SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN VĂN THIỆN
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU
TRỊ TIÊU CHẢY Ở BỆNH NHI NỘI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TÂY NINH
NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN VĂN THIỆN
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU
TRỊ TIÊU CHẢY Ở BỆNH NHI NỘI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TÂY NINH
NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng
Mã ngành: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS TRẦN CÔNG LUẬN
CẦN THƠ, 2022
i
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Bộ môn Dược lý-Dược
lâm sàng, Phòng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc Bệnh
viện Đa khoa Tây Ninh đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tác giả được học
tập và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Trần Công Luận đã trực tiếp
hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tác giả những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô giảng
viên Bộ môn Dược lý-Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các
vướng mắc của tác giả trong quá trình làm luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh đã
cho phép, tạo điều kiện giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin cảm ơn, bạn
bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia
sẻ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Thiện
ii
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc và các yếu tố ảnh hưởng đến
việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Tây Ninh năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu, dựa trên thông tin thu
thập theo dõi bệnh nhân từ bệnh án.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu trên 78 bệnh nhân với tỉ lệ nam 61,5%, nữ 38,5%. Tỉ
lệ sử dụng kháng sinh trong đặc điểm đối tượng nghiên cứu là 37,2%. Chỉ định kháng
sinh trong điều trị tiêu chảy có phân lỏng nhày và phân lỏng nhày máu là 100%, chỉ định
kháng sinh trong điều trị tiêu chảy có và phân lỏng nước là 15,5%. Chỉ định kháng sinh
ở tiêu chảy cấp phân máu và tiêu chảy kéo dài là 100%, còn ở tiêu chảy cấp là 33,8%.
Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu là cefixim 34,6%. Trong điều trị
tiêu chảy trong đặc điểm đối tượng nghiên cứu trung bình là 3,66±1,61 ngày, trung vị là
3 ngày với thời gian điều trị ít nhất là 2 ngày và dài nhất là 8 ngày. Tỷ lệ phác đồ chỉ
định kháng sinh với chế độ liều phù hợp khuyến cáo chiếm 35,9%, chế độ liều thấp hơn
khuyến cáo 1,3%. Chỉ định oresol: Để điều trị tiêu chảy trong đặc điểm đối tượng nghiên
cứu là 25,6%. Chỉ định lactat ringer: Trong điều trị tiêu chảy không mất nước chiếm
25,4%. Liều dùng oresol: Theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế độ phù hợp khuyến
cáo trong nghiên cứu là 21,8% và thấp hơn khuyến cáo 3,8% còn lại là không có chỉ
định oresol. Tỷ lệ chỉ định bổ sung kẽm trong tiêu chảy chỉ chiếm 9% trong tổng đặc
điểm đối tượng nghiên cứu, trong đó kẽm được chỉ định với tỷ lệ cao nhất trong tiêu
chảy phân lỏng nhày với 11,8%. Độ phù hợp khuyến cáo liều bổ sung kẽm trong điều
trị tiêu chảy chiếm tỷ lệ 85,7%. Tỷ lệ có chỉ định probiotic trong tiêu chảy chiếm tỷ lệ
83,3% trong tổng đặc điểm đối tượng nghiên cứu, tiêu chảy phân lỏng nhày máu được
chỉ định bổ sung probiotic chiếm tỷ lệ cao nhất 100%.
Các yếu tố liên quan ghi nhận được có ý nghĩa thống là bạch cầu trong máu với
p=0,003<0,05 và neutrophil trong máu p=0,005<0,05.
Kết luận: Tình hình sử dụng kháng sinh, oresol, kẽm trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi
nội trú ≤ 6 tuổi là khá phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới về
danh mục thuốc và liều dùng. Tuy nhiên, cần tăng cường tuân thủ việc chỉ định kháng
sinh trong điều trị tiêu chảy theo khuyến cáo, hạn chế việc lạm dụng kháng sinh trong
điều trị.
Từ khóa: Tiêu chảy, Kháng sinh
iii
ABSTRACT
Research objective: Evaluation of the situation of drug use and factors affecting the
appointment of antibiotics in the treatment of diarrhea in children at Tay Ninh Provincial
General Hospital in 2020.
Research Methods: A retrospective, cross-sectional descriptive study, based on patient
follow-up information from medical records.
Research results: Study on 78 patients with the rate of male 61.5%, female 38.5%. The
rate of antibiotic use in the study sample was 37.2%. Indications for antibiotics in the
treatment of diarrhea with liquid and bloody stools are 100%, and the indications for
antibiotics in the treatment of diarrhea with and watery stools is 15.5%. Indication of
antibiotics in acute bloody diarrhea and prolonged diarrhea is 100%, and in acute
diarrhea is 33.8%. The antibiotic most used in the study was cefixime 34.6%. In the
treatment of diarrhea in the study sample, the mean was 3.66±1.61 days, the median was
3 days with the duration of treatment being at least 2 days and the longest being 8 days.
The rate of prescribed antibiotic regimens with the recommended appropriate dose
regimen accounted for 35.9%, the dose regimen was 1.3% lower than the recommended
dose. Indications for oresol: For the treatment of diarrhea in the study sample was
25.6%. Indications for lactate ringer: In the treatment of diarrhea without dehydration,
accounted for 25.4%. Dosage of oresol: According to the recommendations of WHO
and the Ministry of Health, the recommended relevance in the study is 21.8% and lower
than the recommendation of 3.8%, the rest is not indicated oresol. The rate of indicated
zinc supplementation in diarrhea accounted for only 9% of the total sample, in which
zinc was indicated with the highest rate in diarrhea with mucus with 11.8%. The
appropriateness of recommended dose of zinc supplementation in the treatment of
diarrhea accounts for 85.7%. The rate of indications for probiotics in diarrhea accounted
for 83.3% of the total sample, with bloody diarrhea with bloody stools assigned to
probiotic supplementation accounted for the highest percentage of 100%. The related
factors recorded with statistical significance were leukocytes in the blood with
p=0.003<0.05 and neutrophils in the blood with p=0.005<0.05.
Conclusion: The use of antibiotics, oresol, zinc in the treatment of diarrhea in inpatients
≤6years old is quite consistent with the guidelines of the Ministry of Health and the
WHO on the list of drugs and doses. However, it is necessary to strengthen compliance
with the appointment of antibiotics in the treatment of diarrhea as recommended, to limit
the overuse of antibiotics in treatment,
Keywords: Diarrhea, Antibiotics
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số
liệu và kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
Nguyễn Văn Thiện
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
TÓM TẮT................................................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. xii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................................3
1.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM..........................................3
1.1.1 Định nghĩa.......................................................................................................3
1.1.2 Dịch tễ học ......................................................................................................3
1.1.3 Yếu tố nguy cơ ................................................................................................4
1.1.4 Sinh lý ruột trong tiêu chảy..............................................................................5
1.1.5 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy .........................................7
1.1.6 Phân loại tiêu chảy...........................................................................................8
1.1.7 Đánh giá mức độ mất nước............................................................................10
1.1.8 Tác nhân gây bệnh.........................................................................................10
1.2 CHẨN ĐOÁN.....................................................................................................11
1.2.1 Phân loại, xử trí mức độ mất nước .................................................................11
1.2.2 Chẩn đoán biến chứng-Các rối loạn khác.......................................................12
1.2.3 Chẩn đoán nguyên nhân tiêu chảy..................................................................13
1.3 ĐIỀU TRỊ...........................................................................................................16
1.3.1 Tiêu chảy cấp.................................................................................................16
1.3.2 Tiêu chảy kéo dài...........................................................................................19
1.3.3 Tiêu chảy do lỵ..............................................................................................23
1.4 THUỐC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY ...................................24
vi
1.4.1 Oresol (ORS) có độ thẩm thấu thấp ...............................................................24
1.4.2 Kẽm...............................................................................................................25
1.4.3 Probiotic........................................................................................................25
1.4.4 Diosmestit .....................................................................................................26
1.4.5 Racecadotril...................................................................................................27
1.4.6 Lactat Ringer .................................................................................................27
1.4.7 Kháng sinh.....................................................................................................27
1.5 PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY............................................................................28
1.5.1 Cải thiện cung cấp nước và vệ sinh................................................................29
1.5.2 Vắc-xin..........................................................................................................29
1.6 CÁC NGHIÊN CỨU KHÁC .............................................................................30
CHƯƠNG 2..............................................................................................................33
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................33
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................33
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................................................33
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................................33
2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................................33
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................34
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................34
2.2.2 Cỡ đặc điểm đối tượng...................................................................................34
2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu...........................................................................................34
2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................35
2.3.1 Nội dung nghiên cứu......................................................................................35
2.3.2 Các tiêu chuẩn đánh giá .................................................................................37
2.3.3 Cơ sở đánh giá chỉ định và liều dùng .............................................................38
2.3.4 Cơ sở phân tích tính phù hợp của phác đồ điều trị được sử dụng....................39
2.3.5 Cơ sở đánh giá thể trạng hồi phục, xuất viện..................................................41
2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ SỐ LIỆU..41
vii
2.4.1 Kỹ thuật thu thập số liệu................................................................................41
2.4.2 Cách đánh giá số liệu.....................................................................................41
2.4.3 Phương pháp kiểm soát sai số........................................................................42
2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu ..............................................42
2.5 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU................................................................................42
CHƯƠNG 3..............................................................................................................43
KẾT QUẢ.................................................................................................................43
3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................43
3.1.1 Đặc điểm bệnh nhân trong đặc điểm đối tượng nghiên cứu...........................43
3.1.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng...............................................................44
3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY .............47
3.2.1 Tình hình sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy................................................47
3.2.2 Tình hình chỉ định oresol và lactat ringer trong điều trị tiêu chảy...................50
3.2.3 Tình hình chỉ định bổ sung kẽm và probiotic trong điều trị tiêu chảy.............52
3.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỈ ĐỊNH KHÁNG SINH
TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY...........................................................................53
CHƯƠNG 4..............................................................................................................56
BÀN LUẬN ..............................................................................................................56
4.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................................................56
4.1.1 Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu ....................................................................56
4.1.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng...............................................................57
4.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY .............58
4.2.1 Tình hình sử dụng kháng sinh........................................................................58
4.2.2 Đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy....................................59
4.3 TÌNH HÌNH CHỈ ĐỊNH ORESOL VÀ LACTAT RINGER TRONG ĐIỀU
TRỊ TIÊU CHẢY.....................................................................................................60
4.4 TÌNH HÌNH CHỈ ĐỊNH KẼM VÀ PROBIOTIC TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU
CHẢY.......................................................................................................................61
viii
4.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỈ ĐỊNH KHÁNG SINH
TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY...........................................................................61
CHƯƠNG 5..............................................................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................62
5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................63
5.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................64
PHỤ LỤC 1............................................................................................................ xiii
PHỤ LỤC 2............................................................................................................xvii
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Những thử nghiệm để chẩn đoán tìm ra căn nguyên theo Bộ Y tế 2009 ....8
Bảng 1.2 Phân loại, xử trí mức độ mất nước theo Bộ Y tế 2009..............................11
Bảng 1.3 Nguyên nhân gây tiêu chảy, cách hát hiện và các phương pháp chẩn đoán
theo nghiên cứu Deborah M., et al 2020 .................................................................13
Bảng 1.4 Truyền dịch với 100ml/kg dung dịch được lựa chọn theo tháng tuổi........17
Bảng 1.5 Liều lượng dung dịch Oresol (ORS) ........................................................18
Bảng 1.6 Mức độ chứng cớ ở các vấn đề điều trị theo Bộ Y tế 2009.......................19
Bảng 1.7 Công thức A, B........................................................................................21
Bảng 1.8 Ba giai đoạn ta cần theo dõi từng dấu hiệu theo Bộ Y tế và WHO ...........22
Bảng 1.9 Kháng sinh được sử dụng để điều trị các nguyên nhân gây tiêu chảy.......28
Bảng 1.10 Một số nghiên cứu về tình trạng trẻ em mắc bệnh tiêu chảy, phương pháp
điều trị và yếu tố điều trị bằng kháng sinh ..............................................................30
Bảng 3.1 Đặc điểm về giới tính của đặc điểm đối tượng nghiên cứu......................43
Bảng 3.2 Tần suất mắc bệnh theo nhóm tuổi so với giới tính..................................43
Bảng 3.3 Đặc điểm về nơi sinh sống.......................................................................43
Bảng 3.4 Tính chất phân.........................................................................................44
Bảng 3.5 Tình trạng mất nước ................................................................................44
Bảng 3.6 Kết quả bạch cầu trong máu (WBC) ........................................................45
Bảng 3.7 Kết quả bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophil) trong máu ...................45
Bảng 3.8 Kết quả C-reactive protein (CRP) trong máu ...........................................46
Bảng 3.9 Kết quả bạch cầu, hồng cầu trong soi phân ..............................................46
Bảng 3.10 Các bệnh kèm thường gặp .....................................................................47
Bảng 3.11 Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy............................47
Bảng 3.12 Đặc điểm chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy............................48
Bảng 3.13 Tình hình chỉ định kháng sinh theo tính chất phân.................................48
Bảng 3.14 Tình hình phối hợp kháng sinh trong điều trị tiêu chảy theo chẩn đoán..49
Bảng 3.15 Các kháng sinh sử dụng trong điều trị tiêu chảy.....................................49
Bảng 3.16 Số ngày sử dụng kháng sinh điều trị tiêu chảy .......................................49
x
Bảng 3.17 Đánh giá sự phù hợp chế độ liều của các kháng sinh trong điều trị ........50
Bảng 3.18 Tần suất chỉ định oresol trong điều trị tiêu chảy.....................................50
Bảng 3.19 Tần suất chỉ định lactat ringer trong điều trị tiêu chảy............................51
Bảng 3.20 Đánh giá liều dùng của oresol trong dự phòng và điều trị mất nước do
tiêu chảy.................................................................................................................51
Bảng 3.21 Tình hình chỉ định bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy ........................52
Bảng 3.22 Đánh giá liều bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy ................................52
Bảng 3.23 Tình hình chỉ định Probiotic ..................................................................53
Bảng 3.24 Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định kháng sinh trong điều trị.................53
xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu ..................................... Error! Bookmark not defined.
xii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng việt
ADD Antibiotic associated diarrhoea
Tiêu chảy liên quan đến
kháng sinh
BYT Bộ Y tế
CRP C–reactive protein Protein phản ứng C
E. Coli Escherichia coli Vi khuẩn E. coli
ETEC Enterotoxigenic E. coli
E. coli sinh độc tố đường
ruột
pH
Chỉ số đo độ hoạt động (hoạt
độ) của các ion H+
PR
Time interval between onset of atrial
depolarization and onset of ventricular
depolarization
Thời gian từ khi bắt đầu
khử cực tâm nhĩ cho đến
khi bắt đầu khử cực thất
QT
Time interval from initiation of ventricular
depolarization to the end of ventricular
repolarization
Thời gian từ khi bắt đầu
khử cực tâm thất cho đến
khi kết thúc tái cực tâm thất
SDD Suy dinh dưỡng
ST-ETEC Heat-stable enterotoxin E. coli
E. coli sản xuất độc tố bền
nhiệt
TTM Tiêm tĩnh mạch
WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tiêu chảy là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã được
ước tính theo WHO và một số nghiên cứu ở các nước trên thế giới (WHO, 2017; Omona
et al., 2020). Thêm 500.000 trẻ em lớn hơn (từ 5 đến 9 tuổi) chết trong năm 2019.
Nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi tất cả đều có thể được ngăn ngừa
hoặc điều trị bằng cách tiếp cận các can thiệp đơn giản, bao gồm chủng ngừa, dinh
dưỡng đầy đủ, nước và thực phẩm an toàn . Một tỷ lệ đáng kể bệnh tiêu chảy có thể
được ngăn ngừa thông qua nước uống an toàn và hợp vệ sinh. Mỗi năm bệnh tiêu chảy
của trẻ em có gần 1,7 tỷ trường hợp trên toàn cầu (WHO, 2020). Điều này được thể hiện
khá rõ ở nghiên cứu đánh giá tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và các yếu tố nguy cơ liên quan
ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Thị trấn Debre Berhan, Ethiopia (WHO, 2017; Shine et al., 2020).
Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao nhất do các mầm bệnh từ thực phẩm, bao gồm
vi khuẩn Escherichia coli O157 sinh ra độc tố Shiga, Campylobacter, Shigella, Yersinia,
Salmonella và Cryptosporidium (Kotloff, 2017). Trong vài thập kỷ qua, nhận thức về
việc rửa tay đã làm giảm đáng kể gánh nặng của bệnh tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột
và động vật nguyên sinh, tuy nhiên, nó ít ảnh hưởng hơn đến bệnh tiêu chảy do vi rút
(Tagbo et al., 2019; Ugboko et al., 2020).
Các lựa chọn điều trị phổ biến cho bệnh tiêu chảy là bù dịch và liệu pháp kháng
sinh. Liệu pháp bù dịch còn được gọi là liệu pháp bù nước qua đường uống đặc biệt cần
thiết cho trẻ nhỏ (Iannotti et al., 2015; Bruzzese et al., 2018). Các chất kháng khuẩn đầu
tiên trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em là co-trimoxazol và metronidazol có thể được sử
dụng theo kinh nghiệm. Các thuốc khác bao gồm penicillin, erythromycin, amoxycillin,
ampicillin, cefuroxim, ceftriaxon, tetracyclin, chloramphenicol và
ampicillin/cloxacillin, azithromycin, ciprofloxacin và rifaximin (Udoh et al., 2017;
Bruzzese et al., 2018). Điều trị bằng đường tiêm với ceftriaxon hoặc ciprofloxacinis
được khuyến cáo cho các trường hợp tiêu chảy nặng (Bruzzese et al., 2018).
Năm 2018 Sở Y tế Tây Ninh đề nghị các đơn vị trực thuộc, Trung tâm Y tế các
huyện/thành phố và Phòng Y tế các huyện/thành phố tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Quốc
gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với mục đích chung tay bảo vệ môi
trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước, thực hành vệ sinh cá nhân tốt nhằm
giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai đến sức khỏe
trẻ em nói riêng và cộng đồng nói chung (Sở Y tế Tây Ninh, 2018). Từ đó, để góp phần
hạn chế bệnh tiêu chảy, tác giả tiến hành đề tài "Đánh giá tình hình sử dụng thuốc
điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm
2020" với các mục tiêu sau:
2
1. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.
2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
1.1.1 Định nghĩa
Theo WHO tiêu chảy được định nghĩa là đi ngoài ba lần hoặc nhiều hơn phân lỏng
hoặc lỏng mỗi ngày (hoặc đi ngoài thường xuyên hơn mức bình thường đối với cá nhân).
Thường xuyên đi ngoài phân cứng không phải là tiêu chảy, cũng không phải là đi ngoài
phân lỏng, “nhão” ở trẻ bú mẹ (WHO, 2020).
Tiêu chảy là sự đảo ngược tình trạng hấp thụ thuần bình thường của sự hấp thụ
nước và điện giải sang bài tiết. Hàm lượng nước tăng lên trong phân (trên giá trị bình
thường khoảng 10 mL/kg/ngày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hoặc 200 g/ngày ở thanh thiếu
niên và người lớn) là do sự mất cân bằng sinh lý của trẻ nhỏ và quá trình ruột già liên
quan đến việc hấp thụ các ion, chất hữu cơ, và do đó là nước (Stefano et al., 2021). Tiêu
chảy là hiện tượng đi ngoài nhiều lần trong ngày, chủ yếu là phân nhão, lỏng và nước
trên 3 lần 1 ngày. Trẻ em bị tiêu chảy thường gặp ở độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi (WHO,
2017).
1.1.2 Dịch tễ học
Ở Việt Nam, tình hình bệnh tiêu chảy nhiều năm trở lại đây đã có nhiều chuyển
biến khả quan nhưng vẫn được cập nhật báo cáo thường xuyên. Điển hình ở huyện Hoài
Đức, bệnh tiêu chảy mặc dù đã được triển khai phòng chống trong nhiều năm nay nhưng
ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn xuất hiện bệnh tiêu chảy, trong đó có nhóm 6 - 24 tháng tuổi,
còn khá phổ biến trong cộng đồng, tỉ lệ mắc tiêu chảy của trẻ là 22,2% (Phạm Văn Hùng
và cs, 2022). Năm 2014 tai trạm Y tế xã Minh Khai đã có thống kê tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi
mắc tiêu chảy là 12,5% so với toàn huyện (Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hoài Đức,
2014). Trên toàn cầu, từ tất cả các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em xảy ra hàng ngày,
bệnh tiêu chảy chiếm 15%, hơn 1600 trẻ em tử vong dưới 5 tuổi (Melese et al., 2019).
Căn nguyên của bệnh: Các nghiên cứu dựa trên bằng chứng từ Sudan, Trung Quốc,
Nigeria, (Zhang et al., 2016; Adam et al., 2018; Enitan et al., 2019) và các vùng lưu
hành khác cho thấy một số lượng đáng kể các đợt tiêu chảy ở trẻ em là do vi rút đường
ruột gây ra. Rotavirus, Norovirus, Adenovirus, Bocavirusese và Calcivirus có liên quan
đến bệnh tiêu chảy ở trẻ em (Aktaş et al., 2019). Tuy nhiên, các báo cáo gần đây cho
thấy rotavirus là nguyên nhân chính gây ra các trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi
(Giri et al., 2019). Hơn nữa, virus rota nhóm A, đặc biệt, là tác nhân gây bệnh nổi bật
4
gây ra bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ sơ sinh trên toàn cầu, gây ra ước tính 20,0% số ca tử
vong do tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi. Các quốc gia có thu nhập thấp và những quốc
gia không có chương trình tiêm chủng virus rota nhóm A đang thực hiện bị ảnh hưởng
đặc biệt bởi bệnh tiêu chảy do virus rota nhóm A gây ra (Gatinu et al., 2016; Zhang et
al., 2016; Crawford et al., 2017; Ugboko et al., 2020).
1.1.3 Yếu tố nguy cơ
- Vật chủ (người mắc bệnh)
+ Tuổi: Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi hay bị mắc tiêu chảy do trẻ mới tập ăn sam, giảm
kháng thể thụ động, kháng thể chủ động chưa hoàn thiện. Nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh
tăng lên khi trẻ biết bò và tăng hoạt động cá nhân.
+ SDD: Trẻ SDD dễ mắc tiêu chảy và các đợt tiêu chảy thường kéo dài hơn. Đặc
biệt trẻ SDD nặng bị tiêu chảy có tỷ lệ tử vong rất cao.
+ Suy giảm miễn dịch: Trẻ suy giảm miễn dịch tạm thời hay gặp sau sởi, các đợt
nhiễm virus khác như thuỷ đậu, quai bị, viêm gan hoặc suy giảm miễn dịch kéo dài dễ
mắc tiêu chảy và tiêu chảy kéo dài.
- Tập quán, điều kiện môi trường sống (Bộ Y tế, 2009).
+ Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ tiêu chảy cao gấp 10 lần so với trẻ
bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình.
+ Thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến.
+ Nước uống không sạch (không đun sôi hoặc để lâu), hoặc nguồn nước sinh hoạt
bị ô nhiễm.
+ Dụng cụ, tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh.
+ Xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách, quan niệm phân trẻ em không
bẩn như phân người lớn.
+ Không có thói quen rửa tay sau khi đại tiện, trước khi chế biến thức ăn, trước
khi cho trẻ ăn…
- Tỷ lệ nhập viện vì tiêu chảy ở trẻ em sinh sống ở nông thôn cao hơn ở thành thị
với tỷ lệ lần lượt là 62,5% và 37,5%. (Trần Văn Nhơn, 2020)
Thu nhập của gia đình là một yếu tố nguy cơ chính của tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở
trẻ em. Nghiên cứu này cho thấy rằng một đứa trẻ từ một gia đình có thu nhập giảm có
nhiều khả năng bị tiêu chảy hơn một đứa trẻ từ một gia đình có đủ điều kiện về tài chính.
