SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
--------------------------------------
PHẠM THANH TÚ
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC NẮM GIỮ TIỀN MẶT CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
TP.Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
--------------------------------------
PHẠM THANH TÚ
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC NẮM GIỮ TIỀN MẶT CỦA CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOAHỌC:PGS.TS. NGUYỄN MINH HÀ
TP.Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Minh Hà
(Ghi rõ họ, tên, họchàm, họcvị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 19tháng 04năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giáLuận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõhọ,tên, họchàm,họcvị của Hội đồngchấmbảo vệ Luận văn Thạcsĩ)
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 PGS.TS Phan Đình Nguyên Chủ tịch
2 TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh Phản biện 1
3 TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Phản biện 2
4 TS. Nguyễn Ngọc Ảnh Ủy viên
5 TS. Mai Đình Lâm Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa(nếu có).
Chủ tịchHội đồng đánh giáLV
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2015
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: PHẠM THANH TÚ Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 16/01/1984 Nơi sinh: Long An
Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1341850053
I- Tên đề tài:
Nghiên cứucác nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết
trênthị trường chứng khoán TP.HCM..................................................................................
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công tyniêm yết
trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Dựa trên các lý thuyết về nắm giữ tiền mặt, các
nghiên cứu trước đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tác giả xây dựng mô hình
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng việc nắm giữ tiền mặt. Với số liệu thu thập của 237
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong thời gian 2011 – 2013.
Thông qua xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, tác giả đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng
đến việc nắm giữ tiền mặt và từ đó đưa ra một số giải pháp cho việc nắm giữ tiền mặt
cho các công ty.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 18/08/2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 14/03/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Hà..........................................................
.................................................................................................................................................
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tênvà chữ ký) (Họ tênvà chữ ký)
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm
giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 03 năm 2015
Học viên thực hiện
Phạm Thanh Tú
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu
trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận
lợi cho tôi được có cơ hội học lớp Cao học kế toán niên khoá 2013 – 2014 tại
trường.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể Quý Thầy Cô, những
người đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian theo học cao học tại
trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh.
Tôi vô cùng biết ơn đến Thầy PGS.TS. Nguyễn Minh Hà, người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này.
Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn đồng nghiệp trong cơ quan, các bạn trong lớp
học đã cùng nhau học tập, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong công việc.
Sau cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người thân luôn bên
cạnh động viên, hỗ trợ tôi thường xuyên, luôn cho tôi tinh thần làm việc trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 03 năm 2015
Học viên thực hiện
Phạm Thanh Tú
3
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này xem xét các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Mẫu gồm 711 quan sát
nghiên cứu dữ liệu của 237 công ty trong giai đoạn 2011-2013. Mô hình nghiên cứu
được xây dựng bởi 10 nhân tố ảnh hưởng: quy mô công ty, vốn lưu động ròng, dòng
tiền, đòn bẩy tài chính, chi tiêu vốn, lợi nhuận, tuổi công ty, sở hữu nhà nước, chi
trả cổ tức và ngành nghề kinh doanh. Ba lý thuyết liên quan đến các nhân tố nắm
giữ tiền mặt là mô hình đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng và dòng tiền tự do. Mô
hình nghiên cứu được thực hiện hồi quy bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình của các
công ty là 12,5%, Biến Vốn lưu động ròng, dòng tiền, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận
và tuổi công ty có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt còn chi phí vốn
thì có mối tương quan âm. Biến quy mô công ty, chi trả cổ tức, ngành nghề và sở
hữu nhà nước không có mối tương quan đến việc nắm giữ tiền mặt.
Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đưa ra một số giải pháp đến việc nắm giữ
tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.Hồ Chí Minh như
quản trị vốn lưu động, xác định cơ cấu đòn bẩy tài chính hợp lý và nắm giữ tiền mặt
của các công ty có thời gian hoạt động lâu.
4
ABSTRACT
This paper examines factors affecting the cash holdings of firms listed on
TP.HCM Stock Exchange. Sample of 711 observations of 237 companies for the
period of 2011-2013. Research model was designed by 10 Factors affecting
include: firm size, net working capital, cash flow, leverage, capital expenditure,
profitability, firm age, government ownership, dividend payments and firm kind.
Research model was done regression analysis by SPSS 20.0 statistical software.
The study results show that the ratio average of cash holdings company’s
12.5%. Variable net working capital, cash flow, leverage, profitability, and firm age
are positive relationship to cash holdings. Capital expenditure is negative
relationship to cash holdings. Variable Firm size, dividend payments, firm kind and
government ownership non-significant relationship to cash holding.
From the results of this research, the authors offer a number of solutions
relating to cash holdings for firms listed on TP.HCM Stock Exchange as working
capital management, determination of reasonable financial leverage and cash
holdings of firms has long operating time
5
MỤC LỤC
Lời cam đoan.........................................................................................................................i
Lời cảm ơn............................................................................................................................ii
Tóm tắt ................................................................................................................................ iii
Abstract................................................................................................................................iv
Mục lục ................................................................................................................................. v
Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................................viii
Danh mục các bảng ............................................................................................................ix
Danh mục các hình ..............................................................................................................x
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .....................................................................................................................1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
1.4. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................2
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................3
1.6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3
1.7. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu .........................................................................................3
1.8. Kết cấu luận văn.........................................................................................................3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC...............5
2.1. Cơ sở lý thuyết............................................................................................................5
2.1.1. Khái niệm tiền mặt............................................................................................5
2.1.2. Các động cơ nắm giữ tiền mặt.........................................................................5
2.1.3. Các lý thuyết về nắm giữ tiền mặt...................................................................6
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty.............................11
2.2.1. Quy mô công ty...............................................................................................11
2.2.2. Vốn lưu động ròng ..........................................................................................12
2.2.3. Dòng tiền..........................................................................................................12
2.2.4. Đòn bẩy tài chính ............................................................................................13
2.2.5. Chi tiêu vốn......................................................................................................14
2.2.6. Lợi nhuận .........................................................................................................14
6
2.2.7. Tuổi công ty.....................................................................................................14
2.2.8. Sở hữu Nhà nước.............................................................................................15
2.2.9. Chi trả cổ tức....................................................................................................15
2.2.10. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh...............................................................16
2.3. Các nghiên cứu trước ................................................................................................16
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................32
3.1. Quy trình nghiên cứu.................................................................................................32
3.2. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................................32
3.3. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................................33
3.4. Mô hình nghiên cứu...................................................................................................33
3.5. Mô tả các biến trong mô hình và phương pháp đo lường .....................................34
3.5.1. Biến phụ thuộc.................................................................................................34
3.5.2. Biến độc lập .....................................................................................................35
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................40
4.1. Phân tích thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc..............................40
4.1.1. Phân tích thống kê tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty chi trả cổ tức
và không có chi trả cổ tức.................................................................................................40
4.1.2. Phân tích thống kê tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty có sở hữu Nhà
nước và không có sở hữu Nhà nước .......................................................................41
4.1.3. Phân tích thống kê tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty sản xuất và phi
sản xuất 42
4.1.4. Phân tích thống kê tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty sản xuất và phi
sản xuất có chi trả cổ tức hoặc không có chi trả cổ tức ................................................42
4.1.5. Phân tích thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình ..............................43
4.2. Phân tích tương quan giữa các biến.........................................................................45
4.3. Kiểm tra đa cộng tuyến .............................................................................................48
4.4. Hồi quy tuyến tính các biến trong mô hình ............................................................48
4.4.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình ................................................................50
4.4.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình..............................................................50
4.4.3. Kiểm tra tự tương quan...................................................................................51
4.4.4. Phân tích các biến có ý nghĩa ........................................................................51
7
4.4.5. Phân tích các biến không có ý nghĩa ............................................................56
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN..............................................................................................61
5.1. Kết luận .......................................................................................................................61
5.2. Giải pháp gợi ý...........................................................................................................62
5.3. Hạn chế........................................................................................................................65
5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................66
8
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các từ viết
tắt
Tiếng Anh Tiếng Việt
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
SPSS
Statistical Package for the Social
Sciences
Phần mềm phân tích thống kê
SIZE Firm size Quy mô công ty
NWC Net working capital Vốn lưu động ròng
LEV Leverage Đòn bẩy tài chính
CF Cash Flow Dòng tiền
CAPEX Capital Expenditure Chi phí vốn
ROA Return on Assets Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
DIV Dividen payment Chi trả cổ tức
AGE Firm age Tuổi công ty
STATE Sở hữu Nhà nước
KIND Đặc điểm ngành nghề công ty
CASH Tỷ lệ tiền mặt
NPV Net present value Giá trị hiện tại ròng
OLS Ordinary Least Squares Bình phương tối thiểu
VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai
EMU
Economic and Monetary Union of
the European Union
Liên minh kinh tế và tiền tệ châu
Âu
FEM Fixed effectmodel Mô hình ảnh hưởng cố định
REM Random effectmodel Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên
9
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt mối tương quan giữa các biến với việc nắm giữ tiền mặt.............11
Bảng 2.2: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây...................................................24
Bảng 2.3: Tổng hợp mối tương quan giữa các yếu tố và nắm giữ tiền mặt của các
nghiên cứu trước................................................................................................................28
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các biến độc lập và kỳ vọng về dấu ....................................39
Bảng 4.1. Bảng thống kê nắm giữ tiền mặt của các công ty chi trả cổ tức và không có
chi trả cổ tức.......................................................................................................................40
Bảng 4.2. Bảng thống kê nắm giữ tiền mặt của các công ty có sở hữu Nhà nước và
không có sở hữu Nhà nước...............................................................................................41
Bảng 4.3. Bảng thống kê nắm giữ tiền mặt của các công ty sản xuất và phi sản xuất42
Bảng 4.4. Bảng thông kê kết hợp giữa biến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, ngành nghề và
chi trả cổ tức.......................................................................................................................42
Bảng 4.5. Bảng thống kê mô tả giữ các biến trong mô hình ........................................43
Bảng 4.6. Bảng phân tích Ma trận tương quan giữ các biến trong mô hình...............46
Bảng 4.7: Bảng phân tích kết quả hồi quy đa biến ........................................................49
1
0
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu........................................................................................32
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tổ ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt ..34
1
1.1. Đặt vấn đề
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
Chúng ta biết rằng hầu hết các doanh nghiệp vận hành đều chú ý sử dụng lợi
ích từ việc vay nợ. Trong điều kiện hoạt động bình thường, tài trợ bằng nợ có thể
giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng sinh lợi, thế nhưng nhà đầu tư nào cũng biết
đến mặt trái của nợ. Khi mọi thứ không diễn biến như các kế hoạch, thì nợ có thể
khiến doanh nghiệp gặp vấn đề nghiêm trọng. Thế còn vị thế tiền mặt của doanh
nghiệp thì sao? Quá nhiều nợ chắc chắn là một điều không tốt, liệu điều đó có đúng
với tiền mặt.
Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất và là thước đo khả năng của
công ty để thanh toán các khoản phải trả của công ty như trả cho người lao động, trả
tiền mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, chi trả cổ tức và chi trả các chi phí
cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Tuy nhiên để có tiền trang trải
các chi phí trên buộc các doanh nghiệp phải có lợi nhuận, nhưng không phải lúc nào
lợi nhuận đạt được cũng thu được hết bằng tiền mặt, trong thực tế lợi nhuận đạt
được còn tồn động lớn trong các khoản phải thu. Thực tiễn kinh doanh đã chứng
kiến rất nhiều công ty khi tính toán trên sổ sách thì có lãi, nhưng vì không đủ tiền
mặt để thanh toán các khoản công nợ tới hạn nên bị phá sản. Vì vậy trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường nắm giữ một lượng tiền
mặt nhất định để đề phòng công ty gặp phải những vấn đề tài chính phải giải quyết
ngay lập tức nhằm tránh tình trạng mất khả năng thanh toán gây ảnh hưởng đến hoạt
động của công ty.
Theo kết quả nghiên cứu tỷ lệ nắm giữ tiền mặt các công ty ở Việt Nam của
Phạm Ngọc Thiện (2014) thì tỷ lệ nắm giữ tiền mặt là 16,661% và của Phạm Hữu
Tín (2014) là 13,69%. Điều này cho thấy rằng việc nắm giữ một lượng tiền mặt lớn
là không hiệu quả bởi vì nó tạo ra rất ít hoặc không tạo ra được thu nhập cho công
ty. Do đó các công ty Việt Nam cần phải xác định cho mình một tỷ lệ nắm giữ tiền
mặt tối ưu. Nhận thấy được vấn đề đó, bài nghiên cứu này tác giả sẽ “Nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán TP.HCM”.
2
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Dường như tiền mặt luôn là một cái gì đó mà ai cũng thích sở hữu, doanh
nghiệp cũng vậy. Thế nhưng việc doanh nghiệp có quá nhiều tiền mặt liệu có phải là
một điều tốt? Những năm trở lại đây với tình trạng suy thoái của nền kinh tế thế giới
cũng đã có một phần làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam. Với tình hình
đó nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã lâm vào tình trạng khó khăn và đã có nhiều
doanh nghiệp tiến hành giải thể. Vì vậy buộc các nhà quản trị doanh nghiệp phải
cân nhắc, xem xét mọi quyết định để đạt được hiệu quả cao nhất, trong đó việc nắm
giữ tiền mặt cũng được các nhà quản trị quan tâm. Nếu nắm giữ tiền mặt nhiều quá
sẽ ra gây ứ động vốn và hiệu quả kinh doanh sẽ thấp đi ngược lại nếu nắm giữ tiền
mặt quá ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt sẽ giúp
cho các doanh nghiệp Việt Nam nhận biết được từng nhân tố ảnh hưởng và giúp cho
doanh nghiệp chủ động hơn trong việc nắm giữ lượng tiền mặt để mang lại hiệu quả
