SlideShare a Scribd company logo
1 of 17
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: Nội dung đấu tranh giai cấp được xác định tại Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Liên hệ thực tiễn.
Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Hồng Thúy
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Duyên
Mã sinh viên: 23A4010136
Nhóm tín chỉ: Nhóm 30
Mã đề: Đề 16
Hà Nội, tháng 10 năm 2021
Mục lục
Mở đầu……..………………………………….………………………………1
Chương I. Phần lý luận
1.1. Khái quát đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX……………………………3
1.2. Nội dung đấu tranh giai cấp của Đại hội lần thứ IX……………..………....3
Chương II. Phần liên hệ thực tiễn
2.1. Thực trạng đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay………………………..9
2.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện cuộc thắng lợi đấu tranh giai cấp ở Việt Nam
hiện nay………………………………………………………………………...11
Kết luận……..………………………………………………………………..13
Liên hệ bản thân…………………………………………………………..……13
Tài liệu tham khảo………...………………………………………………14
Chữ viết tắt:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: CNH, HĐH
Xã hội chủ nghĩa: XHCN
Chủ nghĩa tư bản: CNTB
Chủ nghĩa xã hội: CNXH
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp là một trong những nội dung cơ bản
của CN Mác-Lênin, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Đảng ta
đã kế thừa các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để
vận dụng vào các chính sách và coi đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay là
cơ sở quan trọng để chúng ta khẳng định lập trường, nâng cao tinh thần cảnh
giác cách mạng, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch,
bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ xã hội chủ
nghĩa. Trong đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã xác định rõ thực chất “mối
quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh
trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng” (1)
.
Đấu tranh giai cấp là quy luật chung thúc đẩy sự vận động và phát triển của
xã hội có giai cấp. Việc hiểu và vận dụng đúng quy luật trong công cuộc đổi
mới và xây dựng đất nước sẽ là điều kiện để đảm bảo sự thành công của chúng
ta trên con đường xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, độc lập, tự do, hạnh
phúc. Vậy nội dung đấu tranh giai cấp mà Đảng đã đề ra trong Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX là một vấn đề khoa học có ý nghĩa rất to lớn và thiết thực.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục đích: Trên cơ sở lý luận, khẳng định rõ nội dung của đại hội đại biểu
lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam về đấu tranh giai cấp; giúp người đọc
hiểu rõ nội dung đấu tranh giai cấp mà đại hội đã đề ra. Nêu lên thực trạng và
liên hệ với thực tiễn Việt Nam và từ đó đề xuất ra một số giải pháp cơ bản.
*Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, bài tiểu luận sẽ tập trung phân
tích, khẳng định giá trị khoa học và ý nghĩa về nội dung đấu tranh giai cấp đảng
2
đã xác định. Nêu lên thực trạng và các giải pháp cơ bản thực hiện đấu tranh giai
cấp việt nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng: Nội dung đấu tranh giai cấp được xác định trong đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX.
*Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu nội dung đấu tranh giai cấp trong đại hội năm 2001 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
*Cơ sở lý luận: Dựa trên phương pháp luận khoa học mác xít, đặc biệt là nắm
vững chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét và
nhận thức lịch sử một cách khách quan, trung thực và đúng quy luật. Cùng với
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho hành động của Đảng.
*Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng hai phương pháp cơ bản: phương
pháp lịch sử và phương pháp logic, đồng thời chú trọng vận dụng các phương
pháp khác trong nghiên cứu, học tập các môn khoa học xã hội.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Khẳng định những quan điểm của đảng về nội dung đấu tranh
chống giai cấp trong đại hội, bổ sung, hoàn thiện làm rõ vai trò của đấu tranh
giai cấp trong thời gian hiện nay
Về mặt thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng và đưa ra một số giải pháp cơ bản
để đảm bảo cuộc tháng lợi của đấu tranh giai cấp hiện nay.
Do trình độ có hạn, nội dung đề tài được trình bày hạn chế ,em chỉ hi vọng đó là
những đóng góp nhỏ khi thực hiện đề tài này.
3
I. Phần lý luận
1.1. Khái quát đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Bối cảnh lịch sử: Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IX là đại hội đầu tiên
trong thế kỉ XXI của Đảng, diễn ra trong bối cảnh đất nước đã trải qua việc thực
hiện công cuộc đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI hơn
15 năm và đạt được những thắng lợi to lớn, được nhân dân và quốc tế ủng hộ.
Hoạt động: Đại hội đã tổng kết đánh giá, kiểm điểm 15 năm thực hiện công
cuộc đổi mới từ Đại hội VI. Từ đó đề ra những chủ trương, nhiệm vụ kế thừa,
phát huy những thành tựu, ưu điểm đã đạt được; điều chỉnh bổ sung, phát triển
đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước tiến lên trong
thời đại mới.(2)
Từ bối cảnh, đặc điểm tình hình đất nước và quốc tế, Đại hội tiếp tục khẳng
định nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội cũng đã
đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001-2010).
1.2. Nội dung đấu tranh giai cấp của Đại hội lần thứ IX
Đối với Đảng, quan hệ các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và
đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hưởng xã hội
chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công
bằng xã hội, chống áp bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những
tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; dấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và
hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng
nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.
4
Thứ nhất, thực hiện thắng lợi sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần có những bước tuần
tự,vừa phải có sự đột phá. Ta phải phát huy những lợi thế của đất nước, tận
dụng mọi cơ hội để đạt được trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ
thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng vào thực tiễn ngày càng
nhiều. Phát triển nền kinh tế tri thức,nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của
người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là
nền tảng và động lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế
độc lập tự chủ. Trước hết là độc lập tự chủ về đường lối chính sách và cần phải
có tiềm lực kinh tế đủ mạnh: cần có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh;
kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và có một số ngành công nghiệp nặng then
chốt. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ nhưng vẫn phải chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế. Bởi hội nhập kinh tế là không chỉ là cơ hội để phát triển kinh tế
- xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà còn tạo ra khả
năng bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội, giữ vững môi
trường hòa bình, phát triển nhanh và bền vững.
Phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó là giảm tỉ trọng
của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp -
xây dựng và khu vực dịch vụ. Ta có thể chuyển một bộ phận quan trọng lao
động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm
mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân
cư ở nông thôn. Dựa vào đánh giá tổng hợp kinh tế, lợi thế so sánh đất nước để
tăng sức cạnh tranh, mở rộng xuất khẩu.
Khai thác các nguồn tài nguyên dầu khí, khoáng sản, vật liệu xây dựng một
cách hợp lý, phát triển nâng cao các ngành dịch vụ, du lịch. Chú trọng phát triển
5
các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn đi
đầu trong cạnh tranh và hiện đại hoá.
Đất nước mới tiếp cận với Internet vào cuối năm 1997 và chưa hiểu biết hết.
Do vậy cần phổ cập sử dụng tin học và Internet trong nền kinh tế và đời sống xã
hội. Từng bước hiện đại hoá công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng - thủy văn
và vật lý địa cầu, có kế hoạch và biện pháp tích cực chủ động phòng chống
thiên tại, tìm kiếm, cứu nạn. Sử dụng hơn lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và
cải thiện môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
Thứ hai, khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát triển
Trong chiến lược 10 năm 2001-2010, một trong những mục tiêu chiến lược
mà Đảng xã định là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Đảng đã có
những mục tiêu cụ thể như sau:
Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và
sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; đáp ứng tốt hơn nhu
cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất
khẩu. Ổn định kinh tế vĩ mô; cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh và tăng dự
trữ ngoại tệ; bội chi ngân sách, lạm phát, nợ nước ngoài được kiểm soát trong
giới hạn an toàn và tác động tích cực đến tăng trưởng
Nâng đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta. Xoá hộ đói,
giảm nhanh hộ nghèo. Giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông nâng tỷ lệ
người lao động được đào tạo nghề.Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường;
hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước. Người có bệnh được chữa
trị; giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng; tăng tuổi thọ trung bình lên
71 tuổi. Chất lượng đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần được nâng lên rõ rệt
trong môi trường xã hội an toàn, lành mạnh; môi trường tự nhiên được bảo vệ
và cải thiện.
6
Có chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng khó khăn để phát triển kết cấu
hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đưa các vùng này vượt qua tình trạng
kém phát triển. Có chiến lược phát triển các vùng biên giới.
Thứ ba, thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn
chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công
bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”. Mặc dù Hồ Chí Minh nhận
định tăng trưởng kinh tế là nền tảng cho chủ nghĩa xã hội phát triển, là mục đích
của chủ nghĩa xã hội nhưng bên cạnh đó Bác luôn đặt mục tiêu phát triển kinh tế
bên cạnh công bằng xã hội. Người không vì sự phát triển kinh tế mà chấp nhận
những bất công cho xã hội. Chính vì thế mà Đảng ta luôn chú trọng tới cả hai
mục tiêu như Bác nói.
Bởi vì một khi kinh tế thị trường có sự tăng trưởng khá thì cũng là khi mặt
tiêu cực của nó tác động tương đối mạnh đến các mặt của đời sống xã hội. Tăng
trưởng kinh tế nhanh trong điều kiện cơ chế thị trường trong một số trường hợp,
biến động theo chiều hướng tiêu cực. Bất công xã hội có nguy cơ tăng lên.
Những hành vi phản văn hóa, những suy nghĩ sai lệch, những tư tưởng và hành
động tiêu cực, sai trái,…đã nảy sinh trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó còn có
tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo
dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một
nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta. Tình trạng lãng phí, quan liêu
còn khá phổ biến.
Vì thế, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương đúng đắn và trên thực tế,
đã và đang giải quyết những vấn đề xã hội một cách có hiệu quả. Rút kinh
nghiệm từ những bài học đắt giá trong việc hoạch định chính sách phát triển của
các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã chủ trương coi con người
vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội; không chờ tới khi kinh
7
tế phát triển cao rồi mới thực hiện các chính sách về công bằng xã hội, mà ngay
từ khi bắt đầu tiến hành đổi mới đã phải kết hợp nhiệm vụ kinh tế với các nhiệm
vụ xã hội, giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới chính sách kinh tế với đổi
mới chính sách xã hội, coi đó là một phương thức để thực hiện công bằng xã
hội.
Minh chứng trong việc thực hiện công bằng xã hội này, Đại hội IX của Đảng
đã đưa ra “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối
chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo
mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông
qua phúc lợi xã hội” (3)
. Đây là một nguyên tắc phân phối công bằng phù hợp
với các điều kiện của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ tư, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các
thế lực thù địch.
Đứng trước các thế lực thù địch bên ngoài cấu kết với các phần tử phản động
trong nước ráo riết chống phá quyết liệt trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị của
Đảng. Mục đích của chúng là xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hướng đất
nước đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa
ở nước ta. Để thực hiện được âm mưu thâm độc đó, các thế lực thù địch đã đẩy
mạnh hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, bịa đặt phủ nhận thành quả của cách
mạng Việt Nam; hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, thổi phồng khuyết điểm của
Đảng, Nhà nước ta; bôi đen hiện thực, gieo rắc hoài nghi; kích động, chia rẽ nội
bộ…làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên hoài nghi, dao động, mất niềm tin
và từng bước phai nhạt lý tưởng cách mạng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo
đức, lối sống.
Để chủ động ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn và
hành động chống phá của các thế lực thù địch, các cấp, các ngành cần quán triệt
để từng người để nhận thức đúng vị trí và vai trò của Đảng, mục tiêu chiến lược
8
bảo vệ Tổ quốc. Cần đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục, để mọi người dân hiểu
rõ những thuận lợi, khó khăn trong nền kinh tế gặp phải, nhất là âm mưu và thủ
đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Mặt khác thường xuyên đánh giá đúng
tình hình, bổ sung kế hoạch xây dựng và phương án phòng, chống, kiểm tra
đánh giá lực lượng và phương tiện, bổ sung thế trận, luyện tập các phương thức
và biện pháp, nhằm tăng cường sức mạnh đấu tranh.
Giải quyết được những vấn đề đó thì sẽ tạo được sự đồng thuận, tranh thủ sự
ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân, cũng như bạn bè quốc tế; là cơ sở để tạo sức
mạnh, tình đoàn kết chống phá các thế lực thù địch.
Thứ năm, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội
chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.
Đất nước ta đã trải qua mấy nghìn năm đô hộ, nhân dân ta bị áp bức, bóc lột
nặng nề. Chính vì thế mà khi những tư tưởng đầu tiên xây dựng chủ nghĩa xã
hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh là muốn tìm hiểu căn nguyên của tình trạng bóc
lột sức lao động con người trong xã hội đương thời và từ đó tìm ra con đường
đưa con người Việt Nam có cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc. Và đến khi
Bác đi xa, Bác đã để lại di nguyện: “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Làm theo lời Bác, vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ CNXH ở Liên
Xô và các nước Trung Âu, Đông Âu, Đảng ta đã xây dựng CNXH đặc thù gắn
liền với nền kinh tế Việt Nam. Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách,
thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước. Và con người, nhân dân Việt Nam được
xác định là trung tâm của chiến lược. Các chính sách phát triển kinh tế nhưng
vẫn phải đảm bảo an sinh xã hội. Quyền của con người được tôn trọng và bảo
vệ chặt chẽ với lợi ích đất nước, dân tộc. Mọi công dân đều được hưởng quyền
bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Kết hợp chặt chẽ với sự phát triển kinh tế là
9
công bằng xã hội đảm bảo cho người dân được thụ hưởng những thành quả phát
triển của đất nước. Nhà nước bảo đảm không ngừng cải thiện đời sống nhân
dân, lắng nghe nhân dân, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu dịch vụ của nhân dân.
II. Phần liên hệ thực tiễn
2.1. Thực trạng đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay
Ở nước ta hiện nay còn có những lực lượng đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của
nhân dân, của cách mạng, của Đảng. Chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội trong đó có cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, cái cách
mạng, tiến bộ và cái bảo thủ, trì trệ, v.v. nên đấu tranh giai cấp là tất yếu.
Hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta vẫn đang tiếp tục diễn ra một
cách khá gay gắt và phức tạp. Tình hình đấu tranh giai cấp: Đấu tranh giai cấp
hiện nay ở Việt Nam diễn ra trong điều kiện mới. Đấu tranh giai cấp ở nước ta
hiện nay là một phức hợp diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội: kinh
tế, chính trị, tư tưởng lí luận, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội và đối
ngoại.
Đứng trước những khó khan đó, Đảng ta cần tăng cường khối đại đoàn kết dân
tộc đồng thời tiếp tục nghiên cứu để thấy rõ đặc điểm, nội dung, hình thức của
cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta trên tất cả các lĩnh vực trong điều kiện mới.
Đấu tranh giai cấp diễn ra trong những điều kiện mới như sau:
Một là, nước ta đang ở trong thời kì quá độ chứ chưa thật sự trên con đường xã
hội chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh trên thế giới.
Hai là, xu thế hội nhập khu vực và thế giới ngày càng gia tăng.
Ba là, mối quan hệ giai cấp không còn như trước.
Từ nội dung đấu tranh giai cấp được xác định ở Đại hội lần thứ IX của Đảng.
Đứng trước các điều kiện kinh tế mới đó, ta đã xác định được nội dung cơ bản
của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ lên XHCN là cuộc đấu tranh là
cuộc đấu tranh giữa hai con đường chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.(4)
10
Chúng ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nền kinh tề thị
trường định hướng XHCN, thực tế tiềm ẩn nhiều khuynh hướng phát triển trái
ngược nhau, có khuynh hướng tự phát lên CNTB, có khuynh hướng tự giác theo
định hướng XHCN. Do vậy mà các thế lực thù địch sẽ khuyến khích, ủng hộ
cho khuynh hướng tự phát lên CNTB. Chúng dùng mọi thủ đoạn trong đó có
chiến lược diễn biến hoà bình để thực hiện âm mưu đó. Thực chất của “diễn
biến hòa bình” là cuộc chiến tranh kiểu mới, sử dụng tổng hợp nhiều phương
thức, thủ đoạn, lực lượng, phương tiện khác nhau, tiến công vào nước ta trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để chống phá toàn diện nước ta về kinh tế,
chính trị, văn hóa, tư tưởng…nhằm chuyển hóa nội bộ nước ta. Do vậy cuộc đấu
tranh giai cấp hiện nay là chống khuynh hướng tự phát lên CNTB, đồng thời giữ
lại và phát triển các quan điểm theo khuynh hướng tự phát lên XHCN.
Nội dung cơ bản thứ hai là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH theo
định hướng XHCN. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là mục tiêu lâu dài, xây dựng
Việt Nam trở thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan
hệ cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần cao, an ninh quốc
phòng vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Quá trình CNH, HĐH đã có những tác động rõ rệt đến tốc độ tăng trưởng và
quy mô của nền kinh tế nước ta. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng
tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp;
cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động công
nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp; quá trình đô thị hóa
diễn ra khá nhanh; sự phát triển con người cũng được bảo đảm toàn diện.
Và đứng trước bối cảnh hội nhập thế giới, đã đặt ra rất nhiều cơ hội và thách
thức để Việt Nam ta phát triển con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đảng ta đã vận dụng những cơ hội, đưa ra những đường lối đi tắt, đón đầu
trong lĩnh vực công nghệ. Phát huy tối đa nguồn lực trong nước, ra sức đẩy
11
mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
CNH, HĐH phải được coi là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất của toàn
Đảng, toàn dân trong thời gian tới. Đồng thời bên cạnh đó, ta phải đảm bảo phát
triển kinh tế bền vững, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng nền kinh
tế tri thức, thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của khoa học công nghệ. Đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền CNH hiện đại.
2.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện cuộc thắng lợi đấu tranh giai cấp ở Việt
Nam hiện nay.
Một là, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước
ta hiện nay. Ta cần phải:
Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại
hình doanh nghiệp. hòan thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường
và các loại thị trường. Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo
đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo
vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh,
nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhất là vào bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay, Đảng ta đã khắc phục các
đứt gãy kinh tế, tăng cường phối hợp hành động nhằm thực thi thắng lợi "mục
tiêu kép" trong trạng thái “bình thường mới.” Đề xuất các biện pháp hiệu quả
cao phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19 như:
tiếp tục đẩy mạnh chiến lược vaccine; động viên nhân dân tiếp tục thực hiện 5K
và các giải pháp phòng, chống dịch khác; nâng cao năng lực của hệ thống y tế,
nhất là y tế cơ sở; tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội, nhất là nhóm yếu thế; đảm
bảo lưu thông, di chuyển thông suốt, an toàn; kích cầu tiêu dùng; thúc đẩy đầu
tư công; đẩy mạnh chuyển đổi số...(5)
Hai là, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
12
Nhà nước của dân là Nhà nước trong đó dân là chủ; dân là người có địa vị cao
nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước.
Nhà nước do dân, nghĩa là dân có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp trí tuệ, sức
người, sức của tổ chức, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Dân có quyền
tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu do
mình đề ra.
Nhà nước vì dân: là Nhà nước phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân.
Nhà nước phải đảm bảo, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân, cho dân
chỗ ở, cho dân học hành, chăm sóc sức khỏe.
Ba là, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của
Đảng.
Thứ nhất, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" trong nội bộ.(6)
Thứ hai, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu,
vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình
hình mới.(7)
Thứ ba, tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.(8)
13
KẾT LUẬN
Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, đấu tranh
giai cấp không những không mất đi mà còn diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi mỗi
chúng ta cần nhận thức sâu sắc, có khả năng tư duy, phân tích, niềm tin chống
lại các thế lực thù địch. Đảng ta đã ý thức điều này từ rất sớm và đưa ra những
nội dung có ý nghĩa thiết thực và khoa học về đấu tranh giai cấp ở Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ IX (2001).
Mặc dù Đảng ta đã gặp nhiều khó khăn trong cuộc đấu tranh giai cấp nhưng
đã gặt hái nhiều thành tựu, đã đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã hỗ trợ hết mình vì dân, cho nhân
dân cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đấu tranh giai cấp là quy luật chung thúc đẩy
sự vận động và phát triển của xã hội có giai cấp. Việc hiểu và vận dụng đúng
quy luật trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước sẽ là điều kiện để đảm
bảo sự thành công của chúng ta trên con đường xây dựng một nước Việt Nam
xã hội chủ nghĩa phồn vinh, hạnh phúc. Đúng như mong ước của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
*Liên hệ bản thân: Là sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ cố gắng
học tập, nâng cao chất lượng, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để hiểu sâu sắc bản chất và tin tưởng vững chắc
vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của Đảng. Trở thành một kinh tế tri thức nhỏ bé để hội nhập cùng
các sinh viên tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị,
phòng và chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo lức, lối
sống như phai nhạt mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Tuyên truyền để mọi
người hiểu rõ về cuộc đấu tranh giai cấp công nhân, từ đó rút ra những nhận
thức đúng đắn để vận dụng.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1). Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2001) Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
(2). Nhà xuất bản Giáo dục, Lịch sử 12 nâng cao, trang 287
(3). Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2001) Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
(4). Ask & learn
https://asknlearn247.com/question/chung-to-thuc-chat-cua-thoi-ki-qua-do-len-
cnh-la-cuoc-dau-tranh-giua-2-con-duong-cntb-va-cnh-2033849/
(5). Việt Nam plus
https://www.vietnamplus.vn/kien-tri-cac-bien-phap-phong-chong-dich-giu-
vung-kinh-te-vi-mo/746555.vnp
(6). Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 04-NQ/TW Hội nghị BCHTW lần
thứ 4 khóa XII, ngày 30/10/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII.
(7). Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 9/2/2018 của Ban Bí
thư.
(8) Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của
Bộ Chính trị.

More Related Content

What's hot

Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namNhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namTrương Ý
 
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘIĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘITín Nguyễn-Trương
 
Chuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.pptChuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.pptBinThuPhng
 
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...nataliej4
 
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhCau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhBinh Boong
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhMyLan2014
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcAnh Dũng Phan
 
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...Thích Hô Hấp
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)trongduong83
 
300 câu trắc nghiệm qttc theo chương (có đa)
300 câu trắc nghiệm qttc theo chương (có đa)300 câu trắc nghiệm qttc theo chương (có đa)
300 câu trắc nghiệm qttc theo chương (có đa)duong duong
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Thích Hô Hấp
 
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tếSlide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tếHo Van Tan
 
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)LeeEin
 
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NaySứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NayVuKirikou
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấptiểu minh
 
Bai10
Bai10Bai10
Bai10ctt
 
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCMcơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCMlenazuki
 
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpQuy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpSophie Nguyen
 
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2vietlod.com
 
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1Trong Quang
 

What's hot (20)

Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt namNhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
Nhóm 2 đặc trưng kttt định hướng xhcn việt nam
 
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘIĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
 
Chuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.pptChuong V. KTCT.ppt
Chuong V. KTCT.ppt
 
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
GIÁO ÁN Bài Đảng lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống xâm lược và xây dựng chủ...
 
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi MinhCau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
Cau hoi on tap Tu tuong Ho Chi Minh
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
 
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
Tiểu luận “Lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
 
300 câu trắc nghiệm qttc theo chương (có đa)
300 câu trắc nghiệm qttc theo chương (có đa)300 câu trắc nghiệm qttc theo chương (có đa)
300 câu trắc nghiệm qttc theo chương (có đa)
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
 
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tếSlide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
Slide - Các lý thuyết thương mại quốc tế
 
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
80 câu hỏi trắc nghiệm 6 bài chính trị (có đáp án)
 
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện NaySứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
Sứ Mệnh Lịch Sử Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay
 
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấpBài giảng chính trị - hệ trung cấp
Bài giảng chính trị - hệ trung cấp
 
Bai10
Bai10Bai10
Bai10
 
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCMcơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
cơ sở hình thành và giá trị thực tiễn của TT HCM
 
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lậpQuy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Quy luật sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
 
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2
Bộ đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng - phần 2
 
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
 

Similar to Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp

Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qsBài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qsminhanhBui11
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptxBài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptxnguyenvu7103
 
Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no tocxanh08
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngTrường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngBảo Bối
 
ĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdf
ĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdfĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdf
ĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdfTiSVNguynVn
 
LỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptxLỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptxTrinhThiMongNghi
 
Chuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdf
Chuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdfChuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdf
Chuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdfDngNguyn86045
 
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...nataliej4
 
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfNuioKila
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfNuioKila
 

Similar to Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp (20)

Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qsBài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
Bài tiểu luận môn ls đcsvn dh19 qs
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
 
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptxBài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
Bài thuyết trình Học phần Lịch sử Đảng nhóm 5_.pptx
 
Ma 01
Ma 01Ma 01
Ma 01
 
Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no
 
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAMTS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TS BÙI QUANG XUÂN. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
 
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngTrường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
 
Tiểu luận.docx
Tiểu luận.docxTiểu luận.docx
Tiểu luận.docx
 
ĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdf
ĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdfĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdf
ĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdf
 
LỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptxLỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptx
LỊCH SỬ ĐẢNG cộng sản việt nam. Đường lối cnh, hdh.pptx
 
Chuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdf
Chuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdfChuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdf
Chuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdf
 
Câu 7
Câu 7Câu 7
Câu 7
 
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai Cấp Công Nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
 
Luận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đ
Luận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đLuận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đ
Luận văn: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, 9đ
 
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
Giai cấp công nhân thành phố hồ chí minh hiện nay, thực trạng và giải pháp ph...
 
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
 
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
CNH-HĐH và vai trò của nó trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta...
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdfCHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
CHÍNH SÁCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.pdf
 
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
 

Tiểu luận nội dung đấu tranh giai cấp

  • 1. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỀ TÀI: Nội dung đấu tranh giai cấp được xác định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng Cộng sản Việt Nam. Liên hệ thực tiễn. Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Hồng Thúy Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Duyên Mã sinh viên: 23A4010136 Nhóm tín chỉ: Nhóm 30 Mã đề: Đề 16 Hà Nội, tháng 10 năm 2021
  • 2. Mục lục Mở đầu……..………………………………….………………………………1 Chương I. Phần lý luận 1.1. Khái quát đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX……………………………3 1.2. Nội dung đấu tranh giai cấp của Đại hội lần thứ IX……………..………....3 Chương II. Phần liên hệ thực tiễn 2.1. Thực trạng đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay………………………..9 2.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện cuộc thắng lợi đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay………………………………………………………………………...11 Kết luận……..………………………………………………………………..13 Liên hệ bản thân…………………………………………………………..……13 Tài liệu tham khảo………...………………………………………………14
  • 3. Chữ viết tắt: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: CNH, HĐH Xã hội chủ nghĩa: XHCN Chủ nghĩa tư bản: CNTB Chủ nghĩa xã hội: CNXH
  • 4. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp là một trong những nội dung cơ bản của CN Mác-Lênin, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Đảng ta đã kế thừa các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng vào các chính sách và coi đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay là cơ sở quan trọng để chúng ta khẳng định lập trường, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã xác định rõ thực chất “mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng” (1) . Đấu tranh giai cấp là quy luật chung thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội có giai cấp. Việc hiểu và vận dụng đúng quy luật trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước sẽ là điều kiện để đảm bảo sự thành công của chúng ta trên con đường xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, độc lập, tự do, hạnh phúc. Vậy nội dung đấu tranh giai cấp mà Đảng đã đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX là một vấn đề khoa học có ý nghĩa rất to lớn và thiết thực. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu *Mục đích: Trên cơ sở lý luận, khẳng định rõ nội dung của đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam về đấu tranh giai cấp; giúp người đọc hiểu rõ nội dung đấu tranh giai cấp mà đại hội đã đề ra. Nêu lên thực trạng và liên hệ với thực tiễn Việt Nam và từ đó đề xuất ra một số giải pháp cơ bản. *Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên, bài tiểu luận sẽ tập trung phân tích, khẳng định giá trị khoa học và ý nghĩa về nội dung đấu tranh giai cấp đảng
  • 5. 2 đã xác định. Nêu lên thực trạng và các giải pháp cơ bản thực hiện đấu tranh giai cấp việt nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu *Đối tượng: Nội dung đấu tranh giai cấp được xác định trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. *Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung đấu tranh giai cấp trong đại hội năm 2001 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu *Cơ sở lý luận: Dựa trên phương pháp luận khoa học mác xít, đặc biệt là nắm vững chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét và nhận thức lịch sử một cách khách quan, trung thực và đúng quy luật. Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. *Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng hai phương pháp cơ bản: phương pháp lịch sử và phương pháp logic, đồng thời chú trọng vận dụng các phương pháp khác trong nghiên cứu, học tập các môn khoa học xã hội. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận: Khẳng định những quan điểm của đảng về nội dung đấu tranh chống giai cấp trong đại hội, bổ sung, hoàn thiện làm rõ vai trò của đấu tranh giai cấp trong thời gian hiện nay Về mặt thực tiễn: Đánh giá đúng thực trạng và đưa ra một số giải pháp cơ bản để đảm bảo cuộc tháng lợi của đấu tranh giai cấp hiện nay. Do trình độ có hạn, nội dung đề tài được trình bày hạn chế ,em chỉ hi vọng đó là những đóng góp nhỏ khi thực hiện đề tài này.
  • 6. 3 I. Phần lý luận 1.1. Khái quát đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Bối cảnh lịch sử: Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IX là đại hội đầu tiên trong thế kỉ XXI của Đảng, diễn ra trong bối cảnh đất nước đã trải qua việc thực hiện công cuộc đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI hơn 15 năm và đạt được những thắng lợi to lớn, được nhân dân và quốc tế ủng hộ. Hoạt động: Đại hội đã tổng kết đánh giá, kiểm điểm 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới từ Đại hội VI. Từ đó đề ra những chủ trương, nhiệm vụ kế thừa, phát huy những thành tựu, ưu điểm đã đạt được; điều chỉnh bổ sung, phát triển đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước tiến lên trong thời đại mới.(2) Từ bối cảnh, đặc điểm tình hình đất nước và quốc tế, Đại hội tiếp tục khẳng định nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội cũng đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001-2010). 1.2. Nội dung đấu tranh giai cấp của Đại hội lần thứ IX Đối với Đảng, quan hệ các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hưởng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công, đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; dấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.
  • 7. 4 Thứ nhất, thực hiện thắng lợi sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần có những bước tuần tự,vừa phải có sự đột phá. Ta phải phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi cơ hội để đạt được trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng vào thực tiễn ngày càng nhiều. Phát triển nền kinh tế tri thức,nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Trước hết là độc lập tự chủ về đường lối chính sách và cần phải có tiềm lực kinh tế đủ mạnh: cần có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh; kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và có một số ngành công nghiệp nặng then chốt. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ nhưng vẫn phải chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi hội nhập kinh tế là không chỉ là cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà còn tạo ra khả năng bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, phát triển nhanh và bền vững. Phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó là giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ. Ta có thể chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn. Dựa vào đánh giá tổng hợp kinh tế, lợi thế so sánh đất nước để tăng sức cạnh tranh, mở rộng xuất khẩu. Khai thác các nguồn tài nguyên dầu khí, khoáng sản, vật liệu xây dựng một cách hợp lý, phát triển nâng cao các ngành dịch vụ, du lịch. Chú trọng phát triển
  • 8. 5 các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hoá. Đất nước mới tiếp cận với Internet vào cuối năm 1997 và chưa hiểu biết hết. Do vậy cần phổ cập sử dụng tin học và Internet trong nền kinh tế và đời sống xã hội. Từng bước hiện đại hoá công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng - thủy văn và vật lý địa cầu, có kế hoạch và biện pháp tích cực chủ động phòng chống thiên tại, tìm kiếm, cứu nạn. Sử dụng hơn lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Thứ hai, khắc phục tình trạng nước nghèo kém phát triển Trong chiến lược 10 năm 2001-2010, một trong những mục tiêu chiến lược mà Đảng xã định là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Đảng đã có những mục tiêu cụ thể như sau: Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. Ổn định kinh tế vĩ mô; cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh và tăng dự trữ ngoại tệ; bội chi ngân sách, lạm phát, nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn an toàn và tác động tích cực đến tăng trưởng Nâng đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta. Xoá hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo. Giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo nghề.Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường; hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước. Người có bệnh được chữa trị; giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng; tăng tuổi thọ trung bình lên 71 tuổi. Chất lượng đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần được nâng lên rõ rệt trong môi trường xã hội an toàn, lành mạnh; môi trường tự nhiên được bảo vệ và cải thiện.
  • 9. 6 Có chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho các vùng khó khăn để phát triển kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đưa các vùng này vượt qua tình trạng kém phát triển. Có chiến lược phát triển các vùng biên giới. Thứ ba, thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”. Mặc dù Hồ Chí Minh nhận định tăng trưởng kinh tế là nền tảng cho chủ nghĩa xã hội phát triển, là mục đích của chủ nghĩa xã hội nhưng bên cạnh đó Bác luôn đặt mục tiêu phát triển kinh tế bên cạnh công bằng xã hội. Người không vì sự phát triển kinh tế mà chấp nhận những bất công cho xã hội. Chính vì thế mà Đảng ta luôn chú trọng tới cả hai mục tiêu như Bác nói. Bởi vì một khi kinh tế thị trường có sự tăng trưởng khá thì cũng là khi mặt tiêu cực của nó tác động tương đối mạnh đến các mặt của đời sống xã hội. Tăng trưởng kinh tế nhanh trong điều kiện cơ chế thị trường trong một số trường hợp, biến động theo chiều hướng tiêu cực. Bất công xã hội có nguy cơ tăng lên. Những hành vi phản văn hóa, những suy nghĩ sai lệch, những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái,…đã nảy sinh trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó còn có tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta. Tình trạng lãng phí, quan liêu còn khá phổ biến. Vì thế, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương đúng đắn và trên thực tế, đã và đang giải quyết những vấn đề xã hội một cách có hiệu quả. Rút kinh nghiệm từ những bài học đắt giá trong việc hoạch định chính sách phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã chủ trương coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội; không chờ tới khi kinh
  • 10. 7 tế phát triển cao rồi mới thực hiện các chính sách về công bằng xã hội, mà ngay từ khi bắt đầu tiến hành đổi mới đã phải kết hợp nhiệm vụ kinh tế với các nhiệm vụ xã hội, giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới chính sách kinh tế với đổi mới chính sách xã hội, coi đó là một phương thức để thực hiện công bằng xã hội. Minh chứng trong việc thực hiện công bằng xã hội này, Đại hội IX của Đảng đã đưa ra “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội” (3) . Đây là một nguyên tắc phân phối công bằng phù hợp với các điều kiện của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thứ tư, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch. Đứng trước các thế lực thù địch bên ngoài cấu kết với các phần tử phản động trong nước ráo riết chống phá quyết liệt trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị của Đảng. Mục đích của chúng là xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hướng đất nước đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Để thực hiện được âm mưu thâm độc đó, các thế lực thù địch đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, bịa đặt phủ nhận thành quả của cách mạng Việt Nam; hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước ta; bôi đen hiện thực, gieo rắc hoài nghi; kích động, chia rẽ nội bộ…làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên hoài nghi, dao động, mất niềm tin và từng bước phai nhạt lý tưởng cách mạng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. Để chủ động ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hành động chống phá của các thế lực thù địch, các cấp, các ngành cần quán triệt để từng người để nhận thức đúng vị trí và vai trò của Đảng, mục tiêu chiến lược
  • 11. 8 bảo vệ Tổ quốc. Cần đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục, để mọi người dân hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn trong nền kinh tế gặp phải, nhất là âm mưu và thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Mặt khác thường xuyên đánh giá đúng tình hình, bổ sung kế hoạch xây dựng và phương án phòng, chống, kiểm tra đánh giá lực lượng và phương tiện, bổ sung thế trận, luyện tập các phương thức và biện pháp, nhằm tăng cường sức mạnh đấu tranh. Giải quyết được những vấn đề đó thì sẽ tạo được sự đồng thuận, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân, cũng như bạn bè quốc tế; là cơ sở để tạo sức mạnh, tình đoàn kết chống phá các thế lực thù địch. Thứ năm, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Đất nước ta đã trải qua mấy nghìn năm đô hộ, nhân dân ta bị áp bức, bóc lột nặng nề. Chính vì thế mà khi những tư tưởng đầu tiên xây dựng chủ nghĩa xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh là muốn tìm hiểu căn nguyên của tình trạng bóc lột sức lao động con người trong xã hội đương thời và từ đó tìm ra con đường đưa con người Việt Nam có cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc. Và đến khi Bác đi xa, Bác đã để lại di nguyện: “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Làm theo lời Bác, vận dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô và các nước Trung Âu, Đông Âu, Đảng ta đã xây dựng CNXH đặc thù gắn liền với nền kinh tế Việt Nam. Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách, thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước. Và con người, nhân dân Việt Nam được xác định là trung tâm của chiến lược. Các chính sách phát triển kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo an sinh xã hội. Quyền của con người được tôn trọng và bảo vệ chặt chẽ với lợi ích đất nước, dân tộc. Mọi công dân đều được hưởng quyền bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Kết hợp chặt chẽ với sự phát triển kinh tế là
  • 12. 9 công bằng xã hội đảm bảo cho người dân được thụ hưởng những thành quả phát triển của đất nước. Nhà nước bảo đảm không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, lắng nghe nhân dân, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu dịch vụ của nhân dân. II. Phần liên hệ thực tiễn 2.1. Thực trạng đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay Ở nước ta hiện nay còn có những lực lượng đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân, của cách mạng, của Đảng. Chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong đó có cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, cái cách mạng, tiến bộ và cái bảo thủ, trì trệ, v.v. nên đấu tranh giai cấp là tất yếu. Hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta vẫn đang tiếp tục diễn ra một cách khá gay gắt và phức tạp. Tình hình đấu tranh giai cấp: Đấu tranh giai cấp hiện nay ở Việt Nam diễn ra trong điều kiện mới. Đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay là một phức hợp diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, tư tưởng lí luận, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội và đối ngoại. Đứng trước những khó khan đó, Đảng ta cần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc đồng thời tiếp tục nghiên cứu để thấy rõ đặc điểm, nội dung, hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta trên tất cả các lĩnh vực trong điều kiện mới. Đấu tranh giai cấp diễn ra trong những điều kiện mới như sau: Một là, nước ta đang ở trong thời kì quá độ chứ chưa thật sự trên con đường xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh trên thế giới. Hai là, xu thế hội nhập khu vực và thế giới ngày càng gia tăng. Ba là, mối quan hệ giai cấp không còn như trước. Từ nội dung đấu tranh giai cấp được xác định ở Đại hội lần thứ IX của Đảng. Đứng trước các điều kiện kinh tế mới đó, ta đã xác định được nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kì quá độ lên XHCN là cuộc đấu tranh là cuộc đấu tranh giữa hai con đường chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.(4)
  • 13. 10 Chúng ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá với nền kinh tề thị trường định hướng XHCN, thực tế tiềm ẩn nhiều khuynh hướng phát triển trái ngược nhau, có khuynh hướng tự phát lên CNTB, có khuynh hướng tự giác theo định hướng XHCN. Do vậy mà các thế lực thù địch sẽ khuyến khích, ủng hộ cho khuynh hướng tự phát lên CNTB. Chúng dùng mọi thủ đoạn trong đó có chiến lược diễn biến hoà bình để thực hiện âm mưu đó. Thực chất của “diễn biến hòa bình” là cuộc chiến tranh kiểu mới, sử dụng tổng hợp nhiều phương thức, thủ đoạn, lực lượng, phương tiện khác nhau, tiến công vào nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để chống phá toàn diện nước ta về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng…nhằm chuyển hóa nội bộ nước ta. Do vậy cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay là chống khuynh hướng tự phát lên CNTB, đồng thời giữ lại và phát triển các quan điểm theo khuynh hướng tự phát lên XHCN. Nội dung cơ bản thứ hai là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH theo định hướng XHCN. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là mục tiêu lâu dài, xây dựng Việt Nam trở thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần cao, an ninh quốc phòng vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Quá trình CNH, HĐH đã có những tác động rõ rệt đến tốc độ tăng trưởng và quy mô của nền kinh tế nước ta. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp; cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp; quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh; sự phát triển con người cũng được bảo đảm toàn diện. Và đứng trước bối cảnh hội nhập thế giới, đã đặt ra rất nhiều cơ hội và thách thức để Việt Nam ta phát triển con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta đã vận dụng những cơ hội, đưa ra những đường lối đi tắt, đón đầu trong lĩnh vực công nghệ. Phát huy tối đa nguồn lực trong nước, ra sức đẩy
  • 14. 11 mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. CNH, HĐH phải được coi là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất của toàn Đảng, toàn dân trong thời gian tới. Đồng thời bên cạnh đó, ta phải đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng nền kinh tế tri thức, thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của khoa học công nghệ. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền CNH hiện đại. 2.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện cuộc thắng lợi đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay. Một là, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Ta cần phải: Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. hòan thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường. Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Nhất là vào bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay, Đảng ta đã khắc phục các đứt gãy kinh tế, tăng cường phối hợp hành động nhằm thực thi thắng lợi "mục tiêu kép" trong trạng thái “bình thường mới.” Đề xuất các biện pháp hiệu quả cao phục hồi kinh tế, thích ứng linh hoạt, an toàn với đại dịch COVID-19 như: tiếp tục đẩy mạnh chiến lược vaccine; động viên nhân dân tiếp tục thực hiện 5K và các giải pháp phòng, chống dịch khác; nâng cao năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội, nhất là nhóm yếu thế; đảm bảo lưu thông, di chuyển thông suốt, an toàn; kích cầu tiêu dùng; thúc đẩy đầu tư công; đẩy mạnh chuyển đổi số...(5) Hai là, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
  • 15. 12 Nhà nước của dân là Nhà nước trong đó dân là chủ; dân là người có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Nhà nước do dân, nghĩa là dân có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp trí tuệ, sức người, sức của tổ chức, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Dân có quyền tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu do mình đề ra. Nhà nước vì dân: là Nhà nước phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho nhân dân. Nhà nước phải đảm bảo, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân, cho dân chỗ ở, cho dân học hành, chăm sóc sức khỏe. Ba là, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Thứ nhất, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.(6) Thứ hai, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới.(7) Thứ ba, tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.(8)
  • 16. 13 KẾT LUẬN Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, đấu tranh giai cấp không những không mất đi mà còn diễn ra rất phức tạp, đòi hỏi mỗi chúng ta cần nhận thức sâu sắc, có khả năng tư duy, phân tích, niềm tin chống lại các thế lực thù địch. Đảng ta đã ý thức điều này từ rất sớm và đưa ra những nội dung có ý nghĩa thiết thực và khoa học về đấu tranh giai cấp ở Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001). Mặc dù Đảng ta đã gặp nhiều khó khăn trong cuộc đấu tranh giai cấp nhưng đã gặt hái nhiều thành tựu, đã đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã hỗ trợ hết mình vì dân, cho nhân dân cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đấu tranh giai cấp là quy luật chung thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội có giai cấp. Việc hiểu và vận dụng đúng quy luật trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước sẽ là điều kiện để đảm bảo sự thành công của chúng ta trên con đường xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa phồn vinh, hạnh phúc. Đúng như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. *Liên hệ bản thân: Là sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ cố gắng học tập, nâng cao chất lượng, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để hiểu sâu sắc bản chất và tin tưởng vững chắc vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng. Trở thành một kinh tế tri thức nhỏ bé để hội nhập cùng các sinh viên tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phòng và chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo lức, lối sống như phai nhạt mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Tuyên truyền để mọi người hiểu rõ về cuộc đấu tranh giai cấp công nhân, từ đó rút ra những nhận thức đúng đắn để vận dụng.
  • 17. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO (1). Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2001) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. (2). Nhà xuất bản Giáo dục, Lịch sử 12 nâng cao, trang 287 (3). Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2001) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. (4). Ask & learn https://asknlearn247.com/question/chung-to-thuc-chat-cua-thoi-ki-qua-do-len- cnh-la-cuoc-dau-tranh-giua-2-con-duong-cntb-va-cnh-2033849/ (5). Việt Nam plus https://www.vietnamplus.vn/kien-tri-cac-bien-phap-phong-chong-dich-giu- vung-kinh-te-vi-mo/746555.vnp (6). Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 04-NQ/TW Hội nghị BCHTW lần thứ 4 khóa XII, ngày 30/10/2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. (7). Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 9/2/2018 của Ban Bí thư. (8) Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị.