SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG
TÁI BẢO HIỂM TẠI C NG T C PH N
BẢO HIỂM NGÂN HÀNG N NG NGHIỆP
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NG THỊ LIÊN
MÃ SINH VIÊN : A19663
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI – 2015
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG
TÁI BẢO HIỂM TẠI C NG T C PH N
BẢO HIỂM NGÂN HÀNG N NG NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Trịnh Trọng Anh
Sinh viên thực hiện : Ngô Thị Liên
Mã sinh viên : A19663
Ngành : Tài chính
HÀ NỘI – 2015
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn – Thạc sỹ Trịnh
Trọng Anh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực
hiện khóa luận này.
Ngoài ra, em cũng mong muốn thông qua khóa luận này, gửi lời cám ơn sâu sắc
đến các thầy cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại Học Thăng Long, những người đã
trực tiếp truyền đạt cho em các kiến thức về kinh tế từ những môn học cơ bản nhất,
giúp em có được một nền tảng về chuyên ngành học như hiện tại để có thể hoàn thành
đề tài nghiên cứu này.
Bên cạnh đó, em xin cảm ơn các anh chị, cô chú trong phòng Tài sản-Kỹ thuật
của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ cũng
như cung cấp số liệu, thông tin và tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm khóa
luận.
Cuối cùng, em xin cám ơn những thành viên trong gia đình và những người bạn
đã luôn bên cạnh, giúp đỡ và ủng hộ em trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2015
Sinh viên
Ngô Thị Liên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, trích
dẫn, kết quả nêu trong khóa luận đều có nguồn gốc rõ ràng và trung thực, xuất phát từ
tình hình thực tế của công ty.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2015
Sinh viên
Ngô Thị Liên
Thang Long University Library
LỜI MỞ Đ U
1. Lý do chọn đề tài
Ngành Bảo hiểm ra đời từ khá lâu trên thế giới và được ví như “tay vịn của cầu
thang” với vai trò bảo vệ và hạn chế những tổn thất về mặt tài chính khi có rủi ro xảy
ra đối với người tham gia bảo hiểm. Hoạt động bảo hiểm còn giúp huy động nguồn
vốn lớn trong xã hội để đầu tư và phát triển nền kinh tế. Nhiều những dự án ra đời với
nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng cũng là động lực để thúc đẩy thị trường bảo hiểm
Việt Nam phát triển mạnh trong thời gian qua. Tuy vậy, các công ty bảo hiểm cũng
cần được bảo vệ tránh khỏi trường hợp phá sản do số tiền bồi thường vượt quá khả
năng tài chính. Một thị trường bảo hiểm phát triển vững mạnh và an toàn, mang lại lợi
ích cho xã hội phải được đồng đều cả nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm. Chính vì
thế hoạt động tái bảo hiểm đã ra đời.
Xuất hiện từ giữa thế kỷ XIV, nhưng mãi đến thế kỷ XIX tái bảo hiểm mới thực
sự trở thành hệ thống. Và cho đến ngày nay tái bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh
doanh sôi động trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam hoạt động này hiện vẫn đang là
một lĩnh vực mới mẻ. Thực chất tái bảo hiểm cũng chính là bảo hiểm khi các công ty
Bảo hiểm gốc bảo hiểm rủi ro một lần nữa. Thông qua các hoạt động tái bảo hiểm, một
luồng tiền tệ đã xuất hiện và chu chuyển trong thị trường tiền tệ Việt Nam cũng như
giữa thị trường tài chính Việt Nam với thị trường tài chính quốc tế.
Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm nói chung cần phải
chuẩn bị những gì để có thể chủ động hội nhập và nắm bắt những cơ hội mới hay đơn
giản là để đứng vững và giữ được thị phần ngay trong thị trường bảo hiểm nội địa. Đó
là một bài toán không hề đơn giản nhưng rất đáng được quan tâm. Từ những lý do trên
em đã chọn đề tài “Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty Cổ phần
Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp” làm đề tài cho khóa luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khoá luận trình bày những nét cơ bản nhất về tái bảo hiểm cùng một số thông tin
về thực trạng tái bảo hiểm ở ABIC hiện nay. Bên cạnh đó, khoá luận cũng trình bày
một số kiến nghị và giải pháp giúp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ tái bảo hiểm ở ABIC
nói riêng cũng như thúc đẩy thị trường tái bảo hiểm ở nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Tình hình tái bảo hiểm tại Công ty cổ phần
Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng tái bảo hiểm của Công ty Cổ
phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp từ năm 2011 đến năm 2013 thông qua các chỉ
tiêu trên cơ sở lí luận và số liệu dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh, để rồi từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ tái bảo hiểm của công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu trong khóa luận là phương pháp phân tích tổng hợp, so
sánh khái quát hóa dựa trên số liệu được cung cấp và tình hình thực tế của Công ty.
5. Kết cấu luận văn
Khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương
 Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nghiệp vụ tái bảo hiểm
 Chương 2: Thực trạng triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại Công ty cổ
phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC)
 Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển hoạt động tái
bảo hiểm tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC)
Thang Long University Library
MỤC LỤC
LỜI MỞ Đ U Trang
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM 1
1.1.Tổng quan về thị trường bảo hiểm 1
1.2.Các khái niệm chung về nghiệp vụ tái bảo hiểm 1
1.2.1. Khái niệm tái bảo hiểm 1
1.2.2. Sự cần thiết của tái bảo hiểm 2
1.2.3. Các hình thức của tái bảo hiểm 3
1.2.3.1. Tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn (Facultative Reinsurance) 4
1.2.3.2. Tái bảo hiểm bắt buộc (Obligatory Reinsurance) 5
1.2.3.3. Tái bảo hiểm lựa chọnbắt buộc (Facobli Reinsurance) 6
1.3.Các phương thức tái bảo hiểm. 7
1.3.1. Tái bảo hiểm theo tỷ lệ 7
1.3.1.1. Tái bảo hiểm số thành 7
1.3.1.2. Tái bảo hiểm mức dôi 8
1.3.1.3. Tái bảo hiểm kết hợp số thành mức dôi 9
1.3.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ 9
1.3.2.1. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường 10
1.3.2.2. Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường 10
1.3.2.3. Tái bảo hiểm kết hợp mức dôi và vượt mức bồi thường 10
1.4.Nội dung thực hiện hợp đồng tái bảo hiểm trong doanh nghiệp 11
1.4.1. Định nghĩa hợp đồng tái bảo hiểm 11
1.4.2. Các hình thức của hợp đồng tái bảo hiểm 11
1.4.2.1. Hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn (Facultative reinsurance) 11
1.4.2.2. Hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc (Obigtory reinsurence) 11
1.4.2.3. Hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn bắt buộc (Fucultative –Obligatory
reinsurance ) 11
1.4.3. Những nội dung cơ bản trong hợp đồng tái bảo hiểm 12
1.4.3.1. Hoa hồng tái bảo hiểm Thủ tục phí (commision) 12
1.4.3.2. Phí tạm giữ 13
1.4.3.3. Bồi thường tạm giữ 13
1.4.3.4. Bồi thường trả ngay 14
1.4.4. Một số nguyên tắc về pháp lý của hợp đồng Tái bảo hiểm 14
1.4.5. Quy trình đòi bồi thường giữa công ty nhượng tái bảo hiểm và công ty nhận
tái bảo hiểm 15
1.4.6. Các bước ký kết hợp đồng tái bảo hiểm 16
1.4.6.1. Ký kết hợp đồng tái bảo hiểm qua môi giới 16
1.4.6.2. Ký kết hợp đồng tái bảo hiểm trực tiếp 17
1.5.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tái bảo hiểm 17
1.5.1. Chỉ tiêu tỷ lệ tái bảo hiểm 17
1.5.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tái bảo hiểm 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM TẠI CÔNG TY
C PH N BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP ( ABIC) 19
2.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 19
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty 19
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 19
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp
(ABIC) 20
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 21
2.1.5. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty 23
2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của ABIC 25
2.2.Phân tích thực trạng tái bảo hiểm tại Công ty cổ phần Bảo hiểm nông nghiệp
(ABIC) 28
2.2.1. Tình hình nhận tái bảo hiểm 28
2.2.1.1. Theo hình thức tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc - tự nguyện 29
2.2.1.2. Theo loại hình nghiệp vụ 31
2.2.2. Kết quả kinh doanh nhận tái bảo hiểm của ABIC 33
2.2.2.1. Tình hình nhượng tái của ABIC 33
2.2.2.2. Mức phí nhận tái bảo hiểm giữ lại 34
2.2.2.3. Bồi thường thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái bảo hiểm 35
2.2.2.4. Bồi thường thuộc trách nhiệm hợp đồng nhượng tái 37
2.2.3. Kết quả thu – chi nghiệp vụ tái bảo hiểm 38
2.2.3.1. Kết quả thu nghiệp vụ tái bảo hiểm 38
2.2.3.2. Kết quả chi nghiệp vụ tái bảo hiểm 38
Thang Long University Library
2.2.3.3. Kết quả thu – chi nghiệp vụ tái bảo hiểm 39
2.3.Đánh giá chung hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm của ABIC 40
2.4.Những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động tái bảo hiểm của ABIC 42
2.5.Sự cần thiết phải nâng cao năng lực nhận tái của ABIC 43
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM TẠI ABIC 45
3.1.Xu hướng phát triển của thị trường Tái bảo hiểm ở Việt Nam 45
3.1.1.Những mặt hạn chế 45
3.1.2.Tiềm năng của thị trường Tái bảo hiểm 45
3.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến thị trường Tái bảo hiểm 46
3.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và đầu tư nước ngoài 46
3.2.2. Sự tham gia của các công ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm quốc tế 47
3.3.Thuận lợi và khó khăn của hoạt động Tái bảo hiểm 47
3.3.1. Thuận lợi 47
3.3.2. Những thách thức đặt ra 48
3.4.Định hướng kinh doanh chung của ABIC trong năm 2014 50
3.5.Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ Tái bảo hiểm tại ABIC 51
3.5.1. Không ngừng cải tiến, thiết kế sản phẩm bảo hiểm mới 51
3.5.2. Tiến hành nhận Tái bảo hiểm quốc tế 52
3.5.3. Đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Tái bảo hiểm 52
3.5.4. Nâng cao vai trò quản lý và tư vấn của ABIC 53
3.5.5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình cấp đơn, quản lý, khai thác, bồi
thường 54
3.5.6. Những biện pháp khác 55
3.6. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 55
3.6.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý cho doanh nghiệp bảo hiểm 55
3.6.2. Các biện pháp quản lý 56
3.6.3. Hỗ trợ gián tiếp cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước về mặt kỹ thuật,
nghiệp vụ . 56
3.6.4. Nâng cao ý thức của người dân về bảo hiểm 57
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BH Bảo hiểm
HĐQT Hội đồng quản trị
TBH Tái bảo hiểm
SXKD Sản xuất kinh doanh
Thang Long University Library
DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ THỊ
Bảng 1.1: Bảng so sánh giữa đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm.......................................3
Bảng 1.3: Thủ tục phí theo thang lũy tiến...................................................................12
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Bảo hiềm Ngân hàng nông
nghiệp năm 2011-2013 ..............................................................................................25
Bảng 2.2:Doanh thu phí nhận TBH của ABIC theo hình thức cam kết/bắt buộc - tự
nguyện (2011 – 2013)...............................................................................................29
Bảng 2.3:Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm theo loại hình nghiệp vụ tại ABIC (2011 –
2013) .........................................................................................................................31
Bảng 2.4Mức phí nhận tái bảo hiểm giữ lại của ABIC (2011 – 2013) ........................35
Bảng 2.5. Tình hình bồi thường thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái bảo hiểm của
ABIC (2011 – 2013) ..................................................................................................36
Bảng 2.6: Tình hình tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhượng tái bảo hiểm của
ABIC giai đoạn 2011-2013 ........................................................................................37
Bảng 2.7: Kết quả thu nghiệp vụ tái bảo hiểm tại ABIC giai đoạn 2011 – 2013 .........38
Bảng 2.8. Kết quả chi nghiệp vụ tái bảo hiểm tại ABIC giai đoạn 2011 – 2013 .........39
Bảng 2.9.Kết quả thu - chi nghiệp vụ tái bảo hiểm tại ABIC giai đoạn 2011-2013....39
Bảng 2.10. Tỷ lệ tái bảo hiểm của ABIC giai đoạn 2011-2013...................................40
Bảng 2.11: Tỷ lệ đánh giá hiệu quả tái bảo hiểm của ABIC giai đoạn 2011-2013 ......41
Bảng 2.12: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của ABIC từ năm 2011-2013.................41
1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM
Tổng quan về thị trường bảo hiểm1.1.
Có thể nói những hình thức sơ khai nhất của bảo hiểm được hình thành từ khá lâu
trong lịch sử loài người do nhu cầu khách quan của cuộc sống. Ngay từ thời kì cổ đại,
việc hình thành các kho dự trữ lương thực để phòng ngừa khả năng mất mùa hay chiến
tranh được xem như là những nền tảng cơ bản của hoạt động bảo hiểm.
Bảo hiểm hàng hải xuất hiện ở Châu Âu là loại hình bảo hiểm đầu tiên trên thế
giới. Sau khi các công ty bảo hiểm ra đời thì bên cạnh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải,
nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu của các công ty này là bảo hiểm hỏa hoạn do các ngôi nhà
vào đầu thế kỉ XVII hầu hết được xây bằng gỗ. Đến giữa thế kỉ XVII, người ta cũng
lập ra các quỹ tương hỗ để cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ cho công chúng.
Ban đầu, hoạt động bảo hiểm ra đời với nhu cầu ổn định sản xuất kinh doanh với
chức năng chủ yếu là phòng ngừa khắc phục những rủi ro, mọi tai nạn bất ngờ. Người
ta chưa nghĩ tới các tổ chức bảo hiểm như là một tổ chức tài chính trung gian thì nay
các công ty bảo hiểm được coi như là một tổ chức tài chính vừa được coi là một công
ty hoạt động ở đa lĩnh vực.
Bảo hiểm có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, theo luật kinh
doanh bảo hiểm của Việt Nam (ban hành ngày 09/12/2000) thì “Kinh doanh bảo hiểm
là hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo
hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm phải
đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng
hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Bảo hiểm
được xem là một phương thức để xử lý rủi ro thông qua việc dự trữ đề phòng rủi ro,
chuyển giao, phân tán rủi ro nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất, đời sống và con
người trong xã hội. Ngày nay trên thế giới với một nền kinh tế thị trường phát triển thì
bảo hiểm thực sự đi vào từng lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội với các sản phẩm
hết sức đa dạng và phong phú.
Các khái niệm chung về nghiệp vụ tái bảo hiểm1.2.
Khái niệm tái bảo hiểm1.2.1.
“Tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà người bảo hiểm sử dụng để chuyển một
phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác;
trên cơ sở nhượng lại cho người bảo hiểm đó một phần phí bảo hiểm thông qua hợp
đồng tái bảo hiểm.” (Giáo trình nghiệp vụ bảo hiểm (2005), Trương Mộc Lâm, Học
viện Tài chính). Thực tế tái bảo hiểm được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc nên nó
Thang Long University Library
2
luôn gắn liền với nghiệp vụ bảo hiểm gốc. Nói một cách khác, “Tái bảo hiểm là bảo
hiểm cho các nhà bảo hiểm”
Trong tái bảo hiểm, công ty bảo hiểm gốc (hay công ty nhượng tái bảo hiểm)
nhận bảo hiểm cho người tham gia, sau đó chuyển giao một phần rủi ro đã nhận bảo
hiểm cho các công ty nhận tái bảo hiểm (hay nhà tái bảo hiểm). Khi tổn thất xảy ra
thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm gốc phải bồi thường cho người được bảo
hiểm trên cơ sở khả năng tài chính của mình, sau đó đòi lại phần trách nhiệm từ công
ty nhận tái bảo hiểm.
Tái bảo hiểm được chia thành hai phần tùy theo góc độ nghiên cứu là: Tái bảo
hiểm đi và Tái bảo hiểm nhận.
Tái bảo hiểm đi (Outward Reinsurance) hay còn gọi là nhượng tái bảo hiểm tức
là một công ty bảo hiểm gốc (là công ty khai thác dịch vụ bảo hiểm trực tiếp từ khách
hàng) phân tán rủi ro cho các công ty tái bảo hiểm. Trong trường hợp này công ty bảo
hiểm gốc phải chuyển bớt một phần phí cho các công ty tái bảo hiểm và nhận được từ
họ yếu tố đảm bảo và ổn định kinh doanh của mình.
Quá trình ngược lại được gọi là tái bảo hiểm nhận (Inward Reinsurance) hay còn
gọi là nhận tái bảo hiểm.
Sự cần thiết của tái bảo hiểm1.2.2.
Trước hết phải khẳng định rằng ngay từ khi con người biết sản xuất của cải, tạo
ra giá trị thặng dư đã có nhu cầu bảo đảm cho những rủi ro có thể gặp phải. Do đó
ngành bảo hiểm trên thế giới đã ra đời từ khá lâu. Trong thời kì hiện nay, khi việc sản
xuất ngày càng nhiều với khối lượng ngày càng lớn, những thiên tai, bệnh dịch, bất ổn
chính trị… xảy ra với tần suất nhiều hơn thì nhu cầu được bảo hiểm càng tăng cao.
Trong thời đại toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, một tổn thất dù xảy ra tại bất kỳ điểm
nào trên thế giới ngày càng phẳng này cũng có thể làm ngưng trệ cả chuỗi giá trị toàn
cầu. Điều đó lý giải tại sao quỹ bảo hiểm tại các nước phát triển nhất thế giới hiện nay
lên đến 10% GDP. Các công ty bảo hiểm được thành lập cũng đóng vai trò như các
doanh nghiệp với một số vốn nhất định và phải chịu những trách nhiệm với phần vốn
của mình đối với mọi hoạt động kinh doanh để đứng vững trên thương trường. Chính
vì thế các công ty bảo hiểm cũng phải gánh chịu những rủi ro khi chấp nhận tham gia
bảo hiểm cho người được bảo hiểm. Một số những nguyên nhân chính như là:
 Có những đối tượng tham gia bảo hiểm với số tiền tham gia bảo hiểm quá lớn
vượt quá khả năng tài chính của công ty bảo hiểm, do đó nếu chấp nhận rủi ro
và khi tổn thất xảy ra chắc chắn công ty sẽ chịu hậu quả nặng nề. Công tác
đánh giá kiểm soát rủi ro không hiệu quả, công tác chi trả, bồi thường cũng
3
không thể làm một cách chặt chẽ khi những rủi ro bảo hiểm xảy ra liên tục
trong thời gian ngắn.
 Đối với công ty bảo hiểm mới thành lập, mạng lưới đại lý chưa rộng và thiếu
kinh nghiệm, các khâu chưa hoàn chỉnh cũng dễ bị phá sản.
 Có những trường hợp phương pháp tính phí chưa thật chuẩn xác vì có những
rủi ro mới xuất hiện, ngành bảo hiểm chưa có số liệu thống kê đầy đủ hoặc
không đủ khả năng quản lý rủi ro nên chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu.
 Do tác động của thiên tai, khí hậu do ảnh hưởng xấu của môi trường gia tăng
nên tiềm ẩn nhiều rủi ro ngày càng khó lường.
Để hạn chế những rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể gặp phải mà vẫn bảo
đảm hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có giá trị bảo hiểm lớn thì thường có hai
hình thức cơ bản: Đồng bảo hiểm và Tái bảo hiểm.
So sánh giữa tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm.
Phương pháp thường được sử dụng để san sẻ những rủi ro trong các công ty bảo
hiểm là tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm. Mỗi phương pháp lại có những điểm giống và
khác, ưu và nhược điểm riêng như sau:
 Giống nhau: Cả hai phương pháp đều là phương pháp phân tán rủi ro, chuyển
rủi ro có thể xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm sang người bảo hiểm
hoặc các nhà tái bảo hiểm.
 Khác nhau:
Bảng 1.1: Bảng so sánh giữa đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm
Hình thức
Tiêu chí
Tái bảo hiểm Đồng bảo hiểm
Điểm xuất phát
Được xuất phát từ người bảo
hiểm.
Xuất phát từ người tham gia.
Tính chịu trách
nhiệm
Chỉ trịu trách nhiệm đối với công
ty bảo hiểm gốc.
Chịu trách nhiệm trước
người tham gia bảo hiểm.
Các bên tham
gia
Có thể chỉ cần một nhà tái bảo
hiểm hoặc nhiều hơn.
Phải có ít nhất hai nhà bảo
hiểm trở lên.
Khi có tổn thất
xảy ra
Có thể huy động vốn bồi thường
một cách nhanh chóng, công ty
tái bảo hiểm có thể trích trước để
giải quyết sự cố.
Huy động vốn bồi thường rất
khó khăn và mất nhiều thời
gian gây khó khăn cho người
tham gia bảo hiểm.
Các hình thức của tái bảo hiểm1.2.3.
Đầu thế kỷ XIX, ngành Tái bảo hiểm đã bắt đầu phát triển nhanh chóng và nhiều
hình thức tái bảo hiểm mới được thiết lập.Trước đó, các nhà tái bảo hiểm chỉ áp dụng
Thang Long University Library
4
một hình thức tái bảo hiểm duy nhất đó là “Tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn cho từng rủi
ro riêng biệt”. Trong lý thuyết cũng như trên thực tế, tái bảo hiểm được phân loại theo
ba hình thức: Tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn, Tái bảo hiểm bắt buộc và Tái bảo hiểm lựa
chọnbắt buộc.
1.2.3.1. Tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn (Facultative Reinsurance)
Là hình thức tái bảo hiểm đơn giản và cổ điển nhất. Với hình thức này, công ty
nhượng tái hoàn toàn có quyền chọn những rủi ro để đem nhượng tái và dĩ nhiên nhà
Tái bảo hiểm có quyền khước từ tham gia vào hợp đồng nếu họ không muốn.Thủ tục
để tiến hành thực hiện một hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn bao gồm:
 Trước hết công ty nhượng thông báo cho nhà tái bảo hiểm một dịch vụ nào đó
mà họ cần tái bảo hiểm dưới hình thức một phiếu đề nghị (Slip), trong đó có
ghi các đặc điểm chính của rủi ro cần tái bảo hiểm.
 Sau khi nhận được phiếu đề nghị này, nhà tái bảo hiểm có toàn quyền tự do
lựa chọn nhận toàn bộ hay một phần tỷ lệ nào đó hay bằng một số tiền cố định
trên cơ sở rủi ro được đề nghị. Nhà tái bảo hiểm xác nhận phần tham gia của
mình thông thường bằng cách ghi trực tiếp vào bản thứ hai của phiếu đề nghị
và gửi trả lại công ty nhượng.
 Nếu như đến ngày mãn hạn hợp đồng bảo hiểm gốc mà không có sự tái lập
hợp đồng dịch vụ tái bảo hiểm này cũng sẽ tự động chấm dứt hiệu lực. Tuy
nhiên trừ khi có sự giao kết nào khác, dù hợp đồng bảo hiểm gốc có tái lập thì
cũng không có nghĩa là nhà tái bảo hiểm buộc phải tiếp tục nhận hợp đồng tái
bảo hiểm cho thời kỳ kế tiếp, mà họ có quyền tự do lựa chọn tiếp tục nhận hay
từ chối không tham gia tiếp nữa.
 Ưu điểm của hình thức này:
 Giúp công ty nhượng có điều kiện để lùa chọn duy trì kim ngạch bảo hiểm của
mình được cân đối, tức là công ty nhượng có thể cải thiện sự may rủi trong
việc đạt được những lợi ích tối đa theo các điều kiện qui định trong các hợp
đồng tái bảo hiểm của họ (như điều kiện về chia lãi, thủ tục phí tái bảo hiểm
theo thang luỹ tiến, thủ tục phí tái bảo hiểm theo lãi…). Bên cạnh đó, vận may
rủi được chia sẻ giữa các bên là hoàn toàn khách quan, không gò ép bởi vậy
tạo điều kiện quan hệ lâu dài giữa công ty nhượng và tái bảo hiểm.
 Giúp công ty nhượng có quyền chủ động trong việc chấp nhận bảo hiểm phục
vụ nhu cầu người được bảo hiểm về những loại rủi ro mà có thể không được
chấp nhận trong các hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc truyền thống của mình,
chẳng hạn như: rủi ro động đất, bão lụt, đình công, bạo loạn, chiến tranh, nội
chiến…
5
 Nhược điểm của hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn:
 Công ty nhượng phải thông báo đầy đủ chi tiết về nghiệp vụ bảo hiểm gốc, có
nghĩa là các nhà tái bảo hiểm có thể biết ý đồ bên trong của các hợp đồng gốc
lẫn kim ngạch bảo hiểm của công ty nhượng dẫn đến có thể bị tiết lộ thông tin
có lợi cho các đối thủ cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm gốc.
 Không đảm bảo thời gian trong việc phân tán rủi ro tái bảo hiểm: Công ty
nhượng không có sự đảm bảo chắc chắn của thị trường tái bảo hiểm khi họ
nhận bảo hiểm cho một rủi ro nào đó, có thể giảm khả năng cạnh tranh, tính
năng động cũng như uy tín của họ.
 Trong nhiều trường hợp hình thức tái bảo hiểm này chỉ được thực hiện với
mức phí cao hơn mức phí gốc hoặc buộc phải giảm bớt thủ tục phí tái bảo
hiểm. Ngoài ra khi thị trường tái bảo hiểm thế giới cung cầu đã bão hoà hay
khả năng tiếp nhận rủi ro của thị trường đã gần đạt tới mức tối đa, dày đặc thì
tái bảo hiểm theo hình thức này sẽ rất bị hạn chế.
Do những ưu và nhược điểm trên, hình thức tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn thường
được áp dụng trong những trường hợp sau:
 Phát sinh các dịch vụ lớn, vượt khỏi giới hạn khống chế bởi hợp đồng nhận tái
bảo hiểm cố định do đó cần thiết phải thu xếp tái bảo hiểm cho phần vượt quá
này.
 Tái bảo hiểm tạm thời cho phép công ty bảo hiểm gốc nhận những dịch vụ
nằm ngoài phạm vi khai thác thông thường theo yêu cầu đặc biệt của khách
hàng.
 Có những trường hợp người được bảo hiểm gốc không hiểu biết đầy đủ về một
loại rủi ro nào đó và phải yêu cầu người nhận tái giúp đỡ. Khi đó người nhận
tái sẽ là người xác định mức phí, các điều khoản.
1.2.3.2. Tái bảo hiểm bắt buộc (Obligatory Reinsurance)
Hình thức tái bảo hiểm bắt buộc là sự thoả thuận giữa công ty nhượng và nhà tái
bảo hiểm mà trong đó công ty nhượng bắt buộc phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất
cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã quy định trước trong hợp đồng cho tới
một hạn mức trách nhiệm ngang với số tiền hạn mức tối đa đã được thoả thuận từ
trước. Ngược lại công ty nhận tái bảo hiểm cũng phải chấp nhận toàn bộ các đơn vị rủi
ro đó. Với hình thức này công ty nhượng có toàn quyền tự do chấp nhận và định giá
phí bảo hiểm cho những đơn vị rủi ro mà người được bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm và
không cần tham khảo trước ý kiến của công ty nhận tái bảo hiểm.
Thang Long University Library
6
 Thủ tục thu xếp hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc:
 Công ty nhượng gửi cho nhà tái bảo hiểm những số liệu thống kê về những
rủi ro (Số lượng, số tiền bảo hiểm, tổn thất…) thuộc loại hình dịch vụ dự định
tái bảo hiểm bằng hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc.
 Các bên sẽ trao đổi đàm phán các chi tiết của hợp đồng: phạm vi bảo vệ, các
điều khoản hợp đồng…Nếu chấp nhận, nhà tái bảo hiểm sẽ xác nhận bằng văn
bản việc nhận tái bảo hiểm cho mọi đơn vị rủi ro mà công ty nhượng tái theo
nghĩa vụ đã thoả thuận.
 Ưu điểm:
 Hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc phải giảm đáng kể các chi phí hành chính,
đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lý nghiệp vụ.
 Công ty nhượng chủ động trong cung cấp dịch vụ mà không phụ thuộc vào
công ty nhận tái bảo hiểm.
 Nhược điểm:
 Đối với công ty nhượng còn non trẻ, mới thành lập, khả năng tài chính còn
yếu kém, bao giờ cũng gặp nhiều bất lợi khi thoả thuận. Mặt khác khi tái bảo
hiểm theo hình thức này, công ty nhượng phải đem tái đi mọi đơn vị rủi ro
ngay cả đối với những đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm nhỏ nằm trong khả
năng tài chính cho phép.
 Nếu công ty nhượng thiếu kinh nghiệm, đặc biệt sơ suất trong việc ký kết hợp
đồng bảo hiểm gốc thì hậu quả đối với các nhà tái bảo hiểm rất khó lường
trước được.
Chính từ những ưu nhược điểm trên mà trong thực tế, hình thức tái bảo hiểm cố
định được áp dụng rất phổ biến trong nhiều loại nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau như
trong bảo hiểm cháy, bảo hiểm hàng không.
1.2.3.3. Tái bảo hiểm lựa chọnbắt buộc (Facobli Reinsurance)
Tái bảo hiểm lựa chọnbắt buộc là một hình thức tái bảo hiểm mà công ty nhượng
thường cố gắng thu xếp mỗi khi những rủi ro cần tái bảo hiểm trong một ngành kinh tế
lên đến một mức độ nào đó. Trong hình thức tái bảo hiểm này, công ty nhượng không
bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình khai thác được, nhưng ngược lại
nhà tái bảo hiểm buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đưa vào thoả
thuận này với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản
đã quy ước của hợp đồng tái bảo hiểm đã ký kết. Như vậy so với hình thức tái bảo
hiểm tuỳ ý lựa chọn thì nhà tái bảo hiểm bất lợi hơn vì không có quyền từ chối nhận
những rủi ro mà họ không mong muốn.
7
 Ưu điểm:
 Rất phù hợp với công ty nhượng mới thành lập, khả năng tài chính còn yếu
kém, quan hệ hạn hẹp.
 Giúp công ty nhượng có thể lựa chọn những rủi ro vượt quá khả năng tự giữ
lại của mình để đem tái cho một nhà tái bảo hiểm duy nhất hay một số ít các
nhà tái bảo hiểm mà họ lựa chọn thay vì phải tái đi tất cả mọi đơn vị rủi ro như
trong hình thức tái bảo hiểm bắt buộc.
 Do nhà tái bảo hiểm buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng tái
cho nên công ty nhượng luôn có sự đảm bảo chắc chắn trong thu xếp tái bảo
hiểm với chi phí ít tốn kém. Mặt khác, nhà tái bảo hiểm cũng có điều kiện tăng
thu nhập từ nguồn phí nhận tái bảo hiểm lớn.
 Nhược điểm:
 Nhà tái bảo hiểm bị bất lợi do không có quyền từ chối những rủi ro mà một
khi công ty nhượng đã lựa chọn tái.
 Hình thức này đôi khi gây ra trường hợp công ty nhượng cố tình đưa vào hợp
đồng những rủi ro không hợp lý, phí thấp…hoặc có tư tưởng ỷ lại, không chú
trọng trong khâu đánh giá rủi ro, từ đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết
quả kinh doanh của công ty nhận.
 Nếu công ty nhượng gặp phải nhà tái bảo hiểm mà hoạt động kinh doanh của
họ đang trong giai đoạn khó khăn hoặc thị trường tái bảo hiểm cung vượt quá
cầu thì mức phí cũng như hoa hồng tái bảo hiểm phải thoả thuận lại, do đó
phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty nhượng.
Các phương thức tái bảo hiểm.1.3.
Tái bảo hiểm theo tỷ lệ1.3.1.
Tái bảo hiểm theo tỷ lệ hay còn gọi là tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm, là
phương thức tái bảo hiểm mà trong đó trách nhiệm của công ty nhượng tái bảo hiểm
và nhà tái bảo hiểm đối với đơn vị rủi ro được bảo hiểm phân bố theo tỷ lệ tham gia
của mỗi bên trên cơ sở số tiền được bảo hiểm. Phương thức này được chia làm hai loại
như sau:
 Tái bảo hiểm số thành (phân ngạch)
 Tái bảo hiểm mức dôi (thặng dư vốn)
1.3.1.1. Tái bảo hiểm số thành
Theo phương thức này, công ty nhượng giữ lại cho mình một tỷ lệ nhất định so
với số tiền bảo hiểm, phần còn lại tái đi. Do đó, phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm cũng
Thang Long University Library
8
được phân bổ giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm theo tỷ lệ tương ứng. Nếu số
tiền tái đi quá nhiều công ty nhượng có thể tìm kiếm nhiều nhà tái bảo hiểm khác nhau
để đảm bảo phân tán rủi ro nhanh hơn, giúp công ty ổn định kinh doanh. Trong tái bảo
hiểm số thành các bên tham gia hợp đồng cũng có thể đưa ra một giới hạn nhất định.
Căn cứ vào giới hạn này buộc công ty nhượng phải tìm kiếm những bạn hàng mới
 Ưu điểm:
 Là phương pháp tái bảo hiểm đơn giản, dễ tính toán, chi phí quản lý tiết kiệm.
 Đối với các nhà tái bảo hiểm, phương pháp này có tính cân đối và dễ chấp
nhận hơn so với dạng tái bảo hiểm khác vì rủi ro phân tán dễ hơn so với các
phương pháp khác. Đặc biệt nhà tái bảo hiểm có điều kiện tham gia vào mọi
đơn vị rủi ro. Đồng thời công ty nhượng hoàn toàn yên tâm khi khách hàng
tham gia bảo hiểm gốc chuyển giao rủi ro cho mình.
 Thủ tục phí tái bảo hiểm (hoa hồng tái bảo hiểm) của dạng này là cao nhất.
 Nhược điểm:
 Ít nhiều ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh thu của công ty nhượng.Vì tất cả
các đơn vị rủi ro đều đem tái đi nên công ty nhượng không giữ lại cho mình
những đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm mà khả năng tài chính của mình hoàn
toàn cho phép.
 Không lường trước được mức độ biến thiên của số tiền bảo hiểm và số tiền bồi
thường.
1.3.1.2. Tái bảo hiểm mức dôi
Đặc trưng của của tái bảo hiểm mức dôi là công ty nhượng ấn định mức giữ lại,
phần còn lại đem tái cho công ty khác. Trong tái bảo hiểm mức dôi trách nhiệm của
người nhận được xác nhận theo lớp, tức là bội số của mức giữ lại. Do đó, phí bảo hiểm
và số tiền bảo hiểm bồi thường được phân bổ theo tỷ lệ tương ứng giữa công ty
nhượng và nhà tái bảo hiểm.
 Ưu điểm:
Phương thức này có nhiều điểm tích cực hơn so với tái bảo hiểm số thành.
 Thứ nhất là người nhượng có thể chủ động tính toán và giữ lại được một cách
ổn định số phí cho phù hợp với khả năng tài chính của mình.
 Thứ hai là đối với những hợp đồng có số tiền bảo hiểm nhỏ thì người nhượng
có thể được giữ lại toàn bộ. Khác với tái bảo hiểm số thành, người nhận tái
trong tái bảo hiểm theo mức dôi sẽ không tham gia vào mọi đơn vị rủi ro mà
9
chỉ can thiệp khi đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm lớn hơn mức giữ lại của
người nhượng.
 Nhược điểm:
 Nhìn chung chi phí quản lý tốn kém hơn so với phương pháp số thành.
 Những tổn thất nhỏ phần lớn rơi vào công ty nhượng phải gánh vác.
 Đối với những nghiệp vụ bảo hiểm mà sự biến thiên về số tiền bảo hiểm, số
tiền bồi thường quá lớn thì áp dụng phương pháp mức dôi sẽ có nhiều hạn chế
rơi vào công ty nhượng.
1.3.1.3. Tái bảo hiểm kết hợp số thành mức dôi
Với hình thức này thì việc phân chia trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên được
tiến hành theo trình tự từng hợp đồng. Trước hết tiến hành phân bổ cho hợp đồng mức
dôi. Kết hợp giữa hình thức tái bảo hiểm số thành và tái bảo hiểm mức dôi có tác dụng
làm giảm nhẹ trách nhiệm của hợp đồng số thành, đồng thời công ty nhượng phải lo
thu xếp tái bảo hiểm tạm thời.
Xét về mặt kỹ thuật, phải phân bổ theo hợp đồng số thành trước sau đó mới phân
bổ theo hợp đồng mức dôi. Nếu số tiền bảo hiểm còn dư thừa, nhìn chung đều quay về
công ty nhượng gánh vác toàn bộ trừ trường hợp công ty nhượng tìm được một đối tác
mới tin cậy và kí kết với họ những hợp đồng tạm thời.
Ưu điểm của phương pháp tái bảo hiểm kết hợp số thành, mức dôi là giúp công
ty nhượng đảm bảo khả năng gia tăng về nhận trách nhiệm bảo hiểm cho khách hàng
một cách tự do mà không ảnh hưởng đến mức giữ lại của bản thân mình. Bên cạnh đó
cũng giúp công ty nhượng kinh doanh ổn định hơn, đặc biệt là quan hệ trên thị trường
tái bảo hiểm rộng lớn để từ đó học tập kinh nghiệm của họ.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là chi phí hành chính tốn kém, phức
tạp hơn so với những hợp đồng thuần tuý. Hơn nữa, hoa hồng công ty nhượng thu
được từ hợp đồng mức dôi thường thấp hơn so với hợp đồng số thành trong dạng kết
hợp này và so với hợp đồng mức dôi thuần tuý. Ngoài ra phần đem tái bảo hiểm cho
hợp đồng mức dôi bao giờ cũng phải có bảng thông báo cụ thể.
Tái bảo hiểm phi tỷ lệ1.3.2.
Tái bảo hiểm phi tỷ lệ hay còn gọi là tái bảo hiểm theo mức bồi thường bảo hiểm,
là một phương thức tái bảo hiểm mà trong đó công ty nhượng tái bảo hiểm ấn định
giới hạn bồi thường bằng một số tiền mà họ có thể tự gánh chịu cho tổn thất, là hậu
quả của từng sự cố đối với một hoặc nhiều loại bảo hiểm mà mình đảm trách, còn phần
tổn thất vượt quá mức giới hạn đó được chuyển cho nhà tái bảo hiểm gánh chịu. Các
phương thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ liên quan đến các mức tỷ lệ của giá trị đối tượng
Thang Long University Library
10
chịu rủi ro. Trong khi các phương thức tái bảo hiểm phi tỷ lệ nhìn nhận theo cách khác
và được dựa trên các tổn thất chứ không phải là số tiền bảo hiểm. Có ba phương thức
tái bảo hiểm cơ bản sau:
 Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường.
 Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường.
 Tái bảo hiểm kết hợp mức dôi và vượt mức bồi thường
1.3.2.1. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường
Theo phương thức này, công ty nhượng ấn định số tổn thất vượt quá điểm tự bồi
thường chuyển giao cho nhà tái bảo hiểm, và nhà tái bảo hiểm nhận tái theo từng lớp.
Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường có các dạng sau:
 Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ không hạn mức.
 Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường có hạn mức từng sự cố.
 Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo tai hoạ khốc liệt.
1.3.2.2. Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường
Theo phương thức này, công ty nhượng khống chế trách nhiệm bồi thường một
tỷ lệ nhất định, tỷ lệ bồi thường vượt quá mức quy định được chuyển giao cho nhà tái
bảo hiểm. Phương pháp này giúp cho công ty nhượng chống lại sự gia tăng đột biến
của tỷ lệ bồi thường trong một ngành bảo hiểm hay một dạng dịch vụ bảo hiểm nào đó
trong một thời gian quy định, bất luận tình trạng đó do nguyên nhân nào xảy ra.
Số tiền bồi thường
Tỷ lệ bồi thường = x100%
Phí thu
1.3.2.3. Tái bảo hiểm kết hợp mức dôi và vượt mức bồi thường
Theo phương thức này việc phân chia trách nhiệm ban đầu được tiến hành cho
hợp đồng mức dôi trước. Khi tổn thất xảy ra các nhà tái bảo hiểm vượt mức bồi
thường sẽ bảo vệ cho công ty nhượng hoặc công ty nhận tái bảo hiểm mức đòi tuỳ theo
yêu cầu, và công ty nào được bảo vệ thì công ty đó phải nộp phí đặt cọc. Nếu năm sau
đó tổn thất không xảy ra, công ty được bảo hiểm không được đòi lại khoản phí này.
Phương pháp này có tác dụng làm giảm nhẹ trách nhiệm cho công ty nhượng hay công
ty nhận tái bảo hiểm mức dôi khi có tổn thất lớn xảy ra. Đồng thời phương pháp này
cũng có tác dụng đối với công ty mới thành lập, ít kinh nghiệm. Hơn nữa phương pháp
này còn rất phù hợp với những nghiệp vụ tái bảo hiểm ngắn hạn, giúp công ty nhượng
tái bảo hiểm mức dôi không phải mở những hợp đồng tạm thời vào dịp cuối năm
nghiệp vụ.
11
Nội dung thực hiện hợp đồng tái bảo hiểm trong doanh nghiệp1.4.
Định nghĩa hợp đồng tái bảo hiểm1.4.1.
" Hợp đồng tái bảo hiểm” là thoả thuận được ký kết giữa công ty nhượng và nhà
tái bảo hiểm, trong đó nhà tái bảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm mà công
ty nhượng phải gánh chịu trong hợp đồng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra với điều kiện
công ty nhượng phải chuyển giao một số phí bảo hiểm tương ứng với mức trách nhiệm
của nhà tái bảo hiểm” (Giáo trình nghiệp vụ bảo hiểm (năm 2005), Trương Mộc Lâm,
Học viện Tài chính).
Nhà tái bảo hiểm cam kết bồi thường cho công ty nhượng với điều kiện công ty
nhượng chuyển giao một số phí tương ứng cho nhà tái bảo hiểm mà không được yêu
cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Có thể bồi thường toàn bộ hoặc một phần
đối với trách nhiệm mà công ty nhượng phải gánh chịu, còn công ty nhượng phải gánh
chịu toàn bộ và duy nhất đối với bên mua bảo hiểm trong trường hợp bảo hiểm gốc.
Như vậy, hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng riêng biệt giữa nhà tái bảo hiểm và
công ty nhượng còn người được bảo hiểm tham gia vào hợp đồng này và do đó không
được đòi nhà tái bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho mình mà chỉ được đòi người bảo
hiểm (công ty nhượng).
Các hình thức của hợp đồng tái bảo hiểm1.4.2.
1.4.2.1. Hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc (Obigtory reinsurence)
Đây là thoả thuận giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm trong đó công ty
nhượng bắt buộc phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm
gốc mà hai bên đã thoả thuận từ trước. Ngược lại nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải nhận
toàn bộ tất cả các đơn vị rủi ro đó. Công ty nhượng toàn quyền trong việc chấp nhận
bảo hiểm gốc, định phí... mà không phải tham khảo ý kiến của nhà tái bảo hiểm. Đây
là tái bảo hiểm ràng buộc các bên một cách chặt chẽ.
1.4.2.2. Hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn (Facultative reinsurance)
Đây là hình thức tái bảo hiểm cơ bản nhất, theo đó công ty nhượng toàn quyền
lựa chọn rủi ro cần phải tái bảo hiểm và công ty nhận có quyền được nhận hay từ chối
rủi ro đó.
1.4.2.3. Hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn bắt buộc (Fucultative –Obligatory
reinsurance)
Đây là hình thức kết hợp của cả hai hình thức trên. Theo đó công ty nhượng
không bắt buộc phải nhượng tất cả các rủi ro bảo hiểm đã nhận, ngược lại nhà tái bảo
hiểm bắt buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng chuyển giao. Mỗi hình
thức hợp đồng yêu cầu công ty nhượng thông báo những thông tin khác nhau. Nếu
Thang Long University Library
12
người bảo hiểm cung cấp thông tin không chính xác về rủi ro bảo hiểm đã được chấp
nhận trong hợp
 iểm.
Thủ tục phí theo thang luỹ tiến: Với loại hình này, thủ tục phí tăng giảm theo
tỷ lệ bồi thường, mỗi công ty đều có đồng tái bảo hiểm gốc và là cơ sở để xây dựng
hợp đồng tái bảo hiểm thì nhà tái bảo hiểm có quyền từ chối trách nhiệm bồi thường
khi phát hiện ra sự thiếu trung thực đó.
Những nội dung cơ bản trong hợp đồng tái bảo hiểm1.4.3.
1.4.3.1. Hoa hồng tái bảo hiểm Thủ tục phí (commision)
Thủ tục phí tái bảo hiểm (hoa hồng tái bảo hiểm) là một khoản tiền tái bảo hiểm
mà người nhận tái bảo hiểm trả cho công ty nhượng khi họ nhận tái bảo hiểm của công
ty nhượng. Thủ tục phí này nhằm mục đích chi phí cho điều hành dịch vụ của công ty
nhượng, nó được tính toán trên cơ sở tỷ lệ bồi thường của dịch vụ bảo hiểm tỷ lệ.
Các loại thủ tục phí thường có 3 loại như sau:
 Thủ tục phí cố định: Theo loại hình này nhà tái bảo hiểm trả cho công ty
nhượng theo một tỷ lệ cố định của số phí tái bảo hmột bảng thủ tục phí theo
thang luỹ tiến riêng. Chúng ta có thể tham khảo thang luỹ tiến theo tỷ lệ 12, có
ý nghĩa là tỷ lệ thủ tục phí tăng 1% khi tỉ lệ bồi thường giảm 2%, như sau:
Bảng 1.2: Thủ tục phí theo thang lũy tiến
Tỷ lệ bồi thường Tỷ lệ thủ tục phí
75%
73%
71%
69%
67%
65%
63%
61%
59%
57%
= <55%
20%
21%
22%
23%
24%
25%
26%
27%
28%
29%
30%
(Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch)
Tỷ lệ thủ tục phí thấp nhất là 20%,
13
Cuối mỗi kỳ, thủ tục phí tái bảo hiểm sẽ được tính lại và điều chỉnh lại theo tỷ lệ
của thang luỹ tiến trên cơ sở bồi thường của năm nghiệp vụ.
Tổn thất phải bồi thường
Tỷ lệ bồi thường thuần tuý =  100 %.
Phí thực thu
 Thủ tục phí theo lãi:
Đây là phí được tính toán phụ thêm cho hoa hồng cố định. Theo phương pháp
này, nhà tái bảo hiểm phải trả thêm cho công ty nhượng một khoản lợi nhuận nhất định
được tính bằng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận thực tế mà nhà tái bảo hiểm được hưởng
khi kết quả của hợp đồng tái bảo hiểm có lãi.
1.4.3.2. Phí tạm giữ
Phí tạm giữ là khoản dự phòng riêng giúp cho công ty nhượng có thuận lợi trong
việc giải quyết bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm gốc trước khi quyết toán đòi bồi
thường của nhà tái bảo hiểm. Mức phí tạm giữ là bao nhiêu và thời gian tạm giữ là bao
lâu còn tuỳ thuộc vào luật lệ của từng nước. Thông thường khoản dự phòng này được
tính bằng một tỷ lệ phần trăm cố định của phí tái bảo hiểm toàn phần ( trong khoảng từ
30 % – 40 %)
Trong trường hợp nhà tái bảo hiểm không tiếp tục tham gia hợp đồng năm sau thì
phí tạm giữ sẽ được giải quyết như sau:
 Hoặc tiếp tục chịu trách nhiệm đối với những rủi ro còn hiệu lực cho đến khi
chấm dứt toàn bộ những rủi ro được bảo hiểm trong năm nghiệp vụ bảo hiểm
đó.
 Hoặc chuyển giao toàn bộ phần trách nhiệm còn tồn tại sang cho các nhà tái
bảo hiểm mới cho năm tới.
1.4.3.3. Bồi thường tạm giữ
Đây là khoản tiền mà công ty nhượng tính toán trên cơ sở những vụ tổn thất đã
xảy ra nhưng chưa được giải quyết trong năm. Khoản tiền này công ty nhượng sẽ giữ
lại mà không thanh toán cho người tham gia bảo hiểm vào thời điểm quyết toán năm
tài chính. Mục đích là để thanh toán cho các vụ tổn thất trong các kỳ tiếp theo.
Phần bồi thường tạm giữ cũng phụ thuộc vào 3 yếu tố là khả năng và tiến độ bồi
thường của các nhà tái bảo hiểm cho công ty nhượng, quy mô mức độ tổn thất cũng
như những dự báo tổn thất cho thời gian còn lại của chu kỳ sau, khả năng tài chính và
thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của người tham gia bảo hiểm.
Thang Long University Library
14
1.4.3.4. Bồi thường trả ngay
Đây là khoản tiền bồi thường mà nhà tái bảo hiểm phải thanh toán ngay cho công
ty nhượng. Khoản tiền này không dùng để đối trừ trong các kỳ thanh toán mà phải
thanh toán ngay. Thông thường thời gian thanh toán trong vòng 15 ngày từ khi nhận
được thông báo của công ty nhượng.
Khoản tiền này hoàn toàn phụ thuộc vào các qui định của nội bộ giữa các công ty
bảo hiểm chứ không lệ thuộc vào pháp luật. Tuy nhiên, thông thường các công ty
nhượng quy định từ 50 – 70 % số tiền bồi thường.
Một số nguyên tắc về pháp lý của hợp đồng Tái bảo hiểm1.4.4.
Nguyên tắc đầu tiên được xác lập cho hợp đồng Tái bảo hiểm là: Hợp đồng tái
bảo hiểm chỉ có thể được thực hiện và tồn tại khi có một hợp đồng bảo hiểm đang có
hiệu lực hay nói cách khác là không thể có hợp đồng tái bảo hiểm nếu không có hợp
đồng bảo hiểm gốc. Có một định nghĩa rất cổ điển về tái bảo hiểm do luật gia nổi tiếng
Lord Man Field’s đưa ra vào năm 1807: “Tái bảo hiểm là một sự đảm bảo mới, bị chi
phối bởi một đơn bảo hiểm mới, cho cùng một rủi ro đã được bảo hiểm trước, nhằm
bồi thường cho người bảo hiểm theo mức thoả thuận và cả hai đơn bảo hiểm phải tồn
tại đồng thời”. Định nghĩa này chỉ rõ rằng:
 Hợp đồng tái bảo hiểm cũng mang đầy đủ tính chất như một hợp đồng bảo
hiểm.
 Người được bảo hiểm gốc là bên thứ ba trong hợp đồng tái bảo hiểm.
 Hợp đồng bảo hiểm gốc và hợp đồng tái bảo hiểm phải tồn tại song song.
Như vậy có nghĩa là nếu công ty nhận tái bảo hiểm bị phá sản thì công ty nhượng
tái bảo hiểm vẫn có trách nhiệm đối với toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trên đơn bảo
hiểm. Nhưng nếu công ty nhượng tái bị phá sản thì người được bảo hiểm trong hợp
đồng bảo hiểm gốc không có quyền khiếu nại đối với công ty nhận tái bảo hiểm. Tuy
nhiên, hệ thống luật AnhMỹ vẫn cho phép người được bảo hiểm gốc có quyền được
hưởng bồi thường trực tiếp từ người nhận tái bảo hiểm trong một số trường hợp đặc
biệt nhưng phải có điều khoản “Cutthrough clause” trong hợp đồng tái bảo hiểm.
Điều khoản này cho phép người được bảo hiểm gốc có thể yêu cầu một cách trực tiếp
với công ty nhận tái bảo hiểm thanh toán một phần tổn thất trong trường hợp công ty
bảo hiểm gốc không có khả năng thanh toán hoặc bị phá sản.
Mọi nguyên tắc pháp lý áp dụng cho hợp đồng Bảo hiểm cũng đều được áp dụng
tương tự cho hợp đồng tái bảo hiểm giữa công ty nhượng và công ty nhận tái bảo
hiểm.
15
 Nguyên tắc tín nhiệm tuyệt đối (The atmost of good faith): Đây là nét cơ bản
đặc trưng trong tái bảo hiểm. Trong hợp đồng Tái bảo hiểm, nguyên tắc này
phải đặc biệt được tôn trọng. Cụ thể là công ty nhượng tái phải cung cấp đầy
đủ mọi thông tin liên quan tới đối tượng bảo hiểm cho công ty nhận tái biết,
nếu có rủi ro xảy ra thì phải thông báo và tính toán tổn thất một cách trung
thực. Ngược lại công ty nhận tái cũng phải trung thực trong việc đưa ra những
thống kê tổn thất trên thị trường thế giới để tính đúng phí Tái bảo hiểm.
 Nguyên tắc bồi thường (Principle of indemnity): Chỉ trừ khi có quy định khác
trong hợp đồng tái bảo hiểm, thì nguyên tắc này cho phép công ty nhượng tái
được toàn quyền hành động trong việc giải quyết khiếu nại. Kết quả của việc
giải quyết khiếu nại đó sẽ được các công ty nhận tái chấp thuận. Tuy nhiên
theo nguyên tắc này khi công ty nhượng tái muốn đòi bồi thường từ công ty
nhận tái thì phải chứng minh được tổn thất rơi vào phạm vi hợp đồng tái bảo
hiểm. Cách thức tính toán và thanh toán bồi thường tuỳ thuộc vào từng
phương thức tái bảo hiểm và điều khoản thanh toán được quy định trong hợp
đồng.
Quy trình đòi bồi thường giữa công ty nhượng tái bảo hiểm và công ty nhận1.4.5.
tái bảo hiểm
Khi có phát sinh tổn thất trong những rủi ro xảy ra, việc đòi bồi thường của công
ty nhượng tái bảo hiểm với công ty nhận tái bảo hiểm được tiến hành như sau; trong
đó công ty nhượng tái bảo hiểm phải tiến hành bồi thường.
Khi xảy ra sự cố đối với đối thượng được bảo hiểm, công ty nhượng tái nhanh
chóng gửi thông báo sơ bộ về sự cố cho công ty nhận tái bảo hiểm được biết. Sau đó,
công ty nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho công ty nhận tái bảo hiểm biên bản giám
định điều tra sự cố của giám định viên xác nhận sự cố đối với đối tượng được bảo
hiểm của chính quyền nơi xảy ra sự cố.
Trong quá trình tiến hành giám định đối với những thiệt hại của đối tượng được
bảo hiểm, công ty nhượng tái bảo hiểm phải thường xuyên báo về kết quả điều tra tính
toán tổn thát, tính toán phần thu hồi, cũng như gửi các biên bản giám định cho công ty
nhượng tái bảo hiểm được biết. Sau khi kết thúc giám định, công ty nhượng tái bảo
hiểm gửi một văn bản thông báo cuối cùng cho công ty nhận tái bảo hiểm trong đó bao
gồm đầy đủ các thông tin về đối tượng bảo hiểm, sự cố, tính toán tổn thất, số tiền bồi
thường, phần thu hồi...Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ bao gồm toàn bộ hồ sơ thông báo
và biên bản, cũng như đối chiếu với các điều kiện trong hợp đồng tái bảo hiểm, công
ty nhận tái bảo hiểm sẽ quyết định chấp nhận thanh toán và bồi thường cho công ty
nhượng tái bảo hiểm hay không.
Thang Long University Library
16
Thông thường, đối với hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời, hoặc các vụ tổn thấn có
số tiền bồi thường lớn, các công ty nhận tái bảo hiểm sẽ thanh toán số tiền bồi thường
ngay sau khi hoàn thành các thủ tục liên quan đến việc đòi bồi thường. Đối với những
tổn thất nhỏ, dưới mức đòi bồi thường được quy định trong hợp đồng tái bảo hiểm cố
định, số tiền bồi thường sẽ được hai bên tính toán và thanh toán vào cuối mỗi quý.
Các bước ký kết hợp đồng tái bảo hiểm1.4.6.
1.4.6.1. Ký kết hợp đồng tái bảo hiểm qua môi giới
Hoạt động chủ yếu trên thị trường tái bảo hiểm hiện nay đều thực hiện thông qua
môi giới, do vậy các bước thu xếp hợp đồng đều do môi giới đảm nhận. Bao gồm các
bước như sau:
Bước 1: Công ty nhượng tái bảo hiểm gửi đơn chào tái cho môi giới hoặc gửi nội
dung để môi giới thảo đơn chào. Đơn chào tái bảo hiểm phải bao gồm những điều
khoản cơ bản nhất của hợp đồng tái bảo hiểm. Điều quan trọng là môi giới có chấp
nhận mức phí tái bảo hiểm và hoa hồng tái bảo hiểm đưa ra hay không. Vì nếu hoa
hồng cao cộng với phí môi giới sẽ không hấp dẫn đối với với các công ty nhận tái bảo
hiểm. Ở đây, môi giới thay mặt cho công ty nhận tái bảo hiểm quyết định có đồng ý
với đơn chào hay phải thoả thuận lại.
Bước 2: Môi giới tái bảo hiểm sẽ chào tái bảo hiểm tới nhiều công ty bảo hiểm
và tái bảo hiểm khác trên thị trường. Môi giới tái bảo hiểm phải là người có quan hệ
rộng rãi thì mới biết được ai là người có khả năng đứng đầu nhận tái bảo hiểm vì một
người đứng đầu nhận tái bảo hiểm có kinh nghiệm và có uy tín sẽ dễ dàng cho việc thu
xếp hoạt động khác trong đơn chào. Sau đó môi giới sẽ tiếp tục chào tái bảo hiểm tới
nhiều công ty khác, công ty nào đồng ý với các điều khoản của đơn chào thì sẽ nhận
một phần trách nhiệm thông báo danh sách các công ty nhận tái bảo hiểm cùng với
mức trách nhiệm của họ cho người đứng đầu nhận tái bảo hiểm và cho công ty nhượng
tái bảo hiểm biết. Nếu đồng ý thì công ty nhượng tái bảo hiểm sẽ xác nhận lại.
Bước 3: Môi giới tái bảo hiểm sẽ lập ra bản ghi chú trong đó ghi lại tất cả những
điều khoản trong đơn chào đã được các bên đồng ý và gửi lại bản ghi chú này cho tất
cả các bên có liên quan.
Bước 4: Môi giới sẽ thảo ra một văn bản hợp đồng tái bảo hiểm (Reinsurance
Contract) bao gồm tất cả các điều khoản như trong bản ghi chú hoặc đã được sửa đổi
và gửi cho công ty nhượng và các công ty nhận tái bảo hiểm. Các công ty này đều ký
tên vào trang cuối cùng của hợp đồng và gửi lại môi giới. Như vậy, hợp đồng tái bảo
hiểm đã có hiệu lực.
17
1.4.6.2. Ký kết hợp đồng tái bảo hiểm trực tiếp
Việc kí kết hợp đồng tái bảo hiểm trực tiếp hiện nay ở nước ta diễn ra khá ít, do
các bên tự quy định với nhau trong hợp đồng và chịu trách nhiệm rủi ro theo tỉ lệ quy
định.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tái bảo hiểm1.5.
Trong hoạt động bảo hiểm có những tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của
dịch vụ. Đó là những nhóm chỉ tiêu về hoạt động khai thác nghiệp vụ ( tỉ lệ duy trì hợp
đồng, khai thác mới, về tỉ lệ đại lý bảo hiểm…), nhóm chỉ tiêu về dự phòng và biên
khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu về tài chính đầu tư... Đối với nghiệp vụ tái bảo
hiểm thì các tiêu chí đánh giá thông qua những chỉ số về doanh thu phí bảo hiểm
nhượng tái, mức thu phí bảo hiểm giữ lại, tỷ lệ phí nhượng tái.
Theo thông tư TT 98/2004/TT-BTC ngày 19/10/2004 quy định chi tiết về việc
việc thu xếp tái bảo hiểm ra nước ngoài, các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép
TBH với những công ty đáp ứng yêu cầu có năng lực tài chính và khả năng hoạt động
trên thị trường, công ty nhận tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu BBB theo
Standard & Poor‘s , B++ theo A.M .Best, “Baa” theo Moody‘s hoặc các kết quả xếp
hạng tương đương tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái
bảo hiểm.
Thông tư 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 – NĐ 45/2007/NĐ- CP quy định
lãnh đạo doanh nghiệp phải phê chuẩn chương trình tái bảo hiểm và giữ lại mức trách
nhiệm tối đa trên mỗi rủi ro, trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10% vốn chủ sở hữu
 Phần trách nhiệm vượt quá tỉ lệ 10% nói trên phải nhượng tái bảo hiểm
 Doanh nghiệp bảo hiểm không được nhận tái bảo hiểm đối với những rủi
ro đã nhượng tái bảo hiểm tránh việc tạo doanh thu phí tái bảo hiểm ảo, tạo số
liệu thống kê.
Hiện nay, một trong những công thức được sử dụng nhiều trong hoạt động đánh
giá về chất lượng nghiệp vụ tái bảo hiểm được sử dụng hiện này là:
Chỉ tiêu tỷ lệ tái bảo hiểm1.5.1.
Công thức tính:
Tỷ lệ tái bảo hiểm = =
Doanh thu nhận tái bảo hiểm (1)
Doanh thu phí bảo hiểm (2)
Nguồn số liệu:
(1) Doanh thu nhận tái bảo hiểm trên kết Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(2) Doanh thu phí bảo hiểm trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Thang Long University Library
18
Ý nghĩa:
Việc đánh giá chỉ tiêu này nhằm xem xét mức độ tái bảo hiểm của doanh nghiệp
trong năm, mức độ trợ vốn từ nhà tái bảo hiểm, từ đó thấy được năng lực tài chính của
doanh nghiệp, sự thay đổi của chính sách tài chính, cơ cấu sản phẩm của doanh
nghiệp.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tái bảo hiểm1.5.2.
Công thức tính
Tỷ lệ đánh giá hiệu
quả tái bảo hiểm =
Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm + Thu hoa hồng
nhượng tái bảo hiểm trong năm (1)
Phí nhượng tái bảo hiểm (2)
Nguồn số liệu:
 (1) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
 (2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Ý nghĩa
Việc đánh giá chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả tái bảo hiểm của Công ty, cho
thấy việc quản lý chương trình tái bảo hiểm có đem lại hiệu quả cho Công ty hay
không.
19
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM TẠI CÔNG TY C PH N BẢO
HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP ( ABIC)
Quá trình hình thành và phát triển của công ty2.1.
Giới thiệu chung về công ty2.1.1.
 Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp
 Tên giao dịch tiếng Anh: Agriculture Bank Insurance JointStock Corporation
 Tên gọi tắt: Bảo hiểm Ngân Hàng Nông Nghiệp
 Viết tắt: ABIC
 Trụ sở chính: Tầng 6, tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội.
 ĐT: 04.37622555Fax: 04.37622055
 Mã số thuế : 0102183722
 Giấy phép hoạt động Số 38GP/KDBH ngày 18/10/2006 do Bộ Tài Chính cấp.
 Website: www.abic.com.vn
 Slogan: “Giữ uy tín để vươn tới thành công”
 Vốn điều lệ: 380.000.000 (Ba trăm tám mươi tỷ đồng chẵn) tính đến ngày
31/12/2013
Lịch sử hình thành và phát triển2.1.2.
Thực hiện chiến lược đưa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt
Nam trở thành một tập đoàn tài chính Ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam và lớn mạnh
trong khu vực với cấu trúc đa sở hữu, hoạt động kinh doanh đa dạng và có khả năng
cung cấp hệ thống sản phẩm dịch vụ tài chính ngày càng hoàn hảo cho nền kinh tế xã
hội. Ban lãnh đạo NHNN& PTNT Việt Nam đã quyết định mở rộng kinh doanh sang
lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ bằng việc đề xướng thành lập công ty Bảo hiểm Ngân
hàng Nông nghiệp (ABIC) chủ trương này đã được chấp nhận của bộ tài chính, Ngân
hàng Nhà nước. Ngày 18/10/2006, Bộ trưởng Bộ tài chính đã cấp phép thành lập và
hoạt động số 38 GP/KDBH về việc thành lập Công ty bảo hiểm Ngân Hàng Nông
nghiệp (ABIC).
Sau một thời gian dài chuẩn bị cơ sở vật chất, tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán
bộ và đại lý, sắp xếp hoàn thịên cơ cấu bộ máy, công ty đã long trọng tổ chức lễ khai
trương vào ngày 08/08/2007. Như vậy công ty Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp đã
chính thức đi vào hoạt động kinh doanh, tham gia vào thị trường bảo hiểm phi nhân
thọ và sẵn sàng phục vụ nhu cầu bảo hiểm Phi nhân thọ của khách hàng trên phạm vi
cả nước.
Thang Long University Library
20
Vốn góp của cổ đông vào ABIC:
 Ngân hàng NN& PTNT Việt Nam: 181,678 tỷ đồng (Chiếm tỷ trọng 47,81%)
 Công ty Tái BH Quốc gia Việt Nam: 38 tỷ đồng (Chiếm tỷ trọng 10%)
 Công ty cho thuê Tài chính I: 24,7 tỷ đồng (Chiếm tỷ trọng 6,5%)
 Công ty cho thuê Tài chính II: 24,7 tỷ đồng (Chiếm tỷ trọng 6,5%)
 Các tổ chức, cá nhân khác: 110,922 tỷ đồng (Chiếm tỷ trọng 29,19%)
Với vốn điều lệ 380 tỷ cùng với thế mạnh của các cổ đông sáng lập, ABIC đã
tạo dựng được cơ sở khách hàng tiềm năng về bảo hiểm, tiếp nhận được những kinh
nghiệm trong quản lý kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm, giảm được nhiều khó khăn
ban đầu của một doanh nghiệp mới bước vào kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ trong
bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Với một cổ đông đề xướng sáng lập và chi phối là Agribankmột nền tảng vững
chắc về sức mạnh vật chất và tinh thần, ABIC sẽ có nhiều thuận lợi trong hoạt động
kinh doanh trong tương lai. Đó là khai thác và phát huy những tiềm năng và thế mạnh
vượt trội của Agribank so với các nhà đầu tư khác, thế mạnh về mạng lưới phân phối,
tiềm lực tài chính, cơ sở khách hàng, uy tín của thương hiệu Agribank trên thị trường.
Ngược lại, ABIC ra đời sẽ mang lại lợi ích cho một bộ phận không nhỏ khách hàng
đặc biệt là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và hộ nông
dân sinh sống tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Đây là những khách hàng có
nhu cầu tham gia bảo hiểm song khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của các doanh
nghiệp trên thị trường còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Hiện tại ABIC đã mở chính thức 15 chi nhánh tại các tỉnh thành trên cả nước.
Hoạt động của trụ sở chính và các chi nhánh đã tạo ra mạng lưới hoạt động rộng khắp,
chăm sóc và quảng bá thương hiệu Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp đến mọi khách
hàng. Mục tiêu của ABIC là đến cuối năm 2015 sẽ mở rộng khoảng 20 chi nhánh trên
cả nước để có thể đáp ứng tốt mọi yêu cầu về các sản phẩm bảo hiểm.
Bên cạnh đó, với sự góp mặt của cổ đông Tổng Công ty CP Tái bảo hiểm Quốc
gia Việt Nam (VINARE) nhà tái Bảo hiểm chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, ABIC
luôn nhận được sự chia sẻ rủi ro và hỗ trợ về mặt nhận và nhượng trong mọi trường
hợp Tái bảo hiểm ở phạm vi trong và ngoài nước.
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp2.1.3.
(ABIC)
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp là một doanh nghiệp lớn, do
đó muốn tồn tại trong môi trường cạnh tranh như hiện nay thì bộ máy quản lý phải
chặt chẽ, phù hợp với quá trình phát triền của công ty và sự phát triển của thị trường.
Qua quá trình thực tập tại công ty, em đã tìm hiểu cơ cấu tổ chức của ABIC như sau:
21
(Nguồn: Phòng hành chính)
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty bảo hiểm ABIC
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận2.1.4.
Đại hội đồng cổ đông:
Theo Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ hiện hành, Đại hội đồng cổ đông là cơ
quan có thẩm quyền cao nhất của ABIC, có quyền quyết định những vấn đề có ý nghĩa
chiến lược như: Quyết định cơ cấu tổ chức hoặc tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp;
quyết định các kế hoạch đầu tư dài hạn và chiến lược phát triển; quyết định cơ cấu vốn
và mua bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên; quyết định mức chi trả
cổ tức, phát hành cổ phiếu và trái phiếu; bổ nhiệm và bãi miễn các thành viên HĐQT,
Ban Kiểm soát…
Hội đồng quản trị:
HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất do Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) trực tiếp
bầu, gồm 05 thành viên với nhiệm kỳ 05 năm. HĐQT có trách nhiệm quản lý hoạt
động SXKD của doanh nghiệp, có đầy đủ quyền hạn cần thiết để nhân danh ABIC
quyết định mọi vấn đề liên quan đến trách nhiệm của mình, trừ các vấn đề thuộc quyền
hạn của ĐHĐCĐ hoặc đã ủy quyền cho Giám đốc điều hành.
HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác.
Các thành viên HĐQT bầu Chủ tịch HĐQT.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG
HÀNH CHÍNH
PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
CÁC BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG KINH
DOANH
BH TÀI SẢN
KỸ THUẬT
BH HÀNG
HẢI
BH PHI
HÀNG HẢI
TÁI BẢO
HIỂM
ĐẦU TƯ
VỐN
Thang Long University Library
22
Ban kiểm soát:
Ban Kiểm soát do ĐHĐCĐ trực tiếp bầu và có 03 Thành viên với nhiệm kỳ tối
đa là 05 năm. Ban Kiểm soát là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ và có nhiệm vụ giám sát,
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong các hoạt động quản lý điều hành, hoạt động kinh
doanh, hoạt động tài chính của ABIC.
Ban Giám đốc:
Giám đốc điều hành do HĐQT lựa chọn, bổ nhiệm trong số các thành viên
HĐQT hoặc thuê tuyển trên cơ sở hợp đồng lao động với thời hạn 05 năm. Giám đốc
điều hành là Đại diện theo pháp luật của ABIC và có quyền, trách nhiệm điều hành
hoạt động thường ngày của doanh nghiệp trên cơ sở các nghị quyết của ĐHĐCĐ,
HĐQT...
Giám đốc điều hành có 01 Phó giám đốc giúp việc, do HĐQT quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc điều hành.
Phòng hành chính:
Thực hiện công tác tổng hợp; hành chính; văn thư, lưu trữ. Tiếp nhận, phân loại
văn bản đi và đến; tham mưu cho Ban Giám đốc xử lý các văn bản hành chính nhanh
chóng, kịp thời. Quản lý con dấu, chữ ký theo quy định. Cấp giấy công tác, giấy giới
thiệu, sao lục các văn bản do công ty ban hành và văn bản của cấp trên theo quy định
.Tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các công tác phát sinh trong
quá trình xây dựng và phát triển công ty.
Phòng tài chính kế toán:
Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của
công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng
chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của nhà nước. Nhiệm vụ của
phòng này là ghi chép lại những hoạt động tài chính và lập các bản báo cáo liên quan
đến tài chính của công ty như: báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo
cáo lưu chuyển tiền tệ.
Phòng kinh doanh:
Phòng Kinh doanh là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công
tác bán các sản phẩm & dịch vụ của công ty trong công tác nghiên cứu & phát triển
sản phẩm, phát triển thị trường; công tác xây dựng & phát triển mối quan hệ khách
hàng. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm
quyền được giao.
23
Các bộ phận nghiệp vụ:
 Nhóm nghiệp vụ Bảo hiểm tài sản kỹ thuật: là bảo hiểm liên quan đến rủi ro
về tài sản như hỏa hoạn, cháy nổ, rủi ro lắp đặt, rủi ro xây dựng, rủi ro máy
móc thiết bị của chủ thầu, thiết bị điện tử, rủi ro liên quan đến tiền và những
tài sản có giá trị khác.
 Nhóm nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hải: Bao gồm những hoạt động liên quan như
bảo hiểm về tàu như tàu cá, tàu sông, tàu ven biển, bảo hiểm trách nhiệm dân
sự đối với người kinh doanh hàng hóa dễ cháy nổ trên đường thủy nội địa và
những nghiệp vụ khác liên quan đến hàng hải.
 Nhóm nghiệp vụ Bảo hiểm phi hàng hải: Gồm những nghiệp vụ liên quan đến
xe cơ giới, bảo hiểm về trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới khi có rủi ro
xảy ra.
 Nhóm nghiệp vụ kinh doanh tái bảo hiểm: Là nhóm nghiệp vụ bao gồm hoạt
động nhận tái và nhượng tái bảo hiểm đối với các bảo hiểm gốc.
 Nhóm nghiệp vụ Đầu tư vốn: Ngoài hoạt động kinh doanh chính về bảo hiểm,
nhóm nghiệp vụ về Đầu tư nghiên cứu các vấn đề về góp vốn, liên doanh, mua
bán chứng khoán, cổ phiếu giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn kinh
doanh.
Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty2.1.5.
Hiện tại, ABIC được cấp phép kinh doanh vào các lĩnh vực sau:
 Kinh doanh bảo hiểm:
 Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người
 Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
 Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt
và đường hàng không
 Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu
 Bảo hiểm trách nhiệm chung
 Bảo hiểm hàng không
 Bảo hiểm xe cơ giới
 Bảo hiểm cháy nổ
 Bảo hiểm nông nghiệp
 Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ khác
 Kinh doanh tái bảo hiểm: Nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các
bảo hiểm phi nhân thọ.
Thang Long University Library
24
 Giám định tổn thất: Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý
giám định tổn thất, yêu cầu người thư ba bồi hoàn.
 Tiến hành hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực sau:
 Mua trái phiếu chính phủ;
 Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
 Kinh doanh bất động sản;
 Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
 Cho vay theo Qui định của Luật các tổ chức tín dụng;
 Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
 Và các hoạt động khác theo qui định của pháp luật.
25
Kết quả hoạt động kinh doanh của ABIC2.1.6.
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Bảo hiềm Ngân hàng nông nghiệp năm 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch 2011-2012 Chênh lệch 2012-2013
2011 2012 2013 Tuyệt đối
Tương đối
%
Tuyệt đối
Tương đối
%
Tổng doanh thu thuần
KD bảo hiểm
334.808 378.051 458.887 43.243 12,92 80.836 21,38
Tổng chi trực tiếp hoạt
động KD bảo hiểm
201.474 197.730 235.493 (3.744) (1,86) 37.763 19,10
Lợi nhuận gộp 133.334 180.321 223.394 46.987 35,24 43.073 23,89
Chi phí quản lý DN 131.006 161.877 186.552 30.871 23,56 24.675 15,24
Lợi nhuận thuần KD
bảo hiểm
2.328 18.443 36.842 16.115 692,23 18.399 99,76
Lợi nhuận hoạt động TC 69.710 73.027 34.726 3.317 4,76 (38.301) (52,45)
Lợi nhuận khác 70 809 (127) 739 1055,71 (936) (115,70)
Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
72.108 92.280 71.441 20.172 27,97 (20.839) (22,58)
Lợi nhuận sau thuế 54.315 69.192 52.721 14.877 27,39 (16.471) (23,80)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Thang Long University Library
26
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận năm trong 3 năm (2011 – 2013)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy tình hình kinh doanh tại ABIC đã có những bước
chuyển tích cực, doanh thu và lợi nhuận đều tăng dần qua các năm từ 2011 đến năm
2013. Có được kết quả kinh doanh khả quan như vậy đó là nhờ sự nỗ lực cố gắng của
ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể nhân viên trong công ty Bảo hiểm ABIC trong suốt
gần 10 năm qua.
Về doanh thu
Từ năm 2011 đến năm 2013 có thể nhận thấy rõ doanh thu đã tăng trưởng dần
đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh thu đạt 334.808 triệu đồng, đến năm 2012
tăng với mức tăng tuyệt đối so với năm 2011 là 43.243 triệu đồng tương ứng với mức
tăng 12,92 %. Năm 2013 đạt doanh thu là 458.887 triệu đồng, tăng lên với tỷ lệ tương
đối là 21,38% so với năm 2012. Những con số này cho thấy hoạt động công ty đã đạt
hiệu quả cao trong việc mở rộng đối tác, phát triển thị trường, cung cấp thêm những
sản phẩm bảo hiểm mới như: Bảo hiểm Bảo An tín dụng... . Nguồn doanh thu chủ yếu
334.808
378.051
458.887
54.315
69.192
52.721
.0
100000.0
200000.0
300000.0
400000.0
500000.0
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần Lợi nhuận
Đơn vị: Triệu đồng
27
của ABIC trong giai đoạn vừa qua chủ yếu là thu phí bảo hiểm gốc, thu phí nhận tái
bảo hiểm và các khoản hoa hồng nhượng tái bảo hiểm. Trong đó nguồn thu chủ yếu là
phí thu từ hoạt động bảo hiểm gốc. Tính đến ngày 31/12/2013, doanh thu bảo hiểm
gốc đạt 530,8 tỷ đồng bằng 106,17% kế hoạch năm được Đại hội đồng cổ đông công
ty giao, so với cùng kì năm trước có tốc độ tăng trưởng đạt 18,24%. Tốc độ tăng
trưởng bình quân năm của công ty cao hơn so với mức bình quân của thị trường. Từ
năm 2012 đến năm 2013 mức tăng doanh thu tăng đáng kể chủ yếu là do tăng trưởng ở
nghiệp vụ bảo hiểm con người (tăng 45%) và bảo hiểm xe cơ giới (4,9%). Các nghiệp
vụ bảo hiểm còn lại giảm do thị trường bảo hiểm cạnh tranh khốc liệt, phi kinh tế và
phi kĩ thuật không đảm bảo an toàn nên ABIC quyết định từ bỏ một số dịch vụ bảo
hiểm.
Có thể thấy rằng, công ty đã có những định hướng đúng đắn, quản lý chiến lược
hợp lý để đưa doanh thu của công ty có được tốc độ tăng trưởng ấn tượng qua các
năm. Tuy vậy, kết quả doanh thu vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng của hệ thống chi
nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp. Bước sang năm 2014, mục tiêu của công ty là
tăng trưởng 15% về doanh thu phí bảo hiểm so với năm 2013. Đây chắc chắn là thử
thách rất lớn đối với ABIC khi tình hình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.
Về chi phí:
Bảng 2.2. Tổng chi phí hoạt động của Công ty năm 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chi phí Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng chi phí trực tiếp
hoạt động kinh doanh
201.474 197.730 235.493
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
131.006 161.877 186.552
Tổng 332.480 359.607 422.045
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)
Qua bảng ta thấy tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của 3 năm đều ở
mức rất cao xấp xỉ với doanh thu thuần. Để xem xét cụ thể nguyên nhân tăng giảm ta
sẽ phân tích từng khoản mục riêng:
Tổng chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh: Năm 2011, tổng chi phí trực
tiếp hoạt động kinh doanh của công ty là 201.474 triệu đồng. Tuy nhiên đến năm
2012 đã giảm xuống còn 197.730 triệu đồng, tương ứng với mức giảm tuyệt đối là
3.744 triệu đồng. Sang năm 2013, tổng chi phí trực tiếp tăng lên đến 235.493 triệu
Thang Long University Library
28
đồng, tăng lên tới 19,10% so với năm 2012. Bởi trong các khoản chi trong chi phí trực
tiếp thì năm 2013 công ty chịu tổn thất từ các sự kiện bảo hiểm khi số tiền chi trả bồi
thường bảo hiểm gốc, trả tiền bảo hiểm tăng từ 155.846 triệu đồng năm 2012 tăng lên
657.513 triệu đồng năm 2013, mức tăng tuyệt đối là 501.667 triệu đồng. Đây là mức
tăng khá lớn, do đó công ty cần có những biện pháp quản trị rủi ro khi nhận các hợp
đồng bảo hiểm.
Chi phí quản lý kinh doanh: Bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp biến động theo mức doanh thu hàng năm. Năm 2011, chi phí quản lý
kinh doanh của công ty là 131.006 triệu đồng ( chiếm 39,12% doanh thu), năm 2012
chi phí này là 161.877 triệu đồng (chiếm 42,81% doanh thu) và năm 2013 tăng 15,24%
về chi phí so với năm 2012. Như vậy có thể thấy, chi phí quản lý của doanh nghiệp
không chỉ tăng về trị số tuyệt đối mà còn tăng cả về số tương đối so với doanh thu
hàng năm, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận trong năm. Do đó công ty cần
phải quản lý chặt chẽ hơn chỉ tiêu này, tập trung nhiều đến việc nâng cao hiệu suất làm
việc của từng bộ phận trong công ty nhằm tối thiểu hóa chi phí quản lý và bán hàng
giảm thiểu các chi phí mời chào, giới thiệu sản phẩm, chi phí liên lạc, vận chuyển nâng
cao lợi nhuận trong các năm tiếp theo.
Về lợi nhuận sau thuế:
Tuy doanh thu có sự biến chuyển tích cực song chi phí vẫn ở mức cao, đồng
nghĩa với sự sụt giảm của lợi nhuận là chi phí vẫn ở mức cao, lợi nhuận ròng của Công
ty năm 2012 là 69.192 triệu đồng đã tăng gần 14.877 triệu đồng, tương ứng với mức
tăng 27,39% so với năm 2011. Tuy nhiên tới năm 2013, mặc dù doanh thu đã có dấu
hiệu tăng nhưng lợi nhuận ròng lại giảm thêm 23,80% so với năm 2012. Nguyên nhân
là do trong năm khoản bồi thường từ tổn thất từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc
tăng mạnh, khoản chi cho bồi thường nhận tái bảo hiểm cũng tăng.
Hiện nay, càng ngày xuất hiện thêm nhiều công ty bảo hiểm mới cạnh gia nhập
thị trường bảo hiểm. Để có thể tạo được lợi thế cạnh tranh, cũng như đạt được mức
tăng lợi cao hơn trong những năm tới, công ty cần phải có những chính sách về quản
lý chi phí, quản trị rủi ro tốt, nắm bắt nhanh các biến động để có những phương hướng
kinh doanh tốt nhất, tăng thu nhập của công ty lên.
Phân tích thực trạng tái bảo hiểm tại Công ty cổ phần Bảo hiểm nông2.2.
nghiệp (ABIC)
2.2.1. Tình hình nhận tái bảo hiểm
Hoạt động nhận tái bảo hiểm có vai trò và ý nghĩa quan trọng tương tự như việc
khai thác nghiệp vụ bảo hiểm gốc trong kinh doanh bảo hiểm. ABIC đã nhận chú trọng
tới khâu nhận tái bảo hiểm vì nhận thấy được vai trò quyết định của nghiệp vụ này này
29
tới các hoạt động về sau. Ngoài ra, ABIC đang nỗ lực mở rộng thị trường nhận tái bảo
hiểm không những chỉ trong khu vực trong nước mà còn vươn ra tầm khu vực và thế
giới. Song do kinh nghiệm hoạt động cũng như khả năng tài chính còn hạn chế mà
phần lớn các dịch vụ nhận tái của công ty chủ yếu khai thác ở các công ty trong nước.
Chính vì vậy, trong phần này chủ yếu đề cập tới hoạt động nhận tái bảo hiểm của
ABIC từ thị trường trong nước.
2.2.1.1. Theo hình thức tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc - tự nguyện
Với việc cam kết giữa ABIC và các doanh nghiệp bảo hiểm là cổ đông từ
những quy định về tái bảo hiểm bắt buộc mà có thể chia nguồn nhận tái của ABIC ra
làm hai nguồn chính: nguồn nhận tái cam kết/bắt buộc và nguồn nhận tái tự nguyện.
ABIC ngoài khai thác những dịch vụ từ những dịch vụ được quy định trong tái
bảo hiểm bắt buộc và nhượng tái của các cổ đông thì công ty cũng mở rộng và tích cực
đàm phán với các doanh nghiệp bảo hiểm khác để thuyết phục họ nhượng tái sang
ABIC. Nguồn thu nhận tái bảo hiểm tự nguyện có vai trò hết sức quan trọng vì nó thể
hiện được năng lực cạnh tranh cũng như chất lượng dịch vụ mà ABIC có thể cung cấp
cho các nhà nhượng tái.
Bảng 2.2:Doanh thu phí nhận TBH của ABIC theo hình thức cam kết/bắt buộc - tự
nguyện (2011 – 2013)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Phí nhận TBH cam kết/bắt
buộc
Phí nhận tái tự nguyện
Tổng phí
nhận TBH
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
2011 8.837,97 46,70 10.087,03 53,30 18.925
2012 12.377,25 48,92 12.923,75 51,08 25.301
2013 10.947,56 54,36 9.191,44 45,64 20.139
Tổng 32.162,78 49,98 32.202,22 50,02 64.365
(Nguồn: Phòng tài chính- kế toán)
Nhìn vào bảng tổng kết doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của ABIC, ta có thể thấy
ngay được tổng phí nhận tái từ năm 2011 đến năm 2013 đạt 64.365 triệu đồng. Cụ thể:
Năm 2011 tổng thu phí tái bảo hiểm là 18.925 triệu đồng, năm 2012 là 25.301
triệu đồng. Do đó mức tăng của năm 2012 so với năm 2011 là 6.376 triệu đồng tương
ứng với mức tăng tương đối là 33,69%. Đây là một tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng do
sự đóng góp của các cổ đông và sự phát triển mở rộng thị phần của công ty, chiến lược
Thang Long University Library
30
cạnh tranh tốt. Hàng loạt các giải pháp quản lý dịch vụ bảo hiểm được triển khai cũng
như sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước và sự khởi sắc của thị trường
bảo hiểm trong nước đã có ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động nhận tái của ABIC.
Năm 2013, tổng phí tái bảo hiểm của ABIC đã giảm xuống còn 20.139 triệu
đồng, tương ứng tỷ lệ giảm tương đối là 25,63% so với năm 2012. Nguyên nhân chính
dẫn đến sự sụt giảm trên là do cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bảo hiểm
được đẩy lên tới mức cao, diễn ra khốc liệt và ở tất cả các loại hình dịch vụ: cạnh tranh
về giá phí, điều kiện/điều khoản bảo hiểm. Để thích ứng với điều kiện mới, cũng như
một số các doanh nghiệp truyền thống khác “không chạy đua theo doanh thu”, “an
toàn - hiệu quả - ổn định” là các tiêu chí trong kinh doanh được ABIC đặt lên hàng
đầu. Hàng loạt các giải pháp quản lý dịch vụ bảo hiểm được tăng cường thực hiện.
Yêu cầu đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận dịch vụ nhận tái bảo hiểm ngày càng cao.
Công ty cũng kiên quyết từ chối nhận tái bảo hiểm các dịch vụ có giá phí quá thấp
hoặc điều kiện bảo hiểm mở rộng không hợp lý, không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Ngoài ra, qua bảng ta cũng thấy xu hướng chung từ năm 2011 đến năm 2013 cơ
cấu của phí nhận tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc đang trong chiều hướng tăng dần qua
các năm còn tỷ trọng của phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện lại bắt đầu giảm dần cả về
số tuyệt đối và tương đối. Năm 2013, giá phí tái bảo hiểm cam kết là 10.947,56 triệu
đồng chiếm 54,36% về tổng phí nhận tái bảo hiểm, năm 2011 và 2012 chỉ chiếm tỉ lệ
lần lượt là 46,70% và 48,92% tổng phí nhận TBH. Sở dĩ dẫn đến xu hướng trên là do
nguồn phí nhận tái bảo hiểm của công ty đã có sự thay đổi. Nếu như năm 2011, số phí
nhận tái từ nguồn bắt buộc chiếm xấp xỉ 50% tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm
của ABIC thì từ năm 2012 trở lại đây, tỷ lệ này ngày càng giảm mạnh, thay vào đó
công ty khai thác nguồn phí nhận tái bảo hiểm chủ yếu từ cam kết trao đổi dịch vụ từ
các cổ đông (chiếm khoảng 64,89% trong năm 2012) và khai thác ngoài cam kết
(chiếm 34,11%), trong đó phí nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài phí nhận tái
bảo hiểm từ thị trường nước ngoài chủ yếu được nhận từ thị trường châu Á.
31
2.2.1.2. Theo loại hình nghiệp vụ
Bảng 2.3:Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm theo loại hình nghiệp vụ tại ABIC (2011 – 2013)
Đơn vị : Triệu đồng
Tên
nghiệp
vụ
2011 2012 2013
Cam kết Tự nguyện Tổng Cam kết Tự nguyện Tổng Cam kết Tự nguyện Tổng
Hàng
hoá
762,40 2191,42 2953,82 2684,40 1492,38 4176,78 1876,54 2858,00 4734,54
Tài sản-
Kỹ thuật
1792,50 2428,84 4221,34 1480,54 2102,91 3583,45 2745,35 1579,87 4325,22
Xe cơ
giới
836,12 1605,72 2441,84 2763,45 1064,13 3827,58 2033,43 418,87 2452,30
Cháy nổ 1245,02 2099,30 3344,32 1374,52 3502,01 4876,53 1345,24 1429,29 2774,53
Tàu
thuyền
1402,20 1366,32 2768,52 3976,44 1822,01 5798,45 1944,53 2939,89 4884,42
Con
người
892,34 1750,91 2643,25 1344,53 1108,87 2453,40 254,54 182,89 437,43
Khác 374,20 177,71 551,91 428,45 156,36 584,81 255,65 274,91 530,56
Tổng 7304,78 11620,22 18.925,00 14.052,33 11.248,67 25.301,00 10.455,28 9.683,72 20.139,00
``
(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán
Thang Long University Library
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp
Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp

More Related Content

What's hot

Thực trạng về quỹ bảo hiểm xã hội
Thực trạng về quỹ bảo hiểm xã hộiThực trạng về quỹ bảo hiểm xã hội
Thực trạng về quỹ bảo hiểm xã hộipttong89
 
Trung gian bảo hiểm và hoạt động của trung gian bảo hiểm tại việt nam
Trung gian bảo hiểm và hoạt động của trung gian bảo hiểm tại việt namTrung gian bảo hiểm và hoạt động của trung gian bảo hiểm tại việt nam
Trung gian bảo hiểm và hoạt động của trung gian bảo hiểm tại việt namNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Bài giảng nguyên lý và thực hành bảo hiểm
Bài giảng nguyên lý và thực hành bảo hiểmBài giảng nguyên lý và thực hành bảo hiểm
Bài giảng nguyên lý và thực hành bảo hiểmnataliej4
 
Topo daicuong1[1]
Topo daicuong1[1]Topo daicuong1[1]
Topo daicuong1[1]Bui Loi
 
Chuyên đề về đường tròn
Chuyên đề về đường trònChuyên đề về đường tròn
Chuyên đề về đường trònNgo Quang Viet
 
đạO hàm và vi phân
đạO hàm và vi phânđạO hàm và vi phân
đạO hàm và vi phânchuateonline
 
Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng Nai
Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng NaiLập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng Nai
Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng NaiNgọc Hưng
 

What's hot (20)

Thực trạng về quỹ bảo hiểm xã hội
Thực trạng về quỹ bảo hiểm xã hộiThực trạng về quỹ bảo hiểm xã hội
Thực trạng về quỹ bảo hiểm xã hội
 
Đề tài: Thực tập tổng hợp tại Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-ichi Việt Nam
Đề tài: Thực tập tổng hợp tại Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-ichi Việt NamĐề tài: Thực tập tổng hợp tại Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-ichi Việt Nam
Đề tài: Thực tập tổng hợp tại Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-ichi Việt Nam
 
Trung gian bảo hiểm và hoạt động của trung gian bảo hiểm tại việt nam
Trung gian bảo hiểm và hoạt động của trung gian bảo hiểm tại việt namTrung gian bảo hiểm và hoạt động của trung gian bảo hiểm tại việt nam
Trung gian bảo hiểm và hoạt động của trung gian bảo hiểm tại việt nam
 
Đề tài: Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam, HAYĐề tài: Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Pháp luật về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Ứng dụng mô hình xích Markov và chuỗi thời gian mờ trong dự báo
Ứng dụng mô hình xích Markov và chuỗi thời gian mờ trong dự báoỨng dụng mô hình xích Markov và chuỗi thời gian mờ trong dự báo
Ứng dụng mô hình xích Markov và chuỗi thời gian mờ trong dự báo
 
Bài giảng nguyên lý và thực hành bảo hiểm
Bài giảng nguyên lý và thực hành bảo hiểmBài giảng nguyên lý và thực hành bảo hiểm
Bài giảng nguyên lý và thực hành bảo hiểm
 
Topo daicuong1[1]
Topo daicuong1[1]Topo daicuong1[1]
Topo daicuong1[1]
 
Luận án: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt NamLuận án: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam, HOT
 
Chuyên đề về đường tròn
Chuyên đề về đường trònChuyên đề về đường tròn
Chuyên đề về đường tròn
 
Báo cáo thực tập Tình hình thực hiện BHXH tại Công ty Hòn Gai
Báo cáo thực tập Tình hình thực hiện BHXH tại Công ty Hòn GaiBáo cáo thực tập Tình hình thực hiện BHXH tại Công ty Hòn Gai
Báo cáo thực tập Tình hình thực hiện BHXH tại Công ty Hòn Gai
 
Đề tài Công tác đào tạo và tuyển dụng đại lý rất hay
Đề tài Công tác đào tạo và tuyển dụng đại lý  rất hayĐề tài Công tác đào tạo và tuyển dụng đại lý  rất hay
Đề tài Công tác đào tạo và tuyển dụng đại lý rất hay
 
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đLuận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
 
đạO hàm và vi phân
đạO hàm và vi phânđạO hàm và vi phân
đạO hàm và vi phân
 
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
 
Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng Nai
Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng NaiLập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng Nai
Lập kế hoạch marketing cho dịch vụ ATM ngân hàng VietinBank chi nhánh Đồng Nai
 
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân ĐộiSơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
 
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOTLuận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, HOT
 

Similar to Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp

Trung gian bảo hiểm và hoạt động của trun gian bảo hiểm tại việt nam
Trung gian bảo hiểm và hoạt động của trun gian bảo hiểm tại việt namTrung gian bảo hiểm và hoạt động của trun gian bảo hiểm tại việt nam
Trung gian bảo hiểm và hoạt động của trun gian bảo hiểm tại việt namNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Pháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểm
Pháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểmPháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểm
Pháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểmhieu anh
 
Tiểu luận phân tích chiến lược công ty bảo hiểm Bảo Việt
Tiểu luận phân tích chiến lược công ty bảo hiểm Bảo ViệtTiểu luận phân tích chiến lược công ty bảo hiểm Bảo Việt
Tiểu luận phân tích chiến lược công ty bảo hiểm Bảo ViệtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
An sinh giáo dục thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...
An sinh giáo dục thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...An sinh giáo dục thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...
An sinh giáo dục thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...Vcoi Vit
 
An sinh giáo dục:Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...
An sinh giáo dục:Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...An sinh giáo dục:Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...
An sinh giáo dục:Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...Luanvan84
 
Phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Đắk Lắk
Phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Đắk LắkPhát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Đắk Lắk
Phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Đắk Lắkluanvantrust
 
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại Bảo Việt Hà Nộ
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại Bảo Việt Hà NộBảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại Bảo Việt Hà Nộ
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại Bảo Việt Hà NộLuanvan84
 
Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...
Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...
Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề cương môn Bảo Hiểm.docx
Đề cương môn Bảo Hiểm.docxĐề cương môn Bảo Hiểm.docx
Đề cương môn Bảo Hiểm.docxTominhhuong83
 
Vận dụng mô hình bancassrance để phát triển thị trường bảo hiểm tài sản tại s...
Vận dụng mô hình bancassrance để phát triển thị trường bảo hiểm tài sản tại s...Vận dụng mô hình bancassrance để phát triển thị trường bảo hiểm tài sản tại s...
Vận dụng mô hình bancassrance để phát triển thị trường bảo hiểm tài sản tại s...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp (20)

Trung gian bảo hiểm và hoạt động của trun gian bảo hiểm tại việt nam
Trung gian bảo hiểm và hoạt động của trun gian bảo hiểm tại việt namTrung gian bảo hiểm và hoạt động của trun gian bảo hiểm tại việt nam
Trung gian bảo hiểm và hoạt động của trun gian bảo hiểm tại việt nam
 
Báo Cáo Thực Tập Công Ty Bảo Hiểm Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Báo Cáo Thực Tập Công Ty Bảo Hiểm Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt NamBáo Cáo Thực Tập Công Ty Bảo Hiểm Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Báo Cáo Thực Tập Công Ty Bảo Hiểm Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểm, HAY
Luận văn: Pháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểm, HAYLuận văn: Pháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểm, HAY
Luận văn: Pháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểm, HAY
 
Pháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểm
Pháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểmPháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểm
Pháp luật về Hợp đồng tái bảo hiểm
 
Tiểu luận phân tích chiến lược công ty bảo hiểm Bảo Việt
Tiểu luận phân tích chiến lược công ty bảo hiểm Bảo ViệtTiểu luận phân tích chiến lược công ty bảo hiểm Bảo Việt
Tiểu luận phân tích chiến lược công ty bảo hiểm Bảo Việt
 
Đề tài: Thực trạng hủy bỏ hợp đồng tại bảo việt nhân thọ Hà Nội
Đề tài: Thực trạng hủy bỏ hợp đồng tại bảo việt nhân thọ Hà NộiĐề tài: Thực trạng hủy bỏ hợp đồng tại bảo việt nhân thọ Hà Nội
Đề tài: Thực trạng hủy bỏ hợp đồng tại bảo việt nhân thọ Hà Nội
 
Luận Văn Chiến lược kinh doanh dịch vụ bảo hiểm đến năm 2015.doc
Luận Văn Chiến lược kinh doanh dịch vụ bảo hiểm đến năm 2015.docLuận Văn Chiến lược kinh doanh dịch vụ bảo hiểm đến năm 2015.doc
Luận Văn Chiến lược kinh doanh dịch vụ bảo hiểm đến năm 2015.doc
 
An sinh giáo dục thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...
An sinh giáo dục thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...An sinh giáo dục thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...
An sinh giáo dục thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...
 
An sinh giáo dục:Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...
An sinh giáo dục:Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...An sinh giáo dục:Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...
An sinh giáo dục:Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở cô...
 
Phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Đắk Lắk
Phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Đắk LắkPhát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Đắk Lắk
Phát triển dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Đắk Lắk
 
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại Bảo Việt Hà Nộ
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại Bảo Việt Hà NộBảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại Bảo Việt Hà Nộ
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại Bảo Việt Hà Nộ
 
Khóa luận: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, HAY
Khóa luận: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, HAYKhóa luận: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, HAY
Khóa luận: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Bảo hiểm vật chất xe ô tô, HAY, 9đ
Đề tài: Bảo hiểm vật chất xe ô tô, HAY, 9đĐề tài: Bảo hiểm vật chất xe ô tô, HAY, 9đ
Đề tài: Bảo hiểm vật chất xe ô tô, HAY, 9đ
 
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm nhân thọ, HAY
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm nhân thọ, HAYBÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm nhân thọ, HAY
BÀI MẪU Khóa luận bảo hiểm nhân thọ, HAY
 
Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...
Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...
Đề tài Tổ chức và quản lý mạng lưới đại lý khai thác bảo hiểm nhân thọ điểm c...
 
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, HOTLuận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, HOT
Luận văn: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, HOT
 
Luận án: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam
Luận án: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt NamLuận án: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam
Luận án: Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam
 
Đề cương môn Bảo Hiểm.docx
Đề cương môn Bảo Hiểm.docxĐề cương môn Bảo Hiểm.docx
Đề cương môn Bảo Hiểm.docx
 
Vận dụng mô hình bancassrance để phát triển thị trường bảo hiểm tài sản tại s...
Vận dụng mô hình bancassrance để phát triển thị trường bảo hiểm tài sản tại s...Vận dụng mô hình bancassrance để phát triển thị trường bảo hiểm tài sản tại s...
Vận dụng mô hình bancassrance để phát triển thị trường bảo hiểm tài sản tại s...
 
Đề tài bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không điểm cao
Đề tài  bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không điểm caoĐề tài  bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không điểm cao
Đề tài bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không điểm cao
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty cổ phần bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM TẠI C NG T C PH N BẢO HIỂM NGÂN HÀNG N NG NGHIỆP SINH VIÊN THỰC HIỆN : NG THỊ LIÊN MÃ SINH VIÊN : A19663 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI – 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM TẠI C NG T C PH N BẢO HIỂM NGÂN HÀNG N NG NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn : Ths. Trịnh Trọng Anh Sinh viên thực hiện : Ngô Thị Liên Mã sinh viên : A19663 Ngành : Tài chính HÀ NỘI – 2015 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn – Thạc sỹ Trịnh Trọng Anh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận này. Ngoài ra, em cũng mong muốn thông qua khóa luận này, gửi lời cám ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại Học Thăng Long, những người đã trực tiếp truyền đạt cho em các kiến thức về kinh tế từ những môn học cơ bản nhất, giúp em có được một nền tảng về chuyên ngành học như hiện tại để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, em xin cảm ơn các anh chị, cô chú trong phòng Tài sản-Kỹ thuật của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ cũng như cung cấp số liệu, thông tin và tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm khóa luận. Cuối cùng, em xin cám ơn những thành viên trong gia đình và những người bạn đã luôn bên cạnh, giúp đỡ và ủng hộ em trong suốt thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2015 Sinh viên Ngô Thị Liên
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, trích dẫn, kết quả nêu trong khóa luận đều có nguồn gốc rõ ràng và trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của công ty. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2015 Sinh viên Ngô Thị Liên Thang Long University Library
  • 5. LỜI MỞ Đ U 1. Lý do chọn đề tài Ngành Bảo hiểm ra đời từ khá lâu trên thế giới và được ví như “tay vịn của cầu thang” với vai trò bảo vệ và hạn chế những tổn thất về mặt tài chính khi có rủi ro xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm. Hoạt động bảo hiểm còn giúp huy động nguồn vốn lớn trong xã hội để đầu tư và phát triển nền kinh tế. Nhiều những dự án ra đời với nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng cũng là động lực để thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển mạnh trong thời gian qua. Tuy vậy, các công ty bảo hiểm cũng cần được bảo vệ tránh khỏi trường hợp phá sản do số tiền bồi thường vượt quá khả năng tài chính. Một thị trường bảo hiểm phát triển vững mạnh và an toàn, mang lại lợi ích cho xã hội phải được đồng đều cả nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm. Chính vì thế hoạt động tái bảo hiểm đã ra đời. Xuất hiện từ giữa thế kỷ XIV, nhưng mãi đến thế kỷ XIX tái bảo hiểm mới thực sự trở thành hệ thống. Và cho đến ngày nay tái bảo hiểm đã trở thành một ngành kinh doanh sôi động trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam hoạt động này hiện vẫn đang là một lĩnh vực mới mẻ. Thực chất tái bảo hiểm cũng chính là bảo hiểm khi các công ty Bảo hiểm gốc bảo hiểm rủi ro một lần nữa. Thông qua các hoạt động tái bảo hiểm, một luồng tiền tệ đã xuất hiện và chu chuyển trong thị trường tiền tệ Việt Nam cũng như giữa thị trường tài chính Việt Nam với thị trường tài chính quốc tế. Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm nói chung cần phải chuẩn bị những gì để có thể chủ động hội nhập và nắm bắt những cơ hội mới hay đơn giản là để đứng vững và giữ được thị phần ngay trong thị trường bảo hiểm nội địa. Đó là một bài toán không hề đơn giản nhưng rất đáng được quan tâm. Từ những lý do trên em đã chọn đề tài “Tình hình triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp” làm đề tài cho khóa luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Khoá luận trình bày những nét cơ bản nhất về tái bảo hiểm cùng một số thông tin về thực trạng tái bảo hiểm ở ABIC hiện nay. Bên cạnh đó, khoá luận cũng trình bày một số kiến nghị và giải pháp giúp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ tái bảo hiểm ở ABIC nói riêng cũng như thúc đẩy thị trường tái bảo hiểm ở nước ta hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Tình hình tái bảo hiểm tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng tái bảo hiểm của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp từ năm 2011 đến năm 2013 thông qua các chỉ
  • 6. tiêu trên cơ sở lí luận và số liệu dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh, để rồi từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ tái bảo hiểm của công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu trong khóa luận là phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh khái quát hóa dựa trên số liệu được cung cấp và tình hình thực tế của Công ty. 5. Kết cấu luận văn Khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương  Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nghiệp vụ tái bảo hiểm  Chương 2: Thực trạng triển khai hoạt động tái bảo hiểm tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC)  Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển hoạt động tái bảo hiểm tại Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) Thang Long University Library
  • 7. MỤC LỤC LỜI MỞ Đ U Trang CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM 1 1.1.Tổng quan về thị trường bảo hiểm 1 1.2.Các khái niệm chung về nghiệp vụ tái bảo hiểm 1 1.2.1. Khái niệm tái bảo hiểm 1 1.2.2. Sự cần thiết của tái bảo hiểm 2 1.2.3. Các hình thức của tái bảo hiểm 3 1.2.3.1. Tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn (Facultative Reinsurance) 4 1.2.3.2. Tái bảo hiểm bắt buộc (Obligatory Reinsurance) 5 1.2.3.3. Tái bảo hiểm lựa chọnbắt buộc (Facobli Reinsurance) 6 1.3.Các phương thức tái bảo hiểm. 7 1.3.1. Tái bảo hiểm theo tỷ lệ 7 1.3.1.1. Tái bảo hiểm số thành 7 1.3.1.2. Tái bảo hiểm mức dôi 8 1.3.1.3. Tái bảo hiểm kết hợp số thành mức dôi 9 1.3.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ 9 1.3.2.1. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường 10 1.3.2.2. Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường 10 1.3.2.3. Tái bảo hiểm kết hợp mức dôi và vượt mức bồi thường 10 1.4.Nội dung thực hiện hợp đồng tái bảo hiểm trong doanh nghiệp 11 1.4.1. Định nghĩa hợp đồng tái bảo hiểm 11 1.4.2. Các hình thức của hợp đồng tái bảo hiểm 11 1.4.2.1. Hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn (Facultative reinsurance) 11 1.4.2.2. Hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc (Obigtory reinsurence) 11 1.4.2.3. Hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn bắt buộc (Fucultative –Obligatory reinsurance ) 11 1.4.3. Những nội dung cơ bản trong hợp đồng tái bảo hiểm 12 1.4.3.1. Hoa hồng tái bảo hiểm Thủ tục phí (commision) 12 1.4.3.2. Phí tạm giữ 13 1.4.3.3. Bồi thường tạm giữ 13 1.4.3.4. Bồi thường trả ngay 14
  • 8. 1.4.4. Một số nguyên tắc về pháp lý của hợp đồng Tái bảo hiểm 14 1.4.5. Quy trình đòi bồi thường giữa công ty nhượng tái bảo hiểm và công ty nhận tái bảo hiểm 15 1.4.6. Các bước ký kết hợp đồng tái bảo hiểm 16 1.4.6.1. Ký kết hợp đồng tái bảo hiểm qua môi giới 16 1.4.6.2. Ký kết hợp đồng tái bảo hiểm trực tiếp 17 1.5.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tái bảo hiểm 17 1.5.1. Chỉ tiêu tỷ lệ tái bảo hiểm 17 1.5.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tái bảo hiểm 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM TẠI CÔNG TY C PH N BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP ( ABIC) 19 2.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 19 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty 19 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 19 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp (ABIC) 20 2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 21 2.1.5. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty 23 2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của ABIC 25 2.2.Phân tích thực trạng tái bảo hiểm tại Công ty cổ phần Bảo hiểm nông nghiệp (ABIC) 28 2.2.1. Tình hình nhận tái bảo hiểm 28 2.2.1.1. Theo hình thức tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc - tự nguyện 29 2.2.1.2. Theo loại hình nghiệp vụ 31 2.2.2. Kết quả kinh doanh nhận tái bảo hiểm của ABIC 33 2.2.2.1. Tình hình nhượng tái của ABIC 33 2.2.2.2. Mức phí nhận tái bảo hiểm giữ lại 34 2.2.2.3. Bồi thường thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái bảo hiểm 35 2.2.2.4. Bồi thường thuộc trách nhiệm hợp đồng nhượng tái 37 2.2.3. Kết quả thu – chi nghiệp vụ tái bảo hiểm 38 2.2.3.1. Kết quả thu nghiệp vụ tái bảo hiểm 38 2.2.3.2. Kết quả chi nghiệp vụ tái bảo hiểm 38 Thang Long University Library
  • 9. 2.2.3.3. Kết quả thu – chi nghiệp vụ tái bảo hiểm 39 2.3.Đánh giá chung hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm của ABIC 40 2.4.Những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động tái bảo hiểm của ABIC 42 2.5.Sự cần thiết phải nâng cao năng lực nhận tái của ABIC 43 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM TẠI ABIC 45 3.1.Xu hướng phát triển của thị trường Tái bảo hiểm ở Việt Nam 45 3.1.1.Những mặt hạn chế 45 3.1.2.Tiềm năng của thị trường Tái bảo hiểm 45 3.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến thị trường Tái bảo hiểm 46 3.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và đầu tư nước ngoài 46 3.2.2. Sự tham gia của các công ty Bảo hiểm và Tái bảo hiểm quốc tế 47 3.3.Thuận lợi và khó khăn của hoạt động Tái bảo hiểm 47 3.3.1. Thuận lợi 47 3.3.2. Những thách thức đặt ra 48 3.4.Định hướng kinh doanh chung của ABIC trong năm 2014 50 3.5.Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ Tái bảo hiểm tại ABIC 51 3.5.1. Không ngừng cải tiến, thiết kế sản phẩm bảo hiểm mới 51 3.5.2. Tiến hành nhận Tái bảo hiểm quốc tế 52 3.5.3. Đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Tái bảo hiểm 52 3.5.4. Nâng cao vai trò quản lý và tư vấn của ABIC 53 3.5.5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình cấp đơn, quản lý, khai thác, bồi thường 54 3.5.6. Những biện pháp khác 55 3.6. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 55 3.6.1. Hoàn thiện hệ thống pháp lý cho doanh nghiệp bảo hiểm 55 3.6.2. Các biện pháp quản lý 56 3.6.3. Hỗ trợ gián tiếp cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ . 56 3.6.4. Nâng cao ý thức của người dân về bảo hiểm 57 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 10. DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BH Bảo hiểm HĐQT Hội đồng quản trị TBH Tái bảo hiểm SXKD Sản xuất kinh doanh Thang Long University Library
  • 11. DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ THỊ Bảng 1.1: Bảng so sánh giữa đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm.......................................3 Bảng 1.3: Thủ tục phí theo thang lũy tiến...................................................................12 Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Bảo hiềm Ngân hàng nông nghiệp năm 2011-2013 ..............................................................................................25 Bảng 2.2:Doanh thu phí nhận TBH của ABIC theo hình thức cam kết/bắt buộc - tự nguyện (2011 – 2013)...............................................................................................29 Bảng 2.3:Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm theo loại hình nghiệp vụ tại ABIC (2011 – 2013) .........................................................................................................................31 Bảng 2.4Mức phí nhận tái bảo hiểm giữ lại của ABIC (2011 – 2013) ........................35 Bảng 2.5. Tình hình bồi thường thuộc trách nhiệm hợp đồng nhận tái bảo hiểm của ABIC (2011 – 2013) ..................................................................................................36 Bảng 2.6: Tình hình tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng nhượng tái bảo hiểm của ABIC giai đoạn 2011-2013 ........................................................................................37 Bảng 2.7: Kết quả thu nghiệp vụ tái bảo hiểm tại ABIC giai đoạn 2011 – 2013 .........38 Bảng 2.8. Kết quả chi nghiệp vụ tái bảo hiểm tại ABIC giai đoạn 2011 – 2013 .........39 Bảng 2.9.Kết quả thu - chi nghiệp vụ tái bảo hiểm tại ABIC giai đoạn 2011-2013....39 Bảng 2.10. Tỷ lệ tái bảo hiểm của ABIC giai đoạn 2011-2013...................................40 Bảng 2.11: Tỷ lệ đánh giá hiệu quả tái bảo hiểm của ABIC giai đoạn 2011-2013 ......41 Bảng 2.12: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của ABIC từ năm 2011-2013.................41
  • 12. 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM Tổng quan về thị trường bảo hiểm1.1. Có thể nói những hình thức sơ khai nhất của bảo hiểm được hình thành từ khá lâu trong lịch sử loài người do nhu cầu khách quan của cuộc sống. Ngay từ thời kì cổ đại, việc hình thành các kho dự trữ lương thực để phòng ngừa khả năng mất mùa hay chiến tranh được xem như là những nền tảng cơ bản của hoạt động bảo hiểm. Bảo hiểm hàng hải xuất hiện ở Châu Âu là loại hình bảo hiểm đầu tiên trên thế giới. Sau khi các công ty bảo hiểm ra đời thì bên cạnh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu của các công ty này là bảo hiểm hỏa hoạn do các ngôi nhà vào đầu thế kỉ XVII hầu hết được xây bằng gỗ. Đến giữa thế kỉ XVII, người ta cũng lập ra các quỹ tương hỗ để cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ cho công chúng. Ban đầu, hoạt động bảo hiểm ra đời với nhu cầu ổn định sản xuất kinh doanh với chức năng chủ yếu là phòng ngừa khắc phục những rủi ro, mọi tai nạn bất ngờ. Người ta chưa nghĩ tới các tổ chức bảo hiểm như là một tổ chức tài chính trung gian thì nay các công ty bảo hiểm được coi như là một tổ chức tài chính vừa được coi là một công ty hoạt động ở đa lĩnh vực. Bảo hiểm có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, theo luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (ban hành ngày 09/12/2000) thì “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Bảo hiểm được xem là một phương thức để xử lý rủi ro thông qua việc dự trữ đề phòng rủi ro, chuyển giao, phân tán rủi ro nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất, đời sống và con người trong xã hội. Ngày nay trên thế giới với một nền kinh tế thị trường phát triển thì bảo hiểm thực sự đi vào từng lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội với các sản phẩm hết sức đa dạng và phong phú. Các khái niệm chung về nghiệp vụ tái bảo hiểm1.2. Khái niệm tái bảo hiểm1.2.1. “Tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà người bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác; trên cơ sở nhượng lại cho người bảo hiểm đó một phần phí bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm.” (Giáo trình nghiệp vụ bảo hiểm (2005), Trương Mộc Lâm, Học viện Tài chính). Thực tế tái bảo hiểm được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc nên nó Thang Long University Library
  • 13. 2 luôn gắn liền với nghiệp vụ bảo hiểm gốc. Nói một cách khác, “Tái bảo hiểm là bảo hiểm cho các nhà bảo hiểm” Trong tái bảo hiểm, công ty bảo hiểm gốc (hay công ty nhượng tái bảo hiểm) nhận bảo hiểm cho người tham gia, sau đó chuyển giao một phần rủi ro đã nhận bảo hiểm cho các công ty nhận tái bảo hiểm (hay nhà tái bảo hiểm). Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm gốc phải bồi thường cho người được bảo hiểm trên cơ sở khả năng tài chính của mình, sau đó đòi lại phần trách nhiệm từ công ty nhận tái bảo hiểm. Tái bảo hiểm được chia thành hai phần tùy theo góc độ nghiên cứu là: Tái bảo hiểm đi và Tái bảo hiểm nhận. Tái bảo hiểm đi (Outward Reinsurance) hay còn gọi là nhượng tái bảo hiểm tức là một công ty bảo hiểm gốc (là công ty khai thác dịch vụ bảo hiểm trực tiếp từ khách hàng) phân tán rủi ro cho các công ty tái bảo hiểm. Trong trường hợp này công ty bảo hiểm gốc phải chuyển bớt một phần phí cho các công ty tái bảo hiểm và nhận được từ họ yếu tố đảm bảo và ổn định kinh doanh của mình. Quá trình ngược lại được gọi là tái bảo hiểm nhận (Inward Reinsurance) hay còn gọi là nhận tái bảo hiểm. Sự cần thiết của tái bảo hiểm1.2.2. Trước hết phải khẳng định rằng ngay từ khi con người biết sản xuất của cải, tạo ra giá trị thặng dư đã có nhu cầu bảo đảm cho những rủi ro có thể gặp phải. Do đó ngành bảo hiểm trên thế giới đã ra đời từ khá lâu. Trong thời kì hiện nay, khi việc sản xuất ngày càng nhiều với khối lượng ngày càng lớn, những thiên tai, bệnh dịch, bất ổn chính trị… xảy ra với tần suất nhiều hơn thì nhu cầu được bảo hiểm càng tăng cao. Trong thời đại toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, một tổn thất dù xảy ra tại bất kỳ điểm nào trên thế giới ngày càng phẳng này cũng có thể làm ngưng trệ cả chuỗi giá trị toàn cầu. Điều đó lý giải tại sao quỹ bảo hiểm tại các nước phát triển nhất thế giới hiện nay lên đến 10% GDP. Các công ty bảo hiểm được thành lập cũng đóng vai trò như các doanh nghiệp với một số vốn nhất định và phải chịu những trách nhiệm với phần vốn của mình đối với mọi hoạt động kinh doanh để đứng vững trên thương trường. Chính vì thế các công ty bảo hiểm cũng phải gánh chịu những rủi ro khi chấp nhận tham gia bảo hiểm cho người được bảo hiểm. Một số những nguyên nhân chính như là:  Có những đối tượng tham gia bảo hiểm với số tiền tham gia bảo hiểm quá lớn vượt quá khả năng tài chính của công ty bảo hiểm, do đó nếu chấp nhận rủi ro và khi tổn thất xảy ra chắc chắn công ty sẽ chịu hậu quả nặng nề. Công tác đánh giá kiểm soát rủi ro không hiệu quả, công tác chi trả, bồi thường cũng
  • 14. 3 không thể làm một cách chặt chẽ khi những rủi ro bảo hiểm xảy ra liên tục trong thời gian ngắn.  Đối với công ty bảo hiểm mới thành lập, mạng lưới đại lý chưa rộng và thiếu kinh nghiệm, các khâu chưa hoàn chỉnh cũng dễ bị phá sản.  Có những trường hợp phương pháp tính phí chưa thật chuẩn xác vì có những rủi ro mới xuất hiện, ngành bảo hiểm chưa có số liệu thống kê đầy đủ hoặc không đủ khả năng quản lý rủi ro nên chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu.  Do tác động của thiên tai, khí hậu do ảnh hưởng xấu của môi trường gia tăng nên tiềm ẩn nhiều rủi ro ngày càng khó lường. Để hạn chế những rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể gặp phải mà vẫn bảo đảm hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có giá trị bảo hiểm lớn thì thường có hai hình thức cơ bản: Đồng bảo hiểm và Tái bảo hiểm. So sánh giữa tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm. Phương pháp thường được sử dụng để san sẻ những rủi ro trong các công ty bảo hiểm là tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm. Mỗi phương pháp lại có những điểm giống và khác, ưu và nhược điểm riêng như sau:  Giống nhau: Cả hai phương pháp đều là phương pháp phân tán rủi ro, chuyển rủi ro có thể xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm sang người bảo hiểm hoặc các nhà tái bảo hiểm.  Khác nhau: Bảng 1.1: Bảng so sánh giữa đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm Hình thức Tiêu chí Tái bảo hiểm Đồng bảo hiểm Điểm xuất phát Được xuất phát từ người bảo hiểm. Xuất phát từ người tham gia. Tính chịu trách nhiệm Chỉ trịu trách nhiệm đối với công ty bảo hiểm gốc. Chịu trách nhiệm trước người tham gia bảo hiểm. Các bên tham gia Có thể chỉ cần một nhà tái bảo hiểm hoặc nhiều hơn. Phải có ít nhất hai nhà bảo hiểm trở lên. Khi có tổn thất xảy ra Có thể huy động vốn bồi thường một cách nhanh chóng, công ty tái bảo hiểm có thể trích trước để giải quyết sự cố. Huy động vốn bồi thường rất khó khăn và mất nhiều thời gian gây khó khăn cho người tham gia bảo hiểm. Các hình thức của tái bảo hiểm1.2.3. Đầu thế kỷ XIX, ngành Tái bảo hiểm đã bắt đầu phát triển nhanh chóng và nhiều hình thức tái bảo hiểm mới được thiết lập.Trước đó, các nhà tái bảo hiểm chỉ áp dụng Thang Long University Library
  • 15. 4 một hình thức tái bảo hiểm duy nhất đó là “Tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn cho từng rủi ro riêng biệt”. Trong lý thuyết cũng như trên thực tế, tái bảo hiểm được phân loại theo ba hình thức: Tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn, Tái bảo hiểm bắt buộc và Tái bảo hiểm lựa chọnbắt buộc. 1.2.3.1. Tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn (Facultative Reinsurance) Là hình thức tái bảo hiểm đơn giản và cổ điển nhất. Với hình thức này, công ty nhượng tái hoàn toàn có quyền chọn những rủi ro để đem nhượng tái và dĩ nhiên nhà Tái bảo hiểm có quyền khước từ tham gia vào hợp đồng nếu họ không muốn.Thủ tục để tiến hành thực hiện một hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn bao gồm:  Trước hết công ty nhượng thông báo cho nhà tái bảo hiểm một dịch vụ nào đó mà họ cần tái bảo hiểm dưới hình thức một phiếu đề nghị (Slip), trong đó có ghi các đặc điểm chính của rủi ro cần tái bảo hiểm.  Sau khi nhận được phiếu đề nghị này, nhà tái bảo hiểm có toàn quyền tự do lựa chọn nhận toàn bộ hay một phần tỷ lệ nào đó hay bằng một số tiền cố định trên cơ sở rủi ro được đề nghị. Nhà tái bảo hiểm xác nhận phần tham gia của mình thông thường bằng cách ghi trực tiếp vào bản thứ hai của phiếu đề nghị và gửi trả lại công ty nhượng.  Nếu như đến ngày mãn hạn hợp đồng bảo hiểm gốc mà không có sự tái lập hợp đồng dịch vụ tái bảo hiểm này cũng sẽ tự động chấm dứt hiệu lực. Tuy nhiên trừ khi có sự giao kết nào khác, dù hợp đồng bảo hiểm gốc có tái lập thì cũng không có nghĩa là nhà tái bảo hiểm buộc phải tiếp tục nhận hợp đồng tái bảo hiểm cho thời kỳ kế tiếp, mà họ có quyền tự do lựa chọn tiếp tục nhận hay từ chối không tham gia tiếp nữa.  Ưu điểm của hình thức này:  Giúp công ty nhượng có điều kiện để lùa chọn duy trì kim ngạch bảo hiểm của mình được cân đối, tức là công ty nhượng có thể cải thiện sự may rủi trong việc đạt được những lợi ích tối đa theo các điều kiện qui định trong các hợp đồng tái bảo hiểm của họ (như điều kiện về chia lãi, thủ tục phí tái bảo hiểm theo thang luỹ tiến, thủ tục phí tái bảo hiểm theo lãi…). Bên cạnh đó, vận may rủi được chia sẻ giữa các bên là hoàn toàn khách quan, không gò ép bởi vậy tạo điều kiện quan hệ lâu dài giữa công ty nhượng và tái bảo hiểm.  Giúp công ty nhượng có quyền chủ động trong việc chấp nhận bảo hiểm phục vụ nhu cầu người được bảo hiểm về những loại rủi ro mà có thể không được chấp nhận trong các hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc truyền thống của mình, chẳng hạn như: rủi ro động đất, bão lụt, đình công, bạo loạn, chiến tranh, nội chiến…
  • 16. 5  Nhược điểm của hình thức tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn:  Công ty nhượng phải thông báo đầy đủ chi tiết về nghiệp vụ bảo hiểm gốc, có nghĩa là các nhà tái bảo hiểm có thể biết ý đồ bên trong của các hợp đồng gốc lẫn kim ngạch bảo hiểm của công ty nhượng dẫn đến có thể bị tiết lộ thông tin có lợi cho các đối thủ cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm gốc.  Không đảm bảo thời gian trong việc phân tán rủi ro tái bảo hiểm: Công ty nhượng không có sự đảm bảo chắc chắn của thị trường tái bảo hiểm khi họ nhận bảo hiểm cho một rủi ro nào đó, có thể giảm khả năng cạnh tranh, tính năng động cũng như uy tín của họ.  Trong nhiều trường hợp hình thức tái bảo hiểm này chỉ được thực hiện với mức phí cao hơn mức phí gốc hoặc buộc phải giảm bớt thủ tục phí tái bảo hiểm. Ngoài ra khi thị trường tái bảo hiểm thế giới cung cầu đã bão hoà hay khả năng tiếp nhận rủi ro của thị trường đã gần đạt tới mức tối đa, dày đặc thì tái bảo hiểm theo hình thức này sẽ rất bị hạn chế. Do những ưu và nhược điểm trên, hình thức tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn thường được áp dụng trong những trường hợp sau:  Phát sinh các dịch vụ lớn, vượt khỏi giới hạn khống chế bởi hợp đồng nhận tái bảo hiểm cố định do đó cần thiết phải thu xếp tái bảo hiểm cho phần vượt quá này.  Tái bảo hiểm tạm thời cho phép công ty bảo hiểm gốc nhận những dịch vụ nằm ngoài phạm vi khai thác thông thường theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng.  Có những trường hợp người được bảo hiểm gốc không hiểu biết đầy đủ về một loại rủi ro nào đó và phải yêu cầu người nhận tái giúp đỡ. Khi đó người nhận tái sẽ là người xác định mức phí, các điều khoản. 1.2.3.2. Tái bảo hiểm bắt buộc (Obligatory Reinsurance) Hình thức tái bảo hiểm bắt buộc là sự thoả thuận giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm mà trong đó công ty nhượng bắt buộc phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã quy định trước trong hợp đồng cho tới một hạn mức trách nhiệm ngang với số tiền hạn mức tối đa đã được thoả thuận từ trước. Ngược lại công ty nhận tái bảo hiểm cũng phải chấp nhận toàn bộ các đơn vị rủi ro đó. Với hình thức này công ty nhượng có toàn quyền tự do chấp nhận và định giá phí bảo hiểm cho những đơn vị rủi ro mà người được bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm và không cần tham khảo trước ý kiến của công ty nhận tái bảo hiểm. Thang Long University Library
  • 17. 6  Thủ tục thu xếp hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc:  Công ty nhượng gửi cho nhà tái bảo hiểm những số liệu thống kê về những rủi ro (Số lượng, số tiền bảo hiểm, tổn thất…) thuộc loại hình dịch vụ dự định tái bảo hiểm bằng hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc.  Các bên sẽ trao đổi đàm phán các chi tiết của hợp đồng: phạm vi bảo vệ, các điều khoản hợp đồng…Nếu chấp nhận, nhà tái bảo hiểm sẽ xác nhận bằng văn bản việc nhận tái bảo hiểm cho mọi đơn vị rủi ro mà công ty nhượng tái theo nghĩa vụ đã thoả thuận.  Ưu điểm:  Hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc phải giảm đáng kể các chi phí hành chính, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lý nghiệp vụ.  Công ty nhượng chủ động trong cung cấp dịch vụ mà không phụ thuộc vào công ty nhận tái bảo hiểm.  Nhược điểm:  Đối với công ty nhượng còn non trẻ, mới thành lập, khả năng tài chính còn yếu kém, bao giờ cũng gặp nhiều bất lợi khi thoả thuận. Mặt khác khi tái bảo hiểm theo hình thức này, công ty nhượng phải đem tái đi mọi đơn vị rủi ro ngay cả đối với những đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm nhỏ nằm trong khả năng tài chính cho phép.  Nếu công ty nhượng thiếu kinh nghiệm, đặc biệt sơ suất trong việc ký kết hợp đồng bảo hiểm gốc thì hậu quả đối với các nhà tái bảo hiểm rất khó lường trước được. Chính từ những ưu nhược điểm trên mà trong thực tế, hình thức tái bảo hiểm cố định được áp dụng rất phổ biến trong nhiều loại nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau như trong bảo hiểm cháy, bảo hiểm hàng không. 1.2.3.3. Tái bảo hiểm lựa chọnbắt buộc (Facobli Reinsurance) Tái bảo hiểm lựa chọnbắt buộc là một hình thức tái bảo hiểm mà công ty nhượng thường cố gắng thu xếp mỗi khi những rủi ro cần tái bảo hiểm trong một ngành kinh tế lên đến một mức độ nào đó. Trong hình thức tái bảo hiểm này, công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình khai thác được, nhưng ngược lại nhà tái bảo hiểm buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đưa vào thoả thuận này với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy ước của hợp đồng tái bảo hiểm đã ký kết. Như vậy so với hình thức tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn thì nhà tái bảo hiểm bất lợi hơn vì không có quyền từ chối nhận những rủi ro mà họ không mong muốn.
  • 18. 7  Ưu điểm:  Rất phù hợp với công ty nhượng mới thành lập, khả năng tài chính còn yếu kém, quan hệ hạn hẹp.  Giúp công ty nhượng có thể lựa chọn những rủi ro vượt quá khả năng tự giữ lại của mình để đem tái cho một nhà tái bảo hiểm duy nhất hay một số ít các nhà tái bảo hiểm mà họ lựa chọn thay vì phải tái đi tất cả mọi đơn vị rủi ro như trong hình thức tái bảo hiểm bắt buộc.  Do nhà tái bảo hiểm buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng tái cho nên công ty nhượng luôn có sự đảm bảo chắc chắn trong thu xếp tái bảo hiểm với chi phí ít tốn kém. Mặt khác, nhà tái bảo hiểm cũng có điều kiện tăng thu nhập từ nguồn phí nhận tái bảo hiểm lớn.  Nhược điểm:  Nhà tái bảo hiểm bị bất lợi do không có quyền từ chối những rủi ro mà một khi công ty nhượng đã lựa chọn tái.  Hình thức này đôi khi gây ra trường hợp công ty nhượng cố tình đưa vào hợp đồng những rủi ro không hợp lý, phí thấp…hoặc có tư tưởng ỷ lại, không chú trọng trong khâu đánh giá rủi ro, từ đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả kinh doanh của công ty nhận.  Nếu công ty nhượng gặp phải nhà tái bảo hiểm mà hoạt động kinh doanh của họ đang trong giai đoạn khó khăn hoặc thị trường tái bảo hiểm cung vượt quá cầu thì mức phí cũng như hoa hồng tái bảo hiểm phải thoả thuận lại, do đó phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty nhượng. Các phương thức tái bảo hiểm.1.3. Tái bảo hiểm theo tỷ lệ1.3.1. Tái bảo hiểm theo tỷ lệ hay còn gọi là tái bảo hiểm theo số tiền bảo hiểm, là phương thức tái bảo hiểm mà trong đó trách nhiệm của công ty nhượng tái bảo hiểm và nhà tái bảo hiểm đối với đơn vị rủi ro được bảo hiểm phân bố theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên cơ sở số tiền được bảo hiểm. Phương thức này được chia làm hai loại như sau:  Tái bảo hiểm số thành (phân ngạch)  Tái bảo hiểm mức dôi (thặng dư vốn) 1.3.1.1. Tái bảo hiểm số thành Theo phương thức này, công ty nhượng giữ lại cho mình một tỷ lệ nhất định so với số tiền bảo hiểm, phần còn lại tái đi. Do đó, phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm cũng Thang Long University Library
  • 19. 8 được phân bổ giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm theo tỷ lệ tương ứng. Nếu số tiền tái đi quá nhiều công ty nhượng có thể tìm kiếm nhiều nhà tái bảo hiểm khác nhau để đảm bảo phân tán rủi ro nhanh hơn, giúp công ty ổn định kinh doanh. Trong tái bảo hiểm số thành các bên tham gia hợp đồng cũng có thể đưa ra một giới hạn nhất định. Căn cứ vào giới hạn này buộc công ty nhượng phải tìm kiếm những bạn hàng mới  Ưu điểm:  Là phương pháp tái bảo hiểm đơn giản, dễ tính toán, chi phí quản lý tiết kiệm.  Đối với các nhà tái bảo hiểm, phương pháp này có tính cân đối và dễ chấp nhận hơn so với dạng tái bảo hiểm khác vì rủi ro phân tán dễ hơn so với các phương pháp khác. Đặc biệt nhà tái bảo hiểm có điều kiện tham gia vào mọi đơn vị rủi ro. Đồng thời công ty nhượng hoàn toàn yên tâm khi khách hàng tham gia bảo hiểm gốc chuyển giao rủi ro cho mình.  Thủ tục phí tái bảo hiểm (hoa hồng tái bảo hiểm) của dạng này là cao nhất.  Nhược điểm:  Ít nhiều ảnh hưởng đến lợi nhuận và doanh thu của công ty nhượng.Vì tất cả các đơn vị rủi ro đều đem tái đi nên công ty nhượng không giữ lại cho mình những đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm mà khả năng tài chính của mình hoàn toàn cho phép.  Không lường trước được mức độ biến thiên của số tiền bảo hiểm và số tiền bồi thường. 1.3.1.2. Tái bảo hiểm mức dôi Đặc trưng của của tái bảo hiểm mức dôi là công ty nhượng ấn định mức giữ lại, phần còn lại đem tái cho công ty khác. Trong tái bảo hiểm mức dôi trách nhiệm của người nhận được xác nhận theo lớp, tức là bội số của mức giữ lại. Do đó, phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm bồi thường được phân bổ theo tỷ lệ tương ứng giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm.  Ưu điểm: Phương thức này có nhiều điểm tích cực hơn so với tái bảo hiểm số thành.  Thứ nhất là người nhượng có thể chủ động tính toán và giữ lại được một cách ổn định số phí cho phù hợp với khả năng tài chính của mình.  Thứ hai là đối với những hợp đồng có số tiền bảo hiểm nhỏ thì người nhượng có thể được giữ lại toàn bộ. Khác với tái bảo hiểm số thành, người nhận tái trong tái bảo hiểm theo mức dôi sẽ không tham gia vào mọi đơn vị rủi ro mà
  • 20. 9 chỉ can thiệp khi đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm lớn hơn mức giữ lại của người nhượng.  Nhược điểm:  Nhìn chung chi phí quản lý tốn kém hơn so với phương pháp số thành.  Những tổn thất nhỏ phần lớn rơi vào công ty nhượng phải gánh vác.  Đối với những nghiệp vụ bảo hiểm mà sự biến thiên về số tiền bảo hiểm, số tiền bồi thường quá lớn thì áp dụng phương pháp mức dôi sẽ có nhiều hạn chế rơi vào công ty nhượng. 1.3.1.3. Tái bảo hiểm kết hợp số thành mức dôi Với hình thức này thì việc phân chia trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên được tiến hành theo trình tự từng hợp đồng. Trước hết tiến hành phân bổ cho hợp đồng mức dôi. Kết hợp giữa hình thức tái bảo hiểm số thành và tái bảo hiểm mức dôi có tác dụng làm giảm nhẹ trách nhiệm của hợp đồng số thành, đồng thời công ty nhượng phải lo thu xếp tái bảo hiểm tạm thời. Xét về mặt kỹ thuật, phải phân bổ theo hợp đồng số thành trước sau đó mới phân bổ theo hợp đồng mức dôi. Nếu số tiền bảo hiểm còn dư thừa, nhìn chung đều quay về công ty nhượng gánh vác toàn bộ trừ trường hợp công ty nhượng tìm được một đối tác mới tin cậy và kí kết với họ những hợp đồng tạm thời. Ưu điểm của phương pháp tái bảo hiểm kết hợp số thành, mức dôi là giúp công ty nhượng đảm bảo khả năng gia tăng về nhận trách nhiệm bảo hiểm cho khách hàng một cách tự do mà không ảnh hưởng đến mức giữ lại của bản thân mình. Bên cạnh đó cũng giúp công ty nhượng kinh doanh ổn định hơn, đặc biệt là quan hệ trên thị trường tái bảo hiểm rộng lớn để từ đó học tập kinh nghiệm của họ. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là chi phí hành chính tốn kém, phức tạp hơn so với những hợp đồng thuần tuý. Hơn nữa, hoa hồng công ty nhượng thu được từ hợp đồng mức dôi thường thấp hơn so với hợp đồng số thành trong dạng kết hợp này và so với hợp đồng mức dôi thuần tuý. Ngoài ra phần đem tái bảo hiểm cho hợp đồng mức dôi bao giờ cũng phải có bảng thông báo cụ thể. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ1.3.2. Tái bảo hiểm phi tỷ lệ hay còn gọi là tái bảo hiểm theo mức bồi thường bảo hiểm, là một phương thức tái bảo hiểm mà trong đó công ty nhượng tái bảo hiểm ấn định giới hạn bồi thường bằng một số tiền mà họ có thể tự gánh chịu cho tổn thất, là hậu quả của từng sự cố đối với một hoặc nhiều loại bảo hiểm mà mình đảm trách, còn phần tổn thất vượt quá mức giới hạn đó được chuyển cho nhà tái bảo hiểm gánh chịu. Các phương thức tái bảo hiểm theo tỷ lệ liên quan đến các mức tỷ lệ của giá trị đối tượng Thang Long University Library
  • 21. 10 chịu rủi ro. Trong khi các phương thức tái bảo hiểm phi tỷ lệ nhìn nhận theo cách khác và được dựa trên các tổn thất chứ không phải là số tiền bảo hiểm. Có ba phương thức tái bảo hiểm cơ bản sau:  Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường.  Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường.  Tái bảo hiểm kết hợp mức dôi và vượt mức bồi thường 1.3.2.1. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường Theo phương thức này, công ty nhượng ấn định số tổn thất vượt quá điểm tự bồi thường chuyển giao cho nhà tái bảo hiểm, và nhà tái bảo hiểm nhận tái theo từng lớp. Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường có các dạng sau:  Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ không hạn mức.  Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường có hạn mức từng sự cố.  Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo tai hoạ khốc liệt. 1.3.2.2. Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường Theo phương thức này, công ty nhượng khống chế trách nhiệm bồi thường một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ bồi thường vượt quá mức quy định được chuyển giao cho nhà tái bảo hiểm. Phương pháp này giúp cho công ty nhượng chống lại sự gia tăng đột biến của tỷ lệ bồi thường trong một ngành bảo hiểm hay một dạng dịch vụ bảo hiểm nào đó trong một thời gian quy định, bất luận tình trạng đó do nguyên nhân nào xảy ra. Số tiền bồi thường Tỷ lệ bồi thường = x100% Phí thu 1.3.2.3. Tái bảo hiểm kết hợp mức dôi và vượt mức bồi thường Theo phương thức này việc phân chia trách nhiệm ban đầu được tiến hành cho hợp đồng mức dôi trước. Khi tổn thất xảy ra các nhà tái bảo hiểm vượt mức bồi thường sẽ bảo vệ cho công ty nhượng hoặc công ty nhận tái bảo hiểm mức đòi tuỳ theo yêu cầu, và công ty nào được bảo vệ thì công ty đó phải nộp phí đặt cọc. Nếu năm sau đó tổn thất không xảy ra, công ty được bảo hiểm không được đòi lại khoản phí này. Phương pháp này có tác dụng làm giảm nhẹ trách nhiệm cho công ty nhượng hay công ty nhận tái bảo hiểm mức dôi khi có tổn thất lớn xảy ra. Đồng thời phương pháp này cũng có tác dụng đối với công ty mới thành lập, ít kinh nghiệm. Hơn nữa phương pháp này còn rất phù hợp với những nghiệp vụ tái bảo hiểm ngắn hạn, giúp công ty nhượng tái bảo hiểm mức dôi không phải mở những hợp đồng tạm thời vào dịp cuối năm nghiệp vụ.
  • 22. 11 Nội dung thực hiện hợp đồng tái bảo hiểm trong doanh nghiệp1.4. Định nghĩa hợp đồng tái bảo hiểm1.4.1. " Hợp đồng tái bảo hiểm” là thoả thuận được ký kết giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm, trong đó nhà tái bảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm mà công ty nhượng phải gánh chịu trong hợp đồng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra với điều kiện công ty nhượng phải chuyển giao một số phí bảo hiểm tương ứng với mức trách nhiệm của nhà tái bảo hiểm” (Giáo trình nghiệp vụ bảo hiểm (năm 2005), Trương Mộc Lâm, Học viện Tài chính). Nhà tái bảo hiểm cam kết bồi thường cho công ty nhượng với điều kiện công ty nhượng chuyển giao một số phí tương ứng cho nhà tái bảo hiểm mà không được yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Có thể bồi thường toàn bộ hoặc một phần đối với trách nhiệm mà công ty nhượng phải gánh chịu, còn công ty nhượng phải gánh chịu toàn bộ và duy nhất đối với bên mua bảo hiểm trong trường hợp bảo hiểm gốc. Như vậy, hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng riêng biệt giữa nhà tái bảo hiểm và công ty nhượng còn người được bảo hiểm tham gia vào hợp đồng này và do đó không được đòi nhà tái bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho mình mà chỉ được đòi người bảo hiểm (công ty nhượng). Các hình thức của hợp đồng tái bảo hiểm1.4.2. 1.4.2.1. Hợp đồng tái bảo hiểm bắt buộc (Obigtory reinsurence) Đây là thoả thuận giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm trong đó công ty nhượng bắt buộc phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã thoả thuận từ trước. Ngược lại nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải nhận toàn bộ tất cả các đơn vị rủi ro đó. Công ty nhượng toàn quyền trong việc chấp nhận bảo hiểm gốc, định phí... mà không phải tham khảo ý kiến của nhà tái bảo hiểm. Đây là tái bảo hiểm ràng buộc các bên một cách chặt chẽ. 1.4.2.2. Hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn (Facultative reinsurance) Đây là hình thức tái bảo hiểm cơ bản nhất, theo đó công ty nhượng toàn quyền lựa chọn rủi ro cần phải tái bảo hiểm và công ty nhận có quyền được nhận hay từ chối rủi ro đó. 1.4.2.3. Hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn bắt buộc (Fucultative –Obligatory reinsurance) Đây là hình thức kết hợp của cả hai hình thức trên. Theo đó công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả các rủi ro bảo hiểm đã nhận, ngược lại nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng chuyển giao. Mỗi hình thức hợp đồng yêu cầu công ty nhượng thông báo những thông tin khác nhau. Nếu Thang Long University Library
  • 23. 12 người bảo hiểm cung cấp thông tin không chính xác về rủi ro bảo hiểm đã được chấp nhận trong hợp  iểm. Thủ tục phí theo thang luỹ tiến: Với loại hình này, thủ tục phí tăng giảm theo tỷ lệ bồi thường, mỗi công ty đều có đồng tái bảo hiểm gốc và là cơ sở để xây dựng hợp đồng tái bảo hiểm thì nhà tái bảo hiểm có quyền từ chối trách nhiệm bồi thường khi phát hiện ra sự thiếu trung thực đó. Những nội dung cơ bản trong hợp đồng tái bảo hiểm1.4.3. 1.4.3.1. Hoa hồng tái bảo hiểm Thủ tục phí (commision) Thủ tục phí tái bảo hiểm (hoa hồng tái bảo hiểm) là một khoản tiền tái bảo hiểm mà người nhận tái bảo hiểm trả cho công ty nhượng khi họ nhận tái bảo hiểm của công ty nhượng. Thủ tục phí này nhằm mục đích chi phí cho điều hành dịch vụ của công ty nhượng, nó được tính toán trên cơ sở tỷ lệ bồi thường của dịch vụ bảo hiểm tỷ lệ. Các loại thủ tục phí thường có 3 loại như sau:  Thủ tục phí cố định: Theo loại hình này nhà tái bảo hiểm trả cho công ty nhượng theo một tỷ lệ cố định của số phí tái bảo hmột bảng thủ tục phí theo thang luỹ tiến riêng. Chúng ta có thể tham khảo thang luỹ tiến theo tỷ lệ 12, có ý nghĩa là tỷ lệ thủ tục phí tăng 1% khi tỉ lệ bồi thường giảm 2%, như sau: Bảng 1.2: Thủ tục phí theo thang lũy tiến Tỷ lệ bồi thường Tỷ lệ thủ tục phí 75% 73% 71% 69% 67% 65% 63% 61% 59% 57% = <55% 20% 21% 22% 23% 24% 25% 26% 27% 28% 29% 30% (Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch) Tỷ lệ thủ tục phí thấp nhất là 20%,
  • 24. 13 Cuối mỗi kỳ, thủ tục phí tái bảo hiểm sẽ được tính lại và điều chỉnh lại theo tỷ lệ của thang luỹ tiến trên cơ sở bồi thường của năm nghiệp vụ. Tổn thất phải bồi thường Tỷ lệ bồi thường thuần tuý =  100 %. Phí thực thu  Thủ tục phí theo lãi: Đây là phí được tính toán phụ thêm cho hoa hồng cố định. Theo phương pháp này, nhà tái bảo hiểm phải trả thêm cho công ty nhượng một khoản lợi nhuận nhất định được tính bằng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận thực tế mà nhà tái bảo hiểm được hưởng khi kết quả của hợp đồng tái bảo hiểm có lãi. 1.4.3.2. Phí tạm giữ Phí tạm giữ là khoản dự phòng riêng giúp cho công ty nhượng có thuận lợi trong việc giải quyết bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm gốc trước khi quyết toán đòi bồi thường của nhà tái bảo hiểm. Mức phí tạm giữ là bao nhiêu và thời gian tạm giữ là bao lâu còn tuỳ thuộc vào luật lệ của từng nước. Thông thường khoản dự phòng này được tính bằng một tỷ lệ phần trăm cố định của phí tái bảo hiểm toàn phần ( trong khoảng từ 30 % – 40 %) Trong trường hợp nhà tái bảo hiểm không tiếp tục tham gia hợp đồng năm sau thì phí tạm giữ sẽ được giải quyết như sau:  Hoặc tiếp tục chịu trách nhiệm đối với những rủi ro còn hiệu lực cho đến khi chấm dứt toàn bộ những rủi ro được bảo hiểm trong năm nghiệp vụ bảo hiểm đó.  Hoặc chuyển giao toàn bộ phần trách nhiệm còn tồn tại sang cho các nhà tái bảo hiểm mới cho năm tới. 1.4.3.3. Bồi thường tạm giữ Đây là khoản tiền mà công ty nhượng tính toán trên cơ sở những vụ tổn thất đã xảy ra nhưng chưa được giải quyết trong năm. Khoản tiền này công ty nhượng sẽ giữ lại mà không thanh toán cho người tham gia bảo hiểm vào thời điểm quyết toán năm tài chính. Mục đích là để thanh toán cho các vụ tổn thất trong các kỳ tiếp theo. Phần bồi thường tạm giữ cũng phụ thuộc vào 3 yếu tố là khả năng và tiến độ bồi thường của các nhà tái bảo hiểm cho công ty nhượng, quy mô mức độ tổn thất cũng như những dự báo tổn thất cho thời gian còn lại của chu kỳ sau, khả năng tài chính và thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của người tham gia bảo hiểm. Thang Long University Library
  • 25. 14 1.4.3.4. Bồi thường trả ngay Đây là khoản tiền bồi thường mà nhà tái bảo hiểm phải thanh toán ngay cho công ty nhượng. Khoản tiền này không dùng để đối trừ trong các kỳ thanh toán mà phải thanh toán ngay. Thông thường thời gian thanh toán trong vòng 15 ngày từ khi nhận được thông báo của công ty nhượng. Khoản tiền này hoàn toàn phụ thuộc vào các qui định của nội bộ giữa các công ty bảo hiểm chứ không lệ thuộc vào pháp luật. Tuy nhiên, thông thường các công ty nhượng quy định từ 50 – 70 % số tiền bồi thường. Một số nguyên tắc về pháp lý của hợp đồng Tái bảo hiểm1.4.4. Nguyên tắc đầu tiên được xác lập cho hợp đồng Tái bảo hiểm là: Hợp đồng tái bảo hiểm chỉ có thể được thực hiện và tồn tại khi có một hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực hay nói cách khác là không thể có hợp đồng tái bảo hiểm nếu không có hợp đồng bảo hiểm gốc. Có một định nghĩa rất cổ điển về tái bảo hiểm do luật gia nổi tiếng Lord Man Field’s đưa ra vào năm 1807: “Tái bảo hiểm là một sự đảm bảo mới, bị chi phối bởi một đơn bảo hiểm mới, cho cùng một rủi ro đã được bảo hiểm trước, nhằm bồi thường cho người bảo hiểm theo mức thoả thuận và cả hai đơn bảo hiểm phải tồn tại đồng thời”. Định nghĩa này chỉ rõ rằng:  Hợp đồng tái bảo hiểm cũng mang đầy đủ tính chất như một hợp đồng bảo hiểm.  Người được bảo hiểm gốc là bên thứ ba trong hợp đồng tái bảo hiểm.  Hợp đồng bảo hiểm gốc và hợp đồng tái bảo hiểm phải tồn tại song song. Như vậy có nghĩa là nếu công ty nhận tái bảo hiểm bị phá sản thì công ty nhượng tái bảo hiểm vẫn có trách nhiệm đối với toàn bộ số tiền bảo hiểm ghi trên đơn bảo hiểm. Nhưng nếu công ty nhượng tái bị phá sản thì người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm gốc không có quyền khiếu nại đối với công ty nhận tái bảo hiểm. Tuy nhiên, hệ thống luật AnhMỹ vẫn cho phép người được bảo hiểm gốc có quyền được hưởng bồi thường trực tiếp từ người nhận tái bảo hiểm trong một số trường hợp đặc biệt nhưng phải có điều khoản “Cutthrough clause” trong hợp đồng tái bảo hiểm. Điều khoản này cho phép người được bảo hiểm gốc có thể yêu cầu một cách trực tiếp với công ty nhận tái bảo hiểm thanh toán một phần tổn thất trong trường hợp công ty bảo hiểm gốc không có khả năng thanh toán hoặc bị phá sản. Mọi nguyên tắc pháp lý áp dụng cho hợp đồng Bảo hiểm cũng đều được áp dụng tương tự cho hợp đồng tái bảo hiểm giữa công ty nhượng và công ty nhận tái bảo hiểm.
  • 26. 15  Nguyên tắc tín nhiệm tuyệt đối (The atmost of good faith): Đây là nét cơ bản đặc trưng trong tái bảo hiểm. Trong hợp đồng Tái bảo hiểm, nguyên tắc này phải đặc biệt được tôn trọng. Cụ thể là công ty nhượng tái phải cung cấp đầy đủ mọi thông tin liên quan tới đối tượng bảo hiểm cho công ty nhận tái biết, nếu có rủi ro xảy ra thì phải thông báo và tính toán tổn thất một cách trung thực. Ngược lại công ty nhận tái cũng phải trung thực trong việc đưa ra những thống kê tổn thất trên thị trường thế giới để tính đúng phí Tái bảo hiểm.  Nguyên tắc bồi thường (Principle of indemnity): Chỉ trừ khi có quy định khác trong hợp đồng tái bảo hiểm, thì nguyên tắc này cho phép công ty nhượng tái được toàn quyền hành động trong việc giải quyết khiếu nại. Kết quả của việc giải quyết khiếu nại đó sẽ được các công ty nhận tái chấp thuận. Tuy nhiên theo nguyên tắc này khi công ty nhượng tái muốn đòi bồi thường từ công ty nhận tái thì phải chứng minh được tổn thất rơi vào phạm vi hợp đồng tái bảo hiểm. Cách thức tính toán và thanh toán bồi thường tuỳ thuộc vào từng phương thức tái bảo hiểm và điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng. Quy trình đòi bồi thường giữa công ty nhượng tái bảo hiểm và công ty nhận1.4.5. tái bảo hiểm Khi có phát sinh tổn thất trong những rủi ro xảy ra, việc đòi bồi thường của công ty nhượng tái bảo hiểm với công ty nhận tái bảo hiểm được tiến hành như sau; trong đó công ty nhượng tái bảo hiểm phải tiến hành bồi thường. Khi xảy ra sự cố đối với đối thượng được bảo hiểm, công ty nhượng tái nhanh chóng gửi thông báo sơ bộ về sự cố cho công ty nhận tái bảo hiểm được biết. Sau đó, công ty nhượng tái bảo hiểm phải chuyển cho công ty nhận tái bảo hiểm biên bản giám định điều tra sự cố của giám định viên xác nhận sự cố đối với đối tượng được bảo hiểm của chính quyền nơi xảy ra sự cố. Trong quá trình tiến hành giám định đối với những thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm, công ty nhượng tái bảo hiểm phải thường xuyên báo về kết quả điều tra tính toán tổn thát, tính toán phần thu hồi, cũng như gửi các biên bản giám định cho công ty nhượng tái bảo hiểm được biết. Sau khi kết thúc giám định, công ty nhượng tái bảo hiểm gửi một văn bản thông báo cuối cùng cho công ty nhận tái bảo hiểm trong đó bao gồm đầy đủ các thông tin về đối tượng bảo hiểm, sự cố, tính toán tổn thất, số tiền bồi thường, phần thu hồi...Sau khi xem xét toàn bộ hồ sơ bao gồm toàn bộ hồ sơ thông báo và biên bản, cũng như đối chiếu với các điều kiện trong hợp đồng tái bảo hiểm, công ty nhận tái bảo hiểm sẽ quyết định chấp nhận thanh toán và bồi thường cho công ty nhượng tái bảo hiểm hay không. Thang Long University Library
  • 27. 16 Thông thường, đối với hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời, hoặc các vụ tổn thấn có số tiền bồi thường lớn, các công ty nhận tái bảo hiểm sẽ thanh toán số tiền bồi thường ngay sau khi hoàn thành các thủ tục liên quan đến việc đòi bồi thường. Đối với những tổn thất nhỏ, dưới mức đòi bồi thường được quy định trong hợp đồng tái bảo hiểm cố định, số tiền bồi thường sẽ được hai bên tính toán và thanh toán vào cuối mỗi quý. Các bước ký kết hợp đồng tái bảo hiểm1.4.6. 1.4.6.1. Ký kết hợp đồng tái bảo hiểm qua môi giới Hoạt động chủ yếu trên thị trường tái bảo hiểm hiện nay đều thực hiện thông qua môi giới, do vậy các bước thu xếp hợp đồng đều do môi giới đảm nhận. Bao gồm các bước như sau: Bước 1: Công ty nhượng tái bảo hiểm gửi đơn chào tái cho môi giới hoặc gửi nội dung để môi giới thảo đơn chào. Đơn chào tái bảo hiểm phải bao gồm những điều khoản cơ bản nhất của hợp đồng tái bảo hiểm. Điều quan trọng là môi giới có chấp nhận mức phí tái bảo hiểm và hoa hồng tái bảo hiểm đưa ra hay không. Vì nếu hoa hồng cao cộng với phí môi giới sẽ không hấp dẫn đối với với các công ty nhận tái bảo hiểm. Ở đây, môi giới thay mặt cho công ty nhận tái bảo hiểm quyết định có đồng ý với đơn chào hay phải thoả thuận lại. Bước 2: Môi giới tái bảo hiểm sẽ chào tái bảo hiểm tới nhiều công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm khác trên thị trường. Môi giới tái bảo hiểm phải là người có quan hệ rộng rãi thì mới biết được ai là người có khả năng đứng đầu nhận tái bảo hiểm vì một người đứng đầu nhận tái bảo hiểm có kinh nghiệm và có uy tín sẽ dễ dàng cho việc thu xếp hoạt động khác trong đơn chào. Sau đó môi giới sẽ tiếp tục chào tái bảo hiểm tới nhiều công ty khác, công ty nào đồng ý với các điều khoản của đơn chào thì sẽ nhận một phần trách nhiệm thông báo danh sách các công ty nhận tái bảo hiểm cùng với mức trách nhiệm của họ cho người đứng đầu nhận tái bảo hiểm và cho công ty nhượng tái bảo hiểm biết. Nếu đồng ý thì công ty nhượng tái bảo hiểm sẽ xác nhận lại. Bước 3: Môi giới tái bảo hiểm sẽ lập ra bản ghi chú trong đó ghi lại tất cả những điều khoản trong đơn chào đã được các bên đồng ý và gửi lại bản ghi chú này cho tất cả các bên có liên quan. Bước 4: Môi giới sẽ thảo ra một văn bản hợp đồng tái bảo hiểm (Reinsurance Contract) bao gồm tất cả các điều khoản như trong bản ghi chú hoặc đã được sửa đổi và gửi cho công ty nhượng và các công ty nhận tái bảo hiểm. Các công ty này đều ký tên vào trang cuối cùng của hợp đồng và gửi lại môi giới. Như vậy, hợp đồng tái bảo hiểm đã có hiệu lực.
  • 28. 17 1.4.6.2. Ký kết hợp đồng tái bảo hiểm trực tiếp Việc kí kết hợp đồng tái bảo hiểm trực tiếp hiện nay ở nước ta diễn ra khá ít, do các bên tự quy định với nhau trong hợp đồng và chịu trách nhiệm rủi ro theo tỉ lệ quy định. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tái bảo hiểm1.5. Trong hoạt động bảo hiểm có những tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của dịch vụ. Đó là những nhóm chỉ tiêu về hoạt động khai thác nghiệp vụ ( tỉ lệ duy trì hợp đồng, khai thác mới, về tỉ lệ đại lý bảo hiểm…), nhóm chỉ tiêu về dự phòng và biên khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu về tài chính đầu tư... Đối với nghiệp vụ tái bảo hiểm thì các tiêu chí đánh giá thông qua những chỉ số về doanh thu phí bảo hiểm nhượng tái, mức thu phí bảo hiểm giữ lại, tỷ lệ phí nhượng tái. Theo thông tư TT 98/2004/TT-BTC ngày 19/10/2004 quy định chi tiết về việc việc thu xếp tái bảo hiểm ra nước ngoài, các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép TBH với những công ty đáp ứng yêu cầu có năng lực tài chính và khả năng hoạt động trên thị trường, công ty nhận tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu BBB theo Standard & Poor‘s , B++ theo A.M .Best, “Baa” theo Moody‘s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm. Thông tư 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 – NĐ 45/2007/NĐ- CP quy định lãnh đạo doanh nghiệp phải phê chuẩn chương trình tái bảo hiểm và giữ lại mức trách nhiệm tối đa trên mỗi rủi ro, trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10% vốn chủ sở hữu  Phần trách nhiệm vượt quá tỉ lệ 10% nói trên phải nhượng tái bảo hiểm  Doanh nghiệp bảo hiểm không được nhận tái bảo hiểm đối với những rủi ro đã nhượng tái bảo hiểm tránh việc tạo doanh thu phí tái bảo hiểm ảo, tạo số liệu thống kê. Hiện nay, một trong những công thức được sử dụng nhiều trong hoạt động đánh giá về chất lượng nghiệp vụ tái bảo hiểm được sử dụng hiện này là: Chỉ tiêu tỷ lệ tái bảo hiểm1.5.1. Công thức tính: Tỷ lệ tái bảo hiểm = = Doanh thu nhận tái bảo hiểm (1) Doanh thu phí bảo hiểm (2) Nguồn số liệu: (1) Doanh thu nhận tái bảo hiểm trên kết Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2) Doanh thu phí bảo hiểm trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Thang Long University Library
  • 29. 18 Ý nghĩa: Việc đánh giá chỉ tiêu này nhằm xem xét mức độ tái bảo hiểm của doanh nghiệp trong năm, mức độ trợ vốn từ nhà tái bảo hiểm, từ đó thấy được năng lực tài chính của doanh nghiệp, sự thay đổi của chính sách tài chính, cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tái bảo hiểm1.5.2. Công thức tính Tỷ lệ đánh giá hiệu quả tái bảo hiểm = Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm + Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm trong năm (1) Phí nhượng tái bảo hiểm (2) Nguồn số liệu:  (1) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  (2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ý nghĩa Việc đánh giá chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả tái bảo hiểm của Công ty, cho thấy việc quản lý chương trình tái bảo hiểm có đem lại hiệu quả cho Công ty hay không.
  • 30. 19 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM TẠI CÔNG TY C PH N BẢO HIỂM NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP ( ABIC) Quá trình hình thành và phát triển của công ty2.1. Giới thiệu chung về công ty2.1.1.  Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp  Tên giao dịch tiếng Anh: Agriculture Bank Insurance JointStock Corporation  Tên gọi tắt: Bảo hiểm Ngân Hàng Nông Nghiệp  Viết tắt: ABIC  Trụ sở chính: Tầng 6, tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội.  ĐT: 04.37622555Fax: 04.37622055  Mã số thuế : 0102183722  Giấy phép hoạt động Số 38GP/KDBH ngày 18/10/2006 do Bộ Tài Chính cấp.  Website: www.abic.com.vn  Slogan: “Giữ uy tín để vươn tới thành công”  Vốn điều lệ: 380.000.000 (Ba trăm tám mươi tỷ đồng chẵn) tính đến ngày 31/12/2013 Lịch sử hình thành và phát triển2.1.2. Thực hiện chiến lược đưa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam trở thành một tập đoàn tài chính Ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam và lớn mạnh trong khu vực với cấu trúc đa sở hữu, hoạt động kinh doanh đa dạng và có khả năng cung cấp hệ thống sản phẩm dịch vụ tài chính ngày càng hoàn hảo cho nền kinh tế xã hội. Ban lãnh đạo NHNN& PTNT Việt Nam đã quyết định mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực Bảo hiểm phi nhân thọ bằng việc đề xướng thành lập công ty Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) chủ trương này đã được chấp nhận của bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước. Ngày 18/10/2006, Bộ trưởng Bộ tài chính đã cấp phép thành lập và hoạt động số 38 GP/KDBH về việc thành lập Công ty bảo hiểm Ngân Hàng Nông nghiệp (ABIC). Sau một thời gian dài chuẩn bị cơ sở vật chất, tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ và đại lý, sắp xếp hoàn thịên cơ cấu bộ máy, công ty đã long trọng tổ chức lễ khai trương vào ngày 08/08/2007. Như vậy công ty Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp đã chính thức đi vào hoạt động kinh doanh, tham gia vào thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và sẵn sàng phục vụ nhu cầu bảo hiểm Phi nhân thọ của khách hàng trên phạm vi cả nước. Thang Long University Library
  • 31. 20 Vốn góp của cổ đông vào ABIC:  Ngân hàng NN& PTNT Việt Nam: 181,678 tỷ đồng (Chiếm tỷ trọng 47,81%)  Công ty Tái BH Quốc gia Việt Nam: 38 tỷ đồng (Chiếm tỷ trọng 10%)  Công ty cho thuê Tài chính I: 24,7 tỷ đồng (Chiếm tỷ trọng 6,5%)  Công ty cho thuê Tài chính II: 24,7 tỷ đồng (Chiếm tỷ trọng 6,5%)  Các tổ chức, cá nhân khác: 110,922 tỷ đồng (Chiếm tỷ trọng 29,19%) Với vốn điều lệ 380 tỷ cùng với thế mạnh của các cổ đông sáng lập, ABIC đã tạo dựng được cơ sở khách hàng tiềm năng về bảo hiểm, tiếp nhận được những kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm, giảm được nhiều khó khăn ban đầu của một doanh nghiệp mới bước vào kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Với một cổ đông đề xướng sáng lập và chi phối là Agribankmột nền tảng vững chắc về sức mạnh vật chất và tinh thần, ABIC sẽ có nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh trong tương lai. Đó là khai thác và phát huy những tiềm năng và thế mạnh vượt trội của Agribank so với các nhà đầu tư khác, thế mạnh về mạng lưới phân phối, tiềm lực tài chính, cơ sở khách hàng, uy tín của thương hiệu Agribank trên thị trường. Ngược lại, ABIC ra đời sẽ mang lại lợi ích cho một bộ phận không nhỏ khách hàng đặc biệt là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và hộ nông dân sinh sống tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Đây là những khách hàng có nhu cầu tham gia bảo hiểm song khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của các doanh nghiệp trên thị trường còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Hiện tại ABIC đã mở chính thức 15 chi nhánh tại các tỉnh thành trên cả nước. Hoạt động của trụ sở chính và các chi nhánh đã tạo ra mạng lưới hoạt động rộng khắp, chăm sóc và quảng bá thương hiệu Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp đến mọi khách hàng. Mục tiêu của ABIC là đến cuối năm 2015 sẽ mở rộng khoảng 20 chi nhánh trên cả nước để có thể đáp ứng tốt mọi yêu cầu về các sản phẩm bảo hiểm. Bên cạnh đó, với sự góp mặt của cổ đông Tổng Công ty CP Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (VINARE) nhà tái Bảo hiểm chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, ABIC luôn nhận được sự chia sẻ rủi ro và hỗ trợ về mặt nhận và nhượng trong mọi trường hợp Tái bảo hiểm ở phạm vi trong và ngoài nước. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp2.1.3. (ABIC) Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp là một doanh nghiệp lớn, do đó muốn tồn tại trong môi trường cạnh tranh như hiện nay thì bộ máy quản lý phải chặt chẽ, phù hợp với quá trình phát triền của công ty và sự phát triển của thị trường. Qua quá trình thực tập tại công ty, em đã tìm hiểu cơ cấu tổ chức của ABIC như sau:
  • 32. 21 (Nguồn: Phòng hành chính) Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty bảo hiểm ABIC Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận2.1.4. Đại hội đồng cổ đông: Theo Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ hiện hành, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ABIC, có quyền quyết định những vấn đề có ý nghĩa chiến lược như: Quyết định cơ cấu tổ chức hoặc tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp; quyết định các kế hoạch đầu tư dài hạn và chiến lược phát triển; quyết định cơ cấu vốn và mua bán tài sản có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên; quyết định mức chi trả cổ tức, phát hành cổ phiếu và trái phiếu; bổ nhiệm và bãi miễn các thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát… Hội đồng quản trị: HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất do Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) trực tiếp bầu, gồm 05 thành viên với nhiệm kỳ 05 năm. HĐQT có trách nhiệm quản lý hoạt động SXKD của doanh nghiệp, có đầy đủ quyền hạn cần thiết để nhân danh ABIC quyết định mọi vấn đề liên quan đến trách nhiệm của mình, trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của ĐHĐCĐ hoặc đã ủy quyền cho Giám đốc điều hành. HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác. Các thành viên HĐQT bầu Chủ tịch HĐQT. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CÁC BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ BAN KIỂM SOÁT PHÒNG KINH DOANH BH TÀI SẢN KỸ THUẬT BH HÀNG HẢI BH PHI HÀNG HẢI TÁI BẢO HIỂM ĐẦU TƯ VỐN Thang Long University Library
  • 33. 22 Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát do ĐHĐCĐ trực tiếp bầu và có 03 Thành viên với nhiệm kỳ tối đa là 05 năm. Ban Kiểm soát là cơ quan trực thuộc ĐHĐCĐ và có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong các hoạt động quản lý điều hành, hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của ABIC. Ban Giám đốc: Giám đốc điều hành do HĐQT lựa chọn, bổ nhiệm trong số các thành viên HĐQT hoặc thuê tuyển trên cơ sở hợp đồng lao động với thời hạn 05 năm. Giám đốc điều hành là Đại diện theo pháp luật của ABIC và có quyền, trách nhiệm điều hành hoạt động thường ngày của doanh nghiệp trên cơ sở các nghị quyết của ĐHĐCĐ, HĐQT... Giám đốc điều hành có 01 Phó giám đốc giúp việc, do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc điều hành. Phòng hành chính: Thực hiện công tác tổng hợp; hành chính; văn thư, lưu trữ. Tiếp nhận, phân loại văn bản đi và đến; tham mưu cho Ban Giám đốc xử lý các văn bản hành chính nhanh chóng, kịp thời. Quản lý con dấu, chữ ký theo quy định. Cấp giấy công tác, giấy giới thiệu, sao lục các văn bản do công ty ban hành và văn bản của cấp trên theo quy định .Tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển công ty. Phòng tài chính kế toán: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của nhà nước. Nhiệm vụ của phòng này là ghi chép lại những hoạt động tài chính và lập các bản báo cáo liên quan đến tài chính của công ty như: báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Phòng kinh doanh: Phòng Kinh doanh là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác bán các sản phẩm & dịch vụ của công ty trong công tác nghiên cứu & phát triển sản phẩm, phát triển thị trường; công tác xây dựng & phát triển mối quan hệ khách hàng. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.
  • 34. 23 Các bộ phận nghiệp vụ:  Nhóm nghiệp vụ Bảo hiểm tài sản kỹ thuật: là bảo hiểm liên quan đến rủi ro về tài sản như hỏa hoạn, cháy nổ, rủi ro lắp đặt, rủi ro xây dựng, rủi ro máy móc thiết bị của chủ thầu, thiết bị điện tử, rủi ro liên quan đến tiền và những tài sản có giá trị khác.  Nhóm nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hải: Bao gồm những hoạt động liên quan như bảo hiểm về tàu như tàu cá, tàu sông, tàu ven biển, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người kinh doanh hàng hóa dễ cháy nổ trên đường thủy nội địa và những nghiệp vụ khác liên quan đến hàng hải.  Nhóm nghiệp vụ Bảo hiểm phi hàng hải: Gồm những nghiệp vụ liên quan đến xe cơ giới, bảo hiểm về trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới khi có rủi ro xảy ra.  Nhóm nghiệp vụ kinh doanh tái bảo hiểm: Là nhóm nghiệp vụ bao gồm hoạt động nhận tái và nhượng tái bảo hiểm đối với các bảo hiểm gốc.  Nhóm nghiệp vụ Đầu tư vốn: Ngoài hoạt động kinh doanh chính về bảo hiểm, nhóm nghiệp vụ về Đầu tư nghiên cứu các vấn đề về góp vốn, liên doanh, mua bán chứng khoán, cổ phiếu giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn kinh doanh. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của Công ty2.1.5. Hiện tại, ABIC được cấp phép kinh doanh vào các lĩnh vực sau:  Kinh doanh bảo hiểm:  Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người  Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại  Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không  Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu  Bảo hiểm trách nhiệm chung  Bảo hiểm hàng không  Bảo hiểm xe cơ giới  Bảo hiểm cháy nổ  Bảo hiểm nông nghiệp  Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ khác  Kinh doanh tái bảo hiểm: Nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các bảo hiểm phi nhân thọ. Thang Long University Library
  • 35. 24  Giám định tổn thất: Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý giám định tổn thất, yêu cầu người thư ba bồi hoàn.  Tiến hành hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực sau:  Mua trái phiếu chính phủ;  Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;  Kinh doanh bất động sản;  Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;  Cho vay theo Qui định của Luật các tổ chức tín dụng;  Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.  Và các hoạt động khác theo qui định của pháp luật.
  • 36. 25 Kết quả hoạt động kinh doanh của ABIC2.1.6. Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Bảo hiềm Ngân hàng nông nghiệp năm 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011-2012 Chênh lệch 2012-2013 2011 2012 2013 Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % Tổng doanh thu thuần KD bảo hiểm 334.808 378.051 458.887 43.243 12,92 80.836 21,38 Tổng chi trực tiếp hoạt động KD bảo hiểm 201.474 197.730 235.493 (3.744) (1,86) 37.763 19,10 Lợi nhuận gộp 133.334 180.321 223.394 46.987 35,24 43.073 23,89 Chi phí quản lý DN 131.006 161.877 186.552 30.871 23,56 24.675 15,24 Lợi nhuận thuần KD bảo hiểm 2.328 18.443 36.842 16.115 692,23 18.399 99,76 Lợi nhuận hoạt động TC 69.710 73.027 34.726 3.317 4,76 (38.301) (52,45) Lợi nhuận khác 70 809 (127) 739 1055,71 (936) (115,70) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 72.108 92.280 71.441 20.172 27,97 (20.839) (22,58) Lợi nhuận sau thuế 54.315 69.192 52.721 14.877 27,39 (16.471) (23,80) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Thang Long University Library
  • 37. 26 Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận năm trong 3 năm (2011 – 2013) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Nhìn vào biểu đồ ta thấy tình hình kinh doanh tại ABIC đã có những bước chuyển tích cực, doanh thu và lợi nhuận đều tăng dần qua các năm từ 2011 đến năm 2013. Có được kết quả kinh doanh khả quan như vậy đó là nhờ sự nỗ lực cố gắng của ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể nhân viên trong công ty Bảo hiểm ABIC trong suốt gần 10 năm qua. Về doanh thu Từ năm 2011 đến năm 2013 có thể nhận thấy rõ doanh thu đã tăng trưởng dần đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh thu đạt 334.808 triệu đồng, đến năm 2012 tăng với mức tăng tuyệt đối so với năm 2011 là 43.243 triệu đồng tương ứng với mức tăng 12,92 %. Năm 2013 đạt doanh thu là 458.887 triệu đồng, tăng lên với tỷ lệ tương đối là 21,38% so với năm 2012. Những con số này cho thấy hoạt động công ty đã đạt hiệu quả cao trong việc mở rộng đối tác, phát triển thị trường, cung cấp thêm những sản phẩm bảo hiểm mới như: Bảo hiểm Bảo An tín dụng... . Nguồn doanh thu chủ yếu 334.808 378.051 458.887 54.315 69.192 52.721 .0 100000.0 200000.0 300000.0 400000.0 500000.0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu thuần Lợi nhuận Đơn vị: Triệu đồng
  • 38. 27 của ABIC trong giai đoạn vừa qua chủ yếu là thu phí bảo hiểm gốc, thu phí nhận tái bảo hiểm và các khoản hoa hồng nhượng tái bảo hiểm. Trong đó nguồn thu chủ yếu là phí thu từ hoạt động bảo hiểm gốc. Tính đến ngày 31/12/2013, doanh thu bảo hiểm gốc đạt 530,8 tỷ đồng bằng 106,17% kế hoạch năm được Đại hội đồng cổ đông công ty giao, so với cùng kì năm trước có tốc độ tăng trưởng đạt 18,24%. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm của công ty cao hơn so với mức bình quân của thị trường. Từ năm 2012 đến năm 2013 mức tăng doanh thu tăng đáng kể chủ yếu là do tăng trưởng ở nghiệp vụ bảo hiểm con người (tăng 45%) và bảo hiểm xe cơ giới (4,9%). Các nghiệp vụ bảo hiểm còn lại giảm do thị trường bảo hiểm cạnh tranh khốc liệt, phi kinh tế và phi kĩ thuật không đảm bảo an toàn nên ABIC quyết định từ bỏ một số dịch vụ bảo hiểm. Có thể thấy rằng, công ty đã có những định hướng đúng đắn, quản lý chiến lược hợp lý để đưa doanh thu của công ty có được tốc độ tăng trưởng ấn tượng qua các năm. Tuy vậy, kết quả doanh thu vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng của hệ thống chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp. Bước sang năm 2014, mục tiêu của công ty là tăng trưởng 15% về doanh thu phí bảo hiểm so với năm 2013. Đây chắc chắn là thử thách rất lớn đối với ABIC khi tình hình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Về chi phí: Bảng 2.2. Tổng chi phí hoạt động của Công ty năm 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chi phí Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh 201.474 197.730 235.493 Chi phí quản lý doanh nghiệp 131.006 161.877 186.552 Tổng 332.480 359.607 422.045 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh) Qua bảng ta thấy tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của 3 năm đều ở mức rất cao xấp xỉ với doanh thu thuần. Để xem xét cụ thể nguyên nhân tăng giảm ta sẽ phân tích từng khoản mục riêng: Tổng chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh: Năm 2011, tổng chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh của công ty là 201.474 triệu đồng. Tuy nhiên đến năm 2012 đã giảm xuống còn 197.730 triệu đồng, tương ứng với mức giảm tuyệt đối là 3.744 triệu đồng. Sang năm 2013, tổng chi phí trực tiếp tăng lên đến 235.493 triệu Thang Long University Library
  • 39. 28 đồng, tăng lên tới 19,10% so với năm 2012. Bởi trong các khoản chi trong chi phí trực tiếp thì năm 2013 công ty chịu tổn thất từ các sự kiện bảo hiểm khi số tiền chi trả bồi thường bảo hiểm gốc, trả tiền bảo hiểm tăng từ 155.846 triệu đồng năm 2012 tăng lên 657.513 triệu đồng năm 2013, mức tăng tuyệt đối là 501.667 triệu đồng. Đây là mức tăng khá lớn, do đó công ty cần có những biện pháp quản trị rủi ro khi nhận các hợp đồng bảo hiểm. Chi phí quản lý kinh doanh: Bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp biến động theo mức doanh thu hàng năm. Năm 2011, chi phí quản lý kinh doanh của công ty là 131.006 triệu đồng ( chiếm 39,12% doanh thu), năm 2012 chi phí này là 161.877 triệu đồng (chiếm 42,81% doanh thu) và năm 2013 tăng 15,24% về chi phí so với năm 2012. Như vậy có thể thấy, chi phí quản lý của doanh nghiệp không chỉ tăng về trị số tuyệt đối mà còn tăng cả về số tương đối so với doanh thu hàng năm, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận trong năm. Do đó công ty cần phải quản lý chặt chẽ hơn chỉ tiêu này, tập trung nhiều đến việc nâng cao hiệu suất làm việc của từng bộ phận trong công ty nhằm tối thiểu hóa chi phí quản lý và bán hàng giảm thiểu các chi phí mời chào, giới thiệu sản phẩm, chi phí liên lạc, vận chuyển nâng cao lợi nhuận trong các năm tiếp theo. Về lợi nhuận sau thuế: Tuy doanh thu có sự biến chuyển tích cực song chi phí vẫn ở mức cao, đồng nghĩa với sự sụt giảm của lợi nhuận là chi phí vẫn ở mức cao, lợi nhuận ròng của Công ty năm 2012 là 69.192 triệu đồng đã tăng gần 14.877 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 27,39% so với năm 2011. Tuy nhiên tới năm 2013, mặc dù doanh thu đã có dấu hiệu tăng nhưng lợi nhuận ròng lại giảm thêm 23,80% so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm khoản bồi thường từ tổn thất từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc tăng mạnh, khoản chi cho bồi thường nhận tái bảo hiểm cũng tăng. Hiện nay, càng ngày xuất hiện thêm nhiều công ty bảo hiểm mới cạnh gia nhập thị trường bảo hiểm. Để có thể tạo được lợi thế cạnh tranh, cũng như đạt được mức tăng lợi cao hơn trong những năm tới, công ty cần phải có những chính sách về quản lý chi phí, quản trị rủi ro tốt, nắm bắt nhanh các biến động để có những phương hướng kinh doanh tốt nhất, tăng thu nhập của công ty lên. Phân tích thực trạng tái bảo hiểm tại Công ty cổ phần Bảo hiểm nông2.2. nghiệp (ABIC) 2.2.1. Tình hình nhận tái bảo hiểm Hoạt động nhận tái bảo hiểm có vai trò và ý nghĩa quan trọng tương tự như việc khai thác nghiệp vụ bảo hiểm gốc trong kinh doanh bảo hiểm. ABIC đã nhận chú trọng tới khâu nhận tái bảo hiểm vì nhận thấy được vai trò quyết định của nghiệp vụ này này
  • 40. 29 tới các hoạt động về sau. Ngoài ra, ABIC đang nỗ lực mở rộng thị trường nhận tái bảo hiểm không những chỉ trong khu vực trong nước mà còn vươn ra tầm khu vực và thế giới. Song do kinh nghiệm hoạt động cũng như khả năng tài chính còn hạn chế mà phần lớn các dịch vụ nhận tái của công ty chủ yếu khai thác ở các công ty trong nước. Chính vì vậy, trong phần này chủ yếu đề cập tới hoạt động nhận tái bảo hiểm của ABIC từ thị trường trong nước. 2.2.1.1. Theo hình thức tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc - tự nguyện Với việc cam kết giữa ABIC và các doanh nghiệp bảo hiểm là cổ đông từ những quy định về tái bảo hiểm bắt buộc mà có thể chia nguồn nhận tái của ABIC ra làm hai nguồn chính: nguồn nhận tái cam kết/bắt buộc và nguồn nhận tái tự nguyện. ABIC ngoài khai thác những dịch vụ từ những dịch vụ được quy định trong tái bảo hiểm bắt buộc và nhượng tái của các cổ đông thì công ty cũng mở rộng và tích cực đàm phán với các doanh nghiệp bảo hiểm khác để thuyết phục họ nhượng tái sang ABIC. Nguồn thu nhận tái bảo hiểm tự nguyện có vai trò hết sức quan trọng vì nó thể hiện được năng lực cạnh tranh cũng như chất lượng dịch vụ mà ABIC có thể cung cấp cho các nhà nhượng tái. Bảng 2.2:Doanh thu phí nhận TBH của ABIC theo hình thức cam kết/bắt buộc - tự nguyện (2011 – 2013) Đơn vị: Triệu đồng Năm Phí nhận TBH cam kết/bắt buộc Phí nhận tái tự nguyện Tổng phí nhận TBH Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2011 8.837,97 46,70 10.087,03 53,30 18.925 2012 12.377,25 48,92 12.923,75 51,08 25.301 2013 10.947,56 54,36 9.191,44 45,64 20.139 Tổng 32.162,78 49,98 32.202,22 50,02 64.365 (Nguồn: Phòng tài chính- kế toán) Nhìn vào bảng tổng kết doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của ABIC, ta có thể thấy ngay được tổng phí nhận tái từ năm 2011 đến năm 2013 đạt 64.365 triệu đồng. Cụ thể: Năm 2011 tổng thu phí tái bảo hiểm là 18.925 triệu đồng, năm 2012 là 25.301 triệu đồng. Do đó mức tăng của năm 2012 so với năm 2011 là 6.376 triệu đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 33,69%. Đây là một tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng do sự đóng góp của các cổ đông và sự phát triển mở rộng thị phần của công ty, chiến lược Thang Long University Library
  • 41. 30 cạnh tranh tốt. Hàng loạt các giải pháp quản lý dịch vụ bảo hiểm được triển khai cũng như sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước và sự khởi sắc của thị trường bảo hiểm trong nước đã có ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động nhận tái của ABIC. Năm 2013, tổng phí tái bảo hiểm của ABIC đã giảm xuống còn 20.139 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm tương đối là 25,63% so với năm 2012. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm trên là do cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bảo hiểm được đẩy lên tới mức cao, diễn ra khốc liệt và ở tất cả các loại hình dịch vụ: cạnh tranh về giá phí, điều kiện/điều khoản bảo hiểm. Để thích ứng với điều kiện mới, cũng như một số các doanh nghiệp truyền thống khác “không chạy đua theo doanh thu”, “an toàn - hiệu quả - ổn định” là các tiêu chí trong kinh doanh được ABIC đặt lên hàng đầu. Hàng loạt các giải pháp quản lý dịch vụ bảo hiểm được tăng cường thực hiện. Yêu cầu đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận dịch vụ nhận tái bảo hiểm ngày càng cao. Công ty cũng kiên quyết từ chối nhận tái bảo hiểm các dịch vụ có giá phí quá thấp hoặc điều kiện bảo hiểm mở rộng không hợp lý, không phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, qua bảng ta cũng thấy xu hướng chung từ năm 2011 đến năm 2013 cơ cấu của phí nhận tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc đang trong chiều hướng tăng dần qua các năm còn tỷ trọng của phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện lại bắt đầu giảm dần cả về số tuyệt đối và tương đối. Năm 2013, giá phí tái bảo hiểm cam kết là 10.947,56 triệu đồng chiếm 54,36% về tổng phí nhận tái bảo hiểm, năm 2011 và 2012 chỉ chiếm tỉ lệ lần lượt là 46,70% và 48,92% tổng phí nhận TBH. Sở dĩ dẫn đến xu hướng trên là do nguồn phí nhận tái bảo hiểm của công ty đã có sự thay đổi. Nếu như năm 2011, số phí nhận tái từ nguồn bắt buộc chiếm xấp xỉ 50% tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của ABIC thì từ năm 2012 trở lại đây, tỷ lệ này ngày càng giảm mạnh, thay vào đó công ty khai thác nguồn phí nhận tái bảo hiểm chủ yếu từ cam kết trao đổi dịch vụ từ các cổ đông (chiếm khoảng 64,89% trong năm 2012) và khai thác ngoài cam kết (chiếm 34,11%), trong đó phí nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài phí nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài chủ yếu được nhận từ thị trường châu Á.
  • 42. 31 2.2.1.2. Theo loại hình nghiệp vụ Bảng 2.3:Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm theo loại hình nghiệp vụ tại ABIC (2011 – 2013) Đơn vị : Triệu đồng Tên nghiệp vụ 2011 2012 2013 Cam kết Tự nguyện Tổng Cam kết Tự nguyện Tổng Cam kết Tự nguyện Tổng Hàng hoá 762,40 2191,42 2953,82 2684,40 1492,38 4176,78 1876,54 2858,00 4734,54 Tài sản- Kỹ thuật 1792,50 2428,84 4221,34 1480,54 2102,91 3583,45 2745,35 1579,87 4325,22 Xe cơ giới 836,12 1605,72 2441,84 2763,45 1064,13 3827,58 2033,43 418,87 2452,30 Cháy nổ 1245,02 2099,30 3344,32 1374,52 3502,01 4876,53 1345,24 1429,29 2774,53 Tàu thuyền 1402,20 1366,32 2768,52 3976,44 1822,01 5798,45 1944,53 2939,89 4884,42 Con người 892,34 1750,91 2643,25 1344,53 1108,87 2453,40 254,54 182,89 437,43 Khác 374,20 177,71 551,91 428,45 156,36 584,81 255,65 274,91 530,56 Tổng 7304,78 11620,22 18.925,00 14.052,33 11.248,67 25.301,00 10.455,28 9.683,72 20.139,00 `` (Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán Thang Long University Library