SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
Download to read offline
Phụ lục 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Hội đồng Sáng kiến trường THPT Đồng Xoài
- Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục và Đào tạo
- Hội đồng Sáng kiến tỉnh Bình Phước
Tôi ghi tên dưới đây:
Số
TT
Họ và tên Ngày
tháng năm
sinh
Nơi
công
tác
Chức
danh
Trình độ
chuyên
môn
Tỷ lệ (%)
đóng góp
vào việc tạo
ra sáng
kiến
1 Nguyễn Thị
Xuân Thuỳ
SĐT:
0974889157
Email:
Xuanthuy1782@
gmail.com
17/10/1982 THPT
Đồng
Xoài
Giáo
viên
Cử nhân
Hoá Học
100%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Tạo hứng thú và phát triển năng lực
học sinh thông qua các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực”
1. Chủ đầu tư sáng kiến: Trường THPT Đồng Xoài
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo
3. Ngày sáng kiến được áp dụng hoặc áp dụng thử
Ngày sáng kiến được áp dụng thử: tháng 9/2016
Ngày sáng kiến được áp dụng chính thức: từ tháng 9/2017
4. Mô tả bản chất của sáng kiến
4. 1. Lí do chọn đề tài
Theo Horaceman, một nhà cải cách chính trị và giáo dục, là cha đẻ các trường công
lập đã khẳng định “Một ông thầy mà không dạy cho trò được việc ham muốn học tập thì
chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi”. Cũng như ai đó đã nói “Dù có dắt ngựa đến bờ sông
cũng không thể bắt nó uống nước được”. Thật vậy trong lớp học dù có bắt học sinh ngồi
ngay ngắn học tập nhưng nếu các em không hứng thú, không tích cực thì không thể học tốt
được.
Trong những năm 90 của thế kỷ XX, chương trình giáo dục định hướng năng lực
được bàn đến ngày càng nhiều và ngày nay đã trở thành xu hướng của giáo dục quốc tế.
Ở nước ta mới đây nhất là nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-
NQ/TW ) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt
một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học,
tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.”
Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết
số 29-NQ/TW, bên cạnh việc đổi mới nội dung dạy học thì đổi mới phương pháp dạy học
phối hợp các hình thức tổ chức dạy học đa dạng là rất cần thiết và được xem là yếu tố then
chốt quyết định.
Thế nhưng trong một lớp, mỗi học sinh với đặc điểm tâm sinh lý, trình độ học
vấn, bối cảnh sống, sở trường và tiềm năng khác nhau. Với thời lượng 45 phút một tiết
học làm sao để vừa “gieo” được kiến thức vững chắc vừa khơi dậy hứng thú và phát
triển năng lực nơi mỗi học sinh? Làm sao để mỗi học sinh trong lớp đều có những cơ hội
thực hiện được sở trường và đều thích thú tích cực học tập? Làm sao để sau mỗi bài học
kiến thức không chỉ nằm lại trong sách vở trong những bài học thuộc mà còn trở thành
hành trang phương tiện giúp các em giải quyết các tình huống phát sinh liên quan trong
cuộc sống?
Tất cả những câu hỏi trên được tôi nghiêm túc suy nghĩ tìm tòi đáp án trong từng
bài giảng, từng nội dung bài học. Với mong muốn thổi một “luồng gió mới” vào các giờ
hoá học, thiết kế ra “những con đường mới” ngắn hơn, rộng hơn, vui hơn để kích thích
các em hứng thú tự mình trải nghiệm hành trình tìm ra kiến thức. Và đặc biệt trên “con
đường (phương pháp) đó” có những cơ hội để các em tìm ra và phát triển năng của chính
mình. Đó là lí do tôi đã chọn đề tài “Tạo hứng thú và phát triển năng lực học sinh thông
qua các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực” .
Trong đề tài này tôi đã nghiên cứu thiết kế các hoạt động dạy học sáng tạo và đưa
ra các giải pháp thiết thực: Tôi đã mạnh dạn chế biến các phương pháp dạy học cơ bản,
thành các phương pháp dạy học tích cực khác nhau trong đó kết hợp sử dụng khéo léo
cùng các phương tiện, hình thức dạy học đặc biệt là các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm
phát huy tối đa tiềm năng và năng lực các học sinh.
Điểm mới của đề tài chính là đã thiết kế được hệ thống các hoạt động dạy học mà
trong đó sử dụng linh hoạt khéo léo các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, kết hợp
hài hoà vừa đủ với các phương tiện dạy học nhằm khơi dậy và phát triển năng lực nhận
thức tối đa các đối tượng học sinh, kích thích học sinh hứng thú theo dõi và tích cực
tham gia trong bài học.
4. 2. Các bước thực hiện đề tài
Tôi xin tóm tắt quá trình hình thành sáng kiến như sau
4. 2. 1. Tìm hiều khái quát về phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực
a. Thế nào là dạy học tích cực (DHTC)
Phương pháp DHTC là những phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy
tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, giúp HS học tập chủ động, tích cực, sáng
tạo chống lại thói quen học tập thụ động. Trong đó giáo viên là người tổ chức định hướng
và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng
sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn.
Đặc trưng cơ bản của phương pháp DHTC (Theo tài liệu tập huấn 2014)
-Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự
khám phá những điều chưa biết, tránh thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn.
-Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài
liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có
-Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác nhằm vận dụng sự
hiểu biết của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
- Bốn, Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh
với nhiều hình thức khác nhau.
b. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học:
b.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống
Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy
học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà là cải tiến để nâng cao hiệu
quả và hạn chế nhược điểm của chúng, kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới,
có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh
b.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học là phương hướng
quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp,
dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết
hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng.
b.3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết
vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải
quyết vấn đề. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực
nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ
tự lực khác nhau của học sinh.
b.4. Vận dụng dạy học theo tình huống
Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ
chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề
nghiệp. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng
để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình
trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông
b.5. Vận dụng dạy học định hướng hành động
Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí
óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, học sinh
thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp
linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là một quan điểm dạy học
tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Ví dụ Dạy học theo dự
b.6. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy
học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Bên cạnh
việc sử dụng đa phương tiện cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như
các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning), mạng trường học kết nối.
b.7. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh
trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học
Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính
tích cực, sáng tạo của người học như “mảnh ghép”, “tia chớp”, bản đồ tư duy...
b.8. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn
Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy
học bộ môn. Ví dụ: Thí nghiệm là một phương pháp dạy học đặc thù quan trọng của các
môn khoa học tự nhiên
b.9. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh
Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học
tập chung và các phương pháp học tập trong bộ mô như: phương pháp thu thập, xử lý,
đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm.
4.2.2 Tìm hiểu về năng lực và các kỹ thuật dạy học phát triển năng lực
a. Khái niệm năng lực
Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và trách nhiệm các hành động, giải
quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong các
tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm, cũng như sẵn
sàng hành động..
Như vậy có thể hiểu: Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức các
kiến thức, kỹ năng và thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, … nhằm đáp ứng hiệu
quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định.
b. Các năng lực cốt lõi cần cho một học sinh THPT
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực ngôn ngữ
Năng lực = sự vận dụng kiến thức + kỹ năng + thái độ nhằm
thực hiện nhiệm vụ hiệu quả trong bối cảnh thực tế.
- Năng lực tính toán
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
- Năng lực công nghệ
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực tin học
- Năng lực thể chất
c. Các năng lực chuyên biệt của môn hóa học cấp THPT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực thực hành hoá học.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống;
d. Các kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực
- Kĩ thuật “Khăn trải bàn”
- Kĩ thuật mảnh ghép
- Kĩ thuật XYZ (còn gọi là kĩ thuật 635)
- Kĩ thuật hỏi chuyên gia:
- Kĩ thuật “ Động não ”
- Kĩ thuật “ Tia chớp ”
- Kĩ thuật “ 3 lần 3 ”
- Kĩ thuật KWL
- Kĩ thuật tổ chức Trò chơi (Game show)
4.2.3.Thiết kế các hoạt động dạy học
MINH HOẠ 1: THIẾT KẾ CÁC TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT HAY TÌNH
HUỐNG NÊU VẤN ĐỀ (Hay vào bài)
Theo Longfellow “Mở đầu là một nghệ thuật vĩ đại”. Ấn tượng đầu tiên rất quan
trọng. Có thể nói ba phút đầu của phần mở bài sẽ dẫn dắt cả buổi học. Thực tế đã chứng
minh chỉ khi nào có sự chuẩn bị sẵn sàng học sinh mới học tốt.
Mở đầu bài giảng là một trong những yếu tố quyết định tính toàn vẹn của bài học,
có tác dụng phát huy tính tích cực cho học sinh, tạo không khí hứng khởi cho các em khi
bắt đầu vào bài học mới. Một bài học mở đầu tốt coi như đã thành công được một nửa.
Mở đầu bài giảng còn có nhiệm vụ nêu ra mục tiêu bài học, nêu vấn đề cần được nghiên
cứu hay đặt ra một yêu cầu thực tế cần thực hiện
Ví dụ 1: Vào bài bằng cách coi phim hoạt hình: Bài 15.Cacbon (lớp 11 cơ bản)
GV: Chiếu cho học sinh xem đoạn phim hoạt hình: Bạch Tuyết và bảy chú lùn từ phút
21’35 đến 23’15 đoạn khai thác kim cương của các chú lùn. Vấn đáp dẫn vào bài
GV: Các chú lùn khai thác gì ?
HS: Kim cương
GV: Trích dẫn lại lời “Trong hầm mỏ hàng triệu viên kim cương lấp lánh”, Nguyên tố
nào đã tạo ra kim cương ?
HS: Cacbon.
GV: Cacbon còn gọi tên đơn giản than (cầm bút chì). Vậy than chì và kim cương đều
được tạo ra từ một “mẹ” cacbon. Vậy điều gì đã làm cho chúng khác biệt như thế ? Và
ngoài ra cacbon còn có những tính chất và ứng dụng gì? Liệu cacbon còn những “đứa
con” nào khác nữa không? chúng ta hãy nghiên cứu bài học hôm nay để tìm các đáp án.
Nhận xét: So với cách vào bài thông thường thì rõ ràng được xem clip hoạt hình mang
lại cảm giác mới lạ và hứng thú hơn, ngoài việc thấy rõ mục đích bài học đoạn clip còn
giới thiệu được các tính chất vật lý của kim cương
Ví dụ 2: Tạo mục tiêu tìm kiếm trong cả bài: Bài 25.Flo-Brom-Iot (lớp 10 cơ bản)
Giáo viên (GV) chiếu ảnh thứ nhất và đặt câu hỏi “ Ông là ai ? ”.
Sau đó GV chiếu tiếp 2 ảnh còn lại và giới thiệu: Ông là Sherlock Holmes - một thám tử
lừng danh đã phát hiện ra dấu vân tay của thủ phạm bằng thí nghiệm: Lấy tờ giấy do tội
phạm ghi lời khai, hơ tờ giấy (phần có dấu tay đã cầm) lên miệng lọ dung dịch nguyên tố
X đang đun nóng. Sau một thời gian sẽ thấy rõ các dấu tay xuất hiện trên giấy. Vậy để
biết X là nguyên tố “lợi hại” nào, và việc làm của Sherlock Holmes dựa trên tính chất gì
của X. Chúng ta hãy để ý mỗi tính chất các nguyên tố còn lại của halogen trong bài hôm
nay để tìm câu trả lời.
Nhận xét: So với việc truyền thụ kiến thức: Iot có khả năng thăng hoa thì việc giải mã
thí nghiệm của một thám tử đã kích thích học sinh chú ý theo dõi mỗi tính chất của
từng nguyên tố trong suốt bài học. Cuối bài đã vận dụng được tính thăng hoa iot để
giải thích, Cách sử dụng câu hỏi hóa thân nhân vật trên đã thực sự lôi cuốn và giúp thích
thú với kiến thức tìm hiểu được.
Ví dụ 3: Vào bài bằng câu chuyện cười: Bài 40.Ancol (lớp 11 cơ bản)
GV: Chiếu lần lượt 6 ảnh để kể câu chuyện bi hài về rượu. Sau đó đặt câu hỏi. Vậy ancol
là gì, có cấu tạo và tính chất như thế nào?. Tại sao Nôbita sau khi uống rượu vào thì lại
trở nên “ Đại nghịch bất đạo” như vậy ? Chúng ta hãy cùng nghiên cứu bài học.
Nhận xét: So với việc vào bài thông thường thì rõ ràng câu chuyện trên đã mang lại tác
dụng lớn hơn. Ngoài việc nêu ra mục tiêu bài học, tạo tiếng cười còn nêu ra một tác hại
khi sử dụng rượu bia
Trích “1001 truyện bi hài từ bia, rượu”
MINH HOẠ 2 : THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Ví dụ 1. Sử dụng phương pháp thảo luận kết hợp kỹ thuật mảnh ghép, khăn trải
bàn trong dạy phần tính chất hoá học. Bài 27. Nhôm (lớp 12 cơ bản)
Bước 1: Giáo viên thành lập 5 nhóm chuyên sâu trong lớp. Các nhóm được thành lập ở
hai lớp thực nghiệm chọn theo 2 cách sau:
+ Lớp 12TN2: Các nhóm được thành lập trên tinh thần tự nguyện, chung sở thích
+ Lớp 12D1: Các nhóm được thành lập bốc thăm theo màu. Mỗi HS được bốc 1 lá thăm,
trúng màu nào thì thuộc nhóm màu đó.
Nhóm Xanh-(Phi Kim )
Nhóm Trắng-( Nước)
Quyết Thảo Cường Khoa
Hà Giang Cường Vân
Nhóm Đỏ-(Axit)
Ân Thu Hương M Dung
T. Dung Hùng Thúy
Nhóm Vàng-(Bazơ)
Hòa Công Nam My
V. Liên B Minh C Minh T Minh
Nhóm Tím -(Oxit Bazơ)
Tâm Chung Đ Dung Quang
K. Tuyến V. Tuyến B Liên Chiến
Bước 2: Các nhóm sau khi được thành lập sẽ tự bầu trưởng nhóm, thư kí, tự lên kế hoạch
nghiên cứu tìm hiểu nội dung, tổ chức thực hiện dựa vào sgk, mạng Internet, tư vấn của
giáo viên .(Có thể sử dụng điện thoại, máy tính để tra cứu tài liệu học trực tuyến)
Bước 3: Tổ chức cho các nhóm tìm hiểu kiến thức và ghi vào phiếu học tập trong thời
gian 5 phút. Giáo viên kiểm tra tiến độ làm việc của các nhóm và hướng dẫn khi cần thiết
Thảo luận nhóm chuyên sâu
Chung Trung V. Ngọc Tuyết
Văn Vy N Ngọc Phương
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM CHUYÊN SÂU
XANH – PHI KIM
Nhiệm vụ 1. Thảo luận hoàn thành 3 câu hỏi trong phiếu học tâp. Ghi vào vở
Câu 1. Từ TCHH chung kim loại, dự đoán khả năng phản ứng nhôm với các phi kim
Câu 2. Xem các thí nghiệm nhôm tác dụng với clo và oxi. Nhận xét hiện tượng, viết
phương trình phản ứng, xác định vai trò nhôm.
Câu 3. Vì sao nhôm cháy trong oxi không khí nhưng khi nấu các nồi nhôm thì lớp vỏ nồi
Al không có phản ứng gì ?
Nhiệm vụ 2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép
Kết luận khả năng phản ứng của nhôm với phi kim, dẫn ra các phương trình minh họa.
TRẮNG – NƯỚC
Nhiệm vụ 1. Thảo luận hoàn thành 3 câu hỏi trong phiếu học tâp. Ghi vào vở
Câu 1. Từ TCHH chung kim loại, dự đoán khả năng phản ứng nhôm với nước ?
Câu 2. Từ SGK trang 122, cho biết nhôm tác dụng với nước khi nào, viết PTPƯ?
Câu 3. Vì sao các vật bằng nhôm hàng ngày tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ nào cũng
không xảy ra phản ứng ?
Nhiệm vụ 2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép
Kết luận khả năng phản ứng của nhôm với nước, dẫn ra các PT minh họa, các lưu ý.
ĐỎ- AXIT
Nhiệm vụ 1. Thảo luận hoàn thành 3 câu hỏi trong phiếu học tâp. Ghi vào vở
Câu 1. Từ TCHH chung kim loại, dự đoán khả năng phản ứng nhôm với axit(loại 1,2) ?
Câu 2. Xem các thí nghiệm nhôm tác dụng với dung dịch axit clohidric. Nhận xét hiện
tượng, viết PTPƯ. Xác định vai trò của nhôm.
Câu 3.
a. Viết các phương trình xảy ra (nếu có)
Al + HNO3 đặc t0
Al + HNO3 đặc
Al + HNO3 loãng Al + H2SO4 đặc t0
b. Giải thích vì sao phản ứng nhôm tác dụng dễ dàng trong axit nhưng thực tế vẫn sử
dụng các vật bằng nhôm để chứa axit sunfuric đặc nguội ?
Nhiệm vụ 2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép
Kết luận khả năng phản ứng của nhôm với axit, dẫn ra các PT minh họa, các chú ý
VÀNG- BAZƠ
Nhiệm vụ 1. Thảo luận hoàn thành 2 câu hỏi trong phiếu học tâp. Ghi vào vở
Câu 1. Vì sao các vật dụng bằng nhôm bền trong không khí và nước ngay cả khi đun
nóng? (Xem mục phản ứng nhôm với oxi, và nước )
Câu 2. Xem thí nghiệm nhôm với dung dịch natrihidroxit, nhận xét hiện tượng. Viết các
phương trình xảy ra theo trình tự khi cho nhúng lá nhôm vào dung dịch natrihidroxit.
Nhiệm vụ 2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép
Kết luận khả năng phản ứng của nhôm với bazơ, dẫn ra các PT minh họa, các chú ý
TÍM – OXIT KIM LOẠI
Nhiệm vụ 1. Thảo luận hoàn thành 2 câu hỏi trong phiếu học tâp. Ghi vào vở
Câu 1. Từ SGK trang 122 cho biết nhôm có thể khử được những oxit kim loại nào ? ở
điều kiện nào? Viết PT minh họa của nhôm tác dụng sắt (III)oxit, crom(III)oxit.
Câu 2. Ứng dụng hỗn hơp tecmic có ứng dụng gì ? (Xem phần ứng dụng trang 123)
Nhiệm vụ 2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép
Kết luận khả năng phản ứng của nhôm với oxit kim loại, dẫn ra các PT minh họa
Bước 4: Tổ chức tiến hành thảo luận ở nhóm mảnh ghép và hoàn thành vào vở ghi, hoàn
chỉnh phiếu học tập chung cả nhóm trong thời gian 12 phút.
Các nhóm mảnh ghép được thành lập ở hai lớp thực nghiệm theo 2 cách sau:
+ Lớp 12TN2: Đếm số ngẫu nhiên: Luật đếm 1 đến 5, từ trên xuống dưới, trái sang phải.
Mỗi nhóm tự đếm ai đúng số nào thì về nhóm đó
+ Lớp 12D1: Các nhóm được thành lập ngẫu nhiên, bốc số thứ tự theo danh sách. Một
HS hay GV sẽ bốc số thứ tự lần lượt đủ các thành viên nhóm 1,2,3,4,5.
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Thảo luận nhóm mảnh ghép Trình bày kết quả cả nhóm
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM MẢNH GHÉP
Nhiệm vụ 1. Thảo luận và kết luận tính chất hóa học nhôm. Ghi vào vở và phiếu
học tập chung của cả nhóm
- Mỗi thành viên trong nhóm chuyên sâu lần lượt trình bày về kết quả phản ứng mà
nhóm mình đã nghiên cứu
- Thảo luận để rút ra kết luận về tính chất hóa học nhôm. Ghi vào vở và phiếu học tập
Nhiệm vụ 2. Thi đua nhóm hoàn thành sớm nhất và cử đại diện trình bày để giành
được quyền cộng điểm miệng
- Trình bày về các tính chất hóa học nhôm
- Giải thích các thắc mắc các nhóm còn lại.
Nhận xét:
Xanh – phi kim
Trắng– nước
Đỏ- axit
Vàng- bazơ
Tím – oxit bazơ
Quyết Ân Trung Đ. Dung`
C Minh Hòa Vy B .Liên
Khoa Hương N ngọc B Minh
T. Dung Quang Văn Chung
Công Tuyết Cường
Thúy K. Tuyến T Minh Huy
Hà Vân Ngọc
Nam V.Tuyến M Dung Phương
Tải bản FULL (23 trang): https://bit.ly/3ZnNmwK
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
So với phương pháp thảo luận nhóm truyền thống học sinh thường thụ động và ỷ
lại một vài bạn khá giỏi và hay”ngồi cho có nhóm” không tích cực hoạt động. Nhưng
khi kết hợp 2 kỹ thuật khăn trải bàn và kỹ thuật mảnh ghép như trên tôi nhận thấy ngay
cả HS ít hoạt động cũng cố gắng và tích cực tìm hiểu và trao đổi để có kiến thức thực sự
khi ghép nhóm truyền đạt lại cho các bạn khác.
Bên cạnh ưu điểm trên, điều tôi nhận thấy hài lòng là đã giúp HS thực sự thích thú
và đã rèn các năng lực cần thiết như: năng lực hoạt động nhóm, năng lực sử dụng ngôn
ngữ hoá học, năng lực quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết
luận. Năng lực xử lý thông tin liên quan đến thí nghiệm, năng lực thuyết trình..
Nhóm bài về chất cụ thể trong chương trình SGK hiện hành thì khi dạy phần tính
chất hoá học đều có thể áp dụng phương pháp trên
Ví dụ 2. Sử dụng phương pháp sắm vai. Bài 15. Cacbon (lớp 11 cơ bản)
GV: Cho HS đóng vai là nhà Maketing để quảng bá cho sản phẩm của công ty mình đại
diện: Công ty vàng bạc đá quý PNJ, công ty TNHH Cacbon Việt Nam
Nhóm 1,2 : Công ty vàng bạc đá quý PNJ
Nhóm 3,4 : Công ty TNHH Cacbon Việt Nam
Sau 1 tuần chuẩn bị, nhóm nào có phần trình chiếu và mẫu vật bài viết hay hơn sẽ nhận
được quyền “quảng bá” cho công ty mình. Khi thực hiện quảng bá, nhóm tốt hơn thuyết
phục hơn sẽ nhận được phần cộng điểm (3 điểm miệng cho nhóm nhất và 1 điểm miệng
cho nhóm nhì)
HS1: Chuẩn bị phần trình chiếu về kim cương và các sản phẩm ứng dụng từ kim cương
HS2: Chuẩn bị phần trình chiếu về than chì và sưu tập các mẫu vật sản phẩm từ than chì
Nhận xét. Với các nhóm bài có tính ứng dụng cao như : Bài 14: Vật liệu polime lớp 12,
Bài 33: Hợp kim sắt lớp 12, Bài 15: Luyện tập polime lớp 12, Bài 24: Hợp chất chứa oxi
của clo lớp 10, Bài 14: Phân bón hoá học lớp 11 cơ bản ..thì theo tôi phương pháp sắm
vai là một trong những lựa chọn thông minh để phát huy tính tích cực và năng lực người
học. Qua việc hoá thân thành các nhà maketing các em được phát triển các năng lực:
Năng lực tự học, Năng lực hợp tác nhóm nhỏ, Năng lực thuyết trình, Năng lực sử dụng
ngôn ngữ hoá học…đó là những tố chất rất cần thiết và bổ ích cho các em sau này.
MINH HOẠ 3 : THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC
6644666

More Related Content

What's hot

Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Sùng A Tô
 
Lê thị thanh thảo khoa ngoại ngữ
Lê thị thanh thảo   khoa ngoại ngữLê thị thanh thảo   khoa ngoại ngữ
Lê thị thanh thảo khoa ngoại ngữThao Le
 
Phật giáo ở ấn độ
Phật giáo ở ấn độPhật giáo ở ấn độ
Phật giáo ở ấn độdaohang0301
 
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcđề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcDang Nguyen
 
Giao án mẫu
Giao án mẫuGiao án mẫu
Giao án mẫuSang Tạ
 
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị XuyếnBài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyếncuonganh247
 
Bài giảng "kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "kế toán hàng tồn kho"Bài giảng "kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "kế toán hàng tồn kho"Tuấn Anh
 
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.akirahitachi
 
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ họcTổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ họcCiel Bleu Translation
 
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Ác Quỷ Lộng Hành
 
SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆNSỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆNOnTimeVitThu
 
Thực trạng đánh giá trẻ mẫu giáo Tân Biên.docx
Thực trạng đánh giá trẻ mẫu giáo Tân Biên.docxThực trạng đánh giá trẻ mẫu giáo Tân Biên.docx
Thực trạng đánh giá trẻ mẫu giáo Tân Biên.docxclaraLinh
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtlimsea33
 
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua no
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua  noTu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua  no
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua nonguoitinhmenyeu
 
3. Tuần 1.1. Slide LSĐCSVN - Chương mở đầu.pdf
3. Tuần 1.1. Slide LSĐCSVN - Chương mở đầu.pdf3. Tuần 1.1. Slide LSĐCSVN - Chương mở đầu.pdf
3. Tuần 1.1. Slide LSĐCSVN - Chương mở đầu.pdfquangquang1534
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namhainguyen01011993
 
luan van thac si kinh te (19).pdf
luan van thac si kinh te (19).pdfluan van thac si kinh te (19).pdf
luan van thac si kinh te (19).pdfNguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
 
Lê thị thanh thảo khoa ngoại ngữ
Lê thị thanh thảo   khoa ngoại ngữLê thị thanh thảo   khoa ngoại ngữ
Lê thị thanh thảo khoa ngoại ngữ
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại TừLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
 
Phật giáo ở ấn độ
Phật giáo ở ấn độPhật giáo ở ấn độ
Phật giáo ở ấn độ
 
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy họcđề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong dạy học
 
Giao án mẫu
Giao án mẫuGiao án mẫu
Giao án mẫu
 
Giao trinh phuong phap nckh
Giao trinh phuong phap nckhGiao trinh phuong phap nckh
Giao trinh phuong phap nckh
 
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị XuyếnBài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
 
Bài giảng "kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "kế toán hàng tồn kho"Bài giảng "kế toán hàng tồn kho"
Bài giảng "kế toán hàng tồn kho"
 
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
Nhà nước và pháp luật Ấn Độ thời cổ đại.
 
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ họcTổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
Tổng quan về ngôn ngữ và ngôn ngữ học
 
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
Bài tập trắc nghiệm nguyên lý kế toán có lời giải (đáp án)
 
SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆNSỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
SỔ THU HOẠCH THỰC TẬP TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
 
Thực trạng đánh giá trẻ mẫu giáo Tân Biên.docx
Thực trạng đánh giá trẻ mẫu giáo Tân Biên.docxThực trạng đánh giá trẻ mẫu giáo Tân Biên.docx
Thực trạng đánh giá trẻ mẫu giáo Tân Biên.docx
 
Nâng cao kỹ năng nghe nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật
Nâng cao kỹ năng nghe nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng NhậtNâng cao kỹ năng nghe nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật
Nâng cao kỹ năng nghe nói cho sinh viên chuyên ngành tiếng Nhật
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
 
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua no
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua  noTu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua  no
Tu tuong tri nuoc cua phap gia va vai tro cua no
 
3. Tuần 1.1. Slide LSĐCSVN - Chương mở đầu.pdf
3. Tuần 1.1. Slide LSĐCSVN - Chương mở đầu.pdf3. Tuần 1.1. Slide LSĐCSVN - Chương mở đầu.pdf
3. Tuần 1.1. Slide LSĐCSVN - Chương mở đầu.pdf
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
luan van thac si kinh te (19).pdf
luan van thac si kinh te (19).pdfluan van thac si kinh te (19).pdf
luan van thac si kinh te (19).pdf
 

Similar to Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.pdf

THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...HanaTiti
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS nataliej4
 
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...nataliej4
 
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018THCL5
 
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Học Tập Long An
 
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...Lại Thế Luyện
 
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)dinhthit39
 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...NuioKila
 
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC nataliej4
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...hajz_zjah
 

Similar to Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.pdf (20)

Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinhĐề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
 
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÓNG VAI NHẰM BỒI DƢỠNG, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP...
 
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
Modunl 6 Xây Dựng Môi Trường Học Tập Cho Học Sinh THCS
 
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên trung học phổ thông về xây dựng...
 
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
Day hoc ky thuat manh ghep nh 2017 2018
 
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung cho trẻ 4-5 tuổi, HAY!
 
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!
Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ 4-5 tuổi!
 
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
Sáng kiến kinh nghiệm:Nâng cao chất lượng thảo luận nhóm thông qua tiết dạy h...
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
bai hoi thao - DHSP HUE -Lai The Luyen - ky nang thiet ke va to chuc cac hoat...
 
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
Cac ppgd tich cuc (dh khtn hcm)
 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ MỸ HỘI THI GVDG CẤP HUYỆN 2021 BIỆN PHÁP TÍCH H...
 
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
Một số biện pháp phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh l...
 
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂMBÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
 
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạoPhương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
Phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo
 
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔNTÊN CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
 
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
Đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy Địa lí ở trường t...
 
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
SÁNG KIẾN XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI DẠY STEM SINH HỌC 10 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 (Bà...
 
79858892767173
7985889276717379858892767173
79858892767173
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (19)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.pdf

  • 1. Phụ lục 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng Sáng kiến trường THPT Đồng Xoài - Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục và Đào tạo - Hội đồng Sáng kiến tỉnh Bình Phước Tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Nơi công tác Chức danh Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 1 Nguyễn Thị Xuân Thuỳ SĐT: 0974889157 Email: Xuanthuy1782@ gmail.com 17/10/1982 THPT Đồng Xoài Giáo viên Cử nhân Hoá Học 100% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Tạo hứng thú và phát triển năng lực học sinh thông qua các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực” 1. Chủ đầu tư sáng kiến: Trường THPT Đồng Xoài 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo 3. Ngày sáng kiến được áp dụng hoặc áp dụng thử Ngày sáng kiến được áp dụng thử: tháng 9/2016 Ngày sáng kiến được áp dụng chính thức: từ tháng 9/2017 4. Mô tả bản chất của sáng kiến 4. 1. Lí do chọn đề tài Theo Horaceman, một nhà cải cách chính trị và giáo dục, là cha đẻ các trường công lập đã khẳng định “Một ông thầy mà không dạy cho trò được việc ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi”. Cũng như ai đó đã nói “Dù có dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được”. Thật vậy trong lớp học dù có bắt học sinh ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu các em không hứng thú, không tích cực thì không thể học tốt được.
  • 2. Trong những năm 90 của thế kỷ XX, chương trình giáo dục định hướng năng lực được bàn đến ngày càng nhiều và ngày nay đã trở thành xu hướng của giáo dục quốc tế. Ở nước ta mới đây nhất là nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29- NQ/TW ) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.” Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, bên cạnh việc đổi mới nội dung dạy học thì đổi mới phương pháp dạy học phối hợp các hình thức tổ chức dạy học đa dạng là rất cần thiết và được xem là yếu tố then chốt quyết định. Thế nhưng trong một lớp, mỗi học sinh với đặc điểm tâm sinh lý, trình độ học vấn, bối cảnh sống, sở trường và tiềm năng khác nhau. Với thời lượng 45 phút một tiết học làm sao để vừa “gieo” được kiến thức vững chắc vừa khơi dậy hứng thú và phát triển năng lực nơi mỗi học sinh? Làm sao để mỗi học sinh trong lớp đều có những cơ hội thực hiện được sở trường và đều thích thú tích cực học tập? Làm sao để sau mỗi bài học kiến thức không chỉ nằm lại trong sách vở trong những bài học thuộc mà còn trở thành hành trang phương tiện giúp các em giải quyết các tình huống phát sinh liên quan trong cuộc sống? Tất cả những câu hỏi trên được tôi nghiêm túc suy nghĩ tìm tòi đáp án trong từng bài giảng, từng nội dung bài học. Với mong muốn thổi một “luồng gió mới” vào các giờ hoá học, thiết kế ra “những con đường mới” ngắn hơn, rộng hơn, vui hơn để kích thích các em hứng thú tự mình trải nghiệm hành trình tìm ra kiến thức. Và đặc biệt trên “con đường (phương pháp) đó” có những cơ hội để các em tìm ra và phát triển năng của chính mình. Đó là lí do tôi đã chọn đề tài “Tạo hứng thú và phát triển năng lực học sinh thông qua các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực” . Trong đề tài này tôi đã nghiên cứu thiết kế các hoạt động dạy học sáng tạo và đưa ra các giải pháp thiết thực: Tôi đã mạnh dạn chế biến các phương pháp dạy học cơ bản, thành các phương pháp dạy học tích cực khác nhau trong đó kết hợp sử dụng khéo léo cùng các phương tiện, hình thức dạy học đặc biệt là các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tối đa tiềm năng và năng lực các học sinh. Điểm mới của đề tài chính là đã thiết kế được hệ thống các hoạt động dạy học mà trong đó sử dụng linh hoạt khéo léo các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, kết hợp
  • 3. hài hoà vừa đủ với các phương tiện dạy học nhằm khơi dậy và phát triển năng lực nhận thức tối đa các đối tượng học sinh, kích thích học sinh hứng thú theo dõi và tích cực tham gia trong bài học. 4. 2. Các bước thực hiện đề tài Tôi xin tóm tắt quá trình hình thành sáng kiến như sau 4. 2. 1. Tìm hiều khái quát về phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực a. Thế nào là dạy học tích cực (DHTC) Phương pháp DHTC là những phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, giúp HS học tập chủ động, tích cực, sáng tạo chống lại thói quen học tập thụ động. Trong đó giáo viên là người tổ chức định hướng và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn. Đặc trưng cơ bản của phương pháp DHTC (Theo tài liệu tập huấn 2014) -Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết, tránh thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. -Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có -Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác nhằm vận dụng sự hiểu biết của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung. - Bốn, Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức khác nhau. b. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học: b.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà là cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng, kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh
  • 4. b.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. b.3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của học sinh. b.4. Vận dụng dạy học theo tình huống Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông b.5. Vận dụng dạy học định hướng hành động Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Ví dụ Dạy học theo dự b.6. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning), mạng trường học kết nối. b.7. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
  • 5. Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như “mảnh ghép”, “tia chớp”, bản đồ tư duy... b.8. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn. Ví dụ: Thí nghiệm là một phương pháp dạy học đặc thù quan trọng của các môn khoa học tự nhiên b.9. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong bộ mô như: phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm. 4.2.2 Tìm hiểu về năng lực và các kỹ thuật dạy học phát triển năng lực a. Khái niệm năng lực Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong các tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm, cũng như sẵn sàng hành động.. Như vậy có thể hiểu: Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức các kiến thức, kỹ năng và thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, … nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. b. Các năng lực cốt lõi cần cho một học sinh THPT - Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực ngôn ngữ Năng lực = sự vận dụng kiến thức + kỹ năng + thái độ nhằm thực hiện nhiệm vụ hiệu quả trong bối cảnh thực tế.
  • 6. - Năng lực tính toán - Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội - Năng lực công nghệ - Năng lực thẩm mỹ - Năng lực tin học - Năng lực thể chất c. Các năng lực chuyên biệt của môn hóa học cấp THPT - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. - Năng lực thực hành hoá học. - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học. - Năng lực tính toán. - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống; d. Các kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực - Kĩ thuật “Khăn trải bàn” - Kĩ thuật mảnh ghép - Kĩ thuật XYZ (còn gọi là kĩ thuật 635) - Kĩ thuật hỏi chuyên gia: - Kĩ thuật “ Động não ” - Kĩ thuật “ Tia chớp ” - Kĩ thuật “ 3 lần 3 ” - Kĩ thuật KWL - Kĩ thuật tổ chức Trò chơi (Game show) 4.2.3.Thiết kế các hoạt động dạy học MINH HOẠ 1: THIẾT KẾ CÁC TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT HAY TÌNH HUỐNG NÊU VẤN ĐỀ (Hay vào bài) Theo Longfellow “Mở đầu là một nghệ thuật vĩ đại”. Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Có thể nói ba phút đầu của phần mở bài sẽ dẫn dắt cả buổi học. Thực tế đã chứng minh chỉ khi nào có sự chuẩn bị sẵn sàng học sinh mới học tốt. Mở đầu bài giảng là một trong những yếu tố quyết định tính toàn vẹn của bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực cho học sinh, tạo không khí hứng khởi cho các em khi bắt đầu vào bài học mới. Một bài học mở đầu tốt coi như đã thành công được một nửa.
  • 7. Mở đầu bài giảng còn có nhiệm vụ nêu ra mục tiêu bài học, nêu vấn đề cần được nghiên cứu hay đặt ra một yêu cầu thực tế cần thực hiện Ví dụ 1: Vào bài bằng cách coi phim hoạt hình: Bài 15.Cacbon (lớp 11 cơ bản) GV: Chiếu cho học sinh xem đoạn phim hoạt hình: Bạch Tuyết và bảy chú lùn từ phút 21’35 đến 23’15 đoạn khai thác kim cương của các chú lùn. Vấn đáp dẫn vào bài GV: Các chú lùn khai thác gì ? HS: Kim cương GV: Trích dẫn lại lời “Trong hầm mỏ hàng triệu viên kim cương lấp lánh”, Nguyên tố nào đã tạo ra kim cương ? HS: Cacbon. GV: Cacbon còn gọi tên đơn giản than (cầm bút chì). Vậy than chì và kim cương đều được tạo ra từ một “mẹ” cacbon. Vậy điều gì đã làm cho chúng khác biệt như thế ? Và ngoài ra cacbon còn có những tính chất và ứng dụng gì? Liệu cacbon còn những “đứa con” nào khác nữa không? chúng ta hãy nghiên cứu bài học hôm nay để tìm các đáp án. Nhận xét: So với cách vào bài thông thường thì rõ ràng được xem clip hoạt hình mang lại cảm giác mới lạ và hứng thú hơn, ngoài việc thấy rõ mục đích bài học đoạn clip còn giới thiệu được các tính chất vật lý của kim cương Ví dụ 2: Tạo mục tiêu tìm kiếm trong cả bài: Bài 25.Flo-Brom-Iot (lớp 10 cơ bản) Giáo viên (GV) chiếu ảnh thứ nhất và đặt câu hỏi “ Ông là ai ? ”. Sau đó GV chiếu tiếp 2 ảnh còn lại và giới thiệu: Ông là Sherlock Holmes - một thám tử lừng danh đã phát hiện ra dấu vân tay của thủ phạm bằng thí nghiệm: Lấy tờ giấy do tội
  • 8. phạm ghi lời khai, hơ tờ giấy (phần có dấu tay đã cầm) lên miệng lọ dung dịch nguyên tố X đang đun nóng. Sau một thời gian sẽ thấy rõ các dấu tay xuất hiện trên giấy. Vậy để biết X là nguyên tố “lợi hại” nào, và việc làm của Sherlock Holmes dựa trên tính chất gì của X. Chúng ta hãy để ý mỗi tính chất các nguyên tố còn lại của halogen trong bài hôm nay để tìm câu trả lời. Nhận xét: So với việc truyền thụ kiến thức: Iot có khả năng thăng hoa thì việc giải mã thí nghiệm của một thám tử đã kích thích học sinh chú ý theo dõi mỗi tính chất của từng nguyên tố trong suốt bài học. Cuối bài đã vận dụng được tính thăng hoa iot để giải thích, Cách sử dụng câu hỏi hóa thân nhân vật trên đã thực sự lôi cuốn và giúp thích thú với kiến thức tìm hiểu được. Ví dụ 3: Vào bài bằng câu chuyện cười: Bài 40.Ancol (lớp 11 cơ bản) GV: Chiếu lần lượt 6 ảnh để kể câu chuyện bi hài về rượu. Sau đó đặt câu hỏi. Vậy ancol là gì, có cấu tạo và tính chất như thế nào?. Tại sao Nôbita sau khi uống rượu vào thì lại trở nên “ Đại nghịch bất đạo” như vậy ? Chúng ta hãy cùng nghiên cứu bài học. Nhận xét: So với việc vào bài thông thường thì rõ ràng câu chuyện trên đã mang lại tác dụng lớn hơn. Ngoài việc nêu ra mục tiêu bài học, tạo tiếng cười còn nêu ra một tác hại khi sử dụng rượu bia Trích “1001 truyện bi hài từ bia, rượu”
  • 9. MINH HOẠ 2 : THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Ví dụ 1. Sử dụng phương pháp thảo luận kết hợp kỹ thuật mảnh ghép, khăn trải bàn trong dạy phần tính chất hoá học. Bài 27. Nhôm (lớp 12 cơ bản) Bước 1: Giáo viên thành lập 5 nhóm chuyên sâu trong lớp. Các nhóm được thành lập ở hai lớp thực nghiệm chọn theo 2 cách sau: + Lớp 12TN2: Các nhóm được thành lập trên tinh thần tự nguyện, chung sở thích + Lớp 12D1: Các nhóm được thành lập bốc thăm theo màu. Mỗi HS được bốc 1 lá thăm, trúng màu nào thì thuộc nhóm màu đó. Nhóm Xanh-(Phi Kim ) Nhóm Trắng-( Nước) Quyết Thảo Cường Khoa Hà Giang Cường Vân Nhóm Đỏ-(Axit) Ân Thu Hương M Dung T. Dung Hùng Thúy Nhóm Vàng-(Bazơ) Hòa Công Nam My V. Liên B Minh C Minh T Minh Nhóm Tím -(Oxit Bazơ) Tâm Chung Đ Dung Quang K. Tuyến V. Tuyến B Liên Chiến Bước 2: Các nhóm sau khi được thành lập sẽ tự bầu trưởng nhóm, thư kí, tự lên kế hoạch nghiên cứu tìm hiểu nội dung, tổ chức thực hiện dựa vào sgk, mạng Internet, tư vấn của giáo viên .(Có thể sử dụng điện thoại, máy tính để tra cứu tài liệu học trực tuyến) Bước 3: Tổ chức cho các nhóm tìm hiểu kiến thức và ghi vào phiếu học tập trong thời gian 5 phút. Giáo viên kiểm tra tiến độ làm việc của các nhóm và hướng dẫn khi cần thiết Thảo luận nhóm chuyên sâu Chung Trung V. Ngọc Tuyết Văn Vy N Ngọc Phương
  • 10. PHIẾU HỌC TẬP NHÓM CHUYÊN SÂU XANH – PHI KIM Nhiệm vụ 1. Thảo luận hoàn thành 3 câu hỏi trong phiếu học tâp. Ghi vào vở Câu 1. Từ TCHH chung kim loại, dự đoán khả năng phản ứng nhôm với các phi kim Câu 2. Xem các thí nghiệm nhôm tác dụng với clo và oxi. Nhận xét hiện tượng, viết phương trình phản ứng, xác định vai trò nhôm. Câu 3. Vì sao nhôm cháy trong oxi không khí nhưng khi nấu các nồi nhôm thì lớp vỏ nồi Al không có phản ứng gì ? Nhiệm vụ 2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép Kết luận khả năng phản ứng của nhôm với phi kim, dẫn ra các phương trình minh họa. TRẮNG – NƯỚC Nhiệm vụ 1. Thảo luận hoàn thành 3 câu hỏi trong phiếu học tâp. Ghi vào vở Câu 1. Từ TCHH chung kim loại, dự đoán khả năng phản ứng nhôm với nước ? Câu 2. Từ SGK trang 122, cho biết nhôm tác dụng với nước khi nào, viết PTPƯ? Câu 3. Vì sao các vật bằng nhôm hàng ngày tiếp xúc với nước dù ở nhiệt độ nào cũng không xảy ra phản ứng ? Nhiệm vụ 2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép Kết luận khả năng phản ứng của nhôm với nước, dẫn ra các PT minh họa, các lưu ý. ĐỎ- AXIT Nhiệm vụ 1. Thảo luận hoàn thành 3 câu hỏi trong phiếu học tâp. Ghi vào vở Câu 1. Từ TCHH chung kim loại, dự đoán khả năng phản ứng nhôm với axit(loại 1,2) ? Câu 2. Xem các thí nghiệm nhôm tác dụng với dung dịch axit clohidric. Nhận xét hiện tượng, viết PTPƯ. Xác định vai trò của nhôm. Câu 3. a. Viết các phương trình xảy ra (nếu có) Al + HNO3 đặc t0 Al + HNO3 đặc Al + HNO3 loãng Al + H2SO4 đặc t0 b. Giải thích vì sao phản ứng nhôm tác dụng dễ dàng trong axit nhưng thực tế vẫn sử dụng các vật bằng nhôm để chứa axit sunfuric đặc nguội ? Nhiệm vụ 2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép Kết luận khả năng phản ứng của nhôm với axit, dẫn ra các PT minh họa, các chú ý VÀNG- BAZƠ Nhiệm vụ 1. Thảo luận hoàn thành 2 câu hỏi trong phiếu học tâp. Ghi vào vở Câu 1. Vì sao các vật dụng bằng nhôm bền trong không khí và nước ngay cả khi đun nóng? (Xem mục phản ứng nhôm với oxi, và nước ) Câu 2. Xem thí nghiệm nhôm với dung dịch natrihidroxit, nhận xét hiện tượng. Viết các phương trình xảy ra theo trình tự khi cho nhúng lá nhôm vào dung dịch natrihidroxit. Nhiệm vụ 2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép Kết luận khả năng phản ứng của nhôm với bazơ, dẫn ra các PT minh họa, các chú ý TÍM – OXIT KIM LOẠI Nhiệm vụ 1. Thảo luận hoàn thành 2 câu hỏi trong phiếu học tâp. Ghi vào vở Câu 1. Từ SGK trang 122 cho biết nhôm có thể khử được những oxit kim loại nào ? ở điều kiện nào? Viết PT minh họa của nhôm tác dụng sắt (III)oxit, crom(III)oxit. Câu 2. Ứng dụng hỗn hơp tecmic có ứng dụng gì ? (Xem phần ứng dụng trang 123) Nhiệm vụ 2. Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở nhóm mảnh ghép Kết luận khả năng phản ứng của nhôm với oxit kim loại, dẫn ra các PT minh họa Bước 4: Tổ chức tiến hành thảo luận ở nhóm mảnh ghép và hoàn thành vào vở ghi, hoàn chỉnh phiếu học tập chung cả nhóm trong thời gian 12 phút. Các nhóm mảnh ghép được thành lập ở hai lớp thực nghiệm theo 2 cách sau:
  • 11. + Lớp 12TN2: Đếm số ngẫu nhiên: Luật đếm 1 đến 5, từ trên xuống dưới, trái sang phải. Mỗi nhóm tự đếm ai đúng số nào thì về nhóm đó + Lớp 12D1: Các nhóm được thành lập ngẫu nhiên, bốc số thứ tự theo danh sách. Một HS hay GV sẽ bốc số thứ tự lần lượt đủ các thành viên nhóm 1,2,3,4,5. Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Thảo luận nhóm mảnh ghép Trình bày kết quả cả nhóm PHIẾU HỌC TẬP NHÓM MẢNH GHÉP Nhiệm vụ 1. Thảo luận và kết luận tính chất hóa học nhôm. Ghi vào vở và phiếu học tập chung của cả nhóm - Mỗi thành viên trong nhóm chuyên sâu lần lượt trình bày về kết quả phản ứng mà nhóm mình đã nghiên cứu - Thảo luận để rút ra kết luận về tính chất hóa học nhôm. Ghi vào vở và phiếu học tập Nhiệm vụ 2. Thi đua nhóm hoàn thành sớm nhất và cử đại diện trình bày để giành được quyền cộng điểm miệng - Trình bày về các tính chất hóa học nhôm - Giải thích các thắc mắc các nhóm còn lại. Nhận xét: Xanh – phi kim Trắng– nước Đỏ- axit Vàng- bazơ Tím – oxit bazơ Quyết Ân Trung Đ. Dung` C Minh Hòa Vy B .Liên Khoa Hương N ngọc B Minh T. Dung Quang Văn Chung Công Tuyết Cường Thúy K. Tuyến T Minh Huy Hà Vân Ngọc Nam V.Tuyến M Dung Phương Tải bản FULL (23 trang): https://bit.ly/3ZnNmwK Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 12. So với phương pháp thảo luận nhóm truyền thống học sinh thường thụ động và ỷ lại một vài bạn khá giỏi và hay”ngồi cho có nhóm” không tích cực hoạt động. Nhưng khi kết hợp 2 kỹ thuật khăn trải bàn và kỹ thuật mảnh ghép như trên tôi nhận thấy ngay cả HS ít hoạt động cũng cố gắng và tích cực tìm hiểu và trao đổi để có kiến thức thực sự khi ghép nhóm truyền đạt lại cho các bạn khác. Bên cạnh ưu điểm trên, điều tôi nhận thấy hài lòng là đã giúp HS thực sự thích thú và đã rèn các năng lực cần thiết như: năng lực hoạt động nhóm, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học, năng lực quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận. Năng lực xử lý thông tin liên quan đến thí nghiệm, năng lực thuyết trình.. Nhóm bài về chất cụ thể trong chương trình SGK hiện hành thì khi dạy phần tính chất hoá học đều có thể áp dụng phương pháp trên Ví dụ 2. Sử dụng phương pháp sắm vai. Bài 15. Cacbon (lớp 11 cơ bản) GV: Cho HS đóng vai là nhà Maketing để quảng bá cho sản phẩm của công ty mình đại diện: Công ty vàng bạc đá quý PNJ, công ty TNHH Cacbon Việt Nam Nhóm 1,2 : Công ty vàng bạc đá quý PNJ Nhóm 3,4 : Công ty TNHH Cacbon Việt Nam Sau 1 tuần chuẩn bị, nhóm nào có phần trình chiếu và mẫu vật bài viết hay hơn sẽ nhận được quyền “quảng bá” cho công ty mình. Khi thực hiện quảng bá, nhóm tốt hơn thuyết phục hơn sẽ nhận được phần cộng điểm (3 điểm miệng cho nhóm nhất và 1 điểm miệng cho nhóm nhì) HS1: Chuẩn bị phần trình chiếu về kim cương và các sản phẩm ứng dụng từ kim cương HS2: Chuẩn bị phần trình chiếu về than chì và sưu tập các mẫu vật sản phẩm từ than chì Nhận xét. Với các nhóm bài có tính ứng dụng cao như : Bài 14: Vật liệu polime lớp 12, Bài 33: Hợp kim sắt lớp 12, Bài 15: Luyện tập polime lớp 12, Bài 24: Hợp chất chứa oxi của clo lớp 10, Bài 14: Phân bón hoá học lớp 11 cơ bản ..thì theo tôi phương pháp sắm vai là một trong những lựa chọn thông minh để phát huy tính tích cực và năng lực người học. Qua việc hoá thân thành các nhà maketing các em được phát triển các năng lực: Năng lực tự học, Năng lực hợp tác nhóm nhỏ, Năng lực thuyết trình, Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học…đó là những tố chất rất cần thiết và bổ ích cho các em sau này. MINH HOẠ 3 : THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC 6644666