SlideShare a Scribd company logo
1 of 116
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN KỸ
THUẬT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG AN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC................................................. 7
1.1. Những vấn đề lý luận về phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các
trường trung cấp công an .................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường
trung cấp công an ....................................................................................... 7
1.1.2. Vai trò, phân loại của phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các
trường Trung cấp Công an ......................................................................... 8
1.1.3. Đặc điểm dạy học ở các trường trung cấp công an .......................14
1.2. Những vấn đề lý luận về phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện
đại ở các trường trung cấp công an đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ...........16
1.2.1. Khái niệm phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại .........16
1.2.2. Nội dung phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại...........18
1.2.3. Yêu cầu phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các
trường trung cấp công an trong bối cảnh đổi mới giáo dục ....................26
1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại
ở các trường trung cấp công an.......................................................................28
1.3.1. Yếu tố chủ quan...............................................................................28
1.3.2. Yếu tố khách quan..........................................................................31
Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT
DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT VŨ TRANG
.........................................................................................................................33
2.1. Khái quát về trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.............................34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................34
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ ..................................................................36
2.1.3. Cơ cấu tổ chức................................................................................37
2.1.4. Quy mô và chất lượng đào tạo........................................................38
2.2. Phương pháp tổ chức nghiên cứu thực trạng .....................................39
2.3. Thực trạng phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp
Cảnh sát vũ trang hiện nay..............................................................................41
2.4. Thực trạng phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường
Trung cấp Cảnh sát vũ trang hiện nay.............................................................48
2.4.1. Thực trạng kế hoạch phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học.......48
2.4.2. Thực trạng tổ chức phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học...........51
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
2.4.3.Thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học
...................................................................................................................56
2.4.4. Thực trạng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý phương tiện kỹ
thuật dạy học.............................................................................................58
2.4.5.Thực trạng kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch phát triển phương
tiện kỹ thuật dạy học..................................................................................59
2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển phương tiện kỹ thuậtdạy học
ở trường Trung cấp Cánh sát vũ trang ............................................................61
2.5.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân .......................................62
2.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .........................................64
Tiểu kết chương 2...........................................................................................67
Chương 3. YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN KỸ
THUẬT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT VŨ
TRANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC................................68
3.1. Yêu cầu đổi mới trong việc phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học ở
trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang................................................................68
3.2. Biện pháp phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường
Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục....................69
3.2.1. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức về phát triển phương tiện kỹ
thuật dạy học hiện đạicho cán bộ, giáo viên, học viên trong nhà trường 69
3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển phương tiện dạy
kỹ thuật dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của nhà
trường........................................................................................................75
3.2.3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng phương tiện
dạy kỹ thuật dạy học hiện đại cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường
...................................................................................................................79
3.2.4. Chỉ đạo giảng viên, học viên và các các lực lượng trong nhà trường
khai thác, sử dụng, bảo quản phương tiện dạy kỹ thuật dạy học hiện đại
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của nhà trường..................................84
3.2.5. Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng và đầu tư, mua sắm phát triển
các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại của nhà trường .....................89
3.3. Khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp.................92
3.3.1. Tổ chức khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.........92
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết của các biện pháp................92
3.3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.............93
3.2.4. So sánh tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đã đề xuất.........................................................................................94
Tiểu kết chương 3............................................................................................97
KẾT LUẬN.....................................................................................................98
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................100
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BCA : Bộ Công an
CBQL : Cán bộ quản lý
CSVC : Cơ sở vật chất
GDĐT : Giáo dục và đào tạo
GV : Giảng viên
PTKTDH : Phương tiện kỹ thuật dạy học
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập,
Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
Số TT Bảng, biểu, hình Trang
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình giáo dục 9
Bảng 2.1
Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng xây dựng
kế hoạch đầu tư phát triển PTKTDH
49
Bảng 2.2
Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng tổ chức phát
triển PTKTDH hiện đại
52
Bảng 2.3
Tổng hợp kết quả thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo phát
triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại
57
Bảng 2.4
Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng xây dựng cơ cấu tổ
chức bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý PTKTDH
58
Bảng 2.5.
Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng kiểm tra, giám sát
thực hiện kế hoạch phát triển PTKTDH
60
Bảng 3.1.
Thống kê kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết của các
biện pháp
93
Bảng 3.2.
Thống kê kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các
biện pháp
94
Bảng 3.3. Tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 95
Biểu đồ
3.4.
So sánh tương quan về điểm trung bình của tính
cần thiết với tính khả thi của các biện pháp
95
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mang tính biến động với
những thay đổi diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong số những
lĩnh vực có nhiều biến đổi thì giáo dục và đào tạo được coi là lĩnh vực có sự
thay đổi mạnh mẽ nhất.
Trên bình diện thế giới đang xuất hiện những xu hướng giáo dục mang
tính đại chúng, giáo dục cho mọi người, mọi đối tượng và được thực hiện suốt
đời mỗi con người. Hiện tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi giáo dục là
sự nghiệp phát triển hàng đầu, tăng cường mở rộng các hoạt động xã hội hóa
giáo dục và thu hẹp bất bình đẳng về giáo dục trong xã hội. Trong xu hướng
phát triển chung đó, bản thân mỗi một thành tốt trong giáo dục và đào tạo
cũng đang chuyển mình để bắt kịp những thay đổi đó.
Sự đổi mới này thể hiện ở trên nhiều lĩnh vực từ mục tiêu, chương trình
giáo dục và đào tạo; phương pháp dạy và học; cơ sở vật chất phục vụ hoạt
động giảng dạy, học tập, đặc biệt là các phương tiện, kỹ thuật dạy học hiện
đại được áp dụng khá nhiều như ứng dụng CNTT vào dạy học bằng các phần
mền dạy học, phần mềm mô phỏng; ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào dạy
học như máy tính, máy chiếu, máy mô phỏng và hàng loạt các trang thiết bị
chuyên ngành khác nhau. Sự thay đổi và phát triển không ngừng của các
phương tiện, kỹ thuật dạy học này xuất phát từ vai trò của phương tiện, kỹ
thuật dạy học là một thành tố của quá trình dạy học, do đó các phượng tiện kỹ
thuật hiện đại sẽ góp phần thay đổi và nâng cao chất lượng hoạt động dạy và
học trong các nhà trường.
Nằm trong bối cảnh chung đó, các Nhà trường thuộc trực thuộc quản lý
của Bộ Công An nói chung và trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang nói riêng
cũng đã có sự đầu tư phát triển phương tiện kỹ thuật (PTKT) dạy học hiện đại
2
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của chương trình đào tạo. Luôn được
xác định là một thành tố trong cấu trúc của quá trình dạy học, PTKT dạy học
trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
PTKT được đầu tư còn thiếu về số lượng, chưa đồng bộ về chủng loại, chất
lượng chưa thật sự đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục. Một bộ phận cán
bộ, giảng viên, nhân viên kỹ thuật do trình độ đào tạo và khả năng khai thác,
sử dụng một số phương tiện kỹ thuật còn hạn chế. Mặt khác, tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng kỹ năng khai thác, sử dụng PTKT hạn chế, do vậy chưa đáp ứng
yêu cầu ngày càng cao của việc khai thác, sử dụng các loại PTKT hiện đại
vào dạy học.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn vấn đề: "Phát triển phương
tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục" làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Để thực hiện luận văn này, tác giả đã tiếp cận nhiều các nghiên cứu, các
công trình khoa học, các bài viết, tài liệu tham khảo có liên quan đến vấn đề Phát
triển PTKT dạy học hiện đại, tài liệu tiêu biểu trong số đó là:
Tác giả Nguyễn Phúc Châu (2000), trong Quản lý CSVC và sử dụng
PTKT giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Đây là cuốn sách tham khảo đề cập
đến công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật trong hoạt động giáo
dục cũng như phát huy vai trò của cơ sở và phượng tiện này phục vụ hoạt
động giáo dục.
Tác giả Trần Quốc Đắc (2002), TrongMột số vấn đề lý luận và thực
tiễn của việc xây dựng CSVC và thiết bị dạy học, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội cũng nêu lên hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và
phát triển CSVC và thiết bị dạy học, trong đó có các phượng tiện kỹ thuật dạy
học nói chung.
3
Tác giả Nguyễn Hữu Châu (2005), trong Phương pháp, phương tiện, kỹ
thuật và hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, đã
đề cập khá kỹ lưỡng về các phương tiện cũng như kỹ thuật sử dụng trong dạy học
tại các Nhà trường.
Tác giả Phó Đức Hòa - Ngô Quang Sơn (2011), trong Phương pháp và
công nghệ dạy học trong môi trường sư phạm tương tác, Nxb Đại học Sư phạm,
đã đề cập đến hàng loạt các công nghệ dạy học tương tác. Đây là môt nguồn tài
liệu vô cùng quý giá cho tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu của mình.
Tác giả Phạm Đình Vi (2010), trong Nghiên cứu đổi mới công tác đầu
tư, quản lý, sử dụng ngân sách, trang thiết bị đào tạo trong nhà trường quân
đội, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
Hoặc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2011), Phương tiện dạy học -
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục Việt Nam, đã đề cập một
cách khá đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển phương tiện dạy học.
Đặc biệt, đối với việc dạy học trong ngành Công An, tạiHội thảo “Nâng
cao hiệu quả đầu tư và sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong các
trường CAND”, tác bài viết tại Hội thảo đã đề cập đến việc đầu tư phương
tiện, thiết bị dạy học theo các loại: Phòng học lý thuyết, phòng học chuyên
dùng, phòng học theo các chuyên ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực trong ngành
Công an.
Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Ngọc “Nâng cao hiệu quả đầu tư và sử
dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong các trường CAND”(2010), đã chỉ rõ
vài trò quan trọng của phương tiện thiết bị trong việc nâng cao chất lượng đào
tạo của các nhà trường Công An, Cảnh sát.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
4
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận
của phát triển PTKT dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang;
đánh giá thực trạng công tác phát triển PTKT dạy học hiện đạiở đây nhằm
đề xuất một số biện pháp phát triển PTKT dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục trong hệ thống các trường Trung cấp Cảnh sát.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên đề tài có nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển PTKT dạy học hiện đại ở
trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.
- Phân tích và đưa ra những đánh giá về thực trạng phát triển PTKTDH
hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang hiện nay;
- Đề xuất một số giải pháp phát triển PTKTDH hiện đại ở trường Trung
cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng nhu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Các hoạt động phát triển PTKT dạy học hiện đại của Ban Giám hiệu
trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.
* Đối tượng nghiên cứu
Quá trình quản lý và phát triển PTKT dạy học hiện đại ở trường Trung
cấp Cảnh sát vũ trang.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và biện pháp
quản lý phát triển PTKT dạy học hiện đại trong mối quan hệ với các thành tố
của quá trình dạy học, đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục, đào tạo ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.
Nội dung quản lý phát triển phát triển PTKT dạy học về số lượng, cơ
cấu chủng loại, chất lượng và sử dụng hiệu quả phương tiện đáp ứng mục tiêu
5
dạy học đại học ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang và mục tiêu đổi mới
giáo dục hiện nay.
Địa bàn nghiên cứu tạitrường Trung cấp Cảnh sát vũ trang thuộc Bộ
Công An.
5. Giả thuyết khoa học
PTKTDH học là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học và nó có
vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ tới chất lượng giáo dục, đặc biệt trong bối
cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đang diễn ra sôi nổi sẽ có sự tác
động mạnh mẽ đến các thành tố của quá trình dạy học, đòi hỏi nhà quản lý giáo
dục của trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang phải không ngừng phát triển
PTKTDH hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, chất
lượng học tập của người học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được vận dụng để nhìn nhận, đánh
giá và đúc rút những vấn đề có tính nguyên tắc, tính đặc thù trong hoạt động
quản lý và phát triển PTKT dạy học tại các cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó, là các
lý thuyết về khoa học quản lý, khoa học giáo dục và các quy định của ngành
giáo dục, ngành công an về quản lý và phát triển PTKT dạy học được vận dụng
để nhìn nhận vấn đề nghiên cứu trong thực tiễn một cách rõ ràng hơn.
* Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nội dung nghiên cứu, tác giả sử dụng 2 nhóm phương
pháp nghiên cứu sau:
Nhóm các phương pháp nghiên cứu mang tính thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: Thu thập các thông tin qua việc quan sát hoạt
động của trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.
6
+ Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý,
lãnh đạo của trường Trung cấp Cảnh sátvũ trang và qua hoạt động thực tiễn tại
đây trao đổi với cán bộ,GV và người học về quá trình học tập và phát triển
PTKT dạy học hiện đại ở đây.
+ Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh: để làm rõ thực trạng phát
triển PTKT dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ, bổ trợ:
Phương pháp thống kê toán học, xử lý số liệu bằng các phần mền chuyên dụng.
7. Ý nghĩa của đề tài
Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý và
phát triển PTKT dạy học tại các cơ sở đào tạo của Bộ Công An; đề xuất các
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác quản lý và phát
triển PTKT dạy học tại các cơ sở đào tạo nói chung và các trường trung cấp
của Bộ Công an nói riêng, cũng như tại các chương trình, cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng liên quan đến công tác quản lý giáo dục.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển PTKTDH hiện đại trong các
trường trung cấp công an đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Chương 2. Thực trạng phát triển PTKTDH hiện đại ở trường Trung cấp
Cảnh sát vũ trang hiện nay
Chương 3. Yêu cầu và biện pháp phát triển PTKT DH hiện đại ở trường
Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY
HỌC HIỆN ĐẠI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG AN ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.1. Những vấn đề lý luận về phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường
trung cấp công an
1.1.1. Khái niệm phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường trung
cấp công an
Hiện nay có khá nhiều định nghĩa của nhiều tác giả khác nhau về khái
niệm “PTKT dạy học”. Dưới góc độ nghiên cứu và thực tiễn của khoa học
giáo dục, quản lý giáo dục PTKT dạy học còn được hiểu là các thiết bị dạy
học, đồ dùng dạy học…, thiết bị giáo dục, học cụ... Đó là những phương tiện,
vật chất, công cụ kỹ thuật cần thiết cho người dạy và người học sử dụng trong
quá trình giảng dậy ở tất cả các cấp học, bậc học, là một phần quan trọng
trong hệ thống CSVC của mỗi nhà trường hay mỗi cơ sở giáo dục trên thế
giới cũng như ở nước ta. Đây cũng là đại diện khách quan của đối tượng
nhận thức ẩn chứa trong đó đầy đủ những ý định, hoạch định ban đầu cả về
nội dung truyền đạt, phương pháp truyền đạt của người dạy và lĩnh hội của
người học. PTKTDH là một tập hợp những đối tượng vật chất được người
dạy sử dụng với tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận
thức của người học. Đối với người học, phương tiện còn là nguồn tri thức
phong phú để lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng. Điều đó cũng có nghĩa
PTKTDH là công cụ hỗ trợ người dạy, người học trong quá trình dạy học.
Tóm lại có thể hiểu: PTKTDH là nguồn tài nguyên, thông
tin, thiết bị kỹ thuật, đồ dùng, dụng cụ,... được sử dụng phục vụ cho
việc giảng dạy và học tập; là phương tiện giúp dễ dàng cho sự truyền
đạtcủa người dạy; tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng và phát triển
8
tư duy của người học.
Các PTKT này có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau, tùy vào
từng tiêu chí. Chẳng hạn dựa vào tính chất hiểu biết của PTKT, thì có thể
phân chia thành: Các loại PTKT vật chất như máy móc, dụng cụ, công
cụ...;Các PTKT tượng hình như tranh, ảnh minh họa, sơ đồ, biểu đồ. Hay
dựa vào nguyên lý hoạt động và chức năng của PTKT có thể chia: Các
PTKT phần cứng: như máy móc, thiết bị, máy tính và phần mềnCòn dựa
vào kỹ thuật của phương tiện dạy học có thể chia thành: PTKT dạy học
truyền thống và PTKT dạy học hiện đại. Trong đó, PTKT dạy học hiện đại
là những phương tiện ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công
nghệ vào dạy học tạo nên một số lượng lớn các PTKT tạo nên sự thay đổi
lớn về số lượng và chất lượng các phương tiện này, đặc biệt góp phần quan
trọng trong việc thay đổi phương phương pháp giảng dạy và nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo.
1.1.2. Vai trò, phân loại của phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các
trường Trung cấp Công an
1.1.2.1. Vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường Trung
cấp Công an
Để thực hiện quá trình dạy chọ nói chung cần có nhiều thành tố như:
mục tiêu của quá trình dạy học, nội dung, phương pháp giảng dạy- học tập,
người dạy, người học, cơ sở vật chất, các PTKTDH, các thàn tố này liên
quan chặt chẽ và có mối quan hệ tương hỗ cho nhau. Mối quan hệ này thể
hiện qua sơ đồ sau:
Mục tiêu
Học sinh
Giáo viên
9
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình giáo dục
Qua sơ đồ trên có thể thấy có 5 thành tốt cơ bản tham gia vào quá trình
giáo dục và dạy học, PTKTDH hay CSVC của nhà trường là một thành tố
không thể tách rời của 6 thành tố nêu trên và nó có vai trò tác động trực tiếp
lên nội dung, phương pháp của quá trình dạy học. Do đó, chất lượng của quá
trình dạy học chỉ đạt được khi 3 phạm trù này tương thích với nhau. Như vậy,
qua vị trí của PTKTDH trong quá trình dạy học chúng ta cũng có thể thấy
được rõ ràng vai trò của PTKTDH ở những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, nâng cao tính cực, kích thích hứng thú và thúc đẩy quá trình
nhận thức của người học. PTKTDH phải là một trong những cơ sở chủ yếu
cho người học nhận thức được thế giới khách quan, lĩnh hội tri thức, phát huy
tư duy cũng như tạo điều kiện cho họ từng bước tham gia cải tạo thực tiễn vì
lợi ích của con người. Việc sử dụng PTKTDH có thể giúp người học nâng cao
hứng thú học tập. Điều này đã được tâm lý học chứng minhhứng thú ham mê
học tập là một trong những nguồn gốc chủ yếu nhất của việc học tập có kết
quả cao, là con đường dẫn tới sáng tạo tài năng. Trong hoạt động dạy học,
PTKTDH là công cụ rất quan trọng để tạo nên hứng thú trong nhận thức
người học. Bên cạnh đó, trong công tác dạy học thực hành - thí nghiệm,
10
PTKTDH là công cụ, là phương tiện giúp người học nâng cao hứng thú nhận
thức trong nghề nghiệp, hình thành nên lòng yêu nghề, có đạo đức với nghề
nghiệp. Khi tiếp xúc với PTKTDH sẽ hình thành trong người học tinh thần tự
học, tự nghiên cứu, thúc đẩy quá trình nhận thức trong hoạt động NCKH.
Thứ hai, PTKTDH không những cung cấp và hình thành cho người học
kiến thức bền vững, mà nó còn giúp cho người học kiểm chứng, chứng minh
được tính đúng đắn của kiến thức lý thuyết khoa học, sửa chữa hoặc bổ sung,
phát triển, đánh giá lại nếu không phù hợp với thực tiễn.
Thứ ba, rèn luyện, phát triển kỹ năng thực hành, thực tập. Nguyên tắc
cơ bản nhất chỉ đạo phương pháp dạy học là nguyên lý giáo dục: học đi đôi
với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực
tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội. Trong quá trình hoạt
động thực tiễn, vật chất tác động lên các giác quan, qua đó tác động vào vỏ
não làm phát triển nảo bộ. Trên cơ sở bên trong của hoạt động trí tuệ phải
được xây dựng trên những hoạt động thực tiễn bên ngoài. Qua hoạt động thực
tiễn, cấy trúc của các vật và phương pháp hoạt động đối với cùng dần dần
chuyển vào vỏ não biến thành nhận thức cấu trúc của các vật và phương pháp
hoạt động trí tuệ với chúng, logic hoạt động thực tiễn chuyển vào vỏ não và
biến thành logic tư duy. Đồng thời, PTKTDH là cầu nối để GV và sinh viên
của nhà trường tiếp cận chính xác và kịp thời. PTKTDH là điều kiện, là
phương tiện để thực hiện phương pháp giáo dục, có vai trò quan trọng trong
việc rèn luyện, phát triển kỹ năng thực hành, thực tập cho người học.
Thứ tư, phát triển trí tuệ, kích thích nhu cầu học tập và NCKH. Trong
quá trình dạy học, nếu PTKTDH được người GV sử dụng một cách có hệ
thống, phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp thì sẽ giúp cho sinh viên
phát triển tư duy, tăng khả năng quan sát, phân tích nhận định, so sánh, tổng
hợp. Đồng thời thông qua hoạt động sử dụng PTKTDH của người thầy, sự
11
tương tác của trò trong quá trình thực hành, thực tập làm kích thích nhu cầu
cầu học tập. Từ đây sẽ dần hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi
phát triển cái mới. Để thực hiện được nhiệm vụ này đòi hỏi các cơ sở giáo dục
phải có đầy đủ CSVC - PTKTDH, phải có đầy đủ phòng thực hành, thí
nghiệm, bên cạnh số lượng thì đòi hỏi phải đáp ứng được tiêu chí hiện đại, có
như vậy thì khi người học tiếp cận với PTKTDH này thì sẽ làm tăng nhu cầu
mong muốn được nghiên cứu, được tìm tòi.
Thứ năm, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kỹ luật lao động, nhân cách
người học. Thông qua việc sử dụng PTKTDH, hình thành cho người học hệ
thống các khái niệm, nhận thức được thế giới xung quanh, hứng thú trong học
tập và NCKH, từ đó hình thành lòng yêu nghề, hiểu và khẳng định được giá
trị bản thân để tiến đến hình thành nhân cách một mẫu người tri thức trong
thời đại mới. Thông qua quá trình sử dụng, vận hành PTKTDH sẽ dần hình
thành tính kỹ luật, tính nghiêm túc trong khoa học, trung thực, chăm chỉ, cần
cù trong lao động, trong sản xuất. Như vậy sử dụng PTKTDH hợp lý sẽ tác
động đến việc hình thành nên đạo đức nghề nghiệp, nhân cách của người học.
Thứ sáu, là công cụ lao động của giảng viên. Cùng với sự phát triển
của tri thức, khoa học kỹ thuật và công nghệ, để truyền tải một khối lượng
kiến thức lớn đến người học, hướng dẫn để hình thành kỹ năng tay nghề
cho người học thì người thầy rất cần PTKT hỗ trợ, đó chính là PTKTDH.
Đây là công cụ giúp cho người học dễ dàng tiếp cận những kiến thức, tri
thức từ người thầy, nó còn là động lực làm cho hoạt động giảng dạy của
người thầy thêm sáng tạo và sinh động.
1.1.2.2. Phân loại các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường
Trung cấp Công an
Việc phân loại trên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng các
quy trình quản lý, các biện pháp quản lý phát triển PTKT DH cũng như xác
12
định hiệu quả sử dụng của nó trong qua trình dậy ở các trường đại, đặc biệt
trong hệ thống các trường an ninh và cảnh sát. Căn cứ vào một số tiêu chí, có
thể phân loại các PTKTDH tại các trường Trung cấp Công an như sau:
Một là, dựa vào cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của phương
tiện. PTDH có thể được phân làm hai phần: Phần cứng và phần mềm.
Phần cứng bao gồm các phương tiện được cấu tạo trên cơ sở các
nguyên lý thiết kế về cơ, điện, điện tử... theo yêu cầu biểu diễn nội dung bài
giảng. Các phương tiện này có thể là: Các máy chiếu (phim, ảnh, xi nê), radio,
ti vi, máy tính điện tử, thiết bị phát thanh và truyền hình... Phần cứng là kết
quả tác động của sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nhiều thế kỷ. Khi
sử dụng phần cứng, người giáo viên đã cơ giới hóa và điện tử hóa quá trình
dạy học, mở rộng không gian lớp học và phạm vi kiến thức truyền đạt. Giáo
viên có thể dạy cho nhiều học sinh cùng một lúc, truyền đạt nội dung nhiều và
nhanh hơn mà tốn ít sức lực hơn.
Phần mềm là những phương tiện trong đó sử dụng các nguyên lý sư
phạm, tâm lý, khoa học kỹ thuật để xây dựng nên cho học sinh một khối
lượng kiến thức hay cải thiện hành vi ứng xử cho học sinh. Phần mềm bao
gồm: Chương trình môn học, báo chí, sách vở, tạp chí, tài liệu giáo khoa...
Phần mềm được đặc trưng bằng sự phân tích mô tả chính xác đối
tượng, sự lựa chọn mục tiêu, sự củng cố và đánh giá kiến thức.
Hai là, dựa vào mục đích sử dụng có thể phân loại các PTKTDH thành
hai loại: Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học và phương tiện dùng để hỗ
trợ, điều khiển quá trình dạy học.
Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học bao gồm những máy móc, thiết
bị và dụng cụ được giáo viên sử dụng trong giờ dạy để trình bày kiến thức,
rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Đó có thể là:
13
Máy chiếu (truyền xạ, phản xạ), máy chiếu phim dương bản, máy chiếu
phim, máy ghi âm, máy quay đĩa, máy thu hình, máy dạy học, máy tính điện
tử, máy quay phim...
Các tài liệu in (sách giáo khoa, sách chuyên môn, các tài liệu chép tay, sổ
tay tra cứu, sách bài tập, chương trình môn học...). Đây là loại phương tiện được
sử dụng rộng rãi và được giáo viên ưa dùng nhất trong quá trình dạy học.
Các phương tiện mang tin thính giác, thị giác và hỗn hợp (băng ghi âm,
đĩa ghi âm, các chương trình phát thanh, tranh vẽ, biểu bảng, bản đồ, đồ thị,
ảnh, phim dương bản, phim cuộn, buổi truyền hình...).
Các loại phương tiện trực quan ba chiều gồm: Các vật mẫu, mô hình,
hay mô hình cắt, bộ dụng cụ học tập, bộ trưng bày hiện vật, mẫu vật và sa bàn.
Phương tiện hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học là những phương tiện
được sử dụng để tạo ra một môi trường học tập thuận lợi, có hiệu quả và liên tục.
Phương tiện hỗ trợ bao gồm các loại bảng viết, các giá di động hoặc cố
định, bàn thí nghiệm, thiết bị điều khiển âm thanh, ánh sáng...
Phương tiện điều khiển bao gồm các loại sổ sách, tài liệu ghi chép về
tiến trình học tập, về thành tích học tập của học sinh.
Ba là, dựa vào cấu tạo của phương tiện có thể phân các loại PTKTDH
thành ba loại: Các PTKTDH truyền thống, các PTKT và các phương tiện
nghe nhìn hiện đại.
Phương tiện dạy học truyền thống: Là các loại PTKTDH đã được sử
dụng lâu đời và ngày nay vẫn còn được sử dụng trong dạy học (PTKTDH hai
chiều, ba chiều). Thông thường, PTKTDH truyền thống được hiểu là những
đồ dùng trực quan được dùng trong dạy học.
Phương tiện kỹ thuật dạy học (PTKTDH có tính kỹ thuật): Cũng là một
dạng của PTKTDH được chế tạo ra bằng trình độ công nghệ cao và đòi hỏi
phải sử dụng điện năng.
14
Phương tiện dạy học hiện đại: Chủ yếu là PTKTDH nghe nhìn, được
hình thành do sự phát triển của kỹ thuật, đặc biệt là điện tử. Trong tương lai,
với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, PTKTDH hiện đại là
một công cụ không thể thiếu trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học
của người dạy; trong quá trình tự học, tìm kiếm tri thức mới của người học.
Tóm lại dựa trên các cách phân loại đã nêu, đối với các trường thuộc
lực lượng vũ trang nói chung, các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công an nói riêng,
PTKTDH có thể phân thành các loại như sau:
- Nhóm phương tiện nghe nhìn dùng để truyền đạt thông tin;
- Nhóm PTKTDH luyện tập;
- Nhóm PTKTDH bổ trợ;
- Nhóm cácPTKTDH thực hành, thí nghiệm;
- Nhóm PTKTDH kiểm tra kiến thức, kỹ năng.
1.1.3. Đặc điểm dạy học ở các trường trung cấp công an
Đặc điểm về mục tiêu dạy học, của các trường thuộc lực lượng an ninh
không nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường lao động nói
chung mà chỉ nhằm mục tiêu cung cấp đủ nhân lực có chất lượng cao, tạo ra
đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, vững về chính trị, tinh thông về
nghiệp vụ, nắm vững pháp luật, có kiến thức về khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ
và kỹ năng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ANTT, bảo vệ
ANQG, giữ gìn TTATXH, bắt nhịp được với đòi hỏi chung của đất nước và
từng bước đáp ứng xu thế chung của khu vực, thế giới1
.
Đặc điểm về chương trình, nội dung dạy học, về chương trình và nội
dung dạy học thì các chương trình đào tạo của các trường thuộc lực lượng công
an vẫn phải tuân thủ các quy định chuyên ngành của Bộ Giáo dục và đào tạo.
1
Nghị quyết số 17/NQ-ĐU của Đảng ủy Công an Trung ương về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục, đào tạo trong Công an nhân dân
15
Bên cạnh đó là những quy định về nội dung mang tính đặc thù của ngành như
các môn học nghiệp vụ, các môn học kỹ năng, các môn học rèn luyện thể chất-
võ thuật sẽ chiếm thời lượng, nội dung lớn trong các chương trình đào tạo
Đặc điểm về phương pháp, phương tiện dạy học, ngoài những phương
pháp giảng dạy theo khoa học giáo dục nói chung và các phương tiện dạy học
phổ thông thì do tính đặc thù là các đơn vị đào tạo của lực lượng an ninh nên
các cơ sở đào tạo của Bộ Công an sẽ có những phương pháp nghiệp vụ
chuyên ngành, các phương tiện đặc thù ngành.
Đặc điểm về giảng viên, trước đây, đội ngũ giảng viên của các trường
thuộc Bộ Công An đều được tuyển chọn từ chính nguồn học viên tốt nghiệp
xuất sắc tại các học viện, trường CAND để đảm bảo các yêu cầu khắt khe về
thành viên thuộc lực lượng an ninh. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tuyển dụng
đội ngũ cán bộ giảng viên tại các đơn vị đào tạo của Ngành đã được mở rộng
hơn. Ngoài nguồn tuyển truyền thống từ học viên tốt nghiệp xuất sắc các
trường còn kết hợp giữa tuyển chọn tại các cơ sở đào tạo ngoài lực lượng theo
từng chuyên ngành khác nhau để đảm bảo vẫn thu hút được những người có
trình độ cao về giảng dạy tại các Nhà trường trong ngành; đồng thời mở rộng
đối tượng tuyển chọn từ các đơn vị thực tiễn trong ngành có trình độ cao phù
hợp với công tác nghiên cứu, giảng dạy.
Đặc điểm về học viên, Học viện tại các cơ sở đào tạo lực lượng cảnh
sát và an ninh thuộc Bộ Công an có những đặc điểm khác biệt với học viên
các cơ sở đào tạo khác. Đó là những thi sinh có nguyện vọng thi tuyển đều
phải qua sơ tuyển tại công an các tỉnh, thành phố nơi thí sinh đăng ký hộ khẩu
thường trú. Việc sơ tuyển này sẽ tập trung vào xác minh lý lịch và kiểm tra
sức khỏe.
Về sức khỏe , thí sinh cần đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể như như: thị
lực phải đảm bảo một mắt 10/10, tổng thị lực 2 mắt có thể từ 19 - 20/10,
16
không có các bệnh, biến chứng về mắt; không sứt môi, khe hở vòm miệng và
không nói ngọng; không có các bệnh lý về huyết áp, tim mạch và sức khỏe
tâm thần; Không nghiện các chất ma tuý, màu và dạng tóc bình thường,
không bị rối loạn sắc tố da và không có các vết xăm (trổ) trên da; không có
hình săm trổ trên da; yêu cầu về thể hình là: Nam cao từ 1,64-1,80m, cân
nặng từ 48kg đến không quá 75kg; nữ cao từ 1,58-1,72m, cân nặng từ 45kg
đến không quá 57kg. Bên cạnh đó là yêu cầu về tuổi như: không quá 28; học
sinh không quá 20; chiến sĩ nghĩa vụ công an tuổi không quá 24.
Về lý lịch, phải các quy định về ảm bảo tiêu chuẩn về chính trị theo quy
định của Bộ Công an.
1.2. Những vấn đề lý luận về phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các
trường trung cấp công an đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
1.2.1. Khái niệm phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại
Theo từ điển tiếng Việt "Phát triển" là "biến đổi hoặc làm cho biến đổi
từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp2
Phát triển là "sự vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên". Nét
đặc trưng của phát triển là hình thức xoáy trôn ốc và theo các chu kỳ, việc
hoàn thành một chu kỳ lại là cố hữu, là nền tảng cho một chu kỳ mới trong đó
có sự lặp lại một số đặc điểm của chu kỳ trước đó.
Tóm lại, mọi sự vật hiện tượng, con người, xã hội có sự biến đổi tăng
tiến về mặt số lượng, chất lượng dưới tác động của bên ngoài đều được coi là
sự phát triển.
Phát triển PTKTDHtại các nhà trường có thể hiểu là một quá trình tăng
tiến về mọi mặt của hệ thống PTKTDHtrong một thời kỳ nhất định. Trong đó
bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, số lượng và chất lượng, chủng loại.
Phát triển PTKTDHtại các nhà trường trước hết phải tạo ra hệ thống
CSVC cần thiết đầy đủ, đảm bảo nhu cầu cho quá trình dạy học hiệu quả.
2
Từ điển Giáo dục học (2001), NXB Từ điển Bách khoa
17
Để đạt được mục tiêu phát triển PTKTDH tại các nhà trường nhằm xây
dựng các nhà trường đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Như vậy, phát triển
PTKTDH là một giải pháp mà nhà quản lý của các nhà trường đó sử dụng để
quản lý và phát triển hệ thống CSVC-PTKTDH đáp ứng yêu cầu nhu cầu,
nhiệm vụ đào tạo của nhà trường.
Hoạt động phát triển PTKTDH này phải đảm bảo:
Mục tiêu quản lý phát triển PTKTDH là xây dựng và thực hiện kế
hoạch phát triển đảm bảo sự đồng bộ về cơ cấu, gia tăng về số lượng theo
hướng hiện đại hóa, có chất lượng cao; nâng cao khả năng khai thác, sử dụng
hiệu quả PTKTDH cho giảng dạy, học tập nhằm thực hiện tốt mục tiêu, yêu
cầu đào tạo; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Mục tiêu quản lý phát triển PTPTDHthực chất là đảm bảo sự kết hợp
giữa mua sắm, làm mới phát triển về số lượng với bảo đảm sự đồng bộ về
chủng loại và chất lượng PTKTDH. Đồng thời bồi dưỡng nâng cao khả năng
khai thác, bảo quản, sử dụng làm cho PTKTDH phát huy hiệu quả; góp phần
đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và những điều kiện cần thiết để
nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện các
yếu tố của quá trình dạy học.
Chủ thể quản lý phát triển PTKTDH: chủ thể phát triển PTKTDH có
vai trò, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, vai trò, chức năng, nhiệm
vụ ấy có liên quan mật thiết với nhau, tương trợ lẫn nhau, tạo cho hệ thống
phát triển đúng hướng và đạt được mục tiêu của tổ chức. Ví dụ tại các cơ sở
đào tạo của Bộ Công an thì Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Công an là chủ thể giữ vai
trò lãnh đạo, chỉ đạo quản lý phát triển PTKTDH ở các nhà thuộc Bộ Công an
thông qua các chủ trương, chính sách, đầu tư kinh phí cho việc mua sắm phát
triển PTKTDH về số lượng và chủng loại; nhất là các PTKTDH hiện đại.
18
Hiệu trưởng các nhà trường là người thực hiện nhiệm vụ giữ vai trò
quan trọng nhất trong quản lý phát triển PTDH ở các trường đại học thuộc Bộ
Công an. Ngoài ra, các cá nhân, cơ quan, bộ phận chức năng là các chủ thể
thực thi, phối hợp quản lý phát triển một nội dung cụ thể nào đó là PTKTDH
theo chức năng, nhiệm vụ được phân công phục vụ cho dạy học ở nhà trường.
Chủ thể quản lý phát triển PTKTDH còn là những giảng viên, họ tham gia
vào chủ thể quản lý với tư cách là tự quản lý, sử dụng và bảo quản PTKTDH,
người trực tiếp sáng chế, thiết kế, tự làm các PTKTDH phù hợp với hoạt động
giảng dạy của mình góp phần tham gia vào hoạt động quản lý của nhà trường
(tự quản lý). Tham gia với tư cách là thành viên trong hoạt động quản lý được
thể hiện ở việc có ý kiến về chất lượng PTKTDH, tính đồng bộ, hiện đại, phù
hợp của PTKTDH với chuyên ngành, sự phát triển ngành nghề đào tạo, đổi
mới hình thức đào tạo với lãnh đạo nhà trường, Đảng uỷ, Công đoàn...
Các chủ thể quản lý trên có vai trò quan trọng trong quản lý phát triển
PTKTDH: Đại diện về mặt thực thi pháp luật nói chung và quy định của
Ngành, liên ngành đối với quản lý phát triển PTKTDH.
Phương thức phát triển PTKTDH là tổng thể những cách thức, biện
pháp các chủ thể sử dụng để tạo ra sự gia tăng về số lượng; chất lượng cao;
đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ; nâng
cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng sử dụng hiệu quả PTKTDH nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
1.2.2. Nội dung phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại
Nội dung phát triển PTKTDH ở các nhà trường bao gồm:
Một là, kế hoạch hóa phát triển PTKTDH
Để đạt được các mục tiêu của quá trình dạy họ, các nhà trường cần
phát triển CSVC cũng như các PTKTDH của mình một cách có hệ thống, kế
hoạch gắn với chiến lược và kế hoạch đào tạo của Nhà trường để đạt yêu cầu
19
hiệu quả và đạt được mục tiêu chiến lược của Nhà trường. Do vậy, hoạch định
về phát triển PTKTDHphải dự báo được số lượng theo cơ cấu hợp lý và đặc
biệt nhiệm vụ và mục tiêu của Nhà trường qua từng giai đoạn khác nhau.
Trong hoạch định phương hướng phát triển và xây dựng quy hoạch, kế
hoạch phát triểnPTKTDHthì kết quả đánh giá thực trạng PTKTDH hiện có
của mỗi Nhà trường là cơ sở quan trọng. Từ kết quả hoạch định phương
hướng và chiến lược phát triển, đánh giá về cơ cấu và chất lượng ĐNGV hiện
tại cho phép các nhà truòng xác định được quy hoạch và kế hoạch phát triển
PTKTDHdài hạn và hàng năm. Bên cạnh đó, việc đánh giá hiện trạng về tổ
chức và quản lý phát triểnPTKTDHcũng là cơ sở quan trọng cho hoạch định
phát triển PTKTDH. Đánh giá cơ cấu tổ chức, bộ máy và công tác quản lý
hoạt động phát triển PTKTDH hiện tại kết hợp với việc phân tích các yếu tố
tác động giúp đưa ra các giải pháp về cơ chế, chính sách và hoàn thiện tổ
chức, bộ máy phát triển PTKTDHcủa các nhà trường.
Nội dung hoạch định ĐNGV phải đảm bảo các yêu cầu về số lượng và
chất lượng và cơ cấu các PTKTDH hợp lý, để đạt được nội dung này thì công
tác kiểm kê, đánh giá có vai trò quyết định. Tiếp đó, các hoạt động phát triển
PTKTDHnhất là mua sắm, sửa chữa cần được định hướng nhằm đạt được cơ
cấuPTKTDH hợp lý.
Do đó, nhiệm vụ của hoạch định phát triển PTKTDH trước hết cần dự
báo được yêu cầu về PTKTDH trong từng thời kỳ thể hiện ở quy mô, nhưng
phải gắn liền với cơ cấu PTKTDH hợp lý. Cơ cấu PTKTDH hợp lý là một cơ
cấu mà ở đó PTKTDH đáp ứng đủ về mặt số lượng và chất lượng, đạt được
hiệu quả sử dụng cao nhất có thể được cho từng khâu, đồng thời phù hợp với
mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường.
Tóm lại, công tác hoạch định phát triển PTKTDH cần gắn chặt với bước
rà soát đánh giá nhu cầu sử dụng PTKTDH. Kết quả rà soát, đánh giá là dữ
20
liệu quan trọng để đơn vị xây dựng kế hoạch và các chính sách về phát triển
PTKTDH trong nhà trường.
* Hai là, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển PTKTDH
Bên cạnh công tác lập kế hoạch phát triển PTKTDH thì bước tiếp theo
của quá trình này chính là tổ chức thực hiện kế hoạch. Nhiệm vụ của bước
này chính là xác định nhiệm vụ của từng bộ phận tham gia quản lý phát triển
PTKTDH. Các bộ phận thực hiện nhiệm vụ chuyên trách tạo thuận lợi để việc
đầu tư, phát triển PTKTDH hiệu quả trong sử dụng, đáp ứng mục tiêu phát
triển đào tạo của nhà trường.
Việc tổ chức giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau một cách có
hiệu quả trong việc hoàn thành mục tiêu, cần phải xây dựng và duy trì một cơ
cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác. Những điều đó
thuộc phạm vi của tổ chức nhân sự.
Phân chia các bộ phận hợp lý tạo sự kết hợp logic, hiệu quả trong quản
lý PTKTDH. Chọn lựa, cử cán bộ phụ trách các phòng chức năng và giáo viên
đi học tập, tham quan, dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng sử dụng
PTDH nhất là các phương tiện hiện đại.
Phát huy quyền làm chủ, tính tích cực sáng tạo của người dạy, người học
trong việc đóng góp những ý tưởng, sáng chế, thiết kế các PTKTDH. Xét về
nguyên tắc xem đây là công việc mang tính chất nghiệp vụ của mỗi tập thể, giáo
viên, cán bộ, chiến sĩ và học viên trong phát triển PTKTDH của nhà trường.
Tổ chức công việc: Tổ chức các công việc trong phát triển PTKTDH
như đầu tư, mua sắm, tự làm PTKTDH;
Tổ chức giới thiệu danh mục các PTKTDH hiện có của nhà trường cho
toàn thể giáo viên nắm, thống kê thành hệ thống, thành nhóm, dựa vào đặc
điểm, đặc trưng của từng môn học, từng chuyên ngành đào tạo nhằm tạo điều
kiện thuận lợi để giáo viên tìm hiểu và sử dụng.
21
Tổ chức sử dụng hiệu quả PTKTDH: Tổ chức khai thác, sử dụng
PTKTDH, đặc biệt trong điều kiện hiện nay với hệ thống các PTKTDH hiện
đại, việc tổ chức khai thác, sử dụng trở thành một nhu cầu, một nền nếp tự
giác thường xuyên của mọi giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Tổ chức việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa PTKTDH: Tổ chức
kiểm kê, bảo quản sửa chữa, phục hồi, thanh lý PTKTDH thường xuyên sẽ
đảm bảo chất lượng PTKTDH luôn đáp ứng tốt trong việc ứng dụng của giáo
viên vào quá trình giảng dạy, cho học viên trong quá trình học tập, nghiên cứu
và tìm kiếm tri thức mới.
Tập huấn cho lực lượng tham gia quản lý PTKTDH thông qua việc đào
tạo, bồi dưỡng kiến thức, phát triển trình độ, năng lực sử dụng, khai thác hiệu
quả PTKTDH đặc biệt là những PTKTDH hiện đại cho giảng viên, cán bộ
quản lý, học viên của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới PPKTDH, nâng
cao chất lượng đào tạo ở nhà trường.
* Ba là, chỉ đạo, lãnh đạo phát triển PTKTDH
Quản lý công tác lập kế hoạch, tổ chức mua sắm đã khó và phức tạp thì
công tác tổ chức, chỉ đạo bảo quản, sử dụng PTKTDH hiệu quả càng khó và
phức tạp hơn. Nó sẽ quyết định sự thành công, đúng định hướng của chiến
lược phát triển đơn vị. Công tác bảo quản, sử dụng PTKTDH tốt sẽ tránh gây
lãng phí, thất thoát tiền của của xã hội mà còn là nhân tố chính nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường. Khai thác, sử dụng PTKTDH tốt, hết công suất
và hiệu quả là một minh chứng cho sự thành công trong công tác quản lý đào
tạo. Để thực hiện chỉ đạo, lãnh đạo phát triển PTKTDH,người CBQL cần phải
thực hiện các hành động sau:
- Lập kế hoạch khai thác, sử dụng: Thực hiện từ khi bắt đầu xây dựng
kế hoạch đầu tư mua sắm bao gồm: con người (để quản lý, khai thác, sử
dụng); CSVC hỗ trợ (phòng/ xưởng để lắp đặt hoặc bố trí PTKTDH, các
22
phương tiện vật chất hỗ trợ khác,…); quá trình sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng,
sửa chữa PTKTDH để duy trì trạng thái làm việc tốt đến khâu cuối cùng của
vòng đời quản lý phát triển PTKTDH là thanh lý, lập kế hoạch tái đầu tư để
bắt đầu chu trình quản lý PTKTDH mới.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn
cho người sử dụng PTKTDH, nghiệp vụ quản lý cho người làm công tác thiết
bị. Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng cho các lực lượng khai thác
PTKTDH (từ cán bộ chuẩn bị thiết bị, đến GV, SV); xây dựng tiêu chí và quy
trình kiểm tra, giám sát, đánh giá việc khai thác, sử dụng PTKTDH theo
hướng lấy việc phát huy các tiêu chí quản lý làm cốt lõi để đánh giá hiệu quả
sử dụng. Bên cạnh đó, phải lập kế hoạch tổ chức bảo quản, bảo dưỡng, sửa
chữa PTKTDH để duy trì trạng thái làm việc tốt của PTKTDH một cách đầy
đủ và khoa học. Kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa PTKTDH cần thể
hiện rõ các nội dung về: thời gian, hình thức, nguồn kinh phí, nhân sự thực
hiện, cơ chế kiểm tra giám sát để tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Tổ chức triển khai sử dụng PTKTDH một cách khoa học và hiệu quả:
Ban hành nội quy, quy định, quy trình về quản lý, sử dụng PTKTDH; tổ chức
tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người sử dụng PTKTDH; chỉ đạo
các cá nhân, tập thể liên quan đến công tác phát triển PTKTDH phải khai thác
hết tính năng, tối đa hiệu suất sử dụng của thiết bị, thực hiện tốt công tác bảo
quản, bảo trì, bảo dưỡng, kiểm kê, thanh lý.
Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng PTKTDH, các hướng dẫn
sử dụng; tổ chức các buổi thao giảng, các cuộc thi tự làm đồ dùng dạy học
nhằm khai thác hết nguồn lực của đội ngũ giàng viên, nguồn lực đầu tư; khai
thác, sử dụng PTKTDH sao cho hết tính năng, hiệu suất tuy nhiên vẫn đảm
được tính nguyên vẹn ban đầu về hình dáng, màu sắc và tính năng kỹ thuật.
23
Xây dựng tiêu chí đánh giá việc tổ chức bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa
PTKTDH như: ban hành các quy định, quy trình, các tiêu chí cụ thể nhằm
đảm bảo PTKTDH luôn được bảo quản tốt nhất, sẳn sàng phục vụ cho hoạt
động đào tạo của nhà trường.
- Thực hiện tốt công tác bảo quản, bảo dưỡng PTKTDH theo quy định
của nhà trường, đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất, cung
cấp. Việc bảo quản, bảo dưỡng tốt không những làm cho PTKTDH duy trì
được tuổi thọ thời gian sử dụng. Vì vậy, cần xây dựng, thực hiện các tiêu chí,
quy trình đánh giá việc tổ chức bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa PTKTDH
như: ban hành các quy định, quy trình, các tiêu chí về công tác bảo quản, bảo
dưỡng; sử dụng đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao cho công tác bảo quản,
bảo dưỡng; dành các khoản chi tài chính hợp lý cho công tác bảo quản, bảo
dưỡng về PTKTDH nhằm đảm bảo PTKTDH luôn được bảo quản tốt nhất,
sẳn sàng phục vụ cho hoạt động đào tạo.
* Bốn là,xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác
quản lý PTKTDH
Hiện nay, tại các cơ sở giáo dục nói chung kinh phí đầu tư cho hệ thống
CSVC và PTKTDH là rất lớn, tuy nhiên việc phát huy hiệu quả PTKTDH cả
về tính giáo dục và tính kinh tế còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên
nhân đó là tổ chức bộ máy thiếu hợp lý và năng lực của đội ngũ làm công tác
thiết bị chưa được bồi dưỡng đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ, chưa có biện
pháp quản lý tốt đội ngũ làm công tác này. Do vậy, để đảm bảo công tác này
phát huy hiệu quả, các nhà trường cần quan tâm đến chất lượng bộ máy và đội
ngũ cán bộ làm công tác này. Để đảm bảo phát triển đội ngũ CBQL PTKTDH
các nhà trường cần tập trung vào các nội dung như:
- Bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị:
i) Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ làm công tác thiết bị
24
+ Về phẩm chất đạo đức: giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của cán bộ
viên chức; có trách nhiệm trong công tác.
+ Về trình độ đào tạo: tốt nghiệp đại học trở lên, có chứng chỉ khóa bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác thiết bị dạy học; trình độ
vi tính, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.
+ Về kỹ năng làm việc: lập được kế hoạch khai thác, sử dụng; QL khai
thác, bảo quản, bảo dưỡng, kiểm kê, thanh lý, bổ sung và phát triển PTDH tại
đơn vị.
ii) Xác định vị trí việc làm và bố trí sử dụng hợp lý
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ làm công tác thiết bị
Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo đội ngũ làm công tác thiết bị đủ về số
lượng; đồng bộ về cơ cấu; đảm bảo về chất lượng; vững về trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ; có thái độ tích cực với nghề nghiệp;
- Triển khai công tác bồi dưỡng: Đảm bảo đủ các nội dung theo kế hoạch.
- Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng: Xây dựng kế hoạch kiểm tra
đánh giá trên cơ sở kế hoạch được duyệt. Tổ chức nhận xét, đánh giá kế quả
công tác đào tạo, bồi dưỡng đến từ cá nhân, tập thể; rà soát năng lực và phẩm
chất của người làm công tác thiết bị sau bồi dưỡng theo định kỳ hoặc đột xuất.
Thực hiện tốt cơ chế khen thưởng, kỷ luật (nếu có).
(iii) Xác định trách nhiệm của từng cá nhân và đơn vị phụ trách về
PTKTDH và các cá nhân, đơn vị có liên quan trong quản lý PTDH theo phân
cấp quản lý
Việc xác định trách nhiệm cần được thể hiện rõ bằng việc ban hành các
