SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------
KHÚC THÀNH LIÊM
NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG MỘT SỐ LOÀI CÂY
TRỒNG TRONG DỰ ÁN CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG BÃI
THẢI NAM ĐÈO NAI - QUẢNG NINH
CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60 62 02 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN HUY SƠN
Thái Nguyên - 2012
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Nông Lâm - Đại học
Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học khóa 18, từ năm 2010 - 2012.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ của tập thể cán bộ phòng Quản lý đào tạo sau đại học,
Khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và các thầy giáo, cô
giáo thuộc trường Đại học Thái Nguyên, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,
… nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Huy Sơn - người hướng
dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp
Quảng Ninh, Công ty Cổ phân Than Đèo Nai, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng
Ninh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu ngoại
nghiệp phục vụ đề tài luận văn và tạo mọi điều kiện về thời gian, công việc để tác
giả có thể theo học và hoàn thành luận văn này;
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp đỡ
của người thân trong gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời gian
học tập và thực hiện đề tài luận văn.
Thái Nguyên, năm 2012
Tác giả
Khúc Thành Liêm
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong một vài thập niên vừa qua, ngành lâm nghiệp đã đạt được những
thành tự đáng kể, đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân, nhất là những
tiến bộ kỹ thuật về giống và trồng rừng thâm canh, đã nâng năng suất rừng trồng
từ 7-10 m3
/ha/năm vào những năm 70-80 của thế kỷ trước lên 20-25 m3
/ha/năm.
Đặc biệt hiện nay có một số mô hình trong phạm vi thí nghiệm đã đạt từ 30-35
m3
/ha/năm. Nhưng chủ yếu là trồng rừng cung cấp gỗ nhỏ cho công nghiệp chế
biến bột giấy và ván dăm với các loài cây mọc nhanh như keo, bạch đàn. Ngoài
ra, các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng đã quan tâm nghiên cứu, tuyển
chọn những loài cây chịu hạn cho vùng cát ven biển miền Trung, từ đó nhiều cồn
cát đã được phủ xanh cải tạo đất cho phát triển sản xuất lâm nông nghiệp. Tuy
vậy, nghiên cứu tuyển chọn những loài cây trồng cũng như tìm biệt pháp lâm
sinh thích hợp để cải tạo môi trường sinh thái trên các bãi thải công nghiệp sau
khai thác than thì còn nhiều hạn chế.
Quảng Ninh là vùng công nghiệp khai thác than lớn nhất cả nước, được
hình thành và phát triển cách đây hàng trăm năm, ngay từ thời Pháp thuộc. Sau
Cách mạng tháng Tám, các mỏ khai thác than được duy trì và phát triển. Với công
nghệ phổ biến là khai thác lộ thiên, để lấy than cần phải bóc đi một lượng đất, đá
rất lớn, độ dày mỏng của lớp đất đá này khác nhau tùy thuộc vào từng vỉa. Sau
nhiều năm khai thác lượng đất đá này tạo thành các bãi thải khổng lồ như những
“điểm đen” gây ảnh hưởng xấu về môi trường, cảnh quan trong khu vực cũng như
hoạt động sản xuất và đời sống xã hội.
Bãi thải Nam Đèo Nai thuộc công ty cổ phần Than Đèo Nai là địa điểm
chứa đất đá thải do khai thác than có khối lượng và diện tích lớn nhất trong khu
vực, có lịch sử hình thành trên một trăm năm và là nơi chứa đất đá thải của các
khai trường trong quá trình khai thác than lộ thiên. Vị trí của bãi thải thuộc
phường Cẩm Tây- thị xã Cẩm Phả. Do lượng đất đá thải tích tụ quá lớn, bãi thải
2
trở thành điểm gây ô nhiễm môi trường trầm trọng ảnh hưởng xấu đến khu dân
cư của thị xã Cẩm Phả, cảnh quan Vịnh Bái Tử Long. Chính vì vậy, bãi thải
Nam Đèo Nai đã bị liệt vào danh sách các điểm gây ô nhiễm nặng và theo Nghị
định 64/2003/QĐ-TTg cần phải xử lý triệt để.
Trong những năm trước đây công ty than Đèo Nai đã đầu tư nhiều hạng mục
để hạn chế tác động tiêu cực của bãi thải như san cắt tầng, xây đập ngăn, xây hệ
thống mương thoát nước, ... Tuy nhiên, do diện tích rộng, trơ trụi, độ dốc lớn nên
trong mùa hanh khô, do xe vận tải cùng với gió đã tạo ra một lượng bụi đất rất lớn
phát tán vào không khí và khu vực dân cư lân cận, hơn nữa vào mùa mưa thường
xuyên xảy ra sạt lở đất gây bồi lấp, lũ úng phía chân bãi thải và khu dân cư.
Năm 2007 theo đề nghị của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam và Công
ty cổ phần Than Đeo Nai về việc thực hiện dự án Trồng rừng cải tạo cảnh quan
và môi trường bãi thải Nam Đèo Nai. Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông
nghiệp Quảng Ninh đã được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Dự án cải tạo
môi trường bãi thải Nam Đèo Nai tỉnh Quảng Ninh, tác giả luận án là cộng tác
viên chính của Dự án. Sau 4 năm triển khai đã trồng được gần 200 ha trên toàn
bộ diện tích bãi thải với các loài cây như Keo lá tràm (Acacia auriculiformis),
Thông nhựa (Pinus merkussi), Phi lao (Casuarina equietifolia), cỏ bông lau
(Saccharum spontacum), Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla)… đến nay dự án
vẫn được kéo dài và chưa có đánh giá khả năng sinh trưởng của cây trồng, khả
năng cải tạo đất trên bãi thải cũng như cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh để phủ xanh bãi thải khai thác than. Để giải quyết vấn đề này trên cơ sở
khoa học, đáp ứng yêu cầu thực tế, trong khuôn khổ của Luận văn tốt nghiệp đào
tạo Cao học lâm nghiệp của trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên,
được sự đồng ý của Ban lãnh đạo Phòng quản lý đào tạo sau đại học và Chủ trì
Dự án cũng như Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nông nghiệp tỉnh Quảng
Ninh, tác giả đã kế thừa một phần kết quả và hiện trường của dự án để hoàn
thành lận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp theo chương trình đào tạo với tên đề
3
tài: “Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây trồng trong dự án cải tạo môi
trường bãi thải Nam Đèo Nai - Quảng Ninh”.
Kết quả của đề tài sẽ đánh giá khả năng sinh trưởng và cải tạo đất của một
số loài cây trồng chính trong dự án là Keo lá tràm, Thông nhựa và Phi lao được
trồng trên bãi đất đá đổ thải của bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh, từ đó
xác định được biệt pháp kỹ thuật hữu hiệu cho việc trồng cây trên các bãi thải
khai thác than và quặng của Việt Nam, góp phần giải quyết vấn đề cải thiện đất
và môi trường không khí trên các bãi thải của các khai trường khai thác khoáng
sản không chỉ ở Quảng Ninh mà còn là cơ sở để nhân rộng ra các khai trường
khác trên phạm vi cả nước.
4
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới.
2.1.1. Các nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất rừng trồng
Từ lâu trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về sinh trưởng và
tăng trưởng của rừng trồng, trong số đó phải kể đến các nhà khoa học như
Tiurin A.V (1948), Morosov G.F. Tretiakov N.V, Orlov M.M (1956)… với
các nghiên cứu xác định tăng trưởng về thể tích, các nhân tố điều tra của cây
rừng và rừng, trong quá trình nghiên cứu đã xác định được sinh trưởng của
cây rừng chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố ngoại cảnh như ánh sáng, độ ẩm,
dinh dưỡng, khí hậu, thời tiết, loài cây…
Trong nghiên cứu tổng hợp về rừng có một số công trình nghiên cứu thuộc
môn khoa học trắc thụ lâm nghiệp, công trình nghiên cứu đáng chú ý đầu tiên
phải kể đến là: “Forest Mensuration” của tác giả Donald Bruce, B.A., M.F. and
Francis X. Schumacher, B. S. (1950) [15]. Các tác giả này đã nghiên cứu sinh
trưởng cây rừng và các phương pháp đo đạc trong nghiên cứu cây rừng.
Về tăng trưởng và sản lượng: Veracion V.P 1964 [22] đã nghiên cứu tăng
trưởng và sản lượng 5 năm trên diện tích rừng ở miền núi Benguet – Philippines;
Wood, P. J (1974) đã nghiên cứu ước lượng các loài sinh trưởng nhanh vùng
nhiệt đới. Kết quả nghiên cứu của các công trình này mới chỉ tập trung vào việc
nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố sinh trưởng, sinh khối, năng suất hệ
sinh thái, các tính toán vẫn chỉ dừng lại ở các lâm phần, hệ sinh thái chung chung
và một số nhóm loài mà chưa chú ý nghiên cứu đánh giá chính xác, cụ thể riêng
cho từng loài.
Tổ chức Nông lương thế giới (FAO, 2004) đã tổng hợp các kết quả nghiên
cứu ở các nước vùng nhiệt đới, điển hình là các công trình nghiên cứu của
Laurie (1974), Julian Evans (1974, 1992) [16, 17], Pandey (1983) [21],
Golcalves J.L.M và cộng sự (2004) [20], đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng của
5
rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào 4
nhân tố chủ yếu liên quan tới điều kiện lập địa là khí hậu, địa hình, loại đất và
hiện trạng thực bì.
Năm 1979, FAO đã xuất bản cẩm nang hướng dẫn “Đánh giá đất đai cho
nông nghiệp nhờ nước trời” và “Đánh giá đất đai cho Lâm Nghiệp” năm 1984
trên cơ sở một số nội dung:
- Đánh giá tiềm năng đất đai (Land capability), xác định mức độ thích
hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp
cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm của các
đơn vị đất đai. Phương pháp đánh giá này đã và đang được sử dụng rất nhiều trên
thế giới trong các nghiên cứu và đánh giá đất đai. Ngoài ra, còn có một số
phương pháp đánh giá khác nhau được nhiều nơi áp dụng. Việc nghiên cứu này
có rất nhiều quan điểm và phương pháp khác nhau, do vậy tạm chia ra một số
phương pháp sau:
+ Phương pháp phân chia và đánh giá rừng và đất trồng rừng Jones (1960)
có ba trường phái phân chia, đánh giá rừng và đất rừng (Evaluation of site):
+ Phân chia cấp đất (Site index approaches) Cajender (1962), việc phân
loại đánh giá rừng bằng chỉ tiêu cấp đất (Site Index) do Huber (1824) thực hiện
lần đầu tiên ở nước Đức. Đến đầu thế kỷ 20, phương pháp này được phổ biến
rộng rãi ở Châu Âu, lan truyền sang Bắc Mỹ. Từ khi Eichhorn (1904) [14] phát
hiện ra quy luật “Trữ lượng rừng là một hàm số của chiều cao bình quân lâm
phần” thì phương pháp phân chia cấp đất được củng cố cơ sở lý luận bền vững
chắc chắn. Nội dung chính của phương pháp này là xây dựng một hàm sinh
trưởng theo tuổi của một nhân tố điều tra lựa chọn nào đó, thông thường là chiều
cao bình quân, chiều cao tầng trội (dominant height),… Nhân tố lựa chọn này
phải là một chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ với trữ lượng rừng (site). Trên cơ sở
đường cong trung bình này, chia thành một số cấp khác nhau theo thứ tự từ tốt
đến xấu gọi là các cấp đất. Theo các phương trình của từng cấp đất cho ngay một
6
khái niệm trực quan về sinh trưởng chiều cao, từ đó suy ra trữ lượng. Theo
Erteld 1966 [18], Prodan (1951) đã sử dụng chỉ tiêu tăng trưởng trung bình về
đường kính để chia cấp đất cho rừng chặt chọn tại Đức.
+ Phân chia thực bì (Vegetal approaches): Việc phân loại thực bì rừng đã
áp dụng từ cuối thế kỷ 19 cho vùng Bắc Âu (dẫn theo báo Post 1862 và Norlin
1861). Từ đầu thế kỷ 20, với các công trình nghiên cứu của Cajander (1909,
1926), trường phái này phát triển mạnh ở Phần Lan. Sau này được phát triển
rộng rãi sang Bắc Mỹ và cả châu Âu. Một số tác giả như Krajian (1960, 1963,
1964, 1965) cho rằng phân chia thực bì chính là phân chia hệ sinh thái. Vì thực
bì là nhân tố chỉ thị cho hệ sinh thái và loại đất.
+ Phân loại rừng thực chất là phân loại thực bì và là một vấn đề lớn, nên
đã phát triển như một nội dung khoa học riêng biệt với lý thuyết khác nhau như
học thuyết kiểu rừng của Morodov (1912), lý thuyết về hệ sinh thái (Ecosytem)
của Tansley (1935), học thuyết sinh địa quần lạc thực vật (Biogeocenose) của
Sukasov (1944), học thuyết lâm hình của Sukasov (1964).
+ Sinh học Thuỵ Điển đã phân hạng thực bì miền Bắc nước này theo hai
trục độ phì (4 cấp), độ ẩm (5 cấp) và định nghĩa 16 hạng thực bì theo các tổ hợp
độ phì - độ ẩm khác nhau (công trình của Armberg 1953). Một số nhà khoa học
Mỹ như Behusis (1962), Wering và Major (1964), Jones (1969) nghiên cứu quan
hệ giữa chỉ số cấp đất của lâm phần (ứng với một loại rừng nào đó) với các chỉ
số môi trường như: độ phì, độ ẩm,… Bảng phân hạng kiểu lập địa của
Progrepnhick theo độ phì (4 cấp) độ ẩm (6 cấp) cũng là một bảng phân hạng thực
bì. Đặc biệt trong thực hành để đánh giá độ phì và độ ẩm, đã sử dụng đến yếu tố
thực vật chỉ thị: cây rừng chỉ thị độ phì, thảm tươi chỉ thị độ ẩm.
+ Phân chia môi trường (Environmental approaches) các nhân tố môi trường
(nhân tố sinh thái) được sử dụng để phân chia, đánh giá sức sản xuất hay đặc
trưng hoàn cảnh rừng. Có hai hướng nghiên cứu môi trường là nghiên cứu nhân
tố (Factorial approaches) và nghiên cứu tiểu hoàn cảnh (Holistic approaches).
7
Nghiên cứu nhân tố được thực hiện lần đầu tiên do Haig áp dụng để
nghiên cứu quan hệ giữa chỉ số cấp đất với chỉ số hàm lượng limonset (silt plus
clay) trong đất trồng rừng Thông đỏ (Red pine) trên nền đất rừng mầu nâu ở
Conecticut. Ngày nay trường phái này được phát triển với nhiều nghiên cứu đa
dạng khác, đặc biệt với các chỉ số lý hoá tính của đất với công cụ toán học là
phép phân tích hồi quy nhiều biến số. Những công trình tiêu biểu trong lĩnh vực
này là các tác giả: Caile (1935,1955); Gysel và Arend (1963), Carmean (1963);
Hermsnik (1966),…
Nghiên cứu toàn cảnh (Holistic approaches) môi trường được phân chia
dưới một cách nhìn tổng hợp. Có 4 trường phái nhỏ theo hướng này là: Phân loại
đất: phân chia đất thành những loại đất hay hạng đất; Phân hạng lập địa theo kiểu
Đức (German site mapping): phương pháp phân hạng này đã phát triển một hệ
thống phân chia bao gồm các vùng sinh trưởng (growth distrist) đến dạng lập địa
cấp I, cấp II, cấp III ; Phân loại địa văn theo Hills (Hills physiographic site type)
đề xuất hệ thống phân loại kiểu lập địa tổng hợp (total site), được định nghĩa như
phức hợp của kiểu lập địa và kiểu rừng, bao gồm các yếu tố khí hậu thuỷ văn, địa
chất, địa hình, quá trình hình thành đất, nước ngầm, quần thể động thực vật và
tác động của con người (Hills 1955, 1961- dẫn theo Jones 1969).
- Phân hạng môi trường: Trong phân hạng môi trường, một hay nhiều nhân
tố môi trường được định nghĩa, phân cấp trở thành gradient phân hạng (theo
những mục tiêu lựa chọn). Peler.R.Stevens (1986) đã viết “Sổ tay để phân hạng
lập địa và đánh giá mức độ thích hợp của lập địa áp dụng ở Bangladet” trong
đó áp dụng lập địa để đề xuất cây trồng và đánh giá độ thích hợp của cây trồng
với các dạng lập địa thông qua chỉ tiêu năng suất,… Trung tâm lâm nghiệp Quốc
tế (CIFOR) đã tiến hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lượng rừng cho
rừng trồng ở các nước nhiệt đới trên các đối tượng là: Bạch đàn, Thông, Keo
trồng thuần loài trên các lập địa ở các nước Brazil, Công gô, Nam Phi, Trung
Quốc, Indonesia. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp xử lý lập địa khác
8
nhau và các loài cây trồng khác nhau đã có ảnh hưởng không giống nhau đến độ
phì, cân bằng nước, sự phân huỷ thảm mục và chu trình dinh dưỡng khoáng.
Khi nghiên cứu về sản lượng rừng trồng Bạch đàn ở Brazil, Golcaves
J.L.M và các cộng sự (2004) [20] cho rằng năng suất trồng là sự liên kết thích
hợp giữa kiểu gen với điều kiện lập địa và kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, tác giả
còn chỉ ra giới hạn của sản lượng rừng có liên quan tới các yếu tố môi trường
theo thứ tự mức độ quan trọng sau: nước > dinh dưỡng > độ sâu tầng đất.
Những nghiên cứu về quan hệ sinh trưởng hay đồng hoá cây rừng với
hoàn cảnh sinh thái, nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nước trong đất đến đồng
hoá cây trồng đã được một số tác giả nghiên cứu như Assman (1961) [14].
Bildmenn (1943), Walter (1951), Peleter (1953, 1955), Hoch (1957)….
Mitscherlich (1910) phát hiện quy luật phụ thuộc vật lý (law of
phisiological dependence): “Sản lượng không tăng theo tỉ lệ đơn giản với sự tăng
lên của nhân tố môi trường”. Baule (1971, 1924) đãsử dụng toán học để mô
phỏng định luật này và gọi là quy luật hiệu quả.
Qua các nghiên cứu trên cho thấy việc xác định các điều kiện lập địa phù
hợp với cây trồng có ý nghĩa rất quan trọng. Điều kiện lập địa có ý nghĩa quyết
định tới tỷ lệ sống, năng suất, sản lượng rừng trồng. Vì vậy, việc lựa chọn dạng
lập địa phù hợp với cây trồng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhằm
nâng cao năng suất, sản lượng rừng.
2.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
đến sinh trưởng, năng suất rừng trồng
Kỹ thuật lâm sinh là một hệ thống các biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết
hài hòa mối quan hệ giữa cây trồng với điều kiện hoàn cảnh để cây trồng có khả
năng sinh trưởng tốt nhất, đạt năng suất cao nhất. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh đã có nhiều tác giả nghiên cứu như Matthew (1995) nghiên cứu tạo lập
mô hình trồng rừng hỗn loài giữa cây trồng chính với cây họ đậu, kết quả nghiên
cứu cho thấy cây họ đậu tác dụng rất tốt cho cây trồng chính .Nghiên cứu về các
9
biện pháp kỹ thuật trồng, làm đất, phối trí cây trồng rừng khác nhau cũng cho
sinh trưởng và năng suất trồng rừng khác nhau. Trong nghiên cứu các biện pháp
kỹ thuật trồng rừng có nghiên cứu về mật độ Evans.J (1992) [17], đã bố trí 4
công thức mật độ trồng rừng khác nhau (2985, 1680, 1075, 750cây/ha) cho Bạch
đàn (E.deglupta) ở Papua New Guinea sau 5 năm trồng cho thấy đường kính
bình quân của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng
tổng trữ lượng cây gỗ đứng của rừng vẫn nhỏ hơn các công thức mật độ cao. Khi
nghiên cứu về Thông (P. caribeae) ở Qeensland (Australia) thí nghiệm với 5
công thức mật độ khác nhau (2200, 1680, 1330, 750 cây/ha), sau 9 năm trồng
cũng đã thu được kết quả tương tự.
Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây trồng nhằm nâng cao
năng suất rừng trồng Mello (1976) ở Brazil đã cho thấy bón phân NPK cho Bạch
đàn thỉ khả năng sinh trưởng nhanh hơn 50% so với không bón phân. Nghiên
cứu về công thức bón phân cho Bạch đàn (E. grandis) theo công thức 150g NPK
/gốc (tỷ lệ N:P:K = 3:2:1) ở Nam Phi, Schonau (1985) kết luận có thể nâng cao
chiều cao trung bình của rừng trồng lên 2 lần sau năm thứ nhất. Bón phân
Phosphate cho Thông caribe ở Cu Ba, Herrero và cộng sự (1988) kết quả cho
thấy đã nâng cao sản lượng rừng sau 13 năm trồng từ 56 m3
/ha lên 69 m3
/ha,…
Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy biện pháp bón phân, thời gian bón phân,
loại phân bón ảnh hưởng rất rõ rệt đến năng suất trồng rừng. Biện pháp kỹ thuật
tỉa cành, tỉa thưa cho lâm phần rừng cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh
khối cũng như hiệu quả kinh tế của rừng trồng. Bên cạnh đó việc phòng trừ sâu
bệnh hại cho cây rừng cũng phát huy rất hiệu quả nhằm nâng cao năng suất rừng
trồng. Nghiên cứu về bệnh phấn hồng trên cây Bạch đàn ở Ấn Độ của Seth, K.S
(1978) hay công trình nghiên cứu bệnh mất màu và rỗng ruột ở cây Keo tai
tượng (A. mangium) của Lee S.S (1988),… đã giúp cây sinh trưởng tốt hơn và
năng suất cây rừng tăng lên cao hơn.
10
Bên cạnh rừng trồng thuần loài, các nghiên cứu trồng rừng hỗn loài cũng
đã được quan tâm nghiên cứu. Trong việc thiết lập rừng hỗn giao, nguyên tắc
cảm nhiễm tương hỗ, hay là nhóm sinh thái giữa các loài đã thu hút sự chú ý của
các nhà nghiên cứu. Kolesnitsenko (1977) khi nghiên cứu về vấn đề này đã đề
nghị mật độ cây trồng chính trong mô hình rừng hỗn loài không nên ít hơn 50%,
các loài cây hoạt hoá không quá 30-40% và các loài cây ức chế không ít hơn 10-
20% trong tổng các loài cây của mô hình. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của
các loài cũng là vấn đến rất quan trọng khi xây dựng các mô hình trồng rừng gỗ
lớn. Các kết quả nghiên cứu đã chia các loài cây theo nhu cầu ánh sáng của
chúng. Vấn đề này rất quan trọng trong việc xác định các giải pháp lâm sinh để
điều chỉnh độ tàn che thích hợp cho từng nhóm loài cây rừng.
Chuẩn bị đất trồng rừng là khâu công việc tốn nhiều công sức nhưng có
ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng rừng trồng. ở các nước tiên tiến như
Mỹ, Liên Xô cũ, Đức, Canada, Brazil,… làm đất trồng rừng chủ yếu được thực
hiện bằng các loại máy có công suất lớn và hiện đại như Fiat, Komatsu, Bofort,
TZ-171, T-130 với thiết bị chuyên dụng như ben ủi, răng rà rễ, cày ngầm, cày
rạch. Những năm gần đây, ở Brazil, Công Gô, Indonexia đã sử dụng cày ngầm
với máy kéo bánh xích Komatsu công suất trên 200 ml để làm đất trồng rừng
Bạch đàn với độ sâu cày 80 - 90cm, cho năng suất rừng đạt trên 50 m3
/ha/năm.
Tỉa thưa là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng có tác động rõ
rệt đến cấu trúc, sinh trưởng, phát triển, sản lượng, chất lượng và cơ cấu sản
phẩm rừng trồng. Tổng kết 9 mô hình tỉa thưa với 4 loài cây, E. Assmann (1961)
chỉ ra rằng tỉa thưa không thể làm tăng tổng sản lượng gỗ một cách đáng kể,
thậm chí tỉa với cường độ lớn còn làm giảm tổng sản lượng gỗ lâm phần. Tuy
nhiên, với lâm phần Vân sam (Picea abies) tỉa thưa mạnh sẽ làm cho tăng trưởng
thể tích của cây cá thể 15-20% so với lâm phần không tỉa. So sánh sinh trưởng
của đường kính thân cây thuộc lâm phần Tếch 26 tuổi được tỉa thưa với cường
độ lớn ở tuổi 14, Iyppu và Chandrasekharan (1961) nhận thấy ở lâm phần tỉa
11
thưa mạnh đường kính cây đạt là 39,9cm trong khi ở lâm phần không tỉa thưa chỉ
đạt 29,5cm.
Tỉa thưa có thể làm tăng chất lượng gỗ của một số loài cây lá rộng như
Quercus sp, Esche,… nhưng lại có tác động ngược lại đối với loài Pinus
silvetris, Larix sp,… Tỉa thưa có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng đường kính thân
cây, làm lượng gỗ giác tăng lên, lượng gỗ lõi giảm đi nên chất lượng gỗ xẻ giảm.
Qua các nghiên cứu trên cho thấy các biện pháp kỹ thuật lâm sinh có ảnh
hưởng khá rõ đến năng suất, chất lượng rừng.
2.1.3. Các nghiên cứu trồng rừng cải tạo môi trường
Ở Ấn độ, Trung Đông cũng như sa mạc Sahara, người ta đã chứng minh
rằng trồng rừng bằng các loài cây bản địa trên các điều kiện lập địa khó khăn,
khắc nghiệt như ở những vùng khô hạn, địa hình hiểm trở … không những đã
mang lại hiệu quả kinh tế mà còn cải tạo môi trường sa mạc, làm giảm lượng khí
thải gây hiệu ứng nhà kính (CO2), góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Ba trường đại học là Telaviv, Hebrew ở Jerusalem Israel và Tuscia ở
Viterbo-Italy đã phối hợp nghiên cứu đã chọn được một loài cây bản địa sống
được trên các sa mạc đó cây Tuyết tùng muối thuộc chi Liễu bách Trung hoa
(Tamarix) để phục vụ cho việc trồng cây trên các sa mạc của thế giới.
Theo nhật báo Kompas (Indonesia), những người đến thăm quan khó có
thể tưởng tượng khu đồi xanh mướt với những hàng Keo lá tràm ở phía Nam đảo
Sumatra mà trước đây là một bãi thải mỏ than khổng lồ, cằn cỗi, với những hố
sâu hun hút, vào đầu thập niên 1990 sau khi ngừng khai thác, Công ty mỏ PT
Bukit Asam đã có triển khai cải tạo khu vực này bằng việc san cắt tầng và trồng
cây Keo lá tràm để cải tạo môi trường bãi thải mỏ. Cách đó không xa là bãi thải
mỏ Air Laya chưa được trồng cây với diện tích khoảng 3.350 ha và sâu 110 mét
nhưng bãi thải này đã có sự sắp xếp từng lớp đá, xít xen kẽ với lớp đất màu nâu
đỏ, mỗi lớp dày khoảng 8 mét để khi dừng đổ thải sẽ san cắt tầng, phủ đất mà và
trồng cây cải tạo môi trường bãi thải. Báo Kompas dẫn lời ông Achmad Sudarto
12
- một lãnh đạo của công ty, cho biết: “Ngay từ khi bắt đầu việc khai thác, chúng
tôi đã “để dành” ở bên cạnh những lớp đất phía trên của mỏ than để sau này có
thể dùng lại”. Sau khi dùng chính phần đất “cất sang một bên” này để lấp mỏ
than, PT Bukit Asam đã cho bón các loại phân sinh học nhằm “kích hoạt”lại sự
màu mỡ của đất trên các bãi thải sau khai thác than. Nếu không có kế hoạch
được chuẩn bị kỹ lưỡng, ngay cả một cọng cỏ cũng không thể mọc ở các hố sâu
rất nghèo dinh dưỡng của khu mỏ “hết hạn sử dụng này”.
Việc khai thác khoáng sản thường ảnh hưởng xấu đến môi trường, nhưng
nếu mọi công ty đều có kế hoạch cải tạo đất như PT Bukit Asam thì ít nhất cũng
sẽ giúp “băng bó”lại được vết thương cho thiên nhiên. Thậm chí, trong trường
hợp khu đồi Keo lá tràm nhân tạo, tình trạng còn trở nên tốt hơn so với trước khi
khai thác. Nhiều khu mỏ cũ của PT Bukit Asam cũng đang trong quá trình cải
tạo đất để trồng rừng. Vẫn là tên tuổi lớn trong ngành khai khoáng với sản lượng
12,9 triệu tấn than trong năm 2010, nhưng công ty này đã chứng tỏ được chiến
lược kinh doanh “xanh” và được Bộ Môi trường Indonesia khen thưởng. Từ
nhiều năm qua, PT Bukit Asam đã trích 4.200 rupiah (gần 10.000 đồng Việt
Nam) trên mỗi tấn than thành phẩm để tạo kinh phí cho các kế hoạch cải tạo đất
khá đắt đỏ của mình [24]. Nhờ vậy, đến nay, quỹ “xanh” của hãng đã tích lũy
được khoảng 200 tỉ rupiah (469 tỉ đồng Việt Nam). PT Bukit Asam bắt đầu tính
đến việc cải tạo những khu mỏ đã hết hạn sử dụng ở gần nhau thành một khu
rừng nhân tạo rộng 5.394 ha để phục vụ du lịch và giải trí vào năm 2043.
Riêng mỏ Air Laya trữ lượng than còn đến hàng tỉ tấn và việc khai thác
vẫn tiếp tục trong hơn 10 năm nữa. Nhưng hãng PT Bukit Asam đã có kế hoạch
biến hố sâu hàng trăm mét tại đây thành hồ nhân tạo với lời cam kết “sẽ không
để lại những vùng đất chết”.
Những dự án môi trường của PT Bukit Asam thật sự là điểm sáng trong
bối cảnh còn khá“đen tối” của ngành khai thác than Indonesia. Theo Kompas,
vẫn còn rất nhiều công ty của nước này chưa quan tâm đến các vấn đề môi
13
trường, để lại hàng loạt “vết thương hở miệng” trên những vùng mỏ cũ. Mọi
việc còn trở nên khó kiểm soát hơn khi chính quyền các tỉnh địa phương hiện đã
được quyền cấp phép khai khoáng cho các công ty tư nhân.
2.2. Ở Việt Nam.
2.2.1. Những nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng rừng
- Giai đoạn 1954 – 1975 [3]
Từ năm 1958 – 1960 các chuyên gia Đức tiến hành giải tích và nghiên
cứu sinh trưởng cho một số loài cây rừng tự nhiên phục vụ công tác điều tra và
phân loại rừng một số vùng trọng điểm các tỉnh Thanh Hoá, Thái Nguyên, Bắc
Giang, Quảng Ninh, nhưng kết quả không được lưu giữ lại.
Từ năm 1960 – 1965, các chuyên gia Trung Quốc và cán bộ điều tra rừng
Việt Nam phối hợp nghiên cứu tăng trưởng và sinh trưởng trên 20 loài cây phổ
biến ở vùng sông Hiếu Nghệ An bằng phương pháp giải tích thân cây tiêu chuẩn
để phục vụ nhiệm vụ quy hoạch vùng trọng điểm phát triển Lâm nghiệp của
miền Bắc. Từ 1965 – 1975, vấn đề điều tra tăng trưởng được chú trọng nhằm
phục vụ công tác quy hoạch rừng, luận chứng kinh tế kỹ thuật, phát triển trồng
rừng và đào tạo cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Bộ môn Điều
tra tăng trưởng được thành lập và bước đầu hoạt động nghiên cứu phục vụ sản
xuất có hiệu quả (Viện ĐTQH rừng, Viện nghiên cứu lâm nghiệp, Trường Đại
học Lâm nghiệp). Trong những năm 1868 – 1972 tiêu biểu nhất phải kể đến công
trình nghiên cứu tăng trưởng khá toàn diện cho đối tượng rừng trồng Mỡ và Bồ
đề tái sinh sau nương rẫy ở vùng Trung tâm miền Bắc của PGS Vũ Đình Phương.
Giai đoạn sau năm 1975 [3] đã bắt đầu có các nghiên cứu tăng trưởng ở
các loài cây trồng rừng nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ như Thông, Mỡ, Bồ đề,
Bạch đàn, Keo... và các loài cây bản địa trong rừng tự nhiên. Ngoài tính toán
tăng trưởng cây cá lẻ và lâm phần thuần loài theo từng vùng sinh thái, một số
14
nghiên cứu đã cố gắng xác định tăng trưởng lâm phần rừng tự nhiên hỗn loài
khác tuổi. Phương pháp thu thập tài liệu vẫn áp dụng các phương pháp truyền
thống như lập ô mẫu cố định để đo đếm định kỳ nhằm xác định tăng trưởng lâm
phần, giải tích cây (cưa thớt, khoan tăng trưởng, đẽo vát...), xác định tuổi và tăng
trưởng cây cá lẻ và tính toán tăng trưởng cho toàn bộ lâm phần. Phương pháp xử
lý tính toán đã tiến dần từ việc tính tăng trưởng bình quân từ một số cây mẫu
bằng phương pháp mô phỏng tăng trưởng theo các hàm toán học. Phương pháp
này tránh được các sai số do phân cấp thời gian, nắn tròn số lẻ, hoặc các sai số
do sử dụng công thức gần đúng. Hiện nay đã có biểu tăng trưởng cho khoảng
100 loài cây trồng rừng phổ biến và loài cây rừng tự nhiên, có thể nêu một số
công trình nghiên cứu tiêu biểu ở giai đoạn 1981-1985: Trịnh Khắc Mười và Đào
Công Khanh đã nghiên cứu qui luật tăng trưởng làm cơ sở cho việc tỉa thưa, nuôi
dưỡng rừng Thông nhựa vùng Thanh Nghệ tĩnh và vùng Đông Bắc trên cơ sở đo
đếm 187 ô định vị và tạm thời, 481 cây giải tích và khoan tăng trưởng. Vũ Đình
Phương và cộng sự (1985) đã nhiên cứu qui luật tăng trưởng của lâm phần thuần
loài và hỗn loài năng suất cao để làm cơ sở đưa ra các phương pháp kinh doanh
rừng hợp lý. Đặc biệt chú ý công trình nghiên cứu 50 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có diện
tích từ 0,25-1,0 ha ở các khu rừng giàu Kon Hà Nừng và lưu vực Sông Hiếu.
Giai đoạn 1984- Nay, Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh cũng đã
nghiên cứu tăng trưởng và sản lượng rừng trồng Thông ba lá dựa trên 142 ô định
vị và bán định vị, 350 ô tiêu chuẩn tạm thời, 420 cây tiêu chuẩn theo cỡ kính,
giải tích 242 cây ngả, đo 548 bộ tán lá về diện tích và đường kính hình chiếu tán,
đo đếm sinh khối thân, cành, lá, rễ của 60 cây, sử dụng tài liệu 572 ô tròn, chặt
trắng 4 ô tiêu chuẩn 100x100m. Trần Quốc Dũng và các cộng sự (1998) đã
nghiên cứu phân tích đánh giá tăng trưởng rừng thường xanh cây gỗ lá rộng
vùng Bắc Trung bộ dựa trên 587 cây giải tích của 27 loài ưu thế. Trần Quốc
Dũng và các cộng sự (2000) đã nghiên cứu phân tích đánh giá tăng trưởng rừng
thường xanh cây gỗ lá rộng vùng Bắc Trung bộ dựa trên 1.187 cây giải tích của
15
43 loài ưu thế. Vũ Tiến Hinh và cộng sự (2000) cũng đã lập biểu sinh trưởng và
sản lượng cho 3 loài cây Sa mộc, mỡ và thông đuôi ngựa ở các tỉnh phía Bắc và
Đông Bắc Việt Nam. Đào Công Khanh và cộng sự (2001) đã lập biểu quá trình
sinh trưởng và sản lượng cho rừng trồng các loài cây Bạch đàn Uro (Eucalyptus
urophylla), Tếch (Techtona grangdis), Keo tai tượng (Acacia mangium), Thông
nhựa (Pinus merkusii), và kiểm tra biểu sản lượng các loài Đước (Rhyzophora
apiculata) và Tràm (Melaleuca leucadendra). Cũng theo Trần Quốc Dũng và các
cộng sự (2004) đã nghiên cứu xây dựng một số chỉ tiêu tăng trưởng một số trạng
thái rừng tự nhiên vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên dựa trên 631 cây giải tích
của 26 loài ưu thế của vùng Đông Nam Bộ và 587 cây giải tích của 27 loài ưu
thế của vùng Tây Nguyên.
Nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất rừng ở nước ta có rất nhiều công
trình nghiên cứu. Nghiên cứu về sinh trưởng, năng suất nhằm phục vụ sản xuất
nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh rừng ngày càng được chú trọng.
Những nghiên cứu nổi bật trong những năm gần đây có thể tổng kết như sau.
Phùng Ngọc Lan (1985) [7] đã khảo nghiệm một số phương trình sinh
trưởng rừng châu Âu cho nhiều loài cây trồng rừng hoặc tự nhiên Việt Nam, kết
quả thấy rằng các đường thực nghiệm và lý thuyết đa số gặp nhau tại một điểm.
Chứng tỏ sai số phương trình tuy là nhỏ nhất, song có hai giai đoạn sai số ngược
dấu nhau một cách hệ thống.
Những nghiên cứu về tăng trưởng và sản lượng của rừng trồng Thông 3 lá
ở Việt Nam đã được Nguyễn Ngọc Lung, Đào Công Khanh (1999) [6] nghiên
cứu tương đối toàn diện và đầy đủ và đưa ra kết luận: Thông ba lá sinh trưởng
nhanh, mạnh ở giai đoạn 3 đến 9 tuổi. Các chỉ tiêu sinh trưởng đều đạt cực đại
vào giai đoạn trước tuổi 9. Quy luật tăng trưởng tổng quát là sinh trưởng, tăng
trưởng cá thể phụ thuộc chặt vào đường kính và chiều cao. Sinh trưởng, tăng
trưởng quần thể phụ thuộc chặt chẽ vào chiều cao và mật độ.
16
Đào Công Khanh, Hoàng Đức Tâm (1998) [4], khi nghiên cứu về khả
năng sinh trưởng của Keo lai 14 và 23 tháng tuổi cho thấy sau 14 tháng tuổi thì
đường kính đạt 4,64 cm, chiều cao đạt 3,7 m; sau 23 tháng tuổi thì đường kính
đạt 7,3 cm và chiều cao đạt 5,48 m
Theo Khúc Đình Thành (1999) [10] nghiên cứu sinh trưởng cây Keo tai
tượng vùng Đông Bắc cũng đã cho thấy rằng thông qua biểu thể tích lập theo
cấp chiều cao sẽ xác định được thể tích cây cũng như trữ lượng lâm phần từ 3
đến 10 tuổi.
Trần Quang Việt (1999) [13] cho biết mô hình trồng cây bản địa với Keo lá
tràm ở Vườn quốc gia Cát Bà tỏ ra có nhiều triển vọng. Giổi, Re trồng bốn năm,
sinh trưởng chiều cao bình quân đạt 0,5 m/năm. Sinh trưởng của cây Keo lá tràm
được mô tả bằng hàm sinh trưởng Y = a. logx + b; Y = x
e β
α −
; Y = ax2
+ bx + c
Nghiên cứu về sinh trưởng Keo lá tràm Hoàng Văn Dưỡng (2000) [1]
cũng chỉ ra rằng quan hệ sinh khối tươi toàn bộ thân cây với đường kính, chiều
cao có thể mô tả thông qua nhiều dạng quan hệ khác nhau, quan hệ thích hợp
nhất là quan hệ sinh khối thân cây với đường kính.
Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng sinh trưởng của rừng đều tăng
lên theo tuổi và có mối quan hệ giữa các chỉ số về đường kính, chiều cao và
sinh khối.
2.2.2. Các nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất và
tăng nhanh sinh trưởng rừng trồng.
Biện pháp kỹ thuật tác động đầu tiên trong trồng rừng là chính là phương
pháp làm đất. Ngoài những nghiên cứu làm đất thủ công trước kia, xu hướng
hiện nay được các nhà lâm sinh quan tâm đó là áp dụng cơ giới trong làm đất,
điển hình là nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001), thông qua thí
nghiệm cày ngầm để trồng rừng Bạch đàn Uro trên đất thoái hoá ở Phù Ninh -
Phú Thọ cho thấy sau 8 năm tuổi năng suất cây đứng có thể đạt 16 m3
/ha/năm,
17
nhưng làm đất bằng thủ công chỉ đạt 5 m3
/ha/năm. Ngược lại, trên đất dốc thoái
hoá ở Đông Nam bộ, Phạm Thế Dũng và các cộng sự (2005) đã thử nghiệm hai
phương pháp làm đất thủ công và cơ giới để trồng rừng Keo lai, kết quả cho thấy
sinh trưởng của Keo lai ở phương pháp làm đất thủ công lại tốt hơn phương pháp
làm đất cơ giới sau 3 năm tuổi (dẫn theo Nguyễn Huy Sơn 2006) [9].
Vấn đề nâng cao công nghệ thâm canh trồng rừng, sử dụng cây họ đậu để
cải tạo đất và nâng cao sản lượng rừng trồng Bồ đề, Bạch đàn, Keo đã được
Hoàng Xuân Tý và các cộng sự (1996) [11]
Nguyễn Huy Sơn (2006) [9] đã nghiên cứu trồng thâm canh rừng Keo lá
tràm ở Đồng Nơ- Bình Phước, kết quả cho thấy sau 24 tháng tuổi ở công thức
bón 150gNPK+300g vi sinh cho sinh trưởng tốt nhất với D1.3 đạt 6,63cm và Hvn
đạt 6,22m; ở công thức mật độ thí nghiệm bố trí tại Sông Mây - Đồng Nai kết
quả cho thấy sau 37 tháng tuổi ở mật độ trồng 1.100cây/ha cây sinh trưởng tốt
hơn ở mật độ trồng 1.660 cây/ha.
Đỗ Đình Sâm và các cộng sự (2001) cũng đã Nghiên cứu những vấn đề
kỹ thuật lâm sinh nhằm thực hiện có hiệu quả dự án 5 triệu ha rừng và hướng tới
đóng cửa rừng tự nhiên, trong đó đã tập trung nghiên cứu năng suất rừng trồng
Bạch đàn Uro (E. Urophylla), Bạch đàn trắng caman (E.camaldulensis), Keo tai
tượng (Acacia mangium), Keo lai (Acacia hybrid) tại vùng Trung tâm Bắc Bộ,
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Nghiên cứu đã chỉ ra được cơ sở khoa học cho
thâm canh rừng trồng thông qua các biện pháp tác động: làm đất, bón phân,
phương thức trồng và kỹ thuật trồng,… Kết quả là nhờ các biện pháp kỹ thuật tác
động đã nâng cao năng suất trồng rừng vượt xa so với trước đây. Với nghiên cứu
bố trí 14 công thức bón phân khác nhau cho Keo lai trên đất phù sa cổ ở Đông
Nam bộ, sau 2 năm tuổi cho thấy Keo lai sinh trưởng tốt nhất ở những công thức
bón từ 150-200 g NPK kết hợp 100 g phân vi sinh, trữ lượng cây đứng có thể đạt
tới 26 m3
/ha/năm. Nguyễn Đình Hải (2003) đã bố trí 8 công thức bón lót khác
nhau cho 3 giống Thông caribeae (P. Caribeae var bahamensis; P.caribeae var
18
hondurensis và P.caribeae var caribeae) trên đất nghèo xấu ở Cẩm Quỳ (Hà
Tây), kết quả cho thấy từ 14-36 tháng tuổi cả 3 giống Thông trên đều sinh trưởng
tốt ở công thức bón phân 200g P205/gốc.
2.2.3. Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng phủ xanh bãi thải.
Quách Đại Ninh (1998) [8] đã nghiên cứu tuyển chọn loài cây và xây
dựng biện pháp kỹ thuật lục hóa bãi thải của mỏ than lộ thiện ở Quảng Ninh, kết
quả bước đầu đã xác định được cấu tạo bãi thải của mỏ than là một khối hỗn độn
đá lẫn đất (đá chiếm 97%, đất chiếm 3%). Nhiệt độ không khí bãi thải luôn cao
hơn nhiệt độ không khí trong khu vực 1,1-1,60
C, ẩm độ trong không khí trên bãi
thải luôn thấp hơn ẩm độ không khí trong khu vực từ 12,5 đến 13,9 %. Đề tài
cũng chỉ ra được một vài chỉ tiêu kỹ thuật để trồng cây trên bãi thải: về tiêu
chuẩn cây con phải có bầu, chiều cao trên 30cm, hố đào tối thiểu 30x30x30 cm,
trồng sâu gốc cây mặt bầu phủ đất 5-10 cm.
Đỗ Thị Lâm (2003) [5] đã nghiên cứu tuyển chọn một số loài cây – kỹ thuật
gây trồng để cố định bãi thải tại các mỏ than vùng Đông Bắc, kết quả của đề tài
bước đầu đã chọn ra một số loài cây thân gỗ như Keo lá tràm (Acacia
auriculiformis), Thông nhựa (Pinus merkussi), Tràm (Melaleuca cajeputi) , Phi
lao (Casuarina equietifolia) cho một số loại hình bãi thải ở mỏ than Cao Sơn,
Dương Huy.
Kết quả của các đề tài nghiên cứu đã thực hiện chỉ giới hạn ở mức nghiên
cứu thăm dò, diện tích thử nghiệm còn hạn chế, chưa đi sâu tìm hiểu về thực
trạng bãi thải cũng như quá trình diễn thế tự nhiên của thực vật trên bãi thải. Các
giải pháp về kỹ thuật lâm sinh để lục hóa các bãi thải khai thác than chỉ là những
khuyến cáo, có tính chất tham khảo.
Nguyễn Viết Đoàn, Khúc Thành Liêm (2010) [2], báo cáo kết quả thực
hiện dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, kỉ yếu Hội thảo khoa học,
Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh năm 2010, kết
19
quả của dự án đã trồng được gần 200 ha, đây là dự án thử nghiệm có qui mô lớn,
triển khai trên diện rộng, dự án đã kết thúc nhưng chưa có điều kiện tổng kết,
đánh giá một cách có hệ thống và khoa khoa học.
2.3. Thảo luận và đánh giá chung.
Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các vấn
đề liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
- Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu khá kỹ và
đa dạng về sinh trưởng, tăng trưởng ở điều kiện sinh thái ít nhiều thuận lợi cho
cây trồng, các kết quả nghiên cứu có thể áp dụng trong thực tế.
- Tuy nhiên nghiên cứu đánh giá về sinh trưởng, tăng trưởng, khả năng
tích lũy về sinh khối, khả năng cải tạo đất ở những nơi trồng mà đất ở đó có vấn
đề, nhất là đất ở các bãi thải sau khai thác than còn rất hạn chế.
- Hiện nay ở Quảng Ninh có một số công trình trồng rừng trên bãi thải
khai thác than nhưng chưa thành công, hoặc kết quả chưa rõ ràng. Vì vậy, cần
phải tiếp tục nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, khả năng cải tạo đất của
các loài cây trồng trong Dự án trồng rừng cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo
Nai, tỉnh Quảng Ninh là cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn.
20
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Nhằm tái tạo và nâng cao chất lượng thảm thực vật trên bề mặt bãi thải
góp phần cải tạo cảnh quan môi trường cũng như sử dụng đất có hiệu quả sau
khai thác than ở vùng mỏ than Quảng Ninh.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
* Về khoa học:
- Đánh giá được thực trạng khả năng tồn tại, sinh trưởng và cải tạo đất của
một số loài cây sau 4 năm trồng trên bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh;
- Xác định được một số luận cứ khoa học cho việc phát triển trồng rừng
cải tạo môi trường trên các bãi thải khai thác than lộ thiên ở Quảng Ninh.
* Về thực tiễn:
Đề xuất loài cây và các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng, tạo thảm thực
vật để cải tạo môi trường trên các bãi thải khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh.
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là một số loài cây trồng chính trên
bãi thải khai thác than Nam Đèo Nai, cụ thể là Keo lá tràm (Acacia
auriculiformis) Phi lao (Casuarina equietifolia) và Thông nhựa (Pinus
merkussi)
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn như sau:
+ Về không gian nghiên cứu: Giới hạn trong địa bàn bãi thải Nam Đèo
Nai.
+ Về thời gian: Thu thập số liệu năm 2011 trên các mô hình rừng trồng cải
tạo môi trường bãi thải các năm 2007, 2008, 2009 và 2010, sử lý số liệu và viết
báo cao năm 2012.
21
+ Về nội dung nghiên cứu:
Đánh giá sự tồn tại, sinh trưởng các loài cây trồng cải tạo môi trường trên
bãi thải Nam Đèo Nai, từ đó chọn ra những loài cây trồng chính có triển vọng và
có tác dụng cải tạo môi trường, bao gồm: Mô hình trồng Keo lá tràm thuần loài;
Mô hình trồng Thông nhựa thuần loài; Mô hình trồng Phi lao thuần loài.
Đánh giá khả năng cải tạo đất các mô hình rừng trồng, chỉ tập trung vào
những loài cây trồng chính có tác dụng cải tạo môi trường đã được chọn ở trên.
Đánh giá hiệu quả cải tạo môi trường của các loài cây, đề tài giới hạn
trong việc đánh giá khả năng hoàn trả lại cho đất vật rơi rụng, khả năng hấp thụ
các bon được đánh giá gián tiếp thông qua độ tàn che của các mô hình rừng trồng
được chọn ở trên sau 4 năm.
+ Khả năng áp dụng thực tế: Đề tài đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng,
chăm sóc và phát triển trồng rừng cải tạo môi trường trên các bãi thải sau khai thác
than.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài đặt ra các nội dung sau:
1) Đánh giá thực trạng trồng rừng cải tạo môi trường các bãi thải khai thác
than ở Quảng Ninh
+ Thực trạng về loài cây và diện tích trồng;
+ Tổng kết các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong Dự án trồng rừng phủ
xanh bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh
2) Nghiên cứu đặc điểm đất đá của các bãi thải sau khai thác than ở Quảng Ninh.
+ Phân loại bãi thải theo kích thước hạt
+ Đặc điểm đất của bãi thải khai thác than
+ Khả năng phục hồi thảm thực vật.
3) Khả tồn tại và sinh trưởng của một số loài cây trồng chính.
+ Đánh giá tỷ lệ sống và chất lượng rừng trồng
+ Khả năng sinh trưởng của một số loài cây trồng chính.
22
Sinh trưởng đường kính gốc
Sinh trưởng chiều cao vút ngọn
Sinh trưởng đường kính tán
4) Khả năng cải tạo đất của một số loài cây được chọn.
+ Khả năng bồi đắp và trả lại vật rơi rụng cho đất .
+ Khả năng cải thiện độ phì của đất.
5) Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng cải tạo môi trường trên các
bãi thải khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh.
2.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài.
Bãi thải công nghiệp khai thác than chủ yếu là mẫu chất và đá mẹ. Vì vậy,
hàm lượng dinh dưỡng khoáng mà cây sử dụng được rất thấp. Hơn nữa, nó còn
bị ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong khai thác than, nên cây cỏ rất khó tồn tại
và sinh trưởng. Đặc biệt, vùng mỏ than Quảng Ninh bị ô nhiễm không khí khá
nặng nề, nên việc phục hồi màu xanh thực vật, khôi phục rừng trên các bãi thải
sau khai thác than là rất cần thiết và cấp bách.
Trồng rừng là một quá trình phát triển, vì vậy quan điểm lịch sử sẽ được
chú ý trong nghiên cứu này. Đề tài không chỉ chú ý đến hiện trạng rừng trồng
trên bãi thải mỏ khai thác than hiện nay mà sẽ xem xét và đánh giá nó trong quá
trình phát triển từ quá khứ, hiện tại và dự đoán trong tương lai.
Trồng rừng hoàn nguyên, cải tạo môi trường có sự tham gia của rất nhiều
đối tượng như các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, các Ban quản dự án,… vì vậy
trong quá trình nghiên cứu cách tiếp cận có sự tham gia sẽ được áp dụng.
Do dự án trồng cây phủ xanh cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh
Quảng Ninh có diện tích khá rộng, loài cây trồng rừng chính khác nhau như Keo lá
tràm, Thông nhựa, Phi lao, nên phương hướng giải quyết vấn đề sẽ tiếp cận theo
từng loài cây cụ thể.
23
Do thời gian nghiên cứu của đề tài ngắn nên cách tiếp cận chính sẽ là kế
thừa các kết quả nghiên cứu đã có, đề tài chỉ nghiên cứu bổ sung những vấn đề
cần thiết có liên quan.
42.2. Phương pháp nghiên cứu chung
Sử dụng phương pháp kế thừa kết hợp với phương pháp điều tra ô tiêu
chuẩn và các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm để thu thập các
thông tin cần thiết. Bố trí ngoài hiện trường theo phương pháp sinh thái thực
nghiệm, lập ô tiêu chuẩn tạm thời lặp lại 3 lần trên các mô hình điển hình với
dung lượng mẫu lớn (n ≥ 30), thu thập số liệu một lần vào mùa khô (cuối năm
2011), xử lý số liệu theo phương pháp thống kế sinh học có sự trợ giúp của máy tính.
Do thời gian có hạn nên đề tài đã sử dụng phương pháp lấy không gian thay
cho thời gian để đảm bảo tính khoa học trong nghiên cứu. Trong quá trình
nghiên cứu sinh trưởng sẽ đo trực tiếp các chỉ tiêu điều tra của cây ở các tuổi (từ
tuổi 1 đến tuổi 4) mà không sử dụng phương pháp giải tích thân cây.
24
Các bước tiến hành của đề tài được sơ đồ hoá như sau:
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
2.4.2.1. Phương pháp kế thừa
Trong quá trình thực hiện đề tài các số liệu sau đây đã được kế thừa:
- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.
- Các số liệu về diện tích các các yếu tố môi trường trước khi triển khai dự án.
- Các văn bản pháp quy liên quan đến chính sách phát triển rừng phòng hộ môi
trường, các định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình và quy phạm kỹ thuật trồng rừng…
Phân tích và xử lý
các số liệu thu
được
Đề xuất các biện
pháp kỹ thuật
Thu thập và phân tích các tài
liệu đã có Điều tra khảo sát sơ bộ
Phân loại và lựa
chọn địa điểm
nghiên cứu chi tiết
Đánh giá thực
trạng trồng
rừng trên bãi
thải ở Quảng
Ninh
Đánh giá sự tồn tại
và khả năng sinh
trưởng của các loài
cây trồng chính trên
bãi thải Nam Đèo Nai
Nghiên cứu khả
năng cải tạo đất
của các loài cây
có triển vọng
Nghiên cứu đặc
điểm đất đá của
các bãi thải sau
khai thác than ở
Quảng Ninh
25
- Các tài liệu khoa học, các kết quả nghiên cứu có liên quan.
- Các loài cây trồng trên bãi thải khai thác than ở Nam Đèo Nai (từ năm
2007 đến 2010).
2.4.2.2.Phương pháp điều tra thu thập số liệu bổ sung.
a, Đánh giá thực trạng rừng trồng trên các bãi thải sau khai thác than ở
Quảng Ninh.
- Áp dụng phương pháp điều tra khảo sát kết hợp phương pháp đánh giá
nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal - PRA), trong đó công
cụ chủ yếu được sử dụng là phỏng vấn các cán bộ quản lý; cán bộ kỹ thuật; những
người dân trực tiếp tham gia, nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề:
+ Các đề tài, dự án đầu tư vào hoạt động trồng cây cải tạo môi trường bãi thải
khai thác than, bao gồm vốn đầu tư, mục tiêu đầu tư, địa điểm thực hiện, thời gian
và kết quả;
+ Loài cây trồng rừng chủ yếu;
+ Diện tích rừng đã trồng phủ xanh bãi thải khai thác than.
- Điều tra phỏng vấn các cơ quan chuyên môn của Sở Khoa học và Công
nghệ Quảng Ninh để nắm được tình hình chung và thu thập các số liệu đã có về
tình hình nghiên cứu phát triển rừng trồng phủ xanh bãi thải, chính sách và những
khó khăn, tồn tại cần giải quyết. Quá trình điều tra được tiến hành theo 2 bước:
+ Bước 1: Tổng hợp các số liệu từ các đề tài nghiên cứu phát triển khoa
học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh các năm trước đây về trồng rừng hoàn
nguyên môi trường, phủ xanh bãi thải khai thác than về quy mô, diện tích, loài
cây, sinh trưởng.
+ Bước 2: Trên cơ sở kết quả thu được ở bước 1 tiến hành tổng hợp làm cơ
sở để so sánh và nghiên cứu thiếp theo.
- Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 30 người, số lượng cụ thể theo 3 nhóm đối
tượng như sau:
26
+ Cán bộ quản lý (4 người): Ban quản dựng án cải tạo môi trường bãi thải
Nam Đèo Nai.
+ Cán bộ kỹ thuật (6 người): Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông
nghiệp Quảng Ninh (4 người), Công ty cổ phần than Đèo Nai hoặc Tập đoàn
Than khoáng sản Việt Nam (2 người).
+ Người công nhân trực tiếp thực hiện trồng rừng phủ xanh bãi thải Nam
Đèo Nai (20 người).
b, Đánh giá sinh trưởng một số loài cây trồng trong Dự án.
Dựa trên tình hình thực tế của gần 200 ha các mô hình rừng trồng phủ
xanh bãi thải Nam Đèo Nai sẽ được lựa chọn để đánh giá gồm:
+ Keo lá tràm trồng thuần loài (1-4 tuổi).
+ Thông nhựa trồng thuần loài (1-4 tuổi).
+ Phi lao trồng thuần loài (1-4 tuổi).
Trên cơ sở các mô hình đã lựa chọn, tiến hành thu thập số liệu sinh trưởng
bằng cách lập ngẫu nhiên tổng số 36 ô tiêu chuẩn. Trong đó Keo lá tràm và Phi
lao diện tích ô là 200m2
(20m x 10m); Thông nhựa diện tích ô là 300 m2
(20m x
15m). Trong đó mỗi loài cây ở mỗi tuổi tiến hành lập 3 ÔTC ở các vị trí khác
nhau. Các chỉ tiêu cần thu thập để đánh giá gồm:
* Điều tra tỷ lệ sống và đánh giá chất lượng cây rừng phân ra 3 cấp:
Cây tốt: Cây sinh trưởng tốt, thân thẳng đẹp, tròn đầy, tán cân đối, cây
xanh tươi, không cong queo sâu bệnh.
Cây TB: Cây sinh trưởng bình thường.
Cây sấu: Cây sinh trưởng chậm, sức sống kém, cong queo, sâu bệnh, cụt
ngọn, lá có hiện tượng màu vàng.
* Đánh giá khả năng sinh trưởng:
- Sinh trưởng đường kính gốc (Doo), đo bằng thước kẹp kính có độ chính
xác đến 0,1cm;
27
- Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn), dùng sào có khắc vạch, độ chính
xác đến 0,1m;
- Sinh trưởng đường kính tán (Dt) dùng thước dây có độ chính xác đến 0,1dm.
c, Khả năng cải tạo đất của các loài cây trồng rừng chính thuộc Dự án.
- Xác định bồi đắp và trả lại vật rơi rụng cho đất: Trên các ô tiêu chuẩn lập
các ô dạng bản, mỗi ÔTC lập 5 ô dạng bản, diện tích ô dạng bản là 2 m2
ở các vị
trí gần bốn góc và giữa ÔTC. Tiến hành thu gom tất cả vật rơi rụng trên ô dạng
bản cho vào túi polyetylen đánh số và ký hiệu từng túi theo các ÔTC, thời gian
thu thập tháng 12 năm 2011. Sau khi đã thu thập các mẫu đóng túi xong chuyển
về phòng thí nghiệm Lâm sinh học của Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm
nông nghiệp Quảng Ninh sấy khô và cân để xác định lượng vật rơi rụng của từng
mô hình trồng rừng trong Dự án. Phương pháp sây khô được thực hiện trên các
giá sấy điện chuyện dụng, thời gian sấy 5 giờ, tiêu chuẩn mẫu sấy khô có độ ẩm
nhỏ hơn 20%. Cách tính toán lượng rơi rụng từ trị số bình quân 1 ô dạng bản 2m2
từ đó quy ra trọng lượng vật rơi rụng trên 1 ha.
- Xác định khả năng nâng cao độ phì của đất: Trên các ô tiêu chuẩn đã lập ở
trên cho rừng trồng sau 4 năm, tiến hành lấy mẫu đất mặt ở độ sâu từ 0 đến 10
cm, mỗi mô hình thu 3 mẫu đất đại diện cho ba vị trí khác nhau đưa về phòng thí
nghiệm tổng hợp của Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng
Ninh để phân tích, sau đó so sánh với kết quả phân tích đất trước khi trồng rừng.
Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích đất:
Xác định thành phần cơ giới đất trong môi trường nước.
Xác định độ pHKCL bằng máy pH mét, giấy quỳ.
Xác định hàm lượng mùn theo phương pháp ChiuRin
Xác định hàm lượng P2O5 theo phương pháp Kiecxanốp
Xác định hàm lượng NH4
+
theo phương pháp so mầu bằng chỉ thị Nessler
Xác định hàm lượng K2O theo phương pháp đo độ đục với thuốc thử
Na3Co(N0)6.
28
d, Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng phủ xanh bãi thải khai thác
than ở tỉnh Quảng Ninh.
Từ các kết quả thu thập được từ các nội dung nghiên cứu, phân tích, tổng và
đưa ra một số đề xuất về kỹ thuật trồng rừng cải tạo môi trường bãi thải khai thác
than ở Quảng Ninh bao gồm:
+ Quan điểm và định hướng chung;
+ Biện pháp kỹ thuật công trình;
+ Biện pháp kỹ thuật lân sinh: Loài cây trồng, cách tạo cây con, tiêu chuẩn
cây con khi trồng, kỹ thuật trồng, chăm sóc;
+ Biện pháp về thể chế chính sách.
4.2.2.6. Phương pháp sử lý số liệu
Để tiến hành tính toán các đặc trưng mẫu trước hết phải kiểm tra sự thuần
nhất của các ô tiêu chuẩn thực hiện theo Nguyễn Hải Tuất và Ngô Kim Khôi
1996 [12] theo giáo trình xử lý số liệu thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm
trong nông lâm nghiệp trên máy vi tính. Việc kiểm tra sự thuần nhất của các ô
tiêu chuẩn giúp ta xem có thể gộp số liệu ở các ô tiêu chuẩn lại hay không. Đề tài
sử dụng tiêu chuẩn K của Kruskal - Wallis. Nếu các ô tiêu chuẩn có trung bình
và phương sai bằng nhau thì sẽ gộp lại để xử lý, ngược lại thì phải xử lý riêng
cho từng ÔTC. Tính chỉ tiêu thống kê cho các nhân tố điều tra như mật độ, đường
kính bình quân gốc cây, đường kính tán, chiều cao bình quân. Những chỉ tiêu này
được tính toán bằng phần mềm Excel, SPSS. Phương pháp phân tích một số chỉ
tiêu về đặc điểm sinh trưởng khác được tính như sau:
+ Mật độ cây sống được xác định theo công thức sau:
10.000 * n *100
Nht (%) =
SÔTC * N
Trong đó: Nht (%) là tỷ lệ cây sống ;
SÔTC là tổng diện tích ô tiêu chuẩn điều tra (m2
) ;
n là số lượng cây điều tra được trong 1 ÔTC.
29
+ Tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu tính theo công thức:
N% =
N
n
*100
Trong đó: N% là tỷ lệ % cây theo cấp chất lượng ;
n là số cây theo cấp chất lượng, N là tổng số cây điều tra trong ÔTC.
+ Đường kính tán, lượng xác thực vật rơi rụng, tính theo bình quân cộng
n
X
X i
∑
=
Trong đó: X là giá trị trung bình
Xi trị số quan sát thứ i
n là dung lượng.
Tăng trưởng thường xuyên hàng năm, là số lượng biến đổi được của một
nhân tố điều tra trong 1 năm.
Zt = ta – ta-1
Với: ta là nhân tố điều tra; a là năm
ta-1 là nhân tố điều tra tại a-1 năm
30
Chương 3
ĐIỂU KIỆN TƯ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Địa điểm bãi thải Nam Đèo Nai thuộc Công ty Than Đèo Nai nằm trong
địa giới hành chính thị xã Cẩm Phả, cách trung tâm thành phố Hạ Long 30 km về
phía đông bắc, giới hạn toạ độ: X: 24.000 – 25.500; Y: 427.500- 430.000 (Hệ toạ
độ nhà nước năm 2000)
Tổng diện tích bãi thải là 249,1 ha (bao gồm cả đường vận chuyển than),
phía Bắc giáp khai trường của Công ty than Đèo Nai, phía Nam giáp khu dân cư
phường Cẩm Sơn, phía Đông giáp phường Cẩm Phú và khai trường Công ty than
Cọc Sáu, phía tây giáp khai trường Công ty Than Đông Bắc.
Bản đồ bãi thải Nam Đèo Nai
31
3.1.2. Địa hình, địa thế.
Trên nền địa hình cũ là đồi núi ven biển đã qua nhiều năm đổ các loại đất,
đá, bã xít nên cơ bản đã thay đổi. Những đặc trưng địa hình khái quát như sau:
- Hầu hết diện tích trong khu vực đã đổ thải, điểm cao nhất (đỉnh bãi thải)
xấp xỉ +300m so với mực nước biển, trên sườn bãi thải là mạng lưới đường ô tô
có chiều rộng trung bình 20-30m, bao gồm hệ thống rãnh thoát nước, bờ đai an
toàn, chạy theo hình zich zắc từ chân lên đỉnh bãi thải để vận chuyển than, đất
đá. Hệ thống đường này cắt sườn bãi thải thành 8 cấp sườn tầng có độ cao, chiều
dài, loại đất đá rất khác nhau. Độ dốc của các sườn tầng phổ biến từ 26-40O
.
Chiều cao các tầng cơ bản ở mức +10m đến +275m.
- Phần phía Nam và Đông chân bãi thải có mương nước bê tông rộng từ
30-80m chạy dài từ Tây sang Đông ngăn cách khu bãi thải với khu dân cư.
3.1.3. Điều kiện đất đai
Loại đất nguyên trạng (đất nguyên thổ) là đất Feralit màu vàng nhạt phát
triển trên đá mẹ phiến thạch, sa thạch, sỏi kết, sạn kết, đất có thành phần cơ giới
từ cát pha đến thịt nhẹ, do không có thực vật che phủ, bị rửa trôi, xói mòn mạnh
nên đất tầng A rất mỏng, nghèo dinh dưỡng, khô, chua, thực vật nghèo nàn, chủ
yếu là sim, mua, lau, chít thưa thớt, diện tích này rất nhỏ, không đáng kể.
Loại đất đá chính trên bãi thải sau khai thác than chủ yếu là các loại đất đá
trầm tích ở các vách, trụ vỉa than đã bị nổ mìn, cày xới và bốc xúc, vận chuyển
từ công trường khai thác đến đổ ở bãi thải. thành phần đất đá chủ yếu là hỗn hợp
của các loại mảnh vụn đá cát kết, sạn kết, cuội kết, đá hỗn hợp và sét than.
Bãi thải Nam Đèo Nai áp dụng phương pháp bãi thải cao, trong quá trình
đổ thải theo qui luật phân bố trên sườn dốc, phần đất đá có kích thước nhỏ tập
trung phía trên cao, phần có kích thước lớn có động năng lớn lăn xa hơn về phía
dưới. Tuy nhiên, quá trình cắt tầng đã làm cho các loại đất đá này bị xáo trộn,
liên kết đất đá tơi rời, chưa ổn định.
32
3.1.4. Đặc điểm khí hậu
Tiểu khí hậu vùng Cẩm Phả thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa mưa
và mùa khô phân biệt rõ rệt.
Mùa mưa, nóng từ tháng 5 đến tháng 10 năm sau, là thời kỳ nóng ẩm, có
lượng mưa cao nhất, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Nam.
Mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, là thời kỳ hanh khô,
lượng mưa thấp, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.
Hàng năm có thể có từ 2-3 cơn bão có sức gió cấp 9-11 kèm theo mưa to
có sức tàn phá mạnh.
Nhiệt độ bình quân năm 23,7O
C, nhiệt độ tối cao 30O
C, tối thấp 4O
C, hàng
năm có 4 tháng (từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ thấp dưới
20O
C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng giêng có nhiệt độ bình quân:15,5O
C,
tháng có nhiệt độ cao nhất, trung bình là 28O
C. Trong ngày biến động nhiệt độ
tương đối nhỏ chỉ từ 6-7 O
C do có sự điều hoà của biển.
Lượng mưa bình quân năm là 2380,3mm, số ngày mưa bình quân 124,7
ngày, nhưng phân bố không đều. Mùa mưa, nóng từ tháng 5 đến tháng 10, lượng
mưa chiếm tới trên 80 lượng mưa cả năm, trung bình là 286mm/tháng. Mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 20% lượng mưa cả năm,
chủ yếu là mưa nhỏ với lượng mưa trung bình 60mm/tháng.
Độ ẩm không khí bình quân là 84%, tổng giờ nắng trong năm 1.765,1 giờ.
Tuy nhiên, các chỉ tiêu khí tượng trên bề mặt bãi thải có nhiều biến động so
với điều kiện khí tượng chung. Mặc dù lượng mưa nhiều, nhưng do độ dốc của bãi
thải lớn, đất đá trơ trọi, kết cấu tơi rời nên nước mưa hoàn toàn chảy trên bề mặt và
các khe kẽ đá. Biến động về nhiệt độ ngày và đêm cũng rất lớn do quá trình hấp thu
và bức xạ nhiệt của bề mặt đất đá trơ trụi, tốc độ gió trên bãi thải rất mạnh. Những
yếu tố khí tượng này đều gây bất lợi cho sự tồn tại và sinh trưởng của thực vật.
33
3.1.5. Đặc điểm thực vật.
Điều kiện sống cho thực vật trên bãi thải mỏ rất khắc nghiệt. Đất là giá thể
giữ cho cây đứng vững và cung cấp nước, dinh dưỡng cho cây rất ít, chủ yếu
mảnh đá vụn, mảnh sít,… nghèo dinh dưỡng, kết cấu tơi rời, không có khả năng
giữ nước, hệ thống mao mạch không tồn tại. Sườn tầng có độ dốc cao nên trong
mùa mưa thường bị xói lở, ngày nắng nhiệt độ bề mặt đất đá rất cao. Mùa khô
thường xuyên khô hạn do ít mưa, mao quản bị cắt đứt. Trong điều kiện các yếu
tố tự nhiên khắc nghiệt nên chỉ có các loài thực vật có khả năng chống chịu cao
mới tồn tại và phát triển được.
- Ở một số đoạn ven đường vận chuyển có lớp đất đá cấp hạt nhỏ, ổn định đã
được trồng các loài cây thân gỗ như keo lá tràm, keo tai tượng, phi lao, bạch
đàn,…cây sinh trưởng kém và trung bình, số cây sinh trưởng tốt rất ít mang tính cá
biệt.
- Ở những sườn tầng đổ đất đá thải đã lâu, mặt sườn đã tương đối ổn định,
một số loài cây tự nhiên tiên phong ưa sáng đã lác đác xuất hiện; các loại cây
một lá mầm như cỏ bông lau, cỏ le, cỏ lách, cây 2 lá mầm như Hu đay,…
Những thận lợi và khó khăn: Với ngành khai thác than việc duy trì và mở
rộng các bãi đổ thải đất đá là điều không thể tránh khỏi, các kết quả thăm dò bằng
các thiết bị hiện đại cho thấy trữ lượng than tại đây còn rất lớn cần tiếp tục mở
rộng đầu tư khai thác.
Điều kiện sống cho thực vật trên bãi thải gồm các yếu tố: đất đai, mưa,
gió, dinh dưỡng, nguồn nước,.. là hết sức khắc nghiệt. Cần chọn những loài cây
có tính chống chịu cao và có giải pháp cải tạo cục bộ điều kiện sống của chúng
trong môi trường để cây trồng có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và tái tạo thế
hệ mới.
Để có thể trồng trừng hoàn nguyên môi trường rừng thành công trên loại
lập địa này theo yêu cầu đặt ra của Dự án, cần tuyển chọn những loài cây có khả
năng chịu đựng được với điều kiện khắc nghiệt cao, đặc biệt là khô hạn và gió
34
lớn, có các giải pháp kĩ thuật tương thích đảm bảo cho cây trồng tồn tại và sinh
trưởng nhanh, sớm phát huy tác dụng phòng hộ môi trường, đồng thời có các giải
pháp thi công hợp lí đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và an toàn lao động.
3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế
Bải thải Nam Đèo Nai thuốc Công ty cổ phân Than Đèo Nai nằm trên địa
giới hành chính phường Cẩm Sơn, thành phô Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh. Thành
phố Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 48.645,0 ha và 195.800 nhân khẩu, 16 đơn vị
hành chính cấp xã, gồm 13 phường: Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm
Trung, Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Tây, Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm
Thịnh, Cửa Ông, Mông Dương và 03 xã: Dương Huy, Cộng Hòa, Cẩm Hải. Địa
giới hành chính thành phố Cẩm Phả: Đông giáp huyện Vân Đồn; Tây giáp huyện
Hoành Bồ và thành phố Hạ Long; Nam giáp thành phố Hạ Long và huyện Vân
Đồn; Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên;
Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như công
nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo thiết
bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu, thương mại dịch vụ, du
lịch...
Cẩm Phả trong nhiều năm gần đây luôn tăng trưởng kinh tế trên 15% .Thu
nhập bình quân đầu người 2011 của Cẩm Phả rất cao đạt 2644USD gấp hơn 2
lần trung bình cả nước . Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá. Tổng tiềm
năng ước tính trên 3 tỷ tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh.
Chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở ra cảng nước sâu. Chính vì vậy mà
kinh tế chủ yếu ở thành phố Cẩm Phả là sản xuất than. Ðây là trung tâm sản xuất
than của Quảng Ninh và của cả nước. Cẩm Phả có hệ thống đường sắt dùng
chuyên chở than chạy dọc thành phố chở than đến Nhà máy Tuyển Than Cửa
Ông Các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Ðèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe
Chàm, Dương Huy, Thống Nhất. Ngoài than, antimon ở Khe Sim- Dương Huy,
đá vôi ở Quang Hanh, nước khoáng đều là những tài nguyên quí hiếm.
35
Cẩm Phả có vùng núi đá vôi rộng lớn, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho
việc phát triển các ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng. Cẩm
Phả có những nhà máy cơ khí lớn, nhà máy sàng tuyển than và bến cảng, công ty
địa chất và các xí nghiệp xây lắp, nhà máy chế tạo thiết bị điện, cơ khí Trung tâm
và nhà máy chế tạo máy than Việt Nam đó là các trung tâm cơ khí sản xuất, sửa
chữa thiết bị phục vụ cho ngành than và công nghiệp chung cho cả nước.
Cảng Cửa Ông là cảng nước sâu và có thể tiếp nhận các tàu có sức chứa 5-
7 vạn tấn vào cảng tiếp nhận hàng. Ngoài biển, Cẩm Phả còn có cảng nổi như
Hòn Nét, là điểm bốc rót hàng triệu tấn than hàng năm phục vụ cho xuất khẩu.
Ngoài ra còn có các cảng lẻ như Km6, 10-10, Đá Bàn, Khe dây, Cẩm Y... cũng
là các cảng lẻ phục vụ cho việc bốc rót than cho nội địa và vật liệu xây dựng như
cát, đá, xi măng... Trong tương lai Thành phố sẽ trở hành một khu công nghiệp
điện. Tổng công suất đạt trên 3.000 MW. Hiện nay, Nhà máy nhiệt điện Cẩm
Phả (khu vực Cầu 20, phường Cẩm Thịnh) có công suất 600 MW đã được đưa
vào vận hành từ năm 2010. Ngoài ra, tại phường Mông Dương sẽ xây dựng 02
nhà máy điện khác có tổng công suất 2400MW, tại Phường Cẩm Thịnh sẽ có dự
án Nhà máy điện Cẩm Thịnh với công suất 400MW-450MW.
Nhà máy xi măng Cẩm Phả được xây dựng tại Km6, đây là nhà máy có công
suất lớn nhất trong nước hiện nay. Nhà máy này sẽ sản xuất Clanhke phục vụ sản
xuất xi măng tại Cẩm Phả và tại Vũng Tàu để phục vụ nhu cầu xây dựng trong
nước.
Nông lâm ngư nghiệp: Thành phố Cẩm Phả còn có đất nông nghiệp
khoảng 1.196 ha, trong đó đất trồng rau màu và cấy lúa 434 ha, đất có mặt nước
có thể nuôi trồng thuỷ sản 315 ha. Cẩm Phả có 2 khu đất làm muối nhưng nay
chỉ còn một khu và ngày càng thu hẹp. Ðất lâm nghiệp khá rộng, trong đó rừng
tự nhiên 12.094 ha. Xưa có nhiều lâm sản nay rừng đã kiệt quệ nên chỉ còn các
xưởng chế biến gỗ rừng trồng. Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km
bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lượng thấp.
36
Du lịch: Cẩm Phả còn có các khu du lịch đa năng Bến Do (phường Cẩm
Trung), khu công viên văn hóa "Cao Sơn Lưu Thuỷ" (phường Cẩm Sơn), khu di
tích Bến Đục (phường Cẩm Đông). Khu đền Trần Quốc Tảng (Phường Cửa
Ông)... Đền này mở cửa hội xuân hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch . Khu
nghỉ dưỡng tắm khoáng nóng Quang Hanh cũng là điểm đến rất đặc biệt khi du
khách đến với Cẩm Phả. Ngoài ra tiềm năng du lịch biển đảo của Cẩm Phả chưa
được khai thác tốt. Vịnh Bái Tử Long là một Vịnh rất rất đẹp, nó có đặc điểm và
cấu tạo địa chất, địa hình như Vịnh Hạ Long. Hai Vịnh này nằm cạnh nhau và
chỉ chia ranh giới theo bản đồ hành chính. Song Vịnh Hạ Long được cả thế giới
biết đến nhưng Vịnh Bái Tử Long thì ngay trong nước cũng đã ít người biết
tên. Mùa hè, người dân và những người công nhân trong vùng thường có các
chuyến đi thăm quan các hang động castơ, núi đá, đảo rồi tắm biển và nghỉ ngơi
trên những hòn đảo nằm trên Vịnh Bái Tử Long.
37
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá thực trạng trồng rừng cải tạo môi trường các bãi thải
khai thác than ở Quảng Ninh
4.1.1. Thực trạng về loài cây và diện tích trồng
Công tác trồng rừng nói chung và trồng rừng phủ xanh các bãi thải khai
thác than nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được các cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương của tỉnh quan tâm, chỉ đạo cùng với sự cố gắng đầu tư kinh
phí cho việc hoàn nguyên lại môi trường rừng trên các bãi sau khai thức than của
Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay
về cơ bản có thể chia thành một số giai đoạn phát triển trồng rừng phủ xanh bãi
thải được thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1: Quá trình phát triển rừng trồng cải tạo môi trường bãi thải khai
thác than ở Quảng Ninh
Giai đoạn Đặc điểm
Loài cây
trồng
Nguồn vốn
Trước
1995
Công tác trồng rừng phủ xanh
bãi thải được thực hiện theo
phong trào.
Thông mã
vĩ, Keo tai
tượng
Vồn từ tổng Công ty
than nay là Tập đoàn
Than Khoáng sản Việt
Nam
1995 -
2005
Thực hiện Chương trình nghiên
cứu phát triển khoa học công
nghệ tỉnh Quảng Ninh và
Chương trình 327, phủ xanh đất
trống đồi núi trọc
Thông mã
vĩ, Bạch
đàn caman
Keo tai
tượng
- Ngân sách Nhà nước
phát triển khoa học
công nghệ tỉnh Quảng
Ninh
- Chương trình 327
Từ năm Trồng rừng cải tạo môi trường Thông
- Vốn Tập đoàn Than
Khoáng sản Việt Nam
38
2005 - nay bãi thải mỏ đã phát triển khá
mạnh, với nhiều chương trình,
dự án đầu tư; nhiều diện tích
được trồng hoàn nguyên môi
trường rừng; đa dạng hóa loài
cây trồng; giai đoạn này trồng
được 405 ha.
nhựa, Keo
lá tràm, Phi
lao, Thông
mã vĩ, Keo
tai tượng.
- Vốn tự có của các
công ty thành viên
trong Tập đoàn Than
Qua số liệu bảng 4.1 ta thấy:
- Giai đoạn trước 1995: Trong giai đoạn này công tác trồng rừng phủ
xanh bãi thải khai thác than được thực hiện theo phong trào, quy mô trồng rừng
cải tạo môi trường bãi thải mở nhìn chung nhỏ, chủ yếu do Đoàn thanh niên phát
động với một số loài cây trồng chủ yếu là Thông mã vĩ, Keo tai tượng, phương
thức trồng phân tán chủ yếu xung quanh khu vực điều hành sản xuất trên khai
trường khai thác than. Tỷ lệ sống thấp, chưa có quy hoạch nên nhiều chỗ bị vùi
lấp do đổ thải hoặc xây dựng mở rộng khu điều hành sản xuất.
- Giai đoạn 1995- 2005:
+ Thời kỳ đầu của giai đoạn này từ 1995 - 2000: Chủ yếu thực hiện
Chương trình nghiên cứu trồng thử ngiệm một số loài cây bằng nguồn vốn phát
triển khoa học công nghệ của tỉnh Quảng Ninh mà tiêu biểu là Đề tài tuyển chọn
loài cây và xây dựng biện pháp kỹ thuật lục hóa bãi thải của mỏ than lộ thiện, kết
quả bước đầu đã xác định được cấu tạo bãi thải của mỏ than là một khối hỗn độn đá
lẫn đất (đá chiếm 97%, đất chiếm 3%). Nhiệt độ không khí bãi thải luôn cao hơn
nhiệt độ không khí trong khu vực 1,1-1,60
C, ẩm độ trong không khí trên bãi thải
luôn thấp hơn ẩm độ không khí trong khu vực từ 12,5 đến 13,9 %. Ngoài ra, cũng chỉ
ra được một vài chỉ tiêu kỹ thuật để trồng cây trên bãi thải đó là về tiêu chuẩn cây con
có bầu, chiều cao trên 30cm, hố đào tối thiểu 30x30x30 cm, trồng sâu gốc cây mặt
bầu phủ đất 5-10 cm, loài cây trồng là Thông mã vĩ, Keo tai tượng.
39
Một phần diện tích được trồng theo Chương trình 327, phủ xanh đất trống
đồi núi trọc. Phương thức trồng thuần loài, với các loài cây trồng như: Thông mã
vĩ, Bạch đàn trắng caman. Trong giai đoạn này mục tiêu trồng rừng phủ xanh cải
tạo môi trường bãi thải khai thác than chưa rõ ràng, kết quả trồng rừng trên bãi
thải không cao.
+ Từ 2000 – 2005, đã có nhiều chế tài quy định của Nhà nước về khắc phục
các điểm gấy ô nhiễm môi trường, điển hình như Quyết định 64/2003/QĐ – TTg
của Chính phủ ban hành ngày 22/4/2003 về việc “Phê duyệt kế hoạch xử lý triệt
để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên toàn quốc”, trong đó có
bãi thải Nam Đèo Nai. Nhận thức rõ điều này công tác trồng rừng cải tạo môi
trường bãi thải sau khai thác than đã được quan tâm nghiên cứu và triển khai bằng
nhiều nguồn vốn như công trình tuyển chọn một số loài cây và kỹ thuật gây trồng
để cố định bãi thải tại các mỏ than vùng Đông Bắc, kết quả bước đầu đã chọn ra
một số loài cây thân gỗ như Keo lá tràm, Thông nhựa, Tràm, Phi lao cho một số
loại hình bãi thải ở mỏ than Cao Sơn, Dương Huy với tổng diện tích là 7,0 ha.
Cũng trong thời gian này phong trào trồng cây chắn bụi ở hai bên đường trong
khai trường khai thác than đã được nhiều mỏ quan tâm triển khai thực hiện và
những hàng cây tiên phong trên bãi thải, ven đường vận chuyển đã xuất hiện ở
một số mỏ than như Cao Sơn, Cọc Sáu, Dương Huy, Đèo Nai với loài cây là chủ
yếu Keo lá tràm.
- Giai đoạn 2005 đến nay
Trong những năm này cả nước đang đẩy mạnh công cuộc “công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước” đã có nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất và khái thác
khoán sản được thành lập và phát triển, để thúc đẩy sản xuất và bảo vệ môi
trường, Ban Bí thư ra chỉ thị số 29/CT-TW ngày 21 tháng 1 năm 2009 về tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về
bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” Đây là giai đoạn ghi nhận sự phát triển khá mạnh của trồng rừng phủ xanh
Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/3y7rUim
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
40
bãi thải hoàn nguyên môi trường khai thác than với sự quan tâm, đầu tư nhiều
hơn từ Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, các Công ty thành viên và cả của
Dự án Jica Nhật Bản, cơ cấu cây trồng đa dạng hơn. Trong giai đoạn này tỉnh
Quảng Ninh đã trồng được 405 ha rừng cải tạo môi trường bãi thải sau khai thác
than với một số loài cây trồng chủ yếu như: Keo lá tràm, Phi lao, Thông nhựa,
Keo tai tượng. Tre gai; Kết quả chi tiết được thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2: Diện tích và loài cây trồng cải tạo môi trường bãi thải ở Quảng Ninh
Năm trồng Loài cây Diện tích
(ha)
Khu vực trồng trên
bãi thải các mỏ
Phương thức
trồng
2007
Keo lá tràm 45 Đeo Nai, Cao Sơn Thuần loài
Keo tai tượng 3 Vàng Danh Thuần loài
Phi lao 17 Đeo Nai Thuần loài
Thông nhựa 25 Đeo Nai Thuần loài
2008
Keo lá tràm 39 Đeo Nai, Uông Bí Thuần loài
Keo tai tượng 30 Cao Sơn, Cọc Sáu,
Vàng Danh, Hòn
Gai, Uông Bí
Thuần loài
Phi lao 15 Vàng Danh, Hòn
Gai, Dương Huy
Thuần loài
Cỏ bông lau,
cây dây leo
2 Đeo Nai
Hỗn giao
Thông nhựa 17 Đeo Nai, Vàng
Danh
Thuần loài
2009
Keo lá tràm 22 Đeo Nai, Vàng
Danh, Đông Bắc
Thuần loài
Thông nhựa 15 Đèo Nai, Vàng
Danh, Đông Bắc
Thuần loài
Phi lao 12 Đèo Nai, Hòn Gai Thuần loài
Keo tai tượng 18 Cao Sơn, Cọc Sáu,
Vàng Danh, Hòn
Gai, Đông Bắc
Thuần loài
Bạch đàn Uro 1 Đèo Nai, Vàng
Danh
Thuần loài
2010 Keo lá tràm 30 Đeo Nai, Vàng
Danh, Hòn Gai,
Thuần loài
Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/3y7rUim
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
41
Đông Bắc
Keo tai tượng 11 Cao Sơn, Cọc Sáu,
Vàng Danh, Hòn
Gai, Đông Bắc
Thuần loài
Phi lao 12 Vàng Danh, Đèo
Nai
Thuần loài
Thông nhựa 8 Đèo Nai Thuần loài
2011
Keo lá tràm 49 Cao Sơn, Đèo Nai,
Uông Bí
Thuần loài
Keo tai tượng 31 Cọc Sáu, Vàng
Danh, Hòn Gai,
Công ty Than Đông
Bắc
Thuần loài
Phi lao 18 Cao Sơn, Cọc Sáu,
Vàng Danh, Hòn
Gai, Đông Bắc
Thuần loài
Cộng 405
(Nguồn: Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, 2011)
Như vậy, có thể thấy rằng giai đoạn từ 2005 đến nay trồng rừng phủ xanh,
cải tạo môi trường bãi thải sau khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuyển
biến rõ rệt, tăng nhanh về diện tích, đang dần dần phát huy thế mạnh của địa
phương có công nghiệp khai thác than phát triển và từng bước đẩy mạnh công
tác trồng rừng hoàn nguyên bảo vệ môi trường sau khai thác. Đây sẽ là lợi thế để
tỉnh Quảng Ninh phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
4.1.2. Tổng kết các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong Dự án cải tạo môi
trường bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh.
4.1.2.1. Các loài cây và phương thức trồng rừng
Danh mục loài cây trồng thộc Dự án trồng rừng phủ xanh bãi thải Nam
Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh khá đa dạng được thể hiện qua bảng 4.3.
42
Bảng 4.3: Danh mục các loài cây được trồng rừng Dự án cải tạo môi trường bãi
thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh
Năm trồng Tên lài cây Tên khoa học
Diện tích
trồng (ha)
2007 Keo lá tràm Acacia auriculiformis 23
Phi Lao Casuarina equietifolia 19
Thông nhựa Pinus merkussi 20
Bạch đàn Uro Eucalyptus urophylla 1,5
Cộng 63,5
2008 Keo lá tràm Acacia auriculiformis 26
Phi Lao Casuarina equietifolia 21
Thông nhựa Pinus merkussi 17
Cỏ bông lau Saccharum spontacum 0,5
Cộng 64,5
2009 Keo lá tràm Acacia auriculiformis 20
Phi Lao Casuarina equietifolia 13
Thông nhựa Pinus merkussi 10
Trâm bầu Impomoe crassicaulis 0,2
Móng bò leo Bauhinia scandens 0,5
Hoa giấy dại Bougainvillea glabra 0,1
Cộng 43,8
2010 Keo lá tràm Acacia auriculiformis 8
Phi Lao Casuarina equietifolia 6
Thông nhựa Pinus merkussi 4,5
Cộng 18,5
Tổng cộng 190,3
3574673

