SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN
SVTH: ĐẶNG NGỌC DUNG
MSSV: 1054032095
Ngành: TÀI CHÍNH
GVHD: ThS. DƯƠNG TẤN KHOA
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường Đại học Mở, em đã được các thầy cô tận tình
giảng dạy và truyền đạt lại những kiến thức cần thiết để có thể hoàn thành Báo cáo
thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô của Khoa Đào tạo Đặc
biệt.
Trước hết, em xin trân trọng cám ơn Thạc sĩ DƯƠNG TẤN KHOA đã hướng
dẫn nhiệt tình và bổ sung cho em những kiến thức còn khiếm khuyết để em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này trong thời gian nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo của Agribank chi
nhánh Sài Gòn, các Chị ở phòng Kinh doanh ngoại hối. Đặc biệt là chị DIỆP THỊ
THANH VÂN - Trưởng phòng Kinh doanh ngoại hối và chị NGUYỄN THÚY
QUỲNH – Thanh toán viên đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp những số liệu
cần thiết để em hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình đúng thời hạn, đúng
yêu cầu, trên cơ sở đó để em có thể hoàn thành khóa luận của mình.
Vì thời gian thực tập và tìm hiểu tại Chi nhánh khá ngắn nên bài luận của em
không tránh khỏi còn tồn đọng một số sai sót. Do đó, em mong nhận được những nhận
xét của thầy cô và các anh chị để Khóa luận được hoàn thiện hơn.
Sau cùng em xin kính chúc Quý thầy cô đang giảng dạy tại trường Đại học Mở
cùng các Anh Chị đang công tác tại Agribank chi nhánh Sài Gòn được dồi dào sức
khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Em xin chân thành cám ơn.
Sinh viên thực hiện
ĐẶNG NGỌC DUNG
ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
iii
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Nguyên chữ
Agribank,
NHNo&PTNT
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
KDNH Kinh doanh ngoại hối
NHTM Ngân hàng thương mại
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTQT Thanh toán quốc tế
USD Đơn vị tiền tệ của Mỹ
VND Đơn vị tiền tệ của Việt Nam
L/C Letter of Credit – Thư tín dụng
SWIFT
Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication
Hiệp hội viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn thế giới
ATM Automated Teller Machine – Máy giao dịch tự động
POS Point of Sales/Service – Máy chấp nhận thanh toán thẻ
WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới
FDI Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ICC
International Chamber of Commerce
Phòng Thương mại Quốc tế
UCP
The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits
Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
INCOTERMS
International Commerce Terms
Các điều khoản thương mại quốc tế
v
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG..........................................................................1
1.1 LÍ DO CHỌN LĨNH VỰC VÀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...............................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................2
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................3
1.5 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN.........................................................................4
CHƯƠNG 2. LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ..5
2.1 TỔNG QUAN VỀ TTQT...................................................................................5
2.1.1 Khái niệm TTQT.........................................................................................5
2.1.2 Đặc điểm của TTQT....................................................................................5
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của NHTM .........................6
2.2 LƯỢC KHẢO MỘT SỐ TÀI LIỆU LIÊN QUAN........................................12
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA AGRIBANK CHI
NHÁNH SÀI GÒN ......................................................................................................13
3.1 GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT VỀ AGRIBANK..............................................13
3.2 GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN....13
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Agribank chi nhánh Sài Gòn.................14
3.2.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự của Agribank ......................................................14
3.2.3 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban .................................15
3.2.4 Các lĩnh vực hoạt động .............................................................................16
3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN .17
3.3.1 Hoạt động huy động vốn...........................................................................17
3.3.2 Hoạt động tín dụng....................................................................................18
3.3.3 Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận...............................................................20
3.3.4 Kinh doanh ngoại tệ. .................................................................................22
3.3.5 Các thành tích đạt được.............................................................................23
3.3.6 Định hướng phát triển ...............................................................................23
vi
3.4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN
TP.HCM....................................................................................................................24
3.5 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI
GÒN...........................................................................................................................27
3.5.1 Tình hình doanh số xuất nhập khẩu thực hiện qua Agribank chi nhánh Sài
Gòn ...................................................................................................................27
3.5.2 Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán trong hoạt động TTQT .........28
3.5.3 Tình hình thực hiện TTQT bằng các phương thức tại Agribank Chi nhánh
Sài Gòn ...................................................................................................................30
3.6 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI AGRIBANK CHI
NHÁNH SÀI GÒN ...................................................................................................42
3.6.1 Về khách hàng...........................................................................................42
3.6.2 Về thị phần thanh toán xuất nhập khẩu trên địa bàn.................................43
3.6.3 Về mức biểu phí thanh toán ......................................................................45
3.7 NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI
GÒN...........................................................................................................................48
3.7.1 Ưu điểm.....................................................................................................48
3.7.2 Hạn chế......................................................................................................49
3.7.3 Nguyên nhân của hạn chế .........................................................................50
CHƯƠNG 4. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH
TOÁN QUỐC TẾ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN...............................53
4.1 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH
SÀI GÒN...................................................................................................................53
4.1.1 Cơ hội........................................................................................................53
4.1.2 Thách thức.................................................................................................53
4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT.54
4.2.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức.........................................................................54
4.2.2 Xây dựng và đa dạng hóa nguồn vốn ngoại tệ..........................................55
4.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn lực của Chi nhánh ........................................56
4.2.4 Về chiến lược kinh doanh .........................................................................59
4.2.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động và đa dạng hóa dịch vụ TTQT...................62
4.3 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................64
4.3.1 Đối với ngân hàng nhà nước .....................................................................64
4.3.2 Về ngân hàng Agribank chi nhánh Sài Gòn..............................................64
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh Sài Gòn ..........................17
Bảng 3.2: Tình hình về dư nợ cho vay tại Agribank chi nhánh Sài Gòn ......................18
Bảng 3.3: Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Sài Gòn..............20
Bảng 3.4: Doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank chi nhánh Sài Gòn .....................19
Bảng 3.5: Tình hình xuất nhập khẩu của Tp.HCM .......................................................24
Bảng 3.6: Doanh số xuất nhập khẩu thực hiện qua Agribankchi nhánh Sài Gòn .........27
Bảng 3.7: Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán trong hoạt động TTQT tại
Agribank chi nhánh Sài Gòn .........................................................................................28
Bảng 3.8: Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức nhờ thu tại Agribank chi
nhánh Sài Gòn ...............................................................................................................31
Bảng 3.9: Cơ cấu của thanh toán bằng phương thức nhờ thu .......................................33
Bảng 3.10: Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức chuyển tiền tại Agribank chi
nhánh Sài Gòn ...............................................................................................................35
Bảng 3.11: Cơ cấu của thanh toán bằng phương thức chuyển tiền...............................37
Bảng 3.12: Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại
Agribank chi nhánh Sài Gòn .........................................................................................39
Bảng 3.13: Cơ cấu của thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ .....................42
Bảng 3.14: Thị phần doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Agribank chi nhánh Sài
Gòn so với kim ngạch xuất nhập khẩu của Tp.HCM....................................................44
Bảng 3.15: So sánh phí thanh toán của AGRIBANK với EXIMBANK và
VIETCOMBANK..........................................................................................................46
viii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 3.1: Sơ đồ Ban Giám đốc......................................................................................14
Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Agribank chi nhánh Sài Gòn ..............................15
Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribankchi nhánh Sài Gòn..............20
Biểu đồ 3.2: Doanh số mua bán ngoại tệ của Agribankchi nhánh Sài Gòn ..................22
Biểu đồ 3.3: Tình hình xuất nhập khẩu của Tp.HCM ...................................................25
Biểu đồ 3.4 : Doanh số xuất nhập khẩu thực hiện qua Agribank chi nhánh Sài Gòn...27
Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán trong hoạt động TTQT tại
Agribank chi nhánh Sài Gòn .........................................................................................29
Biểu đồ 3.6: Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức nhờ thu tại Agribank chi
nhánh Sài Gòn ...............................................................................................................31
Biểu đồ 3.7: Cơ cấu của thanh toán bằng phương thức nhờ thu ...................................33
Biểu đồ 3.8: Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức chuyển tiền tại Agribank chi
nhánh Sài Gòn ...............................................................................................................35
Biểu đồ 3.9: Cơ cấu của thanh toán bằng phương thức chuyển tiền.............................38
Biểu đồ 3.10: Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại
Agribank chi nhánh Sài Gòn .........................................................................................39
Biểu đồ 3.11: Cơ cấu của thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ................42
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 LÍ DO CHỌN LĨNH VỰC VÀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trên thế giới ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa là một xu
hướng phát triển khách quan, xu hướng ấy đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ khiến cho
các quốc gia trong khu vực và trên thế giới luôn phải hoạt động giao lưu không ngừng
với nhau. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì hội nhập kinh tế
quốc tế không chỉ là con đường phát triển kinh tế mà còn là đường lối đúng đắn giúp
nước ta rút ngắn khoảng cách phát triển so với các quốc gia trong khu vực và trên thế
giới.
Từ sau Đại hội đại biểu lần VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), chủ trương hội nhập nền kinh tế khu vực và thế
giới ngày càng được đẩy mạnh sâu rộng. Cùng với xu hướng quốc tế hóa mạnh mẽ nền
kinh tế, Việt Nam đã dần khẳng định được vị thế, vai trò của mình và vươn tầm cao
mới ra cộng đồng thế giới. Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường và song
phương, nước ta đã tiến tới hợp tác kinh tế toàn diện và đa phương. Ngày 11/1/2007,
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Ngày 25/12/2008, Việt Nam đã cùng Nhật Bản đã chính thức kí Hiệp định đối
tác kinh tế Việt - Nhật. Đó là các sự kiện quan trọng mở ra các cơ hội cũng như thách
thức cho nền kinh tế Việt Nam để tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Kết quả tất yếu của quá trình thúc đẩy các quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc
tế là việc đòi hỏi phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các dịch vụ
ngân hàng quốc tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ - chiếm phần lớn các
doanh nghiệp Việt Nam và các cá nhân có nhu cầu thanh toán quốc tế còn hạn chế về
khả năng tài chính cũng như kiến thức về các nghiệp vụ chuyên môn. Chính vì thế các
ngân hàng thương mại được xem như là cầu nối giữa các phân khúc thị trường Việt
Nam và nền kinh tế thế giới trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Bên cạnh các nghiệp
vụ truyền thống như hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng của các ngân hàng
hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng các
nhu cầu được cấp vốn, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tiện ích cần thiết khi giao
thương với các nước khác. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ hỗ trợ các doanh
nghiệp dễ dàng giải quyết việc thanh toán trong quá trình xuất nhập khẩu, kiểm tra
đảm bảo quyền lợi, giá trị trên hợp đồng và điều chỉnh các sai sót trong chuyên môn;
mà còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nền ngoại thương Việt
Nam và đóng góp lợi ích to lớn cho các NHTM. Các NHTM vừa có thể tăng thu nhập
2
từ phí dịch vụ thanh toán quốc tế, vừa có thể đẩy mạnh và mở rộng các mặt nghiệp vụ
khác như nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ bảo
lãnh quốc tế...Quan trọng hơn cả là các NHTM có thể gia tăng uy tín cũng như niềm tin từ
khách hàng và thu hút các đối tác tiềm năng.
Bên cạnh các cơ hội từ việc mở cửa thị trường, hội nhập quốc tế; các NHTM
cũng gặp phải những thách thức, khó khăn khi mà ngày càng nhiều những ngân hàng
nước ngoài thành lập ngân hàng con có 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam hoặc áp
lực cạnh tranh đến từ các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đây là mối quan tâm hàng
đầu của các ngân hàng trong nước cả về vốn, công nghệ và trình độ quản lí, trình độ
nghiệp vụ. Chính vì vậy mà các ngân hàng trong nước muốn tồn tại và phát triển thì
phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình về trình độ quản lí, nghiệp
vụ và thủ tục…
Ngoài ra, các NHTM điều có mục tiêu cơ bản là tồn tại và giữ vững được thị
phần, ngoài ra còn có tham vọng nâng cao vị thế và sức mạnh kinh tế của mình và đặc
biệt là đẩy mạnh nghiệp vụ thanh toán quốc tế và hoàn thành tốt vai trò là cầu nối quốc
tế vì điều đó đem lại nhiều nguồn lợi to lớn và cơ hội quý giá để hợp tác cùng các đối
tác trên thế giới. Cùng với xu hướng chung, NHNo&PTNT chi nhánh Sài Gòn cũng đã
dần tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho nhu cầu
TTQT. Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động TTQT qua các năm cũng như đề ra
một số biện pháp nhằm cải thiện những yếu tố còn hạn chế và phát triển các thế mạnh
của ngân hàng, đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Sài Gòn” được chọn làm đề
tài nghiên cứu trong Khóa luận tốt nghiệp này.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của Agribank chi nhánh Sài Gòn giai
đoạn 2010-2012 nhằm đánh giá được những mặt đạt được và những hạn chế còn tồn
đọng, luận văn đề xuất các giải pháp để phát triển hoạt động TTQT tại Agribank chi
nhánh Sài Gòn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012 của
Agribank chi nhánh Sài Gòn. Phân tích khái quát về thực trạng hoạt động TTQT theo
từng phương thức và kết quả hoạt động TTQT tại Agribank chi nhánh Sài Gòn trong
3
giai đoạn 2010-2012 nhằm đánh giá những mặt đạt được và hạn chế của hoạt động
TTQT.
Tìm hiểu về tình hình xuất nhập khẩu tại Tp.HCM giai đoạn 2010-2012 để có
một cái nhìn tổng quan về thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu.
Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động TTQT của ngân
hàng. Trên cơ sở đó, tìm ra những hạn chế tồn tại trong hoạt động TTQT và nguyên
nhân dẫn đến những hạn chế đó. Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động TTQT nói chung tại
Agribank chi nhánh Sài Gòn.
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu dựa trên những số liệu thứ
cấp của phòng KDNH tại Agribank Sài Gòn.
Phạm vi thời gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu dựa trên những số liệu báo
cáo tài chính của 3 năm 2010-2012 của phòng KDNH tại Agribank Sài Gòn.
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình hoạt động dịch vụ TTQT thực tế tại
Agribank chi nhánh Sài Gòn. Các báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả
Thu thập
thông tin
Quan sát Phỏng vấn Phân tích,
so sánh
Số liệu lấy từ
báo cáo của chi
nhánh. Thông tin
thu thập từ sách
tham khảo, báo
mạng, tạp chí,
chuyên đề
tốt nghiệp.
Quan sát tình
hình thực tế tại
chi nhánh nhằm
nắm bắt kiến
thức về hoạt
động TTQT của
