SlideShare a Scribd company logo
1 of 33
TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ
LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
----------
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Trung cấp lý luận chính trị K14B09 huyện Thường Tín
Đề tài:“Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông
Dân Xã Chương Dương trong giai đoạn hiên nay,
Thực Trạng Và Giải Pháp”
Người thực hiện : Lê Văn Thảo
Chủ Tịch Hội Nông Dân Xã
Người hướng dẫn : GVC : Bùi Duy Tứ
Phó trưởng khoa dân vận
Thường Tín, tháng 9 năm 2011
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo2
MỤC LỤC
Mở đầu ………………………………………………………………………..
1. Lý Do Chọn Đề Tài…………………………………………………………...
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài…………………………………………………..
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………..
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu……………………………………
5. Kết cấu của tiểu luận………………………………………………………….
Chương 1 : Cơ sở lý luận về nông dân và công tác vận động nông dân……..
1.1 Khái niệm về nông dân……………………………………………………….
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về nông dân và công tác
vận động nông dân…………………………………………………………...
1.3 Yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của hội nông dân xã Chương
Dương, thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm……………………………
Chương 2 : Công Tác Vận Động Nông Dân Và Hoạt Động Của Hội Nông
Dân Xã Chương Dương, Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Kinh Nghiệm…….
2.1 Đặc điểm tình hình xã Chương Dương……………………………………….
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội…………………………………………..
2.1.2 Tình hình tổ chức bộ máy cán bộ hội nông dân xã Chương Dương……….
2.2 Thực trạng công tác vận động nông dân xã và hoạt động của hội nông dân
xã Chương Dương………………………………………………………………..
2.2.1 Những kết quả đạtđược và nguyên nhân…………………………………..
2.2.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân…………………………………….
2.3 Một số kinh nghiệm rút ra……………………………………………………
Chương 3: Phương Hướng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng
Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương Trong Những Năm Tới.
3.1 Phương hướng và mục tiêu chủ yếu………………………………………….
3.1.1 Phương hướngchung……………………………………………………….
Trang
5
5
7
7
7
8
9
9
9
12
15
15
15
16
17
19
22
23
25
25
25
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo3
3.1.2 Một số mục tiêu chủ yếu……………………………………………………
3.2 Một số giải pháp chính……………………………………………………….
3.2.1 Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng……………………..
3.2.2 Đẩymạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ cho hội viên
và nông dân………………………………………………………………………
3.2.3 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hội nông dân xã………..
3.2.4 Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy nâng cao chất lượng đọi ngũ cán bộ hội
3.2.5 Xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động với chính quyền,
mặt trận, và các đoàn thể nhân dân khác………………………………………...
Kết luận
26
27
27
28
28
29
29
31
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo4
Ký hiệu chữ viết tắt
HND : Hội nông dân
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
BCH : Ban chấp hành
NQ/W : Nghị quyết trung ương
TC/TW : Chỉ thị trung ương
KL/TW : Kết luận trung ương
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo5
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp nông dân
Việt Nam, là thành viên của mặt trận tổ quốc Việt Nam. Nhìn lại 81 năm xây dựng
và phát triển Hội nông dân luôn coi trọng công tác vận động nông dân sớm xây
dựng khối liên minh Công - Nông. Khối liên minh công nông ngày càng được
củng cố vững chắc, tạo thành đội quân hùng hậu của Cách Mạng, là một trong
những nhân tố quyết định tạo nên những thắng lợi vĩ đại trong Cách Mạng tháng
Tám ( 1945 ). Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN và trong công cuộc
đổi mới đất nước.
Nhờ có liên minh với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân đã phát huy tinh
thần Cách mạng và khả năng tiềm tàng đóng gớp phần to lớn vào những thắng lợi
của Cách mạng, qua đó giai cấp nông dân cũng có nhiều biến đổi, trưởng thành : từ
địa vị nô lệ, bị áp bức bóc lột đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ nông
thôn, là lực lượng hùng hậu nhất trong khối liên minh Công – Nông – Trí thức, là
nền tảng của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Những diễn biến phức tạp của tình hình
thế giới trong những nặm qua đã tác động sâu sắc đến tình hình nông dân nước ta.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội của
Đảng đã đề ra mục tiêu vận động nông dân là: " Xây dựng giai cấp Nông dân về
mọi mặtđể xứng đáng là một lực lượng cơ bản trong việc xây dựng nông thôn mới ,
góp phần đắclực vào sự nghiệp công nghiệp hóa”. “Nghị quyết số 26/NQ/TW của
Ban chấp hành trung ương Đảng tại kỳ hợp thứ 7 khoá 10 về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn đã đề ra quan điểm mục tiêu " Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đạihóa, xây dựng và bảo
vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để pháttriển kinh tế - xã hội bền vững,
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo6
giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ gìn phát huy bản
chất văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”.... xây dựng
giai cấp nông dân, củng cố liên minh Công nhân – Nông dân – Trí thức vững mạnh
tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết
đại hội đại biểu lần thứ XV của Đảng bộ Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2010 – 2015
đã nêu " tập trung củng cố kiện toàn xây dựng tổ chức nâng cao chất lượng nghiệp
vụ công tác, đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động sát với đời sống nông dân
thủ đô để hội thực sự trở thành người bạn tin cậy, là chỗ dựa tinh thần của nông
dân. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho nông
dân thủ đô, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng, chính quyền đề
xuất tham gia xây dựng các chủ trương chính sách của thành phố về nông nghiệp,
nông dân và nông thôn, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và xây dựng nông thôn
mới "
- Từ thực tế ở cơ sở đặt ra công tác vận động nông dân trong giai đoạn hiện nay
để từng bước CNH-HĐH nông thôn và xây dựng nông thôn mới , quá trình chuyển
đổi cơ chế quản lý trong nông nghiệp, theo nghị quyết 10 của bộ chính trị đã giải
phóng sức sản suất ở nông thôn, phát huy tinh thần làm chủ, tiềm năng to lớn của
nông dân, góp phần to lớn đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, giữ
vững ổn định chính trị. Song, nhìn chung trình độ văn hóa, kỹ thuật còn thấp, năng
suât lao động chưa cao, hiện nay còn nhiều vấn đề gây băn khoan cho nông dân
như : giá cả thị trường tiêu thụ, chế biến sản phẩm và cung ứng vật tư.
Hoạt động của HND ngày càng được củng cố về cả chính trị, tư tưởng và tổ
chức, thực sự là chỗ dựa tinh thần bảo vệ và chăm lo mọi quyên lợi cho nông dân,
là nòng cốt cho việc xây dựng nông thôn mới để từng bước CNH-HĐH nông
nghiệp nông thôn. Nhưng cũng còn nhiều mặt hạn chế như tỷ lệ tập hợp hội viên,
nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt hội, kinh phí để tổ chức các phong trào, chế
độ chính sách đối với cán bộ hội.
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo7
- Là chủ tịch hội nông dân cơ sở, qua quá trình công tác của bản thân nên tôi
chọn đề tài nâng cao chất lượng hoạt động của HND xã Chương Dương trong giai
đoạn hiện nay, thực trạng và giải pháp. Làm tiểu luận tốt nghiệp lớp trung cấp lý
luận của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.
 Mục tiêu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng của HND xã Chương Dương, làm rõ những kết quả ,
tồn tại hạn chế, nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm từ đó đề xuất giải pháp đẩy
mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của HND xã Chương Dương trong những
năm tới.
 Nhiệm vụ:
- Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về nông dân và công
tác vận động nông dân.
- Làm rõ đặc điểm tình hình và thực trạng công tác vận động của hội nông dân xã
những năm qua.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của HND xã trong những
năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .
- Đối tượng nghiên cứu : công tác vận động nông dân và hoạt động của hội nông
dân
- Phạm vi nghiên cứu : Công tác vận động nông dân và hoạt động của hội nông
dân xã Chương Dương từ năm 2007 đến nay, phương hướng đến năm 2017.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận : Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về nông
dân và công tác vận động nông dân.
- Phương pháp nghiên cứu : Đề tài sử dụng phương pháp chung của chủ
nghĩa Mác – Lênin là phương pháp vận dụng biện chứng và phương pháp duy vật
lịch sử trong đó coi trọng phương pháp cụ thể : logic, lịch sử, so sánh, tập hợp...
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo8
5. Kết cấu của tiểu luận :
Ngoài phần mở dầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3
chương :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về nông dân và công tác vận động nông dân.
Chương 2 : Công tác vận động nông dân và hoạt động của hội nông dân xã
Chương Dương, thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm.
Chương 3 : Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cáo chất lượng hoạt động
của hội nông dân xã Chương Dương trong những năm tới.
Kết luận.
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo9
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG DÂN VÀ CÔNG TÁC
VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN.
1.1, Khái Niệm Về Nông Dân
Nông dân ở nước ta là những người lao động sống ở nông thôn nghề nghiệp
chính là sản xuất nông nghiệp và nguồn sống chủ yếu dựa vào các sản phẩm từ
nông nghiệp
Hội nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị của giai cấp nông dân Việt Nam,
là thành viên Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
1.2, Tư Tưởng Hồ Chí Minhvà quan điểm của Đảng về nông dân và công
tác vận động nông dân.
 Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân và công tác vận động nông dân.
Bác Hồ đã sớm nhận thấy cần tập hợp nông dân vào một tổ chức. Hồ Chí
Minh khẳng định " nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng
minh rất trung thành của giai cấp công nhân "1
. Tổng kết quá trình lãnh đạo Cách
mạng, Hồ Chí Minh đã khẳng định : " trải qua các thời kỳ Đảng đã nắm vững và
giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, củng cố được liên minh Công – Nông. Đảng
ta đã đấu tranh chống những xu hướng hữu khuynh và " tả " khuynh, đánh giá thấp
vai trò của nông dân là quân chủ lực Cách mạng, là đồng minh chủ yếu và tin cậy
nhất của giai cấp công nhân, là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân xây
dựng Chủ nghĩa xã hội "2
 Quan điểm của Đảng về nông dân và công tác vận động nông dân
Ngay từ khi ra đời Đảng ta đã đặt ra vấn đề xây dựng ngay tổ chức của giai
cấp nông dân để tập hợp nông dân. Trong sách lược vắn tắt của Đảng đã ghi “Đảng
phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo”
1 : Hồ Chí Minh toàn tập,NXB chính trị quốc gia năm 1995
2 : Hồ Chí Minh toàn tập, NXB chính trị quốc gia năm 1995
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo10
“phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dây cày ( Công hội Hợp tác xã ) khỏi ở
dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia” . 3
Trong chương trình tóm tắt của Đảng cũng đề ra nhiệm vụ " Đảng phải tập
hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ
và phong kiến"
Đảng ta và Hồ Chí Minh đã nhìn nhận đánh giá đúng bản chất cách mạng
của giai cấp nông dân Việt Nam và vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng
Đảng, Bác Hồ khẳng định vai trò to lớn của nông dân trong kháng chiến nông dân
là lực lượng chủ lưc. Trong xây dựng nông dân là cơ bản, ngày nay nông dân là
trung tâm nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới.
Đảng, Bác Hồ luôn coi trọng công tác vận động nông dân và xây dựng khối
liên minh Công – Nông - Trí thức. Ngay từ khi mới thành lập ,Đảng đã đề ra đường
lối cách mạng đúng đắn với mục tiêu đầu tiên của cách mạng là " Độc lập dân
tộc,người cày có ruộng ", đáp ứng đúng yêu cầu nguyện vọng tha thiết của nông
dân,nên đã dấy lên cao trào cách mạng của công nhân ,nông dân.
Suốt quá trình cách mạng ,đường lối chính trị các chủ trương chính sách của
Đảng đã đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng và lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài
của giai cấp nông dân nên họ đã một lòng một dạ tin theo Đảng, liên minh chặt chẽ
với giai cấp công nhân, đấu tranh cách mạng kiên cường dũng cảm. Thực tiễn lãnh
đạo cách mạng chỉ ra rằng khi nào đường lối chủ trương của Đảng đáp ứng yêu
cầu, nguyện vọng, lợi ích thiết thân của nông dân thì khi đó phong trào nông dân
phát triển mạnh mẽ, cách mạng giành được nhiều thắng lợi chẳng hạn như chủ
trương : " Phá kho thóc của Nhật để cứu đói " , giảm tô giảm tức, cải cách ruộng
đất, chuyển đổi cơ chế quản lý nông nghiệp theo nghị quyết X của Đảng....Ngược
lại chủ trương nào, nơi nào , lúc nào lợi ích nguyện vọng của nông dân không được
giải quyết tốt thì nơi đó , lúc đó không những tinh thần cách mạng của nông dân bị
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo11
giảm mà phong trào cách mạng cũng khó khăn. Bác Hồ đã tổng kết : "kinh nghiệm
của Đảng ta trong quá trình cách mạng đã chỉ rõ là nơi nào, lúc nào cán bộ ta giải
quyết tốt lợi ích thiết thân của nông dân, nắm vững nguyên tắc liên minh công nông
thì nơi đó, lúc đó cách mạng đều tiến mạnh.4
Trong công cuộc đổi mới, thực hiện CNH-HĐH đất nước, Đảng ta đã xác
định trước hết là phải CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Xuất phát từ đường lối
phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ mới và yêu cầu nhiệm vụ của
công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Mục tiêu của công tác vận động
nông dân là :
Xây dựng giai cấp nông dân có trình độ nhất định về văn hóa, khoa học kỹ
thuật phù hợp với nền sản xuất hàng hóa theo hướng CNH-HĐH thực hiện công
nhân hóa, trí thức hóa nông dân, mọi người nông dân đều có việc làm với năng suất
chất lượng hiệu quả ngày càng cao, có đời sống vật chất và tinh thần đáp ứng yêu
cầu phát triển về thể lực và trí lực với lối sống văn minh tiến bộ, hạnh phúc gia
đình gắn liền với tình làng nghĩa xóm, quyền lợi đi đôi với trách nhiệm nghĩa vụ,
dân chủ đi đôi với kỷ cương phép nước, có ý thức xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam trong sạch vững mạnh, Xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam của dân, do dân và vì dân, có tinh thần đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế,
xứng đáng là lực lượng cơ bản đẻ thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn,
xây dựng nông thôn mới và góp phần đắc lực vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Nghị quyết số 26 hội nghị trung ương VII khóa X về “nông nghiệp nông dân nông
thôn” đã nêu bốn quan điểm
- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp
CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là cơ cở và lực lượng quan trọng để phát
triển kinh tế xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng; giữ gìn phát
huy bản sắc dân tộc và bỏa vệ môi trường sinh thái của đất nước.
4 : Hồ Chí Minh toàn tập, NXB chính trị quốc gia năm 1996
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo12
- Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng
bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn là nhiêm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp
nông dân và nông thôn. Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng
nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị
và quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then
chốt.
- Phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của nông dân phải dựa trên cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp
với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực để giải phóng và sử dụng có hiệu quả
nguồn lực của xã hội, trước hết là lao động đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các
điều kiện thuân lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho lực lượng sản xuất trong
nông nghiệp nông thôn; phát huy cao nội lực. đồng thời tăng mạnh đầu tư của nhà
nước và xã hội. Ứng dụng nhanh các khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông
nghiệp nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.
- Giải quyết vấn đề nông nghiệp nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ
thống chính trị và toàn xã hội. Trước hết phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ,
tự lực, tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa
thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động
lực phát triển cho nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của
nông dân.
1.3 Yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của hội nông dân xã Chương
Dương trong giai đoạn hiện nay.
Thực hiện chủ trương của Đảng để tiến hành xây dựng nông thôn mới, từng
bước công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng thu nhập từ công
nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp. Nông dân xã Chương
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo13
Dương chiếm 65% dân số và thu nhập chủ yếu vẫn từ sản xuất nông nghiệp và
cũng là lực lượng lao động chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, đóng góp phần lớn
vào phát triển kinh tế của địa phương. Hoạt động của hội nông dân và phong trào
nông dân có vai trò quan trọng trong phong trào thi đua lao động sản xuất thực
hành tiết kiệm, tiếp thu khoa học ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất kinh doanh,
nâng cao năng xuất, chất lượng, thực hiển chuyển đổi cơ cấu kinh tế , cây trồng vật
nuôi, góp phần quan trong vào thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã.
Song hoạt dộng của hội nông dân và phong trào nông dân xã Chương Dương
còn gập nhiều khó khăn thách thức, mặt trái của nền kinh tế thi trường đã tác động
sâu sắc đến đời sống của nhân dân, hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất tự chủ nên
số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm dần, đời sống vật chất tinh thần của nông dâ
được cải thiện nhưng đang có sự chênh lệch ngày càng lớn về thu nhập. Trong
nông dân có sự phân hóa giầu nghèo và khoảng cách giữa người giàu và người
nghèo ngày càng xa. Giữa khó khăn thách thức đó đã tác động đến nông dân và
công tác vận động nông dân.
Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước với mục tiêu “dân
giàu , nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” xu thế hội nhập khu vực
và thế giới đang đòi hỏi toàn Đảng toàn dân phấn đấu tiến kịp thời đại.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Chương Dương khóa XVII nhiệm kỳ 2010-
2015 đã đề ra mục tiêu là : “chuyển dịch cơ cấu kinh tế với phương trâm tăng tỷ
trọng thu nhập từ công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trong về nông nghiệp dồn điền đổi
thửa, xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững chất lượng cao, phát
huy khối đại đoàn kết toàn dân, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước. Phát huyvai trò vận động quần chúng của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân, tập trung xây dựng nông thôn mới.
Với nhiệm vụ trên đòi hỏi hoạt động của hội nông dân và công tác vân động
nông dân những năm tới cần phải đổi mới vươn lên ngang tầm nhiệm vụ. Để xứng
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo14
đáng là nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới và là lực lượng chủ yếu
thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đại hội Đảng bộ xã đề ra.
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo15
CHƯƠNG 2 : CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI NÔNG DÂN XÃ CHƯƠNG DƯƠNG, THỰC TRẠNG, NGUYÊN
NHÂN VÀ KINH NGHIỆM .
2.1 Đặc điểm tình hình xã Chương Dương
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Xã Chương Dương nằm ở phía Đông huyện Thường Tín cách trung tâm huyện
7 km về phía Đông. Phía Đông giáp sông Hồng và xã Tự Nhiên, phía Tây giáp xã
Quất Động, phía Nam giáp xã Lê Lợi, phía Bắc giáp xã Thư Phú, Vân Tảo. Với
tổng diwwnj tích tự nhiên 391,65 ha, dân số 4680 khẩu, 1050 hộ, có 925 hộ trực
tiếp sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua mặc dù có nhiều khó khăn thách
thức nhưng Đảng bộ và nhân dân xã đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các
mục tiêu đề ra, kinh tế phát triển toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
tích cực, sản xuất nông nghiệp tăng cả về năng xuất và giá trị kinh tế trên một đơn
vị canh tác, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được
nâng cao, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện
tạo ra những điều kiện thuận lợi cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội.
Mặc dù xã Chương Dương là xã nông thôn nhưng Đảng bộ và nông dân xã
phát huy truyền thống đoàn kết, kiên cường cách mạng, chủ động sáng tạo phát huy
tiền năng, lợi thế và nguồn lực của địa phương.
Về phát tiển kinh tế nông nghiệp : Tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp theo
hướng hàng hóa ổn định bền vững, tập trung chỉ đạo dồn điền đổi thửa, thực hiện
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh chăn
nuôi theo hướng công nghiệp, xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm,
thủy sản tập trung ra khỏi khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường.
Về phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp : làm tốt công tác nâng cao tay
nghề thêu ren truyền thống nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất, tăng
sức cạnh tranh của các sản phẩm, đảm bảo việc làm tăng thu nhập cho gia đình và
xã hội. Ngoài ra còn có nhiều nghành nghề như cơ khí, xây dựng và nhiều nghành
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo16
nghề khác đang phát triển. Trong những năm qua, nhất là trong thời kỳ đổi mới,
nhân dân xã Chương Dương với bàn tay cần cù sáng tạo ý trí tự lực tự cường , khắc
phục khó khăn kế thừa và phát huy kinh nghiệm và thành quả đạt được , đây là điều
kiện thuận lợi để Chương Dương phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.
Chương Dương có hệ thống chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ địa phương
đoàn kết, nhiệt tình, năng lực lãnh đạo, phát triển kinh tế và quản lý xã hội tốt, đây
là yếu tố thuận lợi trong việc tổ chức và vận động nông dân tham gia xây dựng
nông thôn mới.
2.1.2 Tình hình tổ chức bộ máy cán bộ hội nông dân xã :
Tổ chức bộ máy cán bộ Hội nông dân xã được kiện toàn từ xã đến các thôn
khu dân cư, căn cứ điều lệ hội và số lượng hội viên trong xã ban chấp hành hội
nông dân xã được kiện toàn 11 người. Ban thường vụ 3 người, 1 cán bộ chuyên
trách làm chủ tịch hội , 1 phó chủ tịch và một ủy viên thường vụ, các ủy viên ban
chấp hành được cơ cấu hợp lý.
Trong đó :
- Đảng viên có: 6 người
- Trình độ học vấn:
 Trình độ cao đẳng, đại học : 4 người
 Trung cấp : 1 người
 Cấp 3 : có 3 người
 Cấp 2 : có 3 người
- Trình độ chính trị :
 Trung cấp lý luận : 2 người
 Sơ cấp lý luận : 4 người
Ban chấp hành các chi hội được kiện toàn từ 3 đến 5 người. Tổng só cán bộ
Ban chấp hành các chi hội là 27 người.
Với đội ngũ cán bộ có trình độ nhiệt tình tâm huyết với phong trào đã tạo
thuân lợi cho củng cố tổ chức cơ sở hội và vận động nông dân tính đến năm 2011
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo17
hội nông dân xã đã thu hút tập hợp được 787 hội viên nông dân đtạ 85% so với hộ
sản xuất nông nghiệp.
Qua phân loại hằng năm có 5 chi hội vững mạnh, 1 chi hội khá, không có chi
hội yếu kém. Hội nông dân xã đạt danh hiệu : tổ chức cơ sở hội vững mạnh cấp
Thành phố từ năm 2007 đến năm 2011.
Nhìn chung tình hình tổ chức bộ máy cán bộ hội nông dân xã Chương Dương
thường xuyên được củng cố, hoạt động có hiệu quả tổ chức các phong tào cho nông
dân, vận động hội viên, nông dân chấp hành tốt các chủ trương đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ và nhiệm vụ của hội, mục tiêu phát triển
kinh tế của địa phương và chăm lo đến đời sống văn hóa tinh thần của hội viên,
nông dân.
2.2 Thực trạng công tác vận động nông dân và hoạt động của hội nông
dân xã Chương Dương.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, thực
hiện đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam. Hội nông dân Việt Nam luôn
là tổ chức trung tâm nòng cốt trong các phong trào xây dựng nông thôn mới.
Mục đích của hội là : tập hợp đoàn kết nông dân vững mạnh về mọi mặt
xứng đáng là lực lượng đồng minh tin cậy trong khối liên minh vững chắc Công –
Nông – Trí, đảm bảo thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.
Hội nông dân Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động,
xây dựng hội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, nâng cao
vai trò đại diện, phát huy quyền làm chủ bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng,
hợp pháp của hội viên nông dân.
Phát huy truyền thống yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội tinh thần cách mạng,
lao động sáng tạo, cần kiệm tự lực tự cường, đoàn kết của nông dân, tích cực và
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đẩy mạnh kinh tế
xã hội, xây dựng văn hóa, giữ vững quốc phòng an ninh góp phần thực hiện mục
tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo18
Chức năng của hội :
 Tập hợp vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ,
tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.
 Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, nhà nước và khối đại
đoàn kết dân tộc.
 Chăm lo bảo vệ nguồn lợi và lợi ích chính đáng hợp pháp của nông dân, tổ
chức hoạt động dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống.
Nhiệm vụ của hội nông dân Việt Nam :
 Tuyên truyền giáo dục cho hội viên nông dân hiểu biết đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết chỉ thị của hội khơi dậy và phát
huy truyền thống yêu nước, ý trí cách mạng, tinh thần tự lực tự cường, lao
động sáng tạo của nông dân.
 Vận động, tập hợp và làm nòng cốt cho các phong trào nông dân phát triển
kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh, chăm lo đời sống vật chất tinh
thần của hội viên nông dân.
 Các cấp hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị, thực hiện các
chính sách pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước
ở nông thôn, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông
nghiệp, tổ chức các hoạt động nhiệm vụ, tư vấn, hỗ trợ dạy nghề giúp nông
dân phát triển sản xuất nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.
 Đoàn kết tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức hội, phát triển và nâng cao
chất lượng hội viên, xây dựng tổ chức hội vững mạnh về mọi mặt, đào tạo bồi
dưỡng cán bộ hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
 Tham gia xây dựng Đảng chính quyền trong sạch, vững mạnh, tham gia
giám sát phản biện xã hội theo quy chế, kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng
của nông dân với Đảng và Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng,
hợp pháp của hội viên nông dân, thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, giữ gìn
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo19
đoàn kết trong nội bộ nông dân góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân,
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống quan liêu tham nhũng,
lãng phí và các tệ nạn xã hội.
 Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm đường lối của Đảng, tăng
cường hợp tác trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quảng
bá hàng hóa nông sản, văn hóa Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc
tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.
2.2.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân
Thực hiện chương trình công tác hội và nông dân. Dưới sự lãnh đạo cảu
Đảng ủy xã Chương Dương và các chỉ tiêu thi đua của hội nông dân huyện Thường
Tín từ năm 2007 đến năm 2011. HND xã Chương Dương đã bám sát nghị quyết
cảu Đảng ủy, chương trình công tác và chỉ tiêu thi đua của hội nông dân huyện
Thường Tín tổ chức thực hiện nhiệm vụ đạt được những kết quả sau.
Công tác tuyên truyền giáo dục hội viên, nông dân các chủ trương, đường lối
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết và điều lệ của hội được 30 buổi cho
2100 lượt người tham gia.
Trong đó :
+ Tuyên truyền nghị quyết của Đảng các cấp được 10 buổi cho 750 lượt người.
+ Tuyên truyền nghị quyết của hội các cấp được 11 buổi cho 800 lượt người.
+ Tuyên truyền phổ biến pháp luật được 9 buổi cho 550 lượt người.
Thông qua tuyên truyền giáo dục hội viên đã nâng cao giác ngộ chính trị,
tinh thần yêu nước cho nông dân, hướng họ tham gia hành động cách mạng, tham
gia phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và củng cố tình làng nghĩa xóm, tinh
thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong việc xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật
tự trên địa bàn xã.
Công tác củng cố tổ chức cơ sở hội là trọng tâm. Bám sát nghị quyết đại hội đại
biểu hội nông dân xã, ban thường vụ, ban chấp hành ngay từ đầu nhiệm kỳ đã xây
dựng quy chế làm việc của BCH, hằng năm xây dựng chương trình công tác sát
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo20
với tình hình cụ thể của xã nên công tác củng cố tổ chức hội được quan tâm và
phát triển từ năm 2007 đến năm 2011 hội nông dân xã phát triển thêm được 350
hội viên mới, nâng tổng số hội viên lên 787 hội viên, chiếm 85% so với hộ sản
xuất nông nghiệp, chia ra :
- Năm 2007 kếp nạp được 80 hội viên
- Năm 2008 kếp nạp được 70 hội viên
- Năm 2009 kếp nạp được 60 hội viên
- Năm 2010 kếp nạp được 80 hội viên
- Năm 2011 kếp nạp được 60 hội viên
Tổ chức các phong trào thi đua của hội
- Phong trào thi đua phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và
làm giàu chính đáng, qua phát động thi đua hằng năm đã có 1500 lượt
hộ gia đình đăng ký hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp
+ Cấp thành phố : 60 hộ
+ Cấp huyện : 150 hộ
+ Cấp cơ sở : 1290 hộ
- Qua bình xét đã có 800 lượt hộ được công nhận là hộ sản xuất kinh
doanh giỏi các cấp
+ Cấp thành phố : 12 lượt hộ
+ Cấp huyện : 180 lượt hộ
+ Cấp cơ sở : 608 lượt hộ
- Để giúp nông dân tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
chăn nuôi, 5 năm qua hội nông dân xã đã phối hợp tổ chức được 12
lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân trong đó :
+ Phòng trừ dịch hại tổng hợp ( IPM ) được : 4 lớp
+ Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt : 1 lớp
+ Kỹ thuật chăn nuôi bà sinh sản : 2 lớp
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo21
+ Kỹ thuật chăn nuôi thủy sản : 5 lớp
- Hội nông dân xã phối hợp với các nghành chức năng mở các lớp dạy
nghề và nâng cao tay nghề cho nông dân :
+ Năm 2007 mở lớp mây tre đan cho 50 hội viên nông dân
+ Năm 2008 mở lớp nâng cao tay nghề thêu cho 50 hội viên nông
dân
+ Năm 2009 mở lớp nâng cao tay nghề thêu cho 50 hội viên nông
dân
+ Năm 2010 mở lớp nâng cao tay nghề thêu cho 50 hội viên nông
dân
+ Năm 2011 mở lớp may công nghiệp cho 35 hội viên nông dân
- Thực hiện chương trình trợ giúp nông dân vốn, vật tư sản xuất, hội
nông dân cac thành lập các tổ tín chấp vay vốn với Ngân hàng nông nghiệp và
Ngân hàng chính sách xã hội với số dư là 10,6 tỷ đồng cho 1320 lượt người vay.
Ngoài ra còn thực hiện mua vật tư nông nghiệp với hình thức trả chậm với công ty
cổ phần Hà Anh, thực hiện hàng năm được 300 tấn vật tư nông nghiệp các loại giúp
nông dân chủ động vật tư để sản xuất nên năng suất cây trồng đạt hiệu quả cao.
Từ phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, hội viên nông dân thi đua
phát triển kinh tế, đời sống của hội viên nông dân được vươn lên, giúp nhau xóa đói
giảm nghèo và tích cực tham gia xây dựng hội
- Phong trào nông dân xây dựng gia đình văn hóa.
Thực hiện cuộc vận động " toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu
dân cư ". Hội nông dân xã đã tuyên truyền vận động hội viên nông dân đẩy mạnh
phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa. Hằng năm có 100% hộ gia
đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, qua bình xét số hộ gia đình đạt gia đình
văn hóa là 95%. Toàn xã có 2/3 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa.
- Phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng an ninh.
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo22
Thực hiện chương trình phối hợp giữa hội nông dân với công an và quân sự, hội
nông dân đã vận động hội viên nông dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh tổ
quốc. Ký cam kết đảm bảo an toàn giao thông, tham gia phòng chống các tệ nạn xã
hội, phòng chống ma túy, mại dâm, tuyên truyền luật nghĩa vụ quân sự, tham gia
thực hiện nền quốc phòng toàn dân. Động viên con em hội viên nông dân làm nghĩa
vụ quân sự, trong 5 năm qua đã động viên và tiễn đưa 40 con em hội viên nông dân
lên đường làm nghĩa vụ quân sự, hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao.
Đánh giá chung :
5 năm qua hội nông dân xã đã tham gia tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát
tiển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời cũng hoàn thành các chỉ tiêu thi đua
của hội nông dân huyện giao cho.
Tuyên truyền giáo dục hội viên, nông dân chấp hành các chủ trương đường
lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, củng cố tổ chức cơ sở hội, góp phần phát
triển kinh tế xã hội của địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội và tham gia xây dựng nông thôn mới để từng bước công nghiệp hóa – hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn.
Nguyên nhân, kết quả :
- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tạo điều
kiện để hội nông dân xã hoạt động.
- Phối hợp chặt chẽ với mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân tạo sức mạnh
đoàn kết để vận động nông dân tham gia các phong trào của hội.
- Hoạt động của đội ngũ cán bộ hội từ ban chấp hành hội nông dân xã đến các
chi hội thường xuyên được củng cố. Những cán bộ thực sự năng lực và tâm
huyết với phong trào.
- Mọi phong trào của hội đều thiết thực đến quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên
nông dân, nên hội viên nông dân thiết tha với hội và chung sức xây dựng hội
2.2.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân
 Tồn tại, hạn chế :
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo23
- Công tác tuyên truyền giáo dục hội viên nông dân chưa thường xuyên nên
chuyển tải các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
nhiệm vụ của hội đến hội viên nông dân còn hạn chế.
- Nhận thức về vai trò trách nhiệm của một bộ phận cán bộ hội viên chưa cao,
do đó khi tổ chức các phong trào của hội để vận động hội viên nông dân thực
hiện còn thấp.
- Công tác tổ chức, tập hợp nông dân vào hội còn chưa đạt với yêu cầu đề ra.
Việc trợ giúp nông dân về khoa học kỹ thuật, giống, vốn, vật tư để sản xuất
kinh doanh tăng thu nhập để từng bước xóa đói giảm nghèo còn chưa được nhiều
 Nguyên nhân :
- Việc tổ chức các buổi sinh hoạt ở chi hội chưa thường xuyên, phối hợp với
các tổ chức đoàn thể chưa chặt chẽ để cùng tuyên truyền vận động do đó các
chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của hội
được chuyển tải đến hội viên nông dân còn hạn chế
- Do đội ngũ cán bộ hội thường xuyên thay đổi theo nhiệm kỳ của đại hội nên
bộ máy của hội không ổn định.
- Hoạt động của hội chưa thiết thực, chưa đáp ứng được với vai trò của hội
nông dân trong giai đoạn hiện nay, nên việc phát triển của hội viên mới còn
gập nhiều khó khăn.
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm và tạo điều kiện để hội
nông dân hoạt động.
2.3 Một số kinh nghiệm rút ra :
- Thường xuyên chăm lo đến đội ngũ cán bộ hội cả về số lượng và chất lượng
" cán bộ nào, phong trào ấy " chi hội nào cán bộ tâm huyết với phong trào
thì chi hội ấy hoạt động có hiệu quả.
- Nếu phối hợp tốt với các mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân trong hệ
thống chính trị, đổi mới phương thức sinh hoạt hội, đa dạng hóa các hình
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo24
thức để tập hợp nông dân vào hội thì việc tuyên truyền vận động nông dân
thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ
của hội được sâu rộng hơn.
- Nơi nào cấp ủy Đảng, chính quyền chăm lo tạo điều kiện để hội nông dân
hoạt động thì nơi đó tổ chức các phong trào của hội rễ dàng hơn tổ chức của
hội vững mạnh hơn.
- Chỉ khi nào hoạt động của hội thiết thực, thiết thân, thì nông dân mới thiết
tha vào hội chăm lo đến lợi ích chính đáng của nông dân, đến tâm tư nguyện
vọng của nông dân, tổ chức nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông
dân thì nông dân mới tin tưởng và ra sức củng cố xây dựng tổ chức hội.
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo25
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NÔNG DÂN XÃ CHƯƠNG
DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI.
3.1 Phương hướng - Mục tiêu chủ yếu
3.1.1 Phương hướng chung
- Chỉ thị 59-CT/TW ngày 15/12/2000 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đổi với hoạt động của hội nông dân Việt Nam trong thời ký Công
nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn khẳng định “tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo việc xây dựng củng cố hội nông dân các câp vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức để hội thực sự là lực lượng nòng cốt của phong trào nông dân xây
dựng nông thôn mới, là thành viên tích cực trong khối đại đoàn kết toàn dân là
nhân tố quan trọng của khối liên minh giaicấp công nhân với giai cấp nông dân và
tầng lớp trí thức, nền tảng chính trị vững chắc của chế độ ta”
- Nghị quyết đại hội đại biểu thành phố Hà Nội lần thứ XV “Hội nông dân
thành phố tập trung củng cố kiện toàn, xây dựng tổ chức nâng cao chất lượng
nghiệp vụ công tác, đổi mới mạnh mẽphương thức hoạt động cho sát với đời sống
nông dân thủ đô để hội thực sự trở thành người bạn tin cậy, là chỗ dựa tinh thần
cảu nhà nông, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, tạo điều kiện để nông dân
phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng và xây dựng nông
thôn mới”.
- Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ xã Chương Dương lần thứ XVII
nhiệm kỳ 2010 – 2015. “Các cấp ủy Đảng từ ban chấp hành Đảng bộ xã đến cấp
ủy các chi bộ cần tăng cường sự lãnh đạo đối với hội nông dân xã, tọa mọi điều
kiện để hội nông dân hoạt động, đặc biệt là công tác tổ chức của hội, hoạt động
của hội, nhằm thực hiện tốt mục tiêu xây dựng tổ chức hội vững mạnh để hội thực
sự là nòng cốt trong phong trào nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới”.
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo26
3.1.2 Một số mục tiêu chủ yếu
Xây dựng giai cấp nông dân xã Chương Dương trong thời kỳ CNH-HĐH.
Ngoài việc phát triển về số lượng mà điều cốt lõi là phải tạo cho được sự chuyển
biến về chất lượng, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước, là nâng cao trình đọ kỹ
thuật, kỹ năng cho nông dân để nông dân thực sự là chủ thể của quá trình phát triển
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đồng thời cũng là đối tượng được thụ
hưởng thành quả của sự nghiệp CNH-HĐH.
Do vậy tôi xin đề xuất một số mục tiêu chủ yếu :
Một là, tập trung củng cố tổ chức cơ sở hội, xây dựng hội nông dân xã bền vững
về chính trị tư tưởng, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động, thực sự là trung
tâm nòng cốt của phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới. Hội
nông dân hoạt động có hiệu quả để tập hợp đoàn kết nông dân thành lực lượng chặt
chẽ, thống nhất. Phấn đấu đến năm 2017 kết nạp thêm 138 hội viên bằng 100% hộ
gia đình có hội viên nông dân.
Hai là, vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, nâng
cao đời sống, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng, phấn
đấu tăng hộ giầu lên 40% số hộ trong xã, giảm hộ nghèo đến năm 2017 không còn
hộ nghèo trên địa bàn xã.
Ba là, làm tốt công tác hỗ trợ nông dân như chuyển giao khoa học, kỹ thuật, hỗ
trợ giống vốn, vật tư, chăm lo mở các lớp đào tạo nghề mới, nâng cao các nghề
truyền thống để tạo công ăn việc làm cho nông dân.
Bốn là, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho nông dân, vận động nông dân
tiếp tục thực hiện cuộc vận động " toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân
cư". Thực hiện tốt các cuộc vận động " nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi,
giúp nhau xóa đói giảm nghèo ", cuộc vận động " nông dân xây dựng gia đình văn
hóa, tham gia xây dựng làng văn hóa", cuộc vận động "nông dân tham gia bảo vệ
quốc phòng an ninh" và hai cuộc vận động do hội nông dấn thành phố phát động là
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo27
"cuộc vận động người nông dân Hà Nội thanh lịch văn minh và " vì môi trường
trong sạch, vì sức khỏe cộng đồng, nông dân Hà Nội chỉ sản xuất và bán ra thị
trường sản phẩm an toàn".
 Qua bình xét hằng năm phấn đấu 6/6 chi hội đạt chi hội vững mạnh, hội nông
dân xã giữ vững danh hiệu cơ sở hội vững mạnh cấp thành phố
3.2 Một Số Giải Pháp Chính
3.2.1 Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng
Tham mưu với Đảng ủy xã tiếp tục thực hiện chỉ thị 59-CT/TW ngày
15/12/2000 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động
của hội nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn. Nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành
trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp nông dân nông thôn và kết luận số 61 –
KL/TW ngày 03/12/2009 của ban bí thư về đề án “nâng cao vai trò, trách nhiệm
của hội nông dân Việt Nam trong phát triển xây dựng nông thôn mới và xây dựng
giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020”.
Đề xuất với Đảng cử các đồng chí Đảng viên sang làm công tác hội và quan
tâm tạo điều kiện để hội nông dân hoạt động có hiệu quả.
3.2.2 Đẩymạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ cho nông
dân và hội viên nông dân.
Tuyên truyền giáo dục hội viên là công tác quan trọng trong công tác vận động
nông dân, vậy phải tiến hành công tác vận động tuyên truyền giáo dục chính trị tư
tưởng sâu rộng trong nông dân về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà Nước, chương trình công tác và các nghị quyết của hội, điều lệ hội,
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để phát huy lòng yêu nước và
tinh thần cách mạng hướng họ tin tưởng vào mục tiêu lý tưởng của Đảng.
Giáo dục bồi dưỡng đạo đức lối sống, phát huy truyền thống dân tộc, bản sắc
văn hóa dân tộc.
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo28
Làm tốt chương trình phổ biến pháp luật cho nông dân, tuyên truyền học tập luật
đất đai, luật khiếu nại tố cáo, pháp lệnh dân số và pháp lệnh thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin như đài truyền
thanh xã kết hợp với các cuộc họp ở thôn xóm, khu dân cư và sinh hoạt ở các chi
hội, các câu lạc bộ để tuyên truyền giáo dục hội viên
3.2.3 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hội nông dân xã
Quá trình đổi mới đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần làm nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến tư tưởng tâm
lý của nông dân. Vì vậy muốn thu hút nhân dân vào hội, gắn bó với tổ chức hội đòi
hỏi hội nông dân xã Chương Dương phải đổi mới cả về nội dung và phương thức
hoạt động.
Hội nông dân xã phải bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng bộ và
các chỉ tiêu thi đua, chương trình công tác của hội nông dân cấp trên tổ chức tốt các
phong trào của hội, thiết thực với đời sống của nông dân.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp đỡ nhau
xóa đói giảm nghèo và làm giầu chính đáng, duy trì phong trào thường xuyên có
hieuj quả, tập trung xây dựng các mô hình, mở hội nghị sơ tổng kết để kịp thời rút
ra bài học chỉ đạo, và biểu dương người tốt việc tốt, biểu dương thành tích các hộ
sản xuất kinh doanh giỏi, những tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc xây dựng
phong trào.
Vận động nông dân thực hiện quy hoạch, dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng vật nuôi để xây dựng cánh đồng đạt 100 triệu đồng/ ha.
Liên hệ phối hợp để mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho hội viên
nông dân về chăn nuôi, trồng trọt, giúp hội viên nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất kinh doanh. Tiếp tục làm tốt công tác trợ giúp cho nông dân về
giống, vốn, vật tư, duy trì các tổ tín chấp vay vốn Ngân hàng nông nghiệp và ngân
hàng chính sách xã hội, tăng cường hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân, tranh thủ
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo29
sự giúp đỡ của trạm khuyến nông huyện Thường Tín và trung tâm dạy nghề và hỗ
trợ nông dân thành phố Hà nội.
Thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
khu dân cư”. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và lễ hội. Tổ
chức cho hội viên nông dân đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, tham gia xây dựng
làng văn hóa. Động viên nông dân tích cực đóng góp tiền của xây dựng đường làng
ngõ xóm và kết cấu hạ tầng nông thôn.
Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình , duy trì các câu lạc bộ
“Nam nông dân không sinh con thứ ba” để làm nòng cốt trong thực hiện pháp lệnh
dân số.
Tuyên truyền luật nghĩa vụ quân sự, vận động con em hội viên lên đường làm
nghĩa vụ quân sự , phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn xã.
3.2.4 Tiếp tục kiện toàn nâng cao bộ máy, nâng cao chất lượng của đội
ngũ cán bộ hội.
Kiện toàn nâng cao bộ máy, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, ban
chấp hành hội nông dân xã và ban chấp hành các chi tổ hội đảm bảo chất lượng, có
đủ trình độ, phẩm chất , năng lực, đáp ứng nhu cầu , nhiệm vụ công tác hội, phong
trào nông dân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn và hội nhập quốc tế, xây dựng hội xứng đáng với vai trò là trung tâm và nòng
cốt trong phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới.
Hằng năm tổ chức tập huấn để nâng cao trình độ cán bộ, cử cán bộ đi học
nghiệp vụ công tác hội tại trường đào tạo cán bộ. của hội nông dân.
3.2.5 Xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt đông với chính
quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
- Xây dựng chương trình phối hợp giữa HND và ủy ban nhân dân xã, ủy ban mặt
trận tổ quốc trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về khiếu nại tố cáo.
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo30
- Xây dựng chương trình phối hợp giữa hội nông dân xã với thanh tra, tư pháp,
địa chính để thực hiện chỉ thị số 26/2001/CT-TTD của thủ tướng chính phủ về
việc tạo điều kiện để hội nông dân tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của
nông dân.
- Xây dựng chương trình phối hợp giữa hội nông dân với công an và quân sự để
đảm bảo an ninh quân sự. HND xã chủ động tổ chức xây dựng các quy chế phối
hợp hoạt động , hằng năm tổng kết đánh giá việc thực hiện quy chế để tạo điều
kiện vận động hội viên nông dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tăng
cường củng cố tổ chức cơ sở hội.
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo31
KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác – Lênin, giải quyết đúng vấn đề nông dân, luôn coi trọng công tác vận
động nông dân.
Nhìn lại quá trình lãnh đạo Cách mạng của Đảng ta, có thể nói Đảng đã đánh
giá đúng vai trò của nông dân trong Cách mạng và muốn phát huy vai trò của nông
dân trong cách mạng, phải tập hợp nông dân vào trong một tổ chức của nông dân,
dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong công cuộc đổi mới, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước
và CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, lần nữa Đảng ta khẳng định " nông nghiệp,
nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc ". Vì vậy Đảng đã có nhiều chỉ thị ,
nghị quyết để lãnh đạo và vận động nông dân, đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng
lần thứ VII; VIII; IX; X; XII và các nghị quyết của trung ương đều xác định vị trí ,
vai trò quan trong của nông dân, nông nghiệp nông thôn, coi nông nghiệp là mặt
trận hàng đầu ,kinh tế nông nghiệp nông thôn là khâu đột phá để tiến hành CNH-
HĐH đất nước, nông dân là lực lượng chủ yếu và trực tiếp tiến hành CNH-HĐH
nông nghiệp nông thôn. Giai cấp nông dân là lực lượng chủ lực là bộ phận dân cư
đông đảo góp sức người sức của để xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường công tác vận động nông dân, tập hợp mọi tầng lớp nông dân, tạo
thành phong trào cách mạng rộng lớn để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công CNH-
HĐH nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại là nhiệm
vụ trong tâm chiến lược của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Từ cơ sở lý luận của Đảng; Bác Hồ về công tác vận động nông dân và thực
về công tác hội và phong trào nông dân xã Chương Dương. Trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài , từ thực trạng của hội nông dân xã trong những năm qua cho thấy ,
những kết quả đạt được trong công tác vận động nông dân của hội nông dân xã
Chương Dương, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân đã rút ra những bài học kinh
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo32
nghiệm về công tác vận động nông dân và củng cố xây dựng hội nông dân, từ đó đề
ra phương hướng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hội nông dân
xã Chương Dương trong những năm tới.
Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng của hông dân xã và các giải pháp đã
khẳng định thêm về tầm quan trọng trong công tác vận động nông dân của Đảng
trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước.
Một số kiến nghị đề xuất :
Cơ sở hội là cầu nối liên minh giữa nông dân với Đảng, vậy cấp ủy các cấp
cần có những quan tâm hướng về cơ sở nhất là với hi hội, tổ hội
- Tăng cường cán bộ chuyên trách đối với cơ sở hội
- Chi một phần phụ cấp đối với cán bộ chi hội
- Đảng, Nhà nước nên có các chủ trương xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân như: hệ
thống ngân hàng chính sách xã hội giúp nông dân nguồn vốn ưu đãi để phát
triển sản xuất.
Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo33
Tài Liệu Tham Khảo
1. Văn kiện Đại hội Đảng VII, X, XI của Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Giáo trình công tác dân vận
3. Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành trung ương
Đảng khóa X. " về nông nghiệp nông dân nông thôn "
4. Chỉ thị 59-TC/TW ngày 15/12/2000 của bộ Chính trị về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hội nông dân Việt Nam trong
thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
5. Kết luận số 61 – KL/TW ngày 03/12/2009 của ban bí thư về đề án nâng
cao vai trò trách nhiệm của hội nông dân Việt Nam trong phát triển nông
nghiệp xay dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam
giai đoạn 2010 – 2020.
6. Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV .
7. Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ xã CHương Dương khóa XVII.
8. Các báo cáo tổng kết của hội nông dân xã Chương Dương.