cao nhất.
1.3. Mục tiêunghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm giải quyết các mục tiêu sau:
- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty
thông qua việc phân tích số liệu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán TP.HCM.
- Dựa trên những kết quả nghiên cứu có được, đưa ra một số giải pháp cho
các nhà quản trị công ty trong việc nắm giữ tiền mặt.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiềnmặt của các công ty?
- Các nhân tố này có mối quan hệ cùng chiều hay ngược chiều với việc nắm
giữ tiền mặt của công ty?
- Các khuyến nghị nào cho các nhà quản trị tài chính đối với các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM?
3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến việc nắm giữ tiền mặt của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm: các công ty phi tài chính được niêm yết trên
thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, dựa trên mô hình nghiên
cứu của Kafayat và cộng sự (2014), tham khảo thêm mô hình của Ogundipe và cộng
sự (2012) và kết hợp thêm một số biến mới để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
việc nắm giữ tiền mặt của các công ty.
Số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của 237 công ty phi tài chính
đã được kiểm toán niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn
từ năm 2011 – 2013.
Thông qua phần mềm SPSS 20.0 để thống kê mô tả, kiểm tra mối tương
quan và hồi quy tuyến tính đa biến các biến trong mô hình nghiên cứu. Đánh giá độ
phù hợp của mô hình hồi quy đa biến thông qua Hệ số xác định R2
và R2
hiệu chỉnh.
Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình. Kiểm tra hiện tượng đa cộng
tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Kiểm
định tự tương quan thông qua hệ số Durbin-Watson. Diễn giải ý nghĩa các hệ số hồi
quy và đánh giá ý nghĩa của từng biến độc lập bằng cách sử dụng giá trị Sig so với
mức ý nghĩa thống kê.
1.7. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM.
Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra những
quyết định ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty sao cho cân bằng giữ
lợi ích và chi phí của việc nắm giữ tiền mặt nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn.
1.8. Kết cấu luận văn
Đề tài nghiên cứu gồm có năm chương. Chương một giới thiệu chung về đề
tài nghiên cứu. Chương hai trình bày cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước đây.
4
Chương ba phương pháp nghiên cứu. Chương bốn trình bày kết quả nghiên cứu thu
được từ quá trình phân tích, xử lý số liệu và chạy hồi quy tuyến tính đa biến.
Chương năm ghi nhận những kết luận quan trọng từ đề tài nghiên cứu, đồng thời
nêu lên những hạn chế và gợi ý hướng mở rộng cho đề tài nghiên cứu tiếp theo.
5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC
Trong chương này tác giả sẽ trình bày khái niệm cũng như là các cơ sở lý thuyết về
việc nắm giữ tiền mặt, các động cơ nắm giữ tiền mặt của các công ty. Đồng thời,
chương hai cũng trình bày những nghiên cứu thực nghiệm trước đây tại các nước
trên thế giới cũng như ở Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền
mặt và các kết quả thu được từ các nghiên cứu đó. Từ các lý thuyết và nghiên cứu
thực nghiệm được trình bày, tác giả tổng hợp lại rút ra các nhân tố có thể ảnh
hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty, sau đó xây dựng giả thuyết và mô
hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt.
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái niệm tiền mặt
Theo Đinh Tuấn Kiên (2012) thì Tiền mặt theo nghĩa hẹp, đó là tiền do Ngân
hàng Trung ương phát hành ra và nằm trong tay công chúng hay ngoài hệ thống
ngân hàng. Còn theo nghĩa rộng nhất, tiền mặt có thể được hiểu là những thứ có thể
sử dụng trực tiếp để thanh toán các giao dịch và bao gồm cả tiền gửi ngân hàng.
Như vậy, trong trường hợp này khái niệm tiền mặt được dùng để chỉ dạng có khả
năng thanh toán cao nhất của tài sản, bao gồm các đồng tiền do Ngân hàng Trung
ương phát hành ra và được công chúng giữ để chi tiêu, tiền gửi ở tài khoản vãng lai
hay tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có thể rút ra bất cứ lúc nào bằng cách viết séc
Theo nghị định số 222/2013/NĐ-CP định nghĩa như sau: Tiền mặt là tiền
giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà Nước phát hành.
Còn trong doanh nghiệp thì tiền mặt của các công ty được bao gồm tiền mặt
tồn quỹ và tiền gửi ngân hàng.
2.1.2. Các động cơ nắm giữ tiền mặt
Theo nghiên cứu của Bates và cộng sự (2009) đã chỉ ra các động cơ nắm giữ tiền
mặt của các công ty bao gồm: động cơ giao dịch, động cơ phòng ngừa, động cơ thuế
và động cơ đại diện.
2.1.2.1. Động cơ giao dịch
Mục tiêu chính của động cơ giao dịch là dựa trên chi phí chuyển đổi từ tài
6
sản thành tiền mặt của Kynes (1936), Các mô hình cổ điển về tài chính chỉ ra các
nhu cầu tối ưu cho tiền mặt khi một công ty phải gánh chịu các chi phí giao dịch
liên quan đến chuyển đổi tài sản tài chính không bằng tiền thành tiền mặt và sử
dụng tiền mặt để thanh toán. Vì có các lợi thế kinh tế từ quy mô với động cơ giao
dịch nên các công ty lớn nắm giữ tiền mặt ít hơn. Có rất nhiều bằng chứng về sự tồn
tại của các lợi ích kinh tế từ quy mô này.
2.1.2.2. Động cơ phòng ngừa
Ngoài ra Keynes (1936) cũng đưa ra động cơ phòng ngừa liên quan đến việc
nắm giữ tiền mặt. Các công ty giữ tiền mặt để đối phó tốt hơn với các cú sốc bất lợi
khi tiếp cận thị trường vốn rất tốn kém. Các công ty có dòng tiền rủi ro hơn và khó
tiếp cận nguồn vốn bên ngoài thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Động cơ phòng ngừa
cũng cho thấy rằng các công ty có các cơ hội đầu tư tốt hơn thì nắm giữ tiền mặt
nhiều hơn bởi vì các cú sốc bất lợi và kiệt quệ tài chính có thể tốn kém nhiều hơn
cho họ. Việc sử dụng tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách và chi phí nghiên cứu
và phát triển như đại diện cho các cơ hội đầu tư.
2.1.2.3. Động cơ thuế
Foley và cộng sự (2007) tìm thấy rằng các công ty ở Mỹ sẽ gánh chịu những
hậu quả từ thuế liên quan đến chuyển thu nhập từ nước ngoài về nước sẽ nắm giữ
tiền mặt nhiều hơn. Điều này đặc biệt đúng đối với các chi nhánh mà những hậu quả
của thuế chuyển thu nhập về nước là cao nhất. Do đó, các công ty đa quốc gia có
nhiều khả năng tích lũy tiền mặt cao hơn.
2.1.2.4. Động cơ đại diện
Như lập luận của Jensen (1986), các nhà quản lý sẽ cố thủ giữ tiền mặt nhiều
hơn thay vì tăng tiền mặt chi trả cổ tức cho các cổ đông khi công ty có ít cơ hội đầu
tư. Những việc nắm giữ tiền mặt tùy ý này thường được ước tính là nắm giữ tiền
mặt dư thừa có nguồn gốc từ mô hình kiểm soát động cơ giao dịch và động cơ
phòng ngừa cho việc nắm giữ tiền mặt.
2.1.3. Các lý thuyết về nắm giữ tiền mặt
Trong các bài nghiên cứu trước đây đã đưa ra ba lý thuyết để giải thích cho
việc nắm giữ tiền mặt của các công ty, bao gồm: mô hình đánh đổi, lý thuyết trật tự
phân hạng của Myers (1984) và lý thuyết dòng tiền tự do của Jensen (1986).
7
2.1.3.1. Mô hình đánh đổi
Nghiên cứu của Ferreira và Vilela (2004), Mô hình đánh đổi cho rằng các
công ty thiết lập mức tối ưu nắm giữ tiền mặt của họ bằng cách cân bằng giữa chi
phí biên và lợi ích biên của việc nắm giữ tiền mặt. Có nhiều lợi ích liên quan đến
việc nắm giữ tiền mặt. Thứ nhất, nắm giữ tiền mặt làm giảm khả năng xảy ra kiệt
quệ tài chính, vì tiền mặt đóng vai trò như một khoảng dự trữ an toàn cho những
khoản lỗ bất ngờ xảy ra hay chi phí huy động vốn bên ngoài tăng lên. Thứ hai, nắm
giữ tiền mặt cho phép thực hiện các chính sách đầu tư tối ưu khi bị gặp ràng buộc về
mặt tài chính. Mặt khác, nếu phải huy động vốn bên ngoài với chi phí cao sẽ buộc
các công ty phải từ bỏ những dự án đầu tư với giá trị NPV dương. Cuối cùng, việc
nắm giữ tiền mặt lúc này sẽ góp phần giảm thiểu chi phí huy động vốn từ bên ngoài
hay độ thanh khoản của tài sản công ty. Tiền mặt lúc này đóng vai trò như một tấm
đệm giữa nguồn lực của công ty với việc sử dụng vốn. Chi phí biên của việc nắm
giữ tiền là chi phí cơ hội của vốn vì tỷ suất sinh lời trên tài sản thấp.
Dưới đây Ferreira và Vilela (2004) đã cung cấp đánh giá ngắn gọn về
những đặc điểm của công ty liên quan đến mô hình đánh đổi ảnh hưởng đến quyết
định về việc nắm giữ tiền mặt của công ty như sau:
Chi trả cổ tức: Một công ty hiện tại đang trả cổ tức có thể huy động vốn với
chi phí thấp bằng cách giảm các khoản thanh toán cổ tức của mình. Ngược lại, một
công ty không trả cổ tức thì sử dụng thị trường vốn để huy động vốn. Vì vậy, người
ta cho rằng các công ty chi trả cổ tức nắm giữ tiền mặt ít hơn các công ty không chi
trả cổ tức.
Cơ hội đầu tư: Chi phí phát sinh thiếu hụt tiền mặt càng cao đối với các
công ty có cơ hội đầu tư càng lớn dẫn tới việc phải từ bỏ những cơ hội đầu tư có giá
trị. Vì vậy, ta mong đợi một mối tương quan dương giữa cơ hội đầu tư và quyết
định nắm giữ tiền mặt. Lý thuyết này cũng cho rằng các công ty có cơ hội đầu tư tốt
hơn thường có chi phí kiệt quệ tài chính lớn hơn bởi vì NPV dương của các khoản
đầu tư biến mất (gần như hoàn toàn) trong trường hợp phá sản. Trong trường hợp
này, các công ty có cơ hội đầu tư tốt hơn sẽ giữ mức tiền mặt cao hơn để tránh kiệt
quệ tài chính.
8
Tài sản lưu động thay thế: Trong phạm vi các tài sản lưu động khác ngoài
tiền có thể thanh lý trong trường hợp thiếu hụt tiền mặt, thì các tài sản lưu động đó
xem như là một cách thay thế của việc nắm giữ tiền mặt. Do đó, các công ty có
nhiều tài sản lưu động thay thế thường được mong đợi nắm giữ ít tiền mặt.
Đòn bẩy tài chính: Nhìn chung rằng gia tăng đòn bẩy làm tăng xác suất phá
sản của công ty vì công ty gặp phải áp lực phải thanh toán các khoản lãi hàng kỳ.
Để giảm xác suất xảy ra khủng hoảng tài chính, các công ty có hệ số đòn bẩy tài
chính cao được dự kiến sẽ giữ tiền mặt nhiều hơn. Mặt khác, hệ số đòn bẩy tài chính
còn là một chỉ số đánh giá khả năng vay nợ của công ty và sẽ được dự kiến rằng
những công ty có hệ số đòn bẩy tài chính cao (có khả năng gia tăng nợ) nắm giữ
tiền mặt ít hơn. Vì vậy, mối quan hệ giữa việc nắm giữ tiền mặt và hệ số đòn bẩy tài
chính là không rõ ràng.
Quy mô công ty: Về nhu cầu tiền mặt của công ty nói rằng có một lợi thế
kinh tế về quy mô trong quản trị tiền mặt. Điều này sẽ dẫn đến các công ty lớn giữ
tiền mặt ít hơn các công ty nhỏ. Hơn nữa, các công ty lớn đã được đa dạng hóa nên
xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính thấp hơn. Những tranh luận này gợi ý một tương
quan âm giữ quy mô công ty và việc nắm giữ tiền.
Dòng tiền: Theo ý nghĩa thì dòng tiền tạo ra một nguồn tài sản lưu động. Nó
có thể được xem như là một khoản tiền mặt thay thế. Vì thế, tác giả hy vọng có mối
tương quan âm giữa dòng tiền với việc nắm giữ tiền mặt.
Dòng tiền bất định: Những công ty với độ bất ổn dòng tiền cao thì có xác
suất phải đối mặt với thiếu hụt tiền mặt cao hơn vì sự giảm giá bất ngờ của dòng
tiền. Vì vậy, dòng tiền bất định được mong chờ sẽ tương quan dương với việc nắm
giữ tiền mặt.
Nợ đến hạn: Tác động của nợ đến hạn lên việc nắm giữ tiền mặt là không rõ
ràng. Các công ty phụ thuộc vào các khoản nợ ngắn hạn phải thương lượng định kỳ
với người cung cấp tín dụng và sẽ đối mặt với nguy cơ kiệt quệ tài chính nếu gặp
phải các ràng buộc khi đến hạn gia hạn nợ. Vì vậy, nợ đến hạn mong chờ sẽ tương
quan dương với nắm giữ tiền mặt. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy rằng
công ty với rủi ro tín dụng cao nhất và thấp nhất sử dụng nhiều nợ ngắn hạn trong
khi với công ty có rủi ro tín dụng trung bình thì sử dụng nợ dài hạn. Nếu xem xét
9
rằng các công ty có xếp hạng tín dụng cao có khả năng vay mượn tốt hơn, thì ta
mong chờ rằng các công ty này sẽ giữ ít tiền mặt hơn, điều này làm nợ đến hạn sẽ
có tương quan âm với việc giữ tiền.
Thông qua mô hình đánh đổi các công ty xác định lượng tiền mặt nắm giữ tối
ưu bằng cách cân bằng chi phí biên và lợi ích biên của việc giữ tiền. Lợi ích biên
liên quan đến việc nắm giữ tiền như sau: giảm xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính,
cho phép các công ty theo đuổi chính sách đầu tư khi các công ty thỏa mãn ràng
buộc về tài chính và tối thiểu hóa chi phí của việc gia tăng tài trợ bên ngoài hay tính
thanh khoản của tài sản. Chi phí chính của nắm giữ tiền mặt là chi phí cơ hội của
vốn đầu tư và tính thanh khoản của tài sản.
2.1.3.2. Lý thuyết trật tự phân hạng.
Lý thuyết trật tự phân hạng của Myers (1984) cho rằng, các công ty tài trợ
cho các khoản đầu tư đầu tiên là lợi nhuận giữ lại, sau đó là vay nợ và cuối cùng là
vốn chủ sở hữu. Mục đích thứ tự của việc tài trợ này là để tối thiểu hóa chi phí bất
cân xứng thông tin và các chi phí tài chính khác. Lý thuyết này cho các rằng công ty
không có các mức chi tiêu tiền mặt, thay vào đó tiền mặt được dùng như tấm đệm
giữ lợi nhuận giữ lại và nhu cầu đầu tư. Vì vậy, khi dòng tiền hoạt động hiện tại đủ
để tài trợ cho đầu tư mới, công ty thực hiện trả nợ và tích lũy tiền mặt. Khi lợi
nhuận giữ lại không đủ cho đầu tư hiện tại, công ty sử dụng tiền mặt đã tích lũy và
nếu cần thiết thì sử dụng nợ.
Thiết lập cơ hội đầu tư: Một cơ hội đầu tư lớn tạo ra nhu cầu cho một lượng
tiền mặt tồn trong quỹ, bởi vì sự thiếu hụt tiền mặt và không thể tiếp cận các nguồn
tài trợ bên ngoài, nó phải từ bỏ các cơ hội đầu tư có lợi nhuận. Vì vậy, cho rằng có
một mối tương quan dương giữa cơ hội đầu tư và việc giữ tiền.
Đòn bẩy tài chính: Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nợ thường tăng lên khi
đầu tư vượt quá lợi nhuận giữ lại và giảm xuống khi đầu tư ít hợn lợi nhuận giữ lại.
Do đó, nắm giữ tiền đi theo tiến trình ngược lại, nghĩa là nắm giữ tiền giảm xuống
khi đầu tư vượt quá lợi nhuận giữ lại và nhiều thêm khi đầu tư ít hơn lợi nhuận giữ
lại. Mối quan hệ giữ nắm giữ tiền, nợ và đầu tư cho thấy rằng có mối quan tương
âm giữ đòn bẩy tài chính và việc nắm giữ tiền mặt.
10
Quy mô công ty: Các công ty lớn thường đạt được nhiều thành công, vì vậy
nắm giữ nhiều tiền mặt hơn để phục vụ cho đầu tư.
Dòng tiền: Lập luận như các biến khác, nó cũng được huy vọng rằng, các
công ty với dòng tiềncao sẽ có nhiều tiền mặt hơn.
Thông qua lý thuyết trật tự phân hạng để giảm chi phí của sự bất cân xứng
thông tin và các chi phí tài chính khác thì nguồn tài chính của công ty đầu tiên nên
nghĩ tới là lợi nhuận giữ lại, kế tiếp là vay nợ và cuối cùng là phát hành cổ phần
mới. Lý thuyết này cũng đưa ra rằng công ty không có một mục tiêu tiền mặt nhất
định nhưng tiền mặt được dùng như một tấm đệm giữa lợi nhuận giữ lại và nhu cầu
đầu tư.
2.1.3.3. Lý thuyết dòng tiền tự do
Jensen (1986) cho thấy rằng các nhà quản lý có động cơ để tích trữ tiền mặt
để gia tăng tài sản thuộc quyền kiểm soát của họ và đạt được quyền làm chủ các
quyết định đầu tư của công ty. Có nhiều tiền mặt để đầu tư, nhà quản lý không cần
gia tăng nguồn tài trợ bên ngoài và vì thế không cần cung cấp cho thị trường vốn
thông tin chi tiết về dự án đầu tư của công ty. Do đó, các nhà quản lý có thể thực
hiện các khoản đầu tư dưới mức làm ảnh hưởng xấu đến tài sản cổ đông.
Thiết lập cơ hội đầu tư: Nhà quản lý của công ty với ít các cơ hội đầu tư
được mong chờ sẽ giữ nhiều tiền hơn để bảo đảm khả năng tài chính để đầu tư cho
dự án phát triển, thậm chí nếu NPV của dự án này là âm. Điều này làm cho hao tốn
vốn của cổ đông và thậm chí nếu công ty có những chương trình đầu tư lớn hơn thì
nó còn làm giảm tỉ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách. Vì vậy, sử dụng tỷ số giá
trị thị trường trên sổ sách như là đại diện, nó giống như là mối tương quan giữa thiết
lập cơ hội đầu tư và việc nắm giữ tiền sẽ bị âm.
Đòn bẩy tài chính: Các công ty có đòn bẩy tài chính thấp thường ít bị giám
sát. Điều đó cho phép các nhà quản trị cao cấp tự làm theo ý mình. Vì vậy, tác giả
mong chờ các công ty có đòn bẩy tài chính thấp sẽ nắm giữ tiền mặt nhiều hơn.
Quy mô công ty: Các công ty lớn thường có xu hướng phân tán lớn trong cổ
đông, điều này làm gia tăng quyền tự chủ của các nhà quản lý cấp cao. Hơn nữa, các
công ty lớn hơn khó có thể đạt được mục tiêu mua bán công ty vì phải cần tổng các
nguồn lực tài chính bởi người mua. Do đó, nó được mong chờ rằng các nhà quản lý
11
của công ty lớn có nhiều quyền tự quyết trong việc đầu tư và chính sách tài chính
công ty, dẫn tới nắm giữ lượng tiền mặt nhiều hơn.
Thông qua lý thuyết dòng tiền tự do, các nhà quản lý có động cơ tích tụ tiền
mặt để gia tăng lượng tài sản thuộc quyền kiểm soát của họ và để tự ý thực hiện các
quyết định đầu tư theo ý của mình. Tiền mặt sẽ làm giảm áp lực phải hoạt động hiệu
quả và cho phép các nhà quản lý đầu tư vào các dự án phù hợp với sở thích riêng
của họ mà có thể không phù hợp với sở thích của các cổ đông.
Bảng 2.1: Tóm tắt mối tương quan giữa các biến với việc nắm giữ tiền mặt
Stt Nhân tố ảnh hưởng Mô hình đánh đổi
Lý thuyết trật
tự phận hạng
Lý thuyết dòng
tiền tự do
1 Chi trả cổ tức -
2 Thiết lập Cơ hội đầu tư + + -
3 Tài sản lưu động thay thế -
4 Đòn bẩy tài chính Chưa rõ - -
5 Quy mô công ty - + +
6 Dòng tiền bất định +
7 Dòng tiền - +
8 Nợ đến hạn Chưa rõ
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty.
2.2.1. Quy mô công ty
Theo mô hình đánh đổi thì quy mô công ty và nắm giữ tiền mặt có mối tương
quan âm. Bên cạnh đó, theo mô hình về nhu cầu tiền mặt của công ty nói rằng có
một lợi thế kinh tế về quy mô trong quản trị tiền mặt. Điều này sẽ dẫn đến các công
ty lớn giữ tiền mặt ít hơn các công ty nhỏ. Các nghiên cứu của Ferreira và Vilela
(2004), Saddour (2006) và Drobetz và Grüninger (2007) cũng cho rằng các công ty
12
đang phát triển, quy mô công ty và việc nắm giữ tiền mặt có mối tương quan âm với
nhau. Những công ty nhỏ hơn sẽ nắm giữ tiền mặt lớn hơn vì họ đối mặt với chi phí
cao hơn khi huy động vốn bên ngoài.
Trái với những nghiên cứu trên thì theo lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết
dòng tiền tự do dự đoán mối quan hệ giữa quy mô công ty và nắm giữ tiền mặt
tương quan dương bởi các công ty lớn thường đạt được nhiều thành công, vì vậy
nắm giữ nhiều tiền mặt hơn để phục vụ cho đầu tư Opler và cộng sự (1999). Cùng
với quan điểm này, nghiên cứu của Afza và Adnan (2007), Megginson và Wei
(2010), Kafayat và các cộng sự (2014) cho rằng các công ty có lợi nhuận lớn và cơ
hội phát triển cao thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn.
Giả thuyết 1: Quy mô công ty có mối tương quan dương đến việc nắm giữ
tiền mặt.
2.2.2. Vốn lưu động ròng
Vốn lưu động được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ
ngắn hạn phải trả. Theo nghĩa rộng, vốn lưu động là giá trị của toàn bộ tài sản ngắn
hạn, những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty. Trong mỗi chu kỳ
kinh doanh, chúng chuyển hoá qua tất cả các dạng, tồn tại từ tiền mặt đến hàng tồn
kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt.
Theo mô hình đánh đổi thì các tài sản lưu động khác ngoài tiền có thể thanh
lý trong trường hợp thiếu hụt tiền mặt, thì các tài sản lưu động đó xem như là một
cách thay thế của việc nắm giữ tiền mặt. Do đó, các công ty có nhiều tài sản lưu
động thay thế thường được mong đợi nắm giữ ít tiền mặt. Còn theo nghiên cứu của
Wenfeng Wu và cộng sự (2011) cho rằng khi tăng các khoản phải thu thì nắm giữ
tiền mặt nhiều hơn và nghiên cứu của Kafayat và các cộng sự (2014) cũng cho rằng
vốn lưu động ròng có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt.
Giả thuyết 2: Vốn lưu động ròng có mối tương quan dương đến việc nắm giữ
tiền mặt.
2.2.3. Dòng tiền
Theo lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng các công ty có dòng tiền cao được
cho là sẽ nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Ferreira và Vilela (2004) nghiên cứu ở các
khối liên minh kinh tế và tiền tệ và Hofmann (2006) nghiên cứu ở các công ty New
13
Zealand cũng cho rằng dòng lưu chuyển tiền có mối tương quan dương với việc
nắm giữ tiền mặt của các công ty ở nước này. Bên cạnh đó giả thuyết về mối tương
quan dương giữ dòng tiền và việc nắm giữ tiền mặt cũng được Afza và Adnan
(2007), Drobetz và Grüninger (2007), Ogundipe và các cộng sự (2012) một lần nữa
cũng được khẳng định.
Giả thuyết 3: Dòng tiền có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền
mặt.
2.2.4. Đòn bẩy tài chính
Công ty có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nắm giữ tiền mặt ở
một tỷ lệ cao. Đòn bẩy tài chính là một trong số những phương pháp này. Bất cứ khi
nào có thâm hụt tiền mặt, công ty có thể vay nguồn vốn nếu công ty có khả năng
phát hành nợ. Lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết dòng tiền tự do dự đoán một
mối tương quan âm giữa đòn bẩy tài chính và nắm giữ tiền mặt của các công ty.
Saddour (2006) cho rằng đòn bẩy tài chính làm tăng giám sát của thị trường vốn. Vì
vậy các công ty ít sử dụng đòn bẩy tài chính mà có thể tích lũy số lượng tiền mặt để
không bị giám sát bởi thị trường vốn. Ngoài ra nợ có thể được sử dụng tài trợ cho
các cơ hội đầu tư của công ty và có thể được xem để thay thế tiền mặt. Vì vậy, có
một mối tương quan âm giữa đòn bẩy tài chính và nắm giữ tiền mặt của các công ty.
Kết quả tương tự được tìm thấy bởi Opler và các cộng sự (1999), Nguyen
(2005), Afza và Adnan (2007), Hardin III và các công sự (2009), Kafayat và các
cộng sự (2014) cho rằng các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính cao có thể dễ dàng
tiếp cận hơn với thị trường vốn nên nắm giữ tiền mặt ít hơn.
Đồng quan điểm với lý thuyết trật tự phân hạng thì lý thuyết dòng tiền tự do
cũng dự đoán một mối tương quan âm giữa đòn bẩy và nắm giữ tiền mặt, vì các
công ty sử dụng vốn vay ít có thể chịu ít giám sát từ bên ngoài hơn và do đó cho
phép nhà quản lý quyết định giữ lượng tiền mặt cao hơn theo vấn đề động cơ đại
diện. Tuy nhiên, Ferreira và Vilela (2004) cho rằng mô hình đánh đổi cũng có thể
dự đoán một mối tương quan dương giữa đòn bẩy và nắm giữ tiền mặt vì đòn bẩy
làm tăng xác suất phá sản và do đó các công ty giữ tiền mặt nhiều hơn để giảm xác
suất kiệt quệ tài chính.
14
Giả thuyết 4: Đòn bẩy tài chính có mối tương quan dương đến việc nắm giữ
tiền mặt.
2.2.5. Chi tiêu vốn
Chi tiêu vốn là chi phí tiền mặt dự kiến tạo ra một dòng các lợi ích tiền mặt
trong tương lai kéo dài hơn một năm. Theo nghiên cứu của Kim và cộng sự (2011),
Kafayat và cộng sự (2014) cho rằng chi tiêu vốn có mối tương quan âm với việc
nắm giữ tiền mặt. Mô hình đánh đổi kỳ vọng có một mối tương quan dương giữa
chúng bởi vì các công ty có chi tiêu vốn cao giữ tiền mặt như một lá chắn chống lại
chi phí giao dịch liên quan đến vốn và chi phí cơ hội của việc không đủ nguồn lực
tài chính. Tuy nhiên, Opler và các cộng sự (1999) nhận thấy rằng nắm giữ tiền mặt
tăng với chi tiêu vốn.
Giả thuyết 5: Chi tiêu vốn có mối tương quan âm đến việc nắm giữ tiền mặt.
2.2.6. Lợi nhuận
Theo mô hình đánh đổi dự đoán các công ty có lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh cao sẽ huy động vốn dễ dàng hơn so với các công ty có ít lợi nhuận hơn. Do
đó, các công ty có lợi nhuận nhiều sẽ nắm giữ tiền mặt ít hơn vì họ có thể dễ dàng
huy động vốn từ bên ngoài để tài trợ cho các khoản đầu tư của họ. Mặt khác, lý
thuyết trật tự phân hạng công ty có lợi nhuận sẽ đạt dòng tiền lớn từ hoạt động kinh
doanh nên việc nắm giữ tiền mặt sẽ nhiều hơn. Đồng quan điểm với lý thuyết trật tự
phân hạng, nghiên cứu của Nguyen (2005) và Megginson và Wei (2010) cũng cho
rằng lợi nhuận có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt của công ty.
Giả thuyết 6: ROA có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt.
2.2.7. Tuổi công ty
Theo nghiên cứu của Gao và cộng sự (2013) thì tuổi công ty là số năm kể từ
khi thành lập công ty. Được tính bằng cách lấy logarit tự nhiên số năm công ty.
Thời gian tồn tại càng lâu cho phép các công ty tiết kiệm tiền và tránh được việc
phải dùng nợ để tài trợ. Những công ty non trẻ có xu hướng nhận nguồn tài trợ bên
ngoài trong khi đó, những công ty trưởng thành hơn có xu hướng sử dụng những
nguồn kiếm được. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp lâu năm thường có thị phần
tương đối ổn định nên doanh thu và lợi nhuận ổn định cho nên việc nắm giữ tiền
mặt của các công ty này sẽ nhiều hơn so với các công ty có tuổi thọ trẻ hơn. Vì vậy,
15
tác giả kỳ vọng rằng những công ty có thời gian hoạt động càng lâu thì tình hoạt
động kinh doanh của công ty càng ổn định nên việc nắm giữ tiền mặt của công ty sẽ
nhiều hơn.
Giả thuyết 7: Tuổi công ty có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền
mặt.
2.2.8. Sở hữu Nhà nước
Một nghiên cứu của Megginson and Wei (2010) cho thấy rằng mức độ của
việc nắm giữ tiền mặt giảm xuống khi tăng sở hữu Nhà nước. Một nghiên cứu khác
của Sun và Wang (2011) cũng chỉ ra rằng giá trị của lượng tiền mặt được kiểm soát
bởi các công ty có sở hữu Nhà nước thì cao hơn so với các công ty được kiểm soát
bởi nhà đầu tư tư nhân.
Và để kiểm định xem việc nắm giữ tiền mặt của các công ty có sở hữu Nhà
nước và không có sở hữu Nhà nước được niêm yết trên thị trường chứng khoán
TP.HCM trong giai đoạn 2011 đến 2013 có khác nhau không, tác giả đưa ra giả
thuyết như sau:
Giả thuyết 8: Sở hữu Nhà Nước có mối tương quan dương đến việc nắm giữ
tiền mặt.
2.2.9. Chi trả cổ tức
Khi các công ty cần tiền mặt và gặp khó khăn trong việc huy động nợ nhiều
hơn hoặc vì họ bị hạn chế về tài chính hoặc bởi vì đòn bẩy nợ của họ đã quá cao, họ
có thể cố gắng tăng lợi nhuận giữ lại bằng cách cắt giảm các khoản thanh toán cổ
tức. Theo mô hình đánh đổi cho rằng, các công ty chi trả cổ tức có thể gia tăng thêm
quỹ bằng cách cắt giảm chi trả cổ tức thay vì tiếp cận thị trường vốn, do đó người
chi trả cổ tức sẽ dự kiến nắm giữ ít tiền mặt hơn. Mặt khác, nghiên cứu của
Hofmann (2006), Afza và Adnan (2007), Kim và các công sự (2011) cũng cho rằng
các công ty chi trả cổ tức cao sẽ nắm giữ tiền mặt ít hơn. Ngược với các nghiên cứu
trên thì nghiên cứu của Nguyen (2005), Drobetz và Grüninger (2007), Kafayat và
các cộng sự (2014) nhận định rằng các công ty phải có lượng tiền mặt nhiều hơn để
chi trả cổ tức cho các cổ đông, do đó chi trả cổ tức có mối tương quan dương với
việc nắm giữ tiền mặt của công ty.
16
mặt.
Giả thuyết 9: Chi trả cổ tức có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền
2.2.10. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Một trong những nhân tố cũng ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các
công ty cũng phải nói đến là ngành nghề kinh doanh của các công ty. Vì mỗi công
ty có ngành nghề kinh doanh khác nhau nên việc nắm giữ tiền mặt của các công ty
này cũng khác nhau. Theo nghiên cứu của Kafayat và cộng sự (2014) thì cho rằng
các ngành công nghiệp khác nhau thì việc nắm giữ tiền mặt cũng khác nhau, tuy
nhiên việc nắm giữ tiền mặt của các ngành công nghiệp còn phụ thuộc vào sự khác
nhau của vốn lưu động ròng, đòn bẩy tài chính, quy mô công ty, chi tiêu vốn và chi
trả cổ tức.
Giả thuyết 10: Ngành nghề có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền
mặt.
2.3. Các nghiên cứu trước
Nghiên cứu của Nadiri (1969) đi tiên phong trong nghiên cứu về nắm giữ tiền mặt
bằng cách thu thập dữ liệu từ lĩnh vực sản xuất Mỹ giai đoạn 1948-1964 để ước
lượng mô hình liên quan đến mức độ mong muốn nắm giữ tiền mặt trong thực tế.
Kết quả cho thấy nhân tố quyết định đối với số dư tiền mặt trong thực tế được xác
định bởi: đầu ra, lãi suất, tỷ lệ thay đổi mức giá chung dự kiến, và các nhân tố về
giá.
Nghiên cứu của Cambell và Brendell (1977) đã mở rộng thêm nghiên cứu của
Nadiri (1969) về việc nắm giữ tiền mặt, bằng việc thu thập dữ liệu từ các công ty
ngành sản xuất ở Mỹ từ năm 1953 – 1963, với phương pháp phân tích hồi quy bình
phương bé nhất (OLS), Cambell và Brendell (1977) đã tìm thấy rằng là: Tài khoản
bù trừ yêu cầu không có ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt.
Nghiên cứu năm 1999 của nhóm tác giả Opler và các cộng sự nghiên cứu về các
nhân tố quyết định và những tác động của việc nắm giữ tiền mặt của công ty. Với
bộ dữ liệu nghiên cứu từ năm 1971 – 1994 với 1048 công tyMỹ có niêm yết. Thông
17
qua kiểm tra dữ liệu thời gian và dữ liệu chéo với mô hình của Famma – MacBeth.
Opler và các cộng sự (1999) đã tìm ra kết quả nghiên cứu như sau:
 Các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh và có dòng lưu chuyển tiền tệ
rủi ro hơn sẽ có tỷ lệ của tiền trên tổng tài sản không phải bằng tiền tương
đối cao.
 Các công ty có điều kiện tiếp cận với thị trường vốn cao hơn có xu hướng
giữ tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản không phải bằng tiền thấp hơn.
 Các công ty hoạt động tốt có xu hướng tích lũy tiền mặt nhiều hơn.
Nghiên cứu của Ferreira và Vilela (2004), đã nghiên cứu nhân tố quyết định nắm
giữ tiền mặt của công ty, sử dụng một mẫu gồm 400 công ty trong 12 quốc gia trong
khối Liên minh Kinh tế và Tiền tệ (EMU) trong giai đoạn 1987-2000. Với mô hình
Famma – MacBeth, thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu chéo và dữ liệu thời
gian. Ferreira và Vilela (2004) đã cho thấy rằng:
 Nắm giữ tiền mặt có mối tương quan dương với cơ hội đầu tư, các dòng lưu
chuyển tiền tệ; và tương quan âm với tính thanh khoản, đòn bẩy tài chính và
quy mô công ty.
 Nợ ngân hàng và nắm giữ tiền mặt có tương quan âm.
 Sự phát triển thị trường vốn có tương quan âm đối với mức tiền mặt, trái với
quan điểm của đại diện.
Theo nghiên cứu của Nguyen (2005), đã nghiên cứu giả thuyết số dư tiền mặt có
động cơ phòng ngừa và phục vụ để giảm thiểu sự biến động của lợi nhuận hoạt
động. Thông qua việc thu thập 9.168 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Tokyo trong giai đoạn 1992 – 2003. Bằng phương pháp hồi quy. Ông đã tìm ra
rằng:
 Nắm giữ tiền mặt có tương quan dương với mức độ rủi ro công ty. Nhưng
tương quan âm với rủi ro ngành.
 Mặt khác, qui mô của công ty nhỏ và tỷ lệ nợ thấp thì việc nắm giữ tiền mặt
giảm và tăng với công ty có tăng trưởng lợi nhuận, triển vọng và có tỷ lệ chi
trả cổ tức.
18
Ở New Zealand, nghiên cứu của Hofmann (2006) đã kiểm tra các nhân tố quyết
định nắm giữ tiền mặt của công ty của các công ty phi tài chính. Phát hiện của ông
cho thấy rằng nhân tố chính quyết định việc nắm giữ tiền mặt của các công ty New
Zealand là cơ hội phát triển, biến động dòng thu của công ty, đòn bẩy tài chính, chi
trả cổ tức, và tài sản lưu động. Trong khi cơ hội tăng trưởng và biến động dòng thu
tương quan dương với nắm giữ tiền mặt; chi trả cổ tức cao và dự phòng tài sản có
tính thanh khoản cao làm cho các công ty nắm giữ tiền mặt thấp hơn.
Bài nghiên cứu của Saddour, K. (2006), qua nghiên cứu bằng chứng thực nghiệm
các công ty ở Pháp về các nhân tố và giá trị của việc nắm giữ tiền mặt. Thông qua
bộ dữ liệu 297 công ty ở Pháp trong giai đoạn 1998 – 2002. Dựa trên mô hình đánh
đổi và thuyết trật tự phân hạng, bằng phương pháp hồi quy OLS, với kiểu dữ liệu
bảng và biến giả ngành. Saddour (2006) đã tìm ra được các kết quả sau:
 Mức độ nắm giữ tiền mặt gia tăng lên với rủi ro hoạt động và các cơ hội phát
triển nhưng ngược lại với đòn bẩy tài chính.
 Các công ty đang phát triển, có mối tương quan âm giữ tiền mặt với qui mô
công ty, mức tài sản lưu động và nợ ngắn hạn.
 Mức tiền mặt của các công ty trưởng thành gia tăng theo quy mô công ty,
mức đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông và giảm đi với tín dụng thương mại
và các chi phí nghiên cứu và phát triển.
Còn theo nghiên cứu của Afza và Adnan (2007), nghiên cứu các nhân tố của việc
nắm giữ tiền mặt của công ty ở Pakistan.Với mẫu dữ liệu là 205 công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Karachi trong thời kỳ từ năm 1998 – 2005 thông qua
qui mô công ty và các ngành khác nhau. Bằng phương pháp hồi quy thống kê, Afza
và Adnan (2007) đã phát hiện ra rằng:
 Việc nắm giữ tiền mặt có mối tương quan âm với tỷ lệ giá trị thị trường trên
giá trị sổ sách, vốn lưu động ròng, đòn bẩy tài chính và chi trả cổ tức.
 Có mối tương quan dương giữ qui mô công ty, dòng lưu chuyển tiền với việc
nắm giữ tiền mặt.
19
Qua nghiên cứu của Drobetz và Grüninger (2007), đã nghiên cứu nhân tố quyết
định nắm giữ tiền mặt với một mẫu toàn diện gồm 156 công ty phi tài chính Thụy Sĩ
trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2004. Thông qua phân tích hồi quy thống kê,
Drobetz và Grüninger (2007) đã tìm thấy rằng:
 Tài sản hữu hình và quy mô công ty đều có tương quan âm với nắm giữ tiền
mặt của công ty.
 Chi trả cổ tức, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh và Giám đốc điều
hành kiêm nhiệm có tương quan dương đến dự trữ tiền mặt.
Nghiên cứu 2009 của nhóm tác giả Hardin III và các công sự, nghiên cứu các
nhân tố nắm giữ tiền mặt của công ty ủy thác đầu tư bất động sản (REITs). Sử dụng
mẫu gồm 1.114 quan sát từ 194 công ty ủy thác đầu tư bất động sản (REITs) ở Mỹ
giai đoạn 1998-2006. Thông qua phương pháp phân tích hồi quy bình phương nhỏ
nhất (OLS), họ nhận thấy rằng:
 Việc nắm giữ tiền mặt tỷ lệ nghịch với các quỹ từ hoạt động, đòn bẩy tài
chính và tư vấn nội bộ.
 Và việc nắm giữ tiền mặt có liên quan trực tiếp đến chi phí tài chính bên
ngoài và các cơ hội phát triển.
 Nắm giữ tiền mặt cũng có tương quan âm đến khả năng tiếp cận hạn mức tín
dụng và sử dụng chúng.
Nghiên cứu của Isshaq và các cộng sự (2009), nghiên cứu quản trị thanh khoản của
các công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán Ghana. Với mẫu quan sát từ năm
1991 – 2007 của các công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán Ghana. Thông
phương pháp phân tích hồi quy bằng phần mềm Stata. Isshaq và các cộng sự (2009)
chứng minh được rằng:
 Không có ảnh hưởng đáng kể về ý nghĩa thống kê giữa nắm giữ tiền mặt và
giá cổ phiếu.
 Đòn bẩy tài chính và biến động thu nhập được xác định là nhân tố quyết định
quan trọng của giá cổ phiếu.
20
Còn trong bài nghiên cứu của Megginson và Wei (2010) đã nghiên cứu nhân tố
quyết định nắm giữ tiền mặt và giá trị của tiền mặt trong các công ty tư nhân của
Trung Quốc giai đoạn 1993-2007. Thông qua phân tích hồi quy, họ phát hiện ra
rằng, các công ty có lợi nhuận lớn và cơ hội phát triển cao nắm giữ tiền mặt nhiều
hơn. Nợ và vốn lưu động có tương quan âm với nắm giữ tiền mặt, trong khi nắm giữ
tiền mặt giảm khi nhà nước tăng quyền sở hữu.
Nghiên cứu của Chen và Mahajan (2010), đã nghiên cứu những ảnh hưởng của
của kinh tế vĩ mô lên tính thanh khoản của công ty. Số liệu nghiên cứu được lấy trên
15 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và 31 nước không thuộc EU trong giai
đoạn 1994-2004. Thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu bảng hiệu ứng cố định
(Fixed-effect panel data regressions). Chen và Mahajan (2010) đã phát hiện ra ba
điều sau:
 Sự ra đời của đồng Euro và việc thành lập kinh tế và Liên minh tiền tệ
(EMU) đã làm giảm tính thanh khoản của công ty trong EU.
 Trong việc chuyển đổi sang đồng tiền tệ chung trong khối liên minh, tiền mặt
và nợ ở các nước trong EU có tính thay thế cao hơn với các nước không
thuộc EU
 Các biến quản trị công ty như nắm giữ cổ phiếu liên tục, quyền chống giám
đốc và các quyền chủ nợ là nhân tố quyết định quan trọng của tính thanh
khoản của công ty và nên bỏ qua trong các nghiên cứu về tính thanh khoản
của công ty quốc tế.
Theo nghiên cứu của Kim và các công sự (2011), đã nghiên cứu các nhân tố quyết
định đến mức độ nắm giữ tiền mặt của công ty – Nghiên cứu thực nghiệm ở ngành
Nhà hàng. Sau khi tập hợp dữ liệu thu được từ 125 công ty nhà hàng niên yết ra
công chúng ở Mỹ từ năm 1997 – 2008. Bằng phương pháp hồi quy thống kê, Kim
và các công sự (2011) phát hiện ra rằng:
 Các công ty nhà hàng với các cơ hội đầu tư lớn có xu hướng nắm giữ tiền
mặt nhiều hơn.
21
 Các công ty lớn thì nắm các tài sản lưu động cao hơn là nắm giữ tiền mặt.
Các công ty có chi tiêu vốn cao và có chi trả cổ tức cao thì nắm giữ ít tiền
mặt hơn.
 Cả động cơ phòng ngừa và giao dịch đóng vai trò quan trọng trong việc giải
thích các nhân tố quyết định nắm giữ tiền mặt của các công ty nhà hàng.
Nghiên cứu của Wu và các cộng sự (2011), nghiên cứu về tín dụng thương mại,
nắm giữ tiền mặt và tăng cường tài chính – Bằng chứng từ nền kinh tế chuyển đổi.
Họ đã thu thập dữ liệu từ thị trường chứng khoán và kế toán Trung quốc gồm
13.229 quan sát từ 1626 công ty trong giai đoạn 1999-2009. Thông qua phương
pháp hồi quy bình phương tối thiểu (OLS),Wu và các cộng sự (2011) nhận thấy
rằng:
 Những công ty ở khu vực có mức độ tăng trưởng tài chính cao có xu hương
nắm giữ tiền mặt ít hơn cho các khoản phải trả khi đó công ty có các khoản
phải thu thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn.
 Tỷ lệ của các khoản phải thu thay thế cho tiền mặt được tăng lên đáng kể sau
khi các chính sách phải thu cam kết được thực hiện.
Nghiên cứu của Sun và Wang (2011), nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và giá trị của
việc nắm giữ tiền mặt, bằng chứng từ Trung Quốc, với 5,169 quan sát với 929 công
ty trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2008. Thông qua phương pháp hồi quy
thống kê, Sun và Wang (2011) đã nhận định rằng: Giá trị của lượng tiền mặt dư
thừa ở những công ty bị kiểm soát bởi nhà đầu tư tư nhân ít hơn so với những công
ty được kiểm soát bởi chính phủ. Mặt khác, Sun và Wang (2011) cũng cho rằng:
 Sự mất quyết quyền kiểm soát của cổ đông có ảnh hưởng đáng kể và tích cực
với lượng tiền mặt dư thừa năm trước trong các công ty bị kiểm soát bởi nhà
đầu tư tư nhân trong khi đó không ảnh hưởng đáng kể ở các công ty bị kiểm
soát bởi chính phủ. Kết quả này phù hợp với quan điểm cho rằng sự kiểm
soát cổ đông tư nhân có khả năng lớn hơn để nắm lợi ích cá nhân trong việc
nắm giữ tiền mặt.
22
Nghiên cứu của Ogundipe và các cộng sự (2012), nghiên cứu việc nắm giữ tiền
mặt và đặc điểm của công ty – Bằng chứng từ thị trường mới nổi ở Nigerian. Với
dữ liệu được chọn từ 54 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Nigerian
trong giai đoạn từ năm 1995 – 2010. Thông qua phân tích số liệu bằng phần mềm
SPSS, Ogundipe và các cộng sự (2012) đã tìm ra được rằng:
 Có mối tương quan dương giữa dòng lưu chuyển tiền tệ, đòn bẩy tài chính,
ROA và đầu tư tài sản cố định với việc nắm giữ tiền mặt.
 Có mối tương quan âm giữa vốn lưu động ròng với việc nắm giữ tiền mặt.
 Cơ hội đầu tư và quy mô công ty có tác động tích cự đáng kể đến việc nắm
giữ tiền mặt của các công ty.
Trong năm 2013 nghiên cứu của Gao và cộng sự, nghiên cứu các nhân tố quyết
định chính sách tiền mặt của công ty: cái nhìn từ công ty tư nhân. Với bộ dữ liệu
quan sát theo năm gồm 54.404 công ty công và 10.595 công ty tư nhân trong giai
đoạn từ năm 1995 đến 2011 ở Mỹ, lấy từ Capital IQ database. Thông qua phương
pháp thống kê hồi quy, Gao và cộng sự tìm ra rằng:
 Việc nắm giữ tiền mặt ở công ty tư nhân chỉ bằng phân nữa so với việc nắm
giữ tiền mặt ở các công ty công. Bằng việc thiết lập chính sách tiền mặt cho
mỗi nhóm, Gao và cộng sự cho rằng sự khác nhau dẫn đến chi phí đại diện
cao hơn rất nhiều trong các công ty công.
Nghiên cứu của Chen và Liu (2013), nghiên cứu việc nắm giữ tiền mặt của các
công ty ở Trung Quốc, thông qua thu thập 1406 dữ liệu báo cáo tài chính từ các
công ty ở Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2012, bằng phương
pháp hồi quy thống kê, Chen và Liu (2013) đã kết luận rằng:
 Khi các công ty bị hạn chế về tài chính nhiều nhiều hơn, thì khả năng giữ
tiền mặt của họ nhiều hơn. Các công ty có đòn bẩy tài chính thấp, vốn lưu
động thuần và chi tiêu vốn thấp hơn có nhiều khả năng gia tăng nắm giữ tiền
mặt. Ngoài ra, Trung Quốc có môi trường kinh tế khác với các nước phát
triển, hầu hết các công ty sản xuất là nhà nước do đó, các chính sách của
chính phủ ảnh hưởng đến động cơ của công ty.
23
Nghiên cứu của Kafayat và các cộng sự (2014), nghiên cức các nhân tố ảnh hưởng
đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty phi tài chính ở Pakistan. Bằng việc thu
thập dữ liệu của 40 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi và 6
ngành công nghiệp trong giai đoạn từ năm 2008 – 2012. Thông qua phương pháp
hồi quy thống kê, Kafayat và các cộng sự (2014) đã tìm ra kết quả như sau:
 Quy mô công ty, vốn lưu động ròng và chi trả cổ tức có mối tương quan
dương với việc nắm giữ tiền mặt của công ty, có mối tương quan âm với đòn
bẩy tài chính và chi tiêu vốn.
 Vốn lưu động ròng có mối tương quan dương với chi trả cổ tức và có mối
tương quan âm với quy mô công ty, đòn bẩy tài chính và chi tiêu vốn.
 Các ngành công nghiệp khác nhau nên việc nắm giữ tiền mặt cũng khác
nhau.
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thiện (2014), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Với mẫu số liệu theo quý của 20 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam trong giai đoạn 2007 – 2013. Thông qua phương pháp hồi quy theo 3 cách:
Pooling, Random Effect và Fixed Effect, tác giả đã tìm ra được:
 Việc nắm giữ tiền mặt tương quan dương với cơ hội đầu tư, đòn bẩy và dòng
tiền của công ty, tương quan âm với tài sản lưu động và nợ ngân hàng.
 Việc chi trả cổ tức không ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt công ty.
Nghiên cứu của Phạm Hữu Tín (2014), nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc
nắm giữ tiền mặt của các công ty Việt Nam: xem xét tác động của tín dụng thương
mại đến việc nắm giữ tiền mặt. Thông qua 130 công ty với 780 quan sát trong giai
đoạn từ 2007 đến 2012. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Fixed Effec, đã tìm
ra được kết quả sau:
 Tài sản lưu động và đòn bẩy tài chính có mối tương quan âm với việc nắm
giữ tiền mặt của công ty, trong khi đó dòng tiền lại có mối tương quan
dương.
24
 Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các công ty Việt Nam có
xu hướng nắm giữ thêm 0,6 đồng tiền mặt để trang trải cho 1 đồng các khoản
nhận tín dụng thương mại.
Bảng 2.2: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây
Stt Tác giả Năm Quốc gia Kết quả nghiên cứu
1 Nadiri 1969 USA
Các nhân tố quyết định của số dư tiền mặt trong
thực tế là đầu ra, tỷ lệ lãi suất và thay đổi mức
giá chung.
2
Campbell và
Brendell
1977 USA
Yêu cầu số dư bù trừ không có ảnh hưởng đến
việc nắm giữ tiền mặt.
3
Opler và các
cộng sự
1999 USA
Các công ty với nhiều cơ hội tăng trưởng và sự
tăng lên việc nắm giữ dòng tiền có mối quan hệ
cao với nắm giữ tiền mặt trên tổng tài sản (tỷ lệ
tiền mặt ròng và tiếp cận thị trường vốn cao hơn
dẫn đến tỷ lệ thấp hơn).
4
Ferreira và
Vilela
2004 EMU
Nắm giữ tiền mặt có tương quan dương với cơ
hội tăng trưởng và dòng lưu chuyển tiền tệ và có
mối tương quan âm đến khả năng thanh toán,
đòn bẩy tài chính, quy mô công ty, nợ ngân hàng
và phát triển thị trường vốn.
5 Nguyen 2005 Tokyo
Nắm giữ tiền mặt có mối tương quan dương với
mức độ rủi ro công ty nhưng có mối tương quan
âm với rủi ro ngành. Mặt khác, còn tìm thấy
nắm giữ tiền mặt giảm theo quy mô công ty và
tỷ số nợ và tăng theo với tăng trưởng lợi nhuận,
triển vọng và tỷ số chi trả cổ tức.
6 Hofmann 2006
New
Zealand
Các nhân tố quyết định nắm giữ tiền mặt của các
công ty ở New Zealand là công ty có cơ hội tăng
trưởng, sự thay đổi các dòng lưu chuyển tiền tệ
của công ty, đòn bẩy tài chính, chi trả cổ tức và
sự thay đổi của tài sản lưu động hiện có. Cơ hội
tăng trưởng và sự thay đổi dòng tiền có mối
25
tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt
trong khi đó các nhân tố còn lại có mối tương
quan âm đến việc nắm giữ tiền mặt.
7 Saddour 2006 Pháp
Mức độ nắm giữ tiền mặt tăng cùng với những
rủi ro hoạt động và cơ hội tăng trưởng nhưng tỷ
lệ nghịch với đòn bẩy tài chính. Các công ty
tăng trưởng có mối tương quan âm giữ tiền mặt
và quy mô công ty, mức tài sản lưu động và nợ
ngắn hạn khi đó mức tiền mặt của các công ty
tăng trưởng tăng cùng quy mô công ty, mức đầu
tư và chi trả cổ tức cho cổ đông và giảm cùng
với tín dụng thương mại, với chi phí nghiên cứu
và phát triển.
8 Afza và Adnan 2007 Pakistan
Nắm giữ tiền mặt và tỷ số giá thị trường trên giá
trị sổ sách, vốn lưu động thuần, đòn bẩy tài
chính, chi trả cổ tức có mối tương quan âm và có
mối tương quan dương với quy mô công ty,
dòng tiền và nắm giữ tiền mặt.
9
Drobetz và
Grüninger
2007 Thụy sĩ
Tài sản hữu hình và quy mô công ty đều có tương
quan âm với nắm giữ tiền mặt của công ty. Trong khi
chi trả cổ tức, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và
Giám đốc điều hành kiêm nhiệm có tương quan
dương đến dự trữ tiền mặt.
10
Hardin III và các
cộng sự
2009 USA
Nắm giữ tiền mặt thì tỷ lệ nghịch với các quỹ từ hoạt
động, đòn bẩy tài chính và quảng cáo nội bộ và có
mối quan hệ trực tiếp đến chi phí tài chính bên ngoài
và cơ hội tăng trưởng.
Nắm giữ tiền mặt cũng có tương quan âm đến hạn
mức tín dụng và sử dụng chúng.
11
Isshaq và các
cộng sự
2009 Ga – na
Không có ảnh hưởng đáng kế về ý nghĩa thống kê
của việc nắm giữ tiền mặt lên giá cổ phiếu. Trong
khi đòn bẩy tài chính và biến động thu nhập được
cho xác định là nhân tố quyết định lên giá cổ phiếu.
12 Megginson và 2010 Trung Quy mô công ty, lợi nhuận, cơ hội tăng trưởng tương
26
Wei quốc quan dương đến nắm giữ tiền mặt khi đó nợ, vốn lưu
động thuần và sở hữu Nhà nước có mối tương quan
âm đến nắm giữ tiền mặt.
13
Chen và
Mahajan
2010 EMU
Sự ra đời của đồng Euro và thành lập kinh tế và liên
minh tiền tệ đã làm giảm tính thanh khoản các công
ty EU. Tiền mặt và nợ ở các nước EU có tính thay
thế cao hơn các nước không thuộc EU.
Các biến quản trị công ty như nắm giữ cổ phiếu liên
tục, các quyền chống giám đốc và các quyền chủ nợ
là các nhân tố quyết định quan trọng của thanh khoản
công ty và nên bỏ qua các nghiên cứu thanh khoản
của các công ty quốc tế.
14
Kim và các cộng
sự
2011 USA
Các công ty với các cơ hội đầu tư lớn hơn có xu
hướng giữ tiền mặt nhiều hơn trong khi các công ty
nắm tài sản lưu động khác hơn tiền mặt, chi tiêu vốn
và chi trả cổ tức cao hơn nắm giữ tiền mặt ít hơn.
Động cơ phòng ngừa và giao dịch đã được tìm thấy
đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích các
nhân tố quyết định nắm giữ tiền mặt của các công ty
nhà hàng.
15
Wenfeng Wu và
các cộng sự
2011
Trung
quốc
Những công ty ở khu vực có mức độ tăng trưởng tài
chính cao có xu hương nắm giữ tiền mặt ít hơn cho
các khoản phải trả khi đó công ty có các khoản phải
thu thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Tỷ lệ của các
khoản phải thu thay thế cho tiền mặt được tăng lên
đáng kể sau khi các chính sách phải thu cam kết
được thực hiện.
Sun và Wang 2011
Trung
Quốc
Giá trị của lượng tiền mặt được kiểm soát bởi
các công ty có sở hữu Nhà nước thì cao hơn so
với các công ty được kiểm soát bởi nhà đầu tư tư
nhân. Mặt khác, sự mất quyết quyền kiểm soát
của cổ đông có ảnh hưởng đáng kể và tích cực
với lượng tiền mặt dư thừa năm trước trong các
công ty bị kiểm soát bởi nhà đầu tư tư nhân
trong khi đó không ảnh hưởng đáng kể ở các
27
công ty bị kiểm soát bởi chính phủ.
16
Ogundipe và các
cộng sự
2012 Nigerian
Có mối tương quan dương giữa dòng lưu chuyển tiền
tệ, đòn bẩy tài chính, ROA và đầu tư tài sản cố định
với việc nắm giữ tiền mặt. Có mối tương quan âm
giữa vốn lưu động ròng với việc nắm giữ tiền mặt.
Cơ hội đầu tư và quy mô công ty có tác động tích cự
đáng kể đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty.
17 Gao và cộng sự 2013 U.S
Việc nắm giữ tiền mặt ở công ty tư nhân chỉ
bằng phân nữa so với việc nắm giữ tiền mặt ở
các công ty công. Bằng việc thiết lập chính sách
tiền mặt cho mỗi nhóm, Gao và cộng sự cho
rằng sự khác nhau dẫn đến chi phí đại diện cao
hơn rất nhiều trong các công ty công.
18 Chen và Liu 2013
Trung
Quốc
Khi các công ty bị hạn chế về tài chính nhiều
nhiều hơn, thì khả năng giữ tiền mặt của họ
nhiều hơn. Các công ty có đòn bẩy tài chính
thấp, vốn lưu động thuần và chi tiêu vốn thấp
hơn có nhiều khả năng gia tăng nắm giữ tiền
mặt. Ngoài ra, Trung Quốc có môi trường kinh
tế khác với các nước phát triển, hầu hết các công
ty sản xuất là nhà nước do đó, các chính sách
của chính phủ ảnh hưởng đến động cơ của công
ty.
19
Kafayat và các
cộng sự
2014 Pakistan
Quy mô công ty, vốn lưu động ròng và chi trả cổ tức
có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt
của công ty, có mối tương quan âm với đòn bẩy tài
chính và chi tiêu vốn. Vốn lưu động ròng có mối
tương quan dương với chi trả cổ tức và có mối tương
quan âm với quy mô công ty, đòn bẩy tài chính và
chi tiêu vốn. Các ngành công nghiệp khác nhau nên
việc nắm giữ tiền mặt cũng khác nhau.
20
Nguyễn Ngọc
Thiện
2014 Việt Nam
Việc nắm giữ tiền mặt tương quan dương với cơ
hội đầu tư, đòn bẩy và dòng tiền của công ty,
tương quan âm với tài sản lưu động và nợ ngân
28
hàng.
Việc chi trả cổ tức không ảnh hưởng đến việc nắm
giữ tiền mặt công ty
21 Phạm Hữu Tín 2014 Việt Nam
Tài sản lưu động và đòn bẩy tài chính có mối
tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt của
công ty, trong khi đó dòng tiền lại có mối tương
quan dương.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng các công ty Việt Nam có xu hướng nắm giữ
thêm 0,6 đồng tiền mặt để trang trải cho 1 đồng
các khoản nhận tín dụng thương mại.
Bảng 2.3: Tổng hợp mối tương quan giữa các nhân tố và nắm giữ tiền mặt của
các nghiên cứu trước.
Stt
Nhân tố
ảnh hưởng
Tương quan dương Tương quan âm
Cả tương quan
dương và âm (hoặc
không xác định)
1
Cơ hội tăng
trưởng
Opler và các cộng sự
(1999), Ferreira và
Vilela (2004),
Saddour (2006),
Megginson và Wei
(2010), Kim và các
công sự (2011),
Nguyễn Ngọc Thiện
(2014)
Hardin III và các công
sự (2009), Ogundipe
và các cộng sự (2012)
2
Quy mô
công ty
Afza và Adnan
(2007), Megginson
và Wei (2010),
Kafayat và các cộng
sự (2014)
Ferreira và Vilela
(2004), Nguyen
(2005), Saddour
(2006), Drobetz và
Grüninger (2007)
Ogundipe và các cộng
sự (2012)
29
3 Lợi nhuận
Opler và các cộng sự
(1999), Nguyen
(2005), Megginson
và Wei (2010)
4
Thanh
khoản
Ferreira và Vilela
(2004), Hofmann
(2006)
5 Chi tiêu vốn
Opler và các cộng sự
(1999)
Kim và các công sự
(2011), Kafayat và
các cộng sự (2014)
6
Đòn bẩy tài
chính
Ogundipe và các
cộng sự (2012),
Opler và các cộng sự
(1999), Ferreira và
Vilela (2004),
Nguyen (2005),
Saddour (2006), Afza
và Adnan (2007),
Hardin III và các
công sự (2009),
Kafayat và các cộng
sự (2014), Phạm Hữu
Tín (2014), Nguyễn
Ngọc Thiện (2014)
7
Chi trả cổ
tức
Nguyen (2005),
Drobetz và Grüninger
(2007), Kafayat và
các cộng sự (2014)
Hofmann (2006),
Afza và Adnan
(2007), Kim và các
công sự (2011)
8
Tín dụng
tương mại
(nợ ngân
Ferreira và Vilela
(2004), Saddour
(2006), Hardin III và
Wenfeng Wu và các
cộng sự (2011)
30
hàng) các công sự (2009),
Megginson và Wei
(2010), Nguyễn Ngọc
Thiện
9 Dòng tiền
Ferreira và Vilela
(2004), Hofmann
(2006), Afza và
Adnan (2007),
Drobetz và Grüninger
(2007), Ogundipe và
các cộng sự (2012),
Nguyễn Ngọc Thiện
(2014), Phạm Hữu
Tín (2014)
Mặc dù trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty, nhưng đa phần các
nghiên cứu trên thế giới chỉ tập trung chủ yếu vào các nhân tố như quy mô công ty,
lợi nhuận, chi tiêu vốn, đòn bẩy tài chính và chi trả cổ tức. Còn ở Việt Nam, trong
luận văn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của Nguyễn
Ngọc Thiện (2014) và Phạm Hữu Tín (2014) thì bổ sung thêm các nhân tố mới như
nợ ngân hàng và tín dụng thương mại tác động đến việc nắm giữ tiền mặt. Ở bài
nghiên cứu này, tác giả cũng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ
tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM nhưng
trong mô hình nghiên cứu ngoài việc sử dụng lại các biến quy mô công ty, lợi
nhuận, chi tiêu vốn, đòn bẩy tài chính và chi trả cổ tức tác giả còn thêm kết hợp
thêm một số biến mới như biến tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tuổi công ty, ngành
nghề kinh doanh và sở hữu vốn nhà nước để kiểm tra xem các biến độc lập mới này
có khả năng gây ra tác động đến việc nắm giữ tiền mặt hay không. Bên cạnh đó,
trong bài nghiên cứu này tác giả cũng muốn kiểm tra xem việc nắm giữ tiền mặt của
các công ty có sở hữu nhà nước mà có chi trả cổ tức hoặc không có chi trả cổ tức
31
như thế nào. Các công ty có sở hữu nhà nước mà ngành nghề kinh doanh khác nhau
thì việc nắm giữ tiền mặt có khác nhau hay không.
32
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này tác giả sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu đồng thời
mô tả các điều kiện lấy mẫu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
TP.HCM trong giai đoạn 2011 – 2013. Mặt khác, tác giả cũng đưa ra phương pháp
nghiên cứu để xử lý dữ liệu, mô hình nghiên cứu, cách mô tả và đo lường các biến
trong mô hình nghiên cứu.
3.1. Quy trình nghiên cứu
3.2. Dữ liệu nghiêncứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Dữ liệu sử dụng trong bài này là dữ liệu thứ cấp, được lấy từ trang web của
Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM gồm báo cáo tài chính năm (được kiểm toán)
và các báo cáo khác của các công ty niêm yết trên HOSE từ 2011–2013. Các công
Xác định các vấn đề nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu.
Cơ sở lý thuyết và các nghiên
cứu trước.
Thiết lập mô hình nghiên cứu.
Thu thập và xử lý số liệu bằng
phần mềm SPSS.
Thống kê mô tả Hồi quy tính tuyến các
biến trong mô hình.
Nhận xét và đánh giá kết quả
nghiên cứu.
33
ty lấy mẫu là các công ty phi tài chính, có đầy đủ dữ liệu trong giai đoạn nghiên
cứu.
Điều kiện lọc dữ liệu:
 Công ty phải thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoáng TP.HCM
trước năm 2011 và không được rời khỏi thị trường chứng khoán trong giai
đoạn nghiên cứu.
 Công ty thực hiện kỳ kế toán theo năm dương lịch, không áp dụng theo năm
tài chính và không thay đổi kỳ kế toán trong giai đoạn nghiên cứu.
 Các công ty của việc nghiên cứu, phải có hoạt động liên tục và cổ phiếu của
nó được giao dịch.
 Các công ty nghiên cứu không phải là các Ngân hàng, công ty chứng khoán,
công ty bảo hiểm,…
 Các công ty phải trình bày các thông tin tài chính cho giai đoạn từ 2011-
2013.
3.3. Phương pháp xử lýsố liệu
Trong nghiên cứu này, phân tích dữ liệu được thực hiện bằng phần mềm
thống kê SPSS để thực hiện: thống kê mô tả, kiểm tra mối tương quan và hồi quy
tuyến tính đa biến các biến trong mô hình nghiên cứu.
Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến thông qua Hệ số xác định
R2
và R2
hiệu chỉnh.
Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình.
Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai
VIF (Variance Inflation Factor).
Kiểm định tự tương quan thông qua hệ số Durbin-Watson.
Diễn giải ý nghĩa các hệ số hồi quy và đánh giá ý nghĩa của từng biến độc
lập bằng cách sử dụng giá trị Sig so với mức ý nghĩa thống kê.
3.4. Mô hình nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, tác giả phần lớn sử dụng mô hình của Kafayat và
cộng sự (2014). Bên cạnh đó, tác giả cũng có tham khảo mô hình của Ogundipe và
cộng sự (2012) và có một số điều chỉnh để phù hợp với dữ liệu nghiên cứu ở Việt
Nam.
34
CASH = βo + β1 lnSIZE + β2NWC + β3 CF + β4 LEV + β5 CAPEX + β6 ROA +
β7 AGE + β8 STATE + β9 DIV + β10 KIND + ε
β0 : hệ số chặn.
β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8, β9, β10 : là tham số chưa biết của mô hình.
 :Sai số của mô hình
Biến độc lập
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tổ ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt
3.5. Mô tả các biến trong mô hình và phương pháp đo lường
3.5.1. Biến phụ thuộc (Cash) – Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt
Biến phụ thuộc CASH là tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty i trong năm t.
Trong bài nghiên cứu trước của Ogundipe và cộng sự (2012), Kafayat và cộng sự
(2014) đưa ra công thức tính tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty.
Quy mô công ty
Vốn lưu động ròng
Biến phụ thuộc
Dòng tiền
CASH
Đòn bẩy tài chính
Chi tiêu vốn
ROA
Tuổi công ty
Tỷ lệ sở hữu Nhà
Nước
Chi trả cổ tức
Ngành nghề
35
Cash =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tổng Tài sản ròng
Tổng Tài sản ròng = Tổng Tài sản – Tiền và các khoản tương đương tiền.
3.5.2. Các Biếnđộc lập
Quy mô Công ty (Size)
Một trong những biến cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc nắm giữ tiền mặt
của công ty là quy mô. Theo mô hình đánh đổi thì chi phí huy động vốn ở các công
ty lớn ít hơn nên họ đã dự kiến nắm giữ tiền mặt ít hơn. Còn theo lý thuyết trật tự
phân hạng cho rằng các công ty lớn thì muốn thành công nhiều hơn do đó họ cần
phải có nhiều tiền hơn sau khi kiểm soát các khoản đầu tư của họ.
Mặt khác trong bài nghiên cứu của Ogundipe và cộng sự (2012), Kafayat và
cộng sự (2014) cũng cho rằng quy mô công ty có mối tương quan dương đến việc
nắm giữ tiền mặt của công ty. Theo nghiên cứu của Ogundipe và cộng sự (2012),
Kafayat và cộng sự (2014) đo lường biến Quy mô công ty bằng cách lấy logarit tự
nhiên của Tổng tài sản.
Size = ln (Tổng tài sản)
Tác giả kỳ vọng biến này có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt.
Vốn lưu động ròng (Net working capital - NWC)
Vốn lưu động ròng cũng là nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng nắm giữ
tiền của các công ty. Theo mô hình đánh đổi thì các tài sản lưu động khác ngoài tiền
có thể thanh lý trong trường hợp thiếu hụt tiền mặt, thì các tài sản lưu động đó xem
như là một cách thay thế của việc nắm giữ tiền mặt. Do đó, các công ty có nhiều tài
sản lưu động thay thế thường được mong đợi nắm giữ ít tiền mặt. Còn theo
Wenfeng Wu và cộng sự (2011), Kafayat và các cộng sự (2014) thì cho rằng vốn
lưu động ròng có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt.
Theo Ogundipe và cộng sự (2012), Kafayat và cộng sự (2014) đo lường biến
bằng cách tính như sau:
NWC =
Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Tổng tài sản ròng
Tác giả kỳ vọng biến này có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt.
36
Dòng tiền (Cash Flow – CF)
Dòng tiền của công ty được xác định là lợi nhuận sau thuế và khấu hao chia
cho tổng tài sản. Khi dòng tiền mặt của công ty tăng lên có khuynh hướng là hoạt
động kinh doanh đang hoạt động tốt, công ty sẽ giảm nắm giữ tiền mặt còn theo lý
thuyết trật tự phân hạng cho rằng các công ty có dòng tiền cao sẽ nắm nhiều tiền
mặt hơn. Nghiên cứu của Frreira và Vilela (2004), Hofmann (2006), Afza và Adnan
(2007), Drobetz và Grüninger (2007), Ogundipe và các cộng sự (2012) cũng cho
rằng dòng tiền có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt.
Biến dòng tiền có 2 cách tính. Cánh tính thứ 1 theo Ogundipe và cộng sự
(2012):
CF =
Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao
Tổng Tài sản ròng
Còn cách tính thứ 2 thì theo Nahandi và cộng sự (2011), Chen và Liu (2013)
dòng tiềnđược tính như sau:
CF =
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
Tổng Tài sản
Trong bài này nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách tính số 2 để làm biến độc
lập xác định nhân tố quyết định việc nắm giữ tiền mặt công ty.
Tác giả kỳ vọng biến này có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền
mặt.
Đòn bẩy tài chính (Leverage – LEV)
Theo mô hình đánh đổi sự gia tăng của đòn bẩy tài chính có thể làm cho
công ty phá sản, với đòn bẩy tài chính cao hơn được dự kiến sẽ nắm giữ tiền mặt
nhiều hơn. Theo lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng nợ tăng trưởng khi đầu tư vượt
quá lợi nhuận giữ lại và thấp xuống khi đầu tư ít hơn lợi nhuận giữ lại. Các nghiên
cứu trước cũng chỉ ra rằng có mối tương quan âm giữ đòn bẩy tài chính và nắm giữ
tiền mặt. Đòn bẩy tài chính được Ogundipe và cộng sự (2012), Kafayat và cộng sự
(2014) tính bằng:
LEV =
Tổng nợ
Tổng Tài sản
Tác giả kỳ vọng biến này có mối tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt.
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

More Related Content

What's hot

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
haiha91
 
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Ngọc Hưng
 

What's hot (20)

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
 
Cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp
Cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệpCơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp
Cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HAY!
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAYĐề tài hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAY
 
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAYĐề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng VietcombankGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietcombank
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông ÁĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty VinacominLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 

Similar to Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

Similar to Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (20)

Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính...
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chínhLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin báo cáo tài chính
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên b...
 
Luận văn: Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các do...
Luận văn: Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các do...Luận văn: Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các do...
Luận văn: Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của các do...
 
Quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp vật liệu xây dựng
Quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp vật liệu xây dựngQuản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp vật liệu xây dựng
Quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp vật liệu xây dựng
 
Luận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuất
Luận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuấtLuận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuất
Luận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuất
 
Luận văn: Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các...
Luận văn: Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các...Luận văn: Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các...
Luận văn: Tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các...
 
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Đến Tính Thanh K...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Đến Tính Thanh K...Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Đến Tính Thanh K...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Đến Tính Thanh K...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Các C...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Các C...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Các C...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Minh Bạch Thông Tin Báo Cáo Tài Chính Của Các C...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài...
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài...
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Giải Pháp Vận Dụng Mô Hình Dự Toán Ngân Sách Trong Các Doanh Nghiệp ...
Luận Văn Giải Pháp Vận Dụng Mô Hình Dự Toán Ngân Sách Trong Các Doanh Nghiệp ...Luận Văn Giải Pháp Vận Dụng Mô Hình Dự Toán Ngân Sách Trong Các Doanh Nghiệp ...
Luận Văn Giải Pháp Vận Dụng Mô Hình Dự Toán Ngân Sách Trong Các Doanh Nghiệp ...
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích cấu trúc tài chính Công ty cổ phần Cao su Đồng...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích cấu trúc tài chính Công ty cổ phần Cao su Đồng...Đề tài luận văn 2024 Phân tích cấu trúc tài chính Công ty cổ phần Cao su Đồng...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích cấu trúc tài chính Công ty cổ phần Cao su Đồng...
 
Đề tài công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
Đề tài  công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOTĐề tài  công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
Đề tài công tác phân tích tình hình tài chính công ty điện lực, HOT
 
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư phá...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng.
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng.Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng.
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng.
 
Nhận Diện Gian Lận Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán ...
Nhận Diện Gian Lận Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán ...Nhận Diện Gian Lận Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán ...
Nhận Diện Gian Lận Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán ...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Quản Trị Tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế Côn...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Quản Trị Tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế Côn...Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Quản Trị Tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế Côn...
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Quản Trị Tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế Côn...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 

Nhân tố ảnh hưởng đến giữ tiền mặt của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM -------------------------------------- PHẠM THANH TÚ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NẮM GIỮ TIỀN MẶT CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Kế toán Mã số ngành: 60340301 TP.Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM -------------------------------------- PHẠM THANH TÚ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NẮM GIỮ TIỀN MẶT CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Kế toán Mã số ngành: 60340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOAHỌC:PGS.TS. NGUYỄN MINH HÀ TP.Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015
  • 3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Minh Hà (Ghi rõ họ, tên, họchàm, họcvị và chữ ký) Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 19tháng 04năm 2015 Thành phần Hội đồng đánh giáLuận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõhọ,tên, họchàm,họcvị của Hội đồngchấmbảo vệ Luận văn Thạcsĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 PGS.TS Phan Đình Nguyên Chủ tịch 2 TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh Phản biện 1 3 TS. Dương Thị Mai Hà Trâm Phản biện 2 4 TS. Nguyễn Ngọc Ảnh Ủy viên 5 TS. Mai Đình Lâm Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa(nếu có). Chủ tịchHội đồng đánh giáLV
  • 4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: PHẠM THANH TÚ Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 16/01/1984 Nơi sinh: Long An Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1341850053 I- Tên đề tài: Nghiên cứucác nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trênthị trường chứng khoán TP.HCM.................................................................................. II- Nhiệm vụ và nội dung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công tyniêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Dựa trên các lý thuyết về nắm giữ tiền mặt, các nghiên cứu trước đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng việc nắm giữ tiền mặt. Với số liệu thu thập của 237 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong thời gian 2011 – 2013. Thông qua xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, tác giả đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt và từ đó đưa ra một số giải pháp cho việc nắm giữ tiền mặt cho các công ty. III- Ngày giao nhiệm vụ: 18/08/2014 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 14/03/2015 V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Hà.......................................................... ................................................................................................................................................. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tênvà chữ ký) (Họ tênvà chữ ký)
  • 5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 03 năm 2015 Học viên thực hiện Phạm Thanh Tú
  • 6. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi được có cơ hội học lớp Cao học kế toán niên khoá 2013 – 2014 tại trường. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể Quý Thầy Cô, những người đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian theo học cao học tại trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh. Tôi vô cùng biết ơn đến Thầy PGS.TS. Nguyễn Minh Hà, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này. Tôi xin cảm ơn tất cả các bạn đồng nghiệp trong cơ quan, các bạn trong lớp học đã cùng nhau học tập, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong công việc. Sau cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người thân luôn bên cạnh động viên, hỗ trợ tôi thường xuyên, luôn cho tôi tinh thần làm việc trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 03 năm 2015 Học viên thực hiện Phạm Thanh Tú
  • 7. 3 TÓM TẮT Bài nghiên cứu này xem xét các yếu tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Mẫu gồm 711 quan sát nghiên cứu dữ liệu của 237 công ty trong giai đoạn 2011-2013. Mô hình nghiên cứu được xây dựng bởi 10 nhân tố ảnh hưởng: quy mô công ty, vốn lưu động ròng, dòng tiền, đòn bẩy tài chính, chi tiêu vốn, lợi nhuận, tuổi công ty, sở hữu nhà nước, chi trả cổ tức và ngành nghề kinh doanh. Ba lý thuyết liên quan đến các nhân tố nắm giữ tiền mặt là mô hình đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng và dòng tiền tự do. Mô hình nghiên cứu được thực hiện hồi quy bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình của các công ty là 12,5%, Biến Vốn lưu động ròng, dòng tiền, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận và tuổi công ty có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt còn chi phí vốn thì có mối tương quan âm. Biến quy mô công ty, chi trả cổ tức, ngành nghề và sở hữu nhà nước không có mối tương quan đến việc nắm giữ tiền mặt. Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đưa ra một số giải pháp đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.Hồ Chí Minh như quản trị vốn lưu động, xác định cơ cấu đòn bẩy tài chính hợp lý và nắm giữ tiền mặt của các công ty có thời gian hoạt động lâu.
  • 8. 4 ABSTRACT This paper examines factors affecting the cash holdings of firms listed on TP.HCM Stock Exchange. Sample of 711 observations of 237 companies for the period of 2011-2013. Research model was designed by 10 Factors affecting include: firm size, net working capital, cash flow, leverage, capital expenditure, profitability, firm age, government ownership, dividend payments and firm kind. Research model was done regression analysis by SPSS 20.0 statistical software. The study results show that the ratio average of cash holdings company’s 12.5%. Variable net working capital, cash flow, leverage, profitability, and firm age are positive relationship to cash holdings. Capital expenditure is negative relationship to cash holdings. Variable Firm size, dividend payments, firm kind and government ownership non-significant relationship to cash holding. From the results of this research, the authors offer a number of solutions relating to cash holdings for firms listed on TP.HCM Stock Exchange as working capital management, determination of reasonable financial leverage and cash holdings of firms has long operating time
  • 9. 5 MỤC LỤC Lời cam đoan.........................................................................................................................i Lời cảm ơn............................................................................................................................ii Tóm tắt ................................................................................................................................ iii Abstract................................................................................................................................iv Mục lục ................................................................................................................................. v Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................................viii Danh mục các bảng ............................................................................................................ix Danh mục các hình ..............................................................................................................x CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .............................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề .....................................................................................................................1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2 1.4. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................2 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................3 1.6. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................3 1.7. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu .........................................................................................3 1.8. Kết cấu luận văn.........................................................................................................3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC...............5 2.1. Cơ sở lý thuyết............................................................................................................5 2.1.1. Khái niệm tiền mặt............................................................................................5 2.1.2. Các động cơ nắm giữ tiền mặt.........................................................................5 2.1.3. Các lý thuyết về nắm giữ tiền mặt...................................................................6 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty.............................11 2.2.1. Quy mô công ty...............................................................................................11 2.2.2. Vốn lưu động ròng ..........................................................................................12 2.2.3. Dòng tiền..........................................................................................................12 2.2.4. Đòn bẩy tài chính ............................................................................................13 2.2.5. Chi tiêu vốn......................................................................................................14 2.2.6. Lợi nhuận .........................................................................................................14
  • 10. 6 2.2.7. Tuổi công ty.....................................................................................................14 2.2.8. Sở hữu Nhà nước.............................................................................................15 2.2.9. Chi trả cổ tức....................................................................................................15 2.2.10. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh...............................................................16 2.3. Các nghiên cứu trước ................................................................................................16 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................32 3.1. Quy trình nghiên cứu.................................................................................................32 3.2. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................................32 3.3. Phương pháp xử lý số liệu.........................................................................................33 3.4. Mô hình nghiên cứu...................................................................................................33 3.5. Mô tả các biến trong mô hình và phương pháp đo lường .....................................34 3.5.1. Biến phụ thuộc.................................................................................................34 3.5.2. Biến độc lập .....................................................................................................35 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................40 4.1. Phân tích thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc..............................40 4.1.1. Phân tích thống kê tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty chi trả cổ tức và không có chi trả cổ tức.................................................................................................40 4.1.2. Phân tích thống kê tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty có sở hữu Nhà nước và không có sở hữu Nhà nước .......................................................................41 4.1.3. Phân tích thống kê tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty sản xuất và phi sản xuất 42 4.1.4. Phân tích thống kê tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty sản xuất và phi sản xuất có chi trả cổ tức hoặc không có chi trả cổ tức ................................................42 4.1.5. Phân tích thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình ..............................43 4.2. Phân tích tương quan giữa các biến.........................................................................45 4.3. Kiểm tra đa cộng tuyến .............................................................................................48 4.4. Hồi quy tuyến tính các biến trong mô hình ............................................................48 4.4.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình ................................................................50 4.4.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình..............................................................50 4.4.3. Kiểm tra tự tương quan...................................................................................51 4.4.4. Phân tích các biến có ý nghĩa ........................................................................51
  • 11. 7 4.4.5. Phân tích các biến không có ý nghĩa ............................................................56 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN..............................................................................................61 5.1. Kết luận .......................................................................................................................61 5.2. Giải pháp gợi ý...........................................................................................................62 5.3. Hạn chế........................................................................................................................65 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................66
  • 12. 8 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh SPSS Statistical Package for the Social Sciences Phần mềm phân tích thống kê SIZE Firm size Quy mô công ty NWC Net working capital Vốn lưu động ròng LEV Leverage Đòn bẩy tài chính CF Cash Flow Dòng tiền CAPEX Capital Expenditure Chi phí vốn ROA Return on Assets Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản DIV Dividen payment Chi trả cổ tức AGE Firm age Tuổi công ty STATE Sở hữu Nhà nước KIND Đặc điểm ngành nghề công ty CASH Tỷ lệ tiền mặt NPV Net present value Giá trị hiện tại ròng OLS Ordinary Least Squares Bình phương tối thiểu VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai EMU Economic and Monetary Union of the European Union Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu FEM Fixed effectmodel Mô hình ảnh hưởng cố định REM Random effectmodel Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên
  • 13. 9 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt mối tương quan giữa các biến với việc nắm giữ tiền mặt.............11 Bảng 2.2: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây...................................................24 Bảng 2.3: Tổng hợp mối tương quan giữa các yếu tố và nắm giữ tiền mặt của các nghiên cứu trước................................................................................................................28 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các biến độc lập và kỳ vọng về dấu ....................................39 Bảng 4.1. Bảng thống kê nắm giữ tiền mặt của các công ty chi trả cổ tức và không có chi trả cổ tức.......................................................................................................................40 Bảng 4.2. Bảng thống kê nắm giữ tiền mặt của các công ty có sở hữu Nhà nước và không có sở hữu Nhà nước...............................................................................................41 Bảng 4.3. Bảng thống kê nắm giữ tiền mặt của các công ty sản xuất và phi sản xuất42 Bảng 4.4. Bảng thông kê kết hợp giữa biến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt, ngành nghề và chi trả cổ tức.......................................................................................................................42 Bảng 4.5. Bảng thống kê mô tả giữ các biến trong mô hình ........................................43 Bảng 4.6. Bảng phân tích Ma trận tương quan giữ các biến trong mô hình...............46 Bảng 4.7: Bảng phân tích kết quả hồi quy đa biến ........................................................49
  • 14. 1 0 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu........................................................................................32 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tổ ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt ..34
  • 15. 1 1.1. Đặt vấn đề CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU Chúng ta biết rằng hầu hết các doanh nghiệp vận hành đều chú ý sử dụng lợi ích từ việc vay nợ. Trong điều kiện hoạt động bình thường, tài trợ bằng nợ có thể giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng sinh lợi, thế nhưng nhà đầu tư nào cũng biết đến mặt trái của nợ. Khi mọi thứ không diễn biến như các kế hoạch, thì nợ có thể khiến doanh nghiệp gặp vấn đề nghiêm trọng. Thế còn vị thế tiền mặt của doanh nghiệp thì sao? Quá nhiều nợ chắc chắn là một điều không tốt, liệu điều đó có đúng với tiền mặt. Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất và là thước đo khả năng của công ty để thanh toán các khoản phải trả của công ty như trả cho người lao động, trả tiền mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, chi trả cổ tức và chi trả các chi phí cho hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Tuy nhiên để có tiền trang trải các chi phí trên buộc các doanh nghiệp phải có lợi nhuận, nhưng không phải lúc nào lợi nhuận đạt được cũng thu được hết bằng tiền mặt, trong thực tế lợi nhuận đạt được còn tồn động lớn trong các khoản phải thu. Thực tiễn kinh doanh đã chứng kiến rất nhiều công ty khi tính toán trên sổ sách thì có lãi, nhưng vì không đủ tiền mặt để thanh toán các khoản công nợ tới hạn nên bị phá sản. Vì vậy trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường nắm giữ một lượng tiền mặt nhất định để đề phòng công ty gặp phải những vấn đề tài chính phải giải quyết ngay lập tức nhằm tránh tình trạng mất khả năng thanh toán gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Theo kết quả nghiên cứu tỷ lệ nắm giữ tiền mặt các công ty ở Việt Nam của Phạm Ngọc Thiện (2014) thì tỷ lệ nắm giữ tiền mặt là 16,661% và của Phạm Hữu Tín (2014) là 13,69%. Điều này cho thấy rằng việc nắm giữ một lượng tiền mặt lớn là không hiệu quả bởi vì nó tạo ra rất ít hoặc không tạo ra được thu nhập cho công ty. Do đó các công ty Việt Nam cần phải xác định cho mình một tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu. Nhận thấy được vấn đề đó, bài nghiên cứu này tác giả sẽ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM”.
  • 16. 2 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Dường như tiền mặt luôn là một cái gì đó mà ai cũng thích sở hữu, doanh nghiệp cũng vậy. Thế nhưng việc doanh nghiệp có quá nhiều tiền mặt liệu có phải là một điều tốt? Những năm trở lại đây với tình trạng suy thoái của nền kinh tế thế giới cũng đã có một phần làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam. Với tình hình đó nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã lâm vào tình trạng khó khăn và đã có nhiều doanh nghiệp tiến hành giải thể. Vì vậy buộc các nhà quản trị doanh nghiệp phải cân nhắc, xem xét mọi quyết định để đạt được hiệu quả cao nhất, trong đó việc nắm giữ tiền mặt cũng được các nhà quản trị quan tâm. Nếu nắm giữ tiền mặt nhiều quá sẽ ra gây ứ động vốn và hiệu quả kinh doanh sẽ thấp đi ngược lại nếu nắm giữ tiền mặt quá ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nhận biết được từng nhân tố ảnh hưởng và giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc nắm giữ lượng tiền mặt để mang lại hiệu quả cao nhất. 1.3. Mục tiêunghiên cứu Luận văn nghiên cứu nhằm giải quyết các mục tiêu sau: - Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty thông qua việc phân tích số liệu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM. - Dựa trên những kết quả nghiên cứu có được, đưa ra một số giải pháp cho các nhà quản trị công ty trong việc nắm giữ tiền mặt. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi sau: - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiềnmặt của các công ty? - Các nhân tố này có mối quan hệ cùng chiều hay ngược chiều với việc nắm giữ tiền mặt của công ty? - Các khuyến nghị nào cho các nhà quản trị tài chính đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM?
  • 17. 3 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Phạm vi nghiên cứu bao gồm: các công ty phi tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, dựa trên mô hình nghiên cứu của Kafayat và cộng sự (2014), tham khảo thêm mô hình của Ogundipe và cộng sự (2012) và kết hợp thêm một số biến mới để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty. Số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của 237 công ty phi tài chính đã được kiểm toán niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013. Thông qua phần mềm SPSS 20.0 để thống kê mô tả, kiểm tra mối tương quan và hồi quy tuyến tính đa biến các biến trong mô hình nghiên cứu. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến thông qua Hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh. Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Kiểm định tự tương quan thông qua hệ số Durbin-Watson. Diễn giải ý nghĩa các hệ số hồi quy và đánh giá ý nghĩa của từng biến độc lập bằng cách sử dụng giá trị Sig so với mức ý nghĩa thống kê. 1.7. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty sao cho cân bằng giữ lợi ích và chi phí của việc nắm giữ tiền mặt nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn. 1.8. Kết cấu luận văn Đề tài nghiên cứu gồm có năm chương. Chương một giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu. Chương hai trình bày cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước đây.
  • 18. 4 Chương ba phương pháp nghiên cứu. Chương bốn trình bày kết quả nghiên cứu thu được từ quá trình phân tích, xử lý số liệu và chạy hồi quy tuyến tính đa biến. Chương năm ghi nhận những kết luận quan trọng từ đề tài nghiên cứu, đồng thời nêu lên những hạn chế và gợi ý hướng mở rộng cho đề tài nghiên cứu tiếp theo.
  • 19. 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Trong chương này tác giả sẽ trình bày khái niệm cũng như là các cơ sở lý thuyết về việc nắm giữ tiền mặt, các động cơ nắm giữ tiền mặt của các công ty. Đồng thời, chương hai cũng trình bày những nghiên cứu thực nghiệm trước đây tại các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt và các kết quả thu được từ các nghiên cứu đó. Từ các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm được trình bày, tác giả tổng hợp lại rút ra các nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty, sau đó xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt. 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Khái niệm tiền mặt Theo Đinh Tuấn Kiên (2012) thì Tiền mặt theo nghĩa hẹp, đó là tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành ra và nằm trong tay công chúng hay ngoài hệ thống ngân hàng. Còn theo nghĩa rộng nhất, tiền mặt có thể được hiểu là những thứ có thể sử dụng trực tiếp để thanh toán các giao dịch và bao gồm cả tiền gửi ngân hàng. Như vậy, trong trường hợp này khái niệm tiền mặt được dùng để chỉ dạng có khả năng thanh toán cao nhất của tài sản, bao gồm các đồng tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành ra và được công chúng giữ để chi tiêu, tiền gửi ở tài khoản vãng lai hay tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có thể rút ra bất cứ lúc nào bằng cách viết séc Theo nghị định số 222/2013/NĐ-CP định nghĩa như sau: Tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà Nước phát hành. Còn trong doanh nghiệp thì tiền mặt của các công ty được bao gồm tiền mặt tồn quỹ và tiền gửi ngân hàng. 2.1.2. Các động cơ nắm giữ tiền mặt Theo nghiên cứu của Bates và cộng sự (2009) đã chỉ ra các động cơ nắm giữ tiền mặt của các công ty bao gồm: động cơ giao dịch, động cơ phòng ngừa, động cơ thuế và động cơ đại diện. 2.1.2.1. Động cơ giao dịch Mục tiêu chính của động cơ giao dịch là dựa trên chi phí chuyển đổi từ tài
  • 20. 6 sản thành tiền mặt của Kynes (1936), Các mô hình cổ điển về tài chính chỉ ra các nhu cầu tối ưu cho tiền mặt khi một công ty phải gánh chịu các chi phí giao dịch liên quan đến chuyển đổi tài sản tài chính không bằng tiền thành tiền mặt và sử dụng tiền mặt để thanh toán. Vì có các lợi thế kinh tế từ quy mô với động cơ giao dịch nên các công ty lớn nắm giữ tiền mặt ít hơn. Có rất nhiều bằng chứng về sự tồn tại của các lợi ích kinh tế từ quy mô này. 2.1.2.2. Động cơ phòng ngừa Ngoài ra Keynes (1936) cũng đưa ra động cơ phòng ngừa liên quan đến việc nắm giữ tiền mặt. Các công ty giữ tiền mặt để đối phó tốt hơn với các cú sốc bất lợi khi tiếp cận thị trường vốn rất tốn kém. Các công ty có dòng tiền rủi ro hơn và khó tiếp cận nguồn vốn bên ngoài thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Động cơ phòng ngừa cũng cho thấy rằng các công ty có các cơ hội đầu tư tốt hơn thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn bởi vì các cú sốc bất lợi và kiệt quệ tài chính có thể tốn kém nhiều hơn cho họ. Việc sử dụng tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách và chi phí nghiên cứu và phát triển như đại diện cho các cơ hội đầu tư. 2.1.2.3. Động cơ thuế Foley và cộng sự (2007) tìm thấy rằng các công ty ở Mỹ sẽ gánh chịu những hậu quả từ thuế liên quan đến chuyển thu nhập từ nước ngoài về nước sẽ nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Điều này đặc biệt đúng đối với các chi nhánh mà những hậu quả của thuế chuyển thu nhập về nước là cao nhất. Do đó, các công ty đa quốc gia có nhiều khả năng tích lũy tiền mặt cao hơn. 2.1.2.4. Động cơ đại diện Như lập luận của Jensen (1986), các nhà quản lý sẽ cố thủ giữ tiền mặt nhiều hơn thay vì tăng tiền mặt chi trả cổ tức cho các cổ đông khi công ty có ít cơ hội đầu tư. Những việc nắm giữ tiền mặt tùy ý này thường được ước tính là nắm giữ tiền mặt dư thừa có nguồn gốc từ mô hình kiểm soát động cơ giao dịch và động cơ phòng ngừa cho việc nắm giữ tiền mặt. 2.1.3. Các lý thuyết về nắm giữ tiền mặt Trong các bài nghiên cứu trước đây đã đưa ra ba lý thuyết để giải thích cho việc nắm giữ tiền mặt của các công ty, bao gồm: mô hình đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng của Myers (1984) và lý thuyết dòng tiền tự do của Jensen (1986).
  • 21. 7 2.1.3.1. Mô hình đánh đổi Nghiên cứu của Ferreira và Vilela (2004), Mô hình đánh đổi cho rằng các công ty thiết lập mức tối ưu nắm giữ tiền mặt của họ bằng cách cân bằng giữa chi phí biên và lợi ích biên của việc nắm giữ tiền mặt. Có nhiều lợi ích liên quan đến việc nắm giữ tiền mặt. Thứ nhất, nắm giữ tiền mặt làm giảm khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính, vì tiền mặt đóng vai trò như một khoảng dự trữ an toàn cho những khoản lỗ bất ngờ xảy ra hay chi phí huy động vốn bên ngoài tăng lên. Thứ hai, nắm giữ tiền mặt cho phép thực hiện các chính sách đầu tư tối ưu khi bị gặp ràng buộc về mặt tài chính. Mặt khác, nếu phải huy động vốn bên ngoài với chi phí cao sẽ buộc các công ty phải từ bỏ những dự án đầu tư với giá trị NPV dương. Cuối cùng, việc nắm giữ tiền mặt lúc này sẽ góp phần giảm thiểu chi phí huy động vốn từ bên ngoài hay độ thanh khoản của tài sản công ty. Tiền mặt lúc này đóng vai trò như một tấm đệm giữa nguồn lực của công ty với việc sử dụng vốn. Chi phí biên của việc nắm giữ tiền là chi phí cơ hội của vốn vì tỷ suất sinh lời trên tài sản thấp. Dưới đây Ferreira và Vilela (2004) đã cung cấp đánh giá ngắn gọn về những đặc điểm của công ty liên quan đến mô hình đánh đổi ảnh hưởng đến quyết định về việc nắm giữ tiền mặt của công ty như sau: Chi trả cổ tức: Một công ty hiện tại đang trả cổ tức có thể huy động vốn với chi phí thấp bằng cách giảm các khoản thanh toán cổ tức của mình. Ngược lại, một công ty không trả cổ tức thì sử dụng thị trường vốn để huy động vốn. Vì vậy, người ta cho rằng các công ty chi trả cổ tức nắm giữ tiền mặt ít hơn các công ty không chi trả cổ tức. Cơ hội đầu tư: Chi phí phát sinh thiếu hụt tiền mặt càng cao đối với các công ty có cơ hội đầu tư càng lớn dẫn tới việc phải từ bỏ những cơ hội đầu tư có giá trị. Vì vậy, ta mong đợi một mối tương quan dương giữa cơ hội đầu tư và quyết định nắm giữ tiền mặt. Lý thuyết này cũng cho rằng các công ty có cơ hội đầu tư tốt hơn thường có chi phí kiệt quệ tài chính lớn hơn bởi vì NPV dương của các khoản đầu tư biến mất (gần như hoàn toàn) trong trường hợp phá sản. Trong trường hợp này, các công ty có cơ hội đầu tư tốt hơn sẽ giữ mức tiền mặt cao hơn để tránh kiệt quệ tài chính.
  • 22. 8 Tài sản lưu động thay thế: Trong phạm vi các tài sản lưu động khác ngoài tiền có thể thanh lý trong trường hợp thiếu hụt tiền mặt, thì các tài sản lưu động đó xem như là một cách thay thế của việc nắm giữ tiền mặt. Do đó, các công ty có nhiều tài sản lưu động thay thế thường được mong đợi nắm giữ ít tiền mặt. Đòn bẩy tài chính: Nhìn chung rằng gia tăng đòn bẩy làm tăng xác suất phá sản của công ty vì công ty gặp phải áp lực phải thanh toán các khoản lãi hàng kỳ. Để giảm xác suất xảy ra khủng hoảng tài chính, các công ty có hệ số đòn bẩy tài chính cao được dự kiến sẽ giữ tiền mặt nhiều hơn. Mặt khác, hệ số đòn bẩy tài chính còn là một chỉ số đánh giá khả năng vay nợ của công ty và sẽ được dự kiến rằng những công ty có hệ số đòn bẩy tài chính cao (có khả năng gia tăng nợ) nắm giữ tiền mặt ít hơn. Vì vậy, mối quan hệ giữa việc nắm giữ tiền mặt và hệ số đòn bẩy tài chính là không rõ ràng. Quy mô công ty: Về nhu cầu tiền mặt của công ty nói rằng có một lợi thế kinh tế về quy mô trong quản trị tiền mặt. Điều này sẽ dẫn đến các công ty lớn giữ tiền mặt ít hơn các công ty nhỏ. Hơn nữa, các công ty lớn đã được đa dạng hóa nên xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính thấp hơn. Những tranh luận này gợi ý một tương quan âm giữ quy mô công ty và việc nắm giữ tiền. Dòng tiền: Theo ý nghĩa thì dòng tiền tạo ra một nguồn tài sản lưu động. Nó có thể được xem như là một khoản tiền mặt thay thế. Vì thế, tác giả hy vọng có mối tương quan âm giữa dòng tiền với việc nắm giữ tiền mặt. Dòng tiền bất định: Những công ty với độ bất ổn dòng tiền cao thì có xác suất phải đối mặt với thiếu hụt tiền mặt cao hơn vì sự giảm giá bất ngờ của dòng tiền. Vì vậy, dòng tiền bất định được mong chờ sẽ tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt. Nợ đến hạn: Tác động của nợ đến hạn lên việc nắm giữ tiền mặt là không rõ ràng. Các công ty phụ thuộc vào các khoản nợ ngắn hạn phải thương lượng định kỳ với người cung cấp tín dụng và sẽ đối mặt với nguy cơ kiệt quệ tài chính nếu gặp phải các ràng buộc khi đến hạn gia hạn nợ. Vì vậy, nợ đến hạn mong chờ sẽ tương quan dương với nắm giữ tiền mặt. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy rằng công ty với rủi ro tín dụng cao nhất và thấp nhất sử dụng nhiều nợ ngắn hạn trong khi với công ty có rủi ro tín dụng trung bình thì sử dụng nợ dài hạn. Nếu xem xét
  • 23. 9 rằng các công ty có xếp hạng tín dụng cao có khả năng vay mượn tốt hơn, thì ta mong chờ rằng các công ty này sẽ giữ ít tiền mặt hơn, điều này làm nợ đến hạn sẽ có tương quan âm với việc giữ tiền. Thông qua mô hình đánh đổi các công ty xác định lượng tiền mặt nắm giữ tối ưu bằng cách cân bằng chi phí biên và lợi ích biên của việc giữ tiền. Lợi ích biên liên quan đến việc nắm giữ tiền như sau: giảm xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính, cho phép các công ty theo đuổi chính sách đầu tư khi các công ty thỏa mãn ràng buộc về tài chính và tối thiểu hóa chi phí của việc gia tăng tài trợ bên ngoài hay tính thanh khoản của tài sản. Chi phí chính của nắm giữ tiền mặt là chi phí cơ hội của vốn đầu tư và tính thanh khoản của tài sản. 2.1.3.2. Lý thuyết trật tự phân hạng. Lý thuyết trật tự phân hạng của Myers (1984) cho rằng, các công ty tài trợ cho các khoản đầu tư đầu tiên là lợi nhuận giữ lại, sau đó là vay nợ và cuối cùng là vốn chủ sở hữu. Mục đích thứ tự của việc tài trợ này là để tối thiểu hóa chi phí bất cân xứng thông tin và các chi phí tài chính khác. Lý thuyết này cho các rằng công ty không có các mức chi tiêu tiền mặt, thay vào đó tiền mặt được dùng như tấm đệm giữ lợi nhuận giữ lại và nhu cầu đầu tư. Vì vậy, khi dòng tiền hoạt động hiện tại đủ để tài trợ cho đầu tư mới, công ty thực hiện trả nợ và tích lũy tiền mặt. Khi lợi nhuận giữ lại không đủ cho đầu tư hiện tại, công ty sử dụng tiền mặt đã tích lũy và nếu cần thiết thì sử dụng nợ. Thiết lập cơ hội đầu tư: Một cơ hội đầu tư lớn tạo ra nhu cầu cho một lượng tiền mặt tồn trong quỹ, bởi vì sự thiếu hụt tiền mặt và không thể tiếp cận các nguồn tài trợ bên ngoài, nó phải từ bỏ các cơ hội đầu tư có lợi nhuận. Vì vậy, cho rằng có một mối tương quan dương giữa cơ hội đầu tư và việc giữ tiền. Đòn bẩy tài chính: Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nợ thường tăng lên khi đầu tư vượt quá lợi nhuận giữ lại và giảm xuống khi đầu tư ít hợn lợi nhuận giữ lại. Do đó, nắm giữ tiền đi theo tiến trình ngược lại, nghĩa là nắm giữ tiền giảm xuống khi đầu tư vượt quá lợi nhuận giữ lại và nhiều thêm khi đầu tư ít hơn lợi nhuận giữ lại. Mối quan hệ giữ nắm giữ tiền, nợ và đầu tư cho thấy rằng có mối quan tương âm giữ đòn bẩy tài chính và việc nắm giữ tiền mặt.
  • 24. 10 Quy mô công ty: Các công ty lớn thường đạt được nhiều thành công, vì vậy nắm giữ nhiều tiền mặt hơn để phục vụ cho đầu tư. Dòng tiền: Lập luận như các biến khác, nó cũng được huy vọng rằng, các công ty với dòng tiềncao sẽ có nhiều tiền mặt hơn. Thông qua lý thuyết trật tự phân hạng để giảm chi phí của sự bất cân xứng thông tin và các chi phí tài chính khác thì nguồn tài chính của công ty đầu tiên nên nghĩ tới là lợi nhuận giữ lại, kế tiếp là vay nợ và cuối cùng là phát hành cổ phần mới. Lý thuyết này cũng đưa ra rằng công ty không có một mục tiêu tiền mặt nhất định nhưng tiền mặt được dùng như một tấm đệm giữa lợi nhuận giữ lại và nhu cầu đầu tư. 2.1.3.3. Lý thuyết dòng tiền tự do Jensen (1986) cho thấy rằng các nhà quản lý có động cơ để tích trữ tiền mặt để gia tăng tài sản thuộc quyền kiểm soát của họ và đạt được quyền làm chủ các quyết định đầu tư của công ty. Có nhiều tiền mặt để đầu tư, nhà quản lý không cần gia tăng nguồn tài trợ bên ngoài và vì thế không cần cung cấp cho thị trường vốn thông tin chi tiết về dự án đầu tư của công ty. Do đó, các nhà quản lý có thể thực hiện các khoản đầu tư dưới mức làm ảnh hưởng xấu đến tài sản cổ đông. Thiết lập cơ hội đầu tư: Nhà quản lý của công ty với ít các cơ hội đầu tư được mong chờ sẽ giữ nhiều tiền hơn để bảo đảm khả năng tài chính để đầu tư cho dự án phát triển, thậm chí nếu NPV của dự án này là âm. Điều này làm cho hao tốn vốn của cổ đông và thậm chí nếu công ty có những chương trình đầu tư lớn hơn thì nó còn làm giảm tỉ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách. Vì vậy, sử dụng tỷ số giá trị thị trường trên sổ sách như là đại diện, nó giống như là mối tương quan giữa thiết lập cơ hội đầu tư và việc nắm giữ tiền sẽ bị âm. Đòn bẩy tài chính: Các công ty có đòn bẩy tài chính thấp thường ít bị giám sát. Điều đó cho phép các nhà quản trị cao cấp tự làm theo ý mình. Vì vậy, tác giả mong chờ các công ty có đòn bẩy tài chính thấp sẽ nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Quy mô công ty: Các công ty lớn thường có xu hướng phân tán lớn trong cổ đông, điều này làm gia tăng quyền tự chủ của các nhà quản lý cấp cao. Hơn nữa, các công ty lớn hơn khó có thể đạt được mục tiêu mua bán công ty vì phải cần tổng các nguồn lực tài chính bởi người mua. Do đó, nó được mong chờ rằng các nhà quản lý
  • 25. 11 của công ty lớn có nhiều quyền tự quyết trong việc đầu tư và chính sách tài chính công ty, dẫn tới nắm giữ lượng tiền mặt nhiều hơn. Thông qua lý thuyết dòng tiền tự do, các nhà quản lý có động cơ tích tụ tiền mặt để gia tăng lượng tài sản thuộc quyền kiểm soát của họ và để tự ý thực hiện các quyết định đầu tư theo ý của mình. Tiền mặt sẽ làm giảm áp lực phải hoạt động hiệu quả và cho phép các nhà quản lý đầu tư vào các dự án phù hợp với sở thích riêng của họ mà có thể không phù hợp với sở thích của các cổ đông. Bảng 2.1: Tóm tắt mối tương quan giữa các biến với việc nắm giữ tiền mặt Stt Nhân tố ảnh hưởng Mô hình đánh đổi Lý thuyết trật tự phận hạng Lý thuyết dòng tiền tự do 1 Chi trả cổ tức - 2 Thiết lập Cơ hội đầu tư + + - 3 Tài sản lưu động thay thế - 4 Đòn bẩy tài chính Chưa rõ - - 5 Quy mô công ty - + + 6 Dòng tiền bất định + 7 Dòng tiền - + 8 Nợ đến hạn Chưa rõ 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty. 2.2.1. Quy mô công ty Theo mô hình đánh đổi thì quy mô công ty và nắm giữ tiền mặt có mối tương quan âm. Bên cạnh đó, theo mô hình về nhu cầu tiền mặt của công ty nói rằng có một lợi thế kinh tế về quy mô trong quản trị tiền mặt. Điều này sẽ dẫn đến các công ty lớn giữ tiền mặt ít hơn các công ty nhỏ. Các nghiên cứu của Ferreira và Vilela (2004), Saddour (2006) và Drobetz và Grüninger (2007) cũng cho rằng các công ty
  • 26. 12 đang phát triển, quy mô công ty và việc nắm giữ tiền mặt có mối tương quan âm với nhau. Những công ty nhỏ hơn sẽ nắm giữ tiền mặt lớn hơn vì họ đối mặt với chi phí cao hơn khi huy động vốn bên ngoài. Trái với những nghiên cứu trên thì theo lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết dòng tiền tự do dự đoán mối quan hệ giữa quy mô công ty và nắm giữ tiền mặt tương quan dương bởi các công ty lớn thường đạt được nhiều thành công, vì vậy nắm giữ nhiều tiền mặt hơn để phục vụ cho đầu tư Opler và cộng sự (1999). Cùng với quan điểm này, nghiên cứu của Afza và Adnan (2007), Megginson và Wei (2010), Kafayat và các cộng sự (2014) cho rằng các công ty có lợi nhuận lớn và cơ hội phát triển cao thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Giả thuyết 1: Quy mô công ty có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt. 2.2.2. Vốn lưu động ròng Vốn lưu động được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn phải trả. Theo nghĩa rộng, vốn lưu động là giá trị của toàn bộ tài sản ngắn hạn, những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty. Trong mỗi chu kỳ kinh doanh, chúng chuyển hoá qua tất cả các dạng, tồn tại từ tiền mặt đến hàng tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt. Theo mô hình đánh đổi thì các tài sản lưu động khác ngoài tiền có thể thanh lý trong trường hợp thiếu hụt tiền mặt, thì các tài sản lưu động đó xem như là một cách thay thế của việc nắm giữ tiền mặt. Do đó, các công ty có nhiều tài sản lưu động thay thế thường được mong đợi nắm giữ ít tiền mặt. Còn theo nghiên cứu của Wenfeng Wu và cộng sự (2011) cho rằng khi tăng các khoản phải thu thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn và nghiên cứu của Kafayat và các cộng sự (2014) cũng cho rằng vốn lưu động ròng có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt. Giả thuyết 2: Vốn lưu động ròng có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt. 2.2.3. Dòng tiền Theo lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng các công ty có dòng tiền cao được cho là sẽ nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Ferreira và Vilela (2004) nghiên cứu ở các khối liên minh kinh tế và tiền tệ và Hofmann (2006) nghiên cứu ở các công ty New
  • 27. 13 Zealand cũng cho rằng dòng lưu chuyển tiền có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt của các công ty ở nước này. Bên cạnh đó giả thuyết về mối tương quan dương giữ dòng tiền và việc nắm giữ tiền mặt cũng được Afza và Adnan (2007), Drobetz và Grüninger (2007), Ogundipe và các cộng sự (2012) một lần nữa cũng được khẳng định. Giả thuyết 3: Dòng tiền có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt. 2.2.4. Đòn bẩy tài chính Công ty có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nắm giữ tiền mặt ở một tỷ lệ cao. Đòn bẩy tài chính là một trong số những phương pháp này. Bất cứ khi nào có thâm hụt tiền mặt, công ty có thể vay nguồn vốn nếu công ty có khả năng phát hành nợ. Lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết dòng tiền tự do dự đoán một mối tương quan âm giữa đòn bẩy tài chính và nắm giữ tiền mặt của các công ty. Saddour (2006) cho rằng đòn bẩy tài chính làm tăng giám sát của thị trường vốn. Vì vậy các công ty ít sử dụng đòn bẩy tài chính mà có thể tích lũy số lượng tiền mặt để không bị giám sát bởi thị trường vốn. Ngoài ra nợ có thể được sử dụng tài trợ cho các cơ hội đầu tư của công ty và có thể được xem để thay thế tiền mặt. Vì vậy, có một mối tương quan âm giữa đòn bẩy tài chính và nắm giữ tiền mặt của các công ty. Kết quả tương tự được tìm thấy bởi Opler và các cộng sự (1999), Nguyen (2005), Afza và Adnan (2007), Hardin III và các công sự (2009), Kafayat và các cộng sự (2014) cho rằng các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính cao có thể dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường vốn nên nắm giữ tiền mặt ít hơn. Đồng quan điểm với lý thuyết trật tự phân hạng thì lý thuyết dòng tiền tự do cũng dự đoán một mối tương quan âm giữa đòn bẩy và nắm giữ tiền mặt, vì các công ty sử dụng vốn vay ít có thể chịu ít giám sát từ bên ngoài hơn và do đó cho phép nhà quản lý quyết định giữ lượng tiền mặt cao hơn theo vấn đề động cơ đại diện. Tuy nhiên, Ferreira và Vilela (2004) cho rằng mô hình đánh đổi cũng có thể dự đoán một mối tương quan dương giữa đòn bẩy và nắm giữ tiền mặt vì đòn bẩy làm tăng xác suất phá sản và do đó các công ty giữ tiền mặt nhiều hơn để giảm xác suất kiệt quệ tài chính.
  • 28. 14 Giả thuyết 4: Đòn bẩy tài chính có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt. 2.2.5. Chi tiêu vốn Chi tiêu vốn là chi phí tiền mặt dự kiến tạo ra một dòng các lợi ích tiền mặt trong tương lai kéo dài hơn một năm. Theo nghiên cứu của Kim và cộng sự (2011), Kafayat và cộng sự (2014) cho rằng chi tiêu vốn có mối tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt. Mô hình đánh đổi kỳ vọng có một mối tương quan dương giữa chúng bởi vì các công ty có chi tiêu vốn cao giữ tiền mặt như một lá chắn chống lại chi phí giao dịch liên quan đến vốn và chi phí cơ hội của việc không đủ nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, Opler và các cộng sự (1999) nhận thấy rằng nắm giữ tiền mặt tăng với chi tiêu vốn. Giả thuyết 5: Chi tiêu vốn có mối tương quan âm đến việc nắm giữ tiền mặt. 2.2.6. Lợi nhuận Theo mô hình đánh đổi dự đoán các công ty có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cao sẽ huy động vốn dễ dàng hơn so với các công ty có ít lợi nhuận hơn. Do đó, các công ty có lợi nhuận nhiều sẽ nắm giữ tiền mặt ít hơn vì họ có thể dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài để tài trợ cho các khoản đầu tư của họ. Mặt khác, lý thuyết trật tự phân hạng công ty có lợi nhuận sẽ đạt dòng tiền lớn từ hoạt động kinh doanh nên việc nắm giữ tiền mặt sẽ nhiều hơn. Đồng quan điểm với lý thuyết trật tự phân hạng, nghiên cứu của Nguyen (2005) và Megginson và Wei (2010) cũng cho rằng lợi nhuận có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt của công ty. Giả thuyết 6: ROA có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt. 2.2.7. Tuổi công ty Theo nghiên cứu của Gao và cộng sự (2013) thì tuổi công ty là số năm kể từ khi thành lập công ty. Được tính bằng cách lấy logarit tự nhiên số năm công ty. Thời gian tồn tại càng lâu cho phép các công ty tiết kiệm tiền và tránh được việc phải dùng nợ để tài trợ. Những công ty non trẻ có xu hướng nhận nguồn tài trợ bên ngoài trong khi đó, những công ty trưởng thành hơn có xu hướng sử dụng những nguồn kiếm được. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp lâu năm thường có thị phần tương đối ổn định nên doanh thu và lợi nhuận ổn định cho nên việc nắm giữ tiền mặt của các công ty này sẽ nhiều hơn so với các công ty có tuổi thọ trẻ hơn. Vì vậy,
  • 29. 15 tác giả kỳ vọng rằng những công ty có thời gian hoạt động càng lâu thì tình hoạt động kinh doanh của công ty càng ổn định nên việc nắm giữ tiền mặt của công ty sẽ nhiều hơn. Giả thuyết 7: Tuổi công ty có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt. 2.2.8. Sở hữu Nhà nước Một nghiên cứu của Megginson and Wei (2010) cho thấy rằng mức độ của việc nắm giữ tiền mặt giảm xuống khi tăng sở hữu Nhà nước. Một nghiên cứu khác của Sun và Wang (2011) cũng chỉ ra rằng giá trị của lượng tiền mặt được kiểm soát bởi các công ty có sở hữu Nhà nước thì cao hơn so với các công ty được kiểm soát bởi nhà đầu tư tư nhân. Và để kiểm định xem việc nắm giữ tiền mặt của các công ty có sở hữu Nhà nước và không có sở hữu Nhà nước được niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2011 đến 2013 có khác nhau không, tác giả đưa ra giả thuyết như sau: Giả thuyết 8: Sở hữu Nhà Nước có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt. 2.2.9. Chi trả cổ tức Khi các công ty cần tiền mặt và gặp khó khăn trong việc huy động nợ nhiều hơn hoặc vì họ bị hạn chế về tài chính hoặc bởi vì đòn bẩy nợ của họ đã quá cao, họ có thể cố gắng tăng lợi nhuận giữ lại bằng cách cắt giảm các khoản thanh toán cổ tức. Theo mô hình đánh đổi cho rằng, các công ty chi trả cổ tức có thể gia tăng thêm quỹ bằng cách cắt giảm chi trả cổ tức thay vì tiếp cận thị trường vốn, do đó người chi trả cổ tức sẽ dự kiến nắm giữ ít tiền mặt hơn. Mặt khác, nghiên cứu của Hofmann (2006), Afza và Adnan (2007), Kim và các công sự (2011) cũng cho rằng các công ty chi trả cổ tức cao sẽ nắm giữ tiền mặt ít hơn. Ngược với các nghiên cứu trên thì nghiên cứu của Nguyen (2005), Drobetz và Grüninger (2007), Kafayat và các cộng sự (2014) nhận định rằng các công ty phải có lượng tiền mặt nhiều hơn để chi trả cổ tức cho các cổ đông, do đó chi trả cổ tức có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt của công ty.
  • 30. 16 mặt. Giả thuyết 9: Chi trả cổ tức có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền 2.2.10. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh Một trong những nhân tố cũng ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty cũng phải nói đến là ngành nghề kinh doanh của các công ty. Vì mỗi công ty có ngành nghề kinh doanh khác nhau nên việc nắm giữ tiền mặt của các công ty này cũng khác nhau. Theo nghiên cứu của Kafayat và cộng sự (2014) thì cho rằng các ngành công nghiệp khác nhau thì việc nắm giữ tiền mặt cũng khác nhau, tuy nhiên việc nắm giữ tiền mặt của các ngành công nghiệp còn phụ thuộc vào sự khác nhau của vốn lưu động ròng, đòn bẩy tài chính, quy mô công ty, chi tiêu vốn và chi trả cổ tức. Giả thuyết 10: Ngành nghề có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt. 2.3. Các nghiên cứu trước Nghiên cứu của Nadiri (1969) đi tiên phong trong nghiên cứu về nắm giữ tiền mặt bằng cách thu thập dữ liệu từ lĩnh vực sản xuất Mỹ giai đoạn 1948-1964 để ước lượng mô hình liên quan đến mức độ mong muốn nắm giữ tiền mặt trong thực tế. Kết quả cho thấy nhân tố quyết định đối với số dư tiền mặt trong thực tế được xác định bởi: đầu ra, lãi suất, tỷ lệ thay đổi mức giá chung dự kiến, và các nhân tố về giá. Nghiên cứu của Cambell và Brendell (1977) đã mở rộng thêm nghiên cứu của Nadiri (1969) về việc nắm giữ tiền mặt, bằng việc thu thập dữ liệu từ các công ty ngành sản xuất ở Mỹ từ năm 1953 – 1963, với phương pháp phân tích hồi quy bình phương bé nhất (OLS), Cambell và Brendell (1977) đã tìm thấy rằng là: Tài khoản bù trừ yêu cầu không có ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt. Nghiên cứu năm 1999 của nhóm tác giả Opler và các cộng sự nghiên cứu về các nhân tố quyết định và những tác động của việc nắm giữ tiền mặt của công ty. Với bộ dữ liệu nghiên cứu từ năm 1971 – 1994 với 1048 công tyMỹ có niêm yết. Thông
  • 31. 17 qua kiểm tra dữ liệu thời gian và dữ liệu chéo với mô hình của Famma – MacBeth. Opler và các cộng sự (1999) đã tìm ra kết quả nghiên cứu như sau:  Các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh và có dòng lưu chuyển tiền tệ rủi ro hơn sẽ có tỷ lệ của tiền trên tổng tài sản không phải bằng tiền tương đối cao.  Các công ty có điều kiện tiếp cận với thị trường vốn cao hơn có xu hướng giữ tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản không phải bằng tiền thấp hơn.  Các công ty hoạt động tốt có xu hướng tích lũy tiền mặt nhiều hơn. Nghiên cứu của Ferreira và Vilela (2004), đã nghiên cứu nhân tố quyết định nắm giữ tiền mặt của công ty, sử dụng một mẫu gồm 400 công ty trong 12 quốc gia trong khối Liên minh Kinh tế và Tiền tệ (EMU) trong giai đoạn 1987-2000. Với mô hình Famma – MacBeth, thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu chéo và dữ liệu thời gian. Ferreira và Vilela (2004) đã cho thấy rằng:  Nắm giữ tiền mặt có mối tương quan dương với cơ hội đầu tư, các dòng lưu chuyển tiền tệ; và tương quan âm với tính thanh khoản, đòn bẩy tài chính và quy mô công ty.  Nợ ngân hàng và nắm giữ tiền mặt có tương quan âm.  Sự phát triển thị trường vốn có tương quan âm đối với mức tiền mặt, trái với quan điểm của đại diện. Theo nghiên cứu của Nguyen (2005), đã nghiên cứu giả thuyết số dư tiền mặt có động cơ phòng ngừa và phục vụ để giảm thiểu sự biến động của lợi nhuận hoạt động. Thông qua việc thu thập 9.168 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo trong giai đoạn 1992 – 2003. Bằng phương pháp hồi quy. Ông đã tìm ra rằng:  Nắm giữ tiền mặt có tương quan dương với mức độ rủi ro công ty. Nhưng tương quan âm với rủi ro ngành.  Mặt khác, qui mô của công ty nhỏ và tỷ lệ nợ thấp thì việc nắm giữ tiền mặt giảm và tăng với công ty có tăng trưởng lợi nhuận, triển vọng và có tỷ lệ chi trả cổ tức.
  • 32. 18 Ở New Zealand, nghiên cứu của Hofmann (2006) đã kiểm tra các nhân tố quyết định nắm giữ tiền mặt của công ty của các công ty phi tài chính. Phát hiện của ông cho thấy rằng nhân tố chính quyết định việc nắm giữ tiền mặt của các công ty New Zealand là cơ hội phát triển, biến động dòng thu của công ty, đòn bẩy tài chính, chi trả cổ tức, và tài sản lưu động. Trong khi cơ hội tăng trưởng và biến động dòng thu tương quan dương với nắm giữ tiền mặt; chi trả cổ tức cao và dự phòng tài sản có tính thanh khoản cao làm cho các công ty nắm giữ tiền mặt thấp hơn. Bài nghiên cứu của Saddour, K. (2006), qua nghiên cứu bằng chứng thực nghiệm các công ty ở Pháp về các nhân tố và giá trị của việc nắm giữ tiền mặt. Thông qua bộ dữ liệu 297 công ty ở Pháp trong giai đoạn 1998 – 2002. Dựa trên mô hình đánh đổi và thuyết trật tự phân hạng, bằng phương pháp hồi quy OLS, với kiểu dữ liệu bảng và biến giả ngành. Saddour (2006) đã tìm ra được các kết quả sau:  Mức độ nắm giữ tiền mặt gia tăng lên với rủi ro hoạt động và các cơ hội phát triển nhưng ngược lại với đòn bẩy tài chính.  Các công ty đang phát triển, có mối tương quan âm giữ tiền mặt với qui mô công ty, mức tài sản lưu động và nợ ngắn hạn.  Mức tiền mặt của các công ty trưởng thành gia tăng theo quy mô công ty, mức đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông và giảm đi với tín dụng thương mại và các chi phí nghiên cứu và phát triển. Còn theo nghiên cứu của Afza và Adnan (2007), nghiên cứu các nhân tố của việc nắm giữ tiền mặt của công ty ở Pakistan.Với mẫu dữ liệu là 205 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi trong thời kỳ từ năm 1998 – 2005 thông qua qui mô công ty và các ngành khác nhau. Bằng phương pháp hồi quy thống kê, Afza và Adnan (2007) đã phát hiện ra rằng:  Việc nắm giữ tiền mặt có mối tương quan âm với tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, vốn lưu động ròng, đòn bẩy tài chính và chi trả cổ tức.  Có mối tương quan dương giữ qui mô công ty, dòng lưu chuyển tiền với việc nắm giữ tiền mặt.
  • 33. 19 Qua nghiên cứu của Drobetz và Grüninger (2007), đã nghiên cứu nhân tố quyết định nắm giữ tiền mặt với một mẫu toàn diện gồm 156 công ty phi tài chính Thụy Sĩ trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2004. Thông qua phân tích hồi quy thống kê, Drobetz và Grüninger (2007) đã tìm thấy rằng:  Tài sản hữu hình và quy mô công ty đều có tương quan âm với nắm giữ tiền mặt của công ty.  Chi trả cổ tức, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh và Giám đốc điều hành kiêm nhiệm có tương quan dương đến dự trữ tiền mặt. Nghiên cứu 2009 của nhóm tác giả Hardin III và các công sự, nghiên cứu các nhân tố nắm giữ tiền mặt của công ty ủy thác đầu tư bất động sản (REITs). Sử dụng mẫu gồm 1.114 quan sát từ 194 công ty ủy thác đầu tư bất động sản (REITs) ở Mỹ giai đoạn 1998-2006. Thông qua phương pháp phân tích hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), họ nhận thấy rằng:  Việc nắm giữ tiền mặt tỷ lệ nghịch với các quỹ từ hoạt động, đòn bẩy tài chính và tư vấn nội bộ.  Và việc nắm giữ tiền mặt có liên quan trực tiếp đến chi phí tài chính bên ngoài và các cơ hội phát triển.  Nắm giữ tiền mặt cũng có tương quan âm đến khả năng tiếp cận hạn mức tín dụng và sử dụng chúng. Nghiên cứu của Isshaq và các cộng sự (2009), nghiên cứu quản trị thanh khoản của các công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán Ghana. Với mẫu quan sát từ năm 1991 – 2007 của các công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán Ghana. Thông phương pháp phân tích hồi quy bằng phần mềm Stata. Isshaq và các cộng sự (2009) chứng minh được rằng:  Không có ảnh hưởng đáng kể về ý nghĩa thống kê giữa nắm giữ tiền mặt và giá cổ phiếu.  Đòn bẩy tài chính và biến động thu nhập được xác định là nhân tố quyết định quan trọng của giá cổ phiếu.
  • 34. 20 Còn trong bài nghiên cứu của Megginson và Wei (2010) đã nghiên cứu nhân tố quyết định nắm giữ tiền mặt và giá trị của tiền mặt trong các công ty tư nhân của Trung Quốc giai đoạn 1993-2007. Thông qua phân tích hồi quy, họ phát hiện ra rằng, các công ty có lợi nhuận lớn và cơ hội phát triển cao nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Nợ và vốn lưu động có tương quan âm với nắm giữ tiền mặt, trong khi nắm giữ tiền mặt giảm khi nhà nước tăng quyền sở hữu. Nghiên cứu của Chen và Mahajan (2010), đã nghiên cứu những ảnh hưởng của của kinh tế vĩ mô lên tính thanh khoản của công ty. Số liệu nghiên cứu được lấy trên 15 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và 31 nước không thuộc EU trong giai đoạn 1994-2004. Thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu bảng hiệu ứng cố định (Fixed-effect panel data regressions). Chen và Mahajan (2010) đã phát hiện ra ba điều sau:  Sự ra đời của đồng Euro và việc thành lập kinh tế và Liên minh tiền tệ (EMU) đã làm giảm tính thanh khoản của công ty trong EU.  Trong việc chuyển đổi sang đồng tiền tệ chung trong khối liên minh, tiền mặt và nợ ở các nước trong EU có tính thay thế cao hơn với các nước không thuộc EU  Các biến quản trị công ty như nắm giữ cổ phiếu liên tục, quyền chống giám đốc và các quyền chủ nợ là nhân tố quyết định quan trọng của tính thanh khoản của công ty và nên bỏ qua trong các nghiên cứu về tính thanh khoản của công ty quốc tế. Theo nghiên cứu của Kim và các công sự (2011), đã nghiên cứu các nhân tố quyết định đến mức độ nắm giữ tiền mặt của công ty – Nghiên cứu thực nghiệm ở ngành Nhà hàng. Sau khi tập hợp dữ liệu thu được từ 125 công ty nhà hàng niên yết ra công chúng ở Mỹ từ năm 1997 – 2008. Bằng phương pháp hồi quy thống kê, Kim và các công sự (2011) phát hiện ra rằng:  Các công ty nhà hàng với các cơ hội đầu tư lớn có xu hướng nắm giữ tiền mặt nhiều hơn.
  • 35. 21  Các công ty lớn thì nắm các tài sản lưu động cao hơn là nắm giữ tiền mặt. Các công ty có chi tiêu vốn cao và có chi trả cổ tức cao thì nắm giữ ít tiền mặt hơn.  Cả động cơ phòng ngừa và giao dịch đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích các nhân tố quyết định nắm giữ tiền mặt của các công ty nhà hàng. Nghiên cứu của Wu và các cộng sự (2011), nghiên cứu về tín dụng thương mại, nắm giữ tiền mặt và tăng cường tài chính – Bằng chứng từ nền kinh tế chuyển đổi. Họ đã thu thập dữ liệu từ thị trường chứng khoán và kế toán Trung quốc gồm 13.229 quan sát từ 1626 công ty trong giai đoạn 1999-2009. Thông qua phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu (OLS),Wu và các cộng sự (2011) nhận thấy rằng:  Những công ty ở khu vực có mức độ tăng trưởng tài chính cao có xu hương nắm giữ tiền mặt ít hơn cho các khoản phải trả khi đó công ty có các khoản phải thu thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn.  Tỷ lệ của các khoản phải thu thay thế cho tiền mặt được tăng lên đáng kể sau khi các chính sách phải thu cam kết được thực hiện. Nghiên cứu của Sun và Wang (2011), nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và giá trị của việc nắm giữ tiền mặt, bằng chứng từ Trung Quốc, với 5,169 quan sát với 929 công ty trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2008. Thông qua phương pháp hồi quy thống kê, Sun và Wang (2011) đã nhận định rằng: Giá trị của lượng tiền mặt dư thừa ở những công ty bị kiểm soát bởi nhà đầu tư tư nhân ít hơn so với những công ty được kiểm soát bởi chính phủ. Mặt khác, Sun và Wang (2011) cũng cho rằng:  Sự mất quyết quyền kiểm soát của cổ đông có ảnh hưởng đáng kể và tích cực với lượng tiền mặt dư thừa năm trước trong các công ty bị kiểm soát bởi nhà đầu tư tư nhân trong khi đó không ảnh hưởng đáng kể ở các công ty bị kiểm soát bởi chính phủ. Kết quả này phù hợp với quan điểm cho rằng sự kiểm soát cổ đông tư nhân có khả năng lớn hơn để nắm lợi ích cá nhân trong việc nắm giữ tiền mặt.
  • 36. 22 Nghiên cứu của Ogundipe và các cộng sự (2012), nghiên cứu việc nắm giữ tiền mặt và đặc điểm của công ty – Bằng chứng từ thị trường mới nổi ở Nigerian. Với dữ liệu được chọn từ 54 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Nigerian trong giai đoạn từ năm 1995 – 2010. Thông qua phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS, Ogundipe và các cộng sự (2012) đã tìm ra được rằng:  Có mối tương quan dương giữa dòng lưu chuyển tiền tệ, đòn bẩy tài chính, ROA và đầu tư tài sản cố định với việc nắm giữ tiền mặt.  Có mối tương quan âm giữa vốn lưu động ròng với việc nắm giữ tiền mặt.  Cơ hội đầu tư và quy mô công ty có tác động tích cự đáng kể đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty. Trong năm 2013 nghiên cứu của Gao và cộng sự, nghiên cứu các nhân tố quyết định chính sách tiền mặt của công ty: cái nhìn từ công ty tư nhân. Với bộ dữ liệu quan sát theo năm gồm 54.404 công ty công và 10.595 công ty tư nhân trong giai đoạn từ năm 1995 đến 2011 ở Mỹ, lấy từ Capital IQ database. Thông qua phương pháp thống kê hồi quy, Gao và cộng sự tìm ra rằng:  Việc nắm giữ tiền mặt ở công ty tư nhân chỉ bằng phân nữa so với việc nắm giữ tiền mặt ở các công ty công. Bằng việc thiết lập chính sách tiền mặt cho mỗi nhóm, Gao và cộng sự cho rằng sự khác nhau dẫn đến chi phí đại diện cao hơn rất nhiều trong các công ty công. Nghiên cứu của Chen và Liu (2013), nghiên cứu việc nắm giữ tiền mặt của các công ty ở Trung Quốc, thông qua thu thập 1406 dữ liệu báo cáo tài chính từ các công ty ở Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2012, bằng phương pháp hồi quy thống kê, Chen và Liu (2013) đã kết luận rằng:  Khi các công ty bị hạn chế về tài chính nhiều nhiều hơn, thì khả năng giữ tiền mặt của họ nhiều hơn. Các công ty có đòn bẩy tài chính thấp, vốn lưu động thuần và chi tiêu vốn thấp hơn có nhiều khả năng gia tăng nắm giữ tiền mặt. Ngoài ra, Trung Quốc có môi trường kinh tế khác với các nước phát triển, hầu hết các công ty sản xuất là nhà nước do đó, các chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến động cơ của công ty.
  • 37. 23 Nghiên cứu của Kafayat và các cộng sự (2014), nghiên cức các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty phi tài chính ở Pakistan. Bằng việc thu thập dữ liệu của 40 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi và 6 ngành công nghiệp trong giai đoạn từ năm 2008 – 2012. Thông qua phương pháp hồi quy thống kê, Kafayat và các cộng sự (2014) đã tìm ra kết quả như sau:  Quy mô công ty, vốn lưu động ròng và chi trả cổ tức có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt của công ty, có mối tương quan âm với đòn bẩy tài chính và chi tiêu vốn.  Vốn lưu động ròng có mối tương quan dương với chi trả cổ tức và có mối tương quan âm với quy mô công ty, đòn bẩy tài chính và chi tiêu vốn.  Các ngành công nghiệp khác nhau nên việc nắm giữ tiền mặt cũng khác nhau. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thiện (2014), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Với mẫu số liệu theo quý của 20 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2013. Thông qua phương pháp hồi quy theo 3 cách: Pooling, Random Effect và Fixed Effect, tác giả đã tìm ra được:  Việc nắm giữ tiền mặt tương quan dương với cơ hội đầu tư, đòn bẩy và dòng tiền của công ty, tương quan âm với tài sản lưu động và nợ ngân hàng.  Việc chi trả cổ tức không ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt công ty. Nghiên cứu của Phạm Hữu Tín (2014), nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty Việt Nam: xem xét tác động của tín dụng thương mại đến việc nắm giữ tiền mặt. Thông qua 130 công ty với 780 quan sát trong giai đoạn từ 2007 đến 2012. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Fixed Effec, đã tìm ra được kết quả sau:  Tài sản lưu động và đòn bẩy tài chính có mối tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt của công ty, trong khi đó dòng tiền lại có mối tương quan dương.
  • 38. 24  Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các công ty Việt Nam có xu hướng nắm giữ thêm 0,6 đồng tiền mặt để trang trải cho 1 đồng các khoản nhận tín dụng thương mại. Bảng 2.2: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây Stt Tác giả Năm Quốc gia Kết quả nghiên cứu 1 Nadiri 1969 USA Các nhân tố quyết định của số dư tiền mặt trong thực tế là đầu ra, tỷ lệ lãi suất và thay đổi mức giá chung. 2 Campbell và Brendell 1977 USA Yêu cầu số dư bù trừ không có ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt. 3 Opler và các cộng sự 1999 USA Các công ty với nhiều cơ hội tăng trưởng và sự tăng lên việc nắm giữ dòng tiền có mối quan hệ cao với nắm giữ tiền mặt trên tổng tài sản (tỷ lệ tiền mặt ròng và tiếp cận thị trường vốn cao hơn dẫn đến tỷ lệ thấp hơn). 4 Ferreira và Vilela 2004 EMU Nắm giữ tiền mặt có tương quan dương với cơ hội tăng trưởng và dòng lưu chuyển tiền tệ và có mối tương quan âm đến khả năng thanh toán, đòn bẩy tài chính, quy mô công ty, nợ ngân hàng và phát triển thị trường vốn. 5 Nguyen 2005 Tokyo Nắm giữ tiền mặt có mối tương quan dương với mức độ rủi ro công ty nhưng có mối tương quan âm với rủi ro ngành. Mặt khác, còn tìm thấy nắm giữ tiền mặt giảm theo quy mô công ty và tỷ số nợ và tăng theo với tăng trưởng lợi nhuận, triển vọng và tỷ số chi trả cổ tức. 6 Hofmann 2006 New Zealand Các nhân tố quyết định nắm giữ tiền mặt của các công ty ở New Zealand là công ty có cơ hội tăng trưởng, sự thay đổi các dòng lưu chuyển tiền tệ của công ty, đòn bẩy tài chính, chi trả cổ tức và sự thay đổi của tài sản lưu động hiện có. Cơ hội tăng trưởng và sự thay đổi dòng tiền có mối
  • 39. 25 tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt trong khi đó các nhân tố còn lại có mối tương quan âm đến việc nắm giữ tiền mặt. 7 Saddour 2006 Pháp Mức độ nắm giữ tiền mặt tăng cùng với những rủi ro hoạt động và cơ hội tăng trưởng nhưng tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính. Các công ty tăng trưởng có mối tương quan âm giữ tiền mặt và quy mô công ty, mức tài sản lưu động và nợ ngắn hạn khi đó mức tiền mặt của các công ty tăng trưởng tăng cùng quy mô công ty, mức đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông và giảm cùng với tín dụng thương mại, với chi phí nghiên cứu và phát triển. 8 Afza và Adnan 2007 Pakistan Nắm giữ tiền mặt và tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách, vốn lưu động thuần, đòn bẩy tài chính, chi trả cổ tức có mối tương quan âm và có mối tương quan dương với quy mô công ty, dòng tiền và nắm giữ tiền mặt. 9 Drobetz và Grüninger 2007 Thụy sĩ Tài sản hữu hình và quy mô công ty đều có tương quan âm với nắm giữ tiền mặt của công ty. Trong khi chi trả cổ tức, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và Giám đốc điều hành kiêm nhiệm có tương quan dương đến dự trữ tiền mặt. 10 Hardin III và các cộng sự 2009 USA Nắm giữ tiền mặt thì tỷ lệ nghịch với các quỹ từ hoạt động, đòn bẩy tài chính và quảng cáo nội bộ và có mối quan hệ trực tiếp đến chi phí tài chính bên ngoài và cơ hội tăng trưởng. Nắm giữ tiền mặt cũng có tương quan âm đến hạn mức tín dụng và sử dụng chúng. 11 Isshaq và các cộng sự 2009 Ga – na Không có ảnh hưởng đáng kế về ý nghĩa thống kê của việc nắm giữ tiền mặt lên giá cổ phiếu. Trong khi đòn bẩy tài chính và biến động thu nhập được cho xác định là nhân tố quyết định lên giá cổ phiếu. 12 Megginson và 2010 Trung Quy mô công ty, lợi nhuận, cơ hội tăng trưởng tương
  • 40. 26 Wei quốc quan dương đến nắm giữ tiền mặt khi đó nợ, vốn lưu động thuần và sở hữu Nhà nước có mối tương quan âm đến nắm giữ tiền mặt. 13 Chen và Mahajan 2010 EMU Sự ra đời của đồng Euro và thành lập kinh tế và liên minh tiền tệ đã làm giảm tính thanh khoản các công ty EU. Tiền mặt và nợ ở các nước EU có tính thay thế cao hơn các nước không thuộc EU. Các biến quản trị công ty như nắm giữ cổ phiếu liên tục, các quyền chống giám đốc và các quyền chủ nợ là các nhân tố quyết định quan trọng của thanh khoản công ty và nên bỏ qua các nghiên cứu thanh khoản của các công ty quốc tế. 14 Kim và các cộng sự 2011 USA Các công ty với các cơ hội đầu tư lớn hơn có xu hướng giữ tiền mặt nhiều hơn trong khi các công ty nắm tài sản lưu động khác hơn tiền mặt, chi tiêu vốn và chi trả cổ tức cao hơn nắm giữ tiền mặt ít hơn. Động cơ phòng ngừa và giao dịch đã được tìm thấy đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích các nhân tố quyết định nắm giữ tiền mặt của các công ty nhà hàng. 15 Wenfeng Wu và các cộng sự 2011 Trung quốc Những công ty ở khu vực có mức độ tăng trưởng tài chính cao có xu hương nắm giữ tiền mặt ít hơn cho các khoản phải trả khi đó công ty có các khoản phải thu thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Tỷ lệ của các khoản phải thu thay thế cho tiền mặt được tăng lên đáng kể sau khi các chính sách phải thu cam kết được thực hiện. Sun và Wang 2011 Trung Quốc Giá trị của lượng tiền mặt được kiểm soát bởi các công ty có sở hữu Nhà nước thì cao hơn so với các công ty được kiểm soát bởi nhà đầu tư tư nhân. Mặt khác, sự mất quyết quyền kiểm soát của cổ đông có ảnh hưởng đáng kể và tích cực với lượng tiền mặt dư thừa năm trước trong các công ty bị kiểm soát bởi nhà đầu tư tư nhân trong khi đó không ảnh hưởng đáng kể ở các
  • 41. 27 công ty bị kiểm soát bởi chính phủ. 16 Ogundipe và các cộng sự 2012 Nigerian Có mối tương quan dương giữa dòng lưu chuyển tiền tệ, đòn bẩy tài chính, ROA và đầu tư tài sản cố định với việc nắm giữ tiền mặt. Có mối tương quan âm giữa vốn lưu động ròng với việc nắm giữ tiền mặt. Cơ hội đầu tư và quy mô công ty có tác động tích cự đáng kể đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty. 17 Gao và cộng sự 2013 U.S Việc nắm giữ tiền mặt ở công ty tư nhân chỉ bằng phân nữa so với việc nắm giữ tiền mặt ở các công ty công. Bằng việc thiết lập chính sách tiền mặt cho mỗi nhóm, Gao và cộng sự cho rằng sự khác nhau dẫn đến chi phí đại diện cao hơn rất nhiều trong các công ty công. 18 Chen và Liu 2013 Trung Quốc Khi các công ty bị hạn chế về tài chính nhiều nhiều hơn, thì khả năng giữ tiền mặt của họ nhiều hơn. Các công ty có đòn bẩy tài chính thấp, vốn lưu động thuần và chi tiêu vốn thấp hơn có nhiều khả năng gia tăng nắm giữ tiền mặt. Ngoài ra, Trung Quốc có môi trường kinh tế khác với các nước phát triển, hầu hết các công ty sản xuất là nhà nước do đó, các chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến động cơ của công ty. 19 Kafayat và các cộng sự 2014 Pakistan Quy mô công ty, vốn lưu động ròng và chi trả cổ tức có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt của công ty, có mối tương quan âm với đòn bẩy tài chính và chi tiêu vốn. Vốn lưu động ròng có mối tương quan dương với chi trả cổ tức và có mối tương quan âm với quy mô công ty, đòn bẩy tài chính và chi tiêu vốn. Các ngành công nghiệp khác nhau nên việc nắm giữ tiền mặt cũng khác nhau. 20 Nguyễn Ngọc Thiện 2014 Việt Nam Việc nắm giữ tiền mặt tương quan dương với cơ hội đầu tư, đòn bẩy và dòng tiền của công ty, tương quan âm với tài sản lưu động và nợ ngân
  • 42. 28 hàng. Việc chi trả cổ tức không ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt công ty 21 Phạm Hữu Tín 2014 Việt Nam Tài sản lưu động và đòn bẩy tài chính có mối tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt của công ty, trong khi đó dòng tiền lại có mối tương quan dương. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các công ty Việt Nam có xu hướng nắm giữ thêm 0,6 đồng tiền mặt để trang trải cho 1 đồng các khoản nhận tín dụng thương mại. Bảng 2.3: Tổng hợp mối tương quan giữa các nhân tố và nắm giữ tiền mặt của các nghiên cứu trước. Stt Nhân tố ảnh hưởng Tương quan dương Tương quan âm Cả tương quan dương và âm (hoặc không xác định) 1 Cơ hội tăng trưởng Opler và các cộng sự (1999), Ferreira và Vilela (2004), Saddour (2006), Megginson và Wei (2010), Kim và các công sự (2011), Nguyễn Ngọc Thiện (2014) Hardin III và các công sự (2009), Ogundipe và các cộng sự (2012) 2 Quy mô công ty Afza và Adnan (2007), Megginson và Wei (2010), Kafayat và các cộng sự (2014) Ferreira và Vilela (2004), Nguyen (2005), Saddour (2006), Drobetz và Grüninger (2007) Ogundipe và các cộng sự (2012)
  • 43. 29 3 Lợi nhuận Opler và các cộng sự (1999), Nguyen (2005), Megginson và Wei (2010) 4 Thanh khoản Ferreira và Vilela (2004), Hofmann (2006) 5 Chi tiêu vốn Opler và các cộng sự (1999) Kim và các công sự (2011), Kafayat và các cộng sự (2014) 6 Đòn bẩy tài chính Ogundipe và các cộng sự (2012), Opler và các cộng sự (1999), Ferreira và Vilela (2004), Nguyen (2005), Saddour (2006), Afza và Adnan (2007), Hardin III và các công sự (2009), Kafayat và các cộng sự (2014), Phạm Hữu Tín (2014), Nguyễn Ngọc Thiện (2014) 7 Chi trả cổ tức Nguyen (2005), Drobetz và Grüninger (2007), Kafayat và các cộng sự (2014) Hofmann (2006), Afza và Adnan (2007), Kim và các công sự (2011) 8 Tín dụng tương mại (nợ ngân Ferreira và Vilela (2004), Saddour (2006), Hardin III và Wenfeng Wu và các cộng sự (2011)
  • 44. 30 hàng) các công sự (2009), Megginson và Wei (2010), Nguyễn Ngọc Thiện 9 Dòng tiền Ferreira và Vilela (2004), Hofmann (2006), Afza và Adnan (2007), Drobetz và Grüninger (2007), Ogundipe và các cộng sự (2012), Nguyễn Ngọc Thiện (2014), Phạm Hữu Tín (2014) Mặc dù trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty, nhưng đa phần các nghiên cứu trên thế giới chỉ tập trung chủ yếu vào các nhân tố như quy mô công ty, lợi nhuận, chi tiêu vốn, đòn bẩy tài chính và chi trả cổ tức. Còn ở Việt Nam, trong luận văn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của Nguyễn Ngọc Thiện (2014) và Phạm Hữu Tín (2014) thì bổ sung thêm các nhân tố mới như nợ ngân hàng và tín dụng thương mại tác động đến việc nắm giữ tiền mặt. Ở bài nghiên cứu này, tác giả cũng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM nhưng trong mô hình nghiên cứu ngoài việc sử dụng lại các biến quy mô công ty, lợi nhuận, chi tiêu vốn, đòn bẩy tài chính và chi trả cổ tức tác giả còn thêm kết hợp thêm một số biến mới như biến tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tuổi công ty, ngành nghề kinh doanh và sở hữu vốn nhà nước để kiểm tra xem các biến độc lập mới này có khả năng gây ra tác động đến việc nắm giữ tiền mặt hay không. Bên cạnh đó, trong bài nghiên cứu này tác giả cũng muốn kiểm tra xem việc nắm giữ tiền mặt của các công ty có sở hữu nhà nước mà có chi trả cổ tức hoặc không có chi trả cổ tức
  • 45. 31 như thế nào. Các công ty có sở hữu nhà nước mà ngành nghề kinh doanh khác nhau thì việc nắm giữ tiền mặt có khác nhau hay không.
  • 46. 32 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương này tác giả sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu đồng thời mô tả các điều kiện lấy mẫu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2011 – 2013. Mặt khác, tác giả cũng đưa ra phương pháp nghiên cứu để xử lý dữ liệu, mô hình nghiên cứu, cách mô tả và đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu. 3.1. Quy trình nghiên cứu 3.2. Dữ liệu nghiêncứu Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Dữ liệu sử dụng trong bài này là dữ liệu thứ cấp, được lấy từ trang web của Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM gồm báo cáo tài chính năm (được kiểm toán) và các báo cáo khác của các công ty niêm yết trên HOSE từ 2011–2013. Các công Xác định các vấn đề nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước. Thiết lập mô hình nghiên cứu. Thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. Thống kê mô tả Hồi quy tính tuyến các biến trong mô hình. Nhận xét và đánh giá kết quả nghiên cứu.
  • 47. 33 ty lấy mẫu là các công ty phi tài chính, có đầy đủ dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu. Điều kiện lọc dữ liệu:  Công ty phải thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoáng TP.HCM trước năm 2011 và không được rời khỏi thị trường chứng khoán trong giai đoạn nghiên cứu.  Công ty thực hiện kỳ kế toán theo năm dương lịch, không áp dụng theo năm tài chính và không thay đổi kỳ kế toán trong giai đoạn nghiên cứu.  Các công ty của việc nghiên cứu, phải có hoạt động liên tục và cổ phiếu của nó được giao dịch.  Các công ty nghiên cứu không phải là các Ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm,…  Các công ty phải trình bày các thông tin tài chính cho giai đoạn từ 2011- 2013. 3.3. Phương pháp xử lýsố liệu Trong nghiên cứu này, phân tích dữ liệu được thực hiện bằng phần mềm thống kê SPSS để thực hiện: thống kê mô tả, kiểm tra mối tương quan và hồi quy tuyến tính đa biến các biến trong mô hình nghiên cứu. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến thông qua Hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh. Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Kiểm định tự tương quan thông qua hệ số Durbin-Watson. Diễn giải ý nghĩa các hệ số hồi quy và đánh giá ý nghĩa của từng biến độc lập bằng cách sử dụng giá trị Sig so với mức ý nghĩa thống kê. 3.4. Mô hình nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này, tác giả phần lớn sử dụng mô hình của Kafayat và cộng sự (2014). Bên cạnh đó, tác giả cũng có tham khảo mô hình của Ogundipe và cộng sự (2012) và có một số điều chỉnh để phù hợp với dữ liệu nghiên cứu ở Việt Nam.
  • 48. 34 CASH = βo + β1 lnSIZE + β2NWC + β3 CF + β4 LEV + β5 CAPEX + β6 ROA + β7 AGE + β8 STATE + β9 DIV + β10 KIND + ε β0 : hệ số chặn. β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8, β9, β10 : là tham số chưa biết của mô hình.  :Sai số của mô hình Biến độc lập Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tổ ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt 3.5. Mô tả các biến trong mô hình và phương pháp đo lường 3.5.1. Biến phụ thuộc (Cash) – Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt Biến phụ thuộc CASH là tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty i trong năm t. Trong bài nghiên cứu trước của Ogundipe và cộng sự (2012), Kafayat và cộng sự (2014) đưa ra công thức tính tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty. Quy mô công ty Vốn lưu động ròng Biến phụ thuộc Dòng tiền CASH Đòn bẩy tài chính Chi tiêu vốn ROA Tuổi công ty Tỷ lệ sở hữu Nhà Nước Chi trả cổ tức Ngành nghề
  • 49. 35 Cash = Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng Tài sản ròng Tổng Tài sản ròng = Tổng Tài sản – Tiền và các khoản tương đương tiền. 3.5.2. Các Biếnđộc lập Quy mô Công ty (Size) Một trong những biến cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty là quy mô. Theo mô hình đánh đổi thì chi phí huy động vốn ở các công ty lớn ít hơn nên họ đã dự kiến nắm giữ tiền mặt ít hơn. Còn theo lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng các công ty lớn thì muốn thành công nhiều hơn do đó họ cần phải có nhiều tiền hơn sau khi kiểm soát các khoản đầu tư của họ. Mặt khác trong bài nghiên cứu của Ogundipe và cộng sự (2012), Kafayat và cộng sự (2014) cũng cho rằng quy mô công ty có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty. Theo nghiên cứu của Ogundipe và cộng sự (2012), Kafayat và cộng sự (2014) đo lường biến Quy mô công ty bằng cách lấy logarit tự nhiên của Tổng tài sản. Size = ln (Tổng tài sản) Tác giả kỳ vọng biến này có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt. Vốn lưu động ròng (Net working capital - NWC) Vốn lưu động ròng cũng là nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng nắm giữ tiền của các công ty. Theo mô hình đánh đổi thì các tài sản lưu động khác ngoài tiền có thể thanh lý trong trường hợp thiếu hụt tiền mặt, thì các tài sản lưu động đó xem như là một cách thay thế của việc nắm giữ tiền mặt. Do đó, các công ty có nhiều tài sản lưu động thay thế thường được mong đợi nắm giữ ít tiền mặt. Còn theo Wenfeng Wu và cộng sự (2011), Kafayat và các cộng sự (2014) thì cho rằng vốn lưu động ròng có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt. Theo Ogundipe và cộng sự (2012), Kafayat và cộng sự (2014) đo lường biến bằng cách tính như sau: NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Tổng tài sản ròng Tác giả kỳ vọng biến này có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt.
  • 50. 36 Dòng tiền (Cash Flow – CF) Dòng tiền của công ty được xác định là lợi nhuận sau thuế và khấu hao chia cho tổng tài sản. Khi dòng tiền mặt của công ty tăng lên có khuynh hướng là hoạt động kinh doanh đang hoạt động tốt, công ty sẽ giảm nắm giữ tiền mặt còn theo lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng các công ty có dòng tiền cao sẽ nắm nhiều tiền mặt hơn. Nghiên cứu của Frreira và Vilela (2004), Hofmann (2006), Afza và Adnan (2007), Drobetz và Grüninger (2007), Ogundipe và các cộng sự (2012) cũng cho rằng dòng tiền có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt. Biến dòng tiền có 2 cách tính. Cánh tính thứ 1 theo Ogundipe và cộng sự (2012): CF = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao Tổng Tài sản ròng Còn cách tính thứ 2 thì theo Nahandi và cộng sự (2011), Chen và Liu (2013) dòng tiềnđược tính như sau: CF = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Tổng Tài sản Trong bài này nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách tính số 2 để làm biến độc lập xác định nhân tố quyết định việc nắm giữ tiền mặt công ty. Tác giả kỳ vọng biến này có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt. Đòn bẩy tài chính (Leverage – LEV) Theo mô hình đánh đổi sự gia tăng của đòn bẩy tài chính có thể làm cho công ty phá sản, với đòn bẩy tài chính cao hơn được dự kiến sẽ nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Theo lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng nợ tăng trưởng khi đầu tư vượt quá lợi nhuận giữ lại và thấp xuống khi đầu tư ít hơn lợi nhuận giữ lại. Các nghiên cứu trước cũng chỉ ra rằng có mối tương quan âm giữ đòn bẩy tài chính và nắm giữ tiền mặt. Đòn bẩy tài chính được Ogundipe và cộng sự (2012), Kafayat và cộng sự (2014) tính bằng: LEV = Tổng nợ Tổng Tài sản Tác giả kỳ vọng biến này có mối tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt.