SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---------------
NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ VẬN DỤNG HỆ
THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT
ĐỘNG (ABC) – NGHIÊN CỨU Ở CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM.
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.HCM, năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---------------
NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ VẬN DỤNG HỆ
THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT
ĐỘNG (ABC) – NGHIÊN CỨU Ở CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM.
Chuyên ngành: Kế toán (Hƣớng Nghiên cứu)
Mã ngành: 8340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Xuân Thạch
TP.HCM, năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS TS. Hà Xuân Thạch. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn
trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tất cả
những tài liệu tham khảo và kế thừa đều đƣợc trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận
văn này.
Tác giả
Nguyễn Thị Hƣơng Giang
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC CÓ LIÊN QUAN VỀ VIỆC
ÁP DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC)
............................................................................................................................................... 6
1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu .............................................................................6
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới................................................................................6
1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam.............................................................................10
1.2. Nhận xét và xác định khe hỏng nghiên cứu..............................................................12
Kết luận chƣơng 1............................................................................................................14
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................................15
2.1. Tổng quan về lý thuyết hệ thống ABC .....................................................................15
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống ABC ................................................15
2.1.2. Vai trò hệ thống ABC ........................................................................................16
2.1.3. Nội dung hệ thống ABC ....................................................................................17
2.1.4. Qui trình thực hiện hệ thống ABC.....................................................................19
2.1.5. Hình thức thể hiện trong ứng dụng hệ thống ABC............................................21
2.2. Lý thuyết nền ảnh hƣởng đến nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng
ABC .................................................................................................................................22
2.2.1. Lý thuyết dự phòng............................................................................................22
2.2.2. Lý thuyết tâm lý.................................................................................................22
2.2.3. Lý thuyết hệ thống .............................................................................................23
2.3. Những nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống ABC vào các doanh nghiệp sản
xuất ..................................................................................................................................23
Kết luận chƣơng 2............................................................................................................25
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................26
3.1. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu..............................................................26
3.1.1. Khung nghiên cứu..............................................................................................26
3.1.2. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................27
3.1.3. Đề xuất mô hình, giả thuyết, thang đo nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận
dụng hệ thống ABC tại các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM................................27
3.2. Nghiên cứu định tính ................................................................................................32
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính............................................................................32
3.2.2. Khảo sát ý kiến chuyên gia................................................................................33
3.3. Nghiên cứu định lƣợng.............................................................................................33
3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát...........................................................................33
3.3.2. Mẫu nghiên cứu và quy trình thống kê mẫu ......................................................34
3.3.3. Phƣơng pháp đo lƣờng và tính toán dữ liệu......................................................35
Kết luận chƣơng 3............................................................................................................39
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...............................................40
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính....................................................................................40
4.2. Kết quả nghiên cứu định lƣợng ................................................................................40
4.2.1. Kết quả thống kê mô tả......................................................................................40
4.2.2. Kết quả kiểm định và đánh giá thang đo............................................................43
4.2.3. Phân tích hồi quy tuyến tính ..............................................................................47
4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu.....................................................................................53
4.3.1. Kết quả nghiên cứu tƣơng tự gần nhất...............................................................53
4.3.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu..............................................................................53
Kết luận chƣơng 4............................................................................................................57
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý..............................................................................58
5.1. Kết luận.....................................................................................................................58
5.2. Hàm ý lý thuyết.........................................................................................................58
5.3. Hàm ý chính sách......................................................................................................59
Kết luận chƣơng 5............................................................................................................62
KẾT LUẬN CHUNG ..........................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ABC: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động
BCTC: Báo cáo tài chính
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
KTQT: Kế toán quản trị
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng Thang đo đề xuất.............................................................................31
Bảng 4.1 Đặc điểm đối tƣợng khảo sát.....................................................................41
Bảng 4.2 Thống kê đặc điểm doanh nghiệp..............................................................42
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha. ....................................43
Bảng 4.4: Kết quả phân tích các nhân tố khám phá EFA. ........................................45
Bảng 4.5. Nhóm nhân tố các biến độc lập.................................................................47
Bảng 4.6. Kết quả phân tích hệ số.............................................................................47
Bảng 4.7. Tóm tắt mô hình........................................................................................48
Bảng 4.8. Bảng thống kê phần dƣ ............................................................................48
Bảng 4.9. Kết quả phân tích ANOVA ......................................................................51
Bảng 4.10. Bảng xếp hạng mức độ tác độ của các biến độc lập...............................52
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Mô hình ba cấp độ của quản trị hoạt động ..............................................18
Sơ đồ 2.1. Mô hình hai chiều của ABC… ...............................................................19
Sơ đồ 2.2. Các bƣớc phân bổ chi phi phí theo quan điểm ABC .............................19
Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu… ..........................................................................27
Sơ đồ 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................27
Hình 4.1. Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dƣ từ mô hình hồi quy .....48
Hình 4.2. Đồ thị Histogram của phần dƣ - đã chuẩn hóa…....................................49
Hình 4.3. Đồ thị P-P plot của phần dƣ - đã chuẩn hóa…........................................50
TÓM TẮT
Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay thì việc tạo nên vị
thế cạnh tranh vững chắc là một vấn đề cần thiết và để làm đƣợc điều này thì nhà
quản trị cần hiểu rõ về tình hình hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp của mình.
Với những tính năng vƣợt trội mà hệ thống ABC mang lại cho nhà quản trị là cung
cấp thông tin kế toán chi phí cần thiết một cách kịp thời và chính xác để hỗ trợ cho
việc ra các quyết định quản trị thì việc vận dụng hệ thống ABC vào doanh nghiệp là
một vấn đề vô cùng cần thiết. Nhận thấy vấn đề này nên tác giả đã quyết định chọn
đề tài “Các nhân tố tác động đến sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ
sở hoạt động (ABC) – nghiên cứu ở các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn
TP.HCM” để thực hiện. Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm
định tính và định lƣợng với sự hỗ trợ từ phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu đƣợc
thu thập trong năm 2019 tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP. HCM. Kết
quả nghiên cứu cho thấy rằng việc vận dụng hệ thống ABC bị ảnh hƣởng bởi các
nhân tố: (1) sự cạnh tranh, (2) sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao, (3) chất
lƣợng của hệ thống công nghệ thông tin, (4) công tác huấn luyện và đào tạo,
(5) quy mô doanh nghiệp và (6) mức độ quan trọng của thông tin chi phí.
Từ khóa: Kế toán quản trị, hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động,
doanh nghiệp sản xuất.
ABSTRACT
In the context of a fiercely competitive economy today, creating a strong
competitive position is a necessary issue and in order to do this, managers need to
understand the business situation at his business. With the outstanding features that
the ABC system brings to the administrator to provide necessary cost accounting
information in a timely and accurate manner to support the making of
administrative decisions, the application of the ABC system into the business is a
necessary problem. Recognizing this problem, the author decided to choose the
topic “The factors affecting the application of Activity-based costing system (ABC)
- research in local manufacturing enterprises in Ho Chi Minh City” to implement.
The author uses a mixture of qualitative and quantitative research methods with the
support from SPSS software to analyze the data collected in 2019 in manufacturing
businesses in the Ho Chi Minh city. The research results show that the application
of ABC system is influenced by the following factors: (1) competition, (2) the
support and participation of senior management, (3) the quality of Information
technology systems, (4) training and education, (5) enterprise size, and (6) the
importance of cost accounting information.
Keywords: Activity – Based Costing, Managerment Accounting,
Manufacturing enterprises.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu
- Trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, việc tăng cƣờng sức mạnh
cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các đối thủ là một điều vô cùng quan
trọng và cấp thiết. Nếu doanh nghiệp muốn duy trì vị thế cạnh tranh của
mình về thị phần, sản phẩm, chất lƣợng,… thì doanh nghiệp cần phải có một
hệ thống quản lý, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của mình. Để
đảm bảo rằng, các nhà quản lý luôn cập nhật một cách kịp thời và chính
xác nhất các thông tin biến động về tình hình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nhƣ doanh thu, chi phí, lợi nhuận,… để có thể đƣa ra các
quyết định chiến lƣợc tốt nhất thì việc vận dụng một hệ thống kế toán chi
phí hiện đại và chuẩn xác hơn so với hệ thống kế toán chi phí truyền thống
là một điều vô cùng quan trọng. Do đó, việc vận dụng một hệ thống kế toán
chi phí mới – hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động ABC là một
việc vô cùng cần thiết.
- Hệ thống ABC là hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động đã
có quá trình hình thành, phát triển lâu dài và đã đƣợc vận dụng một cách
thành công tại rất nhiều doanh nghiệp ở các nƣớc phát triển trên toàn thế
giới. Bởi vì những ƣu điểm vƣợt trội hơn hệ thống KTCP thông thƣờng mà
hệ thống này mang lại, cụ thể là, phƣơng pháp này đã cung cấp một phƣơng
pháp chính xác hơn trong việc ghi nhận cũng nhƣ phân bổ các nguồn lực
gián tiếp, các chi phí hỗ trợ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh mà phƣơng pháp kế toán chi phí truyền thống gặp nhiều khó khăn
trong việc xử lý. Theo kế toán chi phí truyền thống, việc phân bổ các chi
phí gián tiếp đƣợc phân bổ thông qua các đối tƣợng chi phí nguyên vật liệu
và chi phí nhân công. Trong khi đó, với phƣơng pháp kế toán chi phí trên cơ
sở hoạt động, các chi phí gián tiếp đƣợc ghi nhận và phân bổ dựa theo các
hoạt động gây nên chi phí. Với phƣơng pháp ghi nhận trực tiếp theo các
hoạt động tạo ra chi phí nhƣ vậy sẽ giúp cho việc ghi nhận chi phí gián tiếp
2
phát sinh tại doanh nghiệp đƣợc ghi nhận một cách chính xác và rõ ràng
hơn. Để từ đó, góp phần làm cho các thông tin liên quan đến việc ra quyết
định sẽ đƣợc cung cấp một cách kịp thời và có độ chuẩn xác cao hơn. Vì
vậy, hệ thống này đã đƣợc các nhà quản lý sử dụng tại rất nhiều doanh
nghiệp trên toàn cầu. Tuy nhiên, ở việt nam nói chung và ở tại khu vực có
nền kinh tế mũi nhọn nhƣ TP.CHM nói riêng thì hệ thống ABC vẫn chƣa
thật sự phổ biến ở tại các doanh nghiệp.
- Ngoài ra, do trong quá trình học tập và nghiên cứu, tác giả đã đƣợc biết và
có sự quan tâm đặc biệt với hệ thống ABC, với những đặc điểm nổi bật của
hệ thống này mang lại mà phƣơng pháp kế toán truyền thống không thể so
sánh đƣợc. Mặc dù,việc vận dụng hệ thống này đã đƣợc tiến hành nghiên
cứu rất nhiều trƣớc đây. Tuy nhiên, ở khu vực TP. HCM thì hệ thống ABC
rất ít đƣợc biết đến. Thêm nữa, tác giả còn nhận thấy rằng, hiện nay, nền
công nghệ đang không ngừng phát triển, điển hình là cuộc cách mạng công
nghệ 4.0 đang nổ ra và nó ảnh hƣỏng đến rất nhiều khía cạnh của xã hội mà
trong đó không thể không kể đến đó là mặt kinh tế. Sự cạnh tranh trên thị
trƣờng ngày càng tăng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn không
ngừng cải tiến, không ngừng phát triển để giữ vững vị thế của mình. Trong
bối cảnh cạnh tranh gay gắt nhƣ vậy thì việc đƣa ra một quyết định chiến
lƣợc chính xác ở tại thời điểm then chốt là điều vô cùng quan trọng. Điều
này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải áp dụng một hệ thống kế toán chi
phí mới hiệu quả hơn.
Chính vì những điều trên mà tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân tố
tác động đến sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC)
– Nghiên cứu ở các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP.HCM.” để thực hiện
trong luận văn này. Vì số lƣợng doanh nghiệp doanh nghiệp đang hoạt động tại
TP.HCM là rất lớn và hoạt động với rất nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy, tác giả
quyết định chọn thực hiện khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất để phù hợp với
điều kiện cho phép và nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao hơn.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu và nội dung nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là đƣợc trình bày cụ thể nhƣ sau:
1. Tìm hiểu, xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng hệ thống kế
toán dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp.
2. Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đã đƣợc xác định đến việc vận
dụng hệ thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp sản
xuất hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất hàm ý chính sách đến việc vận
dụng hệ thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hoạt
động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu của luận văn đề ra ở trên, nội dung chính của luận văn
cần phải trả lời đƣợc các câu hỏi sau:
1. Các nhân tố nào tác động đến việc vận dụng hệ thống kế toán dựa trên cơ sở
hoạt động của các doanh nghiệp?
2. Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đƣợc xác định đến việc áp dụng hệ thống
kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp?
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: ABC và các nhân tố tác động đến việc vận dụng ACB
vào doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Phạm vi nghiên cứu:
a. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu vận dụng vào các công ty sản
xuất đang hoạt động trên địa bàn TP. HCM.
b. Phạm vi về thời gian: Dữ liệu đƣợc khảo sát và nghiên cứu trong
giai đoạn năm 2019.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4
Nghiên cứu này đƣợc tác giả áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong
đó, để tăng tính bảo đảm sự đúng đắn, tác giả sử dụng phƣơng pháp định tính làm
cơ sở giới thiệu các nhân tố ảnh hƣởng trong mô hình nghiên cứu và kiểm định lại
các nhân tố trong mô hình nghiên cứu này có cần thiết phải thay đổi hay không tại
địa bàn nêu trên.
Sau đó, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng nhƣ công cụ chủ
yếu, cụ thể:
- Thu thập dữ liệu thông qua việc khảo sát, phỏng vấn những ngƣời làm công
việc quản lý và kế toán tại các công ty sản xuất trong địa bàn TP.HCM.
- Thực hiện phân tích dữ liệu thu thập đƣợc từ việc khảo sát, phỏng vấn tại
các công ty bằng phần mềm SPSS.
5. Đóng góp mới của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng hệ
thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam
nói chung và trên địa bàn TP.HCM nói riêng. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị góp
phần tăng khả năng áp dụng ABC vào tổ chức KT chi phí và quản lý chi
phí SXKD tốt hơn, cung cấp các thông tin kế toán chi phí cho các nhà quản lý một
cách kịp thời và chính xác hơn. Từ đó, có cơ sở đúng đắn để đề ra các chƣơng trình,
chiến lƣợc cũng nhƣ các quyết định kinh doanh chính xác hơn.
6. Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu
Phần này bao gồm các vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và
phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, đóng góp mới của nghiên cứu và kết
cấu của luận văn.
Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc có liên quan về việc vận dụng
hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC)
Chƣơng này sẽ tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam liên
quan về việc áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động, từ đó, đƣa
5
ra đƣợc những kết quả đạt đƣợc và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để có thể đƣa ra
đƣợc khe hỏng nghiên cứu cho luận văn.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
Chƣơng này trình bày các khái niệm, thuật ngữ quan trọng và các lý thuyết nền
tảng có liên quan, kết hợp cơ sở lý thuyết này và tổng quan nghiên cứu ở chƣơng 1,
đề xuất mô hình nghiên cứu và phát triển giả thuyết nghiên cứu.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng này trình bày các nội dung về quy trình nghiên cứu, phƣơng pháp
nghiên cứu, kỹ thuật phân tích dữ liệu và thiết kế nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chƣơng này trình bày các phân tích và bàn luận về kết quả nghiên cứu.
Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý
Chƣơng này đƣa ra nhận xét chung và trên cơ sở đó, đề xuất các kiến nghị
đối với các đối tƣợng liên quan đến việc vận dụng hệ thống kế toán dựa trên cơ sở
hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM hiện nay.
6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC CÓ LIÊN QUAN
VỀ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ
HOẠT ĐỘNG (ABC)
Nội dung chính của chƣơng này, tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu
trên thế giới và Việt Nam liên quan đến việc vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa
trên cơ sở hoạt động ABC, để trên cơ sở đó tác giả tìm ra khe hỏng nghiên cứu đề
xuất hƣớng nghiên cứu cho luận văn, vì vậy, nội dung chƣơng này bao gồm:
- Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu;
- Khe hỏng nghiên cứu;
- Nhận xét.
1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Có khá nhiều các nghiên cứu liên quan đến hệ thống ABC ở các góc độ tiếp cận
khác nhau và đã đƣợc công bố trên các tạp chí khoa học hàng đầu thế giới nhƣ
nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự lựa chọn áp dụng hệ thống ABC hay là
nghiên cứu việc triển khai hệ thống ABC tại một tổ chức cụ thể. Do đó, tác giả sẽ
tiến hành thống kê một số nghiên cứu đã đƣợc công bố trong những năm gần đây
nhằm chỉ ra xu hƣớng nghiên cứu và áp dụng hệ thống ABC trên toàn thế giới, cụ
thể nhƣ sau:
Nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu của(Ruhanita Maelah, 2007) “Factors
influencing activity based costing (ABC) adoption in manufacturing industry”.
Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất đƣợc niêm
yết trên thị trƣờng chứng khoán Kuala Lumpur (KLSE) và các doanh nghiệp sản
xuất đa quốc gia đang hoạt động tại Malaysia. Đồng thời, đề ra mô hình nghiên
cứu với sự tác động của bảy nhân tố đến việc áp dụng ABC, nhƣng kết quả cho
thấy rằng, chỉ có ba nhân tố có tác động tích cực, bao gồm: (1) Thông tin kế toán
chi phí có ảnh hƣởng đến việc ra quyết định; (2) Sự hỗ trợ của tổ chức (quản lý
doanh nghiệp và các phòng ban); (3) Đo lƣờng hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Nhóm tác giả còn chỉ ra rằng việc áp dụng ABC tại Malaysia tại thời điểm
7
nghiên cứu là còn rất thấp, chỉ chiếm tỷ lệ 36% trong số tổng các doanh nghiệp
đƣợc khảo sát và việc triển khai ABC chỉ đang ở giai đoạn ban đầu.
Nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu của (Al-Omiri and Drury, 2007) “A survey
of factors influencing the choice of product costing systems in UK organizations.”
Al-Omiri và Drury đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến lựa chọn hệ
thống ABC của các tổ chức ở vƣơng quốc Anh và nghiên cứu này đã đƣợc công bố
trên tạp chí Management Accounting Research vào năm 2007. Nghiên cứu này đã
chỉ ra rằng trong chín nhân tố đƣợc đƣa ra thì có tới sáu nhân tố tác động tích cực
đến việc lựa chọn hệ thống ABC của các tổ chức tại Anh. Các nhân tố đƣợc đề cập
đến trong bài nghiên cứu này bao gồm: (1) Tầm quan trọng của thông tin chi
phí; (2) qui mô doanh nghiệp là có mức tác động quan trọng; (3) Mức độ cạnh
tranh và (4) ngành nghề kinh doanh là nhân tố ảnh hƣởng đến việc chấp nhận hoặc
không chấp nhận ABC; (5) Mức độ sử dụng các kỹ thuật sáng tạo trong kế toán
quản trị và (6) mức độ sử dụng các kỹ thuật sản xuất tinh gọn thì nhóm tác giả cho
rằng nó có sự ảnh hƣởng đáng kể đến việc vận dụng ABC trong các tổ chức. Các
biến khác đƣợc đƣa ra trong mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả là (7) chất lƣợng
công nghiệp thông tin; (8) sự đa dạng của sản phẩm và (9) cấu trúc chi phí thì
không có ảnh hƣởng đáng kể đến việc vận dụng ABC. Đồng thời, để kiểm tra đƣợc
mối quan hệ của các biến dự đoán, sự tinh vi của hệ thống kế toán chi phí và các
đặc điểm của hệ thống kế toán giá thành sản phẩm, nhóm tác giả đã đề ra bốn công
cụ đo lƣờng khác nhau thay vì chỉ sử dụng việc áp dụng hay không áp dụng hệ
thống ABC để làm thƣớc đo nhƣ các nghiên cứu đi trƣớc.
Nghiên cứu thứ ba: Nghiên cứu của (Ahmadzadeh, Etemadi et al., 2011)
“Exploration of Factors influencing on Choice the Activity Based Costing System
in Iranian Organizations”.
Tác giả đã thực hiện nghiên cứu này vào năm 2009, tại hơn 170 doanh
nghiệp đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran. Các tác giả đã sử dụng
phƣơng pháp phân tích hồi quy Logistic, mô hình nghiên cứu và đo lƣờng các biến
và kiểm định mức độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Trong bày nghiên cứu này, tác giả
8
đã sử dụng mô hình hồi quy Logistic với phần mền SPSS. Mô hình này đƣợc áp
dụng khi biến phụ thuộc chỉ có hai kết quả và chỉ nhận một giá trị là 0 hoặc 1, trong
đó 1 tƣơng ứng với việc có phụ thuộc và 0 tƣơng ứng với việc không phụ thuộc.
Trong bài này, tác giả đã nghiên cứu sự ảnh hƣởng của năm nhân tố đến ABC
là: (1) Ngành nghề hoạt động, (2) Quy mô của tổ chức, (3) Cấu trúc chi phí, (4)
Mức độ quan trọng của thông tin chi phí và (5) Sự đa dạng về sản phẩm và dịch
vụ.
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp
tại Iran chịu ảnh hƣởng tích cực của nhân tố ba trong số năm nhân tố đã đề ra trong
mô hình nghiên cứu ban đầu là: Cấu trúc chi phí, Mức độ quan trọng của thông tin
chi phí, Sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ.
Nghiên cứu thứ tƣ:Nghiên cứu của (Appah, Ebimobowei et al., 2013)
“Analysis of factors influencing activity based costing application in the hospatality
industry in Yenagoa, Nigeria”.
