươn lên và đứng vững và phát huy tốt vai trò trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Bởi vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, trên cơ sở đó đề xuất các phương hướng, giải pháp chủ yếu để KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn là vấn đề có tính cấp thiết. Do đó, tác giả chọn đề tài: “Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học Kinh tế chính trị của mình, với mong muốn có một đóng góp nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Phát triển KTTN đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ, mức độ và phạm vi tiếp cận khác nhau, đặc biệt là từ khi Đảng, Nhà nước khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước đến nay. Kết quả nghiên cứu được thể hiện dưới các hình thức như: Đề tài khoa học các cấp, sách tham khảo và chuyên khảo, luận văn, luận án, bài báo được đăng tải trên các báo và tạp chí.v.v... Dưới góc độ tiếp cận của khoa học kinh tế chính trị, tác giả nhận thấy, ngoài các văn kiện, nghị quyết của Đảng về KTTN và thành phần KTTN, có rất nhiều công trình tiêu biểu nghiên cứu về KTTN đã được công bố, liên quan đến đề tài luận văn như sau:
  • 7. 7 * Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam nói chung GS.TS Vũ Đình Bách (2006), "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [2]. Trong công trình này, tác giả đề cập đến sự cần thiết xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đồng thời cũng phân tích làm rõ tính tất yếu, bản chất, đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Và các điều kiện đảm bảo cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trần Thị Hạnh (1994), “Về việc phát triển khu vực KTTN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Kinh tế, Chuyên ngành Tổ chức và quản lý sản xuất, Trường Đại học kinh tế quốc dân [21]. Luận án đã đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa to lớn về lý luận cũng như về thực tiễn trong quá trình chuyển sang một nền kinh tế thị trường ở nước ta. Tác giả luận án đã làm sáng tỏ vị trí và vai trò của khu vực KTTN trong nền kinh tế Việt Nam; quá trình phát triển và đặc điểm của khu vực KTTN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; những hạn chế về môi trường kinh doanh của khu vực KTTN ở Việt Nam; trên có sở đó tác giả đã đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Bao gồm: Tạo môi trương chính sách ổn định là điều kiện tăng quyết cho phát triển khu vực kinh tế tư nhân; các chính sách khuyến khích trong nước đối với hoạt động kinh doanh tư nhân; hoàn thiện hệ thống pháp luật và các công cụ điều tiết của Chính phủ; tăng cường các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân mới bắt đầu hoạt động. PGS, TS Hoàng Thị Bích Loan (2009), “Về giá cả sức lao động (tiền lương, tiền công) trên thị trường sức lao động ở Việt Nam những năm qua”, Tạp chí Ngân Hàng, Số 5/2009 [33]. Tác giả đã chỉ ra thực trạng chính sách tiền lương (những thành công và hạn chế trong chính sách tiền lương), tiền công ở nước ta trong thời gian qua, cả về chính sách tiền lương tối thiểu và tiền lương tối thiểu
  • 8. 8 trong doanh nghiệp, chỉ ra những hạn chế bất cập trong chính sách tiền lương, tiền công. Đồng thời đề ra một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công, ý nghĩa của việc phát triển thị trường SLĐ ở nước ta hiện nay. PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai (2005),“Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập”, NXB Thế giới, Hà Nội [38]. Trên cơ sở khái quát, nêu nên nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế tư nhân hiện nay ở các quốc gia trên thế gới cũng như ở Việt Nam, tác giả đã trình bày nhận thức của mình về kinh tế tư nhân, những cơ hội và thách thức của kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Từ đó đề xuất những giải pháp mang tính định hướng cho kinh tế tư nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. GS. TS. Hồ Văn Vĩnh (2007), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta" Tạp chí Lý luận Chính trị 5/2007 [60]. Là một cán bộ Viện Quản lý Kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, trong bài viết, tác giả đã nêu lên nhiều vấn đề cần quan tâm trong công tác lý luận của Đảng có liên quan đến kinh tế tư nhân: Một là, nhận dạng và đánh giá kinh tế tư nhân nước ta; Hai là, phát triển kinh tế tư nhân với vấn đề bóc lột và bị bóc lột; Ba là, vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân; Bốn là, làm giàu bằng phát triển kinh tế tư nhân và vấn đề công bằng xã hội; Năm là, về mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế tư nhân; Sáu là, kinh tế tư nhân với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó khẳng định: “Tiếp tục đổi mới tư duy, tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, kịp thời làm sáng tỏ hơn những vấn đề bức xúc về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. “phải tạo ra sự nhất trí trong Đảng, sự thông suốt trong đảng viên và sự đồng thuận xã hội, nhằm tạo niềm tin và sự yên tâm thực sự đối với các nhà đầu tư tư nhân và các doanh nhân có tiềm lực bỏ vốn ra kinh doanh nhằm mục tiêu ích nước, lợi nhà, phục vụ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
  • 9. 9 Phạm Văn Sơn (2008), Phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN và tác động của nó đến củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội [45]. Tác giả đã luận giải, làm rõ tính tất yếu tồn tại và phát triển của KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN, những tác động của KTTN đến sự nghiệp củng cố quốc phòng, trên cơ sở đó tác giả đề xuất những quan điểm, giải pháp phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay để phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của KTTN đến sự nghiệp củng cố quốc phòng. Ngoài ra, còn rất nhiều bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam nói chung. Như: “Kinh tế tư nhân và xu hướng phát triển của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” của PGS,TS Nguyễn Đình Kháng, đăng trên tạp chí Lý luận số 4/2002 [24]; “Mấy vấn đề lý luận từ thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân phi nông nghiệp” của giáo sư Đào Xuân Sâm đăng trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 292, tháng 9/2002 [44]; "Vai trò của kinh tế tư nhân đối với quá trình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay", của PGS.TS Phạm Ngọc Kiểm, đăng trên tạp chí Kinh tế và phát triển số 3/2002 [25]... Tuy có sự khác nhau về mục đích, nhiệm vụ, nội dung và phạm vi nghiên cứu, nhưng các công trình trên đã trực tiếp hoặc gián tiếp giải quyết các vấn đề liên quan sau: Thứ nhất, trên cơ sở quan điểm của Đảng về KTTN và thành phần KTTN, các tác giả đã phân tích làm rõ hơn về nội hàm khái niệm KTTN. Các công trình nghiên cứu đã đưa ra quan niệm của mình về KTTN vớinhững tiêu chí về quan hệ sở hữu, hình thức tổ chức kinh tế, cơ cấu tổ chức, vai trò và xu hướng phát triển... Thứ hai, các công trình đã khẳng định, làm rõ vị trí, vai trò của KTTN trong sự phát triển KT-XH đất nước, trên cơ sở đó khẳng định sự cần thiết phát triển KTTN ở Việt Nam. Các tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn để khẳng định việc phát triển KTTN ở nước ta hiện nay là một tất yếu khách quan.
