SlideShare a Scribd company logo
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe của phụ nữ và trẻ em là những vấn đề quan tâm hàng đầu của
các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Phụ nữ là cốt lõi của sự phát
triển kinh tế xã hội. Sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ có ý nghĩa quan trọng
đối với gia đình, bản thân và cộng đồng. Hơn thế nữa, đời sống và sức khỏe
phụ nữ là yếu tố cơ bản và có ảnh hưởng trực tiếp tới thế hệ tương lai [4].
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta
đã có nhiều chính sách ưu tiên nhằm nâng cao đời sống cho đồng bào các dân
tộc sống ở vùng sâu, vùng xa cũng như đẩy mạnh sự phát triển của miền núi.
Trong đó, sức khoẻ của phụ nữ người dân tộc càng là vấn đề đáng quan tâm
trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân khu vực miền núi, dân tộc ít
người. Chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ đến nay đã đạt được nhiều thành tựu
rất quan trọng, nhiều chỉ số cơ bản liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản
đã đạt và vượt mục tiêu đề ra [9], [11], [13], [24]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực miền núi vẫn còn thấp
hơn rất nhiều so với các khu vực khác của cả nước [12], [24], [65], [66]. Mức
sống thấp, trình độ dân trí chưa được nâng cao, hệ thống giao thông đi lại khó
khăn, điều kiện chăm sóc y tế còn thiếu thốn... là những vấn đề đang đòi hỏi
cần phải có sự đầu tư hơn nữa của Chính phủ cho các dân tộc sống ở những
vùng khó khăn này, trong đó có tỉnh Bắc Kạn.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, vùng cao. Theo niên giám thống kê 2009
[8], Bắc Kạn có 295.296 người. Trên địa bàn tỉnh có 23 dân tộc, đông nhất là
dân tộc Tày chiếm 54,3%; dân tộc Kinh chiếm 13,3%; dân tộc Dao chiếm
16,5%; dân tộc Nùng (5,4%) và các dân tộc khác.
Huyện Bạch Thông là một trong những huyện mang đầy đủ những nét
đặc trưng của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Bạch Thông gồm 1 thị trấn và 16 xã. Tại
đây, người Dao sống tập trung ở một số xã vùng cao như: xã Đôn Phong,
2
Dương Phong, Cao Sơn… Bên cạnh những tiến bộ đáng kể thì nơi đây vẫn
còn tồn tại nhiều các tập quán văn hoá lạc hậu có ảnh hưởng không tốt đến
sức khoẻ đặc biệt là sức khoẻ phụ nữ và trẻ em như: Bói cúng ma khi ốm đau,
tự mua thuốc chữa bệnh, đẻ ở nhà không có nhân viên y tế giúp, kiêng khem
khi sinh đẻ, tâm lý muốn sinh nhiều con… Đồng thời, hệ thống chăm sóc y tế
vừa thiếu, vừa yếu chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người
dân. Khoảng cách xa trạm y tế, đường giao thông khó khăn, thiếu phương tiện
thông tin liên lạc, kém hiểu biết… cũng phần nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận
và sử dụng dịch vụ y tế của người dân.
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu và đánh giá từng khía cạnh về
tình trạng sức khỏe, bệnh tật của người dân tộc thiểu số [2], [5], [9], [11],
nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về những yếu tố
liên quan đến dịch vụ y tế cho người Dao nói chung và cho phụ nữ người Dao
nói riêng trên một số khía cạnh văn hoá - xã hội. Việc phân tích những ảnh
hưởng của các yếu tố văn hóa, xã hội đến dịch vụ y tế của người Dao nói
chung và của phụ nữ người Dao nói riêng là thực sự cần thiết nhằm góp phần
tìm ra giải pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ dân tộc thiểu số.
Chính vì vậy, đề tài này được tiến hành nhằm các mục tiêu:
1. Mô tả và phân tích nhu cầu, thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ y
tế của phụ nữ người Dao trên một số khía cạnh văn hoá, dân tộc và xã hội tại
một số xã thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến cung cấp và sử dụng dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ bà mẹ hiện có tại địa phương.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Định nghĩa văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Do
vị trí của văn hoá trong đời sống nên văn hoá đã được nhiều người quan tâm
nghiên cứu và đưa ra hàng trăm định nghĩa về văn hoá [3], [40], [44], [47].
Văn hóa trong tiếng Hán được hiểu là những hình xăm trên cơ thể, qua
đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu
thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ẩn của thiên nhiên, chiếm
lĩnh quyền lực siêu nhiên.
Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng
Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức,...) có
nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai
nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng.
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ
thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các “trung tâm văn hóa” có ở
khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là
cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri
thức...Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa, văn
hóa thấp hoặc vô văn hóa.
Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo
một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong
đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà
bao gồm cả vật chất.
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau [40]:
“Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về
tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người
4
trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống,
phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.
Tóm lại, văn hoá gắn bó hữu cơ với con người, là sản phẩm hoạt động
của con người hay nói cách khác: Văn hoá vừa là vật chất, vừa là tinh thần,
vừa mang tính chất xã hội lại vừa có tư cách cá nhân. Chúng ta cũng có thể
hiểu một khía cạnh của văn hóa đó là những phong tục, tập quán, thói quen,
nếp sống của con người được hình thành, tồn tại và phát triển trong đời sống
của con người. Các thành tố của văn hoá bao gồm 9 nội dung cơ bản: Ngôn
ngữ, ăn uống, ở, mặc, tín ngưỡng, lễ hội, văn nghệ dân gian, tri thức dân gian
và các phong tục tập quán khác (ma chay, cưới xin, vào nhà mới, chữa bệnh,
dòng họ, gia đình...) [40].
1.1.2. Khái niệm phong tục tập quán
Phong tục, tập quán là một khái niệm phức tạp, theo từ điển tiếng Việt
thì phong tục tập quán được định nghĩa [84]: “Những thói quen đã được mọi
người tuân thủ tại một địa phương trong một hoàn cảnh bắt buộc phải chấp
nhận lề thói ấy như một phần luật pháp của địa phương”. Như vậy, phong tục,
tập quán thực chất là những qui tắc xử sự mang tính cộng đồng, phản ánh
nguyện vọng qua nhiều thế hệ của toàn thể dân cư trong một cộng đồng tự
quản (làng, xã, khu vực). Các qui tắc này được sử dụng để điều chỉnh các
quan hệ xã hội nói chung, quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng mang tính
tộc người hoặc mang tính khu vực.
“Tục lệ” là những tập quán có tính chất xã hội được nêu lên thành nghi thức,
có thể lệ, có tiêu chuẩn bắt buộc, truyền miệng hay thành văn, được dư luận xã hội
rộng rãi thừa nhận, ủng hộ, bảo vệ và yêu cầu mọi người tuân thủ [31].
1.1.3. Khái niệm dân tộc, quốc gia dân tộc, dân tộc thiểu số
Trong tiếng Việt cũng như trong ngôn ngữ của nhiều dân tộc trên thế
giới, thuật ngữ dân tộc và thuật ngữ Quốc gia dân tộc chỉ rõ hai khái niệm,
hai phạm trù riêng biệt. Quốc gia dân tộc mang tính lãnh thổ, chính trị, Nhà
nước; còn dân tộc lại mang tính lịch sử cộng đồng ngôn ngữ, văn hóa tự nhiên.
Một quốc gia có thể có một hay nhiều dân tộc sinh sống. Trái lại, một dân tộc
cũng có thể phân bố trên lãnh thổ nhiều quốc gia [79].
5
Việt Nam là một nước có nhiều dân tộc. Theo từ điển tiếng Việt, dân tộc
được định nghĩa: “Cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chung một
lãnh thổ, các quan hệ kinh tế, một ngôn ngữ văn học và một số đặc trưng văn
hoá và tính cách” [74].
Thuật ngữ dân tộc thiểu số, dân tộc ít người, dân tộc dân số ít là dựa trên
sự so sánh tỷ lệ dân số của từng dân tộc trong mỗi nước để gọi. Ở Việt Nam,
tộc người Việt (dân tộc Kinh) chiếm 82,6% dân số cả nước. Trừ dân tộc Kinh,
các dân tộc còn lại được coi là dân tộc thiểu số.
1.1.4. Một số thuật ngữ khác
Dịch vụ [81]: Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa
nhưng phi vật chất, gồm các tính chất sau:
- Tính đồng thời: Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời;
- Tính không thể tách rời: Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách
rời. Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia;
- Tính chất không đồng nhất: Không có chất lượng đồng nhất;
- Vô hình: Không có hình hài rõ rệt. Không thể thấy trước khi tiêu dùng;
- Không lưu trữ được: Không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được.
Dịch vụ y tế [93]: Dịch vụ y tế là một dịch vụ khá đặc biệt. Về bản chất,
dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên y tế như
khám, chữa bệnh phục vụ bệnh nhân và gia đình.
1.2. Một số đặc điểm văn hóa - xã hội dân tộc Dao liên quan đến sức khoẻ
1.2.1. Ngôn ngữ
Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao. Ngôn ngữ giao tiếp khá
thống nhất giữa các nhóm Dao. Do ngôn ngữ văn chương mượn chữ Hán cấu
tạo sắp xếp lại và gần như khác hẳn với ngôn ngữ giao tiếp nên số lượng
người thông thạo ngôn ngữ văn chương không nhiều [78]. Do đặc thù về ngôn
ngữ, nên trong quá trình giao tiếp các cán bộ y tế gặp rất nhiều khó khăn do
bất đồng ngôn ngữ.
6
1.2.2. Nhà ở
Nhà ở của người Dao có 3 loại khác nhau: nhà sàn; nhà nửa sàn nửa đất và
nhà đất (nhà trệt) nhưng chủ yếu là nhà trệt. Nhà người Dao thường làm mái
thấp, ít cửa sổ nên trong nhà luôn ẩm thấp, thiếu lưu thông không khí và bị
thiếu ánh sáng. Hơn nữa do tập quán nên trong nhà người Dao thường có 2 đến
3 bếp đun. Việc đun nấu trong nhà gây ô nhiễm môi trường không khí dễ làm
cho các bệnh đường hô hấp phát triển, đặc biệt là nhiễm khuẩn hô hấp trẻ em.
Nghiên cứu của Nguyễn Đình Học (2004) [41] về mô hình bệnh tật trẻ
em dân tộc Dao cho thấy: Nhóm bệnh đường hô hấp chiếm 29,4% xếp thứ tư
sau nhóm bệnh về nội tiết - dinh dưỡng - chuyển hoá (45,3%), nhiễm khuẩn
nhiễm ký sinh trùng (33,3%), bệnh đường tiêu hoá (32,3%).
Người Dao không chú trọng làm công trình phụ và nhà tắm. Đại đa số
các hộ người Dao không sử dụng hố xí và nhà tắm. Không sử dụng hố xí cũng
là một tập quán của một số dân tộc thiểu số khác ở khu vực miền núi.
1.2.3. Ăn, uống
Lương thực chính của người Dao là gạo tẻ và gạo nếp. Thức ăn chủ yếu
là các loại rau rừng và rau tự trồng. Sau khi đẻ, sản phụ được nấu ăn riêng,
thức ăn chủ yếu là thịt gà, thịt lợn được nấu với các loại thuốc nam có tác
dụng nhanh khỏe người, giúp sản phụ có nhiều sữa để nuôi con.
Uống: Thức uống của người Dao trong sinh hoạt hàng ngày là nước chè.
Một số loại lá cây có vị thơm mát, dễ uống dùng để chữa bệnh gan, thận, tim
hoặc bổ máu cũng được người Dao chế biến và sử dụng. Loại đồ uống phổ
biến nữa là rượu được ủ bằng men lá. Hầu hết các gia đình người Dao đều
biết nấu rượu và cất giữ rượu. Báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia năm
2001 - 2002 của Bộ Y tế [17] cho thấy: Tỷ lệ uống rượu vùng Tây Bắc, Đông
Bắc và Tây Nguyên cao hơn vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên chưa có
nghiên cứu về tỷ lệ lạm dụng rượu và nghiện rượu được tính chung cho cả nước.
1.2.4. Tục lệ sinh đẻ và nuôi con
Trước đây, khi sinh con người phụ nữ thường đẻ tại nhà và phải tự đỡ đẻ,
rốn trẻ được cắt bằng nứa, khi đẻ khó thì chỉ biết mời thầy cúng về cúng bái...
7
Những năm gần đây, việc sinh đẻ của người Dao đã có nhiều thay đổi, phụ nữ
khi có thai đã đi khám thai và đến trạm y tế để đẻ. Tai biến sản khoa, tỷ lệ chết
ở trẻ sơ sinh... đã được hạn chế tối đa, dân số người Dao tăng lên rõ rệt.
Sau khi sinh sản phụ được chăm sóc chu đáo, họ thường được ăn cháo
gạo nếp nấu với thịt gà, nghệ hoặc cháo nấu với xương lợn và đu đủ hoặc
cháo gạo nếp nấu với trứng và đu đủ. Sản phụ ăn như vậy trong khoảng mười
ngày, sau đó ăn cơm nóng với trứng luộc, canh đu đủ, rau ngải cứu, đậu tương
hầm, canh gừng. Người Dao không cho sản phụ ăn thức ăn nguội, thịt chua,
hoa quả chua, rau cải... vì họ quan niệm rằng ăn những thứ đó sẽ làm người
mẹ mất sữa và làm cho con mắc một số bệnh [39].
1.2.5. Tín ngưỡng liên quan đến bệnh tật
Người Dao quan niệm khi hồn đầy đủ trong cơ thể thì con người khỏe
mạnh. Nếu hồn ở vị trí nào đó vắng thì sẽ gây ốm đau ở chỗ đó. Hồn chính mà
vắng thì con người sẽ bị bệnh nặng, nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí bị chết.
Nguyên nhân sự vắng mặt của hồn là do chúng “mải chơi” hoặc bị các thần
thánh bắt không trở về nơi trú ngụ của mình trong cơ thể. Để tránh hậu quả xấu,
người ta phải mời thầy cúng làm mâm lễ gọi hồn trở về hoặc chuộc hồn.
1.2.6. Phong tục tập quán
Tục cúng ma [31]: Khi ốm đau, người Dao thường bói ma. Bói ra thứ ma
nào thì cúng thứ ma đó. Họ thường dùng đồng xu treo vào sợi dây, khi gọi
đến tên con ma nào mà thấy đồng xu “động đậy” thì cúng con ma đó.
Cúng tổ tiên: Người Dao quan niệm tổ tiên cũng là ma, duy có loại ma
này được coi là ma phúc thần luôn phù hộ, giúp đỡ con cháu trong đời sống
sinh hoạt, chăm lo sức khoẻ con cháu.
Trước đây, mỗi khi ốm đau, người Dao thường chỉ làm lễ cúng, ít tin vào
việc dùng thuốc và cán bộ y tế. Mặt khác, các thầy thuốc dân gian thường
kiêm luôn cả nghề cúng bái nên việc chữa bệnh bao gồm cả dùng thuốc và
cúng bái. Ngày nay, mỗi khi có ốm đau, người Dao đã đến cơ sở y tế để chữa
bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cúng bái, đặc biệt là những trường hợp
bệnh hiểm nghèo.
8
1.2.7. Một số kiêng kỵ
Kiêng kỵ khi có thai [31]: Khi có thai, người phụ nữ kiêng các công việc
nặng nhọc, kiêng bước qua dây thừng buộc trâu, bò, ngựa (vì họ cho rằng sau
này đứa trẻ sẽ bị tràng hoa quấn cổ và khó đẻ), không được đánh rắn (vì sợ sẽ
đau đẻ quằn quại như rắn bò), kiêng ăn thịt gà rừng (vì sợ sau này đứa trẻ sẽ
chạy nhảy nhiều), không ăn nhộng ong (vì sợ sau này đứa trẻ chỉ thích ở nhà,
không dám ra ngoài), kiêng các thức uống từ cây có gai (vì quan niệm cây đó
sẽ làm cho đứa trẻ bị mụn nhọt, ngứa ngáy)...
Kiêng kỵ sau khi sinh: Sau khi sinh, sản phụ kiêng ăn các món ăn nguội,
các loại thịt chua, hoa quả chua, các loại rau có nhiều nước như rau cải, bắp
cải... vì quan niệm rằng ăn những thức ăn đó không tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe người mẹ và con, có thể là nguyên nhân gây mất sữa hoặc làm
cho đứa trẻ chê bú sữa mẹ. Kiêng bế con đến chỗ khác trong nhà nhất là nơi
đặt bàn thờ tổ tiên và khu tiếp khách của nam giới. Kiêng đến gia đình người
khác vì sợ mang theo những thứ “không sạch sẽ” sẽ làm ảnh hưởng đến gia đình
họ. Kiêng người lạ đến nhà, cho nên dấu hiệu để nhận biết khi trong nhà có
người đẻ là người Dao thường treo cành lá hoặc hoa chuối rừng trước cửa.
Những kiêng kỵ có lợi cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em [39].
Khi có thai được 3 - 4 tháng, phụ nữ người Dao chủ động kiêng sinh
hoạt vợ chồng để thai nhi được lành lặn, tránh tổn thương cho thai và sảy thai.
Trong thời kỳ mang thai, mỗi khi ra khỏi nhà, thai phụ phải đội nón vì họ
cho rằng Ngọc Hoàng nhìn thấy “người bẩn’’ sẽ trị tội và làm sảy thai. Khi đi
trên đường không được bước qua thừng trâu, chạc ngựa.
Khi có thai người phụ nữ phải kiêng ăn tất cả các loại thịt ôi, thiu và
kiêng ăn nhộng ong, nhộng tằm.
Sau đẻ sản phụ ăn cơm nóng với trứng luộc, canh gừng, uống nước lá
thuốc rồi ăn cơm nếp với thịt gà, thịt lợn.
Khi nhà có người sinh đẻ họ dùng lá cây cài trước cửa để cảnh báo người
lạ không được vào.
9
Người Dao ít khi mắng, chửi, đánh đập con cái, không thích nói to tiếng
vì sợ hồn vía trẻ nhỏ bị thất lạc sẽ ốm đau.
Những kiêng kỵ bất lợi cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em [39]:
Phụ nữ người Dao Thanh y không muốn ai hỏi tới chuyện họ có thai, nên
khi mang thai họ thường giấu giếm. Các cô dâu mới về nhà chồng rất giữ ý
kiêng khem trong ăn, uống song vẫn phải cáng đáng mọi công việc nên sức
khỏe dễ suy giảm, ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi.
1.2.8. Tri thức y học dân gian
Trong nhiều cộng đồng dân tộc ở miền núi, ngoài các dạng thuốc truyền
thống thường gặp như thuốc sắc, rượu thuốc, cao thuốc để uống, thuốc đắp bó
gẫy xương... còn có thuốc tắm của người Dao. Đó là một dạng đặc trưng về
cách sử dụng cây cỏ làm thuốc để chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh đã có từ
rất xa xưa, một nét đẹp văn hoá y học gia truyền trong cộng đồng các dân tộc
ở Việt Nam. Thuốc tắm (tiếng Dao gọi là Đìa dảo xin) không chỉ của người
Dao đỏ ở Bắc Kạn mà còn là dạng thuốc của các nhóm người Dao khác ở Việt
Nam. Trong cộng đồng người Dao, hầu hết các thành viên trong mỗi hộ gia
đình đều biết cây thuốc tắm. Tuy nhiên, phụ nữ người Dao thường biết nhiều
hơn, biết rõ nơi mọc của chúng và cách khai thác bền vững nguồn tài nguyên
để còn có thể sử dụng lâu dài.
Theo Trần Văn Ơn [58], nghiên cứu điều tra về bài thuốc tắm của người
Dao thì bài thuốc tắm của người Dao đỏ ở Sa Pa gồm nhiều loại cây hơn so
với bài thuốc của các nhóm người Dao khác, từ 10 đến 120 loài, trong đó có
khoảng 5-10 cây thuốc được coi là quan trọng nhất.
Phần lớn phụ nữ người Dao đều biết lấy cây thuốc nam để điều trị các
bệnh thông thường, còn bệnh nặng phải nhờ tới thầy lang chuyên nghiệp.
Người Dao có tập quán chữa bệnh đến đâu lấy thuốc đến đấy, ít khi lấy thuốc
dự trữ. Kinh nghiệm chữa một số bệnh thông thường của người Dao:
+ Chữa bệnh cảm cúm: Lấy lá rau ngải, lá cam, lá chanh, lá bưởi, lá tre
đun sôi rồi cho người ốm xông ra được nhiều mồ hôi là khỏi hoặc lấy lá tía tô
(mía đang sa) rửa sạch cho vào nước nóng uống vài lần là khỏi.
10
+ Chữa bệnh bị sốt cao: Dùng lá chanh vò ra hoà nước cho người bệnh
uống một vài lần là hạ sốt.
+ Chữa bệnh chướng hơi đầy bụng: Lấy củ canh chì đòi cho vào rượu
ngâm uống vài lần là khỏi. Loại rượu này uống chữa khỏi bệnh đái dắt.
+ Chữa bệnh đau xương khớp: Lấy cây thanh thảo (bùng leo), lá cây dâu
tằm (phong lốm mòm) đem giã nhỏ trộn với nước vo gạo, rang lửa cho ấm lên
rồi đắp vào chỗ đau.
+ Người bị ngã gãy xương: Dùng lá và thân cây “Tồm bùng lao tòn” và
cây tầm gửi mọc trên cây tre. Hai thứ này giã nhỏ trộn với nước vo gạo và rang
qua lửa cho ấm lên rồi đắp vào chỗ xương gãy. Trước khi đắp phải nắn lại chỗ
xương bị gãy cho thẳng và dùng nẹp bằng cây mía đỏ (tăm tía xi). Mỗi ngày
thay thuốc 1 lần, khoảng 10 hôm là đỡ đau, khoảng 1 tháng sẽ liền xương.
+ Chữa bệnh đau thận: Lấy cây tầm gửi mọc trên cây gạo hoặc cây dâu,
cây môn gai (hậu giàng gim), cây “choang xi”, tất cả đem thái nhỏ, sắc nước
uống. Sau đó lấy thêm 2 loại lá cây “mắc nai nòm” và “mắc phường nòm”,
giã nhỏ ngâm vào nước vo gạo, rang nóng bọc vào mảnh vải sát vào chỗ phù.
Ngày sát 2 lần, sát từ trên xuống dưới.
+ Chữa rắn cắn: Lấy lá cây khoai môn nhai nát đắp vào chỗ rắn cắn sẽ
khỏi. Ngoài ra, họ dùng lá “tụp bầy” vò nhàu, bọc vào mảnh vải hơ nóng trên
lửa xoa vào chỗ rắn cắn và đắp vào chỗ rắn cắn vài lần là khỏi.
+ Chữa rết cắn: Lấy củ cây “tộp rùi” giã nhỏ rồi cho vào lá dong (lòm)
bọc lại hơ trên than hồng cho nóng lên rồi đắp vào chỗ rết cắn, cứ nguội lại
thay, cho đến khi không đau nữa thì thôi.
+ Để phòng bệnh và giữ gìn sức khoẻ hàng ngày, người Dao có kinh
nghiệm là khi đi ra ngoài nắng phải đội mũ, đội khăn, đi giầy dép. Khi đông
về giá lạnh, trong nhà thường xuyên đốt lửa và dùng nệm ấm khi ngủ.
1.3. Tình hình sức khỏe, sức khỏe sinh sản của phụ nữ
1.3.1. Đặc điểm cơ thể liên quan đến bệnh tật ở nữ giới
Cơ thể nữ giới được tạo hoá ban cho cấu tạo giải phẫu phù hợp với các
chức năng riêng của mình. Ngoài công tác xã hội, người phụ nữ còn là trung
11
tâm của gia đình về mọi mặt. Những yếu tố đó liên quan không ít đến người
phụ nữ, nhiều khi là nguyên nhân dẫn tới tình trạng sức khoẻ yếu ở cộng đồng
nữ giới, nhất là phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, trong thời kỳ mang thai và nuôi con
nhỏ [30], [59], [75], [76].
Tỷ lệ mắc bệnh nói chung ở nữ giới cao hơn nam giới, cả bệnh cấp và
mạn tính, tỷ lệ chung là 2,5 bệnh/người [90], [100].
Về cơ cấu bệnh tật giữa nam và nữ, các kết quả nghiên cứu nước ngoài
và trong nước hầu như có sự tương đồng. Nam giới có xu hướng mắc các
bệnh hô hấp, tai mũi họng, bệnh tiêu hoá mạn tính và tai nạn nhiều hơn nữ
giới từ 1,3 đến 1,7 lần. Trong khi đó, nữ giới lại mắc các bệnh thuộc hệ sinh
dục, tiết niệu cao hơn đến 3 lần [34], [92], [107].
1.3.2. Sức khỏe sinh sản - nguy cơ bệnh tật cao nhất ở nữ giới
Sức khoẻ là một trong những điều kiện cơ bản để mang lại giá trị cuộc
sống cho con người [4], [6], [10]. Nói đến sức khoẻ phụ nữ là nói đến sức
khoẻ sinh sản, cho nên đầu tư cho sức khoẻ nói chung và sức khoẻ sinh sản
nói riêng cũng chính là đầu tư cho phát triển [14], [15], [16].
Nội dung của sức khoẻ sinh sản theo Chương trình hành động Cairo bao
gồm [105]: Các biện pháp kế hoạch hoá gia đình; sức khoẻ vị thành niên; dịch
vụ chăm sóc bà mẹ bao gồm chăm sóc trước trong và sau khi đẻ; phòng và
điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, các bệnh lây truyền qua đường
tình dục; điều trị vô sinh; xử trí các vấn đề sức khoẻ phụ nữ như vấn đề phụ
khoa, giáo dục tình dục học cho cả nam và nữ.
Ở Việt Nam, chăm sóc sức khoẻ sinh sản được chi tiết hoá thành 8 nội
dung [19] với các dịch vụ tương ứng: Thông tin, giáo dục, truyền thông và tư
vấn; làm mẹ an toàn; kế hoạch hoá gia đình; nạo hút thai; sức khoẻ sinh sản vị
thành niên; các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản bao gồm các bệnh lây truyền
qua đường tình dục (trong đó có HIV/AIDS); các bệnh ung thư sinh sản, ung
thư vú; vô sinh.
12
Sức khoẻ sinh sản nữ vị thành niên
Việt Nam là nước có tỷ trọng dân số vị thành niên vào hàng cao nhất
trong khu vực châu Á, tác động của nền kinh tế thị trường đã làm ảnh hưởng
đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên, không ít vị thành niên sống buông
thả, mà một trong hành động đáng báo động là hoạt động tình dục trước hôn
nhân và các hậu quả nghiêm trọng của nó [33], [51], [57], [82], [94].
Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá nguy cơ tử vong do thai sản ở phụ nữ tuổi 15
đến 19 cao gấp 2 lần so với người từ 20 đến 24. Còn những em gái tuổi 10 - 14
nếu có thai thì nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần so với tuổi ngoài 20 [95], [96].
Phụ nữ và nhiễm khuẩn đường sinh sản
Bệnh phụ khoa là bệnh của nữ giới, trong đó tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm
khuẩn đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục khá cao, đặc
biệt là ở những nước chậm hoặc đang phát triển [42].
Kết quả điều tra ở Thái Bình, Hải Phòng, Lâm Đồng, Hậu Giang (cũ), Hà
Sơn Bình (cũ), Hà Tuyên (cũ) cho thấy: Trong cơ cấu bệnh tật của nữ theo độ
tuổi, bệnh phụ khoa chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng dần theo độ tuổi sinh sản, cao
nhất là ở độ tuổi 41 - 55, chiếm 60% [1].
Sự thiếu hụt kiến thức, thiếu hụt chăm sóc y tế, cũng như tình trạng mại
dâm hiện nay cũng là những yếu tố rất quan trọng để làm tăng tỷ suất của
bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKĐSS) [73].
Trên thế giới, NKĐSS hay gặp nhất là viêm âm đạo, rồi đến một số bệnh
lây qua đường tình dục như trichomonas, lậu, giang mai. Tỷ lệ NKĐSS cao
nhất là ở châu Mỹ La tinh, châu Phi và châu Á [90], [91].
Ở Việt Nam, các nhiễm khuẩn đường sinh sản thường gặp là: Tạp khuẩn
(44%), Candida (28,5%), Candida + tạp khuẩn (27,5%) [22], [23], [24], [30].
13
Phụ nữ và HIV/AIDS
Đại dịch HIV/AIDS gây nên những hậu quả nặng nề cho sức khoẻ cá
nhân, hạnh phúc gia đình và an toàn xã hội. Từ ca bệnh đầu tiên phát hiện
năm 1990, đến nay trên thế giới đã có hơn 40 triệu người nhiễm HIV, trong
đó có 18,5 triệu người là phụ nữ [89], [99].
Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2003 - 2005, mỗi năm có thêm 37.000
người mắc mới. Riêng năm 2005, đã phát hiện 13.731 ca mắc mới HIV, 2.861
ca bị AIDS và 1.673 ca chết do HIV/AIDS [8], [11], [25], [106].
Nạo phá thai và sức khoẻ phụ nữ
Bình quân cứ một phụ nữ ra khỏi độ tuổi sinh đẻ thì có 3 phụ nữ khác
bước vào độ tuổi này [15], [87], [104]. Theo thống kê của Vụ Sức khoẻ sinh
sản Bộ Y tế năm 2005, tỷ lệ nạo hút thai trên tổng số đẻ trong cả nước là
20,8%; tỷ lệ tai biến do nạo hút thai là 1,4%. Các vùng có tỷ lệ cao là miền
núi phía Bắc, đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long [11], [27].
Sức khoẻ thai phụ và tình hình tai biến sản khoa
Tình trạng thiếu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai: Thiếu năng lượng
trường diễn đối với thai phụ ở nước ta chiếm tới 30% [26]. Chất lượng và số
lượng khẩu phần của phụ nữ có thai nhìn chung chưa được cải thiện.
Tai biến sản khoa: Là tai biến trước, trong khi sinh và ngay sau đẻ, rất
khó lường trước, xảy ra ngoài kiểm soát và gây tử vong cao [11], [51].
Theo thống kê của Vụ Sức khoẻ sinh sản Bộ Y tế năm 2004 [23], tỷ lệ
tai biến sản khoa còn khá cao. Cơ cấu tai biến là băng huyết, nhiễm trùng, sản
giật, vỡ tử cung và nạo phá thai.
Tử vong mẹ - nguy cơ hàng đầu của thai sản
Tỷ suất chết mẹ ở Việt Nam đã liên tục giảm. Theo số liệu của tổng cục
thống kê [22], tỷ suất này đã giảm dần từ 130/100.000 trẻ đẻ ra sống năm
1992 xuống còn 95/100.000 (năm 2000), sau đó tiếp tục giảm đi còn
85/100.000 (năm 2002) và 80/100.000 (năm 2005).
14
Điều tra tử vong mẹ năm 2000 - 2001 do Vụ Sức khoẻ sinh sản - Bộ Y tế
hợp tác với WHO thực hiện ở 7 tỉnh thuộc 7 vùng sinh thái của Việt Nam cho
thấy tỷ suất chết mẹ ở 7 tỉnh nghiên cứu là 130/100.000 trẻ đẻ ra sống [103].
Theo Trần Thị Trung Chiến (2006) [29], có sự khác nhau về chết mẹ giữa
các vùng (269/100.000 ở vùng núi và trung du, 81/100.000 ở đồng bằng), giữa
dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh (316 và 81/100.000), giữa nông thôn và thành
thị (145 và 79/100.000). Nguyên nhân góp phần gây tử vong mẹ là do chậm trễ
đến cơ sở y tế (46,3%), chậm gửi lên tuyến trên do đường giao thông đi lại khó
khăn 41,3%; 40% do điều trị không kịp thời; ngoài ra còn do nhân viên y tế thiếu
năng lực chuyên môn, thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị cần thiết...
Trên thế giới, các nguyên nhân trực tiếp gây tử vong mẹ chiếm 80%,