ngân hàng.
Tiến hành
phỏng vấn trực
tiếp các cán bộ
TTQT của ngân
hàng để tìm
hiểu về thực tế.
Phân tích, so sánh
số liệu theo chỉ
tiêu tuyệt đối,
tương đối. Qua
đó, đưa ra những
nhận xét, kết luận
về hoạt động
TTQT.
4
của hoạt động TTQT của Chi nhánh, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu
chính. Các tài liệu có liên quan do Chi nhánh cung cấp.
1.5 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài lời cám ơn, mục lục và danh sách bảng biểu, hình, luận văn gồm 4
chương với những nội dung sau:
 Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 1 của luận văn nêu ra lí do chọn lĩnh vực và chủ đề nghiên cứu, xuất
phát từ những cơ hội và thách thức mà quá trình mở cửa giao thương, hội nhập kinh tế
mang lại cho hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Từ đó, xác định được mục
tiêu nghiên cứu cụ thể, đối tượng, phạm vi và các phương pháp nghiên cứu để đạt
được mục tiêu.
 Chương 2: Lí luận chung về hoạt động TTQT
Chương 2 của luận văn đề cập tổng quát về khái niệm, các đặc điểm và quan
trọng hơn là các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động TTQT. Những lý thuyết được đề
cập trong chương này đều là cơ sở để phân tích cụ thể thực trạng và đánh giá hoạt
động TTQT tại Agribank chi nhánh Sài Gòn. Ngoài ra, những đề tài và công trình
nghiên cứu liên quan đến TTQT cũng được đề cập và là nguồn tham khảo cho đề tài
này.
 Chương 3: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank
chi nhánh Sài Gòn
Chương 3 bao gồm những nội dung quan trọng của bài luận văn này, đề cập đến
thực trạng về hoạt động TTQT của Chi nhánh. Luận văn giới thiệu sơ lược về
Agribank nói chung và Chi nhánh Sài Gòn nói riêng, tìm hiểu về tình hình hoạt động
của Chi nhánh trong giai đoạn 2010-2012. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề cập đến thực
trạng hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Tp.HCM và đi sâu vào phân tích thực
trạng hoạt động TTQT tại Chi nhánh. Từ đó, nêu ra những nhận xét đánh giá về những
mặt đạt được, những hạn chế còn tồn đọng và nguyên nhân của những hạn chế đó.
 Chương 4: Giải pháp phát triển hoạt TTQT tại Agribank chi nhánh
Sài Gòn
Dựa trên những nhược điểm và những nguyên nhân của nhược điểm đã nêu ở
chương trước, luận văn đề xuất ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT
tại Agribank chi nhánh Sài Gòn, từ đó nhằm phát triển hoạt động kinh doanh tại Chi
nhánh.
5
CHƯƠNG 2. LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN QUỐC TẾ
Trước khi phân tích sâu vào thực trạng hoạt động TTQT tại Agribank chi nhánh
Sài Gòn, chương 2 sẽ giới thiệu khái quá về khái niệm, đặc điểm của TTQT và các
nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của một ngân hàng. Bên cạnh đó, chương
này còn đề cập một số tài liệu tham khảo làm cơ sở cho phương pháp nghiên cứu của
khóa luận.
2.1 TỔNG QUAN VỀ TTQT
2.1.1 Khái niệm TTQT
Trong thời đại ngày nay, trên toàn thế giới, mỗi quốc gia độc lập thường xuyên
phải tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, trên mọi lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hóa – xã hội, ngoại giao, hợp tác đầu tư…Trong đó, mối quan hệ kinh tế
thường chiếm vị trí quan trọng và là cơ sở cho các mối quan hệ quốc tế khác. Quá
trình tiến hành các hoạt động trên, tất yếu sẽ nảy sinh những nhu cầu chi trả, thanh
toán tiền tệ giữa các chủ thểở các quốc gia khác nhau. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực
hiện các hoạt động TTQT.
“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi
về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá
nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức
quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.” (Nguyễn
Văn Tiến, 1/2009, trang 294).
Các quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các giao dịch, trao
đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động văn hóa, khoa học kỹ thuật và xã hội của bản
thân quốc gia mình. Để có thể tồn tại và phát triển, các quốc gia phải tiến hành trao đổi
kinh tế và thương mại với nhau. Chính việc trao đổi này đã làm phát sinh các khoản
thu và chi bằng tiền của nước này đối với một nước khác. Trong mối quan hệ chi trả
này, các quốc gia phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán
giữa các quốc gia như quy định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các
công cụ và các phương thức đòi hoặc chi trả tiền tệ. Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ
chế đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia.
2.1.2 Đặc điểm của TTQT
 Thanh toán liên quan tới đồng tiền, địa điểm, phương tiện, phương
thức và thời gian thanh toán
6
Khi thực hiện hoạt động TTQT, cần phải xác định rõ năm vấn đề quan trọng, đó
là: đồng tiền, địa điểm, phương tiện, phương thức và thời gian thanh toán. Việc lựa
chọn đồng tiền nào trong TTQT là một điều quan trọng vì không phải bất kì đồng tiền
nào cũng có khả năng thực hiện TTQT, mà yêu cầu đồng tiền đó phải mạnh và được
các nước thừa nhận thực hiện trong hoạt động TTQT. Sau đó, việc lựa chọn đồng tiền
nào để phù hợp với nội dung cụ thể của hoạt động TTQT nhằm mang lại hiệu quả:
thanh toán nhanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, đáp ứng được lợi ích của các
bên…..Vì thế, khi kí kết các hợp đồng thương mại, tín dụng hay dịch vụ, các bên đàm
phán thường thống nhất về loại ngoại tệ được dùng trong giao dịch là đồng tiền của
nước nhập khẩu, nước xuất khẩu hay nước thứ ba.
 TTQT phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh tế đối ngoại
TTQT phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó phần lớn phục
vụ cho các giao dịch trong lĩnh vực ngoại thương. Thanh toán là một trong những khâu
quan trọng trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi hoạt động thanh toán
diễn ra đồng nghĩa với việc đảm bảo chắc chắn kết thúc một phần hoặc toàn bộ của
một quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Giá trị của hàng hóa trao đổi và dịch vụ thực
hiện giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau được thực hiện và góp phần thúc đẩy
ngoại thương phát triển chỉ khi công tác TTQT được tổ chức tốt. Vì thế, TTQT trở
thành một nhân tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại trong
điều kiện quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng.
 Gặp nhiều rủi ro do có sự biến động về tiền tệ
TTQT, khác với thanh toán nội địa, thường gặp nhiều rủi ro do sự biến động
của tiền tệ, sự bất ổn chính trị của một quốc gia, do sự khác biệt về luật pháp, cơ chế
chính sách, do vị trí địa lí của các bên tham gia làm hạn chế việc tìm hiểu về khả năng
thanh toán của nhà nhập khẩu…Chính vì thế, các nghiệp vụ đảm bảo, bảo lãnh của
ngân hàng, hoạt động tín dụng của các tổ chức tiền tệ, tài chính quốc tế ra đời như là
một yếu tố không thể thiếu để hỗ trợ hoạt động TTQT.
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của NHTM
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của NHTM nhưng có thể
phân thành hai nhóm nhân tố cơ bản đó là nhân tố khách quan (các nhân tố bên ngoài
ngân hàng) và nhân tố chủ quan (các nhân tố bên trong ngân hàng).
7
2.1.3.1 Nhân tố khách quan
a. Môi trường kinh tế
Trong quá trình hội nhập quốc tế, sự phát triển hay suy thoái của bất kì nền kinh
tế nào cũng có tác động tới hoạt động thương mại quốc tế, từ đó ảnh hưởng đến hoạt
động TTQT của các NHTM theo cùng chiều. Cụ thể hơn, nền kinh tế ổn định và phát
triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các NHTM phát triển các hoạt động kinh doanh
trong đó bao gồm cả hoạt động TTQT và ngược lại khi nền kinh tế mất ổn định sẽ gây
nhiều khó khăn cho hoạt động này.
Hệ số mở cửa của nền kinh tế càng cao thì càng có nhiều nhiều cơ hội cho hoạt
động ngoại thương. Doanh số xuất nhập khẩu tăng sẽ thúc đẩy làm tăng trưởng hoạt
động TTQT vì TTQT là hoạt động phát sinh của hoạt động ngoại thương, và ngược lại.
Thị trường tài chính trong nước đặc biệt là thị trường ngoại hối là thị trường vô
hình hoạt động nhờ sự kết nối toàn cầu mạng internet. Nếu thị trường tài chính trong
nước linh hoạt và có độ mở cao sẽ có nhiều các chủ thể ở khắp nơi trên thế giới cùng
tham gia, như vậy sẽ thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế và ngược lại.
Môi trường đầu tư nước ngoài càng thông thoáng thì đầu tư nước ngoài càng
phát triển, điều đó làm tăng sự di chuyển dòng tiền giữa các quốc gia và làm tăng
doanh thu TTQT và ngược lại.
b. Môi trường chính trị - xã hội
Tình hình chính trị - xã hội của quốc gia có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động
kinh tế quốc gia. Tình hình chính trị - xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là
một nền tảng vững chắc để hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước có cơ hội phát
triển, do đó hoạt động thanh toán quốc tế cũng sẽ phát triển, nhu cầu thanh toán xuất
nhập khẩu tăng cao do đó doanh số thanh toán cũng tăng và ngược lại.
c. Môi trường pháp lí
Việc đẩy mạnh khả năng hội nhập với cộng đồng quốc tế trong thương mại
quốc tế cũng như trong TTQT, khung pháp lý của mỗi quốc gia đòi hỏi phải được bổ
sung, hoàn thiện hơn nữa theo hướng chuẩn mực quốc tế. Do hoạt động TTQT một
mặt hoạt động theo chuẩn mực quốc tế, mặt khác phải tuân thủ các quy định liên quan
của mỗi quốc gia. Vì vậy đứng về góc độ quản lý nhà nước, các văn bản pháp lý phải
được ban hành đồng bộ, tránh chồng chéo, bất cập dẫn đến buông lỏng các sơ hở, đồng
thời đảm bảo phù hợp với quy chuẩn quốc tế, tạo khung cơ sở pháp lý đầy đủ và hoàn
chỉnh cho hoạt động TTQT. Hệ thống các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật,
sự đồng bộ, toàn diện của hệ thống pháp luật sẽ tạo hành lang pháp lý thống nhất cho
8
các hoạt động kinh tế trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh
nghiệp và ngân hàng diễn ra an toàn, thuận lợi.
d. Các chính sách vĩ mô của Nhà nước
Trong nền kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đóng vai trò quyết
định đối với hoạt động trong nền kinh tế quốc dân nói chung, lĩnh vực kinh doanh tiền
tệ, tín dụng, lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu của NHTM nói riêng. Chính sách kinh
tế vĩ mô bao gồm: chính sách quản lí ngoại hối, chính sách thuế, chính sách kinh tế đối
ngoại, chính sách về kinh tế, tài chính,…. Nếu chính phủ có sự thay đổi một trong các
chính sách này thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp và các NHTM
cũng chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp. Tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể và mục
tiêu phát triển mà các chính sách này có thể tác động đến hoạt động thanh toán xuất
nhập khẩu một cách khác nhau, có thể là tích cực cũng có thể là tiêu cực. Chính sách
của Nhà nước về xuất nhập khẩu phải được xem xét trên quan hệ cung cầu, giá cả thị
trường…để quy định về khối lượng, thời gian, mặt hàng xuất nhập khẩu nhằm tạo sự
ổn định cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dung trong nước, phát triển sản xuất
trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu.
e. Sự phát triển của hoạt động ngoại thương
Sự phát triển của hoạt động ngoại thương là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đền hoạt động TTQT của ngân hàng. Sự phát triển của kinh tế đối ngoại và đặc biệt là
hoạt động ngoại thương sẽ làm phát sinh nhiều nhu cầu thực hiện nghĩa vụ tiền tệ của
quốc gia này đối với một quốc gia khác. Đây chính là điều kiện hàng đầu để NHTM
mở rộng và phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
f. Tỷ giá hối đoái
Về bản chất, kinh doanh ngoại tệ tự nó chứa đựng rủi ro rất cao. Ngoài các rủi
ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như: rủi ro lãi suất, rủi ro
tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lí, rủi ro quốc
gia,…thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá.
Do tỷ giá biến động thường xuyên nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực,
gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân
hàng.
Rủi ro tỷ giá là tác động bất lợi tiềm ẩn ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá trị kinh
tế của tổ chức tín dụng do biến động tỷ giá. Một tổ chức tín dụng gặp rủi ro tỷ giá ngay
cả trong thị trường ngoại hối giao ngay lẫn kì hạn, và cả trong thị trường quyền chọn.
Rủi ro tỷ giá trong thị trường giao ngay phái sinh khi tổng giá trị hiện tại của tài sản có
tính bằng bất kì loại tiền tệ nào cũng không bằng với tổng giá trị hiện tại của giá trị tài
9
sản nợ tính bằng loại tiền đó. Rủi ro tỷ giá kì hạn xảy ra đối với một loại tiền cụ thể
khi có chênh lệch về kì hạn mua/bán của loại tiền tệ đó so với loại tiền tệ khác. Rủi ro
tỷ giá quyền chọn nảy sinh từ ảnh hưởng của các biến động lãi suất và tỷ giá cũng như
các biến động về giá trị thị trường của quyền chọn trong phạm vi danh mục đầu tư của
tổ chức tín dụng.
Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái là một nhân tố khá nhạy cảm, được xác định vởi
mối quan hệ cung – cầu trên thị trường tiền tệ. Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động
xuất nhập khẩu, biến động tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động thanh toán
quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng. Việc cân nhắc mua hay bán ngoại tệ trở
nên khó khăn khi tỷ giá thay đổi lien tục, bất thường, hậu quả là nguồn ngoại tệ thanh
toán bị ảnh hưởng. Các ngân hàng buộc phải lựa chọn: hoặc chấp nhận co hẹp hoạt
động thanh toán quốc tế, hạn chế đối tượng khách hàng, hoặc phải chịu lỗ về kinh
doanh ngoại tệ, bù lại ngân hàng sẽ giữ được khách hàng.
g. Các nhân tố khác
Môi trường tài chính quốc tế: Khi khủng hoảng tài chính xảy ra sẽ ảnh hưởng
đến hầu hết các nước và do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế
vì nền kinh tế của mỗi quốc gia ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế.
Sự ổn định của đồng tiền thanh toán: Khi đồng tiền thanh toán bị mất giá sẽ
ảnh hưởng tiêu cực đến hậu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, và
ngược lại.
Năng lực kinh doanh của khách hàng: Khách hàng của các ngân hàng là các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động thanh toán
xuất nhập khẩu từ phía khách hàng đó là trình độ, kiến thức, kinh nghiệm,…của những
doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nếu những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu này am hiểu
thị trường mà mình kinh doanh, có kiến thức sâu rộng về hoạt động xuất nhập khẩu thì
sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình tốt, không gặp rủi ro. Tuy nhiên, trên
thực tế, các khách hàng từ phía Việt Nam thường thiếu thông tin thương mại, chưa
nắm chắc đối tác kinh doanh của mình trên thị trường quốc tế do thiếu kinh nghiệm,
hạn chế về trình độ. Những thiếu sót ấy sẽ dẫn tới những rủi ro như: nhà xuất khẩu sẽ
không nộp bộ chứng từ kịp thời, lập chứng từ không khớp với L/C, mô tả sai hàng hóa
so với L/C hoặc không đầy đủ. Hoặc đối với nhà nhập khẩu, họ chưa coi trọng vai trò
tham mưu của ngân hàng trong việc kí kết hợp đồng, điều này có thể khiến ngân hàng
gặp khó khăn trong việc giao dịch với đối tác nước ngoài của nhà nhập khẩu hoặc
ngân hàng thông báo theo quy định trong hợp đồng do không có quan hệ đại lý.
10
2.1.3.2 Nhân tố chủ quan
a. Mô hình tổ chức quản lí điều hành hoạt động TTQT của NHTM
Một hệ thống quản lí điều hành từ Trung ương đến chi nhánh theo một quy
trình cụ thể, gọn nhẹ, giao quyền chủ động cho chi nhánh sẽ tiết kiệm được chi phí,
thời gian thanh toán nhanh chóng và an toàn là tác nhân thu hút khách hàng đến với
ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ được đảm bảo.
b. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Chính sách phát triển của một ngân hàng phụ thuộc vào mục tiêu của ngân hàng
đó trong từng thời kì. Chẳng hạn mục tiêu của ngân hàng năm nay là ưu tiên phát triển
dịch vụ TTQT thì ngay từ đầu năm ngân hàng phải có các chính sách như: nâng cao
chất lượng sản xuất dịch vụ, tăng cường các hoạt động marketing, có chính sách để thu
hút khách hàng. Quan trọng hơn cả, một định hướng tốt, một chiến lược kinh doanh
phù hợp với môi trường hiện tại sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của ngân
hàng phát triển.
c. Chính sách đối ngoại của ngân hàng
Đó là việc ngân hàng tăng cường mở thêm các chi nhánh, đại lý ở nước ngoài,
tăng cường quan hệ hợp tác với các ngân hàng ở nước ngoài nhưng vẫn phải đảm bảo phù
hợp với chính sách đối ngoại của nhà nước. Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên
thế giới giúp cho việc giao dịch và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng,
đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, thông qua ngân hàng đại lý,
ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịch vụ ủy thác của ngân hàng đại lý để mở rộng
hoạt động TTQT. Bên cạnh đó, việc tăng cường mở rộng them chi nhánh hoặc đại lí giúp
cho ngân hàng có thể tận dụng được mạng lưới khách hàng đa dạng của mình.
d. Chính sách khách hàng
Nâng cao chất lượng của dịch vụ chăm sóc khách hàng, phong cách chăm sóc
khách hàng tận tình, chu đáo. Thực hiện được những phương châm trên ngân hàng sẽ
đạt được nguồn doanh thu mang tính ổn định dựa trên mối quan hệ thân tín giữa ngân
hàng và khách hàng. Ngược lại, nếu không thực hiện tốt chính sách này của ngân hàng
sẽ không những làm mất khách hàng mà doanh thu lợi nhuận cũng như uy tín cũng bị
giảm sút.
e. Uy tín của NHTM trong nước và quốc tế
Một ngân hàng có uy tín lớn là ngân hàng có các hoạt động đa dạng và phong
phú cả về quy mô lẫn chất lượng, điều này sẽ thu hút một số lượng lớn khách hàng đến
với ngân hàng. Không những thế, một ngân hàng có uy tín sẽ dễ dàng mở rộng được
11
thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt khi ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc
tế, sẽ rất thuận lợi khi thực hiện các nghiệp vụ mang tính bảo lãnh thanh toán cho
khách hàng trong nước và nghiệp vụ TTQT, đồng thời các ngân hàng và đối tác nước
ngoài sẽ tin tưởng lựa chọn ngân hàng để giao dịch.
f. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng
Con người là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động
kinh doanh nói chung, trong hoạt động ngân hàng thì yếu tố con người lại càng quan
trọng. Hoạt động TTQT là một hoạt động phức tạp, liên quan đến yếu tố quốc tế với
nhiều quy định, tập quán khác nhau và mỗi phương thức thanh toán lại có những đặc
điểm riêng do đó yêu cầu cán bộ TTQT của ngân hàng phải có những tiêu chuẩn nhất
định, được trang bị đầu đủ và hiểu biết về pháp luật, thông lệ, tập quán thương mại các
nước. Khi cán bộ TTQT của một ngân hàng đáp ứng đủ chuyên môn và có trình độ
cao, có ý thức nghề nghiệp tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt động TTQT ngày càng phát
triển, chất lượng của hoạt động ngày càng tốt hơn, nâng cao uy tín hoạt động TTQT
cho ngân hàng và thu hút thêm được nhiều khách hàng. Hơn nữa, việc thông thạo
ngoại ngữ là yếu tố đòi hỏi một cán bộ TTQT giỏi phải có vì các chứng từ giao dịch
trong TTQT đều sử dụng ngoại ngữ.
g. Nền tảng công nghệ thông tin hiện đại
Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ kĩ thuật – thông tin là một yếu tố thúc đẩy
mọi hoạt động kinh tế xã hội, trong hoạt động của ngân hàng đặc biệt hoạt động TTQT
thì yếu tố công nghệ lại càng đặc biệt quan trọng. Bởi vì hoạt động TTQT là hoạt động
vừa yêu cầu độ chính xác cao lại vừa đòi hỏi phải nhanh chóng, hiệu quả để tạo điều
kiện cho người xuất khẩu. Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào TTQT sẽ thúc đẩy
hoạt động này phát triển và giảm thiểu rủi ro cũng như tạo dựng được uy tín đối với
khách hàng. Khi ngân hàng trang bị đầy đủ cho mình một nền tảng thông tin hiện đại
thì sẽ giúp ngân hàng có nhiều điều kiện cho các giao dịch thanh toán quốc tế diễn ra
nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Ngược lại, nếu ngân hàng không quan tâm việc áp
dụng các tiến bộ khoa học công nghệ sẽ khiến cho hoạt động của ngân hàng bị hạn
chế, không theo kịp sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh, từ đó sẽ dẫn tới bị loại bỏ
khỏi thị trường.
h. Thông tin thanh toán quốc tế
Việc nắm bắt chính xác và kịp thời các thông tin liên quan đến hoạt động TTQT
trong và ngoài nước giúp ngân hàng có chính sách, biện pháp để thực hiện công việc
kinh doanh của mình cũng như tư vấn cho khách hàng, và từ đó hoạt động TTQT sẽ
ngày càng có chất lượng cao.
12
i. Các hoạt động hỗ trợ TTQT
Các hoạt động hỗ trợ thanh toán quốc tế như cho vay xuất nhập khẩu hay bảo
lãnh ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công tác thanh toán của ngân hàng. Ngân hàng
có thể hỗ trợ nhà xuất nhập khẩu dưới các hình thức cho vay ký quỹ mở L/C, chiết
khấu bộ chứng từ gửi hàng hay bảo lãnh nhận hàng hoặc bảo lãnh mở L/C trả chậm.
2.2 LƯỢC KHẢO MỘT SỐ TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại
AGRIBANK chi nhánh Cầu giấy”. Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh, ngành:
Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Quốc tế Bắc Hà, người hướng dẫn: Thạc sĩ
Phùng Thanh Quang. Đề tài tập trung phân tích tình hình TTQT như: phương thức
chuyển tiền, phương thức ủy nhiệm nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ qua ba
năm từ 2009 đến 2011. Đề tài cũng đề ra khá nhiều giải pháp để đẩy mạnh hoạt động
TTQT của ngân hàng.
Luận văn tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân
hàng EXIMBANK chi nhánh Cần Thơ”. Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thanh Trúc,
lớp KT0724A1, khoa KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH, trường Đại học Cần
Thơ, giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Bạch Yến. Đề tài có một sự phân tích chi tiết về
tổng quát tình hình xuất nhập khẩu của thành phố Cần Thơ cũng như tình hình hoạt
động TTQT tại ngân hàng mà đề tài phân tích. Bên cạnh đó, luận văn này cũng có
nhiều sự so sánh để rút ra được điểm mạnh và điểm yếu, từ đó hoàn thiện hơn nữa
những mặt hạn chế của ngân hàng.
Tóm tắt chương 2:
TTQT là một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình hội nhập và
phát triển của một quốc gia. Hoạt động này hỗ trợ chủ yếu cho hoạt động kinh tế đối
ngoại, đóng vai trò to lớn trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Chính vì thế,
TTQT trở thành một nhân tố hàng đầu để đánh giá hiểu quả kinh tế đối ngoại trong
điều kiện quan hệ quốc tế được mở rộng. Khi tiến hành hoạt động TTQT, các chủ thể
tham gia cần phải xác định rõ năm vấn đề quan trọng đó là đồng tiền, địa điểm,
phương tiện, phương thức và thời gian thanh toán.
Tuy nhiên, hoạt động này cũng chịu nhiều ảnh hưởng đến từ các nhân tố vĩ mô
cũng như những nhân tố nội tại của ngân hàng. Xác định được những nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động quan trọng này sẽ là cơ sở để đánh giá được thực trạng hoạt động
TTQT của ngân hàng, nêu ra những mặt đạt được và hạn chế còn tồn tại ở chương tiếp
theo. Bên cạnh đó, chương này cũng tóm lược một số tài liệu mà luận văn đã tham
khảo nhằm làm cơ sở tạo tiền đề cho các phân tích ở chương sau.
13
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT
CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN
Sau khi đã có một cơ sở lí luận vững chắc về hoạt động TTQT vừa đề cập ở
chương trước, chương 3 của bài luận sẽ đi sâu vào phân tích tình hình thực hiện TTQT
theo ba phương thức đó là phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền và phương
thức L/C. Bên cạnh đó, bài luận cũng đề cập sơ lược về tình hình xuất nhập khẩu tại
địa bàn Tp.HCM. Qua quá trình phân tích đó, chương 3 sẽ nhận xét về những mặt đạt
được và những hạn chế còn tồn tại cũng như những nguyên nhân gây ra hạn chế đó
nhằm tìm các giải pháp để cải thiện.
3.1 GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT VỀ AGRIBANK
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định số 400/CT
thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông
nghiệp Việt Nam.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông
nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Năm 2009, Top 10 giải Sao vàng đất Việt, Top 10 Thương hiệu Việt Nam uy
tín nhất, danh hiệu “Doanh nghiệp phát triển bền vững” do Bộ Công thương công
nhận, Top 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500.
Năm 2012, Agribank được trao tặng: Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam -
VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân
hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt
Nam.
3.2 GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH
SÀI GÒN
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh Sài Gòn
Tên giao dịch: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development – SaiGon
Branch
Trụ sở chính: Số 2 – Võ Văn Kiệt - Quận 1 - TP. HCM
14
Tel: (08)-38210567
Fax: (08)-38211953
Email: vba@agribanksaigon.com.vn
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Agribank chi nhánh
Sài Gòn
Việc thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NHNo&PTNT) – chi nhánh Sài Gòn căn cứ theo:
Nghị định 53/HĐBT về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh.
Quyết định số 400/CT về việc thành lập Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam
trên cơ sở Ngân hàng Phát Triển Nông Thôn Việt Nam.
Quyết định 60/NH-QĐ (ngày 22/12/1992) về việc thành lập chi nhánh Ngân
hàng Nông nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 sở
giao dịch và 43 chi nhánh.
Quyết định 280/QĐ-NH5 nhằm thành lập lại và đổi tên Ngân hàng Nông
nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Ngày 25/02/2002, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam ra quyết định số 41/QĐ-HĐQT-TCCP đổi tên Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở giao dịch 2 thành Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn – chi nhánh Sài Gòn.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự của Agribank
Hình 3.1: Sơ đồ Ban Giám đốc
Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
Ông: Võ Việt Hùng
Giám đốc
Ông: Trần Thế Vinh
Phó Giám đốc
Bà: Trần Thị Kim Thanh
Phó Giám đốc
Ông: Nguyễn Viết Thanh
Phó Giám đốc
15
3.2.3 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Agribank chi nhánh Sài Gòn
Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của ngân hàng hướng dẫn
giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động cấp trên đã giao.
Thực hiện các chính sách chiến lược đối với khách hàng trong việc ký kết các hợp
đồng tín dụng. Được quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc tổ chức, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỉ luật đối với cán bộ công nhân viên của đơn vị.
Phó giám đốc: có trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động các đơn vị phòng
ban do giám đốc phân công vàủy quyền, tổ chức thực hiệc theo đúng qui trình qui
chế…Thường xuyên theo dõi và phân tích tình hình tài chính, huy động vốn, đầu tư tín
dụng, qua đó tham mưu cho giám đốc trong việc điều hành các mảng nghiệp vụ.
Dưới Ban Giám Đốc là các phòng, mỗi phòng phụ trách một nhiệm vụ nhưng
vẫn có mối quan hệ qua lại với nhau và hỗ trợ nhau khi cần thiết, có tất cả 9 phòng bao
gồm:
Phòng kế toán – ngân quỹ: là phòng phụ trách về các hoạt động nghiệp vụ có
liên quan đến quá trình thanh toán như: thanh toán tiền mặt, tiến hành mở tài khoản
cho khách hàng, tổng hợp các khoản thu, chi trong ngày để xác định lượng vốn huy
động cũng như các khoản cho vay trong ngày.
Phòng tổ chức Hành chính – Nhân sự: phụ trách quản lý toàn bộ các hoạt
động có liên quan đến nhân viên của Chi nhánh, tổ chức quản lý hồ sơ của cán bộ,
nhân viên của Chi nhánh. Quản lý các vấn đề như: tiền lương, tiền thưởng đối với
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
Phòng KẾ TOÁN NGÂN QUỸ
Phòng HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
Phòng MARKETING
Phòng THẨM ĐỊNH
Phòng TÍN DỤNG
Phòng KẾ HOẠCH KINH
DOANH
Phòng KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Phòng ĐIỆN TOÁN
Phòng KINH DOANH NGOẠI
HỐI
16
nhân viên. Bên cạnh đó, phòng tổ chức hành chính còn tiếp nhận gửi thư, vào sổ văn
thư, chuyển văn thư đến theo phê duyệt của Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc, là nơi giữ
con dấu của Chi nhánh.
Phòng Marketing: phụ trách đưa ra những chiến lược quảng bá, truyền thông
rộng rãi để tìm kiếm khách hàng mới cũng như những biện pháp nâng cao chất lượng
dịch vụ cho khách hàng.
Phòng Thẩm định: Thẩm định các dựán cho vay, bảo lãnh (trung và dài hạn)
và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín dụng.
Thẩm định các đề xuất về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách
hàng.Thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay.
Phòng Tín dụng: Quản lí các hoạt động thấu chi và thẻ tín dụng của Chi
nhánh, đế xuất xử lý các khoản nợ quá hạn thấu chi và thẻ tín dụng, hỗ trợ các đơn
vị/bộ phận khác về một số nội dung liên quan đến tín dụng.
Phòng Kế hoạch – kinh doanh: Có trách nhiệm đóng góp ý kiến, trao đổi kinh
nghiệm để xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm cho Chi nhánh, xây dựng phương
pháp tiếp cận và triển khai cho từng sản phẩm.
Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ: Kiểm tra việc thực hiện các qui chế, chếđộ
tại chi nhánh. Thực hiện các chức năng kiểm toán nội bộ tại chi nhánh theo quy chế
hoạtđộng kiểm tra kiểm toán nội bộ.
Phòng Điện toán: Chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động liên quan đến quản
trị cơ sở dữ liệu, quản trị và triển khai ứng dụng của hệ thống cơ sở dữ liệu và các ứng
dụng của toàn ngân hàng, đảm bảo sự vận hành liên tục và hiệu quả của toàn bộ hệ
thống, phục vụ nhu cầu hoạt động và kinh doanh của ngân hàng.
Phòng Kinh doanh ngoại hối: Trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh,
L/C đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các
giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng.Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại
với các ngân hàng nước ngoài. Đầu mối trong việc cung cấp dịch vụ thông tin đối
ngoại.
3.2.4 Các lĩnh vực hoạt động
Nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng VND và ngoại tệ từ các
tổ chức kinh tế và cá nhân. Thực hiện đồng tài trợ bằng VND, USD các dự án, chương
trình kinh tế lớn.
17
Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loại hình cho
vay đa dạng. Cho vay cá nhân, hộ gia đình có bảo đảm bằng tài sản, cho vay tiêu dùng,
cho vay du học sinh.
Phát hành thẻ ATM (Success), thẻ tín dụng nội địa, thẻ Quốc tế Visa, thẻ
Master. Bảo lãnh ngân hàng. Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, chuyển
tiền bằng hệ thống SWIFT. Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, chuyển tiền du
học sinh, kiều hối.
Triển khai thực hiện dịch vụ rút tiền tự động 24/24 (ATM), dịch vụ thanh toán
hoá đơn, sản phẩm dịch vụ qua hệ thống POS, qua mạng SMS Banking. Dịch vụ vấn
tin, nhắn tin qua điện thoại, giao dịch từ xa thanh toán online qua mạng; thực hiện các
dịch vụ khác về tài chính, ngân hàng.
3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH
SÀI GÒN
3.3.1 Hoạt động huy động vốn
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh Sài Gòn
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số
tiền
(%)
Số
tiền
(%)
Số
tiền
(%)
Tổng nguồn vốn huy động 5.808 100 5.368 100 5.716 100
Phân theo đối tượng khách hàng
Dân cư 982 16,91 1.216 22,65 1.763 30,84
Tổ chức kinh tế và tín dụng khác 4.826 83,09 4.152 77,35 3.953 69,16
Phân theo kỳ hạn tiền gửi
Không kỳ hạn 3.034 52,24 3.048 56,78 2.724 47,66
Kỳ hạn < 12 tháng 2.269 39,07 1.863 34,71 1.864 32,61
Kỳ hạn >= 12 tháng 505 8,69 457 8,51 1.128 19,73
Phân theo loại tiền huy động
Nội tệ 4.437 76,39 4.596 85,62 4.789 83,78
Ngoại tệ 1.371 23,61 772 14,38 927 16,22
Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
18
Trước bối cảnh nền kinh tế vĩ mô, đã gây không ít khó khăn cho hoạt động của
ngân hàng. Song bằng nhiều giải pháp linh hoạt trong đó mở rộng mạng lưới huy động
vốn, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trên mọi mặt nên Agribank chi nhánh
Sài Gòn vẫn đảm bảo duy trì được nguồn vốn ổn định, tăng trưởng ổn định đảm bảo
khả năng thanh toán, đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, vốn đầu tư cho các doanh
nghiệp.
Tổng nguồn vốn huy động giảm qua các năm.Cụ thể, năm 2010, vốn huy động
đạt 5.808 tỷ đồng và giảm còn 5.368 tỷ đồng vào năm 2011. Do bối cảnh kinh tế toàn
cầu năm 2011 không mấy khả quan nên tình hình vốn huy động cũng bị ảnh hưởng
theo. Sang đến năm 2012, nguồn vốn huy động được cải thiện và tăng lên đến 5.716
tỷ đồng. Agribank Sài Gòn đảm bảo cơ cấu, tăng trưởng nguồn vốn có tính ổn định
cao thực hiện đa dạng sản phẩm và hình thức huy động vốn, góp phần đảm bảo an
toàn, thanh khoản của ngân hàng.
Nhìn chung cơ cấu của nguồn vốn qua các năm đã có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể
hơn, từ cơ cấu chỉ tập trung chủ yếu vào các tổ chức kinh tế và tín dụng khác đã
chuyển dần sang đẩy mạnh huy động vốn từ dân tư. Từ cơ cấu mà trong đó tiền gửi
không kì hạn chiếm vai trò chủ đạo đã chuyển sang cơ cấu mà trong đó việc huy động
tiền gửi trung và dài hạn được chú trọng hơn và tỷ trọng của nó tăng dần. Từ việc chủ
yếu huy động bằng nội tệ, Chi nhánh phát triển huy động bằng ngoại tệ biểu hiệu qua
việc giá trị và tỷ trọng của nó luôn tăng trong giai đoạn trên.
3.3.2 Hoạt động tín dụng
Bảng 3.2: Tình hình về dư nợ cho vay tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tổng dư nợ 4.013 100 3.986 100 4.123 100
Dư nợ ngắn hạn 1.837 45,78 1.884 47,27 1.816 44,05
Dư nợ trung hạn và dài hạn 2.176 54,22 2.102 52,73 2.307 55,95
Theo loại tiền
Nội tệ (VND) 3.560 88,71 3.237 81,21 3.014 73,10
Ngoại tệ (USD) 452 11,26 748 18,77 1.109 26,90
Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
19
Qua các năm, dư nợ cho vay của ngân hàng có xu hướng tăng, tuy nhiên có sự
tăng giảm không đều.
Năm 2011, tổng dư nợ đã giảm 27 tỷ đồng, giảm 0,67% so với năm 2010. Mặc
dù năm 2011, ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất theo chính sách của nhà nước, đưa
mức lãi suất về lãi suất trần. Đây là một năm đầy sóng gió đối với doanh nghiệp
Việt Nam, năng lực sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu
nghiêm trọng, khả năng tiếp cận vốn bị suy giảm làm ảnh hưởng đến tình hình về dư
nợ cho vay của các ngân hàng.
Trong năm 2012, nỗ lực vượt qua khó khăn, Agribank nói chung và chi nhánh
Sài Gòn nói riêng luôn khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn.
- Trong 6 tháng đầu năm 2012, Agribank tiếp tục thực hiện các biện pháp để
mở rộng tín dụng; cơ cấu vốn tín dụng được tập trung cho vay nông nghiệp,
nông thôn, nông dân, cho vay các chương trình của Chính phủ, NHNN về
tạm trữ lương thực, cà phê, thủy sản, xuất khẩu, cho vay doanh nghiệp nhỏ
và vừa; tiếp tục duy trì cấp tín dụng đối với những khách hàng tốt.
- Năm 2012, dư nợ trung và dài hạn đạt 2.307 tỷ đồng, chiếm gần 56% tỷ
trọng trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng. Việc điều chỉnh lại cơ cấu dư nợ
này giúp ngân hàng giảm rủi ro trong việc cho vay.
- Bên cạnh đó, có thể thấy vào năm 2012 cho vay bằng ngoại tệ tăng 245,35%
so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 26,9% trong cơ cấu. Ngân hàng gia tăng
cho vay bằng ngoại tệ để phù hợp với xu thế của thị trường, hỗ trợ các
doanh nghiệp mở rộng kinh doanh nước ngoài.
Qua đó có thể nhận xét trong giai đoạn 2010-2012, chi nhánh đã thực hiện tốt
các chỉ đạo của Hội sở, lựa chọn khách hàng tốt, nhu cầu cho vay tín dụng như xuất
khẩu lao động, cho vay tiêu dùng, đời sống, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng để xử lý
nhu cầu vay mới; giải ngân vốn kịp thời cho các nhu cầu thời vụ… Mục tiêu cho vay
tiêu dùng với số dư nợ hợp lý phù hợp với điều kiện thị trường, tăng trưởng tín dụng
và có mức lãi suất thích hợp. Tích cực xử lý, cơ cấu lại nợ trên cơ sở làm việc phân
loại nợ của từng khách hàng để giải quyết tồn tại, giảm lãi suất cũ, điều chỉnh kỳ hạn
nợ, cho khách hàng vay tiêu dùng, với dự án bất động sản, cho vay khách hàng mới để
mua lại các dự án đầu tư là những khoản nợ xấu hoặc có nguy cơ chuyển sang nợ xấu.
20
3.3.3 Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận
Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribankchi nhánh Sài Gòn
Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
Ta có thể thấy tổng doanh thu của chi nhánh có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên
chỉ tiêu này tăng mạnh và tăng đột biến vào năm 2011. Các chỉ tiêu chi phí và lợi
nhuận cũng theo xu hướng như doanh thu.
Năm 2010, tổng doanh thu của chi nhánh đạt 926.172 triệu đồng, tổng chi phí ở
mức 861.790 triệu đồng và lợi nhuận đạt 64.382 triệu đồng.
Năm 2011, tuy tình hình nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
gặp nhiều khó khăn, thách thức nhất là 6 tháng đầu năm do những biến động bất lợi
của thị trường vốn, lãi suất, vốn huy động và dư nợ cho vay nhưng tình hình tài chính
của Agribank chi nhánh Sài Gòn vẫn khả quan.
.0
200000.0
400000.0
600000.0
800000.0
1000000.0
1200000.0
2010
2011
2012
Triệuđồng
Năm
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận
Bảng 3.3: Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Sài Gòn
ĐVT: triệu đồng
Các chỉ tiêu 2010 2011 2012
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệnh
2012/2011
Số tiền (%) Số tiền (%)
Tổng doanh thu 926.172 1.093.911 921.725 167.739 18,11 -172.186 -15,74
Tổng chi phí 861.790 948.617 783.857 86.827 10,08 -164.760 -17,37
Lợi nhuận 64.382 145.294 137.868 80.912 125,67 -7.426 -5,11
Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
21
- Cụ thể, tổng doanh thu tăng lên đến 1.093.911 triệu đồng lợi nhuận cũng
tăng 125,67% so với năm 2010. Tình hình chung năm 2011, lãi suất có xu
hướng tăng cao từ đầu năm do áp lực của lạm phát. Trong điều kiện lạm
phát lên tới 18% thì việc áp dụng trần lãi suất 14% theo như chính sách điều
hành lãi suất của NHNN là rất khó thực hiện, buộc các ngân hàng phải tìm