More Related Content

What's hot

Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiTrần Thế Dinh
 
Tài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-pp
Tài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-ppTài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-pp
Tài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-ppBluebell Bing Bing
 
Cỏ ven biển việt nam
Cỏ ven biển việt namCỏ ven biển việt nam
Cỏ ven biển việt namThang Nguyen
 
Tài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt NamTài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt NamHieu Nguyen
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đaitiểu minh
 
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤTNguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤTnghiadoi.com
 
Tài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt NamTài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt NamHieu Nguyen
 
15. đặng văn minh
15. đặng văn minh15. đặng văn minh
15. đặng văn minhThu Thu
 
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừngTài nguyên rừng
Tài nguyên rừngHương Vũ
 
2014 Khoa hoc cong nghe bien Viet Nam
2014 Khoa hoc cong nghe bien Viet Nam2014 Khoa hoc cong nghe bien Viet Nam
2014 Khoa hoc cong nghe bien Viet NamTran Duc Thanh
 
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn LaĐề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn LaDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Bài Giảng Khoa Học Môi Trường Huế.pdf
Bài Giảng Khoa Học Môi Trường Huế.pdfBài Giảng Khoa Học Môi Trường Huế.pdf
Bài Giảng Khoa Học Môi Trường Huế.pdfThanhUyn12
 

What's hot (19)

Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hộiMối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
Mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và phát triển kinh tế - xã hội
 
Tài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-pp
Tài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-ppTài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-pp
Tài nguyên đất nhóm 9-đh2 qm2-pp
 
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAYLuận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Nghiên cứu địa mạo sinh thái lãnh thổ tỉnh Nghệ An, HAY
 
Chuong 3 Dat
Chuong 3 DatChuong 3 Dat
Chuong 3 Dat
 
Luận án: Nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên
Luận án: Nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây NguyênLuận án: Nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên
Luận án: Nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên
 
Cỏ ven biển việt nam
Cỏ ven biển việt namCỏ ven biển việt nam
Cỏ ven biển việt nam
 
Dat do o viet nam
Dat do o viet namDat do o viet nam
Dat do o viet nam
 
Tài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt NamTài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt Nam
 
Vai trò của đất đai
Vai trò của đất đaiVai trò của đất đai
Vai trò của đất đai
 
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤTNguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
Nguồn gốc, vai trò, thực trạng của TÀI NGUYÊN ĐẤT
 
Tài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt NamTài nguyên đất Việt Nam
Tài nguyên đất Việt Nam
 
15. đặng văn minh
15. đặng văn minh15. đặng văn minh
15. đặng văn minh
 
Luận văn: Quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, HAY
Luận văn: Quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, HAYLuận văn: Quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, HAY
Luận văn: Quản lý bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, HAY
 
Bßo cßo khmt
Bßo cßo khmtBßo cßo khmt
Bßo cßo khmt
 
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
Luận văn: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành...
 
Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừngTài nguyên rừng
Tài nguyên rừng
 
2014 Khoa hoc cong nghe bien Viet Nam
2014 Khoa hoc cong nghe bien Viet Nam2014 Khoa hoc cong nghe bien Viet Nam
2014 Khoa hoc cong nghe bien Viet Nam
 
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn LaĐề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Đề tài: Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
 
Bài Giảng Khoa Học Môi Trường Huế.pdf
Bài Giảng Khoa Học Môi Trường Huế.pdfBài Giảng Khoa Học Môi Trường Huế.pdf
Bài Giảng Khoa Học Môi Trường Huế.pdf
 

Similar to Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường Bãi Thải Nam Đèo Nai - Quảng Ninh

Khả Năng Sinh Trưởng Của Một Số Loài Cây Bản Địa Trồng Dưới Tán Rừng Thông Mã...
Khả Năng Sinh Trưởng Của Một Số Loài Cây Bản Địa Trồng Dưới Tán Rừng Thông Mã...Khả Năng Sinh Trưởng Của Một Số Loài Cây Bản Địa Trồng Dưới Tán Rừng Thông Mã...
Khả Năng Sinh Trưởng Của Một Số Loài Cây Bản Địa Trồng Dưới Tán Rừng Thông Mã...nataliej4
 
Khả Năng Sinh Trưởng Của Một Số Loài Cây Bản Địa Trồng Dưới Tán Rừng Thông Mã...
Khả Năng Sinh Trưởng Của Một Số Loài Cây Bản Địa Trồng Dưới Tán Rừng Thông Mã...Khả Năng Sinh Trưởng Của Một Số Loài Cây Bản Địa Trồng Dưới Tán Rừng Thông Mã...
Khả Năng Sinh Trưởng Của Một Số Loài Cây Bản Địa Trồng Dưới Tán Rừng Thông Mã...PinkHandmade
 
Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)HinDonThThu
 
Luận văn: Nghiên cứu tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp d...
Luận văn: Nghiên cứu tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp d...Luận văn: Nghiên cứu tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp d...
Luận văn: Nghiên cứu tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp d...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm ...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm ...Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm ...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..docLuận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdfGiáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdfMan_Ebook
 
Đánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng Nai
Đánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng NaiĐánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng Nai
Đánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng NaiNhuoc Tran
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Đề Cương Văn Hoá Du Lịch Môi Trường Và Con Người.doc
Luận Văn  Đề Cương Văn Hoá Du Lịch Môi Trường Và Con Người.docLuận Văn  Đề Cương Văn Hoá Du Lịch Môi Trường Và Con Người.doc
Luận Văn Đề Cương Văn Hoá Du Lịch Môi Trường Và Con Người.docsividocz
 
Luân Văn Phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.doc
Luân Văn Phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.docLuân Văn Phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.doc
Luân Văn Phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.docsividocz
 
Chuong 3. dinh duong khoang cay trong
Chuong 3. dinh duong khoang cay trongChuong 3. dinh duong khoang cay trong
Chuong 3. dinh duong khoang cay trongdoivaban93
 

Similar to Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường Bãi Thải Nam Đèo Nai - Quảng Ninh (20)

Khả Năng Sinh Trưởng Của Một Số Loài Cây Bản Địa Trồng Dưới Tán Rừng Thông Mã...
Khả Năng Sinh Trưởng Của Một Số Loài Cây Bản Địa Trồng Dưới Tán Rừng Thông Mã...Khả Năng Sinh Trưởng Của Một Số Loài Cây Bản Địa Trồng Dưới Tán Rừng Thông Mã...
Khả Năng Sinh Trưởng Của Một Số Loài Cây Bản Địa Trồng Dưới Tán Rừng Thông Mã...
 
Khả Năng Sinh Trưởng Của Một Số Loài Cây Bản Địa Trồng Dưới Tán Rừng Thông Mã...
Khả Năng Sinh Trưởng Của Một Số Loài Cây Bản Địa Trồng Dưới Tán Rừng Thông Mã...Khả Năng Sinh Trưởng Của Một Số Loài Cây Bản Địa Trồng Dưới Tán Rừng Thông Mã...
Khả Năng Sinh Trưởng Của Một Số Loài Cây Bản Địa Trồng Dưới Tán Rừng Thông Mã...
 
Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)Can giao trinhdanhgiadat (1)
Can giao trinhdanhgiadat (1)
 
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngàyLuận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
Luận văn: Tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp dài ngày
 
Luận văn: Nghiên cứu tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp d...
Luận văn: Nghiên cứu tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp d...Luận văn: Nghiên cứu tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp d...
Luận văn: Nghiên cứu tác động của hạn hán đến sự phát triển cây công nghiệp d...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lôngNghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông
 
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm ...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm ...Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm ...
Luận văn: Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh một số mô hình làm giàu rừng tại trạm ...
 
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..docLuận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
Luận Văn Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình..doc
 
Bao cao khoa nop in
Bao cao khoa nop inBao cao khoa nop in
Bao cao khoa nop in
 
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdfGiáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
Giáo trình thủy nông - Dư Ngọc Thành;Nguyễn Thị Kim Hiệp.pdf
 
Đánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng Nai
Đánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng NaiĐánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng Nai
Đánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng Nai
 
Luận án: Đặc điểm sinh học và kỹ thuật tạo cây con cây Phay, HAY
Luận án: Đặc điểm sinh học và kỹ thuật tạo cây con cây Phay, HAYLuận án: Đặc điểm sinh học và kỹ thuật tạo cây con cây Phay, HAY
Luận án: Đặc điểm sinh học và kỹ thuật tạo cây con cây Phay, HAY
 
Ảnh hưởng của độ che sáng đến sự phát triển của cây Đầu lân
Ảnh hưởng của độ che sáng đến sự phát triển của cây Đầu lânẢnh hưởng của độ che sáng đến sự phát triển của cây Đầu lân
Ảnh hưởng của độ che sáng đến sự phát triển của cây Đầu lân
 
Luận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển ở một số đầm phá miền Trung
Luận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển ở một số đầm phá miền TrungLuận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển ở một số đầm phá miền Trung
Luận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển ở một số đầm phá miền Trung
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
 
BÀI MẪU khóa luận về quy hoạch đô thị, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận về quy hoạch đô thị, 9 ĐIỂMBÀI MẪU khóa luận về quy hoạch đô thị, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU khóa luận về quy hoạch đô thị, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Đề Cương Văn Hoá Du Lịch Môi Trường Và Con Người.doc
Luận Văn  Đề Cương Văn Hoá Du Lịch Môi Trường Và Con Người.docLuận Văn  Đề Cương Văn Hoá Du Lịch Môi Trường Và Con Người.doc
Luận Văn Đề Cương Văn Hoá Du Lịch Môi Trường Và Con Người.doc
 
Luân Văn Phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.doc
Luân Văn Phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.docLuân Văn Phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.doc
Luân Văn Phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.doc
 
Chuong 3. dinh duong khoang cay trong
Chuong 3. dinh duong khoang cay trongChuong 3. dinh duong khoang cay trong
Chuong 3. dinh duong khoang cay trong
 
Công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
Công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái NguyênCông tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
Công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Nghiên Cứu Sinh Trưởng Một Số Loài Cây Trồng Trong Dự Án Cải Tạo Môi Trường Bãi Thải Nam Đèo Nai - Quảng Ninh

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------- KHÚC THÀNH LIÊM NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG TRONG DỰ ÁN CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG BÃI THẢI NAM ĐÈO NAI - QUẢNG NINH CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ: 60 62 02 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HUY SƠN Thái Nguyên - 2012
  • 2. LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học khóa 18, từ năm 2010 - 2012. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của tập thể cán bộ phòng Quản lý đào tạo sau đại học, Khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và các thầy giáo, cô giáo thuộc trường Đại học Thái Nguyên, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, … nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó. Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Huy Sơn - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh, Công ty Cổ phân Than Đèo Nai, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ đề tài luận văn và tạo mọi điều kiện về thời gian, công việc để tác giả có thể theo học và hoàn thành luận văn này; Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của người thân trong gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn. Thái Nguyên, năm 2012 Tác giả Khúc Thành Liêm
  • 3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong một vài thập niên vừa qua, ngành lâm nghiệp đã đạt được những thành tự đáng kể, đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân, nhất là những tiến bộ kỹ thuật về giống và trồng rừng thâm canh, đã nâng năng suất rừng trồng từ 7-10 m3 /ha/năm vào những năm 70-80 của thế kỷ trước lên 20-25 m3 /ha/năm. Đặc biệt hiện nay có một số mô hình trong phạm vi thí nghiệm đã đạt từ 30-35 m3 /ha/năm. Nhưng chủ yếu là trồng rừng cung cấp gỗ nhỏ cho công nghiệp chế biến bột giấy và ván dăm với các loài cây mọc nhanh như keo, bạch đàn. Ngoài ra, các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng đã quan tâm nghiên cứu, tuyển chọn những loài cây chịu hạn cho vùng cát ven biển miền Trung, từ đó nhiều cồn cát đã được phủ xanh cải tạo đất cho phát triển sản xuất lâm nông nghiệp. Tuy vậy, nghiên cứu tuyển chọn những loài cây trồng cũng như tìm biệt pháp lâm sinh thích hợp để cải tạo môi trường sinh thái trên các bãi thải công nghiệp sau khai thác than thì còn nhiều hạn chế. Quảng Ninh là vùng công nghiệp khai thác than lớn nhất cả nước, được hình thành và phát triển cách đây hàng trăm năm, ngay từ thời Pháp thuộc. Sau Cách mạng tháng Tám, các mỏ khai thác than được duy trì và phát triển. Với công nghệ phổ biến là khai thác lộ thiên, để lấy than cần phải bóc đi một lượng đất, đá rất lớn, độ dày mỏng của lớp đất đá này khác nhau tùy thuộc vào từng vỉa. Sau nhiều năm khai thác lượng đất đá này tạo thành các bãi thải khổng lồ như những “điểm đen” gây ảnh hưởng xấu về môi trường, cảnh quan trong khu vực cũng như hoạt động sản xuất và đời sống xã hội. Bãi thải Nam Đèo Nai thuộc công ty cổ phần Than Đèo Nai là địa điểm chứa đất đá thải do khai thác than có khối lượng và diện tích lớn nhất trong khu vực, có lịch sử hình thành trên một trăm năm và là nơi chứa đất đá thải của các khai trường trong quá trình khai thác than lộ thiên. Vị trí của bãi thải thuộc phường Cẩm Tây- thị xã Cẩm Phả. Do lượng đất đá thải tích tụ quá lớn, bãi thải
  • 4. 2 trở thành điểm gây ô nhiễm môi trường trầm trọng ảnh hưởng xấu đến khu dân cư của thị xã Cẩm Phả, cảnh quan Vịnh Bái Tử Long. Chính vì vậy, bãi thải Nam Đèo Nai đã bị liệt vào danh sách các điểm gây ô nhiễm nặng và theo Nghị định 64/2003/QĐ-TTg cần phải xử lý triệt để. Trong những năm trước đây công ty than Đèo Nai đã đầu tư nhiều hạng mục để hạn chế tác động tiêu cực của bãi thải như san cắt tầng, xây đập ngăn, xây hệ thống mương thoát nước, ... Tuy nhiên, do diện tích rộng, trơ trụi, độ dốc lớn nên trong mùa hanh khô, do xe vận tải cùng với gió đã tạo ra một lượng bụi đất rất lớn phát tán vào không khí và khu vực dân cư lân cận, hơn nữa vào mùa mưa thường xuyên xảy ra sạt lở đất gây bồi lấp, lũ úng phía chân bãi thải và khu dân cư. Năm 2007 theo đề nghị của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam và Công ty cổ phần Than Đeo Nai về việc thực hiện dự án Trồng rừng cải tạo cảnh quan và môi trường bãi thải Nam Đèo Nai. Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh đã được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai tỉnh Quảng Ninh, tác giả luận án là cộng tác viên chính của Dự án. Sau 4 năm triển khai đã trồng được gần 200 ha trên toàn bộ diện tích bãi thải với các loài cây như Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Thông nhựa (Pinus merkussi), Phi lao (Casuarina equietifolia), cỏ bông lau (Saccharum spontacum), Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla)… đến nay dự án vẫn được kéo dài và chưa có đánh giá khả năng sinh trưởng của cây trồng, khả năng cải tạo đất trên bãi thải cũng như cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để phủ xanh bãi thải khai thác than. Để giải quyết vấn đề này trên cơ sở khoa học, đáp ứng yêu cầu thực tế, trong khuôn khổ của Luận văn tốt nghiệp đào tạo Cao học lâm nghiệp của trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên, được sự đồng ý của Ban lãnh đạo Phòng quản lý đào tạo sau đại học và Chủ trì Dự án cũng như Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, tác giả đã kế thừa một phần kết quả và hiện trường của dự án để hoàn thành lận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp theo chương trình đào tạo với tên đề
  • 5. 3 tài: “Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây trồng trong dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai - Quảng Ninh”. Kết quả của đề tài sẽ đánh giá khả năng sinh trưởng và cải tạo đất của một số loài cây trồng chính trong dự án là Keo lá tràm, Thông nhựa và Phi lao được trồng trên bãi đất đá đổ thải của bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh, từ đó xác định được biệt pháp kỹ thuật hữu hiệu cho việc trồng cây trên các bãi thải khai thác than và quặng của Việt Nam, góp phần giải quyết vấn đề cải thiện đất và môi trường không khí trên các bãi thải của các khai trường khai thác khoáng sản không chỉ ở Quảng Ninh mà còn là cơ sở để nhân rộng ra các khai trường khác trên phạm vi cả nước.
  • 6. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Trên thế giới. 2.1.1. Các nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất rừng trồng Từ lâu trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng của rừng trồng, trong số đó phải kể đến các nhà khoa học như Tiurin A.V (1948), Morosov G.F. Tretiakov N.V, Orlov M.M (1956)… với các nghiên cứu xác định tăng trưởng về thể tích, các nhân tố điều tra của cây rừng và rừng, trong quá trình nghiên cứu đã xác định được sinh trưởng của cây rừng chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố ngoại cảnh như ánh sáng, độ ẩm, dinh dưỡng, khí hậu, thời tiết, loài cây… Trong nghiên cứu tổng hợp về rừng có một số công trình nghiên cứu thuộc môn khoa học trắc thụ lâm nghiệp, công trình nghiên cứu đáng chú ý đầu tiên phải kể đến là: “Forest Mensuration” của tác giả Donald Bruce, B.A., M.F. and Francis X. Schumacher, B. S. (1950) [15]. Các tác giả này đã nghiên cứu sinh trưởng cây rừng và các phương pháp đo đạc trong nghiên cứu cây rừng. Về tăng trưởng và sản lượng: Veracion V.P 1964 [22] đã nghiên cứu tăng trưởng và sản lượng 5 năm trên diện tích rừng ở miền núi Benguet – Philippines; Wood, P. J (1974) đã nghiên cứu ước lượng các loài sinh trưởng nhanh vùng nhiệt đới. Kết quả nghiên cứu của các công trình này mới chỉ tập trung vào việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố sinh trưởng, sinh khối, năng suất hệ sinh thái, các tính toán vẫn chỉ dừng lại ở các lâm phần, hệ sinh thái chung chung và một số nhóm loài mà chưa chú ý nghiên cứu đánh giá chính xác, cụ thể riêng cho từng loài. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO, 2004) đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu ở các nước vùng nhiệt đới, điển hình là các công trình nghiên cứu của Laurie (1974), Julian Evans (1974, 1992) [16, 17], Pandey (1983) [21], Golcalves J.L.M và cộng sự (2004) [20], đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng của
  • 7. 5 rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào 4 nhân tố chủ yếu liên quan tới điều kiện lập địa là khí hậu, địa hình, loại đất và hiện trạng thực bì. Năm 1979, FAO đã xuất bản cẩm nang hướng dẫn “Đánh giá đất đai cho nông nghiệp nhờ nước trời” và “Đánh giá đất đai cho Lâm Nghiệp” năm 1984 trên cơ sở một số nội dung: - Đánh giá tiềm năng đất đai (Land capability), xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm của các đơn vị đất đai. Phương pháp đánh giá này đã và đang được sử dụng rất nhiều trên thế giới trong các nghiên cứu và đánh giá đất đai. Ngoài ra, còn có một số phương pháp đánh giá khác nhau được nhiều nơi áp dụng. Việc nghiên cứu này có rất nhiều quan điểm và phương pháp khác nhau, do vậy tạm chia ra một số phương pháp sau: + Phương pháp phân chia và đánh giá rừng và đất trồng rừng Jones (1960) có ba trường phái phân chia, đánh giá rừng và đất rừng (Evaluation of site): + Phân chia cấp đất (Site index approaches) Cajender (1962), việc phân loại đánh giá rừng bằng chỉ tiêu cấp đất (Site Index) do Huber (1824) thực hiện lần đầu tiên ở nước Đức. Đến đầu thế kỷ 20, phương pháp này được phổ biến rộng rãi ở Châu Âu, lan truyền sang Bắc Mỹ. Từ khi Eichhorn (1904) [14] phát hiện ra quy luật “Trữ lượng rừng là một hàm số của chiều cao bình quân lâm phần” thì phương pháp phân chia cấp đất được củng cố cơ sở lý luận bền vững chắc chắn. Nội dung chính của phương pháp này là xây dựng một hàm sinh trưởng theo tuổi của một nhân tố điều tra lựa chọn nào đó, thông thường là chiều cao bình quân, chiều cao tầng trội (dominant height),… Nhân tố lựa chọn này phải là một chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ với trữ lượng rừng (site). Trên cơ sở đường cong trung bình này, chia thành một số cấp khác nhau theo thứ tự từ tốt đến xấu gọi là các cấp đất. Theo các phương trình của từng cấp đất cho ngay một
  • 8. 6 khái niệm trực quan về sinh trưởng chiều cao, từ đó suy ra trữ lượng. Theo Erteld 1966 [18], Prodan (1951) đã sử dụng chỉ tiêu tăng trưởng trung bình về đường kính để chia cấp đất cho rừng chặt chọn tại Đức. + Phân chia thực bì (Vegetal approaches): Việc phân loại thực bì rừng đã áp dụng từ cuối thế kỷ 19 cho vùng Bắc Âu (dẫn theo báo Post 1862 và Norlin 1861). Từ đầu thế kỷ 20, với các công trình nghiên cứu của Cajander (1909, 1926), trường phái này phát triển mạnh ở Phần Lan. Sau này được phát triển rộng rãi sang Bắc Mỹ và cả châu Âu. Một số tác giả như Krajian (1960, 1963, 1964, 1965) cho rằng phân chia thực bì chính là phân chia hệ sinh thái. Vì thực bì là nhân tố chỉ thị cho hệ sinh thái và loại đất. + Phân loại rừng thực chất là phân loại thực bì và là một vấn đề lớn, nên đã phát triển như một nội dung khoa học riêng biệt với lý thuyết khác nhau như học thuyết kiểu rừng của Morodov (1912), lý thuyết về hệ sinh thái (Ecosytem) của Tansley (1935), học thuyết sinh địa quần lạc thực vật (Biogeocenose) của Sukasov (1944), học thuyết lâm hình của Sukasov (1964). + Sinh học Thuỵ Điển đã phân hạng thực bì miền Bắc nước này theo hai trục độ phì (4 cấp), độ ẩm (5 cấp) và định nghĩa 16 hạng thực bì theo các tổ hợp độ phì - độ ẩm khác nhau (công trình của Armberg 1953). Một số nhà khoa học Mỹ như Behusis (1962), Wering và Major (1964), Jones (1969) nghiên cứu quan hệ giữa chỉ số cấp đất của lâm phần (ứng với một loại rừng nào đó) với các chỉ số môi trường như: độ phì, độ ẩm,… Bảng phân hạng kiểu lập địa của Progrepnhick theo độ phì (4 cấp) độ ẩm (6 cấp) cũng là một bảng phân hạng thực bì. Đặc biệt trong thực hành để đánh giá độ phì và độ ẩm, đã sử dụng đến yếu tố thực vật chỉ thị: cây rừng chỉ thị độ phì, thảm tươi chỉ thị độ ẩm. + Phân chia môi trường (Environmental approaches) các nhân tố môi trường (nhân tố sinh thái) được sử dụng để phân chia, đánh giá sức sản xuất hay đặc trưng hoàn cảnh rừng. Có hai hướng nghiên cứu môi trường là nghiên cứu nhân tố (Factorial approaches) và nghiên cứu tiểu hoàn cảnh (Holistic approaches).
  • 9. 7 Nghiên cứu nhân tố được thực hiện lần đầu tiên do Haig áp dụng để nghiên cứu quan hệ giữa chỉ số cấp đất với chỉ số hàm lượng limonset (silt plus clay) trong đất trồng rừng Thông đỏ (Red pine) trên nền đất rừng mầu nâu ở Conecticut. Ngày nay trường phái này được phát triển với nhiều nghiên cứu đa dạng khác, đặc biệt với các chỉ số lý hoá tính của đất với công cụ toán học là phép phân tích hồi quy nhiều biến số. Những công trình tiêu biểu trong lĩnh vực này là các tác giả: Caile (1935,1955); Gysel và Arend (1963), Carmean (1963); Hermsnik (1966),… Nghiên cứu toàn cảnh (Holistic approaches) môi trường được phân chia dưới một cách nhìn tổng hợp. Có 4 trường phái nhỏ theo hướng này là: Phân loại đất: phân chia đất thành những loại đất hay hạng đất; Phân hạng lập địa theo kiểu Đức (German site mapping): phương pháp phân hạng này đã phát triển một hệ thống phân chia bao gồm các vùng sinh trưởng (growth distrist) đến dạng lập địa cấp I, cấp II, cấp III ; Phân loại địa văn theo Hills (Hills physiographic site type) đề xuất hệ thống phân loại kiểu lập địa tổng hợp (total site), được định nghĩa như phức hợp của kiểu lập địa và kiểu rừng, bao gồm các yếu tố khí hậu thuỷ văn, địa chất, địa hình, quá trình hình thành đất, nước ngầm, quần thể động thực vật và tác động của con người (Hills 1955, 1961- dẫn theo Jones 1969). - Phân hạng môi trường: Trong phân hạng môi trường, một hay nhiều nhân tố môi trường được định nghĩa, phân cấp trở thành gradient phân hạng (theo những mục tiêu lựa chọn). Peler.R.Stevens (1986) đã viết “Sổ tay để phân hạng lập địa và đánh giá mức độ thích hợp của lập địa áp dụng ở Bangladet” trong đó áp dụng lập địa để đề xuất cây trồng và đánh giá độ thích hợp của cây trồng với các dạng lập địa thông qua chỉ tiêu năng suất,… Trung tâm lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) đã tiến hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lượng rừng cho rừng trồng ở các nước nhiệt đới trên các đối tượng là: Bạch đàn, Thông, Keo trồng thuần loài trên các lập địa ở các nước Brazil, Công gô, Nam Phi, Trung Quốc, Indonesia. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp xử lý lập địa khác
  • 10. 8 nhau và các loài cây trồng khác nhau đã có ảnh hưởng không giống nhau đến độ phì, cân bằng nước, sự phân huỷ thảm mục và chu trình dinh dưỡng khoáng. Khi nghiên cứu về sản lượng rừng trồng Bạch đàn ở Brazil, Golcaves J.L.M và các cộng sự (2004) [20] cho rằng năng suất trồng là sự liên kết thích hợp giữa kiểu gen với điều kiện lập địa và kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra giới hạn của sản lượng rừng có liên quan tới các yếu tố môi trường theo thứ tự mức độ quan trọng sau: nước > dinh dưỡng > độ sâu tầng đất. Những nghiên cứu về quan hệ sinh trưởng hay đồng hoá cây rừng với hoàn cảnh sinh thái, nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nước trong đất đến đồng hoá cây trồng đã được một số tác giả nghiên cứu như Assman (1961) [14]. Bildmenn (1943), Walter (1951), Peleter (1953, 1955), Hoch (1957)…. Mitscherlich (1910) phát hiện quy luật phụ thuộc vật lý (law of phisiological dependence): “Sản lượng không tăng theo tỉ lệ đơn giản với sự tăng lên của nhân tố môi trường”. Baule (1971, 1924) đãsử dụng toán học để mô phỏng định luật này và gọi là quy luật hiệu quả. Qua các nghiên cứu trên cho thấy việc xác định các điều kiện lập địa phù hợp với cây trồng có ý nghĩa rất quan trọng. Điều kiện lập địa có ý nghĩa quyết định tới tỷ lệ sống, năng suất, sản lượng rừng trồng. Vì vậy, việc lựa chọn dạng lập địa phù hợp với cây trồng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhằm nâng cao năng suất, sản lượng rừng. 2.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đến sinh trưởng, năng suất rừng trồng Kỹ thuật lâm sinh là một hệ thống các biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cây trồng với điều kiện hoàn cảnh để cây trồng có khả năng sinh trưởng tốt nhất, đạt năng suất cao nhất. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã có nhiều tác giả nghiên cứu như Matthew (1995) nghiên cứu tạo lập mô hình trồng rừng hỗn loài giữa cây trồng chính với cây họ đậu, kết quả nghiên cứu cho thấy cây họ đậu tác dụng rất tốt cho cây trồng chính .Nghiên cứu về các
  • 11. 9 biện pháp kỹ thuật trồng, làm đất, phối trí cây trồng rừng khác nhau cũng cho sinh trưởng và năng suất trồng rừng khác nhau. Trong nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng có nghiên cứu về mật độ Evans.J (1992) [17], đã bố trí 4 công thức mật độ trồng rừng khác nhau (2985, 1680, 1075, 750cây/ha) cho Bạch đàn (E.deglupta) ở Papua New Guinea sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng trữ lượng cây gỗ đứng của rừng vẫn nhỏ hơn các công thức mật độ cao. Khi nghiên cứu về Thông (P. caribeae) ở Qeensland (Australia) thí nghiệm với 5 công thức mật độ khác nhau (2200, 1680, 1330, 750 cây/ha), sau 9 năm trồng cũng đã thu được kết quả tương tự. Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất rừng trồng Mello (1976) ở Brazil đã cho thấy bón phân NPK cho Bạch đàn thỉ khả năng sinh trưởng nhanh hơn 50% so với không bón phân. Nghiên cứu về công thức bón phân cho Bạch đàn (E. grandis) theo công thức 150g NPK /gốc (tỷ lệ N:P:K = 3:2:1) ở Nam Phi, Schonau (1985) kết luận có thể nâng cao chiều cao trung bình của rừng trồng lên 2 lần sau năm thứ nhất. Bón phân Phosphate cho Thông caribe ở Cu Ba, Herrero và cộng sự (1988) kết quả cho thấy đã nâng cao sản lượng rừng sau 13 năm trồng từ 56 m3 /ha lên 69 m3 /ha,… Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy biện pháp bón phân, thời gian bón phân, loại phân bón ảnh hưởng rất rõ rệt đến năng suất trồng rừng. Biện pháp kỹ thuật tỉa cành, tỉa thưa cho lâm phần rừng cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh khối cũng như hiệu quả kinh tế của rừng trồng. Bên cạnh đó việc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây rừng cũng phát huy rất hiệu quả nhằm nâng cao năng suất rừng trồng. Nghiên cứu về bệnh phấn hồng trên cây Bạch đàn ở Ấn Độ của Seth, K.S (1978) hay công trình nghiên cứu bệnh mất màu và rỗng ruột ở cây Keo tai tượng (A. mangium) của Lee S.S (1988),… đã giúp cây sinh trưởng tốt hơn và năng suất cây rừng tăng lên cao hơn.
  • 12. 10 Bên cạnh rừng trồng thuần loài, các nghiên cứu trồng rừng hỗn loài cũng đã được quan tâm nghiên cứu. Trong việc thiết lập rừng hỗn giao, nguyên tắc cảm nhiễm tương hỗ, hay là nhóm sinh thái giữa các loài đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Kolesnitsenko (1977) khi nghiên cứu về vấn đề này đã đề nghị mật độ cây trồng chính trong mô hình rừng hỗn loài không nên ít hơn 50%, các loài cây hoạt hoá không quá 30-40% và các loài cây ức chế không ít hơn 10- 20% trong tổng các loài cây của mô hình. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của các loài cũng là vấn đến rất quan trọng khi xây dựng các mô hình trồng rừng gỗ lớn. Các kết quả nghiên cứu đã chia các loài cây theo nhu cầu ánh sáng của chúng. Vấn đề này rất quan trọng trong việc xác định các giải pháp lâm sinh để điều chỉnh độ tàn che thích hợp cho từng nhóm loài cây rừng. Chuẩn bị đất trồng rừng là khâu công việc tốn nhiều công sức nhưng có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng rừng trồng. ở các nước tiên tiến như Mỹ, Liên Xô cũ, Đức, Canada, Brazil,… làm đất trồng rừng chủ yếu được thực hiện bằng các loại máy có công suất lớn và hiện đại như Fiat, Komatsu, Bofort, TZ-171, T-130 với thiết bị chuyên dụng như ben ủi, răng rà rễ, cày ngầm, cày rạch. Những năm gần đây, ở Brazil, Công Gô, Indonexia đã sử dụng cày ngầm với máy kéo bánh xích Komatsu công suất trên 200 ml để làm đất trồng rừng Bạch đàn với độ sâu cày 80 - 90cm, cho năng suất rừng đạt trên 50 m3 /ha/năm. Tỉa thưa là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng có tác động rõ rệt đến cấu trúc, sinh trưởng, phát triển, sản lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm rừng trồng. Tổng kết 9 mô hình tỉa thưa với 4 loài cây, E. Assmann (1961) chỉ ra rằng tỉa thưa không thể làm tăng tổng sản lượng gỗ một cách đáng kể, thậm chí tỉa với cường độ lớn còn làm giảm tổng sản lượng gỗ lâm phần. Tuy nhiên, với lâm phần Vân sam (Picea abies) tỉa thưa mạnh sẽ làm cho tăng trưởng thể tích của cây cá thể 15-20% so với lâm phần không tỉa. So sánh sinh trưởng của đường kính thân cây thuộc lâm phần Tếch 26 tuổi được tỉa thưa với cường độ lớn ở tuổi 14, Iyppu và Chandrasekharan (1961) nhận thấy ở lâm phần tỉa
  • 13. 11 thưa mạnh đường kính cây đạt là 39,9cm trong khi ở lâm phần không tỉa thưa chỉ đạt 29,5cm. Tỉa thưa có thể làm tăng chất lượng gỗ của một số loài cây lá rộng như Quercus sp, Esche,… nhưng lại có tác động ngược lại đối với loài Pinus silvetris, Larix sp,… Tỉa thưa có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng đường kính thân cây, làm lượng gỗ giác tăng lên, lượng gỗ lõi giảm đi nên chất lượng gỗ xẻ giảm. Qua các nghiên cứu trên cho thấy các biện pháp kỹ thuật lâm sinh có ảnh hưởng khá rõ đến năng suất, chất lượng rừng. 2.1.3. Các nghiên cứu trồng rừng cải tạo môi trường Ở Ấn độ, Trung Đông cũng như sa mạc Sahara, người ta đã chứng minh rằng trồng rừng bằng các loài cây bản địa trên các điều kiện lập địa khó khăn, khắc nghiệt như ở những vùng khô hạn, địa hình hiểm trở … không những đã mang lại hiệu quả kinh tế mà còn cải tạo môi trường sa mạc, làm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (CO2), góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Ba trường đại học là Telaviv, Hebrew ở Jerusalem Israel và Tuscia ở Viterbo-Italy đã phối hợp nghiên cứu đã chọn được một loài cây bản địa sống được trên các sa mạc đó cây Tuyết tùng muối thuộc chi Liễu bách Trung hoa (Tamarix) để phục vụ cho việc trồng cây trên các sa mạc của thế giới. Theo nhật báo Kompas (Indonesia), những người đến thăm quan khó có thể tưởng tượng khu đồi xanh mướt với những hàng Keo lá tràm ở phía Nam đảo Sumatra mà trước đây là một bãi thải mỏ than khổng lồ, cằn cỗi, với những hố sâu hun hút, vào đầu thập niên 1990 sau khi ngừng khai thác, Công ty mỏ PT Bukit Asam đã có triển khai cải tạo khu vực này bằng việc san cắt tầng và trồng cây Keo lá tràm để cải tạo môi trường bãi thải mỏ. Cách đó không xa là bãi thải mỏ Air Laya chưa được trồng cây với diện tích khoảng 3.350 ha và sâu 110 mét nhưng bãi thải này đã có sự sắp xếp từng lớp đá, xít xen kẽ với lớp đất màu nâu đỏ, mỗi lớp dày khoảng 8 mét để khi dừng đổ thải sẽ san cắt tầng, phủ đất mà và trồng cây cải tạo môi trường bãi thải. Báo Kompas dẫn lời ông Achmad Sudarto
  • 14. 12 - một lãnh đạo của công ty, cho biết: “Ngay từ khi bắt đầu việc khai thác, chúng tôi đã “để dành” ở bên cạnh những lớp đất phía trên của mỏ than để sau này có thể dùng lại”. Sau khi dùng chính phần đất “cất sang một bên” này để lấp mỏ than, PT Bukit Asam đã cho bón các loại phân sinh học nhằm “kích hoạt”lại sự màu mỡ của đất trên các bãi thải sau khai thác than. Nếu không có kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng, ngay cả một cọng cỏ cũng không thể mọc ở các hố sâu rất nghèo dinh dưỡng của khu mỏ “hết hạn sử dụng này”. Việc khai thác khoáng sản thường ảnh hưởng xấu đến môi trường, nhưng nếu mọi công ty đều có kế hoạch cải tạo đất như PT Bukit Asam thì ít nhất cũng sẽ giúp “băng bó”lại được vết thương cho thiên nhiên. Thậm chí, trong trường hợp khu đồi Keo lá tràm nhân tạo, tình trạng còn trở nên tốt hơn so với trước khi khai thác. Nhiều khu mỏ cũ của PT Bukit Asam cũng đang trong quá trình cải tạo đất để trồng rừng. Vẫn là tên tuổi lớn trong ngành khai khoáng với sản lượng 12,9 triệu tấn than trong năm 2010, nhưng công ty này đã chứng tỏ được chiến lược kinh doanh “xanh” và được Bộ Môi trường Indonesia khen thưởng. Từ nhiều năm qua, PT Bukit Asam đã trích 4.200 rupiah (gần 10.000 đồng Việt Nam) trên mỗi tấn than thành phẩm để tạo kinh phí cho các kế hoạch cải tạo đất khá đắt đỏ của mình [24]. Nhờ vậy, đến nay, quỹ “xanh” của hãng đã tích lũy được khoảng 200 tỉ rupiah (469 tỉ đồng Việt Nam). PT Bukit Asam bắt đầu tính đến việc cải tạo những khu mỏ đã hết hạn sử dụng ở gần nhau thành một khu rừng nhân tạo rộng 5.394 ha để phục vụ du lịch và giải trí vào năm 2043. Riêng mỏ Air Laya trữ lượng than còn đến hàng tỉ tấn và việc khai thác vẫn tiếp tục trong hơn 10 năm nữa. Nhưng hãng PT Bukit Asam đã có kế hoạch biến hố sâu hàng trăm mét tại đây thành hồ nhân tạo với lời cam kết “sẽ không để lại những vùng đất chết”. Những dự án môi trường của PT Bukit Asam thật sự là điểm sáng trong bối cảnh còn khá“đen tối” của ngành khai thác than Indonesia. Theo Kompas, vẫn còn rất nhiều công ty của nước này chưa quan tâm đến các vấn đề môi
  • 15. 13 trường, để lại hàng loạt “vết thương hở miệng” trên những vùng mỏ cũ. Mọi việc còn trở nên khó kiểm soát hơn khi chính quyền các tỉnh địa phương hiện đã được quyền cấp phép khai khoáng cho các công ty tư nhân. 2.2. Ở Việt Nam. 2.2.1. Những nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng rừng - Giai đoạn 1954 – 1975 [3] Từ năm 1958 – 1960 các chuyên gia Đức tiến hành giải tích và nghiên cứu sinh trưởng cho một số loài cây rừng tự nhiên phục vụ công tác điều tra và phân loại rừng một số vùng trọng điểm các tỉnh Thanh Hoá, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, nhưng kết quả không được lưu giữ lại. Từ năm 1960 – 1965, các chuyên gia Trung Quốc và cán bộ điều tra rừng Việt Nam phối hợp nghiên cứu tăng trưởng và sinh trưởng trên 20 loài cây phổ biến ở vùng sông Hiếu Nghệ An bằng phương pháp giải tích thân cây tiêu chuẩn để phục vụ nhiệm vụ quy hoạch vùng trọng điểm phát triển Lâm nghiệp của miền Bắc. Từ 1965 – 1975, vấn đề điều tra tăng trưởng được chú trọng nhằm phục vụ công tác quy hoạch rừng, luận chứng kinh tế kỹ thuật, phát triển trồng rừng và đào tạo cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Bộ môn Điều tra tăng trưởng được thành lập và bước đầu hoạt động nghiên cứu phục vụ sản xuất có hiệu quả (Viện ĐTQH rừng, Viện nghiên cứu lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp). Trong những năm 1868 – 1972 tiêu biểu nhất phải kể đến công trình nghiên cứu tăng trưởng khá toàn diện cho đối tượng rừng trồng Mỡ và Bồ đề tái sinh sau nương rẫy ở vùng Trung tâm miền Bắc của PGS Vũ Đình Phương. Giai đoạn sau năm 1975 [3] đã bắt đầu có các nghiên cứu tăng trưởng ở các loài cây trồng rừng nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ như Thông, Mỡ, Bồ đề, Bạch đàn, Keo... và các loài cây bản địa trong rừng tự nhiên. Ngoài tính toán tăng trưởng cây cá lẻ và lâm phần thuần loài theo từng vùng sinh thái, một số
  • 16. 14 nghiên cứu đã cố gắng xác định tăng trưởng lâm phần rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi. Phương pháp thu thập tài liệu vẫn áp dụng các phương pháp truyền thống như lập ô mẫu cố định để đo đếm định kỳ nhằm xác định tăng trưởng lâm phần, giải tích cây (cưa thớt, khoan tăng trưởng, đẽo vát...), xác định tuổi và tăng trưởng cây cá lẻ và tính toán tăng trưởng cho toàn bộ lâm phần. Phương pháp xử lý tính toán đã tiến dần từ việc tính tăng trưởng bình quân từ một số cây mẫu bằng phương pháp mô phỏng tăng trưởng theo các hàm toán học. Phương pháp này tránh được các sai số do phân cấp thời gian, nắn tròn số lẻ, hoặc các sai số do sử dụng công thức gần đúng. Hiện nay đã có biểu tăng trưởng cho khoảng 100 loài cây trồng rừng phổ biến và loài cây rừng tự nhiên, có thể nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ở giai đoạn 1981-1985: Trịnh Khắc Mười và Đào Công Khanh đã nghiên cứu qui luật tăng trưởng làm cơ sở cho việc tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng Thông nhựa vùng Thanh Nghệ tĩnh và vùng Đông Bắc trên cơ sở đo đếm 187 ô định vị và tạm thời, 481 cây giải tích và khoan tăng trưởng. Vũ Đình Phương và cộng sự (1985) đã nhiên cứu qui luật tăng trưởng của lâm phần thuần loài và hỗn loài năng suất cao để làm cơ sở đưa ra các phương pháp kinh doanh rừng hợp lý. Đặc biệt chú ý công trình nghiên cứu 50 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có diện tích từ 0,25-1,0 ha ở các khu rừng giàu Kon Hà Nừng và lưu vực Sông Hiếu. Giai đoạn 1984- Nay, Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh cũng đã nghiên cứu tăng trưởng và sản lượng rừng trồng Thông ba lá dựa trên 142 ô định vị và bán định vị, 350 ô tiêu chuẩn tạm thời, 420 cây tiêu chuẩn theo cỡ kính, giải tích 242 cây ngả, đo 548 bộ tán lá về diện tích và đường kính hình chiếu tán, đo đếm sinh khối thân, cành, lá, rễ của 60 cây, sử dụng tài liệu 572 ô tròn, chặt trắng 4 ô tiêu chuẩn 100x100m. Trần Quốc Dũng và các cộng sự (1998) đã nghiên cứu phân tích đánh giá tăng trưởng rừng thường xanh cây gỗ lá rộng vùng Bắc Trung bộ dựa trên 587 cây giải tích của 27 loài ưu thế. Trần Quốc Dũng và các cộng sự (2000) đã nghiên cứu phân tích đánh giá tăng trưởng rừng thường xanh cây gỗ lá rộng vùng Bắc Trung bộ dựa trên 1.187 cây giải tích của
  • 17. 15 43 loài ưu thế. Vũ Tiến Hinh và cộng sự (2000) cũng đã lập biểu sinh trưởng và sản lượng cho 3 loài cây Sa mộc, mỡ và thông đuôi ngựa ở các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc Việt Nam. Đào Công Khanh và cộng sự (2001) đã lập biểu quá trình sinh trưởng và sản lượng cho rừng trồng các loài cây Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla), Tếch (Techtona grangdis), Keo tai tượng (Acacia mangium), Thông nhựa (Pinus merkusii), và kiểm tra biểu sản lượng các loài Đước (Rhyzophora apiculata) và Tràm (Melaleuca leucadendra). Cũng theo Trần Quốc Dũng và các cộng sự (2004) đã nghiên cứu xây dựng một số chỉ tiêu tăng trưởng một số trạng thái rừng tự nhiên vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên dựa trên 631 cây giải tích của 26 loài ưu thế của vùng Đông Nam Bộ và 587 cây giải tích của 27 loài ưu thế của vùng Tây Nguyên. Nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất rừng ở nước ta có rất nhiều công trình nghiên cứu. Nghiên cứu về sinh trưởng, năng suất nhằm phục vụ sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh rừng ngày càng được chú trọng. Những nghiên cứu nổi bật trong những năm gần đây có thể tổng kết như sau. Phùng Ngọc Lan (1985) [7] đã khảo nghiệm một số phương trình sinh trưởng rừng châu Âu cho nhiều loài cây trồng rừng hoặc tự nhiên Việt Nam, kết quả thấy rằng các đường thực nghiệm và lý thuyết đa số gặp nhau tại một điểm. Chứng tỏ sai số phương trình tuy là nhỏ nhất, song có hai giai đoạn sai số ngược dấu nhau một cách hệ thống. Những nghiên cứu về tăng trưởng và sản lượng của rừng trồng Thông 3 lá ở Việt Nam đã được Nguyễn Ngọc Lung, Đào Công Khanh (1999) [6] nghiên cứu tương đối toàn diện và đầy đủ và đưa ra kết luận: Thông ba lá sinh trưởng nhanh, mạnh ở giai đoạn 3 đến 9 tuổi. Các chỉ tiêu sinh trưởng đều đạt cực đại vào giai đoạn trước tuổi 9. Quy luật tăng trưởng tổng quát là sinh trưởng, tăng trưởng cá thể phụ thuộc chặt vào đường kính và chiều cao. Sinh trưởng, tăng trưởng quần thể phụ thuộc chặt chẽ vào chiều cao và mật độ.
  • 18. 16 Đào Công Khanh, Hoàng Đức Tâm (1998) [4], khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của Keo lai 14 và 23 tháng tuổi cho thấy sau 14 tháng tuổi thì đường kính đạt 4,64 cm, chiều cao đạt 3,7 m; sau 23 tháng tuổi thì đường kính đạt 7,3 cm và chiều cao đạt 5,48 m Theo Khúc Đình Thành (1999) [10] nghiên cứu sinh trưởng cây Keo tai tượng vùng Đông Bắc cũng đã cho thấy rằng thông qua biểu thể tích lập theo cấp chiều cao sẽ xác định được thể tích cây cũng như trữ lượng lâm phần từ 3 đến 10 tuổi. Trần Quang Việt (1999) [13] cho biết mô hình trồng cây bản địa với Keo lá tràm ở Vườn quốc gia Cát Bà tỏ ra có nhiều triển vọng. Giổi, Re trồng bốn năm, sinh trưởng chiều cao bình quân đạt 0,5 m/năm. Sinh trưởng của cây Keo lá tràm được mô tả bằng hàm sinh trưởng Y = a. logx + b; Y = x e β α − ; Y = ax2 + bx + c Nghiên cứu về sinh trưởng Keo lá tràm Hoàng Văn Dưỡng (2000) [1] cũng chỉ ra rằng quan hệ sinh khối tươi toàn bộ thân cây với đường kính, chiều cao có thể mô tả thông qua nhiều dạng quan hệ khác nhau, quan hệ thích hợp nhất là quan hệ sinh khối thân cây với đường kính. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng sinh trưởng của rừng đều tăng lên theo tuổi và có mối quan hệ giữa các chỉ số về đường kính, chiều cao và sinh khối. 2.2.2. Các nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất và tăng nhanh sinh trưởng rừng trồng. Biện pháp kỹ thuật tác động đầu tiên trong trồng rừng là chính là phương pháp làm đất. Ngoài những nghiên cứu làm đất thủ công trước kia, xu hướng hiện nay được các nhà lâm sinh quan tâm đó là áp dụng cơ giới trong làm đất, điển hình là nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001), thông qua thí nghiệm cày ngầm để trồng rừng Bạch đàn Uro trên đất thoái hoá ở Phù Ninh - Phú Thọ cho thấy sau 8 năm tuổi năng suất cây đứng có thể đạt 16 m3 /ha/năm,
  • 19. 17 nhưng làm đất bằng thủ công chỉ đạt 5 m3 /ha/năm. Ngược lại, trên đất dốc thoái hoá ở Đông Nam bộ, Phạm Thế Dũng và các cộng sự (2005) đã thử nghiệm hai phương pháp làm đất thủ công và cơ giới để trồng rừng Keo lai, kết quả cho thấy sinh trưởng của Keo lai ở phương pháp làm đất thủ công lại tốt hơn phương pháp làm đất cơ giới sau 3 năm tuổi (dẫn theo Nguyễn Huy Sơn 2006) [9]. Vấn đề nâng cao công nghệ thâm canh trồng rừng, sử dụng cây họ đậu để cải tạo đất và nâng cao sản lượng rừng trồng Bồ đề, Bạch đàn, Keo đã được Hoàng Xuân Tý và các cộng sự (1996) [11] Nguyễn Huy Sơn (2006) [9] đã nghiên cứu trồng thâm canh rừng Keo lá tràm ở Đồng Nơ- Bình Phước, kết quả cho thấy sau 24 tháng tuổi ở công thức bón 150gNPK+300g vi sinh cho sinh trưởng tốt nhất với D1.3 đạt 6,63cm và Hvn đạt 6,22m; ở công thức mật độ thí nghiệm bố trí tại Sông Mây - Đồng Nai kết quả cho thấy sau 37 tháng tuổi ở mật độ trồng 1.100cây/ha cây sinh trưởng tốt hơn ở mật độ trồng 1.660 cây/ha. Đỗ Đình Sâm và các cộng sự (2001) cũng đã Nghiên cứu những vấn đề kỹ thuật lâm sinh nhằm thực hiện có hiệu quả dự án 5 triệu ha rừng và hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên, trong đó đã tập trung nghiên cứu năng suất rừng trồng Bạch đàn Uro (E. Urophylla), Bạch đàn trắng caman (E.camaldulensis), Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lai (Acacia hybrid) tại vùng Trung tâm Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Nghiên cứu đã chỉ ra được cơ sở khoa học cho thâm canh rừng trồng thông qua các biện pháp tác động: làm đất, bón phân, phương thức trồng và kỹ thuật trồng,… Kết quả là nhờ các biện pháp kỹ thuật tác động đã nâng cao năng suất trồng rừng vượt xa so với trước đây. Với nghiên cứu bố trí 14 công thức bón phân khác nhau cho Keo lai trên đất phù sa cổ ở Đông Nam bộ, sau 2 năm tuổi cho thấy Keo lai sinh trưởng tốt nhất ở những công thức bón từ 150-200 g NPK kết hợp 100 g phân vi sinh, trữ lượng cây đứng có thể đạt tới 26 m3 /ha/năm. Nguyễn Đình Hải (2003) đã bố trí 8 công thức bón lót khác nhau cho 3 giống Thông caribeae (P. Caribeae var bahamensis; P.caribeae var
  • 20. 18 hondurensis và P.caribeae var caribeae) trên đất nghèo xấu ở Cẩm Quỳ (Hà Tây), kết quả cho thấy từ 14-36 tháng tuổi cả 3 giống Thông trên đều sinh trưởng tốt ở công thức bón phân 200g P205/gốc. 2.2.3. Các nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng phủ xanh bãi thải. Quách Đại Ninh (1998) [8] đã nghiên cứu tuyển chọn loài cây và xây dựng biện pháp kỹ thuật lục hóa bãi thải của mỏ than lộ thiện ở Quảng Ninh, kết quả bước đầu đã xác định được cấu tạo bãi thải của mỏ than là một khối hỗn độn đá lẫn đất (đá chiếm 97%, đất chiếm 3%). Nhiệt độ không khí bãi thải luôn cao hơn nhiệt độ không khí trong khu vực 1,1-1,60 C, ẩm độ trong không khí trên bãi thải luôn thấp hơn ẩm độ không khí trong khu vực từ 12,5 đến 13,9 %. Đề tài cũng chỉ ra được một vài chỉ tiêu kỹ thuật để trồng cây trên bãi thải: về tiêu chuẩn cây con phải có bầu, chiều cao trên 30cm, hố đào tối thiểu 30x30x30 cm, trồng sâu gốc cây mặt bầu phủ đất 5-10 cm. Đỗ Thị Lâm (2003) [5] đã nghiên cứu tuyển chọn một số loài cây – kỹ thuật gây trồng để cố định bãi thải tại các mỏ than vùng Đông Bắc, kết quả của đề tài bước đầu đã chọn ra một số loài cây thân gỗ như Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Thông nhựa (Pinus merkussi), Tràm (Melaleuca cajeputi) , Phi lao (Casuarina equietifolia) cho một số loại hình bãi thải ở mỏ than Cao Sơn, Dương Huy. Kết quả của các đề tài nghiên cứu đã thực hiện chỉ giới hạn ở mức nghiên cứu thăm dò, diện tích thử nghiệm còn hạn chế, chưa đi sâu tìm hiểu về thực trạng bãi thải cũng như quá trình diễn thế tự nhiên của thực vật trên bãi thải. Các giải pháp về kỹ thuật lâm sinh để lục hóa các bãi thải khai thác than chỉ là những khuyến cáo, có tính chất tham khảo. Nguyễn Viết Đoàn, Khúc Thành Liêm (2010) [2], báo cáo kết quả thực hiện dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, kỉ yếu Hội thảo khoa học, Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh năm 2010, kết
  • 21. 19 quả của dự án đã trồng được gần 200 ha, đây là dự án thử nghiệm có qui mô lớn, triển khai trên diện rộng, dự án đã kết thúc nhưng chưa có điều kiện tổng kết, đánh giá một cách có hệ thống và khoa khoa học. 2.3. Thảo luận và đánh giá chung. Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét sau đây: - Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu khá kỹ và đa dạng về sinh trưởng, tăng trưởng ở điều kiện sinh thái ít nhiều thuận lợi cho cây trồng, các kết quả nghiên cứu có thể áp dụng trong thực tế. - Tuy nhiên nghiên cứu đánh giá về sinh trưởng, tăng trưởng, khả năng tích lũy về sinh khối, khả năng cải tạo đất ở những nơi trồng mà đất ở đó có vấn đề, nhất là đất ở các bãi thải sau khai thác than còn rất hạn chế. - Hiện nay ở Quảng Ninh có một số công trình trồng rừng trên bãi thải khai thác than nhưng chưa thành công, hoặc kết quả chưa rõ ràng. Vì vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, khả năng cải tạo đất của các loài cây trồng trong Dự án trồng rừng cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh là cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn.
  • 22. 20 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung Nhằm tái tạo và nâng cao chất lượng thảm thực vật trên bề mặt bãi thải góp phần cải tạo cảnh quan môi trường cũng như sử dụng đất có hiệu quả sau khai thác than ở vùng mỏ than Quảng Ninh. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể * Về khoa học: - Đánh giá được thực trạng khả năng tồn tại, sinh trưởng và cải tạo đất của một số loài cây sau 4 năm trồng trên bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh; - Xác định được một số luận cứ khoa học cho việc phát triển trồng rừng cải tạo môi trường trên các bãi thải khai thác than lộ thiên ở Quảng Ninh. * Về thực tiễn: Đề xuất loài cây và các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng, tạo thảm thực vật để cải tạo môi trường trên các bãi thải khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh. 2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là một số loài cây trồng chính trên bãi thải khai thác than Nam Đèo Nai, cụ thể là Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) Phi lao (Casuarina equietifolia) và Thông nhựa (Pinus merkussi) - Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn như sau: + Về không gian nghiên cứu: Giới hạn trong địa bàn bãi thải Nam Đèo Nai. + Về thời gian: Thu thập số liệu năm 2011 trên các mô hình rừng trồng cải tạo môi trường bãi thải các năm 2007, 2008, 2009 và 2010, sử lý số liệu và viết báo cao năm 2012.
  • 23. 21 + Về nội dung nghiên cứu: Đánh giá sự tồn tại, sinh trưởng các loài cây trồng cải tạo môi trường trên bãi thải Nam Đèo Nai, từ đó chọn ra những loài cây trồng chính có triển vọng và có tác dụng cải tạo môi trường, bao gồm: Mô hình trồng Keo lá tràm thuần loài; Mô hình trồng Thông nhựa thuần loài; Mô hình trồng Phi lao thuần loài. Đánh giá khả năng cải tạo đất các mô hình rừng trồng, chỉ tập trung vào những loài cây trồng chính có tác dụng cải tạo môi trường đã được chọn ở trên. Đánh giá hiệu quả cải tạo môi trường của các loài cây, đề tài giới hạn trong việc đánh giá khả năng hoàn trả lại cho đất vật rơi rụng, khả năng hấp thụ các bon được đánh giá gián tiếp thông qua độ tàn che của các mô hình rừng trồng được chọn ở trên sau 4 năm. + Khả năng áp dụng thực tế: Đề tài đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và phát triển trồng rừng cải tạo môi trường trên các bãi thải sau khai thác than. 2.3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài đặt ra các nội dung sau: 1) Đánh giá thực trạng trồng rừng cải tạo môi trường các bãi thải khai thác than ở Quảng Ninh + Thực trạng về loài cây và diện tích trồng; + Tổng kết các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong Dự án trồng rừng phủ xanh bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh 2) Nghiên cứu đặc điểm đất đá của các bãi thải sau khai thác than ở Quảng Ninh. + Phân loại bãi thải theo kích thước hạt + Đặc điểm đất của bãi thải khai thác than + Khả năng phục hồi thảm thực vật. 3) Khả tồn tại và sinh trưởng của một số loài cây trồng chính. + Đánh giá tỷ lệ sống và chất lượng rừng trồng + Khả năng sinh trưởng của một số loài cây trồng chính.
  • 24. 22 Sinh trưởng đường kính gốc Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Sinh trưởng đường kính tán 4) Khả năng cải tạo đất của một số loài cây được chọn. + Khả năng bồi đắp và trả lại vật rơi rụng cho đất . + Khả năng cải thiện độ phì của đất. 5) Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng cải tạo môi trường trên các bãi thải khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh. 2.4. Phương pháp nghiên cứu. 2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài. Bãi thải công nghiệp khai thác than chủ yếu là mẫu chất và đá mẹ. Vì vậy, hàm lượng dinh dưỡng khoáng mà cây sử dụng được rất thấp. Hơn nữa, nó còn bị ô nhiễm do sử dụng hóa chất trong khai thác than, nên cây cỏ rất khó tồn tại và sinh trưởng. Đặc biệt, vùng mỏ than Quảng Ninh bị ô nhiễm không khí khá nặng nề, nên việc phục hồi màu xanh thực vật, khôi phục rừng trên các bãi thải sau khai thác than là rất cần thiết và cấp bách. Trồng rừng là một quá trình phát triển, vì vậy quan điểm lịch sử sẽ được chú ý trong nghiên cứu này. Đề tài không chỉ chú ý đến hiện trạng rừng trồng trên bãi thải mỏ khai thác than hiện nay mà sẽ xem xét và đánh giá nó trong quá trình phát triển từ quá khứ, hiện tại và dự đoán trong tương lai. Trồng rừng hoàn nguyên, cải tạo môi trường có sự tham gia của rất nhiều đối tượng như các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, các Ban quản dự án,… vì vậy trong quá trình nghiên cứu cách tiếp cận có sự tham gia sẽ được áp dụng. Do dự án trồng cây phủ xanh cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh có diện tích khá rộng, loài cây trồng rừng chính khác nhau như Keo lá tràm, Thông nhựa, Phi lao, nên phương hướng giải quyết vấn đề sẽ tiếp cận theo từng loài cây cụ thể.
  • 25. 23 Do thời gian nghiên cứu của đề tài ngắn nên cách tiếp cận chính sẽ là kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, đề tài chỉ nghiên cứu bổ sung những vấn đề cần thiết có liên quan. 42.2. Phương pháp nghiên cứu chung Sử dụng phương pháp kế thừa kết hợp với phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn và các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm để thu thập các thông tin cần thiết. Bố trí ngoài hiện trường theo phương pháp sinh thái thực nghiệm, lập ô tiêu chuẩn tạm thời lặp lại 3 lần trên các mô hình điển hình với dung lượng mẫu lớn (n ≥ 30), thu thập số liệu một lần vào mùa khô (cuối năm 2011), xử lý số liệu theo phương pháp thống kế sinh học có sự trợ giúp của máy tính. Do thời gian có hạn nên đề tài đã sử dụng phương pháp lấy không gian thay cho thời gian để đảm bảo tính khoa học trong nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu sinh trưởng sẽ đo trực tiếp các chỉ tiêu điều tra của cây ở các tuổi (từ tuổi 1 đến tuổi 4) mà không sử dụng phương pháp giải tích thân cây.
  • 26. 24 Các bước tiến hành của đề tài được sơ đồ hoá như sau: 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: 2.4.2.1. Phương pháp kế thừa Trong quá trình thực hiện đề tài các số liệu sau đây đã được kế thừa: - Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. - Các số liệu về diện tích các các yếu tố môi trường trước khi triển khai dự án. - Các văn bản pháp quy liên quan đến chính sách phát triển rừng phòng hộ môi trường, các định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình và quy phạm kỹ thuật trồng rừng… Phân tích và xử lý các số liệu thu được Đề xuất các biện pháp kỹ thuật Thu thập và phân tích các tài liệu đã có Điều tra khảo sát sơ bộ Phân loại và lựa chọn địa điểm nghiên cứu chi tiết Đánh giá thực trạng trồng rừng trên bãi thải ở Quảng Ninh Đánh giá sự tồn tại và khả năng sinh trưởng của các loài cây trồng chính trên bãi thải Nam Đèo Nai Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của các loài cây có triển vọng Nghiên cứu đặc điểm đất đá của các bãi thải sau khai thác than ở Quảng Ninh
  • 27. 25 - Các tài liệu khoa học, các kết quả nghiên cứu có liên quan. - Các loài cây trồng trên bãi thải khai thác than ở Nam Đèo Nai (từ năm 2007 đến 2010). 2.4.2.2.Phương pháp điều tra thu thập số liệu bổ sung. a, Đánh giá thực trạng rừng trồng trên các bãi thải sau khai thác than ở Quảng Ninh. - Áp dụng phương pháp điều tra khảo sát kết hợp phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal - PRA), trong đó công cụ chủ yếu được sử dụng là phỏng vấn các cán bộ quản lý; cán bộ kỹ thuật; những người dân trực tiếp tham gia, nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề: + Các đề tài, dự án đầu tư vào hoạt động trồng cây cải tạo môi trường bãi thải khai thác than, bao gồm vốn đầu tư, mục tiêu đầu tư, địa điểm thực hiện, thời gian và kết quả; + Loài cây trồng rừng chủ yếu; + Diện tích rừng đã trồng phủ xanh bãi thải khai thác than. - Điều tra phỏng vấn các cơ quan chuyên môn của Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh để nắm được tình hình chung và thu thập các số liệu đã có về tình hình nghiên cứu phát triển rừng trồng phủ xanh bãi thải, chính sách và những khó khăn, tồn tại cần giải quyết. Quá trình điều tra được tiến hành theo 2 bước: + Bước 1: Tổng hợp các số liệu từ các đề tài nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh các năm trước đây về trồng rừng hoàn nguyên môi trường, phủ xanh bãi thải khai thác than về quy mô, diện tích, loài cây, sinh trưởng. + Bước 2: Trên cơ sở kết quả thu được ở bước 1 tiến hành tổng hợp làm cơ sở để so sánh và nghiên cứu thiếp theo. - Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 30 người, số lượng cụ thể theo 3 nhóm đối tượng như sau:
  • 28. 26 + Cán bộ quản lý (4 người): Ban quản dựng án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai. + Cán bộ kỹ thuật (6 người): Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh (4 người), Công ty cổ phần than Đèo Nai hoặc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (2 người). + Người công nhân trực tiếp thực hiện trồng rừng phủ xanh bãi thải Nam Đèo Nai (20 người). b, Đánh giá sinh trưởng một số loài cây trồng trong Dự án. Dựa trên tình hình thực tế của gần 200 ha các mô hình rừng trồng phủ xanh bãi thải Nam Đèo Nai sẽ được lựa chọn để đánh giá gồm: + Keo lá tràm trồng thuần loài (1-4 tuổi). + Thông nhựa trồng thuần loài (1-4 tuổi). + Phi lao trồng thuần loài (1-4 tuổi). Trên cơ sở các mô hình đã lựa chọn, tiến hành thu thập số liệu sinh trưởng bằng cách lập ngẫu nhiên tổng số 36 ô tiêu chuẩn. Trong đó Keo lá tràm và Phi lao diện tích ô là 200m2 (20m x 10m); Thông nhựa diện tích ô là 300 m2 (20m x 15m). Trong đó mỗi loài cây ở mỗi tuổi tiến hành lập 3 ÔTC ở các vị trí khác nhau. Các chỉ tiêu cần thu thập để đánh giá gồm: * Điều tra tỷ lệ sống và đánh giá chất lượng cây rừng phân ra 3 cấp: Cây tốt: Cây sinh trưởng tốt, thân thẳng đẹp, tròn đầy, tán cân đối, cây xanh tươi, không cong queo sâu bệnh. Cây TB: Cây sinh trưởng bình thường. Cây sấu: Cây sinh trưởng chậm, sức sống kém, cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, lá có hiện tượng màu vàng. * Đánh giá khả năng sinh trưởng: - Sinh trưởng đường kính gốc (Doo), đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến 0,1cm;
  • 29. 27 - Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn), dùng sào có khắc vạch, độ chính xác đến 0,1m; - Sinh trưởng đường kính tán (Dt) dùng thước dây có độ chính xác đến 0,1dm. c, Khả năng cải tạo đất của các loài cây trồng rừng chính thuộc Dự án. - Xác định bồi đắp và trả lại vật rơi rụng cho đất: Trên các ô tiêu chuẩn lập các ô dạng bản, mỗi ÔTC lập 5 ô dạng bản, diện tích ô dạng bản là 2 m2 ở các vị trí gần bốn góc và giữa ÔTC. Tiến hành thu gom tất cả vật rơi rụng trên ô dạng bản cho vào túi polyetylen đánh số và ký hiệu từng túi theo các ÔTC, thời gian thu thập tháng 12 năm 2011. Sau khi đã thu thập các mẫu đóng túi xong chuyển về phòng thí nghiệm Lâm sinh học của Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh sấy khô và cân để xác định lượng vật rơi rụng của từng mô hình trồng rừng trong Dự án. Phương pháp sây khô được thực hiện trên các giá sấy điện chuyện dụng, thời gian sấy 5 giờ, tiêu chuẩn mẫu sấy khô có độ ẩm nhỏ hơn 20%. Cách tính toán lượng rơi rụng từ trị số bình quân 1 ô dạng bản 2m2 từ đó quy ra trọng lượng vật rơi rụng trên 1 ha. - Xác định khả năng nâng cao độ phì của đất: Trên các ô tiêu chuẩn đã lập ở trên cho rừng trồng sau 4 năm, tiến hành lấy mẫu đất mặt ở độ sâu từ 0 đến 10 cm, mỗi mô hình thu 3 mẫu đất đại diện cho ba vị trí khác nhau đưa về phòng thí nghiệm tổng hợp của Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh để phân tích, sau đó so sánh với kết quả phân tích đất trước khi trồng rừng. Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích đất: Xác định thành phần cơ giới đất trong môi trường nước. Xác định độ pHKCL bằng máy pH mét, giấy quỳ. Xác định hàm lượng mùn theo phương pháp ChiuRin Xác định hàm lượng P2O5 theo phương pháp Kiecxanốp Xác định hàm lượng NH4 + theo phương pháp so mầu bằng chỉ thị Nessler Xác định hàm lượng K2O theo phương pháp đo độ đục với thuốc thử Na3Co(N0)6.
  • 30. 28 d, Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng phủ xanh bãi thải khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh. Từ các kết quả thu thập được từ các nội dung nghiên cứu, phân tích, tổng và đưa ra một số đề xuất về kỹ thuật trồng rừng cải tạo môi trường bãi thải khai thác than ở Quảng Ninh bao gồm: + Quan điểm và định hướng chung; + Biện pháp kỹ thuật công trình; + Biện pháp kỹ thuật lân sinh: Loài cây trồng, cách tạo cây con, tiêu chuẩn cây con khi trồng, kỹ thuật trồng, chăm sóc; + Biện pháp về thể chế chính sách. 4.2.2.6. Phương pháp sử lý số liệu Để tiến hành tính toán các đặc trưng mẫu trước hết phải kiểm tra sự thuần nhất của các ô tiêu chuẩn thực hiện theo Nguyễn Hải Tuất và Ngô Kim Khôi 1996 [12] theo giáo trình xử lý số liệu thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm nghiệp trên máy vi tính. Việc kiểm tra sự thuần nhất của các ô tiêu chuẩn giúp ta xem có thể gộp số liệu ở các ô tiêu chuẩn lại hay không. Đề tài sử dụng tiêu chuẩn K của Kruskal - Wallis. Nếu các ô tiêu chuẩn có trung bình và phương sai bằng nhau thì sẽ gộp lại để xử lý, ngược lại thì phải xử lý riêng cho từng ÔTC. Tính chỉ tiêu thống kê cho các nhân tố điều tra như mật độ, đường kính bình quân gốc cây, đường kính tán, chiều cao bình quân. Những chỉ tiêu này được tính toán bằng phần mềm Excel, SPSS. Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu về đặc điểm sinh trưởng khác được tính như sau: + Mật độ cây sống được xác định theo công thức sau: 10.000 * n *100 Nht (%) = SÔTC * N Trong đó: Nht (%) là tỷ lệ cây sống ; SÔTC là tổng diện tích ô tiêu chuẩn điều tra (m2 ) ; n là số lượng cây điều tra được trong 1 ÔTC.
  • 31. 29 + Tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu tính theo công thức: N% = N n *100 Trong đó: N% là tỷ lệ % cây theo cấp chất lượng ; n là số cây theo cấp chất lượng, N là tổng số cây điều tra trong ÔTC. + Đường kính tán, lượng xác thực vật rơi rụng, tính theo bình quân cộng n X X i ∑ = Trong đó: X là giá trị trung bình Xi trị số quan sát thứ i n là dung lượng. Tăng trưởng thường xuyên hàng năm, là số lượng biến đổi được của một nhân tố điều tra trong 1 năm. Zt = ta – ta-1 Với: ta là nhân tố điều tra; a là năm ta-1 là nhân tố điều tra tại a-1 năm
  • 32. 30 Chương 3 ĐIỂU KIỆN TƯ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý Địa điểm bãi thải Nam Đèo Nai thuộc Công ty Than Đèo Nai nằm trong địa giới hành chính thị xã Cẩm Phả, cách trung tâm thành phố Hạ Long 30 km về phía đông bắc, giới hạn toạ độ: X: 24.000 – 25.500; Y: 427.500- 430.000 (Hệ toạ độ nhà nước năm 2000) Tổng diện tích bãi thải là 249,1 ha (bao gồm cả đường vận chuyển than), phía Bắc giáp khai trường của Công ty than Đèo Nai, phía Nam giáp khu dân cư phường Cẩm Sơn, phía Đông giáp phường Cẩm Phú và khai trường Công ty than Cọc Sáu, phía tây giáp khai trường Công ty Than Đông Bắc. Bản đồ bãi thải Nam Đèo Nai
  • 33. 31 3.1.2. Địa hình, địa thế. Trên nền địa hình cũ là đồi núi ven biển đã qua nhiều năm đổ các loại đất, đá, bã xít nên cơ bản đã thay đổi. Những đặc trưng địa hình khái quát như sau: - Hầu hết diện tích trong khu vực đã đổ thải, điểm cao nhất (đỉnh bãi thải) xấp xỉ +300m so với mực nước biển, trên sườn bãi thải là mạng lưới đường ô tô có chiều rộng trung bình 20-30m, bao gồm hệ thống rãnh thoát nước, bờ đai an toàn, chạy theo hình zich zắc từ chân lên đỉnh bãi thải để vận chuyển than, đất đá. Hệ thống đường này cắt sườn bãi thải thành 8 cấp sườn tầng có độ cao, chiều dài, loại đất đá rất khác nhau. Độ dốc của các sườn tầng phổ biến từ 26-40O . Chiều cao các tầng cơ bản ở mức +10m đến +275m. - Phần phía Nam và Đông chân bãi thải có mương nước bê tông rộng từ 30-80m chạy dài từ Tây sang Đông ngăn cách khu bãi thải với khu dân cư. 3.1.3. Điều kiện đất đai Loại đất nguyên trạng (đất nguyên thổ) là đất Feralit màu vàng nhạt phát triển trên đá mẹ phiến thạch, sa thạch, sỏi kết, sạn kết, đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, do không có thực vật che phủ, bị rửa trôi, xói mòn mạnh nên đất tầng A rất mỏng, nghèo dinh dưỡng, khô, chua, thực vật nghèo nàn, chủ yếu là sim, mua, lau, chít thưa thớt, diện tích này rất nhỏ, không đáng kể. Loại đất đá chính trên bãi thải sau khai thác than chủ yếu là các loại đất đá trầm tích ở các vách, trụ vỉa than đã bị nổ mìn, cày xới và bốc xúc, vận chuyển từ công trường khai thác đến đổ ở bãi thải. thành phần đất đá chủ yếu là hỗn hợp của các loại mảnh vụn đá cát kết, sạn kết, cuội kết, đá hỗn hợp và sét than. Bãi thải Nam Đèo Nai áp dụng phương pháp bãi thải cao, trong quá trình đổ thải theo qui luật phân bố trên sườn dốc, phần đất đá có kích thước nhỏ tập trung phía trên cao, phần có kích thước lớn có động năng lớn lăn xa hơn về phía dưới. Tuy nhiên, quá trình cắt tầng đã làm cho các loại đất đá này bị xáo trộn, liên kết đất đá tơi rời, chưa ổn định.
  • 34. 32 3.1.4. Đặc điểm khí hậu Tiểu khí hậu vùng Cẩm Phả thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa mưa và mùa khô phân biệt rõ rệt. Mùa mưa, nóng từ tháng 5 đến tháng 10 năm sau, là thời kỳ nóng ẩm, có lượng mưa cao nhất, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Nam. Mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, là thời kỳ hanh khô, lượng mưa thấp, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc. Hàng năm có thể có từ 2-3 cơn bão có sức gió cấp 9-11 kèm theo mưa to có sức tàn phá mạnh. Nhiệt độ bình quân năm 23,7O C, nhiệt độ tối cao 30O C, tối thấp 4O C, hàng năm có 4 tháng (từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ thấp dưới 20O C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng giêng có nhiệt độ bình quân:15,5O C, tháng có nhiệt độ cao nhất, trung bình là 28O C. Trong ngày biến động nhiệt độ tương đối nhỏ chỉ từ 6-7 O C do có sự điều hoà của biển. Lượng mưa bình quân năm là 2380,3mm, số ngày mưa bình quân 124,7 ngày, nhưng phân bố không đều. Mùa mưa, nóng từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới trên 80 lượng mưa cả năm, trung bình là 286mm/tháng. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 20% lượng mưa cả năm, chủ yếu là mưa nhỏ với lượng mưa trung bình 60mm/tháng. Độ ẩm không khí bình quân là 84%, tổng giờ nắng trong năm 1.765,1 giờ. Tuy nhiên, các chỉ tiêu khí tượng trên bề mặt bãi thải có nhiều biến động so với điều kiện khí tượng chung. Mặc dù lượng mưa nhiều, nhưng do độ dốc của bãi thải lớn, đất đá trơ trọi, kết cấu tơi rời nên nước mưa hoàn toàn chảy trên bề mặt và các khe kẽ đá. Biến động về nhiệt độ ngày và đêm cũng rất lớn do quá trình hấp thu và bức xạ nhiệt của bề mặt đất đá trơ trụi, tốc độ gió trên bãi thải rất mạnh. Những yếu tố khí tượng này đều gây bất lợi cho sự tồn tại và sinh trưởng của thực vật.
  • 35. 33 3.1.5. Đặc điểm thực vật. Điều kiện sống cho thực vật trên bãi thải mỏ rất khắc nghiệt. Đất là giá thể giữ cho cây đứng vững và cung cấp nước, dinh dưỡng cho cây rất ít, chủ yếu mảnh đá vụn, mảnh sít,… nghèo dinh dưỡng, kết cấu tơi rời, không có khả năng giữ nước, hệ thống mao mạch không tồn tại. Sườn tầng có độ dốc cao nên trong mùa mưa thường bị xói lở, ngày nắng nhiệt độ bề mặt đất đá rất cao. Mùa khô thường xuyên khô hạn do ít mưa, mao quản bị cắt đứt. Trong điều kiện các yếu tố tự nhiên khắc nghiệt nên chỉ có các loài thực vật có khả năng chống chịu cao mới tồn tại và phát triển được. - Ở một số đoạn ven đường vận chuyển có lớp đất đá cấp hạt nhỏ, ổn định đã được trồng các loài cây thân gỗ như keo lá tràm, keo tai tượng, phi lao, bạch đàn,…cây sinh trưởng kém và trung bình, số cây sinh trưởng tốt rất ít mang tính cá biệt. - Ở những sườn tầng đổ đất đá thải đã lâu, mặt sườn đã tương đối ổn định, một số loài cây tự nhiên tiên phong ưa sáng đã lác đác xuất hiện; các loại cây một lá mầm như cỏ bông lau, cỏ le, cỏ lách, cây 2 lá mầm như Hu đay,… Những thận lợi và khó khăn: Với ngành khai thác than việc duy trì và mở rộng các bãi đổ thải đất đá là điều không thể tránh khỏi, các kết quả thăm dò bằng các thiết bị hiện đại cho thấy trữ lượng than tại đây còn rất lớn cần tiếp tục mở rộng đầu tư khai thác. Điều kiện sống cho thực vật trên bãi thải gồm các yếu tố: đất đai, mưa, gió, dinh dưỡng, nguồn nước,.. là hết sức khắc nghiệt. Cần chọn những loài cây có tính chống chịu cao và có giải pháp cải tạo cục bộ điều kiện sống của chúng trong môi trường để cây trồng có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và tái tạo thế hệ mới. Để có thể trồng trừng hoàn nguyên môi trường rừng thành công trên loại lập địa này theo yêu cầu đặt ra của Dự án, cần tuyển chọn những loài cây có khả năng chịu đựng được với điều kiện khắc nghiệt cao, đặc biệt là khô hạn và gió
  • 36. 34 lớn, có các giải pháp kĩ thuật tương thích đảm bảo cho cây trồng tồn tại và sinh trưởng nhanh, sớm phát huy tác dụng phòng hộ môi trường, đồng thời có các giải pháp thi công hợp lí đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và an toàn lao động. 3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế Bải thải Nam Đèo Nai thuốc Công ty cổ phân Than Đèo Nai nằm trên địa giới hành chính phường Cẩm Sơn, thành phô Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh. Thành phố Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 48.645,0 ha và 195.800 nhân khẩu, 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 phường: Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Tây, Cẩm Đông, Cẩm Sơn, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh, Cửa Ông, Mông Dương và 03 xã: Dương Huy, Cộng Hòa, Cẩm Hải. Địa giới hành chính thành phố Cẩm Phả: Đông giáp huyện Vân Đồn; Tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long; Nam giáp thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn; Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên; Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu, thương mại dịch vụ, du lịch... Cẩm Phả trong nhiều năm gần đây luôn tăng trưởng kinh tế trên 15% .Thu nhập bình quân đầu người 2011 của Cẩm Phả rất cao đạt 2644USD gấp hơn 2 lần trung bình cả nước . Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá. Tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh. Chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở ra cảng nước sâu. Chính vì vậy mà kinh tế chủ yếu ở thành phố Cẩm Phả là sản xuất than. Ðây là trung tâm sản xuất than của Quảng Ninh và của cả nước. Cẩm Phả có hệ thống đường sắt dùng chuyên chở than chạy dọc thành phố chở than đến Nhà máy Tuyển Than Cửa Ông Các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Ðèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy, Thống Nhất. Ngoài than, antimon ở Khe Sim- Dương Huy, đá vôi ở Quang Hanh, nước khoáng đều là những tài nguyên quí hiếm.
  • 37. 35 Cẩm Phả có vùng núi đá vôi rộng lớn, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển các ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng. Cẩm Phả có những nhà máy cơ khí lớn, nhà máy sàng tuyển than và bến cảng, công ty địa chất và các xí nghiệp xây lắp, nhà máy chế tạo thiết bị điện, cơ khí Trung tâm và nhà máy chế tạo máy than Việt Nam đó là các trung tâm cơ khí sản xuất, sửa chữa thiết bị phục vụ cho ngành than và công nghiệp chung cho cả nước. Cảng Cửa Ông là cảng nước sâu và có thể tiếp nhận các tàu có sức chứa 5- 7 vạn tấn vào cảng tiếp nhận hàng. Ngoài biển, Cẩm Phả còn có cảng nổi như Hòn Nét, là điểm bốc rót hàng triệu tấn than hàng năm phục vụ cho xuất khẩu. Ngoài ra còn có các cảng lẻ như Km6, 10-10, Đá Bàn, Khe dây, Cẩm Y... cũng là các cảng lẻ phục vụ cho việc bốc rót than cho nội địa và vật liệu xây dựng như cát, đá, xi măng... Trong tương lai Thành phố sẽ trở hành một khu công nghiệp điện. Tổng công suất đạt trên 3.000 MW. Hiện nay, Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả (khu vực Cầu 20, phường Cẩm Thịnh) có công suất 600 MW đã được đưa vào vận hành từ năm 2010. Ngoài ra, tại phường Mông Dương sẽ xây dựng 02 nhà máy điện khác có tổng công suất 2400MW, tại Phường Cẩm Thịnh sẽ có dự án Nhà máy điện Cẩm Thịnh với công suất 400MW-450MW. Nhà máy xi măng Cẩm Phả được xây dựng tại Km6, đây là nhà máy có công suất lớn nhất trong nước hiện nay. Nhà máy này sẽ sản xuất Clanhke phục vụ sản xuất xi măng tại Cẩm Phả và tại Vũng Tàu để phục vụ nhu cầu xây dựng trong nước. Nông lâm ngư nghiệp: Thành phố Cẩm Phả còn có đất nông nghiệp khoảng 1.196 ha, trong đó đất trồng rau màu và cấy lúa 434 ha, đất có mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản 315 ha. Cẩm Phả có 2 khu đất làm muối nhưng nay chỉ còn một khu và ngày càng thu hẹp. Ðất lâm nghiệp khá rộng, trong đó rừng tự nhiên 12.094 ha. Xưa có nhiều lâm sản nay rừng đã kiệt quệ nên chỉ còn các xưởng chế biến gỗ rừng trồng. Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lượng thấp.
  • 38. 36 Du lịch: Cẩm Phả còn có các khu du lịch đa năng Bến Do (phường Cẩm Trung), khu công viên văn hóa "Cao Sơn Lưu Thuỷ" (phường Cẩm Sơn), khu di tích Bến Đục (phường Cẩm Đông). Khu đền Trần Quốc Tảng (Phường Cửa Ông)... Đền này mở cửa hội xuân hàng năm thu hút rất nhiều khách du lịch . Khu nghỉ dưỡng tắm khoáng nóng Quang Hanh cũng là điểm đến rất đặc biệt khi du khách đến với Cẩm Phả. Ngoài ra tiềm năng du lịch biển đảo của Cẩm Phả chưa được khai thác tốt. Vịnh Bái Tử Long là một Vịnh rất rất đẹp, nó có đặc điểm và cấu tạo địa chất, địa hình như Vịnh Hạ Long. Hai Vịnh này nằm cạnh nhau và chỉ chia ranh giới theo bản đồ hành chính. Song Vịnh Hạ Long được cả thế giới biết đến nhưng Vịnh Bái Tử Long thì ngay trong nước cũng đã ít người biết tên. Mùa hè, người dân và những người công nhân trong vùng thường có các chuyến đi thăm quan các hang động castơ, núi đá, đảo rồi tắm biển và nghỉ ngơi trên những hòn đảo nằm trên Vịnh Bái Tử Long.
  • 39. 37 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá thực trạng trồng rừng cải tạo môi trường các bãi thải khai thác than ở Quảng Ninh 4.1.1. Thực trạng về loài cây và diện tích trồng Công tác trồng rừng nói chung và trồng rừng phủ xanh các bãi thải khai thác than nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương của tỉnh quan tâm, chỉ đạo cùng với sự cố gắng đầu tư kinh phí cho việc hoàn nguyên lại môi trường rừng trên các bãi sau khai thức than của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay về cơ bản có thể chia thành một số giai đoạn phát triển trồng rừng phủ xanh bãi thải được thể hiện ở bảng 4.1 Bảng 4.1: Quá trình phát triển rừng trồng cải tạo môi trường bãi thải khai thác than ở Quảng Ninh Giai đoạn Đặc điểm Loài cây trồng Nguồn vốn Trước 1995 Công tác trồng rừng phủ xanh bãi thải được thực hiện theo phong trào. Thông mã vĩ, Keo tai tượng Vồn từ tổng Công ty than nay là Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam 1995 - 2005 Thực hiện Chương trình nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ tỉnh Quảng Ninh và Chương trình 327, phủ xanh đất trống đồi núi trọc Thông mã vĩ, Bạch đàn caman Keo tai tượng - Ngân sách Nhà nước phát triển khoa học công nghệ tỉnh Quảng Ninh - Chương trình 327 Từ năm Trồng rừng cải tạo môi trường Thông - Vốn Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam
  • 40. 38 2005 - nay bãi thải mỏ đã phát triển khá mạnh, với nhiều chương trình, dự án đầu tư; nhiều diện tích được trồng hoàn nguyên môi trường rừng; đa dạng hóa loài cây trồng; giai đoạn này trồng được 405 ha. nhựa, Keo lá tràm, Phi lao, Thông mã vĩ, Keo tai tượng. - Vốn tự có của các công ty thành viên trong Tập đoàn Than Qua số liệu bảng 4.1 ta thấy: - Giai đoạn trước 1995: Trong giai đoạn này công tác trồng rừng phủ xanh bãi thải khai thác than được thực hiện theo phong trào, quy mô trồng rừng cải tạo môi trường bãi thải mở nhìn chung nhỏ, chủ yếu do Đoàn thanh niên phát động với một số loài cây trồng chủ yếu là Thông mã vĩ, Keo tai tượng, phương thức trồng phân tán chủ yếu xung quanh khu vực điều hành sản xuất trên khai trường khai thác than. Tỷ lệ sống thấp, chưa có quy hoạch nên nhiều chỗ bị vùi lấp do đổ thải hoặc xây dựng mở rộng khu điều hành sản xuất. - Giai đoạn 1995- 2005: + Thời kỳ đầu của giai đoạn này từ 1995 - 2000: Chủ yếu thực hiện Chương trình nghiên cứu trồng thử ngiệm một số loài cây bằng nguồn vốn phát triển khoa học công nghệ của tỉnh Quảng Ninh mà tiêu biểu là Đề tài tuyển chọn loài cây và xây dựng biện pháp kỹ thuật lục hóa bãi thải của mỏ than lộ thiện, kết quả bước đầu đã xác định được cấu tạo bãi thải của mỏ than là một khối hỗn độn đá lẫn đất (đá chiếm 97%, đất chiếm 3%). Nhiệt độ không khí bãi thải luôn cao hơn nhiệt độ không khí trong khu vực 1,1-1,60 C, ẩm độ trong không khí trên bãi thải luôn thấp hơn ẩm độ không khí trong khu vực từ 12,5 đến 13,9 %. Ngoài ra, cũng chỉ ra được một vài chỉ tiêu kỹ thuật để trồng cây trên bãi thải đó là về tiêu chuẩn cây con có bầu, chiều cao trên 30cm, hố đào tối thiểu 30x30x30 cm, trồng sâu gốc cây mặt bầu phủ đất 5-10 cm, loài cây trồng là Thông mã vĩ, Keo tai tượng.
  • 41. 39 Một phần diện tích được trồng theo Chương trình 327, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Phương thức trồng thuần loài, với các loài cây trồng như: Thông mã vĩ, Bạch đàn trắng caman. Trong giai đoạn này mục tiêu trồng rừng phủ xanh cải tạo môi trường bãi thải khai thác than chưa rõ ràng, kết quả trồng rừng trên bãi thải không cao. + Từ 2000 – 2005, đã có nhiều chế tài quy định của Nhà nước về khắc phục các điểm gấy ô nhiễm môi trường, điển hình như Quyết định 64/2003/QĐ – TTg của Chính phủ ban hành ngày 22/4/2003 về việc “Phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên toàn quốc”, trong đó có bãi thải Nam Đèo Nai. Nhận thức rõ điều này công tác trồng rừng cải tạo môi trường bãi thải sau khai thác than đã được quan tâm nghiên cứu và triển khai bằng nhiều nguồn vốn như công trình tuyển chọn một số loài cây và kỹ thuật gây trồng để cố định bãi thải tại các mỏ than vùng Đông Bắc, kết quả bước đầu đã chọn ra một số loài cây thân gỗ như Keo lá tràm, Thông nhựa, Tràm, Phi lao cho một số loại hình bãi thải ở mỏ than Cao Sơn, Dương Huy với tổng diện tích là 7,0 ha. Cũng trong thời gian này phong trào trồng cây chắn bụi ở hai bên đường trong khai trường khai thác than đã được nhiều mỏ quan tâm triển khai thực hiện và những hàng cây tiên phong trên bãi thải, ven đường vận chuyển đã xuất hiện ở một số mỏ than như Cao Sơn, Cọc Sáu, Dương Huy, Đèo Nai với loài cây là chủ yếu Keo lá tràm. - Giai đoạn 2005 đến nay Trong những năm này cả nước đang đẩy mạnh công cuộc “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã có nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất và khái thác khoán sản được thành lập và phát triển, để thúc đẩy sản xuất và bảo vệ môi trường, Ban Bí thư ra chỉ thị số 29/CT-TW ngày 21 tháng 1 năm 2009 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Đây là giai đoạn ghi nhận sự phát triển khá mạnh của trồng rừng phủ xanh Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/3y7rUim Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 42. 40 bãi thải hoàn nguyên môi trường khai thác than với sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn từ Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, các Công ty thành viên và cả của Dự án Jica Nhật Bản, cơ cấu cây trồng đa dạng hơn. Trong giai đoạn này tỉnh Quảng Ninh đã trồng được 405 ha rừng cải tạo môi trường bãi thải sau khai thác than với một số loài cây trồng chủ yếu như: Keo lá tràm, Phi lao, Thông nhựa, Keo tai tượng. Tre gai; Kết quả chi tiết được thể hiện qua bảng 4.2. Bảng 4.2: Diện tích và loài cây trồng cải tạo môi trường bãi thải ở Quảng Ninh Năm trồng Loài cây Diện tích (ha) Khu vực trồng trên bãi thải các mỏ Phương thức trồng 2007 Keo lá tràm 45 Đeo Nai, Cao Sơn Thuần loài Keo tai tượng 3 Vàng Danh Thuần loài Phi lao 17 Đeo Nai Thuần loài Thông nhựa 25 Đeo Nai Thuần loài 2008 Keo lá tràm 39 Đeo Nai, Uông Bí Thuần loài Keo tai tượng 30 Cao Sơn, Cọc Sáu, Vàng Danh, Hòn Gai, Uông Bí Thuần loài Phi lao 15 Vàng Danh, Hòn Gai, Dương Huy Thuần loài Cỏ bông lau, cây dây leo 2 Đeo Nai Hỗn giao Thông nhựa 17 Đeo Nai, Vàng Danh Thuần loài 2009 Keo lá tràm 22 Đeo Nai, Vàng Danh, Đông Bắc Thuần loài Thông nhựa 15 Đèo Nai, Vàng Danh, Đông Bắc Thuần loài Phi lao 12 Đèo Nai, Hòn Gai Thuần loài Keo tai tượng 18 Cao Sơn, Cọc Sáu, Vàng Danh, Hòn Gai, Đông Bắc Thuần loài Bạch đàn Uro 1 Đèo Nai, Vàng Danh Thuần loài 2010 Keo lá tràm 30 Đeo Nai, Vàng Danh, Hòn Gai, Thuần loài Tải bản FULL (86 trang): https://bit.ly/3y7rUim Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 43. 41 Đông Bắc Keo tai tượng 11 Cao Sơn, Cọc Sáu, Vàng Danh, Hòn Gai, Đông Bắc Thuần loài Phi lao 12 Vàng Danh, Đèo Nai Thuần loài Thông nhựa 8 Đèo Nai Thuần loài 2011 Keo lá tràm 49 Cao Sơn, Đèo Nai, Uông Bí Thuần loài Keo tai tượng 31 Cọc Sáu, Vàng Danh, Hòn Gai, Công ty Than Đông Bắc Thuần loài Phi lao 18 Cao Sơn, Cọc Sáu, Vàng Danh, Hòn Gai, Đông Bắc Thuần loài Cộng 405 (Nguồn: Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, 2011) Như vậy, có thể thấy rằng giai đoạn từ 2005 đến nay trồng rừng phủ xanh, cải tạo môi trường bãi thải sau khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuyển biến rõ rệt, tăng nhanh về diện tích, đang dần dần phát huy thế mạnh của địa phương có công nghiệp khai thác than phát triển và từng bước đẩy mạnh công tác trồng rừng hoàn nguyên bảo vệ môi trường sau khai thác. Đây sẽ là lợi thế để tỉnh Quảng Ninh phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. 4.1.2. Tổng kết các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong Dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh. 4.1.2.1. Các loài cây và phương thức trồng rừng Danh mục loài cây trồng thộc Dự án trồng rừng phủ xanh bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh khá đa dạng được thể hiện qua bảng 4.3.
  • 44. 42 Bảng 4.3: Danh mục các loài cây được trồng rừng Dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh Năm trồng Tên lài cây Tên khoa học Diện tích trồng (ha) 2007 Keo lá tràm Acacia auriculiformis 23 Phi Lao Casuarina equietifolia 19 Thông nhựa Pinus merkussi 20 Bạch đàn Uro Eucalyptus urophylla 1,5 Cộng 63,5 2008 Keo lá tràm Acacia auriculiformis 26 Phi Lao Casuarina equietifolia 21 Thông nhựa Pinus merkussi 17 Cỏ bông lau Saccharum spontacum 0,5 Cộng 64,5 2009 Keo lá tràm Acacia auriculiformis 20 Phi Lao Casuarina equietifolia 13 Thông nhựa Pinus merkussi 10 Trâm bầu Impomoe crassicaulis 0,2 Móng bò leo Bauhinia scandens 0,5 Hoa giấy dại Bougainvillea glabra 0,1 Cộng 43,8 2010 Keo lá tràm Acacia auriculiformis 8 Phi Lao Casuarina equietifolia 6 Thông nhựa Pinus merkussi 4,5 Cộng 18,5 Tổng cộng 190,3 3574673