SlideShare a Scribd company logo
1 of 59
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––
SOMPHOU KEOBOUAKHAM
ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ DÂN CƯ
CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 60.31.05.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DƯƠNG QUỲNH PHƯƠNG
THÁI NGUYÊN -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS. Dương Quỳnh Phương. Các tài liệu tham khảo có xuất
xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 04 năm
2016
Tác giảluận văn
SOMPHOU KEOBOUAKHAM
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://wwwi.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng và chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban
giám hiệu, Phòng Đào tạo, Phòng Khoa học và HTQT, Ban chủ nhiệm khoa
Địa lí, các thầy, cô giáo khoa Địa lí, Trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên đã
tận tình chỉ bảo, đào tạo, cung cấp những kiến thức cẩn thiết để tôi có đủ trình
độ của một thạc sĩ địa lí.
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS.TS.
Dương Quỳnh Phương đã chỉ bảo, hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi rất tận
tình trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn Bộ kế hoạch và Đầu Tư, Tổng cục điểu tra dân số nước
CHDCND Lào , các cơ quan, cá nhân đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực địa
làm luận văn tại địa phương, cảm ơn về nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên
cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, các học viên cao học Địa Lí K22, đã
tạo điều kiện thuận lợi, ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu hoàn thành luận văn của mình.
Thái Nguyên, tháng 06 năm
2016
Tác giảluận văn
SOMPHOU KEOBOUAKHAM
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://wwwii.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................................ii
Mục lục......................................................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt..................................................................................................................iv
Danh mục các bảng ................................................................................................................................. v
Danh mục các hình .................................................................................................................................vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................4
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..........................................................................4
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu..........................................................5
6. Dự kiến đóng góp luận văn .............................................................................7
7. Cấu trúc luận văn.............................................................................................7
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẶC ĐIỂM DÂN
SỐ, DÂN TỘC....................................................................................................8
1.1. Cơ sở lí luận..................................................................................................8
1.1.1. Các vấn đề về dân số .................................................................................8
1.1.2. Những vấn đề về dân tộc.........................................................................17
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................20
1.2.1. Khái quát về dân cư, dân tộc ở Châu Á...................................................20
1.2.2. Khái quát về dân cư, dân tộc của khu vực Đông Nam Á........................21
Tiểu kết chương 1..............................................................................................24
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO............................................................................................25
2.1. Khái quát chung về nước Lào.....................................................................25
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ..............................................................25
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên..........................................27
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................34
2.2. Đặc điểm dân số của nước Lào ..................................................................36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://wwwiii.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2.1. Quy mô dân số.........................................................................................36
2.2.2. Gia tăng dân số ........................................................................................38
2.2.3. Cơ cấu dân số...........................................................................................43
2.2.4. Phân bố dân cư ........................................................................................46
2.2.5. Chất lượng dân số....................................................................................48
Tiểu kết chương 2..............................................................................................50
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO............................................................................................51
3.1. Thành phần dân tộc và đặc điểm phân bố ..................................................51
3.1.1. Chia theo nhóm ngôn ngữ .......................................................................51
3.1.2. Chia theo địa bàn cư trú, phong tục tập quán và nguồn gốc các dân tộc54
3.2. Bản sắc văn hóa của các dân tộc Lào .........................................................59
3.2.1. Tập quán sinh hoạt...................................................................................59
3.2.2. Tập quán sản xuất....................................................................................66
3.2.3. Các lễ hội truyền thống............................................................................70
3.2.4. Nghệ thuật................................................................................................79
Tiểu kết chương 3..............................................................................................80
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH DÂN
SỐ VÀ BẢO TỒN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN
TỘC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ..........................81
4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng ..........................................................81
4.1.1. Quan điểm................................................................................................81
4.1.2. Mục tiêu phát triển...................................................................................83
4.1.3. Định hướng phát triển..............................................................................83
4.2. Một số giải pháp nhằm ổn định dân số, gìn giữ và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc.........................................................................................................86
4.2.1. Nhóm các giải pháp về ổn định dân số....................................................86
4.2.2. Nhóm các giải pháp về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc
...........................................................................................................................89
Tiểu kết chương 4..............................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................97
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://wwwiv.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHDCNND Lào
CBR
CDR
TFR
GFR
GDP
D.S
D.T
HDI
WB
XHCN
Đảng NDCM Lào
: Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
: Tỷ suất sinh thô
: Tỷ suất chất thô
: Tổng tỷ suất sinh
: Tỷ suất sinh chung
: Tổng thu nhập quốc nội
: Dân sinh
: Diện tích
: Chỉ số phát triển con người
: Ngân hàng thế giới
: Xã hội chủ nghĩa
: Đảng nhân dân cách mạng Lào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://wwwiv.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Dân số của các nước khu vực Đông Nam Á năm 2012....................22
Bảng 2.1. Một số đỉnh núi cao của Lào.............................................................28
Bảng 2.2. Các con Sông có chiều dài lên tới 100 km tại Lào ...........................33
Bảng 2.3. Dân số nước Lào qua các thời kì.......................................................36
Bảng 2.4. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước Lào.....................................38
Bảng 2.5. Tỉ lệ tử của nước Lào giai đoạn 2005 – 2015...................................40
Bảng 2.6. Bảng thống kê số dân nhập cư hợp pháp vào nước Lào tính đến
năm 2015 41
Bảng 2.7. Cơ cấu dân số chia theo nhóm tuổi giai đoạn 2010 - 2015...............43
Bảng 2.8. Cơ cấu dân số theo giới năm giai đoạn 2005-2015 ..........................44
Bảng 2.9. Cơ cấu dân số theo lao động nước Lào năm 2015............................45
Bảng 2.10. Dân số và mật độ dân số nước Lào theo các đơn vị hành chính,
giai đoạn 2005 – 2015 46
Bảng 3.1. Dân số chia theo các nhóm dân tộc của nước Lào năm 2012...........51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://wwwv.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Quy mô dân số nước Lào qua các năm .............................................37
Hình 2.2. Biểu đồ tử lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước Lào qua các năm...38
Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu dân số theo giới tính của nước Lào năm 2005 và
năm 2015 45
Hình 3.1. Cơ cấu các nhóm dân tộc của nước Lào............................................52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://wwwvi.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước Lào nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam
Châu Á, không có biển, bao quanh là lục địa; có đường biên giới tiếp giáp với
Việt Nam ở phía Đông, Campuchia ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Myanma
và Trung Quốc ở phía Bắc. Đây là một quốc gia có quy mô dân số nhỏ nhưng
phát triển nhanh, phân bố không đều và mật độ dân số thấp; chất lượng dân số
và nguồn nhân lực tăng lên nhưng chưa cao. Theo Cục Thống kê Lào, năm
2009, tổng dân số của nước này là 6.127.910 người, xếp thứ 105 trong tổng số
206 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Dân số Lào đang tăng nhanh, nếu với
tốc độ như hiện nay, dân số Lào sẽ tăng gấp đôi trong khoảng 28 - 30 năm tới.
Nước Lào đất rộng, dân không đông nhưng lại gồm nhiều dân tộc, bộ tộc
(49 dân tộc). Nhân dân Lào có nhiều phong tục tốt đẹp được hình thành trong
quá trình lịch sử. Nước Lào nằm sâu trong lục địa châu Á nơi giao tiếp giữa hai
nên văn minh cổ đại là Ấn Độ và Trung Hoa. Bởi vậy trong quá trình lịch sử,
nhân dân Lào còn tiếp thu các trào lưu văn hóa tràn qua các vùng này, ảnh
hưởng sâu sắc nhất là Phật giáo và văn hóa Ấn Độ.
Về tập quán sản xuất, tuy cùng sinh sống bằng nghề nông nhưng trình độ
sản xuất không đồng đều nên phong tục tập quán ở mỗi miền có sự khác biệt.
Vì thế mà phong tục tập quán ở Lào rất đa dạng thể hiện rõ trình độ sản xuất
sinh hoạt của mỗi nhóm dân tộc, bộ tộc.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước Lào đã có những bước phát
triển và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, so với các nước khác
trong khu vực, Lào vẫn là một quốc gia có nền kinh tế phát triển ở mức độ thấp
hơn, đời sống của nhiều dân tộc vẫn ở mức độ thấp, sự gia tăng dân số chưa
tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội. Do vây, trong Báo cáo Chính trị
tại Đại hội IX của Đảng NDCM Lào đã xác định: phát triển tài nguyên con
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
người là một trong bốn đột phá nhằm đưa Lào ra khỏi tình trạng nước kém phát
triển. Để thực hiện khâu đột phá phát triển tài nguyên con người cần có nhiều
giải pháp xử lý hài hòa mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng dân số, nguồn
nhân lực, phát huy bản sắn văn hóa các dân tộc trong phát triển kinh tế.
Xuất phát từ những lí do có tính cấp thiết trên, tôi đã lựa chọn hướng
nghiên cứu “Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Trên thế giới
Dân số và dân tộc luôn là vấn đề không chỉ có các nhà khoa học, các
chuyên gia mà ngay cả các chính phủ đều rất quan tâm, không chỉ ngày nay mà
ngay cả trước kia, không chỉ đối với nước Lào mà tất cả các nước trên thế giới
đều quan tâm. Sự quan tâm đó không chỉ vì sức ép của bùng nổ dân số mà cả vì
sức mạnh của quốc gia, không chỉ quan tâm hạn chế mà cả khuyến khích phát
triển dân số.
Cách đây trên 200 năm giáo sư người Anh Thomas Malthus lần đầu
tiên đã đề cập đến vấn đề này một cách rõ ràng và có hệ thống nhất trong quyển
“ Bàn về nguyên tắc dân số’’ trong lúc dân số thế giới chưa đầy 1 tỷ người.
Ông đưa ra nhiều quan điểm về mối quan hệ giữa gia tăng và sinh tồn. Điều
này được thể hiện qua bài luận “Luận về nguyên tắc dân số như nó tác đông
đến việc cải thiện xã hội”.Ông cho rằng, dân số sẽ đạt được sự cân bằng thông
qua tác động hủy diệt của chiến tranh, nạn đói và bệnh tật. Đối lập với tư tưởng
của Malthus là quan điểm của Karl Max và Engels. Hai ông có lý giải nguyên
nhân mất cân bằng giữa gia tăng dân số và sinh tồn là do nền kinh tế kém phát
triển và từ đó rút ra việc phát triển hệ thống sản xuất tốt hơn.
Dân số thế giới tăng với tốc độ nhanh, đặc biệt là ở các nước đang phát
triển. Vì thế, khi dân số thế giới đạt mốc 5 tỉ người (năm 1987), Ủy ban dân số
của Liên hiệp quốc đã lấy ngày 11.7 hàng năm là ngày dân số thế giới. Theo
bản báo cáo năm 2006 của Ủy ban dân số Liên Hợp Quốc, dân số thế giới sẽ
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đặt mức 9,2 tỉ người vào năm 2050, cao hơn ước tính 9,1 tỉ của năm 2004. Xu
hướng tăng dân số diễn ra rất khác nhau giữa các nước. Vì vậy, cho đến nay,
vấn đề dân số vẫn đang tiếp tục nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học và nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới.
Ở Việt Nam từ những năm cuối của thập kỉ 80 đến nay đã có nhiều công
trình nghiên cứu của các cơ quan Trung ương như: Trung tâm thông tin khoa
học và xã hội thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội, các Viện khoa học,
các cơ quan nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành thuộc các Bộ, ngành, Ủy ban
quốc gia DS- KHHGĐ. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học như:
GS.TS. Lê Thông, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh,
PGS.TS. Nguyễn Đình Cử, TS Trần Cao Sơn…về mối quan hệ giữa dân số và
các vấn dề kinh tế - xã hội – môi trường. Ngoài ra, đây cũng là vấn đề nóng hổi
và là đề tài của nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành.
2.2. Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Trong mấy thập kỳ gần đây, các tác giả người Lào cũng đã soạn thảo và
xuất bản một số công trình nghiên cứu dân số, văn hóa . Trong công trình này,
chúng tôi đã sử dụng một số tư liệu, trong đó có tư liệu gốc từ một số công
trình dưới đây:
- Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX của Đảng NDCM Lào (2011)
- “Số liệu điều tra dân số và nhà ở của Lào”, Tổng cục thống kê đất nước
- Maha Xila. Phông xavadan “Dã sử Lào”
- Ma Nhu Li Ngầu Xạ Vắt “văn hóa xã hội Lào”
- Kham Bang chăn Na Vong “Hịt xíp xỏng khong xíp xi” (phong tục tập
quán)
- Hùm Phăn Lắt Ta Nạ “Văn hóa Lào”
- Chăn Phon Vong Xạ “Những giá trị văn hóa nghệ thuật của chùa Xiêng
Thong ở Luổng Phạ Bang”
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Humphanh Rattanavong “Lễ hội lảy phay và lễ hội xuồng hưa Lào”
- Dr. Suneth Phothisane “Tiến trình Phật giáo ở Lào”.
- Ma ha khămphan Vilachit “Đạo phật ở Lào”.
Những công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến một vài khía cạnh về
dân số và các dân tộc của nước Lào. Việc tác giả nghiên cứu Đặc điểm dân số,
dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào sẽ là một công trình nghiên
cứu có hệ thống và toàn diện về các vấn đề dân số, dân tộc.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về đặc điểm dân
số và dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển dân số phù hợp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các
dân tộc, hướng tới mục tiêu chung là phát triển bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đặc điểm dân
số, dân tộc.
- Phân tích đặc điểm dân số, dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào
- Đánh giá những mặt mạnh và những tồn tại của vấn đề dân số và dân
tộc nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- Nghiên cứu định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
dân số phù hợp với phát triển kinh tế và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá các
dân tộc nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu các khía cạnh về đặc điểm dân số và các khía
cạnh liên quan đến dân tộc (chủ yếu tập trung nghiên cứu văn hóa truyền thống
của một số dân tộc).
- Về không gian: Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Về thời gian nghiên cứu: Sử dụng số liệu thống kê và số liệu điều tra
trong khoảng thời gian từ năm 2004 – 2014.
- Về đối tượng nghiên cứu: Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có 49
dân tộc (còn được gọi là bộ tộc), nhưng vì thời gian nghiên cứu có hạn nên tác
giả chỉ lựa chọn nghiên cứu những vẫn đề chung về đặc điểm dân tộc của nước
cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và phân tích đặc điểm văn hóa truyền thống
của dân tộc Lào (Dân tộc đa số).
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Tính hệ thống làm đề tài trở nên lô gic, thông suốt và sâu sắc trong đề
tài này việc nghiên cứu đặc điểm dân số - Dân tộc của nước cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào liên quan đến vấn đề quan trọng nhất là những biến động dân số
trong quá trình sinh, tử, chuyển cư đồng thời vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa và
cấu trúc cộng đồng của các đồng bào dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào và chịu tác động của các nhân tố tự nhiên – Kinh tế xã hội, chính sách
dân số, lịch sử khai thác lãnh thổ.
Vì vậy cần phải tìm hiểu các mối quan hệ qua lại, các tác động ảnh
hưởng giữa các yếu tố để đánh giá chính xác vấn đề nghiên cứu.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Nghiên cứu đặc điểm dân số, dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào cần phải dựa trên cơ sở xem xét tác động tổng hợp của các nhân tố tự
nhiên, kinh tế xã hội, chính sách về dân số, dân tộc, bên cạnh đó cần đề cập đến
tác động trở lại của dân số, dân tộc với các nhân tố này.
5.1.3. Quan điểm lịch sử
Mỗi một hiện tượng địa lý kinh tế xã hội đều tồn tại trong một thời gian
nhất định. Nói cách khác các hiện tượng này có quá trình phát sinh, phát triển
và suy vong. Trong quá trình nghiên cứu khi xem xét hay đánh giá cần đứng
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trên quan điểm lịch sử. Biến động về dân số, bản sắc văn hóa dân tộc cũng vậy
đều diễn ra trong những điều kiện địa lý nhất định và trong thời gian nhất định
với xu hướng từ quá khứ, hiện tại tới tương lai đều có mối quan hệ nhân quả và
diễn ra trong chu trình khép kín.
Việc quán triệt quan điểm lịch sử yêu cầu không chỉ nghiên cứu các
nhân tố trình tự liên tục về không gian mà còn vạch ra xu hướng phát triển dân
số trong lịch sử và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cấu trúc cộng đồng các
dân tộc. Khi nghiên cứu cần tính đến những nét tiêu biểu do đặc điểm của từng
giai đoạn lịch sử gây ra.
5.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Nghiên cứu vấn đề dân số, dân tộc phải dựa trên quan điểm sinh thái và
phát triển bền vững. Con người được coi là chủ thể trong hoạt động sản xuất và
tiêu dùng nhằm đạt được hiệu quả nhất đinh trong sản xuất và đời sống. Vì thế
vấn đề dân số và bản sắc văn hóa các dân tộc cũng có những tác động nhất định
đến tự nhiên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và ngược lại. Đồng thời bảo vệ
và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường, kết hợp hài
hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống của con người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Để phân tích, đánh gía đặc điểm dân số, dân tộc của một lãnh thổ cần
phải thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau một cách có chọn lọc. Cụ thể
bằng văn bản và dữ liệu không gian (bản đồ) từ nhiều nguồn khác nhau như
báo cáo, các văn kiện, văn bản chính thức, niên giám thống kê và có sự thống
nhất về thời gian.
5.2.2. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành trao đổi thông tin, tham
khảo ý kiến trong lĩnh vực địa lý: Dân số, Dân tộc học, văn hóa…Từ đó có sự
bổ sung, điều chỉnh kịp thời trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5.2.3. Phương pháp bản đồ, GIS
Đây là phương pháp quan trọng và từ lâu đã trở thành phương pháp
truyền thống của ngành địa lý. Sử dụng phương pháp này giúp các vấn đề được
cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Các hình trong đề tài được thành lập bằng
các phần mềm hiện đại, cụ thể sẽ xây dựng một số biểu đồ, tháp dân số năm
2004-2014, bản đồ phân bố dân cư, dân tộc dựa trên các dữ liệu đã được thu
thập và xử lý.
5.2.4. Phương pháp dự báo
Phương pháp này là một phần không thể thiếu khi nghiên cứu vấn đề liên
quan đến đặc điểm dân số - Dân tộc trong chiến lược phát triển, mục tiêu, định
hướng và giải pháp phát triển trong tương lai.
6. Dự kiến đóng góp luận văn
- Kế thừa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về đặc điểm dân số,
dân tộc.
- Phân tích được đặc điểm dân số của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Phân tích được đặc điểm dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào, đặc biệt là phân tích được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Lào.
- Đánh giá được mặt mạnh, mặt tồn tại trong vấn đề dân số, dân tộc của
nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Đề xuất được một số giải pháp trên các phương diện: phát triển dân số
phù hợp với phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và gìn giữ, phát
huy bản sắc văn hoá các dân tộc.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về đặc điểm dân số, dân tộc
Chương 2: Đặc điểm dân số nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Chương 3: Đặc điểm dân tộc nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Chương 4: Định hướng và một số giải pháp ổn định dân số và gìn giữ,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ, DÂN TỘC
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Các vấn đề về dân số
1.1.1.1. Khái niệm dân số
Dân số là một tập hợp người sống trên một lãnh thổ được đặc trưng bởi
quy mô, cơ cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của
sự phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ [3].
Dân số luôn luôn biến động theo thời gian và không gian. Những biến
động về dân số có ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi các nhân, gia đình và toàn
xã hội. Nhằm đảm bảo sự kiểm soát nhất định đối với vấn đề dân số, thì một
quốc gia thường có những cuộc điều tra dân số để làm cơ sở đánh giá, nhân
định và đưa ra những chính sách đối với vấn đề dân số của mình.
1.1.1.2. Quy mô dân số
Quy mô dân số được hiểu là số lượng người sống trên một lãnh thổ (xã,
huyện, tỉnh, quốc gia, vùng…) tại một thời điểm xác định [7].
Quy mô dân số là chỉ tiêu dân số học cơ bản. Thông tin về qui mô dân số
được dùng để tính só dân bình quan và nhiều tiêu chí khác. Nó là đại lượng không
thể thiếu được trong việc xác định các thước đo chủ yếu về mức sinh, chết, di dân.
Đồng thời nó còn được sử dụng để so sánh với các tiêu chí kinh tế xã hội nhằm lí
giải nguyên nhân của tình hình và hoạch định chiến lược phát triển.
Để nghiên cứu quy mô dân số, người ta sử dụng các thước đo sau:
a. Số dân thời điểm: là tổng số dân sinh sống trong một vùng lãnh thổ
nhất định vào những thời điểm xác định (có thể là đầu năm, cuối năm, giữa
năm hoặc thời điểm t bất kì nào đó…).
Các kí hiệu thường dùng như:
+ p0: Số dân đầu năm (hoặc đầu kì);
+ p1: Số dân cuối năm (hoặc cuối kì);
+ pt: Số dân tại thời điểm t.
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thông tin về qui mô dân số thời điểm được sử dụng để tính tốc độ tăng
hay giảm dân số theo thời gian [17].
b. Số dân trung bình (kí hiệu thường dùng
của các dân số thời điểm.
Khi có số dân đầu năm và cuối năm, hoặc đầu và cuối một thời kì ngắn,
nếu số dân biến động tăng hoặc giảm tương đối đề đặn, không có những biến
đổi mang tính chất đột biến ta có công thức tính dân số trung bình như sau:
p =
P
0 P
1
2
Trong đó:
P0: số dân đầu năm (hoặc đầu kì)
P1: số dân cuối năm (hoặc cuối kì)
Trong trường hợp không đủ số liệu để tính toán, người ta cũng có thể lấy
số dân vào thời điểm giữa năm (1/7 hàng năm) làm số dân trung bình của năm
đó [6].
1.1.1.3. Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số là một khái niệm dùng để chỉ tập hợp những bộ phận
hợp thành dân số của một lãnh thổ (nhóm nước, từng nước, từng vùng…) được
phân chia dựa trên những tiêu chuẩn nhất định [17].
Bên cạnh những đặc điểm chung của con người là cùng chung sống
trong một lãnh thổ, họ còn có những đặc điểm riêng về giới tính, độ tuổi… Do
vậy, để hiểu biết chi tiết hơn về dân số, chúng ta cần phân chia dân số thành
những vấn đề khác nhau theo một kiến thức nào đó. Sự phân chia các nhóm gọi
là cơ cấu dân số.
- Cơ cấu dân số theo tuổi: Đây là việc phân chia tổng dân số của một
lãnh thổ thành những nhóm dân số có tuổi hoặc khoảng tuổi khác nhau tại một
thời điểm nào đó [17].
- Cơ cấu dân số theo giới tính: Nếu chia toàn bộ dân số nam và dân số nữ
thì ta có cơ cấu dân số theo giới tính. Các chỉ tiêu thường dùng là tỉ lệ hoặc tỉ số
9
p ) là số dân trung bình cộng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giới tính. Nếu kí hiệu pm và pf lần lượt là dân số nam và dân số nữ thì tỉ số giới(
SR) được xác định như sau:
SR=
p
m100 [3].
p f
- Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn: Là việc chia tổng dân số
của một lãnh thổ thành dân cư sinh sống ở thành thị và dân cư sinh sống ở nông
thôn thì ta được cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn [5].
- Cơ cấu theo lao động: cơ cấu dân số theo lao động có liên quan đến
nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế [17].
+ Về lao động có dân số hoạt động kinh tế và dân số khong hoạt động
kinh tế.
+ Cơ cấu dân số theo khu vực kinh tế: số dân làm việc trong 3 khu vực:
(-) Khu vực 1: nông – lâm- ngư nghiệp
(-) Khu vực 2: công nghiệp – xây dựng
(-) Khu vực 3: dịch vụ,
- Cơ cấu dân số theo dân tộc – tôn giáo: là tập hợp những bộ phận hợp
thành dân số của một quốc gia được phân chia theo thành phần dân tộc (tộc
người) [17].
- Cơ cấu theo trình độ văn hóa: cơ cấu này phản ánh trình độ dân trí, học
vấn của dân cư một quốc gia, một vùng hay toàn thế giới thể hiện qua:
+ Tỉ số người lớn biết chữ đó là những người đủ 15 tuổi trở lên biết đọc,
hiểu và viết những câu ngắn gọn, đơn giản trong cuộc sống hàng ngày với số
dân.
+ Tỉ lệ nhập học của cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học.
Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân chia tổng dân số, mỗi tiêu thức
phục vụ cho một lợi ích nghiên cứu khác nhau và có ý nghĩa vô cùng to lớn
trong việc phân tích, đánh giá và điều chỉnh quá trình dân số theo hướng có lợi
cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội lâu dài và ổn định.
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.1.1.4. Biến động dân số
a. Biến động dân số tự nhiên
Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự vận động tự
nhiên và xã hội của con người. Sự vận động đó chính là quá trình sinh, chết và
di dân. Nó vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của sự phát triển. Do đó, việc
nghiên cứu nhằm tác động một cách có khoa học vào sự vận động có ý nghĩa to
lớn tới sự phát triển của xã hội loài người.
* Mức sinh và các thước đo đánh giá mức sinh:
- Mức sinh: Phản ánh mức độ sinh sản của dân số, nó biểu thị số trẻ em
sinh sống mà một phụ nữ có được trong suốt cuộc đời sinh sản của mình. Mức
sinh phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố sinh học, tự nhiên và xã hội (Sự sinh
sống là sự kiện đứa trẻ tách khỏi cơ thể mẹ và có dấu hiệu của sự sống như hơi
thở, tim đập, cuống rốn rung động hoặc những cử động tự nhiên của bắp thịt)
[7].
- Các thước đo cơ bản: Để đánh giá mức sinh có rất nhiều thước đo khác
nhau và mỗi thước đo đều chứa đựng những ưu điểm riêng biệt. Sau đây là một
số thước đo cơ bản.
+ Tỷ suất sinh thô (CBR): Biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so
với 1000 dân số trung bình năm đó, đơn vị phần nghìn.
CBR=
B
x 1000
P
Trong đó:
B: Số trẻ em sinh sống trong năm nghiên cứu.
p : Dân số trung bình của năm nghiên cứu.
Đây chỉ là chỉ tiêu "thô" về mức sinh bởi lẽ mẫu số bao gồm toàn bộ dân
số, cả những thành phần dân số không tham gia vào quá trình sinh sản như: đàn
ông, trẻ em, người già hay phụ nữ vô sinh [5].
+ Tỷ suất sinh chung: Biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so với
một nghìn phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ.
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong đó:
GFR: Tỷ suất sinh chung.
B: Số trẻ em sinh ra trong năm.
W15-49: Số lượng phụ nữ trung bình có khả năng sing đẻ trong năm.
Tỷ suất sinh chung đã một phần nào loại bỏ được ảnh hưởng của cấu trúc
tuổi và giới - nó không so với 1000 dân nói chung mà chỉ so với 1000 phụ nữ
trong độ tuổi có khả năng sinh sản. Tuy nhiên cách tính này vẫn chịu ảnh
hưởng của sự phân bố mức sinh trong thời kỳ sinh sản của phụ nữ, tình trạng
hôn nhân [21].
+ Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi: Đối với các độ tuổi khác nhau , mức
sinh đẻ của phụ nữ cũng khác nhau. Do vậy cần xác định mức sinh theo từng
độ tuổi của phụ nữ.
Công thức:
Trong đó:
ASFRx: Tỷ suất sinh đặc trưng của phụ nữ ở dộ tuổi X
Bfx: Số trẻ em sinh ra trong một năm của những phụ nữ ở độ tuổi X
Wx : Số phụ nữ ở độ tuổi X trong năm.
Để xác định được ASFRx cần có hệ thống số liệu chi tiết, hơn nữa mặc
dù mức sinh ở các độ tuổi khác nhau là khác nhau, nhưng đối với các độ tuổi
gần nhau, mức sinh không khác nhau nhiều. Do vậy, trong thực tế người ta
thường xác định tỷ suất sinh đặc trưng cho từng nhóm tuổi. Thường toàn bộ
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được chia thành 7 nhóm mỗi nhóm 5 tuổi [21]
+ Tổng tỷ suất sinh là số con trung bình mà một phụ nữ có thể sinh ra
trong suốt cuộc đời của mình, nếu như người phụ nữ đó trải qua tất cả các tỷ
suất sinh đặc trưng theo tuổi của năm đó. Công thức tính như sau:
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ASFRx49
TFR= 5. x15 [21]
1000
Trong đó:
TFR: Tổng tỷ suất sinh
ASFRx: Tỷ suất sinh đặc trưng cho từng nhóm tuổi ( 5 năm)
* Mức chết và các thước đo chủ yếu:
- Mức chết: Chết là một trong những yếu tố của quá trình tái sản xuất
dân số, là hiện tượng tự nhiên, không thể tránh khỏi đối với mỗi con người.
Nếu loại bỏ sự biến động cơ học, tăng tự nhiên dân số bằng hiệu số sinh và số
chết. Vì vậy, việc tăng hay giảm số sinh hoặc số chết đều làm thay đổi quy mô,
cơ cấu và tốc độ tăng tự nhiên của dân số. Đồng thời trong quá trình tái sản
xuất dân số, các yếu tố sinh và chết có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Sinh đẻ nhiều hay ít, mau hay thưa, sớm hay muộn đều có thể làm tăng hoặc
giảm mức chết. Ngược lại mức chết cao hay thấp sẽ làm tăng hoặc giảm mức
sinh.
Chính vì vậy việc giảm mức chết là nghĩa vụ và trách nhiệm thường
xuyên của mọi nước, mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương. Giảm mức chết vừa
có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc.
Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự sống ở một thời
điểm nào đó [17].
Để đánh giá mức độ chết cần dùng các thước đo. Có nhiều thước đo khác
nhau. Mỗi thước đo phản ánh một khía cạnh này hay khía cạnh khác của mục
đích nghiên cứu và mỗi thước đo có những ưu điểm, nhược điểm riêng.
- Các thước đo chủ yếu:
+ Tỷ suất chết thô (CDR): Biểu thị số người chết trong một năm trong
một ngàn người dân trung bình năm đó ở một lãnh thổ nhất định.
Công thức:
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong đó:
D: Số người chết trong năm của một lãnh thổ nào đó.
P : Dân số trung bình trong năm của lãnh thổ đó [17].
+ Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (ASDRx): Biểu thị số người chết trong
năm ở một độ tuổi nào đó so với 1000 nghìn người trung bình ở độ tuổi đó
trong năm tại một nơi nào đó.
Công thức:
Trong đó:
ASDRx: Tỷ suất chết đặc trưng ở tuổi X
Dx: Số người chết trong năm ở độ tuổi X
P x: Dân số trung bình trong năm ở độ tuổi X.
+ Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi: Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi biểu thị
mối quan hệ giữa số trẻ em chết dưới 1 tuổi trong năm so với tổng số trẻ em
được sinh ra còn sống trong cùng năm, được tính trên cùng địa bàn lãnh thổ [5].
Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi được tính theo đơn vị phần nghìn và tính
theo công thức như sau:
Trong đó:
IMR: Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi.
D0: Số trẻ em dưới một tuổi chết trong năm
B: Số trẻ em sinh sống trong cùng năm.
* Tỷ suất gia tăng tự nhiên
Dân số của một lãnh thổ trong từng thời kì tăng hay giảm. trước hết là
kết quả của mối tương quan giữa số sinh và số chết.Sự biến động này gọi là gia
tăng dân số tự nhiên [7].
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa tỷ suất
sinhthô và tỷ suất chết thô trong một khoảng thời gian xá định, trên một đơn vị
lãnh thổ nhất định [3].
NIR =
CBR
 CDR
(Đơn vị: %)
10
Trong đó:
NIR: tỷ suất gia tăng tự nhiên
CBR: tỷ suất sinh thô
CDR: tỷ suất chết thô
Tỷ suất gia tăng tự nhiên còn có thể xác định bằng hệ số giữa số sinh và
số chết trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm, đơn vị tính bằng
phầm trăm(%) [3]
NIR =
B
 D
x100
P
Trong đó:
NIR: tỷ suất gia tăng tự nhiên
B: số trẻ em sinh ra trong năm còn sống
D: số người chết trong năm
P: dân số trung bình ở cùng thời điểm
Tỷ suất gia tăng tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến tình hình biến động dân
số và được coi là động lực phát triển dân số. b. Biến động dân số cơ học
Biến động dân số cơ học (chuyển cư hoặc di cư) là sự thay đổi chỗ ở của
dân số, nói chính xác hơn là sự di chuyển của dân số qua một biên giới xác
định của một vùng lãnh thổ nhằm mục đích thiết lập một nơi ở mới. Cùng với
sinh, chết (biến động tự nhiên dân số), chuyển đi, chuyển đến (biến động cơ
học của dân số) cấu thành các thành phần biến động dân số [5]
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
*Tỷ suất nhập cư
Tỷ suất nhập cư là tương quan giữa số ngwoif nhập cư đến một vùng
lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm, đơn vị tính bằng
phầm nghìn (0 00 ) [17].
IR=
I
p x 1000
Trong đó:
IR: tỷ suất nhập cư
I: Số người nhập cư đến vùng trong năm
P: dân số trung bình của vùng trong năm
*Tỷ suất xuất cư
Tỷ suất xuất cư là tương quan giữa số người xuất cư khỏi một vùng lãnh
thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm, đơn vị tính bằng phần
nghìn (0 00 ) [17].
OR=
O
P x 1000
Trong đó:
OR: tỷ suất xuất cư
O: số người xuất cư khỏi vùng trong năm
P: dân số trung bình của vùng trong năm.
* Tỷ suất gia tăng cơ học( tỷ suất chuyển cư thực)
Tỷ suất gia tăng cơ học( tỷ suất chuyển cư thực) biểu thị số chênh lệch
giữa tỷ suất nhập cư và tỷ suất xuất ở một lãnh thổ trong một thời gian nhất
định được tính như sau:
NMR= IROR
(Đơn vị:%)
10
Trong đó:
NMR: tỷ suất chuyển cư thực
IR: tỷ suất nhập cư
OR: tỷ suất xuất cư
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hay là tương quan giữa số người nhập cư và xuất cư trong năm so với
dân số trong bình ở cùng thời điểm, đơn vị tính bằng phần trăm ( %).
NMR=
I
 O
x 100
P
Trong đó:
NMR: tỷ suất gia tăng cơ học
I: số người nhập cư đến vùng trong năm
O: số người xuất cư khỏi vùng trong năm
P: dân số trung bình năm
c. Tốc độ gia tăng dân số
Tốc độ gia tăng dân số (r) là một số tương đối biểu thị nhịp độ tăng giảm
quay mô dân số trong khoảng một thời gian nhất định, thường là một năm [3].
Công thức tính:
r =
P P
100
10
P0
Trong đó:
- r: tốc độ gia tăng dân số
- p1: số lượng dân ở cuối kì (cuối năm)
p0 : số dân ở đầu kì (đầu năm)
1.1.2. Những vấn đề về dân tộc
1.1.2.1. Khái niệm dân tộc
Thuật ngữ dân tộc được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ "ethnos" dùng để
chỉ những cộng đồng người hình thành và phát triển trong quá trình tự nhiên -
lịch sử. Mỗi cộng đồng tộc người được đặc trưng bởi những dấu hiệu như :
cùng chung tiếng nói, lãnh thổ, lối sống văn hoá và ý thức tự giác dân tộc.
Trong một số trường hợp, những dấu hiệu cùng chung lãnh thổ có thể đóng vai
trò kém quan trọng hơn [6].
Một số nhà dân tộc học Việt Nam cho rằng, cộng đồng tộc người hay dân
tộc phải được coi là đơn vị cơ bản để tiến hành xác minh thành phần các dân
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tộc. Tại nhiều hội thảo khoa học về dân tộc học hầu hết ý kiến đều tán thành
các chỉ tiêu xác định thành phần dân tộc là : tiếng nói, đặc điểm văn hoá và ý
thức tự giác dân tộc. Về nguyên tắc phân loại cộng đồng các dân tộc, các nhà
dân tộc học đều thống nhất rằng : các cộng đồng dân tộc khác nhau không phải
theo một đặc trưng nào đó, mà theo tổng thể các đặc trưng, đó là [12] :
- Cùng nói một ngôn ngữ hay nói cách khác mỗi dân tộc đều có tiếng nói
riêng của mình. Ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là một phương tiện để giao lưu
mà còn là một phương tiện để phát triển các hình thái quan trọng nhất đối với
đời sống văn hoá tinh thần của họ. Chỉ có ngôn ngữ mẹ đẻ được tiếp nhận từ
thời thơ ấu mới có thể giúp họ biết được những sắc thái tinh vi nhất của đời
sống tinh thần, cho phép họ hiểu biết nhau thấu đáo. Ngôn ngữ liên quan mật
thiết đến bản sắc tộc người, không phải ngẫu nhiên mà phần lớn các tên gọi dân
tộc lại trùng lặp với ngôn ngữ của họ.
- Một trong những dấu hiệu quan trọng để phân định các dân tộc là đặc
điểm văn hoá. Văn hoá là cái mà mỗi dân tộc xây dựng nên trong quá trình phát
triển lịch sử của mình được lưu truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Vì thế
mỗi dân tộc đều có đặc điểm văn hoá riêng; các yếu tố văn hoá đặc thù thường
trở thành biểu tượng của bản sắc dân tộc. Khi nói đến đặc điểm văn hoá có
nghĩa là nói đến những thành tựu văn hoá dân tộc đó đã đạt được, những tri
thức mà họ đã tích luỹ được, những đóng góp của họ vào kho tàng văn hoá
nhân loại.
- Ý thức dân tộc hay sự tự giác dân tộc, suy cho cùng là cái quyết định để
xác định thành phần dân tộc. Nó được xuất hiện khi con người trong cùng một
cộng đồng, sử dụng một tộc danh thống nhất và cũng là kết quả của sự tác động
lẫn nhau của các yếu tố cơ bản hình thành nên cộng đồng dân tộc. Điều quan
trọng của ý thức dân tộc là tính độc lập cao hơn hẳn so với nguyên nhân hình
thành nó.
- Cùng cư trú trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Lãnh thổ như một
điều kiện vật chất, cơ bản để hình thành các cộng đồng dân tộc. Để giao
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tiếp được với nhau, con người thường phải sống gần nhau, thậm chí các nhóm
người khác nhau về ngôn ngữ, về xuất xứ, nếu sinh sống trong cùng một vùng
lãnh thổ, họ có thể tạo thành một cộng đồng thống nhất.
1.1.2.2. Dân tộc đa số, dân tộc thiểu số
Trên thế giới hiện nay người ta thường dùng các thuật ngữ: Dân tộc bản
địa (Thổ dân, Dân bản xứ), Dân tộc thiểu số bản địa, bộ lạc, bộ tộc, sắc tộc, tộc
người, dân tộc thiểu số, dân tộc ít người... Sự tồn tại nhiều thuật ngữ đó, do
những nguyên nhân gắn liền với sự phát triển của các dân tộc trên thế giới và
sự xáo trộn của mỗi nước qua các thời kỳ biến thiên lịch sử. Những khái niệm
trên không đơn giản chỉ là học thuật mà là vấn đề có nội dung chính trị của nó.
- Dân tộc đa số là dân tộc có số người đông nhất trong cộng đồng các
dân tộc, dùng thuật ngữ này là nói trên phạm vi của một nước chứ không là nói
trên địa bàn vùng hoặc địa phương nào đó.
- Dân tộc thiểu số, thuật ngữ này không đồng nghĩa với dân tộc chậm
phát triển, càng không phải là dân tộc lạc hậu, khái niệm đó là chỉ những dân
tộc có số người ít hơn so với dân tộc đa số.
Trên thực tế, khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương
quan về dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Như vậy, khái niệm “dân tộc
thiểu số” dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong
tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Khái niệm
“dân tộc thiểu số” cũng không có ý nghĩa biểu thị tương quan so sánh về dân số
giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực và thế giới. Một dân tộc có thể
được quan niệm là “đa số” ở quốc gia này, đồng thời có thể là “thiểu số” ở
quốc gia khác.
1.1.2.3. Bản sắc văn hoá
Thuật ngữ "Bản sắc" chỉ tính chất, màu sắc riêng tạo thành phẩm chất
đặc biệt của một sự vật. Thuật ngữ "Bản sắc" nhấn mạnh cái riêng tạo thành
phẩm cách, tài năng.
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
"Bản sắc văn hoá " là những đặc điểm riêng biệt, có giá trị cao, gồm
những giá trị vật chất và tinh thần được tích luỹ và phát triển trong tiến trình đi
lên của một dân tộc; nó quy định vị trí riêng biệt về mặt xã hội của một dân tộc.
Những giá trị đó có thể ở mọi dân tộc, song từng dân tộc có bản sắc văn hoá
được biểu hiện đậm nét, sâu sắc và đặc biệt hơn [16].
Việc nghiên cứu bản sắc văn hoá dân tộc nhằm mục đích tìm đến cái nét
riêng biểu hiện ở các mặt : nhận thức, thái độ, hành vi của nhân cách. Đồng
thời, bản sắc văn hoá dân tộc còn được xem xét từ các góc độ : cái đúng, cái
hay, cái tốt (chân, thiện, mỹ) có ở mỗi dân tộc, song nó được thể hiện ở dân tộc
nào đậm nét, sâu sắc sẽ trở thành cái riêng của dân tộc ấy. Ở góc độ giá trị tinh
thần xã hội, bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện ở lối sống, cách ứng xử, cách thể
hiện ở nếp sinh hoạt, ngôn ngữ, giao tiếp... một cách đặc biệt, khó có thể trộn
lẫn với dân tộc khác; xét theo trên cơ sở xã hội, đó là các giá trị được biểu lộ
vững bền mà không phụ thuộc vào biến đổi lịch sử.
Bản sắc văn hóa dân tộc là một vấn đề rất nhạy cảm liên quan mật thiết đến
sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt
lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của
dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau
để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một
trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc
gia dân tộc. Do đó vấn đề gìn giữ, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc có
vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát về dân cư, dân tộc ở Châu Á
Châu Á là lục địa có dân số đông nhất với các nền văn hóa lớn vô cùng
đa dạng. Lịch sử văn minh ở đây trải qua hàng chục ngàn năm. Đô thị và chữ
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
viết phát triển trong mối liên hệ chặt chẽ và được xuất hiện trước tiên ở Châu
Á. Hiện nay, Châu Á chiếm 2/3 dân số trên thế giới, tập trung ở vùng đông và
nam lục địa. Bảy trong mười nước đông dân nhất thế giới cũng nằm ở Châu Á
trong đó Trung Quốc và Ấn Độ được xếp đầu danh sách.
Phần lớn dân số Châu Á là nông dân sống ở nông thôn, tuy nhiên dân cư
sống ở các thành phố cũng đang tăng lên nhanh chóng. Những thành phố lớn nhất
Châu Á hiện nay có số dân trên 10 triệu người. Và trong tương lai, thậm chí nhiều
thành phố còn tăng nhanh hơn vì dân nông thôn tiếp tục đổ ra thành thị.
Những vùng đất rộng lớn ở Trung Đông và Trung Á rất hoang vu và
không có dân cư sinh sống do khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh. Hầu hết dân cư
chỉ tập trung ở các thung lũng sông phì nhiêu và vùng đất thấp miền Duyên Hải
ở Nam và Đông Á. Ngoại trừ Hồng Kông và Singapore, Bangladesh là nước có
mật độ dân số cao nhất Châu Á: 965 người/km²
Châu Á là cái nôi của tất cả các tôn giáo chính trên thế giới, bao gồm đạo
Hindu, đạo Phật, đạo Do Thái, Cơ đốc và đạo Hồi. Ngày nay tín ngưỡng tôn giáo
vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến con người. Các tôn giáo thường khuyên chúng ta
không nên ham muốn vật chất và nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động từ
thiện để đạt được phần thưởng tinh thần nhiều hơn là lợi ích cá nhân.
Những nền văn minh sớm nhất thế giới ra đời ở các vùng thung lũng sông
thuộc Châu Á, thường được gọi là vùng đất lưỡi liềm phì nhiêu, trải dài từ vịnh
Ba Tư đến Địa Trung Hải. Nhiều thành phố ở đây có lịch sử phát triển đền vài
nghìn năm.
1.2.2. Khái quát về dân cư, dân tộc của khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á là khu vực nằm ở phía Đông Nam của Châu Á với diện tích
4,523,000 km² bao gồm có 11 quốc gia nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía
Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc.
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 1.1. Dân số của các nước khu vực Đông Nam Á năm 2012
STT Quốc gia Dân số (người)
Mật độ dân số
(người/km²)
1 Indonesia 251.160.124 124,5
2 Philippines 105.720.644 88,7
3 Vietnam 92.477.857 130,5
4 Thái Lan 67.448.120 263,4
5 Myanmar 55.167.330 83,9
6 Campuchia 15.205.539 124,5
7 Lào 6.318.284 26,7
8 Malaysia 14.154.948 78,2
9 Singapore 5.076.700 74,9
10 Brunây 408.786 67,3
11 Đông Timor 1.124.000 71,1
Khu vực Đông Nam Á từ xưa, trong các sách cổ của Ấn Độ đã được nói
đến với những cái tên như Đất vàng, Đảo vàng, người Trung Hoa thì gọi là
Nam Dương, tương tự người Nhật Bản củng dùng từ Nan Yo để chỉ Đông Nam
Á, tức Nam Dương như Trung Hoa, người Ả Rập gọi là Zabag, còn người Hy
Lạp, La mã từ giữa thế kỷ II TCN cũng gọi là Chryse (đất vàng).
Như vậy là từ xa xưa, thế giới đã biết đến khu vực văn hóa Đông Nam
Á. Sở dĩ như vậy là vì tầm quan trọng về mặt vị trí địa lý của khu vực Đông
Nam Á, vốn đã được chú ý đến từ rất lâu. Đông Nam Á thường được gọi là
“ngã tư đường”, “hành lang” hay “cầu nối” giữa thế giới Đông Á với Tây Á và
Địa Trung Hải.
Ngay từ buổi bình minh của lịch sử, Đông Nam Á đã là một trong những
cái nôi hình thành loài người, đây là địa bàn hình thành của đại chủng phương
Nam (Australoid). Vào khoảng 10.000 năm trước (thời đại đồ đá giữa), có một
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dòng người thuộc đại chủng Mongoloid từ phía dảy Himalaya thiên di về
hướng Đông Nam, tới vùng Đông Nam Á thì dừng lại và hợp chủng với cư dân
Melanesien bản địa (thuộc đại chủng Australoid), dẫn đến sự hình thành chủng
Indonesien (cổ Mã Lai _ Đông Nam Á tiền sử).
Ở Đông Nam Á có đến hằng trăm dân tộc khác nhau, vì thế phong tục,
tập quán rất đa dạng, tạo nên một bức tranh đa sắc. Mặc dù rất đa dạng, song
những tập tục ấy vẫn có nét gần gủi, tương đồng nhau, là mẩu số chung quy tụ,
giao thoa trên nền tảng của cơ sở văn hóa bản địa Đông Nam Á - Một nền tảng
văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Đó là cách ăn mặc với một bộ trang
phục chung là Sàrông (váy), khố, vòng đeo tai, vòng đeo cổ,… Đó là tục ăn
uống với các thức ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả (hiện nay, thịt ngày càng
quan trọng trong cuộc sống hiện đại). Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám
cưới linh đình. Tục chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống mà
khi còn sống họ thường ưa thích. Đó là tục nhai trầu, cưa và nhuộm răng đen,
xăm mình; rồi đến cả các trò vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi
thuyền,… Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là
nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu vực và phù hợp với khí
hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á. dân tộc mùa nào, tháng nào trong năm
củng có lể hội. Nếu thống kê con số lể hội thì chắc chắn sẽ có đến con số hàng
trăm. Tất nhiên, trong sự đa dạng ấy, các lể hội ở Đông Nam Á chủ yếu tập
trung vào ba hình thức chính: Lễ hội nông nghiệp (Như lễ xuống đồng của
người Việt, lễ mở đường cày đầu tiên của người Thái, lễ dựng chòi cày của
người Chăm,…), lễ hội tôn giáo (như lễ hội chùa Keo, chùa Hương ở Việt
Nam,…), lễ tết (như tết nguyên đán, tết phật,…).
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên trong một khu
vực địa lí, văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Tín ngưỡng bản địa Đông Nam
Á dù hết sức đa dạng, nhiều vẽ nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng
sùng bái tự nhiên (Các cư dân Đông Nam Á như ở Việt Nam, Lào, Campuchia,
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Myanma, Indonesia,… thờ cả hạc, rùa, rắn, voi, cá sấu,…), tín ngưỡng phồn
thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam, nữ; các tục tóe
nước, tục cầu mưa, tục đánh đu,…), tín ngưỡng thờ cúng người đã mất (tục thờ
cúng tổ tiên, ông bà). Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức
thuyết mọi vật đều có hồn.
Đông Nam Á có có một bản sắc văn hóa riêng và ngày càng tiến bộ. Đông Nam
Á hiện nay đang phát triển kinh tế, đất nước hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ.
Mà văn hóa là động lực quan trọng nhất của của sự phát triển một nước, một
khu vực. Với bề dày văn hóa mang bản sắc chung, đặc sắc, các quốc gia Đông
Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ tiến xa hơn nửa, đạt được nhiều
thành tựu mới trong tương lai, Đông Nam Á sẽ trở thành một khu vực hòa bình,
ổn định, một khu vực phát triển, thịnh vượng của thế giới.
Tiểu kết chương 1
Đặc điểm dân số, dân tộc của mỗi quốc gia, mỗi khu vực chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Những thay đổi diễn ra
trong quá trình sinh, tử và chuyển cư, đã tạo nên những đặc điểm dân số và
trong mỗi quốc gia bao giờ cũng có nhiều dân tộc cùng cư trú. Việc tìm hiểu
các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về dân số, dân tộc có vai trò vô cùng quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là cơ sở quan trong
để đánh giá đúng thực trạng dân số, dân tộc trong mối quan hệ với các vấn đề
tài nguyên – môi trường, chất lược cuộc sống, từ đó đề xuất các giải pháp phát
triển bền vững phù hợp với từng quốc gia.
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1. Khái quát chung về nước Lào
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào nằm sâu trong lục địa thuộc khu
vực Đông Nam châu Á giữa vĩ tuyến 14 và 25,5 độ bắc. Với diện tích 236.000
km2
, toàn bộ lãnh thổ Lào chạy dài theo sông Mê-kông, có đường biên giới
chung với 5 nước. Phía Đông giáp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phía
Tây có đường biên giới chung với vương quốc Thái Lan khoảng 1.600km,
trong đó có hai dải đất nằm bên hữu ngạn sông Mê-kông là tỉnh Xay-nhạ-bu-li
ở cực Bắc và một huyện thuộc tỉnh Chăm-pa-sắc ở cực Nam. Đường biên giới
Lào – Thái hiện nay là do sự phân chia thuộc địa giữa thực dân Anh – Pháp vào
giữa năm 90 của thế kỷ XIX. Từ năm 1902 đến trước năm 1945 lại qua nhiều
lần điều chỉnh giữa thực dân Pháp và Thái Lan. Phía Đông Bắc giáp vùng đồi
núi Vân Nam Trung Quốc. Phía Nam giáp Cam-pu-chia, có đường biên giới
chạy dài từ dãy núi Đăng-rếch đến gần Trường Sơn. Lào bao gồm 3 miền :
Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam.
- Bắc Lào gồm 8 tỉnh: Oudomxay, Xayabury, Xiengkhuang, Huaphanh,
- Trung Lào gồm 6 tỉnh thành: Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn,
Borikhamxay, Khammuane, Sava nakhet, khet phi set xay som bun
- Nam Lào gồm 4 tỉnh: Attapeu, Saravane, Sekong, Champasack
Lào chia thành 18 tỉnh, 148 huyện, 8,514 làng và một thủ đô Viêng
Chăn. Các tỉnh lại chia thành các huyện (muang). Thành phố Viêng Chăn chia
thành các quận.
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Nước Lào có địa hình đa dạng, gồm núi đồi, cao nguyên, thung lũng và
đồng bằng. Núi đồi, cao nguyên chiếm ¾ diện tích cả nước và tập trung phần
lớn ở phía Bắc. Từ sông Nậm-kạ-đinh trở lên là địa phận Bắc Lào, nơi có
những dãy núi lớp lớp trùng điệp, có đỉnh Phu-bia cao nhất nước (2.817m). Từ
vùng biên giới phía Đông Bắc và Tây Bắc nước Lào có hai dãy núi lớn chạy
theo hướng Đông Bắc-Tây Nam và Tây Bắc-Đông Nam rồi hạ thấp dần xuống
hình thành một chuỗi cao nguyên Hủa-phăm, Cánh đồng Chum ở phía Bắc đến
tận cao nguyên Bô-lô-ven ở phía Nam. Từ sông Nậm-kạ-đinh trở xuống là
miền Trung và Nam Lào, địa hình thoai thoải về phía Tây. Như vậy, địa hình
nước Lào hình thành hai chiều dốc Bắc-Nam ở phía Bắc, Đông-Tây ở phía
Nam. Độ dốc trên quyết định hướng chảy của toàn bộ hệ thống sông suối và
cũng là một trong những nguyên nhân gây ra không ít trở ngại cho giao thông
trong nước nhất là ở phía Bắc.
Bảng 2.1 dưới đây là một số đỉnh núi (phu) cao nhất ở Lào. Hầu hết
chúng ở trên dãy Trường Sơn (Xai phu luang) hoặc ở vùng Bắc Lào.
Nằm giữa hai dãy núi phía Đông và Tây ở miền Bắc là cao nguyên Cánh
đồng Chum có độ cao từ 1.200 đến 1.500m so với mặt biển. Đây là cao nguyên
lớn nhất nước Lào, cả ba phía Đông, Tây, Bắc đều có núi bao bọc. Trên cao
nguyên có những khu rừng rậm, rừng thông, đồng cỏ rộng lớn. Giữa cao
nguyên có một số cánh đồng nhỏ đất đai màu mỡ như Cánh đồng Chum, bản
Ban, mường Pẹc…Những chum đá, mộ đá khổng lồ còn lại đến tận ngày nay ở
Cánh đồng Chum là những minh chứng tại đây xưa kia đã hình thành một trung
tâm dân cư và có thời kỳ văn hóa sớm phát triển. Cao nguyên Cánh đồng Chum
là nguồn nước quan trọng của các phụ lưu sông Mê-kông. Trong lòng cao
nguyên chứa nhiều loại khoáng sản quý như sắt, đồng…chưa được khai thác.
Cánh đồng Chum thuộc tỉnh Xiêng-khoảng, nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc đọ
sức quyết liệt nhất giữa quân nhân Lào với các thế lực phản động cùng với
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
không quân Mỹ. Có thể nói Cánh đồng Chum – Xiêng khoảng là một trong
những địa danh lẫy lừng nhất gắn liền với lịch sử đấu tranh giải phóng của nhân
dân các dân tộc Lào.
Bảng 2.1. Một số đỉnh núi cao của Lào
STT Núi Tỉnh Độ cao
1 Phu bia Xiengkhoang 2.820
2 Phu xai lay lanh Xiengkhoang 2.717
3 Phu xamxum Xiengkhuang 2.620
4 Phu xao Xiengkhoang 2.590
5 Phuthaut Sekong 2.500
6 Phumieng Viengchan 2.455
7 Phu huat Huaphanh 2.452
8 Phu xảng Xayyabuly 2.330
9 Phuleuy Huaphanh 2.275
10 Phunongpanay Attapeu 2.259
11 Phuhaokor Khammeun 2.256
12 Phungocpan Attapeu 2.251
13 Phupave Xiengkhoang 2.221
14 Phu sane Xiengkhuang 2.218
15 Phu san sát Viêng chăn 2.218
16 Phudaichiakung Luongnamtha 2.099
17 Phulaove Luongphabang 2.079
18 Phupanyer Hủa Phăn 2.079
19 Phu hom chăn Xiêng khoảng 2.038
20 Phu khaomieng Xayabury 2.007
21 Phu phá khao Oudomxay 1.870
22 Phu doychy Phongsaly 1.812
23 Phule bỏ li khăm say 1.761
24 Phu chaputao Luangnamtha 1.588
25 Phukate Salavanh 1.583
26 Phupasak Champhasak 1. 430
27 Phu khaokhuai Vientiane 1.026
Nguồn: [14]
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Miền Trung Lào có hai cao nguyên thấp hơn cao nguyên Cánh đồng
Chum là Khăm-muộn và Xạ-vẵn-nạ-khệt. Cao nguyên Khăm-muộn nằm giữa
hai con sông Nặm-kạ-đinh và Sê-nọi (chỉ lưu của sông Sê-băng-phay) cao từ
700 đến 800m, còn được gọi là cao nguyên đá voi, có nhiều núi, lèn dựng đứng
lởm chởm, nhiều hang động nổi tiếng, có mạch nước chảy ngầm tưới cho các
cánh đồng màu mỡ của miền Trung như Ma-hả-xay, Nhôm-mạ-lạt, Khăm-cợt.
Cao nguyên Khăm-muộn có những khu rừng rậm nhiệt đới nổi tiếng có nhiều
loại gỗ quý như ở dọc sông Nặm-thơn, Na-cay. Cao nguyên Khăm-muộn còn
có trữ lượng lớn về các loại quặng thiếc, chì, đồng…(mỏ thiếc Bò-neng, Phôn-
tịu đã được khai thác).
Nằm giữa cao nguyên đá vôi Khăm-muộn với cao nguyên Bô-lô-ven ở phía
Nam là cao nguyên Xa-vẵn-nạ-khệt. Đây là cao nguyên thấp nhất ở Lào có độ cao
từ 200 đến 400m, có nhiều vùng đá ong khô cằn, những cánh rừng thưa với nhiều
loại gỗ chất lượng thấp phát triển. Chỉ ở những khu lòng chảo đất đai ẩm ướt mới
xuất hiện những cánh rừng rậm nhiệt đới và những bản làng cư dân đông đúc,
vườn cây tốt tươi như mường Sê-pôn, mường Phìn, Phạ-lan, Đôông-hến.
Đi xuống phía Nam là cao nguyên đất đỏ Bô-lô-ven có độ cao từ 800 đến
1.000 so với mặt biển, đột khởi lên giữa đồng bằng miền Nam Lào. Đất đai
màu mỡ, khí hậu mát mẻ, mưa nắng thuận hòa, cao nguyên Bô-lô-ven là một
vùng lý tưởng để trồng tỉa các loại cây công nghiệp như café, chè, cao su, canh-
ki-na và các loại cây có quả khác. Trên cao nguyên có nhiều khu rừng rậm,
những cánh đồng cỏ rộng lớn như ở Tha-teng, Xa-la-văn…quanh năm xanh tốt,
nơi đây là sào huyệt của các loại thú rừng miền Nam Lào, đặc biệt là hươu, nai.
Cao nguyên Bô-lô-ven còn là nơi trữ nước và nguồn nước của hai con sông lớn
ở Nam Lào là Sê-đôn, Sê-kong và các chỉ lưu.
Thung lũng, đồng bằng là loại địa hình thứ ba ở Lào. Diện tích tuy không
lớn bằng núi đồi, cao nguyên nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong quá trình
hình thành và phát triển của nhân dân các dân tộc ở Lào. Đây là những vùng
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dân cư tập trung đông đúc, sản xuất nông nhiệp phát triển. Hầu hết các trung
tâm kinh tế, văn hóa, lịch sử của Lào đã sớm hình thành ở các miền đều thuộc
loại địa hình này. Dọc sông Mê-kông, suốt từ cực Bắc đến phía Bắc Viêng-
Chăn là một chuỗi đồng bằng châu thổ nhỏ hẹp nằm giữa những chân núi và
cửa các con sông lớn nhỏ như Mường xỉnh, Huội-sai, Pạc-thà, Pạc bèng, Pạc
lai, Xay-nhạ-ba-li, Nặm-khàn…
Từ Viêng-Chăn trở xuống, dãy đồng bằng được mở rộng dần từ phía
Đông đến sát bờ sông Mê-kông. Rộng lớn nhất là đồng bằng Viêng-Chăn, bao
gồm toàn bộ châu thổ từ sông Nặm-xẵng đến sông Nặm-măng. Nổi tiếng nhất
là vùng châu thổ Nặm-ngừm, Nặm ton hoặc những vùng trũng quanh Viêng-
Chăn như Sả-la-kham, Nong-veng, Sỉ-thản-tạy…hằng năm cứ sau mỗi mùa
nước lũ, đất đai lại được phủ một lớp phù sa màu mỡ. Đồng bằng Viên-Chăn là
vựa lúa của miền Bắc Lào, một vùng giàu cả về lâm sản, thủy sản. Từ lâu, bông
vải, thuốc lá vùng Nặm-ngừm Viêng-Chăn đã nổi tiếng trong cả nước Lào.
Lui dần xuống phía Nam có các dãy đồng bằng châu thổ phù sa đá vôi
như Pạc-kạ-đinh, Pạc-hỉn-bun, Ma-hả-xay. Đấy là những châu thổ hẹp bị chia
cắt bởi những dãy núi thấp hoặc do núi đá chạy dài sát bờ sông Mê-kông. Từ
Nam tỉnh Khăm-muộn trở xuống đến sông Sê-đôn, các giải đồng bằng mới mở
rộng dần về phía Đông với những vùng trũng đất đai phì nhiêu như Xỏng-khỏn,
Kẹng-kọoc. Từ sông Nặm-mun trở xuống là đồng bằng Nam Lào xòe rộng ra
như bao quanh cao nguyên đất đỏ Bô-lô-ven. Phía tả ngạn từ cao nguyên Bô-lô-
ven đến bờ sông Mê-kông đến tận biên giới Lào-Thái nơi có chiều rộng Đông
Tây lớn nhất nước Lào. Đây là giải đồng bằng lớn nhất, với những cánh đồng
phì nhiêu chạy suốt từ Chăm-pa-sắc đến sông Sê-khăm-phô, Sê-piền như Phôn-
thong, Sụ-khu-ma, Mun-lạ-pạ-mộôc. Trên sông Mê kông ở vùng này còn có
hàng trăm cù lao lớn nhỏ, đất đai màu mỡ, góp phần làm cho miền Nam nước
Lào trở thành vựa lúa của cả nước. Xưa kia lúa gạo ở Nam Lào không những
được chuyển đến nhiều vùng trong nước mà còn được xuất khẩu sang Cam-pu-
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chia, Thái Lan. Miền Nam Lào còn giàu về lâm sản, khoáng sản. Bản làng miền
Nam Lào dân cư thường đông đúc, hình thành trên các trục giao thông quan
trọng hoặc bên bờ các con sông lớn xuôi ngược thuận lợi như sông Sê-băng-
hiêng, Sê-đôn, Sê-kong…
Do cấu tạo địa chất, lượng mưa nắng nhiều nên các hệ thực vật ở Lào phát
triển hết sức phong phú. Hầu hết các loại địa hình núi đồi, cao nguyên, đồng bằng
đều có rừng cây bao phủ. Suốt từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây đến đâu
cũng có rừng, rừng chiếm từ 80-85% diện tích cả nước. Rừng ở ngay cửa ngỏ các
đô thị. Do đặc điểm của địa chất, địa hình, khí hậu của từng miền khác nhau nên
rừng Lào cũng có nhiều loại như rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa đá vôi sa thạch,
rừng tre nứa. Nhưng phổ biến nhất vẫn là rừng rậm nhiệt đới. Trừ một số khu rừng
gỗ tếch (giả tỵ) ở phía Tây Bắc, còn hầu hết là rừng tự nhiên. Ngoài các loại gỗ
quý có tỷ lệ khá cao, rừng ở Lào còn có nhiều loại cây có giá trị kinh tế như quế,
cánh kiến trắng, cây có nhựa, cây có sợi. Rừng Lào còn nổi tiếng về các loại thú
như voi, hươu, hổ, báo…Phải chăng xưa kia trong rừng Lào có nhiều voi nên khi
dựng nước vua Pha-Ngừm đã đặt tên là nước Lào lạn-xạng (Lào triệu voi). Đối
với nhân dân các dân tộc Lào, rừng có vị trí đặc biệt trong tâm tư tình cảm của
mỗi người. Cùng với sông suối, rừng là nguồn thực phẩm, vật liệu xây dựng, dược
liệu, nơi nương tựa mỗi khi mùa màng thất bát, là nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ
trong sáng tác văn học nghệ thuật.
Để bảo vệ rừng, một nguồn lợi lớn của đất nước, Chính phủ Cộng hòa
Dân chủ nhân dân Lào đã đề ra nhiều biện pháp tích cực nhằm bảo vệ rừng, kết
hợp giữa khai thác và trồng rừng, vận động giúp đỡ nhân dân ở miền núi xuống
làm ruộng, hạn chế đốt rừng làm nương rẫy, từng bước khôi phục lại hàng vạn
héc-ta rừng bị không quân Mỹ tàn phá bằng chất độc hóa học.
Tương tự như một số nước nằm trong khu vực Đông Nam châu Á nhiệt
đới gió mùa, khí hậu ở Lào nói chung nóng và ẩm. Mỗi năm có hai mùa, mùa
mưa và mùa khô rõ rệt. Từ tháng tư đến tháng mười là mùa mưa và nóng, có
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
gió mùa Tây Nam. Thông thường vào tháng bảy tháng tám là hai tháng có
lượng mưa nhiều nhất, ở miền núi và cao nguyên hay có những trận mưa tầm tã
kéo dài, có khi đến hàng tuần, thậm chí cả nửa tháng. Mùa khô và lạnh từ tháng
mười một đến tháng ba, có gió mùa Đông Bắc. Trên núi, cao nguyên ở miền
Bắc về mùa khô thường có sương mù dày đặc, đến trưa lại có nắng, về chiều
mát mẻ và tối lại trở lạnh. Miền Nam do gần xích đạo nên nhiệt độ cao hơn
miền Bắc. Ở miền núi, cao nguyên nhiệt độ thấp hơn ở đồng bằng, thường mát
mẻ hơn về mùa mưa, giá lạnh hơn về mùa khô.
Nước Lào có hệ thống sông suối dày đặc, hầu hết đổ về cái trục lớn nhất
là sông Mê-kông. Phần sông Mê-kông chảy qua nước Lào dài khoảng 1.800km,
đây là con sông dài, rộng nhất nước. Sông Mê-kông cùng phụ lưu, chi lưu của
nó trở thành hệ thống giao thông đường thủy quan trọng nối liền Nam-Bắc,
Đông-Tây. Sông suối ở Lào có rất nhiều cá, nổi tiếng nhất là các con sông Mê-
kông, Nặm-ngừm, Nặm-thơn…Ở phía Bắc, sông Mê-kông có một hệ phụ lưu
lớn, hầu hết nằm ở phía tả ngạn như sông Nặm-thà, Nặm u, Nặm xương, Nặm
nghiệp, Nặm bèng, Nặm khàn. Hướng chảy của hệ thống phụ lưu trên đều theo
độ dốc của địa hình, nghĩa là theo chiều Bắc-Nam, trừ ba con sông Nặm-mã
(sông Mã), Nặm săm (sông Chu) và Nặm Nơn (sông Cả) là hướng chảy từ Tây
Bắc sang Đông Nam. Ở miền Trung và Nam Lào, sông Mê-kông cũng có một
số phụ lưu lớn nằm ở phía tả ngạn như các con sông Nặm-kạ-đinh, Nặm-Hỉn-
bun, Sê-băng-phay, Sê-băng-hiêng, Sê đôn, Sê-kong. Các phụ lưu trên đều chảy
theo hướng Đông Tây. Hệ thống sông suối ở Lào có vị trí quan trọng trong đời
sống nhân dân các dân tộc Lào như trong sản xuất nông nghiệp, giao lưu giữa
các vùng khi đường bộ chưa phát triển, nguồn thực phẩm tươi sống trong bữa
ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Ngoài ra, các con sông lớn ở Lào còn có một số
đặc điểm rất thuận lợi để xây dựng thủy điện. Đây là một thế mạnh của đất
nước được thiên nhiên ưu đãi.
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 2.2. Các con Sông có chiều dài lên tới 100 km tại Lào
TT Tên sông Chiều dài km
1 Nặm Mê kông 1.865
2 Nặm Uo 390
3 Nặm Ngeum 350
4 Nặm Xe băng hiêng 300
5 Nặm Ka đing 265
6 Nặm Tha 290
7 Nặm Xe kong 236
8 Nặm Xe don 195
9 Nặm Xe băng phay 190
10 Nặm Khan 175
11 Năml Lịc 155
12 Nặm Xương 150
13 Nặm Nghiệp 140
14 Nặm Xe chăm phon 140
15 Nặm Hin buon 130
16 Nặm Beng 125
17 Nặm Sun 115
18 Nặm Xe kạ mán 110
19 Nặm Xe noy 110
20 Nặm Mạ 110
21 Nặm Neun 110
22 Năm Săm 100
Nguồn: [14]
Lào có tài nguyên khí hậu và cảnh quan bao gồm các yếu tố về thời tiết khí
hậu khí áp, nhiệt độ, ẩm độ, bức xạ Mặt trời, lượng mưa địa hình, không gian
trống, cảnh đẹp thiên nhiên. Lào có nhiệt độ trung bình mỗi năm 25o
C – 26o
C
và có mưa trung bình 1.000 mm/năm , có 2 mùa như: mùa khô và mùa mưa
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Khí hậu mùa rõ rệt, nhiệt độ trung
bình 28o
C – 30o
C/năm, dành cho miền trung và miền nam, lượng mưa trung
bình năm 2000-2500 mm/mùa. Tháng 7- 8 có mưa nhiều vì vậy ở vùng Phak
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
song lượng mưa lên tới 3000 - 4000 mm/năm. Ngược lại ở phia Bắc lại ít mưa,
lượng mưa trung bình 1000 mm/năm tỉnh Hủa phăn, Xiêng khoảng, Phông sa
ly…
- Mùa khô mát từ tháng 11 đến tháng 4; nhiệt độ ở Viêng Chăn có thể
xuống đến hơn Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
lượng mưa trung bình năm 1.979mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Nhiệt độ trung bình cả năm 27,5ºC, không có mùa đông. Hoạt động du lịch
thuận lợi suốt 12 tháng; các vùng núi cao có lúc nhiệt độ xuống rất thấp đến
mức có băng giá, Xiengkhuang, Phongsaly, Hủa Phăn, Luong pha bang và
Udomxay vào khoảng tháng12 - 1 có năm nhiệt độ thấp xuống đến 10 - 0o
C,
giống như miền Bắc của Việt Nam. Mùa khô nóng từ tháng 3 đến tháng 4.
Vùng ven sông Mê kông ở Hạ Lào vào mùa khô nóng có thể có lúc nhiệt độ lên
tới 40o
C.
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ
yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng
thung lũng sông Mê Kông hoặc các phụ lưu như đồng bằng Viêng Chăn,
Champasack...45 % dân số sống ở vùng núi. Lào có 800.000 ha đất canh tác
nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông.
Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng
sản và thuỷ điện. Nhìn chung kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo
đảm ổn định.
Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu kinh
tế-xã hội do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai
thực hiện có hiệu quả. Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột
phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc.
Tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8%, năm 2008 đạt 7,9%. Thu nhập bình
quân đầu người tăng dần, năm 2000 đạt 298USD/người/năm; năm 2006 đạt
34
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
546USD/người/năm, năm 2007 đạt 678USD/người/năm, năm 2008 đạt
841USD/người/năm, năm 2014 đạt 1.500 USD người/năm 2015 đạt 1,692
USD/người/năm. Đến năm 2020, Lào phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người
tăng gấp 2-3 lần hiện nay, khoảng 1.200-1.500 USD/năm.
Kinh tế đối ngoại: đến năm 2007, Lào có quan hệ thương mại với 60 nước,
ký Hiệp định thương mại với 19 nước, 39 nước cho Lào hưởng quy chế GSP.
Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và gỗ.
Đại hội đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ VIII tháng 3 năm 2006 đề
ra mục tiêu đến năm 2020: xây dựng vững chắc hệ thống chính trị dân chủ nhân
dân, trong đó Đảng là hạt nhân lãnh đạo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh
trật tự an toàn xã hội; đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển; kinh tế
phát triển dựa trên sự phát triển nông nghiệp vững chắc và lấy phát triển công
nghiệp làm cơ sở, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo
chuyển biến cơ bản về chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; phát
triển nhịp nhàng các thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước
và kinh tế tập thể được củng cố và phát triển vững mạnh. GDP tăng gấp 3 lần
năm 2000; chủ động mở rộng hợp tác quốc tế.
Lào - một trong số ít các nước cộng sản còn lại - đã bắt đầu dỡ bỏ việc
kiểm soát tập trung hóa và tăng cường phát triển doanh nghiệp tư nhân vào năm
1986. Kết quả từ một xuất phát điểm thấp là rất ấn tượng. Tỷ lệ tăng trưởng
trung bình hàng năm đạt 7% trong các năm 1988-2001 ngoại trừ một khoảng
thời gian tụt xuống do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu năm 1997.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ
sở hạ tầng lạc hậu. Tại đây đã có tuyến đường sắt nối thủ đô Vientiane (Lào)
đến tỉnh Nong Khai (Thái Lan), hệ thống đường bộ mặc dù đã được cải tạo
nhưng vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc viễn thông trong nước và quốc tế
còn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở một số khu vực đô thị.
Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được
35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như
từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng.
2.2. Đặc điểm dân số của nước Lào
2.2.1. Quy mô dân số
Quy mô dân số của CHDCND Lào nhỏ nhưng tăng khá nhanh, phân bố
không đều và mật độ dân số thấp; chất lượng dân số và nguồn nhân lực tăng lên
nhưng chưa cao.
Bảng 2.3. Dân số nước Lào qua các thời kì
Năm Dân số (người)
1912 650.000
1920 813.900
1960 1.900.000
1970 3.000.000
1985 3.584.803
2009 6.127.910
2015 6.492.400
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trong lịch sử Lào đã có điều tra dân số
Lào lần đầu tiên vào năm 1377, lúc đó có vương Lào tên là : “ Pha Chau Xam
San Thai ” nói rằng dân số Lào có khoảng 300 000 người. Đến 1912 dân số
tăng lên 650.000 người đến năm 1920 gia tăng 813.900 người có nghĩa là trong
thời gian 20 năm dân số đã tăng cấp đôi. Đến năm 1960 dân số Lào tăng lên
1.900.000 người cò thể thấy rằng dân số gia tăng cấp đôi trong tròn 40 năm.
Gia tang của dân số Lào đã bắt đầu tăng nhanh hơn, vì vậy đến cuối năm 1970
dân số tăng lên 3.000.000 người .
Theo điều tra dân số trong năm 1985 cho biết cả nước có dân số 3.584.803
người trong đó có nữ 1.827.688 người và đến điều tra dân số năm 1995 tổng
mức tăng dân số 4.581.258 người, nữ có 2.315.931 người và gia đoạn điều tra
36
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dân số, tỷ lệ phát huy của dân số 2,6% trên năm. Đến điều tra dân số năm 2005
có 5.621.982 người, nữ có 2.821.432 người, nam có 2.800.551 người ,tỷ lệ tăng
là 2,1%.
Theo Cục Thống kê Lào, năm 2009, tổng dân số của nước này là
6.127.910 người, xếp thứ 105 trong tổng số 206 nước và vùng lãnh thổ trên thế
giới, năm 2015 dân số tăng lên là 6.492.400 người. Dân số Lào đang tăng
nhanh, và nếu với tốc độ như hiện nay, dân số Lào sẽ tăng gấp đôi trong
khoảng 28 - 30 năm tới: Mật độ dân số ở Lào thấp, chỉ có 28 người/km2
, xếp
thứ 158/206 nước và vùng lãnh thổ, nhưng dân số phân bổ rất không đồng đều:
tại Thủ đô Viêng-chăn là 209 người/km2
, trong khi đó, các tỉnh Phong-sa-lì,
Xê-kông, A-ta-pơ chỉ có 11 - 12 người/km2
(năm 2015).
Hình 2.1. Quy mô dân số nước Lào qua các năm
Thực tế cho thấy, khả năng hoạt động kinh tế, nói chung, chỉ gắn với bộ
phận dân số có đủ sức khỏe và trí tuệ, trong một khoảng tuổi nhất định, thường
tính từ 15 đến 64 tuổi. Số dân có khả năng hoạt động kinh tế của Lào tăng
mạnh và nhanh hơn mức tăng của tổng dân số nói chung. Đây là một lợi thế của
Lào trong quá trình phát triển. Hơn nữa, dân số Lào có thể bước vào giai đoạn
37
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
có “cơ cấu vàng” trong khoảng 20 năm nữa, nếu thực hiện phương án mức sinh
giảm nhanh.
2.2.2. Gia tăng dân số
2.2.2.1. Gia tăng dân số tự nhiên
Gia tăng tự nhiên do 2 nhân tố quyết định: sinh đẻ và tử vong. Tỉ suất sinh
thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung
bình ở cùng thời điểm, còn tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong
năm so với số dân trung bình cùng thời điểm.
Bảng 2.4. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước Lào
Đơn vị: %
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Tỷ lệ gia
tăng tự 2,5 2,4 2,4 2,3 2,2 2,2 2,1 2,1 2,0 1,9 1,9
nhiên
Nguồn: Tổng cục thông kê
Việc CHDCND Lào chưa thoát khỏi nhóm các nước nghèo xuất phát từ
nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề dân số. Một trong những đặc điểm nổi
bật hiện nay ở Lào là mức sinh vẫn còn cao.
Hình 2.2. Biểu đồ tử lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước Lào
qua các năm
38
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Năm 2005, tỷ suất sinh thô (CBR) ở mức 34,7‰ và tổng tỷ suất sinh
(TFR), tức số con trung bình của một phụ nữ tính đến hết tuổi sinh đẻ, là 4,5
con. Mức sinh ở nhiều tỉnh còn cao hơn nhiều, như Hủa-phăn, Say-som-bon:
6,4 con/phụ nữ, (ở Việt Nam, năm 2005, con số này là 2,11). Mặt khác, phụ nữ
Lào thường bắt đầu sinh sớm, ngay từ tuổi vị thành niên và kết thúc sinh đẻ ở
tuổi cao. Tỷ lệ sinh đẻ ở phụ nữ từ 15 - 19 tuổi lên tới 110‰, đối với phụ nữ
nhóm tuổi 40 - 44 tỷ lệ đó là 40‰. Các tỷ lệ tương ứng ở Việt Nam (năm 2009)
là 24‰ và 10‰. Kết quả điều tra ở cả Lào cho thấy, mức sinh cao tác động tiêu
cực đến tất cả các thành tố của HDI, thể hiện ở những phân tích dưới đây:
Thứ nhất, giữa mức sinh và tỷ số phụ thuộc có mối quan hệ chặt chẽ, mức
sinh càng cao, tỷ lệ phụ thuộc càng lớn. Ở Lào, năm 1995, khi TFR = 5,6 thì tỷ
số phụ thuộc là 100. Năm 2005, các chỉ tiêu tương ứng là 4,5 và 76. Mức sinh
càng cao thì số trẻ em càng nhiều, tỷ số phụ thuộc trẻ, vì thế, tăng lên, làm cho
tỷ lệ phụ thuộc chung cũng tăng lên. Tỷ số phụ thuộc cao sẽ hạn chế cả tiêu
dùng và tích lũy, khả năng đầu tư thấp làm chậm quá trình phát triển kinh tế -
xã hội.
Thứ hai, mức sinh cao làm giảm tốc độ tăng GDP bình quân đầu người.
Về mặt lý thuyết có thể chứng minh được rằng:
Tỷ lệ gia tăng GDP bình quân đầu người ≈ Tỷ lệ gia tăng GDP - Tỷ lệ gia
tăng dân số
Công thức trên cho thấy: dân số tăng nhanh ở các nước nghèo là bất lợi
cho tăng trưởng kinh tế, làm chậm quá trình nâng cao đời sống của người dân.
Ở Lào, mặc dù GDP năm 2009 tăng 5,78% so với năm 2008, nhưng do dân số
tăng tới 2,07%, nên GDP bình quân đầu người chỉ tăng được 3,63%. Như vậy,
dù GDP có tăng trưởng mạnh, nhưng dân số tăng nhanh thì đời sống của người
dân vẫn chậm được cải thiện. Khi mức sinh cao, quy mô hộ gia đình sẽ lớn
(năm 2005, trung bình mỗi hộ gia đình ở Lào có tới 5,8 người), quy mô hộ gia
đình càng lớn thì thu nhập, tiêu dùng bình quân đầu người càng thấp.
39
Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào.doc
Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào.doc
Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào.doc
Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào.doc
Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào.doc
Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào.doc
Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào.doc
Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào.doc
Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào.doc
Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào.doc
Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào.doc
Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào.doc

More Related Content

Similar to Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào.doc

Đồ Án Tốt Nghiệp Về Mạng perceptron đa lớp với luật học lan truyền ngược sai ...
Đồ Án Tốt Nghiệp Về Mạng perceptron đa lớp với luật học lan truyền ngược sai ...Đồ Án Tốt Nghiệp Về Mạng perceptron đa lớp với luật học lan truyền ngược sai ...
Đồ Án Tốt Nghiệp Về Mạng perceptron đa lớp với luật học lan truyền ngược sai ...mokoboo56
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Đề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcĐề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Đề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào.doc (20)

Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...
 
Israel - Mô Hình Quốc Gia Khởi Nghiệp Và Kinh Nghiệm Với Việt Nam.doc
Israel - Mô Hình Quốc Gia Khởi Nghiệp Và Kinh Nghiệm Với Việt Nam.docIsrael - Mô Hình Quốc Gia Khởi Nghiệp Và Kinh Nghiệm Với Việt Nam.doc
Israel - Mô Hình Quốc Gia Khởi Nghiệp Và Kinh Nghiệm Với Việt Nam.doc
 
Đặc Điểm Dân Số Và Dân Cư Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.doc
Đặc Điểm Dân Số Và Dân Cư Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.docĐặc Điểm Dân Số Và Dân Cư Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.doc
Đặc Điểm Dân Số Và Dân Cư Của Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.doc
 
Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học.doc
Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học.docPhát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học.doc
Phát triển năng lực viết sáng tạo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học.doc
 
Phát triển kinh tế trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.docPhát triển kinh tế trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docxCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Nộp Thuế .docx
 
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
 
Tổ chức dạy học theo nhóm một số kiến thức thuộc phần quang hình học – vật lí...
Tổ chức dạy học theo nhóm một số kiến thức thuộc phần quang hình học – vật lí...Tổ chức dạy học theo nhóm một số kiến thức thuộc phần quang hình học – vật lí...
Tổ chức dạy học theo nhóm một số kiến thức thuộc phần quang hình học – vật lí...
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư tại văn phòng bộ khoa học...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư tại văn phòng bộ khoa học...Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư tại văn phòng bộ khoa học...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư tại văn phòng bộ khoa học...
 
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Sư phạm TpHCM.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Sư phạm TpHCM.docKhóa luận tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Sư phạm TpHCM.doc
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Sư phạm TpHCM.doc
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Về Mạng perceptron đa lớp với luật học lan truyền ngược sai ...
Đồ Án Tốt Nghiệp Về Mạng perceptron đa lớp với luật học lan truyền ngược sai ...Đồ Án Tốt Nghiệp Về Mạng perceptron đa lớp với luật học lan truyền ngược sai ...
Đồ Án Tốt Nghiệp Về Mạng perceptron đa lớp với luật học lan truyền ngược sai ...
 
Ứng dụng mạng nơron nhân tạo dự báo số học sinh tuyển vào trung tâm GDNN – GD...
Ứng dụng mạng nơron nhân tạo dự báo số học sinh tuyển vào trung tâm GDNN – GD...Ứng dụng mạng nơron nhân tạo dự báo số học sinh tuyển vào trung tâm GDNN – GD...
Ứng dụng mạng nơron nhân tạo dự báo số học sinh tuyển vào trung tâm GDNN – GD...
 
Luận văn Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc sở y tế Hà Nội.doc
Luận văn Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc sở y tế Hà Nội.docLuận văn Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc sở y tế Hà Nội.doc
Luận văn Đánh giá viên chức ở các bệnh viện công lập thuộc sở y tế Hà Nội.doc
 
Khóa luận khoa Kinh tế chính trị Trường Đại học Nông Lâm.doc
Khóa luận khoa Kinh tế chính trị Trường Đại học Nông Lâm.docKhóa luận khoa Kinh tế chính trị Trường Đại học Nông Lâm.doc
Khóa luận khoa Kinh tế chính trị Trường Đại học Nông Lâm.doc
 
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh ...Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh ...
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công tác văn thư, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công tác văn thư, HAYBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công tác văn thư, HAY
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về công tác văn thư, HAY
 
Tổ chức lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng nội vụ huyện, thành p...
Tổ chức lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng nội vụ huyện, thành p...Tổ chức lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng nội vụ huyện, thành p...
Tổ chức lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng nội vụ huyện, thành p...
 
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5 tại huyện...
 
Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...
Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...
Đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện ch...
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Đề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcĐề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Đề tài luận văn 2024 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 

Recently uploaded

[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 

Recently uploaded (20)

[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 

Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––– SOMPHOU KEOBOUAKHAM ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ DÂN CƯ CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành: Địa lý học Mã số: 60.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. DƯƠNG QUỲNH PHƯƠNG THÁI NGUYÊN - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Dương Quỳnh Phương. Các tài liệu tham khảo có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 04 năm 2016 Tác giảluận văn SOMPHOU KEOBOUAKHAM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://wwwi.lrc.tnu.edu.vn
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng và chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Phòng Khoa học và HTQT, Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, các thầy, cô giáo khoa Địa lí, Trường đại học Sư Phạm Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, đào tạo, cung cấp những kiến thức cẩn thiết để tôi có đủ trình độ của một thạc sĩ địa lí. Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS.TS. Dương Quỳnh Phương đã chỉ bảo, hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn Bộ kế hoạch và Đầu Tư, Tổng cục điểu tra dân số nước CHDCND Lào , các cơ quan, cá nhân đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực địa làm luận văn tại địa phương, cảm ơn về nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, các học viên cao học Địa Lí K22, đã tạo điều kiện thuận lợi, ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn của mình. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016 Tác giảluận văn SOMPHOU KEOBOUAKHAM Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://wwwii.lrc.tnu.edu.vn
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Lời cam đoan................................................................................................................................................ i Lời cảm ơn....................................................................................................................................................ii Mục lục......................................................................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt..................................................................................................................iv Danh mục các bảng ................................................................................................................................. v Danh mục các hình .................................................................................................................................vi MỞ ĐẦU.............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................4 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..........................................................................4 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu..........................................................5 6. Dự kiến đóng góp luận văn .............................................................................7 7. Cấu trúc luận văn.............................................................................................7 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ, DÂN TỘC....................................................................................................8 1.1. Cơ sở lí luận..................................................................................................8 1.1.1. Các vấn đề về dân số .................................................................................8 1.1.2. Những vấn đề về dân tộc.........................................................................17 1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................20 1.2.1. Khái quát về dân cư, dân tộc ở Châu Á...................................................20 1.2.2. Khái quát về dân cư, dân tộc của khu vực Đông Nam Á........................21 Tiểu kết chương 1..............................................................................................24 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO............................................................................................25 2.1. Khái quát chung về nước Lào.....................................................................25 2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ..............................................................25 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên..........................................27 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................34 2.2. Đặc điểm dân số của nước Lào ..................................................................36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://wwwiii.lrc.tnu.edu.vn
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2.1. Quy mô dân số.........................................................................................36 2.2.2. Gia tăng dân số ........................................................................................38 2.2.3. Cơ cấu dân số...........................................................................................43 2.2.4. Phân bố dân cư ........................................................................................46 2.2.5. Chất lượng dân số....................................................................................48 Tiểu kết chương 2..............................................................................................50 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO............................................................................................51 3.1. Thành phần dân tộc và đặc điểm phân bố ..................................................51 3.1.1. Chia theo nhóm ngôn ngữ .......................................................................51 3.1.2. Chia theo địa bàn cư trú, phong tục tập quán và nguồn gốc các dân tộc54 3.2. Bản sắc văn hóa của các dân tộc Lào .........................................................59 3.2.1. Tập quán sinh hoạt...................................................................................59 3.2.2. Tập quán sản xuất....................................................................................66 3.2.3. Các lễ hội truyền thống............................................................................70 3.2.4. Nghệ thuật................................................................................................79 Tiểu kết chương 3..............................................................................................80 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH DÂN SỐ VÀ BẢO TỒN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ..........................81 4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng ..........................................................81 4.1.1. Quan điểm................................................................................................81 4.1.2. Mục tiêu phát triển...................................................................................83 4.1.3. Định hướng phát triển..............................................................................83 4.2. Một số giải pháp nhằm ổn định dân số, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.........................................................................................................86 4.2.1. Nhóm các giải pháp về ổn định dân số....................................................86 4.2.2. Nhóm các giải pháp về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc ...........................................................................................................................89 Tiểu kết chương 4..............................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://wwwiv.lrc.tnu.edu.vn
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHDCNND Lào CBR CDR TFR GFR GDP D.S D.T HDI WB XHCN Đảng NDCM Lào : Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào : Tỷ suất sinh thô : Tỷ suất chất thô : Tổng tỷ suất sinh : Tỷ suất sinh chung : Tổng thu nhập quốc nội : Dân sinh : Diện tích : Chỉ số phát triển con người : Ngân hàng thế giới : Xã hội chủ nghĩa : Đảng nhân dân cách mạng Lào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://wwwiv.lrc.tnu.edu.vn
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Dân số của các nước khu vực Đông Nam Á năm 2012....................22 Bảng 2.1. Một số đỉnh núi cao của Lào.............................................................28 Bảng 2.2. Các con Sông có chiều dài lên tới 100 km tại Lào ...........................33 Bảng 2.3. Dân số nước Lào qua các thời kì.......................................................36 Bảng 2.4. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước Lào.....................................38 Bảng 2.5. Tỉ lệ tử của nước Lào giai đoạn 2005 – 2015...................................40 Bảng 2.6. Bảng thống kê số dân nhập cư hợp pháp vào nước Lào tính đến năm 2015 41 Bảng 2.7. Cơ cấu dân số chia theo nhóm tuổi giai đoạn 2010 - 2015...............43 Bảng 2.8. Cơ cấu dân số theo giới năm giai đoạn 2005-2015 ..........................44 Bảng 2.9. Cơ cấu dân số theo lao động nước Lào năm 2015............................45 Bảng 2.10. Dân số và mật độ dân số nước Lào theo các đơn vị hành chính, giai đoạn 2005 – 2015 46 Bảng 3.1. Dân số chia theo các nhóm dân tộc của nước Lào năm 2012...........51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://wwwv.lrc.tnu.edu.vn
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Quy mô dân số nước Lào qua các năm .............................................37 Hình 2.2. Biểu đồ tử lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước Lào qua các năm...38 Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu dân số theo giới tính của nước Lào năm 2005 và năm 2015 45 Hình 3.1. Cơ cấu các nhóm dân tộc của nước Lào............................................52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://wwwvi.lrc.tnu.edu.vn
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước Lào nằm trên bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Châu Á, không có biển, bao quanh là lục địa; có đường biên giới tiếp giáp với Việt Nam ở phía Đông, Campuchia ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Myanma và Trung Quốc ở phía Bắc. Đây là một quốc gia có quy mô dân số nhỏ nhưng phát triển nhanh, phân bố không đều và mật độ dân số thấp; chất lượng dân số và nguồn nhân lực tăng lên nhưng chưa cao. Theo Cục Thống kê Lào, năm 2009, tổng dân số của nước này là 6.127.910 người, xếp thứ 105 trong tổng số 206 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Dân số Lào đang tăng nhanh, nếu với tốc độ như hiện nay, dân số Lào sẽ tăng gấp đôi trong khoảng 28 - 30 năm tới. Nước Lào đất rộng, dân không đông nhưng lại gồm nhiều dân tộc, bộ tộc (49 dân tộc). Nhân dân Lào có nhiều phong tục tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử. Nước Lào nằm sâu trong lục địa châu Á nơi giao tiếp giữa hai nên văn minh cổ đại là Ấn Độ và Trung Hoa. Bởi vậy trong quá trình lịch sử, nhân dân Lào còn tiếp thu các trào lưu văn hóa tràn qua các vùng này, ảnh hưởng sâu sắc nhất là Phật giáo và văn hóa Ấn Độ. Về tập quán sản xuất, tuy cùng sinh sống bằng nghề nông nhưng trình độ sản xuất không đồng đều nên phong tục tập quán ở mỗi miền có sự khác biệt. Vì thế mà phong tục tập quán ở Lào rất đa dạng thể hiện rõ trình độ sản xuất sinh hoạt của mỗi nhóm dân tộc, bộ tộc. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước Lào đã có những bước phát triển và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, so với các nước khác trong khu vực, Lào vẫn là một quốc gia có nền kinh tế phát triển ở mức độ thấp hơn, đời sống của nhiều dân tộc vẫn ở mức độ thấp, sự gia tăng dân số chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội. Do vây, trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX của Đảng NDCM Lào đã xác định: phát triển tài nguyên con 1
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 người là một trong bốn đột phá nhằm đưa Lào ra khỏi tình trạng nước kém phát triển. Để thực hiện khâu đột phá phát triển tài nguyên con người cần có nhiều giải pháp xử lý hài hòa mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng dân số, nguồn nhân lực, phát huy bản sắn văn hóa các dân tộc trong phát triển kinh tế. Xuất phát từ những lí do có tính cấp thiết trên, tôi đã lựa chọn hướng nghiên cứu “Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Trên thế giới Dân số và dân tộc luôn là vấn đề không chỉ có các nhà khoa học, các chuyên gia mà ngay cả các chính phủ đều rất quan tâm, không chỉ ngày nay mà ngay cả trước kia, không chỉ đối với nước Lào mà tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm. Sự quan tâm đó không chỉ vì sức ép của bùng nổ dân số mà cả vì sức mạnh của quốc gia, không chỉ quan tâm hạn chế mà cả khuyến khích phát triển dân số. Cách đây trên 200 năm giáo sư người Anh Thomas Malthus lần đầu tiên đã đề cập đến vấn đề này một cách rõ ràng và có hệ thống nhất trong quyển “ Bàn về nguyên tắc dân số’’ trong lúc dân số thế giới chưa đầy 1 tỷ người. Ông đưa ra nhiều quan điểm về mối quan hệ giữa gia tăng và sinh tồn. Điều này được thể hiện qua bài luận “Luận về nguyên tắc dân số như nó tác đông đến việc cải thiện xã hội”.Ông cho rằng, dân số sẽ đạt được sự cân bằng thông qua tác động hủy diệt của chiến tranh, nạn đói và bệnh tật. Đối lập với tư tưởng của Malthus là quan điểm của Karl Max và Engels. Hai ông có lý giải nguyên nhân mất cân bằng giữa gia tăng dân số và sinh tồn là do nền kinh tế kém phát triển và từ đó rút ra việc phát triển hệ thống sản xuất tốt hơn. Dân số thế giới tăng với tốc độ nhanh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Vì thế, khi dân số thế giới đạt mốc 5 tỉ người (năm 1987), Ủy ban dân số của Liên hiệp quốc đã lấy ngày 11.7 hàng năm là ngày dân số thế giới. Theo bản báo cáo năm 2006 của Ủy ban dân số Liên Hợp Quốc, dân số thế giới sẽ 2
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đặt mức 9,2 tỉ người vào năm 2050, cao hơn ước tính 9,1 tỉ của năm 2004. Xu hướng tăng dân số diễn ra rất khác nhau giữa các nước. Vì vậy, cho đến nay, vấn đề dân số vẫn đang tiếp tục nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới. Ở Việt Nam từ những năm cuối của thập kỉ 80 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các cơ quan Trung ương như: Trung tâm thông tin khoa học và xã hội thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội, các Viện khoa học, các cơ quan nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành thuộc các Bộ, ngành, Ủy ban quốc gia DS- KHHGĐ. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học như: GS.TS. Lê Thông, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ, GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh, PGS.TS. Nguyễn Đình Cử, TS Trần Cao Sơn…về mối quan hệ giữa dân số và các vấn dề kinh tế - xã hội – môi trường. Ngoài ra, đây cũng là vấn đề nóng hổi và là đề tài của nhiều luận văn thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành. 2.2. Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Trong mấy thập kỳ gần đây, các tác giả người Lào cũng đã soạn thảo và xuất bản một số công trình nghiên cứu dân số, văn hóa . Trong công trình này, chúng tôi đã sử dụng một số tư liệu, trong đó có tư liệu gốc từ một số công trình dưới đây: - Báo cáo Chính trị tại Đại hội IX của Đảng NDCM Lào (2011) - “Số liệu điều tra dân số và nhà ở của Lào”, Tổng cục thống kê đất nước - Maha Xila. Phông xavadan “Dã sử Lào” - Ma Nhu Li Ngầu Xạ Vắt “văn hóa xã hội Lào” - Kham Bang chăn Na Vong “Hịt xíp xỏng khong xíp xi” (phong tục tập quán) - Hùm Phăn Lắt Ta Nạ “Văn hóa Lào” - Chăn Phon Vong Xạ “Những giá trị văn hóa nghệ thuật của chùa Xiêng Thong ở Luổng Phạ Bang” 3
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Humphanh Rattanavong “Lễ hội lảy phay và lễ hội xuồng hưa Lào” - Dr. Suneth Phothisane “Tiến trình Phật giáo ở Lào”. - Ma ha khămphan Vilachit “Đạo phật ở Lào”. Những công trình nghiên cứu trên chỉ đề cập đến một vài khía cạnh về dân số và các dân tộc của nước Lào. Việc tác giả nghiên cứu Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Lào sẽ là một công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về các vấn đề dân số, dân tộc. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về đặc điểm dân số và dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dân số phù hợp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, hướng tới mục tiêu chung là phát triển bền vững. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đặc điểm dân số, dân tộc. - Phân tích đặc điểm dân số, dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - Đánh giá những mặt mạnh và những tồn tại của vấn đề dân số và dân tộc nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - Nghiên cứu định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dân số phù hợp với phát triển kinh tế và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu các khía cạnh về đặc điểm dân số và các khía cạnh liên quan đến dân tộc (chủ yếu tập trung nghiên cứu văn hóa truyền thống của một số dân tộc). - Về không gian: Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 4
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Về thời gian nghiên cứu: Sử dụng số liệu thống kê và số liệu điều tra trong khoảng thời gian từ năm 2004 – 2014. - Về đối tượng nghiên cứu: Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có 49 dân tộc (còn được gọi là bộ tộc), nhưng vì thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả chỉ lựa chọn nghiên cứu những vẫn đề chung về đặc điểm dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và phân tích đặc điểm văn hóa truyền thống của dân tộc Lào (Dân tộc đa số). 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Tính hệ thống làm đề tài trở nên lô gic, thông suốt và sâu sắc trong đề tài này việc nghiên cứu đặc điểm dân số - Dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào liên quan đến vấn đề quan trọng nhất là những biến động dân số trong quá trình sinh, tử, chuyển cư đồng thời vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa và cấu trúc cộng đồng của các đồng bào dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và chịu tác động của các nhân tố tự nhiên – Kinh tế xã hội, chính sách dân số, lịch sử khai thác lãnh thổ. Vì vậy cần phải tìm hiểu các mối quan hệ qua lại, các tác động ảnh hưởng giữa các yếu tố để đánh giá chính xác vấn đề nghiên cứu. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp Nghiên cứu đặc điểm dân số, dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cần phải dựa trên cơ sở xem xét tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội, chính sách về dân số, dân tộc, bên cạnh đó cần đề cập đến tác động trở lại của dân số, dân tộc với các nhân tố này. 5.1.3. Quan điểm lịch sử Mỗi một hiện tượng địa lý kinh tế xã hội đều tồn tại trong một thời gian nhất định. Nói cách khác các hiện tượng này có quá trình phát sinh, phát triển và suy vong. Trong quá trình nghiên cứu khi xem xét hay đánh giá cần đứng 5
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trên quan điểm lịch sử. Biến động về dân số, bản sắc văn hóa dân tộc cũng vậy đều diễn ra trong những điều kiện địa lý nhất định và trong thời gian nhất định với xu hướng từ quá khứ, hiện tại tới tương lai đều có mối quan hệ nhân quả và diễn ra trong chu trình khép kín. Việc quán triệt quan điểm lịch sử yêu cầu không chỉ nghiên cứu các nhân tố trình tự liên tục về không gian mà còn vạch ra xu hướng phát triển dân số trong lịch sử và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, cấu trúc cộng đồng các dân tộc. Khi nghiên cứu cần tính đến những nét tiêu biểu do đặc điểm của từng giai đoạn lịch sử gây ra. 5.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Nghiên cứu vấn đề dân số, dân tộc phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Con người được coi là chủ thể trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng nhằm đạt được hiệu quả nhất đinh trong sản xuất và đời sống. Vì thế vấn đề dân số và bản sắc văn hóa các dân tộc cũng có những tác động nhất định đến tự nhiên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và ngược lại. Đồng thời bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu Để phân tích, đánh gía đặc điểm dân số, dân tộc của một lãnh thổ cần phải thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau một cách có chọn lọc. Cụ thể bằng văn bản và dữ liệu không gian (bản đồ) từ nhiều nguồn khác nhau như báo cáo, các văn kiện, văn bản chính thức, niên giám thống kê và có sự thống nhất về thời gian. 5.2.2. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành trao đổi thông tin, tham khảo ý kiến trong lĩnh vực địa lý: Dân số, Dân tộc học, văn hóa…Từ đó có sự bổ sung, điều chỉnh kịp thời trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. 6
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5.2.3. Phương pháp bản đồ, GIS Đây là phương pháp quan trọng và từ lâu đã trở thành phương pháp truyền thống của ngành địa lý. Sử dụng phương pháp này giúp các vấn đề được cụ thể, trực quan và toàn diện hơn. Các hình trong đề tài được thành lập bằng các phần mềm hiện đại, cụ thể sẽ xây dựng một số biểu đồ, tháp dân số năm 2004-2014, bản đồ phân bố dân cư, dân tộc dựa trên các dữ liệu đã được thu thập và xử lý. 5.2.4. Phương pháp dự báo Phương pháp này là một phần không thể thiếu khi nghiên cứu vấn đề liên quan đến đặc điểm dân số - Dân tộc trong chiến lược phát triển, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển trong tương lai. 6. Dự kiến đóng góp luận văn - Kế thừa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về đặc điểm dân số, dân tộc. - Phân tích được đặc điểm dân số của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. - Phân tích được đặc điểm dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đặc biệt là phân tích được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Lào. - Đánh giá được mặt mạnh, mặt tồn tại trong vấn đề dân số, dân tộc của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. - Đề xuất được một số giải pháp trên các phương diện: phát triển dân số phù hợp với phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về đặc điểm dân số, dân tộc Chương 2: Đặc điểm dân số nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Chương 3: Đặc điểm dân tộc nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Chương 4: Định hướng và một số giải pháp ổn định dân số và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 7
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ, DÂN TỘC 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Các vấn đề về dân số 1.1.1.1. Khái niệm dân số Dân số là một tập hợp người sống trên một lãnh thổ được đặc trưng bởi quy mô, cơ cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của sự phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ [3]. Dân số luôn luôn biến động theo thời gian và không gian. Những biến động về dân số có ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi các nhân, gia đình và toàn xã hội. Nhằm đảm bảo sự kiểm soát nhất định đối với vấn đề dân số, thì một quốc gia thường có những cuộc điều tra dân số để làm cơ sở đánh giá, nhân định và đưa ra những chính sách đối với vấn đề dân số của mình. 1.1.1.2. Quy mô dân số Quy mô dân số được hiểu là số lượng người sống trên một lãnh thổ (xã, huyện, tỉnh, quốc gia, vùng…) tại một thời điểm xác định [7]. Quy mô dân số là chỉ tiêu dân số học cơ bản. Thông tin về qui mô dân số được dùng để tính só dân bình quan và nhiều tiêu chí khác. Nó là đại lượng không thể thiếu được trong việc xác định các thước đo chủ yếu về mức sinh, chết, di dân. Đồng thời nó còn được sử dụng để so sánh với các tiêu chí kinh tế xã hội nhằm lí giải nguyên nhân của tình hình và hoạch định chiến lược phát triển. Để nghiên cứu quy mô dân số, người ta sử dụng các thước đo sau: a. Số dân thời điểm: là tổng số dân sinh sống trong một vùng lãnh thổ nhất định vào những thời điểm xác định (có thể là đầu năm, cuối năm, giữa năm hoặc thời điểm t bất kì nào đó…). Các kí hiệu thường dùng như: + p0: Số dân đầu năm (hoặc đầu kì); + p1: Số dân cuối năm (hoặc cuối kì); + pt: Số dân tại thời điểm t. 8
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thông tin về qui mô dân số thời điểm được sử dụng để tính tốc độ tăng hay giảm dân số theo thời gian [17]. b. Số dân trung bình (kí hiệu thường dùng của các dân số thời điểm. Khi có số dân đầu năm và cuối năm, hoặc đầu và cuối một thời kì ngắn, nếu số dân biến động tăng hoặc giảm tương đối đề đặn, không có những biến đổi mang tính chất đột biến ta có công thức tính dân số trung bình như sau: p = P 0 P 1 2 Trong đó: P0: số dân đầu năm (hoặc đầu kì) P1: số dân cuối năm (hoặc cuối kì) Trong trường hợp không đủ số liệu để tính toán, người ta cũng có thể lấy số dân vào thời điểm giữa năm (1/7 hàng năm) làm số dân trung bình của năm đó [6]. 1.1.1.3. Cơ cấu dân số Cơ cấu dân số là một khái niệm dùng để chỉ tập hợp những bộ phận hợp thành dân số của một lãnh thổ (nhóm nước, từng nước, từng vùng…) được phân chia dựa trên những tiêu chuẩn nhất định [17]. Bên cạnh những đặc điểm chung của con người là cùng chung sống trong một lãnh thổ, họ còn có những đặc điểm riêng về giới tính, độ tuổi… Do vậy, để hiểu biết chi tiết hơn về dân số, chúng ta cần phân chia dân số thành những vấn đề khác nhau theo một kiến thức nào đó. Sự phân chia các nhóm gọi là cơ cấu dân số. - Cơ cấu dân số theo tuổi: Đây là việc phân chia tổng dân số của một lãnh thổ thành những nhóm dân số có tuổi hoặc khoảng tuổi khác nhau tại một thời điểm nào đó [17]. - Cơ cấu dân số theo giới tính: Nếu chia toàn bộ dân số nam và dân số nữ thì ta có cơ cấu dân số theo giới tính. Các chỉ tiêu thường dùng là tỉ lệ hoặc tỉ số 9 p ) là số dân trung bình cộng
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giới tính. Nếu kí hiệu pm và pf lần lượt là dân số nam và dân số nữ thì tỉ số giới( SR) được xác định như sau: SR= p m100 [3]. p f - Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn: Là việc chia tổng dân số của một lãnh thổ thành dân cư sinh sống ở thành thị và dân cư sinh sống ở nông thôn thì ta được cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn [5]. - Cơ cấu theo lao động: cơ cấu dân số theo lao động có liên quan đến nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế [17]. + Về lao động có dân số hoạt động kinh tế và dân số khong hoạt động kinh tế. + Cơ cấu dân số theo khu vực kinh tế: số dân làm việc trong 3 khu vực: (-) Khu vực 1: nông – lâm- ngư nghiệp (-) Khu vực 2: công nghiệp – xây dựng (-) Khu vực 3: dịch vụ, - Cơ cấu dân số theo dân tộc – tôn giáo: là tập hợp những bộ phận hợp thành dân số của một quốc gia được phân chia theo thành phần dân tộc (tộc người) [17]. - Cơ cấu theo trình độ văn hóa: cơ cấu này phản ánh trình độ dân trí, học vấn của dân cư một quốc gia, một vùng hay toàn thế giới thể hiện qua: + Tỉ số người lớn biết chữ đó là những người đủ 15 tuổi trở lên biết đọc, hiểu và viết những câu ngắn gọn, đơn giản trong cuộc sống hàng ngày với số dân. + Tỉ lệ nhập học của cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học. Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân chia tổng dân số, mỗi tiêu thức phục vụ cho một lợi ích nghiên cứu khác nhau và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc phân tích, đánh giá và điều chỉnh quá trình dân số theo hướng có lợi cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội lâu dài và ổn định. 10
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.1.1.4. Biến động dân số a. Biến động dân số tự nhiên Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự vận động tự nhiên và xã hội của con người. Sự vận động đó chính là quá trình sinh, chết và di dân. Nó vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của sự phát triển. Do đó, việc nghiên cứu nhằm tác động một cách có khoa học vào sự vận động có ý nghĩa to lớn tới sự phát triển của xã hội loài người. * Mức sinh và các thước đo đánh giá mức sinh: - Mức sinh: Phản ánh mức độ sinh sản của dân số, nó biểu thị số trẻ em sinh sống mà một phụ nữ có được trong suốt cuộc đời sinh sản của mình. Mức sinh phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố sinh học, tự nhiên và xã hội (Sự sinh sống là sự kiện đứa trẻ tách khỏi cơ thể mẹ và có dấu hiệu của sự sống như hơi thở, tim đập, cuống rốn rung động hoặc những cử động tự nhiên của bắp thịt) [7]. - Các thước đo cơ bản: Để đánh giá mức sinh có rất nhiều thước đo khác nhau và mỗi thước đo đều chứa đựng những ưu điểm riêng biệt. Sau đây là một số thước đo cơ bản. + Tỷ suất sinh thô (CBR): Biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so với 1000 dân số trung bình năm đó, đơn vị phần nghìn. CBR= B x 1000 P Trong đó: B: Số trẻ em sinh sống trong năm nghiên cứu. p : Dân số trung bình của năm nghiên cứu. Đây chỉ là chỉ tiêu "thô" về mức sinh bởi lẽ mẫu số bao gồm toàn bộ dân số, cả những thành phần dân số không tham gia vào quá trình sinh sản như: đàn ông, trẻ em, người già hay phụ nữ vô sinh [5]. + Tỷ suất sinh chung: Biểu thị số trẻ em sinh ra trong một năm so với một nghìn phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ. 11
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong đó: GFR: Tỷ suất sinh chung. B: Số trẻ em sinh ra trong năm. W15-49: Số lượng phụ nữ trung bình có khả năng sing đẻ trong năm. Tỷ suất sinh chung đã một phần nào loại bỏ được ảnh hưởng của cấu trúc tuổi và giới - nó không so với 1000 dân nói chung mà chỉ so với 1000 phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh sản. Tuy nhiên cách tính này vẫn chịu ảnh hưởng của sự phân bố mức sinh trong thời kỳ sinh sản của phụ nữ, tình trạng hôn nhân [21]. + Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi: Đối với các độ tuổi khác nhau , mức sinh đẻ của phụ nữ cũng khác nhau. Do vậy cần xác định mức sinh theo từng độ tuổi của phụ nữ. Công thức: Trong đó: ASFRx: Tỷ suất sinh đặc trưng của phụ nữ ở dộ tuổi X Bfx: Số trẻ em sinh ra trong một năm của những phụ nữ ở độ tuổi X Wx : Số phụ nữ ở độ tuổi X trong năm. Để xác định được ASFRx cần có hệ thống số liệu chi tiết, hơn nữa mặc dù mức sinh ở các độ tuổi khác nhau là khác nhau, nhưng đối với các độ tuổi gần nhau, mức sinh không khác nhau nhiều. Do vậy, trong thực tế người ta thường xác định tỷ suất sinh đặc trưng cho từng nhóm tuổi. Thường toàn bộ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được chia thành 7 nhóm mỗi nhóm 5 tuổi [21] + Tổng tỷ suất sinh là số con trung bình mà một phụ nữ có thể sinh ra trong suốt cuộc đời của mình, nếu như người phụ nữ đó trải qua tất cả các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi của năm đó. Công thức tính như sau: 12
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ASFRx49 TFR= 5. x15 [21] 1000 Trong đó: TFR: Tổng tỷ suất sinh ASFRx: Tỷ suất sinh đặc trưng cho từng nhóm tuổi ( 5 năm) * Mức chết và các thước đo chủ yếu: - Mức chết: Chết là một trong những yếu tố của quá trình tái sản xuất dân số, là hiện tượng tự nhiên, không thể tránh khỏi đối với mỗi con người. Nếu loại bỏ sự biến động cơ học, tăng tự nhiên dân số bằng hiệu số sinh và số chết. Vì vậy, việc tăng hay giảm số sinh hoặc số chết đều làm thay đổi quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng tự nhiên của dân số. Đồng thời trong quá trình tái sản xuất dân số, các yếu tố sinh và chết có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Sinh đẻ nhiều hay ít, mau hay thưa, sớm hay muộn đều có thể làm tăng hoặc giảm mức chết. Ngược lại mức chết cao hay thấp sẽ làm tăng hoặc giảm mức sinh. Chính vì vậy việc giảm mức chết là nghĩa vụ và trách nhiệm thường xuyên của mọi nước, mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương. Giảm mức chết vừa có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc. Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của sự sống ở một thời điểm nào đó [17]. Để đánh giá mức độ chết cần dùng các thước đo. Có nhiều thước đo khác nhau. Mỗi thước đo phản ánh một khía cạnh này hay khía cạnh khác của mục đích nghiên cứu và mỗi thước đo có những ưu điểm, nhược điểm riêng. - Các thước đo chủ yếu: + Tỷ suất chết thô (CDR): Biểu thị số người chết trong một năm trong một ngàn người dân trung bình năm đó ở một lãnh thổ nhất định. Công thức: 13
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong đó: D: Số người chết trong năm của một lãnh thổ nào đó. P : Dân số trung bình trong năm của lãnh thổ đó [17]. + Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi (ASDRx): Biểu thị số người chết trong năm ở một độ tuổi nào đó so với 1000 nghìn người trung bình ở độ tuổi đó trong năm tại một nơi nào đó. Công thức: Trong đó: ASDRx: Tỷ suất chết đặc trưng ở tuổi X Dx: Số người chết trong năm ở độ tuổi X P x: Dân số trung bình trong năm ở độ tuổi X. + Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi: Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi biểu thị mối quan hệ giữa số trẻ em chết dưới 1 tuổi trong năm so với tổng số trẻ em được sinh ra còn sống trong cùng năm, được tính trên cùng địa bàn lãnh thổ [5]. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi được tính theo đơn vị phần nghìn và tính theo công thức như sau: Trong đó: IMR: Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi. D0: Số trẻ em dưới một tuổi chết trong năm B: Số trẻ em sinh sống trong cùng năm. * Tỷ suất gia tăng tự nhiên Dân số của một lãnh thổ trong từng thời kì tăng hay giảm. trước hết là kết quả của mối tương quan giữa số sinh và số chết.Sự biến động này gọi là gia tăng dân số tự nhiên [7]. 14
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa tỷ suất sinhthô và tỷ suất chết thô trong một khoảng thời gian xá định, trên một đơn vị lãnh thổ nhất định [3]. NIR = CBR  CDR (Đơn vị: %) 10 Trong đó: NIR: tỷ suất gia tăng tự nhiên CBR: tỷ suất sinh thô CDR: tỷ suất chết thô Tỷ suất gia tăng tự nhiên còn có thể xác định bằng hệ số giữa số sinh và số chết trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm, đơn vị tính bằng phầm trăm(%) [3] NIR = B  D x100 P Trong đó: NIR: tỷ suất gia tăng tự nhiên B: số trẻ em sinh ra trong năm còn sống D: số người chết trong năm P: dân số trung bình ở cùng thời điểm Tỷ suất gia tăng tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến tình hình biến động dân số và được coi là động lực phát triển dân số. b. Biến động dân số cơ học Biến động dân số cơ học (chuyển cư hoặc di cư) là sự thay đổi chỗ ở của dân số, nói chính xác hơn là sự di chuyển của dân số qua một biên giới xác định của một vùng lãnh thổ nhằm mục đích thiết lập một nơi ở mới. Cùng với sinh, chết (biến động tự nhiên dân số), chuyển đi, chuyển đến (biến động cơ học của dân số) cấu thành các thành phần biến động dân số [5] 15
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 *Tỷ suất nhập cư Tỷ suất nhập cư là tương quan giữa số ngwoif nhập cư đến một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm, đơn vị tính bằng phầm nghìn (0 00 ) [17]. IR= I p x 1000 Trong đó: IR: tỷ suất nhập cư I: Số người nhập cư đến vùng trong năm P: dân số trung bình của vùng trong năm *Tỷ suất xuất cư Tỷ suất xuất cư là tương quan giữa số người xuất cư khỏi một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm, đơn vị tính bằng phần nghìn (0 00 ) [17]. OR= O P x 1000 Trong đó: OR: tỷ suất xuất cư O: số người xuất cư khỏi vùng trong năm P: dân số trung bình của vùng trong năm. * Tỷ suất gia tăng cơ học( tỷ suất chuyển cư thực) Tỷ suất gia tăng cơ học( tỷ suất chuyển cư thực) biểu thị số chênh lệch giữa tỷ suất nhập cư và tỷ suất xuất ở một lãnh thổ trong một thời gian nhất định được tính như sau: NMR= IROR (Đơn vị:%) 10 Trong đó: NMR: tỷ suất chuyển cư thực IR: tỷ suất nhập cư OR: tỷ suất xuất cư 16
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hay là tương quan giữa số người nhập cư và xuất cư trong năm so với dân số trong bình ở cùng thời điểm, đơn vị tính bằng phần trăm ( %). NMR= I  O x 100 P Trong đó: NMR: tỷ suất gia tăng cơ học I: số người nhập cư đến vùng trong năm O: số người xuất cư khỏi vùng trong năm P: dân số trung bình năm c. Tốc độ gia tăng dân số Tốc độ gia tăng dân số (r) là một số tương đối biểu thị nhịp độ tăng giảm quay mô dân số trong khoảng một thời gian nhất định, thường là một năm [3]. Công thức tính: r = P P 100 10 P0 Trong đó: - r: tốc độ gia tăng dân số - p1: số lượng dân ở cuối kì (cuối năm) p0 : số dân ở đầu kì (đầu năm) 1.1.2. Những vấn đề về dân tộc 1.1.2.1. Khái niệm dân tộc Thuật ngữ dân tộc được bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ "ethnos" dùng để chỉ những cộng đồng người hình thành và phát triển trong quá trình tự nhiên - lịch sử. Mỗi cộng đồng tộc người được đặc trưng bởi những dấu hiệu như : cùng chung tiếng nói, lãnh thổ, lối sống văn hoá và ý thức tự giác dân tộc. Trong một số trường hợp, những dấu hiệu cùng chung lãnh thổ có thể đóng vai trò kém quan trọng hơn [6]. Một số nhà dân tộc học Việt Nam cho rằng, cộng đồng tộc người hay dân tộc phải được coi là đơn vị cơ bản để tiến hành xác minh thành phần các dân 17
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tộc. Tại nhiều hội thảo khoa học về dân tộc học hầu hết ý kiến đều tán thành các chỉ tiêu xác định thành phần dân tộc là : tiếng nói, đặc điểm văn hoá và ý thức tự giác dân tộc. Về nguyên tắc phân loại cộng đồng các dân tộc, các nhà dân tộc học đều thống nhất rằng : các cộng đồng dân tộc khác nhau không phải theo một đặc trưng nào đó, mà theo tổng thể các đặc trưng, đó là [12] : - Cùng nói một ngôn ngữ hay nói cách khác mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng của mình. Ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là một phương tiện để giao lưu mà còn là một phương tiện để phát triển các hình thái quan trọng nhất đối với đời sống văn hoá tinh thần của họ. Chỉ có ngôn ngữ mẹ đẻ được tiếp nhận từ thời thơ ấu mới có thể giúp họ biết được những sắc thái tinh vi nhất của đời sống tinh thần, cho phép họ hiểu biết nhau thấu đáo. Ngôn ngữ liên quan mật thiết đến bản sắc tộc người, không phải ngẫu nhiên mà phần lớn các tên gọi dân tộc lại trùng lặp với ngôn ngữ của họ. - Một trong những dấu hiệu quan trọng để phân định các dân tộc là đặc điểm văn hoá. Văn hoá là cái mà mỗi dân tộc xây dựng nên trong quá trình phát triển lịch sử của mình được lưu truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Vì thế mỗi dân tộc đều có đặc điểm văn hoá riêng; các yếu tố văn hoá đặc thù thường trở thành biểu tượng của bản sắc dân tộc. Khi nói đến đặc điểm văn hoá có nghĩa là nói đến những thành tựu văn hoá dân tộc đó đã đạt được, những tri thức mà họ đã tích luỹ được, những đóng góp của họ vào kho tàng văn hoá nhân loại. - Ý thức dân tộc hay sự tự giác dân tộc, suy cho cùng là cái quyết định để xác định thành phần dân tộc. Nó được xuất hiện khi con người trong cùng một cộng đồng, sử dụng một tộc danh thống nhất và cũng là kết quả của sự tác động lẫn nhau của các yếu tố cơ bản hình thành nên cộng đồng dân tộc. Điều quan trọng của ý thức dân tộc là tính độc lập cao hơn hẳn so với nguyên nhân hình thành nó. - Cùng cư trú trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Lãnh thổ như một điều kiện vật chất, cơ bản để hình thành các cộng đồng dân tộc. Để giao 18
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tiếp được với nhau, con người thường phải sống gần nhau, thậm chí các nhóm người khác nhau về ngôn ngữ, về xuất xứ, nếu sinh sống trong cùng một vùng lãnh thổ, họ có thể tạo thành một cộng đồng thống nhất. 1.1.2.2. Dân tộc đa số, dân tộc thiểu số Trên thế giới hiện nay người ta thường dùng các thuật ngữ: Dân tộc bản địa (Thổ dân, Dân bản xứ), Dân tộc thiểu số bản địa, bộ lạc, bộ tộc, sắc tộc, tộc người, dân tộc thiểu số, dân tộc ít người... Sự tồn tại nhiều thuật ngữ đó, do những nguyên nhân gắn liền với sự phát triển của các dân tộc trên thế giới và sự xáo trộn của mỗi nước qua các thời kỳ biến thiên lịch sử. Những khái niệm trên không đơn giản chỉ là học thuật mà là vấn đề có nội dung chính trị của nó. - Dân tộc đa số là dân tộc có số người đông nhất trong cộng đồng các dân tộc, dùng thuật ngữ này là nói trên phạm vi của một nước chứ không là nói trên địa bàn vùng hoặc địa phương nào đó. - Dân tộc thiểu số, thuật ngữ này không đồng nghĩa với dân tộc chậm phát triển, càng không phải là dân tộc lạc hậu, khái niệm đó là chỉ những dân tộc có số người ít hơn so với dân tộc đa số. Trên thực tế, khái niệm “dân tộc thiểu số” chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Như vậy, khái niệm “dân tộc thiểu số” dùng để chỉ những dân tộc có số dân ít, chiếm tỷ trọng thấp trong tương quan so sánh về lượng dân số trong một quốc gia đa dân tộc. Khái niệm “dân tộc thiểu số” cũng không có ý nghĩa biểu thị tương quan so sánh về dân số giữa các quốc gia dân tộc trên phạm vi khu vực và thế giới. Một dân tộc có thể được quan niệm là “đa số” ở quốc gia này, đồng thời có thể là “thiểu số” ở quốc gia khác. 1.1.2.3. Bản sắc văn hoá Thuật ngữ "Bản sắc" chỉ tính chất, màu sắc riêng tạo thành phẩm chất đặc biệt của một sự vật. Thuật ngữ "Bản sắc" nhấn mạnh cái riêng tạo thành phẩm cách, tài năng. 19
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 "Bản sắc văn hoá " là những đặc điểm riêng biệt, có giá trị cao, gồm những giá trị vật chất và tinh thần được tích luỹ và phát triển trong tiến trình đi lên của một dân tộc; nó quy định vị trí riêng biệt về mặt xã hội của một dân tộc. Những giá trị đó có thể ở mọi dân tộc, song từng dân tộc có bản sắc văn hoá được biểu hiện đậm nét, sâu sắc và đặc biệt hơn [16]. Việc nghiên cứu bản sắc văn hoá dân tộc nhằm mục đích tìm đến cái nét riêng biểu hiện ở các mặt : nhận thức, thái độ, hành vi của nhân cách. Đồng thời, bản sắc văn hoá dân tộc còn được xem xét từ các góc độ : cái đúng, cái hay, cái tốt (chân, thiện, mỹ) có ở mỗi dân tộc, song nó được thể hiện ở dân tộc nào đậm nét, sâu sắc sẽ trở thành cái riêng của dân tộc ấy. Ở góc độ giá trị tinh thần xã hội, bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện ở lối sống, cách ứng xử, cách thể hiện ở nếp sinh hoạt, ngôn ngữ, giao tiếp... một cách đặc biệt, khó có thể trộn lẫn với dân tộc khác; xét theo trên cơ sở xã hội, đó là các giá trị được biểu lộ vững bền mà không phụ thuộc vào biến đổi lịch sử. Bản sắc văn hóa dân tộc là một vấn đề rất nhạy cảm liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Do đó vấn đề gìn giữ, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khái quát về dân cư, dân tộc ở Châu Á Châu Á là lục địa có dân số đông nhất với các nền văn hóa lớn vô cùng đa dạng. Lịch sử văn minh ở đây trải qua hàng chục ngàn năm. Đô thị và chữ 20
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 viết phát triển trong mối liên hệ chặt chẽ và được xuất hiện trước tiên ở Châu Á. Hiện nay, Châu Á chiếm 2/3 dân số trên thế giới, tập trung ở vùng đông và nam lục địa. Bảy trong mười nước đông dân nhất thế giới cũng nằm ở Châu Á trong đó Trung Quốc và Ấn Độ được xếp đầu danh sách. Phần lớn dân số Châu Á là nông dân sống ở nông thôn, tuy nhiên dân cư sống ở các thành phố cũng đang tăng lên nhanh chóng. Những thành phố lớn nhất Châu Á hiện nay có số dân trên 10 triệu người. Và trong tương lai, thậm chí nhiều thành phố còn tăng nhanh hơn vì dân nông thôn tiếp tục đổ ra thành thị. Những vùng đất rộng lớn ở Trung Đông và Trung Á rất hoang vu và không có dân cư sinh sống do khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh. Hầu hết dân cư chỉ tập trung ở các thung lũng sông phì nhiêu và vùng đất thấp miền Duyên Hải ở Nam và Đông Á. Ngoại trừ Hồng Kông và Singapore, Bangladesh là nước có mật độ dân số cao nhất Châu Á: 965 người/km² Châu Á là cái nôi của tất cả các tôn giáo chính trên thế giới, bao gồm đạo Hindu, đạo Phật, đạo Do Thái, Cơ đốc và đạo Hồi. Ngày nay tín ngưỡng tôn giáo vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến con người. Các tôn giáo thường khuyên chúng ta không nên ham muốn vật chất và nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động từ thiện để đạt được phần thưởng tinh thần nhiều hơn là lợi ích cá nhân. Những nền văn minh sớm nhất thế giới ra đời ở các vùng thung lũng sông thuộc Châu Á, thường được gọi là vùng đất lưỡi liềm phì nhiêu, trải dài từ vịnh Ba Tư đến Địa Trung Hải. Nhiều thành phố ở đây có lịch sử phát triển đền vài nghìn năm. 1.2.2. Khái quát về dân cư, dân tộc của khu vực Đông Nam Á Đông Nam Á là khu vực nằm ở phía Đông Nam của Châu Á với diện tích 4,523,000 km² bao gồm có 11 quốc gia nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc. 21
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 1.1. Dân số của các nước khu vực Đông Nam Á năm 2012 STT Quốc gia Dân số (người) Mật độ dân số (người/km²) 1 Indonesia 251.160.124 124,5 2 Philippines 105.720.644 88,7 3 Vietnam 92.477.857 130,5 4 Thái Lan 67.448.120 263,4 5 Myanmar 55.167.330 83,9 6 Campuchia 15.205.539 124,5 7 Lào 6.318.284 26,7 8 Malaysia 14.154.948 78,2 9 Singapore 5.076.700 74,9 10 Brunây 408.786 67,3 11 Đông Timor 1.124.000 71,1 Khu vực Đông Nam Á từ xưa, trong các sách cổ của Ấn Độ đã được nói đến với những cái tên như Đất vàng, Đảo vàng, người Trung Hoa thì gọi là Nam Dương, tương tự người Nhật Bản củng dùng từ Nan Yo để chỉ Đông Nam Á, tức Nam Dương như Trung Hoa, người Ả Rập gọi là Zabag, còn người Hy Lạp, La mã từ giữa thế kỷ II TCN cũng gọi là Chryse (đất vàng). Như vậy là từ xa xưa, thế giới đã biết đến khu vực văn hóa Đông Nam Á. Sở dĩ như vậy là vì tầm quan trọng về mặt vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á, vốn đã được chú ý đến từ rất lâu. Đông Nam Á thường được gọi là “ngã tư đường”, “hành lang” hay “cầu nối” giữa thế giới Đông Á với Tây Á và Địa Trung Hải. Ngay từ buổi bình minh của lịch sử, Đông Nam Á đã là một trong những cái nôi hình thành loài người, đây là địa bàn hình thành của đại chủng phương Nam (Australoid). Vào khoảng 10.000 năm trước (thời đại đồ đá giữa), có một 22
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dòng người thuộc đại chủng Mongoloid từ phía dảy Himalaya thiên di về hướng Đông Nam, tới vùng Đông Nam Á thì dừng lại và hợp chủng với cư dân Melanesien bản địa (thuộc đại chủng Australoid), dẫn đến sự hình thành chủng Indonesien (cổ Mã Lai _ Đông Nam Á tiền sử). Ở Đông Nam Á có đến hằng trăm dân tộc khác nhau, vì thế phong tục, tập quán rất đa dạng, tạo nên một bức tranh đa sắc. Mặc dù rất đa dạng, song những tập tục ấy vẫn có nét gần gủi, tương đồng nhau, là mẩu số chung quy tụ, giao thoa trên nền tảng của cơ sở văn hóa bản địa Đông Nam Á - Một nền tảng văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Đó là cách ăn mặc với một bộ trang phục chung là Sàrông (váy), khố, vòng đeo tai, vòng đeo cổ,… Đó là tục ăn uống với các thức ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả (hiện nay, thịt ngày càng quan trọng trong cuộc sống hiện đại). Đó là tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình. Tục chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống mà khi còn sống họ thường ưa thích. Đó là tục nhai trầu, cưa và nhuộm răng đen, xăm mình; rồi đến cả các trò vui chơi giải trí như thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền,… Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á. dân tộc mùa nào, tháng nào trong năm củng có lể hội. Nếu thống kê con số lể hội thì chắc chắn sẽ có đến con số hàng trăm. Tất nhiên, trong sự đa dạng ấy, các lể hội ở Đông Nam Á chủ yếu tập trung vào ba hình thức chính: Lễ hội nông nghiệp (Như lễ xuống đồng của người Việt, lễ mở đường cày đầu tiên của người Thái, lễ dựng chòi cày của người Chăm,…), lễ hội tôn giáo (như lễ hội chùa Keo, chùa Hương ở Việt Nam,…), lễ tết (như tết nguyên đán, tết phật,…). Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cùng sinh ra và lớn lên trong một khu vực địa lí, văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước. Tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á dù hết sức đa dạng, nhiều vẽ nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên (Các cư dân Đông Nam Á như ở Việt Nam, Lào, Campuchia, 23
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Myanma, Indonesia,… thờ cả hạc, rùa, rắn, voi, cá sấu,…), tín ngưỡng phồn thực (thờ sinh thực khí tượng trưng cho cơ quan sinh dục nam, nữ; các tục tóe nước, tục cầu mưa, tục đánh đu,…), tín ngưỡng thờ cúng người đã mất (tục thờ cúng tổ tiên, ông bà). Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn. Đông Nam Á có có một bản sắc văn hóa riêng và ngày càng tiến bộ. Đông Nam Á hiện nay đang phát triển kinh tế, đất nước hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ. Mà văn hóa là động lực quan trọng nhất của của sự phát triển một nước, một khu vực. Với bề dày văn hóa mang bản sắc chung, đặc sắc, các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ tiến xa hơn nửa, đạt được nhiều thành tựu mới trong tương lai, Đông Nam Á sẽ trở thành một khu vực hòa bình, ổn định, một khu vực phát triển, thịnh vượng của thế giới. Tiểu kết chương 1 Đặc điểm dân số, dân tộc của mỗi quốc gia, mỗi khu vực chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Những thay đổi diễn ra trong quá trình sinh, tử và chuyển cư, đã tạo nên những đặc điểm dân số và trong mỗi quốc gia bao giờ cũng có nhiều dân tộc cùng cư trú. Việc tìm hiểu các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về dân số, dân tộc có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là cơ sở quan trong để đánh giá đúng thực trạng dân số, dân tộc trong mối quan hệ với các vấn đề tài nguyên – môi trường, chất lược cuộc sống, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển bền vững phù hợp với từng quốc gia. 24
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1. Khái quát chung về nước Lào 2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào nằm sâu trong lục địa thuộc khu vực Đông Nam châu Á giữa vĩ tuyến 14 và 25,5 độ bắc. Với diện tích 236.000 km2 , toàn bộ lãnh thổ Lào chạy dài theo sông Mê-kông, có đường biên giới chung với 5 nước. Phía Đông giáp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phía Tây có đường biên giới chung với vương quốc Thái Lan khoảng 1.600km, trong đó có hai dải đất nằm bên hữu ngạn sông Mê-kông là tỉnh Xay-nhạ-bu-li ở cực Bắc và một huyện thuộc tỉnh Chăm-pa-sắc ở cực Nam. Đường biên giới Lào – Thái hiện nay là do sự phân chia thuộc địa giữa thực dân Anh – Pháp vào giữa năm 90 của thế kỷ XIX. Từ năm 1902 đến trước năm 1945 lại qua nhiều lần điều chỉnh giữa thực dân Pháp và Thái Lan. Phía Đông Bắc giáp vùng đồi núi Vân Nam Trung Quốc. Phía Nam giáp Cam-pu-chia, có đường biên giới chạy dài từ dãy núi Đăng-rếch đến gần Trường Sơn. Lào bao gồm 3 miền : Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam. - Bắc Lào gồm 8 tỉnh: Oudomxay, Xayabury, Xiengkhuang, Huaphanh, - Trung Lào gồm 6 tỉnh thành: Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, Borikhamxay, Khammuane, Sava nakhet, khet phi set xay som bun - Nam Lào gồm 4 tỉnh: Attapeu, Saravane, Sekong, Champasack Lào chia thành 18 tỉnh, 148 huyện, 8,514 làng và một thủ đô Viêng Chăn. Các tỉnh lại chia thành các huyện (muang). Thành phố Viêng Chăn chia thành các quận. 25
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 26
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Nước Lào có địa hình đa dạng, gồm núi đồi, cao nguyên, thung lũng và đồng bằng. Núi đồi, cao nguyên chiếm ¾ diện tích cả nước và tập trung phần lớn ở phía Bắc. Từ sông Nậm-kạ-đinh trở lên là địa phận Bắc Lào, nơi có những dãy núi lớp lớp trùng điệp, có đỉnh Phu-bia cao nhất nước (2.817m). Từ vùng biên giới phía Đông Bắc và Tây Bắc nước Lào có hai dãy núi lớn chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam và Tây Bắc-Đông Nam rồi hạ thấp dần xuống hình thành một chuỗi cao nguyên Hủa-phăm, Cánh đồng Chum ở phía Bắc đến tận cao nguyên Bô-lô-ven ở phía Nam. Từ sông Nậm-kạ-đinh trở xuống là miền Trung và Nam Lào, địa hình thoai thoải về phía Tây. Như vậy, địa hình nước Lào hình thành hai chiều dốc Bắc-Nam ở phía Bắc, Đông-Tây ở phía Nam. Độ dốc trên quyết định hướng chảy của toàn bộ hệ thống sông suối và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra không ít trở ngại cho giao thông trong nước nhất là ở phía Bắc. Bảng 2.1 dưới đây là một số đỉnh núi (phu) cao nhất ở Lào. Hầu hết chúng ở trên dãy Trường Sơn (Xai phu luang) hoặc ở vùng Bắc Lào. Nằm giữa hai dãy núi phía Đông và Tây ở miền Bắc là cao nguyên Cánh đồng Chum có độ cao từ 1.200 đến 1.500m so với mặt biển. Đây là cao nguyên lớn nhất nước Lào, cả ba phía Đông, Tây, Bắc đều có núi bao bọc. Trên cao nguyên có những khu rừng rậm, rừng thông, đồng cỏ rộng lớn. Giữa cao nguyên có một số cánh đồng nhỏ đất đai màu mỡ như Cánh đồng Chum, bản Ban, mường Pẹc…Những chum đá, mộ đá khổng lồ còn lại đến tận ngày nay ở Cánh đồng Chum là những minh chứng tại đây xưa kia đã hình thành một trung tâm dân cư và có thời kỳ văn hóa sớm phát triển. Cao nguyên Cánh đồng Chum là nguồn nước quan trọng của các phụ lưu sông Mê-kông. Trong lòng cao nguyên chứa nhiều loại khoáng sản quý như sắt, đồng…chưa được khai thác. Cánh đồng Chum thuộc tỉnh Xiêng-khoảng, nơi đây đã diễn ra nhiều cuộc đọ sức quyết liệt nhất giữa quân nhân Lào với các thế lực phản động cùng với 27
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 không quân Mỹ. Có thể nói Cánh đồng Chum – Xiêng khoảng là một trong những địa danh lẫy lừng nhất gắn liền với lịch sử đấu tranh giải phóng của nhân dân các dân tộc Lào. Bảng 2.1. Một số đỉnh núi cao của Lào STT Núi Tỉnh Độ cao 1 Phu bia Xiengkhoang 2.820 2 Phu xai lay lanh Xiengkhoang 2.717 3 Phu xamxum Xiengkhuang 2.620 4 Phu xao Xiengkhoang 2.590 5 Phuthaut Sekong 2.500 6 Phumieng Viengchan 2.455 7 Phu huat Huaphanh 2.452 8 Phu xảng Xayyabuly 2.330 9 Phuleuy Huaphanh 2.275 10 Phunongpanay Attapeu 2.259 11 Phuhaokor Khammeun 2.256 12 Phungocpan Attapeu 2.251 13 Phupave Xiengkhoang 2.221 14 Phu sane Xiengkhuang 2.218 15 Phu san sát Viêng chăn 2.218 16 Phudaichiakung Luongnamtha 2.099 17 Phulaove Luongphabang 2.079 18 Phupanyer Hủa Phăn 2.079 19 Phu hom chăn Xiêng khoảng 2.038 20 Phu khaomieng Xayabury 2.007 21 Phu phá khao Oudomxay 1.870 22 Phu doychy Phongsaly 1.812 23 Phule bỏ li khăm say 1.761 24 Phu chaputao Luangnamtha 1.588 25 Phukate Salavanh 1.583 26 Phupasak Champhasak 1. 430 27 Phu khaokhuai Vientiane 1.026 Nguồn: [14] 28
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Miền Trung Lào có hai cao nguyên thấp hơn cao nguyên Cánh đồng Chum là Khăm-muộn và Xạ-vẵn-nạ-khệt. Cao nguyên Khăm-muộn nằm giữa hai con sông Nặm-kạ-đinh và Sê-nọi (chỉ lưu của sông Sê-băng-phay) cao từ 700 đến 800m, còn được gọi là cao nguyên đá voi, có nhiều núi, lèn dựng đứng lởm chởm, nhiều hang động nổi tiếng, có mạch nước chảy ngầm tưới cho các cánh đồng màu mỡ của miền Trung như Ma-hả-xay, Nhôm-mạ-lạt, Khăm-cợt. Cao nguyên Khăm-muộn có những khu rừng rậm nhiệt đới nổi tiếng có nhiều loại gỗ quý như ở dọc sông Nặm-thơn, Na-cay. Cao nguyên Khăm-muộn còn có trữ lượng lớn về các loại quặng thiếc, chì, đồng…(mỏ thiếc Bò-neng, Phôn- tịu đã được khai thác). Nằm giữa cao nguyên đá vôi Khăm-muộn với cao nguyên Bô-lô-ven ở phía Nam là cao nguyên Xa-vẵn-nạ-khệt. Đây là cao nguyên thấp nhất ở Lào có độ cao từ 200 đến 400m, có nhiều vùng đá ong khô cằn, những cánh rừng thưa với nhiều loại gỗ chất lượng thấp phát triển. Chỉ ở những khu lòng chảo đất đai ẩm ướt mới xuất hiện những cánh rừng rậm nhiệt đới và những bản làng cư dân đông đúc, vườn cây tốt tươi như mường Sê-pôn, mường Phìn, Phạ-lan, Đôông-hến. Đi xuống phía Nam là cao nguyên đất đỏ Bô-lô-ven có độ cao từ 800 đến 1.000 so với mặt biển, đột khởi lên giữa đồng bằng miền Nam Lào. Đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, mưa nắng thuận hòa, cao nguyên Bô-lô-ven là một vùng lý tưởng để trồng tỉa các loại cây công nghiệp như café, chè, cao su, canh- ki-na và các loại cây có quả khác. Trên cao nguyên có nhiều khu rừng rậm, những cánh đồng cỏ rộng lớn như ở Tha-teng, Xa-la-văn…quanh năm xanh tốt, nơi đây là sào huyệt của các loại thú rừng miền Nam Lào, đặc biệt là hươu, nai. Cao nguyên Bô-lô-ven còn là nơi trữ nước và nguồn nước của hai con sông lớn ở Nam Lào là Sê-đôn, Sê-kong và các chỉ lưu. Thung lũng, đồng bằng là loại địa hình thứ ba ở Lào. Diện tích tuy không lớn bằng núi đồi, cao nguyên nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của nhân dân các dân tộc ở Lào. Đây là những vùng 29
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dân cư tập trung đông đúc, sản xuất nông nhiệp phát triển. Hầu hết các trung tâm kinh tế, văn hóa, lịch sử của Lào đã sớm hình thành ở các miền đều thuộc loại địa hình này. Dọc sông Mê-kông, suốt từ cực Bắc đến phía Bắc Viêng- Chăn là một chuỗi đồng bằng châu thổ nhỏ hẹp nằm giữa những chân núi và cửa các con sông lớn nhỏ như Mường xỉnh, Huội-sai, Pạc-thà, Pạc bèng, Pạc lai, Xay-nhạ-ba-li, Nặm-khàn… Từ Viêng-Chăn trở xuống, dãy đồng bằng được mở rộng dần từ phía Đông đến sát bờ sông Mê-kông. Rộng lớn nhất là đồng bằng Viêng-Chăn, bao gồm toàn bộ châu thổ từ sông Nặm-xẵng đến sông Nặm-măng. Nổi tiếng nhất là vùng châu thổ Nặm-ngừm, Nặm ton hoặc những vùng trũng quanh Viêng- Chăn như Sả-la-kham, Nong-veng, Sỉ-thản-tạy…hằng năm cứ sau mỗi mùa nước lũ, đất đai lại được phủ một lớp phù sa màu mỡ. Đồng bằng Viên-Chăn là vựa lúa của miền Bắc Lào, một vùng giàu cả về lâm sản, thủy sản. Từ lâu, bông vải, thuốc lá vùng Nặm-ngừm Viêng-Chăn đã nổi tiếng trong cả nước Lào. Lui dần xuống phía Nam có các dãy đồng bằng châu thổ phù sa đá vôi như Pạc-kạ-đinh, Pạc-hỉn-bun, Ma-hả-xay. Đấy là những châu thổ hẹp bị chia cắt bởi những dãy núi thấp hoặc do núi đá chạy dài sát bờ sông Mê-kông. Từ Nam tỉnh Khăm-muộn trở xuống đến sông Sê-đôn, các giải đồng bằng mới mở rộng dần về phía Đông với những vùng trũng đất đai phì nhiêu như Xỏng-khỏn, Kẹng-kọoc. Từ sông Nặm-mun trở xuống là đồng bằng Nam Lào xòe rộng ra như bao quanh cao nguyên đất đỏ Bô-lô-ven. Phía tả ngạn từ cao nguyên Bô-lô- ven đến bờ sông Mê-kông đến tận biên giới Lào-Thái nơi có chiều rộng Đông Tây lớn nhất nước Lào. Đây là giải đồng bằng lớn nhất, với những cánh đồng phì nhiêu chạy suốt từ Chăm-pa-sắc đến sông Sê-khăm-phô, Sê-piền như Phôn- thong, Sụ-khu-ma, Mun-lạ-pạ-mộôc. Trên sông Mê kông ở vùng này còn có hàng trăm cù lao lớn nhỏ, đất đai màu mỡ, góp phần làm cho miền Nam nước Lào trở thành vựa lúa của cả nước. Xưa kia lúa gạo ở Nam Lào không những được chuyển đến nhiều vùng trong nước mà còn được xuất khẩu sang Cam-pu- 30
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chia, Thái Lan. Miền Nam Lào còn giàu về lâm sản, khoáng sản. Bản làng miền Nam Lào dân cư thường đông đúc, hình thành trên các trục giao thông quan trọng hoặc bên bờ các con sông lớn xuôi ngược thuận lợi như sông Sê-băng- hiêng, Sê-đôn, Sê-kong… Do cấu tạo địa chất, lượng mưa nắng nhiều nên các hệ thực vật ở Lào phát triển hết sức phong phú. Hầu hết các loại địa hình núi đồi, cao nguyên, đồng bằng đều có rừng cây bao phủ. Suốt từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây đến đâu cũng có rừng, rừng chiếm từ 80-85% diện tích cả nước. Rừng ở ngay cửa ngỏ các đô thị. Do đặc điểm của địa chất, địa hình, khí hậu của từng miền khác nhau nên rừng Lào cũng có nhiều loại như rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa đá vôi sa thạch, rừng tre nứa. Nhưng phổ biến nhất vẫn là rừng rậm nhiệt đới. Trừ một số khu rừng gỗ tếch (giả tỵ) ở phía Tây Bắc, còn hầu hết là rừng tự nhiên. Ngoài các loại gỗ quý có tỷ lệ khá cao, rừng ở Lào còn có nhiều loại cây có giá trị kinh tế như quế, cánh kiến trắng, cây có nhựa, cây có sợi. Rừng Lào còn nổi tiếng về các loại thú như voi, hươu, hổ, báo…Phải chăng xưa kia trong rừng Lào có nhiều voi nên khi dựng nước vua Pha-Ngừm đã đặt tên là nước Lào lạn-xạng (Lào triệu voi). Đối với nhân dân các dân tộc Lào, rừng có vị trí đặc biệt trong tâm tư tình cảm của mỗi người. Cùng với sông suối, rừng là nguồn thực phẩm, vật liệu xây dựng, dược liệu, nơi nương tựa mỗi khi mùa màng thất bát, là nguồn cảm hứng của các nghệ sĩ trong sáng tác văn học nghệ thuật. Để bảo vệ rừng, một nguồn lợi lớn của đất nước, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã đề ra nhiều biện pháp tích cực nhằm bảo vệ rừng, kết hợp giữa khai thác và trồng rừng, vận động giúp đỡ nhân dân ở miền núi xuống làm ruộng, hạn chế đốt rừng làm nương rẫy, từng bước khôi phục lại hàng vạn héc-ta rừng bị không quân Mỹ tàn phá bằng chất độc hóa học. Tương tự như một số nước nằm trong khu vực Đông Nam châu Á nhiệt đới gió mùa, khí hậu ở Lào nói chung nóng và ẩm. Mỗi năm có hai mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Từ tháng tư đến tháng mười là mùa mưa và nóng, có 31
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 gió mùa Tây Nam. Thông thường vào tháng bảy tháng tám là hai tháng có lượng mưa nhiều nhất, ở miền núi và cao nguyên hay có những trận mưa tầm tã kéo dài, có khi đến hàng tuần, thậm chí cả nửa tháng. Mùa khô và lạnh từ tháng mười một đến tháng ba, có gió mùa Đông Bắc. Trên núi, cao nguyên ở miền Bắc về mùa khô thường có sương mù dày đặc, đến trưa lại có nắng, về chiều mát mẻ và tối lại trở lạnh. Miền Nam do gần xích đạo nên nhiệt độ cao hơn miền Bắc. Ở miền núi, cao nguyên nhiệt độ thấp hơn ở đồng bằng, thường mát mẻ hơn về mùa mưa, giá lạnh hơn về mùa khô. Nước Lào có hệ thống sông suối dày đặc, hầu hết đổ về cái trục lớn nhất là sông Mê-kông. Phần sông Mê-kông chảy qua nước Lào dài khoảng 1.800km, đây là con sông dài, rộng nhất nước. Sông Mê-kông cùng phụ lưu, chi lưu của nó trở thành hệ thống giao thông đường thủy quan trọng nối liền Nam-Bắc, Đông-Tây. Sông suối ở Lào có rất nhiều cá, nổi tiếng nhất là các con sông Mê- kông, Nặm-ngừm, Nặm-thơn…Ở phía Bắc, sông Mê-kông có một hệ phụ lưu lớn, hầu hết nằm ở phía tả ngạn như sông Nặm-thà, Nặm u, Nặm xương, Nặm nghiệp, Nặm bèng, Nặm khàn. Hướng chảy của hệ thống phụ lưu trên đều theo độ dốc của địa hình, nghĩa là theo chiều Bắc-Nam, trừ ba con sông Nặm-mã (sông Mã), Nặm săm (sông Chu) và Nặm Nơn (sông Cả) là hướng chảy từ Tây Bắc sang Đông Nam. Ở miền Trung và Nam Lào, sông Mê-kông cũng có một số phụ lưu lớn nằm ở phía tả ngạn như các con sông Nặm-kạ-đinh, Nặm-Hỉn- bun, Sê-băng-phay, Sê-băng-hiêng, Sê đôn, Sê-kong. Các phụ lưu trên đều chảy theo hướng Đông Tây. Hệ thống sông suối ở Lào có vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân các dân tộc Lào như trong sản xuất nông nghiệp, giao lưu giữa các vùng khi đường bộ chưa phát triển, nguồn thực phẩm tươi sống trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Ngoài ra, các con sông lớn ở Lào còn có một số đặc điểm rất thuận lợi để xây dựng thủy điện. Đây là một thế mạnh của đất nước được thiên nhiên ưu đãi. 32
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 2.2. Các con Sông có chiều dài lên tới 100 km tại Lào TT Tên sông Chiều dài km 1 Nặm Mê kông 1.865 2 Nặm Uo 390 3 Nặm Ngeum 350 4 Nặm Xe băng hiêng 300 5 Nặm Ka đing 265 6 Nặm Tha 290 7 Nặm Xe kong 236 8 Nặm Xe don 195 9 Nặm Xe băng phay 190 10 Nặm Khan 175 11 Năml Lịc 155 12 Nặm Xương 150 13 Nặm Nghiệp 140 14 Nặm Xe chăm phon 140 15 Nặm Hin buon 130 16 Nặm Beng 125 17 Nặm Sun 115 18 Nặm Xe kạ mán 110 19 Nặm Xe noy 110 20 Nặm Mạ 110 21 Nặm Neun 110 22 Năm Săm 100 Nguồn: [14] Lào có tài nguyên khí hậu và cảnh quan bao gồm các yếu tố về thời tiết khí hậu khí áp, nhiệt độ, ẩm độ, bức xạ Mặt trời, lượng mưa địa hình, không gian trống, cảnh đẹp thiên nhiên. Lào có nhiệt độ trung bình mỗi năm 25o C – 26o C và có mưa trung bình 1.000 mm/năm , có 2 mùa như: mùa khô và mùa mưa - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Khí hậu mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình 28o C – 30o C/năm, dành cho miền trung và miền nam, lượng mưa trung bình năm 2000-2500 mm/mùa. Tháng 7- 8 có mưa nhiều vì vậy ở vùng Phak 33
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 song lượng mưa lên tới 3000 - 4000 mm/năm. Ngược lại ở phia Bắc lại ít mưa, lượng mưa trung bình 1000 mm/năm tỉnh Hủa phăn, Xiêng khoảng, Phông sa ly… - Mùa khô mát từ tháng 11 đến tháng 4; nhiệt độ ở Viêng Chăn có thể xuống đến hơn Khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình năm 1.979mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm 27,5ºC, không có mùa đông. Hoạt động du lịch thuận lợi suốt 12 tháng; các vùng núi cao có lúc nhiệt độ xuống rất thấp đến mức có băng giá, Xiengkhuang, Phongsaly, Hủa Phăn, Luong pha bang và Udomxay vào khoảng tháng12 - 1 có năm nhiệt độ thấp xuống đến 10 - 0o C, giống như miền Bắc của Việt Nam. Mùa khô nóng từ tháng 3 đến tháng 4. Vùng ven sông Mê kông ở Hạ Lào vào mùa khô nóng có thể có lúc nhiệt độ lên tới 40o C. 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung lũng sông Mê Kông hoặc các phụ lưu như đồng bằng Viêng Chăn, Champasack...45 % dân số sống ở vùng núi. Lào có 800.000 ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông. Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Nhìn chung kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định. Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu kinh tế-xã hội do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện có hiệu quả. Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc. Tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8%, năm 2008 đạt 7,9%. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm 2000 đạt 298USD/người/năm; năm 2006 đạt 34
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 546USD/người/năm, năm 2007 đạt 678USD/người/năm, năm 2008 đạt 841USD/người/năm, năm 2014 đạt 1.500 USD người/năm 2015 đạt 1,692 USD/người/năm. Đến năm 2020, Lào phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người tăng gấp 2-3 lần hiện nay, khoảng 1.200-1.500 USD/năm. Kinh tế đối ngoại: đến năm 2007, Lào có quan hệ thương mại với 60 nước, ký Hiệp định thương mại với 19 nước, 39 nước cho Lào hưởng quy chế GSP. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và gỗ. Đại hội đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ VIII tháng 3 năm 2006 đề ra mục tiêu đến năm 2020: xây dựng vững chắc hệ thống chính trị dân chủ nhân dân, trong đó Đảng là hạt nhân lãnh đạo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội; đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển; kinh tế phát triển dựa trên sự phát triển nông nghiệp vững chắc và lấy phát triển công nghiệp làm cơ sở, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo chuyển biến cơ bản về chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; phát triển nhịp nhàng các thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể được củng cố và phát triển vững mạnh. GDP tăng gấp 3 lần năm 2000; chủ động mở rộng hợp tác quốc tế. Lào - một trong số ít các nước cộng sản còn lại - đã bắt đầu dỡ bỏ việc kiểm soát tập trung hóa và tăng cường phát triển doanh nghiệp tư nhân vào năm 1986. Kết quả từ một xuất phát điểm thấp là rất ấn tượng. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7% trong các năm 1988-2001 ngoại trừ một khoảng thời gian tụt xuống do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu năm 1997. Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Tại đây đã có tuyến đường sắt nối thủ đô Vientiane (Lào) đến tỉnh Nong Khai (Thái Lan), hệ thống đường bộ mặc dù đã được cải tạo nhưng vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc viễn thông trong nước và quốc tế còn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở một số khu vực đô thị. Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được 35
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng. 2.2. Đặc điểm dân số của nước Lào 2.2.1. Quy mô dân số Quy mô dân số của CHDCND Lào nhỏ nhưng tăng khá nhanh, phân bố không đều và mật độ dân số thấp; chất lượng dân số và nguồn nhân lực tăng lên nhưng chưa cao. Bảng 2.3. Dân số nước Lào qua các thời kì Năm Dân số (người) 1912 650.000 1920 813.900 1960 1.900.000 1970 3.000.000 1985 3.584.803 2009 6.127.910 2015 6.492.400 Nguồn: Tổng cục thống kê Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trong lịch sử Lào đã có điều tra dân số Lào lần đầu tiên vào năm 1377, lúc đó có vương Lào tên là : “ Pha Chau Xam San Thai ” nói rằng dân số Lào có khoảng 300 000 người. Đến 1912 dân số tăng lên 650.000 người đến năm 1920 gia tăng 813.900 người có nghĩa là trong thời gian 20 năm dân số đã tăng cấp đôi. Đến năm 1960 dân số Lào tăng lên 1.900.000 người cò thể thấy rằng dân số gia tăng cấp đôi trong tròn 40 năm. Gia tang của dân số Lào đã bắt đầu tăng nhanh hơn, vì vậy đến cuối năm 1970 dân số tăng lên 3.000.000 người . Theo điều tra dân số trong năm 1985 cho biết cả nước có dân số 3.584.803 người trong đó có nữ 1.827.688 người và đến điều tra dân số năm 1995 tổng mức tăng dân số 4.581.258 người, nữ có 2.315.931 người và gia đoạn điều tra 36
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dân số, tỷ lệ phát huy của dân số 2,6% trên năm. Đến điều tra dân số năm 2005 có 5.621.982 người, nữ có 2.821.432 người, nam có 2.800.551 người ,tỷ lệ tăng là 2,1%. Theo Cục Thống kê Lào, năm 2009, tổng dân số của nước này là 6.127.910 người, xếp thứ 105 trong tổng số 206 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, năm 2015 dân số tăng lên là 6.492.400 người. Dân số Lào đang tăng nhanh, và nếu với tốc độ như hiện nay, dân số Lào sẽ tăng gấp đôi trong khoảng 28 - 30 năm tới: Mật độ dân số ở Lào thấp, chỉ có 28 người/km2 , xếp thứ 158/206 nước và vùng lãnh thổ, nhưng dân số phân bổ rất không đồng đều: tại Thủ đô Viêng-chăn là 209 người/km2 , trong khi đó, các tỉnh Phong-sa-lì, Xê-kông, A-ta-pơ chỉ có 11 - 12 người/km2 (năm 2015). Hình 2.1. Quy mô dân số nước Lào qua các năm Thực tế cho thấy, khả năng hoạt động kinh tế, nói chung, chỉ gắn với bộ phận dân số có đủ sức khỏe và trí tuệ, trong một khoảng tuổi nhất định, thường tính từ 15 đến 64 tuổi. Số dân có khả năng hoạt động kinh tế của Lào tăng mạnh và nhanh hơn mức tăng của tổng dân số nói chung. Đây là một lợi thế của Lào trong quá trình phát triển. Hơn nữa, dân số Lào có thể bước vào giai đoạn 37
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 có “cơ cấu vàng” trong khoảng 20 năm nữa, nếu thực hiện phương án mức sinh giảm nhanh. 2.2.2. Gia tăng dân số 2.2.2.1. Gia tăng dân số tự nhiên Gia tăng tự nhiên do 2 nhân tố quyết định: sinh đẻ và tử vong. Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm, còn tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm. Bảng 2.4. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước Lào Đơn vị: % Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ gia tăng tự 2,5 2,4 2,4 2,3 2,2 2,2 2,1 2,1 2,0 1,9 1,9 nhiên Nguồn: Tổng cục thông kê Việc CHDCND Lào chưa thoát khỏi nhóm các nước nghèo xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề dân số. Một trong những đặc điểm nổi bật hiện nay ở Lào là mức sinh vẫn còn cao. Hình 2.2. Biểu đồ tử lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước Lào qua các năm 38
  • 47. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Năm 2005, tỷ suất sinh thô (CBR) ở mức 34,7‰ và tổng tỷ suất sinh (TFR), tức số con trung bình của một phụ nữ tính đến hết tuổi sinh đẻ, là 4,5 con. Mức sinh ở nhiều tỉnh còn cao hơn nhiều, như Hủa-phăn, Say-som-bon: 6,4 con/phụ nữ, (ở Việt Nam, năm 2005, con số này là 2,11). Mặt khác, phụ nữ Lào thường bắt đầu sinh sớm, ngay từ tuổi vị thành niên và kết thúc sinh đẻ ở tuổi cao. Tỷ lệ sinh đẻ ở phụ nữ từ 15 - 19 tuổi lên tới 110‰, đối với phụ nữ nhóm tuổi 40 - 44 tỷ lệ đó là 40‰. Các tỷ lệ tương ứng ở Việt Nam (năm 2009) là 24‰ và 10‰. Kết quả điều tra ở cả Lào cho thấy, mức sinh cao tác động tiêu cực đến tất cả các thành tố của HDI, thể hiện ở những phân tích dưới đây: Thứ nhất, giữa mức sinh và tỷ số phụ thuộc có mối quan hệ chặt chẽ, mức sinh càng cao, tỷ lệ phụ thuộc càng lớn. Ở Lào, năm 1995, khi TFR = 5,6 thì tỷ số phụ thuộc là 100. Năm 2005, các chỉ tiêu tương ứng là 4,5 và 76. Mức sinh càng cao thì số trẻ em càng nhiều, tỷ số phụ thuộc trẻ, vì thế, tăng lên, làm cho tỷ lệ phụ thuộc chung cũng tăng lên. Tỷ số phụ thuộc cao sẽ hạn chế cả tiêu dùng và tích lũy, khả năng đầu tư thấp làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thứ hai, mức sinh cao làm giảm tốc độ tăng GDP bình quân đầu người. Về mặt lý thuyết có thể chứng minh được rằng: Tỷ lệ gia tăng GDP bình quân đầu người ≈ Tỷ lệ gia tăng GDP - Tỷ lệ gia tăng dân số Công thức trên cho thấy: dân số tăng nhanh ở các nước nghèo là bất lợi cho tăng trưởng kinh tế, làm chậm quá trình nâng cao đời sống của người dân. Ở Lào, mặc dù GDP năm 2009 tăng 5,78% so với năm 2008, nhưng do dân số tăng tới 2,07%, nên GDP bình quân đầu người chỉ tăng được 3,63%. Như vậy, dù GDP có tăng trưởng mạnh, nhưng dân số tăng nhanh thì đời sống của người dân vẫn chậm được cải thiện. Khi mức sinh cao, quy mô hộ gia đình sẽ lớn (năm 2005, trung bình mỗi hộ gia đình ở Lào có tới 5,8 người), quy mô hộ gia đình càng lớn thì thu nhập, tiêu dùng bình quân đầu người càng thấp. 39