SlideShare a Scribd company logo
1 of 170
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN VĂN AN
CỘNG HÒA INDONESIA GIẢI QUYẾT
XUNG ĐỘT SẮC TỘC, TÔN GIÁO NHẰM BẢO VỆ
VÀ CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
GIAI ĐOẠN 1991-2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LSPTCS, CNQT & GPDT
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN VĂN AN
CỘNG HÒA INDONESIA GIẢI QUYẾT
XUNG ĐỘT SẮC TỘC, TÔN GIÁO NHẰM BẢO VỆ
VÀ CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
GIAI ĐOẠN 1991-2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LSPTCS, CNQT & GPDT
Mã số: 62 22 03 12
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS THÁI VĂN LONG
2. PGS,TS NGUYỄN HỮU CÁT
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Trần Văn An
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
1.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới về Indonesia 8
1.2. Một số nhận xét về kết quả khoa học mà luận án sẽ kế thừa từ
nghiên cứu của những người đi trước 26
1.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu hoặc làm sâu sắc hơn 27
Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUNG ĐỘT SẮC
TỘC, TÔN GIÁO TRONG CÔNG CUỘC BẢO VỆ, CỦNG
CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA INDONESIA
GIAI ĐOẠN 1991-2015 29
2.1. Một số vấn đề lý luận về xung đột sắc tộc, tôn giáo và bảo vệ,
củng cố độc lập dân tộc thông qua giải quyết xung đột sắc tộc,
tôn giáo 29
2.2. Những nhân tố tác động đến xung đột sắc tộc, tôn giáo ở
Indonesia giai đoạn 1991-2015 47
Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT SẮC TỘC, TÔN
GIÁO NHẰM BẢO VỆ VÀ CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC
CỦA CỘNG HÒA INDONESIA GIAI ĐOẠN 1991-2015 74
3.1. Tình hình xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia trong giai đoạn
1991-2015 74
3.2. Những nỗ lực của Chính phủ Indonesia nhằm bảo vệ và củng cố
độc lập dân tộc 87
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA 106
4.1. Một số nhận xét 106
4.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ ứng phó với xung đột sắc tộc, tôn
giáo ở Indonesia 125
KẾT LUẬN 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ARF Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BI Ngân hàng Inđônêxia
COHA Hiệp định chấm dứt thů địch
DOM Khu căn cứ quân sự
DPR Cơ quan lập pháp của Indonesia
DPRD - NAD Hội đồng dân biểu địa phương
ĐNA Đông Nam Á
EU Cộng đồng Châu Âu
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GAM Phong trào Aceh tự do
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HDC Tổ chức Trung gian hòa giải
HLKHXH Hàn lâm Khoa học xã hội
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
KPU Ủy ban bầu cử quốc gia
MILF Mặt trận giải phóng Hồi giáo Moorro
MPR Đại hội Hội đồng Hiệp thương nhân dân
NAD Aceh được công nhận là khu vực đặc biệt
NIC Nước công nghiệp mớí
ODA Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức
OPM Phong trào Papua tự do
PULO Tổ chức giải phóng Thống nhất Pattani (Thái Lan)
RFD Cục Lâm nghiệp Hoàng gia (Thái Lan)
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
DANH MỤC CÁC BẢNG, BẢN ĐỒ
Trang
Bản đồ 2.1: Bản đồ tôn giáo Indonesia 63
Bản đồ 2.2: Bản đồ dân tộc Indonesia 65
Bản đồ 4.1: Bản đồ Indonesia 119
Bảng 2.1: Thành phần tôn giáo theo nhóm dân tộc ở Indonesia 64
Bảng 2.2: Dân số Indonesia theo nhóm dân tộc 66
Bảng 3.1: Chi tiêu xã hội (1995) 100
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xung đột sắc tộc, tôn giáo đang là chủ đề có tính thời sự ở nhiều khu
vực, quốc gia trên thế giới, nhất là khi đặt vấn đề này trong mối liên hệ với
vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Từ sau Chiến tranh
thế giới lần thứ Hai đến nay, các nước thuộc địa nói chung, Indonesia nói
riêng dù ít hay nhiều đều đang phải đối mặt với vấn đề ly khai và những bất
ổn an ninh, chính trị có nguồn gốc từ những bất đồng về sắc tộc và tôn giáo.
Việc giành được độc lập đã khó, song việc giữ được độc lập thực sự, nhất là
về chính trị, kinh tế còn khó hơn rất nhiều. Để phát triển bền vững, mỗi quốc
gia phải giải quyết tốt các mâu thuẫn xã hội, tạo lập môi trường hòa bình, ổn
định trong nước, phải giữ cho lòng dân yên, hạn chế đến mức tối đa sự bất
bình đẳng, sự chênh lệch về mức sống giữa các cộng đồng dân cư, ngăn ngừa
và giải quyết tốt các mâu thuẫn có liên quan đến sắc tộc, tôn giáo giữa các
cộng đồng dân cư.
Indonesia không chỉ là quốc gia nhiều đảo nhất mà còn là quốc gia có
số dân theo đạo Hồi đông nhất thế giới. Đất nước của hơn 18 nghìn hòn đảo
này là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Ngoài việc có đa số người
dân theo đạo Hồi, thì ở Indonesia còn có nhiều nhóm dân cư theo các tôn giáo
và tín ngưỡng khác nhau. Kể từ khi Indonesia trở thành quốc gia độc lập
(1945), cuộc đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia đã trải
qua rất nhiều thử thách, khó khăn liên quan đến việc giải quyết các mâu thuẫn
sắc tộc, tôn giáo của các chính phủ Indonesia, nhằm không chỉ duy trì sự toàn
vẹn lãnh thổ, thống nhất quốc gia mà còn hướng đến tạo lập một môi trường
hòa bình để phát triển bền vững.
Sau Chiến tranh Lạnh, nhất là từ khi bước sang thế kỷ XXI đến nay,
việc giải quyết xung đột sắc tộc và tôn giáo luôn là sự quan tâm hàng đầu của
các chính phủ Indonesia, do nước này vẫn tiếp tục phải đối diện với các vấn
2
đề xung đột sắc tộc, tôn giáo, cả cũ và mới. Nền độc lập dân tộc, toàn vẹn
lãnh thổ của Indonesia, một lần nữa, lại bị đe dọa trước phong trào li khai ở
nhiều địa phương của nước này, đặc biệt là ở Aceh.
Việt Nam cũng là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo như
Indonesia. Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước Việt
Nam luôn quan tâm đến việc đoàn kết dân tộc, đoàn kết giữa các cộng đồng
dân cư, cho dù họ thuộc dân tộc thiểu số hay đa số, theo tôn giáo hay tín
ngưỡng nào. Đoàn kết là nền tảng để tạo lập môi trường hòa bình, phát
triển bền vững. Trên cơ sở đó, việc tham khảo kinh nghiệm xử lý, giải
quyết các vấn đề có liên quan đến sắc tộc, tôn giáo, xung đột sắc tộc và tôn
giáo ở Indonesia sẽ cung cấp những bài học rất có giá trị cho các quốc gia
trong khu vực trong đó có Việt Nam.
Về phương diện khoa học, việc nghiên cứu xung đột sắc tộc, tôn giáo
và quá trình giải quyết các vấn đề trên sẽ giúp trả lời hàng loạt câu hỏi khoa
học như: liệu bản thân các tôn giáo, sắc tộc có phải là nguyên nhân tạo nên
xung đột sắc tộc, tôn giáo không hay những xung đột đó là do chúng bị chính
trị hóa? Tại sao một quốc gia Hồi giáo ôn hòa như Indonesia lại có đất cho sự
phát triển của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo như đã thấy hiện nay? Đâu là
những giải pháp hiệu quả để khắc phục những xung đột sắc tộc, tôn giáo ở
Indonesia cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới?... Việc trả lời các câu hỏi
không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà có cả ý nghĩa thực tiễn cấp bách.
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: "Cộng hòa Indonesia giải
quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc giai
đoạn 1991- 2015" làm hướng nghiên cứu cho đề tài luận án Tiến sĩ lịch sử, chuyên
ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án đi sâu phân tích thực trạng giải quyết xung đột sắc tộc, tôn
giáo của Cộng hòa Indonesia nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc từ năm
3
1991 đến năm 2015, rút ra ý nghĩa và những kinh nghiệm cho việc giải quyết
các vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm củng cố độc lập dân tộc của Việt Nam
trong bối cảnh hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ
chủ yếu sau:
Thứ nhất, làm rõ một số khái niệm về xung đột sắc tộc, tôn giáo, về độc
lập dân tộc, bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của các nước đang phát triển
sau Chiến tranh Lạnh.
Thứ hai, phân tích các nhân tố tác động đến tình trạng xung đột sắc tộc,
tôn giáo tại Cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến năm 2015.
Thứ ba, làm rõ thực trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo, đồng thời, phân
tích ý nghĩa của việc giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo đối với nhiệm vụ
bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia từ năm 1991 đến năm 2015.
Thứ tư, đưa ra nhận xét và rút ra những kinh nghiệm cho việc giải
quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm củng cố độc lập dân tộc của các nước
Đông Nam Á và Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình xung đột sắc tộc tôn
giáo ở Indonesia, những thách thức từ các cuộc xung đột đó đối với độc lập
dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia và các nỗ lực giải quyết của chính
phủ nước này nhằm giải quyết các vấn đề trên.
Xung đột sắc tộc và tôn giáo tại Indonesia đã xuất hiện từ những thế kỷ
trước với phạm vi rộng lớn, phức tạp. Trong khuôn khổ luận án tiến sĩ, đề tài
chỉ tập trung nghiên cứu một số điểm xung đột sắc tộc-tôn giáo, ly khai dân
tộc điển hình ở Indonesia như: Đông Timor; Ache; Irian Jaya; Maluku; xung
đột giữa người Hoa và người bản địa từ năm 1991 đến năm 2015. Từ đó luận
án đi sâu phân tích thực trạng giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo của Cộng
hòa Indonesia trong giai đoạn này nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc.
4
Về không gian: toàn bộ lãnh thổ Indonesia bao gồm khu vực trung tâm
và các đảo, quần đảo của nước này
Về thời gian: từ 1991 đến 2015
+ Đề tài lấy mốc năm 1991 vì đây là thời kỳ Trật tự thế giới 2 cực kết
thúc, Liên xô tan rã, tình hình chính trị, an ninh khu vực và thế giới có nhiều
biến động lớn ảnh hưởng đến công cuộc củng cố độc lập của các quốc gia
đang phát triển nói chung và ở Cộng hòa Indonesia nói riêng.
+ Mốc năm 2015 là mốc Indonesia có sự chuyển giao quyền lực từ
Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono sang Tổng thống Joko Widodo, là
thời điểm có những thay đổi về bối cảnh bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc
(trong Cộng đồng ASEAN), năm đó cũng là năm vấn đề xung đột tôn giáo sắc
tộc ở Indonesia được giải quyết một cách cơ bản.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở hệ thống các quan điểm và phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Hình thái kinh tế-xã hội; về Nhà
nước và giai cấp; về thời đại, vấn đề dân tộc và quyền tự quyết dân tộc…
Đồng thời, vận dụng những quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về độc lập dân tộc; các chủ trương chính sách được nêu trong cương
lĩnh, văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước Việt Nam để tiếp cận,
nghiên cứu thực hiện mục tiêu và những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho
luận án.
Ngoài ra, tác giả luận án còn nghiên cứu và sử dụng một số quan điểm
lý luận của các học giả tư sản và các học giả mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa
để phân tích và nghiên cứu về một số vấn đề như: nền dân chủ tư sản, vai trò
của nhà nước pháp quyền tư sản trong việc ban hành các giải pháp nhằm giải
quyết các xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc trong nước, củng cố và
bảo vệ nền độc lập dân tộc của quốc gia.
5
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Những nguyên lý, phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và logic, cùng với hệ
thống phương pháp luận sử học mác xít là những cơ sở chính để hình thành
phương pháp nghiên cứu luận án.
- Phương pháp lịch sử: đề tài nghiên cứu được đặt trong tiến trình lịch
sử cụ thể, không gian, thời gian đó là bối cảnh của Indonesia nói riêng; của
tình hình thế giới, khu vực từ năm 1991 đến năm 2015; theo giai đoạn phát
triển nhất định; phù hợp với logic lịch sử...
- Phương pháp phân tích địa - chính trị: luận án được xem xét các vấn
đề xung đột sắc tộc, tôn giáo cùng ảnh hưởng của nó trước hết dưới góc độ
địa - chính trị, trong không gian địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn của khu
vực, từ đây thấy rõ lợi ích, mục tiêu chính trị, nguyên nhân, biểu hiện… của
xung đột sắc tộc, tôn giáo và những tác động của nó tới Indonesia.
- Phương pháp lôgic, nghiên cứu tình huống, so sánh hệ thống: Các
nghiên cứu sẽ phải từ những diễn biến, những xung đột sắc tộc, tôn giáo đã
và đang xảy ra để phân tích, làm rõ những giải pháp giải quyết xung đột
sắc tộc, tôn giáo tại Cộng hòa Indonesia nhằm bảo vệ và củng cố độc lập
dân tộc, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc giải quyết các vấn đề dân
tộc, tôn giáo nhằm củng cố độc lập dân tộc của Việt Nam trong bối cảnh
hiện nay.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: được tác giả sử dụng trong thu
thập, xử lý và đánh giá các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, các công trình
nghiên cứu trong và ngoài nước về các chủ đề liên quan đến đề tài.
Thêm vào đó, tác giả luận án cũng sử dụng các phương pháp như: sưu
tầm tư liệu, hệ thống, phân loại, thống kê, phương pháp phỏng vấn chuyên
gia, phương pháp liên ngành lịch sử, quan hệ quốc tế, chính trị quốc tế nhằm
hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu chính.
6
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Một là, luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống về nguyên nhân, thực
trạng và tác động của xung đột sắc tộc, tôn giáo đối với độc lập dân tộc và toàn
vẹn lãnh thổ của Indonesia trong giai đoạn từ 1991 đến 2015.
Hai là, luận án đã làm rõ những nỗ lực của Chính phủ Indonesia trong
quá trình giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo ở nước họ, chỉ ra những thành
tựu và hạn chế của các nỗ lực đó.
Ba là , tìm ra được những đặc điểm chính của xung đột sắc tộc tôn giáo ở
Indonesia, trong so sánh với các cuộc xung đột tương tự ở một số nước Đông
Nam Á khác
Bốn là, góp thêm những cứ liệu từ thực tiễn giải quyết xung đột sắc tộc,
tôn giáo của Cộng hòa Indonesia nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc cho
Việt Nam trong hoạch định, triển khai thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo
nhằm củng cố độc lập dân tộc của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: luận án khẳng định xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Indonesia
không phải là sự va chạm giữa văn minh Hồi giáo và Thiên chúa giáo. Nguồn
cội của các cuộc xung đột đó là kết quả của sự chính trị hóa tôn giáo của một
số thế lực chính trị ở Indonesia nhằm phục vụ cho lợi ích riêng mà thôi.
- Về thực tiễn: Qua phân tích thực trạng giải quyết xung đột sắc tộc, tôn
giáo của Cộng hòa Indonesia nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc giai
đoạn 1991-2015, luận án góp phần gợi mở một số vấn đề thực tiễn trong việc
hoạch định và triển khai các chính sách dân tộc, tôn giáo cùng chính sách đối
ngoại của Việt Nam thông qua hợp tác giải quyết vấn đề xung đột sắc tộc, tôn
giáo trong bối cảnh những biến đổi của môi trường địa - chính trị khu vực
hiện nay.
- Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích trong công tác nghiên cứu,
giảng dạy môn Lịch sử Phong trào Cộng sản, Công nhân quốc tế và giải
7
phóng dân tộc; môn Quan hệ quốc tế; các môn: lịch sử thế giới hiện đại; lịch
sử Đông Nam Á; lịch sử Quan hệ quốc tế…
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục chữ viết tắt, tài liệu
tham khảo, nội dung đề tài dự định kết cấu thành 4 chương, 09 tiết.
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận án.
- Chương 2: Những nhân tố tác động đến xung đột sắc tộc, tôn giáo
trong công cuộc bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Indonesia giai
đoạn 1991-2015.
- Chương 3: Thực trạng giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo nhằm bảo
vệ và củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Indonesia giai đoạn 1991-2015
- Chương 4: Nhận xét và những kinh nghiệm rút ra
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong nghiên cứu, tác giả luận án đã
tiếp cận với một khối lượng tài liệu tham khảo lớn của các nhà nghiên cứu
Indonesia, các học giả nước ngoài và các nhà khoa học Việt Nam liên quan
đến vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo ở đất nước này. Nguồn tài liệu đó tập
trung nghiên cứu trên nhiều phương diện: địa lý, lịch sử, văn hoá, dân tộc, tôn
giáo, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô...
của Indonesia. Nguồn tài liệu đã tiếp cận được là cơ sở và cứ liệu quan trọng
giúp nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề mà luận án
cần tập trung giải quyết.
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ INDONESIA
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về Indonesia của các học giả
quốc tế
Đông Nam Á là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng của thế giới
nên luôn giành được sự chú ý nghiên cứu của nhiều học giả với những góc
độ tiếp cận đa dạng. Indonesia là một nước lớn trong khu vực, có những
nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, dân cư, nhưng cũng có lịch sử đấu tranh
giải phóng dân tộc, củng cố độc lập dân tộc, phong cách ứng xử cũng như
trình độ phát triển xã hội khá tương đồng so với các quốc gia khác cùng
khu vực. Indonesia cũng là một trong những nước sáng lập ASEAN và
đóng vai trò lãnh đạo Hiệp hội này trong thực tế cho tới năm 1998, khi
Tổng thống nước này là Suharto bị lật đổ. Đối với thế giới, đặc biệt là các
nước lớn, vị trí địa-chiến lược của Indonesia có vai trò vô cùng quan trọng.
Không một nước lớn nào không mong muốn xác lập được ảnh hưởng ưu
thế ở quốc gia "vạn đảo" này.
9
Vì thế, Indonesia được giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Về tổng
quát có thể phân các công trình nghiên cứu về Indonesia ở ngoài nước thành
các nhóm sau:
- Thứ nhất, những nghiên cứu về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân
tộc và củng cố độc lập dân tộc của Indonesia.
Cuốn sách "Histoire de l’Indonésie" (Lịch sử Indonesia) của Giáo sư
Jean Bruhat [16]. Cuốn sách gồm 5 chương, chương 1 và 2 trình bày khái
quát về đất nước Indonesia trong thời kỳ là thuộc địa của thực dân Hà Lan.
Chương 3;4;5 thông qua những mốc lịch sử chủ yếu trong sự vận động, phát
triển của Indonesia, tác giả đi sâu phân tích diễn biến của các phong trào dân
tộc trong tiến trình đấu tranh giành, giữ và củng cố độc lập dân tộc đến năm
1975. Cuốn sách là công trình nghiên cứu Indonesia về lịch sử, nên tác giả đã
lựa chọn, đề cập, phân tích những sự kiện tiêu biểu, đánh giá những đặc điểm
văn hóa, xã hội, dân cư, tộc người, tôn giáo…Đây là tài liệu tham khảo rất giá
trị cho tác giả khi thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu luận án của mình.
Cuốn "Lịch sử Đông Nam Á" của tác giả người Anh - D.G.E.Hall [42].
Tác giả là giáo sư danh dự thuộc trường Đại học Luân Đôn, ông được coi là
chuyên gia hàng đầu về Lịch sử Đông Nam Á. Cuốn sách đã phác hoạ nên
một bức tranh khá rõ nét và đầy sinh động về lịch sử ra đời, phát triển, quá
trình bị thực dân phương Tây xâm lược và sự thiết lập chế độ cai trị thuộc địa
của Hà Lan tại Indonesia. Tất cả các nội dung này được trình bày trong 3
phần đầu của cuốn sách. Ở phần thứ tư, tác giả tập trung nghiên cứu về cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Indonesia năm 1945 cùng với
những diễn biến phức tạp của cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược (Hà
Lan), trong từng chương riêng (chương 43, 45, 48, 50, 51, 52). Để làm nên
thành công của cuốn sách, Giáo sư D.G.E. Hall đã khai thác nhiều nguồn tài
liệu phong phú từ kho lưu trữ, văn bia, tham khảo nhiều tác phẩm của các nhà
nghiên cứu đi trước với sự phê phán và chọn lọc. Vì vậy đây là một công trình
10
khoa học nghiêm túc và có giá trị. Tuy nhiên, cuốn sách dừng sự nghiên cứu
vào năm 1950, đây là thời điểm có nhiều sự kiện đang tiếp diễn với tính đa
dạng và chằng chéo, là sự chuẩn bị cho những thay đổi lớn trên chính trường
Indonesia. Nhưng giá trị của cuốn sách mà tác giả luận án quan tâm là, khi
nhìn nhận về quá trình đấu tranh giành độc lập của Indonesia, D.G.E. Hall đã
chỉ ra được vai trò của lực lượng tư sản cấp tiến với những nỗ lực tích hợp lợi
ích đa dạng của các sắc tộc, tôn giáo để đạt được sự đồng thuận về mục tiêu
xây dựng một nhà nước Cộng hòa độc lập.
Cuốn sách "Chủ nghĩa thực dân là một thứ cần phải loại trừ khỏi thế
giới" của Sukarno [111]. Ông Sukarno, một nhà lãnh đạo đầy uy tín của nhân
dân Indonesia trong giai đoạn mới thành lập nước Cộng hoà. Trong tác phẩm
này, Sukarno đứng trên quan điểm của đại bộ phận nhân dân Indonesia để
nhìn nhận về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của đất nước mình.
Ông cho rằng thực dân là kẻ thù chung của nhân dân các dân tộc bị áp bức
trên toàn thế giới, đặc biệt là nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc và cần
xác lập một mối liên hệ, hợp tác giữa các dân tộc thuộc địa để chống thực
dân. Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu quan điểm của những nhà lãnh đạo
Indonesia trong việc định hướng và lựa chọn các chính sách phát triển đất
nước, trong đó có chính sách đối ngoại.
Cuốn sách "Suharto. A political biography" (Suharto: Một tiểu sử chính
trị) của tác giả R.E.Elson [193]. Đây là công trình nghiên cứu về vị Tổng
thống thứ hai của nhân dân Indonesia, một người mà trong cách đánh giá của
các nhà nghiên cứu hiện nay trên thế giới luôn cho là đầy mâu thuẫn giữa
công và tội. Với cách tiếp cận nghiên cứu của mình, Elson đã tập trung phân
tích về đường lối chính trị mà Tổng thống Suharto đã thực hiện trong hơn 30
năm giữ cương vị là người đứng đầu đất nước. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra
một số nhận xét, đánh giá trên hai mặt thành công và hạn chế về những việc
mà vị Tổng thống này đã làm. Trong quá trình nghiên cứu, để đưa ra những
11
đánh giá xác thực nhất, tác giả đã căn cứ vào nguồn tài liệu gốc của
Indonesia, đó là những chính sách chính trị, ngoại giao; kinh tế, xã hội; an
ninh quốc phòng mà Tổng thống Suharto đã ban hành trong giai đoạn 1967 -
1998. Vì vậy, cuốn sách là nguồn tư liệu rất quan trọng để nghiên cứu sinh
tham khảo trong quá trình hoàn thành đề tài luận án.
- Thứ hai, những nghiên cứu về vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo cùng
những ảnh hưởng của nó đến sự nghiệp bảo vệ và củng cố độc lập ở
Indonesia.
Công trình "The Indonesian killings 1965-1966: Studies from Java and
Bali" (Tàn sát người ở Indonesia 1965-1966: những nghiên cứu ở Java và
Bali) của Centre of Southeast Asia Studies [111]. Công trình đã phân tích
những mâu thuẫn xã hội ở Indonesia trước cuộc đảo chính quân sự năm 1965
của Suharto, làm rõ nguyên nhân của những cuộc thanh trừng, tàn sát đối với
các đảng viên cộng sản nói riêng và người dân vô tội ở Java và Bali nói
chung. Hướng tiếp cận nghiên cứu, lý giải của các tác giả trong công trình đã
cung cấp cho tác giả luận án thêm một "góc nhìn đa chiều" khi xem xét, đánh
giá các xung đột sắc tộc, tôn giáo cùng ảnh hưởng của nó đến xã hội
Indonesia trong giai đoạn được nghiên cứu khi thực hiện luận án.
Cuốn sách "Lịch sử Đông Nam Á hiện đại" của Clive J.Christie [19].
Tác giả Clive J.Christie là người Pháp, một chuyên gia nghiên cứu về các vấn
đề dân tộc, sắc tộc và tôn giáo nên công trình đã tập trung đi sâu nghiên cứu
các khía cạnh liên quan đến các vấn đề này. Cuốn sách được cấu trúc thành
hai phần, trong đó phần thứ hai tập trung nghiên cứu quá trình phi thực dân
hoá và chủ nghĩa ly khai trong khu vực Hồi giáo ở Đông Nam Á. Trong đó
Indonesia được đề cập tương đối rõ vì đây là nơi có nhiều cư dân theo đạo
Hồi sinh sống. Clive J.Christie đã dành nhiều thời gian để khắc hoạ về
Indonesia như là một "ngôi nhà đạo Hồi", với tất cả tính tích cực cùng những
tác động phức tạp của nó đối với Indonesia nói riêng, cả khu vực Đông Nam
12
Á nói chung. Đặc biệt, cuộc nổi dậy của người Aceh được tác giả đề cập khá
kỹ (từ trang 231 đến 248), từ đó lột tả được phần nào những khúc mắc trong
vấn đề Aceh - một vấn đề rất phức tạp của Indonesia trong quá khứ và hiện
tại. Khi công bố cuốn "Lịch sử Đông Nam Á hiện đại", tác giả Clive
J.Christie dự định thông qua nghiên cứu các phong trào ly khai và khởi nghĩa
khác, để làm rõ tiến trình chung về phi thực dân hoá ở Đông Nam Á, lịch sử
và hậu quả của nó. Nhưng đây là những vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm và
hiện đang gây tranh cãi trong giới khoa học, vì vậy những đánh giá trong
cuốn sách được coi là quan điểm riêng của tác giả. Tuy nhiên, với quan điểm
nghiên cứu "thuần tuý mang tính lịch sử và lập luận cơ bản của nó là các
phong trào ly khai khác nhau" và dựa trên nguồn tư liệu đã qua kiểm định,
cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu sinh khi tìm
hiểu về những vấn đề liên quan đến nội dung luận án.
Cuốn sách "Indonesia Today - Challenges of History" (Indonesia ngày
nay - Những thách thức của lịch sử) của Grayson Lloyd và Shannon Smith
[178], là một công trình nghiên cứu tổng hợp về lịch sử phát triển của
Indonesia từ 1945 đến đầu thế kỷ XXI. Gồm nhiều bài viết nhỏ với những chủ
đề riêng biệt, được kết cấu thành 5 chương nội dung, trong đó ba chương
chính đề cập đến 3 lĩnh vực chủ yếu là chính trị, kinh tế và văn hoá. Bằng
cách tiếp cận theo hướng kết hợp giữa trình bày sự kiện với những nhận định,
đánh giá, so sánh đan xen nhau…, các tác giả đã chỉ ra những mặt làm được
và chưa làm được của các Tổng thống Indonesia (từ năm 1945 đến 2000);
đồng thời vẽ lên một bức tranh khá đầy đủ về đất nước Indonesia trong một
giai đoạn tương đối dài với những thành công, hạn chế trong con đường phát
triển của mình. Giai đoạn 1967 - 1998 với sự lãnh đạo của Tổng thống
Suharto ở Indonesia được phân tích, đánh giá, so sánh với các giai đoạn trước
và sau; thông qua các cứ liệu lịch sử cụ thể để nhìn nhận về những thành
công, hạn chế của Suharto một cách khách quan. Cuốn sách đã đem lại những
13
thông tin và cách tiếp cận đa chiều về Indonesia trong một giai đoạn lịch sử
mà tác giả có thể tham khảo tốt trong quá trình thực hiện luận án.
Công trình "Ethnic Conflics in Southeast Asia" (Xung đột tộc người ở
