SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
(EXIMBANK)
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
Tp.hcm, 2022
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Tên đơn vị thực tập:
Địa chỉ:
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Song Hiếu
MSSV: K154040328
Lớp: K15412 (Khóa 15, ngành Tài chính – Ngân hàng)
Thời gian thực tập tại đơn vị: Từ …/…/2019 đến …/…/2019
Tại bộ phận thực tập: ……………………….........................................................
Trong quá trình thực tập tại đơn vị sinh viên đã thể hiện (Đánh dấu vào các mức độ:
Kém, trung bình, TB khá, khá, tốt)
Đánh giá
Nội dung Tốt Khá
TB
khá
Trung
bình Kém
1 Tuân thủ quy định, nội quy; thời lượng
thực tập (số buổi/tuần) theo quy định
của đơn vị.
2 Tác phong chuyên nghiệp, nhanh nhẹn,
chỉnh chu, đúng giờ.
3 Thái độ sẵn sàng nhận việc được phân
công; hợp tác tốt với đồng đội và đối
tác; tận tâm và trung thực trong giải
quyết công việc được giao.
4 Kỹ năng giao tiếp qua hội thoại và
email.
5 Kỹ năng sử dụng phần mềm máy tính
và soạn thảo văn bản.
6 Mức độ tập trung trong làm việc, tham
gia tập huấn và tìm hiểu tài liệu tại đơn
vị.
7 Khả năng lắng nghe, nắm bắt yêu cầu
công việc từ người hướng dẫn.
8 Khả năng đặt câu hỏi tìm hiểu và làm
rõ vấn đề.
9 Khả năng nắm bắt, thực hiện những
quy trình nghiệp vụ của đơn vị.
10 Khả năng vận dụng kiến thức chuyên
môn đã học vào xử lý công việc thực tế
tại đơn vị.
Các nhận xét, góp ý giúp sinh viên thực tập hoàn thiện hơn (về kỹ năng, về thái độ, về
kiến thức v.v…)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TP. HCM, ngày … tháng năm 2019
Người hướng dẫn
(ký tên và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU..............................................................Error! Bookmark not defined.
1.1 Lý do chọn đề tài .................................................Error! Bookmark not defined.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................Error! Bookmark not defined.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................Error! Bookmark not defined.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:...................................Error! Bookmark not defined.
1.5. Nội dung nghiên cứu ..........................................Error! Bookmark not defined.
2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ....................................Error! Bookmark not defined.
2.1 Những vấn đề chung về ngân hàng thương mại....................................................9
2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại ................Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại .........Error! Bookmark not defined.
2.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng ..................Error! Bookmark not defined.
2.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán...............Error! Bookmark not defined.
2.1.2.3 Chức năng tạo tiền.....................................Error! Bookmark not defined.
2.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại ...............Error! Bookmark not defined.
2.2 Những vấn đề chung về hoạt động tín dụng ngân hàngError! Bookmark not
defined.
2.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng......................Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng ................Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Phân loại tín dụng ngân hàng .......................Error! Bookmark not defined.
2.2.3.1 Theo mục đích sử dụng tiền vay................Error! Bookmark not defined.
2.2.3.2.Theo thời hạn sử dụng tiền vay .................Error! Bookmark not defined.
2.2.3.3 Theo hình thức đảm bảo tiền vay ..............Error! Bookmark not defined.
2.2.3.4 Theo thành phần kinh tế ............................Error! Bookmark not defined.
2.2.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng.....................Error! Bookmark not defined.
2.2.4.1 Vai trò đối với nền kinh tế.........................Error! Bookmark not defined.
2.2.4.2 Vai trò đối với người đi vay. .....................Error! Bookmark not defined.
2.2.4.3 Đối với bản thân Ngân hàng......................Error! Bookmark not defined.
2.3 Chất lượng tín dụng Ngân hàng ..........................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng ngân hàngError! Bookmark not defined.
2.3.1.1 Theo quan điểm của khách hàng ...............Error! Bookmark not defined.
2.3.1.2. Theo quan điểm của Ngân hàng...............Error! Bookmark not defined.
2.3.1.3 Theo quan điểm của xã hội........................Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại Error!
Bookmark not defined.
2.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính.................................Error! Bookmark not defined.
2.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng .............................Error! Bookmark not defined.
2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụngError! Bookmark not defined.
2.3.3.1 Nhân tố khách quan...................................Error! Bookmark not defined.
2.3.3.2 Nhân tố chủ quan.......................................Error! Bookmark not defined.
Tóm tắt Chương 2..........................................................Error! Bookmark not defined.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................Error! Bookmark not defined.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................Error! Bookmark not defined.
4.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam
...................................................................................................................................10
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................10
4.1.2 Cơ cấu tổ chức..............................................................................................13
4.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận ...................................................15
4.1.4 Hoạt động kinh doanh chủ yếu.....................................................................16
4.1.5 Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng 2015 – 2017 .....................16
4.2 Quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam..................21
4.3 Sản phầm cho vay................................................................................................31
4.3.1 Dành cho KHCN ..........................................................................................31
4.3.2 Dành cho khách hàng tổ chức ......................................................................31
4.4 Thực trạng hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam...33
4.4.1 Dư nợ cho vay khách hàng...........................................................................33
4.4.1.1 Phân tích dư nợ cho vay khách hàng theo thời hạn cho vay .....................33
4.4.1.2 Phân tích dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh
nghiệp ....................................................................................................................36
4.4.1.3 Phân tích dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh..............................40
4.4.2 Tỷ lệ nợ quá hạn ...........................................................................................43
4.4.3 Tỷ lệ nợ xấu..................................................................................................45
4.4.4 Hiệu suất sử dụng vốn ..................................................................................48
4.4.5 Thu nhập từ hoạt động tín dụng ...................................................................51
4.5 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng.............................................................52
4.5.1 Những thành tựu đạt được............................................................................52
4.5.2 Những vấn đề còn tồn tại..............................................................................53
4.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại .....................................................55
Tóm tắt Chương 4..........................................................................................................58
5. KẾT LUẬN, Ý NGHĨA ............................................Error! Bookmark not defined.
5.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam...........................................................Error! Bookmark not defined.
5.1.1 Mở rộng hoạt động tín dụng về cả phạm vi và đối tượng để tìm kiếm khách
hàng tiềm năng.......................................................Error! Bookmark not defined.
5.1.2 Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng................Error! Bookmark not defined.
5.1.3 Nâng cao chất lượng cấp tín dụng................Error! Bookmark not defined.
5.1.4 Tăng cường giải quyết nợ xấu......................Error! Bookmark not defined.
5.1.5 Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tinError! Bookmark
not defined.
5.1.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...........Error! Bookmark not defined.
5.2 Một số kiến nghị..................................................Error! Bookmark not defined.
5.2.1 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt NamError!
Bookmark not defined.
5.2.2 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt NamError! Bookmark
not defined.
Kết luận chương 5 .........................................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ...................................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC VIẾT TẮT
ADB : Ngân hàng phát triển châu Á
ATM : Máy giao dịch ngân hàng tự động
CAR : Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia
CSDL : Cơ sở dữ liệu
CN : Chi nhánh
CNTT : Công nghệ thông tin
CSTT : Chính sách tiền tệ
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
DPRR : Dự phòng rủi ro
DSTT : Doanh số thanh toán
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
HĐQT : Hội đồng quản trị
LS : Lãi suất
NH : Ngân hàng
NHĐT Ngân hàng điện tử
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NHBL : Ngân hàng bán lẻ
NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTW : Ngân hàng trung ương
NQH : Nợ quá hạn
SPDV : Sản phẩm dịch vụ
SME : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
QTRR : Quản trị rủi ro
TSBĐ : Tài sản bảo đảm
4.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt
Nam
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập tại Việt Nam vào ngày 24/05/1989 theo
Quyết định số 140/ CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi ban đầu là Ngân
hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày
17/01/1990 và nhận được Giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của
Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cho phép Ngân hàng hoạt động trong 50
năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng (tương đương 12,5 triệu đô la Mỹ tại thời
điểm thành lập ngân hàng) và có tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam (được gọi tắt là “Eximbank”).
 Một số thông tin cơ bản về Ngân hàng
Tên công ty bằng tiếng Việt : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu
Việt Nam
Tên công ty bằng tiếng Anh : Vietnam Export Import Commercial Joint Stock
Bank (Vietnam Eximbank)
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị : Ông Lê Minh Quốc
Tổng Giám Đốc : Ông Lê Văn Quyết
Địa chỉ đăng ký của Hội sở : Tầng 8, Văn phòng số L8-01-11 + 16, Tòa nhà
VINCOM CENTER Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường
Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Địa chỉ văn phòng : Tầng 8, Văn phòng số L8-01-11 + 16, Tòa nhà
VINCOM CENTER Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường
Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại : (84.8) 38.210.056 Fax: (84.8) 38.216.913
Website : http://www.Eximbank.com.vn
Ngày đăng ký đầu tiên : 23/07/1992
Ngày đăng ký thay đổi lần thứ 27 : 19/04/2017
Cơ quan đăng ký ban đầu : Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh
Giấy phép hoạt động kinh doanh : 11/NH-GP ngày 06/04/1992
Số chứng nhận đăng ký thuế : 0301179079
Thông tin cổ phiếu : Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí
Minh
Mã cổ phiếu : EIB
Logo:
 Các giai đoạn phát triển
Năm 1991, 1992: Được Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài Chính tín nhiệm giao
thực hiện một phần chương trình tài trợ không hoàn lại của Thụy Điển dành cho các
doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Thụy Điển.
Năm 1993: Tham gia hệ thống thanh toán điện tử của Ngân hàng Nhà nướcViệt
Nam.
Năm 1995: Tham gia tổ chức SWIFT (Tổ ChứcViễnThôngTài Chính Liên Ngân
HàngToàn Cầu); Được chọn là 1 trong 6 ngân hàng Việt Nam tham gia Dự án hiện đại
hóa ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng
thế giới –World Bank.
Năm 1997: Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Mastercard.
Năm 1998: Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tếVisa.
Năm 2003: Triển khai hệ thống thanh toán trực tuyến nội hàng toàn hệ thống.
Năm 2005: Là ngân hàng đầu tiên tạiViệt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tếVisa
Debit.
Năm 2007: Ký kết hợp tác chiến lược với 17 đối tác trong nước và các đối tác đầu
tư nước ngoài, đặc biệt là ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với ngân hàng Sumitomo
Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật Bản.
Năm 2008: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 7.220 tỷ đồng.
Năm 2009: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 8.800 tỷ đồng, chính thức niêm yết cổ
phiếu tại Sở Giao Dịch Chứng KhoánTP.HCM.
Năm 2010: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 10.560 tỷ đồng.
Năm 2011: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 12.355 tỷ đồng; Eximbank được tạp chí
The Banker chọn vào Top 1.000 ngân hàng hàng đầu thế giới và Top 25 ngân hàng có tốc
độ tăng trưởng tài sản nhanh nhất năm 2010.
Năm 2012: Được tạp chí AsiaMoney trao giải thưởng“Ngân hàng nội địa tốt nhất
Việt Nam năm 2012”; Eximbank tiếp tục được xếp hạng trong Top 1.000 ngân hàng lớn
nhất thế giới năm 2012 do tạp chíThe Banker bình chọn; Eximbank chính thức ra mắt bộ
nhận diện thương hiệu mới.
Năm 2013: Được Tạp chí Asian Banker trao giải thưởng“Ngân hàng được quản lý
tốt nhất tại Việt Nam năm 2013”, Tạp chí EuroMoney trao giải thưởng “Ngân hàng tốt
nhất Việt Nam năm 2013”; tiếp tục được xếp hạng trongTop 1.000 ngân hàng lớn nhất
thế giới năm 2013 do tạp chíThe Banker bình chọn.
Eximbank là một trong những ngân hàng đầu tiên gia nhập thành viên phát hành
thẻ quốc tế mang thương hiệu JCB tạiViệt Nam.
Năm 2014: Được Tạp chí The Banker xếp hạng vào Top 1.000 ngân hàng lớn nhất
thế giới năm 2014, Eximbank vinh dự nhiều năm liên tiếp đứng trong bảng xếp hạng
những ngân hàng hàng đầu thế giới;Tạp chí EuroMoney trao giải thưởng“Ngân hàng tốt
nhấtViệt Nam năm 2014”.
Eximbank vinh dự nhận giải thưởng “Thanh tóan quốc tế xuất sắc” do ngân hàng
Bank of New York Mellon trao tặng.
Eximbank nhận giải thưởng Top 100 nhà quản lý Tài đức và Top 100 Doanh
nghiệp tiêu biểu xuất sắc do Hội liên hiệp Doanh nghiệpViệt Nam trao tặng.
Eximbank đạt giải“Báo cáo thường niên Tốt nhất năm 2014”do Sở Giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với báo Đầu tư chứng khoán bình chọn.
Đây là năm thứ 4 liên tiếp Báo cáo thường niên của Eximbank đạt giải cao trong các kỳ
bình chọn.
Eximbank nhận giải thưởng“Doanh nghiệp mạnh và bền vững năm 2014”do
Trung tâm văn hóa doanh nhân bình chọn.
Năm 2015: Được tạp chí Asian Banker trao giải thưởng Ngân hàng Tài trợ
Thương mại Tốt nhất năm 2015 (Best Trade Finance Bank); được Tạp chí Asiamoney –
Hong Kong trao tặng danh hiệu “Best Local Cash Management Bank in Vietnam 2015”
(tạm dịch là “Ngân hàng Quản lý Tiền mặt Nội địa Tốt nhất Việt Nam năm 2015”) do các
doanh nghiệp quy mô nhỏ có doanh số hàng năm dưới 100 triệu USD bình chọn.
Eximbank và Infosys ký kết triển khai giải pháp phần mềm Infosys Finacle Core
Banking, tạo bước đột phá trong việc khai thác và phát triển thêm nhiều sản phẩm và dịch
vụ ngân hàng hiện đại.
Năm 2016: Eximbank vinh dự nhận giải thưởng “Chất lượng thanh toán quốc tế
xuất sắc năm 2016” do Ngân hàng JPMorgan (Mỹ) trao tặng.
Năm 2017: Chính thức ra mắt Dịch vụ Tài chính Daimler cùng ngân hàng
Eximbank tại Việt Nam. Eximbank chính thức ra mắt thẻ tín dụng quốc tế Eximbank –
JCB Platinum Travel Cash Back. Eximbank dành 1.000 tỉ đồng cho chương trình kết nối
Ngân hàng – Doanh nghiệp 2017. Giải thưởng Chất lượng Điện Thanh toán Xuyên suốt
Xuất sắc 2016 của HSBC- HSBC 2016 Straight - Through Processing (STP) Excellence
Award. Giải thưởng Chất lượng Điện Thanh toán Xuyên suốt 2016 của Bank of New
York Mellon BNY Mellon 2016 Straight – Through Processing (STP) Award. Giải
thưởng Ghi nhận Chất lượng Thanh toán Bù trừ đồng Đô - la Mỹ 2017 của J.P.Morgan
J.P.Morgan 2017 Quality Recognition Award for U.S. Dollar Clearing. Giải thưởng Vận
hành Điện Thanh toán Xuất sắc 2016 của Wells Fargo-Wells Fargo 2016 Operational
Excellence Award.
4.1.2 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 4.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng
Nguồn: Báo cáo thường niên 2018 của Eximbank
4.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng.
- Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn
quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi
của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định
hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của
Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.
- Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của
Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống
kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo
cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân
hàng.
- Các Hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản
trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả,
an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có bốn Hội đồng, bao gồm:
+ Hội đồng nhân sự: có chức năng tư vấn cho Ngân hàng các vấn đề về chiến lược
quản lý và phát triển nguồn nhân lực để phát huy cao nhất sức mạnh của nguồn nhân lực,
phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của Ngân hàng.
+ Hội đồng ALCO: có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân
hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh
doanh của Ngân hàng.
+ Hội đồng đầu tư: có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ý kiến cho
cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
+ Hội đồng tín dụng: quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền
gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý
nợ và miễn giảm lãi theo Quy chế xét miễn giảm lãi.
- Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt
động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc,
các Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp
vụ.
4.1.4 Hoạt động kinh doanh chủ yếu
Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND,
ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho
vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với
các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.
Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ
hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).
Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực
hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với
các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque.
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank
MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ
quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ.
Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại
tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.
Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế,
thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...)
Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ
Dịch vụ đa dạng về Địa ốc;
Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking.
Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook
Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và
tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách.
4.1.5 Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng 2015 – 2017
Nhìn tổng quan hoạt động kinh doanh của Eximbank trong giai đoạn 2015 - 2017
có thể thấy khái quát ở Bảng 4.1:
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của Eximbank giai
đoạn 2015 – 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
2015 2016 2017
2016/2015 2017/2016
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tổng tài sản Tỷ đồng 124,850 128,802 149,370 3,952 3.17% 20,568 15.97%
Huy động vốn từ các
tổ chức và dân cư
Tỷ đồng 98,431 102,351 117,540 3,920 3.98% 15,189 14.84%
Tổng dư nợ Tỷ đồng 84,760 86,891 101,324 2,132 2.51% 14,433 16.61%
Tỷ lệ nợ xấu % 1.86 2.95 2.27 1.09 58.60% -0.68 -23.05%
LN trước thuế Tỷ đồng 61 391 1,018 330 540.98% 627 160.36%
LN sau thuế Tỷ đồng 40 309 823 269 672.50% 514 166.34%
Nguồn: Báo cáo Thường niên các năm 2014-2016 của Eximbank
Mặc dù trong những năm vừa qua, môi trường kinh doanh luôn phải đối mặt với
nhiều khó khăn, nhưng Eximbank với sự nổ lực của mình đã đạt được những kết quả nhất
định:
- Về tổng tài sản: Qua các năm tổng tài sản Eximbank không ngừng được nâng cao
với mức tăng mạnh nhất là giai đoạn 2016 – 2017. Cụ thể năm 2016 tổng tài sản tăng
3,952 tỷ đồng tương đương 3.17% so với năm 2015 nhưng đến năm 2017, tổng tài sản
quy đổi ra tiền đồng đạt 149,370 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm (tương đương 20,568
tỷ đồng), hoàn thành 99.6% kế hoạch (kế hoạch tổng tài sản năm 2017 là 150,000 tỷ
đồng).
Tổng tài sản tăng so với đầu năm chủ yếu là do vốn huy động từ tổ chức kinh tế và
dân cư tăng 14,8% (tương đương 15.188 tỷ đồng).
- Huy động vốn từ các tổ chức và dân cư: tình hình huy động vốn giai đoạn 2015 -
2016 vẫn chứng kiến mức tăng nhưng số tăng và tốc độ tăng lại có phần nhỏ hơn giai
đoạn 2016 -2016. Cụ thể năm 2016, huy động vốn từ các tổ chức và dân cư so với năm
2015 chỉ tăng 3,920 tỷ đồng, tương đương 3.98%. Trong khi đó, vốn huy động từ tổ chức
kinh tế và dân cư quy đổi tiền đồng năm 2017 đạt 117,540 tỷ đồng, tăng 14.8% so với
2016 (tương đương 15,188 tỷ đồng), hoàn thành 97,9% kế hoạch (kế hoạch huy động vốn
năm 2017 là 120,000 tỷ đồng). Theo đó, vốn huy động tiền đồng đạt 109,218 tỷ đồng,
tăng 16,9% so với đầu năm (tương đương 15,788 tỷ đồng). Vốn huy động ngoại tệ quy
USD từ tổ chức kinh tế và dân cư là 367,1 triệu USD, giảm 6.6% so với đầu năm (tương
đương 25,9 triệu USD).
Xét về đối tượng huy động vốn: đến 31/12/2017 số dư huy động vốn cá nhân đạt
87,607 tỷ đồng, tăng 14% so đầu năm, chiếm 75% tổng vốn huy động toàn hệ thống, với
quy mô khách hàng cá nhân chiếm đến 96% tổng lượng khách hàng của Eximbank, đạt
1.176.133 khách hàng cá nhân, tăng 8% so với đầu năm. Cơ cấu nguồn vốn huy động
trong năm 2017 tiếp tục thay đổi tích cực theo xu hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung
dài hạn (từ tỷ trọng 22% năm 2015 lên tỷ trọng 35% năm 2017), đảm bảo tính ổn định
của nguồn vốn huy động và đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn. Đặc biệt, vốn huy
động của khách hàng dịch chuyển sang kỳ hạn 18 tháng và 24 tháng, thể hiện niềm tin
của khách hàng khi gửi tiền tại Eximbank. Để đạt được sự tăng trưởng trong 2017 như
trên, Eximbank đã kịp thời triển khai các chính sách huy động vốn, đẩy mạnh nguồn huy
động vốn ổn định từ dân cư, phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước và với xu
hướng thị trường. Bên cạnh đó, Eximbank tích cực triển khai các chương trình, sản phẩm,
công nghệ mới hướng đến đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhằm gia tăng nền tảng
khách hàng và đạt được sự hài lòng của khách hàng khi giao dịch tại Eximbank. Về sản
phẩm, chương trình khuyến mãi huy động vốn, bên cạnh 12 sản phẩm đáp ứng nhu cầu
gửi tiền đa dạng của khách hàng, Eximbank thường xuyên triển khai các chương trình
khuyến mãi ưu đãi cho khách hàng và phát triển các tiện ích mới phục vụ khách hàng.
Trong năm 2017, Eximbank đã triển khai sản phẩm Tiền gửi Online riêng biệt cho kênh
giao dịch Internet Bannking và Mobile Banking nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng
tiện ích gửi tiền online và được hưởng lãi suất cao hơn so với tại quầy giao dịch. Và
nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn dành cho khách hàng cá nhân gửi tiền tại
Eximbank với danh mục quà tặng đa dạng, thiết thực, giá trị cao, cơ hội trúng thưởng lớn
Hoạt động huy động KHDN trong năm 2017 có nhiều biến động nhưng công tác
huy động vốn đã nỗ lực tăng trưởng tốt. Đến 31/12/2017, huy động Vốn khách hàng
Doanh nghiệp đạt 29,933 tỷ đồng, tăng 4,620 tỷ đồng so với đầu năm 2016. Để đạt được
kết quả này, trong năm Eximbank triển khai xuyên suốt các Chương trình kích thích bán
hàng để khuyến khích Chi nhánh/ Phòng giao dịch đẩy mạnh công tác huy động vốn
trong năm 2017.
- Tổng dư nợ: cùng với xu hướng tăng của tình hình huy động vốn thì hoạt động
tín dụng lại cho thấy tốc độ tăng trưởng đều qua tăng năm. Cụ thể năm 2015 dư nợ đạt
84,760 tỷ đồng thì đến năm 2016 thì còn số này tăng lên là 86,891 tỷ đồng, tương đương
2,132 tỷ đồng, tương đương 2.51% so với năm 2015. Đến năm 2017 ghi nhận mức tăng
mạnh với dư nợ tín dụng đạt 101,324 tỷ đồng, tăng 14,433 tỷ đồng, tương đương 16.61%
so với năm 2016. Có được kết quả này là do tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN
đến 31/12/2016 là 39.840 tỷ đồng, tăng 3.855 tỷ đồng (tương đương 11%) so với 2015,
chiếm tỷ trọng 46% trên tổng dư nợ hệ thống (trong đó, dư nợ bán lẻ đạt 35.678 tỷ đồng
và tăng 3.983 tỷ so với năm 2015). Năm 2017, bằng nhưng giải pháp đồng bộ hoạt động
cho vay bán lẻ tăng trưởng tốt và khá đồng đều qua các tháng trong năm, dư nợ bán lẻ
tăng 23% so với cuối năm 2016, góp phần vào mức tăng dư nợ của toàn hệ thống. Ngoài
ra, hoạt động cho vay KHDN năm 2017 có mức tăng trưởng khá (12%) so với năm 2016,
dư nợ cho vay KHDN đạt 52.737 tỷ đồng. Để đạt được kết quả trong hoạt động cấp tín
dụng, Khối KHDN đã triển khai các chương trình khen thưởng đội ngũ cán bộ bán hàng
tại các Chi nhánh/Phòng giao dịch, các chương trình thúc đẩy tăng dư nợ cho vay ngắn
hạn và triển khai các sản phẩm cho từng phân khúc khách hàng (Fin LC, Fin SME…) và
các chính sách lãi suất ưu đãi cho KHDN.
- Tỷ lệ nợ xấu: nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của Eximbak qua các năm có xu hướng
giảm nhưng vẫn ở mức khá cao so với các ngân hàng bạn. Ngoài ra mức giảm của tỷ lệ
nợ xấu chưa có dấu hiệu bền vững khi năm 2015 nợ xấu chỉ là 1.86% như đến năm 2016
co số này đã tăng lên là 2.95% ( tương đương 1.09%) và chỉ có mức giảm nhẹ vào năm
2017 với tỷ lệ là 2,27%. Tuy nhiên theo đánh giá thì, công tác xử lý nợ xấu đạt kế hoạch
năm 2017, giúp mang lại nguồn hoàn nhập dự phòng và thu lãi treo. Trong năm 2017,
Eximbank đã ký hợp đồng triển khai xây dựng mới hệ thống xếp hạng tín dụng vận hành
ngoài hệ thống Korebank, có tính năng xác định xác suất vỡ nợ (PD) nhằm phục vụ tốt
hơn cho công tác quản trị rủi ro trong khâu phê duyệt tín dụng và từng bước đáp ứng yêu
cầu tuân thủ Basel II, dự kiến dự án sẽ hoàn thành đưa vào vận hành vào giữa năm 2018.
Song song đó, hiện nay Eximbank đang thực hiện rà soát, đánh giá quy trình cấp
tín dụng hiện hữu với sự tư vấn của Công ty TNHH Ernst & Young để cải tiến, nâng cấp
toàn bộ nhằm tối ưu hóa về thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn của khách hàng, đáp ứng
môi trường cạnh tranh trong kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản trị rủi ro và là
cơ sở từng bước tiếp cận Basel II.
- Lợi nhuận trước thuế: Tính đến cuối năm 2017, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt
1.018 tỷ đồng. Eximbank đã hoàn toàn thoát khỏi lỗ lũy kế sau 2 năm kể từ 2015. Kết quả
kinh doanh năm 2017 đã có nhiều khởi sắc, lợi nhuận trước thuế vượt 69,6% so với kế
hoạch được Đại hội đồng Cổ đông giao. Kết quả kinh doanh năm 2017 thể hiện sự cố
gắng, phấn đấu rất lớn từ Ban Tổng giám đốc trong việc thực hiện các chỉ đạo, định
hướng của HĐQT, giữ vững và phát triển nền tảng khách hàng, tăng trưởng hoạt động tín
dụng và huy động, tích cực xử lý nợ xấu tồn đọng và thực hiện tái cơ cấu ngân hàng phù
hợp với định hướng tái cấu trúc Eximbank Mới.
- Lợi nhuận sau thuế: đi cùng với lợi nhuận trước thuế thì lợi nhuận sau thuế đã
chứng kiến mức tăng mạnh trong giai đoạn 2015 – 2017. Cụ thể, năm 2016 LNST của
Eximbank đạt 309 tỷ đồng, tăng 269 tỷ đồng, tương đương 672.50% so với năm 2015.
Đến năm 2017, LNST đạt 823 tỷ đồng, tăng 514 tỷ đồng, tương đương 166.34% so với
năm 2016.
4.2 Quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
Lưu đồ 4.1 Quy trình xét duyệt cho vay tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam
Phòng Tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm
định
Chưa đủ cơ sở để thẩm định
Chưa
Rõ
Chưa đạt yêu
cầu
Đạt
Nhận hồ sơ để thẩm
định
Đưa yêu cầu, giao
hồ sơ vay vốn
Tiếp nhận hồ sơ
Lập báo cáo thẩm
định
Lưu hồ sơ, tài liệu
Nhận lại hồ sơ và kết
quả thẩm định.
Bổ sung, giải trình
Thẩm
định
Kiểm tra,
kiểm soát
Kiểm tra
sơ bộ hồ
sơ
Nguồn: Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
- Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng:
+ Tư vấn, thương thảo điều kiện vay vốn
Do có bộ tín dụng (hoặc trưởng, phó phòng tín dụng) thực hiện giới thiệu, giải
thích, tham vấn, thương thảo.
Các trường hợp từ chối khách hàng cần phải có ý kiến của trưởng/phó phòng TD
hoặc Giám đốc/ phó giám đốc chi nhánh.
+ Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: Các loại giấy tờ trong hồ sơ vay vốn
• Nhằm tránh tình trạng khách hàng phải giải trình, bổ sung hồ sơ và đi lại nhiều
lần, khi nhận hồ sơ vay vốn CBTD phải kiểm tra sơ bộ các yếu tố: (i) Bộ hồ sơ đủ loại và
đủ số lượng theo yêu cầu (ii) Các giấy tờ có đủ chữ ký và dấu xác nhận của các cơ quan
liên quan (iii) Các loại giấy tờ có phù hợp với nhau về nội dung.
• Khách hàng vay vốn lần đầu tại NHNT cần xuất trình các loại giấy tờ phản ánh
tư cách pháp lý của bên vay. Các lần vay tiếp theo, khách hàng không phải lập lại các loại
giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của bên vay song phải bổ sung trong trường hợp có thay
đổi như: tăng vốn điều lệ, bổ sung ngành hàng kinh doanh, tahy đổi chủ sở hữu, tahy đổi
người đứng đầu doanh nghiệp, kế toán trưởng ..v..v..
• Để có thể theo dõi khách hàng được liên tục và giảm thời gian xem xét cho vay
khi khách hàng có yêu cầu, CBTD cần có kế hoạch chủ động thu nhập các loại giấy tờ
phản ánh tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách
định kỳ, ít nhất một năm một lần.
• Do hồ sơ đảm bảo tiền vay đóng vai trò hết sức quan trọng trong trường hợp phải
xử lý tài sản bảo đảm vì vậy CBTD cần hết sức thận trọng trong khâu kiểm định tình
pháp lý và tính đủ của bộ hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định cho vay
- Yêu cầu: Cán bộ tín dụng, trưởng, phó phòng tín dụng chịu trách nhiệm thực
hiện bước thẩm định cho vay.
- Trình tự thực hiện:
• CBTD thực hiện thẩm định và viết báo cáo thẩm định trình trưởng/ phó phòng
tín dụng.
• Trưởng/ phó phòng tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin nêu tại
báo cáo thẩm định và: (i) Hoặc là nhất trí với các nội dung nêu tại báo cáo (ii) Hoặc là đề
nghị CBTD làm rõ hoặc bổ sung thêm một số nội dung (iii) Hoặc là do nhận thấy báo cáo
thẩm định không đạt yêu cầu hoặc do khoản vay quá phức tạp vượt khả năng làm việc
của CBTD, giao cho cán bộ tín dụng khác thực hiện việc tái thẩm định khoản vay.
• Sau khi nhất trí với các thông tin nêu tại báo cáo thẩm định, tái thẩm định ( hoặc
không nhất trí song đã có ý kiến nêu rõ tại báo cáo thẩm định, tái thẩm định), trưởng phó
phòng tín dụng ký tên và trình tiếp lên Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh.
- Nội dung thẩm định: Thẩm định cho vay được thực hiện trên cơ sở 3 nguồn
thông tin: (i) Hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp; (ii) Khảo sát thực tế và (iii) Các
nguồn khác.
- Lập tờ trình, báo cáo thẩm định/ tái thẩm định:
• Cán bộ tín dụng, cán bộ tái thẩm định có trách nhiệm lập tờ trình/ báo cáo thẩm
định, tái thẩm định.
• Báo cáo thẩm định có thể được lập sau khi kết thúc quá trình thẩm định song
cũng có thể lập song song với quá trình thẩm định khoản vay.
• Báo cáo thẩm định/ tái thẩm định cần được thể hiện mạch lạc, sạch sẽ không tẩy
xóa, phản ánh trung thực các thông tin thu nhập, tổng hợp được.
• Trường hợp cần thiết phải tái thẩm định, cán bộ thẩm định thực hiện các bước
qui định đối với CBTD và có thể lựa chọn hoặc (i) Lập báo cáo thẩm định riêng hoặc (ii)
Bổ sung ý kiến vào Báo cáo thẩm định do CBTD lập.
• Ý kiến của trưởng/phó tín dụng được nêu tại phần cuối của Báo cáo thẩm định.
Bước 3: Quyết định cho vay
- Ra quyết định cho vay:
• Đồng ý cho vay: Trong trường hợp này, Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh ghi
rõ đồng ý cho vay, các điều kiện cho vay (nếu có), ký tên, ghi ngày ký tên và chuyển trả
hồ sơ cho phòng tín dụng thực hiện các bước tiếp theo.
• Từ chối cho vay: Trong trường hợp này, Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh ghi
nội dung thông tin cần tìm hiểu thêm và chuyển trả toàn bộ hồ sơ cho phòng tín dụng
thực hiện các bước tiếp theo.
- Thực hiện quyết định cho vay:
+ Trường hợp đồng ý cho vay:
• CBTD dự thảo và trình trưởng/phó phòng tín dụng các văn bản
• Trưởng/phó phòng tín dụng kiểm tra, kiểm soát, ký kiểm soát trên từng trang hợp
đồng tín dụng, ký kiểm soát các công văn giấy tờ có liên quan do CBTD dự thảo và trình
tiếp Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh duyệt ký.
• Tùy tình hình thực tế, cán bộ tín dụng có thể lựa chọn tiến hành việc lấy chữ ký
cảu khách hàng trên hợp đồng tín dụng trước hoặc trình kiểm soát.
• Sau khi hợp đồng và các văn bản khác (nếu có) đã được Giám đốc/phó giám đốc
chi nhánh duyệt ký, CBTD lấy số công văn, đóng dấu và gửi cho khách hàng theo quy
định.
• Chậm nhất sau một ngày làm việc kể từ khi việc ký kết Hợp đồng tín dụng hoàn
tất, CBTD phải thực hiện việc khai báo trên máy tính theo quy định.
+ Trường hợp từ chối cho vay:
• CBTD dự thảo thông báo trả lời từ chối khách hàng, nêu rõ lý do từ chối cho
vay.
• Trình trưởng/phó phòng tín dụng hoặc Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh
(trường hợp cần thiết) duyệt ký.
• Gửi trả lại khách hàng toàn bộ các loại hồ sơ khách hàng đã cung cấp đính kèm
theo thư, công văn từ chối.
+ Trường hợp bổ sung/ kiểm tra lại thông tin
+ Trường hợp thông qua Hội đồng tín dụng cơ sở và trưng cầu thẩm định của
bên thứ ba.
+ Trường hợp trình Tổng giám đốc xét duyệt
Bước 4: Quy trình phát tiền vay:
- Nguyên tắc thực hiện
• Chỉ thực hiện phát tiền vay khi khách hàng thảo mãn đầy đủ các điều kiện quy
định tại Hợp đồng tín dụng.
• Thực hiện phát tiền vay theo tiến độ sử dụng tiền vay của khách hàng.
• Có căn cứ chứng minh việc sử dụng vốn vay phù hợp với các thỏa thuận ghi tại
Hợp đồng tín dụng.
- Trình tự thực hiện quy trình phát tiền vay:
+ Hướng dẫn, nhận hồ sơ phát tiền vay:
Khi khách hàng yêu cầu phát tiền vay, tùy từng mục đích sử dụng vốn vay như đã
thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng, CBTD hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục phát
tiền vay như Lập giấy ủy nhiệm chi, lập các giấy nhận nợ/yêu cầu phát tiền vay theo mẫu,
cung cấp các giấy tờ chứng minh việc sử dụng vốn vay…
+ Xét duyệt phát tiền vay:
• Kiểm tra nội dung của Giấy nhận nợ/ Yêu cầu phát tiền vay
• Kiểm tra các chứng từ kèm theo
• Trường hợp thấy cần thiết, CBTD thực hiện kiểm tra khảo sát thực tế trước khi
quyết định phát tiền vay.
• Cán bộ tín dụng cần đặc biệt lưu ý các trường hợp yêu cầu phát tiền vay bất
thường không phù hợp với thông lệ như khoảng cách giữa các lần phát tiền vay quá cấp
tập, tập trung chuyển tiền vào một đụa chỉ trong khi Hợp đồng tín dụng nêu ra nhiều địa
chỉ, tính hợp pháp hợp lệ cảu các chứng từ kèm theo có dấu hiệu đáng ngờ…
• Sau khi kiểm tra kỹ các căn cứ rút vốn, CBTD ký trên giấy nhận nợ và ký nhận
trên giấy yêu cầu phát tiền vay và trình trưởng/phó phòng tín dụng duyệt.
• Trưởng/phó phòng tín dụng kiểm tra toàn bộ hồ sơ yêu cầu phát tiền vay, ký
kiểm soát và trình tiếp Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh duyệt.
• Trường hợp phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay đã được ủy quyền phát tiền vay
hợp lệ thì bộ hồ sơ không cần trình duyệt Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh.
+ Thực hiện phát tiền vay:
• Trường hợp chấp thuận phát tiền vay: CBTD chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán
để thực hiện phát tiền vay theo yêu cầu cửa khách hàng.
• Trong các trường hợp khác: CBTD dự thảo công văn trả lời, trình trưởng/phó
phòng tín dụng ký kiểm soát và trình tiếp Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh duyệt ký gửi
khách hàng.
• Ghi theo dõi tình hình phát tiền vay: Sau khi phát tiền vay, CBTD phải kiểm tra
số liệu trên máy tính có khớp đúng với hồ sơ phát tiền vay; Cập nhập số liệu vào bảng
Theo dõi thực hiện hợp đồng đính kèm Hợp đồng tín dụng.
• Riêng đối với trường hợp khách hàng vay vốn để thanh toán L/C nhập khẩu, việc
phát tiền vay sẽ được bộ phận thanh toán nhập khẩu thông báo cho bộ phận tín dụng.
Bước 5: Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay
- Trình tự thực hiện:
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay
• Căn cứ đặc thù cho vay trên địa bàn, trưởng phó phòng tín dụng chỉ đạo xây
dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay một số loại cho vay cơ bản.
• Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay phải được trưởng/phó phòng tín dụng phê
duyệt.
• Nội dung bản Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay cần nêu rõ.
+ Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay
• Cán bộ tín dụng chủ động thực hiện bản Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay.
• Trường hợp cần thiết, CBTD trình trưởng/phó phòng tín dụng bổ sung lực lượng
nhằm bảo đảm chất lượng kiểm tra sử dụng vốn vay được tốt nhất.
• Trường hợp phát hiện khoản vay có dấu hiệu rủi ro, CBTD cần chủ động báo cáo
trưởng/phó phòng tín dụng tổ chức kiểm tra vốn vay đột xuất.
• Trường hợp điều kiện thực tế của khoản vay không cho phép kiểm tra vốn vay
theo nội dung bản Kế hoạch kiểm tra, CBTD cần báo cáo lại trưởng/ phó phòng tín dụng
xin ý kiến điều chỉnh thích hợp.
• Trường hợp khách hàng không hợp tác tạo điều kiện để kiểm tra sử dụng vốn
vay, CBTD cần kiên trì thuyết phục và đảm bảo thực hiện bằng được việc kiểm tra sử
dụng vốn vay theo quy định.
+ Lập biên bản và bảo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay:
• Sau mỗi lần kiểm tra sử dụng vốn vay, CBTD cần lập biên bản hoặc báo cáo kết
quả kiểm tra sử dụng vốn vay trình trưởng/phó phòng tín dụng có ý kiến.
• Tại Biên bản/Báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay, CBTD phải có ý kiến rõ ràng về
việc: (i) Khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích như đã thỏa thuận tại Hợp đồng
tín dụng (ii) Giá trị tài sản hình thành từ vốn vay có cân đối với số tiền đã giải ngân (iii)
Tình hình tài sản (iv) Các ý kiến đề xuất kiến nghị.
• Trưởng/phó phòng tín dụng căn cứ Biên bản/Báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay
của CBTD để quyết định.
• Trong phạm vu quyền hạn được Tổng giám đốc ủy quyền, căn cứ nội dung báo
cáo của phòng tín dụng, Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh ra các quyết định xử lý phù
hợp.
Bước 6: Quy trình thu hồi nợ vay
- Nguyên tắc thực hiện
• Kiểm soát chặt chẽ mọi nguồn thu của khách hàng để thu hồi nợ vay đúng hạn.
• Tích cực xử lý sớm mọi khoản vay có dấu hiệu trả nợ không đúng hạn.
- Trình tự thực hiện
+ Đôn đốc thu hồi nợ gốc và nợ lãi khi đến hạn.
• Tối thiểu trước 10 ngày đến hạn trả nợ (đối với loại cho vay thông thường),
CBTD thảo công văn gửi khách hàng thông báo về thời hạn trả nợ.
• Đồng thời gửi Thông báo về thời hạn trả nợ cho khách hàng.
+ Thực hiện thu nợ
• Đến hạn trả nợ, CBTD phối hợp cùng bộ phận kế toán (gửi phiếu tính lãi, nhắc
số Hợp đồng tín dụng cần thu nợ), bộ phận quỹ ( trường hợp khách hàng trả nợ bằng tiền
mặt) để thực hiện thu nợ.
• Chậm nhất sau một ngày làm việc kể từ khi thực hiện thu nợ., CBTD thu thập
các chứng từ chứng minh việc trả nợ của khách hàng.
• Kiểm tra các thông tin liên quan trên máy tính nhằm xác định sự khớp đúng với
các thông tin lưu tại hồ sơ.
+ Chuyển nợ quá hạn
• Trường hợp Hợp đồng tín dụng qui định rõ kỳ hạn trả nợ là một ngày xác định,
ngoài ra không có quy định gì khác.
• Ngoài các thông tin liên quan đến việc chuyển nợ quá hạn, Thông báo chuyển nợ
quá hạn cần nêu rõ các biện pháp tiếp theo của Ngân hàng nếu khách hàng tiếp tục không
trả nợ đúng hạn.
• Trường hợp xét thấy cần thiết, CBTD phải đề xuất với trưởng/phó phòng tín
dụng, Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh tổ chức gặp gỡ trực tiếp đại diện có thẩm quyền
của khách hàng để đòi nợ.
• CBTD cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức theo dõi khách hàng sát sao,
thường xuyên báo cáo trưởng/phó phòng tín dụng, Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh
nhằm lựa chọn và áp dụng kịp thời các biện pháp thu hồi nợ hữu hiệu.
+ Xử lý tái sản bảo đảm để thu nợ
Trường hợp khách hàng không trả được nợ vay đúng hạn đối với khoản vay có tài
sản đảm bảo, CBTD có thể xem xét và đề xuất xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ.
4.3 Sản phầm cho vay
4.3.1 Dành cho KHCN
Cho vay mua/ Xây dựng/ sửa chữa nhà: là giải pháp tài chính đối với KHCN có
nhu cầu xây mới nhà hoặc mua nhà mới, mua đất, mua căn hộ dự án.
Cho vay tiêu dùng: là giải pháp tài chính đối với các khách hàng cá nhân có nhu
cầu vay vốn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cá nhân như: vay mua xe ô tô, vay tiêu dùng
không đảm bảo bằng tài sản, vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, vay cầm cố giấy tờ có giá,
thấu chi tài khoản, vay du học, vay duy trì tài chính liên tục...
Cho vay kinh doanh: là giải pháp tài chính đối với khách hàng là hộ kinh doanh có
nhu cầu mở rộng quy mô công ty như: sản phẩm kinh doanh Tài Lộc, vay đầu tư tài dản
cố định, vay kinh doanh sạp chợ, vay trong ngành khai thác thủy sản,...
4.3.2 Dành cho khách hàng tổ chức
Đối với nhu vốn lưu động: nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong suốt
chu kì kinh doanh, Eximbank sẵn sàng đáp ứng nhu cầu một cách kịp thời, với nhiều hình
thức vay vốn phù hợp với dòng tiền trong kinh doanh và kế hoạch tài chính của doanh
nghiệp.
Đối với nhu cầu vay vốn trung dài hạn: Eximbank cung cấp cho doanh nghiệp các
dịch vụ đa dạng trong lĩnh vực cho vay vốn dài hạn dành cho các dự án đầu tư. Eximbank
luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình thực hiện dự án như từ
thẩm định, tư vấn, cho vay và cho đến quản lí dự án.
Cho vay ngắn hạn: là hình thức cấp tín dụng kì hạn tối đa 12 tháng, trong đó
Eximbank đáp ứng nhu cầu vay vốn gắn liền mục đích vay, phương án kinh doanh cụ thể.
Đặc điểm của sản phẩm: mỗi lần có nhu cầu rút vốn, doanh nghiệp sẽ phải lập 01 bộ hồ
sơ vay và tổng số tiền giải ngân ≤ Số tiền vay cam kết trong hợp đồng. Sản phẩm này
hướng tới phân khúc khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn không thường xuyên,
hoặc vay có tính chất mùa vụ.
Tài trợ vốn lưu động – Hạn mức tín dụng ngắn hạn: là hình thức cấp tín dụng
trong đó doanh nghiệp được quyền rút theo hạn mức tín dụng đã được cấp trong một
khoảng thời gian nhất định (tối đa không quá 12 tháng). Khi sử dụng gói tín dụng này,
doanh nghiệp chỉ phải lập 01 hồ sơ cho nhiều khoản vay trong một chu kì kinh doanh (tối
đa không quá 12 tháng) của mình. Chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số. Tổng
doanh số cho vay trong thời gian cho vay có thể lớn hơn hạn mức tín dụng nếu doanh
nghiệp thường xuyên trả nợ. Sản phẩm thích hợp với doanh nghiệp có nhu cầu vốn
thường xuyên, tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh và có uy tín đối với Eximbank
Tài trợ vốn lưu động – Thấu chi: là hình thức cấp tín dụng trong đó Eximbank cho
phép doanh nghiệp chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của mình. Doanh nghiệp
được phép chi vượt số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán trong hạn mức thấu chi được
cấp. Khi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán dương (>0), doanh nghiệp được hưởng lãi
suất tiền gửi. Ngược lại, khi số dư âm (<0), doanh nghiệp phải trả lãi suất thấu chi. Nợ
gốc được trả tự động khi doanh nghiệp có bất kì khoản tiền ghi có nào về tài khoản.
Cho vay dự án mới: Eximbank cung cấp nguồn vốn dài hạn cho các dự án đầu tư
mới trong tất cả các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Với tiềm lực tài chính lớn và nhiều năm
kinh nghiệm, Eximbank có thể tài trợ nguồn vốn dài hạn để đầu tư phát triển từ những dự
án qui mô nhỏ như khách sạn mini, nhà hàng ăn uống cho đến những dự án qui mô rất
lớn như khu đô thị mới, nhà máy sản xuất thép hay công trình thủy điện. Không chỉ dừng
lại ở việc cung cấp nguồn vốn, Eximbank có thể thẩm định, tư vấn, giúp doanh nghiệp
lập phương án tài chính cũng như dòng tiền tương lai cho các dự án đầu tư trên nhiều lĩnh
vực khác nhau như: Các dự án bất động sản: Bao gồm trung tâm thương mại, văn phòng
làm việc, bệnh viện, trường học, khu đô thị mới...; Các dự án xây dựng nhà xưởng và
mua sắm thiết bị: Bao gồm nhiều ngành như xi măng, thép, thủy điện, nhiệt điện, phong
điện, may mặc, hóa dầu, thủy sản, nông sản, lâm sản...; Các dự án mua sắm phương tiện
vận tải: Bao gồm mua sắm tàu biển (tàu chở dầu, tàu chở hàng khô, tàu chở container),
máy bay (máy bay chở khách, máy bay vận tải), ôtô (xe container, xe khách) và một số
phương tiện khác; Các dự án đặc biệt: Các dự án có bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển
Việt Nam (VDB), các dự án năng lượng tái tạo (sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng thế
giới - WB) và các dự án khác.
4.4 Thực trạng hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
4.4.1 Dư nợ cho vay khách hàng
Dư nợ cho vay là chỉ số rất phổ biến để tính thực trạng hoạt động cho vay của một
TCTD. Bởi vì doanh số cho vay có cao nhưng tỷ lệ khách hàng tất toán cao thì cũng
không mang lại được nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Chính dư nợ cho vay là “nguồn”
của sản sinh lợi nhuận của Ngân hàng. Việc duy trì một dư nợ cho vay lớn đồng nghĩa
với việc ngân hàng đang thu lợi lớn, dĩ nhiên là phải đảm bảo tỷ lệ xấu an toàn cho hoạt
động của ngân hàng.
4.4.1.1 Phân tích dư nợ cho vay khách hàng theo thời hạn cho vay
Bảng 4.2 Dư nợ cho vay khách hàng theo thời hạn cho vay của Ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Nợ ngắn hạn 55,202 66.23 45,599 52.33 31,618 37.30 34,015 40.13 46,678 55.07
Nợ trung hạn 9,644 11.57 12,384 14.21 15,806 18.65 14,901 17.58 12,353 14.57
Nợ dài hạn 18,506 22.20 29,162 33.46 37,334 44.05 37,974 44.80 42,291 49.90
Tổng cộng 83,354 100 87,147 100 84,760 100 86,891 102.51 101,324 119.54
Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng
hợp
Căn cứ bảng 4.2 có thể thấy tỷ trọng củ nợ ngắn hạn, trung và dài hạn qua từng
năm có sự thay đổi. Cụ thể trong giai đoạn 2013 – 2014 thì nợ nợ ngắn hạn hầu như
chiếm tỷ trọng trên 50%/ tổng dư nợ. Theo đó năm 2013 nợ ngắn hạn là 55,202 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 66.23% trong khi đó nợ trung hạn, dài hạn lần lượt chỉ là 9,644 tỷ đồng
(chiếm tỷ trọng 11.57%) và 18,506 tỷ đồng (tỷ trọng 22.20%). Năm 2014 nợ ngắn hạn
chiếm 45,599 tỷ đồng, tương đương 52.335/ tổng dư nợ và kế đến là nợ dài hạn là 29,162
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33.46%/ tổng dư nợ.
Giai đoạn 2015 – 2017, lại cho thấy sự tăng dần trong tỷ trọng nợ dài hạn so với
nợ ngắn hạn. Cụ thể năm 2015 dư nợ dài hạn đạt 37,334 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44.05%/
tổng dư nợ, năm 2016 dư nợ dài hạn đạt 37,974 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44.80% và năm
2017 dư nợ dài hạn đạt 42,291 tỷ đồng, tương đương tỷ trọng 49.90%/ tổng dư nợ. Tuy
trong năm 2017 tỷ trọng nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất 55.07%/ tổng dư nợ
nhưng việc dư nợ dài hạn liên tục tăng qua các năm cũng đã phản ánh khá rõ sự chuyển
biến trong cơ cấu cho vay, theo đó Eximbank ngày càng chú trọng phát triển cho vay các
sản phẩm dịch vụ mà có thời hạn cho vay trên 60 tháng, trong đó chú trọng phát triển các
sản phẩm như cho vay mua nhà, đất (bất động sản), cho vay mua xe ô tô, cho vay tiêu
dùng.
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng theo thời hạn cho vay của
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Nợ ngắn hạn (9,603) -17.40 (13,981) -30.66 2,397 7.58 12,663 37.23
Nợ trung hạn 2,739 28.40 3,422 27.63 (905) -5.73 (2,548) -17.10
Nợ dài hạn 10,656 57.58 8,172 28.02 640 1.71 4,317 11.37
Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác
giả tổng hợp
Về nợ ngắn hạn: tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013-2015 chứng kiến sự sút giảm
mạnh qua từng năm như lại có mức tăng trở lại trong giai đoạn 2016-2017. Cụ thể năm
2014, nợ ngắn hạn giảm 9,603 tỷ đồng, tương đương 17.40% so với năm 2013 và năm
2015 có mức giảm mạnh là 13,981 tỷ đồng, tương đương 30.66% so với năm 2014. Tuy
nhiên trong năm 2016, dư nợ ngắn hạn có mức tăng nhẹ là 2,397 tỷ đồng, tương đương
7.58% so với năm 2015 và có mức tăng mạnh là 12,663 tỷ đồng, tương đương 37.23% so
với năm 2016.
Về nợ trung hạn: qua bảng 2.3 cho thấy dư nợ trung hạn của Eximbank tăng trong
giai đoạn 2013 – 2015 và giảm dần trong giai đoạn 2016-2017. Năm 2014 mức tăng là
2,739 tỷ đồng, tương đương 28.40% so với năm 2013; năm 2015 mức tăng 3,422 tỷ đồng,
tương đương 27.63% so với năm 2014. Giai đoạn 2016 ghi nhận mức giảm 905 tỷ đồng
và năm 2017 là năm có mức giảm mạnh nhất là 2,548 tỷ đồng, tương đương 17.10% so
với năm 2016.
Về nợ dài hạn: qua từng năm đầu ghi nhận mức tăng trưởng, năm sau đều cao hơn
năm trước. Tuy nhiên mức tăng được ghi nhận cao nhất chính là năm 2014 với mức tăng
là 10,656 tỷ đồng, tương đương 57.58% so với năm 2013. Kế đến là năm 2015 có mức
tăng là 8,172 tỷ đồng, tương đương 28.02% so với năm 2014. Năm 2017 nợ dài hạn có
mức tăng 4,317 tỷ đồng, tương đương 11.37% so với năm 2016.
Hình 4.1 Dư nợ cho vay khách hàng theo thời hạn cho vay của Ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017
Qua hình 2.1 có thể thấy trong cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay của Ngân
hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017 thì cơ cấu dư nợ ngắn hạn
và dài hạn đang có xu hướng cân bằng nhau, thậm chí có một số giai đoạn dư nợ tín dụng
0.00
10,000.00
20,000.00
30,000.00
40,000.00
50,000.00
60,000.00
2013 2014 2015 2016 2017
Nợ ngắn hạn 55,202.82 45,599.69 31,618.76 34,015.36 46,678.80
Nợ trung hạn 9,644.81 12,384.19 15,806.41 14,901.28 12,353.69
Nợ dài hạn 18,506.60 29,162.66 37,334.62 37,974.69 42,291.85
Tỷ
đồng
dài hạn chiếm một tỷ trọng cao hơn (giai đoạn 2015-2016). Từ đó có thể thấy trong
những năm qua Eximbank đang rất chú trọng trong việc thay đổi cơ cấu dư nợ theo
hướng tăng dần tỷ trọng nợ dài hạn và cân bằng dần so với nợ ngắn hạn. Điều này sẽ giúp
số dư tín dụng Eximbank mang tính ổn định, bền vững hơn so với dư nợ ngắn hạn chiếm
ưu thế. (vì việc tái tụ các khoản vay ngắn hạn khi đến hạn sẽ mất nhiều công sức hơn so
với việc duy trì các khoản dư nợ dài hạn. Lý do là các khoản tín dụng ngắn hạn khi tái
tục, Eximbank bắt buộc phải thực hiện lại quy trình xét duyệt, cấp tín dụng, điều này
không những làm phiền khách hàng trong cung cấp hồ sơ, chứng từ mà còn hao tốn
nguồn lực của Ngân hàng khi xét duyệt, cho vay).
Tuy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ cho vay trung và
dài hạn nhưng việc tăng trưởng tín dụng trung dài hạn nhanh hơn dư nợ cho vay ngắn hạn
sẽ tạo áp lực lên nguồn vốn cho vay trung dài hạn của EXIMBANK trong tương lại. Vì
vậy EXIMBANK phải cân đối lại mức tăng của kỳ hạn trung dài hạn sao cho phù hợp với
các quy định của NHNN về tỷ lệ được phép việc nguồn vốn huy động cho vay trung dài
hạn. (Thông tư 06 áp dụng trong năm 2017 là 50% và giảm xuống 40% vào năm 2018).
4.4.1.2 Phân tích dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp
Bảng 2.4 Dư nợ cho vay khách hàng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh
nghiệp của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Cá nhân 29,018 34.81 30,425 34.91 35,984 42.45 39,840 45.85 48,586 47.95
Công ty TNHH 23,389 28.06 26,103 29.95 21,837 25.76 22,550 25.95 28,662 28.29
Công ty cổ phần 16,123 19.34 17,083 19.60 13,884 16.38 11,120 12.80 11,082 10.94
Doanh nghiệp Nhà nước 7,749 9.30 7,932 9.10 10,096 11.91 10,321 11.88 10,781 10.64
Doanh nghiệp tư nhân 1,984 2.38 2,061 2.37 1,962.08 2.31 2,139 2.46 1,296 1.28
Công ty TNHH Nhà nước 2,800 3.36 2,016 2.31 - 0.00 - 0.00 - 0.00
Công ty cổ phần Nhà
nước
1,695 2.03 1,117 1.28 - 0.00 - 0.00 - 0.00
Công ty 100% vốn nước
ngoài
461 0.55 353 0.40 805.56 0.95 724 0.83 680.5 0.67
Kinh tế tập thể 128 0.15 49 0.06 162.10 0.19 154 0.18 174.6 0.17
Công ty Hợp danh - 0.00 1 0.00 - 0.00 - 0.00 - 0.00
Khác 7.4 0.01 5.9 0.01 27.9 0.03 42 0.05 59.6 0.06
Tổng 83,354 100 87,147 100 84,760 100 86,891 100 101,324 100
Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng
hợp
Bảng 4.5 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng theo đối tượng khách hàng
và loại hình doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai
đoạn 2013 - 2017
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Cá nhân 1,407 4.85 5,559 18.27 3,855 10.71 8,747 21.96
Công ty TNHH 2,715 11.61 (4,267) -16.34 713 3.27 6,112 27.11
Công ty cổ phần 960 5.95 (3,199) -18.72 (2,764) -19.91 (38) -0.34
Doanh nghiệp Nhà nước 182 2.35 2,165 27.29 225 2.23 460 4.46
Doanh nghiệp tư nhân 77 3.90 (99) -4.82 177 9.04 (843) -39.42
Công ty TNHH Nhà nước (784) -28.01 (2,016) -100. - - - -
Công ty cổ phần Nhà nước (577) -34.06 (1,117) -100. - - - -
Công ty 100% vốn nước ngoài (108) -23.38 453 128.28% (82) -10.18 (43) -5.95%
Kinh tế tập thể (79) -62.07 114 234.21% (8) -5.12 21 13.53%
Công ty Hợp danh 1 - (1) -100 - - - -
Khác (2) -21.13 22 376.12 14 50.75 18 41.80
Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng
hợp
0.00
20,000.00
40,000.00
60,000.00
80,000.00
100,000.00
120,000.00
2013 2014 2015 2016 2017
Khác
Công ty Hợp danh
Kinh tế tập thể
Công ty 100% vốn nước
ngoài
Công ty cổ phần Nhà nước
Công ty TNHH Nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp Nhà nước
Công ty cổ phần
Công ty TNHH
Cá nhân
Hình 4.2 Dư nợ cho vay khách hàng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh
nghiệp của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017
Căn cứ Bảng 4.4 và Hình 4.2 có thể thầy trong các đối tượng khách hàng thì khách
hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các đối tượng khách hàng là tổ chức.
Cụ thể:
Cá nhân: là nhóm đối tượng có tỷ trọng cao và không ngừng tăng cao qua từng
năm. Cụ thể, trong năm 2013, dư nợ tín dụng khách hàng này đạt 29,018 tỷ đồng chiếm
tỷ trọng 34.81%; năm 2014 dư nợ cá nhân đạt 30,425 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 34.91%,
tăng 1,407 tỷ đồng, tương đương 4.85% so với năm 2013; năm 2015 dư nợ cá nhân đạt
35,984 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 42.45%, tăng 5,559 tỷ đồng, tương đương 18.27% so với
năm 2014; năm 2016 dư nợ cá nhân đạt 39,840 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 45.85%, tăng
3,855 tỷ đồng, tương đương 10.71% so với năm 2015 và năm 2017 dư nợ cá nhân đạt
48,586 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 47.95%, tăng 8,747 tỷ đồng, tương đương 21.96% so với
năm 2016. Cò thể thấy, trong năm 2017 đã chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc về dư
nợ cho vay khách hàng cá nhân với mức dư nợ đạt kỷ luật là 48,586 tỷ đồng. Đây là mức
tăng thể hiện sự chuyển biến rõ nết trong định hướng cơ cấu phát triển của Eximbank
trong thời gian qua. Qua đó nguồn tín dụng sẽ hướng vào đối tượng khách hàng cá nhân,
phát triển mạnh dịch vụ ngần hàng bán lẻ. Đây là định hướng mà không những Eximbank
mà các NHTM khác tại Việt Nam đang theo đuổi.
Công ty TNHH: đây là nhóm đối tượng khách hàng có mức tăng trưởng ổn định
và có mức tăng đứng thứ hai qua từng năm. Cụ thể trong năm 2013, dư nợ cho vay nhóm
khách hàng này đạt 23,389 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 28.06. Năm 2014, dư nợ cho vay đạt
26,104 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 29.95%, tăng 2,715 tỷ đồng, tương đương 11.61% so với
năm 2013; năm 2015, dư nợ cho vay đạt 21,837 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 25,76%, giảm
4,267 tỷ đồng, tương đương 16.34% so với năm 2014; năm 2016, dư nợ cho vay đạt
22,550 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 25,95%, tăng 713 tỷ đồng, tương đương 3.27% so với năm
2015 và năm 2017, dư nợ cho vay đạt 28,663 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 28,29%, tăng 6,112
tỷ đồng, tương đương 27.11% so với năm 2016.
Chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu khách hàng đó là công ty cổ phần, tuy nhiên
nhóm đối tượng này có xu hướng giảm cả về tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng qua từng
năm. Cụ thể, năm 2013 dư nợ cho vay nhóm khách hàng này đạt 16,123 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng 19.34 nhưng đến năm 2017 dư nợ chỉ còn 11,082 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10.94%,
có mức giảm là 38 tỷ đồng, tương đương 0.34% so với năm 2016. Có thể thấy cơ cấu cho
vay tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng của Eximbank khi tốc độ tăng trưởng cho
vay đối với KHDN đã chậm lại, trong khi tín dụng SME và tín dụng thể nhân tăng mạnh.
4.4.1.3 Phân tích dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh
Bảng 4.6 Dư nợ cho vay khách hàng theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng
TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số tiền
Tỷ
trọng
(%) Số tiền
Tỷ
trọng
(%) Số tiền
Tỷ
trọng
(%) Số tiền
Tỷ
trọng
(%) Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Dịch vụ cá nhân và cộng
đồng
24,197 29.03 29,373 33.70 33,204 39.17 34,578 39.79 35,193 34.73
Thương mại 19,722 23.66 21,953 25.19 20,943 24.71 20,794 23.93 23,483 23.18
Dịch vụ tài chính 3,5823 4.30 2,107 2.42 867 1.02 945.61 1.09 9,104 8.99
Sản xuất và gia công chế
biến 9,791
11.75
7,686
8.82
6,501
7.67
6,892.79
7.93
8,042
7.94
Nông, lâm, ngư nghiệp
7,451
8.94
7,657
8.79
6,731
7.94 5764.68 6.63
8,035
7.93
Sản xuất và phân phối
điện, khí đốt và nước 6,472
7.76
6,064
6.96
5,909
6.97
5,774
6.65
5,852
5.78
Xây dựng
6,750
8.10
7,361
8.45
5,174
6.10
4,881
5.62
5,191
5.12
Kho bãi, giao thông vận
tải và thông tin liên lạc 745
0.89
778
0.89
1,983
2.34
2,724
3.13
2,179
2.15
Hoạt động các tổ chức và
đoàn thể quốc tế 474
0.57
581
0.67
279
0.33
1,278
1.47
1,365
1.35
Nhà hàng và khách sạn
1,562
1.87
1,414
1.62
1,385
1.63
1,425
1.64
1,026
1.01
Các hoạt động liên quan
kinh doanh tài sản và dịch
vụ tư vấn
739.9 0.89 464.0 0.53 448.8 0.53
665.14
0.77
788.2
0.78
Giáo dục và đào tạo 610.2 0.73 672.8 0.77 551.6 0.65
388.28
0.45
478.3
0.47
Y tế và hoạt động cứu trợ
xã hội
385.7 0.46 451.5 0.52 301.8 0.36
303.80
0.35
236.4
0.23
Công nghiệp khai thác mỏ 766.4 0.92 409.9 0.47 308.7 0.36
289.61
0.33
186.1
0.18
Hoạt động khoa học và
công nghệ
59.8 0.07 127.1 0.15 124.2 0.15
128.15
0.15
114.5
0.11
Hoạt động văn hóa, thể
thao
43.1 0.05 46.6 0.05 48.8 0.06
57.46
0.07
50.4
0.05
Tổng cộng 83,354 100 87,147 100 84,760 100 86,891 100 101,324 100
Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng
hợp
Cơ cấu nguồn vốn cho vay chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực Dịch vụ cá nhân và
cộng đồng, Thương mại. Trong đó Dịch vụ cá nhân và cộng đồng luôn chiếm tỷ trọng
tương đối cao qua các năm. Cụ thể trong năm 2013-2017 tỷ trọng ngành này đạt lần lượt
là 29.03%, 33.70%, 39.17%, 39.79% và 34.73%. Tiếp đó là ngành thương mại chiếm tỷ
trọng lần lược là 23.66%, 25.19%, 24.71%, 23.93% và 23.18% trong giai đoạn năm 2013
-2017.
Bảng 4.7 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng theo ngành nghề kinh
doanh của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017
ĐVT: tỷ đồng
2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Dịch vụ cá nhân và cộng đồng
5,175
21.39%
3,831
13.04%
1,374
4.14%
615
1.78%
Thương mại
2,232
11.32%
(1,011)
-4.61%
(148)
-0.71%
2,689
12.93%
Dịch vụ tài chính
(1,476)
-41.18%
(1,240)
-58.84%
78
9.02%
8,159
862.79%
Sản xuất và gia công chế biến
(2,105)
-21.50%
(1,185)
-15.42%
392
6.03%
1,150
16.68%
Nông, lâm, ngư nghiệp
205
2.75%
(926)
-12.09%
(966)
-14.36%
2,270
39.38%
Sản xuất và phân phối điện, khí
đốt và nước (408)
-6.30%
(156)
-2.57%
(135)
-2.28%
78
1.34%
Xây dựng
611
9.05%
(2,187)
-29.70%
(293)
-5.66%
310
6.34%
Kho bãi, giao thông vận tải và
thông tin liên lạc 33
4.41%
1,205
154.90%
741
37.36%
(545)
-20.02%
Hoạt động các tổ chức và đoàn
thể quốc tế 107
22.46%
(302)
-52.02%
1,000
358.72%
87
6.79%
Nhà hàng và khách sạn
(149)
-9.51%
(29)
-2.02%
40
2.89%
(400)
-28.04%
Các hoạt động liên quan kinh
doanh tài sản và dịch vụ tư vấn (276)
-37.29%
(15)
-3.27%
216
48.20%
123
18.51%
Giáo dục và đào tạo 10.25% -18.01% -29.61% 23.19%
63 (121) (163) 90
Y tế và hoạt động cứu trợ xã
hội 66
17.06%
(150)
-33.15%
2
0.65%
(67)
-22.17%
Công nghiệp khai thác mỏ
(356)
-46.51%
(101)
-24.70%
(19)
-6.19%
(104)
-35.75%
Hoạt động khoa học và công
nghệ 67
112.39%
(3)
-2.26%
4
3.17%
(14)
-10.64%
Hoạt động văn hóa, thể thao
4
8.15%
2
4.68%
9
17.69%
(7)
-12.23%
Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng
hợp
Hình 4.3 Dư nợ cho vay khách hàng theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng
TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017
Tăng trưởng tín dụng theo ngành nghề kinh doanh Eximbank tăng trưởng không
đồng đều qua từng năm và từng ngành nghề. Ngành nghề có mức tăng trưởng ổn định
nhất là lĩnh vực Dịch vụ cá nhân và cộng đồng. Cụ thể, năm 2014 dư nợ tín dụng ngành
nghề này tăng 5,175 tỷ đồng, tương đương 21.39% so với năm 2013; năm 2015 tăng
0.00
20,000.00
40,000.00
60,000.00
80,000.00
100,000.00
120,000.00
2013 2014 2015 2016 2017
Hoạt động văn hóa, thể thao
Hoạt động khoa học và công
nghệ
Công nghiệp khai thác mỏ
Y tế và hoạt động cứu trợ xã
hội
Giáo dục và đào tạo
Các hoạt động liên quan kinh
doanh tài sản và dịch vụ tư
vấn
Nhà hàng và khách sạn
Hoạt động các tổ chức và
đoàn thể quốc tế
Kho bãi, giao thông vận tải và
thông tin liên lạc
Xây dựng
3,831 tỷ đồng, tương đương 13.04% so với năm 2014; năm 2016 tăng 1,374 tỷ đồng,
tương đương 4.14% so với năm 2015 và năm có mức tăng thấp nhất là năm 2017 tăng
615 tỷ đồng, tương đương 1.78% so với năm 2016.
Đáng lưu ý là dư nợ tín dụng ngành nghề dịch vụ tài chính, bởi lể trong giai đoạn
2013 – 2015 dư nợ ngành nghề này hầu như đều giảm qua từng năm, nhưng đền năm
2016 lại có mức tăng trưởng 78 tỷ đồng, tương đương 9.02% so với năm 2015 và đến
năm 2017 dư nợ ngành nghề này lại có mức tăng vượt bậc với 8,159 tỷ đồng, tương
đương 862,79% so với năm 2016. Để được kết quả như vậy là nhờ i) Tình hình kinh tế vĩ
mô ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất
kinh doanh. Kết thúc năm 2016, tăng trưởng toàn nền kinh tế Việt Nam đạt 6,21% thấp
hơn thấp hơn so với mức tăng 6,68% của năm 2015 nhưng vẫn cao hơn so với trung bình
khu vực, năm 2017 GDP của Việt Nam đạt 6.81% và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) luôn
được chính phủ kiểm soát ở dưới mức 4% theo nghị quyết Quốc hội giao. ii) Chính phủ
đưa ra các giải pháp, chính sách tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tiêu biểu như, cuối năm 2015, chính phủ ban hành
Thông 13/2015/TT-BKHĐT ban hành danh mục lĩnh vực ưu tiên và tiêu chí lựa chọn đối
tượng ưu tiên hỗ trợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV). Theo đó,
các DNVVN thuộc 3 lĩnh vực, bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, Công
nghiệp chế biến, chế tạo, Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
sẽ được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ 7% - 10%. Các ngân hàng thương mại trong nước
nhận ủy thác cho vay từ quỹ này…Ngoài ra, nhiều chính sách về ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp cũng được triển khai thực hiện.
4.4.2 Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá
hạn. Ngoài những nguyên nhân khách quan, nợ quá hạn còn tạo ra những hoài nghi về
hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng để
đánh giá chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ. Nợ quá hạn là vấn đề được
quan tâm số một trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, là vấn đề tồn tại cơ bản nhất. Do đó,
nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của Ngân hàng cũng
như nền kinh tế. Nợ quá hạn là vấn đề nhức nhối đòi hỏi Ngân hàng phải có nhiều biện
pháp, tập trung công sức và thời gian để xử lý.
Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng
hợp
Hình 4.3 Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017
Bảng 4.8 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của Ngân hàng
TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Nợ quá hạn 2,929 2,680 2,069 2,972 2,746
0.00
20,000.00
40,000.00
60,000.00
80,000.00
100,000.00
120,000.00
2013 2014 2015 2016 2017
Nợ có khả năng mất vốn 1,073.80 1,343.63 802.16 1,132.24 1,061.16
Nợ nghi ngờ 308.95 555.15 591.32 357.93 352.83
Nợ dưới tiêu chuẩn 269.46 245.59 181.99 1,069.99 884.45
Nợ cần chú ý 1,276.40 535.67 493.89 411.52 447.79
Nợ đủ tiêu chuẩn 80,425.62 84,466.50 82,690.44 83,919.66 98,578.11
Tỷ
đồng
Tổng dư nợ 83,354 87,147 84,760 86,891 101,324
Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ 3.51% 3.08% 2.44% 3.42% 2.71%
Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng
hợp
Hình 4.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của Ngân
hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017
Căn cứ hình 4.4 cho thấy tình hình nợ quá hạn tại Eximbank có những diễn biến
phức tạp, tốc độ tăng giảm nợ quá hạn thay đổi qua từng năm. Cụ thể trong giai đoạn
2013 – 2015 nợ quá hạn tại Eximbank giảm từ 3.51% xuống còn 2.44%, tuy nhiên tỷ lệ
nợ lại bất ngờ tăng mạnh vào năm 2016 với tỷ lệ 3.42% và giảm xuống còn 2.71% vào
năm 2017. Sở dĩ có sự tăng đột ngột nợ quá hạn vào năm 2016 là do tăng mạnh nợ nhóm
3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) từ 181.99 tỷ đồng năm 2015 lên 1,069.99 tỷ đồng vào năm 2016.
Chính điều này đã kéo tỷ lệ nợ quá hạn tăng nhanh và ảnh hưởng đến tình hình nợ quá
hạn vào năm 2017.
Riêng đối với năm 2013 do tỷ trọng nợ nhóm 2 khá cao nên đã đẩy nợ quá hạn của
Eximbank tăng khá cao trong năm này với tỷ lệ nợ quá hạn là 3.51%, tương đương 1,274
tỷ đồng. Tuy nhiên, Eximbank đã có những giải pháp kịp thời nhằm kéo giảm tỷ lệ nợ
nhóm 2 xuống mức hợp lý vì vậy tỷ lệ nợ quá hạn trong giai đoạn 2014-2017 luôn ở mức
hợp lý.
3.51%
3.08%
2.44%
3.42%
2.71%
0.00%
0.50%
1.00%
1.50%
2.00%
2.50%
3.00%
3.50%
4.00%
2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư
nợ
4.4.3 Tỷ lệ nợ xấu
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN thì nợ quá hạn được phân thành 5 nhóm, trong
đó nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Chi tiêu nợ xấu phản ánh chính xác hơn về
chất lượng tín dụng của Ngân hàng vì nợ quá hạn chỉ phản ánh số tiền cho vay của Ngân
hàng không thu hồi được nợ đúng hạn.
Bảng 4.9 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của Ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Nợ xấu 1,652 2,144 1,575 2,560 2,298
Tổng dư nợ 83,354 87,147 84,760 86,891 101,324
Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ 1.98% 2.46% 1.86% 2.95% 2.27%
Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng
hợp
Hình 4.5 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của Ngân hàng
TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017
Nhìn chung tình hình nợ xấu của Eximbank có những diễn biến phức tạp, tăng/
giảm qua từng năm và vẫn chưa có những dấu hiệu suy giảm rõ rệt. Cụ thể, dư nợ xấu
năm 2013 là 1,652 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 1.98%/ tổng dư nợ; năm 2014 dư nợ xấu có
mức tăng nhẹ và đạt mức là 2,144 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2.46%/ tổng dư nợ; năm 2015
dư nợ xấu là 1,575 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1.86%/ tổng dư nợ; năm 2016 dư nợ xấu là
2,560 tỷ đồng tăng mạnh so với năm 2015 và đạt 2.95%/ tổng dư nợ. Nợ xấu năm 2017
có xu hướng giảm nhẹ và đạt mức 2,298 tỷ đồng, tương đương 2.27%/ tổng dư nợ. Như
vậy, hai năm mà có tỷ lệ nợ xấu tăng là 2014 và 2016.
1.98%
2.46%
1.86%
2.95%
2.27%
0.00%
0.50%
1.00%
1.50%
2.00%
2.50%
3.00%
3.50%
2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư
nợ
Để tìm hiểu được nguyên nhân làm tăng nợ xấu vào hai năm này, tác giả tiến hành
phân tích tốc độ tăng nợ nhóm 3 đến nhóm 5 và tỷ trọng của các nhóm nợ này theo từng
năm. Cụ thể, năm 2014 nợ nhóm 5 của Eximbank 1,343.63 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
1.54% trong tổng dư nợ (năm 2013 nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng 1.29%/ tổng dư nợ), tăng
270 tỷ đồng, tương đương 25.13% so với năm 2013. Năm 2016, nợ nhóm 5 đạt 1,132.24
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1.30%/ tổng dư nợ, tăng 330 tỷ đồng so với năm 2015. Ngoài ra,
trong năm 2016 còn ghi nhận mức tăng 888 tỷ đồng, tương đương 488% so với năm 2015
và đây cũng là nguyên nhân chính góp phần tăng nợ xấu nhanh trong năm 2016.
Có thể thấy, đóng góp lớn trong gia tăng tỷ lệ nợ xấu tại Eximbank trong những
năm qua chính là sự gia tăng của nợ nhóm 5. Điều này chứng tỏ công tác xử lý nợ xấu
chưa quyết liệt ngay từ đầu. Ngân hàng chưa có tích cực, chủ động trong việc giải pháp
xử lý các khoản nợ tồn động hoặc chậm xử lý khi các khoản vay này bắt đầu có vấn đề.
Đây là một điểm cần lưu ý trong cơ nợ xấu của Eximbank vì nợ nhóm 5 là nợ có khả
năng mất vốn sẽ gây những tổn thất, thiệt hại lớn cho ngân hàng.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận trong năm 2017 việc quản lý rủi ro tín dụng được
Eximbank tập trung chú trọng xử lý. Theo đó, Eximbank tiếp tục duy trì thực hiện quản
lý rủi ro tín dụng tập trung thông qua việc phân cấp giao thẩm quyền cho các Chi nhánh,
Phòng giao dịch và các cấp thẩm quyền tại Hội sở như Giám đốc cấp cao phụ trách khu
vực, Ban tín dụng Trung tâm tín dụng, Ban tín dụng Hội sở, Tổng giám đốc, Hội đồng tín
dụng Trung ương để phê duyệt các hồ sơ vượt thẩm quyền của Chi nhánh, Phòng giao
dịch; ngoài ra, nhằm đảm bảo nguyên tắc khách quan, minh bạch, việc giao thẩm quyền
cho từng cấp phê duyệt, từng đơn vị kinh doanh được áp dụng theo các tiêu chí cụ thể và
được đánh giá lại định kỳ hàng năm. Công tác xây dựng chính sách tín dụng, khẩu vị rủi
ro, công tác theo dõi, báo cáo, kiểm soát được thực hiện thường xuyên, độc lập và tập
trung tại Khối Giám sát hoạt động.
4.4.4 Hiệu suất sử dụng vốn
Dựa vào hiệu suất sử dụng vốn ta có thể biết được tình hình sử dụng vốn của ngân
hàng vào hoạt động tín dụng, chỉ số này càng cao thể hiện ngân hàng đang tận dụng tốt
nguồn vào hoạt động kinh doanh của mình.
Bảng 4.10 Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
giai đoạn 2013 - 2017
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng nguồn vốn huy động 82,650 101,380 98,431 102,351 117,540
Tổng dư nợ tín dụng 83,354 87,147 84,760 86,891 101,324
Hiệu suất sử dụng vốn (%) 100.85 85.96 86.11 84.90 86.20
Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng
hợp
Hình 4.5 Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt
Nam giai đoạn 2013 – 2017
Qua bảng 4.10 và Hình 4.5 cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017 có sự biến động nhưng không nhiều qua
các năm, ngoại trừ giai đoạn 2013 – 2014. Cụ thể, năm 2013 hiệu suất sử dụng vốn là
100.85% nhưng đến năm 2014 lại có mức giảm đột ngột khi chỉ còn 85.96% và tỷ lệ này
duy trì gần như ổn định trong giai đoạn 2015-2017 với mức dao động từ 84% đến 86.5%.
100.85%
85.96%
86.11%
84.90%
86.20%
75.00%
80.00%
85.00%
90.00%
95.00%
100.00%
105.00%
2013 2014 2015 2016 2017
Hiệu suất sử dụng vốn (%)
Hiệu suất sử dụng vốn của Eximbank nói chung là phù hợp giữa huy động và cho
vay, đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động Ngân hàng, tránh làm mất cân đối giữa huy
động và cho vay, giúp ngân hàng chủ động nguồn vốn thực hiện cho vay trên thị trường.
4.4.5 Thu nhập từ hoạt động tín dụng
Bảng 4.11 Thu nhập từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu
Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng thu nhập 10,902 8,682 8,601 8,311 8,951
Thu từ hoạt động tín dụng 8,374 6,454 6,809 7,006 7,654
Thu từ hoạt động tín dụng/
Tổng thu nhập
76.81% 74.34% 79.17% 84.30% 85.51%
Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng
hợp
Hình 4.6 Thu nhập từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017
Qua bảng số liệu cho thấy thu nhập của Eximbank từ hoạt động tín dụng có chiều
hướng gia tăng qua các năm 2013-2017. Trong năm 2014, thu nhập từ hoạt động tín dụng
đạt 6,454 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 74.34%/ tổng thu nhập, tuy xét về con số tuyệt đối thì
năm 2014 có mức giảm là 1,920 tỷ đồng nhưng xét về tỷ trọng thì vẫn cao hơn so với
2013 2014 2015 2016 2017
Thu từ hoạt động tín
dụng
8,374 6,454 6,809 7,006 7,654
-
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
8,000
9,000
Tỷ
đồng
năm 2013. Lý giải cho việc giảm thu nhập từ hoạt động tín dụng vào năm 2014 trong khi
nguồn thu từ tín dụng năm 2013 đang khá cao (8,374 tỷ đồng) là trong năm 2014 là năm
tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ghi nhận ở mức cao, việc Eximbank phải tăng cường trích lập dự
phòng vô hình chung sẽ làm giảm số thu từ hoạt động tín dụng.
Các năm 2015-2017 thu từ hoạt động tín dụng lần lượt đạt 6,809 tỷ đồng, 7,006 tỷ
đồng và 7,654 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lần lượt là 79.17%, 84.30% và 85.51% trên tổng
thu nhập. Điều này chứng tỏ thu nhập từ hoạt động tín dụng đang ngày càng chiếm tỷ
trọng cao trong tổng thu nhập. Điều này phù hợp trong bối cảnh hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam, tuy nhiên việc quá phụ thuộc như vậy sẽ khiến Eximbank bị động
trong việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận một khi chất lượng tín dụng có vấn đề. Vì vậy thiết
nghĩ trong thời gian tới Eximbank nên chú trọng phát triển hơn mảng dịch vụ ngân hàng
hiện đại, theo đó nâng dần tỷ trọng đóng góp vào nguồn thu từ các hoạt động phi tín
dụng. Đây cũng là hướng đi mà nhiều ngân hàng TMCP trong nước đang triển khai.
4.5 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng
4.5.1 Những thành tựu đạt được
- Tìn dụng tăng trưởng qua từng năm. Có được điều đó là do tín dụng tăng trưởng đúng
định hướng và tăng ngay từ những tháng đầu năm, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của
Chính phủ, mở rộng tín dụng bán lẻ; Cơ cấu tín dụng chuyển dịch đúng định hướng; Dư
nợ tín dụng tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên và các dự án tốt của các doanh nghiệp lớn.
Vì vậy, dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan, đạt 101,324 tỷ đồng, tăng
16,61% so với cuối năm 2016.
- Eximbank đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín
dụng, chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, chuẩn hóa và tăng cường minh bạch thông
tin ngân hàng trong lộ trình cải thiện các hệ số an toàn, nâng mức xếp hạng tín nhiệm
quốc tế. Chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể: dư nợ nhóm 2 tại thời điểm năm
2017 là 447.79 tỷ đồng, giảm 828.61 tỷ đồng so với cuối 2013. Dư nợ xấu nội bảng tại
thời điểm 31/12/2017 là 2,298 tỷ đồng, giảm 262 tỷ đồng so với 2016. Hệ số an toàn vốn
(CAR) ở mức 15,98%, đáp ứng qui định của NHNN tối thiểu ở mức 9%. Tỷ lệ quĩ
DPRR/ nợ xấu duy trì ở mức cao (45.95% năm 2017). Để làm được điều đó, trong thời
gian qua Eximbank đã triển khai một số giải pháp sau:
+ Tín dụng tăng trưởng vào các dự án hiệu quả và các ngành có chất lượng tín
dụng đảm bảo, đồng thời kiểm soát và giảm dư nợ của các ngành có chất lượng tín dụng
và tình hình thị trường chưa đảm bảo. Tăng trưởng tín dụng theo hướng đa dạng hóa danh
mục đầu tư tín dụng, ưu tiên tăng trưởng tín dụng bán lẻ và giảm dần mức độ tập trung dư
nợ vào các khách hàng doanh nghiệp lớn.
+ Song song với việc tăng trưởng tín dụng, Eximbank cũng luôn chủ động kiểm
soát tốt chất lượng tín dụng, đảm bảo tăng trưởng hiệu quả, an toàn, bền vững.
- Tích cực thu hồi và xử lý nợ xấu: ngân hàng đã xử lý được các vấn đề liên quan
đến khối nợ xấu, với hơn 1.000 tỷ đồng nợ xấu được bán cho VAMC. Ngoài ra,
Eximbank cũng đã tự xử lý nợ xấu hơn 250 tỷ đồng, và đưa tỷ lệ này về dưới mức 2,23%
so với mức 2,95% (tiệm cận mức 3%) ở đầu năm 2017, đạt yêu cầu của Ngân hàng Nhà
nước. Tháo điểm nghẽn nợ xấu bước đầu, Eximbank sẽ có cơ hội cải thiện sức khỏe và
hiệu suất hoạt động trong thời gian tớ Sở dĩ có sự thay đổi lớn như vậy vì hoạt động xử lý
nợ xấu đã được đẩy nhanh hơn, giúp ngân hàng có nguồn hoàn nhập dự phòng đáng kể.
+ Quyết liệt trong công tác quản lý chất lượng tài sản và xử lý nợ xấu; Kết nối chặt
chẽ giữa các bộ phận có liên quan trong công tác xử lý thu hồi nợ có vấn đề, tạo chuyển
biến quan trọng trong thu hồi nợ
+ Vào cuộc quyết liệt, phối hợp và làm việc có hiệu quả với các cơ quan, ban,
ngành để hỗ trợ công tác xử lý nợ đặc biệt là Tòa án nhân dân các cấp, Tổng cục thi hành
án, các cục thi hành án địa phương, cơ quan pháp luật tại các địa bàn có nợ có vấn đề lớn,
có các hồ sơ vướng mắc trong quá trình khởi kiện, thi hành án, xử lý nợ. + Tập trung
mọi nguồn lực để thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý dự phòng rủi ro: Tiếp tục chỉ đạo trực tiếp
công tác xử lý nợ có vấn đề đối với các Chi nhánh có nợ có vấn đề lớn; tiếp tục hỗ trợ
Chi nhánh theo phương châm đổi mới, kỷ cương, trách nhiệm để xử lý, thu hồi nợ thông
qua việc áp dụng linh hoạt đồng thời các biện pháp thu hồi nợ khác nhau, tại các Chi
nhánh có nợ xấu cao, nghiêm túc triển khai "Đề án ngân hàng tốt, ngân hàng xấu".
4.5.2 Những vấn đề còn tồn tại
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Eximbank
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Eximbank
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Eximbank
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Eximbank
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Eximbank

More Related Content

Similar to Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Eximbank

Similar to Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Eximbank (20)

CHAU THI HOANG OANH.doc
CHAU THI HOANG OANH.docCHAU THI HOANG OANH.doc
CHAU THI HOANG OANH.doc
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ - TẢI ...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ  - TẢI ...PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ  - TẢI ...
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ - TẢI ...
 
Luận văn: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK – Chi nhánh Bìn...
Luận văn: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK – Chi nhánh Bìn...Luận văn: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK – Chi nhánh Bìn...
Luận văn: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK – Chi nhánh Bìn...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân Định
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân ĐịnhĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân Định
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tiêu dùng tại Eximbank - Tân Định
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
 
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần SonadeziLuận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
 
Quản Lý Thương Hiệu Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Nghiên Cứu Trường Hợp ...
Quản Lý Thương Hiệu    Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Nghiên Cứu Trường Hợp   ...Quản Lý Thương Hiệu    Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Nghiên Cứu Trường Hợp   ...
Quản Lý Thương Hiệu Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Nghiên Cứu Trường Hợp ...
 
Khóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAY
Khóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAYKhóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAY
Khóa luận: Đánh giá chất lượng tín dụng tại Vietcombank, HAY
 
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty TNHH ...
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty TNHH ...Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty TNHH ...
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty TNHH ...
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Thương mại...
 
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Nguồn Nhân Lực.docx
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Nguồn Nhân Lực.docxLuận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Nguồn Nhân Lực.docx
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Nguồn Nhân Lực.docx
 
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
 
Luận văn: Phân tích năng lực phục vụ của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam dư...
Luận văn: Phân tích năng lực phục vụ của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam dư...Luận văn: Phân tích năng lực phục vụ của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam dư...
Luận văn: Phân tích năng lực phục vụ của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam dư...
 
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC PHỤC VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘN...
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC PHỤC VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘN...PHÂN TÍCH NĂNG LỰC PHỤC VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘN...
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC PHỤC VỤ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘN...
 
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...
Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việ...
 
Đề tài chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO, HOT
 

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com

More from Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com (20)

Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương ĐôngMột Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Phương Đông
 
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công TyLuận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
Luận Văn Thạc Sĩ Xây Dựng Quan Hệ Lao Động Lành Mạnh Tại Công Ty
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường HảiLuận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
Luận Văn Thạc Sĩ Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Bắc Ninh Trường Hải
 
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc NinhLuận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
Luận Văn Tạo Động Lực Lao Động Tại Công Ty Viettel Bắc Ninh
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Xí Nghiệp Xăng Dầu K133
 
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt NamLuận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
Luận Văn Kế Toán Thu, Chi Tài Chính Công Đoàn Tại Công Đoàn Viên Chức Việt Nam
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện NayKhóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
Khóa Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Loại Hình Du Lịch Phượt Giới Trẻ Hiện Nay
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Công Suất 10...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất RượuKhoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng ThànhKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Công Ty Quảng Thành
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô TôKhóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
Khóa Luận Tốt Nghiệp Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Ô Tô
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Điện ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua Và Người Bán Tại Công T...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú LâmKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Nhựa Phú Lâm
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông NghiệpKhóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
Khóa Luận Tốt Nghiệp Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Hóa Tại Công Ty Thép Đạ...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc SơnKhóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
Khóa Luận Tốt Nghiệp Hiện Trạng Môi Trường Tại Công Ty Xi Măng Phúc Sơn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Quảng...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao BiểnKhóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
Khóa Luận Tốt Nghiệp Giải Pháp Công Tác Quản Trị Nhân Lực Tại Khách Sạn Sao Biển
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi TrườngKhoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đại Học Ngành Kĩ Thuật Môi Trường
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Eximbank

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN ĐỀ CUỐI KHÓA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK) Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 Tp.hcm, 2022
  • 2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Tên đơn vị thực tập: Địa chỉ: Họ và tên sinh viên: Nguyễn Song Hiếu MSSV: K154040328 Lớp: K15412 (Khóa 15, ngành Tài chính – Ngân hàng) Thời gian thực tập tại đơn vị: Từ …/…/2019 đến …/…/2019 Tại bộ phận thực tập: ………………………......................................................... Trong quá trình thực tập tại đơn vị sinh viên đã thể hiện (Đánh dấu vào các mức độ: Kém, trung bình, TB khá, khá, tốt) Đánh giá Nội dung Tốt Khá TB khá Trung bình Kém 1 Tuân thủ quy định, nội quy; thời lượng thực tập (số buổi/tuần) theo quy định của đơn vị. 2 Tác phong chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, chỉnh chu, đúng giờ. 3 Thái độ sẵn sàng nhận việc được phân công; hợp tác tốt với đồng đội và đối tác; tận tâm và trung thực trong giải quyết công việc được giao. 4 Kỹ năng giao tiếp qua hội thoại và email. 5 Kỹ năng sử dụng phần mềm máy tính và soạn thảo văn bản. 6 Mức độ tập trung trong làm việc, tham gia tập huấn và tìm hiểu tài liệu tại đơn vị. 7 Khả năng lắng nghe, nắm bắt yêu cầu công việc từ người hướng dẫn. 8 Khả năng đặt câu hỏi tìm hiểu và làm
  • 3. rõ vấn đề. 9 Khả năng nắm bắt, thực hiện những quy trình nghiệp vụ của đơn vị. 10 Khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn đã học vào xử lý công việc thực tế tại đơn vị. Các nhận xét, góp ý giúp sinh viên thực tập hoàn thiện hơn (về kỹ năng, về thái độ, về kiến thức v.v…) ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TP. HCM, ngày … tháng năm 2019 Người hướng dẫn (ký tên và ghi rõ họ tên)
  • 4. MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU..............................................................Error! Bookmark not defined. 1.1 Lý do chọn đề tài .................................................Error! Bookmark not defined. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................Error! Bookmark not defined. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................Error! Bookmark not defined. 1.4. Phương pháp nghiên cứu:...................................Error! Bookmark not defined. 1.5. Nội dung nghiên cứu ..........................................Error! Bookmark not defined. 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ....................................Error! Bookmark not defined. 2.1 Những vấn đề chung về ngân hàng thương mại....................................................9 2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại ................Error! Bookmark not defined. 2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại .........Error! Bookmark not defined. 2.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng ..................Error! Bookmark not defined. 2.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán...............Error! Bookmark not defined. 2.1.2.3 Chức năng tạo tiền.....................................Error! Bookmark not defined. 2.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại ...............Error! Bookmark not defined. 2.2 Những vấn đề chung về hoạt động tín dụng ngân hàngError! Bookmark not defined. 2.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng......................Error! Bookmark not defined. 2.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng ................Error! Bookmark not defined. 2.2.3 Phân loại tín dụng ngân hàng .......................Error! Bookmark not defined. 2.2.3.1 Theo mục đích sử dụng tiền vay................Error! Bookmark not defined. 2.2.3.2.Theo thời hạn sử dụng tiền vay .................Error! Bookmark not defined. 2.2.3.3 Theo hình thức đảm bảo tiền vay ..............Error! Bookmark not defined. 2.2.3.4 Theo thành phần kinh tế ............................Error! Bookmark not defined. 2.2.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng.....................Error! Bookmark not defined. 2.2.4.1 Vai trò đối với nền kinh tế.........................Error! Bookmark not defined.
  • 5. 2.2.4.2 Vai trò đối với người đi vay. .....................Error! Bookmark not defined. 2.2.4.3 Đối với bản thân Ngân hàng......................Error! Bookmark not defined. 2.3 Chất lượng tín dụng Ngân hàng ..........................Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng ngân hàngError! Bookmark not defined. 2.3.1.1 Theo quan điểm của khách hàng ...............Error! Bookmark not defined. 2.3.1.2. Theo quan điểm của Ngân hàng...............Error! Bookmark not defined. 2.3.1.3 Theo quan điểm của xã hội........................Error! Bookmark not defined. 2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại Error! Bookmark not defined. 2.3.2.1 Các chỉ tiêu định tính.................................Error! Bookmark not defined. 2.3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng .............................Error! Bookmark not defined. 2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụngError! Bookmark not defined. 2.3.3.1 Nhân tố khách quan...................................Error! Bookmark not defined. 2.3.3.2 Nhân tố chủ quan.......................................Error! Bookmark not defined. Tóm tắt Chương 2..........................................................Error! Bookmark not defined. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................Error! Bookmark not defined. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................Error! Bookmark not defined. 4.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam ...................................................................................................................................10 4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................10 4.1.2 Cơ cấu tổ chức..............................................................................................13 4.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận ...................................................15 4.1.4 Hoạt động kinh doanh chủ yếu.....................................................................16 4.1.5 Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng 2015 – 2017 .....................16 4.2 Quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam..................21 4.3 Sản phầm cho vay................................................................................................31 4.3.1 Dành cho KHCN ..........................................................................................31 4.3.2 Dành cho khách hàng tổ chức ......................................................................31 4.4 Thực trạng hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam...33
  • 6. 4.4.1 Dư nợ cho vay khách hàng...........................................................................33 4.4.1.1 Phân tích dư nợ cho vay khách hàng theo thời hạn cho vay .....................33 4.4.1.2 Phân tích dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp ....................................................................................................................36 4.4.1.3 Phân tích dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh..............................40 4.4.2 Tỷ lệ nợ quá hạn ...........................................................................................43 4.4.3 Tỷ lệ nợ xấu..................................................................................................45 4.4.4 Hiệu suất sử dụng vốn ..................................................................................48 4.4.5 Thu nhập từ hoạt động tín dụng ...................................................................51 4.5 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng.............................................................52 4.5.1 Những thành tựu đạt được............................................................................52 4.5.2 Những vấn đề còn tồn tại..............................................................................53 4.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại .....................................................55 Tóm tắt Chương 4..........................................................................................................58 5. KẾT LUẬN, Ý NGHĨA ............................................Error! Bookmark not defined. 5.1 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam...........................................................Error! Bookmark not defined. 5.1.1 Mở rộng hoạt động tín dụng về cả phạm vi và đối tượng để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.......................................................Error! Bookmark not defined. 5.1.2 Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng................Error! Bookmark not defined. 5.1.3 Nâng cao chất lượng cấp tín dụng................Error! Bookmark not defined. 5.1.4 Tăng cường giải quyết nợ xấu......................Error! Bookmark not defined. 5.1.5 Hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tinError! Bookmark not defined. 5.1.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...........Error! Bookmark not defined. 5.2 Một số kiến nghị..................................................Error! Bookmark not defined. 5.2.1 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt NamError! Bookmark not defined.
  • 7. 5.2.2 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt NamError! Bookmark not defined. Kết luận chương 5 .........................................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ...................................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................Error! Bookmark not defined.
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng phát triển châu Á ATM : Máy giao dịch ngân hàng tự động CAR : Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CIC : Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia CSDL : Cơ sở dữ liệu CN : Chi nhánh CNTT : Công nghệ thông tin CSTT : Chính sách tiền tệ DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước DPRR : Dự phòng rủi ro DSTT : Doanh số thanh toán HĐKD : Hoạt động kinh doanh HĐQT : Hội đồng quản trị LS : Lãi suất NH : Ngân hàng NHĐT Ngân hàng điện tử NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHBL : Ngân hàng bán lẻ NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng trung ương NQH : Nợ quá hạn SPDV : Sản phẩm dịch vụ SME : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • 9. QTRR : Quản trị rủi ro TSBĐ : Tài sản bảo đảm
  • 10. 4.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam 4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập tại Việt Nam vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/ CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990 và nhận được Giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cho phép Ngân hàng hoạt động trong 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng (tương đương 12,5 triệu đô la Mỹ tại thời điểm thành lập ngân hàng) và có tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (được gọi tắt là “Eximbank”).  Một số thông tin cơ bản về Ngân hàng Tên công ty bằng tiếng Việt : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam Tên công ty bằng tiếng Anh : Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank (Vietnam Eximbank) Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị : Ông Lê Minh Quốc Tổng Giám Đốc : Ông Lê Văn Quyết Địa chỉ đăng ký của Hội sở : Tầng 8, Văn phòng số L8-01-11 + 16, Tòa nhà VINCOM CENTER Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Địa chỉ văn phòng : Tầng 8, Văn phòng số L8-01-11 + 16, Tòa nhà VINCOM CENTER Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại : (84.8) 38.210.056 Fax: (84.8) 38.216.913 Website : http://www.Eximbank.com.vn Ngày đăng ký đầu tiên : 23/07/1992
  • 11. Ngày đăng ký thay đổi lần thứ 27 : 19/04/2017 Cơ quan đăng ký ban đầu : Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh Giấy phép hoạt động kinh doanh : 11/NH-GP ngày 06/04/1992 Số chứng nhận đăng ký thuế : 0301179079 Thông tin cổ phiếu : Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh Mã cổ phiếu : EIB Logo:  Các giai đoạn phát triển Năm 1991, 1992: Được Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài Chính tín nhiệm giao thực hiện một phần chương trình tài trợ không hoàn lại của Thụy Điển dành cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Thụy Điển. Năm 1993: Tham gia hệ thống thanh toán điện tử của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam. Năm 1995: Tham gia tổ chức SWIFT (Tổ ChứcViễnThôngTài Chính Liên Ngân HàngToàn Cầu); Được chọn là 1 trong 6 ngân hàng Việt Nam tham gia Dự án hiện đại hóa ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới –World Bank. Năm 1997: Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Mastercard. Năm 1998: Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tếVisa. Năm 2003: Triển khai hệ thống thanh toán trực tuyến nội hàng toàn hệ thống. Năm 2005: Là ngân hàng đầu tiên tạiViệt Nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tếVisa Debit.
  • 12. Năm 2007: Ký kết hợp tác chiến lược với 17 đối tác trong nước và các đối tác đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật Bản. Năm 2008: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 7.220 tỷ đồng. Năm 2009: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 8.800 tỷ đồng, chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao Dịch Chứng KhoánTP.HCM. Năm 2010: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 10.560 tỷ đồng. Năm 2011: Eximbank tăng vốn điều lệ lên 12.355 tỷ đồng; Eximbank được tạp chí The Banker chọn vào Top 1.000 ngân hàng hàng đầu thế giới và Top 25 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh nhất năm 2010. Năm 2012: Được tạp chí AsiaMoney trao giải thưởng“Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam năm 2012”; Eximbank tiếp tục được xếp hạng trong Top 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2012 do tạp chíThe Banker bình chọn; Eximbank chính thức ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới. Năm 2013: Được Tạp chí Asian Banker trao giải thưởng“Ngân hàng được quản lý tốt nhất tại Việt Nam năm 2013”, Tạp chí EuroMoney trao giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2013”; tiếp tục được xếp hạng trongTop 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2013 do tạp chíThe Banker bình chọn. Eximbank là một trong những ngân hàng đầu tiên gia nhập thành viên phát hành thẻ quốc tế mang thương hiệu JCB tạiViệt Nam. Năm 2014: Được Tạp chí The Banker xếp hạng vào Top 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2014, Eximbank vinh dự nhiều năm liên tiếp đứng trong bảng xếp hạng những ngân hàng hàng đầu thế giới;Tạp chí EuroMoney trao giải thưởng“Ngân hàng tốt nhấtViệt Nam năm 2014”. Eximbank vinh dự nhận giải thưởng “Thanh tóan quốc tế xuất sắc” do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng. Eximbank nhận giải thưởng Top 100 nhà quản lý Tài đức và Top 100 Doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc do Hội liên hiệp Doanh nghiệpViệt Nam trao tặng.
  • 13. Eximbank đạt giải“Báo cáo thường niên Tốt nhất năm 2014”do Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với báo Đầu tư chứng khoán bình chọn. Đây là năm thứ 4 liên tiếp Báo cáo thường niên của Eximbank đạt giải cao trong các kỳ bình chọn. Eximbank nhận giải thưởng“Doanh nghiệp mạnh và bền vững năm 2014”do Trung tâm văn hóa doanh nhân bình chọn. Năm 2015: Được tạp chí Asian Banker trao giải thưởng Ngân hàng Tài trợ Thương mại Tốt nhất năm 2015 (Best Trade Finance Bank); được Tạp chí Asiamoney – Hong Kong trao tặng danh hiệu “Best Local Cash Management Bank in Vietnam 2015” (tạm dịch là “Ngân hàng Quản lý Tiền mặt Nội địa Tốt nhất Việt Nam năm 2015”) do các doanh nghiệp quy mô nhỏ có doanh số hàng năm dưới 100 triệu USD bình chọn. Eximbank và Infosys ký kết triển khai giải pháp phần mềm Infosys Finacle Core Banking, tạo bước đột phá trong việc khai thác và phát triển thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại. Năm 2016: Eximbank vinh dự nhận giải thưởng “Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2016” do Ngân hàng JPMorgan (Mỹ) trao tặng. Năm 2017: Chính thức ra mắt Dịch vụ Tài chính Daimler cùng ngân hàng Eximbank tại Việt Nam. Eximbank chính thức ra mắt thẻ tín dụng quốc tế Eximbank – JCB Platinum Travel Cash Back. Eximbank dành 1.000 tỉ đồng cho chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp 2017. Giải thưởng Chất lượng Điện Thanh toán Xuyên suốt Xuất sắc 2016 của HSBC- HSBC 2016 Straight - Through Processing (STP) Excellence Award. Giải thưởng Chất lượng Điện Thanh toán Xuyên suốt 2016 của Bank of New York Mellon BNY Mellon 2016 Straight – Through Processing (STP) Award. Giải thưởng Ghi nhận Chất lượng Thanh toán Bù trừ đồng Đô - la Mỹ 2017 của J.P.Morgan J.P.Morgan 2017 Quality Recognition Award for U.S. Dollar Clearing. Giải thưởng Vận hành Điện Thanh toán Xuất sắc 2016 của Wells Fargo-Wells Fargo 2016 Operational Excellence Award. 4.1.2 Cơ cấu tổ chức
  • 14. Sơ đồ 4.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nguồn: Báo cáo thường niên 2018 của Eximbank
  • 15. 4.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận - Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng. - Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng. - Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng. - Các Hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có bốn Hội đồng, bao gồm: + Hội đồng nhân sự: có chức năng tư vấn cho Ngân hàng các vấn đề về chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực để phát huy cao nhất sức mạnh của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của Ngân hàng. + Hội đồng ALCO: có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. + Hội đồng đầu tư: có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ý kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. + Hội đồng tín dụng: quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống Ngân hàng, xét cấp tín dụng của Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi theo Quy chế xét miễn giảm lãi. - Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc,
  • 16. các Giám đốc khối, Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ. 4.1.4 Hoạt động kinh doanh chủ yếu Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định của Nhà nước. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi; cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản. Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi (Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option). Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, Cheque. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ. Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước. Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...) Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking. Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách. 4.1.5 Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng 2015 – 2017 Nhìn tổng quan hoạt động kinh doanh của Eximbank trong giai đoạn 2015 - 2017 có thể thấy khái quát ở Bảng 4.1:
  • 17.
  • 18. Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của Eximbank giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổng tài sản Tỷ đồng 124,850 128,802 149,370 3,952 3.17% 20,568 15.97% Huy động vốn từ các tổ chức và dân cư Tỷ đồng 98,431 102,351 117,540 3,920 3.98% 15,189 14.84% Tổng dư nợ Tỷ đồng 84,760 86,891 101,324 2,132 2.51% 14,433 16.61% Tỷ lệ nợ xấu % 1.86 2.95 2.27 1.09 58.60% -0.68 -23.05% LN trước thuế Tỷ đồng 61 391 1,018 330 540.98% 627 160.36% LN sau thuế Tỷ đồng 40 309 823 269 672.50% 514 166.34% Nguồn: Báo cáo Thường niên các năm 2014-2016 của Eximbank Mặc dù trong những năm vừa qua, môi trường kinh doanh luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng Eximbank với sự nổ lực của mình đã đạt được những kết quả nhất định: - Về tổng tài sản: Qua các năm tổng tài sản Eximbank không ngừng được nâng cao với mức tăng mạnh nhất là giai đoạn 2016 – 2017. Cụ thể năm 2016 tổng tài sản tăng 3,952 tỷ đồng tương đương 3.17% so với năm 2015 nhưng đến năm 2017, tổng tài sản quy đổi ra tiền đồng đạt 149,370 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm (tương đương 20,568 tỷ đồng), hoàn thành 99.6% kế hoạch (kế hoạch tổng tài sản năm 2017 là 150,000 tỷ đồng). Tổng tài sản tăng so với đầu năm chủ yếu là do vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng 14,8% (tương đương 15.188 tỷ đồng). - Huy động vốn từ các tổ chức và dân cư: tình hình huy động vốn giai đoạn 2015 - 2016 vẫn chứng kiến mức tăng nhưng số tăng và tốc độ tăng lại có phần nhỏ hơn giai đoạn 2016 -2016. Cụ thể năm 2016, huy động vốn từ các tổ chức và dân cư so với năm 2015 chỉ tăng 3,920 tỷ đồng, tương đương 3.98%. Trong khi đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư quy đổi tiền đồng năm 2017 đạt 117,540 tỷ đồng, tăng 14.8% so với 2016 (tương đương 15,188 tỷ đồng), hoàn thành 97,9% kế hoạch (kế hoạch huy động vốn năm 2017 là 120,000 tỷ đồng). Theo đó, vốn huy động tiền đồng đạt 109,218 tỷ đồng, tăng 16,9% so với đầu năm (tương đương 15,788 tỷ đồng). Vốn huy động ngoại tệ quy
  • 19. USD từ tổ chức kinh tế và dân cư là 367,1 triệu USD, giảm 6.6% so với đầu năm (tương đương 25,9 triệu USD). Xét về đối tượng huy động vốn: đến 31/12/2017 số dư huy động vốn cá nhân đạt 87,607 tỷ đồng, tăng 14% so đầu năm, chiếm 75% tổng vốn huy động toàn hệ thống, với quy mô khách hàng cá nhân chiếm đến 96% tổng lượng khách hàng của Eximbank, đạt 1.176.133 khách hàng cá nhân, tăng 8% so với đầu năm. Cơ cấu nguồn vốn huy động trong năm 2017 tiếp tục thay đổi tích cực theo xu hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn (từ tỷ trọng 22% năm 2015 lên tỷ trọng 35% năm 2017), đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn huy động và đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn. Đặc biệt, vốn huy động của khách hàng dịch chuyển sang kỳ hạn 18 tháng và 24 tháng, thể hiện niềm tin của khách hàng khi gửi tiền tại Eximbank. Để đạt được sự tăng trưởng trong 2017 như trên, Eximbank đã kịp thời triển khai các chính sách huy động vốn, đẩy mạnh nguồn huy động vốn ổn định từ dân cư, phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước và với xu hướng thị trường. Bên cạnh đó, Eximbank tích cực triển khai các chương trình, sản phẩm, công nghệ mới hướng đến đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhằm gia tăng nền tảng khách hàng và đạt được sự hài lòng của khách hàng khi giao dịch tại Eximbank. Về sản phẩm, chương trình khuyến mãi huy động vốn, bên cạnh 12 sản phẩm đáp ứng nhu cầu gửi tiền đa dạng của khách hàng, Eximbank thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi ưu đãi cho khách hàng và phát triển các tiện ích mới phục vụ khách hàng. Trong năm 2017, Eximbank đã triển khai sản phẩm Tiền gửi Online riêng biệt cho kênh giao dịch Internet Bannking và Mobile Banking nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng tiện ích gửi tiền online và được hưởng lãi suất cao hơn so với tại quầy giao dịch. Và nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn dành cho khách hàng cá nhân gửi tiền tại Eximbank với danh mục quà tặng đa dạng, thiết thực, giá trị cao, cơ hội trúng thưởng lớn Hoạt động huy động KHDN trong năm 2017 có nhiều biến động nhưng công tác huy động vốn đã nỗ lực tăng trưởng tốt. Đến 31/12/2017, huy động Vốn khách hàng Doanh nghiệp đạt 29,933 tỷ đồng, tăng 4,620 tỷ đồng so với đầu năm 2016. Để đạt được kết quả này, trong năm Eximbank triển khai xuyên suốt các Chương trình kích thích bán
  • 20. hàng để khuyến khích Chi nhánh/ Phòng giao dịch đẩy mạnh công tác huy động vốn trong năm 2017. - Tổng dư nợ: cùng với xu hướng tăng của tình hình huy động vốn thì hoạt động tín dụng lại cho thấy tốc độ tăng trưởng đều qua tăng năm. Cụ thể năm 2015 dư nợ đạt 84,760 tỷ đồng thì đến năm 2016 thì còn số này tăng lên là 86,891 tỷ đồng, tương đương 2,132 tỷ đồng, tương đương 2.51% so với năm 2015. Đến năm 2017 ghi nhận mức tăng mạnh với dư nợ tín dụng đạt 101,324 tỷ đồng, tăng 14,433 tỷ đồng, tương đương 16.61% so với năm 2016. Có được kết quả này là do tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN đến 31/12/2016 là 39.840 tỷ đồng, tăng 3.855 tỷ đồng (tương đương 11%) so với 2015, chiếm tỷ trọng 46% trên tổng dư nợ hệ thống (trong đó, dư nợ bán lẻ đạt 35.678 tỷ đồng và tăng 3.983 tỷ so với năm 2015). Năm 2017, bằng nhưng giải pháp đồng bộ hoạt động cho vay bán lẻ tăng trưởng tốt và khá đồng đều qua các tháng trong năm, dư nợ bán lẻ tăng 23% so với cuối năm 2016, góp phần vào mức tăng dư nợ của toàn hệ thống. Ngoài ra, hoạt động cho vay KHDN năm 2017 có mức tăng trưởng khá (12%) so với năm 2016, dư nợ cho vay KHDN đạt 52.737 tỷ đồng. Để đạt được kết quả trong hoạt động cấp tín dụng, Khối KHDN đã triển khai các chương trình khen thưởng đội ngũ cán bộ bán hàng tại các Chi nhánh/Phòng giao dịch, các chương trình thúc đẩy tăng dư nợ cho vay ngắn hạn và triển khai các sản phẩm cho từng phân khúc khách hàng (Fin LC, Fin SME…) và các chính sách lãi suất ưu đãi cho KHDN. - Tỷ lệ nợ xấu: nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của Eximbak qua các năm có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức khá cao so với các ngân hàng bạn. Ngoài ra mức giảm của tỷ lệ nợ xấu chưa có dấu hiệu bền vững khi năm 2015 nợ xấu chỉ là 1.86% như đến năm 2016 co số này đã tăng lên là 2.95% ( tương đương 1.09%) và chỉ có mức giảm nhẹ vào năm 2017 với tỷ lệ là 2,27%. Tuy nhiên theo đánh giá thì, công tác xử lý nợ xấu đạt kế hoạch năm 2017, giúp mang lại nguồn hoàn nhập dự phòng và thu lãi treo. Trong năm 2017, Eximbank đã ký hợp đồng triển khai xây dựng mới hệ thống xếp hạng tín dụng vận hành ngoài hệ thống Korebank, có tính năng xác định xác suất vỡ nợ (PD) nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản trị rủi ro trong khâu phê duyệt tín dụng và từng bước đáp ứng yêu cầu tuân thủ Basel II, dự kiến dự án sẽ hoàn thành đưa vào vận hành vào giữa năm 2018.
  • 21. Song song đó, hiện nay Eximbank đang thực hiện rà soát, đánh giá quy trình cấp tín dụng hiện hữu với sự tư vấn của Công ty TNHH Ernst & Young để cải tiến, nâng cấp toàn bộ nhằm tối ưu hóa về thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn của khách hàng, đáp ứng môi trường cạnh tranh trong kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản trị rủi ro và là cơ sở từng bước tiếp cận Basel II. - Lợi nhuận trước thuế: Tính đến cuối năm 2017, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.018 tỷ đồng. Eximbank đã hoàn toàn thoát khỏi lỗ lũy kế sau 2 năm kể từ 2015. Kết quả kinh doanh năm 2017 đã có nhiều khởi sắc, lợi nhuận trước thuế vượt 69,6% so với kế hoạch được Đại hội đồng Cổ đông giao. Kết quả kinh doanh năm 2017 thể hiện sự cố gắng, phấn đấu rất lớn từ Ban Tổng giám đốc trong việc thực hiện các chỉ đạo, định hướng của HĐQT, giữ vững và phát triển nền tảng khách hàng, tăng trưởng hoạt động tín dụng và huy động, tích cực xử lý nợ xấu tồn đọng và thực hiện tái cơ cấu ngân hàng phù hợp với định hướng tái cấu trúc Eximbank Mới. - Lợi nhuận sau thuế: đi cùng với lợi nhuận trước thuế thì lợi nhuận sau thuế đã chứng kiến mức tăng mạnh trong giai đoạn 2015 – 2017. Cụ thể, năm 2016 LNST của Eximbank đạt 309 tỷ đồng, tăng 269 tỷ đồng, tương đương 672.50% so với năm 2015. Đến năm 2017, LNST đạt 823 tỷ đồng, tăng 514 tỷ đồng, tương đương 166.34% so với năm 2016. 4.2 Quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
  • 22. Lưu đồ 4.1 Quy trình xét duyệt cho vay tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Phòng Tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định Chưa đủ cơ sở để thẩm định Chưa Rõ Chưa đạt yêu cầu Đạt Nhận hồ sơ để thẩm định Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn Tiếp nhận hồ sơ Lập báo cáo thẩm định Lưu hồ sơ, tài liệu Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định. Bổ sung, giải trình Thẩm định Kiểm tra, kiểm soát Kiểm tra sơ bộ hồ sơ
  • 23. Nguồn: Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
  • 24. Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn - Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng: + Tư vấn, thương thảo điều kiện vay vốn Do có bộ tín dụng (hoặc trưởng, phó phòng tín dụng) thực hiện giới thiệu, giải thích, tham vấn, thương thảo. Các trường hợp từ chối khách hàng cần phải có ý kiến của trưởng/phó phòng TD hoặc Giám đốc/ phó giám đốc chi nhánh. + Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: Các loại giấy tờ trong hồ sơ vay vốn • Nhằm tránh tình trạng khách hàng phải giải trình, bổ sung hồ sơ và đi lại nhiều lần, khi nhận hồ sơ vay vốn CBTD phải kiểm tra sơ bộ các yếu tố: (i) Bộ hồ sơ đủ loại và đủ số lượng theo yêu cầu (ii) Các giấy tờ có đủ chữ ký và dấu xác nhận của các cơ quan liên quan (iii) Các loại giấy tờ có phù hợp với nhau về nội dung. • Khách hàng vay vốn lần đầu tại NHNT cần xuất trình các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của bên vay. Các lần vay tiếp theo, khách hàng không phải lập lại các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của bên vay song phải bổ sung trong trường hợp có thay đổi như: tăng vốn điều lệ, bổ sung ngành hàng kinh doanh, tahy đổi chủ sở hữu, tahy đổi người đứng đầu doanh nghiệp, kế toán trưởng ..v..v.. • Để có thể theo dõi khách hàng được liên tục và giảm thời gian xem xét cho vay khi khách hàng có yêu cầu, CBTD cần có kế hoạch chủ động thu nhập các loại giấy tờ phản ánh tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách định kỳ, ít nhất một năm một lần. • Do hồ sơ đảm bảo tiền vay đóng vai trò hết sức quan trọng trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm vì vậy CBTD cần hết sức thận trọng trong khâu kiểm định tình pháp lý và tính đủ của bộ hồ sơ. Bước 2: Thẩm định cho vay - Yêu cầu: Cán bộ tín dụng, trưởng, phó phòng tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện bước thẩm định cho vay. - Trình tự thực hiện:
  • 25. • CBTD thực hiện thẩm định và viết báo cáo thẩm định trình trưởng/ phó phòng tín dụng. • Trưởng/ phó phòng tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin nêu tại báo cáo thẩm định và: (i) Hoặc là nhất trí với các nội dung nêu tại báo cáo (ii) Hoặc là đề nghị CBTD làm rõ hoặc bổ sung thêm một số nội dung (iii) Hoặc là do nhận thấy báo cáo thẩm định không đạt yêu cầu hoặc do khoản vay quá phức tạp vượt khả năng làm việc của CBTD, giao cho cán bộ tín dụng khác thực hiện việc tái thẩm định khoản vay. • Sau khi nhất trí với các thông tin nêu tại báo cáo thẩm định, tái thẩm định ( hoặc không nhất trí song đã có ý kiến nêu rõ tại báo cáo thẩm định, tái thẩm định), trưởng phó phòng tín dụng ký tên và trình tiếp lên Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh. - Nội dung thẩm định: Thẩm định cho vay được thực hiện trên cơ sở 3 nguồn thông tin: (i) Hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp; (ii) Khảo sát thực tế và (iii) Các nguồn khác. - Lập tờ trình, báo cáo thẩm định/ tái thẩm định: • Cán bộ tín dụng, cán bộ tái thẩm định có trách nhiệm lập tờ trình/ báo cáo thẩm định, tái thẩm định. • Báo cáo thẩm định có thể được lập sau khi kết thúc quá trình thẩm định song cũng có thể lập song song với quá trình thẩm định khoản vay. • Báo cáo thẩm định/ tái thẩm định cần được thể hiện mạch lạc, sạch sẽ không tẩy xóa, phản ánh trung thực các thông tin thu nhập, tổng hợp được. • Trường hợp cần thiết phải tái thẩm định, cán bộ thẩm định thực hiện các bước qui định đối với CBTD và có thể lựa chọn hoặc (i) Lập báo cáo thẩm định riêng hoặc (ii) Bổ sung ý kiến vào Báo cáo thẩm định do CBTD lập. • Ý kiến của trưởng/phó tín dụng được nêu tại phần cuối của Báo cáo thẩm định. Bước 3: Quyết định cho vay - Ra quyết định cho vay: • Đồng ý cho vay: Trong trường hợp này, Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh ghi rõ đồng ý cho vay, các điều kiện cho vay (nếu có), ký tên, ghi ngày ký tên và chuyển trả hồ sơ cho phòng tín dụng thực hiện các bước tiếp theo.
  • 26. • Từ chối cho vay: Trong trường hợp này, Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh ghi nội dung thông tin cần tìm hiểu thêm và chuyển trả toàn bộ hồ sơ cho phòng tín dụng thực hiện các bước tiếp theo. - Thực hiện quyết định cho vay: + Trường hợp đồng ý cho vay: • CBTD dự thảo và trình trưởng/phó phòng tín dụng các văn bản • Trưởng/phó phòng tín dụng kiểm tra, kiểm soát, ký kiểm soát trên từng trang hợp đồng tín dụng, ký kiểm soát các công văn giấy tờ có liên quan do CBTD dự thảo và trình tiếp Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh duyệt ký. • Tùy tình hình thực tế, cán bộ tín dụng có thể lựa chọn tiến hành việc lấy chữ ký cảu khách hàng trên hợp đồng tín dụng trước hoặc trình kiểm soát. • Sau khi hợp đồng và các văn bản khác (nếu có) đã được Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh duyệt ký, CBTD lấy số công văn, đóng dấu và gửi cho khách hàng theo quy định. • Chậm nhất sau một ngày làm việc kể từ khi việc ký kết Hợp đồng tín dụng hoàn tất, CBTD phải thực hiện việc khai báo trên máy tính theo quy định. + Trường hợp từ chối cho vay: • CBTD dự thảo thông báo trả lời từ chối khách hàng, nêu rõ lý do từ chối cho vay. • Trình trưởng/phó phòng tín dụng hoặc Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh (trường hợp cần thiết) duyệt ký. • Gửi trả lại khách hàng toàn bộ các loại hồ sơ khách hàng đã cung cấp đính kèm theo thư, công văn từ chối. + Trường hợp bổ sung/ kiểm tra lại thông tin + Trường hợp thông qua Hội đồng tín dụng cơ sở và trưng cầu thẩm định của bên thứ ba. + Trường hợp trình Tổng giám đốc xét duyệt Bước 4: Quy trình phát tiền vay: - Nguyên tắc thực hiện
  • 27. • Chỉ thực hiện phát tiền vay khi khách hàng thảo mãn đầy đủ các điều kiện quy định tại Hợp đồng tín dụng. • Thực hiện phát tiền vay theo tiến độ sử dụng tiền vay của khách hàng. • Có căn cứ chứng minh việc sử dụng vốn vay phù hợp với các thỏa thuận ghi tại Hợp đồng tín dụng. - Trình tự thực hiện quy trình phát tiền vay: + Hướng dẫn, nhận hồ sơ phát tiền vay: Khi khách hàng yêu cầu phát tiền vay, tùy từng mục đích sử dụng vốn vay như đã thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng, CBTD hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục phát tiền vay như Lập giấy ủy nhiệm chi, lập các giấy nhận nợ/yêu cầu phát tiền vay theo mẫu, cung cấp các giấy tờ chứng minh việc sử dụng vốn vay… + Xét duyệt phát tiền vay: • Kiểm tra nội dung của Giấy nhận nợ/ Yêu cầu phát tiền vay • Kiểm tra các chứng từ kèm theo • Trường hợp thấy cần thiết, CBTD thực hiện kiểm tra khảo sát thực tế trước khi quyết định phát tiền vay. • Cán bộ tín dụng cần đặc biệt lưu ý các trường hợp yêu cầu phát tiền vay bất thường không phù hợp với thông lệ như khoảng cách giữa các lần phát tiền vay quá cấp tập, tập trung chuyển tiền vào một đụa chỉ trong khi Hợp đồng tín dụng nêu ra nhiều địa chỉ, tính hợp pháp hợp lệ cảu các chứng từ kèm theo có dấu hiệu đáng ngờ… • Sau khi kiểm tra kỹ các căn cứ rút vốn, CBTD ký trên giấy nhận nợ và ký nhận trên giấy yêu cầu phát tiền vay và trình trưởng/phó phòng tín dụng duyệt. • Trưởng/phó phòng tín dụng kiểm tra toàn bộ hồ sơ yêu cầu phát tiền vay, ký kiểm soát và trình tiếp Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh duyệt. • Trường hợp phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay đã được ủy quyền phát tiền vay hợp lệ thì bộ hồ sơ không cần trình duyệt Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh. + Thực hiện phát tiền vay: • Trường hợp chấp thuận phát tiền vay: CBTD chuyển hồ sơ cho bộ phận kế toán để thực hiện phát tiền vay theo yêu cầu cửa khách hàng.
  • 28. • Trong các trường hợp khác: CBTD dự thảo công văn trả lời, trình trưởng/phó phòng tín dụng ký kiểm soát và trình tiếp Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh duyệt ký gửi khách hàng. • Ghi theo dõi tình hình phát tiền vay: Sau khi phát tiền vay, CBTD phải kiểm tra số liệu trên máy tính có khớp đúng với hồ sơ phát tiền vay; Cập nhập số liệu vào bảng Theo dõi thực hiện hợp đồng đính kèm Hợp đồng tín dụng. • Riêng đối với trường hợp khách hàng vay vốn để thanh toán L/C nhập khẩu, việc phát tiền vay sẽ được bộ phận thanh toán nhập khẩu thông báo cho bộ phận tín dụng.
  • 29. Bước 5: Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay - Trình tự thực hiện: + Xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay • Căn cứ đặc thù cho vay trên địa bàn, trưởng phó phòng tín dụng chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay một số loại cho vay cơ bản. • Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay phải được trưởng/phó phòng tín dụng phê duyệt. • Nội dung bản Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay cần nêu rõ. + Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay • Cán bộ tín dụng chủ động thực hiện bản Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay. • Trường hợp cần thiết, CBTD trình trưởng/phó phòng tín dụng bổ sung lực lượng nhằm bảo đảm chất lượng kiểm tra sử dụng vốn vay được tốt nhất. • Trường hợp phát hiện khoản vay có dấu hiệu rủi ro, CBTD cần chủ động báo cáo trưởng/phó phòng tín dụng tổ chức kiểm tra vốn vay đột xuất. • Trường hợp điều kiện thực tế của khoản vay không cho phép kiểm tra vốn vay theo nội dung bản Kế hoạch kiểm tra, CBTD cần báo cáo lại trưởng/ phó phòng tín dụng xin ý kiến điều chỉnh thích hợp. • Trường hợp khách hàng không hợp tác tạo điều kiện để kiểm tra sử dụng vốn vay, CBTD cần kiên trì thuyết phục và đảm bảo thực hiện bằng được việc kiểm tra sử dụng vốn vay theo quy định. + Lập biên bản và bảo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay: • Sau mỗi lần kiểm tra sử dụng vốn vay, CBTD cần lập biên bản hoặc báo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay trình trưởng/phó phòng tín dụng có ý kiến. • Tại Biên bản/Báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay, CBTD phải có ý kiến rõ ràng về việc: (i) Khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích như đã thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng (ii) Giá trị tài sản hình thành từ vốn vay có cân đối với số tiền đã giải ngân (iii) Tình hình tài sản (iv) Các ý kiến đề xuất kiến nghị. • Trưởng/phó phòng tín dụng căn cứ Biên bản/Báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay của CBTD để quyết định.
  • 30. • Trong phạm vu quyền hạn được Tổng giám đốc ủy quyền, căn cứ nội dung báo cáo của phòng tín dụng, Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh ra các quyết định xử lý phù hợp. Bước 6: Quy trình thu hồi nợ vay - Nguyên tắc thực hiện • Kiểm soát chặt chẽ mọi nguồn thu của khách hàng để thu hồi nợ vay đúng hạn. • Tích cực xử lý sớm mọi khoản vay có dấu hiệu trả nợ không đúng hạn. - Trình tự thực hiện + Đôn đốc thu hồi nợ gốc và nợ lãi khi đến hạn. • Tối thiểu trước 10 ngày đến hạn trả nợ (đối với loại cho vay thông thường), CBTD thảo công văn gửi khách hàng thông báo về thời hạn trả nợ. • Đồng thời gửi Thông báo về thời hạn trả nợ cho khách hàng. + Thực hiện thu nợ • Đến hạn trả nợ, CBTD phối hợp cùng bộ phận kế toán (gửi phiếu tính lãi, nhắc số Hợp đồng tín dụng cần thu nợ), bộ phận quỹ ( trường hợp khách hàng trả nợ bằng tiền mặt) để thực hiện thu nợ. • Chậm nhất sau một ngày làm việc kể từ khi thực hiện thu nợ., CBTD thu thập các chứng từ chứng minh việc trả nợ của khách hàng. • Kiểm tra các thông tin liên quan trên máy tính nhằm xác định sự khớp đúng với các thông tin lưu tại hồ sơ. + Chuyển nợ quá hạn • Trường hợp Hợp đồng tín dụng qui định rõ kỳ hạn trả nợ là một ngày xác định, ngoài ra không có quy định gì khác. • Ngoài các thông tin liên quan đến việc chuyển nợ quá hạn, Thông báo chuyển nợ quá hạn cần nêu rõ các biện pháp tiếp theo của Ngân hàng nếu khách hàng tiếp tục không trả nợ đúng hạn. • Trường hợp xét thấy cần thiết, CBTD phải đề xuất với trưởng/phó phòng tín dụng, Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh tổ chức gặp gỡ trực tiếp đại diện có thẩm quyền của khách hàng để đòi nợ.
  • 31. • CBTD cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức theo dõi khách hàng sát sao, thường xuyên báo cáo trưởng/phó phòng tín dụng, Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh nhằm lựa chọn và áp dụng kịp thời các biện pháp thu hồi nợ hữu hiệu. + Xử lý tái sản bảo đảm để thu nợ Trường hợp khách hàng không trả được nợ vay đúng hạn đối với khoản vay có tài sản đảm bảo, CBTD có thể xem xét và đề xuất xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ. 4.3 Sản phầm cho vay 4.3.1 Dành cho KHCN Cho vay mua/ Xây dựng/ sửa chữa nhà: là giải pháp tài chính đối với KHCN có nhu cầu xây mới nhà hoặc mua nhà mới, mua đất, mua căn hộ dự án. Cho vay tiêu dùng: là giải pháp tài chính đối với các khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cá nhân như: vay mua xe ô tô, vay tiêu dùng không đảm bảo bằng tài sản, vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, vay cầm cố giấy tờ có giá, thấu chi tài khoản, vay du học, vay duy trì tài chính liên tục... Cho vay kinh doanh: là giải pháp tài chính đối với khách hàng là hộ kinh doanh có nhu cầu mở rộng quy mô công ty như: sản phẩm kinh doanh Tài Lộc, vay đầu tư tài dản cố định, vay kinh doanh sạp chợ, vay trong ngành khai thác thủy sản,... 4.3.2 Dành cho khách hàng tổ chức Đối với nhu vốn lưu động: nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong suốt chu kì kinh doanh, Eximbank sẵn sàng đáp ứng nhu cầu một cách kịp thời, với nhiều hình thức vay vốn phù hợp với dòng tiền trong kinh doanh và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Đối với nhu cầu vay vốn trung dài hạn: Eximbank cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ đa dạng trong lĩnh vực cho vay vốn dài hạn dành cho các dự án đầu tư. Eximbank luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình thực hiện dự án như từ thẩm định, tư vấn, cho vay và cho đến quản lí dự án. Cho vay ngắn hạn: là hình thức cấp tín dụng kì hạn tối đa 12 tháng, trong đó Eximbank đáp ứng nhu cầu vay vốn gắn liền mục đích vay, phương án kinh doanh cụ thể. Đặc điểm của sản phẩm: mỗi lần có nhu cầu rút vốn, doanh nghiệp sẽ phải lập 01 bộ hồ
  • 32. sơ vay và tổng số tiền giải ngân ≤ Số tiền vay cam kết trong hợp đồng. Sản phẩm này hướng tới phân khúc khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn không thường xuyên, hoặc vay có tính chất mùa vụ. Tài trợ vốn lưu động – Hạn mức tín dụng ngắn hạn: là hình thức cấp tín dụng trong đó doanh nghiệp được quyền rút theo hạn mức tín dụng đã được cấp trong một khoảng thời gian nhất định (tối đa không quá 12 tháng). Khi sử dụng gói tín dụng này, doanh nghiệp chỉ phải lập 01 hồ sơ cho nhiều khoản vay trong một chu kì kinh doanh (tối đa không quá 12 tháng) của mình. Chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số. Tổng doanh số cho vay trong thời gian cho vay có thể lớn hơn hạn mức tín dụng nếu doanh nghiệp thường xuyên trả nợ. Sản phẩm thích hợp với doanh nghiệp có nhu cầu vốn thường xuyên, tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh và có uy tín đối với Eximbank Tài trợ vốn lưu động – Thấu chi: là hình thức cấp tín dụng trong đó Eximbank cho phép doanh nghiệp chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của mình. Doanh nghiệp được phép chi vượt số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán trong hạn mức thấu chi được cấp. Khi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán dương (>0), doanh nghiệp được hưởng lãi suất tiền gửi. Ngược lại, khi số dư âm (<0), doanh nghiệp phải trả lãi suất thấu chi. Nợ gốc được trả tự động khi doanh nghiệp có bất kì khoản tiền ghi có nào về tài khoản. Cho vay dự án mới: Eximbank cung cấp nguồn vốn dài hạn cho các dự án đầu tư mới trong tất cả các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Với tiềm lực tài chính lớn và nhiều năm kinh nghiệm, Eximbank có thể tài trợ nguồn vốn dài hạn để đầu tư phát triển từ những dự án qui mô nhỏ như khách sạn mini, nhà hàng ăn uống cho đến những dự án qui mô rất lớn như khu đô thị mới, nhà máy sản xuất thép hay công trình thủy điện. Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nguồn vốn, Eximbank có thể thẩm định, tư vấn, giúp doanh nghiệp lập phương án tài chính cũng như dòng tiền tương lai cho các dự án đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Các dự án bất động sản: Bao gồm trung tâm thương mại, văn phòng làm việc, bệnh viện, trường học, khu đô thị mới...; Các dự án xây dựng nhà xưởng và mua sắm thiết bị: Bao gồm nhiều ngành như xi măng, thép, thủy điện, nhiệt điện, phong điện, may mặc, hóa dầu, thủy sản, nông sản, lâm sản...; Các dự án mua sắm phương tiện vận tải: Bao gồm mua sắm tàu biển (tàu chở dầu, tàu chở hàng khô, tàu chở container),
  • 33. máy bay (máy bay chở khách, máy bay vận tải), ôtô (xe container, xe khách) và một số phương tiện khác; Các dự án đặc biệt: Các dự án có bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), các dự án năng lượng tái tạo (sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng thế giới - WB) và các dự án khác. 4.4 Thực trạng hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 4.4.1 Dư nợ cho vay khách hàng Dư nợ cho vay là chỉ số rất phổ biến để tính thực trạng hoạt động cho vay của một TCTD. Bởi vì doanh số cho vay có cao nhưng tỷ lệ khách hàng tất toán cao thì cũng không mang lại được nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Chính dư nợ cho vay là “nguồn” của sản sinh lợi nhuận của Ngân hàng. Việc duy trì một dư nợ cho vay lớn đồng nghĩa với việc ngân hàng đang thu lợi lớn, dĩ nhiên là phải đảm bảo tỷ lệ xấu an toàn cho hoạt động của ngân hàng. 4.4.1.1 Phân tích dư nợ cho vay khách hàng theo thời hạn cho vay Bảng 4.2 Dư nợ cho vay khách hàng theo thời hạn cho vay của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nợ ngắn hạn 55,202 66.23 45,599 52.33 31,618 37.30 34,015 40.13 46,678 55.07 Nợ trung hạn 9,644 11.57 12,384 14.21 15,806 18.65 14,901 17.58 12,353 14.57 Nợ dài hạn 18,506 22.20 29,162 33.46 37,334 44.05 37,974 44.80 42,291 49.90 Tổng cộng 83,354 100 87,147 100 84,760 100 86,891 102.51 101,324 119.54 Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng hợp Căn cứ bảng 4.2 có thể thấy tỷ trọng củ nợ ngắn hạn, trung và dài hạn qua từng năm có sự thay đổi. Cụ thể trong giai đoạn 2013 – 2014 thì nợ nợ ngắn hạn hầu như chiếm tỷ trọng trên 50%/ tổng dư nợ. Theo đó năm 2013 nợ ngắn hạn là 55,202 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66.23% trong khi đó nợ trung hạn, dài hạn lần lượt chỉ là 9,644 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 11.57%) và 18,506 tỷ đồng (tỷ trọng 22.20%). Năm 2014 nợ ngắn hạn
  • 34. chiếm 45,599 tỷ đồng, tương đương 52.335/ tổng dư nợ và kế đến là nợ dài hạn là 29,162 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33.46%/ tổng dư nợ. Giai đoạn 2015 – 2017, lại cho thấy sự tăng dần trong tỷ trọng nợ dài hạn so với nợ ngắn hạn. Cụ thể năm 2015 dư nợ dài hạn đạt 37,334 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44.05%/ tổng dư nợ, năm 2016 dư nợ dài hạn đạt 37,974 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44.80% và năm 2017 dư nợ dài hạn đạt 42,291 tỷ đồng, tương đương tỷ trọng 49.90%/ tổng dư nợ. Tuy trong năm 2017 tỷ trọng nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất 55.07%/ tổng dư nợ nhưng việc dư nợ dài hạn liên tục tăng qua các năm cũng đã phản ánh khá rõ sự chuyển biến trong cơ cấu cho vay, theo đó Eximbank ngày càng chú trọng phát triển cho vay các sản phẩm dịch vụ mà có thời hạn cho vay trên 60 tháng, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm như cho vay mua nhà, đất (bất động sản), cho vay mua xe ô tô, cho vay tiêu dùng. Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng theo thời hạn cho vay của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nợ ngắn hạn (9,603) -17.40 (13,981) -30.66 2,397 7.58 12,663 37.23 Nợ trung hạn 2,739 28.40 3,422 27.63 (905) -5.73 (2,548) -17.10 Nợ dài hạn 10,656 57.58 8,172 28.02 640 1.71 4,317 11.37 Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng hợp Về nợ ngắn hạn: tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2013-2015 chứng kiến sự sút giảm mạnh qua từng năm như lại có mức tăng trở lại trong giai đoạn 2016-2017. Cụ thể năm 2014, nợ ngắn hạn giảm 9,603 tỷ đồng, tương đương 17.40% so với năm 2013 và năm 2015 có mức giảm mạnh là 13,981 tỷ đồng, tương đương 30.66% so với năm 2014. Tuy nhiên trong năm 2016, dư nợ ngắn hạn có mức tăng nhẹ là 2,397 tỷ đồng, tương đương 7.58% so với năm 2015 và có mức tăng mạnh là 12,663 tỷ đồng, tương đương 37.23% so với năm 2016.
  • 35. Về nợ trung hạn: qua bảng 2.3 cho thấy dư nợ trung hạn của Eximbank tăng trong giai đoạn 2013 – 2015 và giảm dần trong giai đoạn 2016-2017. Năm 2014 mức tăng là 2,739 tỷ đồng, tương đương 28.40% so với năm 2013; năm 2015 mức tăng 3,422 tỷ đồng, tương đương 27.63% so với năm 2014. Giai đoạn 2016 ghi nhận mức giảm 905 tỷ đồng và năm 2017 là năm có mức giảm mạnh nhất là 2,548 tỷ đồng, tương đương 17.10% so với năm 2016. Về nợ dài hạn: qua từng năm đầu ghi nhận mức tăng trưởng, năm sau đều cao hơn năm trước. Tuy nhiên mức tăng được ghi nhận cao nhất chính là năm 2014 với mức tăng là 10,656 tỷ đồng, tương đương 57.58% so với năm 2013. Kế đến là năm 2015 có mức tăng là 8,172 tỷ đồng, tương đương 28.02% so với năm 2014. Năm 2017 nợ dài hạn có mức tăng 4,317 tỷ đồng, tương đương 11.37% so với năm 2016. Hình 4.1 Dư nợ cho vay khách hàng theo thời hạn cho vay của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 Qua hình 2.1 có thể thấy trong cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017 thì cơ cấu dư nợ ngắn hạn và dài hạn đang có xu hướng cân bằng nhau, thậm chí có một số giai đoạn dư nợ tín dụng 0.00 10,000.00 20,000.00 30,000.00 40,000.00 50,000.00 60,000.00 2013 2014 2015 2016 2017 Nợ ngắn hạn 55,202.82 45,599.69 31,618.76 34,015.36 46,678.80 Nợ trung hạn 9,644.81 12,384.19 15,806.41 14,901.28 12,353.69 Nợ dài hạn 18,506.60 29,162.66 37,334.62 37,974.69 42,291.85 Tỷ đồng
  • 36. dài hạn chiếm một tỷ trọng cao hơn (giai đoạn 2015-2016). Từ đó có thể thấy trong những năm qua Eximbank đang rất chú trọng trong việc thay đổi cơ cấu dư nợ theo hướng tăng dần tỷ trọng nợ dài hạn và cân bằng dần so với nợ ngắn hạn. Điều này sẽ giúp số dư tín dụng Eximbank mang tính ổn định, bền vững hơn so với dư nợ ngắn hạn chiếm ưu thế. (vì việc tái tụ các khoản vay ngắn hạn khi đến hạn sẽ mất nhiều công sức hơn so với việc duy trì các khoản dư nợ dài hạn. Lý do là các khoản tín dụng ngắn hạn khi tái tục, Eximbank bắt buộc phải thực hiện lại quy trình xét duyệt, cấp tín dụng, điều này không những làm phiền khách hàng trong cung cấp hồ sơ, chứng từ mà còn hao tốn nguồn lực của Ngân hàng khi xét duyệt, cho vay). Tuy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ cho vay trung và dài hạn nhưng việc tăng trưởng tín dụng trung dài hạn nhanh hơn dư nợ cho vay ngắn hạn sẽ tạo áp lực lên nguồn vốn cho vay trung dài hạn của EXIMBANK trong tương lại. Vì vậy EXIMBANK phải cân đối lại mức tăng của kỳ hạn trung dài hạn sao cho phù hợp với các quy định của NHNN về tỷ lệ được phép việc nguồn vốn huy động cho vay trung dài hạn. (Thông tư 06 áp dụng trong năm 2017 là 50% và giảm xuống 40% vào năm 2018). 4.4.1.2 Phân tích dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp Bảng 2.4 Dư nợ cho vay khách hàng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Cá nhân 29,018 34.81 30,425 34.91 35,984 42.45 39,840 45.85 48,586 47.95 Công ty TNHH 23,389 28.06 26,103 29.95 21,837 25.76 22,550 25.95 28,662 28.29 Công ty cổ phần 16,123 19.34 17,083 19.60 13,884 16.38 11,120 12.80 11,082 10.94 Doanh nghiệp Nhà nước 7,749 9.30 7,932 9.10 10,096 11.91 10,321 11.88 10,781 10.64 Doanh nghiệp tư nhân 1,984 2.38 2,061 2.37 1,962.08 2.31 2,139 2.46 1,296 1.28 Công ty TNHH Nhà nước 2,800 3.36 2,016 2.31 - 0.00 - 0.00 - 0.00 Công ty cổ phần Nhà nước 1,695 2.03 1,117 1.28 - 0.00 - 0.00 - 0.00 Công ty 100% vốn nước ngoài 461 0.55 353 0.40 805.56 0.95 724 0.83 680.5 0.67
  • 37. Kinh tế tập thể 128 0.15 49 0.06 162.10 0.19 154 0.18 174.6 0.17 Công ty Hợp danh - 0.00 1 0.00 - 0.00 - 0.00 - 0.00 Khác 7.4 0.01 5.9 0.01 27.9 0.03 42 0.05 59.6 0.06 Tổng 83,354 100 87,147 100 84,760 100 86,891 100 101,324 100 Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng hợp
  • 38. Bảng 4.5 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Cá nhân 1,407 4.85 5,559 18.27 3,855 10.71 8,747 21.96 Công ty TNHH 2,715 11.61 (4,267) -16.34 713 3.27 6,112 27.11 Công ty cổ phần 960 5.95 (3,199) -18.72 (2,764) -19.91 (38) -0.34 Doanh nghiệp Nhà nước 182 2.35 2,165 27.29 225 2.23 460 4.46 Doanh nghiệp tư nhân 77 3.90 (99) -4.82 177 9.04 (843) -39.42 Công ty TNHH Nhà nước (784) -28.01 (2,016) -100. - - - - Công ty cổ phần Nhà nước (577) -34.06 (1,117) -100. - - - - Công ty 100% vốn nước ngoài (108) -23.38 453 128.28% (82) -10.18 (43) -5.95% Kinh tế tập thể (79) -62.07 114 234.21% (8) -5.12 21 13.53% Công ty Hợp danh 1 - (1) -100 - - - - Khác (2) -21.13 22 376.12 14 50.75 18 41.80 Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng hợp 0.00 20,000.00 40,000.00 60,000.00 80,000.00 100,000.00 120,000.00 2013 2014 2015 2016 2017 Khác Công ty Hợp danh Kinh tế tập thể Công ty 100% vốn nước ngoài Công ty cổ phần Nhà nước Công ty TNHH Nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp Nhà nước Công ty cổ phần Công ty TNHH Cá nhân
  • 39. Hình 4.2 Dư nợ cho vay khách hàng theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 Căn cứ Bảng 4.4 và Hình 4.2 có thể thầy trong các đối tượng khách hàng thì khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các đối tượng khách hàng là tổ chức. Cụ thể: Cá nhân: là nhóm đối tượng có tỷ trọng cao và không ngừng tăng cao qua từng năm. Cụ thể, trong năm 2013, dư nợ tín dụng khách hàng này đạt 29,018 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 34.81%; năm 2014 dư nợ cá nhân đạt 30,425 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 34.91%, tăng 1,407 tỷ đồng, tương đương 4.85% so với năm 2013; năm 2015 dư nợ cá nhân đạt 35,984 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 42.45%, tăng 5,559 tỷ đồng, tương đương 18.27% so với năm 2014; năm 2016 dư nợ cá nhân đạt 39,840 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 45.85%, tăng 3,855 tỷ đồng, tương đương 10.71% so với năm 2015 và năm 2017 dư nợ cá nhân đạt 48,586 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 47.95%, tăng 8,747 tỷ đồng, tương đương 21.96% so với năm 2016. Cò thể thấy, trong năm 2017 đã chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc về dư nợ cho vay khách hàng cá nhân với mức dư nợ đạt kỷ luật là 48,586 tỷ đồng. Đây là mức tăng thể hiện sự chuyển biến rõ nết trong định hướng cơ cấu phát triển của Eximbank trong thời gian qua. Qua đó nguồn tín dụng sẽ hướng vào đối tượng khách hàng cá nhân, phát triển mạnh dịch vụ ngần hàng bán lẻ. Đây là định hướng mà không những Eximbank mà các NHTM khác tại Việt Nam đang theo đuổi. Công ty TNHH: đây là nhóm đối tượng khách hàng có mức tăng trưởng ổn định và có mức tăng đứng thứ hai qua từng năm. Cụ thể trong năm 2013, dư nợ cho vay nhóm khách hàng này đạt 23,389 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 28.06. Năm 2014, dư nợ cho vay đạt 26,104 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 29.95%, tăng 2,715 tỷ đồng, tương đương 11.61% so với năm 2013; năm 2015, dư nợ cho vay đạt 21,837 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 25,76%, giảm 4,267 tỷ đồng, tương đương 16.34% so với năm 2014; năm 2016, dư nợ cho vay đạt 22,550 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 25,95%, tăng 713 tỷ đồng, tương đương 3.27% so với năm 2015 và năm 2017, dư nợ cho vay đạt 28,663 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 28,29%, tăng 6,112 tỷ đồng, tương đương 27.11% so với năm 2016.
  • 40. Chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu khách hàng đó là công ty cổ phần, tuy nhiên nhóm đối tượng này có xu hướng giảm cả về tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng qua từng năm. Cụ thể, năm 2013 dư nợ cho vay nhóm khách hàng này đạt 16,123 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 19.34 nhưng đến năm 2017 dư nợ chỉ còn 11,082 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10.94%, có mức giảm là 38 tỷ đồng, tương đương 0.34% so với năm 2016. Có thể thấy cơ cấu cho vay tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng của Eximbank khi tốc độ tăng trưởng cho vay đối với KHDN đã chậm lại, trong khi tín dụng SME và tín dụng thể nhân tăng mạnh. 4.4.1.3 Phân tích dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh Bảng 4.6 Dư nợ cho vay khách hàng theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 ĐVT: tỷ đồng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 24,197 29.03 29,373 33.70 33,204 39.17 34,578 39.79 35,193 34.73 Thương mại 19,722 23.66 21,953 25.19 20,943 24.71 20,794 23.93 23,483 23.18 Dịch vụ tài chính 3,5823 4.30 2,107 2.42 867 1.02 945.61 1.09 9,104 8.99 Sản xuất và gia công chế biến 9,791 11.75 7,686 8.82 6,501 7.67 6,892.79 7.93 8,042 7.94 Nông, lâm, ngư nghiệp 7,451 8.94 7,657 8.79 6,731 7.94 5764.68 6.63 8,035 7.93 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 6,472 7.76 6,064 6.96 5,909 6.97 5,774 6.65 5,852 5.78 Xây dựng 6,750 8.10 7,361 8.45 5,174 6.10 4,881 5.62 5,191 5.12 Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc 745 0.89 778 0.89 1,983 2.34 2,724 3.13 2,179 2.15 Hoạt động các tổ chức và đoàn thể quốc tế 474 0.57 581 0.67 279 0.33 1,278 1.47 1,365 1.35 Nhà hàng và khách sạn 1,562 1.87 1,414 1.62 1,385 1.63 1,425 1.64 1,026 1.01 Các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 739.9 0.89 464.0 0.53 448.8 0.53 665.14 0.77 788.2 0.78 Giáo dục và đào tạo 610.2 0.73 672.8 0.77 551.6 0.65 388.28 0.45 478.3 0.47 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 385.7 0.46 451.5 0.52 301.8 0.36 303.80 0.35 236.4 0.23 Công nghiệp khai thác mỏ 766.4 0.92 409.9 0.47 308.7 0.36 289.61 0.33 186.1 0.18
  • 41. Hoạt động khoa học và công nghệ 59.8 0.07 127.1 0.15 124.2 0.15 128.15 0.15 114.5 0.11 Hoạt động văn hóa, thể thao 43.1 0.05 46.6 0.05 48.8 0.06 57.46 0.07 50.4 0.05 Tổng cộng 83,354 100 87,147 100 84,760 100 86,891 100 101,324 100 Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng hợp Cơ cấu nguồn vốn cho vay chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực Dịch vụ cá nhân và cộng đồng, Thương mại. Trong đó Dịch vụ cá nhân và cộng đồng luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao qua các năm. Cụ thể trong năm 2013-2017 tỷ trọng ngành này đạt lần lượt là 29.03%, 33.70%, 39.17%, 39.79% và 34.73%. Tiếp đó là ngành thương mại chiếm tỷ trọng lần lược là 23.66%, 25.19%, 24.71%, 23.93% và 23.18% trong giai đoạn năm 2013 -2017. Bảng 4.7 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 ĐVT: tỷ đồng 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 5,175 21.39% 3,831 13.04% 1,374 4.14% 615 1.78% Thương mại 2,232 11.32% (1,011) -4.61% (148) -0.71% 2,689 12.93% Dịch vụ tài chính (1,476) -41.18% (1,240) -58.84% 78 9.02% 8,159 862.79% Sản xuất và gia công chế biến (2,105) -21.50% (1,185) -15.42% 392 6.03% 1,150 16.68% Nông, lâm, ngư nghiệp 205 2.75% (926) -12.09% (966) -14.36% 2,270 39.38% Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước (408) -6.30% (156) -2.57% (135) -2.28% 78 1.34% Xây dựng 611 9.05% (2,187) -29.70% (293) -5.66% 310 6.34% Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc 33 4.41% 1,205 154.90% 741 37.36% (545) -20.02% Hoạt động các tổ chức và đoàn thể quốc tế 107 22.46% (302) -52.02% 1,000 358.72% 87 6.79% Nhà hàng và khách sạn (149) -9.51% (29) -2.02% 40 2.89% (400) -28.04% Các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn (276) -37.29% (15) -3.27% 216 48.20% 123 18.51% Giáo dục và đào tạo 10.25% -18.01% -29.61% 23.19%
  • 42. 63 (121) (163) 90 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 66 17.06% (150) -33.15% 2 0.65% (67) -22.17% Công nghiệp khai thác mỏ (356) -46.51% (101) -24.70% (19) -6.19% (104) -35.75% Hoạt động khoa học và công nghệ 67 112.39% (3) -2.26% 4 3.17% (14) -10.64% Hoạt động văn hóa, thể thao 4 8.15% 2 4.68% 9 17.69% (7) -12.23% Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng hợp Hình 4.3 Dư nợ cho vay khách hàng theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 Tăng trưởng tín dụng theo ngành nghề kinh doanh Eximbank tăng trưởng không đồng đều qua từng năm và từng ngành nghề. Ngành nghề có mức tăng trưởng ổn định nhất là lĩnh vực Dịch vụ cá nhân và cộng đồng. Cụ thể, năm 2014 dư nợ tín dụng ngành nghề này tăng 5,175 tỷ đồng, tương đương 21.39% so với năm 2013; năm 2015 tăng 0.00 20,000.00 40,000.00 60,000.00 80,000.00 100,000.00 120,000.00 2013 2014 2015 2016 2017 Hoạt động văn hóa, thể thao Hoạt động khoa học và công nghệ Công nghiệp khai thác mỏ Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội Giáo dục và đào tạo Các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn Nhà hàng và khách sạn Hoạt động các tổ chức và đoàn thể quốc tế Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc Xây dựng
  • 43. 3,831 tỷ đồng, tương đương 13.04% so với năm 2014; năm 2016 tăng 1,374 tỷ đồng, tương đương 4.14% so với năm 2015 và năm có mức tăng thấp nhất là năm 2017 tăng 615 tỷ đồng, tương đương 1.78% so với năm 2016. Đáng lưu ý là dư nợ tín dụng ngành nghề dịch vụ tài chính, bởi lể trong giai đoạn 2013 – 2015 dư nợ ngành nghề này hầu như đều giảm qua từng năm, nhưng đền năm 2016 lại có mức tăng trưởng 78 tỷ đồng, tương đương 9.02% so với năm 2015 và đến năm 2017 dư nợ ngành nghề này lại có mức tăng vượt bậc với 8,159 tỷ đồng, tương đương 862,79% so với năm 2016. Để được kết quả như vậy là nhờ i) Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết thúc năm 2016, tăng trưởng toàn nền kinh tế Việt Nam đạt 6,21% thấp hơn thấp hơn so với mức tăng 6,68% của năm 2015 nhưng vẫn cao hơn so với trung bình khu vực, năm 2017 GDP của Việt Nam đạt 6.81% và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) luôn được chính phủ kiểm soát ở dưới mức 4% theo nghị quyết Quốc hội giao. ii) Chính phủ đưa ra các giải pháp, chính sách tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tiêu biểu như, cuối năm 2015, chính phủ ban hành Thông 13/2015/TT-BKHĐT ban hành danh mục lĩnh vực ưu tiên và tiêu chí lựa chọn đối tượng ưu tiên hỗ trợ của Quỹ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV). Theo đó, các DNVVN thuộc 3 lĩnh vực, bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, Công nghiệp chế biến, chế tạo, Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải sẽ được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ 7% - 10%. Các ngân hàng thương mại trong nước nhận ủy thác cho vay từ quỹ này…Ngoài ra, nhiều chính sách về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được triển khai thực hiện. 4.4.2 Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Ngoài những nguyên nhân khách quan, nợ quá hạn còn tạo ra những hoài nghi về hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ. Nợ quá hạn là vấn đề được quan tâm số một trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, là vấn đề tồn tại cơ bản nhất. Do đó, nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của Ngân hàng cũng
  • 44. như nền kinh tế. Nợ quá hạn là vấn đề nhức nhối đòi hỏi Ngân hàng phải có nhiều biện pháp, tập trung công sức và thời gian để xử lý. Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng hợp Hình 4.3 Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017 Bảng 4.8 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Nợ quá hạn 2,929 2,680 2,069 2,972 2,746 0.00 20,000.00 40,000.00 60,000.00 80,000.00 100,000.00 120,000.00 2013 2014 2015 2016 2017 Nợ có khả năng mất vốn 1,073.80 1,343.63 802.16 1,132.24 1,061.16 Nợ nghi ngờ 308.95 555.15 591.32 357.93 352.83 Nợ dưới tiêu chuẩn 269.46 245.59 181.99 1,069.99 884.45 Nợ cần chú ý 1,276.40 535.67 493.89 411.52 447.79 Nợ đủ tiêu chuẩn 80,425.62 84,466.50 82,690.44 83,919.66 98,578.11 Tỷ đồng
  • 45. Tổng dư nợ 83,354 87,147 84,760 86,891 101,324 Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ 3.51% 3.08% 2.44% 3.42% 2.71% Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng hợp Hình 4.4 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017 Căn cứ hình 4.4 cho thấy tình hình nợ quá hạn tại Eximbank có những diễn biến phức tạp, tốc độ tăng giảm nợ quá hạn thay đổi qua từng năm. Cụ thể trong giai đoạn 2013 – 2015 nợ quá hạn tại Eximbank giảm từ 3.51% xuống còn 2.44%, tuy nhiên tỷ lệ nợ lại bất ngờ tăng mạnh vào năm 2016 với tỷ lệ 3.42% và giảm xuống còn 2.71% vào năm 2017. Sở dĩ có sự tăng đột ngột nợ quá hạn vào năm 2016 là do tăng mạnh nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) từ 181.99 tỷ đồng năm 2015 lên 1,069.99 tỷ đồng vào năm 2016. Chính điều này đã kéo tỷ lệ nợ quá hạn tăng nhanh và ảnh hưởng đến tình hình nợ quá hạn vào năm 2017. Riêng đối với năm 2013 do tỷ trọng nợ nhóm 2 khá cao nên đã đẩy nợ quá hạn của Eximbank tăng khá cao trong năm này với tỷ lệ nợ quá hạn là 3.51%, tương đương 1,274 tỷ đồng. Tuy nhiên, Eximbank đã có những giải pháp kịp thời nhằm kéo giảm tỷ lệ nợ nhóm 2 xuống mức hợp lý vì vậy tỷ lệ nợ quá hạn trong giai đoạn 2014-2017 luôn ở mức hợp lý. 3.51% 3.08% 2.44% 3.42% 2.71% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ
  • 46. 4.4.3 Tỷ lệ nợ xấu Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN thì nợ quá hạn được phân thành 5 nhóm, trong đó nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Chi tiêu nợ xấu phản ánh chính xác hơn về chất lượng tín dụng của Ngân hàng vì nợ quá hạn chỉ phản ánh số tiền cho vay của Ngân hàng không thu hồi được nợ đúng hạn.
  • 47. Bảng 4.9 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Nợ xấu 1,652 2,144 1,575 2,560 2,298 Tổng dư nợ 83,354 87,147 84,760 86,891 101,324 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ 1.98% 2.46% 1.86% 2.95% 2.27% Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng hợp Hình 4.5 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017 Nhìn chung tình hình nợ xấu của Eximbank có những diễn biến phức tạp, tăng/ giảm qua từng năm và vẫn chưa có những dấu hiệu suy giảm rõ rệt. Cụ thể, dư nợ xấu năm 2013 là 1,652 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 1.98%/ tổng dư nợ; năm 2014 dư nợ xấu có mức tăng nhẹ và đạt mức là 2,144 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2.46%/ tổng dư nợ; năm 2015 dư nợ xấu là 1,575 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1.86%/ tổng dư nợ; năm 2016 dư nợ xấu là 2,560 tỷ đồng tăng mạnh so với năm 2015 và đạt 2.95%/ tổng dư nợ. Nợ xấu năm 2017 có xu hướng giảm nhẹ và đạt mức 2,298 tỷ đồng, tương đương 2.27%/ tổng dư nợ. Như vậy, hai năm mà có tỷ lệ nợ xấu tăng là 2014 và 2016. 1.98% 2.46% 1.86% 2.95% 2.27% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ
  • 48. Để tìm hiểu được nguyên nhân làm tăng nợ xấu vào hai năm này, tác giả tiến hành phân tích tốc độ tăng nợ nhóm 3 đến nhóm 5 và tỷ trọng của các nhóm nợ này theo từng năm. Cụ thể, năm 2014 nợ nhóm 5 của Eximbank 1,343.63 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1.54% trong tổng dư nợ (năm 2013 nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng 1.29%/ tổng dư nợ), tăng 270 tỷ đồng, tương đương 25.13% so với năm 2013. Năm 2016, nợ nhóm 5 đạt 1,132.24 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1.30%/ tổng dư nợ, tăng 330 tỷ đồng so với năm 2015. Ngoài ra, trong năm 2016 còn ghi nhận mức tăng 888 tỷ đồng, tương đương 488% so với năm 2015 và đây cũng là nguyên nhân chính góp phần tăng nợ xấu nhanh trong năm 2016. Có thể thấy, đóng góp lớn trong gia tăng tỷ lệ nợ xấu tại Eximbank trong những năm qua chính là sự gia tăng của nợ nhóm 5. Điều này chứng tỏ công tác xử lý nợ xấu chưa quyết liệt ngay từ đầu. Ngân hàng chưa có tích cực, chủ động trong việc giải pháp xử lý các khoản nợ tồn động hoặc chậm xử lý khi các khoản vay này bắt đầu có vấn đề. Đây là một điểm cần lưu ý trong cơ nợ xấu của Eximbank vì nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn sẽ gây những tổn thất, thiệt hại lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận trong năm 2017 việc quản lý rủi ro tín dụng được Eximbank tập trung chú trọng xử lý. Theo đó, Eximbank tiếp tục duy trì thực hiện quản lý rủi ro tín dụng tập trung thông qua việc phân cấp giao thẩm quyền cho các Chi nhánh, Phòng giao dịch và các cấp thẩm quyền tại Hội sở như Giám đốc cấp cao phụ trách khu vực, Ban tín dụng Trung tâm tín dụng, Ban tín dụng Hội sở, Tổng giám đốc, Hội đồng tín dụng Trung ương để phê duyệt các hồ sơ vượt thẩm quyền của Chi nhánh, Phòng giao dịch; ngoài ra, nhằm đảm bảo nguyên tắc khách quan, minh bạch, việc giao thẩm quyền cho từng cấp phê duyệt, từng đơn vị kinh doanh được áp dụng theo các tiêu chí cụ thể và được đánh giá lại định kỳ hàng năm. Công tác xây dựng chính sách tín dụng, khẩu vị rủi ro, công tác theo dõi, báo cáo, kiểm soát được thực hiện thường xuyên, độc lập và tập trung tại Khối Giám sát hoạt động. 4.4.4 Hiệu suất sử dụng vốn Dựa vào hiệu suất sử dụng vốn ta có thể biết được tình hình sử dụng vốn của ngân hàng vào hoạt động tín dụng, chỉ số này càng cao thể hiện ngân hàng đang tận dụng tốt nguồn vào hoạt động kinh doanh của mình.
  • 49.
  • 50. Bảng 4.10 Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng nguồn vốn huy động 82,650 101,380 98,431 102,351 117,540 Tổng dư nợ tín dụng 83,354 87,147 84,760 86,891 101,324 Hiệu suất sử dụng vốn (%) 100.85 85.96 86.11 84.90 86.20 Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng hợp Hình 4.5 Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017 Qua bảng 4.10 và Hình 4.5 cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017 có sự biến động nhưng không nhiều qua các năm, ngoại trừ giai đoạn 2013 – 2014. Cụ thể, năm 2013 hiệu suất sử dụng vốn là 100.85% nhưng đến năm 2014 lại có mức giảm đột ngột khi chỉ còn 85.96% và tỷ lệ này duy trì gần như ổn định trong giai đoạn 2015-2017 với mức dao động từ 84% đến 86.5%. 100.85% 85.96% 86.11% 84.90% 86.20% 75.00% 80.00% 85.00% 90.00% 95.00% 100.00% 105.00% 2013 2014 2015 2016 2017 Hiệu suất sử dụng vốn (%)
  • 51. Hiệu suất sử dụng vốn của Eximbank nói chung là phù hợp giữa huy động và cho vay, đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động Ngân hàng, tránh làm mất cân đối giữa huy động và cho vay, giúp ngân hàng chủ động nguồn vốn thực hiện cho vay trên thị trường. 4.4.5 Thu nhập từ hoạt động tín dụng Bảng 4.11 Thu nhập từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng thu nhập 10,902 8,682 8,601 8,311 8,951 Thu từ hoạt động tín dụng 8,374 6,454 6,809 7,006 7,654 Thu từ hoạt động tín dụng/ Tổng thu nhập 76.81% 74.34% 79.17% 84.30% 85.51% Nguồn: Báo cáo thương niên Eximbank giai đoạn 2013 – 2017 và số liệu tác giả tổng hợp Hình 4.6 Thu nhập từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017 Qua bảng số liệu cho thấy thu nhập của Eximbank từ hoạt động tín dụng có chiều hướng gia tăng qua các năm 2013-2017. Trong năm 2014, thu nhập từ hoạt động tín dụng đạt 6,454 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 74.34%/ tổng thu nhập, tuy xét về con số tuyệt đối thì năm 2014 có mức giảm là 1,920 tỷ đồng nhưng xét về tỷ trọng thì vẫn cao hơn so với 2013 2014 2015 2016 2017 Thu từ hoạt động tín dụng 8,374 6,454 6,809 7,006 7,654 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 Tỷ đồng
  • 52. năm 2013. Lý giải cho việc giảm thu nhập từ hoạt động tín dụng vào năm 2014 trong khi nguồn thu từ tín dụng năm 2013 đang khá cao (8,374 tỷ đồng) là trong năm 2014 là năm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ghi nhận ở mức cao, việc Eximbank phải tăng cường trích lập dự phòng vô hình chung sẽ làm giảm số thu từ hoạt động tín dụng. Các năm 2015-2017 thu từ hoạt động tín dụng lần lượt đạt 6,809 tỷ đồng, 7,006 tỷ đồng và 7,654 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lần lượt là 79.17%, 84.30% và 85.51% trên tổng thu nhập. Điều này chứng tỏ thu nhập từ hoạt động tín dụng đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập. Điều này phù hợp trong bối cảnh hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tuy nhiên việc quá phụ thuộc như vậy sẽ khiến Eximbank bị động trong việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận một khi chất lượng tín dụng có vấn đề. Vì vậy thiết nghĩ trong thời gian tới Eximbank nên chú trọng phát triển hơn mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại, theo đó nâng dần tỷ trọng đóng góp vào nguồn thu từ các hoạt động phi tín dụng. Đây cũng là hướng đi mà nhiều ngân hàng TMCP trong nước đang triển khai. 4.5 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng 4.5.1 Những thành tựu đạt được - Tìn dụng tăng trưởng qua từng năm. Có được điều đó là do tín dụng tăng trưởng đúng định hướng và tăng ngay từ những tháng đầu năm, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, mở rộng tín dụng bán lẻ; Cơ cấu tín dụng chuyển dịch đúng định hướng; Dư nợ tín dụng tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên và các dự án tốt của các doanh nghiệp lớn. Vì vậy, dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan, đạt 101,324 tỷ đồng, tăng 16,61% so với cuối năm 2016. - Eximbank đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, chuẩn hóa và tăng cường minh bạch thông tin ngân hàng trong lộ trình cải thiện các hệ số an toàn, nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc tế. Chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể: dư nợ nhóm 2 tại thời điểm năm 2017 là 447.79 tỷ đồng, giảm 828.61 tỷ đồng so với cuối 2013. Dư nợ xấu nội bảng tại thời điểm 31/12/2017 là 2,298 tỷ đồng, giảm 262 tỷ đồng so với 2016. Hệ số an toàn vốn (CAR) ở mức 15,98%, đáp ứng qui định của NHNN tối thiểu ở mức 9%. Tỷ lệ quĩ
  • 53. DPRR/ nợ xấu duy trì ở mức cao (45.95% năm 2017). Để làm được điều đó, trong thời gian qua Eximbank đã triển khai một số giải pháp sau: + Tín dụng tăng trưởng vào các dự án hiệu quả và các ngành có chất lượng tín dụng đảm bảo, đồng thời kiểm soát và giảm dư nợ của các ngành có chất lượng tín dụng và tình hình thị trường chưa đảm bảo. Tăng trưởng tín dụng theo hướng đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng, ưu tiên tăng trưởng tín dụng bán lẻ và giảm dần mức độ tập trung dư nợ vào các khách hàng doanh nghiệp lớn. + Song song với việc tăng trưởng tín dụng, Eximbank cũng luôn chủ động kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, đảm bảo tăng trưởng hiệu quả, an toàn, bền vững. - Tích cực thu hồi và xử lý nợ xấu: ngân hàng đã xử lý được các vấn đề liên quan đến khối nợ xấu, với hơn 1.000 tỷ đồng nợ xấu được bán cho VAMC. Ngoài ra, Eximbank cũng đã tự xử lý nợ xấu hơn 250 tỷ đồng, và đưa tỷ lệ này về dưới mức 2,23% so với mức 2,95% (tiệm cận mức 3%) ở đầu năm 2017, đạt yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Tháo điểm nghẽn nợ xấu bước đầu, Eximbank sẽ có cơ hội cải thiện sức khỏe và hiệu suất hoạt động trong thời gian tớ Sở dĩ có sự thay đổi lớn như vậy vì hoạt động xử lý nợ xấu đã được đẩy nhanh hơn, giúp ngân hàng có nguồn hoàn nhập dự phòng đáng kể. + Quyết liệt trong công tác quản lý chất lượng tài sản và xử lý nợ xấu; Kết nối chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan trong công tác xử lý thu hồi nợ có vấn đề, tạo chuyển biến quan trọng trong thu hồi nợ + Vào cuộc quyết liệt, phối hợp và làm việc có hiệu quả với các cơ quan, ban, ngành để hỗ trợ công tác xử lý nợ đặc biệt là Tòa án nhân dân các cấp, Tổng cục thi hành án, các cục thi hành án địa phương, cơ quan pháp luật tại các địa bàn có nợ có vấn đề lớn, có các hồ sơ vướng mắc trong quá trình khởi kiện, thi hành án, xử lý nợ. + Tập trung mọi nguồn lực để thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý dự phòng rủi ro: Tiếp tục chỉ đạo trực tiếp công tác xử lý nợ có vấn đề đối với các Chi nhánh có nợ có vấn đề lớn; tiếp tục hỗ trợ Chi nhánh theo phương châm đổi mới, kỷ cương, trách nhiệm để xử lý, thu hồi nợ thông qua việc áp dụng linh hoạt đồng thời các biện pháp thu hồi nợ khác nhau, tại các Chi nhánh có nợ xấu cao, nghiêm túc triển khai "Đề án ngân hàng tốt, ngân hàng xấu". 4.5.2 Những vấn đề còn tồn tại