SlideShare a Scribd company logo
1 of 168
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ MINH HOÀNG
VIỆN HÀN LÂM
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ LÊN
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI, 2019
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ LÊN
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC &CNDVLS
Mã số: 9229002
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THỌ
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thọ. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Lên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI......................................................................................................................................5
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam...5
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt
Namhiện nay......................................................................................................................15
1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt
Namhiện nay......................................................................................................................20
1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những
vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án........................................................23
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO HIẾU VÀ SỰ BIẾN ĐỔI
CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM....................................................................................26
2.1. Đạo hiếu và cơ sở hình thành đạo hiếu ở Việt Nam...............................................26
2.2. Nội dung và vai trò của đạo hiếu trong đời sống xã hội.........................................30
2.3. Sự biến đổi của đạo hiếu và đặc điểmcủa sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam.....48
CHƯƠNG 3. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY -
THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN.........................................................................79
3.1. Thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.........................................79
3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Namhiện nay.............................105
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY BIẾN ĐỔI TÍCH CỰC,
KHẮC PHỤC BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY.......................................................................................................................................121
4.1. Nâng cao nhận thức về đạo hiếu cho các thành viên trong gia đình Việt Nam
hiện nay..............................................................................................................................121
4.2. Kết hợp và nâng cao vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác
giáo dục đạo hiếu..............................................................................................................127
4.3. Phát triển kinh tế gia đình, tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện
cho việc thực hiện đạo hiếu.............................................................................................135
4.4. Phát huy vai trò của pháp luật trong việc đưa ra các quy định về đạo hiếu và xử
lý các hành vi bất hiếu......................................................................................................140
KẾT LUẬN.........................................................................................................................149
DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ............151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................152
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi con người phải biết quá khứ của mình, mỗi dân tộc phải biết lịch sử của
mình. Một dân tộc mà đánh mất quá khứ thì cũng là đánh mất chính bản thân mình.
Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là tài sản vô giá. Nó là dòng chảy liên tục,
nảy sinh, tồn tại, phát triển trong suốt quá trình dựng nước, giữ nước, phát triển đất
nước của cha ông. Trong đó, đạo hiếu là một giá trị đạo đức cốt lõi, trường tồn cùng
với sự phát triển của dân tộc.
Trong xã hội Việt Nam, từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại, hiếu luôn
được coi là “nết đầu trong trăm nết”, là nét đẹp nhân bản, là giá trị hàng đầu của đạo
làmngười. Hiếu được người Việt Nam đặc biệt coi trọng, nâng lên thành một đạo - đạo
hiếu, đạo làm con. Đạo hiếu không chỉ là một chuẩn mực đạo đức, một truyền thống
quý báu được mọi người trân trọng và gìn giữ mà trở thành nguyên tắc hành động, ứng
xử của con cái đối với cha mẹ. Người Việt Nam khi nói đến đạo hiếu, liền nghĩ ngay
đến việc “thờ mẹ, kính cha”, chăm sóc phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống, tang ma,
thờ cúng, chăm sóc mộ phần chu đáo khi cha mẹ qua đời. Thực hiện đạo hiếu trở thành
“khuôn vàng, thước ngọc” để mỗi người căn cứ vào đó tự hoàn thiện đạo đức cá nhân,
xâydựng đạo đức gia đình và củng cố đạo đức xã hội.
Là một giá trị đạo đức cốt lõi, đạo hiếu trường tồn cùng với sự phát triển của dân
tộc. Tuy nhiên, là một bộ phận của ý thức xã hội, đạo hiếu cũng chịu sự chi phối và
quyết định của tồn tại xã hội và biến đổi cùng sự biến đổi của đời sống xã hội. Công
cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã tác động, làm
biến đổi mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực đạo đức gia
đình. Thực tế cho thấy, biến đổi là quy luật tồn tại và phát triển của mọi sự vật hiện
tượng. Song, không phải sự biến đổi nào cũng đồng nhất với văn minh, tiến bộ. Từ khi
đất nước tiến hành đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế thị
trường từng bước được xây dựng và phát triển, một mặt, con cái có những nhận thức
2
và điều kiện kinh tế tốt hơn trong việc báo hiếu cha mẹ; mặt khác, trong nền kinh tế thị
trường, khi mà giá trị thặng dư và tiền bạc vật chất được xem như giá trị cao nhất để
đánh giá con người thì nhiều khi đạo hiếu bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Hiện tượng con
cái lơ là, bỏ bê không làm tròn nghĩa vụ đối với cha mẹ, thậm chí con cái bạc đãi, tị
nạnh lẫn nhau, đẩy cha mẹ vào hoàn cảnh “không ăn thì ốm thì gầy/ ăn thì nước mắt
chan đầy bát cơm” đang tạo nên những khoảng tối trong bức tranh về đạo hiếu. Bên
cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, sự ảnh hưởng của
văn hóa ngoại lai đang làm cho một bộ phận giới trẻ có sự thay đổi quan niệm về đạo
hiếu và việc thực hiện đạo hiếu rất đáng để suy ngẫm. Từ những biến đổi trên cho thấy,
việc phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân sự biến đổi của đạo hiếu để đưa ra
những giải pháp là yêu cầu cần thiết trong xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. Đó
là lý do nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện
nay” để nghiên cứu trong luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa duyvật biện
chứng và duy vật lịch sử của mình; cũng là góp phần nhỏ vào thực hiện nhiệm vụ xây
dựng đời sống và nền văn hóa tinh thần nói chung và đạo hiếu nói riêng ở Việt Nam
hiện nay.
2. Mục đích và nhiệmvụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu
ở Việt Nam, luận án phân tích thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Namhiện nayvà
nguyên nhân của nó; từ đó đề xuất một số giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam
hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và sự biến đổi của đạo
hiếu ở Việt Nam.
3
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt
Nam.
- Phân tích thực trạng và nguyên nhân biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện
nay.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy biến đổi tích cực, hạn chế biến
đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Namtrong điều kiện hiện nay.
3. Đối tượng và phạmvi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Namhiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay trên
hai phương diện biến đổi tích cực và biến đổi tiêu cực. Về thời gian, luận án chủ yếu
khảo sát thực trạng biến đổi của đạo hiếu từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới
năm1986 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; các quan điểm của Đảng trong xây dựng nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc; chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về đạo đức, đạo hiếu. Ngoài
ra, tác giả còn kế thừa một số thành tựu nghiên cứu đã được công bố có liên quan trực
tiếp đến đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, đồng thời có phối hợp sử dụng các phương pháp lịch sử - logic, phân
tích - tổng hợp, so sánh, đối chiếu, v.v. để làmsáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
4
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự
biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam.
- Từ việc phân tích thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay và
nguyên nhân của nó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy biến đổi tích cực,
hạn chế biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Namhiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án có ý nghĩa khuyến nghị đối với việc giữ gìn và phát triển đạo hiếu ở Việt
Namhiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ
cho việc nghiên cứu, giáo dục đạo hiếu, đạo đức, đạo đức gia đình.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các
công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, nội dung của luận
án gồm4 chương, 13 tiết.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Hiếu là một giá trị đạo đức căn bản của con người và của đạo làm người. Đặc
biệt ở các nước phương Đông trong đó có Việt Nam, đạo hiếu luôn xác định cho mình
vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức cá nhân nhằm đạt tới sự
bình yên, hạnh phúc của gia đình và một xã hội hòa mục, ổn định. Với vị trí, vai trò
quan trọng như vậy nên vấn đề đạo hiếu từ xưa đến nay đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm, nghiên cứu dưới những góc độ và quy mô khác nhau. Liên quan đến đề tài
của luận án, có thể khái quát các công trình này thành các nhómcơ bản sau:
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và đạo hiếu ở
Việt Nam
Cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim (được in lần đầu vào những năm 30 của thế
kỷ XX, lần tái bản gần đây nhất năm 2017) [63] là một trong số không nhiều cuốn sách
ra đời sớm nhất thời hiện đại nghiên cứu về Nho giáo Trung Hoa và tầm ảnh hưởng
lớn lao của nó trong đời sống văn hóa Việt Nam. Bàn về đạo hiếu, Trần Trọng Kim đã
phân tích khá chi tiết tư tưởng hiếu trong Nho giáo, từ Khổng Tử đến Tăng Tử. Theo
Nho giáo, “hiếu có ba bậc: bậc đại hiếu là làm tôn trọng cha mẹ, bậc thứ là không làm
nhục đến cha mẹ, bậc dưới cùng là có thể nuôi được cha mẹ” [63, tr.190]. Làm tôn
trọng cha mẹ là phải hiểu được cái ý của cha mẹ, vâng theo cái chí của cha mẹ và gây
dựng thân mình để cho vinh hiển cha mẹ. Không làm nhục đến cha mẹ là phải giữ
danh giá của mình cho trọn vẹn, “không hư hỏng thân thể, không nhục thân danh”.
Nuôi cha mẹ thì phải kính trọng, nuôi mà không kính thì chẳng khác gì nuôi giống chó,
giống ngựa, lấygì mà phân biệt.
Hiếu là cái gốc của đạo làm người. Người con có hiếu, “sống thì lấy lễ mà thờ,
chết thì lấy lễ mà táng, lấy lễ mà tế” [63, tr.126]. Nhưng lấy lễ mà thờ cha mẹ không có
nghĩa là cha mẹ làm điều trái đạo cũng phải theo. Khi cha làm điều gì trái lẽ thì phải hết
6
sức can ngăn, để cho cha không bị những điều lầm lỗi. Nhưng can ngăn cũng phải theo
lễ. Hiếu có hợp lễ mới thật là hiếu. Hơn nữa, trong quan điểm của Nho giáo, có ba
trường hợp con cái không nghe lời cha mẹ vẫn là người con có hiếu, đó là: theo mệnh
thì cha mẹ nguy, không theo mệnh thì cha mẹ yên; theo mệnh thì cha mẹ nhục, không
theo mệnh thì cha mẹ vinh; theo mệnh là cầm thú, không theo mệnh thì làm cho cha
mẹ được vẻ vang, người hiếu tử không theo mệnh là kính cha mẹ [63, tr.293].
Trong quan điểm của Nho giáo, hiếu với cha mẹ là khéo nối được cái chí của cha
mẹ, khéo noi được việc làm của cha mẹ; kính những người cha mẹ đã kính trọng, yêu
những người cha mẹ đã yêu mến, thờ cha mẹ lúc chết rồi cũng như lúc còn sống. Song,
Nho giáo cũng nhấn mạnh “sự thờ cha mẹ không phải là cái lẽ cuối cùng của sự hiếu.
Cái lẽ cuối cùng của hiếu là lấy hiếu gây thành đạo nhân, vì người có hiếu tức là có
nhân” [63, tr.129].
Trong Nho giáo, bên cạnh việc trình bày khá chi tiết đạo hiếu của Nho giáo, Trần
Trọng Kim cũng đã chỉ ra những điểmtích cực và sức ảnh hưởng của Nho giáo đối với
đạo đức Việt Nam nói chung và đạo hiếu nói riêng. Đây là nguồn tư liệu rất quý để
nghiên cứu sinh thamkhảo trong quá trình viết luận án.
Phan Bội Châu trong “Khổng học đăng” [120] khi bàn về “luân lý ở trong gia
đình” đã có những nét phác thảo về chữ hiếu và việc thực hiện chữ hiếu theo quan
điểm Nho giáo. Phân tích quan điểm của Khổng Tử về chữ hiếu, Phan Bội Châu nhấn
mạnh chữ hiếu là gốc của đạo nhân. Người con giữ được chữ hiếu với cha mẹ ắt sẽ giữ
được chữ đễ với anh em và đối với người trên thì không phạm thượng, càng không bao
giờ làm loạn. Ngược lại, nếu một người bất hiếu với cha mẹ, bất đễ với anh em thì
không thể sống tốt được: “Nếu có hạng người không thương cha mẹ mà bất hiếu,
không thương anh em mà bất đễ, mà vội nói rằng thương loài người, thương thế giới,
quyết không có lẽ ấy” [120, tr.181].
Bên cạnh đó, Phan Bội Châu cũng đề cập đến mối quan hệ giữa việc thực hiện
chữ hiếu của người con trong gia đình và trách nhiệm của người công dân trong xã hội.
7
Ông quan niệm, chữ hiếu không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình, để làm tròn chữ
hiếu, người con nhiều khi phải gác lại hoặc nhờ người chăm sóc mẹ cha để thực hiện
nghĩa vụ làm người với quốc gia, xã hội. Quan điểm này, ta đã gặp trong hành động
của Nguyễn Trãi trong việc từ bỏ tiểu hiếu với cha để thực hiện đại hiếu với nước và
sau nàyđược Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong tư tưởng “hiếu với dân”.
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nho
giáo và các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, trong đó có thể kể đến một số
công trình như: “Nho giáo xưa và nay” của tác giả Quang Đạm [24], “Nho giáo và
phát triển ở Việt Nam” của tác giả Vũ Khiêu [57]; “Một số vấn đề về Nho giáo Việt
Nam” của tác giả Phan Đại Doãn [21], “Đến hiện đại từ truyền thống” của tác giả Trần
Đình Hượu [52] và “Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam” của tác giả Trần Văn
Giàu [36]. Trong các công trình nghiên cứu này, từ góc độ sử học, triết học và đạo đức
học, các tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền
thống đặc thù của dân tộc Việt Nam, trong đó đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ luôn
được tôn lên cao và đặt vào vị trí đặc biệt quan trọng, trở thành cốt lõi của các quan hệ
xã hội khác. Chẳng hạn, trong cuốn “Nho giáo xưa và nay”, khi nói về phạm trù “nhà”,
tác giả Quang Đạm đã từ những luận điểm trong tứ thư, ngũ kinh và nhiều tài liệu diễn
giải của các danh nho về sau mà khái quát lên nội dung chữ hiếu của Nho giáo. Theo
tác giả, chữ hiếu theo quan điểmcủa Nho giáo được thể hiện ở ba nguyên lý lớn, đó là:
Thứ nhất, sự thân và thủ thân gắn liền với nhau. “Sự thân” là phụng sự cha mẹ,
phục vụ cha mẹ, thủ thân là giữ gìn thân mình. Sự thân không phải chỉ là công việc
phải làm khi cha mẹ còn sống mà cũng là bổn phận phải làm sau khi cha mẹ qua đời...
Con người ở đời càng giữ thân mình lành lặn và toàn vẹn lâu dài bao nhiêu để phụng
sự cha mẹ, lúc sinh thời cũng như sau khi đã qua đời, thì càng báo hiếu được tốt bấy
nhiêu” [24, tr.172]. Nho giáo nhấn mạnh, phụng sự cha mẹ là cái gốc của mọi việc
phụng sự, giữ gìn thân thể là cái gốc của mọi việc giữ gìn; phụng sự đất nước, phụng
8
sự thiên hạ đều không bằng phụng sự cha mẹ; giữ gìn đất nước, giữ gìn thiên hạ đều
không bằng giữ gìn thân thể do cha mẹ sinh ra để phụng sự cha mẹ.
Thứ hai, suốt đời thiện kế, thiện thuật. Nho giáo yêu cầu, con cái đối với cha mẹ
phải “kế”, “thuật” và “vô cải” nghĩa là con cái phải nối tiếp, làm theo và không sửa đổi
việc làm và ý chí của cha mẹ, sau khi cha mẹ đã mất “ba năm không có gì thay đổi
khác đối với đạo của cha” có thể được coi là hiếu. Cũng theo đó, Nho giáo dạy người
ta “thiện kế”, “thiện thuật” cả tình cảm, thái độ đối xử của cha mẹ trong quan hệ với
người khác sau khi cha mẹ mất, nghĩa là phải biết kính những người mà cha mẹ kính
trọng, yêu những người mà cha mẹ thân yêu [24, tr.174].
Thứ ba, dương danh hiển thân là cách báo hiếu tốt nhất. Nho giáo cho rằng “lập
thân, hành đạo, nêu cao thanh danh đến đời sau để làm vinh hiển cho cha mẹ”, đó là
cách báo hiếu cao nhất. Hơn nữa, nếu đem cả thiên hạ mà phụng dưỡng cha mẹ thì
không có hiếu nào bằng. Tác giả Quang Đạm nhận định dương danh hiển thân “là điều
báo hiếu cao nhất của con đối với cha mẹ, và cũng là điều mong ước tha thiết nhất, tính
toán, xếp đặt tốn công nhất của cha mẹ về tương lai của con, vừa vì con, vừa vì mình,
hoặc nói một cách ngắn gọn là vì “nhà” cả thôi” [24, tr.175].
Những phân tích của Quang Đạm trong tác phẩm đã cung cấp cho nghiên cứu
sinh một cái nhìn khái quát về nội dung của chữ hiếu trong Khổng giáo. Mặt khác,
những luận điểm của tác giả cũng cho ta thấy sự ảnh hưởng và sự khác biệt của chữ
hiếu trong Nho giáo Trung Quốc và chữ hiếu trong văn hóa Việt Nam.
Trong cuốn “Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam” [21] khi bàn khá nhiều về
đạo hiếu ở Việt Nam, Phan Đại Doãn cũng khẳng định: “Hiếu vốn là tinh thần, là
nội dung của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam hình thành từ rất xa xưa
trong phong tục tín ngưỡng như “thờ cúng tổ tiên”, “trọng lão” nhưng về sau lại
được giáo lý Nho giáo khẳng định thêm sâu sắc, chi tiết và thể chế hóa thành luân lý
xã hội. Các nhà nước dưới thời Lê – Nguyễn đều lấy hiếu để củng cố gia đình, lấy
hiếu làm chuẩn mực cho các giá trị xã hội, làm tiêu chuẩn để rèn luyện nhân cách,
9
lấy hiếu để ràng buộc con người với con người, bề dưới với bề trên và đặc biệt được
pháp luật hóa, chính sách hóa” [21,tr.144]. Theo tác giả, hiếu là nhân cách con người,
là gốc của nhân luân, là quan hệ đứng hàng dọc trong gia đình và dòng họ, có ý nghĩa
quan trọng nhất trong nguyên tắc ứng xử gia đình. Trong cuốn sách này, Phan Đại
Doãn đã có những nét phác thảo cơ bản về đạo hiếu trong gia huấn Việt Nam thời
phong kiến. Tác giả cũng khái quát vị trí, vai trò của đạo hiếu trong gia đình và xã hội;
những nội dung căn bản của đạo hiếu theo quan niệm của Nho giáo và ảnh hưởng của
nó đối với xã hội Việt Nam.
Trong ấn phẩm “Chữ Hiếu” của nhà nghiên cứu Hạnh Hương [49], ở phần “Cội
nguồn” tác giả đặt ra câu hỏi: “Vì sao ta phải báo hiếu cha mẹ, ông bà và tổ tiên?” Ấy
là do “ơn nghĩa sinh thành”, là phận làm con phải báo ân, báo hiếu. Để báo hiếu phải
“tôn kính và vâng lời”, phải “tránh ác, hành thiện”. Để đáp ân, con cái phải sống tốt,
phải “liều thân khi cha mẹ gặp nguy”. Tác giả Hạnh Hương nhấn mạnh rằng “báo hiếu
là bổn phận và trách nhiệmcủa người làmcon”.
Trong ấn phẩm “Hiếu hạnh xưa và nay” [13], tác giả Cao Văn Cang cũng đặt ra
câu hỏi: “Thế nào là hiếu hạnh”. Và từ việc diễn giảng “bài học quả báo”, phân tích
“gương xưa về những người con có hiếu” và “cuộc đời những người con hiếu”, tác giả
yêu cầu con người ta phải “thực hành hiếu đạo”. Hiếu đạo không chỉ là bổn phận, trách
nhiệm mà hơn thế nữa “trên đời này, việc làm được đánh giá cao quý và đáng tôn vinh
nhất, chính là lòng hiếu thảo của con cái đối với đấng sinh thành, đó là niềm vinh hạnh
trời ban” [13, tr.15].
Từ góc nhìn Phật giáo, thiền sư Thích Giác Hành trong “Chữ hiếu và nếp sống
dân tộc” [41] khẳng định: “Hiếu chính là biểu hiện đức tính cao thượng của con người
trong hầu hết các nền văn hóa của nhân loại. Đó là thái độ sống bày tỏ sự biết ơn, nhớ
ơn công đức sinh thành dưỡng dục đối với ông bà, cha mẹ hiện tại và trong vô lượng
kiếp. Hiếu cũng chính là sợi dây thân ái kết nối giữa mọi người, gia đình, thân tộc và
tình dân tộc” [41, tr.16]. Qua ấn phẩm này, tác giả cũng đặt ra và trả lời cho câu hỏi vì
10
sao ta phải báo hiếu mẹ cha? Chúng ta phải báo hiếu như thế nào và làm cách nào để
chúng ta báo hiếu? Từ đó, chúng ta có thể thấyđược một số nội dung khái quát của đạo
hiếu theo quan điểmPhật giáo.
Ba cuốn sách “Chữ hiếu” [49], “Chữ hiếu và nếp sống dân tộc” [41], “Hiếu
hạnh xưa và nay” [13] của ba tác giả khác nhau, mặc dù xuất phát điểm không giống
nhau, nhưng chúng ta lại tìm thấy ở đó những điểm tương đồng. Các tác giả, có người
xuất phát từ quan điểm đời thường, có người xuất phát từ quan điểm Phật giáo, với lối
viết mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống, qua các câu chuyện đời thường hoặc
câu chuyện của nhà Phật, các tác giả đều hướng tới và tìm cách trả lời cho câu hỏi: vì
sao con cái phải báo hiếu cha mẹ? Việc báo hiếu cha mẹ phải thực hiện như thế nào?
Trong quá trình luận bàn về đạo hiếu, dù không tác giả nào phân tích một cách tỉ mỉ nội
hàm, ngoại diên của khái niệm hiếu; không trình bày một cách hệ thống những nội
dung của đạo hiếu, nhưng từ các cuốn sách này ta có thể tìm được những gợi ý rất sâu
sắc trả lời cho câu hỏi đạo hiếu là gì, nội dung căn bản của đạo hiếu bao gồm những
vấn đề nào? Đó là những tư liệu vô cùng quý giá cho nghiên cứu sinh trong quá trình
thực hiện luận án.
Cuốn “Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi” của tác giả Ngô Đức
Thịnh [124] đã trình bày khái quát những giá trị văn hóa tiêu biểu của Việt Nam, trong
đó khi nói về những giá trị văn hóa của gia đình người Việt truyền thống, tác giả đã nêu
lên quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu như Trần Đình Hượu, Phạm Côn Sơn, Vũ
Khiêu, Phan Ngọc. Tác giả đã đồng tình với quan điểm của Vũ Khiêu khi nhấn mạnh
hiếu là “nết đầu trong trăm nết”, “hành vi của người ta không gì lớn bằng chữ hiếu”;
Hiếu là phải làm cho cha mẹ được tôn trọng, nuôi dưỡng cha mẹ phải bằng tấm lòng
kính yêu chân thành; và mối quan hệ giữa người con có hiếu trong gia đình với người
công dân đức độ ngoài xã hội. Trích lời của nhà nghiên cứu Phan Ngọc, tác giả cũng
đề cập đến độ khúc xạ của chữ hiếu trong Nho giáo khi vào Việt Nam, nói cách khác,
“hiếu của Việt Nam có điểm độc đáo khác với hiếu của Trung Quốc”. Ở Việt Nam
11
không chỉ có hiếu của con cái đối với cha mẹ mà còn có cả “đại hiếu” là hiếu với nước
và trong lịch sử dân tộc, nhiều khi để thực hiện “đại hiếu” người ta phải hy sinh cái
“tiểu hiếu”.
Qua tác phẩm này, ta không chỉ tiếp nhận quan điểm của Ngô Đức Thịnh về hiếu
mà từ những nhận định của ông chúng ta hiểu thêm về quan điểm của các nhà nghiên
cứu trước đó khi nghiên cứu về đạo hiếu ở Việt Nam.
Gần đây nhất, cuốn sách Bản thể luận xã hội về đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay do
tác giả Nguyễn Thị Thọ chủ biên [129] đã luận giải về sự tồn tại của phạm trù hiếu và
những khía cạnh biểu hiện khác nhau của hiếu trong các bản thể xã hội. Nội dung công
trình nghiên cứu gồm ba phần, trong đó phần 1 và phần 2, xuất phát từ vị trí, vai trò của
đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam, tác giả đã đi sâu phân tích một số nội dung
cơ bản về bản thể luận xã hội của đạo hiếu ở Việt Nam.
Cùng với các cuốn sách của các nhà nghiên cứu trong nước, bàn về đạo hiếu và
đạo hiếu ở Việt Nam còn có thể kể đến một số cuốn sách của các nhà nghiên cứu nước
ngoài. Trong tác phẩm “Nho gia với Trung Quốc ngày nay” [131], Vi Chính Thông đã
khái quát những nội dung chính tư tưởng đạo hiếu theo quan điểm của Khổng Tử.
Theo tác giả, quan điểm về đạo hiếu của Khổng Tử có thể chia thành mấy điểm là:
“Duy trì trật tự trên dưới”; “chuẩn mực về đạo đức luân lý”; “hiếu và nhân”; “hiếu và
trung”. Trong cuộc sống, hiếu được thực hiện đối với cha mẹ là “sống thì phụng dưỡng
thân thể, chết thì an táng theo lễ, thờ cúng theo lễ”. Qua cuốn sách ta cũng thấy được
rằng, sự hình thành và phát triển của đạo hiếu ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của
đạo hiếu trong Nho giáo. Tuy nhiên, đạo hiếu ở Việt Nam không tiếp nhận nguyên xi
đạo hiếu trong Nho giáo mà là sự tiếp biến trên cơ sở nền văn hóa bản địa, do đó tư
tưởng đạo hiếu của Việt Nam bớt hà khắc hơn tư tưởng hiếu trong Nho giáo và mang
đậmtruyền thống, bản sắc của con người Việt Nam.
Tác phẩm “Chữ Hiếu trong nền văn hóa Trung Hoa” của Tiêu Quần Trung do
Lê Sơn dịch [145] đã phân tích bản chất tinh thần luân lý và hệ thống chuẩn mực đạo
12
hiếu. Từ việc phân tích cơ sở, cơ chế thực tiễn của đạo hiếu và việc giáo dục đạo hiếu,
tác giả đã cho chúng ta thấy một bức tranh khá đầyđủ và sinh động của đạo hiếu Trung
Hoa, từ cội nguồn của đạo hiếu đến diễn biến và các giá trị lịch sử của nó đối với xã hội
đương đại. Tuy nhiên, do tiếp cận dưới góc nhìn văn hóa nên tác phẩm chưa đi vào
phân tích được căn nguyên của sự biến đổi của đạo hiếu qua các thời kỳ lịch sử. Đây là
vấn đề đặt ra về mặt triết học dựa trên lý luận triết học duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, đặc biệt là dựa trên nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội mà nghiên
cứu sinh sẽ luận chứng trong luận án này.
Cuốn sách“Đạo hiếu trong Nho gia” của tác giả Cao Vọng Chi, một nhà nghiên
cứu tôn giáo tâm huyết người Trung Quốc được nhà xuất bản Chính trị Quốc gia dịch
và xuất bản năm 2014 [15]. Đây là tác phẩm đã phân tích một cách thấu đáo về đạo
hiếu. Tác giả đã đưa vào sách bản gốc của “Hiếu kinh” và tập hợp 100 điều ghi chép
lời của các bậc thánh hiền Trung Quốc như Khổng Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử
luận bàn về các vấn đề cốt lõi của đạo hiếu. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến hàng
loạt vấn đề liên quan đến đạo hiếu, như cơ sở xác lập, bối cảnh xã hội hình thành và
quá trình truyền thụ đạo hiếu trong xã hội Trung Quốc. Ở phần cuối cuốn sách, Cao
Vọng Chi đã có những nghiên cứu, so sánh về tư tưởng đạo hiếu trong Nho gia với
Đạo giáo, Phật giáo. Những nghiên cứu, so sánh này đã cho chúng ta hiểu rõ và có
những lý giải sâu sắc hơn về đạo hiếu trong Nho gia.
Trong cuốn sách này, tác giả cũng đã dành cả một chương để viết về ảnh hưởng
của đạo hiếu trong Nho gia đối với các nước láng giềng. Qua cách nhìn, cách đánh giá
của một nhà nghiên cứu Trung Quốc, ta thấy được mối quan hệ của đạo hiếu trong nền
văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, ở đây Cao Vọng Chi mới chỉ
nhìn thấy điểm tương đồng với ảnh hưởng một chiều từ đạo hiếu trong Nho gia đối với
Việt Nam mà chưa nhìn thấy điểm khác biệt của đạo hiếu ở Việt Nam vốn được nảy
sinh từ nền văn hóa Việt Nam. Đây là một vấn đề mà tác giả cần nghiên cứu và làm rõ
trong phần lý luận của luận án. Tuy nhiên, tài liệu này đã cung cấp cho tác giả cái nhìn
13
khá rõ ràng và toàn diện về đạo hiếu trong Nho gia, cung cấp cơ sở lý luận để tác giả
nghiên cứu vấn đề trong luận án của mình.
Đặc biệt, trong bài viết “Khảo cứu văn bản Bổ chính nhị thập tứ hiếu truyện diễn
nghĩa ca và văn bản chữ Nôm” của Sato Thụy Uyên – một nhà nghiên cứu người Nhật
Bản, đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Việt Nam học lần thứ IV, tổ chức tại Hà
Nội năm 2012 [148], tác giả đã có sự so sánh, đối chiếu văn bản “Bổ chính nhị thập tứ
hiếu” ở Việt Nam với ba hệ thống “Nhị thập tứ hiếu” ở Trung Quốc. Tác giả nhận
định, cách trình bày và trật tự hai mươi bốn hiếu tử của ba hệ thống có sự khác biệt và
khác với cách ghi của Bổ chính nhị thập tứ hiếu. Sự khác biệt đó nói lên rằng “Nhị thập
tứ hiếu của Trung Quốc khi truyền sang Việt Nam đã có sự tiếp thu, biến đổi, tạo ra
một nét rất đặc sắc, riêng biệt của Việt Nam”.
Đề cập đến các văn bản liên quan đến “Nhị thập tứ hiếu” ở Việt Nam, tác giả bài
viết nhận định có ít nhất hai mươi bảy tài liệu liên quan, trong đó mười lăm tài liệu là
nguyên văn thơ chữ Nôm của dịch giả Lý Văn Phức và các bản phiên âm sang chữ
quốc ngữ được phổ biến sâu rộng trong dân chúng. Chỉ có văn bản Bổ chính nhị thập
tứ hiếu là văn bản duy nhất do thành viên hoàng thất (Hòa Thịnh Quận Vương Miên
Thuấn) đích thân kiểm định, lại được dùng làm sách dạy đạo hiếu cho con cháu hoàng
tộc. Tác giả nhận đinh: “Có lẽ vì thế mà nó không được lưu truyền phổ biến rộng rãi
trong quần chúng nhân dân như văn bản Nhị thập tứ hiếu diễn ca của cụ Lý Văn Phức,
nhưng dường như nó đã được con cháu Vương phủ truyền đọc rộng rãi như là một
quyển sách gia phạm” [148] .
Có thể nói, Sato Thụy Uyên là một trong số hiếm hoi những nhà nghiên cứu
người nước ngoài tìm hiểu về Nhị thập tứ hiếu ở Việt Nam. Với mục đích làm rõ tác
phẩm Nhị thập tứ hiếu khi truyền vào Việt Nam có sự dung hợp, biến chuyển, được
“bản địa hóa” như thế nào so với nguồn gốc ban đầu và có ảnh hưởng sâu sắc như thế
nào đến xã hội Việt Nam, đặc biệt ở tầng lớp quý tộc, bài viết đã đưa ra một cái nhìn
14
tương đối toàn diện về tác phẩm Nhị thập tứ hiếu ở Việt Nam qua lăng kính của một
nhà nghiên cứu nước ngoài.
Trong nhiều năm gần đây, trên các tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam cũng đã
có nhiều bài viết bàn về đạo hiếu dưới những góc độ khác nhau, trong đó có thể kể đến
một số bài viết của tác giả Trần Đăng Sinh, như: "Đạo hiếu trong gia đình Việt Nam
hiện nay” [105]; “Bảo tồn và phát huy giá trị đạo hiếu trong gia đình truyền thống ở
Việt Nam” [104]. Đặc biệt, năm 2009, với đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ
cấp Bộ Đạo hiếu và vấn đề giáo dục đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay [103],
tác giả Trần Đăng Sinh đã phân tích khá sâu sắc cơ sở hình thành, tồn tại, phát triển và
nội dung đạo hiếu trong gia đình Việt Nam.
Bài viết “Đạo hiếu Việt Nam qua cách nhìn lịch đại” của tác giả Trần Nguyên
Việt [155] đã tiếp cận đạo hiếu theo tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam. Luận giải
quan niệm về hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam, tác giả đã đi từ quan điểm của Nho, Phật,
Lão và Thiên Chúa giáo để khẳng định: “Các học thuyết tôn giáo – triết học nói trên
đều gặp nhau ở đạo hiếu kính và tham gia vào sự tiếp biến văn hóa từ hơn hai ngàn
năm nay ... Sự tiếp biến ấy có cường độ khác nhau tùy thuộc vào tâm thế của mỗi triều
đại phong kiến lựa chọn học thuyết nào làm chủ đạo trong hệ tư tưởng của mình” [155,
tr.33]. Từ cách nhìn lịch đại, tác giả Trần Nguyên Việt đã khái quát tiến trình phát triển
của đạo hiếu Việt Nam qua các thời kỳlịch sử và rút ra những đặc điểm cơ bản của đạo
hiếu Việt Nam. Có thể nói, nghiên cứu của tác giả Trần Nguyên Việt đã đưa ra cái nhìn
bao quát về sự hình thành, tiến trình phát triển cũng như đặc điểm của đạo hiếu ở Việt
Nam. Tác giả đã khẳng định vị trí, vai trò của đạo hiếu trong hệ giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc Việt Nam, đồng thời đưa ra những lý giải khá sắc nét nguyên nhân
của sự khác biệt giữa đạo hiếu Việt Nam so với đạo hiếu trong tư tưởng của Nho giáo,
Phật giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo. Bài viết thực sự là một tài liệu tham khảo có ý
nghĩa cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án của mình.
15
Như vậy, khảo sát các công trình nghiên cứu về đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt
Nam, chúng ta nhận thấy, các tác giả đã đưa ra những ý kiến luận giải về đạo hiếu, về
sự hình thành và biểu hiện của nó trong đời sống xã hội ở Việt Nam. Trong các cuốn
sách, bài viết mỗi tác giả đều có ý kiến riêng của mình, song mấu chốt ta vẫn tìm thấy
được một điểm chung xuyên suốt, đó là: đạo hiếu là một giá trị đạo đức cốt lõi trong hệ
giá trị đạo đức truyền thống của mỗi dân tộc; đạo hiếu ở Việt Nam được hình thành từ
rất sớm, gắn liền với đặc điểm của nền văn hóa bản địa và chịu sự ảnh hưởng khá sâu
sắc đạo hiếu của Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo. Trong suốt quá trình hình thành
và phát triển, đạo hiếu luôn giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống gia đình và
đạo đức xã hội. Những nghiên cứu này đã giúp nghiên cứu sinh có một cái nhìn tương
đối toàn diện và sâu sắc về đạo hiếu nói chung và đạo hiếu ở Việt Nam nói riêng. Đó
thực sự là những tri thức quý báu tạo tiền đề để nghiên cứu sinh tiếp tục đi sâu nghiên
cứu làm rõ phạm trù đạo hiếu, cơ sở hình thành cũng như những nội dung cơ bản của
đạo hiếu ở Việt Nam.
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở
Việt Namhiện nay
Tác giả Phan Châu Trinh, trong bài diễn thuyết “Đạo đức và luân lý Đông Tây”
[165] diễn ra tại Nhà hội Việt Nam ở Sài Gòn, đêm 19 tháng 11 năm 1925, khi “cốt ý
bàn về sự thayđổi luân lý của nước ta” đã phân biệt hai chữ đạo đức và luân lý. Tác giả
cho rằng, đạo đức là đạo đức, luân lý là luân lý; đạo đức gồm cả luân lý mà luân lý chỉ
là một phần trong đạo đức mà thôi. Đạo đức thì không có mới có cũ, có Đông có Tây,
nghĩa là đạo đức thì không bao giờ thay đổi được. Luân lý thì không thế. Luân lý
không phải là thứ thiên niên bất dịch mà có thể tùy thời mà thay đổi. Tác giả lấy thí dụ,
trong ứng xử của con cái khi cha mẹ qua đời, xứ này cha mẹ chết thì đem ăn thịt hoặc
đốt đi, mới gọi là hiếu, mà xứ kia thì phải làm đám táng có kèn trống linh đình mới là
phải đạo làmcon [165].
16
Trong tác phẩm, Phan Châu Trinh cho ta thấy cách nhìn duy vật biện chứng của
một nhà tư tưởng khi bàn về luân lý nói chung và đạo hiếu nói riêng. Mặc dù tư tưởng
được đưa ra từ đầu thế kỷ XX nhưng đến nay vẫn còn có những ý nghĩa nhất định
trong việc khẳng định sự biến đổi của đạo hiếu và việc xây dựng luân lý trong xã hội
Việt Namhiện nay.
Cuốn “Hiếu hạnh xưa và nay” [13], trong phần “Thực hành đạo Hiếu”, Cao Văn
Cang đã nêu quan điểm về đạo hiếu xưa của dân tộc Việt Nam, đối chiếu, so sánh để
rồi đặt ra yêu cầu xã hội ngày nay cần phải giáo dục chữ hiếu. Tác giả nhận định, ngày
nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng đầy đủ, văn minh đã
tạo ra những điều kiện, tiền đề để con người ta thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa của mình
với cha mẹ trong gia đình và những người khó khăn hơn ngoài xã hội. Nhưng, bên
cạnh những việc làm nhân ái, những tấm lòng tình nghĩa khiến cho người ta cảm thấy
xã hội này thật ấm áp tình người thì vẫn còn đó, những người con bất hiếu, họ chỉ biết
nghĩ đến bản thân, hắt hủi bố mẹ già và ngoảnh mặt trước nỗi đau của đồng loại.
Bài viết “Hiếu” và việc xây dựng hiếu trong xã hội ta ngày nay” của tác giả
Nguyễn Tài Thư [134] đã khẳng định hiếu là một sản phẩm tinh thần của các xã hội
văn minh. Xã hội ta ngày nay là một xã hội văn minh, do đó cần xây dựng một đạo
hiếu tương xứng. Đạo hiếu của xã hội ngày nay phải được hình thành trên cơ sở tư liệu
của đạo hiếu truyền thống, “nhưng cái truyền thống của giai đoạn hiện tại không còn
được giữ nguyên như ở giai đoạn trước”. Nói cách khác, đạo hiếu truyền thống “phải
được xem xét trên cơ sở hiện tại, lấy hiện tại để phán xét truyền thống, lựa chọn truyền
thống”. Trong đạo hiếu truyền thống “có nhiều điều khiến cho ngày nay phải cảm phục
và ngưỡng mộ” nhưng cũng “có nhiều cái không còn phù hợp”. Do đó, cần phải chọn
lọc, kế thừa và phát triển đạo hiếu truyền thống cho phù hợp với xã hội hiện tại. Mặt
khác, tác giả nhận định: “Hiếu là một phạm trù đạo đức, một khi chế độ kinh tế - xã hội
thay đổi thì sớm muộn nó cũng phải thay đổi theo. Chế độ kinh tế - xã hội ngày nay đã
khác ngày trước, điều này khiến ý thức và hành vi hiếu giữa hai chế độ có nhiều khác
17
biệt” [134, tr.30]. Bài viết đã đưa ra một cái nhìn tương đối toàn diện và sâu sắc về đạo
hiếu Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Đặc biệt, với cách nhìn biện chứng, quan
điểm của tác giả trong vấn đề xây dựng đạo hiếu trong xã hội ta ngày nay thực sự là
những gợi ý quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp tục khai thác trong quá trình thực hiện
luận án của mình.
Tác giả Nguyễn Thị Thọ trong bài “Từ đạo hiếu truyền thống, nghĩ về đạo hiếu
ngày nay” [125] đã khái quát sự hình thành, phát triển và biến đổi của đạo hiếu Việt
Nam. Tác giả nhận định, đạo hiếu Việt Nam được hình thành từ xa xưa và chịu ảnh
hưởng khá sâu sắc của đạo hiếu trong Nho giáo. Đề cập tới sự biến đổi của đạo hiếu ở
Việt Nam dưới tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tác
giả nhận định: sự biến đổi đó đang diễn ra theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu
cực, “bên cạnh những tấm gương hiếu thảo, những tấm lòng nhân nghĩa, ân tình với
cha mẹ, thì vẫn còn đó nhiều người con đã có thái độ bất nhân, bất nghĩa, thiếu tôn
trọng hoặc có hành vi hỗn láo, vô đạo đức với cha mẹ. Một số người coi việc nuôi
dưỡng, chăm sóc cha mẹ như một gánh nặng. Một số khác lại nghĩ rằng, chỉ cần đóng
góp tiền bạc để nuôi dưỡng cha mẹ là làm tròn bổn phận của người con” [130, tr.17].
Từ đó, tác giả đặt ra yêu cầu “đã đến lúc mọi gia đình cần để tâm soát xét lại, tái lập
gia đạo, gia phong”, cần tiếp tục khẳng định vai trò của chữ hiếu trong gia đình cũng
như ngoài xã hội.
Tác giả Lê Văn Hùng với “Sự biến đổi của đạo hiếu trong gia đình Việt Nam
hiện nay” [48] thì cho rằng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay đang bị biến dạng bởi ảnh
hưởng của tồn tại xã hội. Đó là sự phát triển của kinh tế thị trường và quá trình hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Sự du nhập của lối sống và văn hóa phương Tây
đang ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống, đạo đức của con người Việt Nam, làm biến đổi
các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình.
18
Cuốn Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, trong phần “Sự biến
đổi của đạo hiếu dưới tác động của kinh tế thị tường ở Việt Nam hiện nay” đã có nhiều
bài nghiên cứu phán ánh sự biến đổi của đạo hiếu, trong đó có thể kể đến:
Bài viết “Xu hướng biến đổi của đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay”
của tác giả Hoàng Thúc Lân [70] đã phản ánh sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam
hiện nay theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Ở chiều hướng tích cực, tác giả cho
rằng con cháu ngày càng nhận thức, giữ gìn và phát huy đạo lý biết ơn công sinh thành,
dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, không ngừng phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống làm
vui lòng, hiển vinh cha mẹ... Bên cạnh đó, ở chiều hướng tiêu cực, tác giả nêu lên một
số hiện tượng bất hiếu, như con cháu bạo hành, ngược đãi ông bà, cha mẹ; chạy theo
lối sống thực dụng, sa ngã vào các tệ nạn xã hội làm ô danh gia đình dòng họ... Bài viết
đã đưa ra một cách nhìn, một sự gợi ý để nghiên cứu sinh tìm tòi, phát triển và luận giải
trong luận án của mình.
Tác giả Nguyễn Thu Nghĩa với nghiên cứu “Những tác động tiêu cực của kinh
tế thị trường đến đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay” [90] đã phân tích sự tác động diễn ra
trên nhiều khía cạnh. Đó là, do ảnh hưởng của lối sống thực dụng mà nhiều người đã
dùng đồng tiền để khẳng định bổn phận làm con đối với cha mẹ. Họ mải miết làm việc
để kiếm tiền, họ đóng góp tiền bạc để nuôi dưỡng hoặc thuê những người xa lạ về
chăm sóc cha mẹ và coi đó là một cách báo hiếu. Một cách khác, họ có thể gửi cha mẹ
vào các nhà dưỡng lão, thi thoảng con cái vào thăm. Theo tác giả, những cách báo hiếu
này, tuy cha mẹ có được chăm sóc thường xuyên, có đủ đầy về mặt vật chất nhưng
nhiều bậc cha mẹ sẽ không tránh khỏi cảm giác chạnh lòng, buồn tủi, cô đơn. Kinh tế
thị trường phát triển cũng làm “gia tăng sự phân hóa giàu nghèo”. Đối với những người
giàu, việc chăm lo cha mẹ nằm ở vấn đề thời gian thì đối với những người có hoàn
cảnh kinh tế khó khăn đó còn là vấn đề vật chất. “Nhiều người cho rằng, khi họ chưa
thể lo cho con cái họ thì cũng không thể trách họ không chăm lo cho bố mẹ” [90,
tr.300]. Đặc biệt, phát triển kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội,
19
nhiều cái xấu, cái ác cũng từ đây mà xuất hiện. Trong gia đình, hiện tượng con cái đối
xử tệ bạc với cha mẹ, đi ngược lại chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục đã và đang
diễn ra. Đáng lo ngại, đây “không còn là chuyện của một cá nhân, hoàn cảnh của một
gia đình đơn lẻ mà là một hiện tượng xã hội”. Hiện tượng này cần được chấn chỉnh,
tránh để lại những hệ lụy xã hội cho thế hệ mai sau.
Cuốn Bản thể luận xã hội về đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn
Thị Thọ [129], trong phần “Tác động của kinh tế thị trường đến đạo hiếu ở Việt Nam
hiện nay” đã phân tích sự tác động của kinh tế thị trường đến đạo hiếu theo chiều
hướng tích cực và tiêu cực. Ở chiều hướng tích cực, trên phương diện xã hội, tác giả đề
cập đến sự hình thành các dịch vụ xã hội mới là: Trung tâm bảo trợ xã hội cho người
già; mô hình chăm sóc người cao tuổi tại nhà và thuê người giúp việc chăm sóc cha mẹ
của một số gia đình có điều kiện kinh tế. Trên phương diện gia đình, sự tác động của
kinh tế thị trường đã phá vỡ mô hình “gia đình lớn nhiều thế hệ” để thiết lập mô hình
nhỏ theo kiểu phương Tây, gọi là “gia đình hạt nhân” chỉ có hai thế hệ là cha mẹ và
con cái chung sống.
Ở chiều hướng tiêu cực, tác giả cho rằng mặt trái của kinh tế thị trường đang
làm băng hoại nhiều giá trị đạo đức, tấn công, len lỏi vào từng gia đình, phá vỡ những
chuẩn mực giá trị đạo hiếu truyền thống làm gia tăng tình trạng con cháu không nghe
lời ông bà, cha mẹ. Thậm chí con cháu đùn đẩy trách nhiệm thực hiện đạo hiếu gia
đình; hiện tượng con cháu bạo hành, bỏ rơi ông bà, cha mẹ đáng báo động. Nguyên
nhân của hiện tượng này được tác giả xem xét từ bốn phía: phía gia đình, dòng họ, phía
con cái, phía nhà trường và phía xã hội.
Như vậy, liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay chưa có
nhiều sách viết, nhưng qua những đề tài khoa học, những bài báo đăng trên các tạp chí
bước đầu các tác giả đã đưa ra cách nhìn tổng quát về sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt
Nam hiện nay. Các tác giả đều nhận thấy, sự biến đổi đó là một tất yếu do sự biến đổi
của tồn tại xã hội, sự tác động của nền kinh tế thị trường, của sự biến đổi gia đình, của
20
hội nhập quốc tế, v.v.. Sự biến đổi đó đã và đang diễn ra theo hai chiều hướng tích cực
và tiêu cực. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đề cập đến sự biến đổi của đạo hiếu còn
mang tính tản mạn, thiếu những công trình chỉ ra được căn nguyên hay tính quy luật
của sự biến đổi, từ đó dễ dẫn đến mất phương hướng trong việc tìm ra giải pháp để
phát huy những biến đổi tích cực, khắc phục những biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở
Việt Nam hiện nay. Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu này đã gợi mở, cung
cấp cho nghiên cứu sinh những cái nhìn đa chiều, những tri thức thực tiễn quan trọng,
là cơ sở để tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay
được khách quan và sâu sắc hơn.
1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp xây dựng đạo
hiếu ở Việt Namhiện nay
Nghiên cứu về giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay chưa có công
trình nghiên cứu nào đề cập một cách công phu, sâu sắc, toàn diện. Tuy nhiên, chúng ta
vẫn tìm thấy trong các cuốn sách, luận văn, luận án và các bài nghiên cứu những giải
pháp cụ thể cho vấn đề này.
Tác giả Phan Châu Trinh trong “Đạo đức và luân lý Đông Tây” [165], sau khi
phân tích cái hay của luân lý Âu Tây và cái dở trong luân lý của tư tưởng tà Nho ở ta
đã đặt vấn đề: “Luân lý của ta mất thì đem luân lý của Âu châu về dùng hẳn có được
không?”. Và tác giả khảng khái trả lời rằng: “Không. Một nước luân lý cũ đã mất là
nước không có cơ sở, nay bảo đem luân lý mới về thì biết đặt vào đâu?”. Muốn xây
dựng luân lý nước nhà, trước hết ta phải “cứu chữa lấy cây luân lý cũ của ta rồi đem
chắp nối với cây luân lý của Âu châu”. Tác giả nhấn mạnh rằng, muốn nước ta có
một nền đạo đức luân lý vững vàng thì phải “đem cái chân minh ở Âu Tây hòa hợp
với chân Nho giáo ở Á Đông chứ không phải là tự do độc lập ở đầu lưỡi ở mấy anh
Tây học lem nhem mà cũng không phải là quốc hồn quốc túy ngoài môi của các
bác Hán học dở mùa” [165]. Tư tưởng của Phan Châu Trinh như một lời kêu gọi,
một lời chỉ dẫn chúng ta phải xây dựng lại một nền luân lý Việt Nam bằng cách kế
21
thừa những giá trị luân lý tốt đẹp của luân lý cũ kết hợp với tiếp thu giá trị tiến bộ trong
luân lý phương Tây.
Tác giả Phạm Côn Sơn trong cuốn “Nền nếp gia phong” [109] đã nhấn mạnh,
trước sự suy đồi của nền đạo lý gia phong, chúng ta cần phải chỉnh đốn lại, xây dựng
lại nền nếp. Theo tác giả, “để xây dựng một gia đình nền nếp, mỗi người chủ gia đình
phải để tâm nhận thức và hoạch định một khuôn mẫu và một tập quán cho tất cả mọi
người trong gia đình noi theo” [109, tr.122]; phải kiến tạo nền nếp gia phong, thiết lập
lại gia phả. Bởi lẽ, gia phả là “căn bản truyền nối của gia đình mà nhờ đó, người ta có
thể truy tìm được nguồn cội và những người cùng một huyết thống” [109, tr.127] và
“không có gia phả người ta sẽ không biết đâu là chứng cớ vịn vào đó để dạy bảo con
cháu” sống có đức độ, lo làmăn và noi gương tổ tiên.
Trong cuốn “Hiếu hạnh xưa và nay” [13], tác giả Cao Văn Cang khẳng định, xã
hội ngày nay cần phải giáo dục chữ hiếu. Để giáo dục chữ hiếu cần phải “chấn chỉnh
lại nền nếp gia đình”. Tác giả nhận định: “Nếu như một thời vì mưu sinh khó khăn mà
những người lớn đã lơ là việc gia huấn, con cháu lớn khôn mau lẹ, gây ra những điều
lỗi lầm thì đó là cả một sự thiếu sót cần phải sửa đổi”[13, tr.131]. Chính vì vậy, trong
giáo dục con cháu hiện nay, mỗi gia đình cần phải có một gia huấn thích hợp. “Gia
huấn không những hướng dẫn mọi thành viên trong gia đình sống phải đạo làm
người... mà còn phải tiến triển theo hướng mới phục vụ xã hội ngày nay”[13, tr125].
Tác giả nêu lên “mục tiêu của gia huấn bây giờ” bao gồm nhiều vấn đề, trong đó, phải
“cổ động nam giới ý thức trách nhiệm là rường cột của gia đình cũng là thành viên chủ
lực của xã hội”; “cổ động nữ giới hăng hái gánh vác nhiệm vụ xã hội, song song với
nghĩa vụ trong gia đình và ở chức nghiệp”; con người phải “tránh thói ích kỷ nhỏ nhen,
xa rời những đam mê”; “phải biết tận dụng thời gian và tính tiết kiệm tiền bạc ... biết
giữ thăng bằng cho cuộc sống”; người cha, người mẹ “phải luôn quan tâm đến bổn
phận làm cha làm mẹ, có trách nhiệm với con cái. Không nên bê tha bỏ phế gia đình.
Không nên hưởng thụ một cách vô trách nhiệm”; làm con “phải có lòng hiếu thảo, tôn
22
kính với các bậc tiền nhân và cha mẹ. Phụng dưỡng lúc còn sống cho đầy đủ và thờ
phụng đàng hoàng sau khi cha mẹ đã qua đời”; người lớn “phải năng nêu gương tốt
cho lớp trẻ mới lớn lên, chỉ bảo cho chúng sửa đổi cách ăn, nếp ở. Phải có những lời
nhắc nhở thường xuyên đến các vấn đề luân lý, v.v.. Tác giả còn đưa ra các bài học cho
thanh niên trong cách xử thế với cha, với mẹ, với anh chị em trong nhà. Cuốn sách đã
đưa ra các gợi ý cho giải pháp xâydựng đạo hiếu xã hội ta hiện nay.
Tác giả Vũ Ngọc Khánh trong cuốn “Văn hóa gia đình Việt Nam” [55] nhận
định, trong gia đình Việt Nam hiện nay “Nỗi đau còn đó” [55, tr.270]. Một trong
những nỗi đau được tác giả đề cập đến là hiện tượng con cái bất hiếu, bỏ rơi cha mẹ
vào lúc cha mẹ cần được quan tâm, chăm sóc nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
hiện tượng này, nhưng có lẽ nguyên nhân căn bản nhất là thiếu ý thức về một nền văn
hóa gia đình. Tác giả kêu gọi, đã đến lúc cần “đặt lại vấn đề văn hóa gia đình” [55,
tr.272], xây dựng (hay khôi phục lại) văn hóa gia đình. Giải pháp cho vấn đề này
không chỉ là bài trừ chủ nghĩa cá nhân và đề cao lối sống tình nghĩa mà tác giả yêu cầu
các thành viên trong gia đình phải có cả một “nghệ thuật sống”. Trong nghệ thuật làm
con, tác giả nhấn mạnh, nhận thức và biện pháp của người con khi chiều theo ý nghĩ,
nếp sống “trái tính trái nết” của cha mẹ già. Bên cạnh đó, việc học tập được nghệ thuật
ứng xử trong đạo hiếu theo lời dạy của Khổng Tử và việc trở lại với đạo hiếu truyền
thống dân tộc cũng là một cách để “những người con thời đại ngày nay có thể đối đãi
với cha mẹ một cách thỏa đáng và đúng đạo lý” [55, tr.291].
Tác giả Cao Thu Hằng trong bài viết “Một số giải pháp nâng cao vai trò đạo hiếu
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [40] đã nêu ra bốn giải pháp cơ bản.
Đó là: Thứ nhất, cần tìm hiểu, nhận thức những điểm tích cực để phát huy và hạn chế
những tiêu cực của đạo hiếu; Thứ hai, phải đẩy mạnh công tác giáo dục đạo hiếu trên
cả ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội; Thứ ba, tăng cường vai trò của pháp
luật và việc xử phạt những hành vi vi phạm đạo hiếu; Thứ tư, là tạo lập môi trường văn
hóa lành mạnh qua đó, tạo sự phát triển lành mạnh, nâng cao vai trò tốt đẹp của đạo
23
hiếu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Theo tác giả, các giải pháp nêu
trên phải được kết hợp và thực hiện một cách đồng bộ thì mới đemlại hiệu quả cao cho
việc nâng cao vai trò đạo hiếu trong nền kinh tế thị trường ở việt Namhiện nay.
Như vậy, bàn về giải pháp xây dựng đạo hiếu trong xã hội Việt Nam, đã có một
số bài viết và các công trình nghiên cứu đề cập đến. Mặc dù các giải pháp đó mới chỉ
dừng lại ở việc kêu gọi chấn chỉnh, xây dựng lại đạo hiếu trong gia đình hoặc đưa ra
các giải pháp cho việc nâng cao vai trò của đạo hiếu trong xã hội Việt Nam hiện nay
nhưng nó đã giúp nghiên cứu sinh có những định hướng trong việc đề xuất giải pháp
để xâydựng đạo hiếu ở nước ta hiện nay.
1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu
ở Việt Namhiện nay có thể thấy:
Thứ nhất, trong chừng mực nhất định, một số vấn đề lý luận chung về đạo hiếu
và sự biến đổi của đạo hiếu đã được các nhà nghiên cứu đưa ra và luận giải ở những
góc độ khác nhau, như: quan điểm của Nho giáo, của Phật giáo hay từ góc nhìn của
đạo đức học mác xít. Những quan điểm này còn tản mạn, chưa hệ thống nhưng đã
cung cấp cho nghiên cứu sinh cái nền căn bản để từ đó làm rõ khái niệm, nội dung của
đạo hiếu và sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam.
Thứ hai, liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu, các bài nghiên cứu đều khẳng
định đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay đang có sự biến đổi. Tuy nhiên, những nghiên cứu
này mới dừng lại ở việc đánh giá xu hướng biến đổi, hoặc so sánh về đạo hiếu trong
văn hóa truyền thống và đạo hiếu trong xã hội hiện nay. Cho đến nay, chưa có một
công trình nào đi sâu khảo sát, phân tích thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt
Nam hiện nay. Việc tìm nguyên nhân của sự biến đổi để làm cơ sở đề xuất những
giải pháp xây dựng đạo hiếu cũng chỉ được nghiên cứu, trình bày một cách lẻ tẻ,
chưa có hệ thống; các giải pháp mới dừng lại ở việc nâng cao vai trò của đạo hiếu
24
trong xã hội hiện nay. Đó là một khoảng trống để nghiên cứu sinh có thể khai thác
trong luận án của mình.
Vì vậy, với luận án Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, trên trục thời
gian, nghiên cứu sinh sẽ lấy công cuộc đổi mới đất nước (năm 1986) làm tâm mốc để
quay nhìn về hai phía. Nhìn về quá khứ để thấy được cơ sở hình thành và những nội
dung căn bản của đạo hiếu ở Việt Nam; nhìn vào hiện tại để so sánh, đối chiếu xem sự
biến đổi của đạo hiếu đang diễn ra như thế nào. Sự biến đổi nào là tích cực, sự biến đổi
nào là tiêu cực? Nguyên nhân nào làm cho đạo hiếu biến đổi theo những chiều hướng
khác nhau? Từ đó đề xuất những giải pháp trong xây dựng đạo hiếu ở nước ta hiện
nay. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả, luận án tiếp tục triển khai,
nghiên cứu làmrõ các vấn đề sau:
1. Một số vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam.
2. Thực trạng và nguyên nhân biến đổi của đạo hiếu ở Việt Namhiện nay.
3. Một số giải pháp phát huy những biến đổi tích cực, khắc phục những biến đổi
tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Namhiện nay.
Kết luận chương 1
Hiếu là một phạm trù đạo đức mang tính phổ biến, gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người. Đặc biệt, ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam,
hiếu được xác định là một giá trị đạo đức cốt lõi, là tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất,
nhân cách một con người. Do đó, vấn đề đạo hiếu nói chung và đạo hiếu ở Việt Nam
nói riêng đã được các nhà nghiên cứu bàn đến từ rất sớm. Nhiều cuốn sách, bài viết đã
tiếp cận, phân tích đạo hiếu ở những góc độ khác nhau. Liên quan đến đề tài luận án,
tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu trên ba nhóm cơ bản: Một là, những công
trình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam; hai là, những công
trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam; ba là, những công
trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.
Đánh giá một khách khái quát, hầu hết các công trình nghiên cứu lớn của các tác giả có
25
tên tuổi chủ yếu tập trung ở nhóm thứ nhất. Tuy nhiên, ngoài một số cuốn sách của các
nhà nghiên cứu nước ngoài trực tiếp bàn về đạo hiếu, ở hầu hết các cuốn sách của các
nhà nghiên cứu trong nước, đạo hiếu chỉ được bàn đến trong một phần hoặc một nội
dung của cuốn sách (đạo hiếu chủ yếu được nói đến khi bàn về Nho giáo). Trong
nhóm thứ hai và thứ ba, một số công trình nghiên cứu và bài viết trên các tạp chí đã
trực tiếp bàn về đạo hiếu nhưng còn lẻ tẻ, chưa thực sự nổi bật. Mặc dù vậy, những
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước đã cung cấp cho nghiên cứu
sinh những vấn đề lý luận và thực tiễn căn bản liên quan đến đạo hiếu, mở ra những
hướng đi mới cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện đề tài. Trên cơ sở tổng
quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả cũng chỉ ra những
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án, đó là: làm rõ một số vấn đề lý luận
chung về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam; đánh giá thực trạng biến
đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay; từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm
phát huy những biến đổi tích cực, khắc phục biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Nam
trong điều kiện hiện nay.
26
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO HIẾU
VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM
2.1. Đạo hiếu và cơ sở hình thành đạo hiếu ở Việt Nam
2.1.1. Đạo hiếu
Trong bất kỳ chế độ xã hội nào, hiếu luôn được xác định là một trong những
chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người; là tiêu chuẩn để đánh giá, là thước đo
nhân cách con người. Nói về đạo hiếu không phải là nói về một điều đã cũ, cổ hủ
mà nói về một giá trị vĩnh hằng. Vì, từ khi có con người và xã hội loài người, có gia
đình thì mối quan hệ, cách cư xử của thế hệ sau với thế hệ trước chính là hiếu. Tuy
mối quan hệ đó luôn có xu hướng biến đổi theo sự biến đổi của xã hội, nhưng cốt
lõi vẫn là sự biết ơn, kính trọng, vâng lời, phụng dưỡng, chăm sóc những người đã
sinh thành, dưỡng dục mình.
Từ góc độ văn tự, chữ hiếu được cấu thành từ bộ lão (viết lược nét, nghĩa là
người cao tuổi) ở trên và bộ tử (nghĩa là con) ở dưới. Theo đó, hiếu tức là mối quan hệ
cha trên, con dưới. Hàm ý tượng hình của chữ hiếu là chỉ hình ảnh một người con cõng
cha (mẹ) già. Sách Thuyết văn giải tự của Hứa Thận giải thích ý nghĩa của hình chữ là
tử thừa lão dã [3, tr.241] (nghĩa là con cái đảm đương đáp ứng yêu cầu của cha mẹ).
Sự đảm đương, đáp ứng này không chỉ đòi hỏi con cái phải chủ động, tự giác, trách
nhiệm đối với cha mẹ mà nó còn xuất phát từ ý chí, mong muốn đạt được của cha mẹ.
Chính vì thế mà chữ hiếu cũng là cơ sở để hình thành chữ giáo (dạy dỗ). Chữ hiếu
chính là chữ giáo thêm bộ phốc (nghĩa là đánh nhẹ, chỉ việc giáo dục, răn đe, trừng
phạt). Như vậy, từ góc độ văn tự, chữ hiếu đã mang một nội hàm đạo đức, phải đưa
vào nội dung giáo dục.
Theo tác giả Hà Thúc Minh, bản thân chữ hiếu cũng có cả một pho lịch sử của
nó. “Người ta hiện còn lưu trữ bút tích của Chu Hy về chữ “hiếu”. Chữ “hiếu” mà Chu
27
Hy viết để lại cho con cháu đời sau được bình giải rằng bên tả của chữ “hiếu” là hình
ảnh người con đang quỳ lạy cha mẹ, tổ tiên, còn bên hữu là hình con khỉ đang vung
chân múa tay xem thường những ai sinh ra nó”; “Chu Dư Đồng gần nửa thế kỷ nghiên
cứu về chữ “hiếu” cổ đại, phát hiện chữ “hiếu” là tượng trưng của quan niệm phồn
thực cổ xưa. Đó là hình tượng quan hệ nam nữ ở bên trên và kết quả của nó là “quý tử”
ở “bên dưới” [89, tr.3]. Quan niệm “trần tục” (từ của tác giả) này không phải không có
lý. Bởi, theo tác giả, ý thức huyết thống là cơ sở hình thành chữ hiếu và nó cũng quy
định mức độ “đậm nhạt” của tình thương. Theo đó, “tình thương giữa cha mẹ và con
cái là tình thương “gốc” của tình thương” [89, tr.4]. Mẹ thương con, điều đó con vật và
con người đều có, nhưng con thương cha mẹ thì chỉ con người mới có. Vậy nên, hiếu
là quan niệm ứng xử một chiều, hiếu là theo chiều từ dưới lên chứ không phải từ trên
xuống, hiếu là tình thương và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ chứ không phải của cha
mẹ đối với con [89, tr.5].
Theo từ điển Tiếng Việt, hiếu khi là một danh từ có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất,
“hiếu là lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ” [95, tr.439]; nghĩa thứ hai, “hiếu là lễ tang
cha mẹ, lễ tang người hàng trên trong gia đình, nói chung” [95, tr.439]. Còn khi là tính
từ, “hiếu là có lòng yêu kính, hết lòng chăm sóc cha mẹ” [95, tr.439]. Như vậy, hiếu
không chỉ thể hiện ở thái độ biết ơn cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục con cái
thành người. Hiếu còn thể hiện ở hành vi quan tâm, chăm sóc chu đáo, báo đáp công
ơn khi cha mẹ còn sống cũng như khi cha mẹ đã qua đời.
Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục thì cho rằng: “Hiếu là biết kính trọng,
thương mến mẹ cha, biết vâng lời cha mẹ, biết phụng dưỡng cha mẹ” [7, tr.24]. Ông
cũng khẳng định, người xưa lấy sự hiếu với cha mẹ là mối luân thường rất lớn, nết hiếu
vẫn là nết đầu trong luân lý của người ta, nếu cha mẹ là người rất thân mà cư xử đã
chẳng ra gì, thì đến xã hội còn tử tế với ai được nữa.
Từ quan điểm của Phật giáo, hòa thượng Tuyên Hóa giảng giải: hiếu có bốn thứ:
một là đại hiếu, hai là tiểu hiếu, ba là viễn hiếu, bốn là cận hiếu. Đại hiếu tức là báo đền
28
ơn cha mẹ của mình trong nhiều đời về trước, báo đền ơn của sư trưởng. Tiểu hiếu tức
là hiếu thảo với cha mẹ trong đời này mà thôi; lo lắng chămsóc làm cho cha mẹ vui vẻ,
phụng dưỡng an ủi, đó tức là cung kính cha mẹ, cúng dường cha mẹ. Viễn hiếu tức là
kính trọng bậc thánh hiền xưa kia, lấy mỗi lời nói, mỗi công hạnh của họ làm gương
sáng để mình bắt chước noi theo. Cận hiếu tức là ngoại trừ hiếu thảo với cha mẹ mình
thì cũng cần phải hiếu thảo với cha mẹ người khác [164]. Còn thiền sư Thích Giác
Hành thì cho rằng, hiếu “là thái độ sống bày tỏ sự biết ơn, nhớ ơn công đức sinh thành
dưỡng dục đối với ông bà, cha mẹ hiện tại và trong vô lượng kiếp. Hiếu cũng chính là
sợi dâythân ái kết nối giữa mọi người, gia đình, gia tộc và tình gia tộc” [41, tr.16].
Trong luân thường đạo lý của Nho giáo thì hiếu là kinh sách của trời, là lý của
đất mà con người có bổn phận tuân theo. Nho giáo quan quan niệm “Hiếu có ba bậc:
đại hiếu là làmtôn trọng cha mẹ, bậc thứ là không làmnhục đến cha mẹ, bậc dưới cùng
là có thể nuôi được cha mẹ” [63, tr.190 ].
Như vậy, từ rất nhiều quan điểm khác nhau về hiếu, chúng ta có thể hiểu hiếu là
tình cảm, là trách nhiệm, bổn phận thiêng liêng của con cái đối với cha mẹ. Nó được
thể hiện ở sự tôn kính, vâng lời, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi còn sống; tang ma,
thờ cúng chu đáo khi cha mẹ qua đời.
Về chữ “đạo”, trong từ điển tiếng Hán, đạo được hiểu là con đường, một phương
cách, một lối sống hay một phương tiện, một nền đạo đức (lề luật) mà chúng ta phải
theo. Còn trong từ điển tiếng Việt, đạo là “đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn
phận gìn giữ và tuân theo trong cuộc sống xã hội” [95, tr.289].
Nhà nghiên cứu Quang Đạm cho rằng, theo nghĩa đen và nghĩa gốc của từ, đạo là
con đường đúng đắn từ nơi đi cho tới nơi đến; đạo là hệ thống những nguyên lý, những
phép tắc, những quy luật cơ bản của sự vận động của trời, đất, muôn vật. Đối với con
người và xã hội loài người, việc đề ra đạo cho thật đúng đắn rõ ràng càng quan trọng.
Không biết đạo thì không thể làm người, không thể sống một cuộc sống xứng đáng
[24, tr.104, 105]. Còn theo Phan Bội Châu thì “đạo chẳng phải có gì lạ đâu, chỉ y theo
29
tính mình mà không trái với lý tự nhiên; đã phù hợp với mệnh trời mà lại hoàn thiện
được tính người thời gọi bằng đạo” [120, tr.372].
Trong luận án này, tác giả sử dụng phạm trù đạo theo quan điểm của từ điển
Tiếng Việt: đạo là đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận gìn giữ và tuân
theo trong cuộc sống xã hội.
Từ xưa đến nay, trong các nền văn hóa phương Đông cũng như phương Tây,
hiếu luôn được coi trọng. Đối với người Việt Nam, hiếu được coi là gốc rễ đạo đức của
con người, là nguyên tắc hành động, nguyên lý ứng xử của con cái đối với cha mẹ,
nghĩa là hiếu được người Việt nâng lên thành một “đạo” - đạo hiếu - đạo làm con. Tác
giả Trần Đăng Sinh, trong bài “Đạo hiếu - giá trị hàng đầu của đạo làm người” cho
rằng hiếu là một đức tính cần có của con người, là lẽ phải đương nhiên ở đời nên mặc
nhiên gọi là đạo hiếu. Đạo hiếu có thể được hiểu: Hiếu thảo là sự biết ơn, chăm sóc
phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi sống, thờ phụng khi chết. Hiếu kính là lòng kính
trọng, nghe lời ông bà, cha mẹ. Hiếu đễ là kính trên nhường dưới, anh chị em trong nhà
bảo ban nhau, không tranh cãi nhau, không mất đoàn kết. Hiếu thuận là anh chị em
trong nhà hòa thuận, yêu thương, giúp đỡ nhau. Hiếu trung là hiếu với ông bà, cha mẹ,
trung với vua, nay hiếu được hiểu rộng hơn là hiếu với dân, trung với nước [106,
tr.23].
Theo từ điển tiếng Việt, “đạo hiếu là đạo làm con, lấy lòng kính yêu và biết ơn
cha mẹ làmnguyên tắc phải giữ gìn và tuân theo” [95, tr.290].
Như vậy, từ nhiều quan niệm bàn về đạo hiếu như trên, trong công trình nghiên
cứu này, tác giả quan niệm đạo hiếu là đạo làm con, là những chuẩn mực đạo đức,
nguyên tắc ứng xử mà con cái thực hiện đối với cha mẹ.
Đạo hiếu là một phạm trù đạo đức học, thuộc về một hình thái ý thức xã hội,
phản ánh tồn tại xã hội, bị quy định bởi tồn tại xã hội. Bởi vậy, những chuẩn mực,
nguyên tắc ứng xử của con cháu đối với ông bà, cha mẹ cũng không phải nhất thành
bất biến. Đặc biệt, trong xã hội ngàynay, đạo đức nói chung và đạo hiếu nói riêng đang
30
chịu tác động của nhiều yếu tố thì “chữ hiếu không chỉ là một chuẩn mực đã định hình
trong quá khứ. Xa hơn, khái niệm ấy vẫn đang tiếp tục biến đổi, khi người ta tiếp cận
với quá nhiều quyền lựa chọn khác trong giai đoạn hội nhập” [161].
2.1.2. Cơ sở hình thành đạo hiếu ở Việt Nam
2.1.2.1. Nền kinh tế, văn hóa bản địa
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chứng minh rằng, đời sống tinh thần của xã hội hình
thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã
hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Đạo
hiếu là một phạm trù đạo đức học, thuộc về một hình thái ý thức xã hội, do đó, sự hình
thành đạo hiếu cũng chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Đạo hiếu Việt Nam được hình
thành trên cơ sở điều kiện kinh tế tự nhiên và nền văn hóa bản địa.
Theo các nhà nghiên cứu, sự hình thành văn hóa nói chung và đạo đức nói riêng
của mỗi dân tộc luôn chịu sự quy định của điều kiện tự nhiên. “Trong quá trình thích
ứng với những điều kiện tự nhiên, mỗi dân tộc hình thành những thói quen, những tập
tục, những cách ứng xử khác nhau trong các quan hệ xã hội, từ đó hình thành những
giá trị, những chuẩn mực đạo đức khác nhau” [40, tr.24]. Từ xa xưa, con người Việt
Nam sớm quần cư bên lưu vực các con sông lớn với phương thức canh tác căn bản là
nghề trồng lúa nước. Việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp lúa nước đòi hỏi con
người Việt Nam phải đoàn kết, gắn bó với nhau. Ở đây, con người Việt Nam vừa thích
nghi, vừa khai phá những tài nguyên và những mặt thuận lợi của thiên nhiên để mở
mang, phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác, phải liên kết lại trong cuộc đấu tranh khắc
phục những trở ngại của thiên nhiên chống thiên tai. Và, chính nỗ lực chủ quan của con
người để khắc phục khó khăn thông qua hoạt động thực tiễn mới rèn luyện con người
Việt Nam. Hàng triệu con người tập hợp lại với nhau để bảo vệ nhà cửa, mùa màng và
sinh mạng. Hàng ngàn cây số đê đã nói lên sự đoàn kết và ý chí chiến đấu chống thiên
tai, bảo vệ mùa màng của nhân dân Việt Nam. Và, cũng chính sự gắn bó ấy đã tạo ra
một sức mạnh tinh thần to lớn, gắn kết, nuôi dưỡng con người trong suốt cuộc đời.
31
Sự gắn kết giữa những con người với nhau thể hiện trước hết trong mối quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình. Ở đó, vợ, chồng, con cái và cả các con vật nuôi
trong gia đình cùng chung sức, hỗ trợ nhau tăng gia sản xuất: “trên đồng cạn, dưới
đồng sâu/ chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”. Không những thế, để đảm bảo sự tồn tại
của mỗi người trong suốt cuộc đời, các thành viên trong gia đình phải gắn bó, “trẻ cậy
cha, già cậy con”, yêu thương, nương tựa vào nhau. Trong gia đình, thế hệ trước sẽ
chăm lo, nuôi dạy thế hệ sau; con cháu vâng lời ông bà, cha mẹ, chăm sóc, phụng
dưỡng khi ông bà, cha mẹ già cả, đau ốm. Trước khi qua đời, ông bà, cha mẹ còn trao
truyền tài sản thừa tự cho thế hệ sau. Con cái có ruộng vườn để canh tác, nhà cửa để ở
là do tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại. Đây là cơ sở hình thành lòng biết ơn và triết lý
hướng về cội nguồn của người Việt Nam.
Rộng hơn gia đình là dòng họ. Dòng họ gắn kết các thành viên bằng quan hệ
huyết thống. Trong mỗi dòng họ thường có gia phả và gia huấn. Gia phả ghi danh và
công lao của các thế hệ trước, nhắc nhở con cháu đời sau ý thức rõ về nguồn cội, sống
sao cho xứng đáng làm rạng danh tổ tiên. Gia huấn ghi nội dung giáo huấn về đạo đức
cho con cháu, đặc biệt là trách nhiệm hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
Phần “ruộng họ”, “ruộng hương hỏa” cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nhắc
nhở con cháu duytrì và phát triển đạo hiếu trong gia đình và dòng họ.
Trong xã hội Việt Nam xưa, gia đình là một hộ kinh tế khá độc lập. Tuy nhiên, ở
một đất nước với khí hậu cận nhiệt đới “sáng mưa, trưa nắng, chiều nồm”, quá trình
sản xuất con người phải trông đợi nhiều vào tự nhiên: “trông trời, trông đất, trông mây/
trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm”, mong cho “mưa thuận, gió hòa” để có
mùa màng bội thu. Trong nền nông nghiệp mà lúa nước là cây trồng chủ yếu thì thủy
lợi trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu. Việc đào kênh dẫn nước, đắp đê ngăn lũ, một
hộ gia đình không thể làm được. Để chống chọi với thiên tai, đặc biệt là trong cuộc đấu
tranh trị thủy, các gia đình phải có sự liên kết, cố kết cộng đồng. Vì vậy, sự tồn tại của
gia đình không tách rời cộng đồng làng xã và dân tộc. Đặc điểm này cũng đã ảnh
32
hưởng và quy định đặc điểm của đạo hiếu ở Việt Nam, hiếu với cha mẹ gắn liền hiếu
với nhân dân và trách nhiệmvới làng, với nước.
Cùng với đặc thù về điều kiện kinh tế tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử - xã hội cũng
là yếu tố đòi hỏi và tạo nên tính cố kết cộng đồng. Trong cuộc đấu tranh chống địch
họa, sự cố kết cộng đồng, cùng nhau đóng góp sức người, sức của mới tạo nên sức
mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm. Cộng đồng làng xã vừa là pháo đài vững chắc
trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vừa là nơi lưu giữ những giá trị đạo lý,
văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong tâm thức của người Việt Nam, mỗi làng
đều có Thành hoàng, có lệ làng và hương ước. Con người sống trong mỗi làng xã
phải biết ơn và thờ Thành hoàng làng, phải tuân theo lệ làng và hương ước của làng
xã. Tư tưởng “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” cũng từ đó mà
hình thành. Đặc biệt, hương ước của làng cũng có những quy định nhắc nhở, bắt
buộc con người ta phải có hiếu đối với ông bà cha mẹ. Đó cũng chính là một yếu tố
góp phần hình thành đạo hiếu ở Việt Nam.
Cùng với điều kiện kinh tế tự nhiên, đạo hiếu ở Việt Nam còn được hình thành
trên cơ sở nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Là một quốc gia đa dân tộc, có nền
văn hóa lâu đời, thống nhất trong tính đa dạng và mang bản sắc riêng, quan niệm hiếu
đạo ở Việt Nam cũng hết sức đa dạng, phong phú. Ở đây, mỗi dân tộc có nền văn hóa
riêng, tạo nên những vùng địa - tộc người hết sức phong phú, đa dạng. Nhưng do yêu
cầu chống thiên tai, chống ngoại xâm và do sự giao lưu, hội nhập văn hóa, cả cộng
đồng dân tộc Việt Nam vẫn có mẫu số chung của một nền văn hóa thống nhất trong
tính đa dạng, một ý thức chung về vận mệnh cộng đồng, về quan hệ cá nhân - gia đình,
cộng đồng, xã hội. Trong kho tàng văn hóa truyền thống, triết lý về đạo làm người, từ
đạo làm chồng đến đạo làm vợ, đạo làm cha đến đạo làm con đều được thể hiện khá
sâu sắc. Đặc biệt, trong đạo làm con, tư tưởng về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha
mẹ được thể hiện và đề cao như một giá trị vĩnh hằng. Trong hàng loạt các truyền
thuyết, thần thoại như: sự tích Bọc trăm trứng, sự tích Bánh Chưng - Bánh Dày, sự tích
33
Quả dưa hấu, truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung, truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy
Tinh, truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, v.v.. mặc dù nguồn gốc, tính xác thực của
các truyền thuyết, thần thoại trên còn nhiều điều phải bàn thêm, song trong đó đều ẩn
chứa và khẳng định những nội dung về lòng hiếu thảo, những bài học về đạo làm
người. Trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca, những câu từ như: “Ân cha nặng lắm ai
ơi/ Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang” [67, tr.175], “Bảo vâng gọi dạ con ơi/
Vâng lời sau trước con thời chớ quên/ Công cha nghĩa mẹ ai đền/ Vào thưa ra gửi mới
nên thân người” [20, tr.17], hay “Đói lòng ăn bát cháo môn/ Để cơm nuôi mẹ cho tròn
hiếu trung” [67, tr.177], v.v. là những lời răn dạy vừa ngắn gọn, súc tích, lời lẽ mộc
mạc, dễ hiểu mà hàmchứa nội dung về đạo làm con thâmthúy, sâu sắc vô cùng.
Như vậy, hiếu là tình cảm thiêng liêng của con cái đối với cha mẹ. Trên trái đất
này, ở đâu có cha mẹ, có con cái, ở đó có lòng hiếu thảo. Tất nhiên, điều kiện hình
thành và cách thể hiện lòng hiếu thảo ở các quốc gia, các khu vực khác nhau có thể
không hoàn toàn giống nhau. Ở Việt Nam, trên cơ sở điều kiện kinh tế - tự nhiên và
nền văn hóa truyền thống dân tộc, đạo hiếu ở Việt Nam đã được hình thành. Thời kỳ
đầu, đạo hiếu hoàn toàn mang tính dân gian, nó tồn tại bàng bạc trong mọi gia đình,
chưa có cơ sở lý luận hay quy chuẩn nào để phân định, đánh giá. Sau này, trong quá
trình giao lưu, tiếp biến tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo mà đạo
hiếu Việt Namtiếp tục được bổ sung, phát triển.
2.1.2.2. Ảnh hưởng của đạo hiếu trong Nho giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo
Theo lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, sự hình thành và phát triển của ý thức
xã hội luôn chịu sự quyết định của tồn tại xã hội và sự tác động của các quan điểm, tư
tưởng, các hình thái ý thức xã hội khác. Với vị trí địa lý đặc biệt, Việt Nam là nơi gặp
gỡ của nhiều luồng văn hóa. Bằng con đường giao lưu buôn bán hoặc các cuộc chiến
tranh xâm lược, các tư tưởng và tôn giáo lớn trên thế giới đã từng bước du nhập vào
Việt Nam. Có tư tưởng được du nhập một cách tự nhiên, có tư tưởng du nhập theo con
đường áp đặt. Các hệ tư tưởng và tôn giáo này khi vào Việt Nam đã được tiếp nhận,
34
“Việt hóa” cho phù hợp với truyền thống của dân tộc và trở thành một trong những
thành tố góp phần hình thành nền văn hóa dân tộc, tác động đến nhiều mặt trong đời
sống xã hội của con người Việt Nam, trong đó có đạo hiếu.
Thứ nhất, sự ảnh hưởng của đạo hiếu trong Nho giáo. Việt Nam là một trong số
những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, Nho
giáo Việt Nam không phải là một nhánh phái sinh của Nho giáo Trung Quốc mà khi
vào Việt NamNho giáo Trung Quốc đã được “Việt hóa” và có độ khúc xạ nhất định so
với Nho giáo Trung Quốc. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, tư tưởng Nho giáo nói
chung và đạo hiếu trong Nho giáo nói riêng đã có những ảnh hưởng nhất định đối với
sự hình thành và phát triển của đạo hiếu ở Việt Nam.
Bàn về đạo hiếu, từ Nho giáo nguyên thủy đến Hán Nho và Tống Nho, do ảnh
hưởng bởi các nhà tư tưởng và điều kiện chính trị - xã hội đương thời mà có những sai
khác nhất định. Tuy nhiên, có thể khái quát tư tưởng cơ bản của đạo hiếu trong Nho
giáo ở một số nội dung sau:
Hiếu là nuôi dưỡng cha mẹ với lòng kính thuận. Nuôi dưỡng cha mẹ là việc làm
hợp với đạo lý, là trách nhiệm của con cái nhằm đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng
dục của cha mẹ. Nho giáo nhấn mạnh, nuôi dưỡng cha mẹ không chỉ là cho cha mẹ ăn
no, ăn ngon mà cốt ở tình thương và lòng thành kính. Nuôi thì phải kính chứ không
kính thì không phải là hiếu, bởi lẽ, “...đến như chó ngựa thì người ta cũng nuôi được
đấy. Cho nên nếu nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật đâu?
Vậy hiếu là phụng dưỡng cha mẹ với lòng kính trọng” [101, tr. 246]. Và, theo Khổng
Tử, tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa chồng và vợ, giữa anh chị em với nhau là
tình cảm tự nhiên, vốn có, thuộc về bản chất con người. Từ cách tiếp cận này, ông cho
rằng nếu trong gia đình có người cha đứng đầu thì mở rộng ra là trong nước có vua
đứng đầu. Đạo làm người phải tận hiếu với cha mẹ, tận trung với vua. Một con người
biết thương yêu, kính trọng cha mẹ và người lớn tuổi trong nhà thì người đó mới biết
35
yêu người ngoài. Tư tưởng thương yêu người thân bám rễ khá chắc trong tư tưởng của
các nhà Nho.
Hiếu là vâng lời cha mẹ, không làm cha mẹ lo lắng, buồn phiền. “Người con có
hiếu... không làm trái với ý của cha mẹ”; “người con có hiếu, vâng dạ nhanh nhẹ để
cha mẹ yên lòng” [15, tr.78,79]. Cha mẹ là người đi trước, dạy bảo con là mong con
khôn lớn trưởng thành, tránh được những thói hư, tật xấu. Cha mẹ sợ con phóng
túng mà hư, sợ con giao du với bạn xấu làm chuyện phi pháp mà mắc vòng tù tội.
Cha mẹ sinh con ra, thân thể con là một phần máu thịt của cha mẹ, nên trong mọi
hoàn cảnh, con cái phải biết giữ gìn thân thể khỏe mạnh. “Làm cha mẹ chỉ lo con
mang bệnh tật” [101, tr.245], nếu con cái để cho thân thể kiệt quệ, tổn thương hay
tự hủy hoại thân thể làm cho cha mẹ lo lắng buồn phiền là mắc tội bất hiếu. Vậy
nên, phận làm con phải vâng lời cha mẹ, “khi cha mẹ còn không bao giờ làm điều
gì để cho cha mẹ lo buồn” [64, tr.125], phải giữ gìn thân thể, nuôi dưỡng tâm mình,
sống có chừng mực để khỏi phiền lụy cha mẹ. Đó cũng chính là nuôi dưỡng tâm của
cha mẹ, là một cách báo hiếu cha mẹ.
Nho giáo quan niệm, con cái phải vâng lời cha mẹ, nhưng không phải cha mẹ
dạy gì con cái cũng phải nhất nhất nghe theo. Có ba trường hợp con cái không nghe lời
cha mẹ vẫn là người con có hiếu, đó là: theo mệnh thì cha mẹ nguy, không theo mệnh
thì cha mẹ yên; theo mệnh thì cha mẹ nhục, không theo mệnh thì cha mẹ vinh; theo
mệnh là cầm thú, không theo mệnh thì làm cho cha mẹ được vẻ vang, người hiếu tử
không theo mệnh là kính cha mẹ [63, tr.293]. Trong cuộc sống, cái gì cha mẹ dạy đúng
thì phải nghe theo, cái gì cha mẹ chưa đúng thì phải can gián, phân tích cho cha mẹ
hiểu. Tuy nhiên, việc khuyên can cha mẹ cũng phải theo “lễ”. Nếu cha mẹ nhận ra sai
lầm thì mọi việc trở nên đơn giản, còn nếu cha mẹ không nhận ra sai lầm thì vẫn phải
hết mực cung kính và cuối cùng vẫn phải theo lệnh của cha mẹ mà không được oán
trách. Điều đó cho thấy, trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, Nho giáo vẫn có xu
hướng thiên lệch, đề cao việc con cái phải thuận theo ý chí của cha mẹ.
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY

More Related Content

What's hot

LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...PinkHandmade
 
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...Man_Ebook
 
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT...
SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT...SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT...
SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT...hanhha12
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại tỉnh Đồng Nai, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại tỉnh Đồng Nai, HOTĐề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại tỉnh Đồng Nai, HOT
Đề tài: Quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại tỉnh Đồng Nai, HOT
 
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt NamLuận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
 
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
LUẬN ÁN TÔN GIÁO HỌC TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở HÀ NỘI HIỆN NAY_10242212...
 
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
Tổng Kết 560+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Phật Giáo – Cực Kì Hấp Dẫn...
 
Luận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà NẵngLuận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ tại Đà Nẵng
 
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái NguyênLuận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
Luận án: Đời sống và công tác quản lý về hoạt động tôn giáo ở Thái Nguyên
 
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú ThọĐề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
Đề tài: Quản lý nhà nước về văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ
 
Luận văn: Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các chi bộ ấp
Luận văn: Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các chi bộ ấpLuận văn: Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các chi bộ ấp
Luận văn: Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các chi bộ ấp
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
 
Đề tài: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và phát triển du lịch, HAYĐề tài: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và phát triển du lịch, HAY
Đề tài: Lễ hội Công giáo tại Việt Nam và phát triển du lịch, HAY
 
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luậtĐề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
 
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộcPhát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
 
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện VapiLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THCS huyện Vapi
 
Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nayLuận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Luận án: Sự biến đổi của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi miễn p...
 
SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT...
SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT...SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT...
SO SÁNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT...
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk LắkLuận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 

Similar to Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY

Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lố...
Luận án: Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lố...Luận án: Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lố...
Luận án: Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lố...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayđạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...
Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...
Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...luanvantrust
 
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068jackjohn45
 
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay...
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay...Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay...
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...NuioKila
 
Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...
Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...
Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa  Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa  Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcVận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcLuanvantot.com 0934.573.149
 

Similar to Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY (20)

Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Tuyên truyền giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ mẫu, HAY - Gửi miễn ...
 
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
Luận án: Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng g...
 
Luận án: Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lố...
Luận án: Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lố...Luận án: Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lố...
Luận án: Kế thừa giá trị lối sống truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lố...
 
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayđạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
 
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAYLuận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
Luận án: Sự chuyển biến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và ảnh hưởng
Luận văn: Đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và ảnh hưởngLuận văn: Đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và ảnh hưởng
Luận văn: Đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và ảnh hưởng
 
Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...
Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...
Quản lý nhà nước về xây dựng gia đình văn hoá ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh B...
 
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAYLuận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
Luận án: Sự lệch chuẩn đạo đức ở sinh viên ĐH Thái Nguyên, HAY
 
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
 
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay...
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay...Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay...
Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay...
 
Luận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.doc
Luận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.docLuận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.doc
Luận án giá trị văn hóa của đạo cao đài trong đời sống cư dân nam bộ.doc
 
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
[123doc] - tin-nguong-tho-cung-to-tien-va-nhung-gia-tri-cua-no-trong-doi-song...
 
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi ...
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi ...Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi ...
Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn hóa - Gửi ...
 
Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...
Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...
Luận án: Phát huy giá trị gia đình truyền thống trong xây dựng gia đình văn h...
 
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa  Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa  Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
Luận Văn Những Giá Trị Tiêu Biểu Của Văn Hóa Chính Trị Truyền Thống Lào Ở Cộ...
 
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAYĐề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
 
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đLuận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
Luận văn: Quản lý đối với hoạt động tôn giáo ở huyện Điện Biên, 9đ
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
 
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dụcVận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức trong giáo dục
 
