SlideShare a Scribd company logo
1 of 75
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN VĂN HUÂN
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGÀNH LÂM NGHIỆP HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK
CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC
MÃ SỐ: 60 31 05 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN VĂN THẮNG
Thừa Thiên Huế, năm
i
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi trong luân văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Huân
ii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Huế
dưới sự hướng dẫn khoa học tận tình và chu đáo của TS. Trần Văn Thắng - Tác giả
xin kính bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy - Người đã thường xuyên động viên,
cố vấn khoa học cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được những chỉ bảo và góp ý quý
báu của PGS.TS. Nguyễn Hoàng Sơn, TS. Lê Năm và một số thầy, cô giáo trong
Khoa. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Quý Thầy, Cô!
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, Ban chủ
nhiệm khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Huế đã quan tâm, giúp đỡ mọi mặt cho
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn các cán bộ, nhân viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk,
Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng
Tài nguyên và Môi trường, Hạt Kiểm lâm, Phòng Thống kê, Phòng Kinh tế hạ tầng
huyện Buôn Đôn, UBND huyện Buôn Đôn, Ban quản lý Vườn quốc gia Yok Đôn
và UBND các xã của huyện Buôn Đôn đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tác giả trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu và khảo sát thực địa tại địa phương.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường THPT
Lê Duẩn, gia đình và bạn bè đã khuyến khích, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Văn Huân
iii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Trang bìa phụ……………………………………………………………………..….i
Lời cam đoan…………………………………………………………………….….ii
Lời cảm ơn………………………………………………………………………….iii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 8
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 8
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 9
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài...................................................................................10
5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu......................................................12
6. Cấu trúc đề tài....................................................................................................16
NỘI DUNG...............................................................................................................17
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH
LÂM NGHIỆP.........................................................................................................17
1.1. Cơ sở lý luận về ngành lâm nghiệp ................................................................17
1.1.1. Khái niệm ngành lâm nghiệp ...................................................................17
1.1.2. Vai trò của lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân .................................19
1.1.3. Đặc điểm sản xuất ngành lâm nghiệp ......................................................20
1.1.4. Một số hoạt động chủ yếu của ngành lâm nghiệp....................................25
1.1.4.1. Hoạt động trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng ..............................25
1.1.4.2. Hoạt động khai thác lâm sản..............................................................26
1.1.4.3. Hoạt động chế biến lâm sản...............................................................26
1.1.4.4. Hoạt động tiêu thụ .............................................................................27
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành lâm nghiệp........................27
1.1.5.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ............................................................27
1.1.5.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên....................................27
1.1.5.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................28
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................29
1.2.1. Tình hình phát triển của ngành lâm nghiệp nước ta.................................29
1.2.2. Tình hình phát triển của ngành lâm nghiệp Vùng Tây Nguyên...............33
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP HUYỆN
BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK..............................................................................37
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn,
tỉnh Đắk Lắk ..........................................................................................................37
2.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................37
2.1.2.Các nhân tố tự nhiên .................................................................................39
2.1.2.1. Địa hình..............................................................................................39
2.1.2.2. Khí hậu...............................................................................................39
2.1.2.3. Thủy văn ............................................................................................40
2.1.2.4. Thổ nhưỡng........................................................................................41
2.1.2.5. Sinh vật ..............................................................................................43
2.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội .....................................................................43
2.1.3.1. Dân cư và lao động ............................................................................43
2.1.3.2. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật .........................................45
2.1.3.3. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ..................................47
2.1.3.4. Tiến bộ khoa học công nghệ lâm nghiệp...........................................47
2.1.3.5. Thị trường tiêu thụ.............................................................................48
2.2. Thực trạng phát triển của ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
................................................................................................................................48
2.2.1. Công tác trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng .......................................48
2.2.1.1. Trồng rừng .........................................................................................48
2.2.1.2. Công tác bảo vệ và phát triển rừng....................................................52
2.2.2. Công tác khai thác rừng ...........................................................................54
2.2.3. Công tác chế biến lâm sản........................................................................57
2.2.4. Hoạt động tiêu thụ lâm sản ......................................................................59
2.2.5. Công tác dịch vụ trong ngành lâm nghiệp ...............................................59
2.2.5.1. Dịch vụ giống cây trồng ....................................................................60
2.2.5.2. Hoạt động khuyến lâm.......................................................................60
2.2.5.3. Dịch vụ khoa học lâm nghiệp ............................................................61
2.2.5.4. Dịch vụ du lịch sinh thái....................................................................62
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.3. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn, những thành tựu và hạn chế
trong phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn.............................................63
2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn...................................................................63
2.3.1.1. Thuận lợi............................................................................................63
2.3.1.2. Khó khăn............................................................................................64
2.3.2. Những thành tựu và hạn chế ....................................................................66
2.3.2.1. Thành tựu...........................................................................................66
2.3.2.2. Hạn chế ..............................................................................................68
2.3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế.......................................................69
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP HUYỆN
BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK..............................................................................71
3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp .....................................................................71
3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm
2020; đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên
giai đoạn 2016 - 2025.........................................................................................71
3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 73
3.1.3. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển ngành lâm nghiệp huyện
Buôn Đôn đến năm 2020....................................................................................75
3.1.3.1. Quan điểm phát triển .........................................................................75
3.1.3.2. Mục tiêu phát triển.............................................................................76
3.1.3.3. Định hướng phát triển........................................................................77
3.2. Đề xuất giải pháp ............................................................................................82
3.2.1. Giải pháp về chính sách và pháp luật.......................................................82
3.2.2. Giải pháp về đổi mới hệ thống sản xuất, kinh doanh và khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp............................................84
3.2.3. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch và giám sát........................................84
3.2.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý...............................................................85
3.2.5. Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến lâm ...................................86
3.2.6. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ...........................................................87
3.2.7. Giải pháp về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức ........................87
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.2.8. Giải pháp về hợp tác quốc tế....................................................................88
3.2.9. Giải pháp về thị trường ............................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................89
1. KẾT LUẬN........................................................................................................89
1.1. Kết quả đạt được .........................................................................................89
1.2. Hạn chế của đề tài .......................................................................................89
1.3. Hướng phát triển của đề tài.........................................................................89
2. KIẾN NGHỊ.......................................................................................................90
2.1. Đối với huyện..............................................................................................90
2.2. Đối với tỉnh .................................................................................................90
2.3. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.......................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
PHỤ LỤC
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Tiếng Việt
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NXB Nhà xuất bản
QĐ Quyết định
TP Thành phố
TTg Thủ tướng
UBND Ủy ban nhân dân
Tiếng Anh
FAO Tổ chức Nông Lương thuộc Liên Hợp quốc
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)
ITTO Tổ chức gỗ nhiệt đới thế giới
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
USD Đồng đô la Mỹ (United States dollar)
WWF Tổ chức phi Chính phủ về bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích rừng được phân theo loại rừng của huyện Buôn Đôn giai đoạn
2010 - 2016 .......................................................................................... 50
Bảng 2.2. Diện tích rừng huyện Buôn Đôn giai đoạn 2006 - 2015 ......................... 54
Bảng 2.3. Tình hình khai thác và sử dụng cây gỗ của huyện Buôn Đôn ................. 55
Bảng 2.4. Diện tích rừng trồng đã thành rừng phân theo loài cây và cấp tuổi của
huyện Buôn Đôn năm 2016 .................................................................. 56
Bảng 2.5. Sản lượng khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ của huyện Buôn Đôn giai
đoạn 2012 - 2016 .................................................................................. 56
Bảng 2.6. Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo giá hiện hành phân theo nhóm hàng của
huyện Buôn Đôn giai đoạn 2012 - 2015 ................................................ 59
Bảng 2.7. Giá trị sản xuất dịch vụ lâm nghiệp huyện Buôn Đôn giai đoạn 2010 - 2015
(theo giá hiện hành) ............................................................................... 59
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ Hành chính huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ............................... 38
Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Buôn Đôn năm 2015......................... 42
Hình 2.3. Bản đồ hiện trạng 3 loại rừng huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ............... 51
Hình 2.4. Biểu đồ biến động diện tích các loại rừng của huyện Buôn Đôn giai đoạn
2011 - 2016 .......................................................................................... 53
Hình 2.5. Bản đồ hiện trạng các cơ sở chế biến lâm sản huyện Buôn Đôn, tỉnh
Đắk Lắk ............................................................................................... 58
Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện số lượng khách và doanh thu du lịch huyện Buôn Đôn
giai đoạn 2011 - 2015 ........................................................................... 62
Hình 3.1. Bản đồ định hướng phát triển ngành lâm nghiệp đến năm 2020 huyện
Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ....................................................................... 80
Hình 3.2. Bản đồ định hướng bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Yok Đôn
giai đoạn 2010 - 2020 ............................................................................ 81
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân
có chức năng xây dựng rừng, quản lý và bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế
biến lâm sản và phát huy chức năng phòng hộ của rừng. Đồng thời, lâm nghiệp còn
có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh
học, xoá đói, giảm nghèo, nhất là đối với người dân miền núi, góp phần ổn định xã
hội và an ninh quốc phòng. Vì vậy, ngành lâm nghiệp đã và đang được nhiều nhà
khoa học và quản lý trên thế giới cũng như ở nước ta quan tâm nghiên cứu.
Đối với nước ta - một quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa rất thuận lợi
để phát triển ngành lâm nghiệp, nhất là trong lĩnh vực trồng và phát triển rừng.
Thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái trong những
năm qua đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành lâm
nghiệp nước ta đến nay vẫn còn những hạn chế trên nhiều lĩnh vực, điều này do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, để phát huy thế mạnh và khắc phục
những hạn chế của ngành kinh tế này, chúng ta cần có những định hướng và giải
pháp phát triển phù hợp trong thời gian tới.
Là một huyện biên giới của tỉnh Đắk Lắk, Buôn Đôn có diện tích tự nhiên
141.040 ha, trong đó có 115.424,04 ha đất lâm nghiệp, chiếm 81,84% diện tích đất
tự nhiên của toàn huyện. Buôn Đôn là huyện có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển
ngành lâm nghiệp. Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp của huyện đã thu được
những thành tựu đáng kể và thực sự trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng
trong sự phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện cũng như của tỉnh Đắk Lắk.
Việc trồng rừng, tổ chức xây dựng vốn rừng, giao đất khoán rừng, kinh doanh rừng,
phát triển ngành chế biến lâm sản, khai thác lợi dụng rừng,… đã đạt được nhiều kết
quả tích cực. Tình trạng phá rừng, cháy rừng, khai thác, vận chuyển, mua bán lâm
sản, săn bắn, kinh doanh động vật hoang dã đã từng bước được đẩy lùi. Tuy nhiên,
gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan và khách quan, sản xuất lâm
nghiệp của huyện đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Tình hình phá rừng, khai thác
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
rừng tự nhiên, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp; năng
suất, chất lượng, giá trị rừng sản xuất thấp; vấn đề quản trị doanh nghiệp, công nghệ
chế biến, chất lượng sản phẩm cạnh tranh chưa cao, đời sống của người dân nơi đây
vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đứng trước thực tế đó, vấn đề đặt ra là cần thiết
phải phát triển lâm nghiệp sao cho có hiệu quả, bảo vệ lâu bền tài nguyên thiên
nhiên và môi trường sinh thái. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng
và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk” để
nghiên cứu đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách hiện nay và có ý nghĩa cả về mặt lý
luận cũng như thực tiễn.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, luận văn phân tích, làm
rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát triển ngành
lâm nghiệp của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững.
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ngành lâm nghiệp, qua
đó vận dụng cụ thể vào địa bàn nghiên cứu.
- Kiểm kê, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành lâm nghiệp
huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
- Đánh giá thực trạng nhằm rút ra những kết quả đạt được trong việc phát
triển của ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, đồng thời chỉ ra những
hạn chế và nguyên nhân của tình trạng đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn
Đôn, tỉnh Đắk Lắk đến 2020 có hiệu quả và bền vững.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp
phát triển lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk trên các khía cạnh: trồng
rừng, bảo vệ và phát triển rừng; khai thác, chế biến, tiêu thụ lâm sản và dịch vụ lâm
nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về lãnh thổ: Địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
+ Về thời gian: Các nguồn tư liệu, số liệu được sử dụng trong nghiên cứu tập
trung vào thời gian từ năm 2010 đến năm 2016 và định hướng đến năm 2020.
4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt
động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như các hoạt động quản lý
bảo vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ
có liên quan đến rừng, đã và đang thu hút nhiều nhà khoa học và quản lý trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tổng quan chung có thể nhận thấy:
- Trên thế giới, các nhà nghiên cứu đi sâu vào các lĩnh vực: Quy hoạch sử
dụng đất và quy hoạch lâm nghiệp, về cấu trúc rừng, về tái sinh rừng, nghiên cứu áp
dụng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên và rừng sản xuất, nghiên
cứu về quản lý rừng bền vững, FAO (1990) lại nhấn mạnh hiệu quả xã hội và môi
trường khi đưa ra các báo cáo tham luận về lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng
đồng.
- Tại Việt Nam nghiên cứu về ngành lâm nghiệp được đặc biệt chú ý trong
thời gian gần đây. Trong đó có các công trình nghiên cứu nổi bật như:
+ Luật đất đai (2013): Trong luật này, đất Lâm nghiệp được xếp vào một
trong các loại đất Nông nghiệp mà không để mục đất Lâm nghiệp riêng như trước
đây và được phân loại như sau: Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc
dụng. Quy định sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc: Tiết kiệm, có hiệu quả,
bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng
đất xung quanh.
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đề cập đến các vấn đề về quản lý
rừng bền vững như: các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển
bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch,
kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế
quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
+ Nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng cho loài cây và lâm phần rừng tự nhiên hỗn
loài ở nước ta của Vũ Tiến Hinh (1988), đã xây dựng phương pháp xác định quy luật
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sinh trưởng cho loài cây rừng tự nhiên và mô phỏng động thái phân bố đường kính
trên cơ sở tăng trưởng thường xuyên định kỳ của lâm phần hỗn loài khác tuổi.
+ Hệ sinh thái rừng Việt Nam của Thái Văn Trừng (1978) với việc tập trung
vào tái sinh tự nhiên thực vật rừng nhiệt đới.
+ Nghiên cứu hệ thống về cấu trúc rừng tự nhiên Việt Nam của Nguyễn Văn
Trương (1983) đề cập đến rừng tự nhiên nhiệt đới là các kiểu rừng có cấu trúc sinh
thái phức tạp nhất về thành phần loài, tầng phiến và dạng sống thể hiện sự phong
phú về đa dạng sinh học.
+ Trong công trình nghiên cứu “Sử dụng đất dốc đồi núi Việt Nam hợp lý”,
tác giả Nguyễn Xuân Quát đã đề cập đến việc quy hoạch và phát triển rừng trên các
vùng có đặc điểm tự nhiên phân hóa khác nhau.
+ Các công trình nghiên cứu của Viện Điều tra - Quy hoạch rừng được tiến
hành ở nhiều nơi trên lãnh thổ nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Trong đó, việc quy hoạch, quản lý rừng được tiến hành dựa trên cơ sở đánh giá các
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính sách quản lý và đặc điểm đặc thù của địa
phương.
+ Nghiên cứu về quản lý rừng bền vững của Viện quản lý rừng nhằm xây
dựng Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững cho Việt Nam.
- Tại Đắk Lắk, đề tài được nhiều cơ quan và các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu:
+ Luận án tiến sĩ địa lí học của Lê Văn Nhất (2014): Phát triển kinh tế tỉnh
Đắk Lắk trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Trường Đại học Sư phạm TP.
Hồ Chí Minh.
+ Luận văn thạc sỹ của Võ Văn Tâm (2007), Thực trạng và giải pháp quản lý
rừng tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
+ Báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ rừng và quản lý đất lâm nghiệp năm
2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 của UBND huyện Buôn Đôn.
+ Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Lan Hương (2015), Phát triển nông
nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, Trường Đại học Đà Nẵng.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của những tác giả nêu trên bước đầu
đã đề cập đến một số khía cạnh có tính khái quát về ngành lâm nghiệp Buôn Đôn.
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Do vậy, việc nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp
huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk” một cách toàn diện và cụ thể cần được tiếp tục
làm rõ. Nhưng dẫu sao các công trình nói trên vẫn là nguồn tư liệu quý và cần thiết
để tác giả luận văn tham khảo.
5. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm lãnh thổ
Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất định. Chính vì
vậy, đối tượng nghiên cứu phải được gắn với không gian xung quanh nó đang tồn
tại. Ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn không những phải được đặt trong lãnh thổ
kinh tế - xã hội của huyện mà còn đặt nó trong không gian kinh tế - xã hội của tỉnh
Đắk Lắk, vùng Tây Nguyên và các vùng khác trong phạm vi của cả nước. Nghiên
cứu ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn cần tìm ra những nét độc đáo, đặc trưng
riêng biệt nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh của ngành.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Đây là quan điểm quan trọng trong nghiên cứu địa lý. Tính tổng hợp được
xem là tiêu chuẩn hàng đầu trong đánh giá giá trị khoa học của các công trình
nghiên cứu về các địa tổng thể. Trong nghiên cứu địa lý, tính tổng hợp được hiểu đó
là việc nghiên cứu đồng bộ, toàn diện các hợp phần của tổng thể địa lý trong mối
quan hệ tương tác lẫn nhau giữa chúng để tạo ra sự phân dị lãnh thổ, sự kết hợp có
quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các hợp phần của
các địa tổng thể, đồng thời phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của
chúng.
Vận dụng quan điểm tổng hợp, luận văn chú trọng phân tích đồng bộ các yếu
tố tự nhiên và kinh tế - xã hội trong mối quan hệ lẫn nhau, ảnh hưởng đồng thời đến
các hoạt động của ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
5.1.3. Quan điểm hệ thống
Tính hệ thống làm cho quá trình nghiên cứu đề tài trở nên logic, thông suốt
và sâu sắc. Trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân, mỗi ngành kinh tế là một bộ
phận của hệ thống, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ mật thiết với các phân hệ
còn lại trong hệ thống và với những yếu tố khác bên ngoài hệ
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thống (điều kiện tự nhiên, thị trường). Bản thân các ngành kinh tế, trong đó có lâm
nghiệp cũng là một hệ thống ở cấp thấp hơn của hệ thống kinh tế quốc dân, được
hình thành bởi các phần tử khác nhau (theo ngành, lãnh thổ hoặc thành phần kinh
tế). Các phần tử cấu thành nên hệ thống này không hoạt động đơn lẻ mà có quan hệ
với các hệ thống khác, tác động qua lại lẫn nhau và ngày càng được mở rộng trong
quá trình phân công và hợp tác lao động. Bất cứ một thành tố nào của hệ thống thay
đổi đều ảnh hưởng đến các thành tố còn lại và làm thay đổi cả hệ thống. Khi một
ngành, một lĩnh vực thay đổi, nó sẽ kéo theo sự thay đổi của hệ thống các ngành
kinh tế khác.
Như vậy, mặc dù luận văn nghiên cứu về sự phát triển của ngành lâm nghiệp
huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk nhưng căn cứ vào quan điểm hệ thống, nó lại được
đặt trong mối quan hệ hệ thống với các ngành kinh tế khác và với các lãnh thổ xung
quanh. Bởi vì nếu xét trên hệ thống lớn hơn, thì huyện Buôn Đôn được coi là một
bộ phận của tỉnh Đắk Lắk và không gian kinh tế của vùng Tây Nguyên. Nếu xét cấp
thấp hơn huyện Buôn Đôn là một tập hợp bao gồm các hệ thống con (các huyện, thị
xã) có mối quan hệ tương tác mật thiết với nhau. Vì vậy, luận văn sẽ nghiên cứu,
tìm hiểu các mối quan hệ qua lại, các tác động ảnh hưởng giữa các yếu tố trong một
hệ thống và giữa các hệ thống để đánh giá chính xác vấn đề cần nghiên cứu, chẳng
hạn như: tiềm năng và thực trạng phát triển ngành lâm nghiệp của huyện Buôn Đôn.
5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng địa lý dù lớn hay nhỏ đều có quá trình phát sinh, phát triển
riêng của nó. Sự phát triển của ngành lâm nghiệp luôn luôn thay đổi trong các thời kỳ và
luôn luôn ở trạng thái vận động, biến động không ngừng theo sự phát triển của lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất. Vận dụng quan điểm lịch sử vào nghiên cứu luận văn để thấy
được những biến đổi của các yếu tố địa lý qua từng giai đoạn phát triển của ngành lâm
nghiệp, từ đó đánh giá chính xác các triển vọng phát triển của các ngành kinh tế này cũng
như sự phân hóa lãnh thổ sản xuất. Vận dụng quan điểm này cho ta thấy được quá trình
hình thành và phát triển của các phân ngành lâm nghiệp trong quá khứ, hiện tại cũng như
đề xuất những giải pháp mới nhằm mục đích phát triển ngành lâm nghiệp bền vững và khai
thác lãnh thổ huyện Buôn Đôn có hiệu quả hơn trong tương lai.
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đã và đang là một quan điểm bao
trùm phát triển kinh tế nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng, đặc biệt trong điều
kiện của cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa. Vận dụng vào luận văn thì
việc phát triển ngành lâm nghiệp của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk phải mang lại
hiệu quả cao, hài hòa và bền vững về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Những
giải pháp cho sự phát triển ngành lâm nghiệp của huyện phải dựa trên quan điểm
phát triển bền vững. Phát triển ngành lâm nghiệp phải gắn liền với bảo vệ và tái tạo
tài nguyên thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hòa phát triển ngành
với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Việc
phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng đến tương lai.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu
Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp trên phạm vi cả nước nói chung và từng
địa phương nói riêng, trong đó có Buôn Đôn là một vấn đề lớn, phức tạp. Vì vậy,
việc thu thập tài liệu phải thông qua nhiều nguồn, từ đó phân tích, tổng hợp, chọn
lọc để có những tài liệu cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của luận văn. Trong quá
trình triển khai nghiên cứu, tác giả đã thu thập, sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp từ
các báo cáo có liên quan của Nhà nước (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Cục Thống kê Đắk Lắk, Phòng Thống kê huyện Buôn Đôn, Hạt Kiểm lâm huyện
Buôn Đôn,…), các kết quả đã công bố tại các hội nghị, hội thảo, báo cáo, các cuộc
điều tra, các đề tài nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó việc thu thập các nguồn số
liệu sơ cấp cũng được quan tâm, thông qua việc điều tra, khảo sát thực địa, của các
chuyên gia và người dân địa phương.
5.2.2. Phƣơng pháp thực địa
Đây là phương pháp truyền thống của khoa học Địa lý, thông qua đó sẽ kiểm
tra được độ tin cậy của lượng thông tin thu được. Phương pháp này giúp người
nghiên cứu tiếp cận vấn đề một cách chủ động. Để hoàn thành luận văn, tác giả đã
tiến hành khảo sát thực địa tại hầu hết các địa phương trên địa bàn huyện Buôn Đôn,
trong nhiều đợt. Nội dung các hoạt động thực địa của tác giả đã thực
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hiện bao gồm: quan sát, điều tra, ghi chép, mô tả, chụp ảnh, ghi hình, gặp gỡ trao
đổi với lãnh đạo các phòng, ban ngành, các chuyên gia, cán bộ quản lí của huyện
Buôn Đôn về các vấn đề liên quan. Trên cơ sở đó, tác giả thu thập và xử lí được
nhiều thông tin về quan điểm, chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển ngành
lâm nghiệp của huyện Buôn Đôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH) định hướng đến năm 2020.
5.2.3. Phƣơng pháp bản đồ và GIS
Sử dụng phần mềm MapInfo để thành lập cơ sở dữ liệu địa lý và xây dựng
các bản đồ chuyên đề để mô tả các nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng phát
triển ngành lâm nghiệp của huyện Buôn Đôn, sự phân bố các hiện tượng kinh tế,
mối liên quan đến không gian lãnh thổ và xu hướng phát triển huyện Buôn Đôn của
huyện trong thời kỳ CNH, HĐH; định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020.
Một số bản đồ có thể được biên vẽ: Bản đồ hành chính, bản đồ thực trạng các loại
rừng, bản đồ thực trạng các cở sở chế biến lâm sản của huyện, bản đồ định hướng
phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
5.2.4. Phƣơng pháp phân tích thống kê
Tác giả dùng phương pháp này thông qua các bảng số liệu để phân tích các
dãy số biến động theo thời gian và không gian; các loại biểu đồ, đồ thị nhằm nêu lên
một cách tổng hợp bản chất và tính quy luật của các hiện tượng và quá trình phát
triển ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở các
số liệu, tài liệu thu thập được tác giả tính toán các chỉ tiêu cần thiết, so sánh và rút ra
những nhận định và kết luận đáp ứng mục đích nghiên cứu và từ đó đề xuất một số
biện pháp giải quyết.
5.2.5. Phƣơng pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành gặp gỡ, trao đổi ý kiến với các
nhà khoa học trong các lĩnh vực địa lí học, kinh tế học, lãnh đạo các phòng, ban ngành của
huyện Buôn Đôn, các chuyên gia của Sở Khoa học Công nghệ, Sở Công thương, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh. Từ đó có thêm sự hiểu
biết và đánh giá về thực tiễn phát triển ngành lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu, trên cơ
sở đó củng cố những nhận định, đề xuất về giải pháp trong luận văn.
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành lâm nghiệp.
Chương 2: Thực trạng phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh
Đắk Lắk.
Chương 3: Giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk
Lắk.
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH LÂM NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm ngành lâm nghiệp
Đề cập đến khái niệm ngành lâm nghiệp, trên thực tế từ trước đến nay đã có
nhiều quan điểm khác nhau. Trong Giáo trình kinh tế lâm nghiệp, Bùi Minh Vũ
(2001) [41] đã tổng hợp, chọn lọc, hệ thống hóa có một số quan điểm về ngành lâm
nghiệp như sau:
- Quan điểm thứ nhất: Cho rằng lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất trong
nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng và quản lý bảo vệ rừng. Với quan điểm
này, lâm nghiệp chỉ bao gồm các hoạt động về trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng,
quản lý, bảo vệ nhằm cung cấp lâm đặc sản, phòng hộ và bảo vệ môi trường sống
cho xã hội. Sản phẩm cuối cùng của hoạt động lâm nghiệp là tạo ra rừng; đó chỉ là
những sản phẩm tiềm năng chưa thành sản phẩm hàng hoá cuối cùng được trao đổi
trên thị trường. Như vậy, với quan điểm này đã bộc lộ một số hạn chế:
- Khi đã khẳng định lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất nhưng sản
phẩm cuối cùng lại chưa được lưu thông, trao đổi, mua bán trên thị trường để thu
hồi vốn tái sản xuất cho chù kỳ tiếp theo. Sản phẩm được khai thác từ rừng lại được
thống kê, hạch toán vào tổng sản phẩm công nghiệp.
- Về phương diện kỹ thuật lâm sinh thì khai thác và tái sinh có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau. Khai thác được xem là một trong những giải pháp kỹ thuật lâm
sinh quan trọng trong tái sản xuất tài nguyên rừng.
- Về phương diện kinh tế - xã hội, mục đích cuối cùng của xây dựng rừng là
để sử dụng (khai thác) và chỉ có khai thác mới thu hồi được vốn để tái sản xuất mở
rộng tài nguyên rừng.
-Về phương diện quản lý, hiện nay ngành lâm nghiệp đang quản lý các hoạt
động không chỉ thuộc lĩnh vực lâm sinh mà còn cả lĩnh vực khai thác và chế biến
lâm sản.
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Quan điểm thứ hai: Cho rằng lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất đặc biệt
không chỉ có chức năng xây dựng, quản lý, bảo vệ rừng mà còn có chức năng khai
thác sử dụng rừng. Như vậy, với quan điểm này so với quan điểm trên, khái niệm về
ngành lâm nghiệp đã được mở rộng. Sản phẩm cuối cùng của lâm nghiệp đã là sản
phẩm hàng hoá được mua bán, trao đổi trên thị trường. Quan điểm này đã đề cao vai
trò của lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, đã coi hoạt động xây dựng và sử
dụng rừng là hai giai đoạn của quá trình tái sản xuất tài nguyên rừng. Từ đó đã tạo
điều kiện thuận lợi để lâm nghiệp phát triển toàn diện. Tuy nhiên, quan điểm này đã
lồng ghép hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau vào một ngành sản xuất cũng có những
vấn đề khó khăn về công tác tổ chức, quản lý và hạch toán kinh tế. Mặt khác, khi
nhấn mạnh quan điểm này, có thể người ta chỉ tập trung vào khai thác bóc lột tài
nguyên rừng và ít quan tâm đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Do đó, tài nguyên
rừng nhanh chóng bị cạn kiệt, nhất là đối với những nước đang phát triển.
- Quan điểm thứ ba: xuất phát từ thực trạng quản lý ngành lâm nghiệp và
đứng trên gốc độ khép kín của quá trình tái sản xuất thì lâm nghiệp là một ngành
sản xuất vật chất ngoài chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác
vận chuyển còn bao gồm cả chế biến lâm sản.
So với hai quan điểm trên, quan điểm thứ ba tương đối toàn diện hơn. Quan
điểm này vừa đảm bảo tính thống nhất trong quá trình tái sản xuất, vừa đảm bảo chu
trình sản xuất khép kín. Tuy nhiên, với quan điểm này đã ghép toàn bộ các hoạt
động có chu kỳ sản xuất, có đối tượng tác động, có công nghệ sản xuất hoàn toàn
khác biệt vào một ngành cũng đã đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết như: đầu tư,
tổ chức sản xuất, áp dụng công nghệ, đánh giá hiệu quả và cơ chế chính sách để
phát triển toàn diện ngành lâm nghiệp.
Tóm lại, từ những quan điểm trên có thể đưa ra khái niệm về ngành lâm
nghiệp: Đây là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức
năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản
và phát huy chức năng phòng hộ của rừng [41].
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.1.2. Vai trò của lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm lâm nghiệp có tác
dụng nhiều mặt trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội. Trong Luật bảo vệ
và phát triển rừng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở nước ta cho rằng “Rừng là tài
nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo và là bộ phận quan trọng của môi
trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền đời sống của
nhân dân với sự sống còn của các dân tộc”. Khái quát chung có thể nhận thấy vai trò
quan trọng của ngành lâm nghiệp thể hiện ở một số điểm sau [25]:
a. Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ các nhu cầu của xã hội
- Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước hết
là gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và cho xây dựng cơ bản.
- Cung cấp động vật, thực vật là những đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng
của các tầng lớp dân cư.
- Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ
cho con người.
- Cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm,... phục vụ nhu cầu
đời sống xã hội.
b. Vai trò làm chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống, cảnh quan văn
hoá xã hội
- Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy, chống xói mòn
rửa trôi thoái hoá đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế
hạn hán, giữ gìn được nguồn thuỷ năng lớn cho các nhà máy thuỷ điện.
- Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập
của nước mặn, bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển.
- Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng dưỡng
khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hoà khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.
- Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ nước, cố định phù sa, hạn chế lũ
lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất.
- Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch.
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
c. Tạo nguồn thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, đặc biệt
là đồng bào thuộc vùng trung du miền núi và cao nguyên
- Tài nguyên rừng trước hết là cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu quan trọng
quyết định đến phát triển lâm nghiệp. Tài nguyên rừng là nguồn thu nhập chính của
đồng bào các dân tộc miền núi. Hiện nay, đất lâm nghiệp quản lý gần 60% diện tích
tự nhiên và chủ yếu tập trung ở vùng trung du miền núi, nơi sinh sống chủ yếu của
đồng bào các dân tộc ít người.
- Địa bàn sản xuất lâm nghiệp là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều
tiết lao động xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhân dân.
d. Lâm nghiệp có chức năng nghiên cứu khoa học
Đối tượng sản xuất lâm nghiệp là rừng. Rừng luôn chứa đựng nhiều vấn đề bí
ẩn cần phải được bảo tồn và nghiên cứu, đặc biệt là tính đa dạng sinh học của rừng
không chỉ có giá trị trước mắt mà còn có giá trị cho các thế hệ tương lai.
1.1.3. Đặc điểm sản xuất ngành lâm nghiệp
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất độc lập trong nền kinh tế quốc
dân. Cũng như các ngành kinh tế khác, để hình thành và khẳng định tính tất yếu
khách quan tồn tại và phát triển, mỗi ngành đều có những đặc điểm phản ảnh tính
đặc thù của mình. Những đặc thù này có tính quyết định đến việc tổ chức sản xuất,
quản lý sử dụng các nguồn lực của ngành. Nghiên cứu các đặc điểm sản xuất để
hoạch định chiến lược phát triển và qua đó đề ra những giải pháp quản lý, khai thác
triệt để các nguồn lực nhằm hướng tới mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.
Nhìn tổng thể, ngành sản xuất lâm nghiệp có những đặc điểm chủ yếu sau:
a. Chu kỳ sản xuất dài, đối tượng sản xuất là cơ thể sống
- Chu kỳ sản xuất dài: Đây là đặc điểm quan trọng, mang tính đặc thù của
ngành lâm nghiệp. Chu kỳ sản xuất được tính là khoảng thời gian kể từ khi chuẩn bị
đưa các yếu tố vào sản xuất đến khi tạo ra sản phẩm sẵn sàng tiêu thụ. Chu kỳ sản
xuất là tiêu thức phản ảnh đặc điểm sản xuất của các ngành sản xuất và chủ yếu là
do đối tượng sản xuất quyết định.
- Đối với lâm nghiệp, đối tượng sản xuất là rừng, khác với đối tượng sản xuất
của các ngành khác, rừng là cơ thể sống, trong đó quần xã cây rừng đóng vai trò chủ
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đạo và chúng khác biệt với các loài thực vật khác là chu kỳ sinh trưởng kéo dài và
phát triển chậm. Nếu tính chu kỳ thành thục tự nhiên phải hàng trăm năm, còn chu
kỳ thành thục công nghệ cũng phải hàng chục năm trong khi đó chu kỳ sản xuất của
một số sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chu kỳ chỉ tính bằng giờ, bằng phút và
ngay ngành nông nghiệp (trừ một số loài cây ăn quả và cây công nghiệp), chu kỳ
sản xuất cũng chỉ tính bằng ngày, bằng tháng. Do đặc điểm sản xuất dài đã ảnh
hưởng không nhỏ đến tình hình tổ chức sản xuất, tình hình quản lý, sử dụng các yếu
tố nguồn lực trong lâm nghiệp. Trước hết là vốn đầu tư lớn, vốn bị ứ đọng ở sản
phẩm dở dang nằm tại rừng, dưới dạng rừng non, rừng chưa thành thục công nghệ,
do đó tốc độ chu chuyển chậm, thời hạn thu hồi lâu và thường hiệu quả đầu tư thấp.
- Mặt khác, sản xuất lâm nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên
lại diễn ra trong thời gian dài, chắc chắn sẽ có nhiều rủi do, khó bảo vệ thành quả
lao động. Đây cũng là điểm kém hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh
rừng. Đặc biệt là sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong cơ chế thị trường, giá cả luôn
luôn bị tác động bởi yếu tố thời gian, chi phí cơ hội lớn, người đầu tư khó có thể dự
đoán được kết qủa đầu ra. Trong công tác nghiên cứu khoa học cũng gặp phải
những cản trở không nhỏ, có những công trình diễn ra trong thời gian dài mới có kết
quả, do đó các nhà khoa học ít có cơ hội tự đánh giá tổng kết công trình nghiên cứu
của mình.
- Từ những khó khăn cản trở trên, vấn đề cần đặt ra trước hết đối với Nhà
nước phải có chính sách đầu tư, hỗ trợ về vốn cho phát triển lâm nghiệp, bằng các
chương trình dự án và có chính sách cho vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi cho
kinh doanh và phát triển rừng, phải quy hoạch tổng thể đồng bộ và ổn định, đồng
thời cần phải có chính sách bảo hiểm cho người làm rừng khi gặp phải rủi ro. Bên
cạnh đó đối với các nhà quản lý, trong sản xuất lâm nghiệp phải xây dựng kế hoạch
dài hạn, thận trọng chọn loại cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái. Xây dựng
các mô hình tổ chức phù hợp với đặc điểm sản xuất chu kỳ sản xuất dài. Cần có
chính sách đầu tư thỏa đáng cho công tác nghiên cứu khoa học và công tác nghiên
cứu khoa học cần tập trung nghiên cứu để tạo ra các loài cây cho năng xuất cao, có
khả năng rút ngắn được chu kỳ sản xuất để hạn chế sự ảnh hưởng của yếu tố thời
gian đối với sản xuất.
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
b. Quá trình tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với quá trình tái sản xuất kinh tế,
trong đó quá tình tái sản xuất tự nhiên đóng vai trò quan trọng và quyết định
Tái sản xuất là sự lặp đi lặp lại của các hoạt động sản xuất mang tính chu kỳ.
Trong sản xuất lâm nghiệp luôn luôn diễn ra hai quá trình xen kẽ, đó là quá trình tái
sản xuất tự nhiên và quá trình tái sản xuất kinh tế. Tái sản xuất tự nhiên đó là quá
trình sinh trưởng, phát triển của cây rừng bắt đầu từ quá trình gieo hạt tự nhiên, cây
rừng nẩy mầm, lớn lên, ra hoa kết quả rồi lại tiếp tục lặp đi lặp lại quá trình đó và
tuân thủ theo quy luật sinh học (quá trình tái sinh tự nhiên). Như vậy, quá trình tái
sản xuất tự nhiên là quá trình tái sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên và tuân theo quy luật sinh học mà không cần sự can thiệp của con người. Tái
sản xuất kinh tế là quá trình lặp đi lặp lại sự phát triển của cây rừng dưới sự tác
động của con người như bón phân, làm cỏ,... (thâm canh rừng, làm giàu rừng) nhằm
thoả mãn mục đích nào đó của con người. Do cây rừng luôn luôn chịu ảnh hưởng
sâu sắc vào điều kiện tự nhiên nên quá trình tái sản xuất tự nhiên luôn giữ vai trò
quan trọng và quyết định. Điều này đặt ra cho công tác quản lý và kỹ thuật phải tôn
trọng tự nhiên, phải hiểu biết quy luật tự nhiên khi quyết định các phương án sản
xuất để lợi dụng tối đa những ưu thế của tự nhiên đồng thời cũng phải biết né tránh
những bất lợi của tự nhiên đem lại gây cản trở cho sản xuất kinh doanh. Mặt khác,
cũng không thể trông chờ hoàn toàn vào sự ưu đãi của tự nhiên mà cần phải tuỳ điều
kiện cụ thể để có sự tác động kinh tế nhất định để đẩy nhanh quá trình phát triển.
c. Sản xuất lâm nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ giữa tái sinh rừng và khai
thác rừng
Tái sinh là quá trình xây dựng rừng bằng hai hình thức là tái sinh tự nhiên và
tái sinh nhân tạo. Khai thác rừng là quá trình lợi dụng rừng, quá trình thu hoạch
thành quả của quá trình xây dựng rừng. Xét về hình thức thì đây là hai mặt đối lập
nhau, song lại thống nhất và liên quan chặt chẽ với nhau. Mục đích xây dựng là để
lợi dụng và có lợi dụng, khai thác mới thu hồi được vốn để tái sản xuất cho các chu
kỳ tiếp theo. Nếu đứng trên góc độ kỹ thuật thì khai thác còn được coi là một trong
những giải pháp kỹ thuật quan trọng của tái sinh rừng. Từ đặc điểm này đòi hỏi các
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nhà quản lý và các nhà kỹ thuật lâm nghiệp phải có giải pháp đúng đắn trong việc
xây dựng cân đối giữa khai thác và tái sinh để khỏi lạm dụng vào vốn rừng và sử
dụng công cụ khai thác hiệu quả trong công tác tái sinh rừng.
d. Sản xuất lâm nghiệp tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài
trời và trên những địa bàn có những điều kiện tự nhiên phức tạp, điều kiện kinh tế -
xã hội khó khăn
Đây là đặc điểm có tính đặc thù rất rõ nét của sản xuất lâm nghiệp. Hiện nay,
ở Việt Nam diện tích đất lâm nghiệp quản lý khoảng trên 19 triệu ha chiếm gần
60% diện tích tự nhiên toàn quốc, với 75% diện tích là đồi núi, dốc cao, địa hình
chia cắt phức tạp, hiểm trở, đất đai thường bị xói mòn và ngay ở vùng ven biển thì
đất lâm nghiệp cũng là những loại đất cát hoặc đất chua mặn không có khả năng
canh tác nông nghiệp. Trên các điều kiện tự nhiên đó, hoạt động sản xuất lâm
nghiệp lại chủ yếu tiến hành ở ngoài trời, cự ly hoạt động ngày một xa nên thu nhập
thấp, đời sống của người làm nghề rừng gặp rất nhiều khó khăn. Về mặt xã hội, vì
điều kiện tự nhiên phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, nên điều kiện phát triển
kinh tế cũng bị hạn chế. Mặt khác, nguồn lao động lâm nghiệp chủ yếu là đân tộc ít
người, trình độ dân trí thấp kém, canh tác lạc hậu (du canh, du cư phá rừng làm
nương rẫy) đã ảnh hưởng lớn đến phát triển lâm nghiệp. Đồng thời trong điều kiện
địa bàn rộng lớn như vậy rất khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ thành quả lao
động, vì vậy tính rủi ro trong sản xuất lâm nghiệp rất cao. Xuất phát từ đặc thù này,
cần phải có sự đầu tư thích đáng cho phát triển lâm nghiệp và phải nhận thức việc
đầu tư cho phát triển lâm nghiệp là đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vùng trung
du miền núi, một nhiệm vụ chiến lược quan trọng của đất nước.
e. Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ
Tính thời vụ được hiểu là tình hình sản xuất được tập trung vào một khoảng
thời gian nào đó trong năm và lặp đi lặp lại có tính quy luật. Trong sản xuất lâm
nghiệp, tính thời vụ là đặc trưng của ngành sản xuất sinh học, do đặc tính sinh lý,
sinh thái của cây rừng, do đòi hỏi của công nghệ (đặc biệt là công nghệ khai thác,
vận chuyển) mà tình hình sản xuất diễn ra tập trung vào một số tháng trong năm,
hiện tượng đó gọi là tính thời vụ. Do điều kiện sản xuất phải tập trung nên tình hình
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tổ chức sản xuất, đặc biệt là tổ chức về lao động cũng gặp khó nhăn nhất định. Để
loại bỏ tính thời vụ là không thể thực hiện được, trong thực tế chúng ta chỉ có thể
tìm các giải pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của nó bằng cách chủ động trước về
lao động, vốn, máy móc thiết bị, phát triển sản xuất tổng hợp, đa dạng hoá ngành
nghề hoặc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để tuyển chọn, lai tạo các giống cây
trồng mới có khả năng thích nghi cao, có biên độ sống rộng.
f. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp vừa mang mục tiêu kinh tế vừa mang mục
tiêu xã hội.
Xuất phát từ đối tượng của sản xuất lâm nghiệp là rừng, mà sản phẩm của
rừng có tác dụng nhiều mặt. Trước hết, về mục tiêu kinh tế của sản xuất lâm nghiệp
nhằm mục tiêu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản, cung
cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Về mục tiêu xã hội,
trong sản xuất lâm nghiệp còn nhằm mục tiêu phòng hộ, bảo vệ môi trường sống,
bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan văn hoá và các danh lam thắng cảnh. Mặc dù hiện
nay người ta đã quan tâm nhiều hơn tới giá trị gián tiếp của rừng (giá trị phi vật thể)
song vấn đề đặt ra đối người quản lý là phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ giá trị
của rừng mà quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho phát triển lâm nghiệp. Đây cũng là
vấn đề thực thi chiến lược phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước.
h. Sản xuất lâm nghiệp vừa mang tính chất hoạt động sản xuất nông nghiệp
vừa mang tính chất hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản
Sản xuất lâm nghiệp có nhiệm vụ trồng cây, gây rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng,
bảo vệ rừng, khai thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng. Trong các
nhiệm vụ trên, nhiệm vụ trồng cây, gây rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ
rừng, đây là hoạt động mang tính sinh học và có tính chất giống như hoạt động nông
nghiệp. Nhiệm vụ tiếp theo của sản xuất lâm nghiệp là khai thác, vận chuyển và chế
biến các sản phẩm từ rừng, các hoạt động này có tính chất công nghiệp. Ngoài ra,
do đặc thù của sản xuất lâm nghiệp là chu kỳ sản xuất dài, vốn hoạt động chủ yếu là
vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản, về hình thức hoạt động và phương pháp hạch toán
đều có nét giống như hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy, có thể nói hoạt
động sản xuất lâm nghiệp vừa mang tính chất của hoạt động sản xuất nông
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nghiệp vừa mang tính chất công nghiệp và xây dựng cơ bản. Từ đặc thù trên, vấn đề
đặt ra cho công tác quản lý là phải tuân thủ các quy luật sinh học của sản xuất, áp
dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học.
Mặt khác, cần phải trang bị và đổi mới thiết bị công nghệ cho phù hợp với điều kiện
sản xuất, đặc biệt là các phương tiện vận chuyển trong điều kiện địa hình phức tạp,
sản phẩm cồng kềnh. Sản xuất lâm nghiệp mang tính xã hội sâu sắc và nhiều thành
phần kinh tế tham gia. Với địa bàn hoạt động gần 60% diện tích tự nhiên toàn quốc
là nơi sinh sống của các cộng đồng cư dân mà đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít
người, nên mọi hoạt động của cư dân địa phương đều ảnh hưởng trực tiếp đến phát
triển lâm nghiệp và ngược lại các hoạt động sản xuất lâm nghiệp đều ảnh hưởng lớn
đến đời sống của cư dân địa phương. Từ đặc điểm này đã ảnh hưởng không nhỏ đến
công tác tổ chức sản xuất, đặc biệt là công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. Xuất
phát từ đặc thù trên, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, trước hết phải tôn trọng các
phong tục và kiến thức bản địa. Sản xuất lâm nghiệp luôn luôn phải tính đến lợi ích
và bảo vệ lợi ích của cộng đồng địa phương. Về phía Nhà nước cần có những chính
sách cởi mở để thu hút các thành phần kinh tế, đặc biệt là đồng bào, cư dân địa
phương vào công tác bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, có thể nói sự phát triển của
ngành lâm nghiệp không thể tách rời sự phát triển tổng hợp về kinh tế, văn hoá xã
hội và an ninh quốc phòng của vùng trung du miền núi [41].
1.1.4. Một số hoạt động chủ yếu của ngành lâm nghiệp
Lâm nghiệp là ngành sản xuất đặc biệt, bao gồm nhiều phân ngành khác
nhau. Do vậy, hoạt động của ngành này cũng hết sức phong phú và đa dạng, khái
quát chung có một số hoạt động chủ yếu sau [29]:
1.1.4.1. Hoạt động trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng
Đây là một trong những hoạt động chính của ngành lâm nghiệp. Hoạt động
trồng rừng được thực hiện nhằm nhiều mục đích khác nhau cả về mặt kinh tế lẫn xã
hội. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển để chắn sóng, chắn cát,
trồng rừng để bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống cho con
người nói riêng và cho các loài sinh vật nói chung. Ngoài ra, việc trồng rừng vùng
đệm góp phần vào công tác bảo vệ phân khu đặc biệt của rừng đặc dụng, khoanh
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nuôi phục hồi rừng tự nhiên. Trồng rừng phục vụ cho sản xuất kinh doanh khai thác
lâm sản. Đi kèm với hoạt động trồng rừng là bảo vệ rừng cũng không kém phần
quan trọng. Hoạt động này nó quyết định sự thành công hay không thành công của
hoạt động trồng rừng. Với tình trạng rừng càng ngày càng suy giảm về mặt số lượng
và chất lượng do khai thác bừa bãi và sâu bệnh như ở nước ta hiện nay, đòi hỏi phải
làm sao bảo vệ và nâng cao chất lượng diện tích rừng hiện có, đồng thời thực hiện
nâng cao độ che phủ của rừng, giảm tối đa diện tích đất chưa có rừng, thực hiện
phát triển lâm nghiệp bền vững. Để làm được điều này thì việc bảo vệ rừng không
chỉ là trách nhiệm của riêng các cơ quan chức năng mà đó còn là trách nhiệm của
mỗi người dân, hay nói đúng hơn là thực hiện xã hội hóa nghề rừng.
1.1.4.2. Hoạt động khai thác lâm sản
Đây là hoạt động nhằm khai thác các sản phẩm từ rừng để phục vụ cho hoạt
động sản xuất và tiêu dùng xã hội: khai thác gỗ tròn, gỗ nguyên liệu và các lâm sản
ngoài gỗ như tre, nứa, dược liệu, lương thực và nguyên liệu chế biến thực phẩm.
Khai thác lâm sản là một nghề lâu đời, gắn liền với nông nghiệp nông thôn miền núi
và vùng dân cư sống gần rừng, hoạt động này mang tính chất nhỏ bé, tự phát, manh
mún. Do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành chế biến lâm sản nên hiện nay
hoạt động này đã phát triển hơn, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia.
1.1.4.3. Hoạt động chế biến lâm sản
Chế biến lâm sản là một ngành công nghiệp quan trọng, là hoạt động tạo ra
giá trị gia tăng cho các sản phẩm lâm sản, đặc biệt đối với hàng lâm sản xuất khẩu.
Nó lấy nguyên liệu từ ngành khai thác rừng. Công nghiệp chế biến lâm sản phát
triển cho phép sử dụng triệt để và tiết kiệm nguyên liệu từ rừng, nâng cao chất
lượng và giá trị hàng lâm sản dựa vào các thành tựu khoa học kĩ thuật. Vì vậy, để
ngành lâm nghiệp phát triển được thì ngành chế biến lâm sản phải được quan tâm
đúng mức, nhất là một nước đang phát triển như nước ta. Nguồn nguyên liệu từ
rừng phong phú, đa dạng đã tạo điều kiện cho ngành chế biến lâm sản hình thành
nhiều nghề từ thủ công đến hiện đại như: sản phẩm mộc, ván nhân tạo, đồ thu công
mỹ nghệ mây tre đan xuất khẩu, chế biến nhựa thông, cao su, cánh kiến đỏ, chế biến
dược liệu, thực phẩm, đã thúc đẩy sự
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phân công lao động trong nội bộ ngành lâm nghiệp cũng như trong nền kinh tế quốc
dân nói chung.
1.1.4.4. Hoạt động tiêu thụ
Đây là hoạt động mang tính chất quyết định đối với bất kỳ sản phẩm nào và
sản phẩm lâm sản cũng vậy. Thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, giá trị hàng
hóa được thực hiện tạo ra lợi nhuận cho người sản xuất kinh doanh. Sản phẩm lâm
sản được tiêu thụ thông qua thị trường, ở đây có thị trường trong nước và thị trường
nước ngoài. Vì vậy, để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ thì phải tạo thương hiệu cho sản
phẩm, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngoài những hoạt động chủ yếu trên, ngành lâm nghiệp còn có một số hoạt
động khác như: Dịch vụ lâm nghiệp (dịch vụ giống cây trồng, hoạt động khuyến
lâm, dịch vụ khoa học lâm nghiệp, du lịch sinh thái).
1.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển ngành lâm nghiệp
1.1.5.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
Đây là những nhân tố tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc trao
đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng, tỉnh trong một quốc gia và giữa các
quốc gia với nhau. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, vị trí địa lý là
nhân tố góp phần định hướng phát triển kinh tế nói chung và ngành lâm nghiệp nói
riêng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế, xây dựng các mối quan hệ song
phương hay đa phương của mỗi quốc gia. Vị trí địa lý bao gồm vị trí tự nhiên, kinh
tế - chính trị, giao thương.
1.1.5.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Bao gồm các thành phần của tự nhiên mà con người có thể sử dụng để thỏa
mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên của mỗi quốc gia, mỗi địa phương bao gồm đất, địa hình, khí hậu, rừng, biển,
sông ngòi, khoáng sản trong lòng đất, khoáng vật dưới đáy biển, nhiệt năng trong
lòng đất. Nói cách khác tất cả của cải vật chất hình thành và tồn tại trên mặt đất,
dưới đáy biển, trong lòng đất và không gian vũ trụ thuộc chủ quyền của một quốc
gia đều là điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của quốc gia đó.
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là một trong các nguồn lực cơ bản
của quá trình sản xuất, là đối tượng lao động. Nếu không có điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên, thì không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người.
Tuy nhiên, đối với việc phát trển kinh tế nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng, điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, chúng chỉ
trở thành sức mạnh kinh tế khi con người biết khai thác và sử dụng một cách hợp lý và
hiệu quả. Thực tế trên thế giới, có nhiều quốc gia rất giàu tài nguyên thiên nhiên (ví dụ:
nhiều nước ở Châu Phi) nhưng vẫn là các nước nghèo, chậm phát triển. Ngược lại,
nhiều quốc gia như Nhật Bản, các nước Tây Âu, không nhiều tài nguyên, nhưng lại trở
thành những nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tài sản quốc gia, là nhân tố
không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, trong đó có ngành lâm nghiệp để tạo
ra của cải phục vụ đời sống con người. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên có tính
giới hạn của nó, trong khi đó nhu cầu của con người thì vô hạn với số dân ngày càng
tăng. Do đó, để đảm bảo phát triển bền vững cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
môi trường sinh thái.
1.1.5.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
Đây là điều kiện có vai trò hết sức quan trọng trong việc lựa chọn chiến lược
phát triển và phân bố các ngành kinh tế lâm nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của
địa bàn nghiên cứu trong từng giai đoạn nhất định. Có thể nêu một số yếu tố sau:
- Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng, quyết định việc sử dụng
các nguồn lực khác trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và ngành lâm nghiệp
nói riêng. Vai trò của dân cư và nguồn lao động đối với việc phát triển và phân bố
sản xuất lâm nghiệp thể hiện ở hai mặt. Một mặt, đó là yếu tố đầu vào của hoạt động
kinh tế lâm nghiệp, là lực lượng sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm, tạo ra sự tăng
trưởng cho các phân ngành lâm nghiệp. Mặt khác, dân cư và nguồn lao động là lực
lượng tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ tham gia tạo cầu cho ngành lâm nghiệp. Quy
mô và cơ cấu tiêu dùng góp phần quan trọng thúc đẩy ngành lâm nghiệp. Sự tác
động của dân cư và nguồn lao động thể hiện ở quy mô, tốc độ gia tăng dân số và lao
động, cơ cấu dân số, chất lượng nguồn lao động về mặt thể chất,
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trình độ văn hóa, nghề nghiệp, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, thói quen
và thái độ lao động.
Trong thời hiện đại ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành bộ phận trực
tiếp của lực lượng sản xuất thì nguồn lao động, dù là lao động giản đơn cũng đòi hỏi
phải có trình độ kiến thức đủ mức cần thiết. Trình độ kỹ thuật công nghệ của sản
xuất càng cao, ứng dụng của khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống càng
nhiều thì vai trò của nguồn lao động có chuyên môn kỹ thuật càng phải tăng cường.
- Vốn đầu tư: là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, là nhân tố
quyết định để mở rộng và tăng cường đầu tư cho ngành lâm nghiệp, nâng cao trình
độ kỹ thuật công nghệ theo yêu cầu của CNH, HĐH. Đối với các nước đang phát
triển trong đó có Việt Nam, nhu cầu về vốn đối với quá trình phát triển ngành lâm
nghiệp là rất lớn. Sự gia tăng nhanh các nguồn vốn, việc phân bố và sử dụng chúng
một cách có hiệu quả sẽ tác động rất lớn đến tăng trưởng, tạo nhiều việc làm, tăng
tích lũy vốn cho nền kinh tế. Trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và ngành
lâm nghiệp nói riêng, bất kỳ quốc gia nào cũng đều coi nguồn vốn đầu tư trong
nước là chính, còn nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài chỉ là tạm thời.
- Thị trường: là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là nhân tố đảm bảo khâu
tiêu dùng, xuất nhập khẩu, giá cả và tạo ra nhu cầu mới, giúp cho quá trình tái sản
xuất của ngành lâm nghiệp diễn ra không ngừng. Thị trường là nhân tố hướng dẫn
và điều tiết sản xuất cho các phân ngành lâm nghiệp. Trong nền kinh tế, nhu cầu thị
trường luôn có sự thay đổi do sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng và từ đó làm
thay đổi nhiệm vụ sản xuất để thích ứng tiêu dùng và làm thúc đẩy sự phát triển
ngành lâm nghiệp.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tình hình phát triển của ngành lâm nghiệp nƣớc ta
Trải qua quá trình phát triển, nhất là 5 năm gần đây (2011 - 2015), mặc dù
gặp nhiều khó khăn của tình hình kinh tế trong nước, quốc tế và những diễn biến
khó lường của thời tiết khí hậu, nhưng ngành lâm nghiệp nước ta tiếp tục phát triển
và đạt được những thành tựu quan trọng, thể hiện tập trung ở những mặt sau:
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Diện tích rừng tăng nhanh, ổn định; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy
rừng có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về rừng giảm dần.
5 năm qua (2011 - 2015), bình quân trồng khoảng 220.000 ha/năm. Khoanh nuôi tái
sinh 460.000 ha/năm, trong đó khoảng 50.000 ha thành rừng/năm. Áp dụng một số
giống mới, bước đầu áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh rừng trồng, đã
tăng sinh khối rừng sản xuất từ 7 - 8 m3
/ha/năm lên 12 - 15 m3
/ha/năm, cá biệt có
nơi đạt 40 m3
/ha/năm; độ che phủ của rừng tăng từ 39,1% năm 2009 lên khoảng
40,7% năm 2015. Vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm cả về số vụ
và mức độ thiệt hại; công tác phòng chống cháy rừng theo phương châm bốn tại chỗ
được tăng cường; đã kiềm chế và giảm 70% diện tích rừng bị phá trái pháp luật so
với 5 năm trước [38].
- Sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng nhanh, sản xuất lâm sản hàng hóa ngày
càng thích ứng với biến đổi của thị trường thế giới; đời sống người làm nghề rừng
được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng nhanh trong
những năm gần đây (năm 2011 đạt 3,4%, năm 2012 đạt 5,5%, năm 2013 đạt 6,0%,
năm 2014 đạt 7,09%, năm 2015 đạt khoảng 7,5%). Sản lượng gỗ rừng trồng tăng
2,5 lần trong 5 năm qua, đạt khoảng 17 triệu m3
vào năm 2015. Khai thác rừng tự
nhiên được quản lý chặt chẽ hơn theo hướng bền vững, sản lượng khai thác giảm
từ 350 nghìn m3
năm 2009 xuống còn 160 nghìn m3
năm 2013, đã dừng khai thác
chính từ năm 2014. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển mạnh với nhiều
thành phần kinh tế, sản phẩm chế biến đa dạng theo yêu cầu thị trường. Sản phẩm
đồ gỗ của Việt Nam đã xuất vào trên 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị
trường khó tính (Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc). Kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm
sản ngoài gỗ tăng hơn 1,65 lần trong 5 năm, từ 4,2 tỷ USD năm 2011 lên khoảng 6,9
tỷ USD năm 2015. Ngành công nghiệp chế biến lâm sản ngày càng thích ứng có
hiệu quả với biến đổi thị trường và vận hành theo tín hiệu thị trường, giải quyết hài
hòa các rào cản thương mại quốc tế. Thu nhập đời sống của người dân từng bước
được tăng lên, có hộ thu nhập từ 150 - 250 triệu đồng/ha rừng trồng sau 6 đến 10
năm, nên có thể làm giàu từ trồng rừng [38].
- Công tác xã hội hóa nghề rừng được cụ thể hóa đầy đủ hơn; nhận thức của
xã hội về ngành kinh tế lâm nghiệp nhất quán hơn. Việc giao đất, giao rừng sản xuất
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cho hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế được coi là giải pháp
mang tính đột phá; khuyết khích các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, kinh doanh lâm
sản. Ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư cho rừng đặc dụng và rừng phòng hộ chỉ
chiếm khoảng 25% tổng mức đầu tư toàn xã hội cho bảo vệ, phát triển rừng, 75% vốn
đầu tư được huy động từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Cơ chế, chính sách về
lâm nghiệp tiếp tục được hoàn thiện, nổi bật là Nghị định 05/2010/NĐ-CP về thành lập
Quỹ Bảo vệ phát triển rừng; Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng; Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp đổi mới và phát triển nâng
cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp; Nghị định 75/2015/NĐ-CP
về cơ chế, chính sách bảo vệ phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền
vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020. Quyết định 57/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 -
2020; Quyết định 07/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách bảo
vệ rừng; Quyết định 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát
triển rừng đặc dụng. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường đang trở thành nguồn tài
chính quan trọng của ngành lâm nghiệp, tạo nguồn thu cho các hộ gia đình tham gia
bảo vệ rừng với khoảng 4,6 triệu ha, giảm áp lực chi ngân sách với số tiền từ 12.000 -
13.000 tỷ/năm [38].
- Hợp tác quốc tế về lâm nghiệp tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu
theo chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa. Ngành lâm nghiệp đã hợp tác với các
đầu mối và tổ chức lâm nghiệp quốc tế, trong đó có 2 Công ước và nhiều hiệp định
vùng, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên diễn đàn
- Thực trạng phá rừng, khai thác rừng tự nhiên, sử dụng đất lâm nghiệp trái
phép còn diễn ra phức tạp ở một số địa phương; năng suất, chất lượng, giá trị rừng
sản xuất thấp. Tình trạng phá rừng tự nhiên trái pháp luật để lấy đất; sử dụng đất
lâm nghiệp sai mục đích diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt ở các tỉnh vùng Tây Nguyên;
một số điểm nóng về phá rừng tự nhiên nghiêm trọng, kéo dài, chưa được giải quyết
triệt để, gây bức xúc trong xã hội. Độ che phủ rừng tăng, nhưng chất lượng và tính
đa dạng sinh học của rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm. Sản phẩm rừng trồng chủ
yếu là rừng gỗ nhỏ, giá trị thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản về nguyên liệu gỗ lớn
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, nhất là trước yêu cầu truy xuất xuất xứ
nguyên liệu theo các Hiệp định thương mại thế hệ mới. Giá trị thu nhập bình quân
trên 1 ha rừng trồng mới đạt khoảng 9 - 10 triệu đồng/ha/năm, đa số người dân làm
nghề rừng còn nghèo, tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 25% trong tổng thu
nhập của nông dân miền núi.
- Công nghệ chế biến, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh chưa cao.
Quy mô sản xuất phổ biến còn nhỏ, kết cấu hạ tầng yếu kém. Năng suất lao động
trong chế biến lâm sản còn thấp so với các nước trong khu vực, chất lượng, mẫu mã
sản phẩm kém cạnh tranh. Công nghiệp phụ trợ, vật tư phục vụ cho sản xuất lâm
nghiệp phụ thuộc vào nhập khẩu.
- Giá trị gia tăng thấp, tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng. Trình độ
tay nghề lao động lâm nghiệp thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, trồng rừng vẫn chủ
yếu là quảng canh. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào
sản xuất còn nhiều bất cập; công nghệ sinh học và công tác tạo giống chưa được
ứng dụng trên quy mô rộng.
- Các lâm trường quốc doanh trước đây, sau khi chuyển thành Công ty lâm
nghiệp quản lý trên 2 triệu ha đất, nhưng sử dụng kém hiệu quả, tình trạng tranh
chấp, lấn chiếm, vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến phức tạp. Việc triển khai sắp
xếp đổi mới các Công ty lâm nghiệp mới bước đầu lập đề án, chưa tạo được sự
chuyển biến trên thực tiễn.
Thời gian tới, ngành lâm nghiệp cần quan tâm một số vấn đề sau:
- Việc phát triển lâm nghiệp trước hết phải tiến hành tái cơ cấu ngành lâm
nghiệp, nâng cao hiệu lực quản lý, giám sát thực hiện nghiêm túc quy hoạch tổng
thể rừng cấp quốc gia và cấp vùng, xác định rõ lâm phận ổn định. Thống nhất giữa
quy hoạch rừng trên bản đồ và thực địa, giữa ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn với ngành Tài nguyên và Môi trường. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục
đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác, xử lý kiên quyết các hành vi vi
phạm pháp luật về đất đai, nhất là hành vi mua bán đất lâm nghiệp trái phép, giám
sát thực hiện đầy đủ trách nhiệm tổ chức trồng rừng thay thế.
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Triển khai mạnh mẽ công tác xã hội hóa đầu tư trong lâm nghiệp, huy động
các nguồn vốn ODA và FDI từ Chính phủ, Phi chính phủ và các tổ chức quốc tế
thông qua các chương trình dự án quốc tế, lồng ghép các chương trình, dự án quốc
tế và trong nước giải quyết nhu cầu vốn cho hoạt động lâm nghiệp.
- Thực hiện trách nhiệm các cam kết kinh tế quốc tế cùng với bảo vệ sản xuất
nội địa hợp lý, phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc
tế. Chủ động xây dựng quan hệ đối tác, dựa trên lợi thế của từng tổ chức quốc tế và
quốc gia, tổ chức vận động thu hút viện trợ, công nghệ và đầu tư nước ngoài.
- Thúc đẩy ứng dụng giống cây lâm nghiệp chất lượng cao được nuôi cấy
mô, hỗ trợ người dân chuyển đổi rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn, quản lý rừng bền
vững quốc gia phù hợp với thông lệ quốc tế, khôi phục, phát triển rừng thích ứng
với biến đổi khí hậu.
- Chú trọng nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu cải thiện giống cây trồng và
thâm canh rừng, công nghệ chế biến lâm sản.
- Sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hệ thống tổ chức sản xuất lâm
nghiệp, chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm và điều kiện làm việc cho kiểm lâm
địa bàn xã.
- Trong phát triển lâm nghiệp cần thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc các
luật định về quản lý và bảo vệ rừng.
1.2.2. Tình hình phát triển của ngành lâm nghiệp Vùng Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum
và Lâm Đồng, có tổng diện tích tự nhiên 54.461 km2
, dân số khoảng 5,1 triệu người
(2016), là địa bàn chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc
phòng; đồng thời có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng và nhiều lợi thế để phát triển
kinh tế nói chung và phát triển lâm nghiệp nói riêng. Những năm qua, Đảng và Nhà
nước rất quan tâm chỉ đạo, đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển rừng cho khu vực
này; nhiều chương trình, dự án lâm nghiệp được triển khai thực hiện như: Chương
trình Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (IX) về phát triển vùng Tây Nguyên; Quyết
định số 25 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ
phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2020; Dự án
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trồng mới 5 triệu ha rừng; Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống cho
đồng bào vùng Tây Nguyên, chính sách giao rừng, thuê rừng, khoán bảo vệ rừng và
các cơ chế hưởng lợi. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN & PTNT), hiện nay tổng diện tích rừng của các tỉnh Tây Nguyên có trên
2.561.969 ha, độ che phủ 46,08%; trong đó, rừng có trữ lượng là 1.772.744 ha, chỉ
đạt độ che phủ là 32,4%, còn lại là rừng trồng chưa có trữ lượng, rừng tự nhiên phục
hồi. Trong thời gian từ 2010 - 2015, diện tích rừng Tây Nguyên giảm 5,8% tương
ứng diện tích 312.416 ha, trong đó: Rừng tự nhiên giảm 407.822 ha và rừng trồng
tăng 95.406 ha so với năm 2010 và độ che phủ cũng giảm nhanh từ 51,9% xuống
còn 46,08%, trữ lượng rừng giảm 57 triệu m3
.
Tuy nhiên, về tổng quát công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn chưa có chuyển
biến tích cực; tình trạng phá rừng chiếm đất, lấy gỗ và lâm sản trái pháp luật vẫn
còn diễn ra khá phổ biến và phức tạp, hành vi chống người thi hành công vụ diễn ra
gay gắt, coi thường kỷ cương pháp luật, gây bức xúc trong xã hội; tình trạng suy
giảm diện tích rừng và chất lượng rừng ngày càng gia tăng. Việc tổ chức sản xuất
kinh doanh của các Công ty lâm nghiệp, hoạt động của các Ban quản lý rừng ở vùng
Tây Nguyên còn hạn chế. Việc giải quyết hài hòa lợi ích giữa các thành phần kinh
tế, đặc biệt giữa tổ chức lâm nghiệp Nhà nước với hộ gia đình và cộng đồng đối với
rừng, đất lâm nghiệp đang là yêu cầu cấp bách ở nhiều nơi. Việc chuyển đổi rừng,
đất lâm nghiệp sang trồng cao su chưa chú ý khai thác quỹ đất không có rừng, loại
đất khác để phát triển cao su mà các doanh nghiệp, địa phương chỉ quan tâm đến
việc chuyển đổi rừng.
Trong thời gian tới, hướng phát triển chủ yếu của lâm nghiệp Tây Nguyên
chuyển dần từ khai thác sang khôi phục, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng để gìn
giữ môi trường sinh thái, bảo tồn diện tích rừng tự nhiên, tính đa dạng sinh học cũng
như các hệ thống động, thực vật quý hiếm trong rừng. Để đạt được các mục tiêu đề
ra chúng ta cần triển khai một số nội dung:
- Cần xác định lâm phận ổn định cho Tây Nguyên để hình thành các khu
rừng sản xuất cung cấp gỗ lớn; đồng thời củng cố và bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ
đầu nguồn cho Vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
34
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc

More Related Content

Similar to Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc

Khóa luận quản trị văn phòng.
Khóa luận quản trị văn phòng.Khóa luận quản trị văn phòng.
Khóa luận quản trị văn phòng.ssuser499fca
 

Similar to Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc (20)

Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...
Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh ...
 
Phát triển kinh tế trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.docPhát triển kinh tế trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Thái Ngu...
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Thái Ngu...Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Thái Ngu...
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh Thái Ngu...
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản trên địa b...
 
Luận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.doc
Luận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.docLuận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.doc
Luận Văn Thực Thi Chính Sách An Sinh Xã Hội Cho Hộ Nghèo, 9 Đ.doc
 
Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và ...
Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và ...Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và ...
Nghiên cứu sử dụng vi sinh vật tạo nguyên liệu thực phẩm giàu glucosamine và ...
 
Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch hộ gia đì...
Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch hộ gia đì...Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch hộ gia đì...
Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dịch vụ du lịch hộ gia đì...
 
Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...
Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...
Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và đề xuất biện pháp quản lý...
 
Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...
Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...
Phát triển nông nghiệp huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2010 - 2017...
 
Kế toán tiền mặt tại Công ty xây dựng thương mại dịch vụ Trọng Thành, 9 điểm.doc
Kế toán tiền mặt tại Công ty xây dựng thương mại dịch vụ Trọng Thành, 9 điểm.docKế toán tiền mặt tại Công ty xây dựng thương mại dịch vụ Trọng Thành, 9 điểm.doc
Kế toán tiền mặt tại Công ty xây dựng thương mại dịch vụ Trọng Thành, 9 điểm.doc
 
Israel - Mô Hình Quốc Gia Khởi Nghiệp Và Kinh Nghiệm Với Việt Nam.doc
Israel - Mô Hình Quốc Gia Khởi Nghiệp Và Kinh Nghiệm Với Việt Nam.docIsrael - Mô Hình Quốc Gia Khởi Nghiệp Và Kinh Nghiệm Với Việt Nam.doc
Israel - Mô Hình Quốc Gia Khởi Nghiệp Và Kinh Nghiệm Với Việt Nam.doc
 
Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiê...
Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiê...Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiê...
Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiê...
 
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.doc
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.docChính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.doc
Chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.doc
 
Tổ chức lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng nội vụ huyện, thành p...
Tổ chức lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng nội vụ huyện, thành p...Tổ chức lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng nội vụ huyện, thành p...
Tổ chức lao động khoa học cho công chức thuộc các phòng nội vụ huyện, thành p...
 
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm...
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm...Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm...
Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm...
 
Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị...
Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị...Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị...
Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại thị...
 
Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Ngân hà...
Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Ngân hà...Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Ngân hà...
Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Ngân hà...
 
Khóa luận quản trị văn phòng.
Khóa luận quản trị văn phòng.Khóa luận quản trị văn phòng.
Khóa luận quản trị văn phòng.
 
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thịt bò vàng nội địa tại thừa thiên Huế.doc
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thịt bò vàng nội địa tại thừa thiên Huế.docHoàn thiện hệ thống kênh phân phối thịt bò vàng nội địa tại thừa thiên Huế.doc
Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối thịt bò vàng nội địa tại thừa thiên Huế.doc
 
Phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thuỷ, tỉnh quảng bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thuỷ, tỉnh quảng bình.docPhát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thuỷ, tỉnh quảng bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thuỷ, tỉnh quảng bình.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
 
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docxĐừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
 
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docxXem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxTop 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docxHơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxTop 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.docNghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
 

Recently uploaded

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN VĂN HUÂN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC MÃ SỐ: 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN VĂN THẮNG Thừa Thiên Huế, năm i
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luân văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Huân ii
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Huế dưới sự hướng dẫn khoa học tận tình và chu đáo của TS. Trần Văn Thắng - Tác giả xin kính bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy - Người đã thường xuyên động viên, cố vấn khoa học cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được những chỉ bảo và góp ý quý báu của PGS.TS. Nguyễn Hoàng Sơn, TS. Lê Năm và một số thầy, cô giáo trong Khoa. Tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Quý Thầy, Cô! Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Huế đã quan tâm, giúp đỡ mọi mặt cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn các cán bộ, nhân viên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk, Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Hạt Kiểm lâm, Phòng Thống kê, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Buôn Đôn, UBND huyện Buôn Đôn, Ban quản lý Vườn quốc gia Yok Đôn và UBND các xã của huyện Buôn Đôn đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu và khảo sát thực địa tại địa phương. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường THPT Lê Duẩn, gia đình và bạn bè đã khuyến khích, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Thừa Thiên Huế, tháng 9 năm 2017 Tác giả Nguyễn Văn Huân iii
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Trang bìa phụ……………………………………………………………………..….i Lời cam đoan…………………………………………………………………….….ii Lời cảm ơn………………………………………………………………………….iii MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 8 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 8 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 9 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài...................................................................................10 5. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu......................................................12 6. Cấu trúc đề tài....................................................................................................16 NỘI DUNG...............................................................................................................17 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP.........................................................................................................17 1.1. Cơ sở lý luận về ngành lâm nghiệp ................................................................17 1.1.1. Khái niệm ngành lâm nghiệp ...................................................................17 1.1.2. Vai trò của lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân .................................19 1.1.3. Đặc điểm sản xuất ngành lâm nghiệp ......................................................20 1.1.4. Một số hoạt động chủ yếu của ngành lâm nghiệp....................................25 1.1.4.1. Hoạt động trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng ..............................25 1.1.4.2. Hoạt động khai thác lâm sản..............................................................26 1.1.4.3. Hoạt động chế biến lâm sản...............................................................26 1.1.4.4. Hoạt động tiêu thụ .............................................................................27 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành lâm nghiệp........................27 1.1.5.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ............................................................27 1.1.5.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên....................................27 1.1.5.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................28 1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................29 1.2.1. Tình hình phát triển của ngành lâm nghiệp nước ta.................................29 1.2.2. Tình hình phát triển của ngành lâm nghiệp Vùng Tây Nguyên...............33 1
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK..............................................................................37 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ..........................................................................................................37 2.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................37 2.1.2.Các nhân tố tự nhiên .................................................................................39 2.1.2.1. Địa hình..............................................................................................39 2.1.2.2. Khí hậu...............................................................................................39 2.1.2.3. Thủy văn ............................................................................................40 2.1.2.4. Thổ nhưỡng........................................................................................41 2.1.2.5. Sinh vật ..............................................................................................43 2.1.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội .....................................................................43 2.1.3.1. Dân cư và lao động ............................................................................43 2.1.3.2. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật .........................................45 2.1.3.3. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ..................................47 2.1.3.4. Tiến bộ khoa học công nghệ lâm nghiệp...........................................47 2.1.3.5. Thị trường tiêu thụ.............................................................................48 2.2. Thực trạng phát triển của ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................................................48 2.2.1. Công tác trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng .......................................48 2.2.1.1. Trồng rừng .........................................................................................48 2.2.1.2. Công tác bảo vệ và phát triển rừng....................................................52 2.2.2. Công tác khai thác rừng ...........................................................................54 2.2.3. Công tác chế biến lâm sản........................................................................57 2.2.4. Hoạt động tiêu thụ lâm sản ......................................................................59 2.2.5. Công tác dịch vụ trong ngành lâm nghiệp ...............................................59 2.2.5.1. Dịch vụ giống cây trồng ....................................................................60 2.2.5.2. Hoạt động khuyến lâm.......................................................................60 2.2.5.3. Dịch vụ khoa học lâm nghiệp ............................................................61 2.2.5.4. Dịch vụ du lịch sinh thái....................................................................62
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.3. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn, những thành tựu và hạn chế trong phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn.............................................63 2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn...................................................................63 2.3.1.1. Thuận lợi............................................................................................63 2.3.1.2. Khó khăn............................................................................................64 2.3.2. Những thành tựu và hạn chế ....................................................................66 2.3.2.1. Thành tựu...........................................................................................66 2.3.2.2. Hạn chế ..............................................................................................68 2.3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế.......................................................69 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH ĐẮK LẮK..............................................................................71 3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp .....................................................................71 3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020; đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 - 2025.........................................................................................71 3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 73 3.1.3. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn đến năm 2020....................................................................................75 3.1.3.1. Quan điểm phát triển .........................................................................75 3.1.3.2. Mục tiêu phát triển.............................................................................76 3.1.3.3. Định hướng phát triển........................................................................77 3.2. Đề xuất giải pháp ............................................................................................82 3.2.1. Giải pháp về chính sách và pháp luật.......................................................82 3.2.2. Giải pháp về đổi mới hệ thống sản xuất, kinh doanh và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp............................................84 3.2.3. Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch và giám sát........................................84 3.2.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý...............................................................85 3.2.5. Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến lâm ...................................86 3.2.6. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ...........................................................87 3.2.7. Giải pháp về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức ........................87 3
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.2.8. Giải pháp về hợp tác quốc tế....................................................................88 3.2.9. Giải pháp về thị trường ............................................................................88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................89 1. KẾT LUẬN........................................................................................................89 1.1. Kết quả đạt được .........................................................................................89 1.2. Hạn chế của đề tài .......................................................................................89 1.3. Hướng phát triển của đề tài.........................................................................89 2. KIẾN NGHỊ.......................................................................................................90 2.1. Đối với huyện..............................................................................................90 2.2. Đối với tỉnh .................................................................................................90 2.3. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.......................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92 PHỤ LỤC 4
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Tiếng Việt CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NXB Nhà xuất bản QĐ Quyết định TP Thành phố TTg Thủ tướng UBND Ủy ban nhân dân Tiếng Anh FAO Tổ chức Nông Lương thuộc Liên Hợp quốc FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System) ITTO Tổ chức gỗ nhiệt đới thế giới ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) USD Đồng đô la Mỹ (United States dollar) WWF Tổ chức phi Chính phủ về bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên 5
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích rừng được phân theo loại rừng của huyện Buôn Đôn giai đoạn 2010 - 2016 .......................................................................................... 50 Bảng 2.2. Diện tích rừng huyện Buôn Đôn giai đoạn 2006 - 2015 ......................... 54 Bảng 2.3. Tình hình khai thác và sử dụng cây gỗ của huyện Buôn Đôn ................. 55 Bảng 2.4. Diện tích rừng trồng đã thành rừng phân theo loài cây và cấp tuổi của huyện Buôn Đôn năm 2016 .................................................................. 56 Bảng 2.5. Sản lượng khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ của huyện Buôn Đôn giai đoạn 2012 - 2016 .................................................................................. 56 Bảng 2.6. Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo giá hiện hành phân theo nhóm hàng của huyện Buôn Đôn giai đoạn 2012 - 2015 ................................................ 59 Bảng 2.7. Giá trị sản xuất dịch vụ lâm nghiệp huyện Buôn Đôn giai đoạn 2010 - 2015 (theo giá hiện hành) ............................................................................... 59 6
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ Hành chính huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ............................... 38 Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Buôn Đôn năm 2015......................... 42 Hình 2.3. Bản đồ hiện trạng 3 loại rừng huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ............... 51 Hình 2.4. Biểu đồ biến động diện tích các loại rừng của huyện Buôn Đôn giai đoạn 2011 - 2016 .......................................................................................... 53 Hình 2.5. Bản đồ hiện trạng các cơ sở chế biến lâm sản huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ............................................................................................... 58 Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện số lượng khách và doanh thu du lịch huyện Buôn Đôn giai đoạn 2011 - 2015 ........................................................................... 62 Hình 3.1. Bản đồ định hướng phát triển ngành lâm nghiệp đến năm 2020 huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk ....................................................................... 80 Hình 3.2. Bản đồ định hướng bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Yok Đôn giai đoạn 2010 - 2020 ............................................................................ 81 7
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý và bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy chức năng phòng hộ của rừng. Đồng thời, lâm nghiệp còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói, giảm nghèo, nhất là đối với người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng. Vì vậy, ngành lâm nghiệp đã và đang được nhiều nhà khoa học và quản lý trên thế giới cũng như ở nước ta quan tâm nghiên cứu. Đối với nước ta - một quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa rất thuận lợi để phát triển ngành lâm nghiệp, nhất là trong lĩnh vực trồng và phát triển rừng. Thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái trong những năm qua đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành lâm nghiệp nước ta đến nay vẫn còn những hạn chế trên nhiều lĩnh vực, điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, để phát huy thế mạnh và khắc phục những hạn chế của ngành kinh tế này, chúng ta cần có những định hướng và giải pháp phát triển phù hợp trong thời gian tới. Là một huyện biên giới của tỉnh Đắk Lắk, Buôn Đôn có diện tích tự nhiên 141.040 ha, trong đó có 115.424,04 ha đất lâm nghiệp, chiếm 81,84% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Buôn Đôn là huyện có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển ngành lâm nghiệp. Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp của huyện đã thu được những thành tựu đáng kể và thực sự trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện cũng như của tỉnh Đắk Lắk. Việc trồng rừng, tổ chức xây dựng vốn rừng, giao đất khoán rừng, kinh doanh rừng, phát triển ngành chế biến lâm sản, khai thác lợi dụng rừng,… đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tình trạng phá rừng, cháy rừng, khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản, săn bắn, kinh doanh động vật hoang dã đã từng bước được đẩy lùi. Tuy nhiên, gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan và khách quan, sản xuất lâm nghiệp của huyện đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Tình hình phá rừng, khai thác 8
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 rừng tự nhiên, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp; năng suất, chất lượng, giá trị rừng sản xuất thấp; vấn đề quản trị doanh nghiệp, công nghệ chế biến, chất lượng sản phẩm cạnh tranh chưa cao, đời sống của người dân nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đứng trước thực tế đó, vấn đề đặt ra là cần thiết phải phát triển lâm nghiệp sao cho có hiệu quả, bảo vệ lâu bền tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách hiện nay và có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, luận văn phân tích, làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần phát triển ngành lâm nghiệp của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững. 2.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ngành lâm nghiệp, qua đó vận dụng cụ thể vào địa bàn nghiên cứu. - Kiểm kê, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. - Đánh giá thực trạng nhằm rút ra những kết quả đạt được trong việc phát triển của ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của tình trạng đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đến 2020 có hiệu quả và bền vững. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk trên các khía cạnh: trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng; khai thác, chế biến, tiêu thụ lâm sản và dịch vụ lâm nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: + Về lãnh thổ: Địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. 9
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 + Về thời gian: Các nguồn tư liệu, số liệu được sử dụng trong nghiên cứu tập trung vào thời gian từ năm 2010 đến năm 2016 và định hướng đến năm 2020. 4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như các hoạt động quản lý bảo vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ có liên quan đến rừng, đã và đang thu hút nhiều nhà khoa học và quản lý trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tổng quan chung có thể nhận thấy: - Trên thế giới, các nhà nghiên cứu đi sâu vào các lĩnh vực: Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch lâm nghiệp, về cấu trúc rừng, về tái sinh rừng, nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên và rừng sản xuất, nghiên cứu về quản lý rừng bền vững, FAO (1990) lại nhấn mạnh hiệu quả xã hội và môi trường khi đưa ra các báo cáo tham luận về lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng. - Tại Việt Nam nghiên cứu về ngành lâm nghiệp được đặc biệt chú ý trong thời gian gần đây. Trong đó có các công trình nghiên cứu nổi bật như: + Luật đất đai (2013): Trong luật này, đất Lâm nghiệp được xếp vào một trong các loại đất Nông nghiệp mà không để mục đất Lâm nghiệp riêng như trước đây và được phân loại như sau: Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng. Quy định sử dụng đất phải tôn trọng các nguyên tắc: Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh. + Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đề cập đến các vấn đề về quản lý rừng bền vững như: các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định. + Nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng cho loài cây và lâm phần rừng tự nhiên hỗn loài ở nước ta của Vũ Tiến Hinh (1988), đã xây dựng phương pháp xác định quy luật 10
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sinh trưởng cho loài cây rừng tự nhiên và mô phỏng động thái phân bố đường kính trên cơ sở tăng trưởng thường xuyên định kỳ của lâm phần hỗn loài khác tuổi. + Hệ sinh thái rừng Việt Nam của Thái Văn Trừng (1978) với việc tập trung vào tái sinh tự nhiên thực vật rừng nhiệt đới. + Nghiên cứu hệ thống về cấu trúc rừng tự nhiên Việt Nam của Nguyễn Văn Trương (1983) đề cập đến rừng tự nhiên nhiệt đới là các kiểu rừng có cấu trúc sinh thái phức tạp nhất về thành phần loài, tầng phiến và dạng sống thể hiện sự phong phú về đa dạng sinh học. + Trong công trình nghiên cứu “Sử dụng đất dốc đồi núi Việt Nam hợp lý”, tác giả Nguyễn Xuân Quát đã đề cập đến việc quy hoạch và phát triển rừng trên các vùng có đặc điểm tự nhiên phân hóa khác nhau. + Các công trình nghiên cứu của Viện Điều tra - Quy hoạch rừng được tiến hành ở nhiều nơi trên lãnh thổ nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Trong đó, việc quy hoạch, quản lý rừng được tiến hành dựa trên cơ sở đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chính sách quản lý và đặc điểm đặc thù của địa phương. + Nghiên cứu về quản lý rừng bền vững của Viện quản lý rừng nhằm xây dựng Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững cho Việt Nam. - Tại Đắk Lắk, đề tài được nhiều cơ quan và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu: + Luận án tiến sĩ địa lí học của Lê Văn Nhất (2014): Phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. + Luận văn thạc sỹ của Võ Văn Tâm (2007), Thực trạng và giải pháp quản lý rừng tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. + Báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ rừng và quản lý đất lâm nghiệp năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 của UBND huyện Buôn Đôn. + Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Lan Hương (2015), Phát triển nông nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, Trường Đại học Đà Nẵng. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của những tác giả nêu trên bước đầu đã đề cập đến một số khía cạnh có tính khái quát về ngành lâm nghiệp Buôn Đôn. 11
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Do vậy, việc nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk” một cách toàn diện và cụ thể cần được tiếp tục làm rõ. Nhưng dẫu sao các công trình nói trên vẫn là nguồn tư liệu quý và cần thiết để tác giả luận văn tham khảo. 5. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Các quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm lãnh thổ Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất định. Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu phải được gắn với không gian xung quanh nó đang tồn tại. Ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn không những phải được đặt trong lãnh thổ kinh tế - xã hội của huyện mà còn đặt nó trong không gian kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk, vùng Tây Nguyên và các vùng khác trong phạm vi của cả nước. Nghiên cứu ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn cần tìm ra những nét độc đáo, đặc trưng riêng biệt nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh của ngành. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp Đây là quan điểm quan trọng trong nghiên cứu địa lý. Tính tổng hợp được xem là tiêu chuẩn hàng đầu trong đánh giá giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu về các địa tổng thể. Trong nghiên cứu địa lý, tính tổng hợp được hiểu đó là việc nghiên cứu đồng bộ, toàn diện các hợp phần của tổng thể địa lý trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa chúng để tạo ra sự phân dị lãnh thổ, sự kết hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các hợp phần của các địa tổng thể, đồng thời phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của chúng. Vận dụng quan điểm tổng hợp, luận văn chú trọng phân tích đồng bộ các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội trong mối quan hệ lẫn nhau, ảnh hưởng đồng thời đến các hoạt động của ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. 5.1.3. Quan điểm hệ thống Tính hệ thống làm cho quá trình nghiên cứu đề tài trở nên logic, thông suốt và sâu sắc. Trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân, mỗi ngành kinh tế là một bộ phận của hệ thống, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ mật thiết với các phân hệ còn lại trong hệ thống và với những yếu tố khác bên ngoài hệ 12
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thống (điều kiện tự nhiên, thị trường). Bản thân các ngành kinh tế, trong đó có lâm nghiệp cũng là một hệ thống ở cấp thấp hơn của hệ thống kinh tế quốc dân, được hình thành bởi các phần tử khác nhau (theo ngành, lãnh thổ hoặc thành phần kinh tế). Các phần tử cấu thành nên hệ thống này không hoạt động đơn lẻ mà có quan hệ với các hệ thống khác, tác động qua lại lẫn nhau và ngày càng được mở rộng trong quá trình phân công và hợp tác lao động. Bất cứ một thành tố nào của hệ thống thay đổi đều ảnh hưởng đến các thành tố còn lại và làm thay đổi cả hệ thống. Khi một ngành, một lĩnh vực thay đổi, nó sẽ kéo theo sự thay đổi của hệ thống các ngành kinh tế khác. Như vậy, mặc dù luận văn nghiên cứu về sự phát triển của ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk nhưng căn cứ vào quan điểm hệ thống, nó lại được đặt trong mối quan hệ hệ thống với các ngành kinh tế khác và với các lãnh thổ xung quanh. Bởi vì nếu xét trên hệ thống lớn hơn, thì huyện Buôn Đôn được coi là một bộ phận của tỉnh Đắk Lắk và không gian kinh tế của vùng Tây Nguyên. Nếu xét cấp thấp hơn huyện Buôn Đôn là một tập hợp bao gồm các hệ thống con (các huyện, thị xã) có mối quan hệ tương tác mật thiết với nhau. Vì vậy, luận văn sẽ nghiên cứu, tìm hiểu các mối quan hệ qua lại, các tác động ảnh hưởng giữa các yếu tố trong một hệ thống và giữa các hệ thống để đánh giá chính xác vấn đề cần nghiên cứu, chẳng hạn như: tiềm năng và thực trạng phát triển ngành lâm nghiệp của huyện Buôn Đôn. 5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mọi sự vật, hiện tượng địa lý dù lớn hay nhỏ đều có quá trình phát sinh, phát triển riêng của nó. Sự phát triển của ngành lâm nghiệp luôn luôn thay đổi trong các thời kỳ và luôn luôn ở trạng thái vận động, biến động không ngừng theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Vận dụng quan điểm lịch sử vào nghiên cứu luận văn để thấy được những biến đổi của các yếu tố địa lý qua từng giai đoạn phát triển của ngành lâm nghiệp, từ đó đánh giá chính xác các triển vọng phát triển của các ngành kinh tế này cũng như sự phân hóa lãnh thổ sản xuất. Vận dụng quan điểm này cho ta thấy được quá trình hình thành và phát triển của các phân ngành lâm nghiệp trong quá khứ, hiện tại cũng như đề xuất những giải pháp mới nhằm mục đích phát triển ngành lâm nghiệp bền vững và khai thác lãnh thổ huyện Buôn Đôn có hiệu quả hơn trong tương lai. 13
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đã và đang là một quan điểm bao trùm phát triển kinh tế nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng, đặc biệt trong điều kiện của cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa. Vận dụng vào luận văn thì việc phát triển ngành lâm nghiệp của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk phải mang lại hiệu quả cao, hài hòa và bền vững về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Những giải pháp cho sự phát triển ngành lâm nghiệp của huyện phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Phát triển ngành lâm nghiệp phải gắn liền với bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hòa phát triển ngành với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Việc phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng đến tương lai. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.2.1. Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp trên phạm vi cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng, trong đó có Buôn Đôn là một vấn đề lớn, phức tạp. Vì vậy, việc thu thập tài liệu phải thông qua nhiều nguồn, từ đó phân tích, tổng hợp, chọn lọc để có những tài liệu cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của luận văn. Trong quá trình triển khai nghiên cứu, tác giả đã thu thập, sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo có liên quan của Nhà nước (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống kê Đắk Lắk, Phòng Thống kê huyện Buôn Đôn, Hạt Kiểm lâm huyện Buôn Đôn,…), các kết quả đã công bố tại các hội nghị, hội thảo, báo cáo, các cuộc điều tra, các đề tài nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó việc thu thập các nguồn số liệu sơ cấp cũng được quan tâm, thông qua việc điều tra, khảo sát thực địa, của các chuyên gia và người dân địa phương. 5.2.2. Phƣơng pháp thực địa Đây là phương pháp truyền thống của khoa học Địa lý, thông qua đó sẽ kiểm tra được độ tin cậy của lượng thông tin thu được. Phương pháp này giúp người nghiên cứu tiếp cận vấn đề một cách chủ động. Để hoàn thành luận văn, tác giả đã tiến hành khảo sát thực địa tại hầu hết các địa phương trên địa bàn huyện Buôn Đôn, trong nhiều đợt. Nội dung các hoạt động thực địa của tác giả đã thực 14
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hiện bao gồm: quan sát, điều tra, ghi chép, mô tả, chụp ảnh, ghi hình, gặp gỡ trao đổi với lãnh đạo các phòng, ban ngành, các chuyên gia, cán bộ quản lí của huyện Buôn Đôn về các vấn đề liên quan. Trên cơ sở đó, tác giả thu thập và xử lí được nhiều thông tin về quan điểm, chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển ngành lâm nghiệp của huyện Buôn Đôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) định hướng đến năm 2020. 5.2.3. Phƣơng pháp bản đồ và GIS Sử dụng phần mềm MapInfo để thành lập cơ sở dữ liệu địa lý và xây dựng các bản đồ chuyên đề để mô tả các nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng phát triển ngành lâm nghiệp của huyện Buôn Đôn, sự phân bố các hiện tượng kinh tế, mối liên quan đến không gian lãnh thổ và xu hướng phát triển huyện Buôn Đôn của huyện trong thời kỳ CNH, HĐH; định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020. Một số bản đồ có thể được biên vẽ: Bản đồ hành chính, bản đồ thực trạng các loại rừng, bản đồ thực trạng các cở sở chế biến lâm sản của huyện, bản đồ định hướng phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. 5.2.4. Phƣơng pháp phân tích thống kê Tác giả dùng phương pháp này thông qua các bảng số liệu để phân tích các dãy số biến động theo thời gian và không gian; các loại biểu đồ, đồ thị nhằm nêu lên một cách tổng hợp bản chất và tính quy luật của các hiện tượng và quá trình phát triển ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được tác giả tính toán các chỉ tiêu cần thiết, so sánh và rút ra những nhận định và kết luận đáp ứng mục đích nghiên cứu và từ đó đề xuất một số biện pháp giải quyết. 5.2.5. Phƣơng pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả tiến hành gặp gỡ, trao đổi ý kiến với các nhà khoa học trong các lĩnh vực địa lí học, kinh tế học, lãnh đạo các phòng, ban ngành của huyện Buôn Đôn, các chuyên gia của Sở Khoa học Công nghệ, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh. Từ đó có thêm sự hiểu biết và đánh giá về thực tiễn phát triển ngành lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu, trên cơ sở đó củng cố những nhận định, đề xuất về giải pháp trong luận văn. 15
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành lâm nghiệp. Chương 2: Thực trạng phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. 16
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH LÂM NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm ngành lâm nghiệp Đề cập đến khái niệm ngành lâm nghiệp, trên thực tế từ trước đến nay đã có nhiều quan điểm khác nhau. Trong Giáo trình kinh tế lâm nghiệp, Bùi Minh Vũ (2001) [41] đã tổng hợp, chọn lọc, hệ thống hóa có một số quan điểm về ngành lâm nghiệp như sau: - Quan điểm thứ nhất: Cho rằng lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng và quản lý bảo vệ rừng. Với quan điểm này, lâm nghiệp chỉ bao gồm các hoạt động về trồng rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, bảo vệ nhằm cung cấp lâm đặc sản, phòng hộ và bảo vệ môi trường sống cho xã hội. Sản phẩm cuối cùng của hoạt động lâm nghiệp là tạo ra rừng; đó chỉ là những sản phẩm tiềm năng chưa thành sản phẩm hàng hoá cuối cùng được trao đổi trên thị trường. Như vậy, với quan điểm này đã bộc lộ một số hạn chế: - Khi đã khẳng định lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất nhưng sản phẩm cuối cùng lại chưa được lưu thông, trao đổi, mua bán trên thị trường để thu hồi vốn tái sản xuất cho chù kỳ tiếp theo. Sản phẩm được khai thác từ rừng lại được thống kê, hạch toán vào tổng sản phẩm công nghiệp. - Về phương diện kỹ thuật lâm sinh thì khai thác và tái sinh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khai thác được xem là một trong những giải pháp kỹ thuật lâm sinh quan trọng trong tái sản xuất tài nguyên rừng. - Về phương diện kinh tế - xã hội, mục đích cuối cùng của xây dựng rừng là để sử dụng (khai thác) và chỉ có khai thác mới thu hồi được vốn để tái sản xuất mở rộng tài nguyên rừng. -Về phương diện quản lý, hiện nay ngành lâm nghiệp đang quản lý các hoạt động không chỉ thuộc lĩnh vực lâm sinh mà còn cả lĩnh vực khai thác và chế biến lâm sản. 17
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Quan điểm thứ hai: Cho rằng lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất đặc biệt không chỉ có chức năng xây dựng, quản lý, bảo vệ rừng mà còn có chức năng khai thác sử dụng rừng. Như vậy, với quan điểm này so với quan điểm trên, khái niệm về ngành lâm nghiệp đã được mở rộng. Sản phẩm cuối cùng của lâm nghiệp đã là sản phẩm hàng hoá được mua bán, trao đổi trên thị trường. Quan điểm này đã đề cao vai trò của lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, đã coi hoạt động xây dựng và sử dụng rừng là hai giai đoạn của quá trình tái sản xuất tài nguyên rừng. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi để lâm nghiệp phát triển toàn diện. Tuy nhiên, quan điểm này đã lồng ghép hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau vào một ngành sản xuất cũng có những vấn đề khó khăn về công tác tổ chức, quản lý và hạch toán kinh tế. Mặt khác, khi nhấn mạnh quan điểm này, có thể người ta chỉ tập trung vào khai thác bóc lột tài nguyên rừng và ít quan tâm đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Do đó, tài nguyên rừng nhanh chóng bị cạn kiệt, nhất là đối với những nước đang phát triển. - Quan điểm thứ ba: xuất phát từ thực trạng quản lý ngành lâm nghiệp và đứng trên gốc độ khép kín của quá trình tái sản xuất thì lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất ngoài chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác vận chuyển còn bao gồm cả chế biến lâm sản. So với hai quan điểm trên, quan điểm thứ ba tương đối toàn diện hơn. Quan điểm này vừa đảm bảo tính thống nhất trong quá trình tái sản xuất, vừa đảm bảo chu trình sản xuất khép kín. Tuy nhiên, với quan điểm này đã ghép toàn bộ các hoạt động có chu kỳ sản xuất, có đối tượng tác động, có công nghệ sản xuất hoàn toàn khác biệt vào một ngành cũng đã đặt ra hàng loạt vấn đề cần giải quyết như: đầu tư, tổ chức sản xuất, áp dụng công nghệ, đánh giá hiệu quả và cơ chế chính sách để phát triển toàn diện ngành lâm nghiệp. Tóm lại, từ những quan điểm trên có thể đưa ra khái niệm về ngành lâm nghiệp: Đây là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy chức năng phòng hộ của rừng [41]. 18
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.1.2. Vai trò của lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm lâm nghiệp có tác dụng nhiều mặt trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội. Trong Luật bảo vệ và phát triển rừng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở nước ta cho rằng “Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo và là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền đời sống của nhân dân với sự sống còn của các dân tộc”. Khái quát chung có thể nhận thấy vai trò quan trọng của ngành lâm nghiệp thể hiện ở một số điểm sau [25]: a. Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ các nhu cầu của xã hội - Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước hết là gỗ và lâm sản ngoài gỗ. - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và cho xây dựng cơ bản. - Cung cấp động vật, thực vật là những đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư. - Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ cho con người. - Cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm,... phục vụ nhu cầu đời sống xã hội. b. Vai trò làm chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống, cảnh quan văn hoá xã hội - Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi thoái hoá đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thuỷ năng lớn cho các nhà máy thuỷ điện. - Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn, bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển. - Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hoà khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. - Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ nước, cố định phù sa, hạn chế lũ lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất. - Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch. 19
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 c. Tạo nguồn thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào thuộc vùng trung du miền núi và cao nguyên - Tài nguyên rừng trước hết là cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu quan trọng quyết định đến phát triển lâm nghiệp. Tài nguyên rừng là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi. Hiện nay, đất lâm nghiệp quản lý gần 60% diện tích tự nhiên và chủ yếu tập trung ở vùng trung du miền núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc ít người. - Địa bàn sản xuất lâm nghiệp là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhân dân. d. Lâm nghiệp có chức năng nghiên cứu khoa học Đối tượng sản xuất lâm nghiệp là rừng. Rừng luôn chứa đựng nhiều vấn đề bí ẩn cần phải được bảo tồn và nghiên cứu, đặc biệt là tính đa dạng sinh học của rừng không chỉ có giá trị trước mắt mà còn có giá trị cho các thế hệ tương lai. 1.1.3. Đặc điểm sản xuất ngành lâm nghiệp Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Cũng như các ngành kinh tế khác, để hình thành và khẳng định tính tất yếu khách quan tồn tại và phát triển, mỗi ngành đều có những đặc điểm phản ảnh tính đặc thù của mình. Những đặc thù này có tính quyết định đến việc tổ chức sản xuất, quản lý sử dụng các nguồn lực của ngành. Nghiên cứu các đặc điểm sản xuất để hoạch định chiến lược phát triển và qua đó đề ra những giải pháp quản lý, khai thác triệt để các nguồn lực nhằm hướng tới mục tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Nhìn tổng thể, ngành sản xuất lâm nghiệp có những đặc điểm chủ yếu sau: a. Chu kỳ sản xuất dài, đối tượng sản xuất là cơ thể sống - Chu kỳ sản xuất dài: Đây là đặc điểm quan trọng, mang tính đặc thù của ngành lâm nghiệp. Chu kỳ sản xuất được tính là khoảng thời gian kể từ khi chuẩn bị đưa các yếu tố vào sản xuất đến khi tạo ra sản phẩm sẵn sàng tiêu thụ. Chu kỳ sản xuất là tiêu thức phản ảnh đặc điểm sản xuất của các ngành sản xuất và chủ yếu là do đối tượng sản xuất quyết định. - Đối với lâm nghiệp, đối tượng sản xuất là rừng, khác với đối tượng sản xuất của các ngành khác, rừng là cơ thể sống, trong đó quần xã cây rừng đóng vai trò chủ 20
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đạo và chúng khác biệt với các loài thực vật khác là chu kỳ sinh trưởng kéo dài và phát triển chậm. Nếu tính chu kỳ thành thục tự nhiên phải hàng trăm năm, còn chu kỳ thành thục công nghệ cũng phải hàng chục năm trong khi đó chu kỳ sản xuất của một số sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chu kỳ chỉ tính bằng giờ, bằng phút và ngay ngành nông nghiệp (trừ một số loài cây ăn quả và cây công nghiệp), chu kỳ sản xuất cũng chỉ tính bằng ngày, bằng tháng. Do đặc điểm sản xuất dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tổ chức sản xuất, tình hình quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực trong lâm nghiệp. Trước hết là vốn đầu tư lớn, vốn bị ứ đọng ở sản phẩm dở dang nằm tại rừng, dưới dạng rừng non, rừng chưa thành thục công nghệ, do đó tốc độ chu chuyển chậm, thời hạn thu hồi lâu và thường hiệu quả đầu tư thấp. - Mặt khác, sản xuất lâm nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên lại diễn ra trong thời gian dài, chắc chắn sẽ có nhiều rủi do, khó bảo vệ thành quả lao động. Đây cũng là điểm kém hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh rừng. Đặc biệt là sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong cơ chế thị trường, giá cả luôn luôn bị tác động bởi yếu tố thời gian, chi phí cơ hội lớn, người đầu tư khó có thể dự đoán được kết qủa đầu ra. Trong công tác nghiên cứu khoa học cũng gặp phải những cản trở không nhỏ, có những công trình diễn ra trong thời gian dài mới có kết quả, do đó các nhà khoa học ít có cơ hội tự đánh giá tổng kết công trình nghiên cứu của mình. - Từ những khó khăn cản trở trên, vấn đề cần đặt ra trước hết đối với Nhà nước phải có chính sách đầu tư, hỗ trợ về vốn cho phát triển lâm nghiệp, bằng các chương trình dự án và có chính sách cho vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi cho kinh doanh và phát triển rừng, phải quy hoạch tổng thể đồng bộ và ổn định, đồng thời cần phải có chính sách bảo hiểm cho người làm rừng khi gặp phải rủi ro. Bên cạnh đó đối với các nhà quản lý, trong sản xuất lâm nghiệp phải xây dựng kế hoạch dài hạn, thận trọng chọn loại cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái. Xây dựng các mô hình tổ chức phù hợp với đặc điểm sản xuất chu kỳ sản xuất dài. Cần có chính sách đầu tư thỏa đáng cho công tác nghiên cứu khoa học và công tác nghiên cứu khoa học cần tập trung nghiên cứu để tạo ra các loài cây cho năng xuất cao, có khả năng rút ngắn được chu kỳ sản xuất để hạn chế sự ảnh hưởng của yếu tố thời gian đối với sản xuất. 21
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 b. Quá trình tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với quá trình tái sản xuất kinh tế, trong đó quá tình tái sản xuất tự nhiên đóng vai trò quan trọng và quyết định Tái sản xuất là sự lặp đi lặp lại của các hoạt động sản xuất mang tính chu kỳ. Trong sản xuất lâm nghiệp luôn luôn diễn ra hai quá trình xen kẽ, đó là quá trình tái sản xuất tự nhiên và quá trình tái sản xuất kinh tế. Tái sản xuất tự nhiên đó là quá trình sinh trưởng, phát triển của cây rừng bắt đầu từ quá trình gieo hạt tự nhiên, cây rừng nẩy mầm, lớn lên, ra hoa kết quả rồi lại tiếp tục lặp đi lặp lại quá trình đó và tuân thủ theo quy luật sinh học (quá trình tái sinh tự nhiên). Như vậy, quá trình tái sản xuất tự nhiên là quá trình tái sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tuân theo quy luật sinh học mà không cần sự can thiệp của con người. Tái sản xuất kinh tế là quá trình lặp đi lặp lại sự phát triển của cây rừng dưới sự tác động của con người như bón phân, làm cỏ,... (thâm canh rừng, làm giàu rừng) nhằm thoả mãn mục đích nào đó của con người. Do cây rừng luôn luôn chịu ảnh hưởng sâu sắc vào điều kiện tự nhiên nên quá trình tái sản xuất tự nhiên luôn giữ vai trò quan trọng và quyết định. Điều này đặt ra cho công tác quản lý và kỹ thuật phải tôn trọng tự nhiên, phải hiểu biết quy luật tự nhiên khi quyết định các phương án sản xuất để lợi dụng tối đa những ưu thế của tự nhiên đồng thời cũng phải biết né tránh những bất lợi của tự nhiên đem lại gây cản trở cho sản xuất kinh doanh. Mặt khác, cũng không thể trông chờ hoàn toàn vào sự ưu đãi của tự nhiên mà cần phải tuỳ điều kiện cụ thể để có sự tác động kinh tế nhất định để đẩy nhanh quá trình phát triển. c. Sản xuất lâm nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ giữa tái sinh rừng và khai thác rừng Tái sinh là quá trình xây dựng rừng bằng hai hình thức là tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo. Khai thác rừng là quá trình lợi dụng rừng, quá trình thu hoạch thành quả của quá trình xây dựng rừng. Xét về hình thức thì đây là hai mặt đối lập nhau, song lại thống nhất và liên quan chặt chẽ với nhau. Mục đích xây dựng là để lợi dụng và có lợi dụng, khai thác mới thu hồi được vốn để tái sản xuất cho các chu kỳ tiếp theo. Nếu đứng trên góc độ kỹ thuật thì khai thác còn được coi là một trong những giải pháp kỹ thuật quan trọng của tái sinh rừng. Từ đặc điểm này đòi hỏi các 22
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nhà quản lý và các nhà kỹ thuật lâm nghiệp phải có giải pháp đúng đắn trong việc xây dựng cân đối giữa khai thác và tái sinh để khỏi lạm dụng vào vốn rừng và sử dụng công cụ khai thác hiệu quả trong công tác tái sinh rừng. d. Sản xuất lâm nghiệp tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có những điều kiện tự nhiên phức tạp, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn Đây là đặc điểm có tính đặc thù rất rõ nét của sản xuất lâm nghiệp. Hiện nay, ở Việt Nam diện tích đất lâm nghiệp quản lý khoảng trên 19 triệu ha chiếm gần 60% diện tích tự nhiên toàn quốc, với 75% diện tích là đồi núi, dốc cao, địa hình chia cắt phức tạp, hiểm trở, đất đai thường bị xói mòn và ngay ở vùng ven biển thì đất lâm nghiệp cũng là những loại đất cát hoặc đất chua mặn không có khả năng canh tác nông nghiệp. Trên các điều kiện tự nhiên đó, hoạt động sản xuất lâm nghiệp lại chủ yếu tiến hành ở ngoài trời, cự ly hoạt động ngày một xa nên thu nhập thấp, đời sống của người làm nghề rừng gặp rất nhiều khó khăn. Về mặt xã hội, vì điều kiện tự nhiên phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, nên điều kiện phát triển kinh tế cũng bị hạn chế. Mặt khác, nguồn lao động lâm nghiệp chủ yếu là đân tộc ít người, trình độ dân trí thấp kém, canh tác lạc hậu (du canh, du cư phá rừng làm nương rẫy) đã ảnh hưởng lớn đến phát triển lâm nghiệp. Đồng thời trong điều kiện địa bàn rộng lớn như vậy rất khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ thành quả lao động, vì vậy tính rủi ro trong sản xuất lâm nghiệp rất cao. Xuất phát từ đặc thù này, cần phải có sự đầu tư thích đáng cho phát triển lâm nghiệp và phải nhận thức việc đầu tư cho phát triển lâm nghiệp là đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du miền núi, một nhiệm vụ chiến lược quan trọng của đất nước. e. Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ Tính thời vụ được hiểu là tình hình sản xuất được tập trung vào một khoảng thời gian nào đó trong năm và lặp đi lặp lại có tính quy luật. Trong sản xuất lâm nghiệp, tính thời vụ là đặc trưng của ngành sản xuất sinh học, do đặc tính sinh lý, sinh thái của cây rừng, do đòi hỏi của công nghệ (đặc biệt là công nghệ khai thác, vận chuyển) mà tình hình sản xuất diễn ra tập trung vào một số tháng trong năm, hiện tượng đó gọi là tính thời vụ. Do điều kiện sản xuất phải tập trung nên tình hình 23
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tổ chức sản xuất, đặc biệt là tổ chức về lao động cũng gặp khó nhăn nhất định. Để loại bỏ tính thời vụ là không thể thực hiện được, trong thực tế chúng ta chỉ có thể tìm các giải pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của nó bằng cách chủ động trước về lao động, vốn, máy móc thiết bị, phát triển sản xuất tổng hợp, đa dạng hoá ngành nghề hoặc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để tuyển chọn, lai tạo các giống cây trồng mới có khả năng thích nghi cao, có biên độ sống rộng. f. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp vừa mang mục tiêu kinh tế vừa mang mục tiêu xã hội. Xuất phát từ đối tượng của sản xuất lâm nghiệp là rừng, mà sản phẩm của rừng có tác dụng nhiều mặt. Trước hết, về mục tiêu kinh tế của sản xuất lâm nghiệp nhằm mục tiêu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản, cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Về mục tiêu xã hội, trong sản xuất lâm nghiệp còn nhằm mục tiêu phòng hộ, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan văn hoá và các danh lam thắng cảnh. Mặc dù hiện nay người ta đã quan tâm nhiều hơn tới giá trị gián tiếp của rừng (giá trị phi vật thể) song vấn đề đặt ra đối người quản lý là phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ giá trị của rừng mà quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho phát triển lâm nghiệp. Đây cũng là vấn đề thực thi chiến lược phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước. h. Sản xuất lâm nghiệp vừa mang tính chất hoạt động sản xuất nông nghiệp vừa mang tính chất hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản Sản xuất lâm nghiệp có nhiệm vụ trồng cây, gây rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng, khai thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng. Trong các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ trồng cây, gây rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng, đây là hoạt động mang tính sinh học và có tính chất giống như hoạt động nông nghiệp. Nhiệm vụ tiếp theo của sản xuất lâm nghiệp là khai thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng, các hoạt động này có tính chất công nghiệp. Ngoài ra, do đặc thù của sản xuất lâm nghiệp là chu kỳ sản xuất dài, vốn hoạt động chủ yếu là vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản, về hình thức hoạt động và phương pháp hạch toán đều có nét giống như hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy, có thể nói hoạt động sản xuất lâm nghiệp vừa mang tính chất của hoạt động sản xuất nông 24
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nghiệp vừa mang tính chất công nghiệp và xây dựng cơ bản. Từ đặc thù trên, vấn đề đặt ra cho công tác quản lý là phải tuân thủ các quy luật sinh học của sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học. Mặt khác, cần phải trang bị và đổi mới thiết bị công nghệ cho phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc biệt là các phương tiện vận chuyển trong điều kiện địa hình phức tạp, sản phẩm cồng kềnh. Sản xuất lâm nghiệp mang tính xã hội sâu sắc và nhiều thành phần kinh tế tham gia. Với địa bàn hoạt động gần 60% diện tích tự nhiên toàn quốc là nơi sinh sống của các cộng đồng cư dân mà đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người, nên mọi hoạt động của cư dân địa phương đều ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển lâm nghiệp và ngược lại các hoạt động sản xuất lâm nghiệp đều ảnh hưởng lớn đến đời sống của cư dân địa phương. Từ đặc điểm này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức sản xuất, đặc biệt là công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. Xuất phát từ đặc thù trên, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, trước hết phải tôn trọng các phong tục và kiến thức bản địa. Sản xuất lâm nghiệp luôn luôn phải tính đến lợi ích và bảo vệ lợi ích của cộng đồng địa phương. Về phía Nhà nước cần có những chính sách cởi mở để thu hút các thành phần kinh tế, đặc biệt là đồng bào, cư dân địa phương vào công tác bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, có thể nói sự phát triển của ngành lâm nghiệp không thể tách rời sự phát triển tổng hợp về kinh tế, văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng của vùng trung du miền núi [41]. 1.1.4. Một số hoạt động chủ yếu của ngành lâm nghiệp Lâm nghiệp là ngành sản xuất đặc biệt, bao gồm nhiều phân ngành khác nhau. Do vậy, hoạt động của ngành này cũng hết sức phong phú và đa dạng, khái quát chung có một số hoạt động chủ yếu sau [29]: 1.1.4.1. Hoạt động trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng Đây là một trong những hoạt động chính của ngành lâm nghiệp. Hoạt động trồng rừng được thực hiện nhằm nhiều mục đích khác nhau cả về mặt kinh tế lẫn xã hội. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển để chắn sóng, chắn cát, trồng rừng để bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống cho con người nói riêng và cho các loài sinh vật nói chung. Ngoài ra, việc trồng rừng vùng đệm góp phần vào công tác bảo vệ phân khu đặc biệt của rừng đặc dụng, khoanh 25
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nuôi phục hồi rừng tự nhiên. Trồng rừng phục vụ cho sản xuất kinh doanh khai thác lâm sản. Đi kèm với hoạt động trồng rừng là bảo vệ rừng cũng không kém phần quan trọng. Hoạt động này nó quyết định sự thành công hay không thành công của hoạt động trồng rừng. Với tình trạng rừng càng ngày càng suy giảm về mặt số lượng và chất lượng do khai thác bừa bãi và sâu bệnh như ở nước ta hiện nay, đòi hỏi phải làm sao bảo vệ và nâng cao chất lượng diện tích rừng hiện có, đồng thời thực hiện nâng cao độ che phủ của rừng, giảm tối đa diện tích đất chưa có rừng, thực hiện phát triển lâm nghiệp bền vững. Để làm được điều này thì việc bảo vệ rừng không chỉ là trách nhiệm của riêng các cơ quan chức năng mà đó còn là trách nhiệm của mỗi người dân, hay nói đúng hơn là thực hiện xã hội hóa nghề rừng. 1.1.4.2. Hoạt động khai thác lâm sản Đây là hoạt động nhằm khai thác các sản phẩm từ rừng để phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng xã hội: khai thác gỗ tròn, gỗ nguyên liệu và các lâm sản ngoài gỗ như tre, nứa, dược liệu, lương thực và nguyên liệu chế biến thực phẩm. Khai thác lâm sản là một nghề lâu đời, gắn liền với nông nghiệp nông thôn miền núi và vùng dân cư sống gần rừng, hoạt động này mang tính chất nhỏ bé, tự phát, manh mún. Do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành chế biến lâm sản nên hiện nay hoạt động này đã phát triển hơn, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia. 1.1.4.3. Hoạt động chế biến lâm sản Chế biến lâm sản là một ngành công nghiệp quan trọng, là hoạt động tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm lâm sản, đặc biệt đối với hàng lâm sản xuất khẩu. Nó lấy nguyên liệu từ ngành khai thác rừng. Công nghiệp chế biến lâm sản phát triển cho phép sử dụng triệt để và tiết kiệm nguyên liệu từ rừng, nâng cao chất lượng và giá trị hàng lâm sản dựa vào các thành tựu khoa học kĩ thuật. Vì vậy, để ngành lâm nghiệp phát triển được thì ngành chế biến lâm sản phải được quan tâm đúng mức, nhất là một nước đang phát triển như nước ta. Nguồn nguyên liệu từ rừng phong phú, đa dạng đã tạo điều kiện cho ngành chế biến lâm sản hình thành nhiều nghề từ thủ công đến hiện đại như: sản phẩm mộc, ván nhân tạo, đồ thu công mỹ nghệ mây tre đan xuất khẩu, chế biến nhựa thông, cao su, cánh kiến đỏ, chế biến dược liệu, thực phẩm, đã thúc đẩy sự 26
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phân công lao động trong nội bộ ngành lâm nghiệp cũng như trong nền kinh tế quốc dân nói chung. 1.1.4.4. Hoạt động tiêu thụ Đây là hoạt động mang tính chất quyết định đối với bất kỳ sản phẩm nào và sản phẩm lâm sản cũng vậy. Thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, giá trị hàng hóa được thực hiện tạo ra lợi nhuận cho người sản xuất kinh doanh. Sản phẩm lâm sản được tiêu thụ thông qua thị trường, ở đây có thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Vì vậy, để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ thì phải tạo thương hiệu cho sản phẩm, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài những hoạt động chủ yếu trên, ngành lâm nghiệp còn có một số hoạt động khác như: Dịch vụ lâm nghiệp (dịch vụ giống cây trồng, hoạt động khuyến lâm, dịch vụ khoa học lâm nghiệp, du lịch sinh thái). 1.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển ngành lâm nghiệp 1.1.5.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Đây là những nhân tố tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng, tỉnh trong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, vị trí địa lý là nhân tố góp phần định hướng phát triển kinh tế nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế, xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của mỗi quốc gia. Vị trí địa lý bao gồm vị trí tự nhiên, kinh tế - chính trị, giao thương. 1.1.5.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Bao gồm các thành phần của tự nhiên mà con người có thể sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, mỗi địa phương bao gồm đất, địa hình, khí hậu, rừng, biển, sông ngòi, khoáng sản trong lòng đất, khoáng vật dưới đáy biển, nhiệt năng trong lòng đất. Nói cách khác tất cả của cải vật chất hình thành và tồn tại trên mặt đất, dưới đáy biển, trong lòng đất và không gian vũ trụ thuộc chủ quyền của một quốc gia đều là điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của quốc gia đó. 27
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là một trong các nguồn lực cơ bản của quá trình sản xuất, là đối tượng lao động. Nếu không có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, thì không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, đối với việc phát trển kinh tế nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, chúng chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi con người biết khai thác và sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả. Thực tế trên thế giới, có nhiều quốc gia rất giàu tài nguyên thiên nhiên (ví dụ: nhiều nước ở Châu Phi) nhưng vẫn là các nước nghèo, chậm phát triển. Ngược lại, nhiều quốc gia như Nhật Bản, các nước Tây Âu, không nhiều tài nguyên, nhưng lại trở thành những nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tài sản quốc gia, là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, trong đó có ngành lâm nghiệp để tạo ra của cải phục vụ đời sống con người. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên có tính giới hạn của nó, trong khi đó nhu cầu của con người thì vô hạn với số dân ngày càng tăng. Do đó, để đảm bảo phát triển bền vững cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. 1.1.5.3. Điều kiện kinh tế - xã hội Đây là điều kiện có vai trò hết sức quan trọng trong việc lựa chọn chiến lược phát triển và phân bố các ngành kinh tế lâm nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn nghiên cứu trong từng giai đoạn nhất định. Có thể nêu một số yếu tố sau: - Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng. Vai trò của dân cư và nguồn lao động đối với việc phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp thể hiện ở hai mặt. Một mặt, đó là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế lâm nghiệp, là lực lượng sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm, tạo ra sự tăng trưởng cho các phân ngành lâm nghiệp. Mặt khác, dân cư và nguồn lao động là lực lượng tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ tham gia tạo cầu cho ngành lâm nghiệp. Quy mô và cơ cấu tiêu dùng góp phần quan trọng thúc đẩy ngành lâm nghiệp. Sự tác động của dân cư và nguồn lao động thể hiện ở quy mô, tốc độ gia tăng dân số và lao động, cơ cấu dân số, chất lượng nguồn lao động về mặt thể chất, 28
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trình độ văn hóa, nghề nghiệp, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới, thói quen và thái độ lao động. Trong thời hiện đại ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành bộ phận trực tiếp của lực lượng sản xuất thì nguồn lao động, dù là lao động giản đơn cũng đòi hỏi phải có trình độ kiến thức đủ mức cần thiết. Trình độ kỹ thuật công nghệ của sản xuất càng cao, ứng dụng của khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống càng nhiều thì vai trò của nguồn lao động có chuyên môn kỹ thuật càng phải tăng cường. - Vốn đầu tư: là yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất, là nhân tố quyết định để mở rộng và tăng cường đầu tư cho ngành lâm nghiệp, nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ theo yêu cầu của CNH, HĐH. Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, nhu cầu về vốn đối với quá trình phát triển ngành lâm nghiệp là rất lớn. Sự gia tăng nhanh các nguồn vốn, việc phân bố và sử dụng chúng một cách có hiệu quả sẽ tác động rất lớn đến tăng trưởng, tạo nhiều việc làm, tăng tích lũy vốn cho nền kinh tế. Trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng, bất kỳ quốc gia nào cũng đều coi nguồn vốn đầu tư trong nước là chính, còn nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài chỉ là tạm thời. - Thị trường: là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là nhân tố đảm bảo khâu tiêu dùng, xuất nhập khẩu, giá cả và tạo ra nhu cầu mới, giúp cho quá trình tái sản xuất của ngành lâm nghiệp diễn ra không ngừng. Thị trường là nhân tố hướng dẫn và điều tiết sản xuất cho các phân ngành lâm nghiệp. Trong nền kinh tế, nhu cầu thị trường luôn có sự thay đổi do sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng và từ đó làm thay đổi nhiệm vụ sản xuất để thích ứng tiêu dùng và làm thúc đẩy sự phát triển ngành lâm nghiệp. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Tình hình phát triển của ngành lâm nghiệp nƣớc ta Trải qua quá trình phát triển, nhất là 5 năm gần đây (2011 - 2015), mặc dù gặp nhiều khó khăn của tình hình kinh tế trong nước, quốc tế và những diễn biến khó lường của thời tiết khí hậu, nhưng ngành lâm nghiệp nước ta tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng, thể hiện tập trung ở những mặt sau: 29
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Diện tích rừng tăng nhanh, ổn định; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về rừng giảm dần. 5 năm qua (2011 - 2015), bình quân trồng khoảng 220.000 ha/năm. Khoanh nuôi tái sinh 460.000 ha/năm, trong đó khoảng 50.000 ha thành rừng/năm. Áp dụng một số giống mới, bước đầu áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh rừng trồng, đã tăng sinh khối rừng sản xuất từ 7 - 8 m3 /ha/năm lên 12 - 15 m3 /ha/năm, cá biệt có nơi đạt 40 m3 /ha/năm; độ che phủ của rừng tăng từ 39,1% năm 2009 lên khoảng 40,7% năm 2015. Vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm cả về số vụ và mức độ thiệt hại; công tác phòng chống cháy rừng theo phương châm bốn tại chỗ được tăng cường; đã kiềm chế và giảm 70% diện tích rừng bị phá trái pháp luật so với 5 năm trước [38]. - Sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng nhanh, sản xuất lâm sản hàng hóa ngày càng thích ứng với biến đổi của thị trường thế giới; đời sống người làm nghề rừng được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng nhanh trong những năm gần đây (năm 2011 đạt 3,4%, năm 2012 đạt 5,5%, năm 2013 đạt 6,0%, năm 2014 đạt 7,09%, năm 2015 đạt khoảng 7,5%). Sản lượng gỗ rừng trồng tăng 2,5 lần trong 5 năm qua, đạt khoảng 17 triệu m3 vào năm 2015. Khai thác rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ hơn theo hướng bền vững, sản lượng khai thác giảm từ 350 nghìn m3 năm 2009 xuống còn 160 nghìn m3 năm 2013, đã dừng khai thác chính từ năm 2014. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển mạnh với nhiều thành phần kinh tế, sản phẩm chế biến đa dạng theo yêu cầu thị trường. Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã xuất vào trên 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường khó tính (Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc). Kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ tăng hơn 1,65 lần trong 5 năm, từ 4,2 tỷ USD năm 2011 lên khoảng 6,9 tỷ USD năm 2015. Ngành công nghiệp chế biến lâm sản ngày càng thích ứng có hiệu quả với biến đổi thị trường và vận hành theo tín hiệu thị trường, giải quyết hài hòa các rào cản thương mại quốc tế. Thu nhập đời sống của người dân từng bước được tăng lên, có hộ thu nhập từ 150 - 250 triệu đồng/ha rừng trồng sau 6 đến 10 năm, nên có thể làm giàu từ trồng rừng [38]. - Công tác xã hội hóa nghề rừng được cụ thể hóa đầy đủ hơn; nhận thức của xã hội về ngành kinh tế lâm nghiệp nhất quán hơn. Việc giao đất, giao rừng sản xuất 30
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cho hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế được coi là giải pháp mang tính đột phá; khuyết khích các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, kinh doanh lâm sản. Ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư cho rừng đặc dụng và rừng phòng hộ chỉ chiếm khoảng 25% tổng mức đầu tư toàn xã hội cho bảo vệ, phát triển rừng, 75% vốn đầu tư được huy động từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Cơ chế, chính sách về lâm nghiệp tiếp tục được hoàn thiện, nổi bật là Nghị định 05/2010/NĐ-CP về thành lập Quỹ Bảo vệ phát triển rừng; Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp; Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020. Quyết định 57/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định 07/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách bảo vệ rừng; Quyết định 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển rừng đặc dụng. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường đang trở thành nguồn tài chính quan trọng của ngành lâm nghiệp, tạo nguồn thu cho các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng với khoảng 4,6 triệu ha, giảm áp lực chi ngân sách với số tiền từ 12.000 - 13.000 tỷ/năm [38]. - Hợp tác quốc tế về lâm nghiệp tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu theo chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa. Ngành lâm nghiệp đã hợp tác với các đầu mối và tổ chức lâm nghiệp quốc tế, trong đó có 2 Công ước và nhiều hiệp định vùng, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên diễn đàn - Thực trạng phá rừng, khai thác rừng tự nhiên, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép còn diễn ra phức tạp ở một số địa phương; năng suất, chất lượng, giá trị rừng sản xuất thấp. Tình trạng phá rừng tự nhiên trái pháp luật để lấy đất; sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt ở các tỉnh vùng Tây Nguyên; một số điểm nóng về phá rừng tự nhiên nghiêm trọng, kéo dài, chưa được giải quyết triệt để, gây bức xúc trong xã hội. Độ che phủ rừng tăng, nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm. Sản phẩm rừng trồng chủ yếu là rừng gỗ nhỏ, giá trị thấp, chưa đáp ứng nhu cầu cơ bản về nguyên liệu gỗ lớn 31
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, nhất là trước yêu cầu truy xuất xuất xứ nguyên liệu theo các Hiệp định thương mại thế hệ mới. Giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha rừng trồng mới đạt khoảng 9 - 10 triệu đồng/ha/năm, đa số người dân làm nghề rừng còn nghèo, tỷ trọng thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 25% trong tổng thu nhập của nông dân miền núi. - Công nghệ chế biến, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh chưa cao. Quy mô sản xuất phổ biến còn nhỏ, kết cấu hạ tầng yếu kém. Năng suất lao động trong chế biến lâm sản còn thấp so với các nước trong khu vực, chất lượng, mẫu mã sản phẩm kém cạnh tranh. Công nghiệp phụ trợ, vật tư phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp phụ thuộc vào nhập khẩu. - Giá trị gia tăng thấp, tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng. Trình độ tay nghề lao động lâm nghiệp thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, trồng rừng vẫn chủ yếu là quảng canh. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào sản xuất còn nhiều bất cập; công nghệ sinh học và công tác tạo giống chưa được ứng dụng trên quy mô rộng. - Các lâm trường quốc doanh trước đây, sau khi chuyển thành Công ty lâm nghiệp quản lý trên 2 triệu ha đất, nhưng sử dụng kém hiệu quả, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến phức tạp. Việc triển khai sắp xếp đổi mới các Công ty lâm nghiệp mới bước đầu lập đề án, chưa tạo được sự chuyển biến trên thực tiễn. Thời gian tới, ngành lâm nghiệp cần quan tâm một số vấn đề sau: - Việc phát triển lâm nghiệp trước hết phải tiến hành tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, nâng cao hiệu lực quản lý, giám sát thực hiện nghiêm túc quy hoạch tổng thể rừng cấp quốc gia và cấp vùng, xác định rõ lâm phận ổn định. Thống nhất giữa quy hoạch rừng trên bản đồ và thực địa, giữa ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với ngành Tài nguyên và Môi trường. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác, xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, nhất là hành vi mua bán đất lâm nghiệp trái phép, giám sát thực hiện đầy đủ trách nhiệm tổ chức trồng rừng thay thế. 32
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Triển khai mạnh mẽ công tác xã hội hóa đầu tư trong lâm nghiệp, huy động các nguồn vốn ODA và FDI từ Chính phủ, Phi chính phủ và các tổ chức quốc tế thông qua các chương trình dự án quốc tế, lồng ghép các chương trình, dự án quốc tế và trong nước giải quyết nhu cầu vốn cho hoạt động lâm nghiệp. - Thực hiện trách nhiệm các cam kết kinh tế quốc tế cùng với bảo vệ sản xuất nội địa hợp lý, phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế. Chủ động xây dựng quan hệ đối tác, dựa trên lợi thế của từng tổ chức quốc tế và quốc gia, tổ chức vận động thu hút viện trợ, công nghệ và đầu tư nước ngoài. - Thúc đẩy ứng dụng giống cây lâm nghiệp chất lượng cao được nuôi cấy mô, hỗ trợ người dân chuyển đổi rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn, quản lý rừng bền vững quốc gia phù hợp với thông lệ quốc tế, khôi phục, phát triển rừng thích ứng với biến đổi khí hậu. - Chú trọng nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu cải thiện giống cây trồng và thâm canh rừng, công nghệ chế biến lâm sản. - Sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hệ thống tổ chức sản xuất lâm nghiệp, chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm và điều kiện làm việc cho kiểm lâm địa bàn xã. - Trong phát triển lâm nghiệp cần thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc các luật định về quản lý và bảo vệ rừng. 1.2.2. Tình hình phát triển của ngành lâm nghiệp Vùng Tây Nguyên Vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng, có tổng diện tích tự nhiên 54.461 km2 , dân số khoảng 5,1 triệu người (2016), là địa bàn chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng; đồng thời có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng và nhiều lợi thế để phát triển kinh tế nói chung và phát triển lâm nghiệp nói riêng. Những năm qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm chỉ đạo, đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển rừng cho khu vực này; nhiều chương trình, dự án lâm nghiệp được triển khai thực hiện như: Chương trình Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (IX) về phát triển vùng Tây Nguyên; Quyết định số 25 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2020; Dự án 33
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trồng mới 5 triệu ha rừng; Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống cho đồng bào vùng Tây Nguyên, chính sách giao rừng, thuê rừng, khoán bảo vệ rừng và các cơ chế hưởng lợi. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT), hiện nay tổng diện tích rừng của các tỉnh Tây Nguyên có trên 2.561.969 ha, độ che phủ 46,08%; trong đó, rừng có trữ lượng là 1.772.744 ha, chỉ đạt độ che phủ là 32,4%, còn lại là rừng trồng chưa có trữ lượng, rừng tự nhiên phục hồi. Trong thời gian từ 2010 - 2015, diện tích rừng Tây Nguyên giảm 5,8% tương ứng diện tích 312.416 ha, trong đó: Rừng tự nhiên giảm 407.822 ha và rừng trồng tăng 95.406 ha so với năm 2010 và độ che phủ cũng giảm nhanh từ 51,9% xuống còn 46,08%, trữ lượng rừng giảm 57 triệu m3 . Tuy nhiên, về tổng quát công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn chưa có chuyển biến tích cực; tình trạng phá rừng chiếm đất, lấy gỗ và lâm sản trái pháp luật vẫn còn diễn ra khá phổ biến và phức tạp, hành vi chống người thi hành công vụ diễn ra gay gắt, coi thường kỷ cương pháp luật, gây bức xúc trong xã hội; tình trạng suy giảm diện tích rừng và chất lượng rừng ngày càng gia tăng. Việc tổ chức sản xuất kinh doanh của các Công ty lâm nghiệp, hoạt động của các Ban quản lý rừng ở vùng Tây Nguyên còn hạn chế. Việc giải quyết hài hòa lợi ích giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt giữa tổ chức lâm nghiệp Nhà nước với hộ gia đình và cộng đồng đối với rừng, đất lâm nghiệp đang là yêu cầu cấp bách ở nhiều nơi. Việc chuyển đổi rừng, đất lâm nghiệp sang trồng cao su chưa chú ý khai thác quỹ đất không có rừng, loại đất khác để phát triển cao su mà các doanh nghiệp, địa phương chỉ quan tâm đến việc chuyển đổi rừng. Trong thời gian tới, hướng phát triển chủ yếu của lâm nghiệp Tây Nguyên chuyển dần từ khai thác sang khôi phục, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng để gìn giữ môi trường sinh thái, bảo tồn diện tích rừng tự nhiên, tính đa dạng sinh học cũng như các hệ thống động, thực vật quý hiếm trong rừng. Để đạt được các mục tiêu đề ra chúng ta cần triển khai một số nội dung: - Cần xác định lâm phận ổn định cho Tây Nguyên để hình thành các khu rừng sản xuất cung cấp gỗ lớn; đồng thời củng cố và bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn cho Vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. 34