  • 10. 10 Về lý luận, các tác giả phân tích, luận giải quan điểm của C.Mác và Ăngghen, V.I. Lênin và Đảng ta về đặc điểm, tính chất và tính tất yếu khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ đi lên CNXH; về qui luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX... Về thực tiễn, thông qua phân tích đặc điểm của nền kinh tế nước ta hiện nay cũng như thực tiễn phát triển KTTN đáp ứng yêu cầu xây dựng nền KTTN định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. Các tác giả đã chỉ ra vai trò của KTTN trong giải phóng, phát triển LLSX; tạo và giải quyết việc làm; khả năng huy động các nguồn lực cho phát triển; sức sống mãnh liệt và tính năng động trong nền KTTT; hiệu quả sử dụng vốn; động lực thúc đẩy... để khẳng định tính tất yếu khách quan phát triển KTTN ở nước ta và ở từng địa phương. Thứ ba, các công trình nghiên cứu đều đề cập đến thực trạng phát triển của KTTN ở Việt Nam một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào mục đích, phạm vi nghiên cứu. Các tác giả đã phân tích, khái quát, làm rõ sự phát triển về số lượng, qui mô, trình độ KHCN; sự gia tăng giá trị, tỉ trọng của KTTN trong nền kinh tế; sự hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và trình độ quản lý; nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sử dụng vốn; tham gia thực hiện các chuỗi giá trị xã hội như; văn hóa xã hội, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học... qua đó khẳng định vai trò tích cực của KTTN trong phát triển KT-XH. Đồng thời chỉ ra những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục cũng như những vấn đề bức xúc, tiêu cực cản trở đến sự phát triển của KTTN. Thứ tư, các công trình đã đưa ra nhiều quan điểm, những luận giải về nội dung và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy KTTN phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Trên cơ sở đánh giá thực trạng cũng như phân tích vai trò, khuyết điểm của KTTN và các nhân tố tác động đến sự phát triển KTTN, các tác giả đã đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KTTN dưới dạng phương hướng, mục tiêu phát triển hoặc quan điểm giải pháp cụ thể bao gồm: các quan điểm, giải pháp nhằm định hướng nhận thức và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện phát
  • 11. 11 triển KTTN trên thực tế; xây dựng sự đồng thuận về tâm lý, thể chế xã hội; tạo bước đột phá về cơ chế, chính sách để thúc đẩy KTTN phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước cũng như vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển của KTTN... Cùng với đó là những kiến nghị, đề xuất nhằm giải quyết những vấn đề rào cản, mâu thuẫn cụ thể với những điều kiện hoàn cảnh nhất định để huy động và phát huy tối đa mọi nguồn lực cho phát triển KTTN. * Các công trình nghiên cứu lên quan đến phát triển kinh tế tư nhân trên từng địa bàn huyện, tỉnh nói chung và huyện Mê Linh và thành phố Hà Nội nói riêng Nguyễn Thanh Bình (2003), Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng ở địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, Luận văn cao học kinh tế, Học viện chính trị, Hà Nội [3]. Trong đó, tác giả đã luận giải vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay; đề xuất những giải pháp khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng của tỉnh trong thời gian tới. Bao gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền địa phương đối với kinh tế tư nhân; hướng sự phát triển của kinh tế tư nhân vào thực hiện đồng thời hai mục tiêu phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng; Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng trong Tỉnh; Thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân trong Tỉnh. TháiDoãn Tước (2011),Phát triển KTTN ở Nghệ An, Luận văn cao học kinh tế, Học viện chính trị, Hà Nội [53]. Trong đó, tác giả đã Nghiên cứu, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KTTN ở Nghệ An. Như: Khái niệm, nội dung, sự cần thiết khách quan phát triển KTTN ở Nghệ An. Trên cơ sở đó, đề xuất 3 quan điểm và 4 giải pháp để tiếp tục phát triển KTTN ở Nghệ An trong thời gian tới. Các giải pháp bao gồm: Xây dựng môi trường và thể chế xã hội; Tập trung mọi nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH và hệ thống thị
  • 12. 12 trườngtiêu thụ sản phẩm; Đẩy mạnh cải cách hành chính, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nguyễn Minh Phong (2004), Phát triển KTTN ở Hà Nội” [40]; Ngô Duy Chính, “Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành mở rộng cho vay vốn thành phần KTTN”; Đề án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Mê Linh, Hà Nội; Đề án sơ kết bốn năm thực hiện Nghị quyết hội nghị BCHTW đảng lần thứ 5 khoá IX về phát triển KTTN ở Mê Linh, Hà Nội... Nội dung nghiên cứu của các công trình trên đã cung cấp cho tác giả nhiều căn cứ và số liệu khoa học góp phần giải quyết mục đích, nhiệm vụ luận văn thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Tổng quan về các nội dung đó được biểu hiện trên các vấn đề cụ thể sau: Thứ nhất, các công trình đã khái quát, chỉ ra những nhân tố tác động và đánh giá thực trạng quá trình phát triển KTTN ở thủ đô Hà Nội và huyện Mê Linh. Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới, khu vực, trong nước và thực tiễn đặc thù phát triển KT-XH ở thủ đô Hà Nội và huyện Mê Linh, các tác giả đã khái quát những điều kiện thuận lợi, khó khăn, chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến quá trình phát triển KTTN. Đồng thời, thông qua công tác điều tra, khảo sát, thống kê để phân tích đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách phát triển của một loại tổ chức KTTN, được chứng minh bằng các số liệu trong từng thời điểm, phạm vi và lĩnh vực cụ thể của từng công trình nghiên cứu. Qua đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển các tổ chức KTTN là cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch, qui hoạch và ban hành các chủ trương, chính sách, xây dựng cơ chế hoạt động... của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với KTTN ở thủ đô Hà Nội và huyện Mê Linh. Thứ hai, các công trình đã nêu lên những vấn đề về cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển KTTN ở Mê Linh. Các công trình trên đã giới thiệu, trích dẫn những nghị quyết, chủ trương, chính sách, văn bản, hướng dẫn... của Đảng bộ, chính quyền, cơ quan quản lý đối với từng loại tổ chức KTTN. Qua đó phân tích
  • 13. 13 làm rõ quyền lợi, lợi ích của các tổ chức KTTN khi tham gia vào quá trình thực hiện nghị quyết chủ trương chính sách đó. Đồng thời chỉ ra những bất cập, xung đột, thiếu đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp luật và các điều kiện bảo đảm để triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển KTTN. Thứ ba, các công trình cũng đã nêu lên nhiều kiến nghị, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển KTTN ở Mê Linh. Trên cơ sở phân tích những yếu tố tác động mang tính đặc thù của Mê Linh đến quá trình phát triển của một loại tổ chức KTTN cụ thể như: vị trí địa kinh tế, môi trường tâm lý, thể chế xã hội, phong tục tập quán, tiềm năng, lợi thế... các tác giả đã đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát triển KTTN theo định hướng nhanh, hiệu quả, bền vững. Đồng thời kiến nghị với các cơ quan quản lý các cấp theo thẩm quyền tiến hành sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn, xây dựng cơ chế hoạt động... nhằm tạo điều kiện thuận lợi về môi trường tâm lý và thể chế xã hội cho sự tồn tại, hoạt động và phát triển của các tổ chức KTTN. Khi nghiên cứu những vấn đề có liên quan KTTN nói chung và KTTN ở Mê Linh nói riêng, còn nhiều khía cạnh chưa có tác giả nào đề cập đến như: xác định sự chuyển biến về nhận thức xã hội đối với KTTN là một nội dung của phát triển KTTN; chỉra đặc điểm, nội dung KTTNtrên địa bàn huyện Mê Linh; đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân, mâu thuẫn của phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh; quan điểm và giải pháp phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội với tư cách là một TPKT. Tuy nhiên, các kiến giải trong những công trình nêu trên rất quan trọng, cung cấp cơ sở về lý luận và thực tiễn để tác giả thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu Luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn về KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đến năm 2020.
  • 14. 14 * Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận về KTTN và KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. - Phân tích thực trạng KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội thời gian qua nhằm chỉ ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân. - Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đến năm 2020. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, dưới góc độ kinh tế chính trị. * Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh với những loại hình, hình thức hoạt động cơ bản của kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân trên địa bàn Huyện. - Về thời gian: Nghiên cứu KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh trong quá trình đổi mới, trọng tâm là giai đoạn 2008 - 2013. Các số liệu khảo sát, thống kê, minh chứng tính từ năm 2009 đến 2013 (sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, tháng 8 năm 2008). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài * Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên các quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm đổi mới về phát triển KTTN và Nghị quyết của Đảng bộ huyện Mê Linh, Đảng bộ thành phố Hà Nội về phát triển KT-XH. Tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về phát triển kinh tế tư nhân của các tác giả trong nước, để vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của huyện Mê Linh. Đồng thời, dựa vào các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê kinh tế của
  • 15. 15 UBND, của phòng, Cục Thống kê huyện Mê Linh và Thành phố Hà Nội đã được công bố từ năm 2009 đến nay. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị Mác – Lênin (trừu tượng hoá khoa học) làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Kết hợp với các phương pháp khác như: lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn và chuyên gia để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. 6. Ý nghĩa của luận văn - Luận văn đã làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, góp phần nâng cao hiệu quả quán triệt và thực thi đường lối phát triển KTTN của Đảng trên địa bàn huyện Mê Linh trong thời gian tới. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập môn kinh tế chính trị ở các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  • 16. 16 Chương 1 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH THÀNH PHỐ HÀ NỘI – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM 1.1. Những vấn đề lý luận chung về kinh tế tư nhân 1.1.1. Quan niệm và bản chất của kinh tế tư nhân * Quan niệm về kinh tế tư nhân Trongdi sản lý luận của mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã nghiên cứu rất sâu sắc nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về TLSX nhưng chưa đưa ra thuật ngữ "KTTN"mà chỉđề cập đến sở hữu tư nhân, khẳng định: sở hữu tư nhân về TLSX là cơ sở nảy sinh và tồn tại của các hình thức kinh tế tư hữu. Hiện nay, khái niệm KTTN còn có nhiều ý kiến chưa đồng nhất. Theo nghĩa rộng, KTTN được sử dụng để phân biệt với kinh tế Nhà nước. Theo nghĩa hẹp hơn, KTTN là TPKT được hình thành và phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về TLSX và lợi ích cá nhân. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, “KTTN là một loại hình kinh tế; dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX, có thể là kinh tế tự nhiên hoặc kinh tế hàng hoá và phát triển cao trong kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ, KTTN còn tồn tại lâu dài trong nền kinh tế nhiều thành phần, được khuyến khích phát triển dưới sự kiểm soát của Nhà nước theo định hướng XHCN”[52; tr.599]. Trên cơ sở chính thức thừa nhận và khẳng định phát triển KTTN là vấn đề mang tính chiến lược trong quá trình phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta, các Nghị quyết của Đảng trong thời kỳ đổi mới đã tiếp tục làm rõ quan niệm của Đảng ta về KTTN, vaitrò, vị trí của KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN và những chủ trương giải pháp tháo gỡ cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích KTTN phát triển. Trong Nghị quyết Trungương 5 khóa IX, Đảng ta nêu lên quan niệm về KTTN với những bộ phận cấu thành, hình thức biểu hiện và phạm
  • 17. 17 vi hoạt động của KTTN. Đảng ta khẳng định: "KTTN bao gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình DNTN đã phát triển rộng khắp trong cả nước" [10, tr. 24]. Theo đó, khái niệm KTTN được sử dụng với tư cách là một khu vực kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về TLSX, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. KTTN hoạt động dưới các hình thức tổ chức kinh doanh như: hộ kinh doanh cá thể và các loại hình DNTN (DNTN, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh), ngoài ra gồm cả phần đầu tư của tư nhân vào khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Phạm vi, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, của KTTN bao gồm những hộ gia đình, DNTN tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, chế biến nông lâm sản, đánh bắt và chế biến thuỷ sản, thương mại và dịch vụ du lịch... trong cả nước. Đây là quan điểm mang tính đột phá, thể hiện sự phát triển trong tư duy lý luận của Đảng ta về KTTN; lần đầu tiên Đảng ta đã xác định nội hàm của khái niệm KTTN, làm cơ sở phương pháp luận tạo sự thống nhất nhận thức cũng như trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn của Đảng và của toàn xã hội về KTTN. Đại hội X của Đảng đã sử dụng thuật ngữ "thành phần KTTN"để chỉcác lực lượng, bộ phận kinh tế trong xã hội đang tồn tại dựa trên cơ sở chế độ tư hữu về TLSX. Quan điểm về “thành phần KTTN” tiếp tục được khẳng định ở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011) và Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI. Đồng thời khẳng định rõ “KTTN có vaitrò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” [12, tr.74]. Trên cở sở quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin và của Đảng ta, có nhiều nghiên cứu của các học giả, các nhà lý luận tiếp tục đầu tư phân tích làm rõ sự giống và khác biệt của KTTN ở những nền kinh tế khác nhau, trong những chế độ chính trị khác nhau. KTTN trong các nền kinh tế khác nhau có điểm giống và khác nhau nhất định. Điểm giống nhau là chúng đều tồn tại và phát triển dựa trên “quy luật QHSX
  • 18. 18 phải phù hợp với trình độ của LLSX”. Đặc điểm này chỉ ra rằng các hình thức sở hữu, nói rộng ra là QHSX ra đời, phát triển và tiêu vong có tính khách quan và mang tính lịch sử, chúng tồn tại trong những điều kiện nhất định của LLSX. Tuy nhiên, chúng khác nhau ở chỗ, KTTN trongnền KTTT dựa trên LLSX xã hội hóa, do đó nó tồn tại và phát triển không thể tách rời các hình thức sở hữu và các TPKT khác. Đặc điểm này đưa đến mâu thuẫn nội tại trong KTTN của KTTT, đó là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa hoạt động sản xuất kinh doanh với tính chất tư nhân hóa về chiếm hữu, mâu thuẫn này không có trong nền kinh tế tự cung tự cấp. KTTN trong nền KTTT sẽ vận động, phát triển theo hướng xã hội hóa ngày càng cao dưới các hình thức công ty cổ phần, công ty hợp danh. KTTN trong nền KTTT ra đời là kết quả xóa bỏ sở hữu tư nhân, KTTN trong nền kinh tế tự cung, tự cấp. Chỉ có KTTN trong nền KTTT mớicó khả năng phát triển dẫn đến sở hữu xã hội thông qua sự biến đổi và phát triển của LLSX. KTTN trong các chế độ chính trị khác nhau thì bản chất có khác nhau. Trong nền KTTT tư bản chủ nghĩa, KTTN giữ vai trò thống trị, nó phù hợp với trình độ xã hội hóa của LLSX. Trong nền KTTT định hướng XHCN do Đảng cộng sản lãnh đạo thì KTTN là một bộ phận trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nó chịu tác động qua lại giữa các thành phần khác và sự định hướng của Nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo. Ở đây KTTN vẫn còn bóc lột, nhưng mức độ bóc lột đã được điều chỉnh phù hợp với lợi ích của xã hội, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta là một bộ phận trong nền KTTT định hướng XHCN, nó chịu sự tác động; phát triển trong khuôn khổ chiến lược phát triển KT-XH của đất nước và theo định hướng các chính sách của Nhà nước. KTTN của nước ta đại bộ phận mới được tái lập và xây dựng từ khi có đường lối đổi mới của Đảng, chủ yếu từ 1990 trở lại đây. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ, trình độ công nghệ còn lạc hậu, khả năng đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu còn hạn chế.
  • 19. 19 Với những đặc điểm trên đây KTTN của nước ta không còn thuần túy là KTTN như ở các nước tư bản mà đã có những thay đổi trong bản chất của nó. Tuy nhiên đó không phải là thay đổi căn bản. Đồng thời những đặc điểm trên cũng cho thấy KTTN ở nước ta mới được tái lập trở lại chưa lâu nên thời gian qua mới là thời kỳ tích lũy nguyên thủy, nên cần tạo điều kiện để nó có thể đạt tới đỉnh cao trong phát triển, phát huy tối đa vai trò với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, bắt kịp với trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ những phân tích trên có thể quan niệm, KTTN là một TPKT trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX (hoặc vốn), với nhiều quy mô tổ chức kinh tế khác nhau tương ứng với từng cấp độ phát triển của các hình thức sở hữu được pháp luật quy định, thừa nhận. * Bản chất của kinh tế tư nhân: Về quan hệ sở hữu: Quan hệ sở hữu của KTTN là quan hệ chiếm hữu tư nhân về TLSX (hoặc vốn) cũng như phần của cải vật chất được tạo ra từ những TLSX (hoặc vốn) đó. Đây là đặc trưng, tiêu chí cơ bản để phân biệt KTTN với các TPKT khác. Có hai loại sở hữu tư nhân, đó là sở hữu tư nhân nhỏ và sở hữu tư nhân lớn. Về quan hệ quản lý. Quan hệ quản lý trong các tổ chức KTTN cũng được chia thành hai loại phù hợp với hai cấp độ phát triển của quan hệ sở hữu đó là: quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ và quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân lớn. Chủ doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chi phối nào từ các quy định của cơ quan Nhà nước hoặc từ cơ quan quản lý, do vậy họ luôn tìm mọi cách để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất, kể cả việc trốn lậu thuế. Về quan hệ phân phối. Đối với sở hữu tư nhân nhỏ thì quan hệ phân phối là tự phân phối trong nội bộ tổ chức kinh tế của họ; mang tính tự nguyện dựa
  • 20. 20 vào thỏa thuận của các thành viên, ít bị ràng buộc bởi các quan hệ pháp lý. Còn đối với sở hữu tư nhân lớn thì quan hệ phân phối căn cứ vào sở hữu số lượng TLSX (hoặc vốn) và giá trị, hiệu quả sức lao động dưới sự tác động của quy luật KTTT và những định hướng của pháp luật hiện hành. 1.1.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân - Một là, về quy mô tổ chức kinh tế, KTTN dựa trên trình độ phát triển nhất định của LLSX, mỗiloạihình tổ chức KTTN được tổ chứcmột cách phù hợp.Vớisở hữu tư nhân nhỏ thì có hình thức tổ chức KTTNchủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh và trangtrại. Với sở hữu tư nhân lớn thì có hình thức tổ chức KTTN là các loại hình DNTN. Nhưngnhìn chung, số lượngcác cơ sở kinh doanh của KTTN rất lớn,nhưng quy mô sản xuất kinh doanh trong các đơn vị thường nhỏ. - Hai là, về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, KTTN bao gồm những hộ gia đình, DNTN tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh ở tất cả mọi lĩnh vực của nền kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, du lịch; từ sản xuất, gia công, chế biến nông - lâm - thủy - hải sản, xây dựng, giao thông, vận tải... (trừ an ninh quốc phòng), được trải rộng trên khắp các địa bàn trong cả nước. Tuy nhiên các chủ doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu sản xuất kinh doanh chủ yếu lựa chọn, đầu tư hoạt động ở các ngành có tính năng động cao, dễ dàng chuyển hướng kinh doanh, dễ thích nghi với hoàn cảnh và yêu cầu của nền kinh tế. - Ba là, về loại hình tổ chức kinh doanh của KTTN rất đa dạng: Kinh tế hộ cá thể: Loại hình hộ cá thể thực chất là KTTN có quy mô nhỏ, là đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, không thuê mướn lao động. Hộ cá thể tồn tại như một tất yếu và mang tính đặc thù của nền kinh tế nhỏ lẻ, đang phát triển ở trình độ thấp bắt nguồn từ nông nghiệp như nước ta. Loại hình hộ cá thể đang tồn tại phổ biến ở nước ta hiện nay như các trang trại, thầu xây dựng nhỏ, cửa hàng, xưởng sản xuất gia đình... Kinh tế tiểuchủ: Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về TLSX nhưng có thuê mướn lao động nhưng chưa thành lập doanh nghiệp
  • 21. 21 theo Luật Doanh nghiệp, thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình. Kinh tế tiểu chủ đang có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành, nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động. DNTN: một loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Theo Luật doanh nghiệp, chủ DNTN là người đại diện của doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng lợi nhuận sau khi nộp thuế và thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác theo pháp luật quy định; có thể trực tiếp hoặc giao cho người khác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh. Nếugiao cho người khác quản lýphải khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. DNTN có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh [42]. Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá năm mươingười. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên phải có ban kiểm soát. Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn đem lại cho nhà đầu tư nhiều lợi thế [42].