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại các doanh nghiệp hoạt động trong ngành
khách sạn tại Yenagoa, Nigeria nhằm xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ứng
dụng chi phí dựa trên hoạt động trong lĩnh vực này. Dữ liệu đƣợc sử dụng trong bài
bao gồm cả hai loại dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp bao gồm các
sách, báo, tạp chí, các tài liệu nghiên cứu chƣa đƣợc công bố và internet. Dữ liệu sơ
cấp bao gồm phỏng vấn và một bảng câu hỏi khảo sát đƣợc gửi đến 250 ngƣời là
những ngƣời làm công việc quản lý và kế toán tại 50 khách sạn ở Yenagoa,
Nigeria. Kết quả đã thu về đƣợc 165 phiếu khảo sát đạt yêu cầu trên tổng số 250
bảng câu hỏi gửi đi.
Trong bài nghiên cứu này, các tác giả đã đƣa ra năm nhân tố ảnh hƣởng
đến việc áp dụng ABC nhƣ sau: (1) khả năng sai lệch về giá, (2) mức độ hữu dụng
của thông tin kế toán, (3) sự hỗ trợ của các nhà quản lý cấp cao, (4) quản lý đo
lƣờng hiệu quả hoạt động, (5) đào tạo và huấn luyện.
Kết quả bài nghiên cứu này cho thấy cả 5 nhân tố trên đều ảnh hƣởng đến việc
áp dụng ABC tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng.
9
Ngoài ra, kết quả còn cho thấy từ các mẫu khảo sát đƣợc thu thập là hầu hết các
khách sạn đều không áp dụng ABC và việc áp dụng ABC vào ngành khách sạn
cũng còn ở giai đoạn sơ khai. Các tác giả còn đƣa ra nhận định là cần có việc đầu tƣ
vào các quỹ để đào tạo và huấn luyện, phát triển phần mền và phần cứng và sự cam
kết thực hiện của các nhân viên trong ngành dịch vụ khách hàng.
Ngoài các nghiên cứu gần đây đƣợc thực hiện tổng hợp trình bày nhƣ trên
thì tác giả xin trình bày lƣớt qua những nghiên cứu đã đƣợc thực hiện trong giai
đoạn trƣớc đó nhƣ sau:
Một nghiên cứu khác của (Khandwalla, 1972) “The Effect of Different Types of
Competition on the Use of Management Controls” đƣợc thực hiện vào năm 1972,
dữ liệu khảo sát đƣợc lấy từ 92 doanh nghiệp sản xuất đang hoạt động ở Mỹ ở thời
điểm đó. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng yếu tố cạnh tranh có ảnh hƣởng
tích cực đến việc quản lý trong doanh nghiệp, cụ thể các yếu tố sau: cạnh tranh về
giá, cạnh tranh về sản phẩm, cạnh tranh về marketing và cạnh tranh về phân phối và
khuyến mãi.
Một nghiên cứu khác của (Cagwin and Bouwman, 2002) đã nghiên cứu về sự
cải thiện hiệu suất tài chính có liên quan đến việc sử dụng thông tin chi phí dựa trên
hoạt động (ABC), kết quả nghiên cứu này cho thấy thực sự có mối quan hệ tích cực
giữa ABC và sự cải tiến trong ROI. Trong đó, nghiên cứu cũng đã đề ra nhóm ba
nhân tố tác động đến việc áp dụng ABC trong các doanh nghiệp là mức độ quan
trọng của thông tin chi phí trong việc ra quyết định; giảm giá thành sản phẩm và dự
báo cho doanh nghiệp.
Thêm nữa, vào năm 1995, nhà nghiên cứu Michael D. Shields đã công bố bài
nghiên cứu của mình mang tên “An empirical analysis of firms' implementation
experiences with activity-based costing” (Shields, 1995). Dữ liệu khảo sát đƣợc
thực hiện tại 143 doanh nghiệp. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra rằng
việc áp dụng ABC bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố nhƣ hành vi, tổ chức và kỹ thuật tại
doanh nghiệp.
10
Nhƣ vậy, trên thế giới cũng đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu có liên
quan đến việc vận dụng ABC tại các doanh nghiệp. Trong đó, mỗi nghiên cứu
thƣờng tập trung vào một hoặc vài nhóm nhân tố có tác động đến việc vận dụng
ABC nhƣ: sự cạnh tranh, mức độ quan trọng của thông tin chi phí, chất
lƣợng công nghệ thông tin, công tác đào tạo và huấn luyện,… Hầu hết các nghiên
cứu đã sử dụng mô hình hàm hồi quy Logistic ((Ahmadzadeh, Etemadi et al.,
2011), (Ruhanita Maelah, 2007), (Appah, Ebimobowei et al., 2013), (Shields,
1995)) và có nghiên cứu sử dụng cả hai loại dữ liệu sơ cấp và thứ cấp ((Appah,
Ebimobowei et al., 2013)).
1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chủ đề liên quan đến việc vận dụng ABC vào các doanh
nghiệp cũng đang ngày càng đƣợc quan tâm và thực hiện nghiên cứu, các công
trình nghiên cứu này cụ thể nhƣ sau:
Nghiên cứu thứ nhất:Nghiên cứu của TS. Bùi Thị Minh Hải “Rào cản và khó
khăn trong áp dụng kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC)”. (Bùi Thị Minh
Hải, 2012)
Nội dung bài nghiên cứu đƣợc chia thành 4 nội dung chính: quá trình chuyển
đổi từ kế toán truyền thống sang kế toán chi phí theo cơ sở hoạt động, thực tế áp
dụng kế toán chi phí theo cơ sở hoạt động ở các nƣớc trên thế giới, các rào cản và
khó khăn cho việc áp dụng kế toán chi phí theo cơ sở hoạt động tại Việt Nam và bài
học kinh nghiệm đƣợc rút ra từ nghiên cứu này.
Kết quả đạt đƣợc từ nghiên cứu này là tác giả đã tìm ra 3 nhóm nhân tố là rào
cản và khó khăn trong việc áp dụng ABC ở Việt Nam, bao gồm: các vấn đề kỹ
thuật, các vấn đề hành vi và các vấn đề về hệ thống. Và từ đó, tác giả đã đƣa ra tín
hiệu cho các doanh nghiệp ở Việt Nam là các doanh nghiệp có nhiều dòng sản phẩm
và dịch vụ khác, chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng cao, đa dạng kênh phân phối, sự
yếu kém của hệ thống kế toán chi phí hiện tại và áp lực cạnh tranh thị trƣờng ngày
càng cao. Thêm vào đó, tác giả còn đƣa ra thêm một yếu tố cần thiết để áp dụng
ABC là một đội ngũ trực tiếp tham gia vận hành ABC.
11
Nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu của Trần Tú Uyên “Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hƣởng khả năng áp dụng phƣơng pháp kế toán chi phí theo hoạt động (ABC)
trong các doanh nghiệp dƣợc phẩm Việt Nam”. (Trần Tú Uyên, 2016)
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu sự ảnh hƣởng của 7 nhân tố
đến việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp dƣợc phẩm tại Việt Nam. Các nhân tố
bao gồm: Quy mô doanh nghiệp, đầu tƣ nƣớc ngoài, cấu trúc chi phí, sự đa dạng
của sản phẩm, năng lực cạnh tranh, mức độ quan trọng của thông tin và mức độ tự
động hóa. Tác giả cũng đã sử dụng mô hình hồi quy Logistic để phân tích sự ảnh
hƣởng của các nhân tố này.
Kết quả bài nghiên cứu này cho thấy việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp
dƣợc Việt Nam không bị ảnh hƣởng bởi sự đầu tƣ nƣớc ngoài mà chỉ bị phụ thuộc
vào các nhân tố còn lại nhƣ đã đề cập phía trên.
Nghiên cứu thứ ba: Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hƣng (2017) “Những nhân
tố cản trở đến vận dụng phƣơng pháp phân bổ chi phí ƣớc tính theo mức độ hoạt
động trong các doanh nghiệp Việt Nam”.(Nguyễn Việt Hƣng, 2017)
Tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát theo thang đo Linkert 5 mức độ và
tiến hành khảo sát các giám đốc tài chính, kế toán trƣởng và kế toán tổng hợp tại
các công ty. Tác giả cũng đã sử dụng hệ số tƣơng quan biến tổng và hệ số
Cronbach Alpha để đánh giá mức độ tin cậy của thang đo, nếu hệ số tƣơng quan
biến tổng bé hơn 0.3 và hệ số Cronbach Alpha bé hơn 0.6 thì sẽ loại biến đo lƣờng
đó. Sau đó, tác giả sẽ sử dụng mô hình hồi quy Logistic để đánh giá mức độ tác
động của các biến đo lƣờng trong mô hình đã đề ra.
Kết quả phân tích cho thấy, có đến 10 nhân tố có tác động cản trở đến việc áp
dụng ABC tại các doanh nghiệp, bao gồm: (1) Hạn chế nhận thức về phƣơng pháp
ABC; (2) Hạn chế nguồn nhân lực ảnh hƣởng đến thiết kế phƣơng pháp ABC;
(3) Tâm lý ngại sự thay đổi; (4) Chiến lƣợc kinh doanh không liên quan đến ABC;
(5) Thiếu sự ủng hộ của lãnh đạo; (6) Hạn chế về kỹ thuật vận dụng; (7) Huấn
luyện và đào tạo ảnh hƣởng đến ABC; (8) Cấu trúc tổ chức công ty không phù hợp
12
với ABC; (9) Xây dựng mục tiêu từng giai đoạn, gắn với khen thƣởng; (10) Hạn
chế vận dụng ABC vào doanh nghiệp.
Một nghiên cứu của Bùi Minh Nguyệt (2014) “Vận dụng phƣơng pháp tính giá
trên cơ sở hoạt động (ABC) phục vụ cho việc ra quyết định chiến lƣợc tại Công ty
TNHH Ý Chí Việt” (Nguyệt, 2014). Tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng
hiện tại của doanh nghiệp và đề xuất các nhân tố để có thể triển khai thành công hệ
thống ABC, bao gồm: sự hỗ trợ của hệ thống thông tin tại doanh nghiệp, xác định
các trung tâm chi phí và tiêu thức phân bổ cụ thể của nó.
1.2. Nhận xét và xác định khe hỏng nghiên cứu
Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố trên thế giới, có
thể nhận thấy rằng, việc áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động
(ABC) là một vấn đề đã và đang rất đƣợc quan tâm bởi các nhà nghiên cứu. Vì vậy,
hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này trên thế giới, ở khu
vực các nƣớc có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, xét đến thời điểm hiện tại, ở Việt
Nam có rất ít nghiên cứu về vấn đề này, chủ yếu các nghiên cứu chỉ tập trung vào
việc nghiên cứu cách ứng dụng ABC tại một doanh nghiệp cụ thể. Có rất ít nghiên
cứu mang tính chất áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt
Nam, chủ đề này vẫn còn rất hạn chế, qua sự tổng hợp của tác giả thì chỉ có một vài
nghiên cứu nhƣ nghiên cứu của Trần Tú Uyên (2016), Nguyễn Việt Hƣng (2017) và
TS. Bùi Minh Hải (2012) thực hiện về vấn đề này.
Đối với các nghiên cứu về chủ đề này đƣợc thực hiện tại Việt Nam, tác giả đã
tổng quan các công trình nghiên cứu ở Việt Nam nhƣ phần trên, tác giả có một vài
nhận xét nhƣ sau:
- Tại Việt Nam các nghiên cứu về chủ đề hệ thống ABC đƣợc thực hiện chậm
và rời rạc hơn so với các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên, trong những năm
gần đây, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu dành nhiều thời gian hơn để quan
tâm đến chủ đề này.
- Bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc, tại Việt Nam số lƣợng các nghiên cứu liên
quan chủ đề này vẫn còn rất ít và thực tế vẫn hệ thống ABC vẫn chƣa đƣợc
13
vận dụng một cách rộng rãi tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP.
HCM.
Nhƣ vậy, từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt
Nam, có thể nói rằng, tại Việt Nam các nghiên cứu liên quan đến việc tìm hiểu các
nhân tố tác động đến việc áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động
(ABC) tại các doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết. Các nhà nghiên cứu đi sau cần
tiếp tục kế thừa và phát huy các công trình nghiên cứu trƣớc để tiếp tục tiến hành
làm rõ hơn các bằng chứng thực nghiệm, các rào cản, hạn chế từ các nghiên cứu đã
đƣợc công bố trƣớc đó, từ đó, đƣa ra các giải pháp, kiến nghị để giải quyết các vấn
đề, câu hỏi thời sự còn chƣa đƣợc giải đáp trong thời buổi kinh tế đang dần hội nhập
với thế giới nhƣ hiện nay tại Việt Nam.
14
Kết luận chƣơng 1
Một nội dung khá cần thiết của luận văn đã đƣợc trình bày ở chƣơng này đó là
tổng quan về các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quan đến việc tìm hiểu
các nhân tố tác động đến hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động
(ABC) tại các doanh nghiệp. Qua nội dung này chúng ta thấy đƣợc rằng, chủ đề
này đã đƣợc các rất nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt quan tâm và
tiến hành thực hiện, kết quả đạt đƣợc đã cung cấp một nền tảng cơ bản các lý thuyết
nền và làm cơ sở lý luận cho các nghiên cứu vận dụng sau đó. Tuy nhiên, ở Việt
Nam thì các nhà nghiên cứu mới bắt đầu nghiên cứu chủ đề này trong những năm
gần đây, do đó, số lƣợng các nghiên cứu về chủ đề này còn khá ít và chƣa đƣợc áp
dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp.
Vì vậy, theo tác giả cần có một công trình nghiên cứu liên quan đến việc tìm
hiểu các nhân tố tác động đến việc vận dụng hệ thống ABC tại các doanh nghiệp ở
khu vực TP. HCM hiện nay nhằm đáp ứng mục tiêu không ngừng đổi mới để phát
triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới của nƣớc ta.
Chƣơng kế tiếp sẽ phân tích các lý thuyết nền tảng để trên cơ sở kết hợp với
kết quả của chƣơng này, tác giả sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu và phát triển các
giả thuyết nghiên cứu của luận văn.
15
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Nội dung chính của chƣơng này, tác giả sẽ phân tích các lý thuyết nền tảng có
liên quan, dựa trên cơ sở đó kết hợp với sự tổng quan các nghiên cứu ở chƣơng 1,
làm nền tảng để tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên
cứu. Vì vậy, nội dung chƣơng này bao gồm:
- Tổng quan về lý thuyết hệ thống ABC;
- Lý thuyết nền tảng liên quan đến nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ
thống ABC.
2.1. Tổng quan về lý thuyết hệ thống ABC
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống ABC
Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ABC đƣợc chia thành 4 giai
đoạn nhƣ sau:
 Giai đoạn 1:
Là giai đoạn đầu trong quá trình hình thành hệ thống ABC nên còn rất nhiều
hạn chế, ở giai đoạn này, hệ thống ABC đƣợc bắt đầu nghiên cứu mô hình cụ thể,
chủ yếu dựa trên hệ thống kế toán chi phí truyền thống. Hệ thống ABC đƣợc xem là
một phiên bản phức tạp hơn nhằm mục đích cải tiến và nâng cao tính chính xác của
chi phí, phân loại chi phí gián tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm theo
các đối tƣợng liên quan phát sinh chi phí.
Nguồn: (Noreen, 1991)
 Giai đoạn 2:
Hệ thống ABC tập trung vào chi phí của toàn bộ quy trình sản xuất, hoạt động
kinh doanh thay vì chỉ tập trung vào chi phí của từng sản phẩm nhƣ ở giai đoạn
trƣớc đó.
Ở giai đoạn này, hệ thống ABC đã tập trung vào nhận diện các hoạt động và
mối quan hệ giữa chúng với chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh nhằm mục đích phân bổ chi phí sản xuất chung chính xác hơn để đƣa ra các
16
chiến thuật, các quyết định kinh doanh phù hợp và đồng thời, nâng cao năng suất
sản xuất, hiệu quả trong quản trị điều hành.
Nguồn: (Turney, 2010)
 Giai đoạn 3:
Mô hình ABC tiếp tục đƣợc nghiên cứu và phát triển mở rộng từ các mối quan
hệ giữa chi phí phát sinh với các hoạt động bên trong và lẫn bên ngoài doanh
nghiệp. Xây dựng hệ thống ABC trên cơ sở hoạt động của toàn bộ hệ thống hoạt
động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, tập hợp và phân bổ chi phí theo các tiêu
thức mới, liên tục cập nhật các thông tin khi có bất kỳ sự thay đổi nào của thị
trƣờng, khách hàng, hay hệ thống sản xuất, nhà cung ứng. Đồng thời, cải tiến mô
hình ABC nhằm để giải quyết các hạn chế về mặt kỹ thuật (xác định các thay đổi
của hoạt động), về mặt kinh tế (ngân sách), cụ thể là mô hình Time – Driven
Activity – Based Costing (TDABC) của (Kaplan, 2004), Mô hình ABC phân bổ
theo tiêu thức thời gian (time-driven).
Nguồn: (Kaplan, 2004).
 Giai đoạn 4:
Mô hình ABC đã trở thành công cụ chính cung cấp thông tin về tài chính, về
toàn bộ hoạt động để đo lƣờng và đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ
thể là mô hình ABC cung cấp thông tin để xây dựng các mục tiêu, các dự toán linh
hoạt chính xác hơn, đồng thời dựa trên thông tin mà mô hình ABC cung cấp, các
nhà quản trị có thể quản trị một cách hiệu quả nhân sự, lao động trong từng công
việc, hoạt động của công ty.
Theo nghiên cứu của (Needy, Nachtmann, Roztocki, Warner, & Bidanda, 2003)
thì đến cuối những năm 80s, ABC dã đƣợc giới thiệu và triển khai thực hiện ở nhiều
công ty lớn. Sau đó đến đầu thế kỷ XXI, dƣới áp lực của sự cạnh tranh gây gắt của
nền kinh tế, các DNNVV cũng đã bắt đầu áp dụng mô hình ABC vì nhận thấy đƣợc
các ƣu điểm mà mô hình này mang lại (Gunasekaran et al., 1999).
2.1.2. Vai trò hệ thống ABC
17
Activity Analysis
Activity Cost Analysis
ABC
 Dƣới góc độ kế toán:
Hệ thống ABC là hệ thống kế toán không nhằm mục tiêu phân bổ chi phí chung
đến từng sản phẩm mà là hệ thống đo lƣờng và phân bổ chi phí nguồn lực đến các
hoạt động hỗ trợ sản xuất và phân phối sản phẩm (Kaplan & Atkinson, 1998).
 Dƣới góc độ nhà quản trị doanh nghiệp:
Theo (Gosselin & Lavae, 1997) hệ thống ABC là một bộ phận đóng góp vai trò
quan trọng trong việc quản trị hoạt động và cung cấp thông tin cho việc ra quyết
định. Hệ thống ABC là hệ thống cung cấp thông tin chi phí chi tiết nhất và mang
tính chính xác cao hơn so với phƣơng pháp kế toán chi phí truyền thống (Cooper,
1988). Hình 2.1. Mô hình ba cấp độ của quản trị hoạt động.
Hình 2.1. Mô hình ba cấp độ của quản trị hoạt động.
Nguồn: (Gosselin & Lavae, 1997) trang 106
Điều này có thể thấy rằng với nhà quản trị doanh nghiệp thì việc cung cấp thông
tin kịp thời và chính xác từ hệ thống ABC là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc ra
quyết định, góp phần cải thiện hiệu quả của việc kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.3. Nội dung hệ thống ABC
Theo quan điểm hệ thống ABC thì nguồn lực của doanh nghiệp đƣợc sử
dụng cho hai mục đích chính (1) một là sử dụng để sản xuất các sản phẩm của
doanh nghiệp; (2) hai là sử dụng cho các hoạt động khác phục vụ trong quá trình
sản xuất. Và từ đó, mục tiêu chính của hệ thóng ABC đƣợc vạch ra là đo lƣờng và
phân bổ chi phí nguồn lực đến các hoạt động hỗ trợ cho quá trình sản xuất và phân
phối sản phẩm.
18
Nguồn lực
Quan điểm về quá trình
hoạt động
Trình điều khiển
nguồn lực
Trung tâm chi phí Hoạt động Đo lƣờng thành quả
Trình điều khiển
hoạt động
Chủ thể sử dụng nguồn lực
Nội dung chính của hệ thống ABC đƣợc thể hiện qua hai sơ đồ nhƣ sau:
Quan điểm phân bổ chi phí
Sơ đồ 2.1. Mô hình hai chiều của ABC
Nguồn: Tsai, 1998, trang 728
GIAI ĐOẠN 1 Nguồn lực
Trung tâm
hoạt động
Trình điều
khiển
nguồn lực
Hoạt động
và chi phí
hoạt động
chung
Nhân tố
chi phí
GIAI ĐOẠN 2 Trình điều
khiển hoạt
động
Đối tƣợng chịu chi phí
19
Sơ đồ 2.2. Các bƣớc phân bổ chi phi phí theo quan điểm ABC
Nguồn: Tsai, 1998, trang 729
2.1.4. Qui trình thực hiện hệ thống ABC
Dựa theo nghiên cứu của (Kaplan & Atkinson, 1998), qui trình thực hiện hệ
thống ABC bao gồm 5 bƣớc nhƣ sau:
 Bƣớc 1: Xác định các hoạt động, nguồn lực liên quan đến hoạt động và
đo lƣờng chi phí sử dụng nguồn lực.
Trong thiết kế hệ thống ABC, xác định các hoạt động là xác định các nguyên
nhân gây nên chi phí, đây là bƣớc rất quan trọng. Việc này thƣờng đƣợc hiện
bằng việc phỏng vấn các nhân viên và tổng kết các hoạt động chính trong toàn
bộ quá trình làm việc của họ. Sau đó, để đơn giản, tiết kiệm, danh sách dài các
hoạt động của nhân viên sẽ đƣợc rút gọn bằng cách kết hợp các hoạt động tƣơng
đồng thành một hoạt động chung. Và lƣu ý rằng, các hoạt động khi đƣợc kết hợp
với nhau cần chú ý đến tính tƣơng thích – tƣơng thích về mục tiêu, cấp độ và
phạm vi của hoạt động.
Ngoài ra, việc xác định các nguồn lực sử dụng liên quan đến các hoạt động
cũng là một công việc rất quan trọng vì nó ảnh hƣởng đến các thƣớc đo nguồn
lực, đo lƣờng chi phí sử dụng nguồn lực. Công việc này thƣờng đƣợc thực hiện
thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa các nguồn lực với hoạt động hay
nhóm hoạt động. Về cơ bản, tùy theo mục tiêu thiết kế của hệ thống ABC mà
các chi phí đƣợc xác định có thể là chi phí sản xuất chung, chi phí ngoài sản
xuất, hay chi phí bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Các hoạt động và các nguồn lực gây nên chi phí có thể đƣợc chia theo các
thƣớc đo phổ biến nhƣ sau: (1) thực hiện sản xuất, kinh doanh theo dòng sản
phẩm, lô sản phẩm, từng sản phẩm, hay (2) liên quan đến việc hỗ trợ, phục vụ
sản xuất, bán hàng, quản lý,…
Sau khi xác định đƣợc các hoạt động, các nguồn lực và thƣớc đo thích hợp,
chi phí nguồn lực sử dụng cho từng hoạt động hay nhóm hoạt động liên quan sẽ
20
đƣợc xác định. Phạm vi đo lƣờng sẽ đƣợc xác định khác nhau tùy theo mục tiêu
của hệ thống ABC.
 Bƣớc 2: Tập hợp các chi phí sản xuất chung theo từng hoạt động tạo ra
chi phí.
Sau khi thực hiện xong bƣớc 1, các hoạt động, các nguồn lực, phạm vi chi
phí đã đƣợc xác định cụ thể, chi phí đƣợc tập hợp theo từng hoạt động hay nhóm
hoạt động. Các hoạt động tạo ra chi phí sẽ đƣợc chia thành hai nhóm dựa trên
mối quan hệ của chúng với đối tƣợng chịu chi phí là nhóm có liên quan trực tiếp
và nhóm liên quan gián tiếp.
Vì vậy, tất cả các chi phí phát sinh sẽ đƣợc tập hợp theo hai nhóm này. Cụ
thể nhƣ sau:
- Tập hợp chi phí cho những hoạt động có liên quan trực tiếp đến đối tƣợng
chịu chi phí nhƣ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
- Tập hợp chi phí cho những hoạt động có liên quan gián tiếp đến đối tƣợng
chịu chi phí nhƣ chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý chung,… Với nhóm
này, chi phí sẽ đƣợc nhóm ở những phạm vi quản lý khác nhau nhƣ phạm vi
từng lô sản phẩm, từng dòng sản phẩm hay phạm vi từng phân xƣởng hay
phạm vi toàn doanh nghiệp.
 Bƣớc 3: Tính hệ số phân bổ chi phí theo từng hoạt động đã đƣợc xác
định trƣớc đó.
Hệ số phân bổ đƣợc xác định riêng theo từng hoạt động, theo nhóm hoạt
động và theo cơ cở phân bổ tƣơng ứng. Vì vậy, số lƣợng hệ số phân bổ sẽ tƣơng
đƣơng với số hoạt động và nhóm hoạt động đƣợc xác định tại doanh nghiệp.
Hệ số phân bổ = Tổng chi phí / Tổng cơ sở phân bổ.
 Bƣớc 4: Tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tƣợng
chịu chi phí dựa trên hệ số phân bổ và mức sử dụng kết quả từ đối
tƣợng chịu chi phí.
Đối tƣợng chịu chi phí là những đối tƣợng gánh chịu chi phí, những đối
tƣợng dẫn đến các hoạt động diễn ra, thông thƣờng gồm sản phẩm, đơn hàng,
21
dịch vụ, khách hàng. Việc ghi nhận chi phí cho từng đối tƣợng chịu chi phí dựa
trên mối liên quan giữa hoạt động với đối tƣợng chịu chi phí, hệ số phân bổ của
hoạt động và mức sử dụng các hoạt động.
Chi phí đƣợc ghi nhận cho một đối tƣợng chịu chi phí đƣợc thể hiện theo
công thức sau:
Chi phí phân bổ cho đối tƣợng (i) = ∑(Hệ số phân bổ x Mức sử dụng)
 Bƣớc 5: Lập báo cáo chi phí của từng đối tƣợng theo hoạt động phát
sinh chi phí.
Báo cáo này đƣợc trình bày chi phí theo từng hoạt động phát sinh ra nó.
Báo cáo này có thể đƣợc lập theo từng phạm vi và thƣớc đo khác nhau, tùy
theo mục tiêu quản trị của nhà quản lý doanh nghiệp.
2.1.5. Hình thức thể hiện trong ứng dụng hệ thống ABC
Dựa theo nghiên cứu của (Kaplan & Atkinson, 1998), hệ thống ABC đƣợc tiếp
cận theo hai hình thức là giản đơn và đầy đủ.
 Hình thức tiếp cận giản đơn:
Các bƣớc tiến hành tính giá thành phẩm của hoạt động sản xuất bao gồm:
- Xác định các hoạt động, nguồn lực sử dụng, chi phí sử dụng nguồn lực liên
quan đến các hoạt động sản xuất.
- Tập hợp chi phí sản xuất, chi phí sản xuất chung theo từng hoạt động gây
nên chi phí.
- Tính hệ số phân bổ cho từng hoạt động sản xuất, nhóm hoạt động sản xuất.
- Phân bổ chi phí, chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm sản xuất ra.
- Lập báo cáo chi phí sản xuất của từng sản phẩm theo nguyên nhân phát sinh
chi phí.
 Hình thức tiếp cận đầy đủ:
Các bƣớc tiến hành tính chi phí cả quy trình hoạt động kinh doanh.
22
- Xác định các hoạt động, trung tâm hoạt động và các nguồn lực sử dụng liên
quan đến các hoạt động, trung tâm hoạt động và đo lƣờng chi phí sử
dụng nguồn lực của các hoạt động, trung tâm hoạt động kinh doanh.
- Tập hợp chi phí theo từng hoạt động, trung tâm hoạt động.
- Tính hệ số phân bổ chi phí theo từng hoạt động, trung tâm hoạt động.
- Phân bổ chi phí cho từng đối tƣợng chịu chi phí nhƣ: sản phẩm, dịch vụ,
khách hàng.
- Lập báo cáo chi phí theo từng sản phẩm, dịch vụ, khách hàng theo nguyên
nhân phát sinh chi phí.
2.2. Lý thuyết nền ảnh hƣởng đến nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc
vận dụng ABC
2.2.1. Lý thuyết dự phòng
Lý thuyết dự phòng đƣợc hình thành và phát triển từ những năm 1960, lý
thuyết này đƣợc sử dụng rất phổ biến và là một trong những lý thuyết rất quan trọng
trong nghiên cứu kế toán quản trị.
Lý thuyết dự phòng tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa kế toán quản trị
doanh nghiệp với môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu suất của một tổ
chức phụ thuộc vào sự phù hợp với cơ cấu tổ chức của nó và các biến theo ngữ cảnh
nhƣ môi trƣờng, chiến lƣợc, công nghệ, quy mô, văn hóa (Chenhall, 2007).
Theo lý thuyết dự phòng trong bài nghiên cứu này, tác giả áp dụng để làm cơ sở
lý luận cho các nhân tố sự cạnh tranh, quy mô doanh nghiệp và chất lƣợng của hệ
thống công nghệ thông tin.
2.2.2. Lý thuyết tâm lý
Lý thuyết tâm lý đã đƣợc áp dụng vào lĩnh vực nghiên cứu kế toán quản trị hơn
50 năm. Lý thuyết này nhấn mạnh vai trò con ngƣời trong tổ chức, quan điểm của
nhóm này cho rằng năng suất lao động không chỉ do yếu tố vật chất quyết định mà
còn do nhu cầu tâm lý xã hội của con ngƣời "Vấn đề tổ chức là vấn đề con ngƣời".
23
Do đó, trong bài nghiên cứu này, tác giả cho rằng, việc áp dụng ABC có liên quan
đến sự hỗ trợ và tham gia của các quản lý cấp cao, quá trình huấn luyện và đào tạo.
2.2.3. Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết hệ thống đƣợc ra đời vào năm 1960 bởi (Vodácek,1998) và đã trải
qua 3 giai đoạn phát triển. Lý thuyết này chủ yếu tập trung nghiên cứu và tìm hiểu
về sự tác động của hệ thống thông tin trong việc ảnh hƣởng đến những yêu cầu quản
trị, các mục tiêu và sứ mệnh của một doanh nghiệp.
Do đó, tác giả đã sử dụng lý thuyết này để làm cơ sở cho rằng mức độ áp dụng
các thông tin chi phí trong việc đƣa ra quyết định có ảnh hƣởng đến việc áp dụng
ABC.
2.3. Những nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống ABC vào các doanh
nghiệp sản xuất
Sau khi tổng hợp lý thuyết và các nghiên cứu đi trƣớc, tác giả đề xuất các nhân
tố tác động đến việc vận dụng ABC vào các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP.
HCM nhƣ sau:
- Sự cạnh tranh: là nhân tố đầu tiên tác động đến sự vận dụng hệ thống
ABC. Theo (Charaf & Bescos, 2013), việc chịu nhiều áp lực cạnh tranh sẽ
thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng cải tiến hệ thống kế toán chi phí để
nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
- Mức độ quan trọng của thông tin chi phí: là nhân tố thứ hai tác động đến
vận dụng hệ thống ABC. Theo các nghiên cứu đã đƣợc công bố của
(Maelah, 2007); (Al-Omiri & Drury, 2007); (Author & Binaebi, 2013) và
(Ahamadzadeh et al., 2011) cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ đồng
biến giữa việc chấp nhận hệ thống ABC và thông tin chi phí.
- Sự huấn luyện và đào tạo: là nhân tố thứ ba tác động đến việc vận
dụng hệ thống ABC. Nhân viên kế toán là những ngƣời trực tiếp triển khai
hệ thống ABC vào thực tiễn của doanh nghiệp, do đó, họ cần có kiến thức về
ABC, hiểu rõ quy trình cách thức vận hành của hệ thống.
24
- Chất lƣợng của hệ thống công nghệ thông tin: là nhân tố thứ tƣ tác động
đến việc vận dụng hệ thống ABC. Theo (Drury & Tayles, 1994), mức độ
phức tạp của hệ thống kế toán chi phí sẽ tác động đến chất lƣợng của hệ
thống công nghệ thông tin doanh nghiệp.
- Quy mô doanh nghiệp: là nhân tố thứ năm tác động đến việc vận dụng hệ
thống ABC. Theo nghiên cứu của (Bjornenak, 1997); (Al-Omiri & Drury,
2007) đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn dễ chấp nhận hệ thống
ABC hơn.
- Sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao: là nhân tố thứ sáu tác động
đến vận dụng ABC vào doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu của (Brown
et al., 2004); (Maelah, 2007); Author & Binaebi, 2013) thì việc triển khai hệ
thống ABC vào doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn nếu nhận đƣợc
sự ủng hộ của ban giám đốc.
25
Kết luận chƣơng 2
Hệ thống ABC là một hệ thống kế toán chi phí đã có quá trình phát triển lâu
đời, cung cấp các thông tin chi phí chính xác hơn so với hệ thống kế toán chi phí
truyền thống. Qua đó, có thể thấy rằng ABC là kết quả tất yếu của quá trình phát
triển kinh tế. Việc áp dụng ABC sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nhà quản lý
doanh nghiệp bởi tính chính xác và kịp thời của các thông tin chi phí mà ABC cung
cấp. Từ đó, có thể đƣa ra các quyết định chiến lƣợc đúng đắn hơn góp phần phát
triển doanh nghiệp.
Trong chƣơng này, tác giả cũng đã giới thiệu các lý thuyết nền ảnh hƣởng đến
việc áp dụng ABC. Từ đó, làm nền tảng cho việc đƣa ra các nhân tố tác động đến
việc vận dụng ABC ở các doanh nghiệp.
26
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp nghiên cứu là một phần rất quan trọng để có thể đạt đƣợc mục
tiêu của nghiên cứu, đóng góp rất lớn tới việc thành công của luận văn này. Vì vậy,
ở chƣơng 3, tác giả tập trung vào phân tích phƣơng pháp nghiên cứu và mô
hình nghiên cứu tác giả đã lựa chọn, bao gồm các nội dung sau:
- Phƣơng pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu;
- Mô hình nghiên cứu và thang đo;
- Thiết kế nghiên cứu.
3.1. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
3.1.1. Khung nghiên cứu
Qua việc tổng hợp các bài nghiên cứu trƣớc đó và các lý thuyết nền có liên
quan cho đề tài nghiên cứu này, tác giả đã xác định đƣợc khung nghiên cứu bao
gồm các bƣớc sau:
- Đầu tiền, xác định nội dung nghiên cứu bao gồm xác định các nhân tố tác
động đến việc vận dụng hệ thống ABC tại các doanh nghiệp sản xuất trên
địa bàn TP. HCM. Từ đó, đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố trên
đến việc áp dụng hệ thống ABC.
- Sau đó, sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, tổng hợp các nghiên cứu
trƣớc đây để đƣa ra các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Đồng thời, xin ý
kiến các chuyên gia, để kiểm định độ phù hợp và chính xác của các nhân tố
trong mô hình và để xây dựng thang đo cho từng nhân tố.
- Cuối cùng, sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để đo lƣờng, đánh
giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc vận dụng hệ thống ABC
thông qua các dữ liệu thu thập đƣợc bằng hệ số Cronbach’s Alpha, EFA và
phân tích hồi quy tuyến tính.
27
Vấn đề nghiên cứu Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Tổng quan các công
trình nghiên cứu trƣớc
Thu thập và xử lý dữ liệu
Phân tích dữ liệu bằng phần mềm
SPSS 20
Khe hỏng nghiên cứu -
-
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thống kê mô tả
Kiểm định và đánh giá thông
qua hệ số Cronbach’s alpha
- Phân tích nhân tố EFA
- Phân tích hồi quy đa biến
Câu hỏi nghiên cứu
Phân tích và bàn luận kết quả
Mô hình nghiên cứu và
thang đo Kết luận và kiến nghị
3.1.2. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu đƣợc thực hiện theo các bƣớc theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu
3.1.3. Đề xuất mô hình, giả thuyết, thang đo nghiên cứu các nhân tố tác động
đến vận dụng hệ thống ABC tại các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM
 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu liên quan đến từng nhân tố ảnh
hƣởng
H1: Sự cạnh tranh có tác động dương với việc vận dụng hệ thống ABC.
Sự cạnh tranh là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng hệ
thống ABC vào doanh nghiệp. Khi phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh, điều này sẽ
thúc đẩy doanh nghiệp phải không ngừng xây dựng, cải tiến hệ thống kế toán chi
phí, bao gồm cả hệ thống ABC, để có mang lại hiệu quả hơn trong hoạt động kinh
doanh và nâng cao sức cạnh tranh của mình (Charaf & Bescos, 2013). Các áp lực
cạnh tranh mà doanh nghiệp gặp phải là sự cạnh tranh về giá, sự cạnh tranh về sản
28
phẩm (Khandwalla, 1972) và sự cạnh tranh về chiến lƣợc kinh doanh (Gosselin,
1997). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng bốn biến quan sát: (1) cạnh tranh về
giá; (2) cạnh tranh về sản phẩm; (3) cạnh tranh về marketing và (4) cạnh tranh về
kênh phân phối và khuyến mại để đo lƣờng nhân tố sự cạnh tranh.
H2: Mức độ quan trọng của thông tin chi phí có tác động dương với việc
vận dụng hệ thống ABC.
Giả thuyết thứ hai liên quan đến biến mức độ quan trọng của thông tin chi phí.
Theo (Johnson & Kaplan, 1987), để có thể ra các quyết định về giá thành sản phẩm,
giới thiệu một sản phẩm mới hoặc loại bỏ một sản phẩm hiệu quả kinh doanh thấp
thì các nhà quản lý luôn cần đến sự cung cấp thông tin chính xác và kịp thời. Trong
khi đó, các doanh nghiệp nào chỉ sử dụng thông tin chi phí cho việc đánh giá hàng
tồn kho hay chỉ tính toán lợi nhuận mà không dùng cho việc ra các quyết định kinh
tế thì thƣờng các doanh nghiệp này có xu hƣớng sử dụng thông tin chi phí ít chính
xác hơn từ hệ thống kế toán chi phí giản đơn (Drury & Tayles, 1994).Vì vậy, để có
thể đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin chi phí cao, phục vụ cho việc ra các quyết
định kinh tế thì đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng một hệ thống kế toán ghi nhận
và tính toán chi phí phức tạp hơn, cũng nhƣ yêu cầu cao hơn về tính kịp thời và
chính xác của thông tin chi phí cung cấp.
H3: Sự huấn luyện và đào tạo có tác động dương với việc vận dụng hệ thống
ABC.
Sự huấn luyện và đào tạo là nhân tố thứ ba có tác động đến việc vận dụng
ABC. Nhân viên kế toán là những ngƣời trực tiếp vận hành hệ thống ABC vào thực
tiễn, do vậy, việc cung cấp kiến thức cho họ là điều rất cần thiết. Theo (Shields,
1995), việc huấn luyện và đào tạo sẽ tạo điều kiện thoải mái hơn cho các thành viên
trong doanh nghiệp khi áp dụng và triển khai ABC, từ đó, giảm sự chống đối khi
phải áp dụng một quy trình mới vào trong doanh nghiệp. Ngoài ra, việc áp dụng
ABC sẽ tạo ra một sự khác biệt giữa các nhân viên có kiến thức về kế toán và
những ngƣời còn lại. Theo (Nguyễn Việt Hƣng, 2017), sự huấn luyện và đào tạo sẽ
giúp doanh nghiệp xóa bỏ đƣợc sự khác biệt này giữa các nhân viên của họ. Vì vậy,
29
sự huấn luyện và đào tạo các nhà quản lý và nhân viên về ABC sẽ có tác động đến
việc vận dụng hệ thống này vào doanh nghiệp.
H4: Chất lượng của hệ thống công nghệ thông tin có tác động dương
với việc vận dụng hệ thống ABC.
Chất lƣợng của hệ thống công nghệ thông tin là một nhân tố không thể thiếu
trong các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng ABC. Vì hệ thống kế toán chi phí
doanh nghiệp luôn có mối quan hệ mật thiết đến mức độ đa dạng và phức tạp trong
toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó, mức độ phức tạp
của hệ thống kế toán chi phí sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng của hệ thống công nghệ
thông tin của doanh nghiệp (Drury &Tayles, 1994). Cụ thể là, nếu trong một doanh
nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin chi phí để tính toán lợi nhuận từ việc phân bổ chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp theo số thành phẩm thì việc tính toán rất đơn giản và
không cần sự hỗ trợ từ hệ thống công nghệ thông tin phức tạp. Ngƣợc lại, việc ghi
nhận và phân chia chi phí từ nhiều hoạt động hay nhiều tác nhân gây nên chi phí sẽ
phức tạp hơn rất nhiều nếu không có sự hỗ trợ từ một hệ thống công nghệ thông tin
chất lƣợng cao.
H5: Quy mô doanh nghiệp có tác động dương với việc vận dụng hệ thống
ABC.
Quy mô doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến việc
vận dụng ABC. Theo (Innes & Mitchell, 1995), (Bjornenak & Mitchell, 2002)
đã chỉ ra rằng tồn tại mối liên hệ đồng biến giữa quy mô doanh nghiệp và việc vận
dụng ABC. Một doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì khả năng vận dụng ABC
càng cao. Vì khi quy mô doanh nghiệp càng lớn thì đồng nghĩa với việc mức độ
phức tạp của thông tin chi phí càng lớn cần phải áp dụng ABC để có thể đáp ứng
đƣợc nhu cầu thông tin chi phí của nhà quản lý.
H6: Sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao có tác động dương với việc
vậndụng hệ thống ABC.
Sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao là nhân tố thứ sáu tác động đến vận
dụng ABC. Theo (Anderson & Young, 1999), sự hỗ trợ và tham gia của các nhà
30
Sự cạnh tranh (CT)
Sự hỗ trợ và tham gia của
Nq
gu
h
ả
in
ên
lýcc
ứ
ấu
p c
đa
ịn
oh
(H
tí
T
n
)h
quản lý cấp cao đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận dụng ABC vào doanh
nghiệp. Một nghiên cứu khác của (Maelah & Ibrahim, 2007) cũng cho thấy sự hỗ
trợ từ các nhà quản lý cấp cao có tác động lớn và tích cực đến khả năng vận dụng
ABC.
 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất từ tổng hợp lý thuyết và các công trình
nghiên cứu trƣớc, cùng với sự tham khảo ý kiến của chuyên gia, tác giả đề xuất ra
mô hình nghiên cứu cho luận văn của tác giả tại Sơ đồ 3.2.
Sơ đồ 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Mức độ quan trọng của
thông tin chi phí (TT)
Huấn luyện và đào tạo (DT)
Chất lƣợng của hệ thống công
nghệ thông tin (CL)
Quy mô doanh nghiệp
(QM)
Vận dụng ABC tại doanh
nghiệp (VD)
H1
H2
H3
H4
H5
H6
31
 Thang đo đề xuất
Thang đo đƣợc xây dựng dựa trên sự kế thừa của các nghiên cứu trƣớc đây. Độ
tin cậy và giá trị thang đo đã đƣợc kiểm định và trong bài nghiên cứu này, tác giả
sử dụng thang đo Linkert 5 mức độ từ mức “Hoàn toàn không đồng ý” cho đến
“Hoàn toàn đồng ý” để đo lƣờng. Theo đó, thang điểm tăng dần từ 1 đến 5 tƣơng
ứng với mức độ chấp nhận tăng dần. Thang đo đƣợc tổng hợp nhƣ Bảng 3.1. Bảng
Thang đo đề xuất dƣới đây.
Bảng 3.1. Bảng Thang đo đề xuất
STT Thang đo Kề thừa từ
1 Sự cạnh tranh
+ Cạnh tranh về giá
+ Cạnh tranh về sản phẩm
+ Cạnh tranh về Marketing
+ Cạnh tranh về phân phối và khuyến mãi
(Al-Omiri & Drury, 2007)
(Khandwalla, 1972)
(Khandwalla, 1972)
(Khandwalla, 1972)
(Khandwalla, 1972)
2 Mức độ quan trọng của thông tin chi
phí
+ Mức độ quan trọng của thông tin chi
phí ra quyết định
+ Mức độ quan trọng của thông tin chi phí
trong việc giảm giá thành sản phẩm
+ Mức độ quan trọng của thông tin chi phí
trong việc dự báo
(Al-Omiri & Drury, 2007)
(Cagwin & J Bouwman,
2002)
(Cagwin & J Bouwman,
2002)
(Cagwin & J Bouwman,
2002)
3 Công tác huấn luyện và đào tạo
+ Mức độ huấn luyện và đào tạo trong áp
dụng ABC
+ Mức độ huấn luyện và đào tạo trong sử
dụng ABC
+ Mức độ huấn luyện và đào tạo trong
thiết kế ABC
(Maelah & Ibrahim, 2007)
(Shields, 1995)
(Shields, 1995)
(Shields, 1995)
4 Chất lƣợng hệ thống công nghệ thông
tin
+ Hệ thống thông tin hiện tại cung cấp các
thông tin chính xác và cập nhật
+ Các thông tin cần có để áo dụng ABC
đƣợc sẵn sàng tại doanh nghiệp
+ Hệ thống thông tin có nhiều lỗi
+ Thiếu kỹ năng công nghệ thông tin
+ Các vấn đề về phần cứng
(Al-Omiri & Drury, 2007)
(Anderson & Young, 1999)
(Anderson & Young, 1999)
(Anderson & Young, 1999)
(Al-Sayed, Abdel-Kader, &
Kholeif, 2008)
(Al-Sayed at al., 2008)
32
5 Quy mô doanh nghiệp
+ Khả năng tiếp cận về nhân lực.
+ Khả năng tiếp cận về tài chính
+ Khả năng áp dụng ABC càng cao
(Al-Omiri & Drury, 2007)
(Kallunki & Silvola, 2008)
(Kallunki & Silvola, 2008)
(Kallunki & Silvola, 2008)
6 Sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp
cao
+ Các nhà quản lý cấp cao cung cấp các sự
hỗ trợ thấy đƣợc cho vận dụng ABC
+ Sự hỗ trợ cho vận dụng ABC đƣợc thực
hiện trên toàn công ty
+ Các nhà quản lý cấp cao có tham gia
trực tiếp vào vận dụng ABC
+ Sự hỗ trợ để vận dụng ABC đến từ bộ
phận sản xuất lẫn bộ phận tài chính
(Maelah & Ibrahim, 2007)
(Anderson & Young, 1999)
(Anderson & Young, 1999)
(Anderson & Young, 1999)
(Anderson & Young, 1999)
7 Vận dụng ABC vào trong doanh
nghiệp
+ Vận dụng ABC sẽ giúp doanh nghiệp
giảm giá thành sản phẩm
+ Vận dụng ABC sẽ giúp doanh nghiệp
có những quyết định chính xác hơn
+ Vận dụng ABC sẽ giúp doanh nghiệp
gia tăng khả năng cạnh tranh đối với các
doanh nghiệp khác
(Al-Omiri & Drury, 2007)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.2. Nghiên cứu định tính
Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính nhằm để giải quyết câu hỏi
nghiên cứu thứ nhất đã đề ra là xác định các nhân tố tác động đến việc vận dụng hệ
thống kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hoạt động trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính
Để tăng độ tin cậy cho bài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành xin ý kiến của các
chuyên gia kế toán có kinh nghiệm dày dặn về kế toán quản trị nói chung cũng nhƣ
kế toán chi phí nói riêng. Quá trình xin ý kiến đƣợc tiến hành một cách độc lập và
đã nhận đƣợc sự tham gia của một số chuyên gia là những ngƣời đang giữ chức vụ
Kế toán trƣởng, Giám đốc doanh nghiệp, Trƣởng phòng tƣ vấn kế toán và thuế,
Kiểm toán viên cấp bậc Manager và giảng viên trong trƣờng đại học (Phụ lục
33
01). Tiêu chí lựa chọn các chuyên gia là dựa trên kinh nghiệm và trình độ của họ.
Cụ thể nhƣ sau:
- Kinh nghiệm: Đạt ít nhất 1 trong 2 tiêu chí sau:
 Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm ở các vị trí kế toán trƣởng, Giám đốc
doanh nghiệp, Trƣởng phòng tƣ vấn kế toán và thuế, Kiểm toán viên.
 Có ít nhất 10 kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu về KTQT.
- Trình độ:
 Đối với chuyên gia công tác tại doanh nghiệp cần có bằng cấp bậc
đại học trở lên.
 Đối với Giảng viên đại học cần có bằng cấp bậc thạc sĩ hoặc cao hơn.
Việc khảo sát các chuyên gia đƣợc thực hiện thông qua bảng câu hỏi tổng hợp
các nhân tố từ mô hình nghiên cứu đề xuất, đồng thời, tham khảo thêm ý kiến của
chuyên gia để có đƣợc mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh nhất về các nhân tố tác động
đến vận dụng hệ thống ABC.
3.2.2. Khảo sát ý kiến chuyên gia
Quá trình xin ý kiến các chuyên gia đƣợc thực hiện thông qua việc gửi email
độc lập đến từng chuyên gia. Mẫu xin ý kiến các chuyên gia đƣợc thể hiện ở Phụ
lục 02. Sau khi nhận đƣợc kết quả phản hồi từ các chuyên gia, tác giả sẽ tiến hành
tổng hợp để làm căn cứ vững chắc hơn cho các nhân tố tác động trong mô hình
nghiên cứu của đề tài.
3.3. Nghiên cứu định lƣợng
Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng nhằm để giải quyết câu
hỏi nghiên cứu thứ hai đã đề ra là xác định mức độ tác động của các nhân tố
đến việc vận dụng hệ thống kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động của doanh nghiệp
sản xuất hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh dựa trên dữ liệu đã thu thập đƣợc.
3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Bảng câu hỏi khảo sát đƣợc thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu định tính –
thang đo chính thức đã đƣợc xác định, gồm có 3 phần chính:
34
Phần thông tin chung: Bao gồm những thông tin chung của doanh nghiệp nhƣ
doanh thu hàng năm, có vận dụng hệ thống ABC hay không.
Phần đánh giá: là nội dung chính của bảng câu hỏi, ghi nhận đánh giá các đối
tƣợng khảo sát về các nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống ABC. Bảng câu hỏi
khảo sát chi tiết đƣợc trình bày ở Phụ lục 04.
Phần thông tin ngƣời khảo sát: Bao gồm những thông tin chung của ngƣời trả
lời câu hỏi: tên, đơn vị công tác, chức vụ, số năm kinh nghiệm, thông tin liên hệ.
Nghiên cứu sử dụng thang đo Linkert 5 mức độ tƣơng ứng là 1. Hoàn toàn
không đồng ý, 2. Không đồng ý, 3. Phân vân, 4. Đồng ý, 5. Hoàn toàn đồng ý.
3.3.2. Mẫu nghiên cứu và quy trình thống kê mẫu
 Tổng thể mẫu
Đơn vị phân tích là từng doanh nghiệp sản xuất đang hoạt động trên địa bàn TP.
HCM. Đối với mỗi doanh nghiệp sẽ có ít nhất một đối tƣợng đại diện trả lời bảng
câu hỏi và nhiều nhất là ba ngƣời (giám đốc doanh nghiệp, kế toán trƣởng và kế
toán tổng hợp). Sau khi nhận đƣợc phản hồi, tiến hành kiểm tra và chỉ giữ lại một
kết quả khảo sát tại một công ty để tiến hành phân tích dữ liệu.
Đối tƣợng khảo sát là Giám đốc doanh nghiệp, kế toán trƣởng, kế toán tổng hợp
đang công tác tại đơn vị đƣợc khảo sát.
 Kích thƣớc mẫu
Theo (Nguyễn Đình Thọ, 2013), công thức để xác định cỡ mẫu phù hợp cho
nghiên cứu là:
(1) n = 6 x m, trong đó, m là số lƣợng câu hỏi trong bài khảo sát, n là số mẫu
cần thu thập.
(2) n = 60 + 8 x m, trong đó, m là số biến độc lập, n là số mẫu cần thu thập.
Trong phạm vi của bài nghiên cứu này, tác giả đã lựa chọn và sử dụng công
thức thứ (2) để xác định số lƣợng mẫu cần thiết do các hạn chế về thời gian cũng
nhƣ nguồn lực. Vì vậy, số lƣợng mẫu cần thiết đƣợc xác định tƣơng ứng với 6 biến
độc lập là 108 mẫu. Tuy nhiên, để có đƣợc cỡ mẫu phục vụ tốt cho bài nghiên cứu
35
này, tác giả đã tiến hành gửi bảng câu hỏi khảo sát cho hơn 300 đối tƣợng khảo sát
nói trên.
 Kỹ thuật lấy mẫu
Thời gian khảo sát từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019.
Vì hạn chế về mặt thời gian và kinh phí thực hiện nên tác giả đã sử dụng
phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện – một phƣơng pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên
(hay chọn mẫu phi xác suất).
Cách thức thu thập dữ liệu: Khảo sát đƣợc thực hiện thông qua các công cụ
online nhƣ Google Form, thƣ điện tử, bảng khảo sát giấy trực tiếp.
 Quá trình xử lý dữ liệu
Kết quả khảo sát đã nhận đƣợc 219 phản hồi từ 300 mẫu đƣợc gửi đi. Sau quá
trình chọn lọc, tác gả đã thu đƣợc 165 phản hồi hợp lệ với yêu cầu. Sau đó, tác giả
tiến hành làm sạch, mã hóa dữ liệu, xử lý sơ bộ dữ liệu bằng công cụ excel trƣớc
khi sử dụng phần mền SPSS 20 để tiến hành phân tích dữ liệu.
3.3.3. Phương pháp đo lường và tính toán dữ liệu
 Phân tích thống kê mô tả
Phân tích thống kê mô tả nhằm mục đích mô tả những đặc tính chung cơ bản
của dữ liệu thu thập đƣợc bằng các giá trị nhƣ: độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị
nhỏ nhất và giá trị trung bình của các biến quan sát.
 Kiểm định chất lƣợng thang đo
Hệ số Cronbach’s Alpha đƣợc sử dụng để kiểm định chất lƣợng thang đo cho
bài nghiên cứu này. Theo (Nguyễn Đình Thọ, 2013), Cronbach’s Alpha là hệ số cho
phép nhà nghiên cứu đánh giá mức độ tin cậy của những thang đo nhiều biến đơn,
hay nói cách khác nó là phép đánh giá tính nhất quán của các biến đơn đại diện cho
cùng một hiện tƣợng. Một thang đo có độ tin cậy chấp nhận đƣợc khi hệ số
Cronbach’s Alpha có giá trị lớn hơn hoặc bằng 0.6 và hệ số tƣơng quan biến tổng
lớn hơn hoặc bằng 0.3.
 Phân tích nhân tố khám phá EFA
36
Mục đích của việc phân tích nhân tố khám phá (EFA) là đánh giá giá trị của
thang đo, kiểm định và đánh giá lại các nhóm biến trong mô hình nghiên
cứu. Theo (Nguyễn Đình Thọ, 2013), có tiêu chí trong phân tích EFA bao gồm:
i. Kiểm định hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin): KMO phải đạt giá trị
lớn hơn hoặc bằng 0.5 và nhỏ hơn hoặc bằng 1 (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều
kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
ii. Kiểm định Barlett (Barlett’s test of sphericity): Kiểm định này có ý
nghĩa thống kê khi có giá trị bé hơn 0.05 (sig Barlett’s test < 0.05), chứng
tỏ các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trong các nhân tố.
iii. Tổng phƣơng sai trích (Total Variance Explained) trị số này ≥ 50% cho
thấy mô hình EFA là đƣợc chấp nhận.
 Phân tích hồi quy tuyến tính
Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính cần thực hiện các kiểm định sau:
- Kiểm định tƣơng quan từng phần của các hệ số hồi quy: Mục đích của
kiểm định là nhằm xác định mối quan hệ tƣơng quan của các biến độc lập
tƣơng quan và biến phụ thuộc có ý nghĩa hay không, với mức độ tin cậy là
95%. Với Sig ≤ 0.05 là thỏa điều kiện.
- Kiểm định tự tƣơng quan – Durbin – Watson: Mục đích của kiểm định là
nhằm xác định mối tƣơng quan giữa các phần dƣ với nhau. Nếu xảy ra hiện
tƣợng tự tƣơng quan các phần dƣ thì các ƣớc lƣợng bình phƣơng nhỏ nhất
sẽ mất độ tin cậy. Giá trị nằm trong khoảng 1<d<3 là thỏa điều kiện.
- Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Kiểm định ANOVA): Mục
đích của kiểm định nàylà cho biết mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc
lập và biến phụ thuộc trong mô hình. Mức ý nghĩa có độ tin cậy 95% (Sig ≤
0.05).
- Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến: Mục đích là kiểm định mối quan hệ
giữa các biến độc lập qua hệ số VIF. Với giá trị VIF<2.
Trên cơ sở các giả thuyết và các biến đã trình bày, tác giả tiến hành xây dựng
mô hình hồi quy dự kiến phản ánh mối quan hệ giữa vận dụng hệ thống ABC và
37
các nhân tố tác động đến việc vận dụng hệ thống ABC vào các doanh nghiệp sản
xuất trên địa bàn TP. HCM nhƣ sau:
VD = b0 + b1CT + b2TT + b3DT + b4CL + b5QM + b6HT + u
Trong đó:
b0: là hằng số
bi (i=1…6): hệ số các biến độc lập
u: phần dƣ Residuals
VD: vận dụng hệ thống ABC vào doanh nghiệp. Biến phụ thuộc về việc vận
dụng ABC có 3 biến quan sát:
- VD1: việc vận dụng ABC giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm.
- VD2: việc vận dụng ABC giúp doanh nghiệp đƣa ra những quyết định kinh
tế chính xác và kịp thời hơn.
- VD3: việc vận dụng ABC giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động.
CT: Sự cạnh tranh – nhân tố này thể hiện tác động của nhân tố sự cạnh tranh
đến việc vận dụng ABC vào doanh nghiệp. Biến CT đƣợc đo lƣờng bằng 4 biến
quan sát:
- CT1: Sự cạnh tranh về giá
- CT2: Sự cạnh tranh về sản phẩm
- CT3: Sự cạnh tranh về marketing
- CT4: Sự cạnh tranh về khuyến mại và phân phối
TT: Mức độ quan trọng của thông tin chi phí – nhân tố này thể hiện tác động
của nhân tố mức độ quan trọng của thông tin chi phí đến việc vận dụng ABC vào
doanh nghiệp. Biến TT đƣợc đo lƣờng bằng 3 biến quan sát:
- TT1: thông tin chi phí dùng trong việc ra quyết định
- TT2: thông tin chi phí dùng trong việc giảm giá thành sản phẩm
- TT3: thông tin chi phí dùng trong việc dự báo
DT: công tác huấn luyện và đào tạo – nhân tố này thể hiện sự tác động của việc
huấn luyện và đào tạo nhân viên đến việc vận dụng hệ thống ABC vào doanh
nghiệp. Biến DT đƣợc đo lƣờng bằng 3 biến quan sát:
38
- DT1: huấn luyện và đạo tạo việc thiết kế ABC
- DT2: huấn luyện và đào tạo việc áp dụng ABC
- DT3: huấn luyện và đào tạo việc sử dụng ABC
CL: chất lƣợng hệ thống công nghệ thông tin – nhân tố này thể hiện sự tác động
của chất lƣợng hệ thống thông tin đến việc vận dụng ABC vào doanh nghiệp. Biến
CL đƣợc đo lƣờng bằng 5 biến quan sát:
- CL1: hệ thống công nghệ thông tin cung cấp các thông tin chính xác và kịp
thời.
- CL2: hệ thống công nghệ thông tin có sẵn sàng vận dụng ABC.
- CL3: hệ thống công nghệ thông tin có nhiều lỗi.
- CL4: thiếu kỹ năng công nghệ thông tin.
- CL5: các vấn đề về phần cứng của hệ thống công nghệ thông tin.
QM: quy mô doanh nghiệp – nhân tố này thể hiện sự tác động của quy mô
doanh nghiệp đến vận dụng ABC vào doanh nghiệp. Biến QM đƣợc đo lƣờng bằng
3 biến quan sát:
- QM1: Doanh thu
- QM2: Số lƣợng lao động
- QM3: Nguồn vốn
HT: Sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao – nhân tố này thể hiện sự tác
động của sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao đến vận dụng ABC. Biến HT
đƣợc đo lƣờng bằng 4 biến quan sát:
- HT1: giám đốc doanh nghiệp đồng ý triển khai hệ thống ABC
- HT2: giám đốc doanh nghiệp hỗ trợ nguồn lực triển khai hệ thống ABC
- HT3: giám đốc doanh nghiệp hỗ trợ giải quyết xung đột giữa các bộ phận
- HT4: giám đốc doanh nghiệp hỗ trợ thông qua việc yêu cầu các bộ phận tích
cực tham gia.
39
Kết luận chƣơng 3
Trong chƣơng này, tác giả đã trình bày khung nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và
giới thiệu mô hình, giả thuyết và thang đo nghiên cứu các nhân tố. Trong mô hình
nghiên cứu của tác giả giới thiệu bao gồm sáu nhân tố tác động đến việc vận dụng
hệ thống ABC tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP. HCM đó là sự cạnh
tranh, mức độ quan trọng của thông tin chi phí, công tác huấn luyện và đào tạo, chất
lƣợng hệ thống công nghệ thông tin, quy mô doanh nghiệp, sự hỗ trợ và tham gia
của quản lý cấp cao.
Ngoài ra, tác giả cũng đã trình bày 2 phƣơng pháp nghiên cứu: phƣơng pháp định
tính và phƣơng pháp định lƣợng – hai phƣơng pháp nghiên cứu chính của đề tài.
Hai phƣơng pháp này sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá độ tin cậy và phân tích giá trị
thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu đƣợc thực hiện ở chƣơng tiếp theo.
40
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Trong chƣơng này, tác giả sẽ trình bày các kết quả mà nghiên cứu này đạt đƣợc.
Đồng thời, tác giả sẽ tiến hành phân tích sự tác động của từng nhân tố trong mô
hình đến sự vận dụng hệ thống ABC vào doanh nghiệp.
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp và thể hiện ở Phụ lục 03.
Từ kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung, các chuyên gia đều đồng ý với các
thang đo của biến phụ thuộc và biến độc lập từ các thang đo đã đƣợc đề xuất ở Bảng
3.1.Tác giả đã tổng hợp đƣợc sáu nhân tố chính tác động đến việc vận dụng ABC tại
các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP. HCM nhƣ sau:
- Sự cạnh tranh.
- Mức độ quan trọng của thông tin chi phí.
- Công tác huấn luyện và đào tạo.
- Chất lƣợng của hệ thống công nghệ thông tin.
- Quy mô doanh nghiệp.
- Sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao.
Nhƣ vậy, thông qua kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đã trả lời đƣợc câu
hỏi nghiên cứu thứ nhất là xác định đƣợc sáu nhân tố chính có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
4.2. Kết quả nghiên cứu định lƣợng
4.2.1. Kết quả thống kê mô tả
4.2.1.1. Phân tích thống kê mô tả đặc điểm mẫu
Dựa trên kết quả 165 bảng khảo sát thu thập đƣợc đạt yêu cầu, tác giả đã tiến
hành phân tích định lƣợng. Bảng mô tả tần số, mô tả đặc điểm mẫu thu thập đƣợc
theo chức vụ, số năm kinh nghiệm của đối tƣợng tham gia khảo sát và thông tin liên
quan đến doanh nghiệp công tác, đƣợc trình bày nhƣ sau:
 Đối tƣợng đƣợc khảo sát:
41
Tác giả tóm tắt đặc điểm của đối tƣợng khảo sát theo Bảng 4.1 và Bảng 4.2
bên dƣới:
Bảng 4.1 Đặc điểm đối tƣợng khảo sát.
Đặc điểm mẫu Tần số Tỷ lệ (%)
Chức vụ
Ban giám đốc 33 20%
Kế toán trƣởng 78 47.3%
Kế toán tổng hợp 54 32.7%
Kinh nghiệm
Từ 5 năm đến dƣới 10 năm 97 58.8%
Từ 10 năm đến dƣới 20 năm 68 41.2%
Từ 20 năm trở lên 0 0%
Kiến thức về hệ thống ABC
Đã vận dụng hệ thống ABC 7 4.2%
Hiểu rõ về hệ thống ABC 25 15.2%
Hiểu biết chung về hệ thống ABC 93 56.4%
Hiểu biết ít về hệ thống ABC 40 24.2%
Trình độ
Đại học trở lên 165 100%
Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu thống kê
Theo kết quả thống kê trên cho thấy, đối tƣợng khảo sát là những ngƣời có
trình độ từ bậc đại học trở lên và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán.
Ngoài ra, tỷ lệ ngƣời có kiến thức chung trở lên về hệ thống ABC cũng nằm ở đạt
mức 75.8% và đối tƣợng khảo sát cũng là những ngƣời nắm giữ các vị trí quan
trọng trong việc triển khai ABC tại doanh nghiệp. Chính vì điều này, mức độ đáng
tin cậy cho dữ liệu khảo sát thu đƣợc sẽ đƣợc tăng lên một cách đáng kể.
42
 Đặc điểm doanh nghiệp:
Bảng 4.2 Thống kê đặc điểm doanh nghiệp
Đặc điểm mẫu Tần số Tỷ lệ (%)
Lĩnh vực
Doanh nghiệp sản xuất 165 100%
Doanh thu hàng năm
Thấp hơn hoặc bằng 20 tỷ VNĐ 3 1.8%
Từ trên 20 tỷ VNĐ – 50 tỷ VNĐ 27 16.4%
Từ trên 50 tỷ VNĐ – 100 tỷ VNĐ 65 39.4%
Trên 100 tỷ VND 70 42.4%
Thời gian hoạt động
Dƣới 5 năm 20 12.1%
Từ 5 năm đến dƣới 10 năm 56 33.9%
Trên 10 năm 89 54%
Áp dụng ABC
Thấp hơn hoặc bằng 20 tỷ VNĐ 0 0%
Từ trên 20 tỷ VNĐ – 50 tỷ VNĐ 0 0%
Từ trên 50 tỷ VNĐ – 100 tỷ VNĐ 8 4.9%
Trên 100 tỷ VND 34 20.6%
Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu thống kê
Từ số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất có từ 5 năm kinh
nghiệm trở lên chiếm đa số, 87.9%, và tỷ lệ doanh thu hằng năm trên 50 tỷ VNĐ
chiếm 81.8%. Bên cạnh đó, tỷ lệ áp dụng ABC là rất thấp, chỉ chiếm khoảng
25.5%, trong đó, chủ yếu nằm ở các doanh nghiệp có doanh thu lớn trên 50 tỷ
VNĐ.
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động
Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động

More Related Content

Similar to Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động

Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdfNghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Man_Ebook
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Luận Văn  Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...Luận Văn  Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi Marketing
Luận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi MarketingLuận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi Marketing
Luận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi Marketing
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...
Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...
Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân HàngỨng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...
Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...
Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Lãnh Đạo Mới Về Chất Và Sự Gắn Kết Của Nhân Viên
Luận Văn Lãnh Đạo Mới Về Chất Và Sự Gắn Kết Của Nhân ViênLuận Văn Lãnh Đạo Mới Về Chất Và Sự Gắn Kết Của Nhân Viên
Luận Văn Lãnh Đạo Mới Về Chất Và Sự Gắn Kết Của Nhân Viên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc NovalandLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống dịch tự động giúp dự báo thời tiết, HAY
Luận văn: Xây dựng hệ thống dịch tự động giúp dự báo thời tiết, HAYLuận văn: Xây dựng hệ thống dịch tự động giúp dự báo thời tiết, HAY
Luận văn: Xây dựng hệ thống dịch tự động giúp dự báo thời tiết, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động (20)

Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdfNghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
Nghiên cứu mạng nơ ron nhân tạo và ứng dụng vào dự báo lạm phát.pdf
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Luận Văn  Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...Luận Văn  Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công ViệcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính  Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Đặc Điểm Tính Cách, Sự Hài Lòng Công Việc
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
 
Luận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi Marketing
Luận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi MarketingLuận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi Marketing
Luận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi Marketing
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tạo động lực lao động tại Công ty kinh doanh điện tử - Gửi miễn phí...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...
Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...
Giải pháp hoàn thiện công tác Tạo động lực lao động tại công ty điểm cao - sd...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...
Luận văn: Hoàn thiện công tác tạo động lực lao động tại Công ty TNHH sản xuất...
 
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân HàngỨng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
 
Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...
Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...
Luận Văn Sự Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Đến Sự An Tâm Trong...
 
Luận Văn Lãnh Đạo Mới Về Chất Và Sự Gắn Kết Của Nhân Viên
Luận Văn Lãnh Đạo Mới Về Chất Và Sự Gắn Kết Của Nhân ViênLuận Văn Lãnh Đạo Mới Về Chất Và Sự Gắn Kết Của Nhân Viên
Luận Văn Lãnh Đạo Mới Về Chất Và Sự Gắn Kết Của Nhân Viên
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc NovalandLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Địa Ốc Novaland
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Người Kế Toán Trong Việc Sử...
 
Luận văn: Xây dựng hệ thống dịch tự động giúp dự báo thời tiết, HAY
Luận văn: Xây dựng hệ thống dịch tự động giúp dự báo thời tiết, HAYLuận văn: Xây dựng hệ thống dịch tự động giúp dự báo thời tiết, HAY
Luận văn: Xây dựng hệ thống dịch tự động giúp dự báo thời tiết, HAY
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 

Recently uploaded

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Các Nhân Tố Tác Động Đến Sự Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trên Cơ Sở Hoạt Động

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ VẬN DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) – NGHIÊN CỨU Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM. Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.HCM, năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- NGUYỄN THỊ HƢƠNG GIANG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ VẬN DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) – NGHIÊN CỨU Ở CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM. Chuyên ngành: Kế toán (Hƣớng Nghiên cứu) Mã ngành: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Xuân Thạch TP.HCM, năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, dƣới sự hƣớng dẫn của PGS TS. Hà Xuân Thạch. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tất cả những tài liệu tham khảo và kế thừa đều đƣợc trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận văn này. Tác giả Nguyễn Thị Hƣơng Giang
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC CÓ LIÊN QUAN VỀ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) ............................................................................................................................................... 6 1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu .............................................................................6 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới................................................................................6 1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam.............................................................................10 1.2. Nhận xét và xác định khe hỏng nghiên cứu..............................................................12 Kết luận chƣơng 1............................................................................................................14 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................................15 2.1. Tổng quan về lý thuyết hệ thống ABC .....................................................................15 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống ABC ................................................15 2.1.2. Vai trò hệ thống ABC ........................................................................................16 2.1.3. Nội dung hệ thống ABC ....................................................................................17 2.1.4. Qui trình thực hiện hệ thống ABC.....................................................................19 2.1.5. Hình thức thể hiện trong ứng dụng hệ thống ABC............................................21 2.2. Lý thuyết nền ảnh hƣởng đến nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng ABC .................................................................................................................................22 2.2.1. Lý thuyết dự phòng............................................................................................22 2.2.2. Lý thuyết tâm lý.................................................................................................22 2.2.3. Lý thuyết hệ thống .............................................................................................23 2.3. Những nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống ABC vào các doanh nghiệp sản xuất ..................................................................................................................................23 Kết luận chƣơng 2............................................................................................................25 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................26 3.1. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu..............................................................26
  • 5. 3.1.1. Khung nghiên cứu..............................................................................................26 3.1.2. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................27 3.1.3. Đề xuất mô hình, giả thuyết, thang đo nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống ABC tại các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM................................27 3.2. Nghiên cứu định tính ................................................................................................32 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính............................................................................32 3.2.2. Khảo sát ý kiến chuyên gia................................................................................33 3.3. Nghiên cứu định lƣợng.............................................................................................33 3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát...........................................................................33 3.3.2. Mẫu nghiên cứu và quy trình thống kê mẫu ......................................................34 3.3.3. Phƣơng pháp đo lƣờng và tính toán dữ liệu......................................................35 Kết luận chƣơng 3............................................................................................................39 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...............................................40 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính....................................................................................40 4.2. Kết quả nghiên cứu định lƣợng ................................................................................40 4.2.1. Kết quả thống kê mô tả......................................................................................40 4.2.2. Kết quả kiểm định và đánh giá thang đo............................................................43 4.2.3. Phân tích hồi quy tuyến tính ..............................................................................47 4.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu.....................................................................................53 4.3.1. Kết quả nghiên cứu tƣơng tự gần nhất...............................................................53 4.3.2. Bàn luận kết quả nghiên cứu..............................................................................53 Kết luận chƣơng 4............................................................................................................57 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý..............................................................................58 5.1. Kết luận.....................................................................................................................58 5.2. Hàm ý lý thuyết.........................................................................................................58 5.3. Hàm ý chính sách......................................................................................................59 Kết luận chƣơng 5............................................................................................................62 KẾT LUẬN CHUNG ..........................................................................................................63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ABC: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động BCTC: Báo cáo tài chính DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa KTQT: Kế toán quản trị TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Bảng Thang đo đề xuất.............................................................................31 Bảng 4.1 Đặc điểm đối tƣợng khảo sát.....................................................................41 Bảng 4.2 Thống kê đặc điểm doanh nghiệp..............................................................42 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha. ....................................43 Bảng 4.4: Kết quả phân tích các nhân tố khám phá EFA. ........................................45 Bảng 4.5. Nhóm nhân tố các biến độc lập.................................................................47 Bảng 4.6. Kết quả phân tích hệ số.............................................................................47 Bảng 4.7. Tóm tắt mô hình........................................................................................48 Bảng 4.8. Bảng thống kê phần dƣ ............................................................................48 Bảng 4.9. Kết quả phân tích ANOVA ......................................................................51 Bảng 4.10. Bảng xếp hạng mức độ tác độ của các biến độc lập...............................52
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Hình 2.1. Mô hình ba cấp độ của quản trị hoạt động ..............................................18 Sơ đồ 2.1. Mô hình hai chiều của ABC… ...............................................................19 Sơ đồ 2.2. Các bƣớc phân bổ chi phi phí theo quan điểm ABC .............................19 Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu… ..........................................................................27 Sơ đồ 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................27 Hình 4.1. Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dƣ từ mô hình hồi quy .....48 Hình 4.2. Đồ thị Histogram của phần dƣ - đã chuẩn hóa…....................................49 Hình 4.3. Đồ thị P-P plot của phần dƣ - đã chuẩn hóa…........................................50
  • 9. TÓM TẮT Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay thì việc tạo nên vị thế cạnh tranh vững chắc là một vấn đề cần thiết và để làm đƣợc điều này thì nhà quản trị cần hiểu rõ về tình hình hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp của mình. Với những tính năng vƣợt trội mà hệ thống ABC mang lại cho nhà quản trị là cung cấp thông tin kế toán chi phí cần thiết một cách kịp thời và chính xác để hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản trị thì việc vận dụng hệ thống ABC vào doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng cần thiết. Nhận thấy vấn đề này nên tác giả đã quyết định chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) – nghiên cứu ở các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP.HCM” để thực hiện. Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm định tính và định lƣợng với sự hỗ trợ từ phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu đƣợc thu thập trong năm 2019 tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP. HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc vận dụng hệ thống ABC bị ảnh hƣởng bởi các nhân tố: (1) sự cạnh tranh, (2) sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao, (3) chất lƣợng của hệ thống công nghệ thông tin, (4) công tác huấn luyện và đào tạo, (5) quy mô doanh nghiệp và (6) mức độ quan trọng của thông tin chi phí. Từ khóa: Kế toán quản trị, hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động, doanh nghiệp sản xuất.
  • 10. ABSTRACT In the context of a fiercely competitive economy today, creating a strong competitive position is a necessary issue and in order to do this, managers need to understand the business situation at his business. With the outstanding features that the ABC system brings to the administrator to provide necessary cost accounting information in a timely and accurate manner to support the making of administrative decisions, the application of the ABC system into the business is a necessary problem. Recognizing this problem, the author decided to choose the topic “The factors affecting the application of Activity-based costing system (ABC) - research in local manufacturing enterprises in Ho Chi Minh City” to implement. The author uses a mixture of qualitative and quantitative research methods with the support from SPSS software to analyze the data collected in 2019 in manufacturing businesses in the Ho Chi Minh city. The research results show that the application of ABC system is influenced by the following factors: (1) competition, (2) the support and participation of senior management, (3) the quality of Information technology systems, (4) training and education, (5) enterprise size, and (6) the importance of cost accounting information. Keywords: Activity – Based Costing, Managerment Accounting, Manufacturing enterprises.
  • 11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề nghiên cứu - Trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, việc tăng cƣờng sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các đối thủ là một điều vô cùng quan trọng và cấp thiết. Nếu doanh nghiệp muốn duy trì vị thế cạnh tranh của mình về thị phần, sản phẩm, chất lƣợng,… thì doanh nghiệp cần phải có một hệ thống quản lý, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của mình. Để đảm bảo rằng, các nhà quản lý luôn cập nhật một cách kịp thời và chính xác nhất các thông tin biến động về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ doanh thu, chi phí, lợi nhuận,… để có thể đƣa ra các quyết định chiến lƣợc tốt nhất thì việc vận dụng một hệ thống kế toán chi phí hiện đại và chuẩn xác hơn so với hệ thống kế toán chi phí truyền thống là một điều vô cùng quan trọng. Do đó, việc vận dụng một hệ thống kế toán chi phí mới – hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động ABC là một việc vô cùng cần thiết. - Hệ thống ABC là hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động đã có quá trình hình thành, phát triển lâu dài và đã đƣợc vận dụng một cách thành công tại rất nhiều doanh nghiệp ở các nƣớc phát triển trên toàn thế giới. Bởi vì những ƣu điểm vƣợt trội hơn hệ thống KTCP thông thƣờng mà hệ thống này mang lại, cụ thể là, phƣơng pháp này đã cung cấp một phƣơng pháp chính xác hơn trong việc ghi nhận cũng nhƣ phân bổ các nguồn lực gián tiếp, các chi phí hỗ trợ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà phƣơng pháp kế toán chi phí truyền thống gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý. Theo kế toán chi phí truyền thống, việc phân bổ các chi phí gián tiếp đƣợc phân bổ thông qua các đối tƣợng chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công. Trong khi đó, với phƣơng pháp kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động, các chi phí gián tiếp đƣợc ghi nhận và phân bổ dựa theo các hoạt động gây nên chi phí. Với phƣơng pháp ghi nhận trực tiếp theo các hoạt động tạo ra chi phí nhƣ vậy sẽ giúp cho việc ghi nhận chi phí gián tiếp
  • 12. 2 phát sinh tại doanh nghiệp đƣợc ghi nhận một cách chính xác và rõ ràng hơn. Để từ đó, góp phần làm cho các thông tin liên quan đến việc ra quyết định sẽ đƣợc cung cấp một cách kịp thời và có độ chuẩn xác cao hơn. Vì vậy, hệ thống này đã đƣợc các nhà quản lý sử dụng tại rất nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu. Tuy nhiên, ở việt nam nói chung và ở tại khu vực có nền kinh tế mũi nhọn nhƣ TP.CHM nói riêng thì hệ thống ABC vẫn chƣa thật sự phổ biến ở tại các doanh nghiệp. - Ngoài ra, do trong quá trình học tập và nghiên cứu, tác giả đã đƣợc biết và có sự quan tâm đặc biệt với hệ thống ABC, với những đặc điểm nổi bật của hệ thống này mang lại mà phƣơng pháp kế toán truyền thống không thể so sánh đƣợc. Mặc dù,việc vận dụng hệ thống này đã đƣợc tiến hành nghiên cứu rất nhiều trƣớc đây. Tuy nhiên, ở khu vực TP. HCM thì hệ thống ABC rất ít đƣợc biết đến. Thêm nữa, tác giả còn nhận thấy rằng, hiện nay, nền công nghệ đang không ngừng phát triển, điển hình là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang nổ ra và nó ảnh hƣỏng đến rất nhiều khía cạnh của xã hội mà trong đó không thể không kể đến đó là mặt kinh tế. Sự cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng tăng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn không ngừng cải tiến, không ngừng phát triển để giữ vững vị thế của mình. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt nhƣ vậy thì việc đƣa ra một quyết định chiến lƣợc chính xác ở tại thời điểm then chốt là điều vô cùng quan trọng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải áp dụng một hệ thống kế toán chi phí mới hiệu quả hơn. Chính vì những điều trên mà tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) – Nghiên cứu ở các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP.HCM.” để thực hiện trong luận văn này. Vì số lƣợng doanh nghiệp doanh nghiệp đang hoạt động tại TP.HCM là rất lớn và hoạt động với rất nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy, tác giả quyết định chọn thực hiện khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất để phù hợp với điều kiện cho phép và nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao hơn.
  • 13. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu và nội dung nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu là đƣợc trình bày cụ thể nhƣ sau: 1. Tìm hiểu, xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng hệ thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp. 2. Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đã đƣợc xác định đến việc vận dụng hệ thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất hàm ý chính sách đến việc vận dụng hệ thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu của luận văn đề ra ở trên, nội dung chính của luận văn cần phải trả lời đƣợc các câu hỏi sau: 1. Các nhân tố nào tác động đến việc vận dụng hệ thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp? 2. Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đƣợc xác định đến việc áp dụng hệ thống kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp? 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: ABC và các nhân tố tác động đến việc vận dụng ACB vào doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Phạm vi nghiên cứu: a. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu vận dụng vào các công ty sản xuất đang hoạt động trên địa bàn TP. HCM. b. Phạm vi về thời gian: Dữ liệu đƣợc khảo sát và nghiên cứu trong giai đoạn năm 2019. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu
  • 14. 4 Nghiên cứu này đƣợc tác giả áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó, để tăng tính bảo đảm sự đúng đắn, tác giả sử dụng phƣơng pháp định tính làm cơ sở giới thiệu các nhân tố ảnh hƣởng trong mô hình nghiên cứu và kiểm định lại các nhân tố trong mô hình nghiên cứu này có cần thiết phải thay đổi hay không tại địa bàn nêu trên. Sau đó, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng nhƣ công cụ chủ yếu, cụ thể: - Thu thập dữ liệu thông qua việc khảo sát, phỏng vấn những ngƣời làm công việc quản lý và kế toán tại các công ty sản xuất trong địa bàn TP.HCM. - Thực hiện phân tích dữ liệu thu thập đƣợc từ việc khảo sát, phỏng vấn tại các công ty bằng phần mềm SPSS. 5. Đóng góp mới của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng hệ thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn TP.HCM nói riêng. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị góp phần tăng khả năng áp dụng ABC vào tổ chức KT chi phí và quản lý chi phí SXKD tốt hơn, cung cấp các thông tin kế toán chi phí cho các nhà quản lý một cách kịp thời và chính xác hơn. Từ đó, có cơ sở đúng đắn để đề ra các chƣơng trình, chiến lƣợc cũng nhƣ các quyết định kinh doanh chính xác hơn. 6. Kết cấu của luận văn Phần mở đầu Phần này bao gồm các vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, đóng góp mới của nghiên cứu và kết cấu của luận văn. Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu trƣớc có liên quan về việc vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) Chƣơng này sẽ tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam liên quan về việc áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động, từ đó, đƣa
  • 15. 5 ra đƣợc những kết quả đạt đƣợc và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để có thể đƣa ra đƣợc khe hỏng nghiên cứu cho luận văn. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết Chƣơng này trình bày các khái niệm, thuật ngữ quan trọng và các lý thuyết nền tảng có liên quan, kết hợp cơ sở lý thuyết này và tổng quan nghiên cứu ở chƣơng 1, đề xuất mô hình nghiên cứu và phát triển giả thuyết nghiên cứu. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng này trình bày các nội dung về quy trình nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, kỹ thuật phân tích dữ liệu và thiết kế nghiên cứu. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chƣơng này trình bày các phân tích và bàn luận về kết quả nghiên cứu. Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý Chƣơng này đƣa ra nhận xét chung và trên cơ sở đó, đề xuất các kiến nghị đối với các đối tƣợng liên quan đến việc vận dụng hệ thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM hiện nay.
  • 16. 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC CÓ LIÊN QUAN VỀ VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) Nội dung chính của chƣơng này, tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quan đến việc vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động ABC, để trên cơ sở đó tác giả tìm ra khe hỏng nghiên cứu đề xuất hƣớng nghiên cứu cho luận văn, vì vậy, nội dung chƣơng này bao gồm: - Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu; - Khe hỏng nghiên cứu; - Nhận xét. 1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới Có khá nhiều các nghiên cứu liên quan đến hệ thống ABC ở các góc độ tiếp cận khác nhau và đã đƣợc công bố trên các tạp chí khoa học hàng đầu thế giới nhƣ nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự lựa chọn áp dụng hệ thống ABC hay là nghiên cứu việc triển khai hệ thống ABC tại một tổ chức cụ thể. Do đó, tác giả sẽ tiến hành thống kê một số nghiên cứu đã đƣợc công bố trong những năm gần đây nhằm chỉ ra xu hƣớng nghiên cứu và áp dụng hệ thống ABC trên toàn thế giới, cụ thể nhƣ sau: Nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu của(Ruhanita Maelah, 2007) “Factors influencing activity based costing (ABC) adoption in manufacturing industry”. Nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Kuala Lumpur (KLSE) và các doanh nghiệp sản xuất đa quốc gia đang hoạt động tại Malaysia. Đồng thời, đề ra mô hình nghiên cứu với sự tác động của bảy nhân tố đến việc áp dụng ABC, nhƣng kết quả cho thấy rằng, chỉ có ba nhân tố có tác động tích cực, bao gồm: (1) Thông tin kế toán chi phí có ảnh hƣởng đến việc ra quyết định; (2) Sự hỗ trợ của tổ chức (quản lý doanh nghiệp và các phòng ban); (3) Đo lƣờng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhóm tác giả còn chỉ ra rằng việc áp dụng ABC tại Malaysia tại thời điểm
  • 17. 7 nghiên cứu là còn rất thấp, chỉ chiếm tỷ lệ 36% trong số tổng các doanh nghiệp đƣợc khảo sát và việc triển khai ABC chỉ đang ở giai đoạn ban đầu. Nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu của (Al-Omiri and Drury, 2007) “A survey of factors influencing the choice of product costing systems in UK organizations.” Al-Omiri và Drury đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến lựa chọn hệ thống ABC của các tổ chức ở vƣơng quốc Anh và nghiên cứu này đã đƣợc công bố trên tạp chí Management Accounting Research vào năm 2007. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng trong chín nhân tố đƣợc đƣa ra thì có tới sáu nhân tố tác động tích cực đến việc lựa chọn hệ thống ABC của các tổ chức tại Anh. Các nhân tố đƣợc đề cập đến trong bài nghiên cứu này bao gồm: (1) Tầm quan trọng của thông tin chi phí; (2) qui mô doanh nghiệp là có mức tác động quan trọng; (3) Mức độ cạnh tranh và (4) ngành nghề kinh doanh là nhân tố ảnh hƣởng đến việc chấp nhận hoặc không chấp nhận ABC; (5) Mức độ sử dụng các kỹ thuật sáng tạo trong kế toán quản trị và (6) mức độ sử dụng các kỹ thuật sản xuất tinh gọn thì nhóm tác giả cho rằng nó có sự ảnh hƣởng đáng kể đến việc vận dụng ABC trong các tổ chức. Các biến khác đƣợc đƣa ra trong mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả là (7) chất lƣợng công nghiệp thông tin; (8) sự đa dạng của sản phẩm và (9) cấu trúc chi phí thì không có ảnh hƣởng đáng kể đến việc vận dụng ABC. Đồng thời, để kiểm tra đƣợc mối quan hệ của các biến dự đoán, sự tinh vi của hệ thống kế toán chi phí và các đặc điểm của hệ thống kế toán giá thành sản phẩm, nhóm tác giả đã đề ra bốn công cụ đo lƣờng khác nhau thay vì chỉ sử dụng việc áp dụng hay không áp dụng hệ thống ABC để làm thƣớc đo nhƣ các nghiên cứu đi trƣớc. Nghiên cứu thứ ba: Nghiên cứu của (Ahmadzadeh, Etemadi et al., 2011) “Exploration of Factors influencing on Choice the Activity Based Costing System in Iranian Organizations”. Tác giả đã thực hiện nghiên cứu này vào năm 2009, tại hơn 170 doanh nghiệp đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran. Các tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy Logistic, mô hình nghiên cứu và đo lƣờng các biến và kiểm định mức độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Trong bày nghiên cứu này, tác giả
  • 18. 8 đã sử dụng mô hình hồi quy Logistic với phần mền SPSS. Mô hình này đƣợc áp dụng khi biến phụ thuộc chỉ có hai kết quả và chỉ nhận một giá trị là 0 hoặc 1, trong đó 1 tƣơng ứng với việc có phụ thuộc và 0 tƣơng ứng với việc không phụ thuộc. Trong bài này, tác giả đã nghiên cứu sự ảnh hƣởng của năm nhân tố đến ABC là: (1) Ngành nghề hoạt động, (2) Quy mô của tổ chức, (3) Cấu trúc chi phí, (4) Mức độ quan trọng của thông tin chi phí và (5) Sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp tại Iran chịu ảnh hƣởng tích cực của nhân tố ba trong số năm nhân tố đã đề ra trong mô hình nghiên cứu ban đầu là: Cấu trúc chi phí, Mức độ quan trọng của thông tin chi phí, Sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ. Nghiên cứu thứ tƣ:Nghiên cứu của (Appah, Ebimobowei et al., 2013) “Analysis of factors influencing activity based costing application in the hospatality industry in Yenagoa, Nigeria”. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại các doanh nghiệp hoạt động trong ngành khách sạn tại Yenagoa, Nigeria nhằm xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến việc ứng dụng chi phí dựa trên hoạt động trong lĩnh vực này. Dữ liệu đƣợc sử dụng trong bài bao gồm cả hai loại dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp bao gồm các sách, báo, tạp chí, các tài liệu nghiên cứu chƣa đƣợc công bố và internet. Dữ liệu sơ cấp bao gồm phỏng vấn và một bảng câu hỏi khảo sát đƣợc gửi đến 250 ngƣời là những ngƣời làm công việc quản lý và kế toán tại 50 khách sạn ở Yenagoa, Nigeria. Kết quả đã thu về đƣợc 165 phiếu khảo sát đạt yêu cầu trên tổng số 250 bảng câu hỏi gửi đi. Trong bài nghiên cứu này, các tác giả đã đƣa ra năm nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng ABC nhƣ sau: (1) khả năng sai lệch về giá, (2) mức độ hữu dụng của thông tin kế toán, (3) sự hỗ trợ của các nhà quản lý cấp cao, (4) quản lý đo lƣờng hiệu quả hoạt động, (5) đào tạo và huấn luyện. Kết quả bài nghiên cứu này cho thấy cả 5 nhân tố trên đều ảnh hƣởng đến việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng.
  • 19. 9 Ngoài ra, kết quả còn cho thấy từ các mẫu khảo sát đƣợc thu thập là hầu hết các khách sạn đều không áp dụng ABC và việc áp dụng ABC vào ngành khách sạn cũng còn ở giai đoạn sơ khai. Các tác giả còn đƣa ra nhận định là cần có việc đầu tƣ vào các quỹ để đào tạo và huấn luyện, phát triển phần mền và phần cứng và sự cam kết thực hiện của các nhân viên trong ngành dịch vụ khách hàng. Ngoài các nghiên cứu gần đây đƣợc thực hiện tổng hợp trình bày nhƣ trên thì tác giả xin trình bày lƣớt qua những nghiên cứu đã đƣợc thực hiện trong giai đoạn trƣớc đó nhƣ sau: Một nghiên cứu khác của (Khandwalla, 1972) “The Effect of Different Types of Competition on the Use of Management Controls” đƣợc thực hiện vào năm 1972, dữ liệu khảo sát đƣợc lấy từ 92 doanh nghiệp sản xuất đang hoạt động ở Mỹ ở thời điểm đó. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng yếu tố cạnh tranh có ảnh hƣởng tích cực đến việc quản lý trong doanh nghiệp, cụ thể các yếu tố sau: cạnh tranh về giá, cạnh tranh về sản phẩm, cạnh tranh về marketing và cạnh tranh về phân phối và khuyến mãi. Một nghiên cứu khác của (Cagwin and Bouwman, 2002) đã nghiên cứu về sự cải thiện hiệu suất tài chính có liên quan đến việc sử dụng thông tin chi phí dựa trên hoạt động (ABC), kết quả nghiên cứu này cho thấy thực sự có mối quan hệ tích cực giữa ABC và sự cải tiến trong ROI. Trong đó, nghiên cứu cũng đã đề ra nhóm ba nhân tố tác động đến việc áp dụng ABC trong các doanh nghiệp là mức độ quan trọng của thông tin chi phí trong việc ra quyết định; giảm giá thành sản phẩm và dự báo cho doanh nghiệp. Thêm nữa, vào năm 1995, nhà nghiên cứu Michael D. Shields đã công bố bài nghiên cứu của mình mang tên “An empirical analysis of firms' implementation experiences with activity-based costing” (Shields, 1995). Dữ liệu khảo sát đƣợc thực hiện tại 143 doanh nghiệp. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra rằng việc áp dụng ABC bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố nhƣ hành vi, tổ chức và kỹ thuật tại doanh nghiệp.
  • 20. 10 Nhƣ vậy, trên thế giới cũng đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu có liên quan đến việc vận dụng ABC tại các doanh nghiệp. Trong đó, mỗi nghiên cứu thƣờng tập trung vào một hoặc vài nhóm nhân tố có tác động đến việc vận dụng ABC nhƣ: sự cạnh tranh, mức độ quan trọng của thông tin chi phí, chất lƣợng công nghệ thông tin, công tác đào tạo và huấn luyện,… Hầu hết các nghiên cứu đã sử dụng mô hình hàm hồi quy Logistic ((Ahmadzadeh, Etemadi et al., 2011), (Ruhanita Maelah, 2007), (Appah, Ebimobowei et al., 2013), (Shields, 1995)) và có nghiên cứu sử dụng cả hai loại dữ liệu sơ cấp và thứ cấp ((Appah, Ebimobowei et al., 2013)). 1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, chủ đề liên quan đến việc vận dụng ABC vào các doanh nghiệp cũng đang ngày càng đƣợc quan tâm và thực hiện nghiên cứu, các công trình nghiên cứu này cụ thể nhƣ sau: Nghiên cứu thứ nhất:Nghiên cứu của TS. Bùi Thị Minh Hải “Rào cản và khó khăn trong áp dụng kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC)”. (Bùi Thị Minh Hải, 2012) Nội dung bài nghiên cứu đƣợc chia thành 4 nội dung chính: quá trình chuyển đổi từ kế toán truyền thống sang kế toán chi phí theo cơ sở hoạt động, thực tế áp dụng kế toán chi phí theo cơ sở hoạt động ở các nƣớc trên thế giới, các rào cản và khó khăn cho việc áp dụng kế toán chi phí theo cơ sở hoạt động tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra từ nghiên cứu này. Kết quả đạt đƣợc từ nghiên cứu này là tác giả đã tìm ra 3 nhóm nhân tố là rào cản và khó khăn trong việc áp dụng ABC ở Việt Nam, bao gồm: các vấn đề kỹ thuật, các vấn đề hành vi và các vấn đề về hệ thống. Và từ đó, tác giả đã đƣa ra tín hiệu cho các doanh nghiệp ở Việt Nam là các doanh nghiệp có nhiều dòng sản phẩm và dịch vụ khác, chi phí gián tiếp chiếm tỷ trọng cao, đa dạng kênh phân phối, sự yếu kém của hệ thống kế toán chi phí hiện tại và áp lực cạnh tranh thị trƣờng ngày càng cao. Thêm vào đó, tác giả còn đƣa ra thêm một yếu tố cần thiết để áp dụng ABC là một đội ngũ trực tiếp tham gia vận hành ABC.
  • 21. 11 Nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu của Trần Tú Uyên “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng khả năng áp dụng phƣơng pháp kế toán chi phí theo hoạt động (ABC) trong các doanh nghiệp dƣợc phẩm Việt Nam”. (Trần Tú Uyên, 2016) Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu sự ảnh hƣởng của 7 nhân tố đến việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp dƣợc phẩm tại Việt Nam. Các nhân tố bao gồm: Quy mô doanh nghiệp, đầu tƣ nƣớc ngoài, cấu trúc chi phí, sự đa dạng của sản phẩm, năng lực cạnh tranh, mức độ quan trọng của thông tin và mức độ tự động hóa. Tác giả cũng đã sử dụng mô hình hồi quy Logistic để phân tích sự ảnh hƣởng của các nhân tố này. Kết quả bài nghiên cứu này cho thấy việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp dƣợc Việt Nam không bị ảnh hƣởng bởi sự đầu tƣ nƣớc ngoài mà chỉ bị phụ thuộc vào các nhân tố còn lại nhƣ đã đề cập phía trên. Nghiên cứu thứ ba: Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hƣng (2017) “Những nhân tố cản trở đến vận dụng phƣơng pháp phân bổ chi phí ƣớc tính theo mức độ hoạt động trong các doanh nghiệp Việt Nam”.(Nguyễn Việt Hƣng, 2017) Tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát theo thang đo Linkert 5 mức độ và tiến hành khảo sát các giám đốc tài chính, kế toán trƣởng và kế toán tổng hợp tại các công ty. Tác giả cũng đã sử dụng hệ số tƣơng quan biến tổng và hệ số Cronbach Alpha để đánh giá mức độ tin cậy của thang đo, nếu hệ số tƣơng quan biến tổng bé hơn 0.3 và hệ số Cronbach Alpha bé hơn 0.6 thì sẽ loại biến đo lƣờng đó. Sau đó, tác giả sẽ sử dụng mô hình hồi quy Logistic để đánh giá mức độ tác động của các biến đo lƣờng trong mô hình đã đề ra. Kết quả phân tích cho thấy, có đến 10 nhân tố có tác động cản trở đến việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp, bao gồm: (1) Hạn chế nhận thức về phƣơng pháp ABC; (2) Hạn chế nguồn nhân lực ảnh hƣởng đến thiết kế phƣơng pháp ABC; (3) Tâm lý ngại sự thay đổi; (4) Chiến lƣợc kinh doanh không liên quan đến ABC; (5) Thiếu sự ủng hộ của lãnh đạo; (6) Hạn chế về kỹ thuật vận dụng; (7) Huấn luyện và đào tạo ảnh hƣởng đến ABC; (8) Cấu trúc tổ chức công ty không phù hợp
  • 22. 12 với ABC; (9) Xây dựng mục tiêu từng giai đoạn, gắn với khen thƣởng; (10) Hạn chế vận dụng ABC vào doanh nghiệp. Một nghiên cứu của Bùi Minh Nguyệt (2014) “Vận dụng phƣơng pháp tính giá trên cơ sở hoạt động (ABC) phục vụ cho việc ra quyết định chiến lƣợc tại Công ty TNHH Ý Chí Việt” (Nguyệt, 2014). Tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng hiện tại của doanh nghiệp và đề xuất các nhân tố để có thể triển khai thành công hệ thống ABC, bao gồm: sự hỗ trợ của hệ thống thông tin tại doanh nghiệp, xác định các trung tâm chi phí và tiêu thức phân bổ cụ thể của nó. 1.2. Nhận xét và xác định khe hỏng nghiên cứu Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố trên thế giới, có thể nhận thấy rằng, việc áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) là một vấn đề đã và đang rất đƣợc quan tâm bởi các nhà nghiên cứu. Vì vậy, hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này trên thế giới, ở khu vực các nƣớc có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, xét đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về vấn đề này, chủ yếu các nghiên cứu chỉ tập trung vào việc nghiên cứu cách ứng dụng ABC tại một doanh nghiệp cụ thể. Có rất ít nghiên cứu mang tính chất áp dụng rộng rãi cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, chủ đề này vẫn còn rất hạn chế, qua sự tổng hợp của tác giả thì chỉ có một vài nghiên cứu nhƣ nghiên cứu của Trần Tú Uyên (2016), Nguyễn Việt Hƣng (2017) và TS. Bùi Minh Hải (2012) thực hiện về vấn đề này. Đối với các nghiên cứu về chủ đề này đƣợc thực hiện tại Việt Nam, tác giả đã tổng quan các công trình nghiên cứu ở Việt Nam nhƣ phần trên, tác giả có một vài nhận xét nhƣ sau: - Tại Việt Nam các nghiên cứu về chủ đề hệ thống ABC đƣợc thực hiện chậm và rời rạc hơn so với các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu dành nhiều thời gian hơn để quan tâm đến chủ đề này. - Bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc, tại Việt Nam số lƣợng các nghiên cứu liên quan chủ đề này vẫn còn rất ít và thực tế vẫn hệ thống ABC vẫn chƣa đƣợc
  • 23. 13 vận dụng một cách rộng rãi tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP. HCM. Nhƣ vậy, từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, có thể nói rằng, tại Việt Nam các nghiên cứu liên quan đến việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến việc áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại các doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết. Các nhà nghiên cứu đi sau cần tiếp tục kế thừa và phát huy các công trình nghiên cứu trƣớc để tiếp tục tiến hành làm rõ hơn các bằng chứng thực nghiệm, các rào cản, hạn chế từ các nghiên cứu đã đƣợc công bố trƣớc đó, từ đó, đƣa ra các giải pháp, kiến nghị để giải quyết các vấn đề, câu hỏi thời sự còn chƣa đƣợc giải đáp trong thời buổi kinh tế đang dần hội nhập với thế giới nhƣ hiện nay tại Việt Nam.
  • 24. 14 Kết luận chƣơng 1 Một nội dung khá cần thiết của luận văn đã đƣợc trình bày ở chƣơng này đó là tổng quan về các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam liên quan đến việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại các doanh nghiệp. Qua nội dung này chúng ta thấy đƣợc rằng, chủ đề này đã đƣợc các rất nhiều các nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt quan tâm và tiến hành thực hiện, kết quả đạt đƣợc đã cung cấp một nền tảng cơ bản các lý thuyết nền và làm cơ sở lý luận cho các nghiên cứu vận dụng sau đó. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì các nhà nghiên cứu mới bắt đầu nghiên cứu chủ đề này trong những năm gần đây, do đó, số lƣợng các nghiên cứu về chủ đề này còn khá ít và chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp. Vì vậy, theo tác giả cần có một công trình nghiên cứu liên quan đến việc tìm hiểu các nhân tố tác động đến việc vận dụng hệ thống ABC tại các doanh nghiệp ở khu vực TP. HCM hiện nay nhằm đáp ứng mục tiêu không ngừng đổi mới để phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới của nƣớc ta. Chƣơng kế tiếp sẽ phân tích các lý thuyết nền tảng để trên cơ sở kết hợp với kết quả của chƣơng này, tác giả sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu của luận văn.
  • 25. 15 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Nội dung chính của chƣơng này, tác giả sẽ phân tích các lý thuyết nền tảng có liên quan, dựa trên cơ sở đó kết hợp với sự tổng quan các nghiên cứu ở chƣơng 1, làm nền tảng để tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Vì vậy, nội dung chƣơng này bao gồm: - Tổng quan về lý thuyết hệ thống ABC; - Lý thuyết nền tảng liên quan đến nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ thống ABC. 2.1. Tổng quan về lý thuyết hệ thống ABC 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống ABC Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ABC đƣợc chia thành 4 giai đoạn nhƣ sau:  Giai đoạn 1: Là giai đoạn đầu trong quá trình hình thành hệ thống ABC nên còn rất nhiều hạn chế, ở giai đoạn này, hệ thống ABC đƣợc bắt đầu nghiên cứu mô hình cụ thể, chủ yếu dựa trên hệ thống kế toán chi phí truyền thống. Hệ thống ABC đƣợc xem là một phiên bản phức tạp hơn nhằm mục đích cải tiến và nâng cao tính chính xác của chi phí, phân loại chi phí gián tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm theo các đối tƣợng liên quan phát sinh chi phí. Nguồn: (Noreen, 1991)  Giai đoạn 2: Hệ thống ABC tập trung vào chi phí của toàn bộ quy trình sản xuất, hoạt động kinh doanh thay vì chỉ tập trung vào chi phí của từng sản phẩm nhƣ ở giai đoạn trƣớc đó. Ở giai đoạn này, hệ thống ABC đã tập trung vào nhận diện các hoạt động và mối quan hệ giữa chúng với chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích phân bổ chi phí sản xuất chung chính xác hơn để đƣa ra các
  • 26. 16 chiến thuật, các quyết định kinh doanh phù hợp và đồng thời, nâng cao năng suất sản xuất, hiệu quả trong quản trị điều hành. Nguồn: (Turney, 2010)  Giai đoạn 3: Mô hình ABC tiếp tục đƣợc nghiên cứu và phát triển mở rộng từ các mối quan hệ giữa chi phí phát sinh với các hoạt động bên trong và lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống ABC trên cơ sở hoạt động của toàn bộ hệ thống hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, tập hợp và phân bổ chi phí theo các tiêu thức mới, liên tục cập nhật các thông tin khi có bất kỳ sự thay đổi nào của thị trƣờng, khách hàng, hay hệ thống sản xuất, nhà cung ứng. Đồng thời, cải tiến mô hình ABC nhằm để giải quyết các hạn chế về mặt kỹ thuật (xác định các thay đổi của hoạt động), về mặt kinh tế (ngân sách), cụ thể là mô hình Time – Driven Activity – Based Costing (TDABC) của (Kaplan, 2004), Mô hình ABC phân bổ theo tiêu thức thời gian (time-driven). Nguồn: (Kaplan, 2004).  Giai đoạn 4: Mô hình ABC đã trở thành công cụ chính cung cấp thông tin về tài chính, về toàn bộ hoạt động để đo lƣờng và đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể là mô hình ABC cung cấp thông tin để xây dựng các mục tiêu, các dự toán linh hoạt chính xác hơn, đồng thời dựa trên thông tin mà mô hình ABC cung cấp, các nhà quản trị có thể quản trị một cách hiệu quả nhân sự, lao động trong từng công việc, hoạt động của công ty. Theo nghiên cứu của (Needy, Nachtmann, Roztocki, Warner, & Bidanda, 2003) thì đến cuối những năm 80s, ABC dã đƣợc giới thiệu và triển khai thực hiện ở nhiều công ty lớn. Sau đó đến đầu thế kỷ XXI, dƣới áp lực của sự cạnh tranh gây gắt của nền kinh tế, các DNNVV cũng đã bắt đầu áp dụng mô hình ABC vì nhận thấy đƣợc các ƣu điểm mà mô hình này mang lại (Gunasekaran et al., 1999). 2.1.2. Vai trò hệ thống ABC
  • 27. 17 Activity Analysis Activity Cost Analysis ABC  Dƣới góc độ kế toán: Hệ thống ABC là hệ thống kế toán không nhằm mục tiêu phân bổ chi phí chung đến từng sản phẩm mà là hệ thống đo lƣờng và phân bổ chi phí nguồn lực đến các hoạt động hỗ trợ sản xuất và phân phối sản phẩm (Kaplan & Atkinson, 1998).  Dƣới góc độ nhà quản trị doanh nghiệp: Theo (Gosselin & Lavae, 1997) hệ thống ABC là một bộ phận đóng góp vai trò quan trọng trong việc quản trị hoạt động và cung cấp thông tin cho việc ra quyết định. Hệ thống ABC là hệ thống cung cấp thông tin chi phí chi tiết nhất và mang tính chính xác cao hơn so với phƣơng pháp kế toán chi phí truyền thống (Cooper, 1988). Hình 2.1. Mô hình ba cấp độ của quản trị hoạt động. Hình 2.1. Mô hình ba cấp độ của quản trị hoạt động. Nguồn: (Gosselin & Lavae, 1997) trang 106 Điều này có thể thấy rằng với nhà quản trị doanh nghiệp thì việc cung cấp thông tin kịp thời và chính xác từ hệ thống ABC là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc ra quyết định, góp phần cải thiện hiệu quả của việc kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.3. Nội dung hệ thống ABC Theo quan điểm hệ thống ABC thì nguồn lực của doanh nghiệp đƣợc sử dụng cho hai mục đích chính (1) một là sử dụng để sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp; (2) hai là sử dụng cho các hoạt động khác phục vụ trong quá trình sản xuất. Và từ đó, mục tiêu chính của hệ thóng ABC đƣợc vạch ra là đo lƣờng và phân bổ chi phí nguồn lực đến các hoạt động hỗ trợ cho quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm.
  • 28. 18 Nguồn lực Quan điểm về quá trình hoạt động Trình điều khiển nguồn lực Trung tâm chi phí Hoạt động Đo lƣờng thành quả Trình điều khiển hoạt động Chủ thể sử dụng nguồn lực Nội dung chính của hệ thống ABC đƣợc thể hiện qua hai sơ đồ nhƣ sau: Quan điểm phân bổ chi phí Sơ đồ 2.1. Mô hình hai chiều của ABC Nguồn: Tsai, 1998, trang 728 GIAI ĐOẠN 1 Nguồn lực Trung tâm hoạt động Trình điều khiển nguồn lực Hoạt động và chi phí hoạt động chung Nhân tố chi phí GIAI ĐOẠN 2 Trình điều khiển hoạt động Đối tƣợng chịu chi phí
  • 29. 19 Sơ đồ 2.2. Các bƣớc phân bổ chi phi phí theo quan điểm ABC Nguồn: Tsai, 1998, trang 729 2.1.4. Qui trình thực hiện hệ thống ABC Dựa theo nghiên cứu của (Kaplan & Atkinson, 1998), qui trình thực hiện hệ thống ABC bao gồm 5 bƣớc nhƣ sau:  Bƣớc 1: Xác định các hoạt động, nguồn lực liên quan đến hoạt động và đo lƣờng chi phí sử dụng nguồn lực. Trong thiết kế hệ thống ABC, xác định các hoạt động là xác định các nguyên nhân gây nên chi phí, đây là bƣớc rất quan trọng. Việc này thƣờng đƣợc hiện bằng việc phỏng vấn các nhân viên và tổng kết các hoạt động chính trong toàn bộ quá trình làm việc của họ. Sau đó, để đơn giản, tiết kiệm, danh sách dài các hoạt động của nhân viên sẽ đƣợc rút gọn bằng cách kết hợp các hoạt động tƣơng đồng thành một hoạt động chung. Và lƣu ý rằng, các hoạt động khi đƣợc kết hợp với nhau cần chú ý đến tính tƣơng thích – tƣơng thích về mục tiêu, cấp độ và phạm vi của hoạt động. Ngoài ra, việc xác định các nguồn lực sử dụng liên quan đến các hoạt động cũng là một công việc rất quan trọng vì nó ảnh hƣởng đến các thƣớc đo nguồn lực, đo lƣờng chi phí sử dụng nguồn lực. Công việc này thƣờng đƣợc thực hiện thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa các nguồn lực với hoạt động hay nhóm hoạt động. Về cơ bản, tùy theo mục tiêu thiết kế của hệ thống ABC mà các chi phí đƣợc xác định có thể là chi phí sản xuất chung, chi phí ngoài sản xuất, hay chi phí bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các hoạt động và các nguồn lực gây nên chi phí có thể đƣợc chia theo các thƣớc đo phổ biến nhƣ sau: (1) thực hiện sản xuất, kinh doanh theo dòng sản phẩm, lô sản phẩm, từng sản phẩm, hay (2) liên quan đến việc hỗ trợ, phục vụ sản xuất, bán hàng, quản lý,… Sau khi xác định đƣợc các hoạt động, các nguồn lực và thƣớc đo thích hợp, chi phí nguồn lực sử dụng cho từng hoạt động hay nhóm hoạt động liên quan sẽ
  • 30. 20 đƣợc xác định. Phạm vi đo lƣờng sẽ đƣợc xác định khác nhau tùy theo mục tiêu của hệ thống ABC.  Bƣớc 2: Tập hợp các chi phí sản xuất chung theo từng hoạt động tạo ra chi phí. Sau khi thực hiện xong bƣớc 1, các hoạt động, các nguồn lực, phạm vi chi phí đã đƣợc xác định cụ thể, chi phí đƣợc tập hợp theo từng hoạt động hay nhóm hoạt động. Các hoạt động tạo ra chi phí sẽ đƣợc chia thành hai nhóm dựa trên mối quan hệ của chúng với đối tƣợng chịu chi phí là nhóm có liên quan trực tiếp và nhóm liên quan gián tiếp. Vì vậy, tất cả các chi phí phát sinh sẽ đƣợc tập hợp theo hai nhóm này. Cụ thể nhƣ sau: - Tập hợp chi phí cho những hoạt động có liên quan trực tiếp đến đối tƣợng chịu chi phí nhƣ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. - Tập hợp chi phí cho những hoạt động có liên quan gián tiếp đến đối tƣợng chịu chi phí nhƣ chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý chung,… Với nhóm này, chi phí sẽ đƣợc nhóm ở những phạm vi quản lý khác nhau nhƣ phạm vi từng lô sản phẩm, từng dòng sản phẩm hay phạm vi từng phân xƣởng hay phạm vi toàn doanh nghiệp.  Bƣớc 3: Tính hệ số phân bổ chi phí theo từng hoạt động đã đƣợc xác định trƣớc đó. Hệ số phân bổ đƣợc xác định riêng theo từng hoạt động, theo nhóm hoạt động và theo cơ cở phân bổ tƣơng ứng. Vì vậy, số lƣợng hệ số phân bổ sẽ tƣơng đƣơng với số hoạt động và nhóm hoạt động đƣợc xác định tại doanh nghiệp. Hệ số phân bổ = Tổng chi phí / Tổng cơ sở phân bổ.  Bƣớc 4: Tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tƣợng chịu chi phí dựa trên hệ số phân bổ và mức sử dụng kết quả từ đối tƣợng chịu chi phí. Đối tƣợng chịu chi phí là những đối tƣợng gánh chịu chi phí, những đối tƣợng dẫn đến các hoạt động diễn ra, thông thƣờng gồm sản phẩm, đơn hàng,
  • 31. 21 dịch vụ, khách hàng. Việc ghi nhận chi phí cho từng đối tƣợng chịu chi phí dựa trên mối liên quan giữa hoạt động với đối tƣợng chịu chi phí, hệ số phân bổ của hoạt động và mức sử dụng các hoạt động. Chi phí đƣợc ghi nhận cho một đối tƣợng chịu chi phí đƣợc thể hiện theo công thức sau: Chi phí phân bổ cho đối tƣợng (i) = ∑(Hệ số phân bổ x Mức sử dụng)  Bƣớc 5: Lập báo cáo chi phí của từng đối tƣợng theo hoạt động phát sinh chi phí. Báo cáo này đƣợc trình bày chi phí theo từng hoạt động phát sinh ra nó. Báo cáo này có thể đƣợc lập theo từng phạm vi và thƣớc đo khác nhau, tùy theo mục tiêu quản trị của nhà quản lý doanh nghiệp. 2.1.5. Hình thức thể hiện trong ứng dụng hệ thống ABC Dựa theo nghiên cứu của (Kaplan & Atkinson, 1998), hệ thống ABC đƣợc tiếp cận theo hai hình thức là giản đơn và đầy đủ.  Hình thức tiếp cận giản đơn: Các bƣớc tiến hành tính giá thành phẩm của hoạt động sản xuất bao gồm: - Xác định các hoạt động, nguồn lực sử dụng, chi phí sử dụng nguồn lực liên quan đến các hoạt động sản xuất. - Tập hợp chi phí sản xuất, chi phí sản xuất chung theo từng hoạt động gây nên chi phí. - Tính hệ số phân bổ cho từng hoạt động sản xuất, nhóm hoạt động sản xuất. - Phân bổ chi phí, chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm sản xuất ra. - Lập báo cáo chi phí sản xuất của từng sản phẩm theo nguyên nhân phát sinh chi phí.  Hình thức tiếp cận đầy đủ: Các bƣớc tiến hành tính chi phí cả quy trình hoạt động kinh doanh.
  • 32. 22 - Xác định các hoạt động, trung tâm hoạt động và các nguồn lực sử dụng liên quan đến các hoạt động, trung tâm hoạt động và đo lƣờng chi phí sử dụng nguồn lực của các hoạt động, trung tâm hoạt động kinh doanh. - Tập hợp chi phí theo từng hoạt động, trung tâm hoạt động. - Tính hệ số phân bổ chi phí theo từng hoạt động, trung tâm hoạt động. - Phân bổ chi phí cho từng đối tƣợng chịu chi phí nhƣ: sản phẩm, dịch vụ, khách hàng. - Lập báo cáo chi phí theo từng sản phẩm, dịch vụ, khách hàng theo nguyên nhân phát sinh chi phí. 2.2. Lý thuyết nền ảnh hƣởng đến nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng ABC 2.2.1. Lý thuyết dự phòng Lý thuyết dự phòng đƣợc hình thành và phát triển từ những năm 1960, lý thuyết này đƣợc sử dụng rất phổ biến và là một trong những lý thuyết rất quan trọng trong nghiên cứu kế toán quản trị. Lý thuyết dự phòng tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa kế toán quản trị doanh nghiệp với môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu suất của một tổ chức phụ thuộc vào sự phù hợp với cơ cấu tổ chức của nó và các biến theo ngữ cảnh nhƣ môi trƣờng, chiến lƣợc, công nghệ, quy mô, văn hóa (Chenhall, 2007). Theo lý thuyết dự phòng trong bài nghiên cứu này, tác giả áp dụng để làm cơ sở lý luận cho các nhân tố sự cạnh tranh, quy mô doanh nghiệp và chất lƣợng của hệ thống công nghệ thông tin. 2.2.2. Lý thuyết tâm lý Lý thuyết tâm lý đã đƣợc áp dụng vào lĩnh vực nghiên cứu kế toán quản trị hơn 50 năm. Lý thuyết này nhấn mạnh vai trò con ngƣời trong tổ chức, quan điểm của nhóm này cho rằng năng suất lao động không chỉ do yếu tố vật chất quyết định mà còn do nhu cầu tâm lý xã hội của con ngƣời "Vấn đề tổ chức là vấn đề con ngƣời".
  • 33. 23 Do đó, trong bài nghiên cứu này, tác giả cho rằng, việc áp dụng ABC có liên quan đến sự hỗ trợ và tham gia của các quản lý cấp cao, quá trình huấn luyện và đào tạo. 2.2.3. Lý thuyết hệ thống Lý thuyết hệ thống đƣợc ra đời vào năm 1960 bởi (Vodácek,1998) và đã trải qua 3 giai đoạn phát triển. Lý thuyết này chủ yếu tập trung nghiên cứu và tìm hiểu về sự tác động của hệ thống thông tin trong việc ảnh hƣởng đến những yêu cầu quản trị, các mục tiêu và sứ mệnh của một doanh nghiệp. Do đó, tác giả đã sử dụng lý thuyết này để làm cơ sở cho rằng mức độ áp dụng các thông tin chi phí trong việc đƣa ra quyết định có ảnh hƣởng đến việc áp dụng ABC. 2.3. Những nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống ABC vào các doanh nghiệp sản xuất Sau khi tổng hợp lý thuyết và các nghiên cứu đi trƣớc, tác giả đề xuất các nhân tố tác động đến việc vận dụng ABC vào các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP. HCM nhƣ sau: - Sự cạnh tranh: là nhân tố đầu tiên tác động đến sự vận dụng hệ thống ABC. Theo (Charaf & Bescos, 2013), việc chịu nhiều áp lực cạnh tranh sẽ thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng cải tiến hệ thống kế toán chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. - Mức độ quan trọng của thông tin chi phí: là nhân tố thứ hai tác động đến vận dụng hệ thống ABC. Theo các nghiên cứu đã đƣợc công bố của (Maelah, 2007); (Al-Omiri & Drury, 2007); (Author & Binaebi, 2013) và (Ahamadzadeh et al., 2011) cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa việc chấp nhận hệ thống ABC và thông tin chi phí. - Sự huấn luyện và đào tạo: là nhân tố thứ ba tác động đến việc vận dụng hệ thống ABC. Nhân viên kế toán là những ngƣời trực tiếp triển khai hệ thống ABC vào thực tiễn của doanh nghiệp, do đó, họ cần có kiến thức về ABC, hiểu rõ quy trình cách thức vận hành của hệ thống.
  • 34. 24 - Chất lƣợng của hệ thống công nghệ thông tin: là nhân tố thứ tƣ tác động đến việc vận dụng hệ thống ABC. Theo (Drury & Tayles, 1994), mức độ phức tạp của hệ thống kế toán chi phí sẽ tác động đến chất lƣợng của hệ thống công nghệ thông tin doanh nghiệp. - Quy mô doanh nghiệp: là nhân tố thứ năm tác động đến việc vận dụng hệ thống ABC. Theo nghiên cứu của (Bjornenak, 1997); (Al-Omiri & Drury, 2007) đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn dễ chấp nhận hệ thống ABC hơn. - Sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao: là nhân tố thứ sáu tác động đến vận dụng ABC vào doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu của (Brown et al., 2004); (Maelah, 2007); Author & Binaebi, 2013) thì việc triển khai hệ thống ABC vào doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn nếu nhận đƣợc sự ủng hộ của ban giám đốc.
  • 35. 25 Kết luận chƣơng 2 Hệ thống ABC là một hệ thống kế toán chi phí đã có quá trình phát triển lâu đời, cung cấp các thông tin chi phí chính xác hơn so với hệ thống kế toán chi phí truyền thống. Qua đó, có thể thấy rằng ABC là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Việc áp dụng ABC sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các nhà quản lý doanh nghiệp bởi tính chính xác và kịp thời của các thông tin chi phí mà ABC cung cấp. Từ đó, có thể đƣa ra các quyết định chiến lƣợc đúng đắn hơn góp phần phát triển doanh nghiệp. Trong chƣơng này, tác giả cũng đã giới thiệu các lý thuyết nền ảnh hƣởng đến việc áp dụng ABC. Từ đó, làm nền tảng cho việc đƣa ra các nhân tố tác động đến việc vận dụng ABC ở các doanh nghiệp.
  • 36. 26 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phƣơng pháp nghiên cứu là một phần rất quan trọng để có thể đạt đƣợc mục tiêu của nghiên cứu, đóng góp rất lớn tới việc thành công của luận văn này. Vì vậy, ở chƣơng 3, tác giả tập trung vào phân tích phƣơng pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu tác giả đã lựa chọn, bao gồm các nội dung sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu; - Mô hình nghiên cứu và thang đo; - Thiết kế nghiên cứu. 3.1. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 3.1.1. Khung nghiên cứu Qua việc tổng hợp các bài nghiên cứu trƣớc đó và các lý thuyết nền có liên quan cho đề tài nghiên cứu này, tác giả đã xác định đƣợc khung nghiên cứu bao gồm các bƣớc sau: - Đầu tiền, xác định nội dung nghiên cứu bao gồm xác định các nhân tố tác động đến việc vận dụng hệ thống ABC tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP. HCM. Từ đó, đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố trên đến việc áp dụng hệ thống ABC. - Sau đó, sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, tổng hợp các nghiên cứu trƣớc đây để đƣa ra các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Đồng thời, xin ý kiến các chuyên gia, để kiểm định độ phù hợp và chính xác của các nhân tố trong mô hình và để xây dựng thang đo cho từng nhân tố. - Cuối cùng, sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để đo lƣờng, đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc vận dụng hệ thống ABC thông qua các dữ liệu thu thập đƣợc bằng hệ số Cronbach’s Alpha, EFA và phân tích hồi quy tuyến tính.
  • 37. 27 Vấn đề nghiên cứu Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát Tổng quan các công trình nghiên cứu trƣớc Thu thập và xử lý dữ liệu Phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20 Khe hỏng nghiên cứu - - Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thống kê mô tả Kiểm định và đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s alpha - Phân tích nhân tố EFA - Phân tích hồi quy đa biến Câu hỏi nghiên cứu Phân tích và bàn luận kết quả Mô hình nghiên cứu và thang đo Kết luận và kiến nghị 3.1.2. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu đƣợc thực hiện theo các bƣớc theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu 3.1.3. Đề xuất mô hình, giả thuyết, thang đo nghiên cứu các nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống ABC tại các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM  Xây dựng giả thuyết nghiên cứu liên quan đến từng nhân tố ảnh hƣởng H1: Sự cạnh tranh có tác động dương với việc vận dụng hệ thống ABC. Sự cạnh tranh là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng hệ thống ABC vào doanh nghiệp. Khi phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh, điều này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phải không ngừng xây dựng, cải tiến hệ thống kế toán chi phí, bao gồm cả hệ thống ABC, để có mang lại hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh của mình (Charaf & Bescos, 2013). Các áp lực cạnh tranh mà doanh nghiệp gặp phải là sự cạnh tranh về giá, sự cạnh tranh về sản
  • 38. 28 phẩm (Khandwalla, 1972) và sự cạnh tranh về chiến lƣợc kinh doanh (Gosselin, 1997). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng bốn biến quan sát: (1) cạnh tranh về giá; (2) cạnh tranh về sản phẩm; (3) cạnh tranh về marketing và (4) cạnh tranh về kênh phân phối và khuyến mại để đo lƣờng nhân tố sự cạnh tranh. H2: Mức độ quan trọng của thông tin chi phí có tác động dương với việc vận dụng hệ thống ABC. Giả thuyết thứ hai liên quan đến biến mức độ quan trọng của thông tin chi phí. Theo (Johnson & Kaplan, 1987), để có thể ra các quyết định về giá thành sản phẩm, giới thiệu một sản phẩm mới hoặc loại bỏ một sản phẩm hiệu quả kinh doanh thấp thì các nhà quản lý luôn cần đến sự cung cấp thông tin chính xác và kịp thời. Trong khi đó, các doanh nghiệp nào chỉ sử dụng thông tin chi phí cho việc đánh giá hàng tồn kho hay chỉ tính toán lợi nhuận mà không dùng cho việc ra các quyết định kinh tế thì thƣờng các doanh nghiệp này có xu hƣớng sử dụng thông tin chi phí ít chính xác hơn từ hệ thống kế toán chi phí giản đơn (Drury & Tayles, 1994).Vì vậy, để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin chi phí cao, phục vụ cho việc ra các quyết định kinh tế thì đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng một hệ thống kế toán ghi nhận và tính toán chi phí phức tạp hơn, cũng nhƣ yêu cầu cao hơn về tính kịp thời và chính xác của thông tin chi phí cung cấp. H3: Sự huấn luyện và đào tạo có tác động dương với việc vận dụng hệ thống ABC. Sự huấn luyện và đào tạo là nhân tố thứ ba có tác động đến việc vận dụng ABC. Nhân viên kế toán là những ngƣời trực tiếp vận hành hệ thống ABC vào thực tiễn, do vậy, việc cung cấp kiến thức cho họ là điều rất cần thiết. Theo (Shields, 1995), việc huấn luyện và đào tạo sẽ tạo điều kiện thoải mái hơn cho các thành viên trong doanh nghiệp khi áp dụng và triển khai ABC, từ đó, giảm sự chống đối khi phải áp dụng một quy trình mới vào trong doanh nghiệp. Ngoài ra, việc áp dụng ABC sẽ tạo ra một sự khác biệt giữa các nhân viên có kiến thức về kế toán và những ngƣời còn lại. Theo (Nguyễn Việt Hƣng, 2017), sự huấn luyện và đào tạo sẽ giúp doanh nghiệp xóa bỏ đƣợc sự khác biệt này giữa các nhân viên của họ. Vì vậy,
  • 39. 29 sự huấn luyện và đào tạo các nhà quản lý và nhân viên về ABC sẽ có tác động đến việc vận dụng hệ thống này vào doanh nghiệp. H4: Chất lượng của hệ thống công nghệ thông tin có tác động dương với việc vận dụng hệ thống ABC. Chất lƣợng của hệ thống công nghệ thông tin là một nhân tố không thể thiếu trong các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng ABC. Vì hệ thống kế toán chi phí doanh nghiệp luôn có mối quan hệ mật thiết đến mức độ đa dạng và phức tạp trong toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, do đó, mức độ phức tạp của hệ thống kế toán chi phí sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng của hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp (Drury &Tayles, 1994). Cụ thể là, nếu trong một doanh nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin chi phí để tính toán lợi nhuận từ việc phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo số thành phẩm thì việc tính toán rất đơn giản và không cần sự hỗ trợ từ hệ thống công nghệ thông tin phức tạp. Ngƣợc lại, việc ghi nhận và phân chia chi phí từ nhiều hoạt động hay nhiều tác nhân gây nên chi phí sẽ phức tạp hơn rất nhiều nếu không có sự hỗ trợ từ một hệ thống công nghệ thông tin chất lƣợng cao. H5: Quy mô doanh nghiệp có tác động dương với việc vận dụng hệ thống ABC. Quy mô doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến việc vận dụng ABC. Theo (Innes & Mitchell, 1995), (Bjornenak & Mitchell, 2002) đã chỉ ra rằng tồn tại mối liên hệ đồng biến giữa quy mô doanh nghiệp và việc vận dụng ABC. Một doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì khả năng vận dụng ABC càng cao. Vì khi quy mô doanh nghiệp càng lớn thì đồng nghĩa với việc mức độ phức tạp của thông tin chi phí càng lớn cần phải áp dụng ABC để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin chi phí của nhà quản lý. H6: Sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao có tác động dương với việc vậndụng hệ thống ABC. Sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao là nhân tố thứ sáu tác động đến vận dụng ABC. Theo (Anderson & Young, 1999), sự hỗ trợ và tham gia của các nhà
  • 40. 30 Sự cạnh tranh (CT) Sự hỗ trợ và tham gia của Nq gu h ả in ên lýcc ứ ấu p c đa ịn oh (H tí T n )h quản lý cấp cao đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận dụng ABC vào doanh nghiệp. Một nghiên cứu khác của (Maelah & Ibrahim, 2007) cũng cho thấy sự hỗ trợ từ các nhà quản lý cấp cao có tác động lớn và tích cực đến khả năng vận dụng ABC.  Mô hình nghiên cứu đề xuất Dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất từ tổng hợp lý thuyết và các công trình nghiên cứu trƣớc, cùng với sự tham khảo ý kiến của chuyên gia, tác giả đề xuất ra mô hình nghiên cứu cho luận văn của tác giả tại Sơ đồ 3.2. Sơ đồ 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Tác giả tổng hợp Mức độ quan trọng của thông tin chi phí (TT) Huấn luyện và đào tạo (DT) Chất lƣợng của hệ thống công nghệ thông tin (CL) Quy mô doanh nghiệp (QM) Vận dụng ABC tại doanh nghiệp (VD) H1 H2 H3 H4 H5 H6
  • 41. 31  Thang đo đề xuất Thang đo đƣợc xây dựng dựa trên sự kế thừa của các nghiên cứu trƣớc đây. Độ tin cậy và giá trị thang đo đã đƣợc kiểm định và trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo Linkert 5 mức độ từ mức “Hoàn toàn không đồng ý” cho đến “Hoàn toàn đồng ý” để đo lƣờng. Theo đó, thang điểm tăng dần từ 1 đến 5 tƣơng ứng với mức độ chấp nhận tăng dần. Thang đo đƣợc tổng hợp nhƣ Bảng 3.1. Bảng Thang đo đề xuất dƣới đây. Bảng 3.1. Bảng Thang đo đề xuất STT Thang đo Kề thừa từ 1 Sự cạnh tranh + Cạnh tranh về giá + Cạnh tranh về sản phẩm + Cạnh tranh về Marketing + Cạnh tranh về phân phối và khuyến mãi (Al-Omiri & Drury, 2007) (Khandwalla, 1972) (Khandwalla, 1972) (Khandwalla, 1972) (Khandwalla, 1972) 2 Mức độ quan trọng của thông tin chi phí + Mức độ quan trọng của thông tin chi phí ra quyết định + Mức độ quan trọng của thông tin chi phí trong việc giảm giá thành sản phẩm + Mức độ quan trọng của thông tin chi phí trong việc dự báo (Al-Omiri & Drury, 2007) (Cagwin & J Bouwman, 2002) (Cagwin & J Bouwman, 2002) (Cagwin & J Bouwman, 2002) 3 Công tác huấn luyện và đào tạo + Mức độ huấn luyện và đào tạo trong áp dụng ABC + Mức độ huấn luyện và đào tạo trong sử dụng ABC + Mức độ huấn luyện và đào tạo trong thiết kế ABC (Maelah & Ibrahim, 2007) (Shields, 1995) (Shields, 1995) (Shields, 1995) 4 Chất lƣợng hệ thống công nghệ thông tin + Hệ thống thông tin hiện tại cung cấp các thông tin chính xác và cập nhật + Các thông tin cần có để áo dụng ABC đƣợc sẵn sàng tại doanh nghiệp + Hệ thống thông tin có nhiều lỗi + Thiếu kỹ năng công nghệ thông tin + Các vấn đề về phần cứng (Al-Omiri & Drury, 2007) (Anderson & Young, 1999) (Anderson & Young, 1999) (Anderson & Young, 1999) (Al-Sayed, Abdel-Kader, & Kholeif, 2008) (Al-Sayed at al., 2008)
  • 42. 32 5 Quy mô doanh nghiệp + Khả năng tiếp cận về nhân lực. + Khả năng tiếp cận về tài chính + Khả năng áp dụng ABC càng cao (Al-Omiri & Drury, 2007) (Kallunki & Silvola, 2008) (Kallunki & Silvola, 2008) (Kallunki & Silvola, 2008) 6 Sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao + Các nhà quản lý cấp cao cung cấp các sự hỗ trợ thấy đƣợc cho vận dụng ABC + Sự hỗ trợ cho vận dụng ABC đƣợc thực hiện trên toàn công ty + Các nhà quản lý cấp cao có tham gia trực tiếp vào vận dụng ABC + Sự hỗ trợ để vận dụng ABC đến từ bộ phận sản xuất lẫn bộ phận tài chính (Maelah & Ibrahim, 2007) (Anderson & Young, 1999) (Anderson & Young, 1999) (Anderson & Young, 1999) (Anderson & Young, 1999) 7 Vận dụng ABC vào trong doanh nghiệp + Vận dụng ABC sẽ giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm + Vận dụng ABC sẽ giúp doanh nghiệp có những quyết định chính xác hơn + Vận dụng ABC sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác (Al-Omiri & Drury, 2007) Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.2. Nghiên cứu định tính Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính nhằm để giải quyết câu hỏi nghiên cứu thứ nhất đã đề ra là xác định các nhân tố tác động đến việc vận dụng hệ thống kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính Để tăng độ tin cậy cho bài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành xin ý kiến của các chuyên gia kế toán có kinh nghiệm dày dặn về kế toán quản trị nói chung cũng nhƣ kế toán chi phí nói riêng. Quá trình xin ý kiến đƣợc tiến hành một cách độc lập và đã nhận đƣợc sự tham gia của một số chuyên gia là những ngƣời đang giữ chức vụ Kế toán trƣởng, Giám đốc doanh nghiệp, Trƣởng phòng tƣ vấn kế toán và thuế, Kiểm toán viên cấp bậc Manager và giảng viên trong trƣờng đại học (Phụ lục
  • 43. 33 01). Tiêu chí lựa chọn các chuyên gia là dựa trên kinh nghiệm và trình độ của họ. Cụ thể nhƣ sau: - Kinh nghiệm: Đạt ít nhất 1 trong 2 tiêu chí sau:  Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm ở các vị trí kế toán trƣởng, Giám đốc doanh nghiệp, Trƣởng phòng tƣ vấn kế toán và thuế, Kiểm toán viên.  Có ít nhất 10 kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu về KTQT. - Trình độ:  Đối với chuyên gia công tác tại doanh nghiệp cần có bằng cấp bậc đại học trở lên.  Đối với Giảng viên đại học cần có bằng cấp bậc thạc sĩ hoặc cao hơn. Việc khảo sát các chuyên gia đƣợc thực hiện thông qua bảng câu hỏi tổng hợp các nhân tố từ mô hình nghiên cứu đề xuất, đồng thời, tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia để có đƣợc mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh nhất về các nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống ABC. 3.2.2. Khảo sát ý kiến chuyên gia Quá trình xin ý kiến các chuyên gia đƣợc thực hiện thông qua việc gửi email độc lập đến từng chuyên gia. Mẫu xin ý kiến các chuyên gia đƣợc thể hiện ở Phụ lục 02. Sau khi nhận đƣợc kết quả phản hồi từ các chuyên gia, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp để làm căn cứ vững chắc hơn cho các nhân tố tác động trong mô hình nghiên cứu của đề tài. 3.3. Nghiên cứu định lƣợng Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng nhằm để giải quyết câu hỏi nghiên cứu thứ hai đã đề ra là xác định mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng hệ thống kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động của doanh nghiệp sản xuất hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh dựa trên dữ liệu đã thu thập đƣợc. 3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát Bảng câu hỏi khảo sát đƣợc thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu định tính – thang đo chính thức đã đƣợc xác định, gồm có 3 phần chính:
  • 44. 34 Phần thông tin chung: Bao gồm những thông tin chung của doanh nghiệp nhƣ doanh thu hàng năm, có vận dụng hệ thống ABC hay không. Phần đánh giá: là nội dung chính của bảng câu hỏi, ghi nhận đánh giá các đối tƣợng khảo sát về các nhân tố tác động đến vận dụng hệ thống ABC. Bảng câu hỏi khảo sát chi tiết đƣợc trình bày ở Phụ lục 04. Phần thông tin ngƣời khảo sát: Bao gồm những thông tin chung của ngƣời trả lời câu hỏi: tên, đơn vị công tác, chức vụ, số năm kinh nghiệm, thông tin liên hệ. Nghiên cứu sử dụng thang đo Linkert 5 mức độ tƣơng ứng là 1. Hoàn toàn không đồng ý, 2. Không đồng ý, 3. Phân vân, 4. Đồng ý, 5. Hoàn toàn đồng ý. 3.3.2. Mẫu nghiên cứu và quy trình thống kê mẫu  Tổng thể mẫu Đơn vị phân tích là từng doanh nghiệp sản xuất đang hoạt động trên địa bàn TP. HCM. Đối với mỗi doanh nghiệp sẽ có ít nhất một đối tƣợng đại diện trả lời bảng câu hỏi và nhiều nhất là ba ngƣời (giám đốc doanh nghiệp, kế toán trƣởng và kế toán tổng hợp). Sau khi nhận đƣợc phản hồi, tiến hành kiểm tra và chỉ giữ lại một kết quả khảo sát tại một công ty để tiến hành phân tích dữ liệu. Đối tƣợng khảo sát là Giám đốc doanh nghiệp, kế toán trƣởng, kế toán tổng hợp đang công tác tại đơn vị đƣợc khảo sát.  Kích thƣớc mẫu Theo (Nguyễn Đình Thọ, 2013), công thức để xác định cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu là: (1) n = 6 x m, trong đó, m là số lƣợng câu hỏi trong bài khảo sát, n là số mẫu cần thu thập. (2) n = 60 + 8 x m, trong đó, m là số biến độc lập, n là số mẫu cần thu thập. Trong phạm vi của bài nghiên cứu này, tác giả đã lựa chọn và sử dụng công thức thứ (2) để xác định số lƣợng mẫu cần thiết do các hạn chế về thời gian cũng nhƣ nguồn lực. Vì vậy, số lƣợng mẫu cần thiết đƣợc xác định tƣơng ứng với 6 biến độc lập là 108 mẫu. Tuy nhiên, để có đƣợc cỡ mẫu phục vụ tốt cho bài nghiên cứu
  • 45. 35 này, tác giả đã tiến hành gửi bảng câu hỏi khảo sát cho hơn 300 đối tƣợng khảo sát nói trên.  Kỹ thuật lấy mẫu Thời gian khảo sát từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019. Vì hạn chế về mặt thời gian và kinh phí thực hiện nên tác giả đã sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện – một phƣơng pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (hay chọn mẫu phi xác suất). Cách thức thu thập dữ liệu: Khảo sát đƣợc thực hiện thông qua các công cụ online nhƣ Google Form, thƣ điện tử, bảng khảo sát giấy trực tiếp.  Quá trình xử lý dữ liệu Kết quả khảo sát đã nhận đƣợc 219 phản hồi từ 300 mẫu đƣợc gửi đi. Sau quá trình chọn lọc, tác gả đã thu đƣợc 165 phản hồi hợp lệ với yêu cầu. Sau đó, tác giả tiến hành làm sạch, mã hóa dữ liệu, xử lý sơ bộ dữ liệu bằng công cụ excel trƣớc khi sử dụng phần mền SPSS 20 để tiến hành phân tích dữ liệu. 3.3.3. Phương pháp đo lường và tính toán dữ liệu  Phân tích thống kê mô tả Phân tích thống kê mô tả nhằm mục đích mô tả những đặc tính chung cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc bằng các giá trị nhƣ: độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và giá trị trung bình của các biến quan sát.  Kiểm định chất lƣợng thang đo Hệ số Cronbach’s Alpha đƣợc sử dụng để kiểm định chất lƣợng thang đo cho bài nghiên cứu này. Theo (Nguyễn Đình Thọ, 2013), Cronbach’s Alpha là hệ số cho phép nhà nghiên cứu đánh giá mức độ tin cậy của những thang đo nhiều biến đơn, hay nói cách khác nó là phép đánh giá tính nhất quán của các biến đơn đại diện cho cùng một hiện tƣợng. Một thang đo có độ tin cậy chấp nhận đƣợc khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị lớn hơn hoặc bằng 0.6 và hệ số tƣơng quan biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0.3.  Phân tích nhân tố khám phá EFA
  • 46. 36 Mục đích của việc phân tích nhân tố khám phá (EFA) là đánh giá giá trị của thang đo, kiểm định và đánh giá lại các nhóm biến trong mô hình nghiên cứu. Theo (Nguyễn Đình Thọ, 2013), có tiêu chí trong phân tích EFA bao gồm: i. Kiểm định hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin): KMO phải đạt giá trị lớn hơn hoặc bằng 0.5 và nhỏ hơn hoặc bằng 1 (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. ii. Kiểm định Barlett (Barlett’s test of sphericity): Kiểm định này có ý nghĩa thống kê khi có giá trị bé hơn 0.05 (sig Barlett’s test < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tƣơng quan với nhau trong các nhân tố. iii. Tổng phƣơng sai trích (Total Variance Explained) trị số này ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là đƣợc chấp nhận.  Phân tích hồi quy tuyến tính Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính cần thực hiện các kiểm định sau: - Kiểm định tƣơng quan từng phần của các hệ số hồi quy: Mục đích của kiểm định là nhằm xác định mối quan hệ tƣơng quan của các biến độc lập tƣơng quan và biến phụ thuộc có ý nghĩa hay không, với mức độ tin cậy là 95%. Với Sig ≤ 0.05 là thỏa điều kiện. - Kiểm định tự tƣơng quan – Durbin – Watson: Mục đích của kiểm định là nhằm xác định mối tƣơng quan giữa các phần dƣ với nhau. Nếu xảy ra hiện tƣợng tự tƣơng quan các phần dƣ thì các ƣớc lƣợng bình phƣơng nhỏ nhất sẽ mất độ tin cậy. Giá trị nằm trong khoảng 1<d<3 là thỏa điều kiện. - Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (Kiểm định ANOVA): Mục đích của kiểm định nàylà cho biết mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình. Mức ý nghĩa có độ tin cậy 95% (Sig ≤ 0.05). - Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến: Mục đích là kiểm định mối quan hệ giữa các biến độc lập qua hệ số VIF. Với giá trị VIF<2. Trên cơ sở các giả thuyết và các biến đã trình bày, tác giả tiến hành xây dựng mô hình hồi quy dự kiến phản ánh mối quan hệ giữa vận dụng hệ thống ABC và
  • 47. 37 các nhân tố tác động đến việc vận dụng hệ thống ABC vào các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP. HCM nhƣ sau: VD = b0 + b1CT + b2TT + b3DT + b4CL + b5QM + b6HT + u Trong đó: b0: là hằng số bi (i=1…6): hệ số các biến độc lập u: phần dƣ Residuals VD: vận dụng hệ thống ABC vào doanh nghiệp. Biến phụ thuộc về việc vận dụng ABC có 3 biến quan sát: - VD1: việc vận dụng ABC giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm. - VD2: việc vận dụng ABC giúp doanh nghiệp đƣa ra những quyết định kinh tế chính xác và kịp thời hơn. - VD3: việc vận dụng ABC giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động. CT: Sự cạnh tranh – nhân tố này thể hiện tác động của nhân tố sự cạnh tranh đến việc vận dụng ABC vào doanh nghiệp. Biến CT đƣợc đo lƣờng bằng 4 biến quan sát: - CT1: Sự cạnh tranh về giá - CT2: Sự cạnh tranh về sản phẩm - CT3: Sự cạnh tranh về marketing - CT4: Sự cạnh tranh về khuyến mại và phân phối TT: Mức độ quan trọng của thông tin chi phí – nhân tố này thể hiện tác động của nhân tố mức độ quan trọng của thông tin chi phí đến việc vận dụng ABC vào doanh nghiệp. Biến TT đƣợc đo lƣờng bằng 3 biến quan sát: - TT1: thông tin chi phí dùng trong việc ra quyết định - TT2: thông tin chi phí dùng trong việc giảm giá thành sản phẩm - TT3: thông tin chi phí dùng trong việc dự báo DT: công tác huấn luyện và đào tạo – nhân tố này thể hiện sự tác động của việc huấn luyện và đào tạo nhân viên đến việc vận dụng hệ thống ABC vào doanh nghiệp. Biến DT đƣợc đo lƣờng bằng 3 biến quan sát:
  • 48. 38 - DT1: huấn luyện và đạo tạo việc thiết kế ABC - DT2: huấn luyện và đào tạo việc áp dụng ABC - DT3: huấn luyện và đào tạo việc sử dụng ABC CL: chất lƣợng hệ thống công nghệ thông tin – nhân tố này thể hiện sự tác động của chất lƣợng hệ thống thông tin đến việc vận dụng ABC vào doanh nghiệp. Biến CL đƣợc đo lƣờng bằng 5 biến quan sát: - CL1: hệ thống công nghệ thông tin cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời. - CL2: hệ thống công nghệ thông tin có sẵn sàng vận dụng ABC. - CL3: hệ thống công nghệ thông tin có nhiều lỗi. - CL4: thiếu kỹ năng công nghệ thông tin. - CL5: các vấn đề về phần cứng của hệ thống công nghệ thông tin. QM: quy mô doanh nghiệp – nhân tố này thể hiện sự tác động của quy mô doanh nghiệp đến vận dụng ABC vào doanh nghiệp. Biến QM đƣợc đo lƣờng bằng 3 biến quan sát: - QM1: Doanh thu - QM2: Số lƣợng lao động - QM3: Nguồn vốn HT: Sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao – nhân tố này thể hiện sự tác động của sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao đến vận dụng ABC. Biến HT đƣợc đo lƣờng bằng 4 biến quan sát: - HT1: giám đốc doanh nghiệp đồng ý triển khai hệ thống ABC - HT2: giám đốc doanh nghiệp hỗ trợ nguồn lực triển khai hệ thống ABC - HT3: giám đốc doanh nghiệp hỗ trợ giải quyết xung đột giữa các bộ phận - HT4: giám đốc doanh nghiệp hỗ trợ thông qua việc yêu cầu các bộ phận tích cực tham gia.
  • 49. 39 Kết luận chƣơng 3 Trong chƣơng này, tác giả đã trình bày khung nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và giới thiệu mô hình, giả thuyết và thang đo nghiên cứu các nhân tố. Trong mô hình nghiên cứu của tác giả giới thiệu bao gồm sáu nhân tố tác động đến việc vận dụng hệ thống ABC tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP. HCM đó là sự cạnh tranh, mức độ quan trọng của thông tin chi phí, công tác huấn luyện và đào tạo, chất lƣợng hệ thống công nghệ thông tin, quy mô doanh nghiệp, sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao. Ngoài ra, tác giả cũng đã trình bày 2 phƣơng pháp nghiên cứu: phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng – hai phƣơng pháp nghiên cứu chính của đề tài. Hai phƣơng pháp này sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá độ tin cậy và phân tích giá trị thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đƣợc thực hiện ở chƣơng tiếp theo.
  • 50. 40 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Trong chƣơng này, tác giả sẽ trình bày các kết quả mà nghiên cứu này đạt đƣợc. Đồng thời, tác giả sẽ tiến hành phân tích sự tác động của từng nhân tố trong mô hình đến sự vận dụng hệ thống ABC vào doanh nghiệp. 4.1. Kết quả nghiên cứu định tính Kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp và thể hiện ở Phụ lục 03. Từ kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung, các chuyên gia đều đồng ý với các thang đo của biến phụ thuộc và biến độc lập từ các thang đo đã đƣợc đề xuất ở Bảng 3.1.Tác giả đã tổng hợp đƣợc sáu nhân tố chính tác động đến việc vận dụng ABC tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP. HCM nhƣ sau: - Sự cạnh tranh. - Mức độ quan trọng của thông tin chi phí. - Công tác huấn luyện và đào tạo. - Chất lƣợng của hệ thống công nghệ thông tin. - Quy mô doanh nghiệp. - Sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao. Nhƣ vậy, thông qua kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đã trả lời đƣợc câu hỏi nghiên cứu thứ nhất là xác định đƣợc sáu nhân tố chính có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 4.2. Kết quả nghiên cứu định lƣợng 4.2.1. Kết quả thống kê mô tả 4.2.1.1. Phân tích thống kê mô tả đặc điểm mẫu Dựa trên kết quả 165 bảng khảo sát thu thập đƣợc đạt yêu cầu, tác giả đã tiến hành phân tích định lƣợng. Bảng mô tả tần số, mô tả đặc điểm mẫu thu thập đƣợc theo chức vụ, số năm kinh nghiệm của đối tƣợng tham gia khảo sát và thông tin liên quan đến doanh nghiệp công tác, đƣợc trình bày nhƣ sau:  Đối tƣợng đƣợc khảo sát:
  • 51. 41 Tác giả tóm tắt đặc điểm của đối tƣợng khảo sát theo Bảng 4.1 và Bảng 4.2 bên dƣới: Bảng 4.1 Đặc điểm đối tƣợng khảo sát. Đặc điểm mẫu Tần số Tỷ lệ (%) Chức vụ Ban giám đốc 33 20% Kế toán trƣởng 78 47.3% Kế toán tổng hợp 54 32.7% Kinh nghiệm Từ 5 năm đến dƣới 10 năm 97 58.8% Từ 10 năm đến dƣới 20 năm 68 41.2% Từ 20 năm trở lên 0 0% Kiến thức về hệ thống ABC Đã vận dụng hệ thống ABC 7 4.2% Hiểu rõ về hệ thống ABC 25 15.2% Hiểu biết chung về hệ thống ABC 93 56.4% Hiểu biết ít về hệ thống ABC 40 24.2% Trình độ Đại học trở lên 165 100% Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu thống kê Theo kết quả thống kê trên cho thấy, đối tƣợng khảo sát là những ngƣời có trình độ từ bậc đại học trở lên và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán. Ngoài ra, tỷ lệ ngƣời có kiến thức chung trở lên về hệ thống ABC cũng nằm ở đạt mức 75.8% và đối tƣợng khảo sát cũng là những ngƣời nắm giữ các vị trí quan trọng trong việc triển khai ABC tại doanh nghiệp. Chính vì điều này, mức độ đáng tin cậy cho dữ liệu khảo sát thu đƣợc sẽ đƣợc tăng lên một cách đáng kể.
  • 52. 42  Đặc điểm doanh nghiệp: Bảng 4.2 Thống kê đặc điểm doanh nghiệp Đặc điểm mẫu Tần số Tỷ lệ (%) Lĩnh vực Doanh nghiệp sản xuất 165 100% Doanh thu hàng năm Thấp hơn hoặc bằng 20 tỷ VNĐ 3 1.8% Từ trên 20 tỷ VNĐ – 50 tỷ VNĐ 27 16.4% Từ trên 50 tỷ VNĐ – 100 tỷ VNĐ 65 39.4% Trên 100 tỷ VND 70 42.4% Thời gian hoạt động Dƣới 5 năm 20 12.1% Từ 5 năm đến dƣới 10 năm 56 33.9% Trên 10 năm 89 54% Áp dụng ABC Thấp hơn hoặc bằng 20 tỷ VNĐ 0 0% Từ trên 20 tỷ VNĐ – 50 tỷ VNĐ 0 0% Từ trên 50 tỷ VNĐ – 100 tỷ VNĐ 8 4.9% Trên 100 tỷ VND 34 20.6% Nguồn: tác giả tổng hợp từ dữ liệu thống kê Từ số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên chiếm đa số, 87.9%, và tỷ lệ doanh thu hằng năm trên 50 tỷ VNĐ chiếm 81.8%. Bên cạnh đó, tỷ lệ áp dụng ABC là rất thấp, chỉ chiếm khoảng 25.5%, trong đó, chủ yếu nằm ở các doanh nghiệp có doanh thu lớn trên 50 tỷ VNĐ.