nguyên nhân gián tiếp chiếm 20% [101], [102].
Ung thư ở nữ giới
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế [24], thì tỷ lệ ung thư thường gặp ở
nữ là ung thư cổ tử cung chiếm 20,3%, ung thư vú (16,2%), ung thư dạ dày
(10%), đại trực tràng (8,3%), ung thư phổi (7,3%).
1.4. Nữ giới trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế
1.4.1. Hệ thống cung ứng dịch vụ y tế Việt Nam
Ở Việt Nam, hệ thống y tế được chia thành tuyến Trung ương, tuyến tỉnh
và tuyến y tế cơ sở, trong đó có y tế Nhà nước và y tế tư nhân [55], [56].
Trạm y tế xã là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp cận với nhân dân nằm trong
hệ thống y tế Nhà nước. Điều tra Y tế Quốc gia 2001 - 2002 cho biết bình
quân mỗi xã có 4,34 CBYT; có 52,7% số xã có bác sỹ, 89% xã phường có nữ
hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi [17].
1.4.2. Hệ thống quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu - công cụ đánh giá
tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế
CBM - Community Based Monitoring (Giám sát dựa vào cộng đồng)
[20] được xem như là một phương pháp đánh giá khả năng tiếp cận và sử
dụng dịch vụ y tế. Mục tiêu chính của CBM là xác định xem nhu cầu chăm
15
sóc sức khoẻ đã được đáp ứng hay chưa, đáp ứng như thế nào, nguyên nhân
cản trở người sử dụng dịch vụ y tế và tồn tại của người cung ứng dịch vụ y tế
thông qua các chỉ số: Sẵn có  tiếp cận  sử dụng  sử dụng đủ  sử dụng
hiệu quả.
Đánh giá tương quan giữa tiếp cận và sử dụng DVYT bằng các biểu đồ,
xác định những vấn đề còn tồn tại dựa trên các chỉ số:
Đối tượng đích: Là nhóm đối tượng mà ngành y tế hướng tới phục vụ.
Tỷ lệ sẵn có: Là tỷ lệ những ngày mà trạm y tế có đầy đủ các điều kiện
cần thiết phục vụ cho chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Tỷ lệ tiếp cận: Là tỷ lệ dân số trong xã có thể đến được trạm y tế trong
khoảng thời gian dưới một giờ bằng phương tiện sẵn có của mình.
Tỷ lệ sử dụng: Là tỷ lệ số người có sử dụng DVYT dù chỉ một lần trong
kỳ theo dõi trên tổng số đối tượng.
Tỷ lệ sử dụng đầy đủ: Là tỷ lệ số người được nhận đầy đủ các DVYT cần
thiết có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của họ.
1.4.3. Hệ thống tổ chức y tế tỉnh Bắc Kạn
Theo niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2009 [83], toàn tỉnh có 8 bệnh
viện (gồm 1 bệnh viện đa khoa tỉnh và 7 bệnh viện huyện), 10 phòng khám đa
khoa khu vực, 122 trạm y tế xã phường. Số cán bộ ngành y tế là 1.197 người,
trong đó có 354 bác sỹ, 326 y sỹ, 517 y tá. Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ là
59,01%; có nữ hộ sinh là 81,97%; hầu hết các xã đều có nhân viên y tế thôn bản.
Theo niên giám thống kê y tế năm 2005 [21], tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ
và nữ hộ sinh của tỉnh Bắc Kạn thấp hơn cả nước nhưng cao hơn so với vùng
Tây Bắc và Tây Nguyên.
1.4.4. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế
1.4.4.1. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ
Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ là sự cần thiết được CSSK theo các vấn đề sức
khoẻ của người dân. Chúng ta cần phân định giữa nhu cầu (need - sự cần thiết) và
cầu (demand - là thể hiện qua ý muốn chủ quan của người bệnh, phụ thuộc vào sức
16
mua và khả năng chi trả). Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong CSSK luôn
gắn liền với nhu cầu chứ không gắn với sức mua [61]. Theo kết quả của VNHS
2001 - 2002 [17], bình quân sẽ có 1,5 đợt ốm_người/năm làm ảnh hưởng tới các
hoạt động như đi học, đi làm.
1.4.4.2. Tiếp cận dịch vụ y tế
“Tiếp cận dịch vụ y tế” là khả năng mà người sử dụng dịch vụ y tế
(DVYT) khi cần có thể đến sử dụng DVYT tại nơi cung cấp. Tiếp cận bao
hàm cả sự đánh giá, cách nhìn nhận DVYT trong tầm suy nghĩ của người dân
về loại dịch vụ qua các yếu tố không gian, thời gian, chi phí và chất lượng
dịch vụ y tế.
Tiếp cận DVYT phụ thuộc vào nhiều nhóm yếu tố nhưng có 4 nhóm yếu
tố cơ bản sau:
* Khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế: Được tính bằng thời gian đi từ nhà
đến cơ sở y tế. Nếu thời gian này trong vòng 60 phút đi bằng phương tiện
thông thường thì coi là tiếp cận được. Cách tính và đo lường này hợp lý cho
mọi trường hợp. Nếu càng tốn ít thời gian để đến với cơ sở y tế thì tính tiếp
cận càng cao và ngược lại [70].
Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng (2007) [43] về chăm sóc sản khoa
thiết yếu tại tỉnh Lạng Sơn cho thấy: Tỷ lệ tiếp cận trong chăm sóc trước và
sau sinh đạt 85,9%.
* Kinh tế: Yếu tố kinh tế có tác động rất lớn tới sự tiếp cận và sử dụng
dịch vụ y tế [32].
Nghiên cứu của Trương Việt Dũng tại 4 xã tỉnh Quảng Ninh [35] cho
thấy: 22% tự chữa lấy không mua thuốc, 20% đến bệnh viện huyện, 28% đến
thầy thuốc tư.
Theo báo cáo năm 2007 của đơn vị nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ cộng
đồng - Bộ Y tế [7]: Tỷ lệ người ốm không chữa gì là 2,7%; tự mua thuốc về
chữa 32,8%; đến trạm y tế xã 22,4%; đến y tế tư nhân 19,6%... Những hộ có
thu nhập thấp thì lựa chọn hình thức tự chữa là cao nhất (35,4%), hộ có thu
17
nhập trung bình và cao thì đến bệnh viện (13,5% và 22%), đến trạm y tế xã
(22,5% và 16,8%).
Kết quả nghiên cứu theo dõi điểm ở một số tỉnh do Bộ Y tế tiến hành
năm 2001 - 2002 [17] cho thấy: Ở miền Bắc số người nghèo bị ốm không
điều trị gì chiếm 40%; 32% không có tiền chữa.
Lê Thị Hồng Thơm (2006) [66] nghiên cứu về tiếp cận và sử dụng dịch
vụ y tế cho phụ nữ nông thôn cho kết quả: 48,6% phụ nữ chọn hình thức tự
chữa bệnh, sau đó đến y tế tư (22,9%), tiếp đến là trạm y tế xã (13,8%). Nhóm
phụ nữ nông thôn nghèo chọn hình thức tự chữa bệnh cao hơn so với nhóm
phụ nữ có thu nhập từ khá trở lên (55,7% so với 23,7%), ngược lại, nhóm phụ
nữ có thu nhập cao lựa chọn khám chữa bệnh tư (25,9%) cao hơn so với nhóm
có thu nhập thấp hơn (18,1%).
Nhà nước cũng như ngành y tế rất quan tâm và đã có nhiều giải pháp về
chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa
thể giải quyết được căn nguyên của vấn đề [2], [4], [5].
* Dịch vụ y tế: Nhóm này không đề cập đến giá dịch vụ đắt hay rẻ mà
chỉ đề cập đến tính sẵn có của các dịch vụ mà người dân cần, tính thường trực,
thời gian mở cửa thích hợp, thái độ của cán bộ y tế với bệnh nhân, chất lượng
dịch vụ mà người dân yêu cầu.
Nghiên cứu quá trình cung cấp dịch vụ chăm sóc trước sinh ở huyện Cần
Đước - Long An [62] cho thấy: Yếu tố sẵn có của phương tiện khám thai, viên
sắt, giấy thử albumin niệu... chưa đầy đủ (97%), trong khi đó tất cả phụ nữ
đều có khả năng tiếp cận với dịch vụ. Như vậy, tồn đọng của dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ cho phụ nữ có thai trước sinh ở địa phương này chính là sử dụng
hiệu quả.
Báo cáo của sở Y tế tỉnh Thanh Hoá [63] về tính bao phủ của dịch vụ
chăm sóc trước sinh cho thấy yếu tố sẵn có chỉ đạt 86%, trong khi đó yếu tố
tiếp cận và sử dụng là 100%, tồn đọng của dịch vụ chăm sóc phụ nữ có thai
trước sinh vẫn là tỷ lệ sử dụng hiệu quả (66%).
18
* Văn hoá - xã hội: Trình độ hiểu biết của người ốm, người chủ gia đình
có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định xử lý khi bị ốm đau và thông qua đó ảnh
hưởng gián tiếp tới lựa chọn DVYT. Yếu tố văn hoá - xã hội còn chịu sự tác
động của phong tục tập quán: Cúng bái trừ tà ma, kiêng khem, đẻ tại nhà,
ngại phải thổ lộ bệnh tật của mình với người khác…
1.4.4.3. Sử dụng dịch vụ y tế
Sử dụng DVYT là một quá trình tương tác của nhiều yếu tố. Hiện nay có 3
cách đề cập chính được sử dụng để xây dựng mô hình giải thích các mối quan hệ
ảnh hưởng của các yếu tố đến việc sử dụng DVYT của người dân: Kinh tế học,
nhân học và ứng xử xã hội trong chăm sóc sức khoẻ [86].
* Kinh tế học: Cách đề cập này dựa trên nhận định rằng con người khi
phải lựa chọn một dịch vụ nào đó, phải luôn tuân theo các nguyên lý kinh tế
học nhằm đạt được lợi ích tối đa với mức chi phí có thể bỏ ra.
* Nhân học: Cơ sở của cách đề cập này là sự lựa chọn cụ thể của người
dân được xem là kết quả của quá trình ra những quyết định nhiều bậc. Do vậy,
các mô hình phát triển từ cách đề cập này còn có tên là mô hình lý thuyết
quyết định.
* Mô hình quyết định: Cách đề cập này tập trung vào việc xem xét đồng thời
sự tác động của tập hợp các biến giải thích sự lựa chọn DVYT của người dân.
1.4.4.4. Mối liên quan giữa yếu tố tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế
Về mặt lý luận, hệ thống y tế được cấu thành bởi những cơ sở cung cấp
DVYT, người sử dụng DVYT và hệ thống pháp lý cũng như môi trường, kinh
tế xã hội chi phối mối quan hệ giữa bên cung và bên cầu. Nếu bên cung thiếu
các nguồn lực cần thiết, tổ chức và quản lý dịch vụ chăm sóc sức khoẻ không
tốt sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp và ảnh hưởng đến sức khoẻ
cộng đồng. Nếu bên “cầu” không có nhu cầu đúng, không chấp nhận, không
sử dụng các DVYT mà bên “cung” sẵn sàng cung cấp, có nghĩa là không
tham gia vào hệ thống y tế công cộng thì dẫn tới lãng phí nguồn lực và hiệu
quả các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng cũng bị hạn chế.
19
1.4.4.5. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế ở nữ giới
Nghiên cứu của Bùi Thanh Tâm ở Thái Bình [64] cho thấy: Ở Thái Bình
hệ thống y tế của Nhà nước mới chỉ thu hút được 54% các trường hợp ốm, có
44,9% chữa bệnh ở trạm y tế xã; 9,77% đến bệnh viện hoặc phòng khám đa
khoa khu vực; 23,13% tự chữa, còn 13,5% không chữa gì.
Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế cơ bản giữa các nhóm thu nhập khác nhau
không giống nhau, người nghèo có xu hướng sử dụng dịch vụ trạm y tế xã
nhiều hơn các đối tượng khác, trong khi đó người giàu có xu hướng sử dụng
dịch vụ tư nhiều hơn [67], [68], [70].
Ở các nước công nghiệp phát triển, nữ giới sử dụng dịch vụ y tế nhiều
hơn nam giới [77].
Ở Việt Nam, liên quan giới và sử dụng dịch vụ y tế còn rất ít tài liệu đề
cập đến. Tuy nhiên, có thể đoán biết rằng trong điều kiện kinh tế xã hội hiện
nay nhiều phụ nữ sống ở khu vực nông thôn miền núi khó có điều kiện tiếp
cận dịch vụ y tế có chất lượng.
Điều tra tỷ lệ sử dụng dịch vụ cơ bản hàng năm (không kể bệnh viện)
trên đầu người theo giới và tuổi cho thấy: Ở mọi lứa tuổi, nữ giới đều sử dụng
dịch vụ y tế cao hơn nam giới [70].
Nghiên cứu của Trương Việt Dũng [34], [66] cho thấy: Nữ giới thường
mua thuốc tự chữa bệnh cao hơn nam giới (38,7% so với 25,2%). Trong khi
đó, nam giới có tỷ lệ đến bệnh viện cao hơn nữ giới (23,2% so với 18,1%).
Sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tình hình chăm sóc trước và trong sinh của
phụ nữ ở các nước đang phát triển và các nước phát triển còn thấp so với nhu
cầu. Chỉ có một nửa phụ nữ 15 đến 49 tuổi ở Nam Á và các nước kém phát
triển được khám thai [90]. Trước Cairo (Hội nghị quốc tế về dân số và phát
triển tại Ai Cập), 43% phụ nữ không được khám thai, 15% các trường hợp đẻ
không được y tế hỗ trợ, 43% đẻ tại nhà; 46,5% đẻ do bà đỡ dân gian hoặc y tế
thôn bản đỡ, chỉ có 9,2% đẻ do cán bộ tuyến huyện và tỉnh thực hiện. Sau
Cairo thì tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc thai sản đã có sự cải thiện, số
20
lần khám thai trung bình là 1,4; tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm uốn ván 2 lần
trong thai kỳ là 82,1%; tỷ lệ thai phụ đẻ tại nhà là 50%, tỷ lệ đẻ được cán bộ y
tế hỗ trợ 88% [13], [97].
Các số liệu điều tra cho thấy việc sử dụng dịch vụ chăm sóc thai nghén
có chiều hướng gia tăng theo thời gian, nghĩa là tăng theo mức đời sống
chung, theo mức học thức và hiểu biết tăng dần ở phụ nữ trong tình hình phát
triển kinh tế xã hội chung của cả đất nước [67], [69], [70].
Điều tra y tế nhân khẩu học của Uỷ ban quốc gia dân số kế hoạch hoá gia
đình, Dự án dân số sức khoẻ gia đình cho thấy: 56% phụ nữ có thai đăng ký
chăm sóc trước sinh và số lần khám thai trung bình là 1,6; khoảng 1/3 số phụ
nữ sinh con tại nhà [80].
Mặc dù tỷ lệ khám thai ở Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các nước
công nghiệp và các nước thuộc Thái Bình Dương nhưng đã đạt gần tới mức
chung của thế giới. Tỷ lệ phụ nữ khi đẻ được người có chuyên môn hỗ trợ đã
đạt mức khá cao, cao hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển và các
nước kém phát triển, chỉ kém các nước công nghiệp [64], [98].
Theo Vụ Sức khỏe sinh sản Bộ Y tế, tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai
từ 3 lần trở lên trong cả nước đạt 87,9% ; tỷ lệ phụ nữ có thai tiêm phòng uốn
ván đủ 2 lần đạt 92% [23].
Dịch vụ chăm sóc trong và sau sinh
Chăm sóc sau sinh cũng quan trọng không kém trước sinh, nó giúp kiểm
tra sức khoẻ thai phụ, phát hiện ngăn ngừa và điều trị biến chứng sau sinh kịp
thời. Công tác này không phụ thuộc các sản phụ, mà nó phụ thuộc hoàn toàn
vào người cung cấp dịch vụ y tế.
Theo báo cáo của Bộ Y tế: Tỷ lệ đẻ có chuyên môn trợ giúp năm 2004 cả
nước đạt 87,9%; cao nhất là đồng bằng sông Hồng (97%), sau đó là duyên hải
miền Trung, Đông Nam Bộ, thấp nhất là miền núi phía Bắc (73,1%) [23].
Cũng trong báo cáo này, tình hình tử vong sản phụ còn cao, mà nguyên
nhân chính có liên quan đến cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế. Có 90% trường
hợp tử vong mẹ là do thiếu hụt trong hệ thống chăm sóc sản phụ [23].
21
1.5. Công tác khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở
1.5.1. Mộtsố nghiên cứu vềkhám chữa bệnhởtuyến y tếcơ sở tại ViệtNam
Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới [12], [60]: Mức độ sử dụng
dịch vụ tại trạm y tế xã của chúng ta còn ở mức thấp và trung bình. Trong khi
đó, nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ của nhân dân là rất lớn.
Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế [9]: Cách xử trí của người dân khi bị
ốm rất khác nhau. Sự lựa chọn cao hơn cả là tự mua thuốc về chữa. Tỷ lệ này
từ 50% đến 65% với các lý do sau: Bệnh nhẹ 62,23%, ở xa trạm y tế 11,3%.
Nhận xét của người dân về trạm y tế: Không đủ thuốc 65%, không có thuốc
16%, thuốc đắt 21%.
Nghiên cứu về khả năng tiếp cận các dịch vụ CSSK của các hộ gia đình
tại tuyến cơ sở ở 5 huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (1020 hộ gia đình) cho
thấy [18]: Tỷ lệ tiếp cận y tế cơ sở (YTCS) là 31,8% và tỷ lệ đến trạm y tế
(TYT) để khám chữa bệnh (KCB) khi bị ốm của các hộ gia đình là 12,7%.
Cách lựa chọn KCB của các hộ gia đình khi có người ốm đến TYT là 13,1%,
bệnh viện huyện 15,6%, tự chữa là 18,3%, đến y tế tư nhân 38,9%, có 6,9%
hộ gia đình chữa bệnh bằng hình thức cúng bái. Nghiên cứu này cũng cho
thấy: Người nghèo thường chọn thầy lang (gấp 3 lần) hoặc mua thuốc tự chữa
(gấp 2 lần so với người giàu). Ngược lại, những người giàu thường chọn y tế
tư nhân hoặc YTCS và đến bệnh viện. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn cơ
sở KCB là chuyên môn giỏi, thái độ phục vụ tốt và gần nhà. Các lý do cản trở
người dân tiếp cận với YTCS là không tin tưởng vào trình độ chuyên môn của
cán bộ y tế, thiếu thuốc và phương tiện KCB, giờ mở cửa không thuận lợi.
Ngoài ra yếu tố kinh tế, phong tục tập quán cũng cản trở người dân tiếp cận
dịch vụ y tế.
1.5.2. Một số nghiên cứu ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Kết quả nghiên cứu của Dương Huy Liệu (1996) [46] về CSSKBĐ ở
nông thôn phía Bắc cho thấy: Tỷ lệ các xã có cơ sở y tế chiếm 93,93%, trong
đó chỉ có 24,2% cơ sở nhà trạm được đánh giá là tốt.
22
Nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung (2000) về hoạt động y tế cơ sở tại
tỉnh Thái Nguyên cho thấy [71]: Tỷ lệ người ốm mua thuốc tự điều trị tại nhà
là 41,7%; tỷ lệ người ốm không điều trị gì 16,1%; tỷ lệ đến khám và điều trị
tại trạm y tế là 32,8%; tỷ lệ bà mẹ sinh con tại nhà chiếm 36,1%; tỷ lệ khám
thai đủ 3 lần đạt 46,3%.
Nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn (2000) [38] về thực trạng hoạt động của các
TYT ở miền núi cho kết quả: Nguồn lực còn yếu, chất lượng chuyên môn thấp, sử
dụng dịch vụ y tế tại TYT thấp (23,13%); tỷ lệ người ốm không điều trị gì chiếm
26,97%; tỷ lệ cúng bái khi ốm đau là 4,5%; tỷ lệ đẻ tại nhà cao (67,93%).
Kết quả của Nguyễn Thị Hoài Nga (2001) nghiên cứu tại huyện Sóc Sơn,
Hà Nội [54]: Tỷ lệ người dân lựa chọn TYT là nơi khám chữa bệnh đầu tiên
khi bị ốm chỉ chiếm 19,6%; có 92% bác sỹ công tác tại TYT xã được đào tạo
hệ chuyên tu; 40% bác sỹ có nguyện vọng được đào tạo thêm về chuyên môn
và có chính sách đãi ngộ tốt hơn.
Nghiên cứu của Nguyễn Thế Lương (2002) [49] về đặc điểm nhân khẩu
học và nhu cầu, sử dụng dịch vụ y tế tại ba tỉnh miền núi, đồng bằng và đô thị
cho kết quả: Có sự khác biệt về lựa chọn sử dụng dịch vụ y tế. Ở đồng bằng,
cách lựa chọn chủ yếu là mua thuốc về chữa, sau đó mới đến TYT xã và khám
chữa bệnh ngoại trú. Ở miền núi, thì chọn đầu tiên là đến TYT, sau đó là tự
mua thuốc về chữa, cuối cùng là điều trị nội trú tại bệnh viện. Ở đô thị, phổ
biến là tự mua thuốc về chữa, thứ đến là khám chữa bệnh ngoại trú, rất ít đến
TYT xã phường.
Nguyễn Thành Trung (2002) thử nghiệm mô hình nhà y tế bản cho vùng
cao miền núi, vùng dân tộc thiểu số đã chỉ ra [72]: 34,92% người dân tự mua
thuốc tân dược về điều trị; 15,08% đến khám và điều trị tại trạm y tế 9,92%
cúng bái khi bị ốm; 76,07% đẻ tại nhà; lý do không đến trạm y tế do khám
chữa bệnh sơ sài (25%), bệnh nhẹ (50,87%), do quá xa (27,62%).
Theo kết quả của Vũ Hoài Nam (2003) [53], nhu cầu khám chữa bệnh
của người dân khá cao, tỷ lệ hộ gia đình có người ốm là 31,3%; bệnh thường
gặp nhất ở tuyến xã là nhiễm khuẩn hô hấp (58,9%). Nữ có nhu cầu khám
chữa bệnh (53,3%) cao hơn nam (46,7%). Người dân tiếp cận TYT xã chủ
23
yếu là đi bộ (56,8%), khoảng 29% hộ gia đình khó tiếp cận với TYT xã vì
đường khó đi; có 29,3% tự mua thuốc chữa bệnh.
Nghiên cứu của Khổng Thị Ngọc Mai (2003) [50] về đánh giá hiệu quả
chăm sóc trẻ em ở một số bản vùng cao miền núi cho thấy: Vai trò của nhân
viên y tế thôn bản là rất cần thiết trong việc tuyên truyền vận động thực hiện
các chương trình y tế về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; giảm tỷ lệ cúng
bái từ 8,97% xuống còn 1,14%; giảm tỷ lệ trẻ bị ốm không đi khám bệnh từ
35,62% xuống 0%.
Kết quả nghiên cứu của Vũ Thanh Hiền (2003) về chăm sóc sức khoẻ
ban đầu cho người nghèo tỉnh Hà Giang cho thấy [37]: Tỷ lệ hộ gia đình có
người ốm còn cao (40,7%). Người dân khi bị ốm chủ yếu là mua thuốc về tự
chữa. Tỷ lệ người ốm đến KCB tại TYT xã còn thấp (23,8%), lý do không đến
TYT phần lớn là do quá xa và mất thời gian chờ đợi.
Nghiên cứu của Lý Ngọc Kính (2003) [45] về đánh giá hiệu quả của
chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tại xã Hợp Tiến, Đồng Hỷ, Thái Nguyên
cho thấy: 100% các phụ nữ Dao đều sinh con tại nhà, trong đó 50,9% có cán
bộ y tế giúp; tỷ lệ khám thai đủ 3 lần là 49,7%; có 24,8% trẻ sơ sinh được
tiêm phòng uốn ván, không có trẻ nào được cân và theo dõi cân nặng.
Tác giả Nguyễn Văn Hiến (2004) [36] nghiên cứu về mô hình truyền
thông giáo dục sức khỏe tại một số xã thuộc huyện đồng bằng Bắc bộ cho
thấy 44,9% cán bộ y tế chưa được đào tạo kiến thức, kỹ năng truyền thông
giáo dục sức khoẻ. Trong khi đó, có 99,5% người dân có nhu cầu được truyền
thông - giáo dục sức khoẻ
Nghiên cứu của Đinh Hùng Minh (2004) [52] về hoạt động khám chữa
bệnh tại thị xã Móng Cái tỉnh Quảng Ninh cho thấy: Tỷ lệ có người ốm trong 2
tuần trước điều tra là 33,25%; tỷ lệ bà mẹ bị ốm là 14,5%; tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi bị ốm là 24%; tỷ lệ sử dụng trạm y tế thấp 24,28%.
Nghiên cứu của Lý Văn Cảnh (2006) [28] về huy động cộng đồng truyền
thông - giáo dục sức khỏe một số nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
thấy: Số phụ nữ có thai được khám đầy đủ là 48,2%; số bà mẹ được chăm sóc
24
trước sinh tốt là 30%; tỷ lệ bà mẹ đẻ tại nhà là 30,7%; tỷ lệ bà mẹ bị tai biến
sản khoa 6,6%; tỷ lệ bà mẹ sau đẻ được nhân viên y tế chăm sóc là 19,5%.
Lê Văn Thêm (2007) [65] nghiên cứu về thực trạng hoạt động của bác sỹ
tại trạm y tế xã cho thấy: Đa số bác sỹ công tác tại trạm y tế xã được đào tạo
hệ chuyên tu (93,5%). Có 12% - 21,7% bác sỹ không biết/không trả lời về
kiến thức chẩn đoán và xử trí một số bệnh thông thường. Lý do không hoàn
thành trách nhiệm là do thiếu trang thiết bị (35,9%), thu nhập thấp (31,5%),
thiếu thuốc (14,1%), thiếu kiến thức (16,3%).
1.5.3. Các nghiên cứu đã tiến hành ở Bắc Kạn
Nghiên cứu về thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và sử dụng DVYT
tại 2 xã miền núi huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn, tác giả Hà Việt Đông (2000) [32]
cho thấy: Nhu cầu chăm sóc y tế của trẻ em dưới 5 tuổi là cao nhất (28,45%);
tỷ lệ người dân bị bệnh nhưng không đi khám chữa bệnh là 22,7%.
Tác giả Nguyễn Thiên Lữ (2003) [48], nghiên cứu về công tác KCB cho
người nghèo tại 5 bệnh viện tỉnh Bắc Kạn: Số người nghèo không có khả
năng chi trả viện phí chiếm tỷ lệ cao, có tới 41,1% phải đi vay mượn; 17,6%
phải bán đồ đạc trong gia đình. Đại bộ phận người nghèo là người dân tộc
thiểu số (95,2%) có trình độ văn hóa thấp. Có 54,6% người nghèo không điều
trị gì; 10% tự mua thuốc; 33,7% đến trạm y tế xã; bệnh nhân người nghèo gặp
nhiều khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế do đi lại khó khăn, ở xa cơ sở y tế.
Nguyễn Đình Học (2004) [41], nghiên cứu về mô hình bệnh tật của trẻ
em người dân tộc Dao cho thấy: Nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất là suy dinh
dưỡng, bướu cổ, còi xương (45,3%), tiếp đến là nhiễm ký sinh trùng (33,3%)
và nhóm bệnh nhiễm khuẩn hô hấp (29,7%).
1.6. Một số nghiên cứu về sử dụng dịch vụ y tế ở các nước khác
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 80% - 90% bệnh nhân ngoại trú
tìm kiếm giải pháp y tế có thể giải quyết tại nhà. Chỉ có 10% - 15% được giải
quyết khi đến các bác sỹ đa khoa và các đơn vị sức khoẻ ngoại vi [88].
25
Sau khi mô hình Andersen được đưa ra, một loạt các nghiên cứu ở Mỹ
đã áp dụng mô hình này và có điều chỉnh, biến đổi về nghiên cứu tiếp cận và
sử dụng dịch vụ y tế của người dân. Các nghiên cứu đều cho biết quyết định
của người bệnh đi đâu, làm gì khi ốm phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng, giá
thành và loại bệnh, mức độ bệnh cũng như khoảng cách và khả năng tiếp cận
tới các dịch vụ y tế của người dân [85], [86], [97].
Tại Trung Quốc sau thời kỳ mở cửa, hệ thống y tế hợp tác xã bị tan giã,
chi phí y tế không còn được bao cấp, người dân vùng nông thôn tự chi trả các
dịch vụ KCB khi bị ốm. Việc thu phí dịch vụ y tế trở thành cản trở rất lớn đối
với người dân khi bị ốm đau muốn tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế vì không
có khả năng chi trả. Gánh nặng chi trả dịch vụ y tế đã tăng từ 24% (năm
1980) lên tới 46% (năm 1989). Chi phí cho y tế so với tổng chi phí hộ gia
đình ở Trung Quốc vào khoảng 12%, trong đó có 15,7% số hộ gia đình phải
vay tiền để chi phí cho việc CSSK; 8,8% số hộ phải nợ tiền bệnh viện; 5,6%
số hộ phải bán tài sản đi để có tiền chi trả KCB và 3,3% số hộ phải nhờ đến
sự cứu trợ của Chính phủ dành cho bệnh tật [98].
26
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Phụ nữ dân tộc Dao từ 15 đến 49 tuổi có chồng.
- Thầy tào (thầy cúng).
- Lãnh đạo xã, trưởng thôn.
- Trạm trưởng trạm y tế xã.
- Cán bộ trạm y tế, nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số.
- Báo cáo, sổ sách... sẵn có của trạm y tế.
- Sổ sách ghi chép của người Dao
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trong 2 năm từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2009
tại xã Đôn Phong và xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
Cách chọn địa điểm: Chọn chủ đích huyện Bạch Thông vì đây là huyện có
số người Dao sinh sống đông nhất trong tỉnh, sau đó chọn chủ đích 2 xã Đôn
Phong và Dương Phong vì đây là hai xã có số người Dao đông nhất huyện.
Bắc Kạn là tỉnh miền núi vùng cao, cách thủ đô Hà Nội 170 km về
phía Bắc. Toàn tỉnh bao gồm 1 thị xã, 7 huyện, 122 xã (phường, thị trấn).
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.868,41 km2
, chiếm 1,48% tổng diện tích tự
nhiên cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Thái
Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn và phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
Dân số toàn tỉnh là 295.296 người, trong đó người Dao chiếm 16,5%. Huyện
Bạch Thông thuộc tỉnh Bắc Kạn, có diện tích 547,18 km2
. Dân số của huyện
Bạch Thông là 30.228 người, trong đó có 1.086 hộ người Dao chiếm 14,41%
dân số toàn huyện, đồng thời là huyện có số người Dao sinh sống đông nhất
tỉnh. Huyện Bạch Thông có 16 xã và 1 thị trấn, trong đó xã Đôn Phong và xã
Dương Phong được xếp vào xã miền núi vùng cao, đặc biệt khó khăn (khu
vực III) của tỉnh. Đây cũng là 2 xã có số người Dao sống tập trung đông nhất
tỉnh, khoảng trên 40% [83]. Xã Đôn Phong có 10 thôn, thôn xa nhất cách
27
TYT hơn 30 km, người Dao sống tập trung chủ yếu ở 6 thôn: Nặm Tốc, bản
Chiêng, Lủng Lầu, Nà Lồm, Nà Pán, Vằng Bó. Xã Dương Phong có 10 thôn,
người Dao sống tập trung ở 3 thôn là thôn Khuổi Cò, Bản Chàn và Bản Mún 1,
các thôn khác cũng có người Dao sinh sống nhưng thưa thớt.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp
- Mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính PRA (Participatory
Rural Appraisal - phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng).
- Phương pháp phân tích: Đánh giá cơ sở y tế thông qua 5 chỉ số logic
(tiếp cận, sẵn có, sử dụng, sử dụng đủ và sử dụng hiệu quả) và ca bệnh mẫu.
2.3.2. Chọn mẫu
Cách chọn mẫu: Có chủ đích.
Cỡ mẫu: Tất cả phụ nữ người Dao từ 15 đến 49 tuổi có chồng tại 2 xã
nghiên cứu, gồm 329 người, trong đó có 80 phụ nữ có con nhỏ dưới 5 tuổi và/
hoặc đang mang thai.
2.3.3. Phân tích các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án
Để mô tả một số thông tin chung về phụ nữ người Dao, nghiên cứu này đã áp
dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, điều tra cắt ngang. Phương pháp này
cho thấy bức tranh tổng thể về các thông tin dân số, trình độ học vấn, đặc
điểm nhân khẩu, nhà ở, nguồn nước sinh hoạt, khoảng cách địa lý từ nhà đến
trạm y tế. Tuy nhiên, không thể dựa vào phương pháp này để phân tích chi tiết
các yếu tố văn hoá - xã hội có liên quan như thế nào đến các vấn đề sức khoẻ
cộng đồng người Dao.
Để mô tả một số đặc thù văn hoá của người Dao, nghiên cứu này áp
dụng phương pháp PRA: Đây là phương pháp nghiên cứu định tính, đánh giá
nhanh có sự tham gia của cộng đồng. Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên
cứu là: Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, vẽ bản đồ (mapping), chụp ảnh, phân
loại (ranking), câu chuyện kể (life story), lịch mùa vụ (seasoning), ma trận
28
(matrix). Phương pháp này cho kết quả nhanh, giúp đi đúng định hướng vào
các vấn đề mà nghiên cứu quan tâm, đồng thời bổ xung các thông tin bằng
hình ảnh, ghi âm, chụp lại các bản vẽ, bảng xếp loại... mà các phương pháp
khác không có. Lãnh đạo cộng đồng, người dân và CBYT đều được tham gia
vào các kỹ thuật trên nhằm tìm ra những bất cập, những rào cản của dịch vụ y
tế ở cả hai phía cung cấp và sử dụng DVYT, phân tích nhu cầu, nguyên nhân...
để tìm ra giải pháp nhằm tăng cường DVYT một cách khả thi và hiệu quả.
Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp là các kỹ thuật này chỉ tiến hành trên
một hoặc một số nhóm nhỏ người nên có thể không mang tính đại diện cho cả
cộng đồng.
Để phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế của
phụ nữ người Dao tại địa bàn nghiên cứu và những bất cập, rào cản trong
CSSK phụ nữ người Dao, cũng như mô tả những khó khăn, thuận lợi trong
công tác CSSK người Dao, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của người Dao,
tìm hiểu những bất cập, rào cản trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của
người Dao, các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người
Dao... dựa trên một số khía cạnh văn hoá - xã hội, nghiên cứu này áp dụng kỹ
thuật phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. Các buổi thảo luận nhóm được tiến
hành với cùng một nội dung cho 2 nhóm đối tượng là CBYT và phụ nữ người
Dao để tìm hiểu thông tin hai chiều về phía cung cấp dịch vụ y tế và phía sử
dụng dịch vụ y tế nhằm mục đích định hướng cho một số hoạt động tăng
cường DVYT của địa phương.
Để phân tích thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế, bên cạnh
phương pháp nghiên cứu hệ thống y tế kinh điển (điều tra cắt ngang), nghiên
cứu này áp dụng phương pháp đánh giá dựa trên 5 chỉ số qua biểu đồ CBM
(biểu đồ bao phủ): Đây là phương pháp được Bộ Y tế và Unicef đang khuyến
khích sử dụng ở nước ta để phân tích các khâu yếu trong toàn bộ quá trình
cung cấp dịch vụ y tế. Phương pháp này đã lượng hoá các chỉ số của từng giai
đoạn và được sắp xếp theo trình tự logic: Sẵn có  tiếp cận  sử dụng  sử
dụng đủ  sử dụng hiệu quả.
29
Nếu không đủ nguồn lực đầu vào (sẵn có) thì không có gì để hoạt động.
Nếu có đủ nguồn lực đầu vào nhưng người dân không đến được (tiếp
cận) thì cũng không có các hoạt động CSSK.
Nếu người dân đến được nhưng không muốn sử dụng hoặc sử dụng
không đầy đủ (sử dụng, sử dụng đủ) thì cũng không có hiệu quả.
Nếu sử dụng đủ rồi nhưng lại không đảm bảo các yếu tố kỹ thuật thì
cũng không đạt được mục tiêu (sử dụng hiệu quả) là cải thiện tình hình sức
khoẻ của người dân.
Phương pháp này khác với phương pháp mô tả là phương pháp mô tả chỉ
cho thấy từng chỉ số riêng lẻ, không có tính logic và không đánh giá được cả
quá trình thì phương pháp CBM cho thấy sự logic trong cả quá trình CSSK
người dân. Không những thế, thông qua biểu đồ CBM, các nhà nghiên cứu
chính sách, các nhà nghiên cứu ngoài ngành Y có thể dễ dàng và nhanh chóng
nắm bắt được xu hướng của loại dịch vụ: Tốt lên hay xấu đi, được cải thiện
hay không cải thiện... Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là chưa cung
cấp đủ các thông tin về chất lượng dịch vụ và không chính xác do một số
công thức tính toán dựa trên các con số ước tính. Chính vì vậy, rất cần thiết
phải bổ xung phương pháp nữa, đó là phương pháp “ca bệnh mẫu” (Paper
case). Đây là phương pháp của các chuyên gia WB (World Bank) sử dụng
trong đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.
Để đánh giá kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khoẻ sinh sản của
CBYT, nghiên cứu này sử dụng bảng kiểm (Check list) thông qua phương
pháp “ca bệnh mẫu” để biết được thực chất về trình độ chuyên môn của
CBYT tại thời điểm điều tra.
Ngoài ra, phương pháp giám sát và theo dõi 12 lần trong 12 tháng liên
tiếp (mỗi tháng một lần) đối với dịch vụ CSSK cho phụ nữ có thai trước,
trong và sau sinh kết hợp với phương pháp CBM để tìm hiểu xem có sự chênh
lệch giữa theo dõi trực tiếp với số liệu báo cáo được lấy ở sổ sách tại TYT hay
không? nếu có, thì do nguyên nhân gì? hay do một số công thức tính toán dựa
30
trên các con số ước tính (theo sổ sách)? điều này nói lên vai trò của việc theo
dõi giám sát liên tục là rất cần thiết.
2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Mục tiêu Biến số Chỉ số
Phương pháp
thu thập số liệu
1. Dân số
- Dân số
- Một số đặc điểm của
phụ nữ Dao
- Đặc điểm về nhân khẩu
- % dân số, % hộ nghèo
- Tuổi, học vấn, nghề nghiệp
- Số người và thế hệ trong gia đình
Điều tra
2. Văn hóa vật chất
- Nhà ở, nguồn nước,
gia súc
- Tài sản trong gia đình
-Phương tiện giao thông
- % loại nhà, nguồn nước
- % tài sản
- Khoảng cách, thời gian,
phương tiện từ nhà đến TYT
Điều tra
Chụp ảnh
Phỏng vấn sâu
Vẽ bản đồ
3. Văn hóa ứng xử - Quan niệm của người Dao về
sức khoẻ, bệnh tật
- Cách chăm sóc sức khoẻ khi
có thai và sau đẻ
Phỏng vấn sâu.
Life story
4. Văn hóa tinh thần Các nghi lễ của người Dao liên
quan đến sức khoẻ và vai trò của
thầy cúng
Phỏng vấn sâu.
Quan sát
5. Giá trị dân gian Các bài thuốc dân gian có tác
dụng phòng và chữa bệnh cho
phụ nữ và trẻ em
Phỏng vấn sâu
Quan sát.
Chụp ảnh
1. Mô tả và
phân tích nhu
cầu, thực trạng
cung cấp và sử
dụng DVYT
của phụ nữ
người Dao trên
một số khía
cạnh văn hoá,
dân tộc và xã
hội
6. Nguồn lực y tế:
- Nhân lực y tế
- Cơ sở vật chất
- TTB cơ bản
- % xã có bác sỹ, nữ hộ sinh, y
sỹ sản nhi. CBYT/1000 dân, nữ
hộ sinh/phụ nữ tuổi sinh đẻ,
CBYT/trạm
- % loại hình đào tạo, chuyên
ngành, thâm niên của CBYT
- % TYT có phòng chức năng,
điện, nước, hố xí hợp vệ sinh
- % TYT có huyết áp, ống
Điều tra
31
Mục tiêu Biến số Chỉ số
Phương pháp
thu thập số liệu
-TTB chuyên khoa
- Thuốc
- TTB sản khoa
nghe, nhiệt kế
- % TYT có bộ dụng cụ RHM,
TMH, mắt
- % số lượng thuốc, loại thuốc,
quầy thuốc
- % trạm có phòng sản, phòng
đẻ, bàn khám, dụng cụ, cân
- % trạm có oxytoxin, viên sắt
-% phiếu khám thai, giấy thử
albumin niệu, thước dây
7. Trình độ chuyên
môn của CBYT về
chăm sóc SKSS
% CBYT giỏi, khá, kém về
kiến thức, thực hành CSSKSS
Ca bệnh mẫu,
bảng kiểm
8. Tình trạng ốm đau
9. Sử dụng dịch vụ
chăm sóc trước sinh
10. Sử dụng dịch vụ chăm
sóctrongvàsausinh
11. Nguồn thông tin y
tế, lý do không đi
khám bệnh, chi phí
cho đợt ốm
- % ốm trong 2 tuần
- Số lượt khám tại trạm y tế
- Số lượt khám phụ khoa
- Số lượt khám răng miệng
- % số lần khám thai
- % số lần tiêm uốn ván
- % nơi sinh con
- % nơi khám sau đẻ
- % nhận xét của người dân về
hoạt động TYT
- % nguồn thông tin y tế
- % cách xử trí khi bị ốm
- % lý do không đi khám
- Chi phí TB cho một đợt ốm
- % thói quen dự trữ thuốc
Điều tra
Sổ giám sát
Ranking
Matrix
Thảo luận nhóm
32
Mục tiêu Biến số Chỉ số
Phương pháp
thu thập số liệu
2. Phân tích
một số yếu tố
liên quan đến
cung cấp và sử
dụng dịch vụ
CSSK bà mẹ
hiện có tại địa
phương
1. Sử dụng dịch vụ y
tế của phụ nữ có thai
trước sinh.
2. Sử dụng dịch vụ y
tế của phụ nữ có thai
trong và sau sinh.
3. Một số yếu tố VH-
XH liên quan đến
CSSK của phụ nữ
người Dao
4. Dịch vụ CSSK trẻ em
5. Hiệu quả của dịch
vụ CSSKBM hiện có
tại địa phương
- 5 nhóm chỉ số logic: sẵn có,
tiếp cận, sử dụng, sử dụng đủ,
sử dụng hiệu quả
- % đẻ tại trạm, % đẻ tại BV, %
đẻ tại nhà có y tế giúp, % đẻ tại
nhà không y tế giúp
- 5 nhóm chỉ số logic
- % làm nghi lễ, % kiêng
khem, % dùng thuốc dân tộc. -
Mô tả các yếu tố VH-XH bằng
kết quả định tính
- % trẻ dưới 1 tuổi chết, % trẻ
tiêm chủng
- 5 chỉ số logic
- Số lượt khám phụ khoa, răng
- Trang thiết bịy tế, thuốc, kinh phí
- Đào tạo CBYT
Điều tra
Phỏng vấn sâu
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1. Công cụ
- Phiếu điều tra
- Bản hướng dẫn thảo luận nhóm
- Bản hướng dẫn phỏng vấn sâu
- Bản hướng dẫn “ca bệnh mẫu”
- Bảng kiểm (Check list)
- Giấy Ao, bút...
- Máy ghi âm
- Máy ảnh
33
2.5.2. Tập huấn cán bộ điều tra
- Điều tra hộ gia đình: Cán bộ điều tra là nhân viên y tế thôn bản tại hai
xã nghiên cứu, gồm 9 người. Trước khi điều tra, tất cả cán bộ điều tra đã được
tập huấn kỹ về phiếu điều tra.
- Các kỹ thuật nghiên cứu định lượng: Do tác giả luận án và các cán bộ là giảng
viên bộ mônY học cộng đồng trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thực hiện.
- Điều tra tại trạm y tế: Theo số liệu, sổ sách, báo cáo của trạm y tế.
- Đánh giá kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của cán bộ y tế tại
trạm y tế: Theo “ca bệnh mẫu” có sẵn, thời gian 45 phút.
- Đánh giá kỹ năng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của cán bộ y tế tại trạm
y tế bằng bảng kiểm có sẵn.
2.5.3. Tổ chức nghiên cứu
+ Tổ chức điều tra hộ gia đình: Điều tra 329 phụ nữ người Dao từ 15 đến
49 tuổi có chồng.
+ Tổ chức điều tra CBYT tại huyện Bạch Thông: Gồm 60 CBYT đang
công tác tại 17 trạm y tế thuộc huyện Bạch Thông.
+ Tổ chức phỏng vấn sâu: 1 chủ tịch xã, 1 thầy cúng, 1 trưởng thôn, 1
trạm trưởng trạm y tế xã, 1 lang y.
+ Tổ chức thảo luận nhóm trọng tâm (Focus Group): 2 nhóm CBYT
(mỗi nhóm gồm 8 người trong đó 7 CBYT đang công tác tại TYT và 9 nhân
viên YTTB ), 1 nhóm phụ nữ người Dao 15 - 49 tuổi (có chồng) gồm 10
người tham gia.
+ Kỹ thuật vẽ bản đồ (Mapping): Một nhóm do CBYT tham gia.
+ Kỹ thuật ma trận (Matrix), lịch mùa vụ (Seasoning), xếp loại (Ranking):
Do một nhóm phụ nữ người Dao 15 - 49 tuổi (có chồng) tham gia.
+ Kỹ thuật “Life story”: Ghi lại câu chuyện kể do 1 phụ nữ người Dao kể.
+ Kỹ thuật quan sát, chụp ảnh: Chụp ảnh các sự vật, hiện tượng quan sát
được tại cộng đồng.
34
2.5.4. Phương pháp thu thập số liệu
- Điều tra: Trước khi đi điều tra, tất cả cán bộ điều tra được tập huấn kỹ
bộ phiếu điều tra, sau đó đi điều tra thử. Tiến hành chỉnh sửa phiếu điều tra
chưa hợp lý, cuối cùng mới tiến hành điều tra thật.
- Các nghiên cứu định tính (PRA): Do tác giả luận án và các cán bộ bộ
môn Y học cộng đồng trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thực hiện hoặc
hướng dẫn thực hiện.
- Theo dõi liên tiếp 12 tháng: Các cán bộ điều tra được phát phiếu từng
tháng, mỗi tháng đi điều tra 1 lần vào tuần đầu tiên của tháng, sau đó trả lại
phiếu đã điều tra của tháng trước và nhận phiếu điều tra mới cho tháng tiếp
theo, cứ như vậy các phiếu được phát ra và thu về trong 12 tháng liên tiếp.
2.6. Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nghiên cứu
2.6.1. Chỉ số về hoạt động trạm y tế
Theo tiêu chuẩn xét công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã [2], [9].
2.6.2. Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản
giai đoạn 2001 - 2010
Theo Quyết định số 136/2000/QĐ - TT của Thủ tướng Chính phủ ngày
28/11/2000 [16].
2.6.3. Chỉ số kiến thức và thực hành của cán bộ y tế về CSSKSS
Các chỉ số này được đánh giá theo ca bệnh mẫu và bảng kiểm.
Đánh giá: - Giỏi: 9 - 10 điểm. - Khá: 7 - 8 điểm.
- Trung bình: 5 - 6 điểm. - Kém: 1 - 4 điểm.
- Sai cơ bản: 0 điểm.
Cách chấm điểm:
- Đúng hoàn toàn: 1 điểm.
- Đúng nhưng thiếu: 0,5 điểm.
- Sai hoặc không trả lời: 0 điểm.
35
2.6.4. Năm chỉ số logic
Đánh giá 5 chỉ số logic (sẵn có, tiếp cận, sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng
hiệu quả) theo công thức do Bộ Y tế quy định [20].
* Theo dõi chăm sóc sức khỏe phụ nữ có thai trước sinh:
+ Tỷ lệ ngày sẵn có: Tính số ngày không sẵn có. Số ngày không sẵn có
là số ngày không có viên sắt, giấy thử albumin niệu (hoặc dung dịch để thử),
phiếu khám thai và huyết áp kế trong kỳ báo cáo từ trong sổ giám sát. Số ngày
không sẵn có là tổng số ngày không có một hoặc nhiều hơn các thứ nêu trên.
Công thức:
(Số ngày kỳ báo cáo – Số ngày không sẵn có) x 100
Số ngày kỳ báo cáo
Nguồn số liệu: Sổ sách, báo cáo của trạm y tế.
+ Tỷ lệ tiếp cận. Công thức:
Số người tiếp cận x 100
Tổng số dân
Trong đó: Số người tiếp cận là tổng số dân sống tại thôn mà thời gian đi
đến trạm y tế bằng phương tiện sẵn có thông thường tối đa không quá một giờ
và mỗi tháng nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe phụ nữ có thai ngoại trạm
ít nhất một lần nếu phải đi xa hơn một giờ. (Nếu phần lớn dân trong thôn đến
trạm dưới một giờ ta coi luôn cả thôn đó có thời gian đến trạm dưới một giờ
và ngược lại).
Nguồn số liệu: Bản đồ phân bố dân cư xã, phiếu điều tra.
+ Tỷ lệ sử dụng: Là tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 1 lần
trước khi sinh con trong kỳ báo cáo. Công thức:
Số phụ nữ có khám thai x 100
Số phụ nữ ước tính đẻ
Trong đó, số phụ nữ ước tính đẻ trong 6 tháng tính theo công thức:
Số dân  Tỷ suất sinh thô
2
Nếu có số phụ nữ đẻ chính xác, không phải tính số phụ nữ ước tính đẻ.
Nguồn số liệu: Sổ khám thai, sổ đẻ, sổ sách, báo cáo của trạm, phiếu điều tra.
36
+ Tỷ lệ sử dụng đủ: Là tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 3 lần
trước khi sinh con trong kỳ báo cáo. Công thức:
Số khám thai đủ x 100
Số phụ nữ ước tính đẻ
Số khám thai đủ là số phụ nữ có thai được khám thai từ 3 lần trở lên
trước khi sinh vào bất kỳ thời điểm nào.
Nguồn số liệu: Sổ khám thai, sổ đẻ, sổ sách, báo cáo của trạm, phiếu điều tra.
+ Tỷ lệ sử dụng hiệu quả. Công thức:
Số được chăm sóc tốt x 100
Số phụ nữ ước tính đẻ
Số được chăm sóc tốt là số được khám thai 3 lần vào 3 thời kỳ thai
nghén, được tiêm phòng uốn ván 2 lần và nhận các viên sắt trước khi sinh
trong kỳ báo cáo.
Nguồn số liệu: Sổ khám thai, sổ đẻ, sổ sách, báo cáo của trạm, phiếu điều tra.
* Theo dõi chăm sóc sức khỏe phụ nữ trong và sau sinh:
+ Tỷ lệ ngày sẵn có: Tính số ngày không sẵn có: Số ngày không có
oxytocin, phương tiện để tiệt trùng, dụng cụ đỡ đẻ trong kỳ báo cáo từ trong
sổ giám sát. Số ngày không sẵn có là tổng số ngày không có một hoặc nhiều
hơn các thứ nêu trên. Công thức:
(Số ngày kỳ báo cáo – Số ngày không sẵn có) x 100
Số ngày kỳ báo cáo
Nguồn số liệu: Sổ sách, báo cáo của trạm y tế.
+ Tỷ lệ tiếp cận: Công thức tính tương tự như phần trên.
+ Tỷ lệ sử dụng. Công thức:
Số phụ nữ được CBYT đỡ đẻ x 100
Số phụ nữ (ước tính) đẻ
Nếu có số phụ nữ đẻ chính xác, không phải tính số phụ nữ ước tính đẻ.
Nguồn số liệu: Sổ đẻ, sổ sách, báo cáo của trạm, phiếu điều tra.
37
+ Tỷ lệ sử dụng đủ. Công thức:
Số được chăm sóc đủ x 100
Số phụ nữ ước tính đẻ
Số được chăm sóc đủ là số phụ nữ trước khi sinh được khám thai ít nhất
3 lần, được CBYT đỡ đẻ và được nhận chăm sóc sau sinh (ít nhất 2 lần trong
vòng 42 ngày sau sinh).
Nguồn số liệu: Sổ đẻ, sổ khám thai, sổ sách, báo cáo của trạm y tế, phiếu
điều tra.
+ Tỷ lệ sử dụng hiệu quả. Công thức:
Số được chăm sóc tốt
x 100
Số phụ nữ ước tính đẻ
Số được chăm sóc tốt là số được khám thai ít nhất 3 lần vào 3 thời kỳ
thai nghén, được CBYT đỡ đẻ, được nhận chăm sóc sau sinh (ít nhất 2 lần
trong vòng 42 ngày) và đẻ trong trạm có phương tiện đỡ đẻ (gói đẻ sạch và bộ
đỡ đẻ) trong kỳ báo cáo.
Nguồn số liệu: Sổ khám thai, sổ đẻ, sổ sách, báo cáo của trạm y tế, phiếu
điều tra.
* Theo dõi dịch vụ tiêm chủng mở rộng cho trẻ em:
+ Tỷ lệ ngày sẵn có: Tính số ngày không sẵn có: Số ngày không có
vitamin A, cân trẻ em, biểu đồ tăng trưởng, nhiệt kế theo dõi bảo quản vắc xin
tại trạm trong kỳ báo cáo. Số ngày không sẵn có là tổng số ngày không có một
hoặc nhiều hơn những thứ nêu trên. Công thức:
(Số ngày kỳ báo cáo – Số ngày không sẵn có) x 100
Số ngày kỳ báo cáo
Nguồn số liệu: Sổ sách, báo cáo của trạm y tế.
+ Tỷ lệ tiếp cận. Công thức:
Số người tiếp cận x 100
Tổng số dân
38
Trong đó: Số người tiếp cận là tổng số dân sống tại thôn mà thời gian đi
đến trạm y tế bằng phương tiện sẵn có thông thường tối đa không quá một giờ.
Cho rằng, khi người dân nói chung tiếp cận được tới dịch vụ y tế thì trẻ em
cũng tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em.
Nguồn số liệu: Bản đồ phân bố dân cư xã, sổ sách, báo cáo của trạm y tế,
phiếu điều tra.
+ Tỷ lệ sử dụng. Công thức:
Số trẻ được tiêm chủng x 100
Số trẻ sinh (ước tính)
Trong đó, số trẻ sinh ước tính trong 6 tháng tính theo công thức:
Số dân x Tỷ suất sinh thô
2
Nếu có chính xác số trẻ được sinh trong 6 tháng thì không phải tính số
trẻ sinh ước tính.
Nguồn số liệu: Sổ sách, báo cáo của trạm, phiếu điều tra.
+ Tỷ lệ sử dụng đủ. Công thức:
Số trẻ được tiêm chủng đầy đủ x 100
Số trẻ sinh ước tính
Số trẻ được tiêm chủng đầy đủ là số trẻ được tiêm đầy đủ các liều vắc
xin, được uống 2 liều vitamin A và được theo dõi tăng trưởng 12 lần.
Nguồn số liệu: Sổ sách, báo cáo của trạm, phiếu điều tra.
+ Tỷ lệ sử dụng hiệu quả. Công thức:
Tỷ lệ sử dụng hiệu quả = Tỷ lệ sử dụng đủ x Điểm dây chuyền lạnh
Tính điểm dây chuyền lạnh theo công thức:
(Số ngày bảo quản vắc xin tại xã – Số ngày không đảm bảo) x 100
Số ngày bảo quản vắc xin tại xã
Xác định số ngày không đảm bảo: Là tổng số ngày mà nhiệt độ nằm
ngoài khoảng 4 - 80
C trong thời gian tiến hành tiêm chủng mở rộng tại xã.
39
Nếu không có phiếu theo dõi nhiệt độ dây chuyền lạnh thì điểm dây
chuyền lạnh bằng không (0).
Nguồn số liệu: Phiếu theo dõi nhiệt độ dây chuyền lạnh.
2.6.7. Cách đọc biểu đồ bao phủ dịch vụ y tế (CBM) [16]
Trong biểu đồ CBM, trục tung biểu thị tỷ lệ % đạt được của các yếu tố
liên quan đến vấn đề y tế, trục hoành biểu thị các yếu tố có liên quan mật thiết
với nhau như: đích, sẵn có, tiếp cận, sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả.
Biểu đồ được vẽ khi nối các kết quả tính toán tỷ lệ các yếu tố đích, sẵn có,
tiếp cận, sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả đã đạt được trong kỳ theo dõi
của lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ lại với nhau. Nếu đường đi của biểu đồ có xu
hướng xuống dốc có nghĩa là công tác chăm sóc sức khoẻ trong cộng đồng có
vấn đề cần giải quyết. Mức độ xuống dốc càng nhiều thì công tác chăm sóc sức
khoẻ cộng đồng càng có nhiều vấn đề và cần được ưu tiên giải quyết. Mức độ
xuống dốc của biểu đồ giảm dần nghĩa là hoạt động y tế có sự cải thiện.
2.7. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được thu thập và làm sạch trước khi nhập vào máy tính. Những
số liệu hợp lệ mới được nhập. Kết quả nghiên cứu được xử lý và phân tích
bằng phần mềm thống kê y sinh học SPSS.
- Các số liệu nghiên cứu định tính được trình bày theo phương pháp định
tính và bổ xung cho kết quả của nghiên cứu định lượng.
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được sự đồng ý và ủng hộ của Sở y tế, Trung tâm y tế huyện,
Phòng y tế huyện, Uỷ ban nhân dân các xã, Trạm y tế các xã tại địa bàn
nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu đã được cơ sở đào tạo của nghiên cứu
sinh phổ biến đến các lãnh đạo của các cơ quan nói trên.
40
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm văn hoá-xã hội của người Dao tại huyện Bạch
Thông, tỉnh Bắc Kạn
Bảng 3.1. Đặc điểm chung về dân số dân tộc Dao tại huyện Bạch Thông,
Bắc Kạn
2007 2008 2009
Đặc điểm dân số
n % n % n %
Tại huyện Bạch Thông
Số hộ gia đình 1.064 14,51 1.041 14,07 1.086 14,41
Số trẻ em ≤ 5 tuổi 386 18,98 358 19,03 372 17,82
Số phụ nữ 15 - 49 tuổi 1.406 16,18 1.355 15,44 1.284 14,38
Số hộ nghèo 558 26,51 510 25,88 482 30,03
Tại 2 xã nghiên cứu
Số hộ gia đình 376 41,62 342 43,6 359 43,57
Số trẻ em ≤ 5 tuổi 137 50,55 177 57,65 156 49,21
Số phụ nữ 15 - 49 tuổi 606 52,33 556 47,28 477 40,36
Số hộ nghèo 172 45,74 169 49,41 154 42,9
Nhận xét:
- Tại huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn, người Dao chiếm 14,41% dân số
toàn huyện (năm 2009). Số hộ người Dao nghèo năm 2009 là 30,03% cao hơn
so với năm 2008 (25,88%) và năm 2007 (26,51%).
- Tại hai xã nghiên cứu: Số hộ người Dao chiếm hơn 40% dân số hai xã,
tỷ lệ hộ Dao nghèo tại hai xã nghiên cứu cao hơn so với toàn huyện (42,9% so
với 30,03% năm 2009) .
41
Bảng 3.2. Đặc điểm của phụ nữ người Dao 15 - 49 tuổi có chồng tại 2 xã
nghiên cứu năm 2009
Đặc điểm của phụ nữ người Dao
Số lượng
(n = 329)
%
Nhóm tuổi của phụ nữ người Dao
15 – 19 40 12,2
20 – 29 113 34,3
30 – 39 110 33,4
40 – 49 66 20,1
Mean = 30,67
Trình độ học vấn
Mù chữ 65 19,8
Biết đọc, biết viết 53 16,1
Tiểu học 126 38,3
Trung học cơ sở 68 20,7
Trung học phổ thông 16 4,9
Cao đẳng, đại học 1 0,3
Nghề nghiệp của phụ nữ Dao
Làm ruộng, nương 321 97,6
Công chức 2 0,6
Khác 6 1,8
Nghề nghiệp của chồng
Làm ruộng, nương 326 99,1
Công chức 1 0,3
Khác 2 0,6
Nhận xét:
Trình độ học vấn của phụ nữ người Dao thấp, trong đó học hết tiểu học
38,3%, chỉ có 4,9% học hết trung học phổ thông. Tỷ lệ mù chữ, biết đọc biết
viết 19,8% và 16,1%. Nghề nghiệp chủ yếu của phụ nữ người Dao và chồng
của họ là làm ruộng (97,6% và 99,1%).
42
Bảng 3.3. Đặc điểm về nhân khẩu của người Dao tại 2 xã nghiên cứu
Nhân khẩu
Số lượng
(n = 329) %
Số người trong gia đình
≤ 4 người 159 48,3
Từ 5 người trở lên 170 51,7
Số thế hệ trong gia đình
1 thế hệ 3 0,9
2 thế hệ 210 63,8
3 thế hệ 107 32,5
4 thế hệ 9 2,7
Nhận xét:
Qui mô gia đình người Dao chủ yếu là qui mô nhỏ có 2 thế hệ cùng chung
sống (63,8%). Bên cạnh đó, gần 1/3 số gia đình có 3 thế hệ cùng chung sống
(32,5%) và có số thành viên trong gia đình đông từ 5 người trở lên (51,7%). Tỷ lệ
gia đình có 4 thế hệ ăn chung mâm ở chung nhà thấp ( 2,7%).
Bảng 3.4. Đặc điểm nhà ở, nguồn nước sinh hoạt, chuồng gia súc của
người Dao tại 2 xã nghiên cứu
Nhà ở, nguồn nước, chuồng gia súc
Số lượng
(n = 329)
%
Loại nhà ở
Kiên cố 6 1,8
Bán kiên cố 124 37,7
Nhà tạm 199 60,5
Nguồn nước sinh hoạt
Nước suối 178 54,1
Nước mưa 54 16,41
Nước giếng 19 5,78
Nước máng lần 78 23,71
Chuồng gia súc
Cách nhà ở ≤ 10 m 198 60,18
Cách nhà ở > 10 m 131 39,82
43
Nhận xét:
Kết quả Bảng 3.4 và kết quả quan sát (ảnh chụp phần phụ lục). cho thấy:
- Mỗi bản của người Dao có từ 5 đến 7 nóc nhà, thường cách biệt với
người dân tộc khác. Nhà ở chủ yếu là nhà tạm (60,5%) và nhà bán kiên cố
(37,7%). Nhà có đặc điểm: thấp, không có cửa sổ, thiếu ánh sáng, không
thông thoáng.
- Nước suối là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người Dao (54,1%),
nước máng lần và nước mưa được dùng để nấu ăn (23,71% và 16,41% ), rất ít
hộ gia đình có giếng khoan, giếng đào (5,78%).
- Phần lớn chuồng gia súc còn để gần nhà nên rất mất vệ sinh, không có
rãnh thoát nước thải, không có chỗ ủ phân.
Bảng 3.5. Đặc điểm tài sản trong gia đình người Dao
Có tài sản
(n = 329)Tài sản
Số lượng %
Xe máy 266 80,85
Ti vi 253 76,89
Đài 59 17,93
Máy cày 9 2,73
Điện thoại 54 16,41
Nhận xét:
Phần lớn mỗi hộ gia đình người Dao đều có xe máy (80,85%) và tivi
(76,89%) nhưng số hộ có đài và điện thoại chiếm tỷ lệ thấp (17,93% và 16,41%).
44
Bảng 3.6. Đặc điểm về khoảng cách, thời gian và phương tiện từ nhà đến
cơ sở y tế gần nhất
Biến số
Số lượng
(n = 329)
%
Khoảng cách từ nhà đến TYT
≤ 5 km 94 28,6
Từ 6 đến 10 km 197 59,9
Từ 10 km trở lên 38 11,6
Min = 2 Max = 30 Mean = 7,84
Thời gian từ nhà đến TYT bằng phương tiện
thông thường
Dưới 60 phút 78 23,71
Từ 60 phút trở lên 251 76,29
Phương tiện
Đi bộ 76 23,1
Xe đạp 45 13,7
Xe máy 197 59,9
Khác 11 3,3
Nhận xét:
Kết quả Bảng 3.6, ảnh chụp đường giao thông liên thôn và liên xã (phần
phụ lục) và kết quả phương pháp vẽ bản đồ. cho thấy:
- Khoảng cách trung bình từ nhà đến trạm y tế là 7,84 km. Phần lớn các
hộ gia đình ở cách xa trạm từ 6 đến 10 km (59,9%). Trong đó, có tới 11,6% số
hộ gia đình ở cách xa trạm từ 10 km trở lên do người Dao cư trú chủ yếu tại
các vùng núi cao, hiểm trở. Đa số các hộ gia đình phải mất hơn 1 giờ đồng hồ
mới đến được trạm y tế gần nhất bằng phương tiện thông thường (76,29%).
Phương tiện đi lại chính là xe máy (59,9%) và đi bộ (23,1%).
45
- Đường giao thông liên thôn và liên xã đến trạm y tế tại 2 xã nghiên cứu
chủ yếu là đường đất, đường mòn, đi qua nhiều khe suối, cầu treo, sườn đồi
hiểm trở, nhiều nhà dân tuy ở cách trạm vài kilômét nhưng cũng phải đi bộ
hàng giờ đồng hồ mới đến được trạm y tế xã. So sánh bản đồ địa lý xã Đôn
Phong và xã Dương Phong dễ dàng nhận thấy đường đến TYT xã Đôn Phong
khó khăn hơn nhiều, có nhiều đoạn đường người dân chỉ có thể đi bộ, lội suối
mới đến được trạm y tế.
* Kết quả phỏng vấn sâu
Cuộc phỏng vấn với Ông Bàn Văn K, 60 tuổi (Thầy cúng, bản Chiêng, xã
Đôn Phong, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn) nhằm tìm hiểu quan niệm của người
Dao về sức khoẻ, bệnh tật, vai trò của Thầy cúng trong đời sống tâm linh của
người Dao, một số phong tục liên quan đến sinh đẻ của phụ nữ người Dao và
nghi lễ mà người Dao thường làm đối với phụ nữ khi có thai và khi sinh đẻ.
Ông K cho biết:
... Bói và cúng là không thể thiếu được, nhà nào có việc gì lớn bé đều phải
nhờ thầy. Thầy cúng là những người đã được “cấp sắc”, có uy tín với cộng đồng,
đây là nét khác biệt của dân tộc Dao với dân tộc khác. Chỉ có người Dao mới có
tục “cấp sắc”. Người Dao quan niệm bệnh là do ma làm. Có 24 con ma được xếp
thành 3 nhóm gồm ma gia đình, ma trên trời và ma dưới đất. Có ma lành và ma
dữ. Ma lành như ma tổ tiên (Thái chông phú mũ ca xiêm), ma trưởng họ bộ tộc
(ca dằng húa)..., ma dữ như ma nước (Diêm lóc đại guồng, diêm lóc đại hàn), ma
đói (Thiên xeng lười chú công lười chú mỷ)... Ma lành phải thờ cúng để ma còn
về giúp, ma dữ phải cúng để đuổi đi. Khi ốm đau, tuỳ mức độ bệnh mà có cúng
hay không, nếu bệnh nặng thường là phải cúng, bệnh nhẹ thì có thể cúng có thể
không. Đối với phụ nữ khi sinh đẻ thì Thầy cúng cũng kiêng không đến nhà có
sản phụ vì lo “vía bẩn” của sản phụ sẽ làm hại đến bùa phép linh thiêng. Nếu tự
đẻ ở nhà thì chỉ có người nhà giúp...
Để tìm hiểu một số phong tục, tập quán khi sinh đẻ của phụ nữ người
Dao trước kia và hiện nay, cách chăm sóc sức khoẻ khi có thai và khi sinh đẻ,
tên các loại cây thuốc trong bài thuốc tắm của người Dao sử dụng cho phụ nữ
sau đẻ và cách tắm thuốc, chúng tôi đã tiến hành cuộc phỏng vấn với bà Bàn
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao
Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
NuioKila
 
Luận văn: Giao tiếp trong gia đình dưới ảnh hưởng của điện thoại
Luận văn: Giao tiếp trong gia đình dưới ảnh hưởng của điện thoạiLuận văn: Giao tiếp trong gia đình dưới ảnh hưởng của điện thoại
Luận văn: Giao tiếp trong gia đình dưới ảnh hưởng của điện thoại
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
hieupham236
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
nataliej4
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtCông tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tật
Trường Bảo
 
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấpLuận văn: Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCMLuận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Quản lý pháp luật các cơ sở khám chữa bệnh tư, HAY
Luận án: Quản lý pháp luật các cơ sở khám chữa bệnh tư, HAYLuận án: Quản lý pháp luật các cơ sở khám chữa bệnh tư, HAY
Luận án: Quản lý pháp luật các cơ sở khám chữa bệnh tư, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAYLuận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng ở các trường cao đẳng Hà Nội
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng ở các trường cao đẳng Hà NộiĐề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng ở các trường cao đẳng Hà Nội
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng ở các trường cao đẳng Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trúLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAYLuận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoi
foreman
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nayLuận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
 
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
 
Luận văn: Giao tiếp trong gia đình dưới ảnh hưởng của điện thoại
Luận văn: Giao tiếp trong gia đình dưới ảnh hưởng của điện thoạiLuận văn: Giao tiếp trong gia đình dưới ảnh hưởng của điện thoại
Luận văn: Giao tiếp trong gia đình dưới ảnh hưởng của điện thoại
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
 
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
 
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtCông tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tật
 
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấpLuận văn: Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp
Luận văn: Thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp
 
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCMLuận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
Luận văn: Cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế tại TPHCM
 
Luận án: Quản lý pháp luật các cơ sở khám chữa bệnh tư, HAY
Luận án: Quản lý pháp luật các cơ sở khám chữa bệnh tư, HAYLuận án: Quản lý pháp luật các cơ sở khám chữa bệnh tư, HAY
Luận án: Quản lý pháp luật các cơ sở khám chữa bệnh tư, HAY
 
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAYLuận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
 
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng ở các trường cao đẳng Hà Nội
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng ở các trường cao đẳng Hà NộiĐề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng ở các trường cao đẳng Hà Nội
Đề tài: Quản lý thi đua, khen thưởng ở các trường cao đẳng Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trúLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên các trường tiểu học bán trú
 
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAYLuận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
Luận văn: Công tác thi đua, khen thưởng tỉnh Quảng Ninh, HAY
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoi
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nayLuận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Luận án: Báo chí tham gia phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
 

Similar to Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
2.duong bich hanh vietnamese
2.duong bich hanh   vietnamese2.duong bich hanh   vietnamese
2.duong bich hanh vietnameseanthao1
 
2.duong bich hanh vietnamese
2.duong bich hanh   vietnamese2.duong bich hanh   vietnamese
2.duong bich hanh vietnameseanthao1
 
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
luanvantrust
 
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHICCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHItgu_violet
 
Chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân Hà Nội, HAY
Chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân Hà Nội, HAYChi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân Hà Nội, HAY
Chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Ốm đau, sử dụng và chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ...
Đề tài: Ốm đau, sử dụng và chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ...Đề tài: Ốm đau, sử dụng và chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ...
Đề tài: Ốm đau, sử dụng và chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
Quang Huy
 
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt kh...
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt kh...Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt kh...
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt kh...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh LongLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk LắkĐề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNVH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...
Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...
Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kết quả thực tế: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến Hưng
Kết quả thực tế: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến HưngKết quả thực tế: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến Hưng
Kết quả thực tế: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến Hưng
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀITHỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
hieu anh
 
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
nataliej4
 
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
bookbooming
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOTLuận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao (20)

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho phụ nữ người dao về k...
 
2.duong bich hanh vietnamese
2.duong bich hanh   vietnamese2.duong bich hanh   vietnamese
2.duong bich hanh vietnamese
 
2.duong bich hanh vietnamese
2.duong bich hanh   vietnamese2.duong bich hanh   vietnamese
2.duong bich hanh vietnamese
 
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
Vấn đề thực hiện chính sách dân tộc của đảng và nhà nước ta trên địa bàn huyệ...
 
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHICCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
 
Chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân Hà Nội, HAY
Chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân Hà Nội, HAYChi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân Hà Nội, HAY
Chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Ốm đau, sử dụng và chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ...
Đề tài: Ốm đau, sử dụng và chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ...Đề tài: Ốm đau, sử dụng và chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ...
Đề tài: Ốm đau, sử dụng và chi tiêu cho dịch vụ khám chữa bệnh của người dân ...
 
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
[HANU] - Đường lối Đảng CS VN - Chuong 7
 
Full
FullFull
Full
 
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt kh...
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt kh...Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt kh...
Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt kh...
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh LongLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
 
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk LắkĐề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk
 
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNVH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
 
Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...
Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...
Đề tài: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân Xã Tiến Hưng, Thị Xã Đ...
 
Kết quả thực tế: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến Hưng
Kết quả thực tế: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến HưngKết quả thực tế: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến Hưng
Kết quả thực tế: Thực trạng văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân xã Tiến Hưng
 
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀITHỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
THỰC TRẠNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TIẾN HƯNG, THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
 
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
Bài Giảng Xây Dựng, Phát Triển Văn Hóa Việt Nam Đáp Ứng Phát Triển Bền Vững Đ...
 
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
 
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon TumLuận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
Luận văn: Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum
 
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOTLuận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
Luận án: Thực hiện pháp luật trong cộng đồng người Êđê, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (17)

[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 

Luận án: Thực trạng sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao

  • 1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe của phụ nữ và trẻ em là những vấn đề quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Phụ nữ là cốt lõi của sự phát triển kinh tế xã hội. Sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ có ý nghĩa quan trọng đối với gia đình, bản thân và cộng đồng. Hơn thế nữa, đời sống và sức khỏe phụ nữ là yếu tố cơ bản và có ảnh hưởng trực tiếp tới thế hệ tương lai [4]. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên nhằm nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa cũng như đẩy mạnh sự phát triển của miền núi. Trong đó, sức khoẻ của phụ nữ người dân tộc càng là vấn đề đáng quan tâm trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân khu vực miền núi, dân tộc ít người. Chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ đến nay đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, nhiều chỉ số cơ bản liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản đã đạt và vượt mục tiêu đề ra [9], [11], [13], [24]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực miền núi vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với các khu vực khác của cả nước [12], [24], [65], [66]. Mức sống thấp, trình độ dân trí chưa được nâng cao, hệ thống giao thông đi lại khó khăn, điều kiện chăm sóc y tế còn thiếu thốn... là những vấn đề đang đòi hỏi cần phải có sự đầu tư hơn nữa của Chính phủ cho các dân tộc sống ở những vùng khó khăn này, trong đó có tỉnh Bắc Kạn. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, vùng cao. Theo niên giám thống kê 2009 [8], Bắc Kạn có 295.296 người. Trên địa bàn tỉnh có 23 dân tộc, đông nhất là dân tộc Tày chiếm 54,3%; dân tộc Kinh chiếm 13,3%; dân tộc Dao chiếm 16,5%; dân tộc Nùng (5,4%) và các dân tộc khác. Huyện Bạch Thông là một trong những huyện mang đầy đủ những nét đặc trưng của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Bạch Thông gồm 1 thị trấn và 16 xã. Tại đây, người Dao sống tập trung ở một số xã vùng cao như: xã Đôn Phong,
  • 2. 2 Dương Phong, Cao Sơn… Bên cạnh những tiến bộ đáng kể thì nơi đây vẫn còn tồn tại nhiều các tập quán văn hoá lạc hậu có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ đặc biệt là sức khoẻ phụ nữ và trẻ em như: Bói cúng ma khi ốm đau, tự mua thuốc chữa bệnh, đẻ ở nhà không có nhân viên y tế giúp, kiêng khem khi sinh đẻ, tâm lý muốn sinh nhiều con… Đồng thời, hệ thống chăm sóc y tế vừa thiếu, vừa yếu chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Khoảng cách xa trạm y tế, đường giao thông khó khăn, thiếu phương tiện thông tin liên lạc, kém hiểu biết… cũng phần nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu và đánh giá từng khía cạnh về tình trạng sức khỏe, bệnh tật của người dân tộc thiểu số [2], [5], [9], [11], nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về những yếu tố liên quan đến dịch vụ y tế cho người Dao nói chung và cho phụ nữ người Dao nói riêng trên một số khía cạnh văn hoá - xã hội. Việc phân tích những ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, xã hội đến dịch vụ y tế của người Dao nói chung và của phụ nữ người Dao nói riêng là thực sự cần thiết nhằm góp phần tìm ra giải pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, đề tài này được tiến hành nhằm các mục tiêu: 1. Mô tả và phân tích nhu cầu, thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao trên một số khía cạnh văn hoá, dân tộc và xã hội tại một số xã thuộc huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến cung cấp và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ hiện có tại địa phương.
  • 3. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Định nghĩa văn hóa Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Do vị trí của văn hoá trong đời sống nên văn hoá đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu và đưa ra hàng trăm định nghĩa về văn hoá [3], [40], [44], [47]. Văn hóa trong tiếng Hán được hiểu là những hình xăm trên cơ thể, qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ẩn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên. Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức,...) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các “trung tâm văn hóa” có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức...Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa, văn hóa thấp hoặc vô văn hóa. Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất. Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau [40]: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người
  • 4. 4 trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. Tóm lại, văn hoá gắn bó hữu cơ với con người, là sản phẩm hoạt động của con người hay nói cách khác: Văn hoá vừa là vật chất, vừa là tinh thần, vừa mang tính chất xã hội lại vừa có tư cách cá nhân. Chúng ta cũng có thể hiểu một khía cạnh của văn hóa đó là những phong tục, tập quán, thói quen, nếp sống của con người được hình thành, tồn tại và phát triển trong đời sống của con người. Các thành tố của văn hoá bao gồm 9 nội dung cơ bản: Ngôn ngữ, ăn uống, ở, mặc, tín ngưỡng, lễ hội, văn nghệ dân gian, tri thức dân gian và các phong tục tập quán khác (ma chay, cưới xin, vào nhà mới, chữa bệnh, dòng họ, gia đình...) [40]. 1.1.2. Khái niệm phong tục tập quán Phong tục, tập quán là một khái niệm phức tạp, theo từ điển tiếng Việt thì phong tục tập quán được định nghĩa [84]: “Những thói quen đã được mọi người tuân thủ tại một địa phương trong một hoàn cảnh bắt buộc phải chấp nhận lề thói ấy như một phần luật pháp của địa phương”. Như vậy, phong tục, tập quán thực chất là những qui tắc xử sự mang tính cộng đồng, phản ánh nguyện vọng qua nhiều thế hệ của toàn thể dân cư trong một cộng đồng tự quản (làng, xã, khu vực). Các qui tắc này được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung, quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng mang tính tộc người hoặc mang tính khu vực. “Tục lệ” là những tập quán có tính chất xã hội được nêu lên thành nghi thức, có thể lệ, có tiêu chuẩn bắt buộc, truyền miệng hay thành văn, được dư luận xã hội rộng rãi thừa nhận, ủng hộ, bảo vệ và yêu cầu mọi người tuân thủ [31]. 1.1.3. Khái niệm dân tộc, quốc gia dân tộc, dân tộc thiểu số Trong tiếng Việt cũng như trong ngôn ngữ của nhiều dân tộc trên thế giới, thuật ngữ dân tộc và thuật ngữ Quốc gia dân tộc chỉ rõ hai khái niệm, hai phạm trù riêng biệt. Quốc gia dân tộc mang tính lãnh thổ, chính trị, Nhà nước; còn dân tộc lại mang tính lịch sử cộng đồng ngôn ngữ, văn hóa tự nhiên. Một quốc gia có thể có một hay nhiều dân tộc sinh sống. Trái lại, một dân tộc cũng có thể phân bố trên lãnh thổ nhiều quốc gia [79].
  • 5. 5 Việt Nam là một nước có nhiều dân tộc. Theo từ điển tiếng Việt, dân tộc được định nghĩa: “Cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chung một lãnh thổ, các quan hệ kinh tế, một ngôn ngữ văn học và một số đặc trưng văn hoá và tính cách” [74]. Thuật ngữ dân tộc thiểu số, dân tộc ít người, dân tộc dân số ít là dựa trên sự so sánh tỷ lệ dân số của từng dân tộc trong mỗi nước để gọi. Ở Việt Nam, tộc người Việt (dân tộc Kinh) chiếm 82,6% dân số cả nước. Trừ dân tộc Kinh, các dân tộc còn lại được coi là dân tộc thiểu số. 1.1.4. Một số thuật ngữ khác Dịch vụ [81]: Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng phi vật chất, gồm các tính chất sau: - Tính đồng thời: Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời; - Tính không thể tách rời: Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời. Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia; - Tính chất không đồng nhất: Không có chất lượng đồng nhất; - Vô hình: Không có hình hài rõ rệt. Không thể thấy trước khi tiêu dùng; - Không lưu trữ được: Không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được. Dịch vụ y tế [93]: Dịch vụ y tế là một dịch vụ khá đặc biệt. Về bản chất, dịch vụ y tế bao gồm các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên y tế như khám, chữa bệnh phục vụ bệnh nhân và gia đình. 1.2. Một số đặc điểm văn hóa - xã hội dân tộc Dao liên quan đến sức khoẻ 1.2.1. Ngôn ngữ Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao. Ngôn ngữ giao tiếp khá thống nhất giữa các nhóm Dao. Do ngôn ngữ văn chương mượn chữ Hán cấu tạo sắp xếp lại và gần như khác hẳn với ngôn ngữ giao tiếp nên số lượng người thông thạo ngôn ngữ văn chương không nhiều [78]. Do đặc thù về ngôn ngữ, nên trong quá trình giao tiếp các cán bộ y tế gặp rất nhiều khó khăn do bất đồng ngôn ngữ.
  • 6. 6 1.2.2. Nhà ở Nhà ở của người Dao có 3 loại khác nhau: nhà sàn; nhà nửa sàn nửa đất và nhà đất (nhà trệt) nhưng chủ yếu là nhà trệt. Nhà người Dao thường làm mái thấp, ít cửa sổ nên trong nhà luôn ẩm thấp, thiếu lưu thông không khí và bị thiếu ánh sáng. Hơn nữa do tập quán nên trong nhà người Dao thường có 2 đến 3 bếp đun. Việc đun nấu trong nhà gây ô nhiễm môi trường không khí dễ làm cho các bệnh đường hô hấp phát triển, đặc biệt là nhiễm khuẩn hô hấp trẻ em. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Học (2004) [41] về mô hình bệnh tật trẻ em dân tộc Dao cho thấy: Nhóm bệnh đường hô hấp chiếm 29,4% xếp thứ tư sau nhóm bệnh về nội tiết - dinh dưỡng - chuyển hoá (45,3%), nhiễm khuẩn nhiễm ký sinh trùng (33,3%), bệnh đường tiêu hoá (32,3%). Người Dao không chú trọng làm công trình phụ và nhà tắm. Đại đa số các hộ người Dao không sử dụng hố xí và nhà tắm. Không sử dụng hố xí cũng là một tập quán của một số dân tộc thiểu số khác ở khu vực miền núi. 1.2.3. Ăn, uống Lương thực chính của người Dao là gạo tẻ và gạo nếp. Thức ăn chủ yếu là các loại rau rừng và rau tự trồng. Sau khi đẻ, sản phụ được nấu ăn riêng, thức ăn chủ yếu là thịt gà, thịt lợn được nấu với các loại thuốc nam có tác dụng nhanh khỏe người, giúp sản phụ có nhiều sữa để nuôi con. Uống: Thức uống của người Dao trong sinh hoạt hàng ngày là nước chè. Một số loại lá cây có vị thơm mát, dễ uống dùng để chữa bệnh gan, thận, tim hoặc bổ máu cũng được người Dao chế biến và sử dụng. Loại đồ uống phổ biến nữa là rượu được ủ bằng men lá. Hầu hết các gia đình người Dao đều biết nấu rượu và cất giữ rượu. Báo cáo kết quả điều tra y tế quốc gia năm 2001 - 2002 của Bộ Y tế [17] cho thấy: Tỷ lệ uống rượu vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên cao hơn vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu về tỷ lệ lạm dụng rượu và nghiện rượu được tính chung cho cả nước. 1.2.4. Tục lệ sinh đẻ và nuôi con Trước đây, khi sinh con người phụ nữ thường đẻ tại nhà và phải tự đỡ đẻ, rốn trẻ được cắt bằng nứa, khi đẻ khó thì chỉ biết mời thầy cúng về cúng bái...
  • 7. 7 Những năm gần đây, việc sinh đẻ của người Dao đã có nhiều thay đổi, phụ nữ khi có thai đã đi khám thai và đến trạm y tế để đẻ. Tai biến sản khoa, tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh... đã được hạn chế tối đa, dân số người Dao tăng lên rõ rệt. Sau khi sinh sản phụ được chăm sóc chu đáo, họ thường được ăn cháo gạo nếp nấu với thịt gà, nghệ hoặc cháo nấu với xương lợn và đu đủ hoặc cháo gạo nếp nấu với trứng và đu đủ. Sản phụ ăn như vậy trong khoảng mười ngày, sau đó ăn cơm nóng với trứng luộc, canh đu đủ, rau ngải cứu, đậu tương hầm, canh gừng. Người Dao không cho sản phụ ăn thức ăn nguội, thịt chua, hoa quả chua, rau cải... vì họ quan niệm rằng ăn những thứ đó sẽ làm người mẹ mất sữa và làm cho con mắc một số bệnh [39]. 1.2.5. Tín ngưỡng liên quan đến bệnh tật Người Dao quan niệm khi hồn đầy đủ trong cơ thể thì con người khỏe mạnh. Nếu hồn ở vị trí nào đó vắng thì sẽ gây ốm đau ở chỗ đó. Hồn chính mà vắng thì con người sẽ bị bệnh nặng, nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí bị chết. Nguyên nhân sự vắng mặt của hồn là do chúng “mải chơi” hoặc bị các thần thánh bắt không trở về nơi trú ngụ của mình trong cơ thể. Để tránh hậu quả xấu, người ta phải mời thầy cúng làm mâm lễ gọi hồn trở về hoặc chuộc hồn. 1.2.6. Phong tục tập quán Tục cúng ma [31]: Khi ốm đau, người Dao thường bói ma. Bói ra thứ ma nào thì cúng thứ ma đó. Họ thường dùng đồng xu treo vào sợi dây, khi gọi đến tên con ma nào mà thấy đồng xu “động đậy” thì cúng con ma đó. Cúng tổ tiên: Người Dao quan niệm tổ tiên cũng là ma, duy có loại ma này được coi là ma phúc thần luôn phù hộ, giúp đỡ con cháu trong đời sống sinh hoạt, chăm lo sức khoẻ con cháu. Trước đây, mỗi khi ốm đau, người Dao thường chỉ làm lễ cúng, ít tin vào việc dùng thuốc và cán bộ y tế. Mặt khác, các thầy thuốc dân gian thường kiêm luôn cả nghề cúng bái nên việc chữa bệnh bao gồm cả dùng thuốc và cúng bái. Ngày nay, mỗi khi có ốm đau, người Dao đã đến cơ sở y tế để chữa bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cúng bái, đặc biệt là những trường hợp bệnh hiểm nghèo.
  • 8. 8 1.2.7. Một số kiêng kỵ Kiêng kỵ khi có thai [31]: Khi có thai, người phụ nữ kiêng các công việc nặng nhọc, kiêng bước qua dây thừng buộc trâu, bò, ngựa (vì họ cho rằng sau này đứa trẻ sẽ bị tràng hoa quấn cổ và khó đẻ), không được đánh rắn (vì sợ sẽ đau đẻ quằn quại như rắn bò), kiêng ăn thịt gà rừng (vì sợ sau này đứa trẻ sẽ chạy nhảy nhiều), không ăn nhộng ong (vì sợ sau này đứa trẻ chỉ thích ở nhà, không dám ra ngoài), kiêng các thức uống từ cây có gai (vì quan niệm cây đó sẽ làm cho đứa trẻ bị mụn nhọt, ngứa ngáy)... Kiêng kỵ sau khi sinh: Sau khi sinh, sản phụ kiêng ăn các món ăn nguội, các loại thịt chua, hoa quả chua, các loại rau có nhiều nước như rau cải, bắp cải... vì quan niệm rằng ăn những thức ăn đó không tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ và con, có thể là nguyên nhân gây mất sữa hoặc làm cho đứa trẻ chê bú sữa mẹ. Kiêng bế con đến chỗ khác trong nhà nhất là nơi đặt bàn thờ tổ tiên và khu tiếp khách của nam giới. Kiêng đến gia đình người khác vì sợ mang theo những thứ “không sạch sẽ” sẽ làm ảnh hưởng đến gia đình họ. Kiêng người lạ đến nhà, cho nên dấu hiệu để nhận biết khi trong nhà có người đẻ là người Dao thường treo cành lá hoặc hoa chuối rừng trước cửa. Những kiêng kỵ có lợi cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em [39]. Khi có thai được 3 - 4 tháng, phụ nữ người Dao chủ động kiêng sinh hoạt vợ chồng để thai nhi được lành lặn, tránh tổn thương cho thai và sảy thai. Trong thời kỳ mang thai, mỗi khi ra khỏi nhà, thai phụ phải đội nón vì họ cho rằng Ngọc Hoàng nhìn thấy “người bẩn’’ sẽ trị tội và làm sảy thai. Khi đi trên đường không được bước qua thừng trâu, chạc ngựa. Khi có thai người phụ nữ phải kiêng ăn tất cả các loại thịt ôi, thiu và kiêng ăn nhộng ong, nhộng tằm. Sau đẻ sản phụ ăn cơm nóng với trứng luộc, canh gừng, uống nước lá thuốc rồi ăn cơm nếp với thịt gà, thịt lợn. Khi nhà có người sinh đẻ họ dùng lá cây cài trước cửa để cảnh báo người lạ không được vào.
  • 9. 9 Người Dao ít khi mắng, chửi, đánh đập con cái, không thích nói to tiếng vì sợ hồn vía trẻ nhỏ bị thất lạc sẽ ốm đau. Những kiêng kỵ bất lợi cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em [39]: Phụ nữ người Dao Thanh y không muốn ai hỏi tới chuyện họ có thai, nên khi mang thai họ thường giấu giếm. Các cô dâu mới về nhà chồng rất giữ ý kiêng khem trong ăn, uống song vẫn phải cáng đáng mọi công việc nên sức khỏe dễ suy giảm, ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi. 1.2.8. Tri thức y học dân gian Trong nhiều cộng đồng dân tộc ở miền núi, ngoài các dạng thuốc truyền thống thường gặp như thuốc sắc, rượu thuốc, cao thuốc để uống, thuốc đắp bó gẫy xương... còn có thuốc tắm của người Dao. Đó là một dạng đặc trưng về cách sử dụng cây cỏ làm thuốc để chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh đã có từ rất xa xưa, một nét đẹp văn hoá y học gia truyền trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Thuốc tắm (tiếng Dao gọi là Đìa dảo xin) không chỉ của người Dao đỏ ở Bắc Kạn mà còn là dạng thuốc của các nhóm người Dao khác ở Việt Nam. Trong cộng đồng người Dao, hầu hết các thành viên trong mỗi hộ gia đình đều biết cây thuốc tắm. Tuy nhiên, phụ nữ người Dao thường biết nhiều hơn, biết rõ nơi mọc của chúng và cách khai thác bền vững nguồn tài nguyên để còn có thể sử dụng lâu dài. Theo Trần Văn Ơn [58], nghiên cứu điều tra về bài thuốc tắm của người Dao thì bài thuốc tắm của người Dao đỏ ở Sa Pa gồm nhiều loại cây hơn so với bài thuốc của các nhóm người Dao khác, từ 10 đến 120 loài, trong đó có khoảng 5-10 cây thuốc được coi là quan trọng nhất. Phần lớn phụ nữ người Dao đều biết lấy cây thuốc nam để điều trị các bệnh thông thường, còn bệnh nặng phải nhờ tới thầy lang chuyên nghiệp. Người Dao có tập quán chữa bệnh đến đâu lấy thuốc đến đấy, ít khi lấy thuốc dự trữ. Kinh nghiệm chữa một số bệnh thông thường của người Dao: + Chữa bệnh cảm cúm: Lấy lá rau ngải, lá cam, lá chanh, lá bưởi, lá tre đun sôi rồi cho người ốm xông ra được nhiều mồ hôi là khỏi hoặc lấy lá tía tô (mía đang sa) rửa sạch cho vào nước nóng uống vài lần là khỏi.
  • 10. 10 + Chữa bệnh bị sốt cao: Dùng lá chanh vò ra hoà nước cho người bệnh uống một vài lần là hạ sốt. + Chữa bệnh chướng hơi đầy bụng: Lấy củ canh chì đòi cho vào rượu ngâm uống vài lần là khỏi. Loại rượu này uống chữa khỏi bệnh đái dắt. + Chữa bệnh đau xương khớp: Lấy cây thanh thảo (bùng leo), lá cây dâu tằm (phong lốm mòm) đem giã nhỏ trộn với nước vo gạo, rang lửa cho ấm lên rồi đắp vào chỗ đau. + Người bị ngã gãy xương: Dùng lá và thân cây “Tồm bùng lao tòn” và cây tầm gửi mọc trên cây tre. Hai thứ này giã nhỏ trộn với nước vo gạo và rang qua lửa cho ấm lên rồi đắp vào chỗ xương gãy. Trước khi đắp phải nắn lại chỗ xương bị gãy cho thẳng và dùng nẹp bằng cây mía đỏ (tăm tía xi). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần, khoảng 10 hôm là đỡ đau, khoảng 1 tháng sẽ liền xương. + Chữa bệnh đau thận: Lấy cây tầm gửi mọc trên cây gạo hoặc cây dâu, cây môn gai (hậu giàng gim), cây “choang xi”, tất cả đem thái nhỏ, sắc nước uống. Sau đó lấy thêm 2 loại lá cây “mắc nai nòm” và “mắc phường nòm”, giã nhỏ ngâm vào nước vo gạo, rang nóng bọc vào mảnh vải sát vào chỗ phù. Ngày sát 2 lần, sát từ trên xuống dưới. + Chữa rắn cắn: Lấy lá cây khoai môn nhai nát đắp vào chỗ rắn cắn sẽ khỏi. Ngoài ra, họ dùng lá “tụp bầy” vò nhàu, bọc vào mảnh vải hơ nóng trên lửa xoa vào chỗ rắn cắn và đắp vào chỗ rắn cắn vài lần là khỏi. + Chữa rết cắn: Lấy củ cây “tộp rùi” giã nhỏ rồi cho vào lá dong (lòm) bọc lại hơ trên than hồng cho nóng lên rồi đắp vào chỗ rết cắn, cứ nguội lại thay, cho đến khi không đau nữa thì thôi. + Để phòng bệnh và giữ gìn sức khoẻ hàng ngày, người Dao có kinh nghiệm là khi đi ra ngoài nắng phải đội mũ, đội khăn, đi giầy dép. Khi đông về giá lạnh, trong nhà thường xuyên đốt lửa và dùng nệm ấm khi ngủ. 1.3. Tình hình sức khỏe, sức khỏe sinh sản của phụ nữ 1.3.1. Đặc điểm cơ thể liên quan đến bệnh tật ở nữ giới Cơ thể nữ giới được tạo hoá ban cho cấu tạo giải phẫu phù hợp với các chức năng riêng của mình. Ngoài công tác xã hội, người phụ nữ còn là trung
  • 11. 11 tâm của gia đình về mọi mặt. Những yếu tố đó liên quan không ít đến người phụ nữ, nhiều khi là nguyên nhân dẫn tới tình trạng sức khoẻ yếu ở cộng đồng nữ giới, nhất là phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, trong thời kỳ mang thai và nuôi con nhỏ [30], [59], [75], [76]. Tỷ lệ mắc bệnh nói chung ở nữ giới cao hơn nam giới, cả bệnh cấp và mạn tính, tỷ lệ chung là 2,5 bệnh/người [90], [100]. Về cơ cấu bệnh tật giữa nam và nữ, các kết quả nghiên cứu nước ngoài và trong nước hầu như có sự tương đồng. Nam giới có xu hướng mắc các bệnh hô hấp, tai mũi họng, bệnh tiêu hoá mạn tính và tai nạn nhiều hơn nữ giới từ 1,3 đến 1,7 lần. Trong khi đó, nữ giới lại mắc các bệnh thuộc hệ sinh dục, tiết niệu cao hơn đến 3 lần [34], [92], [107]. 1.3.2. Sức khỏe sinh sản - nguy cơ bệnh tật cao nhất ở nữ giới Sức khoẻ là một trong những điều kiện cơ bản để mang lại giá trị cuộc sống cho con người [4], [6], [10]. Nói đến sức khoẻ phụ nữ là nói đến sức khoẻ sinh sản, cho nên đầu tư cho sức khoẻ nói chung và sức khoẻ sinh sản nói riêng cũng chính là đầu tư cho phát triển [14], [15], [16]. Nội dung của sức khoẻ sinh sản theo Chương trình hành động Cairo bao gồm [105]: Các biện pháp kế hoạch hoá gia đình; sức khoẻ vị thành niên; dịch vụ chăm sóc bà mẹ bao gồm chăm sóc trước trong và sau khi đẻ; phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục; điều trị vô sinh; xử trí các vấn đề sức khoẻ phụ nữ như vấn đề phụ khoa, giáo dục tình dục học cho cả nam và nữ. Ở Việt Nam, chăm sóc sức khoẻ sinh sản được chi tiết hoá thành 8 nội dung [19] với các dịch vụ tương ứng: Thông tin, giáo dục, truyền thông và tư vấn; làm mẹ an toàn; kế hoạch hoá gia đình; nạo hút thai; sức khoẻ sinh sản vị thành niên; các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (trong đó có HIV/AIDS); các bệnh ung thư sinh sản, ung thư vú; vô sinh.
  • 12. 12 Sức khoẻ sinh sản nữ vị thành niên Việt Nam là nước có tỷ trọng dân số vị thành niên vào hàng cao nhất trong khu vực châu Á, tác động của nền kinh tế thị trường đã làm ảnh hưởng đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên, không ít vị thành niên sống buông thả, mà một trong hành động đáng báo động là hoạt động tình dục trước hôn nhân và các hậu quả nghiêm trọng của nó [33], [51], [57], [82], [94]. Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá nguy cơ tử vong do thai sản ở phụ nữ tuổi 15 đến 19 cao gấp 2 lần so với người từ 20 đến 24. Còn những em gái tuổi 10 - 14 nếu có thai thì nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần so với tuổi ngoài 20 [95], [96]. Phụ nữ và nhiễm khuẩn đường sinh sản Bệnh phụ khoa là bệnh của nữ giới, trong đó tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục khá cao, đặc biệt là ở những nước chậm hoặc đang phát triển [42]. Kết quả điều tra ở Thái Bình, Hải Phòng, Lâm Đồng, Hậu Giang (cũ), Hà Sơn Bình (cũ), Hà Tuyên (cũ) cho thấy: Trong cơ cấu bệnh tật của nữ theo độ tuổi, bệnh phụ khoa chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng dần theo độ tuổi sinh sản, cao nhất là ở độ tuổi 41 - 55, chiếm 60% [1]. Sự thiếu hụt kiến thức, thiếu hụt chăm sóc y tế, cũng như tình trạng mại dâm hiện nay cũng là những yếu tố rất quan trọng để làm tăng tỷ suất của bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKĐSS) [73]. Trên thế giới, NKĐSS hay gặp nhất là viêm âm đạo, rồi đến một số bệnh lây qua đường tình dục như trichomonas, lậu, giang mai. Tỷ lệ NKĐSS cao nhất là ở châu Mỹ La tinh, châu Phi và châu Á [90], [91]. Ở Việt Nam, các nhiễm khuẩn đường sinh sản thường gặp là: Tạp khuẩn (44%), Candida (28,5%), Candida + tạp khuẩn (27,5%) [22], [23], [24], [30].
  • 13. 13 Phụ nữ và HIV/AIDS Đại dịch HIV/AIDS gây nên những hậu quả nặng nề cho sức khoẻ cá nhân, hạnh phúc gia đình và an toàn xã hội. Từ ca bệnh đầu tiên phát hiện năm 1990, đến nay trên thế giới đã có hơn 40 triệu người nhiễm HIV, trong đó có 18,5 triệu người là phụ nữ [89], [99]. Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2003 - 2005, mỗi năm có thêm 37.000 người mắc mới. Riêng năm 2005, đã phát hiện 13.731 ca mắc mới HIV, 2.861 ca bị AIDS và 1.673 ca chết do HIV/AIDS [8], [11], [25], [106]. Nạo phá thai và sức khoẻ phụ nữ Bình quân cứ một phụ nữ ra khỏi độ tuổi sinh đẻ thì có 3 phụ nữ khác bước vào độ tuổi này [15], [87], [104]. Theo thống kê của Vụ Sức khoẻ sinh sản Bộ Y tế năm 2005, tỷ lệ nạo hút thai trên tổng số đẻ trong cả nước là 20,8%; tỷ lệ tai biến do nạo hút thai là 1,4%. Các vùng có tỷ lệ cao là miền núi phía Bắc, đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long [11], [27]. Sức khoẻ thai phụ và tình hình tai biến sản khoa Tình trạng thiếu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai: Thiếu năng lượng trường diễn đối với thai phụ ở nước ta chiếm tới 30% [26]. Chất lượng và số lượng khẩu phần của phụ nữ có thai nhìn chung chưa được cải thiện. Tai biến sản khoa: Là tai biến trước, trong khi sinh và ngay sau đẻ, rất khó lường trước, xảy ra ngoài kiểm soát và gây tử vong cao [11], [51]. Theo thống kê của Vụ Sức khoẻ sinh sản Bộ Y tế năm 2004 [23], tỷ lệ tai biến sản khoa còn khá cao. Cơ cấu tai biến là băng huyết, nhiễm trùng, sản giật, vỡ tử cung và nạo phá thai. Tử vong mẹ - nguy cơ hàng đầu của thai sản Tỷ suất chết mẹ ở Việt Nam đã liên tục giảm. Theo số liệu của tổng cục thống kê [22], tỷ suất này đã giảm dần từ 130/100.000 trẻ đẻ ra sống năm 1992 xuống còn 95/100.000 (năm 2000), sau đó tiếp tục giảm đi còn 85/100.000 (năm 2002) và 80/100.000 (năm 2005).
  • 14. 14 Điều tra tử vong mẹ năm 2000 - 2001 do Vụ Sức khoẻ sinh sản - Bộ Y tế hợp tác với WHO thực hiện ở 7 tỉnh thuộc 7 vùng sinh thái của Việt Nam cho thấy tỷ suất chết mẹ ở 7 tỉnh nghiên cứu là 130/100.000 trẻ đẻ ra sống [103]. Theo Trần Thị Trung Chiến (2006) [29], có sự khác nhau về chết mẹ giữa các vùng (269/100.000 ở vùng núi và trung du, 81/100.000 ở đồng bằng), giữa dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh (316 và 81/100.000), giữa nông thôn và thành thị (145 và 79/100.000). Nguyên nhân góp phần gây tử vong mẹ là do chậm trễ đến cơ sở y tế (46,3%), chậm gửi lên tuyến trên do đường giao thông đi lại khó khăn 41,3%; 40% do điều trị không kịp thời; ngoài ra còn do nhân viên y tế thiếu năng lực chuyên môn, thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị cần thiết... Trên thế giới, các nguyên nhân trực tiếp gây tử vong mẹ chiếm 80%, nguyên nhân gián tiếp chiếm 20% [101], [102]. Ung thư ở nữ giới Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế [24], thì tỷ lệ ung thư thường gặp ở nữ là ung thư cổ tử cung chiếm 20,3%, ung thư vú (16,2%), ung thư dạ dày (10%), đại trực tràng (8,3%), ung thư phổi (7,3%). 1.4. Nữ giới trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế 1.4.1. Hệ thống cung ứng dịch vụ y tế Việt Nam Ở Việt Nam, hệ thống y tế được chia thành tuyến Trung ương, tuyến tỉnh và tuyến y tế cơ sở, trong đó có y tế Nhà nước và y tế tư nhân [55], [56]. Trạm y tế xã là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp cận với nhân dân nằm trong hệ thống y tế Nhà nước. Điều tra Y tế Quốc gia 2001 - 2002 cho biết bình quân mỗi xã có 4,34 CBYT; có 52,7% số xã có bác sỹ, 89% xã phường có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi [17]. 1.4.2. Hệ thống quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu - công cụ đánh giá tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế CBM - Community Based Monitoring (Giám sát dựa vào cộng đồng) [20] được xem như là một phương pháp đánh giá khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế. Mục tiêu chính của CBM là xác định xem nhu cầu chăm
  • 15. 15 sóc sức khoẻ đã được đáp ứng hay chưa, đáp ứng như thế nào, nguyên nhân cản trở người sử dụng dịch vụ y tế và tồn tại của người cung ứng dịch vụ y tế thông qua các chỉ số: Sẵn có  tiếp cận  sử dụng  sử dụng đủ  sử dụng hiệu quả. Đánh giá tương quan giữa tiếp cận và sử dụng DVYT bằng các biểu đồ, xác định những vấn đề còn tồn tại dựa trên các chỉ số: Đối tượng đích: Là nhóm đối tượng mà ngành y tế hướng tới phục vụ. Tỷ lệ sẵn có: Là tỷ lệ những ngày mà trạm y tế có đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ cho chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Tỷ lệ tiếp cận: Là tỷ lệ dân số trong xã có thể đến được trạm y tế trong khoảng thời gian dưới một giờ bằng phương tiện sẵn có của mình. Tỷ lệ sử dụng: Là tỷ lệ số người có sử dụng DVYT dù chỉ một lần trong kỳ theo dõi trên tổng số đối tượng. Tỷ lệ sử dụng đầy đủ: Là tỷ lệ số người được nhận đầy đủ các DVYT cần thiết có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của họ. 1.4.3. Hệ thống tổ chức y tế tỉnh Bắc Kạn Theo niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2009 [83], toàn tỉnh có 8 bệnh viện (gồm 1 bệnh viện đa khoa tỉnh và 7 bệnh viện huyện), 10 phòng khám đa khoa khu vực, 122 trạm y tế xã phường. Số cán bộ ngành y tế là 1.197 người, trong đó có 354 bác sỹ, 326 y sỹ, 517 y tá. Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ là 59,01%; có nữ hộ sinh là 81,97%; hầu hết các xã đều có nhân viên y tế thôn bản. Theo niên giám thống kê y tế năm 2005 [21], tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ và nữ hộ sinh của tỉnh Bắc Kạn thấp hơn cả nước nhưng cao hơn so với vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. 1.4.4. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế 1.4.4.1. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ là sự cần thiết được CSSK theo các vấn đề sức khoẻ của người dân. Chúng ta cần phân định giữa nhu cầu (need - sự cần thiết) và cầu (demand - là thể hiện qua ý muốn chủ quan của người bệnh, phụ thuộc vào sức
  • 16. 16 mua và khả năng chi trả). Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong CSSK luôn gắn liền với nhu cầu chứ không gắn với sức mua [61]. Theo kết quả của VNHS 2001 - 2002 [17], bình quân sẽ có 1,5 đợt ốm_người/năm làm ảnh hưởng tới các hoạt động như đi học, đi làm. 1.4.4.2. Tiếp cận dịch vụ y tế “Tiếp cận dịch vụ y tế” là khả năng mà người sử dụng dịch vụ y tế (DVYT) khi cần có thể đến sử dụng DVYT tại nơi cung cấp. Tiếp cận bao hàm cả sự đánh giá, cách nhìn nhận DVYT trong tầm suy nghĩ của người dân về loại dịch vụ qua các yếu tố không gian, thời gian, chi phí và chất lượng dịch vụ y tế. Tiếp cận DVYT phụ thuộc vào nhiều nhóm yếu tố nhưng có 4 nhóm yếu tố cơ bản sau: * Khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế: Được tính bằng thời gian đi từ nhà đến cơ sở y tế. Nếu thời gian này trong vòng 60 phút đi bằng phương tiện thông thường thì coi là tiếp cận được. Cách tính và đo lường này hợp lý cho mọi trường hợp. Nếu càng tốn ít thời gian để đến với cơ sở y tế thì tính tiếp cận càng cao và ngược lại [70]. Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng (2007) [43] về chăm sóc sản khoa thiết yếu tại tỉnh Lạng Sơn cho thấy: Tỷ lệ tiếp cận trong chăm sóc trước và sau sinh đạt 85,9%. * Kinh tế: Yếu tố kinh tế có tác động rất lớn tới sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế [32]. Nghiên cứu của Trương Việt Dũng tại 4 xã tỉnh Quảng Ninh [35] cho thấy: 22% tự chữa lấy không mua thuốc, 20% đến bệnh viện huyện, 28% đến thầy thuốc tư. Theo báo cáo năm 2007 của đơn vị nghiên cứu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Bộ Y tế [7]: Tỷ lệ người ốm không chữa gì là 2,7%; tự mua thuốc về chữa 32,8%; đến trạm y tế xã 22,4%; đến y tế tư nhân 19,6%... Những hộ có thu nhập thấp thì lựa chọn hình thức tự chữa là cao nhất (35,4%), hộ có thu
  • 17. 17 nhập trung bình và cao thì đến bệnh viện (13,5% và 22%), đến trạm y tế xã (22,5% và 16,8%). Kết quả nghiên cứu theo dõi điểm ở một số tỉnh do Bộ Y tế tiến hành năm 2001 - 2002 [17] cho thấy: Ở miền Bắc số người nghèo bị ốm không điều trị gì chiếm 40%; 32% không có tiền chữa. Lê Thị Hồng Thơm (2006) [66] nghiên cứu về tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế cho phụ nữ nông thôn cho kết quả: 48,6% phụ nữ chọn hình thức tự chữa bệnh, sau đó đến y tế tư (22,9%), tiếp đến là trạm y tế xã (13,8%). Nhóm phụ nữ nông thôn nghèo chọn hình thức tự chữa bệnh cao hơn so với nhóm phụ nữ có thu nhập từ khá trở lên (55,7% so với 23,7%), ngược lại, nhóm phụ nữ có thu nhập cao lựa chọn khám chữa bệnh tư (25,9%) cao hơn so với nhóm có thu nhập thấp hơn (18,1%). Nhà nước cũng như ngành y tế rất quan tâm và đã có nhiều giải pháp về chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa thể giải quyết được căn nguyên của vấn đề [2], [4], [5]. * Dịch vụ y tế: Nhóm này không đề cập đến giá dịch vụ đắt hay rẻ mà chỉ đề cập đến tính sẵn có của các dịch vụ mà người dân cần, tính thường trực, thời gian mở cửa thích hợp, thái độ của cán bộ y tế với bệnh nhân, chất lượng dịch vụ mà người dân yêu cầu. Nghiên cứu quá trình cung cấp dịch vụ chăm sóc trước sinh ở huyện Cần Đước - Long An [62] cho thấy: Yếu tố sẵn có của phương tiện khám thai, viên sắt, giấy thử albumin niệu... chưa đầy đủ (97%), trong khi đó tất cả phụ nữ đều có khả năng tiếp cận với dịch vụ. Như vậy, tồn đọng của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ có thai trước sinh ở địa phương này chính là sử dụng hiệu quả. Báo cáo của sở Y tế tỉnh Thanh Hoá [63] về tính bao phủ của dịch vụ chăm sóc trước sinh cho thấy yếu tố sẵn có chỉ đạt 86%, trong khi đó yếu tố tiếp cận và sử dụng là 100%, tồn đọng của dịch vụ chăm sóc phụ nữ có thai trước sinh vẫn là tỷ lệ sử dụng hiệu quả (66%).
  • 18. 18 * Văn hoá - xã hội: Trình độ hiểu biết của người ốm, người chủ gia đình có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định xử lý khi bị ốm đau và thông qua đó ảnh hưởng gián tiếp tới lựa chọn DVYT. Yếu tố văn hoá - xã hội còn chịu sự tác động của phong tục tập quán: Cúng bái trừ tà ma, kiêng khem, đẻ tại nhà, ngại phải thổ lộ bệnh tật của mình với người khác… 1.4.4.3. Sử dụng dịch vụ y tế Sử dụng DVYT là một quá trình tương tác của nhiều yếu tố. Hiện nay có 3 cách đề cập chính được sử dụng để xây dựng mô hình giải thích các mối quan hệ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc sử dụng DVYT của người dân: Kinh tế học, nhân học và ứng xử xã hội trong chăm sóc sức khoẻ [86]. * Kinh tế học: Cách đề cập này dựa trên nhận định rằng con người khi phải lựa chọn một dịch vụ nào đó, phải luôn tuân theo các nguyên lý kinh tế học nhằm đạt được lợi ích tối đa với mức chi phí có thể bỏ ra. * Nhân học: Cơ sở của cách đề cập này là sự lựa chọn cụ thể của người dân được xem là kết quả của quá trình ra những quyết định nhiều bậc. Do vậy, các mô hình phát triển từ cách đề cập này còn có tên là mô hình lý thuyết quyết định. * Mô hình quyết định: Cách đề cập này tập trung vào việc xem xét đồng thời sự tác động của tập hợp các biến giải thích sự lựa chọn DVYT của người dân. 1.4.4.4. Mối liên quan giữa yếu tố tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế Về mặt lý luận, hệ thống y tế được cấu thành bởi những cơ sở cung cấp DVYT, người sử dụng DVYT và hệ thống pháp lý cũng như môi trường, kinh tế xã hội chi phối mối quan hệ giữa bên cung và bên cầu. Nếu bên cung thiếu các nguồn lực cần thiết, tổ chức và quản lý dịch vụ chăm sóc sức khoẻ không tốt sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Nếu bên “cầu” không có nhu cầu đúng, không chấp nhận, không sử dụng các DVYT mà bên “cung” sẵn sàng cung cấp, có nghĩa là không tham gia vào hệ thống y tế công cộng thì dẫn tới lãng phí nguồn lực và hiệu quả các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng cũng bị hạn chế.
  • 19. 19 1.4.4.5. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế ở nữ giới Nghiên cứu của Bùi Thanh Tâm ở Thái Bình [64] cho thấy: Ở Thái Bình hệ thống y tế của Nhà nước mới chỉ thu hút được 54% các trường hợp ốm, có 44,9% chữa bệnh ở trạm y tế xã; 9,77% đến bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa khu vực; 23,13% tự chữa, còn 13,5% không chữa gì. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế cơ bản giữa các nhóm thu nhập khác nhau không giống nhau, người nghèo có xu hướng sử dụng dịch vụ trạm y tế xã nhiều hơn các đối tượng khác, trong khi đó người giàu có xu hướng sử dụng dịch vụ tư nhiều hơn [67], [68], [70]. Ở các nước công nghiệp phát triển, nữ giới sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn nam giới [77]. Ở Việt Nam, liên quan giới và sử dụng dịch vụ y tế còn rất ít tài liệu đề cập đến. Tuy nhiên, có thể đoán biết rằng trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay nhiều phụ nữ sống ở khu vực nông thôn miền núi khó có điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng. Điều tra tỷ lệ sử dụng dịch vụ cơ bản hàng năm (không kể bệnh viện) trên đầu người theo giới và tuổi cho thấy: Ở mọi lứa tuổi, nữ giới đều sử dụng dịch vụ y tế cao hơn nam giới [70]. Nghiên cứu của Trương Việt Dũng [34], [66] cho thấy: Nữ giới thường mua thuốc tự chữa bệnh cao hơn nam giới (38,7% so với 25,2%). Trong khi đó, nam giới có tỷ lệ đến bệnh viện cao hơn nữ giới (23,2% so với 18,1%). Sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh Theo Tổ chức Y tế thế giới, tình hình chăm sóc trước và trong sinh của phụ nữ ở các nước đang phát triển và các nước phát triển còn thấp so với nhu cầu. Chỉ có một nửa phụ nữ 15 đến 49 tuổi ở Nam Á và các nước kém phát triển được khám thai [90]. Trước Cairo (Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển tại Ai Cập), 43% phụ nữ không được khám thai, 15% các trường hợp đẻ không được y tế hỗ trợ, 43% đẻ tại nhà; 46,5% đẻ do bà đỡ dân gian hoặc y tế thôn bản đỡ, chỉ có 9,2% đẻ do cán bộ tuyến huyện và tỉnh thực hiện. Sau Cairo thì tình hình sử dụng dịch vụ chăm sóc thai sản đã có sự cải thiện, số
  • 20. 20 lần khám thai trung bình là 1,4; tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm uốn ván 2 lần trong thai kỳ là 82,1%; tỷ lệ thai phụ đẻ tại nhà là 50%, tỷ lệ đẻ được cán bộ y tế hỗ trợ 88% [13], [97]. Các số liệu điều tra cho thấy việc sử dụng dịch vụ chăm sóc thai nghén có chiều hướng gia tăng theo thời gian, nghĩa là tăng theo mức đời sống chung, theo mức học thức và hiểu biết tăng dần ở phụ nữ trong tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của cả đất nước [67], [69], [70]. Điều tra y tế nhân khẩu học của Uỷ ban quốc gia dân số kế hoạch hoá gia đình, Dự án dân số sức khoẻ gia đình cho thấy: 56% phụ nữ có thai đăng ký chăm sóc trước sinh và số lần khám thai trung bình là 1,6; khoảng 1/3 số phụ nữ sinh con tại nhà [80]. Mặc dù tỷ lệ khám thai ở Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các nước công nghiệp và các nước thuộc Thái Bình Dương nhưng đã đạt gần tới mức chung của thế giới. Tỷ lệ phụ nữ khi đẻ được người có chuyên môn hỗ trợ đã đạt mức khá cao, cao hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển và các nước kém phát triển, chỉ kém các nước công nghiệp [64], [98]. Theo Vụ Sức khỏe sinh sản Bộ Y tế, tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai từ 3 lần trở lên trong cả nước đạt 87,9% ; tỷ lệ phụ nữ có thai tiêm phòng uốn ván đủ 2 lần đạt 92% [23]. Dịch vụ chăm sóc trong và sau sinh Chăm sóc sau sinh cũng quan trọng không kém trước sinh, nó giúp kiểm tra sức khoẻ thai phụ, phát hiện ngăn ngừa và điều trị biến chứng sau sinh kịp thời. Công tác này không phụ thuộc các sản phụ, mà nó phụ thuộc hoàn toàn vào người cung cấp dịch vụ y tế. Theo báo cáo của Bộ Y tế: Tỷ lệ đẻ có chuyên môn trợ giúp năm 2004 cả nước đạt 87,9%; cao nhất là đồng bằng sông Hồng (97%), sau đó là duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, thấp nhất là miền núi phía Bắc (73,1%) [23]. Cũng trong báo cáo này, tình hình tử vong sản phụ còn cao, mà nguyên nhân chính có liên quan đến cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế. Có 90% trường hợp tử vong mẹ là do thiếu hụt trong hệ thống chăm sóc sản phụ [23].
  • 21. 21 1.5. Công tác khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở 1.5.1. Mộtsố nghiên cứu vềkhám chữa bệnhởtuyến y tếcơ sở tại ViệtNam Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới [12], [60]: Mức độ sử dụng dịch vụ tại trạm y tế xã của chúng ta còn ở mức thấp và trung bình. Trong khi đó, nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ của nhân dân là rất lớn. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế [9]: Cách xử trí của người dân khi bị ốm rất khác nhau. Sự lựa chọn cao hơn cả là tự mua thuốc về chữa. Tỷ lệ này từ 50% đến 65% với các lý do sau: Bệnh nhẹ 62,23%, ở xa trạm y tế 11,3%. Nhận xét của người dân về trạm y tế: Không đủ thuốc 65%, không có thuốc 16%, thuốc đắt 21%. Nghiên cứu về khả năng tiếp cận các dịch vụ CSSK của các hộ gia đình tại tuyến cơ sở ở 5 huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế (1020 hộ gia đình) cho thấy [18]: Tỷ lệ tiếp cận y tế cơ sở (YTCS) là 31,8% và tỷ lệ đến trạm y tế (TYT) để khám chữa bệnh (KCB) khi bị ốm của các hộ gia đình là 12,7%. Cách lựa chọn KCB của các hộ gia đình khi có người ốm đến TYT là 13,1%, bệnh viện huyện 15,6%, tự chữa là 18,3%, đến y tế tư nhân 38,9%, có 6,9% hộ gia đình chữa bệnh bằng hình thức cúng bái. Nghiên cứu này cũng cho thấy: Người nghèo thường chọn thầy lang (gấp 3 lần) hoặc mua thuốc tự chữa (gấp 2 lần so với người giàu). Ngược lại, những người giàu thường chọn y tế tư nhân hoặc YTCS và đến bệnh viện. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn cơ sở KCB là chuyên môn giỏi, thái độ phục vụ tốt và gần nhà. Các lý do cản trở người dân tiếp cận với YTCS là không tin tưởng vào trình độ chuyên môn của cán bộ y tế, thiếu thuốc và phương tiện KCB, giờ mở cửa không thuận lợi. Ngoài ra yếu tố kinh tế, phong tục tập quán cũng cản trở người dân tiếp cận dịch vụ y tế. 1.5.2. Một số nghiên cứu ở các tỉnh miền núi phía Bắc Kết quả nghiên cứu của Dương Huy Liệu (1996) [46] về CSSKBĐ ở nông thôn phía Bắc cho thấy: Tỷ lệ các xã có cơ sở y tế chiếm 93,93%, trong đó chỉ có 24,2% cơ sở nhà trạm được đánh giá là tốt.
  • 22. 22 Nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung (2000) về hoạt động y tế cơ sở tại tỉnh Thái Nguyên cho thấy [71]: Tỷ lệ người ốm mua thuốc tự điều trị tại nhà là 41,7%; tỷ lệ người ốm không điều trị gì 16,1%; tỷ lệ đến khám và điều trị tại trạm y tế là 32,8%; tỷ lệ bà mẹ sinh con tại nhà chiếm 36,1%; tỷ lệ khám thai đủ 3 lần đạt 46,3%. Nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn (2000) [38] về thực trạng hoạt động của các TYT ở miền núi cho kết quả: Nguồn lực còn yếu, chất lượng chuyên môn thấp, sử dụng dịch vụ y tế tại TYT thấp (23,13%); tỷ lệ người ốm không điều trị gì chiếm 26,97%; tỷ lệ cúng bái khi ốm đau là 4,5%; tỷ lệ đẻ tại nhà cao (67,93%). Kết quả của Nguyễn Thị Hoài Nga (2001) nghiên cứu tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội [54]: Tỷ lệ người dân lựa chọn TYT là nơi khám chữa bệnh đầu tiên khi bị ốm chỉ chiếm 19,6%; có 92% bác sỹ công tác tại TYT xã được đào tạo hệ chuyên tu; 40% bác sỹ có nguyện vọng được đào tạo thêm về chuyên môn và có chính sách đãi ngộ tốt hơn. Nghiên cứu của Nguyễn Thế Lương (2002) [49] về đặc điểm nhân khẩu học và nhu cầu, sử dụng dịch vụ y tế tại ba tỉnh miền núi, đồng bằng và đô thị cho kết quả: Có sự khác biệt về lựa chọn sử dụng dịch vụ y tế. Ở đồng bằng, cách lựa chọn chủ yếu là mua thuốc về chữa, sau đó mới đến TYT xã và khám chữa bệnh ngoại trú. Ở miền núi, thì chọn đầu tiên là đến TYT, sau đó là tự mua thuốc về chữa, cuối cùng là điều trị nội trú tại bệnh viện. Ở đô thị, phổ biến là tự mua thuốc về chữa, thứ đến là khám chữa bệnh ngoại trú, rất ít đến TYT xã phường. Nguyễn Thành Trung (2002) thử nghiệm mô hình nhà y tế bản cho vùng cao miền núi, vùng dân tộc thiểu số đã chỉ ra [72]: 34,92% người dân tự mua thuốc tân dược về điều trị; 15,08% đến khám và điều trị tại trạm y tế 9,92% cúng bái khi bị ốm; 76,07% đẻ tại nhà; lý do không đến trạm y tế do khám chữa bệnh sơ sài (25%), bệnh nhẹ (50,87%), do quá xa (27,62%). Theo kết quả của Vũ Hoài Nam (2003) [53], nhu cầu khám chữa bệnh của người dân khá cao, tỷ lệ hộ gia đình có người ốm là 31,3%; bệnh thường gặp nhất ở tuyến xã là nhiễm khuẩn hô hấp (58,9%). Nữ có nhu cầu khám chữa bệnh (53,3%) cao hơn nam (46,7%). Người dân tiếp cận TYT xã chủ
  • 23. 23 yếu là đi bộ (56,8%), khoảng 29% hộ gia đình khó tiếp cận với TYT xã vì đường khó đi; có 29,3% tự mua thuốc chữa bệnh. Nghiên cứu của Khổng Thị Ngọc Mai (2003) [50] về đánh giá hiệu quả chăm sóc trẻ em ở một số bản vùng cao miền núi cho thấy: Vai trò của nhân viên y tế thôn bản là rất cần thiết trong việc tuyên truyền vận động thực hiện các chương trình y tế về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; giảm tỷ lệ cúng bái từ 8,97% xuống còn 1,14%; giảm tỷ lệ trẻ bị ốm không đi khám bệnh từ 35,62% xuống 0%. Kết quả nghiên cứu của Vũ Thanh Hiền (2003) về chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người nghèo tỉnh Hà Giang cho thấy [37]: Tỷ lệ hộ gia đình có người ốm còn cao (40,7%). Người dân khi bị ốm chủ yếu là mua thuốc về tự chữa. Tỷ lệ người ốm đến KCB tại TYT xã còn thấp (23,8%), lý do không đến TYT phần lớn là do quá xa và mất thời gian chờ đợi. Nghiên cứu của Lý Ngọc Kính (2003) [45] về đánh giá hiệu quả của chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tại xã Hợp Tiến, Đồng Hỷ, Thái Nguyên cho thấy: 100% các phụ nữ Dao đều sinh con tại nhà, trong đó 50,9% có cán bộ y tế giúp; tỷ lệ khám thai đủ 3 lần là 49,7%; có 24,8% trẻ sơ sinh được tiêm phòng uốn ván, không có trẻ nào được cân và theo dõi cân nặng. Tác giả Nguyễn Văn Hiến (2004) [36] nghiên cứu về mô hình truyền thông giáo dục sức khỏe tại một số xã thuộc huyện đồng bằng Bắc bộ cho thấy 44,9% cán bộ y tế chưa được đào tạo kiến thức, kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ. Trong khi đó, có 99,5% người dân có nhu cầu được truyền thông - giáo dục sức khoẻ Nghiên cứu của Đinh Hùng Minh (2004) [52] về hoạt động khám chữa bệnh tại thị xã Móng Cái tỉnh Quảng Ninh cho thấy: Tỷ lệ có người ốm trong 2 tuần trước điều tra là 33,25%; tỷ lệ bà mẹ bị ốm là 14,5%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị ốm là 24%; tỷ lệ sử dụng trạm y tế thấp 24,28%. Nghiên cứu của Lý Văn Cảnh (2006) [28] về huy động cộng đồng truyền thông - giáo dục sức khỏe một số nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho thấy: Số phụ nữ có thai được khám đầy đủ là 48,2%; số bà mẹ được chăm sóc
  • 24. 24 trước sinh tốt là 30%; tỷ lệ bà mẹ đẻ tại nhà là 30,7%; tỷ lệ bà mẹ bị tai biến sản khoa 6,6%; tỷ lệ bà mẹ sau đẻ được nhân viên y tế chăm sóc là 19,5%. Lê Văn Thêm (2007) [65] nghiên cứu về thực trạng hoạt động của bác sỹ tại trạm y tế xã cho thấy: Đa số bác sỹ công tác tại trạm y tế xã được đào tạo hệ chuyên tu (93,5%). Có 12% - 21,7% bác sỹ không biết/không trả lời về kiến thức chẩn đoán và xử trí một số bệnh thông thường. Lý do không hoàn thành trách nhiệm là do thiếu trang thiết bị (35,9%), thu nhập thấp (31,5%), thiếu thuốc (14,1%), thiếu kiến thức (16,3%). 1.5.3. Các nghiên cứu đã tiến hành ở Bắc Kạn Nghiên cứu về thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và sử dụng DVYT tại 2 xã miền núi huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn, tác giả Hà Việt Đông (2000) [32] cho thấy: Nhu cầu chăm sóc y tế của trẻ em dưới 5 tuổi là cao nhất (28,45%); tỷ lệ người dân bị bệnh nhưng không đi khám chữa bệnh là 22,7%. Tác giả Nguyễn Thiên Lữ (2003) [48], nghiên cứu về công tác KCB cho người nghèo tại 5 bệnh viện tỉnh Bắc Kạn: Số người nghèo không có khả năng chi trả viện phí chiếm tỷ lệ cao, có tới 41,1% phải đi vay mượn; 17,6% phải bán đồ đạc trong gia đình. Đại bộ phận người nghèo là người dân tộc thiểu số (95,2%) có trình độ văn hóa thấp. Có 54,6% người nghèo không điều trị gì; 10% tự mua thuốc; 33,7% đến trạm y tế xã; bệnh nhân người nghèo gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế do đi lại khó khăn, ở xa cơ sở y tế. Nguyễn Đình Học (2004) [41], nghiên cứu về mô hình bệnh tật của trẻ em người dân tộc Dao cho thấy: Nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất là suy dinh dưỡng, bướu cổ, còi xương (45,3%), tiếp đến là nhiễm ký sinh trùng (33,3%) và nhóm bệnh nhiễm khuẩn hô hấp (29,7%). 1.6. Một số nghiên cứu về sử dụng dịch vụ y tế ở các nước khác Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 80% - 90% bệnh nhân ngoại trú tìm kiếm giải pháp y tế có thể giải quyết tại nhà. Chỉ có 10% - 15% được giải quyết khi đến các bác sỹ đa khoa và các đơn vị sức khoẻ ngoại vi [88].
  • 25. 25 Sau khi mô hình Andersen được đưa ra, một loạt các nghiên cứu ở Mỹ đã áp dụng mô hình này và có điều chỉnh, biến đổi về nghiên cứu tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân. Các nghiên cứu đều cho biết quyết định của người bệnh đi đâu, làm gì khi ốm phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng, giá thành và loại bệnh, mức độ bệnh cũng như khoảng cách và khả năng tiếp cận tới các dịch vụ y tế của người dân [85], [86], [97]. Tại Trung Quốc sau thời kỳ mở cửa, hệ thống y tế hợp tác xã bị tan giã, chi phí y tế không còn được bao cấp, người dân vùng nông thôn tự chi trả các dịch vụ KCB khi bị ốm. Việc thu phí dịch vụ y tế trở thành cản trở rất lớn đối với người dân khi bị ốm đau muốn tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế vì không có khả năng chi trả. Gánh nặng chi trả dịch vụ y tế đã tăng từ 24% (năm 1980) lên tới 46% (năm 1989). Chi phí cho y tế so với tổng chi phí hộ gia đình ở Trung Quốc vào khoảng 12%, trong đó có 15,7% số hộ gia đình phải vay tiền để chi phí cho việc CSSK; 8,8% số hộ phải nợ tiền bệnh viện; 5,6% số hộ phải bán tài sản đi để có tiền chi trả KCB và 3,3% số hộ phải nhờ đến sự cứu trợ của Chính phủ dành cho bệnh tật [98].
  • 26. 26 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Phụ nữ dân tộc Dao từ 15 đến 49 tuổi có chồng. - Thầy tào (thầy cúng). - Lãnh đạo xã, trưởng thôn. - Trạm trưởng trạm y tế xã. - Cán bộ trạm y tế, nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số. - Báo cáo, sổ sách... sẵn có của trạm y tế. - Sổ sách ghi chép của người Dao 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trong 2 năm từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2009 tại xã Đôn Phong và xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Cách chọn địa điểm: Chọn chủ đích huyện Bạch Thông vì đây là huyện có số người Dao sinh sống đông nhất trong tỉnh, sau đó chọn chủ đích 2 xã Đôn Phong và Dương Phong vì đây là hai xã có số người Dao đông nhất huyện. Bắc Kạn là tỉnh miền núi vùng cao, cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Bắc. Toàn tỉnh bao gồm 1 thị xã, 7 huyện, 122 xã (phường, thị trấn). Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.868,41 km2 , chiếm 1,48% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn và phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Dân số toàn tỉnh là 295.296 người, trong đó người Dao chiếm 16,5%. Huyện Bạch Thông thuộc tỉnh Bắc Kạn, có diện tích 547,18 km2 . Dân số của huyện Bạch Thông là 30.228 người, trong đó có 1.086 hộ người Dao chiếm 14,41% dân số toàn huyện, đồng thời là huyện có số người Dao sinh sống đông nhất tỉnh. Huyện Bạch Thông có 16 xã và 1 thị trấn, trong đó xã Đôn Phong và xã Dương Phong được xếp vào xã miền núi vùng cao, đặc biệt khó khăn (khu vực III) của tỉnh. Đây cũng là 2 xã có số người Dao sống tập trung đông nhất tỉnh, khoảng trên 40% [83]. Xã Đôn Phong có 10 thôn, thôn xa nhất cách
  • 27. 27 TYT hơn 30 km, người Dao sống tập trung chủ yếu ở 6 thôn: Nặm Tốc, bản Chiêng, Lủng Lầu, Nà Lồm, Nà Pán, Vằng Bó. Xã Dương Phong có 10 thôn, người Dao sống tập trung ở 3 thôn là thôn Khuổi Cò, Bản Chàn và Bản Mún 1, các thôn khác cũng có người Dao sinh sống nhưng thưa thớt. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp - Mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính PRA (Participatory Rural Appraisal - phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng). - Phương pháp phân tích: Đánh giá cơ sở y tế thông qua 5 chỉ số logic (tiếp cận, sẵn có, sử dụng, sử dụng đủ và sử dụng hiệu quả) và ca bệnh mẫu. 2.3.2. Chọn mẫu Cách chọn mẫu: Có chủ đích. Cỡ mẫu: Tất cả phụ nữ người Dao từ 15 đến 49 tuổi có chồng tại 2 xã nghiên cứu, gồm 329 người, trong đó có 80 phụ nữ có con nhỏ dưới 5 tuổi và/ hoặc đang mang thai. 2.3.3. Phân tích các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án Để mô tả một số thông tin chung về phụ nữ người Dao, nghiên cứu này đã áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, điều tra cắt ngang. Phương pháp này cho thấy bức tranh tổng thể về các thông tin dân số, trình độ học vấn, đặc điểm nhân khẩu, nhà ở, nguồn nước sinh hoạt, khoảng cách địa lý từ nhà đến trạm y tế. Tuy nhiên, không thể dựa vào phương pháp này để phân tích chi tiết các yếu tố văn hoá - xã hội có liên quan như thế nào đến các vấn đề sức khoẻ cộng đồng người Dao. Để mô tả một số đặc thù văn hoá của người Dao, nghiên cứu này áp dụng phương pháp PRA: Đây là phương pháp nghiên cứu định tính, đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng. Các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu là: Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, vẽ bản đồ (mapping), chụp ảnh, phân loại (ranking), câu chuyện kể (life story), lịch mùa vụ (seasoning), ma trận
  • 28. 28 (matrix). Phương pháp này cho kết quả nhanh, giúp đi đúng định hướng vào các vấn đề mà nghiên cứu quan tâm, đồng thời bổ xung các thông tin bằng hình ảnh, ghi âm, chụp lại các bản vẽ, bảng xếp loại... mà các phương pháp khác không có. Lãnh đạo cộng đồng, người dân và CBYT đều được tham gia vào các kỹ thuật trên nhằm tìm ra những bất cập, những rào cản của dịch vụ y tế ở cả hai phía cung cấp và sử dụng DVYT, phân tích nhu cầu, nguyên nhân... để tìm ra giải pháp nhằm tăng cường DVYT một cách khả thi và hiệu quả. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp là các kỹ thuật này chỉ tiến hành trên một hoặc một số nhóm nhỏ người nên có thể không mang tính đại diện cho cả cộng đồng. Để phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao tại địa bàn nghiên cứu và những bất cập, rào cản trong CSSK phụ nữ người Dao, cũng như mô tả những khó khăn, thuận lợi trong công tác CSSK người Dao, tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của người Dao, tìm hiểu những bất cập, rào cản trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người Dao, các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ người Dao... dựa trên một số khía cạnh văn hoá - xã hội, nghiên cứu này áp dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. Các buổi thảo luận nhóm được tiến hành với cùng một nội dung cho 2 nhóm đối tượng là CBYT và phụ nữ người Dao để tìm hiểu thông tin hai chiều về phía cung cấp dịch vụ y tế và phía sử dụng dịch vụ y tế nhằm mục đích định hướng cho một số hoạt động tăng cường DVYT của địa phương. Để phân tích thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế, bên cạnh phương pháp nghiên cứu hệ thống y tế kinh điển (điều tra cắt ngang), nghiên cứu này áp dụng phương pháp đánh giá dựa trên 5 chỉ số qua biểu đồ CBM (biểu đồ bao phủ): Đây là phương pháp được Bộ Y tế và Unicef đang khuyến khích sử dụng ở nước ta để phân tích các khâu yếu trong toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ y tế. Phương pháp này đã lượng hoá các chỉ số của từng giai đoạn và được sắp xếp theo trình tự logic: Sẵn có  tiếp cận  sử dụng  sử dụng đủ  sử dụng hiệu quả.
  • 29. 29 Nếu không đủ nguồn lực đầu vào (sẵn có) thì không có gì để hoạt động. Nếu có đủ nguồn lực đầu vào nhưng người dân không đến được (tiếp cận) thì cũng không có các hoạt động CSSK. Nếu người dân đến được nhưng không muốn sử dụng hoặc sử dụng không đầy đủ (sử dụng, sử dụng đủ) thì cũng không có hiệu quả. Nếu sử dụng đủ rồi nhưng lại không đảm bảo các yếu tố kỹ thuật thì cũng không đạt được mục tiêu (sử dụng hiệu quả) là cải thiện tình hình sức khoẻ của người dân. Phương pháp này khác với phương pháp mô tả là phương pháp mô tả chỉ cho thấy từng chỉ số riêng lẻ, không có tính logic và không đánh giá được cả quá trình thì phương pháp CBM cho thấy sự logic trong cả quá trình CSSK người dân. Không những thế, thông qua biểu đồ CBM, các nhà nghiên cứu chính sách, các nhà nghiên cứu ngoài ngành Y có thể dễ dàng và nhanh chóng nắm bắt được xu hướng của loại dịch vụ: Tốt lên hay xấu đi, được cải thiện hay không cải thiện... Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là chưa cung cấp đủ các thông tin về chất lượng dịch vụ và không chính xác do một số công thức tính toán dựa trên các con số ước tính. Chính vì vậy, rất cần thiết phải bổ xung phương pháp nữa, đó là phương pháp “ca bệnh mẫu” (Paper case). Đây là phương pháp của các chuyên gia WB (World Bank) sử dụng trong đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Để đánh giá kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khoẻ sinh sản của CBYT, nghiên cứu này sử dụng bảng kiểm (Check list) thông qua phương pháp “ca bệnh mẫu” để biết được thực chất về trình độ chuyên môn của CBYT tại thời điểm điều tra. Ngoài ra, phương pháp giám sát và theo dõi 12 lần trong 12 tháng liên tiếp (mỗi tháng một lần) đối với dịch vụ CSSK cho phụ nữ có thai trước, trong và sau sinh kết hợp với phương pháp CBM để tìm hiểu xem có sự chênh lệch giữa theo dõi trực tiếp với số liệu báo cáo được lấy ở sổ sách tại TYT hay không? nếu có, thì do nguyên nhân gì? hay do một số công thức tính toán dựa
  • 30. 30 trên các con số ước tính (theo sổ sách)? điều này nói lên vai trò của việc theo dõi giám sát liên tục là rất cần thiết. 2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu Mục tiêu Biến số Chỉ số Phương pháp thu thập số liệu 1. Dân số - Dân số - Một số đặc điểm của phụ nữ Dao - Đặc điểm về nhân khẩu - % dân số, % hộ nghèo - Tuổi, học vấn, nghề nghiệp - Số người và thế hệ trong gia đình Điều tra 2. Văn hóa vật chất - Nhà ở, nguồn nước, gia súc - Tài sản trong gia đình -Phương tiện giao thông - % loại nhà, nguồn nước - % tài sản - Khoảng cách, thời gian, phương tiện từ nhà đến TYT Điều tra Chụp ảnh Phỏng vấn sâu Vẽ bản đồ 3. Văn hóa ứng xử - Quan niệm của người Dao về sức khoẻ, bệnh tật - Cách chăm sóc sức khoẻ khi có thai và sau đẻ Phỏng vấn sâu. Life story 4. Văn hóa tinh thần Các nghi lễ của người Dao liên quan đến sức khoẻ và vai trò của thầy cúng Phỏng vấn sâu. Quan sát 5. Giá trị dân gian Các bài thuốc dân gian có tác dụng phòng và chữa bệnh cho phụ nữ và trẻ em Phỏng vấn sâu Quan sát. Chụp ảnh 1. Mô tả và phân tích nhu cầu, thực trạng cung cấp và sử dụng DVYT của phụ nữ người Dao trên một số khía cạnh văn hoá, dân tộc và xã hội 6. Nguồn lực y tế: - Nhân lực y tế - Cơ sở vật chất - TTB cơ bản - % xã có bác sỹ, nữ hộ sinh, y sỹ sản nhi. CBYT/1000 dân, nữ hộ sinh/phụ nữ tuổi sinh đẻ, CBYT/trạm - % loại hình đào tạo, chuyên ngành, thâm niên của CBYT - % TYT có phòng chức năng, điện, nước, hố xí hợp vệ sinh - % TYT có huyết áp, ống Điều tra
  • 31. 31 Mục tiêu Biến số Chỉ số Phương pháp thu thập số liệu -TTB chuyên khoa - Thuốc - TTB sản khoa nghe, nhiệt kế - % TYT có bộ dụng cụ RHM, TMH, mắt - % số lượng thuốc, loại thuốc, quầy thuốc - % trạm có phòng sản, phòng đẻ, bàn khám, dụng cụ, cân - % trạm có oxytoxin, viên sắt -% phiếu khám thai, giấy thử albumin niệu, thước dây 7. Trình độ chuyên môn của CBYT về chăm sóc SKSS % CBYT giỏi, khá, kém về kiến thức, thực hành CSSKSS Ca bệnh mẫu, bảng kiểm 8. Tình trạng ốm đau 9. Sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh 10. Sử dụng dịch vụ chăm sóctrongvàsausinh 11. Nguồn thông tin y tế, lý do không đi khám bệnh, chi phí cho đợt ốm - % ốm trong 2 tuần - Số lượt khám tại trạm y tế - Số lượt khám phụ khoa - Số lượt khám răng miệng - % số lần khám thai - % số lần tiêm uốn ván - % nơi sinh con - % nơi khám sau đẻ - % nhận xét của người dân về hoạt động TYT - % nguồn thông tin y tế - % cách xử trí khi bị ốm - % lý do không đi khám - Chi phí TB cho một đợt ốm - % thói quen dự trữ thuốc Điều tra Sổ giám sát Ranking Matrix Thảo luận nhóm
  • 32. 32 Mục tiêu Biến số Chỉ số Phương pháp thu thập số liệu 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến cung cấp và sử dụng dịch vụ CSSK bà mẹ hiện có tại địa phương 1. Sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ có thai trước sinh. 2. Sử dụng dịch vụ y tế của phụ nữ có thai trong và sau sinh. 3. Một số yếu tố VH- XH liên quan đến CSSK của phụ nữ người Dao 4. Dịch vụ CSSK trẻ em 5. Hiệu quả của dịch vụ CSSKBM hiện có tại địa phương - 5 nhóm chỉ số logic: sẵn có, tiếp cận, sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả - % đẻ tại trạm, % đẻ tại BV, % đẻ tại nhà có y tế giúp, % đẻ tại nhà không y tế giúp - 5 nhóm chỉ số logic - % làm nghi lễ, % kiêng khem, % dùng thuốc dân tộc. - Mô tả các yếu tố VH-XH bằng kết quả định tính - % trẻ dưới 1 tuổi chết, % trẻ tiêm chủng - 5 chỉ số logic - Số lượt khám phụ khoa, răng - Trang thiết bịy tế, thuốc, kinh phí - Đào tạo CBYT Điều tra Phỏng vấn sâu 2.5. Phương pháp thu thập số liệu 2.5.1. Công cụ - Phiếu điều tra - Bản hướng dẫn thảo luận nhóm - Bản hướng dẫn phỏng vấn sâu - Bản hướng dẫn “ca bệnh mẫu” - Bảng kiểm (Check list) - Giấy Ao, bút... - Máy ghi âm - Máy ảnh
  • 33. 33 2.5.2. Tập huấn cán bộ điều tra - Điều tra hộ gia đình: Cán bộ điều tra là nhân viên y tế thôn bản tại hai xã nghiên cứu, gồm 9 người. Trước khi điều tra, tất cả cán bộ điều tra đã được tập huấn kỹ về phiếu điều tra. - Các kỹ thuật nghiên cứu định lượng: Do tác giả luận án và các cán bộ là giảng viên bộ mônY học cộng đồng trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thực hiện. - Điều tra tại trạm y tế: Theo số liệu, sổ sách, báo cáo của trạm y tế. - Đánh giá kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của cán bộ y tế tại trạm y tế: Theo “ca bệnh mẫu” có sẵn, thời gian 45 phút. - Đánh giá kỹ năng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của cán bộ y tế tại trạm y tế bằng bảng kiểm có sẵn. 2.5.3. Tổ chức nghiên cứu + Tổ chức điều tra hộ gia đình: Điều tra 329 phụ nữ người Dao từ 15 đến 49 tuổi có chồng. + Tổ chức điều tra CBYT tại huyện Bạch Thông: Gồm 60 CBYT đang công tác tại 17 trạm y tế thuộc huyện Bạch Thông. + Tổ chức phỏng vấn sâu: 1 chủ tịch xã, 1 thầy cúng, 1 trưởng thôn, 1 trạm trưởng trạm y tế xã, 1 lang y. + Tổ chức thảo luận nhóm trọng tâm (Focus Group): 2 nhóm CBYT (mỗi nhóm gồm 8 người trong đó 7 CBYT đang công tác tại TYT và 9 nhân viên YTTB ), 1 nhóm phụ nữ người Dao 15 - 49 tuổi (có chồng) gồm 10 người tham gia. + Kỹ thuật vẽ bản đồ (Mapping): Một nhóm do CBYT tham gia. + Kỹ thuật ma trận (Matrix), lịch mùa vụ (Seasoning), xếp loại (Ranking): Do một nhóm phụ nữ người Dao 15 - 49 tuổi (có chồng) tham gia. + Kỹ thuật “Life story”: Ghi lại câu chuyện kể do 1 phụ nữ người Dao kể. + Kỹ thuật quan sát, chụp ảnh: Chụp ảnh các sự vật, hiện tượng quan sát được tại cộng đồng.
  • 34. 34 2.5.4. Phương pháp thu thập số liệu - Điều tra: Trước khi đi điều tra, tất cả cán bộ điều tra được tập huấn kỹ bộ phiếu điều tra, sau đó đi điều tra thử. Tiến hành chỉnh sửa phiếu điều tra chưa hợp lý, cuối cùng mới tiến hành điều tra thật. - Các nghiên cứu định tính (PRA): Do tác giả luận án và các cán bộ bộ môn Y học cộng đồng trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thực hiện hoặc hướng dẫn thực hiện. - Theo dõi liên tiếp 12 tháng: Các cán bộ điều tra được phát phiếu từng tháng, mỗi tháng đi điều tra 1 lần vào tuần đầu tiên của tháng, sau đó trả lại phiếu đã điều tra của tháng trước và nhận phiếu điều tra mới cho tháng tiếp theo, cứ như vậy các phiếu được phát ra và thu về trong 12 tháng liên tiếp. 2.6. Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nghiên cứu 2.6.1. Chỉ số về hoạt động trạm y tế Theo tiêu chuẩn xét công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã [2], [9]. 2.6.2. Chỉ số đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 - 2010 Theo Quyết định số 136/2000/QĐ - TT của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/11/2000 [16]. 2.6.3. Chỉ số kiến thức và thực hành của cán bộ y tế về CSSKSS Các chỉ số này được đánh giá theo ca bệnh mẫu và bảng kiểm. Đánh giá: - Giỏi: 9 - 10 điểm. - Khá: 7 - 8 điểm. - Trung bình: 5 - 6 điểm. - Kém: 1 - 4 điểm. - Sai cơ bản: 0 điểm. Cách chấm điểm: - Đúng hoàn toàn: 1 điểm. - Đúng nhưng thiếu: 0,5 điểm. - Sai hoặc không trả lời: 0 điểm.
  • 35. 35 2.6.4. Năm chỉ số logic Đánh giá 5 chỉ số logic (sẵn có, tiếp cận, sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả) theo công thức do Bộ Y tế quy định [20]. * Theo dõi chăm sóc sức khỏe phụ nữ có thai trước sinh: + Tỷ lệ ngày sẵn có: Tính số ngày không sẵn có. Số ngày không sẵn có là số ngày không có viên sắt, giấy thử albumin niệu (hoặc dung dịch để thử), phiếu khám thai và huyết áp kế trong kỳ báo cáo từ trong sổ giám sát. Số ngày không sẵn có là tổng số ngày không có một hoặc nhiều hơn các thứ nêu trên. Công thức: (Số ngày kỳ báo cáo – Số ngày không sẵn có) x 100 Số ngày kỳ báo cáo Nguồn số liệu: Sổ sách, báo cáo của trạm y tế. + Tỷ lệ tiếp cận. Công thức: Số người tiếp cận x 100 Tổng số dân Trong đó: Số người tiếp cận là tổng số dân sống tại thôn mà thời gian đi đến trạm y tế bằng phương tiện sẵn có thông thường tối đa không quá một giờ và mỗi tháng nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe phụ nữ có thai ngoại trạm ít nhất một lần nếu phải đi xa hơn một giờ. (Nếu phần lớn dân trong thôn đến trạm dưới một giờ ta coi luôn cả thôn đó có thời gian đến trạm dưới một giờ và ngược lại). Nguồn số liệu: Bản đồ phân bố dân cư xã, phiếu điều tra. + Tỷ lệ sử dụng: Là tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 1 lần trước khi sinh con trong kỳ báo cáo. Công thức: Số phụ nữ có khám thai x 100 Số phụ nữ ước tính đẻ Trong đó, số phụ nữ ước tính đẻ trong 6 tháng tính theo công thức: Số dân  Tỷ suất sinh thô 2 Nếu có số phụ nữ đẻ chính xác, không phải tính số phụ nữ ước tính đẻ. Nguồn số liệu: Sổ khám thai, sổ đẻ, sổ sách, báo cáo của trạm, phiếu điều tra.
  • 36. 36 + Tỷ lệ sử dụng đủ: Là tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai ít nhất 3 lần trước khi sinh con trong kỳ báo cáo. Công thức: Số khám thai đủ x 100 Số phụ nữ ước tính đẻ Số khám thai đủ là số phụ nữ có thai được khám thai từ 3 lần trở lên trước khi sinh vào bất kỳ thời điểm nào. Nguồn số liệu: Sổ khám thai, sổ đẻ, sổ sách, báo cáo của trạm, phiếu điều tra. + Tỷ lệ sử dụng hiệu quả. Công thức: Số được chăm sóc tốt x 100 Số phụ nữ ước tính đẻ Số được chăm sóc tốt là số được khám thai 3 lần vào 3 thời kỳ thai nghén, được tiêm phòng uốn ván 2 lần và nhận các viên sắt trước khi sinh trong kỳ báo cáo. Nguồn số liệu: Sổ khám thai, sổ đẻ, sổ sách, báo cáo của trạm, phiếu điều tra. * Theo dõi chăm sóc sức khỏe phụ nữ trong và sau sinh: + Tỷ lệ ngày sẵn có: Tính số ngày không sẵn có: Số ngày không có oxytocin, phương tiện để tiệt trùng, dụng cụ đỡ đẻ trong kỳ báo cáo từ trong sổ giám sát. Số ngày không sẵn có là tổng số ngày không có một hoặc nhiều hơn các thứ nêu trên. Công thức: (Số ngày kỳ báo cáo – Số ngày không sẵn có) x 100 Số ngày kỳ báo cáo Nguồn số liệu: Sổ sách, báo cáo của trạm y tế. + Tỷ lệ tiếp cận: Công thức tính tương tự như phần trên. + Tỷ lệ sử dụng. Công thức: Số phụ nữ được CBYT đỡ đẻ x 100 Số phụ nữ (ước tính) đẻ Nếu có số phụ nữ đẻ chính xác, không phải tính số phụ nữ ước tính đẻ. Nguồn số liệu: Sổ đẻ, sổ sách, báo cáo của trạm, phiếu điều tra.
  • 37. 37 + Tỷ lệ sử dụng đủ. Công thức: Số được chăm sóc đủ x 100 Số phụ nữ ước tính đẻ Số được chăm sóc đủ là số phụ nữ trước khi sinh được khám thai ít nhất 3 lần, được CBYT đỡ đẻ và được nhận chăm sóc sau sinh (ít nhất 2 lần trong vòng 42 ngày sau sinh). Nguồn số liệu: Sổ đẻ, sổ khám thai, sổ sách, báo cáo của trạm y tế, phiếu điều tra. + Tỷ lệ sử dụng hiệu quả. Công thức: Số được chăm sóc tốt x 100 Số phụ nữ ước tính đẻ Số được chăm sóc tốt là số được khám thai ít nhất 3 lần vào 3 thời kỳ thai nghén, được CBYT đỡ đẻ, được nhận chăm sóc sau sinh (ít nhất 2 lần trong vòng 42 ngày) và đẻ trong trạm có phương tiện đỡ đẻ (gói đẻ sạch và bộ đỡ đẻ) trong kỳ báo cáo. Nguồn số liệu: Sổ khám thai, sổ đẻ, sổ sách, báo cáo của trạm y tế, phiếu điều tra. * Theo dõi dịch vụ tiêm chủng mở rộng cho trẻ em: + Tỷ lệ ngày sẵn có: Tính số ngày không sẵn có: Số ngày không có vitamin A, cân trẻ em, biểu đồ tăng trưởng, nhiệt kế theo dõi bảo quản vắc xin tại trạm trong kỳ báo cáo. Số ngày không sẵn có là tổng số ngày không có một hoặc nhiều hơn những thứ nêu trên. Công thức: (Số ngày kỳ báo cáo – Số ngày không sẵn có) x 100 Số ngày kỳ báo cáo Nguồn số liệu: Sổ sách, báo cáo của trạm y tế. + Tỷ lệ tiếp cận. Công thức: Số người tiếp cận x 100 Tổng số dân
  • 38. 38 Trong đó: Số người tiếp cận là tổng số dân sống tại thôn mà thời gian đi đến trạm y tế bằng phương tiện sẵn có thông thường tối đa không quá một giờ. Cho rằng, khi người dân nói chung tiếp cận được tới dịch vụ y tế thì trẻ em cũng tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em. Nguồn số liệu: Bản đồ phân bố dân cư xã, sổ sách, báo cáo của trạm y tế, phiếu điều tra. + Tỷ lệ sử dụng. Công thức: Số trẻ được tiêm chủng x 100 Số trẻ sinh (ước tính) Trong đó, số trẻ sinh ước tính trong 6 tháng tính theo công thức: Số dân x Tỷ suất sinh thô 2 Nếu có chính xác số trẻ được sinh trong 6 tháng thì không phải tính số trẻ sinh ước tính. Nguồn số liệu: Sổ sách, báo cáo của trạm, phiếu điều tra. + Tỷ lệ sử dụng đủ. Công thức: Số trẻ được tiêm chủng đầy đủ x 100 Số trẻ sinh ước tính Số trẻ được tiêm chủng đầy đủ là số trẻ được tiêm đầy đủ các liều vắc xin, được uống 2 liều vitamin A và được theo dõi tăng trưởng 12 lần. Nguồn số liệu: Sổ sách, báo cáo của trạm, phiếu điều tra. + Tỷ lệ sử dụng hiệu quả. Công thức: Tỷ lệ sử dụng hiệu quả = Tỷ lệ sử dụng đủ x Điểm dây chuyền lạnh Tính điểm dây chuyền lạnh theo công thức: (Số ngày bảo quản vắc xin tại xã – Số ngày không đảm bảo) x 100 Số ngày bảo quản vắc xin tại xã Xác định số ngày không đảm bảo: Là tổng số ngày mà nhiệt độ nằm ngoài khoảng 4 - 80 C trong thời gian tiến hành tiêm chủng mở rộng tại xã.
  • 39. 39 Nếu không có phiếu theo dõi nhiệt độ dây chuyền lạnh thì điểm dây chuyền lạnh bằng không (0). Nguồn số liệu: Phiếu theo dõi nhiệt độ dây chuyền lạnh. 2.6.7. Cách đọc biểu đồ bao phủ dịch vụ y tế (CBM) [16] Trong biểu đồ CBM, trục tung biểu thị tỷ lệ % đạt được của các yếu tố liên quan đến vấn đề y tế, trục hoành biểu thị các yếu tố có liên quan mật thiết với nhau như: đích, sẵn có, tiếp cận, sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả. Biểu đồ được vẽ khi nối các kết quả tính toán tỷ lệ các yếu tố đích, sẵn có, tiếp cận, sử dụng, sử dụng đủ, sử dụng hiệu quả đã đạt được trong kỳ theo dõi của lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ lại với nhau. Nếu đường đi của biểu đồ có xu hướng xuống dốc có nghĩa là công tác chăm sóc sức khoẻ trong cộng đồng có vấn đề cần giải quyết. Mức độ xuống dốc càng nhiều thì công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng càng có nhiều vấn đề và cần được ưu tiên giải quyết. Mức độ xuống dốc của biểu đồ giảm dần nghĩa là hoạt động y tế có sự cải thiện. 2.7. Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu được thu thập và làm sạch trước khi nhập vào máy tính. Những số liệu hợp lệ mới được nhập. Kết quả nghiên cứu được xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê y sinh học SPSS. - Các số liệu nghiên cứu định tính được trình bày theo phương pháp định tính và bổ xung cho kết quả của nghiên cứu định lượng. 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Nghiên cứu được sự đồng ý và ủng hộ của Sở y tế, Trung tâm y tế huyện, Phòng y tế huyện, Uỷ ban nhân dân các xã, Trạm y tế các xã tại địa bàn nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu đã được cơ sở đào tạo của nghiên cứu sinh phổ biến đến các lãnh đạo của các cơ quan nói trên.
  • 40. 40 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm văn hoá-xã hội của người Dao tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Bảng 3.1. Đặc điểm chung về dân số dân tộc Dao tại huyện Bạch Thông, Bắc Kạn 2007 2008 2009 Đặc điểm dân số n % n % n % Tại huyện Bạch Thông Số hộ gia đình 1.064 14,51 1.041 14,07 1.086 14,41 Số trẻ em ≤ 5 tuổi 386 18,98 358 19,03 372 17,82 Số phụ nữ 15 - 49 tuổi 1.406 16,18 1.355 15,44 1.284 14,38 Số hộ nghèo 558 26,51 510 25,88 482 30,03 Tại 2 xã nghiên cứu Số hộ gia đình 376 41,62 342 43,6 359 43,57 Số trẻ em ≤ 5 tuổi 137 50,55 177 57,65 156 49,21 Số phụ nữ 15 - 49 tuổi 606 52,33 556 47,28 477 40,36 Số hộ nghèo 172 45,74 169 49,41 154 42,9 Nhận xét: - Tại huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn, người Dao chiếm 14,41% dân số toàn huyện (năm 2009). Số hộ người Dao nghèo năm 2009 là 30,03% cao hơn so với năm 2008 (25,88%) và năm 2007 (26,51%). - Tại hai xã nghiên cứu: Số hộ người Dao chiếm hơn 40% dân số hai xã, tỷ lệ hộ Dao nghèo tại hai xã nghiên cứu cao hơn so với toàn huyện (42,9% so với 30,03% năm 2009) .
  • 41. 41 Bảng 3.2. Đặc điểm của phụ nữ người Dao 15 - 49 tuổi có chồng tại 2 xã nghiên cứu năm 2009 Đặc điểm của phụ nữ người Dao Số lượng (n = 329) % Nhóm tuổi của phụ nữ người Dao 15 – 19 40 12,2 20 – 29 113 34,3 30 – 39 110 33,4 40 – 49 66 20,1 Mean = 30,67 Trình độ học vấn Mù chữ 65 19,8 Biết đọc, biết viết 53 16,1 Tiểu học 126 38,3 Trung học cơ sở 68 20,7 Trung học phổ thông 16 4,9 Cao đẳng, đại học 1 0,3 Nghề nghiệp của phụ nữ Dao Làm ruộng, nương 321 97,6 Công chức 2 0,6 Khác 6 1,8 Nghề nghiệp của chồng Làm ruộng, nương 326 99,1 Công chức 1 0,3 Khác 2 0,6 Nhận xét: Trình độ học vấn của phụ nữ người Dao thấp, trong đó học hết tiểu học 38,3%, chỉ có 4,9% học hết trung học phổ thông. Tỷ lệ mù chữ, biết đọc biết viết 19,8% và 16,1%. Nghề nghiệp chủ yếu của phụ nữ người Dao và chồng của họ là làm ruộng (97,6% và 99,1%).
  • 42. 42 Bảng 3.3. Đặc điểm về nhân khẩu của người Dao tại 2 xã nghiên cứu Nhân khẩu Số lượng (n = 329) % Số người trong gia đình ≤ 4 người 159 48,3 Từ 5 người trở lên 170 51,7 Số thế hệ trong gia đình 1 thế hệ 3 0,9 2 thế hệ 210 63,8 3 thế hệ 107 32,5 4 thế hệ 9 2,7 Nhận xét: Qui mô gia đình người Dao chủ yếu là qui mô nhỏ có 2 thế hệ cùng chung sống (63,8%). Bên cạnh đó, gần 1/3 số gia đình có 3 thế hệ cùng chung sống (32,5%) và có số thành viên trong gia đình đông từ 5 người trở lên (51,7%). Tỷ lệ gia đình có 4 thế hệ ăn chung mâm ở chung nhà thấp ( 2,7%). Bảng 3.4. Đặc điểm nhà ở, nguồn nước sinh hoạt, chuồng gia súc của người Dao tại 2 xã nghiên cứu Nhà ở, nguồn nước, chuồng gia súc Số lượng (n = 329) % Loại nhà ở Kiên cố 6 1,8 Bán kiên cố 124 37,7 Nhà tạm 199 60,5 Nguồn nước sinh hoạt Nước suối 178 54,1 Nước mưa 54 16,41 Nước giếng 19 5,78 Nước máng lần 78 23,71 Chuồng gia súc Cách nhà ở ≤ 10 m 198 60,18 Cách nhà ở > 10 m 131 39,82
  • 43. 43 Nhận xét: Kết quả Bảng 3.4 và kết quả quan sát (ảnh chụp phần phụ lục). cho thấy: - Mỗi bản của người Dao có từ 5 đến 7 nóc nhà, thường cách biệt với người dân tộc khác. Nhà ở chủ yếu là nhà tạm (60,5%) và nhà bán kiên cố (37,7%). Nhà có đặc điểm: thấp, không có cửa sổ, thiếu ánh sáng, không thông thoáng. - Nước suối là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người Dao (54,1%), nước máng lần và nước mưa được dùng để nấu ăn (23,71% và 16,41% ), rất ít hộ gia đình có giếng khoan, giếng đào (5,78%). - Phần lớn chuồng gia súc còn để gần nhà nên rất mất vệ sinh, không có rãnh thoát nước thải, không có chỗ ủ phân. Bảng 3.5. Đặc điểm tài sản trong gia đình người Dao Có tài sản (n = 329)Tài sản Số lượng % Xe máy 266 80,85 Ti vi 253 76,89 Đài 59 17,93 Máy cày 9 2,73 Điện thoại 54 16,41 Nhận xét: Phần lớn mỗi hộ gia đình người Dao đều có xe máy (80,85%) và tivi (76,89%) nhưng số hộ có đài và điện thoại chiếm tỷ lệ thấp (17,93% và 16,41%).
  • 44. 44 Bảng 3.6. Đặc điểm về khoảng cách, thời gian và phương tiện từ nhà đến cơ sở y tế gần nhất Biến số Số lượng (n = 329) % Khoảng cách từ nhà đến TYT ≤ 5 km 94 28,6 Từ 6 đến 10 km 197 59,9 Từ 10 km trở lên 38 11,6 Min = 2 Max = 30 Mean = 7,84 Thời gian từ nhà đến TYT bằng phương tiện thông thường Dưới 60 phút 78 23,71 Từ 60 phút trở lên 251 76,29 Phương tiện Đi bộ 76 23,1 Xe đạp 45 13,7 Xe máy 197 59,9 Khác 11 3,3 Nhận xét: Kết quả Bảng 3.6, ảnh chụp đường giao thông liên thôn và liên xã (phần phụ lục) và kết quả phương pháp vẽ bản đồ. cho thấy: - Khoảng cách trung bình từ nhà đến trạm y tế là 7,84 km. Phần lớn các hộ gia đình ở cách xa trạm từ 6 đến 10 km (59,9%). Trong đó, có tới 11,6% số hộ gia đình ở cách xa trạm từ 10 km trở lên do người Dao cư trú chủ yếu tại các vùng núi cao, hiểm trở. Đa số các hộ gia đình phải mất hơn 1 giờ đồng hồ mới đến được trạm y tế gần nhất bằng phương tiện thông thường (76,29%). Phương tiện đi lại chính là xe máy (59,9%) và đi bộ (23,1%).
  • 45. 45 - Đường giao thông liên thôn và liên xã đến trạm y tế tại 2 xã nghiên cứu chủ yếu là đường đất, đường mòn, đi qua nhiều khe suối, cầu treo, sườn đồi hiểm trở, nhiều nhà dân tuy ở cách trạm vài kilômét nhưng cũng phải đi bộ hàng giờ đồng hồ mới đến được trạm y tế xã. So sánh bản đồ địa lý xã Đôn Phong và xã Dương Phong dễ dàng nhận thấy đường đến TYT xã Đôn Phong khó khăn hơn nhiều, có nhiều đoạn đường người dân chỉ có thể đi bộ, lội suối mới đến được trạm y tế. * Kết quả phỏng vấn sâu Cuộc phỏng vấn với Ông Bàn Văn K, 60 tuổi (Thầy cúng, bản Chiêng, xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn) nhằm tìm hiểu quan niệm của người Dao về sức khoẻ, bệnh tật, vai trò của Thầy cúng trong đời sống tâm linh của người Dao, một số phong tục liên quan đến sinh đẻ của phụ nữ người Dao và nghi lễ mà người Dao thường làm đối với phụ nữ khi có thai và khi sinh đẻ. Ông K cho biết: ... Bói và cúng là không thể thiếu được, nhà nào có việc gì lớn bé đều phải nhờ thầy. Thầy cúng là những người đã được “cấp sắc”, có uy tín với cộng đồng, đây là nét khác biệt của dân tộc Dao với dân tộc khác. Chỉ có người Dao mới có tục “cấp sắc”. Người Dao quan niệm bệnh là do ma làm. Có 24 con ma được xếp thành 3 nhóm gồm ma gia đình, ma trên trời và ma dưới đất. Có ma lành và ma dữ. Ma lành như ma tổ tiên (Thái chông phú mũ ca xiêm), ma trưởng họ bộ tộc (ca dằng húa)..., ma dữ như ma nước (Diêm lóc đại guồng, diêm lóc đại hàn), ma đói (Thiên xeng lười chú công lười chú mỷ)... Ma lành phải thờ cúng để ma còn về giúp, ma dữ phải cúng để đuổi đi. Khi ốm đau, tuỳ mức độ bệnh mà có cúng hay không, nếu bệnh nặng thường là phải cúng, bệnh nhẹ thì có thể cúng có thể không. Đối với phụ nữ khi sinh đẻ thì Thầy cúng cũng kiêng không đến nhà có sản phụ vì lo “vía bẩn” của sản phụ sẽ làm hại đến bùa phép linh thiêng. Nếu tự đẻ ở nhà thì chỉ có người nhà giúp... Để tìm hiểu một số phong tục, tập quán khi sinh đẻ của phụ nữ người Dao trước kia và hiện nay, cách chăm sóc sức khoẻ khi có thai và khi sinh đẻ, tên các loại cây thuốc trong bài thuốc tắm của người Dao sử dụng cho phụ nữ sau đẻ và cách tắm thuốc, chúng tôi đã tiến hành cuộc phỏng vấn với bà Bàn