SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
Download to read offline
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo :
0917.193.864
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HỒ THỊ HOÀI THƢƠNG
SỰ GẮN KẾT CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG ĐỐI
VỚI SẢN PHẨM: NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
ĐỐI VỚI ÁO SƠ MI NAM AN PHƢỚC
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo :
0917.193.864
Đà Nẵng - Năm 2017
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ VĂN HUY
Phản biện 1: GS. TS. Lê Thế Giới
Phản biện 2: TS. Lê Kim Long
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh
tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng 8 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, chúng ta thường
nghiên cứu thái độ và nhận thức của người tiêu dùng đối với sản
phẩm. Gần đây, các nhà nghiên cứu và các học giả dành nhiều nỗ lực
trong việc khám phá sự gắn kết của người tiêu dùng đối với sản
phẩm (product involvement - một số tài liệu dịch là sự gắn kết sản
phẩm hay sự lôi cuốn vào sản phẩm). Khái niệm và sự đo lường sự
gắn kết là một chủ đề đầy thử thách trong nghiên cứu hành vi người
tiêu dùng từ năm 1960 đến nay. Đây là khái niệm khá mới mẻ và lạ
lẫm đặc biệt đối với các sinh viên chuyên ngành kinh tế tại Việt
Nam. Khái niệm sự gắn kết có vai trò quan trọng trong nhận thức về
quá trình thông tin và nhiều yếu tố khác liên quan đến hành vi người
tiêu dùng. Khái niệm này ban đầu có nguồn gốc từ khoa học xã hội
tâm lý và đã được ứng dụng lần đầu tiên trong marketing vào năm
1965. Sự gắn kết xảy ra khi người tiêu dùng quan tâm đến một sản
phẩm và mức độ quan tâm đến sản phẩm là một yếu tố cơ bản trong
chiến lược tiếp thị và quảng cáo của các nhà sản xuất nói riêng và
doanh nghiệp nói chung. Bên cạnh yếu tố nhận thức và thái độ thì sự
gắn kết cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi người
tiêu dùng. Các nhà tiếp thị luôn luôn suy nghĩ làm thế nào người tiêu
dùng nhận thức và ghi nhớ thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch
vụ. Người tiêu dùng tiếp nhận và xử lý thông tin để sử dụng khi cần
thiết (trong mua sản phẩm và dịch vụ). Một trong những yếu tố trong
việc xử lý thông tin là sự gắn kết của người tiêu dùng. Mức độ gắn
kết của người tiêu dùng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu
dùng. Sự gắn kết cao hay thấp dẫn đến những sự lựa chọn khác nhau
(Moven & Minor 1998).
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
2
Xét trong thị trường áo sơ mi dành cho nam giới, có rất nhiều
thương hiệu nhưng nổi trội hơn vẫn là các thương hiệu có chất lượng
cao, uy tín, lâu năm như An Phước, Việt Tiến, May 10, May Nhà Bè,
May Phương Đông,… Trong xu thế hội nhập ngày nay, các doanh
nghiệp sản xuất áo sơ mi nam Việt Nam nói riêng và các doanh
nghiệp nói chung đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang
tính quốc tế nhằm giành giật khách hàng và mở rộng thị trường ngay
trong phạm vi không gian thị trường trong nước cũng như thị trường
thế giới. Vì vậy, việc thấu hiểu suy nghĩ và hành vi của người tiêu
dùng là vô cùng quan trọng. Đối với Công ty cổ phần dệt may An
Phước, áo sơ mi nam là mặt hàng chủ lực của công ty. Để phục vụ
tốt nhất thị trường trong nước, công ty cần có các nghiên cứu thường
xuyên về các nhân tố liên quan đến hành vi người tiêu dùng, giúp các
nhà hoạch định và ban quản trị giao tiếp tốt hơn với người tiêu dùng,
hiểu được đặc điểm cụ thể trong hành vi của họ.
Sau khi tìm hiểu thực trạng ngành và xác định vấn đề nghiên
cứu, điều quan trọng là xác định được các câu hỏi nghiên cứu - là
nền tảng cho các giả thuyết nghiên cứu sau này. Các nỗ lực xuyên
suốt đề tài nghiên cứu để làm sáng tỏ các câu hỏi sau đây:
- Người tiêu dùng có gắn kết khi ra quyết định mua áo sơ mi
nam, cụ thể là thương hiệu An Phước không? Mức độ gắn kết?
- Có sự khác biệt về mức độ gắn kết giữa các đối tượng khác
nhau không?
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng lược cơ sở lý luận về sự gắn kết đối với sản phẩm.
- Đo lường sự gắn kết sản phẩm của người tiêu dùng với
trường hợp sản phẩm áo sơ mi nam thương hiệu An Phước.
- Xây dựng mô hình nghiên cứu sự gắn kết đối với sản phẩm
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
3
của người tiêu dùng và nghiên cứu thực tiễn với trường hợp sản
phẩm áo sơ mi nam thương hiệu An Phước.
- Phân tích sự gắn kết đối với áo sơ mi nam thương hiệu An
Phước giữa các nhóm khách hàng khác nhau.
- Đề xuất các kiến nghị và giải pháp cho Công ty cổ phần dệt
may An Phước.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự gắn kết của người tiêu dùng đối
với sản phẩm (product involvement), cho trường hợp sản phẩm áo sơ
mi nam thương hiệu An Phước.
- Đối tượng điều tra: Nam ở độ tuổi từ 22 – 55 tuổi đang tiêu
dùng áo sơ mi nam An Phước.
- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn thành phố Đà Nẵng
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng đồng thời cả hai phương pháp nghiên
cứu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
5. Bố cục đề tài
Mở đầu: Giới thiệu tổng quan về đề tài, lý do nghiên cứu, mục
tiêu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Sự gắn kết đối với sản phẩm.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Đề xuất giải pháp, hạn chế, hướng nghiên cứu
trong tương lai.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. SỰ GẮN KẾT (INVOLVEMENT)
Năm 1965, Krugman lần đầu tiên giới thiệu lí thuyết về sự gắn
kết sản phẩm, trong đó ông nhấn mạnh sự gắn kết là sự “quan tâm”
và mức độ “nhiệt tình” mà người tiêu dùng dành cho một sản phẩm
nhất định. Theo ông, chính hai yếu tố này đã làm thay đổi hành vi
của người tiêu dùng: người nào có mức độ “quan tâm” và “nhiệt
tình” cao (hay mức độ gắn kết cao) sẽ tăng cường việc tìm kiếm
thông tin hơn người tiêu dùng có mức độ gắn kết thấp hay mức độ
gắn kết ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng. Điều này
cũng góp phần giải thích có khách hàng mua sản phẩm sau khi cân
nhắc, lựa chọn kĩ càng nhưng cũng có khách hàng đưa ra quyết định
mua nhanh chóng, ít tìm kiếm thông tin hay bỏ qua các chương trình
truyền thông giới thiệu sản phẩm.Có thể thấy sự gắn kết là một trong
các biến số bên cạnh nhận thức, thái độ trong việc giải thích hành vi
người tiêu dùng và cần phân biệt sự khác nhau cũng như lí giải mối
quan hệ giữa các nhân tố này.
Nhận thức là quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin để hình
thành nên quan niệm và hành động của cá nhân đối với môi trường
xung quanh; thái độ là những đánh giá, cảm xúc và những xu hướng
hành động, có tính chất thuận lợi hay bất lợi về một vật thể hoặc ý
nghĩ nào đó. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa thái độ,
nhận thức và sự gắn kết như nghiên cứu của Petty và Cacioppo
(1981) về mô hình Elaboration Likelihood Model (ELM), trong đó
chia sự gắn kết ra thành hai mức độ: cao và thấp. Người tiêu dùng
hình thành mức độ gắn kết cao khi nhận thức mức độ rủi ro cao, đòi
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
5
hỏi nhiều phức tạp và thường xử lí thông tin bằng đường trung tâm –
xử lí các thông tin chính như chức năng sản phẩm, thương hiệu, giá
cả và thông qua đó hình thành nên thái độ với sản phẩm, thương
hiệu. Ngược lại, với tình huống mua có mức độ gắn kết thấp từ mức
độ nhận thức rủi ro thấp (mua sản phẩm ít phức tạp như sản phẩm
tiêu dùng thường ngày), người tiêu dùng thường xử lí thông tin theo
đường ngoại vi, lúc này thái độ hình thành trước và dùng để sàng lọc
những thông tin cần thiết hay chấp nhận thông tin đã có. Và trong
trường hợp này, người tiêu dùng cũng chỉ quan tâm đến một vài
thông tin “ngoại vi” trong các chương trình truyền thông như người
phát ngôn, hình ảnh hay âm thanh. Một số nhà nghiên cứu như Bloch
(1983), Bloch và Richins (1983), Zaichkowsky (1985) phân biệt rõ
ràng hai loại sự gắn kết: sự gắn kết sản phẩm (product involvement)
và sự gắn kết thương hiệu (brand – choice involvement). Trong
nghiên cứu này, tác giả chỉ xem xét đến sự gắn kết sản phẩm.
1.2. SỰ GẮN KẾT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM (PRODUCT INVOLVEMENT)
1.2.1. Khái niệm
Sự gắn kết đối với sản phẩm phản ánh mức độ nhận thức và
quan tâm của người tiêu dùng đối với một chủng loại sản phẩm cụ
thể, thể hiện tầm quan trọng của một sản phẩm với cái tôi cá nhân và
giá trị của người tiêu dùng (Traylor, 1981). Hay nói cách khác, sự
gắn kết đối với sản phẩm là sự cảm nhận liên quan của một cá nhân
đối với sản phẩm, dựa trên nhu cầu, giá trị hay sự quan tâm của
người tiêu dùng (Zaichkowsky, 1985). Một vài tác giả đã nghiên cứu
đặc điểm của sự gắn kết đối với sản phẩm, trong đó, người tiêu dùng
có mức độ gắn kết đối với sản phẩm cao (mua sản phẩm có giá trị
cao, tần suất mua lặp lại thấp, sản phẩm thể hiện giá trị của người
tiêu dùng,…) thường: ít nhạy cảm với sự thay đổi giá hơn người tiêu
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
6
dùng có mức độ gắn kết thấp (Bloch, 1988), trung thành với một
thương hiệu cụ thể trong chủng loại sản phẩm đó (Homer,1988), tìm
kiếm thông tin kĩ cẩn thận và kì vọng có đủ kinh nghiệm trước khi
đưa ra quyết định mua (Bloch, 1986). Điều này có thể được giải
thích dễ dàng khi những sản phẩm mà khách hàng gắn kết cao
thường có giá trị cao và mức độ rủi ro nhiều, do vậy họ ít bị ảnh
hưởng bởi thông tin của nhà sản xuất hơn những khách hàng có mức
độ gắn kết đối với sản phẩm thấp.
1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gắn kết đối với sản phẩm
Kiến thức về sản phẩm; Kinh nghiệm liên quan đến sản phẩm;
Độ tuổi; Nhóm tham khảo; Nhu cầu và giá trị của người tiêu dùng;
Rủi ro trong quyết định mua.
1.2.3. Đo lƣờng sự gắn kết đối với sản phẩm
Để đo lường sự gắn kết đối với sản phẩm, có hai thang đo
chính hay được các nhà nghiên cứu sử dụng, đó là: Tập hợp chỉ số
gắn kết cá nhân - Personal Involvement Inventory (PII) của
Zaichkowski (1985), và Hồ sơ gắn kết của người tiêu dùng -
Consumer Involvement Profile (CIP) (Laurent and Kapferer, 1985).
* Thang đo Consumer Involvement Profile (CIP) “Mô tả gắn
kết của người tiêu dùng” của Laurent và Kapferer (1985)
Trên nền tảng những yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết sản
phẩm, Laurent và Kapferer (1985) đã phát triển thang đo “Mô tả gắn
kết của người tiêu dùng” - Consumer Involvement Profile (CIP) để
đo lường mức độ gắn kết của người tiêu dùng ở năm khía cạnh sau:
Sự quan tâm
Sự vui thích.
Giá trị biểu tượng
Tầm quan trọng của quyết định và những rủi ro xảy ra.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
7
Khả năng chủ quan của việc ra quyết định sai.
1.3. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN KHÁC
1.3.1. Khái niệm phong cách ra quyết định
Phong cách ra quyết định đề cập đến một khuynh hướng tinh
thần trong đó mô tả cách thức người tiêu dùng thực hiện sự lựa chọn
của mình (Durvasala et al., 1993). Sproles và Kendall (1986, p.276)
đã định nghĩa "đó là một khuynh hướng tinh thần đặc trưng cho cách
người tiêu dùng tiếp cận sự lựa chọn của mình" vì nó có các đặc
điểm về ý thức và tình cảm, được xây dựng dựa trên tính cách đặc
trưng của người tiêu dùng (Sproles và Kendall 1986). Một số người
khác đã định nghĩa việc ra quyết định, nói chung, như một cách để
mô tả tính cách cá nhân và hành vi của họ (Arroba, 1977).
1.3.2. Đo lƣờng phong cách ra quyết định
Sproles (1985) và Kendall (1986) đưa ra thang đo Tập hợp các
phong cách tiêu dùng (CSI – Consumer Style Inventory), đó là nỗ lực
để đo lường một cách hệ thống các xu hướng mua sắm dựa trên các
định hướng nhất định. Một trong những giả định quan trọng nhất của
phương pháp này là mỗi người tiêu dùng cá nhân có một phong cách
ra quyết định cụ thể từ sự kết hợp các định hướng ra quyết định cá
nhân của họ. Các phong cách trong CSI là:
(1) Coi trọng sự hoàn hảo hay chất lượng cao
(2) Coi trọng nhãn hiệu
(3) Coi trọng tính thời trang, mới lạ
(4) Coi trọng tính tiêu khiển, sự vui vẻ
(5) Coi trọng giá cả
(6) Bốc đồng
(7) Bối rối trước nhiều sự lựa chọn
(8) Trung thành nhãn hiệu
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
8
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
2.1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.1. Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm
a. Đo lường sự gắn kết sản phẩm, trường hợp sản phẩm
quần áo – Nina Michaelidou và Sally Dibb (2006)
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết sản phẩm của
người tiêu dùng trẻ - Tali Te’eni-Harari và Jacob Hornik (2010)
c. Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của sự gắn kết sản phẩm
đối với lòng trung thành thương hiệu - Nigel Douglas (2006)
2.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mối quan tâm
Tầm quan trọng
Sự chủ quan của việc ra
quyết định sai / Rủi ro
Sự gắn kết
Dấu hiệu giá trị
Sự vui thích
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất của nghiên
cứu 2.2. CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
9
2.3. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Tổng hợp lý thuyết
Thiết kế nghiên cứu
Thu thập dữ liệu
Xử lý dữ liệu
Phân tích dữ liệu
Kết quả nghiên cứu
Kiến nghị
Thang đo
Bản câu hỏi
Mô tả
Kiểm định
Hình 2.3. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu
2.4. THIẾT KẾ THANG ĐO
2.5. THIẾT KẾ BẢN CÂU HỎI
2.6. THIẾT KẾ MẪU
2.6.1. Tổng thể điều tra
2.6.2. Quy mô mẫu
2.6.3. Phƣơng pháp chọn mẫu
2.7. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU
2.7.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
2.7.2. Công cụ xử lý dữ liệu
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
10
2.8. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN AN PHƢỚC

Tên công ty : CÔNG TY AN PHƯỚC

Trụ sở chính : 100/11-12 An Dương Vương, Phường 09, Quận 5
Thành Phố HCM



Website: http://anphuoc.com.vn

 Email : nguyenanhhoa@anphuoc.com.vn
 Logo :

Lịch sử hình thành:

Thành lập cơ sở May An Phước năm 1992, với số lượng 50
công nhân, 40 máy may công nghiệp, chuyên may gia công.
Ngày 26/04/1993, An Phước tăng vốn, tăng thiết bị sản xuất
lên 300 máy và 400 công nhân, được xuất nhập khẩu trực tiếp, đổi
tên thành Công ty May Thêu Giày Xuất nhập khẩu An Phước.
Chuyên làm hàng gia công xuất khẩu cho NISSHO IWAI,
ITOCHU, MINOYA – là các công ty hàng đầu của Nhật. Đến 1995,
công ty ký hợp đồng gia công Giày thể thao cho công ty Hope
Victor, FILA (Đài Loan), xuất khẩu 100% sang thị trường EU cho
đến nay.
Từ kinh nghiệm quản lý chất lượng, thị trường và quy trình
sản xuất may, giày xuất khẩu, Công ty An Phước quyết định đưa ra
thị trường sản phẩm mang thương hiệu An Phước và phát triển hệ
thống cửa hàng trên cả nước.
Năm 1997, Công ty mua bản quyền Pierre Cardin gồm, ký hợp
đồng khai thác thương hiệu..

Lĩnh vực kinh doanh:

Sản phẩm chính của công ty: Quần áo trẻ em; Quần áo thời
trang phụ nữ; Quần tây, quần Jean và quần sort; Sơ mi, áo thun nam;
Veston, Jacket và Jacket trẻ em.; Áo lót nữ; Thêu; Giày thể thao.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
11
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ
Bảng 3.1. Thông tin về mẫu khảo sát
N=200 Phân loại Tần số
Tần suất
(%)
22-30 31 15.5
Tuổi 30-45 91 45.5
45-55 78 39.0
Nhân viên 140 70.0
Nghề nghiệp Cấp quản lý 34 17.0
Cấp lãnh đạo 26 13.0
3-6 triệu/tháng 26 13.0
Thu nhập 6-10 triệu/tháng 140 70.0
>10 triệu/tháng 34 17.0
Bạn bè 88 44.0
Cảm hứng mua Gia đình 60 30.0
áo An Phước Phong cách của cửa
52 26.0
hàng
Tần suất mua
1-5 lần/năm 96 48.0
5-10 lần/năm 26 13.0
áo sơ mi nam
Mỗi tháng 1 lần 26 13.0
An Phước mới
2-3 lần/tháng 52 26.0
Nhóm tham
Một mình 83 41.5
Bạn bè 31 15.5
khảo
Gia đình 86 43.0
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
12
3.2. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO
3.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s
Alpha đối với thang đo sự gắn kết
- Thang đo sự quan tâm (QT): có hệ số tin cậy Cronbach alpha
là 0,909, cao so với mức yêu cầu. Các hệ số tương quan biến - tổng
đều cao và lớn hơn 0,3. Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn
0,909. Do vậy, các biến quan sát của thang đo được giữ cho EFA.
- Thang đo Tầm quan trọng của quyết định và những rủi ro xảy
ra (QTR): có hệ số tin cậy Cronbach alpha là 0,939, cao so với mức yêu
cầu. Các hệ số tương quan biến - tổng đều cao và lớn hơn 0,3. Các hệ số
alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0,939. Do vậy, các biến quan sát của
thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.
- Thang đo Khả năng chủ quan của việc ra quyết định sai
(CQ): có hệ số tin cậy Cronbach alpha là 0,866, cao so với mức yêu
cầu. Các hệ số tương quan biến - tổng đều cao và lớn hơn 0,3. Các hệ
số alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0,866. Do vậy, các biến quan sát
của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.
- Thang đo Giá trị biểu tượng (GTR): có hệ số tin cậy
Cronbach alpha là 0,920, cao so với mức yêu cầu. Các hệ số tương
quan biến - tổng đều cao và lớn hơn 0,3. Các hệ số alpha nếu loại
biến đều thấp hơn 0,920. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này
đều được giữ nguyên cho phân tích EFA.
- Thang đo Sự vui thích (VT): có hệ số tin cậy Cronbach alpha
là 0,832, cao so với mức yêu cầu. Các hệ số tương quan biến - tổng
đều cao và lớn hơn 0,3. Tuy nhiên, nếu loại biến quan sát VT2 thì hệ
số alpha của thang đo sẽ tăng lên. Xét về ý nghĩa của biến quan sát,
“Mua áo sơ mi nam giống như tự thưởng cho mình một món quà” là
một điều rất quan trọng đối với sự vui thích. Do đó, đề tài vẫn giữ
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
13
biến này để tiếp tục phân tích EFA
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA của sự gắn kết sản phẩm
Sau khi các thành phần của thang đo sự gắn kết sản phẩm
được đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach Alpha,
tất cả các biến quan sát đều đạt yêu cầu cho phân tích nhân tố EFA.
Phép trích nhân tố được sử dụng là Principal Axis Factoring (PAF)
với phép quay không vuông góc Promax. Kết quả phân tích nhân tố
khám phá EFA của sự gắn kết sản phẩm cho thấy:
- Chỉ số KMO 0,853
- Sig= .000
- Tổng phương sai trích là 80,997%.
- Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5
và chênh lệch hệ số tải nhân tố ở các nhóm nhân tố lớn hơn 0,3
3.3. PHÂN TÍCH SỰ GẮN KẾT SẢN PHẨM VỚI TRƢỜNG
HỢP ÁO SƠ MI NAM
Sự gắn kết của người tiêu dùng đối với sản phẩm áo sơ mi nam
được đo lường qua 5 nhận định (đại diện cho 5 nhân tố) dựa trên thang
đo Likert 5 điểm từ 1 là rất không đồng ý đến 5 là rất đồng ý. Thang
điểm từ 1 đến 5 bao gồm 4 khoảng cách. Để đánh giá mức độ gắn kết
hay sự quan tâm, 4 khoảng trên được chia thành 3 mức khác
nhau. Khoảng cách giữa 2 mức liền kề nhau là 4:3 1.33 giá trị. Các
mức để đánh giá giá trị trung bình của 200 đáp viên đối với mỗi nhân
tố được quy ước như sau:
- Sự gắn kết thấp: từ 1 đến 2.33
- Sự gắn kết trung bình: từ 2.34 đến 3.67
- Sự gắn kết cao: từ 3.68 đến 5
Sau khi phân tích, kết quả cho thấy các đáp viên có mức độ
gắn kết trung bình đối với sản phẩm áo sơ mi nam với giá trị trung
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
14
bình của sự gắn kết là 3.2290 và độ lệch chuẩn là 0.39953. Như vậy,
người tiêu dùng nam tại Đà Nẵng có mức độ gắn kết trung bình hay
mối bận tâm trung bình đối với áo sơ mi nam.
Cụ thể hơn, nhân tố Sự vui thích đạt giá trị trung bình cao nhất
với 3.71, tiếp đến là nhân tố Giá trị biểu tượng với 3.433. Nhân tố Sự
quan tâm và Tầm quan trọng của những quyết định, rủi ro xảy ra lần
lượt đạt các giá trị 3.2817 và 3.1367 58 (ở mức trung bình trong
thang đánh giá). Đây là những nhân tố quan trọng khiến cho sự gắn
kết của người tiêu dùng đối với sản phẩm áo sơ mi nam chỉ ở mức
trung bình. Trong khi đó, nhân tố Khả năng chủ quan của việc ra
quyết định sai đạt giá trị trung bình thấp nhất.
3.4. SỰ KHÁC BIỆT VỀ MỨC ĐỘ GẮN KẾT GIỮA CÁC
NHÓM KHÁCH HÀNG KHÁC NHAU
Tuổi: Người nam trong độ tuổi từ 45-55 có sự gắn kết đối với
áo sơ mi nam cao hơn hẳn so với các nhóm tuổi trẻ hơn còn lại.
Cấp bậc công tác: Những người nam là lãnh đạo có sự gắn kết
với áo sơ mi nam cao hơn những người là nhân viên nhưng lại thấp
hơn những người làm cấp quản lý (với mức chênh lệch lần lượt là
0.28048 và 0.14902).
Thu nhập: Người nam có thu nhập trên 10 triệu/tháng có sự
gắn kết đối với áo sơ mi nam cao hơn những người trong 2 nhóm thu
nhập còn lại, trong đó chênh lệch với nhóm có thu nhập 3-6
triệu/tháng là xa nhất với mức chênh lệch là 0.37255.
Cảm hứng mua áo An Phước: Những người nam có nguồn
cảm hứng từ phong cách thời trang của cừa hàng khi mua áo sơ mi
nam mới có sự gắn kết với áo sơ mi cao hơn những người có cảm
hứng từ bạn bè và thấp hơn những người có cảm hứng từ gia đình.
Nhóm tham khảo: Những người nam chủ yếu mua áo sơ mi
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
15
nam một mình có sự gắn kết với áo sơ mi nam cao hơn những người
thường đi mua áo sơ mi với bạn bè hay gia đình.
3.5. SỰ KHÁC BIỆT VỀ GẮN KẾT GIỮA CÁC NHÓM
PHONG CÁCH RA QUYẾT ĐỊNH KHÁC NHAU ĐỐI VỚI ÁO
SƠ MI NAM
3.5.1. Đánh giá về phong cách ra quyết định
Mỗi phong cách ra quyết định của người tiêu dùng đối với sản
phẩm áo sơ mi nam được đo lường qua 3 nhận định dựa trên thang
đo Likert 5 điểm từ 1 là rất không đồng ý đến 5 là rất đồng ý. Tương
tự đối với sự gắn kết, giá trị trung bình của mỗi PCRQĐ cũng được
đánh giá theo 3 mức độ đồng ý như sự gắn kết.
Sau khi phân tích, kết quả cho thấy các đáp viên có PCRQĐ
đối với sản phẩm áo sơ mi nam rất đa dạng. Nhìn chung, các giá trị
trung bình cho mỗi phong cách không chênh lệch nhiều. Tuy nhiên,
có thể thấy người tiêu dùng Đà Nẵng đặc biệt nổi bật hơn ở hai
phong cách là Coi trọng sự hoàn hảo hay chất lượng cao và Trung
thành nhãn hiệu với giá trị trung bình lần lượt là 3.88833 và 3.71500
(> 3.68 : mức độ đồng ý cao). Dù có mức độ đồng ý trung bình
nhưng coi trọng nhãn hiệu cũng là phong cách được khá nhiều đáp
viên đồng ý (giá trị trung bình 3.48750). Các phong cách còn lại đều
có mức độ đồng ý trung bình. Trong đó, thấp nhất là phong cách Bốc
đồng (2.73167) và Bối rối (2.79750). Đời sống kinh tế và sinh hoạt
của người dân Đà Nẵng đang ngày càng phát triển, người tiêu dùng
có đủ điều kiện để đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
Bên cạnh đó, tính hợp mốt và hợp thời trang cũng được người tiêu
dùng cập nhật liên tục thông qua các kênh truyền thông, phim ảnh,...
Do đó, kết quả nghiên cứu thiên về hai phong cách Coi trọng chất
lượng và Trung thành nhãn hiệu là hoàn toàn hợp lý.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
16
3.5.2. Phân tích mối quan hệ giữa sự gắn kết đối với sản
phẩm và phong cách ra quyết định của ngƣời tiêu dùng
Kết quả phân tích cho thấy thật sự tồn tại mối quan hệ tích cực
giữa sự gắn kết và các PCRQĐ này. Trong đó, mối quan hệ tích cực
giữa Sự gắn kết đối với áo sơ mi nam và PCRQĐ coi trọng chất
lượng; PCRQĐ coi trọng tính thời trang, mới lạ; PCRQĐ coi trọng
thương hiệu và PCRQĐ Trung thành thương hiệu
Đối với các PCRQĐ coi trọng giá cả, PCRQĐ Bốc đồng,
PCRQĐ Bối rối, tồn tại mối quan hệ tiêu cực với biến Sự gắn kết đối
với áo sơ mi nam.
Kết quả phân tích chỉ ra mối liên kết chặt chẽ giữa biến sự gắn
kết với một vài PCRQĐ. Giá trị biểu tượng đặc trưng cho tính cách,
cá tính của người mặc thông qua bộ trang phục. Những người đánh
giá cao tính biểu tượng của áo sơ mi nam sẽ coi trọng tính thời trang
và mới lạ khi mua áo sơ mi nam vì họ cho rằng áo sơ mi nam nói lên
một phần của người mặc.
3.6. BÀN LUẬN
Về sự gắn kết: Qua phân tích trên cho thấy, người tiêu dùng
nam Đà Nẵng có sự gắn kết trung bình đối với áo sơ mi nam vì lớp
sản phẩm này là một phần quan trọng trong lối sống hiện đại ngày
nay, tuy nhiên sự quan tâm lại chưa cao. Nghiên cứu cho thấy người
tiêu dùng suy nghĩ về sản phẩm áo sơ mi nam của họ theo hai nhân
tố chính là: giá trị biểu tượng và sự vui thích. Các cá nhân dường
như quan tâm đến áo sơ mi nam bởi vì chúng cung cấp cho họ niềm
vui và giúp họ thể hiện bản thân. Điều này khẳng định các khía cạnh
kinh nghiệm mua sắm và kiến thức sản phẩm như đã đề cập trước đó
trong mục 2.2.2 và ý nghĩa biểu tượng của áo sơ mi nam như một
phương tiện để tự thể hiện hình ảnh của một người. Giải thích này có
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
17
ý nghĩa để đo lường sự gắn kết đối với sản phẩm.
Sự khác biệt về mức độ gắn kết giữa các nhóm khách hàng khác
nhau: Phân tích cho thấy có sự khác biệt về mức độ gắn kết đối với áo
sơ mi nam giữa các nhóm khách hàng khác nhau về độ tuổi, thu nhập,
cấp bậc công tác, nhóm tham khảo, tần suất mua áo sơ mi nam mới và
nhóm ảnh hưởng khi mua áo sơ mi nam, cụ thể những người nam có
mức độ gắn kết cao với áo sơ mi nam có những đặc điểm:
- Chủ yếu mua áo sơ mi nam một mình.
- Có nguồn cảm hứng mua áo sơ mi từ gia đình.
- Có thu nhập trên 10 triệu/tháng.
- Ở cấp bậc quản lý.
- Trong độ tuổi từ 45-55.
Như vậy, những người đàn ông trung niên, có mức thu nhập
khá cao, thành đạt trong sự nghiệp và gia đình thường có sự gắn kết
cao hay mối bận tâm đến sản phẩm áo sơ mi nam (thương hiệu An
Phước) cao hơn những người khác. Bên cạnh đó, những người có sự
gắn kết với áo sơ mi nam cao cũng có đặc điểm là thường tham khảo
ý kiến của gia đình (người thân như vợ, con gái, mẹ,…) mỗi khi
muốn mua một chiếc áo sơ mi mới và đi mua sắm một mình.
Sự khác biệt về mức độ gắn kết giữa các nhóm phong cách ra
quyết định: Có thể thấy mối liên hệ giữa các PCRQĐ với điểm đánh
giá của các nhân tố trong thang đo sự gắn kết. Nhân tố sự vui thích
và giá trị biểu tượng có điểm trung bình rất cao, lần lượt là 3.71 và
3.433, trong khi PCRQĐ coi trọng chất lượng và coi trọng nhãn hiệu
là hai phong cách có giá trị trung bình cao nhất là 3.88833 và
3.71500. Qua phân tích trên, người tiêu dùng nam Đà Nẵng có sự
gắn kết cao đối với áo sơ mi nam ưa chuộng PCRQĐ coi trọng chất
lượng và coi trọng nhãn hiệu.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
18
CHƢƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. KẾT LUẬN
Qua kết quả phân tích chi tiết trên, nghiên cứu rút ra một số
kết luận chính như sau:
Thứ nhất, người tiêu dùng tại Đà Nẵng có sự gắn kết trung
bình đối với sản phẩm áo sơ mi nam, đây là tín hiệu tốt cho công ty
sản xuất áo sơ mi nam như An Phước. Các khách hàng nam khá quan
tâm đến việc lựa chọn áo sơ mi nam và cảm thấy thích thú khi lựa
chọn được một chiếc áo sơ mi nam phù hợp với bản thân.
Thứ hai, tồn tại sự khác biệt về mức độ gắn kết đối với sản
phẩm áo sơ mi nam giữa các nhóm khách hàng khác nhau về: Tuổi,
Thu nhập, Cấp bậc công tác, Nhóm tham khảo, Tần suất mua áo sơ
mi nam
Cuối cùng, đối với những người tiêu dùng có sự gắn kết cao
đối với áo sơ mi nam, họ sẽ có phong cách ra quyết định coi trọng
chất lượng và coi trọng nhãn hiệu. Họ luôn cố gắng tìm mua những
sản phẩm áo sơ mi nam có chất lượng và thương hiệu uy tín. Ngược
lại, những người càng có ít sự gắn kết đối với áo sơ mi nam, sẽ càng
chú trọng nhiều hơn đến giá cả, dễ bốc đồng và bối rối khi đi mua
sắm trang phục.
4.2. KIẾN NGHỊ
4.2.1. Một số kiến nghị cho công ty từ kết quả nghiên cứu
Dựa trên kết quả đưa ra cũng như các nghiên cứu định tính
liên quan đến thực trạng kinh doanh mặt hàng áo sơ mi nam nội địa
của công ty An Phước, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị mang
tính chủ quan cho công ty trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như sau:
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
19

Người tiêu dùng Đà Nẵng có sự gắn kết trung bình đối với áo
sơ mi nam. Đây là một nền tảng thuận lợi để công ty mạnh dạn đầu tư
và đánh vào thị trường áo sơ mi nam đầy tiềm năng trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.



Tồn tại sự khác biệt về sự gắn kết giữa các nhóm khách hàng
khác nhau về độ tuổi, cấp bậc công tác, thu nhập, nhóm tham khảo, tần
suất mua áo sơ mi nam và người ảnh hưởng. Đây là cơ sở hữu ích cho
công ty trong việc lựa chọn các phân đoạn thị trường khác nhau phù hợp
với mục tiêu kinh doanh và thế mạnh của công ty. Kết quả chỉ ra có hai
phân khúc thị trường khách hàng đối với sản phẩm áo sơ mi nam gồm:


- Nhóm 1: những người trong độ tuổi từ 30-55, có nghề nghiệp
ổn định, thành đạt và mức thu nhập khá trở lên. Nhóm khách hàng
này ưa chuộng phong cách coi trọng chất lượng và coi trọng thương
hiệu.

- Nhóm 2: những người trẻ trong độ tuổi từ 22-30, chủ yếu là
những nam thanh niên mới ra trường, vừa bắt đầu sự nghiệp và có
mức thu nhập bình thường. Nhóm khách hàng này ưa chuộng phong
cách coi trọng giá cả và coi trọng tính thời trang, mới lạ.


Thế mạnh của công ty An Phước,
đó là chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào cao và ổn
định, nền tảng để cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao đến khách hàng
và thương hiệu nổi tiếng với dòng sản phẩm áo sơ mi nam cao cấp so với
các thương hiệu khác trong cùng ngành. Dựa trên thế mạnh vốn có như đã
nêu, công ty có thể lựa chọn phân khúc thị trường thứ nhất, bao gồm người
nam trong độ tuổi từ 45 đến 55, có nghề nghiệp và thu nhập tốt, đặc biệt
điểm đáng chú ý của phân khúc thị trường này là phong cách coi trọng chất
lượng và coi trọng thương hiệu. Đây là cơ hội để công ty An Phước
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
20
phát huy thế mạnh của mình.
Cụ thể hơn, các công ty Việt Nam được người tiêu dùng tin
tưởng cao về mặt chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy mà khái niệm
Hàng Việt Nam chất lượng cao được người tiêu dùng trong nước ủng
hộ nhiệt tình. Đây là một thế mạnh của các doanh nghiệp trong nước
nói chung và công ty dệt may An Phước nói riêng. Công ty cần tiếp
tục phát huy công tác đảm bảo chất lượng hiện tại, đặc biệt là đầu
vào với chất lượng nguyên phụ liệu được kiểm tra chặt chẽ trước khi
tiến hành sản xuất. Khâu sản xuất cũng quyết định rất lớn đến chất
lượng sản phẩm. Công ty có thể áp dụng các hệ thống sản xuất tiên
tiến của các công ty dệt may nổi tiếng trên thế giới, hệ thống quản lý
như quản trị chất lượng toàn diện (TQM) để đảm bảo tất cả các công
đoạn trong quy trình sản xuất đều diễn ra một cách suôn sẻ và hạn
chế tối đa các lỗi liên quan đến kĩ thuật và sai sót cá nhân. Sản phẩm
cần phải được kiểm tra kĩ lưỡng để phát hiện sai sót trước khi đưa
đến tay khách hàng.
Công tác truyền thông quảng bá sản phẩm cũng hết sức quan
trọng, góp phần giúp nâng cao hơn nữa hình ảnh thương hiệu sơ mi
cao cấp trong tâm trí của khách hàng. Công ty nên xây dựng các
thông điệp quảng cáo và hình ảnh thương hiệu hướng đến chất lượng
sản phẩm áo sơ mi nam, nhấn mạnh vào ưu thế của công ty so với
các mặt hàng thời trang của đối thủ, đó là chất lượng, chất liệu sản
phẩm. Hiểu được suy nghĩ cũng như phong cách ra quyết định của
khách hàng, trong các hoạt động quảng cáo và truyền thông, công ty
cần tập trung nhấn mạnh vào chất lượng sản phẩm. Điều này sẽ thu
hút sự chú ý và quan tâm của những khách hàng có sự gắn kết cao
với áo sơ mi nam và theo phong cách coi trọng chất lượng.

Đối với phân khúc thị trường thứ nhất, bao gồm những bạn

Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
21
trẻ, sinh viên, thanh niên, có mức thu nhập dưới 3 triệu/tháng với
phong cách quyết định coi trọng giá cả và coi trọng tính thời trang,
mới lạ.
Có thể thấy, tính thời trang, mới lạ là một trong những nhược
điểm và khó khăn lớn nhất của hầu hết các công ty Việt Nam khi
cạnh tranh trong thị trường nội địa. Bên cạnh nguyên nhân khách
quan là không có nguồn nguyên phụ liệu đa dạng và phong phú cung
cấp tại chỗ, thì việc không có một sự đầu tư mạnh mẽ vào khâu thiết
kế và lên ý tưởng sản phẩm cũng là một thiếu sót của công ty.
Để khắc phục điều này, công ty có thể tập trung phát triển đội
ngũ thiết kế hướng đến tính thời trang cao. Những người thiết kế chủ
chốt và tài năng của công ty cần chú ý thường xuyên cập nhật các xu
hướng thời trang mới trong và ngoài nước cũng như thị hiếu của
người tiêu dùng. Công ty có thể nắm bắt được thị hiếu và các xu thế
mới lạ trong thời trang thông qua các trang thông tin toàn cầu, thực
hiện các cuộc khảo sát quy mô vừa và lớn trên địa bàn kinh doanh
muốn hướng tới, tham gia các diễn đàn thời trang trong khu vực và
trên thế giới, các buổi trình diễn bộ sưu tập mới. Trên cơ sở đó, đội
ngũ thiết kế tiến hành lên ý tưởng, đưa ra các mẫu mã áo sơ mi nam
đa dạng hơn, mang tính thời trang và xu hướng, theo kịp các xu thế
mới. Điều này có thể gây khó khăn cho một công ty chuyên gia công
và sản xuất hàng quy chuẩn trong những bước đi đầu tiên. Tuy nhiên
công ty có thể khắc phục tình trạng này bằng cách sản xuất áo sơ mi
nam thời trang có nhiều mẫu mã phong phú cho khách hàng lựa chọn
nhưng với số lượng hạn chế trên mỗi kiểu để giảm thiểu tình trạng
hàng hóa ứ đọng.
Các khách hàng coi trọng tính thời trang mới lạ như nghiên
cứu thường không trung thành thương hiệu, thích mua sản phẩm từ
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
22
nhiều thương hiệu khác nhau để làm mới phong cách thời trang cho
mình. Hiểu được thị hiếu này, công ty có thể phát triển cửa hàng tự
bán sản phẩm hoặc liên kết bán theo chuỗi. Trong một cửa hàng sẽ
bán nhiều mặt hàng của nhiều doanh nghiệp, phục vụ cho nhiều đối
tượng, lứa tuổi.
4.2.2. Một số kiến nghị cho các cơ quan hữu quan
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh doanh áo sơ mi nam
thị trường nội địa còn yếu kém được kể trên có thể là nguyên nhân
chủ quan hoặc khách quan và có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau.
Để giải quyết các nguyên nhân này cần có sự tham gia của không chỉ
công ty mà còn cần sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước và người tiêu
dùng. Ví dụ như: khi nguồn nguyên phụ liệu còn bị hạn chế, không
chủ động thì nếu công ty đầu tư vào đội ngũ nhà thiết kế, họ cũng
không thể chủ động trong khâu thiết kế mẫu mã vì phụ thuộc rất lớn
vào chất lượng và kiểu vải để đưa ra mẫu thiết kế phù hợp. Vì vậy,
dựa trên kết quả phân tích và nhận định cá nhân, nghiên cứu đưa ra
một vài kiến nghị đến công ty và các cơ quan hữu quan:
Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng hàng giả
hàng nhái, đồng thời đưa ra các quy định chống nhập khẩu tiểu
ngạch, buôn bán lậu các mặt hàng thời trang từ nước ngoài, đặc biệt
là áo sơ mi nam đến từ Trung Quốc. Cơ quan nhà nước cần có biện
pháp xử lý rốt ráo “hàng gian, hàng giả”, hàng ngoại nhập đi bằng
đường tiểu ngạch, tạo điều kiện cho các công ty thời trang trong
nước được cạnh tranh một cách công bằng.
Trong ngành giáo dục, có các chính sách khuyến khích các
trường Đại Học, Cao đẳng, trung tâm giáo dục đẩy mạnh đào tạo
nguồn nhân lực cung cấp cho ngành thời trang trong nước như nhà
thiết kế thời trang, nhà tạo mẫu, nhà phân phối và kinh doanh theo
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
23
hướng hàng thời trang... phát triển các chương trình, lớp đào tạo nhà
tiếp thị thời trang chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu trong thẩm mỹ và
thị hiếu của người tiêu dùng.
Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: vùng bông chuyên canh
theo kiểu trang trại, thành lập các trung tâm giao dịch nguyên phụ
liệu, chợ bán sỉ nguyên phụ liệu cho cả nguồn nguyên phụ liệu nước
ngoài tại Việt Nam. Như vậy, các công ty sẽ chủ động chọn lựa
nguyên phụ liệu tại chỗ, rút ngắn thời gian cũng như giảm chi phí
mua hàng ở nước ngoài.
4.3. HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
4.3.1. Hạn chế của nghiên cứu
Với khả năng và nguồn lực có hạn, nên việc điều tra nghiên
cứu còn rất hạn chế và không tránh khỏi các thiếu sót:
Vì giới hạn về nguồn lực, và thời gian của nghiên cứu nên hệ
thống chỉ báo đã bị giảm thiểu. Việc giảm số lượng chỉ báo sẽ không
thể hiện đầy đủ các đặc điểm của các nhân tố được đo lường trong
mô hình nghiên cứu cũng như các đánh giá của người tiêu dùng.
Kích thước mẫu là 200, khá nhỏ, mẫu có ít tính đại diện cho
tổng thể.
Đối tượng nghiên cứu đa dạng về độ tuổi, nghề nghiệp và thu
nhập nên dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các đáp
viên cũng như giải thích về mục đích và nội dung bản câu hỏi.
Một số người tham gia phỏng vấn không có thái độ tích cực
đối với việc điền vào bản câu hỏi điều tra nên gây khó khăn trong
quá trình phỏng vấn, cũng như giải thích về bản câu hỏi cho các đáp
viên, khiến cho thời gian phỏng vẫn kéo dài. Bên cạnh đó, vì thời
gian tiếp xúc khá ngắn có thể dẫn đến việc không trung thực khi điền
vào bản câu hỏi.
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 -
VIETKHOALUAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864
24
Do đề tài liên quan đến sự gắn kết khá mới mẻ, nên quá trình
tìm hiểu lý thuyết và thiết kế bản câu hỏi gặp đôi chút khó khăn, các
tài liệu tham khảo chủ yếu là tài liệu nước ngoài.
4.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Đề tài nghiên cứu về sự gắn kết đối với sản phẩm còn khá mới
lạ nên tôi xin được gợi ý một số hướng nghiên cứu trong tương lai để
phát triển dạng đề tài này.
- Bổ sung thêm các chỉ báo trong hệ thống thang đo gốc để
đảm bảo được tính tin cậy và độ chính xác của nghiên cứu.
- Tăng kích thước mẫu cho nghiên cứu để có được kết quả
chính xác hơn.
- Có thể thực hiện nghiên cứu trên các đối tượng cụ thể hơn để
nghiên cứu mang ý nghĩa và tính ứng dụng vào thực tiễn cao hơn cho
từng nhóm khách hàng khác nhau.
- Mở rộng phạm vi nghiên cứu ra các khu vực khác cũng như
có thể thực hiện nghiên cứu trên toàn quốc.

More Related Content

Similar to Luận Văn Sự Gắn Kết Của Người Tiêu Dùng Đối Với Sản Phẩm Nghiên Cứu Thực Tiễn Đối Với Áo Sơ Mi Nam An Phƣớc.doc

Similar to Luận Văn Sự Gắn Kết Của Người Tiêu Dùng Đối Với Sản Phẩm Nghiên Cứu Thực Tiễn Đối Với Áo Sơ Mi Nam An Phƣớc.doc (20)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm xe gắn máy ...
 
Ảnh Hưởng Của Tài Sản Thương Hiệu Đến Phản Ứng Của Khách Hàng Trường Hợp Thƣơ...
Ảnh Hưởng Của Tài Sản Thương Hiệu Đến Phản Ứng Của Khách Hàng Trường Hợp Thƣơ...Ảnh Hưởng Của Tài Sản Thương Hiệu Đến Phản Ứng Của Khách Hàng Trường Hợp Thƣơ...
Ảnh Hưởng Của Tài Sản Thương Hiệu Đến Phản Ứng Của Khách Hàng Trường Hợp Thƣơ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Của Các Nhân Tố Văn Hóa Hàn Quốc Đến Quyết Định...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Của Các Nhân Tố Văn Hóa Hàn Quốc Đến Quyết Định...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Của Các Nhân Tố Văn Hóa Hàn Quốc Đến Quyết Định...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hƣởng Của Các Nhân Tố Văn Hóa Hàn Quốc Đến Quyết Định...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của sinh viên tại ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của sinh viên tại ...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của sinh viên tại ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua laptop của sinh viên tại ...
 
Nghiên Cứu Thực Trạng Hợp Tác Kênh Phân Phối Về Hoạt Động Marketing Tại Điểm ...
Nghiên Cứu Thực Trạng Hợp Tác Kênh Phân Phối Về Hoạt Động Marketing Tại Điểm ...Nghiên Cứu Thực Trạng Hợp Tác Kênh Phân Phối Về Hoạt Động Marketing Tại Điểm ...
Nghiên Cứu Thực Trạng Hợp Tác Kênh Phân Phối Về Hoạt Động Marketing Tại Điểm ...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Giá Trị Thương Hiệu Đến Yêu Thích Thương Hiệu Và Dự ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Giá Trị Thương Hiệu Đến Yêu Thích Thương Hiệu Và Dự ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Giá Trị Thương Hiệu Đến Yêu Thích Thương Hiệu Và Dự ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Giá Trị Thương Hiệu Đến Yêu Thích Thương Hiệu Và Dự ...
 
Nghiên Cứu Những Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định Kinh Doanh Sản Phẩm Merriman...
Nghiên Cứu Những Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định Kinh Doanh Sản Phẩm Merriman...Nghiên Cứu Những Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định Kinh Doanh Sản Phẩm Merriman...
Nghiên Cứu Những Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định Kinh Doanh Sản Phẩm Merriman...
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ đối với quảng cáo qua mạng xã hộ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ đối với quảng cáo qua mạng xã hộ...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ đối với quảng cáo qua mạng xã hộ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ đối với quảng cáo qua mạng xã hộ...
 
Luận Văn Nghiên cứu các yếu tố cấu thành Giá trị thương hiệu bột ngọt AJINOMO...
Luận Văn Nghiên cứu các yếu tố cấu thành Giá trị thương hiệu bột ngọt AJINOMO...Luận Văn Nghiên cứu các yếu tố cấu thành Giá trị thương hiệu bột ngọt AJINOMO...
Luận Văn Nghiên cứu các yếu tố cấu thành Giá trị thương hiệu bột ngọt AJINOMO...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Ý Định Mua Thực Phẩm Hữu Cơ Của Ngƣời Tiêu ...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Ý Định Mua Thực Phẩm Hữu Cơ Của Ngƣời Tiêu ...Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Ý Định Mua Thực Phẩm Hữu Cơ Của Ngƣời Tiêu ...
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Ý Định Mua Thực Phẩm Hữu Cơ Của Ngƣời Tiêu ...
 
Ảnh hưởng của tài sản thương hiệu đến phản ứng của khách hàng: Trường hợp thư...
Ảnh hưởng của tài sản thương hiệu đến phản ứng của khách hàng: Trường hợp thư...Ảnh hưởng của tài sản thương hiệu đến phản ứng của khách hàng: Trường hợp thư...
Ảnh hưởng của tài sản thương hiệu đến phản ứng của khách hàng: Trường hợp thư...
 
Marketing 2014 - Chương 4: Hành vi khách hàng
Marketing 2014 - Chương 4: Hành vi khách hàngMarketing 2014 - Chương 4: Hành vi khách hàng
Marketing 2014 - Chương 4: Hành vi khách hàng
 
Thực trạng hội nhập quốc tế ở việt nam 2022 đến nay
Thực trạng hội nhập quốc tế ở việt nam 2022 đến nayThực trạng hội nhập quốc tế ở việt nam 2022 đến nay
Thực trạng hội nhập quốc tế ở việt nam 2022 đến nay
 
Nghiên cứu ý định đặt mua dịch vụ du lịch qua mạng của khách du lịch Việt Nam...
Nghiên cứu ý định đặt mua dịch vụ du lịch qua mạng của khách du lịch Việt Nam...Nghiên cứu ý định đặt mua dịch vụ du lịch qua mạng của khách du lịch Việt Nam...
Nghiên cứu ý định đặt mua dịch vụ du lịch qua mạng của khách du lịch Việt Nam...
 
Luận Văn Đo lường tài sản thương hiệu Vinasoy dựa trên cách tiếp cận từ phía ...
Luận Văn Đo lường tài sản thương hiệu Vinasoy dựa trên cách tiếp cận từ phía ...Luận Văn Đo lường tài sản thương hiệu Vinasoy dựa trên cách tiếp cận từ phía ...
Luận Văn Đo lường tài sản thương hiệu Vinasoy dựa trên cách tiếp cận từ phía ...
 
Định vị thương hiệu BonPas trên thị trường bánh ngọt tại Đà Nẵng.doc
Định vị thương hiệu BonPas trên thị trường bánh ngọt tại Đà Nẵng.docĐịnh vị thương hiệu BonPas trên thị trường bánh ngọt tại Đà Nẵng.doc
Định vị thương hiệu BonPas trên thị trường bánh ngọt tại Đà Nẵng.doc
 
Ftu Customer behaviour
Ftu Customer behaviour Ftu Customer behaviour
Ftu Customer behaviour
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Niềm Tin Của Người Dùng Đối Với Trang Web ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Niềm Tin Của Người Dùng Đối Với Trang Web ...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Niềm Tin Của Người Dùng Đối Với Trang Web ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Niềm Tin Của Người Dùng Đối Với Trang Web ...
 
Luận Văn Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mua Iphone của người tiêu ...
Luận Văn Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mua Iphone của người tiêu ...Luận Văn Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mua Iphone của người tiêu ...
Luận Văn Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mua Iphone của người tiêu ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến mua vật nuôi chó tại thị trường Tp.HCM.doc
Các yếu tố ảnh hưởng đến  mua vật nuôi chó tại thị trường Tp.HCM.docCác yếu tố ảnh hưởng đến  mua vật nuôi chó tại thị trường Tp.HCM.doc
Các yếu tố ảnh hưởng đến mua vật nuôi chó tại thị trường Tp.HCM.doc
 

More from sividocz

More from sividocz (20)

Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
Luận Văn Xác Định Hành Vi Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Kiểu Dáng...
 
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.docLuận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
Luận Vănkế Toán Vốn Bằng Tiền Lương Tại Xí Nghiệp Xây Dựng 492.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Nƣớc Ngoài Về Giải Quyết Tranh Chấp D...
 
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
Luận văn Vấn đề giao dịch bảo đảm bằng tàu bay trong pháp luật quốc tế hiện đ...
 
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
Luận Văn Trợ Giúp Pháp Lý Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Địa Bàn Tỉnh Tha...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Công Tác Dân Tộc - Qua Thực Tiễn Tỉnh Quảng Ninh...
 
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
 
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.docLuận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
Luận Văn Thực Trạng Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Hội Sở Chính Ngân.doc
 
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
Luận Văn Tranh Chấp Và Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Nhƣợng Quyền Thƣơng Mại...
 
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.docLuận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
Luận Văn Phương Pháp Hạch Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Lương Thực Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
Luận Văn Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Việt Nam Về Xóa Bỏ Lao Động Cưỡng Bức...
 
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
Luân Văn Thực Trạng Và Giải Pháp Hoạt Động Marketing Dịch Vụ Vận Tải Biển Của...
 
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
Luận Văn Rào Cản Thực Hiện Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Toàn Diện Đối Với Doa...
 
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
Luận Văn Quản Trị Cung Ứng Giống Cây Cà Phê Tại Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Dịch Vụ ...
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nƣớc Về Giảm Nghèo Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Trên Đị...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
Quản Lý Nhà Nước Về Thu Hút Các Dự Án Đầu Tư Vào Khu Kinh Tế Mở Chu Lai, Tỉnh...
 
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
Mô Tả Ngắn Gọn Lịch Sử Hình Thành Và Chức Năng Hoạt Động Của Đơn Vị Thực Tập ...
 
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.docLuận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
Luận Văn Phân Tích Năng Lực Cạnh Tranh Của Cụm Ngành TômTỉnh.doc
 
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.docLuận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
Luận Văn Những Yếu Tố Văn Học Dân Gian Trong Một Số Trò Rối Nước Cổ Truyền.doc
 
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
Luận Văn Nguồn Lực Và Vấn Đề Nghèo Đói Của Hộ Nông Dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thá...
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 

Luận Văn Sự Gắn Kết Của Người Tiêu Dùng Đối Với Sản Phẩm Nghiên Cứu Thực Tiễn Đối Với Áo Sơ Mi Nam An Phƣớc.doc

  • 1. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ THỊ HOÀI THƢƠNG SỰ GẮN KẾT CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM: NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ĐỐI VỚI ÁO SƠ MI NAM AN PHƢỚC TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.01.02
  • 2. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Đà Nẵng - Năm 2017
  • 3. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ VĂN HUY Phản biện 1: GS. TS. Lê Thế Giới Phản biện 2: TS. Lê Kim Long Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 19 tháng 8 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  • 4. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, chúng ta thường nghiên cứu thái độ và nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Gần đây, các nhà nghiên cứu và các học giả dành nhiều nỗ lực trong việc khám phá sự gắn kết của người tiêu dùng đối với sản phẩm (product involvement - một số tài liệu dịch là sự gắn kết sản phẩm hay sự lôi cuốn vào sản phẩm). Khái niệm và sự đo lường sự gắn kết là một chủ đề đầy thử thách trong nghiên cứu hành vi người tiêu dùng từ năm 1960 đến nay. Đây là khái niệm khá mới mẻ và lạ lẫm đặc biệt đối với các sinh viên chuyên ngành kinh tế tại Việt Nam. Khái niệm sự gắn kết có vai trò quan trọng trong nhận thức về quá trình thông tin và nhiều yếu tố khác liên quan đến hành vi người tiêu dùng. Khái niệm này ban đầu có nguồn gốc từ khoa học xã hội tâm lý và đã được ứng dụng lần đầu tiên trong marketing vào năm 1965. Sự gắn kết xảy ra khi người tiêu dùng quan tâm đến một sản phẩm và mức độ quan tâm đến sản phẩm là một yếu tố cơ bản trong chiến lược tiếp thị và quảng cáo của các nhà sản xuất nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Bên cạnh yếu tố nhận thức và thái độ thì sự gắn kết cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng. Các nhà tiếp thị luôn luôn suy nghĩ làm thế nào người tiêu dùng nhận thức và ghi nhớ thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ. Người tiêu dùng tiếp nhận và xử lý thông tin để sử dụng khi cần thiết (trong mua sản phẩm và dịch vụ). Một trong những yếu tố trong việc xử lý thông tin là sự gắn kết của người tiêu dùng. Mức độ gắn kết của người tiêu dùng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng. Sự gắn kết cao hay thấp dẫn đến những sự lựa chọn khác nhau (Moven & Minor 1998).
  • 5. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 2 Xét trong thị trường áo sơ mi dành cho nam giới, có rất nhiều thương hiệu nhưng nổi trội hơn vẫn là các thương hiệu có chất lượng cao, uy tín, lâu năm như An Phước, Việt Tiến, May 10, May Nhà Bè, May Phương Đông,… Trong xu thế hội nhập ngày nay, các doanh nghiệp sản xuất áo sơ mi nam Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang tính quốc tế nhằm giành giật khách hàng và mở rộng thị trường ngay trong phạm vi không gian thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới. Vì vậy, việc thấu hiểu suy nghĩ và hành vi của người tiêu dùng là vô cùng quan trọng. Đối với Công ty cổ phần dệt may An Phước, áo sơ mi nam là mặt hàng chủ lực của công ty. Để phục vụ tốt nhất thị trường trong nước, công ty cần có các nghiên cứu thường xuyên về các nhân tố liên quan đến hành vi người tiêu dùng, giúp các nhà hoạch định và ban quản trị giao tiếp tốt hơn với người tiêu dùng, hiểu được đặc điểm cụ thể trong hành vi của họ. Sau khi tìm hiểu thực trạng ngành và xác định vấn đề nghiên cứu, điều quan trọng là xác định được các câu hỏi nghiên cứu - là nền tảng cho các giả thuyết nghiên cứu sau này. Các nỗ lực xuyên suốt đề tài nghiên cứu để làm sáng tỏ các câu hỏi sau đây: - Người tiêu dùng có gắn kết khi ra quyết định mua áo sơ mi nam, cụ thể là thương hiệu An Phước không? Mức độ gắn kết? - Có sự khác biệt về mức độ gắn kết giữa các đối tượng khác nhau không? 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tổng lược cơ sở lý luận về sự gắn kết đối với sản phẩm. - Đo lường sự gắn kết sản phẩm của người tiêu dùng với trường hợp sản phẩm áo sơ mi nam thương hiệu An Phước. - Xây dựng mô hình nghiên cứu sự gắn kết đối với sản phẩm
  • 6. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 3 của người tiêu dùng và nghiên cứu thực tiễn với trường hợp sản phẩm áo sơ mi nam thương hiệu An Phước. - Phân tích sự gắn kết đối với áo sơ mi nam thương hiệu An Phước giữa các nhóm khách hàng khác nhau. - Đề xuất các kiến nghị và giải pháp cho Công ty cổ phần dệt may An Phước. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sự gắn kết của người tiêu dùng đối với sản phẩm (product involvement), cho trường hợp sản phẩm áo sơ mi nam thương hiệu An Phước. - Đối tượng điều tra: Nam ở độ tuổi từ 22 – 55 tuổi đang tiêu dùng áo sơ mi nam An Phước. - Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn thành phố Đà Nẵng 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng đồng thời cả hai phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 5. Bố cục đề tài Mở đầu: Giới thiệu tổng quan về đề tài, lý do nghiên cứu, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Sự gắn kết đối với sản phẩm. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu. Chương 4: Đề xuất giải pháp, hạn chế, hướng nghiên cứu trong tương lai. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  • 7. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. SỰ GẮN KẾT (INVOLVEMENT) Năm 1965, Krugman lần đầu tiên giới thiệu lí thuyết về sự gắn kết sản phẩm, trong đó ông nhấn mạnh sự gắn kết là sự “quan tâm” và mức độ “nhiệt tình” mà người tiêu dùng dành cho một sản phẩm nhất định. Theo ông, chính hai yếu tố này đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng: người nào có mức độ “quan tâm” và “nhiệt tình” cao (hay mức độ gắn kết cao) sẽ tăng cường việc tìm kiếm thông tin hơn người tiêu dùng có mức độ gắn kết thấp hay mức độ gắn kết ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng. Điều này cũng góp phần giải thích có khách hàng mua sản phẩm sau khi cân nhắc, lựa chọn kĩ càng nhưng cũng có khách hàng đưa ra quyết định mua nhanh chóng, ít tìm kiếm thông tin hay bỏ qua các chương trình truyền thông giới thiệu sản phẩm.Có thể thấy sự gắn kết là một trong các biến số bên cạnh nhận thức, thái độ trong việc giải thích hành vi người tiêu dùng và cần phân biệt sự khác nhau cũng như lí giải mối quan hệ giữa các nhân tố này. Nhận thức là quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin để hình thành nên quan niệm và hành động của cá nhân đối với môi trường xung quanh; thái độ là những đánh giá, cảm xúc và những xu hướng hành động, có tính chất thuận lợi hay bất lợi về một vật thể hoặc ý nghĩ nào đó. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa thái độ, nhận thức và sự gắn kết như nghiên cứu của Petty và Cacioppo (1981) về mô hình Elaboration Likelihood Model (ELM), trong đó chia sự gắn kết ra thành hai mức độ: cao và thấp. Người tiêu dùng hình thành mức độ gắn kết cao khi nhận thức mức độ rủi ro cao, đòi
  • 8. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 5 hỏi nhiều phức tạp và thường xử lí thông tin bằng đường trung tâm – xử lí các thông tin chính như chức năng sản phẩm, thương hiệu, giá cả và thông qua đó hình thành nên thái độ với sản phẩm, thương hiệu. Ngược lại, với tình huống mua có mức độ gắn kết thấp từ mức độ nhận thức rủi ro thấp (mua sản phẩm ít phức tạp như sản phẩm tiêu dùng thường ngày), người tiêu dùng thường xử lí thông tin theo đường ngoại vi, lúc này thái độ hình thành trước và dùng để sàng lọc những thông tin cần thiết hay chấp nhận thông tin đã có. Và trong trường hợp này, người tiêu dùng cũng chỉ quan tâm đến một vài thông tin “ngoại vi” trong các chương trình truyền thông như người phát ngôn, hình ảnh hay âm thanh. Một số nhà nghiên cứu như Bloch (1983), Bloch và Richins (1983), Zaichkowsky (1985) phân biệt rõ ràng hai loại sự gắn kết: sự gắn kết sản phẩm (product involvement) và sự gắn kết thương hiệu (brand – choice involvement). Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ xem xét đến sự gắn kết sản phẩm. 1.2. SỰ GẮN KẾT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM (PRODUCT INVOLVEMENT) 1.2.1. Khái niệm Sự gắn kết đối với sản phẩm phản ánh mức độ nhận thức và quan tâm của người tiêu dùng đối với một chủng loại sản phẩm cụ thể, thể hiện tầm quan trọng của một sản phẩm với cái tôi cá nhân và giá trị của người tiêu dùng (Traylor, 1981). Hay nói cách khác, sự gắn kết đối với sản phẩm là sự cảm nhận liên quan của một cá nhân đối với sản phẩm, dựa trên nhu cầu, giá trị hay sự quan tâm của người tiêu dùng (Zaichkowsky, 1985). Một vài tác giả đã nghiên cứu đặc điểm của sự gắn kết đối với sản phẩm, trong đó, người tiêu dùng có mức độ gắn kết đối với sản phẩm cao (mua sản phẩm có giá trị cao, tần suất mua lặp lại thấp, sản phẩm thể hiện giá trị của người tiêu dùng,…) thường: ít nhạy cảm với sự thay đổi giá hơn người tiêu
  • 9. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 6 dùng có mức độ gắn kết thấp (Bloch, 1988), trung thành với một thương hiệu cụ thể trong chủng loại sản phẩm đó (Homer,1988), tìm kiếm thông tin kĩ cẩn thận và kì vọng có đủ kinh nghiệm trước khi đưa ra quyết định mua (Bloch, 1986). Điều này có thể được giải thích dễ dàng khi những sản phẩm mà khách hàng gắn kết cao thường có giá trị cao và mức độ rủi ro nhiều, do vậy họ ít bị ảnh hưởng bởi thông tin của nhà sản xuất hơn những khách hàng có mức độ gắn kết đối với sản phẩm thấp. 1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gắn kết đối với sản phẩm Kiến thức về sản phẩm; Kinh nghiệm liên quan đến sản phẩm; Độ tuổi; Nhóm tham khảo; Nhu cầu và giá trị của người tiêu dùng; Rủi ro trong quyết định mua. 1.2.3. Đo lƣờng sự gắn kết đối với sản phẩm Để đo lường sự gắn kết đối với sản phẩm, có hai thang đo chính hay được các nhà nghiên cứu sử dụng, đó là: Tập hợp chỉ số gắn kết cá nhân - Personal Involvement Inventory (PII) của Zaichkowski (1985), và Hồ sơ gắn kết của người tiêu dùng - Consumer Involvement Profile (CIP) (Laurent and Kapferer, 1985). * Thang đo Consumer Involvement Profile (CIP) “Mô tả gắn kết của người tiêu dùng” của Laurent và Kapferer (1985) Trên nền tảng những yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết sản phẩm, Laurent và Kapferer (1985) đã phát triển thang đo “Mô tả gắn kết của người tiêu dùng” - Consumer Involvement Profile (CIP) để đo lường mức độ gắn kết của người tiêu dùng ở năm khía cạnh sau: Sự quan tâm Sự vui thích. Giá trị biểu tượng Tầm quan trọng của quyết định và những rủi ro xảy ra.
  • 10. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 7 Khả năng chủ quan của việc ra quyết định sai. 1.3. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN KHÁC 1.3.1. Khái niệm phong cách ra quyết định Phong cách ra quyết định đề cập đến một khuynh hướng tinh thần trong đó mô tả cách thức người tiêu dùng thực hiện sự lựa chọn của mình (Durvasala et al., 1993). Sproles và Kendall (1986, p.276) đã định nghĩa "đó là một khuynh hướng tinh thần đặc trưng cho cách người tiêu dùng tiếp cận sự lựa chọn của mình" vì nó có các đặc điểm về ý thức và tình cảm, được xây dựng dựa trên tính cách đặc trưng của người tiêu dùng (Sproles và Kendall 1986). Một số người khác đã định nghĩa việc ra quyết định, nói chung, như một cách để mô tả tính cách cá nhân và hành vi của họ (Arroba, 1977). 1.3.2. Đo lƣờng phong cách ra quyết định Sproles (1985) và Kendall (1986) đưa ra thang đo Tập hợp các phong cách tiêu dùng (CSI – Consumer Style Inventory), đó là nỗ lực để đo lường một cách hệ thống các xu hướng mua sắm dựa trên các định hướng nhất định. Một trong những giả định quan trọng nhất của phương pháp này là mỗi người tiêu dùng cá nhân có một phong cách ra quyết định cụ thể từ sự kết hợp các định hướng ra quyết định cá nhân của họ. Các phong cách trong CSI là: (1) Coi trọng sự hoàn hảo hay chất lượng cao (2) Coi trọng nhãn hiệu (3) Coi trọng tính thời trang, mới lạ (4) Coi trọng tính tiêu khiển, sự vui vẻ (5) Coi trọng giá cả (6) Bốc đồng (7) Bối rối trước nhiều sự lựa chọn (8) Trung thành nhãn hiệu
  • 11. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 8 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU 2.1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1.1. Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm a. Đo lường sự gắn kết sản phẩm, trường hợp sản phẩm quần áo – Nina Michaelidou và Sally Dibb (2006) b. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết sản phẩm của người tiêu dùng trẻ - Tali Te’eni-Harari và Jacob Hornik (2010) c. Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của sự gắn kết sản phẩm đối với lòng trung thành thương hiệu - Nigel Douglas (2006) 2.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất Mối quan tâm Tầm quan trọng Sự chủ quan của việc ra quyết định sai / Rủi ro Sự gắn kết Dấu hiệu giá trị Sự vui thích Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất của nghiên cứu 2.2. CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU
  • 12. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 9 2.3. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU Tổng hợp lý thuyết Thiết kế nghiên cứu Thu thập dữ liệu Xử lý dữ liệu Phân tích dữ liệu Kết quả nghiên cứu Kiến nghị Thang đo Bản câu hỏi Mô tả Kiểm định Hình 2.3. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu 2.4. THIẾT KẾ THANG ĐO 2.5. THIẾT KẾ BẢN CÂU HỎI 2.6. THIẾT KẾ MẪU 2.6.1. Tổng thể điều tra 2.6.2. Quy mô mẫu 2.6.3. Phƣơng pháp chọn mẫu 2.7. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU 2.7.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 2.7.2. Công cụ xử lý dữ liệu
  • 13. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 10 2.8. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN AN PHƢỚC  Tên công ty : CÔNG TY AN PHƯỚC  Trụ sở chính : 100/11-12 An Dương Vương, Phường 09, Quận 5 Thành Phố HCM    Website: http://anphuoc.com.vn   Email : nguyenanhhoa@anphuoc.com.vn  Logo :  Lịch sử hình thành:  Thành lập cơ sở May An Phước năm 1992, với số lượng 50 công nhân, 40 máy may công nghiệp, chuyên may gia công. Ngày 26/04/1993, An Phước tăng vốn, tăng thiết bị sản xuất lên 300 máy và 400 công nhân, được xuất nhập khẩu trực tiếp, đổi tên thành Công ty May Thêu Giày Xuất nhập khẩu An Phước. Chuyên làm hàng gia công xuất khẩu cho NISSHO IWAI, ITOCHU, MINOYA – là các công ty hàng đầu của Nhật. Đến 1995, công ty ký hợp đồng gia công Giày thể thao cho công ty Hope Victor, FILA (Đài Loan), xuất khẩu 100% sang thị trường EU cho đến nay. Từ kinh nghiệm quản lý chất lượng, thị trường và quy trình sản xuất may, giày xuất khẩu, Công ty An Phước quyết định đưa ra thị trường sản phẩm mang thương hiệu An Phước và phát triển hệ thống cửa hàng trên cả nước. Năm 1997, Công ty mua bản quyền Pierre Cardin gồm, ký hợp đồng khai thác thương hiệu..  Lĩnh vực kinh doanh:  Sản phẩm chính của công ty: Quần áo trẻ em; Quần áo thời trang phụ nữ; Quần tây, quần Jean và quần sort; Sơ mi, áo thun nam; Veston, Jacket và Jacket trẻ em.; Áo lót nữ; Thêu; Giày thể thao.
  • 14. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 11 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ Bảng 3.1. Thông tin về mẫu khảo sát N=200 Phân loại Tần số Tần suất (%) 22-30 31 15.5 Tuổi 30-45 91 45.5 45-55 78 39.0 Nhân viên 140 70.0 Nghề nghiệp Cấp quản lý 34 17.0 Cấp lãnh đạo 26 13.0 3-6 triệu/tháng 26 13.0 Thu nhập 6-10 triệu/tháng 140 70.0 >10 triệu/tháng 34 17.0 Bạn bè 88 44.0 Cảm hứng mua Gia đình 60 30.0 áo An Phước Phong cách của cửa 52 26.0 hàng Tần suất mua 1-5 lần/năm 96 48.0 5-10 lần/năm 26 13.0 áo sơ mi nam Mỗi tháng 1 lần 26 13.0 An Phước mới 2-3 lần/tháng 52 26.0 Nhóm tham Một mình 83 41.5 Bạn bè 31 15.5 khảo Gia đình 86 43.0 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
  • 15. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 12 3.2. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ THANG ĐO 3.2.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đối với thang đo sự gắn kết - Thang đo sự quan tâm (QT): có hệ số tin cậy Cronbach alpha là 0,909, cao so với mức yêu cầu. Các hệ số tương quan biến - tổng đều cao và lớn hơn 0,3. Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0,909. Do vậy, các biến quan sát của thang đo được giữ cho EFA. - Thang đo Tầm quan trọng của quyết định và những rủi ro xảy ra (QTR): có hệ số tin cậy Cronbach alpha là 0,939, cao so với mức yêu cầu. Các hệ số tương quan biến - tổng đều cao và lớn hơn 0,3. Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0,939. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA. - Thang đo Khả năng chủ quan của việc ra quyết định sai (CQ): có hệ số tin cậy Cronbach alpha là 0,866, cao so với mức yêu cầu. Các hệ số tương quan biến - tổng đều cao và lớn hơn 0,3. Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0,866. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA. - Thang đo Giá trị biểu tượng (GTR): có hệ số tin cậy Cronbach alpha là 0,920, cao so với mức yêu cầu. Các hệ số tương quan biến - tổng đều cao và lớn hơn 0,3. Các hệ số alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0,920. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích EFA. - Thang đo Sự vui thích (VT): có hệ số tin cậy Cronbach alpha là 0,832, cao so với mức yêu cầu. Các hệ số tương quan biến - tổng đều cao và lớn hơn 0,3. Tuy nhiên, nếu loại biến quan sát VT2 thì hệ số alpha của thang đo sẽ tăng lên. Xét về ý nghĩa của biến quan sát, “Mua áo sơ mi nam giống như tự thưởng cho mình một món quà” là một điều rất quan trọng đối với sự vui thích. Do đó, đề tài vẫn giữ
  • 16. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 13 biến này để tiếp tục phân tích EFA 3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA của sự gắn kết sản phẩm Sau khi các thành phần của thang đo sự gắn kết sản phẩm được đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach Alpha, tất cả các biến quan sát đều đạt yêu cầu cho phân tích nhân tố EFA. Phép trích nhân tố được sử dụng là Principal Axis Factoring (PAF) với phép quay không vuông góc Promax. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của sự gắn kết sản phẩm cho thấy: - Chỉ số KMO 0,853 - Sig= .000 - Tổng phương sai trích là 80,997%. - Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 và chênh lệch hệ số tải nhân tố ở các nhóm nhân tố lớn hơn 0,3 3.3. PHÂN TÍCH SỰ GẮN KẾT SẢN PHẨM VỚI TRƢỜNG HỢP ÁO SƠ MI NAM Sự gắn kết của người tiêu dùng đối với sản phẩm áo sơ mi nam được đo lường qua 5 nhận định (đại diện cho 5 nhân tố) dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ 1 là rất không đồng ý đến 5 là rất đồng ý. Thang điểm từ 1 đến 5 bao gồm 4 khoảng cách. Để đánh giá mức độ gắn kết hay sự quan tâm, 4 khoảng trên được chia thành 3 mức khác nhau. Khoảng cách giữa 2 mức liền kề nhau là 4:3 1.33 giá trị. Các mức để đánh giá giá trị trung bình của 200 đáp viên đối với mỗi nhân tố được quy ước như sau: - Sự gắn kết thấp: từ 1 đến 2.33 - Sự gắn kết trung bình: từ 2.34 đến 3.67 - Sự gắn kết cao: từ 3.68 đến 5 Sau khi phân tích, kết quả cho thấy các đáp viên có mức độ gắn kết trung bình đối với sản phẩm áo sơ mi nam với giá trị trung
  • 17. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 14 bình của sự gắn kết là 3.2290 và độ lệch chuẩn là 0.39953. Như vậy, người tiêu dùng nam tại Đà Nẵng có mức độ gắn kết trung bình hay mối bận tâm trung bình đối với áo sơ mi nam. Cụ thể hơn, nhân tố Sự vui thích đạt giá trị trung bình cao nhất với 3.71, tiếp đến là nhân tố Giá trị biểu tượng với 3.433. Nhân tố Sự quan tâm và Tầm quan trọng của những quyết định, rủi ro xảy ra lần lượt đạt các giá trị 3.2817 và 3.1367 58 (ở mức trung bình trong thang đánh giá). Đây là những nhân tố quan trọng khiến cho sự gắn kết của người tiêu dùng đối với sản phẩm áo sơ mi nam chỉ ở mức trung bình. Trong khi đó, nhân tố Khả năng chủ quan của việc ra quyết định sai đạt giá trị trung bình thấp nhất. 3.4. SỰ KHÁC BIỆT VỀ MỨC ĐỘ GẮN KẾT GIỮA CÁC NHÓM KHÁCH HÀNG KHÁC NHAU Tuổi: Người nam trong độ tuổi từ 45-55 có sự gắn kết đối với áo sơ mi nam cao hơn hẳn so với các nhóm tuổi trẻ hơn còn lại. Cấp bậc công tác: Những người nam là lãnh đạo có sự gắn kết với áo sơ mi nam cao hơn những người là nhân viên nhưng lại thấp hơn những người làm cấp quản lý (với mức chênh lệch lần lượt là 0.28048 và 0.14902). Thu nhập: Người nam có thu nhập trên 10 triệu/tháng có sự gắn kết đối với áo sơ mi nam cao hơn những người trong 2 nhóm thu nhập còn lại, trong đó chênh lệch với nhóm có thu nhập 3-6 triệu/tháng là xa nhất với mức chênh lệch là 0.37255. Cảm hứng mua áo An Phước: Những người nam có nguồn cảm hứng từ phong cách thời trang của cừa hàng khi mua áo sơ mi nam mới có sự gắn kết với áo sơ mi cao hơn những người có cảm hứng từ bạn bè và thấp hơn những người có cảm hứng từ gia đình. Nhóm tham khảo: Những người nam chủ yếu mua áo sơ mi
  • 18. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 15 nam một mình có sự gắn kết với áo sơ mi nam cao hơn những người thường đi mua áo sơ mi với bạn bè hay gia đình. 3.5. SỰ KHÁC BIỆT VỀ GẮN KẾT GIỮA CÁC NHÓM PHONG CÁCH RA QUYẾT ĐỊNH KHÁC NHAU ĐỐI VỚI ÁO SƠ MI NAM 3.5.1. Đánh giá về phong cách ra quyết định Mỗi phong cách ra quyết định của người tiêu dùng đối với sản phẩm áo sơ mi nam được đo lường qua 3 nhận định dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ 1 là rất không đồng ý đến 5 là rất đồng ý. Tương tự đối với sự gắn kết, giá trị trung bình của mỗi PCRQĐ cũng được đánh giá theo 3 mức độ đồng ý như sự gắn kết. Sau khi phân tích, kết quả cho thấy các đáp viên có PCRQĐ đối với sản phẩm áo sơ mi nam rất đa dạng. Nhìn chung, các giá trị trung bình cho mỗi phong cách không chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, có thể thấy người tiêu dùng Đà Nẵng đặc biệt nổi bật hơn ở hai phong cách là Coi trọng sự hoàn hảo hay chất lượng cao và Trung thành nhãn hiệu với giá trị trung bình lần lượt là 3.88833 và 3.71500 (> 3.68 : mức độ đồng ý cao). Dù có mức độ đồng ý trung bình nhưng coi trọng nhãn hiệu cũng là phong cách được khá nhiều đáp viên đồng ý (giá trị trung bình 3.48750). Các phong cách còn lại đều có mức độ đồng ý trung bình. Trong đó, thấp nhất là phong cách Bốc đồng (2.73167) và Bối rối (2.79750). Đời sống kinh tế và sinh hoạt của người dân Đà Nẵng đang ngày càng phát triển, người tiêu dùng có đủ điều kiện để đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Bên cạnh đó, tính hợp mốt và hợp thời trang cũng được người tiêu dùng cập nhật liên tục thông qua các kênh truyền thông, phim ảnh,... Do đó, kết quả nghiên cứu thiên về hai phong cách Coi trọng chất lượng và Trung thành nhãn hiệu là hoàn toàn hợp lý.
  • 19. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 16 3.5.2. Phân tích mối quan hệ giữa sự gắn kết đối với sản phẩm và phong cách ra quyết định của ngƣời tiêu dùng Kết quả phân tích cho thấy thật sự tồn tại mối quan hệ tích cực giữa sự gắn kết và các PCRQĐ này. Trong đó, mối quan hệ tích cực giữa Sự gắn kết đối với áo sơ mi nam và PCRQĐ coi trọng chất lượng; PCRQĐ coi trọng tính thời trang, mới lạ; PCRQĐ coi trọng thương hiệu và PCRQĐ Trung thành thương hiệu Đối với các PCRQĐ coi trọng giá cả, PCRQĐ Bốc đồng, PCRQĐ Bối rối, tồn tại mối quan hệ tiêu cực với biến Sự gắn kết đối với áo sơ mi nam. Kết quả phân tích chỉ ra mối liên kết chặt chẽ giữa biến sự gắn kết với một vài PCRQĐ. Giá trị biểu tượng đặc trưng cho tính cách, cá tính của người mặc thông qua bộ trang phục. Những người đánh giá cao tính biểu tượng của áo sơ mi nam sẽ coi trọng tính thời trang và mới lạ khi mua áo sơ mi nam vì họ cho rằng áo sơ mi nam nói lên một phần của người mặc. 3.6. BÀN LUẬN Về sự gắn kết: Qua phân tích trên cho thấy, người tiêu dùng nam Đà Nẵng có sự gắn kết trung bình đối với áo sơ mi nam vì lớp sản phẩm này là một phần quan trọng trong lối sống hiện đại ngày nay, tuy nhiên sự quan tâm lại chưa cao. Nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng suy nghĩ về sản phẩm áo sơ mi nam của họ theo hai nhân tố chính là: giá trị biểu tượng và sự vui thích. Các cá nhân dường như quan tâm đến áo sơ mi nam bởi vì chúng cung cấp cho họ niềm vui và giúp họ thể hiện bản thân. Điều này khẳng định các khía cạnh kinh nghiệm mua sắm và kiến thức sản phẩm như đã đề cập trước đó trong mục 2.2.2 và ý nghĩa biểu tượng của áo sơ mi nam như một phương tiện để tự thể hiện hình ảnh của một người. Giải thích này có
  • 20. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 17 ý nghĩa để đo lường sự gắn kết đối với sản phẩm. Sự khác biệt về mức độ gắn kết giữa các nhóm khách hàng khác nhau: Phân tích cho thấy có sự khác biệt về mức độ gắn kết đối với áo sơ mi nam giữa các nhóm khách hàng khác nhau về độ tuổi, thu nhập, cấp bậc công tác, nhóm tham khảo, tần suất mua áo sơ mi nam mới và nhóm ảnh hưởng khi mua áo sơ mi nam, cụ thể những người nam có mức độ gắn kết cao với áo sơ mi nam có những đặc điểm: - Chủ yếu mua áo sơ mi nam một mình. - Có nguồn cảm hứng mua áo sơ mi từ gia đình. - Có thu nhập trên 10 triệu/tháng. - Ở cấp bậc quản lý. - Trong độ tuổi từ 45-55. Như vậy, những người đàn ông trung niên, có mức thu nhập khá cao, thành đạt trong sự nghiệp và gia đình thường có sự gắn kết cao hay mối bận tâm đến sản phẩm áo sơ mi nam (thương hiệu An Phước) cao hơn những người khác. Bên cạnh đó, những người có sự gắn kết với áo sơ mi nam cao cũng có đặc điểm là thường tham khảo ý kiến của gia đình (người thân như vợ, con gái, mẹ,…) mỗi khi muốn mua một chiếc áo sơ mi mới và đi mua sắm một mình. Sự khác biệt về mức độ gắn kết giữa các nhóm phong cách ra quyết định: Có thể thấy mối liên hệ giữa các PCRQĐ với điểm đánh giá của các nhân tố trong thang đo sự gắn kết. Nhân tố sự vui thích và giá trị biểu tượng có điểm trung bình rất cao, lần lượt là 3.71 và 3.433, trong khi PCRQĐ coi trọng chất lượng và coi trọng nhãn hiệu là hai phong cách có giá trị trung bình cao nhất là 3.88833 và 3.71500. Qua phân tích trên, người tiêu dùng nam Đà Nẵng có sự gắn kết cao đối với áo sơ mi nam ưa chuộng PCRQĐ coi trọng chất lượng và coi trọng nhãn hiệu.
  • 21. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 18 CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 4.1. KẾT LUẬN Qua kết quả phân tích chi tiết trên, nghiên cứu rút ra một số kết luận chính như sau: Thứ nhất, người tiêu dùng tại Đà Nẵng có sự gắn kết trung bình đối với sản phẩm áo sơ mi nam, đây là tín hiệu tốt cho công ty sản xuất áo sơ mi nam như An Phước. Các khách hàng nam khá quan tâm đến việc lựa chọn áo sơ mi nam và cảm thấy thích thú khi lựa chọn được một chiếc áo sơ mi nam phù hợp với bản thân. Thứ hai, tồn tại sự khác biệt về mức độ gắn kết đối với sản phẩm áo sơ mi nam giữa các nhóm khách hàng khác nhau về: Tuổi, Thu nhập, Cấp bậc công tác, Nhóm tham khảo, Tần suất mua áo sơ mi nam Cuối cùng, đối với những người tiêu dùng có sự gắn kết cao đối với áo sơ mi nam, họ sẽ có phong cách ra quyết định coi trọng chất lượng và coi trọng nhãn hiệu. Họ luôn cố gắng tìm mua những sản phẩm áo sơ mi nam có chất lượng và thương hiệu uy tín. Ngược lại, những người càng có ít sự gắn kết đối với áo sơ mi nam, sẽ càng chú trọng nhiều hơn đến giá cả, dễ bốc đồng và bối rối khi đi mua sắm trang phục. 4.2. KIẾN NGHỊ 4.2.1. Một số kiến nghị cho công ty từ kết quả nghiên cứu Dựa trên kết quả đưa ra cũng như các nghiên cứu định tính liên quan đến thực trạng kinh doanh mặt hàng áo sơ mi nam nội địa của công ty An Phước, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị mang tính chủ quan cho công ty trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như sau:
  • 22. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 19  Người tiêu dùng Đà Nẵng có sự gắn kết trung bình đối với áo sơ mi nam. Đây là một nền tảng thuận lợi để công ty mạnh dạn đầu tư và đánh vào thị trường áo sơ mi nam đầy tiềm năng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.    Tồn tại sự khác biệt về sự gắn kết giữa các nhóm khách hàng khác nhau về độ tuổi, cấp bậc công tác, thu nhập, nhóm tham khảo, tần suất mua áo sơ mi nam và người ảnh hưởng. Đây là cơ sở hữu ích cho công ty trong việc lựa chọn các phân đoạn thị trường khác nhau phù hợp với mục tiêu kinh doanh và thế mạnh của công ty. Kết quả chỉ ra có hai phân khúc thị trường khách hàng đối với sản phẩm áo sơ mi nam gồm:   - Nhóm 1: những người trong độ tuổi từ 30-55, có nghề nghiệp ổn định, thành đạt và mức thu nhập khá trở lên. Nhóm khách hàng này ưa chuộng phong cách coi trọng chất lượng và coi trọng thương hiệu.  - Nhóm 2: những người trẻ trong độ tuổi từ 22-30, chủ yếu là những nam thanh niên mới ra trường, vừa bắt đầu sự nghiệp và có mức thu nhập bình thường. Nhóm khách hàng này ưa chuộng phong cách coi trọng giá cả và coi trọng tính thời trang, mới lạ.   Thế mạnh của công ty An Phước, đó là chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào cao và ổn định, nền tảng để cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao đến khách hàng và thương hiệu nổi tiếng với dòng sản phẩm áo sơ mi nam cao cấp so với các thương hiệu khác trong cùng ngành. Dựa trên thế mạnh vốn có như đã nêu, công ty có thể lựa chọn phân khúc thị trường thứ nhất, bao gồm người nam trong độ tuổi từ 45 đến 55, có nghề nghiệp và thu nhập tốt, đặc biệt điểm đáng chú ý của phân khúc thị trường này là phong cách coi trọng chất lượng và coi trọng thương hiệu. Đây là cơ hội để công ty An Phước
  • 23. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 20 phát huy thế mạnh của mình. Cụ thể hơn, các công ty Việt Nam được người tiêu dùng tin tưởng cao về mặt chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy mà khái niệm Hàng Việt Nam chất lượng cao được người tiêu dùng trong nước ủng hộ nhiệt tình. Đây là một thế mạnh của các doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty dệt may An Phước nói riêng. Công ty cần tiếp tục phát huy công tác đảm bảo chất lượng hiện tại, đặc biệt là đầu vào với chất lượng nguyên phụ liệu được kiểm tra chặt chẽ trước khi tiến hành sản xuất. Khâu sản xuất cũng quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Công ty có thể áp dụng các hệ thống sản xuất tiên tiến của các công ty dệt may nổi tiếng trên thế giới, hệ thống quản lý như quản trị chất lượng toàn diện (TQM) để đảm bảo tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất đều diễn ra một cách suôn sẻ và hạn chế tối đa các lỗi liên quan đến kĩ thuật và sai sót cá nhân. Sản phẩm cần phải được kiểm tra kĩ lưỡng để phát hiện sai sót trước khi đưa đến tay khách hàng. Công tác truyền thông quảng bá sản phẩm cũng hết sức quan trọng, góp phần giúp nâng cao hơn nữa hình ảnh thương hiệu sơ mi cao cấp trong tâm trí của khách hàng. Công ty nên xây dựng các thông điệp quảng cáo và hình ảnh thương hiệu hướng đến chất lượng sản phẩm áo sơ mi nam, nhấn mạnh vào ưu thế của công ty so với các mặt hàng thời trang của đối thủ, đó là chất lượng, chất liệu sản phẩm. Hiểu được suy nghĩ cũng như phong cách ra quyết định của khách hàng, trong các hoạt động quảng cáo và truyền thông, công ty cần tập trung nhấn mạnh vào chất lượng sản phẩm. Điều này sẽ thu hút sự chú ý và quan tâm của những khách hàng có sự gắn kết cao với áo sơ mi nam và theo phong cách coi trọng chất lượng.  Đối với phân khúc thị trường thứ nhất, bao gồm những bạn 
  • 24. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 21 trẻ, sinh viên, thanh niên, có mức thu nhập dưới 3 triệu/tháng với phong cách quyết định coi trọng giá cả và coi trọng tính thời trang, mới lạ. Có thể thấy, tính thời trang, mới lạ là một trong những nhược điểm và khó khăn lớn nhất của hầu hết các công ty Việt Nam khi cạnh tranh trong thị trường nội địa. Bên cạnh nguyên nhân khách quan là không có nguồn nguyên phụ liệu đa dạng và phong phú cung cấp tại chỗ, thì việc không có một sự đầu tư mạnh mẽ vào khâu thiết kế và lên ý tưởng sản phẩm cũng là một thiếu sót của công ty. Để khắc phục điều này, công ty có thể tập trung phát triển đội ngũ thiết kế hướng đến tính thời trang cao. Những người thiết kế chủ chốt và tài năng của công ty cần chú ý thường xuyên cập nhật các xu hướng thời trang mới trong và ngoài nước cũng như thị hiếu của người tiêu dùng. Công ty có thể nắm bắt được thị hiếu và các xu thế mới lạ trong thời trang thông qua các trang thông tin toàn cầu, thực hiện các cuộc khảo sát quy mô vừa và lớn trên địa bàn kinh doanh muốn hướng tới, tham gia các diễn đàn thời trang trong khu vực và trên thế giới, các buổi trình diễn bộ sưu tập mới. Trên cơ sở đó, đội ngũ thiết kế tiến hành lên ý tưởng, đưa ra các mẫu mã áo sơ mi nam đa dạng hơn, mang tính thời trang và xu hướng, theo kịp các xu thế mới. Điều này có thể gây khó khăn cho một công ty chuyên gia công và sản xuất hàng quy chuẩn trong những bước đi đầu tiên. Tuy nhiên công ty có thể khắc phục tình trạng này bằng cách sản xuất áo sơ mi nam thời trang có nhiều mẫu mã phong phú cho khách hàng lựa chọn nhưng với số lượng hạn chế trên mỗi kiểu để giảm thiểu tình trạng hàng hóa ứ đọng. Các khách hàng coi trọng tính thời trang mới lạ như nghiên cứu thường không trung thành thương hiệu, thích mua sản phẩm từ
  • 25. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 22 nhiều thương hiệu khác nhau để làm mới phong cách thời trang cho mình. Hiểu được thị hiếu này, công ty có thể phát triển cửa hàng tự bán sản phẩm hoặc liên kết bán theo chuỗi. Trong một cửa hàng sẽ bán nhiều mặt hàng của nhiều doanh nghiệp, phục vụ cho nhiều đối tượng, lứa tuổi. 4.2.2. Một số kiến nghị cho các cơ quan hữu quan Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh doanh áo sơ mi nam thị trường nội địa còn yếu kém được kể trên có thể là nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan và có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau. Để giải quyết các nguyên nhân này cần có sự tham gia của không chỉ công ty mà còn cần sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước và người tiêu dùng. Ví dụ như: khi nguồn nguyên phụ liệu còn bị hạn chế, không chủ động thì nếu công ty đầu tư vào đội ngũ nhà thiết kế, họ cũng không thể chủ động trong khâu thiết kế mẫu mã vì phụ thuộc rất lớn vào chất lượng và kiểu vải để đưa ra mẫu thiết kế phù hợp. Vì vậy, dựa trên kết quả phân tích và nhận định cá nhân, nghiên cứu đưa ra một vài kiến nghị đến công ty và các cơ quan hữu quan: Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng hàng giả hàng nhái, đồng thời đưa ra các quy định chống nhập khẩu tiểu ngạch, buôn bán lậu các mặt hàng thời trang từ nước ngoài, đặc biệt là áo sơ mi nam đến từ Trung Quốc. Cơ quan nhà nước cần có biện pháp xử lý rốt ráo “hàng gian, hàng giả”, hàng ngoại nhập đi bằng đường tiểu ngạch, tạo điều kiện cho các công ty thời trang trong nước được cạnh tranh một cách công bằng. Trong ngành giáo dục, có các chính sách khuyến khích các trường Đại Học, Cao đẳng, trung tâm giáo dục đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho ngành thời trang trong nước như nhà thiết kế thời trang, nhà tạo mẫu, nhà phân phối và kinh doanh theo
  • 26. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 23 hướng hàng thời trang... phát triển các chương trình, lớp đào tạo nhà tiếp thị thời trang chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu trong thẩm mỹ và thị hiếu của người tiêu dùng. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: vùng bông chuyên canh theo kiểu trang trại, thành lập các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, chợ bán sỉ nguyên phụ liệu cho cả nguồn nguyên phụ liệu nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, các công ty sẽ chủ động chọn lựa nguyên phụ liệu tại chỗ, rút ngắn thời gian cũng như giảm chi phí mua hàng ở nước ngoài. 4.3. HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 4.3.1. Hạn chế của nghiên cứu Với khả năng và nguồn lực có hạn, nên việc điều tra nghiên cứu còn rất hạn chế và không tránh khỏi các thiếu sót: Vì giới hạn về nguồn lực, và thời gian của nghiên cứu nên hệ thống chỉ báo đã bị giảm thiểu. Việc giảm số lượng chỉ báo sẽ không thể hiện đầy đủ các đặc điểm của các nhân tố được đo lường trong mô hình nghiên cứu cũng như các đánh giá của người tiêu dùng. Kích thước mẫu là 200, khá nhỏ, mẫu có ít tính đại diện cho tổng thể. Đối tượng nghiên cứu đa dạng về độ tuổi, nghề nghiệp và thu nhập nên dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các đáp viên cũng như giải thích về mục đích và nội dung bản câu hỏi. Một số người tham gia phỏng vấn không có thái độ tích cực đối với việc điền vào bản câu hỏi điều tra nên gây khó khăn trong quá trình phỏng vấn, cũng như giải thích về bản câu hỏi cho các đáp viên, khiến cho thời gian phỏng vẫn kéo dài. Bên cạnh đó, vì thời gian tiếp xúc khá ngắn có thể dẫn đến việc không trung thực khi điền vào bản câu hỏi.
  • 27. Viết đề tài giá sinh viên – ZALO: 0917.193.864 - VIETKHOALUAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0917.193.864 24 Do đề tài liên quan đến sự gắn kết khá mới mẻ, nên quá trình tìm hiểu lý thuyết và thiết kế bản câu hỏi gặp đôi chút khó khăn, các tài liệu tham khảo chủ yếu là tài liệu nước ngoài. 4.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo Đề tài nghiên cứu về sự gắn kết đối với sản phẩm còn khá mới lạ nên tôi xin được gợi ý một số hướng nghiên cứu trong tương lai để phát triển dạng đề tài này. - Bổ sung thêm các chỉ báo trong hệ thống thang đo gốc để đảm bảo được tính tin cậy và độ chính xác của nghiên cứu. - Tăng kích thước mẫu cho nghiên cứu để có được kết quả chính xác hơn. - Có thể thực hiện nghiên cứu trên các đối tượng cụ thể hơn để nghiên cứu mang ý nghĩa và tính ứng dụng vào thực tiễn cao hơn cho từng nhóm khách hàng khác nhau. - Mở rộng phạm vi nghiên cứu ra các khu vực khác cũng như có thể thực hiện nghiên cứu trên toàn quốc.