Đông Nam Á) của Adrian Vicker [160]. Công trình đã đề cập một trong
những vấn đề nổi cộm của nền chính trị khu vực và thế giới hiện nay, đó là
vấn đề ly khai dân tộc. Công trình khẳng định ly khai tộc người ở Đông Nam
Á có liên quan chặt chẽ đến vấn đề dân tộc, một vấn đề phức tạp và nhạy cảm
ở các quốc gia đa dân tộc trong quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc.
Nhóm nghiên cứu công trình còn nâng vấn đề ly khai dân tộc thành chủ nghĩa
ly khai, một biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc trong quá trình phát triển của các
quốc gia đa dân tộc. Theo các tác giả, bước sang thế kỷ XXI, hệ tư tưởng
không còn là nhân tố chính của những xung đột dân tộc trên thế giới. Hiện
nay, hầu hết các khu vực trên thế giới, từ các nước phát triển đến các nước
đang phát triển (trong đó có Đông Nam Á và Indonesia), nhiều quốc gia phải
đối phó với vấn đề ly khai dân tộc trong quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân
tộc. Nhóm tác giả cho rằng, vấn đề ly khai dân tộc là một trong những trở
ngại mà các nước Đông Nam Á, trong đó có Indonesia phải tìm ra những giải
pháp hữu hiệu để khắc phục, vượt qua đem lại sự ổn định và phát triển.
Công trình nghiên cứu "A History Modern Indonesia 1200 - 2004"
(Lịch sử Indonesia hiện đại 1200 - 2004) của tác giả M.C.Ricklefs [188], là
một kho tư liệu với nhiều sự kiện phản ánh trung thực về lịch sử Indonesia
hiện đại: Cuốn sách khái quát quá trình hình thành và phát triển của các
vương triều phong kiến; sự thâm nhập của các luồng văn hoá Đông - Tây
thông qua quá trình giao thương buôn bán ở Eo biển Malacca; sự xuất hiện
của những đoàn truyền giáo với mục tiêu chính trị, cuộc chiến để tranh giành
thuộc địa giữa các nước thực dân phương Tây (Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào
Nha và Hà Lan) và sự thắng thế của thực dân Hà Lan; sự cai trị hà khắc và
các cuộc đấu tranh của nhân dân Indonesia chống lại ách đô hộ của thực dân
14
Hà Lan...Thông tin quan trọng mà tác giả luận án tham khảo từ cuốn sách là,
những vấn đề sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia được M.C.Ricklefs khắc họa một
cách sinh động thông qua việc phân tích hàng loạt các sự kiện, xung đột chỉ ra
nguyên nhân cùng những tác động đến diễn tiến lịch sử Indonesia.
Bài viết: "Behind Indonesia’s Red Scare" (Đằng sau nỗi sợ Đỏ của
Indonesia ) của tác giả Gatra Priyandita [175]. Gatra Priyandita là nghiên cứu
sinh tiến sĩ tại Trường Văn hóa, Lịch sử và Ngôn ngữ tại Đại Học Quốc gia
Australia. Nghiên cứu của ông tập trung vào ngoại giao công chúng của
Indonesia và chính trị Indonesia thời hậu Suharto. Bài viết đã khái quát cuộc
tàn sát năm 1965-1966 (hàng trăm ngàn người bị nghi ngờ là cộng sản hay có
tư tưởng ủng hộ cộng sản đã bị cầm tù và giết hại) và các vụ vi phạm nhân
quyền khác như cuộc thảm sát Talangsari vào năm 1989, cuộc bạo loạn ở
Jakarta vào năm 1998, và những vụ giết người ở Aceh và Papua. Đồng thời
nêu vấn đề đáng suy ngẫm: phần lớn các thủ phạm chính của những sự kiện
hay xung đột trên ngày nay vẫn còn sống, vẫn tiếp tục có ảnh hưởng chính trị
và sẽ không phải đối mặt với công lý trong tương lai gần, và người dân
Indonesia, những người mà quyền tự do dân sự của họ ngày càng bị hạn chế.
Cuốn sách: "Why Terrorists Quit: The Disengagement of Indonesian
Jihadists" (Vì sao bọn khủng bố bỏ cuộc: Gỡ bỏ cam kết với lực lượng Jihad
Indonesia) của Julie Chernov Hwang [184]. Trong tác phẩm Julie Hwang đã
tìm ra bốn yếu tố chung khiến các phần tử khủng bố rời bỏ tổ chức cực đoan.
Theo bà Hwang, đó là sự thất vọng khi những phần tử khủng bố nhận ra rằng
cái lợi thu được không đáng với cái giá mà họ phải trả. Từ nhận xét trên, tác
giả kết luận rằng để rời bỏ phong trào cực đoan hoàn toàn và tái hòa nhập xã
hội, sự hỗ trợ của bạn bè và gia đình là một nhân tố then chốt đối với các
phần tử này.
Cuốn sách: "BTI 2018: Indonesia Country Report" (BTI 2018 - Báo
cáo quốc gia Indonesia) [190]. Đây là tài liệu gốc của chính phủ Indonesia
15
vừa công bố. Báo cáo dài 45 trang dịch, đã tổng kết quá trình chuyển đổi dân
chủ của Indonesia bắt đầu vào tháng 5 năm 1998, khi nhà độc đoán lâu năm
Suharto từ chức tổng thống sau 32 năm tại vị, phân tích những điểm mạnh,
hạn chế của các đời tổng thống tiếp theo ở Indonesia. Báo cáo tổng kết hoạt
động của Indonesia qua 20 năm và đưa ra chiến lược phát triển đất nước trong
những năm tiếp theo. Cuối cùng Báo cáo đưa ra nhận định, Indonesia cần phát
triển hơn nữa hệ thống phúc lợi của mình để cung cấp các dịch vụ cơ bản, đặc
biệt là trong lĩnh vực y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Vấn đề này phải được
thực hiện với quản trị tốt ở tất cả các cấp. Nó cũng đòi hỏi sự hợp lực của vai
trò của nhà nước, khu vực tư nhân và xã hội dân sự. Đây là tài liệu gốc, cập
nhật rất quí giúp tác giả thực hiện luận án.
Ngoài các công trình của các học giả Phương Tây được công bố bằng
tiếng Anh, nhiều học giả người Hoa cũng quan tâm nghiên cứu về xung đột
tôn giáo, sắc tộc ở Indonesia. Sau đây là một số công trình đáng chú ý.
+ Bài viết: "Bước đầu tìm hiểu thích ứng văn hóa cộng đồng dân tộc
Hoa ở Indonesia trong gần 30 năm qua" của tác giả Trần Tú Dung [28]. Bài
viết khái quát, nhìn lại những nguyên nhân lịch sử trên phương diện này, phân
tích những đóng góp của tộc người Hoa tại Indonesia đối với những tiến bộ,
phồn vinh trong các lĩnh vực sản xuất, y tế, thể thao, đoàn thể, tôn giáo... bằng
những tư duy dân tộc và chuẩn mực hành vi của tộc người Hoa. Đồng thời,
bài viết cũng chỉ ra, vai trò và chính sách của chính phủ Indonesia đóng vai
trò then chốt trong việc đảm bảo người Hoa ở Indonesia với tư cách là một
dân tộc thiểu số tại Indonesia có thể được hưởng những quyền lợi bình đẳng
dân tộc, được hưởng sự bảo vệ và tôn trọng từ chính phủ Indonesia.
+ Bài báo: "Religious beliefs of Chinese people in Indonesia" (Tín
ngưỡng tôn giáo của người Hoa ở Indonesia) của tác giả Andyni Khosasih
[160]. Bài viết xuất phát từ những góc nhìn khác nhau về lịch sử và hiện
thực, tiến hành khảo sát trên cơ sở tổng hợp về tôn giáo của người Hoa ở
16
Indonesia, tình hình căn bản, những tồn tại trong thực tế, phân tích các đặc
tính, kết quả phiếu khảo sát để đưa ra những phát hiện về xu hướng tương
lai của vấn đề này. Người Hoa ở Indonesia có dân số lên đến gần 7 triệu
người. Những thành tựu kinh tế của người Hoa ở đây gắn liền với văn hóa
người Hoa. Do vậy, muốn hiểu được văn hóa người Hoa và cộng đồng
người Hoa ở Indonesia cần phải gắn liền với việc phân tích tín ngưỡng của
người Hoa.
+ Bài viết: "Nghiên cứu vấn đề chia rẽ dân tộc Aceh ở Indonesia dưới
góc độ chỉnh hợp quốc gia" của Chu Tuấn Hoa [54]. Bài viết nội dung chính
đề cập đến vấn đề: Chỉnh hợp quốc gia là một nhiệm vụ lâu dài và gian khổ
mà một quốc gia đa dân tộc phải đối mặt. Phần lớn các quốc gia Đông Nam Á
hiện nay đều là các quốc gia đa sắc tộc. Về mặt địa lý, các nước đều tồn tại
đặc trưng bởi "phân mảnh hóa", quá trình chỉnh hợp quốc gia gặp nhiều khó
khăn. Sự chia tách của nhóm dân tộc Aceh ở Indonesia mang tính đại biểu và
là một cửa sổ để nghiên cứu các vấn đề dân tộc và chỉnh hợp quốc gia ở Đông
Nam Á. Từ góc độ chỉnh hợp quốc gia, tác giả bài viết xem xét vấn đề chia rẽ
sắc tộc ở Indonesia, "vành đai địa lý phân mảnh" mang tính đa sắc tộc, đa tôn
giáo, đa văn hóa, địa lý. Sự mất cân bằng trong phát triển kinh tế giữa các dân
tộc khác nhau, và những nguy cơ tiềm ẩn trong lịch sử của chế độ thực dân
khiến cho quá trình chỉnh hợp dân tộc tại đây rất khó thực hiện, tạo thành sự
chia rẽ sắc tộc. Mặt khác, sự phân chia quyền lực chính trị tại Indonesia sau
độc lập không đồng đều, phân bố cấu trúc mất cân bằng, tâm lý tôn giáo dân
tộc mạnh mẽ, trong khi ý thức quốc gia không có được sự quy chuẩn và
hướng dẫn chính xác. Thêm vào đó, những mâu thuẫn giữa chính quyền trung
ương và địa phương, những sai lầm của chính sách dân tộc ở một mức độ nhất
định, đã làm tan biến bản sắc dân tộc vốn đã khá suy yếu và cản trở quá trình
chỉnh hợp quốc gia của Indonesia và việc giải quyết sự chia rẽ của dân tộc
Aceh. Từ đó đưa ra nhận định, việc giải quyết vấn đề chia rẽ dân tộc, cần bắt
17
đầu từ củng cố sự chỉnh hợp quốc gia và phụ thuộc vào nhiều nhân tố thuộc
nhiều phương diện.
+ Bài viết: "Chỉnh hợp chính trị ở các nước đa dân tộc đang phát triển:
điểm chung, khó khăn và cách hóa giải - trên cơ sở so sánh giữa Indonesia và
Nigeria" của tác giả Dư Xuân Dương [30]. Đây là bài viết của một học giả
Trung quốc nghiên cứu vấn đề chỉnh hợp chính trị của các nước đa dân tộc
đang phát triển đòi hỏi phải xuất phát từ góc độ so sánh cấp quốc gia. Thông
qua so sánh tiến trình chỉnh hợp chính trị của Indonesia và Nigeria từ khi
thành lập nước đến nay, rút ra những điểm chung chủ yếu mà hai nước gặp
phải trong quá trình chỉnh hợp chính trị. Theo tác giả bài báo, cách thức hóa
giải những khó khăn trên chủ yếu bao gồm: 1/ Tìm kiếm điểm trùng hợp
trong nhận thức chung, tôn trọng những khác biệt văn hóa, xây dựng cộng
đồng dân tộc quốc gia; 2/ Tìm kiếm, xây dựng thể chế, cơ chế chính trị đảm
bảo gắn kết về lợi ích, chia sẻ thành quả; 3/ Xóa bỏ những ảnh hưởng của
quân nhân, quân đội trong đời sống chính trị, trừng trị nghiêm khắc hành vi
tham nhũng; 4/ Tìm kiếm và thúc đẩy nhưng chính sách hòa hợp dân tộc và
hòa hợp tôn giáo đa ngôn ngữ.
Đây là những tài liệu từ nguồn tiếng Trung đã được dịch sang tiếng
Việt, những tài liệu này gợi ý cho tác giả luận án nắm bắt về chính sách quản
lý, giải quyết những vấn đề có liên quan đến người Hoa ở quốc gia này, qua
đó liên hệ, so sánh sự giống và khác nhau trong giải quyết xung đột sắc tộc ở
các nước đang phát triển có đa dân tộc cùng sinh sống. Những tài liệu này
phục vụ tác giả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra ở chương 3 và chương 4
của luận án.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu của các học giả Indonesia
Kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2015 là quãng thời gian tương đối
dài trong quá trình phát triển của Cộng hòa Indonesia. Đây cũng là thời kỳ thế
giới và khu vực có nhiều biến động. Trong bối cảnh đó, Cộng hòa Indonesia là
18
quốc gia điển hình về tình trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc trong
khu vực. Việc quốc gia này xử lý các xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc
cùng những ảnh hưởng của nó đến sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc trong thời
gian này đã được nhiều nhà nghiên cứu Indonesia thực hiện. Các công trình
nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án tiêu biểu mà tác giả có thể tiếp cận:
+ Tập hợp các bài phỏng vấn về kinh tế và chính trị về "Indonesia yang
Berubah" (Indonesia đang thay đổi) của các tác giả Gunawan Haryono, Daddi
Prianto, Agus Sukapti, Sri, Yulia Nuraini và Ratna [180].
+ Bài viết "Budaya Indonesia, Kajian Arkeologi, Seni, dan Sejarah"
(Văn hoá Indonesia, đánh giá khảo cổ, nghệ thuật và lịch sử) của tác giả
Sedyawati Edi [199]. Tác phẩm đã trình bày khá chi tiết về lịch sử phát triển
văn hóa Indonesia thông qua những đánh giá về khảo cổ và nghệ thuật kiến
trúc của nước này.
+ Cuốn sách "Politik Indonesia dalam Perspektif Sejarah" (Chính trị
Indonesia trong bối cảnh lịch sử) của tác giả Warday T.Baskara [204].
+ "Military Politics, Ethnicity and Conflict in Indonesia" (Chính trị
quân sự, sắc tộc và xung đột ở Indonesia) của tác giả Ikrar Nusa Bhakti, Sri
Yanuarti và Moamad Nurhasim [192]. Các tác giả Ikrar Nusa Bhakti, Sri
Yanuarti và Mochamad Nurhasim, là những nhà nghiên cứu tại Trung tâm
Nghiên cứu chính trị tại Viện Khoa học Indonesia (LIPI). Trong tập tài liệu
này, nhóm tác giả đã hệ thống, phân tích về vai trò của quân đội trong chính
trị Indonesia: 1945-2004. Đặc biệt, tài liệu đã làm rõ vai trò của quân đội
trong xử lý vấn đề ly khai ở Papua (1998-2004); các phản ứng của quân đội
đối với Phong trào Aceh tự do (1976-1998). Đây là những tài liệu rất quí mà
tác giả đã khai thác phục vụ đề tài luận án.
+ "Lessons learned from Indonesia's conflicts: Aceh, Poso and
Papua..." (Bài học rút ra từ các cuộc xung đột của Indonesia: Aceh, Poso và
Papua...) của tác giả Sidney Jones [201] là Viện trưởng Viện Phân tích Chính
19
sách Xung đột (IPAC). Tác giả đề cập trong bài nội dung về: ba cuộc xung
đột mà chính phủ Indonesia đã cố gắng giải quyết đưa ra một số bài học
nghiêm túc cho tổng thống tiếp theo của đất nước. Đó là: một thỏa thuận hòa
bình ở Aceh đã ngăn chặn một cuộc nổi dậy nhưng các cựu phiến quân tỏ ra
là những nhà lãnh đạo chính trị tồi tệ. Một thỏa thuận ở Poso đã ngăn chặn
cuộc chiến giữa Thiên chúa giáo - Hồi giáo nhưng để lại một mạng lưới cực
đoan tại chỗ vẫn tiếp tục hoạt động. Và một bộ máy chính quyền mới đã được
thành lập cho Papua đã thất bại khi chỉ tập trung vào phát triển kinh tế, trong
khi các bước ban đầu để đối thoại với Jakarta dường như bị đình trệ. Tác giả
Jones đã phân tích lý do của những kết quả trên và đưa ra nhận định về những
gì một chính quyền mới có thể cố gắng tiến lên. Đây là những thông tin rất
quan trọng mà tác giả luận án đã khai thác và đề cập trong chương 3.
+ "Religion Conflicts in Indonesia Problems and Solutions" (Xung đột
tôn giáo ở Indonesia các vấn đề và các giải pháp) của tác giả: Sintha
Wahjusaputri [202]. Bài viết phân tích những xung đột tôn giáo ở Indonesia
và đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này.
+ Bài viết: "Harmony in Diversity: A Government Policy and Mutual
Effort of..." (Sự hài hòa trong đa dạng: Chính sách của chính phủ và nỗ lực
chung của những người tôn giáo ở Indonesia) của Dede Rosyada [173].
Thông qua tiếp cận và phân tích nhiều văn bản gốc của chính phủ Indonesia,
tác giả Dede Rosyada đã đưa ra nhận định: những người sáng lập của đất
nước đã đặt ra thỏa thuận ngay từ đầu, rằng họ khác nhau về sắc tộc, tôn giáo
và văn hóa, nhưng họ có một mục tiêu chung là trở thành một quốc gia độc
lập có thể thiết lập đất nước của mình để tạo ra chủ nghĩa lý tưởng lẫn nhau
để trở thành một xã hội phát triển, công bằng và thịnh vượng. Để trở thành
một quốc gia phát triển có thể đứng ngang hàng với các quốc gia khác trên thế
giới và quản lý toàn bộ tiềm năng của quốc gia, sự ổn định chính trị, sự tham
gia của công chúng và sức mạnh của nguồn nhân lực đáng tin cậy là cần thiết.
20
+ "Religion in Indonesia" (Tôn giáo ở Indonesia) của Indonesia [191].
Đây là bài viết đăng trên trang điện tử đầu tư, mục văn hóa của Indonesia. Bài
viết đề cập: Indonesia là một quốc gia dân chủ thế tục có dân số đa số Hồi
giáo. Hiến pháp Indonesia đảm bảo tất cả mọi người ở Indonesia có quyền tự
do thờ cúng, mỗi người theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của riêng mình. Nó
cũng quy định rằng nhà nước sẽ dựa trên niềm tin vào "Thiên Chúa duy nhất
và duy nhất" (một điều kiện cũng hình thành nguyên tắc đầu tiên của
Pancasila, triết lý nhà nước Indonesia được Sukarno đưa ra vào năm 1945).
Bài báo nhận định, Mặc dù Indonesia không phải là một quốc gia Hồi giáo,
các nguyên tắc Hồi giáo có ảnh hưởng đến việc ra quyết định chính trị. Hơn
nữa, một số nhóm Hồi giáo nhất định đã có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết
định chính trị và tư pháp thông qua (mối đe dọa) bạo lực. Điểm đặc biệt trong
chính sách của chính phủ Indonesia đối với tôn giáo (tự do) được bài báo rút
ra là nó chỉ công nhận sáu tôn giáo chính thức (là Hồi giáo, Tin lành, Thiên
chúa giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Nho giáo). Mỗi người Indonesia được
yêu cầu phải nắm lấy một trong những tôn giáo này vì đây là dữ liệu cá nhân
bắt buộc được đề cập trong các tài liệu chính thức như hộ chiếu và thẻ nhận
dạng khác.
+ Ngoài ra, các bài viết này đều đã được dịch sang tiếng Việt có thể tìm
đọc tại thư viện Viện nghiên cứu Đông Nam Á - Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam hoặc trên trang website http://nghiencuuquocte.org.
Các công trình nêu trên đã tiếp cận ở nhiều góc độ, phân tích, lý giải,
những khía cạnh khác nhau về nguyên nhân, thực trạng xung đột sắc tộc, tôn
giáo, ly khai dân tộc ở Indonesia và bước đầu làm sáng tỏ việc quốc gia này
xử lý các xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc cùng những ảnh hưởng
của nó đến sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc trong thời gian từ sau Chiến
tranh Lạnh đến năm 2015. Vì vậy, đây chính là nguồn tư liệu quan trọng cung
cấp những cứ liệu tham khảo sát, khách quan, khoa học để tác giả tham khảo
thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
21
1.1.3. Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam
Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã công bố một số lượng lớn các
công trình về Indonesia nói chung, xung đột sắc tộc, tôn giáo ở nước này nói
riêng. Sau đây là một số công trình tiêu biểu:
Cuốn: "Indonesia những chặng đường lịch sử" của tác giả Ngô Văn
Doanh [25]. Từ việc cho ra mắt những công trình mang tính giới thiệu về văn
hoá, nghệ thuật của Indonesia, tác giả đã mở rộng hơn phạm vi nghiên cứu
khi cho ra đời những công trình đề cập đến các giai đoạn phát triển của lịch sử
Indonesia, hoặc đi sâu nghiên cứu về một vấn đề cụ thể. Cuốn Indonesia
những chặng đường lịch sử là công trình nghiên cứu công phu và khá toàn
diện về sự phát triển của Indonesia đến những năm 90 của thế kỷ XX. Được
trình bày theo từng giai đoạn lịch sử, cuốn sách bổ sung nguồn tư liệu quan
trọng để nghiên cứu sinh tìm hiểu thêm về đất nước, con người và lịch sử phát
triển của Indonesia.
Cuốn "Lịch sử Đông Nam Á" của Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình, Trần
Thị Vinh [103] là công trình nghiên cứu về đại cương lịch sử Đông Nam Á,
được trình bày theo những lát cắt thời gian. Trong tác phẩm, các sự việc, sự
kiện được mô tả trung thực và độc lập, khắc họa được những nét đặc thù nhưng
vẫn phản ánh được sự liên kết mang tính hệ thống của từng quốc gia trong khu
vực. Trong tác phẩm này, Indonesia từ thời tiền sử đến năm 2005 tuy được trình
bày một cách khái quát nhưng đã thể hiện được những nét cơ bản nhất của lịch
sử phát triển và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Indonesia.
Công trình nghiên cứu về lịch sử đương đại Đông Nam Á được Nhà
xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành vào năm 2012 tại Hà nội. Đây là Tập VI
của bộ Thông sử Đông Nam Á do các học giả của Viện nghiên cứu Đông nam
Á, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn. Tập này có tựa
đề " Đông Nam Á trong thời kỳ hòa bình, phát triển và hội nhập" do Nguyễn
Thu Mỹ Chủ biên, Sách dày 774 trang, bao gồm 10 chương đề cập tới những
22
tiến triển cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. xã hội và hội
nhập quốc tế của Đông Nam Á trong 2 thập niên đầu của thời kỳ sau Chiến
tranh. Phần viết về Indonesia được đề cập ở hầu hết các chương (từ chương 2
và 10). Ở các chương này, các tác giả đã phân tích tình hình Indonesia, với tư
cách một bộ phận không thể tách rời của khu vực Đông nam Á, khi bước vào
thời kỳ sau Chiến tranh lạnh; những nỗ lực của Indonesia trong công cuộc
phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chinh tiền tệ và chống lại các hoạt động
li khai khủng bố nhằm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và củng cố độc lập dân tộc
của Indonesia. Xuất phát từ nhận thức rằng hiện tượng li khai khủng bố ở
Indonesia cũng như ở một số nước Đông Nam Á khác có nguyên nhân sâu xa
từ chính sách ưu tiên dân tộc đa số và phân biệt đối xử với các dân tộc ít
người, là sự phân phối không công bằng các lợi ích từ sự phát triển kinh tế
của đất nước, nên khi viết về các hoạt động chống li khai khủng bố của chính
phủ Indonesia, các tác giả không chỉ dừng lại ở việc trình bày các hoạt động
vũ trang chống khủng bố mà còn phân tích sâu các cải cách chính trị, kinh tế,
xã hội nhằm giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn
giáo ở quốc gia này.
Cuốn sách: "Một số vấn đề về xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Đông
Nam Á" của Phạm Thị Vinh [155]. Đây là một tập hợp các bài viết của các tác
giả về xung đột, tôn giáo, sắc tộc ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Mianma
và Thái Lan. Trong các bài viết đó, các giả đã phân tích khá sâu về các
nguyên nhân của tình trạng li khai ở một số nước Đông Nam Á hiện nay và
những biện pháp khắc phục của chính phủ các nước trên.
Những bài nghiên cứu về những vấn đề "nóng" ở Indonesia như: "Vấn
đề Aceh ở Indonesia" của Phạm Thị Vinh, Nguyễn Huy Hồng [156]; "Xung
đột giữa người Dayak và Madura ở Tây Kalimantan (Borneo), Indonesia" của
Lê Thanh Hương [69]; "Indonesia trong cuộc chiến chống khủng bố" của
Nguyễn Huy Hồng [63]. Với những góc độ tiếp cận khác nhau cùng những
23
phân tích cụ thể, đây là nguồn tài liệu tham khảo rất tốt để nghiên cứu sinh
tiếp cận với một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
trên thế giới và trong nước liên quan đến nội dung luận án.
Ngoài ra còn có khá nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành
như: "Một số vấn đề trong chính sách đối ngoại của Cộng hòa Indonesia dưới
chế độ Tổng thống Sukarno" của Nguyễn Thị Thanh Thủy [134]; "Indonesia:
Lý thuyết điều chỉnh chính sách - cách nhìn lịch sử và bài học kinh nghiệm"
của Nguyễn Văn Hồng [65]; "Đầu tư trực tiếp của các nền kinh tế công
nghiệp mới châu Á (NICs) trong nền kinh tế Indonesia gần đây" của Lưu
Ngọc Trịnh [141]; "Thành tựu, kinh nghiệm và những vấn đề phát triển kinh
tế của Thái Lan, Malaysia, Philippin và Indonesia" của Nguyễn Mai Trung
[143]; "Indonesia qua những con số" của Trần Trọng Ngợi [95]; "Cải cách
kinh tế Indonesia từ đầu thập kỷ 80 đến nay và Tác động xã hội của khủng
hoảng tài chính ở Indonesia" của tác giả Nguyễn Văn Hà [43]; :Indonesia -
Tiếp bước trên con đường dân chủ và Đảng Goikar trên chính trường
Indonesia" của tác giả Nguyễn Huy Hồng [62]; "Người Hoa ở Indonesia với
cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ" của Châu Thị Hải [47]; "Chính sách
ngôn ngữ ở Indonesia trong hai thập kỷ qua" của Đoàn Văn Phúc [107]; "Tác
động của sự mất ổn định ở Indonesia đối với Đông Nam Á" của Phạm Văn
Đức [41]; các bài nghiên cứu của các tác giả tham gia Hội thảo: "Việt Nam -
Indonesia: Vì hoà bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á" [154];
Những bài viết tham gia các hội thảo khoa học nhân dịp kỷ niệm 30 năm
(1997) và 40 năm (2007) tồn tại, phát triển của ASEAN do Trung tâm Khoa
học xã hội và nhân văn quốc gia (Việt Nam) tổ chức…
- Bài viết: "Tôn giáo và chính sách tôn giáo của Indonesia" của tác giả
Phong Phong [105]. Bài viết sau khi đề cập tóm tắt tình hình tôn giáo ở
Indonesia, đã đưa ra nhận định: việc chính trị hóa sắc tộc và tôn giáo có nguy
cơ gây chia rẽ chủ yếu trong nền chính trị quốc gia này. Chính phủ Indonesia
24
sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về sự thống nhất. Một trong những ưu
tiên là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các tôn giáo, xây dựng các mối
tương quan liên tôn giáo hài hòa; thừa nhận sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo,
tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đồng thời, cần
thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo để có
thể hạn chế được phần nào các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo thông qua giải
quyết sự bất bình đẳng và bất công. Đây là những tư liệu tốt cho tác giả khi
nghiên cứu và đánh giá về vấn đề này.
1.1.4. Các luận văn, luận án về Indonesia
Bên cạnh những công trình khoa học do các nhà nghiên cứu thực hiện
tại các trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, trong những năm
gần đây, nhiều học viên cao học, nghiên cứu sinh cũng chọn các vấn đề sắc
tộc, tôn giáo ở Indonesia làm đề tài Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ.
+ "Vấn đề ly khai dân tộc ở Đông Nam Á và những tác động của nó tới
khu vực từ 1991 đến năm 2000" của Nguyễn Kim Minh [90]. Luận văn đề cập
và phân tích về tình hình ly khai dân tộc ở Đông Nam Á, trong đó tập trung
làm rõ nguyên nhân, thực trạng và một số giải pháp mà các chính phủ
Indonesia, Philippines và Thái lan đã thực hiện trong giải quyết các vấn đề ly
khai ở nước mình.
+ "Quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Indonesia
(1967 - 1998)" của Đinh Thanh Tú [146]. Luận án nghiên cứu và trình bày, luận
giải rõ các chính sách phát triển nhằm nâng cao sức mạnh đất nước, củng cố độc
lập dân tộc và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ mà Indonesia đã thực hiện trong giai
đoạn 1967 - 1998; đánh giá những thành công, hạn chế và chỉ ra mối liên quan
giữa chúng đối với những vấn đề cần giải quyết của Indonesia hiện nay; rút ra
một số bài học về việc kết hợp để thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển
kinh tế, xã hội trong đấu tranh củng cố độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của
các nước đang phát triển trong bối cảnh hiện nay.
25
+ "Vấn đề xung đột sắc tộc-tôn giáo trong sự nghiệp bảo vệ độc lập
dân tộc của Indonesia từ năm 1945 đến 2005" của Bùi Huy Thành [119].
Luận án đã đi sâu phân tích làm rõ thực trạng xung đột sắc tộc-tôn giáo ở
Indonesia: điển hình là xung đột tại Đông Timo, Aceh, Irian Giaya, Maluku,
xung đột giữa người Hoa và người bản địa…Luận án rút ra nhận định: thực
trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: nguyên nhân sâu
xa từ Indonesia là một quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là
đất nước đa tôn giáo, đa dân tộc, đa ngôn ngữ với khoảng 400 tộc người và
200 ngôn ngữ khác nhau và cùng với chính sách chia để trị của chủ nghĩa
thực dân trong nhiều thập niên khi đất nước này bị chiếm làm thuộc địa.
Nguyên nhân trực tiếp bao gồm nhiều yếu tố như: 1). Bất công là nguồn gốc
kinh tế của xung đột giữa các nhóm sắc tộc hoặc các nhóm tôn giáo trong xã
hội. 2). Chênh lệch về trình độ phát triển giữa các sắc tộc hoặc các tôn giáo.
3). Nhà nước Indonesia có sự phân biệt đối xử giữa các sắc tộc hoặc các tôn