quy định, quy trình quản lý PTKTDH, phân cấp quản lý tại đơn vị, cụ thể:
Trách nhiệm của người đứng đầu (Hiệu trưởng); trách nhiệm của người được
Hiệu trưởng phân cấp, ủy quyền; trách nhiệm của các bộ phận chức năng;
trách nhiệm của từng nhân viên phụ trách quản lý, sử dụng PTKTDH; người
25
trực tiếp sử dụng PTKTDH (giảng viên, sinh viên và các đối tượng khác có sử
dụng PTKTDH).
Trong nội dung này, đặc biệt quan trọng chính làcơ chế phối hợp giữa
đơn vị phụ trách PTKTDH trong nhà trường.
Trên cơ sở đã xác định vị trí việc làm, trách nhiệm của đơn vị/ cá
nhân: Hiệu trưởng ban hành cơ chế phối hợp giữa đơn vị phụ trách
PTKTDH với các bộ phận, giảng viên, sinh viên và các cá nhân liên quan
trong quản lý PTKTDH.
*Năm là,kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình phát triển PTKTDH
Kiểm tra, đánh giá là đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm
bảo rằng các mục tiêu của tổ chức và các kế hoạch vạch ra để đạt tới mục tiêu
đã đang được hoàn thành. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phát
triển PTKTDH chính là đánh giá hiệu quả phát triển PTKTDH so với mục
tiêu đã đặt ra, so với yêu cầu của đổi mới giáo dục.
Mục đích của kiểm tra là nhằm phát hiện ra được và kịp thời những sai
lệch trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển PTKTDH, trong đầu tư,
mua sắm, quản lý, sử dụng PTKTDH so với kế hoạch ban đầu. Từ đó, tác
động điều chỉnh đối với những sai lệch thực tế hoặc những sai lệch có thể xảy
ra trong quá trình phát triển PTKTDH.
Nội dung kiểm tra bao gồm:
Việc xác định các tiêu chuẩn đánh giá PTKTDH ở các nhà trường.
Kiểm tra đánh giá việc quản lý, khai thác, sử dụng, kiểm kê, bảo quản
PTKTDH của các khoa, tổ bộ môn, các giảng viên, sinh viên để có sự uốn
nắn, điều chỉnh kịp thời.
Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch phát triển PTKTDH để có thể kịp
thời điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch.
26
Tổng kết đánh giá việc khai thác, sử dụng bảo quản PTKTDH theo kế
hoạch cụ thể, đánh giá, rút kinh nghiệm hướng dẫn các hoạt động tiếp theo.
Kiểm tra hoạt động của các bộ phận tham gia quản lý PTKTDH.
Phát hiện, điều chỉnh những sai lệch trong quản lý PTKTDH.
Đánh giá việc thực hiện các khâu quản lý PTKTDH ở nhà trường học
so với mục tiêu.
Tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện quản lý PTKTDH .
Các nội dung kiểm tra có mối quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ lẫn
nhau trong quản lý phát triển PTKTDH. Để nâng cao hiệu quả sử dụng
PTKTDH phải tiến hành đầu tư xây dựng đúng hay lựa chọn PTKTDH đồng
bộ, hiện đại phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường, đồng thời đáp ứng
được yêu cầu chuẩn hóa và hiện đại hóa và trong quản lý sử dụng phải tuân
thủ những nguyên tắc quản lý nhất định.
1.2.3. Yêu cầu phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các
trường trung cấp công an trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Yêu cầu thứ nhất, phát triển PTKTDH bảo đảm yêu cầu đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu và chuẩn về chất lượng cũng như hiện đại hóa phương tiện.
Yêu cầu này đòi hỏi:
Chuẩn về số lượng: Số lượng PTKTH đảm bảo đủ đáp ứng hoạt động
dạy học, nghiên cứu trong trường đại học theo các ngành học, bộ môn và các
học phần.
Chuẩn về chất lượng: Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định danh mục các
thiết bị dạy học được sử dụng trong các nhà trường, đồng thời cũng quy định
các tiêu chuẩn chất lượng cho từng loại thiết bị dạy học về: Kích thước, mầu
sắc, trọng lượng, chất liệu... Tiêu chuẩn đánh giá thiết bị dạy học hiện đang áp
dụng là tiêu chuẩn của nhà sản xuất, tiêu chuẩn Việt Nam, đang hướng tới hệ
thống chất lượng quốc tế.
27
Chuẩn về tính đồng bộ trong PTKTDH đảm bảo các phương tiện có
tính liên thông, liên kết, tương trợ lẫn nhau, phát huy tính năng trong quá trình
sử dụng và đổi mới PPKTDH ở nhà trường.
Đồng thời, PTKTDH phải phản ánh và gắn liền với sự phát triển của nền
khoa học hiện đại, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội.
Yêu cầu thứ hai, phát triển PTKTDH đáp ứng xu hướng đổi mới và phát
triển giáo dục ĐH;CĐ nói chung và của ngành, lĩnh vực công an nói riêng.
Trước hết, phát triển PTKTDH cần tính đến và dần dần đáp ứng được
xu hướng đổi mới và phát triển của GDĐH nói chung. Bước vào thế kỷ 21
cùng với quá trình gia tăng quy mô giáo dục đại học trên phạm vi toàn thế
giới từ 14 triệu sinh viên ( năm 1960) lên khoảng 80 triệu sinh viên như hiện
nay vai trò và vị trí của hệ thống giáo dục đại học nói chung và các trường đại
học nói riêng đã có những thay đổi căn bản. Điều này không chỉ diễn ra tại
các quốc gia có nền giáo dục đại hoc phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Hà
Lan mà ngay tại khu vực Đông Nam Á như Thái lan, Malaisia, Philipin đã và
đang thực hiện đổi mới, cải cách giáo dục bậc cao theo hướng phát triển hệ
thống bảo đảm chất lượng đại học với nhiều tiêu chí và chuẩn mực đánh giá
chất lượng đào tạo. Đồng thời trong bối cảnh sôi động của các xu hướng phát
triển của đời sống xã hội hiện đại, giáo dục ở các nước đã và đang phải đối
mặt với nhiều cơ hội và thách thức to lớn đặc biệt là vấn đề giải quyết các mối
quan hệ giữa quy mô- chất lượng và hiệu quả đào tạo; giữa đào tạo và nghiên
cứu, dịch vụ; giữa nhu cầu và nguồn lực cho phát triển.v.v. Để giải quyết các
yêu cầu đó giáo dục phải tiếp tục tính đến việc phát triển PTKTDH phù hợp.
Yêu cầu thứ ba, đẩy mạnh việc xã hội hóa và hội nhập quốc tế trong
phát triển PTKTDH. Yêu cầu này là xu hướng phù hợp với thời đại và mục
tiêu đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Do vậy cần huy động các lượng lượng
trong xã hội tham gia quá trình đầu tư, phát triển PTKTDH (đầu tư kinh phí,
28
tự thiết kế, sáng chế…). Đặc biệt trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như ở
nước ta hiện nay thì việc tự chế, tự nghiên cứu các PTKTDH là một giải pháp
hữu hiệu nhằm ra nhiều PTKTDH vừa tạo ra môi trường sáng tạo của cán bộ
giảng dạy cũng như người học trong một số môn học nghiệp vụ mang tính
đặc thù. Đồng thời, liên kết giữa các nhà trường, các đơn vị nghiệp vụ, trung
tâm nghiên cứu, các viện kỹ thuật trong và ngoài Ngành, các nhà máy xí
nghiệp để nghiên cứu chế tạo một số trang thiết bị dạy học theo yêu cầu, loại
hình đào tạo của nhà trường.
1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các
trường trung cấp công an
1.3.1. Yếu tố chủ quan
Trong quản lý và phát triển PTKTDH thì có khá nhiều nhân tố chủ
quan ảnh hưởng đến quá trình. Tuy nhiên có một số yếu tố được coi là quan
trọng tác động đến hoạt động này như sau:
* Về nhận thức, mức độ nhận thức về phát triển PTKTDH của Nhà
trường nói chung và của bản thân đội ngũ cán bộ,GV nói riêng có ảnh hưởng
vô cùng quan trọng đến quá trình phát triển PTKTDH. Nhận thức được tầm
quan trọng của việc phát triển PTKTDH sẽ phát huy được thế mạnh của GV
trong giảng dạy và tham gia các hoạt động của Nhà trường, đồng thời khuyến
khích sự tự giác và nhiệt tình tham gia của đội ngũ cán bộ, giảng viên. Về vấn
đề nhận thức nay, thì nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo là đặc biệt quan
trọng bởi khi Khi người CBQL nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng trong
công tác quản lý giáo dục nói chung và phát triển PTKTDH nói riêng sẽ giúp
họ có ý tưởng tốt trong công tác lập kế hoạch phát triển PTKTDH; thực hiện
có hiệu quả công tác quản lý đầu tư mua sắm trên tinh thần khách quan, công
khai, minh bạch, với mong muốn sao cho PTKTDH được đầu tư đầy đủ nhất
về số lượng, đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất, hiện đại, đồng bộ và kinh tế.
29
Người CBQL sẽ đề ra các biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu
quả đầu tư, khai thác và sử dụng PTKTDH.
Bên cạnh mức độ nhận thức của đội ngũ CBQL thì trong quá trình phát
triển PTKTDH nhận thức của cán bộ, GV đặc biệt là những người trực tiếp
làm công tác quản lý PTKTDH đóng vai trò quan trọng không kém. Khi họ
nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của PTDH trong hoạt động dạy
học và NCKH để từ đó thấy được mức độ cần thiết nhằm đưa ra những đề
xuất phù hợp với kế hoạch phát triển PTDH đáp ứng các yêu cầu ĐBCL GD.
Đề xuất chủng loại, thông số kỹ thuật của PTDH đáp ứng với nhu cầu thực
tiễn và định hướng phát triển tương lai. Khai thác sử dụng và bảo quản PTDH
được tốt hơn. Mỗi GV sẽ có ý thức trong việc sử dụng PTDH trong các bài
giảng lý thuyết, hướng dẫn thực hành như là một điều kiện thiết yếu để nâng
cao chất lượng giảng dạy.
Trong vấn đề nhận thức, còn một nội dung quan trọng là nhận thức và ý
thức của người học trong việc sử dụng và bảo quản các PTKTDH trong nhà
trường. Thực tế cho thấy đây là vấn đề có mức độ ảnh hưởng khá lớn, nhất là
trong việc bảo vệ, sử dụng hiệu quả các PTKTDH. Người học là những người
trực tiếp sử dụng các PTKTDH này do đó họ phải có trách nhiệm trong việc
bảo quản các phương tiện này cũng như nhận thức được vai trò của PTKTDH
trong hoạt động học tập, rèn luyện kỹ năng tay nghề, nâng cao khả năng tự
học, tham gia hoạt động NCKH để từ đó khai thác hết tính năng kỹ thuật, có
trách nhiệm bảo vệ PTKTDH hiện có.
* Về các chính sách của Nhà trường trong việc phát PTKTDH , trong
điều kiện cơ chế, chính sách của nhà nước hiện nay còn chưa đầy đủ, thiếu
động bộ, còn chồng chéo ảnh hưởng đến công tác phát triển PTKTDH nếu
từng nhà trường biết tranh thủ các nguồn đầu tư, tổ chức hợp lý, hiệu quả các
nguồn lực tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, các quy chế quản lý
30
phù hợp thì sẽ phát huy được hệ thống CSVC nói chung và PTKTDH nói
riêng. Để phát triển PTKTDH các nhà trường cầncụ thể hóa những cơ sở pháp
lý, quy định của nhà nước về QL CSVC, thiết bị giáo dục trong các trường
học. Những quy định, nội quy, hướng dẫn của nhà trường đảm bảo cho việc
xây dựng kế hoạch, đầu tư, mua sắm, sử dụng, bảo quản PTKTDH có chất
lượng, hiệu quả. Những nội quy, quy chế này sẽ là những tiêu chí để đánh giá,
kiểm tra chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng PTKTDH
trong nhà trường. Cũng như sẽ giúp cho người GV đổi mới phương pháp giảng
dạy, rèn luyện nâng cao kỹ năng tay nghề, sử dụng, khai thác PTKTDH có hiệu
quả hơn.
* Bộ máy quản lý và trình độ của CBQL trong Nhà trường, nếu các nhà
trường xây dựng được một bộ máy quản lý hợp lý, có sự phân công trách nhiệm
rõ ràng, hoạt động có hiệu quả thì sẽ có vai trò quan trọng đối với việc phát triển
nhà trường trong đó có công tác phát triển PTKTDH. Đồng thời, trình độ của
CBQL có ảnh hưởng rất lớn tới công tác này. Thực tiễn chỉ ra rằng những cơ sở
đào tạo có bộ máy quản lý tổ chức khoa học, đồng bộ và đội ngũ CBQL chuẩn,
tâm quyết và có tầm nhìn sẽ biết huy động được sức mạnh tập thể trong xây
dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển nhà trường trong đó có
nội dung phát triển PTKTDH.
* Văn hóa tổ chức của Nhà trường, văn hóa tổ chức của Nhà trường sẽ
bao gồm các yếu tố lịch sử phát triển, sức mệnh, mục tiêu phát triển cũng như
uy tín, thương hiệu của Nhà trường. Những yếu tố này có tác động đến tâm tư,
tình cảm và lý trí của các thành viên trong Nhà trường. Một nhà trường nếu
xây dựng được những giá trị văn hóa của riêng mình sẽ là động lực thúc đẩy
mọi hoạt động trong nhà trường, trong đó có hoạt động phát triển PTKTDH.
GV trách nhiệm và gắn bó với nhà trường. Uy tín, thương hiệu nhà trường
mạnh sẽ giúp trường thuận lợi trong công tác tuyển sinh, góp phần tăng thêm
31
nguồn lực đầu tư cho nhà trườngđối với hệ thống CSVC và PTKTDH.
1.3.2. Yếu tố khách quan
*Các nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước, sự phát triển
GDĐH của một quốc gia phụ thuộc trước hết vào đường lối lãnh đạo của quốc
gia đó đối với lĩnh vực giáo dục nói chung. Một Nhà nước quan tâm nhiều đến
sự nghiệp giáo dục, đào tạo, đầu tư nhiều cho giáo dục, đào tạo và có đường lối
đúng trong phát triển giáo dục đào tạo thì giáo dục đào tạo quốc gia đó sẽ phát
triển nhanh chóng, và ngược lại. Thông thường, đường lối lãnh đạo của một
quốc gia thể hiện qua các chủ trương, chính sách, trong đó thể hiện cơ chế điều
hành về lĩnh vực mà chủ trương, chính sách đó hướng tới. Nói như vậy có nghĩa
là sự phát triển giáo dục đào tạo nói chung và phát triển PTKTDH nói riêng chịu
sự tác động của cơ chế, chính sách mà Nhà nước ban hành, phụ thuộc vào chủ
trương, đường lối phát triển GD của Nhà nước đó. Điển hình nhất trong chủ
trương đường lối của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới giáo dục là Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI Đảng) về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT
đã khẳng định cần đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm
nghề nghiệp hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức
và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo
đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động
trong nước và quốc tế. Nghị quyết đã nêu rõ tầm quan trọng trong công tác
đào tạo là rèn luyện kỹ năng tay nghề, mà để thực hiện được đó thì vai trò của
PTKTDH là cốt yếu. Như vậy, từ chủ trương đúng đắn này thì ngành Giáo
dục, các cơ sở đào tạo sẽ lập kế hoạch cụ thể phát triển PTKTDH của mình
cho phù hợp.
* Trình độ phát triển khoa học, công nghệ
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 đã làm cho hoạt động giá dục nói chung có nhiều thay đổi, đặc biệt là về
32
các công cụ, phương tiện hỗ trợ quá trình dạy học cũng phải thay đổi theo
những tiêu chí, tính năng mới, phù hợp với xã hội hiện đại, đồng thời còn phải
thay đổi cả tư duy quản lý các trang thiết bị này, từ khâu lập kế hoạch, quản lý
sử dụng, phát triển PTKTDH thông qua tự nghiên cứu, hợp tác, kiểm kê,
thanh lý đến công tác kiểm tra; người GV phải luôn học tập, rèn luyện nâng
cao kỹ năng tay nghề theo hướng tiếp cận công nghệ; đòi hỏi đội ngũ NV làm
công tác thiết bị phải thay đổi cách thức quản lý, sắp đặt, kỹ năng tay nghề;
đòi hỏi SV, đối tượng trực tiếp chịu sự tác động này nhanh chóng hội nhập, có
lòng yêu nghề, say mê với công nghệ. Trong bối cảnh hiện nay, để đáp ứng
yêu cầu của khoa học - công nghệ mới, các PTKTDH cũng được hiện đại hóa,
tối tân hóa, phong phú hóa. Trong khi đó, điều kiện tài chính của nhà nước,
nhà trường chưa đủ để đầu tư, mua sắm. Vì vậy, xã hội hóa trong việc đầu tư,
mua sắm, quản lý, khai thác, sử dụng,… là một trong những biện pháp hiệu
quả cần được phát huy trong thời gian tới.
* Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của toàn xã hội, của từng ngành,
từng lĩnh vực.
Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội là một đòi hỏi bức thiết nhằm đáp ứng
nhu cầu nhân lực thực sự của xã hội nói chung và từng ngành nói riêng. Do
đó, các cơ sở đào trong quá trình hoạt động cần tính đến nhu cầu này để thực
hiện xây dựng kế hoạch cho phù hợp, thực hiện đổi mới để đáp ứng nhu cầu
của xã hội. Chính vì vậy, PTKTDH ở các nhà trường cũng phải được bổ sung,
cập nhật, hiện đại để người học tiếp cận với môi trường, điều kiện, yêu cầu
làm việc ngay tại nơi đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của người học trong
tương lai. Phát triển chương trình ĐT, đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ kéo
theo sự đổi mới về PTKTDH ở trường hiện nay.
* Mức độ quan tâm đầu tư của các cấp quản lý đối với nhà trường
33
Sự lãnh đạo, chỉ đạo và mức độ quan tâm đầu tư của các cấp quản lý
đối với nhà trường sẽ có ảnh hưởng rất lớn trong công tác đầu tư phát triển
nhà trường, trong đó có công tác phát triển CSVC - PTKTDH. Tuy nhiên,
với xu thế mới ngày nay, vai trò người đứng đầu, tính tự chủ trong tài
chính đã được phát huy nên sức ảnh hưởng của các cấp quản lý không
mang tính tuyệt đối.
Trên đây là một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển
PPTKTDH trong các nhà trường nói chung. Từ đó, để phát triển hiệu quả
PTKTDH thì các nhà trường cần phải xem xét đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng
đến sự phát triển này để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của từng nhà
trường, trong từng giai đoạn khác nhau.
Tiểu kết chương 1
Các phương tiện dạy học truyền thống cũng như hiện đại đều đóng vai
trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động nhận thức của người học cũng như
hoạt động của giáo viên. Đặc biệt, trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học, kỹ thuật và công nghệ tạo điều kiện cho các Nhà trường, trong đó
có các trường trung cấp công an phát triển hệ thống các PTKTDH hiện đại
nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quá
trình phát triển các PTKTDH tại các Nhà trường này sẽ chịu sự tác động của
những nhân tốt khách quan và chủ quan khác nhau. Do vậy, tùy vào từng mục
tiêu, điều kiện thực tiễn của từng Nhà trường có kế hoạch phát triển phù hợp.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC
HIỆN ĐẠI Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT VŨ TRANG
34
2.1. Khái quát về trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trường Trung cấp cảnh sát vũ trang là một đơn vị thuộc Tổng cục xây
dựng lực lượng bộ công an, cho đến nay đã có lịch sử hơn 40 năm hình thành
và phát triển. Trường được chính thức thành lập với tên gọi Trường hạ sỹ
quan Cảnh sát Bảo vệ vào ngày 11/11/1977, khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là
Bộ Công An) đã ký ban hành quyết định số 29/NV-QĐ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyến hạn, tổ chức bộ máy của Nhà trường.
Đến tháng 4/1982, Trường Hạ sỹ quan Cảnh sát Bảo vệ được nâng
cấpthành trường Trung học Cảnh sát Bảo vệ. Sau đó đến tháng 4/1985, Trường
Trung học Cảnh sát Bảo vệ được nâng cấpthành Trường Cao đẳng Cảnh sát
Bảo vệ. Cho đến đến Tháng 5/1989, Trường Cao đẳng Cảnh sát Bảo vệ giải thể
theo Nghịđịnh số 57/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
Ngày 05/3/1990 được thành lập lại và đổi tên thành Trường Đặc công
Công an nhân dântheo quyết định Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trường Đặc công
Công an nhân dân hoạt động và phát triển trong 15 năm đến Ngày 01/6/2006:,
Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 659/QĐ- BCA thành lập và quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổchức, bộ máy Trường Trung cấp Cảnh sát
vũ trang (T45). Từ thời điểm này cho đến nay, Nhà trường chính thức được
đặt tên là Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (T45).
Trải qua hơn 40 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển qua nhiều
giai đoạn, tên gọi nhưng Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang vẫn thực hiện
nhiệm vụ quan trọng đào tạo, huấn luyện lực lượng cảnh sát vũ trang tinh
nhuệ. Sau hơn 4 thập kỷ phát triển, Nhà trường đã không ngừng lớn mạnh,
thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao và đã lập được nhiều thành tích, góp
phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo và xây dựng lực lượng Công
an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần
35
bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội của đất
nước trong tình hình mới.
Trong điều kiện hiện nay, quy mô đào tạo của Nhà trường khoảng 1.200
học viên, là nguồn đào tạo chất lượng cao cung cấp cho nguồn nhân lực quan
trọng cho Bộ Tư Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Cơ Động, Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ và các
đơn vị Công An tại các địa phương khắp cả nước. Ngoài ra, hàng năm thực hiện
Nghị định thư trao đổi đào tạo, Nhà trường còn thực hiện nhiệm vụ đào tạo Cảnh
Sát Đặc Nhiệm chống khủng bố cho nước bạn Campuchia và Lào.
Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho
lực lượng Công An, trong giai đoạn vừa qua, Nhà trường đặc biệt chú nghiên
cứu đổi mới, phát triển các chương trình đào tạo, thay đổi các phương pháp
giảng dạy, ứng dụng mạnh mẽ các PTKTDH hiện đại, và công nghệ thông tin
vào giảng dạy. Từng bước tạo sự chuyển biến rõ rệt về phương pháp dạy học,
gắn đổi mới phương pháp dạy với phương pháp học nhằm tạo sự chuyển biến
đồng bộ để nâng cao chất lượng học tập. Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn lực
phát triển cho Nhà trường trong từng giai đoạn, Trường Trung cấp Cảnh sát
vũ trang tích cực phát triển đội ngũ CBQL vàGV đồng thời đổi mới công tác
quản lý đào tạo, quản lý học viên, kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo điều
lệnh với giáo dục ý thức tự giác, tự quản và niềm say mê học tập, rèn luyện
cho học viên; tổ chức tốt các hoạt động đoàn thể trong việc kiểm tra, giám sát
quá trình học tập, rèn luyện của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
và học tập.
Với những nỗi lực không ngừng trong quá trình hình thành và phát
triển, tập thể Nhà trường đã đạt được những thành tích xuất sắc được Đảng,
Nhà nước và Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tặng nhiều phần
thưởng cao quý, trong đó trạng trọng nhất là Huân chương Bảo vệ tổ quốc
hạng Nhất.
36
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
Về chức năng Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ trung
cấp ngành vũ trang bảo vệ an ninh, trật tự. Huấn luyện quân sự, võ thuật theo
quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Công an.
Theo đó Nhà trường có nhiệm vụ cụ thể sau:
Các trường có chức năng đào tạo học viên hệ trung cấp cho lực lượng
Công an toàn quốc.
Đào tạo cán bộ Công an về các lĩnh vực: Cảnh sát Đặc nhiệm, Cảnh sát
Cơ động, Cảnh sát Bảo vệ mục tiêu và hỗ trợ tư pháp, Huấn luyện viên quân
sự võ thuật theo quy chế văn bằng của nhà nước và của Bộ công an.(Hiện nay
nhà trường nhà trường được lãnh đạo Bộ công an giao nhiệm vụ đào tạo năm
chuyên nghành : Cảnh sát Đặc nhiệm,Cảnh sát Cơ động,Cảnh sát Bảo vệ mục
tiêu và hỗ trợ tư pháp, Huấn luyện viên quân sự, Huấn luyện viên võ thuật... )
Tổ chức nghiên cứu khoa học, biên soạn chương trình, giáo trình và tài
liệu giảng dạy, cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng yêu
cầu công tác của Công an các đơn vị, địa phương sử dụng lực lượng Cảnh sát
nhân dân.
Tổ chức đào tạo công dân phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân
theo quy định.
Thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tổ chức công tác tuyển
sinh, chiêu sinh theo quy định của Bộ trưởng Bộ công an.
Tổ chức thi tốt nghiệp ,công nhận và cấp bằng cho những học viên tốt
nghiệp theo quy chế, quyết định điều động học viên tốt nghiệp theo chỉ tiêu kế
hoạch của Bộ trưởng.
Tổ chức thực hiện các chế độ công tác, điều lệnh nội vụ, quản lý và
thực hiện chế độ chính sách với cán bộ giáo viên công nhân viên và học viên
theo quy định của Bộ trưởng.
37
Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, CBQL giáo
dục theo chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ đã được bộ trưởng quy định.
Thực hiện công tác hậu cần y tế, bảo vệ và các công tác khác của các
trường,tổ chức quản lý tài chính, đất đai ,cơ sở vật chất, vốn đầu tư theo quy
định của Bộ trưởng, tổ chức mua sắm, cấp phát, quản lý và sử dụng thiết bị kỹ
thuật đồ dùng dạy học theo quy định của nhà nước và Bộ trưởng.
Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc chức năng của nhà trường do Bộ
trưởng, tổng cục trưởng giao.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Theo quy định tại Quyết định số 6496/QĐ-BCA cơ cấu tổ chức bộ máy
của Nhà trường gồm:
- Các phòng chức năng, gồm
1. Phòng Hành chính tổng hợp;
2. Phòng Xây dựng lực lượng;
3. Phòng Quản lý học viên;
4. Phòng Quản lý đào tạo;
5. Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo;
6. Phòng Hậu cần;
7. Phòng Quản lý nhà ăn.
- Các Khoa, Bộ môn:
1. Khoa Đặc nhiệm;
2. Khoa Cảnh sát cơ động;
3. Khoa Cảnh sát bảo vệ;
4. Khoa Quân sự;
5. Khoa Võ thuật, thể dục thể thao;
6. Khoa Cảnh sát phản ứng nhanh;
7. Bộ môn Lý luận khoa học xã hội và nhân văn;
38
8. Bộ môn Pháp luật;
9. Bộ môn Nghiệp vụ cơ bản;
10. Bộ môn Tin học - Ngoại ngữ.
- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc
1. Trung tâm dạy nghề, đào tạo lái xe ô tô, mô tô và phương tiện thủy;
2. Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học.
2.1.4. Quy mô và chất lượng đào tạo
* Quy mô đào tạo
Quy mô đào tạo của nhà trường ổn định trong suốt những năm qua.
Tuy có chênh lệch chút ít giữa các năm nhưng về cơ bản là dao động trong
khoảng 700 học viên/năm. So với nhiệm vụ được giao thì số lượng học
viên hàng năm nhiều hơn. Số lượng học viên của trường Trung cấp chuyên
nghiệp với 4 chuyên ngành đào tạo như vậy là khá lớn.
Về CSVC phục vụ đào tạo
Cơ sở vật chất của Nhà trườn chưa thật khang trang hiện đại nhưng cũng
đủ đảm bảo đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và rèn luyện của học viên.
Về Phương tiện, trang thiết bị dạy học
Các trang thiết bị dạy học tuy chưa thật hiện đại nhưng cũng đủ đáp ứng yêu cầu
giảng dạy và học tập trên lớp và các môn thực hành lái xe, hành quân dã ngoại
theo yêu cầu các môn học của chương trình đào tạo các chuyên ngành.
Về đội ngũ giáo viên và huấn luyện viên
Đội ngũ GV và huấn luyện viên của Nhà trường khá đông đảo so với
quy mô đào tạo. Số lượng giáo viên trẻ khá nhiều cho thấy tiềm năng phát
triển của Nhà trường là khá lớn. Gấn một nửa số GV có thâm niên công tác
trên 10 năm cho thấy đội ngũ GV và huấn luyện viên có kinh nghiệm đào tạo
khá đông đảo. Đặc biệt, với trường trung cấp, chuẩn trình độ đào tạo của GV
là tốt nghiệp đại học, nhưng Nhà trường có đội ngũ giảng viên, huấn luyện
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

More Related Content

Similar to Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Giáo trình giáo dục kỹ thuật và công nghệ.pdf
Giáo trình giáo dục kỹ thuật và công nghệ.pdfGiáo trình giáo dục kỹ thuật và công nghệ.pdf
Giáo trình giáo dục kỹ thuật và công nghệ.pdfMan_Ebook
 
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...nataliej4
 
SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...
SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...
SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ...
 PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ... PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ...
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ...hieu anh
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy in của khách ...
Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy in của khách ...Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy in của khách ...
Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy in của khách ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam 2
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam 2Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam 2
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam 2https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt namNghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (20)

Giáo trình giáo dục kỹ thuật và công nghệ.pdf
Giáo trình giáo dục kỹ thuật và công nghệ.pdfGiáo trình giáo dục kỹ thuật và công nghệ.pdf
Giáo trình giáo dục kỹ thuật và công nghệ.pdf
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công TyCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
 
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ...
 
Đề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Đề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chínhĐề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Đề tài: Công tác quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
 
SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...
SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...
SÁNG KIẾN RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ ...
 
Luận án: Quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học, HAY
Luận án: Quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học, HAYLuận án: Quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học, HAY
Luận án: Quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học, HAY
 
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
 
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ...
 PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ... PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ...
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG ...
 
Luận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt Nam
Luận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt NamLuận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt Nam
Luận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt Nam
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
 
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAYLuận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
Luận văn: Hình thành kĩ năng học tập cho trẻ mẫu giáo lớn, HAY
 
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAY
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAYLuận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAY
Luận án: Phát triển môi trường giao tiếp cho sinh viên sư phạm, HAY
 
Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy in của khách ...
Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy in của khách ...Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy in của khách ...
Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm máy in của khách ...
 
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam 2
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam 2Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam 2
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam 2
 
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt namNghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam
Nghiên cứu quá trình phát triển loại hình lớp ghép tiểu học ở việt nam
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ đào tạo công chức, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ đào tạo công chức, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ đào tạo công chức, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ đào tạo công chức, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cá...
Luận văn: Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cá...Luận văn: Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cá...
Luận văn: Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cá...
 
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quản lý chất lượng, HAY, 9 ĐIỂM
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe ChàmKhóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàmlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
Khoá luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển thương hiệu hãng thời trang Chanel...
 
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
Khóa luận tốt nghiệp Chiến lược phát triển của Công ty cổ phần Quản lý và Phá...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần Hà Nội ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác tuyển dụng công chức tại UBND huyện Lục Nam, tỉ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
Khóa luận tốt nghiệp Công tác soạn thảo và ban hành văn bản quản lý tại Cục T...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe ChàmKhóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
Khóa luận tốt nghiệp Công tác Quản trị Văn phòng tại Công ty than Khe Chàm
 
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
Khoá luận tốt nghiệp Công nghệ sinh học Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
Khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật hóa học Xây dựng phương pháp định lượ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
Khóa luận tốt nghiệp Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
Khóa luận tốt nghiệp Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trìn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng thương hiệu Du lịch V...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
Khóa luận tốt nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phần mềm di...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
Khóa luận tốt nghiệp Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại...
 
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
Khóa luận tốt nghiệp Các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối củ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
 

Recently uploaded

Đồ án Nghiên cứu các hệ thống điều hòa sử dụng trong các tòa nhà, siêu thị. Đ...
Đồ án Nghiên cứu các hệ thống điều hòa sử dụng trong các tòa nhà, siêu thị. Đ...Đồ án Nghiên cứu các hệ thống điều hòa sử dụng trong các tòa nhà, siêu thị. Đ...
Đồ án Nghiên cứu các hệ thống điều hòa sử dụng trong các tòa nhà, siêu thị. Đ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình rà soát và ký kết hợp đồng tại Công ty ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình rà soát và ký kết hợp đồng tại Công ty ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình rà soát và ký kết hợp đồng tại Công ty ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình rà soát và ký kết hợp đồng tại Công ty ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Sao Mai
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Sao MaiHoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Sao Mai
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Sao Mailamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Giải pháp nâng cao hoạt động Digital Marketing trong trường hợp khá...
Khoá luận Giải pháp nâng cao hoạt động Digital Marketing trong trường hợp khá...Khoá luận Giải pháp nâng cao hoạt động Digital Marketing trong trường hợp khá...
Khoá luận Giải pháp nâng cao hoạt động Digital Marketing trong trường hợp khá...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập Xây dựng hệ thống BSC - KPI cho Công ty TNHH đóng gói và cun...
Báo cáo thực tập Xây dựng hệ thống BSC - KPI cho Công ty TNHH đóng gói và cun...Báo cáo thực tập Xây dựng hệ thống BSC - KPI cho Công ty TNHH đóng gói và cun...
Báo cáo thực tập Xây dựng hệ thống BSC - KPI cho Công ty TNHH đóng gói và cun...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án môn Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing ...
Đồ án môn Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing ...Đồ án môn Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing ...
Đồ án môn Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH CHO KHÁCH HÀNG...
KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH CHO KHÁCH HÀNG...KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH CHO KHÁCH HÀNG...
KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH CHO KHÁCH HÀNG...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ...Khóa luận Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược marketing-mix đối với dịch ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược marketing-mix đối với dịch ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược marketing-mix đối với dịch ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược marketing-mix đối với dịch ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện thông minh
Đồ án Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện thông minhĐồ án Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện thông minh
Đồ án Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện thông minhlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty CP đầ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty CP đầ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty CP đầ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty CP đầ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đồ án Điều khiển động cơ 1 chiều sử dụng vi xử lý STM32F4
Đồ án Điều khiển động cơ 1 chiều sử dụng vi xử lý STM32F4Đồ án Điều khiển động cơ 1 chiều sử dụng vi xử lý STM32F4
Đồ án Điều khiển động cơ 1 chiều sử dụng vi xử lý STM32F4lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Đề tài Hành vi khách hàng tại doanh nghiệp Toco Toco
Đề tài Hành vi khách hàng tại doanh nghiệp Toco TocoĐề tài Hành vi khách hàng tại doanh nghiệp Toco Toco
Đề tài Hành vi khách hàng tại doanh nghiệp Toco Toco
 
Đồ án Nghiên cứu các hệ thống điều hòa sử dụng trong các tòa nhà, siêu thị. Đ...
Đồ án Nghiên cứu các hệ thống điều hòa sử dụng trong các tòa nhà, siêu thị. Đ...Đồ án Nghiên cứu các hệ thống điều hòa sử dụng trong các tòa nhà, siêu thị. Đ...
Đồ án Nghiên cứu các hệ thống điều hòa sử dụng trong các tòa nhà, siêu thị. Đ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình rà soát và ký kết hợp đồng tại Công ty ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình rà soát và ký kết hợp đồng tại Công ty ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình rà soát và ký kết hợp đồng tại Công ty ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình rà soát và ký kết hợp đồng tại Công ty ...
 
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...
Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của người lao ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Sao Mai
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Sao MaiHoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Sao Mai
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty TNHH Thương mại Sao Mai
 
Khoá luận Giải pháp nâng cao hoạt động Digital Marketing trong trường hợp khá...
Khoá luận Giải pháp nâng cao hoạt động Digital Marketing trong trường hợp khá...Khoá luận Giải pháp nâng cao hoạt động Digital Marketing trong trường hợp khá...
Khoá luận Giải pháp nâng cao hoạt động Digital Marketing trong trường hợp khá...
 
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
Khóa luận Hoàn thiện kênh truyền thông marketing online tại Công ty trách nhi...
 
Báo cáo thực tập Xây dựng hệ thống BSC - KPI cho Công ty TNHH đóng gói và cun...
Báo cáo thực tập Xây dựng hệ thống BSC - KPI cho Công ty TNHH đóng gói và cun...Báo cáo thực tập Xây dựng hệ thống BSC - KPI cho Công ty TNHH đóng gói và cun...
Báo cáo thực tập Xây dựng hệ thống BSC - KPI cho Công ty TNHH đóng gói và cun...
 
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
Khoá luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập ...
 
Đồ án tốt nghiệp Mô hình thiết kế máy in 3D
Đồ án tốt nghiệp Mô hình thiết kế máy in 3DĐồ án tốt nghiệp Mô hình thiết kế máy in 3D
Đồ án tốt nghiệp Mô hình thiết kế máy in 3D
 
Đồ án môn Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing ...
Đồ án môn Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing ...Đồ án môn Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing ...
Đồ án môn Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing ...
 
KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH CHO KHÁCH HÀNG...
KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH CHO KHÁCH HÀNG...KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH CHO KHÁCH HÀNG...
KHOÁ LUẬN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH CHO KHÁCH HÀNG...
 
Khóa luận Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ...Khóa luận Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược marketing-mix đối với dịch ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược marketing-mix đối với dịch ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược marketing-mix đối với dịch ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược marketing-mix đối với dịch ...
 
Đồ án Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện thông minh
Đồ án Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện thông minhĐồ án Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện thông minh
Đồ án Cấu trúc lưới điện, đi sâu tìm hiểu về hệ thống lưới điện thông minh
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty CP đầ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty CP đầ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty CP đầ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty CP đầ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
 
Đồ án Điều khiển động cơ 1 chiều sử dụng vi xử lý STM32F4
Đồ án Điều khiển động cơ 1 chiều sử dụng vi xử lý STM32F4Đồ án Điều khiển động cơ 1 chiều sử dụng vi xử lý STM32F4
Đồ án Điều khiển động cơ 1 chiều sử dụng vi xử lý STM32F4
 
Đồ án Nghiên cứu hệ thống thông tin di động 4G LTE
Đồ án Nghiên cứu hệ thống thông tin di động 4G LTEĐồ án Nghiên cứu hệ thống thông tin di động 4G LTE
Đồ án Nghiên cứu hệ thống thông tin di động 4G LTE
 

Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

  • 1. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG AN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC................................................. 7 1.1. Những vấn đề lý luận về phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường trung cấp công an .................................................................................. 7 1.1.1. Khái niệm phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường trung cấp công an ....................................................................................... 7 1.1.2. Vai trò, phân loại của phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường Trung cấp Công an ......................................................................... 8 1.1.3. Đặc điểm dạy học ở các trường trung cấp công an .......................14 1.2. Những vấn đề lý luận về phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường trung cấp công an đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ...........16 1.2.1. Khái niệm phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại .........16 1.2.2. Nội dung phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại...........18 1.2.3. Yêu cầu phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường trung cấp công an trong bối cảnh đổi mới giáo dục ....................26 1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường trung cấp công an.......................................................................28 1.3.1. Yếu tố chủ quan...............................................................................28 1.3.2. Yếu tố khách quan..........................................................................31 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT VŨ TRANG .........................................................................................................................33 2.1. Khái quát về trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.............................34 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.................................................34 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ ..................................................................36 2.1.3. Cơ cấu tổ chức................................................................................37 2.1.4. Quy mô và chất lượng đào tạo........................................................38 2.2. Phương pháp tổ chức nghiên cứu thực trạng .....................................39 2.3. Thực trạng phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang hiện nay..............................................................................41 2.4. Thực trạng phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang hiện nay.............................................................48 2.4.1. Thực trạng kế hoạch phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học.......48 2.4.2. Thực trạng tổ chức phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học...........51
  • 2. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 2.4.3.Thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học ...................................................................................................................56 2.4.4. Thực trạng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý phương tiện kỹ thuật dạy học.............................................................................................58 2.4.5.Thực trạng kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học..................................................................................59 2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển phương tiện kỹ thuậtdạy học ở trường Trung cấp Cánh sát vũ trang ............................................................61 2.5.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân .......................................62 2.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .........................................64 Tiểu kết chương 2...........................................................................................67 Chương 3. YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT VŨ TRANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC................................68 3.1. Yêu cầu đổi mới trong việc phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang................................................................68 3.2. Biện pháp phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục....................69 3.2.1. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức về phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đạicho cán bộ, giáo viên, học viên trong nhà trường 69 3.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển phương tiện dạy kỹ thuật dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của nhà trường........................................................................................................75 3.2.3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng phương tiện dạy kỹ thuật dạy học hiện đại cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường ...................................................................................................................79 3.2.4. Chỉ đạo giảng viên, học viên và các các lực lượng trong nhà trường khai thác, sử dụng, bảo quản phương tiện dạy kỹ thuật dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của nhà trường..................................84 3.2.5. Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng và đầu tư, mua sắm phát triển các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại của nhà trường .....................89 3.3. Khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp.................92 3.3.1. Tổ chức khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.........92 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết của các biện pháp................92 3.3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.............93 3.2.4. So sánh tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.........................................................................................94 Tiểu kết chương 3............................................................................................97 KẾT LUẬN.....................................................................................................98
  • 3. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................100 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BCA : Bộ Công an CBQL : Cán bộ quản lý CSVC : Cơ sở vật chất GDĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giảng viên PTKTDH : Phương tiện kỹ thuật dạy học
  • 4. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ Số TT Bảng, biểu, hình Trang Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình giáo dục 9 Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển PTKTDH 49 Bảng 2.2 Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng tổ chức phát triển PTKTDH hiện đại 52 Bảng 2.3 Tổng hợp kết quả thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại 57 Bảng 2.4 Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý PTKTDH 58 Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch phát triển PTKTDH 60 Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết của các biện pháp 93 Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 94 Bảng 3.3. Tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 95 Biểu đồ 3.4. So sánh tương quan về điểm trung bình của tính cần thiết với tính khả thi của các biện pháp 95
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mang tính biến động với những thay đổi diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong số những lĩnh vực có nhiều biến đổi thì giáo dục và đào tạo được coi là lĩnh vực có sự thay đổi mạnh mẽ nhất. Trên bình diện thế giới đang xuất hiện những xu hướng giáo dục mang tính đại chúng, giáo dục cho mọi người, mọi đối tượng và được thực hiện suốt đời mỗi con người. Hiện tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi giáo dục là sự nghiệp phát triển hàng đầu, tăng cường mở rộng các hoạt động xã hội hóa giáo dục và thu hẹp bất bình đẳng về giáo dục trong xã hội. Trong xu hướng phát triển chung đó, bản thân mỗi một thành tốt trong giáo dục và đào tạo cũng đang chuyển mình để bắt kịp những thay đổi đó. Sự đổi mới này thể hiện ở trên nhiều lĩnh vực từ mục tiêu, chương trình giáo dục và đào tạo; phương pháp dạy và học; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đặc biệt là các phương tiện, kỹ thuật dạy học hiện đại được áp dụng khá nhiều như ứng dụng CNTT vào dạy học bằng các phần mền dạy học, phần mềm mô phỏng; ứng dụng các kỹ thuật hiện đại vào dạy học như máy tính, máy chiếu, máy mô phỏng và hàng loạt các trang thiết bị chuyên ngành khác nhau. Sự thay đổi và phát triển không ngừng của các phương tiện, kỹ thuật dạy học này xuất phát từ vai trò của phương tiện, kỹ thuật dạy học là một thành tố của quá trình dạy học, do đó các phượng tiện kỹ thuật hiện đại sẽ góp phần thay đổi và nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học trong các nhà trường. Nằm trong bối cảnh chung đó, các Nhà trường thuộc trực thuộc quản lý của Bộ Công An nói chung và trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang nói riêng cũng đã có sự đầu tư phát triển phương tiện kỹ thuật (PTKT) dạy học hiện đại
  • 6. 2 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của chương trình đào tạo. Luôn được xác định là một thành tố trong cấu trúc của quá trình dạy học, PTKT dạy học trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy PTKT được đầu tư còn thiếu về số lượng, chưa đồng bộ về chủng loại, chất lượng chưa thật sự đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục. Một bộ phận cán bộ, giảng viên, nhân viên kỹ thuật do trình độ đào tạo và khả năng khai thác, sử dụng một số phương tiện kỹ thuật còn hạn chế. Mặt khác, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, sử dụng PTKT hạn chế, do vậy chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc khai thác, sử dụng các loại PTKT hiện đại vào dạy học. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi lựa chọn vấn đề: "Phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục" làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Để thực hiện luận văn này, tác giả đã tiếp cận nhiều các nghiên cứu, các công trình khoa học, các bài viết, tài liệu tham khảo có liên quan đến vấn đề Phát triển PTKT dạy học hiện đại, tài liệu tiêu biểu trong số đó là: Tác giả Nguyễn Phúc Châu (2000), trong Quản lý CSVC và sử dụng PTKT giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Đây là cuốn sách tham khảo đề cập đến công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật trong hoạt động giáo dục cũng như phát huy vai trò của cơ sở và phượng tiện này phục vụ hoạt động giáo dục. Tác giả Trần Quốc Đắc (2002), TrongMột số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng CSVC và thiết bị dạy học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội cũng nêu lên hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và phát triển CSVC và thiết bị dạy học, trong đó có các phượng tiện kỹ thuật dạy học nói chung.
  • 7. 3 Tác giả Nguyễn Hữu Châu (2005), trong Phương pháp, phương tiện, kỹ thuật và hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, đã đề cập khá kỹ lưỡng về các phương tiện cũng như kỹ thuật sử dụng trong dạy học tại các Nhà trường. Tác giả Phó Đức Hòa - Ngô Quang Sơn (2011), trong Phương pháp và công nghệ dạy học trong môi trường sư phạm tương tác, Nxb Đại học Sư phạm, đã đề cập đến hàng loạt các công nghệ dạy học tương tác. Đây là môt nguồn tài liệu vô cùng quý giá cho tác giả tham khảo trong quá trình nghiên cứu của mình. Tác giả Phạm Đình Vi (2010), trong Nghiên cứu đổi mới công tác đầu tư, quản lý, sử dụng ngân sách, trang thiết bị đào tạo trong nhà trường quân đội, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. Hoặc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2011), Phương tiện dạy học - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục Việt Nam, đã đề cập một cách khá đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển phương tiện dạy học. Đặc biệt, đối với việc dạy học trong ngành Công An, tạiHội thảo “Nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong các trường CAND”, tác bài viết tại Hội thảo đã đề cập đến việc đầu tư phương tiện, thiết bị dạy học theo các loại: Phòng học lý thuyết, phòng học chuyên dùng, phòng học theo các chuyên ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực trong ngành Công an. Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Ngọc “Nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong các trường CAND”(2010), đã chỉ rõ vài trò quan trọng của phương tiện thiết bị trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường Công An, Cảnh sát. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu
  • 8. 4 Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận của phát triển PTKT dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang; đánh giá thực trạng công tác phát triển PTKT dạy học hiện đạiở đây nhằm đề xuất một số biện pháp phát triển PTKT dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong hệ thống các trường Trung cấp Cảnh sát. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nêu trên đề tài có nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển PTKT dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. - Phân tích và đưa ra những đánh giá về thực trạng phát triển PTKTDH hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang hiện nay; - Đề xuất một số giải pháp phát triển PTKTDH hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng nhu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Các hoạt động phát triển PTKT dạy học hiện đại của Ban Giám hiệu trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. * Đối tượng nghiên cứu Quá trình quản lý và phát triển PTKT dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. * Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và biện pháp quản lý phát triển PTKT dạy học hiện đại trong mối quan hệ với các thành tố của quá trình dạy học, đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. Nội dung quản lý phát triển phát triển PTKT dạy học về số lượng, cơ cấu chủng loại, chất lượng và sử dụng hiệu quả phương tiện đáp ứng mục tiêu
  • 9. 5 dạy học đại học ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang và mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay. Địa bàn nghiên cứu tạitrường Trung cấp Cảnh sát vũ trang thuộc Bộ Công An. 5. Giả thuyết khoa học PTKTDH học là một thành tố quan trọng của quá trình dạy học và nó có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ tới chất lượng giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đang diễn ra sôi nổi sẽ có sự tác động mạnh mẽ đến các thành tố của quá trình dạy học, đòi hỏi nhà quản lý giáo dục của trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang phải không ngừng phát triển PTKTDH hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, chất lượng học tập của người học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được vận dụng để nhìn nhận, đánh giá và đúc rút những vấn đề có tính nguyên tắc, tính đặc thù trong hoạt động quản lý và phát triển PTKT dạy học tại các cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó, là các lý thuyết về khoa học quản lý, khoa học giáo dục và các quy định của ngành giáo dục, ngành công an về quản lý và phát triển PTKT dạy học được vận dụng để nhìn nhận vấn đề nghiên cứu trong thực tiễn một cách rõ ràng hơn. * Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành nội dung nghiên cứu, tác giả sử dụng 2 nhóm phương pháp nghiên cứu sau: Nhóm các phương pháp nghiên cứu mang tính thực tiễn: + Phương pháp quan sát: Thu thập các thông tin qua việc quan sát hoạt động của trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang.
  • 10. 6 + Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, lãnh đạo của trường Trung cấp Cảnh sátvũ trang và qua hoạt động thực tiễn tại đây trao đổi với cán bộ,GV và người học về quá trình học tập và phát triển PTKT dạy học hiện đại ở đây. + Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh: để làm rõ thực trạng phát triển PTKT dạy học hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang. Nhóm các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ, bổ trợ: Phương pháp thống kê toán học, xử lý số liệu bằng các phần mền chuyên dụng. 7. Ý nghĩa của đề tài Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý và phát triển PTKT dạy học tại các cơ sở đào tạo của Bộ Công An; đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác quản lý và phát triển PTKT dạy học tại các cơ sở đào tạo nói chung và các trường trung cấp của Bộ Công an nói riêng, cũng như tại các chương trình, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến công tác quản lý giáo dục. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển PTKTDH hiện đại trong các trường trung cấp công an đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Chương 2. Thực trạng phát triển PTKTDH hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang hiện nay Chương 3. Yêu cầu và biện pháp phát triển PTKT DH hiện đại ở trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
  • 11. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG AN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 1.1. Những vấn đề lý luận về phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường trung cấp công an 1.1.1. Khái niệm phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường trung cấp công an Hiện nay có khá nhiều định nghĩa của nhiều tác giả khác nhau về khái niệm “PTKT dạy học”. Dưới góc độ nghiên cứu và thực tiễn của khoa học giáo dục, quản lý giáo dục PTKT dạy học còn được hiểu là các thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học…, thiết bị giáo dục, học cụ... Đó là những phương tiện, vật chất, công cụ kỹ thuật cần thiết cho người dạy và người học sử dụng trong quá trình giảng dậy ở tất cả các cấp học, bậc học, là một phần quan trọng trong hệ thống CSVC của mỗi nhà trường hay mỗi cơ sở giáo dục trên thế giới cũng như ở nước ta. Đây cũng là đại diện khách quan của đối tượng nhận thức ẩn chứa trong đó đầy đủ những ý định, hoạch định ban đầu cả về nội dung truyền đạt, phương pháp truyền đạt của người dạy và lĩnh hội của người học. PTKTDH là một tập hợp những đối tượng vật chất được người dạy sử dụng với tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của người học. Đối với người học, phương tiện còn là nguồn tri thức phong phú để lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng. Điều đó cũng có nghĩa PTKTDH là công cụ hỗ trợ người dạy, người học trong quá trình dạy học. Tóm lại có thể hiểu: PTKTDH là nguồn tài nguyên, thông tin, thiết bị kỹ thuật, đồ dùng, dụng cụ,... được sử dụng phục vụ cho việc giảng dạy và học tập; là phương tiện giúp dễ dàng cho sự truyền đạtcủa người dạy; tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng và phát triển
  • 12. 8 tư duy của người học. Các PTKT này có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau, tùy vào từng tiêu chí. Chẳng hạn dựa vào tính chất hiểu biết của PTKT, thì có thể phân chia thành: Các loại PTKT vật chất như máy móc, dụng cụ, công cụ...;Các PTKT tượng hình như tranh, ảnh minh họa, sơ đồ, biểu đồ. Hay dựa vào nguyên lý hoạt động và chức năng của PTKT có thể chia: Các PTKT phần cứng: như máy móc, thiết bị, máy tính và phần mềnCòn dựa vào kỹ thuật của phương tiện dạy học có thể chia thành: PTKT dạy học truyền thống và PTKT dạy học hiện đại. Trong đó, PTKT dạy học hiện đại là những phương tiện ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ vào dạy học tạo nên một số lượng lớn các PTKT tạo nên sự thay đổi lớn về số lượng và chất lượng các phương tiện này, đặc biệt góp phần quan trọng trong việc thay đổi phương phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. 1.1.2. Vai trò, phân loại của phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường Trung cấp Công an 1.1.2.1. Vai trò của phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường Trung cấp Công an Để thực hiện quá trình dạy chọ nói chung cần có nhiều thành tố như: mục tiêu của quá trình dạy học, nội dung, phương pháp giảng dạy- học tập, người dạy, người học, cơ sở vật chất, các PTKTDH, các thàn tố này liên quan chặt chẽ và có mối quan hệ tương hỗ cho nhau. Mối quan hệ này thể hiện qua sơ đồ sau: Mục tiêu Học sinh Giáo viên
  • 13. 9 Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình giáo dục Qua sơ đồ trên có thể thấy có 5 thành tốt cơ bản tham gia vào quá trình giáo dục và dạy học, PTKTDH hay CSVC của nhà trường là một thành tố không thể tách rời của 6 thành tố nêu trên và nó có vai trò tác động trực tiếp lên nội dung, phương pháp của quá trình dạy học. Do đó, chất lượng của quá trình dạy học chỉ đạt được khi 3 phạm trù này tương thích với nhau. Như vậy, qua vị trí của PTKTDH trong quá trình dạy học chúng ta cũng có thể thấy được rõ ràng vai trò của PTKTDH ở những điểm cơ bản sau: Thứ nhất, nâng cao tính cực, kích thích hứng thú và thúc đẩy quá trình nhận thức của người học. PTKTDH phải là một trong những cơ sở chủ yếu cho người học nhận thức được thế giới khách quan, lĩnh hội tri thức, phát huy tư duy cũng như tạo điều kiện cho họ từng bước tham gia cải tạo thực tiễn vì lợi ích của con người. Việc sử dụng PTKTDH có thể giúp người học nâng cao hứng thú học tập. Điều này đã được tâm lý học chứng minhhứng thú ham mê học tập là một trong những nguồn gốc chủ yếu nhất của việc học tập có kết quả cao, là con đường dẫn tới sáng tạo tài năng. Trong hoạt động dạy học, PTKTDH là công cụ rất quan trọng để tạo nên hứng thú trong nhận thức người học. Bên cạnh đó, trong công tác dạy học thực hành - thí nghiệm,
  • 14. 10 PTKTDH là công cụ, là phương tiện giúp người học nâng cao hứng thú nhận thức trong nghề nghiệp, hình thành nên lòng yêu nghề, có đạo đức với nghề nghiệp. Khi tiếp xúc với PTKTDH sẽ hình thành trong người học tinh thần tự học, tự nghiên cứu, thúc đẩy quá trình nhận thức trong hoạt động NCKH. Thứ hai, PTKTDH không những cung cấp và hình thành cho người học kiến thức bền vững, mà nó còn giúp cho người học kiểm chứng, chứng minh được tính đúng đắn của kiến thức lý thuyết khoa học, sửa chữa hoặc bổ sung, phát triển, đánh giá lại nếu không phù hợp với thực tiễn. Thứ ba, rèn luyện, phát triển kỹ năng thực hành, thực tập. Nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo phương pháp dạy học là nguyên lý giáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, vật chất tác động lên các giác quan, qua đó tác động vào vỏ não làm phát triển nảo bộ. Trên cơ sở bên trong của hoạt động trí tuệ phải được xây dựng trên những hoạt động thực tiễn bên ngoài. Qua hoạt động thực tiễn, cấy trúc của các vật và phương pháp hoạt động đối với cùng dần dần chuyển vào vỏ não biến thành nhận thức cấu trúc của các vật và phương pháp hoạt động trí tuệ với chúng, logic hoạt động thực tiễn chuyển vào vỏ não và biến thành logic tư duy. Đồng thời, PTKTDH là cầu nối để GV và sinh viên của nhà trường tiếp cận chính xác và kịp thời. PTKTDH là điều kiện, là phương tiện để thực hiện phương pháp giáo dục, có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện, phát triển kỹ năng thực hành, thực tập cho người học. Thứ tư, phát triển trí tuệ, kích thích nhu cầu học tập và NCKH. Trong quá trình dạy học, nếu PTKTDH được người GV sử dụng một cách có hệ thống, phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp thì sẽ giúp cho sinh viên phát triển tư duy, tăng khả năng quan sát, phân tích nhận định, so sánh, tổng hợp. Đồng thời thông qua hoạt động sử dụng PTKTDH của người thầy, sự
  • 15. 11 tương tác của trò trong quá trình thực hành, thực tập làm kích thích nhu cầu cầu học tập. Từ đây sẽ dần hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi phát triển cái mới. Để thực hiện được nhiệm vụ này đòi hỏi các cơ sở giáo dục phải có đầy đủ CSVC - PTKTDH, phải có đầy đủ phòng thực hành, thí nghiệm, bên cạnh số lượng thì đòi hỏi phải đáp ứng được tiêu chí hiện đại, có như vậy thì khi người học tiếp cận với PTKTDH này thì sẽ làm tăng nhu cầu mong muốn được nghiên cứu, được tìm tòi. Thứ năm, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kỹ luật lao động, nhân cách người học. Thông qua việc sử dụng PTKTDH, hình thành cho người học hệ thống các khái niệm, nhận thức được thế giới xung quanh, hứng thú trong học tập và NCKH, từ đó hình thành lòng yêu nghề, hiểu và khẳng định được giá trị bản thân để tiến đến hình thành nhân cách một mẫu người tri thức trong thời đại mới. Thông qua quá trình sử dụng, vận hành PTKTDH sẽ dần hình thành tính kỹ luật, tính nghiêm túc trong khoa học, trung thực, chăm chỉ, cần cù trong lao động, trong sản xuất. Như vậy sử dụng PTKTDH hợp lý sẽ tác động đến việc hình thành nên đạo đức nghề nghiệp, nhân cách của người học. Thứ sáu, là công cụ lao động của giảng viên. Cùng với sự phát triển của tri thức, khoa học kỹ thuật và công nghệ, để truyền tải một khối lượng kiến thức lớn đến người học, hướng dẫn để hình thành kỹ năng tay nghề cho người học thì người thầy rất cần PTKT hỗ trợ, đó chính là PTKTDH. Đây là công cụ giúp cho người học dễ dàng tiếp cận những kiến thức, tri thức từ người thầy, nó còn là động lực làm cho hoạt động giảng dạy của người thầy thêm sáng tạo và sinh động. 1.1.2.2. Phân loại các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường Trung cấp Công an Việc phân loại trên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng các quy trình quản lý, các biện pháp quản lý phát triển PTKT DH cũng như xác
  • 16. 12 định hiệu quả sử dụng của nó trong qua trình dậy ở các trường đại, đặc biệt trong hệ thống các trường an ninh và cảnh sát. Căn cứ vào một số tiêu chí, có thể phân loại các PTKTDH tại các trường Trung cấp Công an như sau: Một là, dựa vào cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của phương tiện. PTDH có thể được phân làm hai phần: Phần cứng và phần mềm. Phần cứng bao gồm các phương tiện được cấu tạo trên cơ sở các nguyên lý thiết kế về cơ, điện, điện tử... theo yêu cầu biểu diễn nội dung bài giảng. Các phương tiện này có thể là: Các máy chiếu (phim, ảnh, xi nê), radio, ti vi, máy tính điện tử, thiết bị phát thanh và truyền hình... Phần cứng là kết quả tác động của sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nhiều thế kỷ. Khi sử dụng phần cứng, người giáo viên đã cơ giới hóa và điện tử hóa quá trình dạy học, mở rộng không gian lớp học và phạm vi kiến thức truyền đạt. Giáo viên có thể dạy cho nhiều học sinh cùng một lúc, truyền đạt nội dung nhiều và nhanh hơn mà tốn ít sức lực hơn. Phần mềm là những phương tiện trong đó sử dụng các nguyên lý sư phạm, tâm lý, khoa học kỹ thuật để xây dựng nên cho học sinh một khối lượng kiến thức hay cải thiện hành vi ứng xử cho học sinh. Phần mềm bao gồm: Chương trình môn học, báo chí, sách vở, tạp chí, tài liệu giáo khoa... Phần mềm được đặc trưng bằng sự phân tích mô tả chính xác đối tượng, sự lựa chọn mục tiêu, sự củng cố và đánh giá kiến thức. Hai là, dựa vào mục đích sử dụng có thể phân loại các PTKTDH thành hai loại: Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học và phương tiện dùng để hỗ trợ, điều khiển quá trình dạy học. Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học bao gồm những máy móc, thiết bị và dụng cụ được giáo viên sử dụng trong giờ dạy để trình bày kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Đó có thể là:
  • 17. 13 Máy chiếu (truyền xạ, phản xạ), máy chiếu phim dương bản, máy chiếu phim, máy ghi âm, máy quay đĩa, máy thu hình, máy dạy học, máy tính điện tử, máy quay phim... Các tài liệu in (sách giáo khoa, sách chuyên môn, các tài liệu chép tay, sổ tay tra cứu, sách bài tập, chương trình môn học...). Đây là loại phương tiện được sử dụng rộng rãi và được giáo viên ưa dùng nhất trong quá trình dạy học. Các phương tiện mang tin thính giác, thị giác và hỗn hợp (băng ghi âm, đĩa ghi âm, các chương trình phát thanh, tranh vẽ, biểu bảng, bản đồ, đồ thị, ảnh, phim dương bản, phim cuộn, buổi truyền hình...). Các loại phương tiện trực quan ba chiều gồm: Các vật mẫu, mô hình, hay mô hình cắt, bộ dụng cụ học tập, bộ trưng bày hiện vật, mẫu vật và sa bàn. Phương tiện hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học là những phương tiện được sử dụng để tạo ra một môi trường học tập thuận lợi, có hiệu quả và liên tục. Phương tiện hỗ trợ bao gồm các loại bảng viết, các giá di động hoặc cố định, bàn thí nghiệm, thiết bị điều khiển âm thanh, ánh sáng... Phương tiện điều khiển bao gồm các loại sổ sách, tài liệu ghi chép về tiến trình học tập, về thành tích học tập của học sinh. Ba là, dựa vào cấu tạo của phương tiện có thể phân các loại PTKTDH thành ba loại: Các PTKTDH truyền thống, các PTKT và các phương tiện nghe nhìn hiện đại. Phương tiện dạy học truyền thống: Là các loại PTKTDH đã được sử dụng lâu đời và ngày nay vẫn còn được sử dụng trong dạy học (PTKTDH hai chiều, ba chiều). Thông thường, PTKTDH truyền thống được hiểu là những đồ dùng trực quan được dùng trong dạy học. Phương tiện kỹ thuật dạy học (PTKTDH có tính kỹ thuật): Cũng là một dạng của PTKTDH được chế tạo ra bằng trình độ công nghệ cao và đòi hỏi phải sử dụng điện năng.
  • 18. 14 Phương tiện dạy học hiện đại: Chủ yếu là PTKTDH nghe nhìn, được hình thành do sự phát triển của kỹ thuật, đặc biệt là điện tử. Trong tương lai, với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, PTKTDH hiện đại là một công cụ không thể thiếu trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học của người dạy; trong quá trình tự học, tìm kiếm tri thức mới của người học. Tóm lại dựa trên các cách phân loại đã nêu, đối với các trường thuộc lực lượng vũ trang nói chung, các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công an nói riêng, PTKTDH có thể phân thành các loại như sau: - Nhóm phương tiện nghe nhìn dùng để truyền đạt thông tin; - Nhóm PTKTDH luyện tập; - Nhóm PTKTDH bổ trợ; - Nhóm cácPTKTDH thực hành, thí nghiệm; - Nhóm PTKTDH kiểm tra kiến thức, kỹ năng. 1.1.3. Đặc điểm dạy học ở các trường trung cấp công an Đặc điểm về mục tiêu dạy học, của các trường thuộc lực lượng an ninh không nhằm mục đích đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường lao động nói chung mà chỉ nhằm mục tiêu cung cấp đủ nhân lực có chất lượng cao, tạo ra đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, vững về chính trị, tinh thông về nghiệp vụ, nắm vững pháp luật, có kiến thức về khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ và kỹ năng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ANTT, bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH, bắt nhịp được với đòi hỏi chung của đất nước và từng bước đáp ứng xu thế chung của khu vực, thế giới1 . Đặc điểm về chương trình, nội dung dạy học, về chương trình và nội dung dạy học thì các chương trình đào tạo của các trường thuộc lực lượng công an vẫn phải tuân thủ các quy định chuyên ngành của Bộ Giáo dục và đào tạo. 1 Nghị quyết số 17/NQ-ĐU của Đảng ủy Công an Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo trong Công an nhân dân
  • 19. 15 Bên cạnh đó là những quy định về nội dung mang tính đặc thù của ngành như các môn học nghiệp vụ, các môn học kỹ năng, các môn học rèn luyện thể chất- võ thuật sẽ chiếm thời lượng, nội dung lớn trong các chương trình đào tạo Đặc điểm về phương pháp, phương tiện dạy học, ngoài những phương pháp giảng dạy theo khoa học giáo dục nói chung và các phương tiện dạy học phổ thông thì do tính đặc thù là các đơn vị đào tạo của lực lượng an ninh nên các cơ sở đào tạo của Bộ Công an sẽ có những phương pháp nghiệp vụ chuyên ngành, các phương tiện đặc thù ngành. Đặc điểm về giảng viên, trước đây, đội ngũ giảng viên của các trường thuộc Bộ Công An đều được tuyển chọn từ chính nguồn học viên tốt nghiệp xuất sắc tại các học viện, trường CAND để đảm bảo các yêu cầu khắt khe về thành viên thuộc lực lượng an ninh. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tuyển dụng đội ngũ cán bộ giảng viên tại các đơn vị đào tạo của Ngành đã được mở rộng hơn. Ngoài nguồn tuyển truyền thống từ học viên tốt nghiệp xuất sắc các trường còn kết hợp giữa tuyển chọn tại các cơ sở đào tạo ngoài lực lượng theo từng chuyên ngành khác nhau để đảm bảo vẫn thu hút được những người có trình độ cao về giảng dạy tại các Nhà trường trong ngành; đồng thời mở rộng đối tượng tuyển chọn từ các đơn vị thực tiễn trong ngành có trình độ cao phù hợp với công tác nghiên cứu, giảng dạy. Đặc điểm về học viên, Học viện tại các cơ sở đào tạo lực lượng cảnh sát và an ninh thuộc Bộ Công an có những đặc điểm khác biệt với học viên các cơ sở đào tạo khác. Đó là những thi sinh có nguyện vọng thi tuyển đều phải qua sơ tuyển tại công an các tỉnh, thành phố nơi thí sinh đăng ký hộ khẩu thường trú. Việc sơ tuyển này sẽ tập trung vào xác minh lý lịch và kiểm tra sức khỏe. Về sức khỏe , thí sinh cần đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể như như: thị lực phải đảm bảo một mắt 10/10, tổng thị lực 2 mắt có thể từ 19 - 20/10,
  • 20. 16 không có các bệnh, biến chứng về mắt; không sứt môi, khe hở vòm miệng và không nói ngọng; không có các bệnh lý về huyết áp, tim mạch và sức khỏe tâm thần; Không nghiện các chất ma tuý, màu và dạng tóc bình thường, không bị rối loạn sắc tố da và không có các vết xăm (trổ) trên da; không có hình săm trổ trên da; yêu cầu về thể hình là: Nam cao từ 1,64-1,80m, cân nặng từ 48kg đến không quá 75kg; nữ cao từ 1,58-1,72m, cân nặng từ 45kg đến không quá 57kg. Bên cạnh đó là yêu cầu về tuổi như: không quá 28; học sinh không quá 20; chiến sĩ nghĩa vụ công an tuổi không quá 24. Về lý lịch, phải các quy định về ảm bảo tiêu chuẩn về chính trị theo quy định của Bộ Công an. 1.2. Những vấn đề lý luận về phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường trung cấp công an đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1.2.1. Khái niệm phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại Theo từ điển tiếng Việt "Phát triển" là "biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp2 Phát triển là "sự vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên". Nét đặc trưng của phát triển là hình thức xoáy trôn ốc và theo các chu kỳ, việc hoàn thành một chu kỳ lại là cố hữu, là nền tảng cho một chu kỳ mới trong đó có sự lặp lại một số đặc điểm của chu kỳ trước đó. Tóm lại, mọi sự vật hiện tượng, con người, xã hội có sự biến đổi tăng tiến về mặt số lượng, chất lượng dưới tác động của bên ngoài đều được coi là sự phát triển. Phát triển PTKTDHtại các nhà trường có thể hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của hệ thống PTKTDHtrong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, số lượng và chất lượng, chủng loại. Phát triển PTKTDHtại các nhà trường trước hết phải tạo ra hệ thống CSVC cần thiết đầy đủ, đảm bảo nhu cầu cho quá trình dạy học hiệu quả. 2 Từ điển Giáo dục học (2001), NXB Từ điển Bách khoa
  • 21. 17 Để đạt được mục tiêu phát triển PTKTDH tại các nhà trường nhằm xây dựng các nhà trường đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Như vậy, phát triển PTKTDH là một giải pháp mà nhà quản lý của các nhà trường đó sử dụng để quản lý và phát triển hệ thống CSVC-PTKTDH đáp ứng yêu cầu nhu cầu, nhiệm vụ đào tạo của nhà trường. Hoạt động phát triển PTKTDH này phải đảm bảo: Mục tiêu quản lý phát triển PTKTDH là xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển đảm bảo sự đồng bộ về cơ cấu, gia tăng về số lượng theo hướng hiện đại hóa, có chất lượng cao; nâng cao khả năng khai thác, sử dụng hiệu quả PTKTDH cho giảng dạy, học tập nhằm thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Mục tiêu quản lý phát triển PTPTDHthực chất là đảm bảo sự kết hợp giữa mua sắm, làm mới phát triển về số lượng với bảo đảm sự đồng bộ về chủng loại và chất lượng PTKTDH. Đồng thời bồi dưỡng nâng cao khả năng khai thác, bảo quản, sử dụng làm cho PTKTDH phát huy hiệu quả; góp phần đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và những điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện các yếu tố của quá trình dạy học. Chủ thể quản lý phát triển PTKTDH: chủ thể phát triển PTKTDH có vai trò, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, vai trò, chức năng, nhiệm vụ ấy có liên quan mật thiết với nhau, tương trợ lẫn nhau, tạo cho hệ thống phát triển đúng hướng và đạt được mục tiêu của tổ chức. Ví dụ tại các cơ sở đào tạo của Bộ Công an thì Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Công an là chủ thể giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo quản lý phát triển PTKTDH ở các nhà thuộc Bộ Công an thông qua các chủ trương, chính sách, đầu tư kinh phí cho việc mua sắm phát triển PTKTDH về số lượng và chủng loại; nhất là các PTKTDH hiện đại.
  • 22. 18 Hiệu trưởng các nhà trường là người thực hiện nhiệm vụ giữ vai trò quan trọng nhất trong quản lý phát triển PTDH ở các trường đại học thuộc Bộ Công an. Ngoài ra, các cá nhân, cơ quan, bộ phận chức năng là các chủ thể thực thi, phối hợp quản lý phát triển một nội dung cụ thể nào đó là PTKTDH theo chức năng, nhiệm vụ được phân công phục vụ cho dạy học ở nhà trường. Chủ thể quản lý phát triển PTKTDH còn là những giảng viên, họ tham gia vào chủ thể quản lý với tư cách là tự quản lý, sử dụng và bảo quản PTKTDH, người trực tiếp sáng chế, thiết kế, tự làm các PTKTDH phù hợp với hoạt động giảng dạy của mình góp phần tham gia vào hoạt động quản lý của nhà trường (tự quản lý). Tham gia với tư cách là thành viên trong hoạt động quản lý được thể hiện ở việc có ý kiến về chất lượng PTKTDH, tính đồng bộ, hiện đại, phù hợp của PTKTDH với chuyên ngành, sự phát triển ngành nghề đào tạo, đổi mới hình thức đào tạo với lãnh đạo nhà trường, Đảng uỷ, Công đoàn... Các chủ thể quản lý trên có vai trò quan trọng trong quản lý phát triển PTKTDH: Đại diện về mặt thực thi pháp luật nói chung và quy định của Ngành, liên ngành đối với quản lý phát triển PTKTDH. Phương thức phát triển PTKTDH là tổng thể những cách thức, biện pháp các chủ thể sử dụng để tạo ra sự gia tăng về số lượng; chất lượng cao; đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ; nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng sử dụng hiệu quả PTKTDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 1.2.2. Nội dung phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại Nội dung phát triển PTKTDH ở các nhà trường bao gồm: Một là, kế hoạch hóa phát triển PTKTDH Để đạt được các mục tiêu của quá trình dạy họ, các nhà trường cần phát triển CSVC cũng như các PTKTDH của mình một cách có hệ thống, kế hoạch gắn với chiến lược và kế hoạch đào tạo của Nhà trường để đạt yêu cầu
  • 23. 19 hiệu quả và đạt được mục tiêu chiến lược của Nhà trường. Do vậy, hoạch định về phát triển PTKTDHphải dự báo được số lượng theo cơ cấu hợp lý và đặc biệt nhiệm vụ và mục tiêu của Nhà trường qua từng giai đoạn khác nhau. Trong hoạch định phương hướng phát triển và xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triểnPTKTDHthì kết quả đánh giá thực trạng PTKTDH hiện có của mỗi Nhà trường là cơ sở quan trọng. Từ kết quả hoạch định phương hướng và chiến lược phát triển, đánh giá về cơ cấu và chất lượng ĐNGV hiện tại cho phép các nhà truòng xác định được quy hoạch và kế hoạch phát triển PTKTDHdài hạn và hàng năm. Bên cạnh đó, việc đánh giá hiện trạng về tổ chức và quản lý phát triểnPTKTDHcũng là cơ sở quan trọng cho hoạch định phát triển PTKTDH. Đánh giá cơ cấu tổ chức, bộ máy và công tác quản lý hoạt động phát triển PTKTDH hiện tại kết hợp với việc phân tích các yếu tố tác động giúp đưa ra các giải pháp về cơ chế, chính sách và hoàn thiện tổ chức, bộ máy phát triển PTKTDHcủa các nhà trường. Nội dung hoạch định ĐNGV phải đảm bảo các yêu cầu về số lượng và chất lượng và cơ cấu các PTKTDH hợp lý, để đạt được nội dung này thì công tác kiểm kê, đánh giá có vai trò quyết định. Tiếp đó, các hoạt động phát triển PTKTDHnhất là mua sắm, sửa chữa cần được định hướng nhằm đạt được cơ cấuPTKTDH hợp lý. Do đó, nhiệm vụ của hoạch định phát triển PTKTDH trước hết cần dự báo được yêu cầu về PTKTDH trong từng thời kỳ thể hiện ở quy mô, nhưng phải gắn liền với cơ cấu PTKTDH hợp lý. Cơ cấu PTKTDH hợp lý là một cơ cấu mà ở đó PTKTDH đáp ứng đủ về mặt số lượng và chất lượng, đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất có thể được cho từng khâu, đồng thời phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường. Tóm lại, công tác hoạch định phát triển PTKTDH cần gắn chặt với bước rà soát đánh giá nhu cầu sử dụng PTKTDH. Kết quả rà soát, đánh giá là dữ
  • 24. 20 liệu quan trọng để đơn vị xây dựng kế hoạch và các chính sách về phát triển PTKTDH trong nhà trường. * Hai là, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển PTKTDH Bên cạnh công tác lập kế hoạch phát triển PTKTDH thì bước tiếp theo của quá trình này chính là tổ chức thực hiện kế hoạch. Nhiệm vụ của bước này chính là xác định nhiệm vụ của từng bộ phận tham gia quản lý phát triển PTKTDH. Các bộ phận thực hiện nhiệm vụ chuyên trách tạo thuận lợi để việc đầu tư, phát triển PTKTDH hiệu quả trong sử dụng, đáp ứng mục tiêu phát triển đào tạo của nhà trường. Việc tổ chức giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau một cách có hiệu quả trong việc hoàn thành mục tiêu, cần phải xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác. Những điều đó thuộc phạm vi của tổ chức nhân sự. Phân chia các bộ phận hợp lý tạo sự kết hợp logic, hiệu quả trong quản lý PTKTDH. Chọn lựa, cử cán bộ phụ trách các phòng chức năng và giáo viên đi học tập, tham quan, dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng sử dụng PTDH nhất là các phương tiện hiện đại. Phát huy quyền làm chủ, tính tích cực sáng tạo của người dạy, người học trong việc đóng góp những ý tưởng, sáng chế, thiết kế các PTKTDH. Xét về nguyên tắc xem đây là công việc mang tính chất nghiệp vụ của mỗi tập thể, giáo viên, cán bộ, chiến sĩ và học viên trong phát triển PTKTDH của nhà trường. Tổ chức công việc: Tổ chức các công việc trong phát triển PTKTDH như đầu tư, mua sắm, tự làm PTKTDH; Tổ chức giới thiệu danh mục các PTKTDH hiện có của nhà trường cho toàn thể giáo viên nắm, thống kê thành hệ thống, thành nhóm, dựa vào đặc điểm, đặc trưng của từng môn học, từng chuyên ngành đào tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tìm hiểu và sử dụng.
  • 25. 21 Tổ chức sử dụng hiệu quả PTKTDH: Tổ chức khai thác, sử dụng PTKTDH, đặc biệt trong điều kiện hiện nay với hệ thống các PTKTDH hiện đại, việc tổ chức khai thác, sử dụng trở thành một nhu cầu, một nền nếp tự giác thường xuyên của mọi giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tổ chức việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa PTKTDH: Tổ chức kiểm kê, bảo quản sửa chữa, phục hồi, thanh lý PTKTDH thường xuyên sẽ đảm bảo chất lượng PTKTDH luôn đáp ứng tốt trong việc ứng dụng của giáo viên vào quá trình giảng dạy, cho học viên trong quá trình học tập, nghiên cứu và tìm kiếm tri thức mới. Tập huấn cho lực lượng tham gia quản lý PTKTDH thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, phát triển trình độ, năng lực sử dụng, khai thác hiệu quả PTKTDH đặc biệt là những PTKTDH hiện đại cho giảng viên, cán bộ quản lý, học viên của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới PPKTDH, nâng cao chất lượng đào tạo ở nhà trường. * Ba là, chỉ đạo, lãnh đạo phát triển PTKTDH Quản lý công tác lập kế hoạch, tổ chức mua sắm đã khó và phức tạp thì công tác tổ chức, chỉ đạo bảo quản, sử dụng PTKTDH hiệu quả càng khó và phức tạp hơn. Nó sẽ quyết định sự thành công, đúng định hướng của chiến lược phát triển đơn vị. Công tác bảo quản, sử dụng PTKTDH tốt sẽ tránh gây lãng phí, thất thoát tiền của của xã hội mà còn là nhân tố chính nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Khai thác, sử dụng PTKTDH tốt, hết công suất và hiệu quả là một minh chứng cho sự thành công trong công tác quản lý đào tạo. Để thực hiện chỉ đạo, lãnh đạo phát triển PTKTDH,người CBQL cần phải thực hiện các hành động sau: - Lập kế hoạch khai thác, sử dụng: Thực hiện từ khi bắt đầu xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm bao gồm: con người (để quản lý, khai thác, sử dụng); CSVC hỗ trợ (phòng/ xưởng để lắp đặt hoặc bố trí PTKTDH, các
  • 26. 22 phương tiện vật chất hỗ trợ khác,…); quá trình sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa PTKTDH để duy trì trạng thái làm việc tốt đến khâu cuối cùng của vòng đời quản lý phát triển PTKTDH là thanh lý, lập kế hoạch tái đầu tư để bắt đầu chu trình quản lý PTKTDH mới. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho người sử dụng PTKTDH, nghiệp vụ quản lý cho người làm công tác thiết bị. Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng cho các lực lượng khai thác PTKTDH (từ cán bộ chuẩn bị thiết bị, đến GV, SV); xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, giám sát, đánh giá việc khai thác, sử dụng PTKTDH theo hướng lấy việc phát huy các tiêu chí quản lý làm cốt lõi để đánh giá hiệu quả sử dụng. Bên cạnh đó, phải lập kế hoạch tổ chức bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa PTKTDH để duy trì trạng thái làm việc tốt của PTKTDH một cách đầy đủ và khoa học. Kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa PTKTDH cần thể hiện rõ các nội dung về: thời gian, hình thức, nguồn kinh phí, nhân sự thực hiện, cơ chế kiểm tra giám sát để tổ chức thực hiện có hiệu quả. - Tổ chức triển khai sử dụng PTKTDH một cách khoa học và hiệu quả: Ban hành nội quy, quy định, quy trình về quản lý, sử dụng PTKTDH; tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người sử dụng PTKTDH; chỉ đạo các cá nhân, tập thể liên quan đến công tác phát triển PTKTDH phải khai thác hết tính năng, tối đa hiệu suất sử dụng của thiết bị, thực hiện tốt công tác bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng, kiểm kê, thanh lý. Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng PTKTDH, các hướng dẫn sử dụng; tổ chức các buổi thao giảng, các cuộc thi tự làm đồ dùng dạy học nhằm khai thác hết nguồn lực của đội ngũ giàng viên, nguồn lực đầu tư; khai thác, sử dụng PTKTDH sao cho hết tính năng, hiệu suất tuy nhiên vẫn đảm được tính nguyên vẹn ban đầu về hình dáng, màu sắc và tính năng kỹ thuật.
  • 27. 23 Xây dựng tiêu chí đánh giá việc tổ chức bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa PTKTDH như: ban hành các quy định, quy trình, các tiêu chí cụ thể nhằm đảm bảo PTKTDH luôn được bảo quản tốt nhất, sẳn sàng phục vụ cho hoạt động đào tạo của nhà trường. - Thực hiện tốt công tác bảo quản, bảo dưỡng PTKTDH theo quy định của nhà trường, đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất, cung cấp. Việc bảo quản, bảo dưỡng tốt không những làm cho PTKTDH duy trì được tuổi thọ thời gian sử dụng. Vì vậy, cần xây dựng, thực hiện các tiêu chí, quy trình đánh giá việc tổ chức bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa PTKTDH như: ban hành các quy định, quy trình, các tiêu chí về công tác bảo quản, bảo dưỡng; sử dụng đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao cho công tác bảo quản, bảo dưỡng; dành các khoản chi tài chính hợp lý cho công tác bảo quản, bảo dưỡng về PTKTDH nhằm đảm bảo PTKTDH luôn được bảo quản tốt nhất, sẳn sàng phục vụ cho hoạt động đào tạo. * Bốn là,xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý PTKTDH Hiện nay, tại các cơ sở giáo dục nói chung kinh phí đầu tư cho hệ thống CSVC và PTKTDH là rất lớn, tuy nhiên việc phát huy hiệu quả PTKTDH cả về tính giáo dục và tính kinh tế còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân đó là tổ chức bộ máy thiếu hợp lý và năng lực của đội ngũ làm công tác thiết bị chưa được bồi dưỡng đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ, chưa có biện pháp quản lý tốt đội ngũ làm công tác này. Do vậy, để đảm bảo công tác này phát huy hiệu quả, các nhà trường cần quan tâm đến chất lượng bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác này. Để đảm bảo phát triển đội ngũ CBQL PTKTDH các nhà trường cần tập trung vào các nội dung như: - Bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị: i) Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ làm công tác thiết bị
  • 28. 24 + Về phẩm chất đạo đức: giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của cán bộ viên chức; có trách nhiệm trong công tác. + Về trình độ đào tạo: tốt nghiệp đại học trở lên, có chứng chỉ khóa bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác thiết bị dạy học; trình độ vi tính, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. + Về kỹ năng làm việc: lập được kế hoạch khai thác, sử dụng; QL khai thác, bảo quản, bảo dưỡng, kiểm kê, thanh lý, bổ sung và phát triển PTDH tại đơn vị. ii) Xác định vị trí việc làm và bố trí sử dụng hợp lý - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ làm công tác thiết bị Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo đội ngũ làm công tác thiết bị đủ về số lượng; đồng bộ về cơ cấu; đảm bảo về chất lượng; vững về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có thái độ tích cực với nghề nghiệp; - Triển khai công tác bồi dưỡng: Đảm bảo đủ các nội dung theo kế hoạch. - Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng: Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá trên cơ sở kế hoạch được duyệt. Tổ chức nhận xét, đánh giá kế quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đến từ cá nhân, tập thể; rà soát năng lực và phẩm chất của người làm công tác thiết bị sau bồi dưỡng theo định kỳ hoặc đột xuất. Thực hiện tốt cơ chế khen thưởng, kỷ luật (nếu có). (iii) Xác định trách nhiệm của từng cá nhân và đơn vị phụ trách về PTKTDH và các cá nhân, đơn vị có liên quan trong quản lý PTDH theo phân cấp quản lý Việc xác định trách nhiệm cần được thể hiện rõ bằng việc ban hành các quy định, quy trình quản lý PTKTDH, phân cấp quản lý tại đơn vị, cụ thể: Trách nhiệm của người đứng đầu (Hiệu trưởng); trách nhiệm của người được Hiệu trưởng phân cấp, ủy quyền; trách nhiệm của các bộ phận chức năng; trách nhiệm của từng nhân viên phụ trách quản lý, sử dụng PTKTDH; người
  • 29. 25 trực tiếp sử dụng PTKTDH (giảng viên, sinh viên và các đối tượng khác có sử dụng PTKTDH). Trong nội dung này, đặc biệt quan trọng chính làcơ chế phối hợp giữa đơn vị phụ trách PTKTDH trong nhà trường. Trên cơ sở đã xác định vị trí việc làm, trách nhiệm của đơn vị/ cá nhân: Hiệu trưởng ban hành cơ chế phối hợp giữa đơn vị phụ trách PTKTDH với các bộ phận, giảng viên, sinh viên và các cá nhân liên quan trong quản lý PTKTDH. *Năm là,kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình phát triển PTKTDH Kiểm tra, đánh giá là đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu của tổ chức và các kế hoạch vạch ra để đạt tới mục tiêu đã đang được hoàn thành. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phát triển PTKTDH chính là đánh giá hiệu quả phát triển PTKTDH so với mục tiêu đã đặt ra, so với yêu cầu của đổi mới giáo dục. Mục đích của kiểm tra là nhằm phát hiện ra được và kịp thời những sai lệch trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển PTKTDH, trong đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng PTKTDH so với kế hoạch ban đầu. Từ đó, tác động điều chỉnh đối với những sai lệch thực tế hoặc những sai lệch có thể xảy ra trong quá trình phát triển PTKTDH. Nội dung kiểm tra bao gồm: Việc xác định các tiêu chuẩn đánh giá PTKTDH ở các nhà trường. Kiểm tra đánh giá việc quản lý, khai thác, sử dụng, kiểm kê, bảo quản PTKTDH của các khoa, tổ bộ môn, các giảng viên, sinh viên để có sự uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch phát triển PTKTDH để có thể kịp thời điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch.
  • 30. 26 Tổng kết đánh giá việc khai thác, sử dụng bảo quản PTKTDH theo kế hoạch cụ thể, đánh giá, rút kinh nghiệm hướng dẫn các hoạt động tiếp theo. Kiểm tra hoạt động của các bộ phận tham gia quản lý PTKTDH. Phát hiện, điều chỉnh những sai lệch trong quản lý PTKTDH. Đánh giá việc thực hiện các khâu quản lý PTKTDH ở nhà trường học so với mục tiêu. Tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện quản lý PTKTDH . Các nội dung kiểm tra có mối quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ lẫn nhau trong quản lý phát triển PTKTDH. Để nâng cao hiệu quả sử dụng PTKTDH phải tiến hành đầu tư xây dựng đúng hay lựa chọn PTKTDH đồng bộ, hiện đại phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường, đồng thời đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa và hiện đại hóa và trong quản lý sử dụng phải tuân thủ những nguyên tắc quản lý nhất định. 1.2.3. Yêu cầu phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường trung cấp công an trong bối cảnh đổi mới giáo dục Yêu cầu thứ nhất, phát triển PTKTDH bảo đảm yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn về chất lượng cũng như hiện đại hóa phương tiện. Yêu cầu này đòi hỏi: Chuẩn về số lượng: Số lượng PTKTH đảm bảo đủ đáp ứng hoạt động dạy học, nghiên cứu trong trường đại học theo các ngành học, bộ môn và các học phần. Chuẩn về chất lượng: Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định danh mục các thiết bị dạy học được sử dụng trong các nhà trường, đồng thời cũng quy định các tiêu chuẩn chất lượng cho từng loại thiết bị dạy học về: Kích thước, mầu sắc, trọng lượng, chất liệu... Tiêu chuẩn đánh giá thiết bị dạy học hiện đang áp dụng là tiêu chuẩn của nhà sản xuất, tiêu chuẩn Việt Nam, đang hướng tới hệ thống chất lượng quốc tế.
  • 31. 27 Chuẩn về tính đồng bộ trong PTKTDH đảm bảo các phương tiện có tính liên thông, liên kết, tương trợ lẫn nhau, phát huy tính năng trong quá trình sử dụng và đổi mới PPKTDH ở nhà trường. Đồng thời, PTKTDH phải phản ánh và gắn liền với sự phát triển của nền khoa học hiện đại, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội. Yêu cầu thứ hai, phát triển PTKTDH đáp ứng xu hướng đổi mới và phát triển giáo dục ĐH;CĐ nói chung và của ngành, lĩnh vực công an nói riêng. Trước hết, phát triển PTKTDH cần tính đến và dần dần đáp ứng được xu hướng đổi mới và phát triển của GDĐH nói chung. Bước vào thế kỷ 21 cùng với quá trình gia tăng quy mô giáo dục đại học trên phạm vi toàn thế giới từ 14 triệu sinh viên ( năm 1960) lên khoảng 80 triệu sinh viên như hiện nay vai trò và vị trí của hệ thống giáo dục đại học nói chung và các trường đại học nói riêng đã có những thay đổi căn bản. Điều này không chỉ diễn ra tại các quốc gia có nền giáo dục đại hoc phát triển như Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Hà Lan mà ngay tại khu vực Đông Nam Á như Thái lan, Malaisia, Philipin đã và đang thực hiện đổi mới, cải cách giáo dục bậc cao theo hướng phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng đại học với nhiều tiêu chí và chuẩn mực đánh giá chất lượng đào tạo. Đồng thời trong bối cảnh sôi động của các xu hướng phát triển của đời sống xã hội hiện đại, giáo dục ở các nước đã và đang phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức to lớn đặc biệt là vấn đề giải quyết các mối quan hệ giữa quy mô- chất lượng và hiệu quả đào tạo; giữa đào tạo và nghiên cứu, dịch vụ; giữa nhu cầu và nguồn lực cho phát triển.v.v. Để giải quyết các yêu cầu đó giáo dục phải tiếp tục tính đến việc phát triển PTKTDH phù hợp. Yêu cầu thứ ba, đẩy mạnh việc xã hội hóa và hội nhập quốc tế trong phát triển PTKTDH. Yêu cầu này là xu hướng phù hợp với thời đại và mục tiêu đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Do vậy cần huy động các lượng lượng trong xã hội tham gia quá trình đầu tư, phát triển PTKTDH (đầu tư kinh phí,
  • 32. 28 tự thiết kế, sáng chế…). Đặc biệt trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như ở nước ta hiện nay thì việc tự chế, tự nghiên cứu các PTKTDH là một giải pháp hữu hiệu nhằm ra nhiều PTKTDH vừa tạo ra môi trường sáng tạo của cán bộ giảng dạy cũng như người học trong một số môn học nghiệp vụ mang tính đặc thù. Đồng thời, liên kết giữa các nhà trường, các đơn vị nghiệp vụ, trung tâm nghiên cứu, các viện kỹ thuật trong và ngoài Ngành, các nhà máy xí nghiệp để nghiên cứu chế tạo một số trang thiết bị dạy học theo yêu cầu, loại hình đào tạo của nhà trường. 1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại ở các trường trung cấp công an 1.3.1. Yếu tố chủ quan Trong quản lý và phát triển PTKTDH thì có khá nhiều nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quá trình. Tuy nhiên có một số yếu tố được coi là quan trọng tác động đến hoạt động này như sau: * Về nhận thức, mức độ nhận thức về phát triển PTKTDH của Nhà trường nói chung và của bản thân đội ngũ cán bộ,GV nói riêng có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến quá trình phát triển PTKTDH. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển PTKTDH sẽ phát huy được thế mạnh của GV trong giảng dạy và tham gia các hoạt động của Nhà trường, đồng thời khuyến khích sự tự giác và nhiệt tình tham gia của đội ngũ cán bộ, giảng viên. Về vấn đề nhận thức nay, thì nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo là đặc biệt quan trọng bởi khi Khi người CBQL nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng trong công tác quản lý giáo dục nói chung và phát triển PTKTDH nói riêng sẽ giúp họ có ý tưởng tốt trong công tác lập kế hoạch phát triển PTKTDH; thực hiện có hiệu quả công tác quản lý đầu tư mua sắm trên tinh thần khách quan, công khai, minh bạch, với mong muốn sao cho PTKTDH được đầu tư đầy đủ nhất về số lượng, đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất, hiện đại, đồng bộ và kinh tế.
  • 33. 29 Người CBQL sẽ đề ra các biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác và sử dụng PTKTDH. Bên cạnh mức độ nhận thức của đội ngũ CBQL thì trong quá trình phát triển PTKTDH nhận thức của cán bộ, GV đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác quản lý PTKTDH đóng vai trò quan trọng không kém. Khi họ nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của PTDH trong hoạt động dạy học và NCKH để từ đó thấy được mức độ cần thiết nhằm đưa ra những đề xuất phù hợp với kế hoạch phát triển PTDH đáp ứng các yêu cầu ĐBCL GD. Đề xuất chủng loại, thông số kỹ thuật của PTDH đáp ứng với nhu cầu thực tiễn và định hướng phát triển tương lai. Khai thác sử dụng và bảo quản PTDH được tốt hơn. Mỗi GV sẽ có ý thức trong việc sử dụng PTDH trong các bài giảng lý thuyết, hướng dẫn thực hành như là một điều kiện thiết yếu để nâng cao chất lượng giảng dạy. Trong vấn đề nhận thức, còn một nội dung quan trọng là nhận thức và ý thức của người học trong việc sử dụng và bảo quản các PTKTDH trong nhà trường. Thực tế cho thấy đây là vấn đề có mức độ ảnh hưởng khá lớn, nhất là trong việc bảo vệ, sử dụng hiệu quả các PTKTDH. Người học là những người trực tiếp sử dụng các PTKTDH này do đó họ phải có trách nhiệm trong việc bảo quản các phương tiện này cũng như nhận thức được vai trò của PTKTDH trong hoạt động học tập, rèn luyện kỹ năng tay nghề, nâng cao khả năng tự học, tham gia hoạt động NCKH để từ đó khai thác hết tính năng kỹ thuật, có trách nhiệm bảo vệ PTKTDH hiện có. * Về các chính sách của Nhà trường trong việc phát PTKTDH , trong điều kiện cơ chế, chính sách của nhà nước hiện nay còn chưa đầy đủ, thiếu động bộ, còn chồng chéo ảnh hưởng đến công tác phát triển PTKTDH nếu từng nhà trường biết tranh thủ các nguồn đầu tư, tổ chức hợp lý, hiệu quả các nguồn lực tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, các quy chế quản lý
  • 34. 30 phù hợp thì sẽ phát huy được hệ thống CSVC nói chung và PTKTDH nói riêng. Để phát triển PTKTDH các nhà trường cầncụ thể hóa những cơ sở pháp lý, quy định của nhà nước về QL CSVC, thiết bị giáo dục trong các trường học. Những quy định, nội quy, hướng dẫn của nhà trường đảm bảo cho việc xây dựng kế hoạch, đầu tư, mua sắm, sử dụng, bảo quản PTKTDH có chất lượng, hiệu quả. Những nội quy, quy chế này sẽ là những tiêu chí để đánh giá, kiểm tra chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng PTKTDH trong nhà trường. Cũng như sẽ giúp cho người GV đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện nâng cao kỹ năng tay nghề, sử dụng, khai thác PTKTDH có hiệu quả hơn. * Bộ máy quản lý và trình độ của CBQL trong Nhà trường, nếu các nhà trường xây dựng được một bộ máy quản lý hợp lý, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, hoạt động có hiệu quả thì sẽ có vai trò quan trọng đối với việc phát triển nhà trường trong đó có công tác phát triển PTKTDH. Đồng thời, trình độ của CBQL có ảnh hưởng rất lớn tới công tác này. Thực tiễn chỉ ra rằng những cơ sở đào tạo có bộ máy quản lý tổ chức khoa học, đồng bộ và đội ngũ CBQL chuẩn, tâm quyết và có tầm nhìn sẽ biết huy động được sức mạnh tập thể trong xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển nhà trường trong đó có nội dung phát triển PTKTDH. * Văn hóa tổ chức của Nhà trường, văn hóa tổ chức của Nhà trường sẽ bao gồm các yếu tố lịch sử phát triển, sức mệnh, mục tiêu phát triển cũng như uy tín, thương hiệu của Nhà trường. Những yếu tố này có tác động đến tâm tư, tình cảm và lý trí của các thành viên trong Nhà trường. Một nhà trường nếu xây dựng được những giá trị văn hóa của riêng mình sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường, trong đó có hoạt động phát triển PTKTDH. GV trách nhiệm và gắn bó với nhà trường. Uy tín, thương hiệu nhà trường mạnh sẽ giúp trường thuận lợi trong công tác tuyển sinh, góp phần tăng thêm
  • 35. 31 nguồn lực đầu tư cho nhà trườngđối với hệ thống CSVC và PTKTDH. 1.3.2. Yếu tố khách quan *Các nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước, sự phát triển GDĐH của một quốc gia phụ thuộc trước hết vào đường lối lãnh đạo của quốc gia đó đối với lĩnh vực giáo dục nói chung. Một Nhà nước quan tâm nhiều đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, đầu tư nhiều cho giáo dục, đào tạo và có đường lối đúng trong phát triển giáo dục đào tạo thì giáo dục đào tạo quốc gia đó sẽ phát triển nhanh chóng, và ngược lại. Thông thường, đường lối lãnh đạo của một quốc gia thể hiện qua các chủ trương, chính sách, trong đó thể hiện cơ chế điều hành về lĩnh vực mà chủ trương, chính sách đó hướng tới. Nói như vậy có nghĩa là sự phát triển giáo dục đào tạo nói chung và phát triển PTKTDH nói riêng chịu sự tác động của cơ chế, chính sách mà Nhà nước ban hành, phụ thuộc vào chủ trương, đường lối phát triển GD của Nhà nước đó. Điển hình nhất trong chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới giáo dục là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI Đảng) về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã khẳng định cần đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Nghị quyết đã nêu rõ tầm quan trọng trong công tác đào tạo là rèn luyện kỹ năng tay nghề, mà để thực hiện được đó thì vai trò của PTKTDH là cốt yếu. Như vậy, từ chủ trương đúng đắn này thì ngành Giáo dục, các cơ sở đào tạo sẽ lập kế hoạch cụ thể phát triển PTKTDH của mình cho phù hợp. * Trình độ phát triển khoa học, công nghệ Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm cho hoạt động giá dục nói chung có nhiều thay đổi, đặc biệt là về
  • 36. 32 các công cụ, phương tiện hỗ trợ quá trình dạy học cũng phải thay đổi theo những tiêu chí, tính năng mới, phù hợp với xã hội hiện đại, đồng thời còn phải thay đổi cả tư duy quản lý các trang thiết bị này, từ khâu lập kế hoạch, quản lý sử dụng, phát triển PTKTDH thông qua tự nghiên cứu, hợp tác, kiểm kê, thanh lý đến công tác kiểm tra; người GV phải luôn học tập, rèn luyện nâng cao kỹ năng tay nghề theo hướng tiếp cận công nghệ; đòi hỏi đội ngũ NV làm công tác thiết bị phải thay đổi cách thức quản lý, sắp đặt, kỹ năng tay nghề; đòi hỏi SV, đối tượng trực tiếp chịu sự tác động này nhanh chóng hội nhập, có lòng yêu nghề, say mê với công nghệ. Trong bối cảnh hiện nay, để đáp ứng yêu cầu của khoa học - công nghệ mới, các PTKTDH cũng được hiện đại hóa, tối tân hóa, phong phú hóa. Trong khi đó, điều kiện tài chính của nhà nước, nhà trường chưa đủ để đầu tư, mua sắm. Vì vậy, xã hội hóa trong việc đầu tư, mua sắm, quản lý, khai thác, sử dụng,… là một trong những biện pháp hiệu quả cần được phát huy trong thời gian tới. * Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của toàn xã hội, của từng ngành, từng lĩnh vực. Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội là một đòi hỏi bức thiết nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực thực sự của xã hội nói chung và từng ngành nói riêng. Do đó, các cơ sở đào trong quá trình hoạt động cần tính đến nhu cầu này để thực hiện xây dựng kế hoạch cho phù hợp, thực hiện đổi mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy, PTKTDH ở các nhà trường cũng phải được bổ sung, cập nhật, hiện đại để người học tiếp cận với môi trường, điều kiện, yêu cầu làm việc ngay tại nơi đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của người học trong tương lai. Phát triển chương trình ĐT, đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ kéo theo sự đổi mới về PTKTDH ở trường hiện nay. * Mức độ quan tâm đầu tư của các cấp quản lý đối với nhà trường
  • 37. 33 Sự lãnh đạo, chỉ đạo và mức độ quan tâm đầu tư của các cấp quản lý đối với nhà trường sẽ có ảnh hưởng rất lớn trong công tác đầu tư phát triển nhà trường, trong đó có công tác phát triển CSVC - PTKTDH. Tuy nhiên, với xu thế mới ngày nay, vai trò người đứng đầu, tính tự chủ trong tài chính đã được phát huy nên sức ảnh hưởng của các cấp quản lý không mang tính tuyệt đối. Trên đây là một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển PPTKTDH trong các nhà trường nói chung. Từ đó, để phát triển hiệu quả PTKTDH thì các nhà trường cần phải xem xét đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển này để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của từng nhà trường, trong từng giai đoạn khác nhau. Tiểu kết chương 1 Các phương tiện dạy học truyền thống cũng như hiện đại đều đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động nhận thức của người học cũng như hoạt động của giáo viên. Đặc biệt, trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ tạo điều kiện cho các Nhà trường, trong đó có các trường trung cấp công an phát triển hệ thống các PTKTDH hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quá trình phát triển các PTKTDH tại các Nhà trường này sẽ chịu sự tác động của những nhân tốt khách quan và chủ quan khác nhau. Do vậy, tùy vào từng mục tiêu, điều kiện thực tiễn của từng Nhà trường có kế hoạch phát triển phù hợp. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP CẢNH SÁT VŨ TRANG
  • 38. 34 2.1. Khái quát về trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Trường Trung cấp cảnh sát vũ trang là một đơn vị thuộc Tổng cục xây dựng lực lượng bộ công an, cho đến nay đã có lịch sử hơn 40 năm hình thành và phát triển. Trường được chính thức thành lập với tên gọi Trường hạ sỹ quan Cảnh sát Bảo vệ vào ngày 11/11/1977, khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công An) đã ký ban hành quyết định số 29/NV-QĐ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyến hạn, tổ chức bộ máy của Nhà trường. Đến tháng 4/1982, Trường Hạ sỹ quan Cảnh sát Bảo vệ được nâng cấpthành trường Trung học Cảnh sát Bảo vệ. Sau đó đến tháng 4/1985, Trường Trung học Cảnh sát Bảo vệ được nâng cấpthành Trường Cao đẳng Cảnh sát Bảo vệ. Cho đến đến Tháng 5/1989, Trường Cao đẳng Cảnh sát Bảo vệ giải thể theo Nghịđịnh số 57/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Ngày 05/3/1990 được thành lập lại và đổi tên thành Trường Đặc công Công an nhân dântheo quyết định Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trường Đặc công Công an nhân dân hoạt động và phát triển trong 15 năm đến Ngày 01/6/2006:, Bộ trưởng Bộ Công an ký Quyết định số 659/QĐ- BCA thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổchức, bộ máy Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (T45). Từ thời điểm này cho đến nay, Nhà trường chính thức được đặt tên là Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang (T45). Trải qua hơn 40 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, tên gọi nhưng Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang vẫn thực hiện nhiệm vụ quan trọng đào tạo, huấn luyện lực lượng cảnh sát vũ trang tinh nhuệ. Sau hơn 4 thập kỷ phát triển, Nhà trường đã không ngừng lớn mạnh, thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao và đã lập được nhiều thành tích, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo và xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần
  • 39. 35 bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội của đất nước trong tình hình mới. Trong điều kiện hiện nay, quy mô đào tạo của Nhà trường khoảng 1.200 học viên, là nguồn đào tạo chất lượng cao cung cấp cho nguồn nhân lực quan trọng cho Bộ Tư Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Cơ Động, Bộ Tư Lệnh Cảnh Vệ và các đơn vị Công An tại các địa phương khắp cả nước. Ngoài ra, hàng năm thực hiện Nghị định thư trao đổi đào tạo, Nhà trường còn thực hiện nhiệm vụ đào tạo Cảnh Sát Đặc Nhiệm chống khủng bố cho nước bạn Campuchia và Lào. Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho lực lượng Công An, trong giai đoạn vừa qua, Nhà trường đặc biệt chú nghiên cứu đổi mới, phát triển các chương trình đào tạo, thay đổi các phương pháp giảng dạy, ứng dụng mạnh mẽ các PTKTDH hiện đại, và công nghệ thông tin vào giảng dạy. Từng bước tạo sự chuyển biến rõ rệt về phương pháp dạy học, gắn đổi mới phương pháp dạy với phương pháp học nhằm tạo sự chuyển biến đồng bộ để nâng cao chất lượng học tập. Bên cạnh đó, để đảm bảo nguồn lực phát triển cho Nhà trường trong từng giai đoạn, Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang tích cực phát triển đội ngũ CBQL vàGV đồng thời đổi mới công tác quản lý đào tạo, quản lý học viên, kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo điều lệnh với giáo dục ý thức tự giác, tự quản và niềm say mê học tập, rèn luyện cho học viên; tổ chức tốt các hoạt động đoàn thể trong việc kiểm tra, giám sát quá trình học tập, rèn luyện của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Với những nỗi lực không ngừng trong quá trình hình thành và phát triển, tập thể Nhà trường đã đạt được những thành tích xuất sắc được Đảng, Nhà nước và Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tặng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó trạng trọng nhất là Huân chương Bảo vệ tổ quốc hạng Nhất.
  • 40. 36 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ Về chức năng Nhà trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp ngành vũ trang bảo vệ an ninh, trật tự. Huấn luyện quân sự, võ thuật theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Công an. Theo đó Nhà trường có nhiệm vụ cụ thể sau: Các trường có chức năng đào tạo học viên hệ trung cấp cho lực lượng Công an toàn quốc. Đào tạo cán bộ Công an về các lĩnh vực: Cảnh sát Đặc nhiệm, Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Bảo vệ mục tiêu và hỗ trợ tư pháp, Huấn luyện viên quân sự võ thuật theo quy chế văn bằng của nhà nước và của Bộ công an.(Hiện nay nhà trường nhà trường được lãnh đạo Bộ công an giao nhiệm vụ đào tạo năm chuyên nghành : Cảnh sát Đặc nhiệm,Cảnh sát Cơ động,Cảnh sát Bảo vệ mục tiêu và hỗ trợ tư pháp, Huấn luyện viên quân sự, Huấn luyện viên võ thuật... ) Tổ chức nghiên cứu khoa học, biên soạn chương trình, giáo trình và tài liệu giảng dạy, cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu công tác của Công an các đơn vị, địa phương sử dụng lực lượng Cảnh sát nhân dân. Tổ chức đào tạo công dân phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân theo quy định. Thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tổ chức công tác tuyển sinh, chiêu sinh theo quy định của Bộ trưởng Bộ công an. Tổ chức thi tốt nghiệp ,công nhận và cấp bằng cho những học viên tốt nghiệp theo quy chế, quyết định điều động học viên tốt nghiệp theo chỉ tiêu kế hoạch của Bộ trưởng. Tổ chức thực hiện các chế độ công tác, điều lệnh nội vụ, quản lý và thực hiện chế độ chính sách với cán bộ giáo viên công nhân viên và học viên theo quy định của Bộ trưởng.
  • 41. 37 Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, CBQL giáo dục theo chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ đã được bộ trưởng quy định. Thực hiện công tác hậu cần y tế, bảo vệ và các công tác khác của các trường,tổ chức quản lý tài chính, đất đai ,cơ sở vật chất, vốn đầu tư theo quy định của Bộ trưởng, tổ chức mua sắm, cấp phát, quản lý và sử dụng thiết bị kỹ thuật đồ dùng dạy học theo quy định của nhà nước và Bộ trưởng. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc chức năng của nhà trường do Bộ trưởng, tổng cục trưởng giao. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Theo quy định tại Quyết định số 6496/QĐ-BCA cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà trường gồm: - Các phòng chức năng, gồm 1. Phòng Hành chính tổng hợp; 2. Phòng Xây dựng lực lượng; 3. Phòng Quản lý học viên; 4. Phòng Quản lý đào tạo; 5. Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo; 6. Phòng Hậu cần; 7. Phòng Quản lý nhà ăn. - Các Khoa, Bộ môn: 1. Khoa Đặc nhiệm; 2. Khoa Cảnh sát cơ động; 3. Khoa Cảnh sát bảo vệ; 4. Khoa Quân sự; 5. Khoa Võ thuật, thể dục thể thao; 6. Khoa Cảnh sát phản ứng nhanh; 7. Bộ môn Lý luận khoa học xã hội và nhân văn;
  • 42. 38 8. Bộ môn Pháp luật; 9. Bộ môn Nghiệp vụ cơ bản; 10. Bộ môn Tin học - Ngoại ngữ. - Đơn vị sự nghiệp trực thuộc 1. Trung tâm dạy nghề, đào tạo lái xe ô tô, mô tô và phương tiện thủy; 2. Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học. 2.1.4. Quy mô và chất lượng đào tạo * Quy mô đào tạo Quy mô đào tạo của nhà trường ổn định trong suốt những năm qua. Tuy có chênh lệch chút ít giữa các năm nhưng về cơ bản là dao động trong khoảng 700 học viên/năm. So với nhiệm vụ được giao thì số lượng học viên hàng năm nhiều hơn. Số lượng học viên của trường Trung cấp chuyên nghiệp với 4 chuyên ngành đào tạo như vậy là khá lớn. Về CSVC phục vụ đào tạo Cơ sở vật chất của Nhà trườn chưa thật khang trang hiện đại nhưng cũng đủ đảm bảo đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và rèn luyện của học viên. Về Phương tiện, trang thiết bị dạy học Các trang thiết bị dạy học tuy chưa thật hiện đại nhưng cũng đủ đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập trên lớp và các môn thực hành lái xe, hành quân dã ngoại theo yêu cầu các môn học của chương trình đào tạo các chuyên ngành. Về đội ngũ giáo viên và huấn luyện viên Đội ngũ GV và huấn luyện viên của Nhà trường khá đông đảo so với quy mô đào tạo. Số lượng giáo viên trẻ khá nhiều cho thấy tiềm năng phát triển của Nhà trường là khá lớn. Gấn một nửa số GV có thâm niên công tác trên 10 năm cho thấy đội ngũ GV và huấn luyện viên có kinh nghiệm đào tạo khá đông đảo. Đặc biệt, với trường trung cấp, chuẩn trình độ đào tạo của GV là tốt nghiệp đại học, nhưng Nhà trường có đội ngũ giảng viên, huấn luyện