More Related Content

What's hot

LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốTrường Bảo
 

What's hot (20)

Luận văn: Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, HOT
Luận văn: Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, HOTLuận văn: Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, HOT
Luận văn: Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, HOT
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây NinhLuận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh tại Tây Ninh
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nướcLuận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
Luận văn: Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước
 
Luận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOTLuận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOT
Luận văn: Chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Lâm Đồng, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch quận Nam Từ Liêm, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch quận Nam Từ Liêm, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch quận Nam Từ Liêm, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch quận Nam Từ Liêm, HOT
 
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOT
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOTĐề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOT
Đề tài: Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường tỉnh Cà Mau, HOT
 
Luận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An Biên
Luận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An BiênLuận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An Biên
Luận văn: Chất lượng hoạt động tiếp công dân tại huyện An Biên
 
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
LV: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ phường đối với hệ thống chính tr...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
 
Đề tài: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Hoài Đức, HAY
Đề tài: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Hoài Đức, HAYĐề tài: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Hoài Đức, HAY
Đề tài: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Hoài Đức, HAY
 
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAYLuận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
Luận văn, Cải cách hành chính cấp Xã, TÀI LIỆU HOT, HAY
 
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAYLuận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
Luận án: Công tác dân vận giai đoạn hiện nay ở Tây Nguyên, HAY
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấyLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
 
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đLuận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
Luận văn: Chính sách giảm nghèo bền vững huyện Krông Buk, 9đ
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Pháp luật về công chức cấp xã ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về công chức cấp xã ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về công chức cấp xã ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về công chức cấp xã ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đ...
Luận văn: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đ...Luận văn: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đ...
Luận văn: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đ...
 
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, tỉnh Phú Yên
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, tỉnh Phú YênLuận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, tỉnh Phú Yên
Luận văn: Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, HAY, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, HAY, 9đ
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng YênĐề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên
 

Similar to Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đoàn thanh niên ở tỉnh Hưng Yên...
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đoàn thanh niên ở tỉnh Hưng Yên...Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đoàn thanh niên ở tỉnh Hưng Yên...
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đoàn thanh niên ở tỉnh Hưng Yên...NuioKila
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayĐề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfĐảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfNuioKila
 
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi NhatTopSKKN
 
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấpTiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấpBaking Academi
 
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfCông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfTieuNgocLy
 

Similar to Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương (20)

Luận án: Hệ thống chính trị cấp xã trong xây dựng nông thôn mới
Luận án: Hệ thống chính trị cấp xã trong xây dựng nông thôn mớiLuận án: Hệ thống chính trị cấp xã trong xây dựng nông thôn mới
Luận án: Hệ thống chính trị cấp xã trong xây dựng nông thôn mới
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy TiênLuận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên
 
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đoàn thanh niên ở tỉnh Hưng Yên...
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đoàn thanh niên ở tỉnh Hưng Yên...Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đoàn thanh niên ở tỉnh Hưng Yên...
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đoàn thanh niên ở tỉnh Hưng Yên...
 
Chất lượng cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Di Linh
Chất lượng cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Di LinhChất lượng cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Di Linh
Chất lượng cán bộ Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện Di Linh
 
Chất lượng cán bộ UBND cấp xã huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, HOT
Chất lượng cán bộ UBND cấp xã huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, HOTChất lượng cán bộ UBND cấp xã huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, HOT
Chất lượng cán bộ UBND cấp xã huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng, HOT
 
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nayĐề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
Đề tài: Xây dựng nông thôn mới về kinh tế ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hiện nay
 
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdfĐảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
Đảng bộ huyện Bình Lục (Hà Nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới.pdf
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
 
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
10 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Ve Cong Tac Doan Moi Nhat
 
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAYLuận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
Luận án: Thực hiện công bằng xã hội ở đồng bằng sông Hồng, HAY
 
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mớiVai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
 
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAYLuận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
Luận văn: Học tập phong cách Hồ Chí Minh của giảng viên, HAY
 
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấpTiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp
 
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdfCông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hoá.pdf
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAYLuận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh,  HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, HAY
 
Luận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái Bình
Luận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái BìnhLuận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái Bình
Luận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái Bình
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nâng Cao Vai Trò Lãnh Đạo Của Các Cấp Ủy Đảng.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Nâng Cao Vai Trò Lãnh Đạo Của Các Cấp Ủy Đảng.docxLuận Văn Thạc Sĩ Nâng Cao Vai Trò Lãnh Đạo Của Các Cấp Ủy Đảng.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Nâng Cao Vai Trò Lãnh Đạo Của Các Cấp Ủy Đảng.docx
 
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAYLuận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
Luận văn: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai, HAY
 
Luận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAY
Luận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAYLuận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAY
Luận văn: Tham gia xây dựng đảng của mặt trận tổ quốc, HAY
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562

Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562 (20)

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
 

Recently uploaded

Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương

  • 1. TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI ---------- TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Trung cấp lý luận chính trị K14B09 huyện Thường Tín Đề tài:“Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạn hiên nay, Thực Trạng Và Giải Pháp” Người thực hiện : Lê Văn Thảo Chủ Tịch Hội Nông Dân Xã Người hướng dẫn : GVC : Bùi Duy Tứ Phó trưởng khoa dân vận Thường Tín, tháng 9 năm 2011
  • 2. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo2 MỤC LỤC Mở đầu ……………………………………………………………………….. 1. Lý Do Chọn Đề Tài…………………………………………………………... 2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài………………………………………………….. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………….. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu…………………………………… 5. Kết cấu của tiểu luận…………………………………………………………. Chương 1 : Cơ sở lý luận về nông dân và công tác vận động nông dân…….. 1.1 Khái niệm về nông dân………………………………………………………. 1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về nông dân và công tác vận động nông dân…………………………………………………………... 1.3 Yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của hội nông dân xã Chương Dương, thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm…………………………… Chương 2 : Công Tác Vận Động Nông Dân Và Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương, Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Kinh Nghiệm……. 2.1 Đặc điểm tình hình xã Chương Dương………………………………………. 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội………………………………………….. 2.1.2 Tình hình tổ chức bộ máy cán bộ hội nông dân xã Chương Dương………. 2.2 Thực trạng công tác vận động nông dân xã và hoạt động của hội nông dân xã Chương Dương……………………………………………………………….. 2.2.1 Những kết quả đạtđược và nguyên nhân………………………………….. 2.2.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân……………………………………. 2.3 Một số kinh nghiệm rút ra…………………………………………………… Chương 3: Phương Hướng Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương Trong Những Năm Tới. 3.1 Phương hướng và mục tiêu chủ yếu…………………………………………. 3.1.1 Phương hướngchung………………………………………………………. Trang 5 5 7 7 7 8 9 9 9 12 15 15 15 16 17 19 22 23 25 25 25
  • 3. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo3 3.1.2 Một số mục tiêu chủ yếu…………………………………………………… 3.2 Một số giải pháp chính………………………………………………………. 3.2.1 Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng…………………….. 3.2.2 Đẩymạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ cho hội viên và nông dân……………………………………………………………………… 3.2.3 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hội nông dân xã……….. 3.2.4 Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy nâng cao chất lượng đọi ngũ cán bộ hội 3.2.5 Xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt động với chính quyền, mặt trận, và các đoàn thể nhân dân khác………………………………………... Kết luận 26 27 27 28 28 29 29 31
  • 4. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo4 Ký hiệu chữ viết tắt HND : Hội nông dân CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa BCH : Ban chấp hành NQ/W : Nghị quyết trung ương TC/TW : Chỉ thị trung ương KL/TW : Kết luận trung ương XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  • 5. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo5 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hội nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp nông dân Việt Nam, là thành viên của mặt trận tổ quốc Việt Nam. Nhìn lại 81 năm xây dựng và phát triển Hội nông dân luôn coi trọng công tác vận động nông dân sớm xây dựng khối liên minh Công - Nông. Khối liên minh công nông ngày càng được củng cố vững chắc, tạo thành đội quân hùng hậu của Cách Mạng, là một trong những nhân tố quyết định tạo nên những thắng lợi vĩ đại trong Cách Mạng tháng Tám ( 1945 ). Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN và trong công cuộc đổi mới đất nước. Nhờ có liên minh với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân đã phát huy tinh thần Cách mạng và khả năng tiềm tàng đóng gớp phần to lớn vào những thắng lợi của Cách mạng, qua đó giai cấp nông dân cũng có nhiều biến đổi, trưởng thành : từ địa vị nô lệ, bị áp bức bóc lột đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ nông thôn, là lực lượng hùng hậu nhất trong khối liên minh Công – Nông – Trí thức, là nền tảng của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới trong những nặm qua đã tác động sâu sắc đến tình hình nông dân nước ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội của Đảng đã đề ra mục tiêu vận động nông dân là: " Xây dựng giai cấp Nông dân về mọi mặtđể xứng đáng là một lực lượng cơ bản trong việc xây dựng nông thôn mới , góp phần đắclực vào sự nghiệp công nghiệp hóa”. “Nghị quyết số 26/NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng tại kỳ hợp thứ 7 khoá 10 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đề ra quan điểm mục tiêu " Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đạihóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để pháttriển kinh tế - xã hội bền vững,
  • 6. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo6 giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ gìn phát huy bản chất văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”.... xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh Công nhân – Nông dân – Trí thức vững mạnh tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ XV của Đảng bộ Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã nêu " tập trung củng cố kiện toàn xây dựng tổ chức nâng cao chất lượng nghiệp vụ công tác, đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động sát với đời sống nông dân thủ đô để hội thực sự trở thành người bạn tin cậy, là chỗ dựa tinh thần của nông dân. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt cho nông dân thủ đô, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng, chính quyền đề xuất tham gia xây dựng các chủ trương chính sách của thành phố về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và xây dựng nông thôn mới " - Từ thực tế ở cơ sở đặt ra công tác vận động nông dân trong giai đoạn hiện nay để từng bước CNH-HĐH nông thôn và xây dựng nông thôn mới , quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý trong nông nghiệp, theo nghị quyết 10 của bộ chính trị đã giải phóng sức sản suất ở nông thôn, phát huy tinh thần làm chủ, tiềm năng to lớn của nông dân, góp phần to lớn đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị. Song, nhìn chung trình độ văn hóa, kỹ thuật còn thấp, năng suât lao động chưa cao, hiện nay còn nhiều vấn đề gây băn khoan cho nông dân như : giá cả thị trường tiêu thụ, chế biến sản phẩm và cung ứng vật tư. Hoạt động của HND ngày càng được củng cố về cả chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là chỗ dựa tinh thần bảo vệ và chăm lo mọi quyên lợi cho nông dân, là nòng cốt cho việc xây dựng nông thôn mới để từng bước CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Nhưng cũng còn nhiều mặt hạn chế như tỷ lệ tập hợp hội viên, nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt hội, kinh phí để tổ chức các phong trào, chế độ chính sách đối với cán bộ hội.
  • 7. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo7 - Là chủ tịch hội nông dân cơ sở, qua quá trình công tác của bản thân nên tôi chọn đề tài nâng cao chất lượng hoạt động của HND xã Chương Dương trong giai đoạn hiện nay, thực trạng và giải pháp. Làm tiểu luận tốt nghiệp lớp trung cấp lý luận của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.  Mục tiêu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng của HND xã Chương Dương, làm rõ những kết quả , tồn tại hạn chế, nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm từ đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của HND xã Chương Dương trong những năm tới.  Nhiệm vụ: - Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về nông dân và công tác vận động nông dân. - Làm rõ đặc điểm tình hình và thực trạng công tác vận động của hội nông dân xã những năm qua. - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của HND xã trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . - Đối tượng nghiên cứu : công tác vận động nông dân và hoạt động của hội nông dân - Phạm vi nghiên cứu : Công tác vận động nông dân và hoạt động của hội nông dân xã Chương Dương từ năm 2007 đến nay, phương hướng đến năm 2017. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận : Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về nông dân và công tác vận động nông dân. - Phương pháp nghiên cứu : Đề tài sử dụng phương pháp chung của chủ nghĩa Mác – Lênin là phương pháp vận dụng biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử trong đó coi trọng phương pháp cụ thể : logic, lịch sử, so sánh, tập hợp...
  • 8. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo8 5. Kết cấu của tiểu luận : Ngoài phần mở dầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương : Chương 1 : Cơ sở lý luận về nông dân và công tác vận động nông dân. Chương 2 : Công tác vận động nông dân và hoạt động của hội nông dân xã Chương Dương, thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm. Chương 3 : Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cáo chất lượng hoạt động của hội nông dân xã Chương Dương trong những năm tới. Kết luận.
  • 9. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo9 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG DÂN VÀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN. 1.1, Khái Niệm Về Nông Dân Nông dân ở nước ta là những người lao động sống ở nông thôn nghề nghiệp chính là sản xuất nông nghiệp và nguồn sống chủ yếu dựa vào các sản phẩm từ nông nghiệp Hội nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị của giai cấp nông dân Việt Nam, là thành viên Mặt trận tổ quốc Việt Nam. 1.2, Tư Tưởng Hồ Chí Minhvà quan điểm của Đảng về nông dân và công tác vận động nông dân.  Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân và công tác vận động nông dân. Bác Hồ đã sớm nhận thấy cần tập hợp nông dân vào một tổ chức. Hồ Chí Minh khẳng định " nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân "1 . Tổng kết quá trình lãnh đạo Cách mạng, Hồ Chí Minh đã khẳng định : " trải qua các thời kỳ Đảng đã nắm vững và giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, củng cố được liên minh Công – Nông. Đảng ta đã đấu tranh chống những xu hướng hữu khuynh và " tả " khuynh, đánh giá thấp vai trò của nông dân là quân chủ lực Cách mạng, là đồng minh chủ yếu và tin cậy nhất của giai cấp công nhân, là lực lượng cơ bản cùng với giai cấp công nhân xây dựng Chủ nghĩa xã hội "2  Quan điểm của Đảng về nông dân và công tác vận động nông dân Ngay từ khi ra đời Đảng ta đã đặt ra vấn đề xây dựng ngay tổ chức của giai cấp nông dân để tập hợp nông dân. Trong sách lược vắn tắt của Đảng đã ghi “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo” 1 : Hồ Chí Minh toàn tập,NXB chính trị quốc gia năm 1995 2 : Hồ Chí Minh toàn tập, NXB chính trị quốc gia năm 1995
  • 10. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo10 “phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dây cày ( Công hội Hợp tác xã ) khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia” . 3 Trong chương trình tóm tắt của Đảng cũng đề ra nhiệm vụ " Đảng phải tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ và phong kiến" Đảng ta và Hồ Chí Minh đã nhìn nhận đánh giá đúng bản chất cách mạng của giai cấp nông dân Việt Nam và vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng Đảng, Bác Hồ khẳng định vai trò to lớn của nông dân trong kháng chiến nông dân là lực lượng chủ lưc. Trong xây dựng nông dân là cơ bản, ngày nay nông dân là trung tâm nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới. Đảng, Bác Hồ luôn coi trọng công tác vận động nông dân và xây dựng khối liên minh Công – Nông - Trí thức. Ngay từ khi mới thành lập ,Đảng đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn với mục tiêu đầu tiên của cách mạng là " Độc lập dân tộc,người cày có ruộng ", đáp ứng đúng yêu cầu nguyện vọng tha thiết của nông dân,nên đã dấy lên cao trào cách mạng của công nhân ,nông dân. Suốt quá trình cách mạng ,đường lối chính trị các chủ trương chính sách của Đảng đã đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng và lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài của giai cấp nông dân nên họ đã một lòng một dạ tin theo Đảng, liên minh chặt chẽ với giai cấp công nhân, đấu tranh cách mạng kiên cường dũng cảm. Thực tiễn lãnh đạo cách mạng chỉ ra rằng khi nào đường lối chủ trương của Đảng đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích thiết thân của nông dân thì khi đó phong trào nông dân phát triển mạnh mẽ, cách mạng giành được nhiều thắng lợi chẳng hạn như chủ trương : " Phá kho thóc của Nhật để cứu đói " , giảm tô giảm tức, cải cách ruộng đất, chuyển đổi cơ chế quản lý nông nghiệp theo nghị quyết X của Đảng....Ngược lại chủ trương nào, nơi nào , lúc nào lợi ích nguyện vọng của nông dân không được giải quyết tốt thì nơi đó , lúc đó không những tinh thần cách mạng của nông dân bị
  • 11. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo11 giảm mà phong trào cách mạng cũng khó khăn. Bác Hồ đã tổng kết : "kinh nghiệm của Đảng ta trong quá trình cách mạng đã chỉ rõ là nơi nào, lúc nào cán bộ ta giải quyết tốt lợi ích thiết thân của nông dân, nắm vững nguyên tắc liên minh công nông thì nơi đó, lúc đó cách mạng đều tiến mạnh.4 Trong công cuộc đổi mới, thực hiện CNH-HĐH đất nước, Đảng ta đã xác định trước hết là phải CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Xuất phát từ đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ mới và yêu cầu nhiệm vụ của công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Mục tiêu của công tác vận động nông dân là : Xây dựng giai cấp nông dân có trình độ nhất định về văn hóa, khoa học kỹ thuật phù hợp với nền sản xuất hàng hóa theo hướng CNH-HĐH thực hiện công nhân hóa, trí thức hóa nông dân, mọi người nông dân đều có việc làm với năng suất chất lượng hiệu quả ngày càng cao, có đời sống vật chất và tinh thần đáp ứng yêu cầu phát triển về thể lực và trí lực với lối sống văn minh tiến bộ, hạnh phúc gia đình gắn liền với tình làng nghĩa xóm, quyền lợi đi đôi với trách nhiệm nghĩa vụ, dân chủ đi đôi với kỷ cương phép nước, có ý thức xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch vững mạnh, Xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân, có tinh thần đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, xứng đáng là lực lượng cơ bản đẻ thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới và góp phần đắc lực vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Nghị quyết số 26 hội nghị trung ương VII khóa X về “nông nghiệp nông dân nông thôn” đã nêu bốn quan điểm - Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là cơ cở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng; giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc và bỏa vệ môi trường sinh thái của đất nước. 4 : Hồ Chí Minh toàn tập, NXB chính trị quốc gia năm 1996
  • 12. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo12 - Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là nhiêm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp nông dân và nông thôn. Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị và quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt. - Phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực để giải phóng và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của xã hội, trước hết là lao động đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuân lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho lực lượng sản xuất trong nông nghiệp nông thôn; phát huy cao nội lực. đồng thời tăng mạnh đầu tư của nhà nước và xã hội. Ứng dụng nhanh các khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân. - Giải quyết vấn đề nông nghiệp nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trước hết phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực phát triển cho nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của nông dân. 1.3 Yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của hội nông dân xã Chương Dương trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện chủ trương của Đảng để tiến hành xây dựng nông thôn mới, từng bước công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng thu nhập từ công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp. Nông dân xã Chương
  • 13. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo13 Dương chiếm 65% dân số và thu nhập chủ yếu vẫn từ sản xuất nông nghiệp và cũng là lực lượng lao động chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, đóng góp phần lớn vào phát triển kinh tế của địa phương. Hoạt động của hội nông dân và phong trào nông dân có vai trò quan trọng trong phong trào thi đua lao động sản xuất thực hành tiết kiệm, tiếp thu khoa học ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng xuất, chất lượng, thực hiển chuyển đổi cơ cấu kinh tế , cây trồng vật nuôi, góp phần quan trong vào thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã. Song hoạt dộng của hội nông dân và phong trào nông dân xã Chương Dương còn gập nhiều khó khăn thách thức, mặt trái của nền kinh tế thi trường đã tác động sâu sắc đến đời sống của nhân dân, hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất tự chủ nên số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm dần, đời sống vật chất tinh thần của nông dâ được cải thiện nhưng đang có sự chênh lệch ngày càng lớn về thu nhập. Trong nông dân có sự phân hóa giầu nghèo và khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng xa. Giữa khó khăn thách thức đó đã tác động đến nông dân và công tác vận động nông dân. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước với mục tiêu “dân giàu , nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” xu thế hội nhập khu vực và thế giới đang đòi hỏi toàn Đảng toàn dân phấn đấu tiến kịp thời đại. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Chương Dương khóa XVII nhiệm kỳ 2010- 2015 đã đề ra mục tiêu là : “chuyển dịch cơ cấu kinh tế với phương trâm tăng tỷ trọng thu nhập từ công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trong về nông nghiệp dồn điền đổi thửa, xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững chất lượng cao, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Phát huyvai trò vận động quần chúng của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tập trung xây dựng nông thôn mới. Với nhiệm vụ trên đòi hỏi hoạt động của hội nông dân và công tác vân động nông dân những năm tới cần phải đổi mới vươn lên ngang tầm nhiệm vụ. Để xứng
  • 14. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo14 đáng là nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới và là lực lượng chủ yếu thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đại hội Đảng bộ xã đề ra.
  • 15. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo15 CHƯƠNG 2 : CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NÔNG DÂN XÃ CHƯƠNG DƯƠNG, THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM . 2.1 Đặc điểm tình hình xã Chương Dương 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội Xã Chương Dương nằm ở phía Đông huyện Thường Tín cách trung tâm huyện 7 km về phía Đông. Phía Đông giáp sông Hồng và xã Tự Nhiên, phía Tây giáp xã Quất Động, phía Nam giáp xã Lê Lợi, phía Bắc giáp xã Thư Phú, Vân Tảo. Với tổng diwwnj tích tự nhiên 391,65 ha, dân số 4680 khẩu, 1050 hộ, có 925 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua mặc dù có nhiều khó khăn thách thức nhưng Đảng bộ và nhân dân xã đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu đề ra, kinh tế phát triển toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, sản xuất nông nghiệp tăng cả về năng xuất và giá trị kinh tế trên một đơn vị canh tác, đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện tạo ra những điều kiện thuận lợi cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù xã Chương Dương là xã nông thôn nhưng Đảng bộ và nông dân xã phát huy truyền thống đoàn kết, kiên cường cách mạng, chủ động sáng tạo phát huy tiền năng, lợi thế và nguồn lực của địa phương. Về phát tiển kinh tế nông nghiệp : Tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa ổn định bền vững, tập trung chỉ đạo dồn điền đổi thửa, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng công nghiệp, xây dựng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tập trung ra khỏi khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường. Về phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp : làm tốt công tác nâng cao tay nghề thêu ren truyền thống nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm, đảm bảo việc làm tăng thu nhập cho gia đình và xã hội. Ngoài ra còn có nhiều nghành nghề như cơ khí, xây dựng và nhiều nghành
  • 16. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo16 nghề khác đang phát triển. Trong những năm qua, nhất là trong thời kỳ đổi mới, nhân dân xã Chương Dương với bàn tay cần cù sáng tạo ý trí tự lực tự cường , khắc phục khó khăn kế thừa và phát huy kinh nghiệm và thành quả đạt được , đây là điều kiện thuận lợi để Chương Dương phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Chương Dương có hệ thống chính trị vững mạnh, đội ngũ cán bộ địa phương đoàn kết, nhiệt tình, năng lực lãnh đạo, phát triển kinh tế và quản lý xã hội tốt, đây là yếu tố thuận lợi trong việc tổ chức và vận động nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới. 2.1.2 Tình hình tổ chức bộ máy cán bộ hội nông dân xã : Tổ chức bộ máy cán bộ Hội nông dân xã được kiện toàn từ xã đến các thôn khu dân cư, căn cứ điều lệ hội và số lượng hội viên trong xã ban chấp hành hội nông dân xã được kiện toàn 11 người. Ban thường vụ 3 người, 1 cán bộ chuyên trách làm chủ tịch hội , 1 phó chủ tịch và một ủy viên thường vụ, các ủy viên ban chấp hành được cơ cấu hợp lý. Trong đó : - Đảng viên có: 6 người - Trình độ học vấn:  Trình độ cao đẳng, đại học : 4 người  Trung cấp : 1 người  Cấp 3 : có 3 người  Cấp 2 : có 3 người - Trình độ chính trị :  Trung cấp lý luận : 2 người  Sơ cấp lý luận : 4 người Ban chấp hành các chi hội được kiện toàn từ 3 đến 5 người. Tổng só cán bộ Ban chấp hành các chi hội là 27 người. Với đội ngũ cán bộ có trình độ nhiệt tình tâm huyết với phong trào đã tạo thuân lợi cho củng cố tổ chức cơ sở hội và vận động nông dân tính đến năm 2011
  • 17. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo17 hội nông dân xã đã thu hút tập hợp được 787 hội viên nông dân đtạ 85% so với hộ sản xuất nông nghiệp. Qua phân loại hằng năm có 5 chi hội vững mạnh, 1 chi hội khá, không có chi hội yếu kém. Hội nông dân xã đạt danh hiệu : tổ chức cơ sở hội vững mạnh cấp Thành phố từ năm 2007 đến năm 2011. Nhìn chung tình hình tổ chức bộ máy cán bộ hội nông dân xã Chương Dương thường xuyên được củng cố, hoạt động có hiệu quả tổ chức các phong tào cho nông dân, vận động hội viên, nông dân chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ và nhiệm vụ của hội, mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương và chăm lo đến đời sống văn hóa tinh thần của hội viên, nông dân. 2.2 Thực trạng công tác vận động nông dân và hoạt động của hội nông dân xã Chương Dương. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam. Hội nông dân Việt Nam luôn là tổ chức trung tâm nòng cốt trong các phong trào xây dựng nông thôn mới. Mục đích của hội là : tập hợp đoàn kết nông dân vững mạnh về mọi mặt xứng đáng là lực lượng đồng minh tin cậy trong khối liên minh vững chắc Công – Nông – Trí, đảm bảo thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Hội nông dân Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung phương thức hoạt động, xây dựng hội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động, nâng cao vai trò đại diện, phát huy quyền làm chủ bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên nông dân. Phát huy truyền thống yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội tinh thần cách mạng, lao động sáng tạo, cần kiệm tự lực tự cường, đoàn kết của nông dân, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đẩy mạnh kinh tế xã hội, xây dựng văn hóa, giữ vững quốc phòng an ninh góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
  • 18. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo18 Chức năng của hội :  Tập hợp vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.  Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc.  Chăm lo bảo vệ nguồn lợi và lợi ích chính đáng hợp pháp của nông dân, tổ chức hoạt động dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống. Nhiệm vụ của hội nông dân Việt Nam :  Tuyên truyền giáo dục cho hội viên nông dân hiểu biết đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết chỉ thị của hội khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý trí cách mạng, tinh thần tự lực tự cường, lao động sáng tạo của nông dân.  Vận động, tập hợp và làm nòng cốt cho các phong trào nông dân phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của hội viên nông dân.  Các cấp hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị, thực hiện các chính sách pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước ở nông thôn, hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, tổ chức các hoạt động nhiệm vụ, tư vấn, hỗ trợ dạy nghề giúp nông dân phát triển sản xuất nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.  Đoàn kết tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức hội, phát triển và nâng cao chất lượng hội viên, xây dựng tổ chức hội vững mạnh về mọi mặt, đào tạo bồi dưỡng cán bộ hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ CNH-HĐH đất nước.  Tham gia xây dựng Đảng chính quyền trong sạch, vững mạnh, tham gia giám sát phản biện xã hội theo quy chế, kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên nông dân, thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, giữ gìn
  • 19. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo19 đoàn kết trong nội bộ nông dân góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống quan liêu tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.  Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm đường lối của Đảng, tăng cường hợp tác trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quảng bá hàng hóa nông sản, văn hóa Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới. 2.2.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân Thực hiện chương trình công tác hội và nông dân. Dưới sự lãnh đạo cảu Đảng ủy xã Chương Dương và các chỉ tiêu thi đua của hội nông dân huyện Thường Tín từ năm 2007 đến năm 2011. HND xã Chương Dương đã bám sát nghị quyết cảu Đảng ủy, chương trình công tác và chỉ tiêu thi đua của hội nông dân huyện Thường Tín tổ chức thực hiện nhiệm vụ đạt được những kết quả sau. Công tác tuyên truyền giáo dục hội viên, nông dân các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết và điều lệ của hội được 30 buổi cho 2100 lượt người tham gia. Trong đó : + Tuyên truyền nghị quyết của Đảng các cấp được 10 buổi cho 750 lượt người. + Tuyên truyền nghị quyết của hội các cấp được 11 buổi cho 800 lượt người. + Tuyên truyền phổ biến pháp luật được 9 buổi cho 550 lượt người. Thông qua tuyên truyền giáo dục hội viên đã nâng cao giác ngộ chính trị, tinh thần yêu nước cho nông dân, hướng họ tham gia hành động cách mạng, tham gia phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và củng cố tình làng nghĩa xóm, tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong việc xóa đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã. Công tác củng cố tổ chức cơ sở hội là trọng tâm. Bám sát nghị quyết đại hội đại biểu hội nông dân xã, ban thường vụ, ban chấp hành ngay từ đầu nhiệm kỳ đã xây dựng quy chế làm việc của BCH, hằng năm xây dựng chương trình công tác sát
  • 20. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo20 với tình hình cụ thể của xã nên công tác củng cố tổ chức hội được quan tâm và phát triển từ năm 2007 đến năm 2011 hội nông dân xã phát triển thêm được 350 hội viên mới, nâng tổng số hội viên lên 787 hội viên, chiếm 85% so với hộ sản xuất nông nghiệp, chia ra : - Năm 2007 kếp nạp được 80 hội viên - Năm 2008 kếp nạp được 70 hội viên - Năm 2009 kếp nạp được 60 hội viên - Năm 2010 kếp nạp được 80 hội viên - Năm 2011 kếp nạp được 60 hội viên Tổ chức các phong trào thi đua của hội - Phong trào thi đua phát triển kinh tế, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng, qua phát động thi đua hằng năm đã có 1500 lượt hộ gia đình đăng ký hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp + Cấp thành phố : 60 hộ + Cấp huyện : 150 hộ + Cấp cơ sở : 1290 hộ - Qua bình xét đã có 800 lượt hộ được công nhận là hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp + Cấp thành phố : 12 lượt hộ + Cấp huyện : 180 lượt hộ + Cấp cơ sở : 608 lượt hộ - Để giúp nông dân tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, 5 năm qua hội nông dân xã đã phối hợp tổ chức được 12 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân trong đó : + Phòng trừ dịch hại tổng hợp ( IPM ) được : 4 lớp + Kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt : 1 lớp + Kỹ thuật chăn nuôi bà sinh sản : 2 lớp
  • 21. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo21 + Kỹ thuật chăn nuôi thủy sản : 5 lớp - Hội nông dân xã phối hợp với các nghành chức năng mở các lớp dạy nghề và nâng cao tay nghề cho nông dân : + Năm 2007 mở lớp mây tre đan cho 50 hội viên nông dân + Năm 2008 mở lớp nâng cao tay nghề thêu cho 50 hội viên nông dân + Năm 2009 mở lớp nâng cao tay nghề thêu cho 50 hội viên nông dân + Năm 2010 mở lớp nâng cao tay nghề thêu cho 50 hội viên nông dân + Năm 2011 mở lớp may công nghiệp cho 35 hội viên nông dân - Thực hiện chương trình trợ giúp nông dân vốn, vật tư sản xuất, hội nông dân cac thành lập các tổ tín chấp vay vốn với Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng chính sách xã hội với số dư là 10,6 tỷ đồng cho 1320 lượt người vay. Ngoài ra còn thực hiện mua vật tư nông nghiệp với hình thức trả chậm với công ty cổ phần Hà Anh, thực hiện hàng năm được 300 tấn vật tư nông nghiệp các loại giúp nông dân chủ động vật tư để sản xuất nên năng suất cây trồng đạt hiệu quả cao. Từ phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, hội viên nông dân thi đua phát triển kinh tế, đời sống của hội viên nông dân được vươn lên, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và tích cực tham gia xây dựng hội - Phong trào nông dân xây dựng gia đình văn hóa. Thực hiện cuộc vận động " toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư ". Hội nông dân xã đã tuyên truyền vận động hội viên nông dân đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa. Hằng năm có 100% hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, qua bình xét số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa là 95%. Toàn xã có 2/3 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa. - Phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng an ninh.
  • 22. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo22 Thực hiện chương trình phối hợp giữa hội nông dân với công an và quân sự, hội nông dân đã vận động hội viên nông dân tham gia phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc. Ký cam kết đảm bảo an toàn giao thông, tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy, mại dâm, tuyên truyền luật nghĩa vụ quân sự, tham gia thực hiện nền quốc phòng toàn dân. Động viên con em hội viên nông dân làm nghĩa vụ quân sự, trong 5 năm qua đã động viên và tiễn đưa 40 con em hội viên nông dân lên đường làm nghĩa vụ quân sự, hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao. Đánh giá chung : 5 năm qua hội nông dân xã đã tham gia tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát tiển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời cũng hoàn thành các chỉ tiêu thi đua của hội nông dân huyện giao cho. Tuyên truyền giáo dục hội viên, nông dân chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, củng cố tổ chức cơ sở hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tham gia xây dựng nông thôn mới để từng bước công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nguyên nhân, kết quả : - Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tạo điều kiện để hội nông dân xã hoạt động. - Phối hợp chặt chẽ với mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân tạo sức mạnh đoàn kết để vận động nông dân tham gia các phong trào của hội. - Hoạt động của đội ngũ cán bộ hội từ ban chấp hành hội nông dân xã đến các chi hội thường xuyên được củng cố. Những cán bộ thực sự năng lực và tâm huyết với phong trào. - Mọi phong trào của hội đều thiết thực đến quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên nông dân, nên hội viên nông dân thiết tha với hội và chung sức xây dựng hội 2.2.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân  Tồn tại, hạn chế :
  • 23. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo23 - Công tác tuyên truyền giáo dục hội viên nông dân chưa thường xuyên nên chuyển tải các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của hội đến hội viên nông dân còn hạn chế. - Nhận thức về vai trò trách nhiệm của một bộ phận cán bộ hội viên chưa cao, do đó khi tổ chức các phong trào của hội để vận động hội viên nông dân thực hiện còn thấp. - Công tác tổ chức, tập hợp nông dân vào hội còn chưa đạt với yêu cầu đề ra. Việc trợ giúp nông dân về khoa học kỹ thuật, giống, vốn, vật tư để sản xuất kinh doanh tăng thu nhập để từng bước xóa đói giảm nghèo còn chưa được nhiều  Nguyên nhân : - Việc tổ chức các buổi sinh hoạt ở chi hội chưa thường xuyên, phối hợp với các tổ chức đoàn thể chưa chặt chẽ để cùng tuyên truyền vận động do đó các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của hội được chuyển tải đến hội viên nông dân còn hạn chế - Do đội ngũ cán bộ hội thường xuyên thay đổi theo nhiệm kỳ của đại hội nên bộ máy của hội không ổn định. - Hoạt động của hội chưa thiết thực, chưa đáp ứng được với vai trò của hội nông dân trong giai đoạn hiện nay, nên việc phát triển của hội viên mới còn gập nhiều khó khăn. - Các cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm và tạo điều kiện để hội nông dân hoạt động. 2.3 Một số kinh nghiệm rút ra : - Thường xuyên chăm lo đến đội ngũ cán bộ hội cả về số lượng và chất lượng " cán bộ nào, phong trào ấy " chi hội nào cán bộ tâm huyết với phong trào thì chi hội ấy hoạt động có hiệu quả. - Nếu phối hợp tốt với các mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị, đổi mới phương thức sinh hoạt hội, đa dạng hóa các hình
  • 24. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo24 thức để tập hợp nông dân vào hội thì việc tuyên truyền vận động nông dân thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ của hội được sâu rộng hơn. - Nơi nào cấp ủy Đảng, chính quyền chăm lo tạo điều kiện để hội nông dân hoạt động thì nơi đó tổ chức các phong trào của hội rễ dàng hơn tổ chức của hội vững mạnh hơn. - Chỉ khi nào hoạt động của hội thiết thực, thiết thân, thì nông dân mới thiết tha vào hội chăm lo đến lợi ích chính đáng của nông dân, đến tâm tư nguyện vọng của nông dân, tổ chức nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân thì nông dân mới tin tưởng và ra sức củng cố xây dựng tổ chức hội.
  • 25. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo25 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NÔNG DÂN XÃ CHƯƠNG DƯƠNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 3.1 Phương hướng - Mục tiêu chủ yếu 3.1.1 Phương hướng chung - Chỉ thị 59-CT/TW ngày 15/12/2000 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đổi với hoạt động của hội nông dân Việt Nam trong thời ký Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn khẳng định “tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng củng cố hội nông dân các câp vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức để hội thực sự là lực lượng nòng cốt của phong trào nông dân xây dựng nông thôn mới, là thành viên tích cực trong khối đại đoàn kết toàn dân là nhân tố quan trọng của khối liên minh giaicấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, nền tảng chính trị vững chắc của chế độ ta” - Nghị quyết đại hội đại biểu thành phố Hà Nội lần thứ XV “Hội nông dân thành phố tập trung củng cố kiện toàn, xây dựng tổ chức nâng cao chất lượng nghiệp vụ công tác, đổi mới mạnh mẽphương thức hoạt động cho sát với đời sống nông dân thủ đô để hội thực sự trở thành người bạn tin cậy, là chỗ dựa tinh thần cảu nhà nông, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, tạo điều kiện để nông dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng và xây dựng nông thôn mới”. - Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ xã Chương Dương lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010 – 2015. “Các cấp ủy Đảng từ ban chấp hành Đảng bộ xã đến cấp ủy các chi bộ cần tăng cường sự lãnh đạo đối với hội nông dân xã, tọa mọi điều kiện để hội nông dân hoạt động, đặc biệt là công tác tổ chức của hội, hoạt động của hội, nhằm thực hiện tốt mục tiêu xây dựng tổ chức hội vững mạnh để hội thực sự là nòng cốt trong phong trào nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới”.
  • 26. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo26 3.1.2 Một số mục tiêu chủ yếu Xây dựng giai cấp nông dân xã Chương Dương trong thời kỳ CNH-HĐH. Ngoài việc phát triển về số lượng mà điều cốt lõi là phải tạo cho được sự chuyển biến về chất lượng, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước, là nâng cao trình đọ kỹ thuật, kỹ năng cho nông dân để nông dân thực sự là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đồng thời cũng là đối tượng được thụ hưởng thành quả của sự nghiệp CNH-HĐH. Do vậy tôi xin đề xuất một số mục tiêu chủ yếu : Một là, tập trung củng cố tổ chức cơ sở hội, xây dựng hội nông dân xã bền vững về chính trị tư tưởng, mạnh về tổ chức, thống nhất về hành động, thực sự là trung tâm nòng cốt của phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới. Hội nông dân hoạt động có hiệu quả để tập hợp đoàn kết nông dân thành lực lượng chặt chẽ, thống nhất. Phấn đấu đến năm 2017 kết nạp thêm 138 hội viên bằng 100% hộ gia đình có hội viên nông dân. Hai là, vận động nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng, phấn đấu tăng hộ giầu lên 40% số hộ trong xã, giảm hộ nghèo đến năm 2017 không còn hộ nghèo trên địa bàn xã. Ba là, làm tốt công tác hỗ trợ nông dân như chuyển giao khoa học, kỹ thuật, hỗ trợ giống vốn, vật tư, chăm lo mở các lớp đào tạo nghề mới, nâng cao các nghề truyền thống để tạo công ăn việc làm cho nông dân. Bốn là, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho nông dân, vận động nông dân tiếp tục thực hiện cuộc vận động " toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư". Thực hiện tốt các cuộc vận động " nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa đói giảm nghèo ", cuộc vận động " nông dân xây dựng gia đình văn hóa, tham gia xây dựng làng văn hóa", cuộc vận động "nông dân tham gia bảo vệ quốc phòng an ninh" và hai cuộc vận động do hội nông dấn thành phố phát động là
  • 27. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo27 "cuộc vận động người nông dân Hà Nội thanh lịch văn minh và " vì môi trường trong sạch, vì sức khỏe cộng đồng, nông dân Hà Nội chỉ sản xuất và bán ra thị trường sản phẩm an toàn".  Qua bình xét hằng năm phấn đấu 6/6 chi hội đạt chi hội vững mạnh, hội nông dân xã giữ vững danh hiệu cơ sở hội vững mạnh cấp thành phố 3.2 Một Số Giải Pháp Chính 3.2.1 Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng Tham mưu với Đảng ủy xã tiếp tục thực hiện chỉ thị 59-CT/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hội nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nghị quyết số 26 – NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp nông dân nông thôn và kết luận số 61 – KL/TW ngày 03/12/2009 của ban bí thư về đề án “nâng cao vai trò, trách nhiệm của hội nông dân Việt Nam trong phát triển xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020”. Đề xuất với Đảng cử các đồng chí Đảng viên sang làm công tác hội và quan tâm tạo điều kiện để hội nông dân hoạt động có hiệu quả. 3.2.2 Đẩymạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ cho nông dân và hội viên nông dân. Tuyên truyền giáo dục hội viên là công tác quan trọng trong công tác vận động nông dân, vậy phải tiến hành công tác vận động tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng sâu rộng trong nông dân về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà Nước, chương trình công tác và các nghị quyết của hội, điều lệ hội, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để phát huy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng hướng họ tin tưởng vào mục tiêu lý tưởng của Đảng. Giáo dục bồi dưỡng đạo đức lối sống, phát huy truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc.
  • 28. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo28 Làm tốt chương trình phổ biến pháp luật cho nông dân, tuyên truyền học tập luật đất đai, luật khiếu nại tố cáo, pháp lệnh dân số và pháp lệnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin như đài truyền thanh xã kết hợp với các cuộc họp ở thôn xóm, khu dân cư và sinh hoạt ở các chi hội, các câu lạc bộ để tuyên truyền giáo dục hội viên 3.2.3 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hội nông dân xã Quá trình đổi mới đất nước từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần làm nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến tư tưởng tâm lý của nông dân. Vì vậy muốn thu hút nhân dân vào hội, gắn bó với tổ chức hội đòi hỏi hội nông dân xã Chương Dương phải đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động. Hội nông dân xã phải bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng bộ và các chỉ tiêu thi đua, chương trình công tác của hội nông dân cấp trên tổ chức tốt các phong trào của hội, thiết thực với đời sống của nông dân. Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo và làm giầu chính đáng, duy trì phong trào thường xuyên có hieuj quả, tập trung xây dựng các mô hình, mở hội nghị sơ tổng kết để kịp thời rút ra bài học chỉ đạo, và biểu dương người tốt việc tốt, biểu dương thành tích các hộ sản xuất kinh doanh giỏi, những tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc xây dựng phong trào. Vận động nông dân thực hiện quy hoạch, dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để xây dựng cánh đồng đạt 100 triệu đồng/ ha. Liên hệ phối hợp để mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho hội viên nông dân về chăn nuôi, trồng trọt, giúp hội viên nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Tiếp tục làm tốt công tác trợ giúp cho nông dân về giống, vốn, vật tư, duy trì các tổ tín chấp vay vốn Ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng chính sách xã hội, tăng cường hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân, tranh thủ
  • 29. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo29 sự giúp đỡ của trạm khuyến nông huyện Thường Tín và trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân thành phố Hà nội. Thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và lễ hội. Tổ chức cho hội viên nông dân đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, tham gia xây dựng làng văn hóa. Động viên nông dân tích cực đóng góp tiền của xây dựng đường làng ngõ xóm và kết cấu hạ tầng nông thôn. Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình , duy trì các câu lạc bộ “Nam nông dân không sinh con thứ ba” để làm nòng cốt trong thực hiện pháp lệnh dân số. Tuyên truyền luật nghĩa vụ quân sự, vận động con em hội viên lên đường làm nghĩa vụ quân sự , phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn xã. 3.2.4 Tiếp tục kiện toàn nâng cao bộ máy, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ hội. Kiện toàn nâng cao bộ máy, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, ban chấp hành hội nông dân xã và ban chấp hành các chi tổ hội đảm bảo chất lượng, có đủ trình độ, phẩm chất , năng lực, đáp ứng nhu cầu , nhiệm vụ công tác hội, phong trào nông dân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và hội nhập quốc tế, xây dựng hội xứng đáng với vai trò là trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới. Hằng năm tổ chức tập huấn để nâng cao trình độ cán bộ, cử cán bộ đi học nghiệp vụ công tác hội tại trường đào tạo cán bộ. của hội nông dân. 3.2.5 Xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp hoạt đông với chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân - Xây dựng chương trình phối hợp giữa HND và ủy ban nhân dân xã, ủy ban mặt trận tổ quốc trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về khiếu nại tố cáo.
  • 30. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo30 - Xây dựng chương trình phối hợp giữa hội nông dân xã với thanh tra, tư pháp, địa chính để thực hiện chỉ thị số 26/2001/CT-TTD của thủ tướng chính phủ về việc tạo điều kiện để hội nông dân tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của nông dân. - Xây dựng chương trình phối hợp giữa hội nông dân với công an và quân sự để đảm bảo an ninh quân sự. HND xã chủ động tổ chức xây dựng các quy chế phối hợp hoạt động , hằng năm tổng kết đánh giá việc thực hiện quy chế để tạo điều kiện vận động hội viên nông dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tăng cường củng cố tổ chức cơ sở hội.
  • 31. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo31 KẾT LUẬN Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, giải quyết đúng vấn đề nông dân, luôn coi trọng công tác vận động nông dân. Nhìn lại quá trình lãnh đạo Cách mạng của Đảng ta, có thể nói Đảng đã đánh giá đúng vai trò của nông dân trong Cách mạng và muốn phát huy vai trò của nông dân trong cách mạng, phải tập hợp nông dân vào trong một tổ chức của nông dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong công cuộc đổi mới, bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, lần nữa Đảng ta khẳng định " nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc ". Vì vậy Đảng đã có nhiều chỉ thị , nghị quyết để lãnh đạo và vận động nông dân, đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII; VIII; IX; X; XII và các nghị quyết của trung ương đều xác định vị trí , vai trò quan trong của nông dân, nông nghiệp nông thôn, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu ,kinh tế nông nghiệp nông thôn là khâu đột phá để tiến hành CNH- HĐH đất nước, nông dân là lực lượng chủ yếu và trực tiếp tiến hành CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Giai cấp nông dân là lực lượng chủ lực là bộ phận dân cư đông đảo góp sức người sức của để xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác vận động nông dân, tập hợp mọi tầng lớp nông dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại là nhiệm vụ trong tâm chiến lược của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Từ cơ sở lý luận của Đảng; Bác Hồ về công tác vận động nông dân và thực về công tác hội và phong trào nông dân xã Chương Dương. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài , từ thực trạng của hội nông dân xã trong những năm qua cho thấy , những kết quả đạt được trong công tác vận động nông dân của hội nông dân xã Chương Dương, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân đã rút ra những bài học kinh
  • 32. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo32 nghiệm về công tác vận động nông dân và củng cố xây dựng hội nông dân, từ đó đề ra phương hướng giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hội nông dân xã Chương Dương trong những năm tới. Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng của hông dân xã và các giải pháp đã khẳng định thêm về tầm quan trọng trong công tác vận động nông dân của Đảng trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Một số kiến nghị đề xuất : Cơ sở hội là cầu nối liên minh giữa nông dân với Đảng, vậy cấp ủy các cấp cần có những quan tâm hướng về cơ sở nhất là với hi hội, tổ hội - Tăng cường cán bộ chuyên trách đối với cơ sở hội - Chi một phần phụ cấp đối với cán bộ chi hội - Đảng, Nhà nước nên có các chủ trương xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân như: hệ thống ngân hàng chính sách xã hội giúp nông dân nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.
  • 33. Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Tiểu luận tốt nghiệp Lê Văn Thảo33 Tài Liệu Tham Khảo 1. Văn kiện Đại hội Đảng VII, X, XI của Đảng Cộng sản Việt Nam 2. Giáo trình công tác dân vận 3. Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X. " về nông nghiệp nông dân nông thôn " 4. Chỉ thị 59-TC/TW ngày 15/12/2000 của bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hội nông dân Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 5. Kết luận số 61 – KL/TW ngày 03/12/2009 của ban bí thư về đề án nâng cao vai trò trách nhiệm của hội nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp xay dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020. 6. Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV . 7. Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ xã CHương Dương khóa XVII. 8. Các báo cáo tổng kết của hội nông dân xã Chương Dương.