  • 22. 22 Công ty cổ phần: những công ty được hình thành trên cơ sở liên hợp nhiều tư bản cá nhân bằng cách phát hành và bán cổ phiếu, lợi nhuận của công ty được phân phối giữa các cổ đông theo số lượng cổ phần. Tuỳ theo luật pháp của từng nước mà công ty cổ phần được tổ chức dưới các hình thức khác nhau. Ở Anh, có hai loại công ty cổ phần: công ty công cộng và công ty riêng. Công ty công cộng là công ty cổ phần mà cổ phiếu được phát hành rộng rãi trong công chúng; các cổ phiếu có thể được tự do chuyển nhượng hay được mua bán trên thị trường chứng khoán; số cổ đông sáng lập ít nhất là bảy người. Công ty riêng là công ty mà số cổ đông bị hạn chế (không quá 50 người và cổ đông sáng lập không dưới hai người), số cổ phiếu không được bán cho công chúng và không được chuyển nhượng.ở Pháp, tương đương với công ty công cộng là công ty vô danh, trong đó ban quản trị có quyền hạn rất lớn; tương đương với công ty riêng là công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam: Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các khoản nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế tối đa. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Được phát hành cổ phiếu để huy động vốn [42]. - Về nhân lực: Chi phí lao động thường là điểm mấu chốt dẫn đến sự khác nhau giữa KTTN và kinh tế Nhà nước. Hoạt động của kinh tế Nhà nước dễ bị sức ép làm tăng chi phí lao động, nhưng có thể thoả thuận với người cấp kinh phí trả lương còn DNTN không làm được như vậy, vì giá cả phải cạnh tranh. Đặc trưng cho DNTN là các hoạt động lao động, cho phép sử dụng lao động linh hoạt về mặt thời gian và tay nghề. Những người tiêu thụ sản phẩm do tư nhân sản xuất sẽ
  • 23. 23 không chấp nhận giá cao, do đó các xí nghiệp tư nhân phải hạ lương để giảm giá. Còn trong kinh tế Nhà nước, đối với nhiều loại mặt hàng (nhất là mặt hàng Nhà nước độc quyền) người tiêu dùng không có quyền lựa chọn. - Về xu hướng phát triển: Các quan điểm đều khẳng định KTTN tồn tại lâu dài và phát triển mạnh mẽ, là bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên CNXH, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các TPKT khác trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật Nhà nước; là một trong những động lực của nền kinh tế, đồng thời còn là phương tiện để xây dựng thành công mô hình nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta. Những đặc điểm trên của KTTN có tác động rất lớn đến công tác quản lý, định hướng phát triển, phát huy vai trò của KTTN trong phát triển KT-XH ở mỗi địa phương cũng như trong phạm vi cả nước. Đặc biệt, do sự đa dạng về ngành nghề, quy mô kinh doanh, địa bàn hoạt động KTTN và xu hướng đặt mục tiêu lợi nhuận bằng mọi giá làm cho việc quản lý cũng như định hướng, phát triển KTTN thực sự khó khăn, phức tạp. 1.2. Quan niệm, nội dung và vai trò phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 1.2.1. Quan niệm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh: Bao gồm các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình DNTN đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi nền kinh tế quốc dân bằng một sự gia tăng sản xuất và nâng cao mức sống dân cư. Đối với các nước đangphát triển thì phát triển kinh tế là quá trình đưa nền kinh tế chậm phát triển thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo thực hiện CNH, HĐH; là sự tăng trưởngkinh tế gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế, văn hóa, pháp luật, thậm chí về kỹ năng quản lý, phong cách và tập tục...” [52, tr.425]. Tăng
  • 24. 24 trưởng kinh tế là tiền đề và điều kiện tất yếu của phát triển kinh tế, nhưng không đồng nghĩa với phát triển kinh tế. Tăngtrưởngkinh tế là tăng thu nhập và sản phẩm bình quân đầu người. phát triển kinh tế bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng kinh tế, vì trong tăng trưởngkinh tế, thu nhập bình quân đầu người chỉ là thước đo về số lượng, chưa biểu thị được chất lượng. Về khía cạnh chất lượng, phát triển kinh tế có ý nghĩa rộng lớn hơn tổng sản phẩm thực tế của nền kinh tế, nó bao gồm hầu như tất cả các khía cạnh văn hoá, xã hội, chính trị. Cho nên, phát triển kinh tế không phải chỉ là sự tăng trưởng, vì nó có những mục tiêu khác vớisự tăng trưởngđơn giản của tổng sản phẩm quốc dân. Sự phát triển là quá trình một xã hội đạt đến trình độ thoả mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản. Quan niệm của Đại học Kinh tế quốc dân, “Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó, bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản xuất (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế” [Trích theo 45, tr.20]. Tiến sĩ Phạm Văn Sơn đã đưa ra quan niệm về phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN tương đối hoàn chỉnh: “Phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN là sự vận động biến đổi của các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX dưới tác động của các qui luật KTTT và sự định hướng, dẫn dắt của nhà nước XHCN, thể hiện ở sự gia tăng về số lượng, qui mô cùng với sự dịch chuyển về cơ cấu, trình độ sản xuất, kinh doanh theo hướng tiến bộ, hiệu quả... nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu KT-XH trong thời kỳ quá độ” [45, tr.23]. Các quan niệm trên, mặc dù trình bày,diễn đạt bằng các ngôn từ và phạm vi đề cập khác nhau nhưngcùngphản ánh sự vận độngcủa các bộ phận, lực lượng cấu thành nền kinh tế, TPKT,khu vực kinh tế...theo chiều hướng tiến bộ, hiệu quả ngày càngcao; đồng thời, xem xét phát triển KTTN trong mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với phát triển KT-XH nói chung. Từ các quan niệm trên có thể khái quát phát triển KTTN trên những những nội dung cơ bản sau:
  • 25. 25 Thứ nhất, phát triển KTTN phản ánh sự biến đổi về mặt định lượng như: sự tăng lên về số lượng, quy mô, chất lượng các loại hình tổ chức KTTN; tăng lên lượng vốn và lao động được huy động và sử dụng; hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng; đồng thời là tăng lên về tỉ lệ đóng góp trong cơ cấu giá trị của nền kinh tế... Tất cả được biểu hiện bằng con số thống kê của các cơ quan chức năng tại những thời điểm cụ thể, nhất định. Thứ hai, phát triển KTTN phản ánh sự biến đổi về mặt định tính, được biểu hiện thông qua các tiêu chí đánh giá như: trình độ sử dụng KHCN, lao động; năng lực cạnh tranh; trình độ năng lực quản lý, tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh; vai trò trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống dân cư; tham gia vào thực hiện các chuỗi giá trị xã hội… của các tổ chức KTTN. Những tiêu chí này được biểu hiện ra thành những số liệu thống kê mang tính tương đối và bằng sự cảm nhận, đánh giá của yếu tố tâm lý xã hội. Thứ ba, phát triển KTTN suy đến cùng là phát triển LLSX, đồng thời là phương tiện để thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế KT-XH. Điều đó được biểu hiện ở việc huy động, khai thác và sử dụng có hiểu quả các nguồn lực vào phát triển kinh tế nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực về cơ cấu KT-XH, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân... nên phát triển KTTN là vấn đề chiến lược, lâu dài trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta. Thứ tư, phát triển KTTN chịu sự chi phối, tác động của nhiều yếu tố, trong đó hệ thống quy luật KTTT và vaitrò quản lý, định hướngcủa Nhà nước XHCN là quan trọng nhất quyết định đến quy mô, tốc độ, chất lượng phát triển của KTTN. Từ quan niệm của mình về KTTN và những luận giải về phát triển KTTN ở trên, tác giả đưa ra quan niệm: Phát triểnKTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội là hoạt động tích cực,chủ động,sáng tạo của cácchủ thể nhằm tạo ra sự sự gia tăng về số lượng, chất lượng và cơ cấu tổ chức của các hình thức tổ chức KTTN trên địa bàn Huyện,góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội và đất nước.
