SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
1
MỤC LỤC
Chương 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN ...................................................................3
I. Căn cứ pháp lý............................................................................................................3
II. Những vấn đề chung và sự cần thiết của Đề án........................................................3
III. Đối tượng và phạm vi của Đề án.............................................................................3
IV. Mục tiêu của Đề án...................................................................................................4
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA BỘ GTVT, TỒN
TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ...........................................................................................4
I. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ GTVT.............................................4
II. Tổ chức, hoạt động thanh tra của Bộ Giao thông vận tải .........................................5
1. Tổ chức, hoạt động của Thanh tra Bộ .......................................................................5
2. Tổ chức, hoạt động thanh tra chuyên ngành ở Tổng cục và các Cục........................8
2.1. Thanh tra Tổng Cục Đường bộ Việt Nam..............................................................8
2.2. Thanh tra Cục Đường sắt Việt Nam.....................................................................10
2.3. Thanh tra Cục Đường thủy nội địa Việt Nam ......................................................12
2.4. Thanh tra Hàng không Việt Nam .........................................................................14
2.5. Thanh tra Hàng hải Việt Nam...............................................................................17
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG THANH TRA CỦA BỘ GTVT......................................................................19
I. Nhóm giải pháp thứ nhất về thể chế, pháp chế ........................................................19
II. Nhóm giải pháp thứ hai về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và cán bộ.....................20
1. Đối với Thanh tra Bộ...............................................................................................20
2. Đối với Tổng cục, các Cục ......................................................................................20
III. Nhóm giải pháp thứ ba về hoạt động thanh tra .....................................................21
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
2
1. Đối với Thanh tra Bộ...............................................................................................21
2. Đối với Tổng cục, các Cục ......................................................................................21
IV. Nhóm giải pháp thứ tư về công tác phối hợp trong và ngoài ngành.....................21
V. Nhóm giải pháp thứ năm về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị...........................22
Chương 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN..............................................................22
I. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án....................................................................22
1. Đối với Thanh tra Bộ...............................................................................................22
2. Đối với các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh chuyên ngành (Tổng
cục, các Cục)................................................................................................................22
II. Tiến độ thực hiện Đề án..........................................................................................23
Chương 5. KIẾN NGHỊ - KẾT LUẬN .......................................................................23
I. Kiến nghị ..................................................................................................................23
1. Kiến nghị Chính phủ................................................................................................23
2. Kiến nghị với Thanh tra Chính phủ.........................................................................24
II. Kết luận...................................................................................................................24
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
3
Chương 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
I. Căn cứ pháp lý
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại cuộc họp với Lãnh
đạo Thanh tra Bộ Giao thông vận tải ngày 24/9/2012; chỉ đạo của Thứ trưởng
Nguyễn Ngọc Đông tại Thông báo kết luận số 628/TB-BGTVT ngày 24/10/2012.
Đề án được xây dựng trên cơ sở các quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và
các văn hướng dẫn thi hành; các Bộ luật, Luật chuyên ngành gồm: Bộ luật Hàng hải
Việt Nam, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Đường sắt, Luật Hàng không
dân dụng Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ.
II. Những vấn đề chung và sự cần thiết của Đề án
Thanh tra là một khâu của hoạt động quản lý, là chức năng thiết yếu của quản lý
nhà nước, là phương thức bảo đảm trật tự, kỷ cương xã hội, góp phần tăng cường
pháp chế XHCN; đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân.
Đối với ngành Giao thông vận tải, hoạt động thanh tra được đẩy mạnh và tăng
cường thì pháp luật về giao thông vận tải được thực thi tốt hơn, có hiệu quả cao; trật
tự quản lý được duy trì; bảo đảm trật tự an toàn giao thông, góp phần ổn định an ninh
chính trị, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa đấu tranh chống tham nhũng.
Những năm qua, công tác thanh tra đã có nhiều đổi mới, hiệu quả ngày càng
được nâng cao; Pháp luật về thanh tra, quy trình nghiệp vụ thanh tra đã hoàn thiện,
những sai phạm được ngành Thanh tra phát hiện, kiến nghị xử lý ngày càng tốt hơn.
Mặc dù vậy, Thanh tra Bộ GTVT đang còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập làm
giảm hiệu quả của hoạt động thanh tra đó là: Thanh tra chưa theo sát yêu cầu quản lý,
chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ pháp luật quy định; sự chỉ đạo và phối hợp trong và
ngoài ngành còn hạn chế; chất lượng thanh tra chưa cao; hoạt động giám sát chưa
được quan tâm; công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị; xử
lý sau thanh tra chưa triệt để; một số cán bộ, công chức, thanh tra viên trình độ, năng
lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ;
Mặt khác, Luật Thanh tra 2010 có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/7/2011 đã
đặt ra nhiều vấn đề mới cần phải giải quyết, đổi mới để hoạt động thanh tra đáp ứng
được yêu cầu của Ngành GTVT và của xã hội.
Để hoạt động Thanh tra của Bộ Giao thông vận tải phù hợp Luật Thanh tra năm
2010 và nhiệm vụ quản lý nhà nước trong thời kỳ mới; ngày 24/9/2012 Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải đã chỉ đạo xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động của Thanh tra Bộ GTVT”.
III. Đối tượng và phạm vi của Đề án
1. Đối tượng của Đề án
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
4
Đề án chọn hoạt động thanh tra của Bộ Giao thông vận tải bao gồm Thanh tra
Bộ, Thanh tra Tổng cục, các Cục quản lý chuyên ngành, bằng phương pháp tiếp cận
từ thực trạng, mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả.
2. Phạm vi của Đề án
Đề án nghiên cứu thực trạng về thể chế, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ,
hoạt động thanh tra, công tác phối hợp và cơ sở vật chất của Thanh tra Bộ GTVT từ
năm 2009 đến nay, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục và tổ chức thực hiện.
IV. Mục tiêu của Đề án
1. Mục tiêu chung
Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ
GTVT; tăng cường sự phối hợp, gắn kết trong lực lượng thanh tra Bộ GTVT, đồng
thời tăng cường sự phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương.
2.Mục tiêu cụ thể
2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, văn bản hành chính về tổ chức hoạt
động phù hợp với Pháp luật hiện hành; hoàn chỉnh các quy chế, quy định, thể chế; đảm
bảo tính công khai, minh bạch, kỷ luật, kỷ cương; giảm thiểu sai sót, sai phạm trong hoạt
động thanh tra, kiểm tra. Hạn chế tối đa tiêu cực trong quá trình thực thi công vụ.
2.2. Xây dựng hệ thống cơ quan thanh tra Bộ giao thông vận tải vững mạnh, tổ
chức bộ máy chuyên sâu, tinh gọn và chuyên nghiệp đáp ứng với thực tiễn; có năng
lực tổ chức, điều hành tốt các hoạt động thanh tra, kiểm tra đáp ứng được yêu cầu của
Bộ GTVT.
2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên đủ về số lượng, đáp ứng
yêu cầu về chất lượng, có phẩm chất đạo đức, chính trị, có ý thức trách nhiệm cao và
năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong hoạt động, Lãnh đạo và thanh tra
viên phải làm việc có kỷ luật, kỷ cương, công khai, minh bạch; đồng thuận và nâng
cao tính đoàn kết, nhất trí trong toàn lực lượng.
2.4. Tăng cường sự phối hợp, gắn kết thanh tra Bộ GTVT với Thanh tra các Bộ,
Ngành Trung ương.
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA BỘ
GTVT, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
I. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ GTVT
Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức
năng nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ GTVT bao gồm: thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải
và hàng không trong phạm vi cả nước trên các lĩnh vực: Thể chế pháp chế về giao
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
5
thông vận tải; quản lý, tổ chức quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông;
quản lý hạ tầng trong quá trình khai thác; Quản lý về phương tiện, người lái và hoạt
động vận tải; đảm bảo an toàn giao thông; môi trường về giao thông vận tải; thực
hiện hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học về giao thông vận tải; Quản lý nhà nước
các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh
nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật (là cấp trên
trực tiếp của các tập đoàn, tổng công ty 91 theo Nghị định số 99/2012/NĐ – CP ngày
15/11/2012 của Chính phủ) và tổ chức quản lý các tổ chức đơn vị thực hiện nhiệm vụ
của Bộ; thực hiện PCTN, giải quyết KNTC trong phạm vi của Bộ GTVT.
II. Tổ chức, hoạt động thanh tra của Bộ Giao thông vận tải
1. Tổ chức, hoạt động của Thanh tra Bộ
1.1. Hiện trạng
a) Thể chế
Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ thực hiện theo Quyết định số
24/2008/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định cụ thể
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ GTVT; và hệ
thống pháp luật thanh tra bao gồm Luật thanh tra 2010 và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
b) Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ
Tính đến 31/11/2012, Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra Bộ, 06 Phó Chánh Thanh
tra; 05 Trưởng phòng, 05 Phó Trưởng phòng và các Thanh tra viên, chuyên viên.
Thanh tra Bộ được tổ chức thành 5 phòng và phân giao nhiệm vụ như Sơ đồ tại
Phụ lục số 1. Tổng số cán bộ, thanh tra viên là 33 người, trong đó: 02 thanh tra viên
cao cấp, 11 thanh tra viên chính và 18 thanh tra viên. Chuyên ngành đào tạo gồm 14
ngành nghề (kỹ thuật xây dựng, tài chính – kế toán, Luật và Kiểm sát, Kinh tế các
ngành, Quản trị Kinh doanh, Ngoại ngữ, Cơ khí chế tạo máy, Hành chính công ...)
trong đó có 26 người đào tạo chính quy, 5 người đào tạo hệ tại chức; có 13 người có
2 bằng đại học và 9 người trình độ trên đại học. Tuổi đời từ 35 trở lên trong đó độ
tuổi từ 35 đến 40 tuổi chiếm 50%. Tuổi nghề (làm việc tại cơ quan thanh tra Bộ) từ 1
năm đến 20 năm trong đó tuổi nghề dưới 5 năm chiếm 55% (17 người).
c) Hoạt động
- Công tác xây dựng thể chế: Từ 2004-2008, Thanh tra Bộ đã chủ trì nghiên cứu
nhiều đề tài, đề án, biên soạn cơ bản hoàn thiện hệ thống pháp luật thanh tra giao
thông vận tải. Năm 2009-2010, Thanh tra Bộ đã tham mưu cho Bộ trình Thủ tướng
ký Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 05/3/2010 phê duyệt đề án “Tăng cường biên
chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra GTVT”. Ngoài ra còn tham gia xây dựng
các Luật chuyên ngành về giao thông vận tải, xử lý vi phạm hành chính và các văn
bản hướng dẫn thi hành; pháp luật về thanh tra. Xây dựng và ban hành Quy chế nội
bộ của Thanh tra Bộ. Đề xuất kiến nghị sửa đổi bổ sung nhiều văn bản quy phạm,
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
6
nhiều cơ chế chính sách, định mức, tiêu chuẩn. Tham mưu với Bộ trưởng nhiều quy
chế, chỉ thị về giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng.
Trong năm 2012, Thanh tra Bộ đã hoàn thiện Dự thảo Nghị định về tổ chức và
hoạt động của thanh tra ngành Giao thông vận tải (thay thế Nghị định 136/2004/NĐ-
CP) và đang trình cấp có thẩm quyền thẩm định, ban hành.
- Hoạt động thanh tra: Từ năm 2008 đến 2012 Thanh tra Bộ đã tiến hành trên
125 cuộc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và đột xuất ở
tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GTVT. Qua thanh tra đã
kiến nghị: Xử lý kinh tế trên 200 tỷ đồng trong đó thu hồi nộp ngân sách trên 20 tỷ
đồng; giảm chi phí trên 50 tỷ đồng và xử lý dưới các hình thức khác như không tính
vào giá trị dự án tính thời gian thu phí hoàn vốn đối với các dự án BOT gần 100 tỷ
đồng; rà soát thanh toán đối với các dự án; giảm trừ, hạch toán lại các chi phí, tài sản,
tiền vốn, tăng nộp ngân sách đối với một số doanh nghiệp thông qua thanh tra tài
chính; xử lý hành chính đối với nhiều tập thể, cá nhân có thiếu sót, sai phạm trong
thực thi công vụ và thực hiện nhiệm vụ. Trong đó có một số vụ việc kiến nghị xử lý
có dấu hiệu tham nhũng.
Thanh tra Bộ thường xuyên chỉ đạo lãnh đạo lực lượng thanh tra Tổng cục, các
Cục, thanh tra Sở GTVT trong thực hiện nhiệm vụ về thanh tra chuyên ngành, xây
dựng lực lượng...và tham gia nhiều nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao.
- Công tác phòng chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại tố cáo: Thanh tra
Bộ là cơ quan thường trực giúp việc cho Bộ trưởng, Ban Cán sự đảng Bộ về hoạt
động PCTN. Hàng năm Thanh tra Bộ đều tham mưu cho Lãnh đạo Bộ GTVT triển
khai kế hoạch, tổng kết đánh giá thực hiện; phối hợp với các nhà tài trợ vốn ODA
trong việc triển khai thực hiện phòng chống tham nhũng ở các dự án sử dụng vốn;
phối hợp với các Vụ triển khai các biện pháp phòng ngừa (công khai minh bạch, kê
khai tài sản thu nhập, cải cách hành chính…). Trong giai đoạn 2006-2012, Thanh tra
Bộ tiếp nhận, xử lý gần 2.000 đơn, khiếu nại, tố cáo; trong đó, có gần 80 vụ việc
khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng đều được giải quyết dứt
điểm.
d) Công tác phối hợp trong và ngoài ngành
Trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Bộ chưa xây dựng được quy chế
phối hợp với đơn vị trong và ngoài ngành. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, việc
phối phối hợp giữa các cơ quan được thực hiện tương đối tốt như việc cử cán bộ tham
gia các đoàn thanh tra, kiểm tra, tham gia ý kiến đóng góp đối với dự thảo kết luận
thanh tra, kiểm tra.
đ) Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Thanh tra Bộ đã được trang bị cơ bản đầy đủ những trang thiết bị văn phòng như
bàn, ghế, máy vi tính để bàn, văn phòng phẩm. Việc bố trí phương tiện đi lại đã được
Bộ GTVT quan tâm, tạo điều kiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, đôi khi chưa đáp
ứng được nhu cầu của các đoàn Thanh tra, kiểm tra. Những trang thiết bị cần thiết
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
7
cho hoạt động thanh tra, kiểm tra theo đoàn như máy tính xách tay, máy ảnh, máy
quay phim, máy ghi âm...Thanh tra Bộ vẫn chưa được trang cấp.
1.2. Tồn tại và nguyên nhân
a) Tồn tại
* Về thể chế:
Theo quy định của Luật thanh tra 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành,
Quyết định số 24/2008/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2008 của Bộ GTVT quy định cụ thể
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ còn nhiều nhiệm
vụ chưa được quy định, cần phải bổ sung như:
- Nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Bộ trong việc: chỉ đạo, hướng dẫn, theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; hướng dẫn nghiệp vụ
thanh tra chuyên ngành; quy định chế độ báo cáo hoạt động thanh tra đối với cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; thanh tra lại đối với vụ việc
thuộc phạm vi quản lý nhà nước ngành Giao thông vận tải; trưng tập, huy động nhân
lực và vật lực phục vụ cho hoạt động thanh tra.
- Nhiệm vụ quyền hạn của Chánh thanh tra trong việc: chủ trì xử lý chồng chéo
trong hoạt động thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; quyết định thanh
tra lại vụ việc liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước có Bộ đã được kết luận
nhưng phát hiện có vi phạm; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của
cơ quan đó khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
* Về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ
Lực lượng Thanh tra Bộ đã được bổ sung, tuy nhiên vẫn còn thiếu so với yêu
cầu và chức năng, nhiệm vụ được giao. Còn thiếu một số cán bộ được đào tạo theo
các chuyên ngành như: Kỹ sư xây dựng cảng biển, công trình thủy, kinh tế vận tải, tài
chính kế toán ..Một số cán bộ còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học hạn chế.
Phân giao chức năng nhiệm vụ của các Phòng chưa thật sự khoa học, chưa
chuyên sâu. Chức năng nhiệm vụ của các Phòng đã xây dựng từ lâu chưa được bổ
sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu của thực tiến hoạt động.
* Về hoạt động
Tham mưu, xây dựng, ban hành các văn bản liên quan đến thể chế, pháp chế còn
chậm. Chất lượng một số văn bản soạn thảo, phát hành hoặc tham gia chất lượng
thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong điều hành và hoạt động đôi khi chưa khoa
học, chưa phát huy được hết trí tuệ và sức mạnh của tập thể.
Chậm ban hành quy chế nội bộ; một số Quy định về hoạt động thanh tra, kiểm
tra (Quy định lập kế hoạch, quy trình giám sát hoạt động đoàn thanh tra…) chưa có
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
8
hoặc đã lạc hậu chưa được bổ sung. Hoạt động hậu kiểm, kiểm điểm đánh giá ít được
thực hiện.
Chưa thực hiện quyết liệt, cụ thể đối với công tác chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra
đối với việc lập và triển khai kế hoạch thanh tra chuyên ngành hàng năm của thanh tra
của Tổng cục, các Cục. Chưa tiến hành kiểm tra trách nhiệm và nghiệp vụ của các tổ
chức thanh tra GTVT.
Đã tiến hành phân công các phòng thanh tra theo dõi các Đơn vị thuộc Bộ,
nhưng việc nắm bắt thông tin hoạt động ở các Đơn vị còn hạn chế, chưa có hệ thống;
một số thông tin phản ảnh chưa được xử lý triệt để.
Công tác xử lý sau kết luận thanh tra chưa được chú trọng.
* Về công tác phối hợp trong và ngoài ngành
Công tác phối hợp với các đơn vị trong ngành đôi lúc còn chưa đạt hiệu quả cao.
Đối với các đơn vị ngoài ngành như Bộ Công An, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch đầu tư, Kiểm toán nhà nước, do chưa có quy chế phối hợp nên thường bị động
đối với các kết quả thanh tra, kiểm tra liên quan đến trách nhiệm của Bộ GTVT.
* Về cơ sở vật chất và trang thiết bị
Thực hiện Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 5/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án 321 “Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra
GTVT”, Bộ GTVT đã phê duyệt tiểu Dự án 1.1 đầu tư trang thiết bị chuyên dùng cho
Thanh tra Giao thông vận tải ở Trung ương do Thanh tra Bộ là Chủ đầu tư, tuy nhiên
tới nay vẫn chưa được bố trí vốn để thực hiện.
2. Tổ chức, hoạt động thanh tra chuyên ngành ở Tổng cục và các Cục
2.1. Thanh tra Tổng Cục Đường bộ Việt Nam
a) Hiện trạng
* Về thể chế
Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện theo
Quyết định số 05/2005/QĐ-BGTVT ngày 04/01/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy
định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Cục ĐBVN; Quyết định
số 1084/QĐ-BGTVT ngày 22/4/2010 của Bộ GTVT về thành lập Thanh tra Tổng cục
ĐBVN; pháp luật về giao thông vận tải đường bộ và pháp luật về thanh tra. Tổ chức và
hoạt động của các Ban thanh tra, Đội thanh tra thực hiện theo Quyết định số 452/QĐ-
BGTVT ngày 24/02/2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT về thành lập các Ban Thanh tra
thuộc Thanh tra Cục ĐBVN; Quyết định số 1158/QĐ-CĐBVN ngày 09/8/2006 của
Cục trưởng cục ĐBVN Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và
phạm vi hoạt động của Ban Thanh tra đường bộ.
* Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ
Tổ chức Thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thanh tra
Tổng cục) hiện có 321 người/định biên 334, trong đó có 152 thanh tra viên, 87
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
9
chuyên viên, 82 cán sự, nhân viên. Được tổ chức bao gồm Văn phòng Thanh tra Tổng
cục và 04 Ban Thanh tra trực tiếp quản lý 34 Đội Thanh tra đường bộ.
* Hoạt động thanh tra
Thanh tra Tổng cục chỉ đạo, điều hành hoạt động nhiệm vụ của các Ban, Đội
bằng quy định về nhiệm vụ, chức năng của từng cấp đơn vị.
Từ năm 2008 tới năm 2012, Thanh tra Tổng cục đã tiến hành được 14 cuộc
thanh tra theo đoàn, chủ yếu là thanh tra công tác sử dụng vốn sửa chữa thường
xuyên trên quốc lộ ủy thác. Từ năm 2004 đến năm 2012 đã xử lý 21.762 trường hợp
vi phạm hành chính (trên tổng số 38.051 trường hợp vi phạm). Số tiền xử phạt vi
phạm hành chính nộp ngân sách nhà nước là 32,164 tỷ đồng (trên tổng số tiền xử phạt
là 49,701tỷ đồng). Các Đội thanh tra chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và xử phạt
vi phạm hành chính, tuần tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Ngoài ra lực lượng Thanh tra Tổng cục còn thực hiện các nhiệm vụ khác như
tuyên truyền phổ biến giáo dục, phối hợp giải tỏa hành lang an toàn đường bộ, áp
dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm …
* Công tác phối hợp trong và ngoài ngành
Tổng cục ĐBVN đã xây dựng và ký kết Quy chế số 137/QC-LN ngày 24/1/2011
phối hợp trong công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ với Tổng cục
cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội.
* Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Hiện tại Thanh tra Tổng cục có 38 trụ sở làm việc, trong đó hầu hết là nhờ các
Công Ty QL&SCĐB và các Trạm kiểm tra trọng tải xe cũ, rất ít Đội có trụ sở riêng.
Số lượng phương tiện hiện đang quản lý, sử dụng là 40 xe ô tô các loại chủ yếu là xe
UOAT, Pickup, 80 xe máy hầu hết là các xe cũ, được nhận bàn giao từ các Công ty
QL&SCĐB trước kia và của các Ban quản lý dự án, số xe này thường xuyên hỏng
hóc, nhiều xe đã hết khấu hao. Trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh tra và xử phạt
vi phạm hành chính hiện có: 02 Bàn cân điện tử 80 tấn, 65 bộ máy vi tính để bàn, 04
máy vi tính xách tay; 05 Máy ảnh, 02 Camera.
b) Tồn tại và nguyên nhân
* Về thể chế
Công điện số 26/CĐ-BGTVT ngày 01/7/2011 của Bộ GTVT và Văn bản số
1839/TTCP-PC ngày 12/7/2011 của Thanh tra Chính phủ về việc chuyển biên bản xử
phạt vi phạm hành chính cho thanh tra các Sở GTVT, gây tốn kém kinh phí cho việc
kiểm tra lại và không có hiệu quả.
Các Quyết định số 452/QĐ-BGTVT ngày 24/02/2006; Quyết định số 1158/QĐ-
CĐBVN ngày 09/8/2006 quy định nhiệm vụ của các Ban, Đội thanh tra thực hiện
nhiệm vụ chủ yếu là thanh tra độc lập, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB, đảm
bảo an toàn giao thông và xử phạt vi phạm hành chính. Các chức năng nhiệm vụ
thanh tra, kiểm tra khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Tổng cục do Văn phòng
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
10
Thanh tra Tổng Cục thực hiện. Do đó đã không phát huy hết vị trí, vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của lực lượng thanh tra viên tại Ban và Đội.
* Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ
Cơ cấu tổ chức còn có thời điểm không ổn định; thực hiện nhiệm vụ không
thuộc nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Một số lãnh đạo năng lực còn yếu, trình độ chuyên môn còn hạn chế là do việc
bổ nhiệm không đúng quy trình, mới được bổ nhiệm đã chuyển công tác; lực lượng
thanh tra viên còn ít; trình độ cán bộ còn thấp do lịch sử.
* Hoạt động thanh tra
Hoạt động thanh tra theo Đoàn còn ít và chủ yếu tập trung vào một lĩnh vực; lĩnh
vực đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe chỉ kiểm tra chưa tiến hành thanh tra; một
số cuộc thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính không kịp thời, giải quyết
chưa triệt để đối với các hành vi vi phạm.
Một số lĩnh vực khác theo quy định tại Thông tư số số 08/2010/TT-BGTVT,
Thanh tra Tổng cục chưa thực hiện thanh tra như: Việc chấp hành các quy định bảo
đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ; thực hiện quy hoạch kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ; Thẩm định an toàn giao thông đối với công trình đường
bộ; Việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ
vận tải tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ; Vận tải hàng hóa; Dịch vụ hỗ trợ vận
tải đường bộ;
Hoạt động thanh tra của các Ban, Đội còn hạn chế (chủ yếu là tuần tra, kiểm tra
và xử phạt vi phạm hành chính mà không tiến hành thanh tra theo đoàn). Nguyên
nhân là do sự phân giao nhiệm vụ của Tổng cục chưa phù hợp. Một vài trường hợp cá
biệt trong lực lượng còn có sai phạm khi thi hành công vụ.
* Công tác phối hợp trong và ngoài ngành
Việc phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ một số đơn vị không thực sự hiệu
quả. Công tác phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công an theo Quy chế 137 và một số
địa phương chưa thực sự tốt, phối hợp theo sự vụ không có kế hoạch cụ thể nên hiệu
quả chưa cao.
* Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, trang bị phương tiện ôtô, xe máy của đơn vị còn
thiếu nhiều so với nhu cầu nhiệm vụ được giao. Nhiều trang thiết bị cũ nát hay hỏng
hóc không có kinh phí sửa chữa.
2.2. Thanh tra Cục Đường sắt Việt Nam
a) Hiện trạng
* Công tác thể chế
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
11
Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Cục Đường sắt thực hiện theo Quyết định
số 01/2005/QĐ-BGTVT ngày 04/01/2005 của Bộ Giao thông vận tải quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục Đường sắt; pháp luật
về đường sắt và pháp luật về thanh tra. Các Ban thanh tra, Đội thanh tra đường sắt
thực hiện theo Quyết định số 2572/QĐ-BGTVT ngày 27/7/2005 của Bộ GTVT và
Quyết định số 299/QĐ-CĐSVN ngày 01/12/2005 của Cục trưởng Cục Đường sắt.
* Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ
Thanh tra Cục Đường sắt Việt Nam được tổ chức gồm có: Cơ quan Thanh tra
Cục, 03 Ban Thanh tra khu vực, 2 tổ công tác và 10 Đội Thanh tra trực thuộc 3 Ban,
đóng tại các địa phương dọc theo các tuyến đường sắt. Tổng số biên chế hiện nay là
68 người, đều tốt nghiệp đại học trong đó có 02 thạc sỹ.
* Hoạt động thanh tra
Hàng năm, các Ban, Đội Thanh tra đề xuất kế hoạch Thanh tra, kiểm tra trong địa
bàn đơn vị phụ trách; Thanh tra Cục là đầu mối tổng hợp, rà soát tránh chồng chéo và
tham mưu để Cục trưởng ban hành Kế hoạch Thanh tra. Ban trực tiếp chỉ đạo các Đội
thực hiện kế hoạch hàng tháng và đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ; hoạt động kiểm tra
của các đội được thực hiện theo đoàn có trong kế hoạch hàng năm được phê duyệt.
Từ năm 2008 đến 2012 đã tiến hành 31 cuộc thanh tra trong lĩnh vực quản lý
của Cục Đường sắt VN. Công tác xử phạt vi phạm hành chính: từ năm 2010 đến
tháng 11/2012 đã xử phạt 1.974 vụ thu nộp kho bạc 582 triệu đồng.
* Công tác phối hợp trong và ngoài ngành
Cục Đường sắt đã ký kết và thực hiện Quy chế phối hợp với Cục Cảnh sát giao
thông đường bộ - đường sắt (C67) và Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C64)
trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt.
* Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Hiên lực lượng thanh tra Cục Đường sắt Việt Nam chủ yếu đang mượn trụ sơ tại
các doanh nghiệp quản lý đường sắt. Phương tiện được trang bị bao gồm 09 xe ô tô;
Trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ hoạt động thanh tra và xử phạt vi phạm hành
chính có: 05 máy ảnh; 01 máy quay phim; 01 máy ghi âm; 04 máy đo nồng độ cồn.
b) Tồn tại và nguyên nhân
* Công tác thể chế
Công điện của Bộ GTVT, Văn bản của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn trong
giai đoạn chuyển giao thực hiện Luật Thanh tra năm 2010 về việc chuyển biên bản
VPHC phải chuyển cho chính quyền địa phương giải quyết.
Cục ĐSVN giao Thanh tra đường sắt thực hiện những nhiệm vụ kiêm nhiệm
khác như: công tác bảo đảm an toàn giao thông, phối hợp trong công tác phòng chống
thiên tai, lũ lụt, giải quyết tai nạn (do cơ cấu tổ chức của Cục không có các đơn vị cơ
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
12
sở nên nhiệm vụ này giao toàn bộ cho các Ban, Đội thanh tra đóng dọc các tuyến
đường sắt).
Các Quyết định số 2572/QĐ-BGTVT ngày 27/7/2005 và Quyết định số 299/QĐ-
CĐSVN ngày 01/12/2005 quy định nhiệm vụ của các Ban, Đội thanh tra thực hiện
nhiệm vụ chủ yếu là thanh tra độc lập, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐS, đảm
bảo an toàn giao thông và xử phạt vi phạm hành chính. Các chức năng nhiệm vụ
thanh tra, kiểm tra khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục chỉ do Thanh tra
Cục thực hiện, do đó đã không phát huy hết vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
lực lượng thanh tra viên tại Ban và Đội.
* Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ
Theo quy định của Pháp luật, hoạt động thanh tra trong lĩnh vực đường sắt không
phân cấp cho Chính quyền địa phương. Lực lượng thanh tra đường sắt đặt tại khu vực
còn mỏng do biên chế ít, mỗi ban, đội phải hoạt động trên nhiều tỉnh, do đó không đảm
bảo về nhân lực, vật lực thực thi nhiệm vụ thường xuyên trên tất các các địa bàn.
* Hoạt động thanh tra
Kết quả hoạt động của Thanh tra Cục cơ bản đã đáp ứng yêu cầu đối với nhiệm
vụ quản lý nhà nước của Cục; đã kiến nghị, tham mưu được nhiều quy định, giải
pháp thiết thực trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và trong công
tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
* Công tác phối hợp trong và ngoài ngành
Việc phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ với lực lượng cảnh sát, thanh tra ở địa
phương nơi không có đơn vị thanh tra đường sắt đóng trụ sở chưa được thường xuyên.
Nguyên nhân là do lực lượng mỏng, có 13 đơn vị Thanh tra những đường sắt đi
qua 33 tỉnh, thành, nên có những Ban, Đội hoạt động trên địa bàn 4 tỉnh, không có đủ
nhân lực và điều kiện vật chất để phối hợp thường xuyên.
* Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Trụ sở toàn bộ phải đi mượn của đối tượng thanh tra, kiểm tra nên có ảnh
hưởng tới sự chủ động, cương quyết khi xử lý các đơn vị đó. Địa điểm chật hẹp
không có nơi lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nên không
thực hiện được biện pháp đảm bảo thi hành quyết định xử phạt (do đó chủ yếu thực
hiện việc thu tiền phạt tại chỗ).
Trang thiết bị chuyên ngành, phương tiện phục vụ hoạt động kiểm tra tại hiện
trường rất thiếu thốn, nguồn kinh phí hạn hẹp.
2.3. Thanh tra Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
a) Hiện trạng
* Công tác thể chế
Thanh tra cục ĐTNĐ Việt Nam hoạt động dựa trên nền tảng các quy định về thể
chế sau: Luật giao thông Đường thủy nội địa;Nghị định số 60/2011/NĐ-CP ngày
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
13
20/7/2011; Quyết định số 02/2005/QĐ-BGTVT ngày 4/1/2005 của Bộ trưởng quy
định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục Đường thủy nội địa
Việt Nam và các Quyết định của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quy
định chức năng nhiệm vụ của Ban Thanh tra ĐS phía nam và các Đội thanh tra.
* Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ
Thanh tra Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam được tổ chức gồm Thanh tra Cục,
Ban Thanh tra phía Nam và 09 Đội Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa hoạt
động theo các khu vực. Tổng số cán bộ hiện có 89 người/92 định biên, trong đó: Lãnh
đạo: 01 Chánh thanh tra, 02 Phó chánh thanh tra, 01 Trưởng ban Thanh tra (trong đó
01 Phó chánh thanh tra kiêm Trưởng ban, 01 Phó chánh thanh tra kiêm Đội trưởng),
09 Đội trưởng, 11 Phó đội trưởng.Trong đó: Thanh tra viên 49 người, chuyên viên 21
người và cán sự, nhân viên 19 người. Đại học 75 người, Cao đẳng 04 người, Trung
cấp 04 người và dưới Trung cấp 06 người.
* Hoạt động thanh tra
Cơ quan Thanh tra Cục làm công tác tổng hợp, tham mưu cho Cục, chỉ đạo
chung toàn lực lượng và thực hiện một số nhiệm vụ như: thanh tra, kiểm tra theo kế
hoạch và đột xuất, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham
nhũng. Từ năm 2010-2012: tiến hành được 744 cuộc kiểm tra, phát hiện 6472 trường
hợp vi phạm, xử lý 1377 trường hợp và số tiền xử phạt là 2,305 tỷ đồng.
* Công tác phối hợp trong và ngoài ngành
Sự phối hợp của Thanh tra Cục với Cục Cảnh sát Đường thủy (C68)và Ban phía
Nam với Bộ phận phía Nam của Cục Cảnh sát Đường thủy (C68b) khá chặt chẽ, đồng
bộ và thường xuyên theo kế hoạch phối hợp liên ngành hàng năm. Phối hợp với
Chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng trên địa bàn trong điều tiết khống
chế, hướng dẫn giao thông, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết các tình huống
đột xuất.
* Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Hiện còn 06 đơn vị không có trụ sở và đang phải mượn phòng làm việc của đơn
vị, trong đó có 02 đã được cấp đất nhưng không có kinh phí xây dựng.
Thanh tra Cục được trang bị 01 xe ô tô 7 chỗ, 21 xuồng cao tốc các loại (15cv,
40cv, 75cv và 115cv), bình quân mỗi Đội có từ 2-3 chiếc. Hầu hết các xuồng đều
được bàn giao từ các Đoạn sang và qua sử dụng khoảng 10 - 15 năm nên đều cũ, ít
được đầu tư sửa chữa nên có phương tiện đã hỏng. Các đơn vị đều được trang bị máy
vi tính, máy ảnh, máy fax, bàn, ghế, tủ tài liệu… nhưng hầu hết đã cũ do thời gian sử
dụng đã lâu. Bình quân máy tính 02 chiếc/Đội, máy fax 01 chiếc/Đội, máy ảnh
01chiếc/Đội, bàn ghế, tủ tài liệu các loại 04 bộ/Đội.
b) Tồn tại và nguyên nhân
* Công tác thể chế
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
14
Sau khi Luật Thanh tra và các Nghị định hướng dẫn có hiệu lực, thẩm quyền xử
lý vi phạm hành chính của Chánh thanh tra Cục không còn, việc chuyển hồ sơ xử lý
vi phạm đến Thanh tra các Sở gặp nhiều khó khăn, hiệu quả hạn chế.
* Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ
Chức năng, nhiệm vụ nhiều, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn khác
nhau trong khi cơ cấu, tổ chức của đơn vị không có phòng nghiệp vụ, biên chế ít nên
khó khăn trong việc triển khai nhiệm vụ.
Đội ngũ cán bộ, công chức, lao động đa số thời gian công tác trong ngành nhiều
năm nên có kinh nghiệm. Tuy nhiên, cán bộ, công chức chủ yếu là công nhân, nhân viên
từ các đơn vị trong ngành chuyển sang từ khi thành lập nên chuyên môn, nghiệp vụ tuy
có được đào tạo hoàn thiện theo tiêu chuẩn trong những năm qua nhưng còn nhiều hạn
chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi đối với chức năng, nhiệm vụ thanh tra. Trình
độ chuyên môn tập trung nhiều ở một chuyên ngành luật, các chuyên ngành thuộc lĩnh
vực đường thủy ít nên không thể thực hiện hết các lĩnh vực quản lý của Cục.
* Hoạt động thanh tra
Số vụ việc vi phạm được phát hiện xử phạt theo quy định chưa nhiều, hiệu quả
còn hạn chế, tình trạng tái phạm vẫn phát sinh…Thực hiện thanh tra theo đoàn còn ít,
tập trung vào một vài lĩnh vực như duy tu hạ tầng, điều tiết đảm bảo an toàn giao
thông và PCTN, GQKNTC), nhiều lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước của Cục không
được tiến hành thanh tra.
Do địa bàn rộng, biên chế, kinh phí hạn chế nên hoạt động thanh tra chuyên
ngành chủ yếu tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng có nguy cơ xẩy ra mất an
toàn giao thông cao như hoạt động của các bến khách ngang sông, bến khách du lịch,
thi công công trình, khai thác cát sỏi trên đường thuỷ nội địa.
* Công tác phối hợp trong và ngoài ngành
Sự phối hợp trên một số địa bàn của các Đội Thanh tra trực thuộc còn hạn chế,
do chưa nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương,
lãnh đạo Đội chưa thực sự quan tâm và nhận thức được hiệu lực, hiệu quả của công
tác phối hợp; kinh phí cho hoạt động phối hợp còn hạn hẹp và chưa phù hợp với thực
tiễn hoạt động…
* Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Với cơ sở vật chất hiện có, lực lượng gặp nhiều khó khăn trong công tác, đặc
biệt về trụ sở làm việc và phương tiện phục vụ công tác. Mặt khác cơ chế cấp phát
kinh phí cho hoạt động của các đơn vị chỉ đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu;
nhiều chế độ chính sách chưa được đáp ứng kịp thời theo quy định…
2.4. Thanh tra Hàng không Việt Nam
a) Hiện trạng
* Về thể chế
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
15
Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Hàng không thực hiện theo Quyết định số
36/2007/QĐ-BGTVT ngày 30/7/2007 của Bộ GTVT và trên cơ sở văn bản của Văn
phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng và chỉ thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành hàng không dân dụng (sau khi Luật 2010 có hiệu lực).
* Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ
Thanh tra Hàng không hiện có 12 người (biên chế được giao là 40 người). gồm 1
thanh tra viên cao cấp, 1 thanh tra viên chính, 1 thanh tra viên, 8 chuyên viên và 01
cán sự. 01 thạc sỹ và 11 cử nhân. 10/12 cán bộ có độ tuổi từ 30-40.
* Hoạt động thanh tra
Thanh tra Hàng không tiến hành trung bình từ 10-12 cuộc thanh tra chuyên
ngành mỗi năm và nhiều cuộc thanh tra hành chính. Nhiều cuộc kiểm tra hành chính
về các lĩnh vực đầu tư mua sắm, công tác tài chính kế toán, công tác đào tạo tiếp viên
hàng không, công tác tiếp công dân và giải quyết KNTC...được thực hiện tại các đơn
vị thuộc Cục. Xử phạt vi phạm hành chính do Cảng vụ hàng không tiến hành trên cơ
sở hướng dẫn nghiệp vụ và chỉ đạo của Thanh tra Hàng không.
* Công tác phối hợp trong và ngoài ngành
- Phối hợp trong ngành hàng không dân dụng: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị
trong ngành hàng không dân dụng trong việc đề xuất kế hoạch thanh tra, kiểm tra; cử
cán bộ tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra do Thanh tra Hàng không chủ trì hoặc do
các cơ quan, đơn vị khác chủ trì
- Chưa thực hiện việc phối hợp với cơ quan ngoài ngành hàng không dân dụng
trong hoạt động thanh tra hàng không. Chưa thực hiện phối hợp với lực lượng công
an. Một số vụ việc vi phạm xảy ra tại cảng hàng không, sân bay thì Cảng vụ Hàng
không phối hợp với lực lượng công an tại cơ sở để giải quyết các vụ việc.
* Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Thanh tra Hàng không hiện được bố trí 03 phòng làm việc, trong đó có 01 phòng
làm việc của Chánh Thanh tra. Trang thiết bị phục vụ công việc có 12 máy tính bàn,
05 máy in, 01 máy phô tô, 03 máy tính xách tay, 02 máy ảnh, 02 máy ghi âm... Các
thiết bị hiện có đã cũ, chỉ đủ để thực hiện công việc chuyên môn hàng ngày tại văn
phòng; Phương tiện đi công tác sử dụng của Cục HK Việt Nam và theo tiêu chuẩn
chung của Cục Hàng không Việt Nam.
Trang thiết bị, phương tiện của các Cảng vụ hàng không cũng rất hạn chế, chủ
yếu là các thiết bị văn phòng và phương tiện đi lại được trang bị để phục vụ công việc
hàng ngày. Các thiết bị như máy bắn tốc độ, máy đo nồng độ cồn, thiết bị đo tiếng
ồn,… và công cụ hỗ trợ chưa được trang bị.
b) Tồn tại và nguyên nhân
* Về thể chế
Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực, tổ chức của Thanh tra Hàng không tồn tại
và hoạt động trên cơ sở Công văn số 9176/VPCP-KTN ngày 26/12/2011 của Văn
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
16
phòng Chính phủ và Quyết định số 336/QĐ-BGTVT ngày 17/2/2012 của Bộ Giao
thông vận tải. Các văn bản này chưa đủ cơ sở pháp lý để khẳng định vị trí, vai trò của
cơ quan Thanh tra Hàng không, do đó làm giảm uy tín của cơ quan thanh tra, đồng
thời làm giảm hiệu quả hoạt động của Thanh tra hàng không.
Theo Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra Hàng không chỉ thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành. Điều này làm giảm hiệu quả của hoạt động Thanh tra hàng
không, trong khi đó Thanh tra Bộ không có đủ nhân lực để thực hiện toàn diện việc
thanh tra hành chính đối với các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không dân dụng.
* Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ
- Về cơ cấu tổ chức: không có các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu
và các bộ phận tại các cảng hàng không là do số lượng cán bộ ít, phạm vi hoạt động
hẹp do đó chưa phát huy hiệu quả hoạt động thanh tra trong phạm vi rộng.
- Về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn: Thực tế, hàng năm Thanh tra Hàng
không vẫn thực hiện một số cuộc kiểm tra hành chính do Cục trưởng hoặc Bộ Giao
thông vận tải giao, nhưng chức năng thanh tra hành chính của Thanh tra Hàng không
chưa được pháp luật hóa.
- Về đội ngũ cán bộ: Số nhân viên hiện của Thanh tra Hàng không hiện còn
thiếu và chưa được đào tạo, huấn luyện về hàng không dân dụng; một số nhân viên
còn thiếu kinh nghiệm về công tác thanh tra do không có nguồn kinh phí đào tạo;
mức lương và phụ cấp của công chức thấp và chưa có quy định chế độ phụ cấp đối
với lực lượng công chức thanh tra. Đồng thời, nhiều trường hợp công chức không
muốn tham gia thanh tra lĩnh vực mà đơn vị mình quản lý, kiểm tra thường xuyên.
Lực lượng được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại các Cảng
vụ hàng không hiện nay chưa phải là công chức do còn vướng mắc về cơ chế tài
chính tại các Cảng vụ hàng không.
* Hoạt động thanh tra
Hàng năm, Thanh tra Hàng không thực hiện thanh tra theo kế hoạch và thanh tra
đột xuất. Hoạt động thanh tra bay còn hạn chế. Các cuộc thanh tra đều có các phòng
chuyên môn tham gia. Tuy nhiên, cán bộ được cử tham gia đoàn thanh tra phụ thuộc vào
khối lượng công việc của các cơ quan, đơn vị liên quan quan, nên phần nào cũng ảnh
hưởng đến kết quả của hoạt động thanh tra. Nguyên nhân là do số cán bộ, chuyên viên
của thanh tra còn mỏng, chưa tổ chức thành các bộ phận chuyên môn sâu, chưa xây
dựng được đội ngũ công chức được giao nhiệm vụ thanh tra có đủ năng lực, trình độ.
* Công tác phối hợp trong và ngoài ngành
- Phối hợp trong ngành hàng không dân dụng: nhiều cơ quan, đơn vị không bố
trí cán bộ hoặc cử cán bộ yếu cả về năng lực lẫn chuyên môn tham gia đoàn thanh tra
vì các cơ quan, đơn vị không muồn thanh tra lại các hoạt động mà mình trực tiếp
được giao quản lý.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
17
- Phối hợp với ngoài ngành: Chưa thực hiện việc phối hợp với các cơ quan, đơn
vị ngoài ngành trong các hoạt động thanh tra.
- Phối hợp với thanh tra bộ: Thanh tra bộ chưa quan tâm đúng mức đến hoạt
động phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra đối với Thanh
tra Hàng không.
* Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Các thiết bị hiện có chỉ đủ đáp ứng yêu cầu công việc hành chính hàng ngày và
hầu hết đã cũ. Thiếu rất nhiều trang thiết bị, phương tiện như: máy ghi âm, máy ảnh,
máy quay phim, máy bắn tốc độ, máy đo nồng độ cồn, bộ đàm, phương tiện đi lại và
các công cụ hỗ trợ. Nguyên nhân cơ bản là do chưa có cơ chế, mặc dù đã đề nghị và
được đưa vào Đề án 321, nhưng đến nay vẫn chưa được đầu tư.
2.5. Thanh tra Hàng hải Việt Nam
a) Hiện trạng
* Về thể chế
Tổ chức và hoạt động của Thanh tra hàng hải hiện nay đang thực hiện theo các
quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam (Điều 9), Quyết định số 70/2005/QĐ-
BGTVT, Quyết định số 336/QĐ-BGTVT, Nghị định 48/2011/NĐ-CP, Thông tư số
79/2007/TT-BTC...
* Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ
Thanh tra Hàng hải được tổ chức gồm: Thanh tra Cục (thực hiện chức năng
thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành hàng hải) và Thanh tra Cảng vụ (thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hàng hải). Thanh tra Cục hiện có 01 Chánh
Thanh tra, 01 Phó Chánh Thanh tra, 01 thanh tra viên và 02 chuyên viên thanh tra
hàng hải. Thanh tra Cảng vụ hiện có 28 thanh tra viên/39 biên chế được phân bổ tại
các Cảng vụ hàng hải.
* Hoạt động thanh tra
Cơ quan Thanh tra Cục tổng hợp, tham mưu cho Cục trong công tác thanh tra
chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng và chống tham nhũng, hướng dẫn
nghiệp vụ cho các Cảng vụ Hàng hải. Thanh tra viên làm việc trực tiếp tại các Cảng
vụ để thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính.
Từ năm 2009 tới năm 2011, Thanh tra Hàng hải Việt Nam thực hiện được 18
cuộc thanh tra hành chính, 5948 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, xử phạt vi
phạm hành chính 2407 vụ với số tiền xử phạt là 11,594 tỷ đồng.
* Công tác phối hợp trong và ngoài ngành
Thanh tra Cảng vụ đã phối hợp tốt với các lực lượng biên phòng, cảnh sát đường
thủy, cảnh sát PCCC và các lực lượng khác. Một số đơn vị đã xây dựng được Quy
chế phối hợp trong quá trình hoạt động.
* Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
18
Hiện nay, Thanh tra Cục chưa được trang bị phương tiện, trang thiết bị phục vụ
hoạt động thanh tra; Thanh tra Cảng vụ hiện nay đang sử dụng các phương tiện của
Cảng vụ hàng hải (ca nô, ô tô…) để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra.
b) Tồn tại và nguyên nhân
* Về thể chế
Quyết định 70/2005/QĐ-BGTVT chưa quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Thanh tra Cục và Thanh tra Cảng vụ và trùng lặp dẫn đến chưa phân
biệt được rõ ràng phạm vi, quyền hạn, quy mô hoạt động;
Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực, đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể về cơ
cấu tổ chức và hoạt động của Thanh tra hàng hải; việc ban hành thể chế chậm, có lĩnh
vực không cụ thể, rõ ràng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thanh tra.
* Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ
Trong những năm qua, Thanh tra Cục có sự biến động về nhân sự (đặc biệt là
trong 3 năm gần đây đã thay đổi 3 đồng chí giữ chức vụ Chánh Thanh tra); nhân sự
chưa được bổ sung kịp thời (05 người/ 11 biên chế được giao); mới bổ nhiệm được
31/50 thanh tra viên trong khi vùng quản lý rất rộng, đối tượng, nội dung rất lớn.
Việc thiếu nhân sự nên hoạt động công tác thanh tra còn hạn chế; Tiêu chuẩn nghiệp
vụ thanh tra hàng hải đòi hỏi cao, nên việc tuyển dụng rất khó khăn.
Mặt khác các Cảng vụ hàng hải là đơn vị sự nghiệp nên việc bổ nhiệm làm công
tác thanh tra gặp nhiều khó khăn, do tiêu chuẩn thanh tra phải là công chức. Cơ chế
đãi ngộ cho người làm công tác thanh tra còn hạn hẹp nên việc tuyển dụng rất khó
khăn nhất là những Cảng vụ hàng hải nhỏ và lưu lượng tàu biển qua lại ít.
* Hoạt động thanh tra
Công tác hoạt động thanh tra chuyên ngành tuy hàng năm đã xây dựng chương
trình kế hoạch xong vẫn chưa triển khai được một cách đồng bộ có hiệu quả.
Việc thanh tra, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Cục HHVN chưa được thực hiện
thường xuyên, nhiều lĩnh vực chưa thực sự được quan tâm đúng mức, nên dễ tiềm ẩn
nguy cơ xảy ra tiêu cực, tham nhũng.
Thanh tra Cảng vụ chủ yếu thực hiện kiểm tra, với các nội dung liên quan đến an
toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Xử lý VPHC
trong hoạt động thanh tra chuyên ngành chủ yếu sử dụng quyền hạn của Giám đốc
Cảng vụ hàng hải.
* Công tác phối hợp trong và ngoài ngành
Công tác phối hợp giữa các lực lượng thanh tra, chính quyền địa phương gặp
nhiều khó khăn dẫn đến việc ban hành quyết định xử xử phạt vi phạm hành chính
(các trường hợp chuyển hồ sơ về UBND tỉnh khi vượt quá thẩm quyền của Giám đốc
Cảng vụ hàng hải) thường không đúng thời hạn theo quy định; cưỡng chế áp dụng
thực hiện các quyết định hành chính còn gặp rất nhiều khó khăn...
* Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
19
Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động thanh tra chuyên ngành hàng hải
chưa được trang bị đầy đủ.
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG THANH TRA CỦA BỘ GTVT
I. Nhóm giải pháp thứ nhất về thể chế, pháp chế
1. Đối với Thanh tra Bộ
Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền
ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra
GTVT phù hợp với pháp luật Thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính các Điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thực tiễn của ngành GTVT, gồm:
- Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Giao thông vận tải
(thay thế Nghị định 136/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải);
- Thông tư quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành; tiêu chuẩn, thẻ của công chức thanh tra chuyên
ngành.
- Thông tư quy định về cờ hiệu, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu;
phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Thanh tra giao thông vận tải các cấp (thay thế
Quyết định số 28/2005/QĐ-BGTVT ngày 18/5/2005 của Bộ Giao thông vận tải).
- Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2010/TT-BGTVT
ngày 19/3/2010 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ.
- Thông tư thay thế Thông tư 02/2008/TT-GTVT ngày 04/3/2008 hướng dẫn
một số quy định về thanh tra viên, cộng tác viên và việc cấp thẻ kiểm tra giao thông
vận tải.
- Thông tư thay thế Thông tư 04/2007/TT-BGTVT ngày 13/3/2007 hướng dẫn
hoạt động thanh tra giao thông vận tải;
- Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu thanh tra Bộ
(thay thế Quyết định 24/2008/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2008).
2. Đối với Tổng cục, các Cục chuyên ngành:
Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động
thanh tra của Tổng cục, các Cục, cụ thể:
- Cục Hàng không, Cục Hàng hải: Xây dựng Thông tư quy định chức năng,
nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức cho thanh tra hàng không, thanh tra hàng hải.
- Tổng cục ĐBVN, Cục Đường sắt, Cục Đường thủy nội địa: Xây dựng các
Quyết định hành chính về nhiệm vụ cụ thể của Bộ phận tham mưu về công tác thanh
tra chuyên ngành.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực thanh tra
nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
20
II. Nhóm giải pháp thứ hai về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và cán bộ
1. Đối với Thanh tra Bộ
- Thực hiện phân công, phân nhiệm trên nguyên tắc: Chánh Thanh tra Bộ chỉ
đạo, lãnh đạo toàn diện; các Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra theo dõi,
quản lý chuyên môn theo các lĩnh vực, chuyên ngành; các phòng thực hiện các nhiệm
vụ thanh tra, kiểm tra theo hướng chuyên sâu trong các lĩnh vực.
Các Phòng thực hiện quản lý hành chính trong nội bộ phòng và triển khai hoạt
động chuyên môn, ngoài nhiệm vụ thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo
đoàn còn tham mưu cho Lãnh đạo Thanh tra Bộ về quản lý nhà nước về hoạt động
thanh tra và xây dựng thể chế theo lĩnh vực được phân công.
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, thành lập bổ sung phòng thanh tra 5 thực hiện chức
năng thanh tra, kiểm tra hoạt động quản trị của các doanh nghiệp do Bộ quản lý và
Kiểm toán nội bộ đối với các dự án theo yêu cầu của các Hiệp định vay vốn hoặc của
Bộ trưởng (Phụ lục số 2).
- Công tác cán bộ: Rà soát, sắp xếp lực lượng cán bộ, công chức, thanh tra viên
cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các phòng.
- Xây dựng đề án xác định vị trí việc làm trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của thực
tiễn hoạt động để có kế hoạch bổ sung, đào tạo lực lượng.
- Nâng cao chất lượng cán bộ trong công tác tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt bổ
nhiệm.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ,
chuyên môn đặc biệt là kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng làm việc theo nhóm, các
chuyên ngành yêu cầu trình độ kỹ thuật cao ... cho cán bộ, công chức, thanh tra viên
của lực lượng thanh tra Giao thông vận tải.
- Xây dựng các Quy định về văn hóa ứng xử trong hoạt động của thanh tra
GTVT, tích cực phòng ngừa, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực.
2. Đối với Tổng cục, các Cục
a) Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức được triển khai thực hiện ngay theo quy
định tại Nghị định thay thế Nghị định số 136/2004/NĐ-CP.
b) Xây dựng lực lượng
Rà soát, bố trí sắp xếp đội ngũ công chức thanh tra (theo Đề án 321đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) và trên cơ sở Đề án xác định vị trí việc làm của
Tổng cục, các Cục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trình Bộ xem xét, quyết định trong các
năm 2013-2014.
Xây dựng quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ đảm bảo tính kế
thừa và bền vững. Thực hiện công tác chuyển đổi vị trí công tác đối với lãnh đạo và
thanh tra viên.
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức nghề
nghiệp
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
21
Xác định đối tượng, nội dung cần tập huấn nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn;
đề xuất Thanh tra Bộ xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
Phối hợp với Thanh tra Bộ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
hàng năm cho lực lượng thực hiện công tác thanh tra.
III. Nhóm giải pháp thứ ba về hoạt động thanh tra
1. Đối với Thanh tra Bộ
- Xây dựng kế hoạch, mục tiêu dài hạn đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra
của Bộ Giao thông vận tải.
- Xây dựng kế hoạch, đề cương thanh tra theo diện rộng, thanh tra theo chuyên
đề như dịch vụ vận tải, chất lượng công trình giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông... đối với các hoạt động thanh tra chuyên ngành.
- Định hướng, thẩm định kế hoạch thanh tra chuyên ngành hàng năm trình Bộ
trưởng phê duyệt đảm bảo kế hoạch được xây dựng tới từng đơn vị thực hiện trực tiếp
chức năng thanh tra chuyên ngành.
- Nghiên cứu xây dựng và ban hành bộ tài liệu để tập huấn, hướng dẫn nghiệp
vụ và có kế hoạch hướng dẫn nghiệp vụ theo từng lĩnh vực cho toàn lực lượng.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra hoạt động thanh tra chuyên ngành của Tổng
cục, các Cục; có kế hoạch thanh tra lại theo quy định.
- Thực hiện tổng kết đánh giá các hoạt động hàng năm gắn với việc nghiêm túc
phê, tự phê và xử lý.
- Tăng cường hoạt động giám sát đoàn thanh tra. Thực hiện tốt chính sách thi
đua, khen thưởng, gắn với các cuộc vận động, phát động các phong trào thi đua.
2. Đối với Tổng cục, các Cục
- Xây dựng kế hoạch, mục tiêu dài hạn đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra
chuyên ngành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch
hàng năm đảm bảo tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn bộ các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý của Tổng cục, các Cục.
- Trong xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm cần tăng cường hơn
nữa các hoạt động thanh tra, các hoạt động kiểm tra chủ yếu giao cho các cơ quan
chuyên môn khác thực hiện.
- Lực lượng công chức thanh tra phải được bố trí, sử dụng theo đúng vị trí,
chức năng, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, hạn chế tối đa việc thực hiện
các nhiệm vụ khác không theo quy định của pháp luật.
- Quản lý hoạt động thanh tra thông qua việc ban hành các nguyên tắc, quy chế
hoạt động thanh tra chuyên ngành (bao gồm cả hoạt động thanh tra độc lập).
IV. Nhóm giải pháp thứ tư về công tác phối hợp trong và ngoài ngành
1. Đối với Thanh tra Bộ
Thanh tra Bộ chủ trì cùng các cơ quan đơn vị liên quan khẩn trương tiến hành
rà soát, đề xuất và xây dựng Quy chế phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối
với các đơn vị trong và ngoài ngành.
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
22
2 Đối với Tổng cục, các Cục
- Tổng cục, các Cục tiếp tục thực hiện công tác phối hợp với các đơn vị trong
và ngoài ngành theo Quy chế phối hợp đã ban hành.
- Cục Hàng hải tiến hành xây dựng Quy chế phối hợp với các lực lượng Thanh
tra giao thông vận tải, với các lực lượng thanh tra khác như Thanh tra Môi trường,
Khoa học công nghệ, Lao động-Thương binh và xã hội, cảnh sát giao thông đường
thủy, cảnh sát biển, biên phòng cửa khẩu, hải quan ...
- Cục Đường thủy nội địa xây dựng và triển khai các kế hoạch liên ngành cấp
cơ sở, phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề nổi
cộm trên địa bàn được giao quản lý.
- Tổng Cục đường bộ Việt Nam xây dựng quy định mới thay thế Quy chế phối
hợp theo Quyết định số 1553/QĐ-TCĐBVN ngày 06/9/2010 giữa Thanh tra Tổng cục
Đường bộ Việt Nam với các Khu Quản lý đường bộ và các địa phương.
- Thanh tra Hàng không xây dựng Quy chế phối hợp giữa Thanh tra Cục Hàng
không, Cảng vụ Hàng không với lực lượng an ninh, hải quan trong các hoạt động
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
V. Nhóm giải pháp thứ năm về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị
Bộ Giao thông vận tải bố trí vốn để thực hiện Đề án “Tăng cường biên chế,
trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra GTVT” đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 321/QĐ-TTg Ngày 5/3/2010.
Tổ chức tập huấn các kỹ năng vận hành, khai thác, sử dụng các phương tiện
được trang bị.
Chương 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
I. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án
1. Đối với Thanh tra Bộ
Tổ chức tốt việc thực hiện theo các nội dung trong giải pháp của đề án về
Thanh tra Bộ.
Giao Thanh tra Bộ là cơ quan chủ trì tổng hợp, đôn đốc việc thực hiện đề án
của các đơn vị liên quan và báo cáo Lãnh đạo Bộ những vướng mắc trong quá trình
thực hiện Đề án để kịp thời điều chỉnh để Đề án thực hiện được tốt và có hiệu quả.
2. Đối với các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh chuyên ngành
(Tổng cục, các Cục)
Tổ chức tốt việc thực hiện theo các giải pháp của Đề án những nội dung có liên
quan đến Tổng cục, các Cục. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án
đối với các đơn vị trực thuộc.
Thực hiện thông tin, báo cáo kịp thời về tiến độ, vướng mắc trong quá trình
thực hiện Đề án về Bộ Giao thông vận tải (qua Thanh tra Bộ).
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
23
Phối hợp với Thanh tra Bộ triển khai thực hiện đề án 321 đảm bảo tiến độ, chất
lượng theo kế hoạch bố trí vốn.
3. Đối với các Vụ và các đơn vị liên quan
Vụ Tổ chức cán bộ làm việc với các Bộ, Ngành liên quan để phê duyệt định
biên cho lực lượng công chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành. Phối hợp
với Thanh tra Bộ làm việc với các Bộ ngành liên quan kịp thời bổ sung các chế độ,
quyền lợi cho lực lượng cán bộ công chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành ở Tổng cục, các Cục.
Vụ Kế hoạch đầu tư, Vụ Tài chính rà soát, tham mưu về việc bố trí đủ vốn để
triển khai thực hiện đề án 321 (Tiểu dự án 1, 3 đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải phê duyệt) trong năm 2013 – 2014.
Vụ Pháp chế phối hợp với Thanh tra Bộ rà soát các văn bản quy phạm pháp
luật tại Mục I, Chương 3 của Đề án để xây dựng chương trình ban hành quy phạm
pháp luật của Bộ Giao thông vận tải trong thời gian tới.
II. Tiến độ thực hiện Đề án
Về tổng thể Đề án tập trung thực hiện trong năm 2013 và được duy trì thực
hiện trong những năm tiếp theo với các nội dung sau:
1. Xây dựng thể chế
- Trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 136/2004/NĐ-CP
ngày 16/6/2004 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra GTVT trong quý I năm 2013.
- Sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật tại Mục I, Chương
3 của Đề án trong năm 2013-2014 (sau khi Nghị định quy định về tổ chức và hoạt
động của thanh tra ngành Giao thông vận tải được ban hành).
2. Tổ chức
- Thanh tra Bộ sắp xếp, kiện toàn tổ chức, phân công, phân nhiệm theo kết quả
nghiên cứu của Đề án trong quý I năm 2013.
- Tổng cục, các Cục xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm đối với đội ngũ
công chức thanh tra, trên cơ sở đó kiện toàn tổ chức sau khi Nghị định quy định về tổ
chức và hoạt động của thanh tra ngành Giao thông vận tải được ban hành. Thực hiện
xong trong năm 2013-2014.
3. Định kỳ trước ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hàng năm các đơn vị
báo cáo việc triển khai thực hiện Đề án Bộ GTVT (qua Thanh tra Bộ) để kịp thời
tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ, đồng thời tiếp tục triển khai chỉ đạo thực hiện các
bước công việc tiếp theo.
Chương 5. KIẾN NGHỊ - KẾT LUẬN
I. Kiến nghị
1. Kiến nghị Chính phủ
Sớm ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Giao thông
vận tải (Nghị định thay thế Nghị định 136/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 của Chính
Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo
cáo thực tập, Assignment, Essay
Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net
24
phủ) để các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông
vận tải có căn cứ pháp lý để thực thi công vụ.
2. Kiến nghị với Thanh tra Chính phủ
Có ý kiến chỉ đạo về việc duy trì lực lượng thanh tra viên tại Tổng cục, các Cục
thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cho đến khi Nghị định thay thế Nghị định
136/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 của Chính phủ có hiệu lực.
II. Kết luận
Hoạt động thanh tra có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước của Bộ Giao
thông vận tải.
Những kết quả hoạt động thanh tra của Bộ Giao thông vận tải đạt được thời
gian qua đã nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật giao thông vận tải của cơ quan, tổ
chức, cá nhân liên quan, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, phòng
ngừa và chống tham nhũng, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội và trật tự an toàn
giao thông vận tải là đáng khích lệ.
Tuy nhiên, đến nay tổ chức và hoạt động của lực lượng thanh tra Bộ Giao
thông vận tải còn một số bất cập cần sớm được khắc phục và Đề án “Nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của lực lượng Thanh tra GTVT” có ý nghĩa giải quyết
vấn đề đó để hoạt động thanh tra giao thông vận tải tốt hơn góp phần quan trọng
trong hoạt động quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông vận tải./.

More Related Content

Similar to Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Thanh tra Bộ GTVT

Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...
Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...
Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Thanh tra Bộ GTVT (20)

Luận văn: Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải theo pháp luật
Luận văn: Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải theo pháp luậtLuận văn: Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải theo pháp luật
Luận văn: Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải theo pháp luật
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Trong Cấp Phép Xây Dựng.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Trong Cấp Phép Xây Dựng.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Trong Cấp Phép Xây Dựng.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Trong Cấp Phép Xây Dựng.
 
Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
 
Thủ tục hành chính tại Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, 9 điểm.docx
Thủ tục hành chính tại Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, 9 điểm.docxThủ tục hành chính tại Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, 9 điểm.docx
Thủ tục hành chính tại Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương, 9 điểm.docx
 
Tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.doc
Tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.docTổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.doc
Tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.doc
 
Luận văn: Môi trường pháp lý hiện hành về kiểm toán độc lập
Luận văn: Môi trường pháp lý hiện hành về kiểm toán độc lậpLuận văn: Môi trường pháp lý hiện hành về kiểm toán độc lập
Luận văn: Môi trường pháp lý hiện hành về kiểm toán độc lập
 
Luận văn: Hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập theo luật
Luận văn: Hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập theo luậtLuận văn: Hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập theo luật
Luận văn: Hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập theo luật
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Nam Định, HAYLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Nam Định, HAY
 
Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Và Pháp Luật Nước Ngoài Về Kiểm Toán Nhà Nước...
Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Và Pháp Luật Nước Ngoài Về Kiểm Toán Nhà Nước...Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Và Pháp Luật Nước Ngoài Về Kiểm Toán Nhà Nước...
Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Và Pháp Luật Nước Ngoài Về Kiểm Toán Nhà Nước...
 
Đề Tài Xử Phạt Hành Chính Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Đề Tài Xử Phạt Hành Chính Lĩnh Vực Giao Thông Đường BộĐề Tài Xử Phạt Hành Chính Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Đề Tài Xử Phạt Hành Chính Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
 
Luận văn: Thanh tra cấp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, HAY
Luận văn: Thanh tra cấp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, HAYLuận văn: Thanh tra cấp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, HAY
Luận văn: Thanh tra cấp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, HAY
 
Luận văn: Thanh tra cấp huyện tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Thanh tra cấp huyện tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk LăkLuận văn: Thanh tra cấp huyện tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
Luận văn: Thanh tra cấp huyện tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk
 
Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...
Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...
Pháp luật về quản lý công chức cơ quan ngang bộ ở Việt Nam, HAY - Gửi miễn ph...
 
Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, 9đ
Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, 9đThẩm định dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, 9đ
Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, 9đ
 
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
 
Bài tiểu luận Ban kiểm soát kinh doanh cổ phần
Bài tiểu luận Ban kiểm soát kinh doanh cổ phầnBài tiểu luận Ban kiểm soát kinh doanh cổ phần
Bài tiểu luận Ban kiểm soát kinh doanh cổ phần
 
Luận văn: Kiểm soát việc tổ chức thực hiện thủ tục hành chính
Luận văn: Kiểm soát việc tổ chức thực hiện thủ tục hành chínhLuận văn: Kiểm soát việc tổ chức thực hiện thủ tục hành chính
Luận văn: Kiểm soát việc tổ chức thực hiện thủ tục hành chính
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong trật tự xây dựng, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong trật tự xây dựng, HAYLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong trật tự xây dựng, HAY
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính trong trật tự xây dựng, HAY
 
Pháp Luật Về Quản Lý Và Sử Dụng Vốn Oda Và Thực Tiễn Tại Thanh Tra Chính Phủ.doc
Pháp Luật Về Quản Lý Và Sử Dụng Vốn Oda Và Thực Tiễn Tại Thanh Tra Chính Phủ.docPháp Luật Về Quản Lý Và Sử Dụng Vốn Oda Và Thực Tiễn Tại Thanh Tra Chính Phủ.doc
Pháp Luật Về Quản Lý Và Sử Dụng Vốn Oda Và Thực Tiễn Tại Thanh Tra Chính Phủ.doc
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự, HAYLuận văn: Nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự, HAY
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đaiKhoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đailamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà NộiKhoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nộilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà GiangKhoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Gianglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh PhúcKhoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà NamKhoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt ĐứcKhoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đứclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ dung dịch lên sự mất n...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch và điều kiện nhiệt độ lê...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất lên động học lên men Cellu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
Khóa luận tốt nghiệp Ảnh hưởng của các quá trình chần lên hàm lượng bột sinh ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...Khóa luận tốt nghiệp  Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty xăng dầu Trườn...
 
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
Khóa luận Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về giá đất trên địa bàn tỉnh Thá...
 
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
Khóa luận Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ cho v...
 
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
Khóa luận Rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác cấp Giấy chứng ...
 
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
Khóa luận Rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổ dân phố Bình Minh,...
 
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
Khóa luận Quản trị kinh doanh Mối quan hệ giữa năng lược kinh doanh của doanh...
 
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
Khoá luận Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp xây dựng trê...
 
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đaiKhoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
Khoá luận quản lý tài chính tại Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai
 
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà NộiKhoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
Khoá luận Quản lý Nhà nước về Du lịch trên địa bàn Hà Nội
 
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà GiangKhoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Khoá luận Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
 
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh PhúcKhoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
Khoá luận Quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc
 
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
Khoá luận Quản lý đầu tư xây dựng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, Thành ...
 
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà NamKhoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
Khoá luận Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam
 
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
Khoá luận Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại BQL dự án cải thiện nô...
 
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
Khoá luận Quản lý chi thường xuyên ngân sách tại quận Nam Từ Liêm, thành phố ...
 
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt ĐứcKhoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Khoá luận Quản lí tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
 

Recently uploaded

Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tạ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tạ...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tạ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tạ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích thực trạng cho vay mua nhà tại ngân hàng Nam Á -...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích thực trạng cho vay mua nhà tại ngân hàng Nam Á -...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích thực trạng cho vay mua nhà tại ngân hàng Nam Á -...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích thực trạng cho vay mua nhà tại ngân hàng Nam Á -...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty CP đầ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty CP đầ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty CP đầ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty CP đầ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam
Đề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt NamĐề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam
Đề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất độn...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất độn...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất độn...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất độn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Mở rộng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Á C...
Báo cáo tốt nghiệp Mở rộng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Á C...Báo cáo tốt nghiệp Mở rộng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Á C...
Báo cáo tốt nghiệp Mở rộng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Á C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng cà phê tại công ty ...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng cà phê tại công ty ...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng cà phê tại công ty ...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng cà phê tại công ty ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình bán hàng của Công ty Cổ Phần Đầu Tư P...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình bán hàng của Công ty Cổ Phần Đầu Tư P...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình bán hàng của Công ty Cổ Phần Đầu Tư P...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình bán hàng của Công ty Cổ Phần Đầu Tư P...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà Ngân hàng Thương mại Cổ ...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà Ngân hàng Thương mại Cổ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Ph...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Ph...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Ph...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Ph...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hà...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hà...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hà...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hà...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH thương mại và du lịch quốc tế Bi...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH thương mại và du lịch quốc tế Bi...Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH thương mại và du lịch quốc tế Bi...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH thương mại và du lịch quốc tế Bi...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hoạt ...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hoạt ...Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hoạt ...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hoạt ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...
Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...
Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tạ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tạ...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tạ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trung và dài hạn tạ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích thực trạng cho vay mua nhà tại ngân hàng Nam Á -...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích thực trạng cho vay mua nhà tại ngân hàng Nam Á -...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích thực trạng cho vay mua nhà tại ngân hàng Nam Á -...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích thực trạng cho vay mua nhà tại ngân hàng Nam Á -...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty CP đầ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty CP đầ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty CP đầ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược quảng cáo tại công ty CP đầ...
 
Đề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam
Đề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt NamĐề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam
Đề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất độn...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất độn...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất độn...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất độn...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty cổ phần Cáp Nhựa Vĩ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Mở rộng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Á C...
Báo cáo tốt nghiệp Mở rộng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Á C...Báo cáo tốt nghiệp Mở rộng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Á C...
Báo cáo tốt nghiệp Mở rộng hoạt động huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Á C...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng cà phê tại công ty ...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng cà phê tại công ty ...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng cà phê tại công ty ...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng cà phê tại công ty ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình bán hàng của Công ty Cổ Phần Đầu Tư P...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình bán hàng của Công ty Cổ Phần Đầu Tư P...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình bán hàng của Công ty Cổ Phần Đầu Tư P...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện quy trình bán hàng của Công ty Cổ Phần Đầu Tư P...
 
Đồ án tốt nghiệp Mô hình thiết kế máy in 3D
Đồ án tốt nghiệp Mô hình thiết kế máy in 3DĐồ án tốt nghiệp Mô hình thiết kế máy in 3D
Đồ án tốt nghiệp Mô hình thiết kế máy in 3D
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà Ngân hàng Thương mại Cổ ...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà Ngân hàng Thương mại Cổ ...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà Ngân hàng Thương mại Cổ ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Ph...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Ph...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Ph...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao công tác tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Ph...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doa...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo t...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần đầu tư...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hà...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hà...Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hà...
Báo cáo tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn đối với khách hà...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH thương mại và du lịch quốc tế Bi...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH thương mại và du lịch quốc tế Bi...Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH thương mại và du lịch quốc tế Bi...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH thương mại và du lịch quốc tế Bi...
 
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hoạt ...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hoạt ...Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hoạt ...
Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại hoạt ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...
Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...
Báo cáo tốt nghiệp Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước ...
 

Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Thanh tra Bộ GTVT

  • 1. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 1 MỤC LỤC Chương 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN ...................................................................3 I. Căn cứ pháp lý............................................................................................................3 II. Những vấn đề chung và sự cần thiết của Đề án........................................................3 III. Đối tượng và phạm vi của Đề án.............................................................................3 IV. Mục tiêu của Đề án...................................................................................................4 Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA BỘ GTVT, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ...........................................................................................4 I. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ GTVT.............................................4 II. Tổ chức, hoạt động thanh tra của Bộ Giao thông vận tải .........................................5 1. Tổ chức, hoạt động của Thanh tra Bộ .......................................................................5 2. Tổ chức, hoạt động thanh tra chuyên ngành ở Tổng cục và các Cục........................8 2.1. Thanh tra Tổng Cục Đường bộ Việt Nam..............................................................8 2.2. Thanh tra Cục Đường sắt Việt Nam.....................................................................10 2.3. Thanh tra Cục Đường thủy nội địa Việt Nam ......................................................12 2.4. Thanh tra Hàng không Việt Nam .........................................................................14 2.5. Thanh tra Hàng hải Việt Nam...............................................................................17 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA BỘ GTVT......................................................................19 I. Nhóm giải pháp thứ nhất về thể chế, pháp chế ........................................................19 II. Nhóm giải pháp thứ hai về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và cán bộ.....................20 1. Đối với Thanh tra Bộ...............................................................................................20 2. Đối với Tổng cục, các Cục ......................................................................................20 III. Nhóm giải pháp thứ ba về hoạt động thanh tra .....................................................21
  • 2. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 2 1. Đối với Thanh tra Bộ...............................................................................................21 2. Đối với Tổng cục, các Cục ......................................................................................21 IV. Nhóm giải pháp thứ tư về công tác phối hợp trong và ngoài ngành.....................21 V. Nhóm giải pháp thứ năm về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị...........................22 Chương 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN..............................................................22 I. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án....................................................................22 1. Đối với Thanh tra Bộ...............................................................................................22 2. Đối với các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh chuyên ngành (Tổng cục, các Cục)................................................................................................................22 II. Tiến độ thực hiện Đề án..........................................................................................23 Chương 5. KIẾN NGHỊ - KẾT LUẬN .......................................................................23 I. Kiến nghị ..................................................................................................................23 1. Kiến nghị Chính phủ................................................................................................23 2. Kiến nghị với Thanh tra Chính phủ.........................................................................24 II. Kết luận...................................................................................................................24
  • 3. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 3 Chương 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN I. Căn cứ pháp lý Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại cuộc họp với Lãnh đạo Thanh tra Bộ Giao thông vận tải ngày 24/9/2012; chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông tại Thông báo kết luận số 628/TB-BGTVT ngày 24/10/2012. Đề án được xây dựng trên cơ sở các quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và các văn hướng dẫn thi hành; các Bộ luật, Luật chuyên ngành gồm: Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Đường sắt, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ. II. Những vấn đề chung và sự cần thiết của Đề án Thanh tra là một khâu của hoạt động quản lý, là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là phương thức bảo đảm trật tự, kỷ cương xã hội, góp phần tăng cường pháp chế XHCN; đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân. Đối với ngành Giao thông vận tải, hoạt động thanh tra được đẩy mạnh và tăng cường thì pháp luật về giao thông vận tải được thực thi tốt hơn, có hiệu quả cao; trật tự quản lý được duy trì; bảo đảm trật tự an toàn giao thông, góp phần ổn định an ninh chính trị, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa đấu tranh chống tham nhũng. Những năm qua, công tác thanh tra đã có nhiều đổi mới, hiệu quả ngày càng được nâng cao; Pháp luật về thanh tra, quy trình nghiệp vụ thanh tra đã hoàn thiện, những sai phạm được ngành Thanh tra phát hiện, kiến nghị xử lý ngày càng tốt hơn. Mặc dù vậy, Thanh tra Bộ GTVT đang còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập làm giảm hiệu quả của hoạt động thanh tra đó là: Thanh tra chưa theo sát yêu cầu quản lý, chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ pháp luật quy định; sự chỉ đạo và phối hợp trong và ngoài ngành còn hạn chế; chất lượng thanh tra chưa cao; hoạt động giám sát chưa được quan tâm; công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị; xử lý sau thanh tra chưa triệt để; một số cán bộ, công chức, thanh tra viên trình độ, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; Mặt khác, Luật Thanh tra 2010 có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/7/2011 đã đặt ra nhiều vấn đề mới cần phải giải quyết, đổi mới để hoạt động thanh tra đáp ứng được yêu cầu của Ngành GTVT và của xã hội. Để hoạt động Thanh tra của Bộ Giao thông vận tải phù hợp Luật Thanh tra năm 2010 và nhiệm vụ quản lý nhà nước trong thời kỳ mới; ngày 24/9/2012 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo xây dựng Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Thanh tra Bộ GTVT”. III. Đối tượng và phạm vi của Đề án 1. Đối tượng của Đề án
  • 4. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 4 Đề án chọn hoạt động thanh tra của Bộ Giao thông vận tải bao gồm Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, các Cục quản lý chuyên ngành, bằng phương pháp tiếp cận từ thực trạng, mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả. 2. Phạm vi của Đề án Đề án nghiên cứu thực trạng về thể chế, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, hoạt động thanh tra, công tác phối hợp và cơ sở vật chất của Thanh tra Bộ GTVT từ năm 2009 đến nay, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục và tổ chức thực hiện. IV. Mục tiêu của Đề án 1. Mục tiêu chung Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ GTVT; tăng cường sự phối hợp, gắn kết trong lực lượng thanh tra Bộ GTVT, đồng thời tăng cường sự phối hợp với các Bộ, Ngành Trung ương. 2.Mục tiêu cụ thể 2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, văn bản hành chính về tổ chức hoạt động phù hợp với Pháp luật hiện hành; hoàn chỉnh các quy chế, quy định, thể chế; đảm bảo tính công khai, minh bạch, kỷ luật, kỷ cương; giảm thiểu sai sót, sai phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Hạn chế tối đa tiêu cực trong quá trình thực thi công vụ. 2.2. Xây dựng hệ thống cơ quan thanh tra Bộ giao thông vận tải vững mạnh, tổ chức bộ máy chuyên sâu, tinh gọn và chuyên nghiệp đáp ứng với thực tiễn; có năng lực tổ chức, điều hành tốt các hoạt động thanh tra, kiểm tra đáp ứng được yêu cầu của Bộ GTVT. 2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, thanh tra viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, có phẩm chất đạo đức, chính trị, có ý thức trách nhiệm cao và năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong hoạt động, Lãnh đạo và thanh tra viên phải làm việc có kỷ luật, kỷ cương, công khai, minh bạch; đồng thuận và nâng cao tính đoàn kết, nhất trí trong toàn lực lượng. 2.4. Tăng cường sự phối hợp, gắn kết thanh tra Bộ GTVT với Thanh tra các Bộ, Ngành Trung ương. Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA BỘ GTVT, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN I. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ GTVT Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ GTVT bao gồm: thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không trong phạm vi cả nước trên các lĩnh vực: Thể chế pháp chế về giao
  • 5. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 5 thông vận tải; quản lý, tổ chức quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý hạ tầng trong quá trình khai thác; Quản lý về phương tiện, người lái và hoạt động vận tải; đảm bảo an toàn giao thông; môi trường về giao thông vận tải; thực hiện hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học về giao thông vận tải; Quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật (là cấp trên trực tiếp của các tập đoàn, tổng công ty 91 theo Nghị định số 99/2012/NĐ – CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ) và tổ chức quản lý các tổ chức đơn vị thực hiện nhiệm vụ của Bộ; thực hiện PCTN, giải quyết KNTC trong phạm vi của Bộ GTVT. II. Tổ chức, hoạt động thanh tra của Bộ Giao thông vận tải 1. Tổ chức, hoạt động của Thanh tra Bộ 1.1. Hiện trạng a) Thể chế Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ thực hiện theo Quyết định số 24/2008/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ GTVT; và hệ thống pháp luật thanh tra bao gồm Luật thanh tra 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành. b) Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ Tính đến 31/11/2012, Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra Bộ, 06 Phó Chánh Thanh tra; 05 Trưởng phòng, 05 Phó Trưởng phòng và các Thanh tra viên, chuyên viên. Thanh tra Bộ được tổ chức thành 5 phòng và phân giao nhiệm vụ như Sơ đồ tại Phụ lục số 1. Tổng số cán bộ, thanh tra viên là 33 người, trong đó: 02 thanh tra viên cao cấp, 11 thanh tra viên chính và 18 thanh tra viên. Chuyên ngành đào tạo gồm 14 ngành nghề (kỹ thuật xây dựng, tài chính – kế toán, Luật và Kiểm sát, Kinh tế các ngành, Quản trị Kinh doanh, Ngoại ngữ, Cơ khí chế tạo máy, Hành chính công ...) trong đó có 26 người đào tạo chính quy, 5 người đào tạo hệ tại chức; có 13 người có 2 bằng đại học và 9 người trình độ trên đại học. Tuổi đời từ 35 trở lên trong đó độ tuổi từ 35 đến 40 tuổi chiếm 50%. Tuổi nghề (làm việc tại cơ quan thanh tra Bộ) từ 1 năm đến 20 năm trong đó tuổi nghề dưới 5 năm chiếm 55% (17 người). c) Hoạt động - Công tác xây dựng thể chế: Từ 2004-2008, Thanh tra Bộ đã chủ trì nghiên cứu nhiều đề tài, đề án, biên soạn cơ bản hoàn thiện hệ thống pháp luật thanh tra giao thông vận tải. Năm 2009-2010, Thanh tra Bộ đã tham mưu cho Bộ trình Thủ tướng ký Quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 05/3/2010 phê duyệt đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra GTVT”. Ngoài ra còn tham gia xây dựng các Luật chuyên ngành về giao thông vận tải, xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành; pháp luật về thanh tra. Xây dựng và ban hành Quy chế nội bộ của Thanh tra Bộ. Đề xuất kiến nghị sửa đổi bổ sung nhiều văn bản quy phạm,
  • 6. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 6 nhiều cơ chế chính sách, định mức, tiêu chuẩn. Tham mưu với Bộ trưởng nhiều quy chế, chỉ thị về giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng. Trong năm 2012, Thanh tra Bộ đã hoàn thiện Dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Giao thông vận tải (thay thế Nghị định 136/2004/NĐ- CP) và đang trình cấp có thẩm quyền thẩm định, ban hành. - Hoạt động thanh tra: Từ năm 2008 đến 2012 Thanh tra Bộ đã tiến hành trên 125 cuộc thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và đột xuất ở tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GTVT. Qua thanh tra đã kiến nghị: Xử lý kinh tế trên 200 tỷ đồng trong đó thu hồi nộp ngân sách trên 20 tỷ đồng; giảm chi phí trên 50 tỷ đồng và xử lý dưới các hình thức khác như không tính vào giá trị dự án tính thời gian thu phí hoàn vốn đối với các dự án BOT gần 100 tỷ đồng; rà soát thanh toán đối với các dự án; giảm trừ, hạch toán lại các chi phí, tài sản, tiền vốn, tăng nộp ngân sách đối với một số doanh nghiệp thông qua thanh tra tài chính; xử lý hành chính đối với nhiều tập thể, cá nhân có thiếu sót, sai phạm trong thực thi công vụ và thực hiện nhiệm vụ. Trong đó có một số vụ việc kiến nghị xử lý có dấu hiệu tham nhũng. Thanh tra Bộ thường xuyên chỉ đạo lãnh đạo lực lượng thanh tra Tổng cục, các Cục, thanh tra Sở GTVT trong thực hiện nhiệm vụ về thanh tra chuyên ngành, xây dựng lực lượng...và tham gia nhiều nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao. - Công tác phòng chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại tố cáo: Thanh tra Bộ là cơ quan thường trực giúp việc cho Bộ trưởng, Ban Cán sự đảng Bộ về hoạt động PCTN. Hàng năm Thanh tra Bộ đều tham mưu cho Lãnh đạo Bộ GTVT triển khai kế hoạch, tổng kết đánh giá thực hiện; phối hợp với các nhà tài trợ vốn ODA trong việc triển khai thực hiện phòng chống tham nhũng ở các dự án sử dụng vốn; phối hợp với các Vụ triển khai các biện pháp phòng ngừa (công khai minh bạch, kê khai tài sản thu nhập, cải cách hành chính…). Trong giai đoạn 2006-2012, Thanh tra Bộ tiếp nhận, xử lý gần 2.000 đơn, khiếu nại, tố cáo; trong đó, có gần 80 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng đều được giải quyết dứt điểm. d) Công tác phối hợp trong và ngoài ngành Trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Bộ chưa xây dựng được quy chế phối hợp với đơn vị trong và ngoài ngành. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, việc phối phối hợp giữa các cơ quan được thực hiện tương đối tốt như việc cử cán bộ tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra, tham gia ý kiến đóng góp đối với dự thảo kết luận thanh tra, kiểm tra. đ) Cơ sở vật chất và trang thiết bị Thanh tra Bộ đã được trang bị cơ bản đầy đủ những trang thiết bị văn phòng như bàn, ghế, máy vi tính để bàn, văn phòng phẩm. Việc bố trí phương tiện đi lại đã được Bộ GTVT quan tâm, tạo điều kiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, đôi khi chưa đáp ứng được nhu cầu của các đoàn Thanh tra, kiểm tra. Những trang thiết bị cần thiết
  • 7. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 7 cho hoạt động thanh tra, kiểm tra theo đoàn như máy tính xách tay, máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm...Thanh tra Bộ vẫn chưa được trang cấp. 1.2. Tồn tại và nguyên nhân a) Tồn tại * Về thể chế: Theo quy định của Luật thanh tra 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Quyết định số 24/2008/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2008 của Bộ GTVT quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ còn nhiều nhiệm vụ chưa được quy định, cần phải bổ sung như: - Nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Bộ trong việc: chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành; quy định chế độ báo cáo hoạt động thanh tra đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; thanh tra lại đối với vụ việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước ngành Giao thông vận tải; trưng tập, huy động nhân lực và vật lực phục vụ cho hoạt động thanh tra. - Nhiệm vụ quyền hạn của Chánh thanh tra trong việc: chủ trì xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; quyết định thanh tra lại vụ việc liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước có Bộ đã được kết luận nhưng phát hiện có vi phạm; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan đó khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. * Về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ Lực lượng Thanh tra Bộ đã được bổ sung, tuy nhiên vẫn còn thiếu so với yêu cầu và chức năng, nhiệm vụ được giao. Còn thiếu một số cán bộ được đào tạo theo các chuyên ngành như: Kỹ sư xây dựng cảng biển, công trình thủy, kinh tế vận tải, tài chính kế toán ..Một số cán bộ còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học hạn chế. Phân giao chức năng nhiệm vụ của các Phòng chưa thật sự khoa học, chưa chuyên sâu. Chức năng nhiệm vụ của các Phòng đã xây dựng từ lâu chưa được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu của thực tiến hoạt động. * Về hoạt động Tham mưu, xây dựng, ban hành các văn bản liên quan đến thể chế, pháp chế còn chậm. Chất lượng một số văn bản soạn thảo, phát hành hoặc tham gia chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong điều hành và hoạt động đôi khi chưa khoa học, chưa phát huy được hết trí tuệ và sức mạnh của tập thể. Chậm ban hành quy chế nội bộ; một số Quy định về hoạt động thanh tra, kiểm tra (Quy định lập kế hoạch, quy trình giám sát hoạt động đoàn thanh tra…) chưa có
  • 8. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 8 hoặc đã lạc hậu chưa được bổ sung. Hoạt động hậu kiểm, kiểm điểm đánh giá ít được thực hiện. Chưa thực hiện quyết liệt, cụ thể đối với công tác chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra đối với việc lập và triển khai kế hoạch thanh tra chuyên ngành hàng năm của thanh tra của Tổng cục, các Cục. Chưa tiến hành kiểm tra trách nhiệm và nghiệp vụ của các tổ chức thanh tra GTVT. Đã tiến hành phân công các phòng thanh tra theo dõi các Đơn vị thuộc Bộ, nhưng việc nắm bắt thông tin hoạt động ở các Đơn vị còn hạn chế, chưa có hệ thống; một số thông tin phản ảnh chưa được xử lý triệt để. Công tác xử lý sau kết luận thanh tra chưa được chú trọng. * Về công tác phối hợp trong và ngoài ngành Công tác phối hợp với các đơn vị trong ngành đôi lúc còn chưa đạt hiệu quả cao. Đối với các đơn vị ngoài ngành như Bộ Công An, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Kiểm toán nhà nước, do chưa có quy chế phối hợp nên thường bị động đối với các kết quả thanh tra, kiểm tra liên quan đến trách nhiệm của Bộ GTVT. * Về cơ sở vật chất và trang thiết bị Thực hiện Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 5/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 321 “Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra GTVT”, Bộ GTVT đã phê duyệt tiểu Dự án 1.1 đầu tư trang thiết bị chuyên dùng cho Thanh tra Giao thông vận tải ở Trung ương do Thanh tra Bộ là Chủ đầu tư, tuy nhiên tới nay vẫn chưa được bố trí vốn để thực hiện. 2. Tổ chức, hoạt động thanh tra chuyên ngành ở Tổng cục và các Cục 2.1. Thanh tra Tổng Cục Đường bộ Việt Nam a) Hiện trạng * Về thể chế Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện theo Quyết định số 05/2005/QĐ-BGTVT ngày 04/01/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Cục ĐBVN; Quyết định số 1084/QĐ-BGTVT ngày 22/4/2010 của Bộ GTVT về thành lập Thanh tra Tổng cục ĐBVN; pháp luật về giao thông vận tải đường bộ và pháp luật về thanh tra. Tổ chức và hoạt động của các Ban thanh tra, Đội thanh tra thực hiện theo Quyết định số 452/QĐ- BGTVT ngày 24/02/2006 của Bộ trưởng Bộ GTVT về thành lập các Ban Thanh tra thuộc Thanh tra Cục ĐBVN; Quyết định số 1158/QĐ-CĐBVN ngày 09/8/2006 của Cục trưởng cục ĐBVN Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và phạm vi hoạt động của Ban Thanh tra đường bộ. * Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ Tổ chức Thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thanh tra Tổng cục) hiện có 321 người/định biên 334, trong đó có 152 thanh tra viên, 87
  • 9. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 9 chuyên viên, 82 cán sự, nhân viên. Được tổ chức bao gồm Văn phòng Thanh tra Tổng cục và 04 Ban Thanh tra trực tiếp quản lý 34 Đội Thanh tra đường bộ. * Hoạt động thanh tra Thanh tra Tổng cục chỉ đạo, điều hành hoạt động nhiệm vụ của các Ban, Đội bằng quy định về nhiệm vụ, chức năng của từng cấp đơn vị. Từ năm 2008 tới năm 2012, Thanh tra Tổng cục đã tiến hành được 14 cuộc thanh tra theo đoàn, chủ yếu là thanh tra công tác sử dụng vốn sửa chữa thường xuyên trên quốc lộ ủy thác. Từ năm 2004 đến năm 2012 đã xử lý 21.762 trường hợp vi phạm hành chính (trên tổng số 38.051 trường hợp vi phạm). Số tiền xử phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách nhà nước là 32,164 tỷ đồng (trên tổng số tiền xử phạt là 49,701tỷ đồng). Các Đội thanh tra chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính, tuần tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Ngoài ra lực lượng Thanh tra Tổng cục còn thực hiện các nhiệm vụ khác như tuyên truyền phổ biến giáo dục, phối hợp giải tỏa hành lang an toàn đường bộ, áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm … * Công tác phối hợp trong và ngoài ngành Tổng cục ĐBVN đã xây dựng và ký kết Quy chế số 137/QC-LN ngày 24/1/2011 phối hợp trong công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ với Tổng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội. * Cơ sở vật chất và trang thiết bị Hiện tại Thanh tra Tổng cục có 38 trụ sở làm việc, trong đó hầu hết là nhờ các Công Ty QL&SCĐB và các Trạm kiểm tra trọng tải xe cũ, rất ít Đội có trụ sở riêng. Số lượng phương tiện hiện đang quản lý, sử dụng là 40 xe ô tô các loại chủ yếu là xe UOAT, Pickup, 80 xe máy hầu hết là các xe cũ, được nhận bàn giao từ các Công ty QL&SCĐB trước kia và của các Ban quản lý dự án, số xe này thường xuyên hỏng hóc, nhiều xe đã hết khấu hao. Trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính hiện có: 02 Bàn cân điện tử 80 tấn, 65 bộ máy vi tính để bàn, 04 máy vi tính xách tay; 05 Máy ảnh, 02 Camera. b) Tồn tại và nguyên nhân * Về thể chế Công điện số 26/CĐ-BGTVT ngày 01/7/2011 của Bộ GTVT và Văn bản số 1839/TTCP-PC ngày 12/7/2011 của Thanh tra Chính phủ về việc chuyển biên bản xử phạt vi phạm hành chính cho thanh tra các Sở GTVT, gây tốn kém kinh phí cho việc kiểm tra lại và không có hiệu quả. Các Quyết định số 452/QĐ-BGTVT ngày 24/02/2006; Quyết định số 1158/QĐ- CĐBVN ngày 09/8/2006 quy định nhiệm vụ của các Ban, Đội thanh tra thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là thanh tra độc lập, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB, đảm bảo an toàn giao thông và xử phạt vi phạm hành chính. Các chức năng nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Tổng cục do Văn phòng
  • 10. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 10 Thanh tra Tổng Cục thực hiện. Do đó đã không phát huy hết vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng thanh tra viên tại Ban và Đội. * Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ Cơ cấu tổ chức còn có thời điểm không ổn định; thực hiện nhiệm vụ không thuộc nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Một số lãnh đạo năng lực còn yếu, trình độ chuyên môn còn hạn chế là do việc bổ nhiệm không đúng quy trình, mới được bổ nhiệm đã chuyển công tác; lực lượng thanh tra viên còn ít; trình độ cán bộ còn thấp do lịch sử. * Hoạt động thanh tra Hoạt động thanh tra theo Đoàn còn ít và chủ yếu tập trung vào một lĩnh vực; lĩnh vực đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe chỉ kiểm tra chưa tiến hành thanh tra; một số cuộc thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính không kịp thời, giải quyết chưa triệt để đối với các hành vi vi phạm. Một số lĩnh vực khác theo quy định tại Thông tư số số 08/2010/TT-BGTVT, Thanh tra Tổng cục chưa thực hiện thanh tra như: Việc chấp hành các quy định bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ; thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thẩm định an toàn giao thông đối với công trình đường bộ; Việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ; Vận tải hàng hóa; Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Hoạt động thanh tra của các Ban, Đội còn hạn chế (chủ yếu là tuần tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính mà không tiến hành thanh tra theo đoàn). Nguyên nhân là do sự phân giao nhiệm vụ của Tổng cục chưa phù hợp. Một vài trường hợp cá biệt trong lực lượng còn có sai phạm khi thi hành công vụ. * Công tác phối hợp trong và ngoài ngành Việc phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ một số đơn vị không thực sự hiệu quả. Công tác phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công an theo Quy chế 137 và một số địa phương chưa thực sự tốt, phối hợp theo sự vụ không có kế hoạch cụ thể nên hiệu quả chưa cao. * Cơ sở vật chất và trang thiết bị Cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, trang bị phương tiện ôtô, xe máy của đơn vị còn thiếu nhiều so với nhu cầu nhiệm vụ được giao. Nhiều trang thiết bị cũ nát hay hỏng hóc không có kinh phí sửa chữa. 2.2. Thanh tra Cục Đường sắt Việt Nam a) Hiện trạng * Công tác thể chế
  • 11. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 11 Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Cục Đường sắt thực hiện theo Quyết định số 01/2005/QĐ-BGTVT ngày 04/01/2005 của Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục Đường sắt; pháp luật về đường sắt và pháp luật về thanh tra. Các Ban thanh tra, Đội thanh tra đường sắt thực hiện theo Quyết định số 2572/QĐ-BGTVT ngày 27/7/2005 của Bộ GTVT và Quyết định số 299/QĐ-CĐSVN ngày 01/12/2005 của Cục trưởng Cục Đường sắt. * Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ Thanh tra Cục Đường sắt Việt Nam được tổ chức gồm có: Cơ quan Thanh tra Cục, 03 Ban Thanh tra khu vực, 2 tổ công tác và 10 Đội Thanh tra trực thuộc 3 Ban, đóng tại các địa phương dọc theo các tuyến đường sắt. Tổng số biên chế hiện nay là 68 người, đều tốt nghiệp đại học trong đó có 02 thạc sỹ. * Hoạt động thanh tra Hàng năm, các Ban, Đội Thanh tra đề xuất kế hoạch Thanh tra, kiểm tra trong địa bàn đơn vị phụ trách; Thanh tra Cục là đầu mối tổng hợp, rà soát tránh chồng chéo và tham mưu để Cục trưởng ban hành Kế hoạch Thanh tra. Ban trực tiếp chỉ đạo các Đội thực hiện kế hoạch hàng tháng và đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ; hoạt động kiểm tra của các đội được thực hiện theo đoàn có trong kế hoạch hàng năm được phê duyệt. Từ năm 2008 đến 2012 đã tiến hành 31 cuộc thanh tra trong lĩnh vực quản lý của Cục Đường sắt VN. Công tác xử phạt vi phạm hành chính: từ năm 2010 đến tháng 11/2012 đã xử phạt 1.974 vụ thu nộp kho bạc 582 triệu đồng. * Công tác phối hợp trong và ngoài ngành Cục Đường sắt đã ký kết và thực hiện Quy chế phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (C67) và Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C64) trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt. * Cơ sở vật chất và trang thiết bị Hiên lực lượng thanh tra Cục Đường sắt Việt Nam chủ yếu đang mượn trụ sơ tại các doanh nghiệp quản lý đường sắt. Phương tiện được trang bị bao gồm 09 xe ô tô; Trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ hoạt động thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính có: 05 máy ảnh; 01 máy quay phim; 01 máy ghi âm; 04 máy đo nồng độ cồn. b) Tồn tại và nguyên nhân * Công tác thể chế Công điện của Bộ GTVT, Văn bản của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn trong giai đoạn chuyển giao thực hiện Luật Thanh tra năm 2010 về việc chuyển biên bản VPHC phải chuyển cho chính quyền địa phương giải quyết. Cục ĐSVN giao Thanh tra đường sắt thực hiện những nhiệm vụ kiêm nhiệm khác như: công tác bảo đảm an toàn giao thông, phối hợp trong công tác phòng chống thiên tai, lũ lụt, giải quyết tai nạn (do cơ cấu tổ chức của Cục không có các đơn vị cơ
  • 12. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 12 sở nên nhiệm vụ này giao toàn bộ cho các Ban, Đội thanh tra đóng dọc các tuyến đường sắt). Các Quyết định số 2572/QĐ-BGTVT ngày 27/7/2005 và Quyết định số 299/QĐ- CĐSVN ngày 01/12/2005 quy định nhiệm vụ của các Ban, Đội thanh tra thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là thanh tra độc lập, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐS, đảm bảo an toàn giao thông và xử phạt vi phạm hành chính. Các chức năng nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục chỉ do Thanh tra Cục thực hiện, do đó đã không phát huy hết vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng thanh tra viên tại Ban và Đội. * Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ Theo quy định của Pháp luật, hoạt động thanh tra trong lĩnh vực đường sắt không phân cấp cho Chính quyền địa phương. Lực lượng thanh tra đường sắt đặt tại khu vực còn mỏng do biên chế ít, mỗi ban, đội phải hoạt động trên nhiều tỉnh, do đó không đảm bảo về nhân lực, vật lực thực thi nhiệm vụ thường xuyên trên tất các các địa bàn. * Hoạt động thanh tra Kết quả hoạt động của Thanh tra Cục cơ bản đã đáp ứng yêu cầu đối với nhiệm vụ quản lý nhà nước của Cục; đã kiến nghị, tham mưu được nhiều quy định, giải pháp thiết thực trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. * Công tác phối hợp trong và ngoài ngành Việc phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ với lực lượng cảnh sát, thanh tra ở địa phương nơi không có đơn vị thanh tra đường sắt đóng trụ sở chưa được thường xuyên. Nguyên nhân là do lực lượng mỏng, có 13 đơn vị Thanh tra những đường sắt đi qua 33 tỉnh, thành, nên có những Ban, Đội hoạt động trên địa bàn 4 tỉnh, không có đủ nhân lực và điều kiện vật chất để phối hợp thường xuyên. * Cơ sở vật chất và trang thiết bị Trụ sở toàn bộ phải đi mượn của đối tượng thanh tra, kiểm tra nên có ảnh hưởng tới sự chủ động, cương quyết khi xử lý các đơn vị đó. Địa điểm chật hẹp không có nơi lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nên không thực hiện được biện pháp đảm bảo thi hành quyết định xử phạt (do đó chủ yếu thực hiện việc thu tiền phạt tại chỗ). Trang thiết bị chuyên ngành, phương tiện phục vụ hoạt động kiểm tra tại hiện trường rất thiếu thốn, nguồn kinh phí hạn hẹp. 2.3. Thanh tra Cục Đường thủy nội địa Việt Nam a) Hiện trạng * Công tác thể chế Thanh tra cục ĐTNĐ Việt Nam hoạt động dựa trên nền tảng các quy định về thể chế sau: Luật giao thông Đường thủy nội địa;Nghị định số 60/2011/NĐ-CP ngày
  • 13. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 13 20/7/2011; Quyết định số 02/2005/QĐ-BGTVT ngày 4/1/2005 của Bộ trưởng quy định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Quyết định của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quy định chức năng nhiệm vụ của Ban Thanh tra ĐS phía nam và các Đội thanh tra. * Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ Thanh tra Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam được tổ chức gồm Thanh tra Cục, Ban Thanh tra phía Nam và 09 Đội Thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa hoạt động theo các khu vực. Tổng số cán bộ hiện có 89 người/92 định biên, trong đó: Lãnh đạo: 01 Chánh thanh tra, 02 Phó chánh thanh tra, 01 Trưởng ban Thanh tra (trong đó 01 Phó chánh thanh tra kiêm Trưởng ban, 01 Phó chánh thanh tra kiêm Đội trưởng), 09 Đội trưởng, 11 Phó đội trưởng.Trong đó: Thanh tra viên 49 người, chuyên viên 21 người và cán sự, nhân viên 19 người. Đại học 75 người, Cao đẳng 04 người, Trung cấp 04 người và dưới Trung cấp 06 người. * Hoạt động thanh tra Cơ quan Thanh tra Cục làm công tác tổng hợp, tham mưu cho Cục, chỉ đạo chung toàn lực lượng và thực hiện một số nhiệm vụ như: thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng. Từ năm 2010-2012: tiến hành được 744 cuộc kiểm tra, phát hiện 6472 trường hợp vi phạm, xử lý 1377 trường hợp và số tiền xử phạt là 2,305 tỷ đồng. * Công tác phối hợp trong và ngoài ngành Sự phối hợp của Thanh tra Cục với Cục Cảnh sát Đường thủy (C68)và Ban phía Nam với Bộ phận phía Nam của Cục Cảnh sát Đường thủy (C68b) khá chặt chẽ, đồng bộ và thường xuyên theo kế hoạch phối hợp liên ngành hàng năm. Phối hợp với Chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng trên địa bàn trong điều tiết khống chế, hướng dẫn giao thông, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết các tình huống đột xuất. * Cơ sở vật chất và trang thiết bị Hiện còn 06 đơn vị không có trụ sở và đang phải mượn phòng làm việc của đơn vị, trong đó có 02 đã được cấp đất nhưng không có kinh phí xây dựng. Thanh tra Cục được trang bị 01 xe ô tô 7 chỗ, 21 xuồng cao tốc các loại (15cv, 40cv, 75cv và 115cv), bình quân mỗi Đội có từ 2-3 chiếc. Hầu hết các xuồng đều được bàn giao từ các Đoạn sang và qua sử dụng khoảng 10 - 15 năm nên đều cũ, ít được đầu tư sửa chữa nên có phương tiện đã hỏng. Các đơn vị đều được trang bị máy vi tính, máy ảnh, máy fax, bàn, ghế, tủ tài liệu… nhưng hầu hết đã cũ do thời gian sử dụng đã lâu. Bình quân máy tính 02 chiếc/Đội, máy fax 01 chiếc/Đội, máy ảnh 01chiếc/Đội, bàn ghế, tủ tài liệu các loại 04 bộ/Đội. b) Tồn tại và nguyên nhân * Công tác thể chế
  • 14. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 14 Sau khi Luật Thanh tra và các Nghị định hướng dẫn có hiệu lực, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chánh thanh tra Cục không còn, việc chuyển hồ sơ xử lý vi phạm đến Thanh tra các Sở gặp nhiều khó khăn, hiệu quả hạn chế. * Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ Chức năng, nhiệm vụ nhiều, liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau trong khi cơ cấu, tổ chức của đơn vị không có phòng nghiệp vụ, biên chế ít nên khó khăn trong việc triển khai nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ, công chức, lao động đa số thời gian công tác trong ngành nhiều năm nên có kinh nghiệm. Tuy nhiên, cán bộ, công chức chủ yếu là công nhân, nhân viên từ các đơn vị trong ngành chuyển sang từ khi thành lập nên chuyên môn, nghiệp vụ tuy có được đào tạo hoàn thiện theo tiêu chuẩn trong những năm qua nhưng còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi đối với chức năng, nhiệm vụ thanh tra. Trình độ chuyên môn tập trung nhiều ở một chuyên ngành luật, các chuyên ngành thuộc lĩnh vực đường thủy ít nên không thể thực hiện hết các lĩnh vực quản lý của Cục. * Hoạt động thanh tra Số vụ việc vi phạm được phát hiện xử phạt theo quy định chưa nhiều, hiệu quả còn hạn chế, tình trạng tái phạm vẫn phát sinh…Thực hiện thanh tra theo đoàn còn ít, tập trung vào một vài lĩnh vực như duy tu hạ tầng, điều tiết đảm bảo an toàn giao thông và PCTN, GQKNTC), nhiều lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước của Cục không được tiến hành thanh tra. Do địa bàn rộng, biên chế, kinh phí hạn chế nên hoạt động thanh tra chuyên ngành chủ yếu tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng có nguy cơ xẩy ra mất an toàn giao thông cao như hoạt động của các bến khách ngang sông, bến khách du lịch, thi công công trình, khai thác cát sỏi trên đường thuỷ nội địa. * Công tác phối hợp trong và ngoài ngành Sự phối hợp trên một số địa bàn của các Đội Thanh tra trực thuộc còn hạn chế, do chưa nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, lãnh đạo Đội chưa thực sự quan tâm và nhận thức được hiệu lực, hiệu quả của công tác phối hợp; kinh phí cho hoạt động phối hợp còn hạn hẹp và chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động… * Cơ sở vật chất và trang thiết bị Với cơ sở vật chất hiện có, lực lượng gặp nhiều khó khăn trong công tác, đặc biệt về trụ sở làm việc và phương tiện phục vụ công tác. Mặt khác cơ chế cấp phát kinh phí cho hoạt động của các đơn vị chỉ đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu; nhiều chế độ chính sách chưa được đáp ứng kịp thời theo quy định… 2.4. Thanh tra Hàng không Việt Nam a) Hiện trạng * Về thể chế
  • 15. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 15 Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Hàng không thực hiện theo Quyết định số 36/2007/QĐ-BGTVT ngày 30/7/2007 của Bộ GTVT và trên cơ sở văn bản của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng và chỉ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hàng không dân dụng (sau khi Luật 2010 có hiệu lực). * Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ Thanh tra Hàng không hiện có 12 người (biên chế được giao là 40 người). gồm 1 thanh tra viên cao cấp, 1 thanh tra viên chính, 1 thanh tra viên, 8 chuyên viên và 01 cán sự. 01 thạc sỹ và 11 cử nhân. 10/12 cán bộ có độ tuổi từ 30-40. * Hoạt động thanh tra Thanh tra Hàng không tiến hành trung bình từ 10-12 cuộc thanh tra chuyên ngành mỗi năm và nhiều cuộc thanh tra hành chính. Nhiều cuộc kiểm tra hành chính về các lĩnh vực đầu tư mua sắm, công tác tài chính kế toán, công tác đào tạo tiếp viên hàng không, công tác tiếp công dân và giải quyết KNTC...được thực hiện tại các đơn vị thuộc Cục. Xử phạt vi phạm hành chính do Cảng vụ hàng không tiến hành trên cơ sở hướng dẫn nghiệp vụ và chỉ đạo của Thanh tra Hàng không. * Công tác phối hợp trong và ngoài ngành - Phối hợp trong ngành hàng không dân dụng: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không dân dụng trong việc đề xuất kế hoạch thanh tra, kiểm tra; cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra do Thanh tra Hàng không chủ trì hoặc do các cơ quan, đơn vị khác chủ trì - Chưa thực hiện việc phối hợp với cơ quan ngoài ngành hàng không dân dụng trong hoạt động thanh tra hàng không. Chưa thực hiện phối hợp với lực lượng công an. Một số vụ việc vi phạm xảy ra tại cảng hàng không, sân bay thì Cảng vụ Hàng không phối hợp với lực lượng công an tại cơ sở để giải quyết các vụ việc. * Cơ sở vật chất và trang thiết bị Thanh tra Hàng không hiện được bố trí 03 phòng làm việc, trong đó có 01 phòng làm việc của Chánh Thanh tra. Trang thiết bị phục vụ công việc có 12 máy tính bàn, 05 máy in, 01 máy phô tô, 03 máy tính xách tay, 02 máy ảnh, 02 máy ghi âm... Các thiết bị hiện có đã cũ, chỉ đủ để thực hiện công việc chuyên môn hàng ngày tại văn phòng; Phương tiện đi công tác sử dụng của Cục HK Việt Nam và theo tiêu chuẩn chung của Cục Hàng không Việt Nam. Trang thiết bị, phương tiện của các Cảng vụ hàng không cũng rất hạn chế, chủ yếu là các thiết bị văn phòng và phương tiện đi lại được trang bị để phục vụ công việc hàng ngày. Các thiết bị như máy bắn tốc độ, máy đo nồng độ cồn, thiết bị đo tiếng ồn,… và công cụ hỗ trợ chưa được trang bị. b) Tồn tại và nguyên nhân * Về thể chế Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực, tổ chức của Thanh tra Hàng không tồn tại và hoạt động trên cơ sở Công văn số 9176/VPCP-KTN ngày 26/12/2011 của Văn
  • 16. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 16 phòng Chính phủ và Quyết định số 336/QĐ-BGTVT ngày 17/2/2012 của Bộ Giao thông vận tải. Các văn bản này chưa đủ cơ sở pháp lý để khẳng định vị trí, vai trò của cơ quan Thanh tra Hàng không, do đó làm giảm uy tín của cơ quan thanh tra, đồng thời làm giảm hiệu quả hoạt động của Thanh tra hàng không. Theo Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra Hàng không chỉ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Điều này làm giảm hiệu quả của hoạt động Thanh tra hàng không, trong khi đó Thanh tra Bộ không có đủ nhân lực để thực hiện toàn diện việc thanh tra hành chính đối với các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không dân dụng. * Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ - Về cơ cấu tổ chức: không có các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu và các bộ phận tại các cảng hàng không là do số lượng cán bộ ít, phạm vi hoạt động hẹp do đó chưa phát huy hiệu quả hoạt động thanh tra trong phạm vi rộng. - Về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn: Thực tế, hàng năm Thanh tra Hàng không vẫn thực hiện một số cuộc kiểm tra hành chính do Cục trưởng hoặc Bộ Giao thông vận tải giao, nhưng chức năng thanh tra hành chính của Thanh tra Hàng không chưa được pháp luật hóa. - Về đội ngũ cán bộ: Số nhân viên hiện của Thanh tra Hàng không hiện còn thiếu và chưa được đào tạo, huấn luyện về hàng không dân dụng; một số nhân viên còn thiếu kinh nghiệm về công tác thanh tra do không có nguồn kinh phí đào tạo; mức lương và phụ cấp của công chức thấp và chưa có quy định chế độ phụ cấp đối với lực lượng công chức thanh tra. Đồng thời, nhiều trường hợp công chức không muốn tham gia thanh tra lĩnh vực mà đơn vị mình quản lý, kiểm tra thường xuyên. Lực lượng được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại các Cảng vụ hàng không hiện nay chưa phải là công chức do còn vướng mắc về cơ chế tài chính tại các Cảng vụ hàng không. * Hoạt động thanh tra Hàng năm, Thanh tra Hàng không thực hiện thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất. Hoạt động thanh tra bay còn hạn chế. Các cuộc thanh tra đều có các phòng chuyên môn tham gia. Tuy nhiên, cán bộ được cử tham gia đoàn thanh tra phụ thuộc vào khối lượng công việc của các cơ quan, đơn vị liên quan quan, nên phần nào cũng ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động thanh tra. Nguyên nhân là do số cán bộ, chuyên viên của thanh tra còn mỏng, chưa tổ chức thành các bộ phận chuyên môn sâu, chưa xây dựng được đội ngũ công chức được giao nhiệm vụ thanh tra có đủ năng lực, trình độ. * Công tác phối hợp trong và ngoài ngành - Phối hợp trong ngành hàng không dân dụng: nhiều cơ quan, đơn vị không bố trí cán bộ hoặc cử cán bộ yếu cả về năng lực lẫn chuyên môn tham gia đoàn thanh tra vì các cơ quan, đơn vị không muồn thanh tra lại các hoạt động mà mình trực tiếp được giao quản lý.
  • 17. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 17 - Phối hợp với ngoài ngành: Chưa thực hiện việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị ngoài ngành trong các hoạt động thanh tra. - Phối hợp với thanh tra bộ: Thanh tra bộ chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra đối với Thanh tra Hàng không. * Cơ sở vật chất và trang thiết bị Các thiết bị hiện có chỉ đủ đáp ứng yêu cầu công việc hành chính hàng ngày và hầu hết đã cũ. Thiếu rất nhiều trang thiết bị, phương tiện như: máy ghi âm, máy ảnh, máy quay phim, máy bắn tốc độ, máy đo nồng độ cồn, bộ đàm, phương tiện đi lại và các công cụ hỗ trợ. Nguyên nhân cơ bản là do chưa có cơ chế, mặc dù đã đề nghị và được đưa vào Đề án 321, nhưng đến nay vẫn chưa được đầu tư. 2.5. Thanh tra Hàng hải Việt Nam a) Hiện trạng * Về thể chế Tổ chức và hoạt động của Thanh tra hàng hải hiện nay đang thực hiện theo các quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam (Điều 9), Quyết định số 70/2005/QĐ- BGTVT, Quyết định số 336/QĐ-BGTVT, Nghị định 48/2011/NĐ-CP, Thông tư số 79/2007/TT-BTC... * Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ Thanh tra Hàng hải được tổ chức gồm: Thanh tra Cục (thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành hàng hải) và Thanh tra Cảng vụ (thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hàng hải). Thanh tra Cục hiện có 01 Chánh Thanh tra, 01 Phó Chánh Thanh tra, 01 thanh tra viên và 02 chuyên viên thanh tra hàng hải. Thanh tra Cảng vụ hiện có 28 thanh tra viên/39 biên chế được phân bổ tại các Cảng vụ hàng hải. * Hoạt động thanh tra Cơ quan Thanh tra Cục tổng hợp, tham mưu cho Cục trong công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng và chống tham nhũng, hướng dẫn nghiệp vụ cho các Cảng vụ Hàng hải. Thanh tra viên làm việc trực tiếp tại các Cảng vụ để thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính. Từ năm 2009 tới năm 2011, Thanh tra Hàng hải Việt Nam thực hiện được 18 cuộc thanh tra hành chính, 5948 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính 2407 vụ với số tiền xử phạt là 11,594 tỷ đồng. * Công tác phối hợp trong và ngoài ngành Thanh tra Cảng vụ đã phối hợp tốt với các lực lượng biên phòng, cảnh sát đường thủy, cảnh sát PCCC và các lực lượng khác. Một số đơn vị đã xây dựng được Quy chế phối hợp trong quá trình hoạt động. * Cơ sở vật chất và trang thiết bị
  • 18. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 18 Hiện nay, Thanh tra Cục chưa được trang bị phương tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động thanh tra; Thanh tra Cảng vụ hiện nay đang sử dụng các phương tiện của Cảng vụ hàng hải (ca nô, ô tô…) để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra. b) Tồn tại và nguyên nhân * Về thể chế Quyết định 70/2005/QĐ-BGTVT chưa quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cục và Thanh tra Cảng vụ và trùng lặp dẫn đến chưa phân biệt được rõ ràng phạm vi, quyền hạn, quy mô hoạt động; Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực, đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Thanh tra hàng hải; việc ban hành thể chế chậm, có lĩnh vực không cụ thể, rõ ràng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thanh tra. * Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ Trong những năm qua, Thanh tra Cục có sự biến động về nhân sự (đặc biệt là trong 3 năm gần đây đã thay đổi 3 đồng chí giữ chức vụ Chánh Thanh tra); nhân sự chưa được bổ sung kịp thời (05 người/ 11 biên chế được giao); mới bổ nhiệm được 31/50 thanh tra viên trong khi vùng quản lý rất rộng, đối tượng, nội dung rất lớn. Việc thiếu nhân sự nên hoạt động công tác thanh tra còn hạn chế; Tiêu chuẩn nghiệp vụ thanh tra hàng hải đòi hỏi cao, nên việc tuyển dụng rất khó khăn. Mặt khác các Cảng vụ hàng hải là đơn vị sự nghiệp nên việc bổ nhiệm làm công tác thanh tra gặp nhiều khó khăn, do tiêu chuẩn thanh tra phải là công chức. Cơ chế đãi ngộ cho người làm công tác thanh tra còn hạn hẹp nên việc tuyển dụng rất khó khăn nhất là những Cảng vụ hàng hải nhỏ và lưu lượng tàu biển qua lại ít. * Hoạt động thanh tra Công tác hoạt động thanh tra chuyên ngành tuy hàng năm đã xây dựng chương trình kế hoạch xong vẫn chưa triển khai được một cách đồng bộ có hiệu quả. Việc thanh tra, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Cục HHVN chưa được thực hiện thường xuyên, nhiều lĩnh vực chưa thực sự được quan tâm đúng mức, nên dễ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Thanh tra Cảng vụ chủ yếu thực hiện kiểm tra, với các nội dung liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Xử lý VPHC trong hoạt động thanh tra chuyên ngành chủ yếu sử dụng quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải. * Công tác phối hợp trong và ngoài ngành Công tác phối hợp giữa các lực lượng thanh tra, chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc ban hành quyết định xử xử phạt vi phạm hành chính (các trường hợp chuyển hồ sơ về UBND tỉnh khi vượt quá thẩm quyền của Giám đốc Cảng vụ hàng hải) thường không đúng thời hạn theo quy định; cưỡng chế áp dụng thực hiện các quyết định hành chính còn gặp rất nhiều khó khăn... * Cơ sở vật chất và trang thiết bị
  • 19. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 19 Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động thanh tra chuyên ngành hàng hải chưa được trang bị đầy đủ. Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA BỘ GTVT I. Nhóm giải pháp thứ nhất về thể chế, pháp chế 1. Đối với Thanh tra Bộ Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra GTVT phù hợp với pháp luật Thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thực tiễn của ngành GTVT, gồm: - Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Giao thông vận tải (thay thế Nghị định 136/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải); - Thông tư quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; tiêu chuẩn, thẻ của công chức thanh tra chuyên ngành. - Thông tư quy định về cờ hiệu, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu; phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Thanh tra giao thông vận tải các cấp (thay thế Quyết định số 28/2005/QĐ-BGTVT ngày 18/5/2005 của Bộ Giao thông vận tải). - Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2010/TT-BGTVT ngày 19/3/2010 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đường bộ. - Thông tư thay thế Thông tư 02/2008/TT-GTVT ngày 04/3/2008 hướng dẫn một số quy định về thanh tra viên, cộng tác viên và việc cấp thẻ kiểm tra giao thông vận tải. - Thông tư thay thế Thông tư 04/2007/TT-BGTVT ngày 13/3/2007 hướng dẫn hoạt động thanh tra giao thông vận tải; - Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu thanh tra Bộ (thay thế Quyết định 24/2008/QĐ-BGTVT ngày 25/11/2008). 2. Đối với Tổng cục, các Cục chuyên ngành: Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra của Tổng cục, các Cục, cụ thể: - Cục Hàng không, Cục Hàng hải: Xây dựng Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức cho thanh tra hàng không, thanh tra hàng hải. - Tổng cục ĐBVN, Cục Đường sắt, Cục Đường thủy nội địa: Xây dựng các Quyết định hành chính về nhiệm vụ cụ thể của Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực thanh tra nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng.
  • 20. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 20 II. Nhóm giải pháp thứ hai về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và cán bộ 1. Đối với Thanh tra Bộ - Thực hiện phân công, phân nhiệm trên nguyên tắc: Chánh Thanh tra Bộ chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện; các Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra theo dõi, quản lý chuyên môn theo các lĩnh vực, chuyên ngành; các phòng thực hiện các nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra theo hướng chuyên sâu trong các lĩnh vực. Các Phòng thực hiện quản lý hành chính trong nội bộ phòng và triển khai hoạt động chuyên môn, ngoài nhiệm vụ thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo đoàn còn tham mưu cho Lãnh đạo Thanh tra Bộ về quản lý nhà nước về hoạt động thanh tra và xây dựng thể chế theo lĩnh vực được phân công. - Kiện toàn cơ cấu tổ chức, thành lập bổ sung phòng thanh tra 5 thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra hoạt động quản trị của các doanh nghiệp do Bộ quản lý và Kiểm toán nội bộ đối với các dự án theo yêu cầu của các Hiệp định vay vốn hoặc của Bộ trưởng (Phụ lục số 2). - Công tác cán bộ: Rà soát, sắp xếp lực lượng cán bộ, công chức, thanh tra viên cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các phòng. - Xây dựng đề án xác định vị trí việc làm trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hoạt động để có kế hoạch bổ sung, đào tạo lực lượng. - Nâng cao chất lượng cán bộ trong công tác tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt bổ nhiệm. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn đặc biệt là kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng làm việc theo nhóm, các chuyên ngành yêu cầu trình độ kỹ thuật cao ... cho cán bộ, công chức, thanh tra viên của lực lượng thanh tra Giao thông vận tải. - Xây dựng các Quy định về văn hóa ứng xử trong hoạt động của thanh tra GTVT, tích cực phòng ngừa, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực. 2. Đối với Tổng cục, các Cục a) Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức được triển khai thực hiện ngay theo quy định tại Nghị định thay thế Nghị định số 136/2004/NĐ-CP. b) Xây dựng lực lượng Rà soát, bố trí sắp xếp đội ngũ công chức thanh tra (theo Đề án 321đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) và trên cơ sở Đề án xác định vị trí việc làm của Tổng cục, các Cục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trình Bộ xem xét, quyết định trong các năm 2013-2014. Xây dựng quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ đảm bảo tính kế thừa và bền vững. Thực hiện công tác chuyển đổi vị trí công tác đối với lãnh đạo và thanh tra viên. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp
  • 21. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 21 Xác định đối tượng, nội dung cần tập huấn nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn; đề xuất Thanh tra Bộ xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Phối hợp với Thanh tra Bộ xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cho lực lượng thực hiện công tác thanh tra. III. Nhóm giải pháp thứ ba về hoạt động thanh tra 1. Đối với Thanh tra Bộ - Xây dựng kế hoạch, mục tiêu dài hạn đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra của Bộ Giao thông vận tải. - Xây dựng kế hoạch, đề cương thanh tra theo diện rộng, thanh tra theo chuyên đề như dịch vụ vận tải, chất lượng công trình giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông... đối với các hoạt động thanh tra chuyên ngành. - Định hướng, thẩm định kế hoạch thanh tra chuyên ngành hàng năm trình Bộ trưởng phê duyệt đảm bảo kế hoạch được xây dựng tới từng đơn vị thực hiện trực tiếp chức năng thanh tra chuyên ngành. - Nghiên cứu xây dựng và ban hành bộ tài liệu để tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và có kế hoạch hướng dẫn nghiệp vụ theo từng lĩnh vực cho toàn lực lượng. - Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra hoạt động thanh tra chuyên ngành của Tổng cục, các Cục; có kế hoạch thanh tra lại theo quy định. - Thực hiện tổng kết đánh giá các hoạt động hàng năm gắn với việc nghiêm túc phê, tự phê và xử lý. - Tăng cường hoạt động giám sát đoàn thanh tra. Thực hiện tốt chính sách thi đua, khen thưởng, gắn với các cuộc vận động, phát động các phong trào thi đua. 2. Đối với Tổng cục, các Cục - Xây dựng kế hoạch, mục tiêu dài hạn đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch hàng năm đảm bảo tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn bộ các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục, các Cục. - Trong xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm cần tăng cường hơn nữa các hoạt động thanh tra, các hoạt động kiểm tra chủ yếu giao cho các cơ quan chuyên môn khác thực hiện. - Lực lượng công chức thanh tra phải được bố trí, sử dụng theo đúng vị trí, chức năng, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, hạn chế tối đa việc thực hiện các nhiệm vụ khác không theo quy định của pháp luật. - Quản lý hoạt động thanh tra thông qua việc ban hành các nguyên tắc, quy chế hoạt động thanh tra chuyên ngành (bao gồm cả hoạt động thanh tra độc lập). IV. Nhóm giải pháp thứ tư về công tác phối hợp trong và ngoài ngành 1. Đối với Thanh tra Bộ Thanh tra Bộ chủ trì cùng các cơ quan đơn vị liên quan khẩn trương tiến hành rà soát, đề xuất và xây dựng Quy chế phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị trong và ngoài ngành.
  • 22. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 22 2 Đối với Tổng cục, các Cục - Tổng cục, các Cục tiếp tục thực hiện công tác phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành theo Quy chế phối hợp đã ban hành. - Cục Hàng hải tiến hành xây dựng Quy chế phối hợp với các lực lượng Thanh tra giao thông vận tải, với các lực lượng thanh tra khác như Thanh tra Môi trường, Khoa học công nghệ, Lao động-Thương binh và xã hội, cảnh sát giao thông đường thủy, cảnh sát biển, biên phòng cửa khẩu, hải quan ... - Cục Đường thủy nội địa xây dựng và triển khai các kế hoạch liên ngành cấp cơ sở, phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề nổi cộm trên địa bàn được giao quản lý. - Tổng Cục đường bộ Việt Nam xây dựng quy định mới thay thế Quy chế phối hợp theo Quyết định số 1553/QĐ-TCĐBVN ngày 06/9/2010 giữa Thanh tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam với các Khu Quản lý đường bộ và các địa phương. - Thanh tra Hàng không xây dựng Quy chế phối hợp giữa Thanh tra Cục Hàng không, Cảng vụ Hàng không với lực lượng an ninh, hải quan trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực hàng không dân dụng. V. Nhóm giải pháp thứ năm về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị Bộ Giao thông vận tải bố trí vốn để thực hiện Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra GTVT” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 321/QĐ-TTg Ngày 5/3/2010. Tổ chức tập huấn các kỹ năng vận hành, khai thác, sử dụng các phương tiện được trang bị. Chương 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN I. Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 1. Đối với Thanh tra Bộ Tổ chức tốt việc thực hiện theo các nội dung trong giải pháp của đề án về Thanh tra Bộ. Giao Thanh tra Bộ là cơ quan chủ trì tổng hợp, đôn đốc việc thực hiện đề án của các đơn vị liên quan và báo cáo Lãnh đạo Bộ những vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án để kịp thời điều chỉnh để Đề án thực hiện được tốt và có hiệu quả. 2. Đối với các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh chuyên ngành (Tổng cục, các Cục) Tổ chức tốt việc thực hiện theo các giải pháp của Đề án những nội dung có liên quan đến Tổng cục, các Cục. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án đối với các đơn vị trực thuộc. Thực hiện thông tin, báo cáo kịp thời về tiến độ, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án về Bộ Giao thông vận tải (qua Thanh tra Bộ).
  • 23. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 23 Phối hợp với Thanh tra Bộ triển khai thực hiện đề án 321 đảm bảo tiến độ, chất lượng theo kế hoạch bố trí vốn. 3. Đối với các Vụ và các đơn vị liên quan Vụ Tổ chức cán bộ làm việc với các Bộ, Ngành liên quan để phê duyệt định biên cho lực lượng công chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành. Phối hợp với Thanh tra Bộ làm việc với các Bộ ngành liên quan kịp thời bổ sung các chế độ, quyền lợi cho lực lượng cán bộ công chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ở Tổng cục, các Cục. Vụ Kế hoạch đầu tư, Vụ Tài chính rà soát, tham mưu về việc bố trí đủ vốn để triển khai thực hiện đề án 321 (Tiểu dự án 1, 3 đã được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt) trong năm 2013 – 2014. Vụ Pháp chế phối hợp với Thanh tra Bộ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật tại Mục I, Chương 3 của Đề án để xây dựng chương trình ban hành quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải trong thời gian tới. II. Tiến độ thực hiện Đề án Về tổng thể Đề án tập trung thực hiện trong năm 2013 và được duy trì thực hiện trong những năm tiếp theo với các nội dung sau: 1. Xây dựng thể chế - Trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 136/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra GTVT trong quý I năm 2013. - Sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy phạm pháp luật tại Mục I, Chương 3 của Đề án trong năm 2013-2014 (sau khi Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Giao thông vận tải được ban hành). 2. Tổ chức - Thanh tra Bộ sắp xếp, kiện toàn tổ chức, phân công, phân nhiệm theo kết quả nghiên cứu của Đề án trong quý I năm 2013. - Tổng cục, các Cục xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm đối với đội ngũ công chức thanh tra, trên cơ sở đó kiện toàn tổ chức sau khi Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Giao thông vận tải được ban hành. Thực hiện xong trong năm 2013-2014. 3. Định kỳ trước ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hàng năm các đơn vị báo cáo việc triển khai thực hiện Đề án Bộ GTVT (qua Thanh tra Bộ) để kịp thời tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ, đồng thời tiếp tục triển khai chỉ đạo thực hiện các bước công việc tiếp theo. Chương 5. KIẾN NGHỊ - KẾT LUẬN I. Kiến nghị 1. Kiến nghị Chính phủ Sớm ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải (Nghị định thay thế Nghị định 136/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 của Chính
  • 24. Luận Văn Group viết thuê luận văn thạc sĩ,chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập, Assignment, Essay Liên Hệ: Zalo/Sdt 0967 538 624/ 0886 091 915 Website:lamluanvan.net 24 phủ) để các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có căn cứ pháp lý để thực thi công vụ. 2. Kiến nghị với Thanh tra Chính phủ Có ý kiến chỉ đạo về việc duy trì lực lượng thanh tra viên tại Tổng cục, các Cục thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành cho đến khi Nghị định thay thế Nghị định 136/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 của Chính phủ có hiệu lực. II. Kết luận Hoạt động thanh tra có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải. Những kết quả hoạt động thanh tra của Bộ Giao thông vận tải đạt được thời gian qua đã nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật giao thông vận tải của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, phòng ngừa và chống tham nhũng, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội và trật tự an toàn giao thông vận tải là đáng khích lệ. Tuy nhiên, đến nay tổ chức và hoạt động của lực lượng thanh tra Bộ Giao thông vận tải còn một số bất cập cần sớm được khắc phục và Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của lực lượng Thanh tra GTVT” có ý nghĩa giải quyết vấn đề đó để hoạt động thanh tra giao thông vận tải tốt hơn góp phần quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông vận tải./.