SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.02i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp về đề tài: “Hoàn thiện quy trình
kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong Kiểm toán Báo cáo Tài
chính do công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam thực hiện” là công trình
nghiên cứu của riêng em. Các số liệu và kết quả trong luận văn tốt nghiệp là hoàn
toàn trung thực và phản ánh đúng tình hình thực tế tại đơn vị thực tập. Kết quả
nghiên cứu do chính em thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ.NCS Phí Thị
Kiều Anh và các anh chị trong Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Đồng Duy Tùng
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.02ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................I
MỤC LỤC........................................................................................................................... II
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................IV
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ.................................................................................V
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU
KỲ HUY ĐỘNG VÀ HOÁN TRẢ VỐN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH TẠI CÁC TỔ CHỨC KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ......................................4
1.1 Khái quát chung về chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay......................................4
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay ảnh hưởng
đến công tác kiểm toán BCTC ...........................................................................................4
1.1.2 Phân loại các khoản vay............................................................................................5
1.1.3 Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn
vay. ........................................................................................................................................5
1.2 Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong kiểm toán Báo cáo tài
chính................................................................................................................................... 11
1.2.1 Ý nghĩa quá trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay................. 11
1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay.............. 12
1.2.3 Nội dung quy trình kiểm toán ............................................................................... 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HUY ĐỘNG
VÀ HOÀN TRẢ VỐN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY TNHH GRANT THORNTON VIỆT NAM ............................................. 30
2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam ......................... 30
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................................ 30
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ........................................................................ 32
2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty ........................................ 33
2.1.4 Chính sách kiểm toán mà công ty áp dụng.......................................................... 37
2.1.5 Quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty ............................................................... 38
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.02iii
2.1.6 Kiểm soát chất lượng tại Công ty ......................................................................... 39
2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong kiểm
toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam thực hiện..... 40
2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán ........................................................................................ 40
2.2.2 Thực hiện các thủ tục kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay.......... 50
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU
KỲ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH DO CÔNG TY TNHH GRANT THORNTON VIỆT NAM THỰC HIỆN .... 73
3.1 Nhận xét chung về quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại
Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam. .................................................................. 73
3.1.1 Ưu điểm.................................................................................................................... 73
3.1.2 Hạn chế..................................................................................................................... 77
3.2 Định hướng phát triển của Công ty.......................................................................... 80
3.3 Yêu cầu của việc hoàn thiện..................................................................................... 81
3.4 Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn
trả trong kiểm toán BCTC do công ty Grant Thornton Việt Nam thực hiện. ........... 81
3.4.1 Đối với Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam ........................................... 81
3.4.2 Kiến nghị chung với Bộ Tài chính và Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
............................................................................................................................................. 84
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 89
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.02iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCTC Báo cáo Tài chính
CMKT Chuẩn mực Kiểm toán
KSNB Kiểm soát nội bộ
KTV Kiểm toán viên
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VSA Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam
VAS Chuẩn mực Kế toán Việt Nam
RRTT Rủi ro tiềm tàng
RRKS Rủi ro kiểm soát
RRPH Rủi ro phát hiện
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.02v
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ 1.1 QUY TRÌNH KẾ TOÁN CHU KỲ HUY ĐỘNG VÀ HOÀN
TRẢ VỐN VAY......................................................................................... 8
Bảng 1.1 Bảng tóm tắt công việc kiểm toán số dư tiền vay 27
Bảng 2.1 Doanh thu hoạt động kinh doanh của Công ty 31
trong giai đoạn 2011-2015 31
Sơ đồ 1.2:Mô hìnhtổ chức quảnlý củaCôngtyTNHHGrantThornton Việt Nam
32
Sơ đồ 1.3: Quy trình kiểm soát chất lượng tại Grant Thornton 40
Bảng 2.2: Xác định mức trọng yếu tại Chi nhánh ABC 45
Bảng 2.3 Trích giấy tờ làm việc - Tìm hiểu hệ thống KSNB 50
về chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại Chi nhánh ABC 50
Bảng 2.4 Trích giấy tờ làm việc 51
Bảng phân tích tình hình biến động các khoản vay nợ trong kì 51
Bảng 2.5 Trích giấy tờ làm việc – Bảng tổng hợp các khoản vay ngắn hạn 53
Bảng 2.6 Trích giấy tờ làm việc – Chi tiết các khoản vay ngắn hạn 55
Bảng 2.7 Trích giấy tờ làm việc – Bảng tính lãi vay ngắn hạn 60
Bảng 2.8 Trích giấy tờ làm việc – Bảng tổng hợp các khoản vay dài hạn 63
Bảng 2.9 Trích giấy tờ làm việc – Chi tiết khoản vay dài hạn 65
Bảng 2.10 Trích giấy tờ làm việc – Bảng tính lãi vay dài hạn 68
Bảng 2.11: Giấy tờ làm việc – Tổng hợp các vấn đề phát sinh 71
đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay 71
Bảng 2.12: Trích giấy tờ làm việc – Bảng tổng hợp số liệu (Lead Schedule) 72
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.021
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự phát triển của thị trường tài chính và sự phát triển của kế toán đòi hỏi sự
phát triển không ngừng của các công cụ kiểm soát kế toán. Kiểm toán ra đời và phát
triển là một tất yếu khách quan do yêu cầu phục vụ quản lý nhằm cung cấp thông tin
trung thực, tin cậy cho mọi đối tượng quan tâm. Trong bối cảnh Việt Nam đang
từng bước chuyển mình và hòa cùng vào sự phát triển chung của thế giới, với sự
phát triển và nhu cầu ngày càng lớn của hệ thống minh bạch thông tin tài chính,
kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng không chỉ là bên thứ ba độc lập thực
hiện việc kiểm soát kế toán, tạo niềm tin cho nhà đầu tư mà còn là công cụ hữu hiệu
của Nhà nước trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp.
Để đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của mình trong trường hợp doanh
nghiệp thiếu một lượng tiền mặt để thực hiện giao dịch thanh toán hay chi trả mà
vốn chủ sở hữu không đáp ứng được hay tiền của doanh nghiệp lại chưa thu hồi kịp
thời, doanh nghiệp tạm thời vay, mượn của cá nhân hay tổ chức nào đó một khoản
tiền ngắn hạn hay dài hạn tùy theo nhu cầu sử dụng. Việc phản ánh ghi chép, quản
lý và sử dụng hiệu quả các khoản vay có ảnh hưởng trọng yếu đến việc đưa ra ý
kiến của kiểm toán viên trong việc đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán báo cáo tài
chính.
Bởi những lý do trên, trong thời gian thực tập vừa qua tại công ty TNHH
Grant Thornton Việt Nam, em đã đi sâu nghiên cứu quy trình kiểm toán chu kỳ huy
động và hoàn trả vốn vay tại Công ty và hoàn thiện bài luận cuối khóa của mình với
đề tài:
“Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay
trong Kiểm toán Báo cáo Tài chính do công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam
thực hiện”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Khái quát lý luận về quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn
vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.022
- Làm rõ quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay do Công ty
TNHH Grant Thornton Việt Nam thực hiện.
- Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và
hoàn trả vốn vay tại Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn
vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
- Phạm vi nghiên cứu: quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn
vay (bao gồm vay ngắn hạn và vay dài hạn) do Công ty TNHH Grant Thornton Việt
Nam thực hiện.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chung: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê nin, nghiên cứu hoạt động kiểm toán độc lập trong
mối liên hệ với các hoạt động kinh tế xã hội khác và trong điều kiện thực tế tại Việt
Nam.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: kết hợp phân tích và sử dụng bảng biểu, sơ
đồ diễn giải minh họa và một số phương pháp khác.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán chu kỳ huy động
và hoàn trả vốn vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại các tổ chức kiểm toán
độc lập.
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả
vốn vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Grant Thornton
Việt Nam thực hiện.
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy
động và hoàn trả vốn vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH
Grant Thornton Việt Nam.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.023
Trong thời gian thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận
tình của Thạc sĩ.NCS Phí Thị Kiều Anh cùng các anh/chị trong Công ty TNHH
Grant Thornton Việt Nam để có thể hoàn thành đề tài này. Vì thời gian thực tập có
hạn, nhận thức của bản thân còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu
sót cả về nội dung và hình thức. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy,các
cô để em có thể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình được tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.024
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
CHU KỲ HUY ĐỘNG VÀ HOÀN TRẢ VỐN VAY TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Khái quát chung về chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay ảnh hưởng
đến công tác kiểm toán BCTC
Các khoản vay cũng như trái phiếu là phần bổ sung vốn chủ sở hữu để đảm
bảo cho doanh nghiệp có điều kiện hoạt động bình thường. Tuy nhiên khác với trái
phiếu là phần huy động của các doanh nghiệp được phép phát hành thì khoản vay là
quan hệ bình đẳng giữa các doanh nghiệp, kèm theo điều kiện thế chấp tài sản và sử
dụng đúng mục đích vay. Mặt khác, khoản vay lại có nhiều loại với điều kiện vay
và lãi suất khác nhau tùy theo mục đích vay. Vì vậy ngoài những mục tiêu kiểm
toán Báo cáo tài chính, kiểm toán các khoản vay cần hướng đến cả việc tuân thủ các
quy định về vay và sử dụng vốn.
Thông thường các khoản vay đều có sự giám sát kiểm tra của ngân hàng hoặc
đối tượng cho vay trước khi vay và trong quá trình sử dụng tiền vay theo một quy
trình chặt chẽ. Tuy nhiên, trách nhiệm cuối cùng về khoản tiền vay vẫn thuộc về
doanh nghiệp kể cả tiền vay gốc, lãi vay và hoàn trả cả gốc và lãi vay cũng như sử
dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết. Do đó, hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn
vị cần được kiểm tra thường xuyên.
Khi đơn vị vay vốn từ ngân hàng mà phải đảm bảo bằng tài sản, đơn vị có thể
đảm bảo bằng cách sau:
- Đơn vị cầm cố, thế chấp bằng tài sản của mình.
- Thế chấp, cầm cố bằng tài sản của bên thứ ba
- Có thể đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay.
Kiểm soát nội bộ của đơn vị cần được tổ chức chặt chẽ từ khâu phê chuẩn của
người có trách nhiệm, qua ký kết hợp đồng vay, theo dõi và sử dụng vốn vay để
hoàn trả vốn gốc và lãi vay tùy theo thời hạn vay: ngắn hạn hay dài hạn.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.025
Các khoản vay ngắn hạn thường gắn với mua hàng và thanh toán tiền hàng.
Do đó kiểm toán vốn vay ngắn hạn thường gắn với nghiệp vụ mua hàng và thanh
toán tiền hàng. Các khoản vay dài hạn thường liên quan đến đầu tư phát triển, có
quy mô lớn và hướng thanh toán nhiều lần. Do đó kiểm soát nội bộ cần quan tâm từ
phê chuẩn và các biện pháp khác để kiểm tra định kỳ để đánh giá sự cần thiết và
hiệu quả của việc sử dụng vốn vay, cũng như việc thanh toán các khoản vay này.
Do có nhiều khoản vay với thời hạn và lãi suất khác nhau nên trước khi kiểm toán,
có thể yêu cầu đơn vị lập “Bảng kê vốn vay và lãi tính dồn”.
Vốn vay là một cấu thành của vốn doanh nghiệp, một doanh nghiệp sẽ hoạt
động hiệu quả hơn khi doanh nghiệp đó biết sử dụng vốn vay có hiệu quả và biết cơ
cấu vốn vay trong tổng vốn, biết tận dụng được các nguồn cho vay để cắt giảm chi
phí với lãi vay thấp nhất, có lợi nhất cho doanh nghiệp.
1.1.2 Phân loại các khoản vay
Có nhiều cách phân loại và quản lý nguồn vốn vay, tuy nhiên có hai cách phân
loại phổ biến nhất đối với các khoản vay là: vay ngắn hạn và vay dài hạn. Căn cứ
vào thời hạn cho vay mà đơn vị đi vay có thể phân loại các khoản vay.
Vay ngắn hạn là khoản vay có thời gian đáo hạn hay còn gọi là thời hạn thanh
toán cả gốc và lãi vay trong thời gian một (1) năm hay một (1) chu kỳ kinh doanh.
Vay dài hạn là khoản vay có thời hạn trả gốc trên một (1) năm hay ngoài một
(1) chu kỳ kinh doanh mà doanh nghiệp phải hoàn trả.
Hình thức trả lãi tiền vay có thể trả lãi từng tháng, trả đầu kỳ hoặc trả lãi cuối
kỳ vay tùy theo hợp đồng vay.
Nghiệp vụ vay vốn và hoàn trả là một loại hoạt động bình thường của hầu hết
các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Việc quản lý các nghiệp vụ
thuộc hoạt động này cũng được đặt ra đối với các nhà quản lý của đơn vị.
1.1.3 Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với chu kỳ huy động và hoàn trả
vốn vay
Tài khoản kế toán sử dụng: Tài khoản 341-Vay và nợ thuê tài chính
Nguyên tắc kế toán
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.026
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính và
tình hình thanh toán các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính của doanh nghiệp. Không
phản ánh vào tài khoản này các khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu hoặc
phát hành cổ phiếu ưu đãi có điều khoản bắt buộc bên phát hành phải mua lại tại
một thời điểm nhất định trong tương lai.
b) Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết kỳ hạn phải trả của các khoản vay, nợ
thuê tài chính. Các khoản có thời gian trả nợ hơn 12 tháng kể từ thời điểm lập Báo
cáo tài chính, kế toán trình bày là vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Các khoản đến
hạn trả trong vòng 12 tháng tiếp theo kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán
trình bày là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn để có kế hoạch chi trả.
c) Các chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải
trả), như chi phí thẩm định, kiểm toán, lập hồ sơ vay vốn... được hạch toán vào chi
phí tài chính. Trường hợp các chi phí này phát sinh từ khoản vay riêng cho mục
đích đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang thì được vốn hóa.
d) Đối với khoản nợ thuê tài chính, tổng số nợ thuê phản ánh vào bên Có của
tài khoản 341 là tổng số tiền phải trả được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thanh
toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê.
e) Doanh nghiệp phải hạch toán chi tiết và theo dõi từng đối tượng cho vay,
cho nợ, từng khế ước vay nợ và từng loại tài sản vay nợ. Trường hợp vay, nợ bằng
ngoại tệ, kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên tệ và thực hiện theo nguyên tắc:
- Các khoản vay, nợ bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán theo
tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh;
- Khi trả nợ, vay bằng ngoại tệ, bên Nợ tài khoản 341 được quy đổi theo tỷ giá
ghi sổ kế toán thực tế đích danh cho từng đối tượng;
- Khi lập Báo cáo tài chính, số dư các khoản vay, nợ thuê tài chính bằng ngoại
tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài
chính.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.027
- Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc thanh toán và đánh giá lại cuối
kỳ khoản vay, nợ thuê tài chính bằng ngoại tệ được hạch toán vào doanh thu hoặc
chi phí hoạt động tài chính.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 341- Vay và nợ thuê tài
chính
Bên Nợ:
- Số tiền đã trả nợ của các khoản vay, nợ thuê tài chính;
- Số tiền vay, nợ được giảm do được bên cho vay, chủ nợ chấp thuận;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư vay, nợ thuê tài chính bằng
ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).
Bên Có:
- Số tiền vay, nợ thuê tài chính phát sinh trong kỳ;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư vay, nợ thuê tài chính bằng
ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam).
Số dư bên Có: Số dư vay, nợ thuê tài chính chưa đến hạn trả.
Tài khoản 341 - Vay và nợ thuê tài chính có 2 tài khoản cấp 2
Tài khoản 3411 - Các khoản đi vay: Tài khoản này phản ánh giá trị các
khoản tiền đi vay và tình hình thanh toán các khoản tiền vay của doanh nghiệp (tài
khoản này không phản ánh các khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu).
Tài khoản 3412 - Nợ thuê tài chính: Tài khoản này phản ánh giá trị khoản nợ
thuê tài chính và tình hình thanh toán nợ thuê tài chính của doanh nghiệp.
Quy trình kế toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay được trình bày ở Sơ đồ
1.1
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.028
Sơ đồ 1.1 Quy trình kế toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay
111,112 341 152, 153, 156
Thanh toán nợ vay Vay mua nguyên vật liệu
133
Thuế
GTGT
(nếu có)
515 635 211, 213, 241
Lãi Lỗ Vay mua Tài sản, xây dựng cơ bản
tỷ giá tỷ giá
Vay thanh toán cho 341,331
người bán, trả nợ vay
515 Lãi tỷ giá Lỗ tỷ giá 635
111, 112
Vay bằng tiền mặt
Lỗ chênh lệch tỷ giá 413
do đánh giá lại cuối năm
Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối năm
Trong mỗi bước của quy trình, các chứng từ cần thiết phải được lập làm cơ
sở để Kế toán tiến hành đối chiếu và hạch toán vào Sổ chi tiết.
Các chứng từ kế toán huy động vốn vay và hoàn trả:
- Hợp đồng vay vốn
- Giấy nhận nợ
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.029
- Giấy báo có, giấy báo nợ của ngân hàng
- Bảng tổng hợp các khoản vay và tính lãi vay
Kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ huy động vốn và hoàn trả trong doanh nghiệp
Chu kỳ huy động vốn và hoàn trả cũng giống như bất kì chu kỳ nào khác trong
BCTC đều đặt dưới sự kiểm soát của hệ thống KSNB. Hoạt động kiểm soát nội bộ
đối với nghiệp vụ vay và hoàn trả nợ vay chủ yếu thông qua nguyên tắc “ủy quyền
và phê chuẩn”. Việc quản lí tiền vay phải được tổ chức theo dõi, quản lí chi tiết tình
hình vay, trả theo từng chủ nợ và từng lần vay, trả. Định kỳ số dư nợ vay phải được
đối chiếu với chủ nợ.
Thông thường các khoản vay đều có sự giám sát kiểm tra của ngân hàng, cá
nhân hay tổ chức tín dụng trước khi cho vay và trong quá trình sử dụng tiền vay.
Tuy nhiên trách nhiệm cuối cùng về các khoản vay vẫn thuộc về doanh nghiệp nên
hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị cần được quan tâm thường xuyên. Hệ thống
kiểm soát nội bộ về vốn vay cần được tổ chức và kiểm soát chặt chẽ từ khâu phê
chuẩn của người có trách nhiệm đến sử dụng vốn vay, hoàn trả gốc và lãi vay tùy
theo thời hạn vay.
Mục tiêu KSNB Nội dung và thể thức thủ tục kiểm soát
Đảm bảo cho các
nghiệp vụ huy
động vốn được
ghi nhận có căn
cứ hợp lý
Quy định, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thức hiện các quy
định về:
- Chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người đề
xuất và lập kế hoạch vay vốn, quyền hạn và trách nhiệm của
người phê duyệt và phê chuẩn các khoản vay, trách nhiệm theo
dõi, ghi chép, phản ánh các khoản nợ phải trả và tình hình thanh
toán từng khoản cho từng chủ nợ.
- Đánh số chứng từ, hợp đồng vay vốn, hợp đồng thương mại,
tính liên tục của hóa đơn mua hàng…
- Các chứng minh cho ngiệp vụ vay vốn (khế ước vay, giấy báo
có ngân hàng, chứng từ thanh toán lãi vay…)
Đảm bảo cho các
khoản vay và nợ
được phê chuẩn
-Kiểm tra việc thực hiện các quy định về trình tự, các bước
công việc như trình tự thực hiện xét duyệt vay vốn, các quy chế
quản lý tài chính…
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0210
đúng đắn -Các khoản vốn vay được huy động phải được phê chuẩn phù
hợp với chính sách vay vốn của công ty. Thủ tục kiểm soát:
xem xét hồ sơ huy động vốn để đánh giá mức độ phù hợp với
chính sách của công ty.
Dẩm bảo sự đánh
giá đúng đắn,
hợp lý của ngiệp
vụ huy động vốn
Cơ sở tính toán các khoản vay, nợ phải đảm bảo đúng đắn, hợp
lý. Thủ tục kiểm soát:
-Kiểm tra, so sánh số liệu trên Hợp đồng thương mại (khế ước
vay) với số liệu trên sổ ghi nhận khoản vay, nợ.
-Kiểm tra việc quy đổi tỷ giá ngoại tệ (với khoản vay bằng
ngoại tệ)
Đảm bảo cho
việc phân loại và
hạch toán đúng
đắn các nghiệp
vụ huy động vốn
Việc phân loại và ghi sổ có đảm bảo chia thành các khoản vay
ngắn hạn, dài hạn, nợ ngắn hạn, dài hạn căn cứ vào thời hạn
thanh toán của từng khoản nợ phải trả ..Thủ tục kiểm soát:
-Kiểm tra nội dung vay trên hợp đồng vay, hợp đồng thương
mại, các biên bản ký quỹ, ký cược ngắn hạn…
-Kiểm tra hồ sơ hạch toán có đảm bảo đúng tài khoản, quan hệ
đối ứng và số tiền (trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết)
Đảm bảo cho
việc hạch toán
đầy đủ và đúng
kỳ các nghiệp vụ
huy động vốn,
thu tiền
Nghiệp vụ phát sinh phải được ghi sổ đầy đủ, không thừa, thiếu,
trùng. Thủ tục kiểm soát: So sánh số lượng nghiệp vụ vay trong
kỳ với số lượng bút toán ghi nhận vay; Kiểm tra tính liên tục bộ
chứng từ vay vốn.
Ghi sổ kịp thời, đúng kỳ.Thủ tục kiểm soát: Kiểm tra tính phù
hợp ngày phát sinh nghiệp vụ với ngày ghi sổ nghiệp vụ.
Đảm bảo sự cộng
dồn (tính toán
tổng hợp) đúng
đắn các nghiệp
vụ huy đọng vốn
và thu tiền.
Số liệu phải được tính toán tổng hợp (cộng dồn) đầy đủ, chính
xác. Thủ tục kiểm soát: Kiểm tra kết quả tính toán lãi vay theo
kỳ vay; so sánh số liệu tổng hợp từ các sổ chi tiết vay (theo chủ
nợ) với sổ tổng hợp. Kiểm tra việc phân tách khoản nợ gốc phải
trả và lãi vay đã thanh toán trong kỳ.,.
Nội dung KSNB đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay có thể khái quát
ở các bước công việc chính như sau:
1) Đơn vị xây dựng và phổ biến các quy định về quản lý đối với hoạt động
huy động vốn. Những quy định này có thể chia làm hai (2) loại chính sau đây:
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0211
- Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của từng
người có liên quan đến chu kỳ này (như quy định về chức năng đề xuất và lập kế
hoạch vay vốn, quyền hạn và trách nhiệm của người xét duyệt và phê chuẩn các
khoản vay, trách nhiệm theo dõi, ghi chép, phản ánh các khoản nợ phải trả và tình
hình thanh toán từng khoản cho từng chủ nợ). Những quy định này có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc phân chia trách nhiệm, quyền hạn và nội dung công việc từng
người liên quan đến hoạt động này. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện trách nhiệm kiểm
soát đối với từng khâu: Kiểm soát phê duyệt kế hoạch vay, kiểm soát thanh toán
khoản vay, kiểm soát quản lí vốn vay...
- Quy định về trình tự, các bước công việc như trình tự thực hiện xét duyệt
vay vốn, các quy chế quản lý tài chính...
2) Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định nói trên bằng cách tổ
chức phân công, bố trí nhân sự, phổ biến, đào tạo về chức năng, nhiệm vụ của từng
bộ phận, đồng thời thực hiện kiểm tra và giám sát chặt việc sử dụng, thanh toán các
nguồn vốn vay theo quy định của đơn vị và Nhà nước.
1.2 Khái quát về kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong kiểm
toán Báo cáo tài chính
1.2.1 Ý nghĩa của kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong kiểm
toán Báo cáo tài chính
Huy động vốn là quá trình đầu tiên của hoạt động kinh doanh bởi bất kỳ hoạt
động kinh doanh nào cũng đòi hỏi một lượng vốn nhất định. Nghiệp vụ huy động
vốn và hoàn trả bảo đảm cho doanh nghiệp có được lượng vốn cần thiết để hoạt
động và phát triển.
Huy động vốn vay và hoàn trả là một trong những chu kỳ quan trọng của
doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn vay sao cho hợp lý và hiệu quả, bảo toàn và phát
triển vốn và là điều quan tâm của các nhà quản lý trong doanh nghiệp. Hơn nữa, các
chỉ tiêu liên quan đến chu kỳ này, nếu có sai phạm sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình
tài chính và kết quả kinh doanh. Mặt khác, các chỉ tiêu trong chu kỳ này thường liên
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0212
quan đến các chỉ tiêu trên BCTC như tiền, nợ vay, chi phí lãi vay... cũng như việc
thực hiện cam kết về quyền và nghĩa vụ đối với việc tiếp nhận và hoàn trả vốn.
Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay là công việc kiểm toán khá
phức tạp, có liên quan đến tính tuân thủ trong việc vay và sử dụng vốn vay cũng
như tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn đó.
Vì những lí do trên, nên kiểm toán chu kỳ này có ý nghĩa rất quan trọng đối
với doanh nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay
1.2.1.1 Các thông tin tài chính liên quan đến chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay
Trên bảng cân đối kế toán
+ Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (Mã số 320)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay, còn nợ các
ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác có kỳ hạn thanh toán
còn lại không quá 12 tháng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn
cứ vào số dư Có chi tiết của TK 341 và 34311 (chi tiết phần đến hạn thanh toán
trong 12 tháng tiếp theo).
+ Vay và nợ thuê tài chính dài hạn (Mã số 338)
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp vay, nợ của các ngân hàng, tổ
chức, công ty tài chính và các đối tượng khác, có kỳ hạn thanh toán còn lại trên 12
tại thời điểm báo cáo, như: Số tiền Vay ngân hàng, khoản phải trả về tài sản cố định
thuê tài chính, tiền thu phát hành trái phiếu thường... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này
là số dư Có chi tiết các tài khoản: TK 341 và kết quả tìm được của số dư Có TK
34311 trừ (-) dư Nợ TK 34312 cộng (+) dư Có TK 34313.
Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chi phí tài chính (Mã số 22):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí
bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh,... phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh
nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 635 “Chi
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0213
phí tài chính” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ
báo cáo.
Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có
tư cách pháp nhân, các khoản chi phí tài chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều
phải loại trừ.
Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
a) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp trực tiếp
-Tiền lãi vay đã trả (Mã số 04)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo cáo,
bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả của
các kỳ trước đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này.
Chỉ tiêu này không bao gồm số tiền lãi vay đã trả trong kỳ được vốn hóa vào
giá trị các tài sản dở dang được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Trường
hợp số lãi vay đã trả trong kỳ vừa được vốn hóa, vừa được tính vào chi phí tài chính
thì kế toán căn cứ tỷ lệ vốn hóa lãi vay áp dụng cho kỳ báo cáo theo quy định của
Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay” để xác định số lãi vay đã trả của luồng tiền từ
hoạt động kinh doanh và luồng tiền hoạt động đầu tư.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113
(chi tiết tiền chi trả lãi tiền vay); sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền trả
lãi vay từ tiền thu các khoản phải thu) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế
toán TK 335, 635, 242 và các Tài khoản liên quan khác. Chỉ tiêu này được ghi bằng
số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
b) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp gián tiếp
- Chi phí lãi vay (Mã số 06)
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay đã ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh trong kỳ báo cáo, kể cả chi phí phát hành trái phiếu của trái phiếu
thường và trái phiếu chuyển đổi; Số chi phí lãi vay hàng kỳ tính theo lãi suất thực tế
được ghi tăng cấu phần nợ của trái phiếu chuyển đổi. Chỉ tiêu này được lập căn cứ
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0214
vào sổ kế toán TK 635 (chi tiết chi phí lãi vay kỳ báo cáo) sau khi đối chiếu với chỉ
tiêu “Chi phí lãi vay” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”.
Tiền lãi vay đã trả (Mã số 14)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo cáo,
bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả của
các kỳ trước đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này.
Chỉ tiêu này không bao gồm số tiền lãi vay đã trả trong kỳ được vốn hóa vào
giá trị các tài sản dở dang được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Trường
hợp số lãi vay đã trả trong kỳ vừa được vốn hóa, vừa được tính vào chi phí tài chính
thì kế toán căn cứ tỷ lệ vốn hóa lãi vay áp dụng cho kỳ báo cáo theo quy định của
Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay” để xác định số lãi vay đã trả của luồng tiền từ
hoạt động kinh doanh và luồng tiền hoạt động đầu tư.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113
(chi tiết tiền chi trả lãi tiền vay); sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền trả
lãi vay từ tiền thu các khoản phải thu) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế
toán TK 335, 635, 242 và các Tài khoản liên quan khác.
Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh
trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi
trong ngoặc đơn (…).
1.2.2.2 Mục tiêu kiểm toán chu kì
Mục tiêu kiểm toán Báo cáo tài chính là để xác minh và bày tỏ ý kiến về tính
trung thực và hợp lí của các thông tin tài chính trình bày trên Báo cáo tài chính. Đối
với mỗi khoản mục, mỗi chu kỳ đều có mục tiêu chung và mục tiêu riêng. Đối với
chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay, mục đích chung là đánh giá sự thay đổi số dư
các tài khoản liên quan, sự trung thực và phù hợp với các nguyên tắc kế toán được
thừa nhận. Từ mục đích chung của kiểm toán, có thể phát triển thành các mục tiêu
chung và mục tiêu cụ thể đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay như sau:
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0215
Mục tiêu kiểm toán chung đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay là
đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ( KSNB) đối với khoản vay, mức độ trung thực
và hợp lý của các nghiệp vụ về khoản vay cùng với mức độ phù hợp của việc trình
bày các thông tin tài chính trọng yếu có liên quan đến các khoản vay.
Mục tiêu cụ thể bao gồm các mục tiêu sau:
Tính hiện
hữu
Các khoản vay được hạch toán tương ứng với thực tế các hoạt động
đầu tư. Nghiệp vụ đã được ghi chép liên quan đến tài khoản vay đều
thực sự xảy ra và số dư các tài khoản vay thực sự tồn tại. Thực tế tại
một số doanh nghiệp, tồn tại tình trạng khai khống khoản vay và chi
phí lãi vay. Các khoản vay được hạch toán tương ứng với thực tế các
hoạt động đầu tư. Nghiệp vụ đã được ghi chép liên quan đến tài
khoản vay đều thực sự xảy ra và số dư các tài khoản vay thực sự tồn
tại. Thực tế tại một số doanh nghiệp, tồn tại tình trạng khai khống
khoản vay và chi phí lãi vay.
Tính đầy đủ Tất cả các nghiệp vụ vay, nợ xảy ra thì đều được ghi chép đầy đủ
trong sổ sách, báo cáo kế toán. Nếu trong trường hợp một doanh
nghiệp vô tình hoặc cố ý không ghi chép một hợp đồng vay bao gồm
cả số tiền gốc, lãi vay, thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay thì đã vi
phạm mục tiêu này.
Tính toán,
đánh gía
Các nghiệp vụ có gốc ngoại tệ được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo
đúng tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm ghi nhận khoản vay. Còn đối
với doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán, thì việc ghi nhận các
nghiệp vụ liên quan đến tài khoản vay sử dụng tỷ giá hạch toán
nhưng cuối kỳ phải tiến hành điều chỉnh theo tỷ giá ngày 31 tháng
12. Ví dụ trong doanh nghiệp hạch toán theo tỷ giá thực tế, đối với
khoản vay ngắn hạn ngân hàng, khi ghi nhận khoản vay này, trong sổ
cái Tài khoản 341- Ngân hàng A: hạch toán theo tỷ giá tại ngày ghi
nhận, trong những lần thanh toán tiếp theo thì hạch toán theo tỷ giá
ngoại tệ tại ngày thanh toán. Việc ghi chép này, phải đảm bảo sử
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0216
dụng đúng tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm thanh toán.
Quyền và
nghĩa vụ
Đơn vị có nghĩa vụ thanh toán mọi khoản vay được ghi nhận trên
bảng cân đối kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Xem xét
các khoản vay này có thực sự là nghĩa vụ của doanh nghiệp hay
không.
Tính đúng
kỳ
Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán phải được ghi chép vào sổ
sách. Bao hàm việc xem xét ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tài
khoản vay có được ghi chép trong kỳ kế toán do doanh nghiệp quy
định hay không? Nếu việc ghi chép không đúng sẽ gây ảnh hưởng
đến số dư các tài khoản liên quan trong kỳ và các kỳ tiếp theo.
Phân loại
và trình bày
Các nguyên tắc kế toán sử dụng tương ứng với các Chuẩn mực áp
dụng trong khuôn khổ kiểm toán. Đối với các nghiệp vụ liên quan
đến vay phải được trình bày vào các tài khoản thích hợp. Đôi khi, các
nghiệp vụ vay được ghi nhận cho Ngân hàng A lại hạch toán sang
Ngân hàng B, hay ghi nhận các khoản vay ngắn hạn thành khoản vay
dài hạn là vi phạm mục tiêu này.
Tính chính
xác
Tất cả các khoản vay và nợ tương tự bao gồm cả tiền lãi phải trả
được hạch toán và tính toán một cách chính xác. Việc tính toán, ghi
sổ và chuyển số chính xác, đảm bảo số dư cuối kỳ của các khoản vay
được ghi chép chính xác, hợp lý và đầy đủ.
1.2.2.3 Căn cứ kiểm toán
Để đạt được các mục tiêu kiểm toán trên, KTV cần phải thực hiện thu thập các
bằng chứng kiểm toán làm căn cứ để đưa ra ý kiến kết luận của mình. Các bằng
chứng này được lấy nguồn tài liệu liên quan trực tiếp đến chu kỳ huy động và hoàn
trả vốn vay của đơn vị được kiểm toán.
Khi tiến hành kiểm toán nguồn vốn vay, kiểm toán viên cần dựa vào những
nguồn thông tin, tài liệu về các quy định pháp luật, quá trình phê chuẩn cũng như
quá trình xử lí kế toán có liên quan. Các nguồn tài liệu (hay các căn cứ) cụ thể để
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0217
kiểm toán rất phòng phú và đa dạng về hình thức, nguồn gốc cũng như nội dung. Về
nguồn gốc của tài liệu có thể thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài đơn vị được kiểm
toán. Về nội dung, các tài liệu này có thể chứa đựng các thông tin tài chính và thông
tin phi tài chính. Tổng hợp lại, những nguồn tài liệu chủ yếu được dung làm căn cứ
kiểm toán gồm:
Nguồn tài liệu từ đơn vị được kiểm toán:
- Báo cáo tài chính của đơn vị, gồm Bảng cân đối kế toán ( báo cáo các
thông tin như vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn); Bản thuyết minh BCTC (báo
cáo các thông tin chi tiết về vay dài hạn, cụ thể vay ngân hàng, vay đối tượng khác,
nợ dài hạn)
- Các sổ hạch toán liên quan đến hoạt động huy động vốn và hoàn trả bao gồm
sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán. Các sổ kế toán bao gồm sổ kế toán
tổng hợp và sổ kế toán chi tiết các tài khoản có liên quan chủ yếu như TK 341.
- Các chứng từ kế toán liên quan đến hoạt động huy động vốn vay và hoàn trả.
Các chứng từ này chứng minh nghiệp vụ ghi sổ về tăng, giảm vốn vay là thực sự
phát sinh và là căn cứ để ghi sổ kế toán như: chứng từ về nhận tiền vay, trả nợ tiền
vay, bảng tính lãi vay phải trả, các biên bản đối chiếu số dư nợ vay với ngân hàng
và các đối tượng khác.
- Các chính sách và quy chế KSNB do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
ban hành hoặc do chính đơn vị ban hành; các quy định về hình thức vốn huy động
của đơn vị; phân cấp huy động vốn bao gồm thẩm quyền quyết định huy động vốn.
Thông tin xác nhận từ bên ngoài:
Xác nhận từ bên ngoài được sử dụng để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán
thích hợp cho chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay nhằm hỗ trợ cho cơ sở dẫn liệu
của báo cáo kiểm toán của chu kỳ này. Để quyết định có sử dụng thông tin xác nhận
từ bên ngoài hay không cần xem xét: mức độ trọng yếu, mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi
ro kiểm soát và khả năng có thể làm giảm rủi ro kiểm toán xuống mức thấp nhất có
thể chấp nhận được từ những bằng chứng kiểm toán này.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0218
Mối quạn hệ giữa thủ tục xác nhận từ bên ngoài với mức độ rủi ro tiềm tàng và
rủi ro kiểm soát: Xác nhận của bên ngoài có thể được sử dụng ngay cả khi rủi ro
tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp. Tuy nhiên khi mức độ rủi ro
tiềm tàng và rủi ro kiểm soát càng được đánh giá là cao thì sử dụng xác nhận từ bên
ngoài càng có hiệu quả để cung cấp các bằng chứng kiểm toán phù hợp và đáng tin
cậy.
Sự tin cậy của các bằng chứng kiểm toán được xác nhận từ bên ngoài bị ảnh
hưởng do nhiều yếu tố khác nhau, KTV cần gửi thư yêu cầu xác nhận tới cá nhân, tổ
chức cho vay và cần lưu ý khi xác lập nội dung các yêu cầu xác nhận về khoản cho
vay.
Khi không có sự phản hồi về các yêu cầu xác nhận từ các cá nhân, tổ chức cho
vay, KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.
1.2.2.3 Các rủi ro thường gặp
Về chứng từ:
- Các khoản hợp đồng hết hạn nhưng chưa kí hợp đồng gia hạn.
- Các đơn vị cấp dưới vay vốn của đơn vị cấp trên, nhưng chỉ có thông báo
của Tập đoàn mà không có chứng từ kèm theo khác như hợp đồng vay, cơ sở tính
lãi.
Về vấn đề theo dõi chi tiết:
- Chưa mở sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản vay có gốc ngoại tệ theo
nguyên tệ.
- Hạch toán chi tiết các khoản vay theo từng dự án, công trình; chưa tổng
hợp được theo dõi theo đối tượng cho vay, khế ước/hợp đồng cho vay. Do đó khi
cần tổng hợp thông tin để đối chiếu với bên cho vay sẽ phái mất rất nhiều thời gian.
Về kế toán:
- Chưa đánh giá lại số dư công nợ cuối kì đối với các khoản vay có gốc
ngoại tệ.
- Chưa đánh giá, phân loại lại các khoản vay theo thời hạn thanh toán tại
thời điểm cuối năm.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0219
- Khoản vay ghi nhận trên tài khoản phải trả khác (TK 338).
- Việc ghi nhận khoản chi phí lãi vay theo thời điểm nhận được thông báo
tính lãi theo kì của bên cho vay.
Đối với các khoản vay mà lãi vay và vốn vay thanh toán vào cuối thời hạn
vay, khách hàng không ghi nhận chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào tài khoản 335,
hoặc không tính lãi vay phải trả phát sinh trong kỳ.
1.3.3 Quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay
1.3.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán
Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán:
Lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểm
toán nhằm chuẩn bị những yêu cầu cơ bản trong công tác kiểm toán chu kỳ huy
động và hoàn trả vốn vay, mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã
được quy định thành chuẩn mực và đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân theo đầy đủ
nhằm đảm bảo tiến hành công tác kiểm toán chu kì huy động và hoàn trả vốn vay
một cách có hiệu quả và chất lượng.
KTV phải lập kế hoạch kiểm toán cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm
toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh
trọng yếu của công tác kiểm toán, phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm
ẩn, đảm bảo công tác kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn đã phân bổ cho
khoản mục và chu kỳ. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc cho
trợ lý kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán
chu kỳ này.
Mục đích của việc lập kế hoạch kiểm toán cho chu kỳ huy động và hoàn trả
vốn vay:
- Thu thập được các bằng chứng đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra
các ý kiến xác đáng về các kết luận đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay.
Từ đó giảm thiểu các sai sót xảy ra đối với các khoản mục liên quan đến chu kỳ
này.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0220
- Phối hợp hiệu quả đối với các khoản mục khác giúp KTV có thể tiến
hành cuộc kiểm toán theo đúng chương trình đã lập với các chi phí ở mức hợp lý
được phân bổ cho các khoản mục liên quan đến chu kỳ này.
- Qua kế hoạch kiểm toán, KTV có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng
công việc kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay đang được thực hiện,
nâng cao chất lương, hiệu quả kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay cũng gồm ba (3) bộ
phận:
Để giúp cho việc lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán
được thực hiện có hiệu quả, Giám đốc kiểm toán và Kiểm toán viên cao cấp thường
lập Chiến lược kiểm toán. Theo chuẩn mực Kiểm toán số 300, Kế hoạch chiến lược
là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc
kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi
trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương
pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục
kiểm toán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện
công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến.
Chương trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay là toàn bộ những
chỉ dẫn cho KTV và trợ lí kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán chu kỳ này
và là phương tiện ghi chép, theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện trong giai đoạn
kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng khoản mục, nội
dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính
cần thiết cho khoản mục này.
Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạch
kiểm toán tổng thể, bao gồm các bước công việc như sau:
Thu thập thông tin về các khoản vay
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0221
Thông tin về các khoản vay có thể thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau.
Tuy nhiên đối với từng nguồn thông tin thu thập cần có sự đánh giá về mức độ tin
cậy của chúng:
Thực hiện thủ tục phân tích các khoản vay
Quy trình phân tích là việ phân tích số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng.
Qua đó tìm ra những xu hướng biến động và mối quan hệ mâu thuẫn với các thông
tin liên quan khác hoặc có sự chệnh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến. Bao gồm việc
so sánh thông tin về các khoản vay theo kì kinh doanh , từng đối tượng cho vay, so
sánh lãi vay thực tế phải trả so với kế hoạch, so sánh các khoản vay ngắn hạn và dài
hạn, so sánh thông tin về các khoản vay trong cơ cấu vốn với các nguồn vốn khác.
Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán của các khoản vay
Đánh giá tính trọng yếu là bước cơ bản và quan trọng trong cuộc kiểm toán
BCTC, KTV cần ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được, xác định phạm vi
của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác
định bản chất, thời gian và phạm vi các khảo sát kiểm toán. Từ việc ước lượng mức
trọng yếu của BCTC, KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục,
trong đó có các khoản vay. Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp cho KTV
lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp.
Đánh giá rủi ro là việc dựa trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn
bộ BCTC và phân bổ đối với từng khoản mục, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra
sai sót trọng yếu ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như đối với từng khoản mục để
phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán
cho từng khoản mục.
Mức độ rủi ro được xác định theo mô hình sau:
DAR = IR x CR x DR → DR =
𝐷𝐴𝑅
𝐼𝑅 𝑥 𝐶𝑅
Trong đó: DAR: Rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận
IR: Rủi ro tiềm tàng
CR: Rủi ro kiểm soát
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0222
IR: Rủi ro phát hiện
Tìm hiểu hệ thống Kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn
vay và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản vay.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315: “Xác định và đánh giá rủi ro có
sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của
đơn vị” yêu cầu KTV phải thực hiện việc đánh giá tổng thể về hệ thống KSNB của
đơn vị được kiểm toán, bao gồm việc thu thập hiểu biết và đánh giá xem các
chương trình và thủ tục kiểm soát có được thực hiện không? Hệ thống KSNB theo
mô hình COSO gồm: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Đánh giá rủi ro; (3) Thông tin
và truyền thông; (4) Các thủ tục kiểm soát; (5) Giám sát.
Hoàn thành các câu hỏi dưới đây bằng cách phỏng vấn các nhà quản lý có liên
quan, quan sát hoặc thực hiện lại, qua đó giúp KTV có cái nhìn toàn diện và hiểu
biết về hệ thống KSNB của khách hàng. Từ đó, giúp KTV xác định cách tiếp cận
kiểm toán và xác định liệu việc thực hiện kiểm tra KSNB có phù hợp không. Khi
lập kế hoạch thực hiện kiểm tra KSNB, KTV phải xác định và kiểm tra các thủ tục
kiểm soát chính trực tiếp gắn liền với các mục tiêu kiểm toán. Bất cứ câu trả lời
‘Không’ đều thể hiện việc thiếu các kiểm soát thích đáng hoặc hiệu quả, đòi hỏi
phải tìm hiểu tiếp để xác định xem liệu có các kiểm soát khác thay thế được không.
Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán
cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng
như dự kiến về bằng chứng kiểm toán cần thu thập.
Chương trình kiểm toán được thiết kế phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích. Một
là: sắp xếp có kế hoạch công việc và nhân lực, đảm bảo sự phối hợp giữa các KTV.
Hai là: chương trình kiểm toán là phương tiện để trưởng nhóm kiểm toán giám sát,
kiểm tra cuộc kiểm toán thông qua việc xác định các bước công việc cần thực
hiện.Ba là: chương trình kiểm toán là bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm
toán được thực hiện.
1.3.3.2 Thực hiện kiểm toán
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0223
Thực hiện kiểm toán thực chất là quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán chu
kỳ huy động và hoàn trả vốn vay để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán đối
với chu kỳ này. Giai đoạn này chủ yếu bao gồm việc tìm hiểu, đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay, thực hiện các thủ tục
kiểm soát và thử nghiệm cơ bản đối với chu kỳ này. Đó là quá trình triển khai một
cách chủ động và tích cực kế hoạch và chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những
ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của các khoản mục trong chu kỳ
này. Phần công việc trong giai đoạn này cũng gồm hai (2) bước cơ bản như sau:
Bước 1: Khảo sát về kiểm soát nội bộ
Mục đích của việc thực hiện khảo sát về kiểm soát nội bộ là để đánh giá tính
hiện hữu, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ với chu kỳ huy động
vốn vay và hoàn trả. Từ đó giúp KTV xác định phạm vi, nội dung các thử nghiệm
cơ bản thích hợp (Khảo sát nghiệp vụ và khảo sát số dư).
Mục tiêu chi tiết hơn của khảo sát về KSNB là để hiểu rõ cơ cấu KSNB đối
với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay, qua đó KTV xác định rủi ro kiểm soát đối
với hoạt động huy động và hoàn trả vốn cao hay thấp, có khả năng xuất hiện ở
những khâu nào? Những nội dung chủ yếu của khảo sát về KSNB đối với chu kỳ
này mà KTV cần thực hiện bao gồm:
Khảo sát về sự hiện hữu (thiết kế) chính sách kiểm soát, các quy định về
KSNB
Để có được hiểu biết về các chính sách, các quy định của đơn vị về KSNB đối
với hoạt động huy động vốn và hoàn trả, KTV cần yêu cầu các nhà quản lý đơn vị
cung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan, như: Quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận hay cá nhân trong việc lập các kế hoạch vay huy
động vốn, trong việc phê chuẩn kế hoạch này, trong việc kiểm soát và sử dụng
nguồn vốn vay… Quy định về trình tự trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng tín
dụng, nhận tiền và theo dõi thanh toán tiền lãi và gốc.
Khảo sát về sự vận hành các quy chế kiểm soát nội bộ
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0224
Hoạt động KSNB của đơn vị đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay
được thể hiện thông qua việc tổ chức triển khai thực hiện các quy chế KSNB. Công
việc tiếp theo của KTV là khảo sát để đánh giá sự vận hành của các quy chế KSNB
đó. Mục tiêu chủ yếu của các khảo sát này là để đánh giá tính hữu hiệu trong vận
hành của các quy chế KSNB, cụ thể là sự hiện hữu (hoạt động) và tính thường
xuyên, liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát. Cách
thức khảo sát, thu thập bằng chứng làm cơ sở đánh gía có thể áp dụng rất đa dạng,
như: Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng; Kiểm tra hồ sơ, tài liệu về vay vốn và
các chứng từ kế toán liên quan; Phỏng vấn các nhân viên có liên quan; Thực hiện
lại; Quan sát.
Khảo sát việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức KSNB
Thực hiện đảm bảo các nguyên tắc và thủ tục kiểm soát có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc đảm bảo KSNB đối với chu kỳ huy động vốn và hoàn trả hiệu
quả. Đặc biệt là việc kiểm tra xem đơn vị có tuân thủ nguyên tắc “Bất kiêm nhiệm”
là một thủ tục hết sức cần thiết. Thực hiện nguyên tắc này có tác dụng ngăn ngừa
những sai phạm, nhất là những sai phạm cố ý. Ví dụ: Có đảm bảo phân định rạch ròi
giữa việc phê duyệt với việc thực hiện thu, chi vốn vay; giữa việc thực hiện nghiệp
vụ vay với việc theo dõi và ghi sổ kế toán cho các nghiệp vụ này.Nếu việc xin vay,
trả nợ vay và việc theo dõi ghi sổ là cùng một người thì rất dễ xảy ra gian lận đối
với việc sử dụng khoản tiền vay sai mục đích, biển thủ các khoản tiền vay hay cố ý
hạch toán sai các khoản lãi thanh toán…
Mục tiêu và nội dung về khảo sát kiểm soát nội bộ được trình bày ở Phụ lục
3.1
Bước 2: Khảo sát cơ bản
Khảo sát cơ bản là khảo sát được thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán BCTC.
Kỹ thuật này giúp KTV thu thập các bằng chứng trực tiếp chứng minh cho mức độ
tin cậy của BCTC. KTV cần phải căn cứ vào đặc điểm các nghiệp vụ tiền vay ở
từng doanh nghiệp khác nhau để thiết kế các khảo sát cơ bản phù hợp. Công việc
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0225
khảo sát cơ bản bao gồm kỹ thuật phân tích đánh giá tổng quát và kiểm tra chi tiết
về nghiệp vụ và số dư tài khoản.
Thủ tục phân tích
Phân tích đánh giá tổng quát nhằm xem xét số liệu của chu kỳ vay vốn và
hoàn trả thông qua các mối quan hệ và các tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trên chu kỳ.
Phương pháp này giúp KTV khai thác bằng chứng kiểm toán nhanh chóng thông
qua việc xác định những sai lệch về thông tin để xác định mục tiêu, phạm vi, quy
mô và khối lượng công việc kiểm toán.
Với mục đích khoanh vùng trọng tâm kiểm toán, thông thường, KTV tiến
hành phân tích đánh giá tổng quát các thông tin tài chính chủ yếu có liên quan, như
vay ngắn hạn, vay dài hạn, phải trả người bán, phải trả công nhân viên… Thủ tục
phân tích thường tiến hành phân tích các thông tin tài chính và phân tích các thông
tin phi tài chính trong mối liên hệ với các thông tin tài chính có liên quan. Các
thông tin này được lấy từ bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính hoặc
các tài liệu liên quan khác…
Kỹ thuật phân tích, đánh giá tổng quát chủ yếu đối với số dư tiền vay (tổng số
hoặc chi tiết theo từng chủ nợ); KTV cũng có thể so sánh các khoản vay riêng biệt
còn thanh toán năm nay với năm trước, đối với số phát sinh hoặc có thể đối với tỷ lệ
vốn vay trong tổng nguồn vốn. Khi xem xét sự biến động của các thông tin này,
KTV cũng cần phải cân nhắc đến tác động của các yếu tố có thể đã được xác định,
như nhu cầu vay vốn của đơn vị trong kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh.
Những biến động của vốn vay, đặc biệt là biến động bất thường sẽ là trọng
tâm để KTV đi sâu kiểm tra chi tiết nhằm làm rõ những tác động gây nên biến động
đó. Đây cũng là cơ sở để KTV xác định các thủ tục kiểm toán cần được áp dụng và
phạm vi cần kiểm toán.
Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư
Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong
đơn vị bao gồm kiểm tra chi tiết đối với các khoản mục sau:
Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư khoản vay ngắn hạn
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0226
Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn trả trong vòng một chu kỳ sản
xuất, kinh doanh bình thường hoặc trong vòng một năm tài chính.
Về cơ bản các khoản vay ngắn hạn cũng phải trải qua quá trình phân tích, lập
kế hoạch và phê duyệt chặt chẽ trước khi thực hiện các hoạt động vay. Mục đích
của các khoản vay này là để tài trợ cho các hoạt động ngắn hạn trong đơn vị, vì thế
khi thực kiểm toán, KTV cần lưu ý đến các khía cạnh sau:
- Gốc vay: Theo quy định của Chuẩn mực kế toán, kế toán viên phải theo dõi
chi tiết cho từng đối tượng cho vay và theo từng loại tiền. Tùy vào hình thức vay, kế
hoạch trả tiền đã được thỏa thuận trước với ngân hàng hoặc bên cho vay mà phần
gốc vay có thể được thanh toán định kỳ hoặc thanh toán một lần khi kết thúc thời
hạn vay.
- Chi phí đi vay: Đây là chi phí lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên
quan trực tiếp đến các khoản vay của đơn vị.
- Tỷ lệ vốn hóa (nếu có) đối với chi phí đi vay: Trường hợp này KTV cần chú
ý tới các khoản vay dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng dở dang vì cần thiết phải
xác định mức chi phí đi vay vốn hóa vào giá trị tài sản.
- Đánh giá chênh lệch tỷ giá đối với các khoản vay có gốc ngoại tệ. Nếu đơn
vị vay vốn có gốc ngoại tệ mà dùng cho mục đích hỗ trợ sản xuất kinh doanh thông
thường thì các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm tài chính sẽ được ghi nhận
vào chi phí tài chính hoặc doanh thu tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh.
Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ số dư khoản vay dài hạn
Vay dài hạn (TK 341) là khoản vay mà doanh nghiệp vay có thời hạn hoàn trả
trên một năm nhằm để mở rộng quy mo sản xuất, mua sắm thiết bị, đổi mới quy
trình công nghệ hoặc đầu tư dài hạn khác.
Các nghiệp vụ liên quan đến vốn vay bao gồm nghiệp vụ vay tiền và nghiệp
vụ hoàn trả nợ vay. Các nghiệp vụ vay tiền phát sinh luôn luôn gắn liền với các thủ
tục rang buộc khá chặt chẽ, như lập kế hoạch vay vốn, ký hợp đồng vay, với các nội
dung hay điều khoản chi tiết được thỏa thuận (như lãi suất, thời hạn vay, phương
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0227
thức trả nợ…). Các nghiệp vụ trả nợ tiền vay cũng phải trải qua thủ tục phê chuẩn,
cho phép chi tiền hay sử dụng một nguồn tài trợ để hoàn trả nợ gốc và lãi vay.
Về mặt bản chất, kiểm tra chi tiết nghiệp vụ nói chung và nghiệp vụ vay vốn
nói riêng chủ yếu là kiểm tra các nghiệp vụ đã ghi nhận trên sổ hạch toán vốn vay
có đảm bảo các cơ sở dẫn liệu cụ thể hay không? Các cơ sở dẫn liệu đó cũng chính
là mục tiêu mà KTV có trách nhiệm thu thập các bằng chứng thích hợp để xác nhận
sự đảm bảo. Thực chất của qua trình kiểm tra chi tiết là tiến hành kiểm tra lại quá
trình xử lý kế toán liên quan đến khâu ghi sổ kế toán, nhằm có các bằng chứng xác
nhận các cơ sở dẫn liệu cụ thể có liên quan đến hạch toán các nghiệp vụ. Cách thức
tiến hành kiểm tra chi tiết chủ yếu thực hiện xem xét, đối chiếu từ các nghiệp vụ đã
hạch toán trên sổ kế toán ra các chứng từ, tài liệu có liên quan. Do đặc điểm của chu
kỳ này là nghiệp vụ diễn ra tương đối ít, không phát sinh nhiều nên KTV có thể
thực hiện khảo sát phần lớn các nghiệp vụ vay vốn và hoàn trả.
Bảng 1.1 Bảng tóm tắt công việc kiểm toán số dư tiền vay
Mục tiêu
kiểm toán
Thủ tục khảo sát chủ yếu và phổ biến Lưu ý
Tính hợp lý
chung: Các
khoản nợ tiền
vay, tiền lãi
phải trả đều hợp
lí.
- So sánh số dư nợ tiền vay cuối năm với đầu
năm.
- So sánh tiền lãi tính dồn phải trả cuối năm
so với đầu năm.
- So sánh phí tổn vay năm nay với năm trước.
Kỹ thuật phân
tích đánh giá
tổng quát để
đánh giá tính
hợp lí chung.
Các khoản tiền
vay thực tế tồn
tại và được
phản ánh đầy
đủ, phân loại
đúng đắn, rõ
rang
- Kiểm tra bảng liệt kê chi tiết tiền vay, tiền
lãi tính dồn và đối chiếu với các chứng từ, sổ
sách, tài liệu có liên quan.
- Kiểm tra sự tồn tại của các chủ nợ và xin
xác nhận nợ từ các chủ nợ về các khoản vay.
- Kiểm tra về thời hạn vay – trả và sự phân
loại, hạch toán tiền vay.
- Lưu ý
nội dung xin xác
nhận của từng
loại đối tượng.
- Lưu ý
các khoản nợ dài
hạn đến hạn trả.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0228
Các khoản tiền
vay đều được
tính toán, đánh
giá đúng đắn,
chính xác.
- Kiểm tra số tiền gốc vay, lãi suất vay trên
các khế ước vay và các bảng kê.
- Kiểm tra việc tính toán số dư trên các sổ chi
tiết tiền vay, lãi vay; đối chiếu với số liệu trên
bảng kê.
- Kiểm tra việc tính toán, quy đổi các khoản
nợ vay có gốc ngoại tệ (số lượng nguyên tệ, tỷ
giá ngoại tệ - đã điều chỉnh).
- Kiểm tra các căn cứ tính toán: số tiền vay
gốc, số đã trả, lãi suất, kì hạn.
-Kiểm tra toàn
bộ (100%
nghiệp vụ vay
nợ phát sinh
trong kì).
-Chú ý số lượng
nguyên tệ, tỷ giá
ngoại tệ phù
hợp.
Các khoản tiền
vay được tính
toán tổng hợp
(cộng dồn) đầy
đủ và đúng đắn
- Kiểm tra các khế ước vay và chứng từ thanh
toán tiền vay, lãi vay.
- Đối chiếu số liệu trên bảng kê với số liệu
trên sổ kế toán và với xác nhận của các chủ nợ.
Chú ý nợ có gốc
ngoại tệ.
Các khoản tiền
vay được công
bố, trình bày
(công khai)
đúng đắn
- Đối chiếu số liệu tiền vay trên BCTC với số
liệu trên sổ kế toán tiền vay và số liệu tổng hợp
trên bảng kê tiền vay, tiền lãi.
- Xem xét tính phù hợp của việc trình bày
tiền vay so với chế độ BCTC.
Lưu ý tính đúng
đắn của việc
phân loại và
tổng hợp từng
loại tiền vay.
1.3.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay.
Việc tổng hợp kết quả kiểm toán phần hành huy động và hoàn trả vốn vay
được thực hiện dựa trên những bằng chứng đã thu thập được và thường thể hiện
dưới hình thức một bản tổng hợp kết quả kiểm toán hay biên bản kiểm toán.
Nội dung chủ yếu được thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toán thường gồm:
- Quan sát: kiểm toán viên nêu rõ những công việc đã thực hiện trong quá
trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay, từ đó kết luận về việc đạt hay
chưa đạt được mục tiêu kiểm toán đối với chu kỳ này.
- Ý kiến: đề xuất các bút toán điều chỉnh (nếu có) hoặc những giải trình, thuyết
minh cần bổ sung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh và số tiền
điều chỉnh. Kiểm toán viên nêu ý kiến nhận xét về những hạn chế tồn tại của hệ
thống kế toán và hệ thống KSNB đối với chu kỳ vay vốn và hoàn trả và ý kiến đề
xuất cải tiến, hoàn thiện hệ thống KSNB của kiểm toán viên.
Căn cứ vào kết quả kiểm toán khi kết thúc chương trình kiểm toán, KTV đưa
ra một trong hai (2) loại ý kiến kiểm toán sau:
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0229
- Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần
Được trình bày trong trường hợp KTV và doanh nghiệp kiểm toán cho rằng
các khoản mục vay trên BCTC đều được phản ánh trung thực và hợp lí trên các khía
cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, phù hợp với Chuẩn
mực và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.
- Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần
Ý kiến dạng chấp nhận từng phần: được trình bày trong trường hợp KTV và
doanh nghiệp kiểm toán cho rằng các khoản vay và nợ trên BCTC chỉ phản ánh
trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị
được kiểm toán, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tùy thuộc (hoặc ngoại trừ) mà
KTV đã nêu ra trong ý kiến kiểm toán.
Ý kiến dạng từ chối: được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn
phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng
lớn các khoản vay tới mức mà KTV không thể thu thập được đầy đủ và thích hợp
các bằng chứng kiểm toán để có thể đưa ý kiến về BCTC.
Ý kiến dạng trái ngược: được đua ra trong trường hợp các vấn đề không thống
nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản
vay đến mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể
hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của các khoản này trên BCTC.
1.3.3.4 Xem xét các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán
Sau ngày ký báo cáo kiểm toán có thể phát sinh những sự kiện có ảnh hưởng
trọng yếu đến báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán. KTV cần xem xét mức độ
ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Đối với chu kỳ huy
động và hoàn trả vốn vay, các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán có thể xảy ra
cần phải xem xét như tính hoạt động liên tục của đơn vị, quyết định hoàn trả vốn
vay của Ban Giám đốc... Nếu các sự kiện này gây ra chênh lệch, và mức chênh lệch
này lớn hơn mức trọng yếu đã xác định, KTV cần trao đổi với khách hàng để đưa ra
phương án xử lý phù hợp.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0230
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HUY
ĐỘNG VÀ HOÀN TRẢ VỐN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH GRANT THORNTON VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Thông tin chung về Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam:
 Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam
 Tên giao dịch quốc tế: GRANT THORNTON VIETNAM Limited.
 Trụ sở chính: Tầng 18 Tòa nhà quốc tế Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc Việt,
Cầu Giấy, Hà Nội.
 Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 14, Tòa nhà Pearl Plaza, số 561A, Điện
Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84 4) 3850 1686
Fax: (84 4) 3850 1688
Website: http://www.gt.com.vn
Email: info@vn.gt.com
Grant Thornton Việt Nam là Công ty 100% vốn nước ngoài, là một thành viên
đầy đủ của Grant Thornton Quốc tế, được thành lập vào tháng 5 năm 1993. Công ty
đã có hơn 230 nhân viên ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 14 chủ
phần hùn. Theo số liệu thống kê hiện nay, công ty có hơn 20 chuyên gia có chứng
chỉ CPA do bộ Tài chính cấp, 9 chuyên gia có chứng chỉ CFA và nhiều nhân viên
có chứng chỉ ACCA, đặc biệt là có 5 chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm, đã
từng làm việc lâu năm tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2015 Grant
Thornton Việt Nam có 16 Kiểm toán viên được cấp phép hành nghề.
Doanh thu hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm cụ thể như sau:
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0231
Bảng 2.1 Doanh thu hoạt động kinh doanh của Công ty
trong giai đoạn 2011-2015
Số lượng
nhân viên
Số lượng
khách hàng
Doanh thu
(triệu đồng)
Tăng trưởng
doanh thu
2015 230 255 100.530 +51%
2014 210 240 65.704 +26%
2013 85 240 52.000 -6.5%
2012 84 238 55.603 -9%
2011 83 257 61.089 6%
Nguồn: Thông tin nội bộ doanh nghiệp
Theo thống kê của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam – VACPA, năm
2013, Grant Thornton Việt Nam đứng thứ 10 về doanh thu trong nhóm 10 công ty
kiểm toán có doanh thu lớn nhất Việt Nam.
Số liệu thống kê cho thấy rằng, mặc dù nằm trong nhóm 10 Công ty có doanh
thu lớn nhất nhưng có thể thấy rằng trong giai đoạn 2011 – 2015, doanh thu của
Công ty tăng mạnh. Điều này có thể lý giải là do kết quả của việc sát nhập giữa
NEXIA ACPA và Grant Thornton Việt Nam, làm gia tăng số lượng khách hàng và
khả năng cạnh tranh của công ty.
Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) và Công ty TNHH Kiểm toán và
Tư vấn Nexia ACPA (“ACPA”) đã đạt được thỏa thuận sáp nhập hoạt động kinh
doanh tại Việt Nam, thỏa thuận này có hiệu lực chính thức từ ngày 1 tháng 7 năm
2014. Công ty sau khi sáp nhập sẽ tiếp tục là thành viên chính thức của mạng lưới
Grant Thornton toàn cầu và hoạt động dưới tên gọi Grant Thornton. Sự kết hợp này
sẽ tạo nên một công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam với
đội ngũ có chuyên môn cao gồm 14 Chủ phần hùn và hơn 220 nhân viên chuyên
nghiệp tại các văn phòng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Kenneth
Atkinson, hiện là Tổng Giám đốc của Grant Thornton (Việt Nam), sẽ giữ vị trí Chủ
tịch. Ông Nguyễn Chí Trung, hiện là Tổng Giám đốc của ACPA, sẽ giữ vị trí Tổng
Giám đốc của Công ty sau khi sáp nhập.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0232
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu bộ máy tổ chức nhân sự tại Grant Thornton được trình bày trong Sơ
đồ 1.2 như sau:
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức quản lý của Công tyTNHH Grant Thornton Việt Nam
Grant Thornton Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại Tp. Hồ
Chí Minh. Các phòng ban đảm nhận các chức năng, nhiệm vụ riêng biệt đồng thời
có sự hỗ trợ chặt chẽ lẫn nhau trong quá trình hoạt động. Nhìn chung bộ máy được
Tổng giám đốc
Phó TGĐ
(Trụ sở Hà Nội)
GĐ điều hành
(VP TP. HCM)
Trưởng
phòng
đào tạo
phát triển
Chánh
văn
phòng
Trưởng
phòng
TCDN
Giám
đốc
kiểm
toán
Giám
đốc tư
vấn
TCDN
Giám
đốc
Thuế
Trưởng
phòng hành
chính nhân
sự
Trưởnng
phòng
marketing
Trưởng
phòng
kiểm
toán
Trưởng
phòng
TCDN
Trưởng
phòng
thuế
Trợ lý
Trợ lý
Trợ
lý
Trưởng
phòng
kiểm
toán
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0233
tổ chức một cách gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu quản lý tại Công ty, tạo môi trường
làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.
Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm chính đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh
cũng như việc tổ chức quản lý điều hành, hoạch định chiến lược ngắn và dài hạn.
Phó tổng giám đốc và giám đốc điều hành: có nhiệm vụ chính là giúp đỡ cho
tổng giám đốc, phụ trách công việc chung của các chi nhánh và chịu trách nhiệm
trước chủ phần hùn quản lý trong phạm vi công việc được giao.
Các phòng ban chức năng: bao gồm phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp,
phòng kiểm toán, phòng thuế, phòng marketing và một số bộ phận khác như bộ
phận công nghệ thông tin, phòng hành chính nhân sự, phòng đào tạo phát triển …
- Phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp: thực hiện lập kế hoạch và xây dựng
chiến lược hiệu quả thông qua các công cụ như tư vấn cơ cấu chiến lược, hỗ trợ giao
dịch, tư vấn cổ phần hoá, định giá doanh nghiêp…
- Phòng kiểm toán: là một trong hai bộ phận quan trọng nhất của công ty, thực
hiện các hợp đồng kiểm toán cho các dự án và các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài, các công ty liên doanh, các khách hàng trong nước.
- Phòng tư vấn thuế: thực hiện các công việc liên quan đến tư vấn thuế cho
khách hàng.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.3.1 Các dịch vụ chủ yếu mà Công ty kiểm toán Grant Thornton cung cấp.
Grant Thornton Việt Nam cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ bao gồm
dịch vụ Kiểm toán, dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, dịch vụ tư vấn đầu tư và
quản lý, dịch vụ tư vấn thuế,...
2.1.3.1.1 Dịch vụ kiểm toán
Dịch vụ kiểm toán là một trong hai dịch vụ mạnh nhất của Grant Thornton
Việt Nam cùng với tư vấn tài chính doanh nghiệp với doanh thu và số lượng khách
hàng tăng liên tục qua các năm. Công ty có các bộ phận kiểm toán tại cả trụ sở
chính TP. Hồ Chí Minh và văn phòng Hà Nội, cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập
trong các báo cáo tài chính cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0234
công ty trong nước, các dự án được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế và các tổ chức
phi Chính phủ tại Việt Nam. Như đã nói ở trên, Grant Thornton là một trong 20
công ty kiểm toán tại Việt Nam được phép thực hiện kiểm toán đối với những tổ
chức phát hành, tỏ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán năm 2015.
Dịch vụ kiểm toán của công ty tuân thủ cả Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và
Quốc tế. Grant Thornton cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua việc
cung cấp những báo cáo hàng năm về cách thức cải thiện các hệ thống kế toán, kiểm
soát nội bộ cũng như hoạt động hiệu quả, hiệu năng.
Dịch vụ kiểm toán mà công ty cung cấp đáp ứng được từng nhu cầu chuyên
biệt của từng khách hàng nhờ vào phương pháp kiểm toán toàn cầu GTI Horizon
với thành phần cơ bản là phần mềm kiểm toán Voyager, bên cạnh đó, công ty cũng
áp dụng những phần mềm bổ trợ kiểm toán khác, như: phần mềm chọn mẫu IDEA,
phần mềm phân tích báo cáo TBEAM và phần mềm Pantana Cheker.. Phương pháp
Horizon là một bước tiếp cận kiểm toán mang tính đột phá và có tính khoa học cao.
Phương pháp kiểm toán Horizon được thiết kế nhằm cung cấp một chuẩn mực nhất
quán của dịch vụ kiểm toán cho tất cả các khách hàng, bất kể phạm vi hoạt động của
họ. Những thông tin mà công ty thu thập được là vô cùng quan trọng đối với kết quả
kiểm toán, bởi nó góp phần tăng thêm chiều sâu và tính hướng trọng tâm của công
tác kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, Horizon có cách tiếp cận sâu hơn đối với
những vấn đề và rủi ro hoạt động có vai trò quan trọng đối với khách hàng. Phương
pháp tiếp cận này thường xuyên được cập nhật và hoàn thiện nhằm ngày càng trở
nên hiệu quả hơn và luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Đối với Grant
Thornton, kiểm toán không được coi là một dự án riêng biệt mà là một phần của quá
trình cung cấp dịch vụ có tính liên tục.
2.1.3.1.2 Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp
Tư vấn tài chính doanh nghiệp là một trong hai dịch vụ mạnh nhất của Grant
Thornton Việt Nam. Công ty giúp khách hàng thực hiện được những mục tiêu tài
chính bằng việc xây dựng các kế hoạch và chiến lược hiệu quả với nhiều phương án
như sáp nhập, mua lại, cổ phần hoá hay mở rộng, đầu tư mới, tái cơ cấu tài chính,
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0235
phục hồi hoạt động kinh doanh, giảm vốn … thông qua những dịch vụ tư vấn tài
chính doanh nghiệp đa dạng như: tư vấn cổ phần hóa, tư vấn cơ cấu chiến lược, định
giá doanh nghiệp, hỗ trợ giao dịch, chuẩn bị niêm yết và tài chính dự án.
Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp đang hoạt động muốn thay đổi
chiến lược kinh doanh hay các công ty nước ngoài đang có ý định thâm nhập vào thị
trường Việt Nam.
2.1.3.1.3 Dịch vụ tư vấn đầu tư và quản lý
Dịch vụ tư vấn đầu tư và quản lý giúp cho khách hàng tập trung và dẫn đầu
trong cạnh tranh ở mọi giai đoạn của hoạt động kinh doanh thông qua một loạt các
dịch vụ như hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, cơ cấu doanh nghiệp và cấp phép thành
lập công ty nước ngoài. Trong quá trình đó, Công ty hỗ trợ khách hàng của mình
bằng cách tiến hành nghiên cứu khả thi, phân tích thị trường, ngành, đối thủ cạnh
tranh, các mô hình hoạt động, xin giấy phép hoạt động cho các văn phòng đại diện,
các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh tại Việt Nam. Với bề dày kinh
nghiệm và kiến thức sâu rộng về nền kinh tế Việt Nam, Grant Thornton nỗ lực để
giúp công việc kinh doanh và đầu tư của khách hàng tại Việt Nam được thành công.
2.1.3.1.4 Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
Các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp của Grant Thornton Việt Nam được thiết kế
nhằm cải thiện hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ cũng như giúp khách hàng tập
trung vào các hoạt động kinh doanh chính. Công ty cung cấp các giải pháp trọn gói
vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí dùng để duy trì và nâng cấp hệ thống kế toán của
doanh nghiệp. Công ty cũng tư vấn về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ thích
hợp đồng thời giúp khách hàng chuẩn bị sổ sách để trình lên Ban Giám đốc. Công
việc hành chính và các quy trình về lập bảng lương được đơn giản hoá đáng kể và
khách hàng có nhiều thời gian tập trung hơn vào hoạt động kinh doanh.
2.1.3.1.5 Dịch vụ tư vấn thuế
Các chuyên viên tư vấn thuế đầy tâm huyết tại Grant Thornton Việt Nam có
thể tối đa hóa thu nhập của khách hàng bằng cách kết hợp giữa kiến thức toàn diện
về các luật thuế và khả năng hoạch định một cách hợp lý các khoản thuế. Công ty
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0236
giúp khách hàng khối doanh nghiệp cơ cấu đầu tư của họ tại Việt Nam, và hỗ trợ
hoạt động quốc tế đó đầu tư vốn vào những nơi hoặc lĩnh vực có mức thuế suất thấp
giữa những nơi thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau. Đối với khách hàng là cá
nhân người Việt hay người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, Grant Thornton Việt
Nam cung cấp các giải pháp về lương và các thu nhập khác có tính hiệu quả cao về
thuế và tư vấn về các phương pháp chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Ngoài ra, công
ty còn giúp khách hàng làm việc với cơ quan Thuế, cung cấp thông tin cập nhật về
Thuế và tổ chức các buổi đào tạo, hội thảo về Thuế.
Trong đó, dịch vụ cốt lõi của Grant Thornton Việt Nam là dịch vụ kiểm toán,
đóng góp trên 80% tổng giá trị doanh thu cho Công ty. Số lượng kiểm toán viên
chiếm 70% nguồn nhân lực trong Công ty. Công ty cũng thường xuyên tổ chức đào
tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán cho nhân viên hàng tháng hoặc hàng
quý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.
2.1.3.2 Các khách hàng chủ yếu của Grant Thornton
Nhóm khách hàng mục tiêu mà Công ty nhắm tới là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, các dự án của các tổ chức phi chính phủ. Hiện nay, mảng khách hàng có vốn
đầu tư nước ngoài và các dự án phi chính phủ gần như Công ty giữ vị trí độc tôn tại
thị trường Việt Nam trong những năm gần đây.
Các khách hàng thuộc khối dự án chính phủ và phi chính phủ - một trong
những điều tạo ra giá trị vượt trội của Grant Thornton Việt Nam đó là trách nhiệm
với cộng đồng xã hội. Các dự án công ty tham gia kiểm toán như Trung tâm Sức
khỏe sinh sản và gia đình (RAFH), Tổ chức Hợp tác Phát triển quốc tế Hà Lan
(NOVIB), Pathfinder International tại Việt Nam, Hanoi Family Medical Practice.
Các khách hàng thuộc khối khách sạn và du lịch giải trí như khách sạn Sunway
Hotel, Công ty Liên doanh Văn Hóa Thể Thao dưới Nước (Sai Gon Water Park),
Hilton Opera Hà Nội. Các khách hàng thuộc khối may mặc và thời trang như công
ty cổ phần sản xuất hàng may mặc Maxport JSC, ITG Phong Phú, Ipanima Việt
Nam, Regus Việt Nam…
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0237
Các khách hàng thuộc các cơ quan, chính phủ như Cơ quan hợp tác quốc tế
Nhật Bản (JICA), Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường,Văn phòng Chính phủ
Việt Nam, đại sứ quán Australia, đại sứ quán Hoa Kỳ …
Hiện nay, công việc kiểm toán các dự án mang lại nguồn doanh thu lớn và là
thế mạnh cho Công ty, đặc biệt là văn phòng Hà Nội.
Những khách hàng chiếm thị phần lớn nhất bao gồm:
Về may mặc gồm có:
- Công ty cổ phần ITG Phong Phú, là công ty phát triển sản xuất kinh
doanh chuyên ngành dệt may và đầu tư sang các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, bất
động sản.
- Công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao Maxport JSC
Về khách sạn và du lịch giải trí :
- Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Hạ Long - BIM
- Khách sạn Sunway Hotel
Các khách hàng lớn thuộc khối dự án chính phủ và phi chính phủ như:
- BGS Investment
- Road Network Improvement Project (RNIP)
- Ipanima Vietnam
2.1.4 Chính sách kiểm toán mà công ty áp dụng
Phương pháp luận kiểm toán GTI Horizon: Phương pháp này giúp cho Công
ty nắm bắt được các thông tin về tổ chức của khách hàng cũng như bản chất hoạt
động kinh doanh của họ, góp phần làm tăng thêm chiều sâu và tính hướng trọng tâm
của công tác kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, GTI Horizon có cách tiếp cận
sâu hơn đối với những vấn đề và rủi ro hoạt động có vai trò quan trọng đối với
khách hàng. Hơn nữa, phương pháp tiếp cận này của Grant Thornton thường xuyên
được cập nhật và hoàn thiện để ngày càng hiệu quả hơn và để đáp ứng được những
yêu cầu chuyên biệt của khách hàng. Phương pháp này được điều hành trực tiếp bởi
Giám đốc kiểm toán với sự tham gia của những chuyên viên kiểm toán giàu kinh
nghiệm ở tất cả các giai đoạn của quy trình kiểm toán.
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty
Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty

More Related Content

What's hot

Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánKế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Hoài Molly
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Tiểu Yêu
 

What's hot (20)

Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toánKế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
Kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán
 
international accounting
international accountinginternational accounting
international accounting
 
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HOT
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HOTĐề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HOT
Đề tài: Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty, HOT
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
 
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTCVỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
 
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệpBáo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
Báo cáo thực tập tài chính doanh nghiệp
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Tập đoàn Hapaco, HAY
 
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phíBÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
Phân tích tình hình tài chính của công ty BẤT ĐỘNG SẢN, 2019!
 
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toá...
 
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
 
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
Kiểm toán chu kỳ mua hàng và thanh toán trong báo cáo tài chính - Gửi miễn ph...
 
VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM ...
VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM ...VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM ...
VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM ...
 
Giải pháp phát triển công ty chứng khoán
Giải pháp phát triển công ty chứng khoánGiải pháp phát triển công ty chứng khoán
Giải pháp phát triển công ty chứng khoán
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Đề tài: Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty thương mại Đông Á
Đề tài: Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty thương mại Đông ÁĐề tài: Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty thương mại Đông Á
Đề tài: Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty thương mại Đông Á
 
Bài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-côngBài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-công
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đ
 

Similar to Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty

Similar to Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty (20)

Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAYĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
 
Khóa luận: nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
Khóa luận:  nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAYKhóa luận:  nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
Khóa luận: nâng cao hoạt động tín dụng trung dài hạn, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại kcs việt nam
 
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOTĐề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
 
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, 9đ - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFKĐề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
 
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCBThẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
Thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng OCB
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCO
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCOĐề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCO
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tiền lương tại Công ty kiểm toán ASCO
 
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH quốc tế Vĩnh Chân ...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH quốc tế Vĩnh Chân ...Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH quốc tế Vĩnh Chân ...
Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH quốc tế Vĩnh Chân ...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán...
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁ...
 
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái NguyênĐề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư doanh nghiệp tại BIDV Thái Nguyên
 
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đKiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
 
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán ViệtKiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư, HAYĐề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty đầu tư, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
HuyBo25
 

Recently uploaded (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại công ty

  • 1. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.02i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp về đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong Kiểm toán Báo cáo Tài chính do công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam thực hiện” là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu và kết quả trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực và phản ánh đúng tình hình thực tế tại đơn vị thực tập. Kết quả nghiên cứu do chính em thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ.NCS Phí Thị Kiều Anh và các anh chị trong Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2016 Sinh viên Đồng Duy Tùng
  • 2. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.02ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................I MỤC LỤC........................................................................................................................... II DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................IV DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ.................................................................................V MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HUY ĐỘNG VÀ HOÁN TRẢ VỐN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC TỔ CHỨC KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ......................................4 1.1 Khái quát chung về chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay......................................4 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay ảnh hưởng đến công tác kiểm toán BCTC ...........................................................................................4 1.1.2 Phân loại các khoản vay............................................................................................5 1.1.3 Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay. ........................................................................................................................................5 1.2 Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính................................................................................................................................... 11 1.2.1 Ý nghĩa quá trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay................. 11 1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay.............. 12 1.2.3 Nội dung quy trình kiểm toán ............................................................................... 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HUY ĐỘNG VÀ HOÀN TRẢ VỐN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH GRANT THORNTON VIỆT NAM ............................................. 30 2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam ......................... 30 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................................ 30 2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ........................................................................ 32 2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty ........................................ 33 2.1.4 Chính sách kiểm toán mà công ty áp dụng.......................................................... 37 2.1.5 Quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty ............................................................... 38
  • 3. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.02iii 2.1.6 Kiểm soát chất lượng tại Công ty ......................................................................... 39 2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam thực hiện..... 40 2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán ........................................................................................ 40 2.2.2 Thực hiện các thủ tục kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay.......... 50 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HUY ĐỘNG VỐN VÀ HOÀN TRẢ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH GRANT THORNTON VIỆT NAM THỰC HIỆN .... 73 3.1 Nhận xét chung về quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam. .................................................................. 73 3.1.1 Ưu điểm.................................................................................................................... 73 3.1.2 Hạn chế..................................................................................................................... 77 3.2 Định hướng phát triển của Công ty.......................................................................... 80 3.3 Yêu cầu của việc hoàn thiện..................................................................................... 81 3.4 Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động vốn và hoàn trả trong kiểm toán BCTC do công ty Grant Thornton Việt Nam thực hiện. ........... 81 3.4.1 Đối với Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam ........................................... 81 3.4.2 Kiến nghị chung với Bộ Tài chính và Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam ............................................................................................................................................. 84 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 89
  • 4. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.02iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo Tài chính CMKT Chuẩn mực Kiểm toán KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên TNHH Trách nhiệm hữu hạn VSA Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VAS Chuẩn mực Kế toán Việt Nam RRTT Rủi ro tiềm tàng RRKS Rủi ro kiểm soát RRPH Rủi ro phát hiện
  • 5. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.02v DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ 1.1 QUY TRÌNH KẾ TOÁN CHU KỲ HUY ĐỘNG VÀ HOÀN TRẢ VỐN VAY......................................................................................... 8 Bảng 1.1 Bảng tóm tắt công việc kiểm toán số dư tiền vay 27 Bảng 2.1 Doanh thu hoạt động kinh doanh của Công ty 31 trong giai đoạn 2011-2015 31 Sơ đồ 1.2:Mô hìnhtổ chức quảnlý củaCôngtyTNHHGrantThornton Việt Nam 32 Sơ đồ 1.3: Quy trình kiểm soát chất lượng tại Grant Thornton 40 Bảng 2.2: Xác định mức trọng yếu tại Chi nhánh ABC 45 Bảng 2.3 Trích giấy tờ làm việc - Tìm hiểu hệ thống KSNB 50 về chu kỳ huy động vốn và hoàn trả tại Chi nhánh ABC 50 Bảng 2.4 Trích giấy tờ làm việc 51 Bảng phân tích tình hình biến động các khoản vay nợ trong kì 51 Bảng 2.5 Trích giấy tờ làm việc – Bảng tổng hợp các khoản vay ngắn hạn 53 Bảng 2.6 Trích giấy tờ làm việc – Chi tiết các khoản vay ngắn hạn 55 Bảng 2.7 Trích giấy tờ làm việc – Bảng tính lãi vay ngắn hạn 60 Bảng 2.8 Trích giấy tờ làm việc – Bảng tổng hợp các khoản vay dài hạn 63 Bảng 2.9 Trích giấy tờ làm việc – Chi tiết khoản vay dài hạn 65 Bảng 2.10 Trích giấy tờ làm việc – Bảng tính lãi vay dài hạn 68 Bảng 2.11: Giấy tờ làm việc – Tổng hợp các vấn đề phát sinh 71 đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay 71 Bảng 2.12: Trích giấy tờ làm việc – Bảng tổng hợp số liệu (Lead Schedule) 72
  • 6. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.021 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sự phát triển của thị trường tài chính và sự phát triển của kế toán đòi hỏi sự phát triển không ngừng của các công cụ kiểm soát kế toán. Kiểm toán ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan do yêu cầu phục vụ quản lý nhằm cung cấp thông tin trung thực, tin cậy cho mọi đối tượng quan tâm. Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước chuyển mình và hòa cùng vào sự phát triển chung của thế giới, với sự phát triển và nhu cầu ngày càng lớn của hệ thống minh bạch thông tin tài chính, kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng không chỉ là bên thứ ba độc lập thực hiện việc kiểm soát kế toán, tạo niềm tin cho nhà đầu tư mà còn là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp. Để đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của mình trong trường hợp doanh nghiệp thiếu một lượng tiền mặt để thực hiện giao dịch thanh toán hay chi trả mà vốn chủ sở hữu không đáp ứng được hay tiền của doanh nghiệp lại chưa thu hồi kịp thời, doanh nghiệp tạm thời vay, mượn của cá nhân hay tổ chức nào đó một khoản tiền ngắn hạn hay dài hạn tùy theo nhu cầu sử dụng. Việc phản ánh ghi chép, quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản vay có ảnh hưởng trọng yếu đến việc đưa ra ý kiến của kiểm toán viên trong việc đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính. Bởi những lý do trên, trong thời gian thực tập vừa qua tại công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam, em đã đi sâu nghiên cứu quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại Công ty và hoàn thiện bài luận cuối khóa của mình với đề tài: “Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong Kiểm toán Báo cáo Tài chính do công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam thực hiện”. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Khái quát lý luận về quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
  • 7. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.022 - Làm rõ quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay do Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam thực hiện. - Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay tại Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính. - Phạm vi nghiên cứu: quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay (bao gồm vay ngắn hạn và vay dài hạn) do Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam thực hiện. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chung: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê nin, nghiên cứu hoạt động kiểm toán độc lập trong mối liên hệ với các hoạt động kinh tế xã hội khác và trong điều kiện thực tế tại Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: kết hợp phân tích và sử dụng bảng biểu, sơ đồ diễn giải minh họa và một số phương pháp khác. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1: Những lý luận cơ bản về quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại các tổ chức kiểm toán độc lập. Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam thực hiện. Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam.
  • 8. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.023 Trong thời gian thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ.NCS Phí Thị Kiều Anh cùng các anh/chị trong Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam để có thể hoàn thành đề tài này. Vì thời gian thực tập có hạn, nhận thức của bản thân còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót cả về nội dung và hình thức. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy,các cô để em có thể hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp của mình được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 9. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.024 CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HUY ĐỘNG VÀ HOÀN TRẢ VỐN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Khái quát chung về chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay ảnh hưởng đến công tác kiểm toán BCTC Các khoản vay cũng như trái phiếu là phần bổ sung vốn chủ sở hữu để đảm bảo cho doanh nghiệp có điều kiện hoạt động bình thường. Tuy nhiên khác với trái phiếu là phần huy động của các doanh nghiệp được phép phát hành thì khoản vay là quan hệ bình đẳng giữa các doanh nghiệp, kèm theo điều kiện thế chấp tài sản và sử dụng đúng mục đích vay. Mặt khác, khoản vay lại có nhiều loại với điều kiện vay và lãi suất khác nhau tùy theo mục đích vay. Vì vậy ngoài những mục tiêu kiểm toán Báo cáo tài chính, kiểm toán các khoản vay cần hướng đến cả việc tuân thủ các quy định về vay và sử dụng vốn. Thông thường các khoản vay đều có sự giám sát kiểm tra của ngân hàng hoặc đối tượng cho vay trước khi vay và trong quá trình sử dụng tiền vay theo một quy trình chặt chẽ. Tuy nhiên, trách nhiệm cuối cùng về khoản tiền vay vẫn thuộc về doanh nghiệp kể cả tiền vay gốc, lãi vay và hoàn trả cả gốc và lãi vay cũng như sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết. Do đó, hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị cần được kiểm tra thường xuyên. Khi đơn vị vay vốn từ ngân hàng mà phải đảm bảo bằng tài sản, đơn vị có thể đảm bảo bằng cách sau: - Đơn vị cầm cố, thế chấp bằng tài sản của mình. - Thế chấp, cầm cố bằng tài sản của bên thứ ba - Có thể đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay. Kiểm soát nội bộ của đơn vị cần được tổ chức chặt chẽ từ khâu phê chuẩn của người có trách nhiệm, qua ký kết hợp đồng vay, theo dõi và sử dụng vốn vay để hoàn trả vốn gốc và lãi vay tùy theo thời hạn vay: ngắn hạn hay dài hạn.
  • 10. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.025 Các khoản vay ngắn hạn thường gắn với mua hàng và thanh toán tiền hàng. Do đó kiểm toán vốn vay ngắn hạn thường gắn với nghiệp vụ mua hàng và thanh toán tiền hàng. Các khoản vay dài hạn thường liên quan đến đầu tư phát triển, có quy mô lớn và hướng thanh toán nhiều lần. Do đó kiểm soát nội bộ cần quan tâm từ phê chuẩn và các biện pháp khác để kiểm tra định kỳ để đánh giá sự cần thiết và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay, cũng như việc thanh toán các khoản vay này. Do có nhiều khoản vay với thời hạn và lãi suất khác nhau nên trước khi kiểm toán, có thể yêu cầu đơn vị lập “Bảng kê vốn vay và lãi tính dồn”. Vốn vay là một cấu thành của vốn doanh nghiệp, một doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi doanh nghiệp đó biết sử dụng vốn vay có hiệu quả và biết cơ cấu vốn vay trong tổng vốn, biết tận dụng được các nguồn cho vay để cắt giảm chi phí với lãi vay thấp nhất, có lợi nhất cho doanh nghiệp. 1.1.2 Phân loại các khoản vay Có nhiều cách phân loại và quản lý nguồn vốn vay, tuy nhiên có hai cách phân loại phổ biến nhất đối với các khoản vay là: vay ngắn hạn và vay dài hạn. Căn cứ vào thời hạn cho vay mà đơn vị đi vay có thể phân loại các khoản vay. Vay ngắn hạn là khoản vay có thời gian đáo hạn hay còn gọi là thời hạn thanh toán cả gốc và lãi vay trong thời gian một (1) năm hay một (1) chu kỳ kinh doanh. Vay dài hạn là khoản vay có thời hạn trả gốc trên một (1) năm hay ngoài một (1) chu kỳ kinh doanh mà doanh nghiệp phải hoàn trả. Hình thức trả lãi tiền vay có thể trả lãi từng tháng, trả đầu kỳ hoặc trả lãi cuối kỳ vay tùy theo hợp đồng vay. Nghiệp vụ vay vốn và hoàn trả là một loại hoạt động bình thường của hầu hết các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Việc quản lý các nghiệp vụ thuộc hoạt động này cũng được đặt ra đối với các nhà quản lý của đơn vị. 1.1.3 Kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay Tài khoản kế toán sử dụng: Tài khoản 341-Vay và nợ thuê tài chính Nguyên tắc kế toán
  • 11. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.026 a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính và tình hình thanh toán các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính của doanh nghiệp. Không phản ánh vào tài khoản này các khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu hoặc phát hành cổ phiếu ưu đãi có điều khoản bắt buộc bên phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai. b) Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết kỳ hạn phải trả của các khoản vay, nợ thuê tài chính. Các khoản có thời gian trả nợ hơn 12 tháng kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán trình bày là vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Các khoản đến hạn trả trong vòng 12 tháng tiếp theo kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán trình bày là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn để có kế hoạch chi trả. c) Các chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả), như chi phí thẩm định, kiểm toán, lập hồ sơ vay vốn... được hạch toán vào chi phí tài chính. Trường hợp các chi phí này phát sinh từ khoản vay riêng cho mục đích đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang thì được vốn hóa. d) Đối với khoản nợ thuê tài chính, tổng số nợ thuê phản ánh vào bên Có của tài khoản 341 là tổng số tiền phải trả được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê. e) Doanh nghiệp phải hạch toán chi tiết và theo dõi từng đối tượng cho vay, cho nợ, từng khế ước vay nợ và từng loại tài sản vay nợ. Trường hợp vay, nợ bằng ngoại tệ, kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên tệ và thực hiện theo nguyên tắc: - Các khoản vay, nợ bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh; - Khi trả nợ, vay bằng ngoại tệ, bên Nợ tài khoản 341 được quy đổi theo tỷ giá ghi sổ kế toán thực tế đích danh cho từng đối tượng; - Khi lập Báo cáo tài chính, số dư các khoản vay, nợ thuê tài chính bằng ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
  • 12. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.027 - Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc thanh toán và đánh giá lại cuối kỳ khoản vay, nợ thuê tài chính bằng ngoại tệ được hạch toán vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 341- Vay và nợ thuê tài chính Bên Nợ: - Số tiền đã trả nợ của các khoản vay, nợ thuê tài chính; - Số tiền vay, nợ được giảm do được bên cho vay, chủ nợ chấp thuận; - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư vay, nợ thuê tài chính bằng ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam). Bên Có: - Số tiền vay, nợ thuê tài chính phát sinh trong kỳ; - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư vay, nợ thuê tài chính bằng ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam). Số dư bên Có: Số dư vay, nợ thuê tài chính chưa đến hạn trả. Tài khoản 341 - Vay và nợ thuê tài chính có 2 tài khoản cấp 2 Tài khoản 3411 - Các khoản đi vay: Tài khoản này phản ánh giá trị các khoản tiền đi vay và tình hình thanh toán các khoản tiền vay của doanh nghiệp (tài khoản này không phản ánh các khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu). Tài khoản 3412 - Nợ thuê tài chính: Tài khoản này phản ánh giá trị khoản nợ thuê tài chính và tình hình thanh toán nợ thuê tài chính của doanh nghiệp. Quy trình kế toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay được trình bày ở Sơ đồ 1.1
  • 13. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.028 Sơ đồ 1.1 Quy trình kế toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay 111,112 341 152, 153, 156 Thanh toán nợ vay Vay mua nguyên vật liệu 133 Thuế GTGT (nếu có) 515 635 211, 213, 241 Lãi Lỗ Vay mua Tài sản, xây dựng cơ bản tỷ giá tỷ giá Vay thanh toán cho 341,331 người bán, trả nợ vay 515 Lãi tỷ giá Lỗ tỷ giá 635 111, 112 Vay bằng tiền mặt Lỗ chênh lệch tỷ giá 413 do đánh giá lại cuối năm Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối năm Trong mỗi bước của quy trình, các chứng từ cần thiết phải được lập làm cơ sở để Kế toán tiến hành đối chiếu và hạch toán vào Sổ chi tiết. Các chứng từ kế toán huy động vốn vay và hoàn trả: - Hợp đồng vay vốn - Giấy nhận nợ
  • 14. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.029 - Giấy báo có, giấy báo nợ của ngân hàng - Bảng tổng hợp các khoản vay và tính lãi vay Kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ huy động vốn và hoàn trả trong doanh nghiệp Chu kỳ huy động vốn và hoàn trả cũng giống như bất kì chu kỳ nào khác trong BCTC đều đặt dưới sự kiểm soát của hệ thống KSNB. Hoạt động kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ vay và hoàn trả nợ vay chủ yếu thông qua nguyên tắc “ủy quyền và phê chuẩn”. Việc quản lí tiền vay phải được tổ chức theo dõi, quản lí chi tiết tình hình vay, trả theo từng chủ nợ và từng lần vay, trả. Định kỳ số dư nợ vay phải được đối chiếu với chủ nợ. Thông thường các khoản vay đều có sự giám sát kiểm tra của ngân hàng, cá nhân hay tổ chức tín dụng trước khi cho vay và trong quá trình sử dụng tiền vay. Tuy nhiên trách nhiệm cuối cùng về các khoản vay vẫn thuộc về doanh nghiệp nên hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị cần được quan tâm thường xuyên. Hệ thống kiểm soát nội bộ về vốn vay cần được tổ chức và kiểm soát chặt chẽ từ khâu phê chuẩn của người có trách nhiệm đến sử dụng vốn vay, hoàn trả gốc và lãi vay tùy theo thời hạn vay. Mục tiêu KSNB Nội dung và thể thức thủ tục kiểm soát Đảm bảo cho các nghiệp vụ huy động vốn được ghi nhận có căn cứ hợp lý Quy định, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thức hiện các quy định về: - Chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người đề xuất và lập kế hoạch vay vốn, quyền hạn và trách nhiệm của người phê duyệt và phê chuẩn các khoản vay, trách nhiệm theo dõi, ghi chép, phản ánh các khoản nợ phải trả và tình hình thanh toán từng khoản cho từng chủ nợ. - Đánh số chứng từ, hợp đồng vay vốn, hợp đồng thương mại, tính liên tục của hóa đơn mua hàng… - Các chứng minh cho ngiệp vụ vay vốn (khế ước vay, giấy báo có ngân hàng, chứng từ thanh toán lãi vay…) Đảm bảo cho các khoản vay và nợ được phê chuẩn -Kiểm tra việc thực hiện các quy định về trình tự, các bước công việc như trình tự thực hiện xét duyệt vay vốn, các quy chế quản lý tài chính…
  • 15. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0210 đúng đắn -Các khoản vốn vay được huy động phải được phê chuẩn phù hợp với chính sách vay vốn của công ty. Thủ tục kiểm soát: xem xét hồ sơ huy động vốn để đánh giá mức độ phù hợp với chính sách của công ty. Dẩm bảo sự đánh giá đúng đắn, hợp lý của ngiệp vụ huy động vốn Cơ sở tính toán các khoản vay, nợ phải đảm bảo đúng đắn, hợp lý. Thủ tục kiểm soát: -Kiểm tra, so sánh số liệu trên Hợp đồng thương mại (khế ước vay) với số liệu trên sổ ghi nhận khoản vay, nợ. -Kiểm tra việc quy đổi tỷ giá ngoại tệ (với khoản vay bằng ngoại tệ) Đảm bảo cho việc phân loại và hạch toán đúng đắn các nghiệp vụ huy động vốn Việc phân loại và ghi sổ có đảm bảo chia thành các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, nợ ngắn hạn, dài hạn căn cứ vào thời hạn thanh toán của từng khoản nợ phải trả ..Thủ tục kiểm soát: -Kiểm tra nội dung vay trên hợp đồng vay, hợp đồng thương mại, các biên bản ký quỹ, ký cược ngắn hạn… -Kiểm tra hồ sơ hạch toán có đảm bảo đúng tài khoản, quan hệ đối ứng và số tiền (trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết) Đảm bảo cho việc hạch toán đầy đủ và đúng kỳ các nghiệp vụ huy động vốn, thu tiền Nghiệp vụ phát sinh phải được ghi sổ đầy đủ, không thừa, thiếu, trùng. Thủ tục kiểm soát: So sánh số lượng nghiệp vụ vay trong kỳ với số lượng bút toán ghi nhận vay; Kiểm tra tính liên tục bộ chứng từ vay vốn. Ghi sổ kịp thời, đúng kỳ.Thủ tục kiểm soát: Kiểm tra tính phù hợp ngày phát sinh nghiệp vụ với ngày ghi sổ nghiệp vụ. Đảm bảo sự cộng dồn (tính toán tổng hợp) đúng đắn các nghiệp vụ huy đọng vốn và thu tiền. Số liệu phải được tính toán tổng hợp (cộng dồn) đầy đủ, chính xác. Thủ tục kiểm soát: Kiểm tra kết quả tính toán lãi vay theo kỳ vay; so sánh số liệu tổng hợp từ các sổ chi tiết vay (theo chủ nợ) với sổ tổng hợp. Kiểm tra việc phân tách khoản nợ gốc phải trả và lãi vay đã thanh toán trong kỳ.,. Nội dung KSNB đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay có thể khái quát ở các bước công việc chính như sau: 1) Đơn vị xây dựng và phổ biến các quy định về quản lý đối với hoạt động huy động vốn. Những quy định này có thể chia làm hai (2) loại chính sau đây:
  • 16. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0211 - Quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của từng người có liên quan đến chu kỳ này (như quy định về chức năng đề xuất và lập kế hoạch vay vốn, quyền hạn và trách nhiệm của người xét duyệt và phê chuẩn các khoản vay, trách nhiệm theo dõi, ghi chép, phản ánh các khoản nợ phải trả và tình hình thanh toán từng khoản cho từng chủ nợ). Những quy định này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân chia trách nhiệm, quyền hạn và nội dung công việc từng người liên quan đến hoạt động này. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện trách nhiệm kiểm soát đối với từng khâu: Kiểm soát phê duyệt kế hoạch vay, kiểm soát thanh toán khoản vay, kiểm soát quản lí vốn vay... - Quy định về trình tự, các bước công việc như trình tự thực hiện xét duyệt vay vốn, các quy chế quản lý tài chính... 2) Đơn vị tổ chức triển khai thực hiện các quy định nói trên bằng cách tổ chức phân công, bố trí nhân sự, phổ biến, đào tạo về chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời thực hiện kiểm tra và giám sát chặt việc sử dụng, thanh toán các nguồn vốn vay theo quy định của đơn vị và Nhà nước. 1.2 Khái quát về kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính 1.2.1 Ý nghĩa của kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong kiểm toán Báo cáo tài chính Huy động vốn là quá trình đầu tiên của hoạt động kinh doanh bởi bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng đòi hỏi một lượng vốn nhất định. Nghiệp vụ huy động vốn và hoàn trả bảo đảm cho doanh nghiệp có được lượng vốn cần thiết để hoạt động và phát triển. Huy động vốn vay và hoàn trả là một trong những chu kỳ quan trọng của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn vay sao cho hợp lý và hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn và là điều quan tâm của các nhà quản lý trong doanh nghiệp. Hơn nữa, các chỉ tiêu liên quan đến chu kỳ này, nếu có sai phạm sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. Mặt khác, các chỉ tiêu trong chu kỳ này thường liên
  • 17. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0212 quan đến các chỉ tiêu trên BCTC như tiền, nợ vay, chi phí lãi vay... cũng như việc thực hiện cam kết về quyền và nghĩa vụ đối với việc tiếp nhận và hoàn trả vốn. Kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay là công việc kiểm toán khá phức tạp, có liên quan đến tính tuân thủ trong việc vay và sử dụng vốn vay cũng như tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn đó. Vì những lí do trên, nên kiểm toán chu kỳ này có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay 1.2.1.1 Các thông tin tài chính liên quan đến chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay Trên bảng cân đối kế toán + Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (Mã số 320) Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay, còn nợ các ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác có kỳ hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 341 và 34311 (chi tiết phần đến hạn thanh toán trong 12 tháng tiếp theo). + Vay và nợ thuê tài chính dài hạn (Mã số 338) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh nghiệp vay, nợ của các ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác, có kỳ hạn thanh toán còn lại trên 12 tại thời điểm báo cáo, như: Số tiền Vay ngân hàng, khoản phải trả về tài sản cố định thuê tài chính, tiền thu phát hành trái phiếu thường... Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết các tài khoản: TK 341 và kết quả tìm được của số dư Có TK 34311 trừ (-) dư Nợ TK 34312 cộng (+) dư Có TK 34313. Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi phí tài chính (Mã số 22): Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh,... phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 635 “Chi
  • 18. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0213 phí tài chính” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo. Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản chi phí tài chính phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ. Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ a) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp trực tiếp -Tiền lãi vay đã trả (Mã số 04) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả của các kỳ trước đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này. Chỉ tiêu này không bao gồm số tiền lãi vay đã trả trong kỳ được vốn hóa vào giá trị các tài sản dở dang được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Trường hợp số lãi vay đã trả trong kỳ vừa được vốn hóa, vừa được tính vào chi phí tài chính thì kế toán căn cứ tỷ lệ vốn hóa lãi vay áp dụng cho kỳ báo cáo theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay” để xác định số lãi vay đã trả của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh và luồng tiền hoạt động đầu tư. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 (chi tiết tiền chi trả lãi tiền vay); sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền trả lãi vay từ tiền thu các khoản phải thu) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 335, 635, 242 và các Tài khoản liên quan khác. Chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). b) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ lập theo phương pháp gián tiếp - Chi phí lãi vay (Mã số 06) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay đã ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo, kể cả chi phí phát hành trái phiếu của trái phiếu thường và trái phiếu chuyển đổi; Số chi phí lãi vay hàng kỳ tính theo lãi suất thực tế được ghi tăng cấu phần nợ của trái phiếu chuyển đổi. Chỉ tiêu này được lập căn cứ
  • 19. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0214 vào sổ kế toán TK 635 (chi tiết chi phí lãi vay kỳ báo cáo) sau khi đối chiếu với chỉ tiêu “Chi phí lãi vay” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”. Tiền lãi vay đã trả (Mã số 14) Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số tiền lãi vay đã trả trong kỳ báo cáo, bao gồm tiền lãi vay phát sinh trong kỳ và trả ngay kỳ này, tiền lãi vay phải trả của các kỳ trước đã trả trong kỳ này, lãi tiền vay trả trước trong kỳ này. Chỉ tiêu này không bao gồm số tiền lãi vay đã trả trong kỳ được vốn hóa vào giá trị các tài sản dở dang được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư. Trường hợp số lãi vay đã trả trong kỳ vừa được vốn hóa, vừa được tính vào chi phí tài chính thì kế toán căn cứ tỷ lệ vốn hóa lãi vay áp dụng cho kỳ báo cáo theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay” để xác định số lãi vay đã trả của luồng tiền từ hoạt động kinh doanh và luồng tiền hoạt động đầu tư. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các TK 111, 112, 113 (chi tiết tiền chi trả lãi tiền vay); sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền trả lãi vay từ tiền thu các khoản phải thu) trong kỳ báo cáo, sau khi đối chiếu với sổ kế toán TK 335, 635, 242 và các Tài khoản liên quan khác. Số liệu chỉ tiêu này được trừ (-) vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). 1.2.2.2 Mục tiêu kiểm toán chu kì Mục tiêu kiểm toán Báo cáo tài chính là để xác minh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực và hợp lí của các thông tin tài chính trình bày trên Báo cáo tài chính. Đối với mỗi khoản mục, mỗi chu kỳ đều có mục tiêu chung và mục tiêu riêng. Đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay, mục đích chung là đánh giá sự thay đổi số dư các tài khoản liên quan, sự trung thực và phù hợp với các nguyên tắc kế toán được thừa nhận. Từ mục đích chung của kiểm toán, có thể phát triển thành các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay như sau:
  • 20. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0215 Mục tiêu kiểm toán chung đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay là đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ( KSNB) đối với khoản vay, mức độ trung thực và hợp lý của các nghiệp vụ về khoản vay cùng với mức độ phù hợp của việc trình bày các thông tin tài chính trọng yếu có liên quan đến các khoản vay. Mục tiêu cụ thể bao gồm các mục tiêu sau: Tính hiện hữu Các khoản vay được hạch toán tương ứng với thực tế các hoạt động đầu tư. Nghiệp vụ đã được ghi chép liên quan đến tài khoản vay đều thực sự xảy ra và số dư các tài khoản vay thực sự tồn tại. Thực tế tại một số doanh nghiệp, tồn tại tình trạng khai khống khoản vay và chi phí lãi vay. Các khoản vay được hạch toán tương ứng với thực tế các hoạt động đầu tư. Nghiệp vụ đã được ghi chép liên quan đến tài khoản vay đều thực sự xảy ra và số dư các tài khoản vay thực sự tồn tại. Thực tế tại một số doanh nghiệp, tồn tại tình trạng khai khống khoản vay và chi phí lãi vay. Tính đầy đủ Tất cả các nghiệp vụ vay, nợ xảy ra thì đều được ghi chép đầy đủ trong sổ sách, báo cáo kế toán. Nếu trong trường hợp một doanh nghiệp vô tình hoặc cố ý không ghi chép một hợp đồng vay bao gồm cả số tiền gốc, lãi vay, thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay thì đã vi phạm mục tiêu này. Tính toán, đánh gía Các nghiệp vụ có gốc ngoại tệ được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo đúng tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm ghi nhận khoản vay. Còn đối với doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán, thì việc ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản vay sử dụng tỷ giá hạch toán nhưng cuối kỳ phải tiến hành điều chỉnh theo tỷ giá ngày 31 tháng 12. Ví dụ trong doanh nghiệp hạch toán theo tỷ giá thực tế, đối với khoản vay ngắn hạn ngân hàng, khi ghi nhận khoản vay này, trong sổ cái Tài khoản 341- Ngân hàng A: hạch toán theo tỷ giá tại ngày ghi nhận, trong những lần thanh toán tiếp theo thì hạch toán theo tỷ giá ngoại tệ tại ngày thanh toán. Việc ghi chép này, phải đảm bảo sử
  • 21. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0216 dụng đúng tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm thanh toán. Quyền và nghĩa vụ Đơn vị có nghĩa vụ thanh toán mọi khoản vay được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Xem xét các khoản vay này có thực sự là nghĩa vụ của doanh nghiệp hay không. Tính đúng kỳ Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán phải được ghi chép vào sổ sách. Bao hàm việc xem xét ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản vay có được ghi chép trong kỳ kế toán do doanh nghiệp quy định hay không? Nếu việc ghi chép không đúng sẽ gây ảnh hưởng đến số dư các tài khoản liên quan trong kỳ và các kỳ tiếp theo. Phân loại và trình bày Các nguyên tắc kế toán sử dụng tương ứng với các Chuẩn mực áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán. Đối với các nghiệp vụ liên quan đến vay phải được trình bày vào các tài khoản thích hợp. Đôi khi, các nghiệp vụ vay được ghi nhận cho Ngân hàng A lại hạch toán sang Ngân hàng B, hay ghi nhận các khoản vay ngắn hạn thành khoản vay dài hạn là vi phạm mục tiêu này. Tính chính xác Tất cả các khoản vay và nợ tương tự bao gồm cả tiền lãi phải trả được hạch toán và tính toán một cách chính xác. Việc tính toán, ghi sổ và chuyển số chính xác, đảm bảo số dư cuối kỳ của các khoản vay được ghi chép chính xác, hợp lý và đầy đủ. 1.2.2.3 Căn cứ kiểm toán Để đạt được các mục tiêu kiểm toán trên, KTV cần phải thực hiện thu thập các bằng chứng kiểm toán làm căn cứ để đưa ra ý kiến kết luận của mình. Các bằng chứng này được lấy nguồn tài liệu liên quan trực tiếp đến chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay của đơn vị được kiểm toán. Khi tiến hành kiểm toán nguồn vốn vay, kiểm toán viên cần dựa vào những nguồn thông tin, tài liệu về các quy định pháp luật, quá trình phê chuẩn cũng như quá trình xử lí kế toán có liên quan. Các nguồn tài liệu (hay các căn cứ) cụ thể để
  • 22. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0217 kiểm toán rất phòng phú và đa dạng về hình thức, nguồn gốc cũng như nội dung. Về nguồn gốc của tài liệu có thể thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài đơn vị được kiểm toán. Về nội dung, các tài liệu này có thể chứa đựng các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Tổng hợp lại, những nguồn tài liệu chủ yếu được dung làm căn cứ kiểm toán gồm: Nguồn tài liệu từ đơn vị được kiểm toán: - Báo cáo tài chính của đơn vị, gồm Bảng cân đối kế toán ( báo cáo các thông tin như vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn); Bản thuyết minh BCTC (báo cáo các thông tin chi tiết về vay dài hạn, cụ thể vay ngân hàng, vay đối tượng khác, nợ dài hạn) - Các sổ hạch toán liên quan đến hoạt động huy động vốn và hoàn trả bao gồm sổ hạch toán nghiệp vụ và sổ hạch toán kế toán. Các sổ kế toán bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết các tài khoản có liên quan chủ yếu như TK 341. - Các chứng từ kế toán liên quan đến hoạt động huy động vốn vay và hoàn trả. Các chứng từ này chứng minh nghiệp vụ ghi sổ về tăng, giảm vốn vay là thực sự phát sinh và là căn cứ để ghi sổ kế toán như: chứng từ về nhận tiền vay, trả nợ tiền vay, bảng tính lãi vay phải trả, các biên bản đối chiếu số dư nợ vay với ngân hàng và các đối tượng khác. - Các chính sách và quy chế KSNB do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc do chính đơn vị ban hành; các quy định về hình thức vốn huy động của đơn vị; phân cấp huy động vốn bao gồm thẩm quyền quyết định huy động vốn. Thông tin xác nhận từ bên ngoài: Xác nhận từ bên ngoài được sử dụng để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay nhằm hỗ trợ cho cơ sở dẫn liệu của báo cáo kiểm toán của chu kỳ này. Để quyết định có sử dụng thông tin xác nhận từ bên ngoài hay không cần xem xét: mức độ trọng yếu, mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và khả năng có thể làm giảm rủi ro kiểm toán xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được từ những bằng chứng kiểm toán này.
  • 23. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0218 Mối quạn hệ giữa thủ tục xác nhận từ bên ngoài với mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát: Xác nhận của bên ngoài có thể được sử dụng ngay cả khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp. Tuy nhiên khi mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát càng được đánh giá là cao thì sử dụng xác nhận từ bên ngoài càng có hiệu quả để cung cấp các bằng chứng kiểm toán phù hợp và đáng tin cậy. Sự tin cậy của các bằng chứng kiểm toán được xác nhận từ bên ngoài bị ảnh hưởng do nhiều yếu tố khác nhau, KTV cần gửi thư yêu cầu xác nhận tới cá nhân, tổ chức cho vay và cần lưu ý khi xác lập nội dung các yêu cầu xác nhận về khoản cho vay. Khi không có sự phản hồi về các yêu cầu xác nhận từ các cá nhân, tổ chức cho vay, KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung. 1.2.2.3 Các rủi ro thường gặp Về chứng từ: - Các khoản hợp đồng hết hạn nhưng chưa kí hợp đồng gia hạn. - Các đơn vị cấp dưới vay vốn của đơn vị cấp trên, nhưng chỉ có thông báo của Tập đoàn mà không có chứng từ kèm theo khác như hợp đồng vay, cơ sở tính lãi. Về vấn đề theo dõi chi tiết: - Chưa mở sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản vay có gốc ngoại tệ theo nguyên tệ. - Hạch toán chi tiết các khoản vay theo từng dự án, công trình; chưa tổng hợp được theo dõi theo đối tượng cho vay, khế ước/hợp đồng cho vay. Do đó khi cần tổng hợp thông tin để đối chiếu với bên cho vay sẽ phái mất rất nhiều thời gian. Về kế toán: - Chưa đánh giá lại số dư công nợ cuối kì đối với các khoản vay có gốc ngoại tệ. - Chưa đánh giá, phân loại lại các khoản vay theo thời hạn thanh toán tại thời điểm cuối năm.
  • 24. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0219 - Khoản vay ghi nhận trên tài khoản phải trả khác (TK 338). - Việc ghi nhận khoản chi phí lãi vay theo thời điểm nhận được thông báo tính lãi theo kì của bên cho vay. Đối với các khoản vay mà lãi vay và vốn vay thanh toán vào cuối thời hạn vay, khách hàng không ghi nhận chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào tài khoản 335, hoặc không tính lãi vay phải trả phát sinh trong kỳ. 1.3.3 Quy trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay 1.3.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán: Lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểm toán nhằm chuẩn bị những yêu cầu cơ bản trong công tác kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay, mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy định thành chuẩn mực và đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân theo đầy đủ nhằm đảm bảo tiến hành công tác kiểm toán chu kì huy động và hoàn trả vốn vay một cách có hiệu quả và chất lượng. KTV phải lập kế hoạch kiểm toán cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của công tác kiểm toán, phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn, đảm bảo công tác kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn đã phân bổ cho khoản mục và chu kỳ. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán chu kỳ này. Mục đích của việc lập kế hoạch kiểm toán cho chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay: - Thu thập được các bằng chứng đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về các kết luận đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay. Từ đó giảm thiểu các sai sót xảy ra đối với các khoản mục liên quan đến chu kỳ này.
  • 25. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0220 - Phối hợp hiệu quả đối với các khoản mục khác giúp KTV có thể tiến hành cuộc kiểm toán theo đúng chương trình đã lập với các chi phí ở mức hợp lý được phân bổ cho các khoản mục liên quan đến chu kỳ này. - Qua kế hoạch kiểm toán, KTV có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay đang được thực hiện, nâng cao chất lương, hiệu quả kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay cũng gồm ba (3) bộ phận: Để giúp cho việc lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán được thực hiện có hiệu quả, Giám đốc kiểm toán và Kiểm toán viên cao cấp thường lập Chiến lược kiểm toán. Theo chuẩn mực Kiểm toán số 300, Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hóa kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến. Chương trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lí kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán chu kỳ này và là phương tiện ghi chép, theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện trong giai đoạn kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng khoản mục, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho khoản mục này. Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạch kiểm toán tổng thể, bao gồm các bước công việc như sau: Thu thập thông tin về các khoản vay
  • 26. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0221 Thông tin về các khoản vay có thể thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên đối với từng nguồn thông tin thu thập cần có sự đánh giá về mức độ tin cậy của chúng: Thực hiện thủ tục phân tích các khoản vay Quy trình phân tích là việ phân tích số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng. Qua đó tìm ra những xu hướng biến động và mối quan hệ mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chệnh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến. Bao gồm việc so sánh thông tin về các khoản vay theo kì kinh doanh , từng đối tượng cho vay, so sánh lãi vay thực tế phải trả so với kế hoạch, so sánh các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, so sánh thông tin về các khoản vay trong cơ cấu vốn với các nguồn vốn khác. Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán của các khoản vay Đánh giá tính trọng yếu là bước cơ bản và quan trọng trong cuộc kiểm toán BCTC, KTV cần ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi các khảo sát kiểm toán. Từ việc ước lượng mức trọng yếu của BCTC, KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục, trong đó có các khoản vay. Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp cho KTV lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp. Đánh giá rủi ro là việc dựa trên cơ sở mức trọng yếu được xác định cho toàn bộ BCTC và phân bổ đối với từng khoản mục, KTV cần đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu ở mức độ toàn bộ BCTC cũng như đối với từng khoản mục để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán cho từng khoản mục. Mức độ rủi ro được xác định theo mô hình sau: DAR = IR x CR x DR → DR = 𝐷𝐴𝑅 𝐼𝑅 𝑥 𝐶𝑅 Trong đó: DAR: Rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận IR: Rủi ro tiềm tàng CR: Rủi ro kiểm soát
  • 27. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0222 IR: Rủi ro phát hiện Tìm hiểu hệ thống Kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản vay. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315: “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” yêu cầu KTV phải thực hiện việc đánh giá tổng thể về hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán, bao gồm việc thu thập hiểu biết và đánh giá xem các chương trình và thủ tục kiểm soát có được thực hiện không? Hệ thống KSNB theo mô hình COSO gồm: (1) Môi trường kiểm soát; (2) Đánh giá rủi ro; (3) Thông tin và truyền thông; (4) Các thủ tục kiểm soát; (5) Giám sát. Hoàn thành các câu hỏi dưới đây bằng cách phỏng vấn các nhà quản lý có liên quan, quan sát hoặc thực hiện lại, qua đó giúp KTV có cái nhìn toàn diện và hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng. Từ đó, giúp KTV xác định cách tiếp cận kiểm toán và xác định liệu việc thực hiện kiểm tra KSNB có phù hợp không. Khi lập kế hoạch thực hiện kiểm tra KSNB, KTV phải xác định và kiểm tra các thủ tục kiểm soát chính trực tiếp gắn liền với các mục tiêu kiểm toán. Bất cứ câu trả lời ‘Không’ đều thể hiện việc thiếu các kiểm soát thích đáng hoặc hiệu quả, đòi hỏi phải tìm hiểu tiếp để xác định xem liệu có các kiểm soát khác thay thế được không. Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về bằng chứng kiểm toán cần thu thập. Chương trình kiểm toán được thiết kế phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích. Một là: sắp xếp có kế hoạch công việc và nhân lực, đảm bảo sự phối hợp giữa các KTV. Hai là: chương trình kiểm toán là phương tiện để trưởng nhóm kiểm toán giám sát, kiểm tra cuộc kiểm toán thông qua việc xác định các bước công việc cần thực hiện.Ba là: chương trình kiểm toán là bằng chứng để chứng minh các thủ tục kiểm toán được thực hiện. 1.3.3.2 Thực hiện kiểm toán
  • 28. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0223 Thực hiện kiểm toán thực chất là quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán đối với chu kỳ này. Giai đoạn này chủ yếu bao gồm việc tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay, thực hiện các thủ tục kiểm soát và thử nghiệm cơ bản đối với chu kỳ này. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực kế hoạch và chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của các khoản mục trong chu kỳ này. Phần công việc trong giai đoạn này cũng gồm hai (2) bước cơ bản như sau: Bước 1: Khảo sát về kiểm soát nội bộ Mục đích của việc thực hiện khảo sát về kiểm soát nội bộ là để đánh giá tính hiện hữu, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ với chu kỳ huy động vốn vay và hoàn trả. Từ đó giúp KTV xác định phạm vi, nội dung các thử nghiệm cơ bản thích hợp (Khảo sát nghiệp vụ và khảo sát số dư). Mục tiêu chi tiết hơn của khảo sát về KSNB là để hiểu rõ cơ cấu KSNB đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay, qua đó KTV xác định rủi ro kiểm soát đối với hoạt động huy động và hoàn trả vốn cao hay thấp, có khả năng xuất hiện ở những khâu nào? Những nội dung chủ yếu của khảo sát về KSNB đối với chu kỳ này mà KTV cần thực hiện bao gồm: Khảo sát về sự hiện hữu (thiết kế) chính sách kiểm soát, các quy định về KSNB Để có được hiểu biết về các chính sách, các quy định của đơn vị về KSNB đối với hoạt động huy động vốn và hoàn trả, KTV cần yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan, như: Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận hay cá nhân trong việc lập các kế hoạch vay huy động vốn, trong việc phê chuẩn kế hoạch này, trong việc kiểm soát và sử dụng nguồn vốn vay… Quy định về trình tự trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng tín dụng, nhận tiền và theo dõi thanh toán tiền lãi và gốc. Khảo sát về sự vận hành các quy chế kiểm soát nội bộ
  • 29. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0224 Hoạt động KSNB của đơn vị đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay được thể hiện thông qua việc tổ chức triển khai thực hiện các quy chế KSNB. Công việc tiếp theo của KTV là khảo sát để đánh giá sự vận hành của các quy chế KSNB đó. Mục tiêu chủ yếu của các khảo sát này là để đánh giá tính hữu hiệu trong vận hành của các quy chế KSNB, cụ thể là sự hiện hữu (hoạt động) và tính thường xuyên, liên tục trong vận hành của các quy chế kiểm soát, các bước kiểm soát. Cách thức khảo sát, thu thập bằng chứng làm cơ sở đánh gía có thể áp dụng rất đa dạng, như: Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng; Kiểm tra hồ sơ, tài liệu về vay vốn và các chứng từ kế toán liên quan; Phỏng vấn các nhân viên có liên quan; Thực hiện lại; Quan sát. Khảo sát việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức KSNB Thực hiện đảm bảo các nguyên tắc và thủ tục kiểm soát có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đảm bảo KSNB đối với chu kỳ huy động vốn và hoàn trả hiệu quả. Đặc biệt là việc kiểm tra xem đơn vị có tuân thủ nguyên tắc “Bất kiêm nhiệm” là một thủ tục hết sức cần thiết. Thực hiện nguyên tắc này có tác dụng ngăn ngừa những sai phạm, nhất là những sai phạm cố ý. Ví dụ: Có đảm bảo phân định rạch ròi giữa việc phê duyệt với việc thực hiện thu, chi vốn vay; giữa việc thực hiện nghiệp vụ vay với việc theo dõi và ghi sổ kế toán cho các nghiệp vụ này.Nếu việc xin vay, trả nợ vay và việc theo dõi ghi sổ là cùng một người thì rất dễ xảy ra gian lận đối với việc sử dụng khoản tiền vay sai mục đích, biển thủ các khoản tiền vay hay cố ý hạch toán sai các khoản lãi thanh toán… Mục tiêu và nội dung về khảo sát kiểm soát nội bộ được trình bày ở Phụ lục 3.1 Bước 2: Khảo sát cơ bản Khảo sát cơ bản là khảo sát được thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán BCTC. Kỹ thuật này giúp KTV thu thập các bằng chứng trực tiếp chứng minh cho mức độ tin cậy của BCTC. KTV cần phải căn cứ vào đặc điểm các nghiệp vụ tiền vay ở từng doanh nghiệp khác nhau để thiết kế các khảo sát cơ bản phù hợp. Công việc
  • 30. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0225 khảo sát cơ bản bao gồm kỹ thuật phân tích đánh giá tổng quát và kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản. Thủ tục phân tích Phân tích đánh giá tổng quát nhằm xem xét số liệu của chu kỳ vay vốn và hoàn trả thông qua các mối quan hệ và các tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trên chu kỳ. Phương pháp này giúp KTV khai thác bằng chứng kiểm toán nhanh chóng thông qua việc xác định những sai lệch về thông tin để xác định mục tiêu, phạm vi, quy mô và khối lượng công việc kiểm toán. Với mục đích khoanh vùng trọng tâm kiểm toán, thông thường, KTV tiến hành phân tích đánh giá tổng quát các thông tin tài chính chủ yếu có liên quan, như vay ngắn hạn, vay dài hạn, phải trả người bán, phải trả công nhân viên… Thủ tục phân tích thường tiến hành phân tích các thông tin tài chính và phân tích các thông tin phi tài chính trong mối liên hệ với các thông tin tài chính có liên quan. Các thông tin này được lấy từ bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính hoặc các tài liệu liên quan khác… Kỹ thuật phân tích, đánh giá tổng quát chủ yếu đối với số dư tiền vay (tổng số hoặc chi tiết theo từng chủ nợ); KTV cũng có thể so sánh các khoản vay riêng biệt còn thanh toán năm nay với năm trước, đối với số phát sinh hoặc có thể đối với tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn. Khi xem xét sự biến động của các thông tin này, KTV cũng cần phải cân nhắc đến tác động của các yếu tố có thể đã được xác định, như nhu cầu vay vốn của đơn vị trong kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh. Những biến động của vốn vay, đặc biệt là biến động bất thường sẽ là trọng tâm để KTV đi sâu kiểm tra chi tiết nhằm làm rõ những tác động gây nên biến động đó. Đây cũng là cơ sở để KTV xác định các thủ tục kiểm toán cần được áp dụng và phạm vi cần kiểm toán. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay trong đơn vị bao gồm kiểm tra chi tiết đối với các khoản mục sau: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư khoản vay ngắn hạn
  • 31. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0226 Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn trả trong vòng một chu kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường hoặc trong vòng một năm tài chính. Về cơ bản các khoản vay ngắn hạn cũng phải trải qua quá trình phân tích, lập kế hoạch và phê duyệt chặt chẽ trước khi thực hiện các hoạt động vay. Mục đích của các khoản vay này là để tài trợ cho các hoạt động ngắn hạn trong đơn vị, vì thế khi thực kiểm toán, KTV cần lưu ý đến các khía cạnh sau: - Gốc vay: Theo quy định của Chuẩn mực kế toán, kế toán viên phải theo dõi chi tiết cho từng đối tượng cho vay và theo từng loại tiền. Tùy vào hình thức vay, kế hoạch trả tiền đã được thỏa thuận trước với ngân hàng hoặc bên cho vay mà phần gốc vay có thể được thanh toán định kỳ hoặc thanh toán một lần khi kết thúc thời hạn vay. - Chi phí đi vay: Đây là chi phí lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của đơn vị. - Tỷ lệ vốn hóa (nếu có) đối với chi phí đi vay: Trường hợp này KTV cần chú ý tới các khoản vay dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng dở dang vì cần thiết phải xác định mức chi phí đi vay vốn hóa vào giá trị tài sản. - Đánh giá chênh lệch tỷ giá đối với các khoản vay có gốc ngoại tệ. Nếu đơn vị vay vốn có gốc ngoại tệ mà dùng cho mục đích hỗ trợ sản xuất kinh doanh thông thường thì các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm tài chính sẽ được ghi nhận vào chi phí tài chính hoặc doanh thu tài chính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ số dư khoản vay dài hạn Vay dài hạn (TK 341) là khoản vay mà doanh nghiệp vay có thời hạn hoàn trả trên một năm nhằm để mở rộng quy mo sản xuất, mua sắm thiết bị, đổi mới quy trình công nghệ hoặc đầu tư dài hạn khác. Các nghiệp vụ liên quan đến vốn vay bao gồm nghiệp vụ vay tiền và nghiệp vụ hoàn trả nợ vay. Các nghiệp vụ vay tiền phát sinh luôn luôn gắn liền với các thủ tục rang buộc khá chặt chẽ, như lập kế hoạch vay vốn, ký hợp đồng vay, với các nội dung hay điều khoản chi tiết được thỏa thuận (như lãi suất, thời hạn vay, phương
  • 32. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0227 thức trả nợ…). Các nghiệp vụ trả nợ tiền vay cũng phải trải qua thủ tục phê chuẩn, cho phép chi tiền hay sử dụng một nguồn tài trợ để hoàn trả nợ gốc và lãi vay. Về mặt bản chất, kiểm tra chi tiết nghiệp vụ nói chung và nghiệp vụ vay vốn nói riêng chủ yếu là kiểm tra các nghiệp vụ đã ghi nhận trên sổ hạch toán vốn vay có đảm bảo các cơ sở dẫn liệu cụ thể hay không? Các cơ sở dẫn liệu đó cũng chính là mục tiêu mà KTV có trách nhiệm thu thập các bằng chứng thích hợp để xác nhận sự đảm bảo. Thực chất của qua trình kiểm tra chi tiết là tiến hành kiểm tra lại quá trình xử lý kế toán liên quan đến khâu ghi sổ kế toán, nhằm có các bằng chứng xác nhận các cơ sở dẫn liệu cụ thể có liên quan đến hạch toán các nghiệp vụ. Cách thức tiến hành kiểm tra chi tiết chủ yếu thực hiện xem xét, đối chiếu từ các nghiệp vụ đã hạch toán trên sổ kế toán ra các chứng từ, tài liệu có liên quan. Do đặc điểm của chu kỳ này là nghiệp vụ diễn ra tương đối ít, không phát sinh nhiều nên KTV có thể thực hiện khảo sát phần lớn các nghiệp vụ vay vốn và hoàn trả. Bảng 1.1 Bảng tóm tắt công việc kiểm toán số dư tiền vay Mục tiêu kiểm toán Thủ tục khảo sát chủ yếu và phổ biến Lưu ý Tính hợp lý chung: Các khoản nợ tiền vay, tiền lãi phải trả đều hợp lí. - So sánh số dư nợ tiền vay cuối năm với đầu năm. - So sánh tiền lãi tính dồn phải trả cuối năm so với đầu năm. - So sánh phí tổn vay năm nay với năm trước. Kỹ thuật phân tích đánh giá tổng quát để đánh giá tính hợp lí chung. Các khoản tiền vay thực tế tồn tại và được phản ánh đầy đủ, phân loại đúng đắn, rõ rang - Kiểm tra bảng liệt kê chi tiết tiền vay, tiền lãi tính dồn và đối chiếu với các chứng từ, sổ sách, tài liệu có liên quan. - Kiểm tra sự tồn tại của các chủ nợ và xin xác nhận nợ từ các chủ nợ về các khoản vay. - Kiểm tra về thời hạn vay – trả và sự phân loại, hạch toán tiền vay. - Lưu ý nội dung xin xác nhận của từng loại đối tượng. - Lưu ý các khoản nợ dài hạn đến hạn trả.
  • 33. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0228 Các khoản tiền vay đều được tính toán, đánh giá đúng đắn, chính xác. - Kiểm tra số tiền gốc vay, lãi suất vay trên các khế ước vay và các bảng kê. - Kiểm tra việc tính toán số dư trên các sổ chi tiết tiền vay, lãi vay; đối chiếu với số liệu trên bảng kê. - Kiểm tra việc tính toán, quy đổi các khoản nợ vay có gốc ngoại tệ (số lượng nguyên tệ, tỷ giá ngoại tệ - đã điều chỉnh). - Kiểm tra các căn cứ tính toán: số tiền vay gốc, số đã trả, lãi suất, kì hạn. -Kiểm tra toàn bộ (100% nghiệp vụ vay nợ phát sinh trong kì). -Chú ý số lượng nguyên tệ, tỷ giá ngoại tệ phù hợp. Các khoản tiền vay được tính toán tổng hợp (cộng dồn) đầy đủ và đúng đắn - Kiểm tra các khế ước vay và chứng từ thanh toán tiền vay, lãi vay. - Đối chiếu số liệu trên bảng kê với số liệu trên sổ kế toán và với xác nhận của các chủ nợ. Chú ý nợ có gốc ngoại tệ. Các khoản tiền vay được công bố, trình bày (công khai) đúng đắn - Đối chiếu số liệu tiền vay trên BCTC với số liệu trên sổ kế toán tiền vay và số liệu tổng hợp trên bảng kê tiền vay, tiền lãi. - Xem xét tính phù hợp của việc trình bày tiền vay so với chế độ BCTC. Lưu ý tính đúng đắn của việc phân loại và tổng hợp từng loại tiền vay. 1.3.3.3 Tổng hợp kết quả kiểm toán đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay. Việc tổng hợp kết quả kiểm toán phần hành huy động và hoàn trả vốn vay được thực hiện dựa trên những bằng chứng đã thu thập được và thường thể hiện dưới hình thức một bản tổng hợp kết quả kiểm toán hay biên bản kiểm toán. Nội dung chủ yếu được thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toán thường gồm: - Quan sát: kiểm toán viên nêu rõ những công việc đã thực hiện trong quá trình kiểm toán chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay, từ đó kết luận về việc đạt hay chưa đạt được mục tiêu kiểm toán đối với chu kỳ này. - Ý kiến: đề xuất các bút toán điều chỉnh (nếu có) hoặc những giải trình, thuyết minh cần bổ sung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh và số tiền điều chỉnh. Kiểm toán viên nêu ý kiến nhận xét về những hạn chế tồn tại của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB đối với chu kỳ vay vốn và hoàn trả và ý kiến đề xuất cải tiến, hoàn thiện hệ thống KSNB của kiểm toán viên. Căn cứ vào kết quả kiểm toán khi kết thúc chương trình kiểm toán, KTV đưa ra một trong hai (2) loại ý kiến kiểm toán sau:
  • 34. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0229 - Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần Được trình bày trong trường hợp KTV và doanh nghiệp kiểm toán cho rằng các khoản mục vay trên BCTC đều được phản ánh trung thực và hợp lí trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, phù hợp với Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. - Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần Ý kiến dạng chấp nhận từng phần: được trình bày trong trường hợp KTV và doanh nghiệp kiểm toán cho rằng các khoản vay và nợ trên BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tùy thuộc (hoặc ngoại trừ) mà KTV đã nêu ra trong ý kiến kiểm toán. Ý kiến dạng từ chối: được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản vay tới mức mà KTV không thể thu thập được đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể đưa ý kiến về BCTC. Ý kiến dạng trái ngược: được đua ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản vay đến mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của các khoản này trên BCTC. 1.3.3.4 Xem xét các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán Sau ngày ký báo cáo kiểm toán có thể phát sinh những sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán. KTV cần xem xét mức độ ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Đối với chu kỳ huy động và hoàn trả vốn vay, các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán có thể xảy ra cần phải xem xét như tính hoạt động liên tục của đơn vị, quyết định hoàn trả vốn vay của Ban Giám đốc... Nếu các sự kiện này gây ra chênh lệch, và mức chênh lệch này lớn hơn mức trọng yếu đã xác định, KTV cần trao đổi với khách hàng để đưa ra phương án xử lý phù hợp.
  • 35. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0230 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU KỲ HUY ĐỘNG VÀ HOÀN TRẢ VỐN VAY TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH GRANT THORNTON VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Thông tin chung về Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam:  Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam  Tên giao dịch quốc tế: GRANT THORNTON VIETNAM Limited.  Trụ sở chính: Tầng 18 Tòa nhà quốc tế Hòa Bình, 106 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.  Văn phòng Hồ Chí Minh: Tầng 14, Tòa nhà Pearl Plaza, số 561A, Điện Biên Phủ, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84 4) 3850 1686 Fax: (84 4) 3850 1688 Website: http://www.gt.com.vn Email: info@vn.gt.com Grant Thornton Việt Nam là Công ty 100% vốn nước ngoài, là một thành viên đầy đủ của Grant Thornton Quốc tế, được thành lập vào tháng 5 năm 1993. Công ty đã có hơn 230 nhân viên ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 14 chủ phần hùn. Theo số liệu thống kê hiện nay, công ty có hơn 20 chuyên gia có chứng chỉ CPA do bộ Tài chính cấp, 9 chuyên gia có chứng chỉ CFA và nhiều nhân viên có chứng chỉ ACCA, đặc biệt là có 5 chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm, đã từng làm việc lâu năm tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2015 Grant Thornton Việt Nam có 16 Kiểm toán viên được cấp phép hành nghề. Doanh thu hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm cụ thể như sau:
  • 36. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0231 Bảng 2.1 Doanh thu hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2011-2015 Số lượng nhân viên Số lượng khách hàng Doanh thu (triệu đồng) Tăng trưởng doanh thu 2015 230 255 100.530 +51% 2014 210 240 65.704 +26% 2013 85 240 52.000 -6.5% 2012 84 238 55.603 -9% 2011 83 257 61.089 6% Nguồn: Thông tin nội bộ doanh nghiệp Theo thống kê của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam – VACPA, năm 2013, Grant Thornton Việt Nam đứng thứ 10 về doanh thu trong nhóm 10 công ty kiểm toán có doanh thu lớn nhất Việt Nam. Số liệu thống kê cho thấy rằng, mặc dù nằm trong nhóm 10 Công ty có doanh thu lớn nhất nhưng có thể thấy rằng trong giai đoạn 2011 – 2015, doanh thu của Công ty tăng mạnh. Điều này có thể lý giải là do kết quả của việc sát nhập giữa NEXIA ACPA và Grant Thornton Việt Nam, làm gia tăng số lượng khách hàng và khả năng cạnh tranh của công ty. Công ty TNHH Grant Thornton (Việt Nam) và Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Nexia ACPA (“ACPA”) đã đạt được thỏa thuận sáp nhập hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, thỏa thuận này có hiệu lực chính thức từ ngày 1 tháng 7 năm 2014. Công ty sau khi sáp nhập sẽ tiếp tục là thành viên chính thức của mạng lưới Grant Thornton toàn cầu và hoạt động dưới tên gọi Grant Thornton. Sự kết hợp này sẽ tạo nên một công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam với đội ngũ có chuyên môn cao gồm 14 Chủ phần hùn và hơn 220 nhân viên chuyên nghiệp tại các văn phòng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Kenneth Atkinson, hiện là Tổng Giám đốc của Grant Thornton (Việt Nam), sẽ giữ vị trí Chủ tịch. Ông Nguyễn Chí Trung, hiện là Tổng Giám đốc của ACPA, sẽ giữ vị trí Tổng Giám đốc của Công ty sau khi sáp nhập.
  • 37. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0232 2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Cơ cấu bộ máy tổ chức nhân sự tại Grant Thornton được trình bày trong Sơ đồ 1.2 như sau: Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức quản lý của Công tyTNHH Grant Thornton Việt Nam Grant Thornton Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh. Các phòng ban đảm nhận các chức năng, nhiệm vụ riêng biệt đồng thời có sự hỗ trợ chặt chẽ lẫn nhau trong quá trình hoạt động. Nhìn chung bộ máy được Tổng giám đốc Phó TGĐ (Trụ sở Hà Nội) GĐ điều hành (VP TP. HCM) Trưởng phòng đào tạo phát triển Chánh văn phòng Trưởng phòng TCDN Giám đốc kiểm toán Giám đốc tư vấn TCDN Giám đốc Thuế Trưởng phòng hành chính nhân sự Trưởnng phòng marketing Trưởng phòng kiểm toán Trưởng phòng TCDN Trưởng phòng thuế Trợ lý Trợ lý Trợ lý Trưởng phòng kiểm toán
  • 38. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0233 tổ chức một cách gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu quản lý tại Công ty, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả. Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm chính đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh cũng như việc tổ chức quản lý điều hành, hoạch định chiến lược ngắn và dài hạn. Phó tổng giám đốc và giám đốc điều hành: có nhiệm vụ chính là giúp đỡ cho tổng giám đốc, phụ trách công việc chung của các chi nhánh và chịu trách nhiệm trước chủ phần hùn quản lý trong phạm vi công việc được giao. Các phòng ban chức năng: bao gồm phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp, phòng kiểm toán, phòng thuế, phòng marketing và một số bộ phận khác như bộ phận công nghệ thông tin, phòng hành chính nhân sự, phòng đào tạo phát triển … - Phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp: thực hiện lập kế hoạch và xây dựng chiến lược hiệu quả thông qua các công cụ như tư vấn cơ cấu chiến lược, hỗ trợ giao dịch, tư vấn cổ phần hoá, định giá doanh nghiêp… - Phòng kiểm toán: là một trong hai bộ phận quan trọng nhất của công ty, thực hiện các hợp đồng kiểm toán cho các dự án và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty liên doanh, các khách hàng trong nước. - Phòng tư vấn thuế: thực hiện các công việc liên quan đến tư vấn thuế cho khách hàng. 2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.3.1 Các dịch vụ chủ yếu mà Công ty kiểm toán Grant Thornton cung cấp. Grant Thornton Việt Nam cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ bao gồm dịch vụ Kiểm toán, dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, dịch vụ tư vấn đầu tư và quản lý, dịch vụ tư vấn thuế,... 2.1.3.1.1 Dịch vụ kiểm toán Dịch vụ kiểm toán là một trong hai dịch vụ mạnh nhất của Grant Thornton Việt Nam cùng với tư vấn tài chính doanh nghiệp với doanh thu và số lượng khách hàng tăng liên tục qua các năm. Công ty có các bộ phận kiểm toán tại cả trụ sở chính TP. Hồ Chí Minh và văn phòng Hà Nội, cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập trong các báo cáo tài chính cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các
  • 39. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0234 công ty trong nước, các dự án được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ tại Việt Nam. Như đã nói ở trên, Grant Thornton là một trong 20 công ty kiểm toán tại Việt Nam được phép thực hiện kiểm toán đối với những tổ chức phát hành, tỏ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán năm 2015. Dịch vụ kiểm toán của công ty tuân thủ cả Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Quốc tế. Grant Thornton cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua việc cung cấp những báo cáo hàng năm về cách thức cải thiện các hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ cũng như hoạt động hiệu quả, hiệu năng. Dịch vụ kiểm toán mà công ty cung cấp đáp ứng được từng nhu cầu chuyên biệt của từng khách hàng nhờ vào phương pháp kiểm toán toàn cầu GTI Horizon với thành phần cơ bản là phần mềm kiểm toán Voyager, bên cạnh đó, công ty cũng áp dụng những phần mềm bổ trợ kiểm toán khác, như: phần mềm chọn mẫu IDEA, phần mềm phân tích báo cáo TBEAM và phần mềm Pantana Cheker.. Phương pháp Horizon là một bước tiếp cận kiểm toán mang tính đột phá và có tính khoa học cao. Phương pháp kiểm toán Horizon được thiết kế nhằm cung cấp một chuẩn mực nhất quán của dịch vụ kiểm toán cho tất cả các khách hàng, bất kể phạm vi hoạt động của họ. Những thông tin mà công ty thu thập được là vô cùng quan trọng đối với kết quả kiểm toán, bởi nó góp phần tăng thêm chiều sâu và tính hướng trọng tâm của công tác kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, Horizon có cách tiếp cận sâu hơn đối với những vấn đề và rủi ro hoạt động có vai trò quan trọng đối với khách hàng. Phương pháp tiếp cận này thường xuyên được cập nhật và hoàn thiện nhằm ngày càng trở nên hiệu quả hơn và luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Đối với Grant Thornton, kiểm toán không được coi là một dự án riêng biệt mà là một phần của quá trình cung cấp dịch vụ có tính liên tục. 2.1.3.1.2 Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp Tư vấn tài chính doanh nghiệp là một trong hai dịch vụ mạnh nhất của Grant Thornton Việt Nam. Công ty giúp khách hàng thực hiện được những mục tiêu tài chính bằng việc xây dựng các kế hoạch và chiến lược hiệu quả với nhiều phương án như sáp nhập, mua lại, cổ phần hoá hay mở rộng, đầu tư mới, tái cơ cấu tài chính,
  • 40. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0235 phục hồi hoạt động kinh doanh, giảm vốn … thông qua những dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp đa dạng như: tư vấn cổ phần hóa, tư vấn cơ cấu chiến lược, định giá doanh nghiệp, hỗ trợ giao dịch, chuẩn bị niêm yết và tài chính dự án. Khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp đang hoạt động muốn thay đổi chiến lược kinh doanh hay các công ty nước ngoài đang có ý định thâm nhập vào thị trường Việt Nam. 2.1.3.1.3 Dịch vụ tư vấn đầu tư và quản lý Dịch vụ tư vấn đầu tư và quản lý giúp cho khách hàng tập trung và dẫn đầu trong cạnh tranh ở mọi giai đoạn của hoạt động kinh doanh thông qua một loạt các dịch vụ như hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, cơ cấu doanh nghiệp và cấp phép thành lập công ty nước ngoài. Trong quá trình đó, Công ty hỗ trợ khách hàng của mình bằng cách tiến hành nghiên cứu khả thi, phân tích thị trường, ngành, đối thủ cạnh tranh, các mô hình hoạt động, xin giấy phép hoạt động cho các văn phòng đại diện, các công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh tại Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về nền kinh tế Việt Nam, Grant Thornton nỗ lực để giúp công việc kinh doanh và đầu tư của khách hàng tại Việt Nam được thành công. 2.1.3.1.4 Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp Các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp của Grant Thornton Việt Nam được thiết kế nhằm cải thiện hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ cũng như giúp khách hàng tập trung vào các hoạt động kinh doanh chính. Công ty cung cấp các giải pháp trọn gói vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí dùng để duy trì và nâng cấp hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Công ty cũng tư vấn về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ thích hợp đồng thời giúp khách hàng chuẩn bị sổ sách để trình lên Ban Giám đốc. Công việc hành chính và các quy trình về lập bảng lương được đơn giản hoá đáng kể và khách hàng có nhiều thời gian tập trung hơn vào hoạt động kinh doanh. 2.1.3.1.5 Dịch vụ tư vấn thuế Các chuyên viên tư vấn thuế đầy tâm huyết tại Grant Thornton Việt Nam có thể tối đa hóa thu nhập của khách hàng bằng cách kết hợp giữa kiến thức toàn diện về các luật thuế và khả năng hoạch định một cách hợp lý các khoản thuế. Công ty
  • 41. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0236 giúp khách hàng khối doanh nghiệp cơ cấu đầu tư của họ tại Việt Nam, và hỗ trợ hoạt động quốc tế đó đầu tư vốn vào những nơi hoặc lĩnh vực có mức thuế suất thấp giữa những nơi thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau. Đối với khách hàng là cá nhân người Việt hay người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, Grant Thornton Việt Nam cung cấp các giải pháp về lương và các thu nhập khác có tính hiệu quả cao về thuế và tư vấn về các phương pháp chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Ngoài ra, công ty còn giúp khách hàng làm việc với cơ quan Thuế, cung cấp thông tin cập nhật về Thuế và tổ chức các buổi đào tạo, hội thảo về Thuế. Trong đó, dịch vụ cốt lõi của Grant Thornton Việt Nam là dịch vụ kiểm toán, đóng góp trên 80% tổng giá trị doanh thu cho Công ty. Số lượng kiểm toán viên chiếm 70% nguồn nhân lực trong Công ty. Công ty cũng thường xuyên tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán cho nhân viên hàng tháng hoặc hàng quý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. 2.1.3.2 Các khách hàng chủ yếu của Grant Thornton Nhóm khách hàng mục tiêu mà Công ty nhắm tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án của các tổ chức phi chính phủ. Hiện nay, mảng khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án phi chính phủ gần như Công ty giữ vị trí độc tôn tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây. Các khách hàng thuộc khối dự án chính phủ và phi chính phủ - một trong những điều tạo ra giá trị vượt trội của Grant Thornton Việt Nam đó là trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Các dự án công ty tham gia kiểm toán như Trung tâm Sức khỏe sinh sản và gia đình (RAFH), Tổ chức Hợp tác Phát triển quốc tế Hà Lan (NOVIB), Pathfinder International tại Việt Nam, Hanoi Family Medical Practice. Các khách hàng thuộc khối khách sạn và du lịch giải trí như khách sạn Sunway Hotel, Công ty Liên doanh Văn Hóa Thể Thao dưới Nước (Sai Gon Water Park), Hilton Opera Hà Nội. Các khách hàng thuộc khối may mặc và thời trang như công ty cổ phần sản xuất hàng may mặc Maxport JSC, ITG Phong Phú, Ipanima Việt Nam, Regus Việt Nam…
  • 42. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Đồng Duy Tùng Lớp CQ50/22.0237 Các khách hàng thuộc các cơ quan, chính phủ như Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường,Văn phòng Chính phủ Việt Nam, đại sứ quán Australia, đại sứ quán Hoa Kỳ … Hiện nay, công việc kiểm toán các dự án mang lại nguồn doanh thu lớn và là thế mạnh cho Công ty, đặc biệt là văn phòng Hà Nội. Những khách hàng chiếm thị phần lớn nhất bao gồm: Về may mặc gồm có: - Công ty cổ phần ITG Phong Phú, là công ty phát triển sản xuất kinh doanh chuyên ngành dệt may và đầu tư sang các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, bất động sản. - Công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao Maxport JSC Về khách sạn và du lịch giải trí : - Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Hạ Long - BIM - Khách sạn Sunway Hotel Các khách hàng lớn thuộc khối dự án chính phủ và phi chính phủ như: - BGS Investment - Road Network Improvement Project (RNIP) - Ipanima Vietnam 2.1.4 Chính sách kiểm toán mà công ty áp dụng Phương pháp luận kiểm toán GTI Horizon: Phương pháp này giúp cho Công ty nắm bắt được các thông tin về tổ chức của khách hàng cũng như bản chất hoạt động kinh doanh của họ, góp phần làm tăng thêm chiều sâu và tính hướng trọng tâm của công tác kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, GTI Horizon có cách tiếp cận sâu hơn đối với những vấn đề và rủi ro hoạt động có vai trò quan trọng đối với khách hàng. Hơn nữa, phương pháp tiếp cận này của Grant Thornton thường xuyên được cập nhật và hoàn thiện để ngày càng hiệu quả hơn và để đáp ứng được những yêu cầu chuyên biệt của khách hàng. Phương pháp này được điều hành trực tiếp bởi Giám đốc kiểm toán với sự tham gia của những chuyên viên kiểm toán giàu kinh nghiệm ở tất cả các giai đoạn của quy trình kiểm toán.