  • 26. 26 Chủ thể phát triển phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đó là Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội và mỗi người dân tại địa phương. Đây là hoạt động có ý thức, thể hiện sự sáng tạo của chủ thể trong vận dụng các quy luật kinh tế khách quan vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Đồng thờiphản ánh sự chuyển biến tiến bộ trong đổi mới tư duy lãnh đạo và năng lực tổ chức thực tiễn của chủ thể nhằm tạo ra môi trường tâm lý và thể chế xã hội đồng thuận cho KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh phát triển. Đối tượng phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh được đề cập với tư cách là quá trình phát triển của một một TPKT thông qua sự vận động biến đổi theo chiều hướng tiến lên của các hình thức tổ chức KTTN, được xác định cả về định tính, cả về định lượng và đặt trong mối quan hệ với sự phát triển chung của đời sống KT-XH trên địa bàn Huyện. Phươngthức phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh là quá trình vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Sự vận động phát triển của KTTN trên địa bàn Huyện không chỉ chịu sự tác động của hệ thống các quy luật kinh tế khách quan, mà còn phụ thuộc vào tác động của nhân tố chủ quan, biểu hiện ở sự tác động có hướng đích của hệ thống cơ quan quản lý các cấp và sự nỗ lực của bản thân các chủ thể KTTN; thôngqua việc tổ chức thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển KT-XH cũng như phong tục tập quán, thể hiện ý chí, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân trên địa bàn Huyện. Phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh vừa là mục đích trước mắt vừa là nhiệm vụ lâu dài. Trước hết là thực hiện thành công xóa đói giảm nghèo, khắc phục lạc hậu, phát triển LLSX để chuẩn bị tốt các tiền đề cho sự phát triển KTTN trở thành lực lượng, phương tiện góp phần thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH và xây dựng, hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN. 1.2.2. Nội dung phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội Một là, tạo ra sự gia tăng về số lượng, quy mô các chủ thể KTTN trên địa bàn Huyện.
  • 27. 27 Đây là phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh theo chiều rộng, bằng cách tăng số lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kĩ thuật như trước. Trong điều kiện một Huyện mới được sáp nhập vào Thủ đô, những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác và sử dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa có việc làm thì phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh theo chiều rộng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Hộ cá thể, doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành của KTTN, do vậy số lượng hộ cá thể và các doanh nghiệp ngày càng nhiều chứng tỏ KTTN ngày càng phát triển. Phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh là phải có sự tăng trưởng, nghĩa là sự gia tăng về số lượng, quy mô hộ cá thể và các doanh nghiệp trong thành phần KTTN trên địa bàn Huyện. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để nghiên cứu đánh giá sự phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh. Quy mô của hộ cá thể, doanh nghiệp có thể hiểu là độ lớn của từng cơ sở về vốn, lao động, trang thiết bị, mặt hàng, mặt bằng sản xuất kinh doanh… Phát triển quy mô chính là làm cho các yếu tố này của từng hộ, doanh nghiệp lớn lên, phù hợp hơn. Quy mô hộ, doanh nghiệp hợp lý là sự đầu tư hợp lý về vốn, lao động, trang thiết bị, mặt hàng, mặt bằng sản xuất kinh doanh…nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phù hợp yêu cầu, mục tiêu kinh tế xã hội, với nhu cầu thị trường, đem lại lợi nhuận cho hộ, doanh nghiệp. Phát triển về số lượng hộ cá thể, doanh nghiệp không chỉ là sự tăng lên về số lượng đăng ký kinh doanh, mà là sự tăng lên về số lượng hộ cá thể, doanh nghiệp hoạt động thực chất và ổn định; mặt khác sự tăng lên về số lượng đó phải phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội. Phát triển về số lượng, quy mô hộ cá thể, doanh nghiệp cần được xem xét đánh giá cơ cấu ngành nghề, khu vực hợp lý đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu cũng như cơ cấu về trình độ công nghệ phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học- công nghệ trong nước và thế giới.
  • 28. 28 Sự phát triển về số lượng, quy mô hộ cá thể, doanh nghiệp phải được kiểm chứng thông qua cạnh tranh, uy tín thương hiệu, nói cách khác chỉ tăng thêm số lượng những doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh, hội nhập mới đánh giá đúng sự phát triển của KTTN. Hai là, gia tăng về chất lượng (hiệu quả sản xuất kinh doanh, tỉ trọng đóng góp...) của các tổ chức KTTN trên địa bàn Huyện Phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh không chỉ dừng lại ở việc phát triển kinh tế theo chiều rộng. Bởi vì nó có những giới hạn, mang lại hiệu quả KT-XH thấp. Phương hướng, nội dung mang tính cơ bản và lâu dài là phải đồng thời phát triển kinh tế nhân trên địa bàn huyện Mê Linh theo chiều sâu. Nó thể hiện ở chỗ, cùng với sự gia tăng về số lượng, quy mô hộ cá thể, doanh nghiệp, nội dung phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh còn phải gia tăng chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh (mức tăng sản phẩm và thu nhập), tỉ trọng đóng góp... của các tổ chức KTTN trên địa bàn Huyện. Vừa dựa vào lực lượng lao động và tài sản cố định, vừa dựa vào cải tiến thiết bị, kĩ thuật, công nghệ và tăng năng suất lao động. Sự gia tăng về giá trị sản phẩm do KTTN tạo ra và tỉ trọng đóng góp của các tổ chức KTTN vào nền kinh tế của Huyện chính là quá trình phát triển nội tại của KTTN dựa vào sự phát triển của LLSX. Phát triển chủ yếu nhờ đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn nhân tài, vật lực hiện có. Biểu hiện ở các chỉ tiêu tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng thu nhập và đời sống người lao động; đồng thời, cũng là quá trình hoàn thiện về năng lực pháp lý và thực lực kinh tế của các tổ chức KTTN, đáp ứng được các yêu cầu phát triển của nền KTTT định hướng XHCN. Làm cho cơ cấu tổ chức của các tổ chức
  • 29. 29 KTTN trên địa địa bàn Huyện ngày càng hoàn thiện từ thấp đến cao, đủ điều kiện, khả năng thực hiện các quy tắc, luật chơi của KTTT cũng như quy định của pháp luật hiện hành về KTTN. Phát triển của KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh thể hiện ở khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường của các hàng hóa, dịch vụ của KTTN; biểu hiện sự ủng hộ, lựa chọn của người tiêu dùng về các sản phẩm cùng loại do KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội thực hiện so với sản phẩm có nguồn gốc khác. Qua đó, hình thành uy tín trong đời sống tâm lý xã hội và tạo được thương hiệu trong sản xuất kinh doanh mang phong cách điển hình của KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Nội dung này phản ánh sự tăng trưởngkinh tế toàn diện và sự đóng góp vào phát triển mặt xã hội của KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, thông qua những tiến bộ về thu nhập, hiệu quả, khả năng thực hiện các chính sách an sinh xã hội đối với cộng đồng dân cư thông qua hoạt động của KTTN. Ba là, chuyển dịch cơ cấu KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh theo hướng tiến bộ, hiệu quả Phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh không thể không kể đến sự mở rộng, tham gia ngày càngnhiều vào các lĩnh vực, ngành nghề và sự thay đổi về phân bố theo từngkhu vực, từngđịa bàn, từnglĩnh vực, qua đó làm thay đổi về cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng, cơ cấu dân cư theo chiều hướng tích cực... Thực chất là hình thức biểu hiện cụ thể trên thực tế về hoạt động của các tổ chức KTTN, phản ánh sự ảnh hưởngcủa KTTN trongcác lĩnh vực, các ngành kinh tế cũng như hiện diện của nó ở các địa bàn dân cư ở Mê Linh. Như vậy, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh có nội dung rất toàn diện, là quá trình chuyển biến theo chiều hướng tiến bộ, hợp lý cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu của KTTN trên địa bàn Huyện. Tăng lên về số lượng nghĩa là ở đó có sự tăng trưởng về số lượng các doanh nghiêp, quy mô doanh nghiệp được mở rộng, lao động tăng lên, mặt bằng sản xuất kinh doanh
  • 30. 30 được mở rộng, máy móc thiết bị được đầu tư. Tăng lên về chất là tăng về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, trình độ quản lý được nâng lên, trình độ sản xuất kinh doanh phát triển lên một bước mới, thị trường không ngừng được mở rộng, giá trị đóng góp cho nền kinh tế của khu vực KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh ngày càng tăng lên. Ngoài những nội dung trên, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh còn có thể được hiểu là sự thay đổi về cơ chế quản lý, phát triển LLSX, phân công lao động, hoàn thiện QHSX, hội nhập thị trường trong nước và quốc tế... Do mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ đề cập những nội dung cơ bản do quá trình vận động nội tại của KTTN dưới tác động của hệ thống quy luật KTTT, các nhân tố định hướng XHCN và đặc thù địa phương như trên. 1.2.3. Vai trò của phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội Một là, phát triển KTTNtrên địa bàn huyện Mê Linh góp phầnhuy động ngày càng nhiều cácnguồn vốncủa các tầng lớpnhân dân đầu tư vào sản xuất. Vốn đầu tư của KTTN đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương. Với ưu thế là suất đầu tư thấp, quy mô vừa và nhỏ, uyển chuyển trong chuyển đổi hướng kinh doanh, quản lý gọn nhẹ, KTTN rất có ưu thế trong tận dụng các nguồn lực sẵn có của địa phương: lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên tại chỗ, công nghệ truyền thống… để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân trên địa bàn. Nhữngnguồn vật chất, công nghệ này tuy phân tán trongHuyện nhưng lại rất đa dạng, phong phú và hầu như chưa được khaithác đúng mức hoặc chưa sử dụng một cách hiệu quả trong thời kỳ bao cấp. Chẳng hạn, ở hầu hết các vùng trong Huyện đều có sẵn các nguyên liệu cho đan lát, làm gạch ngói và vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, chế tạo đồ dùng gia đình... Thực tế cho thấy, nếu chỉ để khu vực kinh tế của nhà nước ở địa phương khai thác, thì không thể tận dụng tốt nguồn tài nguyên phân tán và đa dạng này. Do
  • 31. 31 vậy, sự đảm nhận của KTTN trong lĩnh vực này là rất có hiệu quả. Bản thân các chủ thể KTTN, với tổ chức và bộ máy của chính họ, do họ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề về kinh doanh, cho nên họ thường ra quyết định rất nhanh chóng. Đây là yếu tố thời cơ, tạo nên sự năng động, thành công của KTTN, góp phần khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và công nghệ trong Huyện. Vấn đề đặt ra là chính quyền địa phương cần có những chính sách thích hợp để vừa khuyến khích khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu và tài nguyên tại chỗ, vừa quản lý được các tài nguyên phục vụ mục tiêu phát triển bền vững và cân bằng sinh thái ở địa phương. Hai là, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng CNH, HĐH. Tăng thu ngân sách, mở rộng thị trường, thúc đẩy việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào địa bàn. Để đánh giá đúng được sự phát triển của KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, một tiêu chí quan trọng không thể bỏ qua đó là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà kết quả cuối cùng là các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp và tổng sản phẩm trong nước đóng góp, nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Giá trị sản xuất cuối cùng được thể hiện bằng doanh thu. Một phần doanh nghiệp sẽ thu về cho mình, tiếp tục tái đầu tư, một phần khác doanh nghiệp đóng góp cho Nhà nước theo một tỷ lệ quy định, đó là thuế. Tỷ lệ đóng thuế cho Nhà nước hằng năm phản ánh cụ thể con số thực chất trên góc độ tài chính mà doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Doanh nghiệp đóng thuế càng nhiều chứng tỏ làm ăn có hiệu quả, thể hiện sự lớn mạnh và phát triển của KTTN trên địa bàn. Trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên, tiền vốn, nhân lực, KTTN trong Huyện sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng năng động, hiệu quả, sản xuất và bán cái mà thị trường, xã hội
  • 32. 32 cần. Đổi mới kinh tế và dân chủ hoá đời sống KT-XH địa phương theo tinh thần các Nghị quyết cuả Đảng và Pháp luật của Nhà nước từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến nay đã trở thành điều kiện, tiền đề quan trọng cho KTTN phát huy sức mạnh và tiềm lực của mình, để cùng hợp tác và cạnh tranh với các TPKT trong nền kinh tế nhiều thành phần, định hướng XHCN. Sự phát triển của KTTN trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trên địa bàn huyện Mê Linh hiện nay góp phần giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá địa phương. Đây cũng là đòi hỏi của thực tiễn, của quá trình phát triển LLSX, củng cố và hoàn thiện một bước QHSX mới từng bước làm cho QHSX ở nước ta ngày càng phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Ba là, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng cho địa phương. Ngoài các đóng góp trực tiếp qua các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và các chỉ tiêu tài chính ở trên, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh nói chung hay của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này trên địa bàn nói riêng còn được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về giải quyết việc làm, thu hút lao động địa phương vào làm việc, vấn đề nâng cao thu nhập cho người lao động, đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng cho địa phương. Góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Trên cơ sở khaithác có hiệu quả mọitiềm năng, thế mạnh của địa phương, sự phát triển của KTTN đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thế bố trí chiến lược và thế trận quốc phòngtoàn dân. Sự phát triển của KTTN trên địa bàn huyện làm cho sức dân ngày càngmạnh, lòng dân phấn khởi, chính trị ổn định; đó là cơ sở vữngchắc về chính trị- tinh thần trongkhu vực phòngthủ Huyện, Tỉnh.Mặt khác sự phát triển của KTTN đã góp phần phân bố lạidân cư, lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu xây dựngthế quốc phòngtoàn dân. Sự phân bố ấy,nếu hợp lý
  • 33. 33 sẽ khắc phục được nhữngđiểm trống, điểm trắngvề dân số, tạo ra lực lượnglao động và chiến đấu tại chỗ, góp phần xây dựngthế bố trí hậu phươngchiến lược, căn cứ hậu cần chiến đấu chiến lược và tại chỗ của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Toàn bộ các cơ sở sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, các phương tiện vận tải, thôngtin liên lạc của KTTN nhấtlà của các doanh nghiệp trong Huyện có thể sẽ trở thành các cơ sở vật chất phục vụ quân sự nếu chiến tranh xảy ra. Như vậy, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội không chỉ là phát triển một trong những động lực quan trọng của kinh tế địa phươngmà còn là phươngtiện để thực hiện mục tiêu, chương trình phát triển KT- XH của Huyện. Thời gian tới, cùng với quá trình triển khai thực hiện kết luận của Ban bí thư về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển KTTN,nhữngđịnh hướng chiến lược phát triển KTTN do Đại hội XI xác định và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân cũng như sự năng động của KTTN thì vaitrò của KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội càng được phát huy trong đời sống KT-XH của Huyện. 1.3. Khảo sát kinh nghiệm và bài học cho phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của một số địa phương trong nước * Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang dẫn đầu cả nước về phát triển KTTN. năm 2004, thành phố có trên 33.198 DNTN (chiếm 39,5% tổng số DNTN trong cả nước – năm 2004 cả nước có 84.003 DNTN). đặc biệt là có 276.000 hé, kinh doanh hoạt động trong các ngành thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và vận tải. KTTN của thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ chiếm 73,7%, trong khi công nghiệp chiếm 14,1%, xây dựng chiếm 8,5%, vận tải chiếm 2,03%, nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 2,1%. Tỉ trọng đóng góp của KTTN hàng năm chiếm khoảng 35% GDP của thành phố và
  • 34. 34 có xu hướng ngày càng tăng lên, đã thu hút 76,5% trong tổng số hơn 2,5 triệu lao động đang làm việc trong thành phố. Những kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển KTTN nói chung và kinh doanh trong lĩnh vực thương mại những năm qua là: - Đã kịp thời xây dựng chính sách và thực thi các giải pháp nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh của KTTN. Như hỗ trợ vốn, đài tạo, thông tin, tư vấn kỹ thuật… Thủ tục đăng ký kinh doanh được đơn giản, đăng ký kinh doanh được tiến hành qua mạng internet và đầu mối đăng ký duy nhất là Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh phân cấp mạnh quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp khu vực KTTN, theo đó các quận, huyện quản lý sau đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động cho các quận, huyện theo quy định. - Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp trên địa bàn đã ký kết thoả thuận hợp tác phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực giai đoạn 2003-2005. Theo chương trình này các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ về nhiều mặt, như hỗ trợ về vốn, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, hỗ trợ việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, xúc tiến thương mại, xây dựng và áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến. Ngoài việc hỗ trợ đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trong nước, mỗi doanh nghiệp sẽ được thành phố hỗ trợ đăngký ít nhất một sản phẩm ở nước ngoài. Bên cạnh đó thành phố còn có các chính sáchnhư quảngbá các sản phẩm chủ lực và xây dựngbiểu tượngcác sản phẩm chủ lực, chính sách khuyếnkhíchđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như miễn giảm thuế từ 20-30% cho các dự án có tính khả thi cao… - Thành phố thành lập Hiệp hội Công thương, hội viên chủ yếu là chủ doanh nghiệp. Hiệp hội Công thương là một tổ chức liên hiệp các hội ngành nghề (thành phố có 12 hộ ngành nghề, thành viên như: Hội Điện tử- Công nghệ viễn thông, Hội Doanh nghiệp xây dựng, Hội Cơ khí, Câu lạc bộ nữ Doanh nghiệp vv…), tập hợp các doanh nghiệp. Hiệp hội có chức năng đại diện quyền lợi và bảo vệ quyền lợi
  • 35. 35 cho hội viên, tư vấn cho Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp, mở các khoá đào tạo, tổ chức hội thảo, tư vấn về pháp luật, cung cấp thông tin, tổ chức triển lãm hội chợ, phối hợp thực hiện các “đơn đặt hàng”, tổ chức hoạt động liên kết, môi giới góp phần gắn kết các doanh nghiệp thành viên. - Bước đầu cải tiến thủ tục thuê đất theo hướng đơn giản hoá nhằm tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm khu công nghiệp, khu chế xuất cho các doanh nghiệp, kể cả DNTN thuê vớigiá cả phù hợp. Trong nông nghiệp, chính quyền thành phố chú ý đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại… Bên cạnh đó thành phố Hồ Chí Minh còn giúp các nhà đầu tư những kiến thức cần thiết trong khởi sự doanh nghiệp, tiến hành các sinh hoạt xã hội nhằm tôn vinh các chủ doanh nghiệp trẻ làm ăn có hiệu quả, coi họ là những chiến sĩ tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. * Kinh nghiệm phát triển KTTN của tỉnh Nghệ An Nghệ An có điểm xuất phát tương đối thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất nghèo nàn, lạc hậu và kém phát triển. Do ở xa các cực phát triển kinh tế của quốc gia, lại là một tỉnh nghèo nên mặc dù Nghệ An có đủ các các yếu tố để phát triển kinh tế như: lao động, biển, rừng, tài nguyên khoáng sản, đồng bằng, hệ thống sông ngòi... nhưng vẫn còn ở dạng tiềm năng, sơ khai mới bắt đầu khám phá. Chính những đòi hỏi và yêu cầu khách quan phát triển KT-XH quy định sự phát triển KTTN ở Nghệ An. Dưới tác động của hệ thống quy luật kinh tế, sự quan tâm định hướng phát triển của lãnh đạo, chính quyền địa phương, KTTN ở Nghệ An đã có những phát triển đáng kể về LLSX, năng lực cạnh tranh, hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, xây dựng thương hiệu, gia nhập thị trường; số lượng, quy mô, tỉ trọng đóng góp của KTTN trong cơ cấu KT-XH hội tỉnh Nghệ An ngày càng tăng. Từ 507,2 tỷ đồng chiếm 32% của năm 2005 lên 1.890 tỷ đồng chiếm 37.8% năm 2010. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của KTTN tăng từ 40,6% năm 2004 lên 50,83% năm 2009, giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh
  • 36. 36 thu dịch vụ tăng từ 6.527.135 triệu đồng năm 2004 lên 15.986.625 triệu đồng năm 2009... làm cho tỷ trọng về giá trị trong cơ cấu GDP của KTTN ngày càng tăng từ 26,9 % năm 2001 lên 52,8% năm 2009 [56]. Những kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An trong phát triển KTTN những năm qua là: - Đặt lên hàng đầu việc chuyển biến, nâng cao nhận thức về KTTN trong đời sống KT-XH ở Nghệ An. Biểu hiện đầu tiên của nội dung này là tinh thần, thái độ trách nhiệm của tổ chức đảng các cấp trong việc quán triệt nghị quyết, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước về KTTN đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong Tỉnh kịp thời và hiệu quả. Do vậy, nhận thức về KTTN có sự chuyển biến tích cực trong đời sống tinh thần của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Qua đó, vai trò vị trí của KTTN ngày càng được đánh giá rõ ràng hơn; tạo ra môi trường tâm lý và thể chế xã hội ngày càng động thuận cho sự phát triển KTTN. Sự tồn tại, phát triển vượt bậc về số lượng, chất lượng, quy mô, tỷ trọng đóng góp của KTTN trong cơ cấu KT-XH của Tỉnh đã chứng minh quá trình chuyến biến tiến bộ về nhận thức đối với KTTN trong đời sống tinh thần ở Nghệ An. - Quan tâm hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và thể chế hoạt động của các tổ chức KTTN. Đây là kết quả của việc phát triển LLSX trong quá trình phát triển KTTN, trước đây các tổ chức KTTN chỉ sản xuất tự phát, mang tính mùa vụ thì nay đã chú trọng đến vấn đề kế hoạch mang tính lâu dài. Không dừng lại ở đó, các tổ chức KTTN không ngừng mở rộng và xâm nhập thị trường trong Tỉnh, trong nước và khu vực. - Chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng xâm nhập thị trường và quảng bá xây dựng thương hiệu của các tổ chức KTTN. Tuy Nghệ An là một thị trường nhỏ bé, thu nhập dân cư thấp, sức tiêu thụ hàng hóa dịch vụ không cao nhưng không phải vì thế mà không có sự cạnh tranh trong quá trình phát triển của KTTN.Nănglực cạnh tranh của các tổ chức KTTN được biểu hiện thông qua việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm.
  • 37. 37 * Kinh nghiệm phát triển KTTN của tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc được xếp là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Tháng 11/1997, Đại hội Đảng bộ lần thứ XII tiến hành sau 10 tháng tái lập tỉnh đã nhận định:"Vĩnh Phúc là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát của nền kinh tế đang còn ở mức thấp, kinh tế hàng hoá chậm phát triển, công nghiệp nhỏ bé, thu nhập tính theo đầu người còn thấp xa so với bình quân chungcủa cả nước". Khitái lập tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP là 12%, trong đó công nghiệp quốc doanh ở địa phương chỉ chiếm 2,1% trong ngành này. Thờigian qua, xét dưới góc độ tổng cung, KTTN đã cung cấp cho tỉnh một khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và đời sống xã hội. Xét dưới góc độ tổng cầu, sự phát triển của KTTN trên địa bàn tỉnh đã làm tăng cả cầu tiêu dùng cho cá nhân và cầu cho tiêu dùng sản xuất, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương “kích cầu” của chính phủ. Trên cơ sở đó mà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đóng góp của KTTN vào nền kinh tế của tỉnh tăng lên một cách vững chắc. Năm 2000, trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh, KTTN đóng góp hơn 11% (954,4 tỷ đồng/8420,3 tỷ đồng) thì năm 2002 là hơn 13% (1495,6 tỷ đồng/ 11252,3 tỷ đồng). Chỉ tính riêng năm 2000, KTTN của tỉnh đã chiếm 17,96% GDP trong tỉnh với giá trị là 522,9 tỷ đồng. Năm 2001 KTTN đã nộp ngân sách tỉnh được gần 36 tỷ đồng, năm 2002 đạt 50 tỷ đồng, chiếm 31,6% nguồn thu từ kinh tế địa phương, chiếm 3,1% thu ngân sách trên địa bàn. Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (1997-2001), với sự phát triển của KTTN, tổng GDP hàng năm của tỉnh tăng cao, bình quân là 17,6%, trong đó công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng nhanh nhất, đạt bình quân là 75,7%. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân là 5,8%/ năm, sản lượng lương thực bình quân 35,6 vạn tấn/ năm, riêng năm 2000 đạt 40,2 vạn tấn; trong đó giá trị sản xuất do KTTN tạo ra chiếm đến 85,5% giá trị sản xuất của toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh, các doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã chỉ làm chức năng dịch
  • 38. 38 vụ cho kinh tế hộ là chính. Năm 2001 sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục tăng cao với tổng giá trị đạt 6094 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2000; giá trị công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 68% (tăng cao nhất từ trước đến nay). Điều đáng chú ý là do công nghiệp ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài phát triển mạnh, nên thu ngân sách của địa phương tăng đột biến (gấp 2 lần), từ hơn 800 tỷ đồng năm 2001 lên hơn 1600 tỷ đồng năm 2002 [57]. Các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được chú ý nhân rộng; cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi và mùa vụ của tỉnh đã chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa; Nhiều cơ sở KTTN với những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, có hiệu quả kinh tế, được thị trường ưa chuộng như: Susu, bí đỏ, thanh long ruột đỏ, dưa chuột, lợn siêu nạc, gà đẻ, bò sữa,… Giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha đất canh tác toàn tỉnh tăng từ 70 triệu đồng/ha năm 2009 lên 120 triệu đồng/ha năm 2012. Thu nhập bình quân đầu người thuộc thành phần KTTN trong nông nghiệp tăng từ 17 triệu đồng năm 2011 lên trên 27 triệu đồng/người năm 2013; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 1,5 – 2% [57]. Những kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc trong phát triển KTTN những năm qua là: ở chỗ, trên cơ sở chủ trương chung của cả nước, tỉnh Vĩnh Phúc đã quan tâm tạo điều kiện và có nhiều nỗ lực trong phát triển KTTN, coi đó là một trong những trọng tâm của công cuộc đổi mới, bảo đảm cho kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. Tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp tích cực phát huy nội lực, huy động mọi TPKT, mọingười, trong đó có thành phần KTTN tham gia phát triển KT-XH, góp phần xây dựng tỉnh giàu đẹp, phồn vinh. Đặc biệt gần đây, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Nghị quyết: "Về việc quy định chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh", các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Trung ương, của tỉnh được triển khai kịp thời, sâu rộng; toàn tỉnh đã cứng hóa 84% đường trục xã, 80,2% đường trục thôn, xóm; 24,5% đường giao thông nội đồng; kiên cố hóa 113 km kênh mương nội đồng; 100% số xã có lưới điện quốc gia với tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 98%. Mạng lưới chợ nông
  • 39. 39 thôn được nâng cấp, xây mới góp phần phục vụ nhu cầu trao đổi, lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường và phục vụ đời sống nhân dân. Trong 3 năm, Vĩnh Phúc có thêm 81 trường đạt chuẩn Quốc gia, xây mới 935 phòng học kiên cố; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, bổ túc, học nghề đạt 92%. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ, nhân dân được quan tâm, tỷ lệ người dân tham gia đóng bảo hiểm y tế đạt 61,5%... tạo điều kiện thuận lợi để khơi dậy năng lực phát triển kinh tế ở địa phương, trong đó đã khuyến khích KTTN phát triển [57]. * Kinh nghiệm phát triển KTTN của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương Kim Thành là huyện đồng bằng, nằm ở phía Đông của tỉnh Hải Dương, trung tâm đồng bằng Bắc bộ, cách trung tâm thành phố Hải Dương 20 Km, cách thủ đô Hà Nội 80 Km về phía tây, cách thành phố Hải Phòng 24 Km về phía đông. Tính đến nay đã có 1471 hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN đăng ký kinh doanh hoạt động tại huyện Kim Thành. Trong đó: Hộ cá thể chiếm 94,83%; DNTN chiếm 2,58%; Công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 2,18%; công ty cổ phần chiếm 0,41%. Số lượng hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN có sự gia tăng mạnh từ năm 2001 trở lại đây, số lượng doanh nghiệp và hộ cá thể đăng ký thành lập đã tăng lên 4,7 lần, trung bình mỗi năm có 173 cơ sở mới đăng ký thành lập. So với số đăng ký, số lượng hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN đang hoạt động chiếm 81,71 %. Trongsố các đơn vịthuộc thành phần KTTN đi vào hoạt động thì hộ cá thể vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, với94,34%;DNTN chiếm 2,91%;côngty trách nhiệm hữu hạn chiếm 2,33; côngty cổ phần có chiếm 0,42%.Số hộ cá thể phát triển ở hầu khắp các xã, thị trấn tronghuyện, tập trungở các xã nằm trên hai tuyến đường là Quốc lộ số 5 và tỉnh lộ 188 chiếm tới 68% tổng số hộ cá thể trên địa bàn [41]. Số hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động phản ánh đúng trình độ phát triển LLSX của địa phương, khẳng định vai trò quan trọng của hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp.
  • 40. 40 Trong những năm qua, KTTN tại huyện Kim Thành có những bước phát triển nhanh, không ngừng lớn mạnh về quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh từng bước được đa dạng, ngày càng có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của huyện và của tỉnh Hải Dương. Ngành nghề kinh doanh của thành phần KTTN có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, gia tăng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Điều này phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của huyện: Khu vực sản xuất có 366 cơ sở; Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ có 690 cơ sở, chiếm 57% so với tổng số cơ sở thuộc thành phần KTTN. Lĩnh vực vận tải với 64 cơ sở, chiếm 5,32%; Ngoài ra còn một số cơ sở thuộc các ngành khác như tài chính, tín dụng, văn hóa thể thao…với 81 cơ sở, chiếm 6,74 %. Tổng nộp ngân sách của KTTN tính đến năm 2007 đạt 11327 triệu đồng, chiếm 12,8% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Trongđó tổng nộp ngân sách của hộ cá thể là 2494,8 triệu đồng, chiếm 22,02%; nộp ngân sách của DNTN là 2390,5 triệu đồng, chiếm 21,1%; của Công ty trách nhiệm hữu hạn là 4880,4 triệu đồng, chiếm 43, 09%; công ty cổ phần là 1561,5 triệu đồng, chiếm 13,79% [41]. Tình hình nộp ngân sách của KTTN tăng liên tục từ năm 2000 đến nay, chứng tỏ sự phát triển ổn định của khu vực này cũng như những đóng góp vô cùng quan trọng cho sự phát triển kinh tế của huyện Kim Thành. Những kinh nghiệm của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương trong phát triển KTTN những năm qua là: - Coi trọng việc hoàn thiện nội dung và phương thức quản lý Nhà nước đối với thành phần KTTN. - Tích cực, chủ động xây dựng cho mình những cơ chế chính sách, những giải pháp hỗ trợ một cách phù hợp nhất đối với thành phần KTTN trong điều kiện địa phương mình. Như, cải thiện môi trường kinh doanh; tăng cường cung cấp thông tin về thị trường, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; Có các chính sách hỗ trợ về vốn, ưu đãi đối với thành phần KTTN.
  • 41. 41 - Hầu hết các chủ thể KTTN trên địa bàn huyện Kim Thành đều đặt trọng tâm ưu tiên vào sản xuất các sản phẩm dễ xin phép hoạt động hoặc đang được Nhà nước ưu đãi, chưa coi trọng xây dựng phát triển thị trường có dung lượng lớn, sức tiêu thụ cao nhằm khai thác tối đa các lợi thế cạnh tranh của mình như tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ... Ngoài hộ cá thể thì DNTN địa bàn huyện Kim Thành có quy mô nhỏ và sức cạnh tranh còn hạn chế trong thành phần KTTN, khả năng hợp tác và vươn ra thị trường quốc tế còn yếu. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội Một là, xác định phát triển KTTN là một nhiệm vụ quan trọng và có vai trò lớn đối với sự phát triển KT-XH của địa phương và quốc gia. Các địa phương đều chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phát triển KTTN, chủ động đón nhận toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là ngành công nghiệp; phát triển kinh tế tri thức, phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đủ sức giữ vững thị phần trong nước và cạnh tranh hiệu quả ở nước ngoài trên cơ sở đa dạng hoá, linh hoạt hoá và hiện đại hoá công nghệ sản xuất và dịch vụ cung ứng sản phẩm, hoàn thiện hơn cơ chế thị trường và tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh theo các cam kết, tiêu chuẩn, quy định pháp luật và thông lệ quốc tế. Hai là, chủ trương, chính sách, thể chế kịp thời, đúng đắn, phù hợp là điều kiện, cơ sở, tạo hành lang pháp lý, niềm tin cho KTTN phát triển. Thực tiễn cho thấy, ở địa phương nào KTTN phát triển mạnh mẽ và đúng hướng hay không, phụ thuộc một phần rất quan trọng vào chủ trương, chính sách,thể chế và biện pháp tổ chức quản lý của Đảng, nhà nước. Các địa phương đã đưa ra nhiều cơ chế chính sách, biên pháp để phát triển KTTN, như ban hành Đề án tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích tạo điều kiện KTTN phát triển, nêu rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương tạo môi trường pháp lý, môi trường xã hội thuận lợi, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, thực hiện