SlideShare a Scribd company logo
1 of 55
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––
TRỊNH THỊ THUYẾT
PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ SẦM SƠN,
TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
THÁI NGUYÊN -
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––
TRỊNH THỊ THUYẾT
PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ SẦM
SƠN GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
Ngành: Địa lí học
Mã số: 8.31.05.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Trưởng
THÁI NGUYÊN -
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các số liệu, kết quả phân tích và nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có
nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Trịnh Thị Thuyết
i
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, phòng Đào tạo Sau
đại học, các thầy, cô Khoa Địa lý - Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên
đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Văn Trưởng - Trường Đại học
Hồng Đức đã tận tình hướng dẫn khoa học trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả trân trọng cảm ơn Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa,
UBND và Phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Chi cục Thống kê Thành phố Sầm
Sơn và các cơ quan liên quan đã cung cấp số liệu, tài liệu giúp tôi hoàn thành luận
văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng song luận văn vẫn còn những thiếu sót nhất định. Tác giả
chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và các bạn để luận văn được
hoàn thiện hơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Trịnh Thị Thuyết
ii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................................. i
Lời cảm ơn...................................................................................................................................................... ii
Mục lục ...........................................................................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt.......................................................................................................................iv
Danh mục các bảng..................................................................................................................................... v
Danh mục các hình ....................................................................................................................................vi
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
3. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.............................................. 3
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu................................................................... 5
5. Những đóng góp chính của đề tài............................................................................. 8
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................... 8
NỘI DUNG..................................................................................................................9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...9
1.1. Cơ sở lí luận........................................................................................................... 9
1.1.1. Các khái niệm về du lịch .................................................................................... 9
1.1.2. Các điều kiện phát triển du lịch.........................................................................14
1.1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch..............................................................16
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch ........................................................17
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................18
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch biển của một số địa phương............................18
1.2.2. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa .....................................................19
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................21
Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ SẦM
SƠN GIAI ĐOẠN 2010 - 2017......................................................................22
2.1. Khái quát về TP Sầm Sơn.....................................................................................22
2.1.1. Vị trí địa lý.........................................................................................................22
iii
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1.2. Lịch sử phát triển...............................................................................................22
2.2. Các điều kiện phát triển du lịch Sầm Sơn.............................................................25
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên...............................................................................25
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn..............................................................................27
2.2.3. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch........................................................................32
2.2.4. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch.......................................................32
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch ở TP Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 ...................33
2.3.1. Khách du lịch.....................................................................................................33
2.3.2. Tổng thu du lịch.................................................................................................35
2.3.3. Lao động trong hoạt động du lịch......................................................................37
2.3.4. Công tác quản lý nhà nước về du lịch ...............................................................38
2.3.5. Sản phẩm du lịch ...............................................................................................39
2.3.6. Thị trường du lịch..............................................................................................39
2.3.7. Đầu tư cho phát triển du lịch .............................................................................40
2.3.8. Xúc tiến quảng bá du lịch ..................................................................................41
2.3.9. Các tổ chức không gian lãnh thổ du lịch ...........................................................42
2.4. Tổng hợp đánh giá thực trạng sự phát triển điểm đến du lịch TP Sầm Sơn
giai đoạn 2010 - 2017 .......................................................................................45
2.4.1. Đánh giá điểm đến du lịch Sầm Sơn dựa trên các tiêu chí của Bộ
VHTT&DL .......................................................................................................45
2.4.2. Đánh giá điểm đến Sầm Sơn dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm
đến du lịch.........................................................................................................51
2.4.3. Đánh giá sự phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn dựa theo 12 tiêu chí
xây dựng............................................................................................................55
2.4.4. So sánh Sầm Sơn với một số điểm đến có điều kiện tương đồng ở vùng
Bắc Trung Bộ....................................................................................................56
2.4.5. Những kết quả đạt được và hạn chế ..................................................................62
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU
LỊCH THÀNH PHỐ SẦM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN 2018 - 2025
TẦM NHÌN ĐẾN 2030 ..................................................................................66
iv
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.1. Cơ sở để xây dựng ................................................................................................66
3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với phát triển điểm đến du lịch Sầm Sơn giai
đoạn 2018 -2025, tầm nhìn đến năm 2030........................................................66
3.1.2. Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Thanh hóa ....................................................67
3.1.3. Quan điểm và chiến lược phát triển du lịch TP Sầm Sơn..................................68
3.1.4. Các mục tiêu phát triển......................................................................................68
3.2. Dự báo một số chỉ tiêu cơ bản về phát triển du lịch.............................................69
3.2.1. Các căn cứ dự báo..............................................................................................69
3.2.2. Các chỉ tiêu dự báo cụ thể..................................................................................69
3.3. Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch..................................................................74
3.3.1. Các giải pháp về nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc của các tổ
chức chính trị, xã hội ........................................................................................74
3.3.2. Các giải pháp về quản lý du lịch.......................................................................74
3.3.3. Các giải pháp thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
phục vụ du lịch..................................................................................................76
3.3.4. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Sầm Sơn..........76
3.3.5. Các giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch Sầm Sơn..........................................77
3.3.6. Các giải pháp về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ...........78
3.3.7. Các giải pháp tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá .....................................79
3.3.8. Các giải pháp về nâng cao khả năng tiếp cận các điểm đến du lịch Sầm Sơn ..79
3.3.9. Các giải pháp bảo vệ môi trường và tăng cường năng lực ứng phó với biến
đổi khí hậu và nước biển dâng của điểm đến du lịch Sầm Sơn ........................79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................87
PHỤ LỤC
v
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ
1 BĐKH Biến đổi khí hậu
2 DLST Du lịch sinh thái
3 KT-XH Kinh tế - xã hội
4 TP Thành phố
5 UBND Ủy ban nhân dân
6 VHTT&DL Văn hóa thể thao và du lịch
7 VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch
iv
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thống kê số lượng khách du lịch đến Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017..... 33
Bảng 2.2: So sánh tổng lượng khách đến Thanh Hóa và Sầm Sơn giai đoạn
2010 - 2017 ................................................................................................ 34
Bảng 2.3: Thống kê tổng thu từ du lịch trên địa bàn Sầm Sơn so với toàn tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017 ............................................................. 35
Bảng 2.4: Thống kê số lượng cơ sở lưu trú tại Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 ........ 37
Bảng 2.5: Số lượng lao động du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 .................. 37
Bảng 2.6: Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn TP Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 . 40
Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả đánh giá điểm đến khu du lịch Sầm Sơn....................... 46
Bảng 2.8. Bảng tỷ lệ % tương ứng với số điểm về sự hài lòng của du khách ............ 47
Bảng 2.9. Bảng tổng hợp kết quả chung điều tra mức độ hài lòng của khách du lịch ....... 48
Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra mức độ hài lòng của du khách theo
nhóm nội dung đánh giá đối với khu du lịch Sầm Sơn ............................. 49
Bảng 2.11: Quy ước đánh giá khu du lịch Sầm Sơn theo 32 tiêu chí ......................... 50
Bảng 2.12: Tổng hợp tiêu chí đánh giá khu nội thành ................................................ 52
Bảng 2.13: Tổng hợp tiêu chí đánh giá khu sinh thái Quảng Cư ............................... 53
Bảng 2.14: Tổng hợp tiêu chí đánh giá khu ngoại thành ............................................ 54
Bảng 2.15: Tổng hợp 12 tiêu chí đánh giá khu du lịch Sầm Sơn ............................... 56
Bảng 3.1: Dự báo khách du lịch đến khu du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2020 - 2030 ...... 70
Bảng 3.2: Dự báo tổng thu từ khách du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2020 - 2030 ...... 71
Bảng 3.3: Dự báo chỉ tiêu GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư du lịch tại Sầm
Sơn giai đoạn 2020 - 2030 ........................................................................ 71
Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu cơ sở lưu trú cho khách du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn
2020 - 2030 ................................................................................................ 72
Bảng 3.5: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2020 - 2030 ... 72
v
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1.Giả thuyết chu kỳ sống của khu du lịch của Butler (1980) 25
Hình 2.1. Bản đồ Vị trí TP Sầm Sơn ................................................................. 22
Hình 2.2. Bản đồ Hành chính TP Sầm sơn ........................................................ 31
Hình 2.3. Bản đồ Tài nguyên du lịch TP Sầm sơn ............................................ 31
Hình 2.4. Biểu đồ So sánh tổng lượng khách đến Thanh Hóa và Sầm Sơn
giai đoạn 2010 - 2017 ........................................................................ 35
Hình 2.5. Biểu đồ Tổng thu từ du lịch trên địa bàn Sầm Sơn so với toàn
tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017 .............................................. 36
Hình 2.6. Biểu đồ Tổng số lượt khách và tổng thu của Sầm Sơn giai đoạn
2010 - 2017........................................................................................ 36
Hình 2.7. Biểu đồ Cơ cấu lao động hoạt động du lịch Sầm Sơn phân theo
trình độ đào tạo năm 2017 ................................................................. 38
Hình 2.8. Biểu đồ Các giai đoạn phát triển của điểm đến Sầm Sơn ................. 55
Hình 2.9. Bản đồ Hiện trạng phát triển du lịch Sầm Sơn .................................. 55
Hình 3.1. Bản đồ điều chỉnh quy hoạch chung TP Sầm Sơn đến 2040 ............ 73
vi
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời
sống của mỗi người dân. Trong những năm gần đây, ngành du lịch, nhất là du lịch
biển, đảo trên thế giới có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và là nguồn thu lớn của nhiều
quốc gia, cộng đồng địa phương đặc biệt là những nước phát triển.
Việt Nam có tài nguyên du lịch biển, đảo phong phú, đa dạng là điều kiện
thuận lợi để phát triển du lịch. Thực tế hơn 30 năm đổi mới ngành Du lịch có sự tăng
trưởng nhanh, liên tục, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước. Tốc độ tăng trưởng trung bình của khách du lịch quốc tế đạt 10,2%/năm, khách
du lịch nội địa đạt 11,8%/năm. Năm 2016, du lịch Việt Nam đã đạt mức tăng kỷ lục
cả về tốc độ và số tăng tuyệt đối, đã đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng
26% so với năm 2015, 62 triệu lượt khách du lịch nội địa. Tổng thu từ du lịch đạt hơn
400.700 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2015 đóng góp không nhỏ vào GDP của cả
nước. Đầu tư của Nhà nước và tư nhân vào du lịch ngày càng tăng. Hệ thống khu,
tuyến, điểm du lịch, doanh nghiệp du lịch được hoàn thiện, làm thay đổi diện mạo và
ngày càng khẳng định vị thế của ngành du lịch trong đời sống KT-XH. Du lịch đã có
tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực; làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh
xuất khẩu, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, cải thiện diện mạo đô
thị và nông thôn; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; đảm bảo an ninh, quốc
phòng, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, tăng cường hiểu biết và nâng tầm vị
thế quốc gia trên trường quốc tế.
Thanh Hóa có 102 km đường bờ biển, tiềm năng phát triển du lịch phong phú,
đa dạng với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh độc đáo đã tạo cho du lịch có
vị thế đáng kể trong ngành du lịch Việt Nam, tạo dấu ấn trong lòng du khách quốc tế.
Sầm Sơn là điểm đến du lịch biển nổi tiếng không chỉ của Thanh Hóa mà của
cả nước với những bãi biển đẹp, cảnh quan hấp dẫn cùng những giá trị di tích văn hóa
lịch sử. Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định
số 2473/QĐ-TTg ngày 30-12-2011 và số 201/QĐ-TTg ngày 22-01-2013 đều khẳng
1
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
định vị trí quan trọng của Sầm Sơn với vai trò là khu vực có tiềm năng phát triển
thành khu du lịch quốc gia và đô thị du lịch. Trong nhiều năm qua, lượng khách du
lịch đến với Sầm Sơn ngày càng tăng. Du lịch Sầm Sơn đã có những đóng góp nhất
định cho phát triển KT-XH địa phương, du lịch vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành công trên, du lịch Sầm Sơn vẫn chưa thực sự phát triển
tương xứng với vị thế và tiềm năng của mình: hiệu quả kinh doanh du lịch còn hạn
chế, thiếu sản phẩm đặc sắc có sức cạnh tranh, ảnh hưởng của tính mùa vụ trong hoạt
động du lịch lớn, thiếu hình ảnh và thương hiệu, v.v.
Vậy làm thế nào để du lịch Sầm Sơn phát triển nhanh và bền vững và tương
xứng với vị thế, tiềm năng, có nhiều đóng góp hơn nữa cho phát triển KT-XH của
Thanh Hóa và Du lịch Việt Nam. Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu gắn lý luận với
thực tiễn và đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh phát triển du lịch Sầm Sơn là rất quan
trọng và cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch
Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017” để làm luận văn Thạc
sĩ chuyên ngành Địa lý học.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu của đề tài
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, luận văn tập trung
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển du lịch của thành phố Sầm
Sơn giai đoạn 2010 – 2017. Từ đó, đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp cụ thể
cho phát triển du lịch của thành phố giai đoạn 2018 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về địa lý du lịch, phát triển du lịch, nhất là
du lịch ven biển để vận dụng vào việc nghiên cứu phát triển du lịch và xây dựng hệ
thống tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch ở TP Sầm Sơn.
Thu thập tài liệu, tư liệu, số liệu có liên quan phục vụ cho nội dung của đề tài
luận văn. Khảo sát, kiểm kê, nghiên cứu các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng
và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch của TP Sầm Sơn.
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của TP Sầm Sơn trong giai
đoạn 2010 - 2017.
2
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đề xuất định hướng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch TP
Sầm Sơn giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.3.1. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng phát
triển du lịch của TP Sầm Sơn dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội.
Đề xuất định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch phù hợp với các
điều kiện của TP Sầm Sơn giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
2.3.2. Về không gian
Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi TP Sầm Sơn.
2.3.3. Về thời gian
Đề tài tập trung điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu và phân tích trong giai
đọan 2010 - 2017. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch TP Sầm Sơn giai đoạn
2018 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030.
3. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
3.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Lịch sử ngành du lịch Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, từ đó
đến nay các công trình nghiên cứu địa lý du lịch tập trung vào các vấn đề về tổ chức
không gian du lịch, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu du lịch với một số tác
giả tiêu biểu như PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh, GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh
Tuệ, PGS.TS Đặng Duy Lợi, PGS.TS Phạm Trung Lương… Nhiều công trình nghiên
cứu có giá trị trong lĩnh vực này đã được thực hiện như: Đề tài “Tổ chức lãnh thổ du
lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì (1991); “Cơ sở lý luận phương pháp nghiên
cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển Việt Nam” do Nguyễn Trần Cầu
và Lê Thông chủ trì (1993); “Quy hoạch quốc gia và vùng, phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu” do Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông thực hiện (1994); Hai cuốn
sách “Địa lý du lịch” (1996) và “Địa lý du lịch Việt Nam” (2010) do Nguyễn Minh
Tuệ chủ biên; “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” do Phạm Trung Lương
chủ biên (2000) … Nhiều địa phương cũng đã xây dựng quy hoạch tổng thể cho phát
triển du lịch dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của Tổng cục du lịch như Thái Nguyên,
Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định,
3
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Phú yên, Khánh Hòa, TPHCM… với sự tham gia của các nhà khoa học có uy tín
trong và ngoài nước [33].
Du lịch biển, đảo Việt Nam những năm gần đây có các công trình nghiên cứu
như: Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 của
viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2013; Ngoài ra còn có nhiều đề tài tiêu biểu về du
lịch của các địa phương được thực hiện như luận án tiến sỹ: “Tổ chức lãnh thổ du lịch
TP Hải Phòng” - Nguyễn Thanh Sơn (1997); Đề tài, Một số giải pháp đột phá phát
triển du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam của Lê Trọng Bình, 2007; Phát triển du
lịch biển Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ của Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2012…
3.2. Các công trình nghiên cứu ở Thanh Hóa
Nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch biển ở Sầm Sơn đã có một số nhà
nghiên cứu, nhà báo trong nước và địa phương đề cập tới, Charles Robeguain (1929)
Nhà xuất bản G.Van trong cuốn “Tỉnh Thanh Hoá” đã nhắc tới cảnh đẹp Sầm Sơn.
Hoàng Tuấn Phổ trong cuốn “Thắng cảnh Sầm Sơn”, xuất bản năm 1983 đã đi sâu
giới thiệu về những cảnh đẹp và phong tục tập quán truyền thống, những huyền thoại,
sự tích của đất và người Sầm Sơn [14]; [9].
Năm 2007 để chuẩn bị cho lễ hội 100 năm du lịch Sầm Sơn, Ban tuyên giáo
tỉnh uỷ Thanh Hoá đã xuất bản cuốn “Sầm Sơn xanh vẫy gọi” nêu khái quát lịch sử
phát triển du lịch Sầm Sơn. Hay cuốn “Thị xã Sầm Sơn 30 năm xây dựng và phát
triển (1981 - 2011)” của Thị Uỷ - Hội đồng Nhân dân - Uỷ ban Nhân dân - Uỷ ban
Mặt trận Tổ Quốc Thị xã Sầm Sơn đã giới thiệu và có những đánh giá rất xác đáng về
tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá nhân văn của Thị xã [2].
Một số luận văn thạc sĩ cũng đề cập đến phát triển du lịch ở Sầm Sơn như: Hiện
trạng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở điểm du lịch Sầm Sơn (Thanh Hoá) -
Luận văn thạc sĩ địa lý của Mai Duy Lục (1999), luận văn thạc sĩ Kinh tế của Nguyễn
Thị Phương Thanh (2015) Phát triển du lịch bền vững tại thị xã Sầm Sơn. Tiềm năng,
thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Sầm Sơn - Luận văn thạc sĩ địa lý của Lưu Thị
Ngọc Diệp (2008). Thực trạng dịch vụ du lịch biển tại thị xã Sầm Sơn - Luận văn thạc sỹ
Quản trị kinh doanh của Phan Viết Linh. Định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ du
lịch tại thị xã Sầm Sơn - Luận văn thạc sỹ ngành du lịch của Trần Quốc
4
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hưng (2013); Trịnh Thị Tuyết (2017) “Nghiên cứu chất lượng sản phẩm du lịch biển
Sầm sơn” Luận văn thạc sĩ Du lịch - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn -
Đại học Quốc gia Hà Nội [25].
Như vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch nói chung
và du lịch Sầm Sơn nói riêng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về Sầm Sơn mới chỉ
dừng lại ở việc nghiên cứu nhằm giới thiệu quảng bá du lịch. Nếu có nghiên cứu sâu
về tiềm năng, thực trạng du lịch Sầm Sơn thì thời gian cũng đã cách đây nhiều năm,
hoặc nghiên cứu về du lịch Sầm Sơn ở góc độ kinh tế, kinh doanh, du lịch. Dưới góc
độ Địa lý học trước đây tuy có, nhưng chưa có đề tài nào xây dựng các tiêu chí đánh
giá sự phát triển du lịch Sầm Sơn, hoặc chưa phỏng vấn, phát phiếu điều tra về mức
độ hài lòng của du khách đối với khu du lịch Sầm Sơn. Do vậy thiếu cơ sở để đánh
giá sự phát triển du lịch và xây dựng các giải pháp đẩy mạnh phát triển cho du lịch
Sầm Sơn hiện tại và trong tương lai.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống mở phức tạp gồm nhiều thành phần có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau mang tính chất tổng hợp, có đủ các thành phần: tự
nhiên, kinh tế - xã hội và chịu sự chi phối của nhiều qui luật cơ bản. Vì vậy quan
điểm hệ thống luôn được tác giả quán triệt trong quá trình thực hiện đề tài.
Việc nghiên cứu phát triển du lịch Thành phố Sầm Sơn không thể tách rời với hiện
trạng và xu hướng phát triển du lịch của Thanh Hóa, của Việt Nam. Quá trình phát
triển du lịch của Sầm Sơn là một phần trong quá trình phát triển du lịch của tỉnh
Thanh Hóa và của cả nước. Đồng thời TP Sầm Sơn chia ra các lãnh thổ nhỏ hơn như
khu vực nội thành, khu vực ngoại thành, khu vực bãi biển, bờ biển, sông, núi …
4.1.2. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
Trong một lãnh thổ, các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội luôn có mối quan hệ
mật thiết với nhau, tạo nên một thể tổng hợp thống nhất và hoàn chỉnh. Cơ cấu lãnh
thổ TP Sầm Sơn được coi như một thể tổng hợp tương đối hoàn chỉnh. Vì thế, nghiên
cứu đề tài tác giả đã vận dụng nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ với các điều
5
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hoàn cảnh lịch sử và các chính sách phát triển kinh tế
của thành phố, cũng như trong bối cảnh cả nước thực hiện công cuộc đổi mới. Trên
cơ sở đó có những đánh giá mang tính tổng thể, nhằm khai thác tổng hợp tiềm năng
và đề xuất những định hướng cũng như giải pháp cho phát triển trong tương lai.
4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động và biến đổi không ngừng. Trong
nghiên cứu du lịch cần xem xét quá khứ, đánh giá hiện trạng (giai đoạn 2010 - 2017)
để có thể đưa ra những dự báo hoặc định hướng phát triển trong tương lai (đến năm
2030). Quan điểm này được tác giả quán triệt và vận dụng xuyên suốt quá trình thực
hiện đề tài.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển KT - XH của toàn nhân
loại trong thế kỷ XXI. Phát triển du lịch bền vững trở thành xu hướng và mục tiêu
phát triển ngành kinh tế du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam
trong hiện tại và tương lai. Vì vậy quan điểm phát triển này cần được soi sáng, vận
dụng trong việc tổ chức quản lý, triển khai đánh giá các hoạt động du lịch trong
nghiên cứu phát triển du lịch TP Sầm Sơn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu, tài liệu
Thu thập, xử lí thông tin, thu thập những tài liệu có liên quan ở các nguồn tin cậy,
sắp xếp và xử lí tài liệu một cách khoa học, có hệ thống, phân tích từng nội dung đưa ra
những kết luận đúng đắn nhất. Các thông tin, số liệu đã thu thập sẽ được thống kê, sắp
xếp lại sao cho phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng biểu
về quá trình phát triển KT - XH của TP nói chung và ngành du lịch nói riêng.
Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công
trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong
nghiên cứu tự nhiên và tổ chức khai thác lãnh thổ du lịch.
4.2.2. Phương pháp thực địa
Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư
liệu về tài nguyên, cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho hoạt động du lịch và các tài
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
liệu liên quan khác; đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng địa danh, thể loại liên quan
du lịch và sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc hình thành tổ chức không gian
du lịch. Tác giả đã trực tiếp khảo sát thực địa tại các điểm, khu du lịch ở Sầm Sơn
như khu vực bãi biển, khu vực Núi trường lệ, khu sinh thái Quãng Cư, khu nghỉ
dưỡng sinh thái FLC, hòn Trống Mái, các đền, chùa tại TP Sầm Sơn.
4.2.3. Phương pháp bản đồ - GIS
Bản đồ - biểu đồ là phương pháp thể hiện trực quan, sinh động nhất các đối
tượng nghiên cứu của Địa lý nói chung và Địa lý du lịch nói riêng. Bằng ngôn ngữ kí
hiệu, bản đồ mô phỏng hình ảnh thu nhỏ một cách trung thực nhất các đối tượng
nghiên cứu Địa lý du lịch với sự phân bố về mặt không gian lãnh thổ cũng như một số
mặt về định lượng và định tính của đối tượng. Một số bản đồ tác giả xây dựng như:
Bản đồ vị trí TP Sầm Sơn, bản đồ Tài nguyên du lịch TP Sầm Sơn, bản đồ Hiện trạng
phát triển du lịch Tp Sầm Sơn, bản đồ Các giai đoạn trong chu kỳ phát triển của điểm
đến Sầm Sơn. Các bản đồ trên được xây dựng bằng kỹ thuật GIS với phần mềm
MapInfo đảm bảo tính chính xác và trực quan. Tác giả đề tài cũng sử dụng nhiều biểu
đồ thể hiện về sự phát triển du lịch Sầm Sơn (khách du lịch, doanh thu du lịch, lao
động du lịch …).
4.2.4. Phân tích, tổng hợp, so sánh
Để trình bày và xử lý những số liệu điều tra, tác giả đã áp dụng phương pháp
tính tỉ lệ phần trăm. Phương pháp này được thực hiện qua việc lập bảng thống kê các
số liệu thu được và tính tỉ lệ phần trăm của các biến được chọn trong tổng số những
phiếu điều tra. Ngoài ra, việc sử dụng thang đo xếp hạng theo thứ tự cho biết được
khoảng cách giữa các thứ bậc. Các nguồn tư liệu đã thu thập sẽ được tiến hành so
sánh, phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với các vấn đề cụ thể trong luận văn. Từ
đó, sẽ có cái nhìn trung thực nhất về du lịch TP Sầm Sơn với những thông tin đã được
tinh lọc có độ tin cậy cao.
4.2.5. Phương pháp thống kê du lịch
Phương pháp này nghiên cứu về mặt định lượng của các tiêu chí phát triển
trong hoạt động du lịch ở TP Sầm Sơn. Những thông tin, số liệu có liên quan đến hoạt
động du lịch ở địa phương sẽ thu thập, thống kê làm cơ sở cho việc xử lí, phân tích và
đánh giá nhằm thực hiện những mục tiêu của đề tài đề ra.
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4.2.6. Phương pháp điều tra xã hội học
Tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp phỏng
vấn viết (đây là một nội dung của phương pháp điều tra xã hội học) để lấy ý kiến chủ
quan của các chuyên gia, các nhà quản lý và du khách để đánh giá sự phát triển và
mức độ hài lòng đối với khu du lịch Sầm Sơn về tài nguyên du lịch, chất lượng các
dịch vụ, sản phẩm du lịch, về cơ sở hạ tầng, công tác quản lý du lịch... Chúng tôi đã
điều tra 200 du khách, 30 chuyên gia và các nhà quản lý du lịch trên địa bàn theo
phiếu đánh giá và phiếu điều tra [phụ lục 1, phụ lục 2].
4.2.7. Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu, tổ chức
hướng khai thác xây dựng các điểm, tuyến du lịch; sử dụng tài nguyên du lịch một
cách hiệu quả. Tác giả đã sử dụng phương pháp ngoại suy để dự báo về số lượng
khách, doanh thu du lịch, lao động làm du lịch, thị trường khách du lịch; dự báo về
khả năng đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các điểm du lịch; dự báo về phát triển cơ sở hạ
tầng, tốc độ tăng trưởng và phát triển của ngành du lịch.
5. Những đóng góp chính của đề tài
-Tổng quan được cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển du lịch để vận dụng vào
nghiên cứu phát triển du lịch tại TP Sầm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa.
-Xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch và vận
dụng để đánh giá sự phát triển du lịch ở TP Sầm Sơn.
-Phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động du lịch của TP Sầm Sơn trong
thời gian từ năm 2010 đến 2017.
-Khảo sát, đánh giá sự phát triển và điều tra xã hội học về và mức độ hài lòng
của du khách đối với khu du lịch Sầm Sơn.
-Đề xuất được định hướng và các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch TP
Sầm Sơn đến năm 2025 tầm nhìn đến 2030.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch.
Chương 2: Hiện trạng phát triển du lịch TP Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch TP Sầm Sơn giai đoạn
2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Các khái niệm về du lịch
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Luật Du lịch của Việt Nam do Quốc hội ban hành vào tháng 6 - 2005, có hiệu
lực từ ngày 01/01/2006 ghi: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định” [17].
Tổ chức Du lịch Thế giới coi “Du lịch bao gồm tất cả những hoạt động của cá
nhân đi, đến và lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài (hơn một
năm) với những mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày”.
Luật Du lịch 2017 quan niệm về du lịch và hoạt động du lịch như sau:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết
hợp với mục đích hợp pháp khác”.
“Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du
lịch” [16].
1.1.1.2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển du lịch
của bất kỳ quốc gia hay lãnh thổ nào. Tài nguyên du lịch là tất cả các yếu tố thiên
nhiên, nhân văn, xã hội và sự kiện có thể kích thích động cơ du lịch của khách du
lịch, thu hút khách du lịch đến, được ngành du lịch khai thác để đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch và mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho quốc gia, địa phương.
Theo Luật Du lịch 2017 “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự
nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du
lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa” [16].
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn.
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao là những yếu tố thuộc về tự nhiên được
ngành du lịch đưa vào khai thác và phục vụ tham quan du lịch. Tài nguyên du lịch
thiên nhiên là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển loại hình du lịch sinh thái,
thể thao, nghỉ dưỡng, nghiên cứu,… Đây cũng là thành phần không thể thiếu trong
điều kiện hình thành và phát triển du lịch [23].
* Tài nguyên du lịch nhân văn
"Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa,
văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ kiến trúc, các công trình lao
động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể sử
dụng phục vụ mục đích du lịch" [23].
1.1.1.3. Khách du lịch
Tổ chức Du lịch Thế giới cho rằng: “Khách du lịch là người rời khỏi nơi cư
trú thường xuyên của mình trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với nhiều mục đích
khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền”.
Theo Luật Du lịch 2017 “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du
lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến” [16].
Khách du lịch được phân thành khách du lịch quốc tế và Khách du lịch
nội địa. * Khách du lịch quốc tế (International Tourist)
Tổ chức du lịch thế giới đưa ra khái niệm khách du lịch quốc tế “Khách du
lịch quốc tế là những người lưu trú ít nhất là một đêm nhưng không quá 01 năm tại
một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt
động để được trả lương ở nơi đến”
Luật Du lịch 2017 (Điều 10) của Việt Nam phân biệt:
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú
ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài [16].
* Khách du lịch nội địa (Internal Tourist)
Theo Luật Du lịch 2017(Điều 10) “Khách du lịch nội địa là công dân Việt
Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam” [16].
1.1.1.4. Sản Phẩm du lịch
Luật Du lịch của Việt Nam do Quốc hội ban hành vào tháng 6 - 2005, có hiệu
lực từ ngày 01/01/2006 ghi: “Sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các
hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch
cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù
hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những
giá trị văn hóa đặc trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu KT-XH đối
với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du
lịch” [17].
Theo Luật Du lịch 2017 “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở
khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” [16].
Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại dịch vụ và hàng
hóa hợp thành với mục đích cơ bản là thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch
trong quá trình đi du lịch. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp của những sản phẩm vật
chất, sản phẩm tinh thần và dịch vụ [33].
Có nhiều quan niệm về Sản phẩm du lịch, tuy nhiên tác giả theo quan niệm:
“Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du
lịch trong chuyến đi du lịch”. Sản phẩm du lịch gồm sản phẩm du lịch đơn lẻ và sản
phẩm du lịch hoàn chỉnh. Sản phẩm du lịch đơn lẻ là một số dịch vụ đơn lẻ như dịch
vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú... Sản phẩm du lịch hoàn chỉnh gồm nhiều sản phẩm du
lịch đơn lẻ liên kết với nhau. Nhu cầu của khách du lịch đòi hỏi một sản phẩm du lịch
hoàn chỉnh. 1.1.1.5. Phát triển du lịch
Khái niệm phát triển: Theo quan điểm của triết học phát triển là một quá trình
vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng từ trình độ thấp đến trình độ cao,
từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Phát triển du lịch là sự gia tăng sản lượng và doanh thu cùng mức độ đóng góp
du lịch cho nền kinh tế đồng thời có sự hoàn thiện về mặt cơ cấu kinh doanh, thể chế
và chất lượng kinh doanh của ngành du lịch.
Theo Butler (1980) và được trích lại từ [1]; [10]; [13], các giai đoạn trong chu
kỳ phát triển của điểm đến du lịch gồm:
Hình 1.1. Giả thuyết chu kỳ sống của khu du lịch của Butler (1980)
* Thăm dò (exploration)
Giai đoạn này, điểm đến du lịch chưa được khai thác để phục vụ du lịch.
Những người đến đây chủ yếu là các đối tượng thích phiêu lưu, mạo hiểm, các nhà
thám hiểm. Họ bị hấp dẫn bởi những giá trị tài nguyên du lịch thiên nhiên còn hoang
sơ hay những nền văn hóa chưa bị tàn phá ở điểm đến. Số lượng du khách đến đây rất
ít vì khả năng tiếp cận điểm đến (giao thông đi lại) còn hạn chế; các tiện nghi, dịch vụ
du lịch còn nghèo nàn, chưa phát triển. Hầu như, tại các điểm hấp dẫn du lịch chưa bị
thay đổi bởi đầu tư du lịch và có mối liên hệ chặt chẽ với người dân địa phương.
* Tham gia (involvement)
Giai đoạn này bắt đầu có sự tham gia của địa phương trong việc cung cấp
những tiện nghi và dịch vụ cho du khách và sau đó tiến hàng quảng bá cho điểm đến.
Điều này làm cho lượng khách du lịch đến đây thường xuyên và ngày càng tăng lên.
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Mùa du lịch bắt đầu xuất hiện và chi phối đến hoạt động kinh doanh. Điểm đến cũng
bắt đầu tạo áp lực cho các cơ quan nhà nước trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng đề
phục vụ nhu cầu du lịch ngày càng tăng.
* Phát triển (development)
Biểu hiện rõ nét của giai đoạn này là khách du lịch đến viếng thăm với số
lượng lớn và tăng nhanh, thậm chí quá tải (vượt quá sức chứa của điểm đến) vào
những thời kỳ cao điểm. Hoạt động du lịch có thể vượt xa tầm kiểm soát của địa
phương. Điểm đến đã thu hút những nhà đầu tư từ bên ngoài cung cấp những tiện
nghi và dịch vụ du lịch hiện đại hơn, làm thay đổi diện mạo của điểm đến du lịch.
Tuy nhiên, điểm đến cũng bắt đầu nảy sinh những tiêu cực nhất định. Các vấn đề sử
dụng quá mức và sự xuống cấp của các tiện nghi tồn tại do sự tăng nhanh của lượng
khách du lịch đến thăm. Lúc này, vấn đề qui hoạch và kiểm soát hoạt động du lịch ở
phạm vi quốc gia, vùng trở nên cần thiết, một phần khắc phục những vấn đề tồn tại,
mặt khác có thể khai thác được một số thị trường khách quốc tế mới. Tại những thị
trường này, du khách thường đi du lịch thông qua các chuyến đi của các đơn vị kinh
doanh lữ hành.
* Ổn định (consolidation)
Giai đoạn số lượt khách vẫn tăng và vẫn vượt quá sức chứa của khu vực nhưng
tốc độ tăng thì chậm lại. Tại điểm đến đã có mặt đầy đủ các hình thức kinh doanh với
đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch chủ yếu và có các khu vực kinh doanh thương
mại, giải trí riêng biệt, rõ ràng.
* Ngừng trệ (stagnation)
Điểm đến đã đạt được số lượng khách đông nhất nhưng nó cũng không còn là
mốt đối với khách du lịch nữa. Điểm đến không còn xa lạ với khách du lịch. Lúc này
điểm đến chủ yếu dựa vào những chuyến viếng thăm lặp lại của du khách và kinh
doanh trên các cơ sở, tiện nghi có sẵn. Mọi cố gắng của địa phương và doanh nghiệp
nhằm đảm bảo duy trì nguồn khách và những chuyến viếng thăm. Điểm đến đã có thể
tồn tại về môi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa.
* Suy giảm (decline)
Biểu hiện của giai đoạn này là số lượng khách giảm sút đáng kể do các điểm
mới hấp dẫn hơn. Điểm đến dần dần nhàm chán với khách du lịch. Điểm đến có thể
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trở thành một khu trung chuyển khách mang tính chất địa lý cho các chuyến tham
quan trong ngày hoặc là nơi nghỉ cuối tuần. Do ế ẩm nên các tài sản có sự luân
chuyển quyền sở hữu cao; một số tiện nghi phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng
chuyển sang mục đích sử dụng hoặc kinh doanh lĩnh vực khác. Các cơ quan có trách
nhiệm và thẩm quyền có thể đánh giá, xem xét giai đoạn này để đưa ra quyết định
phục hồi điểm đến.
* Hồi phục lại (rejuvenation)
Các chủ thể có liên quan tiến hành thực hiện các quyết định về chuyển mục
đích sử dụng mới, các thị trường mới, kênh phân phối mới và thực hiện định vị lại
điểm đến du lịch. Hay nói cách khác điểm đến du lịch được làm mới lại để tiếp tục
thu hút khách. Chẳng hạn như thay đổi điểm hấp dẫn của điểm đến bằng cách khai
thác thêm các tiềm năng tài nguyên du lịch của địa phương; thay đổi các tiện nghi,
dịch vụ bổ sung, giải trí mới. Việc thực hiện các hướng phục hồi này thường có sự
phối hợp giữa nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân nhằm đầu tư đúng hướng để tìm
kiếm thị trường mới hay bắt đầu phát triển một chu kỳ mới.
1.1.2. Các điều kiện phát triển du lịch
1.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Vị trí địa lý
Vị trí địa lý của điểm đến du lịch gần hay xa nơi cư trú ảnh hưởng đến khách
du lịch trên các khía cạnh: kinh phí đi lại, thời gian ở lại nơi du lịch và ảnh hưởng tới
sức khỏe. Tuy nhiên, ngành hàng không đang phát triển mạnh và có xu hướng giảm
giá có thể khắc phục phần nào những bất lợi trên cho khách du lịch.
Địa hình
Địa hình là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của
điểm đến. Địa hình càng đa dạng, càng tương phản, độc đáo, phong phú càng có sức
hấp dẫn khách du lịch. Việt Nam có 125 bãi biển có các điều kiện thuận lợi cho hoạt
động nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí, trong đó có nhiều bãi biển hấp dẫn
như Lăng Cô, Trà Cổ, Sầm Sơn, Non Nước... Có nhiều vịnh đẹp có tiềm năng phát
triển du lịch lớn như vịnh Hạ Long, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh... Trong tổng
số có 2700 đảo lớn nhỏ ven bờ như Cù Lao Chàm, Cát Bà, Tuần Châu... Với các hệ
sinh thái phong phú, cảnh quan đẹp là nơi có điều kiện hình thành các khu, điểm hấp
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dẫn du lịch; hơn 200 hang động đã được phát hiện, điển hình là động Phong Nha đã
được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới [1].
Khí hậu
Những nơi có khí hậu ôn hoà thường được khách du lịch ưa thích. Mỗi loại hình
du lịch đòi hỏi từng loại khí hậu khác nhau. Nghỉ biển đòi hỏi khí hậu không mưa,
không lạnh; trong khi trượt tuyết đòi hỏi khí hậu rất lạnh. Những nơi có nhiệt độ thích
hợp có thể cho phép khách phơi nắng vào ban ngày, còn ban đêm thì mát mẻ có thể dạo
chơi, giải trí... thì sẽ thu hút được nhiều du khách. Nhiệt độ nước biển từ 20 - 25o
C thích
hợp cho khách du lịch tắm biển, nếu nhiệt độ nước biển dưới 20o
C và trên 30o
C là
không thích hợp. Việt Nam có nhiều khu vực núi cao quanh năm mát lạnh như Sa Pa, Đà
Lạt, Tam Đảo, Mẫu Sơn, Ba Vì…. thích hợp để phát triển du lịch.
Hệ động thực vật
Du lịch về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến. Việt
Nam có hệ sinh thái động thực vật rừng đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên du lịch sinh
thái quí giá, nơi bảo tồn khoảng 12.000 loài thực vật, gần 7000 loài động vật với nhiều
loại đặc hữu và quí hiếm. Việt Nam có nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn rải khắp đất
nước, tạo thuận lợi cho du lịch phát triển. Hệ thực vật của Thanh Hóa cũng rất đa dạng
và phân bố ở Vườn Quốc gia Bến En, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Luông, Khu bảo tồn Pù Hu, … khá hấp dẫn du khách …
Sông ngòi
Chế độ thủy văn tạo ra bầu không khí mát mẻ, trong lành đồng thời có ảnh
hưởng tốt đến sức khỏe, là phương thuốc khá hiệu nghiệm để chữa bệnh cho con
người. Vì vậy, không ít nơi trên thế giới xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ven hồ,
biển thu hút nhiều khách du lịch. Trong đó nguồn nước khoáng là tiền đề không thể
thiếu được đối với sự phát triển du lịch chữa bệnh. Nguồn nước khoáng ở nước ta
phong phú, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển du lịch. Thành phần hóa học của
nước khoáng rất đa dạng từ bicabonat natri đến clorua natri với độ khoáng cao có ý
nghĩa đối với du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh [1]; [10].
1.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Các tài nguyên có giá trị lịch sử, có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách có trình
độ, ham hiểu biết như Kim Tự Tháp Ai Cập, Công viên đá Thạch Lâm (Côn Minh,
Trung Quốc), Công viên đá Đồng Văn (Hà Giang), Thành Nhà Hồ, cố đô Huế ...
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam phong phú với lịch sử hàng ngàn
năm dựng nước và giữ nước. Trong số khoảng 40.000 di tích, có gần 3.000 di tích
được Nhà nước chính thức xếp hạng.
1.1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch
1.1.3.1. Điểm du lịch
Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm
du lịch có quy mô nhỏ, là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hoá
- lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hoặc một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch
hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Vì thế, điểm du lịch có thể được phân thành 2
loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng.
Theo Luật Du lịch (2017) “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu
tư, khai thác phục vụ khách du lịch” [16].
1.1.3.2. Khu du lịch
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút lượng
khách du lịch cao, có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có
khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm, trong đó có
cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch. Có
diện tích tối thiểu hai trăm héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các
công trình, cơ sở dịch vụ du lịch.
Theo Luật Du lịch (2017) khái niệm “Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài
nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia”
[16].
1.1.3.3. Tuyến du lịch
Tuyến du lịch là nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch,
điểm du lịch, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế; có
biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc
theo tuyến.
1.1.3.4. Điểm đến du lịch
Trong tiếng Anh, từ “Tourism Destination” được dịch ra tiếng Việt là điểm
đến du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về điểm đến
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
du lịch (Tourism Destination): “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà
khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung
cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có
sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường” (A
practical guide to tourism destination management, UNWTO, 2005).
Theo Vũ Đức Minh [13], điểm đến du lịch là nơi xuất hiện các yếu tố du lịch
quan trọng và gây ấn tượng nhất; là nơi tồn tại ngành du lịch đón khách và cũng là
nơi du khách có thể tìm được tất cả các tiện nghi, dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho chuyến
viếng thăm của mình. Điểm đến du lịch là sự tập trung các tiện nghi và dịch vụ được
thiết kế để đáp ứng nhu cầu của du khách.
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch
1.1.4.1. Căn cứ lựa chọn
Dựa vào những cơ sở lý luận trên đây, nhất là Lý thuyết chu kỳ sống của điểm
đến du lịch của Butler (1980) và Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch của Bộ
VHTT& DL ban hành ngày 28/12/2016, Chúng tôi lựa chọn 12 tiêu chí dùng để đánh
giá sự phát triển du lịch TP Sầm Sơn dưới đây :
1.1.4.2. Tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch
- Số khách du lịch
- Doanh thu du lịch
- Lao động du lịch
- Công tác quản lý về du lịch
- Sản phẩm du lịch
-Thị trường du lịch
- Đầu tư phát triển du lịch
- Khả năng tiếp cận (giao thông đi lại)
- Cơ sở lưu trú
- Dịch vụ du lịch (ăn uống, giải trí, mua sắm...)
- Quảng bá du lịch
- Đơn vị kinh doanh lữ hành (công ty du lịch)
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch biển của một số địa phương
* Kinh nghiệm phát triển du lịch biển, đảo ở Quảng Trị
Với chiều dài hơn 75 km bờ biển cát trắng, nước trong xanh, có nhiều bãi tắm
đẹp hấp dẫn; là nơi hình thành khu dịch vụ - du lịch Cửa Tùng, Cửa Việt, đảo Cồn
Cỏ. Bãi biển Cửa Tùng có cảnh quan đẹp, từng được mệnh danh là ‘Nữ hoàng của
các bãi biển’. Khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt được xác định là điểm nhấn để phát
triển du lịch của tỉnh Quảng Trị, là vùng động lực để tỉnh tiếp tục phát triển tuyến du
lịch ven biển Cửa Tùng, Cửa Việt và đảo Cồn Cỏ. Cụm Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn
Cỏ là ba điểm hình thành nên tam giác du lịch biển đảo với các thế mạnh bổ sung cho
nhau và có thể được xem xét phát triển thành một khu du lịch quốc gia tiềm năng.
Du lịch biển đảo là một thế mạnh của Quảng Trị, thời gian qua tỉnh đã tập
trung đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng du lịch đúng quy hoạch theo hướng
tập trung trọng tâm, trọng điểm. Trước hết là hệ thống giao thông phục vụ du lịch kết
hợp với phát triển các ngành kinh tế và phục vụ dân sinh; Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật
các khu, điểm du lịch quan trọng gắn với quảng bá, xúc tiến đầu tư, công tác quản lý,
khai thác tiềm năng du lịch; Xây dựng lộ trình tôn tạo, nâng cấp các di tích văn hóa,
lịch sử một cách hợp lý để phát huy hiệu quả đầu tư; Khai thác hiệu quả cơ sở vật
chất hiện có, nhất là hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp mới được xây dựng... Đặc
biệt tập trung đầu tư xây dựng Đảo Cồn Cỏ thành Đảo Du lịch, xây dựng hạ tầng thiết
yếu cho hoạt động du lịch; Có chính sách thỏa đáng kêu gọi thu hút đầu tư du lịch đảo
[34].
* Mô hình phát triển du lịch tại biển Mỹ Khê - TP. Đà Nẵng
Bãi biển Mỹ Khê từng được Tạp chí FORBES bình chọn là 1 trong 6 bãi biển
quyến rũ nhất hành tinh (năm 2005). Trong những năm qua, T.P Đà Nẵng đã có nhiều
sự đổi mới nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững tại biển Mỹ Khê. Nhiều hoạt
động du lịch được tổ chức thường xuyên nhằm thu hút sự tham gia của khách du lịch
và cộng động dân cư như: khám phá chợ cá Mỹ Khê vào buổi sáng sớm, lướt vát, bơi
thuyền cùng ngư dân... Đặc biệt, thời gian gần đây, TP. Đà Nẵng đã áp dụng một
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chuỗi các hoạt động dịch vụ du lịch thút hút được nhiều sự quan tâm, tham gia nhiệt
tình của du khách và nhân dân địa phương như: với hoạt động lặng ngắm san hô, du
khách được ngâm mình trong làn nước trong xanh, ngắm nhìn những rạng san hô đủ
hình dạng và màu sắc, với nhiều loài cá cảnh đang trú ngụ bơi tung tăng trước mắt
bạn, bên cạnh những giây phút lắng đọng như mê lòng người đó, du khách sẽ được
cùng trải nghiệm với nhóm lặn săn tìm những con cá nặng ký với những pha rượt
đuổi, mai phục hết sức phấn khích. Ngoài ra, du khách còn được tham gia các hoạt
động dã ngoại, cắm trại, câu cá với các chủ đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu vực
bãi tắm Tiên Sa. [20]
* Mô hình phát triển du lịch MICE tại Nha Trang - Khánh Hòa
Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức
sự kiện. Đây là loại hình du lịch có số lượng khách hàng lớn với mức chi tiêu cao.
Tân dụng các lợi thế sẵn có, trong những năm quan, TP. Nha Trang đã có nhiều giải
pháp nhằm phát triển Nha Trang thành một trung tâm tổ chức loại hình du lịch MICE
trọng điểm của quốc gia. TP thường xuyên tổ chức các sự kiện thu hút khách du lịch
như: Lễ hội Festival biển, hội thi đắp tượng cát, các cuộc thi hoa hậu và người đẹp
tầm cỡ quốc gia... Bên cạnh đó là sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch
với sự phát triển của khu vui chơi giải trí Vinpearl Land, sự đời nhà hát có sức chứa
7.500 chỗ của Diamond Bay Resort và các trung tâm hội trợ, trung tâm triễn lãm ...
Ngoài ra còn có các lễ hội đặc sắc như: Lễ hội Tháp Bà, Lễ hội Cá Voi, Lễ hội Am
chúa ... đã thu hút được đông đảo du khách, đặc biệt là khách quốc tế. [20]
Kinh nghiệm phát triển du lịch biển với các mô hình ở Quảng Trị, Mỹ Khê,
Nha Trang là những bài học tốt để Sầm Sơn có thể áp dụng trong việc phát triển du
lịch của TP Sầm Sơn trong hiện tại và tương lai.
1.2.2. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa
Nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 150km về phía nam,
Thanh Hóa là vùng đất có tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đặc sắc.
Những năm gần đây, du lịch Thanh Hóa ngày càng phát triển, trở thành điểm đến
thân thiện và hấp dẫn du khách.
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Với đường bờ biển dài 102km, Thanh Hóa có nhiều bãi tắm đẹp như Sầm Sơn
(TP Sầm Sơn), Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa), Hải Hòa (huyện Tĩnh Gia), trong đó
tiêu biểu nhất phải kể đến biển Sầm Sơn nằm cách TP Thanh Hóa 16km về phía đông
nam. Bên cạnh tài nguyên biển, Thanh Hóa còn có tài nguyên rừng phong phú với các
vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, nơi lưu trữ và bảo vệ nguồn gen động thực
vật quý hiếm. Điển hình trong số đó là vườn quốc gia Bến En thuộc huyện Như Xuân
và Như Thanh, cách thành phố Thanh Hóa 36km về phía tây nam. Thanh Hóa cũng
được biết đến như là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với bề dày lịch sử hào hùng và
truyền thống văn hóa đặc sắc. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa đã được Thanh Hóa bảo
tồn, phát triển, đáp ứng nhu cầu tham quan, tín ngưỡng của nhân dân địa phương và
du khách. Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, Thanh Hóa có điều kiện để phát
triển nhiều loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch
sử…, từng bước khẳng định vị thế của du lịch xứ Thanh trong khu vực Bắc Trung bộ
và cả nước.
Trong Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, tỉnh
Thanh Hóa đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là
lợi thế quan trọng đối với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và du lịch
nói riêng, tạo thuận lợi cho việc tập trung nguồn lực phát triển thương hiệu du lịch
tỉnh Thanh Hóa.
Kết quả, tăng trưởng du lịch tỉnh duy trì ở mức độ khá, tất cả các chỉ tiêu kinh
doanh du lịch đều vượt chỉ tiêu. Năm 2016 toàn tỉnh ước đón được 6.277.000 lượt
khách, tăng 13,5% so với năm 2015 (trong đó khách quốc tế: 154.500 lượt khách,
tăng 21,7% so với năm 2015); tổng thu nhập từ du lịch ước đạt: 6.298 tỷ đồng, tăng
21,6% so với năm 2015 (trong đó tổng thu từ khách quốc tế 39.600.000 USD).
Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, sự nỗ lực thực hiện nghiêm túc
định hướng phát triển du lịch của các Sở, ban, ngành và sự triển khai đồng bộ trên các
lĩnh vực, chắc chắn trong thời gian không xa, Du lịch Thanh Hóa sẽ là điểm sáng trên
bản đồ du lịch cả nước.[32]
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tiểu kết chương 1
Trong Chương 1 của luận văn, tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý luận
liên quan đến du lịch và phát triển du lịch ; các điều kiện phát triển du lich ; các hình
thức tổ chức lãnh thổ du lịch. Đồng thời xây dựng các tiêu chí đánh giá điểm đến du
lịch Sầm Sơn theo Buler trong thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch từ đó làm cơ
sở cho việc phân tích thực trạng ở chương 2.
Ngoài ra, tác giả cũng đã nghiên cứu thực tiễn phát triển du lịch biển ở một số
địa phương có đặc điểm tương tự nhằm tìm ra bài học để Sầm Sơn có thể áp dụng
trong thời gian tới.
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương 2
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ SẦM SƠN
GIAI ĐOẠN 2010 - 2017
2.1. Khái quát về TP Sầm Sơn
2.1.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản đồ Vị trí TP Sầm Sơn
(Nguồn: Tác giả biên tập)
TP Sầm Sơn nằm ở phía Đông tỉnh Thanh Hoá, cách TP Thanh Hoá khoảng 16
km theo đường Quốc lộ 47. Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hoá (ranh giới là sông Mã);
Phía Nam giáp huyện Quảng Xương, phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp TP
Thanh Hóa. Vị trí giáp biển với bãi biển đẹp Sầm Sơn thuận lợi phát triển du lịch tắm
biển và nghỉ dưỡng.
2.1.2. Lịch sử phát triển
Sầm Sơn là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, trước thế kỷ XX, Sầm
Sơn chưa xuất hiện trên bản đồ địa lý Việt Nam, vùng đất này thuộc huyện Quảng
Xương và chỉ có dãy núi Gầm án ngữ phía Nam vùng đất mà ngư dân đi biển quen
gọi là Mũi Gầm, sau dần dần đổi thành núi Sầm (Sầm Sơn), địa danh này cũng còn
được gọi là núi Trường Lệ (làng chân núi này cũng gọi là Làng Núi hay làng Trường
Lệ). Từ năm 1907, người Pháp đã nhận thấy và bắt đầu khai thác giá trị du lịch của
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sầm Sơn để xây dựng thành nơi nghỉ mát phục vụ người Pháp và vua quan Triều
Nguyễn. Đây là thời điểm đánh dấu sự ra đời của du lịch Sầm Sơn.
Ngày 19 tháng 4 năm 1963, Hội đồng Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra Quyết định số 50/CP thành lập thị trấn Sầm Sơn bao gồm khu nghỉ mát Sầm Sơn
và xã Quảng Sơn, trực thuộc uỷ ban hành chính Tỉnh Thanh Hoá. Thị xã Sầm Sơn
chính thức được thành lập ngày 18 tháng 12 năm 1981 theo quyết định số
157/QÐ/HÐBT. Tháng 4 năm 2012, thị xã Sầm Sơn được công nhận là đô thị loại 3.
Thực hiện Nghị quyết số 935/NQ-UBTVQH13 ngày 15/5/2015 của Ủy Ban
Thường vụ Quốc hội khóa 13 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng
Xương và Thị xã Sầm Sơn. Sầm Sơn được mở rộng thêm 6 xã: Quảng Châu, Quảng
Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại thuộc huyện Quảng
Xương. Năm 2017, TP Sầm Sơn có 11 đơn vị hành chính gồm 08 phường và 03 xã
với tổng diện tích tự nhiên là 44,94 km2
và 150.902 nhân khẩu [19].
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nguồn: Chi cục thống kê, thành phố Sầm Sơn, 2017 Người xây dựng: Tác giả
Hình 2.2. Bản đồ Hành chính TP Sầm Sơn
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2. Các điều kiện phát triển du lịch Sầm Sơn
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Sầm Sơn phong phú và đa dạng. Sự đan xen
giữa các loại địa hình (sông, núi, biển), giữa các bãi biển với núi Trường Lệ và cảnh
quan sông nước, cùng với các hồ, đầm ở Quảng Cư và những rặng thông, phi lao dọc
ven biển...là điều kiện rất thuận lợi để Sầm Sơn phát triển nhiều loại hình du lịch hấp
dẫn. [14]; [19]; [31]
* Bãi biển Sầm Sơn
Thiên nhiên đã ban tặng cho Sầm Sơn bờ biển dài khoảng 9km, từ cửa Hới
(sông Mã) đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc) với các bãi biển đẹp như bãi biển nội thị (A,
B, C, D), bãi biển Quảng Cư, bãi Nix, bãi Lãn, bãi Vụng Tiên. Hầu hết các bãi biển
có độ nghiêng đều từ Tây sang Đông. Các bãi biển có đặc điểm chung là rộng, bằng
phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng mịn, không có đá ngầm và nhiều khoáng chất khác
có tác dụng chữa bệnh … rất phù hợp cho tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí
biển. Biển Sầm Sơn ấn tượng với sóng lớn, từng lớp sóng bạc đầu bọt tung trắng xóa,
tạo cảm giác mạnh với du khách. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa nên biển Sầm Sơn
vào mùa đông ấm, mùa hè mát dịu.
Với quyết định mới sáp nhập thêm 6 xã trên bờ biển phía Nam núi Trường Lệ
vào địa giới hành chính của TP, đường bờ biển Sầm Sơn được kéo dài hơn gấp đôi
trước đây, tạo thêm điều kiện và cơ hội hình thành các sản phẩm du lịch biển mới. Tại
khu vực chân núi phía Nam dãy Trường Lệ (nơi Bác Hồ về nghỉ dưỡng năm 1960),
bắt đầu từ chân núi đến lạch sông Đơ, bãi biển tạo thành hình vòng cung rất đẹp, sóng
lặng và êm. Nơi đây có thể tổ chức các môn thể thao trên biển rất phù hợp.
* Dãy núi Trường Lệ
Nằm sát bờ biển, phía nam TP Sầm Sơn, Trường Lệ là dãy núi đá granit trong
quá trình phong hoá, nhiều nơi còn xuất hiện đá gốc, đặc biệt là phần nhô ra biển, tạo
nên những vách đá cheo leo, ngoạn mục. Trường Lệ gồm 16 ngọn núi (cao nhất là
84,7m) được che phủ bởi hơn 201,2 ha rừng trồng. Trường Lệ có vẻ đẹp hoàn toàn tự
nhiên của núi, của biển mà không phải nơi nào có được. Mỗi hòn núi gắn với một
huyền thoại và hình dáng bên ngoài tự gợi mở cho trí tưởng tượng của người du
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ngoạn những hình ảnh khác nhau. Núi có các vách đá dốc đứng về phía biển đã tạo
nên sự hùng vĩ, thích hợp cho loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm. Mặt khác, ở
đây có những bãi cỏ rộng, những sườn thoải và các đồi được cấu tạo từ đá granit cổ
sinh hay đá biến chất dạng bát úp (điển hình là khối hoa cương Độc Cước) phù hợp
cho du lịch cắm trại và các hoạt động vui chơi giải trí khác. Sự tương phản giữa cái
tĩnh lặng của núi rừng trên dãy Trường Lệ với tiếng sóng vỗ suốt ngày đêm của bãi
biển dưới chân núi tạo nên điểm nhấn thú vị cho mỗi du khách khi đến với Sầm Sơn.
* Hòn Trống Mái
Hòn Trống Mái là tên gọi của hai hòn đá nổi chênh vênh trên đỉnh dãy núi
Trường Lệ tựa hình dáng một đôi chim đá khổng lồ đang chụm đầu, nghiêng mỏ,
tiếng sóng biển, thông reo tạo nên những âm thanh cho du khách cảm giác đó là tiếng
thủ thỉ trò chuyện tâm tình của cặp chim Trống Mái. Điều kỳ diệu là cái thế chênh
vênh ấy lại vững bền bất chấp dòng chảy của thời gian. Huyền thoại Hòn Trống Mái -
đôi chim đá chứa đựng ý nghĩa nhân sinh to lớn phản ánh ước mơ ngàn đời của người
dân nơi đây về cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc. Từ ngàn xưa, hòn Trống Mái
vẫn mãi là bức tranh trữ tình thấm đẫm chất nhân văn, là nguồn cảm hứng bất tận cho
nhà văn, nhà thơ. Ngày nay không biết đã có bao nhiêu đôi bạn trẻ đã tìm đến đây để
lưu giữ lại những hình ảnh đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình.
* Sông Mã, sông Đơ
Cảnh quan tự nhiên dọc hai bờ sông Mã, sông Đơ là điều kiện thuận lợi để
Sầm Sơn phát triển các tuyến DLST trên sông, biển. Xuất phát từ Cửa Hới ở phía
Bắc, du khách có thể đi thuyền đến Hòn Mê và xa hơn về phía Nam, hoặc ngược
dòng sông Mã đi thăm các di tích Hàm Rồng, Lam Sơn, di tích triều vua Lê và các di
tích, danh thắng khác trong tỉnh. Đặc biệt sông Đơ chảy dọc TP (từ Sông Mã ở phía
Bắc đến cống Trường Lệ ở phía Nam) có cảnh quan tự nhiên khá hấp dẫn với các
đầm sen ở phía Nam đền An Dương Vương là nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng
của Sầm Sơn để phát triển DLST. Sự đan xen giữa các loại địa hình (sông, núi, biển),
giữa các bãi biển với núi Trường Lệ và cảnh quan sông nước, cùng với các hồ, đầm ở
Quảng Cư và những rặng thông, phi lao dọc ven biển tạo nên sự phóng phú và đa
dạng của tài nguyên du lịch, là điều kiện rất thuận lợi để Sầm Sơn phát triển nhiều
loại hình du lịch hấp dẫn.
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
* Khí hậu
TP Sầm Sơn nằm trong miền khí hậu Bắc Việt Nam, thuộc vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa có mùa đông lạnh. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa hạ nóng, ẩm,
mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
Nhìn chung, khí hậu ở Sầm Sơn có sự phân chia rõ rệt, nhưng do tác động điều
hoà của biển nên khí hậu tương đối dễ chịu, mát vào mùa Hè, ấm vào mùa Đông, khá
tốt cho tắm biển và hoạt động tham quan và nghỉ dưỡng.
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Sầm Sơn là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, là địa phương có mật độ
di tích dày đặc, nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh
như đền Độc Cước, đền Cô Tiên,... Về Sầm Sơn, du khách còn có thể tham gia nhiều
lễ hội độc đáo như: Lễ hội Cầu phúc đầu năm, lễ hội Bánh chưng - Bánh Dày, lễ hội
Cầu ngư - Bơi chải…[14]; [31]
* Đền Độc Cước
Nằm trên hòn Cổ Giải thuộc Núi Trường Lệ, Phường Trường Sơn. Thờ vị
Thần Một Chân (Độc Cước) đã có công tự xẻ đôi thân mình, dẹp loài Thuỷ Quái, bảo
vệ cuộc sống bình yên cho Dân chài Sầm Sơn, được nhân dân phụng thờ 4 mùa cúng
tế. Di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng năm 1962.
* Đền Cô Tiên
Nằm trên một vị thế khá đẹp, thoáng đãng phía Nam núi Trường Lệ. Truyền
thuyết xưa kể rằng: Ngôi đền này thờ một người con gái làm nghề thuốc cứu nhân độ
thế. Cô gái vì không vâng lời cha lấy một kẻ nhà giàu nên bị cha đuổi đi. Sau đó cô
đem lòng yêu và lấy Anh chàng nghèo khó mà tốt bụng tên là Côi. Cuộc sống đang
êm ả thì Nàng bị bệnh hủi, rồi một cụ già xuất hiện đã chạy chữa bằng thuốc lá nam
và nước suối lấy từ Vụng Tiên. Cô gái khỏi bệnh, Bà cụ ra đi để lại cho vợ chồng họ
một tay nải để che mưa và một giỏ mây để đựng thuốc lá cứu người.
Một lần, hai vợ chồng đi chữa bệnh về khuya gặp trời mưa to, nhớ lời Bà cụ
dặn lấy tay nải ra che mưa, rồi thiếp đi lúc nào không biết. Sáng dậy, hai vợ chồng
thấy mình đang ngồi trong một ngôi nhà 3 gian khang trang, sạch sẽ. Từ đó họ ở lại
ngôi nhà, hái lá nam chữa bệnh cho mọi người trong vùng. Một buổi sáng đẹp trời cả
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hai vợ chồng ăn mặc rất đẹp, dắt tay nhau đi lên đỉnh núi rồi không thấy trở về. Từ đó
ngôi nhà được trở thành đền Cô Tiên được dân làng khói hương quét dọn. Ngôi đền vinh
dự được Bác Hồ về thăm và nghỉ chân năm 1960. Sau nhiều lần sửa chữa nhỏ, cuối năm
2010, UBND Thị xã Sầm Sơn đã quyết định đầu tư trùng tu, tôn tạo và đã nhiều lần trùng
tu, sửa chữa. Là Di tích được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng năm 1962.
* Đền Tô Hiến Thành
Nằm khiêm tốn ở sườn núi phía Đông Bắc dãy Trường Lệ thuộc Phường
Trường Sơn thờ Thái uý Tô Hiến Thành, một vị tướng giỏi, một ông quan thanh liêm,
cương trực thời Lý. Di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng năm 1962.
* Đền Hoàng Minh Tự (Hay còn gọi là Đền Đệ Tam)
Đền Hoàng Minh Tự thuộc Khu phố Sơn Thuỷ - Phường Trường sơn. Là Di
tích nằm trong tổng thể khu Di tích hết sức có giá trị về mặt lịch sử của Phường
Trường Sơn nói riêng và của Thị xã Sầm Sơn nói chung. Nhân dân trong làng vẫn
thường gọi là Đền Hạ (Theo vị trí địa lý Đền Độc Cước là Đền Thượng, Đền Tô Hiến
Thành là Đền Trung).
Ngôi đền thờ vị Nhân Thần Hoàng Minh Tự - Đỗ quan Hoàng Giáp. Là biểu
tượng cho sự học hành đỗ đạt. Đền được Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hoá công
nhận là Di Tích lịch sử văn hoá năm 2005.
* Chùa Khải Minh
Là ngôi chùa cổ được khôi phục lại (1994) có quy mô lớn nhất trong hệ thống
thờ Phật ở Sầm Sơn, chùa có hàng chục pho tượng cổ đẹp, khánh đá to đẹp và chuông
đồng có cữ “ Đông Khê áp chung”. Chùa Khải Minh nay thuộc Khu phố Bình Sơn
Phường Bắc Sơn. Được Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hoá công nhận là Di tích Lịch
sử Văn hoá năm 1994.
* Chùa Làng Lương Trung (Hay còn gọi là Thanh Am Tự)
Nằm ở khu phố Long sơn thuộc Phường Bắc sơn. Đây cũng là một ngôi chùa
được khôi phục lại qua thời gian bị phá dỡ. Là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của
nhân dân trong vùng. Có 2 hệ thống tín ngưỡng chính là thờ Thần (Thần Hoàng
Làng) và thờ Phật. Di tích đã được Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hoá Công nhận là
Di tích Lịch sử Văn hoá năm 1999.
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
* Đền Đề Lĩnh (Thuộc địa bàn Phường Trung Sơn)
Đây là ngôi đền thờ Thần Hoàng làng Lương Trung: Đường Công Quang Lộc, là
Tứ trụ triều đình thời vua Lê Tương Dực (1510 - 1515) có công khai dân, lập ấp nên
Làng Lương Trung trong lịch sử. Được nhân dân tôn thờ cúng tế và suy tôn là ông tổ của
Lò võ vật Lương Trung. Vào dịp ngày giỗ Thần 16 tháng giêng nơi đây diễn ra lễ hội
truyền thống với các hoạt động văn hoá mang tính giáo dục cho nhiều thế hệ. Di tích
được Sở Văn hóa - Thông tin Thanh hoá cấp bằng công nhận năm 1995.
* Đền thờ Bà Triều
Thuộc Làng Triều Dương cũ, nay là khu phố Xuân Phú và Vĩnh Thành,
Phường Trung Sơn. Đây là ngôi đền thờ vọng Bà Triều; Tổ sư nghề dệt săm súc, là
một loại phương tiện đánh bắt tôm, moi, hải sản của nhân dân Sầm Sơn. Hàng năm
diễn ra Lễ hội truyền thống vào ngày 10 tháng 2 âm lịch. Di tích được Sở Văn hoá -
Thông tin Thanh Hoá công nhận là Di tích danh thắng cấp Tỉnh năm 1995.
* Đền Cá Lập
Thuộc Phường Quảng Tiến, thờ Tướng quân Trần Đức có nhiều công trạng
trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm thời Trần. Được vua ban chức sắc Quan
Chánh lãnh binh; Trà lệnh hầu. Được các triều đại Phong kiến Việt Nam truy phong
là: Tây Phương Đại Tướng Quân. Được nhân dân trong vùng phong Thần Hoàng
Làng Chấp. Đây là Di tích được Bộ Văn hoá xếp hạng Quốc gia năm 1999. Đến nay
Đền mới được trùng tu, tôn tạo khá quy mô.
* Đền làng Lộc Trung (Thuộc Phường Quảng Tiến)
Đây cũng là ngôi đền được khôi phục lại cách đây trên vài chục năm, sau những
phế tích còn lại những năm xưa. Thờ Tướng quân Nguyễn Sỹ Dũng lập nhiều công trạng
trong cuộc kháng chiến giữ nước thời Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. Lễ hội hàng năm
cũng vào ngày mồng 5 tết âm lịch, nhân dân trong vùng tổ chức để tỏ lòng ngưỡng mộ,
nhớ ơn Ngài và giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau. Ngôi đền đã được Sở Văn
hoá - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử Văn hoá năm 1993.
* Đền Làng Hới
Ngôi đền nằm cạnh Cảng Hới, Phường Quảng Tiến. Là nơi sinh hoạt văn hoá
tâm linh vùng biển Sầm Sơn nói chung và của nhân dân Làng Hới nói riêng. Hàng
năm nơi đây diễn ra Lễ hội bơi chãi truyền thống để tranh tài các tay đua thuyền trên
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sông biển. Đây cũng là nơi hội tụ của chủ tàu thuyền đánh bắt hải sản đến thắp
hương, cầu cúng trước và sau khi ra khơi, vào lộng. Di tích được Sở Văn hoá - Thông
tin xếp hạng năm 1993.
* Lễ hội Bánh Chưng Bánh Dày
Thường niên, vào ngày 12 tháng 5 âm lịch, nhân dân của 4 làng thuộc xã
Lương Niệm xưa tổ chức rước kiệu hội đồng, Thần linh tập trung tại sân Đền Độc
Cước, tế lễ và thi làm Bánh Chưng - Bánh Dày. Đây là Lễ hội cầu mưa (Cầu vũ), cầu
cho biển lặng gió êm, cầu cho thôn xóm được mùa, cho làng xóm bình yên, nhân dân
vào lộng ra khơi đánh bắt được nhiều tôm cá.
Nhiều năm qua, Lễ hội bánh Chưng - Bánh Dày đã trở thành nội dung không
thể thiếu và sôi động nhất trong Lễ hội Văn hoá Du lịch Sầm Sơn hàng năm, thu hút
hàng ngàn du khách từ bốn phương về chiêm ngưỡng và tham gia Lễ hội.
* Lễ hội cầu ngư (Lễ hội đua thuyền - Bơi chải)
Đây là Lễ hội Văn hoá thể thao truyền thống của dân vùng biển Sầm Sơn,
được tổ chức vào ngày Rằm tháng 5 âm lịch. Trước đây thường có 4 làng trong xã
Lương Niệm tham gia. Lễ hội thường được tổ chức ở cửa Hới, nơi dòng Sông Mã từ
ngọn nguồn non cao đổ về gặp biển. Chủ yếu để trai tráng các khu phố thuộc Phường
Quảng Tiến đua tài bằng những chiếc thuyền rồng lớn hơn xưa, số tay bơi mỗi thuyền
cũng nhiều hơn (Từ 23 đến 25 người), Từ năm 2008, Lễ hội Cầu Ngư Quảng Tiến đã
được Chủ Tịch UBND Thị xã Sầm Sơn Quyết định nâng cấp thành Lễ hội Cầu Ngư
toàn Thị xã.
Bên cạnh đó, Sầm Sơn còn có các làng nghề truyền thống như dệt săm xúc
(Triều Dương), làng nghề làm mắm (làng Hới). Cùng với tinh thần mến khách và
lòng nhiệt thành của con người Sầm Sơn cũng là nền tảng vững chắc cho ngành du
lịch phát triển.
Tóm lại, với những tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du lịch như trên, du lịch
Sầm Sơn hoàn toàn có thể phát triển mạnh, trở thành điểm đến hấp dẫn và lý thú cho
nhiều du khách.
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nguồn: Chi cục thống kê, thành phố Sầm Sơn, 2017 Người xây dựng: Tác giả
Hình 2.3. Bản đồ tài nguyên du lịch TP Sầm Sơn
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2.3. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Năm 2016 trở về trước, TP Sầm Sơn có diện tích tự nhiên là 1.790 ha, tổng
dân số: 54.500 người. Đến tháng 4/2017, TP Sầm Sơn được công nhận là TP thuộc
tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên là 44,94 km2
, dân số 150.902 người và 11 đơn
vị hành chính cấp xã, phường. Theo thống kê, dân số trong độ tuổi lao động chiếm
68% trong tổng số dân số, tương đương 102.000 người. Trong đó, lao động trong
ngành nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 31%, lao động trong ngành công nghiệp -
xây dựng chiếm 13%, lao động trong ngành dịch vụ chiếm 56%.
Đối với nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch, theo thống kê hiện nay chiếm
khoảng 32% trong tổng số lao động trên địa bàn Sầm Sơn, tương đương với 33.000
người. Trong đó lao động trực tiếp là 19.000 người, chiếm 57,5%, lao động gián tiếp
14.000 người, chiếm 42,5%. Trong những năm qua, TP đã và đang tập trung đẩy
mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhanh nguồn nhân lực du lịch nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao, từng bước xây dựng một lực lượng lao động du lịch
có chuyên môn, nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp cao đáp ứng yêu cầu phát triển du
lịch theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại.
2.2.4. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch
Trong nhiều năm qua, TP Sầm Sơn đã quan tâm phát triển đồng bộ và hiện đại
hóa hệ thống giao thông trên địa bàn đảm bảo tính liên hoàn, liên kết trong toàn TP
và giữa TP Sầm Sơn với các địa phương khác với việc nâng cấp và xây dựng mới các
trục giao thông chính: quốc lộ 47 (cửa ngõ chính của TP Sầm Sơn), mở rộng mặt
đường từ 4 - 6 làn xe; Tuyến đường nối khu Nam Sầm Sơn với TP Thanh Hóa; Tuyến
đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, đường Hồ Xuân Hương kéo dài;
các tuyến đường theo hướng Đông - Tây tại khu vực nội thị. Ngày 20/4/2016, tỉnh
Thanh Hóa đã tổ chức khánh thành đường Đại lộ Nam Sông Mã từ cầu Nguyệt Viên
đi xuống Sầm Sơn, tạo thêm một tuyến đường nối Sầm Sơn với các trục giao thông
chính. Có thể khẳng định, hệ thống hạ tầng giao thông tương đối hoàn chỉnh đã góp
phần làm thay đổi bộ mặt đô thị Sầm Sơn theo hướng hiện đại.
Tóm lại: Trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích và thực tiễn khảo sát tại Sầm
sơn có thể khẳng định Sầm Sơn hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
đó là: Giao thông thuận lợi, chính trị ổn định, kinh tế phát triển, tài nguyên du lịch tự
nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đa dạng, các điều kiện về tổ chức, kỹ
thuật, lao động, đều thuận lợi để sẵn sàng đón tiếp khách.
32
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc

More Related Content

Similar to Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc

Similar to Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc (20)

Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.docLuận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
 
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh ...Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh ...
 
Định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh bình ...
Định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh bình ...Định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh bình ...
Định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh bình ...
 
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành.docxKhóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành.docx
 
Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Là...
Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Là...Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Là...
Luận văn thạc sĩ - Đặc điểm dân số, dân tộc nước công hòa dân chủ nhân dân Là...
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Ứng dụng mạng nơron nhân tạo dự báo số học sinh tuyển vào trung tâm GDNN – GD...
Ứng dụng mạng nơron nhân tạo dự báo số học sinh tuyển vào trung tâm GDNN – GD...Ứng dụng mạng nơron nhân tạo dự báo số học sinh tuyển vào trung tâm GDNN – GD...
Ứng dụng mạng nơron nhân tạo dự báo số học sinh tuyển vào trung tâm GDNN – GD...
 
Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...
Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...
Yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số tại ngân hàng Quân Độ...
 
Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân tỉnh Quảng Trị.doc
Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân tỉnh Quảng Trị.docHoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân tỉnh Quảng Trị.doc
Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Qũy tín dụng nhân dân tỉnh Quảng Trị.doc
 
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển ngành lâm nghiệp huyện Buôn Đôn...
 
Phát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.docPhát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Quản Lý Thu Thuế Thông Qua Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Tài Chính Và Kế Toán Thuế...
Quản Lý Thu Thuế Thông Qua Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Tài Chính Và Kế Toán Thuế...Quản Lý Thu Thuế Thông Qua Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Tài Chính Và Kế Toán Thuế...
Quản Lý Thu Thuế Thông Qua Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Tài Chính Và Kế Toán Thuế...
 
Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phá...
Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phá...Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phá...
Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống phục vụ phá...
 
Luận Văn Tác Động Của Fdi Đến Việc Làm Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam.doc
Luận Văn Tác Động Của Fdi Đến Việc Làm Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam.docLuận Văn Tác Động Của Fdi Đến Việc Làm Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam.doc
Luận Văn Tác Động Của Fdi Đến Việc Làm Tại Các Địa Phương Ở Việt Nam.doc
 
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dứa tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉ...
 
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện ...
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện ...Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện ...
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện ...
 
Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện đăk r...
Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện đăk r...Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện đăk r...
Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện đăk r...
 
Nâng cao chất lượng độ gũ công chức văn hóa – xã hội cấp xã trên địa bàn huyệ...
Nâng cao chất lượng độ gũ công chức văn hóa – xã hội cấp xã trên địa bàn huyệ...Nâng cao chất lượng độ gũ công chức văn hóa – xã hội cấp xã trên địa bàn huyệ...
Nâng cao chất lượng độ gũ công chức văn hóa – xã hội cấp xã trên địa bàn huyệ...
 
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội l...
 
Dạy học Giải tích ở trường Trung học Phổ thông theo hướng bồi dưỡng năng lực ...
Dạy học Giải tích ở trường Trung học Phổ thông theo hướng bồi dưỡng năng lực ...Dạy học Giải tích ở trường Trung học Phổ thông theo hướng bồi dưỡng năng lực ...
Dạy học Giải tích ở trường Trung học Phổ thông theo hướng bồi dưỡng năng lực ...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––– TRỊNH THỊ THUYẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC THÁI NGUYÊN -
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––– TRỊNH THỊ THUYẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ SẦM SƠN GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 Ngành: Địa lí học Mã số: 8.31.05.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Trưởng THÁI NGUYÊN -
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả phân tích và nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Trịnh Thị Thuyết i
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học, các thầy, cô Khoa Địa lý - Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Văn Trưởng - Trường Đại học Hồng Đức đã tận tình hướng dẫn khoa học trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tác giả trân trọng cảm ơn Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa, UBND và Phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Chi cục Thống kê Thành phố Sầm Sơn và các cơ quan liên quan đã cung cấp số liệu, tài liệu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã rất cố gắng song luận văn vẫn còn những thiếu sót nhất định. Tác giả chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Trịnh Thị Thuyết ii
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Lời cam đoan.................................................................................................................................................. i Lời cảm ơn...................................................................................................................................................... ii Mục lục ...........................................................................................................................................................iii Danh mục các chữ viết tắt.......................................................................................................................iv Danh mục các bảng..................................................................................................................................... v Danh mục các hình ....................................................................................................................................vi MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2 3. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.............................................. 3 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu................................................................... 5 5. Những đóng góp chính của đề tài............................................................................. 8 6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................... 8 NỘI DUNG..................................................................................................................9 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH...9 1.1. Cơ sở lí luận........................................................................................................... 9 1.1.1. Các khái niệm về du lịch .................................................................................... 9 1.1.2. Các điều kiện phát triển du lịch.........................................................................14 1.1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch..............................................................16 1.1.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch ........................................................17 1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................18 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch biển của một số địa phương............................18 1.2.2. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa .....................................................19 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................21 Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ SẦM SƠN GIAI ĐOẠN 2010 - 2017......................................................................22 2.1. Khái quát về TP Sầm Sơn.....................................................................................22 2.1.1. Vị trí địa lý.........................................................................................................22 iii
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1.2. Lịch sử phát triển...............................................................................................22 2.2. Các điều kiện phát triển du lịch Sầm Sơn.............................................................25 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên...............................................................................25 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn..............................................................................27 2.2.3. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch........................................................................32 2.2.4. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch.......................................................32 2.3. Thực trạng hoạt động du lịch ở TP Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 ...................33 2.3.1. Khách du lịch.....................................................................................................33 2.3.2. Tổng thu du lịch.................................................................................................35 2.3.3. Lao động trong hoạt động du lịch......................................................................37 2.3.4. Công tác quản lý nhà nước về du lịch ...............................................................38 2.3.5. Sản phẩm du lịch ...............................................................................................39 2.3.6. Thị trường du lịch..............................................................................................39 2.3.7. Đầu tư cho phát triển du lịch .............................................................................40 2.3.8. Xúc tiến quảng bá du lịch ..................................................................................41 2.3.9. Các tổ chức không gian lãnh thổ du lịch ...........................................................42 2.4. Tổng hợp đánh giá thực trạng sự phát triển điểm đến du lịch TP Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 .......................................................................................45 2.4.1. Đánh giá điểm đến du lịch Sầm Sơn dựa trên các tiêu chí của Bộ VHTT&DL .......................................................................................................45 2.4.2. Đánh giá điểm đến Sầm Sơn dựa trên lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch.........................................................................................................51 2.4.3. Đánh giá sự phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn dựa theo 12 tiêu chí xây dựng............................................................................................................55 2.4.4. So sánh Sầm Sơn với một số điểm đến có điều kiện tương đồng ở vùng Bắc Trung Bộ....................................................................................................56 2.4.5. Những kết quả đạt được và hạn chế ..................................................................62 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ SẦM SƠN TRONG GIAI ĐOẠN 2018 - 2025 TẦM NHÌN ĐẾN 2030 ..................................................................................66 iv
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.1. Cơ sở để xây dựng ................................................................................................66 3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với phát triển điểm đến du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2018 -2025, tầm nhìn đến năm 2030........................................................66 3.1.2. Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Thanh hóa ....................................................67 3.1.3. Quan điểm và chiến lược phát triển du lịch TP Sầm Sơn..................................68 3.1.4. Các mục tiêu phát triển......................................................................................68 3.2. Dự báo một số chỉ tiêu cơ bản về phát triển du lịch.............................................69 3.2.1. Các căn cứ dự báo..............................................................................................69 3.2.2. Các chỉ tiêu dự báo cụ thể..................................................................................69 3.3. Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch..................................................................74 3.3.1. Các giải pháp về nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc của các tổ chức chính trị, xã hội ........................................................................................74 3.3.2. Các giải pháp về quản lý du lịch.......................................................................74 3.3.3. Các giải pháp thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ du lịch..................................................................................................76 3.3.4. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Sầm Sơn..........76 3.3.5. Các giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch Sầm Sơn..........................................77 3.3.6. Các giải pháp về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ...........78 3.3.7. Các giải pháp tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá .....................................79 3.3.8. Các giải pháp về nâng cao khả năng tiếp cận các điểm đến du lịch Sầm Sơn ..79 3.3.9. Các giải pháp bảo vệ môi trường và tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của điểm đến du lịch Sầm Sơn ........................79 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................87 PHỤ LỤC v
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1 BĐKH Biến đổi khí hậu 2 DLST Du lịch sinh thái 3 KT-XH Kinh tế - xã hội 4 TP Thành phố 5 UBND Ủy ban nhân dân 6 VHTT&DL Văn hóa thể thao và du lịch 7 VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch iv
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Thống kê số lượng khách du lịch đến Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017..... 33 Bảng 2.2: So sánh tổng lượng khách đến Thanh Hóa và Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 ................................................................................................ 34 Bảng 2.3: Thống kê tổng thu từ du lịch trên địa bàn Sầm Sơn so với toàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017 ............................................................. 35 Bảng 2.4: Thống kê số lượng cơ sở lưu trú tại Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 ........ 37 Bảng 2.5: Số lượng lao động du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 .................. 37 Bảng 2.6: Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn TP Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 . 40 Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả đánh giá điểm đến khu du lịch Sầm Sơn....................... 46 Bảng 2.8. Bảng tỷ lệ % tương ứng với số điểm về sự hài lòng của du khách ............ 47 Bảng 2.9. Bảng tổng hợp kết quả chung điều tra mức độ hài lòng của khách du lịch ....... 48 Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra mức độ hài lòng của du khách theo nhóm nội dung đánh giá đối với khu du lịch Sầm Sơn ............................. 49 Bảng 2.11: Quy ước đánh giá khu du lịch Sầm Sơn theo 32 tiêu chí ......................... 50 Bảng 2.12: Tổng hợp tiêu chí đánh giá khu nội thành ................................................ 52 Bảng 2.13: Tổng hợp tiêu chí đánh giá khu sinh thái Quảng Cư ............................... 53 Bảng 2.14: Tổng hợp tiêu chí đánh giá khu ngoại thành ............................................ 54 Bảng 2.15: Tổng hợp 12 tiêu chí đánh giá khu du lịch Sầm Sơn ............................... 56 Bảng 3.1: Dự báo khách du lịch đến khu du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2020 - 2030 ...... 70 Bảng 3.2: Dự báo tổng thu từ khách du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2020 - 2030 ...... 71 Bảng 3.3: Dự báo chỉ tiêu GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2020 - 2030 ........................................................................ 71 Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu cơ sở lưu trú cho khách du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2020 - 2030 ................................................................................................ 72 Bảng 3.5: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch tại Sầm Sơn giai đoạn 2020 - 2030 ... 72 v
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1.Giả thuyết chu kỳ sống của khu du lịch của Butler (1980) 25 Hình 2.1. Bản đồ Vị trí TP Sầm Sơn ................................................................. 22 Hình 2.2. Bản đồ Hành chính TP Sầm sơn ........................................................ 31 Hình 2.3. Bản đồ Tài nguyên du lịch TP Sầm sơn ............................................ 31 Hình 2.4. Biểu đồ So sánh tổng lượng khách đến Thanh Hóa và Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017 ........................................................................ 35 Hình 2.5. Biểu đồ Tổng thu từ du lịch trên địa bàn Sầm Sơn so với toàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017 .............................................. 36 Hình 2.6. Biểu đồ Tổng số lượt khách và tổng thu của Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017........................................................................................ 36 Hình 2.7. Biểu đồ Cơ cấu lao động hoạt động du lịch Sầm Sơn phân theo trình độ đào tạo năm 2017 ................................................................. 38 Hình 2.8. Biểu đồ Các giai đoạn phát triển của điểm đến Sầm Sơn ................. 55 Hình 2.9. Bản đồ Hiện trạng phát triển du lịch Sầm Sơn .................................. 55 Hình 3.1. Bản đồ điều chỉnh quy hoạch chung TP Sầm Sơn đến 2040 ............ 73 vi
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mỗi người dân. Trong những năm gần đây, ngành du lịch, nhất là du lịch biển, đảo trên thế giới có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và là nguồn thu lớn của nhiều quốc gia, cộng đồng địa phương đặc biệt là những nước phát triển. Việt Nam có tài nguyên du lịch biển, đảo phong phú, đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Thực tế hơn 30 năm đổi mới ngành Du lịch có sự tăng trưởng nhanh, liên tục, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tốc độ tăng trưởng trung bình của khách du lịch quốc tế đạt 10,2%/năm, khách du lịch nội địa đạt 11,8%/năm. Năm 2016, du lịch Việt Nam đã đạt mức tăng kỷ lục cả về tốc độ và số tăng tuyệt đối, đã đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 26% so với năm 2015, 62 triệu lượt khách du lịch nội địa. Tổng thu từ du lịch đạt hơn 400.700 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2015 đóng góp không nhỏ vào GDP của cả nước. Đầu tư của Nhà nước và tư nhân vào du lịch ngày càng tăng. Hệ thống khu, tuyến, điểm du lịch, doanh nghiệp du lịch được hoàn thiện, làm thay đổi diện mạo và ngày càng khẳng định vị thế của ngành du lịch trong đời sống KT-XH. Du lịch đã có tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực; làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, cải thiện diện mạo đô thị và nông thôn; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững môi trường hòa bình, hữu nghị, tăng cường hiểu biết và nâng tầm vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Thanh Hóa có 102 km đường bờ biển, tiềm năng phát triển du lịch phong phú, đa dạng với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh độc đáo đã tạo cho du lịch có vị thế đáng kể trong ngành du lịch Việt Nam, tạo dấu ấn trong lòng du khách quốc tế. Sầm Sơn là điểm đến du lịch biển nổi tiếng không chỉ của Thanh Hóa mà của cả nước với những bãi biển đẹp, cảnh quan hấp dẫn cùng những giá trị di tích văn hóa lịch sử. Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30-12-2011 và số 201/QĐ-TTg ngày 22-01-2013 đều khẳng 1
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 định vị trí quan trọng của Sầm Sơn với vai trò là khu vực có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia và đô thị du lịch. Trong nhiều năm qua, lượng khách du lịch đến với Sầm Sơn ngày càng tăng. Du lịch Sầm Sơn đã có những đóng góp nhất định cho phát triển KT-XH địa phương, du lịch vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trên, du lịch Sầm Sơn vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với vị thế và tiềm năng của mình: hiệu quả kinh doanh du lịch còn hạn chế, thiếu sản phẩm đặc sắc có sức cạnh tranh, ảnh hưởng của tính mùa vụ trong hoạt động du lịch lớn, thiếu hình ảnh và thương hiệu, v.v. Vậy làm thế nào để du lịch Sầm Sơn phát triển nhanh và bền vững và tương xứng với vị thế, tiềm năng, có nhiều đóng góp hơn nữa cho phát triển KT-XH của Thanh Hóa và Du lịch Việt Nam. Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu gắn lý luận với thực tiễn và đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh phát triển du lịch Sầm Sơn là rất quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017” để làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu của đề tài Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, luận văn tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển du lịch của thành phố Sầm Sơn giai đoạn 2010 – 2017. Từ đó, đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp cụ thể cho phát triển du lịch của thành phố giai đoạn 2018 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về địa lý du lịch, phát triển du lịch, nhất là du lịch ven biển để vận dụng vào việc nghiên cứu phát triển du lịch và xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch ở TP Sầm Sơn. Thu thập tài liệu, tư liệu, số liệu có liên quan phục vụ cho nội dung của đề tài luận văn. Khảo sát, kiểm kê, nghiên cứu các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch của TP Sầm Sơn. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của TP Sầm Sơn trong giai đoạn 2010 - 2017. 2
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đề xuất định hướng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch TP Sầm Sơn giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.3.1. Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng phát triển du lịch của TP Sầm Sơn dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội. Đề xuất định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch phù hợp với các điều kiện của TP Sầm Sơn giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 2.3.2. Về không gian Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi TP Sầm Sơn. 2.3.3. Về thời gian Đề tài tập trung điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu và phân tích trong giai đọan 2010 - 2017. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch TP Sầm Sơn giai đoạn 2018 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030. 3. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 3.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Lịch sử ngành du lịch Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, từ đó đến nay các công trình nghiên cứu địa lý du lịch tập trung vào các vấn đề về tổ chức không gian du lịch, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu du lịch với một số tác giả tiêu biểu như PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh, GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS Đặng Duy Lợi, PGS.TS Phạm Trung Lương… Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực này đã được thực hiện như: Đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì (1991); “Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển Việt Nam” do Nguyễn Trần Cầu và Lê Thông chủ trì (1993); “Quy hoạch quốc gia và vùng, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu” do Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông thực hiện (1994); Hai cuốn sách “Địa lý du lịch” (1996) và “Địa lý du lịch Việt Nam” (2010) do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên; “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” do Phạm Trung Lương chủ biên (2000) … Nhiều địa phương cũng đã xây dựng quy hoạch tổng thể cho phát triển du lịch dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của Tổng cục du lịch như Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, 3
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Phú yên, Khánh Hòa, TPHCM… với sự tham gia của các nhà khoa học có uy tín trong và ngoài nước [33]. Du lịch biển, đảo Việt Nam những năm gần đây có các công trình nghiên cứu như: Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 của viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2013; Ngoài ra còn có nhiều đề tài tiêu biểu về du lịch của các địa phương được thực hiện như luận án tiến sỹ: “Tổ chức lãnh thổ du lịch TP Hải Phòng” - Nguyễn Thanh Sơn (1997); Đề tài, Một số giải pháp đột phá phát triển du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam của Lê Trọng Bình, 2007; Phát triển du lịch biển Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ của Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2012… 3.2. Các công trình nghiên cứu ở Thanh Hóa Nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch biển ở Sầm Sơn đã có một số nhà nghiên cứu, nhà báo trong nước và địa phương đề cập tới, Charles Robeguain (1929) Nhà xuất bản G.Van trong cuốn “Tỉnh Thanh Hoá” đã nhắc tới cảnh đẹp Sầm Sơn. Hoàng Tuấn Phổ trong cuốn “Thắng cảnh Sầm Sơn”, xuất bản năm 1983 đã đi sâu giới thiệu về những cảnh đẹp và phong tục tập quán truyền thống, những huyền thoại, sự tích của đất và người Sầm Sơn [14]; [9]. Năm 2007 để chuẩn bị cho lễ hội 100 năm du lịch Sầm Sơn, Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Thanh Hoá đã xuất bản cuốn “Sầm Sơn xanh vẫy gọi” nêu khái quát lịch sử phát triển du lịch Sầm Sơn. Hay cuốn “Thị xã Sầm Sơn 30 năm xây dựng và phát triển (1981 - 2011)” của Thị Uỷ - Hội đồng Nhân dân - Uỷ ban Nhân dân - Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Thị xã Sầm Sơn đã giới thiệu và có những đánh giá rất xác đáng về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hoá nhân văn của Thị xã [2]. Một số luận văn thạc sĩ cũng đề cập đến phát triển du lịch ở Sầm Sơn như: Hiện trạng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch ở điểm du lịch Sầm Sơn (Thanh Hoá) - Luận văn thạc sĩ địa lý của Mai Duy Lục (1999), luận văn thạc sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Phương Thanh (2015) Phát triển du lịch bền vững tại thị xã Sầm Sơn. Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Sầm Sơn - Luận văn thạc sĩ địa lý của Lưu Thị Ngọc Diệp (2008). Thực trạng dịch vụ du lịch biển tại thị xã Sầm Sơn - Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh của Phan Viết Linh. Định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại thị xã Sầm Sơn - Luận văn thạc sỹ ngành du lịch của Trần Quốc 4
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hưng (2013); Trịnh Thị Tuyết (2017) “Nghiên cứu chất lượng sản phẩm du lịch biển Sầm sơn” Luận văn thạc sĩ Du lịch - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội [25]. Như vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch nói chung và du lịch Sầm Sơn nói riêng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về Sầm Sơn mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nhằm giới thiệu quảng bá du lịch. Nếu có nghiên cứu sâu về tiềm năng, thực trạng du lịch Sầm Sơn thì thời gian cũng đã cách đây nhiều năm, hoặc nghiên cứu về du lịch Sầm Sơn ở góc độ kinh tế, kinh doanh, du lịch. Dưới góc độ Địa lý học trước đây tuy có, nhưng chưa có đề tài nào xây dựng các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch Sầm Sơn, hoặc chưa phỏng vấn, phát phiếu điều tra về mức độ hài lòng của du khách đối với khu du lịch Sầm Sơn. Do vậy thiếu cơ sở để đánh giá sự phát triển du lịch và xây dựng các giải pháp đẩy mạnh phát triển cho du lịch Sầm Sơn hiện tại và trong tương lai. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống mở phức tạp gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau mang tính chất tổng hợp, có đủ các thành phần: tự nhiên, kinh tế - xã hội và chịu sự chi phối của nhiều qui luật cơ bản. Vì vậy quan điểm hệ thống luôn được tác giả quán triệt trong quá trình thực hiện đề tài. Việc nghiên cứu phát triển du lịch Thành phố Sầm Sơn không thể tách rời với hiện trạng và xu hướng phát triển du lịch của Thanh Hóa, của Việt Nam. Quá trình phát triển du lịch của Sầm Sơn là một phần trong quá trình phát triển du lịch của tỉnh Thanh Hóa và của cả nước. Đồng thời TP Sầm Sơn chia ra các lãnh thổ nhỏ hơn như khu vực nội thành, khu vực ngoại thành, khu vực bãi biển, bờ biển, sông, núi … 4.1.2. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ Trong một lãnh thổ, các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo nên một thể tổng hợp thống nhất và hoàn chỉnh. Cơ cấu lãnh thổ TP Sầm Sơn được coi như một thể tổng hợp tương đối hoàn chỉnh. Vì thế, nghiên cứu đề tài tác giả đã vận dụng nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ với các điều 5
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hoàn cảnh lịch sử và các chính sách phát triển kinh tế của thành phố, cũng như trong bối cảnh cả nước thực hiện công cuộc đổi mới. Trên cơ sở đó có những đánh giá mang tính tổng thể, nhằm khai thác tổng hợp tiềm năng và đề xuất những định hướng cũng như giải pháp cho phát triển trong tương lai. 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động và biến đổi không ngừng. Trong nghiên cứu du lịch cần xem xét quá khứ, đánh giá hiện trạng (giai đoạn 2010 - 2017) để có thể đưa ra những dự báo hoặc định hướng phát triển trong tương lai (đến năm 2030). Quan điểm này được tác giả quán triệt và vận dụng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài. 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển KT - XH của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Phát triển du lịch bền vững trở thành xu hướng và mục tiêu phát triển ngành kinh tế du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Vì vậy quan điểm phát triển này cần được soi sáng, vận dụng trong việc tổ chức quản lý, triển khai đánh giá các hoạt động du lịch trong nghiên cứu phát triển du lịch TP Sầm Sơn. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu, tài liệu Thu thập, xử lí thông tin, thu thập những tài liệu có liên quan ở các nguồn tin cậy, sắp xếp và xử lí tài liệu một cách khoa học, có hệ thống, phân tích từng nội dung đưa ra những kết luận đúng đắn nhất. Các thông tin, số liệu đã thu thập sẽ được thống kê, sắp xếp lại sao cho phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng biểu về quá trình phát triển KT - XH của TP nói chung và ngành du lịch nói riêng. Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong nghiên cứu tự nhiên và tổ chức khai thác lãnh thổ du lịch. 4.2.2. Phương pháp thực địa Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu về tài nguyên, cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho hoạt động du lịch và các tài 6
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 liệu liên quan khác; đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng địa danh, thể loại liên quan du lịch và sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc hình thành tổ chức không gian du lịch. Tác giả đã trực tiếp khảo sát thực địa tại các điểm, khu du lịch ở Sầm Sơn như khu vực bãi biển, khu vực Núi trường lệ, khu sinh thái Quãng Cư, khu nghỉ dưỡng sinh thái FLC, hòn Trống Mái, các đền, chùa tại TP Sầm Sơn. 4.2.3. Phương pháp bản đồ - GIS Bản đồ - biểu đồ là phương pháp thể hiện trực quan, sinh động nhất các đối tượng nghiên cứu của Địa lý nói chung và Địa lý du lịch nói riêng. Bằng ngôn ngữ kí hiệu, bản đồ mô phỏng hình ảnh thu nhỏ một cách trung thực nhất các đối tượng nghiên cứu Địa lý du lịch với sự phân bố về mặt không gian lãnh thổ cũng như một số mặt về định lượng và định tính của đối tượng. Một số bản đồ tác giả xây dựng như: Bản đồ vị trí TP Sầm Sơn, bản đồ Tài nguyên du lịch TP Sầm Sơn, bản đồ Hiện trạng phát triển du lịch Tp Sầm Sơn, bản đồ Các giai đoạn trong chu kỳ phát triển của điểm đến Sầm Sơn. Các bản đồ trên được xây dựng bằng kỹ thuật GIS với phần mềm MapInfo đảm bảo tính chính xác và trực quan. Tác giả đề tài cũng sử dụng nhiều biểu đồ thể hiện về sự phát triển du lịch Sầm Sơn (khách du lịch, doanh thu du lịch, lao động du lịch …). 4.2.4. Phân tích, tổng hợp, so sánh Để trình bày và xử lý những số liệu điều tra, tác giả đã áp dụng phương pháp tính tỉ lệ phần trăm. Phương pháp này được thực hiện qua việc lập bảng thống kê các số liệu thu được và tính tỉ lệ phần trăm của các biến được chọn trong tổng số những phiếu điều tra. Ngoài ra, việc sử dụng thang đo xếp hạng theo thứ tự cho biết được khoảng cách giữa các thứ bậc. Các nguồn tư liệu đã thu thập sẽ được tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với các vấn đề cụ thể trong luận văn. Từ đó, sẽ có cái nhìn trung thực nhất về du lịch TP Sầm Sơn với những thông tin đã được tinh lọc có độ tin cậy cao. 4.2.5. Phương pháp thống kê du lịch Phương pháp này nghiên cứu về mặt định lượng của các tiêu chí phát triển trong hoạt động du lịch ở TP Sầm Sơn. Những thông tin, số liệu có liên quan đến hoạt động du lịch ở địa phương sẽ thu thập, thống kê làm cơ sở cho việc xử lí, phân tích và đánh giá nhằm thực hiện những mục tiêu của đề tài đề ra. 7
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4.2.6. Phương pháp điều tra xã hội học Tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp phỏng vấn viết (đây là một nội dung của phương pháp điều tra xã hội học) để lấy ý kiến chủ quan của các chuyên gia, các nhà quản lý và du khách để đánh giá sự phát triển và mức độ hài lòng đối với khu du lịch Sầm Sơn về tài nguyên du lịch, chất lượng các dịch vụ, sản phẩm du lịch, về cơ sở hạ tầng, công tác quản lý du lịch... Chúng tôi đã điều tra 200 du khách, 30 chuyên gia và các nhà quản lý du lịch trên địa bàn theo phiếu đánh giá và phiếu điều tra [phụ lục 1, phụ lục 2]. 4.2.7. Phương pháp dự báo Phương pháp dự báo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu, tổ chức hướng khai thác xây dựng các điểm, tuyến du lịch; sử dụng tài nguyên du lịch một cách hiệu quả. Tác giả đã sử dụng phương pháp ngoại suy để dự báo về số lượng khách, doanh thu du lịch, lao động làm du lịch, thị trường khách du lịch; dự báo về khả năng đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các điểm du lịch; dự báo về phát triển cơ sở hạ tầng, tốc độ tăng trưởng và phát triển của ngành du lịch. 5. Những đóng góp chính của đề tài -Tổng quan được cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển du lịch để vận dụng vào nghiên cứu phát triển du lịch tại TP Sầm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa. -Xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch và vận dụng để đánh giá sự phát triển du lịch ở TP Sầm Sơn. -Phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động du lịch của TP Sầm Sơn trong thời gian từ năm 2010 đến 2017. -Khảo sát, đánh giá sự phát triển và điều tra xã hội học về và mức độ hài lòng của du khách đối với khu du lịch Sầm Sơn. -Đề xuất được định hướng và các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch TP Sầm Sơn đến năm 2025 tầm nhìn đến 2030. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận văn có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch. Chương 2: Hiện trạng phát triển du lịch TP Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2017. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch TP Sầm Sơn giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 8
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Các khái niệm về du lịch 1.1.1.1. Khái niệm về du lịch Luật Du lịch của Việt Nam do Quốc hội ban hành vào tháng 6 - 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 ghi: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định” [17]. Tổ chức Du lịch Thế giới coi “Du lịch bao gồm tất cả những hoạt động của cá nhân đi, đến và lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dài (hơn một năm) với những mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày”. Luật Du lịch 2017 quan niệm về du lịch và hoạt động du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch” [16]. 1.1.1.2. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển du lịch của bất kỳ quốc gia hay lãnh thổ nào. Tài nguyên du lịch là tất cả các yếu tố thiên nhiên, nhân văn, xã hội và sự kiện có thể kích thích động cơ du lịch của khách du lịch, thu hút khách du lịch đến, được ngành du lịch khai thác để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích kinh tế xã hội cho quốc gia, địa phương. Theo Luật Du lịch 2017 “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm 9
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa” [16]. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. * Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao là những yếu tố thuộc về tự nhiên được ngành du lịch đưa vào khai thác và phục vụ tham quan du lịch. Tài nguyên du lịch thiên nhiên là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển loại hình du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng, nghiên cứu,… Đây cũng là thành phần không thể thiếu trong điều kiện hình thành và phát triển du lịch [23]. * Tài nguyên du lịch nhân văn "Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể sử dụng phục vụ mục đích du lịch" [23]. 1.1.1.3. Khách du lịch Tổ chức Du lịch Thế giới cho rằng: “Khách du lịch là người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm tiền”. Theo Luật Du lịch 2017 “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến” [16]. Khách du lịch được phân thành khách du lịch quốc tế và Khách du lịch nội địa. * Khách du lịch quốc tế (International Tourist) Tổ chức du lịch thế giới đưa ra khái niệm khách du lịch quốc tế “Khách du lịch quốc tế là những người lưu trú ít nhất là một đêm nhưng không quá 01 năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến” Luật Du lịch 2017 (Điều 10) của Việt Nam phân biệt: Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch. 10
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài [16]. * Khách du lịch nội địa (Internal Tourist) Theo Luật Du lịch 2017(Điều 10) “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam” [16]. 1.1.1.4. Sản Phẩm du lịch Luật Du lịch của Việt Nam do Quốc hội ban hành vào tháng 6 - 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 ghi: “Sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa; đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu KT-XH đối với các cá nhân, tổ chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch” [17]. Theo Luật Du lịch 2017 “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” [16]. Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại dịch vụ và hàng hóa hợp thành với mục đích cơ bản là thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch trong quá trình đi du lịch. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp của những sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần và dịch vụ [33]. Có nhiều quan niệm về Sản phẩm du lịch, tuy nhiên tác giả theo quan niệm: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Sản phẩm du lịch gồm sản phẩm du lịch đơn lẻ và sản phẩm du lịch hoàn chỉnh. Sản phẩm du lịch đơn lẻ là một số dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ ăn uống, dịch vụ lưu trú... Sản phẩm du lịch hoàn chỉnh gồm nhiều sản phẩm du lịch đơn lẻ liên kết với nhau. Nhu cầu của khách du lịch đòi hỏi một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh. 1.1.1.5. Phát triển du lịch Khái niệm phát triển: Theo quan điểm của triết học phát triển là một quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. 11
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Phát triển du lịch là sự gia tăng sản lượng và doanh thu cùng mức độ đóng góp du lịch cho nền kinh tế đồng thời có sự hoàn thiện về mặt cơ cấu kinh doanh, thể chế và chất lượng kinh doanh của ngành du lịch. Theo Butler (1980) và được trích lại từ [1]; [10]; [13], các giai đoạn trong chu kỳ phát triển của điểm đến du lịch gồm: Hình 1.1. Giả thuyết chu kỳ sống của khu du lịch của Butler (1980) * Thăm dò (exploration) Giai đoạn này, điểm đến du lịch chưa được khai thác để phục vụ du lịch. Những người đến đây chủ yếu là các đối tượng thích phiêu lưu, mạo hiểm, các nhà thám hiểm. Họ bị hấp dẫn bởi những giá trị tài nguyên du lịch thiên nhiên còn hoang sơ hay những nền văn hóa chưa bị tàn phá ở điểm đến. Số lượng du khách đến đây rất ít vì khả năng tiếp cận điểm đến (giao thông đi lại) còn hạn chế; các tiện nghi, dịch vụ du lịch còn nghèo nàn, chưa phát triển. Hầu như, tại các điểm hấp dẫn du lịch chưa bị thay đổi bởi đầu tư du lịch và có mối liên hệ chặt chẽ với người dân địa phương. * Tham gia (involvement) Giai đoạn này bắt đầu có sự tham gia của địa phương trong việc cung cấp những tiện nghi và dịch vụ cho du khách và sau đó tiến hàng quảng bá cho điểm đến. Điều này làm cho lượng khách du lịch đến đây thường xuyên và ngày càng tăng lên. 12
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Mùa du lịch bắt đầu xuất hiện và chi phối đến hoạt động kinh doanh. Điểm đến cũng bắt đầu tạo áp lực cho các cơ quan nhà nước trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng đề phục vụ nhu cầu du lịch ngày càng tăng. * Phát triển (development) Biểu hiện rõ nét của giai đoạn này là khách du lịch đến viếng thăm với số lượng lớn và tăng nhanh, thậm chí quá tải (vượt quá sức chứa của điểm đến) vào những thời kỳ cao điểm. Hoạt động du lịch có thể vượt xa tầm kiểm soát của địa phương. Điểm đến đã thu hút những nhà đầu tư từ bên ngoài cung cấp những tiện nghi và dịch vụ du lịch hiện đại hơn, làm thay đổi diện mạo của điểm đến du lịch. Tuy nhiên, điểm đến cũng bắt đầu nảy sinh những tiêu cực nhất định. Các vấn đề sử dụng quá mức và sự xuống cấp của các tiện nghi tồn tại do sự tăng nhanh của lượng khách du lịch đến thăm. Lúc này, vấn đề qui hoạch và kiểm soát hoạt động du lịch ở phạm vi quốc gia, vùng trở nên cần thiết, một phần khắc phục những vấn đề tồn tại, mặt khác có thể khai thác được một số thị trường khách quốc tế mới. Tại những thị trường này, du khách thường đi du lịch thông qua các chuyến đi của các đơn vị kinh doanh lữ hành. * Ổn định (consolidation) Giai đoạn số lượt khách vẫn tăng và vẫn vượt quá sức chứa của khu vực nhưng tốc độ tăng thì chậm lại. Tại điểm đến đã có mặt đầy đủ các hình thức kinh doanh với đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch chủ yếu và có các khu vực kinh doanh thương mại, giải trí riêng biệt, rõ ràng. * Ngừng trệ (stagnation) Điểm đến đã đạt được số lượng khách đông nhất nhưng nó cũng không còn là mốt đối với khách du lịch nữa. Điểm đến không còn xa lạ với khách du lịch. Lúc này điểm đến chủ yếu dựa vào những chuyến viếng thăm lặp lại của du khách và kinh doanh trên các cơ sở, tiện nghi có sẵn. Mọi cố gắng của địa phương và doanh nghiệp nhằm đảm bảo duy trì nguồn khách và những chuyến viếng thăm. Điểm đến đã có thể tồn tại về môi trường, kinh tế, xã hội, văn hóa. * Suy giảm (decline) Biểu hiện của giai đoạn này là số lượng khách giảm sút đáng kể do các điểm mới hấp dẫn hơn. Điểm đến dần dần nhàm chán với khách du lịch. Điểm đến có thể 13
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trở thành một khu trung chuyển khách mang tính chất địa lý cho các chuyến tham quan trong ngày hoặc là nơi nghỉ cuối tuần. Do ế ẩm nên các tài sản có sự luân chuyển quyền sở hữu cao; một số tiện nghi phục vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng chuyển sang mục đích sử dụng hoặc kinh doanh lĩnh vực khác. Các cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền có thể đánh giá, xem xét giai đoạn này để đưa ra quyết định phục hồi điểm đến. * Hồi phục lại (rejuvenation) Các chủ thể có liên quan tiến hành thực hiện các quyết định về chuyển mục đích sử dụng mới, các thị trường mới, kênh phân phối mới và thực hiện định vị lại điểm đến du lịch. Hay nói cách khác điểm đến du lịch được làm mới lại để tiếp tục thu hút khách. Chẳng hạn như thay đổi điểm hấp dẫn của điểm đến bằng cách khai thác thêm các tiềm năng tài nguyên du lịch của địa phương; thay đổi các tiện nghi, dịch vụ bổ sung, giải trí mới. Việc thực hiện các hướng phục hồi này thường có sự phối hợp giữa nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân nhằm đầu tư đúng hướng để tìm kiếm thị trường mới hay bắt đầu phát triển một chu kỳ mới. 1.1.2. Các điều kiện phát triển du lịch 1.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Vị trí địa lý Vị trí địa lý của điểm đến du lịch gần hay xa nơi cư trú ảnh hưởng đến khách du lịch trên các khía cạnh: kinh phí đi lại, thời gian ở lại nơi du lịch và ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, ngành hàng không đang phát triển mạnh và có xu hướng giảm giá có thể khắc phục phần nào những bất lợi trên cho khách du lịch. Địa hình Địa hình là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của điểm đến. Địa hình càng đa dạng, càng tương phản, độc đáo, phong phú càng có sức hấp dẫn khách du lịch. Việt Nam có 125 bãi biển có các điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí, trong đó có nhiều bãi biển hấp dẫn như Lăng Cô, Trà Cổ, Sầm Sơn, Non Nước... Có nhiều vịnh đẹp có tiềm năng phát triển du lịch lớn như vịnh Hạ Long, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh... Trong tổng số có 2700 đảo lớn nhỏ ven bờ như Cù Lao Chàm, Cát Bà, Tuần Châu... Với các hệ sinh thái phong phú, cảnh quan đẹp là nơi có điều kiện hình thành các khu, điểm hấp 14
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dẫn du lịch; hơn 200 hang động đã được phát hiện, điển hình là động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới [1]. Khí hậu Những nơi có khí hậu ôn hoà thường được khách du lịch ưa thích. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi từng loại khí hậu khác nhau. Nghỉ biển đòi hỏi khí hậu không mưa, không lạnh; trong khi trượt tuyết đòi hỏi khí hậu rất lạnh. Những nơi có nhiệt độ thích hợp có thể cho phép khách phơi nắng vào ban ngày, còn ban đêm thì mát mẻ có thể dạo chơi, giải trí... thì sẽ thu hút được nhiều du khách. Nhiệt độ nước biển từ 20 - 25o C thích hợp cho khách du lịch tắm biển, nếu nhiệt độ nước biển dưới 20o C và trên 30o C là không thích hợp. Việt Nam có nhiều khu vực núi cao quanh năm mát lạnh như Sa Pa, Đà Lạt, Tam Đảo, Mẫu Sơn, Ba Vì…. thích hợp để phát triển du lịch. Hệ động thực vật Du lịch về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến. Việt Nam có hệ sinh thái động thực vật rừng đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái quí giá, nơi bảo tồn khoảng 12.000 loài thực vật, gần 7000 loài động vật với nhiều loại đặc hữu và quí hiếm. Việt Nam có nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn rải khắp đất nước, tạo thuận lợi cho du lịch phát triển. Hệ thực vật của Thanh Hóa cũng rất đa dạng và phân bố ở Vườn Quốc gia Bến En, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Khu bảo tồn Pù Hu, … khá hấp dẫn du khách … Sông ngòi Chế độ thủy văn tạo ra bầu không khí mát mẻ, trong lành đồng thời có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, là phương thuốc khá hiệu nghiệm để chữa bệnh cho con người. Vì vậy, không ít nơi trên thế giới xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ven hồ, biển thu hút nhiều khách du lịch. Trong đó nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với sự phát triển du lịch chữa bệnh. Nguồn nước khoáng ở nước ta phong phú, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển du lịch. Thành phần hóa học của nước khoáng rất đa dạng từ bicabonat natri đến clorua natri với độ khoáng cao có ý nghĩa đối với du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh [1]; [10]. 1.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Các tài nguyên có giá trị lịch sử, có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách có trình độ, ham hiểu biết như Kim Tự Tháp Ai Cập, Công viên đá Thạch Lâm (Côn Minh, Trung Quốc), Công viên đá Đồng Văn (Hà Giang), Thành Nhà Hồ, cố đô Huế ... 15
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam phong phú với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trong số khoảng 40.000 di tích, có gần 3.000 di tích được Nhà nước chính thức xếp hạng. 1.1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch 1.1.3.1. Điểm du lịch Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ, là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hoá - lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hoặc một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Vì thế, điểm du lịch có thể được phân thành 2 loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng. Theo Luật Du lịch (2017) “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch” [16]. 1.1.3.2. Khu du lịch Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao, có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm, trong đó có cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch. Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch. Theo Luật Du lịch (2017) khái niệm “Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia” [16]. 1.1.3.3. Tuyến du lịch Tuyến du lịch là nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế; có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến. 1.1.3.4. Điểm đến du lịch Trong tiếng Anh, từ “Tourism Destination” được dịch ra tiếng Việt là điểm đến du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về điểm đến 16
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 du lịch (Tourism Destination): “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường” (A practical guide to tourism destination management, UNWTO, 2005). Theo Vũ Đức Minh [13], điểm đến du lịch là nơi xuất hiện các yếu tố du lịch quan trọng và gây ấn tượng nhất; là nơi tồn tại ngành du lịch đón khách và cũng là nơi du khách có thể tìm được tất cả các tiện nghi, dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho chuyến viếng thăm của mình. Điểm đến du lịch là sự tập trung các tiện nghi và dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của du khách. 1.1.4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch 1.1.4.1. Căn cứ lựa chọn Dựa vào những cơ sở lý luận trên đây, nhất là Lý thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch của Butler (1980) và Bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch của Bộ VHTT& DL ban hành ngày 28/12/2016, Chúng tôi lựa chọn 12 tiêu chí dùng để đánh giá sự phát triển du lịch TP Sầm Sơn dưới đây : 1.1.4.2. Tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch - Số khách du lịch - Doanh thu du lịch - Lao động du lịch - Công tác quản lý về du lịch - Sản phẩm du lịch -Thị trường du lịch - Đầu tư phát triển du lịch - Khả năng tiếp cận (giao thông đi lại) - Cơ sở lưu trú - Dịch vụ du lịch (ăn uống, giải trí, mua sắm...) - Quảng bá du lịch - Đơn vị kinh doanh lữ hành (công ty du lịch) 17
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch biển của một số địa phương * Kinh nghiệm phát triển du lịch biển, đảo ở Quảng Trị Với chiều dài hơn 75 km bờ biển cát trắng, nước trong xanh, có nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn; là nơi hình thành khu dịch vụ - du lịch Cửa Tùng, Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ. Bãi biển Cửa Tùng có cảnh quan đẹp, từng được mệnh danh là ‘Nữ hoàng của các bãi biển’. Khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt được xác định là điểm nhấn để phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị, là vùng động lực để tỉnh tiếp tục phát triển tuyến du lịch ven biển Cửa Tùng, Cửa Việt và đảo Cồn Cỏ. Cụm Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ là ba điểm hình thành nên tam giác du lịch biển đảo với các thế mạnh bổ sung cho nhau và có thể được xem xét phát triển thành một khu du lịch quốc gia tiềm năng. Du lịch biển đảo là một thế mạnh của Quảng Trị, thời gian qua tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng du lịch đúng quy hoạch theo hướng tập trung trọng tâm, trọng điểm. Trước hết là hệ thống giao thông phục vụ du lịch kết hợp với phát triển các ngành kinh tế và phục vụ dân sinh; Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu, điểm du lịch quan trọng gắn với quảng bá, xúc tiến đầu tư, công tác quản lý, khai thác tiềm năng du lịch; Xây dựng lộ trình tôn tạo, nâng cấp các di tích văn hóa, lịch sử một cách hợp lý để phát huy hiệu quả đầu tư; Khai thác hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, nhất là hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp mới được xây dựng... Đặc biệt tập trung đầu tư xây dựng Đảo Cồn Cỏ thành Đảo Du lịch, xây dựng hạ tầng thiết yếu cho hoạt động du lịch; Có chính sách thỏa đáng kêu gọi thu hút đầu tư du lịch đảo [34]. * Mô hình phát triển du lịch tại biển Mỹ Khê - TP. Đà Nẵng Bãi biển Mỹ Khê từng được Tạp chí FORBES bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh (năm 2005). Trong những năm qua, T.P Đà Nẵng đã có nhiều sự đổi mới nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững tại biển Mỹ Khê. Nhiều hoạt động du lịch được tổ chức thường xuyên nhằm thu hút sự tham gia của khách du lịch và cộng động dân cư như: khám phá chợ cá Mỹ Khê vào buổi sáng sớm, lướt vát, bơi thuyền cùng ngư dân... Đặc biệt, thời gian gần đây, TP. Đà Nẵng đã áp dụng một 18
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chuỗi các hoạt động dịch vụ du lịch thút hút được nhiều sự quan tâm, tham gia nhiệt tình của du khách và nhân dân địa phương như: với hoạt động lặng ngắm san hô, du khách được ngâm mình trong làn nước trong xanh, ngắm nhìn những rạng san hô đủ hình dạng và màu sắc, với nhiều loài cá cảnh đang trú ngụ bơi tung tăng trước mắt bạn, bên cạnh những giây phút lắng đọng như mê lòng người đó, du khách sẽ được cùng trải nghiệm với nhóm lặn săn tìm những con cá nặng ký với những pha rượt đuổi, mai phục hết sức phấn khích. Ngoài ra, du khách còn được tham gia các hoạt động dã ngoại, cắm trại, câu cá với các chủ đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu vực bãi tắm Tiên Sa. [20] * Mô hình phát triển du lịch MICE tại Nha Trang - Khánh Hòa Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện. Đây là loại hình du lịch có số lượng khách hàng lớn với mức chi tiêu cao. Tân dụng các lợi thế sẵn có, trong những năm quan, TP. Nha Trang đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển Nha Trang thành một trung tâm tổ chức loại hình du lịch MICE trọng điểm của quốc gia. TP thường xuyên tổ chức các sự kiện thu hút khách du lịch như: Lễ hội Festival biển, hội thi đắp tượng cát, các cuộc thi hoa hậu và người đẹp tầm cỡ quốc gia... Bên cạnh đó là sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch với sự phát triển của khu vui chơi giải trí Vinpearl Land, sự đời nhà hát có sức chứa 7.500 chỗ của Diamond Bay Resort và các trung tâm hội trợ, trung tâm triễn lãm ... Ngoài ra còn có các lễ hội đặc sắc như: Lễ hội Tháp Bà, Lễ hội Cá Voi, Lễ hội Am chúa ... đã thu hút được đông đảo du khách, đặc biệt là khách quốc tế. [20] Kinh nghiệm phát triển du lịch biển với các mô hình ở Quảng Trị, Mỹ Khê, Nha Trang là những bài học tốt để Sầm Sơn có thể áp dụng trong việc phát triển du lịch của TP Sầm Sơn trong hiện tại và tương lai. 1.2.2. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa Nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 150km về phía nam, Thanh Hóa là vùng đất có tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đặc sắc. Những năm gần đây, du lịch Thanh Hóa ngày càng phát triển, trở thành điểm đến thân thiện và hấp dẫn du khách. 19
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Với đường bờ biển dài 102km, Thanh Hóa có nhiều bãi tắm đẹp như Sầm Sơn (TP Sầm Sơn), Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa), Hải Hòa (huyện Tĩnh Gia), trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến biển Sầm Sơn nằm cách TP Thanh Hóa 16km về phía đông nam. Bên cạnh tài nguyên biển, Thanh Hóa còn có tài nguyên rừng phong phú với các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, nơi lưu trữ và bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm. Điển hình trong số đó là vườn quốc gia Bến En thuộc huyện Như Xuân và Như Thanh, cách thành phố Thanh Hóa 36km về phía tây nam. Thanh Hóa cũng được biết đến như là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hóa đặc sắc. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa đã được Thanh Hóa bảo tồn, phát triển, đáp ứng nhu cầu tham quan, tín ngưỡng của nhân dân địa phương và du khách. Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, Thanh Hóa có điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử…, từng bước khẳng định vị thế của du lịch xứ Thanh trong khu vực Bắc Trung bộ và cả nước. Trong Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, tỉnh Thanh Hóa đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là lợi thế quan trọng đối với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và du lịch nói riêng, tạo thuận lợi cho việc tập trung nguồn lực phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Thanh Hóa. Kết quả, tăng trưởng du lịch tỉnh duy trì ở mức độ khá, tất cả các chỉ tiêu kinh doanh du lịch đều vượt chỉ tiêu. Năm 2016 toàn tỉnh ước đón được 6.277.000 lượt khách, tăng 13,5% so với năm 2015 (trong đó khách quốc tế: 154.500 lượt khách, tăng 21,7% so với năm 2015); tổng thu nhập từ du lịch ước đạt: 6.298 tỷ đồng, tăng 21,6% so với năm 2015 (trong đó tổng thu từ khách quốc tế 39.600.000 USD). Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, sự nỗ lực thực hiện nghiêm túc định hướng phát triển du lịch của các Sở, ban, ngành và sự triển khai đồng bộ trên các lĩnh vực, chắc chắn trong thời gian không xa, Du lịch Thanh Hóa sẽ là điểm sáng trên bản đồ du lịch cả nước.[32] 20
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tiểu kết chương 1 Trong Chương 1 của luận văn, tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến du lịch và phát triển du lịch ; các điều kiện phát triển du lich ; các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch. Đồng thời xây dựng các tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch Sầm Sơn theo Buler trong thuyết chu kỳ sống của điểm đến du lịch từ đó làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng ở chương 2. Ngoài ra, tác giả cũng đã nghiên cứu thực tiễn phát triển du lịch biển ở một số địa phương có đặc điểm tương tự nhằm tìm ra bài học để Sầm Sơn có thể áp dụng trong thời gian tới. 21
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ SẦM SƠN GIAI ĐOẠN 2010 - 2017 2.1. Khái quát về TP Sầm Sơn 2.1.1. Vị trí địa lý Hình 2.1. Bản đồ Vị trí TP Sầm Sơn (Nguồn: Tác giả biên tập) TP Sầm Sơn nằm ở phía Đông tỉnh Thanh Hoá, cách TP Thanh Hoá khoảng 16 km theo đường Quốc lộ 47. Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hoá (ranh giới là sông Mã); Phía Nam giáp huyện Quảng Xương, phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp TP Thanh Hóa. Vị trí giáp biển với bãi biển đẹp Sầm Sơn thuận lợi phát triển du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng. 2.1.2. Lịch sử phát triển Sầm Sơn là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, trước thế kỷ XX, Sầm Sơn chưa xuất hiện trên bản đồ địa lý Việt Nam, vùng đất này thuộc huyện Quảng Xương và chỉ có dãy núi Gầm án ngữ phía Nam vùng đất mà ngư dân đi biển quen gọi là Mũi Gầm, sau dần dần đổi thành núi Sầm (Sầm Sơn), địa danh này cũng còn được gọi là núi Trường Lệ (làng chân núi này cũng gọi là Làng Núi hay làng Trường Lệ). Từ năm 1907, người Pháp đã nhận thấy và bắt đầu khai thác giá trị du lịch của 22
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sầm Sơn để xây dựng thành nơi nghỉ mát phục vụ người Pháp và vua quan Triều Nguyễn. Đây là thời điểm đánh dấu sự ra đời của du lịch Sầm Sơn. Ngày 19 tháng 4 năm 1963, Hội đồng Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Quyết định số 50/CP thành lập thị trấn Sầm Sơn bao gồm khu nghỉ mát Sầm Sơn và xã Quảng Sơn, trực thuộc uỷ ban hành chính Tỉnh Thanh Hoá. Thị xã Sầm Sơn chính thức được thành lập ngày 18 tháng 12 năm 1981 theo quyết định số 157/QÐ/HÐBT. Tháng 4 năm 2012, thị xã Sầm Sơn được công nhận là đô thị loại 3. Thực hiện Nghị quyết số 935/NQ-UBTVQH13 ngày 15/5/2015 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Xương và Thị xã Sầm Sơn. Sầm Sơn được mở rộng thêm 6 xã: Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại thuộc huyện Quảng Xương. Năm 2017, TP Sầm Sơn có 11 đơn vị hành chính gồm 08 phường và 03 xã với tổng diện tích tự nhiên là 44,94 km2 và 150.902 nhân khẩu [19]. 23
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nguồn: Chi cục thống kê, thành phố Sầm Sơn, 2017 Người xây dựng: Tác giả Hình 2.2. Bản đồ Hành chính TP Sầm Sơn 24
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2. Các điều kiện phát triển du lịch Sầm Sơn 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch tự nhiên của Sầm Sơn phong phú và đa dạng. Sự đan xen giữa các loại địa hình (sông, núi, biển), giữa các bãi biển với núi Trường Lệ và cảnh quan sông nước, cùng với các hồ, đầm ở Quảng Cư và những rặng thông, phi lao dọc ven biển...là điều kiện rất thuận lợi để Sầm Sơn phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. [14]; [19]; [31] * Bãi biển Sầm Sơn Thiên nhiên đã ban tặng cho Sầm Sơn bờ biển dài khoảng 9km, từ cửa Hới (sông Mã) đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc) với các bãi biển đẹp như bãi biển nội thị (A, B, C, D), bãi biển Quảng Cư, bãi Nix, bãi Lãn, bãi Vụng Tiên. Hầu hết các bãi biển có độ nghiêng đều từ Tây sang Đông. Các bãi biển có đặc điểm chung là rộng, bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng mịn, không có đá ngầm và nhiều khoáng chất khác có tác dụng chữa bệnh … rất phù hợp cho tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí biển. Biển Sầm Sơn ấn tượng với sóng lớn, từng lớp sóng bạc đầu bọt tung trắng xóa, tạo cảm giác mạnh với du khách. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa nên biển Sầm Sơn vào mùa đông ấm, mùa hè mát dịu. Với quyết định mới sáp nhập thêm 6 xã trên bờ biển phía Nam núi Trường Lệ vào địa giới hành chính của TP, đường bờ biển Sầm Sơn được kéo dài hơn gấp đôi trước đây, tạo thêm điều kiện và cơ hội hình thành các sản phẩm du lịch biển mới. Tại khu vực chân núi phía Nam dãy Trường Lệ (nơi Bác Hồ về nghỉ dưỡng năm 1960), bắt đầu từ chân núi đến lạch sông Đơ, bãi biển tạo thành hình vòng cung rất đẹp, sóng lặng và êm. Nơi đây có thể tổ chức các môn thể thao trên biển rất phù hợp. * Dãy núi Trường Lệ Nằm sát bờ biển, phía nam TP Sầm Sơn, Trường Lệ là dãy núi đá granit trong quá trình phong hoá, nhiều nơi còn xuất hiện đá gốc, đặc biệt là phần nhô ra biển, tạo nên những vách đá cheo leo, ngoạn mục. Trường Lệ gồm 16 ngọn núi (cao nhất là 84,7m) được che phủ bởi hơn 201,2 ha rừng trồng. Trường Lệ có vẻ đẹp hoàn toàn tự nhiên của núi, của biển mà không phải nơi nào có được. Mỗi hòn núi gắn với một huyền thoại và hình dáng bên ngoài tự gợi mở cho trí tưởng tượng của người du 25
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ngoạn những hình ảnh khác nhau. Núi có các vách đá dốc đứng về phía biển đã tạo nên sự hùng vĩ, thích hợp cho loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm. Mặt khác, ở đây có những bãi cỏ rộng, những sườn thoải và các đồi được cấu tạo từ đá granit cổ sinh hay đá biến chất dạng bát úp (điển hình là khối hoa cương Độc Cước) phù hợp cho du lịch cắm trại và các hoạt động vui chơi giải trí khác. Sự tương phản giữa cái tĩnh lặng của núi rừng trên dãy Trường Lệ với tiếng sóng vỗ suốt ngày đêm của bãi biển dưới chân núi tạo nên điểm nhấn thú vị cho mỗi du khách khi đến với Sầm Sơn. * Hòn Trống Mái Hòn Trống Mái là tên gọi của hai hòn đá nổi chênh vênh trên đỉnh dãy núi Trường Lệ tựa hình dáng một đôi chim đá khổng lồ đang chụm đầu, nghiêng mỏ, tiếng sóng biển, thông reo tạo nên những âm thanh cho du khách cảm giác đó là tiếng thủ thỉ trò chuyện tâm tình của cặp chim Trống Mái. Điều kỳ diệu là cái thế chênh vênh ấy lại vững bền bất chấp dòng chảy của thời gian. Huyền thoại Hòn Trống Mái - đôi chim đá chứa đựng ý nghĩa nhân sinh to lớn phản ánh ước mơ ngàn đời của người dân nơi đây về cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc. Từ ngàn xưa, hòn Trống Mái vẫn mãi là bức tranh trữ tình thấm đẫm chất nhân văn, là nguồn cảm hứng bất tận cho nhà văn, nhà thơ. Ngày nay không biết đã có bao nhiêu đôi bạn trẻ đã tìm đến đây để lưu giữ lại những hình ảnh đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời mình. * Sông Mã, sông Đơ Cảnh quan tự nhiên dọc hai bờ sông Mã, sông Đơ là điều kiện thuận lợi để Sầm Sơn phát triển các tuyến DLST trên sông, biển. Xuất phát từ Cửa Hới ở phía Bắc, du khách có thể đi thuyền đến Hòn Mê và xa hơn về phía Nam, hoặc ngược dòng sông Mã đi thăm các di tích Hàm Rồng, Lam Sơn, di tích triều vua Lê và các di tích, danh thắng khác trong tỉnh. Đặc biệt sông Đơ chảy dọc TP (từ Sông Mã ở phía Bắc đến cống Trường Lệ ở phía Nam) có cảnh quan tự nhiên khá hấp dẫn với các đầm sen ở phía Nam đền An Dương Vương là nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng của Sầm Sơn để phát triển DLST. Sự đan xen giữa các loại địa hình (sông, núi, biển), giữa các bãi biển với núi Trường Lệ và cảnh quan sông nước, cùng với các hồ, đầm ở Quảng Cư và những rặng thông, phi lao dọc ven biển tạo nên sự phóng phú và đa dạng của tài nguyên du lịch, là điều kiện rất thuận lợi để Sầm Sơn phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn. 26
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 * Khí hậu TP Sầm Sơn nằm trong miền khí hậu Bắc Việt Nam, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Nhìn chung, khí hậu ở Sầm Sơn có sự phân chia rõ rệt, nhưng do tác động điều hoà của biển nên khí hậu tương đối dễ chịu, mát vào mùa Hè, ấm vào mùa Đông, khá tốt cho tắm biển và hoạt động tham quan và nghỉ dưỡng. 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Sầm Sơn là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, là địa phương có mật độ di tích dày đặc, nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh như đền Độc Cước, đền Cô Tiên,... Về Sầm Sơn, du khách còn có thể tham gia nhiều lễ hội độc đáo như: Lễ hội Cầu phúc đầu năm, lễ hội Bánh chưng - Bánh Dày, lễ hội Cầu ngư - Bơi chải…[14]; [31] * Đền Độc Cước Nằm trên hòn Cổ Giải thuộc Núi Trường Lệ, Phường Trường Sơn. Thờ vị Thần Một Chân (Độc Cước) đã có công tự xẻ đôi thân mình, dẹp loài Thuỷ Quái, bảo vệ cuộc sống bình yên cho Dân chài Sầm Sơn, được nhân dân phụng thờ 4 mùa cúng tế. Di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng năm 1962. * Đền Cô Tiên Nằm trên một vị thế khá đẹp, thoáng đãng phía Nam núi Trường Lệ. Truyền thuyết xưa kể rằng: Ngôi đền này thờ một người con gái làm nghề thuốc cứu nhân độ thế. Cô gái vì không vâng lời cha lấy một kẻ nhà giàu nên bị cha đuổi đi. Sau đó cô đem lòng yêu và lấy Anh chàng nghèo khó mà tốt bụng tên là Côi. Cuộc sống đang êm ả thì Nàng bị bệnh hủi, rồi một cụ già xuất hiện đã chạy chữa bằng thuốc lá nam và nước suối lấy từ Vụng Tiên. Cô gái khỏi bệnh, Bà cụ ra đi để lại cho vợ chồng họ một tay nải để che mưa và một giỏ mây để đựng thuốc lá cứu người. Một lần, hai vợ chồng đi chữa bệnh về khuya gặp trời mưa to, nhớ lời Bà cụ dặn lấy tay nải ra che mưa, rồi thiếp đi lúc nào không biết. Sáng dậy, hai vợ chồng thấy mình đang ngồi trong một ngôi nhà 3 gian khang trang, sạch sẽ. Từ đó họ ở lại ngôi nhà, hái lá nam chữa bệnh cho mọi người trong vùng. Một buổi sáng đẹp trời cả 27
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hai vợ chồng ăn mặc rất đẹp, dắt tay nhau đi lên đỉnh núi rồi không thấy trở về. Từ đó ngôi nhà được trở thành đền Cô Tiên được dân làng khói hương quét dọn. Ngôi đền vinh dự được Bác Hồ về thăm và nghỉ chân năm 1960. Sau nhiều lần sửa chữa nhỏ, cuối năm 2010, UBND Thị xã Sầm Sơn đã quyết định đầu tư trùng tu, tôn tạo và đã nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Là Di tích được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng năm 1962. * Đền Tô Hiến Thành Nằm khiêm tốn ở sườn núi phía Đông Bắc dãy Trường Lệ thuộc Phường Trường Sơn thờ Thái uý Tô Hiến Thành, một vị tướng giỏi, một ông quan thanh liêm, cương trực thời Lý. Di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng năm 1962. * Đền Hoàng Minh Tự (Hay còn gọi là Đền Đệ Tam) Đền Hoàng Minh Tự thuộc Khu phố Sơn Thuỷ - Phường Trường sơn. Là Di tích nằm trong tổng thể khu Di tích hết sức có giá trị về mặt lịch sử của Phường Trường Sơn nói riêng và của Thị xã Sầm Sơn nói chung. Nhân dân trong làng vẫn thường gọi là Đền Hạ (Theo vị trí địa lý Đền Độc Cước là Đền Thượng, Đền Tô Hiến Thành là Đền Trung). Ngôi đền thờ vị Nhân Thần Hoàng Minh Tự - Đỗ quan Hoàng Giáp. Là biểu tượng cho sự học hành đỗ đạt. Đền được Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hoá công nhận là Di Tích lịch sử văn hoá năm 2005. * Chùa Khải Minh Là ngôi chùa cổ được khôi phục lại (1994) có quy mô lớn nhất trong hệ thống thờ Phật ở Sầm Sơn, chùa có hàng chục pho tượng cổ đẹp, khánh đá to đẹp và chuông đồng có cữ “ Đông Khê áp chung”. Chùa Khải Minh nay thuộc Khu phố Bình Sơn Phường Bắc Sơn. Được Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hoá công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá năm 1994. * Chùa Làng Lương Trung (Hay còn gọi là Thanh Am Tự) Nằm ở khu phố Long sơn thuộc Phường Bắc sơn. Đây cũng là một ngôi chùa được khôi phục lại qua thời gian bị phá dỡ. Là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân trong vùng. Có 2 hệ thống tín ngưỡng chính là thờ Thần (Thần Hoàng Làng) và thờ Phật. Di tích đã được Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hoá Công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá năm 1999. 28
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 * Đền Đề Lĩnh (Thuộc địa bàn Phường Trung Sơn) Đây là ngôi đền thờ Thần Hoàng làng Lương Trung: Đường Công Quang Lộc, là Tứ trụ triều đình thời vua Lê Tương Dực (1510 - 1515) có công khai dân, lập ấp nên Làng Lương Trung trong lịch sử. Được nhân dân tôn thờ cúng tế và suy tôn là ông tổ của Lò võ vật Lương Trung. Vào dịp ngày giỗ Thần 16 tháng giêng nơi đây diễn ra lễ hội truyền thống với các hoạt động văn hoá mang tính giáo dục cho nhiều thế hệ. Di tích được Sở Văn hóa - Thông tin Thanh hoá cấp bằng công nhận năm 1995. * Đền thờ Bà Triều Thuộc Làng Triều Dương cũ, nay là khu phố Xuân Phú và Vĩnh Thành, Phường Trung Sơn. Đây là ngôi đền thờ vọng Bà Triều; Tổ sư nghề dệt săm súc, là một loại phương tiện đánh bắt tôm, moi, hải sản của nhân dân Sầm Sơn. Hàng năm diễn ra Lễ hội truyền thống vào ngày 10 tháng 2 âm lịch. Di tích được Sở Văn hoá - Thông tin Thanh Hoá công nhận là Di tích danh thắng cấp Tỉnh năm 1995. * Đền Cá Lập Thuộc Phường Quảng Tiến, thờ Tướng quân Trần Đức có nhiều công trạng trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm thời Trần. Được vua ban chức sắc Quan Chánh lãnh binh; Trà lệnh hầu. Được các triều đại Phong kiến Việt Nam truy phong là: Tây Phương Đại Tướng Quân. Được nhân dân trong vùng phong Thần Hoàng Làng Chấp. Đây là Di tích được Bộ Văn hoá xếp hạng Quốc gia năm 1999. Đến nay Đền mới được trùng tu, tôn tạo khá quy mô. * Đền làng Lộc Trung (Thuộc Phường Quảng Tiến) Đây cũng là ngôi đền được khôi phục lại cách đây trên vài chục năm, sau những phế tích còn lại những năm xưa. Thờ Tướng quân Nguyễn Sỹ Dũng lập nhiều công trạng trong cuộc kháng chiến giữ nước thời Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ. Lễ hội hàng năm cũng vào ngày mồng 5 tết âm lịch, nhân dân trong vùng tổ chức để tỏ lòng ngưỡng mộ, nhớ ơn Ngài và giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau. Ngôi đền đã được Sở Văn hoá - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử Văn hoá năm 1993. * Đền Làng Hới Ngôi đền nằm cạnh Cảng Hới, Phường Quảng Tiến. Là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh vùng biển Sầm Sơn nói chung và của nhân dân Làng Hới nói riêng. Hàng năm nơi đây diễn ra Lễ hội bơi chãi truyền thống để tranh tài các tay đua thuyền trên 29
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sông biển. Đây cũng là nơi hội tụ của chủ tàu thuyền đánh bắt hải sản đến thắp hương, cầu cúng trước và sau khi ra khơi, vào lộng. Di tích được Sở Văn hoá - Thông tin xếp hạng năm 1993. * Lễ hội Bánh Chưng Bánh Dày Thường niên, vào ngày 12 tháng 5 âm lịch, nhân dân của 4 làng thuộc xã Lương Niệm xưa tổ chức rước kiệu hội đồng, Thần linh tập trung tại sân Đền Độc Cước, tế lễ và thi làm Bánh Chưng - Bánh Dày. Đây là Lễ hội cầu mưa (Cầu vũ), cầu cho biển lặng gió êm, cầu cho thôn xóm được mùa, cho làng xóm bình yên, nhân dân vào lộng ra khơi đánh bắt được nhiều tôm cá. Nhiều năm qua, Lễ hội bánh Chưng - Bánh Dày đã trở thành nội dung không thể thiếu và sôi động nhất trong Lễ hội Văn hoá Du lịch Sầm Sơn hàng năm, thu hút hàng ngàn du khách từ bốn phương về chiêm ngưỡng và tham gia Lễ hội. * Lễ hội cầu ngư (Lễ hội đua thuyền - Bơi chải) Đây là Lễ hội Văn hoá thể thao truyền thống của dân vùng biển Sầm Sơn, được tổ chức vào ngày Rằm tháng 5 âm lịch. Trước đây thường có 4 làng trong xã Lương Niệm tham gia. Lễ hội thường được tổ chức ở cửa Hới, nơi dòng Sông Mã từ ngọn nguồn non cao đổ về gặp biển. Chủ yếu để trai tráng các khu phố thuộc Phường Quảng Tiến đua tài bằng những chiếc thuyền rồng lớn hơn xưa, số tay bơi mỗi thuyền cũng nhiều hơn (Từ 23 đến 25 người), Từ năm 2008, Lễ hội Cầu Ngư Quảng Tiến đã được Chủ Tịch UBND Thị xã Sầm Sơn Quyết định nâng cấp thành Lễ hội Cầu Ngư toàn Thị xã. Bên cạnh đó, Sầm Sơn còn có các làng nghề truyền thống như dệt săm xúc (Triều Dương), làng nghề làm mắm (làng Hới). Cùng với tinh thần mến khách và lòng nhiệt thành của con người Sầm Sơn cũng là nền tảng vững chắc cho ngành du lịch phát triển. Tóm lại, với những tiềm năng và lợi thế về tài nguyên du lịch như trên, du lịch Sầm Sơn hoàn toàn có thể phát triển mạnh, trở thành điểm đến hấp dẫn và lý thú cho nhiều du khách. 30
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nguồn: Chi cục thống kê, thành phố Sầm Sơn, 2017 Người xây dựng: Tác giả Hình 2.3. Bản đồ tài nguyên du lịch TP Sầm Sơn 31
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2.3. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch Năm 2016 trở về trước, TP Sầm Sơn có diện tích tự nhiên là 1.790 ha, tổng dân số: 54.500 người. Đến tháng 4/2017, TP Sầm Sơn được công nhận là TP thuộc tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên là 44,94 km2 , dân số 150.902 người và 11 đơn vị hành chính cấp xã, phường. Theo thống kê, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 68% trong tổng số dân số, tương đương 102.000 người. Trong đó, lao động trong ngành nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 31%, lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 13%, lao động trong ngành dịch vụ chiếm 56%. Đối với nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch, theo thống kê hiện nay chiếm khoảng 32% trong tổng số lao động trên địa bàn Sầm Sơn, tương đương với 33.000 người. Trong đó lao động trực tiếp là 19.000 người, chiếm 57,5%, lao động gián tiếp 14.000 người, chiếm 42,5%. Trong những năm qua, TP đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhanh nguồn nhân lực du lịch nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, từng bước xây dựng một lực lượng lao động du lịch có chuyên môn, nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp cao đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại. 2.2.4. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch Trong nhiều năm qua, TP Sầm Sơn đã quan tâm phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống giao thông trên địa bàn đảm bảo tính liên hoàn, liên kết trong toàn TP và giữa TP Sầm Sơn với các địa phương khác với việc nâng cấp và xây dựng mới các trục giao thông chính: quốc lộ 47 (cửa ngõ chính của TP Sầm Sơn), mở rộng mặt đường từ 4 - 6 làn xe; Tuyến đường nối khu Nam Sầm Sơn với TP Thanh Hóa; Tuyến đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, đường Hồ Xuân Hương kéo dài; các tuyến đường theo hướng Đông - Tây tại khu vực nội thị. Ngày 20/4/2016, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khánh thành đường Đại lộ Nam Sông Mã từ cầu Nguyệt Viên đi xuống Sầm Sơn, tạo thêm một tuyến đường nối Sầm Sơn với các trục giao thông chính. Có thể khẳng định, hệ thống hạ tầng giao thông tương đối hoàn chỉnh đã góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị Sầm Sơn theo hướng hiện đại. Tóm lại: Trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích và thực tiễn khảo sát tại Sầm sơn có thể khẳng định Sầm Sơn hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch đó là: Giao thông thuận lợi, chính trị ổn định, kinh tế phát triển, tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đa dạng, các điều kiện về tổ chức, kỹ thuật, lao động, đều thuận lợi để sẵn sàng đón tiếp khách. 32