SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
Download to read offline
1
MỤC LỤC
Lời mở đầu ....................................................................................................................1
Chương 1: Các lý thuyết về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp hiện nay trên
thế giới............................................................................................................................2
1.1 Các lý thuyết về chính sách cổ tức ..........................................................................2
1.1.1 Lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cao ................................................................2
1.1.2 Khía cạnh về thuế và tác động của nhóm khách hàng ............................................2
1.1.2.1 Tác động của nhóm khách hàng. .........................................................................2
1.1.2.2 Tác động của thuế. ..............................................................................................3
1.1.3 Lý thuyết chính sách cổ tức không tương thích ......................................................4
1.1.3.1 Các giả định của MM ..........................................................................................4
1.1.3.2. Nội dung lý thuyết của MM ...............................................................................4
1.1.3.3 Trường hợp các cổ đông cũ bán đi một số cổ phiếu .............................................7
1.2 Chính sách cổ tức trong thực tế .............................................................................7
1.3 Một số bài nghiên cứu ở các nước trên thế giới liên quan mật thiết đến đề tài.....8
Chương 2: Thực trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Tp.HCM trong thời gian qua. ..................................................11
2.1 Giới thiệu sơ nét về thị trường chứng khoán Việt nam........................................11
2.1.1 Các đặc điểm chính của thị trường chứng khoán Việt Nam ..................................11
2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp niêm yết. ............................................................11
2.1.3 Đặc điểm của các nhà đầu tư. ...............................................................................12
2.2 Thực trạng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Tp.HCM (HoSE) qua ba năm 2005-2007 ........................................................12
2.2.1. Đánh giá tổng quan về chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK
Tp.HCM trong thời gian qua..........................................................................................12
2.2.1.1 Vài nét chung ....................................................................................................12
2.2.1.2 Một vài số liệu tổng hợp ....................................................................................14
2.2.2 chính sách chi trả của các doanh nghiệp ...............................................................15
2.2.2.1. Về hình thức chi trả ..........................................................................................15
2
2.2.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức (DIV) và thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) ..21
2.2.2.3 Tỷ trọng chi trả cổ tức trong thu nhập của doanh nghiệp (DIV/EPS). .................22
2.3 Phân tích chính sách cổ tức theo ngành................................................................26
2.3.1 Tổng quan ............................................................................................................26
2.3.2 Xét về hình thức chi trả cổ tức. .............................................................................29
2.3.3 Xét về tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần (DIV/EPS)...........................29
2.3.4 Phân tích chính sách cổ tức của một số ngành tiêu biểu:........................................32
2.3.4.1 Ngành thực phẩm và đồ uống: ...........................................................................32
2.3.4.2 Ngành bất động sản: ..........................................................................................36
2.3.4.3 Ngành dược. ......................................................................................................39
2.3.4.4 Ngành hóa chất:.................................................................................................42
Chương 3: Một số kiến nghị đối với chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam.
......................................................................................................................................44
1. Tổng hợp nhận xét đánh giá chung về những tồn tại của chính sách cổ tức trên
TTCK Việt Nam trong thời gian qua..........................................................................44
2. Các kiến nghị và giải pháp đối với chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt
Nam..............................................................................................................................46
Kết luận. ......................................................................................................................48
DANH SÁCH CÁC HÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
3
Hình Nội dung Trang
2.1 EPS và DIV/EPS qua ba năm 2005,2006, và 2007. 13
2.2 EPS; DIV/FV qua ba năm 2005,2006, và 2007. 13
2.3 EPS và DIV phân theo nhóm năm 2007 16
2.4 EPS và DIV phân theo nhóm năm 2006. 17
2.5 Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2007 18
2.6 Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2006 18
2.7 Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2005 19
2.8 EPS trung bình năm 2007 theo nhóm công ty có hình thức chi trả
giống nhau
21
2.9 EPS trung bình năm 2006 phân theo nhóm công ty có hình thức
chi trả giống nhau.
22
2.10 Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007 24
2.11 Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007 24
2.12 DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả
năm 2007
25
2.13 DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả
năm 2006.
25
2.14 EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2006 27
2.15 EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2007 28
2.16 Thị phần của các công ty trong ngành thực phẩm và đồ uống tính
theo doanh thu thuần năm 2007.
34
2.17 Thị phần tính theo doanh thu thuần năm 2007 của nhóm các công
ty trong ngành bất động sản.
36
2.18 Thị phần theo doanh thu thuần năm 2007 của ngành Dược 39
2.19 Thị phần doanh thu các công ty ngành hóa chất năm 2007 42
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
4
Bảng Nội dung Trang
2.1 Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006
và 2007.
14
2.2 EPS và DIV/EPS phân theo nhóm năm 2007 15
2.3 EPS và DIV/EPS phân theo nhóm năm 2006 16
2.4 Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006
và 2007.
17
2.5 DIV/EPS phân theo nhóm qua năm 2007 và 2006. 23
2.6 Tỷ lệ chi trả cổ tức, EPS trung bình ngành và thị trường trong năm
2006 và 2007.
26
2.7 Tỷ lệ EPS, cổ tức của các ngành năm 2007 và năm 2006. 30
2.8 Các chỉ tiêu cổ tức và tài chính của các công ty ngành thực phẩm và
đồ uống năm 2007 va 2006
35
2.9 Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành bất động sản
năm 2007 và 2006
38
2.10 Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành dược năm
2007 và 2006
41
2.11 Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành hóa chất năm
2007 và 2006
43
BẢNG VIẾT TẮT
5
DN : Doanh nghiệp
TTCK : Thị trường chứng khoán
MM : Modigliani và Miller
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
CSCT : Chính sách cổ tức
HoSE : Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM
NĐT : Nhà đầu tư.
DIV (Dividend per share) : Cổ tức trên mỗi cổ phần.
EPS (Earnings per share) : Thu nhập trên mỗi cổ phần.
CP : Cổ phiếu
CTTM : Cổ tức tiền mặt
CTCP : Cổ tức cổ phần
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu:
6
Chính sách cổ tức là một phần quan trọng trong chính sách tài chính của doanh nghiệp vì
nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển
của công ty. Thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt
Nam, chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan
trọng, nhưng nó đã để lộ ra nhiều vấn đề, bất cập còn tồn tại. Qua đề tài nghiên cứu này,
hy vọng sẽ vẽ lên được bức tranh thực trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp trên
thị trường chứng khoán Tp.HCM trong ba năm vừa qua và qua đó chỉ rõ ra được vấn đề
đang tồn tài cũng như có những đề xuất hợp lý cho thị trường.
2. Phương pháp luận nghiên cứu:
Dựa trên phương pháp quan sát, phân tích và tổng hợp là chính. Trên cơ sở hiểu biết lý
thuyết về chính sách cổ tức và phân tích, đánh giá từ các số liệu tài chính và thông tin trên
thị trường chứng khoán Tp.HCM
3. Kết cấu của đề tài:
Lời mở đầu: Giới thiệu ý nghĩa, mục đích, phương pháp nghiên cứu và
Chương 1: Các lý thuyết về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp hiện nay trên thế
giới.
Chương 2: Thực trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Tp.HCM trong thời gian qua.
Chương 3: Một số kiến nghị đối với chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam.
Kết luận: Khẳng định lại kết quả nghiên cứu , những mặt còn hạn chế.
CHƯƠNG 1:
LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ GIÁ TRỊ DOANH
NGHIỆP HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI
7
1.1. Các lý thuyết về chính sách cổ tức
1.1.1. Lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cao (bird-in-the-hand).
Lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cho rằng nhà đầu tư thích tỷ lệ chi trả tiền mặt cao và
thường đầu tư vào những cổ phần có cổ tức cao vì hai lý do sau:
 Cổ tức tiền mặt ít rủi ro hơn lãi vốn vốn chỉ là khả năng có thể xảy ra trong tương lai
 Nhà đầu tư đánh giá cao giá trị của cổ phiếu công ty có chính sách cổ tức tiền mặt
cao, có nghĩa là một tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt cao có thể dẫn đến P0 cao. Cổ tức
tiền mặt cao có thể mang một tín hiệu nào đó đối với nhà đầu tư.
Những công ty có chính sách chi trả cổ tức cao trong quá khứ thường được nhà đầu tư
dạng này ưa thích. Những nhà đầu tư dạng này không sẵn lòng bán các cổ phiếu có cổ tức
cao mà họ đang nắm giữ. Thậm chí khi thị trường sụt giảm thì họ cũng sẵn lòng mua các
chứng khoán này đơn giản là vì dòng thu nhập từ cổ tức khá ổn định trong khi giá chứng
khoán lại đang sụt giảm.
Xét ở cấp độ doanh nghiệp thì việc chi trả cổ tức có thể là một biện pháp đánh tín hiệu rất
dễ nhận biết. Thông thường ban quản trị doanh nghiệp sẽ không quyết định thực hiện chi
trả cổ tức cao nếu họ không có cơ sở để lạc quan, tin tưởng chắc chắn rằng thu nhập của
doanh nghiệp sẽ tăng trong những năm sắp đến. Vì vậy, thông báo chi trả cổ tức có thể sẽ
tạo một tín hiệu nhất định.
1.1.2 Khía cạnh về thuế và tác động của nhóm khách hàng
1.1.2.1 Tác động của nhóm khách hàng
Doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của cổ đông khi quyết định chính sách chi trả cổ tức
rằng cổ đông thích lợi tức từ lãi vốn hay thu nhập từ cổ tức. Năm 1974, Black và Scholes
viện dẫn một yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến chính sách cổ tức là tác động ngược do thay
đổi của thuế, còn có tên gọi là “ tác động của nhóm khách hàng”.
Thuế suất liên quan đến tác động của nhóm cổ đông chịu thuế đến mong muốn của họ đối
với chính sách cổ tức. Các nhà đầu tư nằm trong nhóm chịu thuế cao thường thích doanh
nghiệp giữ lại lợi nhuận để tránh những khoản thuế nặng nề, trong khi đó thì các nhà đầu
tư nằm trong nhóm chịu thuế thấp lại thích được nhận nhiều cổ tức. Vào tháng 5 năm 2003
luật thuế của Mỹ thay đổi kéo theo sự thay đổi trong mức thuế suất đối với cổ tức. Thuế
suất trước năm 2008 là 15% và tương đương với thuế trên lãi vốn, các nhóm chịu thuế hầu
như thích cổ tức hơn lãi vốn dù họ được lợi thuế từ việc hoãn thuế từ khoản lãi vốn 1 năm
8
sau. Thay đổi trong chính sách thuế này khiến cho giá của các chứng khoán chi trả cổ tức
tiền mặt gia tăng vì các nhà đầu tư lúc này không còn tìm kiếm khoản lợi ích từ thuế cho
thu nhập từ lãi vốn (vì thu nhập từ lãi vốn cũng như thu nhập từ cổ tức đều chịu cùng một
mức thuế là 15%). Nhà đầu tư có thể nhận được “ suất sinh lợi cao hơn mà rủi ro cũng
thấp hơn” bằng cách đầu tư vào các chứng khoán trả cổ tức tiền mặt.
1.1.2.2 Tác động của thuế.
Tất cả các nhà nghiên cứu từ trước đến nay thực hiện các điều tra và kiểm định theo cách
này hay cách khác thì đều thừa nhận có tác động của thuế đến thu nhập của các cổ đông.
Graham và Kumar (2005) nhận thấy các nhà đầu tư riêng lẻ có thu nhập cao (tương xứng
với khoản thuế thu nhập trên chứng khoán cao) thích tỷ lệ chi trả cổ tức thấp. Perez
Gonzales (2003) nhận thấy doanh nghiệp có nhiều cổ đông lớn, thay đổi trong mức thuế
suất tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Ông cũng thừa nhận các cổ đông
lớn đều thuộc nhóm người chịu thuế thu nhập cao (higher income tax brackets). Một
nghiên cứu khác của Baclay, Holderness, và Sheehan (2003) xem xét các giao dịch thỏa
thuận (block trades) giữa cá nhân và doanh nghiệp đã không nhận thấy dấu hiệu cho thấy
có tác động của thuế đối với việc chi trả cổ tức. Họ đưa ra kết luận rằng doanh nghiệp
thường nằm trong nhóm chịu thuế thấp hơn cá nhân. Thêm vào đó nếu doanh nghiệp tin
rằng chính sách cắt giảm cổ tức chỉ mang tính tạm thời thì họ sẽ mong muốn thực hiện chi
trả cổ tức trong khi thuế thu nhập từ cổ tức hãy còn thấp. Việc cắt giảm thuế suất đánh trên
cổ tức, hay ngay cả trên các thu nhập khác cũng có thể làm tăng giá cổ phần, giảm chi phí
sử dụng vốn và gia tăng đầu tư vào doanh nghiệp.
Ở Bắc Mỹ, cổ tức bị đánh thuế hai lần (double taxation), có nghĩa là các doanh nghiệp
thực hiện việc chi trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế và sau đó các cổ đông lại một lần nữa
phải nộp thuế trên thu nhập họ nhận được từ cổ tức. Chính vì chính sách thuế như vậy,
nhiều công ty lớn chọn việc không chi trả cổ tức tiền mặt. Microsoft là một ví dụ điển
hình: dù thừa khả năng chi trả cổ tức tiền mặt, họ đã chọn việc mua lại cổ phần và tái đầu
tư. Có những khoảng thời gian rất dài Microsoft không hề thực hiện việc phân phối cổ tức.
Mấy năm trở lại đây Microsoft có thực hiện chi trả cổ tức nhưng không nhiều.
Ở Việt Nam, dự thảo luật thuế thu nhập cá nhân đánh trên thu nhập từ chứng khoán vẫn là
đề tài tốn không ít giấy mực của báo chí và sự quan tâm của dư luận. Đến ngày luật đi vào
hoạt động, rất có thể nhiều công ty để bảo vệ lợi ích cho các cổ đông và tạo sự hấp dẫn đối
với nhà đầu tư sẽ hạn chế chi trả cổ tức tiền mặt, chuyển hình thức phân phối thu nhập cho
cổ đông dưới hình thức khác.
9
1.1.3 Lý thuyết chính sách cổ tức không tương thích (dividend irrelevance)
1.1.3.1 Các giả định của Modigliani và Miller (MM)
Các lập luận về chính sách cổ tức không tác động gì đến giá trị doanh nghiệp dựa trên một
số các giả định như sau:
- Không có thuế: theo giả định này, các nhà đầu tư không quan tâm đến việc họ sẽ
nhận được thu nhập cổ tức hay lãi vốn.
- Không có chi phí phát hành: khi doanh nghiệp phát hành cổ phần chứng khoán mới,
doanh nghiệp sẽ thụ đắc được vốn cổ phần cần thiết với cùng chi phí.
- Không có chi phí giao dịch: các nhà đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp
chi trả ít hoặc không chi trả cổ tức có thể bán lại bất cứ số cổ phần nào mà họ muốn.
- Chính sách đầu tư cố định và không thay đổi.
Thị trường vốn hoàn hảo đối với các nhà đầu tư. Thông tin có đầy đủ và tất cả đều được
miễn phí. Không có chi phí giao dịch, hoa hồng. Chứng khoán được phân chia là vô hạn.
Không có một nhà đầu tư nào có đủ khả năng gây ảnh hưởng đến giá thị trường của chứng
khoán.
1.1.3.2. Nội dung lý thuyết của MM:
Về vấn đề chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp hay không đã có nhiều
ý kiến trái ngược nhau. Trường phái hữu khuynh bảo thủ tin rằng một gia tăng trong tỷ lệ
chi trả cổ tức sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp, trường phái tả khuynh cho rằng một gia
tăng trong tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp và cuối cùng là trường phái
trung dung – cho rằng chính sách cổ tức không gây ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.
MM là một hiện thân của trường phái trung dung khi công bố trong 1 công trình nghiên
cứu rằng trong một thế giới không có thuế, không có chi phí giao dịch và không có các bất
hoàn hảo của thị trường, chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến tổng thu nhập của cổ
đông, hay nói cách khác, mọi chính sách cổ tức đều như nhau.
Trong mô hình của MM, các công ty, doanh nghiệp đều đã xây dựng một kế hoạch đầu tư
của mình và kế hoạch này không thay đổi trong tương lai. Kế hoạch này cũng xác định
rằng nhu cầu đầu tư này sẽ cần bao nhiêu vốn vay và cần bao nhiêu vốn có từ lợi nhuận
giữ lại, sự thặng dự trong lợi nhuận sẽ được chi trả dưới dạng cổ tức.
Nếu trong một trường hợp công ty muốn gia tăng mức chi trả cổ tức của mình mà không
làm thay đổi chính sách đầu tư và cơ cấu nguồn vốn. Dòng tiền tăng thêm sẽ phải đến từ
10
đâu đó. Nếu doanh nghiệp cố định mức vay nợ, lúc này sự tài trợ cho cổ tức tăng thêm này
chỉ còn đến từ việc phát hành cổ phần mới và bán chúng đi. Các cổ đông mới chỉ sẵn sàng
trở thành thành viên của công ty khi mà bạn chào bán cổ phần của mình tương đương với
cái mà họ mất và có lợi. Việc này sẽ làm như thế nào khi mà tài sản, thu nhập, các cơ hội
đầu tư của công ty và giá thị trường của công ty không thay đổi. Điều này được giải quyết
bằng một sự chuyển dịch một phần giá trị của các cổ đông cũ sang cổ đông mới. Các cổ
đông mới nhận được tờ giấy chứng thực cổ phần có giá trị thấp hơn so với trước khi có
thong báo thay đổi cổ tức, các cổ đông cũ sẽ chịu một khoản lỗ tương ứng bằng cổ tức tiền
mặt mà họ nhận được.
Ví dụ: Để dễ phân tích ta giả sử công ty 100% vốn cổ phần (gồm 1.000.000CP có giá
100.000 đ/CP), không có vay nợ. Tổng tài sản là 900 tỷ, tiền mặt là 10 tỷ. Ta xét hai
trường hợp: công ty dùng tiền mặt chi trả cổ tức và trường hợp thứ hai là công ty dùng tiền
mặt để mua lại cổ phần theo sơ đồ sau :
11
Đối với các cổ đông cũ, có 2 cách để huy động tiền mặt. Trong mỗi trường hợp lượng tiền
mặt mà cổ đông nhận được sẽ được bù trừ bởi 1 sự sụt giảm trong giá trị trái quyền của cổ
đông cũ.
1.1.3.3 Trường hợp các cổ đông cũ bán đi một số cổ phiếu:
12
Trong hình trên, chúng ta thấy, các cổ đông cũ nhận được một lượng cổ tức bằng chính
những khoản tiền mặt mà công ty bán cổ phần mới thu được. Quá trình “chuyển giao giá
trị của cổ đông biểu hiện bằng một sự sụp giảm trong giá trị mỗi cổ phần mà họ đang nắm
giữ nhưng bù lại họ được hưởng một khoản cổ tức tiền mặt.
1.2. Chính sách cổ tức trong thực tế
Lý thuyết này cho rằng trong trường hợp ty suất sinh lợi từ dự án của doanh nghiệp tạo ra
lớn hơn ROE thì doanh nghiệp nên sử dụng lợi nhuận giữ lại vì nó sẽ tận dụng cơ hội đầu
tư tốt hơn và mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho nhà đầu tư. Điều này ám chỉ rằng tỷ suất
sinh lợi nhà đầu tư nhận được khi công ty thực hiện tái đầu tư nguồn thu nhập sẽ lớn hơn
thu nhập từ hoạt động tái đầu tư cổ tức của cổ đông riêng lẽ. Chẳng hạn, một công ty sử
dụng lợi nhuận để tái đầu tư và có thể đạt được mức sinh lợi từ dự án là 25%, trong khi đó,
nếu chia cổ tức cho cổ đông và chính họ sự dụng số cổ tức này để đem đi đầu tư thì mức
sinh lợi cao nhất có thể đạt được chỉ có thể là 15%, cùng một mức rủi ro như nhau lẽ dĩ
nhiên là nhà đầu tư nào cũng thích nhận được một suất sinh lợi cao hơn.
Xét từ góc độ của công ty, nếu công ty có nhiều cơ hội đầu tư có lãi và không muốn phải
huy động vốn từ việc phát hành cổ phần mới hay trái phiếu có chi phí cao, công ty sẽ sử
dụng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Phần còn lại mới được dùng để chi trả
cổ tức. Hơn thế nữa, lợi nhuận giữ lại là nguồn tài chính nội bộ nên việc tận dụng nguồn
vốn này tận dụng được lợi thế sẵn có, không phải tốn chi phí phát hành và không phải chịu
áp lực của lãi vay. Nếu xét từ góc độ của nhà đầu tư, họ thường ưa thích công ty giữa lại
Doanh nghiệp
Cổ đông mới
Doanh nghiệp
Cổ đông cũ
Cổ tức tài trợ bằng cách
phát hành cổ phần
Cổ phần
Tiền mặt
Tiền mặt
13
lợi nhuận để đầu tư hơn là chi trả cổ tức nếu như mức doanh lợi mà công ty đạt được cao
hơn mức doanh lợi mà các nhà đầu tư có thể thu được nếu đầu tư ở nơi khác.
Công ty dựa trên những cơ hội đầu tư có được ưu tiên sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để
đầu tư vào các dự án có ROE cao. Nghĩa là, công ty chỉ tiến hành chi trả cổ tức sau khi đã
đáp ứng các nhu cầu về đầu tư và duy trì tỷ lệ cơ cấu vốn mục tiêu của công ty. Lý thuyết
này lý giải hợp lý cho trường hợp các công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng vốn có rất
nhiều cơ hội tăng trưởng tiềm năng và “khan hiếm” về vốn để đầu tư và đúng cho cả
những doanh nghiệp đã “trưởng thành” có kế hoạch mở rộng sản xuất và tài trợ cho những
dự án tốt, các doanh nghiệp này thường là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Những
doanh nghiệp này thường ưu tiên cho đầu tư nên chi trả cổ tức rất ít và có khi cổ tức bằng
0. Sự tiến triển của Microsoft trong suốt chu kỳ hoạt động đã chứng minh mối liên hệ giữa
cổ tức và sự tăng trưởng. Khi có triển vọng tăng trưởng, công ty đã không trả cổ tức và tái
đầu tư tất cả thu nhập để kích thích tăng trưởng hơn.
Tuy nhiên, nhược điểm của lý thuyết thặng dư cổ tức là ở chỗ nếu các công ty áp dụng
một cách cứng nhắc lý thuyết này thì sẽ dẫn đến sự bất ổn cao đối với tỷ lệ chi trả cổ tức.
Chẳng hạn, nếu các cơ hội đầu tư trong một chu kỳ kinh doanh là nhiều công ty sẽ trả cổ
tức ở mức rất thấp hoặc không trả. Ngược lại, nếu trong thời gian tiếp theo công ty không
có cơ hội đầu tư có lãi, tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ ở mức rất cao. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến giá cổ phiếu của công ty cũng như hình ảnh của công ty trong mắt các cổ đông. Một
điểm cần lưu ý nữa là mặt tốt nhất của cổ tức (tức cổ tức tiền mặt) đó chính là tính thanh
khoản rất cao, là lợi nhuận có thể nhận thấy được, chứ không phải là lợi nhuận trên giấy.
Tiền mặt trong tay luôn luôn có sự chắc chắn. Ai dám đảm bảo rằng khi toàn bộ lợi nhuận
của doanh nghiệp sẽ được tái đầu tư mà không rơi vào túi của các nhà quản trị? Vấn đề chi
phí đại diện có thể là một điểm cổ vũ cho nhà đầu tư ưa thích cổ phần được chia cổ tức
hơn.
1.3. Một số bài nghiên cứu ở các nước trên thế giới liên quan mật thiết đến chính
sách cổ tức
Một nhóm các nhà nghiên cứu người Thụy Sĩ thực hiện kiểm định cả lý thuyết và thực
nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách cổ tức của doanh nghiệp và thuế suất đánh trên
thu nhập của cổ đông. Nhóm các nhà nghiên cứu đã thu thập số liệu thực tế (giai đoạn
1988-1992) về mức thuế suất tác động đến các cổ đông và những dữ liệu này đã giúp
nhóm thực hiện thành công kiểm định. Kết quả kiểm định cho thấy ban quản trị của công
14
ty (insiders) là những người có đủ khả năng và thẩm quyền đã quyết định cổ tức của doanh
nghiệp dựa trên mục đích làm giảm gánh nặng thuế của bản thân họ.
Bốn nhà nghiên cứu người Trung Quốc là Li Li, Qi Yin-feng, Liu Song, và Wang Man-
shu (Khoa Quản trị Tài Chính trường Đại học NanKai, Trung Quốc) đã tiến hành một
cuộc điều tra dùng bảng câu hỏi phỏng vấn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh niêm yết
trên thị trường chứng khoán. Họ đã phân tích các chính sách cổ tức và các nhân tố trong
quá trình chọn lọc chính sách cổ tức tại các công ty này. Cuộc điều tra đã thu được các kết
quả chính sau: (1) chính sách cổ tức tại những công ty này có thể thấy tồn tại vấn đề “chi
phí đại diện” và họ cũng nhận thấy rằng so với người quản lý thì người chủ sở hữu là nhân
tố quan trọng mang tính ảnh hưởng lớn đối với chính sách cổ tức của doanh nghiệp. (2) cơ
hội đầu tư, khả năng tài trợ, giá cổ phần và khả năng thanh toán là bốn nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định chính sách cổ tức tại các công ty này. Trong số đó thì khả năng tài trợ
mang tính quyết định cơ bản nhất và thu nhập chỉ là yếu tố thứ yếu.
Vào những năm 1950, Litner đã thực hiện hàng loạt cuộc phỏng vấn với các nhà quản trị
doanh nghiệp về chính sách cổ tức của công ty họ. Sau đó Litner đã tạo ra một mô hình
dựa trên 4 kết luận sau:
- Công ty có tỷ lệ chi trả mục tiêu trong dài hạn.
- Nhà quản trị lưu ý nhiều đến những thay đổi trong cổ tức hơn là thay đổi trong giá
trị tuyệt đối.
- Những thay đổi trong cổ tức phụ thuộc vào thu nhập dài hạn và bền vững. Xu
hướng này ám chỉ rằng các nhà quản trị thường thích sách cổ tức “ dễ chịu” nhằm
tạo cảm giác rằng những thay đổi nhất thời trong thu nhập sẽ không tác động đến
việc chi trả cổ tức trong ngắn hạn.
- Các nhà quản lý miễn cưỡng khi phải thay đổi chính sách cổ tức. Họ thường quan
tâm tới việc phải hủy bỏ một chính sách cổ tức cao.
Cổ tức mang một tín hiệu hàm ý đến giá cổ phần doanh nghiệp
Theo Litner (1956), nhà quản trị miễn cưỡng khi phải cắt giảm cổ tức. Một chính sách cổ
tức tiền mặt cao hàm ý niềm tin của nhà quản trị vào tăng trưởng thu nhập ổn định trong
tương lai trong khi một chính sách cổ tức thấp lại thể hiện điều ngược lại.
Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng ban quản trị là những người nắm rõ thông tin hơn nhà
đầu tư bên ngoài. Như vậy, do bất cân xứng thông tin nên ban quản trị có những thông tin
mà nhà đầu tư không có, kết quả là bất cứ hành động nào của doanh nghiệp bao gồm cả
15
cách thức huy động vốn hay phân chia lợi nhuận đều có thể mang một hàm ý nào đó với
nhà đầu tư bên ngoài. Thêm vào đó thì nhà đầu tư thích một sự gia tăng trong cổ tức, đó là
tin tốt, nếu doanh nghiệp cắt giảm cổ tức thì có thể khiến nhà đầu tư lo lắng về khả năng
sinh lợi của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể nghĩ rằng doanh nghiệp đang đối mặt với
những rắc rối về tài chính. Trong khi đó, nhà quản trị có xu hướng muốn duy trì một chính
sách cổ tức ổn định dù là trong lúc kết quả hoạt động tăng hay giảm. Theo cách hiểu này
thì cổ đông cho rằng nếu cổ tức gia tăng thì đồng nghĩa với 2 cam kết của nhà quản trị như
sau: thứ nhất là cổ tức cao sẽ được duy trì trong dài hạn. Hai là, chính sách cổ tức cao
cũng gây áp lực lên ban quản trị doanh nghiệp làm thế nào để hoạt động hiệu quả hơn
nhằm duy trì chính sách cổ tức ổn định của mình. Do đó nhà đầu tư sẽ đánh đồng việc cổ
tức tăng với việc thu nhập trong tương lai của công ty gia tăng như một điều chắc chắn,
kết quả là sự gia tăng trong giá cổ phần của doanh nghiệp. Trong trường hợp ngược lại,
khi có thông báo về việc cắt giảm cổ tức thì nhà đầu tư cũng ngầm hiểu rằng thu nhập của
họ không được đảm bảo và rằng họ không nên nắm giữ cổ phiếu này.
Tương tự như vậy thì nhà đầu tư cũng phản ứng đối với trường hợp công ty mua lại cổ
phần. Việc công ty mua lại cổ phần có thể hàm ý rằng hiện cổ phần đang được định thấp
hơn giá trị của nó, ngược lại việc phát hành cổ phần có thể được hiểu là giá cổ phần này
đang được định giá cao.
Kết luận từ những kết quả hàm ý của chính sách cổ tức hay quyết định chi trả cổ tức của
doanh nghiệp đều xuất phát từ việc bất cân xứng thông tin giữa nhà quản trị và nhà đầu tư.
Nhà đầu tư có thể diễn giải theo cách của riêng họ, nhưng chính điều này lại tác động lên
giá cổ phần của doanh nghiệp.
16
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP.HCM TRONG
THỜI GIAN QUA
2.1. Giới thiệu sơ nét về thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1. Các đặc điểm chính của thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán ra đời vào năm 2000, sau 7 năm hình thành và phát triển thị
trường đã thực sự là kênh huy động, chu chuyển và lưu thông tiền tệ cuả cả nước; nhưng
tỷ trọng giá trị thị trường chứng khoán so với GDP của chúng ta vẫn còn thấp so với một
số “nền kinh tế mới nổi” phát triển trước Việt Nam trong khu vực; vốn hóa thị trường của
chúng ta chỉ mới khoảng 500 ngàn tỉ đồng, 43% GDP năm 2007. Theo báo cáo tổng hợp
của Indochina Capital vào năm 2006 thì thị trường vốn Thái Lan chiếm khoảng 80% GPD,
Philippines đạt vào khoảng 120%GDP, và Indonesia cũng chiếm khoảng 44% GDP trong
khi đó năm 2006 Việt Nam chỉ đạt khoảng 23% GDP. Xét về nhiều mặt thị trường chứng
khoán Việt Nam mang đặc trưng của các thị trường vốn mới nổi mà những đặc điểm này
có thể gây ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp: bất cân xứng thông tin, tồn
tại chi phí đại diện, tâm lý hành vi của nhà đầu tư nhỏ lẻ (đầu tư theo nhà đầu tư nước
ngoài, tâm lý bầy đàn, thích lãi vốn hơn cổ tức .v.v…); ngoài ra ở các thị trường mới nổi
khi mà các quy định về pháp luật chưa hoàn thiện thì rủi ro do thay đổi các chính sách,
cũng có thể ảnh hưởng đến chính sách cổ tức, ví dụ như thay đổi trong quy định về thuế
suất có thể làm thay đổi quyết định chi trả của doanh nghiệp.
2.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp niêm yết.
Tính đến tháng 4 năm 2008, đã có 150 công ty và 3 quỹ đầu tư niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán Tp.HCM (HOSE), trong đó Vinamilk là công ty có giá trị vốn hóa theo thị
trường lớn nhất (21.208 tỷ đồng) còn đa phần các công ty niêm yết có giá trị vốn hóa theo
thị trường dưới 1000 tỷ. Nhìn chung, từ khi cổ phần hóa và lên sàn, các công ty đều có
những bước phát triển tốt thể hiện qua các báo tài chính như tăng trưởng doanh thu, lợi
nhuận hay vốn, tài sản …, chứng tỏ những lợi ích của việc cổ phần hóa và niêm yết trên
sàn tập trung đã có những tác động tích cực. Về chính sách cổ tức, rất nhiều công ty vẫn
giữ thói quen công bố mức trả cổ tức bằng con số % trên mệnh giá, ví dụ 30% chỉ tương
đương 3000 đ/cp. Thực tế, con số đó chỉ mang tính chất “làm đẹp báo cáo”, và quan trọng
17
hơn là nó khiến nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn, nhất là người “mới chơi”, vì tỷ lệ % đó sẽ nhỏ
đi rất nhiều nếu tính trên giá thị trường.
2.1.3. Đặc điểm của các nhà đầu tư
Từ 2000-2005 thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn thành lập, hoạt động mua bán
giao dịch rất ít, kém sôi động. Chỉ có khoảng 20000 tài khoản đăng ký vào giai đoạn này.
Nhà đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu là nhân viên trong giới tài chính, các nhà đầu tư
nước ngoài và một bộ phận cán bộ công nhân viên của một số công ty đã niêm yết. Họ là
những người có kiến thức cơ bản và cả chuyên sâu về tài chính. Tuy nhiên, đầu tư trong
giai đoạn này chủ yếu là do kinh nghiệm, kiến thức, và cả quan hệ.
Giai đoạn từ 2005 đến nay, thị trường giao dịch sôi động hơn nhiều với sự gia tăng nhanh
chóng về số lượng tài khoản đăng ký của nhà đầu tư cá nhân, số lượng công ty chứng
khoán và quỹ đầu tư. Cung hàng hóa cho thị trường cũng tăng lên nhanh chóng khoảng
300000 tài khoản. Số lượng công ty niêm yết gia tăng cả về số lượng, quy mô và ngành
nghề. Gia tăng nhanh chóng số lượng nhà đầu tư nhưng chủ yếu là tài khoản của nhà đầu
tư nhỏ lẻ, thành phần của đối tượng này cũng khá đa. Tuy nhiên, nhà đầu tư trong giai
đoạn này lại đầu tư theo “ cảm tính”, theo “xu hướng” của nhà đầu tư nước ngoài. Họ dễ
bị ảnh hưởng của các đối tượng bên ngoài như các báo cáo của các tổ chức, các tin đồn...
và mức độ mạo hiểm của nhà đầu tư ngày càng cao khi càng có nhiều người tham gia “
lướt sóng”, chủ yếu là mua bán ngắn hạn.
2.2. Thực trạng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Tp.HCM (HoSE) qua ba năm 2005-2007
2.2.1. Đánh giá tổng quan về chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên
thị trường chứng khoán Tp.HCM trong thời gian qua
2.2.1.1. Vài nét chung
Nhìn chung các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM dùng hơn 50%
lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức. Tuy nhiên, tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV/EPS) có khuynh
hướng giảm dần qua từng năm (năm 2007 trung bình cổ tức mỗi cổ phiếu chiếm 53,84%
EPS, năm 2006 là 60,91%, năm 2005 là 62,61%), hay tỷ lệ cổ tức trên mệnh giá cũng
giảm dần (năm 2007: 17,72%, năm 2006: 18,49%, năm 2005: 20,06%) trong khi đó EPS
trung bình lại tăng nhẹ (năm 2005: 3.220, năm 2006: 3.588, năm 2007: 3.770 - xem bảng
2.1). Số lượng cổ phần gia tăng qua các năm nhưng vẫn tăng chậm hơn so với tốc độ gia
tăng trong thu nhập của doanh nghiệp.
18
Hình 2.1: EPS và DIV/EPS qua ba năm 2005,2006, và 2007.
3770
3588
3220
53.84%
60.91%
62.61%
2000
2200
2400
2600
2800
3000
3200
3400
3600
3800
4000
2007 2006 2005
48.00%
50.00%
52.00%
54.00%
56.00%
58.00%
60.00%
62.00%
64.00%
EPS
DIV/EPS
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
Hình 2.2: EPS; DIV/FV qua ba năm 2005,2006, và 2007.
3770
3220
3588
17.72%
20.06%
21.52%
2000
2200
2400
2600
2800
3000
3200
3400
3600
3800
4000
2007 2006 2005
Năm
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
EPS
Tỷ lệ cổ tức trên
mệnh giá
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
19
2.2.1.2 Một vài số liệu tổng hợp
Bảng 2.1: Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006 và 2007.
Hình thức. Tiền mặt TM kết hợp CP. Cổ phiếu
Năm 2006 2007 2006 2007 2006 2007
Số lượng công ty chi trả 61 96 26 19 19 10
Số lượng công ty có phát
hành mới 10 44 5 10 0 8
DIV/EPS 47.93% 50.85% 87.01% 70.54% 72.61% 56.22%
D/A trung bình 44.25% 40.72% 43.16% 41.55% 56.13% 42.01%
Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
Tổng hợp số liệu chi trả cổ tức trong hai năm 2006 và 2007, ta nhận thấy về chính sách chi
trả cổ tức nhìn chung có ba hình thức chi trả: Tiền mặt, cổ phần, kết hợp vừa chi trả bằng
cổ tức tiền mặt vừa bằng cổ tức cổ phần. Còn lại khả năng doanh nghiệp thực hiện chính
sách cổ tức bằng 0 thì rất hiếm, ngoại trừ một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không chi
trả cổ tức.
Hầu hết trong các hình thức chi trả qua hai năm ta thấy hầu hết các doanh nghiệp đều có
phát hành thêm cổ phần để huy động vốn. Câu hỏi đặt ra là nếu doanh nghiệp thực sự cần
vốn để phục vụ nhu cầu tái đầu tư thì tại sao doanh nghiệp không dùng lợi nhuận giữ lại
mà lại chi trả cổ tức rồi lại phát hành thêm? Doanh nghiệp có thật sự quan tâm đến cổ
đông hay chỉ chạy theo lợi ích trước mắt trong ngắn hạn, phát hành trong thời điểm giá cổ
phần đang cao nhằm hưởng chênh lệch vốn? Các doanh nghiệp chi trả bằng tiền mặt có thể
lý giải là do họ theo đuổi một chính sách cổ tức tiền mặt ổn định, sau khi chi trả cổ tức
thấy cần vốn thì phát hành thêm còn có lý, thế còn các doanh nghiệp vốn đã chi trả cổ tức
bằng cổ phiếu sao lại cần phải phát hành thêm, doanh nghiệp có quan tâm đến vấn đề
loãng giá hay chưa?
Đứng từ góc độ đầu tư, khi giá cổ phiếu đang tăng thì cổ đông ưa thích lãi vốn rất dễ dàng
chấp nhận việc tăng vốn của doanh nghiệp mà không quan tâm mấy đến hiệu quả sử dụng
vốn tăng thêm đó, cũng có thể vì họ chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt mà không nhận
thấy những rủi ro sau này. Đứng từ góc độ chủ doanh nghiệp, đây là cơ hội quá lớn để thu
hút thêm tiền vốn mà không phải trả lãi vay.
20
Trong các hình thức chi trả trên thì chỉ có hình thức vừa chi trả cổ tức cổ phần vừa cổ tức
tiền mặt là chiếm khá nhiều trong thu nhập tính trên mỗi cổ phần (DIV/EPS>70%); các
hình thức còn lại trung bình chỉ chiếm từ 50-60% EPS, nghĩa là doanh nghiệp không dùng
toàn bộ thu nhập để chi trả cổ tức.
Tỷ lệ D/A trung bình của các nhóm này đều nhỏ hơn 50%, ngoại trừ nhóm 19 công ty chỉ
chi trả bằng cổ tức trong năm 2006. Tỷ lệ vốn cổ phần vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong
cấu trúc vốn của các doanh nghiệp này.
2.2.2 Chính sách chi trả của các doanh nghiệp.
2.2.2.1. Về hình thức chi trả.
Theo từng năm
Năm 2007: Trong số 29 công ty có chi trả cổ tức bằng cổ phần, có đến 19 công ty phát
hành cổ phần mới ra thị trường (nhóm 1), chỉ có 10 công ty là không phát hành mới ra thị
trường (nhóm 2). Nhưng nhóm 2 lại có EPS và tỷ lệ chi trả cổ tức trên mệnh giá cũng như
tỷ lệ DIV/EPS cao hơn nhóm 1 và trung bình toàn thị trường rất nhiều (xem bảng 2).
Bảng 2.2 : . EPS và DIV/EPS phân theo nhóm năm 2007
EPS
Tỷ lệ cổ tức
trên mệnh giá Tiền mặt
Cổ tức
cổ phần
DIV/EPS
(CTCP, CTTM)
DIV/EPS
(chỉ CTTM)
Nhóm I 4429 24.03% 6.18% 17.84% 59.21% 16.28%
Thị trường 3770 17.72% 12.99% 4.72% 53.84% 43.12%
Nhóm II 5621 35.40% 9.80% 25.60% 77.75% 24.25%
Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
21
Hình 2.3: EPS và DIV phân theo nhóm năm 2007. 1
4429
3770
5621
24.03%
17.72%
35.40%
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
Nhóm I Thị trường Nhóm II
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
40.00%
EPS
Tỷ lệ cổ tức
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
Năm 2006: Trong số 45 công ty có chi trả cổ tức bằng cổ phần thì chỉ có 5 công ty có phát
hành mới cổ phiếu ra thị trường không dùng để chi trả cổ tức
Bảng 2.3: EPS và DIV/EPS phân theo nhóm năm 2006.
EPS
Tỷ lệ cổ
tức Tiền mặt
Cổ tức
cổ phần
DIV/EPS
(CTCP, CTTM)
DIV/EPS (chỉ
có CTTMt)
Nhóm I 4184 27.20% 9.60% 17.60% 72.19% 26.42%
Thị trường 3588 21.52% 11.07% 10.55% 60.91% 34.56%
Nhóm II 4098 34.76% 8.74% 26.02% 82.02% 17.25%
Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
1
Nhóm 1: Nhóm các công ty vừa chi trả cổ tức cổ phần vừa phát hành mới cổ phiếu trong năm.
Nhóm 2: Nhóm các công ty có chi trả cổ tức cổ phần nhưng không có phát hành mới cổ phiếu.
22
Hình 2.4: EPS và DIV phân theo nhóm năm 2006.
3588
4098
4184
72.19%
60.91%
82.02%
3200
3300
3400
3500
3600
3700
3800
3900
4000
4100
4200
4300
Nhóm I Thị trường Nhóm II
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
EPS
DIV/EPS
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
Năm 2005: có 35 công ty niêm yết trên sàn, trong đó 24 công ty chi trả cổ tức duy nhất
bằng tiền mặt, 1 công ty chi trả cổ tức duy nhất bằng cổ phiếu, 8 công ty sử dụng cả hai
hình thức chi trả và 2 công ty quyết định không chi trả .
So sánh hình thức chi trả cổ tức và quy mô thực hiện giữa năm 2006 và 2007.
Bảng 2.4: Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006 và 2007.
Hình thức. Tiền mặt Tiền mặt kết hợp
cổ phiếu.
Cổ phiếu
Năm 2006 2007 2006 2007 2006 2007
Số lượng 61 96 26 19 19 10
Tỷ lệ phần trăm trên tổng các
hình thức chi trả cổ tức.
56,48% 76,19% 24,07% 7,94% 17,59% 15,08%
Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
23
Hình 2.5: Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2007
Hình thức chi trả và số lượng công ty thực
hiện
Tiền mặt, 96,
76.19%
Cổ phiếu,
10, 7.94%
Không chi
trả, 1, 0.79%
Vừa tiền mặt
vừa cổ
phiếu, 19,
15.08%
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
Hình 2.6: Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2006
Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty
thực hiện năm 2006
Tiền mặt, 61,
56.48%Cổ phiếu, 19,
17.59%
Vừa tiền mặt
vừa cổ phiếu,
26, 24.07%
Không chi
trả, 2, 1.85%
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
24
Hình 2.7: Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2005
Hình thức chi trả cổ tức và số lượng
công ty thực hiện năm 2005
Cổ
phiếu, 1,
3%
Vừa tiền
mặt vừa
cổ phiếu,
8, 23%
Tiền mặt,
24, 68%
Không
chi trả, 2,
6%
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
Nhận xét: Về cơ bản thì hình thức chi trả gồm 2 hình thức tiền mặt và cổ tức cố phần.
Trong thực tế thì có công ty kết hợp vừa chi trả cổ tức tiền mặt, vừa chi trả cổ tức cổ phần
và một lượng rất nhỏ các công ty không chi trả cổ tức(2 công ty năm 2006 và trong năm
2007 là 1 công ty). Nhìn chung, tiền mặt vẫn là hình thức chi trả chiếm số lượng lớn các
doanh nghiệp qua 3 năm (2005 là 68%; 2006: 76,19%, và năm 2007 tính đến tháng 4 năm
2008 là 56,48%); còn hình thức cổ tức cổ phần có số lượng công ty sử dụng tăng đột biến
cho năm cổ tức 2006 (45 công ty chiếm 41,66%, trong đó có 26 công ty vừa chi trả bằng
tiền mặt vừa chi trả bằng cổ tức cổ phần) thì sang năm 2007 đã giảm hẳn (29 công ty
chiếm 23,02%; trong đó có 10 công ty vừa chi trả tiền mặt vừa chi trả bằng cổ phần.)
(Không tính các công ty không có số liệu hay chưa niêm yết trong năm).
Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì việc gia tăng phát hành cổ phần dưới nhiều hình
thức là do “khan hiếm hàng hóa” trên thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam phát
triển mạnh mẽ nhất từ cuối năm 2006, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO
(ngày 07/11/2006). Với sự tham gia mạnh mẽ mang tính xúc tác của khối ĐTNN (với
quyết định gia tăng “room” cho nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 49%), giá của tất cả cổ
phiếu niêm yết tăng nhanh chóng, VN INDEX lên điểm mạnh mẽ, từ khoảng 500 điểm lên
đến đỉnh 1.179,32 điểm ngày 12/03/2007. Thị trường chứng khoán có sức hút mạnh mẽ
25
đối với nhà đầu tư khi mà giá chứng khoán gia tăng liên tục, nhiều chứng khoán đã vượt
xa giá trị thực của nó. Yếu tố kỳ vọng của nhà đầu tư đóng vai trò rất quan trọng trong giai
đoạn này. Hơn thế nữa, hầu như lúc này thị trường còn khan hiếm “ hàng hóa”, chỉ khoảng
độ 40 mã chứng khoán vào cuối năm 2005 (trong năm 2006 số lượng mã chứng khoán đã
gia tăng gấp 2.5 lần, và gia tăng thêm khoảng 50 mã chứng khoán từ đầu năm 2007 đến
nay). Tranh thủ cơ hội trên, việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn cũng được nhiều
công ty niêm yết, công ty chứng khoán và công ty đại chúng khác tận dụng tối đa. Nhiều
công ty trong vòng 1 năm phát hành thêm cổ phiếu 2 lần. Việc tăng vốn nói chung, dù
được thực hiện để làm gì (tài trợ cho các dự hay chỉ cần lý do là tăng vốn điều lệ) hay dưới
hình thức nào đi chăng nữa (phát hành cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu hay phát
hành quyền mua cổ phiếu mới) đều được cổ đông ủng hộ nhiệt liệt, đơn giản là cổ phiếu
cho dù được điều chỉnh thì sau đó vẫn tiếp tục tăng giá. Mức cổ tức bằng tiền mặt không
thể nào bằng mức lãi do chênh lệch giá. Có giai đoạn thị trường tăng giá kịch trần trong
nhiều phiên liên tiếp càng củng cố thêm niềm tin cho cổ đông vào quyết đinh gia tăng
lượng cổ phiếu nắm giữ. Cứ như thế, thị trường phát triển ngày càng “nóng”.
Một lý do nữa có thể thấy là do đòi hỏi quy mô vốn điều lệ tối thiểu trên 80 tỷ đồng của
HoSE, cũng như quy định mức vốn tối thiểu 3000 tỷ của Ngân Hàng Nhà Nước đối với
các ngân hàng thương mại đã khiến áp lực tăng vốn lên doanh nghiệp; doanh nghiệp có thể
chọn nhiều cách thức khác nhau để tăng vốn, tuy nhiên phát hành cổ phần vào giai đoạn
giá đang tăng cao (cuối năm 2006 đầu năm 2007) có vẻ như là phương án được nhiều
doanh nghiệp lựa chọn.
Việc chi trả cổ tức cho năm 2007 cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Tuy nhiên một xu hướng
chung có thể thấy là nhà đầu tư không còn ưa thích cổ tức bằng cổ phần do thị trường sụt
giảm nhiều (một trong những nguyên nhân khiến thị trường sụt giảm là do việc IPO liên
tiếp và hàng loạt các doanh nghiệp lớn khiến thị trường chưa kịp tiêu hóa, và quan trọng
hơn cả là do niềm tin của nhà đầu tư đã sụt giảm nghiêm trọng). Vào mùa Đại hội Cổ đông
thường niên giai đoạn gần đây của một số công ty (như trường hợp REE định chia cổ tức
bằng cổ phiếu với tỷ lệ 40%) đã chứng kiến hiện tượng các cổ đông phản đối quyết liệt
chia cổ tức bằng cổ phiếu. Thay vào đó, họ yêu cầu được trả cổ tức, và trả hết, bằng tiền
mặt.
Cuối cùng thì thuế có thể là lý do khiến nhà đầu tư vốn ưa thích lãi vốn cũng có mong
muốn nhận được cổ tức tiền mặt nhằm tận dụng lợi thế này trước thời điểm luật thuế thu
nhập cá nhân chính thức đi vào hoạt động (ngày 1.1.2009).
26
2.2.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức (DIV) và thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS).
Đi sâu vào phân loại các nhóm công ty theo hình thức chi trả, ta thấy nhóm chi trả duy
nhất bằng tiền mặt luôn có EPS và tỷ lệ cổ tức so với EPS thấp nhất so với chi trả duy nhất
bằng cổ phiếu hay kết hợp cả hai. Nhóm các công ty chỉ chi trả cổ tức bằng cổ phần lại có
EPS cao nhất (5493) vào năm 2007, và trong năm 2006 thì EPS cao nhất đối với nhóm các
công ty vừa chi trả cổ tức cổ phần và tiền mặt (5060).
Hình 2.8: EPS trung bình năm 2007 theo nhóm công ty có hình thức chi trả giống nhau.
96
10
19
1
24
3477
5493
4497
2960
3678
0
20
40
60
80
100
120
Tiền mặt Cổ phiếu Vừa tiền
mặt vừa cổ
phiếu
Không chi
trả
Chưa
quyết định
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
Số lượng công ty
EPS trung bình
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
27
Hình 2.9: EPS trung bình năm 2006 phân theo nhóm công ty có hình thức chi trả giống
nhau.
61
19
26
2
3332
2798
5065
-290
0
10
20
30
40
50
60
70
Tiền mặt Cổ phiếu Vừa tiền mặt
vừa cổ phiếu
Không chi trả
-1000
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
Số lượng công ty
EPS trung bình
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
Hình thức chi trả cổ tức của từng công ty sẽ phản ánh đối tượng nhà đầu tư tiềm năng mà
công ty hướng tới. Đối với các công ty có chính sách chi trả cổ tức tiền mặt ổn định thì đối
tượng nhà đầu tư hướng tới mục tiêu đầu tư dài hạn và thu nhập chính của họ là cổ tức tiền
mặt. Ngược lại, các công ty dung tất cả thu nhập để tái đầu tư và những công ty chi trả cổ
tức cổ phần thì nhà đầu tư tiềm năng lại là những nhà đầu tư ưa thích lãi vốn; mục tiêu đầu
tư của họ chỉ trong ngắn hạn và phần nhiều trong số đó đầu tư dưới dạng đầu cơ hoặc chỉ
là “ lướt sóng”.
2.2.2.3 Tỷ trọng chi trả cổ tức trong thu nhập của doanh nghiệp (DIV/EPS).
Ta xét mối quan hệ giữa DIVvà EPS thông qua tỷ số DIV/EPS để xem doanh nghiệp dùng
bao nhiêu % trong thu nhập của mình chi trả cổ tức. Chia các công ty trên thị trường thành
ba nhóm sau: nhóm thứ nhất có DIV/EPS nằm trong khoảng chênh lệch 10% so với giá trị
DIV/EPS tính cho trung bình toàn thị trường. Thêm vào đó ta phân DIV thành hai loại,
loại thứ nhất DIV là tỷ lệ chi trả tổng hợp gồm cả cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phần, loại
thứ hai là ta chỉ tính DIV theo tỷ lệ chi trả tiền mặt. Ta có bảng tổng hợp dưới đây.
28
Bảng 2.5: DIV/EPS phân theo nhóm qua năm 2007 và 2006.
Năm
2007 2006
DIV/EPS (tính luôn cả CTTM và CTCP).
Trung bình toàn thị
trường 53.84% 60.91%
Số
lượng
DIV/EPS trung bình
nhóm
Số
lượng
DIV/EPS trung bình
nhóm
Nhóm >=TBTT+/-10% 34 88.30% 33 102.80%
TB+/-10% 46 52.93% 27 62.49%
Nhóm <=TBTT+/-10% 46 29.28% 46 33.49%
DIV/EPS (chỉ tính cổ tức tiền mặt)
TBTT 43.12% 34.56%
Số
lượng
DIV/EPS trung bình
nhóm
Số
lượng
DIV/EPS trung bình
nhóm
Nhóm >=TBTT+10% 39 72.66% 38 62.84%
Nhóm TBTT+/-10% 44 43.24% 31 35.50%
Nhóm <=TBTT-10% 32 21.78% 18 15.14%
Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
Xét trong năm 2006 thì nếu chỉ tính riêng cổ tức tiền mặt thì hầu hết tất cả các công ty đều
chi trả cổ tức với tỷ lệ DIV/EPS nhỏ hơn 50%, trong số 38 công ty có DIV/EPS>44,56%
thì có khoảng 10 công ty dưới 50%, trung bình DIV/EPS của nhóm này đạt 62,84%. Nếu
tính bao gồm cả cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phần thì chỉ có khoảng 46 công ty có tỷ lệ
DIV/EPS dưới 50% trung bình nhóm này đạt DIV/EPS khoảng 33,49%. Nhóm 33 công ty
có DIV/EPS>70% thì tỷ lệ trung bình nhóm này lên tới 102,80%; nghĩa là chi trả nhiều
hơn cả thu nhập có được. Tương tự đối với năm 2007 thì tỷ lệ DIV/EPS có giảm đối với
những DIV tính gộp cả cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phần nhưng lại tăng lên trong DIV chỉ
tính bằng cổ tức tiền mặt so với năm 2006.
Số lượng công ty trong từng nhóm được phân chia theo biểu đồ tròn sau: A là nhóm các
công ty có tỷ lệ DIV/EPS lớn hơn so với tổng trung bình thị trường cộng 10%, B là nhóm
các công ty có DIV/EPS chênh lệch 10% so với trung bình thị trường và C là nhóm có
DIV/EPS nhỏ hơn DIV/EPS trung bình thị trường trừ đi 10%.
29
Hình 2.10: Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007
tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS
(tiền mặt).
A
34%
B
38%
C
28%
A
B
C
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
Hình 2.11: Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007
tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS.
A
27%
B
36%
C
37%
A
B
C
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
30
Lấy EPS bằng 100% ta so giữa DIV (bao gồm chi trả CTCP và CTTM) và EPS theo biểu
đồ cột dưới đây.
Hình 2.12: DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả năm 2007.
50.85%
100.00%
56.22%
100.00%
70.54%
100.00%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
100.00%
Tiền mặt Cổ phiếu Vừa tiền mặt
vừa cổ phiếu
DIV
EPS
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
Hình 2.13: DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả năm 2006.
47.93%
100.00%
72.61%
100.00%
87.01%
100.00%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
100.00%
Tiền mặt Cổ phiếu Vừa tiền mặt
vừa cổ phiếu
DIV
EPS
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
31
Nhận xét: Lấy EPS bằng 100% ta so giữa DIV (bao gồm chi trả CTCP và CTTM) và EPS
thì thấy rằng nhìn chung các công ty Việt Nam đều dùng trên 50% thu nhập của mình để
chi trả cổ tức cho các hình thức chi trả. Trong năm 2006, các công ty đặc biệt là các công
ty có chi trả bằng cổ tức cổ phần thì gần như dùng toàn bộ thu nhập để chi trả cổ tức (chi
trả bằng cổ phần dùng 72,61%EPS, trong khi đó chi trả cổ tức vừa tiền mặt vừa cổ phần
lại dùng đến 87,01%).
2.3 Phân tích chính sách cổ tức theo ngành.
2.3.1 Tổng quan :
Chia 153 mã chứng khoán thành 15 nhóm ngành chính bao gồm: ngành thủy hải sản;
ngành thực phẩm và đồ uống; ngành thương mại; ngành dệt may và đồ gia dụng; ngành
bao bì; ngành vận tải; ngành vật liệu và xây dựng; ngành bất động sản; ngành công nghệ;
ngành công nghiệp nặng, khai khoáng, chế tạo; ngành hóa chất, ngành năng lượng và dầu
khí; ngành du lịch và giải trí, ngành tài chính, ngành y tế. Trong phần phân tích chính sách
cổ tức theo ngành, chúng tôi tập trung phân tích các ngành tiêu biểu như: ngành thực phẩm
và đồ uống; ngành bất động sản, ngành hóa chất; ngành dược.
Bảng 2.6: Tỷ lệ chi trả cổ tức, EPS trung bình ngành và thị trường trong năm 2006 và
2007.
NĂM 2007 NĂM 2006
STT Ngành EPS TỔNG TM CTCP DIV/EPS EPS TỔNG TM CTCP DIV/EPS
1 Thủy hải sản 3587 17.40% 17.40% 0.00% 50.14% 4544 20.32% 9.48% 10.83% 51.28%
2
Thực phẩm
và Đồ uống 3926 18.56% 15.78% 2.78% 60.80% 3179 18.49% 14.99% 3.50% 53.15%
3 Thương mại 3200 19.00% 11.50% 7.50% 64.30% 2793 22.36% 10.03% 12.33% 75.20%
4
Dệt may và
Đồ gia dụng 3101 12.75% 11.50% 1.25% 44.30% 3217 24.11% 6.67% 17.44% 82.33%
5 Bao bì 2487 14.40% 9.60% 4.80% 61.99% 2525 12.00% 12.00% 0.00% 53.99%
6 Vận tải 3286 18.31% 11.08% 7.23% 60.04% 3609 15.58% 11.25% 4.33% 59.57%
7
Xây dưng và
Vật liệu 2971 15.87% 11.87% 4.00% 58.17% 3004 14.79% 8.39% 6.40% 52.25%
8 Bất động sản 5976 19.67% 12.67% 12.50% 32.41% 4142 23.87% 8.20% 15.67% 55.33%
9
Công nghệ,
Viễn thong 4361 23.00% 14.67% 8.33% 60.71% 4014 26.80% 12.80% 14.00% 63.08%
10
Công nghiệp
nặng, khai
khoáng, chế
tạo 4602 18.40% 10.27% 8.13% 54.38% 3964 36.77% 11.77% 25.00% 80.33%
11 Hóa chất 4628 17.50% 17.50% 0.00% 38.41% 5955 56.50% 23.75% 32.75% 84.41%
32
12
Năng lượng
và Dầu khí 3080 18.25% 14.92% 3.33% 60.53% 2966 17.58% 9.63% 7.95% 65.60%
13
Du lịch và
Giải trí 3286 12.04% 12.04% 0.00% 50.60% 3985 10.00% 10.00% 0.00% 43.12%
14 Tài chính 5655 22.50% 5.00% 17.50% 42.63% 2460 22.00% 0.00% 22.00% 89.43%
15 Dược 5953 21.00% 21.00% 0.00% 35.22% 6777 10.00% 3.33% 6.67% 17.18%
Thị trường 3770 17.72% 12,99% 4.72% 53.84% 3588 21.52% 11.07% 10.55% 60.91%
Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
Hình 2.14: EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2006.
Năm 2006
4544
3179
2793
3217
2525
3609
3004
3964
5955
2966
3985
2460
6777
3588
4014414251.28%
53.15%
75.20%
82.33%
53.99%
59.57%
63.08%
80.33%
84.41%
65.60%
43.12%
89.43%
17.18%
60.91%
55.33%
52.25%
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
Bao
bì
Tàichính
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
100.00%
eps điều chỉnh
DIV/EPS
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
33
Hình 2.15: EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2007
Năm 2007
3587
3926
3200 3101
2,487
3286
2971
5,976
4361
4602 4628
3080
3286
5655
5953
3770
50.14%
60.80%
64.30%
44.30%
61.99%
60.04%
58.17%
32.41%
60.71%
54.38%
38.41%
60.53%
50.60%
42.63%
35.22%
53.84%
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
Bao
bì
Tàichính
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
eps điều chỉnh
DIV/EPS
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
Nhận xét: Xét về thu nhập (EPS) thì ngành dược, hóa chất, bất động sản là những ngành
có EPS ổn định và cao hơn nhiều so với trung bình toàn thị trường trong cả hai năm
2006,2007. Trong ba ngành này thì chỉ có bất động sản là có EPS tăng trong khi hai ngành
còn lại thì có sự sụt giảm. Điều này có thể xuất phát từ yếu tố thị trường, trong khi năm
2007 khi mà thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn thì thị trường bất động sản tăng
trưởng hết sức “nóng”, thu nhập của công ty trong ngành này cũng vì thế gia tăng nhanh
chóng. Trong khi đó, ngành hóa chất lại chi trả cổ tức cổ phần khá nhiều vào năm 2006
nên tất yếu làm gia tăng số lượng cổ phân và góp phần chi nhỏ cái bánh thu nhập. Riêng
ngành dược thì năm 2006 không thực hiện chi trả nhiều nhưng đặc điểm của ngành này là
ngân sách dành cho đầu tư nghiên cứu phát triển nhiều và thường là đầu tư trong dài hạn.
Ngành tài chính năm 2007 đón thêm sự gia nhập của mã chứng khoán SSI (có EPS trung
bình 8240), một trong những nhân tố cơ bản khiến cho EPS trung bình của ngành này tăng
mạnh.
34
2.3.2 Xét về hình thức chi trả cổ tức.
Hình thức Cổ tức tiền mặt (CTTM): các ngành thực phẩm và đồ uống; viễn thông và
công nghệ, ngành hóa chất; là những ngành có mức chi trả cổ tức tiền mặt cao hơn trung
bình thị trường trong cả hai năm 2006, 2007. Riêng ngành thủy hải sản, ngành năng lượng
và dầu khí, ngành dược là có cổ tức tiền mặt cao hơn trung bình ngành trong năm 2007 và
có sự gia tăng đáng kể so với năm 2006.
Hình thức Cổ tức cổ phần (CTCP): trung bình toàn thị trường năm 2007 giảm khoảng
một nửa so với năm 2006; cũng trong năm 2007 có 4 ngành là ngành thủy hải sản, ngành
hóa chất, ngành du lịch và giải trí, và ngành dược là không chi trả cổ tức cổ phần. Chi trả
cổ tức bằng tiền mặt vẫn là hình thức chính và chiếm phần lớn trong EPS của doanh
nghiệp. Các ngành bất động sản, ngành công nghiệp nặng, khai khoáng và chế tạo, ngành
công nghệ viễn thông và ngành tài chính là các ngành có mức chi trả cổ tức cổ phần cao
hơn trung bình ngành trong hai năm 2006 và 2007. Tuy nhiên, có sự sụt giảm trong tỷ lệ
chi trả cổ tức cổ phần ở 4 ngành này nói riêng và cả thị trường nói chung. Nguyên nhân
của vấn đề này đã được đề cập đến trong phần phân tích tổng quan thị trường. Có thể tóm
tắt các nguyên nhân cơ bản bao gồm sở thích của nhà đầu tư thay đổi, họ ưa thích nhận cổ
tức tiền mặt hơn cổ tức cổ phần; thị trường “ sa sút”; nhu cầu tăng vốn của bản thân doanh
nghiệp; và thuế cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định chi trả cổ tức của
doanh nghiệp.
2.3.3 Xét về tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần (DIV/EPS).
Trung bình các công ty đều dùng trên 50% thu nhập tính trên mỗi cổ phần dùng để chi trả
cổ tức. Trong năm 2006, những ngành có DIV/EPS cao là những ngành có tỷ lệ chi trả cổ
tức cổ phần lớn hơn so với cổ tức tiền mặt như ngành thương mại có DIV/EPS bằng
75,20% thì CTCP là 12,33% trong khi CTTM là 10,3% ; ngành dệt may và đồ da dụng
DIV/EPS: 82,33% có CTCP 17,44%, CTTM 6,67%; ngành công nghiệp nặng, khai
khoáng và chế tạo DIV/EPS: 80,33% có CTCP 25%, CTTM 11,77%; ngành hóa chất
DIV/EPS: 84,41%có CTCP 32,75%, CTTM 23,75%; ngành tài chính DIV/EPS 89,43%,
có CTCP: 22%. Hoặc những ngành có DIV/EPS cao là do ngành này có EPS thấp như
ngành thương mại có EPS 2793; ngành năng lượng và dầu khí 2,966; ngành tài chính
2,460 trong khi trung bình toàn thị trường là 3588. Trong năm 2007, tỷ lệ chi trả CTCP ở
hầu hết các ngành trừ ngành tài chính đều thấp hơn tỷ lệ chi trả CTTM nên những ngành
có DIV/EPS cao thường là những ngành có EPS thấp.
35
Lấy trung bình toàn thị trường bằng 100% ta so sánh giữa các ngành với trung bình toàn
thị trường.
Bảng 2.7: Tỷ lệ EPS, cổ tức của các ngành năm 2007 và năm 2006
NĂM 2007 NĂM 2006
STT Ngành EPS DIV TM CTCP DIV/EPS EPS DIV TM CTCP DIV/EPS
1 Thủy hải sản 95% 98% 134% 0% 93% 127% 94% 86% 103% 84%
2
Thực phẩm và
Đồ uống 104% 105% 121% 59% 113% 89% 86% 135% 33% 87%
3 Thương mại 85% 107% 89% 159% 119% 78% 104% 91% 117% 123%
4
Dệt may và Đồ
gia dụng 82% 72% 89% 26% 82% 90% 112% 60% 165% 135%
5 Bao bì 66% 81% 74% 102% 115% 70% 56% 108% 0% 89%
6 Vận tải 87% 103% 85% 153% 112% 101% 72% 102% 41% 98%
7
Xây dưng và
Vật liệu 79% 90% 91% 85% 108% 84% 69% 76% 61% 86%
8 Bất động sản 159% 111% 98% 265% 60% 115% 111% 74% 148% 91%
9
Công nghệ,
Viễn thông 116% 130% 113% 176% 113% 112% 125% 116% 133% 104%
10
Công nghiệp
nặng, khai
khoáng, chế
tạo 122% 104% 79% 172% 101% 110% 171% 106% 237% 132%
11 Hóa chất 123% 99% 135% 0% 71% 166% 263% 215% 310% 139%
12
Năng lượng và
Dầu khí 82% 103% 115% 71% 112% 83% 82% 87% 75% 108%
13
Du lịch và Giải
trí 87% 68% 93% 0% 94% 111% 46% 90% 0% 71%
14 Tài chính 150% 127% 38% 371% 79% 69% 102% 0% 209% 147%
15 Dược 158% 119% 162% 0% 65% 189% 46% 30% 63% 28%
Thị trường 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
Lấy trung bình thị trường làm chuẩn, ta phân chia các nhóm chiếm dưới 80% cùng một chỉ
tiêu so với thị trường là nhóm ngành có chỉ tiêu đó thấp, ví dụ EPS năm 2007 ngành xây
dựng và vật liệu đạt chỉ 79% so với trung bình toàn thị trường nên được xếp vào nhóm
ngành có EPS thấp. Tương tự, trong khoảng từ 80%-120% là nhóm trung bình, và trên
120% là nhóm cao.
 Ngành thủy hải sản: thu nhập trên mỗi cổ phần của ngành thủy sản đạt khoảng
95% (năm 2007); 127% (năm 2006) so với trung bình toàn thị trường. Như vậy
ngành thủy sản có EPS, DIV, DIV/EPS nằm trong mức trung bình so với thị
36
trường. Ngoài ra EPS năm 2006 nằm trong nhóm có EPS cao, CTCP năm 2007
(0%) nằm trong nhóm có CTCP thấp.
 Ngành thực phẩm và đồ uống: có tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt cao và tỷ lệ chi trả cổ
tức cổ phần thấp. Các chỉ tiêu còn lại gồm DIV, EPS, DIV/EPS đều nằm trong
nhóm ngành trung bình so với thị trường.
 Ngành thương mại: năm 2007 có tỷ lệ chi trả CTCP cao (159%), EPS năm 2006
(78%) nằm trong nhóm có EPS thấp.
 Ngành dệt may và đồ gia dụng: ngành này có EPS nằm trong nhóm trung bình; có
tỷ lệ chi trả CTCP thấp trong năm 2007 (26%) và cao trong năm 2006 (165%), tỷ
lệ chi trả CTCP cao trong năm 2006 khiến cho DIV/EPS (135%) của năm 2006
cũng nằm trong nhóm cao.
 Ngành bao bì: ngành này có EPS nằm trong nhóm thấp nhưng ngược lại với ngành
dệt may và đồ gia dụng ngành này có tỷ lệ chi trả CTCP (102%) trung bình trong
năm 2007 và bằng 0 trong năm 2006.
 Ngành vận tải: có EPS trung bình, tương tự như ngành dệt may và đồ gia dụng thì
ngành này có CTCP cao vào năm 2007(153%) và thấp vào năm 2006 (41%).
 Ngành xây dựng và vật liệu: trong năm 2006 thì ngành này có tỷ lệ CTTM (71%)
và CTCP(61%) đều nằm trong nhóm thấp nên tỷ lệ chi trả cổ tức (69%) cũng nằm
trong nhóm thấp. Trong năm 2007 các chỉ tiêu của ngành này đều nằm trong nhóm
trung bình.
 Ngành bất động sản: năm 2006 các chỉ tiêu EPS, DIV, DIV/ EPS đều nằm trong
nhóm trung bình. Trong năm 2007 EPS của ngành này nằm trong nhóm cao
(159%); DIV nằm trong nhóm trung bình(111%) nên DIV/EPS chỉ đạt 60% nằm
trong nhóm có DIV/EPS thấp.
 Ngành công nghệ, viễn thông: ngành này trong cả hai năm 2006(133%),
2007(176%) đều có tỷ lệ chi trả CTCP cao dẫn đến tỷ lệ chi trả cổ tức DIV cao
năm 2006(125%); 2007(130%).
 Ngành công nghiệp nặng, khai khoáng và chế tạo: ngành này có EPS trung bình
năm 2006 (110%), 2007(122%); ngành này có tỷ lệ chi trả CTCP cao năm 2006
(237%) và năm 2007 (172%), nhưng tỷ lệ chi trả tiền mặt chỉ ở mức trung bình
37
năm 2006 (106%); năm 2007 (79%) nên tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2006 (171%) nằm
trong nhóm cao và 2007 (104%) chỉ nằm trong nhóm trung bình.
 Ngành công nghiệp hóa chất: ngành này có EPS nằm trong nhóm cao năm 2006
(166%), năm 2007 (123%); tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt luôn nằm ở nhóm cao năm
2006 (215%), năm 2007 (135%); tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phần trong năm 2006 nằm
ở mức khá cao so với thị trường 310% trong khi năm 2007 ngành này không thực
hiện chi trả cổ tức cổ phần. Điều này khiến cho DIV/EPS năm 2007 ở mức thấp
(71%) trong khi năm 2006 lại ở mức cao 139%.
 Ngành năng lượng và dầu khí: ngành này có EPS, DIV, DIV/EPS đều nằm ở mức
trung bình cho cả hai năm.
 Ngành du lịch và giải trí: ngành này có EPS nằm trong nhóm trung bình năm 2006
(111%) và năm 2007 (87%); trong khi đó tỷ lệ chi trả cổ tức nằm trong nhóm thấp
năm 2006 (46%); năm 2007 (68%) vì ngành này không thực hiện chi trả cổ tức cổ
phần.
 Ngành dược: ngành này có EPS khá cao năm 2006 (189%), 2007 (158%); tuy
nhiên ngành này cho trả cổ tức cổ phần rất thấp năm 2006(63%), năm 2007 (0%),
nên DIV/EPS của ngành này cũng nằm trong nhóm thấp năm 2006 (28%), năm
2007 (65%)
2.3.4 Phân tích chính sách cổ tức của một số ngành tiêu biểu:
Ngành thực phẩm và đồ uống trong năm 2006 có mã chứng khoán LAF dù thua lỗ nhưng
vẫn tiến hành chi trả cổ tức; ngành bất động sản có CTCP cao, ngành hóa chất có chính
sách cổ tức thay đổi khá nhanh, năm 2006 chi trả CTCP bằng 310% so với cả thị trường,
năm 2007 không thực hiện chi trả CTCP; ngành du lịch CTCP bằng 0; ngành dược luôn có
EPS cao nhất và tỷ lệ chi trả tiền mặt cũng cao nhất.
2.3.4.1 Ngành thực phẩm và đồ uống
Đặc điểm của ngành: doanh thu của ngành mang tính thời vụ ví dụ mã chứng khoán NKD
lợi nhuận sau thuế quý 3/2007 đạt tăng 304% so với lợi nhuận sau thuế quý 2/2007. Lý do
là mùa Trung Thu rơi vào quý 3 nên doanh thu thuần quý 3/2007 tăng 52,7% so với quý
2/2007. Ngành này có nhiều đối thủ cạnh tranh nên việc xây dựng thương hiệu, nắm giữ
thị phần, luôn tự làm mới sản phẩm, nắm bắt thị hiếu của khách hàng và hệ thống cửa
hàng bán lẻ, kênh phân phối là những yếu tố sống còn. Do đó chi phí nghiên cứu thị
38
trường, tiếp thị, quảng bá hình ảnh và chi phí đầu tư nghiên cứu sản phẩm chiếm phần khá
lớn trong chi phí của các ngành này.
Có thể nhận thấy là các doanh nghiệp doanh nghiệp trong ngành này tất cả đều có chi trả
cổ tức tiền mặt, chỉ có một số mã chứng khoán là có phát hành cổ tức cổ phần như KDC,
NKD, BBC, BHS (năm 2006) và BBC, BHS, NKD, SGC (năm 2007). Vì doanh thu mang
tính thời vụ nên cổ tức của ngành này chủ yếu được chia theo thời vụ của doanh thu, trung
bình một năm chi cổ tức tiền mặt hai lần, các công ty có số kỳ chi trả bằng 3 là do có phát
hành cổ tức cổ phần . Chi trả cổ tức tiền mặt trung bình của ngành là 15% (cao hơn lãi suất
trung bình của thị trường 12%). Tuy nhiên, tỷ lệ chi trả của các công ty trong ngành này
có sự chênh lệch khá lớn. Tỷ lệ chi trả DIV/EPS thấp nhất là NSC (20.79% năm 2006) và
TAC (22,66% năm 2007), cao nhất là KDC (80,17% năm 2006) và LAF (192,31% năm
2007). Điểm đáng lưu ý trong ngành này là mã chứng khoán LAF dù năm 2006 công ty
làm ăn thua lỗ nhưng vẫn quyết định chi trả cổ tức tiền mặt đến 10%, năm 2007 công ty dù
đã có thu nhập ở mức thấp EPS = 364 nhưng vẫn tiếp tục chi trả 7% cổ tức tiền mặt trên
mỗi cổ phần. Do sức ép về thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông, một số doanh
nghiệp cổ phần kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ vẫn thanh toán cổ tức cho các cổ đông
nhằm xoa dịu cổ đông và để giữ vị trí quản lý của những người lãnh đạo. Hành động chia
cổ tức như trên thực chất là lấy vốn điều lệ chia cho cổ đông, trái Luật Doanh nghiệp. Tỷ
lệ DIV/EPS cao hay thấp không phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tốt
hay xấu mà thể hiện công ty đã dùng bao nhiêu thu nhập để chi trả cổ tức. Chi trả cổ tức
ngay trong thời điểm công ty làm ăn thua lỗ có thể làm “xoa dịu” cổ đông nhưng cần lưu ý
là nguồn tiền tài trợ cho khoản chi trả này từ đâu, từ lợi nhuận giữ lại các năm trước hay từ
nguồn vay nợ, tỷ lệ D/E của LAF 80,34% trong năm 2007 so với trung bình ngành là
83,39%.
39
Hình 2.16: Thị phần của các công ty trong ngành thực phẩm và đồ uống tính theo doanh
thu thuần năm 2007.
Doanh thu thuần2007
2%
3%
2%
4%
7%
3%
4%
3%
1%
2%
4%
1%
1%
1%
14%3%2%
8%
36%
BBC
BHS
CAN
IFS
KDC
LAF
LSS
NKD
NSC
SAF
SBT
SCD
SGC
SSC
TAC
TNA
TRI
TSC
VNM
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
Tính theo doanh thu thuần thì VNM là mã chứng khoán chiếm thị phần lớn nhất với 36%;
tiếp theo là TAC 14%; TSC 8%; KDC 7%; LSS, SBT, IFS 4%; bốn mã chứng khoán
chiếm thị phần 3% là BHS, LAF, NKD và TNA. Bốn mã chứng khóan chiếm 2% là BBC,
CAN, SAF và TRI. Các mã chứng khoán còn lại chiếm khoảng 1% thị phần tương ứng với
mỗi công ty. Vị trí xếp hạng về thị phần có thể sẽ thay đổi nếu ta tính đến vụ thâu tóm TRI
gần đây của KDC và câu chuyện sẽ còn đi xa hơn nếu KDC sáp nhập với NKD.
40
NGÀNH THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu cổ tức và tài chính của các công ty ngành thực phẩm và đồ uống năm 2007 va 2006
Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
Năm 2007 Năm 2006 Một số chỉ tiêu chính năm 2007
Mã CK EPS TM CTCP
số kỳ chi
trả
DIV/EP
S EPS TM CTCP
Số kỳ
Chi trả
DIV/EP
S VCSH LNST D/E
LNST/
VCSH
BBC 2330 8% 6% 2 60.09% 2670 5% 12% 2 63.67% 206,995,944,324 24,443,000,000 83.18% 12%
BHS 3180 8% 10% 2 56.60% 4140 16% 4% 3 48.31% 380,383,404,815 53,633,000,000 75.99% 14%
CAN 2050 12% 0% 2 58.54% 2100 13% 0% 2 61.90% 79,797,481,517 10,051,000,000 53.72% 13%
IFS 2490 16% 0% 2 64.26% 2710 9% 0% 1 34.43% 405,020,000,000 72,628,000,000 114.86% 18%
KDC 6690 18% 0% 2 26.91% 4740 18% 20% 3 80.17% 2,457,284,329,619 240,703,033,755 23.89% 10%
LAF 364 7% 0% 1
192.31
% -3050 10% 0% 1 90,230,603,103 21,108,000,000 80.34% 23%
LSS 2780 625,533,000,000 81,570,000,000 38.96% 13%
NKD 7850 9% 0% 1 11.46% 6020 18% 20% 3 63.12% 251,939,522,781 79,137,000,000 149.47% 31%
NSC 3810 19% 20% 3
102.36
% 5050 11% 0% 1 20.79% 71,607,429,352 13,511,860,479 66.31% 19%
SAF 4010 20% 0% 1 49.88% 3340 17% 0% 1 50.90% 43,951,838,009 10,852,000,000 69.66% 25%
SBT 1348 12% 0% 1 89.02% 1,610,579,459,895 191,321,459,895 6.52% 12%
SCD 2590 12% 0% 2 46.33% 2200 7% 0% 1 31.82% 121,845,214,519 21,961,000,000 27.91% 18%
SGC 4650 12% 14% 2 55.91% 4400 30% 0% 2 68.18% 73,532,966,492 18,998,000,000 13.73% 26%
SSC 2240 12% 0% 2 53.57% 3730 20% 0% 2 53.62% 125,302,733,782 22,010,000,000 24.70% 18%
TAC 6620 15% 0% 1 22.66% 2410 12% 0% 1 49.79% 361,440,271,274 125,712,000,000 131.59% 35%
TNA 4350 20% 0% 2 45.98% 4110 20% 0% 2 48.66% 90,647,983,105 12,921,000,000 90.27% 14%
TRI 2370 15% 0% 1 63.29% 1910 15% 0% 1 78.53% 152,510,051,621 15,264,000,000 326.88% 10%
TSC 9330 40% 0% 1 42.87% 159,326,087,115 68,642,000,000 191.28% 43%
VNM 5540 29% 0% 2 52.35% 4390 19% 0% 2 43.28% 4,351,887,000,000 967,093,000,000 24.66% 22%
Trung
bình 3926 16% 3% 1.67 60.80% 3179 15% 4% 1.75 53.15% 613,674,490,596 107,976,808,112 83.89% 19.75%
41
Tính thị phần theo quy mô doanh thu thuần là như thế, thu nhập trên mỗi cổ phần của công
ty còn tùy thuộc vào số lượng cổ phần đang lưu hành. Xếp theo quy mô EPS thì mã chứng
khoán TSC đứng đầu (9930); tiếp đến là NKD (7850); KDC (6690); TAC (6620) và VNM
(5540). Đây cũng là những ngành có thị phần tính theo doanh thu thuần đứng đầu. 5 mã
chứng khoán này đều có tỷ lệ chi trả trên thu nhập mỗi cổ phần trong năm 2007 thấp hơn
55% : VNM(52,35%), TSC(42,87%), KDC(26,91%); TAC(22,66%), NKD(11, 46%). Hiệu
suất sử dụng vốn chủ sở hữu của nhóm ngành này trung bình đạt 19,75% trong khi tỷ lệ chi
trả cổ tức trung bình vào khoảng 17%. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu cao nhất là TSC
(43%), thấp nhất là TRI (10%).
2.3.4.2 Ngành bất động sản
Đặc điểm của ngành: Bất động sản là loại hàng hóa đặc biệt, vốn đầu tư thì rất lớn và
thường là đầu tư dài hạn nhưng tính thanh khoản lại khá kém. Do đó, những công ty dựa
nhiều vào vốn vay và năng lực tài chính kém sẽ khó tồn tại trong ngành này. Hiện nay nhu
cầu nhà ở tại Việt Nam còn rất lớn trong khi năng lực cung cấp thì có hạn. Vì nhu cầu đầu
tư thường khá lớn nên các doanh nghiệp trong ngành này thường ít chi trả cổ tức, có khi là
không chi trả hoặc nếu có chi trả thì thường là phát hành cổ tức cổ phần.
Hình 2.17: Thị phần tính theo doanh thu thuần năm 2007 của nhóm các công ty trong
ngành bất động sản.
doanh thu thuần năm 2007
CII
5% DIC
16%
ITA
23%
NTL
13%
SJS
19%
TDH
5%
UIC
14%
VIC
5% CII
DIC
ITA
NTL
SJS
TDH
UIC
VIC
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
42
Tính thị phần theo doanh thu thuần thì đứng đầu là khu công nghiệp Tân Tạo ITA (23%);
tiếp theo là SJS(19%), DIC(16%); UIC(14%); NTL (13%), còn lại ba mã chứng khoán mỗi
công ty chiếm 5% thị phần là VIC, CII, TDH.
Trong ngành này, cổ tức cổ phần trung bình gấp đôi cổ tức tiền mặt trung bình năm 2006
cổ tức tiền mặt 8,2% trong khi cổ tức cổ phần là 15,67%; trong năm 2007 cổ tức trung bình
giảm với cổ tức tiền mặt trung bình 7,17% và cổ tức cổ phần trung bình là 12,5%.
Ngành này có tỷ lệ D/E khá cao, trung bình là 94,33% trong đó DIC có D/E tới 217,06%
mà vẫn tiến hành chi trả cổ tức tiền mặt 19% năm 2007; UIC 164,99%.
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu của ngành trung bình 17,43% (không kể VIC chưa có số
liệu); trong đó sử dụng vốn hiệu quả nhất là SJS 27%, thấp nhất ITA 11%
.
43
NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành bất động sản năm 2007 và 2006
Năm 2007 Năm 2006 Một số chỉ tiêu chính năm 2007
Mã CK EPS TM CTCP
Số
kỳ
chi
trả DIV/EPS EPS TM CTCP
Số
kỳ
chi
trả DIV/EPS
Lợi nhuận sau
thuế Vốn chủ sở hữu D/E LNST/VCSH
CII 2800 14.00% 0.00% 2 50.00% 1590 6.00% 0.00% 1 37.74% 95,819,000,000 773,670,910,636 118.65% 12%
DIC 4080 19.00% 0.00% 1 46.57% 3740 0.00% 5.00% 1 13.37% 13,714,000,000 60,857,484,412 217.06% 23%
ITA 4470 0.00% 15.00% 1 33.56% 3100 10.00% 20.00% 2 96.77% 371,658,000,000 3,303,474,684,751 40.91% 11%
NTL 15600 0.00% 50.00% 1 32.05% 370,617,000,000 81.98% 0%
SJS 8880 5990 20.00% 33.33% 3 89.03% 344,738,000,000 1,270,928,748,267 21.74% 27%
TDH 6200 10.00% 10.00% 3 32.26% 6290 5.00% 20.00% 2 39.75% 143,097,000,000 755,810,694,276 44.79% 19%
UIC 2820 18,134,000,000 124,932,000,000 164.99% 15%
VIC 2960 0.00% 0.00% 0.00% 287,264,000,000 1,933,137,325,685 64.50% 15%
Trung bình 5,976 7.17% 12.50% 1.60 32.41% 4142 8.20% 15.67% 1.80 55.33% 182,060,571,429 1,074,178,606,003 94.33% 15.20%
Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
44
2.3.4.3 Ngành dược
Đặc điểm ngành: Theo phân loại mức độ phát triển của UNIDO Ngành Dược Việt Nam
chủ yếu là sử dụng nguyên liệu nhập về để chế biến một số loại thuốc. Chủ yếu doanh
nghiệp trong nước chỉ mới sản xuất các sản phẩm thông thường như kháng sinh, vitamin
trong khi các loại thuốc đặc trị chủ yếu vẫn nhập từ nước ngoài về. Hơn thế nữa từ ngày 1
tháng 1 năm 2009 thì các doanh nghiệp trong ngành này lại phải gia tăng cạnh tranh với
các công ty nước ngoài khi mà họ chính thức được phép nhập khẩu thuốc.
Hình 2.18: Thị phần theo doanh thu thuần năm 2007 của ngành Dược
doanh thu thuần 2007
Ngành Dược
50%
32%
18%
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
Phân loại 5 mức phát triển của UNIDO
•Không có công nghiệp dược - hoàn toàn nhập khẩu (59nước)
• Gia công đóng gói bán thành phẩm (123 nước)
• Sản xuất một số thành phẩm từ nguyên liệu ngoại nhập (86 nước có Việt Nam)
•Sản xuất được nguyên liệu và nguyên liệu trung gian (13 nước : Ấn Độ, Trung Quốc,
Hàn Quốc…)
• Có khả năng phát minh thuốc mới (17 quốc gia : Mỹ, Canada, Ý, Đức…)
45
Chiếm thị phần hàng đầu 50% là Dược Hậu Giang (DHG), tiếp theo là Domesco (DMC)
(32%) và cuối cùng là Imexpharm (IMP) 18% (footnote: tính trên tổng doanh thu thuần 3
doanh nghiệp niêm yết trên HoSE).
Hiện tại ngành dược vẫn được xem là “siêu lợi nhuận”, ngành Dược vẫn luôn là ngành có
cổ tức tiền mặt cao và hấp dẫn nhất. EPS thấp nhất trong năm 2007 của ngành này là DMC
(5360 trong khi EPS trung bình toàn thị trường là 3770); EPS thấp nhất trong năm 2006 là
IMP (4620 trong khi EPS trung bình toàn thị trường là 3588). Một đặc điểm nữa là ngành
này có tỷ lệ nợ vay trên vốn cổ phần thấp trung bình chỉ khoảng 29,78% so với 106,78%
toàn thị trường. Năm 2007 tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt của ngành này khá cao đạt 21%.
46
NGÀNH DƯỢC
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành dược năm 2007 và 2006
Năm 2007 Năm 2006 Một số chỉ tiêu chính năm 2007
Mã
CK EPS TM CTCP
số
kỳ DIV/EPS EPS TM CTCP
sốkỳ
DIV/EPS LNST VCSH D/E
LNST
/VCSH doanh thu thuần
DHG 7000 25.00% 0.00% 2 35.71% 10880 10.00% 0.00% 2 9.19% 127,093,000,000 651,577,146,849 44.60% 20% 1,269,279,925,381
DMC 5360 18.00% 0.00% 2 33.58% 4830 0.00% 10.00% 1 20.70% 64,182,000,000 462,007,338,870 30.49% 14% 811,126,494,750
IMP 5500 20.00% 0.00% 2 36.36% 4620 0.00% 10.00% 1 21.65% 54,343,000,000 497,551,864,431 14.24% 11% 451,602,312,557
TB 5953 21.00% 0.00% 2 35.22% 6777 3.33% 6.67% 1.33 6.67% 81,872,666,667 537,045,450,050 29.78% 14.77% 844,002,910,896
Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
47
2.3.4.4 Ngành hóa chất
Đặc điểm của ngành: Hóa chất bao gồm các công ty sản xuất phân bón và hóa chất, cao su,
pin và ắc quy. Ngành hóa chất ngày càng khẳng định vai trò của mình trong lĩnh vực ngành
công nghiệp. Ngành này có nguyên liệu đầu vào phần lớn từ các chế phẩm của xăng dầu
nên cũng tương đối nhạy cảm với giá dầu thô trên thế giới. Trong những năm gần đây,
ngành này tăng trưởng khá nhanh và đạt được một số kết quả đáng kể. EPS trung bình
ngành cao hơn so với EPS trung bình cả thị trường, năm 2007 trung bình toàn ngành đạt
4.628 trong khi EPS trung bình toàn thị trường là 3770; EPS trung bình ngành trong năm
2006 là 5.955 trong khi EPS trung bình toàn thị trường là 3.588.
Xét về thị phần của các công ty trong ngành theo doanh thu thuần năm 2007 thì đứng đầu
Đạm Phú Mỹ (DPM 46%)là nhựa Đà Nẵng (14%); tiếp theo là BMP, HIS và DPR với 8%,
công ty cao su Hòa Bình chỉ chiếm khoảng 4% thị phần.
Hình 2.19: Thị phần doanh thu các công ty ngành hóa chất năm 2007
DOANH THU THUẦN NĂM 2007
NGÀNH HÓA CHẤT
8%
46%
8%
14%
1%
4%
8%
2%
3%
6%
BMP
DPM
DPR
DRC
DTT
HRC
HSI
TNC
TPC
TRC
Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
Ngành này chủ yếu là chi trả cổ tức một năm một lần và có chính sách cổ tức tiền mặt cao.
Năm 2006 chỉ có 4 công ty trong ngành lên sàn, đến cuối năm 2007 thì con số này là 10.
Năm 2006, các công ty hầu hết đều có phát hành cổ tức cổ phần ở mức cao, nhưng chuyển
sang năm 2007 thì tất cả các công ty đều thực hiện chính sách cổ tức tiền mặt, cổ tức cổ
phần bằng 0. Trung bình chi trả cổ tức tiền mặt của ngành là 17,5% trong khi của toàn thị
trường là 17,4%. Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần của ngành này khá cao. Ngoại trừ DTT
(5%), TPC (8%) thì trung bình các công ty còn lại đạt gần 29%.
48
NGÀNH HÓA CHẤT
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành hóa chất năm 2007 và 2006
Năm 2007 Năm 2006 Một số chỉ tiêu chính năm 2007
Mã
CK EPS TM CTCP
Số
kỳ
DIV
/EPS EPS TM CTCP
Số
kỳ
DIV
/EPS LNST VCSH D/E
LNST/
VCSH Doanh thu thuần
BMP 6710 15.0% 0% 2 22.35% 6970 29% 0.00% 3 41.61% 93,426,000,000 421,586,849,450 18.06% 22% 679,999,838,956
DPM 4506 10.0% 0.% 1 22.19% 1,320,796,000,000 4,377,160,453,839 31.10% 30% 3,779,037,911,197
DPR 5770 15.0% 0% 1 26.00% 230,620,000,000 668,559,000,000 69.24% 34% 703,796,000,000
DRC 5440 30.0% 0% 1 55.15% 5570 0% 41.00% 1 73.61% 70,868,000,000 208,533,406,079 54.70% 34% 1,169,780,663,174
DTT 1410 7.0% 0% 1 49.65% 3000 6% 10.00% 2 53.33% 4,726,000,000 100,846,829,637 5.04% 5% 54,860,310,253
HRC 7720 30.0% 0% 1 38.86% 8280 60% 80.00% 2 169.08% 132,910,000,000 339,834,357,790 19.77% 39% 296,007,665,488
HIS 4110 11.0% 0% 1 26.76% 25,035,000,000 135,619,000,000 341.90% 18% 656,894,000,000
TNC 1760 9.5% 0% 1 53.98% 33,786,000,000 217,942,602,975 26.68% 16% 165,706,086,735
TPC 2940 26,854,000,000 357,506,000,000 23.94% 8% 288,291,000,000
TRC 5910 30.0% 0% 2 50.76% 177,445,161,113 470,356,691,791 73.73% 38% 491,893,912,054
TB 4628 17.5% 0% 1.22 38.41% 5955 23.75% 32.75% 2 84.41% 211,646,616,111 729,794,519,156 66.42% 24.38% 828,626,738,786
Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
49
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CHO CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM
3.1. Tổng hợp nhận xét đánh giá chung về những tồn tại của chính sách cổ tức trên thị trường
chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua
Mức cổ tức tiền mặt chi trả trung bình cho toàn thị trường là 11.07% trong năm 2006; năm 2007 con
số này là 12,99%. Đó là chỉ tính riêng hình thức cổ tức tiền mặt cũng tương đối cao so với lãi suất
tiền gửi ngân hàng. Nếu gộp luôn cổ tức cổ phần thì tỷ lệ chi trả của các công ty đại chúng này còn
cao hơn; năm 2006 21,52% và trung bình 2007 là 17,72%. Việc trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao
có mặt tích cực là tạo sức ép cho Ban quản lý doanh nghiệp phải hoạt động năng động, sáng tạo, hiệu
quả hơn đồng thời có điều kiện đào thải những nhà quản trị kém. Thực tế, các công ty chi trả cổ tức
thường sử dụng vốn hiệu quả hơn những công ty tương tự mà không chi trả cổ tức. Tuy nhiên việc
trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao sẽ hạn chế khả năng tích tụ vốn của doanh nghiệp để tái đầu tư
mở rộng sản xuất kinh doanh, tỷ trọng vốn vay ngân hàng tăng lên và có khả năng mất cân đối các
nguồn trả nợ nếu doanh nghiệp không thận trọng trong việc vay vốn hoặc việc đầu tư sẽ không được
mạnh dạn, có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư tốt. Về phía doanh nghiệp, tỷ lệ chi trả trung bình
DIV/EPS năm 2006 là 60,91% năm 2007 là 53,84% việc chi trả cổ tức cao như thế phải chăng là do
các công ty làm ăn hiệu quả? Phải chăng các doanh nghiệp này không cần tái đầu tư? Thế thì các
doanh nghiệp này vay nợ làm gì? Tỷ lệ D/E năm 2006 trung bình toàn thị trường là 153%, trong năm
2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 106,78%. Vậy phải chăng cá nhân nhà đầu tư ưa thích cổ tức tiền mặt
cao? Điều này có thể đúng cũng có thể sai vì vao thời điểm chi trả cổ tức cho năm 2006 (khoảng giữa
năm 2007) chẳng phải cổ đông đã rất ủng hộ kế hoạch phát hành cổ phần để chi trả cổ tức đó sao.
Cho đến đầu năm 2008 thì tình hình lại chuyển biến theo chiều ngược lại, cổ đông chỉ yêu cầu cổ tức
tiền mặt. Trong một số đại hội đã diễn ra cuối tháng 3, đầu tháng 4 vừa qua, các vấn đề được cổ
đông quan tâm và tham gia góp ý nhiều nhất lại không phải là báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007
(vốn cổ đông đã biết) hay kế hoạch kinh doanh 2008, mà tập trung ở các vấn đề chia cổ tức và phát
hành cổ phiếu mới trong năm 2008. Việc phát hành thêm hay chia cổ tức bằng cổ phiếu nói chung bị
rất nhiều cổ đông phản đối. Thay vào đó, họ yêu cầu được trả cổ tức, và trả hết, bằng tiền mặt. Sau
một giai đoạn cổ phiếu tăng giá chóng mặt suốt từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2007, vì thế các cổ
đông đều ưa thích việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tranh thủ cơ hội trên, việc phát hành thêm cổ
phiếu để tăng vốn cũng được nhiều công ty niêm yết, công ty chứng khoán và công ty đại chúng
khác tận dụng tối đa. Nhiều công ty trong vòng 1 năm phát hành thêm cổ phiếu 2 lần. Việc tăng vốn
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức
Cổ tức

More Related Content

What's hot

Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
gamaham3
 
Lập và phân tích Báo Cáo Tài Chính
Lập và phân tích Báo Cáo Tài ChínhLập và phân tích Báo Cáo Tài Chính
Lập và phân tích Báo Cáo Tài Chính
Taca - Training And Coaching Accounting
 

What's hot (14)

Luận án: Tái cấu trúc vốn tại tập đoàn dầu khí quốc gia, HAY
Luận án: Tái cấu trúc vốn tại tập đoàn dầu khí quốc gia, HAYLuận án: Tái cấu trúc vốn tại tập đoàn dầu khí quốc gia, HAY
Luận án: Tái cấu trúc vốn tại tập đoàn dầu khí quốc gia, HAY
 
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
Quản lý tài sản trong doanh nghiệp (final)
 
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
 
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn VingroupQuản trị tài chính tập đoàn Vingroup
Quản trị tài chính tập đoàn Vingroup
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...
 
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Quản trị công ty niêm yết - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
Hoàn Thiện Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương...
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà NộiĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
 
Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoánCơ cấu vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
Cơ cấu vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 
Báo cáo tài chính: phân tích tình hình và khả năng thanh toán - Catcom
Báo cáo tài chính: phân tích tình hình và khả năng thanh toán - CatcomBáo cáo tài chính: phân tích tình hình và khả năng thanh toán - Catcom
Báo cáo tài chính: phân tích tình hình và khả năng thanh toán - Catcom
 
Phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chínhPhân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính
 
Lập và phân tích Báo Cáo Tài Chính
Lập và phân tích Báo Cáo Tài ChínhLập và phân tích Báo Cáo Tài Chính
Lập và phân tích Báo Cáo Tài Chính
 
Đề tài: Phân tích những sai lầm về chiến lược của Mai Linh, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích những sai lầm về chiến lược của Mai Linh, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích những sai lầm về chiến lược của Mai Linh, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích những sai lầm về chiến lược của Mai Linh, 9 ĐIỂM!
 

Viewers also liked

¿Como funciona el gato hidraulico?
¿Como funciona el gato hidraulico?¿Como funciona el gato hidraulico?
¿Como funciona el gato hidraulico?
Felipe Luna
 
Erwin chargaff
Erwin chargaffErwin chargaff
Erwin chargaff
gctapp3
 
San Valentin 14 De Febrero Titanik
San Valentin 14 De Febrero TitanikSan Valentin 14 De Febrero Titanik
San Valentin 14 De Febrero Titanik
Behthoven
 
Summer Gardens 2008 From Booker
Summer Gardens 2008 From BookerSummer Gardens 2008 From Booker
Summer Gardens 2008 From Booker
Renny
 
Fotos de funciones trigonometricas
Fotos de funciones trigonometricasFotos de funciones trigonometricas
Fotos de funciones trigonometricas
kezf1002
 
Horario de clases 6
Horario de clases 6Horario de clases 6
Horario de clases 6
aalejanndroo
 

Viewers also liked (20)

¿Como funciona el gato hidraulico?
¿Como funciona el gato hidraulico?¿Como funciona el gato hidraulico?
¿Como funciona el gato hidraulico?
 
Jornadas 2010
Jornadas  2010Jornadas  2010
Jornadas 2010
 
Redes 2
Redes 2Redes 2
Redes 2
 
Weekly report template
Weekly report templateWeekly report template
Weekly report template
 
Ranking escola 2011 2012 .2
Ranking escola 2011 2012 .2Ranking escola 2011 2012 .2
Ranking escola 2011 2012 .2
 
Erwin chargaff
Erwin chargaffErwin chargaff
Erwin chargaff
 
4.6 sắp xếp chương trình tham quan du lịch
4.6 sắp xếp chương trình tham quan du lịch4.6 sắp xếp chương trình tham quan du lịch
4.6 sắp xếp chương trình tham quan du lịch
 
Sist teleco2brusadellifriedli
Sist teleco2brusadellifriedliSist teleco2brusadellifriedli
Sist teleco2brusadellifriedli
 
San Valentin 14 De Febrero Titanik
San Valentin 14 De Febrero TitanikSan Valentin 14 De Febrero Titanik
San Valentin 14 De Febrero Titanik
 
Novità Gamma Impulsion - ABS
 Novità Gamma Impulsion - ABS Novità Gamma Impulsion - ABS
Novità Gamma Impulsion - ABS
 
Summer Gardens 2008 From Booker
Summer Gardens 2008 From BookerSummer Gardens 2008 From Booker
Summer Gardens 2008 From Booker
 
Box prices
Box pricesBox prices
Box prices
 
BGCAPP Monthly Status Briefing December 2011
BGCAPP Monthly Status Briefing December 2011BGCAPP Monthly Status Briefing December 2011
BGCAPP Monthly Status Briefing December 2011
 
Επαναληπτικές εργασίες στην Οδύσσεια
Επαναληπτικές εργασίες στην ΟδύσσειαΕπαναληπτικές εργασίες στην Οδύσσεια
Επαναληπτικές εργασίες στην Οδύσσεια
 
Fotos de funciones trigonometricas
Fotos de funciones trigonometricasFotos de funciones trigonometricas
Fotos de funciones trigonometricas
 
Anakoinosi pagkiprioi diag. 2013 14
Anakoinosi pagkiprioi diag. 2013 14Anakoinosi pagkiprioi diag. 2013 14
Anakoinosi pagkiprioi diag. 2013 14
 
LA NUEVA TAREA DE LA UNIVERSIDAD
LA NUEVA TAREA DE LA UNIVERSIDAD LA NUEVA TAREA DE LA UNIVERSIDAD
LA NUEVA TAREA DE LA UNIVERSIDAD
 
Horario de clases 6
Horario de clases 6Horario de clases 6
Horario de clases 6
 
Centre Natura Oden Estiu 2011
Centre Natura Oden Estiu 2011Centre Natura Oden Estiu 2011
Centre Natura Oden Estiu 2011
 
Ejercicio de diseño
Ejercicio de diseñoEjercicio de diseño
Ejercicio de diseño
 

Similar to Cổ tức

Similar to Cổ tức (20)

Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
 
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất....
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất....Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất....
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất....
 
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT - TẢI FREE ZALO: 0934 573 149
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAYĐề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
Đề tài: Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí trong công ty, HAY
 
Đề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóa
Đề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóaĐề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóa
Đề tài: Tổ chức kế toán tiêu thụ tại Công ty Thiết bị tự động hóa
 
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Công Nghệ Nhiệt Lạnh
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Công Nghệ Nhiệt LạnhĐề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Công Nghệ Nhiệt Lạnh
Đề tài: Sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Công Nghệ Nhiệt Lạnh
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Nhiệt Lạnh, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Nhiệt Lạnh, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Nhiệt Lạnh, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Nhiệt Lạnh, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần công ngh...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần công ngh...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần công ngh...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần công ngh...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Phú Thành
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Phú ThànhĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Phú Thành
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Phú Thành
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH giày dép Tân Hợp.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH giày dép Tân Hợp.pdfBáo cáo tốt nghiệp Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH giày dép Tân Hợp.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH giày dép Tân Hợp.pdf
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAYĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAY
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Thuận Thượng
Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Thuận ThượngHoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Thuận Thượng
Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Thuận Thượng
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp - Trườ...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chấtĐề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
Đề tài: Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty hóa chất
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 

Recently uploaded (20)

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 

Cổ tức

  • 1. 1 MỤC LỤC Lời mở đầu ....................................................................................................................1 Chương 1: Các lý thuyết về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp hiện nay trên thế giới............................................................................................................................2 1.1 Các lý thuyết về chính sách cổ tức ..........................................................................2 1.1.1 Lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cao ................................................................2 1.1.2 Khía cạnh về thuế và tác động của nhóm khách hàng ............................................2 1.1.2.1 Tác động của nhóm khách hàng. .........................................................................2 1.1.2.2 Tác động của thuế. ..............................................................................................3 1.1.3 Lý thuyết chính sách cổ tức không tương thích ......................................................4 1.1.3.1 Các giả định của MM ..........................................................................................4 1.1.3.2. Nội dung lý thuyết của MM ...............................................................................4 1.1.3.3 Trường hợp các cổ đông cũ bán đi một số cổ phiếu .............................................7 1.2 Chính sách cổ tức trong thực tế .............................................................................7 1.3 Một số bài nghiên cứu ở các nước trên thế giới liên quan mật thiết đến đề tài.....8 Chương 2: Thực trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM trong thời gian qua. ..................................................11 2.1 Giới thiệu sơ nét về thị trường chứng khoán Việt nam........................................11 2.1.1 Các đặc điểm chính của thị trường chứng khoán Việt Nam ..................................11 2.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp niêm yết. ............................................................11 2.1.3 Đặc điểm của các nhà đầu tư. ...............................................................................12 2.2 Thực trạng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM (HoSE) qua ba năm 2005-2007 ........................................................12 2.2.1. Đánh giá tổng quan về chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Tp.HCM trong thời gian qua..........................................................................................12 2.2.1.1 Vài nét chung ....................................................................................................12 2.2.1.2 Một vài số liệu tổng hợp ....................................................................................14 2.2.2 chính sách chi trả của các doanh nghiệp ...............................................................15 2.2.2.1. Về hình thức chi trả ..........................................................................................15
  • 2. 2 2.2.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức (DIV) và thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) ..21 2.2.2.3 Tỷ trọng chi trả cổ tức trong thu nhập của doanh nghiệp (DIV/EPS). .................22 2.3 Phân tích chính sách cổ tức theo ngành................................................................26 2.3.1 Tổng quan ............................................................................................................26 2.3.2 Xét về hình thức chi trả cổ tức. .............................................................................29 2.3.3 Xét về tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần (DIV/EPS)...........................29 2.3.4 Phân tích chính sách cổ tức của một số ngành tiêu biểu:........................................32 2.3.4.1 Ngành thực phẩm và đồ uống: ...........................................................................32 2.3.4.2 Ngành bất động sản: ..........................................................................................36 2.3.4.3 Ngành dược. ......................................................................................................39 2.3.4.4 Ngành hóa chất:.................................................................................................42 Chương 3: Một số kiến nghị đối với chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam. ......................................................................................................................................44 1. Tổng hợp nhận xét đánh giá chung về những tồn tại của chính sách cổ tức trên TTCK Việt Nam trong thời gian qua..........................................................................44 2. Các kiến nghị và giải pháp đối với chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam..............................................................................................................................46 Kết luận. ......................................................................................................................48 DANH SÁCH CÁC HÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
  • 3. 3 Hình Nội dung Trang 2.1 EPS và DIV/EPS qua ba năm 2005,2006, và 2007. 13 2.2 EPS; DIV/FV qua ba năm 2005,2006, và 2007. 13 2.3 EPS và DIV phân theo nhóm năm 2007 16 2.4 EPS và DIV phân theo nhóm năm 2006. 17 2.5 Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2007 18 2.6 Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2006 18 2.7 Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2005 19 2.8 EPS trung bình năm 2007 theo nhóm công ty có hình thức chi trả giống nhau 21 2.9 EPS trung bình năm 2006 phân theo nhóm công ty có hình thức chi trả giống nhau. 22 2.10 Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007 24 2.11 Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007 24 2.12 DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả năm 2007 25 2.13 DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả năm 2006. 25 2.14 EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2006 27 2.15 EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2007 28 2.16 Thị phần của các công ty trong ngành thực phẩm và đồ uống tính theo doanh thu thuần năm 2007. 34 2.17 Thị phần tính theo doanh thu thuần năm 2007 của nhóm các công ty trong ngành bất động sản. 36 2.18 Thị phần theo doanh thu thuần năm 2007 của ngành Dược 39 2.19 Thị phần doanh thu các công ty ngành hóa chất năm 2007 42 DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
  • 4. 4 Bảng Nội dung Trang 2.1 Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006 và 2007. 14 2.2 EPS và DIV/EPS phân theo nhóm năm 2007 15 2.3 EPS và DIV/EPS phân theo nhóm năm 2006 16 2.4 Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006 và 2007. 17 2.5 DIV/EPS phân theo nhóm qua năm 2007 và 2006. 23 2.6 Tỷ lệ chi trả cổ tức, EPS trung bình ngành và thị trường trong năm 2006 và 2007. 26 2.7 Tỷ lệ EPS, cổ tức của các ngành năm 2007 và năm 2006. 30 2.8 Các chỉ tiêu cổ tức và tài chính của các công ty ngành thực phẩm và đồ uống năm 2007 va 2006 35 2.9 Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành bất động sản năm 2007 và 2006 38 2.10 Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành dược năm 2007 và 2006 41 2.11 Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành hóa chất năm 2007 và 2006 43 BẢNG VIẾT TẮT
  • 5. 5 DN : Doanh nghiệp TTCK : Thị trường chứng khoán MM : Modigliani và Miller TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh CSCT : Chính sách cổ tức HoSE : Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM NĐT : Nhà đầu tư. DIV (Dividend per share) : Cổ tức trên mỗi cổ phần. EPS (Earnings per share) : Thu nhập trên mỗi cổ phần. CP : Cổ phiếu CTTM : Cổ tức tiền mặt CTCP : Cổ tức cổ phần LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu:
  • 6. 6 Chính sách cổ tức là một phần quan trọng trong chính sách tài chính của doanh nghiệp vì nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan trọng, nhưng nó đã để lộ ra nhiều vấn đề, bất cập còn tồn tại. Qua đề tài nghiên cứu này, hy vọng sẽ vẽ lên được bức tranh thực trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Tp.HCM trong ba năm vừa qua và qua đó chỉ rõ ra được vấn đề đang tồn tài cũng như có những đề xuất hợp lý cho thị trường. 2. Phương pháp luận nghiên cứu: Dựa trên phương pháp quan sát, phân tích và tổng hợp là chính. Trên cơ sở hiểu biết lý thuyết về chính sách cổ tức và phân tích, đánh giá từ các số liệu tài chính và thông tin trên thị trường chứng khoán Tp.HCM 3. Kết cấu của đề tài: Lời mở đầu: Giới thiệu ý nghĩa, mục đích, phương pháp nghiên cứu và Chương 1: Các lý thuyết về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp hiện nay trên thế giới. Chương 2: Thực trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM trong thời gian qua. Chương 3: Một số kiến nghị đối với chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam. Kết luận: Khẳng định lại kết quả nghiên cứu , những mặt còn hạn chế. CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI
  • 7. 7 1.1. Các lý thuyết về chính sách cổ tức 1.1.1. Lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cao (bird-in-the-hand). Lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cho rằng nhà đầu tư thích tỷ lệ chi trả tiền mặt cao và thường đầu tư vào những cổ phần có cổ tức cao vì hai lý do sau:  Cổ tức tiền mặt ít rủi ro hơn lãi vốn vốn chỉ là khả năng có thể xảy ra trong tương lai  Nhà đầu tư đánh giá cao giá trị của cổ phiếu công ty có chính sách cổ tức tiền mặt cao, có nghĩa là một tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt cao có thể dẫn đến P0 cao. Cổ tức tiền mặt cao có thể mang một tín hiệu nào đó đối với nhà đầu tư. Những công ty có chính sách chi trả cổ tức cao trong quá khứ thường được nhà đầu tư dạng này ưa thích. Những nhà đầu tư dạng này không sẵn lòng bán các cổ phiếu có cổ tức cao mà họ đang nắm giữ. Thậm chí khi thị trường sụt giảm thì họ cũng sẵn lòng mua các chứng khoán này đơn giản là vì dòng thu nhập từ cổ tức khá ổn định trong khi giá chứng khoán lại đang sụt giảm. Xét ở cấp độ doanh nghiệp thì việc chi trả cổ tức có thể là một biện pháp đánh tín hiệu rất dễ nhận biết. Thông thường ban quản trị doanh nghiệp sẽ không quyết định thực hiện chi trả cổ tức cao nếu họ không có cơ sở để lạc quan, tin tưởng chắc chắn rằng thu nhập của doanh nghiệp sẽ tăng trong những năm sắp đến. Vì vậy, thông báo chi trả cổ tức có thể sẽ tạo một tín hiệu nhất định. 1.1.2 Khía cạnh về thuế và tác động của nhóm khách hàng 1.1.2.1 Tác động của nhóm khách hàng Doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của cổ đông khi quyết định chính sách chi trả cổ tức rằng cổ đông thích lợi tức từ lãi vốn hay thu nhập từ cổ tức. Năm 1974, Black và Scholes viện dẫn một yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến chính sách cổ tức là tác động ngược do thay đổi của thuế, còn có tên gọi là “ tác động của nhóm khách hàng”. Thuế suất liên quan đến tác động của nhóm cổ đông chịu thuế đến mong muốn của họ đối với chính sách cổ tức. Các nhà đầu tư nằm trong nhóm chịu thuế cao thường thích doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tránh những khoản thuế nặng nề, trong khi đó thì các nhà đầu tư nằm trong nhóm chịu thuế thấp lại thích được nhận nhiều cổ tức. Vào tháng 5 năm 2003 luật thuế của Mỹ thay đổi kéo theo sự thay đổi trong mức thuế suất đối với cổ tức. Thuế suất trước năm 2008 là 15% và tương đương với thuế trên lãi vốn, các nhóm chịu thuế hầu như thích cổ tức hơn lãi vốn dù họ được lợi thuế từ việc hoãn thuế từ khoản lãi vốn 1 năm
  • 8. 8 sau. Thay đổi trong chính sách thuế này khiến cho giá của các chứng khoán chi trả cổ tức tiền mặt gia tăng vì các nhà đầu tư lúc này không còn tìm kiếm khoản lợi ích từ thuế cho thu nhập từ lãi vốn (vì thu nhập từ lãi vốn cũng như thu nhập từ cổ tức đều chịu cùng một mức thuế là 15%). Nhà đầu tư có thể nhận được “ suất sinh lợi cao hơn mà rủi ro cũng thấp hơn” bằng cách đầu tư vào các chứng khoán trả cổ tức tiền mặt. 1.1.2.2 Tác động của thuế. Tất cả các nhà nghiên cứu từ trước đến nay thực hiện các điều tra và kiểm định theo cách này hay cách khác thì đều thừa nhận có tác động của thuế đến thu nhập của các cổ đông. Graham và Kumar (2005) nhận thấy các nhà đầu tư riêng lẻ có thu nhập cao (tương xứng với khoản thuế thu nhập trên chứng khoán cao) thích tỷ lệ chi trả cổ tức thấp. Perez Gonzales (2003) nhận thấy doanh nghiệp có nhiều cổ đông lớn, thay đổi trong mức thuế suất tác động đến tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Ông cũng thừa nhận các cổ đông lớn đều thuộc nhóm người chịu thuế thu nhập cao (higher income tax brackets). Một nghiên cứu khác của Baclay, Holderness, và Sheehan (2003) xem xét các giao dịch thỏa thuận (block trades) giữa cá nhân và doanh nghiệp đã không nhận thấy dấu hiệu cho thấy có tác động của thuế đối với việc chi trả cổ tức. Họ đưa ra kết luận rằng doanh nghiệp thường nằm trong nhóm chịu thuế thấp hơn cá nhân. Thêm vào đó nếu doanh nghiệp tin rằng chính sách cắt giảm cổ tức chỉ mang tính tạm thời thì họ sẽ mong muốn thực hiện chi trả cổ tức trong khi thuế thu nhập từ cổ tức hãy còn thấp. Việc cắt giảm thuế suất đánh trên cổ tức, hay ngay cả trên các thu nhập khác cũng có thể làm tăng giá cổ phần, giảm chi phí sử dụng vốn và gia tăng đầu tư vào doanh nghiệp. Ở Bắc Mỹ, cổ tức bị đánh thuế hai lần (double taxation), có nghĩa là các doanh nghiệp thực hiện việc chi trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế và sau đó các cổ đông lại một lần nữa phải nộp thuế trên thu nhập họ nhận được từ cổ tức. Chính vì chính sách thuế như vậy, nhiều công ty lớn chọn việc không chi trả cổ tức tiền mặt. Microsoft là một ví dụ điển hình: dù thừa khả năng chi trả cổ tức tiền mặt, họ đã chọn việc mua lại cổ phần và tái đầu tư. Có những khoảng thời gian rất dài Microsoft không hề thực hiện việc phân phối cổ tức. Mấy năm trở lại đây Microsoft có thực hiện chi trả cổ tức nhưng không nhiều. Ở Việt Nam, dự thảo luật thuế thu nhập cá nhân đánh trên thu nhập từ chứng khoán vẫn là đề tài tốn không ít giấy mực của báo chí và sự quan tâm của dư luận. Đến ngày luật đi vào hoạt động, rất có thể nhiều công ty để bảo vệ lợi ích cho các cổ đông và tạo sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư sẽ hạn chế chi trả cổ tức tiền mặt, chuyển hình thức phân phối thu nhập cho cổ đông dưới hình thức khác.
  • 9. 9 1.1.3 Lý thuyết chính sách cổ tức không tương thích (dividend irrelevance) 1.1.3.1 Các giả định của Modigliani và Miller (MM) Các lập luận về chính sách cổ tức không tác động gì đến giá trị doanh nghiệp dựa trên một số các giả định như sau: - Không có thuế: theo giả định này, các nhà đầu tư không quan tâm đến việc họ sẽ nhận được thu nhập cổ tức hay lãi vốn. - Không có chi phí phát hành: khi doanh nghiệp phát hành cổ phần chứng khoán mới, doanh nghiệp sẽ thụ đắc được vốn cổ phần cần thiết với cùng chi phí. - Không có chi phí giao dịch: các nhà đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp chi trả ít hoặc không chi trả cổ tức có thể bán lại bất cứ số cổ phần nào mà họ muốn. - Chính sách đầu tư cố định và không thay đổi. Thị trường vốn hoàn hảo đối với các nhà đầu tư. Thông tin có đầy đủ và tất cả đều được miễn phí. Không có chi phí giao dịch, hoa hồng. Chứng khoán được phân chia là vô hạn. Không có một nhà đầu tư nào có đủ khả năng gây ảnh hưởng đến giá thị trường của chứng khoán. 1.1.3.2. Nội dung lý thuyết của MM: Về vấn đề chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp hay không đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Trường phái hữu khuynh bảo thủ tin rằng một gia tăng trong tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp, trường phái tả khuynh cho rằng một gia tăng trong tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ làm giảm giá trị doanh nghiệp và cuối cùng là trường phái trung dung – cho rằng chính sách cổ tức không gây ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. MM là một hiện thân của trường phái trung dung khi công bố trong 1 công trình nghiên cứu rằng trong một thế giới không có thuế, không có chi phí giao dịch và không có các bất hoàn hảo của thị trường, chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến tổng thu nhập của cổ đông, hay nói cách khác, mọi chính sách cổ tức đều như nhau. Trong mô hình của MM, các công ty, doanh nghiệp đều đã xây dựng một kế hoạch đầu tư của mình và kế hoạch này không thay đổi trong tương lai. Kế hoạch này cũng xác định rằng nhu cầu đầu tư này sẽ cần bao nhiêu vốn vay và cần bao nhiêu vốn có từ lợi nhuận giữ lại, sự thặng dự trong lợi nhuận sẽ được chi trả dưới dạng cổ tức. Nếu trong một trường hợp công ty muốn gia tăng mức chi trả cổ tức của mình mà không làm thay đổi chính sách đầu tư và cơ cấu nguồn vốn. Dòng tiền tăng thêm sẽ phải đến từ
  • 10. 10 đâu đó. Nếu doanh nghiệp cố định mức vay nợ, lúc này sự tài trợ cho cổ tức tăng thêm này chỉ còn đến từ việc phát hành cổ phần mới và bán chúng đi. Các cổ đông mới chỉ sẵn sàng trở thành thành viên của công ty khi mà bạn chào bán cổ phần của mình tương đương với cái mà họ mất và có lợi. Việc này sẽ làm như thế nào khi mà tài sản, thu nhập, các cơ hội đầu tư của công ty và giá thị trường của công ty không thay đổi. Điều này được giải quyết bằng một sự chuyển dịch một phần giá trị của các cổ đông cũ sang cổ đông mới. Các cổ đông mới nhận được tờ giấy chứng thực cổ phần có giá trị thấp hơn so với trước khi có thong báo thay đổi cổ tức, các cổ đông cũ sẽ chịu một khoản lỗ tương ứng bằng cổ tức tiền mặt mà họ nhận được. Ví dụ: Để dễ phân tích ta giả sử công ty 100% vốn cổ phần (gồm 1.000.000CP có giá 100.000 đ/CP), không có vay nợ. Tổng tài sản là 900 tỷ, tiền mặt là 10 tỷ. Ta xét hai trường hợp: công ty dùng tiền mặt chi trả cổ tức và trường hợp thứ hai là công ty dùng tiền mặt để mua lại cổ phần theo sơ đồ sau :
  • 11. 11 Đối với các cổ đông cũ, có 2 cách để huy động tiền mặt. Trong mỗi trường hợp lượng tiền mặt mà cổ đông nhận được sẽ được bù trừ bởi 1 sự sụt giảm trong giá trị trái quyền của cổ đông cũ. 1.1.3.3 Trường hợp các cổ đông cũ bán đi một số cổ phiếu:
  • 12. 12 Trong hình trên, chúng ta thấy, các cổ đông cũ nhận được một lượng cổ tức bằng chính những khoản tiền mặt mà công ty bán cổ phần mới thu được. Quá trình “chuyển giao giá trị của cổ đông biểu hiện bằng một sự sụp giảm trong giá trị mỗi cổ phần mà họ đang nắm giữ nhưng bù lại họ được hưởng một khoản cổ tức tiền mặt. 1.2. Chính sách cổ tức trong thực tế Lý thuyết này cho rằng trong trường hợp ty suất sinh lợi từ dự án của doanh nghiệp tạo ra lớn hơn ROE thì doanh nghiệp nên sử dụng lợi nhuận giữ lại vì nó sẽ tận dụng cơ hội đầu tư tốt hơn và mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho nhà đầu tư. Điều này ám chỉ rằng tỷ suất sinh lợi nhà đầu tư nhận được khi công ty thực hiện tái đầu tư nguồn thu nhập sẽ lớn hơn thu nhập từ hoạt động tái đầu tư cổ tức của cổ đông riêng lẽ. Chẳng hạn, một công ty sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư và có thể đạt được mức sinh lợi từ dự án là 25%, trong khi đó, nếu chia cổ tức cho cổ đông và chính họ sự dụng số cổ tức này để đem đi đầu tư thì mức sinh lợi cao nhất có thể đạt được chỉ có thể là 15%, cùng một mức rủi ro như nhau lẽ dĩ nhiên là nhà đầu tư nào cũng thích nhận được một suất sinh lợi cao hơn. Xét từ góc độ của công ty, nếu công ty có nhiều cơ hội đầu tư có lãi và không muốn phải huy động vốn từ việc phát hành cổ phần mới hay trái phiếu có chi phí cao, công ty sẽ sử dụng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Phần còn lại mới được dùng để chi trả cổ tức. Hơn thế nữa, lợi nhuận giữ lại là nguồn tài chính nội bộ nên việc tận dụng nguồn vốn này tận dụng được lợi thế sẵn có, không phải tốn chi phí phát hành và không phải chịu áp lực của lãi vay. Nếu xét từ góc độ của nhà đầu tư, họ thường ưa thích công ty giữa lại Doanh nghiệp Cổ đông mới Doanh nghiệp Cổ đông cũ Cổ tức tài trợ bằng cách phát hành cổ phần Cổ phần Tiền mặt Tiền mặt
  • 13. 13 lợi nhuận để đầu tư hơn là chi trả cổ tức nếu như mức doanh lợi mà công ty đạt được cao hơn mức doanh lợi mà các nhà đầu tư có thể thu được nếu đầu tư ở nơi khác. Công ty dựa trên những cơ hội đầu tư có được ưu tiên sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để đầu tư vào các dự án có ROE cao. Nghĩa là, công ty chỉ tiến hành chi trả cổ tức sau khi đã đáp ứng các nhu cầu về đầu tư và duy trì tỷ lệ cơ cấu vốn mục tiêu của công ty. Lý thuyết này lý giải hợp lý cho trường hợp các công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng vốn có rất nhiều cơ hội tăng trưởng tiềm năng và “khan hiếm” về vốn để đầu tư và đúng cho cả những doanh nghiệp đã “trưởng thành” có kế hoạch mở rộng sản xuất và tài trợ cho những dự án tốt, các doanh nghiệp này thường là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp này thường ưu tiên cho đầu tư nên chi trả cổ tức rất ít và có khi cổ tức bằng 0. Sự tiến triển của Microsoft trong suốt chu kỳ hoạt động đã chứng minh mối liên hệ giữa cổ tức và sự tăng trưởng. Khi có triển vọng tăng trưởng, công ty đã không trả cổ tức và tái đầu tư tất cả thu nhập để kích thích tăng trưởng hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của lý thuyết thặng dư cổ tức là ở chỗ nếu các công ty áp dụng một cách cứng nhắc lý thuyết này thì sẽ dẫn đến sự bất ổn cao đối với tỷ lệ chi trả cổ tức. Chẳng hạn, nếu các cơ hội đầu tư trong một chu kỳ kinh doanh là nhiều công ty sẽ trả cổ tức ở mức rất thấp hoặc không trả. Ngược lại, nếu trong thời gian tiếp theo công ty không có cơ hội đầu tư có lãi, tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ ở mức rất cao. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu của công ty cũng như hình ảnh của công ty trong mắt các cổ đông. Một điểm cần lưu ý nữa là mặt tốt nhất của cổ tức (tức cổ tức tiền mặt) đó chính là tính thanh khoản rất cao, là lợi nhuận có thể nhận thấy được, chứ không phải là lợi nhuận trên giấy. Tiền mặt trong tay luôn luôn có sự chắc chắn. Ai dám đảm bảo rằng khi toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được tái đầu tư mà không rơi vào túi của các nhà quản trị? Vấn đề chi phí đại diện có thể là một điểm cổ vũ cho nhà đầu tư ưa thích cổ phần được chia cổ tức hơn. 1.3. Một số bài nghiên cứu ở các nước trên thế giới liên quan mật thiết đến chính sách cổ tức Một nhóm các nhà nghiên cứu người Thụy Sĩ thực hiện kiểm định cả lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách cổ tức của doanh nghiệp và thuế suất đánh trên thu nhập của cổ đông. Nhóm các nhà nghiên cứu đã thu thập số liệu thực tế (giai đoạn 1988-1992) về mức thuế suất tác động đến các cổ đông và những dữ liệu này đã giúp nhóm thực hiện thành công kiểm định. Kết quả kiểm định cho thấy ban quản trị của công
  • 14. 14 ty (insiders) là những người có đủ khả năng và thẩm quyền đã quyết định cổ tức của doanh nghiệp dựa trên mục đích làm giảm gánh nặng thuế của bản thân họ. Bốn nhà nghiên cứu người Trung Quốc là Li Li, Qi Yin-feng, Liu Song, và Wang Man- shu (Khoa Quản trị Tài Chính trường Đại học NanKai, Trung Quốc) đã tiến hành một cuộc điều tra dùng bảng câu hỏi phỏng vấn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh niêm yết trên thị trường chứng khoán. Họ đã phân tích các chính sách cổ tức và các nhân tố trong quá trình chọn lọc chính sách cổ tức tại các công ty này. Cuộc điều tra đã thu được các kết quả chính sau: (1) chính sách cổ tức tại những công ty này có thể thấy tồn tại vấn đề “chi phí đại diện” và họ cũng nhận thấy rằng so với người quản lý thì người chủ sở hữu là nhân tố quan trọng mang tính ảnh hưởng lớn đối với chính sách cổ tức của doanh nghiệp. (2) cơ hội đầu tư, khả năng tài trợ, giá cổ phần và khả năng thanh toán là bốn nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chính sách cổ tức tại các công ty này. Trong số đó thì khả năng tài trợ mang tính quyết định cơ bản nhất và thu nhập chỉ là yếu tố thứ yếu. Vào những năm 1950, Litner đã thực hiện hàng loạt cuộc phỏng vấn với các nhà quản trị doanh nghiệp về chính sách cổ tức của công ty họ. Sau đó Litner đã tạo ra một mô hình dựa trên 4 kết luận sau: - Công ty có tỷ lệ chi trả mục tiêu trong dài hạn. - Nhà quản trị lưu ý nhiều đến những thay đổi trong cổ tức hơn là thay đổi trong giá trị tuyệt đối. - Những thay đổi trong cổ tức phụ thuộc vào thu nhập dài hạn và bền vững. Xu hướng này ám chỉ rằng các nhà quản trị thường thích sách cổ tức “ dễ chịu” nhằm tạo cảm giác rằng những thay đổi nhất thời trong thu nhập sẽ không tác động đến việc chi trả cổ tức trong ngắn hạn. - Các nhà quản lý miễn cưỡng khi phải thay đổi chính sách cổ tức. Họ thường quan tâm tới việc phải hủy bỏ một chính sách cổ tức cao. Cổ tức mang một tín hiệu hàm ý đến giá cổ phần doanh nghiệp Theo Litner (1956), nhà quản trị miễn cưỡng khi phải cắt giảm cổ tức. Một chính sách cổ tức tiền mặt cao hàm ý niềm tin của nhà quản trị vào tăng trưởng thu nhập ổn định trong tương lai trong khi một chính sách cổ tức thấp lại thể hiện điều ngược lại. Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng ban quản trị là những người nắm rõ thông tin hơn nhà đầu tư bên ngoài. Như vậy, do bất cân xứng thông tin nên ban quản trị có những thông tin mà nhà đầu tư không có, kết quả là bất cứ hành động nào của doanh nghiệp bao gồm cả
  • 15. 15 cách thức huy động vốn hay phân chia lợi nhuận đều có thể mang một hàm ý nào đó với nhà đầu tư bên ngoài. Thêm vào đó thì nhà đầu tư thích một sự gia tăng trong cổ tức, đó là tin tốt, nếu doanh nghiệp cắt giảm cổ tức thì có thể khiến nhà đầu tư lo lắng về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể nghĩ rằng doanh nghiệp đang đối mặt với những rắc rối về tài chính. Trong khi đó, nhà quản trị có xu hướng muốn duy trì một chính sách cổ tức ổn định dù là trong lúc kết quả hoạt động tăng hay giảm. Theo cách hiểu này thì cổ đông cho rằng nếu cổ tức gia tăng thì đồng nghĩa với 2 cam kết của nhà quản trị như sau: thứ nhất là cổ tức cao sẽ được duy trì trong dài hạn. Hai là, chính sách cổ tức cao cũng gây áp lực lên ban quản trị doanh nghiệp làm thế nào để hoạt động hiệu quả hơn nhằm duy trì chính sách cổ tức ổn định của mình. Do đó nhà đầu tư sẽ đánh đồng việc cổ tức tăng với việc thu nhập trong tương lai của công ty gia tăng như một điều chắc chắn, kết quả là sự gia tăng trong giá cổ phần của doanh nghiệp. Trong trường hợp ngược lại, khi có thông báo về việc cắt giảm cổ tức thì nhà đầu tư cũng ngầm hiểu rằng thu nhập của họ không được đảm bảo và rằng họ không nên nắm giữ cổ phiếu này. Tương tự như vậy thì nhà đầu tư cũng phản ứng đối với trường hợp công ty mua lại cổ phần. Việc công ty mua lại cổ phần có thể hàm ý rằng hiện cổ phần đang được định thấp hơn giá trị của nó, ngược lại việc phát hành cổ phần có thể được hiểu là giá cổ phần này đang được định giá cao. Kết luận từ những kết quả hàm ý của chính sách cổ tức hay quyết định chi trả cổ tức của doanh nghiệp đều xuất phát từ việc bất cân xứng thông tin giữa nhà quản trị và nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể diễn giải theo cách của riêng họ, nhưng chính điều này lại tác động lên giá cổ phần của doanh nghiệp.
  • 16. 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TP.HCM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Giới thiệu sơ nét về thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.1. Các đặc điểm chính của thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường chứng khoán ra đời vào năm 2000, sau 7 năm hình thành và phát triển thị trường đã thực sự là kênh huy động, chu chuyển và lưu thông tiền tệ cuả cả nước; nhưng tỷ trọng giá trị thị trường chứng khoán so với GDP của chúng ta vẫn còn thấp so với một số “nền kinh tế mới nổi” phát triển trước Việt Nam trong khu vực; vốn hóa thị trường của chúng ta chỉ mới khoảng 500 ngàn tỉ đồng, 43% GDP năm 2007. Theo báo cáo tổng hợp của Indochina Capital vào năm 2006 thì thị trường vốn Thái Lan chiếm khoảng 80% GPD, Philippines đạt vào khoảng 120%GDP, và Indonesia cũng chiếm khoảng 44% GDP trong khi đó năm 2006 Việt Nam chỉ đạt khoảng 23% GDP. Xét về nhiều mặt thị trường chứng khoán Việt Nam mang đặc trưng của các thị trường vốn mới nổi mà những đặc điểm này có thể gây ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp: bất cân xứng thông tin, tồn tại chi phí đại diện, tâm lý hành vi của nhà đầu tư nhỏ lẻ (đầu tư theo nhà đầu tư nước ngoài, tâm lý bầy đàn, thích lãi vốn hơn cổ tức .v.v…); ngoài ra ở các thị trường mới nổi khi mà các quy định về pháp luật chưa hoàn thiện thì rủi ro do thay đổi các chính sách, cũng có thể ảnh hưởng đến chính sách cổ tức, ví dụ như thay đổi trong quy định về thuế suất có thể làm thay đổi quyết định chi trả của doanh nghiệp. 2.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp niêm yết. Tính đến tháng 4 năm 2008, đã có 150 công ty và 3 quỹ đầu tư niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE), trong đó Vinamilk là công ty có giá trị vốn hóa theo thị trường lớn nhất (21.208 tỷ đồng) còn đa phần các công ty niêm yết có giá trị vốn hóa theo thị trường dưới 1000 tỷ. Nhìn chung, từ khi cổ phần hóa và lên sàn, các công ty đều có những bước phát triển tốt thể hiện qua các báo tài chính như tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận hay vốn, tài sản …, chứng tỏ những lợi ích của việc cổ phần hóa và niêm yết trên sàn tập trung đã có những tác động tích cực. Về chính sách cổ tức, rất nhiều công ty vẫn giữ thói quen công bố mức trả cổ tức bằng con số % trên mệnh giá, ví dụ 30% chỉ tương đương 3000 đ/cp. Thực tế, con số đó chỉ mang tính chất “làm đẹp báo cáo”, và quan trọng
  • 17. 17 hơn là nó khiến nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn, nhất là người “mới chơi”, vì tỷ lệ % đó sẽ nhỏ đi rất nhiều nếu tính trên giá thị trường. 2.1.3. Đặc điểm của các nhà đầu tư Từ 2000-2005 thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn thành lập, hoạt động mua bán giao dịch rất ít, kém sôi động. Chỉ có khoảng 20000 tài khoản đăng ký vào giai đoạn này. Nhà đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu là nhân viên trong giới tài chính, các nhà đầu tư nước ngoài và một bộ phận cán bộ công nhân viên của một số công ty đã niêm yết. Họ là những người có kiến thức cơ bản và cả chuyên sâu về tài chính. Tuy nhiên, đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu là do kinh nghiệm, kiến thức, và cả quan hệ. Giai đoạn từ 2005 đến nay, thị trường giao dịch sôi động hơn nhiều với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng tài khoản đăng ký của nhà đầu tư cá nhân, số lượng công ty chứng khoán và quỹ đầu tư. Cung hàng hóa cho thị trường cũng tăng lên nhanh chóng khoảng 300000 tài khoản. Số lượng công ty niêm yết gia tăng cả về số lượng, quy mô và ngành nghề. Gia tăng nhanh chóng số lượng nhà đầu tư nhưng chủ yếu là tài khoản của nhà đầu tư nhỏ lẻ, thành phần của đối tượng này cũng khá đa. Tuy nhiên, nhà đầu tư trong giai đoạn này lại đầu tư theo “ cảm tính”, theo “xu hướng” của nhà đầu tư nước ngoài. Họ dễ bị ảnh hưởng của các đối tượng bên ngoài như các báo cáo của các tổ chức, các tin đồn... và mức độ mạo hiểm của nhà đầu tư ngày càng cao khi càng có nhiều người tham gia “ lướt sóng”, chủ yếu là mua bán ngắn hạn. 2.2. Thực trạng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM (HoSE) qua ba năm 2005-2007 2.2.1. Đánh giá tổng quan về chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp.HCM trong thời gian qua 2.2.1.1. Vài nét chung Nhìn chung các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM dùng hơn 50% lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức. Tuy nhiên, tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV/EPS) có khuynh hướng giảm dần qua từng năm (năm 2007 trung bình cổ tức mỗi cổ phiếu chiếm 53,84% EPS, năm 2006 là 60,91%, năm 2005 là 62,61%), hay tỷ lệ cổ tức trên mệnh giá cũng giảm dần (năm 2007: 17,72%, năm 2006: 18,49%, năm 2005: 20,06%) trong khi đó EPS trung bình lại tăng nhẹ (năm 2005: 3.220, năm 2006: 3.588, năm 2007: 3.770 - xem bảng 2.1). Số lượng cổ phần gia tăng qua các năm nhưng vẫn tăng chậm hơn so với tốc độ gia tăng trong thu nhập của doanh nghiệp.
  • 18. 18 Hình 2.1: EPS và DIV/EPS qua ba năm 2005,2006, và 2007. 3770 3588 3220 53.84% 60.91% 62.61% 2000 2200 2400 2600 2800 3000 3200 3400 3600 3800 4000 2007 2006 2005 48.00% 50.00% 52.00% 54.00% 56.00% 58.00% 60.00% 62.00% 64.00% EPS DIV/EPS Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE. Hình 2.2: EPS; DIV/FV qua ba năm 2005,2006, và 2007. 3770 3220 3588 17.72% 20.06% 21.52% 2000 2200 2400 2600 2800 3000 3200 3400 3600 3800 4000 2007 2006 2005 Năm 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% EPS Tỷ lệ cổ tức trên mệnh giá Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
  • 19. 19 2.2.1.2 Một vài số liệu tổng hợp Bảng 2.1: Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006 và 2007. Hình thức. Tiền mặt TM kết hợp CP. Cổ phiếu Năm 2006 2007 2006 2007 2006 2007 Số lượng công ty chi trả 61 96 26 19 19 10 Số lượng công ty có phát hành mới 10 44 5 10 0 8 DIV/EPS 47.93% 50.85% 87.01% 70.54% 72.61% 56.22% D/A trung bình 44.25% 40.72% 43.16% 41.55% 56.13% 42.01% Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE. Tổng hợp số liệu chi trả cổ tức trong hai năm 2006 và 2007, ta nhận thấy về chính sách chi trả cổ tức nhìn chung có ba hình thức chi trả: Tiền mặt, cổ phần, kết hợp vừa chi trả bằng cổ tức tiền mặt vừa bằng cổ tức cổ phần. Còn lại khả năng doanh nghiệp thực hiện chính sách cổ tức bằng 0 thì rất hiếm, ngoại trừ một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không chi trả cổ tức. Hầu hết trong các hình thức chi trả qua hai năm ta thấy hầu hết các doanh nghiệp đều có phát hành thêm cổ phần để huy động vốn. Câu hỏi đặt ra là nếu doanh nghiệp thực sự cần vốn để phục vụ nhu cầu tái đầu tư thì tại sao doanh nghiệp không dùng lợi nhuận giữ lại mà lại chi trả cổ tức rồi lại phát hành thêm? Doanh nghiệp có thật sự quan tâm đến cổ đông hay chỉ chạy theo lợi ích trước mắt trong ngắn hạn, phát hành trong thời điểm giá cổ phần đang cao nhằm hưởng chênh lệch vốn? Các doanh nghiệp chi trả bằng tiền mặt có thể lý giải là do họ theo đuổi một chính sách cổ tức tiền mặt ổn định, sau khi chi trả cổ tức thấy cần vốn thì phát hành thêm còn có lý, thế còn các doanh nghiệp vốn đã chi trả cổ tức bằng cổ phiếu sao lại cần phải phát hành thêm, doanh nghiệp có quan tâm đến vấn đề loãng giá hay chưa? Đứng từ góc độ đầu tư, khi giá cổ phiếu đang tăng thì cổ đông ưa thích lãi vốn rất dễ dàng chấp nhận việc tăng vốn của doanh nghiệp mà không quan tâm mấy đến hiệu quả sử dụng vốn tăng thêm đó, cũng có thể vì họ chỉ nhìn thấy những lợi ích trước mắt mà không nhận thấy những rủi ro sau này. Đứng từ góc độ chủ doanh nghiệp, đây là cơ hội quá lớn để thu hút thêm tiền vốn mà không phải trả lãi vay.
  • 20. 20 Trong các hình thức chi trả trên thì chỉ có hình thức vừa chi trả cổ tức cổ phần vừa cổ tức tiền mặt là chiếm khá nhiều trong thu nhập tính trên mỗi cổ phần (DIV/EPS>70%); các hình thức còn lại trung bình chỉ chiếm từ 50-60% EPS, nghĩa là doanh nghiệp không dùng toàn bộ thu nhập để chi trả cổ tức. Tỷ lệ D/A trung bình của các nhóm này đều nhỏ hơn 50%, ngoại trừ nhóm 19 công ty chỉ chi trả bằng cổ tức trong năm 2006. Tỷ lệ vốn cổ phần vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp này. 2.2.2 Chính sách chi trả của các doanh nghiệp. 2.2.2.1. Về hình thức chi trả. Theo từng năm Năm 2007: Trong số 29 công ty có chi trả cổ tức bằng cổ phần, có đến 19 công ty phát hành cổ phần mới ra thị trường (nhóm 1), chỉ có 10 công ty là không phát hành mới ra thị trường (nhóm 2). Nhưng nhóm 2 lại có EPS và tỷ lệ chi trả cổ tức trên mệnh giá cũng như tỷ lệ DIV/EPS cao hơn nhóm 1 và trung bình toàn thị trường rất nhiều (xem bảng 2). Bảng 2.2 : . EPS và DIV/EPS phân theo nhóm năm 2007 EPS Tỷ lệ cổ tức trên mệnh giá Tiền mặt Cổ tức cổ phần DIV/EPS (CTCP, CTTM) DIV/EPS (chỉ CTTM) Nhóm I 4429 24.03% 6.18% 17.84% 59.21% 16.28% Thị trường 3770 17.72% 12.99% 4.72% 53.84% 43.12% Nhóm II 5621 35.40% 9.80% 25.60% 77.75% 24.25% Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
  • 21. 21 Hình 2.3: EPS và DIV phân theo nhóm năm 2007. 1 4429 3770 5621 24.03% 17.72% 35.40% 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Nhóm I Thị trường Nhóm II 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% EPS Tỷ lệ cổ tức Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE. Năm 2006: Trong số 45 công ty có chi trả cổ tức bằng cổ phần thì chỉ có 5 công ty có phát hành mới cổ phiếu ra thị trường không dùng để chi trả cổ tức Bảng 2.3: EPS và DIV/EPS phân theo nhóm năm 2006. EPS Tỷ lệ cổ tức Tiền mặt Cổ tức cổ phần DIV/EPS (CTCP, CTTM) DIV/EPS (chỉ có CTTMt) Nhóm I 4184 27.20% 9.60% 17.60% 72.19% 26.42% Thị trường 3588 21.52% 11.07% 10.55% 60.91% 34.56% Nhóm II 4098 34.76% 8.74% 26.02% 82.02% 17.25% Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE. 1 Nhóm 1: Nhóm các công ty vừa chi trả cổ tức cổ phần vừa phát hành mới cổ phiếu trong năm. Nhóm 2: Nhóm các công ty có chi trả cổ tức cổ phần nhưng không có phát hành mới cổ phiếu.
  • 22. 22 Hình 2.4: EPS và DIV phân theo nhóm năm 2006. 3588 4098 4184 72.19% 60.91% 82.02% 3200 3300 3400 3500 3600 3700 3800 3900 4000 4100 4200 4300 Nhóm I Thị trường Nhóm II 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% EPS DIV/EPS Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE. Năm 2005: có 35 công ty niêm yết trên sàn, trong đó 24 công ty chi trả cổ tức duy nhất bằng tiền mặt, 1 công ty chi trả cổ tức duy nhất bằng cổ phiếu, 8 công ty sử dụng cả hai hình thức chi trả và 2 công ty quyết định không chi trả . So sánh hình thức chi trả cổ tức và quy mô thực hiện giữa năm 2006 và 2007. Bảng 2.4: Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006 và 2007. Hình thức. Tiền mặt Tiền mặt kết hợp cổ phiếu. Cổ phiếu Năm 2006 2007 2006 2007 2006 2007 Số lượng 61 96 26 19 19 10 Tỷ lệ phần trăm trên tổng các hình thức chi trả cổ tức. 56,48% 76,19% 24,07% 7,94% 17,59% 15,08% Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
  • 23. 23 Hình 2.5: Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2007 Hình thức chi trả và số lượng công ty thực hiện Tiền mặt, 96, 76.19% Cổ phiếu, 10, 7.94% Không chi trả, 1, 0.79% Vừa tiền mặt vừa cổ phiếu, 19, 15.08% Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE. Hình 2.6: Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2006 Các hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2006 Tiền mặt, 61, 56.48%Cổ phiếu, 19, 17.59% Vừa tiền mặt vừa cổ phiếu, 26, 24.07% Không chi trả, 2, 1.85% Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
  • 24. 24 Hình 2.7: Các hình thức chi trả và số công ty thực hiện năm 2005 Hình thức chi trả cổ tức và số lượng công ty thực hiện năm 2005 Cổ phiếu, 1, 3% Vừa tiền mặt vừa cổ phiếu, 8, 23% Tiền mặt, 24, 68% Không chi trả, 2, 6% Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE. Nhận xét: Về cơ bản thì hình thức chi trả gồm 2 hình thức tiền mặt và cổ tức cố phần. Trong thực tế thì có công ty kết hợp vừa chi trả cổ tức tiền mặt, vừa chi trả cổ tức cổ phần và một lượng rất nhỏ các công ty không chi trả cổ tức(2 công ty năm 2006 và trong năm 2007 là 1 công ty). Nhìn chung, tiền mặt vẫn là hình thức chi trả chiếm số lượng lớn các doanh nghiệp qua 3 năm (2005 là 68%; 2006: 76,19%, và năm 2007 tính đến tháng 4 năm 2008 là 56,48%); còn hình thức cổ tức cổ phần có số lượng công ty sử dụng tăng đột biến cho năm cổ tức 2006 (45 công ty chiếm 41,66%, trong đó có 26 công ty vừa chi trả bằng tiền mặt vừa chi trả bằng cổ tức cổ phần) thì sang năm 2007 đã giảm hẳn (29 công ty chiếm 23,02%; trong đó có 10 công ty vừa chi trả tiền mặt vừa chi trả bằng cổ phần.) (Không tính các công ty không có số liệu hay chưa niêm yết trong năm). Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì việc gia tăng phát hành cổ phần dưới nhiều hình thức là do “khan hiếm hàng hóa” trên thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất từ cuối năm 2006, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO (ngày 07/11/2006). Với sự tham gia mạnh mẽ mang tính xúc tác của khối ĐTNN (với quyết định gia tăng “room” cho nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 49%), giá của tất cả cổ phiếu niêm yết tăng nhanh chóng, VN INDEX lên điểm mạnh mẽ, từ khoảng 500 điểm lên đến đỉnh 1.179,32 điểm ngày 12/03/2007. Thị trường chứng khoán có sức hút mạnh mẽ
  • 25. 25 đối với nhà đầu tư khi mà giá chứng khoán gia tăng liên tục, nhiều chứng khoán đã vượt xa giá trị thực của nó. Yếu tố kỳ vọng của nhà đầu tư đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn này. Hơn thế nữa, hầu như lúc này thị trường còn khan hiếm “ hàng hóa”, chỉ khoảng độ 40 mã chứng khoán vào cuối năm 2005 (trong năm 2006 số lượng mã chứng khoán đã gia tăng gấp 2.5 lần, và gia tăng thêm khoảng 50 mã chứng khoán từ đầu năm 2007 đến nay). Tranh thủ cơ hội trên, việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn cũng được nhiều công ty niêm yết, công ty chứng khoán và công ty đại chúng khác tận dụng tối đa. Nhiều công ty trong vòng 1 năm phát hành thêm cổ phiếu 2 lần. Việc tăng vốn nói chung, dù được thực hiện để làm gì (tài trợ cho các dự hay chỉ cần lý do là tăng vốn điều lệ) hay dưới hình thức nào đi chăng nữa (phát hành cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu hay phát hành quyền mua cổ phiếu mới) đều được cổ đông ủng hộ nhiệt liệt, đơn giản là cổ phiếu cho dù được điều chỉnh thì sau đó vẫn tiếp tục tăng giá. Mức cổ tức bằng tiền mặt không thể nào bằng mức lãi do chênh lệch giá. Có giai đoạn thị trường tăng giá kịch trần trong nhiều phiên liên tiếp càng củng cố thêm niềm tin cho cổ đông vào quyết đinh gia tăng lượng cổ phiếu nắm giữ. Cứ như thế, thị trường phát triển ngày càng “nóng”. Một lý do nữa có thể thấy là do đòi hỏi quy mô vốn điều lệ tối thiểu trên 80 tỷ đồng của HoSE, cũng như quy định mức vốn tối thiểu 3000 tỷ của Ngân Hàng Nhà Nước đối với các ngân hàng thương mại đã khiến áp lực tăng vốn lên doanh nghiệp; doanh nghiệp có thể chọn nhiều cách thức khác nhau để tăng vốn, tuy nhiên phát hành cổ phần vào giai đoạn giá đang tăng cao (cuối năm 2006 đầu năm 2007) có vẻ như là phương án được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Việc chi trả cổ tức cho năm 2007 cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Tuy nhiên một xu hướng chung có thể thấy là nhà đầu tư không còn ưa thích cổ tức bằng cổ phần do thị trường sụt giảm nhiều (một trong những nguyên nhân khiến thị trường sụt giảm là do việc IPO liên tiếp và hàng loạt các doanh nghiệp lớn khiến thị trường chưa kịp tiêu hóa, và quan trọng hơn cả là do niềm tin của nhà đầu tư đã sụt giảm nghiêm trọng). Vào mùa Đại hội Cổ đông thường niên giai đoạn gần đây của một số công ty (như trường hợp REE định chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 40%) đã chứng kiến hiện tượng các cổ đông phản đối quyết liệt chia cổ tức bằng cổ phiếu. Thay vào đó, họ yêu cầu được trả cổ tức, và trả hết, bằng tiền mặt. Cuối cùng thì thuế có thể là lý do khiến nhà đầu tư vốn ưa thích lãi vốn cũng có mong muốn nhận được cổ tức tiền mặt nhằm tận dụng lợi thế này trước thời điểm luật thuế thu nhập cá nhân chính thức đi vào hoạt động (ngày 1.1.2009).
  • 26. 26 2.2.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức (DIV) và thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS). Đi sâu vào phân loại các nhóm công ty theo hình thức chi trả, ta thấy nhóm chi trả duy nhất bằng tiền mặt luôn có EPS và tỷ lệ cổ tức so với EPS thấp nhất so với chi trả duy nhất bằng cổ phiếu hay kết hợp cả hai. Nhóm các công ty chỉ chi trả cổ tức bằng cổ phần lại có EPS cao nhất (5493) vào năm 2007, và trong năm 2006 thì EPS cao nhất đối với nhóm các công ty vừa chi trả cổ tức cổ phần và tiền mặt (5060). Hình 2.8: EPS trung bình năm 2007 theo nhóm công ty có hình thức chi trả giống nhau. 96 10 19 1 24 3477 5493 4497 2960 3678 0 20 40 60 80 100 120 Tiền mặt Cổ phiếu Vừa tiền mặt vừa cổ phiếu Không chi trả Chưa quyết định 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Số lượng công ty EPS trung bình Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
  • 27. 27 Hình 2.9: EPS trung bình năm 2006 phân theo nhóm công ty có hình thức chi trả giống nhau. 61 19 26 2 3332 2798 5065 -290 0 10 20 30 40 50 60 70 Tiền mặt Cổ phiếu Vừa tiền mặt vừa cổ phiếu Không chi trả -1000 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Số lượng công ty EPS trung bình Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE. Hình thức chi trả cổ tức của từng công ty sẽ phản ánh đối tượng nhà đầu tư tiềm năng mà công ty hướng tới. Đối với các công ty có chính sách chi trả cổ tức tiền mặt ổn định thì đối tượng nhà đầu tư hướng tới mục tiêu đầu tư dài hạn và thu nhập chính của họ là cổ tức tiền mặt. Ngược lại, các công ty dung tất cả thu nhập để tái đầu tư và những công ty chi trả cổ tức cổ phần thì nhà đầu tư tiềm năng lại là những nhà đầu tư ưa thích lãi vốn; mục tiêu đầu tư của họ chỉ trong ngắn hạn và phần nhiều trong số đó đầu tư dưới dạng đầu cơ hoặc chỉ là “ lướt sóng”. 2.2.2.3 Tỷ trọng chi trả cổ tức trong thu nhập của doanh nghiệp (DIV/EPS). Ta xét mối quan hệ giữa DIVvà EPS thông qua tỷ số DIV/EPS để xem doanh nghiệp dùng bao nhiêu % trong thu nhập của mình chi trả cổ tức. Chia các công ty trên thị trường thành ba nhóm sau: nhóm thứ nhất có DIV/EPS nằm trong khoảng chênh lệch 10% so với giá trị DIV/EPS tính cho trung bình toàn thị trường. Thêm vào đó ta phân DIV thành hai loại, loại thứ nhất DIV là tỷ lệ chi trả tổng hợp gồm cả cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phần, loại thứ hai là ta chỉ tính DIV theo tỷ lệ chi trả tiền mặt. Ta có bảng tổng hợp dưới đây.
  • 28. 28 Bảng 2.5: DIV/EPS phân theo nhóm qua năm 2007 và 2006. Năm 2007 2006 DIV/EPS (tính luôn cả CTTM và CTCP). Trung bình toàn thị trường 53.84% 60.91% Số lượng DIV/EPS trung bình nhóm Số lượng DIV/EPS trung bình nhóm Nhóm >=TBTT+/-10% 34 88.30% 33 102.80% TB+/-10% 46 52.93% 27 62.49% Nhóm <=TBTT+/-10% 46 29.28% 46 33.49% DIV/EPS (chỉ tính cổ tức tiền mặt) TBTT 43.12% 34.56% Số lượng DIV/EPS trung bình nhóm Số lượng DIV/EPS trung bình nhóm Nhóm >=TBTT+10% 39 72.66% 38 62.84% Nhóm TBTT+/-10% 44 43.24% 31 35.50% Nhóm <=TBTT-10% 32 21.78% 18 15.14% Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE. Xét trong năm 2006 thì nếu chỉ tính riêng cổ tức tiền mặt thì hầu hết tất cả các công ty đều chi trả cổ tức với tỷ lệ DIV/EPS nhỏ hơn 50%, trong số 38 công ty có DIV/EPS>44,56% thì có khoảng 10 công ty dưới 50%, trung bình DIV/EPS của nhóm này đạt 62,84%. Nếu tính bao gồm cả cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phần thì chỉ có khoảng 46 công ty có tỷ lệ DIV/EPS dưới 50% trung bình nhóm này đạt DIV/EPS khoảng 33,49%. Nhóm 33 công ty có DIV/EPS>70% thì tỷ lệ trung bình nhóm này lên tới 102,80%; nghĩa là chi trả nhiều hơn cả thu nhập có được. Tương tự đối với năm 2007 thì tỷ lệ DIV/EPS có giảm đối với những DIV tính gộp cả cổ tức tiền mặt và cổ tức cổ phần nhưng lại tăng lên trong DIV chỉ tính bằng cổ tức tiền mặt so với năm 2006. Số lượng công ty trong từng nhóm được phân chia theo biểu đồ tròn sau: A là nhóm các công ty có tỷ lệ DIV/EPS lớn hơn so với tổng trung bình thị trường cộng 10%, B là nhóm các công ty có DIV/EPS chênh lệch 10% so với trung bình thị trường và C là nhóm có DIV/EPS nhỏ hơn DIV/EPS trung bình thị trường trừ đi 10%.
  • 29. 29 Hình 2.10: Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007 tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt). A 34% B 38% C 28% A B C Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE. Hình 2.11: Tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS (tiền mặt) năm 2007 tỷ lệ % các nhóm DIV/EPS. A 27% B 36% C 37% A B C Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
  • 30. 30 Lấy EPS bằng 100% ta so giữa DIV (bao gồm chi trả CTCP và CTTM) và EPS theo biểu đồ cột dưới đây. Hình 2.12: DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả năm 2007. 50.85% 100.00% 56.22% 100.00% 70.54% 100.00% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% Tiền mặt Cổ phiếu Vừa tiền mặt vừa cổ phiếu DIV EPS Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE. Hình 2.13: DIV/EPS trung bình của nhóm công ty có cùng hình thức chi trả năm 2006. 47.93% 100.00% 72.61% 100.00% 87.01% 100.00% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% Tiền mặt Cổ phiếu Vừa tiền mặt vừa cổ phiếu DIV EPS Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
  • 31. 31 Nhận xét: Lấy EPS bằng 100% ta so giữa DIV (bao gồm chi trả CTCP và CTTM) và EPS thì thấy rằng nhìn chung các công ty Việt Nam đều dùng trên 50% thu nhập của mình để chi trả cổ tức cho các hình thức chi trả. Trong năm 2006, các công ty đặc biệt là các công ty có chi trả bằng cổ tức cổ phần thì gần như dùng toàn bộ thu nhập để chi trả cổ tức (chi trả bằng cổ phần dùng 72,61%EPS, trong khi đó chi trả cổ tức vừa tiền mặt vừa cổ phần lại dùng đến 87,01%). 2.3 Phân tích chính sách cổ tức theo ngành. 2.3.1 Tổng quan : Chia 153 mã chứng khoán thành 15 nhóm ngành chính bao gồm: ngành thủy hải sản; ngành thực phẩm và đồ uống; ngành thương mại; ngành dệt may và đồ gia dụng; ngành bao bì; ngành vận tải; ngành vật liệu và xây dựng; ngành bất động sản; ngành công nghệ; ngành công nghiệp nặng, khai khoáng, chế tạo; ngành hóa chất, ngành năng lượng và dầu khí; ngành du lịch và giải trí, ngành tài chính, ngành y tế. Trong phần phân tích chính sách cổ tức theo ngành, chúng tôi tập trung phân tích các ngành tiêu biểu như: ngành thực phẩm và đồ uống; ngành bất động sản, ngành hóa chất; ngành dược. Bảng 2.6: Tỷ lệ chi trả cổ tức, EPS trung bình ngành và thị trường trong năm 2006 và 2007. NĂM 2007 NĂM 2006 STT Ngành EPS TỔNG TM CTCP DIV/EPS EPS TỔNG TM CTCP DIV/EPS 1 Thủy hải sản 3587 17.40% 17.40% 0.00% 50.14% 4544 20.32% 9.48% 10.83% 51.28% 2 Thực phẩm và Đồ uống 3926 18.56% 15.78% 2.78% 60.80% 3179 18.49% 14.99% 3.50% 53.15% 3 Thương mại 3200 19.00% 11.50% 7.50% 64.30% 2793 22.36% 10.03% 12.33% 75.20% 4 Dệt may và Đồ gia dụng 3101 12.75% 11.50% 1.25% 44.30% 3217 24.11% 6.67% 17.44% 82.33% 5 Bao bì 2487 14.40% 9.60% 4.80% 61.99% 2525 12.00% 12.00% 0.00% 53.99% 6 Vận tải 3286 18.31% 11.08% 7.23% 60.04% 3609 15.58% 11.25% 4.33% 59.57% 7 Xây dưng và Vật liệu 2971 15.87% 11.87% 4.00% 58.17% 3004 14.79% 8.39% 6.40% 52.25% 8 Bất động sản 5976 19.67% 12.67% 12.50% 32.41% 4142 23.87% 8.20% 15.67% 55.33% 9 Công nghệ, Viễn thong 4361 23.00% 14.67% 8.33% 60.71% 4014 26.80% 12.80% 14.00% 63.08% 10 Công nghiệp nặng, khai khoáng, chế tạo 4602 18.40% 10.27% 8.13% 54.38% 3964 36.77% 11.77% 25.00% 80.33% 11 Hóa chất 4628 17.50% 17.50% 0.00% 38.41% 5955 56.50% 23.75% 32.75% 84.41%
  • 32. 32 12 Năng lượng và Dầu khí 3080 18.25% 14.92% 3.33% 60.53% 2966 17.58% 9.63% 7.95% 65.60% 13 Du lịch và Giải trí 3286 12.04% 12.04% 0.00% 50.60% 3985 10.00% 10.00% 0.00% 43.12% 14 Tài chính 5655 22.50% 5.00% 17.50% 42.63% 2460 22.00% 0.00% 22.00% 89.43% 15 Dược 5953 21.00% 21.00% 0.00% 35.22% 6777 10.00% 3.33% 6.67% 17.18% Thị trường 3770 17.72% 12,99% 4.72% 53.84% 3588 21.52% 11.07% 10.55% 60.91% Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE. Hình 2.14: EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2006. Năm 2006 4544 3179 2793 3217 2525 3609 3004 3964 5955 2966 3985 2460 6777 3588 4014414251.28% 53.15% 75.20% 82.33% 53.99% 59.57% 63.08% 80.33% 84.41% 65.60% 43.12% 89.43% 17.18% 60.91% 55.33% 52.25% 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 Bao bì Tàichính 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% 100.00% eps điều chỉnh DIV/EPS Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
  • 33. 33 Hình 2.15: EPS và DIV/EPS theo ngành năm 2007 Năm 2007 3587 3926 3200 3101 2,487 3286 2971 5,976 4361 4602 4628 3080 3286 5655 5953 3770 50.14% 60.80% 64.30% 44.30% 61.99% 60.04% 58.17% 32.41% 60.71% 54.38% 38.41% 60.53% 50.60% 42.63% 35.22% 53.84% 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 Bao bì Tàichính 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% eps điều chỉnh DIV/EPS Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE. Nhận xét: Xét về thu nhập (EPS) thì ngành dược, hóa chất, bất động sản là những ngành có EPS ổn định và cao hơn nhiều so với trung bình toàn thị trường trong cả hai năm 2006,2007. Trong ba ngành này thì chỉ có bất động sản là có EPS tăng trong khi hai ngành còn lại thì có sự sụt giảm. Điều này có thể xuất phát từ yếu tố thị trường, trong khi năm 2007 khi mà thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn thì thị trường bất động sản tăng trưởng hết sức “nóng”, thu nhập của công ty trong ngành này cũng vì thế gia tăng nhanh chóng. Trong khi đó, ngành hóa chất lại chi trả cổ tức cổ phần khá nhiều vào năm 2006 nên tất yếu làm gia tăng số lượng cổ phân và góp phần chi nhỏ cái bánh thu nhập. Riêng ngành dược thì năm 2006 không thực hiện chi trả nhiều nhưng đặc điểm của ngành này là ngân sách dành cho đầu tư nghiên cứu phát triển nhiều và thường là đầu tư trong dài hạn. Ngành tài chính năm 2007 đón thêm sự gia nhập của mã chứng khoán SSI (có EPS trung bình 8240), một trong những nhân tố cơ bản khiến cho EPS trung bình của ngành này tăng mạnh.
  • 34. 34 2.3.2 Xét về hình thức chi trả cổ tức. Hình thức Cổ tức tiền mặt (CTTM): các ngành thực phẩm và đồ uống; viễn thông và công nghệ, ngành hóa chất; là những ngành có mức chi trả cổ tức tiền mặt cao hơn trung bình thị trường trong cả hai năm 2006, 2007. Riêng ngành thủy hải sản, ngành năng lượng và dầu khí, ngành dược là có cổ tức tiền mặt cao hơn trung bình ngành trong năm 2007 và có sự gia tăng đáng kể so với năm 2006. Hình thức Cổ tức cổ phần (CTCP): trung bình toàn thị trường năm 2007 giảm khoảng một nửa so với năm 2006; cũng trong năm 2007 có 4 ngành là ngành thủy hải sản, ngành hóa chất, ngành du lịch và giải trí, và ngành dược là không chi trả cổ tức cổ phần. Chi trả cổ tức bằng tiền mặt vẫn là hình thức chính và chiếm phần lớn trong EPS của doanh nghiệp. Các ngành bất động sản, ngành công nghiệp nặng, khai khoáng và chế tạo, ngành công nghệ viễn thông và ngành tài chính là các ngành có mức chi trả cổ tức cổ phần cao hơn trung bình ngành trong hai năm 2006 và 2007. Tuy nhiên, có sự sụt giảm trong tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phần ở 4 ngành này nói riêng và cả thị trường nói chung. Nguyên nhân của vấn đề này đã được đề cập đến trong phần phân tích tổng quan thị trường. Có thể tóm tắt các nguyên nhân cơ bản bao gồm sở thích của nhà đầu tư thay đổi, họ ưa thích nhận cổ tức tiền mặt hơn cổ tức cổ phần; thị trường “ sa sút”; nhu cầu tăng vốn của bản thân doanh nghiệp; và thuế cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định chi trả cổ tức của doanh nghiệp. 2.3.3 Xét về tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần (DIV/EPS). Trung bình các công ty đều dùng trên 50% thu nhập tính trên mỗi cổ phần dùng để chi trả cổ tức. Trong năm 2006, những ngành có DIV/EPS cao là những ngành có tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phần lớn hơn so với cổ tức tiền mặt như ngành thương mại có DIV/EPS bằng 75,20% thì CTCP là 12,33% trong khi CTTM là 10,3% ; ngành dệt may và đồ da dụng DIV/EPS: 82,33% có CTCP 17,44%, CTTM 6,67%; ngành công nghiệp nặng, khai khoáng và chế tạo DIV/EPS: 80,33% có CTCP 25%, CTTM 11,77%; ngành hóa chất DIV/EPS: 84,41%có CTCP 32,75%, CTTM 23,75%; ngành tài chính DIV/EPS 89,43%, có CTCP: 22%. Hoặc những ngành có DIV/EPS cao là do ngành này có EPS thấp như ngành thương mại có EPS 2793; ngành năng lượng và dầu khí 2,966; ngành tài chính 2,460 trong khi trung bình toàn thị trường là 3588. Trong năm 2007, tỷ lệ chi trả CTCP ở hầu hết các ngành trừ ngành tài chính đều thấp hơn tỷ lệ chi trả CTTM nên những ngành có DIV/EPS cao thường là những ngành có EPS thấp.
  • 35. 35 Lấy trung bình toàn thị trường bằng 100% ta so sánh giữa các ngành với trung bình toàn thị trường. Bảng 2.7: Tỷ lệ EPS, cổ tức của các ngành năm 2007 và năm 2006 NĂM 2007 NĂM 2006 STT Ngành EPS DIV TM CTCP DIV/EPS EPS DIV TM CTCP DIV/EPS 1 Thủy hải sản 95% 98% 134% 0% 93% 127% 94% 86% 103% 84% 2 Thực phẩm và Đồ uống 104% 105% 121% 59% 113% 89% 86% 135% 33% 87% 3 Thương mại 85% 107% 89% 159% 119% 78% 104% 91% 117% 123% 4 Dệt may và Đồ gia dụng 82% 72% 89% 26% 82% 90% 112% 60% 165% 135% 5 Bao bì 66% 81% 74% 102% 115% 70% 56% 108% 0% 89% 6 Vận tải 87% 103% 85% 153% 112% 101% 72% 102% 41% 98% 7 Xây dưng và Vật liệu 79% 90% 91% 85% 108% 84% 69% 76% 61% 86% 8 Bất động sản 159% 111% 98% 265% 60% 115% 111% 74% 148% 91% 9 Công nghệ, Viễn thông 116% 130% 113% 176% 113% 112% 125% 116% 133% 104% 10 Công nghiệp nặng, khai khoáng, chế tạo 122% 104% 79% 172% 101% 110% 171% 106% 237% 132% 11 Hóa chất 123% 99% 135% 0% 71% 166% 263% 215% 310% 139% 12 Năng lượng và Dầu khí 82% 103% 115% 71% 112% 83% 82% 87% 75% 108% 13 Du lịch và Giải trí 87% 68% 93% 0% 94% 111% 46% 90% 0% 71% 14 Tài chính 150% 127% 38% 371% 79% 69% 102% 0% 209% 147% 15 Dược 158% 119% 162% 0% 65% 189% 46% 30% 63% 28% Thị trường 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE. Lấy trung bình thị trường làm chuẩn, ta phân chia các nhóm chiếm dưới 80% cùng một chỉ tiêu so với thị trường là nhóm ngành có chỉ tiêu đó thấp, ví dụ EPS năm 2007 ngành xây dựng và vật liệu đạt chỉ 79% so với trung bình toàn thị trường nên được xếp vào nhóm ngành có EPS thấp. Tương tự, trong khoảng từ 80%-120% là nhóm trung bình, và trên 120% là nhóm cao.  Ngành thủy hải sản: thu nhập trên mỗi cổ phần của ngành thủy sản đạt khoảng 95% (năm 2007); 127% (năm 2006) so với trung bình toàn thị trường. Như vậy ngành thủy sản có EPS, DIV, DIV/EPS nằm trong mức trung bình so với thị
  • 36. 36 trường. Ngoài ra EPS năm 2006 nằm trong nhóm có EPS cao, CTCP năm 2007 (0%) nằm trong nhóm có CTCP thấp.  Ngành thực phẩm và đồ uống: có tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt cao và tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phần thấp. Các chỉ tiêu còn lại gồm DIV, EPS, DIV/EPS đều nằm trong nhóm ngành trung bình so với thị trường.  Ngành thương mại: năm 2007 có tỷ lệ chi trả CTCP cao (159%), EPS năm 2006 (78%) nằm trong nhóm có EPS thấp.  Ngành dệt may và đồ gia dụng: ngành này có EPS nằm trong nhóm trung bình; có tỷ lệ chi trả CTCP thấp trong năm 2007 (26%) và cao trong năm 2006 (165%), tỷ lệ chi trả CTCP cao trong năm 2006 khiến cho DIV/EPS (135%) của năm 2006 cũng nằm trong nhóm cao.  Ngành bao bì: ngành này có EPS nằm trong nhóm thấp nhưng ngược lại với ngành dệt may và đồ gia dụng ngành này có tỷ lệ chi trả CTCP (102%) trung bình trong năm 2007 và bằng 0 trong năm 2006.  Ngành vận tải: có EPS trung bình, tương tự như ngành dệt may và đồ gia dụng thì ngành này có CTCP cao vào năm 2007(153%) và thấp vào năm 2006 (41%).  Ngành xây dựng và vật liệu: trong năm 2006 thì ngành này có tỷ lệ CTTM (71%) và CTCP(61%) đều nằm trong nhóm thấp nên tỷ lệ chi trả cổ tức (69%) cũng nằm trong nhóm thấp. Trong năm 2007 các chỉ tiêu của ngành này đều nằm trong nhóm trung bình.  Ngành bất động sản: năm 2006 các chỉ tiêu EPS, DIV, DIV/ EPS đều nằm trong nhóm trung bình. Trong năm 2007 EPS của ngành này nằm trong nhóm cao (159%); DIV nằm trong nhóm trung bình(111%) nên DIV/EPS chỉ đạt 60% nằm trong nhóm có DIV/EPS thấp.  Ngành công nghệ, viễn thông: ngành này trong cả hai năm 2006(133%), 2007(176%) đều có tỷ lệ chi trả CTCP cao dẫn đến tỷ lệ chi trả cổ tức DIV cao năm 2006(125%); 2007(130%).  Ngành công nghiệp nặng, khai khoáng và chế tạo: ngành này có EPS trung bình năm 2006 (110%), 2007(122%); ngành này có tỷ lệ chi trả CTCP cao năm 2006 (237%) và năm 2007 (172%), nhưng tỷ lệ chi trả tiền mặt chỉ ở mức trung bình
  • 37. 37 năm 2006 (106%); năm 2007 (79%) nên tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2006 (171%) nằm trong nhóm cao và 2007 (104%) chỉ nằm trong nhóm trung bình.  Ngành công nghiệp hóa chất: ngành này có EPS nằm trong nhóm cao năm 2006 (166%), năm 2007 (123%); tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt luôn nằm ở nhóm cao năm 2006 (215%), năm 2007 (135%); tỷ lệ chi trả cổ tức cổ phần trong năm 2006 nằm ở mức khá cao so với thị trường 310% trong khi năm 2007 ngành này không thực hiện chi trả cổ tức cổ phần. Điều này khiến cho DIV/EPS năm 2007 ở mức thấp (71%) trong khi năm 2006 lại ở mức cao 139%.  Ngành năng lượng và dầu khí: ngành này có EPS, DIV, DIV/EPS đều nằm ở mức trung bình cho cả hai năm.  Ngành du lịch và giải trí: ngành này có EPS nằm trong nhóm trung bình năm 2006 (111%) và năm 2007 (87%); trong khi đó tỷ lệ chi trả cổ tức nằm trong nhóm thấp năm 2006 (46%); năm 2007 (68%) vì ngành này không thực hiện chi trả cổ tức cổ phần.  Ngành dược: ngành này có EPS khá cao năm 2006 (189%), 2007 (158%); tuy nhiên ngành này cho trả cổ tức cổ phần rất thấp năm 2006(63%), năm 2007 (0%), nên DIV/EPS của ngành này cũng nằm trong nhóm thấp năm 2006 (28%), năm 2007 (65%) 2.3.4 Phân tích chính sách cổ tức của một số ngành tiêu biểu: Ngành thực phẩm và đồ uống trong năm 2006 có mã chứng khoán LAF dù thua lỗ nhưng vẫn tiến hành chi trả cổ tức; ngành bất động sản có CTCP cao, ngành hóa chất có chính sách cổ tức thay đổi khá nhanh, năm 2006 chi trả CTCP bằng 310% so với cả thị trường, năm 2007 không thực hiện chi trả CTCP; ngành du lịch CTCP bằng 0; ngành dược luôn có EPS cao nhất và tỷ lệ chi trả tiền mặt cũng cao nhất. 2.3.4.1 Ngành thực phẩm và đồ uống Đặc điểm của ngành: doanh thu của ngành mang tính thời vụ ví dụ mã chứng khoán NKD lợi nhuận sau thuế quý 3/2007 đạt tăng 304% so với lợi nhuận sau thuế quý 2/2007. Lý do là mùa Trung Thu rơi vào quý 3 nên doanh thu thuần quý 3/2007 tăng 52,7% so với quý 2/2007. Ngành này có nhiều đối thủ cạnh tranh nên việc xây dựng thương hiệu, nắm giữ thị phần, luôn tự làm mới sản phẩm, nắm bắt thị hiếu của khách hàng và hệ thống cửa hàng bán lẻ, kênh phân phối là những yếu tố sống còn. Do đó chi phí nghiên cứu thị
  • 38. 38 trường, tiếp thị, quảng bá hình ảnh và chi phí đầu tư nghiên cứu sản phẩm chiếm phần khá lớn trong chi phí của các ngành này. Có thể nhận thấy là các doanh nghiệp doanh nghiệp trong ngành này tất cả đều có chi trả cổ tức tiền mặt, chỉ có một số mã chứng khoán là có phát hành cổ tức cổ phần như KDC, NKD, BBC, BHS (năm 2006) và BBC, BHS, NKD, SGC (năm 2007). Vì doanh thu mang tính thời vụ nên cổ tức của ngành này chủ yếu được chia theo thời vụ của doanh thu, trung bình một năm chi cổ tức tiền mặt hai lần, các công ty có số kỳ chi trả bằng 3 là do có phát hành cổ tức cổ phần . Chi trả cổ tức tiền mặt trung bình của ngành là 15% (cao hơn lãi suất trung bình của thị trường 12%). Tuy nhiên, tỷ lệ chi trả của các công ty trong ngành này có sự chênh lệch khá lớn. Tỷ lệ chi trả DIV/EPS thấp nhất là NSC (20.79% năm 2006) và TAC (22,66% năm 2007), cao nhất là KDC (80,17% năm 2006) và LAF (192,31% năm 2007). Điểm đáng lưu ý trong ngành này là mã chứng khoán LAF dù năm 2006 công ty làm ăn thua lỗ nhưng vẫn quyết định chi trả cổ tức tiền mặt đến 10%, năm 2007 công ty dù đã có thu nhập ở mức thấp EPS = 364 nhưng vẫn tiếp tục chi trả 7% cổ tức tiền mặt trên mỗi cổ phần. Do sức ép về thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông, một số doanh nghiệp cổ phần kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ vẫn thanh toán cổ tức cho các cổ đông nhằm xoa dịu cổ đông và để giữ vị trí quản lý của những người lãnh đạo. Hành động chia cổ tức như trên thực chất là lấy vốn điều lệ chia cho cổ đông, trái Luật Doanh nghiệp. Tỷ lệ DIV/EPS cao hay thấp không phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tốt hay xấu mà thể hiện công ty đã dùng bao nhiêu thu nhập để chi trả cổ tức. Chi trả cổ tức ngay trong thời điểm công ty làm ăn thua lỗ có thể làm “xoa dịu” cổ đông nhưng cần lưu ý là nguồn tiền tài trợ cho khoản chi trả này từ đâu, từ lợi nhuận giữ lại các năm trước hay từ nguồn vay nợ, tỷ lệ D/E của LAF 80,34% trong năm 2007 so với trung bình ngành là 83,39%.
  • 39. 39 Hình 2.16: Thị phần của các công ty trong ngành thực phẩm và đồ uống tính theo doanh thu thuần năm 2007. Doanh thu thuần2007 2% 3% 2% 4% 7% 3% 4% 3% 1% 2% 4% 1% 1% 1% 14%3%2% 8% 36% BBC BHS CAN IFS KDC LAF LSS NKD NSC SAF SBT SCD SGC SSC TAC TNA TRI TSC VNM Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE. Tính theo doanh thu thuần thì VNM là mã chứng khoán chiếm thị phần lớn nhất với 36%; tiếp theo là TAC 14%; TSC 8%; KDC 7%; LSS, SBT, IFS 4%; bốn mã chứng khoán chiếm thị phần 3% là BHS, LAF, NKD và TNA. Bốn mã chứng khóan chiếm 2% là BBC, CAN, SAF và TRI. Các mã chứng khoán còn lại chiếm khoảng 1% thị phần tương ứng với mỗi công ty. Vị trí xếp hạng về thị phần có thể sẽ thay đổi nếu ta tính đến vụ thâu tóm TRI gần đây của KDC và câu chuyện sẽ còn đi xa hơn nếu KDC sáp nhập với NKD.
  • 40. 40 NGÀNH THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG Bảng 2.8: Các chỉ tiêu cổ tức và tài chính của các công ty ngành thực phẩm và đồ uống năm 2007 va 2006 Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE. Năm 2007 Năm 2006 Một số chỉ tiêu chính năm 2007 Mã CK EPS TM CTCP số kỳ chi trả DIV/EP S EPS TM CTCP Số kỳ Chi trả DIV/EP S VCSH LNST D/E LNST/ VCSH BBC 2330 8% 6% 2 60.09% 2670 5% 12% 2 63.67% 206,995,944,324 24,443,000,000 83.18% 12% BHS 3180 8% 10% 2 56.60% 4140 16% 4% 3 48.31% 380,383,404,815 53,633,000,000 75.99% 14% CAN 2050 12% 0% 2 58.54% 2100 13% 0% 2 61.90% 79,797,481,517 10,051,000,000 53.72% 13% IFS 2490 16% 0% 2 64.26% 2710 9% 0% 1 34.43% 405,020,000,000 72,628,000,000 114.86% 18% KDC 6690 18% 0% 2 26.91% 4740 18% 20% 3 80.17% 2,457,284,329,619 240,703,033,755 23.89% 10% LAF 364 7% 0% 1 192.31 % -3050 10% 0% 1 90,230,603,103 21,108,000,000 80.34% 23% LSS 2780 625,533,000,000 81,570,000,000 38.96% 13% NKD 7850 9% 0% 1 11.46% 6020 18% 20% 3 63.12% 251,939,522,781 79,137,000,000 149.47% 31% NSC 3810 19% 20% 3 102.36 % 5050 11% 0% 1 20.79% 71,607,429,352 13,511,860,479 66.31% 19% SAF 4010 20% 0% 1 49.88% 3340 17% 0% 1 50.90% 43,951,838,009 10,852,000,000 69.66% 25% SBT 1348 12% 0% 1 89.02% 1,610,579,459,895 191,321,459,895 6.52% 12% SCD 2590 12% 0% 2 46.33% 2200 7% 0% 1 31.82% 121,845,214,519 21,961,000,000 27.91% 18% SGC 4650 12% 14% 2 55.91% 4400 30% 0% 2 68.18% 73,532,966,492 18,998,000,000 13.73% 26% SSC 2240 12% 0% 2 53.57% 3730 20% 0% 2 53.62% 125,302,733,782 22,010,000,000 24.70% 18% TAC 6620 15% 0% 1 22.66% 2410 12% 0% 1 49.79% 361,440,271,274 125,712,000,000 131.59% 35% TNA 4350 20% 0% 2 45.98% 4110 20% 0% 2 48.66% 90,647,983,105 12,921,000,000 90.27% 14% TRI 2370 15% 0% 1 63.29% 1910 15% 0% 1 78.53% 152,510,051,621 15,264,000,000 326.88% 10% TSC 9330 40% 0% 1 42.87% 159,326,087,115 68,642,000,000 191.28% 43% VNM 5540 29% 0% 2 52.35% 4390 19% 0% 2 43.28% 4,351,887,000,000 967,093,000,000 24.66% 22% Trung bình 3926 16% 3% 1.67 60.80% 3179 15% 4% 1.75 53.15% 613,674,490,596 107,976,808,112 83.89% 19.75%
  • 41. 41 Tính thị phần theo quy mô doanh thu thuần là như thế, thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty còn tùy thuộc vào số lượng cổ phần đang lưu hành. Xếp theo quy mô EPS thì mã chứng khoán TSC đứng đầu (9930); tiếp đến là NKD (7850); KDC (6690); TAC (6620) và VNM (5540). Đây cũng là những ngành có thị phần tính theo doanh thu thuần đứng đầu. 5 mã chứng khoán này đều có tỷ lệ chi trả trên thu nhập mỗi cổ phần trong năm 2007 thấp hơn 55% : VNM(52,35%), TSC(42,87%), KDC(26,91%); TAC(22,66%), NKD(11, 46%). Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu của nhóm ngành này trung bình đạt 19,75% trong khi tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình vào khoảng 17%. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu cao nhất là TSC (43%), thấp nhất là TRI (10%). 2.3.4.2 Ngành bất động sản Đặc điểm của ngành: Bất động sản là loại hàng hóa đặc biệt, vốn đầu tư thì rất lớn và thường là đầu tư dài hạn nhưng tính thanh khoản lại khá kém. Do đó, những công ty dựa nhiều vào vốn vay và năng lực tài chính kém sẽ khó tồn tại trong ngành này. Hiện nay nhu cầu nhà ở tại Việt Nam còn rất lớn trong khi năng lực cung cấp thì có hạn. Vì nhu cầu đầu tư thường khá lớn nên các doanh nghiệp trong ngành này thường ít chi trả cổ tức, có khi là không chi trả hoặc nếu có chi trả thì thường là phát hành cổ tức cổ phần. Hình 2.17: Thị phần tính theo doanh thu thuần năm 2007 của nhóm các công ty trong ngành bất động sản. doanh thu thuần năm 2007 CII 5% DIC 16% ITA 23% NTL 13% SJS 19% TDH 5% UIC 14% VIC 5% CII DIC ITA NTL SJS TDH UIC VIC Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
  • 42. 42 Tính thị phần theo doanh thu thuần thì đứng đầu là khu công nghiệp Tân Tạo ITA (23%); tiếp theo là SJS(19%), DIC(16%); UIC(14%); NTL (13%), còn lại ba mã chứng khoán mỗi công ty chiếm 5% thị phần là VIC, CII, TDH. Trong ngành này, cổ tức cổ phần trung bình gấp đôi cổ tức tiền mặt trung bình năm 2006 cổ tức tiền mặt 8,2% trong khi cổ tức cổ phần là 15,67%; trong năm 2007 cổ tức trung bình giảm với cổ tức tiền mặt trung bình 7,17% và cổ tức cổ phần trung bình là 12,5%. Ngành này có tỷ lệ D/E khá cao, trung bình là 94,33% trong đó DIC có D/E tới 217,06% mà vẫn tiến hành chi trả cổ tức tiền mặt 19% năm 2007; UIC 164,99%. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu của ngành trung bình 17,43% (không kể VIC chưa có số liệu); trong đó sử dụng vốn hiệu quả nhất là SJS 27%, thấp nhất ITA 11% .
  • 43. 43 NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN Bảng 2.9: Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành bất động sản năm 2007 và 2006 Năm 2007 Năm 2006 Một số chỉ tiêu chính năm 2007 Mã CK EPS TM CTCP Số kỳ chi trả DIV/EPS EPS TM CTCP Số kỳ chi trả DIV/EPS Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu D/E LNST/VCSH CII 2800 14.00% 0.00% 2 50.00% 1590 6.00% 0.00% 1 37.74% 95,819,000,000 773,670,910,636 118.65% 12% DIC 4080 19.00% 0.00% 1 46.57% 3740 0.00% 5.00% 1 13.37% 13,714,000,000 60,857,484,412 217.06% 23% ITA 4470 0.00% 15.00% 1 33.56% 3100 10.00% 20.00% 2 96.77% 371,658,000,000 3,303,474,684,751 40.91% 11% NTL 15600 0.00% 50.00% 1 32.05% 370,617,000,000 81.98% 0% SJS 8880 5990 20.00% 33.33% 3 89.03% 344,738,000,000 1,270,928,748,267 21.74% 27% TDH 6200 10.00% 10.00% 3 32.26% 6290 5.00% 20.00% 2 39.75% 143,097,000,000 755,810,694,276 44.79% 19% UIC 2820 18,134,000,000 124,932,000,000 164.99% 15% VIC 2960 0.00% 0.00% 0.00% 287,264,000,000 1,933,137,325,685 64.50% 15% Trung bình 5,976 7.17% 12.50% 1.60 32.41% 4142 8.20% 15.67% 1.80 55.33% 182,060,571,429 1,074,178,606,003 94.33% 15.20% Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
  • 44. 44 2.3.4.3 Ngành dược Đặc điểm ngành: Theo phân loại mức độ phát triển của UNIDO Ngành Dược Việt Nam chủ yếu là sử dụng nguyên liệu nhập về để chế biến một số loại thuốc. Chủ yếu doanh nghiệp trong nước chỉ mới sản xuất các sản phẩm thông thường như kháng sinh, vitamin trong khi các loại thuốc đặc trị chủ yếu vẫn nhập từ nước ngoài về. Hơn thế nữa từ ngày 1 tháng 1 năm 2009 thì các doanh nghiệp trong ngành này lại phải gia tăng cạnh tranh với các công ty nước ngoài khi mà họ chính thức được phép nhập khẩu thuốc. Hình 2.18: Thị phần theo doanh thu thuần năm 2007 của ngành Dược doanh thu thuần 2007 Ngành Dược 50% 32% 18% Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE. Phân loại 5 mức phát triển của UNIDO •Không có công nghiệp dược - hoàn toàn nhập khẩu (59nước) • Gia công đóng gói bán thành phẩm (123 nước) • Sản xuất một số thành phẩm từ nguyên liệu ngoại nhập (86 nước có Việt Nam) •Sản xuất được nguyên liệu và nguyên liệu trung gian (13 nước : Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc…) • Có khả năng phát minh thuốc mới (17 quốc gia : Mỹ, Canada, Ý, Đức…)
  • 45. 45 Chiếm thị phần hàng đầu 50% là Dược Hậu Giang (DHG), tiếp theo là Domesco (DMC) (32%) và cuối cùng là Imexpharm (IMP) 18% (footnote: tính trên tổng doanh thu thuần 3 doanh nghiệp niêm yết trên HoSE). Hiện tại ngành dược vẫn được xem là “siêu lợi nhuận”, ngành Dược vẫn luôn là ngành có cổ tức tiền mặt cao và hấp dẫn nhất. EPS thấp nhất trong năm 2007 của ngành này là DMC (5360 trong khi EPS trung bình toàn thị trường là 3770); EPS thấp nhất trong năm 2006 là IMP (4620 trong khi EPS trung bình toàn thị trường là 3588). Một đặc điểm nữa là ngành này có tỷ lệ nợ vay trên vốn cổ phần thấp trung bình chỉ khoảng 29,78% so với 106,78% toàn thị trường. Năm 2007 tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt của ngành này khá cao đạt 21%.
  • 46. 46 NGÀNH DƯỢC Bảng 2.10: Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành dược năm 2007 và 2006 Năm 2007 Năm 2006 Một số chỉ tiêu chính năm 2007 Mã CK EPS TM CTCP số kỳ DIV/EPS EPS TM CTCP sốkỳ DIV/EPS LNST VCSH D/E LNST /VCSH doanh thu thuần DHG 7000 25.00% 0.00% 2 35.71% 10880 10.00% 0.00% 2 9.19% 127,093,000,000 651,577,146,849 44.60% 20% 1,269,279,925,381 DMC 5360 18.00% 0.00% 2 33.58% 4830 0.00% 10.00% 1 20.70% 64,182,000,000 462,007,338,870 30.49% 14% 811,126,494,750 IMP 5500 20.00% 0.00% 2 36.36% 4620 0.00% 10.00% 1 21.65% 54,343,000,000 497,551,864,431 14.24% 11% 451,602,312,557 TB 5953 21.00% 0.00% 2 35.22% 6777 3.33% 6.67% 1.33 6.67% 81,872,666,667 537,045,450,050 29.78% 14.77% 844,002,910,896 Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
  • 47. 47 2.3.4.4 Ngành hóa chất Đặc điểm của ngành: Hóa chất bao gồm các công ty sản xuất phân bón và hóa chất, cao su, pin và ắc quy. Ngành hóa chất ngày càng khẳng định vai trò của mình trong lĩnh vực ngành công nghiệp. Ngành này có nguyên liệu đầu vào phần lớn từ các chế phẩm của xăng dầu nên cũng tương đối nhạy cảm với giá dầu thô trên thế giới. Trong những năm gần đây, ngành này tăng trưởng khá nhanh và đạt được một số kết quả đáng kể. EPS trung bình ngành cao hơn so với EPS trung bình cả thị trường, năm 2007 trung bình toàn ngành đạt 4.628 trong khi EPS trung bình toàn thị trường là 3770; EPS trung bình ngành trong năm 2006 là 5.955 trong khi EPS trung bình toàn thị trường là 3.588. Xét về thị phần của các công ty trong ngành theo doanh thu thuần năm 2007 thì đứng đầu Đạm Phú Mỹ (DPM 46%)là nhựa Đà Nẵng (14%); tiếp theo là BMP, HIS và DPR với 8%, công ty cao su Hòa Bình chỉ chiếm khoảng 4% thị phần. Hình 2.19: Thị phần doanh thu các công ty ngành hóa chất năm 2007 DOANH THU THUẦN NĂM 2007 NGÀNH HÓA CHẤT 8% 46% 8% 14% 1% 4% 8% 2% 3% 6% BMP DPM DPR DRC DTT HRC HSI TNC TPC TRC Nguồn: Đồ thị tác giả vẽ, dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE. Ngành này chủ yếu là chi trả cổ tức một năm một lần và có chính sách cổ tức tiền mặt cao. Năm 2006 chỉ có 4 công ty trong ngành lên sàn, đến cuối năm 2007 thì con số này là 10. Năm 2006, các công ty hầu hết đều có phát hành cổ tức cổ phần ở mức cao, nhưng chuyển sang năm 2007 thì tất cả các công ty đều thực hiện chính sách cổ tức tiền mặt, cổ tức cổ phần bằng 0. Trung bình chi trả cổ tức tiền mặt của ngành là 17,5% trong khi của toàn thị trường là 17,4%. Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần của ngành này khá cao. Ngoại trừ DTT (5%), TPC (8%) thì trung bình các công ty còn lại đạt gần 29%.
  • 48. 48 NGÀNH HÓA CHẤT Bảng 2.11: Các chỉ tiêu tài chính và cổ tức của các công ty ngành hóa chất năm 2007 và 2006 Năm 2007 Năm 2006 Một số chỉ tiêu chính năm 2007 Mã CK EPS TM CTCP Số kỳ DIV /EPS EPS TM CTCP Số kỳ DIV /EPS LNST VCSH D/E LNST/ VCSH Doanh thu thuần BMP 6710 15.0% 0% 2 22.35% 6970 29% 0.00% 3 41.61% 93,426,000,000 421,586,849,450 18.06% 22% 679,999,838,956 DPM 4506 10.0% 0.% 1 22.19% 1,320,796,000,000 4,377,160,453,839 31.10% 30% 3,779,037,911,197 DPR 5770 15.0% 0% 1 26.00% 230,620,000,000 668,559,000,000 69.24% 34% 703,796,000,000 DRC 5440 30.0% 0% 1 55.15% 5570 0% 41.00% 1 73.61% 70,868,000,000 208,533,406,079 54.70% 34% 1,169,780,663,174 DTT 1410 7.0% 0% 1 49.65% 3000 6% 10.00% 2 53.33% 4,726,000,000 100,846,829,637 5.04% 5% 54,860,310,253 HRC 7720 30.0% 0% 1 38.86% 8280 60% 80.00% 2 169.08% 132,910,000,000 339,834,357,790 19.77% 39% 296,007,665,488 HIS 4110 11.0% 0% 1 26.76% 25,035,000,000 135,619,000,000 341.90% 18% 656,894,000,000 TNC 1760 9.5% 0% 1 53.98% 33,786,000,000 217,942,602,975 26.68% 16% 165,706,086,735 TPC 2940 26,854,000,000 357,506,000,000 23.94% 8% 288,291,000,000 TRC 5910 30.0% 0% 2 50.76% 177,445,161,113 470,356,691,791 73.73% 38% 491,893,912,054 TB 4628 17.5% 0% 1.22 38.41% 5955 23.75% 32.75% 2 84.41% 211,646,616,111 729,794,519,156 66.42% 24.38% 828,626,738,786 Nguồn: Số liệu tự tính toán dựa trên số liệu thu thập từ các bản tin HOSE.
  • 49. 49 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3.1. Tổng hợp nhận xét đánh giá chung về những tồn tại của chính sách cổ tức trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua Mức cổ tức tiền mặt chi trả trung bình cho toàn thị trường là 11.07% trong năm 2006; năm 2007 con số này là 12,99%. Đó là chỉ tính riêng hình thức cổ tức tiền mặt cũng tương đối cao so với lãi suất tiền gửi ngân hàng. Nếu gộp luôn cổ tức cổ phần thì tỷ lệ chi trả của các công ty đại chúng này còn cao hơn; năm 2006 21,52% và trung bình 2007 là 17,72%. Việc trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao có mặt tích cực là tạo sức ép cho Ban quản lý doanh nghiệp phải hoạt động năng động, sáng tạo, hiệu quả hơn đồng thời có điều kiện đào thải những nhà quản trị kém. Thực tế, các công ty chi trả cổ tức thường sử dụng vốn hiệu quả hơn những công ty tương tự mà không chi trả cổ tức. Tuy nhiên việc trả cổ tức bằng tiền mặt ở mức cao sẽ hạn chế khả năng tích tụ vốn của doanh nghiệp để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tỷ trọng vốn vay ngân hàng tăng lên và có khả năng mất cân đối các nguồn trả nợ nếu doanh nghiệp không thận trọng trong việc vay vốn hoặc việc đầu tư sẽ không được mạnh dạn, có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư tốt. Về phía doanh nghiệp, tỷ lệ chi trả trung bình DIV/EPS năm 2006 là 60,91% năm 2007 là 53,84% việc chi trả cổ tức cao như thế phải chăng là do các công ty làm ăn hiệu quả? Phải chăng các doanh nghiệp này không cần tái đầu tư? Thế thì các doanh nghiệp này vay nợ làm gì? Tỷ lệ D/E năm 2006 trung bình toàn thị trường là 153%, trong năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 106,78%. Vậy phải chăng cá nhân nhà đầu tư ưa thích cổ tức tiền mặt cao? Điều này có thể đúng cũng có thể sai vì vao thời điểm chi trả cổ tức cho năm 2006 (khoảng giữa năm 2007) chẳng phải cổ đông đã rất ủng hộ kế hoạch phát hành cổ phần để chi trả cổ tức đó sao. Cho đến đầu năm 2008 thì tình hình lại chuyển biến theo chiều ngược lại, cổ đông chỉ yêu cầu cổ tức tiền mặt. Trong một số đại hội đã diễn ra cuối tháng 3, đầu tháng 4 vừa qua, các vấn đề được cổ đông quan tâm và tham gia góp ý nhiều nhất lại không phải là báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 (vốn cổ đông đã biết) hay kế hoạch kinh doanh 2008, mà tập trung ở các vấn đề chia cổ tức và phát hành cổ phiếu mới trong năm 2008. Việc phát hành thêm hay chia cổ tức bằng cổ phiếu nói chung bị rất nhiều cổ đông phản đối. Thay vào đó, họ yêu cầu được trả cổ tức, và trả hết, bằng tiền mặt. Sau một giai đoạn cổ phiếu tăng giá chóng mặt suốt từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2007, vì thế các cổ đông đều ưa thích việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tranh thủ cơ hội trên, việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn cũng được nhiều công ty niêm yết, công ty chứng khoán và công ty đại chúng khác tận dụng tối đa. Nhiều công ty trong vòng 1 năm phát hành thêm cổ phiếu 2 lần. Việc tăng vốn