SlideShare a Scribd company logo
i
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH ............................3
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH........................................3
1.1 Vốnkinhdoanh.........................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn kinh doanh....................................... 3
1.1.1.1. Kháiniệm vốn kinhdoanh......................................................................3
1.1.1.2. Đặc điểmcủa vốn kinhdoanh.................................................................4
1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh. .......................................................... 5
1.1.2.1. Căncứ vào nguồn hìnhthành vốn..........................................................6
1.1.2.2. Căncứ vào thờigian huyđộng vàsửdụng vốn....................................7
1.1.2.3. Căn cứvào vai trò, đặc điểm chu chuyển cuả vốn trong quá trình sản
xuất kinhdoanhcủadoanhnghiệp.......................................................................8
1.1.2.4Căncứ vào nguồn hìnhthành vốn.........................................................12
1.2. Hiệuquảsửdụngvốnkinhdoanh.......................................................................16
1.2.1. Khái niệm................................................................................ 16
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.... 18
1.2.2.1. Các chỉ tiêuđánhgiá hiệusuấtsửdụng vốn kinhdoanh ...................18
1.2.2.2. Các chỉ tiêuđánhgiá hiệuquảsửdụngvốnkinhdoanh....................20
1.2.3. Các nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ........ 21
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ .........................................26
2.1. Tổngquanvềquá trình hình thànhvàphát triển ................................................26
ii
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Kinh Đô 26
2.1.2. Cơ cấu tổ chức, cơ cấubộ máy quảnlý củaCôngty cổ phầnKinh Đô
......................................................................................................... 29
2.1.3. Các nhóm sản phẩm chính và quy trình sản xuất của Công ty Cổ
phần Kinh Đô.................................................................................... 31
2.1.5. Vị thếcủa Công tyso vớicác doanh nghiệp khác trong cùng ngành.. 33
2.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Kinh
Đô qua một số năm............................................................................ 35
2.2. Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quảsử dụng vốn kinh doanh của Công ty
Cổ phần KinhĐô..........................................................................................................38
2.2.1. Thực trạng vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh................ 38
2.2.1.1. Quy mô vàcơ cấucủa tàisản................................................................38
2.2.1.2. Quy mô vàcơ cấu nguồnvốn kinhdoanh...........................................67
2.2.1.3. Bố trí tàisản vànguồn vốn....................................................................74
2.2.1.4. Phân tíchnguồn vàsửdụng nguồn vốn kinhdoanh...........................75
2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại CTCP Kinh Đô 77
2.2.2.1. Phân tíchcác chỉ tiêuđánh giá hiệu suấtsửdụng vốn kinhdoanh.77
2.2.2.2. Phân tíchcác chỉ tiêuđánh giá hiệu quảsửdụng vốnkinh doanh..80
2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty 83
2.3.1. Những thành tựuđạtđược........................................................................83
2.3.2. Những mặtcòn tồn tạivà nguyên nhân ..................................................84
Chương 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ ......................87
3.1. Định hướngphát triển và mục tiêuphấnđấucủaCông tycổ phần KinhĐô..87
3.1.1. Định hướng phát triển .............................................................. 87
3.1.2. Mục tiêu phấn đấu.................................................................... 90
iii
3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của
Côngtycổ phần KinhĐô.............................................................................................92
3.2.1. Xây dựng cơ cấu nguồn vồn, sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý... 92
3.2.2. Tăng cường công tác quản lý và thu hồi các khoản phải thu ( chủ
yếu là phải thu khách hàng ) .............................................................. 93
3.2.3. Sử dụng tín dụng thuê mua ....................................................... 94
3.2.4. Nâng cao hiệu quả đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị.................. 95
3.2.5. Tăng cường đầu tư vào Thiết bị văn phòng................................ 96
3.2.6. Nâng cao năng lực sản xuất:..................................................... 97
3.2.7. Cải tiến hoạt động Marketing ................................................... 97
3.2.8. Nâng cao chất lượng độingũ cán bộ quản lý và chất lượng của đội
ngũ lao động tạo động lực làm việc .................................................... 98
3.2.9. Các giải pháp ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh........................99
KẾT LUẬN............................................................................................. 101
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTCP : Công ty cổ phần
DT : Doanh thu
LN : Lợi nhuận
NVKD : Nguồn vốn kinh doanh
NVCSH : Nguồn vốn chủ sở hữu
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ : Tài sản cố định
TSCĐHH : Tài sản cố định hữu hình
TSCĐVH : Tài sản cố định vô hình
TSLĐ : Tài sản lưu động
TSNH : Tài sản ngắn hạn
TSDH : Tài sản dài hạn
VKD : Vốn kinh doanh
VCĐ : Vốn cố định
VLĐ : Vốn lưu động
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tómtắt một sốchỉ tiêu về hoạt động sảnxuất kinh doanh của CTCPKinh
Đô năm2011- 2012...........................................................................................................37
Bảng2.2:Cơ cấuVKD và nguồnVKDcủaCTCP KinhĐô.......................................39
Bảng2.3:Cơ cấuVốn lưuđộngcủaCTCP KinhĐô giaiđoạn 2010 – 2012.............42
Bảng2.4. Tìnhhình vốn lưuđộngcủaCTCP KinhĐô trongnăm 2012....................45
Bảng2.5. Tìnhhình vốnbằngtiềncủaCTCP KinhĐô................................................48
Bảng2.6. Các chỉ tiêuphản ánh khả năng thanhtoáncủaCTCP KinhĐô.................50
Bảng 2.7: Sốvòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bìnhquân của CTCPKinh
Đô giaiđoạn 2010– 2012.................................................................................................53
Bảng 2.8: Sosánh vốn chiềm dụng và vốn bịchiếm dụng của CTCPKinh Đônăm
2012.....................................................................................................................................55
Bảng2.9:Tốc độ luânchuyển hàng tồn kho củaCTCP KinhĐô năm 2010-2012...57
Bảng2.10:Kếtcấu tàisảndàihạncủaCTCP KinhĐô năm2012..............................59
Bảng2.11:Kếtcấu táisảncố địnhhữu hìnhcủaCTCP KinhĐô năm 2012 .............61
Bảng2.12:KếtcấuTSCĐ vô hìnhcủaCôngty KinhĐô năm 2012 ..........................63
Bảng2.13:Tình hình khấu hao và giá trịcòn lạicủaTSCĐ thờiđiểm 31/12/2012...65
Bảng2.14:Tình hình Nợ phảitrảcủaCTCP KinhĐô..................................................69
Bảng2.15:Tình hình Nguồn vốnchủsở hữucủaCTCP KinhĐô..............................72
Bảng2.16:Mốiquan hệ giữacơ cấu nguồnvốnvàcơ cấutàisản...............................75
Bảng2.17:Các chỉ tiêu hiệusuất vàvòngquay vốn kinhdoanh .................................78
Bảng 2.18: Một số chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sửdụng Vốn kinh doanh toàn
côngty.................................................................................................................................81
vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấutổ chức Công tyCổ phần KinhĐô.........................................30
Sơ đồ 2.2. Quytrìnhdựbáo và thực hiệnsảnxuất.........................................................33
Biểuđồ 2.1. Cơ cấu vốn kinhdoanhcủaCTCP KinhĐô giaiđoạn 2010 – 2012......40
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn CTCP Kinh Đô giai đoạn 2010 – 2012....... 71
Biểu đồ 2.3: Mối tương quan giữa nguồn vốn và tài sản ............................. 80
Biểu đồ3.1. Hoạt động kinh doanh qua các năm và kế hoạch 2013 của Kinh Đô....90
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự tổ chức huy động
vốn, lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thị
trường, chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh
doanh để đảm bảo được doanh thu mang lại phải bù đắp được toàn bộ chi phí
bỏ ra và có lãi. Muốn đạt được mục tiêu đó, thì doanh nghiệp cần phải có một
lượng vốn tiền tệ nhất định. Vốn là tiền đề cần thiết cho cho việc hình thành
và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
việc tăng trưởng và phát triển không hoàn toàn phụ thuộc vào lượng vốn huy
động được mà cơ bản phụ thuộc vào hiệu quả quản lý sử dụng vốn như thế
nào để có hiệu quả cao nhất.
Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp còn lúng túng trong việc huy
động vốn, sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, không bảo toàn và
phát triển được vốn. Do vậy, đây là vấn đề bức xúc đặt ra đối với các nhà
quản trị tài chính doanh nghiệp.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn to lớn của vấn đề nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp, tác giả lựa chọn đề tài “Giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô” để
nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Khái quát hóa và hệ thống lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ
phần Kinh Đô.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sủ dụng vốn kinh doanh của
Công ty Cổ phần Kinh Đô.
2
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của một
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh
Đô năm 2010, 2011, 2012. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả
vốn kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu trên cơ sở phương pháp luận suy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mac – Lê
Nin để luận giải các vấn đề liên quan; phương pháp thống kê, so sánh kết hợp
với phương pháp tổng hợp, phân tích tình hình thực tiễn, khảo sát thu thập tài
liệu thực tế tại Công ty Cổ phần Kinh Đô.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
- Về mặt khoa học: Luận văn hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý
luận về vốn kinh doanh và hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng vốn kinh doanh và
hiệu quả vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Kinh Đô, luận văn đã đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh của công ty trong thời gian
tới.
5. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty
Cổ phần Kinh Đô
Chương 3: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại Công ty Cổ phần Kinh Đô.
3
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
1.1 Vốn kinh doanh
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn kinh doanh.
1.1.1.1. Khái niệm vốn kinhdoanh.
Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần
phải có vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước
tiếp theo của quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ dùng vốn này để mua
sắm các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh như sức lao động, đối tượng
lao động và tư liệu lao động.
Vốn được biểu hiện cả bằng tiền lẫn cả giá trị vật tư tài sản và hàng hóa
của doanh nghiệp, tồn tại dưới cả hình thái vật chất cụ thể và không có hình
thái vật chất cụ thể.
Từ đó có thể hiểu: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng
tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình được đầu tư vào kinh doanh
nhằm mục đích sinh lời.
 Quá trình luân chuyển của vốn kinh doanh.
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình diễn ra thường
xuyên, liên tục, không ngừng.Vốn kinh doanh cũng vận động thường xuyên,
liên tục và lặp đi, lặp lại có tính chất chu kỳ. Vốn kinh doanh vận động không
ngừng tạo nên sự tuần hoàn liên tục giữa quá trình sản xuất và tái sản xuất
trong hoạt động của doanh nghiệp. Kỳ luân chuyển vốn có thể dài hơn hoặc
bằng chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình luân chuyển của vốn
được thể hiện qua sơ đồ sau:
T - H … SX… H’ - T’
4
Trong quá trình vận động trên, nếu T’ > T, doanh nghiệp kinh doanh có
lãi. Ngược lại, khi T >T’ doanh nghiệp đã kinh doanh không có hiệu qủa.
Vốn bắt đầu bằng hình thái tiền tệ, tiếp đến là hình thái vật tư hàng hóa sử
dụng trong quá trình sản xuất lao vụ dịch vụ và kết thúc ở hình thái tiền khi
giá trị hàng hoá dịch vụ được thực hiện. Do sự luân chuyển không ngừng đó
mà tại một thời điểm bất kỳ trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Vốn
kinh doanh có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành kinh doanh khác nhau
mà vốn kinh doanh cũng có những đặc điểm khác nhau.
 Trong lĩnh vực sản xuất thì vốn kinh doanh vận động tuần tự theo sơ đồ trên
 Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ vốn vận động theo sơ đồ: T - H - T’
 Trong lĩnh vực tiền tệ sơ đồ vận động của vốn là: T- T’
1.1.1.2. Đặcđiểm của vốn kinhdoanh.
Để quản lý và sử dụng có hiệu quả VKD đòi hỏi doanh nghiệp phải
nhận thức đúng đắn các đặc trưng của VKD. Sau đây là những đặc trưng chủ
yếu của VKD:
 Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định. Nghĩa là vốn đó
được thể hiện bằng giá trị những tài sản có thực cho dù đó là tài sản hữu hình
( nhà xưởng, máy móc thiết bị, sản phẩm...) hay vô hình ( nhãn hiệu, bằng
phát minh sáng chế...).Do đó không thể có vốn mà không có tài sản
 Vốn phải được vận động sinh lời. Đặc trưng này của vốn xuất phát từ
nguyên tắc: tiền chỉ được coi là vốn khi chúng được đưa vào SXKD, chúng
vận động biến đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối
cùng của vòng tuần hoàn là giá trị tiền phải lớn hơn khi xuất phát.
 Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể
phát huy được tác dụng trong hoạt động kinh doanh. Đặc trưng này đòi hỏi
5
DN cần lập kế hoạch để huy động đủ lượng vốn cần thiết và trong quá trình
kinh doanh cần tái đầu tư lợi nhuận để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh.
 Vốn phải gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Mỗi đồng vốn phải
gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Bởi ở đâu có những đồng vốn vô chủ
thì ở đó có sự chi tiêu lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả.
 Vốn phải có giá trị về mặt thời gian.Nghĩa là phải xem xét yếu tố thời
gian của đồng tiền.Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như lạm phát, giá cả thay
đổi, tiến bộ khoa học không ngừng nên sức mua của đồng tiền ở mỗi thời
điểm khác nhau là khác nhau.Đây là một đặc điểm mà các doanh nghiệp cần
đặc biệt quan tâm nhất là khi xem xét, lựa chọn các phương án đầu tư.
 Vốn là một thứ hàng hoá đặc biệt, chỉ bán quyền sử dụng. Trong nền
kinh tế thị trường nhu cầu vay vốn của các DN rất cao. Do đó xuất hiện những
tổ chức cá nhân tiến hành cho DN vay vốn, nhưng DN chỉ được quyền sử
dụng vốn trong khoảng thơi gian nhất định và phải trả chi phí cho việc sử
dụng vốn trong một khoảng thời gian đó. Như vậy, khác với hàng hoá thông
thường, vốn khi bán ra sẽ không bị mất đi quyền sử dụng, người mua được
quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định.
 Tại một thời điểm, vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau,
vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà của cả tài
sản vô hình. Đặc trưng này giúp DN có sự nhìn nhận toàn diện về các loại
vốn, từ đó có thể đưa ra các biện pháp phát huy tổng hợp của VKD.
1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh.
Do trong quá trình vận động, vốn biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau
nên cũng có nhiều cách phân loại vốn khác nhau:
6
1.1.2.1. Căn cứ vào nguồn hình thành vốn.
a, Vốn chủ sở hữu.
Là số vốn góp của các chủ sở hữu, của các nhà đầu tư đóng góp. Số vốn
này không phải là một khoản nợ, doanh nghiệp không phải cam kết thanh
toán, không phải chịu lãi suất. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được do sản xuất kinh
doanh có lãi của doanh nghiệp sẽ được chia cho các cổ đông theo tỷ lệ phần
vốn góp của mình. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu
được hình thành theo các hình thức khác nhau, thông thường là:
 Vốn góp
Là số vốn do các thành viên tham gia thành lập doanh nghiệp đóng góp,
sửdụng vào mục đích sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì
đây là nguồn vốn do Nhà nước cấp. Đối với công ty liên doanh thì là phần vốn
góp của các đối tác trong và ngoài nước tham gia thành lập liên doanh. Số vốn
này được bổ sung hoặc rút bớt trong quá trình sản xuất kinh doanh.
 Lãi chưa phân phối
Là số vốn có nguồn gốc từ lợi nhuận hay các khoản thu nhập hợp pháp
khác của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản phải nộp hay thanh toán.
Số lãi trong khi chưa phân phối cho các chủ đầu tư, trích quỹ thì được sử
dụng trong sản xuất kinh doanh như vốn chủ sở hữu.
b, Vốn vay.
Vốnvay là khoảnvốnđầutư ngoàivốnchủsở hữuđược hìnhthànhtừ nguồn
vốnđivay, đichiếm dụngcủacác cánhân, đơnvị, tổ chức trongvàngoàinước và
saumộtthờigian nhất định, doanhnghiệp phải trả cho người cho vay cả gốc lẫn
lãi. Phầnvốnnày, doanhnghiệp được sửdụngvớinhữngđiều kiện nhất định (như
thời hạn sử dụng, lãi suất, thế chấp,…) nhưng không thuộc quyền sở hữu của
7
doanhnghiệp. Vốnvayluôn được ưutiên chi trả trước vốn chủ sở hữu trong bất
cứ hoàn cảnh nào đặc biệt doanh nghiệp khó khăn về tài chính. Doanh nghiệp
càng sử dụng vốn vay càng nhiều thì độ rủi ro càng cao nhưng để phục vụ sản
xuất kinh doanhthì đâylànguồnhuy độngvốnrấtlớn tuỳ thuộc vào khả năng thế
chấp, tìnhhìnhsảnxuấtkinh doanh, uytíncủadoanhnghiệp. Vốnvaycó hai loại:
Vốn vay, nợ ngắn hạn và vốn vay, nợ trung, dài hạn với nhiều hình thức khác
nhau như tíndụngthươngmại, hùn vốnquapháthành trái phiếu, tíndụngcầm đồ
hoặc thế chấp tài sản...
Thông thường, một doanh nghiệp đều nên phối hợp cả hai nguồn vốn trên
để đảm bảo nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng như bảo đảm nguyên tắc
phân tán rủi ro trong đầu tư. Kết cấu hợp lý của hai nguồn vốn này tuỳ thuộc
đặc điểm ngành doanh nghiệp đang hoạt động, quyết định của nhà quản trị
doanh nghiệp trên cở sở xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp và tình
hình chung của nền kinh tế đất nước.
1.1.2.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn.
a, Nguồn vốn thường xuyên.
Đây là nguồn vốn mang tính chất ổn định, lâu dài mà doanh nghiệp có thể
sử dụng để đầu tư vào TSCĐ và một bộ phận TSLĐ tối thiểu thường xuyên
cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này bao gồm nguồn
vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn.
b, Nguồn vốn tạm thời.
Đây là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (sử dụng trong thời gian dưới
một năm) để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao
gồm các khoản vay, nợ ngắn hạn và các khoản chiếm dụng của doanh nghiệp
với các bạn hàng.
8
Với cách phân loại này còn giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp lập các kế
hoạch tài chính, hình thành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn trong
tương lai trên cơ sở xác định quy mô vốn cần thiết, lựa chọn nguồn cung ứng
và quy mô vốn thích hợp cho từng nguồn vốn đó, khai thác nguồn tài chính
tiềm năng, tổ chức sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.
1.1.2.3. Căn cứ vào vai trò, đặc điểm chu chuyển cuả vốn trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
a, Vốn cố định.
VCĐ của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư, ứng trước về
TSCĐ, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng phần trong nhiều chu kỳ
sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng.
Quy mô của VCĐ quyết định quy mô của TSCĐ nhưng các đặc điểm của
TSCĐ lại ảnh hưởng tới sự vận động và công tác quản trị VCĐ. Vì vậy, muốn
quản trị VCĐ hiệu quả thì phải quản trị, sử dụng hiệu quả TSCĐ. Từ mối
quan hệ này, ta có thể khái quát những nét đặc thù của VCĐ như sau:
- VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh do TSCĐ có thể
phát huy trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên VCĐ-hình thái biểu hiện
của nó cũng được tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh tương ứng.
- VCĐ được luân chuyển dần từng phần khi tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh. TSCĐ không bị thay đổi hình thái hiện vật ban đầu nhưng
tính năng và công suất của nó bị giảm dần và kéo theo giá trị tài sản đó cũng
bị giảm đi. Theo đó, VCĐ cũng được tách làm hai phần:
+ Một phần sẽ gia nhập vào chi phí sản xuất sản phẩm dưới hình thức
khấu haoTSCĐ. Tức là trong quá trình sử dụng và bảo quản, TSCĐ bị hao
mòn. Bộ phận giá trị của TSCĐ tương ứng với mức hao mòn mà nó được
chuyển dịch dần dần vào giá trị sản phẩm, gọi là khấu hao TSCĐ.
9
+ Phần còn lại của VCĐ được “cố định ” trong TSCĐ. Việc quản trị
VCĐ và TSCĐ trên thực tế là một công việc rất phức tạp. Để giảm nhẹ khối
lượng quản trị, về kế toán tài chính người ta có những quy định thống nhất về
tiêu chuẩn giới hạn về giá trị và thời gian sử dụng một TSCĐ. Hiện nay, ở
nước ta một tư liệu lao động là TSCĐ phải đồng thời thoả mãn hai điều kiện:
Giá trị tối thiểu từ 10 triệu đồng Việt nam và thời gian sử dụng ít nhất là 1năm
Để quản trị VCĐ hiệu quả, cần nghiên cứu kết cấu và phân loại VCĐ.
 Cơ cấu của vốn cố định
Là tỷ trọng của từng loại VCĐ so với tổng toàn bộ VCĐ của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Cần lưu ý rằng quan hệ tỷ lệ trong cơ cấu
vốn là một chỉ tiêu động mang tính biện chứng và phụ thuộc nhiều nhân tố
như: khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, khả năng thu hút vốn đầu tư,
phương hướng mục tiêu sản xuất kinh doanh, trình độ trang bị kỹ thuật, quy
mô sản xuất. Việc nghiên cứu cơ cấu vốn cố định có ý nghĩa quan trọng trong
việc huy động và sử dụng vốn. Khi nghiên cứu vốn cố định phải nghiên cứu
trên hai góc độ là: nội dung kế hoạch và quan hệ mỗi bộ phận so với toàn bộ.
Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được một cơ cấu hợp lý phù hợp với đặc điểm
kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp và với trình độ phát triển khoa học- kỹ thuật.
 Phân loại vốn cố định
Có nhiều cách phân loại TSCĐ:
- Căn cứ vào hình thái biểu hiện :
+ TSCĐ hữu hình: Là TSCĐ có hình thái vật chất.
+ TSCĐ vô hình: là TSCĐ không có hình thái vật chất.
- Căn cứ theo tình hình sử dụng:
+ TSCĐ đang sử dụng.
10
+ TSCĐ chưa sử dụng.
+ TSCĐ không cần dùng.
+ TSCĐ chờ thanh lý.
- Căn cứ theo công dụng kinh tế:
+ TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh.
+ TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh :
- Căn cứ theo quyền sở hữu:
+ TSCĐ doanh nghiệp tự có.
+ TSCĐ doanh nghiệp thuê ngoài
+ TSCĐ doanh nghiệp bảo quản, giữ hộ cho đơn vị khác.
b, Vốn lưu động
VLĐ của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ và vốn lưu thông
nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp tiến
hành thường xuyên, liên tục.
Khác với VCĐ, VLĐ chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm sau mỗi chu kỳ
sản xuất. Trong quá trình sản xuất kinh doanh VLĐ được luân chuyển không
ngừng qua ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và tiêu thụ. VLĐ chu chuyển nhanh
hơn VCĐ. Trong mỗi giai đoạn đó VLĐ được biểu hiện dưới nhiều hình thái
khác nhau, có thể là hình thái hiện vật hay hình thái giá trị.
Có thể thấy rằng VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá
trình tái sản xuất. Nếu doanh nghiệp không đủ vốn thì việc tổ chức sử dụng
vốn sẽ gặp nhiều khó khăn và do đó quá trình sản xuất cũng bị trở ngại hay
gián đoạn. Để quản trị VLĐ tốt, cần nghiên cứu kết cấu và phân loại VLĐ.
 Cơ cấu vốn lưu động
11
Là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số VLĐ.
Ở những doanh nghiệp khác nhau, kết cấu vốn lưu động không giống nhau. Xác định
được cơ cấu VLĐ hợp lý sẽgóp phần sửdụng tiết kiệm và có hiệu quả VLĐ.
Để quản lý và sử dụng có hiệu quả VLĐ thì cần thiết phải tiến hành
phân loại vốn khác nhau.
 Phân loại VLĐ
- Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn lưu động người
ta chia vốn là ba loại:
+ Vốn dự trữ: Là một bộ phận dùng để mua nguyên liệu, phụ tùng
thay thế... dự trữ và đưa vào sản xuất.
+ Vốn trong sản xuất: Là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giaiđoạn sản
xuất
+ Vốn trong lưu thông: Là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai
đoạn lưu thông như thành phẩm, vốn tiền mặt...
- Căn cứ vào phương pháp xác định vốn người ta chia vốn thành:
+ VLĐ định mức: là số VLĐ cần thiết tối thiểu thường xuyên trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm: vốn dự trữ, vốn trong
sản xuất và thành phẩm, hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, vật
tư thuê ngoài chế biến.
+ VLĐ không định mức: là số vốn lưu động có thể phát sinh trong
quá trình sản xuất kinh doanh nhưng không có căn cứ để tính định mức được.
- Căn cứ vào nguồn hình thành:
+ VLĐ tự có: là số vốn doanh nghiệp được Nhà nước cấp, VLĐ từ
bổ sung lợi nhuận, các khoản phải trả nhưng chưa đến kỳ hạn...
12
+ VLĐ đi vay: đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có
thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về VLĐ thường xuyên cần thiết trong kinh
doanh. Có thể vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc có thể vay vốn
của các đơn vị, tổ chức và các cá nhân khác trong và ngoài nước.
Mỗi doanh nghiệp cần xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý .
Sựkhác nhau cơ bản giữa VCĐ và VLĐ là: nếu như VCĐ tham gia vào quá
trình sản xuất như tư liệu lao động thì VLĐ là đối tượng lao động. Nếu như
VLĐ tạo ra thực thể của sản phẩm hàng hoá thì VCĐ là phương thức để dịch
chuyển VLĐ thành sản phẩm hàng hoá. Mặt khác nếu như VLĐ được kết
chuyển mộtlần vào giá trị của sản phẩm hàng hoá và thu hồi được ngay sau khi
doanhnghiệp tiêu thụ được hàng hoácònVCĐ tham gia nhiều vào quá trình sản
xuất kinh doanh và kết chuyển vào giá trị sản phẩm hàng hoá dưới hình thức
khấu hao.
1.1.2.4 Căn cứ vào nguồn hình thành vốn
a, Nguồn vốn do doanh nghiệp tự cung ứng
Khấu hao tài sản cố định
Việc xác định mức khấu hao cụ thể phụ thuộc vào thực tiễn sử dụng tài sản cố
định cũng như ý muốn chủ quan của con người. Đối với doanh nghiệp nhà nước
trong chừng mực nhất định phải phụ thuộc ý đồ của Nhà nước, các doanh nghiệp
khác có thể tự lựa chọn thời hạn sử dụng và phương pháp tính khấu hao cụ thể.
Trong chính sách tài chính của mình, doanh nghiệp có thể lựa chọn và điều chỉnh
khấu hao tài sản cố định và coiđây là một nguồn cung ứng vốn bên trong của mình.
 Tích luỹ tái đầu tư
Nguồn này phụ thuộc vào hai nhân tố cụ thể và tổng số lợi nhuận thu
được trong từng thời kỳ kinh doanh và chính sách phân phối lợi nhuận sau
13
thuế của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước toàn bộ lợi nhuận thu
được sẽ phải sử dụng cho các khoản.
+ Nộp tiền sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định
+ Trả các khoản phải quy định
+ Lập các quỹ đặc biệt
 Điều chỉnh cơ cấu tài sản
Phương thức này tuy không làm tăng tổng số vốn sản xuất - kinh doanh
nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc tăng vốn cho các hoạt động cần thiết
trên cơ sở giảm vốn ở những nơi không cần thiết.
b, Nguồn vốn do bên ngoài cung ứng
 Gọi hùn vốn qua phát hành cổ phiếu
Là hình thức do doanh nghiệp được cung ứng vốn trực tiếp từ thị trường
chứng khoán. Khi có cầu về vốn và lựa chọn hình thức này, doanh nghiệp tính
toán và phát hành cổ phiếu bán trên thị trường chứng khoán. Đặc trưng cơ bản
là tăng vốn nhưng không tăng nợ của doanh nghiệp bởi lẽ những người sở
hữu cổ phiếu trở thành cổ đông của doanh nghiệp. Vì lẽ đó nhiều nhà quản trị
học coi hình thức này là nguồn cung ứng nội bộ.
Tuy nhiên chỉ có công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn
mới được phát hành cổ phiếu. Và doanh nghiệp phải có nghĩa vụ công khai
hoá thông tin tài chính theo Luật doanh nghiệp.
 Vay tiền bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn
Đây là hình thức cung ứng vốn trực tiếp từ công chúng. Doanh nghiệp
phát hành lượng vốn cần thiết dưới hình thức trái phiếu thường có kỳ hạn xác
14
định và bán cho công chúng. Đặc trưng cơ bản là tăng vốn gắn với tăng nợ
của doanh nghiệp. Cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
- Ưu điểm chủ yếu: có thể huy động được một lượng vốn cần thiết, chi
phí kinh doanh sử dụng vốn thấp hơn so với vay ngân hàng, không bị người
cung ứng kiểm soát chặt chẽ như vay ngân hàng và doanh nghiệp.
- Hạn chế: đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm chắc kỹ thuật tài chính để
tránh áp lực nợ đến hạn và vẫn có lợi nhuận đặc biệt khi kinh tế suy thoái lạm
phát cao. Chi phí kinh doanh phát hành trái phiếu khá cao vì doanh nghiệp
cần có sự trợ giúp của ngân hàng thương mại. Doanh nghiệp phải tính toán
thoả mãn hai điều kiện: TSCĐ phải nhỏ hơn tổng số vốn và nợ dài hạn của
doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào thoả mãn các điều kiện theo luật định
mới được phép phát hành trái phiếu.
 Vay vốn của các ngân hàng thương mại
Vay vốn từ các ngân hàng thương mại là hình thức doanh nghiệp vay
vốn dưới các hình thức cụ thể ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn từ các ngân
hàng thương mại. Đây là mối quan hệ tín dụng giữa một bên đi vay và một
bên cho vay. Với hình thức này doanh nghiệp có thể huy động được một
lượng vốn lớn, đúng hạn và có thể mời các doanh nghiệp cùng tham gia thẩm
định dự án nếu có cầu vay đầu tư lớn. Yêu cầu doanh nghiệp phải có uy tín
lớn, kiên trì đàm phán, chấp nhận các thủ tục thẩm định ngặt nghèo. Nếu
doanh nghiệp vay tiền của ngân hàng có thể bị ngân hàng thương mại kiểm
soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian cho vay.
 Tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp:
Trong hoạt động kinh doanh, quan hệ mua bán trao đổi giữa các doanh
nghiệp thông thường không kết thúc tại một điểm, tức là xuất hiện sự chênh
15
lệch về mặt thời gian giữa dòng tài chính và dòng vật chất. Thực chất luôn
diễn ra đồng thời quá trình doanh nghiệp nợ khách hàng tiền và chiếm dụng
tiền của khách hàng. Nếu tiền doanh nghiệp chiếm dụng của khách hàng
nhiều hơn số tiền doanh nghiệp bị chiếm dụng thì số tiền dôi ra sẽ mang bản
chất tín dụng thương mại hay tín dụng nhà cung cấp. Ngoài tín dụng thương
mại còn gồm cả khoản đặt cọc trước của khách hàng.
Đây là một hình thức tín dụng ngắn hạn quan trọng (thường phải thanh
toán trong vòng 30-90 ngày) đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
doanh nghiệp đang trong thời kỳ tăng trưởng.
 Tín dụng thuê mua
Trong cơ chế thị trường hình thức này được thực hiện giữa một doanh
nghiệp có cầu sử dụng máy móc, thiết bị với một doanh nghiệp thực hiện
chức năng thuê mua diễn ra khá phổ biến. Hình thức này có ưu điểm rất cơ
bản là giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích, khi nào doanh
nghiệp có cầu về sử dụng máy móc, thiết bị cụ thể mới đặt vấn đề thuê mua.
Doanh nghiệp không chỉ được nhận máy móc thiết bị mà còn được nhận tư vấn
đào tạo. Tuy nhiên cũng có những hạn chế như: chi phí kinh doanh cho việc
sử dụng máy móc thiết bị cao và hợp đồng tương đối phức tạp.
 Vốn liên doanh, liên kết
Với phương thức này doanh nghiệp liên doanh, liên kết với một hoặc
một số doanh nghiệp khác nhằm tạo vốn cho hoạt động liên doanh nào đó.
- Ưu điểm: với hình thức này doanh nghiệp sẽ có một lượng vốn cần
thiết cho một hoặc một số hoạt động nào đó mà không tăng nợ.
- Nhược điểm: các bên liên doanh cùng tham gia liên doanh và cùng chia
sẽ lợi nhuận thu được.
16
 Nguồn vốn ODA
Đối tác mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm và nhận được nguồn vốn này
là các chương trình hợp tác của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ hoặc các
tổ chức quốc tế khác. Hình thức cấp vốn ODA có thể là hình thức viện trợ
không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh
toán. Hình thức này có chi phí kinh doanh thấp (sử dụng vốn). Tuy nhiên để
nhận được nguồn vốn này các doanh nghiệp phải chấp nhận thủ tục chặt chẽ.
Đồng thời doanh nghiệp phải có điều kiện làm việc với các cơ quan Chính
phủ và chuyên gia nước ngoài.
 Nguồn vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp FDI
Với phương thức này doanh nghiệp không chỉ nhận được vốn mà còn
nhận được cả kỹ thuật - công nghệ cũng như phương thức quản trị tiên tiến và
cũng được chia sẻ thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên huy động vốn theo hình
thức này phải chịu sự kiểm soát điều hành của doanh nghiệp (tổ chức kinh tế)
nước ngoài phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn.
 Cung ứng vốn từ sự kết hợp công và tư trong xây dựng cơ bản
Phương thức này rất có ý nghĩa với các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ
tầng, song cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có những điều kiện nhất định.
Như vậy, tuỳ mục đích nghiên cứu, đặc thù của doanh nghiệp mà lựa
chọn cách phân loại, cũng như kết cấu thích hợp.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
1.2.1. Khái niệm
Vốn là tiền đề vật chất để tiến hành hoạt động SXKD, là tiền đề xuyên
suốt trong quá trình SXKD. Các DN muốn tồn tại và phát triển cần phải quan
tâm đến việc quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Từ góc độ nhìn
17
nhận khác nhau, quan điểm về hiệu quả sử dụng VKD cũng có cách hiểu khác
nhau. Nhưng nói chung, việc sử dụng vốn có hiệu quả là phải nhằm đạt được
kết quả cao nhất trong quá trình SXKD với chi phí bỏ ra thấp nhất.
Hiệu quả kinh tế được hiểu theo các góc độ khác nhau:
Hiệu quả sử dụng VKD của DN đứng trên góc độ kinh tế: Là tối đa hoá
lợi nhuận. Như vậy có thể hiểu là với lượng vốn nhất định bỏ vào hoạt động
SXKD sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất và làm cho đồng vốn không ngừng sinh
sôi, tức là hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở hai mặt: bảo toàn vốn và tạo ra
được các kết quả theo mục tiêu kinh doanh, trong đó đặc biệt kết quả về sinh
lời của đồng vốn. Bên cạnh đó, phải chú ý cả sự tối thiểu hoá lượng vốn và
thời gian sử dụng vốn của DN. Kết quả sử dụng vốn phải thoả mãn được lợi
ích của DN và các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất, đồng thời phải
nâng cao được lợi ích xã hội.
Trên góc độ quản trị TCDN: Ngoài mục tiêu LN, sử dụng VKD có hiệu
quả còn phải đảm bảo an toàn, lành mạnh về mặt tài chính, tăng cường khả
năng cạnh tranh của DN trước mắt và trong tương lai.
Đối với nhà đầu tư: cho rằng hiệu quả sử dụng vốn đánh giá thông qua
tỷ suất sinh lời đòi hỏi mà DN có thể đáp ứng khi họ thực hiện đầu tư vào DN.
Dù đứng trên quan điểm nào thì bản chất hiệu quả sử dụng vốn là chỉ
tiêu biểu hiện một mặt của hiệu quả kinh doanh, là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, tài lực của DN để đạt được kết quả
cao nhất trong quá trình SXKD với chi phí bỏ ra thấp nhất. Hiệu quả sử dụng
vốn của DN được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh
lời, khả năng huy động vốn, tốc độ luân chuyển vốn...Việc nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn là điều kiện quan trọng để DN đứng vững và phát triển trên thị
trường. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn DN phải đảm bảo các điều kiện sau:
18
- Phải khai thác nguồn vốn một cách triệt để, tránh vốn nhàn rỗi, không
sinh lời.
- Phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý.
- Phải quản lý vốn một cách chặt chẽ, không để vốn bị thất thoát do
quản lý không chặt chẽ.
Ngoài ra DN phải thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục nhưng mặt hạn chế và phát huy
ưu điểm của DN trong việc quản lý sử dụng vốn.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Doanh thu thuần trong kỳ
1. Vòng quay toàn bộ VKD =
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh VKD trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng
hay mấy lần. Chỉ tiêu này đạt cao, hiệu suất sử dụng VKD càng cao.
Doanh thu thuần trong kỳ
2. Vòng quay VLĐ =
VLĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay VLĐ thực hiện được trong một thời
kỳ nhất định ( thường là 1 năm ).
Số ngày trong kỳ
- Số ngày một vòng quay VLĐ =
Số vòng quay VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để thực hiện một vòng
quay VLĐ.
Giá vốn hàng bán
3. Số vòng quay HTK =
HTK bình quân trong kỳ
19
Số vòng quay HTK cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của
ngành kinh doanh. Thông thường, số vòng quay HTK cao so với doanh
nghiệp trong ngành chỉ ra rằng: Việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh
nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm
được lượng vốn bỏ vào HTK. Nếu số vòng quay HTK thấp, thường gợi lên
doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc
sản phẩm bị tiêu thụ chậm.
Số ngày trong kỳ
- Số ngày một vòng quay =
Số vòng quay HTK
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để thực hiện một vòng
quay HTK.
Số dư bình quân các khoản phải thu
4. Kỳ thu tiền trung bình (ngày) =
Doanh thu thuần bình quân 1 ngày trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh
nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu
tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu
và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Khi kỳ thu tiền trung bình quá
dài so với các doanh nghiệp trong ngành thì dễ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi.
Doanh thu thuần trong kỳ
- Vòng quay các khoản phải thu =
Số dư bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay các khoản phải thu thực hiện được
trong một kỳ.
Doanh thu thuần trong kỳ
5. Hiệu suất sử dụng VCĐ =
VCĐ bình quân trong kỳ
20
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ có thể tham gia tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.
Để đánh giá đúng mức kết quả quản lý và sử dụng VCĐ của từng thời
kỳ, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ cần phải được xem xét trong mối liên hệ
với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ.
Doanh thu thuần trong kỳ
6. Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần.
1.2.2.2. Cácchỉ tiêu đánhgiá hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh
* Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS)
Lợi nhuận ( trước / sau thuế )
ROS =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này thể hiện khi thực hiện 1 đồng doanh thu trong kỳ, doanh
nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận.
* Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE)
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
ROAE =
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho phépđánhgiá khả năng sinhlời củamộtđồngVKD, không
tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của VKD.
* Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh (Tsv)
Lợi nhuận trước thuế
Tsv =
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
21
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh (ROA)
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
* Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
VCSH bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCSH bình quân sử dụng trong kỳ tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu.
1.2.3. Các nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả sử dụng VKD là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hoạt động
SXKD trong các DN và chịu sự tác động tổng hợp bởi nhiều nhân tố, bao
gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Trong quá trình quản lý vốn
các DN cần tính đến tác động của các nhân tố này để đưa ra biện pháp sử
dụng vốn có hiệu quả nhất.
 Những nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là các nhân tố bên ngoài nhưng đôi khi đóng vai
trò quyết định tới hiệu quả sử dụng vốn của DN.
Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cho phép các DN có quyền tự
do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn quản lý
vĩ mô nền kinh tế và tạo hành lang pháp lý để các DN hoạt động trong khuôn
22
khổ pháp luật. Nếu chính sách kinh tế Nhà nước ổn định sẽ giúp cho việc tiến
hành kế hoạch SXKD của DN thông suốt, có hiệu quả và ngược lại.Chính
sách sách kinh tế của nhà nước như chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư,
chính sách khuyến khích đầu tư...có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng
VKD của DN. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các DN cần xem
xét đến các chính sách kinh tế của nhà nước.
Mức độ lạm phát của nền kinh tế.
Nền kinh tế có lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút và
sự tăng giá của các loại vật tư hàng hoá. Với một lượng tiền như trước nhưng
không mua được một khối lượng tài sản tương đương với khi có lạm phát. DN
phải bỏ ra một khối lượng tiền tệ nhiều hơn đầu tư vào tài sản đó, khi đó năng
lực của vốn đã bị giảm.
Điều kiên tự nhiên và rủi ro trong kinh doanh:
Những rủi ro trong kinh doanh như hoả hoạn, bão lụt, những biến động
về thị trường... làm cho TS của DN bị hư tổn, giảm giá dẫn đến vốn của DN
bị mất mát. Mặt khác, yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến các DN có sản
phẩm chịu tác động của điều kiện tự nhiên như: ngành xây dựng, ngành nông
nghiệp, ngành khai thác mỏ...
Thị trường và sự cạnh tranh:
Trong sản xuất hàng hoá, biến động của thị trưòng đầu vào và đầu ra là
một căn cứ quan trọng để DN lập kế hoạch VCĐ,VLĐ. Khi xem xét thị
trường DN không thể bỏ qua đối thủ cạnh tranh của DN, để có thể tồn tại và
phát triển đòi hỏi DN phải nghiên cứu kỹ thị trường và đối thủ cạnh tranh của
mình.Nếu DN có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, sản phẩm có sức tiêu thụ
lớn thì công ty sẽ co doanh thu và lợi nhuận lớn, từ đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận
trên vốn cao.
23
Lãi suất thị trường :
Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến chi phí huy động bằng vốn vay.
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lãi suất thị trường tăng lên,
tiền lãi DN phải thanh toán sẽ tăng lên, lợi nhuận giảm làm tỷ suất lợi nhuận
trên vốn giảm xuống.
Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật :
Khoa học công nghệ là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các
DN, làm tăng hao mòn vô hình và đòi hỏi công tác đầu tư đổi mới TS phải
được chú trọng.
Đặc thù ngành kinh doanh:
Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng cần được xem xét khi quản lý và
sử dụng vốn. Đặc thù của ngành thường ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư và cơ
cấu nguồn vốn cũng như vòng quay vốn. Do đó, việc so sánh các chỉ tiêu
phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của DN với chỉ tiêu trung bình của ngành là
cần thiết nhằm phát hiện những ưu điểm và hạn chế trong việc quản lý và sử
dụng vốn.
Ngoài ra trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, nền kinh tế
trong nước nói chung và các DN nói riêng cũng chịu ảnh hưởng của tình hình
kinh tế thế giới và khu vực.
 Những nhân tố chủ quan
Ngoài những nhân tố khách quan trên, còn có nhiều nhân tố chủ đạo do
chính bản thân DN tạo nên làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Bởi
vậy,việc xem xét đánh giá đối với các nhân tố này rất quan trọng.Thông
thường, trên góc độ tổng quát, người ta xem xét các nhân tố chủ yếu sau:
Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động:
Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn.Trình độ quản lý tốt, bộ máy gọn nhẹ, đồng bộ, nhịp nhàng sẽ giúp
24
cho DN sử dụng vốn có hiệu quả, ngược lại nếu trình độ quản lý yếu kém
hoặc bị buông lỏng sẽ không có khả năng bảo toàn được vốn. Trình độ người
lao động có tác động rất lớn đến mức độ sử dụng hiệu quả TS, năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm, mức độ phế phẩm...từ đó tác động rất lớn đến
hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của DN.
Sự lựa chọn phương án đầu tư :
Nếu DN lựa chọn phương án sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng
cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng sẽ mang lại hiệu quả
kinh tế lớn. Ngược lại, sẽ là sự thất bại của phương án kinh doanh và làm
giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Sựhợp lý của cơ cấu TS và nguồn vốn kinh doanh (NVKD) trong DN :
Việc đầu tư vào các TS không sử dụng hoặc chưa sử dụng quá lớn hoặc
DN vay nợ quá nhiều, sử dụng không triệt để nguồn vốn bên trong thì không
những không phát huy tác dụng của vốn mà còn bị hao hụt, mất mát, tạo ra
những rủi ro cho DN.
Vấn đề xác định nhu cầu VKD :
Việc xác định nhu cầu vốn không chính xác sẽ dẫn đến việc thừa hoặc
thiếu vốn trong quá trình SXKD, làm ứ đọng vốn hoặc gián đoạn kinh doanh
và hiệu quả sử dụng VKD suy giảm.
Chu kỳ SXKD :
Nếu chu kỳ SXKD mà ngắn, vòng quay vốn nhanh thì DN sẽ chóng thu
hồi vốn đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh tiếp theo. Ngược lại, khi chu kỳ kinh
doanh kéo dài thì vốn của DN sẽ bị ứ đọng, thời gian thu hồi vốn chậm.
Chế độ lương và cơ chế khuyến khích người lao động :
Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến thái độ và ý thức làm
việc của người lao động. Một mức lương tương xứng với mức độ cống hiến
25
cùng với chế độ khuyến khích hợp lý, gắn với hiệu quả công việc sẽ tạo động
lực cho việc nâng cao năng suất lao động trong DN, từ đó nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn.
Việc tính và trích khấu hao :
Việc tính và trích khấu hao không sát thực với tình hình hao mòn của
TS dẫn đến TS hư hỏng trước khi thu hồi vốn. Công tác tổ chức quản lý và sử
dụng quỹ khấu hao không hiệu quả, đúng mục đích sẽ ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng VKD của DN.
Mức độ sử dụng năng lực sản xuất hiện có của DN vào SXKD:
Sử dụng lãng phí VLĐ trong quá trình mua sắm, không tận dụng hết
nguyên vật liệu vào SXKD, để nguyên vật liệu tồn kho dự trữ quá mức cần
thiết trong thời gian dài, sẽ tác động đến cơ cấu vốn cũng như hiệu quả sử
dụng vốn của DN.
Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
vốn của DN. Để nâng cao hiệu quả sử dụng của VKD, DN cần xem xét từng
yếu tố để từ đó đưa ra biện pháp quản lý thích hợp.
26
Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
2.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Kinh Đô
- Công ty Cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và
Chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993 theo Quyết định số
216 GP-UB ngày 27/02/1993 của Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh và Giấy
phép Kinh doanh số 048307 do Trọng tài Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày
02/03/1993. Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là một xưởng sản xuất
nhỏ diện tích khoảng 100m2 tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, với 70
công nhân và vốn đầu tư 1,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh
snack - một sản phẩmmới đốivới người tiêu dùng trong nước.
- Đến năm 1994, sau hơn một năm kinh doanh thành công với sản phẩm
bánh snack, Công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng và nhập dây chuyền sản
xuất snack trị giá 750.000 USD từ Nhật.
- Năm1996,Côngtyđầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6/134 Quốc lộ
13, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức và đầu tư dây chuyền sản xuất
bánh cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch trị giá 5 triệu
USD. Lúc này, số lượng công nhân của Công ty đã lên tới 500 người.
- Năm 1997 và 1998, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mì, bánh
bông lan công nghiệp trị giá 1,2 triệu USD với công suất 25 tấn bánh/ngày.
Cuốinăm 1998, Côngty đưa dâychuyền sản xuất kẹo chocolate vào khai thác
với tổng đầu tư là 800.000 USD.
- Năm 1999, Công ty nâng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, đồng thời thành lập
trung tâm thương mại Savico - Kinh Đô tại Quận 1, đánh dấu một bước phát
27
triển mới của Kinh Đô sang các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài bánh kẹo.
Cũng trong năm 1999, Công ty khai trương hệ thống bakery đầu tiên, mở đầu
cho một chuỗi hệ thống của hàng bánh kẹo Kinh Đô từ Bắc vào Nam sau này.
- Năm2000,Côngtytiếp tục tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng, mở rộng diện
tích nhà xưởng lên hơn 40.000 m2. Tiếp tục chiến lược đa dạng hóa sản
phẩm, Công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh crackers từ châu Âu trị
giá trên 2 triệu USD, đây là một trong số các dây chuyền sản xuất bánh
crackers lớn nhất khu vực.
- Năm2001, Công ty nhập một dây chuyền sản xuất kẹo cứng và một dây
chuyền sản xuất kẹo mềm công suất 2 tấn/giờ trị giá 2 triệu USD. Cũng trong
năm 2001, Côngty cũng nâng côngsuấtsản xuất các sản phẩm crackers lên 50
tấn/ngày bằngviệc đầutư mới dâychuyền sản xuất bánh mặn crackers trị giá 3
triệu USD. Ngày 5/1/2001, Công ty nhận Giấy chứng nhận hệ thống quản lý
chấtlượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9002 do tổ chức BVQIcấp. Năm 2001 cũng
là năm sản phẩmcủa Công ty được xuất khẩu mạnh sang các nước Mỹ, Pháp,
Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Lào, Camphuchia, Thái Lan,...
- Năm 2002, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhanh chóng hội
nhập với các nước khu vực và thế giới, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9002 được thay thế bằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn 9001:2000.
 Giới thiệu về Công ty
- TênCôngty: CôngtyCổ phầnKinh Đô
- Tên tiếng Anh: Kinh Do Corporation
- Tênviết tắt: KIDO CORP
- Biểu tượng của Công ty:
28
-Vốnđiềulệ: 1.665.226.250.000 VNĐ (Một ngàn, sáu trăm sáu
mươi lăm tỷ, haitrăm hai
mươi sáu triệu, hai trăm năm mươi ngàn đồng)
- Trụ sở chính: 141 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1,
Tp.HCM.
- Điện thoại: (84-8) 3827 0838 Fax: (84-8) 3827 0839
-Email: info@kinhdo.vn
- Website: www.kinhdo.vn
- Giấy CNĐKKD: Số 0302705302 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành
phố Hồ
Chí Minh cấp, đăng ký lần đầu ngày 06/09/2002,
đăng ký
thay đổi lần thứ 15 ngày 23/11/2012. Vốn điều lệ
tại thời
điểm thành lập là 150.000.000.000
đồng.
- Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
o Chế biến nông sản thực phẩm;
o Sản xuất kẹo, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây;
o Mua bán nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm, vải sợi, hàng may mặc,
giày dép, túi xách, đồnghồ, mắt kính, mỹ phẩm, kim khí điện máy, điện
lạnh, thủ côngmỹ nghệ, dụng cụ học tập và giảng dạy, văn phòng phẩm,
vật tư ngành ảnh, rau quả tươi sống;
o Dịch vụ thương mại;
o Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa;
o Dịch vụ quảng cáo;
o Mua bán hàng điện tử-điện gia dụng, vật liệu xây dựng, lương thực thực
29
phẩm, thực
o phẩm công nghiệp, hóa mỹ phẩm, đồ chơi (trừ đồ chơi có hại cho giáo
dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và
an toàn xã hội), đồ gia dụng, máy ổn áp, thiết bị điện gia dụng, hàng
trang trí nội thất, thiết bị văn phòng, vàng, bạc, đá quý, rượu, bia,
thuốc lá điếu sản xuất trong nước (không kinh doanh dịch vụ ăn uống),
máy tính, máy in và thiết bị phụ tùng,...và một số dịch vụ khác thể hiện
trong Giấy đăng ký kinh doanh.
- Thờihạn hoạt độngcủa Côngty: Vô thời hạn.
2.1.2.Cơ cấutổ chức,cơ cấubộ máyquản lý của Công ty cổ phần Kinh Đô
Công ty Cổ phần Kinh Đô đươc tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật
doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
khóa X kỳ họp thứ V thông qua ngày 12/06/1999. Các hoạt động của Công ty
tuân thủ Luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty.
Điều lệ Công ty bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày
21/04/2012 là cơ sở chi phối mọi hoạt động của Công ty.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Kinh Đô: ( Xem sơ đồ 2.1)
30
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Kinh Đô
31
 Cơ cấubộ máyquảnlý của côngty
- Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao
nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người
được cổ đông ủy quyền.
-Hội đồng quảntrị: Hộiđồngquảntrịdo Đạihộiđồngcổ đôngbầu ra, là cơ
quanquản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa 2 kỳ Đại hội. Hiện tại
Hội đồng quản trị Công ty có 5 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 5 năm.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm
vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và
báo cáo tài chính của Công ty. Hiện tại Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành
viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 5 năm.
- Ban Tổng Giámđốc: Ban TổngGiám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm,
có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng
quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Công ty có bộ máy tổ chức rõ ràng, tổ chức của Kinh Đô phân theo
nhiệm vụ, được cấu trúc trực tuyến theo chiều dọc, mỗi bộ phận chịu trách
nhiệm trực tiếp với cấp trên của mình. Bên cạnh đó công ty còn tổ chức bộ
phận dự án phát triển kinh doanh nhằm phát triển các mảng kinh doanh mới
có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty.
2.1.3. Các nhóm sản phẩm chính và quy trình sản xuất của Công ty Cổ
phần Kinh Đô
Hiện nay Công ty đang sản xuất 7 nhóm sản phẩm: bánh cookies, bánh
crackers, bánh quế, bánh snack, bánhtrung thu, bánh mì côngnghiệp, kẹo cứng
mềm và chocolate.
a) Bánh cookies (bánh bơ)
Với công suất 843 tấn/tháng, sảnphẩm cookies Kinh Đô chiếm tới45% thị
32
phần bánh cookies trong nước và cũng là sản phẩm truyền thống của Công ty.
b) Bánh crackers
Với thương hiệu chủ lực AFC, bánh crackers của Kinh Đô chiếm tới
55% thị phần bánh crackers trong nước. Sản phẩm crackers của Kinh Đô đã
được xuất đi nhiều nước, trong đó có cả thị trường Mỹ.
c) Bánhquế
Bánh quế là loại bánh có dạng hình ống, xốp, dễ vỡ. Mặc dù không có
doanh thu lớn như crackers và cookies, songbánh quế do Kinh Đô sản xuất có
mùi vị thơm ngon với 14 loại bánh khác nhau và nhiều hương vị khác biệt
như: Love Rolls, Fest, Ole!Ole!, Sera Sera, Twistik, Paris Treat,...
d) Snack
Snack là một trong những sản phẩm đầu tiên của Kinh Đô, được áp dụng
công nghệ hiện đại của Nhật từ năm 1994. Bánh snack Kinh Đô được đầu tư
nghiên cứu với nhiều chủng loại, hương vị mang tính cách tân, phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng Việt Nam.
e) Bánh mì công nghiệp
 Bánhtươi đóng góicông nghiệp:bánh mì tươi & bánh bông lan tươi
Bánh mì tươi đóng gói công nghiệp là loại bánh mì tươi được sản xuất
và đóng gói trên dây chuyền sản xuất hiện đại có thời hạn sử dụng từ 07-09
ngày. Đáp ứng nhu cầu ăn sáng và ăn lót dạ tiện lợi của người tiêu dùng ngày
càng tăng.
 Bánh bông lan hạn sử dụng dài ngày (9 tháng) - nhãn Solite
Bánh bônglan hạn sửdụng dài ngày được chế biến từ các nguyên liệu hảo
hạng như bột mì nguyên chất, trứng gà tươi và nhân kem. Bánh bông lan dài
ngày (tròn, cuốn, tầng) có nhiều loại như bơ sữa, dâu, dứa, socola và tiramisu.
f) Bánh trung thu
Bánh trung thu là mặt hàng có tính mùa vụ nhất, tuy nhiên lại có doanh thu
33
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty (trung bình 15%).
g) Kẹo cứng, mềm
Hai dòng kẹo chính hiện nay của Công ty là kẹo cứng Crundy và kẹo mềm
Milkandy. Crundy - sự kết hợp mùi vị trái cây tươi mát cùng với Milkandy -
sự hòa quyện mùi vị sữa thơm ngon đã tạo sự hấp dẫn với người tiêu dùng đáp
ứng nhu cầu trên thị trường.
h) Chocolate
Công ty chủ yếu sản xuất các sản phẩm chocolate theo dạng viên tròn có nhân
gồm: nhân snack, nhân nho, nhân đậu phộng,... Được sản xuất theo dây
chuyền công nghệ hiện đại, chocolate Kinh Đô có chất lượng ổn định, thiết kế
bao bì sang trọng, hấp dẫn.
 Quy trình sản xuất của Công ty cổ phần Kinh Đô
Sơ đồ 2.2. Quy trình dự báo và thực hiện sản xuất
2.1.5. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
Hiện Kinh Đô là công ty dẫn đầu ngành bánh kẹo ở Việt Nam. Kinh Đô
đã tạo được lợi thế cạnh tranh và đang tăng trưởng bền vững trong thị trường
- Dự báo bán hàng
- Tình hình bán hàng thực tế, tồn
kho thành phẩm
- Kế hoạch khuyến mãi
- Chương trình quảng cáo
- Các hoạt động hỗ trợ bán hàng…
Yêu cầu cung cấp thành phẩm
Kế hoạch sản xuất
Kế hoạch sản xuất chi tiết hàng tuần
Thực hiện sản xuất
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
34
bánh kẹo nhờ các yếu tố sau:
- Danh mục sản phẩm đa dạng. KDC sở hữu danh mục đa dạng với hơn
500 chủng loại sản phẩm bao gồm tất cả các mảng kinh doanh trong ngành
bánh kẹo, bao gồm bánh cookies, bánh trung thu, bánh cracker, bánh quế,
bánh mỳ công nghiệp, bánh bông lan, kẹo và snack..., phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng hàng ngày cũng như dùng để làm quà tặng biếu. Sản phẩm của
Công ty hướng đến mọi nhóm khách hàng bao gồm trẻ em, thanh niên, người
lớn tuổi cũng như tới tất cả các thành phần từ người lao động, học sinh, văn
phòng, nội trợ... Điều này cho phép KDC xâm nhập vào tất cả các phân khúc
trên thị trường bánh kẹo, giúp Côngty trở thành một trong những côngty dẫn
đầu trên thị trường.
- Hệ thống phân phối sâu và rộng tạo lợi thế cạnh tranh: KDC là một
trong những công ty có hệ thống phân phối sâu và rộng nhất trong ngành
thực phẩm hiện nay với hơn 100 nhà phân phối và 75.000 điểm bán lẻ và hơn
1.000 nhân viên bán hàng đã tạo nên hệ thống phân phối mạnh của KDC,
giúp KDC có được lợi thế cạnh tranh cũng như tạo ra rào cản gia nhập ngành
của các công ty đối thủ cạnh tranh khác.
- Chiếm lĩnh thị trường hàng đầu trong ngành. Với doanh thu năm
2012 đạt hơn 4.318 tỷ đồng, KDC là công ty bánh kẹo lớn nhất nước hiện
nay. So với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nội địa, KDC là đơn vị đang
giữ vững ngôi đầu về thị phần bánh kẹo Việt Nam (khoảng 30 - 35% thị
phần). Có thể nói, với thị phần hiện có, những chính sách của KDC mang tính
dẫn dắt thị trường khá lớn. Do vậy, công ty gặp thuận lợi hơn trong việc chủ
động đưa ra những thay đổi về giá và phương thức bán hàng.
- Thương hiệu mạnh được hỗ trợ bởi các hoạt động marketing hiệu
quả. Với hơn 20 năm có mặt trên thị trường nội địa, thương hiệu Kinh Đô đã
trở nên quen thuộc với người tiêu dùng từ thành thị đến các vùng nông thôn.
35
Đặc biệt, sản phẩm bánh trung thu Kinh Đô xuất hiện trong mỗi mùa Tết
Trung Thu đã giúp cho thương hiệu Công ty được nhận diện mạnh mẽ bởi
hầu hết các người tiêu dùng Việt. Thương hiệu của KDC còn đươc khẳng
định qua hàng loạt các giải thưởng uy tín: đứng thứ 4 trong danh sách các
thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam, và liên tục được bình chọn là hàng Việt
Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. Chiến lược của KDC chú trọng tập
trung vào thương hiệu để duy trì độ nhận biết của người tiêu dùng và phát
triển giá trị thương hiệu.
- Tiết kiệm chi phí thông qua quy mô sản xuất lớn. Với quy mô mua
hàng lớn nên KDC có nhiều lợi thế trong việc đàm phán giá cũng như tăng
cường các điều khoản có lợi cho mình, trong khi đó, các Công ty khác không
có được lợi thế này. Đây là một lợi thế giúp KDC có biên lợi nhuận gộp cao
hơn so với các công ty khác như BBC, HHC.
- Đa dạng hóa thị trường. Cạnh tranh gay gắt trong ngành hàng tiêu
dùng, đặc biệt đối với ngành bánh kẹo đòi hỏi các công ty luôn tìm kiếm
những thị trường mới cả trong và ngoài nước để duy trì và thúc đẩy tăng
trưởng. Một thị trường mới phát triển sẽ giúp công ty giảm bớt rủi ro suy giảm
hoạt động khi một thị trường hiện tại bị ảnh hưởng tiêu cực từ cạnh tranh. Hiện
nay, KDC đã trải rộng các đại lý bán hàng từ Quảng Bình đến Cà Mau. Trong
đó, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Đông, Tây và TP. Hồ Chí Minh. Khu
vực từ Hà Tỉnh trở ra thuộc về NKD.
2.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Kinh
Đô qua một số năm.
Công ty cổ phần Kinh Đô từ khi thành lập đến nay đã trải qua 20 năm
hoạt động với các tên gọi khác nhau. Trong 20 năm hoạt động, công ty không
ngừng phấn đấu vươn lên và đến nay đã trở thành công ty dẫn đầu ngành bánh
kẹo ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, quy mô sản xuất kinh doanh của
36
Công ty ngày càng mở rộng, sản phẩm của Công ty ngày càng đa dạng và
được nhiều người biết đến do đó mà kết quả hoạt động kinh doanh đạt được
tương đối cao, nhiều chỉ tiêu đạt vượt mức kế hoạch đặt ra, năm sau cao hơn
năm trước.
37
Bảng 2.1: Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của
CTCP Kinh Đô năm 2011- 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011
So sánh
Số tuyệt đối Tỷ lệ %
1 Tổng giá trị tài sản 5,518,265 5,809,421 (291,156) -5%
2
Doanh thu thuần bán hàng và
cung cấp dịch vụ 4,288,794 4,246,885 41,909 1%
3 Giá vốn hàng bán 2,403,941 2,573,745 (169,804) -7%
4
Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh 513,214 344,572 168,642 49%
5 Lợi nhuận khác (12,577) (2,285) (10,292) 450%
6 Lợi nhuận trước thuế 500,636 349,181 151,455 43%
7 Lợi nhuận sau thuế 362,922 278,635 84,287 30%
( Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2012 của CTCP Kinh Đô )
Qua bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày
càng tốt hơn. Mặc dù nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2012 gặp nhiều
khó khăn nhưng các chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty đều tăng mạnh. Tổng giá
trị tài sản năm 2012 giảm nhẹ so với năm 2011 là 291,156 triệu đồng, ứng với
tỷ lệ giảm là 5%. Trong giai đoạn 2011-2012, doanh thu thuần từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ tăng nhẹ với số tăng tuyệt đối là 41,909 triệu đồng và tỷ lệ
tăng là 1%. Trong năm 2012, Với việc ứng dụng nhiều khoa học công nghệ
hiện đại vào sản xuất mà công ty đã tiết kiệm được chi phí làm giá vốn hàng
bán giảm 169,804 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 7%. Do giá vốn
háng bán giảm trong khi doanh thu lại tăng làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh tăng mạnh với số tuyệt đối là 168,642 triệu đồng, tương ứng
38
với tỷ lệ tăng là 49%. Tuy nhiên lợi nhuận khác lại giảm khá cao với tỷ lệ
giảm là 450%. Do sự tăng mạnh của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
nên lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế cũng tăng mạnh với tỷ lệ tăng
lần lượt là 43% và 30%. Tóm lại, nhìn vào bảng số liệu tổng kết một số chỉ
tiêu trên cho ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có chiều
hướng khả quan và sự cố gắng của Công ty trong việc tiết kiệm chi phí và gia
tăng lợi nhuận.
2.2. Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
Công ty Cổ phần Kinh Đô
2.2.1. Thực trạng vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh
2.2.1.1. Quy mô và cơ cấu của tài sản
Trong thời gian qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Công ty đã
không ngừng nâng cao quy mô vốn và ngày càng đa dạng hóa phương thức
huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Nhờ sự năng động, sáng tạo, Công
ty đã nhanh chóng thích ứng với điều kiện, cơ chế thị trường nên kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua rất đáng khích lệ.
Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế mới nên Công ty đã có phần
nào chịu ảnh hưởng theo cơ chế chung. Để hiểu rõ hơn về kết quả kinh doanh
của Công ty ta phải hiểu được Công ty đã sử dụng các nguồn lực, tiềm năng
sẵn có của mình như thế nào? Trong đó, việc đi sâu, phân tích về hiệu quả sử
dụng vốn tại công ty là rất cần thiết. Qua xem xét tình hình hoạt động kinh
doanh của Công ty năm 2012 cho thấy tổng số vốn đầu tư vào hoạt động sản
xuất kinh doanh là: 5.809.421triệu đồng vào đầu năm, đến cuối năm số vốn
này giảm xuống còn: 5.518.265 triệu đồng. Để hiểu hơn về tình hình tổ chức
nguồn VKD của Công ty ta hãy đi xem xét về cơ cấu vốn và nguồn VKD của
Công ty trong 2 năm 2011 và 2012 được thể hiện tại bảng 2.2.
39
Bảng 2.2: Cơ cấu VKD và nguồn VKD của CTCP Kinh Đô
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền
Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ %
TỔNG VỐN KINH DOANH
5,518,265 5,809,421 (291,156) -5.01%
A. VỐN LƯU ĐỘNG
2,299,063 41.66% 2,558,532 44.04% (259,469) -10.14%
B. VỐN CỐ ĐỊNH
3,219,202 58.34% 3,250,889 55.96% (31,687) -0.97%
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
5,518,265 5,809,421 (291,156) -5.01%
A. NỢ PHẢI TRẢ
1,459,586 26.45% 1,959,475 33.73% (499,889) -25.51%
I. Nợ ngắn hạn
1,357,106 92.98% 1,783,559 91.02% (426,453) -23.91%
II. Nợ dài hạn
102,480 7.02% 175,915 8.98% (73,435) -41.74%
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
4,020,437 72.86% 3,814,673 65.66% 205,764 5.39%
C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG
THIỂU SỐ
38,242 0.69% 35,273 0.61% 2,969 8.42%
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất của CTCP Kinh Đô ngày 31/12/2012 )
40
0%
20%
40%
60%
80%
100%
31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012
46.22% 44.04% 41.66%
53.78% 55.96% 58.34%
T
h
T
n
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu vốn kinh doanh của CTCP Kinh Đô giai đoạn 2010 – 2012
Theo dõi biểu đồ 2.1 thể hiện cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Kinh Đô
qua nhiều năm, có thể nhận thấy công ty có một cơ cấu tài sản khá cân đối với
tỷ trọng tài sản ngắn
hạn trên tổng nguồn vốn chiếm từ 40 - 50%.
Cơ cấu này đang có xu hướng thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng tài
sản ngắn hạn và tăng dần tài sản dài hạn (tỷ trọng tài sản dài hạn/ tổng tài sản
tại ngày 31/12/2012 là 58.34% tăng 2.38% so với đầu năm 2012 tương ứng
với tốc độ tăng 4.25% và so với đầu năm 2011 tăng 4.56% tương ứng với tốc
độ tăng 8.48%, tuy nhiên vẫn giữ được sự cân bằng tương đối giữa hai khoản
mục này.
Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản đang tăng lên chứng tỏ công ty
đang mở rộng quy mô sản xuất. Điều này là tốt và phù hợp với tình trạng kinh
doanh phát triển của công ty. Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cũng là để đáp
ứng tốt hơn nhu cầu ngày một tăng của thị trường đối với các sản phẩm của
công ty. Đó cũng là bước cần phải làm để thực hiện được mục tiêu chiến lược
mà công ty đề ra - trở thành một tập đoàn đa ngành phát triển bền vững.
41
Qua bảng 2.2 phân tích cơ cấu vốn kinh doanh của công ty tại hai thời
điểm 31/12/2012 và 31/12/2011, ta thấy so với đầu năm 2012, tổng tài sản
cuối năm giảm xuống 291 tỷ đồng tương đương với tốc độ giảm 5.01%. Đồng
thời cơ cấu tài sản của công ty đang thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng tài sản
ngắn hạn và tăng tỷ trọng tài sản dài hạn.
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tại 31/12/2011 là 44,04%, tại 31/12/2012 là
41.66% (giảm 2.38%). Trong đó chủ yếu là giảm tỷ trọng Tiền và các khoản
tương đương tiền cùng tỷ trọng của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (các
khoản phải thu), tỷ trọng của hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác giảm nhẹ
trong khi tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên.
Tỷ trọng tài sản dài hạn tăng từ 55,96% (tại ngày 31/12/2011) lên
58.34% (tại ngày 31/12/2012). Trong đó chủ yếu là tăng tỷ trọng của Tài sản
cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tỷ trọng của phải thu dài hạn và
bất động sản đầu tư biến động không đáng kể hoặc không biến động trong khi
tỷ trọng của tài sản dài hạn khác giảm nhẹ.
a, Quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn
Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của công ty trước hết ta
cần xem xét cơ cấu vốn lưu động của công ty qua bảng 2.3.
42
Bảng 2.3: Cơ cấu Vốn lưu động của CTCP Kinh Đô giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
I
Tiền và các khoản
tương đương tiền 829,459 36.08% 967,330 37.81% 672,316 28.88%
1 Tiền 215,529 25.98% 185,816 19.21% 142,316 21.17%
2
Các khoản tương đương
tiền 613,930 74.02% 781,514 80.79% 530,000 78.83%
II
Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 235,480 10.24% 373,770 14.61% 160,411 6.89%
1 Đầu tư ngắn hạn 274,461 434,804 208,473
2
Dự phòng đầu tư tài
chính ngắn hạn (38,981) (61,034) (48,062)
III Các khoản phải thu 890,256 38.72% 724,911 28.33% 1,018,355 43.74%
1 Phải thu khách hàng 338,114 37.98% 202,402 27.92% 165,222 16.22%
2 Trả trước cho người bán 39,987 4.49% 88,278 12.18% 77,996 7.66%
3 Các khoản phải thu khác 513,501 57.68% 436,692 60.24% 777,469 76.35%
43
4
Dự phòng các khoản
phải thu khó đòi (1,345) -0.15% (2,462) -0.34% (2,331) -0.23%
IV Hàng tồn kho 319,030 13.88% 398,032 15.56% 434,328 18.65%
1 Hàng tồn kho 322,604 399,655 434,930
2
Dự phòng giảm giá hàng
tồn kho (3,574) (1,623) (601)
V Tài sản ngắn hạn khác 24,838 1.08% 94,489 3.69% 42,877 1.84%
1
Chi phí trả trước ngắn
hạn 23,890 96.18% 27,523 29.13% 18,366 42.83%
2
Thuế GTGT được khấu
trừ 61 0.25% 3,495 3.70% 2,997 6.99%
3 Các khoản thuế phải thu - 0.00% 9,262 9.80% 26 0.06%
4 Tài sản ngắn hạn khác 887 3.57% 54,210 57.37% 21,487 50.11%
TÀI SẢN NGẮN HẠN 2,299,063 100% 2,558,533 100% 2,328,287 100%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất của CTCP Kinh Đô ngày 31/12/2011 và 31/12/2012)
44
khoản tương đương tiền và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể là
tỷ trọng tiền mặt lần lượt tương ứng với 3 năm 2010, 2011, 2012 là 28.88%;
37.81% và 36.08%. Tỷ trọng các khoản phải thu lần lượt tương ứng các năm
là 43.74% ; 28.33% và 38.72%. Tỷ trọng hàng tồn kho có xu hướng giảm dần,
năm 2010 có tỷ trọng là 18.65%; năm 2011 là 15.56% và năm 2012 là
13.88%. Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng vốn lưu động là tỷ trọng tài sản
ngắn hạn khác.
Để xem xét rõ hơn sự thay đổi về số tương đối và tuyệt đối của vốn lưu
động ta cùng xem bảng 2.4 thể hiện tình hình vốn lưu động của công ty trong
năm 2012.
45
Bảng 2.4. Tình hình vốn lưu động của CTCP Kinh Đô trong năm 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu
31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền
Tỷ lệ %(nghìn đồng) (%) (nghìn đồng) (%) (nghìn đồng)
I
Tiền và các khoản tương
đương tiền 829,459 36.08% 967,330 37.81% (137,871) -14.25%
1 Tiền 215,529 25.98% 185,816 19.21% 29,713 15.99%
2 Các khoản tương đương tiền 613,930 74.02% 781,514 80.79% (167,584) -21.44%
II
Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn 235,480 10.24% 373,770 14.61% (138,290) -37.00%
1 Đầu tư ngắn hạn 274,461 434,804 (160,343) -36.88%
2
Dự phòng đầu tư tài chính
ngắn hạn (38,981) (61,034) 22,053 -36.13%
III Các khoản phải thu 890,256 38.72% 724,911 28.33% 165,345 22.81%
1 Phải thu khách hàng 338,114 37.98% 202,402 27.92% 135,712 67.05%
2 Trả trước cho người bán 39,987 4.49% 88,278 12.18% (48,291) -54.70%
3 Các khoản phải thu khác 513,501 57.68% 436,693 60.24% 76,808 17.59%
4
Dự phòng các khoản phải
thu khó đòi (1,345) -0.15% (2,462) -0.34% 1,117 -45.37%
46
IV Hàng tồn kho 319,030 13.88% 398,032 15.56% (79,002) -19.85%
1 Hàng tồn kho 322,604 399,655 (77,051) -19.28%
2
Dự phòng giảm giá hàng
tồn kho (3,574) (1,623) (1,951) 120.21%
V Tài sản ngắn hạn khác 24,838 1.08% 94,489 3.69% (69,651) -73.71%
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 23,890 96.18% 27,523 29.13% (3,633) -13.20%
2 Thuế GTGT được khấu trừ 61 0.24% 3,495 3.70% (3,434) -98.25%
3 Các khoản thuế phải thu - 0.00% 9,262 9.80% (9,262) -100.00%
4 Tài sản ngắn hạn khác 887 3.57% 54,210 57.37% (53,323) -98.36%
TÀI SẢN NGẮN HẠN 2,299,063 100% 2,558,533 100% (259,470) -10.14%
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất của CTCP Kinh Đô ngày 31/12/2012)
47
Qua bảng 2.4 ta có thể thấy tình hình biến động vốn lưu động của công ty.
Cụ thể là quy mô vốn lưu động của công ty giảm 259 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là
10.14%. Trong đó chỉ có các khoản phải thu ngắn hạn tăng 165 tỷ đồng với tỷ
lệ tăng là 22.81%. Các khoản mục khác đều giảm, cụ thể: tiền và các khoản
tương đương tiền giảm 137 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 14.25%; Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn giảm 138 tỷ với tỷ lệ giảm 37%; Hàng tồn kho giảm 79 tỷ
đồng với tỷ lệ giảm 19.85%; Tài sản ngắn hạn khác giảm 69 tỷ đồng tương
ứng với tỷ lệ giảm là 73.71%. Để có thể đánh giá chính xác về tính hợp lý
trong cơ cấu vốn kinh doanh của công ty chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu
cơ cấu vốn lưu động dựa trên vai trò của vốn trong từng khâu kinh doanh.
 Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán
Trong hoạt động kinh doanh, vốn bằng tiền có vai trò hết sức quan trọng
và cần thiết trong kinh doanh. Nó là tiền đề để tạo ra các yếu tố cần thiết cho
hoạt động của doanh nghiệp như TSCĐ, vật tư, hàng hóa… đáp ứng kịp thời
nhu cầu chi tiêu hàng ngày của doanh nghiệp như chi lương, thưởng, nộp
thuế…Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu
cầu bất thường chưa dự đoán trước được và động lực “đầu cơ” trọng việc dự
trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ
suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ vốn bằng tiền đủ lớn còn tạo
điều kiện cho doanh nghiệp cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả
đúng hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh cho doanh nghiệp. Tuy
nhiên việc dự trữ tiền mặt phải luôn chủ động linh hoạt.
Theo dõi sự biến động về khoản vốn bằng tiền qua bảng 2.5.
48
Bảng 2.5. Tình hình vốn bằng tiền của CTCP Kinh Đô
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ %
Vốn bằng tiền 829,459 967,330 (137,871) -14.25%
-Tiền mặt 1,460 0.18% 2,802 0.29% (1,342) -47.90%
-Tiền gửi ngân hàng 212,165 25.58% 179,639 18.57% 32,526 18.11%
-Tiền đang chuyển 1,904 0.23% 3,375 0.35% (1,471) -43.59%
Các khoản tương đương
Tiền 613,930 74.02% 781,514 80.79% (167,584) -21.44%
( Nguồn: Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc của CTCP Kinh Đô quý IV năm 2012)
49
Qua bảng 2.5 ta thấy vốn bằng tiền của Công ty trong năm 2012 đã giảm
137 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 14.25%. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản mục
các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn bằng tiền ( đầu
năm 2012 là 80,79%, cuối năm 2012 là 74.02%) giảm 167 tỷ đồng với tỷ lệ
giảm là 21.44%. Trong khi các khoản mục khác trong vốn bằng tiền đều giảm
thì khoản mục tiền gửi ngân hàng lại tăng 32 tỷ đồng ứng với tỷ lệ tăng là
18.11%. Tiền đang chuyển giảm là dấu hiệu tốt, khoản tiền này đã được đưa
về công ty, nhanh chóng tham gia vào sản xuất kinh doanh.
Để đánh giá lượng tiền mặt tại quỹ của công ty như vậy đã đủ hợp lý và
an toàn hay chưa ta đi phân tích khả năng thanh toán của công ty.
Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty trong các năm 2011 và 2012
ta có thể tính được các chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Các chỉ tiêu này được
thể hiện trong bảng 2.6.
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng
chuyển đổi tài sản của công ty thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn.
Do đó hệ số này thể hiện mức độ bảo đảm thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
của công ty.
50
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của CTCP Kinh Đô
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ %
1. Tài sản ngắn hạn 2,299,062,850,509 2,558,532,922,412 (259,470,071,903) -10.14%
2. Nợ ngắn hạn 1,357,106,204,519 1,783,559,913,116 (426,453,708,597) -23.91%
3. Tiền và các khoản tương đương tiền 829,459,248,294 967,330,130,617 (137,870,882,323) -14.25%
4. Hàng tồn kho 319,029,636,320 398,032,090,636 (79,002,454,316) -19.85%
5. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
( 1÷2 ) 1.69 1.43 0.26 18.10%
6. Khả năng thanh toán nhanh (1-4) ÷ 2 1.46 1.21 0.25 20.45%
7. Khả năng thanh toán tức thời ( 3÷2 ) 0.61 0.54 0.07 12.69%
(Nguồn: Công ty cổ phần Kinh Đô )
51
Qua bảng 2.6 ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty cuối
năm 2012 đã tăng lên so với cuối năm 2011 và cả hai hệ số khả năng thanh
toán của công ty đều lớn hơn 1 tức là công ty hoàn toàn có khả năng thanh
toán các khoản nợ đến hạn. Lý do của sự tăng lên trong khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn là tốc độ giảm xuống của tổng tài sản ngắn hạn chậm hơn tốc độ
giảm của nợ ngắn hạn.
- Khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ
tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của Công ty.
Qua bảng 2.6 ta thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty cuối năm
2012 cũng tăng lên so với cuối năm 2011 và hai hệ số này đều lớn hơn 1. Như
vậy có thể kết luận công ty có đủ khả năng thanh toán ngay được các khoản
nợ. Sở dĩ hệ số này tăng là do tài sản ngắn hạn có tốc độ giảm chậm hơn tốc
độ giảm của hàng tồn kho và hai chỉ tiêu này đều có tốc độ giảm chậm hơn
tốc độ giảm của nợ ngắn hạn.
- Khả năng thanh toán tức thời: Hệ số khả năng thanh toán tức thời đánh
giá sát hơn khả năng thanh toán của Chi nhánh dựa trên tài sản có tính lỏng
nhất (tiền và các khoản tương đương tiền ).
Qua bảng 2.6 ta thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty cuối năm
2012 đã tăng nhẹ so với cuối năm 2011 và cả hai hệ số này đều nhỏ hơn 1
nhưng công ty vẫn bảo đảm khả năng thanh toán tức thời do chính sách sử
dụng vốn của công ty an toàn cao. Mặc dù tỷ trọng giảm nhưng khoản mục
Tiền và các khoản tương đương vẫn có một tỷ trọng khá cao trong tổng tài
sản. Điều này giúp tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhưng cũng
đồng thời gây ứ đọng và lãng phí vốn. Vậy xu hướng giảm tỷ trọng khoản
mục này là hợp lý.
Như vậy cả 3 hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh
toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của công ty cuối năm 2012 đều
52
tăng so với cuối năm 2011, điền này cho thấy trong năm 2012 vốn lưu động
của công ty giảm là hợp lý, giúp giảm chi phí sử dụng vốn mà vẫn đảm bảo
khả năng thanh toán.
 Tình hình các khoản phải thu
Quan sát bảng 2.4 ta thấy vào thời điểm cuối năm 2012, trị giá các khoản
phải thu ngắn hạn của côngty là 890 tỷ đồng chiếm 38.72% vốn lưu động, tăng
165 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 22.81% so với thời điểm cuối năm 2011.
Việc tăng các khoản phải thu ngắn hạn chủ yêu là do việc tăng các khoản phải
thu khách hàng và các khoản phải thu khác. Do cơ chế thị trường cạnh tranh
ngày càng khắc nghiệt, các doanh nghiệp đều phải áp dụng các chính sách bán
hàng ưu đãi để thu hút khách hàng. Xu hướng tăng tỷ trọng của khoản mục này
cho thấy doanh nghiệp đang áp dụng chính sách thanh toán sau với khách hàng
bán buôn để khuyến khích tăng doanh thu. Các khoản phải thu chiếm 38.72%
tổng tài sản không phải là một mức quá cao đối với một công ty sản xuất kinh
doanh thực phẩm. Tuy nhiên nó cũng cho thấy là công ty đang bị các đối tượng
khác chiếm dụng vốn. Để có cái nhìn chính xác hơn về việc quản lý các khoản
phải thu, chúng ta cùng xem xét chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu và kỳ
thu tiền bình quân qua bảng 2.7 dưới đây:
53
Bảng 2.7: Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của CTCP Kinh Đô giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Doanh thu thuần 1,933,634,292,095 4,246,885,629,804 4,288,794,125,663
2 Số bình quân các khoản phải thu 932,704,502,500 871,633,091,155 807,583,413,551
3 Số vòng quay các khoản phải thu = (1)/(2) 2.07 4.87 5.31
4 Kỳ thu tiền bình quân=360/(3) 174 74 68
(Nguồn: Công ty cổ phần Kinh Đô )
54
Căn cứ vào bảng 2.7 ta thấy số bình quân các khoản phải thu giai đoạn
2010 – 2012 giảm dần qua các năm, số vòng quay các khoản phải thu tăng
dần: năm 2010 là 2.07 vòng, năm 2011 là 4.87 vòng, năm 2012 là 5.31 vòng,
kỳ thu tiền bình quân giảm dần: năm 2010 là 174 ngày, năm 2011 giảm xuống
còn 74 ngày, năm 2012 tiếp tục giảm xuống còn 68 ngày. Số vòng quay các
khoản phải thu tăng và kỳ thu tiền bình quân giảm qua các năm chứng tỏ công
ty ngày càng cố gắng để giảm tình trạng bị chiếm dụng.
Chúng ta vừa xem xét tình hình vốn bị chiếm dụng của công ty, tuy
nhiên công ty cũng đi chiếm dụng vốn của người cung cấp với tư cách là
người đi mua hàng. Để có kết luận cụ thể hơn tình hình các khoản phải thu
phải trả ta cùng xem xét mối tương quan giữa vốn chiếm dụng và vốn bị
chiếm dụng căn cứ vào bảng số liệu 2.8 sau đây:
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô

More Related Content

What's hot

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docx
luanvantrust.com DV viết bài trọn gói: 0917193864
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương...
Đề tài Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương...Đề tài Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương...
Đề tài Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươngPhân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
NOT
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng long
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng longPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng long
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng long
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilkLop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilkvancanh007
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng
Luận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựngLuận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng
Luận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bắc Hà
Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bắc HàĐề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bắc Hà
Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bắc Hà
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vi...
 
Báo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docx
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAY
 
Đề tài Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương...
Đề tài Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương...Đề tài Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương...
Đề tài Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương...
 
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươngPhân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng long
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng longPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng long
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty cổ phần cầu 3 thăng long
 
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilkLop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng
Luận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựngLuận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng
Luận văn: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bắc Hà
Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bắc HàĐề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bắc Hà
Đề tài: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Bắc Hà
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Xây dựng số 4
 

Similar to Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô

Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh HóaĐề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng VicemĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
mokoboo56
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng HưngLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đQuản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức GiangĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAYĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô (20)

Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh HóaĐề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của công ty dược vật tư y tế Thanh Hóa
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng VicemĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xi măng Vicem
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...Thực  Trạng  Sử  Dụng  Vốn  Tại  Công  Ty  Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
Thực Trạng Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Thuỷ Số 4 – Xí Ngh...
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng HưngLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH Phùng Hưng
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
 
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính tại Công ty thuốc thú y, HAY
 
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đQuản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây dựng dịch vụ Tuấn Quỳnh, 9đ
 
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...
Khoá luận Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ...
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức GiangĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAYĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
 
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty xây dựng số 6
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô

  • 1. i MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH ............................3 VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH........................................3 1.1 Vốnkinhdoanh.........................................................................................................3 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn kinh doanh....................................... 3 1.1.1.1. Kháiniệm vốn kinhdoanh......................................................................3 1.1.1.2. Đặc điểmcủa vốn kinhdoanh.................................................................4 1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh. .......................................................... 5 1.1.2.1. Căncứ vào nguồn hìnhthành vốn..........................................................6 1.1.2.2. Căncứ vào thờigian huyđộng vàsửdụng vốn....................................7 1.1.2.3. Căn cứvào vai trò, đặc điểm chu chuyển cuả vốn trong quá trình sản xuất kinhdoanhcủadoanhnghiệp.......................................................................8 1.1.2.4Căncứ vào nguồn hìnhthành vốn.........................................................12 1.2. Hiệuquảsửdụngvốnkinhdoanh.......................................................................16 1.2.1. Khái niệm................................................................................ 16 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.... 18 1.2.2.1. Các chỉ tiêuđánhgiá hiệusuấtsửdụng vốn kinhdoanh ...................18 1.2.2.2. Các chỉ tiêuđánhgiá hiệuquảsửdụngvốnkinhdoanh....................20 1.2.3. Các nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ........ 21 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ .........................................26 2.1. Tổngquanvềquá trình hình thànhvàphát triển ................................................26
  • 2. ii 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Kinh Đô 26 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, cơ cấubộ máy quảnlý củaCôngty cổ phầnKinh Đô ......................................................................................................... 29 2.1.3. Các nhóm sản phẩm chính và quy trình sản xuất của Công ty Cổ phần Kinh Đô.................................................................................... 31 2.1.5. Vị thếcủa Công tyso vớicác doanh nghiệp khác trong cùng ngành.. 33 2.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Kinh Đô qua một số năm............................................................................ 35 2.2. Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quảsử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần KinhĐô..........................................................................................................38 2.2.1. Thực trạng vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh................ 38 2.2.1.1. Quy mô vàcơ cấucủa tàisản................................................................38 2.2.1.2. Quy mô vàcơ cấu nguồnvốn kinhdoanh...........................................67 2.2.1.3. Bố trí tàisản vànguồn vốn....................................................................74 2.2.1.4. Phân tíchnguồn vàsửdụng nguồn vốn kinhdoanh...........................75 2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại CTCP Kinh Đô 77 2.2.2.1. Phân tíchcác chỉ tiêuđánh giá hiệu suấtsửdụng vốn kinhdoanh.77 2.2.2.2. Phân tíchcác chỉ tiêuđánh giá hiệu quảsửdụng vốnkinh doanh..80 2.3. Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty 83 2.3.1. Những thành tựuđạtđược........................................................................83 2.3.2. Những mặtcòn tồn tạivà nguyên nhân ..................................................84 Chương 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ ......................87 3.1. Định hướngphát triển và mục tiêuphấnđấucủaCông tycổ phần KinhĐô..87 3.1.1. Định hướng phát triển .............................................................. 87 3.1.2. Mục tiêu phấn đấu.................................................................... 90
  • 3. iii 3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh của Côngtycổ phần KinhĐô.............................................................................................92 3.2.1. Xây dựng cơ cấu nguồn vồn, sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý... 92 3.2.2. Tăng cường công tác quản lý và thu hồi các khoản phải thu ( chủ yếu là phải thu khách hàng ) .............................................................. 93 3.2.3. Sử dụng tín dụng thuê mua ....................................................... 94 3.2.4. Nâng cao hiệu quả đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị.................. 95 3.2.5. Tăng cường đầu tư vào Thiết bị văn phòng................................ 96 3.2.6. Nâng cao năng lực sản xuất:..................................................... 97 3.2.7. Cải tiến hoạt động Marketing ................................................... 97 3.2.8. Nâng cao chất lượng độingũ cán bộ quản lý và chất lượng của đội ngũ lao động tạo động lực làm việc .................................................... 98 3.2.9. Các giải pháp ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh........................99 KẾT LUẬN............................................................................................. 101 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
  • 4. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CTCP : Công ty cổ phần DT : Doanh thu LN : Lợi nhuận NVKD : Nguồn vốn kinh doanh NVCSH : Nguồn vốn chủ sở hữu SXKD : Sản xuất kinh doanh TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ : Tài sản cố định TSCĐHH : Tài sản cố định hữu hình TSCĐVH : Tài sản cố định vô hình TSLĐ : Tài sản lưu động TSNH : Tài sản ngắn hạn TSDH : Tài sản dài hạn VKD : Vốn kinh doanh VCĐ : Vốn cố định VLĐ : Vốn lưu động
  • 5. v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tómtắt một sốchỉ tiêu về hoạt động sảnxuất kinh doanh của CTCPKinh Đô năm2011- 2012...........................................................................................................37 Bảng2.2:Cơ cấuVKD và nguồnVKDcủaCTCP KinhĐô.......................................39 Bảng2.3:Cơ cấuVốn lưuđộngcủaCTCP KinhĐô giaiđoạn 2010 – 2012.............42 Bảng2.4. Tìnhhình vốn lưuđộngcủaCTCP KinhĐô trongnăm 2012....................45 Bảng2.5. Tìnhhình vốnbằngtiềncủaCTCP KinhĐô................................................48 Bảng2.6. Các chỉ tiêuphản ánh khả năng thanhtoáncủaCTCP KinhĐô.................50 Bảng 2.7: Sốvòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bìnhquân của CTCPKinh Đô giaiđoạn 2010– 2012.................................................................................................53 Bảng 2.8: Sosánh vốn chiềm dụng và vốn bịchiếm dụng của CTCPKinh Đônăm 2012.....................................................................................................................................55 Bảng2.9:Tốc độ luânchuyển hàng tồn kho củaCTCP KinhĐô năm 2010-2012...57 Bảng2.10:Kếtcấu tàisảndàihạncủaCTCP KinhĐô năm2012..............................59 Bảng2.11:Kếtcấu táisảncố địnhhữu hìnhcủaCTCP KinhĐô năm 2012 .............61 Bảng2.12:KếtcấuTSCĐ vô hìnhcủaCôngty KinhĐô năm 2012 ..........................63 Bảng2.13:Tình hình khấu hao và giá trịcòn lạicủaTSCĐ thờiđiểm 31/12/2012...65 Bảng2.14:Tình hình Nợ phảitrảcủaCTCP KinhĐô..................................................69 Bảng2.15:Tình hình Nguồn vốnchủsở hữucủaCTCP KinhĐô..............................72 Bảng2.16:Mốiquan hệ giữacơ cấu nguồnvốnvàcơ cấutàisản...............................75 Bảng2.17:Các chỉ tiêu hiệusuất vàvòngquay vốn kinhdoanh .................................78 Bảng 2.18: Một số chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sửdụng Vốn kinh doanh toàn côngty.................................................................................................................................81
  • 6. vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấutổ chức Công tyCổ phần KinhĐô.........................................30 Sơ đồ 2.2. Quytrìnhdựbáo và thực hiệnsảnxuất.........................................................33 Biểuđồ 2.1. Cơ cấu vốn kinhdoanhcủaCTCP KinhĐô giaiđoạn 2010 – 2012......40 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn CTCP Kinh Đô giai đoạn 2010 – 2012....... 71 Biểu đồ 2.3: Mối tương quan giữa nguồn vốn và tài sản ............................. 80 Biểu đồ3.1. Hoạt động kinh doanh qua các năm và kế hoạch 2013 của Kinh Đô....90
  • 7. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự tổ chức huy động vốn, lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thị trường, chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh để đảm bảo được doanh thu mang lại phải bù đắp được toàn bộ chi phí bỏ ra và có lãi. Muốn đạt được mục tiêu đó, thì doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Vốn là tiền đề cần thiết cho cho việc hình thành và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tăng trưởng và phát triển không hoàn toàn phụ thuộc vào lượng vốn huy động được mà cơ bản phụ thuộc vào hiệu quả quản lý sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp còn lúng túng trong việc huy động vốn, sử dụng vốn, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, không bảo toàn và phát triển được vốn. Do vậy, đây là vấn đề bức xúc đặt ra đối với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn to lớn của vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp, tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô” để nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. - Khái quát hóa và hệ thống lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. - Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kinh Đô. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sủ dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Kinh Đô.
  • 8. 2 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. - Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô năm 2010, 2011, 2012. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh của công ty trong thời gian tới. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận suy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mac – Lê Nin để luận giải các vấn đề liên quan; phương pháp thống kê, so sánh kết hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích tình hình thực tiễn, khảo sát thu thập tài liệu thực tế tại Công ty Cổ phần Kinh Đô. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. - Về mặt khoa học: Luận văn hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp. - Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Kinh Đô, luận văn đã đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 5. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Chương 2: Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kinh Đô Chương 3: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kinh Đô.
  • 9. 3 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 1.1 Vốn kinh doanh 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn kinh doanh. 1.1.1.1. Khái niệm vốn kinhdoanh. Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ dùng vốn này để mua sắm các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh như sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Vốn được biểu hiện cả bằng tiền lẫn cả giá trị vật tư tài sản và hàng hóa của doanh nghiệp, tồn tại dưới cả hình thái vật chất cụ thể và không có hình thái vật chất cụ thể. Từ đó có thể hiểu: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.  Quá trình luân chuyển của vốn kinh doanh. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục, không ngừng.Vốn kinh doanh cũng vận động thường xuyên, liên tục và lặp đi, lặp lại có tính chất chu kỳ. Vốn kinh doanh vận động không ngừng tạo nên sự tuần hoàn liên tục giữa quá trình sản xuất và tái sản xuất trong hoạt động của doanh nghiệp. Kỳ luân chuyển vốn có thể dài hơn hoặc bằng chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình luân chuyển của vốn được thể hiện qua sơ đồ sau: T - H … SX… H’ - T’
  • 10. 4 Trong quá trình vận động trên, nếu T’ > T, doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Ngược lại, khi T >T’ doanh nghiệp đã kinh doanh không có hiệu qủa. Vốn bắt đầu bằng hình thái tiền tệ, tiếp đến là hình thái vật tư hàng hóa sử dụng trong quá trình sản xuất lao vụ dịch vụ và kết thúc ở hình thái tiền khi giá trị hàng hoá dịch vụ được thực hiện. Do sự luân chuyển không ngừng đó mà tại một thời điểm bất kỳ trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành kinh doanh khác nhau mà vốn kinh doanh cũng có những đặc điểm khác nhau.  Trong lĩnh vực sản xuất thì vốn kinh doanh vận động tuần tự theo sơ đồ trên  Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ vốn vận động theo sơ đồ: T - H - T’  Trong lĩnh vực tiền tệ sơ đồ vận động của vốn là: T- T’ 1.1.1.2. Đặcđiểm của vốn kinhdoanh. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả VKD đòi hỏi doanh nghiệp phải nhận thức đúng đắn các đặc trưng của VKD. Sau đây là những đặc trưng chủ yếu của VKD:  Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định. Nghĩa là vốn đó được thể hiện bằng giá trị những tài sản có thực cho dù đó là tài sản hữu hình ( nhà xưởng, máy móc thiết bị, sản phẩm...) hay vô hình ( nhãn hiệu, bằng phát minh sáng chế...).Do đó không thể có vốn mà không có tài sản  Vốn phải được vận động sinh lời. Đặc trưng này của vốn xuất phát từ nguyên tắc: tiền chỉ được coi là vốn khi chúng được đưa vào SXKD, chúng vận động biến đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn là giá trị tiền phải lớn hơn khi xuất phát.  Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng trong hoạt động kinh doanh. Đặc trưng này đòi hỏi
  • 11. 5 DN cần lập kế hoạch để huy động đủ lượng vốn cần thiết và trong quá trình kinh doanh cần tái đầu tư lợi nhuận để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.  Vốn phải gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Mỗi đồng vốn phải gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Bởi ở đâu có những đồng vốn vô chủ thì ở đó có sự chi tiêu lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả.  Vốn phải có giá trị về mặt thời gian.Nghĩa là phải xem xét yếu tố thời gian của đồng tiền.Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như lạm phát, giá cả thay đổi, tiến bộ khoa học không ngừng nên sức mua của đồng tiền ở mỗi thời điểm khác nhau là khác nhau.Đây là một đặc điểm mà các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm nhất là khi xem xét, lựa chọn các phương án đầu tư.  Vốn là một thứ hàng hoá đặc biệt, chỉ bán quyền sử dụng. Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu vay vốn của các DN rất cao. Do đó xuất hiện những tổ chức cá nhân tiến hành cho DN vay vốn, nhưng DN chỉ được quyền sử dụng vốn trong khoảng thơi gian nhất định và phải trả chi phí cho việc sử dụng vốn trong một khoảng thời gian đó. Như vậy, khác với hàng hoá thông thường, vốn khi bán ra sẽ không bị mất đi quyền sử dụng, người mua được quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định.  Tại một thời điểm, vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà của cả tài sản vô hình. Đặc trưng này giúp DN có sự nhìn nhận toàn diện về các loại vốn, từ đó có thể đưa ra các biện pháp phát huy tổng hợp của VKD. 1.1.2. Phân loại vốn kinh doanh. Do trong quá trình vận động, vốn biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau nên cũng có nhiều cách phân loại vốn khác nhau:
  • 12. 6 1.1.2.1. Căn cứ vào nguồn hình thành vốn. a, Vốn chủ sở hữu. Là số vốn góp của các chủ sở hữu, của các nhà đầu tư đóng góp. Số vốn này không phải là một khoản nợ, doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, không phải chịu lãi suất. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được do sản xuất kinh doanh có lãi của doanh nghiệp sẽ được chia cho các cổ đông theo tỷ lệ phần vốn góp của mình. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu được hình thành theo các hình thức khác nhau, thông thường là:  Vốn góp Là số vốn do các thành viên tham gia thành lập doanh nghiệp đóng góp, sửdụng vào mục đích sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì đây là nguồn vốn do Nhà nước cấp. Đối với công ty liên doanh thì là phần vốn góp của các đối tác trong và ngoài nước tham gia thành lập liên doanh. Số vốn này được bổ sung hoặc rút bớt trong quá trình sản xuất kinh doanh.  Lãi chưa phân phối Là số vốn có nguồn gốc từ lợi nhuận hay các khoản thu nhập hợp pháp khác của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản phải nộp hay thanh toán. Số lãi trong khi chưa phân phối cho các chủ đầu tư, trích quỹ thì được sử dụng trong sản xuất kinh doanh như vốn chủ sở hữu. b, Vốn vay. Vốnvay là khoảnvốnđầutư ngoàivốnchủsở hữuđược hìnhthànhtừ nguồn vốnđivay, đichiếm dụngcủacác cánhân, đơnvị, tổ chức trongvàngoàinước và saumộtthờigian nhất định, doanhnghiệp phải trả cho người cho vay cả gốc lẫn lãi. Phầnvốnnày, doanhnghiệp được sửdụngvớinhữngđiều kiện nhất định (như thời hạn sử dụng, lãi suất, thế chấp,…) nhưng không thuộc quyền sở hữu của
  • 13. 7 doanhnghiệp. Vốnvayluôn được ưutiên chi trả trước vốn chủ sở hữu trong bất cứ hoàn cảnh nào đặc biệt doanh nghiệp khó khăn về tài chính. Doanh nghiệp càng sử dụng vốn vay càng nhiều thì độ rủi ro càng cao nhưng để phục vụ sản xuất kinh doanhthì đâylànguồnhuy độngvốnrấtlớn tuỳ thuộc vào khả năng thế chấp, tìnhhìnhsảnxuấtkinh doanh, uytíncủadoanhnghiệp. Vốnvaycó hai loại: Vốn vay, nợ ngắn hạn và vốn vay, nợ trung, dài hạn với nhiều hình thức khác nhau như tíndụngthươngmại, hùn vốnquapháthành trái phiếu, tíndụngcầm đồ hoặc thế chấp tài sản... Thông thường, một doanh nghiệp đều nên phối hợp cả hai nguồn vốn trên để đảm bảo nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng như bảo đảm nguyên tắc phân tán rủi ro trong đầu tư. Kết cấu hợp lý của hai nguồn vốn này tuỳ thuộc đặc điểm ngành doanh nghiệp đang hoạt động, quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp trên cở sở xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp và tình hình chung của nền kinh tế đất nước. 1.1.2.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn. a, Nguồn vốn thường xuyên. Đây là nguồn vốn mang tính chất ổn định, lâu dài mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đầu tư vào TSCĐ và một bộ phận TSLĐ tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay dài hạn. b, Nguồn vốn tạm thời. Đây là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (sử dụng trong thời gian dưới một năm) để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay, nợ ngắn hạn và các khoản chiếm dụng của doanh nghiệp với các bạn hàng.
  • 14. 8 Với cách phân loại này còn giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp lập các kế hoạch tài chính, hình thành nên những dự định về tổ chức nguồn vốn trong tương lai trên cơ sở xác định quy mô vốn cần thiết, lựa chọn nguồn cung ứng và quy mô vốn thích hợp cho từng nguồn vốn đó, khai thác nguồn tài chính tiềm năng, tổ chức sử dụng vốn đạt hiệu quả cao. 1.1.2.3. Căn cứ vào vai trò, đặc điểm chu chuyển cuả vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp a, Vốn cố định. VCĐ của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư, ứng trước về TSCĐ, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Quy mô của VCĐ quyết định quy mô của TSCĐ nhưng các đặc điểm của TSCĐ lại ảnh hưởng tới sự vận động và công tác quản trị VCĐ. Vì vậy, muốn quản trị VCĐ hiệu quả thì phải quản trị, sử dụng hiệu quả TSCĐ. Từ mối quan hệ này, ta có thể khái quát những nét đặc thù của VCĐ như sau: - VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh do TSCĐ có thể phát huy trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên VCĐ-hình thái biểu hiện của nó cũng được tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh tương ứng. - VCĐ được luân chuyển dần từng phần khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. TSCĐ không bị thay đổi hình thái hiện vật ban đầu nhưng tính năng và công suất của nó bị giảm dần và kéo theo giá trị tài sản đó cũng bị giảm đi. Theo đó, VCĐ cũng được tách làm hai phần: + Một phần sẽ gia nhập vào chi phí sản xuất sản phẩm dưới hình thức khấu haoTSCĐ. Tức là trong quá trình sử dụng và bảo quản, TSCĐ bị hao mòn. Bộ phận giá trị của TSCĐ tương ứng với mức hao mòn mà nó được chuyển dịch dần dần vào giá trị sản phẩm, gọi là khấu hao TSCĐ.
  • 15. 9 + Phần còn lại của VCĐ được “cố định ” trong TSCĐ. Việc quản trị VCĐ và TSCĐ trên thực tế là một công việc rất phức tạp. Để giảm nhẹ khối lượng quản trị, về kế toán tài chính người ta có những quy định thống nhất về tiêu chuẩn giới hạn về giá trị và thời gian sử dụng một TSCĐ. Hiện nay, ở nước ta một tư liệu lao động là TSCĐ phải đồng thời thoả mãn hai điều kiện: Giá trị tối thiểu từ 10 triệu đồng Việt nam và thời gian sử dụng ít nhất là 1năm Để quản trị VCĐ hiệu quả, cần nghiên cứu kết cấu và phân loại VCĐ.  Cơ cấu của vốn cố định Là tỷ trọng của từng loại VCĐ so với tổng toàn bộ VCĐ của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Cần lưu ý rằng quan hệ tỷ lệ trong cơ cấu vốn là một chỉ tiêu động mang tính biện chứng và phụ thuộc nhiều nhân tố như: khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, khả năng thu hút vốn đầu tư, phương hướng mục tiêu sản xuất kinh doanh, trình độ trang bị kỹ thuật, quy mô sản xuất. Việc nghiên cứu cơ cấu vốn cố định có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động và sử dụng vốn. Khi nghiên cứu vốn cố định phải nghiên cứu trên hai góc độ là: nội dung kế hoạch và quan hệ mỗi bộ phận so với toàn bộ. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được một cơ cấu hợp lý phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp và với trình độ phát triển khoa học- kỹ thuật.  Phân loại vốn cố định Có nhiều cách phân loại TSCĐ: - Căn cứ vào hình thái biểu hiện : + TSCĐ hữu hình: Là TSCĐ có hình thái vật chất. + TSCĐ vô hình: là TSCĐ không có hình thái vật chất. - Căn cứ theo tình hình sử dụng: + TSCĐ đang sử dụng.
  • 16. 10 + TSCĐ chưa sử dụng. + TSCĐ không cần dùng. + TSCĐ chờ thanh lý. - Căn cứ theo công dụng kinh tế: + TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh. + TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh : - Căn cứ theo quyền sở hữu: + TSCĐ doanh nghiệp tự có. + TSCĐ doanh nghiệp thuê ngoài + TSCĐ doanh nghiệp bảo quản, giữ hộ cho đơn vị khác. b, Vốn lưu động VLĐ của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ và vốn lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp tiến hành thường xuyên, liên tục. Khác với VCĐ, VLĐ chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất. Trong quá trình sản xuất kinh doanh VLĐ được luân chuyển không ngừng qua ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và tiêu thụ. VLĐ chu chuyển nhanh hơn VCĐ. Trong mỗi giai đoạn đó VLĐ được biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau, có thể là hình thái hiện vật hay hình thái giá trị. Có thể thấy rằng VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Nếu doanh nghiệp không đủ vốn thì việc tổ chức sử dụng vốn sẽ gặp nhiều khó khăn và do đó quá trình sản xuất cũng bị trở ngại hay gián đoạn. Để quản trị VLĐ tốt, cần nghiên cứu kết cấu và phân loại VLĐ.  Cơ cấu vốn lưu động
  • 17. 11 Là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số VLĐ. Ở những doanh nghiệp khác nhau, kết cấu vốn lưu động không giống nhau. Xác định được cơ cấu VLĐ hợp lý sẽgóp phần sửdụng tiết kiệm và có hiệu quả VLĐ. Để quản lý và sử dụng có hiệu quả VLĐ thì cần thiết phải tiến hành phân loại vốn khác nhau.  Phân loại VLĐ - Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn lưu động người ta chia vốn là ba loại: + Vốn dự trữ: Là một bộ phận dùng để mua nguyên liệu, phụ tùng thay thế... dự trữ và đưa vào sản xuất. + Vốn trong sản xuất: Là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giaiđoạn sản xuất + Vốn trong lưu thông: Là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn lưu thông như thành phẩm, vốn tiền mặt... - Căn cứ vào phương pháp xác định vốn người ta chia vốn thành: + VLĐ định mức: là số VLĐ cần thiết tối thiểu thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm: vốn dự trữ, vốn trong sản xuất và thành phẩm, hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, vật tư thuê ngoài chế biến. + VLĐ không định mức: là số vốn lưu động có thể phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng không có căn cứ để tính định mức được. - Căn cứ vào nguồn hình thành: + VLĐ tự có: là số vốn doanh nghiệp được Nhà nước cấp, VLĐ từ bổ sung lợi nhuận, các khoản phải trả nhưng chưa đến kỳ hạn...
  • 18. 12 + VLĐ đi vay: đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về VLĐ thường xuyên cần thiết trong kinh doanh. Có thể vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc có thể vay vốn của các đơn vị, tổ chức và các cá nhân khác trong và ngoài nước. Mỗi doanh nghiệp cần xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý . Sựkhác nhau cơ bản giữa VCĐ và VLĐ là: nếu như VCĐ tham gia vào quá trình sản xuất như tư liệu lao động thì VLĐ là đối tượng lao động. Nếu như VLĐ tạo ra thực thể của sản phẩm hàng hoá thì VCĐ là phương thức để dịch chuyển VLĐ thành sản phẩm hàng hoá. Mặt khác nếu như VLĐ được kết chuyển mộtlần vào giá trị của sản phẩm hàng hoá và thu hồi được ngay sau khi doanhnghiệp tiêu thụ được hàng hoácònVCĐ tham gia nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh và kết chuyển vào giá trị sản phẩm hàng hoá dưới hình thức khấu hao. 1.1.2.4 Căn cứ vào nguồn hình thành vốn a, Nguồn vốn do doanh nghiệp tự cung ứng Khấu hao tài sản cố định Việc xác định mức khấu hao cụ thể phụ thuộc vào thực tiễn sử dụng tài sản cố định cũng như ý muốn chủ quan của con người. Đối với doanh nghiệp nhà nước trong chừng mực nhất định phải phụ thuộc ý đồ của Nhà nước, các doanh nghiệp khác có thể tự lựa chọn thời hạn sử dụng và phương pháp tính khấu hao cụ thể. Trong chính sách tài chính của mình, doanh nghiệp có thể lựa chọn và điều chỉnh khấu hao tài sản cố định và coiđây là một nguồn cung ứng vốn bên trong của mình.  Tích luỹ tái đầu tư Nguồn này phụ thuộc vào hai nhân tố cụ thể và tổng số lợi nhuận thu được trong từng thời kỳ kinh doanh và chính sách phân phối lợi nhuận sau
  • 19. 13 thuế của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước toàn bộ lợi nhuận thu được sẽ phải sử dụng cho các khoản. + Nộp tiền sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định + Trả các khoản phải quy định + Lập các quỹ đặc biệt  Điều chỉnh cơ cấu tài sản Phương thức này tuy không làm tăng tổng số vốn sản xuất - kinh doanh nhưng lại có tác dụng rất lớn trong việc tăng vốn cho các hoạt động cần thiết trên cơ sở giảm vốn ở những nơi không cần thiết. b, Nguồn vốn do bên ngoài cung ứng  Gọi hùn vốn qua phát hành cổ phiếu Là hình thức do doanh nghiệp được cung ứng vốn trực tiếp từ thị trường chứng khoán. Khi có cầu về vốn và lựa chọn hình thức này, doanh nghiệp tính toán và phát hành cổ phiếu bán trên thị trường chứng khoán. Đặc trưng cơ bản là tăng vốn nhưng không tăng nợ của doanh nghiệp bởi lẽ những người sở hữu cổ phiếu trở thành cổ đông của doanh nghiệp. Vì lẽ đó nhiều nhà quản trị học coi hình thức này là nguồn cung ứng nội bộ. Tuy nhiên chỉ có công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn mới được phát hành cổ phiếu. Và doanh nghiệp phải có nghĩa vụ công khai hoá thông tin tài chính theo Luật doanh nghiệp.  Vay tiền bằng phát hành trái phiếu trên thị trường vốn Đây là hình thức cung ứng vốn trực tiếp từ công chúng. Doanh nghiệp phát hành lượng vốn cần thiết dưới hình thức trái phiếu thường có kỳ hạn xác
  • 20. 14 định và bán cho công chúng. Đặc trưng cơ bản là tăng vốn gắn với tăng nợ của doanh nghiệp. Cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. - Ưu điểm chủ yếu: có thể huy động được một lượng vốn cần thiết, chi phí kinh doanh sử dụng vốn thấp hơn so với vay ngân hàng, không bị người cung ứng kiểm soát chặt chẽ như vay ngân hàng và doanh nghiệp. - Hạn chế: đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm chắc kỹ thuật tài chính để tránh áp lực nợ đến hạn và vẫn có lợi nhuận đặc biệt khi kinh tế suy thoái lạm phát cao. Chi phí kinh doanh phát hành trái phiếu khá cao vì doanh nghiệp cần có sự trợ giúp của ngân hàng thương mại. Doanh nghiệp phải tính toán thoả mãn hai điều kiện: TSCĐ phải nhỏ hơn tổng số vốn và nợ dài hạn của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào thoả mãn các điều kiện theo luật định mới được phép phát hành trái phiếu.  Vay vốn của các ngân hàng thương mại Vay vốn từ các ngân hàng thương mại là hình thức doanh nghiệp vay vốn dưới các hình thức cụ thể ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn từ các ngân hàng thương mại. Đây là mối quan hệ tín dụng giữa một bên đi vay và một bên cho vay. Với hình thức này doanh nghiệp có thể huy động được một lượng vốn lớn, đúng hạn và có thể mời các doanh nghiệp cùng tham gia thẩm định dự án nếu có cầu vay đầu tư lớn. Yêu cầu doanh nghiệp phải có uy tín lớn, kiên trì đàm phán, chấp nhận các thủ tục thẩm định ngặt nghèo. Nếu doanh nghiệp vay tiền của ngân hàng có thể bị ngân hàng thương mại kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian cho vay.  Tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp: Trong hoạt động kinh doanh, quan hệ mua bán trao đổi giữa các doanh nghiệp thông thường không kết thúc tại một điểm, tức là xuất hiện sự chênh
  • 21. 15 lệch về mặt thời gian giữa dòng tài chính và dòng vật chất. Thực chất luôn diễn ra đồng thời quá trình doanh nghiệp nợ khách hàng tiền và chiếm dụng tiền của khách hàng. Nếu tiền doanh nghiệp chiếm dụng của khách hàng nhiều hơn số tiền doanh nghiệp bị chiếm dụng thì số tiền dôi ra sẽ mang bản chất tín dụng thương mại hay tín dụng nhà cung cấp. Ngoài tín dụng thương mại còn gồm cả khoản đặt cọc trước của khách hàng. Đây là một hình thức tín dụng ngắn hạn quan trọng (thường phải thanh toán trong vòng 30-90 ngày) đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp đang trong thời kỳ tăng trưởng.  Tín dụng thuê mua Trong cơ chế thị trường hình thức này được thực hiện giữa một doanh nghiệp có cầu sử dụng máy móc, thiết bị với một doanh nghiệp thực hiện chức năng thuê mua diễn ra khá phổ biến. Hình thức này có ưu điểm rất cơ bản là giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích, khi nào doanh nghiệp có cầu về sử dụng máy móc, thiết bị cụ thể mới đặt vấn đề thuê mua. Doanh nghiệp không chỉ được nhận máy móc thiết bị mà còn được nhận tư vấn đào tạo. Tuy nhiên cũng có những hạn chế như: chi phí kinh doanh cho việc sử dụng máy móc thiết bị cao và hợp đồng tương đối phức tạp.  Vốn liên doanh, liên kết Với phương thức này doanh nghiệp liên doanh, liên kết với một hoặc một số doanh nghiệp khác nhằm tạo vốn cho hoạt động liên doanh nào đó. - Ưu điểm: với hình thức này doanh nghiệp sẽ có một lượng vốn cần thiết cho một hoặc một số hoạt động nào đó mà không tăng nợ. - Nhược điểm: các bên liên doanh cùng tham gia liên doanh và cùng chia sẽ lợi nhuận thu được.
  • 22. 16  Nguồn vốn ODA Đối tác mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm và nhận được nguồn vốn này là các chương trình hợp tác của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế khác. Hình thức cấp vốn ODA có thể là hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán. Hình thức này có chi phí kinh doanh thấp (sử dụng vốn). Tuy nhiên để nhận được nguồn vốn này các doanh nghiệp phải chấp nhận thủ tục chặt chẽ. Đồng thời doanh nghiệp phải có điều kiện làm việc với các cơ quan Chính phủ và chuyên gia nước ngoài.  Nguồn vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp FDI Với phương thức này doanh nghiệp không chỉ nhận được vốn mà còn nhận được cả kỹ thuật - công nghệ cũng như phương thức quản trị tiên tiến và cũng được chia sẻ thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên huy động vốn theo hình thức này phải chịu sự kiểm soát điều hành của doanh nghiệp (tổ chức kinh tế) nước ngoài phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn.  Cung ứng vốn từ sự kết hợp công và tư trong xây dựng cơ bản Phương thức này rất có ý nghĩa với các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng, song cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có những điều kiện nhất định. Như vậy, tuỳ mục đích nghiên cứu, đặc thù của doanh nghiệp mà lựa chọn cách phân loại, cũng như kết cấu thích hợp. 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 1.2.1. Khái niệm Vốn là tiền đề vật chất để tiến hành hoạt động SXKD, là tiền đề xuyên suốt trong quá trình SXKD. Các DN muốn tồn tại và phát triển cần phải quan tâm đến việc quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Từ góc độ nhìn
  • 23. 17 nhận khác nhau, quan điểm về hiệu quả sử dụng VKD cũng có cách hiểu khác nhau. Nhưng nói chung, việc sử dụng vốn có hiệu quả là phải nhằm đạt được kết quả cao nhất trong quá trình SXKD với chi phí bỏ ra thấp nhất. Hiệu quả kinh tế được hiểu theo các góc độ khác nhau: Hiệu quả sử dụng VKD của DN đứng trên góc độ kinh tế: Là tối đa hoá lợi nhuận. Như vậy có thể hiểu là với lượng vốn nhất định bỏ vào hoạt động SXKD sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất và làm cho đồng vốn không ngừng sinh sôi, tức là hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở hai mặt: bảo toàn vốn và tạo ra được các kết quả theo mục tiêu kinh doanh, trong đó đặc biệt kết quả về sinh lời của đồng vốn. Bên cạnh đó, phải chú ý cả sự tối thiểu hoá lượng vốn và thời gian sử dụng vốn của DN. Kết quả sử dụng vốn phải thoả mãn được lợi ích của DN và các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất, đồng thời phải nâng cao được lợi ích xã hội. Trên góc độ quản trị TCDN: Ngoài mục tiêu LN, sử dụng VKD có hiệu quả còn phải đảm bảo an toàn, lành mạnh về mặt tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh của DN trước mắt và trong tương lai. Đối với nhà đầu tư: cho rằng hiệu quả sử dụng vốn đánh giá thông qua tỷ suất sinh lời đòi hỏi mà DN có thể đáp ứng khi họ thực hiện đầu tư vào DN. Dù đứng trên quan điểm nào thì bản chất hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt của hiệu quả kinh doanh, là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, tài lực của DN để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình SXKD với chi phí bỏ ra thấp nhất. Hiệu quả sử dụng vốn của DN được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng huy động vốn, tốc độ luân chuyển vốn...Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện quan trọng để DN đứng vững và phát triển trên thị trường. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn DN phải đảm bảo các điều kiện sau:
  • 24. 18 - Phải khai thác nguồn vốn một cách triệt để, tránh vốn nhàn rỗi, không sinh lời. - Phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý. - Phải quản lý vốn một cách chặt chẽ, không để vốn bị thất thoát do quản lý không chặt chẽ. Ngoài ra DN phải thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục nhưng mặt hạn chế và phát huy ưu điểm của DN trong việc quản lý sử dụng vốn. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh Doanh thu thuần trong kỳ 1. Vòng quay toàn bộ VKD = VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh VKD trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng hay mấy lần. Chỉ tiêu này đạt cao, hiệu suất sử dụng VKD càng cao. Doanh thu thuần trong kỳ 2. Vòng quay VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay VLĐ thực hiện được trong một thời kỳ nhất định ( thường là 1 năm ). Số ngày trong kỳ - Số ngày một vòng quay VLĐ = Số vòng quay VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để thực hiện một vòng quay VLĐ. Giá vốn hàng bán 3. Số vòng quay HTK = HTK bình quân trong kỳ
  • 25. 19 Số vòng quay HTK cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh. Thông thường, số vòng quay HTK cao so với doanh nghiệp trong ngành chỉ ra rằng: Việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào HTK. Nếu số vòng quay HTK thấp, thường gợi lên doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm. Số ngày trong kỳ - Số ngày một vòng quay = Số vòng quay HTK Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để thực hiện một vòng quay HTK. Số dư bình quân các khoản phải thu 4. Kỳ thu tiền trung bình (ngày) = Doanh thu thuần bình quân 1 ngày trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Khi kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệp trong ngành thì dễ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi. Doanh thu thuần trong kỳ - Vòng quay các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay các khoản phải thu thực hiện được trong một kỳ. Doanh thu thuần trong kỳ 5. Hiệu suất sử dụng VCĐ = VCĐ bình quân trong kỳ
  • 26. 20 Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ. Để đánh giá đúng mức kết quả quản lý và sử dụng VCĐ của từng thời kỳ, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ cần phải được xem xét trong mối liên hệ với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ. Doanh thu thuần trong kỳ 6. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. 1.2.2.2. Cácchỉ tiêu đánhgiá hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh * Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS) Lợi nhuận ( trước / sau thuế ) ROS = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này thể hiện khi thực hiện 1 đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận. * Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE) Lợi nhuận trước lãi vay và thuế ROAE = VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này cho phépđánhgiá khả năng sinhlời củamộtđồngVKD, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của VKD. * Tỷ suất lợi nhuận trước thuế vốn kinh doanh (Tsv) Lợi nhuận trước thuế Tsv = VKD bình quân sử dụng trong kỳ
  • 27. 21 Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. * Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh (ROA) Lợi nhuận sau thuế ROA = VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. * Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế ROE = VCSH bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCSH bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. 1.2.3. Các nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Hiệu quả sử dụng VKD là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hoạt động SXKD trong các DN và chịu sự tác động tổng hợp bởi nhiều nhân tố, bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Trong quá trình quản lý vốn các DN cần tính đến tác động của các nhân tố này để đưa ra biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả nhất.  Những nhân tố khách quan Nhân tố khách quan là các nhân tố bên ngoài nhưng đôi khi đóng vai trò quyết định tới hiệu quả sử dụng vốn của DN. Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cho phép các DN có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn quản lý vĩ mô nền kinh tế và tạo hành lang pháp lý để các DN hoạt động trong khuôn
  • 28. 22 khổ pháp luật. Nếu chính sách kinh tế Nhà nước ổn định sẽ giúp cho việc tiến hành kế hoạch SXKD của DN thông suốt, có hiệu quả và ngược lại.Chính sách sách kinh tế của nhà nước như chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách khuyến khích đầu tư...có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng VKD của DN. Do vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn các DN cần xem xét đến các chính sách kinh tế của nhà nước. Mức độ lạm phát của nền kinh tế. Nền kinh tế có lạm phát sẽ làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút và sự tăng giá của các loại vật tư hàng hoá. Với một lượng tiền như trước nhưng không mua được một khối lượng tài sản tương đương với khi có lạm phát. DN phải bỏ ra một khối lượng tiền tệ nhiều hơn đầu tư vào tài sản đó, khi đó năng lực của vốn đã bị giảm. Điều kiên tự nhiên và rủi ro trong kinh doanh: Những rủi ro trong kinh doanh như hoả hoạn, bão lụt, những biến động về thị trường... làm cho TS của DN bị hư tổn, giảm giá dẫn đến vốn của DN bị mất mát. Mặt khác, yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến các DN có sản phẩm chịu tác động của điều kiện tự nhiên như: ngành xây dựng, ngành nông nghiệp, ngành khai thác mỏ... Thị trường và sự cạnh tranh: Trong sản xuất hàng hoá, biến động của thị trưòng đầu vào và đầu ra là một căn cứ quan trọng để DN lập kế hoạch VCĐ,VLĐ. Khi xem xét thị trường DN không thể bỏ qua đối thủ cạnh tranh của DN, để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi DN phải nghiên cứu kỹ thị trường và đối thủ cạnh tranh của mình.Nếu DN có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, sản phẩm có sức tiêu thụ lớn thì công ty sẽ co doanh thu và lợi nhuận lớn, từ đó tạo ra tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao.
  • 29. 23 Lãi suất thị trường : Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến chi phí huy động bằng vốn vay. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lãi suất thị trường tăng lên, tiền lãi DN phải thanh toán sẽ tăng lên, lợi nhuận giảm làm tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm xuống. Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật : Khoa học công nghệ là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các DN, làm tăng hao mòn vô hình và đòi hỏi công tác đầu tư đổi mới TS phải được chú trọng. Đặc thù ngành kinh doanh: Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng cần được xem xét khi quản lý và sử dụng vốn. Đặc thù của ngành thường ảnh hưởng đến cơ cấu đầu tư và cơ cấu nguồn vốn cũng như vòng quay vốn. Do đó, việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của DN với chỉ tiêu trung bình của ngành là cần thiết nhằm phát hiện những ưu điểm và hạn chế trong việc quản lý và sử dụng vốn. Ngoài ra trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, nền kinh tế trong nước nói chung và các DN nói riêng cũng chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và khu vực.  Những nhân tố chủ quan Ngoài những nhân tố khách quan trên, còn có nhiều nhân tố chủ đạo do chính bản thân DN tạo nên làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Bởi vậy,việc xem xét đánh giá đối với các nhân tố này rất quan trọng.Thông thường, trên góc độ tổng quát, người ta xem xét các nhân tố chủ yếu sau: Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động: Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Trình độ quản lý tốt, bộ máy gọn nhẹ, đồng bộ, nhịp nhàng sẽ giúp
  • 30. 24 cho DN sử dụng vốn có hiệu quả, ngược lại nếu trình độ quản lý yếu kém hoặc bị buông lỏng sẽ không có khả năng bảo toàn được vốn. Trình độ người lao động có tác động rất lớn đến mức độ sử dụng hiệu quả TS, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mức độ phế phẩm...từ đó tác động rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của DN. Sự lựa chọn phương án đầu tư : Nếu DN lựa chọn phương án sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Ngược lại, sẽ là sự thất bại của phương án kinh doanh và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Sựhợp lý của cơ cấu TS và nguồn vốn kinh doanh (NVKD) trong DN : Việc đầu tư vào các TS không sử dụng hoặc chưa sử dụng quá lớn hoặc DN vay nợ quá nhiều, sử dụng không triệt để nguồn vốn bên trong thì không những không phát huy tác dụng của vốn mà còn bị hao hụt, mất mát, tạo ra những rủi ro cho DN. Vấn đề xác định nhu cầu VKD : Việc xác định nhu cầu vốn không chính xác sẽ dẫn đến việc thừa hoặc thiếu vốn trong quá trình SXKD, làm ứ đọng vốn hoặc gián đoạn kinh doanh và hiệu quả sử dụng VKD suy giảm. Chu kỳ SXKD : Nếu chu kỳ SXKD mà ngắn, vòng quay vốn nhanh thì DN sẽ chóng thu hồi vốn đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh tiếp theo. Ngược lại, khi chu kỳ kinh doanh kéo dài thì vốn của DN sẽ bị ứ đọng, thời gian thu hồi vốn chậm. Chế độ lương và cơ chế khuyến khích người lao động : Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến thái độ và ý thức làm việc của người lao động. Một mức lương tương xứng với mức độ cống hiến
  • 31. 25 cùng với chế độ khuyến khích hợp lý, gắn với hiệu quả công việc sẽ tạo động lực cho việc nâng cao năng suất lao động trong DN, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc tính và trích khấu hao : Việc tính và trích khấu hao không sát thực với tình hình hao mòn của TS dẫn đến TS hư hỏng trước khi thu hồi vốn. Công tác tổ chức quản lý và sử dụng quỹ khấu hao không hiệu quả, đúng mục đích sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của DN. Mức độ sử dụng năng lực sản xuất hiện có của DN vào SXKD: Sử dụng lãng phí VLĐ trong quá trình mua sắm, không tận dụng hết nguyên vật liệu vào SXKD, để nguyên vật liệu tồn kho dự trữ quá mức cần thiết trong thời gian dài, sẽ tác động đến cơ cấu vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của DN. Trên đây là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của DN. Để nâng cao hiệu quả sử dụng của VKD, DN cần xem xét từng yếu tố để từ đó đưa ra biện pháp quản lý thích hợp.
  • 32. 26 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 2.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Kinh Đô - Công ty Cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-UB ngày 27/02/1993 của Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh và Giấy phép Kinh doanh số 048307 do Trọng tài Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 02/03/1993. Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m2 tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, với 70 công nhân và vốn đầu tư 1,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack - một sản phẩmmới đốivới người tiêu dùng trong nước. - Đến năm 1994, sau hơn một năm kinh doanh thành công với sản phẩm bánh snack, Công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng và nhập dây chuyền sản xuất snack trị giá 750.000 USD từ Nhật. - Năm1996,Côngtyđầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6/134 Quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức và đầu tư dây chuyền sản xuất bánh cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD. Lúc này, số lượng công nhân của Công ty đã lên tới 500 người. - Năm 1997 và 1998, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mì, bánh bông lan công nghiệp trị giá 1,2 triệu USD với công suất 25 tấn bánh/ngày. Cuốinăm 1998, Côngty đưa dâychuyền sản xuất kẹo chocolate vào khai thác với tổng đầu tư là 800.000 USD. - Năm 1999, Công ty nâng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, đồng thời thành lập trung tâm thương mại Savico - Kinh Đô tại Quận 1, đánh dấu một bước phát
  • 33. 27 triển mới của Kinh Đô sang các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài bánh kẹo. Cũng trong năm 1999, Công ty khai trương hệ thống bakery đầu tiên, mở đầu cho một chuỗi hệ thống của hàng bánh kẹo Kinh Đô từ Bắc vào Nam sau này. - Năm2000,Côngtytiếp tục tăng vốn điều lệ lên 51 tỷ đồng, mở rộng diện tích nhà xưởng lên hơn 40.000 m2. Tiếp tục chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, Công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh crackers từ châu Âu trị giá trên 2 triệu USD, đây là một trong số các dây chuyền sản xuất bánh crackers lớn nhất khu vực. - Năm2001, Công ty nhập một dây chuyền sản xuất kẹo cứng và một dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất 2 tấn/giờ trị giá 2 triệu USD. Cũng trong năm 2001, Côngty cũng nâng côngsuấtsản xuất các sản phẩm crackers lên 50 tấn/ngày bằngviệc đầutư mới dâychuyền sản xuất bánh mặn crackers trị giá 3 triệu USD. Ngày 5/1/2001, Công ty nhận Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chấtlượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9002 do tổ chức BVQIcấp. Năm 2001 cũng là năm sản phẩmcủa Công ty được xuất khẩu mạnh sang các nước Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Lào, Camphuchia, Thái Lan,... - Năm 2002, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhanh chóng hội nhập với các nước khu vực và thế giới, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 được thay thế bằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 9001:2000.  Giới thiệu về Công ty - TênCôngty: CôngtyCổ phầnKinh Đô - Tên tiếng Anh: Kinh Do Corporation - Tênviết tắt: KIDO CORP - Biểu tượng của Công ty:
  • 34. 28 -Vốnđiềulệ: 1.665.226.250.000 VNĐ (Một ngàn, sáu trăm sáu mươi lăm tỷ, haitrăm hai mươi sáu triệu, hai trăm năm mươi ngàn đồng) - Trụ sở chính: 141 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1, Tp.HCM. - Điện thoại: (84-8) 3827 0838 Fax: (84-8) 3827 0839 -Email: info@kinhdo.vn - Website: www.kinhdo.vn - Giấy CNĐKKD: Số 0302705302 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp, đăng ký lần đầu ngày 06/09/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 15 ngày 23/11/2012. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 150.000.000.000 đồng. - Ngành nghề kinh doanh của Công ty: o Chế biến nông sản thực phẩm; o Sản xuất kẹo, nước uống tinh khiết và nước ép trái cây; o Mua bán nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm, vải sợi, hàng may mặc, giày dép, túi xách, đồnghồ, mắt kính, mỹ phẩm, kim khí điện máy, điện lạnh, thủ côngmỹ nghệ, dụng cụ học tập và giảng dạy, văn phòng phẩm, vật tư ngành ảnh, rau quả tươi sống; o Dịch vụ thương mại; o Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa; o Dịch vụ quảng cáo; o Mua bán hàng điện tử-điện gia dụng, vật liệu xây dựng, lương thực thực
  • 35. 29 phẩm, thực o phẩm công nghiệp, hóa mỹ phẩm, đồ chơi (trừ đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn xã hội), đồ gia dụng, máy ổn áp, thiết bị điện gia dụng, hàng trang trí nội thất, thiết bị văn phòng, vàng, bạc, đá quý, rượu, bia, thuốc lá điếu sản xuất trong nước (không kinh doanh dịch vụ ăn uống), máy tính, máy in và thiết bị phụ tùng,...và một số dịch vụ khác thể hiện trong Giấy đăng ký kinh doanh. - Thờihạn hoạt độngcủa Côngty: Vô thời hạn. 2.1.2.Cơ cấutổ chức,cơ cấubộ máyquản lý của Công ty cổ phần Kinh Đô Công ty Cổ phần Kinh Đô đươc tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ V thông qua ngày 12/06/1999. Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty. Điều lệ Công ty bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 21/04/2012 là cơ sở chi phối mọi hoạt động của Công ty. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Kinh Đô: ( Xem sơ đồ 2.1)
  • 36. 30 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Kinh Đô
  • 37. 31  Cơ cấubộ máyquảnlý của côngty - Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền. -Hội đồng quảntrị: Hộiđồngquảntrịdo Đạihộiđồngcổ đôngbầu ra, là cơ quanquản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa 2 kỳ Đại hội. Hiện tại Hội đồng quản trị Công ty có 5 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 5 năm. - Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty. Hiện tại Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 5 năm. - Ban Tổng Giámđốc: Ban TổngGiám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Công ty có bộ máy tổ chức rõ ràng, tổ chức của Kinh Đô phân theo nhiệm vụ, được cấu trúc trực tuyến theo chiều dọc, mỗi bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp với cấp trên của mình. Bên cạnh đó công ty còn tổ chức bộ phận dự án phát triển kinh doanh nhằm phát triển các mảng kinh doanh mới có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty. 2.1.3. Các nhóm sản phẩm chính và quy trình sản xuất của Công ty Cổ phần Kinh Đô Hiện nay Công ty đang sản xuất 7 nhóm sản phẩm: bánh cookies, bánh crackers, bánh quế, bánh snack, bánhtrung thu, bánh mì côngnghiệp, kẹo cứng mềm và chocolate. a) Bánh cookies (bánh bơ) Với công suất 843 tấn/tháng, sảnphẩm cookies Kinh Đô chiếm tới45% thị
  • 38. 32 phần bánh cookies trong nước và cũng là sản phẩm truyền thống của Công ty. b) Bánh crackers Với thương hiệu chủ lực AFC, bánh crackers của Kinh Đô chiếm tới 55% thị phần bánh crackers trong nước. Sản phẩm crackers của Kinh Đô đã được xuất đi nhiều nước, trong đó có cả thị trường Mỹ. c) Bánhquế Bánh quế là loại bánh có dạng hình ống, xốp, dễ vỡ. Mặc dù không có doanh thu lớn như crackers và cookies, songbánh quế do Kinh Đô sản xuất có mùi vị thơm ngon với 14 loại bánh khác nhau và nhiều hương vị khác biệt như: Love Rolls, Fest, Ole!Ole!, Sera Sera, Twistik, Paris Treat,... d) Snack Snack là một trong những sản phẩm đầu tiên của Kinh Đô, được áp dụng công nghệ hiện đại của Nhật từ năm 1994. Bánh snack Kinh Đô được đầu tư nghiên cứu với nhiều chủng loại, hương vị mang tính cách tân, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. e) Bánh mì công nghiệp  Bánhtươi đóng góicông nghiệp:bánh mì tươi & bánh bông lan tươi Bánh mì tươi đóng gói công nghiệp là loại bánh mì tươi được sản xuất và đóng gói trên dây chuyền sản xuất hiện đại có thời hạn sử dụng từ 07-09 ngày. Đáp ứng nhu cầu ăn sáng và ăn lót dạ tiện lợi của người tiêu dùng ngày càng tăng.  Bánh bông lan hạn sử dụng dài ngày (9 tháng) - nhãn Solite Bánh bônglan hạn sửdụng dài ngày được chế biến từ các nguyên liệu hảo hạng như bột mì nguyên chất, trứng gà tươi và nhân kem. Bánh bông lan dài ngày (tròn, cuốn, tầng) có nhiều loại như bơ sữa, dâu, dứa, socola và tiramisu. f) Bánh trung thu Bánh trung thu là mặt hàng có tính mùa vụ nhất, tuy nhiên lại có doanh thu
  • 39. 33 chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty (trung bình 15%). g) Kẹo cứng, mềm Hai dòng kẹo chính hiện nay của Công ty là kẹo cứng Crundy và kẹo mềm Milkandy. Crundy - sự kết hợp mùi vị trái cây tươi mát cùng với Milkandy - sự hòa quyện mùi vị sữa thơm ngon đã tạo sự hấp dẫn với người tiêu dùng đáp ứng nhu cầu trên thị trường. h) Chocolate Công ty chủ yếu sản xuất các sản phẩm chocolate theo dạng viên tròn có nhân gồm: nhân snack, nhân nho, nhân đậu phộng,... Được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại, chocolate Kinh Đô có chất lượng ổn định, thiết kế bao bì sang trọng, hấp dẫn.  Quy trình sản xuất của Công ty cổ phần Kinh Đô Sơ đồ 2.2. Quy trình dự báo và thực hiện sản xuất 2.1.5. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành Hiện Kinh Đô là công ty dẫn đầu ngành bánh kẹo ở Việt Nam. Kinh Đô đã tạo được lợi thế cạnh tranh và đang tăng trưởng bền vững trong thị trường - Dự báo bán hàng - Tình hình bán hàng thực tế, tồn kho thành phẩm - Kế hoạch khuyến mãi - Chương trình quảng cáo - Các hoạt động hỗ trợ bán hàng… Yêu cầu cung cấp thành phẩm Kế hoạch sản xuất Kế hoạch sản xuất chi tiết hàng tuần Thực hiện sản xuất Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
  • 40. 34 bánh kẹo nhờ các yếu tố sau: - Danh mục sản phẩm đa dạng. KDC sở hữu danh mục đa dạng với hơn 500 chủng loại sản phẩm bao gồm tất cả các mảng kinh doanh trong ngành bánh kẹo, bao gồm bánh cookies, bánh trung thu, bánh cracker, bánh quế, bánh mỳ công nghiệp, bánh bông lan, kẹo và snack..., phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày cũng như dùng để làm quà tặng biếu. Sản phẩm của Công ty hướng đến mọi nhóm khách hàng bao gồm trẻ em, thanh niên, người lớn tuổi cũng như tới tất cả các thành phần từ người lao động, học sinh, văn phòng, nội trợ... Điều này cho phép KDC xâm nhập vào tất cả các phân khúc trên thị trường bánh kẹo, giúp Côngty trở thành một trong những côngty dẫn đầu trên thị trường. - Hệ thống phân phối sâu và rộng tạo lợi thế cạnh tranh: KDC là một trong những công ty có hệ thống phân phối sâu và rộng nhất trong ngành thực phẩm hiện nay với hơn 100 nhà phân phối và 75.000 điểm bán lẻ và hơn 1.000 nhân viên bán hàng đã tạo nên hệ thống phân phối mạnh của KDC, giúp KDC có được lợi thế cạnh tranh cũng như tạo ra rào cản gia nhập ngành của các công ty đối thủ cạnh tranh khác. - Chiếm lĩnh thị trường hàng đầu trong ngành. Với doanh thu năm 2012 đạt hơn 4.318 tỷ đồng, KDC là công ty bánh kẹo lớn nhất nước hiện nay. So với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo nội địa, KDC là đơn vị đang giữ vững ngôi đầu về thị phần bánh kẹo Việt Nam (khoảng 30 - 35% thị phần). Có thể nói, với thị phần hiện có, những chính sách của KDC mang tính dẫn dắt thị trường khá lớn. Do vậy, công ty gặp thuận lợi hơn trong việc chủ động đưa ra những thay đổi về giá và phương thức bán hàng. - Thương hiệu mạnh được hỗ trợ bởi các hoạt động marketing hiệu quả. Với hơn 20 năm có mặt trên thị trường nội địa, thương hiệu Kinh Đô đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng từ thành thị đến các vùng nông thôn.
  • 41. 35 Đặc biệt, sản phẩm bánh trung thu Kinh Đô xuất hiện trong mỗi mùa Tết Trung Thu đã giúp cho thương hiệu Công ty được nhận diện mạnh mẽ bởi hầu hết các người tiêu dùng Việt. Thương hiệu của KDC còn đươc khẳng định qua hàng loạt các giải thưởng uy tín: đứng thứ 4 trong danh sách các thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam, và liên tục được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. Chiến lược của KDC chú trọng tập trung vào thương hiệu để duy trì độ nhận biết của người tiêu dùng và phát triển giá trị thương hiệu. - Tiết kiệm chi phí thông qua quy mô sản xuất lớn. Với quy mô mua hàng lớn nên KDC có nhiều lợi thế trong việc đàm phán giá cũng như tăng cường các điều khoản có lợi cho mình, trong khi đó, các Công ty khác không có được lợi thế này. Đây là một lợi thế giúp KDC có biên lợi nhuận gộp cao hơn so với các công ty khác như BBC, HHC. - Đa dạng hóa thị trường. Cạnh tranh gay gắt trong ngành hàng tiêu dùng, đặc biệt đối với ngành bánh kẹo đòi hỏi các công ty luôn tìm kiếm những thị trường mới cả trong và ngoài nước để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng. Một thị trường mới phát triển sẽ giúp công ty giảm bớt rủi ro suy giảm hoạt động khi một thị trường hiện tại bị ảnh hưởng tiêu cực từ cạnh tranh. Hiện nay, KDC đã trải rộng các đại lý bán hàng từ Quảng Bình đến Cà Mau. Trong đó, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Đông, Tây và TP. Hồ Chí Minh. Khu vực từ Hà Tỉnh trở ra thuộc về NKD. 2.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Kinh Đô qua một số năm. Công ty cổ phần Kinh Đô từ khi thành lập đến nay đã trải qua 20 năm hoạt động với các tên gọi khác nhau. Trong 20 năm hoạt động, công ty không ngừng phấn đấu vươn lên và đến nay đã trở thành công ty dẫn đầu ngành bánh kẹo ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, quy mô sản xuất kinh doanh của
  • 42. 36 Công ty ngày càng mở rộng, sản phẩm của Công ty ngày càng đa dạng và được nhiều người biết đến do đó mà kết quả hoạt động kinh doanh đạt được tương đối cao, nhiều chỉ tiêu đạt vượt mức kế hoạch đặt ra, năm sau cao hơn năm trước.
  • 43. 37 Bảng 2.1: Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Kinh Đô năm 2011- 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 So sánh Số tuyệt đối Tỷ lệ % 1 Tổng giá trị tài sản 5,518,265 5,809,421 (291,156) -5% 2 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 4,288,794 4,246,885 41,909 1% 3 Giá vốn hàng bán 2,403,941 2,573,745 (169,804) -7% 4 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 513,214 344,572 168,642 49% 5 Lợi nhuận khác (12,577) (2,285) (10,292) 450% 6 Lợi nhuận trước thuế 500,636 349,181 151,455 43% 7 Lợi nhuận sau thuế 362,922 278,635 84,287 30% ( Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2012 của CTCP Kinh Đô ) Qua bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng tốt hơn. Mặc dù nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2012 gặp nhiều khó khăn nhưng các chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty đều tăng mạnh. Tổng giá trị tài sản năm 2012 giảm nhẹ so với năm 2011 là 291,156 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm là 5%. Trong giai đoạn 2011-2012, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhẹ với số tăng tuyệt đối là 41,909 triệu đồng và tỷ lệ tăng là 1%. Trong năm 2012, Với việc ứng dụng nhiều khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất mà công ty đã tiết kiệm được chi phí làm giá vốn hàng bán giảm 169,804 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 7%. Do giá vốn háng bán giảm trong khi doanh thu lại tăng làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh với số tuyệt đối là 168,642 triệu đồng, tương ứng
  • 44. 38 với tỷ lệ tăng là 49%. Tuy nhiên lợi nhuận khác lại giảm khá cao với tỷ lệ giảm là 450%. Do sự tăng mạnh của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh nên lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế cũng tăng mạnh với tỷ lệ tăng lần lượt là 43% và 30%. Tóm lại, nhìn vào bảng số liệu tổng kết một số chỉ tiêu trên cho ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có chiều hướng khả quan và sự cố gắng của Công ty trong việc tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận. 2.2. Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Kinh Đô 2.2.1. Thực trạng vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh 2.2.1.1. Quy mô và cơ cấu của tài sản Trong thời gian qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Công ty đã không ngừng nâng cao quy mô vốn và ngày càng đa dạng hóa phương thức huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Nhờ sự năng động, sáng tạo, Công ty đã nhanh chóng thích ứng với điều kiện, cơ chế thị trường nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt trong cơ chế mới nên Công ty đã có phần nào chịu ảnh hưởng theo cơ chế chung. Để hiểu rõ hơn về kết quả kinh doanh của Công ty ta phải hiểu được Công ty đã sử dụng các nguồn lực, tiềm năng sẵn có của mình như thế nào? Trong đó, việc đi sâu, phân tích về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty là rất cần thiết. Qua xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2012 cho thấy tổng số vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh là: 5.809.421triệu đồng vào đầu năm, đến cuối năm số vốn này giảm xuống còn: 5.518.265 triệu đồng. Để hiểu hơn về tình hình tổ chức nguồn VKD của Công ty ta hãy đi xem xét về cơ cấu vốn và nguồn VKD của Công ty trong 2 năm 2011 và 2012 được thể hiện tại bảng 2.2.
  • 45. 39 Bảng 2.2: Cơ cấu VKD và nguồn VKD của CTCP Kinh Đô Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % TỔNG VỐN KINH DOANH 5,518,265 5,809,421 (291,156) -5.01% A. VỐN LƯU ĐỘNG 2,299,063 41.66% 2,558,532 44.04% (259,469) -10.14% B. VỐN CỐ ĐỊNH 3,219,202 58.34% 3,250,889 55.96% (31,687) -0.97% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 5,518,265 5,809,421 (291,156) -5.01% A. NỢ PHẢI TRẢ 1,459,586 26.45% 1,959,475 33.73% (499,889) -25.51% I. Nợ ngắn hạn 1,357,106 92.98% 1,783,559 91.02% (426,453) -23.91% II. Nợ dài hạn 102,480 7.02% 175,915 8.98% (73,435) -41.74% B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 4,020,437 72.86% 3,814,673 65.66% 205,764 5.39% C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 38,242 0.69% 35,273 0.61% 2,969 8.42% ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất của CTCP Kinh Đô ngày 31/12/2012 )
  • 46. 40 0% 20% 40% 60% 80% 100% 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 46.22% 44.04% 41.66% 53.78% 55.96% 58.34% T h T n Biểu đồ 2.1. Cơ cấu vốn kinh doanh của CTCP Kinh Đô giai đoạn 2010 – 2012 Theo dõi biểu đồ 2.1 thể hiện cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Kinh Đô qua nhiều năm, có thể nhận thấy công ty có một cơ cấu tài sản khá cân đối với tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng nguồn vốn chiếm từ 40 - 50%. Cơ cấu này đang có xu hướng thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tăng dần tài sản dài hạn (tỷ trọng tài sản dài hạn/ tổng tài sản tại ngày 31/12/2012 là 58.34% tăng 2.38% so với đầu năm 2012 tương ứng với tốc độ tăng 4.25% và so với đầu năm 2011 tăng 4.56% tương ứng với tốc độ tăng 8.48%, tuy nhiên vẫn giữ được sự cân bằng tương đối giữa hai khoản mục này. Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản đang tăng lên chứng tỏ công ty đang mở rộng quy mô sản xuất. Điều này là tốt và phù hợp với tình trạng kinh doanh phát triển của công ty. Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cũng là để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày một tăng của thị trường đối với các sản phẩm của công ty. Đó cũng là bước cần phải làm để thực hiện được mục tiêu chiến lược mà công ty đề ra - trở thành một tập đoàn đa ngành phát triển bền vững.
  • 47. 41 Qua bảng 2.2 phân tích cơ cấu vốn kinh doanh của công ty tại hai thời điểm 31/12/2012 và 31/12/2011, ta thấy so với đầu năm 2012, tổng tài sản cuối năm giảm xuống 291 tỷ đồng tương đương với tốc độ giảm 5.01%. Đồng thời cơ cấu tài sản của công ty đang thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tăng tỷ trọng tài sản dài hạn. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tại 31/12/2011 là 44,04%, tại 31/12/2012 là 41.66% (giảm 2.38%). Trong đó chủ yếu là giảm tỷ trọng Tiền và các khoản tương đương tiền cùng tỷ trọng của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (các khoản phải thu), tỷ trọng của hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác giảm nhẹ trong khi tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên. Tỷ trọng tài sản dài hạn tăng từ 55,96% (tại ngày 31/12/2011) lên 58.34% (tại ngày 31/12/2012). Trong đó chủ yếu là tăng tỷ trọng của Tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tỷ trọng của phải thu dài hạn và bất động sản đầu tư biến động không đáng kể hoặc không biến động trong khi tỷ trọng của tài sản dài hạn khác giảm nhẹ. a, Quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của công ty trước hết ta cần xem xét cơ cấu vốn lưu động của công ty qua bảng 2.3.
  • 48. 42 Bảng 2.3: Cơ cấu Vốn lưu động của CTCP Kinh Đô giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I Tiền và các khoản tương đương tiền 829,459 36.08% 967,330 37.81% 672,316 28.88% 1 Tiền 215,529 25.98% 185,816 19.21% 142,316 21.17% 2 Các khoản tương đương tiền 613,930 74.02% 781,514 80.79% 530,000 78.83% II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 235,480 10.24% 373,770 14.61% 160,411 6.89% 1 Đầu tư ngắn hạn 274,461 434,804 208,473 2 Dự phòng đầu tư tài chính ngắn hạn (38,981) (61,034) (48,062) III Các khoản phải thu 890,256 38.72% 724,911 28.33% 1,018,355 43.74% 1 Phải thu khách hàng 338,114 37.98% 202,402 27.92% 165,222 16.22% 2 Trả trước cho người bán 39,987 4.49% 88,278 12.18% 77,996 7.66% 3 Các khoản phải thu khác 513,501 57.68% 436,692 60.24% 777,469 76.35%
  • 49. 43 4 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (1,345) -0.15% (2,462) -0.34% (2,331) -0.23% IV Hàng tồn kho 319,030 13.88% 398,032 15.56% 434,328 18.65% 1 Hàng tồn kho 322,604 399,655 434,930 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (3,574) (1,623) (601) V Tài sản ngắn hạn khác 24,838 1.08% 94,489 3.69% 42,877 1.84% 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 23,890 96.18% 27,523 29.13% 18,366 42.83% 2 Thuế GTGT được khấu trừ 61 0.25% 3,495 3.70% 2,997 6.99% 3 Các khoản thuế phải thu - 0.00% 9,262 9.80% 26 0.06% 4 Tài sản ngắn hạn khác 887 3.57% 54,210 57.37% 21,487 50.11% TÀI SẢN NGẮN HẠN 2,299,063 100% 2,558,533 100% 2,328,287 100% (Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất của CTCP Kinh Đô ngày 31/12/2011 và 31/12/2012)
  • 50. 44 khoản tương đương tiền và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể là tỷ trọng tiền mặt lần lượt tương ứng với 3 năm 2010, 2011, 2012 là 28.88%; 37.81% và 36.08%. Tỷ trọng các khoản phải thu lần lượt tương ứng các năm là 43.74% ; 28.33% và 38.72%. Tỷ trọng hàng tồn kho có xu hướng giảm dần, năm 2010 có tỷ trọng là 18.65%; năm 2011 là 15.56% và năm 2012 là 13.88%. Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng vốn lưu động là tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác. Để xem xét rõ hơn sự thay đổi về số tương đối và tuyệt đối của vốn lưu động ta cùng xem bảng 2.4 thể hiện tình hình vốn lưu động của công ty trong năm 2012.
  • 51. 45 Bảng 2.4. Tình hình vốn lưu động của CTCP Kinh Đô trong năm 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ %(nghìn đồng) (%) (nghìn đồng) (%) (nghìn đồng) I Tiền và các khoản tương đương tiền 829,459 36.08% 967,330 37.81% (137,871) -14.25% 1 Tiền 215,529 25.98% 185,816 19.21% 29,713 15.99% 2 Các khoản tương đương tiền 613,930 74.02% 781,514 80.79% (167,584) -21.44% II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 235,480 10.24% 373,770 14.61% (138,290) -37.00% 1 Đầu tư ngắn hạn 274,461 434,804 (160,343) -36.88% 2 Dự phòng đầu tư tài chính ngắn hạn (38,981) (61,034) 22,053 -36.13% III Các khoản phải thu 890,256 38.72% 724,911 28.33% 165,345 22.81% 1 Phải thu khách hàng 338,114 37.98% 202,402 27.92% 135,712 67.05% 2 Trả trước cho người bán 39,987 4.49% 88,278 12.18% (48,291) -54.70% 3 Các khoản phải thu khác 513,501 57.68% 436,693 60.24% 76,808 17.59% 4 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (1,345) -0.15% (2,462) -0.34% 1,117 -45.37%
  • 52. 46 IV Hàng tồn kho 319,030 13.88% 398,032 15.56% (79,002) -19.85% 1 Hàng tồn kho 322,604 399,655 (77,051) -19.28% 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (3,574) (1,623) (1,951) 120.21% V Tài sản ngắn hạn khác 24,838 1.08% 94,489 3.69% (69,651) -73.71% 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 23,890 96.18% 27,523 29.13% (3,633) -13.20% 2 Thuế GTGT được khấu trừ 61 0.24% 3,495 3.70% (3,434) -98.25% 3 Các khoản thuế phải thu - 0.00% 9,262 9.80% (9,262) -100.00% 4 Tài sản ngắn hạn khác 887 3.57% 54,210 57.37% (53,323) -98.36% TÀI SẢN NGẮN HẠN 2,299,063 100% 2,558,533 100% (259,470) -10.14% ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất của CTCP Kinh Đô ngày 31/12/2012)
  • 53. 47 Qua bảng 2.4 ta có thể thấy tình hình biến động vốn lưu động của công ty. Cụ thể là quy mô vốn lưu động của công ty giảm 259 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 10.14%. Trong đó chỉ có các khoản phải thu ngắn hạn tăng 165 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 22.81%. Các khoản mục khác đều giảm, cụ thể: tiền và các khoản tương đương tiền giảm 137 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 14.25%; Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 138 tỷ với tỷ lệ giảm 37%; Hàng tồn kho giảm 79 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 19.85%; Tài sản ngắn hạn khác giảm 69 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 73.71%. Để có thể đánh giá chính xác về tính hợp lý trong cơ cấu vốn kinh doanh của công ty chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động dựa trên vai trò của vốn trong từng khâu kinh doanh.  Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán Trong hoạt động kinh doanh, vốn bằng tiền có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết trong kinh doanh. Nó là tiền đề để tạo ra các yếu tố cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp như TSCĐ, vật tư, hàng hóa… đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu hàng ngày của doanh nghiệp như chi lương, thưởng, nộp thuế…Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu bất thường chưa dự đoán trước được và động lực “đầu cơ” trọng việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ vốn bằng tiền đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên việc dự trữ tiền mặt phải luôn chủ động linh hoạt. Theo dõi sự biến động về khoản vốn bằng tiền qua bảng 2.5.
  • 54. 48 Bảng 2.5. Tình hình vốn bằng tiền của CTCP Kinh Đô Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % Vốn bằng tiền 829,459 967,330 (137,871) -14.25% -Tiền mặt 1,460 0.18% 2,802 0.29% (1,342) -47.90% -Tiền gửi ngân hàng 212,165 25.58% 179,639 18.57% 32,526 18.11% -Tiền đang chuyển 1,904 0.23% 3,375 0.35% (1,471) -43.59% Các khoản tương đương Tiền 613,930 74.02% 781,514 80.79% (167,584) -21.44% ( Nguồn: Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc của CTCP Kinh Đô quý IV năm 2012)
  • 55. 49 Qua bảng 2.5 ta thấy vốn bằng tiền của Công ty trong năm 2012 đã giảm 137 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 14.25%. Nguyên nhân chủ yếu là do khoản mục các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn bằng tiền ( đầu năm 2012 là 80,79%, cuối năm 2012 là 74.02%) giảm 167 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 21.44%. Trong khi các khoản mục khác trong vốn bằng tiền đều giảm thì khoản mục tiền gửi ngân hàng lại tăng 32 tỷ đồng ứng với tỷ lệ tăng là 18.11%. Tiền đang chuyển giảm là dấu hiệu tốt, khoản tiền này đã được đưa về công ty, nhanh chóng tham gia vào sản xuất kinh doanh. Để đánh giá lượng tiền mặt tại quỹ của công ty như vậy đã đủ hợp lý và an toàn hay chưa ta đi phân tích khả năng thanh toán của công ty. Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty trong các năm 2011 và 2012 ta có thể tính được các chỉ tiêu về khả năng thanh toán. Các chỉ tiêu này được thể hiện trong bảng 2.6. - Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản của công ty thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Do đó hệ số này thể hiện mức độ bảo đảm thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty.
  • 56. 50 Bảng 2.6. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của CTCP Kinh Đô Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ % 1. Tài sản ngắn hạn 2,299,062,850,509 2,558,532,922,412 (259,470,071,903) -10.14% 2. Nợ ngắn hạn 1,357,106,204,519 1,783,559,913,116 (426,453,708,597) -23.91% 3. Tiền và các khoản tương đương tiền 829,459,248,294 967,330,130,617 (137,870,882,323) -14.25% 4. Hàng tồn kho 319,029,636,320 398,032,090,636 (79,002,454,316) -19.85% 5. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ( 1÷2 ) 1.69 1.43 0.26 18.10% 6. Khả năng thanh toán nhanh (1-4) ÷ 2 1.46 1.21 0.25 20.45% 7. Khả năng thanh toán tức thời ( 3÷2 ) 0.61 0.54 0.07 12.69% (Nguồn: Công ty cổ phần Kinh Đô )
  • 57. 51 Qua bảng 2.6 ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty cuối năm 2012 đã tăng lên so với cuối năm 2011 và cả hai hệ số khả năng thanh toán của công ty đều lớn hơn 1 tức là công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Lý do của sự tăng lên trong khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là tốc độ giảm xuống của tổng tài sản ngắn hạn chậm hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn. - Khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của Công ty. Qua bảng 2.6 ta thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty cuối năm 2012 cũng tăng lên so với cuối năm 2011 và hai hệ số này đều lớn hơn 1. Như vậy có thể kết luận công ty có đủ khả năng thanh toán ngay được các khoản nợ. Sở dĩ hệ số này tăng là do tài sản ngắn hạn có tốc độ giảm chậm hơn tốc độ giảm của hàng tồn kho và hai chỉ tiêu này đều có tốc độ giảm chậm hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn. - Khả năng thanh toán tức thời: Hệ số khả năng thanh toán tức thời đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của Chi nhánh dựa trên tài sản có tính lỏng nhất (tiền và các khoản tương đương tiền ). Qua bảng 2.6 ta thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty cuối năm 2012 đã tăng nhẹ so với cuối năm 2011 và cả hai hệ số này đều nhỏ hơn 1 nhưng công ty vẫn bảo đảm khả năng thanh toán tức thời do chính sách sử dụng vốn của công ty an toàn cao. Mặc dù tỷ trọng giảm nhưng khoản mục Tiền và các khoản tương đương vẫn có một tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản. Điều này giúp tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhưng cũng đồng thời gây ứ đọng và lãng phí vốn. Vậy xu hướng giảm tỷ trọng khoản mục này là hợp lý. Như vậy cả 3 hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của công ty cuối năm 2012 đều
  • 58. 52 tăng so với cuối năm 2011, điền này cho thấy trong năm 2012 vốn lưu động của công ty giảm là hợp lý, giúp giảm chi phí sử dụng vốn mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán.  Tình hình các khoản phải thu Quan sát bảng 2.4 ta thấy vào thời điểm cuối năm 2012, trị giá các khoản phải thu ngắn hạn của côngty là 890 tỷ đồng chiếm 38.72% vốn lưu động, tăng 165 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 22.81% so với thời điểm cuối năm 2011. Việc tăng các khoản phải thu ngắn hạn chủ yêu là do việc tăng các khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác. Do cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, các doanh nghiệp đều phải áp dụng các chính sách bán hàng ưu đãi để thu hút khách hàng. Xu hướng tăng tỷ trọng của khoản mục này cho thấy doanh nghiệp đang áp dụng chính sách thanh toán sau với khách hàng bán buôn để khuyến khích tăng doanh thu. Các khoản phải thu chiếm 38.72% tổng tài sản không phải là một mức quá cao đối với một công ty sản xuất kinh doanh thực phẩm. Tuy nhiên nó cũng cho thấy là công ty đang bị các đối tượng khác chiếm dụng vốn. Để có cái nhìn chính xác hơn về việc quản lý các khoản phải thu, chúng ta cùng xem xét chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân qua bảng 2.7 dưới đây:
  • 59. 53 Bảng 2.7: Số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của CTCP Kinh Đô giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Doanh thu thuần 1,933,634,292,095 4,246,885,629,804 4,288,794,125,663 2 Số bình quân các khoản phải thu 932,704,502,500 871,633,091,155 807,583,413,551 3 Số vòng quay các khoản phải thu = (1)/(2) 2.07 4.87 5.31 4 Kỳ thu tiền bình quân=360/(3) 174 74 68 (Nguồn: Công ty cổ phần Kinh Đô )
  • 60. 54 Căn cứ vào bảng 2.7 ta thấy số bình quân các khoản phải thu giai đoạn 2010 – 2012 giảm dần qua các năm, số vòng quay các khoản phải thu tăng dần: năm 2010 là 2.07 vòng, năm 2011 là 4.87 vòng, năm 2012 là 5.31 vòng, kỳ thu tiền bình quân giảm dần: năm 2010 là 174 ngày, năm 2011 giảm xuống còn 74 ngày, năm 2012 tiếp tục giảm xuống còn 68 ngày. Số vòng quay các khoản phải thu tăng và kỳ thu tiền bình quân giảm qua các năm chứng tỏ công ty ngày càng cố gắng để giảm tình trạng bị chiếm dụng. Chúng ta vừa xem xét tình hình vốn bị chiếm dụng của công ty, tuy nhiên công ty cũng đi chiếm dụng vốn của người cung cấp với tư cách là người đi mua hàng. Để có kết luận cụ thể hơn tình hình các khoản phải thu phải trả ta cùng xem xét mối tương quan giữa vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng căn cứ vào bảng số liệu 2.8 sau đây: