SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ TRẦN THOẠI NGÂN
“PHƢƠNG ĐÔNG LƢỚT NGOÀI CỬA SỔ”
CỦA PAUL THEROUX NHÌN TỪ ĐẶC
TRƢNG THỂ LOẠI DU KÍ
Chuyên ngành : LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số : 60220120
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. THÁI PHAN VÀNG ANH
Thừa Thiên Huế, năm 2016
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kì một
công trình nào khác.
Tác giả luận văn
iii
Lời Cảm Ơn
Luận văn này được hoàn thành, ngoài sự
nỗ lực của bản thân còn nhờ có sự hướng dẫn
và giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo,
gia đình và bạn bè.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến
tất cả quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn, phòng
Đào tạo Sau Đại học, Đại học Huế đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và
nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính
trọng sâu sắc, lòng biết ơn chân thành đến
cô giáo TS. Thái Phan Vàng Anh - người trực
tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài. Trong
suốt quá trình nghiên cứu, cô đã luôn tận
tình hướng dẫn, chỉ dạy và tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin dành tất cả những
tình cảm sâu sắc nhất đến gia đình và bạn
bè đã quan tâm, động viên, chia sẻ và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn
iv
Lê Trần Thoại Ngân
iii
1
MỤC LỤC
Trang phụ bìa ...............................................................................................................i
Lời cam đoan ..............................................................................................................ii
Lời cảm ơn .................................................................................................................iii
MỤC LỤC..................................................................................................................1
MỞ ĐẦU....................................................................................................................3
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài.....................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề....................................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................7
5. Đóng góp của luận văn.......................................................................................8
6. Cấu trúc luận văn ...............................................................................................8
NỘI DUNG ................................................................................................................9
Chƣơng 1. “PHƢƠNG ĐÔNG LƢỚT NGOÀI CỬA SỔ” - CUỘC HÀNH
TRÌNH SÂU THẲM VÀO LÒNG PHƢƠNG ĐÔNG ..........................................9
1.1 “Phương Đông lướt ngoài cửa sổ” – hành trình đến phương Đông bằng xe
lửa ..........................................................................................................................9
1.1.1 Xe lửa – phiên chợ Phương Đông hấp dẫn............................................10
1.1.2 Cuộc sống thu nhỏ bên trong toa tàu phương Đông ..............................13
1.2 Phương Đông – bức tranh cuộc sống hai bên đường ray xe lửa....................17
1.2.1 Cảnh sắc thiên nhiên đa dạng của châu Á..............................................17
1.2.2 Cuộc sống qua ô cửa sổ tàu tốc hành phương Đông..............................20
1.3 Cuộc sống trong lòng phương Đông – Bức tranh cuộc sống mang những gam
màu đối lập...........................................................................................................23
1.3.1 Tây Á cổ kính đang lão hóa ...................................................................24
1.3.2 Trung Đông giàu tài nguyên nhưng bất ổn và bạo loạn.........................26
1.3.3 Nam Á uy nghiêm nhưng nghèo đói......................................................28
1.3.4 Đông Nam Á tươi đẹp nhưng hoang tàn................................................30
1.3.5 Nhật Bản tiện nghi với cuộc sống rập khuôn.........................................34
2
1.3.6 Nga rộng lớn và sự cuồng tín đầy cảm tính ...........................................36
Chƣơng 2. “PHƢƠNG ĐÔNG LƢỚT NGOÀI CỬA SỔ” – BỨC TRANH
TOÀN CẢNH VỀ SỐ PHẬN CON NGƢỜI ........................................................39
2.1 Chuyến tàu tốc hành phương Đông – Hành trình kiếm tìm lẽ sống của con
người ....................................................................................................................39
2.1.1 Cuộc trốn chạy khỏi cuộc sống thực tại.................................................40
2.1.2 Con đường hành hương đến với niềm tin tôn giáo ................................44
2.1.3 Bôn ba dặm đường kiếm sống ...............................................................47
2.1.4 Hành trình dấn thân, khám phá- đối diện với chính mình .....................51
2.2 Con người phương Đông và dấu chấm hỏi về số phận..................................53
2.2.1 Con người mất định hướng ....................................................................54
2.2.2 Con người lạc lõng.................................................................................58
2.2.3 Con người kiệt quệ cảm xúc ..................................................................62
Chƣơng 3. “PHƢƠNG ĐÔNG LƢỚT NGOÀI CỬA SỔ” VỚI MỘT SỐ THI
PHÁP THỂ LOẠI DU KÍ ......................................................................................66
3.1 Kết cấu hành trình theo nguyên tắc trật tự thời gian......................................67
3.1.1 Kết cấu một chiều theo nguyên tắc trật tự thời gian..............................67
3.1.2 Kết cấu khúc đoạn theo trục thời gian ...................................................72
3.2 Tính đơn phương trong trần thuật của tác phẩm “Phương Đông lướt ngoài
cửa sổ”..................................................................................................................76
3.2.1 Điểm nhìn trần thuật ngoại quan phản ánh thế giới...............................76
3.2.2 Nhân vật trần thuật xuất hiện với tư cách cái tôi chủ thể.......................80
3.2.3 Tính đơn phương của một phương thức trần thuật duy nhất .................82
3.3 Ngôn ngữ và giọng điệu.................................................................................84
3.3.1 Ngôn ngữ du kí mang tính tuyến tính và xác thực.................................84
3.3.2 Giọng điệu trần thuật .............................................................................88
KẾT LUẬN..............................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................95
3
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài
Thế giới bên ngoài là nơi con người luôn khao khát khám phá, chinh phục.
Ngay từ thuở ban sơ, bằng đôi chân trần con người lên đường tìm kiếm nơi nương
náu ẩn thân cho cộng đồng, khai khoang những vùng đất rộng lớn gây dựng đất
nước. Từ cuộc viễn chinh oai hùng mở mang bờ cõi đến những chuyến đi tìm kiếm
miếng ăn, manh áo, hành trình nối tiếp nhau từ thời đại này sang thời đại khác trong
đời sống nhân loại như một điều tất yếu. Ngay từ thời văn học cổ đã xuất hiện hình
tượng con người lên đường chinh phục những chân trời mới. Trong sử thi Odyssey
của Homero, cuộc phiêu lưu của Odyssey tái hiện hành trình vĩ đại của con người
trong thời Cổ đại. Theo thời gian, số lượng tác phẩm viết về những chuyến đi tăng
lên với sự hấp dẫn, độc đáo trong lối kể, lối viết như Don Quixote – nhà quí tộc tài
ba xứ Mantra (Cervantes), Tây du kí (Ngô Thừa Ân), Hành trình từ Petersburg đến
Moskwa (Radyshchev), Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin (Mark
Twaine)… Du hành có ý nghĩa phong phú nhưng tựu trung là đi tìm chân lí, hòa
bình, bất tử, tìm kiếm những ý nghĩa cuộc sống. Mỗi một hành trình mang ý nghĩa
phù hợp với đặc điểm và tính chất thời đại. Nếu như ở thời cổ đại, con người khao
khát hiểu biết thế giới,mở mang tri thức thì đến thời hiện đại, họ lại mang hoài vọng
du hành tìm kiếm giá trị tinh thần và tìm lời giải đáp cho sự hiện tồn của bản thân.
Du hành và ghi lại những điều trông thấy trở thành một xu hướng sáng tác mới
trong văn học. Với những chuyến đi hướng đến mục đích trải nghiệm cuộc sống
rộng lớn, du kí tái hiện bức tranh thời đại chân thực tại một mốc thời gian gắn với
không gian xác định. Thông qua chuyến phiêu lưu của nhân vật lữ khách, toàn bộ
cuộc hành trình được bao quát trong trường nhìn, cảm nhận của tác giả. Dòng văn
học du kí ra đời như một tất yếu đáp ứng nhu cầu của độc giả về sự trải nghiệm
không gian bên ngoài qua những trang sách. Trên thế giới, tác phẩm du kí viết về
những cuộc hành trình khám phá thế giới, nhân vật lựa chọn một đích đến và
phương tiện để khởi hành, tiêu biểu như Coasting - Jonathan Raban On the
4
Road (Trên đường) – Jack Kerouac, As I Walked Out One Midsummer Morning
(Bước ra một buổi sáng giữa hè) – Laurie Lee, Coasting (Men theo bờ biển) –
Jonathan Raban, Travels with Charley: In Search of America (Tôi, Charley Và
Hành Trình Nước Mỹ) – John Steinbeck, Notes From a Small Island (Những ghi
chép từ Small Island) – Bill Bryson, Homage to Catalonia (Catalonia kính mến) –
George Orwell, The Beach (Bãi biển) – Alex Garland, The Road to Oxiana (Đường
đến Oxiana) – Robert Byron… Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là cuộc hành trình
khám phá cuộc sống châu Á rộng lớn. Một Phương Đông lộng lẫy và rực rỡ hiện ra
trên trang sách với nhiều khía cạnh của cuộc sống.
Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là một tác phẩm tiêu biểu cho thể loại du kí
với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cho đến nay, những công trình
nghiên cứu tác phẩm này còn chưa có, hầu hết mới dừng lại ở những bài viết ngắn,
mang tính cảm nhận bước đầu. Với 543 trang viết, tác phẩm tái hiện lại một cuộc
hành trình kéo dài bốn tháng rưỡi đi vào lòng phương Đông. Thành công của tác
phẩm trước hết là đã khắc họa được một chuyến đi đầy hấp dẫn với những cung bậc
cảm xúc, trải nghiệm khác nhau cùng hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng vừa
chân thực vừa sinh động, thể hiện cách nhìn và quan niệm của nhà văn. Nghiên cứu
tác phẩm dưới góc nhìn thể loại không chỉ thấy những đặc điểm thuộc hình thức và
nội dung thể loại mà còn khám phá tài năng của người viết. Chọn đề tài này, chúng
tôi mong muốn góp một tiếng nói vào quá trình nghiên cứu tác phẩm. Nghiên cứu
Phương Đông lướt ngoài cửa sổ nhìn từ đặc trưng thể loại du kí là việc làm cần
thiết và khoa học. Luận văn dựa trên đặc điểm của thể loại để soi chiếu nét đặc sắc
về nội dung, hình thức, nhận thức giá trị thẩm mĩ và những đóng góp của tác phẩm
Phương Đông lướt ngoài cửa sổ trong bức tranh toàn cảnh của dòng văn học du kí.
Mục đích của đề tài Phương Đông lướt ngoài cửa sổ nhìn từ đặc trưng thể loại du kí
là nhằm tìm ra một phương pháp tiếp cận nghiên cứu có hệ thống, khoa học. Xuất
phát từ những vấn đề lí thuyết cơ bản của thể loại du kí, luận văn sẽ khảo sát, phân
tích và miêu tả các dạng thức biểu hiện của đặc điểm thể loại du kí cũng như sự
sáng tạo, tài hoa trong lối viết của Paul Theroux.
5
2. Lịch sử vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu về thể loại du kí
Thế kỉ XX là khoảnh khắc hồi sinh du kí sau nhiều năm vắng bóng trên diễn
đàn văn chương thế giới. Dòng sách du kí phát triển với chất lượng và số lượng tác
phẩm hùng hậu. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu bản chất thể loại còn gây
nhiều tranh cãi trên thế giới. Từ những năm cuối thế kỉ XX xuất hiện nhiều công trình
nghiên cứu và phê bình thể loại du kí cùng với sự ra đời của Hiệp hội Du kí Quốc tế
(International Society for Travel Writing) đã thúc đẩy quá trình định hình thể loại.
Hiện nay nhiều học giả nghiên cứu du kí với tư cách là một bộ phận thuộc loại hình
văn học du lịch. Một số công trình nghiên cứu đặt nền móng cho thể loại du kí hiện
vẫn chưa được phổ biến rộng rãi như: Mấy vấn đề lí thuyết về thể loại du kí (Xu Zong
Yuan), Thể loại du kí trong sáng tác của Mark Twain những năm 60 – 70 thế kỉ XIX
(V.A. Shachkova), Du kí đương đại châu Mỹ Latinh (Claire Linsay), Du kí (Carl
Thompson)… Nhìn chung, các nhà nghiên cứu định nghĩa du kí là dòng văn học nảy
sinh từ hoạt động di chuyển của chủ thể, ghi lại khách quan những điều chứng kiến,
trải nghiệm và dung nạp nhiều phương thức biểu hiện. Tuy nhiên vẫn có nhiều vấn đề
tranh cãi xung quanh đặc trưng thể loại như hư cấu hay phi cấu, có cốt truyện hay
không có cốt truyện… Du kí là thể loại hiện nay vẫn đang được quan tâm với hệ
thống đặc trưng “mở”.
Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu có luận bàn lí thuyết chung về thể tài du kí
có số lượng không nhiều. Năm 2007, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn xuất bản
cuốn Du kí Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu, tác giả đánh giá tình hình
nghiên cứu du kí hiện nay, lí giải cơ sở hình thành, quá trình vận động của thể tài du
kí. Phạm Xuân Nguyên có bài viết Du kí như một thể tài với nhiều ý kiến xác đáng
trong việc mở rộng phạm vi thể tài và xếp những sáng tác khi đi xa đều thuộc du kí.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lễ với Luận án Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã
khái quát tình hình sáng tác du kí ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đồng thời tổng
hợp và định hình một số vấn đề lí thuyết cho thể loại du kí: phong cách thể loại, thi
pháp thể loại, phương thức tồn tại của thể loại. Bên cạnh đó một số công trình có đề
cập khái quát về du kí mang tính chất khái quát cơ bản như: Về thể ký (Tầm
6
Dương), Kí và tiểu luận (Hoàng Ngọc Hiến)... Những công trình nghiên cứu bước
đầu nhận diện một số đặc điểm thi pháp và nội dung của thể loại du kí Việt Nam
thời trung đại và hiện đại.
2.2 Những công trình, bài báo nghiên cứu, nhận định chung về tác phẩm
Phƣơng Đông lƣớt ngoài cửa sổ
Phương Đông lướt ngoài cửa sổ được viết từ năm 1973 tuy nhiên mới chỉ
được xuất bản ở Việt Nam năm 2012 nên các công trình nghiên cứu còn hạn chế.
Tìm hiểu tác phẩm mới chỉ dừng lại ở những bài viết mang tính bình luận cá nhân,
lời giới thiệu ngắn gọn nội dung mà chưa có một công trình khoa học nghiên cứu có
hệ thống. Thu Linh với bài viết Nhà văn du kí với Phương Đông lướt ngoài cửa sổ
trên báo điện tử Tin mới ( http://www.tinmoi.vn/ , đăng ngày 08/08/2012), khẳng
định “tác giả với ngòi bút tài năng của mình, đã khiến Châu Á hiện ra như có thể
chạm vào, nếm được, ngửi thấy được và khơi dậy trong mỗi người đọc nỗi thôi thúc
một ngày bỏ xa cuộc sống nhàm chán, đều đặn, quen thuộc thường nhật để đeo hành
lý, rồi nhảy lên một con tàu nào đó, thử thách mình với những trải nghiệm, tận
hưởng tất cả mọi điều thú vị của thế giới bao la, rộng lớn”. Nhà báo Bạch Tiên trên
báo điện tử Vnexpress (http://giaitri.vnexpress.net/, đăng ngày 20/09/2012) có bài
viết Phương Đông lướt ngoài cửa sổ với những nhận xét về sự đặc sắc trong lối viết
của Paul Theroux và sự phong phú, hấp dẫn về nội dung của tác phẩm. Ở bài viết
này, Bạch Tiên giới thiệu cụ thể chặng hành trình, con người xuất hiện trong tác
phẩm và đánh giá tài năng vượt bậc của Paul Theroux “Theroux là một bậc thầy về
ngôn ngữ”. Tác giả Long Linh viết bài Những chân trời đẹp của Phương Đông lướt
ngoài cửa sổ trên báo điện tử Tri thức trẻ ( http://ttvn.vn/, đăng ngày 14/03/2015)
thể hiện những cảm nhận sâu sắc về tác phẩm với tư cách là một bạn đọc thực sự
“thả hồn vào cuốn du ký của Paul Theroux, ta cảm giác như mình chính là một
trong những hành khách trên toa tàu ấy, luôn chuyển động, luôn lướt đi trên đường
ray”. Long Linh chú ý đến sự sáng tạo, độc đáo trong cách thể hiện và khẳng định
tài năng xuất sắc của Paul Theroux trong lối viết du kí.
Phương Đông lướt ngoài cửa sổ đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm. Tuy
nhiên, trên thực tế, hầu hết các ý kiến nhận xét đánh giá chỉ mới dừng lại ở một
7
phạm vi hẹp trong việc khái quát nội dung cơ bản của tác phẩm, giá trị về mặt tư
tưởng và khẳng định tài năng của nhà văn chứ chưa có bài viết, công trình nào đi
sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về tác phẩm. Nghiên cứu Phương
Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại là một hướng đi tiếp cận và giải mã
tác phẩm, soi chiếu văn bản dưới hình thức đặc trưng du kí.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là dấu ấn đặc điểm thể loại du kí trong tác
phẩm Phương Đông lướt ngoài cửa sổ của Paul Theroux ở nội dung và hình thức
thể loại.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu Phương Đông lướt ngoài cửa sổ của Paul Theroux nhìn từ đặc
trưng thể loại, luận văn tập trung soi chiếu tác phẩm qua một số bình diện: Phương
Đông lướt ngoài cửa sổ - Hành trình sâu thẳm vào lòng phương Đông, Phương
Đông lướt ngoài cửa sổ - Bức tranh toàn cảnh về số phận con người châu Á,
Phương Đông lướt ngoài cửa sổ với một số thi pháp thể loại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Từ việc xác định đối tượng và phạm vi của luận văn, chúng tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phƣơng pháp so sánh
So sánh trên phương diện đồng đại, nhằm mục đích tìm ra và chứng minh
những nét chung, nét riêng của du kí đối với nhiều tác phẩm, từ đó chỉ ra nét độc
đáo của Paul Theroux và giá trị của Phương Đông lướt ngoài cửa sổ.
4.2. Phƣơng pháp liên ngành
Ngoài việc khai thác kiến thức mang tính chất chuyên ngành, luận văn còn vận
dụng và kết hợp với kiến thức của các khoa học khác như: văn hóa, chính trị xã
hội... để đánh giá và lí giải nội dung trong tác phẩm.
4.3 Phƣơng pháp cấu trúc –hệ thống
Xem xét các mặt, các yếu tố của cấu trúc văn bản trong tính chỉnh thể và hệ
8
thống của tác phẩm và thể loại.
4.4 Phƣơng pháp loại hình
Vận dụng để làm sáng tỏ những biểu hiện cụ thể của thể loại du kí và lí giải,
khái quát ý nghĩa của chúng đối với tác phẩm.
5. Đóng góp của luận văn
Từ phương diện nghiên cứu Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể
loại du kí, luận văn hi vọng sẽ tiếp tục làm rõ hơn biểu hiện của đặc trưng thể loại
trong tác phẩm văn học trên nhiều phương diện khác nhau và tài năng của tác giả
Paul Theroux. Qua đó, hi vọng mở ra một hướng tiếp cận mới, có hệ thống đối,
khoa học với tác phẩm này. Đồng thời tạo nguồn tư liệu về việc nghiên cứu tác
phẩm cũng như về nhà văn Paul Theroux đối với bạn đọc Việt Nam.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có 3
chương như sau:
Chương 1: “Phương Đông lướt ngoài cửa sổ” – Cuộc hành trình sâu thẳm vào
lòng phương Đông
Chương 2: “Phương Đông lướt ngoài cửa sổ” - Bức tranh toàn cảnh về số
phận con người
Chương 3: “Phương Đông lướt ngoài cửa sổ” với một số thi pháp thể loại du kí
9
NỘI DUNG
Chƣơng 1
“PHƢƠNG ĐÔNG LƢỚT NGOÀI CỬA SỔ” - CUỘC HÀNH TRÌNH
SÂU THẲM VÀO LÒNG PHƢƠNG ĐÔNG
Văn học là hành trình tìm về cuộc sống, theo đuổi bóng dáng con người. Mang
sứ mệnh lưu giữ thế giới, mỗi thời đại đi qua đọng lại trong tác phẩm hình ảnh về
những ngày tháng đã xa với nhịp sống thuở đương thời. Mỗi thể loại văn chương
lựa chọn phương thức tiếp cận hiện thực khác nhau dựa trên cách tổ chức và xây
dựng văn bản đặc trưng. Du kí với hình thức phản ánh hiện thực đặc thù hướng sự
chú ý của con người đến khả năng mà cuộc sống tạo ra nhờ sự di chuyển. Con
người khao khát, lên đường chinh phục thế giới và tái hiện không gian xa lạ. Khởi
nguồn tác phẩm du kí là ước mong khám phá những chân trời mới, cảm hứng phiêu
lưu thôi thúc con người đến mảnh đất xa xôi, khiến người đi phải viết, phải kể, phải
tả về những điều mình chứng kiến. Nếu văn hóa thể hiện quan niệm, cách ứng xử
của con người trước thế giới, thì du kí là hoạt động lưu giữ thành quả sinh động
nhất.
Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là cuộc hành trình khám phá cuộc sống trong
lòng châu Á. Tác phẩm đong đầy sắc màu thông tin, văn hóa qua hình thức phản ánh
không hư cấu. Đan xen và xuyên suốt du kí là sự kết hợp đồng dạng giữa phương
Đông và văn hóa ứng xử. Cuộc du hành kéo dài nửa vòng trái đất kiếm tìm những ý
nghĩa tinh thần và tư tưởng rộng lớn.
1.1 “Phƣơng Đông lƣớt ngoài cửa sổ” – Hành trình đến phƣơng Đông bằng xe
lửa
Tiền thân của hành trình là hoạt động di chuyển đi lại. Du hành là nhu cầu
không thể thiếu trong đời sống con người. Vì những chuyến đi, con người chuyên
tâm nghiên cứu và sáng chế ra các phương tiện đi lại giúp họ thực hiện ước mơ
muôn thuở, đến mọi nơi dù khoảng cách xa ngàn dặm. Từ xe ngựa, xe máy, ô tô…
con người rong ruổi trên những chặng đường mới, khao khát dấn thân vào cuộc
sống rộng lớn. Chọn xe lửa làm phương tiện khởi hành chuyến đi đến phương
10
Đông, cùng với niềm đam mê toa tàu, yêu thích khám phá vùng đất mới, nhân vật
trải nghiệm từng bước đến châu Á quan sát và tái hiện cuộc sống nơi xứ lạ.
1.1.1 Xe lửa – phiên chợ Phƣơng Đông hấp dẫn
Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là hành trình hơn bốn tháng đến châu Á của
nhân vật – một người phương Tây xa lạ dấn dân vào cuộc sống rộng lớn. Phương
Đông và phương Tây là những khái niệm do con người tạo ra để khẳng định và định
dạng “cái khác” hay “kẻ khác”. Phương Đông không chỉ gần gũi về mặt địa lí với
Phương Tây mà còn được coi là vùng đất với những thuộc địa rộng lớn, giàu có và
lâu đời nhất đồng thời là kẻ ganh đua về văn hóa, là một hình ảnh về “kẻ khác”.
Trên hành trình đến phương Đông, người lữ khách lựa chọn phương tiện xe lửa là
cầu nối đến nửa kia địa cầu. Bắt đầu bằng tình yêu với tàu hỏa từ thuở ấu thơ, ước
mong khởi hành trên những toa tàu trở thành động lực thôi thúc nhân vật lên đường.
Xe lửa là phương tiện di chuyển mang lại cảm giác thoải mái cho người đi đồng
thời trở thành yếu tố nhận diện văn hóa. Không chỉ là cách đi, tàu hỏa trở thành
người bạn đồng hành với nhân vật trải nghiệm trên hành trình đến châu Á. Không
tìm kiếm phương Đông qua những gì đọc được trên trang sách, nhân vật tự lên
đường tìm kiếm hình ảnh của riêng mình, khắc họa một châu Á rõ nét, sinh động
“tôi tìm kiếm những chuyến tàu, tôi gặp những hành khách” [20,tr.10]. Không vội
vã như chuyến bay, không xô bồ như chuyến xe tốc hành, không gồ ghề như cỗ xe
ngựa, không mệt mỏi với chuyến đi bộ dài, xe lửa di chuyển trên đường ray với tốc
độ ổn định giúp người đi thư thái trên những toa tàu, quan sát cảnh vật, cuộc sống
bên ngoài cửa sổ. Mỗi chuyến tàu gồm nhiều toa khác nhau với đủ hạng người, có
chút nhốn nháo ở toa ăn, yên tĩnh ở toa ngủ, hành khách có thể tìm thấy những
không gian khác nhau trên mỗi chặng đường “tuyến xe lửa là một phiên chợ hấp
dẫn khó cưỡng, lượn đi ngoằn ngoèo trên muôn nẻo đường, tốc độ khiến ta phấn
chấn hơn và chẳng bao giờ gặp rắc rối gì” [1,tr.9]. Phương tiện giao thông là yếu tố
quan trọng hàng đầu trong chuyến du hành. Hình thức đi lại trở thành cầu nối giúp
con người khám phá cuộc sống bên ngoài lãnh thổ, thay đổi định kiến về những
quốc gia ít người biết đến. Đứng trước nhiều lựa chọn, nhân vật chọn xe lửa là
phương tiện đồng hành trên chuyến đi kéo dài nửa vòng trái đất. Với hình thức sáng
11
tác đặc thù, Paul Theroux theo đuổi những chuyến tàu vẽ nên bức tranh rộng lớn về
vùng đất phía Đông.
Không đơn giản là một phương tiện đi lại, tàu hỏa thể hiện màu sắc văn hóa
địa phương. Chưa kiếm tìm châu Á đâu xa, ga tàu ẩn giấu đặc điểm nhận dạng riêng
về văn hóa, mỗi trạm dừng chân đều mang dáng vẻ khác nhau, độc đáo trong thiết
kế và xây dựng. Mỗi dân tộc do những đặc thù tự nhiên xã hội, đặc biệt là trải qua
quá trình ứng xử giữa con người và thiên nhiên để thích nghi với môi trường sống
đã hun đúc nên truyền thống văn hóa có cốt cách riêng, bền vững. Đặt chân đến ga
tàu, người đi đối diện với gương mặt của đất nước khi kiến trúc chịu ảnh hưởng của
chính trị, kinh tế và tín ngưỡng địa phương. Nhà ga Ấn Độ thể hiện chân thực
khuôn mặt xã hội với sự phân biệt nghiêm ngặt về con người bằng cách gọi tên các
phòng “LỐI RA HẠNG BA, PHÒNG CHỜ HẠNG HAI CHO PHỤ NỮ, TOA LÉT
HẠNG NHẤT, DÀNH CHO NHÂN VIÊN QUÉT DỌN” [19,tr.149]. Ga Iran mang
dấu ấn kinh tế phát triển rõ nét “mặt tiền giống như một siêu thị” [3,tr.92], “có tiếng
rin rít của đường ray mới” [4,tr.92] và ga Kuala Lumpur chịu ảnh hưởng sâu sắc của
tôn giáo “cổng vòm hình củ hành, các tháp giáo đường và cảnh tượng chung giống
như sảnh đường Brighton” [23,tr.347]. Trên hành trình đến phương Đông, tàu lửa
trở thành tín hiệu nhận diện đặc điểm bản sắc địa phương trên vùng lãnh thổ rộng
lớn. Kiến trúc ga tàu phụ thuộc nước cờ chính trị và bài toán kinh tế của từng quốc
gia, mang dáng dấp lịch sử dân tộc và trở thành một trong những yếu tố cấu thành
văn hoá. Với sự quan sát tỉ mỉ chi tiết về ga tàu, nhân vật khắc họa bức tranh tinh
thần phương Đông dựa trên mẫu số chung về văn hóa. Du kí tái hiện rõ nét biểu
hiện văn hóa dưới hình thức văn chương, không đơn thuần một phương tiện, tàu lửa
trở thành công cụ, điểm tựa của tác phẩm đồng thời là yếu tố then chốt chi phối nội
dung du kí.
Nếu nhà ga mô phỏng gương mặt đất nước thì mỗi toa tàu với những hình ảnh
trang trí lại đặc tả cuộc sống bản địa. Sự phân bố các toa và những vật dụng đặc biệt
làm nên nét nhận diện riêng biệt của mỗi đất nước. Không còn là cỗ máy di chuyển
xình xịch trên đường ray, mỗi chuyến tàu khơi dậy đặc tính và bản sắc địa phương.
Những chuyến tàu với cách trang trí khác nhau, ba mươi “phiên chợ” xuôi ngược
12
trên chặng đường đến châu Á với đồ dùng đặc trưng không thể thiếu. Mỗi đất nước
gắn với tín ngưỡng riêng biệt, cách bài trí trên chuyến tàu mang ý nghĩa khác nhau
“phiên chợ trên tàu, với những thứ linh tinh và những hành khách, phản ánh đầy đủ
xã hội đến mức khi lên tàu người ta sẽ đối diện với tính cách quốc gia của nước đó”
[19,tr.317]. Toa tàu tái hiện rõ nét gương mặt, tính cách của mỗi đất nước trên
chặng đường đến phương Đông “tàu của Thái thì có vại nước tắm hình rộng tráng
men bên ngoài, tàu Ceylon thì có toa dành riêng cho các nhà sư, tàu Ấn Độ có một
nhà bếp ăn chay và sáu hạng khác nhau, tàu Iran có chiếu cho người ta quỳ cầu
nguyện, tàu Malaysia thì có quầy bán mì, tàu Việt Nam có kính chống đạn trên toa
đầu máy” [12,tr.317]. Ấn Độ mang dáng vóc quốc gia phức tạp bởi sự đa tôn giáo,
sắc tộc, tàu lửa có nét riêng trong cách phân bố các toa. Thái Lan mang bộ mặt
phong kiến xưa cũ, chi phối đến cách bài trí những vật dụng trên tàu. Việt Nam bất
khuất trong cuộc kháng chiến chống Mĩ hứng chịu những cuộc tấn công ác liệt của
kẻ thù. Mỗi toa tàu không đơn thuần là những khối vuông được lắp ghép với nhau
tạo thành phương tiện di chuyển mà phảng phất hương vị văn hóa của mỗi quốc gia.
Không gian trên tàu thay đổi qua từng đất nước, chuyến hành trình đến phương
Đông đầy ắp sắc màu văn hóa nhờ những “phiên chợ” thu nhỏ. Tàu lửa thể hiện rõ
nét cuộc sống bản địa với vật dụng quen thuộc làm nên phong vị phương Đông
trong chuyến đi.
Văn chương hướng đến giải phóng con người, du kí mở ra cánh cửa giao lưu
với thế giới rộng lớn bên ngoài. Không còn chịu bó hẹp trong một không gian sống
cố định, con người thoát khỏi thực tại nhờ những cuộc phiêu lưu trên trang sách du
kí. Lên đường trong một thời kì đầy biến động và khó khăn, Paul Theroux chọn văn
hóa là điểm tiếp xúc đầu tiên trong chuyến hành trình đến phương Đông. Không chỉ
là phương tiện, xe lửa chi phối lộ trình đồng thời quyết định phương thức tiếp cận
cuộc sống. Đoàn tàu là một phiên chợ phương Đông đặc trưng với những chi tiết
nhận diện riêng biệt. Đặc điểm và bản sắc kiến trúc ga tàu thể hiện ở giải pháp tổ
chức không gian theo tinh thần dân tộc, phù hợp với đặc thù khí hậu, cách ứng xử
với thiên nhiên, con người trong văn hóa đời thường và sinh hoạt tâm linh người
bản địa. Tiếp cận phương Đông trên dấu ấn những chuyến tàu, từng chi tiết trang trí
13
và lối xây dựng tái hiện chân thực gương mặt dân tộc. Phương Đông lướt ngoài cửa
sổ khéo léo gợi lên bức tranh văn hóa châu Á sống động. Trải nghiệm những
chuyến tàu, đối thoại với nền văn hóa phương Đông trên “phiên chợ” di động,
người đọc nhận diện bản sắc dân tộc trong tín ngưỡng, chính trị địa phương.
1.1.2 Cuộc sống thu nhỏ bên trong toa tàu phƣơng Đông
Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là câu chuyện phiêu lưu trên những chuyến
tàu châu Á, mỗi chặng đường một cảm xúc, gợi mở sự tò mò của độc giả về một
khu vực rộng lớn được biểu hiện bằng hình thức văn chương. Theo lộ trình đến
phương Đông, tàu hỏa đưa nhân vật di chuyển trên vùng lãnh thổ rộng lớn, không
gian chủ đạo chiếm nhiều thời gian nhất trên chuyến đi chính là toa tàu. Mỗi toa tàu
là một mô hình cuộc sống thu nhỏ, nơi gặp gỡ, trò chuyện, thể hiện lối ứng xử đặc
trưng của từng vùng miền khác nhau. Con người trên chuyến tàu không hẳn là
những hành khách đơn thuần mà còn thể hiện lối sống riêng của dân tộc mình, họ
không chỉ mang sắc thái cá nhân mà thể hiện dấu ấn văn hóa bản địa rõ nét. Mỗi toa
tàu là một mảnh ghép tiêu biểu trong bức tranh toàn cảnh văn hóa châu Á với những
thói quen và hành động của hành khách.
Trên mỗi toa tàu, lối sống của dân tộc được thể hiện bởi hoạt động đặc trưng
của cư dân bản địa. Mỗi đất nước gắn liền với nhịp sống riêng được tái hiện rõ nét
trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ. Trên chuyến tàu xẻ ngang đất nước Ấn Độ,
Grand Trunk là thước phim sống động về cuộc sống con người Nam Á. Con tàu lê
lết dưới sức nặng của các loại hành lí nặng nề, tựa như một cuộc sơ tán gấp gáp
trước nỗi sợ vô hình nào đó, hành khách mang vác tất cả hành lí và tài sản của gia
đình leo lên chuyến tàu “như thể họ đang dựng nhà – họ mang cả dáng vẻ lẫn hàng
hóa của những người dọn về nhà mới” [14,tr.198]. Đoàn tàu lăn bánh, “đám đàn
ông cởi bỏ những chiếc quần rộng thùng thình và những chiếc áo khoác vải chéo, họ
mặc vào trang phục truyền thống miền Nam Ấn Độ: áo lót không tay và chiếc xà
rông mà họ gọi là lugi” [2,tr.199]. Bước qua cánh cửa xe lửa, họ rời xa những bộ
trang phục hiện đại họ trở về với chính diện mạo của mình, khoác lên mình dáng vẻ
địa phương, nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Chuyến xe lửa dường như dành
riêng cho người dân tộc Tamil, toa nằm là nhà của họ, toa ăn là nhà bếp của gia
14
đình, mặc sức thoải mái tận hưởng cảm giác quen thuộc. Trong khi đó, cuộc sống
trong tàu Nhật Bản mang dáng vẻ hoàn toàn khác biệt “những nhân vật im lặng trên
con tàu sáng choang, những người di chuyển tựa như điều khiển các bóng bán dẫn
này” [18,tr.418]. Trên chuyến tàu hiện đại, phủ lên không gian bị bao bọc bởi ánh
điện là sự im lặng đến khó thở, những ánh mắt mơ hồ nhìn nhau, họ không nói trên
cả chuyến đi. Hành khách trên chuyến tàu là người đàn ông, đàn bà công sở với
những lần cúi đầu chào hỏi lịch sự, con người đắm chìm trong thế giới của riêng
mình. Mỗi cộng đồng gắn với những hoạt động mang tính biểu trưng cho dân tộc,
đoàn tàu tốc hành dễ chịu từ Paris đã biến thành tàu địa phương Thổ Nhĩ Kì rất khó
chịu và bực mình. Trên chuyến tàu “chỉ người Thổ ở trong các toa hạng cao cấp.
Khác hẳn với quan điểm của những người hay đi du lịch vẫn cho rằng người địa
phương không xài hạng sang. Như sợ bị lây nhiễm từ các khu vực khác trên tàu, nên
những người Thổ ít khi ra khỏi toa ghế nằm của mình và cũng chẳng ra khỏi
khoang” [11,tr.78]. Người dân bản địa ngồi yên vị trong toa nằm suốt cả chặng
đường, họ không ra khỏi cánh cửa đã được khóa kín tựa như đang tránh né một cơn
đại dịch khủng khiếp có thể lây lan hay một đám cướp dã man hung hãn. Chính vì
sự ngoan cố không rời khỏi toa nằm khiến những căn phòng trở nên chật chội và
“mang bầu không khí ô nhiễm chẳng khác gì những toa hạng ba mà mấy vị khách
du lịch cố tránh xa” [23,tr.78]. Khung cảnh nhốn nháo trong không gian chật chội,
con người vật vã trên chuyến đi, có kẻ chán ghét tiếng ồn, có người mệt mỏi vì mùi
khói dầu, có đám người bị soi mói với ánh mắt kì thị. Thói quen cá nhân định hình
lối sống dân tộc, từng cử chỉ, hành động của hành khách trên chuyến tàu mang dáng
vẻ văn hóa bản địa. Hành động nảy sinh và lặp lại qua thời gian dài, con người theo
thói quen tạo nên hình ảnh đặc trưng của mỗi quốc gia. Lối sống con người bản địa
chính là sự hoá thân của các đặc điểm truyền thống dân tộc mang nét riêng bản sắc
văn hoá. Mỗi đất nước khu vực đều nảy sinh lối sống khác nhau, nếu Iran giàu màu
sắc tâm linh thì Ấn Độ nhốn nháo trong cảnh đông dân, Nhật Bản lạnh lùng với lối
sống hiện đại. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ khơi dậy rung cảm thẩm mĩ từ
những thông tin văn hóa, phác họa chân dung mỗi đất nước châu Á trong thời kì
khốn khó.
15
Cuộc sống thu nhỏ trong mỗi chuyến tàu phản ánh chân thực vấn đề chính trị
xã hội của đất nước bản địa. Lịch sử hình thành và phát triển dân tộc cũng là mốc
thời gian xuất hiện và lưu giữ lối sống con người. Nó được vun đắp được thông qua
hoạt động lao động sản xuất, chiến đấu, học tập, giao tiếp xã hội và giao lưu văn
hoá với các dân tộc khác. Mối đất nước với đặc điểm riêng về kinh tế xã hội nảy
sinh nhịp sống đặc trưng. Cuộc sống rộng lớn bên ngoài được tái hiện rõ nét bằng
hình ảnh, âm thanh trong mỗi chuyến xe. Vùng cao biên giới Miến Điện thường
xuyên chịu cuộc phục kích của thổ phỉ và lính nổi dậy, trong toa tàu Lashio “những
khẩu súng trường Enfields kiểu cũ vứt bừa bãi trên các dãy ghế gỗ, mảnh che tai
bằng len trên mũ họ bay lật phật; họ nằm trườn ra, ăn chuối, bổ cau ra sàn nhà đỏ
choét; và họ hi vọng sẽ bắn được một kẻ phiến loạn hoặc một tên trộm” [6,tr.303].
Những người lính ăn vận quân phục nhưng chẳng có chi tiết nào giống nhau, tựa
như kẻ trộm mới cướp được ở đâu đó. Không canh gác cũng chẳng lui tới hành
lang, đám người này lôi thôi nằm nhếch nhác, có kẻ ăn, đọc sách hay đánh nhau vui
vẻ cứ như thưởng ngoạn chuyến đi. Gương mặt bất an và bất lực của hành khách
trên chuyến tàu tỉnh lẻ phản chiếu một hiện thực chẳng mấy sáng sủa ở quốc gia
nhỏ bé xứ Đông Dương. Mỗi chuyến tàu, mỗi toa với những hành khách tái hiện
cuộc sống thu nhỏ ở miền đất xa lạ. Chuyến tàu khách Sài Gòn – Biên Hòa “phần
lớn hành khách đều đứng. Họ mỉm cười, ôm những con vịt con gà cực kì sợ sệt và
cả những đứa con lai Mỹ cháy nắng thảm hại của họ” [4,tr.372]. Toa tàu ọp ẹp với
những dãy ghế xanh hẹp chạy dài khiến hành khách đứng trên một chặng đường
xuyên tỉnh. Những người dân chất phác, mang theo tài sản to lớn là đám gia cầm
trên tay đứng yên lặng trên chuyến hành trình dài. Hứng chịu những cuộc chiến
triền miên, con người bản địa mang vết thương khó ngày lành lặn, cánh tay đã mất,
đôi chân đã lìa, họ là hình ảnh đau đớn mà nơi này phải đối mặt sau cuộc chiến.
Thay vì trốn chạy, người Việt Nam đối mặt với chiến tranh. Vẫn nhịp sống bình
thường, đi trên những chuyến tàu đầy hiểm nguy, họ hiên ngang trước sự tàn ác của
quân giặc “dường như là không thể tin nổi, nhưng ở đây có những em học sinh gái
đeo cặp sách, phụ nữ mang những bọc rau bự, đàn ông xách gia cầm bị trói và
những người khác nữa, đứng ở cửa của một thứ về cơ bản là toa vận tải, đi tới làm
16
việc ở Biên Hòa. Sau rất nhiều năm, người ta tưởng như họ sẽ gục ngã; đáng ngạc
nhiên là họ còn hơn cả những người sống sót” [12,tr.377]. Người dân bản địa dường
như chẳng khiếp sợ trước sự đàn áp của kẻ thù mà còn lấy đó làm động lực để đứng
lên, họ sống với quyết chí đánh đuổi bọn xâm lược. Được hình thành do điều kiện
địa lý, kinh tế, chính trị, tâm lý và văn hoá, lối sống bên trong mỗi toa tàu là hình
ảnh thu nhỏ của một dân tộc. Đọng lại trên trang sách là hình ảnh về những đất
nước phương Đông xa lạ với cuộc sống chịu ảnh hưởng hiện thực đương thời. Văn
học mở ra nhiều cánh cửa tiếp cận cuộc sống, du kí tái hiện bức tranh phương Đông
dưới hình thức lí giải những tín hiệu văn hóa. Khai thác hình ảnh biểu trưng xe lửa,
Paul Theroux nhận ra mỗi chuyến tàu là một bức tranh nhịp sống châu Á.
Nếu tiểu thuyết khai thác hành động mang tính cá biệt của con người nhằm
miêu tả thế giới nội tâm đầy phức tạp thì du kí hướng đến những hành động đặc
trưng để nhận diện gương mặt của một cộng đồng. Sự tương đồng về điều kiện tự
nhiên, không gian địa lí và khí hậu khu vực châu Á tạo nên sự gần gũi, thống nhất
về văn hóa. Nhưng mỗi quốc gia, dân tộc chịu sự ảnh hưởng của tôn giáo và chính
trị đã kiến tạo nên bản sắc riêng. Mỗi toa tàu với hành khách tạo nên vô vàn hình
ảnh cuộc sống. Có vui, có buồn, có bình yên có hờn giận, hành khách thể hiện thói
quen, suy nghĩ. Mỗi chuyến tàu đưa người đọc đến với một dân tộc, một hạng người
với những kiểu sống khác nhau. Từng dòng người nối đuôi nhau leo lên chuyến tàu
với lối sống đặc trưng của đất đước. Mang phong vị văn hóa bản địa, hành khách
trên chuyến đi khắc họa tâm hồn quốc gia: Singapore với sự hòa hợp dân tộc thể
hiện trong lối sống phóng khoáng, cuộc sống trên toa tàu Malaysia bị bủa vây bởi
sự kì thị sắc tộc, Afghanistan chịu áp lực nặng nề từ chiến tranh với những cuộc
trốn chạy trên xe, Pakistan đầy bất ổn với những cuộc cãi vã, bạo lực của người địa
phương, Miến Điện quay quắt giữa tư tưởng hiện đại và lối sống truyền thống…
Phương Đông lướt ngoài cửa sổ tựa như một đĩa phim cũ quay lại những khoảnh
khắc, những chuyến đi và cuộc sống một thời đã qua. Mỗi phiên chợ di động trên
đường ray gợi tả một dân tộc, đất nước phương Đông. Viết về chuyến đi có thực
trong quá khứ, mỗi dòng chữ trở thành chìa khóa mở cánh cửa thời gian quay trở lại
miền kí ức xa xăm về phương Đông.
17
1.2 Phƣơng Đông – Bức tranh cuộc sống hai bên đƣờng ray xe lửa
Phương Đông lướt ngoài cửa sổ ghi lại chân thực những cảnh đẹp bình dị của
cuộc sống. Sự hấp dẫn của khung cảnh thiên nhiên níu bước chân lữ khách, len lõi
vào trang du kí hết sức tự nhiên. Mỗi cánh rừng, một đồng cỏ, dòng sông, thung
lũng đều hấp dẫn bởi những vẻ đẹp riêng. Phiêu lưu cùng các trang sách du kí, độc
giả như được thưởng ngoạn muôn vàn cảnh trí, mở rộng tầm mắt của mình. Paul
Theroux đặc biệt chú ý đến cuộc sống nơi mình đến, những hình ảnh quen thuộc
của cuộc sống bản địa. Cảnh sắc khác biệt của mỗi vùng đất dần hiện lên theo
những bánh tàu chuyến xe lửa phương Đông.
1.2.1 Cảnh sắc thiên nhiên đa dạng của châu Á
Du kí tái hiện bức tranh thiên nhiên trên lộ trình, chuyến đi dài gắn với trải
nghiệm không gian rộng lớn. Những hình ảnh sống động, cảnh quan chân thực biểu
hiện bằng hình ảnh miêu tả qua lăng kính cảm xúc là nội dung thẩm mĩ độc đáo của
thể loại. Không chỉ chú ý đến những phong cảnh đẹp nổi tiếng được quảng cáo hấp
hẫn trên cuốn sách du lịch như một hành khách thông thường, Paul Theroux tìm
kiếm vẻ đẹp giản dị, bình yên trong bức tranh thiên nhiên trên chuyến hành trình.
Cảnh quan châu Á phong phú và đa dạng, sự phân hóa cảnh quan, khí hậu vô cùng
phong phú: từ băng giá vĩnh cửu, rừng lá kim đến hoang mạc nóng bỏng, rừng
rậm nhiệt đới xanh um gắn với các khu vực địa lý tự nhiên có đặc điểm hoàn toàn
khác nhau như Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á... Chuyến hành
trình đến phương Đông là sự gợi tưởng khéo léo về một thế giới tự nhiên với đong
đầy sắc màu, âm thanh và mùi hương.
Khi rào cản về không gian bị phá vỡ bởi phương tiện di chuyển, giao tiếp được
mở rộng nhờ những chuyến đi, con người có ý thức phóng chiếu tầm nhìn vượt ra
ngoài biên giới đất nước đến những chân trời rộng lớn. Cảnh quan trở thành đối
tượng nhận diện sự khác biệt giữa mỗi vùng miền, khu vực. Du kí gợi tả thiên nhiên
với tâm thế của kẻ lên đường đầy háo hức. Trên chặng đường đầu tiên, bao phủ
không gian châu Á là khung cảnh cao nguyên bao la vùng Tây Á và Trung Đông.
Vùng đất chịu ảnh hưởng của khí hậu nắng nóng và vị trí địa lí kiến tạo nên vùng
18
cao nguyên rộng lớn. Trải dài không gian là những ngọn đồi khô cằn, thiếu sức sống
“một dải dài những ngọn đồi trọc trải tới chân trời; trước mặt chúng tôi là một đồng
bằng cằn cỗi, bị che phủ bởi bụi màu hung đỏ” [18,tr.82]. Do ảnh hưởng yếu tố khí
hậu nên địa hình nơi đây phần lớn là những dãy núi đá lởm chởm chia tách các khu
vực và cao nguyên và thung lũng cằn cỗi. Những ngọn đồi không sức sống nối tiếp
cánh đồng hiu quạnh, không có màu xanh của cây cối đất đai bị phủ lớp đất bụi đỏ.
Cảnh quan không có sự khác biệt giữa những đất nước lân cận “địa hình các vùng
tương đối giống nhau, càng đi càng thấy rộng lớn hơn, khô cằn hơn và trống trải
hơn” [24,tr.86]. Cao nguyên khô hạn bao phủ một vùng lãnh thổ rộng lớn được
miêu tả rõ nét dưới sự quan sát tỉ mỉ của người đi đường. Vùng đất phía Trung, Tây
Á mang nét đặc trưng trong cảnh quan, khắp khu vực là những đồng bằng thiếu sức
sống. Cảnh vật quen thuộc của người bản địa trở thành không gian mới lạ đầy thú vị
với người lữ khách, nhân vật bị mê hoặc bởi vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc của quang
cảnh phương Đông. Lên đường và ghi lại, Paul Theroux tái hiện cảnh quan phương
Đông sinh động, giàu màu sắc.
Du kí lôi cuốn người đọc bằng bức tranh thiên nhiên giản dị của những vùng
miền xa lạ. Mỗi khu vực mang một diện mạo đặc trưng, Đông Nam Á xuất hiện
trong du kí Phương Đông lướt ngoài cửa sổ với những khu rừng nhiệt đới rậm rạp
và hùng vĩ. Vùng đất phía Đông với những cơn mưa quanh năm tạo nên cảnh quan
đặc trưng của xứ nóng. Đông Nam Á được thiên nhiên ban tặng những dãy núi chót
vót và thác nước khổng lồ “làn mây hình thuyền bay nhanh từ sườn đồi này sang
sườn núi khác, những dải hơi nước dài ngắn khác nhau hầu như không chuyển
động” [22,tr.309]. Không gian núi rừng hùng vĩ với tiếng vọng oai hùng từ những
ngọn thác, vùng cao xứ Đông Dương tựa một khu rừng huyền bí ít ai đặt chân đến.
Vùng lãnh thổ rộng lớn được thượng đế ưu ái với bức tranh “mặt trời chiếu sáng
trên một hố bom trong rừng và cạnh đó khói tỏa khắp lòng thung lũng, cột mưa của
một đám mây phù du đang đổ nghiêng xuống một sườn núi khác; và màu xanh da
trời phai nhạt đi trước màu lá xanh sẫm, màu xanh lá mạ trên những cánh đồng lúa
non bằng phẳng, và qua một dải cát, màu xanh đó thành màu xanh thẳm của đại
dương” [21,tr.391]. Thung lũng mang dáng vẻ bí ẩn được bao bọc bởi những làn
19
khói tỏa tựa như xứ xở thần thiên bí mật lạc giữa trần thế. Không gian được bao phủ
trọn vẹn trong sắc xanh, xanh da trời, xanh lá, xanh lá mạ và xanh thẳm. Vùng đất
nhiệt đới tươi đẹp ôm trọn những sắc màu của thiên nhiên, từ màu của nắng, của
mây, của khói hòa trong âm thanh của biển Đông. Điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều và
gió mùa là hằng số tự nhiên kiến tạo hệ cảnh quan tiêu biểu của Đông Nam Á. Du
kí khơi dậy cảm giác nếm trải không gian, khi mỗi câu chữ miêu tả cảnh quan đều
gợi mở hình ảnh về vùng đất chưa có dịp đặt chân đến.
Cảm hứng về thiên nhiên là dòng chảy xuyên suốt trong dòng chảy văn học.
Mỗi thể loại lại có cách tiếp cận riêng, nếu thơ chọn thiên nhiên để gửi gắm tâm tư
tình cảm của người viết thì du kí lại miêu tả chân thực như một đối tượng phản ánh
khách quan. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là sự mở rộng khám phá nét đa dạng
và sinh động của cảnh quan. Phía Bắc châu Á mang dáng vẻ khác biệt, không còn
những cao nguyên cằn cỗi, cánh rừng nhiệt đới xanh um mà được thay thế bằng
khung cảnh băng giá. Bắc Á có khí hậu hàn đới, những ngọn núi phủ đầy tuyết
trắng và dòng sông băng trải dài trở thành cảnh quan đặc trưng của khu vực. Qua
chặng đường dài, cơn nóng hầm hập tan biến thế chỗ cho cái lạnh tê tái “tuyết bắt
đầu thổi qua cửa sổ, những bông tuyết bé xíu đậu trên những vệt khói dài”
[20,tr.492]. Du kí mang dư âm của cơn gió lạnh tê buốt của tuyết trắng vùng biên
giới. Cảnh sắc thiên nhiên lạnh giá hòa quyện trong buổi bình minh “một vầng sáng
nhỏ hình bán nguyệt giống như hình lớp thịt hồng hào bên dưới móng tay xóa tan vẻ
ảm đạm nơi chân trời. Một tiếng sau, vầng sáng ấy bắt đầu đỏ ửng, hào quang mùa
đông hiện lên trên mặt băng bằng phẳng của vùng Primorsk” [9,tr.417]. Bao phủ
không gian rộng lớn là những đồng bằng băng giá khổng lồ trắng xóa một vùng trời.
Những tia hồng buổi sớm mai dần dần được thay bằng sắc đỏ chói chang của mặt
trời lan tỏa trên cánh đồng băng rộng lớn xóa tan cảm giác lạnh lẽo, buốt giá của
vùng quê ven biển. Cảnh quan trên chặng đường đến phương Đông được tô điểm
với sắc màu mới, cái lạnh tê buốt trong không gian phủ đầy tuyết vẽ nên bức tranh
tươi đẹp về châu Á. Du kí hé mở cánh cửa giúp con người hòa vào tự nhiên mà
không cần di chuyển, hòa quyện trong cảnh quan phương Đông là sự liên tưởng,
tưởng tượng của người đọc về một bức tranh thiên nhiên xa lạ.
20
Phương Đông lướt ngoài cửa sổ đưa người đọc du ngoạn trong không gian
bao la với sự gợi tả cảnh quan đa dạng, từ cao nguyên khô cằn đến những cánh rừng
nhiệt đới xanh um, vùng đất chìm ngập trong băng tuyết. Với lối viết chân thực,
giản dị tác giả tái hiện sinh động cảnh quan của thế giới rộng lớn bên ngoài. Tác
phẩm tựa một chuỗi bức tranh thiên nhiên nối tiếp nhau trên chặng đường xuyên Á,
khi mỗi đất nước, khu vựa lại mang dấu ấn đặc trưng riêng: Thổ Nhĩ Kì khô cằn,
biên giới Afghanistan tươi tốt với những ngọn đồi cao chót vót, Việt Nam lưu dấu
với cánh rừng nhiệt đới rậm rạp, Nga bị bao phủ bởi lớp tuyết dày mùa đông…
Cảnh vật trên từng chặng hành trình thay đổi theo vị trí địa lí, mỗi mảnh đất là một
sắc màu khác nhau, phong phú và đa dạng. Những cao nguyên cằn cỗi trơ trụi, đồng
bằng bạc màu kiệt quệ, cánh rừng đẫm sương, dòng sông vắt mình qua mảnh đất
rộng lớn, cảnh vật tự phơi mình trước sự quan sát kĩ lưỡng của nhân vật trải
nghiệm.
Du kí ghi lại chuyến đi của nhân vật trải nghiệm dưới hình thức nhật kí hành
trình nhằm tái hiện cuộc sống đồng thời bày tỏ cảm xúc về những sự kiện xảy ra.
Lấy thiên nhiên làm điểm tựa, người lên đường miêu tả bức tranh phong cảnh nơi
xứ lạ. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ khắc họa cảnh quan đa dạng với bút pháp
miêu tả điêu luyện. Đào sâu chất liệu thiên nhiên, mỗi trang du kí thấm đẫm tinh
thần phương Đông. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ như một bộ phim tài liệu được
dàn dựng công phú mang lại lượng thông tin phong phú, nét khác biệt giữa những
vùng đất châu Á. Cuộc hành trình kéo dài nửa vòng trái đất là một khám phá bất
ngờ, thú vị về phong cảnh phương Đông. Cảnh quan trong du kí không mang nặng
tâm tư, tình cảm của người viết, không ưu sầu nỗi đau của thời đại mà hiển hiện như
chính nó. Thiên nhiên mang sắc thái khách quan, chân thực.
1.2.2 Cuộc sống qua ô cửa sổ tàu tốc hành phƣơng Đông
Du kí vừa mang lại những câu chuyện thú vị, độc đáo về miền đất xa xôi vừa
đem đến cho độc giả khả năng rời xa không gian, thoát khỏi cuộc sống hằng ngày
mà không cần phải di chuyển. Tác phẩm hướng đến khám phá, quan sát, phiêu lưu
và trải nghiệm cuộc sống mới lạ bên ngoài. Điều làm nên sức hấp dẫn của Phương
Đông lướt ngoài cửa sổ là những khoảnh khắc đẹp mà tác giả bắt được, hoặc giản
21
dị, đơn sơ hoặc lộng lẫy, quyến rũ nhưng đều tràn đầy cảm hứng về cuộc sống Châu
Á. Mỗi mảnh đất đi qua là một nét vẽ ngọt ngào, đầy đủ hương vị, âm thanh và màu
sắc lên bức tranh mà nhân vật đang ôm ấp, quyết chí phải vẽ ra - cuộc sống trên
hành trình hướng về phía Đông địa cầu.
Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là bức tranh lao động của con người châu
Á. Cái đẹp của du kí trước hết nằm ở hiện thực được phản ánh. Tác phẩm thu hút
độc giả bởi hình ảnh đời sống chân thật, gần gũi. Ngắm nhìn cuộc sống bên ngoài
qua ô cửa kính, bức tranh hiện thực hai bên đường ray xuất hiện bình dị, giản đơn
với những phút giây làm việc hăng say của con người. Không khắc họa rõ nét, con
người xuất hiện mờ nhạt vút qua trong tầm mắt nhân vật, những khuôn mặt xa lạ từ
từ xuất hiện, cuộc sống đơn giản bình dị với hình ảnh chân thực về nhịp sống lao
động của con người. Bên ngoài ô cửa tàu tốc hành đến phương Đông là hình bóng
con người chăm chỉ làm lụng trên những cánh đồng rộng lớn. Con người xuất hiện
mờ nhạt với cách định danh chung “những người đàn bà, đa phần nhiều tuổi, họ
choàng khăn chống nắng và buộc vào người những can nước tưới màu xanh”
[12,tr.47]. Con người chăm chỉ làm lụng trên cánh đồng bất chấp thời tiết nóng nực,
trên thửa đất của gia đình, người đàn bà tưới nước, người đàn ông cấy cày. Bức
tranh cuộc sống yên bình được tái hiện rõ nét “khoảng năm con bò đứng bất động,
một người chăn gia súc chống gậy trông lũ bò, chúng cũng còm cõi như những hình
nhân bù nhìn – hai túi ni lông bọc ngoài hai thanh ngang làm khung xương”
[16,tr.47]. Sự xuất hiện của vật nuôi tưởng chừng đỡ bớt hiu quạnh cho mảnh đất
cằn cỗi nhưng cũng chỉ là những con vật gầy guộc không có sức sống. Hai bên
đường ray là thửa đất rộng lớn với đám hoa màu thiếu sức sống phụ lòng con người
hăng say làm lụng. Mỗi người đều có một việc, người lớn trông bò, trẻ em trông gà,
những người phụ nữ tưới những luống hồ tiêu dài tít tắp. Nhịp sống đời thường
chốn vùng quê hiện lên thoáng chốc với con người nhỏ bé. Bên ô cửa sổ tàu hỏa
“một người đàn ông, không đầu, chúi người trong cánh đồng ngô, bị những thân cây
ngô cao hơn anh ta che phủ... họ có vẻ lọt thỏm giữa những cánh đồng này”
[6,tr.49]. Con người thoát ẩn thoát hiện trong thiên nhiên, chỉ xuất hiện lướt qua
trong tầm mắt như từng chấm nhỏ trên cánh đồng rộng lớn. Bóng dáng con người
22
phản chiếu trên ô cửa tàu lửa với giọt mồ hôi vất vả trên thuở ruộng, những cư dân
chăm chỉ trên mảnh đất quê hương.
Không mang nặng thông tin văn hóa, chính trị mỗi trang viết đều gợi lên bóng
hình cuộc sống bình yên của châu Á. Du kí khắc họa rõ nét và chân thực bức tranh
sinh hoạt của người phương Đông đầu thập niên 1970 với nhiều biến động về xã
hội. Bên ngoài ô cửa sổ, con người xuất hiện với nhịp sống thường nhật. Ngôi làng
nhỏ ở Lahore hiện ra với hình ảnh cư dân bản địa “ai cũng đang làm một việc gì đó:
phân loại hoa quả, gấp quần áo, quạt lửa, đuổi chó đi, sửa mái nhà” [10,tr.129].
Ngôi làng với những căn nhà tạm bợ, con người làm công việc quen thuộc hằng
ngày, tất bật duy trì cuộc sống lay lắt trong một khu ổ chuột. Một ngôi làng rách
rưới và những con người cùng cực lướt qua trên đường ray. Trên vùng quê Miến
Điện “các thiền viện với những nhà sư đang tụng niệm trên sân; và qua ruộng đồng
là những đoàn người – học sinh đeo túi trên vai, nhân viên văn phòng trưng diện áo
sơ mi trắng, nông dân vác cuốc chim – cuộc diễu hành trong buổi sáng sớm vùng
nhiệt đới hòa với nhịp chuông từ các ngôi đền” [5,tr.277]. Nhịp sống lúc bình minh
hối hả với dòng người đi làm, đi học hòa trong tiếng chuông vang vọng của tín
ngưỡng. Khung cảnh nên thơ của vùng quê yên bình được tô điểm bởi bóng dáng,
gương mặt con người trên con đường quê, nhân viên đi làm, nông dân ra đồng và lũ
trẻ vui vẻ đến trường. Nhìn ngắm con người từ một góc nhìn khá xa, cuộc sống
Đông Dương êm ả trong cảnh làng quê thanh bình. Khung cảnh cuộc sống bình yên
trong thanh âm tĩnh lặng, một đoạn phim ngắn với những hành động nhanh nhẹn,
con người âm thầm với nhịp sống thường ngày. Những con người chưa kịp biết tên
xuất hiện thoáng qua với hoạt động quen thuộc, mỗi dân tộc một lối sống khác nhau
được gợi tả trọn vẹn trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ. Con người phương
Đông xuất hiện với hoạt động đặc trưng thường ngày vào mỗi sớm mai “người
Pakistan giũ đống áo quần ướt sũng bằng gậy, người Ấn Độ quật đống dhoti vào đá
như thể đang đập đá, trong khi người Ceylon thì mắm môi mắm lợi vắt kiệt khăn
lungi. Ở Thượng Miến Điện, phụ nữ ngồi xổm thành từng nhóm thì thầm với nhau
một cách rất bí ẩn bên những dòng nước sủi bọt, đập phẳng đồ giặt của họ bằng
những mái chèo gỗ to” [4,tr.284]. Khung cảnh bình yên buổi sáng, người phụ nữ
23
giặt đồ trên dòng sông rộng lớn, họ là bà, là mẹ, là vợ, là em gái vui vẻ làm công
việc quen thuộc. Con người khắc họa dáng hình, khuôn mặt phương Đông. Đi qua
nhiều chặng hành trình, mỗi nơi lại in dấu trên trang sách một hình ảnh riêng
“Tuleswar, một phụ nữ đội trên đầu một bình đất nung đựng nước, mang theo
những bệnh dịch đến một ngôi làng xa;…Kharagpur, một người đàn ông vặn đuôi
con trâu để nó đi nhanh hơn; Panskura, một đám trẻ con mặc đồng phục chạy dọc
đường ray về khu ổ chuột của chúng để ăn trưa” [2,tr.260].
Với ngòi bút sắc sảo, Paul Theroux ghi lại những điều mắt thấy tai nghe dưới
con mắt quan sát tinh tế và sự cảm nhận sâu sắc mang đến cho người đọc những
trang viết đầy chất liệu sống và cái tâm của người cầm bút. Sức mạnh của Phương
Đông lướt ngoài cửa sổ là soi sáng cuộc sống nhờ di chuyển và hiểu biết, tư tưởng,
tình cảm của người lên đường. Tựa như mỗi mảnh đất nhân vật đi qua đều có số
phận của riêng nó, từ người giàu có đến nông dân cùng cực, lão già ngồi trước hiên
nhà đến lũ trẻ chạy òa như chim vỡ tổ, những người đàn ông vất vả trên cánh đồng
đến người đàn bà cúi gập người trong ruộng ngô… con người xuất hiện rồi lướt qua
trong tầm mắt người lữ hành. Ngắm nhìn không gian rộng lớn bên ngoài, cuộc sống
được phản chiếu, khúc xạ qua tấm gương, mọi thứ mờ nhạt không rõ ràng. Lưu lại
trên trang du kí là khoảnh khắc bình yên, giản dị và mộc mạc về vùng đất xa lạ. Mỗi
đất nước, con người xuất hiện đều trở thành biểu tượng phương Đông. Cuộc sống
bình yên trôi theo từng nhịp tàu lửa nhưng lại mang dự cảm đối nghịch với hiện
thực bởi “cuộc đời là bi kịch khi quay gần, nhưng là hài kịch khi quay xa” (Charlie
Chaplin).
1.3 Cuộc sống trong lòng phƣơng Đông – Bức tranh cuộc sống mang những
gam màu đối lập
Sự hấp dẫn của du kí là tái hiện cuộc sống con người, văn hoá của những đất
nước xa lạ, nơi người đọc chưa có dịp đặt chân đến. Vượt qua giới hạn của thể loại
văn học, du kí là kho tư liệu thông tin về văn hóa, chính trị, lịch sử về một dân tộc.
Thể loại mở ra cách nhìn mới, thấu đáo về lối sống, xã hội trong quá khứ dựa trên
năng lực quan sát và đánh giá của chủ thể hành trình.
24
Chuyến đi đến châu Á của Paul Theroux khởi hành năm 1973 vào lúc bối cảnh
chính trị và kinh tế nhiều quốc gia chưa khởi sắc. Tác phẩm du kí kinh điển hấp
dẫn, khơi gợi trí tò mò cho độc giả phương Tây về một vùng đất vốn xa lạ trong
thập niên 70 của thế kỉ trước, thời gian mà cả công nghệ thông tin lẫn phương tiện
vận chuyển đều chưa phát triển đồng thời khéo léo gợi liên tưởng về bức tranh hiện
thực của một thời đại đã qua cho bạn đọc phương Đông. Paul Theroux chú trọng tỉ
mỉ vào lối hành xử của con người trong đời sống hằng ngày vốn chịu tác động của
điều kiện kinh tế, chính trị. Trên chuyến hành trình, tác giả giữ trạng thái độc lập,
chỉ ghi chép và ghi chép, thuật lại những cuộc trò chuyện với người bản xứ, từ đó
vẽ nên những mảng tối, sáng của một đất nước trong tâm thế khách quan. Paul
Theroux với khả năng quan sát sắc sảo, nhìn sâu vào bản chất đưa ra những nhận
định đọc vị về mỗi đất nước. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ không chỉ kể lại cuộc
hành trình mà còn là một bức tranh, một cuốn tư liệu về những sắc màu đối nghịch
trong từng đất nước trên chặng hành trình đến châu Á.
1.3.1 Tây Á cổ kính đang lão hóa
Người đọc đến với du kí tìm về hiện thực đời sống mà bản thân chưa từng
chứng kiến. Tìm về những năm tháng đã qua, Phương Đông lướt ngoài cửa sổ hé
mở những vấn đề thời đại. Thổ Nhĩ Kì đối diện hiện thực khó khăn đương thời,bất
lực trước sự trì trệ trong quá trình hiện đại hóa, đất nước nhem nhuốc với sự pha
trộn hiện đại và truyền thống địa phương. Hiện diện trên mảnh đất rộng lớn là
những tòa nhà cũ kĩ, công trình lạc hậu cùng hàng loạt dự án ì ạch nhằm đổi mới đất
nước song không đạt được kết quả, một dân tộc chìm sâu trong ánh sáng của thời
vàng son đã qua, không thể nào vực dậy được. Bóng dáng Thổ Nhĩ Kì xuất hiện qua
hình ảnh “những căn lều rải rác và làng chài nhường chỗ cho các khu chung cư cao
tầng, với những căn nhà lán tạm ở phía dưới; rồi khu ổ chuột trồi lên từ một mô đá,
những căn nhà gỗ thấp là là mặt đất, gác mái gỗ của những ngôi nhà nhấp nhô nằm
chênh vênh trên vách núi” [2,tr.5]. Mỗi kiểu nhà biểu trưng cho một thời kì, trải qua
nhiều thế kỉ, chồng chất lên nhau những kiến trúc khác biệt trong một không gian
đang bắt đầu lão hóa. Cái mới nảy sinh và được đặt cạnh cái cũ, không gian lem
luốc hiện đại và cổ xưa, Thổ Nhĩ Kì loay hoay trên con đường xây dựng đất nước.
25
Những mảng màu u ám, biểu tượng lịch sử lụi tàn lộ ra hiện tại thê lương “Istanbul
là một thành phố đã trải qua hai mươi bảy thế kỉ và đang lão hóa” [12,tr.56]. Khoác
lên mình vẽ bi tráng của quá khứ, Thổ Nhĩ Kì khắc ngoải lặn ngụp trong thời đại,
muốn hiện đại hóa đất nước nhưng không dám đương mình thoát khỏi ánh hào
quanh của năm tháng quá khứ.
Không bày tỏ thái độ cũng chẳng hề nhận định, Paul Theroux với tâm thế của
kẻ đứng ngoài vẽ lên gương mặt con người bản địa – những cư dân nhuốm màu quá
khứ. Người Thổ Nhĩ Kì níu giữ nét truyền thống trong lối sống, họ lưu lại quá khứ
vàng son của dân tộc thể hiện qua sinh hoạt đời thường. Người Thổ duy trì cuộc
sống bằng nỗi ám ảnh chính trị khi sự ảnh hưởng của người lãnh tụ dân tộc quá lớn.
Khắp mọi nơi đều có thể nhận thấy sự hiện diện của Mustafa Kemal Araturk “ảnh,
chân dung và tượng của ông; ông xuất hiện trên biển quảng cáo, tem, tiền xu…
Gương mặt ông đã trở thành một biểu tượng, mang hình một ngôi sao gần gũi”
[9,tr.62]. Niềm tự hào về người anh hùng gắn với mốc son lịch sử vừa trở thành
động lực vừa là yếu tố kìm hãm sự phát triển của đất nước. Cái chết của Mustafa
Kemal Araturk là một bi kịch đối với người dân bản địa, không đủ sức để bước tiếp
họ lưu giữ lối sống vào khoảnh khắc ra đi của người cha già vĩ đại. Người Thổ Nhĩ
Kì đắm chìm vào cuộc sống của quá khứ, họ giữ nguyên lối sống cách đây hơn 30
năm “người Thổ ăn mặc y thời năm 1938, áo len lông màu nâu, tất có hoa văn, quần
thụng kẻ sọc, áo vải xẹc màu xanh có cầu vai bay phấp phới như có cánh và một
chiếc khăn tay nhô ra ở túi áo ngực. Tóc họ hơi gợn sóng, có vuốt sáp, ria mép thì
được nhổ sạch. Đường viền gấu trên những chiếc váy nâu bằng vải garba-dine của
phụ nữ thường dài quá đầu gối khoảng năm xăng ti mét” [27,tr.62]. Tưởng như một
cánh cửa quay ngược thời gian đưa Paul Theroux trở về Thổ Nhĩ Kì hàng chục năm
về trước, hóa ra hiện tại nơi này vẫn đang diễn ra cuộc sống với nhịp điệu, lối sống
của quá khứ. Hiện tại phủ đầy kí ức xưa cũ, những ngôi nhà bị năm tháng bào mòn
bong tróc nhưng lối sống vẫn chống chọi với thời gian lưu lại thời khắc huy hoàng
của dân tộc. Ngưng đọng thời gian năm 1938, đất nước Thổ Nhĩ Kì tiếp tục vùi
mình vào những ngày tháng lịch sử, không phản kháng hay chống đối, đất nước mãi
dậm chân tại mốc thời gian quá khứ.
26
Du kí ghi lại chân thực hình ảnh cuộc sống tại thời điểm khởi hành chuyến đi
nên đối tượng hướng đến là người thật, việc thật. Hiện thực đương thời được tái hiện
khách quan, không hư cấu. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là một tư liệu lịch sử quý
giúp người đọc có cái nhìn đúng đắn về con người và cuộc sống thế kỉ trước. Không
thêu dệt bức tranh hiện thực, Paul Theroux quan sát tỉ mỉ và khắc họa rõ nét diện mạo
và sự tổn thương trong tâm hồn dân tộc. Đất nước cổ kính được nhận diện bởi những
công trình xưa cũ, không gian lão hóa. Với niềm tự hào về thời khắc huy hoàng của
dân tộc, Thổ Nhĩ Kì chìm sâu trong giấc mộng xưa kia. Mất đi điểm tựa, đất nước mơ
hồ trước nhiều lựa chọn. Không tìm thấy tiếng nói chung, không đủ can đảm để bước
ra khỏi ánh sáng huy hoàng của quá khứ, quốc gia duy trì lối sống vào khoảng thời
gian đánh dấu mốc son của thời đại. Giữa buổi giao thời của đất nước, cả dân tộc
chưa dứt khoát được một hướng đi, chưa đủ dũng khí để vươn mình trổi dậy, đất
nước tìm mọi cách thoát li thực tại, đắm chìm vào quá khứ vàng son.
1.3.2 Trung Đông giàu tài nguyên nhƣng bất ổn và bạo loạn
Không phải ngẫu nhiên chúng ta nhận diện Trung Đông là vùng đất đầy bất ổn.
Ngay từ nét miêu tả hay sự kiện Paul Theroux kể lại đều là những dấu hiệu nhận
biết vùng lãnh thổ đầy biến động. Du hành đến Trung Đông trong những năm 1970,
khu vực với nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có gắn liền với sự tranh chấp, xung
đột giữa các phiến quân. Trung Đông ẩn chứa trong nó hàng ngàn xung đột khác
nhau và loay hoay trong lịch sử. Iran chịu sự chi phối của quyền lực và tiền bạc“xa
hoa giả tạo, bụi bẩn, nóng nực, thích chất dẻo và tiền mặt” [15,tr.99], những công
trình hào nhoáng, hiện đại tô vẽ nên gương mặt đất nước. Iran hứng chịu hệ lụy của
nền công nghiệp đầu tư khi những dự án tiềm tàng khả năng phá sản, tài nguyên
thiên đang dần cạn kiệt. Sự phát triển nhanh chóng trên một nền tảng chưa thực sự
vững chắc kéo theo lối quy hoạch không hợp lí, con người hứng chịu những bất tiện
trong đời sống hằng ngày. Cư dân bản địa từ bỏ trang phục truyền thống kín đáo
giàu màu sắc văn hóa tìm đến lối sống xa sỉ với những bộ âu phục đắt tiền“bọn họ
đặc biệt thích thời trang Anh” [21,tr.99]. Ngòi bút công tâm của Paul Theroux ghi
lại nỗi trăn trở trong lòng cuộc sống Iran, đất nước chứa đựng cuộc đụng độ không
thể dứt giữa truyền thống và nhịp sống hiện đại. Lối sống phương Tây với văn hóa
27
địa phương hàng nghìn năm không thể dung hòa mà chống phá lẫn nhau, sự khuôn
phép theo Đạo ban ngày trở thành cuộc vui ban đêm “những vũ nữ múa bụng, vũ nữ
thoát y, nhóm mấy cô nàng cổ vũ, những anh hề đội mũ kỳ cục từ chối kể những
câu chuyện cười Ba Tư liên quan đến sex, đến các vị chức sắc tôn giáo” [4,tr.100].
Đời sống tinh thần vốn lâu đời có nguy cơ bị phá vỡ bởi nhịp sống mới. Song song
với công cuộc hiện đại hóa, cuộc sống ở Trung Đông nảy sinh nhiều sự lựa chọn
khác nhau, nối tiếp truyền thống địa phương hay bứt phá theo lối hiện đại nước
ngoài, chấp nhận sự thay đổi như một điều tất yếu hay phản kháng chống cự thực tại
một cách vô vọng. Bị bủa vây bởi hàng ngàn lí do, cư dân bản địa mãi miết tìm câu
trả lời cho riêng mình bằng những cuộc bạo lực, tấn công. Nét khác biệt trong lối
sống và nỗi lo về sắc tộc nảy sinh mâu thuẫn trong lòng quốc gia Trung Đông với
những cuộc chiến vì lí tưởng.
Chung số phận với đất nước láng giềng, Afghanistan giàu có về tài nguyên đồng
thời hứng chịu bi kịch về sắc tộc, đã trải qua nhiều lần bị xâm lược và chinh phục
trong quá khứ. Chưa tìm thấy được lối đi, đất nước bị kìm hãm trong vòng vây của
bạo lực. Paul Theroux đến Afghanistan trong những năm đầy biến động khi vừa xảy
ra một cuộc đảo chính không đổ máu, nhà vua bị phế truất, tình hình bất ổn với
những cuộc chiến du kích ở vùng biên giới. Đất nước lâm vào cảnh không có người
chở che, một hệ thống chính trị tranh giành quyền lực, số phận dân tộc rơi vào cuộc
chiến giữa các Đảng phái và phiến quân địa phương. Sự đối đầu nảy sinh nhiều cuộc
xung đột tiếp diễn trong một thời gian dài. Du kí hé mở cánh cửa đối diện với hiện
thực, không tô vẽ, không bày tỏ cảm xúc mỗi dòng chữ từng nét khắc họa hình hài
Afghanistan “thức ăn có mùi như bệnh dịch tả, đi lại rất khó chịu và thậm chí là nguy
hiểm, người Afghanistan rất lười, vật vờ nhưng lại bạo lực” [18,tr.113]. Với lòng tự
hào về tôn giáo, quốc gia, tổ tiên và nền độc lập của đất nước, người bản địa coi trọng
danh dự cá nhân, vì sự trung thành với dòng tộc sẵn sàng mang theo và sử dụng vũ
khí. Cuộc sống nhuốm màu bạo lực khi mọi hành động đều có thể làm nảy sinh một
cuộc đụng độ “một người Afghanistan bắn súng thẳng lên trần xe buýt và xảy ra một
cuộc chiến để quyết định xem ai sẽ phải trả tiền và vá cái lỗ lại” [15,tr.114]. Việc sử
dụng vũ khí nhằm giải quyết tranh chấp cá nhân trong đời sống Afghanistan ảnh
28
hưởng từ các cuộc chiến bộ tộc và những cuộc tàn sát phong kiến thuở xa xưa khiến
họ luôn tự vệ bằng bạo lực. Tiếng súng, âm thanh nhốn nháo của đám đông địa
phương thể hiện sự bất ổn và bất lực của con người trước nghèo đói, bạo lực.
Afghanistan chìm sâu trong bế tắc, mơ hồ trên con đường giải phóng dân tộc.
Du kí không cho phép nhân vật trải nghiệm thêm thắt những yếu tố tưởng
tượng. Tác phẩm mang lại sự tin cậy với người đọc về hiện thực. Nhà văn du kí
phản ánh chân thực lịch sử dưới hình thức đặc trưng nghệ thuật. Du kí mặc định
giao ước giữa người viết và người đọc về một thế giới khách quan. Phương Đông
lướt ngoài cửa sổ là nét vẽ chân thực về Trung Đông với ánh hào quang giàu có và
những góc khuất tăm tối. Mãi miết trên hành trình phát triển đất nước, Trung Đông
cựa mình trổi dậy với tiềm lực kinh tế nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.
Song hành với nó là sự bất ổn chính trị và áp lực vô hình đè nặng lên đời sống cư
dân địa phương. Hiện diện trên vùng đất dầu mỏ là mâu thuẫn sắc tộc sâu sắc và
cuộc đụng độ không hồi kết tranh giành quyền lực, cuộc sống con người lao đao
theo những trận chiến kéo dài. Vùng đất rộng lớn hoang mang trước ngàn ngã rẽ,
chìm ngập trong bạo loạn, bất ổn. Không chỉ chú ý những sự kiện lịch sử, Paul
Theroux tái hiện gương mặt phương Đông dựa trên sự quan sát về đời sống cư dân
bản địa: con người mơ hồ trước bước chuyển của thời đại mới, đám đông bảo thủ cố
lưu giữ hình ảnh dân tộc lí tưởng, nhóm người bạo lực đụng độ trong ngõ phố tối
tăm… Trung Đông hiển hiện trên trang sách du kí chân thực với nhịp sống, nỗi đau
của con người.
1.3.3 Nam Á uy nghiêm nhƣng nghèo đói
Đến mỗi vùng đất, Paul Theroux dành thời gian quan sát, tìm hiểu cuộc sống
của cư dân bản địa và thấu hiểu thực trạng mà mỗi quốc gia đang đối mặt. Nam Á là
vùng lãnh thổ hứng chịu bi kịch đông dân với sự khó khăn về kinh tế. Nạn đói bùng
phát từ năm 1943 – 1944 kéo dài âm ỉ đến những năm cuối thập niên 70 đã làm hơn
bốn triệu người chết đói. Sự kiện này đáng ra được xem là thảm kịch lớn nhất của
tiểu lục địa trong thế kỉ XX tuy nhiên nó chỉ được đề cập trong sử sách bằng vài
dòng chữ thoáng qua. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ soi chiếu quá khứ qua lăng
kính cá nhân không chịu ảnh hưởng của quan điểm chính trị, lật giở sự kiện lịch sử
29
cố tình lãng quên. Đằng sau những công trình tôn giáo uy nghiêm, điện thờ vua
chúa nguy nga là mùi vị của cái chết. Ấn Độ chìm ngập trong cái đói, trở thành “nơi
dành cho dân tị nạn và những kẻ tìm vận may, đầy mùi bẩn thỉu và mùi tiền”
[18,tr.184]. Sau ngày độc lập, Ấn Độ tiến lên con đường xây dựng và phát triển
đồng thời chịu nhiều áp lực từ các thế lực bên ngoài. Chưa tìm thấy điểm tựa vững
chắc, đất nước bị bủa vây bởi nền kinh tế kiệt quệ. Bao trùm lên vùng đất rộng lớn
là khung cảnh con người thất thiểu nằm ngủ trên vỉa hè, không có đồ ăn thức uống
“một số nằm trên những tấm bìa cứng nhưng hầu hết đều nằm ngủ trực tiếp lên nền
xi măng, không giường, một ít quần áo, tay gối đầu. Lũ trẻ ngủ bên cạnh họ, những
đứa khác ngủ phía sau lưng. Không có dấu hiệu nào cho thấy họ có tài sản”
[14,tr.187]. Hàng trăm người la liệt như xác chết trên ngõ phố, không nhà không
tiền, không có miếng ăn, người nghèo quanh quẩn trong mớ hỗn độn không có lối
thoát. Trên khắp nẻo đường là hình bóng con người bất lực trước cuộc sống, họ vật
vờ trên chính mảnh đất sinh ra mình. Ấn Độ có sự đối nghịch sâu sắc giữa kẻ giàu
sang và người không manh áo che thân. Trái với khuôn mặt không có sức sống là
“những doanh nhân giàu có Ấn Độ giàu có chạy ra chạy vào khách sạn Taj Mahal,
phô bày sự giàu có và lái xe hết tốc lực vượt qua những kẻ ngủ lang trên vỉa hè”
[28,tr.213]. Hai loại người tồn tại song song cùng một mảnh đất với số phận hoàn
toàn trái ngược. Bối cảnh Ấn Độ được khắc họa với đủ mọi bộn bề của nó, con
người lao động còng lưng làm việc, những kẻ lang thang không nhà cửa, miếng ăn.
Một xã hội hiện diện cái đói, nghèo và sự phân biệt sắc tộc, tín ngưỡng càng khắc
sâu hiện thực trì trệ và bế tắc của Ấn Độ.
Luôn ý thức sự hữu hạn của bản thân, con người khao khát lên đường khám
phá thế giới rộng lớn bên ngoài. Nhà văn du kí không sao chép các sự kiện của thời
đại, không tái hiện thực như một phương thức khoa học máy móc. Phương Đông
lướt ngoài cửa sổ phản ánh đời sống chân thực qua cách nhìn của kẻ du hành nhằm
giải phóng tư duy con người khỏi những khuôn mẫu, định kiến rập khuôn của lịch
sử. Bị chia cắt khỏi lãnh thổ Ấn Độ, Pakistan tràn ngập sự bất ổn trong đời sống
chính trị, đứng trước nguy cơ xâm chiếm bởi các thế lực hùng mạnh Trung Đông.
Là đất nước được thành lập bởi sự chia tách, quốc gia Nam Á hoang mang chống
30
chọi bảo vệ lãnh thổ. Nỗi lo sợ về những cuộc chiến triền miên bao trùm cuộc sống
Pakistan, xung đột không hồi kết với Afghanistan vì vấn đề Pakhtoonistan “mấy
ngôi làng có vũ khí của người dân tộc Pathan, được Nga và Afghanistan hỗ trợ, các
ngôi làng này đang có nguy cơ đòi tách khỏi Pakistan, tuyên bố là một quốc gia
mới” [21,tr.120]. Âm ỉ ngòi nổ đấu tranh, đời sống con người chìm ngập trong cái
đói và nỗi hoang mang về tương lai đất nước. Khung cảnh cuộc sống thường nhật
gắn với “đám đông hỗn tạp, phiên chợ nguy hiểm, màu da và tình trạng hỗn loạn”
[24,tr.131]. Sự phân biệt sắc tộc và tín ngưỡng là nguyên nhân hàng đầu nảy sinh
các cuộc tranh chấp bạo lực. Thành phố cũ kĩ với những gương mặt được che kín
trên con đường đông đúc tái hiện rõ nét sự nghèo nàn của quốc gia Nam Á. Với hệ
thống kiến trúc mang tầm vóc thời đại, Pakistan bất lực chống chọi cuộc chiến
tranh giành đất đai với đất nước láng giềng và sự nổi dậy của phiến quân.
Du kí có thiên hướng lí giải cuộc sống như một chỉnh thể thông qua hoạt động
trải nghiệm. Về tính xác thực không có yếu tố hư cấu thì du kí rất gần với văn xuôi
lịch sử. Tuy nhiên, khác với sử gia, người viết du kí chỉ tái hiện phần hiện thực nằm
trong tầm nhìn của mình căn cứ chủ yếu vào ấn tượng của bản thân. Như một ống
kính soi sáng vùng trời quá khứ, Phương Đông lướt ngoài cửa sổ mở ra con đường
tiếp cận phương Đông những năm đã qua. Không đồng nhất lịch sử và đời sống,
hiện thực châu Á dược phản quang qua lăng kính cá nhân. Đọng lại giữa vô vàn
hình ảnh miêu tả cuộc sống Nam Á là một đại lục rộng lớn giàu tín ngưỡng hứng
chịu bi kịch đông với dáng vẻ kiệt quệ do đói nghèo. Trong những tháng năm đầu
giành lại độc lập, Ấn Độ, Pakistan hoang mang trên con đường phát triển. Một vùng
đất chưa tìm thấy lối đi của dân tộc, chịu đựng hệ quả của một nền kinh tế suy yếu.
1.3.4 Đông Nam Á tƣơi đẹp nhƣng hoang tàn
Đông Nam Á xuất hiện trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ với những gam
màu đối nghịch, song hành với cảnh quan thiên nhiên kì vĩ, tươi đẹp là vết thương
của chiến tranh chống đế quốc. Chịu cảnh bị thống trị, Đông Dương chống chọi
trong cuộc đấu tranh không cân sức. Miến Điện (Myanma) xuất hiện trên trang du
kí với dáng vẻ hoang tàn bởi sự xâm chiếm của thực dân Anh và những cuộc nội
chiến đẫm máu tranh giành quyền lực. Đất nước được tái hiện bởi đường nét thể
31
hiện văn hóa truyền thống với “những ngôi chùa có đỉnh tháp mạ vàng” [10,tr.285]
và chân dung người dân bản địa “họ ăn mặc giống hệt nhau, áo sơ mi quấn xà rông,
chân đi dép quai hậu, đàn ông cũng giống đàn bà rít thứ xì gà màu xanh xén đầu”
[15,tr.271]. Lối sống cư dân bản địa chịu ảnh hưởng sâu sắc từ thực dân phương
Tây, trái ngược với khung cảnh đổ nát, nhuốm màu lạc hậu con người vẫn khoác lên
mình quần áo truyền thống thưởng thức nền giải trí đậm chất văn hóa của kẻ mạnh
từng thống trị. Cuộc sống chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ tôn giáo đồng thời “Miến
Điện là một nước theo chủ nghĩa xã hội khét tiếng quan liêu. Song chính sự quan
liêu này lại có bản chất Phật giáo, không chỉ ở chỗ cần phải là một Phật tử để khoan
dung đối với sự quan liêu đó, mà còn ở chỗ cái trì trệ quan liêu của Miến Điện đã
thường xuyên khuyến khích lối mộ đạo truyền thống” [4,tr.279]. Tôn giáo là bia đỡ
cho lối ứng xử chính trị khi tín ngưỡng trở thành kim chỉ nam trong lối sống con
người bản địa. Đối diện với hiện thực không có sức sống, con người vẫn thản nhiên,
khoan dung với sự chở che của tôn giáo. Kiệt quệ bởi các cuộc chiến vùng biên giới
kéo dài, Miến Điện hoang tàn với những công trình bị phá vỡ.
Quan sát và tái hiện chân thực, tác giả khắc họa chân dung mỗi quốc gia Đông
Nam Á. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ hé mở những góc khuất của lịch sử mà
không ai dám đối diện. Ẩn giấu sau sự bình yên của Malaysia là nỗi đau của một
dân tộc. Malaysia là một quốc gia đa sắc tộc và văn hóa, duy trì một sự cân bằng
chính trị mong manh khi những cuộc bạo động phân biệt sắc tộc xảy ra “những
người Mã Lai kéo nhau đi hò hét đi ra khỏi những nhà thờ Hồi giáo với những chiếc
khắn trắng quấn quanh đầu. Khi họ kéo qua, hai nghìn người Hoa đã chết và hàng
trăm cửa hiệu bị đốt ra tro” [11,tr.339]. Khung cảnh tưởng chừng như yên bình giờ
đây nhuộm bởi màu đỏ của máu. Nỗi ám ảnh mơ hồ về sự khác biệt của dòng máu,
màu da trở thành yếu tố chi phối cuộc sống “một người Mã Lai hạng ba cũng có có
đặc quyền hơn một người Hoa hạng nhất [24,tr.339]. Đằng sau những cuộc đụng độ
sắc tộc là nỗi bất lực của một đất nước. Chịu áp lực từ việc đa dạng dân tộc và sức
ép những người di cư, Malaysia khắc khoải trong nỗi lo đánh mất sắc tộc địa
phương và gánh chịu sự hoang tàn từ những cuộc bạo động của cư dân bản địa. Sự
32
phân biệt và lối kì thị sản sinh ra những mâu thuẫn không thể dung hòa kéo theo
những hệ lụy lớn.
Du kí rút ngắn khoảng cách sáng tạo giữa nghệ thuật và đời sống, đáp ứng nhu
cầu hiểu biết của người đọc về thế giới. Cùng số phận như những quốc gia ở Đông
Dương, Lào hứng chịu hậu quả do cuộc chiến để lại. Bất lực trong chính sách kinh
tế, Lào không có động lực phát triển. Chính quyền đương thời không nắm được
quyền hành, kinh tế suy giảm “một nước ven sông, một xứ sở đã bị giày xéo và
cướp bóc, đó là một trò chơi khăm phải trả giá đắt của nước Mỹ, một xứ sở không
có động lực, không làm được thứ gì, phải nhập khẩu mọi thứ” [14,tr.316]. Không có
gì trong tay, đất nước nhỏ bé này phải tìm kiếm mọi viện trợ từ bên ngoài. Nơi đây
trở thành chỗ nghỉ chân cho những tên đế quốc còn sót lại ở Việt Nam “những nhà
chứa sạch hơn khách sạn, cần sa rẻ hơn thuốc lá tẩu và thuốc phiện dễ tìm hơn một
cốc bia lạnh” [7,tr.314]. Lào mang bi kịch một nước thuộc địa không thể thoát khỏi
cái bóng đế quốc, không được sự ủng hộ của dân chúng, mọi thứ quanh quẩn trong
bế tắc. Cố duy trì bằng các chương trình giải trí phục vụ khách du lịch nước ngoài,
những nhà chứa, quán bar được xây dựng. Nền kinh tế dựa vào nền công nghiệp
giải trí vui chơi dường như chưa đủ làm điểm tựa thoát khỏi hậu quả của chiến
tranh. Một quốc gia nhỏ bé không đủ sức chống cự với bàn tay thống trị của kẻ
mạnh phương Tây và không thể ngăn lại sự phản kháng của những người yêu nước
nổi dậy. Lào không có điểm tựa lẫn sức sống, loay hoay bất lực trước thời đại. Đổ
nát trong một thuở chiến tranh, đất nước mơ hồ tìm một cánh cửa giải phóng và
phát triển đất nước.
Du kí mở rộng không gian nhận thức thế giới. Viết về chuyến phiêu lưu nơi xứ
lạ, tác giả giúp người đọc nhận ra bức tranh đời sống vào thời khắc lên đường. Chịu
sức ép từ những thế lực bên ngoài, Thái Lan tìm một lối đi không có chiến tranh.
Khôn ngoan trong đường lối chính trị, đất nước không đối diện với kẻ xâm lược
nhưng lại gánh chịu hậu quả khôn lường từ phương Tây. Lựa chọn trở thành sân sau
của đế quốc trong cuộc chiến ở Đông Dương, Thái Lan trở thành khu nghỉ dưỡng
sầm uất, náo nhiệt gắn với hoạt động giải trí và tình dục. Xây dựng hệ thống giải trí
“Băng Cốc dậy mùi tình dục, nhưng thứ hương vị nhục dục này lại trộn lẫn với mùi
33
của chết chóc và tiền bạc rõ ràng hơn” [1,tr.323]. Các chương trình nghỉ ngơi và thư
giãn được xây dựng nhằm phục vụ lính Mỹ biến nơi này trở thành mảnh đất của
những cuộc vui. Đối nghịch với không gian nghiêm trang của những ngôi đền là âm
thanh ồn ào từ nhà chứa, mùi hương thuốc phiện, hình ảnh chết chóc đeo bám cuộc
sống. Chịu sự vứt bỏ của phương Tây khi chiến tranh sắp sửa kết thúc, Thái Lan lao
vào vực dậy nền kinh tế bằng nổ lực xây dựng chương trình giải trí. Cuộc xâm
chiếm ở Đông Dương thất bại, đế quốc lên trở về phương tây bỏ lại Thái Lan không
có động lực. Băng Cốc mang bộ mặt thảm thương của đứa trẻ bị bỏ rơi. Cuộc sống
ở vương quốc xứ Đông Dương này “giống như bức tượng Phật nằm được mạ vàng
nham nhở” [21,tr.323] khi sự rối ren đã trở thành một chuyện thường ngày. Nền
kinh tế không bền vững gắn với hoạt động chính trị bất ổn, Thái Lan từng bước tìm
đến lối đi đến bình yên.
Trong thời đại mà công nghệ thông tin lẫn truyền thông còn hạn chế, Phương
Đông lướt ngoài cửa sổ là bằng chứng tội ác chiến tranh đế quốc gây ra ở Việt
Nam. Chịu tổn thất nặng nề từ cuộc chiến bảo vệ đất nước, Việt Nam mang trên
mình những vết thương chằng chịt với sự mất mát, đau thương. Hình ảnh hố bom
khổng lồ trên chặng đường từ Sài Gòn đến Biên Hòa, âm thanh của tiếng súng du
kích trên con đèo miền Trung, gương mặt của người lính bị thương và vẻ mặt đứa
trẻ con thất thiểu trên xe lửa đặc tả chân thực bối cảnh hoang tàn mà Việt Nam đang
đối diện “con đường lầy bùn hằn vết xe tải quân sự, những người mang bị chạy qua
những cơn mưa, những binh sĩ băng bó lê bước giữa cơn gió mùa nhớt nhát trong
thành phố đổ nát” [12,tr.383]. Một thành phố yên bình miền Trung giờ “nhuộm một
màu đen tối của bạo lực, những dấu vết của cuộc tấn công vẫn còn trên những vũng
nước dềnh lên” [7,tr.380]. Hiện diện trên mảnh đất vốn thanh bình là cuộn thép gai
được đặt đối xứng nhau trên những con phố, căn nhà vốn đầy ắp tiếng cười giờ
được bao bọc bởi các bao tải cát xếp chồng, con người vốn chăm chỉ làm lụng giờ
tất tả chạy loạn. Thành phố và con người sẳn sàng cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc,
mảnh đất cha ông để lại. Oằn mình chống chịu cuộc chiến, Việt Nam mang vết sẹo
của chiến tranh, cánh đồng không mọc cỏ, mảnh rừng bị đốt cháy, những đứa con
đã ngã xuống hi sinh cho đất nước. Đối nghịch với vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng đỉnh
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ

More Related Content

What's hot

VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI SƯU KHẢO Tập I_10325512052019
VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI SƯU KHẢO Tập I_10325512052019VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI SƯU KHẢO Tập I_10325512052019
VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI SƯU KHẢO Tập I_10325512052019hanhha12
 
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019phamhieu56
 
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAYĐề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 

What's hot (17)

Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAYLuận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
Luận văn: Dấu ấn văn hóa trong truyện ngắn Quế Hương, HAY
 
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt NamLuận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
Luận án: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
 
Luận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm Duy
Luận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm DuyLuận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm Duy
Luận văn: Chuyển vị từ thơ ca đến âm nhạc qua ca khúc phổ thơ Phạm Duy
 
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh ChâuĐề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
 
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế HươngLuận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
 
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện KiềuBút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
 
VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI SƯU KHẢO Tập I_10325512052019
VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI SƯU KHẢO Tập I_10325512052019VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI SƯU KHẢO Tập I_10325512052019
VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI SƯU KHẢO Tập I_10325512052019
 
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
 
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
TƢ DUY NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN KHẮC THẠCH_10303312052019
 
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAYĐề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAYLuận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
 

Similar to Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ

Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpMan_Ebook
 
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945anh hieu
 
Hiện tượng song trùng trong "Trăm Năm Cô Đơn của G.Márquez
Hiện tượng song trùng trong "Trăm Năm Cô Đơn của G.MárquezHiện tượng song trùng trong "Trăm Năm Cô Đơn của G.Márquez
Hiện tượng song trùng trong "Trăm Năm Cô Đơn của G.Márquezhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghệ thuật tiểu thuyết mãi đừng xa tôi của kazuo ishiguro
Nghệ thuật tiểu thuyết mãi đừng xa tôi của kazuo ishiguroNghệ thuật tiểu thuyết mãi đừng xa tôi của kazuo ishiguro
Nghệ thuật tiểu thuyết mãi đừng xa tôi của kazuo ishiguronataliej4
 
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdfLV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdfthuhuynhp1
 

Similar to Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ (20)

Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
 
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạnLuận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bảnLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 
Hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh
Hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu ThỉnhHình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh
Hình tượng biển trong trường ca Thu Bồn, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh
 
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh NhànLuận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
Luận văn: Thế giới nghệ thuật trong truyện của Phan Thị Thanh Nhàn
 
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh NhànThế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
Thế giới nghệ thuật trong truyện thiếu nhi của Phan Thị Thanh Nhàn
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Hiện tượng song trùng trong "Trăm Năm Cô Đơn của G.Márquez
Hiện tượng song trùng trong "Trăm Năm Cô Đơn của G.MárquezHiện tượng song trùng trong "Trăm Năm Cô Đơn của G.Márquez
Hiện tượng song trùng trong "Trăm Năm Cô Đơn của G.Márquez
 
Nghệ thuật tiểu thuyết mãi đừng xa tôi của kazuo ishiguro
Nghệ thuật tiểu thuyết mãi đừng xa tôi của kazuo ishiguroNghệ thuật tiểu thuyết mãi đừng xa tôi của kazuo ishiguro
Nghệ thuật tiểu thuyết mãi đừng xa tôi của kazuo ishiguro
 
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdfLV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Recently uploaded (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÊ TRẦN THOẠI NGÂN “PHƢƠNG ĐÔNG LƢỚT NGOÀI CỬA SỔ” CỦA PAUL THEROUX NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI DU KÍ Chuyên ngành : LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số : 60220120 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÁI PHAN VÀNG ANH Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả luận văn
  • 3. iii Lời Cảm Ơn Luận văn này được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn nhờ có sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn, phòng Đào tạo Sau Đại học, Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng sâu sắc, lòng biết ơn chân thành đến cô giáo TS. Thái Phan Vàng Anh - người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài. Trong suốt quá trình nghiên cứu, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin dành tất cả những tình cảm sâu sắc nhất đến gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn
  • 5. 1 MỤC LỤC Trang phụ bìa ...............................................................................................................i Lời cam đoan ..............................................................................................................ii Lời cảm ơn .................................................................................................................iii MỤC LỤC..................................................................................................................1 MỞ ĐẦU....................................................................................................................3 1. Mục đích, ý nghĩa đề tài.....................................................................................3 2. Lịch sử vấn đề....................................................................................................5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................7 5. Đóng góp của luận văn.......................................................................................8 6. Cấu trúc luận văn ...............................................................................................8 NỘI DUNG ................................................................................................................9 Chƣơng 1. “PHƢƠNG ĐÔNG LƢỚT NGOÀI CỬA SỔ” - CUỘC HÀNH TRÌNH SÂU THẲM VÀO LÒNG PHƢƠNG ĐÔNG ..........................................9 1.1 “Phương Đông lướt ngoài cửa sổ” – hành trình đến phương Đông bằng xe lửa ..........................................................................................................................9 1.1.1 Xe lửa – phiên chợ Phương Đông hấp dẫn............................................10 1.1.2 Cuộc sống thu nhỏ bên trong toa tàu phương Đông ..............................13 1.2 Phương Đông – bức tranh cuộc sống hai bên đường ray xe lửa....................17 1.2.1 Cảnh sắc thiên nhiên đa dạng của châu Á..............................................17 1.2.2 Cuộc sống qua ô cửa sổ tàu tốc hành phương Đông..............................20 1.3 Cuộc sống trong lòng phương Đông – Bức tranh cuộc sống mang những gam màu đối lập...........................................................................................................23 1.3.1 Tây Á cổ kính đang lão hóa ...................................................................24 1.3.2 Trung Đông giàu tài nguyên nhưng bất ổn và bạo loạn.........................26 1.3.3 Nam Á uy nghiêm nhưng nghèo đói......................................................28 1.3.4 Đông Nam Á tươi đẹp nhưng hoang tàn................................................30 1.3.5 Nhật Bản tiện nghi với cuộc sống rập khuôn.........................................34
  • 6. 2 1.3.6 Nga rộng lớn và sự cuồng tín đầy cảm tính ...........................................36 Chƣơng 2. “PHƢƠNG ĐÔNG LƢỚT NGOÀI CỬA SỔ” – BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ SỐ PHẬN CON NGƢỜI ........................................................39 2.1 Chuyến tàu tốc hành phương Đông – Hành trình kiếm tìm lẽ sống của con người ....................................................................................................................39 2.1.1 Cuộc trốn chạy khỏi cuộc sống thực tại.................................................40 2.1.2 Con đường hành hương đến với niềm tin tôn giáo ................................44 2.1.3 Bôn ba dặm đường kiếm sống ...............................................................47 2.1.4 Hành trình dấn thân, khám phá- đối diện với chính mình .....................51 2.2 Con người phương Đông và dấu chấm hỏi về số phận..................................53 2.2.1 Con người mất định hướng ....................................................................54 2.2.2 Con người lạc lõng.................................................................................58 2.2.3 Con người kiệt quệ cảm xúc ..................................................................62 Chƣơng 3. “PHƢƠNG ĐÔNG LƢỚT NGOÀI CỬA SỔ” VỚI MỘT SỐ THI PHÁP THỂ LOẠI DU KÍ ......................................................................................66 3.1 Kết cấu hành trình theo nguyên tắc trật tự thời gian......................................67 3.1.1 Kết cấu một chiều theo nguyên tắc trật tự thời gian..............................67 3.1.2 Kết cấu khúc đoạn theo trục thời gian ...................................................72 3.2 Tính đơn phương trong trần thuật của tác phẩm “Phương Đông lướt ngoài cửa sổ”..................................................................................................................76 3.2.1 Điểm nhìn trần thuật ngoại quan phản ánh thế giới...............................76 3.2.2 Nhân vật trần thuật xuất hiện với tư cách cái tôi chủ thể.......................80 3.2.3 Tính đơn phương của một phương thức trần thuật duy nhất .................82 3.3 Ngôn ngữ và giọng điệu.................................................................................84 3.3.1 Ngôn ngữ du kí mang tính tuyến tính và xác thực.................................84 3.3.2 Giọng điệu trần thuật .............................................................................88 KẾT LUẬN..............................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................95
  • 7. 3 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa đề tài Thế giới bên ngoài là nơi con người luôn khao khát khám phá, chinh phục. Ngay từ thuở ban sơ, bằng đôi chân trần con người lên đường tìm kiếm nơi nương náu ẩn thân cho cộng đồng, khai khoang những vùng đất rộng lớn gây dựng đất nước. Từ cuộc viễn chinh oai hùng mở mang bờ cõi đến những chuyến đi tìm kiếm miếng ăn, manh áo, hành trình nối tiếp nhau từ thời đại này sang thời đại khác trong đời sống nhân loại như một điều tất yếu. Ngay từ thời văn học cổ đã xuất hiện hình tượng con người lên đường chinh phục những chân trời mới. Trong sử thi Odyssey của Homero, cuộc phiêu lưu của Odyssey tái hiện hành trình vĩ đại của con người trong thời Cổ đại. Theo thời gian, số lượng tác phẩm viết về những chuyến đi tăng lên với sự hấp dẫn, độc đáo trong lối kể, lối viết như Don Quixote – nhà quí tộc tài ba xứ Mantra (Cervantes), Tây du kí (Ngô Thừa Ân), Hành trình từ Petersburg đến Moskwa (Radyshchev), Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Fin (Mark Twaine)… Du hành có ý nghĩa phong phú nhưng tựu trung là đi tìm chân lí, hòa bình, bất tử, tìm kiếm những ý nghĩa cuộc sống. Mỗi một hành trình mang ý nghĩa phù hợp với đặc điểm và tính chất thời đại. Nếu như ở thời cổ đại, con người khao khát hiểu biết thế giới,mở mang tri thức thì đến thời hiện đại, họ lại mang hoài vọng du hành tìm kiếm giá trị tinh thần và tìm lời giải đáp cho sự hiện tồn của bản thân. Du hành và ghi lại những điều trông thấy trở thành một xu hướng sáng tác mới trong văn học. Với những chuyến đi hướng đến mục đích trải nghiệm cuộc sống rộng lớn, du kí tái hiện bức tranh thời đại chân thực tại một mốc thời gian gắn với không gian xác định. Thông qua chuyến phiêu lưu của nhân vật lữ khách, toàn bộ cuộc hành trình được bao quát trong trường nhìn, cảm nhận của tác giả. Dòng văn học du kí ra đời như một tất yếu đáp ứng nhu cầu của độc giả về sự trải nghiệm không gian bên ngoài qua những trang sách. Trên thế giới, tác phẩm du kí viết về những cuộc hành trình khám phá thế giới, nhân vật lựa chọn một đích đến và phương tiện để khởi hành, tiêu biểu như Coasting - Jonathan Raban On the
  • 8. 4 Road (Trên đường) – Jack Kerouac, As I Walked Out One Midsummer Morning (Bước ra một buổi sáng giữa hè) – Laurie Lee, Coasting (Men theo bờ biển) – Jonathan Raban, Travels with Charley: In Search of America (Tôi, Charley Và Hành Trình Nước Mỹ) – John Steinbeck, Notes From a Small Island (Những ghi chép từ Small Island) – Bill Bryson, Homage to Catalonia (Catalonia kính mến) – George Orwell, The Beach (Bãi biển) – Alex Garland, The Road to Oxiana (Đường đến Oxiana) – Robert Byron… Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là cuộc hành trình khám phá cuộc sống châu Á rộng lớn. Một Phương Đông lộng lẫy và rực rỡ hiện ra trên trang sách với nhiều khía cạnh của cuộc sống. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là một tác phẩm tiêu biểu cho thể loại du kí với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cho đến nay, những công trình nghiên cứu tác phẩm này còn chưa có, hầu hết mới dừng lại ở những bài viết ngắn, mang tính cảm nhận bước đầu. Với 543 trang viết, tác phẩm tái hiện lại một cuộc hành trình kéo dài bốn tháng rưỡi đi vào lòng phương Đông. Thành công của tác phẩm trước hết là đã khắc họa được một chuyến đi đầy hấp dẫn với những cung bậc cảm xúc, trải nghiệm khác nhau cùng hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng vừa chân thực vừa sinh động, thể hiện cách nhìn và quan niệm của nhà văn. Nghiên cứu tác phẩm dưới góc nhìn thể loại không chỉ thấy những đặc điểm thuộc hình thức và nội dung thể loại mà còn khám phá tài năng của người viết. Chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn góp một tiếng nói vào quá trình nghiên cứu tác phẩm. Nghiên cứu Phương Đông lướt ngoài cửa sổ nhìn từ đặc trưng thể loại du kí là việc làm cần thiết và khoa học. Luận văn dựa trên đặc điểm của thể loại để soi chiếu nét đặc sắc về nội dung, hình thức, nhận thức giá trị thẩm mĩ và những đóng góp của tác phẩm Phương Đông lướt ngoài cửa sổ trong bức tranh toàn cảnh của dòng văn học du kí. Mục đích của đề tài Phương Đông lướt ngoài cửa sổ nhìn từ đặc trưng thể loại du kí là nhằm tìm ra một phương pháp tiếp cận nghiên cứu có hệ thống, khoa học. Xuất phát từ những vấn đề lí thuyết cơ bản của thể loại du kí, luận văn sẽ khảo sát, phân tích và miêu tả các dạng thức biểu hiện của đặc điểm thể loại du kí cũng như sự sáng tạo, tài hoa trong lối viết của Paul Theroux.
  • 9. 5 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Tình hình nghiên cứu về thể loại du kí Thế kỉ XX là khoảnh khắc hồi sinh du kí sau nhiều năm vắng bóng trên diễn đàn văn chương thế giới. Dòng sách du kí phát triển với chất lượng và số lượng tác phẩm hùng hậu. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu bản chất thể loại còn gây nhiều tranh cãi trên thế giới. Từ những năm cuối thế kỉ XX xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu và phê bình thể loại du kí cùng với sự ra đời của Hiệp hội Du kí Quốc tế (International Society for Travel Writing) đã thúc đẩy quá trình định hình thể loại. Hiện nay nhiều học giả nghiên cứu du kí với tư cách là một bộ phận thuộc loại hình văn học du lịch. Một số công trình nghiên cứu đặt nền móng cho thể loại du kí hiện vẫn chưa được phổ biến rộng rãi như: Mấy vấn đề lí thuyết về thể loại du kí (Xu Zong Yuan), Thể loại du kí trong sáng tác của Mark Twain những năm 60 – 70 thế kỉ XIX (V.A. Shachkova), Du kí đương đại châu Mỹ Latinh (Claire Linsay), Du kí (Carl Thompson)… Nhìn chung, các nhà nghiên cứu định nghĩa du kí là dòng văn học nảy sinh từ hoạt động di chuyển của chủ thể, ghi lại khách quan những điều chứng kiến, trải nghiệm và dung nạp nhiều phương thức biểu hiện. Tuy nhiên vẫn có nhiều vấn đề tranh cãi xung quanh đặc trưng thể loại như hư cấu hay phi cấu, có cốt truyện hay không có cốt truyện… Du kí là thể loại hiện nay vẫn đang được quan tâm với hệ thống đặc trưng “mở”. Ở Việt Nam, công trình nghiên cứu có luận bàn lí thuyết chung về thể tài du kí có số lượng không nhiều. Năm 2007, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn xuất bản cuốn Du kí Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu, tác giả đánh giá tình hình nghiên cứu du kí hiện nay, lí giải cơ sở hình thành, quá trình vận động của thể tài du kí. Phạm Xuân Nguyên có bài viết Du kí như một thể tài với nhiều ý kiến xác đáng trong việc mở rộng phạm vi thể tài và xếp những sáng tác khi đi xa đều thuộc du kí. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lễ với Luận án Đặc điểm du kí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã khái quát tình hình sáng tác du kí ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đồng thời tổng hợp và định hình một số vấn đề lí thuyết cho thể loại du kí: phong cách thể loại, thi pháp thể loại, phương thức tồn tại của thể loại. Bên cạnh đó một số công trình có đề cập khái quát về du kí mang tính chất khái quát cơ bản như: Về thể ký (Tầm
  • 10. 6 Dương), Kí và tiểu luận (Hoàng Ngọc Hiến)... Những công trình nghiên cứu bước đầu nhận diện một số đặc điểm thi pháp và nội dung của thể loại du kí Việt Nam thời trung đại và hiện đại. 2.2 Những công trình, bài báo nghiên cứu, nhận định chung về tác phẩm Phƣơng Đông lƣớt ngoài cửa sổ Phương Đông lướt ngoài cửa sổ được viết từ năm 1973 tuy nhiên mới chỉ được xuất bản ở Việt Nam năm 2012 nên các công trình nghiên cứu còn hạn chế. Tìm hiểu tác phẩm mới chỉ dừng lại ở những bài viết mang tính bình luận cá nhân, lời giới thiệu ngắn gọn nội dung mà chưa có một công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống. Thu Linh với bài viết Nhà văn du kí với Phương Đông lướt ngoài cửa sổ trên báo điện tử Tin mới ( http://www.tinmoi.vn/ , đăng ngày 08/08/2012), khẳng định “tác giả với ngòi bút tài năng của mình, đã khiến Châu Á hiện ra như có thể chạm vào, nếm được, ngửi thấy được và khơi dậy trong mỗi người đọc nỗi thôi thúc một ngày bỏ xa cuộc sống nhàm chán, đều đặn, quen thuộc thường nhật để đeo hành lý, rồi nhảy lên một con tàu nào đó, thử thách mình với những trải nghiệm, tận hưởng tất cả mọi điều thú vị của thế giới bao la, rộng lớn”. Nhà báo Bạch Tiên trên báo điện tử Vnexpress (http://giaitri.vnexpress.net/, đăng ngày 20/09/2012) có bài viết Phương Đông lướt ngoài cửa sổ với những nhận xét về sự đặc sắc trong lối viết của Paul Theroux và sự phong phú, hấp dẫn về nội dung của tác phẩm. Ở bài viết này, Bạch Tiên giới thiệu cụ thể chặng hành trình, con người xuất hiện trong tác phẩm và đánh giá tài năng vượt bậc của Paul Theroux “Theroux là một bậc thầy về ngôn ngữ”. Tác giả Long Linh viết bài Những chân trời đẹp của Phương Đông lướt ngoài cửa sổ trên báo điện tử Tri thức trẻ ( http://ttvn.vn/, đăng ngày 14/03/2015) thể hiện những cảm nhận sâu sắc về tác phẩm với tư cách là một bạn đọc thực sự “thả hồn vào cuốn du ký của Paul Theroux, ta cảm giác như mình chính là một trong những hành khách trên toa tàu ấy, luôn chuyển động, luôn lướt đi trên đường ray”. Long Linh chú ý đến sự sáng tạo, độc đáo trong cách thể hiện và khẳng định tài năng xuất sắc của Paul Theroux trong lối viết du kí. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các ý kiến nhận xét đánh giá chỉ mới dừng lại ở một
  • 11. 7 phạm vi hẹp trong việc khái quát nội dung cơ bản của tác phẩm, giá trị về mặt tư tưởng và khẳng định tài năng của nhà văn chứ chưa có bài viết, công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về tác phẩm. Nghiên cứu Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại là một hướng đi tiếp cận và giải mã tác phẩm, soi chiếu văn bản dưới hình thức đặc trưng du kí. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là dấu ấn đặc điểm thể loại du kí trong tác phẩm Phương Đông lướt ngoài cửa sổ của Paul Theroux ở nội dung và hình thức thể loại. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu Phương Đông lướt ngoài cửa sổ của Paul Theroux nhìn từ đặc trưng thể loại, luận văn tập trung soi chiếu tác phẩm qua một số bình diện: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ - Hành trình sâu thẳm vào lòng phương Đông, Phương Đông lướt ngoài cửa sổ - Bức tranh toàn cảnh về số phận con người châu Á, Phương Đông lướt ngoài cửa sổ với một số thi pháp thể loại. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Từ việc xác định đối tượng và phạm vi của luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phƣơng pháp so sánh So sánh trên phương diện đồng đại, nhằm mục đích tìm ra và chứng minh những nét chung, nét riêng của du kí đối với nhiều tác phẩm, từ đó chỉ ra nét độc đáo của Paul Theroux và giá trị của Phương Đông lướt ngoài cửa sổ. 4.2. Phƣơng pháp liên ngành Ngoài việc khai thác kiến thức mang tính chất chuyên ngành, luận văn còn vận dụng và kết hợp với kiến thức của các khoa học khác như: văn hóa, chính trị xã hội... để đánh giá và lí giải nội dung trong tác phẩm. 4.3 Phƣơng pháp cấu trúc –hệ thống Xem xét các mặt, các yếu tố của cấu trúc văn bản trong tính chỉnh thể và hệ
  • 12. 8 thống của tác phẩm và thể loại. 4.4 Phƣơng pháp loại hình Vận dụng để làm sáng tỏ những biểu hiện cụ thể của thể loại du kí và lí giải, khái quát ý nghĩa của chúng đối với tác phẩm. 5. Đóng góp của luận văn Từ phương diện nghiên cứu Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại du kí, luận văn hi vọng sẽ tiếp tục làm rõ hơn biểu hiện của đặc trưng thể loại trong tác phẩm văn học trên nhiều phương diện khác nhau và tài năng của tác giả Paul Theroux. Qua đó, hi vọng mở ra một hướng tiếp cận mới, có hệ thống đối, khoa học với tác phẩm này. Đồng thời tạo nguồn tư liệu về việc nghiên cứu tác phẩm cũng như về nhà văn Paul Theroux đối với bạn đọc Việt Nam. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương 1: “Phương Đông lướt ngoài cửa sổ” – Cuộc hành trình sâu thẳm vào lòng phương Đông Chương 2: “Phương Đông lướt ngoài cửa sổ” - Bức tranh toàn cảnh về số phận con người Chương 3: “Phương Đông lướt ngoài cửa sổ” với một số thi pháp thể loại du kí
  • 13. 9 NỘI DUNG Chƣơng 1 “PHƢƠNG ĐÔNG LƢỚT NGOÀI CỬA SỔ” - CUỘC HÀNH TRÌNH SÂU THẲM VÀO LÒNG PHƢƠNG ĐÔNG Văn học là hành trình tìm về cuộc sống, theo đuổi bóng dáng con người. Mang sứ mệnh lưu giữ thế giới, mỗi thời đại đi qua đọng lại trong tác phẩm hình ảnh về những ngày tháng đã xa với nhịp sống thuở đương thời. Mỗi thể loại văn chương lựa chọn phương thức tiếp cận hiện thực khác nhau dựa trên cách tổ chức và xây dựng văn bản đặc trưng. Du kí với hình thức phản ánh hiện thực đặc thù hướng sự chú ý của con người đến khả năng mà cuộc sống tạo ra nhờ sự di chuyển. Con người khao khát, lên đường chinh phục thế giới và tái hiện không gian xa lạ. Khởi nguồn tác phẩm du kí là ước mong khám phá những chân trời mới, cảm hứng phiêu lưu thôi thúc con người đến mảnh đất xa xôi, khiến người đi phải viết, phải kể, phải tả về những điều mình chứng kiến. Nếu văn hóa thể hiện quan niệm, cách ứng xử của con người trước thế giới, thì du kí là hoạt động lưu giữ thành quả sinh động nhất. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là cuộc hành trình khám phá cuộc sống trong lòng châu Á. Tác phẩm đong đầy sắc màu thông tin, văn hóa qua hình thức phản ánh không hư cấu. Đan xen và xuyên suốt du kí là sự kết hợp đồng dạng giữa phương Đông và văn hóa ứng xử. Cuộc du hành kéo dài nửa vòng trái đất kiếm tìm những ý nghĩa tinh thần và tư tưởng rộng lớn. 1.1 “Phƣơng Đông lƣớt ngoài cửa sổ” – Hành trình đến phƣơng Đông bằng xe lửa Tiền thân của hành trình là hoạt động di chuyển đi lại. Du hành là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con người. Vì những chuyến đi, con người chuyên tâm nghiên cứu và sáng chế ra các phương tiện đi lại giúp họ thực hiện ước mơ muôn thuở, đến mọi nơi dù khoảng cách xa ngàn dặm. Từ xe ngựa, xe máy, ô tô… con người rong ruổi trên những chặng đường mới, khao khát dấn thân vào cuộc sống rộng lớn. Chọn xe lửa làm phương tiện khởi hành chuyến đi đến phương
  • 14. 10 Đông, cùng với niềm đam mê toa tàu, yêu thích khám phá vùng đất mới, nhân vật trải nghiệm từng bước đến châu Á quan sát và tái hiện cuộc sống nơi xứ lạ. 1.1.1 Xe lửa – phiên chợ Phƣơng Đông hấp dẫn Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là hành trình hơn bốn tháng đến châu Á của nhân vật – một người phương Tây xa lạ dấn dân vào cuộc sống rộng lớn. Phương Đông và phương Tây là những khái niệm do con người tạo ra để khẳng định và định dạng “cái khác” hay “kẻ khác”. Phương Đông không chỉ gần gũi về mặt địa lí với Phương Tây mà còn được coi là vùng đất với những thuộc địa rộng lớn, giàu có và lâu đời nhất đồng thời là kẻ ganh đua về văn hóa, là một hình ảnh về “kẻ khác”. Trên hành trình đến phương Đông, người lữ khách lựa chọn phương tiện xe lửa là cầu nối đến nửa kia địa cầu. Bắt đầu bằng tình yêu với tàu hỏa từ thuở ấu thơ, ước mong khởi hành trên những toa tàu trở thành động lực thôi thúc nhân vật lên đường. Xe lửa là phương tiện di chuyển mang lại cảm giác thoải mái cho người đi đồng thời trở thành yếu tố nhận diện văn hóa. Không chỉ là cách đi, tàu hỏa trở thành người bạn đồng hành với nhân vật trải nghiệm trên hành trình đến châu Á. Không tìm kiếm phương Đông qua những gì đọc được trên trang sách, nhân vật tự lên đường tìm kiếm hình ảnh của riêng mình, khắc họa một châu Á rõ nét, sinh động “tôi tìm kiếm những chuyến tàu, tôi gặp những hành khách” [20,tr.10]. Không vội vã như chuyến bay, không xô bồ như chuyến xe tốc hành, không gồ ghề như cỗ xe ngựa, không mệt mỏi với chuyến đi bộ dài, xe lửa di chuyển trên đường ray với tốc độ ổn định giúp người đi thư thái trên những toa tàu, quan sát cảnh vật, cuộc sống bên ngoài cửa sổ. Mỗi chuyến tàu gồm nhiều toa khác nhau với đủ hạng người, có chút nhốn nháo ở toa ăn, yên tĩnh ở toa ngủ, hành khách có thể tìm thấy những không gian khác nhau trên mỗi chặng đường “tuyến xe lửa là một phiên chợ hấp dẫn khó cưỡng, lượn đi ngoằn ngoèo trên muôn nẻo đường, tốc độ khiến ta phấn chấn hơn và chẳng bao giờ gặp rắc rối gì” [1,tr.9]. Phương tiện giao thông là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chuyến du hành. Hình thức đi lại trở thành cầu nối giúp con người khám phá cuộc sống bên ngoài lãnh thổ, thay đổi định kiến về những quốc gia ít người biết đến. Đứng trước nhiều lựa chọn, nhân vật chọn xe lửa là phương tiện đồng hành trên chuyến đi kéo dài nửa vòng trái đất. Với hình thức sáng
  • 15. 11 tác đặc thù, Paul Theroux theo đuổi những chuyến tàu vẽ nên bức tranh rộng lớn về vùng đất phía Đông. Không đơn giản là một phương tiện đi lại, tàu hỏa thể hiện màu sắc văn hóa địa phương. Chưa kiếm tìm châu Á đâu xa, ga tàu ẩn giấu đặc điểm nhận dạng riêng về văn hóa, mỗi trạm dừng chân đều mang dáng vẻ khác nhau, độc đáo trong thiết kế và xây dựng. Mỗi dân tộc do những đặc thù tự nhiên xã hội, đặc biệt là trải qua quá trình ứng xử giữa con người và thiên nhiên để thích nghi với môi trường sống đã hun đúc nên truyền thống văn hóa có cốt cách riêng, bền vững. Đặt chân đến ga tàu, người đi đối diện với gương mặt của đất nước khi kiến trúc chịu ảnh hưởng của chính trị, kinh tế và tín ngưỡng địa phương. Nhà ga Ấn Độ thể hiện chân thực khuôn mặt xã hội với sự phân biệt nghiêm ngặt về con người bằng cách gọi tên các phòng “LỐI RA HẠNG BA, PHÒNG CHỜ HẠNG HAI CHO PHỤ NỮ, TOA LÉT HẠNG NHẤT, DÀNH CHO NHÂN VIÊN QUÉT DỌN” [19,tr.149]. Ga Iran mang dấu ấn kinh tế phát triển rõ nét “mặt tiền giống như một siêu thị” [3,tr.92], “có tiếng rin rít của đường ray mới” [4,tr.92] và ga Kuala Lumpur chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo “cổng vòm hình củ hành, các tháp giáo đường và cảnh tượng chung giống như sảnh đường Brighton” [23,tr.347]. Trên hành trình đến phương Đông, tàu lửa trở thành tín hiệu nhận diện đặc điểm bản sắc địa phương trên vùng lãnh thổ rộng lớn. Kiến trúc ga tàu phụ thuộc nước cờ chính trị và bài toán kinh tế của từng quốc gia, mang dáng dấp lịch sử dân tộc và trở thành một trong những yếu tố cấu thành văn hoá. Với sự quan sát tỉ mỉ chi tiết về ga tàu, nhân vật khắc họa bức tranh tinh thần phương Đông dựa trên mẫu số chung về văn hóa. Du kí tái hiện rõ nét biểu hiện văn hóa dưới hình thức văn chương, không đơn thuần một phương tiện, tàu lửa trở thành công cụ, điểm tựa của tác phẩm đồng thời là yếu tố then chốt chi phối nội dung du kí. Nếu nhà ga mô phỏng gương mặt đất nước thì mỗi toa tàu với những hình ảnh trang trí lại đặc tả cuộc sống bản địa. Sự phân bố các toa và những vật dụng đặc biệt làm nên nét nhận diện riêng biệt của mỗi đất nước. Không còn là cỗ máy di chuyển xình xịch trên đường ray, mỗi chuyến tàu khơi dậy đặc tính và bản sắc địa phương. Những chuyến tàu với cách trang trí khác nhau, ba mươi “phiên chợ” xuôi ngược
  • 16. 12 trên chặng đường đến châu Á với đồ dùng đặc trưng không thể thiếu. Mỗi đất nước gắn với tín ngưỡng riêng biệt, cách bài trí trên chuyến tàu mang ý nghĩa khác nhau “phiên chợ trên tàu, với những thứ linh tinh và những hành khách, phản ánh đầy đủ xã hội đến mức khi lên tàu người ta sẽ đối diện với tính cách quốc gia của nước đó” [19,tr.317]. Toa tàu tái hiện rõ nét gương mặt, tính cách của mỗi đất nước trên chặng đường đến phương Đông “tàu của Thái thì có vại nước tắm hình rộng tráng men bên ngoài, tàu Ceylon thì có toa dành riêng cho các nhà sư, tàu Ấn Độ có một nhà bếp ăn chay và sáu hạng khác nhau, tàu Iran có chiếu cho người ta quỳ cầu nguyện, tàu Malaysia thì có quầy bán mì, tàu Việt Nam có kính chống đạn trên toa đầu máy” [12,tr.317]. Ấn Độ mang dáng vóc quốc gia phức tạp bởi sự đa tôn giáo, sắc tộc, tàu lửa có nét riêng trong cách phân bố các toa. Thái Lan mang bộ mặt phong kiến xưa cũ, chi phối đến cách bài trí những vật dụng trên tàu. Việt Nam bất khuất trong cuộc kháng chiến chống Mĩ hứng chịu những cuộc tấn công ác liệt của kẻ thù. Mỗi toa tàu không đơn thuần là những khối vuông được lắp ghép với nhau tạo thành phương tiện di chuyển mà phảng phất hương vị văn hóa của mỗi quốc gia. Không gian trên tàu thay đổi qua từng đất nước, chuyến hành trình đến phương Đông đầy ắp sắc màu văn hóa nhờ những “phiên chợ” thu nhỏ. Tàu lửa thể hiện rõ nét cuộc sống bản địa với vật dụng quen thuộc làm nên phong vị phương Đông trong chuyến đi. Văn chương hướng đến giải phóng con người, du kí mở ra cánh cửa giao lưu với thế giới rộng lớn bên ngoài. Không còn chịu bó hẹp trong một không gian sống cố định, con người thoát khỏi thực tại nhờ những cuộc phiêu lưu trên trang sách du kí. Lên đường trong một thời kì đầy biến động và khó khăn, Paul Theroux chọn văn hóa là điểm tiếp xúc đầu tiên trong chuyến hành trình đến phương Đông. Không chỉ là phương tiện, xe lửa chi phối lộ trình đồng thời quyết định phương thức tiếp cận cuộc sống. Đoàn tàu là một phiên chợ phương Đông đặc trưng với những chi tiết nhận diện riêng biệt. Đặc điểm và bản sắc kiến trúc ga tàu thể hiện ở giải pháp tổ chức không gian theo tinh thần dân tộc, phù hợp với đặc thù khí hậu, cách ứng xử với thiên nhiên, con người trong văn hóa đời thường và sinh hoạt tâm linh người bản địa. Tiếp cận phương Đông trên dấu ấn những chuyến tàu, từng chi tiết trang trí
  • 17. 13 và lối xây dựng tái hiện chân thực gương mặt dân tộc. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ khéo léo gợi lên bức tranh văn hóa châu Á sống động. Trải nghiệm những chuyến tàu, đối thoại với nền văn hóa phương Đông trên “phiên chợ” di động, người đọc nhận diện bản sắc dân tộc trong tín ngưỡng, chính trị địa phương. 1.1.2 Cuộc sống thu nhỏ bên trong toa tàu phƣơng Đông Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là câu chuyện phiêu lưu trên những chuyến tàu châu Á, mỗi chặng đường một cảm xúc, gợi mở sự tò mò của độc giả về một khu vực rộng lớn được biểu hiện bằng hình thức văn chương. Theo lộ trình đến phương Đông, tàu hỏa đưa nhân vật di chuyển trên vùng lãnh thổ rộng lớn, không gian chủ đạo chiếm nhiều thời gian nhất trên chuyến đi chính là toa tàu. Mỗi toa tàu là một mô hình cuộc sống thu nhỏ, nơi gặp gỡ, trò chuyện, thể hiện lối ứng xử đặc trưng của từng vùng miền khác nhau. Con người trên chuyến tàu không hẳn là những hành khách đơn thuần mà còn thể hiện lối sống riêng của dân tộc mình, họ không chỉ mang sắc thái cá nhân mà thể hiện dấu ấn văn hóa bản địa rõ nét. Mỗi toa tàu là một mảnh ghép tiêu biểu trong bức tranh toàn cảnh văn hóa châu Á với những thói quen và hành động của hành khách. Trên mỗi toa tàu, lối sống của dân tộc được thể hiện bởi hoạt động đặc trưng của cư dân bản địa. Mỗi đất nước gắn liền với nhịp sống riêng được tái hiện rõ nét trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ. Trên chuyến tàu xẻ ngang đất nước Ấn Độ, Grand Trunk là thước phim sống động về cuộc sống con người Nam Á. Con tàu lê lết dưới sức nặng của các loại hành lí nặng nề, tựa như một cuộc sơ tán gấp gáp trước nỗi sợ vô hình nào đó, hành khách mang vác tất cả hành lí và tài sản của gia đình leo lên chuyến tàu “như thể họ đang dựng nhà – họ mang cả dáng vẻ lẫn hàng hóa của những người dọn về nhà mới” [14,tr.198]. Đoàn tàu lăn bánh, “đám đàn ông cởi bỏ những chiếc quần rộng thùng thình và những chiếc áo khoác vải chéo, họ mặc vào trang phục truyền thống miền Nam Ấn Độ: áo lót không tay và chiếc xà rông mà họ gọi là lugi” [2,tr.199]. Bước qua cánh cửa xe lửa, họ rời xa những bộ trang phục hiện đại họ trở về với chính diện mạo của mình, khoác lên mình dáng vẻ địa phương, nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Chuyến xe lửa dường như dành riêng cho người dân tộc Tamil, toa nằm là nhà của họ, toa ăn là nhà bếp của gia
  • 18. 14 đình, mặc sức thoải mái tận hưởng cảm giác quen thuộc. Trong khi đó, cuộc sống trong tàu Nhật Bản mang dáng vẻ hoàn toàn khác biệt “những nhân vật im lặng trên con tàu sáng choang, những người di chuyển tựa như điều khiển các bóng bán dẫn này” [18,tr.418]. Trên chuyến tàu hiện đại, phủ lên không gian bị bao bọc bởi ánh điện là sự im lặng đến khó thở, những ánh mắt mơ hồ nhìn nhau, họ không nói trên cả chuyến đi. Hành khách trên chuyến tàu là người đàn ông, đàn bà công sở với những lần cúi đầu chào hỏi lịch sự, con người đắm chìm trong thế giới của riêng mình. Mỗi cộng đồng gắn với những hoạt động mang tính biểu trưng cho dân tộc, đoàn tàu tốc hành dễ chịu từ Paris đã biến thành tàu địa phương Thổ Nhĩ Kì rất khó chịu và bực mình. Trên chuyến tàu “chỉ người Thổ ở trong các toa hạng cao cấp. Khác hẳn với quan điểm của những người hay đi du lịch vẫn cho rằng người địa phương không xài hạng sang. Như sợ bị lây nhiễm từ các khu vực khác trên tàu, nên những người Thổ ít khi ra khỏi toa ghế nằm của mình và cũng chẳng ra khỏi khoang” [11,tr.78]. Người dân bản địa ngồi yên vị trong toa nằm suốt cả chặng đường, họ không ra khỏi cánh cửa đã được khóa kín tựa như đang tránh né một cơn đại dịch khủng khiếp có thể lây lan hay một đám cướp dã man hung hãn. Chính vì sự ngoan cố không rời khỏi toa nằm khiến những căn phòng trở nên chật chội và “mang bầu không khí ô nhiễm chẳng khác gì những toa hạng ba mà mấy vị khách du lịch cố tránh xa” [23,tr.78]. Khung cảnh nhốn nháo trong không gian chật chội, con người vật vã trên chuyến đi, có kẻ chán ghét tiếng ồn, có người mệt mỏi vì mùi khói dầu, có đám người bị soi mói với ánh mắt kì thị. Thói quen cá nhân định hình lối sống dân tộc, từng cử chỉ, hành động của hành khách trên chuyến tàu mang dáng vẻ văn hóa bản địa. Hành động nảy sinh và lặp lại qua thời gian dài, con người theo thói quen tạo nên hình ảnh đặc trưng của mỗi quốc gia. Lối sống con người bản địa chính là sự hoá thân của các đặc điểm truyền thống dân tộc mang nét riêng bản sắc văn hoá. Mỗi đất nước khu vực đều nảy sinh lối sống khác nhau, nếu Iran giàu màu sắc tâm linh thì Ấn Độ nhốn nháo trong cảnh đông dân, Nhật Bản lạnh lùng với lối sống hiện đại. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ khơi dậy rung cảm thẩm mĩ từ những thông tin văn hóa, phác họa chân dung mỗi đất nước châu Á trong thời kì khốn khó.
  • 19. 15 Cuộc sống thu nhỏ trong mỗi chuyến tàu phản ánh chân thực vấn đề chính trị xã hội của đất nước bản địa. Lịch sử hình thành và phát triển dân tộc cũng là mốc thời gian xuất hiện và lưu giữ lối sống con người. Nó được vun đắp được thông qua hoạt động lao động sản xuất, chiến đấu, học tập, giao tiếp xã hội và giao lưu văn hoá với các dân tộc khác. Mối đất nước với đặc điểm riêng về kinh tế xã hội nảy sinh nhịp sống đặc trưng. Cuộc sống rộng lớn bên ngoài được tái hiện rõ nét bằng hình ảnh, âm thanh trong mỗi chuyến xe. Vùng cao biên giới Miến Điện thường xuyên chịu cuộc phục kích của thổ phỉ và lính nổi dậy, trong toa tàu Lashio “những khẩu súng trường Enfields kiểu cũ vứt bừa bãi trên các dãy ghế gỗ, mảnh che tai bằng len trên mũ họ bay lật phật; họ nằm trườn ra, ăn chuối, bổ cau ra sàn nhà đỏ choét; và họ hi vọng sẽ bắn được một kẻ phiến loạn hoặc một tên trộm” [6,tr.303]. Những người lính ăn vận quân phục nhưng chẳng có chi tiết nào giống nhau, tựa như kẻ trộm mới cướp được ở đâu đó. Không canh gác cũng chẳng lui tới hành lang, đám người này lôi thôi nằm nhếch nhác, có kẻ ăn, đọc sách hay đánh nhau vui vẻ cứ như thưởng ngoạn chuyến đi. Gương mặt bất an và bất lực của hành khách trên chuyến tàu tỉnh lẻ phản chiếu một hiện thực chẳng mấy sáng sủa ở quốc gia nhỏ bé xứ Đông Dương. Mỗi chuyến tàu, mỗi toa với những hành khách tái hiện cuộc sống thu nhỏ ở miền đất xa lạ. Chuyến tàu khách Sài Gòn – Biên Hòa “phần lớn hành khách đều đứng. Họ mỉm cười, ôm những con vịt con gà cực kì sợ sệt và cả những đứa con lai Mỹ cháy nắng thảm hại của họ” [4,tr.372]. Toa tàu ọp ẹp với những dãy ghế xanh hẹp chạy dài khiến hành khách đứng trên một chặng đường xuyên tỉnh. Những người dân chất phác, mang theo tài sản to lớn là đám gia cầm trên tay đứng yên lặng trên chuyến hành trình dài. Hứng chịu những cuộc chiến triền miên, con người bản địa mang vết thương khó ngày lành lặn, cánh tay đã mất, đôi chân đã lìa, họ là hình ảnh đau đớn mà nơi này phải đối mặt sau cuộc chiến. Thay vì trốn chạy, người Việt Nam đối mặt với chiến tranh. Vẫn nhịp sống bình thường, đi trên những chuyến tàu đầy hiểm nguy, họ hiên ngang trước sự tàn ác của quân giặc “dường như là không thể tin nổi, nhưng ở đây có những em học sinh gái đeo cặp sách, phụ nữ mang những bọc rau bự, đàn ông xách gia cầm bị trói và những người khác nữa, đứng ở cửa của một thứ về cơ bản là toa vận tải, đi tới làm
  • 20. 16 việc ở Biên Hòa. Sau rất nhiều năm, người ta tưởng như họ sẽ gục ngã; đáng ngạc nhiên là họ còn hơn cả những người sống sót” [12,tr.377]. Người dân bản địa dường như chẳng khiếp sợ trước sự đàn áp của kẻ thù mà còn lấy đó làm động lực để đứng lên, họ sống với quyết chí đánh đuổi bọn xâm lược. Được hình thành do điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, tâm lý và văn hoá, lối sống bên trong mỗi toa tàu là hình ảnh thu nhỏ của một dân tộc. Đọng lại trên trang sách là hình ảnh về những đất nước phương Đông xa lạ với cuộc sống chịu ảnh hưởng hiện thực đương thời. Văn học mở ra nhiều cánh cửa tiếp cận cuộc sống, du kí tái hiện bức tranh phương Đông dưới hình thức lí giải những tín hiệu văn hóa. Khai thác hình ảnh biểu trưng xe lửa, Paul Theroux nhận ra mỗi chuyến tàu là một bức tranh nhịp sống châu Á. Nếu tiểu thuyết khai thác hành động mang tính cá biệt của con người nhằm miêu tả thế giới nội tâm đầy phức tạp thì du kí hướng đến những hành động đặc trưng để nhận diện gương mặt của một cộng đồng. Sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, không gian địa lí và khí hậu khu vực châu Á tạo nên sự gần gũi, thống nhất về văn hóa. Nhưng mỗi quốc gia, dân tộc chịu sự ảnh hưởng của tôn giáo và chính trị đã kiến tạo nên bản sắc riêng. Mỗi toa tàu với hành khách tạo nên vô vàn hình ảnh cuộc sống. Có vui, có buồn, có bình yên có hờn giận, hành khách thể hiện thói quen, suy nghĩ. Mỗi chuyến tàu đưa người đọc đến với một dân tộc, một hạng người với những kiểu sống khác nhau. Từng dòng người nối đuôi nhau leo lên chuyến tàu với lối sống đặc trưng của đất đước. Mang phong vị văn hóa bản địa, hành khách trên chuyến đi khắc họa tâm hồn quốc gia: Singapore với sự hòa hợp dân tộc thể hiện trong lối sống phóng khoáng, cuộc sống trên toa tàu Malaysia bị bủa vây bởi sự kì thị sắc tộc, Afghanistan chịu áp lực nặng nề từ chiến tranh với những cuộc trốn chạy trên xe, Pakistan đầy bất ổn với những cuộc cãi vã, bạo lực của người địa phương, Miến Điện quay quắt giữa tư tưởng hiện đại và lối sống truyền thống… Phương Đông lướt ngoài cửa sổ tựa như một đĩa phim cũ quay lại những khoảnh khắc, những chuyến đi và cuộc sống một thời đã qua. Mỗi phiên chợ di động trên đường ray gợi tả một dân tộc, đất nước phương Đông. Viết về chuyến đi có thực trong quá khứ, mỗi dòng chữ trở thành chìa khóa mở cánh cửa thời gian quay trở lại miền kí ức xa xăm về phương Đông.
  • 21. 17 1.2 Phƣơng Đông – Bức tranh cuộc sống hai bên đƣờng ray xe lửa Phương Đông lướt ngoài cửa sổ ghi lại chân thực những cảnh đẹp bình dị của cuộc sống. Sự hấp dẫn của khung cảnh thiên nhiên níu bước chân lữ khách, len lõi vào trang du kí hết sức tự nhiên. Mỗi cánh rừng, một đồng cỏ, dòng sông, thung lũng đều hấp dẫn bởi những vẻ đẹp riêng. Phiêu lưu cùng các trang sách du kí, độc giả như được thưởng ngoạn muôn vàn cảnh trí, mở rộng tầm mắt của mình. Paul Theroux đặc biệt chú ý đến cuộc sống nơi mình đến, những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống bản địa. Cảnh sắc khác biệt của mỗi vùng đất dần hiện lên theo những bánh tàu chuyến xe lửa phương Đông. 1.2.1 Cảnh sắc thiên nhiên đa dạng của châu Á Du kí tái hiện bức tranh thiên nhiên trên lộ trình, chuyến đi dài gắn với trải nghiệm không gian rộng lớn. Những hình ảnh sống động, cảnh quan chân thực biểu hiện bằng hình ảnh miêu tả qua lăng kính cảm xúc là nội dung thẩm mĩ độc đáo của thể loại. Không chỉ chú ý đến những phong cảnh đẹp nổi tiếng được quảng cáo hấp hẫn trên cuốn sách du lịch như một hành khách thông thường, Paul Theroux tìm kiếm vẻ đẹp giản dị, bình yên trong bức tranh thiên nhiên trên chuyến hành trình. Cảnh quan châu Á phong phú và đa dạng, sự phân hóa cảnh quan, khí hậu vô cùng phong phú: từ băng giá vĩnh cửu, rừng lá kim đến hoang mạc nóng bỏng, rừng rậm nhiệt đới xanh um gắn với các khu vực địa lý tự nhiên có đặc điểm hoàn toàn khác nhau như Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á... Chuyến hành trình đến phương Đông là sự gợi tưởng khéo léo về một thế giới tự nhiên với đong đầy sắc màu, âm thanh và mùi hương. Khi rào cản về không gian bị phá vỡ bởi phương tiện di chuyển, giao tiếp được mở rộng nhờ những chuyến đi, con người có ý thức phóng chiếu tầm nhìn vượt ra ngoài biên giới đất nước đến những chân trời rộng lớn. Cảnh quan trở thành đối tượng nhận diện sự khác biệt giữa mỗi vùng miền, khu vực. Du kí gợi tả thiên nhiên với tâm thế của kẻ lên đường đầy háo hức. Trên chặng đường đầu tiên, bao phủ không gian châu Á là khung cảnh cao nguyên bao la vùng Tây Á và Trung Đông. Vùng đất chịu ảnh hưởng của khí hậu nắng nóng và vị trí địa lí kiến tạo nên vùng
  • 22. 18 cao nguyên rộng lớn. Trải dài không gian là những ngọn đồi khô cằn, thiếu sức sống “một dải dài những ngọn đồi trọc trải tới chân trời; trước mặt chúng tôi là một đồng bằng cằn cỗi, bị che phủ bởi bụi màu hung đỏ” [18,tr.82]. Do ảnh hưởng yếu tố khí hậu nên địa hình nơi đây phần lớn là những dãy núi đá lởm chởm chia tách các khu vực và cao nguyên và thung lũng cằn cỗi. Những ngọn đồi không sức sống nối tiếp cánh đồng hiu quạnh, không có màu xanh của cây cối đất đai bị phủ lớp đất bụi đỏ. Cảnh quan không có sự khác biệt giữa những đất nước lân cận “địa hình các vùng tương đối giống nhau, càng đi càng thấy rộng lớn hơn, khô cằn hơn và trống trải hơn” [24,tr.86]. Cao nguyên khô hạn bao phủ một vùng lãnh thổ rộng lớn được miêu tả rõ nét dưới sự quan sát tỉ mỉ của người đi đường. Vùng đất phía Trung, Tây Á mang nét đặc trưng trong cảnh quan, khắp khu vực là những đồng bằng thiếu sức sống. Cảnh vật quen thuộc của người bản địa trở thành không gian mới lạ đầy thú vị với người lữ khách, nhân vật bị mê hoặc bởi vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc của quang cảnh phương Đông. Lên đường và ghi lại, Paul Theroux tái hiện cảnh quan phương Đông sinh động, giàu màu sắc. Du kí lôi cuốn người đọc bằng bức tranh thiên nhiên giản dị của những vùng miền xa lạ. Mỗi khu vực mang một diện mạo đặc trưng, Đông Nam Á xuất hiện trong du kí Phương Đông lướt ngoài cửa sổ với những khu rừng nhiệt đới rậm rạp và hùng vĩ. Vùng đất phía Đông với những cơn mưa quanh năm tạo nên cảnh quan đặc trưng của xứ nóng. Đông Nam Á được thiên nhiên ban tặng những dãy núi chót vót và thác nước khổng lồ “làn mây hình thuyền bay nhanh từ sườn đồi này sang sườn núi khác, những dải hơi nước dài ngắn khác nhau hầu như không chuyển động” [22,tr.309]. Không gian núi rừng hùng vĩ với tiếng vọng oai hùng từ những ngọn thác, vùng cao xứ Đông Dương tựa một khu rừng huyền bí ít ai đặt chân đến. Vùng lãnh thổ rộng lớn được thượng đế ưu ái với bức tranh “mặt trời chiếu sáng trên một hố bom trong rừng và cạnh đó khói tỏa khắp lòng thung lũng, cột mưa của một đám mây phù du đang đổ nghiêng xuống một sườn núi khác; và màu xanh da trời phai nhạt đi trước màu lá xanh sẫm, màu xanh lá mạ trên những cánh đồng lúa non bằng phẳng, và qua một dải cát, màu xanh đó thành màu xanh thẳm của đại dương” [21,tr.391]. Thung lũng mang dáng vẻ bí ẩn được bao bọc bởi những làn
  • 23. 19 khói tỏa tựa như xứ xở thần thiên bí mật lạc giữa trần thế. Không gian được bao phủ trọn vẹn trong sắc xanh, xanh da trời, xanh lá, xanh lá mạ và xanh thẳm. Vùng đất nhiệt đới tươi đẹp ôm trọn những sắc màu của thiên nhiên, từ màu của nắng, của mây, của khói hòa trong âm thanh của biển Đông. Điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều và gió mùa là hằng số tự nhiên kiến tạo hệ cảnh quan tiêu biểu của Đông Nam Á. Du kí khơi dậy cảm giác nếm trải không gian, khi mỗi câu chữ miêu tả cảnh quan đều gợi mở hình ảnh về vùng đất chưa có dịp đặt chân đến. Cảm hứng về thiên nhiên là dòng chảy xuyên suốt trong dòng chảy văn học. Mỗi thể loại lại có cách tiếp cận riêng, nếu thơ chọn thiên nhiên để gửi gắm tâm tư tình cảm của người viết thì du kí lại miêu tả chân thực như một đối tượng phản ánh khách quan. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là sự mở rộng khám phá nét đa dạng và sinh động của cảnh quan. Phía Bắc châu Á mang dáng vẻ khác biệt, không còn những cao nguyên cằn cỗi, cánh rừng nhiệt đới xanh um mà được thay thế bằng khung cảnh băng giá. Bắc Á có khí hậu hàn đới, những ngọn núi phủ đầy tuyết trắng và dòng sông băng trải dài trở thành cảnh quan đặc trưng của khu vực. Qua chặng đường dài, cơn nóng hầm hập tan biến thế chỗ cho cái lạnh tê tái “tuyết bắt đầu thổi qua cửa sổ, những bông tuyết bé xíu đậu trên những vệt khói dài” [20,tr.492]. Du kí mang dư âm của cơn gió lạnh tê buốt của tuyết trắng vùng biên giới. Cảnh sắc thiên nhiên lạnh giá hòa quyện trong buổi bình minh “một vầng sáng nhỏ hình bán nguyệt giống như hình lớp thịt hồng hào bên dưới móng tay xóa tan vẻ ảm đạm nơi chân trời. Một tiếng sau, vầng sáng ấy bắt đầu đỏ ửng, hào quang mùa đông hiện lên trên mặt băng bằng phẳng của vùng Primorsk” [9,tr.417]. Bao phủ không gian rộng lớn là những đồng bằng băng giá khổng lồ trắng xóa một vùng trời. Những tia hồng buổi sớm mai dần dần được thay bằng sắc đỏ chói chang của mặt trời lan tỏa trên cánh đồng băng rộng lớn xóa tan cảm giác lạnh lẽo, buốt giá của vùng quê ven biển. Cảnh quan trên chặng đường đến phương Đông được tô điểm với sắc màu mới, cái lạnh tê buốt trong không gian phủ đầy tuyết vẽ nên bức tranh tươi đẹp về châu Á. Du kí hé mở cánh cửa giúp con người hòa vào tự nhiên mà không cần di chuyển, hòa quyện trong cảnh quan phương Đông là sự liên tưởng, tưởng tượng của người đọc về một bức tranh thiên nhiên xa lạ.
  • 24. 20 Phương Đông lướt ngoài cửa sổ đưa người đọc du ngoạn trong không gian bao la với sự gợi tả cảnh quan đa dạng, từ cao nguyên khô cằn đến những cánh rừng nhiệt đới xanh um, vùng đất chìm ngập trong băng tuyết. Với lối viết chân thực, giản dị tác giả tái hiện sinh động cảnh quan của thế giới rộng lớn bên ngoài. Tác phẩm tựa một chuỗi bức tranh thiên nhiên nối tiếp nhau trên chặng đường xuyên Á, khi mỗi đất nước, khu vựa lại mang dấu ấn đặc trưng riêng: Thổ Nhĩ Kì khô cằn, biên giới Afghanistan tươi tốt với những ngọn đồi cao chót vót, Việt Nam lưu dấu với cánh rừng nhiệt đới rậm rạp, Nga bị bao phủ bởi lớp tuyết dày mùa đông… Cảnh vật trên từng chặng hành trình thay đổi theo vị trí địa lí, mỗi mảnh đất là một sắc màu khác nhau, phong phú và đa dạng. Những cao nguyên cằn cỗi trơ trụi, đồng bằng bạc màu kiệt quệ, cánh rừng đẫm sương, dòng sông vắt mình qua mảnh đất rộng lớn, cảnh vật tự phơi mình trước sự quan sát kĩ lưỡng của nhân vật trải nghiệm. Du kí ghi lại chuyến đi của nhân vật trải nghiệm dưới hình thức nhật kí hành trình nhằm tái hiện cuộc sống đồng thời bày tỏ cảm xúc về những sự kiện xảy ra. Lấy thiên nhiên làm điểm tựa, người lên đường miêu tả bức tranh phong cảnh nơi xứ lạ. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ khắc họa cảnh quan đa dạng với bút pháp miêu tả điêu luyện. Đào sâu chất liệu thiên nhiên, mỗi trang du kí thấm đẫm tinh thần phương Đông. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ như một bộ phim tài liệu được dàn dựng công phú mang lại lượng thông tin phong phú, nét khác biệt giữa những vùng đất châu Á. Cuộc hành trình kéo dài nửa vòng trái đất là một khám phá bất ngờ, thú vị về phong cảnh phương Đông. Cảnh quan trong du kí không mang nặng tâm tư, tình cảm của người viết, không ưu sầu nỗi đau của thời đại mà hiển hiện như chính nó. Thiên nhiên mang sắc thái khách quan, chân thực. 1.2.2 Cuộc sống qua ô cửa sổ tàu tốc hành phƣơng Đông Du kí vừa mang lại những câu chuyện thú vị, độc đáo về miền đất xa xôi vừa đem đến cho độc giả khả năng rời xa không gian, thoát khỏi cuộc sống hằng ngày mà không cần phải di chuyển. Tác phẩm hướng đến khám phá, quan sát, phiêu lưu và trải nghiệm cuộc sống mới lạ bên ngoài. Điều làm nên sức hấp dẫn của Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là những khoảnh khắc đẹp mà tác giả bắt được, hoặc giản
  • 25. 21 dị, đơn sơ hoặc lộng lẫy, quyến rũ nhưng đều tràn đầy cảm hứng về cuộc sống Châu Á. Mỗi mảnh đất đi qua là một nét vẽ ngọt ngào, đầy đủ hương vị, âm thanh và màu sắc lên bức tranh mà nhân vật đang ôm ấp, quyết chí phải vẽ ra - cuộc sống trên hành trình hướng về phía Đông địa cầu. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là bức tranh lao động của con người châu Á. Cái đẹp của du kí trước hết nằm ở hiện thực được phản ánh. Tác phẩm thu hút độc giả bởi hình ảnh đời sống chân thật, gần gũi. Ngắm nhìn cuộc sống bên ngoài qua ô cửa kính, bức tranh hiện thực hai bên đường ray xuất hiện bình dị, giản đơn với những phút giây làm việc hăng say của con người. Không khắc họa rõ nét, con người xuất hiện mờ nhạt vút qua trong tầm mắt nhân vật, những khuôn mặt xa lạ từ từ xuất hiện, cuộc sống đơn giản bình dị với hình ảnh chân thực về nhịp sống lao động của con người. Bên ngoài ô cửa tàu tốc hành đến phương Đông là hình bóng con người chăm chỉ làm lụng trên những cánh đồng rộng lớn. Con người xuất hiện mờ nhạt với cách định danh chung “những người đàn bà, đa phần nhiều tuổi, họ choàng khăn chống nắng và buộc vào người những can nước tưới màu xanh” [12,tr.47]. Con người chăm chỉ làm lụng trên cánh đồng bất chấp thời tiết nóng nực, trên thửa đất của gia đình, người đàn bà tưới nước, người đàn ông cấy cày. Bức tranh cuộc sống yên bình được tái hiện rõ nét “khoảng năm con bò đứng bất động, một người chăn gia súc chống gậy trông lũ bò, chúng cũng còm cõi như những hình nhân bù nhìn – hai túi ni lông bọc ngoài hai thanh ngang làm khung xương” [16,tr.47]. Sự xuất hiện của vật nuôi tưởng chừng đỡ bớt hiu quạnh cho mảnh đất cằn cỗi nhưng cũng chỉ là những con vật gầy guộc không có sức sống. Hai bên đường ray là thửa đất rộng lớn với đám hoa màu thiếu sức sống phụ lòng con người hăng say làm lụng. Mỗi người đều có một việc, người lớn trông bò, trẻ em trông gà, những người phụ nữ tưới những luống hồ tiêu dài tít tắp. Nhịp sống đời thường chốn vùng quê hiện lên thoáng chốc với con người nhỏ bé. Bên ô cửa sổ tàu hỏa “một người đàn ông, không đầu, chúi người trong cánh đồng ngô, bị những thân cây ngô cao hơn anh ta che phủ... họ có vẻ lọt thỏm giữa những cánh đồng này” [6,tr.49]. Con người thoát ẩn thoát hiện trong thiên nhiên, chỉ xuất hiện lướt qua trong tầm mắt như từng chấm nhỏ trên cánh đồng rộng lớn. Bóng dáng con người
  • 26. 22 phản chiếu trên ô cửa tàu lửa với giọt mồ hôi vất vả trên thuở ruộng, những cư dân chăm chỉ trên mảnh đất quê hương. Không mang nặng thông tin văn hóa, chính trị mỗi trang viết đều gợi lên bóng hình cuộc sống bình yên của châu Á. Du kí khắc họa rõ nét và chân thực bức tranh sinh hoạt của người phương Đông đầu thập niên 1970 với nhiều biến động về xã hội. Bên ngoài ô cửa sổ, con người xuất hiện với nhịp sống thường nhật. Ngôi làng nhỏ ở Lahore hiện ra với hình ảnh cư dân bản địa “ai cũng đang làm một việc gì đó: phân loại hoa quả, gấp quần áo, quạt lửa, đuổi chó đi, sửa mái nhà” [10,tr.129]. Ngôi làng với những căn nhà tạm bợ, con người làm công việc quen thuộc hằng ngày, tất bật duy trì cuộc sống lay lắt trong một khu ổ chuột. Một ngôi làng rách rưới và những con người cùng cực lướt qua trên đường ray. Trên vùng quê Miến Điện “các thiền viện với những nhà sư đang tụng niệm trên sân; và qua ruộng đồng là những đoàn người – học sinh đeo túi trên vai, nhân viên văn phòng trưng diện áo sơ mi trắng, nông dân vác cuốc chim – cuộc diễu hành trong buổi sáng sớm vùng nhiệt đới hòa với nhịp chuông từ các ngôi đền” [5,tr.277]. Nhịp sống lúc bình minh hối hả với dòng người đi làm, đi học hòa trong tiếng chuông vang vọng của tín ngưỡng. Khung cảnh nên thơ của vùng quê yên bình được tô điểm bởi bóng dáng, gương mặt con người trên con đường quê, nhân viên đi làm, nông dân ra đồng và lũ trẻ vui vẻ đến trường. Nhìn ngắm con người từ một góc nhìn khá xa, cuộc sống Đông Dương êm ả trong cảnh làng quê thanh bình. Khung cảnh cuộc sống bình yên trong thanh âm tĩnh lặng, một đoạn phim ngắn với những hành động nhanh nhẹn, con người âm thầm với nhịp sống thường ngày. Những con người chưa kịp biết tên xuất hiện thoáng qua với hoạt động quen thuộc, mỗi dân tộc một lối sống khác nhau được gợi tả trọn vẹn trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ. Con người phương Đông xuất hiện với hoạt động đặc trưng thường ngày vào mỗi sớm mai “người Pakistan giũ đống áo quần ướt sũng bằng gậy, người Ấn Độ quật đống dhoti vào đá như thể đang đập đá, trong khi người Ceylon thì mắm môi mắm lợi vắt kiệt khăn lungi. Ở Thượng Miến Điện, phụ nữ ngồi xổm thành từng nhóm thì thầm với nhau một cách rất bí ẩn bên những dòng nước sủi bọt, đập phẳng đồ giặt của họ bằng những mái chèo gỗ to” [4,tr.284]. Khung cảnh bình yên buổi sáng, người phụ nữ
  • 27. 23 giặt đồ trên dòng sông rộng lớn, họ là bà, là mẹ, là vợ, là em gái vui vẻ làm công việc quen thuộc. Con người khắc họa dáng hình, khuôn mặt phương Đông. Đi qua nhiều chặng hành trình, mỗi nơi lại in dấu trên trang sách một hình ảnh riêng “Tuleswar, một phụ nữ đội trên đầu một bình đất nung đựng nước, mang theo những bệnh dịch đến một ngôi làng xa;…Kharagpur, một người đàn ông vặn đuôi con trâu để nó đi nhanh hơn; Panskura, một đám trẻ con mặc đồng phục chạy dọc đường ray về khu ổ chuột của chúng để ăn trưa” [2,tr.260]. Với ngòi bút sắc sảo, Paul Theroux ghi lại những điều mắt thấy tai nghe dưới con mắt quan sát tinh tế và sự cảm nhận sâu sắc mang đến cho người đọc những trang viết đầy chất liệu sống và cái tâm của người cầm bút. Sức mạnh của Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là soi sáng cuộc sống nhờ di chuyển và hiểu biết, tư tưởng, tình cảm của người lên đường. Tựa như mỗi mảnh đất nhân vật đi qua đều có số phận của riêng nó, từ người giàu có đến nông dân cùng cực, lão già ngồi trước hiên nhà đến lũ trẻ chạy òa như chim vỡ tổ, những người đàn ông vất vả trên cánh đồng đến người đàn bà cúi gập người trong ruộng ngô… con người xuất hiện rồi lướt qua trong tầm mắt người lữ hành. Ngắm nhìn không gian rộng lớn bên ngoài, cuộc sống được phản chiếu, khúc xạ qua tấm gương, mọi thứ mờ nhạt không rõ ràng. Lưu lại trên trang du kí là khoảnh khắc bình yên, giản dị và mộc mạc về vùng đất xa lạ. Mỗi đất nước, con người xuất hiện đều trở thành biểu tượng phương Đông. Cuộc sống bình yên trôi theo từng nhịp tàu lửa nhưng lại mang dự cảm đối nghịch với hiện thực bởi “cuộc đời là bi kịch khi quay gần, nhưng là hài kịch khi quay xa” (Charlie Chaplin). 1.3 Cuộc sống trong lòng phƣơng Đông – Bức tranh cuộc sống mang những gam màu đối lập Sự hấp dẫn của du kí là tái hiện cuộc sống con người, văn hoá của những đất nước xa lạ, nơi người đọc chưa có dịp đặt chân đến. Vượt qua giới hạn của thể loại văn học, du kí là kho tư liệu thông tin về văn hóa, chính trị, lịch sử về một dân tộc. Thể loại mở ra cách nhìn mới, thấu đáo về lối sống, xã hội trong quá khứ dựa trên năng lực quan sát và đánh giá của chủ thể hành trình.
  • 28. 24 Chuyến đi đến châu Á của Paul Theroux khởi hành năm 1973 vào lúc bối cảnh chính trị và kinh tế nhiều quốc gia chưa khởi sắc. Tác phẩm du kí kinh điển hấp dẫn, khơi gợi trí tò mò cho độc giả phương Tây về một vùng đất vốn xa lạ trong thập niên 70 của thế kỉ trước, thời gian mà cả công nghệ thông tin lẫn phương tiện vận chuyển đều chưa phát triển đồng thời khéo léo gợi liên tưởng về bức tranh hiện thực của một thời đại đã qua cho bạn đọc phương Đông. Paul Theroux chú trọng tỉ mỉ vào lối hành xử của con người trong đời sống hằng ngày vốn chịu tác động của điều kiện kinh tế, chính trị. Trên chuyến hành trình, tác giả giữ trạng thái độc lập, chỉ ghi chép và ghi chép, thuật lại những cuộc trò chuyện với người bản xứ, từ đó vẽ nên những mảng tối, sáng của một đất nước trong tâm thế khách quan. Paul Theroux với khả năng quan sát sắc sảo, nhìn sâu vào bản chất đưa ra những nhận định đọc vị về mỗi đất nước. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ không chỉ kể lại cuộc hành trình mà còn là một bức tranh, một cuốn tư liệu về những sắc màu đối nghịch trong từng đất nước trên chặng hành trình đến châu Á. 1.3.1 Tây Á cổ kính đang lão hóa Người đọc đến với du kí tìm về hiện thực đời sống mà bản thân chưa từng chứng kiến. Tìm về những năm tháng đã qua, Phương Đông lướt ngoài cửa sổ hé mở những vấn đề thời đại. Thổ Nhĩ Kì đối diện hiện thực khó khăn đương thời,bất lực trước sự trì trệ trong quá trình hiện đại hóa, đất nước nhem nhuốc với sự pha trộn hiện đại và truyền thống địa phương. Hiện diện trên mảnh đất rộng lớn là những tòa nhà cũ kĩ, công trình lạc hậu cùng hàng loạt dự án ì ạch nhằm đổi mới đất nước song không đạt được kết quả, một dân tộc chìm sâu trong ánh sáng của thời vàng son đã qua, không thể nào vực dậy được. Bóng dáng Thổ Nhĩ Kì xuất hiện qua hình ảnh “những căn lều rải rác và làng chài nhường chỗ cho các khu chung cư cao tầng, với những căn nhà lán tạm ở phía dưới; rồi khu ổ chuột trồi lên từ một mô đá, những căn nhà gỗ thấp là là mặt đất, gác mái gỗ của những ngôi nhà nhấp nhô nằm chênh vênh trên vách núi” [2,tr.5]. Mỗi kiểu nhà biểu trưng cho một thời kì, trải qua nhiều thế kỉ, chồng chất lên nhau những kiến trúc khác biệt trong một không gian đang bắt đầu lão hóa. Cái mới nảy sinh và được đặt cạnh cái cũ, không gian lem luốc hiện đại và cổ xưa, Thổ Nhĩ Kì loay hoay trên con đường xây dựng đất nước.
  • 29. 25 Những mảng màu u ám, biểu tượng lịch sử lụi tàn lộ ra hiện tại thê lương “Istanbul là một thành phố đã trải qua hai mươi bảy thế kỉ và đang lão hóa” [12,tr.56]. Khoác lên mình vẽ bi tráng của quá khứ, Thổ Nhĩ Kì khắc ngoải lặn ngụp trong thời đại, muốn hiện đại hóa đất nước nhưng không dám đương mình thoát khỏi ánh hào quanh của năm tháng quá khứ. Không bày tỏ thái độ cũng chẳng hề nhận định, Paul Theroux với tâm thế của kẻ đứng ngoài vẽ lên gương mặt con người bản địa – những cư dân nhuốm màu quá khứ. Người Thổ Nhĩ Kì níu giữ nét truyền thống trong lối sống, họ lưu lại quá khứ vàng son của dân tộc thể hiện qua sinh hoạt đời thường. Người Thổ duy trì cuộc sống bằng nỗi ám ảnh chính trị khi sự ảnh hưởng của người lãnh tụ dân tộc quá lớn. Khắp mọi nơi đều có thể nhận thấy sự hiện diện của Mustafa Kemal Araturk “ảnh, chân dung và tượng của ông; ông xuất hiện trên biển quảng cáo, tem, tiền xu… Gương mặt ông đã trở thành một biểu tượng, mang hình một ngôi sao gần gũi” [9,tr.62]. Niềm tự hào về người anh hùng gắn với mốc son lịch sử vừa trở thành động lực vừa là yếu tố kìm hãm sự phát triển của đất nước. Cái chết của Mustafa Kemal Araturk là một bi kịch đối với người dân bản địa, không đủ sức để bước tiếp họ lưu giữ lối sống vào khoảnh khắc ra đi của người cha già vĩ đại. Người Thổ Nhĩ Kì đắm chìm vào cuộc sống của quá khứ, họ giữ nguyên lối sống cách đây hơn 30 năm “người Thổ ăn mặc y thời năm 1938, áo len lông màu nâu, tất có hoa văn, quần thụng kẻ sọc, áo vải xẹc màu xanh có cầu vai bay phấp phới như có cánh và một chiếc khăn tay nhô ra ở túi áo ngực. Tóc họ hơi gợn sóng, có vuốt sáp, ria mép thì được nhổ sạch. Đường viền gấu trên những chiếc váy nâu bằng vải garba-dine của phụ nữ thường dài quá đầu gối khoảng năm xăng ti mét” [27,tr.62]. Tưởng như một cánh cửa quay ngược thời gian đưa Paul Theroux trở về Thổ Nhĩ Kì hàng chục năm về trước, hóa ra hiện tại nơi này vẫn đang diễn ra cuộc sống với nhịp điệu, lối sống của quá khứ. Hiện tại phủ đầy kí ức xưa cũ, những ngôi nhà bị năm tháng bào mòn bong tróc nhưng lối sống vẫn chống chọi với thời gian lưu lại thời khắc huy hoàng của dân tộc. Ngưng đọng thời gian năm 1938, đất nước Thổ Nhĩ Kì tiếp tục vùi mình vào những ngày tháng lịch sử, không phản kháng hay chống đối, đất nước mãi dậm chân tại mốc thời gian quá khứ.
  • 30. 26 Du kí ghi lại chân thực hình ảnh cuộc sống tại thời điểm khởi hành chuyến đi nên đối tượng hướng đến là người thật, việc thật. Hiện thực đương thời được tái hiện khách quan, không hư cấu. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là một tư liệu lịch sử quý giúp người đọc có cái nhìn đúng đắn về con người và cuộc sống thế kỉ trước. Không thêu dệt bức tranh hiện thực, Paul Theroux quan sát tỉ mỉ và khắc họa rõ nét diện mạo và sự tổn thương trong tâm hồn dân tộc. Đất nước cổ kính được nhận diện bởi những công trình xưa cũ, không gian lão hóa. Với niềm tự hào về thời khắc huy hoàng của dân tộc, Thổ Nhĩ Kì chìm sâu trong giấc mộng xưa kia. Mất đi điểm tựa, đất nước mơ hồ trước nhiều lựa chọn. Không tìm thấy tiếng nói chung, không đủ can đảm để bước ra khỏi ánh sáng huy hoàng của quá khứ, quốc gia duy trì lối sống vào khoảng thời gian đánh dấu mốc son của thời đại. Giữa buổi giao thời của đất nước, cả dân tộc chưa dứt khoát được một hướng đi, chưa đủ dũng khí để vươn mình trổi dậy, đất nước tìm mọi cách thoát li thực tại, đắm chìm vào quá khứ vàng son. 1.3.2 Trung Đông giàu tài nguyên nhƣng bất ổn và bạo loạn Không phải ngẫu nhiên chúng ta nhận diện Trung Đông là vùng đất đầy bất ổn. Ngay từ nét miêu tả hay sự kiện Paul Theroux kể lại đều là những dấu hiệu nhận biết vùng lãnh thổ đầy biến động. Du hành đến Trung Đông trong những năm 1970, khu vực với nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có gắn liền với sự tranh chấp, xung đột giữa các phiến quân. Trung Đông ẩn chứa trong nó hàng ngàn xung đột khác nhau và loay hoay trong lịch sử. Iran chịu sự chi phối của quyền lực và tiền bạc“xa hoa giả tạo, bụi bẩn, nóng nực, thích chất dẻo và tiền mặt” [15,tr.99], những công trình hào nhoáng, hiện đại tô vẽ nên gương mặt đất nước. Iran hứng chịu hệ lụy của nền công nghiệp đầu tư khi những dự án tiềm tàng khả năng phá sản, tài nguyên thiên đang dần cạn kiệt. Sự phát triển nhanh chóng trên một nền tảng chưa thực sự vững chắc kéo theo lối quy hoạch không hợp lí, con người hứng chịu những bất tiện trong đời sống hằng ngày. Cư dân bản địa từ bỏ trang phục truyền thống kín đáo giàu màu sắc văn hóa tìm đến lối sống xa sỉ với những bộ âu phục đắt tiền“bọn họ đặc biệt thích thời trang Anh” [21,tr.99]. Ngòi bút công tâm của Paul Theroux ghi lại nỗi trăn trở trong lòng cuộc sống Iran, đất nước chứa đựng cuộc đụng độ không thể dứt giữa truyền thống và nhịp sống hiện đại. Lối sống phương Tây với văn hóa
  • 31. 27 địa phương hàng nghìn năm không thể dung hòa mà chống phá lẫn nhau, sự khuôn phép theo Đạo ban ngày trở thành cuộc vui ban đêm “những vũ nữ múa bụng, vũ nữ thoát y, nhóm mấy cô nàng cổ vũ, những anh hề đội mũ kỳ cục từ chối kể những câu chuyện cười Ba Tư liên quan đến sex, đến các vị chức sắc tôn giáo” [4,tr.100]. Đời sống tinh thần vốn lâu đời có nguy cơ bị phá vỡ bởi nhịp sống mới. Song song với công cuộc hiện đại hóa, cuộc sống ở Trung Đông nảy sinh nhiều sự lựa chọn khác nhau, nối tiếp truyền thống địa phương hay bứt phá theo lối hiện đại nước ngoài, chấp nhận sự thay đổi như một điều tất yếu hay phản kháng chống cự thực tại một cách vô vọng. Bị bủa vây bởi hàng ngàn lí do, cư dân bản địa mãi miết tìm câu trả lời cho riêng mình bằng những cuộc bạo lực, tấn công. Nét khác biệt trong lối sống và nỗi lo về sắc tộc nảy sinh mâu thuẫn trong lòng quốc gia Trung Đông với những cuộc chiến vì lí tưởng. Chung số phận với đất nước láng giềng, Afghanistan giàu có về tài nguyên đồng thời hứng chịu bi kịch về sắc tộc, đã trải qua nhiều lần bị xâm lược và chinh phục trong quá khứ. Chưa tìm thấy được lối đi, đất nước bị kìm hãm trong vòng vây của bạo lực. Paul Theroux đến Afghanistan trong những năm đầy biến động khi vừa xảy ra một cuộc đảo chính không đổ máu, nhà vua bị phế truất, tình hình bất ổn với những cuộc chiến du kích ở vùng biên giới. Đất nước lâm vào cảnh không có người chở che, một hệ thống chính trị tranh giành quyền lực, số phận dân tộc rơi vào cuộc chiến giữa các Đảng phái và phiến quân địa phương. Sự đối đầu nảy sinh nhiều cuộc xung đột tiếp diễn trong một thời gian dài. Du kí hé mở cánh cửa đối diện với hiện thực, không tô vẽ, không bày tỏ cảm xúc mỗi dòng chữ từng nét khắc họa hình hài Afghanistan “thức ăn có mùi như bệnh dịch tả, đi lại rất khó chịu và thậm chí là nguy hiểm, người Afghanistan rất lười, vật vờ nhưng lại bạo lực” [18,tr.113]. Với lòng tự hào về tôn giáo, quốc gia, tổ tiên và nền độc lập của đất nước, người bản địa coi trọng danh dự cá nhân, vì sự trung thành với dòng tộc sẵn sàng mang theo và sử dụng vũ khí. Cuộc sống nhuốm màu bạo lực khi mọi hành động đều có thể làm nảy sinh một cuộc đụng độ “một người Afghanistan bắn súng thẳng lên trần xe buýt và xảy ra một cuộc chiến để quyết định xem ai sẽ phải trả tiền và vá cái lỗ lại” [15,tr.114]. Việc sử dụng vũ khí nhằm giải quyết tranh chấp cá nhân trong đời sống Afghanistan ảnh
  • 32. 28 hưởng từ các cuộc chiến bộ tộc và những cuộc tàn sát phong kiến thuở xa xưa khiến họ luôn tự vệ bằng bạo lực. Tiếng súng, âm thanh nhốn nháo của đám đông địa phương thể hiện sự bất ổn và bất lực của con người trước nghèo đói, bạo lực. Afghanistan chìm sâu trong bế tắc, mơ hồ trên con đường giải phóng dân tộc. Du kí không cho phép nhân vật trải nghiệm thêm thắt những yếu tố tưởng tượng. Tác phẩm mang lại sự tin cậy với người đọc về hiện thực. Nhà văn du kí phản ánh chân thực lịch sử dưới hình thức đặc trưng nghệ thuật. Du kí mặc định giao ước giữa người viết và người đọc về một thế giới khách quan. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là nét vẽ chân thực về Trung Đông với ánh hào quang giàu có và những góc khuất tăm tối. Mãi miết trên hành trình phát triển đất nước, Trung Đông cựa mình trổi dậy với tiềm lực kinh tế nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có. Song hành với nó là sự bất ổn chính trị và áp lực vô hình đè nặng lên đời sống cư dân địa phương. Hiện diện trên vùng đất dầu mỏ là mâu thuẫn sắc tộc sâu sắc và cuộc đụng độ không hồi kết tranh giành quyền lực, cuộc sống con người lao đao theo những trận chiến kéo dài. Vùng đất rộng lớn hoang mang trước ngàn ngã rẽ, chìm ngập trong bạo loạn, bất ổn. Không chỉ chú ý những sự kiện lịch sử, Paul Theroux tái hiện gương mặt phương Đông dựa trên sự quan sát về đời sống cư dân bản địa: con người mơ hồ trước bước chuyển của thời đại mới, đám đông bảo thủ cố lưu giữ hình ảnh dân tộc lí tưởng, nhóm người bạo lực đụng độ trong ngõ phố tối tăm… Trung Đông hiển hiện trên trang sách du kí chân thực với nhịp sống, nỗi đau của con người. 1.3.3 Nam Á uy nghiêm nhƣng nghèo đói Đến mỗi vùng đất, Paul Theroux dành thời gian quan sát, tìm hiểu cuộc sống của cư dân bản địa và thấu hiểu thực trạng mà mỗi quốc gia đang đối mặt. Nam Á là vùng lãnh thổ hứng chịu bi kịch đông dân với sự khó khăn về kinh tế. Nạn đói bùng phát từ năm 1943 – 1944 kéo dài âm ỉ đến những năm cuối thập niên 70 đã làm hơn bốn triệu người chết đói. Sự kiện này đáng ra được xem là thảm kịch lớn nhất của tiểu lục địa trong thế kỉ XX tuy nhiên nó chỉ được đề cập trong sử sách bằng vài dòng chữ thoáng qua. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ soi chiếu quá khứ qua lăng kính cá nhân không chịu ảnh hưởng của quan điểm chính trị, lật giở sự kiện lịch sử
  • 33. 29 cố tình lãng quên. Đằng sau những công trình tôn giáo uy nghiêm, điện thờ vua chúa nguy nga là mùi vị của cái chết. Ấn Độ chìm ngập trong cái đói, trở thành “nơi dành cho dân tị nạn và những kẻ tìm vận may, đầy mùi bẩn thỉu và mùi tiền” [18,tr.184]. Sau ngày độc lập, Ấn Độ tiến lên con đường xây dựng và phát triển đồng thời chịu nhiều áp lực từ các thế lực bên ngoài. Chưa tìm thấy điểm tựa vững chắc, đất nước bị bủa vây bởi nền kinh tế kiệt quệ. Bao trùm lên vùng đất rộng lớn là khung cảnh con người thất thiểu nằm ngủ trên vỉa hè, không có đồ ăn thức uống “một số nằm trên những tấm bìa cứng nhưng hầu hết đều nằm ngủ trực tiếp lên nền xi măng, không giường, một ít quần áo, tay gối đầu. Lũ trẻ ngủ bên cạnh họ, những đứa khác ngủ phía sau lưng. Không có dấu hiệu nào cho thấy họ có tài sản” [14,tr.187]. Hàng trăm người la liệt như xác chết trên ngõ phố, không nhà không tiền, không có miếng ăn, người nghèo quanh quẩn trong mớ hỗn độn không có lối thoát. Trên khắp nẻo đường là hình bóng con người bất lực trước cuộc sống, họ vật vờ trên chính mảnh đất sinh ra mình. Ấn Độ có sự đối nghịch sâu sắc giữa kẻ giàu sang và người không manh áo che thân. Trái với khuôn mặt không có sức sống là “những doanh nhân giàu có Ấn Độ giàu có chạy ra chạy vào khách sạn Taj Mahal, phô bày sự giàu có và lái xe hết tốc lực vượt qua những kẻ ngủ lang trên vỉa hè” [28,tr.213]. Hai loại người tồn tại song song cùng một mảnh đất với số phận hoàn toàn trái ngược. Bối cảnh Ấn Độ được khắc họa với đủ mọi bộn bề của nó, con người lao động còng lưng làm việc, những kẻ lang thang không nhà cửa, miếng ăn. Một xã hội hiện diện cái đói, nghèo và sự phân biệt sắc tộc, tín ngưỡng càng khắc sâu hiện thực trì trệ và bế tắc của Ấn Độ. Luôn ý thức sự hữu hạn của bản thân, con người khao khát lên đường khám phá thế giới rộng lớn bên ngoài. Nhà văn du kí không sao chép các sự kiện của thời đại, không tái hiện thực như một phương thức khoa học máy móc. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ phản ánh đời sống chân thực qua cách nhìn của kẻ du hành nhằm giải phóng tư duy con người khỏi những khuôn mẫu, định kiến rập khuôn của lịch sử. Bị chia cắt khỏi lãnh thổ Ấn Độ, Pakistan tràn ngập sự bất ổn trong đời sống chính trị, đứng trước nguy cơ xâm chiếm bởi các thế lực hùng mạnh Trung Đông. Là đất nước được thành lập bởi sự chia tách, quốc gia Nam Á hoang mang chống
  • 34. 30 chọi bảo vệ lãnh thổ. Nỗi lo sợ về những cuộc chiến triền miên bao trùm cuộc sống Pakistan, xung đột không hồi kết với Afghanistan vì vấn đề Pakhtoonistan “mấy ngôi làng có vũ khí của người dân tộc Pathan, được Nga và Afghanistan hỗ trợ, các ngôi làng này đang có nguy cơ đòi tách khỏi Pakistan, tuyên bố là một quốc gia mới” [21,tr.120]. Âm ỉ ngòi nổ đấu tranh, đời sống con người chìm ngập trong cái đói và nỗi hoang mang về tương lai đất nước. Khung cảnh cuộc sống thường nhật gắn với “đám đông hỗn tạp, phiên chợ nguy hiểm, màu da và tình trạng hỗn loạn” [24,tr.131]. Sự phân biệt sắc tộc và tín ngưỡng là nguyên nhân hàng đầu nảy sinh các cuộc tranh chấp bạo lực. Thành phố cũ kĩ với những gương mặt được che kín trên con đường đông đúc tái hiện rõ nét sự nghèo nàn của quốc gia Nam Á. Với hệ thống kiến trúc mang tầm vóc thời đại, Pakistan bất lực chống chọi cuộc chiến tranh giành đất đai với đất nước láng giềng và sự nổi dậy của phiến quân. Du kí có thiên hướng lí giải cuộc sống như một chỉnh thể thông qua hoạt động trải nghiệm. Về tính xác thực không có yếu tố hư cấu thì du kí rất gần với văn xuôi lịch sử. Tuy nhiên, khác với sử gia, người viết du kí chỉ tái hiện phần hiện thực nằm trong tầm nhìn của mình căn cứ chủ yếu vào ấn tượng của bản thân. Như một ống kính soi sáng vùng trời quá khứ, Phương Đông lướt ngoài cửa sổ mở ra con đường tiếp cận phương Đông những năm đã qua. Không đồng nhất lịch sử và đời sống, hiện thực châu Á dược phản quang qua lăng kính cá nhân. Đọng lại giữa vô vàn hình ảnh miêu tả cuộc sống Nam Á là một đại lục rộng lớn giàu tín ngưỡng hứng chịu bi kịch đông với dáng vẻ kiệt quệ do đói nghèo. Trong những tháng năm đầu giành lại độc lập, Ấn Độ, Pakistan hoang mang trên con đường phát triển. Một vùng đất chưa tìm thấy lối đi của dân tộc, chịu đựng hệ quả của một nền kinh tế suy yếu. 1.3.4 Đông Nam Á tƣơi đẹp nhƣng hoang tàn Đông Nam Á xuất hiện trong Phương Đông lướt ngoài cửa sổ với những gam màu đối nghịch, song hành với cảnh quan thiên nhiên kì vĩ, tươi đẹp là vết thương của chiến tranh chống đế quốc. Chịu cảnh bị thống trị, Đông Dương chống chọi trong cuộc đấu tranh không cân sức. Miến Điện (Myanma) xuất hiện trên trang du kí với dáng vẻ hoang tàn bởi sự xâm chiếm của thực dân Anh và những cuộc nội chiến đẫm máu tranh giành quyền lực. Đất nước được tái hiện bởi đường nét thể
  • 35. 31 hiện văn hóa truyền thống với “những ngôi chùa có đỉnh tháp mạ vàng” [10,tr.285] và chân dung người dân bản địa “họ ăn mặc giống hệt nhau, áo sơ mi quấn xà rông, chân đi dép quai hậu, đàn ông cũng giống đàn bà rít thứ xì gà màu xanh xén đầu” [15,tr.271]. Lối sống cư dân bản địa chịu ảnh hưởng sâu sắc từ thực dân phương Tây, trái ngược với khung cảnh đổ nát, nhuốm màu lạc hậu con người vẫn khoác lên mình quần áo truyền thống thưởng thức nền giải trí đậm chất văn hóa của kẻ mạnh từng thống trị. Cuộc sống chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ tôn giáo đồng thời “Miến Điện là một nước theo chủ nghĩa xã hội khét tiếng quan liêu. Song chính sự quan liêu này lại có bản chất Phật giáo, không chỉ ở chỗ cần phải là một Phật tử để khoan dung đối với sự quan liêu đó, mà còn ở chỗ cái trì trệ quan liêu của Miến Điện đã thường xuyên khuyến khích lối mộ đạo truyền thống” [4,tr.279]. Tôn giáo là bia đỡ cho lối ứng xử chính trị khi tín ngưỡng trở thành kim chỉ nam trong lối sống con người bản địa. Đối diện với hiện thực không có sức sống, con người vẫn thản nhiên, khoan dung với sự chở che của tôn giáo. Kiệt quệ bởi các cuộc chiến vùng biên giới kéo dài, Miến Điện hoang tàn với những công trình bị phá vỡ. Quan sát và tái hiện chân thực, tác giả khắc họa chân dung mỗi quốc gia Đông Nam Á. Phương Đông lướt ngoài cửa sổ hé mở những góc khuất của lịch sử mà không ai dám đối diện. Ẩn giấu sau sự bình yên của Malaysia là nỗi đau của một dân tộc. Malaysia là một quốc gia đa sắc tộc và văn hóa, duy trì một sự cân bằng chính trị mong manh khi những cuộc bạo động phân biệt sắc tộc xảy ra “những người Mã Lai kéo nhau đi hò hét đi ra khỏi những nhà thờ Hồi giáo với những chiếc khắn trắng quấn quanh đầu. Khi họ kéo qua, hai nghìn người Hoa đã chết và hàng trăm cửa hiệu bị đốt ra tro” [11,tr.339]. Khung cảnh tưởng chừng như yên bình giờ đây nhuộm bởi màu đỏ của máu. Nỗi ám ảnh mơ hồ về sự khác biệt của dòng máu, màu da trở thành yếu tố chi phối cuộc sống “một người Mã Lai hạng ba cũng có có đặc quyền hơn một người Hoa hạng nhất [24,tr.339]. Đằng sau những cuộc đụng độ sắc tộc là nỗi bất lực của một đất nước. Chịu áp lực từ việc đa dạng dân tộc và sức ép những người di cư, Malaysia khắc khoải trong nỗi lo đánh mất sắc tộc địa phương và gánh chịu sự hoang tàn từ những cuộc bạo động của cư dân bản địa. Sự
  • 36. 32 phân biệt và lối kì thị sản sinh ra những mâu thuẫn không thể dung hòa kéo theo những hệ lụy lớn. Du kí rút ngắn khoảng cách sáng tạo giữa nghệ thuật và đời sống, đáp ứng nhu cầu hiểu biết của người đọc về thế giới. Cùng số phận như những quốc gia ở Đông Dương, Lào hứng chịu hậu quả do cuộc chiến để lại. Bất lực trong chính sách kinh tế, Lào không có động lực phát triển. Chính quyền đương thời không nắm được quyền hành, kinh tế suy giảm “một nước ven sông, một xứ sở đã bị giày xéo và cướp bóc, đó là một trò chơi khăm phải trả giá đắt của nước Mỹ, một xứ sở không có động lực, không làm được thứ gì, phải nhập khẩu mọi thứ” [14,tr.316]. Không có gì trong tay, đất nước nhỏ bé này phải tìm kiếm mọi viện trợ từ bên ngoài. Nơi đây trở thành chỗ nghỉ chân cho những tên đế quốc còn sót lại ở Việt Nam “những nhà chứa sạch hơn khách sạn, cần sa rẻ hơn thuốc lá tẩu và thuốc phiện dễ tìm hơn một cốc bia lạnh” [7,tr.314]. Lào mang bi kịch một nước thuộc địa không thể thoát khỏi cái bóng đế quốc, không được sự ủng hộ của dân chúng, mọi thứ quanh quẩn trong bế tắc. Cố duy trì bằng các chương trình giải trí phục vụ khách du lịch nước ngoài, những nhà chứa, quán bar được xây dựng. Nền kinh tế dựa vào nền công nghiệp giải trí vui chơi dường như chưa đủ làm điểm tựa thoát khỏi hậu quả của chiến tranh. Một quốc gia nhỏ bé không đủ sức chống cự với bàn tay thống trị của kẻ mạnh phương Tây và không thể ngăn lại sự phản kháng của những người yêu nước nổi dậy. Lào không có điểm tựa lẫn sức sống, loay hoay bất lực trước thời đại. Đổ nát trong một thuở chiến tranh, đất nước mơ hồ tìm một cánh cửa giải phóng và phát triển đất nước. Du kí mở rộng không gian nhận thức thế giới. Viết về chuyến phiêu lưu nơi xứ lạ, tác giả giúp người đọc nhận ra bức tranh đời sống vào thời khắc lên đường. Chịu sức ép từ những thế lực bên ngoài, Thái Lan tìm một lối đi không có chiến tranh. Khôn ngoan trong đường lối chính trị, đất nước không đối diện với kẻ xâm lược nhưng lại gánh chịu hậu quả khôn lường từ phương Tây. Lựa chọn trở thành sân sau của đế quốc trong cuộc chiến ở Đông Dương, Thái Lan trở thành khu nghỉ dưỡng sầm uất, náo nhiệt gắn với hoạt động giải trí và tình dục. Xây dựng hệ thống giải trí “Băng Cốc dậy mùi tình dục, nhưng thứ hương vị nhục dục này lại trộn lẫn với mùi
  • 37. 33 của chết chóc và tiền bạc rõ ràng hơn” [1,tr.323]. Các chương trình nghỉ ngơi và thư giãn được xây dựng nhằm phục vụ lính Mỹ biến nơi này trở thành mảnh đất của những cuộc vui. Đối nghịch với không gian nghiêm trang của những ngôi đền là âm thanh ồn ào từ nhà chứa, mùi hương thuốc phiện, hình ảnh chết chóc đeo bám cuộc sống. Chịu sự vứt bỏ của phương Tây khi chiến tranh sắp sửa kết thúc, Thái Lan lao vào vực dậy nền kinh tế bằng nổ lực xây dựng chương trình giải trí. Cuộc xâm chiếm ở Đông Dương thất bại, đế quốc lên trở về phương tây bỏ lại Thái Lan không có động lực. Băng Cốc mang bộ mặt thảm thương của đứa trẻ bị bỏ rơi. Cuộc sống ở vương quốc xứ Đông Dương này “giống như bức tượng Phật nằm được mạ vàng nham nhở” [21,tr.323] khi sự rối ren đã trở thành một chuyện thường ngày. Nền kinh tế không bền vững gắn với hoạt động chính trị bất ổn, Thái Lan từng bước tìm đến lối đi đến bình yên. Trong thời đại mà công nghệ thông tin lẫn truyền thông còn hạn chế, Phương Đông lướt ngoài cửa sổ là bằng chứng tội ác chiến tranh đế quốc gây ra ở Việt Nam. Chịu tổn thất nặng nề từ cuộc chiến bảo vệ đất nước, Việt Nam mang trên mình những vết thương chằng chịt với sự mất mát, đau thương. Hình ảnh hố bom khổng lồ trên chặng đường từ Sài Gòn đến Biên Hòa, âm thanh của tiếng súng du kích trên con đèo miền Trung, gương mặt của người lính bị thương và vẻ mặt đứa trẻ con thất thiểu trên xe lửa đặc tả chân thực bối cảnh hoang tàn mà Việt Nam đang đối diện “con đường lầy bùn hằn vết xe tải quân sự, những người mang bị chạy qua những cơn mưa, những binh sĩ băng bó lê bước giữa cơn gió mùa nhớt nhát trong thành phố đổ nát” [12,tr.383]. Một thành phố yên bình miền Trung giờ “nhuộm một màu đen tối của bạo lực, những dấu vết của cuộc tấn công vẫn còn trên những vũng nước dềnh lên” [7,tr.380]. Hiện diện trên mảnh đất vốn thanh bình là cuộn thép gai được đặt đối xứng nhau trên những con phố, căn nhà vốn đầy ắp tiếng cười giờ được bao bọc bởi các bao tải cát xếp chồng, con người vốn chăm chỉ làm lụng giờ tất tả chạy loạn. Thành phố và con người sẳn sàng cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc, mảnh đất cha ông để lại. Oằn mình chống chịu cuộc chiến, Việt Nam mang vết sẹo của chiến tranh, cánh đồng không mọc cỏ, mảnh rừng bị đốt cháy, những đứa con đã ngã xuống hi sinh cho đất nước. Đối nghịch với vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng đỉnh