5
Nghiên cứu này đồng ý với kết quả của (Ugboko et al., 2021), trong đó thu nhập hộ gia
đình hàng tháng thấp có mối liên hệ đáng kể với bệnh tiêu chảy ở trẻ em ở Tây Nam
Nigeria. Mesagen và cộng sự: Kết luận rằng tình trạng kinh tế xã hội thấp cản trở sức
khỏe của trẻ em dưới 5 tuổi ở Tây Nam Nigeria (Mesagan et al., 2018). Các báo cáo
toàn cầu nhấn mạnh tác động của nghèo đói đối với gánh nặng của tỷ lệ lưu hành bệnh
tiêu chảy ở trẻ em (Kotloff et al., 2017; He et al., 2018). Thu nhập giảm khiến một gia
đình có điều kiện sống kém như không được tiếp cận với nước uống, xử lý nước thải
không đúng cách, hệ thống thoát nước kém và thiết bị vệ sinh đã được xác định là các
yếu tố nguy cơ của bệnh tiêu chảy ở trẻ em (Yaya et al., 2018). Quan sát rằng con của
các bà mẹ thất nghiệp có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy gấp hai lần so với trẻ của các bà
mẹ có việc làm tương tự như kết quả của điều này càng chứng minh tác động của nghèo
đói đối với tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em (Akinyemi et al., 2018). Điều này ngụ ý
rằng các bà mẹ tạo thêm thu nhập cho gia đình, từ đó cung cấp các vật liệu vệ sinh cơ
bản cho gia đình đảm bảo điều kiện sống hợp vệ sinh cho trẻ em.
Việc đi khám thai, cho con bú và nguồn nước uống của bà mẹ là các yếu tố bảo vệ
tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Thiếu nước uống là yếu tố chính trong việc lây truyền
các bệnh tiêu chảy vì nước không sạch chứa các mầm bệnh tiêu chảy. Các nghiên cứu
từ Tây Nam Nigeria đã chỉ ra sự ô nhiễm phân của nước được sử dụng cho mục đích
sinh hoạt (Sogbanmu et al., 2020). Mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong nước sử dụng cho
mục đích sinh hoạt ở Bang Lagos cao hơn bang Ogun do dân số đông nên việc quản lý
chất thải kém, có thể dẫn đến ô nhiễm các tầng chứa nước. Đây có thể là lý do khiến tỷ
lệ mắc bệnh tiêu chảy ở bang Lagos (13,4%) cao hơn bang Ogun (2,0%). Một số (gói)
nước uống được tiêu thụ ở Bang Lagos là từ các nguồn không được bảo vệ (Ogunware
et al., 2018).
1.1.4 Sinh lý ruột trong tiêu chảy
Thông thường, ruột non và ruột kết hấp thụ 99% chất lỏng do uống vào và các chất
bài tiết từ đường tiêu hóa–tổng lượng chất lỏng khoảng 9/10 L mỗi ngày. Do đó, ngay
cả việc giảm nhỏ (tức là 1%) hấp thu nước ở ruột hoặc tăng bài tiết cũng có thể làm tăng
hàm lượng nước đủ để gây tiêu chảy (Jonathan Gotfried, et al., 2020).
Có một số nguyên nhân gây tiêu chảy. Một số cơ chế cơ bản gây ra hầu hết các
chứng tiêu chảy có ý nghĩa lâm sàng. Ba phổ biến nhất là: Tăng tải trọng thẩm thấu,
tăng tiết/giảm hấp thu và giảm thời gian/diện tích bề mặt tiếp xúc.
6
Tải trọng thẩm thấu
Tiêu chảy xảy ra khi các chất hòa tan không thể hấp thụ được, trong nước vẫn còn
trong ruột và giữ nước (Saurabh et al., 2018). Những chất được sử dụng làm thuốc
nhuận tràng bao gồm polyetylen glycol, muối magiê (hydroxit và sulfat), và natri
photphat (Tropini et al., 2018). Tiêu chảy thẩm thấu xảy ra với chứng không dung nạp
đường (ví dụ, không dung nạp đường lactose do hexitol được hấp thu kém thiếu hụt
men lactase). Một số vấn đề gây tiêu chảy thẩm thấu do hexitol hấp thu kém, điển hình
là khi ăn một lượng lớn hexitol (ví dụ: Sorbitol, mannitol, xylitol) hoặc xi-rô ngô nhiều
fructose, được sử dụng làm chất thay thế đường trong nước trái cây, kẹo cao su và kẹo
gây tiêu chảy thẩm thấu (Camilleri et al., 2017). Lactulose, được sử dụng làm thuốc
nhuận tràng, gây tiêu chảy theo cơ chế tương tự. Ăn quá nhiều thực có thể gây tiêu chảy
thẩm thấu (Jonathan Gotfried et al., 2020).
Tăng tiết/giảm hấp thu
Tiêu chảy xảy ra khi ruột tiết ra nhiều chất điện giải và nước hơn mức chúng hấp
thụ. Nguyên nhân của việc tăng tiết bao gồm nhiễm trùng, chất béo không được hấp
thụ, một số loại thuốc nhất định và các chất tiết nội tại và bên ngoài khác nhau
(Drancourt, 2017).
Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy xuất tiết. Nhiễm trùng
kết hợp với ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy cấp (thời
gian <4 ngày) (Wielgos et al., 2019). Hầu hết các độc tố ruột ngăn chặn quá trình trao
đổi natri-kali, đây là động lực quan trọng để hấp thụ chất lỏng ở ruột non và ruột kết
(Drancourt, 2017).
Chất béo và axit mật trong chế độ ăn không được hấp thụ (như trong hội chứng
kém hấp thu và sau khi cắt bỏ hồi tràng) có thể kích thích sự bài tiết của ruột kết và
gây ra tiêu chảy (Sagar et al., 2020).
Thuốc có thể kích thích tiết dịch ruột trực tiếp (ví dụ: Quinidin, quinin, colchicin,
thuốc kích thích anthraquinon, dầu thầu dầu, prostaglandin) hoặc gián tiếp bằng cách
làm suy giảm hấp thu chất béo (ví dụ, orlistat) (Drancourt, 2017).
Các khối u nội tiết khác nhau tạo ra các chất tăng tiết, bao gồm vipomas (peptit
đường ruột có hoạt tính), u tuyến (gastrin), u mastocytosis (histamine), ung thư biểu
mô tủy của tuyến giáp (calcitonin và prostaglandin), và khối u carcinoid (histamine,
serotonin và polypeptide). Một số chất trung gian này (ví dụ, prostaglandin, serotonin,
7
các hợp chất liên quan) cũng đẩy nhanh quá trình vận chuyển đường ruột, vận chuyển
đại tràng hoặc cả hai (Pobłocki et al., 2020).
Sự hấp thu muối mật bị suy giảm, có thể xảy ra với một số rối loạn, có thể gây
tiêu chảy do kích thích bài tiết nước và điện giải. Phân có màu xanh lá cây hoặc màu
da cam (Jonathan Gotfried et al., 2020; Kasırga, 2019).
Giảm thời gian tiếp xúc/diện tích bề mặt
Quá trình vận chuyển qua ruột nhanh chóng và diện tích bề mặt giảm đi làm giảm
khả năng hấp thụ chất lỏng và gây tiêu chảy (Jonathan Gotfried et al., 2020). Nguyên
nhân phổ biến bao gồm cắt bỏ hoặc cắt bỏ ruột non hoặc ruột già, cắt bỏ dạ dày và
bệnh viêm ruột. Viêm đại tràng vi thể (viêm đại tràng tạo keo hoặc tế bào lympho) và
bệnh celiac cũng là một trong những nguyên nhân đáng quan tâm. Cường giáp có thể
gây tiêu chảy do vận chuyển nhanh (Shahid et al., 2021). Thuốc kháng acid có chứa
magiê, thuốc ức chế men cholinesterase, thuốc nhuận tràng, chất ức chế tái hấp thu
chọn lọc serotonin kích thích cơ trơn ruột bằng thuốc hoặc các chất thể dịch (ví dụ,
prostaglandin, serotonin) cũng có thể tăng tốc độ vận chuyển (drugs.com).
1.1.5 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy
a. Đặc điểm lâm sàng
Bệnh nhân tiêu chảy phân biệt thường có tiền sử tiêu chảy phân nhiều nước, phân
lớn. Bệnh nhân cho biết từ 10 đến 20 lần đi tiêu mỗi ngày, với lượng phân trong 24 giờ
dao động từ 300 đến 3000 mL (PDQ Cancer, 2021).
Ở những bệnh nhân bị tiêu chảy do dùng thuốc nhuận tràng, tiêu chảy thường kết
hợp với đau bụng quặn do sự gia tăng lượng chất lỏng trong phân và tăng cường nhu
động đường tiêu hóa. Giảm cân là phổ biến, và trong một số trường hợp nghiêm trọng,
bệnh nhân có thể bị suy dinh dưỡng và chán ăn do tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa
đồng thời, hoặc giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng (Bakhtiar et al., 2019; Nguyễn
Thị Thanh Bình và cs, 2017).
b. Đặc điểm cận lâm sàng
Những thử nghiệm để chẩn đoán tìm ra căn nguyên. Xác định phác đồ điều trị
hợp lý:
8
Bảng 1.1 Những thử nghiệm để chẩn đoán tìm ra căn nguyên theo Bộ Y tế 2009
Thử nghiệm
Mục đích
Đánh giá toàn thể
Kiểm tra các dấu hiệu li bì hoặc khó thở.
Điện giải đồ Xác định tình trạng rối loạn điện giải.
Công thức bạch cầu Nếu có nhiễm khuẩn thì bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
Phân Soi tìm hồng cầu, bạch cầu, trứng kí sinh trùng, cặn dư.
Cấy phân Khi điều trị không kết quả cần phải cấy phân để tìm vi khuẩn
gây bệnh.
Nội soi Xác định nguyên nhân gây ra bênh.
Hematocrit Để đánh giá tình trạng cô đặc máu (mất nước).
(Nguồn: Bộ Y tế, 2009, Jonathan Gotfried et al., 2020)
c. Xử lý lâm sàng tiêu chảy
Cốt lõi của chương trình kiểm soát các bệnh tiêu chảy là quản lý bệnh tiêu chảy
thích hợp, với phương pháp đơn giản gồm ba phần (Wolfheim et al, 2019):
Ngăn ngừa hoặc điều trị mất nước bằng dung dịch ORS (chỉ tiêm tĩnh mạch khi
có chỉ định).
Tiếp tục cho trẻ ăn và bú mẹ trong đợt tiêu chảy.
Chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp tiêu chảy ra máu.
1.1.6 Phân loại tiêu chảy
a. Tiêu chảy cấp tính
Tiêu chảy cấp tính có nước thường biểu hiện với sự phát triển đột ngột của phân
thường xuyên bất thường chủ yếu là chất lỏng. Các dấu hiệu khác là nôn mửa, sốt, buồn
nôn và đau bụng (Dipasquale et al., 2018). Trong đường tiêu hóa, sự hấp thụ trên 90%
dịch lưới sinh lý diễn ra ở đoạn gần ruột non. Tiêu chảy cấp tính có nước thường do vi
khuẩn tiết ra độc tố ruột như Escherichia coli (ETEC), và Vibrio cholerae gây mất nước
mà không có tổn thương tế bào. Các loại virus như rotavirus và calcivirus làm tổn
thương biểu mô ruột cũng gây mất dịch. Bên cạnh đó, chúng có xu hướng gây sốt, nôn
mửa và phân lỏng không có máu và chất nhầy (Đỗ Phương Thảo và cs., 2017; Tagbo et
9
al., 2019). Thông thường, các trường hợp tiêu chảy ra nước diễn ra cấp tính nhưng thời
gian tự giới hạn ngắn (1–3 ngày) (Ugbok et al., 2020).
b. Tiêu chảy kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ thường do các loài Shigella (lỵ trực khuẩn) hoặc Entamoeba
hystolytica (lỵ amip). Kiết lỵ bắt đầu với sự khởi đầu đột ngột của tình trạng đi ngoài
nhiều lần. Tuy nhiên, không giống như tiêu chảy cấp tính, phân thường có số lượng ít
hơn và có đặc điểm là máu và mủ. Vì vậy, nó còn được gọi là tiêu chảy cấp tính ra máu.
Kiết lỵ thường có biểu hiện sốt, mót rặn, đau bụng và chuột rút; nôn mửa ít xảy ra hơn
(Lê Phan Thị Kim Oanh, 2007; Wang et al., 2019). Viêm đại tràng (phần ruột già kéo
dài từ manh tràng đến trực tràng) do nhiễm một trong số các mầm bệnh đường ruột dẫn
đến kiết lỵ. Nguyên nhân chính của bệnh kiết lỵ ở trẻ em là họ Shigellae (Tickell et al,
2017). Campylobacter jejuni và E. coli xâm nhập hoặc vi khuẩn salmonellae của nhiều
loại huyết thanh là những nguyên nhân tương đối ít thường xuyên hơn. Entamoeba
histolytica hiếm khi gây bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ (Khan et al., 2017, Delfino Vubil et al.,
2018). Bệnh kiết lỵ thường yêu cầu liệu pháp kháng sinh (Williams et al., 2018; Ugboko
et al., 2020).
c. Tiêu chảy dai dẳng
Tiêu chảy kéo dài có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do nhiễm trùng hoặc
không do nhiễm trùng. Các nguyên nhân lây nhiễm bao gồm ký sinh trùng đường ruột
(Cryptosporidium, Cyclospora, E. histolytica, Giardia, Microsporidia), vi khuẩn
(Aeromonas, Campylobacter, C. difficile, E. coli, Plesiomonas, Salmonella, Shigella)
và vi rút (norovirus, rotavirus) (Florez et al., 2020; Vecchio et al., 2021). Trong khi các
nguyên nhân không do nhiễm trùng bao gồm thay đổi chức năng miễn dịch, rối loạn
tuyến tụy, thuốc (kháng sinh), rối loạn chuyển hóa di truyền (thiếu hụt enzym), không
dung nạp một số sản phẩm thực phẩm (gluten, lactose), rối loạn đường ruột, rối loạn
tuyến giáp và giảm lưu lượng máu đến ruột (El-Chammas et al., 2017; Vecchio et al.,
2021). Các sinh vật chính gây tiêu chảy dai dẳng là E. coli, Shigella và Cryptosporidium
(Akhondi et al., 2021; Vecchio et al, 2021). Cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy kéo dài có
thể do nhiều yếu tố và về cơ bản dựa trên tổn thương liên tục của lớp niêm mạc ở ruột
do một số bệnh nhiễm trùng với các mầm bệnh khác nhau (Akhondi et al., 2021). Suy
dinh dưỡng cũng làm tăng khả năng tử vong ở trẻ bị tiêu chảy kéo dài (Ugboko et al.,
2020).
10
1.1.7 Đánh giá mức độ mất nước
Mối đe dọa nghiêm trọng nhất do tiêu chảy gây ra là mất nước (WHO, 2017).
Trong đợt tiêu chảy, nước và các chất điện giải (natri, clorua, kali và bicarbonat) bị mất
qua phân lỏng, chất nôn, mồ hôi, nước tiểu và hơi thở. Sự mất nước xảy ra khi những
tổn thất này không được thay thế (Houston et al., 2017).
Mức độ mất nước được đánh giá trên thang điểm ba (WHO, 2017).
Mất nước nghiêm trọng (ít nhất hai trong số các dấu hiệu sau): Hôn mê/bất tỉnh,
mắt trũng sâu, không uống được hoặc uống kém, nhúm da quay trở lại rất chậm (≥2
giây).
Mất nước (hai hoặc nhiều dấu hiệu sau): Bồn chồn, cáu kỉnh, mắt trũng sâu, uống
một cách háo hức, khát.
Không mất nước (không đủ dấu hiệu để phân loại là mất nước một số hoặc nặng).
1.1.8 Tác nhân gây bệnh
Nhiễm trùng: Tiêu chảy là một triệu chứng của bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một
loạt các sinh vật vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng, hầu hết lây lan qua nước nhiễm phân.
Tình trạng lây nhiễm phổ biến hơn khi thiếu điều kiện vệ sinh và đủ điều kiện vệ sinh
và nước an toàn để uống, nấu ăn và vệ sinh. Rotavirus và Escherichia coli, là hai tác
nhân gây bệnh tiêu chảy từ trung bình đến nặng phổ biến nhất ở các nước thu nhập thấp
(Florez et al., 2020; Vecchio et al., 2021). Các mầm bệnh khác như cryptosporidium và
các loài shigella cũng có thể quan trọng. Các mô hình nguyên nhân cụ thể của vị trí
cũng cần được xem xét (WHO, 2017).
Suy dinh dưỡng: Trẻ tử vong do tiêu chảy thường do suy dinh dưỡng cơ bản nên
dễ bị tiêu chảy hơn. Mỗi đợt tiêu chảy lại khiến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ càng
thêm trầm trọng. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tiêu chảy là nguyên
nhân hàng đầu (WHO 2017; Ugboko et al., 2020; Nemeth et al., 2021).
Nguồn: Nước bị nhiễm phân người, ví dụ như từ nước thải, bể phốt và nhà tiêu,
là vấn đề cần quan tâm đặc biệt. Các vi sinh vật trong phân động vật có thể gây tiêu
chảy (WHO, 2017; Nemeth et al., 2021).
Nguyên nhân khác: Bệnh tiêu chảy cũng có thể lây từ người này sang người khác,
trầm trọng hơn khi vệ sinh cá nhân kém. Thực phẩm là một nguyên nhân chính khác
gây ra tiêu chảy khi chúng được chế biến hoặc bảo quản trong điều kiện không hợp vệ
sinh. Lưu trữ và xử lý nước sinh hoạt không an toàn cũng là một yếu tố nguy cơ quan
11
trọng. Cá và hải sản từ nguồn nước ô nhiễm cũng có thể góp phần gây ra bệnh (WHO,
2017).
1.2 CHẨN ĐOÁN
1.2.1 Phân loại, xử trí mức độ mất nước
Tình trạng mất nước ở trẻ em tiêu chảy được phân độ gồm: Tiêu chảy không mất
nước, có mất nước và mất nước nặng và điều trị phù hợp tùy theo độ nặng. Các phân
độ, các dấu hiệu lâm sàng cũng như cách điều trị được thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2 Phân loại, xử trí mức độ mất nước theo Bộ Y tế 2009
Phân độ Triệu chứng Điều trị
Mất nước
nặng
Hai trong bốn triệu chứng sau: Li
bì khó đánh thức, mắt trũng, uống
kém hay không uống được, dấu véo
da mất rất chậm (≥2 giây)
Bù dịch theo phác đồ C
Có mất nước
Hai trong bốn triệu chứng sau: Vật
vã kích thích, mắt trũng, uống háo
hức, dấu véo da mất rất chậm
Bù dịch và dinh dưỡng theo Phác đồ
B. Sau khi bù nước, dặn dò bà mẹ
cách điều trị tại nhà và dấu hiệu cần
tái khám ngay. Theo dõi trong 5 ngày
nếu không cải thiện bệnh
Không mất
nước
Không có đủ các dấu hiệu của hai
mức độ trên
Bù dịch và dinh dưỡng tại nhà (theo
phác đồ A). Sau khi bù nước, dặn dò
bà mẹ cách điều trị tại nhà và dấu hiệu
cần tái khám ngay. Theo dõi trong 5
ngày nếu không cải thiện bệnh
Mất nước đồng phân
Mất nước đồng phân là loại mất nước phổ biến nhất (70–80%) và là loại có tiên
lượng tốt nhất (Anigilaje et al., 2018).
Trương lực bình thường của dịch cơ thể ở mức 275–290 mOsm/kg được duy trì,
và nồng độ natri huyết thanh vẫn ở mức bình thường là 135 và 145 mmol/L. Sự thiếu
hụt chất lỏng trong mất nước đẳng cấp là 100% từ không gian ngoại bào và khi thay thế
sự thiếu hụt nồng độ natri trong chất lỏng bổ sung phải tương tự như trong huyết thanh
(trung bình là 154 mmol/L) (Hoorn et al., 2017).
12
Mất nước trong truyền dịch
Được thấy trong 10-15% các trường hợp mất nước (Anigilaje et al., 2018).
Natri huyết thanh nhỏ hơn 135 mmol/L. Sosm nhỏ hơn 275 mOsm/kg vì natri
huyết thanh về cơ bản chiếm độ thẩm thấu huyết thanh.
Buồn nôn và khó chịu thường thấy khi mức natri giảm xuống dưới 125–130
mmol/L. Nhức đầu, hôn mê, bồn chồn và mất phương hướng khi nồng độ natri giảm
xuống dưới 115–120 mmol/L (Mohottige et al., 2019).
Mất nước trong máu
Được thấy ở 10–20% bệnh nhân bị tiêu chảy (Anigilaje et al., 2018).
Tình trạng mất nước trong đó natri huyết thanh lớn hơn 145 mmol/L và Sosm cao
hơn 290 mOsm/kg. Tăng natri huyết nhẹ là khi natri huyết thanh tăng trong khoảng 146-
149 mmol/L. Trung bình khi natri huyết thanh từ 150 đến 169 mmol/L và nặng khi natri
huyết thanh lớn hơn 169 mmol/L.
Khát nặng và không theo mức độ mất nước rõ ràng. Trẻ em có thể có các đặc điểm
thần kinh trung ương bao gồm cáu kỉnh, khóc the thé, cứng đờ, hôn mê, co giật, tăng
trương lực và hôn mê (Vakharia et al., 2017).
1.2.2 Chẩn đoán biến chứng-Các rối loạn khác
Hạ Kali: Kali <3,5 mmol/l (Dhondup et al., 2017). Lâm sàng: Cơ nhẽo, giảm
phản xạ, yếu cơ, bụng chướng, rối loạn nhịp tim. Thử nghiệm điện tâm đồ: Sóng T thấp,
xuất hiện sóng U, ST xẹp, nếu giảm quá nặng PR kéo dài, QT giãn rộng (Zacchia et al.,
2016; Kardalas et al., 2018).
Tăng Kali: Kali >5,5 mmol/l (Sharma et al., 2021). Lâm sàng: Yếu cơ, loạn nhịp
tim. Điện tâm đồ: T cao nhọn, QT ngắn, block A-V, rung thất (Kali ≥9 mmol/l) (Weiss
et al., 2017).
Toan chuyển hóa: pH <7.2, HCO3ˉ <15 mEq/l, thở nhanh, sâu, môi đỏ (Hunter,
et al., 2019).
Suy thận cấp: Tiểu ít hoặc vô niệu, lượng nitơ trong ure, creatinin máu tăng
(Bradshaw et al., 2018).
13
1.2.3 Chẩn đoán nguyên nhân tiêu chảy
Bảng 1.3 Nguyên nhân gây tiêu chảy, cách hát hiện và các phương pháp chẩn đoán (Deborah M et al., 2020).
