SlideShare a Scribd company logo
1 of 59
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH
NGHIỆP............................................................................................................... 3
I. LỢI NHUẬN, KẾT CẤU LỢI NHUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN
TRONG DOANH NGHIỆP................................................................................. 3
1.1. Khái niệm lợi nhuận...................................................................................... 3
1.2. Kết cấu lợi nhuận .......................................................................................... 5
1.2.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh............................................. 5
1.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động khác ..................................................................... 6
1.3. Vai trò của lợi nhuận..................................................................................... 6
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp........................ 7
1.4.1. Tổng mức lợi nhuận................................................................................... 7
1.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh .............................................. 7
1.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ............................................................... 8
1.4.4. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí .................................................................... 8
1.4.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu....................................................... 8
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI
NHUẬN ............................................................................................................... 9
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp .............................. 9
2.1.1. Nhân tố khách quan ................................................................................... 9
2.1.1.1. Các nhân tố về thị trường........................................................................ 9
2.1.2. Nhân tố chủ quan ..................................................................................... 12
2.2. Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp.................................................... 15
2.2.1. Nguyên tắc trong phân phối lợi nhuận..................................................... 15
2.2.2. Nội dung trong phân phối lợi nhuận........................................................ 15
2.2.3. Mục đích sử dụng các quỹ ....................................................................... 16
2.2.4. Ý nghĩa của việc phân phối...................................................................... 17
III. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN ....................................... 18
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao lợi nhuận nhuận của doanh nghiệp trong điều
kiện hiện nay ...................................................................................................... 18
3.2. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp.............................. 19
3.2.1. Các biện pháp tăng doanh thu.................................................................. 19
3.2.2. Các biện pháp về chi phí.......................................................................... 19
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÂN
PHỐI LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT KIỀU VIỆT ..... 21
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
2
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT KIỀU
VIỆT................................................................................................................... 21
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty........................................... 21
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động kinh doanh.............................. 22
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp................................................... 22
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp................... 22
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh ......................... 22
1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp.................................................... 22
1.3.2 Mạng lưới kinh doanh............................................................................... 25
1.4. Kết quả kinh doanh năm 2017-2019........................................................... 25
II. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ CÔNG TÁC PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT KIỀU VIỆT ..................................... 27
2.1. Phân tích tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phần Kiều Việt giai đoạn 2017-
2019.................................................................................................................... 27
2.1.1. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty ............................................... 27
2.1.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty ............. 23
2.2.Phân tích tình hình phân phối lợi nhuận tại công ty .................................... 26
2.2.1. Chính sách cổ tức của công ty ................................................................. 26
2.2.2. Phân phối lợi nhuận vào các quỹ (dựa trên số liệu bảng phân phối lợi
nhuận sau thuế của công ty................................................................................ 27
2.3. Đánh giá tình hình lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại công ty .............. 30
2.3.1 Những ưu điểm ......................................................................................... 30
2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục ................................................................. 31
CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN VÀ PHÂN
PHỐI LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT KIỀU VIỆT .... 32
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG VÀI NĂM TỚI. 32
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN NỘI THẤT KIỀU VIỆT ........................................................................ 33
2.1. Nhóm biện pháp tăng doanh thu................................................................. 33
2.1.1. Các biện pháp về thị trường tiêu thụ hàng hóa ........................................ 34
2.1.2. Giải pháp về sản phẩm............................................................................. 37
2.1.3. Đa dạng hóa phương thức bán hàng và thanh toán tiền hàng.................. 39
2.1.4. Giải pháp về công tác quản lý.................................................................. 39
2.2. Các giải pháp tài chính................................................................................ 40
2.2.1. Nhóm biện pháp giảm chi phí.................................................................. 40
2.2.2. Huy động vốn trong và ngoài doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn...................................................................................................................... 42
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
3
2.2.3. Tổ chức tốt công tác bán hàng và thanh toán tiền hàng........................... 45
KẾT LUẬN........................................................................................................ 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 48
Chuyên đề tốt nghiệp
1
LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế nước ta trong những năm vừa qua đã có những bước đi nhảy vọt,
tăng trưởng cao và đang trong đà hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Nền tảng cơ bản chủ chốt để đẩy nền kinh tế nước ta phát triển chính là sự năng
động của các doanh nghiệp cộng thêm chính sách thông thoáng, đúng đắn của
Nhà Nước. Chính nhờ sự hoạt động năng động của các doanh nghiệp đã đem lại
lợi nhuận, tạo tiền đề cho sự phát triển và thể hiện vị thế của đất nước ta trên
trường quốc tế.
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế quan trọng nhất của các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, nó là chỉ tiêu cơ bản để
đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như tiềm năng của mỗi doanh nghiệp. Để tồn
tại và phát triển thì điều chủ yếu quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải làm
ăn có hiệu quả, phải thu được lợi nhuận. Lợi nhuận và các giải pháp làm tăng lợi
nhuận đã và đang trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu của các doanh
nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận và phân phối lợi nhuận đối
với sự lớn mạnh của doanh nghiệp, với những kiến thức đã được trang bị trong
nhà trường cùng với thực tế tìm hiểu tại công ty cổ phần nội thất Kiều Việt, hơn
nữa được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của cô giáo …………. và các cô chú
phòng Tài chính - Kế toán, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Lợi nhuận và phân
phối lợi nhuận - thực trạng và giải pháp nâng cao lợi nhuận trong hoạt
động kinh doanh của công ty cổ phần nội thất Kiều Việt” để làm chuyên đề
tốt nghiệp với mục đích làm sáng tỏ bản chất và nguồn gốc của lợi nhuận trong
nền kinh tế thị trường, đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh và phân phối lợi nhuận của công ty, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm
nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến việc xác định,
thực hiện lợi nhuận của công ty và thực tế tình hình lợi nhuận, công tác phân
phối lợi nhuận của công ty cổ phần nội thất Kiều Việt.
Chuyên đề tốt nghiệp
2
Phương pháp nghiên cứu: vận dụng phương pháp duy vật biện chứng để
nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề một cách khoa học trong sự vận động thống nhất
của một tổng thể vật chất cùng với sự tác động khách quan của các yếu tố bên
ngoài lên chung. Một số phương pháp cụ thể: phương pháp so sánh, phương
pháp phân tích,…
Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, em xin được trình
bày thành 3 chương như sau:
Chương I: Lý luận chung về lợi nhuận trong các doanh nghiệp.
Chương II: Tình hình lợi nhuận và công tác phân phối lợi nhuận tại
công ty cổ phần nội thất Kiều Việt
Chương III: Một số biện pháp góp phần nâng cao lợi nhuận và phân
phối lợi nhuận hợp lý tại công ty cổ phần nội thất Kiều Việt
Chuyên đề tốt nghiệp
3
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP
I. LỢI NHUẬN, KẾT CẤU LỢI NHUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm lợi nhuận
Mỗi chế độ xã hội, mỗi giai đoạn lịch sử, lợi nhuận được hiểu theo những cách
khác nhau. Đó là đề tài tranh luận của nhiều trường phái, nhiều nhà lý luận kinh tế. Từ
những giai đoạn đầu sơ khai của nền kinh tế hàng hoḠcho đến khi nền kinh tế thị
trường phát triển ở giai đoạn cao, sản xuất, trao đổi hàng hoá trên thị trường chịu sự
tác động chủ yếu của quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Phương
thức sản xuất phong kiến tan rã chuyển sang phương thức sản xuất TBCN, sản xuất và
lưu thông hàng hoá phát triển thì lợi nhuận luôn giữ một vai trò quan trọng, là mục
đích mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều hướng tới, là điều kiện tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp.
Như ta đã biết, trong nền kinh tế trọng thương thì lợi nhuận được hiểu là do lĩnh
vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra. Nó là kết quả của việc mua rẻ bán đắt mà có.
Có thể nói, đây là một cách hiểu sơ khai nhất về lợi nhuận, sự hạn chế và cách hiểu
bản chất lợi nhuận do họ chưa biết đến nguồn gốc sinh ra lợi nhuận. Dựa vào quan
niệm về lợi nhuận như trên, những đề xuất trong chính sách của họ đều thiên về tổng
kết kinh nghiệm thực tiễn. Đây còn là thời kỳ tan rã của phương thức sản xuất phong
kiến, phát sinh phương thức sản xuất TBCN, nền kinh tế giản đơn chuyển sang nền
kinh tế thị trường và chủ nghĩa trọng thương là hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiên của
giai cấp tư sản.
Trong khi đó, quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng nông cho rằng lợi
nhuận có được là do tiết kiệm chi phí mà có còn lưu thông không tạo ra gì cả. Quan
điểm này trái ngược với quan điểm của chủ nghĩa trọng thương, điều đó cho thấy được
sự hạn chế về mặt xã hội cũng như mặt lý luận trong quá trình nhận thức lợi nhuận về
học thuyết và phân tích kinh tế.
Đến thời kỳ C.Marx, ông đã thực hiện một cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh
tế chính trị. C.Marx là người đã phân chia thời gian lao động của người công nhân
thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư. Trong thời gian lao
Chuyên đề tốt nghiệp
4
động tất yếu người lao động sáng tạo ra sản phẩm cho mình còn trong thời gian lao
động thặng dư người lao động sáng tạo ra sản phẩm thặng dư và bị nhà tư bản chiếm
đoạt và gọi là giá trị thặng dư. Nếu gọi giá trị sản phẩm là C + V + m
Trong đó:
C: Chi phí nhà sản xuất bỏ ra để mua TLSX
V: Chi phí thuê nhân công
m: Giá trị thặng dư
Thì giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài tiền mua sức lao động và do
người công nhân làm thuê sáng tạo ra.Như vậy, trong quá trình sản xuất, sức lao động
sáng tạo ra giá trị mới lớn hơn phần tiền công lao động, phần dôi ra là giá trị thặng dư.
Tuy nhiên, đối với nhà tư bản thì họ lấy kết quả tiền thu bán hàng so sánh với
chi phí sản xuất đã bỏ ra về tư liệu sản xuất, tiền thuê nhân công và phần dôi ra gọi là
lợi nhuận.
Như vậy khái niệm lợi nhuận gắn liền với khái niệm chi phí sản xuất. Do đó,
C.Marx cho rằng, lợi nhuận xét về bản chất là một bộ phận của giá trị thặng dư do
người lao động tạo ra và nó chỉ là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư mà thôi.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường thì lợi nhuận là mục tiêu không thể thiếu
ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Dưới góc độ tài chính, lợi nhuận là kết quả tài chính cuối
cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh
tế các hoạt động của doanh nghiệp có thể thấy lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa
doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập đó từ hoạt động của
doanh nghiệp.
Như vậy, để xác định lợi nhuận thu được trong một thời kỳ nhất định người ta
căn cứ vào hai yếu tố:
- Thu nhập phát sinh trong một thời kỳ nhất định.
- Chi phí phát sinh để đem lại thu nhập trong thời kỳ đó, hay nói cách khác chỉ
những chi phí phân bổ cho các hoạt động, các nghiệp vụ kinh doanh đã thực hiện trong
kỳ.
Công thức xác định lợi nhuận:
Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí
Chuyên đề tốt nghiệp
5
Đối với các doanh nghiệp, thu nhập chủ yếu là doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ. Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ là biểu hiện bằng tiền giá trị sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp cho thị trường trong một thời
kỳ nhất định sau khi trừ đi các khoản giảm trừ như: chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại; cộng thêm phần trợ giá, phụ thu, phụ trội khi thực hiện
việc cung cấp hàng hóa dịch vụ. Thời điểm xác định doanh thu là khi người mua chấp
nhận thanh toán, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
Chi phí là khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để có được thu nhập đó. Trong
tổng chi phí, chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí kinh doanh, ngoài ra các khoản thuế
gián thu được coi là một khoản chi phí nói chung mà doanh nghiệp phải nộp cho Ngân
sách Nhà nước để được quyền tự do hoạt động trong hành lang mà pháp luật đó bảo
hộ.
Như vậy, để có được lợi nhuận thì toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp thực
hiện được trong kỳ phải đủ bù đắp chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra và có lãi.
1.2. Kết cấu lợi nhuận
Ngày nay, hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp đều phát triển và mở
rộng không ngừng trong khuôn khổ hành lang pháp lý của Nhà nước. Các cơ chế chính
sách của Nhà nước đều nhằm mục đích khuyến khích sự phát triển đầu tư của doanh
nghiệp trong nước cũng như ngoài nước. Do đó phạm vi kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp trong nền kinh tế đều được mở rộng, các doanh nghiệp có thể đầu tư vào nhiều
hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, đa dạng hoá qui mô hoạt động kinh doanh.
Chính vì vậy, lợi nhuận thu được từ nhiều hoạt động khác nhau, theo chế độ hiện hành
ở nước ta lợi nhuận trong doanh nghiệp có 2 loại sau:
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Lợi nhuận từ hoạt động khác
1.2.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh
thu của hoạt động sản xuất kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động đầu tư vốn nhằm tìm
kiếm lợi nhuận theo những mục tiêu đã được xác định sẵn. Lợi nhuận từ hoạt động sản
xuất kinh doanh bao gồm hai hoạt động:
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ: Theo phân
Chuyên đề tốt nghiệp
6
công lao động xã hội, chức năng chủ yếu của kinh doanh thương mại là mua bán trao
đổi hàng hóa, cung cấp các dịch vụ nhằm đưa hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng. Lợi
nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ được hình thành từ việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp còn có thể tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính. Hoạt động tài chính
là hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp như: mua bán trái phiếu, cổ phiếu;
góp vốn liên doanh liên kết; cho thuê tài sản; lãi tiền gửi, lãi cho vay thuộc nguồn vốn
kinh doanh… Các khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động này góp phần làm tăng tổng
lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động khác
Lợi nhuận từ hoạt động khác: là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của
các hoạt động khác và thuế phải nộp theo quy định (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp).
Đó là các khoản lãi thu được từ các hoạt động riêng biệt khác ngoài những hoạt động
nêu trên. Những khoản lãi này phát sinh không thường xuyên, doanh nghiệp không dự
kiến trước hoặc có dự kiến trước nhưng ít có khả năng thực hiện được. Lợi nhuân khác
thường bao gồm: thu từ các khoản phải trả không xác định được chủ nợ, thu hồi các
khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ, các khoản lãi từ việc bán vật tư tài sản thừa sau
khi đã bù trừ hao hụt mất mát, lãi thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; tiền
được phạt, được bồi thường…
1.3. Vai trò của lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó
phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh
kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định…
Lợi nhuận là một nguồn thu điều tiết quan trọng của Ngân sách Nhà nước, giúp
Nhà nước thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, phát triển đất nước.
Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng toàn bộ nền kinh
tế quốc dân và doanh nghiệp.
Lợi nhuận được để lại doanh nghiệp thành lập các quỹ tạo điều kiện mở
rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Chuyên đề tốt nghiệp
7
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao
động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn.
Mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là sản xuất kinh doanh
thật nhiều sản phẩm, đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước với
giá thành thấp nhất và mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp, tăng tích luỹ
mở rộng sản xuất, là điều kiện cải thiện đời sống vật chất của người lao động trong
doanh nghiệp, góp phần làm giàu mạnh đất nước. Ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh
thua lỗ sẽ dẫn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khó khăn, thiếu khả năng thanh
toán, tình hình này kéo dài doanh nghiệp sẽ bị phá sản.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp
1.4.1. Tổng mức lợi nhuận
Tổng mức lợi nhuận là một chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số lãi sẽ được tạo ra
trong năm. Chỉ tiêu này được xác định và tổng hợp theo từng mảng hoạt động hoặc
theo từng đơn vị thành viên của DN
Tổng mức lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của
toàn bộ hoạt động kinh doanh, nhưng không vì thế mà coi nó là chỉ tiêu duy nhất để
đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và cũng không
thể chỉ dùng nó để so sánh chất lượng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
khác nhau. Để đánh giá, so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
với nhau thì ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối, người ta còn phải sử dụng chỉ tiêu
tương đối là tỷ suất lợi nhuận. Các tỷ suất lợi nhuận thường được sử dụng để đánh giá
chất lượng hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:
1.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
=
Tổng lợi nhuận trước thuế
x 100%
trên tổng vốn kinh doanh Tổng vốn KD bình quân
Hoặc:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
=
Tổng lợi nhuận sau thuế
x 100%
trên tổng vốn kinh doanh Tổng vốn KD bình quân
Vốn kinh doanh bình quân được tính như sau:
= Vốn kinh doanh + Vốn kinh doanh
Chuyên đề tốt nghiệp
8
Vốn kinh doanh đầu kỳ cuối kỳ
bình quân
2
Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh cho biết, cứ 1 đồng vốn sử dụng
bình quân trong kỳ ta thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước và sau thuế). Thông
qua chỉ tiêu này có thể đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ đó doanh
nghiệp có biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
1.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
=
Tổng lợi nhuận trước thuế
x 100
trên doanh thu Tổng doanh thu thuần
Hoặc:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
=
Tổng lợi nhuận sau thuế
x 100%
trên doanh thu Tổng doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ thì có
bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước và sau thuế). Công thức trên cho thấy, để tăng tỷ suất
lợi nhuận, một mặt phải tăng khối lượng tiêu thụ mặt khác phải đảm bảo chất lượng
sản phẩm tiêu thụ. Nếu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng doanh
thu thì tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng và ngược lại.
1.4.4. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Tỷ suất lợi nhuận
=
Tổng lợi nhuận sau thuế
x 100%
trên chi phí
Tổng CPKD phân bổ cho hàng đã tiêu
thụ trong năm
Nó cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ vào sản xuất sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí càng cao càng tốt. Bởi lẽ mục tiêu của doanh
nghiệp là tăng lợi nhuận cao và sử dụng chi phí ở mức thấp nhất. Và chính qua đây,
doanh nghiệp có thể biết được lợi thế trong việc tăng giảm chi phí như thế nào là tốt từ
đó đề ra các biện pháp quản lý chi phí cho phù hợp.
1.4.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận = Tổng lợi nhuận sau thuế x 100%
Chuyên đề tốt nghiệp
9
trên vốn chủ sở hữu vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho thấy, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra trong kinh doanh thì thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp thấy được hiệu quả
của nguồn vốn chủ sở hữu bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, từ
đó giúp doanh nghiệp định hướng sản xuất những mặt hàng có doanh lợi cao, đảm bảo
sản xuất có hiệu quả. Chỉ tiêu này còn là mối quan tâm của các nhà cung ứng tín dụng
và các nhà đầu tư.
II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI
NHUẬN
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận của doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp do đó, nó sẽ
chịu ảnh hưởng của tổng hợp các nhân tố kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, xã hội, thị trường
trong và ngoài nước. Kết cấu của lợi nhuận khá phức tạp và nó ảnh hưởng bởi nhiều
nhân tố. Trong đó có những nhân tố thuộc về bên trong chủ quan của doanh nghiệp, có
những nhân tố bên ngoài không thuộc tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Một số nhân tố
ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp như sau
2.1.1. Nhân tố khách quan
2.1.1.1. Các nhân tố về thị trường
* Thị trường và sự cạnh tranh: Chính nhu cầu hàng hoá, dịch vụ của thị trường
quyết định lượng cung ứng của doanh nghiệp trên cơ sở xác định quy mô sản xuất tối
ưu. Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả đồng thời là một doanh nghiệp
có được thị trường tiêu thụ lớn, nhiều tiềm năng. Mục đích của doanh nghiệp là sản
xuất hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng để kiếm lời. Bởi vậy
mà các doanh nghiệp rất chú trọng đến việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và mở
rộng thị trường từ đó mở rộng quy mô kinh doanh thu được lơin nhuận ngày càng
nhiều.
Khi có khả năng thanh toán của xã hội với sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên,
doanh nghiệp sẽ bán được nhiều sản phẩm với mức giá có xu hướng tăng lên, nên sẽ
thu được nhiều lợi nhuận hơn. Nhưng khi nhu cầu này giảm xuống thì lượng tiêu thụ
sản phẩm giảm đi, mức lợi nhuận doanh nghiệp giảm đi. Như chúng ta có thể thấy,
mối quan hệ cung cầu có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Và điều
quan trọng ở đây là mỗi loại doanh nghiệp sau khi đã nghiên cứu kỹ về cung cầu thị
Chuyên đề tốt nghiệp
10
trường về hàng hoá, dịch vụ mình sản xuất kinh doanh thì phải xác định được một quy
mô sản xuất tối ưu, chất lượng hàng hoá, xác định được mức giá phù hợp nhất để đảm
bảo cho người bán muốn bán và người mua cũng muốn mua. Từ đó đảm bảo được lợi
nhuận tối ưu.
Nói đến thị trường không thể không nói đến yếu tố cạnh tranh. Cạnh tranh là
một đặc tính tất yếu của nền kinh tế thị trường và có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và
phát triển của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có khả năng cạnh tranh tốt sẽ thu
hút được khách hàng, chiếm lĩnh được thị trường, đạt lợi nhuận cao. Ngược lại doanh
nghiệp không có khả năng cạnh tranh sẽ giảm dần thị phần tiêu thụ sản phẩm trên thị
trường, dẫn đến khả năng không thể tồn tại lâu dài được. Bởi thế, các doanh nghiệp
cần đặc biệt chú ý đến vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh trên tất cả các mặt của
hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Giá cả vật tư, tiền lương đầu vào của doanh nghiệp:
Giá cả vật tư, tiền lương đầu vào thuộc về chi phí sản xuất kinh doanh, và là
một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận doanh nghiệp. Một giải pháp hiệu quả để
tăng lợi nhuận là phải giảm thiểu chi phí và giảm được giá vật tư đầu vào và chi phí
tiền lương hợp lý luôn là mối quan tâm hàng đầu cho việc giảm chi phí. Nhân tố này
có quan hệ tác động ngược chiều với lợi nhuận. Khi mà giá cả vật tư, tiền lương đầu
vào càng cao làm cho chi phí tăng lên và lợi nhuận sẽ giảm đi rõ rệt. Bởi vậy, nếu giá
cả vật tư ổn định, tiền lương hợp lý sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn.
* Giá cả các dịch vụ mua ngoài:
Cũng là một yếu tố chi phí, do đó giá cả các dịch vụ mua ngoài của doanh
nghiệp cũng phần nào ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt
động của mình, doanh nghiệp cũng phải thanh toán nhiều chi phí dịch vụ mua ngoài
thiết yếu, ví dụ như: chi phí quảng cáo, chi phí điện nước… Chi phí dịch vụ mua ngoài
nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vậy giá cả các
dịch vụ đó có ảnh hưởng lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp khác nhau
đó. Tuy nhiên dù ít hay nhiều sự biến động lên xuống của giá cả dịch vụ mua ngoài
cũng có ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp và do đó, các doanh nghiệp cũng cần
phải xem xét tới ảnh hưởng này để có biện pháp giảm tới mức tối thiểu tác động xấu
của nó.
Chuyên đề tốt nghiệp
11
2.1.1.2. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô và chính sách kinh tế của Nhà nước.
* Môi trường vĩ mô
Doanh nghiệp chỉ là một tế bào nhỏ bé trong hệ thống kinh tế quốc dân, hoạt
động của nó không chỉ chịu tác động của nhân tố thuộc môi trường vi mô mà còn chịu
chi phối từ môi trường kinh tế vĩ mô. Môi trường kinh tế vĩ mô với các yếu tố: lãi suất,
lạm phát, tỷ giá…có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp tuỳ theo lĩnh vực
kinh doanh. Vì vậy nó không thể không ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
* Chính sách kinh tế của Nhà nước
Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường thể hiện thông qua
việc điều tiết kinh tế ở tầm vĩ mô bằng các chính sách, luật và công cụ tài chính. Chính
sách quản lý của Nhà nước sẽ định hướng, khuyến khích hay hạn chế hoạt động của
các tổ chức kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Đặc biêt, chính sách thuế
có sự ảnh hưởng lớn đến các quyết định kinh doanh và các kế hoạch đầu tư của doanh
nghiệp.
2.1.1.3. Cung cầu hàng hóa trên thị trường
Đây là một yếu tố khách quan tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Sự
biến động của cung - cầu hàng hóa trên thị trường ảnh hưởng đến khối lượng hành hóa
bán ra của doanh nghiệp. Nếu cung lớn hơn cầu chứng tỏ nhu cầu về mặt hàng kinh
doanh của doanh nghiệp đã đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng và đang có xu
hướng dư thừa. Lúc này dù doanh nghiệp có các biện pháp khuyến khích mua hàng
nhưng việc tăng khối lượng hàng bán ra là rất khó khăn kéo theo lợi nhuận của doanh
nghiệp có thể giảm dần. Ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu tức là mặt hàng mà doanh
nghiệp kinh doanh được nhiều người tiêu dùng chọn dùng. Nếu nhạy bén trong kinh
doanh thì đây là lúc doanh nghiệp dễ dàng đẩy mạnh hoạt động bán hàng làm tăng lợi
nhuận.
2.1.1.4. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một đất nước ổn định sẽ tạo
tâm lý yên tâm cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là môi trường
đầu tư an toàn mà các nhà đầu tư muốn lựa chọn, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện, cơ
hội mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu một đất nước có tình hình kinh tế,
chính trị không ổn định, bị rối loạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiêu dùng cũng như
sản xuất của quốc gia đó. Tình hình văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến tập quán tiêu dùng
Chuyên đề tốt nghiệp
12
của khách hàng vì vậy, doanh nghiệp cần phải nắm bắt kịp thời với sự biến động của
các yếu tố đó và có các phản ứng kịp thời giúp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.1.1.5. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế
Đây là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu cơ sở
hạ tầng tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn
như mạng lưới giao thông thông suốt thuận tiện cho việc đi lại có thể rút ngắn thời
gian lưu thông hàng hóa, tiết kiệm được chi phí và đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu
cầu của khách hàng làm tăng doanh thu tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu
cơ sở hạ tầng yếu kém gây khó khăn cho việc chu chuyến hàng hóa, cản trở hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ làm giảm bớt doanh thu cũng như lợi nhuận
của doanh nghiệp.
Những nhân tố khách quan trên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp. Những ảnh hưởng này
nằm ngoài tầm kiểm soát chi phối của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp vẫn cần phải
tìm hiểu, phân tích để tận dụng những ảnh hưởng tích cực và hạn chế đến mức tối đa
ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.2. Nhân tố chủ quan
2.1.2.1. Phạm vi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Phạm vi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: ngành nghề, sản phẩm
kinh doanh và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp với phạm vi
hoạt động kinh doanh riêng sẽ có đặc thù riêng về cơ cấu hàng hoá, thị trường tiêu thụ,
cách thức tổ chức sản xuất, cấu thành chi phí, giá cả hàng hoá đầu vào đầu ra. Chính
đặc thù này sẽ tạo ra vị trí riêng của doanh nghiệp trong thị trường, do đó ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh
nghiệp.Tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là quá trình thực hiện
sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố sức lao động, vật tư, kỹ thuật…để chế tạo ra sản
phẩm hàng hoá. Quá trình này có thuận lợi suôn sẻ hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn tới
việc tạo ra số lượng sản phẩm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm và chi phí sử dụng các
yếu tố để sản xuất ra hàng hoá đó. Vấn đề cơ bản đặt ra cho mỗi nhà kinh doanh là sản
xuất cái gì, sản xuất như thế nào sản xuất cho ai và sản xuất với số lượng bao nhiêu?
Và vấn đề sản xuất như thế nào để có các chi phí đầu vào thấp mà vẫn đảm bảo chất
Chuyên đề tốt nghiệp
13
lượng sản phẩm ngày càng nâng cao. Các yếu tố đầu vào được lựa chọn tối ưu sẽ tạo
khả năng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và
giá thành giảm từ đó có cơ sở tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngược lại.
2.1.2.2. Việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trên thị trường
Hàng hoá sản xuất ra phải được tiêu thụ tốt, chứng tỏ doanh nghiệp đã phải giải
quyết tốt vấn đề kinh tế cơ bản thứ ba là: “sản xuất cho ai” công tác tiêu thụ nằm trong
giai đoạn cuối cùng của cả một quá trình kinh doanh nhằm tăng tổng doanh thu tiêu
thụ. Doanh thu tiêu thụ là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, doanh thu tiêu thụ có quan
hệ cùng chiều với lợi nhuận doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu tiêu dùng, sức mua đối với từng loại hàng
hóa cũng thay đổi liên tục, vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách lựa chọn cơ
cấu mặt hàng kinh doanh phù hợp. Doanh nghiệp có chính sách sản xuất kinh doanh
sản phẩm linh hoạt thì sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa tạo điều kiện thu được lợi
nhuận cao, tốc độ quay vòng vốn cũng tăng. Nếu ngược lại thì ảnh hưởng đến tốc độ
quay vòng vốn, sản phẩm tồn kho nhiều làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, lợi nhuận giảm.
2.1.2.3. Hoạt động quản lý của doanh nghiệp
* Quản lý kinh doanh
Tổ chức quản lý tốt được quá trình kinh doanh của doanh nghiệp luôn là một
vấn đề bức xúc hết sức quan trọng đối với mọi nhà kinh doanh ngày nay. Bởi công
việc này gián tiếp tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Quản lý kinh doanh gồm các khâu cơ bản: định hướng chiến lược phát triển
doanh nghiệp, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh, xây dựng các phương án
kinh doanh, xây dựng được kế hoạch kinh doanh, tổ chức các hoạt động kinh doanh…
Các khâu này nếu được tổ chức quản lý tốt sẽ có khả năng làm tăng sản lượng, nâng
cao chất lượng sản phẩm và có thể hạ được giá thành sản phẩm nhờ giảm được chi phí
quản lý và chi phí bán hàng từ đó dẫn đến tăng lợi nhuận doanh nghiệp.
* Quản lý lao động
Đây là một nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá
thành sản phẩm của doanh nghiệp. Việc tổ chức được quá trình kinh doanh khoa học
sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý - bố trí lực lượng lao động cân
Chuyên đề tốt nghiệp
14
đối đồng bộ trong dây chuyền sản xuất, sử dụng tốt thói quen lao động hữu ích, không
để lao động nằm chờ việc, loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí thời
gian, có tác dụng lớn với việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí dẫn đến hạ
giá thành sản phẩm. Để đạt được điều đó thì bên cạnh việc đặt định mức lao động hợp
lý doanh nghiệp cần phải quan tâm đến yếu tố con người một cách đúng mức, cụ thể là
công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần quan tâm đến người
lao động ngoài yếu tố về tinh thần (sinh hoạt quần chúng, đoàn thể…) còn phải quan
tâm đến yếu tố về lợi ích kinh tế của từng thành viên, chú trọng đến tiền lương, tiền
thưởng, để khơi dậy trong họ tiềm năng, sự nhiệt tình cống hiến hết mình cho sự
nghiệp chung của doanh nghiệp.
* Quản lý tài chính
Quản lý tốt về tài chính trực tiếp liên quan đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp tránh tình trạng ứ đọng vốn chiếm dụng vốn, tăng khả năng
thanh toán. Để quản lý tốt về tài chính, doanh nghiệp phải tổ chức tốt về công tác hạch
toán, kế toán. Kế toán, hạch toán tốt mới có thể quản lý vật tư tốt, sử dụng tài sản hiệu
quả, quản lý các nguồn vốn một cách hữu hiệu, xác định được lợi nhuận một cách
chính xác, tránh tình trạng lãi giả lỗ thật.
2.1.2.4. Về mặt tài chính
* Vốn kinh doanh
Vốn là một yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong môi
trường cạnh tranh doanh nghiệp nào có lợi thế về vốn thì tất yếu sẽ có lợi thế kinh
doanh có thể nắm bắt thời cơ, cơ hội kịp thời. Đây là điều kiện để doanh nghiệp mở
rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường từ đó tăng doanh thu cũng như lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
* Chính sách giá
Chính sách giá là một nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Nó là một chính sách quan trọng đối với việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa dịch
vụ của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có chính sách giá linh hoạt như giảm giá khi
nhu cầu thị trường đang giảm, tăng giá ở mức độ cho phép khi nhu cầu thị trường tăng.
Tóm lại, doanh nghiệp cần có chính sách giá đúng đắn hợp lý với tình hình thị trường.
2.1.2.5. Ý thức trách nhiệm của chủ doanh nghiệp và của người lao động
Bên cạnh khả năng và trình độ chuyên môn, chủ doanh nghiệp cũng như người
Chuyên đề tốt nghiệp
15
lao động cần phải có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao cũng như ý thức
trách nhiệm đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể
tồn tại và phát triển vững mạnh một phần lớn phụ thuộc vào tinh thần xây dựng của
mỗi thành viên trong doanh nghiệp đó.Các thành viên cần có ý thức xây dựng tập thể
vững mạnh, hoàn thành tốt công việc được giao, không ngừng học hỏi nâng cao trình
độ chuyên môn,… tất cả vì sự lớn mạnh của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh có hiệu
quả phải biết tìm kiếm và phát huy những nhân tố có lợi, hạn chế được những nhân tố
kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
2.2. Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp
2.2.1. Nguyên tắc trong phân phối lợi nhuận
Phân phối lợi nhuận nhằm mục đích chủ yếu tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt
động sản xuất kinh doanh và phát triển vốn của doanh nghiệp, khuyến khích người lao
động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế, sau khi chi trả các khoản nộp phạt, được trích lập các quỹ
như: quỹ đầu tư phát triển, lập quỹ dự phòng (nợ khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn
kho, dự phòng trợ cấp mất việc làm), quỹ khen thưởng và phúc lợi.
Về nguyên tắc, lợi nhuận được chia làm hai phần: phần đem chia và phần không chia.
2.2.2. Nội dung trong phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp được phân phối theo thứ tự
sau:
- Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định
- Trừ các khoản tiền phạt vi phạm kỷ luật thu nộp ngân sách, tiền phạt vi phạm
hành chính, phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí hợp lệ chưa
được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
- Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh
nghiệp
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trong một số ngành đặc thù mà
pháp luật quy định phải trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau khi nộp các khoản
trên, doanh nghiệp trích lập các quỹ đó theo tỷ lệ đã được Nhà nước quy định.
Phần lợi nhuận sau khi trừ các khoản trên, được doanh nghiệp trích lập các quỹ
Chuyên đề tốt nghiệp
16
theo tỷ lệ như sau:
(1) Quỹ đầu tư phát triển: mức trích tối thiểu 50%, không hạn chế mức tối đa.
(2) Quỹ dự phòng tài chính: trích 10%, số dư của quỹ này tối đa không vượt
quá 25% vốn điều lệ.
(3) Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: trích 5% , mức tối đa của quỹ không
vượt quá 6 tháng lương thực hiện.
(4) Chia lãi cổ phần (nếu có).
(5) Phần lợi nhuận còn lại sau khi trích đủ các quỹ trên, doanh nghiệp trích quỹ
phúc lợi và quỹ khen thưởng theo quy định:
- Trích tối đa không quá 3 tháng lương thực tế nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn
năm nay không thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm trước.
- Trích tối đa không quá hai tháng lương thực tế nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn
năm nay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm trước.
Trong tổng số lợi nhuận được trích lập vào hai quỹ khen thưởng và quỹ phúc
lợi, sau khi tham khảo ý kiến Công đoàn, Ban lãnh đạo doanh nghiệp quyết định phân
chia vào mỗi quỹ cho phù hợp.
Nếu lợi nhuận trích vào hai quỹ khen thưởng và phúc lợi mà còn dư thì phần
còn lại được chuyển toàn bộ vào quỹ đầu tư phát triển.
2.2.3. Mục đích sử dụng các quỹ
* Quỹ đầu tư phát triển:
Dùng để đầu tư phát triển kinh doanh, đổi mới máy móc, thiết bị, dây chuyền
công nghệ; nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, trợ giúp thêm cho việc đào
tạo nâng cao tay nghề và điều kiện làm việc trong doanh nghiệp… Đối với doanh
nghiệp Nhà nước, trong trường hợp cần thiết Nhà nước có quyền điều động một phần
quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp để sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển
doanh nghiệp Nhà nước khác.
* Quỹ dự phòng tài chính:
Dùng để bù đắp những khoản chênh lệch từ những tổn thất, thiệt hại về tài sản
do thiên tai, địch hoạ, hoặc những rủi ro trong kinh doanh mà doanh nghiệp gặp phải.
Ngoài ra, còn phải trích nộp để hình thành quỹ dự phòng tài chính của tổng công ty
(nếu doanh nghiệp là thành viên của tổng công ty) theo tỷ lệ do hội đồng quản trị tổng
công ty quyết định hàng năm và được sử dụng để hỗ trợ các tổn thất, thiệt hại trong
Chuyên đề tốt nghiệp
17
quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên theo quy định trong quy chế tài
chính tổng công ty.
* Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm:
Quỹ này dùng để trợ cấp cho người lao động có thời gian làm việc tại doanh
nghiệp đủ một năm trở lên bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan và dùng để chi
cho việc đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động do thay đổi công nghệ
hoặc chuyển sang việc mới, đặc biệt là đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của
doanh nghiệp.
Mức trợ cấp là bao nhiêu do Giám đốc cùng với Chủ tịch công đoàn doanh
nghiệp xét cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành.
* Quỹ khen thưởng, phúc lợi:
Quỹ này dùng để thưởng cuối năm hoặc thường kỳ cho cán bộ, công nhân viên
trong doanh nghiệp trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác và mức cơ bản
của mỗi công nhân trong doanh nghiệp, thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể
trong doanh nghiệp có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, mang lại hiệu quả trong kinh
doanh…
Ngoài ra, quỹ còn dùng để đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc
lợi của doanh nghiệp, chi cho các hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công nhân
viên doanh nghiệp, phúc lợi xã hội, góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công
trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng.
Trích nộp để hình thành quỹ khen thưởng tập trung (nếu có) của tổng công ty
nếu là thành viên của tổng công ty.
2.2.4. Ý nghĩa của việc phân phối
Nếu như lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế trong sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, thì vấn đề không dừng lại ở quy mô lợi nhuận nhiều hay ít, tỷ suất lợi nhuận
cao hay thấp, mà vấn đề quan trọng là ở chỗ phân phối lợi nhuận như thế nào. Chính
phân phối lợi nhuận mới tác động tới các mặt lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và
người lao động. Nếu như lợi nhuận của doanh nghiệp làm ra, nhà nước huy động tất cả
(như thời bao cấp), hay phần lớn thì không kích thích doanh nghiệp làm ra lợi nhuận
và người lao động cũng không có hứng thú, hăng hái trong sản xuất,cải thiện kỹ thuật,
hoàn thiện sản phẩm. Chỉ khi nào doanh nghiệp làm ra lợi nhuận, được quyền chi phối
phần lớn lợi nhuận để tích luỹ cho doanh nghiệp và giải quyết hợp lý lợi ích cho người
Chuyên đề tốt nghiệp
18
lao động thì đòn bẩy lợi nhuận mới phát huy tốt hơn vai trò của nó, do vậy việc phân
phối lợi nhuận có ý nghĩa rất to lớn.
Doanh nghiệp thực hiện được nghĩa vụ đối với Nhà nước, đóng góp tích luỹ của
mình cho tích luỹ xã hội để tái sản xuất mở rộng xã hội
Doanh nghiệp có nguồn để tích luỹ nhằm mở rộng tái sản xuất, đổi mới công
nghệ, chống tụt hậu về kỹ thuật để dành được lợi thế trong cạnh tranh và tham gia hội
nhập kinh tế khu vực và toàn cầu một cách có lợi, ít thua thiệt.
Thực hiện được kích thích lợi nhuận vật chất đối với các bên tham gia đầu tư
vào doanh nghiệp (nếu là công ty liên doanh hoặc công ty cổ phần) để họ quan tâm
đến kết quả sản xuất kinh doanh.
Thực hiện được kích thích vật chất đối với người lao động để họ quan tâm đến
thành quả sau cùng của doanh nghiệp.
III. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN
3.1. Sự cần thiết phải nâng cao lợi nhuận nhuận của doanh nghiệp trong
điều kiện hiện nay
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp các DN hầu như được
bao cấp về mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như về tiêu thụ sản phẩm. Do đó lợi
nhuận không được quan tâm đúng mức dẫn đến một thực tế là lợi nhuận không phát
huy được vai trò của mình.
Hơn 20 năm kể từ khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường
hoạt động của các doanh nghiệp có rất nhiều thay đổi. Lúc này, Nhà nước chỉ đóng vai
trò điều tiết vĩ mô, các DN muốn tồn tại và đứng vững trên thương trường thì phải tự
lo vốn kinh doanh, tự điều hành sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả. Lợi nhuận
trở thành mục tiêu hàng đầu và cũng là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát
triển.
Các DN luôn luôn quan tâm đến lợi nhuận và không ngừng phấn đấu để nâng
cao lợi nhuận xuất phát từ các lý do sau:
- Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động SXKD của một
DN. Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận cho phép chúng ta đánh giá về nhiều mặt hoạt động
SXKD của DN từ khâu cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất đến khâu trực tiếp sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng như trình độ tổ chức quản lý của DN.
- Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, DN có tồn tại và
Chuyên đề tốt nghiệp
19
phát triển được hay không điều quyết định là DN có tạo ra được lợi nhuận hay không.
Vì thế lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DN.
- Lợi nhuận là nguồn khuyến khích vật chất đối với người lao động. Khi lợi
nhuận của DN được nâng cao, người lao động sẽ nhận được mức thu nhập thỏa đáng
hơn. Điều này sẽ kích thích tính năng động, sáng tạo của lao động từ đó tăng năng suất
lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN.
- Lợi nhuận của DN là cơ sở xác định nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà
nước (thông qua việc nộp thuế thu nhập). Khoản thu này cùng với các khoản thu khác
được sử dụng để phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng cơ bản.
- Lợi nhuận còn là nguồn tài chính cơ bản để thực hiện quá trình tái sản xuất
kinh doanh mở rộng của DN và của nền kinh tế xã hội.
3.2. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp
3.2.1. Các biện pháp tăng doanh thu
-Tăng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu thị trường :
Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường rất đa dạng và phong
phú, dễ biến động do sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty. Việc tăng lượng sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu thị trường sẽ làm tăng doanh thu dẫn đến tăng
lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt các yếu
tố và điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi,
khuyến khích người lao động tăng nhanh năng suất lao động, phấn đấu cải tiến công
nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa mẫu mã sản phẩm tiêu thụ giá cả phù hợp với
người tiêu dùng.
-Tăng cường tiêu thụ những sản phẩm có lợi nhuận cao :
Mỗi doanh nghiệp có những mặt hàng tiêu thụ khác nhau thì thu được những
nguồn lợi nhuận khác nhau. Đối với những mặt hàng có lợi nhuận lớn thì doanh
nghiệp cần phấn đấu tăng lượng tiêu thụ chú trọng vào sản xuất mặt hàng đó nhiều
hơn.
3.2.2. Các biện pháp về chi phí
- Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và chi phí khác nhằm tăng lợi nhuận :
Đây là nhân tố quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, giá thành là
tổng hợp của nhiều nhân tố chi phí tạo nên bao gồm các chi phí chính như : Chi phí
Chuyên đề tốt nghiệp
20
nguyên vật liệu, nhiên liệu, các chi phí tiền lương, tiền công. Do vậy muốn hạ giá
thành sản phẩm cần phải giảm các nhân tố chi phí.
- Tiết kiệm nguyên vật liệu : Cải tiến định mức tiêu hao, cải tiến phương pháp
công nghệ, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm chi phí mua sắm, vận chuyển, bảo quản và tiết
kiệm nguyên vật liệu.
- Giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm : Muốn giảm
chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm cần tăng nhanh năng suất lao
động bằng cách cải tiến công tác tổ chức sản xuất, tổ chức lao động áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ người lao động, có chế độ khuyến khích người
lao động tăng năng suất lao động.
- Tổ chức khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa : Để thấy được hiệu quả rõ rệt của
sản xuất kinh doanh thì nhất thiết phải làm tốt khâu tiêu thụ sản phẩm. Dù cho sản
phẩm có chất lượng tốt như thế nào mà sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽ không có
lợi nhuận.Cần có biện pháp xúc tiến bán hàng như quảng cáo, khuyến mãi... làm tốt
công tác dịch vụ khách hàng
Chuyên đề tốt nghiệp
21
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÂN PHỐI LỢI
NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT KIỀU VIỆT
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT
KIỀU VIỆT
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần nội thất Kiều Việt hoạt động theo quy định của luật công ty do
quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành. Công ty có tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng, có vốn điều lệ do các cổ đông đóng góp, tự chịu trách nhiệm
về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trụ sở chính tại 60 Chu Văn An, Tp. Quy Nhơn, Bình Định
Thành lập: Ngày 20 tháng 03 năm 2008
Mã số thuế: 4100 596 520
- Văn phòng giao dịch - Xưởng sản xuất
* Văn phòng Giao dịch: Lô 01 Cụm Công nghiệp Quang Trung, Tp. Quy Nhơn, Bình
Định.
* Xưởng sản xuất: Khu công nghiệp Phú Tài, Phường Trần Quang Diệu, Tp. Quy
Nhơn, Bình Định.
Điện thoại liên hệ:
Bộ phận Nội thất: 0256. 3747.567
Bộ phận Kế toán - Quản trị: 0256. 3947.004
Bộ phận Hành chính - Tổng hợp: 0256.3947.003 * Fax: 0256. 3947003
Bộ phận Kỹ thuật: 0256. 3947.005
Website: www.kieuviet.com.vn Email: kieuviet2008@gmail.com
Với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư trẻ, năng động, nhiệt huyết, đam mê nghề
nghiệp, cùng với các đội thi công lành nghề, nhiều kinh nghiệm, Công ty Kiều Việt
luôn đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ, an toàn lao động
và các yêu cầu khác trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, cũng như các công
trình xây dựng khác.
Kiều Việt cam kết tuyệt đối sẽ đem tới cho Quý khách hàng những sản phẩm
thiết kế, xây dựng đích thực, hội tụ đầy đủ sự tiện ích và tối ưu hóa trong sử dụng.
Chuyên đề tốt nghiệp
22
Nhằm tạo ra một không gian sống, làm việc, giải trí tiện nghi nhất cho con người
nhưng vẫn hết sức gần gũi với thiên nhiên…
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động kinh doanh
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
* Mục tiêu của công ty
- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
- Tạo lợi nhuận tối đa cho các cổ đông.
- Đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
* Nhiệm vụ, chức năng của công ty là
Hoạt động đúng ngành nghề đã đăng kí kinh doanh, thực hiện đầy đủ các qui
định của Nhà nước đối với công ty cổ phần như: Công bố công khai hoạt động tài
chính nhà nước trước đại hội cổ đông, chia cố tức đúng hạn. Thực hiện đầy đủ các
chính sách đối với người lao động cũng như đối với Nhà nước theo luật định.
Chức năng chính của công ty hiện nay là tư vấn, thiết kế kiến trúc, tư vấn lập
báo cáo đánh giá tác động môi trường; Giám sát thi công xây dựng các công trình dân
dụng, giao thông, thủy lợi và công nghiệp; thi công trang trí nội, ngoại thất trên đa chất
liệu. Khảo sát địa chất công trình xây dựng. Có hệ thống nhà xưởng với máy móc,
thiết bị công nghệ hiện đại, chuyên sản xuất các mặt hàng đồ gỗ nội thất cao cấp,
nhôm kính, sắt, inox….
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, ngoài nhu cầu tối thiểu cho ngôi nhà
người ta còn cần đến các đồ trang trí nội thất đẹp phù hợp với từng hoàn cảnh, từng
điều kiện. Vì thế việc nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm mới, mẫu mã đẹp phù hợp
với thị hiếu người tiêu dùng là vấn đề mà công ty cổ phần nội thất Kiều Việt đang và
sẽ quan tâm. Hiện nay ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất các sản phẩm
trang trí nội thất, tư vấn, thiết kế kiến trúc, tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường….
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh
1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Công ty cổ phần nội thất Kiều Việt là sở hữu của các cổ đông được thành lập
trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp. Vì vậy bộ máy tổ chức của công ty phải theo mô
hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần nói chung.
Chuyên đề tốt nghiệp
23
Ngoài ra để phù hợp với tình hình thực tế của công ty, tránh tình trạng bộ máy
quản lý cồng kềnh, không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết, công ty đã vận dụng mô
hình chung để tổ chức bộ máy quản lý riêng của mình, tức là một thành viên trong hội
đồng quản trị có thể kiêm nhiệm quản lý điều hành trực tiếp mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Ở công ty cổ phần nội thất Kiều Việt, cơ quan cao nhất của công ty cổ phần nội
thất Kiều Việt là đại hội cổ đông. Bộ máy lãnh đạo có quyền lực cao nhất ở công ty là
hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bâù ra.
Các thành viên trong hội đồng quản trị có quyền mở rộng hoặc thay đổi phương
án sản xuất kinh doanh, quyết định phương thức tổ chức bộ máy quản lý điều hành,
giám sát giám đốc thực hiện và quyết định các vấn đề quan trọng khác.
Giám đốc là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
ngày của công ty, giám đốc do hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm và bãi nhiệm.
Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả sản xuất kinh
doanh, về tình quản lý sử dụng vốn và tài sản của công ty.
Giúp việc cho giám đốc là hai Phó giám đốc và các phòng ban chức năng.
- Phó giám đốc kinh doanh: tham mưu cho giám đốc điều hành mọi hoạt động
kinh doanh tại công ty, các vấn đề đầu ra, đầu vào, tình hình sử dụng vốn sao cho có
hiệu quả nhất, trực tiếp quản lý các phòng ban: phòng tài vụ, phòng cung tiêu, phòng
đời sống.
- Phó giám đốc sản xuất và kĩ thuật: thay mặt giám đốc điều hành sản xuất và
quản lý sản xuất ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất ở các phòng ban liên quan đến
quá trình sản xuất và lập kế hoạch sản xuất như phòng kĩ thuật, phòng kế hoạch.
- Các phòng ban chức năng bao gồm:
+ Phòng kĩ thuật chịu trách nhiệm điều hành sản xuất chỉ đạo kĩ thuật kiểm tra
việc điều hành máy móc thiết bị ở các phân xưởng sản xuất theo đúng thông số kĩ
thuật.
+Phòng kế hoạch và xuất nhập khẩu có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, lập kế
hoạch sản xuất kinh doanh hàng ngày, tháng, quý, năm đồng thời theo dõi tình hình
xuất nhập thành phẩm và nhập khẩu nguyên vật liệu.
+ Phòng tổ chức trực thuộc giám đốc, có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo
về cán bộ tổ chức bộ máy, ban hành và quản lý một số quy chế về công tác tiền lương
Chuyên đề tốt nghiệp
24
của cán bộ công nhân viên trong công ty. Ngoài ra, cán bộ phòng tổ chức còn kiêm
một số công việc về hành chính: lễ tân tiếp khách.
+ Phòng tài vụ có nhiệm vụ thu thập xử lý số liệu thông tin về số vốn hiện có và
tình hình biến động ,sử dụng vốn cổ đông trong từng thời kỳ nhất định, nhằm mục đích
phục vụ cho công tác quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển
nguồn vốn kinh doanh của công ty.
+ Phòng cung tiêu: quản lý các kho vật tư của công ty, tình hình nhập và xuất
vật tư của công ty đồng thời nghiên cứu đề ra định mức tiêu hao vật tư cho sản phẩm
quản lý việc tiêu thụ nội địa.
+ Ngoài ra còn các phòng ban khác làm nhiệm chăm lo sức khoẻ cho cán bộ
công nhân viên để đảm bảo sản xuất, đảm bảo an toàn về tài sản, con người của toàn
công ty như phòng đời sống, y tế, bảo vệ ... Các tổ sản xuất, phân xưởng sản xuất và
các phòng ban có quan hệ mật thiết với nhau, cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chung của
công ty là hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Chuyên đề tốt nghiệp
25
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
1.3.2 Mạng lưới kinh doanh
Doanh nghiệp sản xuất nội thất để xuất khấu sang nước ngoài phục vụ cho
người dân có thu nhập bình thường ở các nước đó.
1.4. Kết quả kinh doanh năm 2017-2019
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Các thành
viên trong
hội đồng
quản trị
Chủ tịch hội
đồng quản trị
kiêm phó giám
đốc kinh doanh
Phó chủ tịch hội
đồng quản trị
kiêm giám đốc
điều hành
Phó giám đốc sản
xuất và kĩ thuật
P.đời
sống
P.tài
vụ
P.
cung
tiêu
P.tổ
chức
P.y tế
Bộ
phận
bảo
vệ
P.kĩ
thuật
P.kế
hoạch
Khối
sản
xuất
kd
PX
sản
xuất
kd
phụ
Các
PX
sản
xuất
chính
Chuyên đề tốt nghiệp
26
Bảng 1. Kết quả kinh doanh chủ yếu
ĐVT:1000VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018
Tuyệt đối
Tương
đối(%)
Tuyệt đối
Tương
đối(%)
1. Tổng doanh thu 2.113.826,15 2.428.325,95 2.870.378,92 314.499,8 114,88 442.052,97 118,20
2. Tổng chi phí 1.897.846,05 2.172.092,05 2.625.918,42 274.246 114,45 453.826,37 120,89
3. Tổng lợi nhuận 215.980,1 256.233,9 244.460,5 40.253,8 118,64 (11.773,4) 95,41
4. Lương bình quân 1.895,6 2054,55 2592,5 158,95 108,39 537,95 126,18
5. Nộp ngân sách 267.635,828 308.986,042 348.287,59 41.350,214 115,45 39.301,548 112,72
Nguồn: từ bảng kết quả sản xuất kinh doanh
Qua bảng số liệu ta thấy được sự biến đổi các chỉ tiêu.Tổng doanh thu
năm 2018 tăng so với năm 2017 đạt được 314.499.800 đồng . Nguồn thu chủ
yếu của công ty là các đơn đặt hàng tư vấn, thiết kế nội thất…, với sự cố gắng
không ngừng của toàn công ty. Tốc độ tăng doanh thu năm 2018 là 14,88% so
với năm 2017 cho thấy doanh nghiệp đã tạo uy tín trên thị trường, đã xây dựng
chính sách giá hợp lý trên thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới kinh
doanh ngày càng mở rộng hơn.
Chi phí của doanh nghiệp là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chi phí này sẽ bao gồm cá chi phí bỏ ra
của công ty để có được tổng doanh thu từ ba hoạt đông đem lại doanh thu cho
công ty.
Năm 2018 tổng chi phí tăng lên 274.246.000 đồng bằng 114,45% so với
năm 2017. Nhận thấy tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng doanh
thu vì vậy công ty vẫn làm ăn có lãi. Tổng chi phí tăng chủ yếu là mở rộng quy
mô sản xuất. Do các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất tăng, Và
tiêu hao nguyên vật liệu ở mức cao dẫn đến tổng chi phí tăng lên.
Lợi nhuận là phương tiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển và ảnh
hưởng trực tiếp tới tới ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
Qua bảng phân tích ta thấy lợi nhuận của công ty ở năm gần đây nhất 2019 đã
giảm so với năm trước đó 11.773.400đồng tương ứng với mức 95.4% so với
năm 2018
Chuyên đề tốt nghiệp
27
II. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ CÔNG TÁC PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT KIỀU VIỆT
2.1. Phân tích tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phần Kiều Việt giai đoạn
2017-2019
2.1.1. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty
Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chuyên đề tốt nghiệp
chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
so sánh2018/2017 So sánh 2019/2018
Tuyệt đối
Tương
đối(%)
Tuyệt đối
Tương
đối(%)
1. Tổng doanh thu 2.071.614 2.372.405,5 2.798.386,5 300.791,5 114,52 425.981 117,96
2. Giá vốn hàng bán 1.321.618 1.594.978,5 2.035.920 273.360,5 120,68 440.941,5 127,65
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ (1-2)
749.996 777.427 762.466,5 27.431 103,66 -14.960,5 98,08
4. Doanh thu hoạt động chính 31.087,35 34.086,75 35.355,62 2.999,4 109,65 1.268,87 103,72
5. Chi Phí tài chính 19.239,55 15.385,05 25.598,42 -3.854,5 79,97 10.213,37 166,39
6. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (4-5) 11.847,8 18.701,7 9.757,2 6.853,9 157,85 -8.944,5 52,17
7. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 556.114 560.816 563.400 4.702 100,85 2.584 100,46
8. Lợi nhuận từ họat động Sản xuất (3-7) 193.882 216.611 199.066,5 22.729 111,72 -17.544,5 91,90
9. Lợi nhuận từ hoạt động kiinh doanh (3+6-7) 205.729,8 235.312,7 208.823,7 29.582,9 114,38 -26.489 88,74
10. Thu từ hoạt động khác 11.124,8 21.833,7 36.636,8 10.708,9 196,26 14.803,1 167,80
11. Chi từ hoạt động khác 874,5 912,5 1.000 38 104,35 87,5 109,59
12. Lợi nhuận khác (10-11) 10.250,3 20.921,2 35.636,8 10.670,9 204,10 14.715,6 170,34
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (9+12) 215.980,1 256.233,9 244.460,5 40.253,8 118,64 -11.773,4 95,41
14. Thuế TNDN 60.474,428 71.745,492 68.448,94 11.271,064 118,64 -3.296,552 95,41
15.Lợi nhuận sau thuế TNDN 155.505,672 184.488,408 176.011,56 28.982,736 118,64 -8.476,848 95,41
Chuyên đề tốt nghiệp
21
Cụ thể là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất năm 2018 tăng 11,72% so với
năm 2017 tương ứng với tổng giá trị tăng 29.582.900đồng, lợi nhuận từ hoạt
động tài chính năm 2018 tăng 57,85% so với năm 2017 tương ứng với tổng giá
trị tăng 6.853.900đồng. Còn lợi nhuận khác tăng về mặt giá trị là 10.670.900
đồng tương ứng với năm 2018 tăng so với năm 2017 là 104,10%. Nhận thấy chỉ
tiêu làm giảm lợi nhuận đó là chỉ tiêu về chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 0,85% tương ứng với
tổng giá trị tăng là 4.702.000, các chỉ tiêu như giá vốn hàng bán đều tăng lên
một cách đều đặn. Nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn tốc độ tăng
của tổng doanh thu là một xu hướng không tốt, làm giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp cần nâng cao công tác quản lý tốt hơn nữa.
Trong năm 2019 doanh thu có tăng nhưng các khoản chi phí tăng lên
làm cho lợi nhuận của công ty bị giảm cụ thể: Lợi nhuận trước thuế của công ty
giảm đi so với năm 2018 là 11.773.400 tương ứng chỉ còn 95,41%, vốn tăng lên
do các khoản chi phí tăng lên tiền lương trả cho người trực tiếp thiết kế cũng
tăng lên.
Qua đánh giá trên ta có thể thấy được hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đạt kết quả chưa tốt, cần chú trọng hơn về quy mô doanh nghiệp dần
được mở rộng, đời sống của người lao động được nâng cao, nhằm góp phần vào
sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và xây dựng đất nước. Doanh nghiệp cần
cố gắng, nỗ lực hơn nữa để có thể đạt kết quả cao hơn. Qua biểu số liệu trên ta
nhận thấy doanh nghiệp đã đang và sẽ có khả năng phát triển tốt hơn nữa trong
tương lai.
Bảng 3: Kết cấu của lợi nhuận từ năm 2017 đến năm 2019
Đvt: NghìnĐồng
Chỉ tiêu Năm 2017
Tỷ
trọng(%)
Năm 2018
Tỷ
trọng(%)
Năm 2019
Tỷ
trọng(%)
Lãi từ HDKD 193.882 89,77 216.611 84,54 199.066,5 81,43
Lãi từ hoạt động tài
chính
11.847,8 5,49 18.701,7 7,30 9.757,2 3,99
Chuyên đề tốt nghiệp
22
Lãi từ các hoạt động
khác
10.250,3 4,75 20.921,2 8,16 35.636,8 14,58
Lợi nhuận trước thuế 215.980,1 100 256.233,9 100 244.460,5 100
Từ bảng biểu trên ta thấy tổng lợi nhuận của công ty ngày càng tăng lên. Cụ thể:
Năm 2017, công ty đạt mức lợi nhuận là 215.980.100đồng, do đóng góp rất lớn
của hoạt động sản xuất kinh doanh với số lãi là 193.882.000đồng tương ứng với
89,77%, còn hoạt động tài chính và hoạt động khác có góp phần làm tăng tổng
lợi nhuận nhưng tăng một lượng không đáng kể. Điều này cho thấy công ty rất
chú trọng tới hoạt động chính của doanh nghiệp.
Năm 2018, tổng lợi nhuận tăng một lượng khá cao 256.233.900đồng nhờ sự
gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác, hoạt động kinh
doanh. Năm 2018 công ty có các khoản thu ngoài dự tính kéo lợi nhuận tăng lên
khá cao.
Năm 2019, Nhận thấy các khoản thu từ hoạt động khác tăng rất nhanh các
khoản thu đó từ việc thanh lý các tài sản để thay đổi công nghệ mới phục vụ cho
sản xuất ngày càng hiệu quả hơn, đối với hoạt động có xu thế giảm mạnh không
chỉ đối với công ty nới riêng mà đối với toàn cầu nói chung, do khủng hoảng
nên các khoản thu từ lãi tiền gửi……đã giảm xuống nhiều, làm cho lợi nhuận
giảm đi.
Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty
Bảng 4: Mối quan hệ giữa lợi nhuận, doanh thu, chi phí và nguồn vốn
ĐVT:Nghìn Đồng
Chỉ tiêu Năm2017 Năm2018 Năm2019
Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệhc 2019/2018
Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%)
1. Doanh thu thuần 2.071.614 2.372.405,5 2.798.386,5 300.791,5 14,52 425.981 17,96
2. Tổng chi phí 576.228,05 577.113,55 589.998,42 885,5 0,15 12.884,87 2,23
3. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 749.996 777.427 762.466,5 27.431 3,66 -14.960,5 -1,92
4. Lợi nhuận sau thuế 155.505,672 184.488,408 176.011,56 28.982,736 18,64 -8.476,848 -4,59
5. Vốn kinh doanh
1.606.090,16 1.933.347,063
1.956.098,5
1
327.256,903 20,38 22.751,447 1,18
6. Vốn chủ sở hữu bình quân 522.828,486 647.802,758 668.563,194 124.974,272 23,9 20.760,436 3,2
7. Tổng tài sản 1.606.090,16 1.933.347,063
1.956.098,5
1
327.256,903 20,38% 22751.447 1.18%
8. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%) (8) = (4)/(1) 7,51 7,78 6,29
9. Tỷ suất nguồn vốn/doanh thu(%) (9)= (4)/(7) 63,8 67,23 72,75
10.Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh (%) (8) = (4)/(5) 9,68 9,54 9,00
11.Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (%) (9) = (4)/(6) 29,74 28,48 26,33
12.Tỷ suất lợi nhuận/chi phí (%) (10) = (4)/(2) 26,99 31,97 29,83
Nguồn: Từ Báo cáo kết quả quả kinh doanh năm 2017,2018,2019
Chuyên đề tốt nghiệp
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Tỷ suất nguồn vốn trên doanh thu trong giai đoạn này tăng dần. Năm 2017
giá vốn hàng bán chiếm 63,80% trong doanh thu thuần. Năm 2018 giá vốn hàng
bán chiếm tới 67,23% trong doanh thu thuần, tức là đã tăng 3,43% so với năm
2017. Nguyên nhân do năm 2018 là năm có nhiều hợp đồng hơn do đó dẫn đến
giá vốn tăng, ngoài ra ở mảng chi phí tiền lương và chi phí khấu hao tài sản cố
định cũng tăng nên làm cho tổng giá vốn trong năm 2018 tăng so với năm 2017,
tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn lại nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu
(tốc độ tăng của doanh thu là 14,52% so với năm 2017). Doanh thu năm 2018
tăng nhanh là do trong năm công ty đi vào hoạt động mô hình dịch vụ mới đó là
dịch vụ thiết kế điện nước đã thu hút được nhiều hợp đồng đem lại doanh thu
cao, mặc dù giá vốn trong năm 2018 có nhiều biến động nhưng công ty đã phấn
đấu tăng nhận các công trình, lựa chọn thời điểm bán ra thích hợp góp phần tăng
tổng doanh thu của công ty.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2018 tăng so với năm 2017. Năm
2017 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 7,51% có nghĩa là khi có được 100 đồng
doanh thu thì thu được 7,51 đồng lợi nhuận, còn tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
năm 2018 là 7,78% có nghĩa là khi có được 100 đ doanh thu thì thu được 7,78
đồng lợi nhuận và tăng hơn so với năm 2017 là 0,27%. Đạt được kết quả này là
do nỗ lực phấn đấu của toàn công ty đã không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh làm cho doanh thu thuần tăng dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng .
Nhưng đến năm 2019 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đã giảm đi chỉ đạt
mức 6,29% có nghĩa là khi có được 100 đồng doanh thu thì thu được 6,29 đồng
lợi nhuận, nguyên nhân là do các khoản giảm trừ tăng, chi phí quản lý doanh
nghiệp tăng và do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm một cách đáng
kể, dẫn đến lợi nhuận sau thuế của Công ty thấp.
Với tình hình này Công ty cần phải có thêm những biện pháp cải thiện, quan
tâm đặc biệt tới các biện pháp làm giảm chi phí, tăng doanh thu trong thời gian
tới.
Chuyên đề tốt nghiệp
Nhìn tổng quát trong 3 năm qua mức doanh lợi vốn CSH có sự thay đổi cụ thể là
giảm xuống. Năm 2018, doanh lợi vốn đạt 28,48% giảm đi so với năm 2017 là
1,26%, điều đó có nghĩa làm giảm lợi nhuận xuống 1,26%, nguyên nhân là do
chi phí quản lý doanh nghiệp tăng và do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh giảm, Lợi nhuận tài chính cũng giảm, dẫn đến lợi nhuận sau thuế của
công ty giảm đi. Năm 2019, chỉ tiêu này chỉ còn 26,33% giảm đi so với năm
2018.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn KDBQ năm 2018 giảm so với năm 2017.
Năm 2017 tỷ suất lợi nhuận trên vốn KDBQ là 9,68% có nghĩa là khi bỏ ra 100
đồng vốn kinh doanh bình quân thì thu được 9,68 đồng lợi nhuận, còn tỷ suất lợi
nhuận trên vốn KDBQ năm 2018 giảm xuống còn 9,54% có nghĩa là khi bỏ ra
100 đ vốn kinh doanh bình quân thì thu được 9,54 đồng lợi nhuận, đã giảm
xuống 0,14% làm giảm lợi nhuận xuống 0,14%. Năm 2019 thì tỷ suất này lại
giảm xuống còn 9,00% điều đó cho ta thấy khi bỏ ra 100 đ vốn kinh doanh bình
quân thì thu được 9,00 đồng lợi nhuận, nguyên nhân chính là do các tài sản cố
định mới được đầu tư vào cuối năm 2017 đến năm 2019 chưa thực sự đưa hết
vào sử dụng, đồng thời bộ phận quản lý và sử dụng vốn chưa có chính sách và
biện pháp áp dụng thực hiện và quản lý hợp lý với nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí có sự biến động không đồng đều như năm
2018 tăng so với năm 2017, nhưng năm 2019 giảm đi so với năm 2018. Năm
2017 tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 26,99% có nghĩa là khi bỏ ra 100 đồng chi
phí thì thu được 26,99đồng lợi nhuận, còn tỷ suất lợi nhuận trên chi phí năm
2018 là 31,97% có nghĩa là khi bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được 31,97 đồng
lợi nhuận.Năm 2019 tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 29,83% tức bỏ ra 100 đồng
chi phí thì thu được 29,83đồng lợi nhuận.
Qua phân tích trên ta thấy các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của các năm đều
biến đổi điều đó đã chứng tỏ Công ty cổ phần Kiều Việt vẫn chưa ổn định trong
quá trình kinh doanh cần có các chiến lược nhằm nâng cao lợi nhuận của công
ty. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên điều đó chứng tỏ vốn của
Chuyên đề tốt nghiệp
doanh nghiệp được đưa vào trong hoạt động kinh doanh ngày càng tăng lên, với
mục đích kêu gọi các cổ đông góp vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Công ty
cần cố gắng hơn nữa cho những kỳ kinh doanh tiếp theo.
2.2.Phân tích tình hình phân phối lợi nhuận tại công ty
2.2.1. Chính sách cổ tức của công ty
Bảng 5: Hiệu quả tài chính từ năm 2017 đến 2019
ĐVT: Nghìn Đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018
Tuyệt đối
Tương
đối(%)
Tuyệt đối
Tương
đối(%)
1. Tổng doanh
thu
2.071.614 2.372.405,5 2.798.386,5 300.791,5 115 425.981 117,96
2. Lợi nhuận
trước thuế
215.980,1 256.233,9 244.460,5 40.253,8 119 -11.773,4 95,41
3. Lợi nhuận
sau thuế
155.505,672 184.488,408 176.011,56 28.982,736 119 -8.476,848 95,41
Nguồn: Từ Báo cáo kết quả quả kinh doanh năm 2017,2018,2019
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong các năm 2017, 2018 và 2019 doanh
nghiệp kinh doanh có lãi. Năm 2017 đạt 155.505.672 đồng, năm 2018 đạt
184.488.408 đồng, và năm sau lại cao hơn năm trước cả về doanh thu
(300.791.500đồng) lẫn lợi nhuận (28.982.736 đồng), hơn nữa tốc độ tăng của lợi
nhuận ( 19%) tốc độ tăng về doanh thu (15%). Qua đó phần nào thấy được
doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và đang đi đúng
hướng. Năm 2019 đạt được 176.011.560 đồng, so với năm 2018 giảm đi là
8.476.848 đồng, tỷ lệ giảm 95,41%, nhưng doanh thu tăng lên 17,96% qua bảng
kết quả kinh doanh chi phí hoạt động sản xuất có xu hướng giảm, điều đó chứng
tỏ doanh nghiệp quản lý ngày càng tốt hơn thắt chặt chi phí sao cho hợp lý, mặc
dù hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung ngày càng khó khăn nhưng công ty
thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Như vậy với hoạt động kinh doanh của
mình công ty đã đóng góp vào Ngân sách Nhà nước mỗi năm và đã góp phần
Chuyên đề tốt nghiệp
vào sự nghiệp chung của đất nước, cần phải có các biện pháp nhằm giảm chi phí
để tăng lợi nhuận của công ty.
Sau mỗi năm công ty đều căn cứ theo tỷ lệ % vốn góp để phân chia lợi nhuận
cho các cổ đông. Phần lợi nhuận còn lại được trích lập vào các quỹ.
2.2.2. Phân phối lợi nhuận vào các quỹ (dựa trên số liệu bảng phân phối lợi
nhuận sau thuế của công ty
Bảng 6: Bảng phân phối lợi nhuận sau thuế của công ty
ĐVT: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Chênh lệch
2018/2017
Chênh lệch
2019/2018
Số tiền
Tỷ
lệ(%)
Số tiền
Tỷ
lệ(%)
1.Qũy đầu tư
phát triển
88.638,233 103.313,508 100.326,589 14.675,275 16,56 -2.986,919 -2,89
2.Quỹ dự phòng
tài chính
15.550,567 18.448,841 17.601,156 2.898,274 18,64 -847,685 -4,59
3.Quỹ phúc lợi
và khen thưởng
9.330,34 12.914,189 12.320,809 3.583,848 38,41 -593,379 -4,59
4.Chia lãi cổ
phần
41.986,531 49.811,870 45.763,006 7.825,339 18,64 -4.048,865 -8,13
5.Tổng lợi nhuận
sau thuế chưa
phân phối
155.505,672 184.488,408 176.011,560 28.982,736 18,64 -8.476,848 -4,59
Ta có biểu đồ sau:
Chuyên đề tốt nghiệp
Qua biểu phân phối lợi nhuận sau thuế của công ty ta thấy trong ba năm hoạt
động công ty kinh doanh có lãi, và lãi các năm không ổn định nhưng biến đổi đó
không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2018 lợi nhuận
sau thuế đạt được cao hơn năm 2017 là 28.982.736 đồng tức tăng tỷ lệ
18,64%.Năm 2019 đã giảm xuống 8.476.848 đồng, tương ứng với giảm một tỷ
lệ 4,59%. Chứng tỏ thời gian qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty luôn lỗ lực phấn đấu, nhằm thu được lợi nhuận tối ưu nhất từ việc hoạt
động trong lĩnh vực thiết kế này. Với phần lợi nhuận thu được công ty đã tiến
hành phân phối như sau:
Bảng 7: Cơ cấu phân phối lợi nhuận
ĐVT:Nghìn Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Mức % Mức % Mức %
1.Qũy đầu tư phát triển 88.638,233 57 103.313,508 56 100.326,589 57
2.Quỹ dự phòng tài chính 15.550,567 10 18.448,841 10 17.601,156 10
3.Quỹ phúc lợi và khen
thưởng
9.330,34 6 12.914,189 7 12.320,809 7
4.Chia lãi cổ phần 41.986,531 27 49.811,87 27 45.763,006 26
5.Tổng lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
155.505,672 100 184.488,408 100 176.011,56 100
Nguồn: Từ bảng cân đối kế toán năm 2017,2018, 2019
Biểu phân phối lợi nhuận
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
Năm 2017 Năm2018 Năm 2019
triệu đồng
QuỹTPT Quỹ DPTC Quỹ PL và KT Chia lói CP Tổng LNST
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Quỹ đầu tư phát triển
Công ty cổ phần Kiều Việt sử dụng quỹ này để đầu tư phát triển kinh
doanh, đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ; nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa
học, kỹ thuật, trợ giúp thêm cho việc nâng cao tay nghề và điều kiện làm việc
trong doanh nghiệp. Quỹ đầu tư phát triển năm 2018 được trích nhiều hơn năm
2017 là 14.675.275đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 16,56% . Năm 2018 tỷ lệ trích
quỹ là 56% tổng lợi nhuận sau thuế, năm 2017 là 57% tổng lợi nhuận sau thuế,
năm 2019 là 57% tổng lợi nhuận sau thuế tỷ lệ trích vẫn như quy định của công
ty, qua đây ta thấy năm 2018 lợi nhuận cao hơn so với năm 2017phần nào chứng
tỏ công ty rất quan tâm đến việc đầu tư cho doanh nghiệp để doanh nghiệp ngày
càng lớn mạnh, phát triển hơn.Nhưng không thể tránh khỏi tình hình của toàn
cầu năm 2019 đã giảm đi so với năm 2018 với tỷ lệ 4,59%.Doanh nghiệp có
biến động nhưng không ảnh hưởng lớn tới hoạt động của công ty, công ty vẫn
từng bước đầu tư phát triển mặc dù có gặp những khó khăn.
+ Quỹ dự phòng tài chính
Quỹ dự phòng tài chính dùng để bù đắp những khoản chênh lệch từ những
tổn thất, thiệt hại về tài sản do thiên tai, dịch hoạ hoặc những rủi ro trong kinh
doanh mà doanh nghiệp gặp phải. Trong cả ba năm 2017, 2018 và năm 2019
quỹ này được trích theo tỷ lệ 10% tổng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên năm 2018
quỹ dự phòng tài chính tăng lên so với năm 2017 là 2.898.274đồng, tương ứng
với tỷ lệ tăng 18,64%, do lợi nhuận năm 2019 có giảm xuống so với năm 2018
nên việc trích lập quỹ tài chính giảm là 847.685đồng . Trong năm 2017,2018
công ty đều không phải sử dụng đến quỹ này chứng tỏ trong quá trình sản xuất
kinh doanh vừa qua công ty không gặp phải những bất trắc, rủi ro, thiệt hại nào,
nhưng năm 2019 đã giảm xuống do phải trả lãi vay. Do đó mà công ty cần điều
chỉnh lại sao cho phù hợp và vẫn đảm bảo lợi ích của công ty.
+ Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi
Quỹ khen thưởng công ty dùng để thưởng cuối năm hoặc thường kỳ cho
cán bộ, công nhân viên trong công ty trên cơ sở năng suất lao động, thành tích
Chuyên đề tốt nghiệp
công tác và mức lương cơ bản của mỗi công nhân trong doanh nghiệp, thưởng
đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp có sáng kiến cải tiến kỹ
thuật, mang lại hiệu quả trong kinh doanh.
Quỹ phúc lợi dùng để đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc
lợi của doanh nghiệp, chi cho các hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công
nhân viên doanh nghiệp, phúc lợi xã hội, góp một phần vốn để đầu tư xây dựng
các công trình phúc lợi chung trong ngành.
Trong các năm tỷ lệ trích cả hai quỹ này là 6% hoặc 7% tổng lợi nhuận
sau thuế, do tỷ lệ trích các năm không đổi làm cho số tiền trích phụ thuộc vào lợi
nhuận sau thuế, và các khoản trích này cũng có sự biến đổi theo lợi nhuận năm
2019 giảm so với năm 2018 với tỷ lệ 4,59%, năm 2018 tăng so với năm trước
2017 là 3.583.848đồng tương ứng với tỷ lệ 38,41%, điều này thấy được mặc dù
với quỹ không lớn nhưng điều đó chứng tỏ quan tâm và khuyến khích nhân viên
công ty tích cực làm việc hơn nữa để tạo năng xuất lao động cao nhất.
+ Chia lãi cổ phần
Chia lãi là phần không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với
công ty cổ phần thì nhất thiết phải có chia lãi cổ phần. Năm 2017 công ty trích
27% tổng lợi nhuận sau thuế để chia lãi cổ phần, còn năm 2018 cũng trích 27%,
năm 2019 tỷ lệ trích giảm xuống 26%. Tỷ lệ trích phần chia lãi cổ phần năm
2018vẫn tăng so với năm 2017 là 7.825.339đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng
18,64%. Công ty đã giảm tỷ lệ trích 1% ở cuối năm 2019 nhưng vẫn đảm bảo lợi
tức cho các cổ đông mặc dù không lớn do ban đầu công ty hoạt động còn gặp
nhiều khó khăn.Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2019 đã giảm so với năm 2018 là
8.476.848 đồng, tương ứng với 4,59% nhưng vẫn tăng so với năm 2017
20.505,888 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng13,19%. Qua đó phần nào chứng tỏ
Lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn tăng nhưng không đều trong các năm.
2.3. Đánh giá tình hình lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại công ty
2.3.1 Những ưu điểm
Trong những năm gần đây, công ty đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc
tháo gỡ các khó khăn của nhiều năm để lại. Do đó hoạt động kinh doanh của
Chuyên đề tốt nghiệp
doanh nghiệp là tương đối khả quan và có nhiều những biến chuyển đáng khích
lệ cụ thể như sau:
- Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh qua nhiều năm, các nguồn thu
đủ để bù đắp các chi phí đã bỏ ra để nộp ngân sách nhà nước và còn có lãi để
tích lũy, mở rộng quy mô hoạt động của công ty.
- Đầu tư mua sắm mới các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại, nâng cấp
cải tạo cơ sở vật chất hạ tầng nhằm phù hợp với xu thế phát triển.
- Các gói thầu ngày càng tăng lên đem lại lợi nhuận cho công ty tương đối
nhiều. Chính điều này đã góp phần phát triển nền kinh tế cho Kiều Việt cải thiện
đời sống cán bộ nhân viên, tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực, trí tuệ
khuyến khích họ tự động và có ý thức trong công việc hơn, góp phần hoàn thiện
tốt nhiệm vụ được giao phó.
- Qua nhiều năm hoạt động công ty Kiều Việt đã có đội ngũ công nhân
viên giàu kinh nghiệm và năng lực phẩm chất, luôn tìm mọi cách để giúp đơn vị
mình hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
- Ban lãnh đạo đều là những người trước khi thành lập công ty đềucó bề
dày công tác lâu năm trong nghề, có kinh nghiệm trong lãnh đạo, trong nghiệp
vụ quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp
ngày càng đi lên và xứng đáng là niềm tự hào của mọi người.
2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những thành công đã đạt được, Kiều Việt hiện nay còn gặp phải
một số những khó khăn hạn chế như sau:
- Bộ máy quản lý chưa phù hợp với yêu cầu chung là sự chuyên, tinh,
gọn, nhẹ của bộ máy quản lý. Thời gian làm việc chưa thực sự được tuân thủ
nghiêm ngặt theo quy định của nhà nước 8 giờ trong một ngày.
- Bên cạnh đó một số nhân viên về năng lực làm việc cũng như về sức
khỏe khó lòng phù hợp với công việc khi mà ngày nay yêu cầu ngày càng khắt
khe hơn.
- Việc quản lý và sử dụng vốn chưa thực sự đạt hiệu quả. Công ty chưa tận dụng
tối đa những thế mạnh của đơn vị mình trong cơ chế thị trường hiện nay.
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx
Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx

More Related Content

Similar to Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx

Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kế...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kế...Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kế...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kế...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx (20)

Đề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOTĐề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán doanh thu tại công ty Vinh Ngàn, HOT
 
25859 osz3 meb_ogm_20140722112112_65671
25859 osz3 meb_ogm_20140722112112_6567125859 osz3 meb_ogm_20140722112112_65671
25859 osz3 meb_ogm_20140722112112_65671
 
Đề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại Công ty Gas Hải Phòng
Đề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại Công ty Gas Hải PhòngĐề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại Công ty Gas Hải Phòng
Đề tài: Nâng cao sản xuất kinh doanh tại Công ty Gas Hải Phòng
 
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điệnĐề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
Đề tài: Kế toán bán hàng tại Công ty Dịch vụ viễn thông bưu điện
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty thiết bị xây dựng, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty thiết bị xây dựng, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty thiết bị xây dựng, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty thiết bị xây dựng, 9đ
 
Đề tài: Doanh thu, chi phí,kết quả kinh doanh tại Công ty Mai Hiền
Đề tài: Doanh thu, chi phí,kết quả kinh doanh tại Công ty Mai HiềnĐề tài: Doanh thu, chi phí,kết quả kinh doanh tại Công ty Mai Hiền
Đề tài: Doanh thu, chi phí,kết quả kinh doanh tại Công ty Mai Hiền
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
Đề tài, HAY, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty!
 
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức GiangĐề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
Đề tài: Nâng cao sử dụng vốn lưu động tại công ty May Đức Giang
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH HIỆU THÔNG QU...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH HIỆU THÔNG QU...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH HIỆU THÔNG QU...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH HIỆU THÔNG QU...
 
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAYLuận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAY
Luận văn: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty vận tải biển, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kế...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kế...Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kế...
Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kế...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty Ô tô Khách, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty Ô tô Khách, HAYĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty Ô tô Khách, HAY
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty Ô tô Khách, HAY
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAY
 
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đĐề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
Đề tài: Kế toán bán hàng kinh doanh tại công ty dịch vụ kỹ thuật, 9đ
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty điện cơ Hải Phòng, HAY
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty điện cơ Hải Phòng, HAYĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty điện cơ Hải Phòng, HAY
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty điện cơ Hải Phòng, HAY
 
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAYĐề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Sữa Vinamilk, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Đề tài: Công tác doanh thu, kết quả kinh doanh tại công ty 19-9
Đề tài: Công tác doanh thu, kết quả kinh doanh tại công ty 19-9Đề tài: Công tác doanh thu, kết quả kinh doanh tại công ty 19-9
Đề tài: Công tác doanh thu, kết quả kinh doanh tại công ty 19-9
 
Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty dịch vụ vận tải
Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty dịch vụ vận tảiDoanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty dịch vụ vận tải
Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty dịch vụ vận tải
 

More from sividocz

Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...sividocz
 
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.docLuận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.docsividocz
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...sividocz
 
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...sividocz
 
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...sividocz
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...sividocz
 
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...sividocz
 
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.docLuận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.docsividocz
 
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...sividocz
 
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.docLuận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.docsividocz
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...sividocz
 
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...sividocz
 
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...sividocz
 
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...sividocz
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...sividocz
 
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...sividocz
 
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...sividocz
 
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.docLuận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.docsividocz
 
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.docLuận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.docsividocz
 
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...sividocz
 

More from sividocz (20)

Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
 
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.docLuận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
 
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
 
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
 
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
 
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.docLuận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
 
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
 
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.docLuận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
 
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
 
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
 
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
 
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
 
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.docLuận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
 
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.docLuận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
 
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

Giải Pháp Nâng Cao Lợi Nhuận Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Nội Thất.docx

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1 CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP............................................................................................................... 3 I. LỢI NHUẬN, KẾT CẤU LỢI NHUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP................................................................................. 3 1.1. Khái niệm lợi nhuận...................................................................................... 3 1.2. Kết cấu lợi nhuận .......................................................................................... 5 1.2.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh............................................. 5 1.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động khác ..................................................................... 6 1.3. Vai trò của lợi nhuận..................................................................................... 6 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp........................ 7 1.4.1. Tổng mức lợi nhuận................................................................................... 7 1.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh .............................................. 7 1.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ............................................................... 8 1.4.4. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí .................................................................... 8 1.4.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu....................................................... 8 II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN ............................................................................................................... 9 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp .............................. 9 2.1.1. Nhân tố khách quan ................................................................................... 9 2.1.1.1. Các nhân tố về thị trường........................................................................ 9 2.1.2. Nhân tố chủ quan ..................................................................................... 12 2.2. Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp.................................................... 15 2.2.1. Nguyên tắc trong phân phối lợi nhuận..................................................... 15 2.2.2. Nội dung trong phân phối lợi nhuận........................................................ 15 2.2.3. Mục đích sử dụng các quỹ ....................................................................... 16 2.2.4. Ý nghĩa của việc phân phối...................................................................... 17 III. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN ....................................... 18 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao lợi nhuận nhuận của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay ...................................................................................................... 18 3.2. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp.............................. 19 3.2.1. Các biện pháp tăng doanh thu.................................................................. 19 3.2.2. Các biện pháp về chi phí.......................................................................... 19 CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT KIỀU VIỆT ..... 21
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 2 I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT KIỀU VIỆT................................................................................................................... 21 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty........................................... 21 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động kinh doanh.............................. 22 1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp................................................... 22 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp................... 22 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh ......................... 22 1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp.................................................... 22 1.3.2 Mạng lưới kinh doanh............................................................................... 25 1.4. Kết quả kinh doanh năm 2017-2019........................................................... 25 II. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ CÔNG TÁC PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT KIỀU VIỆT ..................................... 27 2.1. Phân tích tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phần Kiều Việt giai đoạn 2017- 2019.................................................................................................................... 27 2.1.1. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty ............................................... 27 2.1.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty ............. 23 2.2.Phân tích tình hình phân phối lợi nhuận tại công ty .................................... 26 2.2.1. Chính sách cổ tức của công ty ................................................................. 26 2.2.2. Phân phối lợi nhuận vào các quỹ (dựa trên số liệu bảng phân phối lợi nhuận sau thuế của công ty................................................................................ 27 2.3. Đánh giá tình hình lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại công ty .............. 30 2.3.1 Những ưu điểm ......................................................................................... 30 2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục ................................................................. 31 CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT KIỀU VIỆT .... 32 I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG VÀI NĂM TỚI. 32 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT KIỀU VIỆT ........................................................................ 33 2.1. Nhóm biện pháp tăng doanh thu................................................................. 33 2.1.1. Các biện pháp về thị trường tiêu thụ hàng hóa ........................................ 34 2.1.2. Giải pháp về sản phẩm............................................................................. 37 2.1.3. Đa dạng hóa phương thức bán hàng và thanh toán tiền hàng.................. 39 2.1.4. Giải pháp về công tác quản lý.................................................................. 39 2.2. Các giải pháp tài chính................................................................................ 40 2.2.1. Nhóm biện pháp giảm chi phí.................................................................. 40 2.2.2. Huy động vốn trong và ngoài doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn...................................................................................................................... 42
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 3 2.2.3. Tổ chức tốt công tác bán hàng và thanh toán tiền hàng........................... 45 KẾT LUẬN........................................................................................................ 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 48
  • 4. Chuyên đề tốt nghiệp 1 LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế nước ta trong những năm vừa qua đã có những bước đi nhảy vọt, tăng trưởng cao và đang trong đà hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Nền tảng cơ bản chủ chốt để đẩy nền kinh tế nước ta phát triển chính là sự năng động của các doanh nghiệp cộng thêm chính sách thông thoáng, đúng đắn của Nhà Nước. Chính nhờ sự hoạt động năng động của các doanh nghiệp đã đem lại lợi nhuận, tạo tiền đề cho sự phát triển và thể hiện vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế. Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế quan trọng nhất của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, nó là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như tiềm năng của mỗi doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển thì điều chủ yếu quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả, phải thu được lợi nhuận. Lợi nhuận và các giải pháp làm tăng lợi nhuận đã và đang trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận và phân phối lợi nhuận đối với sự lớn mạnh của doanh nghiệp, với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường cùng với thực tế tìm hiểu tại công ty cổ phần nội thất Kiều Việt, hơn nữa được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của cô giáo …………. và các cô chú phòng Tài chính - Kế toán, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài “Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận - thực trạng và giải pháp nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần nội thất Kiều Việt” để làm chuyên đề tốt nghiệp với mục đích làm sáng tỏ bản chất và nguồn gốc của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường, đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối lợi nhuận của công ty, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến việc xác định, thực hiện lợi nhuận của công ty và thực tế tình hình lợi nhuận, công tác phân phối lợi nhuận của công ty cổ phần nội thất Kiều Việt.
  • 5. Chuyên đề tốt nghiệp 2 Phương pháp nghiên cứu: vận dụng phương pháp duy vật biện chứng để nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề một cách khoa học trong sự vận động thống nhất của một tổng thể vật chất cùng với sự tác động khách quan của các yếu tố bên ngoài lên chung. Một số phương pháp cụ thể: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích,… Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, em xin được trình bày thành 3 chương như sau: Chương I: Lý luận chung về lợi nhuận trong các doanh nghiệp. Chương II: Tình hình lợi nhuận và công tác phân phối lợi nhuận tại công ty cổ phần nội thất Kiều Việt Chương III: Một số biện pháp góp phần nâng cao lợi nhuận và phân phối lợi nhuận hợp lý tại công ty cổ phần nội thất Kiều Việt
  • 6. Chuyên đề tốt nghiệp 3 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP I. LỢI NHUẬN, KẾT CẤU LỢI NHUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm lợi nhuận Mỗi chế độ xã hội, mỗi giai đoạn lịch sử, lợi nhuận được hiểu theo những cách khác nhau. Đó là đề tài tranh luận của nhiều trường phái, nhiều nhà lý luận kinh tế. Từ những giai đoạn đầu sơ khai của nền kinh tế hàng hoḠcho đến khi nền kinh tế thị trường phát triển ở giai đoạn cao, sản xuất, trao đổi hàng hoá trên thị trường chịu sự tác động chủ yếu của quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Phương thức sản xuất phong kiến tan rã chuyển sang phương thức sản xuất TBCN, sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển thì lợi nhuận luôn giữ một vai trò quan trọng, là mục đích mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều hướng tới, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Như ta đã biết, trong nền kinh tế trọng thương thì lợi nhuận được hiểu là do lĩnh vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra. Nó là kết quả của việc mua rẻ bán đắt mà có. Có thể nói, đây là một cách hiểu sơ khai nhất về lợi nhuận, sự hạn chế và cách hiểu bản chất lợi nhuận do họ chưa biết đến nguồn gốc sinh ra lợi nhuận. Dựa vào quan niệm về lợi nhuận như trên, những đề xuất trong chính sách của họ đều thiên về tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Đây còn là thời kỳ tan rã của phương thức sản xuất phong kiến, phát sinh phương thức sản xuất TBCN, nền kinh tế giản đơn chuyển sang nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa trọng thương là hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản. Trong khi đó, quan điểm về lợi nhuận của chủ nghĩa trọng nông cho rằng lợi nhuận có được là do tiết kiệm chi phí mà có còn lưu thông không tạo ra gì cả. Quan điểm này trái ngược với quan điểm của chủ nghĩa trọng thương, điều đó cho thấy được sự hạn chế về mặt xã hội cũng như mặt lý luận trong quá trình nhận thức lợi nhuận về học thuyết và phân tích kinh tế. Đến thời kỳ C.Marx, ông đã thực hiện một cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế chính trị. C.Marx là người đã phân chia thời gian lao động của người công nhân thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư. Trong thời gian lao
  • 7. Chuyên đề tốt nghiệp 4 động tất yếu người lao động sáng tạo ra sản phẩm cho mình còn trong thời gian lao động thặng dư người lao động sáng tạo ra sản phẩm thặng dư và bị nhà tư bản chiếm đoạt và gọi là giá trị thặng dư. Nếu gọi giá trị sản phẩm là C + V + m Trong đó: C: Chi phí nhà sản xuất bỏ ra để mua TLSX V: Chi phí thuê nhân công m: Giá trị thặng dư Thì giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài tiền mua sức lao động và do người công nhân làm thuê sáng tạo ra.Như vậy, trong quá trình sản xuất, sức lao động sáng tạo ra giá trị mới lớn hơn phần tiền công lao động, phần dôi ra là giá trị thặng dư. Tuy nhiên, đối với nhà tư bản thì họ lấy kết quả tiền thu bán hàng so sánh với chi phí sản xuất đã bỏ ra về tư liệu sản xuất, tiền thuê nhân công và phần dôi ra gọi là lợi nhuận. Như vậy khái niệm lợi nhuận gắn liền với khái niệm chi phí sản xuất. Do đó, C.Marx cho rằng, lợi nhuận xét về bản chất là một bộ phận của giá trị thặng dư do người lao động tạo ra và nó chỉ là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư mà thôi. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường thì lợi nhuận là mục tiêu không thể thiếu ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Dưới góc độ tài chính, lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp có thể thấy lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập đó từ hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, để xác định lợi nhuận thu được trong một thời kỳ nhất định người ta căn cứ vào hai yếu tố: - Thu nhập phát sinh trong một thời kỳ nhất định. - Chi phí phát sinh để đem lại thu nhập trong thời kỳ đó, hay nói cách khác chỉ những chi phí phân bổ cho các hoạt động, các nghiệp vụ kinh doanh đã thực hiện trong kỳ. Công thức xác định lợi nhuận: Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí
  • 8. Chuyên đề tốt nghiệp 5 Đối với các doanh nghiệp, thu nhập chủ yếu là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ là biểu hiện bằng tiền giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp cho thị trường trong một thời kỳ nhất định sau khi trừ đi các khoản giảm trừ như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại; cộng thêm phần trợ giá, phụ thu, phụ trội khi thực hiện việc cung cấp hàng hóa dịch vụ. Thời điểm xác định doanh thu là khi người mua chấp nhận thanh toán, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Chi phí là khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để có được thu nhập đó. Trong tổng chi phí, chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí kinh doanh, ngoài ra các khoản thuế gián thu được coi là một khoản chi phí nói chung mà doanh nghiệp phải nộp cho Ngân sách Nhà nước để được quyền tự do hoạt động trong hành lang mà pháp luật đó bảo hộ. Như vậy, để có được lợi nhuận thì toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ phải đủ bù đắp chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra và có lãi. 1.2. Kết cấu lợi nhuận Ngày nay, hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp đều phát triển và mở rộng không ngừng trong khuôn khổ hành lang pháp lý của Nhà nước. Các cơ chế chính sách của Nhà nước đều nhằm mục đích khuyến khích sự phát triển đầu tư của doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước. Do đó phạm vi kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế đều được mở rộng, các doanh nghiệp có thể đầu tư vào nhiều hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, đa dạng hoá qui mô hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, lợi nhuận thu được từ nhiều hoạt động khác nhau, theo chế độ hiện hành ở nước ta lợi nhuận trong doanh nghiệp có 2 loại sau: - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh - Lợi nhuận từ hoạt động khác 1.2.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động đầu tư vốn nhằm tìm kiếm lợi nhuận theo những mục tiêu đã được xác định sẵn. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm hai hoạt động: - Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ: Theo phân
  • 9. Chuyên đề tốt nghiệp 6 công lao động xã hội, chức năng chủ yếu của kinh doanh thương mại là mua bán trao đổi hàng hóa, cung cấp các dịch vụ nhằm đưa hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng. Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ được hình thành từ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp còn có thể tham gia vào hoạt động đầu tư tài chính. Hoạt động tài chính là hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp như: mua bán trái phiếu, cổ phiếu; góp vốn liên doanh liên kết; cho thuê tài sản; lãi tiền gửi, lãi cho vay thuộc nguồn vốn kinh doanh… Các khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động này góp phần làm tăng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động khác Lợi nhuận từ hoạt động khác: là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của các hoạt động khác và thuế phải nộp theo quy định (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp). Đó là các khoản lãi thu được từ các hoạt động riêng biệt khác ngoài những hoạt động nêu trên. Những khoản lãi này phát sinh không thường xuyên, doanh nghiệp không dự kiến trước hoặc có dự kiến trước nhưng ít có khả năng thực hiện được. Lợi nhuân khác thường bao gồm: thu từ các khoản phải trả không xác định được chủ nợ, thu hồi các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ, các khoản lãi từ việc bán vật tư tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt mất mát, lãi thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; tiền được phạt, được bồi thường… 1.3. Vai trò của lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định… Lợi nhuận là một nguồn thu điều tiết quan trọng của Ngân sách Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, phát triển đất nước. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. Lợi nhuận được để lại doanh nghiệp thành lập các quỹ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
  • 10. Chuyên đề tốt nghiệp 7 Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn. Mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là sản xuất kinh doanh thật nhiều sản phẩm, đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước với giá thành thấp nhất và mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp, tăng tích luỹ mở rộng sản xuất, là điều kiện cải thiện đời sống vật chất của người lao động trong doanh nghiệp, góp phần làm giàu mạnh đất nước. Ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ dẫn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khó khăn, thiếu khả năng thanh toán, tình hình này kéo dài doanh nghiệp sẽ bị phá sản. 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp 1.4.1. Tổng mức lợi nhuận Tổng mức lợi nhuận là một chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số lãi sẽ được tạo ra trong năm. Chỉ tiêu này được xác định và tổng hợp theo từng mảng hoạt động hoặc theo từng đơn vị thành viên của DN Tổng mức lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh, nhưng không vì thế mà coi nó là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và cũng không thể chỉ dùng nó để so sánh chất lượng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau. Để đánh giá, so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp với nhau thì ngoài chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối, người ta còn phải sử dụng chỉ tiêu tương đối là tỷ suất lợi nhuận. Các tỷ suất lợi nhuận thường được sử dụng để đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: 1.4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận trước thuế = Tổng lợi nhuận trước thuế x 100% trên tổng vốn kinh doanh Tổng vốn KD bình quân Hoặc: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận sau thuế x 100% trên tổng vốn kinh doanh Tổng vốn KD bình quân Vốn kinh doanh bình quân được tính như sau: = Vốn kinh doanh + Vốn kinh doanh
  • 11. Chuyên đề tốt nghiệp 8 Vốn kinh doanh đầu kỳ cuối kỳ bình quân 2 Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh cho biết, cứ 1 đồng vốn sử dụng bình quân trong kỳ ta thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước và sau thuế). Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả hơn. 1.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế = Tổng lợi nhuận trước thuế x 100 trên doanh thu Tổng doanh thu thuần Hoặc: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận sau thuế x 100% trên doanh thu Tổng doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận (trước và sau thuế). Công thức trên cho thấy, để tăng tỷ suất lợi nhuận, một mặt phải tăng khối lượng tiêu thụ mặt khác phải đảm bảo chất lượng sản phẩm tiêu thụ. Nếu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thì tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng và ngược lại. 1.4.4. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Tỷ suất lợi nhuận = Tổng lợi nhuận sau thuế x 100% trên chi phí Tổng CPKD phân bổ cho hàng đã tiêu thụ trong năm Nó cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ vào sản xuất sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí càng cao càng tốt. Bởi lẽ mục tiêu của doanh nghiệp là tăng lợi nhuận cao và sử dụng chi phí ở mức thấp nhất. Và chính qua đây, doanh nghiệp có thể biết được lợi thế trong việc tăng giảm chi phí như thế nào là tốt từ đó đề ra các biện pháp quản lý chi phí cho phù hợp. 1.4.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận = Tổng lợi nhuận sau thuế x 100%
  • 12. Chuyên đề tốt nghiệp 9 trên vốn chủ sở hữu vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này cho thấy, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra trong kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp thấy được hiệu quả của nguồn vốn chủ sở hữu bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp định hướng sản xuất những mặt hàng có doanh lợi cao, đảm bảo sản xuất có hiệu quả. Chỉ tiêu này còn là mối quan tâm của các nhà cung ứng tín dụng và các nhà đầu tư. II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận của doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp do đó, nó sẽ chịu ảnh hưởng của tổng hợp các nhân tố kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, xã hội, thị trường trong và ngoài nước. Kết cấu của lợi nhuận khá phức tạp và nó ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Trong đó có những nhân tố thuộc về bên trong chủ quan của doanh nghiệp, có những nhân tố bên ngoài không thuộc tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Một số nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp như sau 2.1.1. Nhân tố khách quan 2.1.1.1. Các nhân tố về thị trường * Thị trường và sự cạnh tranh: Chính nhu cầu hàng hoá, dịch vụ của thị trường quyết định lượng cung ứng của doanh nghiệp trên cơ sở xác định quy mô sản xuất tối ưu. Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả đồng thời là một doanh nghiệp có được thị trường tiêu thụ lớn, nhiều tiềm năng. Mục đích của doanh nghiệp là sản xuất hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng để kiếm lời. Bởi vậy mà các doanh nghiệp rất chú trọng đến việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm và mở rộng thị trường từ đó mở rộng quy mô kinh doanh thu được lơin nhuận ngày càng nhiều. Khi có khả năng thanh toán của xã hội với sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp sẽ bán được nhiều sản phẩm với mức giá có xu hướng tăng lên, nên sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Nhưng khi nhu cầu này giảm xuống thì lượng tiêu thụ sản phẩm giảm đi, mức lợi nhuận doanh nghiệp giảm đi. Như chúng ta có thể thấy, mối quan hệ cung cầu có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Và điều quan trọng ở đây là mỗi loại doanh nghiệp sau khi đã nghiên cứu kỹ về cung cầu thị
  • 13. Chuyên đề tốt nghiệp 10 trường về hàng hoá, dịch vụ mình sản xuất kinh doanh thì phải xác định được một quy mô sản xuất tối ưu, chất lượng hàng hoá, xác định được mức giá phù hợp nhất để đảm bảo cho người bán muốn bán và người mua cũng muốn mua. Từ đó đảm bảo được lợi nhuận tối ưu. Nói đến thị trường không thể không nói đến yếu tố cạnh tranh. Cạnh tranh là một đặc tính tất yếu của nền kinh tế thị trường và có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có khả năng cạnh tranh tốt sẽ thu hút được khách hàng, chiếm lĩnh được thị trường, đạt lợi nhuận cao. Ngược lại doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh sẽ giảm dần thị phần tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, dẫn đến khả năng không thể tồn tại lâu dài được. Bởi thế, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh trên tất cả các mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh. * Giá cả vật tư, tiền lương đầu vào của doanh nghiệp: Giá cả vật tư, tiền lương đầu vào thuộc về chi phí sản xuất kinh doanh, và là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận doanh nghiệp. Một giải pháp hiệu quả để tăng lợi nhuận là phải giảm thiểu chi phí và giảm được giá vật tư đầu vào và chi phí tiền lương hợp lý luôn là mối quan tâm hàng đầu cho việc giảm chi phí. Nhân tố này có quan hệ tác động ngược chiều với lợi nhuận. Khi mà giá cả vật tư, tiền lương đầu vào càng cao làm cho chi phí tăng lên và lợi nhuận sẽ giảm đi rõ rệt. Bởi vậy, nếu giá cả vật tư ổn định, tiền lương hợp lý sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn. * Giá cả các dịch vụ mua ngoài: Cũng là một yếu tố chi phí, do đó giá cả các dịch vụ mua ngoài của doanh nghiệp cũng phần nào ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp cũng phải thanh toán nhiều chi phí dịch vụ mua ngoài thiết yếu, ví dụ như: chi phí quảng cáo, chi phí điện nước… Chi phí dịch vụ mua ngoài nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vậy giá cả các dịch vụ đó có ảnh hưởng lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp khác nhau đó. Tuy nhiên dù ít hay nhiều sự biến động lên xuống của giá cả dịch vụ mua ngoài cũng có ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp và do đó, các doanh nghiệp cũng cần phải xem xét tới ảnh hưởng này để có biện pháp giảm tới mức tối thiểu tác động xấu của nó.
  • 14. Chuyên đề tốt nghiệp 11 2.1.1.2. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô và chính sách kinh tế của Nhà nước. * Môi trường vĩ mô Doanh nghiệp chỉ là một tế bào nhỏ bé trong hệ thống kinh tế quốc dân, hoạt động của nó không chỉ chịu tác động của nhân tố thuộc môi trường vi mô mà còn chịu chi phối từ môi trường kinh tế vĩ mô. Môi trường kinh tế vĩ mô với các yếu tố: lãi suất, lạm phát, tỷ giá…có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp tuỳ theo lĩnh vực kinh doanh. Vì vậy nó không thể không ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. * Chính sách kinh tế của Nhà nước Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường thể hiện thông qua việc điều tiết kinh tế ở tầm vĩ mô bằng các chính sách, luật và công cụ tài chính. Chính sách quản lý của Nhà nước sẽ định hướng, khuyến khích hay hạn chế hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Đặc biêt, chính sách thuế có sự ảnh hưởng lớn đến các quyết định kinh doanh và các kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp. 2.1.1.3. Cung cầu hàng hóa trên thị trường Đây là một yếu tố khách quan tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Sự biến động của cung - cầu hàng hóa trên thị trường ảnh hưởng đến khối lượng hành hóa bán ra của doanh nghiệp. Nếu cung lớn hơn cầu chứng tỏ nhu cầu về mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp đã đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng và đang có xu hướng dư thừa. Lúc này dù doanh nghiệp có các biện pháp khuyến khích mua hàng nhưng việc tăng khối lượng hàng bán ra là rất khó khăn kéo theo lợi nhuận của doanh nghiệp có thể giảm dần. Ngược lại, nếu cung nhỏ hơn cầu tức là mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh được nhiều người tiêu dùng chọn dùng. Nếu nhạy bén trong kinh doanh thì đây là lúc doanh nghiệp dễ dàng đẩy mạnh hoạt động bán hàng làm tăng lợi nhuận. 2.1.1.4. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một đất nước ổn định sẽ tạo tâm lý yên tâm cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là môi trường đầu tư an toàn mà các nhà đầu tư muốn lựa chọn, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện, cơ hội mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu một đất nước có tình hình kinh tế, chính trị không ổn định, bị rối loạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiêu dùng cũng như sản xuất của quốc gia đó. Tình hình văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến tập quán tiêu dùng
  • 15. Chuyên đề tốt nghiệp 12 của khách hàng vì vậy, doanh nghiệp cần phải nắm bắt kịp thời với sự biến động của các yếu tố đó và có các phản ứng kịp thời giúp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.1.1.5. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế Đây là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu cơ sở hạ tầng tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn như mạng lưới giao thông thông suốt thuận tiện cho việc đi lại có thể rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa, tiết kiệm được chi phí và đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu của khách hàng làm tăng doanh thu tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém gây khó khăn cho việc chu chuyến hàng hóa, cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ làm giảm bớt doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Những nhân tố khách quan trên ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp. Những ảnh hưởng này nằm ngoài tầm kiểm soát chi phối của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp vẫn cần phải tìm hiểu, phân tích để tận dụng những ảnh hưởng tích cực và hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp. 2.1.2. Nhân tố chủ quan 2.1.2.1. Phạm vi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phạm vi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: ngành nghề, sản phẩm kinh doanh và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp với phạm vi hoạt động kinh doanh riêng sẽ có đặc thù riêng về cơ cấu hàng hoá, thị trường tiêu thụ, cách thức tổ chức sản xuất, cấu thành chi phí, giá cả hàng hoá đầu vào đầu ra. Chính đặc thù này sẽ tạo ra vị trí riêng của doanh nghiệp trong thị trường, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp.Tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là quá trình thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố sức lao động, vật tư, kỹ thuật…để chế tạo ra sản phẩm hàng hoá. Quá trình này có thuận lợi suôn sẻ hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc tạo ra số lượng sản phẩm, đặc biệt là chất lượng sản phẩm và chi phí sử dụng các yếu tố để sản xuất ra hàng hoá đó. Vấn đề cơ bản đặt ra cho mỗi nhà kinh doanh là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào sản xuất cho ai và sản xuất với số lượng bao nhiêu? Và vấn đề sản xuất như thế nào để có các chi phí đầu vào thấp mà vẫn đảm bảo chất
  • 16. Chuyên đề tốt nghiệp 13 lượng sản phẩm ngày càng nâng cao. Các yếu tố đầu vào được lựa chọn tối ưu sẽ tạo khả năng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất và giá thành giảm từ đó có cơ sở tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngược lại. 2.1.2.2. Việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trên thị trường Hàng hoá sản xuất ra phải được tiêu thụ tốt, chứng tỏ doanh nghiệp đã phải giải quyết tốt vấn đề kinh tế cơ bản thứ ba là: “sản xuất cho ai” công tác tiêu thụ nằm trong giai đoạn cuối cùng của cả một quá trình kinh doanh nhằm tăng tổng doanh thu tiêu thụ. Doanh thu tiêu thụ là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, doanh thu tiêu thụ có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu tiêu dùng, sức mua đối với từng loại hàng hóa cũng thay đổi liên tục, vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh phù hợp. Doanh nghiệp có chính sách sản xuất kinh doanh sản phẩm linh hoạt thì sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa tạo điều kiện thu được lợi nhuận cao, tốc độ quay vòng vốn cũng tăng. Nếu ngược lại thì ảnh hưởng đến tốc độ quay vòng vốn, sản phẩm tồn kho nhiều làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận giảm. 2.1.2.3. Hoạt động quản lý của doanh nghiệp * Quản lý kinh doanh Tổ chức quản lý tốt được quá trình kinh doanh của doanh nghiệp luôn là một vấn đề bức xúc hết sức quan trọng đối với mọi nhà kinh doanh ngày nay. Bởi công việc này gián tiếp tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quản lý kinh doanh gồm các khâu cơ bản: định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh, xây dựng các phương án kinh doanh, xây dựng được kế hoạch kinh doanh, tổ chức các hoạt động kinh doanh… Các khâu này nếu được tổ chức quản lý tốt sẽ có khả năng làm tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm và có thể hạ được giá thành sản phẩm nhờ giảm được chi phí quản lý và chi phí bán hàng từ đó dẫn đến tăng lợi nhuận doanh nghiệp. * Quản lý lao động Đây là một nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Việc tổ chức được quá trình kinh doanh khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý - bố trí lực lượng lao động cân
  • 17. Chuyên đề tốt nghiệp 14 đối đồng bộ trong dây chuyền sản xuất, sử dụng tốt thói quen lao động hữu ích, không để lao động nằm chờ việc, loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí thời gian, có tác dụng lớn với việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí dẫn đến hạ giá thành sản phẩm. Để đạt được điều đó thì bên cạnh việc đặt định mức lao động hợp lý doanh nghiệp cần phải quan tâm đến yếu tố con người một cách đúng mức, cụ thể là công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần quan tâm đến người lao động ngoài yếu tố về tinh thần (sinh hoạt quần chúng, đoàn thể…) còn phải quan tâm đến yếu tố về lợi ích kinh tế của từng thành viên, chú trọng đến tiền lương, tiền thưởng, để khơi dậy trong họ tiềm năng, sự nhiệt tình cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung của doanh nghiệp. * Quản lý tài chính Quản lý tốt về tài chính trực tiếp liên quan đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tránh tình trạng ứ đọng vốn chiếm dụng vốn, tăng khả năng thanh toán. Để quản lý tốt về tài chính, doanh nghiệp phải tổ chức tốt về công tác hạch toán, kế toán. Kế toán, hạch toán tốt mới có thể quản lý vật tư tốt, sử dụng tài sản hiệu quả, quản lý các nguồn vốn một cách hữu hiệu, xác định được lợi nhuận một cách chính xác, tránh tình trạng lãi giả lỗ thật. 2.1.2.4. Về mặt tài chính * Vốn kinh doanh Vốn là một yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong môi trường cạnh tranh doanh nghiệp nào có lợi thế về vốn thì tất yếu sẽ có lợi thế kinh doanh có thể nắm bắt thời cơ, cơ hội kịp thời. Đây là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường từ đó tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp. * Chính sách giá Chính sách giá là một nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó là một chính sách quan trọng đối với việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có chính sách giá linh hoạt như giảm giá khi nhu cầu thị trường đang giảm, tăng giá ở mức độ cho phép khi nhu cầu thị trường tăng. Tóm lại, doanh nghiệp cần có chính sách giá đúng đắn hợp lý với tình hình thị trường. 2.1.2.5. Ý thức trách nhiệm của chủ doanh nghiệp và của người lao động Bên cạnh khả năng và trình độ chuyên môn, chủ doanh nghiệp cũng như người
  • 18. Chuyên đề tốt nghiệp 15 lao động cần phải có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao cũng như ý thức trách nhiệm đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển vững mạnh một phần lớn phụ thuộc vào tinh thần xây dựng của mỗi thành viên trong doanh nghiệp đó.Các thành viên cần có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh, hoàn thành tốt công việc được giao, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn,… tất cả vì sự lớn mạnh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả phải biết tìm kiếm và phát huy những nhân tố có lợi, hạn chế được những nhân tố kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. 2.2. Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp 2.2.1. Nguyên tắc trong phân phối lợi nhuận Phân phối lợi nhuận nhằm mục đích chủ yếu tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển vốn của doanh nghiệp, khuyến khích người lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế, sau khi chi trả các khoản nộp phạt, được trích lập các quỹ như: quỹ đầu tư phát triển, lập quỹ dự phòng (nợ khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng trợ cấp mất việc làm), quỹ khen thưởng và phúc lợi. Về nguyên tắc, lợi nhuận được chia làm hai phần: phần đem chia và phần không chia. 2.2.2. Nội dung trong phân phối lợi nhuận Lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp được phân phối theo thứ tự sau: - Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định - Trừ các khoản tiền phạt vi phạm kỷ luật thu nộp ngân sách, tiền phạt vi phạm hành chính, phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí hợp lệ chưa được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. - Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp - Đối với doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh trong một số ngành đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau khi nộp các khoản trên, doanh nghiệp trích lập các quỹ đó theo tỷ lệ đã được Nhà nước quy định. Phần lợi nhuận sau khi trừ các khoản trên, được doanh nghiệp trích lập các quỹ
  • 19. Chuyên đề tốt nghiệp 16 theo tỷ lệ như sau: (1) Quỹ đầu tư phát triển: mức trích tối thiểu 50%, không hạn chế mức tối đa. (2) Quỹ dự phòng tài chính: trích 10%, số dư của quỹ này tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ. (3) Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: trích 5% , mức tối đa của quỹ không vượt quá 6 tháng lương thực hiện. (4) Chia lãi cổ phần (nếu có). (5) Phần lợi nhuận còn lại sau khi trích đủ các quỹ trên, doanh nghiệp trích quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng theo quy định: - Trích tối đa không quá 3 tháng lương thực tế nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm nay không thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm trước. - Trích tối đa không quá hai tháng lương thực tế nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm nay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm trước. Trong tổng số lợi nhuận được trích lập vào hai quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, sau khi tham khảo ý kiến Công đoàn, Ban lãnh đạo doanh nghiệp quyết định phân chia vào mỗi quỹ cho phù hợp. Nếu lợi nhuận trích vào hai quỹ khen thưởng và phúc lợi mà còn dư thì phần còn lại được chuyển toàn bộ vào quỹ đầu tư phát triển. 2.2.3. Mục đích sử dụng các quỹ * Quỹ đầu tư phát triển: Dùng để đầu tư phát triển kinh doanh, đổi mới máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ; nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, trợ giúp thêm cho việc đào tạo nâng cao tay nghề và điều kiện làm việc trong doanh nghiệp… Đối với doanh nghiệp Nhà nước, trong trường hợp cần thiết Nhà nước có quyền điều động một phần quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp để sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển doanh nghiệp Nhà nước khác. * Quỹ dự phòng tài chính: Dùng để bù đắp những khoản chênh lệch từ những tổn thất, thiệt hại về tài sản do thiên tai, địch hoạ, hoặc những rủi ro trong kinh doanh mà doanh nghiệp gặp phải. Ngoài ra, còn phải trích nộp để hình thành quỹ dự phòng tài chính của tổng công ty (nếu doanh nghiệp là thành viên của tổng công ty) theo tỷ lệ do hội đồng quản trị tổng công ty quyết định hàng năm và được sử dụng để hỗ trợ các tổn thất, thiệt hại trong
  • 20. Chuyên đề tốt nghiệp 17 quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên theo quy định trong quy chế tài chính tổng công ty. * Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm: Quỹ này dùng để trợ cấp cho người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp đủ một năm trở lên bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan và dùng để chi cho việc đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang việc mới, đặc biệt là đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ của doanh nghiệp. Mức trợ cấp là bao nhiêu do Giám đốc cùng với Chủ tịch công đoàn doanh nghiệp xét cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành. * Quỹ khen thưởng, phúc lợi: Quỹ này dùng để thưởng cuối năm hoặc thường kỳ cho cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác và mức cơ bản của mỗi công nhân trong doanh nghiệp, thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, mang lại hiệu quả trong kinh doanh… Ngoài ra, quỹ còn dùng để đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của doanh nghiệp, chi cho các hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên doanh nghiệp, phúc lợi xã hội, góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng. Trích nộp để hình thành quỹ khen thưởng tập trung (nếu có) của tổng công ty nếu là thành viên của tổng công ty. 2.2.4. Ý nghĩa của việc phân phối Nếu như lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thì vấn đề không dừng lại ở quy mô lợi nhuận nhiều hay ít, tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp, mà vấn đề quan trọng là ở chỗ phân phối lợi nhuận như thế nào. Chính phân phối lợi nhuận mới tác động tới các mặt lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Nếu như lợi nhuận của doanh nghiệp làm ra, nhà nước huy động tất cả (như thời bao cấp), hay phần lớn thì không kích thích doanh nghiệp làm ra lợi nhuận và người lao động cũng không có hứng thú, hăng hái trong sản xuất,cải thiện kỹ thuật, hoàn thiện sản phẩm. Chỉ khi nào doanh nghiệp làm ra lợi nhuận, được quyền chi phối phần lớn lợi nhuận để tích luỹ cho doanh nghiệp và giải quyết hợp lý lợi ích cho người
  • 21. Chuyên đề tốt nghiệp 18 lao động thì đòn bẩy lợi nhuận mới phát huy tốt hơn vai trò của nó, do vậy việc phân phối lợi nhuận có ý nghĩa rất to lớn. Doanh nghiệp thực hiện được nghĩa vụ đối với Nhà nước, đóng góp tích luỹ của mình cho tích luỹ xã hội để tái sản xuất mở rộng xã hội Doanh nghiệp có nguồn để tích luỹ nhằm mở rộng tái sản xuất, đổi mới công nghệ, chống tụt hậu về kỹ thuật để dành được lợi thế trong cạnh tranh và tham gia hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu một cách có lợi, ít thua thiệt. Thực hiện được kích thích lợi nhuận vật chất đối với các bên tham gia đầu tư vào doanh nghiệp (nếu là công ty liên doanh hoặc công ty cổ phần) để họ quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh. Thực hiện được kích thích vật chất đối với người lao động để họ quan tâm đến thành quả sau cùng của doanh nghiệp. III. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao lợi nhuận nhuận của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp các DN hầu như được bao cấp về mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng như về tiêu thụ sản phẩm. Do đó lợi nhuận không được quan tâm đúng mức dẫn đến một thực tế là lợi nhuận không phát huy được vai trò của mình. Hơn 20 năm kể từ khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường hoạt động của các doanh nghiệp có rất nhiều thay đổi. Lúc này, Nhà nước chỉ đóng vai trò điều tiết vĩ mô, các DN muốn tồn tại và đứng vững trên thương trường thì phải tự lo vốn kinh doanh, tự điều hành sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả. Lợi nhuận trở thành mục tiêu hàng đầu và cũng là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Các DN luôn luôn quan tâm đến lợi nhuận và không ngừng phấn đấu để nâng cao lợi nhuận xuất phát từ các lý do sau: - Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động SXKD của một DN. Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận cho phép chúng ta đánh giá về nhiều mặt hoạt động SXKD của DN từ khâu cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất đến khâu trực tiếp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng như trình độ tổ chức quản lý của DN. - Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, DN có tồn tại và
  • 22. Chuyên đề tốt nghiệp 19 phát triển được hay không điều quyết định là DN có tạo ra được lợi nhuận hay không. Vì thế lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của DN. - Lợi nhuận là nguồn khuyến khích vật chất đối với người lao động. Khi lợi nhuận của DN được nâng cao, người lao động sẽ nhận được mức thu nhập thỏa đáng hơn. Điều này sẽ kích thích tính năng động, sáng tạo của lao động từ đó tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. - Lợi nhuận của DN là cơ sở xác định nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước (thông qua việc nộp thuế thu nhập). Khoản thu này cùng với các khoản thu khác được sử dụng để phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng cơ bản. - Lợi nhuận còn là nguồn tài chính cơ bản để thực hiện quá trình tái sản xuất kinh doanh mở rộng của DN và của nền kinh tế xã hội. 3.2. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp 3.2.1. Các biện pháp tăng doanh thu -Tăng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu thị trường : Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường rất đa dạng và phong phú, dễ biến động do sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty. Việc tăng lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu thị trường sẽ làm tăng doanh thu dẫn đến tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt các yếu tố và điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi, khuyến khích người lao động tăng nhanh năng suất lao động, phấn đấu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa mẫu mã sản phẩm tiêu thụ giá cả phù hợp với người tiêu dùng. -Tăng cường tiêu thụ những sản phẩm có lợi nhuận cao : Mỗi doanh nghiệp có những mặt hàng tiêu thụ khác nhau thì thu được những nguồn lợi nhuận khác nhau. Đối với những mặt hàng có lợi nhuận lớn thì doanh nghiệp cần phấn đấu tăng lượng tiêu thụ chú trọng vào sản xuất mặt hàng đó nhiều hơn. 3.2.2. Các biện pháp về chi phí - Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và chi phí khác nhằm tăng lợi nhuận : Đây là nhân tố quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, giá thành là tổng hợp của nhiều nhân tố chi phí tạo nên bao gồm các chi phí chính như : Chi phí
  • 23. Chuyên đề tốt nghiệp 20 nguyên vật liệu, nhiên liệu, các chi phí tiền lương, tiền công. Do vậy muốn hạ giá thành sản phẩm cần phải giảm các nhân tố chi phí. - Tiết kiệm nguyên vật liệu : Cải tiến định mức tiêu hao, cải tiến phương pháp công nghệ, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm chi phí mua sắm, vận chuyển, bảo quản và tiết kiệm nguyên vật liệu. - Giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm : Muốn giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành sản phẩm cần tăng nhanh năng suất lao động bằng cách cải tiến công tác tổ chức sản xuất, tổ chức lao động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ người lao động, có chế độ khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động. - Tổ chức khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa : Để thấy được hiệu quả rõ rệt của sản xuất kinh doanh thì nhất thiết phải làm tốt khâu tiêu thụ sản phẩm. Dù cho sản phẩm có chất lượng tốt như thế nào mà sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽ không có lợi nhuận.Cần có biện pháp xúc tiến bán hàng như quảng cáo, khuyến mãi... làm tốt công tác dịch vụ khách hàng
  • 24. Chuyên đề tốt nghiệp 21 CHƯƠNG II TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT KIỀU VIỆT I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT KIỀU VIỆT 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần nội thất Kiều Việt hoạt động theo quy định của luật công ty do quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có vốn điều lệ do các cổ đông đóng góp, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. - Trụ sở chính tại 60 Chu Văn An, Tp. Quy Nhơn, Bình Định Thành lập: Ngày 20 tháng 03 năm 2008 Mã số thuế: 4100 596 520 - Văn phòng giao dịch - Xưởng sản xuất * Văn phòng Giao dịch: Lô 01 Cụm Công nghiệp Quang Trung, Tp. Quy Nhơn, Bình Định. * Xưởng sản xuất: Khu công nghiệp Phú Tài, Phường Trần Quang Diệu, Tp. Quy Nhơn, Bình Định. Điện thoại liên hệ: Bộ phận Nội thất: 0256. 3747.567 Bộ phận Kế toán - Quản trị: 0256. 3947.004 Bộ phận Hành chính - Tổng hợp: 0256.3947.003 * Fax: 0256. 3947003 Bộ phận Kỹ thuật: 0256. 3947.005 Website: www.kieuviet.com.vn Email: kieuviet2008@gmail.com Với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư trẻ, năng động, nhiệt huyết, đam mê nghề nghiệp, cùng với các đội thi công lành nghề, nhiều kinh nghiệm, Công ty Kiều Việt luôn đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ, an toàn lao động và các yêu cầu khác trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, cũng như các công trình xây dựng khác. Kiều Việt cam kết tuyệt đối sẽ đem tới cho Quý khách hàng những sản phẩm thiết kế, xây dựng đích thực, hội tụ đầy đủ sự tiện ích và tối ưu hóa trong sử dụng.
  • 25. Chuyên đề tốt nghiệp 22 Nhằm tạo ra một không gian sống, làm việc, giải trí tiện nghi nhất cho con người nhưng vẫn hết sức gần gũi với thiên nhiên… 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động kinh doanh 1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp * Mục tiêu của công ty - Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. - Tạo lợi nhuận tối đa cho các cổ đông. - Đóng góp cho ngân sách Nhà nước. * Nhiệm vụ, chức năng của công ty là Hoạt động đúng ngành nghề đã đăng kí kinh doanh, thực hiện đầy đủ các qui định của Nhà nước đối với công ty cổ phần như: Công bố công khai hoạt động tài chính nhà nước trước đại hội cổ đông, chia cố tức đúng hạn. Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động cũng như đối với Nhà nước theo luật định. Chức năng chính của công ty hiện nay là tư vấn, thiết kế kiến trúc, tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; Giám sát thi công xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi và công nghiệp; thi công trang trí nội, ngoại thất trên đa chất liệu. Khảo sát địa chất công trình xây dựng. Có hệ thống nhà xưởng với máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại, chuyên sản xuất các mặt hàng đồ gỗ nội thất cao cấp, nhôm kính, sắt, inox…. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, ngoài nhu cầu tối thiểu cho ngôi nhà người ta còn cần đến các đồ trang trí nội thất đẹp phù hợp với từng hoàn cảnh, từng điều kiện. Vì thế việc nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm mới, mẫu mã đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng là vấn đề mà công ty cổ phần nội thất Kiều Việt đang và sẽ quan tâm. Hiện nay ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất, tư vấn, thiết kế kiến trúc, tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường…. 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh 1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp Công ty cổ phần nội thất Kiều Việt là sở hữu của các cổ đông được thành lập trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp. Vì vậy bộ máy tổ chức của công ty phải theo mô hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần nói chung.
  • 26. Chuyên đề tốt nghiệp 23 Ngoài ra để phù hợp với tình hình thực tế của công ty, tránh tình trạng bộ máy quản lý cồng kềnh, không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết, công ty đã vận dụng mô hình chung để tổ chức bộ máy quản lý riêng của mình, tức là một thành viên trong hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm quản lý điều hành trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở công ty cổ phần nội thất Kiều Việt, cơ quan cao nhất của công ty cổ phần nội thất Kiều Việt là đại hội cổ đông. Bộ máy lãnh đạo có quyền lực cao nhất ở công ty là hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bâù ra. Các thành viên trong hội đồng quản trị có quyền mở rộng hoặc thay đổi phương án sản xuất kinh doanh, quyết định phương thức tổ chức bộ máy quản lý điều hành, giám sát giám đốc thực hiện và quyết định các vấn đề quan trọng khác. Giám đốc là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty, giám đốc do hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm và bãi nhiệm. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về kết quả sản xuất kinh doanh, về tình quản lý sử dụng vốn và tài sản của công ty. Giúp việc cho giám đốc là hai Phó giám đốc và các phòng ban chức năng. - Phó giám đốc kinh doanh: tham mưu cho giám đốc điều hành mọi hoạt động kinh doanh tại công ty, các vấn đề đầu ra, đầu vào, tình hình sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất, trực tiếp quản lý các phòng ban: phòng tài vụ, phòng cung tiêu, phòng đời sống. - Phó giám đốc sản xuất và kĩ thuật: thay mặt giám đốc điều hành sản xuất và quản lý sản xuất ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất ở các phòng ban liên quan đến quá trình sản xuất và lập kế hoạch sản xuất như phòng kĩ thuật, phòng kế hoạch. - Các phòng ban chức năng bao gồm: + Phòng kĩ thuật chịu trách nhiệm điều hành sản xuất chỉ đạo kĩ thuật kiểm tra việc điều hành máy móc thiết bị ở các phân xưởng sản xuất theo đúng thông số kĩ thuật. +Phòng kế hoạch và xuất nhập khẩu có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng ngày, tháng, quý, năm đồng thời theo dõi tình hình xuất nhập thành phẩm và nhập khẩu nguyên vật liệu. + Phòng tổ chức trực thuộc giám đốc, có nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về cán bộ tổ chức bộ máy, ban hành và quản lý một số quy chế về công tác tiền lương
  • 27. Chuyên đề tốt nghiệp 24 của cán bộ công nhân viên trong công ty. Ngoài ra, cán bộ phòng tổ chức còn kiêm một số công việc về hành chính: lễ tân tiếp khách. + Phòng tài vụ có nhiệm vụ thu thập xử lý số liệu thông tin về số vốn hiện có và tình hình biến động ,sử dụng vốn cổ đông trong từng thời kỳ nhất định, nhằm mục đích phục vụ cho công tác quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh của công ty. + Phòng cung tiêu: quản lý các kho vật tư của công ty, tình hình nhập và xuất vật tư của công ty đồng thời nghiên cứu đề ra định mức tiêu hao vật tư cho sản phẩm quản lý việc tiêu thụ nội địa. + Ngoài ra còn các phòng ban khác làm nhiệm chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên để đảm bảo sản xuất, đảm bảo an toàn về tài sản, con người của toàn công ty như phòng đời sống, y tế, bảo vệ ... Các tổ sản xuất, phân xưởng sản xuất và các phòng ban có quan hệ mật thiết với nhau, cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chung của công ty là hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
  • 28. Chuyên đề tốt nghiệp 25 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 1.3.2 Mạng lưới kinh doanh Doanh nghiệp sản xuất nội thất để xuất khấu sang nước ngoài phục vụ cho người dân có thu nhập bình thường ở các nước đó. 1.4. Kết quả kinh doanh năm 2017-2019 Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Các thành viên trong hội đồng quản trị Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm phó giám đốc kinh doanh Phó chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành Phó giám đốc sản xuất và kĩ thuật P.đời sống P.tài vụ P. cung tiêu P.tổ chức P.y tế Bộ phận bảo vệ P.kĩ thuật P.kế hoạch Khối sản xuất kd PX sản xuất kd phụ Các PX sản xuất chính
  • 29. Chuyên đề tốt nghiệp 26 Bảng 1. Kết quả kinh doanh chủ yếu ĐVT:1000VNĐ Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) 1. Tổng doanh thu 2.113.826,15 2.428.325,95 2.870.378,92 314.499,8 114,88 442.052,97 118,20 2. Tổng chi phí 1.897.846,05 2.172.092,05 2.625.918,42 274.246 114,45 453.826,37 120,89 3. Tổng lợi nhuận 215.980,1 256.233,9 244.460,5 40.253,8 118,64 (11.773,4) 95,41 4. Lương bình quân 1.895,6 2054,55 2592,5 158,95 108,39 537,95 126,18 5. Nộp ngân sách 267.635,828 308.986,042 348.287,59 41.350,214 115,45 39.301,548 112,72 Nguồn: từ bảng kết quả sản xuất kinh doanh Qua bảng số liệu ta thấy được sự biến đổi các chỉ tiêu.Tổng doanh thu năm 2018 tăng so với năm 2017 đạt được 314.499.800 đồng . Nguồn thu chủ yếu của công ty là các đơn đặt hàng tư vấn, thiết kế nội thất…, với sự cố gắng không ngừng của toàn công ty. Tốc độ tăng doanh thu năm 2018 là 14,88% so với năm 2017 cho thấy doanh nghiệp đã tạo uy tín trên thị trường, đã xây dựng chính sách giá hợp lý trên thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới kinh doanh ngày càng mở rộng hơn. Chi phí của doanh nghiệp là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chi phí này sẽ bao gồm cá chi phí bỏ ra của công ty để có được tổng doanh thu từ ba hoạt đông đem lại doanh thu cho công ty. Năm 2018 tổng chi phí tăng lên 274.246.000 đồng bằng 114,45% so với năm 2017. Nhận thấy tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu vì vậy công ty vẫn làm ăn có lãi. Tổng chi phí tăng chủ yếu là mở rộng quy mô sản xuất. Do các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất tăng, Và tiêu hao nguyên vật liệu ở mức cao dẫn đến tổng chi phí tăng lên. Lợi nhuận là phương tiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển và ảnh hưởng trực tiếp tới tới ngân sách nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Qua bảng phân tích ta thấy lợi nhuận của công ty ở năm gần đây nhất 2019 đã giảm so với năm trước đó 11.773.400đồng tương ứng với mức 95.4% so với năm 2018
  • 30. Chuyên đề tốt nghiệp 27 II. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ CÔNG TÁC PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT KIỀU VIỆT 2.1. Phân tích tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phần Kiều Việt giai đoạn 2017-2019 2.1.1. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • 31. Chuyên đề tốt nghiệp chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 so sánh2018/2017 So sánh 2019/2018 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) 1. Tổng doanh thu 2.071.614 2.372.405,5 2.798.386,5 300.791,5 114,52 425.981 117,96 2. Giá vốn hàng bán 1.321.618 1.594.978,5 2.035.920 273.360,5 120,68 440.941,5 127,65 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (1-2) 749.996 777.427 762.466,5 27.431 103,66 -14.960,5 98,08 4. Doanh thu hoạt động chính 31.087,35 34.086,75 35.355,62 2.999,4 109,65 1.268,87 103,72 5. Chi Phí tài chính 19.239,55 15.385,05 25.598,42 -3.854,5 79,97 10.213,37 166,39 6. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (4-5) 11.847,8 18.701,7 9.757,2 6.853,9 157,85 -8.944,5 52,17 7. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 556.114 560.816 563.400 4.702 100,85 2.584 100,46 8. Lợi nhuận từ họat động Sản xuất (3-7) 193.882 216.611 199.066,5 22.729 111,72 -17.544,5 91,90 9. Lợi nhuận từ hoạt động kiinh doanh (3+6-7) 205.729,8 235.312,7 208.823,7 29.582,9 114,38 -26.489 88,74 10. Thu từ hoạt động khác 11.124,8 21.833,7 36.636,8 10.708,9 196,26 14.803,1 167,80 11. Chi từ hoạt động khác 874,5 912,5 1.000 38 104,35 87,5 109,59 12. Lợi nhuận khác (10-11) 10.250,3 20.921,2 35.636,8 10.670,9 204,10 14.715,6 170,34 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (9+12) 215.980,1 256.233,9 244.460,5 40.253,8 118,64 -11.773,4 95,41 14. Thuế TNDN 60.474,428 71.745,492 68.448,94 11.271,064 118,64 -3.296,552 95,41 15.Lợi nhuận sau thuế TNDN 155.505,672 184.488,408 176.011,56 28.982,736 118,64 -8.476,848 95,41
  • 32. Chuyên đề tốt nghiệp 21 Cụ thể là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất năm 2018 tăng 11,72% so với năm 2017 tương ứng với tổng giá trị tăng 29.582.900đồng, lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2018 tăng 57,85% so với năm 2017 tương ứng với tổng giá trị tăng 6.853.900đồng. Còn lợi nhuận khác tăng về mặt giá trị là 10.670.900 đồng tương ứng với năm 2018 tăng so với năm 2017 là 104,10%. Nhận thấy chỉ tiêu làm giảm lợi nhuận đó là chỉ tiêu về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 0,85% tương ứng với tổng giá trị tăng là 4.702.000, các chỉ tiêu như giá vốn hàng bán đều tăng lên một cách đều đặn. Nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu là một xu hướng không tốt, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp cần nâng cao công tác quản lý tốt hơn nữa. Trong năm 2019 doanh thu có tăng nhưng các khoản chi phí tăng lên làm cho lợi nhuận của công ty bị giảm cụ thể: Lợi nhuận trước thuế của công ty giảm đi so với năm 2018 là 11.773.400 tương ứng chỉ còn 95,41%, vốn tăng lên do các khoản chi phí tăng lên tiền lương trả cho người trực tiếp thiết kế cũng tăng lên. Qua đánh giá trên ta có thể thấy được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả chưa tốt, cần chú trọng hơn về quy mô doanh nghiệp dần được mở rộng, đời sống của người lao động được nâng cao, nhằm góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và xây dựng đất nước. Doanh nghiệp cần cố gắng, nỗ lực hơn nữa để có thể đạt kết quả cao hơn. Qua biểu số liệu trên ta nhận thấy doanh nghiệp đã đang và sẽ có khả năng phát triển tốt hơn nữa trong tương lai. Bảng 3: Kết cấu của lợi nhuận từ năm 2017 đến năm 2019 Đvt: NghìnĐồng Chỉ tiêu Năm 2017 Tỷ trọng(%) Năm 2018 Tỷ trọng(%) Năm 2019 Tỷ trọng(%) Lãi từ HDKD 193.882 89,77 216.611 84,54 199.066,5 81,43 Lãi từ hoạt động tài chính 11.847,8 5,49 18.701,7 7,30 9.757,2 3,99
  • 33. Chuyên đề tốt nghiệp 22 Lãi từ các hoạt động khác 10.250,3 4,75 20.921,2 8,16 35.636,8 14,58 Lợi nhuận trước thuế 215.980,1 100 256.233,9 100 244.460,5 100 Từ bảng biểu trên ta thấy tổng lợi nhuận của công ty ngày càng tăng lên. Cụ thể: Năm 2017, công ty đạt mức lợi nhuận là 215.980.100đồng, do đóng góp rất lớn của hoạt động sản xuất kinh doanh với số lãi là 193.882.000đồng tương ứng với 89,77%, còn hoạt động tài chính và hoạt động khác có góp phần làm tăng tổng lợi nhuận nhưng tăng một lượng không đáng kể. Điều này cho thấy công ty rất chú trọng tới hoạt động chính của doanh nghiệp. Năm 2018, tổng lợi nhuận tăng một lượng khá cao 256.233.900đồng nhờ sự gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác, hoạt động kinh doanh. Năm 2018 công ty có các khoản thu ngoài dự tính kéo lợi nhuận tăng lên khá cao. Năm 2019, Nhận thấy các khoản thu từ hoạt động khác tăng rất nhanh các khoản thu đó từ việc thanh lý các tài sản để thay đổi công nghệ mới phục vụ cho sản xuất ngày càng hiệu quả hơn, đối với hoạt động có xu thế giảm mạnh không chỉ đối với công ty nới riêng mà đối với toàn cầu nói chung, do khủng hoảng nên các khoản thu từ lãi tiền gửi……đã giảm xuống nhiều, làm cho lợi nhuận giảm đi.
  • 34. Chuyên đề tốt nghiệp 2.1.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty Bảng 4: Mối quan hệ giữa lợi nhuận, doanh thu, chi phí và nguồn vốn ĐVT:Nghìn Đồng Chỉ tiêu Năm2017 Năm2018 Năm2019 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệhc 2019/2018 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 1. Doanh thu thuần 2.071.614 2.372.405,5 2.798.386,5 300.791,5 14,52 425.981 17,96 2. Tổng chi phí 576.228,05 577.113,55 589.998,42 885,5 0,15 12.884,87 2,23 3. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 749.996 777.427 762.466,5 27.431 3,66 -14.960,5 -1,92 4. Lợi nhuận sau thuế 155.505,672 184.488,408 176.011,56 28.982,736 18,64 -8.476,848 -4,59 5. Vốn kinh doanh 1.606.090,16 1.933.347,063 1.956.098,5 1 327.256,903 20,38 22.751,447 1,18 6. Vốn chủ sở hữu bình quân 522.828,486 647.802,758 668.563,194 124.974,272 23,9 20.760,436 3,2 7. Tổng tài sản 1.606.090,16 1.933.347,063 1.956.098,5 1 327.256,903 20,38% 22751.447 1.18% 8. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%) (8) = (4)/(1) 7,51 7,78 6,29 9. Tỷ suất nguồn vốn/doanh thu(%) (9)= (4)/(7) 63,8 67,23 72,75 10.Tỷ suất lợi nhuận/vốn kinh doanh (%) (8) = (4)/(5) 9,68 9,54 9,00 11.Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (%) (9) = (4)/(6) 29,74 28,48 26,33 12.Tỷ suất lợi nhuận/chi phí (%) (10) = (4)/(2) 26,99 31,97 29,83 Nguồn: Từ Báo cáo kết quả quả kinh doanh năm 2017,2018,2019
  • 35. Chuyên đề tốt nghiệp Qua bảng số liệu trên ta thấy: - Tỷ suất nguồn vốn trên doanh thu trong giai đoạn này tăng dần. Năm 2017 giá vốn hàng bán chiếm 63,80% trong doanh thu thuần. Năm 2018 giá vốn hàng bán chiếm tới 67,23% trong doanh thu thuần, tức là đã tăng 3,43% so với năm 2017. Nguyên nhân do năm 2018 là năm có nhiều hợp đồng hơn do đó dẫn đến giá vốn tăng, ngoài ra ở mảng chi phí tiền lương và chi phí khấu hao tài sản cố định cũng tăng nên làm cho tổng giá vốn trong năm 2018 tăng so với năm 2017, tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn lại nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu (tốc độ tăng của doanh thu là 14,52% so với năm 2017). Doanh thu năm 2018 tăng nhanh là do trong năm công ty đi vào hoạt động mô hình dịch vụ mới đó là dịch vụ thiết kế điện nước đã thu hút được nhiều hợp đồng đem lại doanh thu cao, mặc dù giá vốn trong năm 2018 có nhiều biến động nhưng công ty đã phấn đấu tăng nhận các công trình, lựa chọn thời điểm bán ra thích hợp góp phần tăng tổng doanh thu của công ty. - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2018 tăng so với năm 2017. Năm 2017 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 7,51% có nghĩa là khi có được 100 đồng doanh thu thì thu được 7,51 đồng lợi nhuận, còn tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2018 là 7,78% có nghĩa là khi có được 100 đ doanh thu thì thu được 7,78 đồng lợi nhuận và tăng hơn so với năm 2017 là 0,27%. Đạt được kết quả này là do nỗ lực phấn đấu của toàn công ty đã không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh làm cho doanh thu thuần tăng dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng . Nhưng đến năm 2019 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đã giảm đi chỉ đạt mức 6,29% có nghĩa là khi có được 100 đồng doanh thu thì thu được 6,29 đồng lợi nhuận, nguyên nhân là do các khoản giảm trừ tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng và do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm một cách đáng kể, dẫn đến lợi nhuận sau thuế của Công ty thấp. Với tình hình này Công ty cần phải có thêm những biện pháp cải thiện, quan tâm đặc biệt tới các biện pháp làm giảm chi phí, tăng doanh thu trong thời gian tới.
  • 36. Chuyên đề tốt nghiệp Nhìn tổng quát trong 3 năm qua mức doanh lợi vốn CSH có sự thay đổi cụ thể là giảm xuống. Năm 2018, doanh lợi vốn đạt 28,48% giảm đi so với năm 2017 là 1,26%, điều đó có nghĩa làm giảm lợi nhuận xuống 1,26%, nguyên nhân là do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng và do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm, Lợi nhuận tài chính cũng giảm, dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty giảm đi. Năm 2019, chỉ tiêu này chỉ còn 26,33% giảm đi so với năm 2018. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn KDBQ năm 2018 giảm so với năm 2017. Năm 2017 tỷ suất lợi nhuận trên vốn KDBQ là 9,68% có nghĩa là khi bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh bình quân thì thu được 9,68 đồng lợi nhuận, còn tỷ suất lợi nhuận trên vốn KDBQ năm 2018 giảm xuống còn 9,54% có nghĩa là khi bỏ ra 100 đ vốn kinh doanh bình quân thì thu được 9,54 đồng lợi nhuận, đã giảm xuống 0,14% làm giảm lợi nhuận xuống 0,14%. Năm 2019 thì tỷ suất này lại giảm xuống còn 9,00% điều đó cho ta thấy khi bỏ ra 100 đ vốn kinh doanh bình quân thì thu được 9,00 đồng lợi nhuận, nguyên nhân chính là do các tài sản cố định mới được đầu tư vào cuối năm 2017 đến năm 2019 chưa thực sự đưa hết vào sử dụng, đồng thời bộ phận quản lý và sử dụng vốn chưa có chính sách và biện pháp áp dụng thực hiện và quản lý hợp lý với nguồn vốn của doanh nghiệp. - Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí có sự biến động không đồng đều như năm 2018 tăng so với năm 2017, nhưng năm 2019 giảm đi so với năm 2018. Năm 2017 tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 26,99% có nghĩa là khi bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được 26,99đồng lợi nhuận, còn tỷ suất lợi nhuận trên chi phí năm 2018 là 31,97% có nghĩa là khi bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được 31,97 đồng lợi nhuận.Năm 2019 tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 29,83% tức bỏ ra 100 đồng chi phí thì thu được 29,83đồng lợi nhuận. Qua phân tích trên ta thấy các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của các năm đều biến đổi điều đó đã chứng tỏ Công ty cổ phần Kiều Việt vẫn chưa ổn định trong quá trình kinh doanh cần có các chiến lược nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên điều đó chứng tỏ vốn của
  • 37. Chuyên đề tốt nghiệp doanh nghiệp được đưa vào trong hoạt động kinh doanh ngày càng tăng lên, với mục đích kêu gọi các cổ đông góp vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Công ty cần cố gắng hơn nữa cho những kỳ kinh doanh tiếp theo. 2.2.Phân tích tình hình phân phối lợi nhuận tại công ty 2.2.1. Chính sách cổ tức của công ty Bảng 5: Hiệu quả tài chính từ năm 2017 đến 2019 ĐVT: Nghìn Đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) 1. Tổng doanh thu 2.071.614 2.372.405,5 2.798.386,5 300.791,5 115 425.981 117,96 2. Lợi nhuận trước thuế 215.980,1 256.233,9 244.460,5 40.253,8 119 -11.773,4 95,41 3. Lợi nhuận sau thuế 155.505,672 184.488,408 176.011,56 28.982,736 119 -8.476,848 95,41 Nguồn: Từ Báo cáo kết quả quả kinh doanh năm 2017,2018,2019 Qua bảng số liệu trên ta thấy trong các năm 2017, 2018 và 2019 doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Năm 2017 đạt 155.505.672 đồng, năm 2018 đạt 184.488.408 đồng, và năm sau lại cao hơn năm trước cả về doanh thu (300.791.500đồng) lẫn lợi nhuận (28.982.736 đồng), hơn nữa tốc độ tăng của lợi nhuận ( 19%) tốc độ tăng về doanh thu (15%). Qua đó phần nào thấy được doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả và đang đi đúng hướng. Năm 2019 đạt được 176.011.560 đồng, so với năm 2018 giảm đi là 8.476.848 đồng, tỷ lệ giảm 95,41%, nhưng doanh thu tăng lên 17,96% qua bảng kết quả kinh doanh chi phí hoạt động sản xuất có xu hướng giảm, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp quản lý ngày càng tốt hơn thắt chặt chi phí sao cho hợp lý, mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung ngày càng khó khăn nhưng công ty thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Như vậy với hoạt động kinh doanh của mình công ty đã đóng góp vào Ngân sách Nhà nước mỗi năm và đã góp phần
  • 38. Chuyên đề tốt nghiệp vào sự nghiệp chung của đất nước, cần phải có các biện pháp nhằm giảm chi phí để tăng lợi nhuận của công ty. Sau mỗi năm công ty đều căn cứ theo tỷ lệ % vốn góp để phân chia lợi nhuận cho các cổ đông. Phần lợi nhuận còn lại được trích lập vào các quỹ. 2.2.2. Phân phối lợi nhuận vào các quỹ (dựa trên số liệu bảng phân phối lợi nhuận sau thuế của công ty Bảng 6: Bảng phân phối lợi nhuận sau thuế của công ty ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 1.Qũy đầu tư phát triển 88.638,233 103.313,508 100.326,589 14.675,275 16,56 -2.986,919 -2,89 2.Quỹ dự phòng tài chính 15.550,567 18.448,841 17.601,156 2.898,274 18,64 -847,685 -4,59 3.Quỹ phúc lợi và khen thưởng 9.330,34 12.914,189 12.320,809 3.583,848 38,41 -593,379 -4,59 4.Chia lãi cổ phần 41.986,531 49.811,870 45.763,006 7.825,339 18,64 -4.048,865 -8,13 5.Tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 155.505,672 184.488,408 176.011,560 28.982,736 18,64 -8.476,848 -4,59 Ta có biểu đồ sau:
  • 39. Chuyên đề tốt nghiệp Qua biểu phân phối lợi nhuận sau thuế của công ty ta thấy trong ba năm hoạt động công ty kinh doanh có lãi, và lãi các năm không ổn định nhưng biến đổi đó không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2018 lợi nhuận sau thuế đạt được cao hơn năm 2017 là 28.982.736 đồng tức tăng tỷ lệ 18,64%.Năm 2019 đã giảm xuống 8.476.848 đồng, tương ứng với giảm một tỷ lệ 4,59%. Chứng tỏ thời gian qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn lỗ lực phấn đấu, nhằm thu được lợi nhuận tối ưu nhất từ việc hoạt động trong lĩnh vực thiết kế này. Với phần lợi nhuận thu được công ty đã tiến hành phân phối như sau: Bảng 7: Cơ cấu phân phối lợi nhuận ĐVT:Nghìn Đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Mức % Mức % Mức % 1.Qũy đầu tư phát triển 88.638,233 57 103.313,508 56 100.326,589 57 2.Quỹ dự phòng tài chính 15.550,567 10 18.448,841 10 17.601,156 10 3.Quỹ phúc lợi và khen thưởng 9.330,34 6 12.914,189 7 12.320,809 7 4.Chia lãi cổ phần 41.986,531 27 49.811,87 27 45.763,006 26 5.Tổng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 155.505,672 100 184.488,408 100 176.011,56 100 Nguồn: Từ bảng cân đối kế toán năm 2017,2018, 2019 Biểu phân phối lợi nhuận 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Năm 2017 Năm2018 Năm 2019 triệu đồng QuỹTPT Quỹ DPTC Quỹ PL và KT Chia lói CP Tổng LNST
  • 40. Chuyên đề tốt nghiệp + Quỹ đầu tư phát triển Công ty cổ phần Kiều Việt sử dụng quỹ này để đầu tư phát triển kinh doanh, đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ; nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, trợ giúp thêm cho việc nâng cao tay nghề và điều kiện làm việc trong doanh nghiệp. Quỹ đầu tư phát triển năm 2018 được trích nhiều hơn năm 2017 là 14.675.275đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 16,56% . Năm 2018 tỷ lệ trích quỹ là 56% tổng lợi nhuận sau thuế, năm 2017 là 57% tổng lợi nhuận sau thuế, năm 2019 là 57% tổng lợi nhuận sau thuế tỷ lệ trích vẫn như quy định của công ty, qua đây ta thấy năm 2018 lợi nhuận cao hơn so với năm 2017phần nào chứng tỏ công ty rất quan tâm đến việc đầu tư cho doanh nghiệp để doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, phát triển hơn.Nhưng không thể tránh khỏi tình hình của toàn cầu năm 2019 đã giảm đi so với năm 2018 với tỷ lệ 4,59%.Doanh nghiệp có biến động nhưng không ảnh hưởng lớn tới hoạt động của công ty, công ty vẫn từng bước đầu tư phát triển mặc dù có gặp những khó khăn. + Quỹ dự phòng tài chính Quỹ dự phòng tài chính dùng để bù đắp những khoản chênh lệch từ những tổn thất, thiệt hại về tài sản do thiên tai, dịch hoạ hoặc những rủi ro trong kinh doanh mà doanh nghiệp gặp phải. Trong cả ba năm 2017, 2018 và năm 2019 quỹ này được trích theo tỷ lệ 10% tổng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên năm 2018 quỹ dự phòng tài chính tăng lên so với năm 2017 là 2.898.274đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 18,64%, do lợi nhuận năm 2019 có giảm xuống so với năm 2018 nên việc trích lập quỹ tài chính giảm là 847.685đồng . Trong năm 2017,2018 công ty đều không phải sử dụng đến quỹ này chứng tỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh vừa qua công ty không gặp phải những bất trắc, rủi ro, thiệt hại nào, nhưng năm 2019 đã giảm xuống do phải trả lãi vay. Do đó mà công ty cần điều chỉnh lại sao cho phù hợp và vẫn đảm bảo lợi ích của công ty. + Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi Quỹ khen thưởng công ty dùng để thưởng cuối năm hoặc thường kỳ cho cán bộ, công nhân viên trong công ty trên cơ sở năng suất lao động, thành tích
  • 41. Chuyên đề tốt nghiệp công tác và mức lương cơ bản của mỗi công nhân trong doanh nghiệp, thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Quỹ phúc lợi dùng để đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của doanh nghiệp, chi cho các hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên doanh nghiệp, phúc lợi xã hội, góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành. Trong các năm tỷ lệ trích cả hai quỹ này là 6% hoặc 7% tổng lợi nhuận sau thuế, do tỷ lệ trích các năm không đổi làm cho số tiền trích phụ thuộc vào lợi nhuận sau thuế, và các khoản trích này cũng có sự biến đổi theo lợi nhuận năm 2019 giảm so với năm 2018 với tỷ lệ 4,59%, năm 2018 tăng so với năm trước 2017 là 3.583.848đồng tương ứng với tỷ lệ 38,41%, điều này thấy được mặc dù với quỹ không lớn nhưng điều đó chứng tỏ quan tâm và khuyến khích nhân viên công ty tích cực làm việc hơn nữa để tạo năng xuất lao động cao nhất. + Chia lãi cổ phần Chia lãi là phần không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với công ty cổ phần thì nhất thiết phải có chia lãi cổ phần. Năm 2017 công ty trích 27% tổng lợi nhuận sau thuế để chia lãi cổ phần, còn năm 2018 cũng trích 27%, năm 2019 tỷ lệ trích giảm xuống 26%. Tỷ lệ trích phần chia lãi cổ phần năm 2018vẫn tăng so với năm 2017 là 7.825.339đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 18,64%. Công ty đã giảm tỷ lệ trích 1% ở cuối năm 2019 nhưng vẫn đảm bảo lợi tức cho các cổ đông mặc dù không lớn do ban đầu công ty hoạt động còn gặp nhiều khó khăn.Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2019 đã giảm so với năm 2018 là 8.476.848 đồng, tương ứng với 4,59% nhưng vẫn tăng so với năm 2017 20.505,888 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng13,19%. Qua đó phần nào chứng tỏ Lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn tăng nhưng không đều trong các năm. 2.3. Đánh giá tình hình lợi nhuận và phân phối lợi nhuận tại công ty 2.3.1 Những ưu điểm Trong những năm gần đây, công ty đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc tháo gỡ các khó khăn của nhiều năm để lại. Do đó hoạt động kinh doanh của
  • 42. Chuyên đề tốt nghiệp doanh nghiệp là tương đối khả quan và có nhiều những biến chuyển đáng khích lệ cụ thể như sau: - Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh qua nhiều năm, các nguồn thu đủ để bù đắp các chi phí đã bỏ ra để nộp ngân sách nhà nước và còn có lãi để tích lũy, mở rộng quy mô hoạt động của công ty. - Đầu tư mua sắm mới các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại, nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất hạ tầng nhằm phù hợp với xu thế phát triển. - Các gói thầu ngày càng tăng lên đem lại lợi nhuận cho công ty tương đối nhiều. Chính điều này đã góp phần phát triển nền kinh tế cho Kiều Việt cải thiện đời sống cán bộ nhân viên, tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực, trí tuệ khuyến khích họ tự động và có ý thức trong công việc hơn, góp phần hoàn thiện tốt nhiệm vụ được giao phó. - Qua nhiều năm hoạt động công ty Kiều Việt đã có đội ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm và năng lực phẩm chất, luôn tìm mọi cách để giúp đơn vị mình hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. - Ban lãnh đạo đều là những người trước khi thành lập công ty đềucó bề dày công tác lâu năm trong nghề, có kinh nghiệm trong lãnh đạo, trong nghiệp vụ quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp ngày càng đi lên và xứng đáng là niềm tự hào của mọi người. 2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục Bên cạnh những thành công đã đạt được, Kiều Việt hiện nay còn gặp phải một số những khó khăn hạn chế như sau: - Bộ máy quản lý chưa phù hợp với yêu cầu chung là sự chuyên, tinh, gọn, nhẹ của bộ máy quản lý. Thời gian làm việc chưa thực sự được tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của nhà nước 8 giờ trong một ngày. - Bên cạnh đó một số nhân viên về năng lực làm việc cũng như về sức khỏe khó lòng phù hợp với công việc khi mà ngày nay yêu cầu ngày càng khắt khe hơn. - Việc quản lý và sử dụng vốn chưa thực sự đạt hiệu quả. Công ty chưa tận dụng tối đa những thế mạnh của đơn vị mình trong cơ chế thị trường hiện nay.