SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN ĐẶNG KIM ÂN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
THỰC HIỆN KẾ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÁC ĐƠN
VỊ KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LONG AN
MÃ TÀI LIỆU: 80690
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN ĐẶNG KIM ÂN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
THỰC HIỆN KẾ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÁC ĐƠN
VỊ KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LONG AN
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM QUANG HUY
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân
sách tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An” do chính tác giả
thực hiện, các kết quả nghiên cứutrong luận văn là trung thực và chưa từng công bố
trong bất kỳ công trìnhnghiên cứu nào khác. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo
cũng như tham chiếuđều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục
tài liệu tham khảo.
Tên tác giả
Trần Đặng Kim Ân
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu vả câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 3
2.1 Mục tiêu chung..................................................................................................... 3
2.2 Mục tiêu cụ thể..................................................................................................... 3
2.3 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 4
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................................................................... 4
6. Kết cấu của đề tài ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.................................... 6
1.1Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................................. 6
1.1.1 Nghiên cứu về xu hướng cải cách kế toán ngân sách và việc vận dụng chuẩn
mực kế toán công quốc tếtại các nước ...................................................................... 6
1.1.2 Nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến cải cách kế toán ngân sách tại các quốc
gia trên thế giới và những lợi ích khi vận dụng IPSAS.............................................. 8
1.2Các nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................................. 14
1.2.1 Nghiên cứu về thực trạng kế toán ngân sách.................................................... 14
1.2.2 Nghiên cứu về sự cần thiết và những lợi ích mang lại khi vận dụng IPSAS .. 16
1.2.3 Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng và giải pháp thực hiện kế toán ngân
sách .......................................................................................................................... 16
1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu..............20
1.3.1 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu trước........................................................20
1.3.1.1 Đối với các nghiên cứu nước ngoài ..............................................................20
1.3.1.2 Đối với các nghiên cứu trong nước...............................................................21
1.3.2 Khe hổng nghiên cứu .......................................................................................21
Kết luận chương 1 .....................................................................................................22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................23
2.1 Cơ sở lý thuyết về kế toán ngân sách..................................................................23
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm NSNN.........................................................................23
2.1.2 Khái niệm kế toán ngân sách ...........................................................................24
2.1.3 Đối tượng của kế toán ngân sách .....................................................................25
2.1.4 Nội dung của kế toán ngân sách và hoạt động KBNN.....................................26
2.1.4 Nhiệm vụ của kế toán ngân sách và hoạt động KBNN....................................26
2.1.5 Phương pháp ghi chép và kỳ kế toán ...............................................................26
2.1.6 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán ngân sách...............................................27
2.1.6.1 Trong nước ....................................................................................................27
2.1.6.2 Ngoài nước....................................................................................................27
2.1.7 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán ngân sách..................................27
2.2 Một số vấn đề lý luận chung về KBNN và kế toán ngân sách tại các đơn vị
KBNN........................................................................................................................28
2.2.1 Nhiệm vụ của KBNN về thực hiện kế toán ngân sách.....................................28
2.2.2 Nội dung và yêu cầu chứng từ kế toán ngân sách............................................28
2.2.3 Hệ thống tài khoản ...........................................................................................29
2.2.4 Mở sổ, ghi sổ khóa sổ kế toán..........................................................................30
2.2.5 Nguyên tắc hạch toán theo kỳ..........................................................................30
2.2.6 BCTC và báo cáo quản trị................................................................................30
2.2.6.1 BCTC ............................................................................................................30
2.2.6.2 Báo cáo quản trị ............................................................................................31
2.2.7 Quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN..........................................................31
2.3 Tổng quan về các mô hình kế toán ngân sách tại các KBNN trên thế giới – Bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam................................................................................ 31
2.3.1 Tổng quan về các mô hình kế toán ngân sách tại các KBNN trên thế
giới 32
2.3.1.1 Hoa Kỳ ......................................................................................................... 32
2.3.1.2 Canada.......................................................................................................... 32
2.3.1.3 Pháp.............................................................................................................. 33
2.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam................................................................ 33
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân
sách 44
2.4.1 Cơ sở kế toán dồn tích..................................................................................... 44
2.4.2 Hệ thống pháp lý ............................................................................................. 45
2.4.3 Trình độ của kế toán viên................................................................................ 45
2.4.4 Hệ thống thông tin........................................................................................... 46
2.4.5 Hoạt động thanh tra, giám sát.......................................................................... 46
2.6 Các lý thuyết nền có liên quan ........................................................................... 47
2.6.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory) ................................................................ 47
2.6.2 Kinh tế học thể chế (Institutional economics)................................................. 48
Kết luận chương 2 .................................................................................................... 38
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 39
3.1 Quy trình nghiên cứu.......................................................................................... 39
3.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu................................................... 40
3.2.1 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 40
3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 41
3.3 Thiết kế nghiên cứu............................................................................................ 42
3.3.1 Xây dựng thang đo .......................................................................................... 42
3.3.2 Xây dựng bảng câu hỏi.................................................................................... 45
3.3.3 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu ......................................................................... 47
3.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 48
3.4.1 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể................................................................48
3.4.1.1 Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach alpha).................................................48
3.4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá ..........................................................................49
3.4.1.3 Phân tích tương quan (Phân tích hệ số Pearson)...........................................50
3.4.1.4 Phân tích hồi quy tuyến tính bội ...................................................................50
Kết luận chương 3 .....................................................................................................52
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................53
4.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát .............................................................................53
4.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha .......................................................................54
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA........................................................................55
4.3.1 Biến độc lập......................................................................................................55
4.3.2 Biến phụ thuộc .................................................................................................58
4.4 Phân tích tương quan...........................................................................................60
4.5 Phân tích hồi quy tuyến tính................................................................................61
4.6 Bàn luận kết quả nghiên cứu...............................................................................63
Kết luận chương 4 .....................................................................................................66
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................67
5.1 Kết luận kết quả nghiên cứu................................................................................67
5.2 Một số kiến nghị..................................................................................................67
5.2.1 Đối với nhân tố cơ sở kế toán dồn tích ............................................................67
5.2.2 Đối với nhân tố hệ thống pháp lý.....................................................................68
5.2.3 Đối với nhân tố hoạt động thanh tra, giám sát .................................................69
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................71
5.3.1 Hạn chế.............................................................................................................71
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................................................71
Kết luận chương 5… .................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
Danh mục tài liệu tiếng Anh
PHỤ LỤC 1: HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA ĐƯỢC PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 5: THỐNG KÊ MÔ TẢ
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt Từ viết tắt Ý nghĩa Từ gốc bằng tiếng Anh (nếu có)
1 BCTC Báo cáo tài chính
2 BTC Bộ Tài Chính
3 NSNN Ngân sách Nhà nước
4 KBNN Kho bạc Nhà nước
5 IPSAS
Chuẩn mực kế toán công
quốc tế
International Public Sector
Accounting Standard
6 IPSASB
Hội đồng chuẩn mực kế toán
côngquốc tế
International Public
SectorAccounting Standard Board
7 TABMIS
Hệ thống Thông tin Quản lý
Ngân Sách và Kho bạc
Treasury And Budget Management
Information System
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới…................................................11
Bảng 1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước…..................................................19
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 37
Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu đề
nghị................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị
KBNN trên địa bàn tỉnh Long An ............................................................................ 42
Bảng 4.1: Hệ số Cronbach’s alpha của các thang đo còn lại.................................... 54
Bảng 4.3 Kiểm định KMO và Barlett’s.................................................................... 55
Bảng 4.4 Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) .................................. 55
Bảng 4.5 Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Component Matrix) .................... 56
Bảng 4.6 Kiểm định KMO và Barlett’s.................................................................... 57
Bảng 4.7 Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) .................................. 57
Bảng 4.8 Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Component Matrix) .................... 58
Bảng 4.9 Kiểm định KMO và Bartlett của biến phụ thuộc...................................... 59
Bảng 4.10 Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc.............................................. 59
Bảng 4.11 Ma trận nhân tố trước khi xoay của biến phụ thuộc ............................... 59
Bảng 4.12. Hệ số tương quan Pearson ..................................................................... 60
Bảng 4.13 Bảng tổng hợp mô hình (Model Summaryb).......................................... 61
Bảng 4.14 ANOVAb ................................................................................................ 62
Bảng 4.15 Kết quả hệ số hồi quy.............................................................................. 62
Bảng 5.1 Bảng sắp xếp thứ tự quan trọng theo hệ số Beta của các nhân tố............. 67
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống kho bạc nhà nước (KBNN) trực thuộc Bộ Tài chính (BTC) được
thành lập từ ngày 01/04/1990 với nhiệm vụ cơ bản là kế toán thu – chi Quỹ ngân sách
nhà nước (NSNN), quản lý chặt chẽ nguồn thu và cấp phát nhu cầu chi tiêu kịpthời.
Trong 27 năm kể từ ngày thành lập, hệ thống KBNN ngày càng phát triển nhanh và
toàn diện, cùng với ngành Tài chính, KBNN đã có những đóng góp lớn trong việc
hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN, kiểm soát chi tiêu NSNN chặt chẽ. Thế nhưng, bên
cạnh những thuận lợi và các kết quả đạt được thì vấn đề nan giải cho những người
làm lãnh đạo, những người làm công tác tài chính hiện nay đó là bội chi ngân sách,
nợ công còn cao, nhu cầu chi tiêu cho xây dựng cơ sở hạ tầng vượtso với nguồn lực
NSNN.
Theo TS. Vũ Đình Ánh, trong đóng góp và phân chia NSNN giữa các địa
phương đang có sự mất cân đối1
. Cụ thể, theo dự toán NSNN năm 2016, trong 63 tỉnh
thành chỉ có 13 tỉnh thành có tỷ lệ điều tiết không nhận bổ sung cân đối từ NS trung
ương. Gánh nặng thu NSNN đang dồn lên 6 tỉnh thành Đông Nam Bộ có tốc độ đô
thị hóa và công nghiệp hoá cao2
, thu hút được phần lớn nguồn vốn đầu tư trong và
ngoài nước, trong khi đại đa số tỉnh còn lại vẫn dậm chân tại chỗ ở trình trạng kém
phát triển, chưa khai thác được tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế riêng vùng
đồng bằng sông Cửu Long, có đến 12/13 tỉnh thành thường xuyên nhận bổ sung cân
đối từ ngân sách trung ương3
.
1
Ngọc Khanh, 2016. Thu, chi ngân sách có cần cào bằng. Tạp chí tài chính số 500, trang 30-32
2
6 tỉnh thành Đông Nam Bộ gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình
Phước, Đồng Nai, Tây Ninh chiếm 42% tổng thu NSNN
3
13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ
(Cần Thơ không nhận bổ sung cân đối ngân sách).
2
Long An là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long Việt
Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam4
. Long An có lợi thế rất lớntrong
việc thu hút, tiếp cận vốn đầu tư trong và ngoài nước. Nơi đây được xác định có vai
trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.5
Dù có được vị trí địa lý thuận lợi nhưng Long An vẫn chưa khai thác hết
tiềm năng phát triển. Vai trò của Long An trong việc phát triển kinh tế vùng còn nhiều
hạn chế, đặc biệt công tác quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Long An còn
nhiều thách thức và khó khăn. Tỉnh Long An là tỉnh thường xuyên nhận bổ sung ngân
sách từ trung ương, đỉnh điểm năm 2013 là 2.486 tỷ đồng sau đó năm 2015 giảm còn
1.765 tỷ đồng6
. Chỉ duy nhất năm 2004 lần đầu tiên Long An lọt vàodanh sách 15
địa phương tự cân đối được thu chi7
. Trong quá trình thực hiện thu,chi ngân sách
trên địa bàn tỉnh Long An còn đối mặt với nhiều vấn đề như việc lập, chấp hành,
quyết toán thực hiện còn chậm; tình trạng thất thoát thu, chi ngân sáchdo chưa bao
quát hết các nguồn thu và khoản chi vẫn còn xảy ra, số liệu thu, chi ngân sách ở các
cơ quan có sự khác biệt, dẫn đến khó khăn cho việc phân tích, quảnlý, việc ghi nhận
thu, chi ngân sách được thực hiện bởi nhiều đơn vị nhưng nội dung, chỉ tiêu báo cáo
lại khác nhau,…
Trong mục tiêu, nhiệm vụ đề ra vào năm 2020 theo Quyết định số 1439/QĐ-
TTg ngày 03/10/2012, cùng với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, tỉnh
Long An phấn đấu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của khu vực. Để từ một
tỉnh thường xuyên nhận hỗ trợ ngân sách từ trung ương, trở thành một tỉnh tự cân đối
được thu, chi ngân sách vào năm 2018.
4
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước,
Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang.
5
Báo cáo số 4170/BC-UBND tỉnh Long An ngày 05/12/2011.
6
Tổng hợp thu, chi ngân sách giai đoạn 2011-2015 và dự báo giai đoạn 2016-2020, Sở Tài Chính Long
An.
7
15 địa phương tự cân đối được thu chi năm 2004 gồm Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc,
Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền
Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ.
3
Câu hỏi đặt ra là làm cách nào có thể cải thiện tình trạng trên đồng thời phát
huy vai trò vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán ngân sách là hoàn toàn cần thiết đối
với tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những nguyên nhân trên tác
giả lựa chọn đề tài“Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách
tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An” làm đề tàinghiên cứu.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của bài luận văn là nghiên cứu và đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến việc thực hiệnkế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh
Long An.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiệnkế toán ngân sách tại các
đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiệnkế toán ngân
sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
 Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các
đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An?
 Những nhân tố có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện kế toán
ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
kế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An. Qua đó, luận
văn xác định được sự tồn tại cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc
thực hiệnkế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An.
Với đề tài này, đối tượng khảo sát gồm:
4
- Nhóm các chuyên gia: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Kế toán
tổng hợp có kinh nghiệm lâu năm, giảng viên bộ môn kế toán công tại một số
trường Đại học, Cao đẳng.
- Nhóm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kế toán viên công tác tại
các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực hiện khảo sát tại tất cả các đơn vị
KBNN trên địa bàn tỉnh Long An gồm 13 huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc,
Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Hưng, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh
Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, 1 Thành phố Tân An, 1 thị xã Kiến Tường. Thời gian
nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ tháng 11/2016-9/2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phương pháp định lượng. Trong đó, dựa trên
cơ sở của các nghiên cứu có liên quan trước để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
việc thực hiệnkế toán ngân sách, thiết kế khảo sát. Sau đó sử dụng công cụ khảo sát
là bảng câu hỏi được gửi trực tiếp, qua email và công cụ khảo sát trực tuyến là Google
Docs đến các đối tượng khảo sát. Các kỹ thuật phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm
SPSS 20.0 sau khi được sàng lọc và làm sạch thì dữ liệu được sử dụngđể thực hiện
phân tích thống kê mô tả, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phương
pháp phân tích tương quan, phương pháp hồi quy tuyến tính đượcsử dụng để xác
định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện kế toán ngân
sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thông qua đề tài nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa và trình bày các
nghiên cứu trước trên thế giới và tại Việt Nam về các nhân nhân tố ảnh hưởng đến
việc thực hiệnkế toán ngân sách. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận văn cung cấp
bằng chứng thực nghiệm chỉ ra sự tồn tại của từng nhân tố đồng thời đề xuất những
kiến nghị thiết thực nhằm thực hiệnkế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa
bàn tỉnh Long An.
5
Nam.
Đề tài kỳ vọng mang lại những ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau:
- Là cơ sở cho những hướng nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này tại Việt
- Bổ sung cho các kết quả nghiên cứu hiện có, cung cấp thêm bằng chứng
thực nghiệm về sự tồn tại của các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiệnkế toán
ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An.
6. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm các phần như sau:
Phần mở đầu: Giới thiệu những ý tưởng chính của tác giả, sơ lược về nội
dung, ý nghĩa, phương pháp thực hiện đề tài.
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kế toán ngân sách nhà nước.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
1.1.1 Nghiên cứu về xu hướng cải cách kế toán ngân sách và việc vận dụng
chuẩn mực kế toán công quốc tế tại các nước
Các nước đang phát triển luôn phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn điển
hình như là tình trạng tham nhũng, nguồn lực tài chính không đủ để chi trả cho việc
xây dựng cơ sở hạ tầng, hàng hóa và dịch vụ công cộng, rủi ro trong đầu tư tài chính
công,..Để hỗ trợ cho việc quản lý hiệu quả chi tiêu công, cung cấp thông tin minh
bạch, đóng góp tích cực vào các mục tiêu phát triển đặc biệt là giảm nghèo, theo Chan
(2006) việc các nước phát triển thực hiện kế toán dồn tích và vận dụng IPSAScho
việc cải cách hệ thống kế toán nhà nước là cần thiết. Chan cũng cho rằng,sự thành
công của quá trình cải cách phụ thuộc vào cơ sở kế toán, hệ thống pháp luật, các
nguồn lực ngân sách và nhân lực, công nghệ thông tin, ngoài ra việcchuyển đổi
sang cơ sở kế toán dồn tích là phương pháp mới và đòi hỏi kế toán có nhiều kỹ năng
như kiến thức tốt, cần phải đào tạo cao trình độ và kế toán viên chuyên nghiệp.
Việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) tại các quốc gia phụ
thuộc vào thành tựu của cuộc cải cách hệ thống kế toán ngân sách. Roje và cộng sự
(2010) khi thực hiện nghiên cứu về việc chế độ kế toán ngân sách của các nước và
việc chuyển đổi sang thực hiện IPSAS nhận thấy: quá trình thực hiện cải cách cần
phải được tiến hành từng bước, có kế hoạch rõ ràng cụ thể, việc chuyển đổi từ kế toán
tiền mặt sang kế toán dồn tích sẽ đối mặt với những khó khăn như: các quyđịnh
pháp luật, hạn chế về ngôn ngữ, nguồn tài trợ, hệ thống công nghệ thông tin, sựhỗ trợ
từ các cấp quản lý. Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân cản trở quá trình hài hòa,
thống nhất của hệ thống kế toán công tại 2 quốc gia Bosnia và Herzegovia đólà việc
phân cấp, phân quyền ở mức độ cao (Bosnia và Herzegovia gồm có 10 bang, 140
thành phố và 1 huyện, mỗi bang lại có hệ thống pháp lý cho kế toán ngân sách khác
nhau dẫn đến khó kiểm soát quản lý thu, chi ngân sách).
7
Cũng trong thời gian này, Adhkari & Mellemvik (2010) tiến hành nghiên cứu
về xu hướng vận dụng IPSAS ở các quốc gia Nam Á bao gồm 7 quốc gia, cụ thể là
các nước: Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Maldives, Nepal, Pakistan, Sri Lanka. Về mặt
địa lý, Nam Á là một vùng đất rộng lớn, chiếm 1/5 dân số thế giới. Đây cũng là nơi
tập trung nhiều người nghèo nhất thế giới, chỉ sau các nước khu vực châu Phi. Một
điểm chung của các nước Nam Á đó là phụ thuộc vào nguồn viện trợ quốc tếvà các
khoản vay để phát triển hoạt động kinh tế. Sự phụ thuộc này làm tăng mối lo ngại về
trách nhiệm và quản lý ngân sách của các quốc gia Nam Á. Nghiên cứu cho rằng phần
lớn các nước Nam Á trong những năm gần đây bắt đầu cải cách quản lý khu vực công
nhằm giảm thiểu tình trạng quan liêu, tăng cường quản lý chi tiêungân sách hiệu
quả mà trọng tâm là việc cải thiện hệ thống kế toán ngân sách hiện hành theo hướng
áp dụng IPSAS. Việc áp dụng IPSAS là phương tiện cho các nước Nam Á sử dụng
hiệu quả các nguồn lực của các tổ chức và các nhà tài trợ, điều kiện tiên quyết cho
việc phê duyệt các khoản viện trợ và các khoản vay. Nghiên cứucũng chỉ ra những
nhân tố ảnh hưởng đến việc cải cách hệ thống kế toán theo các yêu cầu của IPSAS đó
là: giáo dục và đào tạo kế toán khu vực công, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống
pháp luật của mỗi quốc gia.
Cải cách hệ thống kế toán công và việc vận dụng IPSAS tại các quốc gia
được thực hiện với nhiều mức độ khác nhau (Christiaens và cộng sự, 2013). Để giải
thích các đặc điểm khác nhau của cải cách khu vực công tại các nước, các tác giả tiến
hành khảo sát trên 81 quốc gia và chia thành 6 nhóm theo phong cách quản lýtài
chính công khác nhau. Nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến cải cách hệ
thống kế toán khu vực công đó là: sự khác biệt về văn hóa, bối cảnh lịch sử hoặc đặc
điểm hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Kết quả khảo sát cho thấy việc áp dụng kế
toán dồn tích trong khu vực công tại các quốc gia theo 3 cấp độ khác nhau đó là: nội
dung, thời điểm áp dụng, cách thức thực hiện nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này
là do nhiều quốc gia chỉ thực hiện theo nhu cầu riêng của mình và không đáp ứng tất
cả các yêu cầu do IPSAS quy định, do đó việc cải cách kế toán dồn tích thực hiện
không đồng nhất.
8
1.1.2 Nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến cải cách kế toán ngân sách tại các
quốc gia trên thế giới và những lợi ích khi vận dụng IPSAS
Lợi ích của việc vận dụng IPSAS tại các nước đang phát triển đó là tăng trách
nhiệm giải trình của chính phủ, hạn chế thất thoát tài sản công, hạn chế tham nhũng,
nâng cao dân chủ đồng thời thu hút vốn tài trợ quốc tế. Tuy nhiên, việc thực hiện kế
toán trên cơ sở dồn tích cho khu vực công tại các nước đang phát triểnsẽkhó thực
hiện hơn tại các nước phát triển bởi những hạn chế mà các nước đang phát triển phải
đối mặt đó là thâm hụt ngân sách, gánh nặng nợ công, lạm phát cao, yếu kém trong
quản lý tài chính công, nguồn nhân lực thiếu trình độ chuyên môn,…(Ouda, 2004).
Tác giả đã đề xuất mô hình các nhân tố giúp các nước đang phát triển thực hiện cải
cách kế toán trên cơ sở dồn tích cụ thể như sau: AC (ps) = f (MC + PBS + PAS +
CS + WC + CC + BAC + SAI + + ITC + IFS)8
.
Nghiên cứu của Sour (2012) cho thấy hơn một nửa dân số Mexico sống trong
nghèo đói và phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các dịch vụ công
cộng. Hệ thống kế toán tài chính “mong manh” đã gây ra sự thiếu hụt các nguồn tài
nguyên phục vụ cho khu vực công, trong quá khứ nguồn thu NSNN không đủ cho
việc chi tiêu, cũng như giảm bớt sự bất bình đẳng ở Mexico. Số liệu ngân sách chỉ
được ghi nhận qua một tài khoản duy nhất và những thông tin này không thể hiện
được chi phí hoạt động của đơn vị công. Mexico không có số liệu rõ ràng để xác định
việc phân bổ các nguồn lực cho các chính sách tập trung vào việc xóa đói giảmnghèo,
cũng như không có dữ liệu dành cho những ai quan tâm để đánh giá hoạt động đầu tư
công và chất lượng chi tiêu công. Vì những lý do trên năm 2012, Mexico tiến hành
cải cách Luật ngân sách thông qua ứng dụng các mô hình IPSAS nhằm nâng cao tính
minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tất cả các cấp chính quyền, đồng thời khắc
phục sự thiếu hài hòa trong các thông tin kế toán ngân sáchtại Mexico. Việc đánh
giá tài chính các tài khoản công của liên bang và tiểu bang ở
8
Trong đó: Quản lý thay đổi văn hóa (MC); hỗ trợ chính trị (PBS);hỗtrợ học thuật (PAS); chiến lược truyền thông
(CS); động lực sẵn sàng thay đổi (WC); tư vấnvà điều phối (CC); NS và các chi phí cập nhật kế toán (BAC); các vấn đề kế
toán cụthể (SAI); nhất quán giữa NS và kế toán (ABC);năng lực công nghệ thông tin(ITC); hỗ trợ tài chính của quốc tế
(IFS)
9
Mexico dựa trên IPSAS 1, 2 và 17 do bản chất của nó tương ứng với mục tiêu của
Luật ngân sách Mexico. Nghiên cứu sử dụng chỉ số Herfindahl để phân tích đồng thời
chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc cải cách hệ thống kế toán công thông quamô
hình IPSAS ở Mexico đó là chi phí thực hiện, hệ thống văn bản pháp luật, thói quen,
cách thức quản lý hành chính và văn hóa của các đơn vị công.
Đồng quan điểm với Sour (2012) về những lợi ích IPSAS mang lại khi thực
hiện cải cách ngân sách là nâng cao trách nhiệm giải trình và minh bạch trong quản
lý tài chính, hỗ trợ các chính sách của Chính phủ, nghiên cứu của Gomes (2013) đã
chỉ ra những hạn chế của hệ thống kế toán tiền mặt tại Malaysia. Mặc dù phải đối mặt
với những thách thức của việc thực hiện chuyển đổi sang IPSAS đó là hệ thống pháp
lý, hệ thống thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, Chính phủ Malaysia quyết địnhvận
dụng IPSAS vào ngày 01/01/2015 là cơ sở cho việc từng bước xây dựng Malaysia trở
thành nền kinh tế phát triển có thu nhập cao vào năm 2020.
Bên cạnh việc đánh giá những lợi thế của IPSAS và mức độ vận dụng IPSAS
tại các quốc gia nghiên cứu của Le Thi Nha Trang (2012) cũng đã chỉ ra những hạn
chế ảnh hưởng đến việc vận dụng IPSAS tại Việt Nam đó là: kế toán ngân sách
được thực hiện đồng thời bởi nhiều cơ quan (thuế, kho bạc, cơ quan tài chính, hải
quan) do đó rất khó thu thập và tổng hợp dữ liệu về ngân sách quốc gia, thông tin;
việc sử dụng cơ sở kế toán tiền mặt không thể đánh giá tình hình tài chính của NN;
thiếu kế toán viên có trình độ và chuyên môn; hệ thống thông tin chưa đủ tốt để
thực hiện IPSAS. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính với các công cụ nghiên
cứu chủ yếu là phân tích dữ liệu và bảng câu hỏi tác giả đề xuất các giảipháp để
cải thiện tình trạng trên gồm: từng bước áp dụng IPSAS theo cơ sở dồntích, sửa
đổi Luật ngân sách, đào tạo kế toán có trình độ lẫn chuyên môn cao, xây dựng, phát
triển và nâng cấp hệ thống thông tin.
Irina và Victoria (2013) khi thực hiện nghiên cứu về triển vọng thực hiện
IPSAS tại Ukaraine nhận thấy hoạt động kế toán ngân sách tại đây có những hạn
chế như: thiếu phương pháp tập trung; thông tin về tình hình tài chính của Nhà nước
không được ghi nhận đầy đủ, chính xác; báo cáo ngân sách hợp nhất có nhiều thông
10
tin bị trùng lắp, tăng chi phí cho việc xử lý thông tin; quy trình làm việc thiếu hài hòa,
các đơn vị công sử dụng phần mềm kế toán không đồng nhất hoặc không sử dụng
khiến quá trình lập báo cáo ngân sách gặp khó khăn. Ngày 16 tháng 1 năm 2007 Chính
phủ Ukaraine đưa ra chiến lược hiện đại hóa hệ thống kế toán trong khuvực công giai
đoạn 2007-2017 với mục đích chính là cải cách hệ thống kế toán theo hướng đáp ứng
các yêu cầu của IPSAS. Vấn đề chính của cải cách kế toán ngânsách đó là Ukaraine
cần phải: thay đổi hệ thống kế toán, xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại, tăng
cường cơ chế kiểm soát ngân sách, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Việc cải cách hệ thống kế toán ngân sách và áp dụng IPSAS là hoàn toàn cần
thiết, nghiên cứu của Alshujairi (2014) cho thấyngân sách của Iraq và tất cả các doanh
nghiệp nhà nướcđược báo cáo trên cơ sở tiền mặt. Sự thiếu hụt của hệ thống thông tin
tích hợp để quản lý tài chính dẫn đến có nhiều khác biệt trong việc hạch toán ở các
đơn vị công. Trong nhiều thập kỷ, ngân sách quốc gia của Iraq đã bị chỉ trích rộng rãi
vì thiếu minh bạch, số liệu ngân sách không được công khai. Ở Iraq tàiliệu về ngân
sách chỉ sử dụng cho nội bộ chính phủ, việc phân bổ các nguồn lực công và chi tiêu
thực tế không được công khai rộng rãi, người dân không có quyền tham gia thảo luận
đưa ra ý kiến cho việc ban hành Luật Ngân sách. Dựa trên dữ liệu của Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) ước tính khoảng 65 tỷ đô la trái phép trời
Iraq từ năm 2001 đến năm 2010, thực trạng tham nhũng, gian lận, trốn thuế và rửa
tiền đang tạo thành mối đe dọa cho chính phủ trong công cuộc xây dựng đất nước.
Bằng việc áp dụng hợp lý các tiêu chuẩn IPSAS, hệ thống kế toán ngân sách của Iraq
sẽ cung cấp thông tin minh bạch, đảm bảo trách nhiệm hơn, đồng thời giảm thiểu
tham nhũng và đạt hiệu quả hơn so với phương pháp kế toán tiền mặt truyền thống.
Ngoài ra, việc áp dụng IPSAS cũng sẽ mang lại thông tin tài chính phù hợp, chuẩn
hóa và có thể so sánh được. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng bảng
câu hỏi gửi đến các nhà quản lý, Bộ Tài chính, Tổng Kiểm Toán nhà nước. Tác giả
nhận định để thực hiện cải cách hệ thống kế toán chính phủ Iraq cần thay đổi: thứ
nhất, đó là Luật NSNN phải quy định rõ ràng về phân cấp
11
quản lý ngân sách. Thứ hai, cần phải trao quyền tự chủ cho các đơn vị công. Thêm
nữa, những thách thức mà Iraq cần phải đối mặt đó là nguồn nhân lực thiếu trình độ
chuyên môn và sự kém phát triển của hệ thống thông tin.
Hệ thống chính trị mỗi quốc gia, cơ sở kế toán, trình độ nguồn nhân lực, hệ
thống pháp lý và môi trường văn hóa của mỗi nước chính là các nhân tố ảnh hưởng
đến quá trình vận dụng IPSAS tại các nước liên minh Châu Âu (Sabrina Bellanca và
Julien Vandernoot, 2014). Cuộc khủng hoảng nợ công năm 1999 do sự yếu kém của
việc quản lý các quỹ công, tình hình tài chính, quy định chung về ngân sách, kiểm
soát các khoản trợ cấp, đòi hỏi các nước thành viên của liên minh châu Âu (EU) phải
cải cách khu vực công, xây dựng một mô hình kế toán mới. Nghiên cứu cho rằng vận
dụng IPSAS chính là công cụ cung cấp cái nhìn toàn diện, hỗ trợ cho việc giám sát
ngân sách, báo cáo mức nợ và tình trạng thâm hụt của mỗi quốc gia, từ đó các nhà
đầu tư cũng có thể so sánh và biết được hoạt động tài chính của chính phủ. Ngay cả
khi IPSAS không được áp dụng ở hầu hết các nước thành viên châu Âu,vẫn có một
xu hướng sử dụng các hệ thống kế toán hiện đại dựa trên kế toán dồntích gần
IPSAS tồn tại.
Bảng 1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới
STT
Tên đề tài Tác giả Năm
Phương pháp
nghiên cứu
Các nhân tố rút ra từ các nghiên cứu
1
IPSAS and
Government
Accounting
Reform in
Developing
Countries
James L.
Chan
2006
Phương pháp
phân tích, tổng
hợp, so sánh
đối chiếu.
Cơ sở kế toán, hệ thống pháp luật, sự hỗ trợ chính
trị và quản lý, các nguồn lực ngân sách và nhân
lực, công nghệ thông tin, trình độ kế toán viên.
2
Basis
Requirements
Model For
Successful
Implementation
Of Accounting
In
Ouda
Hassan
2004
Phương pháp
phân tích, tổng
hợp, so sánh
đối chiếu, hồi
quy.
Quản lý thay đổi văn hóa; hỗ trợ chính trị ;hỗtrợ
học thuật; chiến lược truyền thông; động lực sẵn
sàng thay đổi; tư vấnvà điều phối; ngân sách và
các chi phí cập nhật kế toán ; các vấn đề kế toán
cụthể; nhất quán giữa ngân sách và kế toán;năng
lực công nghệ thông tin; hỗ trợ tài chính của quốc
tế.
12
STT
Tên đề tài Tác giả Năm
Phương pháp
nghiên cứu
Các nhân tố rút ra từ các nghiên cứu
The Public
Sector
3
Accounting
regulation and
IPSAS
implementation:
efforts of
transition
countries toward
IPSAS
compliance
Gorana
Roje,
DavorV
asicek
and
Vesna
Vasicek
2010
Phương pháp
phân tích, tổng
hợp, so sánh.
Quy định pháp luật, hạn chế về ngôn ngữ, nguồn
tài trợ, hệ thống công nghệ thông tin, sự hỗ trợ từ
các cấp quản lý.
4
The adoption of
IPSAS in South
Asia: A
comparative
study of seven
countries
Adhikari
, Pawan
&
Mellemv
ik, Frode
2010
Phương pháp
phân tích, tổng
hợp, so sánh.
Giáo dục và đào tạo kế toán khu vực công, hệ
thống công nghệ thông tin, hệ thống pháp luật của
mỗi quốc gia.
5
IPSAS and
government
accounting
reform in
Mexico
Laura
Sour
2012
Phương pháp
phân tích, tổng
hợp, chỉ số
Herfindahl.
Chi phí thực hiện, hệ thống văn bản pháp luật,
thói quen, cách thức quản lý hành chính và văn
hóa của các đơn vị công.
6
Application of
IPSAS Standards
to the
Vietnamese
Government
Accounting and
Financial
Statements
Lê Thị
Nha
Trang
2012
Phương pháp
phân tích, tổng
hợp, hồi quy.
Hệ thống pháp lý, cơ sở kế toán, trình độ kế toán
viên, hệ thống thông tin.
7
Improving
public sector
finance
Majella
Gomes
2013
Phương pháp
phân tích, tổng
hợp.
Hệ thống pháp lý, hệ thống thông tin, cơ sở kế
toán, đào tạo nguồn nhân lực.
13
STT
Tên đề tài Tác giả Năm
Phương pháp
nghiên cứu
Các nhân tố rút ra từ các nghiên cứu
8
Global Trends
IPSAS
Implementaton
and
Prospects for
Ukraine
Shtuler
Irina,
Makarov
ych
Victoria
2013
Phương pháp
phân tích, tổng
hợp, so sánh.
Hệ thống kế toán; hệ thống thông tin; cơ chế kiểm
tra, giám sát; đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân
lực.
9
The Effect of
IPSAS
on Reforming
Governmental
Financial
Reporting:
an International
Comparison
Johan
Christiae
ns,
Christop
he
Vanhee,
Francesc
a
Manes-
Rossi
and
Natalia
Aversan
o
2013
Phương pháp
tổng hợp, so
sánh, hồi quy.
Khác biệt về văn hóa, bối cảnh lịch sử hoặc đặc
điểm hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.
10
Government
Accounting
System Reform
and the Adoption
of IPSAS in Irap
Moham
med
Huweish
Allawi
Alshujai
ri
2014
Phương pháp
tổng hợp, so
sánh, hồi quy.
Hệ thống pháp luật, hệ thống thông tin, nguồn
nhân lực.
11
Budgetary
Transparency in
the European
Union: The Role
of IPSAS
Sabrina
Bellanca
2014
Phương pháp
phân tích, tổng
hợp.
Hệ thống chính trị mỗi quốc gia, cơ sở kế toán,
trình độ nguồn nhân lực, hệ thống pháp lý và môi
trường văn hóa của mỗi nước.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Tóm lại, nhìn chung các nghiên cứu trên thế giới tác giả nhận thấy nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến việc thực hiện cải cách kế toán ngân sách tại các quốc gia đó
14
là hệ thống quản lý tài chính hiện hành có nhiều hạn chế, tình trạng tham nhũng,
lạm phát, hoạt động tổ chức kế toán thiếu thống nhất, tình hình tài chính Nhà nước
không được ghi nhận đầy đủ, thiếu chính xác…Các quốc gia có xu hướng chuyển dần
sang cơ sở kế toán dồn tích hoặc xây dựng hệ thống kế toán mới dựa trên IPSAS. Các
nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cải cách hệ thống kế toán ngân sách theo các
bài nghiên cứu là văn hóa, bối cảnh các quốc gia; hệ thống pháp luật; cơ sở kế toán;
sự hỗ trợ từ các nhà quản lý, chi phí thực hiện; hệ thống thông tin; nguồn nhân lực và
hoạt động kiểm tra, giám sát.
1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam
1.2.1 Nghiên cứu về thực trạng kế toán ngân sách
Ở Việt Nam NSNN là thống nhất nhưng để phản ánh việc thu chi NSNN lại
có nhiều chế độ kế toán khác nhau dẫn đến sự cồng kềnh, trùng lặp trong việc xử lý,
cung cấp thông tin và tổng hợp báo cáo thu, chi NSNN (Phạm Văn Đăng, 2005). Cụ
thể, về mặt kỹ thuật nghiệp vụ cùng là kế toán ngân sách nhưng cấu trúc của hệ thống
kế toán tại cơ quan thu chi ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách lại không đồng
nhất. Các chế độ kế toán hiện hành chỉ quan tâm đến việc ghi chép kế toánthu,
chi quỹ ngân sách, sử dụng kinh phí ngân sách ở đơn vị thụ hưởng mà không quan
tâm đến hiệu quả hoạt động của tổ chức nên chưa giúp được các nhà quản lýso sánh
được chi phí thực tế bỏ ra với kết quả đạt được.
Bên cạnh đó, kế toán NSNN Việt Nam có quá nhiều điểm khác biệt với IPSAS
như: quy định việc lập báo cáo quyết toán NSNN nhưng chưa xác lập được nội dung,
mẫu biểu và phương pháp hợp nhất Báo cáo tài chính (BCTC) Chính phủ;các đơn vị
kế toán Việt Nam đang áp dụng các cơ sở kế toán khác nhau (đơn vị thu
– chi ngân sách áp dụng cơ sở kế toán tiền mặt có điều chỉnh, đơn vị HCSN áp dụng
cơ sở kế toán dồn tích có điều chỉnh), thông tin đầu ra của kế toán Nhà nước mới
chỉ dừng lại quy định lập BCTC ở cấp đơn vị và có tổng hợp BCTC theo từng cấp
ngân sách phục vụ cho việc quyết toán kinh phí tại đơn vị, chưa có quy định về BCTC
hợp nhất, số lượng báo cáo phải lập là quá nhiều (đơn vị thu – chi ngân sách phải lập
28 báo cáo) (Phạm Văn Đăng, 2007).
15
Ngoài ra, kế toán ngân sách và kế toán tài chính vẫn còn lẫn lộn và không được
phối hợp tốt trong hệ thống kế toán công, công tác kế toán ngân sách chưa tập trung
và thống nhất về tổ chức, phạm vi nội dung và phương pháp kế toán (Nguyễn Đăng
Huy, 2008). Việc tổng hợp số liệu thu chi ngân sách giữa các đơn vị côngchưa
đáp ứng được yêu cầu phân tích dữ liệu cho mục đích quản lý ngân sách bởi nhiều
nguyên nhân như: các quy định và các hướng dẫn liên quan quá phức tạp; thiếu hụt
cơ sở hạ tầng và nguồn lực hạn chế về kinh nghiệm cùng với yêu cầu báo cáo tập
trung quá nhiều chi tiết gây ra đình trệ và thiếu chính xác dữ liệu.
Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Xuân (2012) cũng đã chỉ ra một số bất cập tồn tại
của pháp luật về NSNN hiện hành đó là: quy định về lập, phân bổ giao dự toán chưa
phù hợp với yêu cầu công tác NSNN; các điều kiện về phân cấp quản lý ngân sách
chưa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; một số quyđịnh
chưa phù hợp (nguồn thu, nhiệm vụ chi chưa bao quát đầy đủ vào cân đối NSNN;
chuyển nguồn, tạm ứng ngân sách, xử lý kết dư ngân sách, công tác kế toán và quyết
toán NSNN), thiếu kịp thời ban hành, sửa đổi định mức chi tiêu làm ảnh hưởng đến
công tác lập, chấp hành sử dụng NSNN, quy định về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán
nhà nước chưa rõ ràng dẫn đến công tác kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả vai trò của
KBNN, kiểm toán nhà nước chưa được phát huy trong việc kiểm tra chi tiêu ngân
sách (Phạm Quang Huy, 2012). Thông tin về ngân sách chưa đảm bảo tínhkịp thời,
việc tập hợp dữ liệu về NSNN trong cả nước vẫn còn chậm và nhiều khó khăn do
chưa có sự thống nhất, chế độ kế toán của các đơn vị nhà nước chưa đồng bộ, các
khoản thu, chi ngân sách chưa đúng bản chất, chưa có sự tiếp thu kinh nghiệm và áp
dụng các chuẩn mực trên thế giới (Đinh Thị Nga và Nguyễn Thị Thu Thủy, 2013).
Thông tin về NSNN cũng chưa đảm bảo tính công khai, dễ tiếp cận, còn mang nặng
tính hình thức. Việc quản lý NSNN tập trung dẫn đến cơ chế xin – cho, tiêu cực, cơ
chế phân chia khoản thu giữa các cấp NS nhiều khi chưa tạo động lực thực sự cho
ngân sách cấp dưới chăm lo quản lý nguồn thu (Nguyễn Ngọc Hiệu,2015).
16
1.2.2 Nghiên cứu về sự cần thiết và những lợi ích mang lại khi vận dụng IPSAS
Hệ thống chế độ kế toán NSNN hiện nay chưa được nâng tầm là chuẩn mực
mà chỉ dừng lại ở chế độ quy tắc, quy định và còn tản mát ở nhiều văn bản khác nhau,
thiếu tập trung và thiếu thống nhất (Đặng Văn Thanh, 2007). Việc đưa kế toánnhà
nước tiếp cận với các IPSAS là xu hướng tất yếu phải thực hiện khi mà “Hiệntại có
không ít quy định của Luật Ngân sách và cơ chế tài chính không phù hợp với chuẩn
mực kế toán công quốc tế” (Phạm Xuân Lực, 2009).
Việc áp dụng IPSAS sẽ mang lại nhiều lợi ích như thuận lợi cho việc công
khai, minh bạch, hợp nhất BCTC, dựa vào đó Chính phủ có được cái nhìn tổng quát,
toàn diện liên quan tài sản có, tài sản nợ mang tính chất trọng yếu của quốc gia,
giúp nâng cao hiệu quả quản lý NSNN, hỗ trợ việc ra quyết định điều hành. Tuy nhiên,
vận dụng IPSAS vào hệ thống kế toán của một quốc gia không phải là một công việc
đơn giản, quá trình chuyển đổi này cần phải có thời gian, cần được tổchức nghiên
cứu sâu đồng thời vận dụng kinh nghiệm áp dụng và triển khai IPSAS từ các quốc gia
trên thế giới (Vũ Đức Chính, 2015).
1.2.3 Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng và giải pháp thực hiệnkế toán
ngân sách
Để xây dựng một hệ thống kế toán NSNN thống nhất, vừa đáp ứng thông lệ
quốc tế, vừa phù hợp với thực trạng nền kinh tế Việt Nam, Phạm Văn Đăng (2005)
đề xuất các giải pháp như: xác định rõ phạm vi áp dụng của chế độ kế toán NSNN;
xây dựng chế độ kế toán NSNN vừa theo nguyên tắc tiền mặt, vừa theo nguyên tắc
dồn tích có điều chỉnh; xóa bỏ việc hạch toán các nghiệp vụ trùng trong các chế độ
kế toán công hiện hành, đưa ứng dụng tin học vào quản lý NSNN.
Trên cơ sở hệ thống hóa các đặc điểm, giai đoạn phát triển của hệ thống kế
toán NSNN Việt Nam, đồng thời so sánh những điểm giống nhau và khác biệt giữa
kế toán NSNN Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, luận án của Nguyễn Văn Hồng
(2007) đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến cải cách kế toán NSNN Việt Namđó là:
cơ sở pháp lý (luật NSNN, luật kế toán và chuẩn mực kế toán), cơ cấu tổ chức
17
và hoạt động của Bộ máy Nhà nước, sự hình thành và phát triển của các đơn vị thực
hiện kế toán Nhà nước, cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, hệ thống công nghệ thông
tin. Luận án đã đưa ra những kiến nghị để thực hiệnkế toán NSNN như: từng bước áp
dụng cơ sở kế toán dồn tích, thiết kế hệ thống thông tin trao đổi toàn diện, đào tạo đội
ngũ cán bộ kế toán, xây dựng mô hình Tổng kế toán Nhà nước.
Đồng quan điểm với tác giả Nguyễn Văn Hồng (2007), Phạm Văn Đăng
cũng cho rằng cần thiết xây dựng một chuẩn mực kế toán công trên cơ sở IPSAS, cụ
thể là tổ chức nghiên cứu, sửa đổi Luật NSNN và các văn bản quy định cơ chế tài
chính cho các đơn vị thuộc lĩnh vực công để tiến tới hài hòa giữa kế toán NSNN
Việt Nam với IPSAS. Bên cạnh đó, cần xem xét và tổ chức lại nhu cầu về báo
BCTC của các đơn vị công; xây dựng nhận thức cho đội ngũ kế toán viên; thành lập
ủy ban nghiên cứu IPSAS và lộ trình áp dụng IPSAS thực hiện từng bước một
(Nguyễn Đăng Huy, 2008).
Ngoài ra, để đảm bảo mô hình Tổng kế toán Nhà nước hiệu quả, thống nhất
trong quản lý tài chính, phân công và phân cấp, công khai minh bạch thì cần tập trung
các giải pháp về: cơ chế quản lý; tổ chức bộ máy và nhân sự; tăng cường côngtác
kiểm tra, giám sát; đồng bộ hệ thống kế toán nhà nước thông qua việc áp dụng phương
pháp kế toán dồn tích song song với phương pháp kế toán tiền mặt tại tất cả các đơn
vị kế toán nhà nước; phát triển công nghệ thông tin (Lê Đức Hoàng, 2011)
Bên cạnh đó, việc ghi chép các khoản thu, chi ngân sách phải hướng đến vận
dụng IPSAS cụ thể: xác định các hạn chế của quy trình lập dự toán, thành lập một tổ
chức bao gồm các chuyên gia nghiên cứu sâu về mô hình quản trị tài chính công quốc
tế vận dụng phù hợp cho Việt Nam, nâng cao trình độ của người thực hiện công việc
kế toán ngân sách, báo cáo cung cấp thông tin theo hướng chuẩn mực quốc tế, cải
thiện cơ chế kiểm tra, giám sát (Phạm Quang Huy, 2012), phát triển hệ thống thông
tin về thực hiện và quản lý ngân sách qua Tabmis ; ban hành Luật ngân sách mới
(Đinh Thị Nga và Nguyễn Thị Thu Thủy, 2013). Quá trình thực hiệnkế toán ngân
sách có thể chịu sự tác động của mộtsố nhân tố: hệ thống kế toán hiện tại và cơ sở kế
toán sử dụng, cơ chế quản lý tài chính khu vực công, hệ thống chính trị,
18
hệ thống pháp luật, hệ thống kinh tế, sự phát triển của xã hội. (Phạm Quang Huy,
2014).
Và để Luật ngân sách mới đạt hiệu quả, đảm bảo hệ thống NSNN vận hành
thông suốt, chặt chẽ, từ kinh nghiệm của Hoa Kỳ Nguyễn Ngọc Hiệu (2015) đã đề
xuất các giải pháp: đảm bảo Quốc hội và HĐND các cấp thực hiện được đầy đủ quyền
lực của mình về NSNN mà Luật đã quy định; phân cấp ngân sách ở địa phương cần
tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm; lập dự toán ngân sách phải đảmbảo chất
lượng, khả năng và mức độ chi tiết của dự toán ngân sách được Quốc hộivà HĐND
các cấp thông qua trong thời gian ngắn; công khai và giám sát ngân sách của cộng
đồng đảm bảo hiệu quả; đánh giá việc thực hiện chi tiêu công một cách thường xuyên.
Bảng 1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
STT Tên đề tài Tác giả Năm
Phương pháp
nghiên cứu
Các nhân tố rút ra từ các nghiên cứu
1
Đổi mới hệ
thống kế toán
Nhà nước & tiến
trình thống nhất
thông tin tài
chính tích hợp
phục vụ cải cách
quản lý tài chính
công
Phạm
Văn
Đăng
2005
Phương pháp
phân tích, tổng
hợp.
Hệ thống pháp lý, cơ sở kế toán, hệ thống thông
tin.
2
Hoàn thiện hệ
thống kế toán
nhà nước
Nguyễn
Văn
Hồng
2007
Phương pháp
phân tích và
tổng hợp, so
sánh, đối
chiếu, lịch sử
và logic, biện
chứng duy vật,
phát triển.
Hệ thống pháp lý pháp lý (luật NSNN, luật kế
toán và chuẩn mực kế toán), trình độ công nghệ
thông tin.
3
Kế toán Nhà
nước Việt Nam:
Phạm
Văn
2007
Phương pháp
phân tích, tổng
Hệ thống pháp lý.
19
STT Tên đề tài Tác giả Năm
Phương pháp
nghiên cứu
Các nhân tố rút ra từ các nghiên cứu
Sự khác biệt với
chuẩn mực quốc
tế về kế toán
công
Đăng hợp, so sánh.
4
Giải pháp cho
kế toán công ở
Việt Nam
Nguyễn
Đăng
Huy
2008
Phương pháp
phân tích, tổng
hợp.
Cơ sở hạ tầng, trình độ kế toán viên.
5
Các giải pháp tổ
chức Tổng kế
toán Nhà nước
góp phần nâng
cao chất lượng
quản lý tài chính
nhà nước ở Việt
Nam
Lê Đức
Hoàng
2011
Phương pháp
phân tích, tổng
hợp.
Hoạt động kiểm tra, giám sát; cơ sở kế toán; hệ
thống thông tin.
6
Đổi mới chính
sách ngân sách
Nhà nước ở Việt
Nam hiện nay
Đoàn
Ngọc
Xuân
2012
Phương pháp
phân tích, tổng
hợp.
Hệ thống pháp lý.
7
Lý thuyết quản
trị tài chính khu
vực công và sự
vận dụng vào kế
toán ngân sách
Việt Nam sau 5
năm gia nhập
WTO và hội
nhập kinh tế
quốc tế
Phạm
Quang
Huy
2012
Phương pháp
phân tích, tổng
hợp.
Cơ sở kế toán.
8
Minh bạch hóa
ngân sách nhà
nước ở Việt
Nam
Đinh Thị
Nga,
Nguyễn
Thị Thu
Thủy
2013
Phương pháp
phân tích, tổng
hợp.
Hệ thống pháp lý; cơ sở kế toán; hoạt động kiểm
tra, giám sát; hệ thống thông tin.
20
STT Tên đề tài Tác giả Năm
Phương pháp
nghiên cứu
Các nhân tố rút ra từ các nghiên cứu
9
Hệ thống kế
toán công ở Việt
Nam – Thực
trạng và kiến
nghị
Ngô
Thanh
Hoàng
2014
Phương pháp
phân tích, tổng
hợp, so sánh.
Hệ thống pháp lý.
10
Hoàn thiện kế
toán thu, chi
ngân sách Nhà
nước tại Việt
Nam
Phạm
Quang
Huy
2014
Phương pháp
phân tích
nhân tố khám
phá, phân
tích tương
quan, hồi quy.
Hệ thống kế toán hiện tại, cơ sở kế toán sử dụng,
cơ chế quản lý tài chính khu vực công, hệ thống
chính trị, hệ thống pháp lý, hệ thống kinh tế, sự
phát triển của xã hội.
11
Một số đặc
trưng về tổ chức
ngân sách của
Hoa Kỳ và Việt
Nam
Nguyễn
Ngọc
Hiệu
2015
Phương pháp
phân tích, tổng
hợp, so sánh.
Hoạt động kiểm tra, giám sát.
Tóm lại, có thể thấy đa số các nghiên cứu tại Việt Nam đều nêu lên thực
trạng kế toán ngân sách, sự cần thiết khi ban hành chuẩn mực kế toán công dựa trên
IPSAS và các giải pháp để cải cách hệ thống kế toán ngân sách. Các bài nghiên cứu
chủ yếu tập trung vào các nhân tố: cơ sở kế toán (chuyển từ cơ sở kế toán tiền mặt
sang cơ sở kế toán dồn tích), hệ thống pháp lý, trình độ kế toán viên, hệ thống thông
tin; hoạt động kiểm tra, giám sát; hệ thống chính trị; sự phát triển xã hội; cơ sở hạ
tầng.
1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu
1.3.1 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu trước
1.3.1.1 Đối với các nghiên cứu nước ngoài
- Các nghiên cứu đều gắn liền với nền kinh tế tại mỗi thời điểm, đa phần các
nghiên cứu được thực hiện tại nơi các tác giả sinh sống và làm việc.
- Các nghiên cứu tập trung đánh giá những lợi ích và thách thức khi cải cách
hệ thống kế toán theo xu hướng vận dụng IPSAS, việc xác định các nhân tố ảnh
21
hưởng đến quá trình thực hiện chủ yếu là nghiên cứu định tính, chưa được thông qua
khảo sát và kiểm định lại.
1.3.1.2 Đối với các nghiên cứu trong nước
- Các nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích thực trạng khu vực công, hệ thống
kế toán ngân sách Việt Nam, những khó khăn và thách thức khi tiến hành cải cách hệ
thống kế toán theo xu hướng vận dụng IPSAS.
- Việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiệnkế toán ngân sách
tại một địa phương cụ thể như tỉnh Long An là đề tài còn mới mẻ, hiện tại vẫn chưa
có nghiên cứu nào thực hiện.
1.3.2 Khe hổng nghiên cứu
Nghiên cứu về cải cách hệ thống kế toán công cũng như việc kế toán NSNN
cần áp dụng các IPSAS là nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội của
quốc giavà là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, tiếp cận. Tuy
nhiên, đa phần các nghiên cứu được thực hiện tại những quốc gia có nền kinh tế
phát triển, việc thực hiện nghiên cứu tại các nước đang phát triển mà cụ thể là Việt
Nam chưa được nghiên cứu rộng rãi. Các nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam thì chỉ
mang tính tổng quát, chưa đi sâu vào chi tiết, cụ thể. Trên cơ sở kế thừa các nghiên
cứu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiệnkế
toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An, đồng thời xây dựng
mô hình nghiên cứu và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, từ đó đưa ra các
kiến nghị phù hợp.
22
Kết luận chương 1
Trong chương này tác giả tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, khía cạnh chưa
được nghiên cứu. Theo dòng thời gian, nhờ kế thừa các nghiên cứu trước, các nghiên
cứu về sau ngày càng hoàn thiện hơn nội dung và ý nghĩa. Dựa trên các nghiên cứu
trước, tác giả phân tích và xác định khe hổng nghiên cứu và sự cần thiết khi thực hiện
đề tài. Trên cơ sở việc tổng quan các nghiên cứu, chương kế tiếp tác giả sẽ trình bày
cơ sở lý luận và các lý thuyết liên quan.
23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Cơ sở lý thuyết về kế toán ngân sách
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm NSNN
Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội ở mọi quốc gia
song định nghĩa về NSNN hiện nay lại chưa thống nhất, tùy theo trường phái và lĩnh
vực nghiên cứu mà có các quan niệm khác nhau.
Theo Philip E.Taylor (1953), NSNN là hoạt động tài chính chủ yếu của chính
phủ, bao gồm các dữ liệu thu và chi trong một khoản thời gian tài khóa.
Theo quan điểm kinh tế học cổ điển, NSNN là một bảng văn kiện tài chính của
chính phủ được thiết lập hàng năm, mô tả các khoản thu và chi của Chính phủ.
Theo từ điển bách khoa toàn thư của Nga, NSNN là bảng liệt kê các khoản thu,
chi bằng tiền của nhà nước trong một giai đoạn nhất định.
Theo Đinh Thị Nga và Nguyễn Thị Thu Thủy (2013), có rất nhiều quan niệm
khác nhau về NSNN. Ở nhiều quốc gia, NSNN được coi là một đạo luật tài chính cơ
bản do quốc hội quyết định, thông qua đó các khoản thu, chi tài chính của nhà nước
được thực hiện trong một niên khóa tài chính, NSNN có giá trị và địa vị pháp lý rất
cao, tương đương với luật. Thông qua NSNN có thể đánh giá được chính sách mà
Chính phủ lựa chọn thực hiện.
Theo Luật NSNN 2015 “ Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi
của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước”.
Như vậy, có thể thấy có nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa NSNN. Trong
phạm vi nghiên cứu của bài viết này khái niệm NSNN được xem xét dưới góc độ kinh
tế nên có thể hiểu NSNN là bảng dự toán các khoản thu, chi tiền tệ của một quốc gia,
do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thực hiện trong mộtkhoản thời
gian nhất định.
Thu NSNN là quá trình huy động các nguồn lực tài chính, còn chi NSNN là
quá trình sử dụng nguồn vốn, phân phối NSNN để thực hiện nhiệm vụ, chức năng
24
của Nhà nước. Vì vậy, có thể nói về mặt hình thức hoạt động của nhà nước được thể
hiện thông qua thu, chi NSNN.
Thu NSNN bao gồm: toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; các khoản phí thu
từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi
phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn
vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp NSNN theo quy
định của pháp luật; các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các
tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;
các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Chi NSNN bao gồm: chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia; chi thường
xuyên; chi trả nợ lãi; chi viện trợ; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm NSNN: quy mô, tốc độ chất lượng phát triển của mỗi ngành, mỗi
vùng, địa phương sẽ quyết định các hình thức thu, chi NSNN và quy mô quỹ
NSNN; các quan hệ phân phối của NSNN chủ yếu dựa trên nguyên tắc không hoàn
trả một cách trực tiếp (tức là Nhà nước không mắc nợ khi thu và không hoàn trả khi
chi – trừ các khoản ngân sách cho vay); quản lý NSNN phải đảm bảo công khai, minh
bạch tránh thất thoát lãng phí; NSNN là một bảng dự toán thu chi, là cơ sở để thực
hiện các chính sách của Nhà nước. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập NSNN và
đề ra các thông số quan trọng có liên quan đến chính sách mà Nhà nước phải thực
hiện trong năm tài khóa tiếp theo.
2.1.2 Khái niệm kế toán ngân sách
Theo Steiss và Nwagwu (2001), kế toán ngân sách cho phép so sánh các khoản
thu, chi thực tế ghi nhận trong năm tài chính với các khoản thu, chi ngân sáchmà cơ
quan được cấp phát nhằm đánh giá kết quả hoạt động và thực hiện báo cáo.
Theo Wascher (2008), mục đích chính của kế toán ngân sách là việc phân bổ
ngân sách cho cơ quan nhà nước sử dụng. Hàng năm, cơ quan lập pháp hoặc Quốc
hội sẽ thông qua một ngân sách với số tiền cụ thể cho các cơ quan khác nhau. Khi
cơ quan nhận được phải sử dụng các nguyên tắc kế toán để theo dõi chi tiêu.
25
Theo Bergmann (2009), kế toán ngân sách là “cốt lõi” của kế toán toán khu
vực công, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu của kiểm soát ngân sách, chịu trách
nhiệm trình bày và báo cáo thực hiện ngân sách.
Theo Đặng Thái Hùng (2011), NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà
nước được thực hiện trong một năm đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt. NSNN là phần quan trọng của thu nhập quốc gia trong năm tài chính, một bộ
phận của cải xã hội được tập trung vào trong tay Nhà nước dưới hình thức cưỡng bức
theo luật định hoặc tự nguyện và chi dùng cho các mục đích kinh tế, chính trị vàxã
hội. Về nguyên tắc mọi khoản thu của NSNN phải vào KBNN; mọi khoản chicủa
NSNN phải được cấp phát qua KBNN theo lệnh chi của cơ quan tài chính trên cơ sở
dự toán chi NSNN đã được phê duyệt. Từ đó, kế toán ngân sách có ý nghĩa là công
cụ quản lý, làm nhiệm vụ phản ánh tổng hợp và kiểm tra từng khoản thu, chi NSNN.
Tóm lại, có thể thấy khái niệm kế toán ngân sách được định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau nhưng điểm chung của các quan điểm trên kế toán ngân sách là một
hệ thống các nghiệp vụ kế toán như việc ghi nhận, xử lý, phân bổ ghi chép các
khoản có tính chất NSNN hoặc do nhà nước cấp. Dựa vào kế toán ngân sách, các nhà
làm quản trị biết được thông tin về tình hình tài chính để ra quyết định phù hợp.
2.1.3 Đối tượng của kế toán ngân sách
Theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 07 năm 2017 đối tượng của
kế toán ngân sách gồm:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền;
+ Các khoản thu, chi NSNN theo các cấp ngân sách, các khoản thu,
chi các quỹ tài chính khác của Nhà nước;
+ Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN;
+ Các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;
+ Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN;
+ Các khoản kết dư NSNN các cấp;
+ Dự toán và phân bổ dự toán kinh phí các cấp;
26
+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn;
+ Các loại tài sản của Nhà nước được quản lý tại KBNN.
2.1.4 Nội dung của kế toán ngân sách và hoạt động KBNN
Theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 07 năm 2017: Kế toán NSNN
và hoạt động nghiệp vụ KBNN là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích
và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực,liên tục và
có hệ thống về: Tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN; Tình hình thu, chi NSNN;
Tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản của nhà nước do KBNN đang
quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN.
2.1.4 Nhiệm vụ của kế toán ngân sách và hoạt động KBNN
Theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 07 năm 2017 nhiệm vụ của
kế toán ngân sách và hoạt động KBNN gồm:
+ Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống về
tình hình quản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp; Tình hình thực hiện thu, chi
NSNN các cấp; Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản do
KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN.
+ Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các
chế độ, quy định khác của Nhà nước liên quan đến thu, chi NSNN, vay, trả nợ vay
của NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
KBNN.
+ Chấp hành chế độ BCTC, báo cáo quản trị theo quy định; Cung cấp đầy đủ,
kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết, theo yêu cầu về việc khai
thác thông tin, cơ sở dữ liệu kế toán trên TABMIS theo phân quyền và quy định
khai thác dữ liệu, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính
với các đơn vị liên quan theo quy định; Đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế toán
phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết toán NSNN, công tác quản lý nợ và điều hành
các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tài chính và hệ thống KBNN.
2.1.5 Phương pháp ghi chép và kỳ kế toán
27
Phương pháp ghi chép kế toán NSNN là phương pháp “ghi sổ kép”. Phương
pháp “ghi sổ đơn” được áp dụng trong từng trường hợp theo quy định cụ thể.
Kỳ kế toán được áp dụng để khóa sổ kế toán và lập BCTC theo quy định gồm
Kỳ kế toán tháng (từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng -dương lịch) và kỳ kế
toán năm (niên độ kế toán- là khoảng thời gian được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày
31/12 - dương lịch).
2.1.6 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán ngân sách
2.1.6.1 Trong nước
Đối với cơ quan quản lý: thông tin do kế toán ngân sách cung cấp sẽ giúp cho
cơ quan quản lý đánh giá tình hình hoạt động, kiểm tra, giám sát, quản lý quá trình
hình thành và sử dụng các nguồn lực tài chính trong đơn vị công từ đó có những quyết
định phù hợp cho việc khai thác, phân bổ nguồn lực tài chính trong từng giai đoạn,
thời kỳ.
Đối với cơ quan giám sát và nhân dân: Luật NSNN mới tăng cường việc
giám sát của Quốc hội và nhân dân, theo đó hoạt động thu, chi NSNN, các khoản
nhân dân đóng góp, tình hình tài chính ngân sách, quá trình thông qua dự toán và
quyết toán NSNN ngày càng được công khai, chi tiết. Ngoài ra, Kiểm toán nhà nước,
thanh tra chính phủ cũng thể hiện vai trò của mình nhằm gia tăng độ tin cậy của thông
tin kế toán thông qua việc kiểm tra mức độ tuân thủ quy định pháp luật vềthu, chi
NSNN.
2.1.6.2 Ngoài nước
Cùng với xu hướng hội nhập và hợp tác quốc tế nếu các số liệu, thông tin về
tình hình tài chính, khả năng trả nợ của Nhà nước được cung cấp một cách tin cậy,
đầy đủ, trung thực, có khả năng so sánh được giữa các quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho việc vay nợ và nhận viện trợ từ các tổ chức nước ngoài. Để đáp ứng yêu cầu
đó, kế toán ngân sách giữa các đơn vị cần có sự thống nhất đồng thời từng bước vận
dụng IPSAS.
2.1.7 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán ngân sách
28
Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS - Treasury And
Budget Management Information System) là cấu phần quan trọng nhất trong Dự án
cải cách quản lý tài chính công của BTC. Dựa trên việc thiết kế, xây dựng một hệ
thống thông tin theo công nghệ hiện đại phù hợp với đặc điểm NSNN Việt Nam, mục
tiêu chung của dự án này đó là nâng cao tính minh bạch trong công tác quản lý tài
chính công; hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách; đảm bảo an ninh tài chính
trong quá trình phát triển và hội nhập; hiện đại hóa công tác quản lý NSNN; đẩy mạnh
việc lưu trữ dữ liệu và khả năng lập báo cáo; tăng cường trách nhiệmngân sách của
BTC.
TABMIS được xây dựng, triển khai và vận hành tại các đơn vị kho bạc và
các cơ quan tài chính từ Trung ương địa phương. Nhờ có Tabmis việc nhập dữ liệu,
xử lý thông tin và quản lý thông tin giữa các cơ quan được liên kết một cách chặt chẽ,
giúp các cơ quan thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về quản lý, điều hành, kế toán,
báo cáo và quyết toán ngân sách. Cụ thể, tất cả dữ liệu về thu, chi ngân sách trong hệ
thống Tabmis được được vào cùng một đầu mối và được chia sẻ, sử dụng tùy theo
nhu cầu của mỗi đơn vị.
Hệ thống Tabmis vận hành dựa trên phần mềm Oracle (Oracle Public Sector
Financial Application - phần mềm ứng dụng về tài chính công) với các chức năng
và các phân hệ: phân bổ ngân sách, sổ cái, quản lý quỹ chi, cam kết chi, quản lý quỹ
thu, báo cáo.
2.2 Một số vấn đề lý luận chung về KBNN và kế toán ngân sách tại các đơn vị
KBNN
2.2.1 Nhiệm vụ của KBNN về thực hiện kế toán ngân sách
Tổ chức hạch toán kế toán ngân sách, các quỹ và tài sản của Nhà nước được
giao quản lý, các khoản viện trợ, vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa
phương; báo cáo tình hình thực hiện thu, chi NSNN cho cơ quan tài chính cùng cấp
và cơ quan nhà nước có liên quan; tổng hợp, lập quyết toán NSNN hàng năm trình
BTC.
2.2.2 Nội dung và yêu cầu chứng từ kế toán ngân sách
29
Chứng từ thu, chi NSNN phải hợp pháp, được phát hành, sử dụng và quản lý
theo quy định của pháp luật. Chứng từ thu, chi NSNN ở cấp nào thì được lưu tại cấp
đó để đảm bảo thuận tiện và đúng quy định bởi vì hoạt động thu, chi NSNN rất
rộng, số lượng chứng từ thu, chi NSNN phát sinh nhiều.
Theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 07 năm 2017 có tổng số 39
mẫu chứng từ và được chia thành 6 loại khác nhau cụ thể là: chứng từ thu
NSNN, chứng từ chi NSNN, chứng từ thanh toán vốn đầu tư, chứng từ thanh toán,
chứng từ về tín dụng nhà nước và các chứng từ khác- (Phụ lục 1). Mọi nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động thu, chi NSNN phải lậpchứng từ kế
toán; chứng từ kế toán chỉ được lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế,tài chính phát
sinh.Tất cả các đơn vị giao dịch trong hệ thống KBNN và các đơn vị KBNN đều phải
áp dụng thống nhất chế độ chứng từ kế toán. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị
không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ đã quy định.
2.2.3 Hệ thống tài khoản
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị. Hệ thống tài khoản kế toán
NSNN chia làm 3 cấp (tài khoản bậc I có 2 chữ số, tài khoản bậc II có 3 chữ số, tài
khoản bậc III có 5 chữ số). Mỗi khi mở một tài khoản đều phải có sự cho phép của
Bộ Trưởng BTC hoặc Tổng Giám đốc KBNN (trường hợp được ủy quyền).
+ Phần các tài khoản trong bảng có 8 loại, từ loại II đến loại IX, loại II: Tạm
ứng và cho vay, loại III: chi từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn khác, loại IV:
Cân đối ngân sách và các hoạt động nghiệp vụ KBNN, loại V: Vốn bằng tiền, loại VI:
Thanh toán, loại VII: Thu NSNN, loại VIII: Nguồn vốn chuyên dùng, loại IX: Nguồn
vốn vay và tiền gửi. Các tài khoản này dùng để phản ánhcác nghiệp vụ thu, chi ngân
sách và các đối tượng kế toán hình thành vốn, nguồn vốn của NSNN, phương pháp
ghi chép các tài khoản này là “Phương pháp ghi kép”.
+ Phần các tài khoản ngoại bảng
Hệ thống tài khoản được phân loại theo nội dung kinh tế từng lĩnh vực hoạt
động, theo niên độ kế toán, theo từng cấp ngân sách phục vụ cho công tác quản lý
30
và điều hành ngân sách trong việc thu thập, xử lý thông tin. Các tài khoản này phản
ánh các đối tượng kế toán đã được phản ánh trong bảng nhưng cần theo dõi chi tiết
thêm hoặc các đối tượng kế toán không cấu thành vốn, nguồn vốn của NSNN, phương
pháp ghi chép là “Phương pháp ghi đơn”.
2.2.4 Mở sổ, ghi sổ khóa sổ kế toán
Theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 07 năm 2017: Sổ kế toán
phải mở vào đầu kỳ kế toán tháng, năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế
toán phải mở từ ngày thành lập. Thông tin, số liệu phản ánh trên sổ kế toán phải chính
xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.Việc ghi nhận vào cơ sở dữ liệu của hệ
thống, được phản ánh dưới dạng mẫu biểu sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát
sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toáncủa kỳ sau
phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của kỳ trước liền kề. Dữliệu kế toán
trên sổ kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi mở đến khi khóa sổkế toán.
2.2.5 Nguyên tắc hạch toán theo kỳ
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở kỳ nào phải hạch toán vào kỳ đó.Các trường hợp
phát sinh yêu cầu điều chỉnh số liệu liên quan đến ngân sách năm hiện hành, chỉ được
hạch toán điều chỉnh vào thời điểm hiện tại. Trường hợp cần điều chỉnh vào kỳ(tháng)
phát sinh nghiệp vụ kinh tế (kỳ quá khứ), trước khi điều chỉnh phải được sự đồng ý
của KBNN. Sau ngày 31/12, các khoản thu, chi ngân sách năm trước được hạch toán
và điều chỉnh theo quy định thì thực hiện vào kỳ năm trước với ngày là ngày 31/12
năm trước.
2.2.6 BCTC và báo cáo quản trị
2.2.6.1 BCTC
Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo
cáo.BCTC gồm 2 loại: BCTC định kỳ (tháng, năm) và Báo cáo quyết toán cuối năm.
Yêu cầu đối với BCTC:
+ Lập theo đúng mẫu biểu, đơn giản, rõ ràng, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu
theo quy định;
31
+ Tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo phải được thực hiện thống
nhất ở các đơn vị KBNN; đảm bảo tính đồng nhất, liên hệ logic với nhau;
+ Số liệu báo cáo được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu kế toán sau khi đã được kiểm
tra, đối chiếu và khoá sổ kế toánphải chính xác, trung thực, khách quan;
+ Báo cáo phải được lập và nộp đúng thời hạn, đúng nơi nhận theo quy định của
từng loại báo cáo; xây dựng trên nguyên tắc phù hợp theo thông lệ quốc tế, phụcvụ
việc lập báo cáo thống kê tài chính Chính phủ (GFS).
Thời điểm chốt số liệu để lập BCTC: Thời điểm chốt số liệu BCTC tháng, năm
(12 tháng) là ngày 05 của tháng tiếp theo (lấy theo ngày kết sổ).
Thời điểm chốt số liệu báo cáo quyết toán thu, chi NSNN hàng năm: được chia
làm 2 giai đoạn:
+ Chốt số liệu hết thời gian chỉnh lý quyết toán: Số liệu được lấy đến hết ngày
31/3 năm sau (lấy theo ngày kết sổ).
+ Chốt số liệu quyết toán lần cuối cùng: Số liệu được lấy hết ngày 30/11 năm
sau (lấy theo ngày kết sổ). Phải có thuyết minh nếu sau ngày 30/11 vẫn còn điều chỉnh
số liệu quyết toán năm trước.
2.2.6.2 Báo cáo quản trị
Báo cáo quản trị có thể được lập trên cơ sở dữ liệu kế toán của TABMIS. Kỳ
báo cáo quản trị là: ngày, tháng, năm.
2.2.7 Quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN
Nội dung của quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN gồm: Kiểm tra, đối chiếu,
tổng hợp, phân tích số liệu kế toán, lập và nộp báo cáo quyết toán.
Trước khi khoá sổ kế toán ngày 31/12, KBNN tiến hành kiểm tra, đối chiếu, xác
nhận tất cả các số liệu kế toán đã hạch toán thuộc mọi nghiệp vụ phát sinh trongnăm
hiện hành với các đơn vị, cơ quan có liên quan. Mọi công việc đối chiếu đều phải có
xác nhận giữa KBNN với các cơ quan, cá nhân có liên quan bằng văn bảnvà có đủ
chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định.
2.3 Tổng quan về các mô hình kế toán ngân sách tại các KBNN trên thế giới –
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
32
2.3.1 Tổng quan về các mô hình kế toán ngân sách tại các KBNN trên thế giới
2.3.1.1 Hoa Kỳ
Được thành lập năm 1789, Kho bạc Hoa Kỳ (U.S Department of the Treasury)
có chức năng chính là quản lý nguồn tiền của quốc gia. Tại Hoa Kỳ, Tổngthống chỉ
ký ban hành Luật ngân sách khi dự thảo Luật ngân sách phải được sự thống nhất của
Hạ viện, Thượng viện với ít nhất 50% phiếu tán thành. Luật ngân sách tại Hoa Kỳ
quy định cụ thể các khoản thu, chi ngân sách và kiểm soát chặt chẽ ngân sách từ khâu
lập dự toán, chi tiêu đến việc đánh giá hiệu quả thực hiện. Kho bạc Hoa Kỳ chú trọng
việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn định mức với hiệu quả chi tiêu ngân sách, các văn
bản pháp luật về hướng dẫn, sử dụng thu, chi NSNN; báocáo ngân quỹ được công
bố công khai cho người dân nắm và được kiểm tra, giámsát bởi các cơ quan độc
lập. Các bang có quyền tự chủ về quản lý NSNN, tự chịu trách nhiệm về chi không
vượt dự toán được cấp, chi tiêu NSNN được phân bổ cụ thể, quy định rõ ràng. Kho
bạc Hoa Kỳ thiết kế một trang thông tin điện tử để định kỳ hàng tháng, cung cấp các
BCTC công về tiền và quản lý nợ của Chính phủ, các dịch vụ quản lý tài chính.
2.3.1.2 Canada
Được thành lập năm 1876, Kho bạc Canada được xem như là một Bộ trong
Chính phủ Liên bang, có vai trò quan trọng đó là quản lý tài chính của Chính Phủ.
Kho bạc Canada quản lý chi hoạt động Chính Phủ dựa trên quy trình quản lý điều
hành ngân sách được quy định cụ thể tại Luật ngân sách. Đối với các khoản thu ngân
sách, Kho bạc Canada xây dựng một Trung tâm dữ liệu để quản lý tập trung, các
khoản thu được nộp vào ngân hàng thương mai cuối ngày sẽ tự động chuyển về tài
khoản Trung tâm dữ liệu, sau đó Trung tâm dữ liệu tiến hành thông báo và đối chiếu
với cơ quan thu. Ngoài ra, Trung tâm dữ liệu cũng là nơi tổng hợp các báo cáotheo
quy định, Trung tâm dữ liệu phải đảm bảo mối liên hệ giữa hệ thống kế toán chung
với hệ thống kế tán các đơn vị. Bên cạnh đó, để đảm bảo kiểm soát hoạt độngchi tiêu
NSNN, Kho bạc Canada xây dựng chính sách kiểm toán nội bộ trong các đơn vị của
Chính phủ, đảm bảo các khoản chi thực hiện đúng quy định.
33
2.3.1.3 Pháp
Tại Pháp, Kho bạc chịu trách nhiệm theo dõi khả năng thanh toán của ngân
sách, phối hợp với Tổng cục kế toán công để quản lý ngân quỹ và quản lý nợ. Các
khoản thu ngân sách sẽ được nộp trực tiếp vào tài khoản của Kho bạc mở tại Ngân
hàng thông qua thanh toán điện tử. Còn việc kiểm soát chi tiêu NSNN, Kho bạc Pháp
dựa trên các căn cứ pháp lý: bộ luật NSNN – được xây dựng chặt chẽ, lâu đời và quy
định cụ thể rõ ràng, dự toán NSNN được phê duyệt bởi Nghị viện.
2.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Có thể thấy một số điểm mà KBNN Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm
dựa trên mô hình kế toán ngân sách của KBNN một số quốc gia trên thế giới như sau:
+ Về hệ thống pháp lý: quy định về chức năng, nhiệm vụ quản lý NSNN của
KBNN đều phải rõ ràng, KBNN có trách nhiệm báo cáo tình hình thu, chi NSNN cho
Chính phủ. Hệ thống luật, văn bản, thông tư hướng dẫn phải được xây dựngmột
cách chặt chẽ, quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết và dễ hiểu.
+ Về hệ thống thông tin: hệ thống xử lý, phân tích dữ liệu của KBNN phải
được xây dựng, thiết kế có hệ thống, có hiệu quả. Dữ liệu giữa các cơ quan thu và
KBNN phải có sự đồng bộ để thuận lợi cho việc tổng hợp, lập báo cáo từ cấp cơ sở
đến Trung ương.
+ Về hoạt động kiểm tra, giám sát: quá trình chi tiêu NSNN phải có sự kiểm
soát, quy trình quản lý; các báo cáo về thu, chi NSNN phải được niêm yết công khai
hoặc đăng trên trang thông tin điện tử cho người dân cùng biết và cùng giám sát.
2.4Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán ngân sách
2.4.1 Cơ sở kế toán dồn tích
Nếu theo nguyên tắc kế toán dồn tích thì sẽ phản ánh được đúng bản chất các
khoản thu và chi của ngân sách, bởi các thu nhập, chi phí được hạch toán ngay khi có
cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ tài chính của Nhà nước và không phụ thuộcvào
thời điểm thu hay tiền hay trả tiền ra từ quỹ NSNN (Phạm Văn Đăng, 2005). Khi
thực hiện phương thức quản lý ngân sách hiện đại (ngân sách theo kết quả) và
34
các thông tin về hoạt động của Chính phủ không chỉ gói gọn trong các dòng tiền ra
vào NSNN, mà còn các thông tin về tài sản của Nhà nước thì kế toán trên cơ sở tiền
mặt không thể đáp ứng được, việc chuyển hoặc thay đổi sang kế toán trên cơ sở dồn
tích hoàn toàn là điều cần thiết (Đào Xuân Tiên, 2009). Việc thực hiện chuyển đổi
kế toán từ cơ sở tiền sang cơ sở dồn tích ngày càng được tiến hành tại nhiều quốc
gia trên thế giới nhằm tăng sự tinh cậy, minh bạch trong quản lý chi tiêu công
(Timoshenko, 2010).
2.4.2 Hệ thống pháp lý
Để phản ánh việc thu, chi NSNN lại có nhiều chế độ kế toán khác nhau dẫn
đến sự cồng kềnh, trùng lắp, trong việc xử lý, cung cấp thông tin và tổng hợp báo cáo
thu, chi NSNN (Phạm Văn Đăng, 2005). Hệ thống mẫu biểu, số liệu tổng hợp trong
báo cáo thu, chi NSNN giữa các cơ quan tài chính và KBNN chưa đồng nhất về chỉ
tiêu, nội dung để có thể so sánh, đối chiếu dễ dàng. Các quy định về nội dungchỉnh
lý quyết toán, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán NSNN chưa được cụ thể rõ ràng (Đoàn
Ngọc Xuân, 2012). Việt Nam chưa ban hành được hệ thống chuẩn mực kế toán công,
ngay cả chuẩn mực cơ bản là chuẩn mực đối với cơ sở tiền mặt cũngchưa có,
trong khi đó lại có nhiều hệ thống pháp lý quy định gồm: Luật, nghị định, quyết định,
thông tư, văn bản hướng dẫn dưới luật gây khó khăn cho việc nghiên cứu, quản lý
điều hành tài chính công (Ngô Thanh Hoàng, 2014).
2.4.3 Trình độ của kế toán viên
Trong các hoạt động của tổ chức, nguồn nhân lực đóng vai trò đặc biệt quan
trọng (Jay & Wright, 1997). Ở nhiều nước đang phát triển, tình trạng thiếu nguồn
nhân lực có trình độ đang là một trở ngại nghiệm trọng (Chan, 2006). Có quá nhiều
quy định, văn bản hướng dẫn kế toán thu, chi ngân sách, các mẫu biểu báo cáo
nhiều chi tiết và phức trong khi nguồn nhân lực lại thiếu trình độ, kinh nghiệm công
tác (Nguyễn Đăng Huy, 2008). Để áp dụng thành công kế toán cơ sở dồn tích điều
cần thiết là kế toán phải có trình độ nhất định (Bergmann, 2009). Trở ngại lớn nhất
của Việt Nam khi vận dụng IPSAS đó là thiếu nhân lực kế toán có trình độ và chuyên
môn cao (Le Thi Nha Trang, 2012). Những kiến thức được đào tạo thông
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An

More Related Content

Similar to Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...
ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...
ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...jackjohn45
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtechttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...HanaTiti
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...NOT
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An (20)

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
 
ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...
ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...
ảNh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh củ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Luận văn: Chính sách cải cách thủ tục hành chính huyện Ia Grai
Luận văn: Chính sách cải cách thủ tục hành chính  huyện Ia GraiLuận văn: Chính sách cải cách thủ tục hành chính  huyện Ia Grai
Luận văn: Chính sách cải cách thủ tục hành chính huyện Ia Grai
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện TửLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng về Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
 
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
Luận án: Quản lý cấp nước các đô thị tỉnh Bình Thuận trong điều kiện biến đổi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long AnHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thu Ngân Sách Nhà Nước Tại Kho Bạc Nhà Nước Long An
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH  HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tếLuận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
Luận văn: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại ĐH Kinh tế
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghi...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
 
BÀI MẪU Luận văn Kế toán thu ngân sách nhà nước, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Kế toán thu ngân sách nhà nước, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Kế toán thu ngân sách nhà nước, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Kế toán thu ngân sách nhà nước, 9 ĐIỂM
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, ĐIỂM 8
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty tnhh ngọc ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN ĐẶNG KIM ÂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN KẾ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÁC ĐƠN VỊ KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN MÃ TÀI LIỆU: 80690 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017
  • 2.
  • 3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN ĐẶNG KIM ÂN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN KẾ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÁC ĐƠN VỊ KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUANG HUY TP.Hồ Chí Minh – Năm 2017
  • 4.
  • 5. LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An” do chính tác giả thực hiện, các kết quả nghiên cứutrong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trìnhnghiên cứu nào khác. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếuđều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Tên tác giả Trần Đặng Kim Ân
  • 6. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục tiêu vả câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 3 2.1 Mục tiêu chung..................................................................................................... 3 2.2 Mục tiêu cụ thể..................................................................................................... 3 2.3 Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 4 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................................................................... 4 6. Kết cấu của đề tài ................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.................................... 6 1.1Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................................. 6 1.1.1 Nghiên cứu về xu hướng cải cách kế toán ngân sách và việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tếtại các nước ...................................................................... 6 1.1.2 Nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến cải cách kế toán ngân sách tại các quốc gia trên thế giới và những lợi ích khi vận dụng IPSAS.............................................. 8 1.2Các nghiên cứu tại Việt Nam .............................................................................. 14 1.2.1 Nghiên cứu về thực trạng kế toán ngân sách.................................................... 14 1.2.2 Nghiên cứu về sự cần thiết và những lợi ích mang lại khi vận dụng IPSAS .. 16 1.2.3 Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng và giải pháp thực hiện kế toán ngân sách .......................................................................................................................... 16
  • 7. 1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu..............20 1.3.1 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu trước........................................................20 1.3.1.1 Đối với các nghiên cứu nước ngoài ..............................................................20 1.3.1.2 Đối với các nghiên cứu trong nước...............................................................21 1.3.2 Khe hổng nghiên cứu .......................................................................................21 Kết luận chương 1 .....................................................................................................22 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................23 2.1 Cơ sở lý thuyết về kế toán ngân sách..................................................................23 2.1.1 Khái niệm và đặc điểm NSNN.........................................................................23 2.1.2 Khái niệm kế toán ngân sách ...........................................................................24 2.1.3 Đối tượng của kế toán ngân sách .....................................................................25 2.1.4 Nội dung của kế toán ngân sách và hoạt động KBNN.....................................26 2.1.4 Nhiệm vụ của kế toán ngân sách và hoạt động KBNN....................................26 2.1.5 Phương pháp ghi chép và kỳ kế toán ...............................................................26 2.1.6 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán ngân sách...............................................27 2.1.6.1 Trong nước ....................................................................................................27 2.1.6.2 Ngoài nước....................................................................................................27 2.1.7 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán ngân sách..................................27 2.2 Một số vấn đề lý luận chung về KBNN và kế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN........................................................................................................................28 2.2.1 Nhiệm vụ của KBNN về thực hiện kế toán ngân sách.....................................28 2.2.2 Nội dung và yêu cầu chứng từ kế toán ngân sách............................................28 2.2.3 Hệ thống tài khoản ...........................................................................................29 2.2.4 Mở sổ, ghi sổ khóa sổ kế toán..........................................................................30 2.2.5 Nguyên tắc hạch toán theo kỳ..........................................................................30 2.2.6 BCTC và báo cáo quản trị................................................................................30 2.2.6.1 BCTC ............................................................................................................30 2.2.6.2 Báo cáo quản trị ............................................................................................31 2.2.7 Quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN..........................................................31
  • 8. 2.3 Tổng quan về các mô hình kế toán ngân sách tại các KBNN trên thế giới – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam................................................................................ 31 2.3.1 Tổng quan về các mô hình kế toán ngân sách tại các KBNN trên thế giới 32 2.3.1.1 Hoa Kỳ ......................................................................................................... 32 2.3.1.2 Canada.......................................................................................................... 32 2.3.1.3 Pháp.............................................................................................................. 33 2.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam................................................................ 33 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách 44 2.4.1 Cơ sở kế toán dồn tích..................................................................................... 44 2.4.2 Hệ thống pháp lý ............................................................................................. 45 2.4.3 Trình độ của kế toán viên................................................................................ 45 2.4.4 Hệ thống thông tin........................................................................................... 46 2.4.5 Hoạt động thanh tra, giám sát.......................................................................... 46 2.6 Các lý thuyết nền có liên quan ........................................................................... 47 2.6.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory) ................................................................ 47 2.6.2 Kinh tế học thể chế (Institutional economics)................................................. 48 Kết luận chương 2 .................................................................................................... 38 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 39 3.1 Quy trình nghiên cứu.......................................................................................... 39 3.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu................................................... 40 3.2.1 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 40 3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 41 3.3 Thiết kế nghiên cứu............................................................................................ 42 3.3.1 Xây dựng thang đo .......................................................................................... 42 3.3.2 Xây dựng bảng câu hỏi.................................................................................... 45 3.3.3 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu ......................................................................... 47 3.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 48
  • 9. 3.4.1 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể................................................................48 3.4.1.1 Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach alpha).................................................48 3.4.1.2 Phân tích nhân tố khám phá ..........................................................................49 3.4.1.3 Phân tích tương quan (Phân tích hệ số Pearson)...........................................50 3.4.1.4 Phân tích hồi quy tuyến tính bội ...................................................................50 Kết luận chương 3 .....................................................................................................52 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................53 4.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát .............................................................................53 4.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha .......................................................................54 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA........................................................................55 4.3.1 Biến độc lập......................................................................................................55 4.3.2 Biến phụ thuộc .................................................................................................58 4.4 Phân tích tương quan...........................................................................................60 4.5 Phân tích hồi quy tuyến tính................................................................................61 4.6 Bàn luận kết quả nghiên cứu...............................................................................63 Kết luận chương 4 .....................................................................................................66 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................67 5.1 Kết luận kết quả nghiên cứu................................................................................67 5.2 Một số kiến nghị..................................................................................................67 5.2.1 Đối với nhân tố cơ sở kế toán dồn tích ............................................................67 5.2.2 Đối với nhân tố hệ thống pháp lý.....................................................................68 5.2.3 Đối với nhân tố hoạt động thanh tra, giám sát .................................................69 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................71 5.3.1 Hạn chế.............................................................................................................71 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo.............................................................................71 Kết luận chương 5… .................................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt Danh mục tài liệu tiếng Anh
  • 10. PHỤ LỤC 1: HỆ THỐNG CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA ĐƯỢC PHỎNG VẤN PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC KHẢO SÁT PHỤ LỤC 5: THỐNG KÊ MÔ TẢ PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
  • 11. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Ý nghĩa Từ gốc bằng tiếng Anh (nếu có) 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 BTC Bộ Tài Chính 3 NSNN Ngân sách Nhà nước 4 KBNN Kho bạc Nhà nước 5 IPSAS Chuẩn mực kế toán công quốc tế International Public Sector Accounting Standard 6 IPSASB Hội đồng chuẩn mực kế toán côngquốc tế International Public SectorAccounting Standard Board 7 TABMIS Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân Sách và Kho bạc Treasury And Budget Management Information System
  • 12. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Trang Bảng 1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới…................................................11 Bảng 1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước…..................................................19 Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 37 Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu đề nghị................................................................... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An ............................................................................ 42 Bảng 4.1: Hệ số Cronbach’s alpha của các thang đo còn lại.................................... 54 Bảng 4.3 Kiểm định KMO và Barlett’s.................................................................... 55 Bảng 4.4 Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) .................................. 55 Bảng 4.5 Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Component Matrix) .................... 56 Bảng 4.6 Kiểm định KMO và Barlett’s.................................................................... 57 Bảng 4.7 Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) .................................. 57 Bảng 4.8 Ma trận nhân tố sau khi xoay (Rotated Component Matrix) .................... 58 Bảng 4.9 Kiểm định KMO và Bartlett của biến phụ thuộc...................................... 59 Bảng 4.10 Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc.............................................. 59 Bảng 4.11 Ma trận nhân tố trước khi xoay của biến phụ thuộc ............................... 59 Bảng 4.12. Hệ số tương quan Pearson ..................................................................... 60 Bảng 4.13 Bảng tổng hợp mô hình (Model Summaryb).......................................... 61 Bảng 4.14 ANOVAb ................................................................................................ 62 Bảng 4.15 Kết quả hệ số hồi quy.............................................................................. 62 Bảng 5.1 Bảng sắp xếp thứ tự quan trọng theo hệ số Beta của các nhân tố............. 67
  • 13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống kho bạc nhà nước (KBNN) trực thuộc Bộ Tài chính (BTC) được thành lập từ ngày 01/04/1990 với nhiệm vụ cơ bản là kế toán thu – chi Quỹ ngân sách nhà nước (NSNN), quản lý chặt chẽ nguồn thu và cấp phát nhu cầu chi tiêu kịpthời. Trong 27 năm kể từ ngày thành lập, hệ thống KBNN ngày càng phát triển nhanh và toàn diện, cùng với ngành Tài chính, KBNN đã có những đóng góp lớn trong việc hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN, kiểm soát chi tiêu NSNN chặt chẽ. Thế nhưng, bên cạnh những thuận lợi và các kết quả đạt được thì vấn đề nan giải cho những người làm lãnh đạo, những người làm công tác tài chính hiện nay đó là bội chi ngân sách, nợ công còn cao, nhu cầu chi tiêu cho xây dựng cơ sở hạ tầng vượtso với nguồn lực NSNN. Theo TS. Vũ Đình Ánh, trong đóng góp và phân chia NSNN giữa các địa phương đang có sự mất cân đối1 . Cụ thể, theo dự toán NSNN năm 2016, trong 63 tỉnh thành chỉ có 13 tỉnh thành có tỷ lệ điều tiết không nhận bổ sung cân đối từ NS trung ương. Gánh nặng thu NSNN đang dồn lên 6 tỉnh thành Đông Nam Bộ có tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hoá cao2 , thu hút được phần lớn nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, trong khi đại đa số tỉnh còn lại vẫn dậm chân tại chỗ ở trình trạng kém phát triển, chưa khai thác được tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long, có đến 12/13 tỉnh thành thường xuyên nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương3 . 1 Ngọc Khanh, 2016. Thu, chi ngân sách có cần cào bằng. Tạp chí tài chính số 500, trang 30-32 2 6 tỉnh thành Đông Nam Bộ gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh chiếm 42% tổng thu NSNN 3 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ (Cần Thơ không nhận bổ sung cân đối ngân sách).
  • 14. 2 Long An là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam4 . Long An có lợi thế rất lớntrong việc thu hút, tiếp cận vốn đầu tư trong và ngoài nước. Nơi đây được xác định có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.5 Dù có được vị trí địa lý thuận lợi nhưng Long An vẫn chưa khai thác hết tiềm năng phát triển. Vai trò của Long An trong việc phát triển kinh tế vùng còn nhiều hạn chế, đặc biệt công tác quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Long An còn nhiều thách thức và khó khăn. Tỉnh Long An là tỉnh thường xuyên nhận bổ sung ngân sách từ trung ương, đỉnh điểm năm 2013 là 2.486 tỷ đồng sau đó năm 2015 giảm còn 1.765 tỷ đồng6 . Chỉ duy nhất năm 2004 lần đầu tiên Long An lọt vàodanh sách 15 địa phương tự cân đối được thu chi7 . Trong quá trình thực hiện thu,chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Long An còn đối mặt với nhiều vấn đề như việc lập, chấp hành, quyết toán thực hiện còn chậm; tình trạng thất thoát thu, chi ngân sáchdo chưa bao quát hết các nguồn thu và khoản chi vẫn còn xảy ra, số liệu thu, chi ngân sách ở các cơ quan có sự khác biệt, dẫn đến khó khăn cho việc phân tích, quảnlý, việc ghi nhận thu, chi ngân sách được thực hiện bởi nhiều đơn vị nhưng nội dung, chỉ tiêu báo cáo lại khác nhau,… Trong mục tiêu, nhiệm vụ đề ra vào năm 2020 theo Quyết định số 1439/QĐ- TTg ngày 03/10/2012, cùng với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, tỉnh Long An phấn đấu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế của khu vực. Để từ một tỉnh thường xuyên nhận hỗ trợ ngân sách từ trung ương, trở thành một tỉnh tự cân đối được thu, chi ngân sách vào năm 2018. 4 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. 5 Báo cáo số 4170/BC-UBND tỉnh Long An ngày 05/12/2011. 6 Tổng hợp thu, chi ngân sách giai đoạn 2011-2015 và dự báo giai đoạn 2016-2020, Sở Tài Chính Long An. 7 15 địa phương tự cân đối được thu chi năm 2004 gồm Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ.
  • 15. 3 Câu hỏi đặt ra là làm cách nào có thể cải thiện tình trạng trên đồng thời phát huy vai trò vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán ngân sách là hoàn toàn cần thiết đối với tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những nguyên nhân trên tác giả lựa chọn đề tài“Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An” làm đề tàinghiên cứu. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của bài luận văn là nghiên cứu và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiệnkế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiệnkế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiệnkế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu  Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An?  Những nhân tố có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An. Qua đó, luận văn xác định được sự tồn tại cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiệnkế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An. Với đề tài này, đối tượng khảo sát gồm:
  • 16. 4 - Nhóm các chuyên gia: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp có kinh nghiệm lâu năm, giảng viên bộ môn kế toán công tại một số trường Đại học, Cao đẳng. - Nhóm Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kế toán viên công tác tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực hiện khảo sát tại tất cả các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An gồm 13 huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Hưng, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, 1 Thành phố Tân An, 1 thị xã Kiến Tường. Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ tháng 11/2016-9/2017. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phương pháp định lượng. Trong đó, dựa trên cơ sở của các nghiên cứu có liên quan trước để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiệnkế toán ngân sách, thiết kế khảo sát. Sau đó sử dụng công cụ khảo sát là bảng câu hỏi được gửi trực tiếp, qua email và công cụ khảo sát trực tuyến là Google Docs đến các đối tượng khảo sát. Các kỹ thuật phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 sau khi được sàng lọc và làm sạch thì dữ liệu được sử dụngđể thực hiện phân tích thống kê mô tả, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phương pháp phân tích tương quan, phương pháp hồi quy tuyến tính đượcsử dụng để xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Thông qua đề tài nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa và trình bày các nghiên cứu trước trên thế giới và tại Việt Nam về các nhân nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiệnkế toán ngân sách. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận văn cung cấp bằng chứng thực nghiệm chỉ ra sự tồn tại của từng nhân tố đồng thời đề xuất những kiến nghị thiết thực nhằm thực hiệnkế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An.
  • 17. 5 Nam. Đề tài kỳ vọng mang lại những ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau: - Là cơ sở cho những hướng nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này tại Việt - Bổ sung cho các kết quả nghiên cứu hiện có, cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiệnkế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An. 6. Kết cấu của đề tài Kết cấu của đề tài gồm các phần như sau: Phần mở đầu: Giới thiệu những ý tưởng chính của tác giả, sơ lược về nội dung, ý nghĩa, phương pháp thực hiện đề tài. Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kế toán ngân sách nhà nước. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
  • 18. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 1.1.1 Nghiên cứu về xu hướng cải cách kế toán ngân sách và việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế tại các nước Các nước đang phát triển luôn phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn điển hình như là tình trạng tham nhũng, nguồn lực tài chính không đủ để chi trả cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hàng hóa và dịch vụ công cộng, rủi ro trong đầu tư tài chính công,..Để hỗ trợ cho việc quản lý hiệu quả chi tiêu công, cung cấp thông tin minh bạch, đóng góp tích cực vào các mục tiêu phát triển đặc biệt là giảm nghèo, theo Chan (2006) việc các nước phát triển thực hiện kế toán dồn tích và vận dụng IPSAScho việc cải cách hệ thống kế toán nhà nước là cần thiết. Chan cũng cho rằng,sự thành công của quá trình cải cách phụ thuộc vào cơ sở kế toán, hệ thống pháp luật, các nguồn lực ngân sách và nhân lực, công nghệ thông tin, ngoài ra việcchuyển đổi sang cơ sở kế toán dồn tích là phương pháp mới và đòi hỏi kế toán có nhiều kỹ năng như kiến thức tốt, cần phải đào tạo cao trình độ và kế toán viên chuyên nghiệp. Việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) tại các quốc gia phụ thuộc vào thành tựu của cuộc cải cách hệ thống kế toán ngân sách. Roje và cộng sự (2010) khi thực hiện nghiên cứu về việc chế độ kế toán ngân sách của các nước và việc chuyển đổi sang thực hiện IPSAS nhận thấy: quá trình thực hiện cải cách cần phải được tiến hành từng bước, có kế hoạch rõ ràng cụ thể, việc chuyển đổi từ kế toán tiền mặt sang kế toán dồn tích sẽ đối mặt với những khó khăn như: các quyđịnh pháp luật, hạn chế về ngôn ngữ, nguồn tài trợ, hệ thống công nghệ thông tin, sựhỗ trợ từ các cấp quản lý. Nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân cản trở quá trình hài hòa, thống nhất của hệ thống kế toán công tại 2 quốc gia Bosnia và Herzegovia đólà việc phân cấp, phân quyền ở mức độ cao (Bosnia và Herzegovia gồm có 10 bang, 140 thành phố và 1 huyện, mỗi bang lại có hệ thống pháp lý cho kế toán ngân sách khác nhau dẫn đến khó kiểm soát quản lý thu, chi ngân sách).
  • 19. 7 Cũng trong thời gian này, Adhkari & Mellemvik (2010) tiến hành nghiên cứu về xu hướng vận dụng IPSAS ở các quốc gia Nam Á bao gồm 7 quốc gia, cụ thể là các nước: Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Maldives, Nepal, Pakistan, Sri Lanka. Về mặt địa lý, Nam Á là một vùng đất rộng lớn, chiếm 1/5 dân số thế giới. Đây cũng là nơi tập trung nhiều người nghèo nhất thế giới, chỉ sau các nước khu vực châu Phi. Một điểm chung của các nước Nam Á đó là phụ thuộc vào nguồn viện trợ quốc tếvà các khoản vay để phát triển hoạt động kinh tế. Sự phụ thuộc này làm tăng mối lo ngại về trách nhiệm và quản lý ngân sách của các quốc gia Nam Á. Nghiên cứu cho rằng phần lớn các nước Nam Á trong những năm gần đây bắt đầu cải cách quản lý khu vực công nhằm giảm thiểu tình trạng quan liêu, tăng cường quản lý chi tiêungân sách hiệu quả mà trọng tâm là việc cải thiện hệ thống kế toán ngân sách hiện hành theo hướng áp dụng IPSAS. Việc áp dụng IPSAS là phương tiện cho các nước Nam Á sử dụng hiệu quả các nguồn lực của các tổ chức và các nhà tài trợ, điều kiện tiên quyết cho việc phê duyệt các khoản viện trợ và các khoản vay. Nghiên cứucũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc cải cách hệ thống kế toán theo các yêu cầu của IPSAS đó là: giáo dục và đào tạo kế toán khu vực công, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Cải cách hệ thống kế toán công và việc vận dụng IPSAS tại các quốc gia được thực hiện với nhiều mức độ khác nhau (Christiaens và cộng sự, 2013). Để giải thích các đặc điểm khác nhau của cải cách khu vực công tại các nước, các tác giả tiến hành khảo sát trên 81 quốc gia và chia thành 6 nhóm theo phong cách quản lýtài chính công khác nhau. Nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến cải cách hệ thống kế toán khu vực công đó là: sự khác biệt về văn hóa, bối cảnh lịch sử hoặc đặc điểm hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Kết quả khảo sát cho thấy việc áp dụng kế toán dồn tích trong khu vực công tại các quốc gia theo 3 cấp độ khác nhau đó là: nội dung, thời điểm áp dụng, cách thức thực hiện nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do nhiều quốc gia chỉ thực hiện theo nhu cầu riêng của mình và không đáp ứng tất cả các yêu cầu do IPSAS quy định, do đó việc cải cách kế toán dồn tích thực hiện không đồng nhất.
  • 20. 8 1.1.2 Nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến cải cách kế toán ngân sách tại các quốc gia trên thế giới và những lợi ích khi vận dụng IPSAS Lợi ích của việc vận dụng IPSAS tại các nước đang phát triển đó là tăng trách nhiệm giải trình của chính phủ, hạn chế thất thoát tài sản công, hạn chế tham nhũng, nâng cao dân chủ đồng thời thu hút vốn tài trợ quốc tế. Tuy nhiên, việc thực hiện kế toán trên cơ sở dồn tích cho khu vực công tại các nước đang phát triểnsẽkhó thực hiện hơn tại các nước phát triển bởi những hạn chế mà các nước đang phát triển phải đối mặt đó là thâm hụt ngân sách, gánh nặng nợ công, lạm phát cao, yếu kém trong quản lý tài chính công, nguồn nhân lực thiếu trình độ chuyên môn,…(Ouda, 2004). Tác giả đã đề xuất mô hình các nhân tố giúp các nước đang phát triển thực hiện cải cách kế toán trên cơ sở dồn tích cụ thể như sau: AC (ps) = f (MC + PBS + PAS + CS + WC + CC + BAC + SAI + + ITC + IFS)8 . Nghiên cứu của Sour (2012) cho thấy hơn một nửa dân số Mexico sống trong nghèo đói và phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các dịch vụ công cộng. Hệ thống kế toán tài chính “mong manh” đã gây ra sự thiếu hụt các nguồn tài nguyên phục vụ cho khu vực công, trong quá khứ nguồn thu NSNN không đủ cho việc chi tiêu, cũng như giảm bớt sự bất bình đẳng ở Mexico. Số liệu ngân sách chỉ được ghi nhận qua một tài khoản duy nhất và những thông tin này không thể hiện được chi phí hoạt động của đơn vị công. Mexico không có số liệu rõ ràng để xác định việc phân bổ các nguồn lực cho các chính sách tập trung vào việc xóa đói giảmnghèo, cũng như không có dữ liệu dành cho những ai quan tâm để đánh giá hoạt động đầu tư công và chất lượng chi tiêu công. Vì những lý do trên năm 2012, Mexico tiến hành cải cách Luật ngân sách thông qua ứng dụng các mô hình IPSAS nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tất cả các cấp chính quyền, đồng thời khắc phục sự thiếu hài hòa trong các thông tin kế toán ngân sáchtại Mexico. Việc đánh giá tài chính các tài khoản công của liên bang và tiểu bang ở 8 Trong đó: Quản lý thay đổi văn hóa (MC); hỗ trợ chính trị (PBS);hỗtrợ học thuật (PAS); chiến lược truyền thông (CS); động lực sẵn sàng thay đổi (WC); tư vấnvà điều phối (CC); NS và các chi phí cập nhật kế toán (BAC); các vấn đề kế toán cụthể (SAI); nhất quán giữa NS và kế toán (ABC);năng lực công nghệ thông tin(ITC); hỗ trợ tài chính của quốc tế (IFS)
  • 21. 9 Mexico dựa trên IPSAS 1, 2 và 17 do bản chất của nó tương ứng với mục tiêu của Luật ngân sách Mexico. Nghiên cứu sử dụng chỉ số Herfindahl để phân tích đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc cải cách hệ thống kế toán công thông quamô hình IPSAS ở Mexico đó là chi phí thực hiện, hệ thống văn bản pháp luật, thói quen, cách thức quản lý hành chính và văn hóa của các đơn vị công. Đồng quan điểm với Sour (2012) về những lợi ích IPSAS mang lại khi thực hiện cải cách ngân sách là nâng cao trách nhiệm giải trình và minh bạch trong quản lý tài chính, hỗ trợ các chính sách của Chính phủ, nghiên cứu của Gomes (2013) đã chỉ ra những hạn chế của hệ thống kế toán tiền mặt tại Malaysia. Mặc dù phải đối mặt với những thách thức của việc thực hiện chuyển đổi sang IPSAS đó là hệ thống pháp lý, hệ thống thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, Chính phủ Malaysia quyết địnhvận dụng IPSAS vào ngày 01/01/2015 là cơ sở cho việc từng bước xây dựng Malaysia trở thành nền kinh tế phát triển có thu nhập cao vào năm 2020. Bên cạnh việc đánh giá những lợi thế của IPSAS và mức độ vận dụng IPSAS tại các quốc gia nghiên cứu của Le Thi Nha Trang (2012) cũng đã chỉ ra những hạn chế ảnh hưởng đến việc vận dụng IPSAS tại Việt Nam đó là: kế toán ngân sách được thực hiện đồng thời bởi nhiều cơ quan (thuế, kho bạc, cơ quan tài chính, hải quan) do đó rất khó thu thập và tổng hợp dữ liệu về ngân sách quốc gia, thông tin; việc sử dụng cơ sở kế toán tiền mặt không thể đánh giá tình hình tài chính của NN; thiếu kế toán viên có trình độ và chuyên môn; hệ thống thông tin chưa đủ tốt để thực hiện IPSAS. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính với các công cụ nghiên cứu chủ yếu là phân tích dữ liệu và bảng câu hỏi tác giả đề xuất các giảipháp để cải thiện tình trạng trên gồm: từng bước áp dụng IPSAS theo cơ sở dồntích, sửa đổi Luật ngân sách, đào tạo kế toán có trình độ lẫn chuyên môn cao, xây dựng, phát triển và nâng cấp hệ thống thông tin. Irina và Victoria (2013) khi thực hiện nghiên cứu về triển vọng thực hiện IPSAS tại Ukaraine nhận thấy hoạt động kế toán ngân sách tại đây có những hạn chế như: thiếu phương pháp tập trung; thông tin về tình hình tài chính của Nhà nước không được ghi nhận đầy đủ, chính xác; báo cáo ngân sách hợp nhất có nhiều thông
  • 22. 10 tin bị trùng lắp, tăng chi phí cho việc xử lý thông tin; quy trình làm việc thiếu hài hòa, các đơn vị công sử dụng phần mềm kế toán không đồng nhất hoặc không sử dụng khiến quá trình lập báo cáo ngân sách gặp khó khăn. Ngày 16 tháng 1 năm 2007 Chính phủ Ukaraine đưa ra chiến lược hiện đại hóa hệ thống kế toán trong khuvực công giai đoạn 2007-2017 với mục đích chính là cải cách hệ thống kế toán theo hướng đáp ứng các yêu cầu của IPSAS. Vấn đề chính của cải cách kế toán ngânsách đó là Ukaraine cần phải: thay đổi hệ thống kế toán, xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại, tăng cường cơ chế kiểm soát ngân sách, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Việc cải cách hệ thống kế toán ngân sách và áp dụng IPSAS là hoàn toàn cần thiết, nghiên cứu của Alshujairi (2014) cho thấyngân sách của Iraq và tất cả các doanh nghiệp nhà nướcđược báo cáo trên cơ sở tiền mặt. Sự thiếu hụt của hệ thống thông tin tích hợp để quản lý tài chính dẫn đến có nhiều khác biệt trong việc hạch toán ở các đơn vị công. Trong nhiều thập kỷ, ngân sách quốc gia của Iraq đã bị chỉ trích rộng rãi vì thiếu minh bạch, số liệu ngân sách không được công khai. Ở Iraq tàiliệu về ngân sách chỉ sử dụng cho nội bộ chính phủ, việc phân bổ các nguồn lực công và chi tiêu thực tế không được công khai rộng rãi, người dân không có quyền tham gia thảo luận đưa ra ý kiến cho việc ban hành Luật Ngân sách. Dựa trên dữ liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) ước tính khoảng 65 tỷ đô la trái phép trời Iraq từ năm 2001 đến năm 2010, thực trạng tham nhũng, gian lận, trốn thuế và rửa tiền đang tạo thành mối đe dọa cho chính phủ trong công cuộc xây dựng đất nước. Bằng việc áp dụng hợp lý các tiêu chuẩn IPSAS, hệ thống kế toán ngân sách của Iraq sẽ cung cấp thông tin minh bạch, đảm bảo trách nhiệm hơn, đồng thời giảm thiểu tham nhũng và đạt hiệu quả hơn so với phương pháp kế toán tiền mặt truyền thống. Ngoài ra, việc áp dụng IPSAS cũng sẽ mang lại thông tin tài chính phù hợp, chuẩn hóa và có thể so sánh được. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng bảng câu hỏi gửi đến các nhà quản lý, Bộ Tài chính, Tổng Kiểm Toán nhà nước. Tác giả nhận định để thực hiện cải cách hệ thống kế toán chính phủ Iraq cần thay đổi: thứ nhất, đó là Luật NSNN phải quy định rõ ràng về phân cấp
  • 23. 11 quản lý ngân sách. Thứ hai, cần phải trao quyền tự chủ cho các đơn vị công. Thêm nữa, những thách thức mà Iraq cần phải đối mặt đó là nguồn nhân lực thiếu trình độ chuyên môn và sự kém phát triển của hệ thống thông tin. Hệ thống chính trị mỗi quốc gia, cơ sở kế toán, trình độ nguồn nhân lực, hệ thống pháp lý và môi trường văn hóa của mỗi nước chính là các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình vận dụng IPSAS tại các nước liên minh Châu Âu (Sabrina Bellanca và Julien Vandernoot, 2014). Cuộc khủng hoảng nợ công năm 1999 do sự yếu kém của việc quản lý các quỹ công, tình hình tài chính, quy định chung về ngân sách, kiểm soát các khoản trợ cấp, đòi hỏi các nước thành viên của liên minh châu Âu (EU) phải cải cách khu vực công, xây dựng một mô hình kế toán mới. Nghiên cứu cho rằng vận dụng IPSAS chính là công cụ cung cấp cái nhìn toàn diện, hỗ trợ cho việc giám sát ngân sách, báo cáo mức nợ và tình trạng thâm hụt của mỗi quốc gia, từ đó các nhà đầu tư cũng có thể so sánh và biết được hoạt động tài chính của chính phủ. Ngay cả khi IPSAS không được áp dụng ở hầu hết các nước thành viên châu Âu,vẫn có một xu hướng sử dụng các hệ thống kế toán hiện đại dựa trên kế toán dồntích gần IPSAS tồn tại. Bảng 1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới STT Tên đề tài Tác giả Năm Phương pháp nghiên cứu Các nhân tố rút ra từ các nghiên cứu 1 IPSAS and Government Accounting Reform in Developing Countries James L. Chan 2006 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu. Cơ sở kế toán, hệ thống pháp luật, sự hỗ trợ chính trị và quản lý, các nguồn lực ngân sách và nhân lực, công nghệ thông tin, trình độ kế toán viên. 2 Basis Requirements Model For Successful Implementation Of Accounting In Ouda Hassan 2004 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu, hồi quy. Quản lý thay đổi văn hóa; hỗ trợ chính trị ;hỗtrợ học thuật; chiến lược truyền thông; động lực sẵn sàng thay đổi; tư vấnvà điều phối; ngân sách và các chi phí cập nhật kế toán ; các vấn đề kế toán cụthể; nhất quán giữa ngân sách và kế toán;năng lực công nghệ thông tin; hỗ trợ tài chính của quốc tế.
  • 24. 12 STT Tên đề tài Tác giả Năm Phương pháp nghiên cứu Các nhân tố rút ra từ các nghiên cứu The Public Sector 3 Accounting regulation and IPSAS implementation: efforts of transition countries toward IPSAS compliance Gorana Roje, DavorV asicek and Vesna Vasicek 2010 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. Quy định pháp luật, hạn chế về ngôn ngữ, nguồn tài trợ, hệ thống công nghệ thông tin, sự hỗ trợ từ các cấp quản lý. 4 The adoption of IPSAS in South Asia: A comparative study of seven countries Adhikari , Pawan & Mellemv ik, Frode 2010 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. Giáo dục và đào tạo kế toán khu vực công, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. 5 IPSAS and government accounting reform in Mexico Laura Sour 2012 Phương pháp phân tích, tổng hợp, chỉ số Herfindahl. Chi phí thực hiện, hệ thống văn bản pháp luật, thói quen, cách thức quản lý hành chính và văn hóa của các đơn vị công. 6 Application of IPSAS Standards to the Vietnamese Government Accounting and Financial Statements Lê Thị Nha Trang 2012 Phương pháp phân tích, tổng hợp, hồi quy. Hệ thống pháp lý, cơ sở kế toán, trình độ kế toán viên, hệ thống thông tin. 7 Improving public sector finance Majella Gomes 2013 Phương pháp phân tích, tổng hợp. Hệ thống pháp lý, hệ thống thông tin, cơ sở kế toán, đào tạo nguồn nhân lực.
  • 25. 13 STT Tên đề tài Tác giả Năm Phương pháp nghiên cứu Các nhân tố rút ra từ các nghiên cứu 8 Global Trends IPSAS Implementaton and Prospects for Ukraine Shtuler Irina, Makarov ych Victoria 2013 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. Hệ thống kế toán; hệ thống thông tin; cơ chế kiểm tra, giám sát; đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. 9 The Effect of IPSAS on Reforming Governmental Financial Reporting: an International Comparison Johan Christiae ns, Christop he Vanhee, Francesc a Manes- Rossi and Natalia Aversan o 2013 Phương pháp tổng hợp, so sánh, hồi quy. Khác biệt về văn hóa, bối cảnh lịch sử hoặc đặc điểm hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. 10 Government Accounting System Reform and the Adoption of IPSAS in Irap Moham med Huweish Allawi Alshujai ri 2014 Phương pháp tổng hợp, so sánh, hồi quy. Hệ thống pháp luật, hệ thống thông tin, nguồn nhân lực. 11 Budgetary Transparency in the European Union: The Role of IPSAS Sabrina Bellanca 2014 Phương pháp phân tích, tổng hợp. Hệ thống chính trị mỗi quốc gia, cơ sở kế toán, trình độ nguồn nhân lực, hệ thống pháp lý và môi trường văn hóa của mỗi nước. (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Tóm lại, nhìn chung các nghiên cứu trên thế giới tác giả nhận thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thực hiện cải cách kế toán ngân sách tại các quốc gia đó
  • 26. 14 là hệ thống quản lý tài chính hiện hành có nhiều hạn chế, tình trạng tham nhũng, lạm phát, hoạt động tổ chức kế toán thiếu thống nhất, tình hình tài chính Nhà nước không được ghi nhận đầy đủ, thiếu chính xác…Các quốc gia có xu hướng chuyển dần sang cơ sở kế toán dồn tích hoặc xây dựng hệ thống kế toán mới dựa trên IPSAS. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện cải cách hệ thống kế toán ngân sách theo các bài nghiên cứu là văn hóa, bối cảnh các quốc gia; hệ thống pháp luật; cơ sở kế toán; sự hỗ trợ từ các nhà quản lý, chi phí thực hiện; hệ thống thông tin; nguồn nhân lực và hoạt động kiểm tra, giám sát. 1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam 1.2.1 Nghiên cứu về thực trạng kế toán ngân sách Ở Việt Nam NSNN là thống nhất nhưng để phản ánh việc thu chi NSNN lại có nhiều chế độ kế toán khác nhau dẫn đến sự cồng kềnh, trùng lặp trong việc xử lý, cung cấp thông tin và tổng hợp báo cáo thu, chi NSNN (Phạm Văn Đăng, 2005). Cụ thể, về mặt kỹ thuật nghiệp vụ cùng là kế toán ngân sách nhưng cấu trúc của hệ thống kế toán tại cơ quan thu chi ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách lại không đồng nhất. Các chế độ kế toán hiện hành chỉ quan tâm đến việc ghi chép kế toánthu, chi quỹ ngân sách, sử dụng kinh phí ngân sách ở đơn vị thụ hưởng mà không quan tâm đến hiệu quả hoạt động của tổ chức nên chưa giúp được các nhà quản lýso sánh được chi phí thực tế bỏ ra với kết quả đạt được. Bên cạnh đó, kế toán NSNN Việt Nam có quá nhiều điểm khác biệt với IPSAS như: quy định việc lập báo cáo quyết toán NSNN nhưng chưa xác lập được nội dung, mẫu biểu và phương pháp hợp nhất Báo cáo tài chính (BCTC) Chính phủ;các đơn vị kế toán Việt Nam đang áp dụng các cơ sở kế toán khác nhau (đơn vị thu – chi ngân sách áp dụng cơ sở kế toán tiền mặt có điều chỉnh, đơn vị HCSN áp dụng cơ sở kế toán dồn tích có điều chỉnh), thông tin đầu ra của kế toán Nhà nước mới chỉ dừng lại quy định lập BCTC ở cấp đơn vị và có tổng hợp BCTC theo từng cấp ngân sách phục vụ cho việc quyết toán kinh phí tại đơn vị, chưa có quy định về BCTC hợp nhất, số lượng báo cáo phải lập là quá nhiều (đơn vị thu – chi ngân sách phải lập 28 báo cáo) (Phạm Văn Đăng, 2007).
  • 27. 15 Ngoài ra, kế toán ngân sách và kế toán tài chính vẫn còn lẫn lộn và không được phối hợp tốt trong hệ thống kế toán công, công tác kế toán ngân sách chưa tập trung và thống nhất về tổ chức, phạm vi nội dung và phương pháp kế toán (Nguyễn Đăng Huy, 2008). Việc tổng hợp số liệu thu chi ngân sách giữa các đơn vị côngchưa đáp ứng được yêu cầu phân tích dữ liệu cho mục đích quản lý ngân sách bởi nhiều nguyên nhân như: các quy định và các hướng dẫn liên quan quá phức tạp; thiếu hụt cơ sở hạ tầng và nguồn lực hạn chế về kinh nghiệm cùng với yêu cầu báo cáo tập trung quá nhiều chi tiết gây ra đình trệ và thiếu chính xác dữ liệu. Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Xuân (2012) cũng đã chỉ ra một số bất cập tồn tại của pháp luật về NSNN hiện hành đó là: quy định về lập, phân bổ giao dự toán chưa phù hợp với yêu cầu công tác NSNN; các điều kiện về phân cấp quản lý ngân sách chưa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; một số quyđịnh chưa phù hợp (nguồn thu, nhiệm vụ chi chưa bao quát đầy đủ vào cân đối NSNN; chuyển nguồn, tạm ứng ngân sách, xử lý kết dư ngân sách, công tác kế toán và quyết toán NSNN), thiếu kịp thời ban hành, sửa đổi định mức chi tiêu làm ảnh hưởng đến công tác lập, chấp hành sử dụng NSNN, quy định về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước chưa rõ ràng dẫn đến công tác kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả vai trò của KBNN, kiểm toán nhà nước chưa được phát huy trong việc kiểm tra chi tiêu ngân sách (Phạm Quang Huy, 2012). Thông tin về ngân sách chưa đảm bảo tínhkịp thời, việc tập hợp dữ liệu về NSNN trong cả nước vẫn còn chậm và nhiều khó khăn do chưa có sự thống nhất, chế độ kế toán của các đơn vị nhà nước chưa đồng bộ, các khoản thu, chi ngân sách chưa đúng bản chất, chưa có sự tiếp thu kinh nghiệm và áp dụng các chuẩn mực trên thế giới (Đinh Thị Nga và Nguyễn Thị Thu Thủy, 2013). Thông tin về NSNN cũng chưa đảm bảo tính công khai, dễ tiếp cận, còn mang nặng tính hình thức. Việc quản lý NSNN tập trung dẫn đến cơ chế xin – cho, tiêu cực, cơ chế phân chia khoản thu giữa các cấp NS nhiều khi chưa tạo động lực thực sự cho ngân sách cấp dưới chăm lo quản lý nguồn thu (Nguyễn Ngọc Hiệu,2015).
  • 28. 16 1.2.2 Nghiên cứu về sự cần thiết và những lợi ích mang lại khi vận dụng IPSAS Hệ thống chế độ kế toán NSNN hiện nay chưa được nâng tầm là chuẩn mực mà chỉ dừng lại ở chế độ quy tắc, quy định và còn tản mát ở nhiều văn bản khác nhau, thiếu tập trung và thiếu thống nhất (Đặng Văn Thanh, 2007). Việc đưa kế toánnhà nước tiếp cận với các IPSAS là xu hướng tất yếu phải thực hiện khi mà “Hiệntại có không ít quy định của Luật Ngân sách và cơ chế tài chính không phù hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế” (Phạm Xuân Lực, 2009). Việc áp dụng IPSAS sẽ mang lại nhiều lợi ích như thuận lợi cho việc công khai, minh bạch, hợp nhất BCTC, dựa vào đó Chính phủ có được cái nhìn tổng quát, toàn diện liên quan tài sản có, tài sản nợ mang tính chất trọng yếu của quốc gia, giúp nâng cao hiệu quả quản lý NSNN, hỗ trợ việc ra quyết định điều hành. Tuy nhiên, vận dụng IPSAS vào hệ thống kế toán của một quốc gia không phải là một công việc đơn giản, quá trình chuyển đổi này cần phải có thời gian, cần được tổchức nghiên cứu sâu đồng thời vận dụng kinh nghiệm áp dụng và triển khai IPSAS từ các quốc gia trên thế giới (Vũ Đức Chính, 2015). 1.2.3 Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng và giải pháp thực hiệnkế toán ngân sách Để xây dựng một hệ thống kế toán NSNN thống nhất, vừa đáp ứng thông lệ quốc tế, vừa phù hợp với thực trạng nền kinh tế Việt Nam, Phạm Văn Đăng (2005) đề xuất các giải pháp như: xác định rõ phạm vi áp dụng của chế độ kế toán NSNN; xây dựng chế độ kế toán NSNN vừa theo nguyên tắc tiền mặt, vừa theo nguyên tắc dồn tích có điều chỉnh; xóa bỏ việc hạch toán các nghiệp vụ trùng trong các chế độ kế toán công hiện hành, đưa ứng dụng tin học vào quản lý NSNN. Trên cơ sở hệ thống hóa các đặc điểm, giai đoạn phát triển của hệ thống kế toán NSNN Việt Nam, đồng thời so sánh những điểm giống nhau và khác biệt giữa kế toán NSNN Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, luận án của Nguyễn Văn Hồng (2007) đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến cải cách kế toán NSNN Việt Namđó là: cơ sở pháp lý (luật NSNN, luật kế toán và chuẩn mực kế toán), cơ cấu tổ chức
  • 29. 17 và hoạt động của Bộ máy Nhà nước, sự hình thành và phát triển của các đơn vị thực hiện kế toán Nhà nước, cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, hệ thống công nghệ thông tin. Luận án đã đưa ra những kiến nghị để thực hiệnkế toán NSNN như: từng bước áp dụng cơ sở kế toán dồn tích, thiết kế hệ thống thông tin trao đổi toàn diện, đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán, xây dựng mô hình Tổng kế toán Nhà nước. Đồng quan điểm với tác giả Nguyễn Văn Hồng (2007), Phạm Văn Đăng cũng cho rằng cần thiết xây dựng một chuẩn mực kế toán công trên cơ sở IPSAS, cụ thể là tổ chức nghiên cứu, sửa đổi Luật NSNN và các văn bản quy định cơ chế tài chính cho các đơn vị thuộc lĩnh vực công để tiến tới hài hòa giữa kế toán NSNN Việt Nam với IPSAS. Bên cạnh đó, cần xem xét và tổ chức lại nhu cầu về báo BCTC của các đơn vị công; xây dựng nhận thức cho đội ngũ kế toán viên; thành lập ủy ban nghiên cứu IPSAS và lộ trình áp dụng IPSAS thực hiện từng bước một (Nguyễn Đăng Huy, 2008). Ngoài ra, để đảm bảo mô hình Tổng kế toán Nhà nước hiệu quả, thống nhất trong quản lý tài chính, phân công và phân cấp, công khai minh bạch thì cần tập trung các giải pháp về: cơ chế quản lý; tổ chức bộ máy và nhân sự; tăng cường côngtác kiểm tra, giám sát; đồng bộ hệ thống kế toán nhà nước thông qua việc áp dụng phương pháp kế toán dồn tích song song với phương pháp kế toán tiền mặt tại tất cả các đơn vị kế toán nhà nước; phát triển công nghệ thông tin (Lê Đức Hoàng, 2011) Bên cạnh đó, việc ghi chép các khoản thu, chi ngân sách phải hướng đến vận dụng IPSAS cụ thể: xác định các hạn chế của quy trình lập dự toán, thành lập một tổ chức bao gồm các chuyên gia nghiên cứu sâu về mô hình quản trị tài chính công quốc tế vận dụng phù hợp cho Việt Nam, nâng cao trình độ của người thực hiện công việc kế toán ngân sách, báo cáo cung cấp thông tin theo hướng chuẩn mực quốc tế, cải thiện cơ chế kiểm tra, giám sát (Phạm Quang Huy, 2012), phát triển hệ thống thông tin về thực hiện và quản lý ngân sách qua Tabmis ; ban hành Luật ngân sách mới (Đinh Thị Nga và Nguyễn Thị Thu Thủy, 2013). Quá trình thực hiệnkế toán ngân sách có thể chịu sự tác động của mộtsố nhân tố: hệ thống kế toán hiện tại và cơ sở kế toán sử dụng, cơ chế quản lý tài chính khu vực công, hệ thống chính trị,
  • 30. 18 hệ thống pháp luật, hệ thống kinh tế, sự phát triển của xã hội. (Phạm Quang Huy, 2014). Và để Luật ngân sách mới đạt hiệu quả, đảm bảo hệ thống NSNN vận hành thông suốt, chặt chẽ, từ kinh nghiệm của Hoa Kỳ Nguyễn Ngọc Hiệu (2015) đã đề xuất các giải pháp: đảm bảo Quốc hội và HĐND các cấp thực hiện được đầy đủ quyền lực của mình về NSNN mà Luật đã quy định; phân cấp ngân sách ở địa phương cần tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm; lập dự toán ngân sách phải đảmbảo chất lượng, khả năng và mức độ chi tiết của dự toán ngân sách được Quốc hộivà HĐND các cấp thông qua trong thời gian ngắn; công khai và giám sát ngân sách của cộng đồng đảm bảo hiệu quả; đánh giá việc thực hiện chi tiêu công một cách thường xuyên. Bảng 1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước STT Tên đề tài Tác giả Năm Phương pháp nghiên cứu Các nhân tố rút ra từ các nghiên cứu 1 Đổi mới hệ thống kế toán Nhà nước & tiến trình thống nhất thông tin tài chính tích hợp phục vụ cải cách quản lý tài chính công Phạm Văn Đăng 2005 Phương pháp phân tích, tổng hợp. Hệ thống pháp lý, cơ sở kế toán, hệ thống thông tin. 2 Hoàn thiện hệ thống kế toán nhà nước Nguyễn Văn Hồng 2007 Phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, đối chiếu, lịch sử và logic, biện chứng duy vật, phát triển. Hệ thống pháp lý pháp lý (luật NSNN, luật kế toán và chuẩn mực kế toán), trình độ công nghệ thông tin. 3 Kế toán Nhà nước Việt Nam: Phạm Văn 2007 Phương pháp phân tích, tổng Hệ thống pháp lý.
  • 31. 19 STT Tên đề tài Tác giả Năm Phương pháp nghiên cứu Các nhân tố rút ra từ các nghiên cứu Sự khác biệt với chuẩn mực quốc tế về kế toán công Đăng hợp, so sánh. 4 Giải pháp cho kế toán công ở Việt Nam Nguyễn Đăng Huy 2008 Phương pháp phân tích, tổng hợp. Cơ sở hạ tầng, trình độ kế toán viên. 5 Các giải pháp tổ chức Tổng kế toán Nhà nước góp phần nâng cao chất lượng quản lý tài chính nhà nước ở Việt Nam Lê Đức Hoàng 2011 Phương pháp phân tích, tổng hợp. Hoạt động kiểm tra, giám sát; cơ sở kế toán; hệ thống thông tin. 6 Đổi mới chính sách ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay Đoàn Ngọc Xuân 2012 Phương pháp phân tích, tổng hợp. Hệ thống pháp lý. 7 Lý thuyết quản trị tài chính khu vực công và sự vận dụng vào kế toán ngân sách Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế Phạm Quang Huy 2012 Phương pháp phân tích, tổng hợp. Cơ sở kế toán. 8 Minh bạch hóa ngân sách nhà nước ở Việt Nam Đinh Thị Nga, Nguyễn Thị Thu Thủy 2013 Phương pháp phân tích, tổng hợp. Hệ thống pháp lý; cơ sở kế toán; hoạt động kiểm tra, giám sát; hệ thống thông tin.
  • 32. 20 STT Tên đề tài Tác giả Năm Phương pháp nghiên cứu Các nhân tố rút ra từ các nghiên cứu 9 Hệ thống kế toán công ở Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị Ngô Thanh Hoàng 2014 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. Hệ thống pháp lý. 10 Hoàn thiện kế toán thu, chi ngân sách Nhà nước tại Việt Nam Phạm Quang Huy 2014 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, hồi quy. Hệ thống kế toán hiện tại, cơ sở kế toán sử dụng, cơ chế quản lý tài chính khu vực công, hệ thống chính trị, hệ thống pháp lý, hệ thống kinh tế, sự phát triển của xã hội. 11 Một số đặc trưng về tổ chức ngân sách của Hoa Kỳ và Việt Nam Nguyễn Ngọc Hiệu 2015 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. Hoạt động kiểm tra, giám sát. Tóm lại, có thể thấy đa số các nghiên cứu tại Việt Nam đều nêu lên thực trạng kế toán ngân sách, sự cần thiết khi ban hành chuẩn mực kế toán công dựa trên IPSAS và các giải pháp để cải cách hệ thống kế toán ngân sách. Các bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nhân tố: cơ sở kế toán (chuyển từ cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích), hệ thống pháp lý, trình độ kế toán viên, hệ thống thông tin; hoạt động kiểm tra, giám sát; hệ thống chính trị; sự phát triển xã hội; cơ sở hạ tầng. 1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu 1.3.1 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu trước 1.3.1.1 Đối với các nghiên cứu nước ngoài - Các nghiên cứu đều gắn liền với nền kinh tế tại mỗi thời điểm, đa phần các nghiên cứu được thực hiện tại nơi các tác giả sinh sống và làm việc. - Các nghiên cứu tập trung đánh giá những lợi ích và thách thức khi cải cách hệ thống kế toán theo xu hướng vận dụng IPSAS, việc xác định các nhân tố ảnh
  • 33. 21 hưởng đến quá trình thực hiện chủ yếu là nghiên cứu định tính, chưa được thông qua khảo sát và kiểm định lại. 1.3.1.2 Đối với các nghiên cứu trong nước - Các nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích thực trạng khu vực công, hệ thống kế toán ngân sách Việt Nam, những khó khăn và thách thức khi tiến hành cải cách hệ thống kế toán theo xu hướng vận dụng IPSAS. - Việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiệnkế toán ngân sách tại một địa phương cụ thể như tỉnh Long An là đề tài còn mới mẻ, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào thực hiện. 1.3.2 Khe hổng nghiên cứu Nghiên cứu về cải cách hệ thống kế toán công cũng như việc kế toán NSNN cần áp dụng các IPSAS là nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc giavà là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, tiếp cận. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu được thực hiện tại những quốc gia có nền kinh tế phát triển, việc thực hiện nghiên cứu tại các nước đang phát triển mà cụ thể là Việt Nam chưa được nghiên cứu rộng rãi. Các nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam thì chỉ mang tính tổng quát, chưa đi sâu vào chi tiết, cụ thể. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiệnkế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Long An, đồng thời xây dựng mô hình nghiên cứu và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp.
  • 34. 22 Kết luận chương 1 Trong chương này tác giả tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, khía cạnh chưa được nghiên cứu. Theo dòng thời gian, nhờ kế thừa các nghiên cứu trước, các nghiên cứu về sau ngày càng hoàn thiện hơn nội dung và ý nghĩa. Dựa trên các nghiên cứu trước, tác giả phân tích và xác định khe hổng nghiên cứu và sự cần thiết khi thực hiện đề tài. Trên cơ sở việc tổng quan các nghiên cứu, chương kế tiếp tác giả sẽ trình bày cơ sở lý luận và các lý thuyết liên quan.
  • 35. 23 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Cơ sở lý thuyết về kế toán ngân sách 2.1.1 Khái niệm và đặc điểm NSNN Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế xã hội ở mọi quốc gia song định nghĩa về NSNN hiện nay lại chưa thống nhất, tùy theo trường phái và lĩnh vực nghiên cứu mà có các quan niệm khác nhau. Theo Philip E.Taylor (1953), NSNN là hoạt động tài chính chủ yếu của chính phủ, bao gồm các dữ liệu thu và chi trong một khoản thời gian tài khóa. Theo quan điểm kinh tế học cổ điển, NSNN là một bảng văn kiện tài chính của chính phủ được thiết lập hàng năm, mô tả các khoản thu và chi của Chính phủ. Theo từ điển bách khoa toàn thư của Nga, NSNN là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền của nhà nước trong một giai đoạn nhất định. Theo Đinh Thị Nga và Nguyễn Thị Thu Thủy (2013), có rất nhiều quan niệm khác nhau về NSNN. Ở nhiều quốc gia, NSNN được coi là một đạo luật tài chính cơ bản do quốc hội quyết định, thông qua đó các khoản thu, chi tài chính của nhà nước được thực hiện trong một niên khóa tài chính, NSNN có giá trị và địa vị pháp lý rất cao, tương đương với luật. Thông qua NSNN có thể đánh giá được chính sách mà Chính phủ lựa chọn thực hiện. Theo Luật NSNN 2015 “ Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Như vậy, có thể thấy có nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa NSNN. Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này khái niệm NSNN được xem xét dưới góc độ kinh tế nên có thể hiểu NSNN là bảng dự toán các khoản thu, chi tiền tệ của một quốc gia, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thực hiện trong mộtkhoản thời gian nhất định. Thu NSNN là quá trình huy động các nguồn lực tài chính, còn chi NSNN là quá trình sử dụng nguồn vốn, phân phối NSNN để thực hiện nhiệm vụ, chức năng
  • 36. 24 của Nhà nước. Vì vậy, có thể nói về mặt hình thức hoạt động của nhà nước được thể hiện thông qua thu, chi NSNN. Thu NSNN bao gồm: toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp NSNN theo quy định của pháp luật; các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Chi NSNN bao gồm: chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia; chi thường xuyên; chi trả nợ lãi; chi viện trợ; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Đặc điểm NSNN: quy mô, tốc độ chất lượng phát triển của mỗi ngành, mỗi vùng, địa phương sẽ quyết định các hình thức thu, chi NSNN và quy mô quỹ NSNN; các quan hệ phân phối của NSNN chủ yếu dựa trên nguyên tắc không hoàn trả một cách trực tiếp (tức là Nhà nước không mắc nợ khi thu và không hoàn trả khi chi – trừ các khoản ngân sách cho vay); quản lý NSNN phải đảm bảo công khai, minh bạch tránh thất thoát lãng phí; NSNN là một bảng dự toán thu chi, là cơ sở để thực hiện các chính sách của Nhà nước. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập NSNN và đề ra các thông số quan trọng có liên quan đến chính sách mà Nhà nước phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo. 2.1.2 Khái niệm kế toán ngân sách Theo Steiss và Nwagwu (2001), kế toán ngân sách cho phép so sánh các khoản thu, chi thực tế ghi nhận trong năm tài chính với các khoản thu, chi ngân sáchmà cơ quan được cấp phát nhằm đánh giá kết quả hoạt động và thực hiện báo cáo. Theo Wascher (2008), mục đích chính của kế toán ngân sách là việc phân bổ ngân sách cho cơ quan nhà nước sử dụng. Hàng năm, cơ quan lập pháp hoặc Quốc hội sẽ thông qua một ngân sách với số tiền cụ thể cho các cơ quan khác nhau. Khi cơ quan nhận được phải sử dụng các nguyên tắc kế toán để theo dõi chi tiêu.
  • 37. 25 Theo Bergmann (2009), kế toán ngân sách là “cốt lõi” của kế toán toán khu vực công, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu của kiểm soát ngân sách, chịu trách nhiệm trình bày và báo cáo thực hiện ngân sách. Theo Đặng Thái Hùng (2011), NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được thực hiện trong một năm đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. NSNN là phần quan trọng của thu nhập quốc gia trong năm tài chính, một bộ phận của cải xã hội được tập trung vào trong tay Nhà nước dưới hình thức cưỡng bức theo luật định hoặc tự nguyện và chi dùng cho các mục đích kinh tế, chính trị vàxã hội. Về nguyên tắc mọi khoản thu của NSNN phải vào KBNN; mọi khoản chicủa NSNN phải được cấp phát qua KBNN theo lệnh chi của cơ quan tài chính trên cơ sở dự toán chi NSNN đã được phê duyệt. Từ đó, kế toán ngân sách có ý nghĩa là công cụ quản lý, làm nhiệm vụ phản ánh tổng hợp và kiểm tra từng khoản thu, chi NSNN. Tóm lại, có thể thấy khái niệm kế toán ngân sách được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhưng điểm chung của các quan điểm trên kế toán ngân sách là một hệ thống các nghiệp vụ kế toán như việc ghi nhận, xử lý, phân bổ ghi chép các khoản có tính chất NSNN hoặc do nhà nước cấp. Dựa vào kế toán ngân sách, các nhà làm quản trị biết được thông tin về tình hình tài chính để ra quyết định phù hợp. 2.1.3 Đối tượng của kế toán ngân sách Theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 07 năm 2017 đối tượng của kế toán ngân sách gồm: + Tiền và các khoản tương đương tiền; + Các khoản thu, chi NSNN theo các cấp ngân sách, các khoản thu, chi các quỹ tài chính khác của Nhà nước; + Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; + Các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN; + Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN; + Các khoản kết dư NSNN các cấp; + Dự toán và phân bổ dự toán kinh phí các cấp;
  • 38. 26 + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn; + Các loại tài sản của Nhà nước được quản lý tại KBNN. 2.1.4 Nội dung của kế toán ngân sách và hoạt động KBNN Theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 07 năm 2017: Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực,liên tục và có hệ thống về: Tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN; Tình hình thu, chi NSNN; Tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản của nhà nước do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN. 2.1.4 Nhiệm vụ của kế toán ngân sách và hoạt động KBNN Theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 07 năm 2017 nhiệm vụ của kế toán ngân sách và hoạt động KBNN gồm: + Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống về tình hình quản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp; Tình hình thực hiện thu, chi NSNN các cấp; Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản do KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN. + Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế độ, quy định khác của Nhà nước liên quan đến thu, chi NSNN, vay, trả nợ vay của NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN. + Chấp hành chế độ BCTC, báo cáo quản trị theo quy định; Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết, theo yêu cầu về việc khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu kế toán trên TABMIS theo phân quyền và quy định khai thác dữ liệu, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với các đơn vị liên quan theo quy định; Đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế toán phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết toán NSNN, công tác quản lý nợ và điều hành các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tài chính và hệ thống KBNN. 2.1.5 Phương pháp ghi chép và kỳ kế toán
  • 39. 27 Phương pháp ghi chép kế toán NSNN là phương pháp “ghi sổ kép”. Phương pháp “ghi sổ đơn” được áp dụng trong từng trường hợp theo quy định cụ thể. Kỳ kế toán được áp dụng để khóa sổ kế toán và lập BCTC theo quy định gồm Kỳ kế toán tháng (từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng -dương lịch) và kỳ kế toán năm (niên độ kế toán- là khoảng thời gian được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 - dương lịch). 2.1.6 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán ngân sách 2.1.6.1 Trong nước Đối với cơ quan quản lý: thông tin do kế toán ngân sách cung cấp sẽ giúp cho cơ quan quản lý đánh giá tình hình hoạt động, kiểm tra, giám sát, quản lý quá trình hình thành và sử dụng các nguồn lực tài chính trong đơn vị công từ đó có những quyết định phù hợp cho việc khai thác, phân bổ nguồn lực tài chính trong từng giai đoạn, thời kỳ. Đối với cơ quan giám sát và nhân dân: Luật NSNN mới tăng cường việc giám sát của Quốc hội và nhân dân, theo đó hoạt động thu, chi NSNN, các khoản nhân dân đóng góp, tình hình tài chính ngân sách, quá trình thông qua dự toán và quyết toán NSNN ngày càng được công khai, chi tiết. Ngoài ra, Kiểm toán nhà nước, thanh tra chính phủ cũng thể hiện vai trò của mình nhằm gia tăng độ tin cậy của thông tin kế toán thông qua việc kiểm tra mức độ tuân thủ quy định pháp luật vềthu, chi NSNN. 2.1.6.2 Ngoài nước Cùng với xu hướng hội nhập và hợp tác quốc tế nếu các số liệu, thông tin về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của Nhà nước được cung cấp một cách tin cậy, đầy đủ, trung thực, có khả năng so sánh được giữa các quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay nợ và nhận viện trợ từ các tổ chức nước ngoài. Để đáp ứng yêu cầu đó, kế toán ngân sách giữa các đơn vị cần có sự thống nhất đồng thời từng bước vận dụng IPSAS. 2.1.7 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán ngân sách
  • 40. 28 Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS - Treasury And Budget Management Information System) là cấu phần quan trọng nhất trong Dự án cải cách quản lý tài chính công của BTC. Dựa trên việc thiết kế, xây dựng một hệ thống thông tin theo công nghệ hiện đại phù hợp với đặc điểm NSNN Việt Nam, mục tiêu chung của dự án này đó là nâng cao tính minh bạch trong công tác quản lý tài chính công; hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách; đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập; hiện đại hóa công tác quản lý NSNN; đẩy mạnh việc lưu trữ dữ liệu và khả năng lập báo cáo; tăng cường trách nhiệmngân sách của BTC. TABMIS được xây dựng, triển khai và vận hành tại các đơn vị kho bạc và các cơ quan tài chính từ Trung ương địa phương. Nhờ có Tabmis việc nhập dữ liệu, xử lý thông tin và quản lý thông tin giữa các cơ quan được liên kết một cách chặt chẽ, giúp các cơ quan thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về quản lý, điều hành, kế toán, báo cáo và quyết toán ngân sách. Cụ thể, tất cả dữ liệu về thu, chi ngân sách trong hệ thống Tabmis được được vào cùng một đầu mối và được chia sẻ, sử dụng tùy theo nhu cầu của mỗi đơn vị. Hệ thống Tabmis vận hành dựa trên phần mềm Oracle (Oracle Public Sector Financial Application - phần mềm ứng dụng về tài chính công) với các chức năng và các phân hệ: phân bổ ngân sách, sổ cái, quản lý quỹ chi, cam kết chi, quản lý quỹ thu, báo cáo. 2.2 Một số vấn đề lý luận chung về KBNN và kế toán ngân sách tại các đơn vị KBNN 2.2.1 Nhiệm vụ của KBNN về thực hiện kế toán ngân sách Tổ chức hạch toán kế toán ngân sách, các quỹ và tài sản của Nhà nước được giao quản lý, các khoản viện trợ, vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương; báo cáo tình hình thực hiện thu, chi NSNN cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan; tổng hợp, lập quyết toán NSNN hàng năm trình BTC. 2.2.2 Nội dung và yêu cầu chứng từ kế toán ngân sách
  • 41. 29 Chứng từ thu, chi NSNN phải hợp pháp, được phát hành, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật. Chứng từ thu, chi NSNN ở cấp nào thì được lưu tại cấp đó để đảm bảo thuận tiện và đúng quy định bởi vì hoạt động thu, chi NSNN rất rộng, số lượng chứng từ thu, chi NSNN phát sinh nhiều. Theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 07 năm 2017 có tổng số 39 mẫu chứng từ và được chia thành 6 loại khác nhau cụ thể là: chứng từ thu NSNN, chứng từ chi NSNN, chứng từ thanh toán vốn đầu tư, chứng từ thanh toán, chứng từ về tín dụng nhà nước và các chứng từ khác- (Phụ lục 1). Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động thu, chi NSNN phải lậpchứng từ kế toán; chứng từ kế toán chỉ được lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế,tài chính phát sinh.Tất cả các đơn vị giao dịch trong hệ thống KBNN và các đơn vị KBNN đều phải áp dụng thống nhất chế độ chứng từ kế toán. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ đã quy định. 2.2.3 Hệ thống tài khoản Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị. Hệ thống tài khoản kế toán NSNN chia làm 3 cấp (tài khoản bậc I có 2 chữ số, tài khoản bậc II có 3 chữ số, tài khoản bậc III có 5 chữ số). Mỗi khi mở một tài khoản đều phải có sự cho phép của Bộ Trưởng BTC hoặc Tổng Giám đốc KBNN (trường hợp được ủy quyền). + Phần các tài khoản trong bảng có 8 loại, từ loại II đến loại IX, loại II: Tạm ứng và cho vay, loại III: chi từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn khác, loại IV: Cân đối ngân sách và các hoạt động nghiệp vụ KBNN, loại V: Vốn bằng tiền, loại VI: Thanh toán, loại VII: Thu NSNN, loại VIII: Nguồn vốn chuyên dùng, loại IX: Nguồn vốn vay và tiền gửi. Các tài khoản này dùng để phản ánhcác nghiệp vụ thu, chi ngân sách và các đối tượng kế toán hình thành vốn, nguồn vốn của NSNN, phương pháp ghi chép các tài khoản này là “Phương pháp ghi kép”. + Phần các tài khoản ngoại bảng Hệ thống tài khoản được phân loại theo nội dung kinh tế từng lĩnh vực hoạt động, theo niên độ kế toán, theo từng cấp ngân sách phục vụ cho công tác quản lý
  • 42. 30 và điều hành ngân sách trong việc thu thập, xử lý thông tin. Các tài khoản này phản ánh các đối tượng kế toán đã được phản ánh trong bảng nhưng cần theo dõi chi tiết thêm hoặc các đối tượng kế toán không cấu thành vốn, nguồn vốn của NSNN, phương pháp ghi chép là “Phương pháp ghi đơn”. 2.2.4 Mở sổ, ghi sổ khóa sổ kế toán Theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 07 năm 2017: Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán tháng, năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Thông tin, số liệu phản ánh trên sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.Việc ghi nhận vào cơ sở dữ liệu của hệ thống, được phản ánh dưới dạng mẫu biểu sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toáncủa kỳ sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của kỳ trước liền kề. Dữliệu kế toán trên sổ kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi mở đến khi khóa sổkế toán. 2.2.5 Nguyên tắc hạch toán theo kỳ Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở kỳ nào phải hạch toán vào kỳ đó.Các trường hợp phát sinh yêu cầu điều chỉnh số liệu liên quan đến ngân sách năm hiện hành, chỉ được hạch toán điều chỉnh vào thời điểm hiện tại. Trường hợp cần điều chỉnh vào kỳ(tháng) phát sinh nghiệp vụ kinh tế (kỳ quá khứ), trước khi điều chỉnh phải được sự đồng ý của KBNN. Sau ngày 31/12, các khoản thu, chi ngân sách năm trước được hạch toán và điều chỉnh theo quy định thì thực hiện vào kỳ năm trước với ngày là ngày 31/12 năm trước. 2.2.6 BCTC và báo cáo quản trị 2.2.6.1 BCTC Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo.BCTC gồm 2 loại: BCTC định kỳ (tháng, năm) và Báo cáo quyết toán cuối năm. Yêu cầu đối với BCTC: + Lập theo đúng mẫu biểu, đơn giản, rõ ràng, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định;
  • 43. 31 + Tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo phải được thực hiện thống nhất ở các đơn vị KBNN; đảm bảo tính đồng nhất, liên hệ logic với nhau; + Số liệu báo cáo được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu kế toán sau khi đã được kiểm tra, đối chiếu và khoá sổ kế toánphải chính xác, trung thực, khách quan; + Báo cáo phải được lập và nộp đúng thời hạn, đúng nơi nhận theo quy định của từng loại báo cáo; xây dựng trên nguyên tắc phù hợp theo thông lệ quốc tế, phụcvụ việc lập báo cáo thống kê tài chính Chính phủ (GFS). Thời điểm chốt số liệu để lập BCTC: Thời điểm chốt số liệu BCTC tháng, năm (12 tháng) là ngày 05 của tháng tiếp theo (lấy theo ngày kết sổ). Thời điểm chốt số liệu báo cáo quyết toán thu, chi NSNN hàng năm: được chia làm 2 giai đoạn: + Chốt số liệu hết thời gian chỉnh lý quyết toán: Số liệu được lấy đến hết ngày 31/3 năm sau (lấy theo ngày kết sổ). + Chốt số liệu quyết toán lần cuối cùng: Số liệu được lấy hết ngày 30/11 năm sau (lấy theo ngày kết sổ). Phải có thuyết minh nếu sau ngày 30/11 vẫn còn điều chỉnh số liệu quyết toán năm trước. 2.2.6.2 Báo cáo quản trị Báo cáo quản trị có thể được lập trên cơ sở dữ liệu kế toán của TABMIS. Kỳ báo cáo quản trị là: ngày, tháng, năm. 2.2.7 Quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN Nội dung của quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN gồm: Kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp, phân tích số liệu kế toán, lập và nộp báo cáo quyết toán. Trước khi khoá sổ kế toán ngày 31/12, KBNN tiến hành kiểm tra, đối chiếu, xác nhận tất cả các số liệu kế toán đã hạch toán thuộc mọi nghiệp vụ phát sinh trongnăm hiện hành với các đơn vị, cơ quan có liên quan. Mọi công việc đối chiếu đều phải có xác nhận giữa KBNN với các cơ quan, cá nhân có liên quan bằng văn bảnvà có đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định. 2.3 Tổng quan về các mô hình kế toán ngân sách tại các KBNN trên thế giới – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
  • 44. 32 2.3.1 Tổng quan về các mô hình kế toán ngân sách tại các KBNN trên thế giới 2.3.1.1 Hoa Kỳ Được thành lập năm 1789, Kho bạc Hoa Kỳ (U.S Department of the Treasury) có chức năng chính là quản lý nguồn tiền của quốc gia. Tại Hoa Kỳ, Tổngthống chỉ ký ban hành Luật ngân sách khi dự thảo Luật ngân sách phải được sự thống nhất của Hạ viện, Thượng viện với ít nhất 50% phiếu tán thành. Luật ngân sách tại Hoa Kỳ quy định cụ thể các khoản thu, chi ngân sách và kiểm soát chặt chẽ ngân sách từ khâu lập dự toán, chi tiêu đến việc đánh giá hiệu quả thực hiện. Kho bạc Hoa Kỳ chú trọng việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn định mức với hiệu quả chi tiêu ngân sách, các văn bản pháp luật về hướng dẫn, sử dụng thu, chi NSNN; báocáo ngân quỹ được công bố công khai cho người dân nắm và được kiểm tra, giámsát bởi các cơ quan độc lập. Các bang có quyền tự chủ về quản lý NSNN, tự chịu trách nhiệm về chi không vượt dự toán được cấp, chi tiêu NSNN được phân bổ cụ thể, quy định rõ ràng. Kho bạc Hoa Kỳ thiết kế một trang thông tin điện tử để định kỳ hàng tháng, cung cấp các BCTC công về tiền và quản lý nợ của Chính phủ, các dịch vụ quản lý tài chính. 2.3.1.2 Canada Được thành lập năm 1876, Kho bạc Canada được xem như là một Bộ trong Chính phủ Liên bang, có vai trò quan trọng đó là quản lý tài chính của Chính Phủ. Kho bạc Canada quản lý chi hoạt động Chính Phủ dựa trên quy trình quản lý điều hành ngân sách được quy định cụ thể tại Luật ngân sách. Đối với các khoản thu ngân sách, Kho bạc Canada xây dựng một Trung tâm dữ liệu để quản lý tập trung, các khoản thu được nộp vào ngân hàng thương mai cuối ngày sẽ tự động chuyển về tài khoản Trung tâm dữ liệu, sau đó Trung tâm dữ liệu tiến hành thông báo và đối chiếu với cơ quan thu. Ngoài ra, Trung tâm dữ liệu cũng là nơi tổng hợp các báo cáotheo quy định, Trung tâm dữ liệu phải đảm bảo mối liên hệ giữa hệ thống kế toán chung với hệ thống kế tán các đơn vị. Bên cạnh đó, để đảm bảo kiểm soát hoạt độngchi tiêu NSNN, Kho bạc Canada xây dựng chính sách kiểm toán nội bộ trong các đơn vị của Chính phủ, đảm bảo các khoản chi thực hiện đúng quy định.
  • 45. 33 2.3.1.3 Pháp Tại Pháp, Kho bạc chịu trách nhiệm theo dõi khả năng thanh toán của ngân sách, phối hợp với Tổng cục kế toán công để quản lý ngân quỹ và quản lý nợ. Các khoản thu ngân sách sẽ được nộp trực tiếp vào tài khoản của Kho bạc mở tại Ngân hàng thông qua thanh toán điện tử. Còn việc kiểm soát chi tiêu NSNN, Kho bạc Pháp dựa trên các căn cứ pháp lý: bộ luật NSNN – được xây dựng chặt chẽ, lâu đời và quy định cụ thể rõ ràng, dự toán NSNN được phê duyệt bởi Nghị viện. 2.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Có thể thấy một số điểm mà KBNN Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm dựa trên mô hình kế toán ngân sách của KBNN một số quốc gia trên thế giới như sau: + Về hệ thống pháp lý: quy định về chức năng, nhiệm vụ quản lý NSNN của KBNN đều phải rõ ràng, KBNN có trách nhiệm báo cáo tình hình thu, chi NSNN cho Chính phủ. Hệ thống luật, văn bản, thông tư hướng dẫn phải được xây dựngmột cách chặt chẽ, quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết và dễ hiểu. + Về hệ thống thông tin: hệ thống xử lý, phân tích dữ liệu của KBNN phải được xây dựng, thiết kế có hệ thống, có hiệu quả. Dữ liệu giữa các cơ quan thu và KBNN phải có sự đồng bộ để thuận lợi cho việc tổng hợp, lập báo cáo từ cấp cơ sở đến Trung ương. + Về hoạt động kiểm tra, giám sát: quá trình chi tiêu NSNN phải có sự kiểm soát, quy trình quản lý; các báo cáo về thu, chi NSNN phải được niêm yết công khai hoặc đăng trên trang thông tin điện tử cho người dân cùng biết và cùng giám sát. 2.4Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán ngân sách 2.4.1 Cơ sở kế toán dồn tích Nếu theo nguyên tắc kế toán dồn tích thì sẽ phản ánh được đúng bản chất các khoản thu và chi của ngân sách, bởi các thu nhập, chi phí được hạch toán ngay khi có cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ tài chính của Nhà nước và không phụ thuộcvào thời điểm thu hay tiền hay trả tiền ra từ quỹ NSNN (Phạm Văn Đăng, 2005). Khi thực hiện phương thức quản lý ngân sách hiện đại (ngân sách theo kết quả) và
  • 46. 34 các thông tin về hoạt động của Chính phủ không chỉ gói gọn trong các dòng tiền ra vào NSNN, mà còn các thông tin về tài sản của Nhà nước thì kế toán trên cơ sở tiền mặt không thể đáp ứng được, việc chuyển hoặc thay đổi sang kế toán trên cơ sở dồn tích hoàn toàn là điều cần thiết (Đào Xuân Tiên, 2009). Việc thực hiện chuyển đổi kế toán từ cơ sở tiền sang cơ sở dồn tích ngày càng được tiến hành tại nhiều quốc gia trên thế giới nhằm tăng sự tinh cậy, minh bạch trong quản lý chi tiêu công (Timoshenko, 2010). 2.4.2 Hệ thống pháp lý Để phản ánh việc thu, chi NSNN lại có nhiều chế độ kế toán khác nhau dẫn đến sự cồng kềnh, trùng lắp, trong việc xử lý, cung cấp thông tin và tổng hợp báo cáo thu, chi NSNN (Phạm Văn Đăng, 2005). Hệ thống mẫu biểu, số liệu tổng hợp trong báo cáo thu, chi NSNN giữa các cơ quan tài chính và KBNN chưa đồng nhất về chỉ tiêu, nội dung để có thể so sánh, đối chiếu dễ dàng. Các quy định về nội dungchỉnh lý quyết toán, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán NSNN chưa được cụ thể rõ ràng (Đoàn Ngọc Xuân, 2012). Việt Nam chưa ban hành được hệ thống chuẩn mực kế toán công, ngay cả chuẩn mực cơ bản là chuẩn mực đối với cơ sở tiền mặt cũngchưa có, trong khi đó lại có nhiều hệ thống pháp lý quy định gồm: Luật, nghị định, quyết định, thông tư, văn bản hướng dẫn dưới luật gây khó khăn cho việc nghiên cứu, quản lý điều hành tài chính công (Ngô Thanh Hoàng, 2014). 2.4.3 Trình độ của kế toán viên Trong các hoạt động của tổ chức, nguồn nhân lực đóng vai trò đặc biệt quan trọng (Jay & Wright, 1997). Ở nhiều nước đang phát triển, tình trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ đang là một trở ngại nghiệm trọng (Chan, 2006). Có quá nhiều quy định, văn bản hướng dẫn kế toán thu, chi ngân sách, các mẫu biểu báo cáo nhiều chi tiết và phức trong khi nguồn nhân lực lại thiếu trình độ, kinh nghiệm công tác (Nguyễn Đăng Huy, 2008). Để áp dụng thành công kế toán cơ sở dồn tích điều cần thiết là kế toán phải có trình độ nhất định (Bergmann, 2009). Trở ngại lớn nhất của Việt Nam khi vận dụng IPSAS đó là thiếu nhân lực kế toán có trình độ và chuyên môn cao (Le Thi Nha Trang, 2012). Những kiến thức được đào tạo thông