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình DươngQuản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận án: Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ MINH HOÀNG VIỆN HÀN LÂM VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ LÊN SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI, 2019
  • 2. KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ LÊN SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: CNDVBC &CNDVLS Mã số: 9229002 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THỌ HÀ NỘI, 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thọ. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận án Nguyễn Thị Lên
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI......................................................................................................................................5 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam...5 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Namhiện nay......................................................................................................................15 1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Namhiện nay......................................................................................................................20 1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án........................................................23 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO HIẾU VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM....................................................................................26 2.1. Đạo hiếu và cơ sở hình thành đạo hiếu ở Việt Nam...............................................26 2.2. Nội dung và vai trò của đạo hiếu trong đời sống xã hội.........................................30 2.3. Sự biến đổi của đạo hiếu và đặc điểmcủa sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam.....48 CHƯƠNG 3. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN.........................................................................79 3.1. Thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay.........................................79 3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Namhiện nay.............................105 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY BIẾN ĐỔI TÍCH CỰC, KHẮC PHỤC BIẾN ĐỔI TIÊU CỰC CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................................................................................................................121 4.1. Nâng cao nhận thức về đạo hiếu cho các thành viên trong gia đình Việt Nam hiện nay..............................................................................................................................121 4.2. Kết hợp và nâng cao vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục đạo hiếu..............................................................................................................127 4.3. Phát triển kinh tế gia đình, tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện cho việc thực hiện đạo hiếu.............................................................................................135 4.4. Phát huy vai trò của pháp luật trong việc đưa ra các quy định về đạo hiếu và xử lý các hành vi bất hiếu......................................................................................................140 KẾT LUẬN.........................................................................................................................149 DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ............151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................152
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi con người phải biết quá khứ của mình, mỗi dân tộc phải biết lịch sử của mình. Một dân tộc mà đánh mất quá khứ thì cũng là đánh mất chính bản thân mình. Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là tài sản vô giá. Nó là dòng chảy liên tục, nảy sinh, tồn tại, phát triển trong suốt quá trình dựng nước, giữ nước, phát triển đất nước của cha ông. Trong đó, đạo hiếu là một giá trị đạo đức cốt lõi, trường tồn cùng với sự phát triển của dân tộc. Trong xã hội Việt Nam, từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại, hiếu luôn được coi là “nết đầu trong trăm nết”, là nét đẹp nhân bản, là giá trị hàng đầu của đạo làmngười. Hiếu được người Việt Nam đặc biệt coi trọng, nâng lên thành một đạo - đạo hiếu, đạo làm con. Đạo hiếu không chỉ là một chuẩn mực đạo đức, một truyền thống quý báu được mọi người trân trọng và gìn giữ mà trở thành nguyên tắc hành động, ứng xử của con cái đối với cha mẹ. Người Việt Nam khi nói đến đạo hiếu, liền nghĩ ngay đến việc “thờ mẹ, kính cha”, chăm sóc phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống, tang ma, thờ cúng, chăm sóc mộ phần chu đáo khi cha mẹ qua đời. Thực hiện đạo hiếu trở thành “khuôn vàng, thước ngọc” để mỗi người căn cứ vào đó tự hoàn thiện đạo đức cá nhân, xâydựng đạo đức gia đình và củng cố đạo đức xã hội. Là một giá trị đạo đức cốt lõi, đạo hiếu trường tồn cùng với sự phát triển của dân tộc. Tuy nhiên, là một bộ phận của ý thức xã hội, đạo hiếu cũng chịu sự chi phối và quyết định của tồn tại xã hội và biến đổi cùng sự biến đổi của đời sống xã hội. Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã tác động, làm biến đổi mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực đạo đức gia đình. Thực tế cho thấy, biến đổi là quy luật tồn tại và phát triển của mọi sự vật hiện tượng. Song, không phải sự biến đổi nào cũng đồng nhất với văn minh, tiến bộ. Từ khi đất nước tiến hành đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế thị trường từng bước được xây dựng và phát triển, một mặt, con cái có những nhận thức
  • 6. 2 và điều kiện kinh tế tốt hơn trong việc báo hiếu cha mẹ; mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, khi mà giá trị thặng dư và tiền bạc vật chất được xem như giá trị cao nhất để đánh giá con người thì nhiều khi đạo hiếu bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Hiện tượng con cái lơ là, bỏ bê không làm tròn nghĩa vụ đối với cha mẹ, thậm chí con cái bạc đãi, tị nạnh lẫn nhau, đẩy cha mẹ vào hoàn cảnh “không ăn thì ốm thì gầy/ ăn thì nước mắt chan đầy bát cơm” đang tạo nên những khoảng tối trong bức tranh về đạo hiếu. Bên cạnh đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, sự ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai đang làm cho một bộ phận giới trẻ có sự thay đổi quan niệm về đạo hiếu và việc thực hiện đạo hiếu rất đáng để suy ngẫm. Từ những biến đổi trên cho thấy, việc phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân sự biến đổi của đạo hiếu để đưa ra những giải pháp là yêu cầu cần thiết trong xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. Đó là lý do nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu trong luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa duyvật biện chứng và duy vật lịch sử của mình; cũng là góp phần nhỏ vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng đời sống và nền văn hóa tinh thần nói chung và đạo hiếu nói riêng ở Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích và nhiệmvụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam, luận án phân tích thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Namhiện nayvà nguyên nhân của nó; từ đó đề xuất một số giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam.
  • 7. 3 - Làm rõ một số vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam. - Phân tích thực trạng và nguyên nhân biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy biến đổi tích cực, hạn chế biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Namtrong điều kiện hiện nay. 3. Đối tượng và phạmvi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Namhiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay trên hai phương diện biến đổi tích cực và biến đổi tiêu cực. Về thời gian, luận án chủ yếu khảo sát thực trạng biến đổi của đạo hiếu từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới năm1986 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng trong xây dựng nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về đạo đức, đạo hiếu. Ngoài ra, tác giả còn kế thừa một số thành tựu nghiên cứu đã được công bố có liên quan trực tiếp đến đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời có phối hợp sử dụng các phương pháp lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, so sánh, đối chiếu, v.v. để làmsáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
  • 8. 4 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam. - Từ việc phân tích thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của nó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy biến đổi tích cực, hạn chế biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Namhiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án có ý nghĩa khuyến nghị đối với việc giữ gìn và phát triển đạo hiếu ở Việt Namhiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu, giáo dục đạo hiếu, đạo đức, đạo đức gia đình. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, nội dung của luận án gồm4 chương, 13 tiết.
  • 9. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Hiếu là một giá trị đạo đức căn bản của con người và của đạo làm người. Đặc biệt ở các nước phương Đông trong đó có Việt Nam, đạo hiếu luôn xác định cho mình vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức cá nhân nhằm đạt tới sự bình yên, hạnh phúc của gia đình và một xã hội hòa mục, ổn định. Với vị trí, vai trò quan trọng như vậy nên vấn đề đạo hiếu từ xưa đến nay đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu dưới những góc độ và quy mô khác nhau. Liên quan đến đề tài của luận án, có thể khái quát các công trình này thành các nhómcơ bản sau: 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam Cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim (được in lần đầu vào những năm 30 của thế kỷ XX, lần tái bản gần đây nhất năm 2017) [63] là một trong số không nhiều cuốn sách ra đời sớm nhất thời hiện đại nghiên cứu về Nho giáo Trung Hoa và tầm ảnh hưởng lớn lao của nó trong đời sống văn hóa Việt Nam. Bàn về đạo hiếu, Trần Trọng Kim đã phân tích khá chi tiết tư tưởng hiếu trong Nho giáo, từ Khổng Tử đến Tăng Tử. Theo Nho giáo, “hiếu có ba bậc: bậc đại hiếu là làm tôn trọng cha mẹ, bậc thứ là không làm nhục đến cha mẹ, bậc dưới cùng là có thể nuôi được cha mẹ” [63, tr.190]. Làm tôn trọng cha mẹ là phải hiểu được cái ý của cha mẹ, vâng theo cái chí của cha mẹ và gây dựng thân mình để cho vinh hiển cha mẹ. Không làm nhục đến cha mẹ là phải giữ danh giá của mình cho trọn vẹn, “không hư hỏng thân thể, không nhục thân danh”. Nuôi cha mẹ thì phải kính trọng, nuôi mà không kính thì chẳng khác gì nuôi giống chó, giống ngựa, lấygì mà phân biệt. Hiếu là cái gốc của đạo làm người. Người con có hiếu, “sống thì lấy lễ mà thờ, chết thì lấy lễ mà táng, lấy lễ mà tế” [63, tr.126]. Nhưng lấy lễ mà thờ cha mẹ không có nghĩa là cha mẹ làm điều trái đạo cũng phải theo. Khi cha làm điều gì trái lẽ thì phải hết
  • 10. 6 sức can ngăn, để cho cha không bị những điều lầm lỗi. Nhưng can ngăn cũng phải theo lễ. Hiếu có hợp lễ mới thật là hiếu. Hơn nữa, trong quan điểm của Nho giáo, có ba trường hợp con cái không nghe lời cha mẹ vẫn là người con có hiếu, đó là: theo mệnh thì cha mẹ nguy, không theo mệnh thì cha mẹ yên; theo mệnh thì cha mẹ nhục, không theo mệnh thì cha mẹ vinh; theo mệnh là cầm thú, không theo mệnh thì làm cho cha mẹ được vẻ vang, người hiếu tử không theo mệnh là kính cha mẹ [63, tr.293]. Trong quan điểm của Nho giáo, hiếu với cha mẹ là khéo nối được cái chí của cha mẹ, khéo noi được việc làm của cha mẹ; kính những người cha mẹ đã kính trọng, yêu những người cha mẹ đã yêu mến, thờ cha mẹ lúc chết rồi cũng như lúc còn sống. Song, Nho giáo cũng nhấn mạnh “sự thờ cha mẹ không phải là cái lẽ cuối cùng của sự hiếu. Cái lẽ cuối cùng của hiếu là lấy hiếu gây thành đạo nhân, vì người có hiếu tức là có nhân” [63, tr.129]. Trong Nho giáo, bên cạnh việc trình bày khá chi tiết đạo hiếu của Nho giáo, Trần Trọng Kim cũng đã chỉ ra những điểmtích cực và sức ảnh hưởng của Nho giáo đối với đạo đức Việt Nam nói chung và đạo hiếu nói riêng. Đây là nguồn tư liệu rất quý để nghiên cứu sinh thamkhảo trong quá trình viết luận án. Phan Bội Châu trong “Khổng học đăng” [120] khi bàn về “luân lý ở trong gia đình” đã có những nét phác thảo về chữ hiếu và việc thực hiện chữ hiếu theo quan điểm Nho giáo. Phân tích quan điểm của Khổng Tử về chữ hiếu, Phan Bội Châu nhấn mạnh chữ hiếu là gốc của đạo nhân. Người con giữ được chữ hiếu với cha mẹ ắt sẽ giữ được chữ đễ với anh em và đối với người trên thì không phạm thượng, càng không bao giờ làm loạn. Ngược lại, nếu một người bất hiếu với cha mẹ, bất đễ với anh em thì không thể sống tốt được: “Nếu có hạng người không thương cha mẹ mà bất hiếu, không thương anh em mà bất đễ, mà vội nói rằng thương loài người, thương thế giới, quyết không có lẽ ấy” [120, tr.181]. Bên cạnh đó, Phan Bội Châu cũng đề cập đến mối quan hệ giữa việc thực hiện chữ hiếu của người con trong gia đình và trách nhiệm của người công dân trong xã hội.
  • 11. 7 Ông quan niệm, chữ hiếu không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình, để làm tròn chữ hiếu, người con nhiều khi phải gác lại hoặc nhờ người chăm sóc mẹ cha để thực hiện nghĩa vụ làm người với quốc gia, xã hội. Quan điểm này, ta đã gặp trong hành động của Nguyễn Trãi trong việc từ bỏ tiểu hiếu với cha để thực hiện đại hiếu với nước và sau nàyđược Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong tư tưởng “hiếu với dân”. Trong những năm 90 của thế kỷ XX, có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo và các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, trong đó có thể kể đến một số công trình như: “Nho giáo xưa và nay” của tác giả Quang Đạm [24], “Nho giáo và phát triển ở Việt Nam” của tác giả Vũ Khiêu [57]; “Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam” của tác giả Phan Đại Doãn [21], “Đến hiện đại từ truyền thống” của tác giả Trần Đình Hượu [52] và “Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam” của tác giả Trần Văn Giàu [36]. Trong các công trình nghiên cứu này, từ góc độ sử học, triết học và đạo đức học, các tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những kiến giải sâu sắc về các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam, trong đó đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ luôn được tôn lên cao và đặt vào vị trí đặc biệt quan trọng, trở thành cốt lõi của các quan hệ xã hội khác. Chẳng hạn, trong cuốn “Nho giáo xưa và nay”, khi nói về phạm trù “nhà”, tác giả Quang Đạm đã từ những luận điểm trong tứ thư, ngũ kinh và nhiều tài liệu diễn giải của các danh nho về sau mà khái quát lên nội dung chữ hiếu của Nho giáo. Theo tác giả, chữ hiếu theo quan điểmcủa Nho giáo được thể hiện ở ba nguyên lý lớn, đó là: Thứ nhất, sự thân và thủ thân gắn liền với nhau. “Sự thân” là phụng sự cha mẹ, phục vụ cha mẹ, thủ thân là giữ gìn thân mình. Sự thân không phải chỉ là công việc phải làm khi cha mẹ còn sống mà cũng là bổn phận phải làm sau khi cha mẹ qua đời... Con người ở đời càng giữ thân mình lành lặn và toàn vẹn lâu dài bao nhiêu để phụng sự cha mẹ, lúc sinh thời cũng như sau khi đã qua đời, thì càng báo hiếu được tốt bấy nhiêu” [24, tr.172]. Nho giáo nhấn mạnh, phụng sự cha mẹ là cái gốc của mọi việc phụng sự, giữ gìn thân thể là cái gốc của mọi việc giữ gìn; phụng sự đất nước, phụng
  • 12. 8 sự thiên hạ đều không bằng phụng sự cha mẹ; giữ gìn đất nước, giữ gìn thiên hạ đều không bằng giữ gìn thân thể do cha mẹ sinh ra để phụng sự cha mẹ. Thứ hai, suốt đời thiện kế, thiện thuật. Nho giáo yêu cầu, con cái đối với cha mẹ phải “kế”, “thuật” và “vô cải” nghĩa là con cái phải nối tiếp, làm theo và không sửa đổi việc làm và ý chí của cha mẹ, sau khi cha mẹ đã mất “ba năm không có gì thay đổi khác đối với đạo của cha” có thể được coi là hiếu. Cũng theo đó, Nho giáo dạy người ta “thiện kế”, “thiện thuật” cả tình cảm, thái độ đối xử của cha mẹ trong quan hệ với người khác sau khi cha mẹ mất, nghĩa là phải biết kính những người mà cha mẹ kính trọng, yêu những người mà cha mẹ thân yêu [24, tr.174]. Thứ ba, dương danh hiển thân là cách báo hiếu tốt nhất. Nho giáo cho rằng “lập thân, hành đạo, nêu cao thanh danh đến đời sau để làm vinh hiển cho cha mẹ”, đó là cách báo hiếu cao nhất. Hơn nữa, nếu đem cả thiên hạ mà phụng dưỡng cha mẹ thì không có hiếu nào bằng. Tác giả Quang Đạm nhận định dương danh hiển thân “là điều báo hiếu cao nhất của con đối với cha mẹ, và cũng là điều mong ước tha thiết nhất, tính toán, xếp đặt tốn công nhất của cha mẹ về tương lai của con, vừa vì con, vừa vì mình, hoặc nói một cách ngắn gọn là vì “nhà” cả thôi” [24, tr.175]. Những phân tích của Quang Đạm trong tác phẩm đã cung cấp cho nghiên cứu sinh một cái nhìn khái quát về nội dung của chữ hiếu trong Khổng giáo. Mặt khác, những luận điểm của tác giả cũng cho ta thấy sự ảnh hưởng và sự khác biệt của chữ hiếu trong Nho giáo Trung Quốc và chữ hiếu trong văn hóa Việt Nam. Trong cuốn “Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam” [21] khi bàn khá nhiều về đạo hiếu ở Việt Nam, Phan Đại Doãn cũng khẳng định: “Hiếu vốn là tinh thần, là nội dung của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam hình thành từ rất xa xưa trong phong tục tín ngưỡng như “thờ cúng tổ tiên”, “trọng lão” nhưng về sau lại được giáo lý Nho giáo khẳng định thêm sâu sắc, chi tiết và thể chế hóa thành luân lý xã hội. Các nhà nước dưới thời Lê – Nguyễn đều lấy hiếu để củng cố gia đình, lấy hiếu làm chuẩn mực cho các giá trị xã hội, làm tiêu chuẩn để rèn luyện nhân cách,
  • 13. 9 lấy hiếu để ràng buộc con người với con người, bề dưới với bề trên và đặc biệt được pháp luật hóa, chính sách hóa” [21,tr.144]. Theo tác giả, hiếu là nhân cách con người, là gốc của nhân luân, là quan hệ đứng hàng dọc trong gia đình và dòng họ, có ý nghĩa quan trọng nhất trong nguyên tắc ứng xử gia đình. Trong cuốn sách này, Phan Đại Doãn đã có những nét phác thảo cơ bản về đạo hiếu trong gia huấn Việt Nam thời phong kiến. Tác giả cũng khái quát vị trí, vai trò của đạo hiếu trong gia đình và xã hội; những nội dung căn bản của đạo hiếu theo quan niệm của Nho giáo và ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam. Trong ấn phẩm “Chữ Hiếu” của nhà nghiên cứu Hạnh Hương [49], ở phần “Cội nguồn” tác giả đặt ra câu hỏi: “Vì sao ta phải báo hiếu cha mẹ, ông bà và tổ tiên?” Ấy là do “ơn nghĩa sinh thành”, là phận làm con phải báo ân, báo hiếu. Để báo hiếu phải “tôn kính và vâng lời”, phải “tránh ác, hành thiện”. Để đáp ân, con cái phải sống tốt, phải “liều thân khi cha mẹ gặp nguy”. Tác giả Hạnh Hương nhấn mạnh rằng “báo hiếu là bổn phận và trách nhiệmcủa người làmcon”. Trong ấn phẩm “Hiếu hạnh xưa và nay” [13], tác giả Cao Văn Cang cũng đặt ra câu hỏi: “Thế nào là hiếu hạnh”. Và từ việc diễn giảng “bài học quả báo”, phân tích “gương xưa về những người con có hiếu” và “cuộc đời những người con hiếu”, tác giả yêu cầu con người ta phải “thực hành hiếu đạo”. Hiếu đạo không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà hơn thế nữa “trên đời này, việc làm được đánh giá cao quý và đáng tôn vinh nhất, chính là lòng hiếu thảo của con cái đối với đấng sinh thành, đó là niềm vinh hạnh trời ban” [13, tr.15]. Từ góc nhìn Phật giáo, thiền sư Thích Giác Hành trong “Chữ hiếu và nếp sống dân tộc” [41] khẳng định: “Hiếu chính là biểu hiện đức tính cao thượng của con người trong hầu hết các nền văn hóa của nhân loại. Đó là thái độ sống bày tỏ sự biết ơn, nhớ ơn công đức sinh thành dưỡng dục đối với ông bà, cha mẹ hiện tại và trong vô lượng kiếp. Hiếu cũng chính là sợi dây thân ái kết nối giữa mọi người, gia đình, thân tộc và tình dân tộc” [41, tr.16]. Qua ấn phẩm này, tác giả cũng đặt ra và trả lời cho câu hỏi vì
  • 14. 10 sao ta phải báo hiếu mẹ cha? Chúng ta phải báo hiếu như thế nào và làm cách nào để chúng ta báo hiếu? Từ đó, chúng ta có thể thấyđược một số nội dung khái quát của đạo hiếu theo quan điểmPhật giáo. Ba cuốn sách “Chữ hiếu” [49], “Chữ hiếu và nếp sống dân tộc” [41], “Hiếu hạnh xưa và nay” [13] của ba tác giả khác nhau, mặc dù xuất phát điểm không giống nhau, nhưng chúng ta lại tìm thấy ở đó những điểm tương đồng. Các tác giả, có người xuất phát từ quan điểm đời thường, có người xuất phát từ quan điểm Phật giáo, với lối viết mộc mạc, giản dị và gần gũi với cuộc sống, qua các câu chuyện đời thường hoặc câu chuyện của nhà Phật, các tác giả đều hướng tới và tìm cách trả lời cho câu hỏi: vì sao con cái phải báo hiếu cha mẹ? Việc báo hiếu cha mẹ phải thực hiện như thế nào? Trong quá trình luận bàn về đạo hiếu, dù không tác giả nào phân tích một cách tỉ mỉ nội hàm, ngoại diên của khái niệm hiếu; không trình bày một cách hệ thống những nội dung của đạo hiếu, nhưng từ các cuốn sách này ta có thể tìm được những gợi ý rất sâu sắc trả lời cho câu hỏi đạo hiếu là gì, nội dung căn bản của đạo hiếu bao gồm những vấn đề nào? Đó là những tư liệu vô cùng quý giá cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án. Cuốn “Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi” của tác giả Ngô Đức Thịnh [124] đã trình bày khái quát những giá trị văn hóa tiêu biểu của Việt Nam, trong đó khi nói về những giá trị văn hóa của gia đình người Việt truyền thống, tác giả đã nêu lên quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu như Trần Đình Hượu, Phạm Côn Sơn, Vũ Khiêu, Phan Ngọc. Tác giả đã đồng tình với quan điểm của Vũ Khiêu khi nhấn mạnh hiếu là “nết đầu trong trăm nết”, “hành vi của người ta không gì lớn bằng chữ hiếu”; Hiếu là phải làm cho cha mẹ được tôn trọng, nuôi dưỡng cha mẹ phải bằng tấm lòng kính yêu chân thành; và mối quan hệ giữa người con có hiếu trong gia đình với người công dân đức độ ngoài xã hội. Trích lời của nhà nghiên cứu Phan Ngọc, tác giả cũng đề cập đến độ khúc xạ của chữ hiếu trong Nho giáo khi vào Việt Nam, nói cách khác, “hiếu của Việt Nam có điểm độc đáo khác với hiếu của Trung Quốc”. Ở Việt Nam
  • 15. 11 không chỉ có hiếu của con cái đối với cha mẹ mà còn có cả “đại hiếu” là hiếu với nước và trong lịch sử dân tộc, nhiều khi để thực hiện “đại hiếu” người ta phải hy sinh cái “tiểu hiếu”. Qua tác phẩm này, ta không chỉ tiếp nhận quan điểm của Ngô Đức Thịnh về hiếu mà từ những nhận định của ông chúng ta hiểu thêm về quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó khi nghiên cứu về đạo hiếu ở Việt Nam. Gần đây nhất, cuốn sách Bản thể luận xã hội về đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay do tác giả Nguyễn Thị Thọ chủ biên [129] đã luận giải về sự tồn tại của phạm trù hiếu và những khía cạnh biểu hiện khác nhau của hiếu trong các bản thể xã hội. Nội dung công trình nghiên cứu gồm ba phần, trong đó phần 1 và phần 2, xuất phát từ vị trí, vai trò của đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam, tác giả đã đi sâu phân tích một số nội dung cơ bản về bản thể luận xã hội của đạo hiếu ở Việt Nam. Cùng với các cuốn sách của các nhà nghiên cứu trong nước, bàn về đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam còn có thể kể đến một số cuốn sách của các nhà nghiên cứu nước ngoài. Trong tác phẩm “Nho gia với Trung Quốc ngày nay” [131], Vi Chính Thông đã khái quát những nội dung chính tư tưởng đạo hiếu theo quan điểm của Khổng Tử. Theo tác giả, quan điểm về đạo hiếu của Khổng Tử có thể chia thành mấy điểm là: “Duy trì trật tự trên dưới”; “chuẩn mực về đạo đức luân lý”; “hiếu và nhân”; “hiếu và trung”. Trong cuộc sống, hiếu được thực hiện đối với cha mẹ là “sống thì phụng dưỡng thân thể, chết thì an táng theo lễ, thờ cúng theo lễ”. Qua cuốn sách ta cũng thấy được rằng, sự hình thành và phát triển của đạo hiếu ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo hiếu trong Nho giáo. Tuy nhiên, đạo hiếu ở Việt Nam không tiếp nhận nguyên xi đạo hiếu trong Nho giáo mà là sự tiếp biến trên cơ sở nền văn hóa bản địa, do đó tư tưởng đạo hiếu của Việt Nam bớt hà khắc hơn tư tưởng hiếu trong Nho giáo và mang đậmtruyền thống, bản sắc của con người Việt Nam. Tác phẩm “Chữ Hiếu trong nền văn hóa Trung Hoa” của Tiêu Quần Trung do Lê Sơn dịch [145] đã phân tích bản chất tinh thần luân lý và hệ thống chuẩn mực đạo
  • 16. 12 hiếu. Từ việc phân tích cơ sở, cơ chế thực tiễn của đạo hiếu và việc giáo dục đạo hiếu, tác giả đã cho chúng ta thấy một bức tranh khá đầyđủ và sinh động của đạo hiếu Trung Hoa, từ cội nguồn của đạo hiếu đến diễn biến và các giá trị lịch sử của nó đối với xã hội đương đại. Tuy nhiên, do tiếp cận dưới góc nhìn văn hóa nên tác phẩm chưa đi vào phân tích được căn nguyên của sự biến đổi của đạo hiếu qua các thời kỳ lịch sử. Đây là vấn đề đặt ra về mặt triết học dựa trên lý luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đặc biệt là dựa trên nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội mà nghiên cứu sinh sẽ luận chứng trong luận án này. Cuốn sách“Đạo hiếu trong Nho gia” của tác giả Cao Vọng Chi, một nhà nghiên cứu tôn giáo tâm huyết người Trung Quốc được nhà xuất bản Chính trị Quốc gia dịch và xuất bản năm 2014 [15]. Đây là tác phẩm đã phân tích một cách thấu đáo về đạo hiếu. Tác giả đã đưa vào sách bản gốc của “Hiếu kinh” và tập hợp 100 điều ghi chép lời của các bậc thánh hiền Trung Quốc như Khổng Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử luận bàn về các vấn đề cốt lõi của đạo hiếu. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến hàng loạt vấn đề liên quan đến đạo hiếu, như cơ sở xác lập, bối cảnh xã hội hình thành và quá trình truyền thụ đạo hiếu trong xã hội Trung Quốc. Ở phần cuối cuốn sách, Cao Vọng Chi đã có những nghiên cứu, so sánh về tư tưởng đạo hiếu trong Nho gia với Đạo giáo, Phật giáo. Những nghiên cứu, so sánh này đã cho chúng ta hiểu rõ và có những lý giải sâu sắc hơn về đạo hiếu trong Nho gia. Trong cuốn sách này, tác giả cũng đã dành cả một chương để viết về ảnh hưởng của đạo hiếu trong Nho gia đối với các nước láng giềng. Qua cách nhìn, cách đánh giá của một nhà nghiên cứu Trung Quốc, ta thấy được mối quan hệ của đạo hiếu trong nền văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, ở đây Cao Vọng Chi mới chỉ nhìn thấy điểm tương đồng với ảnh hưởng một chiều từ đạo hiếu trong Nho gia đối với Việt Nam mà chưa nhìn thấy điểm khác biệt của đạo hiếu ở Việt Nam vốn được nảy sinh từ nền văn hóa Việt Nam. Đây là một vấn đề mà tác giả cần nghiên cứu và làm rõ trong phần lý luận của luận án. Tuy nhiên, tài liệu này đã cung cấp cho tác giả cái nhìn
  • 17. 13 khá rõ ràng và toàn diện về đạo hiếu trong Nho gia, cung cấp cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu vấn đề trong luận án của mình. Đặc biệt, trong bài viết “Khảo cứu văn bản Bổ chính nhị thập tứ hiếu truyện diễn nghĩa ca và văn bản chữ Nôm” của Sato Thụy Uyên – một nhà nghiên cứu người Nhật Bản, đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Việt Nam học lần thứ IV, tổ chức tại Hà Nội năm 2012 [148], tác giả đã có sự so sánh, đối chiếu văn bản “Bổ chính nhị thập tứ hiếu” ở Việt Nam với ba hệ thống “Nhị thập tứ hiếu” ở Trung Quốc. Tác giả nhận định, cách trình bày và trật tự hai mươi bốn hiếu tử của ba hệ thống có sự khác biệt và khác với cách ghi của Bổ chính nhị thập tứ hiếu. Sự khác biệt đó nói lên rằng “Nhị thập tứ hiếu của Trung Quốc khi truyền sang Việt Nam đã có sự tiếp thu, biến đổi, tạo ra một nét rất đặc sắc, riêng biệt của Việt Nam”. Đề cập đến các văn bản liên quan đến “Nhị thập tứ hiếu” ở Việt Nam, tác giả bài viết nhận định có ít nhất hai mươi bảy tài liệu liên quan, trong đó mười lăm tài liệu là nguyên văn thơ chữ Nôm của dịch giả Lý Văn Phức và các bản phiên âm sang chữ quốc ngữ được phổ biến sâu rộng trong dân chúng. Chỉ có văn bản Bổ chính nhị thập tứ hiếu là văn bản duy nhất do thành viên hoàng thất (Hòa Thịnh Quận Vương Miên Thuấn) đích thân kiểm định, lại được dùng làm sách dạy đạo hiếu cho con cháu hoàng tộc. Tác giả nhận đinh: “Có lẽ vì thế mà nó không được lưu truyền phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân như văn bản Nhị thập tứ hiếu diễn ca của cụ Lý Văn Phức, nhưng dường như nó đã được con cháu Vương phủ truyền đọc rộng rãi như là một quyển sách gia phạm” [148] . Có thể nói, Sato Thụy Uyên là một trong số hiếm hoi những nhà nghiên cứu người nước ngoài tìm hiểu về Nhị thập tứ hiếu ở Việt Nam. Với mục đích làm rõ tác phẩm Nhị thập tứ hiếu khi truyền vào Việt Nam có sự dung hợp, biến chuyển, được “bản địa hóa” như thế nào so với nguồn gốc ban đầu và có ảnh hưởng sâu sắc như thế nào đến xã hội Việt Nam, đặc biệt ở tầng lớp quý tộc, bài viết đã đưa ra một cái nhìn
  • 18. 14 tương đối toàn diện về tác phẩm Nhị thập tứ hiếu ở Việt Nam qua lăng kính của một nhà nghiên cứu nước ngoài. Trong nhiều năm gần đây, trên các tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam cũng đã có nhiều bài viết bàn về đạo hiếu dưới những góc độ khác nhau, trong đó có thể kể đến một số bài viết của tác giả Trần Đăng Sinh, như: "Đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay” [105]; “Bảo tồn và phát huy giá trị đạo hiếu trong gia đình truyền thống ở Việt Nam” [104]. Đặc biệt, năm 2009, với đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ Đạo hiếu và vấn đề giáo dục đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay [103], tác giả Trần Đăng Sinh đã phân tích khá sâu sắc cơ sở hình thành, tồn tại, phát triển và nội dung đạo hiếu trong gia đình Việt Nam. Bài viết “Đạo hiếu Việt Nam qua cách nhìn lịch đại” của tác giả Trần Nguyên Việt [155] đã tiếp cận đạo hiếu theo tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam. Luận giải quan niệm về hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam, tác giả đã đi từ quan điểm của Nho, Phật, Lão và Thiên Chúa giáo để khẳng định: “Các học thuyết tôn giáo – triết học nói trên đều gặp nhau ở đạo hiếu kính và tham gia vào sự tiếp biến văn hóa từ hơn hai ngàn năm nay ... Sự tiếp biến ấy có cường độ khác nhau tùy thuộc vào tâm thế của mỗi triều đại phong kiến lựa chọn học thuyết nào làm chủ đạo trong hệ tư tưởng của mình” [155, tr.33]. Từ cách nhìn lịch đại, tác giả Trần Nguyên Việt đã khái quát tiến trình phát triển của đạo hiếu Việt Nam qua các thời kỳlịch sử và rút ra những đặc điểm cơ bản của đạo hiếu Việt Nam. Có thể nói, nghiên cứu của tác giả Trần Nguyên Việt đã đưa ra cái nhìn bao quát về sự hình thành, tiến trình phát triển cũng như đặc điểm của đạo hiếu ở Việt Nam. Tác giả đã khẳng định vị trí, vai trò của đạo hiếu trong hệ giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, đồng thời đưa ra những lý giải khá sắc nét nguyên nhân của sự khác biệt giữa đạo hiếu Việt Nam so với đạo hiếu trong tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo. Bài viết thực sự là một tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án của mình.
  • 19. 15 Như vậy, khảo sát các công trình nghiên cứu về đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam, chúng ta nhận thấy, các tác giả đã đưa ra những ý kiến luận giải về đạo hiếu, về sự hình thành và biểu hiện của nó trong đời sống xã hội ở Việt Nam. Trong các cuốn sách, bài viết mỗi tác giả đều có ý kiến riêng của mình, song mấu chốt ta vẫn tìm thấy được một điểm chung xuyên suốt, đó là: đạo hiếu là một giá trị đạo đức cốt lõi trong hệ giá trị đạo đức truyền thống của mỗi dân tộc; đạo hiếu ở Việt Nam được hình thành từ rất sớm, gắn liền với đặc điểm của nền văn hóa bản địa và chịu sự ảnh hưởng khá sâu sắc đạo hiếu của Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, đạo hiếu luôn giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống gia đình và đạo đức xã hội. Những nghiên cứu này đã giúp nghiên cứu sinh có một cái nhìn tương đối toàn diện và sâu sắc về đạo hiếu nói chung và đạo hiếu ở Việt Nam nói riêng. Đó thực sự là những tri thức quý báu tạo tiền đề để nghiên cứu sinh tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ phạm trù đạo hiếu, cơ sở hình thành cũng như những nội dung cơ bản của đạo hiếu ở Việt Nam. 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Namhiện nay Tác giả Phan Châu Trinh, trong bài diễn thuyết “Đạo đức và luân lý Đông Tây” [165] diễn ra tại Nhà hội Việt Nam ở Sài Gòn, đêm 19 tháng 11 năm 1925, khi “cốt ý bàn về sự thayđổi luân lý của nước ta” đã phân biệt hai chữ đạo đức và luân lý. Tác giả cho rằng, đạo đức là đạo đức, luân lý là luân lý; đạo đức gồm cả luân lý mà luân lý chỉ là một phần trong đạo đức mà thôi. Đạo đức thì không có mới có cũ, có Đông có Tây, nghĩa là đạo đức thì không bao giờ thay đổi được. Luân lý thì không thế. Luân lý không phải là thứ thiên niên bất dịch mà có thể tùy thời mà thay đổi. Tác giả lấy thí dụ, trong ứng xử của con cái khi cha mẹ qua đời, xứ này cha mẹ chết thì đem ăn thịt hoặc đốt đi, mới gọi là hiếu, mà xứ kia thì phải làm đám táng có kèn trống linh đình mới là phải đạo làmcon [165].
  • 20. 16 Trong tác phẩm, Phan Châu Trinh cho ta thấy cách nhìn duy vật biện chứng của một nhà tư tưởng khi bàn về luân lý nói chung và đạo hiếu nói riêng. Mặc dù tư tưởng được đưa ra từ đầu thế kỷ XX nhưng đến nay vẫn còn có những ý nghĩa nhất định trong việc khẳng định sự biến đổi của đạo hiếu và việc xây dựng luân lý trong xã hội Việt Namhiện nay. Cuốn “Hiếu hạnh xưa và nay” [13], trong phần “Thực hành đạo Hiếu”, Cao Văn Cang đã nêu quan điểm về đạo hiếu xưa của dân tộc Việt Nam, đối chiếu, so sánh để rồi đặt ra yêu cầu xã hội ngày nay cần phải giáo dục chữ hiếu. Tác giả nhận định, ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày càng đầy đủ, văn minh đã tạo ra những điều kiện, tiền đề để con người ta thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa của mình với cha mẹ trong gia đình và những người khó khăn hơn ngoài xã hội. Nhưng, bên cạnh những việc làm nhân ái, những tấm lòng tình nghĩa khiến cho người ta cảm thấy xã hội này thật ấm áp tình người thì vẫn còn đó, những người con bất hiếu, họ chỉ biết nghĩ đến bản thân, hắt hủi bố mẹ già và ngoảnh mặt trước nỗi đau của đồng loại. Bài viết “Hiếu” và việc xây dựng hiếu trong xã hội ta ngày nay” của tác giả Nguyễn Tài Thư [134] đã khẳng định hiếu là một sản phẩm tinh thần của các xã hội văn minh. Xã hội ta ngày nay là một xã hội văn minh, do đó cần xây dựng một đạo hiếu tương xứng. Đạo hiếu của xã hội ngày nay phải được hình thành trên cơ sở tư liệu của đạo hiếu truyền thống, “nhưng cái truyền thống của giai đoạn hiện tại không còn được giữ nguyên như ở giai đoạn trước”. Nói cách khác, đạo hiếu truyền thống “phải được xem xét trên cơ sở hiện tại, lấy hiện tại để phán xét truyền thống, lựa chọn truyền thống”. Trong đạo hiếu truyền thống “có nhiều điều khiến cho ngày nay phải cảm phục và ngưỡng mộ” nhưng cũng “có nhiều cái không còn phù hợp”. Do đó, cần phải chọn lọc, kế thừa và phát triển đạo hiếu truyền thống cho phù hợp với xã hội hiện tại. Mặt khác, tác giả nhận định: “Hiếu là một phạm trù đạo đức, một khi chế độ kinh tế - xã hội thay đổi thì sớm muộn nó cũng phải thay đổi theo. Chế độ kinh tế - xã hội ngày nay đã khác ngày trước, điều này khiến ý thức và hành vi hiếu giữa hai chế độ có nhiều khác
  • 21. 17 biệt” [134, tr.30]. Bài viết đã đưa ra một cái nhìn tương đối toàn diện và sâu sắc về đạo hiếu Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Đặc biệt, với cách nhìn biện chứng, quan điểm của tác giả trong vấn đề xây dựng đạo hiếu trong xã hội ta ngày nay thực sự là những gợi ý quan trọng để nghiên cứu sinh tiếp tục khai thác trong quá trình thực hiện luận án của mình. Tác giả Nguyễn Thị Thọ trong bài “Từ đạo hiếu truyền thống, nghĩ về đạo hiếu ngày nay” [125] đã khái quát sự hình thành, phát triển và biến đổi của đạo hiếu Việt Nam. Tác giả nhận định, đạo hiếu Việt Nam được hình thành từ xa xưa và chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của đạo hiếu trong Nho giáo. Đề cập tới sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam dưới tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tác giả nhận định: sự biến đổi đó đang diễn ra theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực, “bên cạnh những tấm gương hiếu thảo, những tấm lòng nhân nghĩa, ân tình với cha mẹ, thì vẫn còn đó nhiều người con đã có thái độ bất nhân, bất nghĩa, thiếu tôn trọng hoặc có hành vi hỗn láo, vô đạo đức với cha mẹ. Một số người coi việc nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ như một gánh nặng. Một số khác lại nghĩ rằng, chỉ cần đóng góp tiền bạc để nuôi dưỡng cha mẹ là làm tròn bổn phận của người con” [130, tr.17]. Từ đó, tác giả đặt ra yêu cầu “đã đến lúc mọi gia đình cần để tâm soát xét lại, tái lập gia đạo, gia phong”, cần tiếp tục khẳng định vai trò của chữ hiếu trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Tác giả Lê Văn Hùng với “Sự biến đổi của đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay” [48] thì cho rằng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay đang bị biến dạng bởi ảnh hưởng của tồn tại xã hội. Đó là sự phát triển của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Sự du nhập của lối sống và văn hóa phương Tây đang ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống, đạo đức của con người Việt Nam, làm biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình.
  • 22. 18 Cuốn Đạo hiếu trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, trong phần “Sự biến đổi của đạo hiếu dưới tác động của kinh tế thị tường ở Việt Nam hiện nay” đã có nhiều bài nghiên cứu phán ánh sự biến đổi của đạo hiếu, trong đó có thể kể đến: Bài viết “Xu hướng biến đổi của đạo hiếu trong gia đình Việt Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Thúc Lân [70] đã phản ánh sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Ở chiều hướng tích cực, tác giả cho rằng con cháu ngày càng nhận thức, giữ gìn và phát huy đạo lý biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, không ngừng phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống làm vui lòng, hiển vinh cha mẹ... Bên cạnh đó, ở chiều hướng tiêu cực, tác giả nêu lên một số hiện tượng bất hiếu, như con cháu bạo hành, ngược đãi ông bà, cha mẹ; chạy theo lối sống thực dụng, sa ngã vào các tệ nạn xã hội làm ô danh gia đình dòng họ... Bài viết đã đưa ra một cách nhìn, một sự gợi ý để nghiên cứu sinh tìm tòi, phát triển và luận giải trong luận án của mình. Tác giả Nguyễn Thu Nghĩa với nghiên cứu “Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay” [90] đã phân tích sự tác động diễn ra trên nhiều khía cạnh. Đó là, do ảnh hưởng của lối sống thực dụng mà nhiều người đã dùng đồng tiền để khẳng định bổn phận làm con đối với cha mẹ. Họ mải miết làm việc để kiếm tiền, họ đóng góp tiền bạc để nuôi dưỡng hoặc thuê những người xa lạ về chăm sóc cha mẹ và coi đó là một cách báo hiếu. Một cách khác, họ có thể gửi cha mẹ vào các nhà dưỡng lão, thi thoảng con cái vào thăm. Theo tác giả, những cách báo hiếu này, tuy cha mẹ có được chăm sóc thường xuyên, có đủ đầy về mặt vật chất nhưng nhiều bậc cha mẹ sẽ không tránh khỏi cảm giác chạnh lòng, buồn tủi, cô đơn. Kinh tế thị trường phát triển cũng làm “gia tăng sự phân hóa giàu nghèo”. Đối với những người giàu, việc chăm lo cha mẹ nằm ở vấn đề thời gian thì đối với những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn đó còn là vấn đề vật chất. “Nhiều người cho rằng, khi họ chưa thể lo cho con cái họ thì cũng không thể trách họ không chăm lo cho bố mẹ” [90, tr.300]. Đặc biệt, phát triển kinh tế thị trường cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội,
  • 23. 19 nhiều cái xấu, cái ác cũng từ đây mà xuất hiện. Trong gia đình, hiện tượng con cái đối xử tệ bạc với cha mẹ, đi ngược lại chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục đã và đang diễn ra. Đáng lo ngại, đây “không còn là chuyện của một cá nhân, hoàn cảnh của một gia đình đơn lẻ mà là một hiện tượng xã hội”. Hiện tượng này cần được chấn chỉnh, tránh để lại những hệ lụy xã hội cho thế hệ mai sau. Cuốn Bản thể luận xã hội về đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Thọ [129], trong phần “Tác động của kinh tế thị trường đến đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay” đã phân tích sự tác động của kinh tế thị trường đến đạo hiếu theo chiều hướng tích cực và tiêu cực. Ở chiều hướng tích cực, trên phương diện xã hội, tác giả đề cập đến sự hình thành các dịch vụ xã hội mới là: Trung tâm bảo trợ xã hội cho người già; mô hình chăm sóc người cao tuổi tại nhà và thuê người giúp việc chăm sóc cha mẹ của một số gia đình có điều kiện kinh tế. Trên phương diện gia đình, sự tác động của kinh tế thị trường đã phá vỡ mô hình “gia đình lớn nhiều thế hệ” để thiết lập mô hình nhỏ theo kiểu phương Tây, gọi là “gia đình hạt nhân” chỉ có hai thế hệ là cha mẹ và con cái chung sống. Ở chiều hướng tiêu cực, tác giả cho rằng mặt trái của kinh tế thị trường đang làm băng hoại nhiều giá trị đạo đức, tấn công, len lỏi vào từng gia đình, phá vỡ những chuẩn mực giá trị đạo hiếu truyền thống làm gia tăng tình trạng con cháu không nghe lời ông bà, cha mẹ. Thậm chí con cháu đùn đẩy trách nhiệm thực hiện đạo hiếu gia đình; hiện tượng con cháu bạo hành, bỏ rơi ông bà, cha mẹ đáng báo động. Nguyên nhân của hiện tượng này được tác giả xem xét từ bốn phía: phía gia đình, dòng họ, phía con cái, phía nhà trường và phía xã hội. Như vậy, liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều sách viết, nhưng qua những đề tài khoa học, những bài báo đăng trên các tạp chí bước đầu các tác giả đã đưa ra cách nhìn tổng quát về sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. Các tác giả đều nhận thấy, sự biến đổi đó là một tất yếu do sự biến đổi của tồn tại xã hội, sự tác động của nền kinh tế thị trường, của sự biến đổi gia đình, của
  • 24. 20 hội nhập quốc tế, v.v.. Sự biến đổi đó đã và đang diễn ra theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, những nghiên cứu này đề cập đến sự biến đổi của đạo hiếu còn mang tính tản mạn, thiếu những công trình chỉ ra được căn nguyên hay tính quy luật của sự biến đổi, từ đó dễ dẫn đến mất phương hướng trong việc tìm ra giải pháp để phát huy những biến đổi tích cực, khắc phục những biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu này đã gợi mở, cung cấp cho nghiên cứu sinh những cái nhìn đa chiều, những tri thức thực tiễn quan trọng, là cơ sở để tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay được khách quan và sâu sắc hơn. 1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Namhiện nay Nghiên cứu về giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách công phu, sâu sắc, toàn diện. Tuy nhiên, chúng ta vẫn tìm thấy trong các cuốn sách, luận văn, luận án và các bài nghiên cứu những giải pháp cụ thể cho vấn đề này. Tác giả Phan Châu Trinh trong “Đạo đức và luân lý Đông Tây” [165], sau khi phân tích cái hay của luân lý Âu Tây và cái dở trong luân lý của tư tưởng tà Nho ở ta đã đặt vấn đề: “Luân lý của ta mất thì đem luân lý của Âu châu về dùng hẳn có được không?”. Và tác giả khảng khái trả lời rằng: “Không. Một nước luân lý cũ đã mất là nước không có cơ sở, nay bảo đem luân lý mới về thì biết đặt vào đâu?”. Muốn xây dựng luân lý nước nhà, trước hết ta phải “cứu chữa lấy cây luân lý cũ của ta rồi đem chắp nối với cây luân lý của Âu châu”. Tác giả nhấn mạnh rằng, muốn nước ta có một nền đạo đức luân lý vững vàng thì phải “đem cái chân minh ở Âu Tây hòa hợp với chân Nho giáo ở Á Đông chứ không phải là tự do độc lập ở đầu lưỡi ở mấy anh Tây học lem nhem mà cũng không phải là quốc hồn quốc túy ngoài môi của các bác Hán học dở mùa” [165]. Tư tưởng của Phan Châu Trinh như một lời kêu gọi, một lời chỉ dẫn chúng ta phải xây dựng lại một nền luân lý Việt Nam bằng cách kế
  • 25. 21 thừa những giá trị luân lý tốt đẹp của luân lý cũ kết hợp với tiếp thu giá trị tiến bộ trong luân lý phương Tây. Tác giả Phạm Côn Sơn trong cuốn “Nền nếp gia phong” [109] đã nhấn mạnh, trước sự suy đồi của nền đạo lý gia phong, chúng ta cần phải chỉnh đốn lại, xây dựng lại nền nếp. Theo tác giả, “để xây dựng một gia đình nền nếp, mỗi người chủ gia đình phải để tâm nhận thức và hoạch định một khuôn mẫu và một tập quán cho tất cả mọi người trong gia đình noi theo” [109, tr.122]; phải kiến tạo nền nếp gia phong, thiết lập lại gia phả. Bởi lẽ, gia phả là “căn bản truyền nối của gia đình mà nhờ đó, người ta có thể truy tìm được nguồn cội và những người cùng một huyết thống” [109, tr.127] và “không có gia phả người ta sẽ không biết đâu là chứng cớ vịn vào đó để dạy bảo con cháu” sống có đức độ, lo làmăn và noi gương tổ tiên. Trong cuốn “Hiếu hạnh xưa và nay” [13], tác giả Cao Văn Cang khẳng định, xã hội ngày nay cần phải giáo dục chữ hiếu. Để giáo dục chữ hiếu cần phải “chấn chỉnh lại nền nếp gia đình”. Tác giả nhận định: “Nếu như một thời vì mưu sinh khó khăn mà những người lớn đã lơ là việc gia huấn, con cháu lớn khôn mau lẹ, gây ra những điều lỗi lầm thì đó là cả một sự thiếu sót cần phải sửa đổi”[13, tr.131]. Chính vì vậy, trong giáo dục con cháu hiện nay, mỗi gia đình cần phải có một gia huấn thích hợp. “Gia huấn không những hướng dẫn mọi thành viên trong gia đình sống phải đạo làm người... mà còn phải tiến triển theo hướng mới phục vụ xã hội ngày nay”[13, tr125]. Tác giả nêu lên “mục tiêu của gia huấn bây giờ” bao gồm nhiều vấn đề, trong đó, phải “cổ động nam giới ý thức trách nhiệm là rường cột của gia đình cũng là thành viên chủ lực của xã hội”; “cổ động nữ giới hăng hái gánh vác nhiệm vụ xã hội, song song với nghĩa vụ trong gia đình và ở chức nghiệp”; con người phải “tránh thói ích kỷ nhỏ nhen, xa rời những đam mê”; “phải biết tận dụng thời gian và tính tiết kiệm tiền bạc ... biết giữ thăng bằng cho cuộc sống”; người cha, người mẹ “phải luôn quan tâm đến bổn phận làm cha làm mẹ, có trách nhiệm với con cái. Không nên bê tha bỏ phế gia đình. Không nên hưởng thụ một cách vô trách nhiệm”; làm con “phải có lòng hiếu thảo, tôn
  • 26. 22 kính với các bậc tiền nhân và cha mẹ. Phụng dưỡng lúc còn sống cho đầy đủ và thờ phụng đàng hoàng sau khi cha mẹ đã qua đời”; người lớn “phải năng nêu gương tốt cho lớp trẻ mới lớn lên, chỉ bảo cho chúng sửa đổi cách ăn, nếp ở. Phải có những lời nhắc nhở thường xuyên đến các vấn đề luân lý, v.v.. Tác giả còn đưa ra các bài học cho thanh niên trong cách xử thế với cha, với mẹ, với anh chị em trong nhà. Cuốn sách đã đưa ra các gợi ý cho giải pháp xâydựng đạo hiếu xã hội ta hiện nay. Tác giả Vũ Ngọc Khánh trong cuốn “Văn hóa gia đình Việt Nam” [55] nhận định, trong gia đình Việt Nam hiện nay “Nỗi đau còn đó” [55, tr.270]. Một trong những nỗi đau được tác giả đề cập đến là hiện tượng con cái bất hiếu, bỏ rơi cha mẹ vào lúc cha mẹ cần được quan tâm, chăm sóc nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, nhưng có lẽ nguyên nhân căn bản nhất là thiếu ý thức về một nền văn hóa gia đình. Tác giả kêu gọi, đã đến lúc cần “đặt lại vấn đề văn hóa gia đình” [55, tr.272], xây dựng (hay khôi phục lại) văn hóa gia đình. Giải pháp cho vấn đề này không chỉ là bài trừ chủ nghĩa cá nhân và đề cao lối sống tình nghĩa mà tác giả yêu cầu các thành viên trong gia đình phải có cả một “nghệ thuật sống”. Trong nghệ thuật làm con, tác giả nhấn mạnh, nhận thức và biện pháp của người con khi chiều theo ý nghĩ, nếp sống “trái tính trái nết” của cha mẹ già. Bên cạnh đó, việc học tập được nghệ thuật ứng xử trong đạo hiếu theo lời dạy của Khổng Tử và việc trở lại với đạo hiếu truyền thống dân tộc cũng là một cách để “những người con thời đại ngày nay có thể đối đãi với cha mẹ một cách thỏa đáng và đúng đạo lý” [55, tr.291]. Tác giả Cao Thu Hằng trong bài viết “Một số giải pháp nâng cao vai trò đạo hiếu trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [40] đã nêu ra bốn giải pháp cơ bản. Đó là: Thứ nhất, cần tìm hiểu, nhận thức những điểm tích cực để phát huy và hạn chế những tiêu cực của đạo hiếu; Thứ hai, phải đẩy mạnh công tác giáo dục đạo hiếu trên cả ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội; Thứ ba, tăng cường vai trò của pháp luật và việc xử phạt những hành vi vi phạm đạo hiếu; Thứ tư, là tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh qua đó, tạo sự phát triển lành mạnh, nâng cao vai trò tốt đẹp của đạo
  • 27. 23 hiếu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Theo tác giả, các giải pháp nêu trên phải được kết hợp và thực hiện một cách đồng bộ thì mới đemlại hiệu quả cao cho việc nâng cao vai trò đạo hiếu trong nền kinh tế thị trường ở việt Namhiện nay. Như vậy, bàn về giải pháp xây dựng đạo hiếu trong xã hội Việt Nam, đã có một số bài viết và các công trình nghiên cứu đề cập đến. Mặc dù các giải pháp đó mới chỉ dừng lại ở việc kêu gọi chấn chỉnh, xây dựng lại đạo hiếu trong gia đình hoặc đưa ra các giải pháp cho việc nâng cao vai trò của đạo hiếu trong xã hội Việt Nam hiện nay nhưng nó đã giúp nghiên cứu sinh có những định hướng trong việc đề xuất giải pháp để xâydựng đạo hiếu ở nước ta hiện nay. 1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án Qua khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Namhiện nay có thể thấy: Thứ nhất, trong chừng mực nhất định, một số vấn đề lý luận chung về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu đã được các nhà nghiên cứu đưa ra và luận giải ở những góc độ khác nhau, như: quan điểm của Nho giáo, của Phật giáo hay từ góc nhìn của đạo đức học mác xít. Những quan điểm này còn tản mạn, chưa hệ thống nhưng đã cung cấp cho nghiên cứu sinh cái nền căn bản để từ đó làm rõ khái niệm, nội dung của đạo hiếu và sự biến đổi đạo hiếu ở Việt Nam. Thứ hai, liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu, các bài nghiên cứu đều khẳng định đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay đang có sự biến đổi. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới dừng lại ở việc đánh giá xu hướng biến đổi, hoặc so sánh về đạo hiếu trong văn hóa truyền thống và đạo hiếu trong xã hội hiện nay. Cho đến nay, chưa có một công trình nào đi sâu khảo sát, phân tích thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. Việc tìm nguyên nhân của sự biến đổi để làm cơ sở đề xuất những giải pháp xây dựng đạo hiếu cũng chỉ được nghiên cứu, trình bày một cách lẻ tẻ, chưa có hệ thống; các giải pháp mới dừng lại ở việc nâng cao vai trò của đạo hiếu
  • 28. 24 trong xã hội hiện nay. Đó là một khoảng trống để nghiên cứu sinh có thể khai thác trong luận án của mình. Vì vậy, với luận án Sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay, trên trục thời gian, nghiên cứu sinh sẽ lấy công cuộc đổi mới đất nước (năm 1986) làm tâm mốc để quay nhìn về hai phía. Nhìn về quá khứ để thấy được cơ sở hình thành và những nội dung căn bản của đạo hiếu ở Việt Nam; nhìn vào hiện tại để so sánh, đối chiếu xem sự biến đổi của đạo hiếu đang diễn ra như thế nào. Sự biến đổi nào là tích cực, sự biến đổi nào là tiêu cực? Nguyên nhân nào làm cho đạo hiếu biến đổi theo những chiều hướng khác nhau? Từ đó đề xuất những giải pháp trong xây dựng đạo hiếu ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả, luận án tiếp tục triển khai, nghiên cứu làmrõ các vấn đề sau: 1. Một số vấn đề lý luận về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam. 2. Thực trạng và nguyên nhân biến đổi của đạo hiếu ở Việt Namhiện nay. 3. Một số giải pháp phát huy những biến đổi tích cực, khắc phục những biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Namhiện nay. Kết luận chương 1 Hiếu là một phạm trù đạo đức mang tính phổ biến, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đặc biệt, ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, hiếu được xác định là một giá trị đạo đức cốt lõi, là tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất, nhân cách một con người. Do đó, vấn đề đạo hiếu nói chung và đạo hiếu ở Việt Nam nói riêng đã được các nhà nghiên cứu bàn đến từ rất sớm. Nhiều cuốn sách, bài viết đã tiếp cận, phân tích đạo hiếu ở những góc độ khác nhau. Liên quan đến đề tài luận án, tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu trên ba nhóm cơ bản: Một là, những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo hiếu và đạo hiếu ở Việt Nam; hai là, những công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam; ba là, những công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp xây dựng đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay. Đánh giá một khách khái quát, hầu hết các công trình nghiên cứu lớn của các tác giả có
  • 29. 25 tên tuổi chủ yếu tập trung ở nhóm thứ nhất. Tuy nhiên, ngoài một số cuốn sách của các nhà nghiên cứu nước ngoài trực tiếp bàn về đạo hiếu, ở hầu hết các cuốn sách của các nhà nghiên cứu trong nước, đạo hiếu chỉ được bàn đến trong một phần hoặc một nội dung của cuốn sách (đạo hiếu chủ yếu được nói đến khi bàn về Nho giáo). Trong nhóm thứ hai và thứ ba, một số công trình nghiên cứu và bài viết trên các tạp chí đã trực tiếp bàn về đạo hiếu nhưng còn lẻ tẻ, chưa thực sự nổi bật. Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước đã cung cấp cho nghiên cứu sinh những vấn đề lý luận và thực tiễn căn bản liên quan đến đạo hiếu, mở ra những hướng đi mới cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện đề tài. Trên cơ sở tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả cũng chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án, đó là: làm rõ một số vấn đề lý luận chung về đạo hiếu và sự biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam; đánh giá thực trạng biến đổi của đạo hiếu ở Việt Nam hiện nay; từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những biến đổi tích cực, khắc phục biến đổi tiêu cực của đạo hiếu ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
  • 30. 26 CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO HIẾU VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO HIẾU Ở VIỆT NAM 2.1. Đạo hiếu và cơ sở hình thành đạo hiếu ở Việt Nam 2.1.1. Đạo hiếu Trong bất kỳ chế độ xã hội nào, hiếu luôn được xác định là một trong những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người; là tiêu chuẩn để đánh giá, là thước đo nhân cách con người. Nói về đạo hiếu không phải là nói về một điều đã cũ, cổ hủ mà nói về một giá trị vĩnh hằng. Vì, từ khi có con người và xã hội loài người, có gia đình thì mối quan hệ, cách cư xử của thế hệ sau với thế hệ trước chính là hiếu. Tuy mối quan hệ đó luôn có xu hướng biến đổi theo sự biến đổi của xã hội, nhưng cốt lõi vẫn là sự biết ơn, kính trọng, vâng lời, phụng dưỡng, chăm sóc những người đã sinh thành, dưỡng dục mình. Từ góc độ văn tự, chữ hiếu được cấu thành từ bộ lão (viết lược nét, nghĩa là người cao tuổi) ở trên và bộ tử (nghĩa là con) ở dưới. Theo đó, hiếu tức là mối quan hệ cha trên, con dưới. Hàm ý tượng hình của chữ hiếu là chỉ hình ảnh một người con cõng cha (mẹ) già. Sách Thuyết văn giải tự của Hứa Thận giải thích ý nghĩa của hình chữ là tử thừa lão dã [3, tr.241] (nghĩa là con cái đảm đương đáp ứng yêu cầu của cha mẹ). Sự đảm đương, đáp ứng này không chỉ đòi hỏi con cái phải chủ động, tự giác, trách nhiệm đối với cha mẹ mà nó còn xuất phát từ ý chí, mong muốn đạt được của cha mẹ. Chính vì thế mà chữ hiếu cũng là cơ sở để hình thành chữ giáo (dạy dỗ). Chữ hiếu chính là chữ giáo thêm bộ phốc (nghĩa là đánh nhẹ, chỉ việc giáo dục, răn đe, trừng phạt). Như vậy, từ góc độ văn tự, chữ hiếu đã mang một nội hàm đạo đức, phải đưa vào nội dung giáo dục. Theo tác giả Hà Thúc Minh, bản thân chữ hiếu cũng có cả một pho lịch sử của nó. “Người ta hiện còn lưu trữ bút tích của Chu Hy về chữ “hiếu”. Chữ “hiếu” mà Chu
  • 31. 27 Hy viết để lại cho con cháu đời sau được bình giải rằng bên tả của chữ “hiếu” là hình ảnh người con đang quỳ lạy cha mẹ, tổ tiên, còn bên hữu là hình con khỉ đang vung chân múa tay xem thường những ai sinh ra nó”; “Chu Dư Đồng gần nửa thế kỷ nghiên cứu về chữ “hiếu” cổ đại, phát hiện chữ “hiếu” là tượng trưng của quan niệm phồn thực cổ xưa. Đó là hình tượng quan hệ nam nữ ở bên trên và kết quả của nó là “quý tử” ở “bên dưới” [89, tr.3]. Quan niệm “trần tục” (từ của tác giả) này không phải không có lý. Bởi, theo tác giả, ý thức huyết thống là cơ sở hình thành chữ hiếu và nó cũng quy định mức độ “đậm nhạt” của tình thương. Theo đó, “tình thương giữa cha mẹ và con cái là tình thương “gốc” của tình thương” [89, tr.4]. Mẹ thương con, điều đó con vật và con người đều có, nhưng con thương cha mẹ thì chỉ con người mới có. Vậy nên, hiếu là quan niệm ứng xử một chiều, hiếu là theo chiều từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống, hiếu là tình thương và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ chứ không phải của cha mẹ đối với con [89, tr.5]. Theo từ điển Tiếng Việt, hiếu khi là một danh từ có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất, “hiếu là lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ” [95, tr.439]; nghĩa thứ hai, “hiếu là lễ tang cha mẹ, lễ tang người hàng trên trong gia đình, nói chung” [95, tr.439]. Còn khi là tính từ, “hiếu là có lòng yêu kính, hết lòng chăm sóc cha mẹ” [95, tr.439]. Như vậy, hiếu không chỉ thể hiện ở thái độ biết ơn cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục con cái thành người. Hiếu còn thể hiện ở hành vi quan tâm, chăm sóc chu đáo, báo đáp công ơn khi cha mẹ còn sống cũng như khi cha mẹ đã qua đời. Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục thì cho rằng: “Hiếu là biết kính trọng, thương mến mẹ cha, biết vâng lời cha mẹ, biết phụng dưỡng cha mẹ” [7, tr.24]. Ông cũng khẳng định, người xưa lấy sự hiếu với cha mẹ là mối luân thường rất lớn, nết hiếu vẫn là nết đầu trong luân lý của người ta, nếu cha mẹ là người rất thân mà cư xử đã chẳng ra gì, thì đến xã hội còn tử tế với ai được nữa. Từ quan điểm của Phật giáo, hòa thượng Tuyên Hóa giảng giải: hiếu có bốn thứ: một là đại hiếu, hai là tiểu hiếu, ba là viễn hiếu, bốn là cận hiếu. Đại hiếu tức là báo đền
  • 32. 28 ơn cha mẹ của mình trong nhiều đời về trước, báo đền ơn của sư trưởng. Tiểu hiếu tức là hiếu thảo với cha mẹ trong đời này mà thôi; lo lắng chămsóc làm cho cha mẹ vui vẻ, phụng dưỡng an ủi, đó tức là cung kính cha mẹ, cúng dường cha mẹ. Viễn hiếu tức là kính trọng bậc thánh hiền xưa kia, lấy mỗi lời nói, mỗi công hạnh của họ làm gương sáng để mình bắt chước noi theo. Cận hiếu tức là ngoại trừ hiếu thảo với cha mẹ mình thì cũng cần phải hiếu thảo với cha mẹ người khác [164]. Còn thiền sư Thích Giác Hành thì cho rằng, hiếu “là thái độ sống bày tỏ sự biết ơn, nhớ ơn công đức sinh thành dưỡng dục đối với ông bà, cha mẹ hiện tại và trong vô lượng kiếp. Hiếu cũng chính là sợi dâythân ái kết nối giữa mọi người, gia đình, gia tộc và tình gia tộc” [41, tr.16]. Trong luân thường đạo lý của Nho giáo thì hiếu là kinh sách của trời, là lý của đất mà con người có bổn phận tuân theo. Nho giáo quan quan niệm “Hiếu có ba bậc: đại hiếu là làmtôn trọng cha mẹ, bậc thứ là không làmnhục đến cha mẹ, bậc dưới cùng là có thể nuôi được cha mẹ” [63, tr.190 ]. Như vậy, từ rất nhiều quan điểm khác nhau về hiếu, chúng ta có thể hiểu hiếu là tình cảm, là trách nhiệm, bổn phận thiêng liêng của con cái đối với cha mẹ. Nó được thể hiện ở sự tôn kính, vâng lời, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi còn sống; tang ma, thờ cúng chu đáo khi cha mẹ qua đời. Về chữ “đạo”, trong từ điển tiếng Hán, đạo được hiểu là con đường, một phương cách, một lối sống hay một phương tiện, một nền đạo đức (lề luật) mà chúng ta phải theo. Còn trong từ điển tiếng Việt, đạo là “đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận gìn giữ và tuân theo trong cuộc sống xã hội” [95, tr.289]. Nhà nghiên cứu Quang Đạm cho rằng, theo nghĩa đen và nghĩa gốc của từ, đạo là con đường đúng đắn từ nơi đi cho tới nơi đến; đạo là hệ thống những nguyên lý, những phép tắc, những quy luật cơ bản của sự vận động của trời, đất, muôn vật. Đối với con người và xã hội loài người, việc đề ra đạo cho thật đúng đắn rõ ràng càng quan trọng. Không biết đạo thì không thể làm người, không thể sống một cuộc sống xứng đáng [24, tr.104, 105]. Còn theo Phan Bội Châu thì “đạo chẳng phải có gì lạ đâu, chỉ y theo
  • 33. 29 tính mình mà không trái với lý tự nhiên; đã phù hợp với mệnh trời mà lại hoàn thiện được tính người thời gọi bằng đạo” [120, tr.372]. Trong luận án này, tác giả sử dụng phạm trù đạo theo quan điểm của từ điển Tiếng Việt: đạo là đường lối, nguyên tắc mà con người có bổn phận gìn giữ và tuân theo trong cuộc sống xã hội. Từ xưa đến nay, trong các nền văn hóa phương Đông cũng như phương Tây, hiếu luôn được coi trọng. Đối với người Việt Nam, hiếu được coi là gốc rễ đạo đức của con người, là nguyên tắc hành động, nguyên lý ứng xử của con cái đối với cha mẹ, nghĩa là hiếu được người Việt nâng lên thành một “đạo” - đạo hiếu - đạo làm con. Tác giả Trần Đăng Sinh, trong bài “Đạo hiếu - giá trị hàng đầu của đạo làm người” cho rằng hiếu là một đức tính cần có của con người, là lẽ phải đương nhiên ở đời nên mặc nhiên gọi là đạo hiếu. Đạo hiếu có thể được hiểu: Hiếu thảo là sự biết ơn, chăm sóc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi sống, thờ phụng khi chết. Hiếu kính là lòng kính trọng, nghe lời ông bà, cha mẹ. Hiếu đễ là kính trên nhường dưới, anh chị em trong nhà bảo ban nhau, không tranh cãi nhau, không mất đoàn kết. Hiếu thuận là anh chị em trong nhà hòa thuận, yêu thương, giúp đỡ nhau. Hiếu trung là hiếu với ông bà, cha mẹ, trung với vua, nay hiếu được hiểu rộng hơn là hiếu với dân, trung với nước [106, tr.23]. Theo từ điển tiếng Việt, “đạo hiếu là đạo làm con, lấy lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ làmnguyên tắc phải giữ gìn và tuân theo” [95, tr.290]. Như vậy, từ nhiều quan niệm bàn về đạo hiếu như trên, trong công trình nghiên cứu này, tác giả quan niệm đạo hiếu là đạo làm con, là những chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc ứng xử mà con cái thực hiện đối với cha mẹ. Đạo hiếu là một phạm trù đạo đức học, thuộc về một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, bị quy định bởi tồn tại xã hội. Bởi vậy, những chuẩn mực, nguyên tắc ứng xử của con cháu đối với ông bà, cha mẹ cũng không phải nhất thành bất biến. Đặc biệt, trong xã hội ngàynay, đạo đức nói chung và đạo hiếu nói riêng đang
  • 34. 30 chịu tác động của nhiều yếu tố thì “chữ hiếu không chỉ là một chuẩn mực đã định hình trong quá khứ. Xa hơn, khái niệm ấy vẫn đang tiếp tục biến đổi, khi người ta tiếp cận với quá nhiều quyền lựa chọn khác trong giai đoạn hội nhập” [161]. 2.1.2. Cơ sở hình thành đạo hiếu ở Việt Nam 2.1.2.1. Nền kinh tế, văn hóa bản địa Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chứng minh rằng, đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất; tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Đạo hiếu là một phạm trù đạo đức học, thuộc về một hình thái ý thức xã hội, do đó, sự hình thành đạo hiếu cũng chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Đạo hiếu Việt Nam được hình thành trên cơ sở điều kiện kinh tế tự nhiên và nền văn hóa bản địa. Theo các nhà nghiên cứu, sự hình thành văn hóa nói chung và đạo đức nói riêng của mỗi dân tộc luôn chịu sự quy định của điều kiện tự nhiên. “Trong quá trình thích ứng với những điều kiện tự nhiên, mỗi dân tộc hình thành những thói quen, những tập tục, những cách ứng xử khác nhau trong các quan hệ xã hội, từ đó hình thành những giá trị, những chuẩn mực đạo đức khác nhau” [40, tr.24]. Từ xa xưa, con người Việt Nam sớm quần cư bên lưu vực các con sông lớn với phương thức canh tác căn bản là nghề trồng lúa nước. Việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp lúa nước đòi hỏi con người Việt Nam phải đoàn kết, gắn bó với nhau. Ở đây, con người Việt Nam vừa thích nghi, vừa khai phá những tài nguyên và những mặt thuận lợi của thiên nhiên để mở mang, phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác, phải liên kết lại trong cuộc đấu tranh khắc phục những trở ngại của thiên nhiên chống thiên tai. Và, chính nỗ lực chủ quan của con người để khắc phục khó khăn thông qua hoạt động thực tiễn mới rèn luyện con người Việt Nam. Hàng triệu con người tập hợp lại với nhau để bảo vệ nhà cửa, mùa màng và sinh mạng. Hàng ngàn cây số đê đã nói lên sự đoàn kết và ý chí chiến đấu chống thiên tai, bảo vệ mùa màng của nhân dân Việt Nam. Và, cũng chính sự gắn bó ấy đã tạo ra một sức mạnh tinh thần to lớn, gắn kết, nuôi dưỡng con người trong suốt cuộc đời.
  • 35. 31 Sự gắn kết giữa những con người với nhau thể hiện trước hết trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Ở đó, vợ, chồng, con cái và cả các con vật nuôi trong gia đình cùng chung sức, hỗ trợ nhau tăng gia sản xuất: “trên đồng cạn, dưới đồng sâu/ chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”. Không những thế, để đảm bảo sự tồn tại của mỗi người trong suốt cuộc đời, các thành viên trong gia đình phải gắn bó, “trẻ cậy cha, già cậy con”, yêu thương, nương tựa vào nhau. Trong gia đình, thế hệ trước sẽ chăm lo, nuôi dạy thế hệ sau; con cháu vâng lời ông bà, cha mẹ, chăm sóc, phụng dưỡng khi ông bà, cha mẹ già cả, đau ốm. Trước khi qua đời, ông bà, cha mẹ còn trao truyền tài sản thừa tự cho thế hệ sau. Con cái có ruộng vườn để canh tác, nhà cửa để ở là do tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại. Đây là cơ sở hình thành lòng biết ơn và triết lý hướng về cội nguồn của người Việt Nam. Rộng hơn gia đình là dòng họ. Dòng họ gắn kết các thành viên bằng quan hệ huyết thống. Trong mỗi dòng họ thường có gia phả và gia huấn. Gia phả ghi danh và công lao của các thế hệ trước, nhắc nhở con cháu đời sau ý thức rõ về nguồn cội, sống sao cho xứng đáng làm rạng danh tổ tiên. Gia huấn ghi nội dung giáo huấn về đạo đức cho con cháu, đặc biệt là trách nhiệm hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Phần “ruộng họ”, “ruộng hương hỏa” cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nhắc nhở con cháu duytrì và phát triển đạo hiếu trong gia đình và dòng họ. Trong xã hội Việt Nam xưa, gia đình là một hộ kinh tế khá độc lập. Tuy nhiên, ở một đất nước với khí hậu cận nhiệt đới “sáng mưa, trưa nắng, chiều nồm”, quá trình sản xuất con người phải trông đợi nhiều vào tự nhiên: “trông trời, trông đất, trông mây/ trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm”, mong cho “mưa thuận, gió hòa” để có mùa màng bội thu. Trong nền nông nghiệp mà lúa nước là cây trồng chủ yếu thì thủy lợi trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu. Việc đào kênh dẫn nước, đắp đê ngăn lũ, một hộ gia đình không thể làm được. Để chống chọi với thiên tai, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh trị thủy, các gia đình phải có sự liên kết, cố kết cộng đồng. Vì vậy, sự tồn tại của gia đình không tách rời cộng đồng làng xã và dân tộc. Đặc điểm này cũng đã ảnh
  • 36. 32 hưởng và quy định đặc điểm của đạo hiếu ở Việt Nam, hiếu với cha mẹ gắn liền hiếu với nhân dân và trách nhiệmvới làng, với nước. Cùng với đặc thù về điều kiện kinh tế tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử - xã hội cũng là yếu tố đòi hỏi và tạo nên tính cố kết cộng đồng. Trong cuộc đấu tranh chống địch họa, sự cố kết cộng đồng, cùng nhau đóng góp sức người, sức của mới tạo nên sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm. Cộng đồng làng xã vừa là pháo đài vững chắc trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vừa là nơi lưu giữ những giá trị đạo lý, văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong tâm thức của người Việt Nam, mỗi làng đều có Thành hoàng, có lệ làng và hương ước. Con người sống trong mỗi làng xã phải biết ơn và thờ Thành hoàng làng, phải tuân theo lệ làng và hương ước của làng xã. Tư tưởng “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” cũng từ đó mà hình thành. Đặc biệt, hương ước của làng cũng có những quy định nhắc nhở, bắt buộc con người ta phải có hiếu đối với ông bà cha mẹ. Đó cũng chính là một yếu tố góp phần hình thành đạo hiếu ở Việt Nam. Cùng với điều kiện kinh tế tự nhiên, đạo hiếu ở Việt Nam còn được hình thành trên cơ sở nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Là một quốc gia đa dân tộc, có nền văn hóa lâu đời, thống nhất trong tính đa dạng và mang bản sắc riêng, quan niệm hiếu đạo ở Việt Nam cũng hết sức đa dạng, phong phú. Ở đây, mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng, tạo nên những vùng địa - tộc người hết sức phong phú, đa dạng. Nhưng do yêu cầu chống thiên tai, chống ngoại xâm và do sự giao lưu, hội nhập văn hóa, cả cộng đồng dân tộc Việt Nam vẫn có mẫu số chung của một nền văn hóa thống nhất trong tính đa dạng, một ý thức chung về vận mệnh cộng đồng, về quan hệ cá nhân - gia đình, cộng đồng, xã hội. Trong kho tàng văn hóa truyền thống, triết lý về đạo làm người, từ đạo làm chồng đến đạo làm vợ, đạo làm cha đến đạo làm con đều được thể hiện khá sâu sắc. Đặc biệt, trong đạo làm con, tư tưởng về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ được thể hiện và đề cao như một giá trị vĩnh hằng. Trong hàng loạt các truyền thuyết, thần thoại như: sự tích Bọc trăm trứng, sự tích Bánh Chưng - Bánh Dày, sự tích
  • 37. 33 Quả dưa hấu, truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung, truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh, truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, v.v.. mặc dù nguồn gốc, tính xác thực của các truyền thuyết, thần thoại trên còn nhiều điều phải bàn thêm, song trong đó đều ẩn chứa và khẳng định những nội dung về lòng hiếu thảo, những bài học về đạo làm người. Trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca, những câu từ như: “Ân cha nặng lắm ai ơi/ Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang” [67, tr.175], “Bảo vâng gọi dạ con ơi/ Vâng lời sau trước con thời chớ quên/ Công cha nghĩa mẹ ai đền/ Vào thưa ra gửi mới nên thân người” [20, tr.17], hay “Đói lòng ăn bát cháo môn/ Để cơm nuôi mẹ cho tròn hiếu trung” [67, tr.177], v.v. là những lời răn dạy vừa ngắn gọn, súc tích, lời lẽ mộc mạc, dễ hiểu mà hàmchứa nội dung về đạo làm con thâmthúy, sâu sắc vô cùng. Như vậy, hiếu là tình cảm thiêng liêng của con cái đối với cha mẹ. Trên trái đất này, ở đâu có cha mẹ, có con cái, ở đó có lòng hiếu thảo. Tất nhiên, điều kiện hình thành và cách thể hiện lòng hiếu thảo ở các quốc gia, các khu vực khác nhau có thể không hoàn toàn giống nhau. Ở Việt Nam, trên cơ sở điều kiện kinh tế - tự nhiên và nền văn hóa truyền thống dân tộc, đạo hiếu ở Việt Nam đã được hình thành. Thời kỳ đầu, đạo hiếu hoàn toàn mang tính dân gian, nó tồn tại bàng bạc trong mọi gia đình, chưa có cơ sở lý luận hay quy chuẩn nào để phân định, đánh giá. Sau này, trong quá trình giao lưu, tiếp biến tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo mà đạo hiếu Việt Namtiếp tục được bổ sung, phát triển. 2.1.2.2. Ảnh hưởng của đạo hiếu trong Nho giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo Theo lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội luôn chịu sự quyết định của tồn tại xã hội và sự tác động của các quan điểm, tư tưởng, các hình thái ý thức xã hội khác. Với vị trí địa lý đặc biệt, Việt Nam là nơi gặp gỡ của nhiều luồng văn hóa. Bằng con đường giao lưu buôn bán hoặc các cuộc chiến tranh xâm lược, các tư tưởng và tôn giáo lớn trên thế giới đã từng bước du nhập vào Việt Nam. Có tư tưởng được du nhập một cách tự nhiên, có tư tưởng du nhập theo con đường áp đặt. Các hệ tư tưởng và tôn giáo này khi vào Việt Nam đã được tiếp nhận,
  • 38. 34 “Việt hóa” cho phù hợp với truyền thống của dân tộc và trở thành một trong những thành tố góp phần hình thành nền văn hóa dân tộc, tác động đến nhiều mặt trong đời sống xã hội của con người Việt Nam, trong đó có đạo hiếu. Thứ nhất, sự ảnh hưởng của đạo hiếu trong Nho giáo. Việt Nam là một trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, Nho giáo Việt Nam không phải là một nhánh phái sinh của Nho giáo Trung Quốc mà khi vào Việt NamNho giáo Trung Quốc đã được “Việt hóa” và có độ khúc xạ nhất định so với Nho giáo Trung Quốc. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, tư tưởng Nho giáo nói chung và đạo hiếu trong Nho giáo nói riêng đã có những ảnh hưởng nhất định đối với sự hình thành và phát triển của đạo hiếu ở Việt Nam. Bàn về đạo hiếu, từ Nho giáo nguyên thủy đến Hán Nho và Tống Nho, do ảnh hưởng bởi các nhà tư tưởng và điều kiện chính trị - xã hội đương thời mà có những sai khác nhất định. Tuy nhiên, có thể khái quát tư tưởng cơ bản của đạo hiếu trong Nho giáo ở một số nội dung sau: Hiếu là nuôi dưỡng cha mẹ với lòng kính thuận. Nuôi dưỡng cha mẹ là việc làm hợp với đạo lý, là trách nhiệm của con cái nhằm đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Nho giáo nhấn mạnh, nuôi dưỡng cha mẹ không chỉ là cho cha mẹ ăn no, ăn ngon mà cốt ở tình thương và lòng thành kính. Nuôi thì phải kính chứ không kính thì không phải là hiếu, bởi lẽ, “...đến như chó ngựa thì người ta cũng nuôi được đấy. Cho nên nếu nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật đâu? Vậy hiếu là phụng dưỡng cha mẹ với lòng kính trọng” [101, tr. 246]. Và, theo Khổng Tử, tình cảm giữa cha mẹ và con cái, giữa chồng và vợ, giữa anh chị em với nhau là tình cảm tự nhiên, vốn có, thuộc về bản chất con người. Từ cách tiếp cận này, ông cho rằng nếu trong gia đình có người cha đứng đầu thì mở rộng ra là trong nước có vua đứng đầu. Đạo làm người phải tận hiếu với cha mẹ, tận trung với vua. Một con người biết thương yêu, kính trọng cha mẹ và người lớn tuổi trong nhà thì người đó mới biết
  • 39. 35 yêu người ngoài. Tư tưởng thương yêu người thân bám rễ khá chắc trong tư tưởng của các nhà Nho. Hiếu là vâng lời cha mẹ, không làm cha mẹ lo lắng, buồn phiền. “Người con có hiếu... không làm trái với ý của cha mẹ”; “người con có hiếu, vâng dạ nhanh nhẹ để cha mẹ yên lòng” [15, tr.78,79]. Cha mẹ là người đi trước, dạy bảo con là mong con khôn lớn trưởng thành, tránh được những thói hư, tật xấu. Cha mẹ sợ con phóng túng mà hư, sợ con giao du với bạn xấu làm chuyện phi pháp mà mắc vòng tù tội. Cha mẹ sinh con ra, thân thể con là một phần máu thịt của cha mẹ, nên trong mọi hoàn cảnh, con cái phải biết giữ gìn thân thể khỏe mạnh. “Làm cha mẹ chỉ lo con mang bệnh tật” [101, tr.245], nếu con cái để cho thân thể kiệt quệ, tổn thương hay tự hủy hoại thân thể làm cho cha mẹ lo lắng buồn phiền là mắc tội bất hiếu. Vậy nên, phận làm con phải vâng lời cha mẹ, “khi cha mẹ còn không bao giờ làm điều gì để cho cha mẹ lo buồn” [64, tr.125], phải giữ gìn thân thể, nuôi dưỡng tâm mình, sống có chừng mực để khỏi phiền lụy cha mẹ. Đó cũng chính là nuôi dưỡng tâm của cha mẹ, là một cách báo hiếu cha mẹ. Nho giáo quan niệm, con cái phải vâng lời cha mẹ, nhưng không phải cha mẹ dạy gì con cái cũng phải nhất nhất nghe theo. Có ba trường hợp con cái không nghe lời cha mẹ vẫn là người con có hiếu, đó là: theo mệnh thì cha mẹ nguy, không theo mệnh thì cha mẹ yên; theo mệnh thì cha mẹ nhục, không theo mệnh thì cha mẹ vinh; theo mệnh là cầm thú, không theo mệnh thì làm cho cha mẹ được vẻ vang, người hiếu tử không theo mệnh là kính cha mẹ [63, tr.293]. Trong cuộc sống, cái gì cha mẹ dạy đúng thì phải nghe theo, cái gì cha mẹ chưa đúng thì phải can gián, phân tích cho cha mẹ hiểu. Tuy nhiên, việc khuyên can cha mẹ cũng phải theo “lễ”. Nếu cha mẹ nhận ra sai lầm thì mọi việc trở nên đơn giản, còn nếu cha mẹ không nhận ra sai lầm thì vẫn phải hết mực cung kính và cuối cùng vẫn phải theo lệnh của cha mẹ mà không được oán trách. Điều đó cho thấy, trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, Nho giáo vẫn có xu hướng thiên lệch, đề cao việc con cái phải thuận theo ý chí của cha mẹ.