Nguyên nhân Phát hiện Phương pháp Chẩn đoán
Tiêu chảy cấp tính
Thuốc kháng sinh Mối quan hệ thời gian của việc khởi phát tiêu chảy
với việc uống thuốc kháng sinh
Đánh giá lâm sàng
Vi khuẩn
(loài Campylobacter, Clostridioides
difficile (trước đây là Clostridium
difficile), Escherichia coli [có thể gây
ra hội chứng tán huyết-urê huyết], loài
Salmonella, loài Shigella, Yersinia
enterocolitica) *
Sốt, phân có máu, đau bụng
Có thể có chấm xuất huyết hoặc xanh xao (ở bệnh
nhân mắc hội chứng urê huyết tán huyết)
Lịch sử tiếp xúc với động vật (E. coli) hoặc bò sát
(Salmonella)
Tiền sử ăn thức ăn chưa nấu chín (Salmonella)
Sử dụng kháng sinh gần đây (<2 tháng) (C. difficile)
Trung tâm chăm sóc ban ngày bùng phát
Cấy phân
Bạch cầu trong phân
Nếu bệnh nhân có biểu hiện ốm, xét
nghiệm công thức máu toàn bộ, chức
năng thận và cấy máu
Nếu bệnh nhân gần đây đã được sử dụng
thuốc kháng sinh, xét nghiệm phân để tìm
độc tố C. difficile
Dị ứng thực phẩm hoặc ngộ độc thực
phẩm
Dị ứng: Nổi mẩn ngứa, sưng môi, đau bụng, nôn
mửa, tiêu chảy, khó thở trong vòng vài phút đến vài
giờ sau khi ăn
Ngộ độc: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy vài giờ
sau khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm
Đánh giá lâm sàng
Ký sinh trùng (ví dụ: Giardia gutis
[lamblia], Cryptosporidium parvum) *
Bụng chướng và đau quặn, phân có mùi hôi, chán ăn
Có thể có tiền sử đi lại, sử dụng nguồn nước bị ô
nhiễm
Soi phân tìm buồng trứng và ký sinh
trùng bằng kính hiển vi
Xét nghiệm kháng nguyên phân
14
Vi-rút (ví dụ: Vi-rút Astrovirus, vi-rút
calicivirus, vi-rút đường ruột, vi-rút
rota) *
<5 ngày tiêu chảy không kèm theo máu. Thường
xuyên nôn mửa, Có thể sốt, Tiếp xúc với những người
bị nhiễm bệnh, Mùa thích hợp cho nhiễm trùng
Đánh giá lâm sàng
Mãn tính
Viêm ruột hirschsprung Chậm đi phân >48 giờ sau khi sinh. Có thể có tiền
sử táo bón lâu dài. Nôn nhiều lần, chướng bụng, ốm
yếu
X quang bụng. Thuốc xổ bari. Sinh thiết
trực tràng
Hội chứng ruột ngắn Tiền sử cắt bỏ ruột (ví dụ, đối với viêm ruột hoại tử,
bệnh phồng rộp, hoặc bệnh Hirschsprung)
Đánh giá lâm sàng
Không dung nạp lactose Đầy bụng, đầy hơi, tiêu chảy bùng nổ
Tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm từ sữa
Đánh giá lâm sàng. Đôi khi kiểm tra hơi
thở hydro. Đôi khi kiểm tra các chất khử
trong phân (để kiểm tra carbohydrate) và
độ pH của phân (<6,0 cho thấy
carbohydrate trong phân)
Không dung nạp protein sữa bò (dị
ứng protein sữa)
Nôn mửa, Tiêu chảy hoặc táo bón, Hematochezia,
Rò hậu môn, Không phát triển
Giải quyết các triệu chứng khi loại bỏ
protein sữa bò
Đôi khi nội soi hoặc nội soi đại tràng
Uống quá nhiều nước trái cây Tiền sử uống quá nhiều nước trái cây hoặc đồ uống
có đường (4–6 oz/ngày)
Đánh giá lâm sàng
Tiêu chảy mãn tính không đặc hiệu ở
trẻ em (tiêu chảy ở trẻ mới biết đi)
Tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. 3–10 phân lỏng/ngày
thường trong ngày khi thức và đôi khi ngay sau khi
ăn. Đôi khi thức ăn không tiêu có thể nhìn thấy trong
phân
Đánh giá lâm sàng
15
Tăng trưởng bình thường, tăng cân, hoạt động và
thèm ăn
Suy giảm miễn dịch (ví dụ: Nhiễm
HIV , thiếu IgA hoặc thiếu IgG)
Tiền sử nhiễm trùng da, đường hô hấp hoặc đường
ruột tái phát. Giảm cân hoặc tăng cân kém
Kiểm tra hiv. Công thức máu hoàn
chỉnh. Mức độ immunoglobulin
Bệnh viêm ruột (ví dụ, bệnh Crohn ,
viêm loét đại tràng )
Phân có máu, đau bụng quặn, sụt cân, biếng ăn
Có thể viêm khớp, loét miệng, tổn thương da, nứt
trực tràng
Nội soi đại tràng
Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái
toan
Đau bụng, buồn nôn, nôn, sụt cân Công thức máu toàn bộ để tìm bạch cầu
ái toan trong máu ngoại vi. Đôi khi mức
IgE. Nội soi và / hoặc nội soi đại tràng
Bệnh Celiac (bệnh rối loạn tiêu hóa
gluten)
Các triệu chứng khởi phát sau khi đưa lúa mì vào
chế độ ăn (thường sau 4–6 tháng tuổi). Không phát
triển, Đau bụng tái phát, Phình to, Tiêu chảy hoặc
táo bón
Công thức máu hoàn chỉnh
Kiểm tra huyết thanh đối với bệnh celiac
(kháng thể IgA đối với transglutaminase
mô), Nội soi sinh thiết tá tràng
Bệnh xơ nang Không phát triển, Các đợt viêm phổi hoặc thở khò
khè lặp đi lặp lại. Phân béo và có mùi hôi. Phình,
phẳng
Bài tiết chất béo trong phân trong 72 giờ.
Kiểm tra mồ hôi. Xét nghiệm di truyền
Acrodermatitis enteropathica Đôi khi phát ban dạng vẩy nến, viêm miệng góc
cạnh
Mức kẽm
Táo bón với encopresis Tiền sử phân cứng. Không kiểm soát phân X quang bụng
* Cũng có thể gây tiêu chảy mãn tính.
16
1.3 ĐIỀU TRỊ
1.3.1 Tiêu chảy cấp
Theo phác đồ điều trị nhi khoa 2020 tại bệnh viện Nhi đồng 1 về nguyên tắc điều
trị, xử trí, điều trị đặc hiệu, theo dõi và khám, chỉ định nhập viện đối với tiêu chảy cấp
(Bộ Y tế, 2009; WHO, 2013; Nguyễn Thanh Hùng, 2020).
a. Nguyên tắc điều trị
Điều trị đặc hiệu:
 Mất nước.
 Kháng sinh.
 Xử trí kịp thời các biến chứng và dinh dưỡng.
b. Xử trí ban đầu
 Xử trí cấp cứu
 Xử trí sốc, co giật, các rối loạn về điện giải và bệnh án suy thận.
 Xử trí hạ đường huyết: Cho uống nước đường 50ml (tương đương 1 muỗng cà
phê đường với 50ml nước chín) hoặc TTM Glucoso 10% 5ml/kg/15 phút.
 Xử trí toan chuyển hóa: Khi pH máu động mạch <7,2 hoặc HCO3
-
<15 mEq/l.
 Công thức bù lượng HCO3
-
cần thiết như sau:
HCO3
-
(mmol)=Base excess x 0,3 x P (Kg)
1ml NaHCO3
-
8,5%=1 mmol HCO3
-
c. Điều trị đặc hiệu
Điều trị mất nước:
Điều trị mất nước nặng: Bắt đầu TTM ngay lập tức. Nếu trẻ uống được nên bổ
sung Oresol uống trong khi thiết lập đường truyền.
Dịch truyền được lựa chọn: Sử dụng Lactate ringer hoặc Lactate ringer chứa
Dextrose 5%. Normal saline là dự phòng khi không có 2 loại trên (Lê Thanh Hải, 2018).
Cho 100 ml/kg dung dịch được lựa chọn chia như bảng:
17
Bảng 1.4 Truyền dịch với 100 ml/kg dung dịch được lựa chọn theo tháng tuổi
Bước đầu truyền 30 ml/Kg trong Sau đó truyền 70 ml/Kg trong
<12 tháng 1 giờ* 5 giờ
≥12 tháng 30 phút* 2 giờ 30 phút
*Lặp lại lần nữa nếu mạch quay vẫn yếu hoặc không bắt được rõ.
(Nguồn: Bộ Y tế, 2009)
Để mạch quay mạch cần đánh giá lại mỗi 15–30 phút đến khi mạch đạt yêu cầu.
Tiến hành cho dịch truyền tốc độ nhanh hơn nếu tình trạng mất nước không cải thiện và
sau đó ít nhất mỗi giờ nên đánh giá lại.
Đánh giá và kiểm tra lại tình trạng mất nước khi truyền đủ lượng dịch truyền:
 Nếu vẫn còn các dấu hiệu mất nước nặng: Truyền lần thứ 2 với số lượng trong
thời gian như trên.
 Dấu hiệu có mất nước vẫn còn khi đã cải thiện: Ngưng dịch truyền và cho uống
Oresol trong 4 giờ (phác đồ B). Nếu trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ nên khuyến khích
cho bú thường xuyên.
 Nếu không còn dấu mất nước: Điều trị theo phác đồ A và khuyến khích bú mẹ
thường xuyên. Trong vòng 6 giờ trước khi cho xuất viện nên theo dõi trẻ để đảm bảo
đạt chuẩn tiêu chí xuất viện.
*Khả năng uống được phục hồi đối với trẻ nhỏ thường sau 3–4 giờ, đối với trẻ lớn
thường 1–2 giờ nên cho uống Oresol (5 ml/kg/giờ).
Điều trị có mất nước: Bù dịch bằng Oresol 75 ml/kg uống trong 4–6 giờ. Trẻ
được cho uống thêm 100–200 ml nước sạch trong khi bù nước khi trẻ <6 tháng không
bú sữa mẹ. Nếu uống Oresol kém <20 ml/kg/giờ: Đặt sonde dạ dày nhỏ giọt. Nếu có tác
dụng chướng hoặc nôn ói liên tục trên 4 lần trong 2–4 giờ hoặc tốc độ thải phân cao
(>10 ml/kg/giờ), hoặc >10 lần. TTM Lactate Ringer 75 ml/kg trong 4 giờ.
Điều trị duy trì (phòng ngừa mất nước): Cho bệnh nhi uống nhiều nước hơn
bình thường: Nước đun sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa), nước cháo muối, dung
dịch Oresol…Tránh không cho bệnh nhi nước ngọt công nghiệp, uống nước đường…
18
Bảng 1.5 Liều lượng dung dịch Oresol (ORS)
Tuổi Lượng Oresol uống sau mỗi lần tiêu chảy Lượng Oresol tối đa/ngày
<24 tháng 50–100 ml 500 ml
2–10 tuổi 100–200 ml 1000 ml
>10 tuổi Theo nhu cầu 2000 ml
(Nguồn: Bộ Y tế 2009)
Điều trị kháng sinh
Kháng sinh được sử dụng khi phân của bệnh nhân có máu hoặc nghi ngờ tả (xem
phác đồ điều trị lỵ) (Lê Thanh Hải, 2018). Soi phân có vi trùng dạng tả liên hệ chuyển
Trung tâm Bệnh Nhiệt Đới.
Điều trị hỗ trợ
Trong 4 giờ đầu tiên bù nước trẻ không được phép cho ăn gì chỉ được bú sữa mẹ.
Nên cho ăn sau 4 giờ điều trị theo phác đồ B. Khuyến khích trẻ ăn ít nhất 6 lần/ngày và
duy trì 2 tuần sau khi tiêu chảy đã ngừng.
d. Theo dõi và tái khám
Tiêu chảy cấp: Tái khám ngay khi có 1 trong các dấu hiệu như: Ăn uống kém, sốt
cao, nôn ói nhiều, tiêu chảy nhiều, phân có máu, khát nước nhiều, trẻ không khá lên
trong 3 ngày.
e. Chỉ định nhập viện
Nhập viện khi có các dấu hiệu: Mất nước nặng, có mất nước, mất nước nhẹ có biến
chứng.
19
Bảng 1.6 Mức độ chứng cớ ở các vấn đề điều trị theo Bộ Y tế 2009
Vấn đề Mức độ chứng cớ
Sử dụng thường qui sữa không có lactose cho trẻ tiêu chảy cấp là
không cần thiết
I
(Nelson 2004)
Các thuốc chống nhu động ruột (như dẫn xuất thuốc phiện), thuốc
hấp phụ (kaolin, pectin), bishmus salicylate không được khuyến
cáo dùng trong tiêu chảy cấp
I
(Nelson 2004)
Bù dịch bằng đường uống trong điều trị tiêu chảy cấp là phương
pháp an toàn và hiệu quả, chỉ thất bại 3,6%
II
CAT of Rochester U.
(Nguồn: Bộ Y tế 2009)
1.3.2 Tiêu chảy kéo dài
Theo phác đồ diều trị nhi khoa 2020 tại bệnh viện Nhi đồng 1 điều trị trong bệnh
viện, nếu tiêu chảy kéo dài có vấn đề kèm theo như: Tuổi <4 tháng, cân nặng/chiều cao
<80% hoặc suy dinh dường phù, mất nước, nhiễm trùng hoặc nghi ngờ nhiễm trùng.
Điều trị tại nhà, nếu tiêu chảy kéo dài không kèm theo các vấn đề trên. Đồng thời,
theo phác đồ điều trị nhi khoa 2020 tại bệnh viện Nhi đồng 1 về nguyên tắc điều trị, xử
trí, điều trị đặc hiệu, theo dõi và khám, chỉ định nhập viện đối với tiêu chảy kéo dài.
(Nguyễn Thanh Hùng, 2020).
a. Nguyên tắc điều trị
Điều trị và phòng ngừa mất nước, áp dụng chế độ ăn đặc biệt (giảm lactose, không
lactose), điều trị nhiễm trùng theo phác đồ, bổ sung sinh tố và khoáng chất. Các yếu tố
trên là nguyên tắc điều trị nội trú. Khi trẻ tiêu chảy kéo dài kèm suy dinh dưỡng nặng,
theo phác đồ “Suy dinh dưỡng nặng” (Bộ Y tế, 2009; WHO, 2013).
Điều trị tại nhà, theo phụ lục 2: Điều trị ngoại trú tiêu chảy kéo dài.
b. Điều trị mất nước
Xử trí ban đầu: Theo phác đồ B hoặc C để tiến hành điều trị mất nước. Nếu bù
mất nước ORS bị thất bại, cho Lactate Ringer 75 ml/kg/4 giờ.
Xử trí tiếp theo: Lactate Ringer 75 ml/kg/4 giờ cho tình trạng mất nước xuất hiện
lại. Nếu phân nhiều nước >10 lần/ngày và glucose (++), trong vài ngày nên thay bằng
ORS loãng (1 gói pha 2 lít nước).
20
c. Chế độ ăn đặc biệt
Chế độ ăn theo lứa tuổi: Khẩu phần cung cấp 150 kcal/kg/24 giờ. Sữa chia 8 bữa
hoặc hơn. Thức ăn chia 6 bữa hoặc hơn. Theo dõi chế độ ăn, nếu thất bại chuyển sang
chế độ ăn khác.
Thất bại chế độ ăn: Có một trong các tình huống sau: Xuất hiện mất nước. Không
tăng cân (so sánh kết quả cuối ngày 7 với lúc bắt đầu chế độ ăn đó).
Trẻ <4 tháng tuổi:
 Xử trí ban đầu: Trường hợp chỉ cho bú sữa mẹ, khuyến khích chỉ bú mẹ hoàn
toàn, ngưng thức ăn và sữa đang dùng. Nếu mẹ không còn sữa thì dùng sữa không
lactose.
 Xử trí tiếp theo: Chuyển qua sữa protein thủy phân khi sữa không lactose không
đáp ứng. Nếu sữa protein thủy phân không đáp ứng nên hội chẩn với khoa dinh dưỡng.
Trẻ >4 tháng tuổi:
 Xử trí ban đầu: Khuyến khích duy trì bú mẹ nếu còn và ngưng thức ăn và sữa
khác đang dùng. Cho chế độ ăn giảm Lactose (Công thức A).
 Xử trí tiếp theo: Nếu thất bại với công thức A, chuyển qua công thức B. Hội
chẩn với khoa dinh dưỡng nếu công thức B thất bại. Nếu ăn <80 kcal/kg/ngày, cần tối
thiểu 110 kcal/kg/ngày để nuôi ống dạ dày.
Bổ sung sinh tố và yếu tố vi lượng:
 Centrum+Caltrate 500mg:
 <4 tháng (mỗi thứ nữa viên).
 >4 tháng (mỗi thứ 1 viên).
 Uống 2 tuần, chia 4–6 lần mỗi ngày.
 Vitamine A, nếu trong tháng qua trẻ chưa dùng.
Mỗi ngày uống 1 lần, liều cho ngày nhập viện và ngày hôm sau:
+ <6 tháng-50.000 đơn vị.
+ 6–12 tháng-100.000 đơn vị.
+ Từ 12 tháng-200.000 đơn vị.
21
Bảng 1.7 Công thức A, B
Thành phần
Công thức A (gram)
Giảm Lactose
Công thức B (gram)
Không Lactose
Gạo 80 30
Sữa bột 30 (sữa gầy) 00
Đậu nành 20 00
Đường mía 20 00
Dầu thực vật 35,5 40
Đường Glucose 00 30
Thịt nạc gà 00 80
Năng lượng/1000 ml 850 kcal 700 kcal
Khẩu phần 150 kcal/kg/ngày 175 ml/kg/ngày 215 ml/kg/ngày
Lượng ăn đạt >110 kcal/kg/ngày >130 ml/kg/ngày >155 ml/kg/ngày
(Nguồn: Bộ Y tế 2009; WHO 2013)
d. Điều trị nhiễm trùng
Ngoài đường tiêu hóa: Các phương pháp cũng như thuốc được tiến hành điều trị
theo phác đồ của bệnh viện. Nếu cấy máu dương tính hoặc nghi ngờ điều trị nhiễm trùng
huyết. Điều trị nhiềm trùng cơ quan như hô hấp, tiết niệu, tai mũi họng…
Trong đường tiêu hóa:
 Xử trí ban đầu: Phân có máy hoặc soi phân có hồng cầu hay bạch cầu đa nhân.
Ciprofloxacin (kháng sinh 1).
+ <20 kg: Sử dụng 5 ngày với 125 mg x 2 lần/ngày.
+ >20 kg: Sử dụng 5 ngày với 250 mg x 2 lần/ngày.
+ Hoặc 10–15 mg/kg x 2 lần/ngày, TTM nếu không uống được hoặc pefloxacine
10 – 15 mg/kg x 2 lần/ngày.
Nếu <2 tháng tuổi:
+ Ceftriazone 100 mg tiêm bắp 1 lần/ngày, cho 5 ngày. Phân có G. duodenalis
hoặc E. histolytica (dưỡng bào).
22
+ Metronidazole 10mg/kg x 3 lần/ngày, cho 5 ngày. Dùng kháng sinh theo kháng
sinh đồ khi cấy phân có vi trùng.
 Xử trí tiếp theo:
+ Chuyển sang kháng sinh 2 nếu kháng sinh 1 thất bại sau 2 ngày sử dụng.
+ Sử dụng 5 ngày cho metronidazol 10 mg/kg x 3 lần/ngày.
+ Hội chẩn khoa khi điều trị 2 ngày, kháng sinh 2 thất bại.
e. Theo dõi và xử trí tiếp theo
Có 3 giai đoạn ta cần theo dõi từng dấu hiệu và tổng kết theo bảng 1.8.
Bảng 1.8 Ba giai đoạn ta cần theo dõi từng dấu hiệu theo Bộ Y tế và WHO
Theo dõi và tổng kết mỗi 24
giờ, vào giờ cố định
Theo dõi những vấn đề
tồn tại và phát sinh
Theo dõi nhiễm trùng bệnh
viện, những dấu xuất hiện
sau 2 ngày nằm viện
 Lần tiêu chảy và tính chất
phân
 Lượng ăn đã nhận được
(kcal/kg/ngày)
 Cân trẻ (dùng cân nhạy
10gam)
 Thân nhiệt
Dấu hiệu đang nhiễm khuẩn
 Nếu còn sốt, không tăng
cân, còn tiêu chảy. Kiểm
tra nhiễm trùng.
 Nếu thở nhanh, ói.
Kiểm tra viêm phổi, rối
loạn điện giải – kiềm
toan.
 Nếu chướng bụng.
Kiểm tra thủng ruột, đại
tràng nhiễm độc, liệt ruột.
Nếu bầm máu dưới da.
Kiểm tra hội chứng tán
huyết tăng ure máu huyết.
 Li bì hoặc ăn uống kém
 Sốt, ho. Tiêu chảy nặng
 Những dấu hiệu nặng khác
(Nguồn: Bộ Y tế, 2009; WHO, 2013)
f. Xuất viện và theo dõi
Thành công điều trị, bao gồm các điều kiện:
- Ăn được (>110 kcal/kg/ngày), tăng cân, hết tiêu chảy, hết sốt.
- Khi thành công điều trị. Chuyển về chế độ ăn thường, kể cả sữa công thức.
- Thời gian chuyển dần từ 2–4 ngày.
Xuất viện khi trẻ trở lại chế độ ăn thường và hội đủ các điều kiện:
23
Trẻ ăn đạt tối thiểu 110 kcal/kg/ngày. Trẻ có cân nặng/chiều cao >70%: Mẹ được
tham vấn dinh dưỡng. Tái khám dinh dưỡng nếu trẻ cân nặng/chiều cao <80%.
1.3.3 Tiêu chảy do lỵ
Theo phác đồ điều trị nhi khoa 2020 tại bệnh viện Nhi đồng 1 về nguyên tắc điều
trị, xử trí, điều trị đặc hiệu, theo dõi và khám, chỉ định nhập viện đối với tiêu chảy do lỵ
(Nguyễn Thanh Hùng, 2020).
a. Nguyên tắc điều trị
 Kháng sinh.
 Điều trị biến chứng.
 Dinh dưỡng.
b. Kháng sinh
Đối với trường hợp không biến chứng, chưa điều trị:
 Cotrimxazol 5 mg trimethoprim /25 mg sulfamethoxazol /kg/lần x 2 lần x 5 ngày
(Với trẻ <1 tháng tuổi có vàng da hoặc sanh thiếu tháng không sử dụng cotrimxazol).
 Theo dõi 2 ngày.
Có đáp ứng: Dùng tiếp 5 ngày.
Không đáp ứng: Đổi sang acid nalidixic 15 mg/kg/lần x 4 lần/ngày. (Với trẻ 2
tháng tuổi không sử dụng nalidixic acid).
 Theo dõi 2 ngày.
Đáp ứng: Dùng tiếp đủ 5 ngày.
Không đáp ứng: Đổi sang ciprofloxacin. Đối với liều <20 kg: 125 mg x 2 lần/ngày
x 5 ngày. Đối với liều 20-50 kg: 250 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày.
Các trường hợp nặng có biến chứng:
Nếu trẻ em dưới 2 tháng tuổi: Ceftriaxon 100 mg/kg tiêm tĩnh mạch một lần/ngày
x 5 ngày.
Trẻ em 2 tháng đến 5 tháng tuổi: Bắt đầu điều trị và theo dõi 02 ngày bằng acide
nalidixic nếu không đáp ứng sẽ đổi sang:
- Theo kháng sinh đồ: Có kết quả cấy máu cấy phân.
- Cấy (-): Dùng ciprofloxacin (hoặc pefloxacin) liều:
<20 kg: Sử dụng 5 ngày với 125 mg x 2 lần/ngày.
20–50 kg: 250 mg x 2 ngày 2 lần/ngày x 5 ngày hoặc 20–30 mg/kg/ngày chia làm
2 lần ngày TTM niếu không uống được hoặc pefloxacin: 20-30 mg/ngày chia làm 2
lần/ngày x 5 ngày.
24
Theo dõi ứng dùng sau để đánh giá có đúng hay không:
Hoạt động trở lại bình thường khi không còn sốt, lượng máu trong phân giảm, số
lần đi tiểu giảm và thèm ăn.
Tìm chẩn đoán khác sau khi dùng 02 loại kháng sinh liên tiếp không đáp ứng. Có
kết quả cấy máu cấy phân điều trị theo gợi ý của kháng sinh đồ.
Lưu ý: Hiện nay đã có sự đề kháng ở các chủng Shigella với ampicillin, co–
trimoxazol, nalidixic acid, tetracyclin, chloramphenicol, gentamycin, cephalosporin ở
cả hai thế hệ, tại một số nơi tỷ lệ đề kháng với ciprofloxacin cũng được báo cáo
(Williams et al., 2018).
c. Điều trị biến chứng: Xem các phác đồ tương ứng.
- Hạ đường huyết: Xem phác đồ tương ứng.
- Co giật: Phác đồ điều trị co giật.
- Sa trực tràng: Dùng khăn ướt đẩy vào.
- Rối loạn điện giải thường là hạ natri, kali máu (xem phác đồ).
- Mất nước: Bù nước theo phác đồ điều trị tiêu chảy.
d. Dinh dưỡng
Trẻ bị lỵ thường chán ăn cần khuyến khích trẻ ăn, cho ăn làm nhiều buổi ăn các
thức ăn mà trẻ thích.
e. Tiêu chuẩn nhập viện
Có rối loạn tri giác, có co giật, chướng bụng, tiểu ít, sa trực tràng.
1.4 THUỐC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY
1.4.1 Oresol (ORS) có độ thẩm thấu thấp
Ở những nơi mà bệnh tiêu chảy gây ra nhiều nhất, tình trạng thiếu kẽm cũng rất
phổ biến. Các sáng kiến toàn cầu được phối hợp đã giúp các nhà hoạch định chính sách
cảm nhận được ORS và kẽm là những can thiệp quan trọng đối với sức khỏe trẻ em, tạo
điều kiện cho các chính phủ quốc gia và các đối tác địa phương thực hiện các chương
trình quy mô lớn đã giúp giảm thiểu các rào cản địa phương một cách hiệu quả trong
việc tiếp cận (Ofei et al., 2019). Sự hiểu biết tốt hơn và các phương tiện để thay đổi
hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người chăm sóc và thực hành quản lý
trường hợp của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để tăng tỷ lệ sử dụng ORS là
những thách thức dường như khó chữa và vẫn là lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên.
Theo WHO bù nước bằng dung dịch uống bù nước (ORS). Hỗn hợp của nước
sạch, muối và đường được gọi là ORS. Chi phí điều trị ít tốn kém cho mỗi lần điều trị.
25
ORS được hấp thụ trong ruột non và thay thế nước và chất điện giải bị mất trong phân
(WHO, 2017).
Thay thế glucose bằng các chất nền khác, ngũ cốc như gạo, và bổ sung glycine,
alanin và glutamine, trong số những chất khác. Mặc dù ORS làm từ gạo đặc biệt hiệu
quả trong bệnh tả, nhưng không có giải pháp sửa đổi nào có sự kết hợp đầy đủ giữa hiệu
quả được cải thiện, tính an toàn vượt trội, lợi thế về chi phí hoặc tính khả thi theo chương
trình để thay thế ORS ban đầu của WHO (Ofei et al., 2019). Điều này đã thay đổi với
một dòng điều tra chính được thực hiện để giảm lượng phân với việc sử dụng ORS tập
trung vào việc giảm tải thẩm thấu bằng cách giảm lượng natri hoặc glucose (natri và
glucose trong khoảng 60–75 mEq/L và 75–90 mmol/L, tương ứng) hoặc cả hai (Nalin,
2021).
Tuy nhiên, vì tính đơn giản, dễ sử dụng và tính phù hợp trong các cơ sở y tế, chăm
sóc sức khỏe và cộng đồng khác nhau, ORS sẽ tiếp tục có tác động đáng kể và cứu sống
hàng triệu người hàng năm (Ofei et al., 2019).
1.4.2 Kẽm
WHO khuyến nghị sung kẽm làm giảm 25% thời gian bị tiêu chảy và giảm 30%
khối lượng phân (WHO, 2013, WHO, 2017). Việc sử dụng kẽm dựa trên một số nghiên
cứu cho thấy rằng kẽm làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy. Liều
khuyến cáo của kẽm cho trẻ 6-59 tháng tuổi là 20 mg/ngày trong 10-14 ngày. Đối với
trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng và trẻ >6 tháng tuổi thì những tác động này có ý nghĩa
lớn hơn. Ở trẻ em bị tiêu chảy kéo dài, thời gian tiêu chảy khoảng 16 giờ sẽ được rút
ngắn khi bổ sung kẽm. Mặc dù vậy nhưng nguy cơ nôn mửa khi bổ sung kẽm có thể xảy
ra. Một thử nghiệm cho thấy liều lượng kẽm thấp hơn làm giảm nguy cơ nôn mửa (Với
trẻ >6 tháng dùng liều 10 mg hoặc 5 mg mỗi ngày) so với liều tiêu chuẩn 20 mg và có
hiệu quả tương đương và nguy cơ nôn mửa thấp (Somji et al., 2019; Dhingra et al.,
2020.
1.4.3 Probiotic
Probiotics cho bệnh tiêu chảy có nguồn gốc vi rút và vi khuẩn
Một số bằng chứng tốt nhất cho thấy men vi sinh có tác dụng đến từ các nghiên
cứu về bệnh tiêu chảy ở trẻ em, đặc biệt là khi nó do vi rút rota gây ra. Probiotics có thể
làm giảm các cơn tiêu chảy nhiễm trùng từ nửa ngày đến khoảng 2 ngày (Peter Jaret,
2020).
26
Một số nghiên cứu cho thấy rằng các chủng vi khuẩn có khả năng giúp ích nhiều
nhất là Lactobacillus reuteri, Lactobacillus rhamnosus, và men probiotic
Saccharomyces boulardii, mặc dù các chủng khác có thể hữu ích. Sự kết hợp của một
vài loại men vi sinh khác nhau cũng có thể điều trị loại tiêu chảy này.
Probiotics cho tiêu chảy liên quan đến kháng sinh (AAD)
Các chế phẩm sinh học khác bao gồm Lactobacillus reuteri, L rhamnosus (chủng
E / N, Oxy và Pen), kết hợp Clostridium butyricum và Bifidobacterium, kết hợp B lactis
và S. thermophilus, và sữa chua (chứa các vi khuẩn có hoạt tính của S thermophilus và
Lactobacillus delbrueckii) đã chứng minh hiệu quả trong giảm tỷ lệ mắc AAD ở trẻ em
trong một số thử nghiệm; tuy nhiên, những lựa chọn điều trị này cần được nghiên cứu
thêm (Mantegazza et al., 2018).
Lactobacillus rhamnosus GG và S boulardii là 2 chế phẩm sinh học có hiệu quả
trong việc ngăn ngừa AAD ở trẻ em khi dùng chung với kháng sinh. Trong khi liều tối
ưu vẫn chưa được biết, khoảng 5 đến 40 tỷ vi sinh mỗi ngày dường như là hiệu quả nhất.
Không có đủ bằng chứng để khuyến nghị các dòng men vi sinh khác tại thời điểm này.
Probiotics dường như an toàn ở trẻ em, với tác dụng phụ tối thiểu; tuy nhiên, các tác
dụng ngoại ý nghiêm trọng đã được ghi nhận trong trường hợp báo cáo về trẻ em bị suy
nhược hoặc suy giảm miễn dịch nghiêm trọng (Guo et al., 2018; Yan et al., 2020).
Probiotics cho bệnh tiêu chảy của du khách
Hướng dẫn năm 2017 về phòng ngừa tiêu chảy cho khách du lịch của “Hiệp hội Y
học Du lịch Quốc tế” tuyên bố rằng không có đủ bằng chứng liên quan đến hiệu quả của
chế phẩm sinh học trong việc ngăn ngừa tiêu chảy, những kết quả này đã bổ sung bằng
chứng rằng probiotics có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tiêu chảy (Riddle et al., 2017).
Vì chế phẩm sinh học đã được biết đến là có hiệu quả trong việc kiểm soát tiêu
chảy nhiễm trùng cấp tính và tiêu chảy liên quan đến kháng sinh (Wilkins et al., 2017),
phân tích tổng hợp này trong đó chúng cũng cho thấy hiệu quả phòng ngừa sẽ khiến
việc tiến hành một nghiên cứu tiếp theo trở nên cần thiết hơn tương lai. Tuy nhiên, do
có nhiều loại men vi sinh khác nhau cũng khác nhau về đường dùng, thời gian quan sát
khác nhau giữa các bài báo và kết quả không được phân loại theo phân tích theo chủ ý
hoặc phân tích thao quy trình, nên cần đảm bảo tính nhất quán hơn trong việc thực hiện
lâm sàng thử nghiệm (Bae, 2018).
1.4.4 Diosmestit
Diosmectite được đề xuất như một phương pháp điều trị tích cực cho bệnh viêm
dạ dày ruột cấp tính. Phương pháp điều trị quan trọng của viêm dạ dày ruột cấp tính ở
27
trẻ em là sử dụng dung dịch bù nước (ORS) qua đường uống, nhưng điều này không
giúp rút ngắn thời gian tiêu chảy cũng như không làm giảm tần suất đi ngoài của phân.
Do đó, các liệu pháp tích cực hiện được khuyến nghị như một biện pháp hỗ trợ cho ORS
(Buccigrossi et al., 2017).
1.4.5 Racecadotril
Racecadotril dường như là một loại thuốc an toàn nhưng ít có lợi ích trong việc
cải thiện tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới năm tuổi. Các bằng chứng hiện tại không ủng hộ
việc sử dụng racecadotril thường quy trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi
ngoài bối cảnh thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát giả dược. Ngày 18 tháng 12 năm
2019 cập nhật tất cả các nghiên cứu được kết hợp từ tìm kiếm gần đây nhất Tất cả các
nghiên cứu được xác định trong lần tìm kiếm gần đây nhất (ngày 4 tháng 3 năm 2019)
đã được đưa vào đánh giá và không có nghiên cứu đang diễn ra nào được xác định
(Liang et al., 2019).
1.4.6 Lactat Ringer
Dung dịch cân bằng (còn gọi là dung dịch đệm) là một giải pháp thay thế cho dung
dịch muối 0,9%. Các dung dịch cân bằng là các chất kết tinh khác với nước muối 0,9%
ở một số khía cạnh. Các dung dịch này có nồng độ natri và clorua thấp hơn, chứa các
cation bổ sung như canxi, kali hoặc magiê và chứa các anion như lactat, axetat hoặc
gluconat, được chuyển hóa thành bicacbonat và có thể tạo ra tác dụng đệm bổ sung
(Antequera Martín et al., 2019). Những đặc điểm này làm cho chúng giống với nồng độ
trong huyết tương hơn so với nước muối 0,9%. Các dung dịch cân bằng phổ biến nhất
là Ringer Lactate (hoặc dung dịch Hartmann) và Plasma‐Lyte 148 (hoặc Plasma-Lyte
A) (Bộ Y tế, 2009).
1.4.7 Kháng sinh
Ở những trường hợp tiêu chảy thông thường tuyệt đối không sử dụng kháng sinh,
điều này không hiệu quả và có thể gây nguy hiểm. Trước khi sử dụng kháng sinh luôn
cân nhắc đến lợi ích rủi ro cho người bệnh.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế quy định: “Chỉ sử dụng kháng sinh trong những
trường hợp đặc biệt sau: Có tiêu chảy phân máu, nghi ngờ tả mất nước nặng và có xác
định nhiễm Gardia duoedenalis, Amip” (Bộ Y tế, 2009).
28
Bảng 1.9 Kháng sinh được sử dụng để điều trị các nguyên nhân gây tiêu chảy
Nguyên nhân Kháng sinh nên lựa chọn (a) Kháng sinh thay thế
Tả (b,c) Azithromycin
6 – 20 mg/kg x 1 lần/ngày x 1
– 5 ngày (uống một lần duy
nhất)
Erythromycin
1g (trẻ em 40 mg/kg cân nặng), uống
3 ngày.
Doxycyclin 100mg x 3 viên uống 1
liều (dùng trong trường hợp vi khuẩn
còn nhạy cảm)
Lị trực khuẩn
(b)
Ciprofloxacin
15 mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 3
ngày (uống)
Pivecillinam
20 mg/kg/lần x 4 lần/ngày x 5 ngày
(uống)
Ceftriaxon
50 – 100 mg/kg x 1 lần/ngày x 2 – 5
ngày (tiêm tĩnh mạch hoặc bắp)
Campylobacter
Azithromycin 6 – 20 mg/kg 1 lần/ngày x 1 – 5 ngày (uống)
Lị Amip
Metronidazol 10 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày (uống)
(Nếu bệnh nặng thì dùng trong 10 ngày)
Giardia
Metronidazol (d)
5 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày (uống)
(Nguồn: Bộ Y tế, 2009, WHO, 2013)
Chú thích:
a: Dùng uống, sẽ được thay bằng thuốc viên với liều tương đương khi không có ở
dạng bào chế là siro.
b: Để điều trị típ 01, típ 0139 và lị phân lập cần lựa chọn kháng sinh thích hợp tại
địa phương.
c: Tại địa phương cho trẻ em trên 2 tuổi nghi tả và có mất nước nặng khuyến cáo
dùng kháng sinh.
d: Tinidazole có thể dùng một lần 50 mg/kg theo đường uống.
Lưu ý: Việc lựa chọn kháng sinh cần phải dựa vào độ nhạy cảm của Shidella đối
với kháng sinh vào thời điểm đó và sự sẵn có ở địa phương, cũng như phù hợp với tình
trạng của bệnh nhân.
1.5 PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY
Việc cung cấp đầy đủ nước uống, vệ sinh và tiêm chủng là những phương tiện
chính để ngăn ngừa nhiễm trùng tiêu chảy (Bộ Y tế, 2009; WHO, 2013; WHO, 2017;
Bửu Hạnh và cs, 2013).
29
1.5.1 Cải thiện cung cấp nước và vệ sinh
Các bệnh tiêu chảy cấp có thể được ngăn ngừa bằng nhiều biện pháp tập trung vào
việc hạn chế sự lây lan của các sinh vật trong cộng đồng và từ người sang người. Đường
phân-miệng là con đường gây lây nhiễm bệnh tiêu chảy. Do đó, rửa tay được coi là rào
cản chính đối với việc lây truyền mầm bệnh qua đường ruột (Wolf et al., 2018).
Trên toàn cầu, hơn 1 tỷ người không được tiếp cận với nguồn cung cấp nước uống
được cải thiện và hơn 2,4 tỷ người sống trong tình trạng không có đủ điều kiện vệ sinh
(Darvesh et al., 2018). Các chiến lược cải thiện chất lượng vi sinh vật trong nước uống
có thể được áp dụng tại nguồn hoặc tại hộ gia đình. Chiến lược nguồn nước bao gồm
các giếng được bảo vệ, lỗ khoan và các vòi công cộng. Các chiến lược hộ gia đình bao
gồm cải thiện việc lưu trữ nước hoặc các phương pháp xử lý nước, chẳng hạn như khử
trùng bằng clo, khử trùng bằng năng lượng mặt trời, lọc hoặc kết hợp keo tụ và khử
trùng (Darvesh et al., 2018).
1.5.2 Vắc-xin
a. Vắc–xin ngừa virus Rota
Tiêm chủng đã giảm gánh nặng tiêu chảy ở trẻ em. Có hai loại: Vắc-xin vi rút rota
năm cánh được khuyến cáo được tiêm ba lần lượt khi hai, ba và sáu tháng với trẻ sơ
sinh; và khuyến nghị thay thế cho hai liều được tiêm lúc hai và bốn tháng là vắc-xin
virus rota đơn giá (Weldegebriel et al., 2018).
Ngoài ra, Trên thị trường Việt Nam đang lưu hành 3 loại vắc-xin ngừa vi rút rota.
Con của bạn sẽ được uống 2 hoặc 3 liều vắc-xin, tùy thuộc vào loại vắc-xin sử dụng.
Lịch uống vắc-xin được khuyến cáo như sau:
Liều 1: lúc 2 tháng tuổi
Liều 2: lúc 4 tháng tuổi
Liều 3: lúc 6 tháng tuổi (nếu cần)
Liều vắc-xin thứ nhất phải được uống trước 15 tuần tuổi, và liều cuối cùng phải
uống trước 8 tháng tuổi. Vắc-xin ngừa vi-rút rota có thể sử dụng đồng thời với các vắc-
xin khác.
Hầu hết các trẻ sau khi uống vắc-xin ngừa vi-rút rota sẽ phòng ngừa được bệnh
tiêu chảy nặng do vi-rút rota gây ra. Và phần lớn các trẻ này sẽ không mắc bệnh tiêu
chảy do vi-rút rota.
30
Vắc-xin này không ngừa được bệnh tiêu chảy và nôn ói do các nguyên nhân khác.
(Trung tâm nghiên cứu lâm sàng của Viện Pasteur Thành phố Hồ chí Minh).
b. Vắc–xin ngừa bệnh tả
Hai loại vắc xin tả qua đường miệng được WHO đưa vào sử dụng và sơ tuyển là
vắc xin V. cholerae O1 đường uống, toàn tế bào, tiêu diệt V. cholerae O1 có bổ sung
tiểu đơn vị B của độc tố tả và vắc xin O139 không bổ sung tiểu đơn vị B có tên là
Dukoral, Shanchol, Euvichol và mORC-Vax (Boeckmann et al, 2019). Các loại vắc-xin
này được tiêm hai hoặc ba liều tùy theo độ tuổi và tạo ra hiệu quả bảo vệ chống lại bệnh
vừa và nặng từ 60% -85%, trong tối đa hai đến ba năm sau khi tiêm chủng.
c. Vắc–xin đường ruột
Các xu hướng gần đây cho thấy bằng chứng về vắc xin đường ruột mới. Chúng
bao gồm vắc xin ETEC, Shigella và norovirus. Trong hai thập kỷ qua, nghiên cứu đã
được tiến hành trong lĩnh vực phát triển vắc-xin bằng cách sử dụng một số phương pháp
bao gồm các kỹ thuật sống giảm độc lực, toàn bộ tế bào bị tiêu diệt và tiểu đơn vị. Một
số vắc xin mới đang trong giai đoạn phát triển tiền lâm sàng và lâm sàng. (Mokomane
et al., 2018).
1.6 CÁC NGHIÊN CỨU KHÁC
Một số nghiên cứu về tình trạng trẻ em mắc bệnh tiêu chảy hiện nay, phương pháp
điều trị và yếu tố điều trị bằng kháng sinh được trình bày trong Bảng 1.10.
Bảng 1.10 Một số nghiên cứu về tình trạng trẻ em mắc bệnh tiêu chảy, phương pháp
điều trị và yếu tố điều trị bằng kháng sinh
STT
Tác giả, năm,
nơi nghiên cứu
Tên nghiên cứu Kết quả
1
Mokomane và các
cộng sự (2018) tại
Đại học Botswana
(Nam Phi)
Vấn đề toàn cầu của bệnh
tiêu chảy ở trẻ em: Các
chiến lược mới nổi trong
việc phòng ngừa và quản
lý
Tiêm phòng đã được chứng minh là
một công cụ cực kỳ hiệu quả chống lại
virus rota, mầm bệnh gây ra nhiều đợt
tiêu chảy hơn bất kỳ tác nhân nào khác.
Điều trị kịp thời bệnh viêm dạ dày ruột
bằng các dung dịch bù nước và kẽm đã
là phương pháp điều trị chính; tuy
nhiên, có vẻ như việc điều trị bằng
kháng sinh đối với các bệnh nhiễm
trùng do vi khuẩn và/hoặc động vật
31
nguyên sinh chọn lọc có thể cải thiện
nhanh hơn, duy trì sự phát triển và ít tử
vong hơn.
2
Shine, S. và các
cộng sự (2020) tại
Debre Berhan,
Ethiopia
Tỷ lệ hiện mắc và các
yếu tố liên quan của
bệnh tiêu chảy ở trẻ em
dưới 5 tuổi ở thị trấn
Debre Berhan,
Ethiopia 2018: Một
nghiên cứu cắt ngang
Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ tiêu chảy
ở trẻ em dưới 5 tuổi trong khoảng thời
gian hai tuần là 16,4%. Các chương
trình giáo dục về tầm quan trọng của
việc chủng ngừa vi rút rota, tăng tần
suất cho trẻ bú sữa mẹ bằng thức ăn bổ
sung sau sáu tháng và các điểm quan
trọng của việc rửa tay được khuyến
khích.
3
Ugboko, H. U. và
các cộng sự
(2021) tại Tây
Nam Nigeria
Các yếu tố nguy cơ của
bệnh tiêu chảy ở trẻ em
dưới 5 tuổi ở Tây Nam
Nigeria
Nghiên cứu này đã xác định ba yếu tố
nguy cơ đáng kể có thể khiến trẻ em
dưới 5 tuổi bị tiêu chảy. Các yếu tố này
là: Tình trạng giáo dục của mẹ, tình
trạng việc làm của mẹ và thu nhập của
gia đình. Các yếu tố khác là việc đi
khám thai của người mẹ, thời gian cho
con bú, việc đi học của trẻ và nguồn
nước uống.
4
Tổ chức Y tế Thế
giới, Geneva,
Thụy Sĩ (2020)
Một thử nghiệm mù đôi
có đối chứng với giả
dược về azithromycin
để giảm tỷ lệ tử vong và
cải thiện sự tăng trưởng
ở trẻ nhỏ có nguy cơ
cao bị tiêu chảy không
ra máu ở những nơi có
nguồn lực thấp: Phác
đồ thử nghiệm Kháng
sinh cho Trẻ bị Tiêu
chảy.
Thuốc kháng sinh cho bệnh tiêu chảy ở
trẻ em, để xác định xem việc bổ sung
kháng sinh (azithromycin) vào phương
pháp quản lý tiêu chuẩn đối với bệnh
tiêu chảy cấp tính không ra máu ở một
tập hợp con trẻ em từ 2–23 tháng tuổi
bị mất nước hoặc thiếu dinh dưỡng có
thể làm giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện
tăng trưởng ở những nơi thường xảy ra
các trường hợp tử vong như vậy.
32
5
Bruzzese, E.,
Giannattasio và
các cộng sự
(2018) tại Ý
Kháng sinh điều trị
viêm dạ dày ruột cấp
tính ở trẻ em
Bù nước là phương pháp điều trị quan
trọng và điều trị tích cực tiêu chảy bằng
men vi sinh hoặc diosmectite nên luôn
được xem xét, không phụ thuộc vào căn
nguyên. Thuốc kháng sinh nói chung là
không cần thiết và thậm chí có thể gây
hại cho trẻ em, nhưng chúng được sử
dụng trong một số trường hợp nhất
định. Có ba bộ tiêu chí riêng biệt cần
được xem xét cẩn thận: Tình trạng lâm
sàng, các yếu tố liên quan đến vật chủ
và bối cảnh. Chỉ định dùng kháng sinh,
luôn phải tiến hành điều tra vi sinh rồi
bắt đầu điều trị.
33
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là dựa trên bệnh án của trẻ em ≤6 tuổi được chẩn đoán tiêu
chảy và được điều trị tại tại bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
 Bệnh án của bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán xác định là tiêu chảy và chỉ định
điều trị ít nhất một loại thuốc.