giáo 4). Sự can thiệp từ bên ngoài… Các mâu thuẫn và xung đột sắc tộc-tôn
giáo này đã tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội cũng như đe dọa
nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia.
Cuối cùng, luận án đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các quốc
gia đang phát triển và Việt Nam
+ "Quá trình dân chủ hóa ở Indonesia từ năm 1945 đến nay- nhìn từ
góc độ giai cấp trung lưu và xã hội dân sự" của Hồ Thị Thành [120]. Luận án
này đã tập trung giải quyết các vấn đề: 1) Làm rõ quá trình dân chủ hóa và
các mô hình dân chủ được vận dụng ở Indonesia từ năm 1945 đến 2014, 2)
Phân tích ảnh hưởng của giai cấp trung lưu và các tổ chức xã hội dân sự đối
với quá trình dân chủ hóa. 3) Đưa ra một số ngụ ý của dân chủ hóa ở
Indonesia đối với khu vực Đông Nam Á và Việt Nam.
+ "Quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập ở Indonesia (1927-
1965)" của Phạm Thị Huyền Trang [140]. Luận án phân tích sâu các nhân tố
26
quốc tế và trong nước tác động tới quá trình đấu tranh giành và củng cố độc
lập dân tộc của Indonesia qua hai giai đoạn chính: 1927-1945 và 1945-1965.
Luận án đã phân tích đầy đủ, toàn diện các hình thức đấu tranh đa dạng và
phong phú và làm rõ sự khác nhau giữa các hình thức trong mỗi giai đoạn của
quá trình đấu tranh giành và củng cố nền độc lập dân tộc của nhân dân
Indonesia. Trong chương cuối cùng, luận đã làm rõ được các thành tựu, hạn
chế của cuộc đấu tranh giành và củng cố độc lập của Indonesia, đồng thời chỉ
ra nguyên nhân dẫn tới những thành tựu và hạn chế đó. Luận án cũng làm rõ
những đặc điểm của cuộc đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc của
Indonesia trong so sánh với sự nghiệp tương tự của Việt nam. Mặc dù luận án
không đề cập trực tiếp tới các vấn đề xung đột sắc tộc tôn giáo ở Indonesia
hiện nay, các kết quả nghiên cứu của luận án đã cung cấp sự hiểu biết nhất
định về nguyên nhân lịch sử của các xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia,
đặc biệt là ở Aceh
1.2. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ KHOA HỌC MÀ LUẬN ÁN SẼ
KẾ THỪA TỪ NGHIÊN CỨU CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC
Các công trình nghiên cứu được đề cập trên đây đã tiếp cận vấn đề
nghiên cứu từ nhiều góc độ, phân tích, lý giải những khía cạnh khác nhau về
nguyên nhân, thực trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc ở
Indonesia và bước đầu làm sáng tỏ việc quốc gia này xử lý các xung đột sắc
tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc cùng những ảnh hưởng của nó đến sự nghiệp
củng cố độc lập dân tộc trong thời gian từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm
2015. Đây chính là nguồn tài liệu tham khảo quý để NCS tham khảo, phục vụ
cho việc nghiên cứu đề tài luận án. Những kết quả nghiên cứu mà luận án có
thể kế thừa từ những công trình trên bao gồm:
Thứ nhất, đã làm rõ các khái niệm về sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân
tộc phân tích những tác động của nó đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
của Indonesia.
27
Thứ hai, đã làm rõ nguyên nhân, diễn biến và một số giải pháp xử lý các
xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc ở Indonesia từ sau Chiến tranh Lạnh.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu trên bước đầu đã rút ra một số kinh
nghiệm mang tính phổ quát về xử lý xung đột, ly khai dân tộc ở Indonesia.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU HOẶC
LÀM SÂU SẮC HƠN
Trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên
cứu trước, luận án sẽ tập trung giải quyết và làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
Một là, một số khái niệm xung quanh vấn đề giải quyết xung đột sắc
tộc, tôn giáo nhằm củng cố độc lập dân tộc của các nước đa dân tộc, đa tôn
giáo trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay.
Hai là, những nhân tố nào tác động đến xung đột sắc tộc, tôn giáo và
việc giải quyết nó nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc ở Cộng hòa
Indonesia giai đoạn 1991-2015.
Ba là, ý nghĩa và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giải quyết xung
đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc ở Indonesia đối với các quốc gia trong
khu vực, trong đó có Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, do những
điều kiện chủ quan và khách quan, tác giả tự nhận thấy có những vấn đề nêu
ra mới chỉ giải quyết được một phần hoặc có những vẫn đề nghiên cứu chưa
sâu. Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trong thời gian tiếp theo.
Tiểu kết chương 1
Tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan cho thấy, các công trình
nghiên cứu rất đa dạng cả về nội dung, hình thức và cách tiếp cận. Các công
trình đã tiếp cận ở nhiều góc độ, phân tích, lý giải, những khía cạnh khác
nhau về nguyên nhân, thực trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc ở
Indonesia và bước đầu làm sáng tỏ việc quốc gia này xử lý các xung đột sắc
tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc cùng những ảnh hưởng của nó đến sự nghiệp
28
củng cố độc lập dân tộc trong thời gian từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm
2015. Luận án tiếp thu, kế thừa kết quả của các công trình trước, vận dụng và
phát triển trong nghiên cứu, phục vụ cho việc làm rõ các vấn đề theo chủ đề
của đề tài luận án.
Tổng quan tình hình nghiên cứu, theo mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu,
cho thấy còn thiếu hụt trên nhiều vấn đề, mà luận án phải tiếp tục giải quyết.
Đó là: thống nhất một số khái niệm liên quan đến nội dung luận án; những
nhân tố nào tác động đến xung đột sắc tộc, tôn giáo và việc giải quyết nó
nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc ở Cộng hòa Indonesia giai đoạn
1991-2015; ý nghĩa và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giải quyết xung
đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc ở Indonesia đối với các quốc gia trong
khu vực, trong đó có Việt Nam.
29
Chương 2
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
XUNG ĐỘT SẮC TỘC, TÔN GIÁO TRONG CÔNG CUỘC BẢO VỆ,
CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA INDONESIA
GIAI ĐOẠN 1991-2015
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT SẮC TỘC, TÔN GIÁO
VÀ BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC THÔNG QUA GIẢI QUYẾT XUNG
ĐỘT SẮC TỘC, TÔN GIÁO
2.1.1. Một số vấn đề lý luận về xung đột sắc tộc, tôn giáo và ảnh
hưởng của nó đến độc lập dân tộc
2.1.1.1. Khái niệm "dân tộc", "tộc người"
- Khái niệm "Dân tộc" (Nation)
Dân tộc là sản phẩm của một quá trình lâu dài trong lịch sử xã hội loài
người. Trước khi xuất hiện dân tộc, loài người đã trải qua những hình thức cộng
đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Dân tộc là khái niệm chỉ cộng đồng
người hình thành và phát triển trong lịch sử, sau khi xã hội đã có sự phân chia
giai cấp và xuất hiện nhà nước. Về mặt xã hội, khái niệm dân tộc không phải bao
giờ cũng trùng hợp với khái niệm quốc gia theo nghĩa là một cộng đồng chính trị
- xã hội được quản lý bằng bộ máy nhà nước. Có quốc gia chỉ gồm một dân tộc
(hiếm có, như trường hợp Triều Tiên trước khi bị chia cắt), song phần lớn là
những quốc gia gồm nhiều dân tộc (nhiều dân tộc nhỏ quy tụ xung quanh một
dân tộc chủ yếu, thường là đông hơn và phát triển hơn trong lịch sử). Cũng có
tình hình là những người cùng một dân tộc nhưng sống phân tán ở những quốc
gia khác nhau. Trong lịch sử, các dân tộc hình thành và phát triển rất không đồng
đều cả về thời gian, quy mô, sức sống lẫn trình độ phát triển.
Khái niệm dân tộc được hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất, khái niệm dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng tộc
người (ethnic) trong lịch sử. Đây là khái niệm chỉ một cộng đồng người có
30
mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ
riêng, có những nét đặc thù về văn hoá; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa
phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành
ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó.
Theo nghĩa này, dân tộc là một cộng đồng người hình thành và phát
triển trong lịch sử, trên một lãnh thổ nhất định, có mối liên hệ tương đối bền
vững về kinh tế, ngôn ngữ, đặc điểm sinh hoạt văn hoá và ý thức tự giác dân
tộc thông qua tự nhận tên gọi của dân tộc mình, như dân tộc Tày, dân tộc
Mường, dân tộc Chứt... Trong cách nói thông dụng, từ dân tộc có thể thay
bằng từ "người" như người Tày, người Hoa, người Êđê… đều để chỉ dân tộc
Tày, dân tộc Hoa, dân tộc Êđê… ở Việt Nam [135].
Dân tộc theo nghĩa tộc người được nhận biết qua các đặc trưng là: 1),
các thành viên trong cùng một dân tộc có chung một phương thức sinh hoạt
kinh tế làm cơ sở liên kết các thành viên trong dân tộc, tạo nền tảng cho dân
tộc tồn tại và phát triển; 2). có một ngôn ngữ chung (thường là tiếng mẹ đẻ)
để giao tiếp nội bộ và ngăn cách, phân biệt với dân tộc khác; 3), có chung đặc
điểm sinh hoạt văn hoá, tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc, phân biệt với
văn hóa các dân tộc khác; thứ tư, có chung một ý thức tự giác dân tộc, tự thừa
nhận mình thuộc về một cộng đồng dân tộc, luôn tự hào, bảo lưu gìn giữ ngôn
ngữ, văn hóa, lãnh thổ, lợi ích của dân tộc mình, được biểu hiện cao nhất ở
việc tự nhận tên gọi của dân tộc mình.
Một dân tộc được biểu hiện ở phức hợp các đặc trưng, tiêu chí trên
trong mối quan hệ với nhau. Trên thực tế, có thể có dân tộc có đầy đủ đặc
trưng, nhưng có dân tộc không còn đủ các đặc trưng đó, ý thức tự giác dân tộc
sẽ là tiêu chí còn lại cuối cùng của dân tộc, khi các đặc trưng, các tiêu chí trên
có thể bị mai một, bị đồng hóa.
Thứ hai, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người cùng sinh
sống trong một quốc gia dân tộc (State -Nation). Theo quan điểm mácxít, dân tộc
31
là một cộng đồng người xác định dựa trên cộng đồng về lãnh thổ, ngôn ngữ, tâm
lý dân tộc, một thị trường dân tộc thống nhất trong một "nhà nước dân tộc" nhất
định. Theo nghĩa này, dân tộc là một cộng đồng chính trị - xã hội, thiết lập trên
một lãnh thổ nhất định, bao gồm một hay nhiều tộc người, được quản lý, chỉ đạo
bởi một nhà nước chung, thống nhất. Như vậy, dân tộc là một cộng đồng người
ổn định làm thành nhân dân của một nước, có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế
thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với
nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu
tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Dân tộc
là dân cư của một quốc gia nhất định, là quốc gia - dân tộc, như: dân tộc Pháp,
dân tộc Việt Nam, dân tộc Campuchia, dân tộc Indonesia...
Như vậy, với nghĩa thứ nhất, dân tộc là một bộ phận trong dân tộc quốc
gia đa tộc người; với nghĩa thứ hai, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia
dân tộc đó.
Sự hình thành dân tộc trải qua quá trình lịch sử lâu dài, gắn liền với sự
phát triển của sản xuất, điều kiện tự nhiên, xã hội. Ở các nước phương Tây,
dân tộc quốc gia ra đời gắn liền với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản và sự
hình thành thị trường dân tộc. Ở các nước phương Đông, sự hình thành dân
tộc có nhiều khác biệt, do điều kiện tự nhiên, xã hội mà trực tiếp là do nhu
cầu trị thủy và chống ngoại xâm nên dân tộc quốc gia ra đời sớm hơn các
dân tộc ở phương Tây. Sự khác nhau về quá trình hình thành dân tộc ở
phương Tây và phương Đông, dẫn đến những khác biệt về đặc điểm dân
tộc của từng nơi.
Dân tộc xuất hiện, vấn đề dân tộc cũng xuất hiện. Vấn đề dân tộc được
xem xét như là một lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là những vấn đề nảy sinh
trong quan hệ giữa các tộc người (có thể trong nội bộ quốc gia đa dân tộc,
hoặc trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc với nhau) trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội, đòi hỏi các nhà nước phải quan tâm giải quyết.
32
- Khái niệm "tộc người"
Tộc người là khái niệm xã hội phức hợp, có thể hiểu theo nghĩa hẹp và
theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, tộc người có thể được hiểu là một cộng người có
chung tiếng mẹ đẻ. Như vậy, theo khái niệm này tộc người tương đương với
nhóm ngôn ngữ hay với nhóm dân tộc - ngôn ngữ mà các nhà ngôn ngữ học
gọi là nhóm nói tiếng mẹ đẻ. Theo khái niệm này, tộc người là khái niệm
dùng để chỉ những tập hợp người khá thuần nhất, sống cạnh nhau và có chung
các đặc điểm về văn hoá mà trong đó yếu tố biểu hiện rõ nhất là việc sử dụng
một ngôn ngữ. Nhưng, vấn đề đặt ra là, có rất nhiều cá nhân sống đâu đó trên
thế giới có cùng một ngôn ngữ mẹ đẻ, song lại cách xa nhau về nhiều mặt,
như về mặt địa lý (giữa các châu lục), về mặt lịch sử (thuộc nhiều quốc gia
khác nhau), về mặt chủng tộc (thuộc các nguồn gốc khác nhau)…, thì liệu họ
có cùng một tộc người không, hay họ là những tộc người khác nhau có cùng
một ngôn ngữ, hay họ là một tộc người được chia ra nhiều tộc người nhỏ?…
Đây là một vấn đề cần làm rõ, mà trong khuôn khổ luận án này chưa thể giải
quyết thấu đáo được.
Theo nghĩa rộng, tộc người được hiểu là một cộng đồng người liên kết
với nhau bởi một phức hợp các tính chất chung về các mặt nhân chủng, ngôn
ngữ, chính trị,… Sự kết hợp các tính chất đó tạo thành một hệ thống riêng,
một cấu trúc mang tính văn hoá chủ yếu - một nền văn hoá cộng đồng riêng
biệt. Nói một cách ngắn gọn, tộc người là một khái niệm chỉ một tập thể, hay
đúng hơn là một cộng đồng người, được gắn bó với nhau bởi một nền văn hoá
cộng đồng riêng biệt. Theo khái niệm này, các yếu tố trong hệ thống tộc
người có thể phát triển không đồng đều ở mỗi thành viên, hay sự vắng mặt
của một trong số các yếu tố ở một thành viên cũng không làm cho họ tách
khỏi nhóm tộc người của mình. Hiểu theo nghĩa rộng cho phép bao quát tốt
hơn các nhóm cộng đồng tộc người hiện đang tồn tại. Ở đây, mặc dù có
33
những ranh giới không rõ ràng, nhưng chúng vẫn là thực thể thực tế so với
những con số về các cá nhân chỉ được xác định theo một tiêu chuẩn duy nhất.
Để nhận thức chính xác, sâu sắc về tộc người, hay nhóm tộc người
(group ethnique), điều quan trọng là phải hiểu được những đặc điểm của các
yếu tố cấu thành, đó là: Thứ nhất, yếu tố nhân chủng là yếu tố nền tảng của
việc xác định nguồn gốc tộc người. Căn cứ vào yếu tố này chúng ta có thể xác
định được các tộc người được sinh ra từ những bộ phận nào của nhân loại;
chúng xuất hiện khi nào và hoà nhập vào nhau ra sao… Khi căn cứ vào yếu tố
đặc trưng này, điều quan trọng là phải nghiên cứu các thành phần lịch sử khác
nhau của cư dân trong tộc người, chứ không phải chỉ là thu thập và phân tích
các dữ liệu nhân chủng trực quan. Những thành phần cư dân ít nhiều có tính
nguyên gốc, cùng với những thành phần cư dân đóng góp về sau làm thành cơ
sở cho quá trình phát triển tộc người. Các phương hướng pha tạp, kết hợp kế
cận hay chồng chéo của các thành phần cư dân sẽ soi sáng cho tình trạng hiện
tại của tộc người. Thứ hai, yếu tố dân số; bất cứ tộc người nào cũng đều được
xác định bằng số lượng người mà nó tập hợp. Chính vì vậy, những số liệu
thống kê về dân số là đặc biệt quý giá để đo lường cả về mức độ tiến hoá của
tộc người. Mặt hhác, chúng còn soi sáng cả về quá trình phát sinh, phát triển
hay triển vọng của tộc người. Thứ ba, yếu tố ngôn ngữ, là tiêu chí cơ bản để
phân biệt tộc người này với tộc người khác. Nó là sợi dây liên hệ đặc biệt
giữa các thành viên của tộc người. Ngôn ngữ vừa là dấu hiệu bên ngoài, vừa
là một yếu tố cấu kết bên trong của cộng đồng tộc người; là sở hữu, tài sản
chung của tộc người, là phương tiện chuyển tải nền văn hoá của tộc người.
Thứ tư, yếu tố lãnh thổ, với tư cách là một xã hội toàn vẹn và tự lập, mỗi tộc
người đều chiếm một phần lãnh thổ riêng trên bề mặt trái đất. Lãnh thổ là cái
khung vật chất mà trong đó tộc người được cố định, thích nghi và cải biến
môi trường tự nhiên. Lãnh thổ của các tộc người có sự khác nhau về hình thức
và tuỳ thuộc vào khả năng và cung cách sinh sống của họ. Thứ năm, yếu
34
tố phương thức sản xuất; mỗi tộc người đều hình thành trong nó một lối sống
nhất định. Lối sống đó phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên, phương thức
sản xuất của riêng nó. Đó là công nghệ, tri thức, tín ngưỡng,…Phương thức
sản xuất có khả năng chấn chỉnh lại lối sống tổng thể; là cái dễ biến đổi,
nhưng là cái làm cho mỗi tộc người mang đặc trưng riêng, làm cho nó trở
thành thuần nhất có cấu trúc riêng và phân biệt nó với các tộc người khác.
Thứ sáu, yếu tố ý thức tộc người trong văn hoá tộc người là những cái "phi
vật chất" bao gồm những di sản tinh thần của cộng đồng tộc người dưới tất cả
các hình thức của nó; dựa trên cái giá đỡ đặc biệt là ngôn ngữ. Bất cứ một
thành viên nào của tộc người mà về mặt tinh thần được hình thành trước hết
bởi ngôn ngữ thì đều có thể hoàn thiện thế giới quan thông qua sự thanh lọc
của văn hoá tộc người; nó tạo cho thành viên một tập hợp những tri giác, tình
cảm và sự nhận biết về giá trị chung của cộng đồng tộc người; đó chính là ý
thức tộc người [122].
* Khái niệm "xung đột sắc tộc"
Khái niệm xung đột sắc tộc theo tác giả chỉ phù hợp với các xã hội có
màu da khác nhau như ở Mỹ. Còn ở Indonesia về cơ bản các tộc người ở đây
đều có một màu da : đen hoặc ngăm ngăm đen. Do cách dịch của người Việt
nên dù dịch là xung đột sắc tộc hay tộc người thì đều xuất phát từ tiếng Anh
(Ethnic Conflict).
Vấn đề xung đột dân tộc, tộc người là một hiện tượng lịch sử có từ
hàng ngàn năm nay, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của các
dân tộc. Xung đột dân tộc, tộc người có thể dẫn đến chiến tranh với các khả
năng đồng hóa, hợp nhất, thống nhất hoặc li khai dân tộc. Nhân loại không thể
đếm xuể các cuộc xung đột dân tộc, tộc người từ xưa đến nay.
Xung đột, theo tính chất chặt chẽ, khoa học, khái niệm xung đột (tiếng
Latinh là Confliktus) bao gồm nghĩa mâu thuẫn (giữa các bên, các ý kiến, các
thế lực). Nguyên nhân của nó là do có những mâu thuẫn gay gắt nhất trong
35
đời sống xã hội. Chẳng hạn, mâu thuẫn về vật chất, về các giá trị và các
phương thức sống chủ yếu nhất, về quyền lực (vấn đề quyền khống chế), về
những khác biệt địa vị, vai trò trong cơ cấu xã hội, về những khác biệt cá
nhân (trong đó có các khác biệt về tình cảm - tâm lý), v.v.. Như vậy, xung đột
bao trùm mọi phạm vi hoạt động sống của con người, mọi quan hệ xã hội,
mọi sự tương tác xã hội. Xung đột thực chất là một trong số những kiểu tương
tác xã hội mà các bên tham gia là các cá thể đơn lẻ, các tập đoàn, các tổ chức
xã hội lớn hoặc nhỏ khác nhau [122] … Tuy nhiên, chỉ có các tương tác tạo ra
sự đối đầu giữa các bên, tức các bên tham gia có những hành động chống đối
nhau, mới là xung đột.
Sắc tộc là khái niệm chỉ xuất hiện trong nghiên cứu Dân tộc học ở
miền Bắc Việt Nam, sau khi thống nhất đất nước. Trong thực tế khái niệm
hay khái niệm xung đột tộc người đều được dịch từ cụm từ tiếng Anh là
"Ethnic conflict). Theo Nhà dân tộc học Nguyễn Duy Thiệu làm việc ở Bảo
tàng các Dân tộc Việt Nam "Sắc tộc là cách dân gian gọi các tộc người (theo
nghĩa các cộng đồng có màu da khác nhau). Cách gọi này không sai nhưng
không chuẩn về học thuật". Trong luận án tác giả sử dụng khái niệm xung đột
sắc tộc với cùng nội hàm như "xung đột - tộc người".
Xung đột sắc tộc cũng giống như nội chiến, nhưng ở qui mô nhỏ hơn.
Xung đột sắc tộc là sự va chạm, tranh chấp, đụng độ về các lợi ích kinh tế
hoặc các giá trị văn hóa giữa các cộng đồng tộc người.
Từ những luận chứng trên, có thể quan niệm: Xung đột sắc tộc là xung
đột giữa các dân tộc khác nhau (có khi cùng một quốc gia, cùng một tôn
giáo...) xuất phát từ yêu cầu giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng giữa các dân
tộc với nhau.
Nguyên nhân sâu xa cũng chỉ vì quyền lợi nhưng lại được che đậy bởi
những lý do mỹ miều để bao biện cho hành động của mình... Nguyên nhân
xung đột sắc tộc chính vẫn là tranh giành quyền lực, đất đai của những tộc
36
người thiểu số khác biệt đôi khi trái ngược nhau về ngôn ngữ, tôn giáo nhưng
lại sinh sống gần nhau. Hậu quả thì bao giờ mà không bi thảm: người chết, tài
sản hư hao, xã hội rối ren.
* Khái niệm "tôn giáo"
Tôn giáo, tín ngưỡng là một hiện tượng xã hội phức tạp, xuất hiện từ
rất sớm trong đời sống nhân loại. Trong tiến trình phát triển của nhân loại, tôn
giáo và tín ngưỡng đã trở thành một thành tố của sự phát triển. Bất cứ một tôn
giáo nào, với hình thái phát triển của nó, cũng đều bao gồm: ý thức tôn giáo
(thể hiện ở quan niệm về các đấng thiêng liêng với những tín ngưỡng tương
ứng) và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng những hoạt động mang tính chất nghi
thức tín ngưỡng của nó. Tôn giáo đã và đang ảnh hưởng đến chính trị - xã hội
theo hai cách: một là, định hình thế giới quan của các tín đồ; hai là, các tổ
chức tôn giáo tác động đến các tiến trình chính trị.
Từ khi xuất hiện đến nay, tôn giáo luôn luôn biến động, phản ánh sự
biến đổi của lịch sử và luôn song hành cùng với đời sống của nhân loại. Tôn
giáo là một hiện tượng xã hội sẽ còn tồn tại lâu dài. Thực chất giải quyết vấn
đề tôn giáo là giải quyết những mâu thuẫn, xung đột lợi ích nảy sinh giữa các
tôn giáo, giữa người có tôn giáo và không có tôn giáo, giữa người có tôn giáo
ở trong nước và người có tôn giáo ở nước ngoài, giữa các quốc gia trong cách
thức giải quyết những mâu thuẫn, xung đột liên quan đến tôn giáo như: Việc
bảo đảm tự do tín ngưỡng tôn giáo; sự khác biệt về tín ngưỡng tôn giáo, giữa
tôn giáo bản địa và tôn giáo nước ngoài du nhập vào; mâu thuẫn, cạnh tranh
trong hoạt động của các tôn giáo để truyền đạo và phát triển tín đồ; việc thừa
nhận hay không thừa nhận tư cách pháp nhân đối với hoạt động của các tôn
giáo của nhà nước…
Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn
giáo: Các nhà thần học cho rằng "Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và
con người". Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: "Tôn giáo là
37
niềm tin vào cái siêu nhiên". Một số nhà tâm lý học lại cho rằng "Tôn giáo là
sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn,
nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo". Khái niệm mang
khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác, đó là: "Tôn giáo là tiếng
thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó
là tinh thần của trật tự không có tinh thần" [89, tr.570].
Từ thực tiễn hoạt động của tín ngưỡng, tôn giáo và quán triệt quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách tôn
giáo của Đảng, Nhà nước, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam đưa ra khái
niệm: Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt
động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức [108].
Tôn giáo không phải là hiện tượng tự nhiên tồn tại trước con người,
ngoài xã hội loài người, mà nó là sản phẩm của xã hội, của những mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên và mối quan hệ giữa người với người. Chính
con người sinh ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sinh ra con người. Sự ra
đời, tồn tại, phát triển của tôn giáo gắn với những điều kiện nhận thức, tâm lý,
xã hội nhất định và nó sẽ mất đi khi điều kiện đó không còn.
Một tôn giáo cụ thể thường bao gồm ba yếu tố: ý thức tôn giáo, hoạt
động tôn giáo và tổ chức tôn giáo.
Ý thức tôn giáo là sự thống nhất giữa tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn
giáo, được thể hiện ở các giáo lý của tôn giáo. Tâm lý tôn giáo là toàn bộ cảm
giác, tri giác, tình cảm, biểu tượng tôn giáo, niềm tin tôn giáo phản ánh trực
tiếp sự bất lực của con người trong các hoạt động thực tiễn. Nhưng đó là niềm
tin mê muội, mù quáng, hoang đường, phi lôgic. Các tín đồ tôn giáo không
chỉ tin tưởng vào sự tồn tại của đấng siêu nhiên, mà còn cầu mong đấng siêu
nhiên giúp đỡ, che chở. Tuy nhiên, các nhu cầu này không bao giờ, chưa bao
giờ được thực hiện. Nhưng trên cơ sở niềm tin tuyệt đối mang tính hư ảo cùng
với những nghi lễ thờ cúng và sự tác động của những lời rao giảng của các
38
chức sắc, nhà tu hành chuyên nghiệp về sức mạnh của đấng siêu nhiên, thì
chính những nhu cầu không được thực hiện lại luôn là động lực thôi thúc các
tín đồ hoạt động. Vì thế, niềm tin tôn giáo mang tính hư ảo, phi lôgic nhưng
lại có tính bền vững khá sâu sắc, ăn sâu vào trong tư tưởng, tình cảm của con
người. Nó không chỉ thấm sâu trong tâm khảm của mỗi cá nhân mà còn được
lưu truyền qua các thế hệ con người. Hệ tư tưởng tôn giáo là hệ thống quan
niệm, tín điều nhằm luận giải sự tồn tại, tính hoàn thiện, hoàn mỹ, sức mạnh
vô biên của đấng siêu nhiên và con đường, biện pháp để xây dựng, củng cố,
phát triển niềm tin tôn giáo.
Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của
một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được nhà nước công
nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo. Đây là phương thức tồn tại của
tôn giáo, mà nội dung cơ bản của nó là toàn bộ các mối quan hệ và trình tự
sắp xếp, thứ bậc các tín đồ, chức sắc cùng quy trình giải quyết các mối quan
hệ đó. Tổ chức tôn giáo rất đa dạng phức tạp, mỗi tôn giáo có tổ chức khác
nhau. Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được
thành lập theo hiến chương, điều lệ, giáo luật, quy định của tổ chức tôn giáo.
Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ
sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo
và quản lý tổ chức của tôn giáo. Đây là hoạt động của các tín đồ nhằm hướng
tới đấng siêu nhiên, phục vụ đấng siêu nhiên. Hoạt động tôn giáo gồm nhiều
loại hình phong phú, nhưng quan trọng nhất là các hoạt động lễ nghi, thờ
phụng, biên soạn, tuyên truyền giáo lý, giáo luật. Sinh hoạt tôn giáo là việc
bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo.
Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu
tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất
mình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con người đến một hy
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệpnguyeminh thai
 
Báo cáo thực tập athena
Báo cáo thực tập athenaBáo cáo thực tập athena
Báo cáo thực tập athenaBoy Nguyễn
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...
BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...
BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...OnTimeVitThu
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. hao
Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. haoBáo cáo thực tập hoàn chỉnh. hao
Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. haoHao Hao
 
Báo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳBáo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳHiền Heoo
 
Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...
Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...
Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...nataliej4
 
đãI ngộ phi tài chính
đãI ngộ phi tài chínhđãI ngộ phi tài chính
đãI ngộ phi tài chínhThu Thuy Nguyen
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...KhoTi1
 
Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...
Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...
Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt NghiệpBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
 
Khóa luận: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, HAY
Khóa luận: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, HAYKhóa luận: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, HAY
Khóa luận: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, HAY
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
Báo cáo thực tập athena
Báo cáo thực tập athenaBáo cáo thực tập athena
Báo cáo thực tập athena
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Đông Thi...
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.docBáo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.doc
Báo Cáo Thực Tập Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Trung.doc
 
BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...
BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...
BÁO CÁO THỰC TẬP: CÔNG TÁC GIẢNG DẠY TIẾNG TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN GIÁO...
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàngLuận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
 
Bài mẫu Khóa luận ngành quản trị kinh doanh, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận ngành quản trị kinh doanh, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận ngành quản trị kinh doanh, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận ngành quản trị kinh doanh, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
 
Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. hao
Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. haoBáo cáo thực tập hoàn chỉnh. hao
Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. hao
 
Báo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳBáo cáo thực tập cuối kỳ
Báo cáo thực tập cuối kỳ
 
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOVLuận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
 
Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...
Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...
Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bất động sản của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa...
 
Luận văn: Phát triển thương hiệu cà phê Mêhycô của Công ty, 9đ
Luận văn: Phát triển thương hiệu cà phê Mêhycô của Công ty, 9đLuận văn: Phát triển thương hiệu cà phê Mêhycô của Công ty, 9đ
Luận văn: Phát triển thương hiệu cà phê Mêhycô của Công ty, 9đ
 
đãI ngộ phi tài chính
đãI ngộ phi tài chínhđãI ngộ phi tài chính
đãI ngộ phi tài chính
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty bất động sản
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty bất động sảnĐề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty bất động sản
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng tại công ty bất động sản
 
Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...
Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...
Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của VNTP, HAY
 

Similar to Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản nataliej4
 
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...Mỹ Duyên
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộcTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
giáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đìnhgiáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đìnhTrung Dũng Hoàng
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7Quang Huy
 
2.duong bich hanh vietnamese
2.duong bich hanh   vietnamese2.duong bich hanh   vietnamese
2.duong bich hanh vietnameseanthao1
 
2.duong bich hanh vietnamese
2.duong bich hanh   vietnamese2.duong bich hanh   vietnamese
2.duong bich hanh vietnameseanthao1
 
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...luanvantrust
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

Similar to Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Luận án: Quá trình đấu tranh củng cố độc lập của Malaysia, HAY
Luận án: Quá trình đấu tranh củng cố độc lập của Malaysia, HAYLuận án: Quá trình đấu tranh củng cố độc lập của Malaysia, HAY
Luận án: Quá trình đấu tranh củng cố độc lập của Malaysia, HAY
 
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản
Giáo Trình Giáo Dục Dân Số - Sức Khoẻ Sinh Sản
 
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
 
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
Slide thuyết trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lenin phần "Dân...
 
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn ĐộLuận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
Luận án: Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hòa Ấn Độ
 
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đLuận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộcTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề dân tộc
 
giáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đìnhgiáo án giảng bài gia đình
giáo án giảng bài gia đình
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
 
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng NaiLuận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
Luận văn: Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo Đồng Nai
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
2.duong bich hanh vietnamese
2.duong bich hanh   vietnamese2.duong bich hanh   vietnamese
2.duong bich hanh vietnamese
 
2.duong bich hanh vietnamese
2.duong bich hanh   vietnamese2.duong bich hanh   vietnamese
2.duong bich hanh vietnamese
 
Luận văn: Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa, Hà Tây (1991-2008)
Luận văn: Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa, Hà Tây (1991-2008)Luận văn: Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa, Hà Tây (1991-2008)
Luận văn: Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa, Hà Tây (1991-2008)
 
Luận văn lịch sử : Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa
Luận văn lịch sử : Giáo dục phổ thông huyện Ứng HòaLuận văn lịch sử : Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa
Luận văn lịch sử : Giáo dục phổ thông huyện Ứng Hòa
 
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình DươngQuản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
 
Full
FullFull
Full
 
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - TrầnLuận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
Luận văn: Phật giáo với văn hóa đạo đức Việt Nam nói chung và thời đại Lý - Trần
 
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người DaoLuận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxPhimngn
 
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptxBaif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptxPhimngn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxlamhn5635
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfThoNguyn989738
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcK61PHMTHQUNHCHI
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.TunQuc54
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)LinhV602347
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptxBaif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
Baif thảo luận nhom pháp luật đại cương.pptx
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docxBÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
BÀI GIẢNG HÀNG HÓA VẬN TẢI 3TC-24.1.2021.FULL.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 

Cộng hòa Indonesia củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015 - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN AN CỘNG HÒA INDONESIA GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT SẮC TỘC, TÔN GIÁO NHẰM BẢO VỆ VÀ CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 1991-2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LSPTCS, CNQT & GPDT HÀ NỘI - 2019
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN AN CỘNG HÒA INDONESIA GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT SẮC TỘC, TÔN GIÁO NHẰM BẢO VỆ VÀ CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 1991-2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LSPTCS, CNQT & GPDT Mã số: 62 22 03 12 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS THÁI VĂN LONG 2. PGS,TS NGUYỄN HỮU CÁT HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trần Văn An
  • 4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 1.1. Những công trình nghiên cứu trên thế giới về Indonesia 8 1.2. Một số nhận xét về kết quả khoa học mà luận án sẽ kế thừa từ nghiên cứu của những người đi trước 26 1.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu hoặc làm sâu sắc hơn 27 Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUNG ĐỘT SẮC TỘC, TÔN GIÁO TRONG CÔNG CUỘC BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA INDONESIA GIAI ĐOẠN 1991-2015 29 2.1. Một số vấn đề lý luận về xung đột sắc tộc, tôn giáo và bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc thông qua giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo 29 2.2. Những nhân tố tác động đến xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia giai đoạn 1991-2015 47 Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT SẮC TỘC, TÔN GIÁO NHẰM BẢO VỆ VÀ CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA INDONESIA GIAI ĐOẠN 1991-2015 74 3.1. Tình hình xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia trong giai đoạn 1991-2015 74 3.2. Những nỗ lực của Chính phủ Indonesia nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc 87 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA 106 4.1. Một số nhận xét 106 4.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ ứng phó với xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia 125 KẾT LUẬN 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ARF Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BI Ngân hàng Inđônêxia COHA Hiệp định chấm dứt thů địch DOM Khu căn cứ quân sự DPR Cơ quan lập pháp của Indonesia DPRD - NAD Hội đồng dân biểu địa phương ĐNA Đông Nam Á EU Cộng đồng Châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GAM Phong trào Aceh tự do GDP Tổng sản phẩm quốc nội HDC Tổ chức Trung gian hòa giải HLKHXH Hàn lâm Khoa học xã hội IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế KPU Ủy ban bầu cử quốc gia MILF Mặt trận giải phóng Hồi giáo Moorro MPR Đại hội Hội đồng Hiệp thương nhân dân NAD Aceh được công nhận là khu vực đặc biệt NIC Nước công nghiệp mớí ODA Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức OPM Phong trào Papua tự do PULO Tổ chức giải phóng Thống nhất Pattani (Thái Lan) RFD Cục Lâm nghiệp Hoàng gia (Thái Lan) UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG, BẢN ĐỒ Trang Bản đồ 2.1: Bản đồ tôn giáo Indonesia 63 Bản đồ 2.2: Bản đồ dân tộc Indonesia 65 Bản đồ 4.1: Bản đồ Indonesia 119 Bảng 2.1: Thành phần tôn giáo theo nhóm dân tộc ở Indonesia 64 Bảng 2.2: Dân số Indonesia theo nhóm dân tộc 66 Bảng 3.1: Chi tiêu xã hội (1995) 100
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xung đột sắc tộc, tôn giáo đang là chủ đề có tính thời sự ở nhiều khu vực, quốc gia trên thế giới, nhất là khi đặt vấn đề này trong mối liên hệ với vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ Hai đến nay, các nước thuộc địa nói chung, Indonesia nói riêng dù ít hay nhiều đều đang phải đối mặt với vấn đề ly khai và những bất ổn an ninh, chính trị có nguồn gốc từ những bất đồng về sắc tộc và tôn giáo. Việc giành được độc lập đã khó, song việc giữ được độc lập thực sự, nhất là về chính trị, kinh tế còn khó hơn rất nhiều. Để phát triển bền vững, mỗi quốc gia phải giải quyết tốt các mâu thuẫn xã hội, tạo lập môi trường hòa bình, ổn định trong nước, phải giữ cho lòng dân yên, hạn chế đến mức tối đa sự bất bình đẳng, sự chênh lệch về mức sống giữa các cộng đồng dân cư, ngăn ngừa và giải quyết tốt các mâu thuẫn có liên quan đến sắc tộc, tôn giáo giữa các cộng đồng dân cư. Indonesia không chỉ là quốc gia nhiều đảo nhất mà còn là quốc gia có số dân theo đạo Hồi đông nhất thế giới. Đất nước của hơn 18 nghìn hòn đảo này là nơi sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Ngoài việc có đa số người dân theo đạo Hồi, thì ở Indonesia còn có nhiều nhóm dân cư theo các tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau. Kể từ khi Indonesia trở thành quốc gia độc lập (1945), cuộc đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia đã trải qua rất nhiều thử thách, khó khăn liên quan đến việc giải quyết các mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo của các chính phủ Indonesia, nhằm không chỉ duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất quốc gia mà còn hướng đến tạo lập một môi trường hòa bình để phát triển bền vững. Sau Chiến tranh Lạnh, nhất là từ khi bước sang thế kỷ XXI đến nay, việc giải quyết xung đột sắc tộc và tôn giáo luôn là sự quan tâm hàng đầu của các chính phủ Indonesia, do nước này vẫn tiếp tục phải đối diện với các vấn
  • 8. 2 đề xung đột sắc tộc, tôn giáo, cả cũ và mới. Nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia, một lần nữa, lại bị đe dọa trước phong trào li khai ở nhiều địa phương của nước này, đặc biệt là ở Aceh. Việt Nam cũng là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo như Indonesia. Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến việc đoàn kết dân tộc, đoàn kết giữa các cộng đồng dân cư, cho dù họ thuộc dân tộc thiểu số hay đa số, theo tôn giáo hay tín ngưỡng nào. Đoàn kết là nền tảng để tạo lập môi trường hòa bình, phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, việc tham khảo kinh nghiệm xử lý, giải quyết các vấn đề có liên quan đến sắc tộc, tôn giáo, xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Indonesia sẽ cung cấp những bài học rất có giá trị cho các quốc gia trong khu vực trong đó có Việt Nam. Về phương diện khoa học, việc nghiên cứu xung đột sắc tộc, tôn giáo và quá trình giải quyết các vấn đề trên sẽ giúp trả lời hàng loạt câu hỏi khoa học như: liệu bản thân các tôn giáo, sắc tộc có phải là nguyên nhân tạo nên xung đột sắc tộc, tôn giáo không hay những xung đột đó là do chúng bị chính trị hóa? Tại sao một quốc gia Hồi giáo ôn hòa như Indonesia lại có đất cho sự phát triển của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo như đã thấy hiện nay? Đâu là những giải pháp hiệu quả để khắc phục những xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới?... Việc trả lời các câu hỏi không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà có cả ý nghĩa thực tiễn cấp bách. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: "Cộng hòa Indonesia giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991- 2015" làm hướng nghiên cứu cho đề tài luận án Tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án đi sâu phân tích thực trạng giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo của Cộng hòa Indonesia nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc từ năm
  • 9. 3 1991 đến năm 2015, rút ra ý nghĩa và những kinh nghiệm cho việc giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm củng cố độc lập dân tộc của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: Thứ nhất, làm rõ một số khái niệm về xung đột sắc tộc, tôn giáo, về độc lập dân tộc, bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của các nước đang phát triển sau Chiến tranh Lạnh. Thứ hai, phân tích các nhân tố tác động đến tình trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo tại Cộng hòa Indonesia từ năm 1991 đến năm 2015. Thứ ba, làm rõ thực trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo, đồng thời, phân tích ý nghĩa của việc giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo đối với nhiệm vụ bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc ở Indonesia từ năm 1991 đến năm 2015. Thứ tư, đưa ra nhận xét và rút ra những kinh nghiệm cho việc giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm củng cố độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á và Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình xung đột sắc tộc tôn giáo ở Indonesia, những thách thức từ các cuộc xung đột đó đối với độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia và các nỗ lực giải quyết của chính phủ nước này nhằm giải quyết các vấn đề trên. Xung đột sắc tộc và tôn giáo tại Indonesia đã xuất hiện từ những thế kỷ trước với phạm vi rộng lớn, phức tạp. Trong khuôn khổ luận án tiến sĩ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số điểm xung đột sắc tộc-tôn giáo, ly khai dân tộc điển hình ở Indonesia như: Đông Timor; Ache; Irian Jaya; Maluku; xung đột giữa người Hoa và người bản địa từ năm 1991 đến năm 2015. Từ đó luận án đi sâu phân tích thực trạng giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo của Cộng hòa Indonesia trong giai đoạn này nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc.
  • 10. 4 Về không gian: toàn bộ lãnh thổ Indonesia bao gồm khu vực trung tâm và các đảo, quần đảo của nước này Về thời gian: từ 1991 đến 2015 + Đề tài lấy mốc năm 1991 vì đây là thời kỳ Trật tự thế giới 2 cực kết thúc, Liên xô tan rã, tình hình chính trị, an ninh khu vực và thế giới có nhiều biến động lớn ảnh hưởng đến công cuộc củng cố độc lập của các quốc gia đang phát triển nói chung và ở Cộng hòa Indonesia nói riêng. + Mốc năm 2015 là mốc Indonesia có sự chuyển giao quyền lực từ Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono sang Tổng thống Joko Widodo, là thời điểm có những thay đổi về bối cảnh bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc (trong Cộng đồng ASEAN), năm đó cũng là năm vấn đề xung đột tôn giáo sắc tộc ở Indonesia được giải quyết một cách cơ bản. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở hệ thống các quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Hình thái kinh tế-xã hội; về Nhà nước và giai cấp; về thời đại, vấn đề dân tộc và quyền tự quyết dân tộc… Đồng thời, vận dụng những quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc; các chủ trương chính sách được nêu trong cương lĩnh, văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước Việt Nam để tiếp cận, nghiên cứu thực hiện mục tiêu và những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho luận án. Ngoài ra, tác giả luận án còn nghiên cứu và sử dụng một số quan điểm lý luận của các học giả tư sản và các học giả mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa để phân tích và nghiên cứu về một số vấn đề như: nền dân chủ tư sản, vai trò của nhà nước pháp quyền tư sản trong việc ban hành các giải pháp nhằm giải quyết các xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc trong nước, củng cố và bảo vệ nền độc lập dân tộc của quốc gia.
  • 11. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu Những nguyên lý, phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và logic, cùng với hệ thống phương pháp luận sử học mác xít là những cơ sở chính để hình thành phương pháp nghiên cứu luận án. - Phương pháp lịch sử: đề tài nghiên cứu được đặt trong tiến trình lịch sử cụ thể, không gian, thời gian đó là bối cảnh của Indonesia nói riêng; của tình hình thế giới, khu vực từ năm 1991 đến năm 2015; theo giai đoạn phát triển nhất định; phù hợp với logic lịch sử... - Phương pháp phân tích địa - chính trị: luận án được xem xét các vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo cùng ảnh hưởng của nó trước hết dưới góc độ địa - chính trị, trong không gian địa lý tự nhiên và địa lý nhân văn của khu vực, từ đây thấy rõ lợi ích, mục tiêu chính trị, nguyên nhân, biểu hiện… của xung đột sắc tộc, tôn giáo và những tác động của nó tới Indonesia. - Phương pháp lôgic, nghiên cứu tình huống, so sánh hệ thống: Các nghiên cứu sẽ phải từ những diễn biến, những xung đột sắc tộc, tôn giáo đã và đang xảy ra để phân tích, làm rõ những giải pháp giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo tại Cộng hòa Indonesia nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm củng cố độc lập dân tộc của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. - Phương pháp phân tích và tổng hợp: được tác giả sử dụng trong thu thập, xử lý và đánh giá các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các chủ đề liên quan đến đề tài. Thêm vào đó, tác giả luận án cũng sử dụng các phương pháp như: sưu tầm tư liệu, hệ thống, phân loại, thống kê, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp liên ngành lịch sử, quan hệ quốc tế, chính trị quốc tế nhằm hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu chính.
  • 12. 6 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, luận án đã nghiên cứu một cách hệ thống về nguyên nhân, thực trạng và tác động của xung đột sắc tộc, tôn giáo đối với độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia trong giai đoạn từ 1991 đến 2015. Hai là, luận án đã làm rõ những nỗ lực của Chính phủ Indonesia trong quá trình giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo ở nước họ, chỉ ra những thành tựu và hạn chế của các nỗ lực đó. Ba là , tìm ra được những đặc điểm chính của xung đột sắc tộc tôn giáo ở Indonesia, trong so sánh với các cuộc xung đột tương tự ở một số nước Đông Nam Á khác Bốn là, góp thêm những cứ liệu từ thực tiễn giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo của Cộng hòa Indonesia nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc cho Việt Nam trong hoạch định, triển khai thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo nhằm củng cố độc lập dân tộc của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận: luận án khẳng định xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Indonesia không phải là sự va chạm giữa văn minh Hồi giáo và Thiên chúa giáo. Nguồn cội của các cuộc xung đột đó là kết quả của sự chính trị hóa tôn giáo của một số thế lực chính trị ở Indonesia nhằm phục vụ cho lợi ích riêng mà thôi. - Về thực tiễn: Qua phân tích thực trạng giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo của Cộng hòa Indonesia nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc giai đoạn 1991-2015, luận án góp phần gợi mở một số vấn đề thực tiễn trong việc hoạch định và triển khai các chính sách dân tộc, tôn giáo cùng chính sách đối ngoại của Việt Nam thông qua hợp tác giải quyết vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo trong bối cảnh những biến đổi của môi trường địa - chính trị khu vực hiện nay. - Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích trong công tác nghiên cứu, giảng dạy môn Lịch sử Phong trào Cộng sản, Công nhân quốc tế và giải
  • 13. 7 phóng dân tộc; môn Quan hệ quốc tế; các môn: lịch sử thế giới hiện đại; lịch sử Đông Nam Á; lịch sử Quan hệ quốc tế… 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài dự định kết cấu thành 4 chương, 09 tiết. - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. - Chương 2: Những nhân tố tác động đến xung đột sắc tộc, tôn giáo trong công cuộc bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Indonesia giai đoạn 1991-2015. - Chương 3: Thực trạng giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Indonesia giai đoạn 1991-2015 - Chương 4: Nhận xét và những kinh nghiệm rút ra
  • 14. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra trong nghiên cứu, tác giả luận án đã tiếp cận với một khối lượng tài liệu tham khảo lớn của các nhà nghiên cứu Indonesia, các học giả nước ngoài và các nhà khoa học Việt Nam liên quan đến vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo ở đất nước này. Nguồn tài liệu đó tập trung nghiên cứu trên nhiều phương diện: địa lý, lịch sử, văn hoá, dân tộc, tôn giáo, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô... của Indonesia. Nguồn tài liệu đã tiếp cận được là cơ sở và cứ liệu quan trọng giúp nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề mà luận án cần tập trung giải quyết. 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ INDONESIA 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về Indonesia của các học giả quốc tế Đông Nam Á là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng của thế giới nên luôn giành được sự chú ý nghiên cứu của nhiều học giả với những góc độ tiếp cận đa dạng. Indonesia là một nước lớn trong khu vực, có những nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, dân cư, nhưng cũng có lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, củng cố độc lập dân tộc, phong cách ứng xử cũng như trình độ phát triển xã hội khá tương đồng so với các quốc gia khác cùng khu vực. Indonesia cũng là một trong những nước sáng lập ASEAN và đóng vai trò lãnh đạo Hiệp hội này trong thực tế cho tới năm 1998, khi Tổng thống nước này là Suharto bị lật đổ. Đối với thế giới, đặc biệt là các nước lớn, vị trí địa-chiến lược của Indonesia có vai trò vô cùng quan trọng. Không một nước lớn nào không mong muốn xác lập được ảnh hưởng ưu thế ở quốc gia "vạn đảo" này.
  • 15. 9 Vì thế, Indonesia được giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Về tổng quát có thể phân các công trình nghiên cứu về Indonesia ở ngoài nước thành các nhóm sau: - Thứ nhất, những nghiên cứu về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và củng cố độc lập dân tộc của Indonesia. Cuốn sách "Histoire de l’Indonésie" (Lịch sử Indonesia) của Giáo sư Jean Bruhat [16]. Cuốn sách gồm 5 chương, chương 1 và 2 trình bày khái quát về đất nước Indonesia trong thời kỳ là thuộc địa của thực dân Hà Lan. Chương 3;4;5 thông qua những mốc lịch sử chủ yếu trong sự vận động, phát triển của Indonesia, tác giả đi sâu phân tích diễn biến của các phong trào dân tộc trong tiến trình đấu tranh giành, giữ và củng cố độc lập dân tộc đến năm 1975. Cuốn sách là công trình nghiên cứu Indonesia về lịch sử, nên tác giả đã lựa chọn, đề cập, phân tích những sự kiện tiêu biểu, đánh giá những đặc điểm văn hóa, xã hội, dân cư, tộc người, tôn giáo…Đây là tài liệu tham khảo rất giá trị cho tác giả khi thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu luận án của mình. Cuốn "Lịch sử Đông Nam Á" của tác giả người Anh - D.G.E.Hall [42]. Tác giả là giáo sư danh dự thuộc trường Đại học Luân Đôn, ông được coi là chuyên gia hàng đầu về Lịch sử Đông Nam Á. Cuốn sách đã phác hoạ nên một bức tranh khá rõ nét và đầy sinh động về lịch sử ra đời, phát triển, quá trình bị thực dân phương Tây xâm lược và sự thiết lập chế độ cai trị thuộc địa của Hà Lan tại Indonesia. Tất cả các nội dung này được trình bày trong 3 phần đầu của cuốn sách. Ở phần thứ tư, tác giả tập trung nghiên cứu về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Indonesia năm 1945 cùng với những diễn biến phức tạp của cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược (Hà Lan), trong từng chương riêng (chương 43, 45, 48, 50, 51, 52). Để làm nên thành công của cuốn sách, Giáo sư D.G.E. Hall đã khai thác nhiều nguồn tài liệu phong phú từ kho lưu trữ, văn bia, tham khảo nhiều tác phẩm của các nhà nghiên cứu đi trước với sự phê phán và chọn lọc. Vì vậy đây là một công trình
  • 16. 10 khoa học nghiêm túc và có giá trị. Tuy nhiên, cuốn sách dừng sự nghiên cứu vào năm 1950, đây là thời điểm có nhiều sự kiện đang tiếp diễn với tính đa dạng và chằng chéo, là sự chuẩn bị cho những thay đổi lớn trên chính trường Indonesia. Nhưng giá trị của cuốn sách mà tác giả luận án quan tâm là, khi nhìn nhận về quá trình đấu tranh giành độc lập của Indonesia, D.G.E. Hall đã chỉ ra được vai trò của lực lượng tư sản cấp tiến với những nỗ lực tích hợp lợi ích đa dạng của các sắc tộc, tôn giáo để đạt được sự đồng thuận về mục tiêu xây dựng một nhà nước Cộng hòa độc lập. Cuốn sách "Chủ nghĩa thực dân là một thứ cần phải loại trừ khỏi thế giới" của Sukarno [111]. Ông Sukarno, một nhà lãnh đạo đầy uy tín của nhân dân Indonesia trong giai đoạn mới thành lập nước Cộng hoà. Trong tác phẩm này, Sukarno đứng trên quan điểm của đại bộ phận nhân dân Indonesia để nhìn nhận về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của đất nước mình. Ông cho rằng thực dân là kẻ thù chung của nhân dân các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, đặc biệt là nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc và cần xác lập một mối liên hệ, hợp tác giữa các dân tộc thuộc địa để chống thực dân. Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu quan điểm của những nhà lãnh đạo Indonesia trong việc định hướng và lựa chọn các chính sách phát triển đất nước, trong đó có chính sách đối ngoại. Cuốn sách "Suharto. A political biography" (Suharto: Một tiểu sử chính trị) của tác giả R.E.Elson [193]. Đây là công trình nghiên cứu về vị Tổng thống thứ hai của nhân dân Indonesia, một người mà trong cách đánh giá của các nhà nghiên cứu hiện nay trên thế giới luôn cho là đầy mâu thuẫn giữa công và tội. Với cách tiếp cận nghiên cứu của mình, Elson đã tập trung phân tích về đường lối chính trị mà Tổng thống Suharto đã thực hiện trong hơn 30 năm giữ cương vị là người đứng đầu đất nước. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số nhận xét, đánh giá trên hai mặt thành công và hạn chế về những việc mà vị Tổng thống này đã làm. Trong quá trình nghiên cứu, để đưa ra những
  • 17. 11 đánh giá xác thực nhất, tác giả đã căn cứ vào nguồn tài liệu gốc của Indonesia, đó là những chính sách chính trị, ngoại giao; kinh tế, xã hội; an ninh quốc phòng mà Tổng thống Suharto đã ban hành trong giai đoạn 1967 - 1998. Vì vậy, cuốn sách là nguồn tư liệu rất quan trọng để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình hoàn thành đề tài luận án. - Thứ hai, những nghiên cứu về vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo cùng những ảnh hưởng của nó đến sự nghiệp bảo vệ và củng cố độc lập ở Indonesia. Công trình "The Indonesian killings 1965-1966: Studies from Java and Bali" (Tàn sát người ở Indonesia 1965-1966: những nghiên cứu ở Java và Bali) của Centre of Southeast Asia Studies [111]. Công trình đã phân tích những mâu thuẫn xã hội ở Indonesia trước cuộc đảo chính quân sự năm 1965 của Suharto, làm rõ nguyên nhân của những cuộc thanh trừng, tàn sát đối với các đảng viên cộng sản nói riêng và người dân vô tội ở Java và Bali nói chung. Hướng tiếp cận nghiên cứu, lý giải của các tác giả trong công trình đã cung cấp cho tác giả luận án thêm một "góc nhìn đa chiều" khi xem xét, đánh giá các xung đột sắc tộc, tôn giáo cùng ảnh hưởng của nó đến xã hội Indonesia trong giai đoạn được nghiên cứu khi thực hiện luận án. Cuốn sách "Lịch sử Đông Nam Á hiện đại" của Clive J.Christie [19]. Tác giả Clive J.Christie là người Pháp, một chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề dân tộc, sắc tộc và tôn giáo nên công trình đã tập trung đi sâu nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến các vấn đề này. Cuốn sách được cấu trúc thành hai phần, trong đó phần thứ hai tập trung nghiên cứu quá trình phi thực dân hoá và chủ nghĩa ly khai trong khu vực Hồi giáo ở Đông Nam Á. Trong đó Indonesia được đề cập tương đối rõ vì đây là nơi có nhiều cư dân theo đạo Hồi sinh sống. Clive J.Christie đã dành nhiều thời gian để khắc hoạ về Indonesia như là một "ngôi nhà đạo Hồi", với tất cả tính tích cực cùng những tác động phức tạp của nó đối với Indonesia nói riêng, cả khu vực Đông Nam
  • 18. 12 Á nói chung. Đặc biệt, cuộc nổi dậy của người Aceh được tác giả đề cập khá kỹ (từ trang 231 đến 248), từ đó lột tả được phần nào những khúc mắc trong vấn đề Aceh - một vấn đề rất phức tạp của Indonesia trong quá khứ và hiện tại. Khi công bố cuốn "Lịch sử Đông Nam Á hiện đại", tác giả Clive J.Christie dự định thông qua nghiên cứu các phong trào ly khai và khởi nghĩa khác, để làm rõ tiến trình chung về phi thực dân hoá ở Đông Nam Á, lịch sử và hậu quả của nó. Nhưng đây là những vấn đề hết sức phức tạp, nhạy cảm và hiện đang gây tranh cãi trong giới khoa học, vì vậy những đánh giá trong cuốn sách được coi là quan điểm riêng của tác giả. Tuy nhiên, với quan điểm nghiên cứu "thuần tuý mang tính lịch sử và lập luận cơ bản của nó là các phong trào ly khai khác nhau" và dựa trên nguồn tư liệu đã qua kiểm định, cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu sinh khi tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến nội dung luận án. Cuốn sách "Indonesia Today - Challenges of History" (Indonesia ngày nay - Những thách thức của lịch sử) của Grayson Lloyd và Shannon Smith [178], là một công trình nghiên cứu tổng hợp về lịch sử phát triển của Indonesia từ 1945 đến đầu thế kỷ XXI. Gồm nhiều bài viết nhỏ với những chủ đề riêng biệt, được kết cấu thành 5 chương nội dung, trong đó ba chương chính đề cập đến 3 lĩnh vực chủ yếu là chính trị, kinh tế và văn hoá. Bằng cách tiếp cận theo hướng kết hợp giữa trình bày sự kiện với những nhận định, đánh giá, so sánh đan xen nhau…, các tác giả đã chỉ ra những mặt làm được và chưa làm được của các Tổng thống Indonesia (từ năm 1945 đến 2000); đồng thời vẽ lên một bức tranh khá đầy đủ về đất nước Indonesia trong một giai đoạn tương đối dài với những thành công, hạn chế trong con đường phát triển của mình. Giai đoạn 1967 - 1998 với sự lãnh đạo của Tổng thống Suharto ở Indonesia được phân tích, đánh giá, so sánh với các giai đoạn trước và sau; thông qua các cứ liệu lịch sử cụ thể để nhìn nhận về những thành công, hạn chế của Suharto một cách khách quan. Cuốn sách đã đem lại những
  • 19. 13 thông tin và cách tiếp cận đa chiều về Indonesia trong một giai đoạn lịch sử mà tác giả có thể tham khảo tốt trong quá trình thực hiện luận án. Công trình "Ethnic Conflics in Southeast Asia" (Xung đột tộc người ở Đông Nam Á) của Adrian Vicker [160]. Công trình đã đề cập một trong những vấn đề nổi cộm của nền chính trị khu vực và thế giới hiện nay, đó là vấn đề ly khai dân tộc. Công trình khẳng định ly khai tộc người ở Đông Nam Á có liên quan chặt chẽ đến vấn đề dân tộc, một vấn đề phức tạp và nhạy cảm ở các quốc gia đa dân tộc trong quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc. Nhóm nghiên cứu công trình còn nâng vấn đề ly khai dân tộc thành chủ nghĩa ly khai, một biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc trong quá trình phát triển của các quốc gia đa dân tộc. Theo các tác giả, bước sang thế kỷ XXI, hệ tư tưởng không còn là nhân tố chính của những xung đột dân tộc trên thế giới. Hiện nay, hầu hết các khu vực trên thế giới, từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển (trong đó có Đông Nam Á và Indonesia), nhiều quốc gia phải đối phó với vấn đề ly khai dân tộc trong quá trình bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc. Nhóm tác giả cho rằng, vấn đề ly khai dân tộc là một trong những trở ngại mà các nước Đông Nam Á, trong đó có Indonesia phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để khắc phục, vượt qua đem lại sự ổn định và phát triển. Công trình nghiên cứu "A History Modern Indonesia 1200 - 2004" (Lịch sử Indonesia hiện đại 1200 - 2004) của tác giả M.C.Ricklefs [188], là một kho tư liệu với nhiều sự kiện phản ánh trung thực về lịch sử Indonesia hiện đại: Cuốn sách khái quát quá trình hình thành và phát triển của các vương triều phong kiến; sự thâm nhập của các luồng văn hoá Đông - Tây thông qua quá trình giao thương buôn bán ở Eo biển Malacca; sự xuất hiện của những đoàn truyền giáo với mục tiêu chính trị, cuộc chiến để tranh giành thuộc địa giữa các nước thực dân phương Tây (Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hà Lan) và sự thắng thế của thực dân Hà Lan; sự cai trị hà khắc và các cuộc đấu tranh của nhân dân Indonesia chống lại ách đô hộ của thực dân
  • 20. 14 Hà Lan...Thông tin quan trọng mà tác giả luận án tham khảo từ cuốn sách là, những vấn đề sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia được M.C.Ricklefs khắc họa một cách sinh động thông qua việc phân tích hàng loạt các sự kiện, xung đột chỉ ra nguyên nhân cùng những tác động đến diễn tiến lịch sử Indonesia. Bài viết: "Behind Indonesia’s Red Scare" (Đằng sau nỗi sợ Đỏ của Indonesia ) của tác giả Gatra Priyandita [175]. Gatra Priyandita là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trường Văn hóa, Lịch sử và Ngôn ngữ tại Đại Học Quốc gia Australia. Nghiên cứu của ông tập trung vào ngoại giao công chúng của Indonesia và chính trị Indonesia thời hậu Suharto. Bài viết đã khái quát cuộc tàn sát năm 1965-1966 (hàng trăm ngàn người bị nghi ngờ là cộng sản hay có tư tưởng ủng hộ cộng sản đã bị cầm tù và giết hại) và các vụ vi phạm nhân quyền khác như cuộc thảm sát Talangsari vào năm 1989, cuộc bạo loạn ở Jakarta vào năm 1998, và những vụ giết người ở Aceh và Papua. Đồng thời nêu vấn đề đáng suy ngẫm: phần lớn các thủ phạm chính của những sự kiện hay xung đột trên ngày nay vẫn còn sống, vẫn tiếp tục có ảnh hưởng chính trị và sẽ không phải đối mặt với công lý trong tương lai gần, và người dân Indonesia, những người mà quyền tự do dân sự của họ ngày càng bị hạn chế. Cuốn sách: "Why Terrorists Quit: The Disengagement of Indonesian Jihadists" (Vì sao bọn khủng bố bỏ cuộc: Gỡ bỏ cam kết với lực lượng Jihad Indonesia) của Julie Chernov Hwang [184]. Trong tác phẩm Julie Hwang đã tìm ra bốn yếu tố chung khiến các phần tử khủng bố rời bỏ tổ chức cực đoan. Theo bà Hwang, đó là sự thất vọng khi những phần tử khủng bố nhận ra rằng cái lợi thu được không đáng với cái giá mà họ phải trả. Từ nhận xét trên, tác giả kết luận rằng để rời bỏ phong trào cực đoan hoàn toàn và tái hòa nhập xã hội, sự hỗ trợ của bạn bè và gia đình là một nhân tố then chốt đối với các phần tử này. Cuốn sách: "BTI 2018: Indonesia Country Report" (BTI 2018 - Báo cáo quốc gia Indonesia) [190]. Đây là tài liệu gốc của chính phủ Indonesia
  • 21. 15 vừa công bố. Báo cáo dài 45 trang dịch, đã tổng kết quá trình chuyển đổi dân chủ của Indonesia bắt đầu vào tháng 5 năm 1998, khi nhà độc đoán lâu năm Suharto từ chức tổng thống sau 32 năm tại vị, phân tích những điểm mạnh, hạn chế của các đời tổng thống tiếp theo ở Indonesia. Báo cáo tổng kết hoạt động của Indonesia qua 20 năm và đưa ra chiến lược phát triển đất nước trong những năm tiếp theo. Cuối cùng Báo cáo đưa ra nhận định, Indonesia cần phát triển hơn nữa hệ thống phúc lợi của mình để cung cấp các dịch vụ cơ bản, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Vấn đề này phải được thực hiện với quản trị tốt ở tất cả các cấp. Nó cũng đòi hỏi sự hợp lực của vai trò của nhà nước, khu vực tư nhân và xã hội dân sự. Đây là tài liệu gốc, cập nhật rất quí giúp tác giả thực hiện luận án. Ngoài các công trình của các học giả Phương Tây được công bố bằng tiếng Anh, nhiều học giả người Hoa cũng quan tâm nghiên cứu về xung đột tôn giáo, sắc tộc ở Indonesia. Sau đây là một số công trình đáng chú ý. + Bài viết: "Bước đầu tìm hiểu thích ứng văn hóa cộng đồng dân tộc Hoa ở Indonesia trong gần 30 năm qua" của tác giả Trần Tú Dung [28]. Bài viết khái quát, nhìn lại những nguyên nhân lịch sử trên phương diện này, phân tích những đóng góp của tộc người Hoa tại Indonesia đối với những tiến bộ, phồn vinh trong các lĩnh vực sản xuất, y tế, thể thao, đoàn thể, tôn giáo... bằng những tư duy dân tộc và chuẩn mực hành vi của tộc người Hoa. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra, vai trò và chính sách của chính phủ Indonesia đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo người Hoa ở Indonesia với tư cách là một dân tộc thiểu số tại Indonesia có thể được hưởng những quyền lợi bình đẳng dân tộc, được hưởng sự bảo vệ và tôn trọng từ chính phủ Indonesia. + Bài báo: "Religious beliefs of Chinese people in Indonesia" (Tín ngưỡng tôn giáo của người Hoa ở Indonesia) của tác giả Andyni Khosasih [160]. Bài viết xuất phát từ những góc nhìn khác nhau về lịch sử và hiện thực, tiến hành khảo sát trên cơ sở tổng hợp về tôn giáo của người Hoa ở
  • 22. 16 Indonesia, tình hình căn bản, những tồn tại trong thực tế, phân tích các đặc tính, kết quả phiếu khảo sát để đưa ra những phát hiện về xu hướng tương lai của vấn đề này. Người Hoa ở Indonesia có dân số lên đến gần 7 triệu người. Những thành tựu kinh tế của người Hoa ở đây gắn liền với văn hóa người Hoa. Do vậy, muốn hiểu được văn hóa người Hoa và cộng đồng người Hoa ở Indonesia cần phải gắn liền với việc phân tích tín ngưỡng của người Hoa. + Bài viết: "Nghiên cứu vấn đề chia rẽ dân tộc Aceh ở Indonesia dưới góc độ chỉnh hợp quốc gia" của Chu Tuấn Hoa [54]. Bài viết nội dung chính đề cập đến vấn đề: Chỉnh hợp quốc gia là một nhiệm vụ lâu dài và gian khổ mà một quốc gia đa dân tộc phải đối mặt. Phần lớn các quốc gia Đông Nam Á hiện nay đều là các quốc gia đa sắc tộc. Về mặt địa lý, các nước đều tồn tại đặc trưng bởi "phân mảnh hóa", quá trình chỉnh hợp quốc gia gặp nhiều khó khăn. Sự chia tách của nhóm dân tộc Aceh ở Indonesia mang tính đại biểu và là một cửa sổ để nghiên cứu các vấn đề dân tộc và chỉnh hợp quốc gia ở Đông Nam Á. Từ góc độ chỉnh hợp quốc gia, tác giả bài viết xem xét vấn đề chia rẽ sắc tộc ở Indonesia, "vành đai địa lý phân mảnh" mang tính đa sắc tộc, đa tôn giáo, đa văn hóa, địa lý. Sự mất cân bằng trong phát triển kinh tế giữa các dân tộc khác nhau, và những nguy cơ tiềm ẩn trong lịch sử của chế độ thực dân khiến cho quá trình chỉnh hợp dân tộc tại đây rất khó thực hiện, tạo thành sự chia rẽ sắc tộc. Mặt khác, sự phân chia quyền lực chính trị tại Indonesia sau độc lập không đồng đều, phân bố cấu trúc mất cân bằng, tâm lý tôn giáo dân tộc mạnh mẽ, trong khi ý thức quốc gia không có được sự quy chuẩn và hướng dẫn chính xác. Thêm vào đó, những mâu thuẫn giữa chính quyền trung ương và địa phương, những sai lầm của chính sách dân tộc ở một mức độ nhất định, đã làm tan biến bản sắc dân tộc vốn đã khá suy yếu và cản trở quá trình chỉnh hợp quốc gia của Indonesia và việc giải quyết sự chia rẽ của dân tộc Aceh. Từ đó đưa ra nhận định, việc giải quyết vấn đề chia rẽ dân tộc, cần bắt
  • 23. 17 đầu từ củng cố sự chỉnh hợp quốc gia và phụ thuộc vào nhiều nhân tố thuộc nhiều phương diện. + Bài viết: "Chỉnh hợp chính trị ở các nước đa dân tộc đang phát triển: điểm chung, khó khăn và cách hóa giải - trên cơ sở so sánh giữa Indonesia và Nigeria" của tác giả Dư Xuân Dương [30]. Đây là bài viết của một học giả Trung quốc nghiên cứu vấn đề chỉnh hợp chính trị của các nước đa dân tộc đang phát triển đòi hỏi phải xuất phát từ góc độ so sánh cấp quốc gia. Thông qua so sánh tiến trình chỉnh hợp chính trị của Indonesia và Nigeria từ khi thành lập nước đến nay, rút ra những điểm chung chủ yếu mà hai nước gặp phải trong quá trình chỉnh hợp chính trị. Theo tác giả bài báo, cách thức hóa giải những khó khăn trên chủ yếu bao gồm: 1/ Tìm kiếm điểm trùng hợp trong nhận thức chung, tôn trọng những khác biệt văn hóa, xây dựng cộng đồng dân tộc quốc gia; 2/ Tìm kiếm, xây dựng thể chế, cơ chế chính trị đảm bảo gắn kết về lợi ích, chia sẻ thành quả; 3/ Xóa bỏ những ảnh hưởng của quân nhân, quân đội trong đời sống chính trị, trừng trị nghiêm khắc hành vi tham nhũng; 4/ Tìm kiếm và thúc đẩy nhưng chính sách hòa hợp dân tộc và hòa hợp tôn giáo đa ngôn ngữ. Đây là những tài liệu từ nguồn tiếng Trung đã được dịch sang tiếng Việt, những tài liệu này gợi ý cho tác giả luận án nắm bắt về chính sách quản lý, giải quyết những vấn đề có liên quan đến người Hoa ở quốc gia này, qua đó liên hệ, so sánh sự giống và khác nhau trong giải quyết xung đột sắc tộc ở các nước đang phát triển có đa dân tộc cùng sinh sống. Những tài liệu này phục vụ tác giả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra ở chương 3 và chương 4 của luận án. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu của các học giả Indonesia Kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2015 là quãng thời gian tương đối dài trong quá trình phát triển của Cộng hòa Indonesia. Đây cũng là thời kỳ thế giới và khu vực có nhiều biến động. Trong bối cảnh đó, Cộng hòa Indonesia là
  • 24. 18 quốc gia điển hình về tình trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc trong khu vực. Việc quốc gia này xử lý các xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc cùng những ảnh hưởng của nó đến sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc trong thời gian này đã được nhiều nhà nghiên cứu Indonesia thực hiện. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án tiêu biểu mà tác giả có thể tiếp cận: + Tập hợp các bài phỏng vấn về kinh tế và chính trị về "Indonesia yang Berubah" (Indonesia đang thay đổi) của các tác giả Gunawan Haryono, Daddi Prianto, Agus Sukapti, Sri, Yulia Nuraini và Ratna [180]. + Bài viết "Budaya Indonesia, Kajian Arkeologi, Seni, dan Sejarah" (Văn hoá Indonesia, đánh giá khảo cổ, nghệ thuật và lịch sử) của tác giả Sedyawati Edi [199]. Tác phẩm đã trình bày khá chi tiết về lịch sử phát triển văn hóa Indonesia thông qua những đánh giá về khảo cổ và nghệ thuật kiến trúc của nước này. + Cuốn sách "Politik Indonesia dalam Perspektif Sejarah" (Chính trị Indonesia trong bối cảnh lịch sử) của tác giả Warday T.Baskara [204]. + "Military Politics, Ethnicity and Conflict in Indonesia" (Chính trị quân sự, sắc tộc và xung đột ở Indonesia) của tác giả Ikrar Nusa Bhakti, Sri Yanuarti và Moamad Nurhasim [192]. Các tác giả Ikrar Nusa Bhakti, Sri Yanuarti và Mochamad Nurhasim, là những nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu chính trị tại Viện Khoa học Indonesia (LIPI). Trong tập tài liệu này, nhóm tác giả đã hệ thống, phân tích về vai trò của quân đội trong chính trị Indonesia: 1945-2004. Đặc biệt, tài liệu đã làm rõ vai trò của quân đội trong xử lý vấn đề ly khai ở Papua (1998-2004); các phản ứng của quân đội đối với Phong trào Aceh tự do (1976-1998). Đây là những tài liệu rất quí mà tác giả đã khai thác phục vụ đề tài luận án. + "Lessons learned from Indonesia's conflicts: Aceh, Poso and Papua..." (Bài học rút ra từ các cuộc xung đột của Indonesia: Aceh, Poso và Papua...) của tác giả Sidney Jones [201] là Viện trưởng Viện Phân tích Chính
  • 25. 19 sách Xung đột (IPAC). Tác giả đề cập trong bài nội dung về: ba cuộc xung đột mà chính phủ Indonesia đã cố gắng giải quyết đưa ra một số bài học nghiêm túc cho tổng thống tiếp theo của đất nước. Đó là: một thỏa thuận hòa bình ở Aceh đã ngăn chặn một cuộc nổi dậy nhưng các cựu phiến quân tỏ ra là những nhà lãnh đạo chính trị tồi tệ. Một thỏa thuận ở Poso đã ngăn chặn cuộc chiến giữa Thiên chúa giáo - Hồi giáo nhưng để lại một mạng lưới cực đoan tại chỗ vẫn tiếp tục hoạt động. Và một bộ máy chính quyền mới đã được thành lập cho Papua đã thất bại khi chỉ tập trung vào phát triển kinh tế, trong khi các bước ban đầu để đối thoại với Jakarta dường như bị đình trệ. Tác giả Jones đã phân tích lý do của những kết quả trên và đưa ra nhận định về những gì một chính quyền mới có thể cố gắng tiến lên. Đây là những thông tin rất quan trọng mà tác giả luận án đã khai thác và đề cập trong chương 3. + "Religion Conflicts in Indonesia Problems and Solutions" (Xung đột tôn giáo ở Indonesia các vấn đề và các giải pháp) của tác giả: Sintha Wahjusaputri [202]. Bài viết phân tích những xung đột tôn giáo ở Indonesia và đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này. + Bài viết: "Harmony in Diversity: A Government Policy and Mutual Effort of..." (Sự hài hòa trong đa dạng: Chính sách của chính phủ và nỗ lực chung của những người tôn giáo ở Indonesia) của Dede Rosyada [173]. Thông qua tiếp cận và phân tích nhiều văn bản gốc của chính phủ Indonesia, tác giả Dede Rosyada đã đưa ra nhận định: những người sáng lập của đất nước đã đặt ra thỏa thuận ngay từ đầu, rằng họ khác nhau về sắc tộc, tôn giáo và văn hóa, nhưng họ có một mục tiêu chung là trở thành một quốc gia độc lập có thể thiết lập đất nước của mình để tạo ra chủ nghĩa lý tưởng lẫn nhau để trở thành một xã hội phát triển, công bằng và thịnh vượng. Để trở thành một quốc gia phát triển có thể đứng ngang hàng với các quốc gia khác trên thế giới và quản lý toàn bộ tiềm năng của quốc gia, sự ổn định chính trị, sự tham gia của công chúng và sức mạnh của nguồn nhân lực đáng tin cậy là cần thiết.
  • 26. 20 + "Religion in Indonesia" (Tôn giáo ở Indonesia) của Indonesia [191]. Đây là bài viết đăng trên trang điện tử đầu tư, mục văn hóa của Indonesia. Bài viết đề cập: Indonesia là một quốc gia dân chủ thế tục có dân số đa số Hồi giáo. Hiến pháp Indonesia đảm bảo tất cả mọi người ở Indonesia có quyền tự do thờ cúng, mỗi người theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của riêng mình. Nó cũng quy định rằng nhà nước sẽ dựa trên niềm tin vào "Thiên Chúa duy nhất và duy nhất" (một điều kiện cũng hình thành nguyên tắc đầu tiên của Pancasila, triết lý nhà nước Indonesia được Sukarno đưa ra vào năm 1945). Bài báo nhận định, Mặc dù Indonesia không phải là một quốc gia Hồi giáo, các nguyên tắc Hồi giáo có ảnh hưởng đến việc ra quyết định chính trị. Hơn nữa, một số nhóm Hồi giáo nhất định đã có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định chính trị và tư pháp thông qua (mối đe dọa) bạo lực. Điểm đặc biệt trong chính sách của chính phủ Indonesia đối với tôn giáo (tự do) được bài báo rút ra là nó chỉ công nhận sáu tôn giáo chính thức (là Hồi giáo, Tin lành, Thiên chúa giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Nho giáo). Mỗi người Indonesia được yêu cầu phải nắm lấy một trong những tôn giáo này vì đây là dữ liệu cá nhân bắt buộc được đề cập trong các tài liệu chính thức như hộ chiếu và thẻ nhận dạng khác. + Ngoài ra, các bài viết này đều đã được dịch sang tiếng Việt có thể tìm đọc tại thư viện Viện nghiên cứu Đông Nam Á - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hoặc trên trang website http://nghiencuuquocte.org. Các công trình nêu trên đã tiếp cận ở nhiều góc độ, phân tích, lý giải, những khía cạnh khác nhau về nguyên nhân, thực trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc ở Indonesia và bước đầu làm sáng tỏ việc quốc gia này xử lý các xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc cùng những ảnh hưởng của nó đến sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc trong thời gian từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2015. Vì vậy, đây chính là nguồn tư liệu quan trọng cung cấp những cứ liệu tham khảo sát, khách quan, khoa học để tác giả tham khảo thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
  • 27. 21 1.1.3. Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã công bố một số lượng lớn các công trình về Indonesia nói chung, xung đột sắc tộc, tôn giáo ở nước này nói riêng. Sau đây là một số công trình tiêu biểu: Cuốn: "Indonesia những chặng đường lịch sử" của tác giả Ngô Văn Doanh [25]. Từ việc cho ra mắt những công trình mang tính giới thiệu về văn hoá, nghệ thuật của Indonesia, tác giả đã mở rộng hơn phạm vi nghiên cứu khi cho ra đời những công trình đề cập đến các giai đoạn phát triển của lịch sử Indonesia, hoặc đi sâu nghiên cứu về một vấn đề cụ thể. Cuốn Indonesia những chặng đường lịch sử là công trình nghiên cứu công phu và khá toàn diện về sự phát triển của Indonesia đến những năm 90 của thế kỷ XX. Được trình bày theo từng giai đoạn lịch sử, cuốn sách bổ sung nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu sinh tìm hiểu thêm về đất nước, con người và lịch sử phát triển của Indonesia. Cuốn "Lịch sử Đông Nam Á" của Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh [103] là công trình nghiên cứu về đại cương lịch sử Đông Nam Á, được trình bày theo những lát cắt thời gian. Trong tác phẩm, các sự việc, sự kiện được mô tả trung thực và độc lập, khắc họa được những nét đặc thù nhưng vẫn phản ánh được sự liên kết mang tính hệ thống của từng quốc gia trong khu vực. Trong tác phẩm này, Indonesia từ thời tiền sử đến năm 2005 tuy được trình bày một cách khái quát nhưng đã thể hiện được những nét cơ bản nhất của lịch sử phát triển và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Indonesia. Công trình nghiên cứu về lịch sử đương đại Đông Nam Á được Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành vào năm 2012 tại Hà nội. Đây là Tập VI của bộ Thông sử Đông Nam Á do các học giả của Viện nghiên cứu Đông nam Á, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn. Tập này có tựa đề " Đông Nam Á trong thời kỳ hòa bình, phát triển và hội nhập" do Nguyễn Thu Mỹ Chủ biên, Sách dày 774 trang, bao gồm 10 chương đề cập tới những
  • 28. 22 tiến triển cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. xã hội và hội nhập quốc tế của Đông Nam Á trong 2 thập niên đầu của thời kỳ sau Chiến tranh. Phần viết về Indonesia được đề cập ở hầu hết các chương (từ chương 2 và 10). Ở các chương này, các tác giả đã phân tích tình hình Indonesia, với tư cách một bộ phận không thể tách rời của khu vực Đông nam Á, khi bước vào thời kỳ sau Chiến tranh lạnh; những nỗ lực của Indonesia trong công cuộc phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chinh tiền tệ và chống lại các hoạt động li khai khủng bố nhằm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và củng cố độc lập dân tộc của Indonesia. Xuất phát từ nhận thức rằng hiện tượng li khai khủng bố ở Indonesia cũng như ở một số nước Đông Nam Á khác có nguyên nhân sâu xa từ chính sách ưu tiên dân tộc đa số và phân biệt đối xử với các dân tộc ít người, là sự phân phối không công bằng các lợi ích từ sự phát triển kinh tế của đất nước, nên khi viết về các hoạt động chống li khai khủng bố của chính phủ Indonesia, các tác giả không chỉ dừng lại ở việc trình bày các hoạt động vũ trang chống khủng bố mà còn phân tích sâu các cải cách chính trị, kinh tế, xã hội nhằm giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo ở quốc gia này. Cuốn sách: "Một số vấn đề về xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Đông Nam Á" của Phạm Thị Vinh [155]. Đây là một tập hợp các bài viết của các tác giả về xung đột, tôn giáo, sắc tộc ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Mianma và Thái Lan. Trong các bài viết đó, các giả đã phân tích khá sâu về các nguyên nhân của tình trạng li khai ở một số nước Đông Nam Á hiện nay và những biện pháp khắc phục của chính phủ các nước trên. Những bài nghiên cứu về những vấn đề "nóng" ở Indonesia như: "Vấn đề Aceh ở Indonesia" của Phạm Thị Vinh, Nguyễn Huy Hồng [156]; "Xung đột giữa người Dayak và Madura ở Tây Kalimantan (Borneo), Indonesia" của Lê Thanh Hương [69]; "Indonesia trong cuộc chiến chống khủng bố" của Nguyễn Huy Hồng [63]. Với những góc độ tiếp cận khác nhau cùng những
  • 29. 23 phân tích cụ thể, đây là nguồn tài liệu tham khảo rất tốt để nghiên cứu sinh tiếp cận với một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước liên quan đến nội dung luận án. Ngoài ra còn có khá nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: "Một số vấn đề trong chính sách đối ngoại của Cộng hòa Indonesia dưới chế độ Tổng thống Sukarno" của Nguyễn Thị Thanh Thủy [134]; "Indonesia: Lý thuyết điều chỉnh chính sách - cách nhìn lịch sử và bài học kinh nghiệm" của Nguyễn Văn Hồng [65]; "Đầu tư trực tiếp của các nền kinh tế công nghiệp mới châu Á (NICs) trong nền kinh tế Indonesia gần đây" của Lưu Ngọc Trịnh [141]; "Thành tựu, kinh nghiệm và những vấn đề phát triển kinh tế của Thái Lan, Malaysia, Philippin và Indonesia" của Nguyễn Mai Trung [143]; "Indonesia qua những con số" của Trần Trọng Ngợi [95]; "Cải cách kinh tế Indonesia từ đầu thập kỷ 80 đến nay và Tác động xã hội của khủng hoảng tài chính ở Indonesia" của tác giả Nguyễn Văn Hà [43]; :Indonesia - Tiếp bước trên con đường dân chủ và Đảng Goikar trên chính trường Indonesia" của tác giả Nguyễn Huy Hồng [62]; "Người Hoa ở Indonesia với cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ" của Châu Thị Hải [47]; "Chính sách ngôn ngữ ở Indonesia trong hai thập kỷ qua" của Đoàn Văn Phúc [107]; "Tác động của sự mất ổn định ở Indonesia đối với Đông Nam Á" của Phạm Văn Đức [41]; các bài nghiên cứu của các tác giả tham gia Hội thảo: "Việt Nam - Indonesia: Vì hoà bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á" [154]; Những bài viết tham gia các hội thảo khoa học nhân dịp kỷ niệm 30 năm (1997) và 40 năm (2007) tồn tại, phát triển của ASEAN do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (Việt Nam) tổ chức… - Bài viết: "Tôn giáo và chính sách tôn giáo của Indonesia" của tác giả Phong Phong [105]. Bài viết sau khi đề cập tóm tắt tình hình tôn giáo ở Indonesia, đã đưa ra nhận định: việc chính trị hóa sắc tộc và tôn giáo có nguy cơ gây chia rẽ chủ yếu trong nền chính trị quốc gia này. Chính phủ Indonesia
  • 30. 24 sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về sự thống nhất. Một trong những ưu tiên là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các tôn giáo, xây dựng các mối tương quan liên tôn giáo hài hòa; thừa nhận sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đồng thời, cần thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo để có thể hạn chế được phần nào các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo thông qua giải quyết sự bất bình đẳng và bất công. Đây là những tư liệu tốt cho tác giả khi nghiên cứu và đánh giá về vấn đề này. 1.1.4. Các luận văn, luận án về Indonesia Bên cạnh những công trình khoa học do các nhà nghiên cứu thực hiện tại các trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, trong những năm gần đây, nhiều học viên cao học, nghiên cứu sinh cũng chọn các vấn đề sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia làm đề tài Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ. + "Vấn đề ly khai dân tộc ở Đông Nam Á và những tác động của nó tới khu vực từ 1991 đến năm 2000" của Nguyễn Kim Minh [90]. Luận văn đề cập và phân tích về tình hình ly khai dân tộc ở Đông Nam Á, trong đó tập trung làm rõ nguyên nhân, thực trạng và một số giải pháp mà các chính phủ Indonesia, Philippines và Thái lan đã thực hiện trong giải quyết các vấn đề ly khai ở nước mình. + "Quá trình đấu tranh củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa Indonesia (1967 - 1998)" của Đinh Thanh Tú [146]. Luận án nghiên cứu và trình bày, luận giải rõ các chính sách phát triển nhằm nâng cao sức mạnh đất nước, củng cố độc lập dân tộc và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ mà Indonesia đã thực hiện trong giai đoạn 1967 - 1998; đánh giá những thành công, hạn chế và chỉ ra mối liên quan giữa chúng đối với những vấn đề cần giải quyết của Indonesia hiện nay; rút ra một số bài học về việc kết hợp để thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế, xã hội trong đấu tranh củng cố độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của các nước đang phát triển trong bối cảnh hiện nay.
  • 31. 25 + "Vấn đề xung đột sắc tộc-tôn giáo trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của Indonesia từ năm 1945 đến 2005" của Bùi Huy Thành [119]. Luận án đã đi sâu phân tích làm rõ thực trạng xung đột sắc tộc-tôn giáo ở Indonesia: điển hình là xung đột tại Đông Timo, Aceh, Irian Giaya, Maluku, xung đột giữa người Hoa và người bản địa…Luận án rút ra nhận định: thực trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: nguyên nhân sâu xa từ Indonesia là một quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là đất nước đa tôn giáo, đa dân tộc, đa ngôn ngữ với khoảng 400 tộc người và 200 ngôn ngữ khác nhau và cùng với chính sách chia để trị của chủ nghĩa thực dân trong nhiều thập niên khi đất nước này bị chiếm làm thuộc địa. Nguyên nhân trực tiếp bao gồm nhiều yếu tố như: 1). Bất công là nguồn gốc kinh tế của xung đột giữa các nhóm sắc tộc hoặc các nhóm tôn giáo trong xã hội. 2). Chênh lệch về trình độ phát triển giữa các sắc tộc hoặc các tôn giáo. 3). Nhà nước Indonesia có sự phân biệt đối xử giữa các sắc tộc hoặc các tôn giáo 4). Sự can thiệp từ bên ngoài… Các mâu thuẫn và xung đột sắc tộc-tôn giáo này đã tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội cũng như đe dọa nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia. Cuối cùng, luận án đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các quốc gia đang phát triển và Việt Nam + "Quá trình dân chủ hóa ở Indonesia từ năm 1945 đến nay- nhìn từ góc độ giai cấp trung lưu và xã hội dân sự" của Hồ Thị Thành [120]. Luận án này đã tập trung giải quyết các vấn đề: 1) Làm rõ quá trình dân chủ hóa và các mô hình dân chủ được vận dụng ở Indonesia từ năm 1945 đến 2014, 2) Phân tích ảnh hưởng của giai cấp trung lưu và các tổ chức xã hội dân sự đối với quá trình dân chủ hóa. 3) Đưa ra một số ngụ ý của dân chủ hóa ở Indonesia đối với khu vực Đông Nam Á và Việt Nam. + "Quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập ở Indonesia (1927- 1965)" của Phạm Thị Huyền Trang [140]. Luận án phân tích sâu các nhân tố
  • 32. 26 quốc tế và trong nước tác động tới quá trình đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc của Indonesia qua hai giai đoạn chính: 1927-1945 và 1945-1965. Luận án đã phân tích đầy đủ, toàn diện các hình thức đấu tranh đa dạng và phong phú và làm rõ sự khác nhau giữa các hình thức trong mỗi giai đoạn của quá trình đấu tranh giành và củng cố nền độc lập dân tộc của nhân dân Indonesia. Trong chương cuối cùng, luận đã làm rõ được các thành tựu, hạn chế của cuộc đấu tranh giành và củng cố độc lập của Indonesia, đồng thời chỉ ra nguyên nhân dẫn tới những thành tựu và hạn chế đó. Luận án cũng làm rõ những đặc điểm của cuộc đấu tranh giành và củng cố độc lập dân tộc của Indonesia trong so sánh với sự nghiệp tương tự của Việt nam. Mặc dù luận án không đề cập trực tiếp tới các vấn đề xung đột sắc tộc tôn giáo ở Indonesia hiện nay, các kết quả nghiên cứu của luận án đã cung cấp sự hiểu biết nhất định về nguyên nhân lịch sử của các xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Indonesia, đặc biệt là ở Aceh 1.2. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ KHOA HỌC MÀ LUẬN ÁN SẼ KẾ THỪA TỪ NGHIÊN CỨU CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐI TRƯỚC Các công trình nghiên cứu được đề cập trên đây đã tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ nhiều góc độ, phân tích, lý giải những khía cạnh khác nhau về nguyên nhân, thực trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc ở Indonesia và bước đầu làm sáng tỏ việc quốc gia này xử lý các xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc cùng những ảnh hưởng của nó đến sự nghiệp củng cố độc lập dân tộc trong thời gian từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2015. Đây chính là nguồn tài liệu tham khảo quý để NCS tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận án. Những kết quả nghiên cứu mà luận án có thể kế thừa từ những công trình trên bao gồm: Thứ nhất, đã làm rõ các khái niệm về sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc phân tích những tác động của nó đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Indonesia.
  • 33. 27 Thứ hai, đã làm rõ nguyên nhân, diễn biến và một số giải pháp xử lý các xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc ở Indonesia từ sau Chiến tranh Lạnh. Thứ ba, các công trình nghiên cứu trên bước đầu đã rút ra một số kinh nghiệm mang tính phổ quát về xử lý xung đột, ly khai dân tộc ở Indonesia. 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU HOẶC LÀM SÂU SẮC HƠN Trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước, luận án sẽ tập trung giải quyết và làm sáng tỏ một số vấn đề sau: Một là, một số khái niệm xung quanh vấn đề giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo nhằm củng cố độc lập dân tộc của các nước đa dân tộc, đa tôn giáo trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Hai là, những nhân tố nào tác động đến xung đột sắc tộc, tôn giáo và việc giải quyết nó nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc ở Cộng hòa Indonesia giai đoạn 1991-2015. Ba là, ý nghĩa và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc ở Indonesia đối với các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, do những điều kiện chủ quan và khách quan, tác giả tự nhận thấy có những vấn đề nêu ra mới chỉ giải quyết được một phần hoặc có những vẫn đề nghiên cứu chưa sâu. Tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện trong thời gian tiếp theo. Tiểu kết chương 1 Tổng hợp các công trình nghiên cứu liên quan cho thấy, các công trình nghiên cứu rất đa dạng cả về nội dung, hình thức và cách tiếp cận. Các công trình đã tiếp cận ở nhiều góc độ, phân tích, lý giải, những khía cạnh khác nhau về nguyên nhân, thực trạng xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc ở Indonesia và bước đầu làm sáng tỏ việc quốc gia này xử lý các xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc cùng những ảnh hưởng của nó đến sự nghiệp
  • 34. 28 củng cố độc lập dân tộc trong thời gian từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2015. Luận án tiếp thu, kế thừa kết quả của các công trình trước, vận dụng và phát triển trong nghiên cứu, phục vụ cho việc làm rõ các vấn đề theo chủ đề của đề tài luận án. Tổng quan tình hình nghiên cứu, theo mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, cho thấy còn thiếu hụt trên nhiều vấn đề, mà luận án phải tiếp tục giải quyết. Đó là: thống nhất một số khái niệm liên quan đến nội dung luận án; những nhân tố nào tác động đến xung đột sắc tộc, tôn giáo và việc giải quyết nó nhằm bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc ở Cộng hòa Indonesia giai đoạn 1991-2015; ý nghĩa và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giải quyết xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai dân tộc ở Indonesia đối với các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
  • 35. 29 Chương 2 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUNG ĐỘT SẮC TỘC, TÔN GIÁO TRONG CÔNG CUỘC BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CỘNG HÒA INDONESIA GIAI ĐOẠN 1991-2015 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT SẮC TỘC, TÔN GIÁO VÀ BẢO VỆ, CỦNG CỐ ĐỘC LẬP DÂN TỘC THÔNG QUA GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT SẮC TỘC, TÔN GIÁO 2.1.1. Một số vấn đề lý luận về xung đột sắc tộc, tôn giáo và ảnh hưởng của nó đến độc lập dân tộc 2.1.1.1. Khái niệm "dân tộc", "tộc người" - Khái niệm "Dân tộc" (Nation) Dân tộc là sản phẩm của một quá trình lâu dài trong lịch sử xã hội loài người. Trước khi xuất hiện dân tộc, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Dân tộc là khái niệm chỉ cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch sử, sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước. Về mặt xã hội, khái niệm dân tộc không phải bao giờ cũng trùng hợp với khái niệm quốc gia theo nghĩa là một cộng đồng chính trị - xã hội được quản lý bằng bộ máy nhà nước. Có quốc gia chỉ gồm một dân tộc (hiếm có, như trường hợp Triều Tiên trước khi bị chia cắt), song phần lớn là những quốc gia gồm nhiều dân tộc (nhiều dân tộc nhỏ quy tụ xung quanh một dân tộc chủ yếu, thường là đông hơn và phát triển hơn trong lịch sử). Cũng có tình hình là những người cùng một dân tộc nhưng sống phân tán ở những quốc gia khác nhau. Trong lịch sử, các dân tộc hình thành và phát triển rất không đồng đều cả về thời gian, quy mô, sức sống lẫn trình độ phát triển. Khái niệm dân tộc được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, khái niệm dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng tộc người (ethnic) trong lịch sử. Đây là khái niệm chỉ một cộng đồng người có
  • 36. 30 mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có chung sinh hoạt kinh tế, có ngôn ngữ riêng, có những nét đặc thù về văn hoá; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư cộng đồng đó. Theo nghĩa này, dân tộc là một cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch sử, trên một lãnh thổ nhất định, có mối liên hệ tương đối bền vững về kinh tế, ngôn ngữ, đặc điểm sinh hoạt văn hoá và ý thức tự giác dân tộc thông qua tự nhận tên gọi của dân tộc mình, như dân tộc Tày, dân tộc Mường, dân tộc Chứt... Trong cách nói thông dụng, từ dân tộc có thể thay bằng từ "người" như người Tày, người Hoa, người Êđê… đều để chỉ dân tộc Tày, dân tộc Hoa, dân tộc Êđê… ở Việt Nam [135]. Dân tộc theo nghĩa tộc người được nhận biết qua các đặc trưng là: 1), các thành viên trong cùng một dân tộc có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế làm cơ sở liên kết các thành viên trong dân tộc, tạo nền tảng cho dân tộc tồn tại và phát triển; 2). có một ngôn ngữ chung (thường là tiếng mẹ đẻ) để giao tiếp nội bộ và ngăn cách, phân biệt với dân tộc khác; 3), có chung đặc điểm sinh hoạt văn hoá, tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc, phân biệt với văn hóa các dân tộc khác; thứ tư, có chung một ý thức tự giác dân tộc, tự thừa nhận mình thuộc về một cộng đồng dân tộc, luôn tự hào, bảo lưu gìn giữ ngôn ngữ, văn hóa, lãnh thổ, lợi ích của dân tộc mình, được biểu hiện cao nhất ở việc tự nhận tên gọi của dân tộc mình. Một dân tộc được biểu hiện ở phức hợp các đặc trưng, tiêu chí trên trong mối quan hệ với nhau. Trên thực tế, có thể có dân tộc có đầy đủ đặc trưng, nhưng có dân tộc không còn đủ các đặc trưng đó, ý thức tự giác dân tộc sẽ là tiêu chí còn lại cuối cùng của dân tộc, khi các đặc trưng, các tiêu chí trên có thể bị mai một, bị đồng hóa. Thứ hai, khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người cùng sinh sống trong một quốc gia dân tộc (State -Nation). Theo quan điểm mácxít, dân tộc
  • 37. 31 là một cộng đồng người xác định dựa trên cộng đồng về lãnh thổ, ngôn ngữ, tâm lý dân tộc, một thị trường dân tộc thống nhất trong một "nhà nước dân tộc" nhất định. Theo nghĩa này, dân tộc là một cộng đồng chính trị - xã hội, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, bao gồm một hay nhiều tộc người, được quản lý, chỉ đạo bởi một nhà nước chung, thống nhất. Như vậy, dân tộc là một cộng đồng người ổn định làm thành nhân dân của một nước, có lãnh thổ quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Dân tộc là dân cư của một quốc gia nhất định, là quốc gia - dân tộc, như: dân tộc Pháp, dân tộc Việt Nam, dân tộc Campuchia, dân tộc Indonesia... Như vậy, với nghĩa thứ nhất, dân tộc là một bộ phận trong dân tộc quốc gia đa tộc người; với nghĩa thứ hai, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia dân tộc đó. Sự hình thành dân tộc trải qua quá trình lịch sử lâu dài, gắn liền với sự phát triển của sản xuất, điều kiện tự nhiên, xã hội. Ở các nước phương Tây, dân tộc quốc gia ra đời gắn liền với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản và sự hình thành thị trường dân tộc. Ở các nước phương Đông, sự hình thành dân tộc có nhiều khác biệt, do điều kiện tự nhiên, xã hội mà trực tiếp là do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm nên dân tộc quốc gia ra đời sớm hơn các dân tộc ở phương Tây. Sự khác nhau về quá trình hình thành dân tộc ở phương Tây và phương Đông, dẫn đến những khác biệt về đặc điểm dân tộc của từng nơi. Dân tộc xuất hiện, vấn đề dân tộc cũng xuất hiện. Vấn đề dân tộc được xem xét như là một lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa các tộc người (có thể trong nội bộ quốc gia đa dân tộc, hoặc trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc với nhau) trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi các nhà nước phải quan tâm giải quyết.
  • 38. 32 - Khái niệm "tộc người" Tộc người là khái niệm xã hội phức hợp, có thể hiểu theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, tộc người có thể được hiểu là một cộng người có chung tiếng mẹ đẻ. Như vậy, theo khái niệm này tộc người tương đương với nhóm ngôn ngữ hay với nhóm dân tộc - ngôn ngữ mà các nhà ngôn ngữ học gọi là nhóm nói tiếng mẹ đẻ. Theo khái niệm này, tộc người là khái niệm dùng để chỉ những tập hợp người khá thuần nhất, sống cạnh nhau và có chung các đặc điểm về văn hoá mà trong đó yếu tố biểu hiện rõ nhất là việc sử dụng một ngôn ngữ. Nhưng, vấn đề đặt ra là, có rất nhiều cá nhân sống đâu đó trên thế giới có cùng một ngôn ngữ mẹ đẻ, song lại cách xa nhau về nhiều mặt, như về mặt địa lý (giữa các châu lục), về mặt lịch sử (thuộc nhiều quốc gia khác nhau), về mặt chủng tộc (thuộc các nguồn gốc khác nhau)…, thì liệu họ có cùng một tộc người không, hay họ là những tộc người khác nhau có cùng một ngôn ngữ, hay họ là một tộc người được chia ra nhiều tộc người nhỏ?… Đây là một vấn đề cần làm rõ, mà trong khuôn khổ luận án này chưa thể giải quyết thấu đáo được. Theo nghĩa rộng, tộc người được hiểu là một cộng đồng người liên kết với nhau bởi một phức hợp các tính chất chung về các mặt nhân chủng, ngôn ngữ, chính trị,… Sự kết hợp các tính chất đó tạo thành một hệ thống riêng, một cấu trúc mang tính văn hoá chủ yếu - một nền văn hoá cộng đồng riêng biệt. Nói một cách ngắn gọn, tộc người là một khái niệm chỉ một tập thể, hay đúng hơn là một cộng đồng người, được gắn bó với nhau bởi một nền văn hoá cộng đồng riêng biệt. Theo khái niệm này, các yếu tố trong hệ thống tộc người có thể phát triển không đồng đều ở mỗi thành viên, hay sự vắng mặt của một trong số các yếu tố ở một thành viên cũng không làm cho họ tách khỏi nhóm tộc người của mình. Hiểu theo nghĩa rộng cho phép bao quát tốt hơn các nhóm cộng đồng tộc người hiện đang tồn tại. Ở đây, mặc dù có
  • 39. 33 những ranh giới không rõ ràng, nhưng chúng vẫn là thực thể thực tế so với những con số về các cá nhân chỉ được xác định theo một tiêu chuẩn duy nhất. Để nhận thức chính xác, sâu sắc về tộc người, hay nhóm tộc người (group ethnique), điều quan trọng là phải hiểu được những đặc điểm của các yếu tố cấu thành, đó là: Thứ nhất, yếu tố nhân chủng là yếu tố nền tảng của việc xác định nguồn gốc tộc người. Căn cứ vào yếu tố này chúng ta có thể xác định được các tộc người được sinh ra từ những bộ phận nào của nhân loại; chúng xuất hiện khi nào và hoà nhập vào nhau ra sao… Khi căn cứ vào yếu tố đặc trưng này, điều quan trọng là phải nghiên cứu các thành phần lịch sử khác nhau của cư dân trong tộc người, chứ không phải chỉ là thu thập và phân tích các dữ liệu nhân chủng trực quan. Những thành phần cư dân ít nhiều có tính nguyên gốc, cùng với những thành phần cư dân đóng góp về sau làm thành cơ sở cho quá trình phát triển tộc người. Các phương hướng pha tạp, kết hợp kế cận hay chồng chéo của các thành phần cư dân sẽ soi sáng cho tình trạng hiện tại của tộc người. Thứ hai, yếu tố dân số; bất cứ tộc người nào cũng đều được xác định bằng số lượng người mà nó tập hợp. Chính vì vậy, những số liệu thống kê về dân số là đặc biệt quý giá để đo lường cả về mức độ tiến hoá của tộc người. Mặt hhác, chúng còn soi sáng cả về quá trình phát sinh, phát triển hay triển vọng của tộc người. Thứ ba, yếu tố ngôn ngữ, là tiêu chí cơ bản để phân biệt tộc người này với tộc người khác. Nó là sợi dây liên hệ đặc biệt giữa các thành viên của tộc người. Ngôn ngữ vừa là dấu hiệu bên ngoài, vừa là một yếu tố cấu kết bên trong của cộng đồng tộc người; là sở hữu, tài sản chung của tộc người, là phương tiện chuyển tải nền văn hoá của tộc người. Thứ tư, yếu tố lãnh thổ, với tư cách là một xã hội toàn vẹn và tự lập, mỗi tộc người đều chiếm một phần lãnh thổ riêng trên bề mặt trái đất. Lãnh thổ là cái khung vật chất mà trong đó tộc người được cố định, thích nghi và cải biến môi trường tự nhiên. Lãnh thổ của các tộc người có sự khác nhau về hình thức và tuỳ thuộc vào khả năng và cung cách sinh sống của họ. Thứ năm, yếu
  • 40. 34 tố phương thức sản xuất; mỗi tộc người đều hình thành trong nó một lối sống nhất định. Lối sống đó phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên, phương thức sản xuất của riêng nó. Đó là công nghệ, tri thức, tín ngưỡng,…Phương thức sản xuất có khả năng chấn chỉnh lại lối sống tổng thể; là cái dễ biến đổi, nhưng là cái làm cho mỗi tộc người mang đặc trưng riêng, làm cho nó trở thành thuần nhất có cấu trúc riêng và phân biệt nó với các tộc người khác. Thứ sáu, yếu tố ý thức tộc người trong văn hoá tộc người là những cái "phi vật chất" bao gồm những di sản tinh thần của cộng đồng tộc người dưới tất cả các hình thức của nó; dựa trên cái giá đỡ đặc biệt là ngôn ngữ. Bất cứ một thành viên nào của tộc người mà về mặt tinh thần được hình thành trước hết bởi ngôn ngữ thì đều có thể hoàn thiện thế giới quan thông qua sự thanh lọc của văn hoá tộc người; nó tạo cho thành viên một tập hợp những tri giác, tình cảm và sự nhận biết về giá trị chung của cộng đồng tộc người; đó chính là ý thức tộc người [122]. * Khái niệm "xung đột sắc tộc" Khái niệm xung đột sắc tộc theo tác giả chỉ phù hợp với các xã hội có màu da khác nhau như ở Mỹ. Còn ở Indonesia về cơ bản các tộc người ở đây đều có một màu da : đen hoặc ngăm ngăm đen. Do cách dịch của người Việt nên dù dịch là xung đột sắc tộc hay tộc người thì đều xuất phát từ tiếng Anh (Ethnic Conflict). Vấn đề xung đột dân tộc, tộc người là một hiện tượng lịch sử có từ hàng ngàn năm nay, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của các dân tộc. Xung đột dân tộc, tộc người có thể dẫn đến chiến tranh với các khả năng đồng hóa, hợp nhất, thống nhất hoặc li khai dân tộc. Nhân loại không thể đếm xuể các cuộc xung đột dân tộc, tộc người từ xưa đến nay. Xung đột, theo tính chất chặt chẽ, khoa học, khái niệm xung đột (tiếng Latinh là Confliktus) bao gồm nghĩa mâu thuẫn (giữa các bên, các ý kiến, các thế lực). Nguyên nhân của nó là do có những mâu thuẫn gay gắt nhất trong
  • 41. 35 đời sống xã hội. Chẳng hạn, mâu thuẫn về vật chất, về các giá trị và các phương thức sống chủ yếu nhất, về quyền lực (vấn đề quyền khống chế), về những khác biệt địa vị, vai trò trong cơ cấu xã hội, về những khác biệt cá nhân (trong đó có các khác biệt về tình cảm - tâm lý), v.v.. Như vậy, xung đột bao trùm mọi phạm vi hoạt động sống của con người, mọi quan hệ xã hội, mọi sự tương tác xã hội. Xung đột thực chất là một trong số những kiểu tương tác xã hội mà các bên tham gia là các cá thể đơn lẻ, các tập đoàn, các tổ chức xã hội lớn hoặc nhỏ khác nhau [122] … Tuy nhiên, chỉ có các tương tác tạo ra sự đối đầu giữa các bên, tức các bên tham gia có những hành động chống đối nhau, mới là xung đột. Sắc tộc là khái niệm chỉ xuất hiện trong nghiên cứu Dân tộc học ở miền Bắc Việt Nam, sau khi thống nhất đất nước. Trong thực tế khái niệm hay khái niệm xung đột tộc người đều được dịch từ cụm từ tiếng Anh là "Ethnic conflict). Theo Nhà dân tộc học Nguyễn Duy Thiệu làm việc ở Bảo tàng các Dân tộc Việt Nam "Sắc tộc là cách dân gian gọi các tộc người (theo nghĩa các cộng đồng có màu da khác nhau). Cách gọi này không sai nhưng không chuẩn về học thuật". Trong luận án tác giả sử dụng khái niệm xung đột sắc tộc với cùng nội hàm như "xung đột - tộc người". Xung đột sắc tộc cũng giống như nội chiến, nhưng ở qui mô nhỏ hơn. Xung đột sắc tộc là sự va chạm, tranh chấp, đụng độ về các lợi ích kinh tế hoặc các giá trị văn hóa giữa các cộng đồng tộc người. Từ những luận chứng trên, có thể quan niệm: Xung đột sắc tộc là xung đột giữa các dân tộc khác nhau (có khi cùng một quốc gia, cùng một tôn giáo...) xuất phát từ yêu cầu giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng giữa các dân tộc với nhau. Nguyên nhân sâu xa cũng chỉ vì quyền lợi nhưng lại được che đậy bởi những lý do mỹ miều để bao biện cho hành động của mình... Nguyên nhân xung đột sắc tộc chính vẫn là tranh giành quyền lực, đất đai của những tộc
  • 42. 36 người thiểu số khác biệt đôi khi trái ngược nhau về ngôn ngữ, tôn giáo nhưng lại sinh sống gần nhau. Hậu quả thì bao giờ mà không bi thảm: người chết, tài sản hư hao, xã hội rối ren. * Khái niệm "tôn giáo" Tôn giáo, tín ngưỡng là một hiện tượng xã hội phức tạp, xuất hiện từ rất sớm trong đời sống nhân loại. Trong tiến trình phát triển của nhân loại, tôn giáo và tín ngưỡng đã trở thành một thành tố của sự phát triển. Bất cứ một tôn giáo nào, với hình thái phát triển của nó, cũng đều bao gồm: ý thức tôn giáo (thể hiện ở quan niệm về các đấng thiêng liêng với những tín ngưỡng tương ứng) và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng những hoạt động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó. Tôn giáo đã và đang ảnh hưởng đến chính trị - xã hội theo hai cách: một là, định hình thế giới quan của các tín đồ; hai là, các tổ chức tôn giáo tác động đến các tiến trình chính trị. Từ khi xuất hiện đến nay, tôn giáo luôn luôn biến động, phản ánh sự biến đổi của lịch sử và luôn song hành cùng với đời sống của nhân loại. Tôn giáo là một hiện tượng xã hội sẽ còn tồn tại lâu dài. Thực chất giải quyết vấn đề tôn giáo là giải quyết những mâu thuẫn, xung đột lợi ích nảy sinh giữa các tôn giáo, giữa người có tôn giáo và không có tôn giáo, giữa người có tôn giáo ở trong nước và người có tôn giáo ở nước ngoài, giữa các quốc gia trong cách thức giải quyết những mâu thuẫn, xung đột liên quan đến tôn giáo như: Việc bảo đảm tự do tín ngưỡng tôn giáo; sự khác biệt về tín ngưỡng tôn giáo, giữa tôn giáo bản địa và tôn giáo nước ngoài du nhập vào; mâu thuẫn, cạnh tranh trong hoạt động của các tôn giáo để truyền đạo và phát triển tín đồ; việc thừa nhận hay không thừa nhận tư cách pháp nhân đối với hoạt động của các tôn giáo của nhà nước… Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo: Các nhà thần học cho rằng "Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người". Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: "Tôn giáo là
  • 43. 37 niềm tin vào cái siêu nhiên". Một số nhà tâm lý học lại cho rằng "Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo". Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo của C.Mác, đó là: "Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần" [89, tr.570]. Từ thực tiễn hoạt động của tín ngưỡng, tôn giáo và quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam đưa ra khái niệm: Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức [108]. Tôn giáo không phải là hiện tượng tự nhiên tồn tại trước con người, ngoài xã hội loài người, mà nó là sản phẩm của xã hội, của những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và mối quan hệ giữa người với người. Chính con người sinh ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sinh ra con người. Sự ra đời, tồn tại, phát triển của tôn giáo gắn với những điều kiện nhận thức, tâm lý, xã hội nhất định và nó sẽ mất đi khi điều kiện đó không còn. Một tôn giáo cụ thể thường bao gồm ba yếu tố: ý thức tôn giáo, hoạt động tôn giáo và tổ chức tôn giáo. Ý thức tôn giáo là sự thống nhất giữa tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo, được thể hiện ở các giáo lý của tôn giáo. Tâm lý tôn giáo là toàn bộ cảm giác, tri giác, tình cảm, biểu tượng tôn giáo, niềm tin tôn giáo phản ánh trực tiếp sự bất lực của con người trong các hoạt động thực tiễn. Nhưng đó là niềm tin mê muội, mù quáng, hoang đường, phi lôgic. Các tín đồ tôn giáo không chỉ tin tưởng vào sự tồn tại của đấng siêu nhiên, mà còn cầu mong đấng siêu nhiên giúp đỡ, che chở. Tuy nhiên, các nhu cầu này không bao giờ, chưa bao giờ được thực hiện. Nhưng trên cơ sở niềm tin tuyệt đối mang tính hư ảo cùng với những nghi lễ thờ cúng và sự tác động của những lời rao giảng của các
  • 44. 38 chức sắc, nhà tu hành chuyên nghiệp về sức mạnh của đấng siêu nhiên, thì chính những nhu cầu không được thực hiện lại luôn là động lực thôi thúc các tín đồ hoạt động. Vì thế, niềm tin tôn giáo mang tính hư ảo, phi lôgic nhưng lại có tính bền vững khá sâu sắc, ăn sâu vào trong tư tưởng, tình cảm của con người. Nó không chỉ thấm sâu trong tâm khảm của mỗi cá nhân mà còn được lưu truyền qua các thế hệ con người. Hệ tư tưởng tôn giáo là hệ thống quan niệm, tín điều nhằm luận giải sự tồn tại, tính hoàn thiện, hoàn mỹ, sức mạnh vô biên của đấng siêu nhiên và con đường, biện pháp để xây dựng, củng cố, phát triển niềm tin tôn giáo. Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo. Đây là phương thức tồn tại của tôn giáo, mà nội dung cơ bản của nó là toàn bộ các mối quan hệ và trình tự sắp xếp, thứ bậc các tín đồ, chức sắc cùng quy trình giải quyết các mối quan hệ đó. Tổ chức tôn giáo rất đa dạng phức tạp, mỗi tôn giáo có tổ chức khác nhau. Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, giáo luật, quy định của tổ chức tôn giáo. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo. Đây là hoạt động của các tín đồ nhằm hướng tới đấng siêu nhiên, phục vụ đấng siêu nhiên. Hoạt động tôn giáo gồm nhiều loại hình phong phú, nhưng quan trọng nhất là các hoạt động lễ nghi, thờ phụng, biên soạn, tuyên truyền giáo lý, giáo luật. Sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo. Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con người đến một hy