SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
VŨ THỊ THU THƯƠNG
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC
PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG SINH HỌC 9
TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN SINH HỌC
Mã số: 60.14.01.11
HÀ NỘI – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
VŨ THỊ THU THƯƠNG
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC
PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG SINH HỌC 9
TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN SINH HỌC
Mã số: 60.14.01.11
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thế Hưng
HÀ NỘI – 2014
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp, bên
cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn, giúp
đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, các thầy giáo cô giáo, đồng nghiệp và
người thân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thế Hưng,
người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Lí luận và phương
pháp dạy học Sinh học, Ban giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo – Khoa học
trường Đại học Giáo Dục – ĐHQGHN, thư viện trường Đại học Giáo dục –
ĐHQGHN, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô trong tổ Tự
nhiên, trường THCS Hải Lộc, THCS Hải Phương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã luân khích lệ, động viên và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Tác giả
Vũ Thị Thu Thương
ii
DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
ĐC
GV
HS
MT
ÔNMT
SGK
THCS
TN
VD
Đối chứng
Giáo viên
Học sinh
Môi trường
Ô nhiễm môi trường
Sách giáo khoa
Trung học cơ sở
Thực nghiệm
Ví dụ
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................i
DANH MỤC VIẾT TẮT..............................................................................ii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH....................................................................................vii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ..................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................3
3.2. Khách thể nghiên cứu......................................................................3
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.........................................................3
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
5. Vấn đề nghiên cứu.................................................................................4
6. Giả thuyết khoa học ..............................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................4
7.1. Nghiên cứu lí luận...........................................................................4
7.2. Nghiên cứu thực tiễn.......................................................................4
8. Đóng góp mới của luận văn ..................................................................5
9. Ý nghĩa của luận văn.............................................................................5
9.1. Ý nghĩa khoa học.............................................................................5
9.2. Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................5
10. Cấu trúc luận văn................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..............7
1.1. Cơ sở lí luận của tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học...........7
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản...............................................................7
1.1.2. Một số quan điểm về tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học10
iv
1.1.3. Ý nghĩa của tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học.............12
1.1.4. Nguyên tắc của dạy học tích hợp kiến thức liên môn................. 15
1.1.5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề dạy học tích hợp.............................. 16
1.2. Cơ sở thực tiễn của tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần
Sinh vật và môi trường Sinh học 9 - Trung học cơ sở........................... 20
1.2.1. Xu hướng tích hợp kiến thức liên môn trong sách giáo khoa ở
Việt Nam...............................................................................................20
1.2.2. Thực trạng của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học
phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở................21
CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC
PHẦNSINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG SINH HỌC 9 - TRUNG HỌC CƠ
SỞ................................................................................................................27
2.1. Phân tích chương trình phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 –
Trung học cơ sở....................................................................................... 27
2.1.1. Mục tiêu của phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung
học cơ sở............................................................................................... 27
2.1.2. Quan điểm xây dựng chương trình. ...........................................29
2.1.3. Vị trí của phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học
cơ sở trong chương trình Sinh học Trung học cơ sở. ..........................30
2.1.4. Mối liên quan về kiến thức phần Sinh vật và môi trường (Sinh
học 9 – Trung học cơ sở) với các môn học khác. ................................. 33
2.2. Quy trình dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong phần Sinh vật
và môi trường (Sinh học 9 – Trung học cơ sở). .....................................35
2.2.1. Xác định mục đích tích hợp liên môn.........................................35
2.2.2. Xác định vấn đề và mức độ tích hợp liên môn............................ 35
2.3. Những yêu cầu khi tích hợp liên môn trong dạy học phần Sinh vật
và môi trường Sinh học 9 Trung học cơ sở............................................36
v
2.4. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi
trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở. .................................................... 37
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................. 58
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm................................. 58
3.1.1. Mục đích. .................................................................................... 58
3.1.2. Nhiệm vụ..................................................................................... 58
3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm........................... 58
3.2.1. Nội dung...................................................................................... 58
3.2.2. Phương pháp............................................................................... 59
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm......................................................... 61
3.3.1. Phân tích định tính.....................................................................61
3.3.2. Phân tích định lượng.................................................................. 62
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................Error! Bookmark not defined.
Kết luận .........................................................Error! Bookmark not defined.
Khuyến nghị ............................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 78
PHỤ LỤC.................................................................................................... 81
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Kết quả điều tra dành cho giáo viên về thực trạng việc dạy học tích
hợp kiến thức liên môn tại trường THCS...................................................... 22
Bảng 1.2: Kết quả điều tra dành cho học sinh về khả năng tích hợp kiến thức
liên môn tại trường THCS............................................................................ 25
Bảng 3.1: Bảng tổng kết điểm bài kiểm tra số 1 ...........................................66
Bảng 3.2: Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa các lớp ĐC và TN của bài
kiểm tra số 1................................................................................................. 67
Bảng 3.3: Bảng tần suất (fi%) số học sinh đạt điểm xi của bài kiểm tra số 1. 67
Bảng 3.4: Bảng tần suất hội tụ tiến (số % học sinh đạt điểm xi trở lên điểm bài
kiểm tra số 1) ...............................................................................................68
Bảng 3.5: Bảng tổng kết điểm bài kiểm tra số 2 ...........................................69
Bảng 3.6: Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa các lớp ĐC và TN của bài
kiểm tra số 2................................................................................................. 70
Bảng 3.7: Bảng tần suất (fi%) số học sinh đạt điểm xi của bài kiểm tra số 2. 70
Bảng 3.8: Bảng tần suất hội tụ tiến...............................................................71
(số % học sinh đạt điểm xi trở lên điểm bài kiểm tra số 2)............................ 71
Bảng 3.9: Bảng tổng kết điểm bài kiểm tra số 3 ...........................................72
Bảng 3.10: Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa các lớp ĐC và TN của
bài kiểm tra số 3........................................................................................... 72
Bảng 3.11: Bảng tần suất (fi%) số học sinh đạt điểm xi của bài kiểm tra số 3
................................................................................................................... ..73
Bảng 3.12: Bảng tần suất hội tụ tiến (số % học sinh đạt điểm xi trở lên điểm
bài kiểm tra số 3)..........................................................................................74
Bảng 3.13: Kiểm định giả thuyết thống kê số trung bình cộng điểm các bài
kiểm tra bằng giả thuyết H0 .......................................................................... 75
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc chương trình Sinh học ở trường THCS..................30
Hình 2.2: Sơ đồ mô tả giới hạn nhiệt độ của cá chép ở Việt Nam................. 39
Hình 2.3: Sơ đồ mô tả giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam............... 39
Hình 2.4 : So sánh tỷ lệ diện tích/ thể tích của hai dạng cấu trúc. ................. 42
Hình 2.5: Cấu trúc của phân tử nước............................................................ 44
Hình 2.6 : Sơ đồ phản ứng thủy phân và phản ứng trùng ngưng...................45
Hình 2.7: Đồ thị sự biến đổi số lượng cá thể trùng giày qua thời gian .......... 50
Hình 2.8: Hiện tượng mưa axit.....................................................................52
Hình 2.9 : Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí .................................... 54
Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm số bài kiểm tra số 1.....................67
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ tiến bài kiểm tra số 1.................... 69
Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm số bài kiểm tra số 2.....................70
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ tiến bài kiểm tra số 2.................... 71
Hình 3.5: Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm số bài kiểm tra số 3.....................73
Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ tiến bài kiểm tra số 3.................... 74
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Việt Nam đang trên đà đổi mới. Việc nghiên cứu lý thuyết học
tập để tìm ra cơ sở khoa học của hướng đi, cách làm giáo dục là cần thiết
nhằm đáp ứng yêu cầu của người học, của xã hội. Ngày nay, với sự phát triển
như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, tri thức của loài người đang
gia tăng nhanh chóng. Tình hình nói trên buộc phải xem lại chức năng truyền
thống của người giáo viên là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là những kiến thức
của từng môn khoa học riêng rẽ (Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa chất, Thiên
văn…). Giáo viên phải biết dạy tích hợp các khoa học, dạy cho học sinh cách
thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, biết vận dụng các kiến thức học được
vào các tình huống của đời sống thực tế.
Hình thức tích hợp phổ biến nhất được giáo viên vận dụng và hiện đang
được đẩy mạnh là tích hợp liên môn. Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến
thức trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, các ngành khoa
học, nghệ thuật khác, cũng như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy
được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó kích thích khả năng hứng thú tìm tòi,
khám phá tri thức, làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho
học sinh
Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, khối lượng tri thức mà loài
người tích lũy được tăng lên nhanh chóng, điều đó đặt ra cho nền giáo dục
nước nhà phải có sự đổi mới sâu sắc và toàn diện. Nước ta đang tiến hành một
cuộc cải cách giáo dục với quy mô rộng lớn, trên nhiều lĩnh vực (thay đổi về
mục tiêu đào tạo, đổi mới chương trình và nội dung kiến thức, cải cách về
quản lí giáo dục, xã hội hóa giáo dục và đổi mới về phương pháp giảng dạy,
hình thức kiểm tra đánh giá...). Trong đó đổi mới quy trình và áp dụng
phương pháp dạy học tích cực là một trong những yêu cầu bức thiết trong
công cuộc cải cách giáo dục hiện nay.
2
Ngày nay, trong sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, đặc biệt
là sự phát triển của công nghệ thông tin, kiến thức Sinh học tăng rất nhanh
theo thời gian và có nhiều sự đổi mới. Có những kiến thức Sinh học được coi
là chuẩn mực và được thừa nhận trong thời gian dài thì bây giờ hoặc đã trở
nên lạc hậu hoặc đã được mở rộng và phát triển thêm. Cùng với sự tăng nhanh
của kiến thức Sinh học là sự hình thành của các chuyên ngành Sinh học mới.
Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm. Các kiến thức Sinh học được
hình thành trên cơ sở các thí nghiệm, thực nghiệm của các nhà nghiên cứu và
thực tiễn lao động sản xuất cũng như quá trình đấu tranh với thiên nhiên của
con người. Con người lại sử dụng chính những kiến thức đã tích lũy được để
phục vụ đời sống của mình (chăn nuôi, trồng trọt, y học, bảo vệ môi trường...)
Sinh học là ngành khoa học, trong đó có sự tích hợp kiến thức của nhiều
ngành khoa học khác: Toán học, Vật lí học, Hóa học, Thiên văn học, Địa chất
học, ... Trong quá trình phát triển, càng ngày mối quan hệ giữa Sinh học và
các ngành khoa học càng phức tạp đa dạng và mật thiết. Nội dung kiến thức
trong phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 - Trung học cơ sở mang tính
logic cao, có sự gắn kết chặt chẽ với nhiều môn học khác nhau nhưng để tích
hợp kiến thức của các môn học với nhau một cách hợp lí lại là vấn đề không
hề đơn giản. Chính vì thế, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Tích hợp kiến
thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 -
Trung học cơ sở.”
2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng kiến thức liên môn để dạy học phần Sinh vật và môi trường
(Sinh học 9) – Trung học cơ sở, nhằm phát triển kĩ năng thu nhận, xử lí, sử
dụng thông tin để giải quyết các vấn đề học tập và thực tiến cuộc sống.
3
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và
môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Sinh học 9 – Trung học cơ sở.
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ
thể sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học tích hợp, đặc biệt là tích hợp kiến
thức liên môn trong dạy học Sinh học.
- Xác định thực trạng việc dạy học Sinh học nói chung và dạy học Sinh
học bằng việc tích hợp kiến thức liên môn tại một số trường Trung học cơ sở
hiện nay.
- Phân tích nội dung kiến thức Sinh học 9 đặc biệt là phần Sinh vật và
môi trường để lựa chọn những nội dung có thể dạy học theo hướng tích hợp
kiến thức liên môn.
- Thiết kế và tổ chức dạy học một số bài trong phần Sinh vật và môi
trường Sinh học 9 theo hướng tích hợp kiến thức liên môn.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của
đề tài nghiên cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu nội dung, biện pháp, phương pháp và
hình thức tổ chức tích hợp kiến thức liên môn vào một số bài cụ thể trong
phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9 - Trung học cơ sở).
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong năm học 2013 – 2014.
4
5. Vấn đề nghiên cứu
Xác định nội dung kiến thức, nguyên tắc, biện pháp tích hợp trong phần
Sinh vật và môi trường (Sinh học 9 - Trung học cơ sở) có thể tích hợp liên
môn một cách hợp lí, mang lại hiệu quả cao trong việc tạo hứng thú cho người
học và nâng cao chất lượng dạy học.
6. Giả thuyết khoa học
Dạy học một số nội dung phần Sinh vật và môi trường trong chương
trình Sinh học 9 (Trung học cơ sở) theo quan điểm tích hợp liên môn không
chỉ giúp học sinh hiểu rõ bản chất của các hiện tượng Sinh học, mà còn nâng
cao được khả năng vận dụng, phát triển kĩ năng thu nhận, xử lí, sử dụng thông
tin để giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn cuộc sống.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các văn bản và chỉ thị của Trung Ương, Quốc hội, Bộ Giáo
dục và Đào tạo về đổi mới Giáo dục – Đào tạo.
- Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc dạy học tích
hợp kiến thức liên môn nói chung và tích hợp kiến thức liên môn trong dạy
học Sinh học.
7.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
+ Đối với giáo viên: Điều tra khảo sát thực tế việc dạy học Sinh học nói
chung và sử dụng kiến thức liên môn nói riêng trong dạy học phần Sinh vật và
môi trường thông qua phỏng vấn, dự giờ, thăm lớp, sử dụng phiếu điều tra.
+ Đối với học sinh: Tiến hành điều tra tình hình học tập, phương pháp
học tập và tâm lý của học sinh lớp 9 ở một số trường Trung học cơ sở trên địa
bàn Hải Hậu – Nam Định thông qua phân tích kết quả học tập và sử dụng
phiếu điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm và xử lí số liệu
5
+ Tiến hành thiết kế và tổ chức dạy học song song một số bài thực
nghiệm và đối chứng trong phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9 – Trung
học cơ sở).
+ Sử dụng phương pháp toán học thống kê trên cơ sở so sánh kết quả học
tập của học sinh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, từ đó rút ra kết luận
về tính khả thi và tính hiệu quả của đề tài.
8. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn sẽ có những đóng góp cơ bản sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc dạy học tích hợp kiến thức liên
môn và dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong phần Sinh vật và môi
trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở.
- Xác định được nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và
nội dung kiến thức liên môn có thể sử dụng trong dạy học phần Sinh vật và
môi trường Sinh học 9 - Trung học cơ sở.
- Thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn
trong dạy học một số nội dung trong phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9
– Trung học cơ sở).
9. Ý nghĩa của luận văn
9.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần làm phong phú thêm lí luận về phương pháp dạy học
Sinh học nói chung và phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy
học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 - Trung học cơ sở nhằm gây
hứng thú học tập cho học sinh từ đó nâng cao hiệu quả dạy học về nhiều mặt.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo
viên Trung học cơ sở vận dụng vào dạy học Sinh học ở trường Trung học cơ
sở để nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn.
6
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục
luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và
môi trường Sinh học 9 - Trung học cơ sở.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận của tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Tích hợp
Theo Phạm Văn Lập: “Tích hợp có nghĩa là những kiến thức, kỹ năng
học được ở môn học này, phần này của môn học được sử dụng như những
công cụ để nghiên cứu học tập trong môn học khác, trong các phần khác của
cùng một môn học”. [14].
Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2009) thì “tích hợp là
lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống để tạo nên một hệ thống
đồng bộ”. [17].
Theo Từ điển Giáo dục học, thì tích hợp là “hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực
khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy”. [7].
Tác giả Dương Tiến Sỹ và Nguyễn Phúc Chỉnh đều cho rằng “tích hợp là
sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức, khái niệm thuộc các
môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối
liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó”[5],[22],[24].
Như vậy, dưới góc độ giáo dục học, tích hợp được hiểu là sự tổng hợp
các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung
thống nhất.
Hiện nay, trên toàn thế giới mỗi ngày có khoảng 2000 cuốn sách được
xuất bản, điều ấy đủ thấy không thể học tập như cũ và giảng dạy như cũ theo
chương trình và sách giáo khoa gồm quá nhiều môn học riêng rẽ, biệt lập với
nhau. Mặt khác, sự phát triển của khoa học trên thế giới ngày càng nhanh,
nhiều vấn đề mới dạy học cần phải đưa vào nhà trường như: Giáo dục sức
8
khỏe, giới tính, dân số, pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội, an toàn giao
thông, bảo vệ môi trường… nhưng quỹ thời gian có hạn, không thể tăng số
môn học cũng như lượng thời gian để dạy hết mọi thứ cho học sinh. Việc tích
hợp nội dung một số môn học là giải pháp có thể thực hiện được để đảm bảo
nhiệm vụ giáo dục nhiều mặt cho học sinh mà không quá tải.
Trước những đòi hỏi đó, sư phạm tích hợp ra đời nhằm đáp ứng lại
những yêu cầu của giáo dục hiện đại, không chỉ tích hợp về phương pháp mà
còn cả về nội dung dạy học. Quan điểm tích hợp đã được nghiên cứu và vận
dụng trong dạy học ở nhiều nước trên thế giới.
Theo Xavier Roegiers, “Sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá
trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự
tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình
học tập tương lai hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Như
vậy, sư phạm tích hợp nhằm làm cho quá trình học tập có ý nghĩa”. [30].
Theo UNESCO, “Dạy học tích hợp các khoa học được định nghĩa là
một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự
thống nhất cơ bản của các tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hay quá
sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”. [28].
Tuy có những định nghĩa khác nhau, nhưng các cách định nghĩa về dạy
học tích hợp này lại thống nhất biện chứng với nhau ở tư tưởng chính là việc
thực hiện mục tiêu kép trong quá trình dạy học (một là mục tiêu dạy học
thông thường của một bài học, hai là mục tiêu được tích hợp trong nội dung
bài học đó).
Như vậy, dạy học tích hợp là sự kết hợp nhiều lĩnh vực, nhiều môn học
để giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn cuộc sống.
1.1.1.2. Tích hợp kiến thức liên môn
Không có bất kì ngành khoa học nào không có sự tích hợp tri thức của
nhiều lĩnh vực. Sự phát triển của Sinh học cũng không nằm ngoài xu hướng
9
đó. Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống, nhiệm vụ của Sinh
học là tìm hiểu bản chất của các nguyên lý và các quá trình trong thế giới
sống, khám phá các quy luật Sinh học.
Bản thân giới tự nhiên là một thể thống nhất, vì vậy ngày nay đã xuất
hiện những khoa học liên ngành, gian ngành, hình thành những tri thức đa
ngành, liên ngành. Các khoa học tự nhiên đã chuyển từ tiếp cận “phân tích –
cấu trúc” sang tiếp cận “tổng hợp – hệ thống” . Sự thống nhất của các thao tác
tư duy phân tích và tổng hợp đã tạo nên tiếp cận “cấu trúc – hệ thống” đem lại
cách nhận thức biện chứng về quan hệ giữa các ngành khoa học.
Xu thế phát triển của khoa học là càng ngày càng phân hóa sâu, song
song với việc tích hợp liên môn, liên ngành ngày càng mạnh. Điều đó đã dẫn
đến một tất yếu là không thể giảng dạy các khoa học như là các lĩnh vực tri
thức riêng rẽ.
Bản chất sự sống là tổng hợp của tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh
của tự nhiên và xã hội, của giới vô cơ và hữu cơ, giữa con người và thiên
nhiên, giữa các hiện tượng Vật lý, Hóa học, khí hậu, thổ nhưỡng.... Vì vậy,
Sinh học là môn khoa học có liên quan chặt chẽ với các môn khoa học khác
như Vật lý học, Toán học, Hóa học, Địa lý.... Do đó, trong dạy học Sinh học
cần đặt nó vào trong mối quan hệ tương tác với các ngành, các chuyên ngành
khoa học khác.
Tích hợp kiến thức liên môn là mối quan hệ hữu cơ, có hệ thống giữa
kiến thức môn học này với kiến thức môn học khác thành một nội dung thống
nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên cơ sở các mối liên hệ giữa lí thuyết
và thực tiễn được đề cập trong nội dung các môn học đó.
Như vậy, đặc trưng của dạy - học tích hợp kiến thức liên môn, đó là:
- Một cách tiếp cận tổ chức HS sử dụng kiến thức, kỹ năng, phương
pháp và ngôn ngữ từ nhiều môn khác nhau để nghiên cứu một chủ đề, giải
10
quyết vấn đề nhận thức trong thực tiễn, qua đó chiếm lĩnh tri thức mới, hình
thành năng lực tư duy, năng lực vận dụng tri thức.
- Nhận ra đặc trưng của mỗi môn học cũng như mối quan hệ giữa các
môn học với nhau.
- Hướng tới:
 Cung cấp nhiều hơn cách dạy tích cực và kinh nghiệm học tập.
 Cung cấp nhiều hơn kinh nghiệm của cuộc sống thực và luôn mở.
 Cung cấp nhiều cơ hội chia sẻ trong sự tương tác, hợp tác giữa những
HS có vốn sống và kinh nghiệm khác nhau.
+ Làm cho kiến thức trở nên có ý nghĩa.
1.1.2. Một số quan điểm về tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học
Trong dạy học tích hợp, điều cần thiết đầu tiên là phải : “Vượt lên trên
cái nhìn bộ môn” – tức là vượt lên trên cái nhìn quen thuộc về vai trò của từng
môn học riêng rẽ, quan niệm đúng hơn về quan hệ tương tác giữa các môn
học. Theo d’ Hainaut(1977) có 4 quan điểm khác nhau đối với các môn học.
- Quan điểm “đơn môn”: Có thể xây dựng chương trình học tập theo hệ
thống của mỗi môn học riêng biệt. Các môn học được tiếp cận một cách riêng
rẽ.
- Quan điểm “đa môn”: Thực chất là những tình huống, những đề tài
được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau, nghĩa là theo những môn
học khác nhau. Theo quan điểm này, các môn học được tiếp cận riêng rẽ và
chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong quá trình nghiên cứu các đề tài. Như
vậy, các môn học sẽ không thực sự được tích hợp.
- Quan điểm “liên môn”: Trong dạy học những tình huống chỉ có thể
được tiếp cận hợp lý qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ở đây chúng ta nhấn
mạnh đến sự liên kết các môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải
quyết một tình huống cho trước: các quá trình học tập sẽ không đề cập một
cách rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh vấn đề cần giải quyết.
11
- Quan điểm “xuyên môn”: Có thể phát triển những kĩ năng mà học
sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống,
chẳng hạn, nêu một giả thuyết, đọc các thông tin, giải một bài toán,… Những
kĩ năng chúng ta sẽ gọi là kỹ năng xuyên môn. Có thể lĩnh hội được những kĩ
năng này trong từng môn học hoặc nhân dịp có những hoạt động chung cho
nhiều môn học.
Nhu cầu phát triển xã hội hiện đại đòi hỏi nhà trường hướng tới quan
điểm liên môn và xuyên môn. Trong đó, quan điểm liên môn phối hợp sự
đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết mọi tình huống, còn
quan điểm xuyên môn lại tìm cách phát triển ở học sinh những kĩ năng có thể
áp dụng ở nhiều môn học, nhiều tình huống.
Theo Xavier Roegier (1996) quan điểm liên môn có thể đưa ra những
ứng dụng chung cho nhiều môn học.Phối hợp các quá trình học tập của nhiều
môn học khác nhau. Cách tích hợp này tiến xa hơn các cách tích hợp thứ nhất
vì nó dẫn đến hợp nhất nhiều môn học. [30,tr49]
Những ứng dụng cho nhiều môn học được thực hiện ở cuối năm học hay
cuối cấp học. Ví dụ: các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học vẫn được dạy riêng rẽ
nhưng đến cuối năm hoặc cuối cấp có một phần, một chương về những vấn đề
chung của khoa học tự nhiên và thành tựu ứng dụng thực tiễn, học sinh được
đánh giá bằng một bài thi tổng hợp kiến thức.
Những ứng dụng cho nhiều môn học được thực hiện ở những thời điểm
cụ thể đều đặn trong năm học. Ví dụ: Các môn Lí, Hóa, Sinh vẫn được dạy
riêng rẽ, hoặc vì bản chất và logic phát triển nội dung từng môn học, hoặc vì
các môn học này do các giáo viên khác nhau đảm nhiệm. Tuy nhiên, chương
trình có bố trí xem một số chương trình tích hợp liên môn nhằm làm cho học
sinh quen dần với việc sử dụng kiến thức những môn học gần gũi nhau.
12
1.1.3. Ý nghĩa của tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học
Dạy học từng môn riêng rẽ giúp học sinh hình thành kiến thức khoa học
một cách hệ thống, dạy học tích hợp giúp học sinh liên kết kiến thức trong
nhà trường và thực tiễn cuộc sống.
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn giúp học sinh trở thành người lao
động tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có
vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống.
Khuynh hướng dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn cho
phép rút ngắn được thời gian dạy học, đồng thời tăng cường được khối lượng
và chất lượng thông tin của chương trình và nội dung SGK phổ thông. Hiện
nay còn tình trạng tách biệt giữa các bộ môn trong nhà trường phổ thông, nhất
là giữa chương trình và SGK ở các cấp học, đặc biệt ở một số môn đồng tâm.
Việc giảng dạy tích hợp kiến thức liên môn rèn cho học sinh ý thức và
kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để xử lý các vấn đề đặt ra trong học tập.
Đối với một số nội dung kiến thức, người giáo viên chỉ nên giới thiệu những
hiểu biết tối thiểu về khía cạnh đề cập. Nhờ đó có thể khơi gợi trí tò mò, tinh
thần ham hiểu biết của người học. Cần đánh giá cao những học sinh biết cách
sử dụng những kiến thức phân môn này để tham gia giải quyết những vấn đề
của phân môn khác. Đó là những thói quen, cơ sở để sau này các em có điều
kiện tiếp thu và vận dụng dễ dàng hơn trong phương pháp nghiên cứu liên
ngành ở các bậc cao hơn, cũng như khi vào đời có khả năng giải quyết dễ
dàng hơn các vấn đề thực tiễn, vì mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao
giờ cũng là tình huống tích hợp.
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn giúp học sinh sử dụng một cách tối
đa các kiến thức đã được học ở tất cả các bộ môn vào giải quyết một vấn đề,
đồng thời kéo kiến thức trong nhà trường gần lại với kiến thức xã hội.
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn giúp học sinh học tập thông minh
và vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng và phương pháp của khối tri thức
13
toàn diện, hài hòa và hợp lý trong giải quyết những tình huống khác nhau và
mới mẻ trong cuộc sống hiện đại.
Ngoài ra, dạy học tích hợp kiến thức liên môn còn đảm bảo cho học sinh
khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình để giải
quyết một cách hữu ích một tình huống xuất hiện, và nếu có thể, để đối mặt
với một khó khăn bất ngờ, một tình huống chưa gặp.
HS có thể học tập nhiều hơn nếu được cung cấp đầy đủ các tư liệu học
tập được biên soạn trong khuôn khổ một chương trình tích hợp các khoa học
một cách hợp lý. HS có thể làm được nhiều hơn và tốt hơn nếu phương pháp
dạy học của thầy thực sự chuyển hóa thành phương pháp dạy cách học cho
trò, theo cách tiếp cận dạy học giải quyết vấn đề mà học sinh là trung tâm, tập
dượt cho học sinh cách vận dụng tổng hợp các tri thức vào thực tiễn.
Hơn nữa, dạy học tích hợp kiến thức liên môn giúp học sinh rèn luyện tư
duy khái quát, năng lực liên hệ và mở rộng kiến thức; giúp học sinh dễ hiểu
bài, dễ khắc sâu kiến thức và giảm cường độ học tập cho học sinh.
Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học tạo điều kiện cho
học sinh phát triển tốt các kỹ năng. Khi vận dụng tích hợp kiến thức liên môn
vào dạy học, các quá trình học tập không tách rời cuộc sống hằng ngày cũng
như không tách rời các môn học riêng rẽ mà có sự liên hệ các môn học với
nhau và với thực tiễn cuộc sống. Không còn sự tách rời giữa hai thế giới nhà
trường và thực tiễn cuộc sống, dạy học riêng rẽ từng môn một sẽ giúp học
sinh tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống nhưng khó áp dụng vào thực tiễn
các tình huống tích hợp. Dạy học tích hợp kiến thức liên môn nhằm nêu bật
cách sử dụng kiến thức, nhằm giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống,
giúp học sinh khi ra đời sẽ trở thành người lao động có ý thức và tự lập, người
công dân có trách nhiệm với xã hội, người chủ của đất nước.
Dạy học tích hợp kiến thức liên môn giúp học sinh phát triển phối hợp
nhiều kỹ năng mà các môn học đơn lẻ khó hình thành được.
14
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học giúp người học vận dụng
sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp tư duy khoa học để giải quyết
những tình huống trong đời sống thực tiễn.
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học giúp phân biệt cái cốt yếu với
cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh
vận dụng vào xử lí những tình huống thực tiễn có ý nghĩa trong cuộc sống,
hoặc đặt cơ sở cho quá trình học tập tiếp theo.
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học giúp học sinh biết vận dụng
các kiến thức trong việc giải quyết các tình huống cụ thể. Thay vì tham nhồi
nhét cho học sinh nhiều kiến thức đủ loại, mà giúp cho học sinh vận dụng các
kiến thức của các môn học việc giải quyết các tình huống giúp phát huy năng
lực tự lập của học sinh trong cuộc sống sau này.
Ngoài ra, dạy học tích hợp kiến thức liên môn còn giúp người học xác
lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Trong quá trình học tập học sinh
có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong
mỗi môn học nhưng học sinh phải biểu đạt các khái niệm đã học trong mối
liên hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như các môn học khác
nhau. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thông tin ngày càng đa dạng,
phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy các em mới thực sự
làm chủ được kiến thức và vận dụng các kiến thức đó vào việc giải quyết các
tình huống thách thức chưa từng gặp.
Tuy nhiên dạy học tích hợp kiến thức liên môn lại gặp phải một số khó
khăn sau:
- Cả giáo viên và học sinh phải làm quen với phương pháp dạy học mới.
Trong khi giáo viên cũng như học sinh chủ yếu thụ động, sức ỳ lớn.
- Phần lớn các trường phổ thông, các tư tưởng dạy bổ sung cho bài
giảng, các phương tiện dạy học còn thiếu.
15
- Để dạy theo hướng tích hợp kiến thức liên môn, giáo viên phải mất rất
nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu và soạn giáo án, lập kế hoạch dạy học.
- Có thể nói hiện nay chưa có những bộ sách tham khảo chuẩn, tích hợp
đầy đủ kiến thức liên quan đến môn học, quá nhiều sách tham khảo, trong khi
chất lượng nhiều cuốn sách không đảm bảo, gây khó khăn cho học sinh.
1.1.4. Nguyên tắc của dạy học tích hợp kiến thức liên môn
Nội dung các kiến thức liên môn chứa đựng trong các bài học, các môn
học khác nhau. Do đó, GV phải xác định được nội dung cần tích hợp kiến
thức liên môn trong kiến thức môn học; biết cách lựa chọn, phân loại các kiến
thức tương ứng, phù hợp với các mức độ khác nhau để đưa vào bài giảng.
Ngoài ra, do thời gian một giờ giảng trên lớp có hạn nên GV phải biết chọn
những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất để giảng dạy theo cách dạy học tích
hợp kiến thức liên môn, còn phần kiến thức nào dễ hiểu nên để học sinh tự
đọc sách giáo khoa hoặc các tài liệu tham khảo.
Việc đưa các kiến thức liên môn vào bài giảng không thể tùy tiện mà
cần dựa vào các nguyên tắc sư phạm sau:
1) Kiến thức liên môn được tích hợp phải có mối quan hệ logic chặt chẽ
với Sinh học, nhưng phải được ẩn trong nội dung bài học Sinh học. Điều đó
có nghĩa là, người dạy không được làm thay đổi tính đặc trưng của Sinh học.
Tránh việc biến bài dạy Sinh học thành bài giảng các môn khoa học khác.
2) Khai thác nội dung cần tích hợp kiến thức liên môn một cách có chọn
lọc, có tính hệ thống, đặc trưng. Nghĩa là phải biết lựa chọn phần nội dung
kiến thức để tích hợp kiến thức liên môn phù hợp, không dàn trải cả bài. Theo
nguyên tắc này, các kiến thức liên môn đưa vào bài học phải có hệ thống,
được sắp xếp hợp lý, vừa làm phong phú thêm kiến thức cho người học vừa
nâng cao được chất lượng dạy học nhưng phải sát với thực tiễn, tránh sự trùng
lặp, thích hợp với trình độ của học sinh, không gây quá tải, ảnh hưởng đến
việc tiếp thu nội dung chính.
16
3) Đảm bảo tính vừa sức: Dạy học tích hợp kiến thức liên môn phải phát
huy cao độ tính tích cực và vốn sống của học sinh. Các kiến thức liên môn
đưa vào bài học phải làm cho bài học rõ ràng và làm cho bài học tường minh
hơn đồng thời tạo được hứng thú cho người học. Đảm bảo nguyên tắc vừa
sức, trình bày đơn giản, ví dụ thực tế gần gũi.
1.1.5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề dạy học tích hợp
1.1.5.1. Trên thế giới
Nhà giáo dục học N.U.Savin nêu rõ: Nền học vấn phổ thông phán ánh
đầy đủ và chính xác nhất tri thức khoa học và thực tiễn của nhân loại và nó
thực sự là toàn diện.“Ở đó đã kết hợp một cách hữu cơ các tri thức về tự
nhiên, xã hội và tư duy con người đã đạt được sự hài hòa giữa học vấn về
nhân văn và về tự nhiên...” [17, tr. 99].
Nhà giáo dục học T.A.I. Lina nhấn mạnh: “Ngày nay không có một khoa
học nào được giảng dạy mà lại không sử dụng những số liệu của các khoa
học tiếp cận khác, những tài liệu, những sự kiện và những thí dụ lấy từ trong
cuộc sống hàng ngày và từ các lĩnh vực tri thức khác nhau” [25, tr. 245].
Trong phần nhiệm vụ của việc giảng dạy kĩ thuật tổng hợp tác giả cho rằng:
“Việc xác lập mối liên hệ giữa các bộ môn nhằm vạch ra cho học sinh thấy
mối liên hệ qua lại của các khoa học” [25, tr. 153].
Trong cuốn “Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi” của Giselle
O. Martin – Kniep có đề cập đến quy trình xây dựng các đơn vị bài học tích
hợp là gì có nêu: Tích hợp chương trình có nhiều hình thức khác nhau. “Tích
hợp nội dung là hình thức kết nối nội dung trong nội bộ môn học và giữa các
môn học với nhau” [6, tr. 27].
Nhà giáo dục học I.A. Cai - Rốp, N.K. Gôn – Sa - Rốp - B.P.Ét - Si-
Pốp, L.V. Dan - Cốp nêu ra những yêu cầu đối với trình độ của giáo sư trong
đó các ông nhấn mạnh: “Giáo sư không chỉ có tri thức phong phú về chuyên
17
môn nghiệp vụ của mình mà phải chú ý đến sự phát triển của những môn
khoa học gần gũi với môn chuyên nghiệp chủ yếu của mình” [12, tr. 87].
Vấn đề nguyên tắc liên môn cũng được đề cập trong cuốn “Phát triển tư
duy học sinh”. Các tác giả M.Alêcxêep, Ônhisúc... cho rằng “Việc sử dụng
rộng rãi các môn học như vậy để bồi dưỡng cho học sinh các thủ thuật và
phương pháp tư duy lôgic sẽ góp phần thực hiện một trong những yêu cầu
quan trọng nhất của lí luận dạy học là xác lập các mối liên hệ chặt chẽ giữa
các bộ môn trong dạy học”[ 15, tr. 100].
Tác giả N.M. Iacôplep trong “Phương pháp và kĩ thuật lên lớp trong
trường phổ thông” cũng rất coi trọng mối liên hệ giữa các bộ môn “...giữ vai
trò to lớn về mặt này là hệ thống công tác liên hệ hữu cơ giữa các giáo viên
các bộ môn khác nhau – tức là mối liên hệ giữa các bộ môn” [16, tr. 35].
I.F. Kharlamôp trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh
như thế nào” đã nêu rõ tác dụng, ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức các môn
học: “Việc giáo viên có khả năng tìm được mối liên hệ giữa các vấn đề mà
các nhà bác học đã nghiên cứu với điều mà các em đã học ở nhà trường
thuộc một môn học nào đó cũng gây cho học sinh niềm hứng thú đặc biệt đối
với việc học tập tài liệu mới” [13, tr. 102].
1.1.5.2. Tại Việt Nam
Ở nước ta, có một số nhà giáo dục đã và đang vận dụng quan điểm tích
hợp liên môn vào việc dạy học ở trường phổ thông với một số công trình tiêu
biểu:
Đặng Thành Hưng cho rằng: “Trong khoa học giáo dục còn có những bộ
môn, chuyên ngành, liên môn lấy những liên hệ qua lại làm đối tượng” [10, tr.
15]. Trần Bá Hoành trong “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và
sách giáo khoa” nhấn mạnh phương pháp tích cực trong đó đề cập vấn đề giáo
dục theo mục tiêu với nội dung “liên môn” và “xuyên môn” [9].
18
Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong cuốn “Giáo dục học” nêu một cách
khái quát nhất và tương đối đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kiến
thức liên môn: “Tiềm năng giáo dục thế giới quan cho học sinh đặc biệt được
khai thác trong mối liên hệ giữa các môn học. Các mối liên hệ giữa các môn
học, phản ánh bản chất biện chứng của nhận thức khoa học, giúp xem xét một
sự vật hay một hiện tượng từ nhiều quan điểm khác nhau” [19, tr. 123].
Đối với các nhà trường sư phạm, việc vận dụng quan sử dụng kiến thức
liên môn trong quá trình đào tạo giáo viên cũng đang là vấn đề nhận được sự
quan tâm của rất nhiều những nhà nghiên cứu. Có thể kể ra một số công trình
tiêu biểu: Đinh Quang Báo (2003), với công trình Cơ sở lý luận của việc đào
tạo tích hợp khoa học cơ bản và phương pháp dạy học bộ môn ở các trường
sư phạm [2]; Lê Đức Ngọc (2005), với đề tài Xây dựng chương trình đào tạo
giáo viên dạy tích hợp các môn tự nhiên, các môn xã hội – nhân văn và các
môn công nghệ [18]; Nguyễn Đăng Trung (2003), Vận dụng quan điểm tích
hợp trong quá trình dạy học môn giáo dục học trong nhà trường sư phạm
[27].
Trong đề tài Dạy học tích hợp [8], tác giả Trần Bá Hoành (1993), đưa ra
một số khái niệm nền tảng về sư phạm tích hợp, các quan điểm và mục tiêu
của sư phạm tích hợp, điều kiện và triển vọng để triển khai dạy học theo
hướng tích hợp ở trường phổ thông tại Việt Nam.
Nguyễn Phúc Chính và Trần Thị Mai Lan (2009), lại đề cập đến Tích
hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học (Sinh học 10). Việc
tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong các môn học ở trường phổ thông sẽ đạt
được mục tiêu kép vừa nâng cao chất lượng dạy học môn học, vừa góp phần
giúp HS định hướng nghề nghiệp sau này. Các tác giả đã nghiên cứu nội dung
của phần Vi Sinh Vật học lớp 10, từ đó đưa ra một số nguyên tắc và biện pháp
tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật.[4, tr44]
19
Lê Trọng Sơn (1999), với đề tài Vận dụng tích hợp giáo dục dân số qua
dạy học giải phẫu người ở lớp 9 phổ thông THCS. Theo tác giả, giáo dục dân
số được lồng ghép vào môn Giải phẫu sinh lý người là thích hợp nhất cả ở độ
tuổi của học sinh cũng như nội dung môn học. Ông đã chỉ ra mối quan hệ
giữa những tri thức giải phẫu con người và tri thức dân số từ đó vận dụng
quan điểm tích hợp để lồng ghép các kiến thức dân số cần thiết vào các bài
học có liên quan. Đó chính là bản chất của giáo dục tích hợp [23, tr26].
Nguyễn Thị Thim, với đề tài “Sử dụng kiến thức liên môn học trong dạy
học Sinh học 10 – Trung học phổ thông”. Theo đề tài này tác giả chỉ ra rằng:
“ Chất lượng dạy học Sinh học 10 - Trung học phổ thông sẽ được nâng cao
nếu người dạy thực hiện tốt nguyên tắc, phương pháp, quy trình và nội dung
dạy học tích hợp” [26].
Nguyễn Duy Nhân, với đề tài “Sử dụng kiến thức liên môn học trong dạy
học Sinh học 12 – Trung học phổ thông”. Theo đề tài này tác giả chỉ ra rằng:
“Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học 12 sẽ giúp được người
học hiểu rõ bản chất các vấn đề Sinh học, phát huy được hứng thú học tập,
nâng cao chất lượng dạy học và nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn và đời sống” [20].
Nguyễn Thị Nhung, nghiên cứu vấn đề “Sử dụng kiến thức liên môn để
gây hứng thú học tập Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 ở trường
trung học phổ thông”. Theo đề tài này tác giả đã chỉ ra rằng: “sử dụng kiến
thức liên môn trong dạy học Lịch sử có vai trò, ý nghĩa to lớn: không những
là một nguyên tắc cần tuân thủ mà còn là một nguồn kiến thức quan trọng và
là biện pháp đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông nhằm gây
hứng thú học tập Lịch sử cho học sinh” [21].
20
1.2. Cơ sở thực tiễn của tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần
Sinh vật và môi trường Sinh học 9 - Trung học cơ sở
1.2.1. Xu hướng tích hợp kiến thức liên môn trong sách giáo khoa ở Việt
Nam
Dạy học tích hợp tức là hướng tới việc học sinh có thể sử dụng kiến thức
một cách tổng hợp, nhuần nhuyễn, hiệu quả để giải quyết được những vấn đề
trong học tập và cuộc sống. Nếu chúng ta cứ dạy riêng rẽ kiến thức của từng
lĩnh vực, từng bộ môn một, không liên quan với nhau thì quá trình dạy học sẽ
không hiệu quả, khả năng vận dụng kiến thức của học sinh sẽ không
cao. Chúng ta đã có những cố gắng trong chương trình hiện hành khi đã tích
hợp được nhiều lĩnh vực khác nhau vào trong một môn học, nhất là giáo
dục tiểu học và một phần ở giáo dục THCS và cũng có ở giáo dục THPT. Tuy
nhiên, yêu cầu của dạy học tích hợp là phải cao hơn trong chương trình hiện
nay. Chúng ta sẽ xây dựng những bộ môn liên quan nhiều đến các lĩnh vực,
kiến thức khác nhau. Có nghĩa là sẽ giảm số môn học hiện hành. Ít môn học
hơn nhưng kiến thức lại được sử dụng một cách nhuần nhuyễn hơn. Đây là
việc rất khó. Viết sách đáp ứng yêu cầu tích hợp đã khó, việc có giáo viên dạy
được những kiến thức tích hợp càng khó. Vì vậy, cần có những bước đi phù
hợp, sẽ tiến hành dần từ thấp đến cao, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, từ việc
viết chương trình, sách giáo khoa và kể cả việc đào tạo đội ngũ giáo viên.
Xu hướng tích hợp các kiến thức liên môn học trong sách giáo khoa
được Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đưa vào các môn học như
môn khoa học tự nhiên (liên môn Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa
chất, thiên văn), khoa học xã hội và nhân văn (liên môn Lịch sử, Địa lí, Giáo
dục công dân, Xã hội học). Việc tích hợp liên môn học sẽ giúp học sinh dễ
vận dụng các kiến thức vào thực tiễn vì những vấn đề nảy sinh trong đời sống,
sản xuất ít khi liên quan đến một lĩnh vực tri thức nào đó riêng biệt mà đòi hỏi
vận dụng tổng hợp các tri thức thuộc một số lĩnh vực tri thức khác nhau. Ví
21
dụ việc sử lí rác thải không chỉ liên quan đến kiến thức Sinh học mà còn liên
quan đến kiến thức Hóa học, Vật lí…
Chính vì những lí do trên, ở trường phổ thông cần thiết phải giới hạn
tích hợp liên môn trong nội bộ từng môn học. Ví dụ: Giáo dục môi trường,
giáo dục biến đổi khí hậu, giáo dục tiết kiệm năng lượng, giáo dục dân số,
phòng chống AIDS… trong bộ môn Sinh học, tích hợp Tiếng việt, Tập làm
văn, Văn học, Giáo dục đạo đức… trong môn Ngữ văn.
1.2.2. Thực trạng của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần
Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở
Để tìm hiểu thực trạng của việc tích hợp kiến thức liên môn ở trường
THCS hiện nay chúng tôi tiến hành khảo sát GV và HS tại các trường THCS
trên địa bàn huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. Cụ thể:
- Mục tiêu khảo sát: Đánh giá mức độ thường xuyên của công tác tích
hợp kiến thức liên môn đối với GV và HS tại trường THCS.
- Khách thể:
+ 90 GV trên địa bàn huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.
+ 295 HS thuộc 2 trường THCS Hải Lộc (145 HS) và THCS Hải Phương
(150 HS).
- Phương pháp: phỏng vấn, dự giờ, thăm lớp, sử dụng phiếu điều tra.
- Nội dung khảo sát:
1.2.2.1. Dành cho GV
22
Bảng 1.1: Kết quả điều tra dành cho giáo viên về thực trạng việc dạy học tích
hợp kiến thức liên môn tại trường THCS
STT Tên phương pháp
Tần suất sử dụng
Thường xuyên
Không thường
xuyên
Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%)
1 Thuyết trình 83 92,2 7 7,8
2 Hỏi đáp 81 90 9 10
3 Làm việc với SGK, tài
liệu tham khảo
85 94,4 5 5,6
4 Quan sát tranh giáo
khoa
79 87,8 11 12,2
5 Biểu diễn thí nghiệm 35 38,9 55 61,1
6 Chiếu video 27 30 63 70
7 Thực hành thí nghiệm 29 32,2 61 67,8
8 Dạy học theo dự án 31 34,4 59 65,6
9 Giải thích minh họa 80 88,9 10 11,1
10 Tích hợp kiến thức liên
môn trong dạy học
18 20 72 80
Qua bảng 1.1 cho thấy:
Các phương pháp được sử dụng thường xuyên chủ yếu là làm việc với
SGK, tài liệu tham khảo (94,4%); thuyết trình (92,2%); hỏi đáp (90%); giải
thích minh họa (88,9%); quan sát tranh giáo khoa (87,8%). Các phương pháp
ít được sử dụng đó là biểu diễn thí nghiệm (38,9%); dạy học theo dự án
(34,4%); thực hành thí nghiệm (32,2%); chiếu video (30%) đặc biệt là việc
tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học (20%).
23
Như vậy, việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật
và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở còn ít được các giáo viên chú
trọng. Nguyên nhân của thực trạng trên là do:
- GV phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, SGK hiện hành để
loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông
tin mới sao cho phù hợp với tính chất liên môn học.
- Phương pháp giảng dạy: Do ảnh hưởng của lối dạy truyền thống chủ
yếu là thầy đọc, trò chép, thuyết trình giảng giải xen kẽ vấn đáp, tái hiện, biểu
diễn trực quan minh họa nên không thể trong thời gian ngắn mà có thể thay
đổi được cách suy nghĩ cũng như phương pháp của giáo viên.
- GV phải tự tìm hiểu hoặc nhờ các GV bộ môn khác phối hợp để có
một bài giảng tích hợp kiến thức liên môn vì lâu nay GV được đào tạo để dạy
chuyên môn chứ không phải liên môn.
- Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy tại một số trường chưa đáp ứng
được phương pháp giảng dạy hiện đại, hoặc có sẵn nhưng do giáo viên còn
chưa chịu tìm tòi đổi mới, hoặc chỉ vận dụng trong những giờ thao giảng, các
tiết thi giáo viên giỏi.
- Trong mỗi tiết dạy, giáo viên chỉ tập trung vào truyền tải hết kiến
thức sách giáo khoa mà không dạy học sinh hiểu rõ bản chất của kiến thức,
dẫn đến tình trạng học sinh chỉ hiểu được bề nổi của kiến thức mà không hiểu
sâu xa được vấn đề cần hướng tới, không khơi dậy tiềm năng sáng tạo, phát
huy tính tích cực chủ động của người học. Giáo viên ít chú trọng đến việc tích
hợp kiến thức liên môn trong quá trình dạy học vì công việc này đòi hỏi nhiều
thời gian và công sức khi phải liên hệ kiến thức của một bài với những bài
khác, đồng thời sử dụng kiến thức của các môn học khác. Số lượng giáo viên
tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học còn ít, vì đa số giáo viên
cho rằng việc dạy học theo quan điểm này chỉ phù hợp với các học sinh có
24
mức độ nhận thức tốt như ở trường chuyên và lớp chọn, còn các học sinh khác
năng lực nhận thức còn thấp, không đồng đều, nên khó áp dụng được.
Ngoài ra, do việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên ở các trường
còn nặng nề, cách đánh giá rập khuôn máy móc cũng là nguyên nhân khiến
giáo viên không tích cực trong đổi mới, các kỳ kiểm tra chất lượng, kể cả kỳ
thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh vào đại học còn nặng nề về tái hiện kiến thức
nên cách dạy phổ biến hiện nay vẫn còn chú trọng đến cung cấp kiến thức cho
học sinh.
1.2.2.2. Dành cho HS
25
Bảng 1.2: Kết quả điều tra dành cho học sinh về khả năng tích hợp kiến thức
liên môn tại trường THCS
STT Nội dung điều tra
Mức độ hiểu biết của HS
Trường
THCS Hải
Lộc
Trường
THCS Hải
Phương
Cả 2 trường
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Số
lượng
Tỉ lệ
%
1
Xác định được mối quan hệ
kiến thức giữa một phần
của bài học với kiến thức
của các môn khoa học
khác.
97 66,9 105 70 202 68,4
2
Vận dụng đưa kiến thức
của các môn khoa học khác
vào từng phần của bài học
để chứng minh vấn đề.
78 53,8 85 56,7 163 55,3
3
Gợi mở kiến thức của các
môn khoa học khác để tự
khám phá, phát hiện vấn đề
trong từng phần của bài
học.
57 39,3 53 35,3 110 37,3
4
Tích hợp kiến thức liên
môn trong nhiều bài học.
38 26,2 45 30 83 28,1
5
Khái quát nội dung trong
chuyên đề, một chương để
liên hệ với kiến thức của
các môn học khác.
27 18,6 31 20,7 58 19,7
26
Qua bảng 1.2 cho thấy :
- Phần lớn học sinh coi việc học môn Sinh học là nhiệm vụ bắt buộc, chỉ
một số ít yêu thích môn Sinh học còn đa số học sinh coi đây là môn học phụ,
học để lấy điểm và là nhiệm vụ, rất ít học sinh yêu thích môn học này. Số học
sinh nắm chắc kiến thức, có thể chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giải thích
được các vấn đề một các khoa học rất ít. Đa số học sinh chỉ tìm được kiến
thức cơ bản nhưng chưa hiểu được bản chất của các kiến thức, vì vậy khó
khắc sâu được kiến thức.
- Nguyên nhân của tình trạng học môn Sinh học của học sinh như trên là
do: Đa số các em thích học những môn Toán học, Vật lý, Hóa học mà ít có
hứng thú với môn Sinh học, coi môn Sinh học là môn phụ nên không đầu tư
thời gian và công sức vào việc học mà học chỉ mang tính chất đối phó với các
bài kiểm tra của giáo viên. Số đông học sinh quen với thói quen học thuộc
lòng, có phương pháp học thụ động, máy móc theo kiểu đối phó. Rất ít học
sinh biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong
thực tiễn, số học sinh có phương pháp học tập chủ động sáng tạo chiếm tỉ lệ
thấp.
Học sinh chưa xác định được đúng động cơ, thái độ học tập, chưa ham
thích học tập bộ môn nên thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mới. Trong
quá trình học, học sinh còn thụ động chưa tích cực chủ động sáng tạo lĩnh hội
tri thức mới, thậm chí nhiều học sinh không có SGK, sách tham khảo.
27
CHƯƠNG 2
SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRONG DẠY HỌC PHẦNSINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
SINH HỌC 9 - TRUNG HỌC CƠ SỞ
2.1. Phân tích chương trình phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 –
Trung học cơ sở.
2.1.1. Mục tiêu của phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ
sở.
Căn cứ vào nội dung của phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 –
Trung học cơ sở, chúng tôi xác định được mục tiêu dạy học cụ thể như sau:
Về kiến thức:
- Nêu được các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh
thái
- Phân tích và lấy được ví dụ ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô
sinh (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm ) đến sinh vật.
- Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số
nhân tố sinh thái(ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm). Nêu được một số ví dụ về sự
thích nghi của sinh vật với môi trường.
- Trình bày và lấy được ví dụ về các mối quan hệ cùng loài và khác loài.
- Nêu được định nghĩa quần thể.
- Trình bày được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính,
thành phần nhóm tuổi.
- Nêu được đặc điểm quần thể người. Từ đó thấy được ý nghĩa của việc
thực hiện pháp lệnh về dân số.
- Nêu được định nghĩa quần xã.
- Trình bày được các tính chất cơ bản của quần xã, các mối quan hệ giữa
ngoại cảnh và quần xã, giữa các loài trong quần xã và sự cân bằng Sinh học.
28
- Nêu được các khái niệm: hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn.
- Trình bày được các tác động của con người tới môi trường, đặc biệt là
nhiều hoạt động của con người làm suy giảm hệ sinh thái, gây mất cân bằng
sinh thái.
- Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường.
- Nêu được một số chất gây ô nhiễm môi trường phổ biến: các khí công
nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các tác nhân gây đột biến.
- Trình bày được hậu quả của ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra
nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật.
- Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu (tài nguyên tái sinh, không tái
sinh, năng lượng vĩnh cửu).
- Trình bày được các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên
nhiên: đất, nước, rừng.
- Trình bày được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường
và bảo vệ sự đa dạng sinh học.
- Trình bày được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: xây dựng khu bảo
tồn, săn bắt hợp lí, trồng cây gây rừng, chống ô nhiễm môi trường.
- So sánh được sự đa dạng của các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.
- Giải thích được vai trò của các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ
sinh thái nông nghiệp và đề xuất các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái này.
- Trình bày được sự cần thiết ban hành luật và hiểu được một số nội
dung của Luật Bảo vệ môi trường .
Về kĩ năng:
- Kĩ năng tư duy: tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy thực nghiệm – quy
nạp, chủ trương phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái
quát hóa… đặc biệt là kĩ năng nhận dạng, đặt ra và giải quyết các vấn đề gặp
phải trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống).
29
- Kĩ năng học tập: Tiếp tục phát triển kĩ năng học tập, đặc biệt là kĩ năng
tự học, biết thu thập xử lí thông tin, lập bảng biểu sơ đồ, đồ thị; làm việc cá
nhân và làm việc theo nhóm; làm các báo cáo nhỏ, trình bày ý kiến trước tổ,
nhóm, lớp.
Về thái độ:
- GD ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
- Yêu thiên nhiên, yêu khoa học.
- Có ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân,
gia đình, cộng đồng.
2.1.2. Quan điểm xây dựng chương trình.
Chương trình Sinh học THCS được xây dựng trên quan điểm hệ thống
chuyên nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điều kiện
sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với
môi trường, tìm cách sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống con người. Sinh
học 9 củng cố, tiếp nối và phát triển những kiến thức Sinh học ở bậc Trung
học cơ sở. Sinh học 6 và Sinh học 7 chủ yếu đề cập phân loại, đặc điểm hình
thái và cấu tạo của các cơ quan, hệ cơ quan của động vật và thực vật. Sinh học
8 đề cập giải phẫu và sinh lí người. Như vậy từ Sinh học 6 đến Sinh học 8,
học sinh đã tìm hiểu những kiến thức chủ yếu về sinh học cơ thể, thấy được
tính đa dạng sinh học và lược sử tiến hóa của sinh giới. Đến Sinh học 9, học
sinh được tìm hiểu những lĩnh vực mới của sinh học, cụ thể là di truyền và
biến dị, sinh vật và môi trường.
Chương trình Sinh học 9 mang tính tổng kết những vấn đề quan trọng
của sinh học bậc THCS và đề cập đến các hiện tượng di truyền, biến dị, tiến
hóa, mối quan hệ với môi trường không chỉ ở cấp độ quần thể, quần xã mà
giới thiệu cơ sở phân tử, tế bào và cơ thể của các hiện tượng đó trên quan
điểm xem thế giới sống là hệ thống có tổ chức cao theo thứ bậc lệ thuộc từ
30
đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao như một thể thống nhất biện chứng
trong nội bộ của hệ thống sống cũng như giữa hệ thống với môi trường ngoài.
Chương trình phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở
đề cập đến mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường, giữa sinh vật với sinh
vật, nghiên cứu các cấp tổ chức của thế giới sống từ quần thể → quần xã →
hệ sinh thái và ý thức bảo vệ môi trường của con người.
Chương trình phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở
mang tính thực tiễn cao, phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, cho
công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên cũng như liên quan nhiều đến
con người và xã hội loài người.
2.1.3. Vị trí của phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở
trong chương trình Sinh học Trung học cơ sở.
Chương trình Sinh học ở cấp Trung học cơ sở hiện hành gồm 5 phần cơ
bản được minh hoạ ở hình 2.1
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc chương trình Sinh học ở trường THCS
Trong chương trình trình Sinh học 6, học sinh được bắt đầu làm quen
với thế giới sinh vật, trước hết là thực vật. Sinh học 6 giúp các em tìm hiểu
cấu tạo cơ thể một cây xanh từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) đến cơ quan
sinh sản (hoa, quả, hạt) cùng chức năng của chúng phù hợp với điều kiện
sống. Ngoài ra, học sinh còn hiểu được thực vật phong phú, đa dạng như thế
Thực
vật
Động
vật
Sinh
học 7
Cơ thể
người
và vệ
sinh
Di
truyền
và biến
dị
Sinh
học 8
Sinh học 9
Sinh
vật và
môi
trường
Sinh
học 6
31
nào qua các nhóm cây khác nhau, chúng đã biến đổi phát triển ra sao từ dạng
đơn giản nhất đến dạng phức tạp nhất là những cây có hoa mà hằng ngày
chúng ta vẫn tiếp xúc. Bên cạnh đó, học sinh còn biết được mối quan hệ giữa
thực vật với môi trường sống cũng như vai trò của chúng đối với đời sống con
người.
Sinh học 7 sẽ mang đến cho học sinh chìa khóa để mở cánh cửa bước
vào thế giới động vật. Ở chương trình này học sinh được tìm hiểu, khám phá
thế giới động vật đa dạng phong phú, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến
cao, từ các động vật có kích thước hiển vi trong một giọt nước ao hồ ở cạnh
chúng ta đến những động vật khổng lồ như bạch tuộc, cá nhà táng,… ở tận
đáy đại dượng.
Qua Sinh học 6 và Sinh học 7 học sinh đã được tìm hiểu về cấu tạo và
đời sống của các cơ thể thực vật và động vật, thấy được tính đa dạng và phong
phú cũng như tính thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng. Đồng
thời học sinh cũng thấy được sự tiến hóa cơ thể đơn giản đến cơ thể phức tạp
có cấu tạo phù hợp với chức năng ngày càng hoàn thiện đã phải trải qua quá
trình phát triển lịch sử lâu dài. Bước sang Sinh học 8, học sinh sẽ được tìm
hiểu sâu về một loài động vật cao nhất trên bậc thang tiến hóa – con người, về
những điều bí ấn trong chính bản thân mình. Khi đã hiểu rõ, nắm chắc các
kiến thức đó, học sinh sẽ có cơ sở áp dụng các biện pháp vệ sinh, rèn luyện
thân thể khỏe mạnh, tạo điều kiện cho hoạt động học tập và lao động có hiệu
suất và chất lượng.
Đến Sinh học 9 học sinh sẽ được tìm hiểu những lĩnh vực mới của Sinh
học, cụ thể là di truyền và biến dị, sinh vật và môi trường.
Phần sinh vật và môi trường trong chương trình Sinh học 9 đề cập đến
mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường, giữa sinh vật với sinh vật, nghiên
cứu các cấp tổ chức của thế giới sống từ quần thể → quần xã → hệ sinh thái
32
và ý thức bảo vệ môi trường của con người, trong đó có 4 chương gồm 26 bài
cụ thể là:
Chương I: “Sinh vật và môi trường”
Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Bài 45 – 46: Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số
nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật
Chương II: “Hệ sinh thái”
Bài 47: Quần thể sinh vật
Bài 48: Quần thể người
Bài 49: Quần xã sinh vật
Bài 50: Hệ sinh thái
Bài 51 – 52: Thực hành: Hệ sinh thái
Chương III: “Con người, dân số và môi trường”
Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường
Bài 54: Ô nhiễm môi trường
Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)
Bài 56 – 57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
Chương IV: “Bảo vệ môi trường”
Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
Bài 61: Luật Bảo vệ môi trường
Bài 62: Thực hành: Vận dụng Luật Bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ
môi trường ở địa phương
Bài 63: Ôn tập phần Sinh vật và môi trường
33
Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp
Bài 65: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo)
Bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo)
Cuối mỗi chương, đều có bài thực hành giúp học sinh nắm vững tri thức,
thiết lập được lòng tin tự giác, buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi nhiều hơn
nên tư duy sáng tạo có điều kiện phát triển hơn và rèn luyện các kĩ năng, kĩ
xảo ứng dụng tri thức vào đời sống. Cuối phần Sinh vật và môi trường có bài
ôn tập nhằm minh họa củng cố hoặc phát triển nhận thức của học sinh về nội
dung, hình thức trong mỗi bài, mỗi chương.
2.1.4. Mối liên quan về kiến thức phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9
– Trung học cơ sở) với các môn học khác.
Dạy học Sinh học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn là sự kết hợp
các kiến thức của nhiều môn học với kiến thức môn Sinh học thành một nội
dung thống nhất. Từ cấu trúc như vậy, cần phải căn cứ vào nội dung bài học
để lựa chọn kiến thức tích hợp có liên quan.
Hệ thống kiến thức Sinh học THCS được phân theo cấp độ tổ chức sống
từ thấp đến cao, với móc xích chặt chẽ. Khi thực hiện đề tài ngoài mục đích
chính là đưa ra phương pháp đem lại chất lượng dạy và học tốt nhất, chúng tôi
còn đồng thời nghiên cứu hệ thống kiến thức liên quan giữa các môn học, sự
đồng bộ về kiến thức các môn trong cùng bậc học. Từ những nghiên cứu tìm
được để đóng góp vào việc chỉnh sửa, phân bố kiến thức phù hợp hơn.
Những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp liên môn các kiến thức của
các môn khoa học khác nhau sẽ làm cho học sinh hứng thú chủ động tìm tòi
câu trả lời, đồng thời xác định được mối liên hệ giữa các kiến thức Sinh học
với nhau và với các môn khoa học khác.
Trong phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9 – Trung học cơ sở)
người dạy có thể tích hợp các kiến thức Toán học, Vật lý, Hóa học, Địa lý,
Lịch sử, Văn học, ... vào nội dung dạy học Sinh học.
34
Ví dụ khi dạy bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống
sinh vật, mục I. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật bằng các câu
hỏi, các vấn đề để học sinh suy nghĩ thảo luận:
- Kích thước của cơ thể có liên quan như thế nào đến khả năng trao đổi
chất, khả năng giữ nhiệt?
- Tại sao động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới ( vùng lạnh) lại có kích
thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới (vùng
nóng) nhưng kích thước của các bộ phận đuôi, tai, chi lại ngược lại (sống ở
vùng lạnh thì các bộ phận này thường nhỏ hơn những động vật tương tự ở
vùng nóng)?
Tất cả các câu hỏi dù đa dạng nhưng đều có thể trả lời bằng một nguyên
lí hết sức cơ bản. Đó là, những cá thể của cùng một loài khi sống trong vùng
địa lí có vĩ độ càng cao (nhiệt độ môi trường càng thấp) thì kích thước cơ thể
càng lớn và ngược lại, kích thước cơ thể càng nhỏ khi sống ở vùng địa lí có vĩ
độ càng thấp (nhiệt độ môi trường càng cao). Lí do là vì khi sống ở nơi có
nhiệt độ thấp cơ thể có kích thước lớn thì sẽ bị thất thoát nhiệt ra môi trường
qua da sẽ ít hơn nhiều so với khi có kích thước cơ thể nhỏ. Cơ thể có kích
thước lớn thì có tỉ lệ giữa diện tích da (S) trên 1kg thể trọng (V) sẽ nhỏ hơn so
với tỉ lệ này ở sinh vật có kích thước nhỏ. Những con gấu Bắc Cực có kích
thước lớn hơn nhiều so với các con gấu ở rừng nhiệt đới. Tỉ lệ S/V lớn ở gấu
nhiệt đới giúp chúng thoát nhiệt tốt hơn trong điều kiện mùa hè nóng nực.
Ngược lại, kích thước cơ thể lớn ở gấu Bắc Cực sẽ giúp chúng mất ít nhiệt
hơn trong điều kiện mùa đông băng giá.
Như vậy, chương trình phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 hiện
hành có mối liên hệ mật thiết với các môn học khác để làm sáng tỏ bản chất
các nguyên lý, quy luật Sinh học và nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học.
35
2.2. Quy trình dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong phần Sinh vật
và môi trường (Sinh học 9 – Trung học cơ sở).
2.2.1. Xác định mục đích tích hợp liên môn.
Tích hợp kiến thức liên môn học trong giảng dạy Sinh học nhằm mục
đích nâng cao hiệu quả giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo
cho học sinh. Vì vậy, giáo viên phải trả lời được câu hỏi: khi học xong bài
này học sinh có thể thu nhận được gì, hình thành phát triển kĩ năng gì, có
chuyển biến gì về thái độ tình cảm. Từ khi cải cách chương trình giáo dục
năm 1986, chúng ta đã quen với việc xác định mục tiêu bài học về kiến thức,
kỹ năng, thái độ. Điều đó có nghĩa, giáo viên không chỉ quan tâm tới yêu cầu
học sinh thông hiểu, ghi nhớ diễn đạt kiến thức do giáo viên truyền đạt, lặp lại
đúng và thành thạo các kỹ năng đã được tập dượt trong tiết học mà còn đặc
biệt chú ý nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện các kỹ năng và
tư duy phù hợp với nội dung bài học (phân tích, tổng hợp, xác lập quan hệ
giữa các sự kiện, nêu giả thuyết chứng minh...)
Ngoài ra, mục đích của việc tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học
Sinh học nhằm làm sáng tỏ bản chất của quá trình Sinh học, các quy luật Sinh
học, các hiện tượng Sinh học. Kiến thức thuộc các môn khoa học khác như
Toán, Vật lí, Hóa học, Địa lí, Văn học … có quan hệ mật thiết với nhau, có sự
bổ sung kiến thức cho nhau, có liên hệ mật thiết với các kiến thức Sinh học
THCS cũng như gắn bó hữu cơ với nhau. Việc sử dụng kiến thức liên môn
học trong dạy học giúp cho người học có thể hiểu rõ bản chất của vấn đề, biết
vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực
tiễn cuộc sống.
2.2.2. Xác định vấn đề và mức độ tích hợp liên môn.
Các kiến thức của các môn học như: Toán học, Vật lí, Hóa học, Địa lí,
Văn học… được đưa vào các bài học Sinh học theo quan điểm dạy học tích
hợp liên môn là rất phù hợp bởi Sinh học là môn khoa học thực nghiệm và có
36
mối quan hệ mật thiết với các môn khoa học khác. Tuy nhiên, nội dung tích
hợp phải phù hợp và thực sự cần thiết, không nên lạm dụng tích hợp liên môn
mà mất đi đặc trưng của môn học.
Mức độ kiến thức liên môn phải dựa trên nội dung bài học để các kiến
thức liên môn được đưa vào phù hợp với nội dung bài dạy. Khi chọn nội dung
để vận dụng kiến thức liên môn vào bài dạy sẽ xác định được mức độ liên
môn. Khi vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học, cần tránh sự quá tải, lặp
lại kiến thức, mất đi đặc trưng của bộ môn.
2.3. Những yêu cầu khi tích hợp liên môn trong dạy học phần Sinh vật và
môi trường Sinh học 9 Trung học cơ sở.
Nội dung các kiến thức liên môn chứa đựng trong các bài học, các môn
học khác nhau. Do đó, GV phải xác định được nội dung cần tích hợp liên môn
trong kiến thức môn học; biết cách lựa chọn, phân loại các kiến thức tương
ứng, phù hợp với các mức độ tích hợp khác nhau để đưa vào bài giảng. Ngoài
ra, do thời gian một giờ giảng trên lớp có hạn nên GV phải biết chọn những
vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất để giảng dạy theo cách tích hợp, còn phần
kiến thức nào dễ hiểu nên để học sinh tự đọc sách giáo khoa hoặc các tài liệu
tham khảo.
Việc đưa các kiến thức liên môn vào bài giảng không thể tùy tiện mà
cần đảm bảo những yêu cầu sau:
1. Tích hợp kiến thức liên môn phải đáp ứng được mục tiêu môn học
2. Tích hợp kiến thức liên môn phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến
thức cơ bản của bài học.
3. Tích hợp kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập cho học sinh
phải góp phần phát triển năng lực tư duy và kĩ năng thực hành bộ môn cho
học sinh.
4. Tích hợp kiến thức liên môn phải đảm bảo tính vừa sức đối với học
sinh.
37
5. Tích hợp kiến thức liên môn phải linh hoạt, sáng tạo, tùy thuộc vào
yêu cầu kiến thức của bài.
2.4. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi
trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở.
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu việc tích hợp kiến
thức liên môn của các môn Toán học, Vật lí, Hóa học, Văn học, Địa lí, Lịch
sử, Công nghệ và Giáo dục công dân vào dạy học phần Sinh vật và môi
trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở.
Ví dụ 1: Sử dụng các kiến thức Toán học, Địa lí, Văn học trong dạy
học bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái.
* Cơ sở khoa học
- Các nhân tố sinh thái thay đổi theo từng môi trường và thời gian.
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một
nhân tố sinh thái nhất định. Mỗi loài có một giới hạn đặc trưng về mỗi nhân tố
sinh thái. Tuy nhiên, một loài sinh vật có thể rộng về nhân tố sinh thái này
nhưng hẹp về nhân tố sinh thái kia.
* Mục đích tích hợp
- Thông qua kiến thức Văn học, học sinh hiểu đúng, hiểu sâu kiến thức
trong bài học đồng thời khắc sâu những kiến thức dân gian, mở rộng vốn hiểu
biết về thời gian chiếu sáng trong ngày giữa mùa đông và mùa hè.
- Qua việc giải bài toán, thông qua những con số cụ thể của một nghiên
cứu có thật, người học được rèn luyện kĩ năng tư duy (phân tích, tổng hợp) và
kĩ năng giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
- Thông qua trả lời các câu hỏi, người học tìm ra mối liên hệ một số
kiến thức quan trọng liên quan đến giới hạn sinh thái (khái niệm, ví dụ, khả
năng phân bố của loài đối với một nhân tố sinh thái nhất định,...)
* Tổ chức dạy học
38
- Khi dạy về nội dung các nhân tố sinh thái của môi trường, GV có thể
tích hợp kiến thức môn Địa lí, Văn học để giải thích sự thay đổi của các nhân
tố sinh thái theo từng môi trường và thời gian bằng câu tục ngữ:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Câu tục ngữ phản ánh thời gian chiếu sáng trong hai mùa, mùa hè được
chiếu sáng nhiều hơn mùa đông (mùa hè ngày dài, mùa đông ngày ngắn).
Hiện tượng này là hệ quả sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Quĩ
đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là hình e líp gần tròn, trong
quá trình chuyển động trục của trái đất luôn giữ một độ nghiêng không đổi và
hướng về một phía.
Vào giữa mùa hạ (22/6) Trái Đất đến gần mút của quĩ đạo, lúc này nửa
cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, thời gian chiếu sáng nhiều hơn thời gian khuất
trong bóng tối nên thời kì này nửa cầu Bắc có ngày dài đêm ngắn “đêm tháng
năm chưa nằm đã sáng” ( tháng 5 âm lịch tương đương với tháng 6 dương
lịch). Vào giữa mùa đông (22/12) nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều
hơn nên nửa cầu Bắc thời gian được chiếu sáng ít hơn thời gian khuất trong
bóng tối, có đêm dài hơn ngày “ngày tháng mười chưa cười đã tối” (tháng
mười đây là tháng âm lịch).
- Khi dạy về nội dung giới hạn sinh thái GV có thể tích hợp kiến thức
môn Toán học để giải thích “tại sao giới hạn sinh thái biểu thị khả năng phân
bố và thích nghi của sinh vật với môi trường. Sinh vật nào có giới hạn rộng sẽ
có sự phân bố rộng, dễ thích nghi?”.
GV cho HS quan sát sơ đồ biểu diễn giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá
chép và cá rô phi từ đó HS hãy cho biết “cá chép và cá rô phi loài nào phân
bố rộng hơn? Tại sao cá chép thích nghi ở điều kiện miền Bắc Việt Nam hơn
là cá rô phi?”
39
Hình 2.2: Sơ đồ mô tả giới hạn nhiệt độ của cá chép ở Việt Nam
Hình 2.3: Sơ đồ mô tả giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam
Quan sát sơ đồ hình 2.2, hình 2.3 giải thích cá chép và cá rô phi loài nào
phân bố rộng hơn?
Dựa vào Hình 2.2 giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá chép ở Việt Nam
là: 440
C – 20
C = 420
C
Dựa vào Hình 2.3 ta có giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt
Nam là: 420
C – 50
C = 370
C
 Cá chép có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng hơn cá rô phi. Do đó,
cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi.
Giới hạn chịu đựng
Mức độ
sinh
trưởng
Giới
hạn
dưới
Giới
hạn
trên
Điểm
cực
thuận
Giới hạn chịu đựng
Điểm
cực
thuận
Giới
hạn
trên
Giới
hạn
dưới
Mức độ
sinh
trưởng
5 42
30
40
+ Tại sao cá chép thích nghi ở điều kiện miền Bắc Việt Nam hơn là cá rô
phi?
Với câu hỏi này, chúng ta có thể giải thích do điều kiện sống ở miền Bắc
có mùa đông giá lạnh, nhiều khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 10o
C, cá rô
phi có giới hạn sinh thái từ 5o
C - 42o
C ( khoảng thuận lợi từ 20-35o
C) như
vậy vào mùa đông cá rô phi gần như không sinh trưởng và nhiều trường hợp
có thể dẫn đến tử vong do không chống chọi được với điều kiện môi trường.
Còn cá Chép thì giới hạn sinh thái rộng hơn (2o
C – 44o
C), vì vậy có khả năng
thích nghi với điều kiện miền Bắc hơn cá rô phi.
Ví dụ 2: Sử dụng các kiến thức Toán học, Hóa học, Văn học trong dạy
học bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật.
* Cơ sở khoa học
- Các loài động vật mặc dù có khả năng di chuyển để tránh những nơi
có điều kiện nhiệt độ không thích hợp, nhưng về cơ bản chúng cũng phải có
được các đặc điểm thích nghi với một biên độ dao động nhất định về nhiệt độ
của môi trường. Những loài động vật có thân nhiệt ổn định phải luôn có cơ
chế để tự tạo ra nhiệt độ và duy trì nhiệt độ một cách tương đối ổn định thích
nghi với sự biến đổi về nhiệt độ môi trường bên ngoài. Khi gặp điều kiện
nhiệt độ quá thấp chúng phải tăng cường chuyển hóa để tạo ra năng lượng, có
các đặc điểm, tập tính để chống mất nhiệt như có lớp lông dày, cơ thể có kích
thước lớn để chống mất nhiệt qua da, lớp mỡ dày dưới da để cách nhiệt và là
nguồn năng lượng dự trữ cho việc sinh nhiệt.
- Nước là một yếu tố không thể thiếu được đối với sự sống. Độ ẩm của
môi trường bên ngoài cơ thể có ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển
của sinh vật. Nước là dung môi hòa tan hầu hết các chất cần thiết cho sự sống.
Có sinh vật thường xuyên sống trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt như
ven các bờ sông suối, dưới tán rừng rậm, trong các hang động... Ngược lại,
41
cũng có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô như ở hoang mạc, vùng núi
đá,...
* Mục đích tích hợp
- Thông qua mô hình Toán, học sinh khắc sâu được kiến thức Toán học
và làm sáng tỏ bản chất các nguyên lý, quy luật Sinh học, nâng cao hiệu quả
dạy học Sinh học.
- Cấu tạo hóa học của nước (H2O) có liên quan mật thiết với tính chất
hóa học và vai trò của nó với sự sống. Nếu người học hiểu rõ cấu tạo hóa học
và cấu trúc phân tử của nước, thì có thể giải thích được tính chất hóa học đặc
trưng của nước. Tính chất này có liên quan đến các phản ứng hóa học trong
cơ thể sống. Ngoài ra, người học không chỉ lí giải được bản chất của các
nguyên lý và quá trình Sinh học mà còn vận dụng những nguyên lý này vào
thực tiến đời sống.
- Qua việc liên hệ với các câu ca dao, tục ngữ học sinh không những
giải thích được ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật mà còn giúp học
sinh củng cố, khắc sâu kiến thức văn học dân gian.
* Tổ chức dạy học
- Khi dạy về nội dung ảnh hưởng của nhiêt độ lên đời sống sinh vật,
người dạy đưa ra hệ thống câu hỏi như sau:
+ Kích thước của cơ thể có liên quan gì đến khả năng trao đổi chất, khả
năng giữ nhiệt hay không?
+ Tại sao động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới lại có kích thước cơ
thể lớn hơn so với động vật cùng loài hoặc tương tự sống ở vùng nhiệt đới
nhưng kích thước của các bộ phận đuôi, tai, chi lại ngược lại ( sống ở vùng
lạnh thì các bộ phận này thường nhỏ hơn những động vật tương tự ở vùng
nóng)?
Tất cả các câu hỏi dù đa dạng nhưng đều có thể trả lời bằng một nguyên
lí hết sức cơ bản. Đó là kích thước cơ thể càng nhỏ thì tỉ lệ giữa diện tích bề
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 trung học cơ sở 6831300.pdf
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 trung học cơ sở 6831300.pdf
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 trung học cơ sở 6831300.pdf
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 trung học cơ sở 6831300.pdf
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 trung học cơ sở 6831300.pdf
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 trung học cơ sở 6831300.pdf
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 trung học cơ sở 6831300.pdf
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 trung học cơ sở 6831300.pdf
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 trung học cơ sở 6831300.pdf
Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 trung học cơ sở 6831300.pdf

More Related Content

What's hot

Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềLuận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (10)

Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuậtLuận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAYLuận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAY
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật líLuận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác của học sinh trong dạy học Vật lí
 
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAY
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAYLuận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAY
Luận văn: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy trong dạy học Hóa học lớp 9
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy trong dạy học Hóa học lớp 9Luận văn: Phát triển năng lực tư duy trong dạy học Hóa học lớp 9
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy trong dạy học Hóa học lớp 9
 
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đềLuận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Luận văn: Thiết kế các hoạt động học tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề
 
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
Luận án: Dạy học tích hợp lịch sử, địa lí địa phương trong môn Lịch sử và Địa...
 
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
Luận văn: Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chươ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhómLuận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đLuận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
 

Similar to Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 trung học cơ sở 6831300.pdf

Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.ssuser499fca
 
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa h...
Luận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa h...Luận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa h...
Luận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa h...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...HanaTiti
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 trung học cơ sở 6831300.pdf (20)

Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Luận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đ
Luận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đLuận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đ
Luận văn: Đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
Luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học.
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của HS trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của HS trong dạy học ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của HS trong dạy học ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học với sách giáo khoa của HS trong dạy học ...
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
 
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
Luận văn: Sử dụng sơ đồ tư duy để phát triển năng lực tự học của học sinh thô...
 
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
Luận văn: Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học theo chu...
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học phần vô cơ lớp 9
 
Luận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa h...
Luận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa h...Luận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa h...
Luận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa h...
 
Luận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong Hóa học
Luận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong Hóa họcLuận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong Hóa học
Luận văn: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong Hóa học
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...
Luận văn: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn ...
 
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễnLuận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn
Luận văn: Sử dụng hệ thống bài tập có nội dung gắn với thực tiễn
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc qua dạy học nhóm vậ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh qua dạy lịch sử...
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang họcLuận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
Luận văn: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy phần Quang học
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...
 
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đ
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đLuận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đ
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đ
 
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...
Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học phần Hóa học phi ...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực...
 
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11
Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua bài tập có nội dung thực tế vật lí 11
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 trung học cơ sở 6831300.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ THỊ THU THƯƠNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG SINH HỌC 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60.14.01.11 HÀ NỘI – 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC VŨ THỊ THU THƯƠNG TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG SINH HỌC 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60.14.01.11 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thế Hưng HÀ NỘI – 2014
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, các thầy giáo cô giáo, đồng nghiệp và người thân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thế Hưng, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học Sinh học, Ban giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo – Khoa học trường Đại học Giáo Dục – ĐHQGHN, thư viện trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô trong tổ Tự nhiên, trường THCS Hải Lộc, THCS Hải Phương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luân khích lệ, động viên và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 9 năm 2014 Tác giả Vũ Thị Thu Thương
  • 4. ii DANH MỤC VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐC GV HS MT ÔNMT SGK THCS TN VD Đối chứng Giáo viên Học sinh Môi trường Ô nhiễm môi trường Sách giáo khoa Trung học cơ sở Thực nghiệm Ví dụ
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................i DANH MỤC VIẾT TẮT..............................................................................ii DANH MỤC BẢNG....................................................................................vi DANH MỤC HÌNH....................................................................................vii MỞ ĐẦU.......................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ..................................3 3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................3 3.2. Khách thể nghiên cứu......................................................................3 4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.........................................................3 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................3 4.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................3 5. Vấn đề nghiên cứu.................................................................................4 6. Giả thuyết khoa học ..............................................................................4 7. Phương pháp nghiên cứu......................................................................4 7.1. Nghiên cứu lí luận...........................................................................4 7.2. Nghiên cứu thực tiễn.......................................................................4 8. Đóng góp mới của luận văn ..................................................................5 9. Ý nghĩa của luận văn.............................................................................5 9.1. Ý nghĩa khoa học.............................................................................5 9.2. Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................5 10. Cấu trúc luận văn................................................................................6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI..............7 1.1. Cơ sở lí luận của tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học...........7 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản...............................................................7 1.1.2. Một số quan điểm về tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học10
  • 6. iv 1.1.3. Ý nghĩa của tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học.............12 1.1.4. Nguyên tắc của dạy học tích hợp kiến thức liên môn................. 15 1.1.5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề dạy học tích hợp.............................. 16 1.2. Cơ sở thực tiễn của tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 - Trung học cơ sở........................... 20 1.2.1. Xu hướng tích hợp kiến thức liên môn trong sách giáo khoa ở Việt Nam...............................................................................................20 1.2.2. Thực trạng của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở................21 CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC PHẦNSINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG SINH HỌC 9 - TRUNG HỌC CƠ SỞ................................................................................................................27 2.1. Phân tích chương trình phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở....................................................................................... 27 2.1.1. Mục tiêu của phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở............................................................................................... 27 2.1.2. Quan điểm xây dựng chương trình. ...........................................29 2.1.3. Vị trí của phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở trong chương trình Sinh học Trung học cơ sở. ..........................30 2.1.4. Mối liên quan về kiến thức phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9 – Trung học cơ sở) với các môn học khác. ................................. 33 2.2. Quy trình dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9 – Trung học cơ sở). .....................................35 2.2.1. Xác định mục đích tích hợp liên môn.........................................35 2.2.2. Xác định vấn đề và mức độ tích hợp liên môn............................ 35 2.3. Những yêu cầu khi tích hợp liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 Trung học cơ sở............................................36
  • 7. v 2.4. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở. .................................................... 37 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................. 58 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm................................. 58 3.1.1. Mục đích. .................................................................................... 58 3.1.2. Nhiệm vụ..................................................................................... 58 3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm........................... 58 3.2.1. Nội dung...................................................................................... 58 3.2.2. Phương pháp............................................................................... 59 3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm......................................................... 61 3.3.1. Phân tích định tính.....................................................................61 3.3.2. Phân tích định lượng.................................................................. 62 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................Error! Bookmark not defined. Kết luận .........................................................Error! Bookmark not defined. Khuyến nghị ............................................................................................ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 78 PHỤ LỤC.................................................................................................... 81
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Kết quả điều tra dành cho giáo viên về thực trạng việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn tại trường THCS...................................................... 22 Bảng 1.2: Kết quả điều tra dành cho học sinh về khả năng tích hợp kiến thức liên môn tại trường THCS............................................................................ 25 Bảng 3.1: Bảng tổng kết điểm bài kiểm tra số 1 ...........................................66 Bảng 3.2: Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa các lớp ĐC và TN của bài kiểm tra số 1................................................................................................. 67 Bảng 3.3: Bảng tần suất (fi%) số học sinh đạt điểm xi của bài kiểm tra số 1. 67 Bảng 3.4: Bảng tần suất hội tụ tiến (số % học sinh đạt điểm xi trở lên điểm bài kiểm tra số 1) ...............................................................................................68 Bảng 3.5: Bảng tổng kết điểm bài kiểm tra số 2 ...........................................69 Bảng 3.6: Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa các lớp ĐC và TN của bài kiểm tra số 2................................................................................................. 70 Bảng 3.7: Bảng tần suất (fi%) số học sinh đạt điểm xi của bài kiểm tra số 2. 70 Bảng 3.8: Bảng tần suất hội tụ tiến...............................................................71 (số % học sinh đạt điểm xi trở lên điểm bài kiểm tra số 2)............................ 71 Bảng 3.9: Bảng tổng kết điểm bài kiểm tra số 3 ...........................................72 Bảng 3.10: Bảng so sánh các tham số đặc trưng giữa các lớp ĐC và TN của bài kiểm tra số 3........................................................................................... 72 Bảng 3.11: Bảng tần suất (fi%) số học sinh đạt điểm xi của bài kiểm tra số 3 ................................................................................................................... ..73 Bảng 3.12: Bảng tần suất hội tụ tiến (số % học sinh đạt điểm xi trở lên điểm bài kiểm tra số 3)..........................................................................................74 Bảng 3.13: Kiểm định giả thuyết thống kê số trung bình cộng điểm các bài kiểm tra bằng giả thuyết H0 .......................................................................... 75
  • 9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc chương trình Sinh học ở trường THCS..................30 Hình 2.2: Sơ đồ mô tả giới hạn nhiệt độ của cá chép ở Việt Nam................. 39 Hình 2.3: Sơ đồ mô tả giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam............... 39 Hình 2.4 : So sánh tỷ lệ diện tích/ thể tích của hai dạng cấu trúc. ................. 42 Hình 2.5: Cấu trúc của phân tử nước............................................................ 44 Hình 2.6 : Sơ đồ phản ứng thủy phân và phản ứng trùng ngưng...................45 Hình 2.7: Đồ thị sự biến đổi số lượng cá thể trùng giày qua thời gian .......... 50 Hình 2.8: Hiện tượng mưa axit.....................................................................52 Hình 2.9 : Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí .................................... 54 Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm số bài kiểm tra số 1.....................67 Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ tiến bài kiểm tra số 1.................... 69 Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm số bài kiểm tra số 2.....................70 Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ tiến bài kiểm tra số 2.................... 71 Hình 3.5: Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm số bài kiểm tra số 3.....................73 Hình 3.6: Đồ thị biểu diễn tần suất hội tụ tiến bài kiểm tra số 3.................... 74
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục Việt Nam đang trên đà đổi mới. Việc nghiên cứu lý thuyết học tập để tìm ra cơ sở khoa học của hướng đi, cách làm giáo dục là cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của người học, của xã hội. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, tri thức của loài người đang gia tăng nhanh chóng. Tình hình nói trên buộc phải xem lại chức năng truyền thống của người giáo viên là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là những kiến thức của từng môn khoa học riêng rẽ (Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa chất, Thiên văn…). Giáo viên phải biết dạy tích hợp các khoa học, dạy cho học sinh cách thu thập, chọn lọc, xử lí các thông tin, biết vận dụng các kiến thức học được vào các tình huống của đời sống thực tế. Hình thức tích hợp phổ biến nhất được giáo viên vận dụng và hiện đang được đẩy mạnh là tích hợp liên môn. Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, các ngành khoa học, nghệ thuật khác, cũng như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó kích thích khả năng hứng thú tìm tòi, khám phá tri thức, làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, khối lượng tri thức mà loài người tích lũy được tăng lên nhanh chóng, điều đó đặt ra cho nền giáo dục nước nhà phải có sự đổi mới sâu sắc và toàn diện. Nước ta đang tiến hành một cuộc cải cách giáo dục với quy mô rộng lớn, trên nhiều lĩnh vực (thay đổi về mục tiêu đào tạo, đổi mới chương trình và nội dung kiến thức, cải cách về quản lí giáo dục, xã hội hóa giáo dục và đổi mới về phương pháp giảng dạy, hình thức kiểm tra đánh giá...). Trong đó đổi mới quy trình và áp dụng phương pháp dạy học tích cực là một trong những yêu cầu bức thiết trong công cuộc cải cách giáo dục hiện nay.
  • 11. 2 Ngày nay, trong sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin, kiến thức Sinh học tăng rất nhanh theo thời gian và có nhiều sự đổi mới. Có những kiến thức Sinh học được coi là chuẩn mực và được thừa nhận trong thời gian dài thì bây giờ hoặc đã trở nên lạc hậu hoặc đã được mở rộng và phát triển thêm. Cùng với sự tăng nhanh của kiến thức Sinh học là sự hình thành của các chuyên ngành Sinh học mới. Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm. Các kiến thức Sinh học được hình thành trên cơ sở các thí nghiệm, thực nghiệm của các nhà nghiên cứu và thực tiễn lao động sản xuất cũng như quá trình đấu tranh với thiên nhiên của con người. Con người lại sử dụng chính những kiến thức đã tích lũy được để phục vụ đời sống của mình (chăn nuôi, trồng trọt, y học, bảo vệ môi trường...) Sinh học là ngành khoa học, trong đó có sự tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học khác: Toán học, Vật lí học, Hóa học, Thiên văn học, Địa chất học, ... Trong quá trình phát triển, càng ngày mối quan hệ giữa Sinh học và các ngành khoa học càng phức tạp đa dạng và mật thiết. Nội dung kiến thức trong phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 - Trung học cơ sở mang tính logic cao, có sự gắn kết chặt chẽ với nhiều môn học khác nhau nhưng để tích hợp kiến thức của các môn học với nhau một cách hợp lí lại là vấn đề không hề đơn giản. Chính vì thế, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 - Trung học cơ sở.” 2. Mục đích nghiên cứu Sử dụng kiến thức liên môn để dạy học phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9) – Trung học cơ sở, nhằm phát triển kĩ năng thu nhận, xử lí, sử dụng thông tin để giải quyết các vấn đề học tập và thực tiến cuộc sống.
  • 12. 3 3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở. 3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Sinh học 9 – Trung học cơ sở. 4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học tích hợp, đặc biệt là tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học. - Xác định thực trạng việc dạy học Sinh học nói chung và dạy học Sinh học bằng việc tích hợp kiến thức liên môn tại một số trường Trung học cơ sở hiện nay. - Phân tích nội dung kiến thức Sinh học 9 đặc biệt là phần Sinh vật và môi trường để lựa chọn những nội dung có thể dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn. - Thiết kế và tổ chức dạy học một số bài trong phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 theo hướng tích hợp kiến thức liên môn. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài nghiên cứu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu nội dung, biện pháp, phương pháp và hình thức tổ chức tích hợp kiến thức liên môn vào một số bài cụ thể trong phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9 - Trung học cơ sở). - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong năm học 2013 – 2014.
  • 13. 4 5. Vấn đề nghiên cứu Xác định nội dung kiến thức, nguyên tắc, biện pháp tích hợp trong phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9 - Trung học cơ sở) có thể tích hợp liên môn một cách hợp lí, mang lại hiệu quả cao trong việc tạo hứng thú cho người học và nâng cao chất lượng dạy học. 6. Giả thuyết khoa học Dạy học một số nội dung phần Sinh vật và môi trường trong chương trình Sinh học 9 (Trung học cơ sở) theo quan điểm tích hợp liên môn không chỉ giúp học sinh hiểu rõ bản chất của các hiện tượng Sinh học, mà còn nâng cao được khả năng vận dụng, phát triển kĩ năng thu nhận, xử lí, sử dụng thông tin để giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn cuộc sống. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu các văn bản và chỉ thị của Trung Ương, Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới Giáo dục – Đào tạo. - Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn nói chung và tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học. 7.2. Nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra + Đối với giáo viên: Điều tra khảo sát thực tế việc dạy học Sinh học nói chung và sử dụng kiến thức liên môn nói riêng trong dạy học phần Sinh vật và môi trường thông qua phỏng vấn, dự giờ, thăm lớp, sử dụng phiếu điều tra. + Đối với học sinh: Tiến hành điều tra tình hình học tập, phương pháp học tập và tâm lý của học sinh lớp 9 ở một số trường Trung học cơ sở trên địa bàn Hải Hậu – Nam Định thông qua phân tích kết quả học tập và sử dụng phiếu điều tra. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm và xử lí số liệu
  • 14. 5 + Tiến hành thiết kế và tổ chức dạy học song song một số bài thực nghiệm và đối chứng trong phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9 – Trung học cơ sở). + Sử dụng phương pháp toán học thống kê trên cơ sở so sánh kết quả học tập của học sinh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, từ đó rút ra kết luận về tính khả thi và tính hiệu quả của đề tài. 8. Đóng góp mới của luận văn Luận văn sẽ có những đóng góp cơ bản sau: - Hệ thống hóa cơ sở lí luận của việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn và dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở. - Xác định được nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và nội dung kiến thức liên môn có thể sử dụng trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 - Trung học cơ sở. - Thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học một số nội dung trong phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9 – Trung học cơ sở). 9. Ý nghĩa của luận văn 9.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài góp phần làm phong phú thêm lí luận về phương pháp dạy học Sinh học nói chung và phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 - Trung học cơ sở nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh từ đó nâng cao hiệu quả dạy học về nhiều mặt. 9.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Trung học cơ sở vận dụng vào dạy học Sinh học ở trường Trung học cơ sở để nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn.
  • 15. 6 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 - Trung học cơ sở. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
  • 16. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận của tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Tích hợp Theo Phạm Văn Lập: “Tích hợp có nghĩa là những kiến thức, kỹ năng học được ở môn học này, phần này của môn học được sử dụng như những công cụ để nghiên cứu học tập trong môn học khác, trong các phần khác của cùng một môn học”. [14]. Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2009) thì “tích hợp là lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống để tạo nên một hệ thống đồng bộ”. [17]. Theo Từ điển Giáo dục học, thì tích hợp là “hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy”. [7]. Tác giả Dương Tiến Sỹ và Nguyễn Phúc Chỉnh đều cho rằng “tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức, khái niệm thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó”[5],[22],[24]. Như vậy, dưới góc độ giáo dục học, tích hợp được hiểu là sự tổng hợp các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất. Hiện nay, trên toàn thế giới mỗi ngày có khoảng 2000 cuốn sách được xuất bản, điều ấy đủ thấy không thể học tập như cũ và giảng dạy như cũ theo chương trình và sách giáo khoa gồm quá nhiều môn học riêng rẽ, biệt lập với nhau. Mặt khác, sự phát triển của khoa học trên thế giới ngày càng nhanh, nhiều vấn đề mới dạy học cần phải đưa vào nhà trường như: Giáo dục sức
  • 17. 8 khỏe, giới tính, dân số, pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường… nhưng quỹ thời gian có hạn, không thể tăng số môn học cũng như lượng thời gian để dạy hết mọi thứ cho học sinh. Việc tích hợp nội dung một số môn học là giải pháp có thể thực hiện được để đảm bảo nhiệm vụ giáo dục nhiều mặt cho học sinh mà không quá tải. Trước những đòi hỏi đó, sư phạm tích hợp ra đời nhằm đáp ứng lại những yêu cầu của giáo dục hiện đại, không chỉ tích hợp về phương pháp mà còn cả về nội dung dạy học. Quan điểm tích hợp đã được nghiên cứu và vận dụng trong dạy học ở nhiều nước trên thế giới. Theo Xavier Roegiers, “Sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Như vậy, sư phạm tích hợp nhằm làm cho quá trình học tập có ý nghĩa”. [30]. Theo UNESCO, “Dạy học tích hợp các khoa học được định nghĩa là một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của các tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hay quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”. [28]. Tuy có những định nghĩa khác nhau, nhưng các cách định nghĩa về dạy học tích hợp này lại thống nhất biện chứng với nhau ở tư tưởng chính là việc thực hiện mục tiêu kép trong quá trình dạy học (một là mục tiêu dạy học thông thường của một bài học, hai là mục tiêu được tích hợp trong nội dung bài học đó). Như vậy, dạy học tích hợp là sự kết hợp nhiều lĩnh vực, nhiều môn học để giải quyết vấn đề học tập và thực tiễn cuộc sống. 1.1.1.2. Tích hợp kiến thức liên môn Không có bất kì ngành khoa học nào không có sự tích hợp tri thức của nhiều lĩnh vực. Sự phát triển của Sinh học cũng không nằm ngoài xu hướng
  • 18. 9 đó. Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống, nhiệm vụ của Sinh học là tìm hiểu bản chất của các nguyên lý và các quá trình trong thế giới sống, khám phá các quy luật Sinh học. Bản thân giới tự nhiên là một thể thống nhất, vì vậy ngày nay đã xuất hiện những khoa học liên ngành, gian ngành, hình thành những tri thức đa ngành, liên ngành. Các khoa học tự nhiên đã chuyển từ tiếp cận “phân tích – cấu trúc” sang tiếp cận “tổng hợp – hệ thống” . Sự thống nhất của các thao tác tư duy phân tích và tổng hợp đã tạo nên tiếp cận “cấu trúc – hệ thống” đem lại cách nhận thức biện chứng về quan hệ giữa các ngành khoa học. Xu thế phát triển của khoa học là càng ngày càng phân hóa sâu, song song với việc tích hợp liên môn, liên ngành ngày càng mạnh. Điều đó đã dẫn đến một tất yếu là không thể giảng dạy các khoa học như là các lĩnh vực tri thức riêng rẽ. Bản chất sự sống là tổng hợp của tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh của tự nhiên và xã hội, của giới vô cơ và hữu cơ, giữa con người và thiên nhiên, giữa các hiện tượng Vật lý, Hóa học, khí hậu, thổ nhưỡng.... Vì vậy, Sinh học là môn khoa học có liên quan chặt chẽ với các môn khoa học khác như Vật lý học, Toán học, Hóa học, Địa lý.... Do đó, trong dạy học Sinh học cần đặt nó vào trong mối quan hệ tương tác với các ngành, các chuyên ngành khoa học khác. Tích hợp kiến thức liên môn là mối quan hệ hữu cơ, có hệ thống giữa kiến thức môn học này với kiến thức môn học khác thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên cơ sở các mối liên hệ giữa lí thuyết và thực tiễn được đề cập trong nội dung các môn học đó. Như vậy, đặc trưng của dạy - học tích hợp kiến thức liên môn, đó là: - Một cách tiếp cận tổ chức HS sử dụng kiến thức, kỹ năng, phương pháp và ngôn ngữ từ nhiều môn khác nhau để nghiên cứu một chủ đề, giải
  • 19. 10 quyết vấn đề nhận thức trong thực tiễn, qua đó chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành năng lực tư duy, năng lực vận dụng tri thức. - Nhận ra đặc trưng của mỗi môn học cũng như mối quan hệ giữa các môn học với nhau. - Hướng tới:  Cung cấp nhiều hơn cách dạy tích cực và kinh nghiệm học tập.  Cung cấp nhiều hơn kinh nghiệm của cuộc sống thực và luôn mở.  Cung cấp nhiều cơ hội chia sẻ trong sự tương tác, hợp tác giữa những HS có vốn sống và kinh nghiệm khác nhau. + Làm cho kiến thức trở nên có ý nghĩa. 1.1.2. Một số quan điểm về tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Trong dạy học tích hợp, điều cần thiết đầu tiên là phải : “Vượt lên trên cái nhìn bộ môn” – tức là vượt lên trên cái nhìn quen thuộc về vai trò của từng môn học riêng rẽ, quan niệm đúng hơn về quan hệ tương tác giữa các môn học. Theo d’ Hainaut(1977) có 4 quan điểm khác nhau đối với các môn học. - Quan điểm “đơn môn”: Có thể xây dựng chương trình học tập theo hệ thống của mỗi môn học riêng biệt. Các môn học được tiếp cận một cách riêng rẽ. - Quan điểm “đa môn”: Thực chất là những tình huống, những đề tài được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau, nghĩa là theo những môn học khác nhau. Theo quan điểm này, các môn học được tiếp cận riêng rẽ và chỉ gặp nhau ở một số thời điểm trong quá trình nghiên cứu các đề tài. Như vậy, các môn học sẽ không thực sự được tích hợp. - Quan điểm “liên môn”: Trong dạy học những tình huống chỉ có thể được tiếp cận hợp lý qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ở đây chúng ta nhấn mạnh đến sự liên kết các môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình huống cho trước: các quá trình học tập sẽ không đề cập một cách rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh vấn đề cần giải quyết.
  • 20. 11 - Quan điểm “xuyên môn”: Có thể phát triển những kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng trong tất cả các môn học, trong tất cả các tình huống, chẳng hạn, nêu một giả thuyết, đọc các thông tin, giải một bài toán,… Những kĩ năng chúng ta sẽ gọi là kỹ năng xuyên môn. Có thể lĩnh hội được những kĩ năng này trong từng môn học hoặc nhân dịp có những hoạt động chung cho nhiều môn học. Nhu cầu phát triển xã hội hiện đại đòi hỏi nhà trường hướng tới quan điểm liên môn và xuyên môn. Trong đó, quan điểm liên môn phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết mọi tình huống, còn quan điểm xuyên môn lại tìm cách phát triển ở học sinh những kĩ năng có thể áp dụng ở nhiều môn học, nhiều tình huống. Theo Xavier Roegier (1996) quan điểm liên môn có thể đưa ra những ứng dụng chung cho nhiều môn học.Phối hợp các quá trình học tập của nhiều môn học khác nhau. Cách tích hợp này tiến xa hơn các cách tích hợp thứ nhất vì nó dẫn đến hợp nhất nhiều môn học. [30,tr49] Những ứng dụng cho nhiều môn học được thực hiện ở cuối năm học hay cuối cấp học. Ví dụ: các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học vẫn được dạy riêng rẽ nhưng đến cuối năm hoặc cuối cấp có một phần, một chương về những vấn đề chung của khoa học tự nhiên và thành tựu ứng dụng thực tiễn, học sinh được đánh giá bằng một bài thi tổng hợp kiến thức. Những ứng dụng cho nhiều môn học được thực hiện ở những thời điểm cụ thể đều đặn trong năm học. Ví dụ: Các môn Lí, Hóa, Sinh vẫn được dạy riêng rẽ, hoặc vì bản chất và logic phát triển nội dung từng môn học, hoặc vì các môn học này do các giáo viên khác nhau đảm nhiệm. Tuy nhiên, chương trình có bố trí xem một số chương trình tích hợp liên môn nhằm làm cho học sinh quen dần với việc sử dụng kiến thức những môn học gần gũi nhau.
  • 21. 12 1.1.3. Ý nghĩa của tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Dạy học từng môn riêng rẽ giúp học sinh hình thành kiến thức khoa học một cách hệ thống, dạy học tích hợp giúp học sinh liên kết kiến thức trong nhà trường và thực tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp kiến thức liên môn giúp học sinh trở thành người lao động tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống. Khuynh hướng dạy học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn cho phép rút ngắn được thời gian dạy học, đồng thời tăng cường được khối lượng và chất lượng thông tin của chương trình và nội dung SGK phổ thông. Hiện nay còn tình trạng tách biệt giữa các bộ môn trong nhà trường phổ thông, nhất là giữa chương trình và SGK ở các cấp học, đặc biệt ở một số môn đồng tâm. Việc giảng dạy tích hợp kiến thức liên môn rèn cho học sinh ý thức và kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để xử lý các vấn đề đặt ra trong học tập. Đối với một số nội dung kiến thức, người giáo viên chỉ nên giới thiệu những hiểu biết tối thiểu về khía cạnh đề cập. Nhờ đó có thể khơi gợi trí tò mò, tinh thần ham hiểu biết của người học. Cần đánh giá cao những học sinh biết cách sử dụng những kiến thức phân môn này để tham gia giải quyết những vấn đề của phân môn khác. Đó là những thói quen, cơ sở để sau này các em có điều kiện tiếp thu và vận dụng dễ dàng hơn trong phương pháp nghiên cứu liên ngành ở các bậc cao hơn, cũng như khi vào đời có khả năng giải quyết dễ dàng hơn các vấn đề thực tiễn, vì mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là tình huống tích hợp. Dạy học tích hợp kiến thức liên môn giúp học sinh sử dụng một cách tối đa các kiến thức đã được học ở tất cả các bộ môn vào giải quyết một vấn đề, đồng thời kéo kiến thức trong nhà trường gần lại với kiến thức xã hội. Dạy học tích hợp kiến thức liên môn giúp học sinh học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng và phương pháp của khối tri thức
  • 22. 13 toàn diện, hài hòa và hợp lý trong giải quyết những tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại. Ngoài ra, dạy học tích hợp kiến thức liên môn còn đảm bảo cho học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết một cách hữu ích một tình huống xuất hiện, và nếu có thể, để đối mặt với một khó khăn bất ngờ, một tình huống chưa gặp. HS có thể học tập nhiều hơn nếu được cung cấp đầy đủ các tư liệu học tập được biên soạn trong khuôn khổ một chương trình tích hợp các khoa học một cách hợp lý. HS có thể làm được nhiều hơn và tốt hơn nếu phương pháp dạy học của thầy thực sự chuyển hóa thành phương pháp dạy cách học cho trò, theo cách tiếp cận dạy học giải quyết vấn đề mà học sinh là trung tâm, tập dượt cho học sinh cách vận dụng tổng hợp các tri thức vào thực tiễn. Hơn nữa, dạy học tích hợp kiến thức liên môn giúp học sinh rèn luyện tư duy khái quát, năng lực liên hệ và mở rộng kiến thức; giúp học sinh dễ hiểu bài, dễ khắc sâu kiến thức và giảm cường độ học tập cho học sinh. Vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học tạo điều kiện cho học sinh phát triển tốt các kỹ năng. Khi vận dụng tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học, các quá trình học tập không tách rời cuộc sống hằng ngày cũng như không tách rời các môn học riêng rẽ mà có sự liên hệ các môn học với nhau và với thực tiễn cuộc sống. Không còn sự tách rời giữa hai thế giới nhà trường và thực tiễn cuộc sống, dạy học riêng rẽ từng môn một sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống nhưng khó áp dụng vào thực tiễn các tình huống tích hợp. Dạy học tích hợp kiến thức liên môn nhằm nêu bật cách sử dụng kiến thức, nhằm giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh khi ra đời sẽ trở thành người lao động có ý thức và tự lập, người công dân có trách nhiệm với xã hội, người chủ của đất nước. Dạy học tích hợp kiến thức liên môn giúp học sinh phát triển phối hợp nhiều kỹ năng mà các môn học đơn lẻ khó hình thành được.
  • 23. 14 Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học giúp người học vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp tư duy khoa học để giải quyết những tình huống trong đời sống thực tiễn. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học giúp phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình huống thực tiễn có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở cho quá trình học tập tiếp theo. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức trong việc giải quyết các tình huống cụ thể. Thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức đủ loại, mà giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức của các môn học việc giải quyết các tình huống giúp phát huy năng lực tự lập của học sinh trong cuộc sống sau này. Ngoài ra, dạy học tích hợp kiến thức liên môn còn giúp người học xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Trong quá trình học tập học sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biểu đạt các khái niệm đã học trong mối liên hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như các môn học khác nhau. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thông tin ngày càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và vận dụng các kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống thách thức chưa từng gặp. Tuy nhiên dạy học tích hợp kiến thức liên môn lại gặp phải một số khó khăn sau: - Cả giáo viên và học sinh phải làm quen với phương pháp dạy học mới. Trong khi giáo viên cũng như học sinh chủ yếu thụ động, sức ỳ lớn. - Phần lớn các trường phổ thông, các tư tưởng dạy bổ sung cho bài giảng, các phương tiện dạy học còn thiếu.
  • 24. 15 - Để dạy theo hướng tích hợp kiến thức liên môn, giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu và soạn giáo án, lập kế hoạch dạy học. - Có thể nói hiện nay chưa có những bộ sách tham khảo chuẩn, tích hợp đầy đủ kiến thức liên quan đến môn học, quá nhiều sách tham khảo, trong khi chất lượng nhiều cuốn sách không đảm bảo, gây khó khăn cho học sinh. 1.1.4. Nguyên tắc của dạy học tích hợp kiến thức liên môn Nội dung các kiến thức liên môn chứa đựng trong các bài học, các môn học khác nhau. Do đó, GV phải xác định được nội dung cần tích hợp kiến thức liên môn trong kiến thức môn học; biết cách lựa chọn, phân loại các kiến thức tương ứng, phù hợp với các mức độ khác nhau để đưa vào bài giảng. Ngoài ra, do thời gian một giờ giảng trên lớp có hạn nên GV phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất để giảng dạy theo cách dạy học tích hợp kiến thức liên môn, còn phần kiến thức nào dễ hiểu nên để học sinh tự đọc sách giáo khoa hoặc các tài liệu tham khảo. Việc đưa các kiến thức liên môn vào bài giảng không thể tùy tiện mà cần dựa vào các nguyên tắc sư phạm sau: 1) Kiến thức liên môn được tích hợp phải có mối quan hệ logic chặt chẽ với Sinh học, nhưng phải được ẩn trong nội dung bài học Sinh học. Điều đó có nghĩa là, người dạy không được làm thay đổi tính đặc trưng của Sinh học. Tránh việc biến bài dạy Sinh học thành bài giảng các môn khoa học khác. 2) Khai thác nội dung cần tích hợp kiến thức liên môn một cách có chọn lọc, có tính hệ thống, đặc trưng. Nghĩa là phải biết lựa chọn phần nội dung kiến thức để tích hợp kiến thức liên môn phù hợp, không dàn trải cả bài. Theo nguyên tắc này, các kiến thức liên môn đưa vào bài học phải có hệ thống, được sắp xếp hợp lý, vừa làm phong phú thêm kiến thức cho người học vừa nâng cao được chất lượng dạy học nhưng phải sát với thực tiễn, tránh sự trùng lặp, thích hợp với trình độ của học sinh, không gây quá tải, ảnh hưởng đến việc tiếp thu nội dung chính.
  • 25. 16 3) Đảm bảo tính vừa sức: Dạy học tích hợp kiến thức liên môn phải phát huy cao độ tính tích cực và vốn sống của học sinh. Các kiến thức liên môn đưa vào bài học phải làm cho bài học rõ ràng và làm cho bài học tường minh hơn đồng thời tạo được hứng thú cho người học. Đảm bảo nguyên tắc vừa sức, trình bày đơn giản, ví dụ thực tế gần gũi. 1.1.5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề dạy học tích hợp 1.1.5.1. Trên thế giới Nhà giáo dục học N.U.Savin nêu rõ: Nền học vấn phổ thông phán ánh đầy đủ và chính xác nhất tri thức khoa học và thực tiễn của nhân loại và nó thực sự là toàn diện.“Ở đó đã kết hợp một cách hữu cơ các tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy con người đã đạt được sự hài hòa giữa học vấn về nhân văn và về tự nhiên...” [17, tr. 99]. Nhà giáo dục học T.A.I. Lina nhấn mạnh: “Ngày nay không có một khoa học nào được giảng dạy mà lại không sử dụng những số liệu của các khoa học tiếp cận khác, những tài liệu, những sự kiện và những thí dụ lấy từ trong cuộc sống hàng ngày và từ các lĩnh vực tri thức khác nhau” [25, tr. 245]. Trong phần nhiệm vụ của việc giảng dạy kĩ thuật tổng hợp tác giả cho rằng: “Việc xác lập mối liên hệ giữa các bộ môn nhằm vạch ra cho học sinh thấy mối liên hệ qua lại của các khoa học” [25, tr. 153]. Trong cuốn “Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi” của Giselle O. Martin – Kniep có đề cập đến quy trình xây dựng các đơn vị bài học tích hợp là gì có nêu: Tích hợp chương trình có nhiều hình thức khác nhau. “Tích hợp nội dung là hình thức kết nối nội dung trong nội bộ môn học và giữa các môn học với nhau” [6, tr. 27]. Nhà giáo dục học I.A. Cai - Rốp, N.K. Gôn – Sa - Rốp - B.P.Ét - Si- Pốp, L.V. Dan - Cốp nêu ra những yêu cầu đối với trình độ của giáo sư trong đó các ông nhấn mạnh: “Giáo sư không chỉ có tri thức phong phú về chuyên
  • 26. 17 môn nghiệp vụ của mình mà phải chú ý đến sự phát triển của những môn khoa học gần gũi với môn chuyên nghiệp chủ yếu của mình” [12, tr. 87]. Vấn đề nguyên tắc liên môn cũng được đề cập trong cuốn “Phát triển tư duy học sinh”. Các tác giả M.Alêcxêep, Ônhisúc... cho rằng “Việc sử dụng rộng rãi các môn học như vậy để bồi dưỡng cho học sinh các thủ thuật và phương pháp tư duy lôgic sẽ góp phần thực hiện một trong những yêu cầu quan trọng nhất của lí luận dạy học là xác lập các mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ môn trong dạy học”[ 15, tr. 100]. Tác giả N.M. Iacôplep trong “Phương pháp và kĩ thuật lên lớp trong trường phổ thông” cũng rất coi trọng mối liên hệ giữa các bộ môn “...giữ vai trò to lớn về mặt này là hệ thống công tác liên hệ hữu cơ giữa các giáo viên các bộ môn khác nhau – tức là mối liên hệ giữa các bộ môn” [16, tr. 35]. I.F. Kharlamôp trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào” đã nêu rõ tác dụng, ý nghĩa của việc vận dụng kiến thức các môn học: “Việc giáo viên có khả năng tìm được mối liên hệ giữa các vấn đề mà các nhà bác học đã nghiên cứu với điều mà các em đã học ở nhà trường thuộc một môn học nào đó cũng gây cho học sinh niềm hứng thú đặc biệt đối với việc học tập tài liệu mới” [13, tr. 102]. 1.1.5.2. Tại Việt Nam Ở nước ta, có một số nhà giáo dục đã và đang vận dụng quan điểm tích hợp liên môn vào việc dạy học ở trường phổ thông với một số công trình tiêu biểu: Đặng Thành Hưng cho rằng: “Trong khoa học giáo dục còn có những bộ môn, chuyên ngành, liên môn lấy những liên hệ qua lại làm đối tượng” [10, tr. 15]. Trần Bá Hoành trong “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa” nhấn mạnh phương pháp tích cực trong đó đề cập vấn đề giáo dục theo mục tiêu với nội dung “liên môn” và “xuyên môn” [9].
  • 27. 18 Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong cuốn “Giáo dục học” nêu một cách khái quát nhất và tương đối đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn: “Tiềm năng giáo dục thế giới quan cho học sinh đặc biệt được khai thác trong mối liên hệ giữa các môn học. Các mối liên hệ giữa các môn học, phản ánh bản chất biện chứng của nhận thức khoa học, giúp xem xét một sự vật hay một hiện tượng từ nhiều quan điểm khác nhau” [19, tr. 123]. Đối với các nhà trường sư phạm, việc vận dụng quan sử dụng kiến thức liên môn trong quá trình đào tạo giáo viên cũng đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều những nhà nghiên cứu. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu: Đinh Quang Báo (2003), với công trình Cơ sở lý luận của việc đào tạo tích hợp khoa học cơ bản và phương pháp dạy học bộ môn ở các trường sư phạm [2]; Lê Đức Ngọc (2005), với đề tài Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên dạy tích hợp các môn tự nhiên, các môn xã hội – nhân văn và các môn công nghệ [18]; Nguyễn Đăng Trung (2003), Vận dụng quan điểm tích hợp trong quá trình dạy học môn giáo dục học trong nhà trường sư phạm [27]. Trong đề tài Dạy học tích hợp [8], tác giả Trần Bá Hoành (1993), đưa ra một số khái niệm nền tảng về sư phạm tích hợp, các quan điểm và mục tiêu của sư phạm tích hợp, điều kiện và triển vọng để triển khai dạy học theo hướng tích hợp ở trường phổ thông tại Việt Nam. Nguyễn Phúc Chính và Trần Thị Mai Lan (2009), lại đề cập đến Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật học (Sinh học 10). Việc tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong các môn học ở trường phổ thông sẽ đạt được mục tiêu kép vừa nâng cao chất lượng dạy học môn học, vừa góp phần giúp HS định hướng nghề nghiệp sau này. Các tác giả đã nghiên cứu nội dung của phần Vi Sinh Vật học lớp 10, từ đó đưa ra một số nguyên tắc và biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học vi sinh vật.[4, tr44]
  • 28. 19 Lê Trọng Sơn (1999), với đề tài Vận dụng tích hợp giáo dục dân số qua dạy học giải phẫu người ở lớp 9 phổ thông THCS. Theo tác giả, giáo dục dân số được lồng ghép vào môn Giải phẫu sinh lý người là thích hợp nhất cả ở độ tuổi của học sinh cũng như nội dung môn học. Ông đã chỉ ra mối quan hệ giữa những tri thức giải phẫu con người và tri thức dân số từ đó vận dụng quan điểm tích hợp để lồng ghép các kiến thức dân số cần thiết vào các bài học có liên quan. Đó chính là bản chất của giáo dục tích hợp [23, tr26]. Nguyễn Thị Thim, với đề tài “Sử dụng kiến thức liên môn học trong dạy học Sinh học 10 – Trung học phổ thông”. Theo đề tài này tác giả chỉ ra rằng: “ Chất lượng dạy học Sinh học 10 - Trung học phổ thông sẽ được nâng cao nếu người dạy thực hiện tốt nguyên tắc, phương pháp, quy trình và nội dung dạy học tích hợp” [26]. Nguyễn Duy Nhân, với đề tài “Sử dụng kiến thức liên môn học trong dạy học Sinh học 12 – Trung học phổ thông”. Theo đề tài này tác giả chỉ ra rằng: “Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học 12 sẽ giúp được người học hiểu rõ bản chất các vấn đề Sinh học, phát huy được hứng thú học tập, nâng cao chất lượng dạy học và nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và đời sống” [20]. Nguyễn Thị Nhung, nghiên cứu vấn đề “Sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 ở trường trung học phổ thông”. Theo đề tài này tác giả đã chỉ ra rằng: “sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử có vai trò, ý nghĩa to lớn: không những là một nguyên tắc cần tuân thủ mà còn là một nguồn kiến thức quan trọng và là biện pháp đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông nhằm gây hứng thú học tập Lịch sử cho học sinh” [21].
  • 29. 20 1.2. Cơ sở thực tiễn của tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 - Trung học cơ sở 1.2.1. Xu hướng tích hợp kiến thức liên môn trong sách giáo khoa ở Việt Nam Dạy học tích hợp tức là hướng tới việc học sinh có thể sử dụng kiến thức một cách tổng hợp, nhuần nhuyễn, hiệu quả để giải quyết được những vấn đề trong học tập và cuộc sống. Nếu chúng ta cứ dạy riêng rẽ kiến thức của từng lĩnh vực, từng bộ môn một, không liên quan với nhau thì quá trình dạy học sẽ không hiệu quả, khả năng vận dụng kiến thức của học sinh sẽ không cao. Chúng ta đã có những cố gắng trong chương trình hiện hành khi đã tích hợp được nhiều lĩnh vực khác nhau vào trong một môn học, nhất là giáo dục tiểu học và một phần ở giáo dục THCS và cũng có ở giáo dục THPT. Tuy nhiên, yêu cầu của dạy học tích hợp là phải cao hơn trong chương trình hiện nay. Chúng ta sẽ xây dựng những bộ môn liên quan nhiều đến các lĩnh vực, kiến thức khác nhau. Có nghĩa là sẽ giảm số môn học hiện hành. Ít môn học hơn nhưng kiến thức lại được sử dụng một cách nhuần nhuyễn hơn. Đây là việc rất khó. Viết sách đáp ứng yêu cầu tích hợp đã khó, việc có giáo viên dạy được những kiến thức tích hợp càng khó. Vì vậy, cần có những bước đi phù hợp, sẽ tiến hành dần từ thấp đến cao, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, từ việc viết chương trình, sách giáo khoa và kể cả việc đào tạo đội ngũ giáo viên. Xu hướng tích hợp các kiến thức liên môn học trong sách giáo khoa được Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đưa vào các môn học như môn khoa học tự nhiên (liên môn Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa chất, thiên văn), khoa học xã hội và nhân văn (liên môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Xã hội học). Việc tích hợp liên môn học sẽ giúp học sinh dễ vận dụng các kiến thức vào thực tiễn vì những vấn đề nảy sinh trong đời sống, sản xuất ít khi liên quan đến một lĩnh vực tri thức nào đó riêng biệt mà đòi hỏi vận dụng tổng hợp các tri thức thuộc một số lĩnh vực tri thức khác nhau. Ví
  • 30. 21 dụ việc sử lí rác thải không chỉ liên quan đến kiến thức Sinh học mà còn liên quan đến kiến thức Hóa học, Vật lí… Chính vì những lí do trên, ở trường phổ thông cần thiết phải giới hạn tích hợp liên môn trong nội bộ từng môn học. Ví dụ: Giáo dục môi trường, giáo dục biến đổi khí hậu, giáo dục tiết kiệm năng lượng, giáo dục dân số, phòng chống AIDS… trong bộ môn Sinh học, tích hợp Tiếng việt, Tập làm văn, Văn học, Giáo dục đạo đức… trong môn Ngữ văn. 1.2.2. Thực trạng của việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở Để tìm hiểu thực trạng của việc tích hợp kiến thức liên môn ở trường THCS hiện nay chúng tôi tiến hành khảo sát GV và HS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. Cụ thể: - Mục tiêu khảo sát: Đánh giá mức độ thường xuyên của công tác tích hợp kiến thức liên môn đối với GV và HS tại trường THCS. - Khách thể: + 90 GV trên địa bàn huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. + 295 HS thuộc 2 trường THCS Hải Lộc (145 HS) và THCS Hải Phương (150 HS). - Phương pháp: phỏng vấn, dự giờ, thăm lớp, sử dụng phiếu điều tra. - Nội dung khảo sát: 1.2.2.1. Dành cho GV
  • 31. 22 Bảng 1.1: Kết quả điều tra dành cho giáo viên về thực trạng việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn tại trường THCS STT Tên phương pháp Tần suất sử dụng Thường xuyên Không thường xuyên Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%) 1 Thuyết trình 83 92,2 7 7,8 2 Hỏi đáp 81 90 9 10 3 Làm việc với SGK, tài liệu tham khảo 85 94,4 5 5,6 4 Quan sát tranh giáo khoa 79 87,8 11 12,2 5 Biểu diễn thí nghiệm 35 38,9 55 61,1 6 Chiếu video 27 30 63 70 7 Thực hành thí nghiệm 29 32,2 61 67,8 8 Dạy học theo dự án 31 34,4 59 65,6 9 Giải thích minh họa 80 88,9 10 11,1 10 Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học 18 20 72 80 Qua bảng 1.1 cho thấy: Các phương pháp được sử dụng thường xuyên chủ yếu là làm việc với SGK, tài liệu tham khảo (94,4%); thuyết trình (92,2%); hỏi đáp (90%); giải thích minh họa (88,9%); quan sát tranh giáo khoa (87,8%). Các phương pháp ít được sử dụng đó là biểu diễn thí nghiệm (38,9%); dạy học theo dự án (34,4%); thực hành thí nghiệm (32,2%); chiếu video (30%) đặc biệt là việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học (20%).
  • 32. 23 Như vậy, việc tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở còn ít được các giáo viên chú trọng. Nguyên nhân của thực trạng trên là do: - GV phải xem xét, rà soát nội dung chương trình, SGK hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới sao cho phù hợp với tính chất liên môn học. - Phương pháp giảng dạy: Do ảnh hưởng của lối dạy truyền thống chủ yếu là thầy đọc, trò chép, thuyết trình giảng giải xen kẽ vấn đáp, tái hiện, biểu diễn trực quan minh họa nên không thể trong thời gian ngắn mà có thể thay đổi được cách suy nghĩ cũng như phương pháp của giáo viên. - GV phải tự tìm hiểu hoặc nhờ các GV bộ môn khác phối hợp để có một bài giảng tích hợp kiến thức liên môn vì lâu nay GV được đào tạo để dạy chuyên môn chứ không phải liên môn. - Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy tại một số trường chưa đáp ứng được phương pháp giảng dạy hiện đại, hoặc có sẵn nhưng do giáo viên còn chưa chịu tìm tòi đổi mới, hoặc chỉ vận dụng trong những giờ thao giảng, các tiết thi giáo viên giỏi. - Trong mỗi tiết dạy, giáo viên chỉ tập trung vào truyền tải hết kiến thức sách giáo khoa mà không dạy học sinh hiểu rõ bản chất của kiến thức, dẫn đến tình trạng học sinh chỉ hiểu được bề nổi của kiến thức mà không hiểu sâu xa được vấn đề cần hướng tới, không khơi dậy tiềm năng sáng tạo, phát huy tính tích cực chủ động của người học. Giáo viên ít chú trọng đến việc tích hợp kiến thức liên môn trong quá trình dạy học vì công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức khi phải liên hệ kiến thức của một bài với những bài khác, đồng thời sử dụng kiến thức của các môn học khác. Số lượng giáo viên tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Sinh học còn ít, vì đa số giáo viên cho rằng việc dạy học theo quan điểm này chỉ phù hợp với các học sinh có
  • 33. 24 mức độ nhận thức tốt như ở trường chuyên và lớp chọn, còn các học sinh khác năng lực nhận thức còn thấp, không đồng đều, nên khó áp dụng được. Ngoài ra, do việc kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên ở các trường còn nặng nề, cách đánh giá rập khuôn máy móc cũng là nguyên nhân khiến giáo viên không tích cực trong đổi mới, các kỳ kiểm tra chất lượng, kể cả kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh vào đại học còn nặng nề về tái hiện kiến thức nên cách dạy phổ biến hiện nay vẫn còn chú trọng đến cung cấp kiến thức cho học sinh. 1.2.2.2. Dành cho HS
  • 34. 25 Bảng 1.2: Kết quả điều tra dành cho học sinh về khả năng tích hợp kiến thức liên môn tại trường THCS STT Nội dung điều tra Mức độ hiểu biết của HS Trường THCS Hải Lộc Trường THCS Hải Phương Cả 2 trường Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Xác định được mối quan hệ kiến thức giữa một phần của bài học với kiến thức của các môn khoa học khác. 97 66,9 105 70 202 68,4 2 Vận dụng đưa kiến thức của các môn khoa học khác vào từng phần của bài học để chứng minh vấn đề. 78 53,8 85 56,7 163 55,3 3 Gợi mở kiến thức của các môn khoa học khác để tự khám phá, phát hiện vấn đề trong từng phần của bài học. 57 39,3 53 35,3 110 37,3 4 Tích hợp kiến thức liên môn trong nhiều bài học. 38 26,2 45 30 83 28,1 5 Khái quát nội dung trong chuyên đề, một chương để liên hệ với kiến thức của các môn học khác. 27 18,6 31 20,7 58 19,7
  • 35. 26 Qua bảng 1.2 cho thấy : - Phần lớn học sinh coi việc học môn Sinh học là nhiệm vụ bắt buộc, chỉ một số ít yêu thích môn Sinh học còn đa số học sinh coi đây là môn học phụ, học để lấy điểm và là nhiệm vụ, rất ít học sinh yêu thích môn học này. Số học sinh nắm chắc kiến thức, có thể chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giải thích được các vấn đề một các khoa học rất ít. Đa số học sinh chỉ tìm được kiến thức cơ bản nhưng chưa hiểu được bản chất của các kiến thức, vì vậy khó khắc sâu được kiến thức. - Nguyên nhân của tình trạng học môn Sinh học của học sinh như trên là do: Đa số các em thích học những môn Toán học, Vật lý, Hóa học mà ít có hứng thú với môn Sinh học, coi môn Sinh học là môn phụ nên không đầu tư thời gian và công sức vào việc học mà học chỉ mang tính chất đối phó với các bài kiểm tra của giáo viên. Số đông học sinh quen với thói quen học thuộc lòng, có phương pháp học thụ động, máy móc theo kiểu đối phó. Rất ít học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, số học sinh có phương pháp học tập chủ động sáng tạo chiếm tỉ lệ thấp. Học sinh chưa xác định được đúng động cơ, thái độ học tập, chưa ham thích học tập bộ môn nên thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mới. Trong quá trình học, học sinh còn thụ động chưa tích cực chủ động sáng tạo lĩnh hội tri thức mới, thậm chí nhiều học sinh không có SGK, sách tham khảo.
  • 36. 27 CHƯƠNG 2 SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC PHẦNSINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG SINH HỌC 9 - TRUNG HỌC CƠ SỞ 2.1. Phân tích chương trình phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở. 2.1.1. Mục tiêu của phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở. Căn cứ vào nội dung của phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở, chúng tôi xác định được mục tiêu dạy học cụ thể như sau: Về kiến thức: - Nêu được các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái - Phân tích và lấy được ví dụ ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm ) đến sinh vật. - Nêu được một số nhóm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái của một số nhân tố sinh thái(ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm). Nêu được một số ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường. - Trình bày và lấy được ví dụ về các mối quan hệ cùng loài và khác loài. - Nêu được định nghĩa quần thể. - Trình bày được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. - Nêu được đặc điểm quần thể người. Từ đó thấy được ý nghĩa của việc thực hiện pháp lệnh về dân số. - Nêu được định nghĩa quần xã. - Trình bày được các tính chất cơ bản của quần xã, các mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, giữa các loài trong quần xã và sự cân bằng Sinh học.
  • 37. 28 - Nêu được các khái niệm: hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn. - Trình bày được các tác động của con người tới môi trường, đặc biệt là nhiều hoạt động của con người làm suy giảm hệ sinh thái, gây mất cân bằng sinh thái. - Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường. - Nêu được một số chất gây ô nhiễm môi trường phổ biến: các khí công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các tác nhân gây đột biến. - Trình bày được hậu quả của ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật. - Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu (tài nguyên tái sinh, không tái sinh, năng lượng vĩnh cửu). - Trình bày được các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng. - Trình bày được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường và bảo vệ sự đa dạng sinh học. - Trình bày được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: xây dựng khu bảo tồn, săn bắt hợp lí, trồng cây gây rừng, chống ô nhiễm môi trường. - So sánh được sự đa dạng của các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. - Giải thích được vai trò của các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp và đề xuất các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái này. - Trình bày được sự cần thiết ban hành luật và hiểu được một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trường . Về kĩ năng: - Kĩ năng tư duy: tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy thực nghiệm – quy nạp, chủ trương phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa… đặc biệt là kĩ năng nhận dạng, đặt ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống).
  • 38. 29 - Kĩ năng học tập: Tiếp tục phát triển kĩ năng học tập, đặc biệt là kĩ năng tự học, biết thu thập xử lí thông tin, lập bảng biểu sơ đồ, đồ thị; làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm; làm các báo cáo nhỏ, trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. Về thái độ: - GD ý thức học tập, yêu thích bộ môn. - Yêu thiên nhiên, yêu khoa học. - Có ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng. 2.1.2. Quan điểm xây dựng chương trình. Chương trình Sinh học THCS được xây dựng trên quan điểm hệ thống chuyên nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điều kiện sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường, tìm cách sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống con người. Sinh học 9 củng cố, tiếp nối và phát triển những kiến thức Sinh học ở bậc Trung học cơ sở. Sinh học 6 và Sinh học 7 chủ yếu đề cập phân loại, đặc điểm hình thái và cấu tạo của các cơ quan, hệ cơ quan của động vật và thực vật. Sinh học 8 đề cập giải phẫu và sinh lí người. Như vậy từ Sinh học 6 đến Sinh học 8, học sinh đã tìm hiểu những kiến thức chủ yếu về sinh học cơ thể, thấy được tính đa dạng sinh học và lược sử tiến hóa của sinh giới. Đến Sinh học 9, học sinh được tìm hiểu những lĩnh vực mới của sinh học, cụ thể là di truyền và biến dị, sinh vật và môi trường. Chương trình Sinh học 9 mang tính tổng kết những vấn đề quan trọng của sinh học bậc THCS và đề cập đến các hiện tượng di truyền, biến dị, tiến hóa, mối quan hệ với môi trường không chỉ ở cấp độ quần thể, quần xã mà giới thiệu cơ sở phân tử, tế bào và cơ thể của các hiện tượng đó trên quan điểm xem thế giới sống là hệ thống có tổ chức cao theo thứ bậc lệ thuộc từ
  • 39. 30 đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao như một thể thống nhất biện chứng trong nội bộ của hệ thống sống cũng như giữa hệ thống với môi trường ngoài. Chương trình phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở đề cập đến mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường, giữa sinh vật với sinh vật, nghiên cứu các cấp tổ chức của thế giới sống từ quần thể → quần xã → hệ sinh thái và ý thức bảo vệ môi trường của con người. Chương trình phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở mang tính thực tiễn cao, phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, cho công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên cũng như liên quan nhiều đến con người và xã hội loài người. 2.1.3. Vị trí của phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở trong chương trình Sinh học Trung học cơ sở. Chương trình Sinh học ở cấp Trung học cơ sở hiện hành gồm 5 phần cơ bản được minh hoạ ở hình 2.1 Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc chương trình Sinh học ở trường THCS Trong chương trình trình Sinh học 6, học sinh được bắt đầu làm quen với thế giới sinh vật, trước hết là thực vật. Sinh học 6 giúp các em tìm hiểu cấu tạo cơ thể một cây xanh từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) đến cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) cùng chức năng của chúng phù hợp với điều kiện sống. Ngoài ra, học sinh còn hiểu được thực vật phong phú, đa dạng như thế Thực vật Động vật Sinh học 7 Cơ thể người và vệ sinh Di truyền và biến dị Sinh học 8 Sinh học 9 Sinh vật và môi trường Sinh học 6
  • 40. 31 nào qua các nhóm cây khác nhau, chúng đã biến đổi phát triển ra sao từ dạng đơn giản nhất đến dạng phức tạp nhất là những cây có hoa mà hằng ngày chúng ta vẫn tiếp xúc. Bên cạnh đó, học sinh còn biết được mối quan hệ giữa thực vật với môi trường sống cũng như vai trò của chúng đối với đời sống con người. Sinh học 7 sẽ mang đến cho học sinh chìa khóa để mở cánh cửa bước vào thế giới động vật. Ở chương trình này học sinh được tìm hiểu, khám phá thế giới động vật đa dạng phong phú, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ các động vật có kích thước hiển vi trong một giọt nước ao hồ ở cạnh chúng ta đến những động vật khổng lồ như bạch tuộc, cá nhà táng,… ở tận đáy đại dượng. Qua Sinh học 6 và Sinh học 7 học sinh đã được tìm hiểu về cấu tạo và đời sống của các cơ thể thực vật và động vật, thấy được tính đa dạng và phong phú cũng như tính thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng. Đồng thời học sinh cũng thấy được sự tiến hóa cơ thể đơn giản đến cơ thể phức tạp có cấu tạo phù hợp với chức năng ngày càng hoàn thiện đã phải trải qua quá trình phát triển lịch sử lâu dài. Bước sang Sinh học 8, học sinh sẽ được tìm hiểu sâu về một loài động vật cao nhất trên bậc thang tiến hóa – con người, về những điều bí ấn trong chính bản thân mình. Khi đã hiểu rõ, nắm chắc các kiến thức đó, học sinh sẽ có cơ sở áp dụng các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể khỏe mạnh, tạo điều kiện cho hoạt động học tập và lao động có hiệu suất và chất lượng. Đến Sinh học 9 học sinh sẽ được tìm hiểu những lĩnh vực mới của Sinh học, cụ thể là di truyền và biến dị, sinh vật và môi trường. Phần sinh vật và môi trường trong chương trình Sinh học 9 đề cập đến mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường, giữa sinh vật với sinh vật, nghiên cứu các cấp tổ chức của thế giới sống từ quần thể → quần xã → hệ sinh thái
  • 41. 32 và ý thức bảo vệ môi trường của con người, trong đó có 4 chương gồm 26 bài cụ thể là: Chương I: “Sinh vật và môi trường” Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật Bài 45 – 46: Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật Chương II: “Hệ sinh thái” Bài 47: Quần thể sinh vật Bài 48: Quần thể người Bài 49: Quần xã sinh vật Bài 50: Hệ sinh thái Bài 51 – 52: Thực hành: Hệ sinh thái Chương III: “Con người, dân số và môi trường” Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường Bài 54: Ô nhiễm môi trường Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo) Bài 56 – 57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương Chương IV: “Bảo vệ môi trường” Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái Bài 61: Luật Bảo vệ môi trường Bài 62: Thực hành: Vận dụng Luật Bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương Bài 63: Ôn tập phần Sinh vật và môi trường
  • 42. 33 Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp Bài 65: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo) Bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo) Cuối mỗi chương, đều có bài thực hành giúp học sinh nắm vững tri thức, thiết lập được lòng tin tự giác, buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi nhiều hơn nên tư duy sáng tạo có điều kiện phát triển hơn và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo ứng dụng tri thức vào đời sống. Cuối phần Sinh vật và môi trường có bài ôn tập nhằm minh họa củng cố hoặc phát triển nhận thức của học sinh về nội dung, hình thức trong mỗi bài, mỗi chương. 2.1.4. Mối liên quan về kiến thức phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9 – Trung học cơ sở) với các môn học khác. Dạy học Sinh học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn là sự kết hợp các kiến thức của nhiều môn học với kiến thức môn Sinh học thành một nội dung thống nhất. Từ cấu trúc như vậy, cần phải căn cứ vào nội dung bài học để lựa chọn kiến thức tích hợp có liên quan. Hệ thống kiến thức Sinh học THCS được phân theo cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao, với móc xích chặt chẽ. Khi thực hiện đề tài ngoài mục đích chính là đưa ra phương pháp đem lại chất lượng dạy và học tốt nhất, chúng tôi còn đồng thời nghiên cứu hệ thống kiến thức liên quan giữa các môn học, sự đồng bộ về kiến thức các môn trong cùng bậc học. Từ những nghiên cứu tìm được để đóng góp vào việc chỉnh sửa, phân bố kiến thức phù hợp hơn. Những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp liên môn các kiến thức của các môn khoa học khác nhau sẽ làm cho học sinh hứng thú chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời xác định được mối liên hệ giữa các kiến thức Sinh học với nhau và với các môn khoa học khác. Trong phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9 – Trung học cơ sở) người dạy có thể tích hợp các kiến thức Toán học, Vật lý, Hóa học, Địa lý, Lịch sử, Văn học, ... vào nội dung dạy học Sinh học.
  • 43. 34 Ví dụ khi dạy bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật, mục I. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật bằng các câu hỏi, các vấn đề để học sinh suy nghĩ thảo luận: - Kích thước của cơ thể có liên quan như thế nào đến khả năng trao đổi chất, khả năng giữ nhiệt? - Tại sao động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới ( vùng lạnh) lại có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới (vùng nóng) nhưng kích thước của các bộ phận đuôi, tai, chi lại ngược lại (sống ở vùng lạnh thì các bộ phận này thường nhỏ hơn những động vật tương tự ở vùng nóng)? Tất cả các câu hỏi dù đa dạng nhưng đều có thể trả lời bằng một nguyên lí hết sức cơ bản. Đó là, những cá thể của cùng một loài khi sống trong vùng địa lí có vĩ độ càng cao (nhiệt độ môi trường càng thấp) thì kích thước cơ thể càng lớn và ngược lại, kích thước cơ thể càng nhỏ khi sống ở vùng địa lí có vĩ độ càng thấp (nhiệt độ môi trường càng cao). Lí do là vì khi sống ở nơi có nhiệt độ thấp cơ thể có kích thước lớn thì sẽ bị thất thoát nhiệt ra môi trường qua da sẽ ít hơn nhiều so với khi có kích thước cơ thể nhỏ. Cơ thể có kích thước lớn thì có tỉ lệ giữa diện tích da (S) trên 1kg thể trọng (V) sẽ nhỏ hơn so với tỉ lệ này ở sinh vật có kích thước nhỏ. Những con gấu Bắc Cực có kích thước lớn hơn nhiều so với các con gấu ở rừng nhiệt đới. Tỉ lệ S/V lớn ở gấu nhiệt đới giúp chúng thoát nhiệt tốt hơn trong điều kiện mùa hè nóng nực. Ngược lại, kích thước cơ thể lớn ở gấu Bắc Cực sẽ giúp chúng mất ít nhiệt hơn trong điều kiện mùa đông băng giá. Như vậy, chương trình phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 hiện hành có mối liên hệ mật thiết với các môn học khác để làm sáng tỏ bản chất các nguyên lý, quy luật Sinh học và nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học.
  • 44. 35 2.2. Quy trình dạy học tích hợp kiến thức liên môn trong phần Sinh vật và môi trường (Sinh học 9 – Trung học cơ sở). 2.2.1. Xác định mục đích tích hợp liên môn. Tích hợp kiến thức liên môn học trong giảng dạy Sinh học nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh. Vì vậy, giáo viên phải trả lời được câu hỏi: khi học xong bài này học sinh có thể thu nhận được gì, hình thành phát triển kĩ năng gì, có chuyển biến gì về thái độ tình cảm. Từ khi cải cách chương trình giáo dục năm 1986, chúng ta đã quen với việc xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Điều đó có nghĩa, giáo viên không chỉ quan tâm tới yêu cầu học sinh thông hiểu, ghi nhớ diễn đạt kiến thức do giáo viên truyền đạt, lặp lại đúng và thành thạo các kỹ năng đã được tập dượt trong tiết học mà còn đặc biệt chú ý nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện các kỹ năng và tư duy phù hợp với nội dung bài học (phân tích, tổng hợp, xác lập quan hệ giữa các sự kiện, nêu giả thuyết chứng minh...) Ngoài ra, mục đích của việc tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học Sinh học nhằm làm sáng tỏ bản chất của quá trình Sinh học, các quy luật Sinh học, các hiện tượng Sinh học. Kiến thức thuộc các môn khoa học khác như Toán, Vật lí, Hóa học, Địa lí, Văn học … có quan hệ mật thiết với nhau, có sự bổ sung kiến thức cho nhau, có liên hệ mật thiết với các kiến thức Sinh học THCS cũng như gắn bó hữu cơ với nhau. Việc sử dụng kiến thức liên môn học trong dạy học giúp cho người học có thể hiểu rõ bản chất của vấn đề, biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. 2.2.2. Xác định vấn đề và mức độ tích hợp liên môn. Các kiến thức của các môn học như: Toán học, Vật lí, Hóa học, Địa lí, Văn học… được đưa vào các bài học Sinh học theo quan điểm dạy học tích hợp liên môn là rất phù hợp bởi Sinh học là môn khoa học thực nghiệm và có
  • 45. 36 mối quan hệ mật thiết với các môn khoa học khác. Tuy nhiên, nội dung tích hợp phải phù hợp và thực sự cần thiết, không nên lạm dụng tích hợp liên môn mà mất đi đặc trưng của môn học. Mức độ kiến thức liên môn phải dựa trên nội dung bài học để các kiến thức liên môn được đưa vào phù hợp với nội dung bài dạy. Khi chọn nội dung để vận dụng kiến thức liên môn vào bài dạy sẽ xác định được mức độ liên môn. Khi vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học, cần tránh sự quá tải, lặp lại kiến thức, mất đi đặc trưng của bộ môn. 2.3. Những yêu cầu khi tích hợp liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 Trung học cơ sở. Nội dung các kiến thức liên môn chứa đựng trong các bài học, các môn học khác nhau. Do đó, GV phải xác định được nội dung cần tích hợp liên môn trong kiến thức môn học; biết cách lựa chọn, phân loại các kiến thức tương ứng, phù hợp với các mức độ tích hợp khác nhau để đưa vào bài giảng. Ngoài ra, do thời gian một giờ giảng trên lớp có hạn nên GV phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất để giảng dạy theo cách tích hợp, còn phần kiến thức nào dễ hiểu nên để học sinh tự đọc sách giáo khoa hoặc các tài liệu tham khảo. Việc đưa các kiến thức liên môn vào bài giảng không thể tùy tiện mà cần đảm bảo những yêu cầu sau: 1. Tích hợp kiến thức liên môn phải đáp ứng được mục tiêu môn học 2. Tích hợp kiến thức liên môn phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản của bài học. 3. Tích hợp kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập cho học sinh phải góp phần phát triển năng lực tư duy và kĩ năng thực hành bộ môn cho học sinh. 4. Tích hợp kiến thức liên môn phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh.
  • 46. 37 5. Tích hợp kiến thức liên môn phải linh hoạt, sáng tạo, tùy thuộc vào yêu cầu kiến thức của bài. 2.4. Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở. Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu việc tích hợp kiến thức liên môn của các môn Toán học, Vật lí, Hóa học, Văn học, Địa lí, Lịch sử, Công nghệ và Giáo dục công dân vào dạy học phần Sinh vật và môi trường Sinh học 9 – Trung học cơ sở. Ví dụ 1: Sử dụng các kiến thức Toán học, Địa lí, Văn học trong dạy học bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái. * Cơ sở khoa học - Các nhân tố sinh thái thay đổi theo từng môi trường và thời gian. - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Mỗi loài có một giới hạn đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái. Tuy nhiên, một loài sinh vật có thể rộng về nhân tố sinh thái này nhưng hẹp về nhân tố sinh thái kia. * Mục đích tích hợp - Thông qua kiến thức Văn học, học sinh hiểu đúng, hiểu sâu kiến thức trong bài học đồng thời khắc sâu những kiến thức dân gian, mở rộng vốn hiểu biết về thời gian chiếu sáng trong ngày giữa mùa đông và mùa hè. - Qua việc giải bài toán, thông qua những con số cụ thể của một nghiên cứu có thật, người học được rèn luyện kĩ năng tư duy (phân tích, tổng hợp) và kĩ năng giải quyết vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. - Thông qua trả lời các câu hỏi, người học tìm ra mối liên hệ một số kiến thức quan trọng liên quan đến giới hạn sinh thái (khái niệm, ví dụ, khả năng phân bố của loài đối với một nhân tố sinh thái nhất định,...) * Tổ chức dạy học
  • 47. 38 - Khi dạy về nội dung các nhân tố sinh thái của môi trường, GV có thể tích hợp kiến thức môn Địa lí, Văn học để giải thích sự thay đổi của các nhân tố sinh thái theo từng môi trường và thời gian bằng câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” Câu tục ngữ phản ánh thời gian chiếu sáng trong hai mùa, mùa hè được chiếu sáng nhiều hơn mùa đông (mùa hè ngày dài, mùa đông ngày ngắn). Hiện tượng này là hệ quả sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Quĩ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là hình e líp gần tròn, trong quá trình chuyển động trục của trái đất luôn giữ một độ nghiêng không đổi và hướng về một phía. Vào giữa mùa hạ (22/6) Trái Đất đến gần mút của quĩ đạo, lúc này nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, thời gian chiếu sáng nhiều hơn thời gian khuất trong bóng tối nên thời kì này nửa cầu Bắc có ngày dài đêm ngắn “đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” ( tháng 5 âm lịch tương đương với tháng 6 dương lịch). Vào giữa mùa đông (22/12) nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên nửa cầu Bắc thời gian được chiếu sáng ít hơn thời gian khuất trong bóng tối, có đêm dài hơn ngày “ngày tháng mười chưa cười đã tối” (tháng mười đây là tháng âm lịch). - Khi dạy về nội dung giới hạn sinh thái GV có thể tích hợp kiến thức môn Toán học để giải thích “tại sao giới hạn sinh thái biểu thị khả năng phân bố và thích nghi của sinh vật với môi trường. Sinh vật nào có giới hạn rộng sẽ có sự phân bố rộng, dễ thích nghi?”. GV cho HS quan sát sơ đồ biểu diễn giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá chép và cá rô phi từ đó HS hãy cho biết “cá chép và cá rô phi loài nào phân bố rộng hơn? Tại sao cá chép thích nghi ở điều kiện miền Bắc Việt Nam hơn là cá rô phi?”
  • 48. 39 Hình 2.2: Sơ đồ mô tả giới hạn nhiệt độ của cá chép ở Việt Nam Hình 2.3: Sơ đồ mô tả giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam Quan sát sơ đồ hình 2.2, hình 2.3 giải thích cá chép và cá rô phi loài nào phân bố rộng hơn? Dựa vào Hình 2.2 giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá chép ở Việt Nam là: 440 C – 20 C = 420 C Dựa vào Hình 2.3 ta có giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là: 420 C – 50 C = 370 C  Cá chép có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng hơn cá rô phi. Do đó, cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi. Giới hạn chịu đựng Mức độ sinh trưởng Giới hạn dưới Giới hạn trên Điểm cực thuận Giới hạn chịu đựng Điểm cực thuận Giới hạn trên Giới hạn dưới Mức độ sinh trưởng 5 42 30
  • 49. 40 + Tại sao cá chép thích nghi ở điều kiện miền Bắc Việt Nam hơn là cá rô phi? Với câu hỏi này, chúng ta có thể giải thích do điều kiện sống ở miền Bắc có mùa đông giá lạnh, nhiều khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 10o C, cá rô phi có giới hạn sinh thái từ 5o C - 42o C ( khoảng thuận lợi từ 20-35o C) như vậy vào mùa đông cá rô phi gần như không sinh trưởng và nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong do không chống chọi được với điều kiện môi trường. Còn cá Chép thì giới hạn sinh thái rộng hơn (2o C – 44o C), vì vậy có khả năng thích nghi với điều kiện miền Bắc hơn cá rô phi. Ví dụ 2: Sử dụng các kiến thức Toán học, Hóa học, Văn học trong dạy học bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật. * Cơ sở khoa học - Các loài động vật mặc dù có khả năng di chuyển để tránh những nơi có điều kiện nhiệt độ không thích hợp, nhưng về cơ bản chúng cũng phải có được các đặc điểm thích nghi với một biên độ dao động nhất định về nhiệt độ của môi trường. Những loài động vật có thân nhiệt ổn định phải luôn có cơ chế để tự tạo ra nhiệt độ và duy trì nhiệt độ một cách tương đối ổn định thích nghi với sự biến đổi về nhiệt độ môi trường bên ngoài. Khi gặp điều kiện nhiệt độ quá thấp chúng phải tăng cường chuyển hóa để tạo ra năng lượng, có các đặc điểm, tập tính để chống mất nhiệt như có lớp lông dày, cơ thể có kích thước lớn để chống mất nhiệt qua da, lớp mỡ dày dưới da để cách nhiệt và là nguồn năng lượng dự trữ cho việc sinh nhiệt. - Nước là một yếu tố không thể thiếu được đối với sự sống. Độ ẩm của môi trường bên ngoài cơ thể có ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Nước là dung môi hòa tan hầu hết các chất cần thiết cho sự sống. Có sinh vật thường xuyên sống trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt như ven các bờ sông suối, dưới tán rừng rậm, trong các hang động... Ngược lại,
  • 50. 41 cũng có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô như ở hoang mạc, vùng núi đá,... * Mục đích tích hợp - Thông qua mô hình Toán, học sinh khắc sâu được kiến thức Toán học và làm sáng tỏ bản chất các nguyên lý, quy luật Sinh học, nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học. - Cấu tạo hóa học của nước (H2O) có liên quan mật thiết với tính chất hóa học và vai trò của nó với sự sống. Nếu người học hiểu rõ cấu tạo hóa học và cấu trúc phân tử của nước, thì có thể giải thích được tính chất hóa học đặc trưng của nước. Tính chất này có liên quan đến các phản ứng hóa học trong cơ thể sống. Ngoài ra, người học không chỉ lí giải được bản chất của các nguyên lý và quá trình Sinh học mà còn vận dụng những nguyên lý này vào thực tiến đời sống. - Qua việc liên hệ với các câu ca dao, tục ngữ học sinh không những giải thích được ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật mà còn giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức văn học dân gian. * Tổ chức dạy học - Khi dạy về nội dung ảnh hưởng của nhiêt độ lên đời sống sinh vật, người dạy đưa ra hệ thống câu hỏi như sau: + Kích thước của cơ thể có liên quan gì đến khả năng trao đổi chất, khả năng giữ nhiệt hay không? + Tại sao động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới lại có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hoặc tương tự sống ở vùng nhiệt đới nhưng kích thước của các bộ phận đuôi, tai, chi lại ngược lại ( sống ở vùng lạnh thì các bộ phận này thường nhỏ hơn những động vật tương tự ở vùng nóng)? Tất cả các câu hỏi dù đa dạng nhưng đều có thể trả lời bằng một nguyên lí hết sức cơ bản. Đó là kích thước cơ thể càng nhỏ thì tỉ lệ giữa diện tích bề