 Bệnh án của bệnh nhân đã có tiền sử bệnh tiếp tục được điều trị.
 Bệnh nhân đã được thăm hỏi về
 Số lần tiêu chảy.
 Thời gian bệnh.
 Có máu trong phân.
 Báo cáo vùng dịch tả trong khu vực.
 Kháng sinh và các loại thuốc khác đang sử dụng hay sử dụng trước đó.
 Cơn quấy khóc xanh tái ở trẻ.
 Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng toàn diện.
 Dấu hiệu mất nước
 Có máu trong phân.
 Dấu hiệu suy dinh dưỡng nặng.
 Khối u ở bụng.
 Tình trạng chướng bụng.
Soi cấy phân không cần chỉ định thường quy cho các trẻ tiêu chảy cấp không có
máu.
 Bệnh nhân ≤6 tuổi.
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ
 Bệnh nhân chuyển viện.
 Bệnh án ghi nhận bệnh nhân đang điều trị một bệnh khác có thể gây ảnh hưởng
đến kết quả điều trị tiêu chảy.
2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 01/01/2020 đến 1/12/2020.
Thời gian thực hiện: Sau 6 tháng tính từ ngày bảo vệ đề cương.
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf

More Related Content

Similar to Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf

Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Man_Ebook
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Quân y 120 t...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Quân y 120 t...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Quân y 120 t...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Quân y 120 t...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Man_Ebook
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tạ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tạ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tạ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tạ...
Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột t...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột t...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột t...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột t...
Man_Ebook
 

Similar to Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf (20)

Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
Khảo sát và đánh giá việc tuân thủ điều trị trên bệnh nhân đái tháo đường týp...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh ở bệnh nhân ngoại trú tại khoa Ngoại tổ...
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và sự tuâ...
 
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Quân y 120 t...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Quân y 120 t...Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Quân y 120 t...
Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Quân y 120 t...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trung tâm Y tế hu...
 
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
Khảo sát tình hình kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với bệnh tăng huyết áp...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị ngo...
 
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trong điều trị v...
 
3. ban tin
3. ban tin3. ban tin
3. ban tin
 
Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...
Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...
Đề tài: Hiệu quả của thuốc ức chế bơm Proton trong bệnh lý loét dạ dày - Gửi ...
 
Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đ
Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đHiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đ
Hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trong bệnh lý loét dạ dày, 9đ
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tạ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tạ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tạ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tạ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột t...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột t...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột t...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột t...
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 

Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN VĂN THIỆN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY Ở BỆNH NHI NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TÂY NINH NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN VĂN THIỆN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY Ở BỆNH NHI NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TÂY NINH NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược lý và Dược lâm sàng Mã ngành: 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS TRẦN CÔNG LUẬN CẦN THƠ, 2022
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Bộ môn Dược lý-Dược lâm sàng, Phòng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Tây Đô và Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh đã cho phép, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tác giả được học tập và hoàn thành luận văn. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Trần Công Luận đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tác giả những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các thầy cô giảng viên Bộ môn Dược lý-Dược lâm sàng, trường Đại học Tây Đô đã chia sẻ, giải đáp các vướng mắc của tác giả trong quá trình làm luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh đã cho phép, tạo điều kiện giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin cảm ơn, bạn bè đồng nghiệp tại đơn vị đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Tây Đô. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Thiện
  • 4. ii TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc và các yếu tố ảnh hưởng đến việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu, dựa trên thông tin thu thập theo dõi bệnh nhân từ bệnh án. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu trên 78 bệnh nhân với tỉ lệ nam 61,5%, nữ 38,5%. Tỉ lệ sử dụng kháng sinh trong đặc điểm đối tượng nghiên cứu là 37,2%. Chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy có phân lỏng nhày và phân lỏng nhày máu là 100%, chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy có và phân lỏng nước là 15,5%. Chỉ định kháng sinh ở tiêu chảy cấp phân máu và tiêu chảy kéo dài là 100%, còn ở tiêu chảy cấp là 33,8%. Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu là cefixim 34,6%. Trong điều trị tiêu chảy trong đặc điểm đối tượng nghiên cứu trung bình là 3,66±1,61 ngày, trung vị là 3 ngày với thời gian điều trị ít nhất là 2 ngày và dài nhất là 8 ngày. Tỷ lệ phác đồ chỉ định kháng sinh với chế độ liều phù hợp khuyến cáo chiếm 35,9%, chế độ liều thấp hơn khuyến cáo 1,3%. Chỉ định oresol: Để điều trị tiêu chảy trong đặc điểm đối tượng nghiên cứu là 25,6%. Chỉ định lactat ringer: Trong điều trị tiêu chảy không mất nước chiếm 25,4%. Liều dùng oresol: Theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế độ phù hợp khuyến cáo trong nghiên cứu là 21,8% và thấp hơn khuyến cáo 3,8% còn lại là không có chỉ định oresol. Tỷ lệ chỉ định bổ sung kẽm trong tiêu chảy chỉ chiếm 9% trong tổng đặc điểm đối tượng nghiên cứu, trong đó kẽm được chỉ định với tỷ lệ cao nhất trong tiêu chảy phân lỏng nhày với 11,8%. Độ phù hợp khuyến cáo liều bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy chiếm tỷ lệ 85,7%. Tỷ lệ có chỉ định probiotic trong tiêu chảy chiếm tỷ lệ 83,3% trong tổng đặc điểm đối tượng nghiên cứu, tiêu chảy phân lỏng nhày máu được chỉ định bổ sung probiotic chiếm tỷ lệ cao nhất 100%. Các yếu tố liên quan ghi nhận được có ý nghĩa thống là bạch cầu trong máu với p=0,003<0,05 và neutrophil trong máu p=0,005<0,05. Kết luận: Tình hình sử dụng kháng sinh, oresol, kẽm trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú ≤ 6 tuổi là khá phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới về danh mục thuốc và liều dùng. Tuy nhiên, cần tăng cường tuân thủ việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy theo khuyến cáo, hạn chế việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị. Từ khóa: Tiêu chảy, Kháng sinh
  • 5. iii ABSTRACT Research objective: Evaluation of the situation of drug use and factors affecting the appointment of antibiotics in the treatment of diarrhea in children at Tay Ninh Provincial General Hospital in 2020. Research Methods: A retrospective, cross-sectional descriptive study, based on patient follow-up information from medical records. Research results: Study on 78 patients with the rate of male 61.5%, female 38.5%. The rate of antibiotic use in the study sample was 37.2%. Indications for antibiotics in the treatment of diarrhea with liquid and bloody stools are 100%, and the indications for antibiotics in the treatment of diarrhea with and watery stools is 15.5%. Indication of antibiotics in acute bloody diarrhea and prolonged diarrhea is 100%, and in acute diarrhea is 33.8%. The antibiotic most used in the study was cefixime 34.6%. In the treatment of diarrhea in the study sample, the mean was 3.66±1.61 days, the median was 3 days with the duration of treatment being at least 2 days and the longest being 8 days. The rate of prescribed antibiotic regimens with the recommended appropriate dose regimen accounted for 35.9%, the dose regimen was 1.3% lower than the recommended dose. Indications for oresol: For the treatment of diarrhea in the study sample was 25.6%. Indications for lactate ringer: In the treatment of diarrhea without dehydration, accounted for 25.4%. Dosage of oresol: According to the recommendations of WHO and the Ministry of Health, the recommended relevance in the study is 21.8% and lower than the recommendation of 3.8%, the rest is not indicated oresol. The rate of indicated zinc supplementation in diarrhea accounted for only 9% of the total sample, in which zinc was indicated with the highest rate in diarrhea with mucus with 11.8%. The appropriateness of recommended dose of zinc supplementation in the treatment of diarrhea accounts for 85.7%. The rate of indications for probiotics in diarrhea accounted for 83.3% of the total sample, with bloody diarrhea with bloody stools assigned to probiotic supplementation accounted for the highest percentage of 100%. The related factors recorded with statistical significance were leukocytes in the blood with p=0.003<0.05 and neutrophils in the blood with p=0.005<0.05. Conclusion: The use of antibiotics, oresol, zinc in the treatment of diarrhea in inpatients ≤6years old is quite consistent with the guidelines of the Ministry of Health and the WHO on the list of drugs and doses. However, it is necessary to strengthen compliance with the appointment of antibiotics in the treatment of diarrhea as recommended, to limit the overuse of antibiotics in treatment, Keywords: Diarrhea, Antibiotics
  • 6. iv LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu và kết quả nêu trong đề tài là trung thực, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Nguyễn Văn Thiện
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i TÓM TẮT................................................................................................................. ii LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG..................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................xi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. xii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1................................................................................................................3 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................................3 1.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM..........................................3 1.1.1 Định nghĩa.......................................................................................................3 1.1.2 Dịch tễ học ......................................................................................................3 1.1.3 Yếu tố nguy cơ ................................................................................................4 1.1.4 Sinh lý ruột trong tiêu chảy..............................................................................5 1.1.5 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy .........................................7 1.1.6 Phân loại tiêu chảy...........................................................................................8 1.1.7 Đánh giá mức độ mất nước............................................................................10 1.1.8 Tác nhân gây bệnh.........................................................................................10 1.2 CHẨN ĐOÁN.....................................................................................................11 1.2.1 Phân loại, xử trí mức độ mất nước .................................................................11 1.2.2 Chẩn đoán biến chứng-Các rối loạn khác.......................................................12 1.2.3 Chẩn đoán nguyên nhân tiêu chảy..................................................................13 1.3 ĐIỀU TRỊ...........................................................................................................16 1.3.1 Tiêu chảy cấp.................................................................................................16 1.3.2 Tiêu chảy kéo dài...........................................................................................19 1.3.3 Tiêu chảy do lỵ..............................................................................................23 1.4 THUỐC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY ...................................24
  • 8. vi 1.4.1 Oresol (ORS) có độ thẩm thấu thấp ...............................................................24 1.4.2 Kẽm...............................................................................................................25 1.4.3 Probiotic........................................................................................................25 1.4.4 Diosmestit .....................................................................................................26 1.4.5 Racecadotril...................................................................................................27 1.4.6 Lactat Ringer .................................................................................................27 1.4.7 Kháng sinh.....................................................................................................27 1.5 PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY............................................................................28 1.5.1 Cải thiện cung cấp nước và vệ sinh................................................................29 1.5.2 Vắc-xin..........................................................................................................29 1.6 CÁC NGHIÊN CỨU KHÁC .............................................................................30 CHƯƠNG 2..............................................................................................................33 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................33 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................33 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn.......................................................................................33 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................................33 2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..................................................................33 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................34 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................34 2.2.2 Cỡ đặc điểm đối tượng...................................................................................34 2.2.3 Sơ đồ nghiên cứu...........................................................................................34 2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................35 2.3.1 Nội dung nghiên cứu......................................................................................35 2.3.2 Các tiêu chuẩn đánh giá .................................................................................37 2.3.3 Cơ sở đánh giá chỉ định và liều dùng .............................................................38 2.3.4 Cơ sở phân tích tính phù hợp của phác đồ điều trị được sử dụng....................39 2.3.5 Cơ sở đánh giá thể trạng hồi phục, xuất viện..................................................41 2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ SỐ LIỆU..41
  • 9. vii 2.4.1 Kỹ thuật thu thập số liệu................................................................................41 2.4.2 Cách đánh giá số liệu.....................................................................................41 2.4.3 Phương pháp kiểm soát sai số........................................................................42 2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu ..............................................42 2.5 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU................................................................................42 CHƯƠNG 3..............................................................................................................43 KẾT QUẢ.................................................................................................................43 3.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................43 3.1.1 Đặc điểm bệnh nhân trong đặc điểm đối tượng nghiên cứu...........................43 3.1.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng...............................................................44 3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY .............47 3.2.1 Tình hình sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy................................................47 3.2.2 Tình hình chỉ định oresol và lactat ringer trong điều trị tiêu chảy...................50 3.2.3 Tình hình chỉ định bổ sung kẽm và probiotic trong điều trị tiêu chảy.............52 3.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỈ ĐỊNH KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY...........................................................................53 CHƯƠNG 4..............................................................................................................56 BÀN LUẬN ..............................................................................................................56 4.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................................................56 4.1.1 Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu ....................................................................56 4.1.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng...............................................................57 4.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY .............58 4.2.1 Tình hình sử dụng kháng sinh........................................................................58 4.2.2 Đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy....................................59 4.3 TÌNH HÌNH CHỈ ĐỊNH ORESOL VÀ LACTAT RINGER TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY.....................................................................................................60 4.4 TÌNH HÌNH CHỈ ĐỊNH KẼM VÀ PROBIOTIC TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY.......................................................................................................................61
  • 10. viii 4.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHỈ ĐỊNH KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY...........................................................................61 CHƯƠNG 5..............................................................................................................62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................62 5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................63 5.2 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................64 PHỤ LỤC 1............................................................................................................ xiii PHỤ LỤC 2............................................................................................................xvii
  • 11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Những thử nghiệm để chẩn đoán tìm ra căn nguyên theo Bộ Y tế 2009 ....8 Bảng 1.2 Phân loại, xử trí mức độ mất nước theo Bộ Y tế 2009..............................11 Bảng 1.3 Nguyên nhân gây tiêu chảy, cách hát hiện và các phương pháp chẩn đoán theo nghiên cứu Deborah M., et al 2020 .................................................................13 Bảng 1.4 Truyền dịch với 100ml/kg dung dịch được lựa chọn theo tháng tuổi........17 Bảng 1.5 Liều lượng dung dịch Oresol (ORS) ........................................................18 Bảng 1.6 Mức độ chứng cớ ở các vấn đề điều trị theo Bộ Y tế 2009.......................19 Bảng 1.7 Công thức A, B........................................................................................21 Bảng 1.8 Ba giai đoạn ta cần theo dõi từng dấu hiệu theo Bộ Y tế và WHO ...........22 Bảng 1.9 Kháng sinh được sử dụng để điều trị các nguyên nhân gây tiêu chảy.......28 Bảng 1.10 Một số nghiên cứu về tình trạng trẻ em mắc bệnh tiêu chảy, phương pháp điều trị và yếu tố điều trị bằng kháng sinh ..............................................................30 Bảng 3.1 Đặc điểm về giới tính của đặc điểm đối tượng nghiên cứu......................43 Bảng 3.2 Tần suất mắc bệnh theo nhóm tuổi so với giới tính..................................43 Bảng 3.3 Đặc điểm về nơi sinh sống.......................................................................43 Bảng 3.4 Tính chất phân.........................................................................................44 Bảng 3.5 Tình trạng mất nước ................................................................................44 Bảng 3.6 Kết quả bạch cầu trong máu (WBC) ........................................................45 Bảng 3.7 Kết quả bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophil) trong máu ...................45 Bảng 3.8 Kết quả C-reactive protein (CRP) trong máu ...........................................46 Bảng 3.9 Kết quả bạch cầu, hồng cầu trong soi phân ..............................................46 Bảng 3.10 Các bệnh kèm thường gặp .....................................................................47 Bảng 3.11 Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy............................47 Bảng 3.12 Đặc điểm chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy............................48 Bảng 3.13 Tình hình chỉ định kháng sinh theo tính chất phân.................................48 Bảng 3.14 Tình hình phối hợp kháng sinh trong điều trị tiêu chảy theo chẩn đoán..49 Bảng 3.15 Các kháng sinh sử dụng trong điều trị tiêu chảy.....................................49 Bảng 3.16 Số ngày sử dụng kháng sinh điều trị tiêu chảy .......................................49
  • 12. x Bảng 3.17 Đánh giá sự phù hợp chế độ liều của các kháng sinh trong điều trị ........50 Bảng 3.18 Tần suất chỉ định oresol trong điều trị tiêu chảy.....................................50 Bảng 3.19 Tần suất chỉ định lactat ringer trong điều trị tiêu chảy............................51 Bảng 3.20 Đánh giá liều dùng của oresol trong dự phòng và điều trị mất nước do tiêu chảy.................................................................................................................51 Bảng 3.21 Tình hình chỉ định bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy ........................52 Bảng 3.22 Đánh giá liều bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy ................................52 Bảng 3.23 Tình hình chỉ định Probiotic ..................................................................53 Bảng 3.24 Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ định kháng sinh trong điều trị.................53
  • 13. xi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ nghiên cứu ..................................... Error! Bookmark not defined.
  • 14. xii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng việt ADD Antibiotic associated diarrhoea Tiêu chảy liên quan đến kháng sinh BYT Bộ Y tế CRP C–reactive protein Protein phản ứng C E. Coli Escherichia coli Vi khuẩn E. coli ETEC Enterotoxigenic E. coli E. coli sinh độc tố đường ruột pH Chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion H+ PR Time interval between onset of atrial depolarization and onset of ventricular depolarization Thời gian từ khi bắt đầu khử cực tâm nhĩ cho đến khi bắt đầu khử cực thất QT Time interval from initiation of ventricular depolarization to the end of ventricular repolarization Thời gian từ khi bắt đầu khử cực tâm thất cho đến khi kết thúc tái cực tâm thất SDD Suy dinh dưỡng ST-ETEC Heat-stable enterotoxin E. coli E. coli sản xuất độc tố bền nhiệt TTM Tiêm tĩnh mạch WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
  • 15. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tiêu chảy là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã được ước tính theo WHO và một số nghiên cứu ở các nước trên thế giới (WHO, 2017; Omona et al., 2020). Thêm 500.000 trẻ em lớn hơn (từ 5 đến 9 tuổi) chết trong năm 2019. Nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi tất cả đều có thể được ngăn ngừa hoặc điều trị bằng cách tiếp cận các can thiệp đơn giản, bao gồm chủng ngừa, dinh dưỡng đầy đủ, nước và thực phẩm an toàn . Một tỷ lệ đáng kể bệnh tiêu chảy có thể được ngăn ngừa thông qua nước uống an toàn và hợp vệ sinh. Mỗi năm bệnh tiêu chảy của trẻ em có gần 1,7 tỷ trường hợp trên toàn cầu (WHO, 2020). Điều này được thể hiện khá rõ ở nghiên cứu đánh giá tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và các yếu tố nguy cơ liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Thị trấn Debre Berhan, Ethiopia (WHO, 2017; Shine et al., 2020). Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao nhất do các mầm bệnh từ thực phẩm, bao gồm vi khuẩn Escherichia coli O157 sinh ra độc tố Shiga, Campylobacter, Shigella, Yersinia, Salmonella và Cryptosporidium (Kotloff, 2017). Trong vài thập kỷ qua, nhận thức về việc rửa tay đã làm giảm đáng kể gánh nặng của bệnh tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột và động vật nguyên sinh, tuy nhiên, nó ít ảnh hưởng hơn đến bệnh tiêu chảy do vi rút (Tagbo et al., 2019; Ugboko et al., 2020). Các lựa chọn điều trị phổ biến cho bệnh tiêu chảy là bù dịch và liệu pháp kháng sinh. Liệu pháp bù dịch còn được gọi là liệu pháp bù nước qua đường uống đặc biệt cần thiết cho trẻ nhỏ (Iannotti et al., 2015; Bruzzese et al., 2018). Các chất kháng khuẩn đầu tiên trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em là co-trimoxazol và metronidazol có thể được sử dụng theo kinh nghiệm. Các thuốc khác bao gồm penicillin, erythromycin, amoxycillin, ampicillin, cefuroxim, ceftriaxon, tetracyclin, chloramphenicol và ampicillin/cloxacillin, azithromycin, ciprofloxacin và rifaximin (Udoh et al., 2017; Bruzzese et al., 2018). Điều trị bằng đường tiêm với ceftriaxon hoặc ciprofloxacinis được khuyến cáo cho các trường hợp tiêu chảy nặng (Bruzzese et al., 2018). Năm 2018 Sở Y tế Tây Ninh đề nghị các đơn vị trực thuộc, Trung tâm Y tế các huyện/thành phố và Phòng Y tế các huyện/thành phố tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với mục đích chung tay bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước, thực hành vệ sinh cá nhân tốt nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai đến sức khỏe trẻ em nói riêng và cộng đồng nói chung (Sở Y tế Tây Ninh, 2018). Từ đó, để góp phần hạn chế bệnh tiêu chảy, tác giả tiến hành đề tài "Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020" với các mục tiêu sau:
  • 16. 2 1. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020. 2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020.
  • 17. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM 1.1.1 Định nghĩa Theo WHO tiêu chảy được định nghĩa là đi ngoài ba lần hoặc nhiều hơn phân lỏng hoặc lỏng mỗi ngày (hoặc đi ngoài thường xuyên hơn mức bình thường đối với cá nhân). Thường xuyên đi ngoài phân cứng không phải là tiêu chảy, cũng không phải là đi ngoài phân lỏng, “nhão” ở trẻ bú mẹ (WHO, 2020). Tiêu chảy là sự đảo ngược tình trạng hấp thụ thuần bình thường của sự hấp thụ nước và điện giải sang bài tiết. Hàm lượng nước tăng lên trong phân (trên giá trị bình thường khoảng 10 mL/kg/ngày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hoặc 200 g/ngày ở thanh thiếu niên và người lớn) là do sự mất cân bằng sinh lý của trẻ nhỏ và quá trình ruột già liên quan đến việc hấp thụ các ion, chất hữu cơ, và do đó là nước (Stefano et al., 2021). Tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài nhiều lần trong ngày, chủ yếu là phân nhão, lỏng và nước trên 3 lần 1 ngày. Trẻ em bị tiêu chảy thường gặp ở độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi (WHO, 2017). 1.1.2 Dịch tễ học Ở Việt Nam, tình hình bệnh tiêu chảy nhiều năm trở lại đây đã có nhiều chuyển biến khả quan nhưng vẫn được cập nhật báo cáo thường xuyên. Điển hình ở huyện Hoài Đức, bệnh tiêu chảy mặc dù đã được triển khai phòng chống trong nhiều năm nay nhưng ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn xuất hiện bệnh tiêu chảy, trong đó có nhóm 6 - 24 tháng tuổi, còn khá phổ biến trong cộng đồng, tỉ lệ mắc tiêu chảy của trẻ là 22,2% (Phạm Văn Hùng và cs, 2022). Năm 2014 tai trạm Y tế xã Minh Khai đã có thống kê tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy là 12,5% so với toàn huyện (Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hoài Đức, 2014). Trên toàn cầu, từ tất cả các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em xảy ra hàng ngày, bệnh tiêu chảy chiếm 15%, hơn 1600 trẻ em tử vong dưới 5 tuổi (Melese et al., 2019). Căn nguyên của bệnh: Các nghiên cứu dựa trên bằng chứng từ Sudan, Trung Quốc, Nigeria, (Zhang et al., 2016; Adam et al., 2018; Enitan et al., 2019) và các vùng lưu hành khác cho thấy một số lượng đáng kể các đợt tiêu chảy ở trẻ em là do vi rút đường ruột gây ra. Rotavirus, Norovirus, Adenovirus, Bocavirusese và Calcivirus có liên quan đến bệnh tiêu chảy ở trẻ em (Aktaş et al., 2019). Tuy nhiên, các báo cáo gần đây cho thấy rotavirus là nguyên nhân chính gây ra các trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi (Giri et al., 2019). Hơn nữa, virus rota nhóm A, đặc biệt, là tác nhân gây bệnh nổi bật
  • 18. 4 gây ra bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ sơ sinh trên toàn cầu, gây ra ước tính 20,0% số ca tử vong do tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi. Các quốc gia có thu nhập thấp và những quốc gia không có chương trình tiêm chủng virus rota nhóm A đang thực hiện bị ảnh hưởng đặc biệt bởi bệnh tiêu chảy do virus rota nhóm A gây ra (Gatinu et al., 2016; Zhang et al., 2016; Crawford et al., 2017; Ugboko et al., 2020). 1.1.3 Yếu tố nguy cơ - Vật chủ (người mắc bệnh) + Tuổi: Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi hay bị mắc tiêu chảy do trẻ mới tập ăn sam, giảm kháng thể thụ động, kháng thể chủ động chưa hoàn thiện. Nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh tăng lên khi trẻ biết bò và tăng hoạt động cá nhân. + SDD: Trẻ SDD dễ mắc tiêu chảy và các đợt tiêu chảy thường kéo dài hơn. Đặc biệt trẻ SDD nặng bị tiêu chảy có tỷ lệ tử vong rất cao. + Suy giảm miễn dịch: Trẻ suy giảm miễn dịch tạm thời hay gặp sau sởi, các đợt nhiễm virus khác như thuỷ đậu, quai bị, viêm gan hoặc suy giảm miễn dịch kéo dài dễ mắc tiêu chảy và tiêu chảy kéo dài. - Tập quán, điều kiện môi trường sống (Bộ Y tế, 2009). + Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ tiêu chảy cao gấp 10 lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình. + Thức ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế biến. + Nước uống không sạch (không đun sôi hoặc để lâu), hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. + Dụng cụ, tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh. + Xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách, quan niệm phân trẻ em không bẩn như phân người lớn. + Không có thói quen rửa tay sau khi đại tiện, trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn… - Tỷ lệ nhập viện vì tiêu chảy ở trẻ em sinh sống ở nông thôn cao hơn ở thành thị với tỷ lệ lần lượt là 62,5% và 37,5%. (Trần Văn Nhơn, 2020) Thu nhập của gia đình là một yếu tố nguy cơ chính của tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Nghiên cứu này cho thấy rằng một đứa trẻ từ một gia đình có thu nhập giảm có nhiều khả năng bị tiêu chảy hơn một đứa trẻ từ một gia đình có đủ điều kiện về tài chính.
  • 19. 5 Nghiên cứu này đồng ý với kết quả của (Ugboko et al., 2021), trong đó thu nhập hộ gia đình hàng tháng thấp có mối liên hệ đáng kể với bệnh tiêu chảy ở trẻ em ở Tây Nam Nigeria. Mesagen và cộng sự: Kết luận rằng tình trạng kinh tế xã hội thấp cản trở sức khỏe của trẻ em dưới 5 tuổi ở Tây Nam Nigeria (Mesagan et al., 2018). Các báo cáo toàn cầu nhấn mạnh tác động của nghèo đói đối với gánh nặng của tỷ lệ lưu hành bệnh tiêu chảy ở trẻ em (Kotloff et al., 2017; He et al., 2018). Thu nhập giảm khiến một gia đình có điều kiện sống kém như không được tiếp cận với nước uống, xử lý nước thải không đúng cách, hệ thống thoát nước kém và thiết bị vệ sinh đã được xác định là các yếu tố nguy cơ của bệnh tiêu chảy ở trẻ em (Yaya et al., 2018). Quan sát rằng con của các bà mẹ thất nghiệp có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy gấp hai lần so với trẻ của các bà mẹ có việc làm tương tự như kết quả của điều này càng chứng minh tác động của nghèo đói đối với tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em (Akinyemi et al., 2018). Điều này ngụ ý rằng các bà mẹ tạo thêm thu nhập cho gia đình, từ đó cung cấp các vật liệu vệ sinh cơ bản cho gia đình đảm bảo điều kiện sống hợp vệ sinh cho trẻ em. Việc đi khám thai, cho con bú và nguồn nước uống của bà mẹ là các yếu tố bảo vệ tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Thiếu nước uống là yếu tố chính trong việc lây truyền các bệnh tiêu chảy vì nước không sạch chứa các mầm bệnh tiêu chảy. Các nghiên cứu từ Tây Nam Nigeria đã chỉ ra sự ô nhiễm phân của nước được sử dụng cho mục đích sinh hoạt (Sogbanmu et al., 2020). Mức độ ô nhiễm vi sinh vật trong nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt ở Bang Lagos cao hơn bang Ogun do dân số đông nên việc quản lý chất thải kém, có thể dẫn đến ô nhiễm các tầng chứa nước. Đây có thể là lý do khiến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở bang Lagos (13,4%) cao hơn bang Ogun (2,0%). Một số (gói) nước uống được tiêu thụ ở Bang Lagos là từ các nguồn không được bảo vệ (Ogunware et al., 2018). 1.1.4 Sinh lý ruột trong tiêu chảy Thông thường, ruột non và ruột kết hấp thụ 99% chất lỏng do uống vào và các chất bài tiết từ đường tiêu hóa–tổng lượng chất lỏng khoảng 9/10 L mỗi ngày. Do đó, ngay cả việc giảm nhỏ (tức là 1%) hấp thu nước ở ruột hoặc tăng bài tiết cũng có thể làm tăng hàm lượng nước đủ để gây tiêu chảy (Jonathan Gotfried, et al., 2020). Có một số nguyên nhân gây tiêu chảy. Một số cơ chế cơ bản gây ra hầu hết các chứng tiêu chảy có ý nghĩa lâm sàng. Ba phổ biến nhất là: Tăng tải trọng thẩm thấu, tăng tiết/giảm hấp thu và giảm thời gian/diện tích bề mặt tiếp xúc.
  • 20. 6 Tải trọng thẩm thấu Tiêu chảy xảy ra khi các chất hòa tan không thể hấp thụ được, trong nước vẫn còn trong ruột và giữ nước (Saurabh et al., 2018). Những chất được sử dụng làm thuốc nhuận tràng bao gồm polyetylen glycol, muối magiê (hydroxit và sulfat), và natri photphat (Tropini et al., 2018). Tiêu chảy thẩm thấu xảy ra với chứng không dung nạp đường (ví dụ, không dung nạp đường lactose do hexitol được hấp thu kém thiếu hụt men lactase). Một số vấn đề gây tiêu chảy thẩm thấu do hexitol hấp thu kém, điển hình là khi ăn một lượng lớn hexitol (ví dụ: Sorbitol, mannitol, xylitol) hoặc xi-rô ngô nhiều fructose, được sử dụng làm chất thay thế đường trong nước trái cây, kẹo cao su và kẹo gây tiêu chảy thẩm thấu (Camilleri et al., 2017). Lactulose, được sử dụng làm thuốc nhuận tràng, gây tiêu chảy theo cơ chế tương tự. Ăn quá nhiều thực có thể gây tiêu chảy thẩm thấu (Jonathan Gotfried et al., 2020). Tăng tiết/giảm hấp thu Tiêu chảy xảy ra khi ruột tiết ra nhiều chất điện giải và nước hơn mức chúng hấp thụ. Nguyên nhân của việc tăng tiết bao gồm nhiễm trùng, chất béo không được hấp thụ, một số loại thuốc nhất định và các chất tiết nội tại và bên ngoài khác nhau (Drancourt, 2017). Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy xuất tiết. Nhiễm trùng kết hợp với ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy cấp (thời gian <4 ngày) (Wielgos et al., 2019). Hầu hết các độc tố ruột ngăn chặn quá trình trao đổi natri-kali, đây là động lực quan trọng để hấp thụ chất lỏng ở ruột non và ruột kết (Drancourt, 2017). Chất béo và axit mật trong chế độ ăn không được hấp thụ (như trong hội chứng kém hấp thu và sau khi cắt bỏ hồi tràng) có thể kích thích sự bài tiết của ruột kết và gây ra tiêu chảy (Sagar et al., 2020). Thuốc có thể kích thích tiết dịch ruột trực tiếp (ví dụ: Quinidin, quinin, colchicin, thuốc kích thích anthraquinon, dầu thầu dầu, prostaglandin) hoặc gián tiếp bằng cách làm suy giảm hấp thu chất béo (ví dụ, orlistat) (Drancourt, 2017). Các khối u nội tiết khác nhau tạo ra các chất tăng tiết, bao gồm vipomas (peptit đường ruột có hoạt tính), u tuyến (gastrin), u mastocytosis (histamine), ung thư biểu mô tủy của tuyến giáp (calcitonin và prostaglandin), và khối u carcinoid (histamine, serotonin và polypeptide). Một số chất trung gian này (ví dụ, prostaglandin, serotonin,
  • 21. 7 các hợp chất liên quan) cũng đẩy nhanh quá trình vận chuyển đường ruột, vận chuyển đại tràng hoặc cả hai (Pobłocki et al., 2020). Sự hấp thu muối mật bị suy giảm, có thể xảy ra với một số rối loạn, có thể gây tiêu chảy do kích thích bài tiết nước và điện giải. Phân có màu xanh lá cây hoặc màu da cam (Jonathan Gotfried et al., 2020; Kasırga, 2019). Giảm thời gian tiếp xúc/diện tích bề mặt Quá trình vận chuyển qua ruột nhanh chóng và diện tích bề mặt giảm đi làm giảm khả năng hấp thụ chất lỏng và gây tiêu chảy (Jonathan Gotfried et al., 2020). Nguyên nhân phổ biến bao gồm cắt bỏ hoặc cắt bỏ ruột non hoặc ruột già, cắt bỏ dạ dày và bệnh viêm ruột. Viêm đại tràng vi thể (viêm đại tràng tạo keo hoặc tế bào lympho) và bệnh celiac cũng là một trong những nguyên nhân đáng quan tâm. Cường giáp có thể gây tiêu chảy do vận chuyển nhanh (Shahid et al., 2021). Thuốc kháng acid có chứa magiê, thuốc ức chế men cholinesterase, thuốc nhuận tràng, chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin kích thích cơ trơn ruột bằng thuốc hoặc các chất thể dịch (ví dụ, prostaglandin, serotonin) cũng có thể tăng tốc độ vận chuyển (drugs.com). 1.1.5 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tiêu chảy a. Đặc điểm lâm sàng Bệnh nhân tiêu chảy phân biệt thường có tiền sử tiêu chảy phân nhiều nước, phân lớn. Bệnh nhân cho biết từ 10 đến 20 lần đi tiêu mỗi ngày, với lượng phân trong 24 giờ dao động từ 300 đến 3000 mL (PDQ Cancer, 2021). Ở những bệnh nhân bị tiêu chảy do dùng thuốc nhuận tràng, tiêu chảy thường kết hợp với đau bụng quặn do sự gia tăng lượng chất lỏng trong phân và tăng cường nhu động đường tiêu hóa. Giảm cân là phổ biến, và trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể bị suy dinh dưỡng và chán ăn do tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa đồng thời, hoặc giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng (Bakhtiar et al., 2019; Nguyễn Thị Thanh Bình và cs, 2017). b. Đặc điểm cận lâm sàng Những thử nghiệm để chẩn đoán tìm ra căn nguyên. Xác định phác đồ điều trị hợp lý:
  • 22. 8 Bảng 1.1 Những thử nghiệm để chẩn đoán tìm ra căn nguyên theo Bộ Y tế 2009 Thử nghiệm Mục đích Đánh giá toàn thể Kiểm tra các dấu hiệu li bì hoặc khó thở. Điện giải đồ Xác định tình trạng rối loạn điện giải. Công thức bạch cầu Nếu có nhiễm khuẩn thì bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Phân Soi tìm hồng cầu, bạch cầu, trứng kí sinh trùng, cặn dư. Cấy phân Khi điều trị không kết quả cần phải cấy phân để tìm vi khuẩn gây bệnh. Nội soi Xác định nguyên nhân gây ra bênh. Hematocrit Để đánh giá tình trạng cô đặc máu (mất nước). (Nguồn: Bộ Y tế, 2009, Jonathan Gotfried et al., 2020) c. Xử lý lâm sàng tiêu chảy Cốt lõi của chương trình kiểm soát các bệnh tiêu chảy là quản lý bệnh tiêu chảy thích hợp, với phương pháp đơn giản gồm ba phần (Wolfheim et al, 2019): Ngăn ngừa hoặc điều trị mất nước bằng dung dịch ORS (chỉ tiêm tĩnh mạch khi có chỉ định). Tiếp tục cho trẻ ăn và bú mẹ trong đợt tiêu chảy. Chỉ dùng kháng sinh trong trường hợp tiêu chảy ra máu. 1.1.6 Phân loại tiêu chảy a. Tiêu chảy cấp tính Tiêu chảy cấp tính có nước thường biểu hiện với sự phát triển đột ngột của phân thường xuyên bất thường chủ yếu là chất lỏng. Các dấu hiệu khác là nôn mửa, sốt, buồn nôn và đau bụng (Dipasquale et al., 2018). Trong đường tiêu hóa, sự hấp thụ trên 90% dịch lưới sinh lý diễn ra ở đoạn gần ruột non. Tiêu chảy cấp tính có nước thường do vi khuẩn tiết ra độc tố ruột như Escherichia coli (ETEC), và Vibrio cholerae gây mất nước mà không có tổn thương tế bào. Các loại virus như rotavirus và calcivirus làm tổn thương biểu mô ruột cũng gây mất dịch. Bên cạnh đó, chúng có xu hướng gây sốt, nôn mửa và phân lỏng không có máu và chất nhầy (Đỗ Phương Thảo và cs., 2017; Tagbo et
  • 23. 9 al., 2019). Thông thường, các trường hợp tiêu chảy ra nước diễn ra cấp tính nhưng thời gian tự giới hạn ngắn (1–3 ngày) (Ugbok et al., 2020). b. Tiêu chảy kiết lỵ Bệnh kiết lỵ thường do các loài Shigella (lỵ trực khuẩn) hoặc Entamoeba hystolytica (lỵ amip). Kiết lỵ bắt đầu với sự khởi đầu đột ngột của tình trạng đi ngoài nhiều lần. Tuy nhiên, không giống như tiêu chảy cấp tính, phân thường có số lượng ít hơn và có đặc điểm là máu và mủ. Vì vậy, nó còn được gọi là tiêu chảy cấp tính ra máu. Kiết lỵ thường có biểu hiện sốt, mót rặn, đau bụng và chuột rút; nôn mửa ít xảy ra hơn (Lê Phan Thị Kim Oanh, 2007; Wang et al., 2019). Viêm đại tràng (phần ruột già kéo dài từ manh tràng đến trực tràng) do nhiễm một trong số các mầm bệnh đường ruột dẫn đến kiết lỵ. Nguyên nhân chính của bệnh kiết lỵ ở trẻ em là họ Shigellae (Tickell et al, 2017). Campylobacter jejuni và E. coli xâm nhập hoặc vi khuẩn salmonellae của nhiều loại huyết thanh là những nguyên nhân tương đối ít thường xuyên hơn. Entamoeba histolytica hiếm khi gây bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ (Khan et al., 2017, Delfino Vubil et al., 2018). Bệnh kiết lỵ thường yêu cầu liệu pháp kháng sinh (Williams et al., 2018; Ugboko et al., 2020). c. Tiêu chảy dai dẳng Tiêu chảy kéo dài có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng. Các nguyên nhân lây nhiễm bao gồm ký sinh trùng đường ruột (Cryptosporidium, Cyclospora, E. histolytica, Giardia, Microsporidia), vi khuẩn (Aeromonas, Campylobacter, C. difficile, E. coli, Plesiomonas, Salmonella, Shigella) và vi rút (norovirus, rotavirus) (Florez et al., 2020; Vecchio et al., 2021). Trong khi các nguyên nhân không do nhiễm trùng bao gồm thay đổi chức năng miễn dịch, rối loạn tuyến tụy, thuốc (kháng sinh), rối loạn chuyển hóa di truyền (thiếu hụt enzym), không dung nạp một số sản phẩm thực phẩm (gluten, lactose), rối loạn đường ruột, rối loạn tuyến giáp và giảm lưu lượng máu đến ruột (El-Chammas et al., 2017; Vecchio et al., 2021). Các sinh vật chính gây tiêu chảy dai dẳng là E. coli, Shigella và Cryptosporidium (Akhondi et al., 2021; Vecchio et al, 2021). Cơ chế bệnh sinh của tiêu chảy kéo dài có thể do nhiều yếu tố và về cơ bản dựa trên tổn thương liên tục của lớp niêm mạc ở ruột do một số bệnh nhiễm trùng với các mầm bệnh khác nhau (Akhondi et al., 2021). Suy dinh dưỡng cũng làm tăng khả năng tử vong ở trẻ bị tiêu chảy kéo dài (Ugboko et al., 2020).
  • 24. 10 1.1.7 Đánh giá mức độ mất nước Mối đe dọa nghiêm trọng nhất do tiêu chảy gây ra là mất nước (WHO, 2017). Trong đợt tiêu chảy, nước và các chất điện giải (natri, clorua, kali và bicarbonat) bị mất qua phân lỏng, chất nôn, mồ hôi, nước tiểu và hơi thở. Sự mất nước xảy ra khi những tổn thất này không được thay thế (Houston et al., 2017). Mức độ mất nước được đánh giá trên thang điểm ba (WHO, 2017). Mất nước nghiêm trọng (ít nhất hai trong số các dấu hiệu sau): Hôn mê/bất tỉnh, mắt trũng sâu, không uống được hoặc uống kém, nhúm da quay trở lại rất chậm (≥2 giây). Mất nước (hai hoặc nhiều dấu hiệu sau): Bồn chồn, cáu kỉnh, mắt trũng sâu, uống một cách háo hức, khát. Không mất nước (không đủ dấu hiệu để phân loại là mất nước một số hoặc nặng). 1.1.8 Tác nhân gây bệnh Nhiễm trùng: Tiêu chảy là một triệu chứng của bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loạt các sinh vật vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng, hầu hết lây lan qua nước nhiễm phân. Tình trạng lây nhiễm phổ biến hơn khi thiếu điều kiện vệ sinh và đủ điều kiện vệ sinh và nước an toàn để uống, nấu ăn và vệ sinh. Rotavirus và Escherichia coli, là hai tác nhân gây bệnh tiêu chảy từ trung bình đến nặng phổ biến nhất ở các nước thu nhập thấp (Florez et al., 2020; Vecchio et al., 2021). Các mầm bệnh khác như cryptosporidium và các loài shigella cũng có thể quan trọng. Các mô hình nguyên nhân cụ thể của vị trí cũng cần được xem xét (WHO, 2017). Suy dinh dưỡng: Trẻ tử vong do tiêu chảy thường do suy dinh dưỡng cơ bản nên dễ bị tiêu chảy hơn. Mỗi đợt tiêu chảy lại khiến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ càng thêm trầm trọng. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu (WHO 2017; Ugboko et al., 2020; Nemeth et al., 2021). Nguồn: Nước bị nhiễm phân người, ví dụ như từ nước thải, bể phốt và nhà tiêu, là vấn đề cần quan tâm đặc biệt. Các vi sinh vật trong phân động vật có thể gây tiêu chảy (WHO, 2017; Nemeth et al., 2021). Nguyên nhân khác: Bệnh tiêu chảy cũng có thể lây từ người này sang người khác, trầm trọng hơn khi vệ sinh cá nhân kém. Thực phẩm là một nguyên nhân chính khác gây ra tiêu chảy khi chúng được chế biến hoặc bảo quản trong điều kiện không hợp vệ sinh. Lưu trữ và xử lý nước sinh hoạt không an toàn cũng là một yếu tố nguy cơ quan
  • 25. 11 trọng. Cá và hải sản từ nguồn nước ô nhiễm cũng có thể góp phần gây ra bệnh (WHO, 2017). 1.2 CHẨN ĐOÁN 1.2.1 Phân loại, xử trí mức độ mất nước Tình trạng mất nước ở trẻ em tiêu chảy được phân độ gồm: Tiêu chảy không mất nước, có mất nước và mất nước nặng và điều trị phù hợp tùy theo độ nặng. Các phân độ, các dấu hiệu lâm sàng cũng như cách điều trị được thể hiện ở bảng 1.2. Bảng 1.2 Phân loại, xử trí mức độ mất nước theo Bộ Y tế 2009 Phân độ Triệu chứng Điều trị Mất nước nặng Hai trong bốn triệu chứng sau: Li bì khó đánh thức, mắt trũng, uống kém hay không uống được, dấu véo da mất rất chậm (≥2 giây) Bù dịch theo phác đồ C Có mất nước Hai trong bốn triệu chứng sau: Vật vã kích thích, mắt trũng, uống háo hức, dấu véo da mất rất chậm Bù dịch và dinh dưỡng theo Phác đồ B. Sau khi bù nước, dặn dò bà mẹ cách điều trị tại nhà và dấu hiệu cần tái khám ngay. Theo dõi trong 5 ngày nếu không cải thiện bệnh Không mất nước Không có đủ các dấu hiệu của hai mức độ trên Bù dịch và dinh dưỡng tại nhà (theo phác đồ A). Sau khi bù nước, dặn dò bà mẹ cách điều trị tại nhà và dấu hiệu cần tái khám ngay. Theo dõi trong 5 ngày nếu không cải thiện bệnh Mất nước đồng phân Mất nước đồng phân là loại mất nước phổ biến nhất (70–80%) và là loại có tiên lượng tốt nhất (Anigilaje et al., 2018). Trương lực bình thường của dịch cơ thể ở mức 275–290 mOsm/kg được duy trì, và nồng độ natri huyết thanh vẫn ở mức bình thường là 135 và 145 mmol/L. Sự thiếu hụt chất lỏng trong mất nước đẳng cấp là 100% từ không gian ngoại bào và khi thay thế sự thiếu hụt nồng độ natri trong chất lỏng bổ sung phải tương tự như trong huyết thanh (trung bình là 154 mmol/L) (Hoorn et al., 2017).
  • 26. 12 Mất nước trong truyền dịch Được thấy trong 10-15% các trường hợp mất nước (Anigilaje et al., 2018). Natri huyết thanh nhỏ hơn 135 mmol/L. Sosm nhỏ hơn 275 mOsm/kg vì natri huyết thanh về cơ bản chiếm độ thẩm thấu huyết thanh. Buồn nôn và khó chịu thường thấy khi mức natri giảm xuống dưới 125–130 mmol/L. Nhức đầu, hôn mê, bồn chồn và mất phương hướng khi nồng độ natri giảm xuống dưới 115–120 mmol/L (Mohottige et al., 2019). Mất nước trong máu Được thấy ở 10–20% bệnh nhân bị tiêu chảy (Anigilaje et al., 2018). Tình trạng mất nước trong đó natri huyết thanh lớn hơn 145 mmol/L và Sosm cao hơn 290 mOsm/kg. Tăng natri huyết nhẹ là khi natri huyết thanh tăng trong khoảng 146- 149 mmol/L. Trung bình khi natri huyết thanh từ 150 đến 169 mmol/L và nặng khi natri huyết thanh lớn hơn 169 mmol/L. Khát nặng và không theo mức độ mất nước rõ ràng. Trẻ em có thể có các đặc điểm thần kinh trung ương bao gồm cáu kỉnh, khóc the thé, cứng đờ, hôn mê, co giật, tăng trương lực và hôn mê (Vakharia et al., 2017). 1.2.2 Chẩn đoán biến chứng-Các rối loạn khác Hạ Kali: Kali <3,5 mmol/l (Dhondup et al., 2017). Lâm sàng: Cơ nhẽo, giảm phản xạ, yếu cơ, bụng chướng, rối loạn nhịp tim. Thử nghiệm điện tâm đồ: Sóng T thấp, xuất hiện sóng U, ST xẹp, nếu giảm quá nặng PR kéo dài, QT giãn rộng (Zacchia et al., 2016; Kardalas et al., 2018). Tăng Kali: Kali >5,5 mmol/l (Sharma et al., 2021). Lâm sàng: Yếu cơ, loạn nhịp tim. Điện tâm đồ: T cao nhọn, QT ngắn, block A-V, rung thất (Kali ≥9 mmol/l) (Weiss et al., 2017). Toan chuyển hóa: pH <7.2, HCO3ˉ <15 mEq/l, thở nhanh, sâu, môi đỏ (Hunter, et al., 2019). Suy thận cấp: Tiểu ít hoặc vô niệu, lượng nitơ trong ure, creatinin máu tăng (Bradshaw et al., 2018).
  • 27. 13 1.2.3 Chẩn đoán nguyên nhân tiêu chảy Bảng 1.3 Nguyên nhân gây tiêu chảy, cách hát hiện và các phương pháp chẩn đoán (Deborah M et al., 2020). Nguyên nhân Phát hiện Phương pháp Chẩn đoán Tiêu chảy cấp tính Thuốc kháng sinh Mối quan hệ thời gian của việc khởi phát tiêu chảy với việc uống thuốc kháng sinh Đánh giá lâm sàng Vi khuẩn (loài Campylobacter, Clostridioides difficile (trước đây là Clostridium difficile), Escherichia coli [có thể gây ra hội chứng tán huyết-urê huyết], loài Salmonella, loài Shigella, Yersinia enterocolitica) * Sốt, phân có máu, đau bụng Có thể có chấm xuất huyết hoặc xanh xao (ở bệnh nhân mắc hội chứng urê huyết tán huyết) Lịch sử tiếp xúc với động vật (E. coli) hoặc bò sát (Salmonella) Tiền sử ăn thức ăn chưa nấu chín (Salmonella) Sử dụng kháng sinh gần đây (<2 tháng) (C. difficile) Trung tâm chăm sóc ban ngày bùng phát Cấy phân Bạch cầu trong phân Nếu bệnh nhân có biểu hiện ốm, xét nghiệm công thức máu toàn bộ, chức năng thận và cấy máu Nếu bệnh nhân gần đây đã được sử dụng thuốc kháng sinh, xét nghiệm phân để tìm độc tố C. difficile Dị ứng thực phẩm hoặc ngộ độc thực phẩm Dị ứng: Nổi mẩn ngứa, sưng môi, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi ăn Ngộ độc: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy vài giờ sau khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm Đánh giá lâm sàng Ký sinh trùng (ví dụ: Giardia gutis [lamblia], Cryptosporidium parvum) * Bụng chướng và đau quặn, phân có mùi hôi, chán ăn Có thể có tiền sử đi lại, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm Soi phân tìm buồng trứng và ký sinh trùng bằng kính hiển vi Xét nghiệm kháng nguyên phân
  • 28. 14 Vi-rút (ví dụ: Vi-rút Astrovirus, vi-rút calicivirus, vi-rút đường ruột, vi-rút rota) * <5 ngày tiêu chảy không kèm theo máu. Thường xuyên nôn mửa, Có thể sốt, Tiếp xúc với những người bị nhiễm bệnh, Mùa thích hợp cho nhiễm trùng Đánh giá lâm sàng Mãn tính Viêm ruột hirschsprung Chậm đi phân >48 giờ sau khi sinh. Có thể có tiền sử táo bón lâu dài. Nôn nhiều lần, chướng bụng, ốm yếu X quang bụng. Thuốc xổ bari. Sinh thiết trực tràng Hội chứng ruột ngắn Tiền sử cắt bỏ ruột (ví dụ, đối với viêm ruột hoại tử, bệnh phồng rộp, hoặc bệnh Hirschsprung) Đánh giá lâm sàng Không dung nạp lactose Đầy bụng, đầy hơi, tiêu chảy bùng nổ Tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm từ sữa Đánh giá lâm sàng. Đôi khi kiểm tra hơi thở hydro. Đôi khi kiểm tra các chất khử trong phân (để kiểm tra carbohydrate) và độ pH của phân (<6,0 cho thấy carbohydrate trong phân) Không dung nạp protein sữa bò (dị ứng protein sữa) Nôn mửa, Tiêu chảy hoặc táo bón, Hematochezia, Rò hậu môn, Không phát triển Giải quyết các triệu chứng khi loại bỏ protein sữa bò Đôi khi nội soi hoặc nội soi đại tràng Uống quá nhiều nước trái cây Tiền sử uống quá nhiều nước trái cây hoặc đồ uống có đường (4–6 oz/ngày) Đánh giá lâm sàng Tiêu chảy mãn tính không đặc hiệu ở trẻ em (tiêu chảy ở trẻ mới biết đi) Tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. 3–10 phân lỏng/ngày thường trong ngày khi thức và đôi khi ngay sau khi ăn. Đôi khi thức ăn không tiêu có thể nhìn thấy trong phân Đánh giá lâm sàng
  • 29. 15 Tăng trưởng bình thường, tăng cân, hoạt động và thèm ăn Suy giảm miễn dịch (ví dụ: Nhiễm HIV , thiếu IgA hoặc thiếu IgG) Tiền sử nhiễm trùng da, đường hô hấp hoặc đường ruột tái phát. Giảm cân hoặc tăng cân kém Kiểm tra hiv. Công thức máu hoàn chỉnh. Mức độ immunoglobulin Bệnh viêm ruột (ví dụ, bệnh Crohn , viêm loét đại tràng ) Phân có máu, đau bụng quặn, sụt cân, biếng ăn Có thể viêm khớp, loét miệng, tổn thương da, nứt trực tràng Nội soi đại tràng Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan Đau bụng, buồn nôn, nôn, sụt cân Công thức máu toàn bộ để tìm bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi. Đôi khi mức IgE. Nội soi và / hoặc nội soi đại tràng Bệnh Celiac (bệnh rối loạn tiêu hóa gluten) Các triệu chứng khởi phát sau khi đưa lúa mì vào chế độ ăn (thường sau 4–6 tháng tuổi). Không phát triển, Đau bụng tái phát, Phình to, Tiêu chảy hoặc táo bón Công thức máu hoàn chỉnh Kiểm tra huyết thanh đối với bệnh celiac (kháng thể IgA đối với transglutaminase mô), Nội soi sinh thiết tá tràng Bệnh xơ nang Không phát triển, Các đợt viêm phổi hoặc thở khò khè lặp đi lặp lại. Phân béo và có mùi hôi. Phình, phẳng Bài tiết chất béo trong phân trong 72 giờ. Kiểm tra mồ hôi. Xét nghiệm di truyền Acrodermatitis enteropathica Đôi khi phát ban dạng vẩy nến, viêm miệng góc cạnh Mức kẽm Táo bón với encopresis Tiền sử phân cứng. Không kiểm soát phân X quang bụng * Cũng có thể gây tiêu chảy mãn tính.
  • 30. 16 1.3 ĐIỀU TRỊ 1.3.1 Tiêu chảy cấp Theo phác đồ điều trị nhi khoa 2020 tại bệnh viện Nhi đồng 1 về nguyên tắc điều trị, xử trí, điều trị đặc hiệu, theo dõi và khám, chỉ định nhập viện đối với tiêu chảy cấp (Bộ Y tế, 2009; WHO, 2013; Nguyễn Thanh Hùng, 2020). a. Nguyên tắc điều trị Điều trị đặc hiệu:  Mất nước.  Kháng sinh.  Xử trí kịp thời các biến chứng và dinh dưỡng. b. Xử trí ban đầu  Xử trí cấp cứu  Xử trí sốc, co giật, các rối loạn về điện giải và bệnh án suy thận.  Xử trí hạ đường huyết: Cho uống nước đường 50ml (tương đương 1 muỗng cà phê đường với 50ml nước chín) hoặc TTM Glucoso 10% 5ml/kg/15 phút.  Xử trí toan chuyển hóa: Khi pH máu động mạch <7,2 hoặc HCO3 - <15 mEq/l.  Công thức bù lượng HCO3 - cần thiết như sau: HCO3 - (mmol)=Base excess x 0,3 x P (Kg) 1ml NaHCO3 - 8,5%=1 mmol HCO3 - c. Điều trị đặc hiệu Điều trị mất nước: Điều trị mất nước nặng: Bắt đầu TTM ngay lập tức. Nếu trẻ uống được nên bổ sung Oresol uống trong khi thiết lập đường truyền. Dịch truyền được lựa chọn: Sử dụng Lactate ringer hoặc Lactate ringer chứa Dextrose 5%. Normal saline là dự phòng khi không có 2 loại trên (Lê Thanh Hải, 2018). Cho 100 ml/kg dung dịch được lựa chọn chia như bảng:
  • 31. 17 Bảng 1.4 Truyền dịch với 100 ml/kg dung dịch được lựa chọn theo tháng tuổi Bước đầu truyền 30 ml/Kg trong Sau đó truyền 70 ml/Kg trong <12 tháng 1 giờ* 5 giờ ≥12 tháng 30 phút* 2 giờ 30 phút *Lặp lại lần nữa nếu mạch quay vẫn yếu hoặc không bắt được rõ. (Nguồn: Bộ Y tế, 2009) Để mạch quay mạch cần đánh giá lại mỗi 15–30 phút đến khi mạch đạt yêu cầu. Tiến hành cho dịch truyền tốc độ nhanh hơn nếu tình trạng mất nước không cải thiện và sau đó ít nhất mỗi giờ nên đánh giá lại. Đánh giá và kiểm tra lại tình trạng mất nước khi truyền đủ lượng dịch truyền:  Nếu vẫn còn các dấu hiệu mất nước nặng: Truyền lần thứ 2 với số lượng trong thời gian như trên.  Dấu hiệu có mất nước vẫn còn khi đã cải thiện: Ngưng dịch truyền và cho uống Oresol trong 4 giờ (phác đồ B). Nếu trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ nên khuyến khích cho bú thường xuyên.  Nếu không còn dấu mất nước: Điều trị theo phác đồ A và khuyến khích bú mẹ thường xuyên. Trong vòng 6 giờ trước khi cho xuất viện nên theo dõi trẻ để đảm bảo đạt chuẩn tiêu chí xuất viện. *Khả năng uống được phục hồi đối với trẻ nhỏ thường sau 3–4 giờ, đối với trẻ lớn thường 1–2 giờ nên cho uống Oresol (5 ml/kg/giờ). Điều trị có mất nước: Bù dịch bằng Oresol 75 ml/kg uống trong 4–6 giờ. Trẻ được cho uống thêm 100–200 ml nước sạch trong khi bù nước khi trẻ <6 tháng không bú sữa mẹ. Nếu uống Oresol kém <20 ml/kg/giờ: Đặt sonde dạ dày nhỏ giọt. Nếu có tác dụng chướng hoặc nôn ói liên tục trên 4 lần trong 2–4 giờ hoặc tốc độ thải phân cao (>10 ml/kg/giờ), hoặc >10 lần. TTM Lactate Ringer 75 ml/kg trong 4 giờ. Điều trị duy trì (phòng ngừa mất nước): Cho bệnh nhi uống nhiều nước hơn bình thường: Nước đun sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa), nước cháo muối, dung dịch Oresol…Tránh không cho bệnh nhi nước ngọt công nghiệp, uống nước đường…
  • 32. 18 Bảng 1.5 Liều lượng dung dịch Oresol (ORS) Tuổi Lượng Oresol uống sau mỗi lần tiêu chảy Lượng Oresol tối đa/ngày <24 tháng 50–100 ml 500 ml 2–10 tuổi 100–200 ml 1000 ml >10 tuổi Theo nhu cầu 2000 ml (Nguồn: Bộ Y tế 2009) Điều trị kháng sinh Kháng sinh được sử dụng khi phân của bệnh nhân có máu hoặc nghi ngờ tả (xem phác đồ điều trị lỵ) (Lê Thanh Hải, 2018). Soi phân có vi trùng dạng tả liên hệ chuyển Trung tâm Bệnh Nhiệt Đới. Điều trị hỗ trợ Trong 4 giờ đầu tiên bù nước trẻ không được phép cho ăn gì chỉ được bú sữa mẹ. Nên cho ăn sau 4 giờ điều trị theo phác đồ B. Khuyến khích trẻ ăn ít nhất 6 lần/ngày và duy trì 2 tuần sau khi tiêu chảy đã ngừng. d. Theo dõi và tái khám Tiêu chảy cấp: Tái khám ngay khi có 1 trong các dấu hiệu như: Ăn uống kém, sốt cao, nôn ói nhiều, tiêu chảy nhiều, phân có máu, khát nước nhiều, trẻ không khá lên trong 3 ngày. e. Chỉ định nhập viện Nhập viện khi có các dấu hiệu: Mất nước nặng, có mất nước, mất nước nhẹ có biến chứng.
  • 33. 19 Bảng 1.6 Mức độ chứng cớ ở các vấn đề điều trị theo Bộ Y tế 2009 Vấn đề Mức độ chứng cớ Sử dụng thường qui sữa không có lactose cho trẻ tiêu chảy cấp là không cần thiết I (Nelson 2004) Các thuốc chống nhu động ruột (như dẫn xuất thuốc phiện), thuốc hấp phụ (kaolin, pectin), bishmus salicylate không được khuyến cáo dùng trong tiêu chảy cấp I (Nelson 2004) Bù dịch bằng đường uống trong điều trị tiêu chảy cấp là phương pháp an toàn và hiệu quả, chỉ thất bại 3,6% II CAT of Rochester U. (Nguồn: Bộ Y tế 2009) 1.3.2 Tiêu chảy kéo dài Theo phác đồ diều trị nhi khoa 2020 tại bệnh viện Nhi đồng 1 điều trị trong bệnh viện, nếu tiêu chảy kéo dài có vấn đề kèm theo như: Tuổi <4 tháng, cân nặng/chiều cao <80% hoặc suy dinh dường phù, mất nước, nhiễm trùng hoặc nghi ngờ nhiễm trùng. Điều trị tại nhà, nếu tiêu chảy kéo dài không kèm theo các vấn đề trên. Đồng thời, theo phác đồ điều trị nhi khoa 2020 tại bệnh viện Nhi đồng 1 về nguyên tắc điều trị, xử trí, điều trị đặc hiệu, theo dõi và khám, chỉ định nhập viện đối với tiêu chảy kéo dài. (Nguyễn Thanh Hùng, 2020). a. Nguyên tắc điều trị Điều trị và phòng ngừa mất nước, áp dụng chế độ ăn đặc biệt (giảm lactose, không lactose), điều trị nhiễm trùng theo phác đồ, bổ sung sinh tố và khoáng chất. Các yếu tố trên là nguyên tắc điều trị nội trú. Khi trẻ tiêu chảy kéo dài kèm suy dinh dưỡng nặng, theo phác đồ “Suy dinh dưỡng nặng” (Bộ Y tế, 2009; WHO, 2013). Điều trị tại nhà, theo phụ lục 2: Điều trị ngoại trú tiêu chảy kéo dài. b. Điều trị mất nước Xử trí ban đầu: Theo phác đồ B hoặc C để tiến hành điều trị mất nước. Nếu bù mất nước ORS bị thất bại, cho Lactate Ringer 75 ml/kg/4 giờ. Xử trí tiếp theo: Lactate Ringer 75 ml/kg/4 giờ cho tình trạng mất nước xuất hiện lại. Nếu phân nhiều nước >10 lần/ngày và glucose (++), trong vài ngày nên thay bằng ORS loãng (1 gói pha 2 lít nước).
  • 34. 20 c. Chế độ ăn đặc biệt Chế độ ăn theo lứa tuổi: Khẩu phần cung cấp 150 kcal/kg/24 giờ. Sữa chia 8 bữa hoặc hơn. Thức ăn chia 6 bữa hoặc hơn. Theo dõi chế độ ăn, nếu thất bại chuyển sang chế độ ăn khác. Thất bại chế độ ăn: Có một trong các tình huống sau: Xuất hiện mất nước. Không tăng cân (so sánh kết quả cuối ngày 7 với lúc bắt đầu chế độ ăn đó). Trẻ <4 tháng tuổi:  Xử trí ban đầu: Trường hợp chỉ cho bú sữa mẹ, khuyến khích chỉ bú mẹ hoàn toàn, ngưng thức ăn và sữa đang dùng. Nếu mẹ không còn sữa thì dùng sữa không lactose.  Xử trí tiếp theo: Chuyển qua sữa protein thủy phân khi sữa không lactose không đáp ứng. Nếu sữa protein thủy phân không đáp ứng nên hội chẩn với khoa dinh dưỡng. Trẻ >4 tháng tuổi:  Xử trí ban đầu: Khuyến khích duy trì bú mẹ nếu còn và ngưng thức ăn và sữa khác đang dùng. Cho chế độ ăn giảm Lactose (Công thức A).  Xử trí tiếp theo: Nếu thất bại với công thức A, chuyển qua công thức B. Hội chẩn với khoa dinh dưỡng nếu công thức B thất bại. Nếu ăn <80 kcal/kg/ngày, cần tối thiểu 110 kcal/kg/ngày để nuôi ống dạ dày. Bổ sung sinh tố và yếu tố vi lượng:  Centrum+Caltrate 500mg:  <4 tháng (mỗi thứ nữa viên).  >4 tháng (mỗi thứ 1 viên).  Uống 2 tuần, chia 4–6 lần mỗi ngày.  Vitamine A, nếu trong tháng qua trẻ chưa dùng. Mỗi ngày uống 1 lần, liều cho ngày nhập viện và ngày hôm sau: + <6 tháng-50.000 đơn vị. + 6–12 tháng-100.000 đơn vị. + Từ 12 tháng-200.000 đơn vị.
  • 35. 21 Bảng 1.7 Công thức A, B Thành phần Công thức A (gram) Giảm Lactose Công thức B (gram) Không Lactose Gạo 80 30 Sữa bột 30 (sữa gầy) 00 Đậu nành 20 00 Đường mía 20 00 Dầu thực vật 35,5 40 Đường Glucose 00 30 Thịt nạc gà 00 80 Năng lượng/1000 ml 850 kcal 700 kcal Khẩu phần 150 kcal/kg/ngày 175 ml/kg/ngày 215 ml/kg/ngày Lượng ăn đạt >110 kcal/kg/ngày >130 ml/kg/ngày >155 ml/kg/ngày (Nguồn: Bộ Y tế 2009; WHO 2013) d. Điều trị nhiễm trùng Ngoài đường tiêu hóa: Các phương pháp cũng như thuốc được tiến hành điều trị theo phác đồ của bệnh viện. Nếu cấy máu dương tính hoặc nghi ngờ điều trị nhiễm trùng huyết. Điều trị nhiềm trùng cơ quan như hô hấp, tiết niệu, tai mũi họng… Trong đường tiêu hóa:  Xử trí ban đầu: Phân có máy hoặc soi phân có hồng cầu hay bạch cầu đa nhân. Ciprofloxacin (kháng sinh 1). + <20 kg: Sử dụng 5 ngày với 125 mg x 2 lần/ngày. + >20 kg: Sử dụng 5 ngày với 250 mg x 2 lần/ngày. + Hoặc 10–15 mg/kg x 2 lần/ngày, TTM nếu không uống được hoặc pefloxacine 10 – 15 mg/kg x 2 lần/ngày. Nếu <2 tháng tuổi: + Ceftriazone 100 mg tiêm bắp 1 lần/ngày, cho 5 ngày. Phân có G. duodenalis hoặc E. histolytica (dưỡng bào).
  • 36. 22 + Metronidazole 10mg/kg x 3 lần/ngày, cho 5 ngày. Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ khi cấy phân có vi trùng.  Xử trí tiếp theo: + Chuyển sang kháng sinh 2 nếu kháng sinh 1 thất bại sau 2 ngày sử dụng. + Sử dụng 5 ngày cho metronidazol 10 mg/kg x 3 lần/ngày. + Hội chẩn khoa khi điều trị 2 ngày, kháng sinh 2 thất bại. e. Theo dõi và xử trí tiếp theo Có 3 giai đoạn ta cần theo dõi từng dấu hiệu và tổng kết theo bảng 1.8. Bảng 1.8 Ba giai đoạn ta cần theo dõi từng dấu hiệu theo Bộ Y tế và WHO Theo dõi và tổng kết mỗi 24 giờ, vào giờ cố định Theo dõi những vấn đề tồn tại và phát sinh Theo dõi nhiễm trùng bệnh viện, những dấu xuất hiện sau 2 ngày nằm viện  Lần tiêu chảy và tính chất phân  Lượng ăn đã nhận được (kcal/kg/ngày)  Cân trẻ (dùng cân nhạy 10gam)  Thân nhiệt Dấu hiệu đang nhiễm khuẩn  Nếu còn sốt, không tăng cân, còn tiêu chảy. Kiểm tra nhiễm trùng.  Nếu thở nhanh, ói. Kiểm tra viêm phổi, rối loạn điện giải – kiềm toan.  Nếu chướng bụng. Kiểm tra thủng ruột, đại tràng nhiễm độc, liệt ruột. Nếu bầm máu dưới da. Kiểm tra hội chứng tán huyết tăng ure máu huyết.  Li bì hoặc ăn uống kém  Sốt, ho. Tiêu chảy nặng  Những dấu hiệu nặng khác (Nguồn: Bộ Y tế, 2009; WHO, 2013) f. Xuất viện và theo dõi Thành công điều trị, bao gồm các điều kiện: - Ăn được (>110 kcal/kg/ngày), tăng cân, hết tiêu chảy, hết sốt. - Khi thành công điều trị. Chuyển về chế độ ăn thường, kể cả sữa công thức. - Thời gian chuyển dần từ 2–4 ngày. Xuất viện khi trẻ trở lại chế độ ăn thường và hội đủ các điều kiện:
  • 37. 23 Trẻ ăn đạt tối thiểu 110 kcal/kg/ngày. Trẻ có cân nặng/chiều cao >70%: Mẹ được tham vấn dinh dưỡng. Tái khám dinh dưỡng nếu trẻ cân nặng/chiều cao <80%. 1.3.3 Tiêu chảy do lỵ Theo phác đồ điều trị nhi khoa 2020 tại bệnh viện Nhi đồng 1 về nguyên tắc điều trị, xử trí, điều trị đặc hiệu, theo dõi và khám, chỉ định nhập viện đối với tiêu chảy do lỵ (Nguyễn Thanh Hùng, 2020). a. Nguyên tắc điều trị  Kháng sinh.  Điều trị biến chứng.  Dinh dưỡng. b. Kháng sinh Đối với trường hợp không biến chứng, chưa điều trị:  Cotrimxazol 5 mg trimethoprim /25 mg sulfamethoxazol /kg/lần x 2 lần x 5 ngày (Với trẻ <1 tháng tuổi có vàng da hoặc sanh thiếu tháng không sử dụng cotrimxazol).  Theo dõi 2 ngày. Có đáp ứng: Dùng tiếp 5 ngày. Không đáp ứng: Đổi sang acid nalidixic 15 mg/kg/lần x 4 lần/ngày. (Với trẻ 2 tháng tuổi không sử dụng nalidixic acid).  Theo dõi 2 ngày. Đáp ứng: Dùng tiếp đủ 5 ngày. Không đáp ứng: Đổi sang ciprofloxacin. Đối với liều <20 kg: 125 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. Đối với liều 20-50 kg: 250 mg x 2 lần/ngày x 5 ngày. Các trường hợp nặng có biến chứng: Nếu trẻ em dưới 2 tháng tuổi: Ceftriaxon 100 mg/kg tiêm tĩnh mạch một lần/ngày x 5 ngày. Trẻ em 2 tháng đến 5 tháng tuổi: Bắt đầu điều trị và theo dõi 02 ngày bằng acide nalidixic nếu không đáp ứng sẽ đổi sang: - Theo kháng sinh đồ: Có kết quả cấy máu cấy phân. - Cấy (-): Dùng ciprofloxacin (hoặc pefloxacin) liều: <20 kg: Sử dụng 5 ngày với 125 mg x 2 lần/ngày. 20–50 kg: 250 mg x 2 ngày 2 lần/ngày x 5 ngày hoặc 20–30 mg/kg/ngày chia làm 2 lần ngày TTM niếu không uống được hoặc pefloxacin: 20-30 mg/ngày chia làm 2 lần/ngày x 5 ngày.
  • 38. 24 Theo dõi ứng dùng sau để đánh giá có đúng hay không: Hoạt động trở lại bình thường khi không còn sốt, lượng máu trong phân giảm, số lần đi tiểu giảm và thèm ăn. Tìm chẩn đoán khác sau khi dùng 02 loại kháng sinh liên tiếp không đáp ứng. Có kết quả cấy máu cấy phân điều trị theo gợi ý của kháng sinh đồ. Lưu ý: Hiện nay đã có sự đề kháng ở các chủng Shigella với ampicillin, co– trimoxazol, nalidixic acid, tetracyclin, chloramphenicol, gentamycin, cephalosporin ở cả hai thế hệ, tại một số nơi tỷ lệ đề kháng với ciprofloxacin cũng được báo cáo (Williams et al., 2018). c. Điều trị biến chứng: Xem các phác đồ tương ứng. - Hạ đường huyết: Xem phác đồ tương ứng. - Co giật: Phác đồ điều trị co giật. - Sa trực tràng: Dùng khăn ướt đẩy vào. - Rối loạn điện giải thường là hạ natri, kali máu (xem phác đồ). - Mất nước: Bù nước theo phác đồ điều trị tiêu chảy. d. Dinh dưỡng Trẻ bị lỵ thường chán ăn cần khuyến khích trẻ ăn, cho ăn làm nhiều buổi ăn các thức ăn mà trẻ thích. e. Tiêu chuẩn nhập viện Có rối loạn tri giác, có co giật, chướng bụng, tiểu ít, sa trực tràng. 1.4 THUỐC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY 1.4.1 Oresol (ORS) có độ thẩm thấu thấp Ở những nơi mà bệnh tiêu chảy gây ra nhiều nhất, tình trạng thiếu kẽm cũng rất phổ biến. Các sáng kiến toàn cầu được phối hợp đã giúp các nhà hoạch định chính sách cảm nhận được ORS và kẽm là những can thiệp quan trọng đối với sức khỏe trẻ em, tạo điều kiện cho các chính phủ quốc gia và các đối tác địa phương thực hiện các chương trình quy mô lớn đã giúp giảm thiểu các rào cản địa phương một cách hiệu quả trong việc tiếp cận (Ofei et al., 2019). Sự hiểu biết tốt hơn và các phương tiện để thay đổi hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người chăm sóc và thực hành quản lý trường hợp của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để tăng tỷ lệ sử dụng ORS là những thách thức dường như khó chữa và vẫn là lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên. Theo WHO bù nước bằng dung dịch uống bù nước (ORS). Hỗn hợp của nước sạch, muối và đường được gọi là ORS. Chi phí điều trị ít tốn kém cho mỗi lần điều trị.
  • 39. 25 ORS được hấp thụ trong ruột non và thay thế nước và chất điện giải bị mất trong phân (WHO, 2017). Thay thế glucose bằng các chất nền khác, ngũ cốc như gạo, và bổ sung glycine, alanin và glutamine, trong số những chất khác. Mặc dù ORS làm từ gạo đặc biệt hiệu quả trong bệnh tả, nhưng không có giải pháp sửa đổi nào có sự kết hợp đầy đủ giữa hiệu quả được cải thiện, tính an toàn vượt trội, lợi thế về chi phí hoặc tính khả thi theo chương trình để thay thế ORS ban đầu của WHO (Ofei et al., 2019). Điều này đã thay đổi với một dòng điều tra chính được thực hiện để giảm lượng phân với việc sử dụng ORS tập trung vào việc giảm tải thẩm thấu bằng cách giảm lượng natri hoặc glucose (natri và glucose trong khoảng 60–75 mEq/L và 75–90 mmol/L, tương ứng) hoặc cả hai (Nalin, 2021). Tuy nhiên, vì tính đơn giản, dễ sử dụng và tính phù hợp trong các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe và cộng đồng khác nhau, ORS sẽ tiếp tục có tác động đáng kể và cứu sống hàng triệu người hàng năm (Ofei et al., 2019). 1.4.2 Kẽm WHO khuyến nghị sung kẽm làm giảm 25% thời gian bị tiêu chảy và giảm 30% khối lượng phân (WHO, 2013, WHO, 2017). Việc sử dụng kẽm dựa trên một số nghiên cứu cho thấy rằng kẽm làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy. Liều khuyến cáo của kẽm cho trẻ 6-59 tháng tuổi là 20 mg/ngày trong 10-14 ngày. Đối với trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng và trẻ >6 tháng tuổi thì những tác động này có ý nghĩa lớn hơn. Ở trẻ em bị tiêu chảy kéo dài, thời gian tiêu chảy khoảng 16 giờ sẽ được rút ngắn khi bổ sung kẽm. Mặc dù vậy nhưng nguy cơ nôn mửa khi bổ sung kẽm có thể xảy ra. Một thử nghiệm cho thấy liều lượng kẽm thấp hơn làm giảm nguy cơ nôn mửa (Với trẻ >6 tháng dùng liều 10 mg hoặc 5 mg mỗi ngày) so với liều tiêu chuẩn 20 mg và có hiệu quả tương đương và nguy cơ nôn mửa thấp (Somji et al., 2019; Dhingra et al., 2020. 1.4.3 Probiotic Probiotics cho bệnh tiêu chảy có nguồn gốc vi rút và vi khuẩn Một số bằng chứng tốt nhất cho thấy men vi sinh có tác dụng đến từ các nghiên cứu về bệnh tiêu chảy ở trẻ em, đặc biệt là khi nó do vi rút rota gây ra. Probiotics có thể làm giảm các cơn tiêu chảy nhiễm trùng từ nửa ngày đến khoảng 2 ngày (Peter Jaret, 2020).
  • 40. 26 Một số nghiên cứu cho thấy rằng các chủng vi khuẩn có khả năng giúp ích nhiều nhất là Lactobacillus reuteri, Lactobacillus rhamnosus, và men probiotic Saccharomyces boulardii, mặc dù các chủng khác có thể hữu ích. Sự kết hợp của một vài loại men vi sinh khác nhau cũng có thể điều trị loại tiêu chảy này. Probiotics cho tiêu chảy liên quan đến kháng sinh (AAD) Các chế phẩm sinh học khác bao gồm Lactobacillus reuteri, L rhamnosus (chủng E / N, Oxy và Pen), kết hợp Clostridium butyricum và Bifidobacterium, kết hợp B lactis và S. thermophilus, và sữa chua (chứa các vi khuẩn có hoạt tính của S thermophilus và Lactobacillus delbrueckii) đã chứng minh hiệu quả trong giảm tỷ lệ mắc AAD ở trẻ em trong một số thử nghiệm; tuy nhiên, những lựa chọn điều trị này cần được nghiên cứu thêm (Mantegazza et al., 2018). Lactobacillus rhamnosus GG và S boulardii là 2 chế phẩm sinh học có hiệu quả trong việc ngăn ngừa AAD ở trẻ em khi dùng chung với kháng sinh. Trong khi liều tối ưu vẫn chưa được biết, khoảng 5 đến 40 tỷ vi sinh mỗi ngày dường như là hiệu quả nhất. Không có đủ bằng chứng để khuyến nghị các dòng men vi sinh khác tại thời điểm này. Probiotics dường như an toàn ở trẻ em, với tác dụng phụ tối thiểu; tuy nhiên, các tác dụng ngoại ý nghiêm trọng đã được ghi nhận trong trường hợp báo cáo về trẻ em bị suy nhược hoặc suy giảm miễn dịch nghiêm trọng (Guo et al., 2018; Yan et al., 2020). Probiotics cho bệnh tiêu chảy của du khách Hướng dẫn năm 2017 về phòng ngừa tiêu chảy cho khách du lịch của “Hiệp hội Y học Du lịch Quốc tế” tuyên bố rằng không có đủ bằng chứng liên quan đến hiệu quả của chế phẩm sinh học trong việc ngăn ngừa tiêu chảy, những kết quả này đã bổ sung bằng chứng rằng probiotics có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tiêu chảy (Riddle et al., 2017). Vì chế phẩm sinh học đã được biết đến là có hiệu quả trong việc kiểm soát tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính và tiêu chảy liên quan đến kháng sinh (Wilkins et al., 2017), phân tích tổng hợp này trong đó chúng cũng cho thấy hiệu quả phòng ngừa sẽ khiến việc tiến hành một nghiên cứu tiếp theo trở nên cần thiết hơn tương lai. Tuy nhiên, do có nhiều loại men vi sinh khác nhau cũng khác nhau về đường dùng, thời gian quan sát khác nhau giữa các bài báo và kết quả không được phân loại theo phân tích theo chủ ý hoặc phân tích thao quy trình, nên cần đảm bảo tính nhất quán hơn trong việc thực hiện lâm sàng thử nghiệm (Bae, 2018). 1.4.4 Diosmestit Diosmectite được đề xuất như một phương pháp điều trị tích cực cho bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính. Phương pháp điều trị quan trọng của viêm dạ dày ruột cấp tính ở
  • 41. 27 trẻ em là sử dụng dung dịch bù nước (ORS) qua đường uống, nhưng điều này không giúp rút ngắn thời gian tiêu chảy cũng như không làm giảm tần suất đi ngoài của phân. Do đó, các liệu pháp tích cực hiện được khuyến nghị như một biện pháp hỗ trợ cho ORS (Buccigrossi et al., 2017). 1.4.5 Racecadotril Racecadotril dường như là một loại thuốc an toàn nhưng ít có lợi ích trong việc cải thiện tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới năm tuổi. Các bằng chứng hiện tại không ủng hộ việc sử dụng racecadotril thường quy trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi ngoài bối cảnh thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát giả dược. Ngày 18 tháng 12 năm 2019 cập nhật tất cả các nghiên cứu được kết hợp từ tìm kiếm gần đây nhất Tất cả các nghiên cứu được xác định trong lần tìm kiếm gần đây nhất (ngày 4 tháng 3 năm 2019) đã được đưa vào đánh giá và không có nghiên cứu đang diễn ra nào được xác định (Liang et al., 2019). 1.4.6 Lactat Ringer Dung dịch cân bằng (còn gọi là dung dịch đệm) là một giải pháp thay thế cho dung dịch muối 0,9%. Các dung dịch cân bằng là các chất kết tinh khác với nước muối 0,9% ở một số khía cạnh. Các dung dịch này có nồng độ natri và clorua thấp hơn, chứa các cation bổ sung như canxi, kali hoặc magiê và chứa các anion như lactat, axetat hoặc gluconat, được chuyển hóa thành bicacbonat và có thể tạo ra tác dụng đệm bổ sung (Antequera Martín et al., 2019). Những đặc điểm này làm cho chúng giống với nồng độ trong huyết tương hơn so với nước muối 0,9%. Các dung dịch cân bằng phổ biến nhất là Ringer Lactate (hoặc dung dịch Hartmann) và Plasma‐Lyte 148 (hoặc Plasma-Lyte A) (Bộ Y tế, 2009). 1.4.7 Kháng sinh Ở những trường hợp tiêu chảy thông thường tuyệt đối không sử dụng kháng sinh, điều này không hiệu quả và có thể gây nguy hiểm. Trước khi sử dụng kháng sinh luôn cân nhắc đến lợi ích rủi ro cho người bệnh. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế quy định: “Chỉ sử dụng kháng sinh trong những trường hợp đặc biệt sau: Có tiêu chảy phân máu, nghi ngờ tả mất nước nặng và có xác định nhiễm Gardia duoedenalis, Amip” (Bộ Y tế, 2009).
  • 42. 28 Bảng 1.9 Kháng sinh được sử dụng để điều trị các nguyên nhân gây tiêu chảy Nguyên nhân Kháng sinh nên lựa chọn (a) Kháng sinh thay thế Tả (b,c) Azithromycin 6 – 20 mg/kg x 1 lần/ngày x 1 – 5 ngày (uống một lần duy nhất) Erythromycin 1g (trẻ em 40 mg/kg cân nặng), uống 3 ngày. Doxycyclin 100mg x 3 viên uống 1 liều (dùng trong trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm) Lị trực khuẩn (b) Ciprofloxacin 15 mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 3 ngày (uống) Pivecillinam 20 mg/kg/lần x 4 lần/ngày x 5 ngày (uống) Ceftriaxon 50 – 100 mg/kg x 1 lần/ngày x 2 – 5 ngày (tiêm tĩnh mạch hoặc bắp) Campylobacter Azithromycin 6 – 20 mg/kg 1 lần/ngày x 1 – 5 ngày (uống) Lị Amip Metronidazol 10 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày (uống) (Nếu bệnh nặng thì dùng trong 10 ngày) Giardia Metronidazol (d) 5 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày (uống) (Nguồn: Bộ Y tế, 2009, WHO, 2013) Chú thích: a: Dùng uống, sẽ được thay bằng thuốc viên với liều tương đương khi không có ở dạng bào chế là siro. b: Để điều trị típ 01, típ 0139 và lị phân lập cần lựa chọn kháng sinh thích hợp tại địa phương. c: Tại địa phương cho trẻ em trên 2 tuổi nghi tả và có mất nước nặng khuyến cáo dùng kháng sinh. d: Tinidazole có thể dùng một lần 50 mg/kg theo đường uống. Lưu ý: Việc lựa chọn kháng sinh cần phải dựa vào độ nhạy cảm của Shidella đối với kháng sinh vào thời điểm đó và sự sẵn có ở địa phương, cũng như phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. 1.5 PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY Việc cung cấp đầy đủ nước uống, vệ sinh và tiêm chủng là những phương tiện chính để ngăn ngừa nhiễm trùng tiêu chảy (Bộ Y tế, 2009; WHO, 2013; WHO, 2017; Bửu Hạnh và cs, 2013).
  • 43. 29 1.5.1 Cải thiện cung cấp nước và vệ sinh Các bệnh tiêu chảy cấp có thể được ngăn ngừa bằng nhiều biện pháp tập trung vào việc hạn chế sự lây lan của các sinh vật trong cộng đồng và từ người sang người. Đường phân-miệng là con đường gây lây nhiễm bệnh tiêu chảy. Do đó, rửa tay được coi là rào cản chính đối với việc lây truyền mầm bệnh qua đường ruột (Wolf et al., 2018). Trên toàn cầu, hơn 1 tỷ người không được tiếp cận với nguồn cung cấp nước uống được cải thiện và hơn 2,4 tỷ người sống trong tình trạng không có đủ điều kiện vệ sinh (Darvesh et al., 2018). Các chiến lược cải thiện chất lượng vi sinh vật trong nước uống có thể được áp dụng tại nguồn hoặc tại hộ gia đình. Chiến lược nguồn nước bao gồm các giếng được bảo vệ, lỗ khoan và các vòi công cộng. Các chiến lược hộ gia đình bao gồm cải thiện việc lưu trữ nước hoặc các phương pháp xử lý nước, chẳng hạn như khử trùng bằng clo, khử trùng bằng năng lượng mặt trời, lọc hoặc kết hợp keo tụ và khử trùng (Darvesh et al., 2018). 1.5.2 Vắc-xin a. Vắc–xin ngừa virus Rota Tiêm chủng đã giảm gánh nặng tiêu chảy ở trẻ em. Có hai loại: Vắc-xin vi rút rota năm cánh được khuyến cáo được tiêm ba lần lượt khi hai, ba và sáu tháng với trẻ sơ sinh; và khuyến nghị thay thế cho hai liều được tiêm lúc hai và bốn tháng là vắc-xin virus rota đơn giá (Weldegebriel et al., 2018). Ngoài ra, Trên thị trường Việt Nam đang lưu hành 3 loại vắc-xin ngừa vi rút rota. Con của bạn sẽ được uống 2 hoặc 3 liều vắc-xin, tùy thuộc vào loại vắc-xin sử dụng. Lịch uống vắc-xin được khuyến cáo như sau: Liều 1: lúc 2 tháng tuổi Liều 2: lúc 4 tháng tuổi Liều 3: lúc 6 tháng tuổi (nếu cần) Liều vắc-xin thứ nhất phải được uống trước 15 tuần tuổi, và liều cuối cùng phải uống trước 8 tháng tuổi. Vắc-xin ngừa vi-rút rota có thể sử dụng đồng thời với các vắc- xin khác. Hầu hết các trẻ sau khi uống vắc-xin ngừa vi-rút rota sẽ phòng ngừa được bệnh tiêu chảy nặng do vi-rút rota gây ra. Và phần lớn các trẻ này sẽ không mắc bệnh tiêu chảy do vi-rút rota.
  • 44. 30 Vắc-xin này không ngừa được bệnh tiêu chảy và nôn ói do các nguyên nhân khác. (Trung tâm nghiên cứu lâm sàng của Viện Pasteur Thành phố Hồ chí Minh). b. Vắc–xin ngừa bệnh tả Hai loại vắc xin tả qua đường miệng được WHO đưa vào sử dụng và sơ tuyển là vắc xin V. cholerae O1 đường uống, toàn tế bào, tiêu diệt V. cholerae O1 có bổ sung tiểu đơn vị B của độc tố tả và vắc xin O139 không bổ sung tiểu đơn vị B có tên là Dukoral, Shanchol, Euvichol và mORC-Vax (Boeckmann et al, 2019). Các loại vắc-xin này được tiêm hai hoặc ba liều tùy theo độ tuổi và tạo ra hiệu quả bảo vệ chống lại bệnh vừa và nặng từ 60% -85%, trong tối đa hai đến ba năm sau khi tiêm chủng. c. Vắc–xin đường ruột Các xu hướng gần đây cho thấy bằng chứng về vắc xin đường ruột mới. Chúng bao gồm vắc xin ETEC, Shigella và norovirus. Trong hai thập kỷ qua, nghiên cứu đã được tiến hành trong lĩnh vực phát triển vắc-xin bằng cách sử dụng một số phương pháp bao gồm các kỹ thuật sống giảm độc lực, toàn bộ tế bào bị tiêu diệt và tiểu đơn vị. Một số vắc xin mới đang trong giai đoạn phát triển tiền lâm sàng và lâm sàng. (Mokomane et al., 2018). 1.6 CÁC NGHIÊN CỨU KHÁC Một số nghiên cứu về tình trạng trẻ em mắc bệnh tiêu chảy hiện nay, phương pháp điều trị và yếu tố điều trị bằng kháng sinh được trình bày trong Bảng 1.10. Bảng 1.10 Một số nghiên cứu về tình trạng trẻ em mắc bệnh tiêu chảy, phương pháp điều trị và yếu tố điều trị bằng kháng sinh STT Tác giả, năm, nơi nghiên cứu Tên nghiên cứu Kết quả 1 Mokomane và các cộng sự (2018) tại Đại học Botswana (Nam Phi) Vấn đề toàn cầu của bệnh tiêu chảy ở trẻ em: Các chiến lược mới nổi trong việc phòng ngừa và quản lý Tiêm phòng đã được chứng minh là một công cụ cực kỳ hiệu quả chống lại virus rota, mầm bệnh gây ra nhiều đợt tiêu chảy hơn bất kỳ tác nhân nào khác. Điều trị kịp thời bệnh viêm dạ dày ruột bằng các dung dịch bù nước và kẽm đã là phương pháp điều trị chính; tuy nhiên, có vẻ như việc điều trị bằng kháng sinh đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và/hoặc động vật
  • 45. 31 nguyên sinh chọn lọc có thể cải thiện nhanh hơn, duy trì sự phát triển và ít tử vong hơn. 2 Shine, S. và các cộng sự (2020) tại Debre Berhan, Ethiopia Tỷ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan của bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi ở thị trấn Debre Berhan, Ethiopia 2018: Một nghiên cứu cắt ngang Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi trong khoảng thời gian hai tuần là 16,4%. Các chương trình giáo dục về tầm quan trọng của việc chủng ngừa vi rút rota, tăng tần suất cho trẻ bú sữa mẹ bằng thức ăn bổ sung sau sáu tháng và các điểm quan trọng của việc rửa tay được khuyến khích. 3 Ugboko, H. U. và các cộng sự (2021) tại Tây Nam Nigeria Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Tây Nam Nigeria Nghiên cứu này đã xác định ba yếu tố nguy cơ đáng kể có thể khiến trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy. Các yếu tố này là: Tình trạng giáo dục của mẹ, tình trạng việc làm của mẹ và thu nhập của gia đình. Các yếu tố khác là việc đi khám thai của người mẹ, thời gian cho con bú, việc đi học của trẻ và nguồn nước uống. 4 Tổ chức Y tế Thế giới, Geneva, Thụy Sĩ (2020) Một thử nghiệm mù đôi có đối chứng với giả dược về azithromycin để giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện sự tăng trưởng ở trẻ nhỏ có nguy cơ cao bị tiêu chảy không ra máu ở những nơi có nguồn lực thấp: Phác đồ thử nghiệm Kháng sinh cho Trẻ bị Tiêu chảy. Thuốc kháng sinh cho bệnh tiêu chảy ở trẻ em, để xác định xem việc bổ sung kháng sinh (azithromycin) vào phương pháp quản lý tiêu chuẩn đối với bệnh tiêu chảy cấp tính không ra máu ở một tập hợp con trẻ em từ 2–23 tháng tuổi bị mất nước hoặc thiếu dinh dưỡng có thể làm giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện tăng trưởng ở những nơi thường xảy ra các trường hợp tử vong như vậy.
  • 46. 32 5 Bruzzese, E., Giannattasio và các cộng sự (2018) tại Ý Kháng sinh điều trị viêm dạ dày ruột cấp tính ở trẻ em Bù nước là phương pháp điều trị quan trọng và điều trị tích cực tiêu chảy bằng men vi sinh hoặc diosmectite nên luôn được xem xét, không phụ thuộc vào căn nguyên. Thuốc kháng sinh nói chung là không cần thiết và thậm chí có thể gây hại cho trẻ em, nhưng chúng được sử dụng trong một số trường hợp nhất định. Có ba bộ tiêu chí riêng biệt cần được xem xét cẩn thận: Tình trạng lâm sàng, các yếu tố liên quan đến vật chủ và bối cảnh. Chỉ định dùng kháng sinh, luôn phải tiến hành điều tra vi sinh rồi bắt đầu điều trị.
  • 47. 33 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là dựa trên bệnh án của trẻ em ≤6 tuổi được chẩn đoán tiêu chảy và được điều trị tại tại bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh năm 2020. 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn  Bệnh án của bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán xác định là tiêu chảy và chỉ định điều trị ít nhất một loại thuốc.  Bệnh án của bệnh nhân đã có tiền sử bệnh tiếp tục được điều trị.  Bệnh nhân đã được thăm hỏi về  Số lần tiêu chảy.  Thời gian bệnh.  Có máu trong phân.  Báo cáo vùng dịch tả trong khu vực.  Kháng sinh và các loại thuốc khác đang sử dụng hay sử dụng trước đó.  Cơn quấy khóc xanh tái ở trẻ.  Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng toàn diện.  Dấu hiệu mất nước  Có máu trong phân.  Dấu hiệu suy dinh dưỡng nặng.  Khối u ở bụng.  Tình trạng chướng bụng. Soi cấy phân không cần chỉ định thường quy cho các trẻ tiêu chảy cấp không có máu.  Bệnh nhân ≤6 tuổi. 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ  Bệnh nhân chuyển viện.  Bệnh án ghi nhận bệnh nhân đang điều trị một bệnh khác có thể gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị tiêu chảy. 2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: 01/01/2020 đến 1/12/2020. Thời gian thực hiện: Sau 6 tháng tính từ ngày bảo vệ đề cương.