đủ mọi cách để lách quy định. Điều đó cho thấy, chi nhánh đã hoạt động
hiệu quả trong điều kiện kinh tế hạn chế như vậy.
- Bên cạnh đó chi phí năm 2011 đã tăng 86,827 triệu đồng so với 2010, tương
đương tăng 10,08% và tăng ít hơn phần tăng của doanh thu. Chi phí cũng
tăng cao nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn của chi nhánh, chi phí nhân viên
và chi phí quản của Agribank Sài Gòn. Mặc dù vậy, nhìn chung 2011 là một
năm khá thành công của cả toàn hệ thống Agribank nói chung và chi nhánh
Sài Gòn nói riêng.
Đến năm 2012, các chỉ tiêu về tài chính của chi nhánh đều có xu hướng giảm.
- Tổng doanh thu đã giảm 172.186 triệu đồng, tương đương giảm 15,74%.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần là do bị ảnh hưởng bởi diễn
biến chung của nền kinh tế vĩ mô. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế
thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân
cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở
mức cao, sức mua trong dân giảm, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo
ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản
xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Một nguyên nhân cũng đáng quan tâm
đó là sự mở rộng về cả quy mô và nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ
quản lí của các ngân hàng khác đã thu hút một số khách hàng của chi nhánh,
làm chi nhánh mất đi khách hàng, thu hẹp doanh thu.
- Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh Sài Gòn thực hiện đúng các quy định về
trần lãi suất huy động về ngoại tệ và USD, giảm lãi suất cho vay, lãi suất
cho vay phổ biến từ 10%/năm đến dưới 13%/năm. Việc giảm lãi suất cho
vay trong khi lãi suất huy động ít biến động làm cho thu nhập từ lãi vay
giảm. Nguyên nhân khác đến từ việc trong năm 2012, nhiều cán bộ của
Agribank bị khởi tố, điều tra làm ảnh hưởng đến danh tiếng không chỉ của
Hội sở mà còn ảnh hưởng đến uy tín của các chi nhánh, trong đó có chi
nhánh Sài Gòn.
- Chỉ tiêu về chi phí cũng giảm 17,37% và giảm nhiều hơn doanh thu, trong
điều kiện kinh tế khó khăn chi nhánh cũng cắt giảm và hạn chế một số tiêu
dùng không cần thiết để đảm bảo lợi nhuận. Mặt dù vậy, lợi nhuận cũng
22
giảm 7.246 triệu đồng, tương đương 5,11%. Tuy tình hình kinh doanh
không khả quan như năm 2011 nhưng với việc chi phí giảm nhanh hơn
doanh thu, chi nhánh đã kiềm hãm được sự tụt giảm trong lợi nhuận nhờ vào
các chính sách của Hội sở, và công tác quản lí của Ban lãnh đạo.
3.3.4 Kinh doanh ngoại tệ.
Hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ luôn là một thách thức
đối với các NHTM, đặc biệt trong bối cảnh thị trường Việt Nam có nhiều biến động
khó lường. Với lợi thế mạng lưới công nghệ, cùng với hoạt động kinh doanh ngoại tệ
trên thị trường liên ngân hàng, Agribank nói chung và chi nhánh Sài Gòn nói riêng đã
có những thành tích đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Bảng 3.4: Doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank chi nhánh Sài Gòn
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%)
Mua ngoại tệ 155 194 204 39 25,16 10 5,15
Bán ngoại tệ 156 195 205 39 25,00 10 5,13
Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
Biểu đồ 3.2: Doanh số mua bán ngoại tệ của Agribankchi nhánh Sài Gòn
Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
0%
20%
40%
60%
80%
100%
2010
2011
2012
Doanhsố(TriệuUSD)
Năm
Bán ngoại tệ
Mua ngoại tệ
23
Trong giai đoạn 2010-2012, có thể thấy tổng doanh số thu được từ hoạt động
kinh doanh ngoại tệ luôn tăng trưởng liên tục qua các năm.
Cụ thể, trong năm 2010, doanh số này đạt mốc 311 triệu USD và đã tăng đến
389 triệu USD tương đương hơn 25% trong năm 2011. Sang đến năm 2012, chi nhánh
đã tiếp tục phát huy thành tích này và đã tăng doanh số mua bán ngoại tệ lên thêm 20
triệu USD, mang về tổng doanh số cho năm này là 409 triệu USD. Nguyên nhân của
sự gia tăng này chủ yếu có thể bằng việc ghim giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp trong
tình hình tỷ giá hối đoái biến động trong 3 năm qua. Cơ bản chi nhánh phục vụ chủ
yếu cho các nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng.Bên cạnh đó, ta thấy tỷ trọng
của cung và cầu ngoại tệ ở chi nhánh khá đồng đều và giữ vững cơ cấu này trong 3
năm qua.
3.3.5 Các thành tích đạt được
Về mạng lưới, ngoài Hội sở những năm qua Chi nhánh đã bàn giao 8 Chi nhánh
cấp 2 để nâng cấp lên Chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam; hiện nay
Chi nhánh có 3 phòng giao dịch trực thuộc, 16 máy rút tiền tự động (ATM) 26 điểm
đặt máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS).
Về công nghệ, Chi nhánh đã áp dụng chương trình hiện đại hoá ngân hàng và hệ
thống thanh toán theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới, nhằm cung cấp những sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo cho khách hàng.
Về khách hàng, những năm qua số lượng khách hàng có quan hệ giao dịch với
Chi nhánh không ngừng tăng lên, đến đã có gần 200 ngàn khách hàng có quan hệ giao
dịch tiền gửi, thanh toán; trong đó trên 120 ngàn khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ và
trên 3.000 khách hàng có quan hệ tín dụng.
Từ năm 2001 đến nay họat động kinh doanh của Agribank Sài Gòn từng bước
tăng trưởng khá. Nguồn vốn tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 30%, dư nợ tăng
trưởng bình quân hàng năm 15%, lợi nhuận tăng trưởng bình quân hàng năm trên
10%/năm. Họat động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngọai tệ tăng trưởng bình quân
hàng năm trên 20%, chi nhánh đã có quan hệ thanh toán với trên 100 quốc gia và
vùng lãnh thổ; uy tín vị thế của Chi nhánh trên địa bàn đối với các đối tác và khách
hàng tiếp tục được nâng cao.
3.3.6 Định hướng phát triển
Thực hiện các biện pháp huy động vốn thích hợp đối với từng loại khách hàng,
vùng, miền. Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, phân tích, đánh giá đúng thực
trạng nợ xấu và quyết liệt triển khai các biện pháp xử lý và thu hồi, giảm nợ xấu.
24
Củng cố, kiện toàn về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt và hệ thống cơ chế quản
trị điều hành kinh doanh, xây dựng quy trình quản lý hiện đại trên các mặt nghiệp vụ,
chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao chất lượng,
hiệu quả, rà soát và chỉnh sửa quy trình giao dịch một cửa và hậu kiểm.
Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ
hiện đại.
Nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp thị, truyền thông gắn với hoạt động an sinh xã
hội, qua đó góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh,
tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín.
3.4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN
ĐỊA BÀN TP.HCM
Kể từ sau khi gia nhập WTO, nhập siêu gia tăng nhanh chóng và tạo ra một số
tác động tiêu cực lên nền kinh tế: gây sức ép lên tỷ giá và làm gia tăng nợ nước ngoài.
Qua bảng số liệu và đồ thị về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn
2010-2012, ta có thể thấy kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng tăng. Cơ cấu hàng
hoá xuất khẩu vẫn chủ yếu tập trung vào các mặt hàng nông lâm nghiệp, các mặt hàng
thâm dụng lao động và các tài nguyên thiên nhiên chẳng hạn như dầu thô, than đá, gạo,
xăng dầu,…Nhập khẩu cũng tập trung vào các mặt hàng làm đầu vào cho hoạt động
sản xuất phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu chẳng hạn như xăng dầu, chất dẻo, vải, sắt
thép, điện tử, máy tính và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác.
Tình hình xuất nhập khẩu của Tp.HCM giai đoạn 2010-2012 được thể hiện
trong bảng và biểu đồ sau:
Bảng 3.5: Tình hình xuất nhập khẩu của Tp.HCM
Đơn vị: tỷ USD
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Chênh lệnh
2011/2010
Chênh lệch
2012-2011
Số tiền (%) Số tiền (%)
Xuất khẩu 72,24 96,91 114,57 24,67 34,15 17,66 18,22
Nhập khẩu 84,84 106,75 113,79 21,91 25,83 7,04 6,59
Nguồn: Tổng cục thống kê Tp.HCM
25
Biểu đồ 3.3: Tình hình xuất nhập khẩu của Tp.HCM
Nguồn: Tổng cục thống kê Tp.HCM
 Năm 2010:
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 72,24 tỷ USD. Nhiều mặt hàng
trong năm 2010 tăng mạnh về số lượng xuất khẩu, giúp duy tăng trưởng xuất khẩu và
thể hiện được quy mô mở rộng sản xuất. Giá xuất khẩu năm 2010 của nhiều mặt hàng
cũng tăng mạnh, trong đó nhiều mặt hàng được hưởng lợi từ tăng giá thế giới như gạo,
cà phê, cao su, dầu thô, than….
Về nhập khẩu năm 2010 của cả nước ước đạt 84,84 tỷ USD. Trong đó doanh
nghiệp trong nước nhập khẩu 47,5 tỷ USD chiếm 56,6% tổng kim ngạch tăng 8,3% so
với năm 2009, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 37,34 tỷ USD
chiếm 43,4% tổng kim ngạch và tăng 39,9% so với năm 2009.
Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010 tăng cả về quy mô và tốc độ,
xuất khẩu hàng hóa đều vượt mức kế hoạch đề ra. Do sự phục hồi của nền kinh tế nên
nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tác có sự tăng trưởng vượt trội, xuất khẩu khu
vực FDI tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong việc tạo giá trị xuất khẩu, tỷ trọng xuất
khẩu FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng. Tốc độ tăng trưởng nhập
khẩu năm 2010 thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (xuất khẩu tăng 25,5%,
nhập khẩu tăng 20,1,%). Nhập siêu cả nước ước đạt khoảng 12,3 tỷ USD, thấp hơn so
với dự báo từ đầu năm 13,5 tỷ USD bằng 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước, đạt mục tiêu Chính phủ đã đề ra.
 Năm 2011:
-20
0
20
40
60
80
100
120
140
2010 2011 2012
Trịgiá(TỷUSD)
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Kim ngạch xuất nhập
khẩu
26
Tình trạng nhập siêu của nước ta cũng có xu hướng cải thiện. Xuất khẩu đã tăng
34,15% và tăng mạnh hơn tốc độ tăng của nhập khẩu là 25,83%. Mức tăng trưởng này
cao hơn 23% so với mục tiêu Quốc hội đề ra. Mặc dù trong năm, xuất khẩu gặp nhiều
khó khăn về thị trường và các rào cản thương mại, song nhờ thích ứng tốt, nhiều mặt
hàng xuất khẩu chủ lực đã đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Các nguyên nhân có thể lí giải
do tình trạng nhập siêu vào năm này là khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền
kinh tế đang dãn rộng ra, hoạt động sản xuất cho xuất khẩu và cho các mặt hàng tiêu
dùng trong nước phụ thuộc rất lớn vào đầu vào nhập khẩu. Nhập siêu từ Trung Quốc
trong những năm qua, hiện tại và trong thời gian sắp tới sẽ vẫn chiếm phần lớn trong
nhập siêu của nền kinh tế.
 Năm 2012:
Tình hình xuất nhập khẩu của nước ta có một bước tiến triển mới, lần đầu tiên
sau 20 năm, Việt Nam xuất siêu trở lại. Xuất khẩu tăng lên đến 114,57 tỷ USD, tăng
trưởng 18,22% trong khi nhập khẩu chỉ tăng 7,04 tỷ USD, tương đương 6,59%. Do sự
phục hồi của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là của các thị trường truyền thống, giá nhiều
nhóm hàng và nhu cầu thế giới tăng trở lại đã tạo điều kiện tốt hơn cho hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam, góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Mặc dù vậy, nguyên nhân
chủ yếu giúp nước ta xuất siêu đó là do suy giảm của sản xuất tiêu dùng trong nước
làm nhập khẩu tăng trưởng thấp hơn nhiều so với xuất khẩu. Và điều này hoàn toàn
không tốt đối với một nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào nhập khẩu như Việt
Nam, nhất là khi nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh sụt giảm
mạnh.
Đáng nói, xuất siêu hàng hóa chủ yếu ở khu vực FDI với gần 12 tỷ USD, nhất
là nhóm hàng gia công, lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu đến
11,7 tỷ USD. Lý giải sự lấn lướt của khối FDI trong xuất khẩu, nhiều chuyên gia kinh
tế cho rằng do doanh nghiệp trong nước không gắn kết trong chuỗi giá trị với thế giới.
Do đó, xuất khẩu của nước ta chưa thật sự bền vững mà có thể gặp khó khăn trong
năm tới khi thị trường toàn cầu còn giảm sút. Dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất
khẩu dẫn đầu nhưng năm nay gặp nhiều khó khăn về đơn hàng; xuất khẩu thủy sản:
tôm, cá basa, cá tra… vẫn còn khó. Kinh tế thế giới suy thoái, các thị trường sụt giảm
nhu cầu nhưng khối FDI vẫn xuất khẩu tăng mạnh, chỉ doanh nghiệp trong nước tụt lùi
là điều cần chú ý.
27
3.5 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI AGRIBANK
CHI NHÁNH SÀI GÒN
3.5.1 Tình hình doanh số xuất nhập khẩu thực hiện qua
Agribank chi nhánh Sài Gòn
Biểu đồ 3.4 :Doanh số xuất nhập khẩu thực hiện qua Agribankchi nhánh Sài Gòn
Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
.0
100.0
200.0
300.0
400.0
500.0
600.0
2010 2011 2012
Doanhsố(NgànUSD)
Năm
Doanh số xuất khẩu
Doanh số nhập khẩu
Tổng
Bảng 3.6: Doanh số xuất nhập khẩu thực hiện qua Agribankchi nhánh Sài Gòn
Đơn vị: ngàn USD
Các chỉ tiêu 2010 2011 2012
Chênh lệch Chênh lệch
Tuyệt
đối
(%)
Tuyệt
đối
(%)
Doanh số xuất khẩu 434.407 437.299 308.750 2.892 0,67 -128.549 -29,4
Doanh số nhập khẩu 84.312 64.273 41.988 -20.039 -23,77 -22.285 -34,67
Tổng 518.719 501.572 350.738 -17.147 -3,31 -150.834 -30,07
Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
28
Năm 2010, chỉ tiêu doanh số xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt là 434.407 ngàn
USD và 84.312 ngàn USD.
Đến năm 2011, tổng doanh số đã giảm 3,31% so với năm trước. Trong đó,
doanh số xuất khẩu tuy có tăng nhẹ 2.892 ngàn USD tương đương 0,67% nhưng do
nhập khẩu đã giảm mạnh đến 23,77% nên làm kết quả hoạt động TTQT cũng giảm
theo. Có thể thấy hoạt động kinh doanh không chỉ của chi nhánh mà còn của các khách
hàng bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình kinh tế trong năm 2011 này: lạm phát tăng cao,
nợ xấu của các ngân hàng, các doanh nghiệp liên tiếp gặp khó khăn, dẫn tới thua lỗ,
phá sản.
Sang đến năm 2012, hoạt động TTQT của chi nhánh lại tiếp tục gặp bất lợi,
tiếp tục giảm mạnh và giảm đến 150.834 ngàn USD tương đương giảm 30,07%.
Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản
xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu
hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức
đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản
xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.
Nhìn chung qua 3 năm, tổng doanh số TTQT của chi nhánh có xu hướng giảm
rõ rệt một phần là do bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế chung, mặt khác đến từ sự cạnh
tranh thị phần của các ngân hàng khác trên địa bàn Tp.HCM. Tỷ trọng của doanh thu
đến từ xuất khẩu luôn chiếm phần lớn trong cơ cấu.
3.5.2 Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán trong hoạt động
TTQT
Bảng 3.7: Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán trong hoạt động TTQT tại
Agribank chi nhánh Sài Gòn
Đơn vị: Ngàn USD
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
Giá trị
Tỷ
trọng
L/C 112.894 21,76 154.631 30,83 125.598 35,81
Nhờ thu 207.197 39,94 241.511 48,15 127.285 36,29
Chuyển tiền 198.628 38,29 105.430 21,02 97.855 27,90
Tổng 518.719 100 501.572 100 350.738 100
Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
29
Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán trong hoạt động TTQT
tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy trong doanh số TTQT ở Agribank chi
nhánh Sài Gòn trong giai đoạn 2010-2012, phương thức nhờ thu vẫn là phương thức
được ưa dùng của đa số khách hàng và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh số xuất
khẩu. Nguyên nhân là do các khách hàng của chi nhánh đã tin tưởng vào chất lượng
hoạt động, đánh giá cao các gói sản phẩm thanh toán quốc tế mặc dù phương thức này
có một số điểm yếu nhất định như là người ban chưa khống chế được việc trả tiền của
người mua, người mua có thể kéo dài việc trả tiền hoặc không trả tiền nếu thấy tình
hình kinh tế bất lợi. Ngoài ra, bản thân các doanh nghiệp này đã đánh giá được những
đối tác của mình, chọn ra những đối tác đáng tin cậy để thanh toán bằng phương thức
ủy nhiệm nhờ thu để giảm chi phí thanh toán cho mỗi bộ hồ sơ.
Trong khi đó, thanh toán bằng L/C từ vị trí chiếm tỷ trọng thấp nhất năm 2010
(gần 21,76%) đã ngày càng được sử dụng rộng rãi và chiếm tỷ trọng cao hơn, chỉ đứng
sau phương thức ủy nhiệm nhờ thu trong cơ cấu năm 2012. Lí do là trong giai đoạn
trên, chi nhánh đã áp dụng nhiều ưu đãi cho các chương trình tài trợ và việc sử dụng
một mức phí thanh toán hợp lí cũng thu hút nhiều khách hàng sử dụng phương thức
thanh toán bằng L/C. Mặt khác, tình hình kinh tế trong nước cũng như của thế giới
biến động theo chiều hướng không tốt nên các doanh nghiệp để hạn chế rủi ro, đảm
bảo an toàn cho các món hàng của mình vì thế các doanh nghiệp đã dần chuyển sang
sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C mặc dù thu phí cao hơn.
0
20
40
60
80
100
120
2010
2011
2012
Tỷtrọng(%)
Năm
Chuyển tiền
Nhờ thu
L/C
30
Phương thức chuyển tiền chiếm 38,29% trong cơ cấu thanh toán xuất khẩu năm
2010, đứng thứ 2 chỉ sau nhờ thu, tuy nhiên có xu hướng giảm trong 3 năm qua. Năm
2012, chuyển tiền là phương thức ít được sử dụng nhất trong 3 phương thức trên (chỉ
chiếm gần 28% trong cơ cấu).Một trong những nguyên nhân đó là tình hình tài chính
của các cá nhân và doanh nghiệp trong ngoài nước bị hạn chế cho nên việc chuyển tiền
cũng suy giảm.
3.5.3 Tình hình thực hiện TTQT bằng các phương thức tại
Agribank Chi nhánh Sài Gòn
3.5.3.1 Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức nhờ thu
Theo tác giả Trầm Thị Xuân Hương trong giáo trình Thanh toán quốc tế (NXB
Thống kê, 2010, tr.173) có định nghĩa về phương thức nhờ thu
“Là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung cấp
dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền nhà nhập khẩu trên cơ
sở hối phiếu và chứng từ hàng hóa liên quan (nếu có).
Nhờ thu là một sự thỏa thuận giữa người mua và người bán mà sau khi giao
hàng lên tàu, hối phiếu được người bán kí phát cho người mua. Còn chứng từ hàng
hóa thì được gửi đến người mua hoặc đến ngân hàng phục vụ bên bán với chỉ thị rõ
ràng về việc nhờ thu và được chuyển đến ngân hàng đại lý ở nước ngoài để có thể
nhận được sự thanh toán từ phía người mua.
Trên cơ sở thư yêu cầu thanh toán do người bán lập ủy thác nhờ ngân hàng thu
hộ tiền. Ngân hàng thực hiện đúng theo như chỉ thị nhận được, hối phiếu và bộ chứng
từ được gửi ra ngân hàng nước ngoài để chuyển giao cho người mua theo những điều
khoản và điều kiện được ghi rõ trong chỉ thị nhờ thu (do ngân hàng bên bán lập gửi
ngân hàng nước người mua) nhằm đạt được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán
hối phiếu từ phía ngân hàng người mua.”
Phương thức nhờ thu được thực hiện dưới hai hình thức đó là: nhờ thu trơn và
nhờ thu kèm chứng từ. Căn cứ vào thời hạn trả tiền nhờ thu kèm chứng từ có hai loại
đó là: nhờ thu trả tiền đổi chứng từ và nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ.
Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức nhờ thu tại Agribank chi nhánh
Sài Gòn giai đoạn 2010-2012 được thể hiện trong bảng số liệu và biểu đồ dưới đây:
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank

More Related Content

What's hot

Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từtaothichmi
 
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...OnTimeVitThu
 

What's hot (20)

Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8
Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế,  ĐIỂM 8Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế,  ĐIỂM 8
Đề tài mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8
 
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...
Báo Cáo Thực Tập Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Quốc Tế Của Ngân Hàng Vib Ban...
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAYĐề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM 8, HAY
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Phát triển thẻ thanh toán tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
Đề tài Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ng...
 
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOTLuận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế, HOT
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng BIDV, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại VCB
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại VCBLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại VCB
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại VCB
 
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAOĐề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
Đề tài rủi ro trong thanh toán quốc tế, ĐIỂM CAO
 
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8Đề tài  phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương,  ĐIỂM 8
Đề tài phát triển tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng công thương, ĐIỂM 8
 
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
Khóa luận Phân tích hoạt động của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế, HOT
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đĐề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Agribank, 9đ
 
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU báo cáo thực tập tại ngân hàng Đông Á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
 

Similar to Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI - TẢI FR...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI - TẢI FR...THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI - TẢI FR...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI - TẢI FR...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...
Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...
Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...OnTimeVitThu
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty bất động sản ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty bất động sản ...Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty bất động sản ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty bất động sản ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Man_Ebook
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ...
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ...Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ...
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank (20)

Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Điểm Vàng (Golden Tours)
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Điểm Vàng (Golden Tours)Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Điểm Vàng (Golden Tours)
Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch Điểm Vàng (Golden Tours)
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI - TẢI FR...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI - TẢI FR...THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI - TẢI FR...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI - TẢI FR...
 
Công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty chuyển phát nhanh, HAY!
Công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty chuyển phát nhanh, HAY!Công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty chuyển phát nhanh, HAY!
Công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty chuyển phát nhanh, HAY!
 
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh th...
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
 
BIDV.pdf
BIDV.pdfBIDV.pdf
BIDV.pdf
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI XNK VIỄN ĐÔNG ...
 
Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...
Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...
Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty bất động sản ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty bất động sản ...Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty bất động sản ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty bất động sản ...
 
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...
QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG ...
 
GIAO DỊCH THU CHI TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
GIAO DỊCH THU CHI TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)GIAO DỊCH THU CHI TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
GIAO DỊCH THU CHI TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của khách...
 
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tín dụng doanh nghiệp, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu nông sản Điểm cao - sdt/ ZALO 093 ...
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
 
DKC-2017-123112.pdf
DKC-2017-123112.pdfDKC-2017-123112.pdf
DKC-2017-123112.pdf
 
Luận văn: Công tác kế toán chi phí và giá thành tại công ty Cổ phần Sợi Sài G...
Luận văn: Công tác kế toán chi phí và giá thành tại công ty Cổ phần Sợi Sài G...Luận văn: Công tác kế toán chi phí và giá thành tại công ty Cổ phần Sợi Sài G...
Luận văn: Công tác kế toán chi phí và giá thành tại công ty Cổ phần Sợi Sài G...
 
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành tại công ty Cổ phần Sợi Sài Gòn
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành tại công ty Cổ phần Sợi Sài GònĐề tài: Kế toán chi phí và giá thành tại công ty Cổ phần Sợi Sài Gòn
Đề tài: Kế toán chi phí và giá thành tại công ty Cổ phần Sợi Sài Gòn
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ( bài hay, được 9...
 
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ...
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ...Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ...
Đề tài: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 

Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN SVTH: ĐẶNG NGỌC DUNG MSSV: 1054032095 Ngành: TÀI CHÍNH GVHD: ThS. DƯƠNG TẤN KHOA Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014
  • 2. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập tại trường Đại học Mở, em đã được các thầy cô tận tình giảng dạy và truyền đạt lại những kiến thức cần thiết để có thể hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô của Khoa Đào tạo Đặc biệt. Trước hết, em xin trân trọng cám ơn Thạc sĩ DƯƠNG TẤN KHOA đã hướng dẫn nhiệt tình và bổ sung cho em những kiến thức còn khiếm khuyết để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trong thời gian nhanh nhất và hiệu quả nhất. Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo của Agribank chi nhánh Sài Gòn, các Chị ở phòng Kinh doanh ngoại hối. Đặc biệt là chị DIỆP THỊ THANH VÂN - Trưởng phòng Kinh doanh ngoại hối và chị NGUYỄN THÚY QUỲNH – Thanh toán viên đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp những số liệu cần thiết để em hoàn thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình đúng thời hạn, đúng yêu cầu, trên cơ sở đó để em có thể hoàn thành khóa luận của mình. Vì thời gian thực tập và tìm hiểu tại Chi nhánh khá ngắn nên bài luận của em không tránh khỏi còn tồn đọng một số sai sót. Do đó, em mong nhận được những nhận xét của thầy cô và các anh chị để Khóa luận được hoàn thiện hơn. Sau cùng em xin kính chúc Quý thầy cô đang giảng dạy tại trường Đại học Mở cùng các Anh Chị đang công tác tại Agribank chi nhánh Sài Gòn được dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Em xin chân thành cám ơn. Sinh viên thực hiện ĐẶNG NGỌC DUNG
  • 3. ii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................
  • 4. iii NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................
  • 5. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên chữ Agribank, NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam KDNH Kinh doanh ngoại hối NHTM Ngân hàng thương mại Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTQT Thanh toán quốc tế USD Đơn vị tiền tệ của Mỹ VND Đơn vị tiền tệ của Việt Nam L/C Letter of Credit – Thư tín dụng SWIFT Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication Hiệp hội viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn thế giới ATM Automated Teller Machine – Máy giao dịch tự động POS Point of Sales/Service – Máy chấp nhận thanh toán thẻ WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới FDI Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài ICC International Chamber of Commerce Phòng Thương mại Quốc tế UCP The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ INCOTERMS International Commerce Terms Các điều khoản thương mại quốc tế
  • 6. v MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG..........................................................................1 1.1 LÍ DO CHỌN LĨNH VỰC VÀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU ..............................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...............................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................2 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................3 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................3 1.5 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN.........................................................................4 CHƯƠNG 2. LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ..5 2.1 TỔNG QUAN VỀ TTQT...................................................................................5 2.1.1 Khái niệm TTQT.........................................................................................5 2.1.2 Đặc điểm của TTQT....................................................................................5 2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của NHTM .........................6 2.2 LƯỢC KHẢO MỘT SỐ TÀI LIỆU LIÊN QUAN........................................12 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN ......................................................................................................13 3.1 GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT VỀ AGRIBANK..............................................13 3.2 GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN....13 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Agribank chi nhánh Sài Gòn.................14 3.2.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự của Agribank ......................................................14 3.2.3 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban .................................15 3.2.4 Các lĩnh vực hoạt động .............................................................................16 3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN .17 3.3.1 Hoạt động huy động vốn...........................................................................17 3.3.2 Hoạt động tín dụng....................................................................................18 3.3.3 Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận...............................................................20 3.3.4 Kinh doanh ngoại tệ. .................................................................................22 3.3.5 Các thành tích đạt được.............................................................................23 3.3.6 Định hướng phát triển ...............................................................................23
  • 7. vi 3.4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM....................................................................................................................24 3.5 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN...........................................................................................................................27 3.5.1 Tình hình doanh số xuất nhập khẩu thực hiện qua Agribank chi nhánh Sài Gòn ...................................................................................................................27 3.5.2 Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán trong hoạt động TTQT .........28 3.5.3 Tình hình thực hiện TTQT bằng các phương thức tại Agribank Chi nhánh Sài Gòn ...................................................................................................................30 3.6 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN ...................................................................................................42 3.6.1 Về khách hàng...........................................................................................42 3.6.2 Về thị phần thanh toán xuất nhập khẩu trên địa bàn.................................43 3.6.3 Về mức biểu phí thanh toán ......................................................................45 3.7 NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN...........................................................................................................................48 3.7.1 Ưu điểm.....................................................................................................48 3.7.2 Hạn chế......................................................................................................49 3.7.3 Nguyên nhân của hạn chế .........................................................................50 CHƯƠNG 4. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN...............................53 4.1 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN...................................................................................................................53 4.1.1 Cơ hội........................................................................................................53 4.1.2 Thách thức.................................................................................................53 4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT.54 4.2.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức.........................................................................54 4.2.2 Xây dựng và đa dạng hóa nguồn vốn ngoại tệ..........................................55 4.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn lực của Chi nhánh ........................................56 4.2.4 Về chiến lược kinh doanh .........................................................................59 4.2.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động và đa dạng hóa dịch vụ TTQT...................62 4.3 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................64 4.3.1 Đối với ngân hàng nhà nước .....................................................................64 4.3.2 Về ngân hàng Agribank chi nhánh Sài Gòn..............................................64
  • 8. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh Sài Gòn ..........................17 Bảng 3.2: Tình hình về dư nợ cho vay tại Agribank chi nhánh Sài Gòn ......................18 Bảng 3.3: Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Sài Gòn..............20 Bảng 3.4: Doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank chi nhánh Sài Gòn .....................19 Bảng 3.5: Tình hình xuất nhập khẩu của Tp.HCM .......................................................24 Bảng 3.6: Doanh số xuất nhập khẩu thực hiện qua Agribankchi nhánh Sài Gòn .........27 Bảng 3.7: Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán trong hoạt động TTQT tại Agribank chi nhánh Sài Gòn .........................................................................................28 Bảng 3.8: Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức nhờ thu tại Agribank chi nhánh Sài Gòn ...............................................................................................................31 Bảng 3.9: Cơ cấu của thanh toán bằng phương thức nhờ thu .......................................33 Bảng 3.10: Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức chuyển tiền tại Agribank chi nhánh Sài Gòn ...............................................................................................................35 Bảng 3.11: Cơ cấu của thanh toán bằng phương thức chuyển tiền...............................37 Bảng 3.12: Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại Agribank chi nhánh Sài Gòn .........................................................................................39 Bảng 3.13: Cơ cấu của thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ .....................42 Bảng 3.14: Thị phần doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Agribank chi nhánh Sài Gòn so với kim ngạch xuất nhập khẩu của Tp.HCM....................................................44 Bảng 3.15: So sánh phí thanh toán của AGRIBANK với EXIMBANK và VIETCOMBANK..........................................................................................................46
  • 9. viii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 3.1: Sơ đồ Ban Giám đốc......................................................................................14 Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Agribank chi nhánh Sài Gòn ..............................15 Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribankchi nhánh Sài Gòn..............20 Biểu đồ 3.2: Doanh số mua bán ngoại tệ của Agribankchi nhánh Sài Gòn ..................22 Biểu đồ 3.3: Tình hình xuất nhập khẩu của Tp.HCM ...................................................25 Biểu đồ 3.4 : Doanh số xuất nhập khẩu thực hiện qua Agribank chi nhánh Sài Gòn...27 Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán trong hoạt động TTQT tại Agribank chi nhánh Sài Gòn .........................................................................................29 Biểu đồ 3.6: Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức nhờ thu tại Agribank chi nhánh Sài Gòn ...............................................................................................................31 Biểu đồ 3.7: Cơ cấu của thanh toán bằng phương thức nhờ thu ...................................33 Biểu đồ 3.8: Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức chuyển tiền tại Agribank chi nhánh Sài Gòn ...............................................................................................................35 Biểu đồ 3.9: Cơ cấu của thanh toán bằng phương thức chuyển tiền.............................38 Biểu đồ 3.10: Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại Agribank chi nhánh Sài Gòn .........................................................................................39 Biểu đồ 3.11: Cơ cấu của thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ................42
  • 10. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 LÍ DO CHỌN LĨNH VỰC VÀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU Trên thế giới ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa là một xu hướng phát triển khách quan, xu hướng ấy đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ khiến cho các quốc gia trong khu vực và trên thế giới luôn phải hoạt động giao lưu không ngừng với nhau. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là con đường phát triển kinh tế mà còn là đường lối đúng đắn giúp nước ta rút ngắn khoảng cách phát triển so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Từ sau Đại hội đại biểu lần VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), chủ trương hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng được đẩy mạnh sâu rộng. Cùng với xu hướng quốc tế hóa mạnh mẽ nền kinh tế, Việt Nam đã dần khẳng định được vị thế, vai trò của mình và vươn tầm cao mới ra cộng đồng thế giới. Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường và song phương, nước ta đã tiến tới hợp tác kinh tế toàn diện và đa phương. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngày 25/12/2008, Việt Nam đã cùng Nhật Bản đã chính thức kí Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật. Đó là các sự kiện quan trọng mở ra các cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế Việt Nam để tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kết quả tất yếu của quá trình thúc đẩy các quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế là việc đòi hỏi phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng quốc tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ - chiếm phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam và các cá nhân có nhu cầu thanh toán quốc tế còn hạn chế về khả năng tài chính cũng như kiến thức về các nghiệp vụ chuyên môn. Chính vì thế các ngân hàng thương mại được xem như là cầu nối giữa các phân khúc thị trường Việt Nam và nền kinh tế thế giới trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống như hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng của các ngân hàng hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng các nhu cầu được cấp vốn, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tiện ích cần thiết khi giao thương với các nước khác. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng giải quyết việc thanh toán trong quá trình xuất nhập khẩu, kiểm tra đảm bảo quyền lợi, giá trị trên hợp đồng và điều chỉnh các sai sót trong chuyên môn; mà còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nền ngoại thương Việt Nam và đóng góp lợi ích to lớn cho các NHTM. Các NHTM vừa có thể tăng thu nhập
  • 11. 2 từ phí dịch vụ thanh toán quốc tế, vừa có thể đẩy mạnh và mở rộng các mặt nghiệp vụ khác như nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế...Quan trọng hơn cả là các NHTM có thể gia tăng uy tín cũng như niềm tin từ khách hàng và thu hút các đối tác tiềm năng. Bên cạnh các cơ hội từ việc mở cửa thị trường, hội nhập quốc tế; các NHTM cũng gặp phải những thách thức, khó khăn khi mà ngày càng nhiều những ngân hàng nước ngoài thành lập ngân hàng con có 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam hoặc áp lực cạnh tranh đến từ các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng trong nước cả về vốn, công nghệ và trình độ quản lí, trình độ nghiệp vụ. Chính vì vậy mà các ngân hàng trong nước muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình về trình độ quản lí, nghiệp vụ và thủ tục… Ngoài ra, các NHTM điều có mục tiêu cơ bản là tồn tại và giữ vững được thị phần, ngoài ra còn có tham vọng nâng cao vị thế và sức mạnh kinh tế của mình và đặc biệt là đẩy mạnh nghiệp vụ thanh toán quốc tế và hoàn thành tốt vai trò là cầu nối quốc tế vì điều đó đem lại nhiều nguồn lợi to lớn và cơ hội quý giá để hợp tác cùng các đối tác trên thế giới. Cùng với xu hướng chung, NHNo&PTNT chi nhánh Sài Gòn cũng đã dần tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho nhu cầu TTQT. Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động TTQT qua các năm cũng như đề ra một số biện pháp nhằm cải thiện những yếu tố còn hạn chế và phát triển các thế mạnh của ngân hàng, đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Sài Gòn” được chọn làm đề tài nghiên cứu trong Khóa luận tốt nghiệp này. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của Agribank chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2010-2012 nhằm đánh giá được những mặt đạt được và những hạn chế còn tồn đọng, luận văn đề xuất các giải pháp để phát triển hoạt động TTQT tại Agribank chi nhánh Sài Gòn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2012 của Agribank chi nhánh Sài Gòn. Phân tích khái quát về thực trạng hoạt động TTQT theo từng phương thức và kết quả hoạt động TTQT tại Agribank chi nhánh Sài Gòn trong
  • 12. 3 giai đoạn 2010-2012 nhằm đánh giá những mặt đạt được và hạn chế của hoạt động TTQT. Tìm hiểu về tình hình xuất nhập khẩu tại Tp.HCM giai đoạn 2010-2012 để có một cái nhìn tổng quan về thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động TTQT của ngân hàng. Trên cơ sở đó, tìm ra những hạn chế tồn tại trong hoạt động TTQT và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động TTQT nói chung tại Agribank chi nhánh Sài Gòn. 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu dựa trên những số liệu thứ cấp của phòng KDNH tại Agribank Sài Gòn. Phạm vi thời gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu dựa trên những số liệu báo cáo tài chính của 3 năm 2010-2012 của phòng KDNH tại Agribank Sài Gòn. Đối tượng nghiên cứu: Tình hình hoạt động dịch vụ TTQT thực tế tại Agribank chi nhánh Sài Gòn. Các báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả Thu thập thông tin Quan sát Phỏng vấn Phân tích, so sánh Số liệu lấy từ báo cáo của chi nhánh. Thông tin thu thập từ sách tham khảo, báo mạng, tạp chí, chuyên đề tốt nghiệp. Quan sát tình hình thực tế tại chi nhánh nhằm nắm bắt kiến thức về hoạt động TTQT của ngân hàng. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cán bộ TTQT của ngân hàng để tìm hiểu về thực tế. Phân tích, so sánh số liệu theo chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối. Qua đó, đưa ra những nhận xét, kết luận về hoạt động TTQT.
  • 13. 4 của hoạt động TTQT của Chi nhánh, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu chính. Các tài liệu có liên quan do Chi nhánh cung cấp. 1.5 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN Ngoài lời cám ơn, mục lục và danh sách bảng biểu, hình, luận văn gồm 4 chương với những nội dung sau:  Chương 1: Giới thiệu chung Chương 1 của luận văn nêu ra lí do chọn lĩnh vực và chủ đề nghiên cứu, xuất phát từ những cơ hội và thách thức mà quá trình mở cửa giao thương, hội nhập kinh tế mang lại cho hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Từ đó, xác định được mục tiêu nghiên cứu cụ thể, đối tượng, phạm vi và các phương pháp nghiên cứu để đạt được mục tiêu.  Chương 2: Lí luận chung về hoạt động TTQT Chương 2 của luận văn đề cập tổng quát về khái niệm, các đặc điểm và quan trọng hơn là các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động TTQT. Những lý thuyết được đề cập trong chương này đều là cơ sở để phân tích cụ thể thực trạng và đánh giá hoạt động TTQT tại Agribank chi nhánh Sài Gòn. Ngoài ra, những đề tài và công trình nghiên cứu liên quan đến TTQT cũng được đề cập và là nguồn tham khảo cho đề tài này.  Chương 3: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của Agribank chi nhánh Sài Gòn Chương 3 bao gồm những nội dung quan trọng của bài luận văn này, đề cập đến thực trạng về hoạt động TTQT của Chi nhánh. Luận văn giới thiệu sơ lược về Agribank nói chung và Chi nhánh Sài Gòn nói riêng, tìm hiểu về tình hình hoạt động của Chi nhánh trong giai đoạn 2010-2012. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề cập đến thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Tp.HCM và đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động TTQT tại Chi nhánh. Từ đó, nêu ra những nhận xét đánh giá về những mặt đạt được, những hạn chế còn tồn đọng và nguyên nhân của những hạn chế đó.  Chương 4: Giải pháp phát triển hoạt TTQT tại Agribank chi nhánh Sài Gòn Dựa trên những nhược điểm và những nguyên nhân của nhược điểm đã nêu ở chương trước, luận văn đề xuất ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT tại Agribank chi nhánh Sài Gòn, từ đó nhằm phát triển hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh.
  • 14. 5 CHƯƠNG 2. LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ Trước khi phân tích sâu vào thực trạng hoạt động TTQT tại Agribank chi nhánh Sài Gòn, chương 2 sẽ giới thiệu khái quá về khái niệm, đặc điểm của TTQT và các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của một ngân hàng. Bên cạnh đó, chương này còn đề cập một số tài liệu tham khảo làm cơ sở cho phương pháp nghiên cứu của khóa luận. 2.1 TỔNG QUAN VỀ TTQT 2.1.1 Khái niệm TTQT Trong thời đại ngày nay, trên toàn thế giới, mỗi quốc gia độc lập thường xuyên phải tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, ngoại giao, hợp tác đầu tư…Trong đó, mối quan hệ kinh tế thường chiếm vị trí quan trọng và là cơ sở cho các mối quan hệ quốc tế khác. Quá trình tiến hành các hoạt động trên, tất yếu sẽ nảy sinh những nhu cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thểở các quốc gia khác nhau. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực hiện các hoạt động TTQT. “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.” (Nguyễn Văn Tiến, 1/2009, trang 294). Các quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào các giao dịch, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động văn hóa, khoa học kỹ thuật và xã hội của bản thân quốc gia mình. Để có thể tồn tại và phát triển, các quốc gia phải tiến hành trao đổi kinh tế và thương mại với nhau. Chính việc trao đổi này đã làm phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền của nước này đối với một nước khác. Trong mối quan hệ chi trả này, các quốc gia phải cùng nhau quy định những yếu tố cấu thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia như quy định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phương thức đòi hoặc chi trả tiền tệ. Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia. 2.1.2 Đặc điểm của TTQT  Thanh toán liên quan tới đồng tiền, địa điểm, phương tiện, phương thức và thời gian thanh toán
  • 15. 6 Khi thực hiện hoạt động TTQT, cần phải xác định rõ năm vấn đề quan trọng, đó là: đồng tiền, địa điểm, phương tiện, phương thức và thời gian thanh toán. Việc lựa chọn đồng tiền nào trong TTQT là một điều quan trọng vì không phải bất kì đồng tiền nào cũng có khả năng thực hiện TTQT, mà yêu cầu đồng tiền đó phải mạnh và được các nước thừa nhận thực hiện trong hoạt động TTQT. Sau đó, việc lựa chọn đồng tiền nào để phù hợp với nội dung cụ thể của hoạt động TTQT nhằm mang lại hiệu quả: thanh toán nhanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, đáp ứng được lợi ích của các bên…..Vì thế, khi kí kết các hợp đồng thương mại, tín dụng hay dịch vụ, các bên đàm phán thường thống nhất về loại ngoại tệ được dùng trong giao dịch là đồng tiền của nước nhập khẩu, nước xuất khẩu hay nước thứ ba.  TTQT phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh tế đối ngoại TTQT phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó phần lớn phục vụ cho các giao dịch trong lĩnh vực ngoại thương. Thanh toán là một trong những khâu quan trọng trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi hoạt động thanh toán diễn ra đồng nghĩa với việc đảm bảo chắc chắn kết thúc một phần hoặc toàn bộ của một quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Giá trị của hàng hóa trao đổi và dịch vụ thực hiện giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau được thực hiện và góp phần thúc đẩy ngoại thương phát triển chỉ khi công tác TTQT được tổ chức tốt. Vì thế, TTQT trở thành một nhân tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại trong điều kiện quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng.  Gặp nhiều rủi ro do có sự biến động về tiền tệ TTQT, khác với thanh toán nội địa, thường gặp nhiều rủi ro do sự biến động của tiền tệ, sự bất ổn chính trị của một quốc gia, do sự khác biệt về luật pháp, cơ chế chính sách, do vị trí địa lí của các bên tham gia làm hạn chế việc tìm hiểu về khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu…Chính vì thế, các nghiệp vụ đảm bảo, bảo lãnh của ngân hàng, hoạt động tín dụng của các tổ chức tiền tệ, tài chính quốc tế ra đời như là một yếu tố không thể thiếu để hỗ trợ hoạt động TTQT. 2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của NHTM Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của NHTM nhưng có thể phân thành hai nhóm nhân tố cơ bản đó là nhân tố khách quan (các nhân tố bên ngoài ngân hàng) và nhân tố chủ quan (các nhân tố bên trong ngân hàng).
  • 16. 7 2.1.3.1 Nhân tố khách quan a. Môi trường kinh tế Trong quá trình hội nhập quốc tế, sự phát triển hay suy thoái của bất kì nền kinh tế nào cũng có tác động tới hoạt động thương mại quốc tế, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của các NHTM theo cùng chiều. Cụ thể hơn, nền kinh tế ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các NHTM phát triển các hoạt động kinh doanh trong đó bao gồm cả hoạt động TTQT và ngược lại khi nền kinh tế mất ổn định sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt động này. Hệ số mở cửa của nền kinh tế càng cao thì càng có nhiều nhiều cơ hội cho hoạt động ngoại thương. Doanh số xuất nhập khẩu tăng sẽ thúc đẩy làm tăng trưởng hoạt động TTQT vì TTQT là hoạt động phát sinh của hoạt động ngoại thương, và ngược lại. Thị trường tài chính trong nước đặc biệt là thị trường ngoại hối là thị trường vô hình hoạt động nhờ sự kết nối toàn cầu mạng internet. Nếu thị trường tài chính trong nước linh hoạt và có độ mở cao sẽ có nhiều các chủ thể ở khắp nơi trên thế giới cùng tham gia, như vậy sẽ thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế và ngược lại. Môi trường đầu tư nước ngoài càng thông thoáng thì đầu tư nước ngoài càng phát triển, điều đó làm tăng sự di chuyển dòng tiền giữa các quốc gia và làm tăng doanh thu TTQT và ngược lại. b. Môi trường chính trị - xã hội Tình hình chính trị - xã hội của quốc gia có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động kinh tế quốc gia. Tình hình chính trị - xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là một nền tảng vững chắc để hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước có cơ hội phát triển, do đó hoạt động thanh toán quốc tế cũng sẽ phát triển, nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu tăng cao do đó doanh số thanh toán cũng tăng và ngược lại. c. Môi trường pháp lí Việc đẩy mạnh khả năng hội nhập với cộng đồng quốc tế trong thương mại quốc tế cũng như trong TTQT, khung pháp lý của mỗi quốc gia đòi hỏi phải được bổ sung, hoàn thiện hơn nữa theo hướng chuẩn mực quốc tế. Do hoạt động TTQT một mặt hoạt động theo chuẩn mực quốc tế, mặt khác phải tuân thủ các quy định liên quan của mỗi quốc gia. Vì vậy đứng về góc độ quản lý nhà nước, các văn bản pháp lý phải được ban hành đồng bộ, tránh chồng chéo, bất cập dẫn đến buông lỏng các sơ hở, đồng thời đảm bảo phù hợp với quy chuẩn quốc tế, tạo khung cơ sở pháp lý đầy đủ và hoàn chỉnh cho hoạt động TTQT. Hệ thống các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật, sự đồng bộ, toàn diện của hệ thống pháp luật sẽ tạo hành lang pháp lý thống nhất cho
  • 17. 8 các hoạt động kinh tế trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và ngân hàng diễn ra an toàn, thuận lợi. d. Các chính sách vĩ mô của Nhà nước Trong nền kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động trong nền kinh tế quốc dân nói chung, lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng, lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu của NHTM nói riêng. Chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm: chính sách quản lí ngoại hối, chính sách thuế, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách về kinh tế, tài chính,…. Nếu chính phủ có sự thay đổi một trong các chính sách này thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp và các NHTM cũng chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp. Tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể và mục tiêu phát triển mà các chính sách này có thể tác động đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu một cách khác nhau, có thể là tích cực cũng có thể là tiêu cực. Chính sách của Nhà nước về xuất nhập khẩu phải được xem xét trên quan hệ cung cầu, giá cả thị trường…để quy định về khối lượng, thời gian, mặt hàng xuất nhập khẩu nhằm tạo sự ổn định cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dung trong nước, phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. e. Sự phát triển của hoạt động ngoại thương Sự phát triển của hoạt động ngoại thương là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đền hoạt động TTQT của ngân hàng. Sự phát triển của kinh tế đối ngoại và đặc biệt là hoạt động ngoại thương sẽ làm phát sinh nhiều nhu cầu thực hiện nghĩa vụ tiền tệ của quốc gia này đối với một quốc gia khác. Đây chính là điều kiện hàng đầu để NHTM mở rộng và phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế. f. Tỷ giá hối đoái Về bản chất, kinh doanh ngoại tệ tự nó chứa đựng rủi ro rất cao. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lí, rủi ro quốc gia,…thì kinh doanh ngoại hối còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng. Rủi ro tỷ giá là tác động bất lợi tiềm ẩn ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá trị kinh tế của tổ chức tín dụng do biến động tỷ giá. Một tổ chức tín dụng gặp rủi ro tỷ giá ngay cả trong thị trường ngoại hối giao ngay lẫn kì hạn, và cả trong thị trường quyền chọn. Rủi ro tỷ giá trong thị trường giao ngay phái sinh khi tổng giá trị hiện tại của tài sản có tính bằng bất kì loại tiền tệ nào cũng không bằng với tổng giá trị hiện tại của giá trị tài
  • 18. 9 sản nợ tính bằng loại tiền đó. Rủi ro tỷ giá kì hạn xảy ra đối với một loại tiền cụ thể khi có chênh lệch về kì hạn mua/bán của loại tiền tệ đó so với loại tiền tệ khác. Rủi ro tỷ giá quyền chọn nảy sinh từ ảnh hưởng của các biến động lãi suất và tỷ giá cũng như các biến động về giá trị thị trường của quyền chọn trong phạm vi danh mục đầu tư của tổ chức tín dụng. Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái là một nhân tố khá nhạy cảm, được xác định vởi mối quan hệ cung – cầu trên thị trường tiền tệ. Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, biến động tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng. Việc cân nhắc mua hay bán ngoại tệ trở nên khó khăn khi tỷ giá thay đổi lien tục, bất thường, hậu quả là nguồn ngoại tệ thanh toán bị ảnh hưởng. Các ngân hàng buộc phải lựa chọn: hoặc chấp nhận co hẹp hoạt động thanh toán quốc tế, hạn chế đối tượng khách hàng, hoặc phải chịu lỗ về kinh doanh ngoại tệ, bù lại ngân hàng sẽ giữ được khách hàng. g. Các nhân tố khác Môi trường tài chính quốc tế: Khi khủng hoảng tài chính xảy ra sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các nước và do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế vì nền kinh tế của mỗi quốc gia ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế. Sự ổn định của đồng tiền thanh toán: Khi đồng tiền thanh toán bị mất giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hậu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, và ngược lại. Năng lực kinh doanh của khách hàng: Khách hàng của các ngân hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu từ phía khách hàng đó là trình độ, kiến thức, kinh nghiệm,…của những doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nếu những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu này am hiểu thị trường mà mình kinh doanh, có kiến thức sâu rộng về hoạt động xuất nhập khẩu thì sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình tốt, không gặp rủi ro. Tuy nhiên, trên thực tế, các khách hàng từ phía Việt Nam thường thiếu thông tin thương mại, chưa nắm chắc đối tác kinh doanh của mình trên thị trường quốc tế do thiếu kinh nghiệm, hạn chế về trình độ. Những thiếu sót ấy sẽ dẫn tới những rủi ro như: nhà xuất khẩu sẽ không nộp bộ chứng từ kịp thời, lập chứng từ không khớp với L/C, mô tả sai hàng hóa so với L/C hoặc không đầy đủ. Hoặc đối với nhà nhập khẩu, họ chưa coi trọng vai trò tham mưu của ngân hàng trong việc kí kết hợp đồng, điều này có thể khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc giao dịch với đối tác nước ngoài của nhà nhập khẩu hoặc ngân hàng thông báo theo quy định trong hợp đồng do không có quan hệ đại lý.
  • 19. 10 2.1.3.2 Nhân tố chủ quan a. Mô hình tổ chức quản lí điều hành hoạt động TTQT của NHTM Một hệ thống quản lí điều hành từ Trung ương đến chi nhánh theo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ, giao quyền chủ động cho chi nhánh sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian thanh toán nhanh chóng và an toàn là tác nhân thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ được đảm bảo. b. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng Chính sách phát triển của một ngân hàng phụ thuộc vào mục tiêu của ngân hàng đó trong từng thời kì. Chẳng hạn mục tiêu của ngân hàng năm nay là ưu tiên phát triển dịch vụ TTQT thì ngay từ đầu năm ngân hàng phải có các chính sách như: nâng cao chất lượng sản xuất dịch vụ, tăng cường các hoạt động marketing, có chính sách để thu hút khách hàng. Quan trọng hơn cả, một định hướng tốt, một chiến lược kinh doanh phù hợp với môi trường hiện tại sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển. c. Chính sách đối ngoại của ngân hàng Đó là việc ngân hàng tăng cường mở thêm các chi nhánh, đại lý ở nước ngoài, tăng cường quan hệ hợp tác với các ngân hàng ở nước ngoài nhưng vẫn phải đảm bảo phù hợp với chính sách đối ngoại của nhà nước. Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới giúp cho việc giao dịch và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, thông qua ngân hàng đại lý, ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịch vụ ủy thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt động TTQT. Bên cạnh đó, việc tăng cường mở rộng them chi nhánh hoặc đại lí giúp cho ngân hàng có thể tận dụng được mạng lưới khách hàng đa dạng của mình. d. Chính sách khách hàng Nâng cao chất lượng của dịch vụ chăm sóc khách hàng, phong cách chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo. Thực hiện được những phương châm trên ngân hàng sẽ đạt được nguồn doanh thu mang tính ổn định dựa trên mối quan hệ thân tín giữa ngân hàng và khách hàng. Ngược lại, nếu không thực hiện tốt chính sách này của ngân hàng sẽ không những làm mất khách hàng mà doanh thu lợi nhuận cũng như uy tín cũng bị giảm sút. e. Uy tín của NHTM trong nước và quốc tế Một ngân hàng có uy tín lớn là ngân hàng có các hoạt động đa dạng và phong phú cả về quy mô lẫn chất lượng, điều này sẽ thu hút một số lượng lớn khách hàng đến với ngân hàng. Không những thế, một ngân hàng có uy tín sẽ dễ dàng mở rộng được
  • 20. 11 thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt khi ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế, sẽ rất thuận lợi khi thực hiện các nghiệp vụ mang tính bảo lãnh thanh toán cho khách hàng trong nước và nghiệp vụ TTQT, đồng thời các ngân hàng và đối tác nước ngoài sẽ tin tưởng lựa chọn ngân hàng để giao dịch. f. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng Con người là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh nói chung, trong hoạt động ngân hàng thì yếu tố con người lại càng quan trọng. Hoạt động TTQT là một hoạt động phức tạp, liên quan đến yếu tố quốc tế với nhiều quy định, tập quán khác nhau và mỗi phương thức thanh toán lại có những đặc điểm riêng do đó yêu cầu cán bộ TTQT của ngân hàng phải có những tiêu chuẩn nhất định, được trang bị đầu đủ và hiểu biết về pháp luật, thông lệ, tập quán thương mại các nước. Khi cán bộ TTQT của một ngân hàng đáp ứng đủ chuyên môn và có trình độ cao, có ý thức nghề nghiệp tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt động TTQT ngày càng phát triển, chất lượng của hoạt động ngày càng tốt hơn, nâng cao uy tín hoạt động TTQT cho ngân hàng và thu hút thêm được nhiều khách hàng. Hơn nữa, việc thông thạo ngoại ngữ là yếu tố đòi hỏi một cán bộ TTQT giỏi phải có vì các chứng từ giao dịch trong TTQT đều sử dụng ngoại ngữ. g. Nền tảng công nghệ thông tin hiện đại Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ kĩ thuật – thông tin là một yếu tố thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế xã hội, trong hoạt động của ngân hàng đặc biệt hoạt động TTQT thì yếu tố công nghệ lại càng đặc biệt quan trọng. Bởi vì hoạt động TTQT là hoạt động vừa yêu cầu độ chính xác cao lại vừa đòi hỏi phải nhanh chóng, hiệu quả để tạo điều kiện cho người xuất khẩu. Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào TTQT sẽ thúc đẩy hoạt động này phát triển và giảm thiểu rủi ro cũng như tạo dựng được uy tín đối với khách hàng. Khi ngân hàng trang bị đầy đủ cho mình một nền tảng thông tin hiện đại thì sẽ giúp ngân hàng có nhiều điều kiện cho các giao dịch thanh toán quốc tế diễn ra nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Ngược lại, nếu ngân hàng không quan tâm việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ sẽ khiến cho hoạt động của ngân hàng bị hạn chế, không theo kịp sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh, từ đó sẽ dẫn tới bị loại bỏ khỏi thị trường. h. Thông tin thanh toán quốc tế Việc nắm bắt chính xác và kịp thời các thông tin liên quan đến hoạt động TTQT trong và ngoài nước giúp ngân hàng có chính sách, biện pháp để thực hiện công việc kinh doanh của mình cũng như tư vấn cho khách hàng, và từ đó hoạt động TTQT sẽ ngày càng có chất lượng cao.
  • 21. 12 i. Các hoạt động hỗ trợ TTQT Các hoạt động hỗ trợ thanh toán quốc tế như cho vay xuất nhập khẩu hay bảo lãnh ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công tác thanh toán của ngân hàng. Ngân hàng có thể hỗ trợ nhà xuất nhập khẩu dưới các hình thức cho vay ký quỹ mở L/C, chiết khấu bộ chứng từ gửi hàng hay bảo lãnh nhận hàng hoặc bảo lãnh mở L/C trả chậm. 2.2 LƯỢC KHẢO MỘT SỐ TÀI LIỆU LIÊN QUAN Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế tại AGRIBANK chi nhánh Cầu giấy”. Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc Anh, ngành: Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Quốc tế Bắc Hà, người hướng dẫn: Thạc sĩ Phùng Thanh Quang. Đề tài tập trung phân tích tình hình TTQT như: phương thức chuyển tiền, phương thức ủy nhiệm nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ qua ba năm từ 2009 đến 2011. Đề tài cũng đề ra khá nhiều giải pháp để đẩy mạnh hoạt động TTQT của ngân hàng. Luận văn tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng EXIMBANK chi nhánh Cần Thơ”. Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thanh Trúc, lớp KT0724A1, khoa KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH, trường Đại học Cần Thơ, giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Bạch Yến. Đề tài có một sự phân tích chi tiết về tổng quát tình hình xuất nhập khẩu của thành phố Cần Thơ cũng như tình hình hoạt động TTQT tại ngân hàng mà đề tài phân tích. Bên cạnh đó, luận văn này cũng có nhiều sự so sánh để rút ra được điểm mạnh và điểm yếu, từ đó hoàn thiện hơn nữa những mặt hạn chế của ngân hàng. Tóm tắt chương 2: TTQT là một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển của một quốc gia. Hoạt động này hỗ trợ chủ yếu cho hoạt động kinh tế đối ngoại, đóng vai trò to lớn trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Chính vì thế, TTQT trở thành một nhân tố hàng đầu để đánh giá hiểu quả kinh tế đối ngoại trong điều kiện quan hệ quốc tế được mở rộng. Khi tiến hành hoạt động TTQT, các chủ thể tham gia cần phải xác định rõ năm vấn đề quan trọng đó là đồng tiền, địa điểm, phương tiện, phương thức và thời gian thanh toán. Tuy nhiên, hoạt động này cũng chịu nhiều ảnh hưởng đến từ các nhân tố vĩ mô cũng như những nhân tố nội tại của ngân hàng. Xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quan trọng này sẽ là cơ sở để đánh giá được thực trạng hoạt động TTQT của ngân hàng, nêu ra những mặt đạt được và hạn chế còn tồn tại ở chương tiếp theo. Bên cạnh đó, chương này cũng tóm lược một số tài liệu mà luận văn đã tham khảo nhằm làm cơ sở tạo tiền đề cho các phân tích ở chương sau.
  • 22. 13 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN Sau khi đã có một cơ sở lí luận vững chắc về hoạt động TTQT vừa đề cập ở chương trước, chương 3 của bài luận sẽ đi sâu vào phân tích tình hình thực hiện TTQT theo ba phương thức đó là phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền và phương thức L/C. Bên cạnh đó, bài luận cũng đề cập sơ lược về tình hình xuất nhập khẩu tại địa bàn Tp.HCM. Qua quá trình phân tích đó, chương 3 sẽ nhận xét về những mặt đạt được và những hạn chế còn tồn tại cũng như những nguyên nhân gây ra hạn chế đó nhằm tìm các giải pháp để cải thiện. 3.1 GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT VỀ AGRIBANK Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Năm 2009, Top 10 giải Sao vàng đất Việt, Top 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “Doanh nghiệp phát triển bền vững” do Bộ Công thương công nhận, Top 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500. Năm 2012, Agribank được trao tặng: Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam. 3.2 GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh Sài Gòn Tên giao dịch: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development – SaiGon Branch Trụ sở chính: Số 2 – Võ Văn Kiệt - Quận 1 - TP. HCM
  • 23. 14 Tel: (08)-38210567 Fax: (08)-38211953 Email: vba@agribanksaigon.com.vn 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Agribank chi nhánh Sài Gòn Việc thành lập Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) – chi nhánh Sài Gòn căn cứ theo: Nghị định 53/HĐBT về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Quyết định số 400/CT về việc thành lập Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam trên cơ sở Ngân hàng Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Quyết định 60/NH-QĐ (ngày 22/12/1992) về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 sở giao dịch và 43 chi nhánh. Quyết định 280/QĐ-NH5 nhằm thành lập lại và đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Ngày 25/02/2002, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ra quyết định số 41/QĐ-HĐQT-TCCP đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở giao dịch 2 thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Sài Gòn. 3.2.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự của Agribank Hình 3.1: Sơ đồ Ban Giám đốc Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn Ông: Võ Việt Hùng Giám đốc Ông: Trần Thế Vinh Phó Giám đốc Bà: Trần Thị Kim Thanh Phó Giám đốc Ông: Nguyễn Viết Thanh Phó Giám đốc
  • 24. 15 3.2.3 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Agribank chi nhánh Sài Gòn Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của ngân hàng hướng dẫn giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động cấp trên đã giao. Thực hiện các chính sách chiến lược đối với khách hàng trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng. Được quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỉ luật đối với cán bộ công nhân viên của đơn vị. Phó giám đốc: có trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động các đơn vị phòng ban do giám đốc phân công vàủy quyền, tổ chức thực hiệc theo đúng qui trình qui chế…Thường xuyên theo dõi và phân tích tình hình tài chính, huy động vốn, đầu tư tín dụng, qua đó tham mưu cho giám đốc trong việc điều hành các mảng nghiệp vụ. Dưới Ban Giám Đốc là các phòng, mỗi phòng phụ trách một nhiệm vụ nhưng vẫn có mối quan hệ qua lại với nhau và hỗ trợ nhau khi cần thiết, có tất cả 9 phòng bao gồm: Phòng kế toán – ngân quỹ: là phòng phụ trách về các hoạt động nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán như: thanh toán tiền mặt, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, tổng hợp các khoản thu, chi trong ngày để xác định lượng vốn huy động cũng như các khoản cho vay trong ngày. Phòng tổ chức Hành chính – Nhân sự: phụ trách quản lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến nhân viên của Chi nhánh, tổ chức quản lý hồ sơ của cán bộ, nhân viên của Chi nhánh. Quản lý các vấn đề như: tiền lương, tiền thưởng đối với GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng KẾ TOÁN NGÂN QUỸ Phòng HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ Phòng MARKETING Phòng THẨM ĐỊNH Phòng TÍN DỤNG Phòng KẾ HOẠCH KINH DOANH Phòng KIỂM SOÁT NỘI BỘ Phòng ĐIỆN TOÁN Phòng KINH DOANH NGOẠI HỐI
  • 25. 16 nhân viên. Bên cạnh đó, phòng tổ chức hành chính còn tiếp nhận gửi thư, vào sổ văn thư, chuyển văn thư đến theo phê duyệt của Giám Đốc hoặc Phó Giám Đốc, là nơi giữ con dấu của Chi nhánh. Phòng Marketing: phụ trách đưa ra những chiến lược quảng bá, truyền thông rộng rãi để tìm kiếm khách hàng mới cũng như những biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Phòng Thẩm định: Thẩm định các dựán cho vay, bảo lãnh (trung và dài hạn) và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín dụng. Thẩm định các đề xuất về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng.Thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay. Phòng Tín dụng: Quản lí các hoạt động thấu chi và thẻ tín dụng của Chi nhánh, đế xuất xử lý các khoản nợ quá hạn thấu chi và thẻ tín dụng, hỗ trợ các đơn vị/bộ phận khác về một số nội dung liên quan đến tín dụng. Phòng Kế hoạch – kinh doanh: Có trách nhiệm đóng góp ý kiến, trao đổi kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm cho Chi nhánh, xây dựng phương pháp tiếp cận và triển khai cho từng sản phẩm. Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ: Kiểm tra việc thực hiện các qui chế, chếđộ tại chi nhánh. Thực hiện các chức năng kiểm toán nội bộ tại chi nhánh theo quy chế hoạtđộng kiểm tra kiểm toán nội bộ. Phòng Điện toán: Chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động liên quan đến quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị và triển khai ứng dụng của hệ thống cơ sở dữ liệu và các ứng dụng của toàn ngân hàng, đảm bảo sự vận hành liên tục và hiệu quả của toàn bộ hệ thống, phục vụ nhu cầu hoạt động và kinh doanh của ngân hàng. Phòng Kinh doanh ngoại hối: Trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh, L/C đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng.Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài. Đầu mối trong việc cung cấp dịch vụ thông tin đối ngoại. 3.2.4 Các lĩnh vực hoạt động Nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng VND và ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân. Thực hiện đồng tài trợ bằng VND, USD các dự án, chương trình kinh tế lớn.
  • 26. 17 Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loại hình cho vay đa dạng. Cho vay cá nhân, hộ gia đình có bảo đảm bằng tài sản, cho vay tiêu dùng, cho vay du học sinh. Phát hành thẻ ATM (Success), thẻ tín dụng nội địa, thẻ Quốc tế Visa, thẻ Master. Bảo lãnh ngân hàng. Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, chuyển tiền bằng hệ thống SWIFT. Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, chuyển tiền du học sinh, kiều hối. Triển khai thực hiện dịch vụ rút tiền tự động 24/24 (ATM), dịch vụ thanh toán hoá đơn, sản phẩm dịch vụ qua hệ thống POS, qua mạng SMS Banking. Dịch vụ vấn tin, nhắn tin qua điện thoại, giao dịch từ xa thanh toán online qua mạng; thực hiện các dịch vụ khác về tài chính, ngân hàng. 3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN 3.3.1 Hoạt động huy động vốn Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của Agribank chi nhánh Sài Gòn ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng nguồn vốn huy động 5.808 100 5.368 100 5.716 100 Phân theo đối tượng khách hàng Dân cư 982 16,91 1.216 22,65 1.763 30,84 Tổ chức kinh tế và tín dụng khác 4.826 83,09 4.152 77,35 3.953 69,16 Phân theo kỳ hạn tiền gửi Không kỳ hạn 3.034 52,24 3.048 56,78 2.724 47,66 Kỳ hạn < 12 tháng 2.269 39,07 1.863 34,71 1.864 32,61 Kỳ hạn >= 12 tháng 505 8,69 457 8,51 1.128 19,73 Phân theo loại tiền huy động Nội tệ 4.437 76,39 4.596 85,62 4.789 83,78 Ngoại tệ 1.371 23,61 772 14,38 927 16,22 Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
  • 27. 18 Trước bối cảnh nền kinh tế vĩ mô, đã gây không ít khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Song bằng nhiều giải pháp linh hoạt trong đó mở rộng mạng lưới huy động vốn, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trên mọi mặt nên Agribank chi nhánh Sài Gòn vẫn đảm bảo duy trì được nguồn vốn ổn định, tăng trưởng ổn định đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, vốn đầu tư cho các doanh nghiệp. Tổng nguồn vốn huy động giảm qua các năm.Cụ thể, năm 2010, vốn huy động đạt 5.808 tỷ đồng và giảm còn 5.368 tỷ đồng vào năm 2011. Do bối cảnh kinh tế toàn cầu năm 2011 không mấy khả quan nên tình hình vốn huy động cũng bị ảnh hưởng theo. Sang đến năm 2012, nguồn vốn huy động được cải thiện và tăng lên đến 5.716 tỷ đồng. Agribank Sài Gòn đảm bảo cơ cấu, tăng trưởng nguồn vốn có tính ổn định cao thực hiện đa dạng sản phẩm và hình thức huy động vốn, góp phần đảm bảo an toàn, thanh khoản của ngân hàng. Nhìn chung cơ cấu của nguồn vốn qua các năm đã có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể hơn, từ cơ cấu chỉ tập trung chủ yếu vào các tổ chức kinh tế và tín dụng khác đã chuyển dần sang đẩy mạnh huy động vốn từ dân tư. Từ cơ cấu mà trong đó tiền gửi không kì hạn chiếm vai trò chủ đạo đã chuyển sang cơ cấu mà trong đó việc huy động tiền gửi trung và dài hạn được chú trọng hơn và tỷ trọng của nó tăng dần. Từ việc chủ yếu huy động bằng nội tệ, Chi nhánh phát triển huy động bằng ngoại tệ biểu hiệu qua việc giá trị và tỷ trọng của nó luôn tăng trong giai đoạn trên. 3.3.2 Hoạt động tín dụng Bảng 3.2: Tình hình về dư nợ cho vay tại Agribank chi nhánh Sài Gòn ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 4.013 100 3.986 100 4.123 100 Dư nợ ngắn hạn 1.837 45,78 1.884 47,27 1.816 44,05 Dư nợ trung hạn và dài hạn 2.176 54,22 2.102 52,73 2.307 55,95 Theo loại tiền Nội tệ (VND) 3.560 88,71 3.237 81,21 3.014 73,10 Ngoại tệ (USD) 452 11,26 748 18,77 1.109 26,90 Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
  • 28. 19 Qua các năm, dư nợ cho vay của ngân hàng có xu hướng tăng, tuy nhiên có sự tăng giảm không đều. Năm 2011, tổng dư nợ đã giảm 27 tỷ đồng, giảm 0,67% so với năm 2010. Mặc dù năm 2011, ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất theo chính sách của nhà nước, đưa mức lãi suất về lãi suất trần. Đây là một năm đầy sóng gió đối với doanh nghiệp Việt Nam, năng lực sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng tiếp cận vốn bị suy giảm làm ảnh hưởng đến tình hình về dư nợ cho vay của các ngân hàng. Trong năm 2012, nỗ lực vượt qua khó khăn, Agribank nói chung và chi nhánh Sài Gòn nói riêng luôn khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn. - Trong 6 tháng đầu năm 2012, Agribank tiếp tục thực hiện các biện pháp để mở rộng tín dụng; cơ cấu vốn tín dụng được tập trung cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân, cho vay các chương trình của Chính phủ, NHNN về tạm trữ lương thực, cà phê, thủy sản, xuất khẩu, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa; tiếp tục duy trì cấp tín dụng đối với những khách hàng tốt. - Năm 2012, dư nợ trung và dài hạn đạt 2.307 tỷ đồng, chiếm gần 56% tỷ trọng trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng. Việc điều chỉnh lại cơ cấu dư nợ này giúp ngân hàng giảm rủi ro trong việc cho vay. - Bên cạnh đó, có thể thấy vào năm 2012 cho vay bằng ngoại tệ tăng 245,35% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 26,9% trong cơ cấu. Ngân hàng gia tăng cho vay bằng ngoại tệ để phù hợp với xu thế của thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh nước ngoài. Qua đó có thể nhận xét trong giai đoạn 2010-2012, chi nhánh đã thực hiện tốt các chỉ đạo của Hội sở, lựa chọn khách hàng tốt, nhu cầu cho vay tín dụng như xuất khẩu lao động, cho vay tiêu dùng, đời sống, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng để xử lý nhu cầu vay mới; giải ngân vốn kịp thời cho các nhu cầu thời vụ… Mục tiêu cho vay tiêu dùng với số dư nợ hợp lý phù hợp với điều kiện thị trường, tăng trưởng tín dụng và có mức lãi suất thích hợp. Tích cực xử lý, cơ cấu lại nợ trên cơ sở làm việc phân loại nợ của từng khách hàng để giải quyết tồn tại, giảm lãi suất cũ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, cho khách hàng vay tiêu dùng, với dự án bất động sản, cho vay khách hàng mới để mua lại các dự án đầu tư là những khoản nợ xấu hoặc có nguy cơ chuyển sang nợ xấu.
  • 29. 20 3.3.3 Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribankchi nhánh Sài Gòn Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn Ta có thể thấy tổng doanh thu của chi nhánh có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên chỉ tiêu này tăng mạnh và tăng đột biến vào năm 2011. Các chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận cũng theo xu hướng như doanh thu. Năm 2010, tổng doanh thu của chi nhánh đạt 926.172 triệu đồng, tổng chi phí ở mức 861.790 triệu đồng và lợi nhuận đạt 64.382 triệu đồng. Năm 2011, tuy tình hình nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức nhất là 6 tháng đầu năm do những biến động bất lợi của thị trường vốn, lãi suất, vốn huy động và dư nợ cho vay nhưng tình hình tài chính của Agribank chi nhánh Sài Gòn vẫn khả quan. .0 200000.0 400000.0 600000.0 800000.0 1000000.0 1200000.0 2010 2011 2012 Triệuđồng Năm Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận Bảng 3.3: Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Sài Gòn ĐVT: triệu đồng Các chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệnh 2012/2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng doanh thu 926.172 1.093.911 921.725 167.739 18,11 -172.186 -15,74 Tổng chi phí 861.790 948.617 783.857 86.827 10,08 -164.760 -17,37 Lợi nhuận 64.382 145.294 137.868 80.912 125,67 -7.426 -5,11 Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
  • 30. 21 - Cụ thể, tổng doanh thu tăng lên đến 1.093.911 triệu đồng lợi nhuận cũng tăng 125,67% so với năm 2010. Tình hình chung năm 2011, lãi suất có xu hướng tăng cao từ đầu năm do áp lực của lạm phát. Trong điều kiện lạm phát lên tới 18% thì việc áp dụng trần lãi suất 14% theo như chính sách điều hành lãi suất của NHNN là rất khó thực hiện, buộc các ngân hàng phải tìm đủ mọi cách để lách quy định. Điều đó cho thấy, chi nhánh đã hoạt động hiệu quả trong điều kiện kinh tế hạn chế như vậy. - Bên cạnh đó chi phí năm 2011 đã tăng 86,827 triệu đồng so với 2010, tương đương tăng 10,08% và tăng ít hơn phần tăng của doanh thu. Chi phí cũng tăng cao nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn của chi nhánh, chi phí nhân viên và chi phí quản của Agribank Sài Gòn. Mặc dù vậy, nhìn chung 2011 là một năm khá thành công của cả toàn hệ thống Agribank nói chung và chi nhánh Sài Gòn nói riêng. Đến năm 2012, các chỉ tiêu về tài chính của chi nhánh đều có xu hướng giảm. - Tổng doanh thu đã giảm 172.186 triệu đồng, tương đương giảm 15,74%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần là do bị ảnh hưởng bởi diễn biến chung của nền kinh tế vĩ mô. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Một nguyên nhân cũng đáng quan tâm đó là sự mở rộng về cả quy mô và nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ quản lí của các ngân hàng khác đã thu hút một số khách hàng của chi nhánh, làm chi nhánh mất đi khách hàng, thu hẹp doanh thu. - Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh Sài Gòn thực hiện đúng các quy định về trần lãi suất huy động về ngoại tệ và USD, giảm lãi suất cho vay, lãi suất cho vay phổ biến từ 10%/năm đến dưới 13%/năm. Việc giảm lãi suất cho vay trong khi lãi suất huy động ít biến động làm cho thu nhập từ lãi vay giảm. Nguyên nhân khác đến từ việc trong năm 2012, nhiều cán bộ của Agribank bị khởi tố, điều tra làm ảnh hưởng đến danh tiếng không chỉ của Hội sở mà còn ảnh hưởng đến uy tín của các chi nhánh, trong đó có chi nhánh Sài Gòn. - Chỉ tiêu về chi phí cũng giảm 17,37% và giảm nhiều hơn doanh thu, trong điều kiện kinh tế khó khăn chi nhánh cũng cắt giảm và hạn chế một số tiêu dùng không cần thiết để đảm bảo lợi nhuận. Mặt dù vậy, lợi nhuận cũng
  • 31. 22 giảm 7.246 triệu đồng, tương đương 5,11%. Tuy tình hình kinh doanh không khả quan như năm 2011 nhưng với việc chi phí giảm nhanh hơn doanh thu, chi nhánh đã kiềm hãm được sự tụt giảm trong lợi nhuận nhờ vào các chính sách của Hội sở, và công tác quản lí của Ban lãnh đạo. 3.3.4 Kinh doanh ngoại tệ. Hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ luôn là một thách thức đối với các NHTM, đặc biệt trong bối cảnh thị trường Việt Nam có nhiều biến động khó lường. Với lợi thế mạng lưới công nghệ, cùng với hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, Agribank nói chung và chi nhánh Sài Gòn nói riêng đã có những thành tích đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Bảng 3.4: Doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank chi nhánh Sài Gòn Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Mua ngoại tệ 155 194 204 39 25,16 10 5,15 Bán ngoại tệ 156 195 205 39 25,00 10 5,13 Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn Biểu đồ 3.2: Doanh số mua bán ngoại tệ của Agribankchi nhánh Sài Gòn Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 Doanhsố(TriệuUSD) Năm Bán ngoại tệ Mua ngoại tệ
  • 32. 23 Trong giai đoạn 2010-2012, có thể thấy tổng doanh số thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn tăng trưởng liên tục qua các năm. Cụ thể, trong năm 2010, doanh số này đạt mốc 311 triệu USD và đã tăng đến 389 triệu USD tương đương hơn 25% trong năm 2011. Sang đến năm 2012, chi nhánh đã tiếp tục phát huy thành tích này và đã tăng doanh số mua bán ngoại tệ lên thêm 20 triệu USD, mang về tổng doanh số cho năm này là 409 triệu USD. Nguyên nhân của sự gia tăng này chủ yếu có thể bằng việc ghim giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp trong tình hình tỷ giá hối đoái biến động trong 3 năm qua. Cơ bản chi nhánh phục vụ chủ yếu cho các nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng.Bên cạnh đó, ta thấy tỷ trọng của cung và cầu ngoại tệ ở chi nhánh khá đồng đều và giữ vững cơ cấu này trong 3 năm qua. 3.3.5 Các thành tích đạt được Về mạng lưới, ngoài Hội sở những năm qua Chi nhánh đã bàn giao 8 Chi nhánh cấp 2 để nâng cấp lên Chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam; hiện nay Chi nhánh có 3 phòng giao dịch trực thuộc, 16 máy rút tiền tự động (ATM) 26 điểm đặt máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Về công nghệ, Chi nhánh đã áp dụng chương trình hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới, nhằm cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo cho khách hàng. Về khách hàng, những năm qua số lượng khách hàng có quan hệ giao dịch với Chi nhánh không ngừng tăng lên, đến đã có gần 200 ngàn khách hàng có quan hệ giao dịch tiền gửi, thanh toán; trong đó trên 120 ngàn khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ và trên 3.000 khách hàng có quan hệ tín dụng. Từ năm 2001 đến nay họat động kinh doanh của Agribank Sài Gòn từng bước tăng trưởng khá. Nguồn vốn tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 30%, dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm 15%, lợi nhuận tăng trưởng bình quân hàng năm trên 10%/năm. Họat động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngọai tệ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 20%, chi nhánh đã có quan hệ thanh toán với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; uy tín vị thế của Chi nhánh trên địa bàn đối với các đối tác và khách hàng tiếp tục được nâng cao. 3.3.6 Định hướng phát triển Thực hiện các biện pháp huy động vốn thích hợp đối với từng loại khách hàng, vùng, miền. Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nợ xấu và quyết liệt triển khai các biện pháp xử lý và thu hồi, giảm nợ xấu.
  • 33. 24 Củng cố, kiện toàn về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt và hệ thống cơ chế quản trị điều hành kinh doanh, xây dựng quy trình quản lý hiện đại trên các mặt nghiệp vụ, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, rà soát và chỉnh sửa quy trình giao dịch một cửa và hậu kiểm. Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ hiện đại. Nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp thị, truyền thông gắn với hoạt động an sinh xã hội, qua đó góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh, tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín. 3.4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM Kể từ sau khi gia nhập WTO, nhập siêu gia tăng nhanh chóng và tạo ra một số tác động tiêu cực lên nền kinh tế: gây sức ép lên tỷ giá và làm gia tăng nợ nước ngoài. Qua bảng số liệu và đồ thị về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2012, ta có thể thấy kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng tăng. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu vẫn chủ yếu tập trung vào các mặt hàng nông lâm nghiệp, các mặt hàng thâm dụng lao động và các tài nguyên thiên nhiên chẳng hạn như dầu thô, than đá, gạo, xăng dầu,…Nhập khẩu cũng tập trung vào các mặt hàng làm đầu vào cho hoạt động sản xuất phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu chẳng hạn như xăng dầu, chất dẻo, vải, sắt thép, điện tử, máy tính và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác. Tình hình xuất nhập khẩu của Tp.HCM giai đoạn 2010-2012 được thể hiện trong bảng và biểu đồ sau: Bảng 3.5: Tình hình xuất nhập khẩu của Tp.HCM Đơn vị: tỷ USD Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệnh 2011/2010 Chênh lệch 2012-2011 Số tiền (%) Số tiền (%) Xuất khẩu 72,24 96,91 114,57 24,67 34,15 17,66 18,22 Nhập khẩu 84,84 106,75 113,79 21,91 25,83 7,04 6,59 Nguồn: Tổng cục thống kê Tp.HCM
  • 34. 25 Biểu đồ 3.3: Tình hình xuất nhập khẩu của Tp.HCM Nguồn: Tổng cục thống kê Tp.HCM  Năm 2010: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 72,24 tỷ USD. Nhiều mặt hàng trong năm 2010 tăng mạnh về số lượng xuất khẩu, giúp duy tăng trưởng xuất khẩu và thể hiện được quy mô mở rộng sản xuất. Giá xuất khẩu năm 2010 của nhiều mặt hàng cũng tăng mạnh, trong đó nhiều mặt hàng được hưởng lợi từ tăng giá thế giới như gạo, cà phê, cao su, dầu thô, than…. Về nhập khẩu năm 2010 của cả nước ước đạt 84,84 tỷ USD. Trong đó doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 47,5 tỷ USD chiếm 56,6% tổng kim ngạch tăng 8,3% so với năm 2009, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 37,34 tỷ USD chiếm 43,4% tổng kim ngạch và tăng 39,9% so với năm 2009. Nhìn chung, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010 tăng cả về quy mô và tốc độ, xuất khẩu hàng hóa đều vượt mức kế hoạch đề ra. Do sự phục hồi của nền kinh tế nên nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tác có sự tăng trưởng vượt trội, xuất khẩu khu vực FDI tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong việc tạo giá trị xuất khẩu, tỷ trọng xuất khẩu FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2010 thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (xuất khẩu tăng 25,5%, nhập khẩu tăng 20,1,%). Nhập siêu cả nước ước đạt khoảng 12,3 tỷ USD, thấp hơn so với dự báo từ đầu năm 13,5 tỷ USD bằng 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt mục tiêu Chính phủ đã đề ra.  Năm 2011: -20 0 20 40 60 80 100 120 140 2010 2011 2012 Trịgiá(TỷUSD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Kim ngạch xuất nhập khẩu
  • 35. 26 Tình trạng nhập siêu của nước ta cũng có xu hướng cải thiện. Xuất khẩu đã tăng 34,15% và tăng mạnh hơn tốc độ tăng của nhập khẩu là 25,83%. Mức tăng trưởng này cao hơn 23% so với mục tiêu Quốc hội đề ra. Mặc dù trong năm, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn về thị trường và các rào cản thương mại, song nhờ thích ứng tốt, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Các nguyên nhân có thể lí giải do tình trạng nhập siêu vào năm này là khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế đang dãn rộng ra, hoạt động sản xuất cho xuất khẩu và cho các mặt hàng tiêu dùng trong nước phụ thuộc rất lớn vào đầu vào nhập khẩu. Nhập siêu từ Trung Quốc trong những năm qua, hiện tại và trong thời gian sắp tới sẽ vẫn chiếm phần lớn trong nhập siêu của nền kinh tế.  Năm 2012: Tình hình xuất nhập khẩu của nước ta có một bước tiến triển mới, lần đầu tiên sau 20 năm, Việt Nam xuất siêu trở lại. Xuất khẩu tăng lên đến 114,57 tỷ USD, tăng trưởng 18,22% trong khi nhập khẩu chỉ tăng 7,04 tỷ USD, tương đương 6,59%. Do sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là của các thị trường truyền thống, giá nhiều nhóm hàng và nhu cầu thế giới tăng trở lại đã tạo điều kiện tốt hơn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Mặc dù vậy, nguyên nhân chủ yếu giúp nước ta xuất siêu đó là do suy giảm của sản xuất tiêu dùng trong nước làm nhập khẩu tăng trưởng thấp hơn nhiều so với xuất khẩu. Và điều này hoàn toàn không tốt đối với một nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào nhập khẩu như Việt Nam, nhất là khi nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh sụt giảm mạnh. Đáng nói, xuất siêu hàng hóa chủ yếu ở khu vực FDI với gần 12 tỷ USD, nhất là nhóm hàng gia công, lắp ráp. Ngược lại, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu đến 11,7 tỷ USD. Lý giải sự lấn lướt của khối FDI trong xuất khẩu, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng do doanh nghiệp trong nước không gắn kết trong chuỗi giá trị với thế giới. Do đó, xuất khẩu của nước ta chưa thật sự bền vững mà có thể gặp khó khăn trong năm tới khi thị trường toàn cầu còn giảm sút. Dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu nhưng năm nay gặp nhiều khó khăn về đơn hàng; xuất khẩu thủy sản: tôm, cá basa, cá tra… vẫn còn khó. Kinh tế thế giới suy thoái, các thị trường sụt giảm nhu cầu nhưng khối FDI vẫn xuất khẩu tăng mạnh, chỉ doanh nghiệp trong nước tụt lùi là điều cần chú ý.
  • 36. 27 3.5 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH SÀI GÒN 3.5.1 Tình hình doanh số xuất nhập khẩu thực hiện qua Agribank chi nhánh Sài Gòn Biểu đồ 3.4 :Doanh số xuất nhập khẩu thực hiện qua Agribankchi nhánh Sài Gòn Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn .0 100.0 200.0 300.0 400.0 500.0 600.0 2010 2011 2012 Doanhsố(NgànUSD) Năm Doanh số xuất khẩu Doanh số nhập khẩu Tổng Bảng 3.6: Doanh số xuất nhập khẩu thực hiện qua Agribankchi nhánh Sài Gòn Đơn vị: ngàn USD Các chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch Chênh lệch Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Doanh số xuất khẩu 434.407 437.299 308.750 2.892 0,67 -128.549 -29,4 Doanh số nhập khẩu 84.312 64.273 41.988 -20.039 -23,77 -22.285 -34,67 Tổng 518.719 501.572 350.738 -17.147 -3,31 -150.834 -30,07 Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
  • 37. 28 Năm 2010, chỉ tiêu doanh số xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt là 434.407 ngàn USD và 84.312 ngàn USD. Đến năm 2011, tổng doanh số đã giảm 3,31% so với năm trước. Trong đó, doanh số xuất khẩu tuy có tăng nhẹ 2.892 ngàn USD tương đương 0,67% nhưng do nhập khẩu đã giảm mạnh đến 23,77% nên làm kết quả hoạt động TTQT cũng giảm theo. Có thể thấy hoạt động kinh doanh không chỉ của chi nhánh mà còn của các khách hàng bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình kinh tế trong năm 2011 này: lạm phát tăng cao, nợ xấu của các ngân hàng, các doanh nghiệp liên tiếp gặp khó khăn, dẫn tới thua lỗ, phá sản. Sang đến năm 2012, hoạt động TTQT của chi nhánh lại tiếp tục gặp bất lợi, tiếp tục giảm mạnh và giảm đến 150.834 ngàn USD tương đương giảm 30,07%. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Nhìn chung qua 3 năm, tổng doanh số TTQT của chi nhánh có xu hướng giảm rõ rệt một phần là do bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế chung, mặt khác đến từ sự cạnh tranh thị phần của các ngân hàng khác trên địa bàn Tp.HCM. Tỷ trọng của doanh thu đến từ xuất khẩu luôn chiếm phần lớn trong cơ cấu. 3.5.2 Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán trong hoạt động TTQT Bảng 3.7: Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán trong hoạt động TTQT tại Agribank chi nhánh Sài Gòn Đơn vị: Ngàn USD Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng L/C 112.894 21,76 154.631 30,83 125.598 35,81 Nhờ thu 207.197 39,94 241.511 48,15 127.285 36,29 Chuyển tiền 198.628 38,29 105.430 21,02 97.855 27,90 Tổng 518.719 100 501.572 100 350.738 100 Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn
  • 38. 29 Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng của từng phương thức thanh toán trong hoạt động TTQT tại Agribank chi nhánh Sài Gòn Nguồn: Phòng KDNH tại Agribank chi nhánh Sài Gòn Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy trong doanh số TTQT ở Agribank chi nhánh Sài Gòn trong giai đoạn 2010-2012, phương thức nhờ thu vẫn là phương thức được ưa dùng của đa số khách hàng và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh số xuất khẩu. Nguyên nhân là do các khách hàng của chi nhánh đã tin tưởng vào chất lượng hoạt động, đánh giá cao các gói sản phẩm thanh toán quốc tế mặc dù phương thức này có một số điểm yếu nhất định như là người ban chưa khống chế được việc trả tiền của người mua, người mua có thể kéo dài việc trả tiền hoặc không trả tiền nếu thấy tình hình kinh tế bất lợi. Ngoài ra, bản thân các doanh nghiệp này đã đánh giá được những đối tác của mình, chọn ra những đối tác đáng tin cậy để thanh toán bằng phương thức ủy nhiệm nhờ thu để giảm chi phí thanh toán cho mỗi bộ hồ sơ. Trong khi đó, thanh toán bằng L/C từ vị trí chiếm tỷ trọng thấp nhất năm 2010 (gần 21,76%) đã ngày càng được sử dụng rộng rãi và chiếm tỷ trọng cao hơn, chỉ đứng sau phương thức ủy nhiệm nhờ thu trong cơ cấu năm 2012. Lí do là trong giai đoạn trên, chi nhánh đã áp dụng nhiều ưu đãi cho các chương trình tài trợ và việc sử dụng một mức phí thanh toán hợp lí cũng thu hút nhiều khách hàng sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C. Mặt khác, tình hình kinh tế trong nước cũng như của thế giới biến động theo chiều hướng không tốt nên các doanh nghiệp để hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn cho các món hàng của mình vì thế các doanh nghiệp đã dần chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C mặc dù thu phí cao hơn. 0 20 40 60 80 100 120 2010 2011 2012 Tỷtrọng(%) Năm Chuyển tiền Nhờ thu L/C
  • 39. 30 Phương thức chuyển tiền chiếm 38,29% trong cơ cấu thanh toán xuất khẩu năm 2010, đứng thứ 2 chỉ sau nhờ thu, tuy nhiên có xu hướng giảm trong 3 năm qua. Năm 2012, chuyển tiền là phương thức ít được sử dụng nhất trong 3 phương thức trên (chỉ chiếm gần 28% trong cơ cấu).Một trong những nguyên nhân đó là tình hình tài chính của các cá nhân và doanh nghiệp trong ngoài nước bị hạn chế cho nên việc chuyển tiền cũng suy giảm. 3.5.3 Tình hình thực hiện TTQT bằng các phương thức tại Agribank Chi nhánh Sài Gòn 3.5.3.1 Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức nhờ thu Theo tác giả Trầm Thị Xuân Hương trong giáo trình Thanh toán quốc tế (NXB Thống kê, 2010, tr.173) có định nghĩa về phương thức nhờ thu “Là phương thức thanh toán mà nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung cấp dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền nhà nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu và chứng từ hàng hóa liên quan (nếu có). Nhờ thu là một sự thỏa thuận giữa người mua và người bán mà sau khi giao hàng lên tàu, hối phiếu được người bán kí phát cho người mua. Còn chứng từ hàng hóa thì được gửi đến người mua hoặc đến ngân hàng phục vụ bên bán với chỉ thị rõ ràng về việc nhờ thu và được chuyển đến ngân hàng đại lý ở nước ngoài để có thể nhận được sự thanh toán từ phía người mua. Trên cơ sở thư yêu cầu thanh toán do người bán lập ủy thác nhờ ngân hàng thu hộ tiền. Ngân hàng thực hiện đúng theo như chỉ thị nhận được, hối phiếu và bộ chứng từ được gửi ra ngân hàng nước ngoài để chuyển giao cho người mua theo những điều khoản và điều kiện được ghi rõ trong chỉ thị nhờ thu (do ngân hàng bên bán lập gửi ngân hàng nước người mua) nhằm đạt được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu từ phía ngân hàng người mua.” Phương thức nhờ thu được thực hiện dưới hai hình thức đó là: nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Căn cứ vào thời hạn trả tiền nhờ thu kèm chứng từ có hai loại đó là: nhờ thu trả tiền đổi chứng từ và nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ. Tình hình thực hiện TTQT theo phương thức nhờ thu tại Agribank chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2010-2012 được thể hiện trong bảng số liệu và biểu đồ dưới đây: