SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN TẤN ĐỨC
TéI HµNH NGHÒ M£ TÝN, DÞ §OAN
THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN TẤN ĐỨC
TéI HµNH NGHÒ M£ TÝN, DÞ §OAN
THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. ĐỖ NGỌC QUANG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
NGUYỄN TẤN ĐỨC
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI HÀNH NGHỀ MÊ
TÍN, DỊ ĐOAN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.................... 6
1.1. Các khái niệm có liên quan................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm mê tín, dị đoan .................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm hành nghề mê tín, dị đoan................................................. 11
1.1.3. Khái niệm tội hành nghề mê tín, dị đoan............................................ 13
1.2. Quy định của Bộ luật hình sự 1999 về Tội hành nghề mê
tín, dị đoan ........................................................................................ 16
1.2.1. Các dấu hiệu pháp lý........................................................................... 16
1.2.2. Chế tài hình sự được áp dụng đối với người phạm tội hành nghề
mê tín, dị đoan .................................................................................... 26
1.2.3. Phân biệt tội hành nghề mê tín dị đoan với xử phạt vi phạm hành
chính về hành nghề mê tín, dị đoan.................................................... 27
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ
NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NÂNG CAO ÁP DỤNG
PHÁP LUẬT VỚI TỘI HÀNH NGHỀ MÊ TÍN, DỊ ĐOAN ....... 31
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hành nghề
mê tín, dị đoan................................................................................... 31
2.1.1. Kết quả đạt được và những tồn tại trong áp dụng pháp luật hình
sự đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan trong phạm vi toàn quốc
và tỉnh Đắk Lắk .................................................................................. 31
2.1.2. Những nguyên nhân gây nên những tồn tại trong áp dụng pháp
luật hình sự đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan ............................. 44
2.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và các kiến nghị, đề xuất nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hành nghề
mê tín, dị đoan.................................................................................... 50
2.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước đấu tranh với các hành vi có liên
quan đến mê tín, dị đoan..................................................................... 50
2.2.2. Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự về những hành vi
phạm tội liên quan đến tội hành nghề mê tín, dị đoan và các tội
phạm khác có liên quan đến mê tín, dị đoan ...................................... 52
2.2.3. Đề xuất, kiến nghị về tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh
vực văn hóa đấu tranh với mê tín dị đoan và hành nghề mê tín, dị
đoan..................................................................................................... 57
2.2.4. Đề xuất, kiến nghị về tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong
nhân dân đấu tranh với hành vi mê tín, dị đoan ................................. 61
2.2.5. Đề xuất, kiến nghị về nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
trong nhân dân .................................................................................... 65
KẾT LUẬN.................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 71
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
TAND: Tòa án nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Số liệu vụ án hình sự và số bị cáo các cấp tòa án nhân
dân tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý, và đã giải quyết từ năm
2011 đến năm 2014 33
Bảng 2.2. Số liệu vụ án hình sự và số bị cáo các cấp tòa án nhân
dân trong toàn quốc đã thụ lý, và đã giải quyết từ
năm 2010 đến năm 2014 34
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự ổn định xã hội luôn là tiền đề cần thiết cho sự phát triển tích cực của
xã hội. Ngày nay, sự ổn định trật tự xã hội còn là một trong những tiêu chí
đánh giá sự văn minh, phát triển của mỗi quốc gia. Để có được an toàn xã hội,
trật tự công cộng, môi trường xã hội lành mạnh, đòi hỏi Nhà nước, các cơ
quan, tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xây dựng, thực hiện và bảo vệ các
quy tắc, trật tự sinh hoạt chung trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong những năm gần đây, công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của
nước ta đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Tuy nhiên, cùng với
những biểu hiện mặt trái của kinh tế thị trường, tình hình mê tín, dị đoan có
chiều hướng diễn biến phức tạp. Đã có một thời gian, mê tín, dị đoan ở nước
ta lắng hẳn xuống và co hẹp lại do phong trào xây dựng nếp sống văn minh,
gia đình văn hoá mới được đẩy mạnh. Nhưng những năm gần đây, mê tín, dị
đoan có chiều hướng phát triển với nhiều hình thức khác nhau. Nó đã lôi kéo
đông đảo tầng lớp nhân dân, không chỉ ở những người lớn tuổi lạc hậu và
kém văn hoá mà trong cả một bộ phận cán bộ, Đảng viên kém nhận thức và
thiếu gương mẫu. Họ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia hoặc đồng tình ủng hộ
những quan niệm mê tín, dị đoan... tội phạm này thông qua nhiều hình thức
như: cúng bái, tế lễ, bói toán, đồng bóng, gọi hồn… không những không giảm
mà còn có chiều hướng trỗi dậy, khó kiểm soát.
Quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của công dân Việt
Nam được quy định trong Hiến pháp và được bảo đảm trên thực tế. Hiến pháp
năm 2013 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 24 ghi rõ:
"Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo
2
hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Không ai được xâm phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật" [11].
Thực tế ở nước ta, những sinh hoạt tôn giáo tập trung, các nghi lễ tập thể
có tính bắt buộc của giáo luật các tôn giáo được tôn trọng. Một số lễ hội
của các tôn giáo được tổ chức rầm rộ với quy mô lớn như Lễ hội Noel, Lễ
Phật Đản, Lễ hội Chùa Bà… trở thành sự kiện quan trọng không chỉ của
riêng đồng bào tôn giáo mà còn là ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn
hàng vạn người tham gia.
Tuy nhiên, bên cạnh những tư tưởng tiến bộ về tôn giáo, tín ngưỡng, thì
một bộ phận nhân dân vẫn còn mang tư tưởng lạc hậu dẫn đến phạm tội hoặc
là nạn nhân của tội hành nghề mê tín, dị đoan. Do nhận thức kém, nhiều bệnh
nhân vẫn tin vào phép màu của trò chữa bệnh đồng bóng, bằng bùa chú, lấy
“vong” hay lên đồng. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết khoa học của một bộ phận
người dân, một số người đã thực hiện hành vi phạm tội nhằm trục lợi bất
chính đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận dân cư.
Tội hành nghề mê tín, dị đoan đã và đang gây nhiều ảnh hưởng xấu
trong xã hội, gây tác hại cho nhiều gia đình, cá nhân, làm lãng phí thời gian,
tiền của, tâm sức. Thậm chí còn xuyên tạc chính sách của Đảng và nhà nước
ta về tự do tín ngưỡng và bài trừ mê tín, dị đoan. Chính sự phát triển của các
loại hình mê tín, dị đoan ngày càng tinh vi đã ảnh hưởng không nhỏ đến trật
tự trị an xã hội, đặc biệt ở các vùng miền mà trình độ dân trí còn thấp. Văn
kiện Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh "Tình trạng tham nhũng và sự suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, gây bất bình và giảm lòng tin trong nhân dân.
Trước sự “báo động” về hành vi hành nghề mê tín, dị đoan luôn diễn
biến phức tạp, tác giả chọn đề tài: “Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật
Hình sự Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, các công trình nghiên cứu về tội hành nghệ mê tín, dị đoan là
không, nhiều tập trung ở các sách, giáo trình của các trường đại học cũng như
những bình luận khoa học chung của các luật gia liên quan đến vấn đề này.
Điển hình như một số công trình sau: Đinh Văn Đề, Bình luận khoa học Bộ
luật hình sự - Phần các tội phạm – Tập IX, Nxb Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh,
2006; Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam (Quyển 2), Nxb chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2009; Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Giáo trình luật hình sự Việt
Nam (phần các tội phạm – quyển 2), Nxb Hồng Đức, 2013; Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, đề tài độc lập cấp Nhà nước, Xu hướng phát triển của
tôn giáo hiện nay ở nước ta và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo và
quản lý, Hà Nội 2002. Công trình nghiên cứu khá toàn diện về bản chất, vai trò
của tôn giáo, tín ngưỡng trên tinh thần những quan điểm đổi mới; chỉ ra xu
hướng phát triển phức tạp của nó trên thế giới và ở nước ta. Công trình có bản
khuyến nghị với Đảng và Nhà nước về quan điểm và giải pháp giải quyết
những vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng; Lê Quý Hiền, Tự do tín ngưỡng và mê tín,
dị đoan, Tạp chí Vãn hoá nghệ thuật, số 4/1995. Tác giả nêu lên tình trạng phát
triển mê tín, dị đoan lẫn lộn, mập mờ với tín ngưỡng tôn giáo; Hồ Liên, Nhu
cầu tín ngưỡng và hiện tượng mê tín, dị doan hiện nay, Tạp chí Thông tin lý
luận, số 6/1995. Tác giả nêu lên những điều kiện môi trường xã hội, vãn hoá ở
Hà Nội có ảnh hưởng đến sự nảy sinh nhu cầu tín ngưỡng của sinh viên; PGS,
TS Nguyễn Đức Lữ có bài "Bàn thêm về tín ngưỡng và mê tín, dị đoan" đăng
trên tạp chí Công tác tư tưởng - văn hoá số 6/1992. Trong đó, tác giả trình bày
mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín, dị đoan; Ngô Hữu Thảo:
Hoạt động mê tín, dị đoan phải bị phê phán và loại bỏ. Tạp chí Công tác tư
tưởng số tháng 10/2000. Tác giả nêu những vấn đề bức xúc hiện nay của mê
tín, dị đoan và kiến nghị một số giải pháp loại bỏ; Phạm Vũ Dũng, Đôi điều suy
nghĩ về sinh hoạt cầu cúng, Tạp chí Công tác Tư tưởng - Văn hoá số 7/1992.
4
Trong đó tác giả nêu lên mối quan hệ giữa tín ngưỡng tồn giáo và mê tín, di
đoan; những khó khăn trong việc phân biệt đó và tác hại của nó; Viện Chủ
nghĩa xã hội khoa học, thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có đề
tài khoa học cấp cơ sở "Tìm hiểu hiện tượng mê tín, dị đoan của tầng lớp thanh
niên, sinh viên ở một số trường đại học tại Hà Nội: Thực trạng nguyên nhân và
khuyến nghị", đề cập tương đối hệ thống về mặt lý luận cũng như việc khảo sát
thực trạng mê tín, dị đoan đối với một đối tượng cụ thể là thanh niên, sinh viên
ở Hà Nội, qua đó nêu các giải pháp đấu tranh khắc phục tình trạng đó; đề tài
“Mê tín, dị đoan và việc bài trừ các hoạt động mê tín, dị đoan tại đền Sòng Sơn
- Bỉm Sơn - Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay”. Tuy nhiên, điểm hạn chế là
có đề tài chỉ nghiên cứu một cách khái quát, chung nhất về tội hành nghề mê
tín, dị đoan mà chưa đi sâu vào bản chất cũng như cách thức khắc phục, có đề
tài lại chỉ nghiên cứu một số khía cạnh chuyên sâu trong địa bàn cụ thể mà
chưa nghiên cứu một cách khái quát chung trên các địa phương khác v.v....
Tuy nhiên, các công trình trên chỉ nghiên cứu một cách khái quát, chung
nhất về tội hành nghề mê tín, dị đoan mà chưa đi sâu vào bản chất cũng như
cách thức khắc phục liên quan đến tội hành nghề mê tín, dị đoan ở nước ta.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nhằm góp phần xác lập cơ sở khoa học, cơ sở
pháp lý trong việc nhận thức bản chất của tội hành nghề mê tín, dị đoan và
vấn đề xử lý, trừng trị, răn đe hành vi này, từ đó mở rộng đề xuất một số giải
pháp đấu tranh phòng ngừa đối với loại tội phạm này một cách thiết thực, có
hiệu quả. Để thực hiện được mục tiêu đó đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, phân tích nguồn gốc hình thành cũng như tính chất nguy
hiểm của mê tín, dị đoan và tội hành nghề mê tín, dị đoan.
- Nghiên cứu, phân tích quy định của pháp luật hình sự trong việc xử lý
các hành vi hành nghề mê tín, dị đoan trên phạm vi cả nước.
- Đánh giá thực trạng pháp luật, thực tiễn tình trạng tội phạm về mê tín,
5
dị đoan tại các địa phương trên cả nước. Dựa trên sự phân tích, so sánh và
thực trạng giải quyết của Tòa án, đưa ra những tồn tại, vướng mắc, đi tìm
nguyên nhân của thực trạng đó, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao
hoạt động phòng, chống, bài trừ hành vi hành nghề mê tín, dị đoan, hoàn thiện
các quy định của pháp luật.
4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của pháp luật về tội
hành nghề mê tín, dị đoan.
Về phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các quy
định của Bộ luật hình sự 1999 về tội hành nghề mê tín, dị đoan được áp dụng
trên phạm vi toàn quốc từ năm 2011 đến năm 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng đồng bộ trong quá trình
thực hiện luận văn là phương pháp biện chứng, phân tích, so sánh, tổng hợp,
giải thích kết hợp với việc nêu các ví dụ, phân tích các bản án minh họa.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài cố gắng nghiên cứu tương đối toàn diện tội hành nghề mê tín, dị
đoan được quy định tại Điều 247 BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009).
Đồng thời cũng nêu một số đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần tiếp tục hoàn
thiện các quy định của pháp luật hình sự trong việc xử lý các hành vi hành
nghề mê tín, dị đoan và bài trừ các tê mê tín, dị đoan.
7. Cơ cấu của đề tài
Cơ cấu của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo có hai chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về tội hành nghề mê tín, dị đoan
trong luật hình sự Việt Nam
Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và những kiến nghị,
đề xuất nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội hành nghề mê
tín, dị đoan.
6
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI HÀNH NGHỀ
MÊ TÍN, DỊ ĐOAN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Các khái niệm có liên quan
1.1.1. Khái niệm mê tín, dị đoan
Trong đời sống xã hội ta hiện nay, mê tín, dị đoan được coi là hiện
tượng có tính phổ biến trong cộng đồng dân cư không chỉ ở Việt Nam, mà
hầu hết tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Có ý kiến cho rằng: mê tín, dị
đoan là những hình thức tồn tại đầu tiên trước khi hình thành các tôn giáo.
Trong xã hội công xã nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất chưa phát
triển, con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước tự nhiên rộng lớn và bí ẩn.
Vì vậy, họ gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh
hóa sức mạnh đó. Khi xã hội xuất hiện những giai cấp đối kháng, bên cạnh
cảm giác yếu đuối trước sức mạnh của tự nhiên, con người còn cảm thấy bất
lực trước những sức mạnh tự phát của xã hội. Sự yếu kém của trình độ phát
triển lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp bức về chính trị là nguồn
gốc sâu xa của tôn giáo mà ban đầu là hành vi mê tín, dị đoan [19].
Tuy nhiên, cho đến khi hình thành các tôn giáo, thậm chí khi trình độ
phát triển lực lượng sản xuất ngày một nâng cao, kinh tế đã được cải thiện, xã
hội ngày càng trở nên công bằng, dân chủ hơn thì hiện tượng mê tín, dị đoan
không những không giảm, mà cũng lại có xu hướng tăng lên về số lượng
người tin vào những điều không thể giải thích được. Các hành vi mê tín, dị
đoan trong đời sống xã hội vô cùng đa dạng. Có những hành vi theo quan
niệm cá nhân và có những hành vi theo quan niệm của một nhóm người, một
địa phương, một vùng hoặc một cộng đồng dân tộc. Có thể nói mê tín, dị đoan
là một hiện tượng xã hội xuất hiện ở mọi nơi. Những hành vi có tính mê tín,
7
dị đoan thể hiện như: Các hình thức lễ bái, cúng tế, cầu xin: cúng cô hồn,
vong linh; cúng sao giải hạn; cầu tài lộc; cầu tự; cầu tình duyên, gia đạo; xi
xăm, số đề v.v.... Ở Việt Nam, cứ đến rằm tháng bảy âm lịch (14/7) có rất
nhiều nhà cúng vong linh, cô hồn để cầu mong được yêu ổn, không bị quấy
phá, đi liền đó là tục đốt vàng mã, tiền giấy và tổ chức cho trẻ con giật đồ
cúng lễ gọi là “giật cô hồn”. Họ quan niệm rằng ngày rằm tháng bảy là ngày
“xá tội vong nhân”, ngày các cô hồn được thả tự do đi lang thang; Các hình
thức xem tướng số, bói toán: bói dáng người, bói chỉ tay, bói chân gà, bói mai
rùa, bói chữ viết, bói chữ ký, gieo lá số tử vi, bói bài... . Những hình thức bói
toán xem tướng số làm cho người ta tin tưởng và khẳng định rằng mỗi người
đều có mệnh của riêng mình. những “thông tin” do bói toán, đoán mệnh, quy
định người này có tướng làm quan, người có tướng giàu có, người hào hoa
phong nhã, người phải chịu phận ăn mày, nghèo khổ, người trộm cướp, lọc
lừa... . Hiện nay, các hình thức bói chân gà - mai rùa - cỏ thi; bói vi tính - bói
bài - bói kiều; một số hình thức bói chỉ tay, bói dáng người, bói chữ viết, bói
chữ ký...; Các hình thức chữa bệnh bằng ma thuật: trừ tà ma, đồng bóng, thư
yểm bùa...Khi bị ốm, Thầy cúng sau khi đánh đập con bệnh làm cho ma quái
trong người sợ hãi, đồng thời đốt một lá bùa bảo con bệnh uống v.v...; Các
hình thức kiêng cữ: kiêng đàn bà có chửa xông đất đầu năm hoặc dự cỗ ma,
cỗ cưới; kiêng khởi đầu một việc gì đó vào ngày 13 hoặc các ngày lẻ; kiêng
mèo tự nhiên vào nhà; kiêng tặng mực đầu năm v.v... . Ngoài những hình thức
chủ yếu ở trên, mê tín, dị đoan còn được biểu hiện dưới các hình thức như
dùng nhân điện để tìm mộ, hài cốt; nói chuyện với vong linh bằng hình thức
gọi hồn; dùng sóng điện tử để liên hệ với người đã khuất... . Có thể nói, khi có
ai đó biểu hiện một niềm tin, một quan niệm, một sự sợ hãi hoặc ngưỡng mộ
một cách vô căn cứ, vô lý thì ta thường bảo người đó là “mê tín” hoặc nói
rộng ra là “mê tín, dị đoan”. Ví dụ như: một người chuẩn bị đi thi thì không
8
dám ăn trứng hoặc ăn chuối vì sợ trứng tròn như điểm không, còn vỏ chuối thì
có thể gây ra trượt; một người bị ốm lâu khỏi tự cho mình là bị ma nhập cần
phải cầu khấn, cúng tế; một đôi lứa yêu nhau phải chia tay vì thầy bói phán là
không hợp tuổi; một người ra ngõ gặp phụ nữ liền hủy bỏ cả chuyến đi.v.v….
Vậy, hiểu như thế nào là “mê tín, dị đoan”.
Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về mê tín, dị đoan. Theo
Bùi Ngọc trong bài viết “Khoa học và mê tín” đăng trên tạp chí xã hội
học số 2/1985:
Mê tín bao gồm tất cả các dạng thức của chủ nghĩa huyền bí,
từ hoạt động riêng lẻ của các thày mo, thày pháp... đến những tổ
chức thu hút được đông đảo người vào chung một cơ chế chặt chẽ,
từ việc tin vào những điều đơn giản được xem như những định đề
không cần chứng minh đến lòng tin được biện minh bằng những
luận cứ giả khoa học, như tin vài tàn dư trọng nam kinh nữ (ra ngõ
gặp gái), vào những con số mang đến may rủi (số 13), tin vào
những phương thuật (bói toán, đồng cốt, tử vi v.v...) [8].
Theo nghĩa Hán - Việt thì “mê” có nghĩa là mờ tối, u mê; “tín” là tin
tưởng. “Mê tín” là tin tưởng một cách mê muội. “Dị đoan” là những
chuyện dị thường, hoang đường. “Mê tín” và “Dị đoan” được ghép nối để
tạo thành khái niệm “mê tín, dị đoan”. Trong sinh hoạt xã hội hiện nay, rất
ít người sử dụng từ “mê tín” với nguyên nghĩa của nó. Do đó khi ta nói
“mê tín” thì có nghĩa là đề cập đến khái niệm “mê tín, dị đoan”. Cho nên,
“mê tín, dị đoan” là những biểu hiện tin và làm theo những điều phi lý,
phản khoa học, liên quan đến lĩnh vực tâm linh, tinh thần của con người.
Những biểu hiện tin và làm theo đó thường là những hành vi phản văn hóa,
gây tác hại đến bản thân và xã hội.
Các hành vi mê tín, dị đoan thường được biểu hiện dưới những hình
9
thức lễ bái, cúng tế, cầu xin như cúng cô hồn, cúng sao giải hạn, cúng vái thổ
công, hà bá để xin che chở; cầu tài lộc, tình duyên, gia đạo, cầu tự, xin xăm,
xin số đề...; các hình thức bói toán, xem tướng số như xem tướng mạo, bói chỉ
tay, gieo lá số tử vi, bói vi tính, bói bài..; các hình thức đoán và chữa bệnh trừ
tà ma, đồng bóng như gieo rắc bệnh hoặc chữa bệnh bằng thuật bùa chú, thư,
yếm (ếm); các hình thức kiêng cữ như kiêng đi ngày lẻ, kiêng số 13, kiêng
mèo vào nhà, kiêng tiếng chim lợn, kiêng ra ngõ gặp đàn bà... . Nhìn chung,
các hành vi mê tín, dị đoan rất phong phú, đa dạng. Có những hành vi cổ xưa
còn để lại, nhưng cũng có những hành vi mới xuất hiện hoặc do lai tạp, biến
thể. Ví dụ như trong thời kỳ kinh tế thị trường, có những hiện tượng cúng đô
la, cúng nhà lầu, cúng xe ô tô bằng giấy hoặc bói điện toán...
Theo từ điển Tiếng Việt, “mê tín” là tin vào những chuyện thần linh,
ma quỷ, tướng số một cách mê muội, mù quáng [16]. “Dị đoan” là những
điều huyễn hoặc điều kì lạ, khác thường, không đúng sự thật mà con người
đặt lòng tin vào nhưng không có căn cứ [16]. Còn theo trang thông tin Thư
viện mở Wikipedia, mê tín là một cụm từ chỉ những niềm tin trong một mối
quan hệ nhân quả siêu nhiên: một trong những sự kiện hay hành động sẽ dẫn
đến các sự kiện hay hành động khác mà không có bất kỳ quá trình vật lý nào
liên kết hai sự kiện, như chiêm tinh học, điềm báo, phù phép, v v. Ví dụ: Kẹp
lá thuộc bài vào tập thì sẽ... thuộc bài, nếu ai đó ở xa nhắc tên một người thì
người đó sẽ hắt hơi,.... Mê tín, dị đoan mâu thuẫn với khoa học tự nhiên hay
phản khoa học. “Mê tín, dị đoan” theo nghĩa từng từ đơn của nó: từ Hán âm
Việt “mê” có nghĩa là “thiếu sáng suốt” hay “lầm lẫn”; từ “tín” có nghĩa là
“tin” hay “không ngờ vực”. Theo Wikipedia thì mê tín, dị đoan là những niềm
tin hay ý niệm phát xuất từ lòng dễ tin không dựa trên lý lẽ hay kiến thức -
nhất là khi những niềm tin hay ý niệm này không cần có bằng chứng vững
vàng và đầy đủ. Đó chính là những niềm tin vô căn cứ dựa trên sự thiếu hiểu
10
biết hay sự sợ hãi và tiêu biểu như sự sùng bái cực đoan các điềm gỡ, bùa
phép, v.v...; những ý niệm, hành động hay nghi lễ phát xuất từ các niềm tin kể
trên; bất cứ những niềm tin vô căn cứ nào, nhất là niềm tin về vấn đề huyền bí
v.v... . Nói chung các mê tín dị đoan có thể được chia ra làm bốn dạng hình
thức sau đây:
- Dạng thứ nhất là những nghi thức, cử chỉ xuất phát từ truyền thống
hay thói quen. Thí dụ như đi xin xâm, hái lộc trong ngày Tết, bói bài, xem chỉ
tay, xem tướng, tử vi, cúng sao giải hạn, đốt giấy tiền vàng bạc trong tang lễ,
nấu cơm canh mời ông bà tổ tiên về dùng, v.v. Tất cả những điều này đều
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cha mẹ dạy con cháu làm theo,
người này bắt chước người khác và được thực hành một cách máy móc không
có sự suy nghĩ chính đáng. Đa số những mê tín, dị đoan dưới dạng này
thường được ẩn núp sau danh nghĩa “phong tục cổ truyền” hay ngay cả “tín
ngưỡng dân gian”.
- Dạng thứ hai là những điều tốt lành cũng như những điều kiêng cử.
Nhiều người tin rằng nếu họ làm (hay không làm) những điều này thì sẽ có ảnh
hưởng đến sự thành công (hay thất bại) của những chuyện khác. Thí dụ như
nếu cử hành cưới hỏi, khai trương tiệm quán, xuất hành đi xa, v.v. trong những
ngày “xấu” (mùng năm hay mười bốn hay hăm ba âm lịch) thì cuộc hôn nhân
sẽ lận đận, tiệm quán sẽ ế ẩm, cuộc du hành sẽ gặp trắc trở, v.v. Trái lại nếu lựa
ngày “hạp” và giờ “tốt” (như “giờ hoàng đạo”) thì vợ chồng sẽ hạnh phúc, làm
ăn phát đạt, chuyến đi sẽ an toàn dễ dàng, v.v. Những thí dụ tương tự khác như
cất nhà phải theo đúng phép phong thủy, lựa người “mở hàng” buổi sáng, vợ
chồng cần phải “hạp” tuổi, không được mở dù trong nhà, v.v.
- Dạng thứ ba là những điềm tiên báo: điềm gỡ cũng như điềm tốt. Thí
dụ nhiều người tin rằng có chim cú đến nhà là điềm sắp có người chết, gương
vỡ sẽ xui xẻo 7 năm, mắt trái giựt là sắp có chuyện đáng lo, gặp mèo đen đi
11
ngang trước mặt sẽ gặp tai nạn, nằm mộng thấy quan tài là sắp có tiền, chó lạ
đến nhà là điều thành lợi trong khi mèo đến nhà là điềm thua mất (“mèo đến
nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”, v.v.
- Và dạng thứ tư là sự tôn thờ sùng bái những cá thể siêu hình vì họ tin
rằng những cá thể này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay diễn biến sự
việc hay kết quả thành bại trong đời sống họ hoặc có thể cứu vớt họ vào một
thế giới trường cửu nào đó sau khi chết [18].
Như vậy, có rất nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng theo tác giả, mê tín,
dị đoan là đặt niềm tin vào những điều được coi là nhảm nhí, không có thực;
tin vào chuyện thần linh, ma quỷ, tướng số một cách mê muội, mù quáng,
phản khoa học.
1.1.2. Khái niệm hành nghề mê tín, dị đoan
Hành nghề mê tín, dị đoan xuất phát từ hai cụm từ. “Hành nghề” và
“mê tín, dị đoan”. “Hành nghề”, theo Từ điển Tiếng Việt, là làm nghề, sử
dụng sự thành thạo trong một công việc cụ thể của mình để kiếm sống. Như
vậy, hành nghề mê tín, dị đoan là lợi dụng sự mê tín, dị đoan của người khác
để kiếm tiền lấy kế sinh nhai.
Tuy nhiên, nếu như vậy chưa phản ánh đầy đủ được người có hành vi
hành nghề mê tín, dị đoan đã lợi dụng sự mê tín, dị đoan của người khác để
kiếm tiền lấy kế sinh nhai như thế nào. Trong thực tế, mê tín, dị đoan, dù bất
kỳ hình thức nào như đã nêu ở phần trên đều được cho là hình thức tín
ngưỡng dân gian, mọi người làm thế thì mình cũng làm thế với cách hiểu giản
đơn là “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Thế nhưng, một số người mê tín,
dị đoan, hoặc không mê tín, dị đoan, nhưng lại lợi dụng lòng tin có tính chất
mê tín, dị đoan của người khác để đưa ra những “lời phán” nhằm kiếm tiền
của họ thì có thể coi là hành nghề mê tín, dị đoan.
Cho nên đã có những nhận xét rất đúng rằng, giữa tín ngưỡng dân gian
12
và mê tín, dị đoan rất gần gũi với nhau và có những điểm giống nhau và khác
nhau. Điểm giống nhau cơ bản giữa tín ngưỡng dân gian với mê tín, dị đoan
là tin vào những điều mà mắt mình không trông rõ, tai mình không nghe thấy
thân hình và giọng nói của đấng thiêng liêng và của đối tượng thờ cúng.
Chính sự tin này đã điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với con người,
giữa con người với xã hội, với cộng đồng, điều chỉnh hành vi ứng xử trong
gia đình trên cơ sở những tín điều mà người ta tin theo và noi theo tấm gương
sáng của những đấng bậc và những đối tượng tôn thờ trong các loại hình tín
ngưỡng và trong mê tín, dị đoan. Tuy nhiên sự khác nhau cơ bản giữa tín
ngưỡng dân gian với hoạt động mê tín, dị đoan ở chỗ:
- Nếu sinh hoạt tín ngưỡng có mục đích là thể hiện nhu cầu của đời
sống tinh thần, đời sống tâm linh thì người hoạt động mê tín, dị đoan lấy mục
đích kiếm tiền là chính. Người hoạt động trong lĩnh vực này chỉ làm việc với
khách hàng khi có tiền;
- Nếu trong lĩnh vực sinh hoạt tín ngưỡng, không có ai làm việc chuyên
nghiệp hay bán chuyên nghiệp, thì những người hoạt động mê tín, dị đoan hầu
hết là hoạt động bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp. Nhiều người sống và
gây dựng cơ nghiệp bằng nghề này;
- Nếu sinh hoạt tín ngưỡng có cơ sở thờ tự riêng (đình, từ đường,
miếu,…) thì những người hoạt động mê tín, dị đoan thường phải lợi dụng một
không gian nào đó của những cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian để hành
nghề hoặc hành nghề tại tư gia.
- Nếu những người có sinh hoạt tín ngưỡng thường sinh hoạt định
kỳ tại cơ sở thờ tự (ngày mùng Một, ngày rằm âm lịch hàng tháng ra đình
làm lễ Thánh; hàng năm đến ngày giỗ bố mẹ ông bà, phải làm giỗ,…) thì
những người hoạt động mê tín, dị đoan hoạt động không định kỳ, vì người
đi xem bói chỉ gặp thầy bói khi trong nhà có việc bất thường xảy ra (mất
13
của, chết đuối, ốm đau, hỏa hoạn,…), còn bình thường, có lẽ họ chẳng gặp
thầy bói làm gì.
- Nếu sinh hoạt tín ngưỡng được pháp luật bảo vệ, được xã hội
thừa nhận thì hoạt động mê tín, dị đoan bị xã hội lên án, không đồng tình
và bị xử phạt theo pháp luật, tùy thuộc vào tính chất, mức độ hoạt động
mê tín, dị đoan.
Như vậy, mê tín, dị đoan thường gắn liền với hành nghề mê tín, dị đoan
với mục đích kiếm tiền. Còn những người có niềm tin vào những điều mà mắt
mình không trông rõ, tai mình không nghe thấy thân hình và giọng nói của
đấng thiêng liêng và của đối tượng thờ cúng và hoạt động của họ tại các cơ sở
thờ tự riêng (đình, từ đường, miếu,…) hoặc tại gia đình mình theo sinh hoạt
định kỳ tại cơ sở thờ tự vào ngày mùng Một, ngày Rằm âm lịch hàng tháng,
hàng năm đến ngày giỗ bố mẹ ông bà, phải làm giỗ v.v... thì là tín ngưỡng dân
gian. Còn những người kiếm tiền một cách chuyên nghiệp hoặc bán chuyên
nghiệp bằng cách lợi dụng lòng tin có tính chất mê tín, dị đoan của những
người khác là hành nghề mê tín, dị đoan.
Như vậy, có thể hiểu, hành nghề mê tín, dị đoan có thể được hiểu là
hành vi dùng các biện pháp có tính chất huyễn hoặc, mê muội và không có
căn cứ khoa học xác thực, nhằm làm cho người khác tin vào những gì mình
nói để mưu cầu một lợi ích bất chính nào đó. Hay nói cách khác, hành nghề
mê tín, dị đoan là lợi dụng lòng tin có tính chất mê tín, dị đoan của những
người khác để trục lợi một cách chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp.
1.1.3. Khái niệm tội hành nghề mê tín, dị đoan
Xuất phát từ khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình
sự: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm
14
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của
công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa,
tội hành nghề mê tín, dị đoan xâm phạm vào quan hệ xã hội được Luật hình sự
bảo vệ, đó là trật tự công cộng. Sở dĩ xác định tội hành nghề mê tín, dị đoan xâm
phạm vào trật tự công cộng vì người phạm tội đã có hành vi bói toán, đồng bóng
hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị
xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá
án tích mà còn vi phạm.
Hành vi hành nghề bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị
đoan khác đều đưa ra những điều không có thật, trái với quan điểm của Chủ
nghĩa Mác – Lê Nin về thế giới quan, nhân sinh quan. Những hành vi này
tồn tại trong xã hội sẽ làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân
từng bước phủ nhận thế giới quan duy vật biện chứng, làm cho hệ tư tưởng
Mác - Lênin và các phát kiến khoa học tiến bộ có nguy cơ bị đẩy lùi. Người
có hành vi hành nghề mê tín, dị đoan tạo nên những niềm tin mù quáng vào
một thế giới siêu nhiên, vào sự quyết định và chi phối của thần tiên, ma quỷ
sẽ thay chỗ cho mọi niềm tin khác, trong đó có cả niềm tin vào sức mạnh
bản thân con người. Chính niềm tin mù quáng sẽ làm cho con người mất đi
sức mạnh cải tạo thế giới tự nhiên; làm cho xã hội mất đi động lực phát triển
- đó là ý chí đấu tranh của con người. Việc đặt niềm tin vào bói toán, đồng
bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác sẽ làm cho xã hội ngừng phát
triển; con người không được giải phóng và luôn sống trong hoang mang, sợ
hãi trước những ảo tưởng về thế lực siêu nhiên, hoang đường. Đây chính là
rào cản đáng lo ngại gây cản trở quy luật phát triển của xã hội. Ví dụ, người
hành nghề mê tín, dị đoan tạo cho người khác việc tin vào bói toán, đồng
15
bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác làm cho họ từ bỏ ý chí, lập
trường đấu tranh; từ bỏ vai trò tiên phong gương mẫu của bản thân để thực
hiện sự chờ đợi, cầu xin ban ơn, che chở của thần linh ma quái. Cán bộ,
đảng viên nếu vướng phải tệ mê tín, dị đoan sẽ ít chú tâm cho công việc do
thời gian được để dành cho những nghiên cứu tính toán về những điều thần
bí. Thậm chí, hành vi mê tín, dị đoan là một trong những nguyên nhân gây
mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ bè phái làm cho uy tín lãnh đạo của đảng bị
giảm sút, năng lực quản lý của nhà nước bị hạn chế. Điều này diễn ra do một
số cán bộ, đảng viên có đầu óc nặng về mê tín. trong công tác tuyển dụng
cán bộ, họ quan niệm rằng phải tuyển người có “nhân mạng”, “khắc tinh”,
phù hợp với mình như người tuổi chuột thì không thể tuyển người tuổi mèo
vì như thế sẽ gây đe dọa cho mình; người có “mạng mộc” không thể tuyển
dụng hoặc cất nhắc cho người “mạng kim” vì “mộc khắc kim”. Trong đơn
vị, cơ quan, họ phân đồng nghiệp, đồng chí thành hai nhóm người: nhóm
những người “tương sinh” và nhóm những người “tương khắc”. Những
người “tương khắc” là những người kỵ tuổi, kỵ mệnh với mình sẽ làm cho
mình “hao tài, tốn của” hoặc bị “hãm tài” nên cần phải tìm cách cho nghỉ
việc hoặc điều chuyển công tác khác... rất nhiều những chuyện về mất đoàn
kết nội bộ do mê tín, dị đoan xẩy ra trong lĩnh vực chính trị nội bộ. Trong
lĩnh vực kinh tế, mê tín, dị đoan làm người ta mất đi động lực hoặc gây trì
trệ cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh. Có những cơ quan, xí nghiệp do
thủ trưởng quan niệm ngày tốt, ngày xấu, giờ “hoàng đạo”, giờ “hắc đạo”
mà làm lỡ dịp ký kết hoặc thực hiện hợp đồng kinh tế. Có những công ty
làm ăn bằng cách phân biệt đối tác không dựa trên cơ sở tính toán tối đa hóa
lợi nhuận mà dựa trên cơ sở dịch lý âm dương. Nhiều gia đình, nhiều vùng,
địa phương lâm vào tình trạng đình đốn cũng vì quan niệm ngày giờ tốt xấu
trong kỳ thu hoạch... những vấn đề này đã gây nhiều sự thất thoát lớn trong
16
việc tích lũy nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân. Nó làm cho nhân dân thì
tổn hại kinh tế, còn nhà nước bị thất thu. Trong đời sống sinh hoạt xã hội
hàng ngày, mê tín, dị đoan gây nên những lãng phí, bất ổn, đau thương, mất
mát của nhân dân. Đó là sự cúng tế, cầu xin linh đình, đốt thải tiền bạc, vàng
mã... vừa tốn kém vừa gây ô nhiễm môi trường; sự tổn hại về thể xác và tinh
thần khi tin và chữa bệnh ở các thày mo; sự chia lìa của đôi lứa yêu nhau
thật lòng nhưng bị bố mẹ ngăn cấm vì tin vào lời phán của thày bói; sự nghi
kỵ, hiềm khích thù hằn dẫn đến chém giết lẫn nhau vì những quan niệm mê
tín... Những điều đó làm cho tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa bị loại bỏ, thay
vào đó là những sự độc ác, ích kỷ, hẹp hòi diễn ra giữa những cá nhân trong
cộng đồng [19].
Tuy nhiên, người thực hiện hành vi hàng nghề mê tín, dị đoan không có
mong muốn gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Hậu quả nghiêm trọng cho
xã hội xảy ra nằm ngoài ý muốn chủ quan của họ. Chính vì sự nguy hiểm của
hành vi hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng mà luật hình sự
mới quy định về tội hành nghề mê tín, dị đoan để đấu tranh, từng bước loại bỏ
hiện tượng xã hội tiêu cực này khỏi đời sống xã hội.
Từ sự phân tích trên có thể hiểu, tội hành nghề mê tín, dị đoan là hành
vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý, xâm phạm vào nền tảng tư
tưởng xã hội chủ nghĩa gây mất trật tự an toàn xã hội, cần phải bị xử lý bằng
các hình phạt hình sự.
1.2. Quy định của Bộ luật hình sự 1999 về Tội hành nghề mê tín, dị đoan
1.2.1. Các dấu hiệu pháp lý
Bộ luật hình sự quy định:
Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê
tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
17
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm
mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi
triệu đồng [10, Điều 247].
Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này thể hiện như sau:
Thứ nhất, khách thể của tội hành nghề mê tín, dị đoan
Tội hành nghề mê tín, dị đoan được đặt tại Chương các tội xâm phạm
an toàn công cộng, trật tự công cộng. Do vậy, khách thể loại của tội phạm này
xâm phạm vào những quy định của pháp luật về an toàn công cộng, trật tự
công cộng, là an toàn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giữ gìn an toàn
công cộng, trật tự công cộng thực chất là bảo đảm sự an toàn về tính mạng,
sức khỏe của con người trong xã hội chúng ta.
Khách thể trực tiếp của tội hành nghề mê tín, dị đoan xâm hại đến
trật tự xã hội, nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa. Nếp sống văn minh là
khái niệm rộng bao trùm toàn bộ đời sống văn hóa xã hội liên quan đến các
hoạt động tổ chức lễ hội, việc cưới, việc tang nhằm mục đích xây dựng đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta là: làm cho văn hóa thấm sâu vào
toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng
tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và
quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình
độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Việc xâm hại đến
trật tự xã hội, nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa có thể gây nên đảo lộn
18
xã hội, làm cho con người tin vào những điều nhảm nhí làm ảnh hưởng đến
cuộc sống của nhân dân.
Thứ hai, mặt khách quan của tội hành nghề mê tín, dị đoan
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện bằng hành vi nguy hiểm cho xã
hội hậu quả nguy hiểm cho xã hội và giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ
nhân quả.
BLHS quy định: “Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các
hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá
án tích mà còn vi phạm” [10, Điều 247]. Như vậy, những dấu hiệu khách
quan của tội phạm này thể hiện:
- Hành vi bói toán: Bói toán là đoán về quá khứ và tương lai. Có nhiều
kiểu bói như: vào xem hài chèo đang diễn, gặp hồi vui thì cho là vận may, gặp
hồi buồn thì cho là vận xấu (bói chèo); đoán quẻ trong kinh dịch (bói dịch);
gieo quẻ bằng ba đồng tiền (bói gieo, bói quẻ); mở truyện Kiều ra, rồi căn cứ
vào cảnh tả trong một số câu trong truyện mà đoán hay hoặc dở (bói Kiều);
xem các nét trên mai con rùa để đoán điều hay dở (bói rùa); căn cứ vào ngày
tháng năm sinh, vào chỉ tay, lông mày, nốt ruồi hoặc các đặc điểm khác trên cơ
thể để đoán số mệnh (bói số); rút thẻ rồi căn cứ vào các bài thơ, đoạn văn ghi
sẵn trong số thẻ rồi đoán (bói thẻ) v.v... . Ngoài ra còn có những hành vi như
bói dáng người, bói chỉ tay, bói chân gà, bói mai rùa, bói chữ viết, bói chữ ký,
gieo lá số tử vi, bói bài... Những “thông tin” do bói toán, đoán mệnh, quy định
người này có tướng làm quan, người có tướng giàu có, người hào hoa phong
nhã, người phải chịu phận ăn mày, nghèo khổ, người trộm cướp, lọc lừa... và
khi đã có số mệnh như thế thì không sao có thể xoay chuyển được.
- Hành vi đồng bóng. Theo giải thích của Bình luận khoa học Bộ luật
hình sự năm 2001, đồng bóng là hành vi lừa bịp bằng cách lợi dụng thánh
19
thần, ma quỷ nhập vào mình để phán bảo những điều nhảm nhí khiến cho
người khác tin theo [9]. Tuy nhiên, giải thích như vậy chưa rõ được thế nào là
đồng bóng và đồng bóng như thế nào là dấu hiệu khách quan của tội hành
nghề mê tín, dị đoan.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, đồng bóng (hay còn gọi là lên
đồng, hầu đồng, hầu bóng) là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân
gian của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản
chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo
(ông đồng, bà đồng). Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào
thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh,
ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì
lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị
thần nhập vào họ.
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể
thiếu trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần,
(Được gọi là Thanh Đồng)... Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh
Đồng, Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là "cậu", nữ giới được gọi là "Cô
hoặc Bà Đồng". "Cậu" thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc
có thể để dài như con gái). Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị
trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ
lạt...Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều "giá". Mỗi lần thay giá, người ta
lại phủ lên "cậu" một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này Thanh Đồng
đang ở một "giá" mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt,
đồ hầu dâng... sao cho tương xứng với "giá" này. Khi thì Thanh Đồng hóa
thân thành một vị tướng, khi thì là một quan lớn uy nghiêm oai vệ, lúc lại hóa
thân thành một cô gái đang tung tăng nhảy múa. Điệu múa của Thanh Đồng
cũng được thay đổi theo đặc điểm của "giá". "Giá" quan thường múa cờ, múa
20
kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không;
giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ; giá các cô múa
quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay
không; giá các cậu thường múa hèo, múa lân... Nghi lễ Thánh giáng phải theo
thứ tự từ cao đến thấp từ Thánh Mẫu đến hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, hàng
Cô và Cậu. Số lượng giá trong một buổi lên đồng có khi lên tới 36 giá.
Trong lúc Thanh Đồng đang hoá thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ chân ở
dưới cũng nghiêng ngả và múa may hưởng ứng Thanh Đồng theo nhịp câu
hát. Những nắm tiền lẻ sau khi được Thanh Đồng tung ra, ban phát cho những
người xung quanh được coi là tiền lộc và được những người đứng xem xung
quanh nhặt lấy cất giữ để lấy may. Nhạc hát thông thường là điệu chầu văn
hoặc là hát nói có nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp
tiên giới. Nhạc khí chủ đạo là đàn nguyệt, bên cạnh nó là phách, cảnh, sênh,
trống chầu, chuông, trống… Ở miền Bắc Việt Nam có Phủ Giầy là nơi hay tổ
chức lên đồng nhiều nhất. Với các giá ông Hoàng thì nhóm đàn hát (được gọi
là "Cung văn") sẽ ngâm các bài thơ cổ. Lúc này, Thánh biểu hiện sự hài lòng
bằng động tác thưởng tiền cho Cung văn và dùng những thứ người hầu đồng
dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước... Tới giai đoạn cao trào của Thánh thì
người đứng giá thường múa gươm hoặc bơi thuyền. Do vậy, ở Việt Nam có
câu hát "cậu bắn súng lục, cô bơi thuyền rồng" là để chỉ sự này.
Một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có nghi thức giao tiếp với
thần linh như tín ngưỡng Mỡi của người Mường, tín ngưỡng Then của người
Tày, Nùng. Tuy nhiên, khác với nghi thức lên đồng của người Việt, sự giao
tiếp với thần linh ở Mỡi và Then chủ yếu thông qua hình thức xuất hồn, tức là
các ông Mỡi, bà Then có khả năng thoát hồn khỏi xác bay đi gặp gỡ, cầu xin
thần linh phù hộ cho dân chúng.
Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh
21
hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này
thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là
tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu... Ngoài việc lên đồng để giao tiếp với
thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khi
chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân
đang sống. Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào
đồng cô, đồng cậu (người gọi đồng) để trò chuyện với thân nhân đang
sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm-dương này, người sống sẽ biết được
những yêu cầu của người thân quá cố về mỗ mả để điều chỉnh và cúng xin
cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng
biết được vận mạng tương lai của mình.
Như vậy, trong các lễ hội truyền thống, đồng bóng thường được tổ chức
để nhân dân vui vẻ. Tuy nhiên đồng bóng với tư cách là một dấu hiệu khách
quan của tội hành nghề mê tín, dị đoan thực chất là hành vi lừa bịp bằng cách
lợi dụng thánh thần, ma quỷ nhập vào mình để phán bảo những điều nhảm nhí
khiến cho người khác tin theo.
- Các hình thức mê tín, dị đoan khác: Các hình thức mê tín, dị đoan
khác như không thể kể hết được. Tuy nhiên, các hình thức mê tín, dị đoan
thường xảy ra nhiều như xem tướng số, gọi hồn, yểm bùa, bắt tà, trừ ma. Các
hình thức lễ bái, cúng tế, cầu xin: cúng cô hồn, vong linh; cúng sao giải hạn;
cầu tài lộc; cầu tự; cầu tình duyên, gia đạo; xi xăm, số đề; những hành vi hiến
tế, dày vò thể xác, quan hệ nam nữ bất thường, nhảy múa điên cuồng. Các
hình thức chữa bệnh bằng ma thuật: trừ tà ma, đồng bóng, thư yểm bùa... .
Khi bị ốm, con bệnh không được cứu chữa tại các cơ sở y tế, bệnh viện mà
được đem đến hoặc mời một thầy cúng cứu chữa. Thầy cúng sau khi đánh đập
con bệnh làm cho ma quái trong người sợ hãi, đồng thời đốt một lá bùa bảo
con bệnh uống, hậu quả là làm cho bệnh nhân lâm vào tình trạng nguy kịch.
22
Các hình thức kiêng cữ: kiêng đàn bà có chửa xông đất đầu năm hoặc dự cỗ
ma, cỗ cưới; kiêng khởi đầu một việc gì đó vào ngày 13 hoặc các ngày lẻ;
kiêng mèo tự nhiên vào nhà; kiêng tặng mực đầu năm... . Hành vi kiêng cữ
được hình thành trên cơ sở liên hệ, móc nối cái nọ với cái kia dựa vào mối
quan hệ cảm tính bề ngoài, không dựa vào mối quan hệ bản chất giữa chúng,
ví như “mực thì đen” cho nên kiêng tặng mực; tiếng mèo kêu có âm gần
giống như “nghèo... nghèo..” nên kiêng mèo tự nhiên vào nhà; đàn bà tượng
trưng cho bẩn thỉu thấp kém (phong kiến) nên kiêng ra ngõ gặp đàn bà... . Các
hình thức kỵ tuổi như: dần - thân - tỵ - hợi, hay tý - ngọ - mẹo - dậu là tứ hành
xung; kỵ tháng năm, ngày giờ; kỵ màu sắc như mạng thủy thì hợp với màu
xanh nhưng kỵ với màu đỏ vì thủy là nước còn màu đỏ tượng trưng cho hỏa
nên nước - lửa kỵ nhau... . Ngoài những hình thức chủ yếu ở trên, mê tín, dị
đoan còn được biểu hiện dưới các hình thức ngụy khoa học như dùng nhân
điện để tìm mộ, hài cốt; dùng sóng điện tử để liên hệ với người đã khuất;
những hiện tượng như tìm mộ, hài cốt bằng “ngoại cảm”; cúng khai trương
đầu năm, cúng khai trương gian hàng hay cửa tiệm, cúng thổ địa (mỗi lần khai
trương hay cúng cô hồn hay cúng gì đó, người Việt lại bày ra đốt tiền giả hay
vật giả); xin ấn đền Trần vào dịp hội để xin được tờ ấn với mong ước thăng
tiến trong nghề nghiệp; v.v... Thật khó có thể kể hết những hình thức mê tín,
dị đoan khác trong thực tế tồn tại ở nước ta.
Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi
hành nghề mê tín, dị đoan khi có một trong các hành vi khách quan nêu
trên là phải:
- Gây hậu quả nghiêm trọng;
- Trong trường hợp chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì trong quá khứ
họ đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc
- Trong quá khứ họ đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà
còn vi phạm.
23
Về hậu quả nghiêm trọng, kể từ khi Bộ luật hình sự quy định tội hành
nghề mê tín, dị đoan cho đến nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật
nào hướng dẫn, giải tích tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng trong tội phạm
này. Tuy nhiên, thực tế áp dụng pháp luật hình sự, các cơ quan tư pháp
thường vận dụng Nghị Quyết số 02/2003/NQ-HĐTP, ngày 17/4/2003 của Hội
đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Bộ luật hình sự liên quan đến tội gây rối trật tự công cộng theo Điều
245 Bộ luật hình sự. Theo Nghị quyết này:
Hậu quả nghiêm trọng thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười
triệu đồng trở lên; Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức
khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên; Nhiều người bị thương
tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người
dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này
từ 41% trở lên; Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ
với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có
giá trị từ năm triệu đồng trở lên; Nhiều người bị thương tích hoặc bị
tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%,
nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến
40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.
Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được
hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi
vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của
Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh,
ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội... . Trong các trường hợp này
phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu
quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không [10].
Như vậy, trong trường hợp người phạm tội gây nên một trong những
24
tình tiết được nêu tại Nghị Quyết số 02/2003/NQ-HĐTP, ngày 17/4/2003
của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một
số quy định của Bộ luật hình sự như đã nêu ở trên được coi là gây hậu quả
nghiêm trọng.
Giữa hành vi hành nghề mê tín, dị đoan với hậu quả nghiêm trọng có
quan hệ nhân quả. Có nghĩa, chính hành vi hành nghề mê tín, dị đoan đã gây
nên hậu quả nghiêm trọng, hay nói cách khác, hậu quả nghiêm trọng được gây
nên bới chính hành vi hành nghề mê tín, dị đoan.
- Đối với tình tiết đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi
phạm trong tội hành nghề mê tín, dị đoan cũng chưa có văn bản nào của cơ
quan có thẩm quyền giải thích. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 01/2006/NQ-
HĐTP, ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự:
Đối với các tội mà điều luật có quy định tình tiết “đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” nhưng chưa có
hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì phân biệt như sau: Đối
với điều luật quy định một tội (tội đơn) thì “đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm” là trước đó một người đã bị
xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong
tội đó bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn để được
coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một
trong những hành vi được liệt kê trong tội đó.
Như vậy, trong trường hợp người thực hiện hành nghề mê tín, dị đoan
“đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” là trước đó họ đã
bị xử phạt hành chính về hành nghề mê tín, dị đoan bằng một trong các hình
thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng
25
chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại
thực hiện hành vi hành nghề mê tín, dị đoan. Việc tính thời hạn để được coi là
chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, theo quy định tại Điều 6 Luật xử phạt vi
phạm hành chính, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm.
- Đối với tình tiết “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm”, theo Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP, ngày 12/5/2006 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số
quy định của Bộ luật hình sự:
Đối với điều luật quy định một tội (tội đơn) thì “đã bị kết án
về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” là trước đó một
người đã bị kết án về một tội, chưa được xóa án tích mà lại thực
hiện một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó. Khi áp dụng
tình tiết “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm”, cần phân biệt: Trường hợp các tiền án của bị cáo đã được
xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì các tiền án đó không
được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với bị cáo.
Như vậy, mặc dù người thực hiện hành vi hành nghề mê tín, dị đoan
chưa gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc chưa bị xử phạt hành chính, nhưng
trong quá khứ đã bị xử lý hình sự về tội hành nghề mê tín, dị đoan, chưa được
xóa án tích mà lại tiếp tục có hành vi hành nghề mê tín, dị đoan thì vẫn bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín, dị đoan theo Điều 247 Bộ
luật hình sự. Việc xóa án tích được quy định tại Điều 64 Bộ luật hình sự.
Thứ ba, mặt chủ quan của tội hành nghề mê tín, dị đoan
Mặt chủ quan của tội phạm nói chung thể hiện bằng các dấu hiệu lỗi,
động cơ, mục đích phạm tội.
Xét về động cơ mục đích phạm tội của người thực hiện hành vi hành
26
nghề mê tín, dị đoan là vụ lợi. Lợi dụng sự lạc hậu, mê muội của những
người khác tin vào những điều nhảm nhí để họ đưa ra những lời phán liên
quan đến bói toán, đồng bóng hoặc hình thức khác của mê tín, dị đoan khác
để lừa bịp vụ lợi.
Tuy nhiên, người phạm tội không mong muốn gây hậu quả nghiêm
trọng cho xã hội, mà trực tiếp là người bị lừa bịp nên hình thức lỗi của tội
phạm này là vô ý, có thể vô ý vì quá tự tín hoặc vô ý vì cẩu thả theo quy định
tại Bộ luật hình sự:
Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu
quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy
ra hoặc có thể ngăn ngừa được; Người phạm tội không thấy trước
hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù
phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó [10, Điều 10].
Thứ tư, chủ thể của tội hành nghề mê tín, dị đoan
Chủ thể của tội thể hiện bằng việc người thực hiện hành vi phạm tội có
năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự, “Người từ đủ 16 tuổi trở lên
phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên,
nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [10]. So sánh quy định này
với Điều 247 Bộ luật hình sự cho thấy, chủ thể của tội hành nghề mê tín, dị
đoan là người từ 16 tuổi trở lên khi không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh
khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
1.2.2. Chế tài hình sự được áp dụng đối với người phạm tội hành
nghề mê tín, dị đoan
Cấu trúc của Điều 247 Bộ luật hình sự có 2 cấu thành tội phạm. Cấu
27
thành cơ bản của tội hành nghề mê tín, dị đoan có hình phạt tiền từ năm triệu
đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến ba năm.
Cấu thành tăng nặng được quy định tại khoản 2 của Điều 247 Bộ luật
hình sự: Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Phạm tội làm chết người trong
tội phạm này là làm chết 1 người. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác,
theo Nghị Quyết số 02/2003/NQ-HĐTP, ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ
luật hình sự như đã nêu ở phần trên thì có hai tình tiết trở lên. Ví dụ, vừa làm
chết một người, vừa gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở
lên; hoặc có nhiều người (hai người trở lên) khác bị thương tích hoặc bị tổn
hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên v.v... Ngoài các hậu quả xảy
ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho
thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực
hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến
an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội... . Trong các trường hợp này
phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng khác do tội hành nghề mê tín, dị đoan gây nên.
Ngoài ra khoản 3 của Điều 247 quy định hình phạt bổ sung. Ngoài hình
phạt chính như đã quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2, người phạm tội còn có
thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng trong trường hợp họ
không bị áp dụng hình phạt chính là hình phạt tiền.
1.2.3. Phân biệt tội hành nghề mê tín dị đoan với xử phạt vi phạm
hành chính về hành nghề mê tín, dị đoan
Những vấn đề liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt
động mê tín, dị đoan được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật mà
28
trực tiếp là các Nghị định của Chính phủ qua các thời kỳ khác nhau. Ví dụ,
Nghị định số 141-HĐBT, ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định:
“Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng; nếu có tình tiết tăng nặng có thể
phạt đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi hoạt động mê tín dị
đoan như: đồng bóng, bói toán, gọi hồn, xem tướng, đoán chữ, truyền bá
"sấm trạng" và các hình thức mê tín, dị đoan khác”. Nghị định 56/2006/NĐ-
CP, ngày 06/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động văn hoá - thông tin quy định: “Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000
đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm,
xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá "sấm trạng" và các hình thức khác có
tính chất mê tín, dị đoan”. Gần đây nhất là Nghị định số 158/2013/NĐ-CP,
ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực văn hóa, thể thao du lịch và quảng cáo có quy định:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000
đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi
tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng
đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lợi dụng hoạt
động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù
chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi.
Như vậy, Tội phạm nói chung và tội hành nghề mê tín, dị đoan nói
riêng và vi phạm hành chính liên quan đến hành vi mê tín, dị đoan đều là
những hành vi vi phạm pháp luật của nhà nước vì chúng đều xâm phạm vào
nếp sống văn minh,vào trật tự xã hội. Hành vi hành nghề mê tín, dị đoan trong
tội hành nghề mê tín, dị đoan và hành vi trong các hoạt động mê tín, dị đoan
đều được thực hiện bởi người có năng lực hành vi và đạt độ tuổi nhất định, và
cùng thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.
Tuy nhiên giữa tội hành nghề mê tín, dị đoan và vi phạm hành chính
29
liên quan đến hoạt động mê tín, dị đoan có những điểm khác nhau cơ bản là
hậu quả gây nên cho xã hội. Cụ thể, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, ngày
12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực văn hóa,thể thao du lịch và quảng cáo có quy định xử phạt hành chính đối
với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di
tích lịch sử - văn hóa; lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin
xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương
tự khác để trục lợi, chưa cần gây hậu quả nghiêm trọng, trong khi đó, Điều
247 Bộ luật hình sự quy định: Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các
hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích
mà còn vi phạm, thì ...[10] .
Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa vi phạm hành chính về hành vi mê
tín, dị đoan và tội hành nghề mê tín, dị đoan là hậu qủa nghiêm trọng. Đối với
việc xử lý hành chính chỉ cần một người có hành vi đốt vàng mã không đúng
nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa; lợi dụng hoạt
động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền
bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi, mà không cần định
lượng là bao nhiêu tiền, tài sản, nhưng phải dưới 10 triệu đồng, thì để xử lý về
hình sự đối với một người về tội hành nghề mê tín, dị đoan thì hành vi của họ
(bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác) phải gây hậu
quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng, mặc dù cho đến nay chưa được giải
thích đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan, nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật
thường vận dụng theo Nghị Quyết số 02/2003/NQ-HĐTP, ngày 17/4/2003
của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số
quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến tội gây rối trật tự công cộng theo
Điều 245 Bộ luật hình sự:
30
Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên; gây
chết người; làm người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ
với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên; Nhiều người bị thương tích hoặc
bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%,
nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở
lên; Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ
thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ
năm triệu đồng trở lên; Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại
sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ
lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn
thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên. Ngoài các hậu
quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên
đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh
hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của
Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an
toàn xã hội... . Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường
hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có
phải là nghiêm trọng hay không [10, Điều 247].
Trong trường hợp chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì để xử lý về hình
sự đối với người có hành vi hành nghề mê tín, dị đoan thì họ, hoặc đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án
tích. Như vậy, một người có hành vi hành nghề mê tín, dị đoan chưa gây hậu
quả nghiêm trọng, nhưng trong vòng 1 năm gần đây, người đó đã bị xử phạt
vi phạm hành chính một lần rồi mà vẫn còn vi phạm, hoặc trước đây đã bị kết
án về tội này, chưa được xóa án tích mà lần nay vẫn còn vi phạm, mặc dù
hành vi hành nghề mê tín, dị đoan lần này chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
Đây là nội dung cơ bản phân biệt sự khác nhau giữa xử phạt vi phạm hành
chính đối với hành vi mê tín, dị đoan và tội hành nghề mê tín, dị đoan.
31
Chương 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ NHỮNG
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NÂNG CAO ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
VỚI TỘI HÀNH NGHỀ MÊ TÍN, DỊ ĐOAN
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hành nghề mê
tín, dị đoan
2.1.1. Kết quả đạt được và những tồn tại trong áp dụng pháp luật
hình sự đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan trong phạm vi toàn quốc và
tỉnh Đắk Lắk
Theo Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia, Đắk Lắk nằm ở trung tâm
vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của
sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o
28'57"- 108o
59'37" độ kinh
Đông và từ 12o
9'45" - 13o
25'06" độ vĩ Bắc. Độ cao trung bình 400 – 800 mét
so với mặt nước biển. Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 1.306.201ha, phía
Đông của Đắk Lắk giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng
và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km, tỉnh
Gia Lai nằm ở phía Bắc và có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội,
an ninh - quốc phòng của cả nước. Địa bàn đi lại thuận lợi, có cả đường bộ và
đường hàng không. Đường quốc lộ 14 nối Đắk Lắk với các tỉnh phía Nam và
phía Bắc, là con đường huyết mạch của tỉnh đi từ Plâyku qua trung tâm thành
phố Buôn Ma Thuột xuống Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh. Đắk Lắk
còn có quốc lộ 26 nối thành phố Buôn Ma Thuột với các huyện Krông Păk,
Ea Kar, M’ Đrăk đến tỉnh Khánh Hòa; quốc lộ 27 kéo dài nối trung tâm tỉnh
với huyện Lăk ở phía nam và thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Hệ thống đường
giao thông khá nhiều và hoàn chỉnh đi lại rất thuận lợi. Đường hàng không đã
có từ lâu và hiện nay được đầu tư, nâng cấp, thường xuyên đón các đoàn
khách quốc tế và trong nước.
32
Nằm ở trung tâm của Tây Nguyên, với khí hậu mát mẻ quanh năm, đất
đai khá đa dạng, phong phú, có khả năng phát triển thành những vùng chuyên
canh cây công nghiệp lớn. Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản
xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái,
cũng là nơi trồng bông, ca cao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là
nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm,
xoài...Đặc biệt Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn
nhất cả nước, với diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt
trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Rừng Đắk Lắk có diện tích
và trữ lượng lớn nhất nước với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm.
Năm 2010 tổng GDP ước đạt 12.810 tỷ đồng, tăng gấp 1,7 lần so năm
2005. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,2 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu
kinh tế, chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ
trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Phấn đấu năm 2014, Tăng trưởng
kinh tế của tỉnh đạt từ 11% trở lên, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 28
triệu đồng, huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 15.000 tỷ đồng, tổng mức lưu
chuyển hàng hóa trên địa bàn khoảng 43.000 tỷ đồng và thu cân đối ngân sách
Nhà nước đạt 4.200 tỷ đồng.
Dân số toàn Đắk Lắk hiê ̣n nay có khoảng gần 1,8 triê ̣u người, mật độ
dân số đạt 135 người/km², tuy nhiên sự phân bố khu vực dân cư không đồng
đều, chủ yếu tập trung dọc các trục đường chính . Trong đó dân số sống tại
thành thị đạt gần 500.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.300.000
người. Toàn Đắk Lắk có 47 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong
đó dân tộc kinh chiếm đông nhất với 1.161.533 người, còn lại là người đồng
bào dân tộc thiểu số , cùng sinh sốn g trên đi ̣a bàn . Với đă ̣c điểm đa dân tộc
như vâ ̣y, nên Đắk Lắk có rất nhiều nét đặc sắc trong văn hoá bản địa.
Thành phố Buôn Ma Thuột là trungtâm văn hoá của toàn tỉnh, cũng là nơi
33
sinh sống, quần tụ của nhiều dân tộc anh em như: Kinh, Êđê, Giarai, M’nông,
Thái, Tày, Nùng, Dao… Mỗi dân tộc có nếp sống văn hóa riêng rất đặc sắc, góp
phần làm phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa vùng Tây Nguyên... .
Về tình hình tội phạm xảy ra tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng có diễn biến
phức tạp. Theo Báo cáo hàng năm của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ năm
2011 đến 2014, Các cấp Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý 8.268 vụ với
15.673 bị cáo và đã giải quyết 8.134 vụ với 15.318 bị cáo. Tính trung bình
mỗi năm, các cấp tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý 1.033 vụ với 3.918
bị cáo và đã giải quyết được 2.033 vụ với 3.829 bị cáo. Có thể tham khảo số
liệu này theo bảng thống kê dưới đây:
Bảng 2.1. Số liệu vụ án hình sự và số bị cáo các cấp tòa án nhân dân tỉnh
Đắk Lắk đã thụ lý, và đã giải quyết từ năm 2011 đến năm 2014
Năm Thụ lý Giải quyết
Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo
2011 1.883 3.368 1.841 3.245
2012 2.160 4.098 2.125 4.017
2013 2.101 4.053 2.068 3.959
2014 2.124 4.154 2.100 4.097
Tông số 8.268 15.673 8.134 15.318
Tính trung bình (1.033) 3.918 2.033 3.829
(Nguồn: các báo cáo tổng kết năm của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk các
năm từ 2011 đến 2014).
Tuy nhiên, khi nghiên cứu về các tội phạm xảy ra và bị đưa ra xét xử
tại các cấp tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho thấy trong 4 năm từ năm 2011
đến năm 2014 lại không có vụ án nào về tội hành nghề mê tín, dị đoan được
đưa ra xét xử. Điều này cho thấy, các ngành, các cấp của Ủy ban nhân dân,
Hội đồng nhân dân đã làm rất tốt về công tác tuyên truyền, xây dựng nếp sống
văn hóa văn minh trong các cộng đồng dân cư, mặc dù Đắk Lắk có 47 dân tộc
khác nhau đang sinh sống trên mảnh đất này.
34
Nghiên cứu tình hình tội phạm xảy ra trong toàn quốc từ năm 2010 đến
2014 đã chỉ ra số lượng các vụ án hình sự về tội hành nghề mê tín, dị đoan
được đưa ra xét xử cũng rất ít, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các vụ án
hình sự được đưa ra xét xử. Cụ thể, từ năm 2010 đến 2014, cơ quan Tòa án đã
thụ lý 19 vụ với 31 bị cáo và đã giải quyết 13 vụ với 18 bị cáo.Có thể tham
khảo số liệu này theo bảng thống kê dưới đây:
Bảng 2.2. Số liệu vụ án hình sự và số bị cáo các cấp tòa án nhân dân trong
toàn quốc đã thụ lý, và đã giải quyết từ năm 2010 đến năm 2014
Năm Thụ lý Giải quyết
Số vụ Bị cáo Số vụ Bị cáo
2010 3 7 1 1
2011 6 10 3 5
2012 2 2 2 2
2013 4 6 3 4
2014 4 6 4 6
Tổng số 19 31 13 18
Tính trung bình 3,8 6,2 2,6 3,6
(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao)
Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy, số lượng các vụ án hình sự và số
lượng bị cáo được đưa ra xét xử về tội hành nghề mê tín, dị đoan hàng năm tại
các cấp tòa án rất ít. Vấn đề là, tại sao lại ít như vậy trong khi những hiện
tượng mê tín, dị đoan xảy ra ở nước ta rất nhiều. Có thể thấy những hành vi
như xem tướng số, gọi hồn, yểm bùa, bắt tà, trừ ma; các hình thức lễ bái, cúng
tế, cầu xin: cúng cô hồn, vong linh; cúng sao giải hạn; cầu tài lộc; cầu tự; cầu
tình duyên, gia đạo; xi xăm, số đề; những hành vi hiến tế, dày vò thể xác,
quan hệ nam nữ bất thường, nhảy múa điên cuồng; các hình thức chữa bệnh
bằng ma thuật: trừ tà ma, đồng bóng, thư yểm bùa...; các hình thức kỵ tuổi
như: dần - thân - tỵ - hợi, hay tý - ngọ - mẹo - dậu là tứ hành xung; kỵ tháng
năm, ngày giờ; kỵ màu sắc như mạng thủy thì hợp với màu xanh nhưng kỵ
35
với màu đỏ vì thủy là nước còn màu đỏ tượng trưng cho hỏa nên nước - lửa
kỵ nhau...; cách tìm mộ, hài cốt; dùng sóng điện tử để liên hệ với người đã
khuất; những hiện tượng như tìm hài cốt bằng “ngoại cảm”; cúng khai trương
đầu năm, cúng khai trương gian hàng hay cửa tiệm, cúng thổ địa (mỗi lần khai
trương hay cúng cô hồn hay cúng gì đó, người Việt lại bày ra đốt tiền giả hay
vật giả); xin ấn đền Trần vào dịp hội để xin được tờ ấn với mong ước thăng
tiến trong nghề nghiệp; v.v... xảy ra vô vàn trong thực tế các dân tộc, các
vùng miền, thành thị, nông thôn, miền núi ở nước ta hiện nay.
Ví dụ, mỗi dịp lễ hội tập trung đông người hoặc tại các đền đài luôn là
mảnh đất màu mỡ cho hoạt động mê tín, dị đoan được dịp hoành hành. Điển
hình như tại đền Sòng Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa vào mỗi dịp lễ hội
luôn thu hút hàng nghìn du khách từ khắp mọi miền đất nước tới viếng thăm.
Tuy nhiên đây chính là dịp để hành vi hành mê tín, dị đoan hoạt động. Hình
thức mê tín đầu tiên phải nói đến đó là đồng bóng. Trước khi lễ hội diễn ra,
thì ngày cũng như đêm, tại đền đều có các cô đồng cậu đồng từ các tỉnh xa xôi
đến đăng kí “hầu” hay “lên đồng”. Những người làm nghề đồng bóng tin rằng
mình là người truyền đạt và núp dưới quyền uy của “Ngài” để ban ra các câu
“sấm ngữ”. Xung quanh bà đồng bầy biện đủ thứ áo, khăn, cung, kiếm … Bà
đồng ngồi dưới điện thờ đầu đội một tấm khăn màu đỏ (khăn phủ diện), khi
tiếng nhạc cất lên bà ta đảo đầu liên tục “nhập đồng”; những người ngồi xung
quanh thì xì xụp khấn vái. Mùi hương khói, tiếng nhạc tiếng hát chầu văn tạo
nên một không khí hư hư thực thực làm cho những người mê tín run sợ răm
rắp nghe theo những lời thánh truyền, mẫu dạy. Xung quanh khuôn viên của
đền, trong những ngày lễ hội mọc lên hàng loạt các “gian hàng” nơi du khách
có thể vào để được xem vận hạn, xem tướng số, rút quẻ đầu năm, bói bài …
Bên cạnh đó là các gian hàng bày bán các loại sách bói toán nhảm nhí, như nó
vẫn thu hút được một lượng người nhất định vây quanh. Hoă ̣c như ta ̣i Đền Sái
36
(xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội) cũng là một trong những điểm đền chùa
có nhiều người hành nghề bói toán. Cứ đầu năm, đền Sái lại tụ tập gần chục
"thầy" bói dựng cả lều, lán để giải quẻ thẻ kiêm xem bói vận hạn cả năm cho
khách. Quãng đường chưa đến 500m dẫn vào đền chật kín người, nhiều người
nhẹ dạ, cả tin đứng ngơ ngác buồn rầu sau khi rút phải quẻ thẻ "độc". Họ hỏi
các "thầy" cách cúng giải hạn, có người còn tuyên bố sẵn sàng bán cả mảnh
đất đang ở để mua chỗ đất khác vì được quẻ "phán" là đất dữ, ở thì sinh bệnh
tật, làm ăn lụi bại. Bên cạnh vấn nạn bói toán là thực trạng sách tử vi, mê tín,
dị đoan được bày bán tràn lan. Quanh các chùa lớn như chùa Quán Sứ, chùa
Hà, Phủ Tây Hồ luôn có hàng chục mẹt, sạp bán hàng.
Cũng phải thừa nhận, chính quyền địa phương tuy tích cực tuyên truyền
về tác hại của tệ nạn này; nghiêm cấm các hành vi tổ chức các hoạt động mê
tín, dị đoan, đề ra các chỉ tiêu về xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn
hóa mới, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí tinh thần lành mạnh, quản lí
chặt chẽ những người hành nghề mê tín, dị đoan, phối hợp chặt chẽ với những
ngành liên quan như Công an, các đoàn thể quần chúng, Mặt trận tổ quốc,
thanh niên, phụ nữ… trong việc bài trừ tệ nạn này. Tuy nhiên, kết quả đạt
được vẫn còn hạn chế, hay nói cách khác là chưa giải quyết được tệ nạn này
trong cuộc sống xã hội.
Qua nghiên cứu cho thấy, hành vi hành nghề mê tín, dị đoan và áp dụng
pháp luật hình sự tội hành nghề mê tín, dị đoan cho thấy, có thể phân loại việc
xử lý hình sự đối với hành vi này như sau:
Thứ nhất, hành vi hành nghề mê tín, dị đoan bị xử lý về hình sự theo tội
hành nghề mê tín, dị đoan thường gây hậu quả nghiêm trọng dưới hình thức
gây chết người. Nguyên nhân của việc gây chết người là do nạn nhân hoặc
những người thân của nạn nhân quá tin vào “thầy”. Có trường hợp trói người
bệnh, dùng lửa để đuổi tà, cho bệnh nhân uống “linh dược” chế từ nước tro... .
37
Thậm chí, có những kẻ còn cắt đầu nạn nhân để “luyện linh đan” nhằm
“trường sinh bất tử”.
Ví dụ, chị Nguyễn Thị Xinh (sinh năm 1949) ở Long An bị bệnh tâm
thần nhưng gia đình chạy chữa nhiều nơi không khỏi. Được tin “thầy” Tuấn
(Võ Anh Tuấn, sinh năm 1954 ở thị xã Tân An, tỉnh Long An) có biệt tài chữa
bách bệnh nên gia đình đưa chị đến nhờ “thầy” chữa. Khi tiếp xúc với bệnh
nhân, Tuấn cho rằng chị bị “mắc bệnh tà ma, quỷ nhập nên mới tâm thần”. Và
để “đuổi ma quỷ” ra khỏi người chị Xinh, Tuấn bảo người nhà trói chị vào cột
nhà ở tư thế ngồi, lấy vải trùm kín người chị rồi dùng lửa để xông. Hậu quả là
chị Xinh bị bỏng và chết tại chỗ. Tuấn đã bị TAND tỉnh Long An tuyên phạt
4 năm tù về tội hành nghề mê tín, dị đoan, gây hậu quả nghiêm trọng. Hoặc ví
dụ khác về việc Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tuyên phạt tử hình tên
Trần Văn Tuấn, tuyên phạt Trần Thị Thể án chung thân vì hành nghề mê tín,
dị đoan gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Hai tên này đều là thầy bói, thầy
cúng. Nạn nhân của chúng là 4 người phụ nữ trẻ mê tín, đến xin giải hạn, yểm
bùa...Tuấn và Thể đã giết những người này, cắt lấy đầu để “luyện linh đan”
nhằm “trường sinh bất tử” [26].
Qua những vụ việc nêu trên, điều ai cũng có thể nhận thấy là hầu hết
các con bệnh “tiền mất, tật mang” vì sự nhẹ dạ, u mê của mình hoặc của
người nhà. Dù rất nhiều người đã mất mạng vì các kiểu chữa bệnh không có
cơ sở khoa học của các "lang băm" kiêm thầy bói, nhưng dường như điều đó
vẫn chưa đủ để thức tỉnh sự mù quáng trong nhận thức của một bộ phận nhân
dân còn tin vào những hoạt động mê tín, dị đoan.
Qua nghiên cứu, đa số những vụ án hình sự về tội hành nghề mê tín, dị
đoan đều gây nên hậu quả chết người. Ngoài các vụ án đã nêu trên còn có các
vụ khác như vụ Bùi Thị Thúy, tỉnh Cà Mau (trị bệnh ma nhập vào bà Trần Thị
Thơm bằng cách bắt bà Thơm nằm ngửa trên nền gạch, lấy nến thắp xung
38
quanh, đồng thời dùng hai miếng gỗ đước dẹp (dài 30cm, rộng 5cm) đánh vào
người bà Thơm. Sau khi đánh vài lần, thấy bà Thơm kháng cự đánh lại thì
Thúy nói rằng "con ma nó quậy", yêu cầu người nhà dùng dây trói bà Thơm
lại cho Thúy… đánh con ma tiếp cho đến khi bà Thơm chết); vụ Huỳnh Thị
Hữu Duyên tại tỉnh Bình Định (dùng chân đạp thật mạnh và dùng chày đâm
tiêu đánh vào người bà mẹ của chị Thảo để trừ tà, ma nhập vào người khiến
bà chết trước khi được đưa đến bệnh viện. Xét xử sơ thẩm, TAND quận 12
(TP.Hồ Chí Minh) tuyên phạt Huỳnh Thị Hữu Duyên 4 năm tù về tội “Hành
nghề mê tín, dị đoan”, tuyên trả lại chiếc xe máy cho gia đình nạn nhân, buộc
bị cáo phải bồi thường hơn 65 triệu đồng cho gia đình bị hại; [20] vụ Lưu Văn
Hoàng cùng vợ là Lê Thị Bảy và em vợ lê Thanh Tú tại tỉnh Vĩnh Long (dựng
lên cách trị bệnh rất dã man, cho nạn nhân uống dầu ăn, xông dầu dừa, tỏi,
bông gòn và còn giẫm chân lên người, đánh gãy nhiều xương sườn, chấn
thương để đuổi con ma ra khỏi người thì mới khỏi dẫn đến cái chết ngay lập
tức cho nạn nhân) v.v... .
Thứ hai, hành vi lợi dụng hành nghề mê tín, dị đoan để chiếm đoạt tài
sản bị xử lý về hình sự theo tội có tính chiếm đoạt tài sản, nhất là tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản. Người phạm tội trong trường hợp này
sử dụng sự mê tín dị đoan của người bị hại và dùng các thủ đoạn có tính chất
mê tín, dị đoan để chiếm đoạt tài sản. Do vậy, người phạm tội không bị truy
tố, xét xử về tội hành nghề mê tín, dị đoan mà về tội phạm có tính chiếm đoạt.
Ví dụ, vợ chồng Nguyễn Thanh Thúy và Mẫn Thị Duyên tự xưng là
nhà tâm linh, có khả năng “thấu thị” nhìn xuyên thấu mọi sự vật. Để gây
thanh thế và tạo lòng tin với những người có nguyện vọng đi tìm mộ liệt sĩ,
vợ chồng này đã phối hợp với một ngân hàng chính sách để thực hiện rất
nhiều vụ tìm mộ.
Sau mỗi vụ tìm mộ, nhà tâm linh Nguyễn Thanh Thúy được ngân hàng
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
Luận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con ngườiLuận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
Luận văn: Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sựLuận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOTLuận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HOT
 
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAYLuận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
 
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOTLuận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
 
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOTĐề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
Đề tài: Đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOTLuận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOT
Luận văn: Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOTLuận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sựLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOTLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
 
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luậtLuận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
Luận văn: Quyền của người đồng tính chuyển giới theo pháp luật
 
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
 
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cố ý gây thương tích theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sựLuận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong Luật tố tụng hình sự
 

Similar to Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam

Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Man_Ebook
 

Similar to Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam (20)

Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HAY
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HAYLuận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HAY
Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia LaiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với đạo Tin Lành tỉnh Gia Lai
 
Luận văn: Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo luật hình sự
Luận văn: Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo luật hình sựLuận văn: Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo luật hình sự
Luận văn: Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo luật hình sự
 
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sựLuận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
 
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOTĐề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương  - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Quản lý Nhà nước về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương - Gửi miễn phí qu...
 
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docxQuyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay.docx
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOTLuận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
 
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOTLuận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
 
Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAY
Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAYPhòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAY
Phòng, chống bạo lực gia đình bằng các biện pháp hành chính, HAY
 
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình DươngQuản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
Quản Lý Nhà Nước Về Tôn Giáo Tại Tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trong luật hình sự, HOT
 
TỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAMTỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỘI HÀNH HẠ NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
 
Luận văn: Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự, HOTLuận văn: Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội xâm phạm chế độ gia đình theo luật hình sự, HOT
 
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
Chủ nghĩa mác lênin, tư tưởng hồ chí minh về tôn giáo và việc thực hiện chính...
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong Luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đLuận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Tội hành hạ người khác trong luật hình sự Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long AnLuận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
Luận văn: Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, Long An
 
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAYLuận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
Luận văn: Định tội danh tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Luận văn: Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN TẤN ĐỨC TéI HµNH NGHÒ M£ TÝN, DÞ §OAN THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN TẤN ĐỨC TéI HµNH NGHÒ M£ TÝN, DÞ §OAN THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. ĐỖ NGỌC QUANG HÀ NỘI - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN NGUYỄN TẤN ĐỨC
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI HÀNH NGHỀ MÊ TÍN, DỊ ĐOAN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.................... 6 1.1. Các khái niệm có liên quan................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm mê tín, dị đoan .................................................................... 6 1.1.2. Khái niệm hành nghề mê tín, dị đoan................................................. 11 1.1.3. Khái niệm tội hành nghề mê tín, dị đoan............................................ 13 1.2. Quy định của Bộ luật hình sự 1999 về Tội hành nghề mê tín, dị đoan ........................................................................................ 16 1.2.1. Các dấu hiệu pháp lý........................................................................... 16 1.2.2. Chế tài hình sự được áp dụng đối với người phạm tội hành nghề mê tín, dị đoan .................................................................................... 26 1.2.3. Phân biệt tội hành nghề mê tín dị đoan với xử phạt vi phạm hành chính về hành nghề mê tín, dị đoan.................................................... 27 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NÂNG CAO ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỚI TỘI HÀNH NGHỀ MÊ TÍN, DỊ ĐOAN ....... 31 2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan................................................................................... 31
  • 5. 2.1.1. Kết quả đạt được và những tồn tại trong áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan trong phạm vi toàn quốc và tỉnh Đắk Lắk .................................................................................. 31 2.1.2. Những nguyên nhân gây nên những tồn tại trong áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan ............................. 44 2.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và các kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan.................................................................................... 50 2.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước đấu tranh với các hành vi có liên quan đến mê tín, dị đoan..................................................................... 50 2.2.2. Đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự về những hành vi phạm tội liên quan đến tội hành nghề mê tín, dị đoan và các tội phạm khác có liên quan đến mê tín, dị đoan ...................................... 52 2.2.3. Đề xuất, kiến nghị về tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa đấu tranh với mê tín dị đoan và hành nghề mê tín, dị đoan..................................................................................................... 57 2.2.4. Đề xuất, kiến nghị về tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân đấu tranh với hành vi mê tín, dị đoan ................................. 61 2.2.5. Đề xuất, kiến nghị về nâng cao đời sống vật chất và tinh thần trong nhân dân .................................................................................... 65 KẾT LUẬN.................................................................................................... 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 71
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự TAND: Tòa án nhân dân
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Số liệu vụ án hình sự và số bị cáo các cấp tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý, và đã giải quyết từ năm 2011 đến năm 2014 33 Bảng 2.2. Số liệu vụ án hình sự và số bị cáo các cấp tòa án nhân dân trong toàn quốc đã thụ lý, và đã giải quyết từ năm 2010 đến năm 2014 34
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự ổn định xã hội luôn là tiền đề cần thiết cho sự phát triển tích cực của xã hội. Ngày nay, sự ổn định trật tự xã hội còn là một trong những tiêu chí đánh giá sự văn minh, phát triển của mỗi quốc gia. Để có được an toàn xã hội, trật tự công cộng, môi trường xã hội lành mạnh, đòi hỏi Nhà nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xây dựng, thực hiện và bảo vệ các quy tắc, trật tự sinh hoạt chung trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong những năm gần đây, công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của nước ta đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Tuy nhiên, cùng với những biểu hiện mặt trái của kinh tế thị trường, tình hình mê tín, dị đoan có chiều hướng diễn biến phức tạp. Đã có một thời gian, mê tín, dị đoan ở nước ta lắng hẳn xuống và co hẹp lại do phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới được đẩy mạnh. Nhưng những năm gần đây, mê tín, dị đoan có chiều hướng phát triển với nhiều hình thức khác nhau. Nó đã lôi kéo đông đảo tầng lớp nhân dân, không chỉ ở những người lớn tuổi lạc hậu và kém văn hoá mà trong cả một bộ phận cán bộ, Đảng viên kém nhận thức và thiếu gương mẫu. Họ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia hoặc đồng tình ủng hộ những quan niệm mê tín, dị đoan... tội phạm này thông qua nhiều hình thức như: cúng bái, tế lễ, bói toán, đồng bóng, gọi hồn… không những không giảm mà còn có chiều hướng trỗi dậy, khó kiểm soát. Quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp và được bảo đảm trên thực tế. Hiến pháp năm 2013 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 24 ghi rõ: "Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo
  • 9. 2 hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật" [11]. Thực tế ở nước ta, những sinh hoạt tôn giáo tập trung, các nghi lễ tập thể có tính bắt buộc của giáo luật các tôn giáo được tôn trọng. Một số lễ hội của các tôn giáo được tổ chức rầm rộ với quy mô lớn như Lễ hội Noel, Lễ Phật Đản, Lễ hội Chùa Bà… trở thành sự kiện quan trọng không chỉ của riêng đồng bào tôn giáo mà còn là ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia. Tuy nhiên, bên cạnh những tư tưởng tiến bộ về tôn giáo, tín ngưỡng, thì một bộ phận nhân dân vẫn còn mang tư tưởng lạc hậu dẫn đến phạm tội hoặc là nạn nhân của tội hành nghề mê tín, dị đoan. Do nhận thức kém, nhiều bệnh nhân vẫn tin vào phép màu của trò chữa bệnh đồng bóng, bằng bùa chú, lấy “vong” hay lên đồng. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết khoa học của một bộ phận người dân, một số người đã thực hiện hành vi phạm tội nhằm trục lợi bất chính đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận dân cư. Tội hành nghề mê tín, dị đoan đã và đang gây nhiều ảnh hưởng xấu trong xã hội, gây tác hại cho nhiều gia đình, cá nhân, làm lãng phí thời gian, tiền của, tâm sức. Thậm chí còn xuyên tạc chính sách của Đảng và nhà nước ta về tự do tín ngưỡng và bài trừ mê tín, dị đoan. Chính sự phát triển của các loại hình mê tín, dị đoan ngày càng tinh vi đã ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự trị an xã hội, đặc biệt ở các vùng miền mà trình độ dân trí còn thấp. Văn kiện Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh "Tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và giảm lòng tin trong nhân dân. Trước sự “báo động” về hành vi hành nghề mê tín, dị đoan luôn diễn biến phức tạp, tác giả chọn đề tài: “Tội hành nghề mê tín, dị đoan theo luật Hình sự Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
  • 10. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, các công trình nghiên cứu về tội hành nghệ mê tín, dị đoan là không, nhiều tập trung ở các sách, giáo trình của các trường đại học cũng như những bình luận khoa học chung của các luật gia liên quan đến vấn đề này. Điển hình như một số công trình sau: Đinh Văn Đề, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm – Tập IX, Nxb Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, 2006; Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam (Quyển 2), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009; Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm – quyển 2), Nxb Hồng Đức, 2013; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đề tài độc lập cấp Nhà nước, Xu hướng phát triển của tôn giáo hiện nay ở nước ta và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo và quản lý, Hà Nội 2002. Công trình nghiên cứu khá toàn diện về bản chất, vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng trên tinh thần những quan điểm đổi mới; chỉ ra xu hướng phát triển phức tạp của nó trên thế giới và ở nước ta. Công trình có bản khuyến nghị với Đảng và Nhà nước về quan điểm và giải pháp giải quyết những vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng; Lê Quý Hiền, Tự do tín ngưỡng và mê tín, dị đoan, Tạp chí Vãn hoá nghệ thuật, số 4/1995. Tác giả nêu lên tình trạng phát triển mê tín, dị đoan lẫn lộn, mập mờ với tín ngưỡng tôn giáo; Hồ Liên, Nhu cầu tín ngưỡng và hiện tượng mê tín, dị doan hiện nay, Tạp chí Thông tin lý luận, số 6/1995. Tác giả nêu lên những điều kiện môi trường xã hội, vãn hoá ở Hà Nội có ảnh hưởng đến sự nảy sinh nhu cầu tín ngưỡng của sinh viên; PGS, TS Nguyễn Đức Lữ có bài "Bàn thêm về tín ngưỡng và mê tín, dị đoan" đăng trên tạp chí Công tác tư tưởng - văn hoá số 6/1992. Trong đó, tác giả trình bày mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín, dị đoan; Ngô Hữu Thảo: Hoạt động mê tín, dị đoan phải bị phê phán và loại bỏ. Tạp chí Công tác tư tưởng số tháng 10/2000. Tác giả nêu những vấn đề bức xúc hiện nay của mê tín, dị đoan và kiến nghị một số giải pháp loại bỏ; Phạm Vũ Dũng, Đôi điều suy nghĩ về sinh hoạt cầu cúng, Tạp chí Công tác Tư tưởng - Văn hoá số 7/1992.
  • 11. 4 Trong đó tác giả nêu lên mối quan hệ giữa tín ngưỡng tồn giáo và mê tín, di đoan; những khó khăn trong việc phân biệt đó và tác hại của nó; Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có đề tài khoa học cấp cơ sở "Tìm hiểu hiện tượng mê tín, dị đoan của tầng lớp thanh niên, sinh viên ở một số trường đại học tại Hà Nội: Thực trạng nguyên nhân và khuyến nghị", đề cập tương đối hệ thống về mặt lý luận cũng như việc khảo sát thực trạng mê tín, dị đoan đối với một đối tượng cụ thể là thanh niên, sinh viên ở Hà Nội, qua đó nêu các giải pháp đấu tranh khắc phục tình trạng đó; đề tài “Mê tín, dị đoan và việc bài trừ các hoạt động mê tín, dị đoan tại đền Sòng Sơn - Bỉm Sơn - Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay”. Tuy nhiên, điểm hạn chế là có đề tài chỉ nghiên cứu một cách khái quát, chung nhất về tội hành nghề mê tín, dị đoan mà chưa đi sâu vào bản chất cũng như cách thức khắc phục, có đề tài lại chỉ nghiên cứu một số khía cạnh chuyên sâu trong địa bàn cụ thể mà chưa nghiên cứu một cách khái quát chung trên các địa phương khác v.v.... Tuy nhiên, các công trình trên chỉ nghiên cứu một cách khái quát, chung nhất về tội hành nghề mê tín, dị đoan mà chưa đi sâu vào bản chất cũng như cách thức khắc phục liên quan đến tội hành nghề mê tín, dị đoan ở nước ta. 3. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là nhằm góp phần xác lập cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý trong việc nhận thức bản chất của tội hành nghề mê tín, dị đoan và vấn đề xử lý, trừng trị, răn đe hành vi này, từ đó mở rộng đề xuất một số giải pháp đấu tranh phòng ngừa đối với loại tội phạm này một cách thiết thực, có hiệu quả. Để thực hiện được mục tiêu đó đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, phân tích nguồn gốc hình thành cũng như tính chất nguy hiểm của mê tín, dị đoan và tội hành nghề mê tín, dị đoan. - Nghiên cứu, phân tích quy định của pháp luật hình sự trong việc xử lý các hành vi hành nghề mê tín, dị đoan trên phạm vi cả nước. - Đánh giá thực trạng pháp luật, thực tiễn tình trạng tội phạm về mê tín,
  • 12. 5 dị đoan tại các địa phương trên cả nước. Dựa trên sự phân tích, so sánh và thực trạng giải quyết của Tòa án, đưa ra những tồn tại, vướng mắc, đi tìm nguyên nhân của thực trạng đó, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động phòng, chống, bài trừ hành vi hành nghề mê tín, dị đoan, hoàn thiện các quy định của pháp luật. 4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của pháp luật về tội hành nghề mê tín, dị đoan. Về phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự 1999 về tội hành nghề mê tín, dị đoan được áp dụng trên phạm vi toàn quốc từ năm 2011 đến năm 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng đồng bộ trong quá trình thực hiện luận văn là phương pháp biện chứng, phân tích, so sánh, tổng hợp, giải thích kết hợp với việc nêu các ví dụ, phân tích các bản án minh họa. 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài cố gắng nghiên cứu tương đối toàn diện tội hành nghề mê tín, dị đoan được quy định tại Điều 247 BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009). Đồng thời cũng nêu một số đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự trong việc xử lý các hành vi hành nghề mê tín, dị đoan và bài trừ các tê mê tín, dị đoan. 7. Cơ cấu của đề tài Cơ cấu của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo có hai chương: Chương 1. Những vấn đề chung về tội hành nghề mê tín, dị đoan trong luật hình sự Việt Nam Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và những kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội hành nghề mê tín, dị đoan.
  • 13. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI HÀNH NGHỀ MÊ TÍN, DỊ ĐOAN THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Các khái niệm có liên quan 1.1.1. Khái niệm mê tín, dị đoan Trong đời sống xã hội ta hiện nay, mê tín, dị đoan được coi là hiện tượng có tính phổ biến trong cộng đồng dân cư không chỉ ở Việt Nam, mà hầu hết tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Có ý kiến cho rằng: mê tín, dị đoan là những hình thức tồn tại đầu tiên trước khi hình thành các tôn giáo. Trong xã hội công xã nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất chưa phát triển, con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước tự nhiên rộng lớn và bí ẩn. Vì vậy, họ gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa sức mạnh đó. Khi xã hội xuất hiện những giai cấp đối kháng, bên cạnh cảm giác yếu đuối trước sức mạnh của tự nhiên, con người còn cảm thấy bất lực trước những sức mạnh tự phát của xã hội. Sự yếu kém của trình độ phát triển lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp bức về chính trị là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo mà ban đầu là hành vi mê tín, dị đoan [19]. Tuy nhiên, cho đến khi hình thành các tôn giáo, thậm chí khi trình độ phát triển lực lượng sản xuất ngày một nâng cao, kinh tế đã được cải thiện, xã hội ngày càng trở nên công bằng, dân chủ hơn thì hiện tượng mê tín, dị đoan không những không giảm, mà cũng lại có xu hướng tăng lên về số lượng người tin vào những điều không thể giải thích được. Các hành vi mê tín, dị đoan trong đời sống xã hội vô cùng đa dạng. Có những hành vi theo quan niệm cá nhân và có những hành vi theo quan niệm của một nhóm người, một địa phương, một vùng hoặc một cộng đồng dân tộc. Có thể nói mê tín, dị đoan là một hiện tượng xã hội xuất hiện ở mọi nơi. Những hành vi có tính mê tín,
  • 14. 7 dị đoan thể hiện như: Các hình thức lễ bái, cúng tế, cầu xin: cúng cô hồn, vong linh; cúng sao giải hạn; cầu tài lộc; cầu tự; cầu tình duyên, gia đạo; xi xăm, số đề v.v.... Ở Việt Nam, cứ đến rằm tháng bảy âm lịch (14/7) có rất nhiều nhà cúng vong linh, cô hồn để cầu mong được yêu ổn, không bị quấy phá, đi liền đó là tục đốt vàng mã, tiền giấy và tổ chức cho trẻ con giật đồ cúng lễ gọi là “giật cô hồn”. Họ quan niệm rằng ngày rằm tháng bảy là ngày “xá tội vong nhân”, ngày các cô hồn được thả tự do đi lang thang; Các hình thức xem tướng số, bói toán: bói dáng người, bói chỉ tay, bói chân gà, bói mai rùa, bói chữ viết, bói chữ ký, gieo lá số tử vi, bói bài... . Những hình thức bói toán xem tướng số làm cho người ta tin tưởng và khẳng định rằng mỗi người đều có mệnh của riêng mình. những “thông tin” do bói toán, đoán mệnh, quy định người này có tướng làm quan, người có tướng giàu có, người hào hoa phong nhã, người phải chịu phận ăn mày, nghèo khổ, người trộm cướp, lọc lừa... . Hiện nay, các hình thức bói chân gà - mai rùa - cỏ thi; bói vi tính - bói bài - bói kiều; một số hình thức bói chỉ tay, bói dáng người, bói chữ viết, bói chữ ký...; Các hình thức chữa bệnh bằng ma thuật: trừ tà ma, đồng bóng, thư yểm bùa...Khi bị ốm, Thầy cúng sau khi đánh đập con bệnh làm cho ma quái trong người sợ hãi, đồng thời đốt một lá bùa bảo con bệnh uống v.v...; Các hình thức kiêng cữ: kiêng đàn bà có chửa xông đất đầu năm hoặc dự cỗ ma, cỗ cưới; kiêng khởi đầu một việc gì đó vào ngày 13 hoặc các ngày lẻ; kiêng mèo tự nhiên vào nhà; kiêng tặng mực đầu năm v.v... . Ngoài những hình thức chủ yếu ở trên, mê tín, dị đoan còn được biểu hiện dưới các hình thức như dùng nhân điện để tìm mộ, hài cốt; nói chuyện với vong linh bằng hình thức gọi hồn; dùng sóng điện tử để liên hệ với người đã khuất... . Có thể nói, khi có ai đó biểu hiện một niềm tin, một quan niệm, một sự sợ hãi hoặc ngưỡng mộ một cách vô căn cứ, vô lý thì ta thường bảo người đó là “mê tín” hoặc nói rộng ra là “mê tín, dị đoan”. Ví dụ như: một người chuẩn bị đi thi thì không
  • 15. 8 dám ăn trứng hoặc ăn chuối vì sợ trứng tròn như điểm không, còn vỏ chuối thì có thể gây ra trượt; một người bị ốm lâu khỏi tự cho mình là bị ma nhập cần phải cầu khấn, cúng tế; một đôi lứa yêu nhau phải chia tay vì thầy bói phán là không hợp tuổi; một người ra ngõ gặp phụ nữ liền hủy bỏ cả chuyến đi.v.v…. Vậy, hiểu như thế nào là “mê tín, dị đoan”. Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về mê tín, dị đoan. Theo Bùi Ngọc trong bài viết “Khoa học và mê tín” đăng trên tạp chí xã hội học số 2/1985: Mê tín bao gồm tất cả các dạng thức của chủ nghĩa huyền bí, từ hoạt động riêng lẻ của các thày mo, thày pháp... đến những tổ chức thu hút được đông đảo người vào chung một cơ chế chặt chẽ, từ việc tin vào những điều đơn giản được xem như những định đề không cần chứng minh đến lòng tin được biện minh bằng những luận cứ giả khoa học, như tin vài tàn dư trọng nam kinh nữ (ra ngõ gặp gái), vào những con số mang đến may rủi (số 13), tin vào những phương thuật (bói toán, đồng cốt, tử vi v.v...) [8]. Theo nghĩa Hán - Việt thì “mê” có nghĩa là mờ tối, u mê; “tín” là tin tưởng. “Mê tín” là tin tưởng một cách mê muội. “Dị đoan” là những chuyện dị thường, hoang đường. “Mê tín” và “Dị đoan” được ghép nối để tạo thành khái niệm “mê tín, dị đoan”. Trong sinh hoạt xã hội hiện nay, rất ít người sử dụng từ “mê tín” với nguyên nghĩa của nó. Do đó khi ta nói “mê tín” thì có nghĩa là đề cập đến khái niệm “mê tín, dị đoan”. Cho nên, “mê tín, dị đoan” là những biểu hiện tin và làm theo những điều phi lý, phản khoa học, liên quan đến lĩnh vực tâm linh, tinh thần của con người. Những biểu hiện tin và làm theo đó thường là những hành vi phản văn hóa, gây tác hại đến bản thân và xã hội. Các hành vi mê tín, dị đoan thường được biểu hiện dưới những hình
  • 16. 9 thức lễ bái, cúng tế, cầu xin như cúng cô hồn, cúng sao giải hạn, cúng vái thổ công, hà bá để xin che chở; cầu tài lộc, tình duyên, gia đạo, cầu tự, xin xăm, xin số đề...; các hình thức bói toán, xem tướng số như xem tướng mạo, bói chỉ tay, gieo lá số tử vi, bói vi tính, bói bài..; các hình thức đoán và chữa bệnh trừ tà ma, đồng bóng như gieo rắc bệnh hoặc chữa bệnh bằng thuật bùa chú, thư, yếm (ếm); các hình thức kiêng cữ như kiêng đi ngày lẻ, kiêng số 13, kiêng mèo vào nhà, kiêng tiếng chim lợn, kiêng ra ngõ gặp đàn bà... . Nhìn chung, các hành vi mê tín, dị đoan rất phong phú, đa dạng. Có những hành vi cổ xưa còn để lại, nhưng cũng có những hành vi mới xuất hiện hoặc do lai tạp, biến thể. Ví dụ như trong thời kỳ kinh tế thị trường, có những hiện tượng cúng đô la, cúng nhà lầu, cúng xe ô tô bằng giấy hoặc bói điện toán... Theo từ điển Tiếng Việt, “mê tín” là tin vào những chuyện thần linh, ma quỷ, tướng số một cách mê muội, mù quáng [16]. “Dị đoan” là những điều huyễn hoặc điều kì lạ, khác thường, không đúng sự thật mà con người đặt lòng tin vào nhưng không có căn cứ [16]. Còn theo trang thông tin Thư viện mở Wikipedia, mê tín là một cụm từ chỉ những niềm tin trong một mối quan hệ nhân quả siêu nhiên: một trong những sự kiện hay hành động sẽ dẫn đến các sự kiện hay hành động khác mà không có bất kỳ quá trình vật lý nào liên kết hai sự kiện, như chiêm tinh học, điềm báo, phù phép, v v. Ví dụ: Kẹp lá thuộc bài vào tập thì sẽ... thuộc bài, nếu ai đó ở xa nhắc tên một người thì người đó sẽ hắt hơi,.... Mê tín, dị đoan mâu thuẫn với khoa học tự nhiên hay phản khoa học. “Mê tín, dị đoan” theo nghĩa từng từ đơn của nó: từ Hán âm Việt “mê” có nghĩa là “thiếu sáng suốt” hay “lầm lẫn”; từ “tín” có nghĩa là “tin” hay “không ngờ vực”. Theo Wikipedia thì mê tín, dị đoan là những niềm tin hay ý niệm phát xuất từ lòng dễ tin không dựa trên lý lẽ hay kiến thức - nhất là khi những niềm tin hay ý niệm này không cần có bằng chứng vững vàng và đầy đủ. Đó chính là những niềm tin vô căn cứ dựa trên sự thiếu hiểu
  • 17. 10 biết hay sự sợ hãi và tiêu biểu như sự sùng bái cực đoan các điềm gỡ, bùa phép, v.v...; những ý niệm, hành động hay nghi lễ phát xuất từ các niềm tin kể trên; bất cứ những niềm tin vô căn cứ nào, nhất là niềm tin về vấn đề huyền bí v.v... . Nói chung các mê tín dị đoan có thể được chia ra làm bốn dạng hình thức sau đây: - Dạng thứ nhất là những nghi thức, cử chỉ xuất phát từ truyền thống hay thói quen. Thí dụ như đi xin xâm, hái lộc trong ngày Tết, bói bài, xem chỉ tay, xem tướng, tử vi, cúng sao giải hạn, đốt giấy tiền vàng bạc trong tang lễ, nấu cơm canh mời ông bà tổ tiên về dùng, v.v. Tất cả những điều này đều được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cha mẹ dạy con cháu làm theo, người này bắt chước người khác và được thực hành một cách máy móc không có sự suy nghĩ chính đáng. Đa số những mê tín, dị đoan dưới dạng này thường được ẩn núp sau danh nghĩa “phong tục cổ truyền” hay ngay cả “tín ngưỡng dân gian”. - Dạng thứ hai là những điều tốt lành cũng như những điều kiêng cử. Nhiều người tin rằng nếu họ làm (hay không làm) những điều này thì sẽ có ảnh hưởng đến sự thành công (hay thất bại) của những chuyện khác. Thí dụ như nếu cử hành cưới hỏi, khai trương tiệm quán, xuất hành đi xa, v.v. trong những ngày “xấu” (mùng năm hay mười bốn hay hăm ba âm lịch) thì cuộc hôn nhân sẽ lận đận, tiệm quán sẽ ế ẩm, cuộc du hành sẽ gặp trắc trở, v.v. Trái lại nếu lựa ngày “hạp” và giờ “tốt” (như “giờ hoàng đạo”) thì vợ chồng sẽ hạnh phúc, làm ăn phát đạt, chuyến đi sẽ an toàn dễ dàng, v.v. Những thí dụ tương tự khác như cất nhà phải theo đúng phép phong thủy, lựa người “mở hàng” buổi sáng, vợ chồng cần phải “hạp” tuổi, không được mở dù trong nhà, v.v. - Dạng thứ ba là những điềm tiên báo: điềm gỡ cũng như điềm tốt. Thí dụ nhiều người tin rằng có chim cú đến nhà là điềm sắp có người chết, gương vỡ sẽ xui xẻo 7 năm, mắt trái giựt là sắp có chuyện đáng lo, gặp mèo đen đi
  • 18. 11 ngang trước mặt sẽ gặp tai nạn, nằm mộng thấy quan tài là sắp có tiền, chó lạ đến nhà là điều thành lợi trong khi mèo đến nhà là điềm thua mất (“mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang”, v.v. - Và dạng thứ tư là sự tôn thờ sùng bái những cá thể siêu hình vì họ tin rằng những cá thể này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay diễn biến sự việc hay kết quả thành bại trong đời sống họ hoặc có thể cứu vớt họ vào một thế giới trường cửu nào đó sau khi chết [18]. Như vậy, có rất nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng theo tác giả, mê tín, dị đoan là đặt niềm tin vào những điều được coi là nhảm nhí, không có thực; tin vào chuyện thần linh, ma quỷ, tướng số một cách mê muội, mù quáng, phản khoa học. 1.1.2. Khái niệm hành nghề mê tín, dị đoan Hành nghề mê tín, dị đoan xuất phát từ hai cụm từ. “Hành nghề” và “mê tín, dị đoan”. “Hành nghề”, theo Từ điển Tiếng Việt, là làm nghề, sử dụng sự thành thạo trong một công việc cụ thể của mình để kiếm sống. Như vậy, hành nghề mê tín, dị đoan là lợi dụng sự mê tín, dị đoan của người khác để kiếm tiền lấy kế sinh nhai. Tuy nhiên, nếu như vậy chưa phản ánh đầy đủ được người có hành vi hành nghề mê tín, dị đoan đã lợi dụng sự mê tín, dị đoan của người khác để kiếm tiền lấy kế sinh nhai như thế nào. Trong thực tế, mê tín, dị đoan, dù bất kỳ hình thức nào như đã nêu ở phần trên đều được cho là hình thức tín ngưỡng dân gian, mọi người làm thế thì mình cũng làm thế với cách hiểu giản đơn là “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Thế nhưng, một số người mê tín, dị đoan, hoặc không mê tín, dị đoan, nhưng lại lợi dụng lòng tin có tính chất mê tín, dị đoan của người khác để đưa ra những “lời phán” nhằm kiếm tiền của họ thì có thể coi là hành nghề mê tín, dị đoan. Cho nên đã có những nhận xét rất đúng rằng, giữa tín ngưỡng dân gian
  • 19. 12 và mê tín, dị đoan rất gần gũi với nhau và có những điểm giống nhau và khác nhau. Điểm giống nhau cơ bản giữa tín ngưỡng dân gian với mê tín, dị đoan là tin vào những điều mà mắt mình không trông rõ, tai mình không nghe thấy thân hình và giọng nói của đấng thiêng liêng và của đối tượng thờ cúng. Chính sự tin này đã điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với cộng đồng, điều chỉnh hành vi ứng xử trong gia đình trên cơ sở những tín điều mà người ta tin theo và noi theo tấm gương sáng của những đấng bậc và những đối tượng tôn thờ trong các loại hình tín ngưỡng và trong mê tín, dị đoan. Tuy nhiên sự khác nhau cơ bản giữa tín ngưỡng dân gian với hoạt động mê tín, dị đoan ở chỗ: - Nếu sinh hoạt tín ngưỡng có mục đích là thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh thì người hoạt động mê tín, dị đoan lấy mục đích kiếm tiền là chính. Người hoạt động trong lĩnh vực này chỉ làm việc với khách hàng khi có tiền; - Nếu trong lĩnh vực sinh hoạt tín ngưỡng, không có ai làm việc chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, thì những người hoạt động mê tín, dị đoan hầu hết là hoạt động bán chuyên nghiệp hoặc chuyên nghiệp. Nhiều người sống và gây dựng cơ nghiệp bằng nghề này; - Nếu sinh hoạt tín ngưỡng có cơ sở thờ tự riêng (đình, từ đường, miếu,…) thì những người hoạt động mê tín, dị đoan thường phải lợi dụng một không gian nào đó của những cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian để hành nghề hoặc hành nghề tại tư gia. - Nếu những người có sinh hoạt tín ngưỡng thường sinh hoạt định kỳ tại cơ sở thờ tự (ngày mùng Một, ngày rằm âm lịch hàng tháng ra đình làm lễ Thánh; hàng năm đến ngày giỗ bố mẹ ông bà, phải làm giỗ,…) thì những người hoạt động mê tín, dị đoan hoạt động không định kỳ, vì người đi xem bói chỉ gặp thầy bói khi trong nhà có việc bất thường xảy ra (mất
  • 20. 13 của, chết đuối, ốm đau, hỏa hoạn,…), còn bình thường, có lẽ họ chẳng gặp thầy bói làm gì. - Nếu sinh hoạt tín ngưỡng được pháp luật bảo vệ, được xã hội thừa nhận thì hoạt động mê tín, dị đoan bị xã hội lên án, không đồng tình và bị xử phạt theo pháp luật, tùy thuộc vào tính chất, mức độ hoạt động mê tín, dị đoan. Như vậy, mê tín, dị đoan thường gắn liền với hành nghề mê tín, dị đoan với mục đích kiếm tiền. Còn những người có niềm tin vào những điều mà mắt mình không trông rõ, tai mình không nghe thấy thân hình và giọng nói của đấng thiêng liêng và của đối tượng thờ cúng và hoạt động của họ tại các cơ sở thờ tự riêng (đình, từ đường, miếu,…) hoặc tại gia đình mình theo sinh hoạt định kỳ tại cơ sở thờ tự vào ngày mùng Một, ngày Rằm âm lịch hàng tháng, hàng năm đến ngày giỗ bố mẹ ông bà, phải làm giỗ v.v... thì là tín ngưỡng dân gian. Còn những người kiếm tiền một cách chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp bằng cách lợi dụng lòng tin có tính chất mê tín, dị đoan của những người khác là hành nghề mê tín, dị đoan. Như vậy, có thể hiểu, hành nghề mê tín, dị đoan có thể được hiểu là hành vi dùng các biện pháp có tính chất huyễn hoặc, mê muội và không có căn cứ khoa học xác thực, nhằm làm cho người khác tin vào những gì mình nói để mưu cầu một lợi ích bất chính nào đó. Hay nói cách khác, hành nghề mê tín, dị đoan là lợi dụng lòng tin có tính chất mê tín, dị đoan của những người khác để trục lợi một cách chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp. 1.1.3. Khái niệm tội hành nghề mê tín, dị đoan Xuất phát từ khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm
  • 21. 14 chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, tội hành nghề mê tín, dị đoan xâm phạm vào quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ, đó là trật tự công cộng. Sở dĩ xác định tội hành nghề mê tín, dị đoan xâm phạm vào trật tự công cộng vì người phạm tội đã có hành vi bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Hành vi hành nghề bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đều đưa ra những điều không có thật, trái với quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin về thế giới quan, nhân sinh quan. Những hành vi này tồn tại trong xã hội sẽ làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân từng bước phủ nhận thế giới quan duy vật biện chứng, làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin và các phát kiến khoa học tiến bộ có nguy cơ bị đẩy lùi. Người có hành vi hành nghề mê tín, dị đoan tạo nên những niềm tin mù quáng vào một thế giới siêu nhiên, vào sự quyết định và chi phối của thần tiên, ma quỷ sẽ thay chỗ cho mọi niềm tin khác, trong đó có cả niềm tin vào sức mạnh bản thân con người. Chính niềm tin mù quáng sẽ làm cho con người mất đi sức mạnh cải tạo thế giới tự nhiên; làm cho xã hội mất đi động lực phát triển - đó là ý chí đấu tranh của con người. Việc đặt niềm tin vào bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác sẽ làm cho xã hội ngừng phát triển; con người không được giải phóng và luôn sống trong hoang mang, sợ hãi trước những ảo tưởng về thế lực siêu nhiên, hoang đường. Đây chính là rào cản đáng lo ngại gây cản trở quy luật phát triển của xã hội. Ví dụ, người hành nghề mê tín, dị đoan tạo cho người khác việc tin vào bói toán, đồng
  • 22. 15 bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác làm cho họ từ bỏ ý chí, lập trường đấu tranh; từ bỏ vai trò tiên phong gương mẫu của bản thân để thực hiện sự chờ đợi, cầu xin ban ơn, che chở của thần linh ma quái. Cán bộ, đảng viên nếu vướng phải tệ mê tín, dị đoan sẽ ít chú tâm cho công việc do thời gian được để dành cho những nghiên cứu tính toán về những điều thần bí. Thậm chí, hành vi mê tín, dị đoan là một trong những nguyên nhân gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ bè phái làm cho uy tín lãnh đạo của đảng bị giảm sút, năng lực quản lý của nhà nước bị hạn chế. Điều này diễn ra do một số cán bộ, đảng viên có đầu óc nặng về mê tín. trong công tác tuyển dụng cán bộ, họ quan niệm rằng phải tuyển người có “nhân mạng”, “khắc tinh”, phù hợp với mình như người tuổi chuột thì không thể tuyển người tuổi mèo vì như thế sẽ gây đe dọa cho mình; người có “mạng mộc” không thể tuyển dụng hoặc cất nhắc cho người “mạng kim” vì “mộc khắc kim”. Trong đơn vị, cơ quan, họ phân đồng nghiệp, đồng chí thành hai nhóm người: nhóm những người “tương sinh” và nhóm những người “tương khắc”. Những người “tương khắc” là những người kỵ tuổi, kỵ mệnh với mình sẽ làm cho mình “hao tài, tốn của” hoặc bị “hãm tài” nên cần phải tìm cách cho nghỉ việc hoặc điều chuyển công tác khác... rất nhiều những chuyện về mất đoàn kết nội bộ do mê tín, dị đoan xẩy ra trong lĩnh vực chính trị nội bộ. Trong lĩnh vực kinh tế, mê tín, dị đoan làm người ta mất đi động lực hoặc gây trì trệ cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh. Có những cơ quan, xí nghiệp do thủ trưởng quan niệm ngày tốt, ngày xấu, giờ “hoàng đạo”, giờ “hắc đạo” mà làm lỡ dịp ký kết hoặc thực hiện hợp đồng kinh tế. Có những công ty làm ăn bằng cách phân biệt đối tác không dựa trên cơ sở tính toán tối đa hóa lợi nhuận mà dựa trên cơ sở dịch lý âm dương. Nhiều gia đình, nhiều vùng, địa phương lâm vào tình trạng đình đốn cũng vì quan niệm ngày giờ tốt xấu trong kỳ thu hoạch... những vấn đề này đã gây nhiều sự thất thoát lớn trong
  • 23. 16 việc tích lũy nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân. Nó làm cho nhân dân thì tổn hại kinh tế, còn nhà nước bị thất thu. Trong đời sống sinh hoạt xã hội hàng ngày, mê tín, dị đoan gây nên những lãng phí, bất ổn, đau thương, mất mát của nhân dân. Đó là sự cúng tế, cầu xin linh đình, đốt thải tiền bạc, vàng mã... vừa tốn kém vừa gây ô nhiễm môi trường; sự tổn hại về thể xác và tinh thần khi tin và chữa bệnh ở các thày mo; sự chia lìa của đôi lứa yêu nhau thật lòng nhưng bị bố mẹ ngăn cấm vì tin vào lời phán của thày bói; sự nghi kỵ, hiềm khích thù hằn dẫn đến chém giết lẫn nhau vì những quan niệm mê tín... Những điều đó làm cho tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa bị loại bỏ, thay vào đó là những sự độc ác, ích kỷ, hẹp hòi diễn ra giữa những cá nhân trong cộng đồng [19]. Tuy nhiên, người thực hiện hành vi hàng nghề mê tín, dị đoan không có mong muốn gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Hậu quả nghiêm trọng cho xã hội xảy ra nằm ngoài ý muốn chủ quan của họ. Chính vì sự nguy hiểm của hành vi hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng mà luật hình sự mới quy định về tội hành nghề mê tín, dị đoan để đấu tranh, từng bước loại bỏ hiện tượng xã hội tiêu cực này khỏi đời sống xã hội. Từ sự phân tích trên có thể hiểu, tội hành nghề mê tín, dị đoan là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách vô ý, xâm phạm vào nền tảng tư tưởng xã hội chủ nghĩa gây mất trật tự an toàn xã hội, cần phải bị xử lý bằng các hình phạt hình sự. 1.2. Quy định của Bộ luật hình sự 1999 về Tội hành nghề mê tín, dị đoan 1.2.1. Các dấu hiệu pháp lý Bộ luật hình sự quy định: Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
  • 24. 17 chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng [10, Điều 247]. Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm này thể hiện như sau: Thứ nhất, khách thể của tội hành nghề mê tín, dị đoan Tội hành nghề mê tín, dị đoan được đặt tại Chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Do vậy, khách thể loại của tội phạm này xâm phạm vào những quy định của pháp luật về an toàn công cộng, trật tự công cộng, là an toàn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giữ gìn an toàn công cộng, trật tự công cộng thực chất là bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe của con người trong xã hội chúng ta. Khách thể trực tiếp của tội hành nghề mê tín, dị đoan xâm hại đến trật tự xã hội, nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa. Nếp sống văn minh là khái niệm rộng bao trùm toàn bộ đời sống văn hóa xã hội liên quan đến các hoạt động tổ chức lễ hội, việc cưới, việc tang nhằm mục đích xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta là: làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Việc xâm hại đến trật tự xã hội, nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa có thể gây nên đảo lộn
  • 25. 18 xã hội, làm cho con người tin vào những điều nhảm nhí làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân. Thứ hai, mặt khách quan của tội hành nghề mê tín, dị đoan Mặt khách quan của tội phạm thể hiện bằng hành vi nguy hiểm cho xã hội hậu quả nguy hiểm cho xã hội và giữa hành vi và hậu quả có mối quan hệ nhân quả. BLHS quy định: “Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” [10, Điều 247]. Như vậy, những dấu hiệu khách quan của tội phạm này thể hiện: - Hành vi bói toán: Bói toán là đoán về quá khứ và tương lai. Có nhiều kiểu bói như: vào xem hài chèo đang diễn, gặp hồi vui thì cho là vận may, gặp hồi buồn thì cho là vận xấu (bói chèo); đoán quẻ trong kinh dịch (bói dịch); gieo quẻ bằng ba đồng tiền (bói gieo, bói quẻ); mở truyện Kiều ra, rồi căn cứ vào cảnh tả trong một số câu trong truyện mà đoán hay hoặc dở (bói Kiều); xem các nét trên mai con rùa để đoán điều hay dở (bói rùa); căn cứ vào ngày tháng năm sinh, vào chỉ tay, lông mày, nốt ruồi hoặc các đặc điểm khác trên cơ thể để đoán số mệnh (bói số); rút thẻ rồi căn cứ vào các bài thơ, đoạn văn ghi sẵn trong số thẻ rồi đoán (bói thẻ) v.v... . Ngoài ra còn có những hành vi như bói dáng người, bói chỉ tay, bói chân gà, bói mai rùa, bói chữ viết, bói chữ ký, gieo lá số tử vi, bói bài... Những “thông tin” do bói toán, đoán mệnh, quy định người này có tướng làm quan, người có tướng giàu có, người hào hoa phong nhã, người phải chịu phận ăn mày, nghèo khổ, người trộm cướp, lọc lừa... và khi đã có số mệnh như thế thì không sao có thể xoay chuyển được. - Hành vi đồng bóng. Theo giải thích của Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2001, đồng bóng là hành vi lừa bịp bằng cách lợi dụng thánh
  • 26. 19 thần, ma quỷ nhập vào mình để phán bảo những điều nhảm nhí khiến cho người khác tin theo [9]. Tuy nhiên, giải thích như vậy chưa rõ được thế nào là đồng bóng và đồng bóng như thế nào là dấu hiệu khách quan của tội hành nghề mê tín, dị đoan. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, đồng bóng (hay còn gọi là lên đồng, hầu đồng, hầu bóng) là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các tín đồ Saman giáo (ông đồng, bà đồng). Người ta tin rằng các vị thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm phán truyền, diệt trừ tà ma, chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào đồng thì lúc đó các ông đồng, bà đồng không còn là mình nữa mà là hiện thân của vị thần nhập vào họ. Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, (Được gọi là Thanh Đồng)... Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là "cậu", nữ giới được gọi là "Cô hoặc Bà Đồng". "Cậu" thường mặc bộ quần áo lụa, mặt tô son điểm phấn (tóc có thể để dài như con gái). Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo Thanh Đồng để chuẩn bị trang phục, lễ lạt...Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều "giá". Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên "cậu" một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và lúc này Thanh Đồng đang ở một "giá" mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn chầu, cờ quạt, đồ hầu dâng... sao cho tương xứng với "giá" này. Khi thì Thanh Đồng hóa thân thành một vị tướng, khi thì là một quan lớn uy nghiêm oai vệ, lúc lại hóa thân thành một cô gái đang tung tăng nhảy múa. Điệu múa của Thanh Đồng cũng được thay đổi theo đặc điểm của "giá". "Giá" quan thường múa cờ, múa
  • 27. 20 kiếm, long đao, kích; giá các chầu bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không; giá ông hoàng thì có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ; giá các cô múa quạt, múa hoa, chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn, múa tay không; giá các cậu thường múa hèo, múa lân... Nghi lễ Thánh giáng phải theo thứ tự từ cao đến thấp từ Thánh Mẫu đến hàng Quan, Chầu, ông Hoàng, hàng Cô và Cậu. Số lượng giá trong một buổi lên đồng có khi lên tới 36 giá. Trong lúc Thanh Đồng đang hoá thân thì bốn phụ đồng ngồi quỳ chân ở dưới cũng nghiêng ngả và múa may hưởng ứng Thanh Đồng theo nhịp câu hát. Những nắm tiền lẻ sau khi được Thanh Đồng tung ra, ban phát cho những người xung quanh được coi là tiền lộc và được những người đứng xem xung quanh nhặt lấy cất giữ để lấy may. Nhạc hát thông thường là điệu chầu văn hoặc là hát nói có nội dung ca ngợi sự linh thiêng của thần thánh và vẻ đẹp tiên giới. Nhạc khí chủ đạo là đàn nguyệt, bên cạnh nó là phách, cảnh, sênh, trống chầu, chuông, trống… Ở miền Bắc Việt Nam có Phủ Giầy là nơi hay tổ chức lên đồng nhiều nhất. Với các giá ông Hoàng thì nhóm đàn hát (được gọi là "Cung văn") sẽ ngâm các bài thơ cổ. Lúc này, Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác thưởng tiền cho Cung văn và dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước... Tới giai đoạn cao trào của Thánh thì người đứng giá thường múa gươm hoặc bơi thuyền. Do vậy, ở Việt Nam có câu hát "cậu bắn súng lục, cô bơi thuyền rồng" là để chỉ sự này. Một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng có nghi thức giao tiếp với thần linh như tín ngưỡng Mỡi của người Mường, tín ngưỡng Then của người Tày, Nùng. Tuy nhiên, khác với nghi thức lên đồng của người Việt, sự giao tiếp với thần linh ở Mỡi và Then chủ yếu thông qua hình thức xuất hồn, tức là các ông Mỡi, bà Then có khả năng thoát hồn khỏi xác bay đi gặp gỡ, cầu xin thần linh phù hộ cho dân chúng. Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh
  • 28. 21 hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu... Ngoài việc lên đồng để giao tiếp với thần linh, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam còn tin tưởng rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống. Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu (người gọi đồng) để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm-dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mỗ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mạng tương lai của mình. Như vậy, trong các lễ hội truyền thống, đồng bóng thường được tổ chức để nhân dân vui vẻ. Tuy nhiên đồng bóng với tư cách là một dấu hiệu khách quan của tội hành nghề mê tín, dị đoan thực chất là hành vi lừa bịp bằng cách lợi dụng thánh thần, ma quỷ nhập vào mình để phán bảo những điều nhảm nhí khiến cho người khác tin theo. - Các hình thức mê tín, dị đoan khác: Các hình thức mê tín, dị đoan khác như không thể kể hết được. Tuy nhiên, các hình thức mê tín, dị đoan thường xảy ra nhiều như xem tướng số, gọi hồn, yểm bùa, bắt tà, trừ ma. Các hình thức lễ bái, cúng tế, cầu xin: cúng cô hồn, vong linh; cúng sao giải hạn; cầu tài lộc; cầu tự; cầu tình duyên, gia đạo; xi xăm, số đề; những hành vi hiến tế, dày vò thể xác, quan hệ nam nữ bất thường, nhảy múa điên cuồng. Các hình thức chữa bệnh bằng ma thuật: trừ tà ma, đồng bóng, thư yểm bùa... . Khi bị ốm, con bệnh không được cứu chữa tại các cơ sở y tế, bệnh viện mà được đem đến hoặc mời một thầy cúng cứu chữa. Thầy cúng sau khi đánh đập con bệnh làm cho ma quái trong người sợ hãi, đồng thời đốt một lá bùa bảo con bệnh uống, hậu quả là làm cho bệnh nhân lâm vào tình trạng nguy kịch.
  • 29. 22 Các hình thức kiêng cữ: kiêng đàn bà có chửa xông đất đầu năm hoặc dự cỗ ma, cỗ cưới; kiêng khởi đầu một việc gì đó vào ngày 13 hoặc các ngày lẻ; kiêng mèo tự nhiên vào nhà; kiêng tặng mực đầu năm... . Hành vi kiêng cữ được hình thành trên cơ sở liên hệ, móc nối cái nọ với cái kia dựa vào mối quan hệ cảm tính bề ngoài, không dựa vào mối quan hệ bản chất giữa chúng, ví như “mực thì đen” cho nên kiêng tặng mực; tiếng mèo kêu có âm gần giống như “nghèo... nghèo..” nên kiêng mèo tự nhiên vào nhà; đàn bà tượng trưng cho bẩn thỉu thấp kém (phong kiến) nên kiêng ra ngõ gặp đàn bà... . Các hình thức kỵ tuổi như: dần - thân - tỵ - hợi, hay tý - ngọ - mẹo - dậu là tứ hành xung; kỵ tháng năm, ngày giờ; kỵ màu sắc như mạng thủy thì hợp với màu xanh nhưng kỵ với màu đỏ vì thủy là nước còn màu đỏ tượng trưng cho hỏa nên nước - lửa kỵ nhau... . Ngoài những hình thức chủ yếu ở trên, mê tín, dị đoan còn được biểu hiện dưới các hình thức ngụy khoa học như dùng nhân điện để tìm mộ, hài cốt; dùng sóng điện tử để liên hệ với người đã khuất; những hiện tượng như tìm mộ, hài cốt bằng “ngoại cảm”; cúng khai trương đầu năm, cúng khai trương gian hàng hay cửa tiệm, cúng thổ địa (mỗi lần khai trương hay cúng cô hồn hay cúng gì đó, người Việt lại bày ra đốt tiền giả hay vật giả); xin ấn đền Trần vào dịp hội để xin được tờ ấn với mong ước thăng tiến trong nghề nghiệp; v.v... Thật khó có thể kể hết những hình thức mê tín, dị đoan khác trong thực tế tồn tại ở nước ta. Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi hành nghề mê tín, dị đoan khi có một trong các hành vi khách quan nêu trên là phải: - Gây hậu quả nghiêm trọng; - Trong trường hợp chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì trong quá khứ họ đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; hoặc - Trong quá khứ họ đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
  • 30. 23 Về hậu quả nghiêm trọng, kể từ khi Bộ luật hình sự quy định tội hành nghề mê tín, dị đoan cho đến nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn, giải tích tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng trong tội phạm này. Tuy nhiên, thực tế áp dụng pháp luật hình sự, các cơ quan tư pháp thường vận dụng Nghị Quyết số 02/2003/NQ-HĐTP, ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 Bộ luật hình sự. Theo Nghị quyết này: Hậu quả nghiêm trọng thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên; Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên; Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên; Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên; Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên. Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội... . Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không [10]. Như vậy, trong trường hợp người phạm tội gây nên một trong những
  • 31. 24 tình tiết được nêu tại Nghị Quyết số 02/2003/NQ-HĐTP, ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự như đã nêu ở trên được coi là gây hậu quả nghiêm trọng. Giữa hành vi hành nghề mê tín, dị đoan với hậu quả nghiêm trọng có quan hệ nhân quả. Có nghĩa, chính hành vi hành nghề mê tín, dị đoan đã gây nên hậu quả nghiêm trọng, hay nói cách khác, hậu quả nghiêm trọng được gây nên bới chính hành vi hành nghề mê tín, dị đoan. - Đối với tình tiết đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm trong tội hành nghề mê tín, dị đoan cũng chưa có văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền giải thích. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 01/2006/NQ- HĐTP, ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự: Đối với các tội mà điều luật có quy định tình tiết “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” nhưng chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì phân biệt như sau: Đối với điều luật quy định một tội (tội đơn) thì “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” là trước đó một người đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó. Như vậy, trong trường hợp người thực hiện hành nghề mê tín, dị đoan “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” là trước đó họ đã bị xử phạt hành chính về hành nghề mê tín, dị đoan bằng một trong các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nhưng
  • 32. 25 chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi hành nghề mê tín, dị đoan. Việc tính thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, theo quy định tại Điều 6 Luật xử phạt vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm. - Đối với tình tiết “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”, theo Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP, ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự: Đối với điều luật quy định một tội (tội đơn) thì “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” là trước đó một người đã bị kết án về một tội, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong tội đó. Khi áp dụng tình tiết “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”, cần phân biệt: Trường hợp các tiền án của bị cáo đã được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì các tiền án đó không được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với bị cáo. Như vậy, mặc dù người thực hiện hành vi hành nghề mê tín, dị đoan chưa gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc chưa bị xử phạt hành chính, nhưng trong quá khứ đã bị xử lý hình sự về tội hành nghề mê tín, dị đoan, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục có hành vi hành nghề mê tín, dị đoan thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín, dị đoan theo Điều 247 Bộ luật hình sự. Việc xóa án tích được quy định tại Điều 64 Bộ luật hình sự. Thứ ba, mặt chủ quan của tội hành nghề mê tín, dị đoan Mặt chủ quan của tội phạm nói chung thể hiện bằng các dấu hiệu lỗi, động cơ, mục đích phạm tội. Xét về động cơ mục đích phạm tội của người thực hiện hành vi hành
  • 33. 26 nghề mê tín, dị đoan là vụ lợi. Lợi dụng sự lạc hậu, mê muội của những người khác tin vào những điều nhảm nhí để họ đưa ra những lời phán liên quan đến bói toán, đồng bóng hoặc hình thức khác của mê tín, dị đoan khác để lừa bịp vụ lợi. Tuy nhiên, người phạm tội không mong muốn gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, mà trực tiếp là người bị lừa bịp nên hình thức lỗi của tội phạm này là vô ý, có thể vô ý vì quá tự tín hoặc vô ý vì cẩu thả theo quy định tại Bộ luật hình sự: Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó [10, Điều 10]. Thứ tư, chủ thể của tội hành nghề mê tín, dị đoan Chủ thể của tội thể hiện bằng việc người thực hiện hành vi phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự, “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [10]. So sánh quy định này với Điều 247 Bộ luật hình sự cho thấy, chủ thể của tội hành nghề mê tín, dị đoan là người từ 16 tuổi trở lên khi không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. 1.2.2. Chế tài hình sự được áp dụng đối với người phạm tội hành nghề mê tín, dị đoan Cấu trúc của Điều 247 Bộ luật hình sự có 2 cấu thành tội phạm. Cấu
  • 34. 27 thành cơ bản của tội hành nghề mê tín, dị đoan có hình phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Cấu thành tăng nặng được quy định tại khoản 2 của Điều 247 Bộ luật hình sự: Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Phạm tội làm chết người trong tội phạm này là làm chết 1 người. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, theo Nghị Quyết số 02/2003/NQ-HĐTP, ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự như đã nêu ở phần trên thì có hai tình tiết trở lên. Ví dụ, vừa làm chết một người, vừa gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên; hoặc có nhiều người (hai người trở lên) khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên v.v... Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội... . Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác do tội hành nghề mê tín, dị đoan gây nên. Ngoài ra khoản 3 của Điều 247 quy định hình phạt bổ sung. Ngoài hình phạt chính như đã quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng trong trường hợp họ không bị áp dụng hình phạt chính là hình phạt tiền. 1.2.3. Phân biệt tội hành nghề mê tín dị đoan với xử phạt vi phạm hành chính về hành nghề mê tín, dị đoan Những vấn đề liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động mê tín, dị đoan được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật mà
  • 35. 28 trực tiếp là các Nghị định của Chính phủ qua các thời kỳ khác nhau. Ví dụ, Nghị định số 141-HĐBT, ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định: “Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng; nếu có tình tiết tăng nặng có thể phạt đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi hoạt động mê tín dị đoan như: đồng bóng, bói toán, gọi hồn, xem tướng, đoán chữ, truyền bá "sấm trạng" và các hình thức mê tín, dị đoan khác”. Nghị định 56/2006/NĐ- CP, ngày 06/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin quy định: “Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá "sấm trạng" và các hình thức khác có tính chất mê tín, dị đoan”. Gần đây nhất là Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao du lịch và quảng cáo có quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi. Như vậy, Tội phạm nói chung và tội hành nghề mê tín, dị đoan nói riêng và vi phạm hành chính liên quan đến hành vi mê tín, dị đoan đều là những hành vi vi phạm pháp luật của nhà nước vì chúng đều xâm phạm vào nếp sống văn minh,vào trật tự xã hội. Hành vi hành nghề mê tín, dị đoan trong tội hành nghề mê tín, dị đoan và hành vi trong các hoạt động mê tín, dị đoan đều được thực hiện bởi người có năng lực hành vi và đạt độ tuổi nhất định, và cùng thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Tuy nhiên giữa tội hành nghề mê tín, dị đoan và vi phạm hành chính
  • 36. 29 liên quan đến hoạt động mê tín, dị đoan có những điểm khác nhau cơ bản là hậu quả gây nên cho xã hội. Cụ thể, Nghị định số 158/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa,thể thao du lịch và quảng cáo có quy định xử phạt hành chính đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa; lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi, chưa cần gây hậu quả nghiêm trọng, trong khi đó, Điều 247 Bộ luật hình sự quy định: Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì ...[10] . Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa vi phạm hành chính về hành vi mê tín, dị đoan và tội hành nghề mê tín, dị đoan là hậu qủa nghiêm trọng. Đối với việc xử lý hành chính chỉ cần một người có hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa; lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi, mà không cần định lượng là bao nhiêu tiền, tài sản, nhưng phải dưới 10 triệu đồng, thì để xử lý về hình sự đối với một người về tội hành nghề mê tín, dị đoan thì hành vi của họ (bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác) phải gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng, mặc dù cho đến nay chưa được giải thích đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan, nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật thường vận dụng theo Nghị Quyết số 02/2003/NQ-HĐTP, ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 Bộ luật hình sự:
  • 37. 30 Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên; gây chết người; làm người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên; Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên; Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên; Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên. Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội... . Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không [10, Điều 247]. Trong trường hợp chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì để xử lý về hình sự đối với người có hành vi hành nghề mê tín, dị đoan thì họ, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích. Như vậy, một người có hành vi hành nghề mê tín, dị đoan chưa gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng trong vòng 1 năm gần đây, người đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính một lần rồi mà vẫn còn vi phạm, hoặc trước đây đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà lần nay vẫn còn vi phạm, mặc dù hành vi hành nghề mê tín, dị đoan lần này chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là nội dung cơ bản phân biệt sự khác nhau giữa xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mê tín, dị đoan và tội hành nghề mê tín, dị đoan.
  • 38. 31 Chương 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NÂNG CAO ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỚI TỘI HÀNH NGHỀ MÊ TÍN, DỊ ĐOAN 2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan 2.1.1. Kết quả đạt được và những tồn tại trong áp dụng pháp luật hình sự đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan trong phạm vi toàn quốc và tỉnh Đắk Lắk Theo Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia, Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o 28'57"- 108o 59'37" độ kinh Đông và từ 12o 9'45" - 13o 25'06" độ vĩ Bắc. Độ cao trung bình 400 – 800 mét so với mặt nước biển. Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 1.306.201ha, phía Đông của Đắk Lắk giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km, tỉnh Gia Lai nằm ở phía Bắc và có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của cả nước. Địa bàn đi lại thuận lợi, có cả đường bộ và đường hàng không. Đường quốc lộ 14 nối Đắk Lắk với các tỉnh phía Nam và phía Bắc, là con đường huyết mạch của tỉnh đi từ Plâyku qua trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột xuống Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh. Đắk Lắk còn có quốc lộ 26 nối thành phố Buôn Ma Thuột với các huyện Krông Păk, Ea Kar, M’ Đrăk đến tỉnh Khánh Hòa; quốc lộ 27 kéo dài nối trung tâm tỉnh với huyện Lăk ở phía nam và thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Hệ thống đường giao thông khá nhiều và hoàn chỉnh đi lại rất thuận lợi. Đường hàng không đã có từ lâu và hiện nay được đầu tư, nâng cấp, thường xuyên đón các đoàn khách quốc tế và trong nước.
  • 39. 32 Nằm ở trung tâm của Tây Nguyên, với khí hậu mát mẻ quanh năm, đất đai khá đa dạng, phong phú, có khả năng phát triển thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn. Kinh tế chủ đạo của Đắk Lắk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái, cũng là nơi trồng bông, ca cao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài...Đặc biệt Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Rừng Đắk Lắk có diện tích và trữ lượng lớn nhất nước với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm. Năm 2010 tổng GDP ước đạt 12.810 tỷ đồng, tăng gấp 1,7 lần so năm 2005. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,2 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Phấn đấu năm 2014, Tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt từ 11% trở lên, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 28 triệu đồng, huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 15.000 tỷ đồng, tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn khoảng 43.000 tỷ đồng và thu cân đối ngân sách Nhà nước đạt 4.200 tỷ đồng. Dân số toàn Đắk Lắk hiê ̣n nay có khoảng gần 1,8 triê ̣u người, mật độ dân số đạt 135 người/km², tuy nhiên sự phân bố khu vực dân cư không đồng đều, chủ yếu tập trung dọc các trục đường chính . Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 500.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.300.000 người. Toàn Đắk Lắk có 47 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh chiếm đông nhất với 1.161.533 người, còn lại là người đồng bào dân tộc thiểu số , cùng sinh sốn g trên đi ̣a bàn . Với đă ̣c điểm đa dân tộc như vâ ̣y, nên Đắk Lắk có rất nhiều nét đặc sắc trong văn hoá bản địa. Thành phố Buôn Ma Thuột là trungtâm văn hoá của toàn tỉnh, cũng là nơi
  • 40. 33 sinh sống, quần tụ của nhiều dân tộc anh em như: Kinh, Êđê, Giarai, M’nông, Thái, Tày, Nùng, Dao… Mỗi dân tộc có nếp sống văn hóa riêng rất đặc sắc, góp phần làm phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa vùng Tây Nguyên... . Về tình hình tội phạm xảy ra tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng có diễn biến phức tạp. Theo Báo cáo hàng năm của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ năm 2011 đến 2014, Các cấp Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý 8.268 vụ với 15.673 bị cáo và đã giải quyết 8.134 vụ với 15.318 bị cáo. Tính trung bình mỗi năm, các cấp tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý 1.033 vụ với 3.918 bị cáo và đã giải quyết được 2.033 vụ với 3.829 bị cáo. Có thể tham khảo số liệu này theo bảng thống kê dưới đây: Bảng 2.1. Số liệu vụ án hình sự và số bị cáo các cấp tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã thụ lý, và đã giải quyết từ năm 2011 đến năm 2014 Năm Thụ lý Giải quyết Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo 2011 1.883 3.368 1.841 3.245 2012 2.160 4.098 2.125 4.017 2013 2.101 4.053 2.068 3.959 2014 2.124 4.154 2.100 4.097 Tông số 8.268 15.673 8.134 15.318 Tính trung bình (1.033) 3.918 2.033 3.829 (Nguồn: các báo cáo tổng kết năm của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk các năm từ 2011 đến 2014). Tuy nhiên, khi nghiên cứu về các tội phạm xảy ra và bị đưa ra xét xử tại các cấp tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho thấy trong 4 năm từ năm 2011 đến năm 2014 lại không có vụ án nào về tội hành nghề mê tín, dị đoan được đưa ra xét xử. Điều này cho thấy, các ngành, các cấp của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân đã làm rất tốt về công tác tuyên truyền, xây dựng nếp sống văn hóa văn minh trong các cộng đồng dân cư, mặc dù Đắk Lắk có 47 dân tộc khác nhau đang sinh sống trên mảnh đất này.
  • 41. 34 Nghiên cứu tình hình tội phạm xảy ra trong toàn quốc từ năm 2010 đến 2014 đã chỉ ra số lượng các vụ án hình sự về tội hành nghề mê tín, dị đoan được đưa ra xét xử cũng rất ít, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các vụ án hình sự được đưa ra xét xử. Cụ thể, từ năm 2010 đến 2014, cơ quan Tòa án đã thụ lý 19 vụ với 31 bị cáo và đã giải quyết 13 vụ với 18 bị cáo.Có thể tham khảo số liệu này theo bảng thống kê dưới đây: Bảng 2.2. Số liệu vụ án hình sự và số bị cáo các cấp tòa án nhân dân trong toàn quốc đã thụ lý, và đã giải quyết từ năm 2010 đến năm 2014 Năm Thụ lý Giải quyết Số vụ Bị cáo Số vụ Bị cáo 2010 3 7 1 1 2011 6 10 3 5 2012 2 2 2 2 2013 4 6 3 4 2014 4 6 4 6 Tổng số 19 31 13 18 Tính trung bình 3,8 6,2 2,6 3,6 (Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao) Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy, số lượng các vụ án hình sự và số lượng bị cáo được đưa ra xét xử về tội hành nghề mê tín, dị đoan hàng năm tại các cấp tòa án rất ít. Vấn đề là, tại sao lại ít như vậy trong khi những hiện tượng mê tín, dị đoan xảy ra ở nước ta rất nhiều. Có thể thấy những hành vi như xem tướng số, gọi hồn, yểm bùa, bắt tà, trừ ma; các hình thức lễ bái, cúng tế, cầu xin: cúng cô hồn, vong linh; cúng sao giải hạn; cầu tài lộc; cầu tự; cầu tình duyên, gia đạo; xi xăm, số đề; những hành vi hiến tế, dày vò thể xác, quan hệ nam nữ bất thường, nhảy múa điên cuồng; các hình thức chữa bệnh bằng ma thuật: trừ tà ma, đồng bóng, thư yểm bùa...; các hình thức kỵ tuổi như: dần - thân - tỵ - hợi, hay tý - ngọ - mẹo - dậu là tứ hành xung; kỵ tháng năm, ngày giờ; kỵ màu sắc như mạng thủy thì hợp với màu xanh nhưng kỵ
  • 42. 35 với màu đỏ vì thủy là nước còn màu đỏ tượng trưng cho hỏa nên nước - lửa kỵ nhau...; cách tìm mộ, hài cốt; dùng sóng điện tử để liên hệ với người đã khuất; những hiện tượng như tìm hài cốt bằng “ngoại cảm”; cúng khai trương đầu năm, cúng khai trương gian hàng hay cửa tiệm, cúng thổ địa (mỗi lần khai trương hay cúng cô hồn hay cúng gì đó, người Việt lại bày ra đốt tiền giả hay vật giả); xin ấn đền Trần vào dịp hội để xin được tờ ấn với mong ước thăng tiến trong nghề nghiệp; v.v... xảy ra vô vàn trong thực tế các dân tộc, các vùng miền, thành thị, nông thôn, miền núi ở nước ta hiện nay. Ví dụ, mỗi dịp lễ hội tập trung đông người hoặc tại các đền đài luôn là mảnh đất màu mỡ cho hoạt động mê tín, dị đoan được dịp hoành hành. Điển hình như tại đền Sòng Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa vào mỗi dịp lễ hội luôn thu hút hàng nghìn du khách từ khắp mọi miền đất nước tới viếng thăm. Tuy nhiên đây chính là dịp để hành vi hành mê tín, dị đoan hoạt động. Hình thức mê tín đầu tiên phải nói đến đó là đồng bóng. Trước khi lễ hội diễn ra, thì ngày cũng như đêm, tại đền đều có các cô đồng cậu đồng từ các tỉnh xa xôi đến đăng kí “hầu” hay “lên đồng”. Những người làm nghề đồng bóng tin rằng mình là người truyền đạt và núp dưới quyền uy của “Ngài” để ban ra các câu “sấm ngữ”. Xung quanh bà đồng bầy biện đủ thứ áo, khăn, cung, kiếm … Bà đồng ngồi dưới điện thờ đầu đội một tấm khăn màu đỏ (khăn phủ diện), khi tiếng nhạc cất lên bà ta đảo đầu liên tục “nhập đồng”; những người ngồi xung quanh thì xì xụp khấn vái. Mùi hương khói, tiếng nhạc tiếng hát chầu văn tạo nên một không khí hư hư thực thực làm cho những người mê tín run sợ răm rắp nghe theo những lời thánh truyền, mẫu dạy. Xung quanh khuôn viên của đền, trong những ngày lễ hội mọc lên hàng loạt các “gian hàng” nơi du khách có thể vào để được xem vận hạn, xem tướng số, rút quẻ đầu năm, bói bài … Bên cạnh đó là các gian hàng bày bán các loại sách bói toán nhảm nhí, như nó vẫn thu hút được một lượng người nhất định vây quanh. Hoă ̣c như ta ̣i Đền Sái
  • 43. 36 (xã Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội) cũng là một trong những điểm đền chùa có nhiều người hành nghề bói toán. Cứ đầu năm, đền Sái lại tụ tập gần chục "thầy" bói dựng cả lều, lán để giải quẻ thẻ kiêm xem bói vận hạn cả năm cho khách. Quãng đường chưa đến 500m dẫn vào đền chật kín người, nhiều người nhẹ dạ, cả tin đứng ngơ ngác buồn rầu sau khi rút phải quẻ thẻ "độc". Họ hỏi các "thầy" cách cúng giải hạn, có người còn tuyên bố sẵn sàng bán cả mảnh đất đang ở để mua chỗ đất khác vì được quẻ "phán" là đất dữ, ở thì sinh bệnh tật, làm ăn lụi bại. Bên cạnh vấn nạn bói toán là thực trạng sách tử vi, mê tín, dị đoan được bày bán tràn lan. Quanh các chùa lớn như chùa Quán Sứ, chùa Hà, Phủ Tây Hồ luôn có hàng chục mẹt, sạp bán hàng. Cũng phải thừa nhận, chính quyền địa phương tuy tích cực tuyên truyền về tác hại của tệ nạn này; nghiêm cấm các hành vi tổ chức các hoạt động mê tín, dị đoan, đề ra các chỉ tiêu về xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa mới, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí tinh thần lành mạnh, quản lí chặt chẽ những người hành nghề mê tín, dị đoan, phối hợp chặt chẽ với những ngành liên quan như Công an, các đoàn thể quần chúng, Mặt trận tổ quốc, thanh niên, phụ nữ… trong việc bài trừ tệ nạn này. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn hạn chế, hay nói cách khác là chưa giải quyết được tệ nạn này trong cuộc sống xã hội. Qua nghiên cứu cho thấy, hành vi hành nghề mê tín, dị đoan và áp dụng pháp luật hình sự tội hành nghề mê tín, dị đoan cho thấy, có thể phân loại việc xử lý hình sự đối với hành vi này như sau: Thứ nhất, hành vi hành nghề mê tín, dị đoan bị xử lý về hình sự theo tội hành nghề mê tín, dị đoan thường gây hậu quả nghiêm trọng dưới hình thức gây chết người. Nguyên nhân của việc gây chết người là do nạn nhân hoặc những người thân của nạn nhân quá tin vào “thầy”. Có trường hợp trói người bệnh, dùng lửa để đuổi tà, cho bệnh nhân uống “linh dược” chế từ nước tro... .
  • 44. 37 Thậm chí, có những kẻ còn cắt đầu nạn nhân để “luyện linh đan” nhằm “trường sinh bất tử”. Ví dụ, chị Nguyễn Thị Xinh (sinh năm 1949) ở Long An bị bệnh tâm thần nhưng gia đình chạy chữa nhiều nơi không khỏi. Được tin “thầy” Tuấn (Võ Anh Tuấn, sinh năm 1954 ở thị xã Tân An, tỉnh Long An) có biệt tài chữa bách bệnh nên gia đình đưa chị đến nhờ “thầy” chữa. Khi tiếp xúc với bệnh nhân, Tuấn cho rằng chị bị “mắc bệnh tà ma, quỷ nhập nên mới tâm thần”. Và để “đuổi ma quỷ” ra khỏi người chị Xinh, Tuấn bảo người nhà trói chị vào cột nhà ở tư thế ngồi, lấy vải trùm kín người chị rồi dùng lửa để xông. Hậu quả là chị Xinh bị bỏng và chết tại chỗ. Tuấn đã bị TAND tỉnh Long An tuyên phạt 4 năm tù về tội hành nghề mê tín, dị đoan, gây hậu quả nghiêm trọng. Hoặc ví dụ khác về việc Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tuyên phạt tử hình tên Trần Văn Tuấn, tuyên phạt Trần Thị Thể án chung thân vì hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Hai tên này đều là thầy bói, thầy cúng. Nạn nhân của chúng là 4 người phụ nữ trẻ mê tín, đến xin giải hạn, yểm bùa...Tuấn và Thể đã giết những người này, cắt lấy đầu để “luyện linh đan” nhằm “trường sinh bất tử” [26]. Qua những vụ việc nêu trên, điều ai cũng có thể nhận thấy là hầu hết các con bệnh “tiền mất, tật mang” vì sự nhẹ dạ, u mê của mình hoặc của người nhà. Dù rất nhiều người đã mất mạng vì các kiểu chữa bệnh không có cơ sở khoa học của các "lang băm" kiêm thầy bói, nhưng dường như điều đó vẫn chưa đủ để thức tỉnh sự mù quáng trong nhận thức của một bộ phận nhân dân còn tin vào những hoạt động mê tín, dị đoan. Qua nghiên cứu, đa số những vụ án hình sự về tội hành nghề mê tín, dị đoan đều gây nên hậu quả chết người. Ngoài các vụ án đã nêu trên còn có các vụ khác như vụ Bùi Thị Thúy, tỉnh Cà Mau (trị bệnh ma nhập vào bà Trần Thị Thơm bằng cách bắt bà Thơm nằm ngửa trên nền gạch, lấy nến thắp xung
  • 45. 38 quanh, đồng thời dùng hai miếng gỗ đước dẹp (dài 30cm, rộng 5cm) đánh vào người bà Thơm. Sau khi đánh vài lần, thấy bà Thơm kháng cự đánh lại thì Thúy nói rằng "con ma nó quậy", yêu cầu người nhà dùng dây trói bà Thơm lại cho Thúy… đánh con ma tiếp cho đến khi bà Thơm chết); vụ Huỳnh Thị Hữu Duyên tại tỉnh Bình Định (dùng chân đạp thật mạnh và dùng chày đâm tiêu đánh vào người bà mẹ của chị Thảo để trừ tà, ma nhập vào người khiến bà chết trước khi được đưa đến bệnh viện. Xét xử sơ thẩm, TAND quận 12 (TP.Hồ Chí Minh) tuyên phạt Huỳnh Thị Hữu Duyên 4 năm tù về tội “Hành nghề mê tín, dị đoan”, tuyên trả lại chiếc xe máy cho gia đình nạn nhân, buộc bị cáo phải bồi thường hơn 65 triệu đồng cho gia đình bị hại; [20] vụ Lưu Văn Hoàng cùng vợ là Lê Thị Bảy và em vợ lê Thanh Tú tại tỉnh Vĩnh Long (dựng lên cách trị bệnh rất dã man, cho nạn nhân uống dầu ăn, xông dầu dừa, tỏi, bông gòn và còn giẫm chân lên người, đánh gãy nhiều xương sườn, chấn thương để đuổi con ma ra khỏi người thì mới khỏi dẫn đến cái chết ngay lập tức cho nạn nhân) v.v... . Thứ hai, hành vi lợi dụng hành nghề mê tín, dị đoan để chiếm đoạt tài sản bị xử lý về hình sự theo tội có tính chiếm đoạt tài sản, nhất là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp tài sản. Người phạm tội trong trường hợp này sử dụng sự mê tín dị đoan của người bị hại và dùng các thủ đoạn có tính chất mê tín, dị đoan để chiếm đoạt tài sản. Do vậy, người phạm tội không bị truy tố, xét xử về tội hành nghề mê tín, dị đoan mà về tội phạm có tính chiếm đoạt. Ví dụ, vợ chồng Nguyễn Thanh Thúy và Mẫn Thị Duyên tự xưng là nhà tâm linh, có khả năng “thấu thị” nhìn xuyên thấu mọi sự vật. Để gây thanh thế và tạo lòng tin với những người có nguyện vọng đi tìm mộ liệt sĩ, vợ chồng này đã phối hợp với một ngân hàng chính sách để thực hiện rất nhiều vụ tìm mộ. Sau mỗi vụ tìm mộ, nhà tâm linh Nguyễn Thanh Thúy được ngân hàng