SlideShare a Scribd company logo
1 of 18
1
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO QUẢN,
SỬ DỤNG TÀI LIỆU THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
HUYỆN TAM DƯƠNG - TỈNH VĨNH PHÚC”
1. Lời giới thiệu:
Thư viện trường học là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo
dục của nhà trường, thư viện trường học là bộ phận không thể thiếu trong việc
hình thành môi trường văn hóa học đường. Thư viện trường học sẽ khơi nguồn
và thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, tri thức của thầy cô giáo và học sinh.
Hơn thế nữa, thư viện trường học còn là trung tâm thông tin văn hóa cộng đồng.
Thư viện trường học là một bộ phận trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn
hóa, khoa học của nhà trường. Thư viện trường học góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, xây dựng thói quen tự học
cho học sinh. Mặt khác, thư viện trường học còn tạo cơ sở từng bước thay đổi
phương pháp dạy và học, xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên trong
nhà trường.
Thư viện trường học giúp học sinh tự bổ sung kiến thức. Cũng chính ở thư
viện trường học, các em tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học.
Qua các tài liệu mà các em đã đọc, các em sẽ được hình thành và rèn luyện tư
duy, bổ sung khối lượng kiến thức, trau dồi tình cảm đúng đắn, giúp các em
hiểu thêm về con người và cuộc sống, về đất nước, về thế giới xung quanh.
Được tiếp xúc với sách, các em học sinh được tiếp cận với nền văn minh
nhân loại, trí tuệ, công sức của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa,
nghệ thuật, giáo dục. Qua đó, hình thành ở các em đức tính khiêm tốn, thấy
được ý nghĩa to lớn của lao động trí óc, sự kiên nhẫn và cần cù của nhiều thế hệ
trong và ngoài nước. Chính điều này sẽ dần hình thành cho các em chí hướng
phấn đấu để đạt được ước mơ trong cuộc đời mình.
Đối với các thầy giáo, cô giáo thì thư viện trường học càng có vị trí quan
trọng. Đây là nơi lưu giữ, cung cấp, bổ sung, cập nhật kiến thức để cho những
bài giảng thêm phong phú và sinh động, giúp các thầy cô giáo tiếp cận với
những phương pháp giảng dạy tiên tiến, tích cực.
Các thầy cô giáo sử dụng những tri thức từ sách báo, tài liệu để hướng
dẫn học sinh bổ sung kiến thức mà mình chưa có điều kiện để trình bày trên lớp.
2
Đây chính là con đường tốt nhất để nâng cao hiệu quả dạy và học. Qua những
buổi sinh hoạt của thư viện, tình cảm giữa thầy và trò thêm gắn bó, không khí
trường học trở nên sôi nổi, sống động.
Với vị trí quan trọng của thư viện trường học, những năm qua, Đảng và
Nhà nước mà đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự quan tâm đối với
công tác thư viện trường học. Ngày 11/01/2001, Chủ tịch nước Trần Đức Lương
đã ký công bố Pháp lệnh Thư viện. Ngày 02/01/2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã ban hành Quyết định Số 01/QĐ-BGD&ĐT về Tiêu chuẩn thư viện trường
phổ thông.
Ngày 27 tháng 10 năm 2006, Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã ban
hành kèm theo Quyết định số 345/SGD-QĐ-KT&KĐ quy định tạm thời về đánh
giá chất lượng công tác thư viện nhà trường. Quy định gồm 5 tiêu chuẩn, 43 tiêu
chí.
Nhiều năm qua, thư viện trường THPT Trần Hưng Đạo - Thị trấn Hợp
Hòa - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc đã bám sát văn bản chỉ đạo của các
cấp quản lý giáo dục, tích cực xây dựng thư viện trở thành thư viện tiên tiến. Có
được kết quả như trên là nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước, Sở GD&ĐT
Tỉnh Vĩnh phúc, của BGH nhà trường về CSVC, về sách báo và tài liệu tham
khảo, về nhân viên thư viện. Bên cạnh đó phải kể đến cách thức tổ chức hoạt
động, quản lý thư viện có hiệu quả của BGH nhà trường kể từ khi trường được
thành lập.
2. Tên sáng kiến:
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài
liệu thư viện ở trường THPT Trần Hưng Đạo - Huyện Tam Dương - Tỉnh
Vĩnh Phúc”.
3. Tác giả sáng kiến:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hằng
Ngày, tháng, năm sinh: 13-01-1970
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Hưng Đạo - Tam Dương
- Vĩnh Phúc.
Số điện thoại: 0962831299.
Email: nguyenthuhangvp5@gmail.com
3
4. Chủ đàu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Hằng
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng cho Thư viện trường THPT Trần Hưng Đạo
6. Sáng kiến được áp dụng thử lần đầu:
Tháng 9 năm 2015
7. Mô tả bản chất sáng kiến kinh nghiệm:
PHẦN THỨ NHẤT: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1. Cơ sở lý luận:
Theo tuyên ngôn của IFLA/UNESCO về Thư viện trường học thì “Thư
viện trường học có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ học tập, sách và các nguồn tư
liệu khác tạo điều kiện cho các thành viên của trường học trở thành những người
biết suy nghĩ quyết đoán và biết sử dụng các dạng thông tin khác nhau một cách
hiệu quả”. Thư viện trường học kết nối với mạng thư viện và thông tin rộng lớn,
hoạt động phù hợp với các nguyên tắc trong tuyên ngôn của UNESCO về thư
viện công cộng.
Mặt khác, hiện nay một quan điểm được đề cao, đó là: “Tự do trí tuệ và
sự tiếp cận thông tin là cần thiết đối với quyền công dân và cuộc sống trong xã
hội bình đẳng”
Như vậy có thể nói, với những nhà trường CSVC còn thiếu, vốn tài liệu
thư viện ít (Nhất là những trường miền núi, vùng sâu, vùng xa) thì công tác
“Quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện” nhằm mục đích cuối cùng là
hướng dẫn người đọc sách sử dụng sách và khai thác các nguồn thông tin khác,
từ tiểu thuyết đến sách tư liệu, từ các xuất bản phẩm đến tài liệu điện tử, cả tại
chỗ lẫn truy cập từ xa, từ các tài liệu bổ trợ, sách giáo khoa, sách giáo viên đến
sách về phương pháp luận càng trở nên quan trọng
Thực tế đã cho thấy khi cán bộ thư viện và giáo viên cùng hợp tác thì học
sinh sẽ đạt được trình độ cao hơn về khả năng đọc, viết, nghiên cứu, giải quyết
vấn đề, các kỹ năng khai thác thông tin và sử dụng công nghệ thông tin giao
tiếp.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Những tác động của Thư viện trường học tới bạn đọc và nhà trường:
4
- Hỗ trợ và tăng cường các mục tiêu giáo dục đã được xây dựng trong
nhiệm vụ của trường học và chương trình giảng dạy.
- Phát triển và duy trì ở trẻ em thói quen và hứng thú trong việc đọc,
nghiên cứu và thói quen đến thư viện trong suốt cuộc đời của trẻ.
- Tạo cơ hội để người đọc có kinh nghiệm trong việc tạo ra và sử dụng
thông tin để có kiến thức, hiểu bài, làm giàu trí tưởng tượng và thư giãn.
- Hỗ trợ cho học sinh kỹ năng nghiên cứu và thực hành trong đánh giá và
xử lý thông tin, không phụ thuộc vào hình thức, khuôn khổ hay môi trường
truyền thông hoặc hình thức giao tiếp trong cộng đồng.
- Giúp học sinh tiếp cận với các nguồn thông tin địa phương, khu vực, quốc
gia, toàn cầu và tạo cơ hội để học sinh tiếp cận với các ý tưởng, kinh nghiệm và
quan điểm đa dạng.
- Khuyến khích khả năng nắm bắt thông tin nhạy bén và hiểu biết về văn
hóa, xã hội.
- Khi tổ chức hoạtđộngcủathư viện có sựcộng tác chặt chẽ giữa học sinh,
giáo viên, các nhà quản lý và phụ huynh sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của trường học.
2.2. Đánh giá thực trạng của Thư viện trường học hiện nay:
a) Ưu điểm: Nhiều Thư viện trường học đã được xếp loại đạt chuẩn hoặc
tiên tiến.
b) Tồn tại: Tuy nhiên, vẫn còn nhiều Thư viện trường học chưa đạt chuẩn,
lý do là:
- Cơ sở vật chất chưa đầy đủ.
- Sách, báo, tạp chí còn nghèo nàn.
- Nghiệp vụ của cán bộ thư viện còn hạn chế.
- Tổ chức hoạt động chưa thực sự hiệu quả.
- Quản lý thư viện chưa được chặt chẽ.
c) Thực trạng hoạt động phục vụ bạn đọc của thư viện của trường THPT
Trần Hưng Đạo.
Trong nhiều năm học qua, hoạt động của thư viện trường THPT Trần
Hưng Đạo bao gồm:
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của thư viện.
5
- Mua sắm sách, báo, tạp chí... xử lý vốn tài liệu lạc hậu, hư nát.
- Tăng cường nghiệp vụ của cán bộ thư viện.
- Tổ chức hoạt động thư viện nhà trường thực sự hiệu quả.
- Quản lý thư viện chặt chẽ.
Từ thực trạng trên đây, tôi đã tập trung đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu để đúc
kết được “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng
tài liệu thư viện ở trường THPT Trần Hưng Đạo - Huyện Tam Dương -
Tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm nâng cao chất lượng công tác thư viện của nhà trường.
II. Một số vấn đề chung về Thư viện và Thư viện trường học.
1. Định nghĩa về thư viện và thư viện trường học:
1.1. Thư viện:
Có nhiều định nghĩa về thư viện. Năm 1970, UNESCO nhằm chuẩn hóa
quốc tế về khái niệm này đã nêu: “Thư viện, không thuộc vào tên gọi của nó, là
bất cứ bộ sưu tập nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ
họa, nghe - nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử
dụng các tài liệu đó, nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học và giải trí.
1.2. Thư viện trường học:
Thư viện trường học là nơi lưu giữ nhiều sách báo, tài liệu được tổ chức
cho giáo viên, học sinh đến mượn đọc.
2. Chức năng, nhiệm vụ của thư viện và thư viện trường học.
2.1. Chức năng và nhiệm vụ của thư viện:
a) Chức năng:
Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc. Thu
thập, tàng trữ tổ chức việc khai thác và sử dụng vốn chung tài liệu trong xã hội
nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu càu học tập, nghiên
cứu, công tác giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, văn
hóa phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
b) Nhiệm vụ:
- Đáp ứng yêu cầu và tạo đièu kiện thuận lợi cho người đọc trong việc sử
dụng vốn tài liệu thư viện và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức
6
- Thu thập, bổ sungvà xử lý nghiệp vụ vốn tài liệu: Bảo quản vốn tài liệu
và thanh lọc các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy chế của thư viện
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giới thiệu vốn tài liệu thư viện, tham gia
xây dựng và hình thành thói quen đọc sách báo trong nhân dân.
- Xử lý thông tin, biên soạn các ấn phẩm thông tin khoa học
- Thực hiện liên thông giữa các thư viện trong nước, hợp tác trao đổi tài
liệu với thư viện nước ngoài theo quy định của chính phủ.
- Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào
công tác thư viện, từng bược hiện đại hóa thư viện.
- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn nghiệp vụ cho người làm
công tác thư viện.
- Bảo quản cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác của thư viện.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của thư viện trường học:
a) Chức năng:
Thư viện trường phổ thông bao gồm trường THCS và THPT, là một bộ
phận CSVC trọng yếu, là trung tâm văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư
viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức
cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho
học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư
viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp
sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường.
b) Nhiệm vụ:
- Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách
tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu và
các sách báo cần thiết khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, tự
bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh.
- Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những
sách báo cần thiết của Đảng, nhà nước và của ngành GD&ĐT phục vụ giảng
dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn
khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Tổ chức thu hút toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt
thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy
7
học; tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp học chọn sách, đọc sách
có hệ thống, biết cách sử dụng bộ máy tra cứu, tra cứu thư mục nhằm sử dụng
triệt để kho sách nhất là sách nghiệp vụ và sách tham khảo.
- Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành và thư viện các địa
phương để chủ động khai thác sử dụng vốn tài liệu, trang thiết bị chuyên dùng,
giúp đỡ kinh nghiệm, tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ; liên hệ
với các cơ quan phát hành trong và ngoài ngành, các tổ chức chính trị, kinh tế xã
hội, các nhà tài trợ...nhằm huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách và các
loại sách báo, tạp chí, tư liệu để đảm bảo nguồn bổ sung, làm phong phú nội
dung kho sách và và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật thư viện.
- Tổ chức quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện, có sổ sách quản lý chặt
chẽ, bảo quản giữ gìn sách báo tránh hư hỏng, mất mát; thường xuyên thanh lọc
sách báo cũ, rách nát, lạc hậu, kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu, tư liệu mới
(Kể că băng hình, băng tiếng, đĩa CD-ROM, tranh ảnh và bản đồ giáo dục); sử
dụng, quản lý chặt chẽ kinh phí thư viện thu được theo đúng mục đích; có kế
hoạch chủ động tiếp thu sự phát triển của mạng lưới thông tin - thư viện điện tử,
từng bước đưa các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý thư viện.
III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng
tài liệu thư viện ở trường THPT Trần Hưng Đạo - Thị trấn Hợp Hòa -
Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc.
Việc nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện ở
trường THPT Trần Hưng Đạo nói riêng và tất cả các nhà trường phổ thông nói
chung đòi hỏi ban giám hiệu các nhà trường, đặc biệt là cán bộ quản lý cần tập
trung làm tốt, có hiệu quả cả 5 nhiệm vụ của thư viện, gồm: Xây dựng cơ sở vật
chất; mua sắm, bổ sung vốn tài liệu; nâng cao nghiệp vụ cán bộ thư viện; tổ
chức tốt hoạt động của thư viện; quản lý thư viện hiệu quả.
Xác định được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường phổ
thông, căn cứ vào các văn bản quy định về thư viện trường học của các cấp quản
lý giáo dục, trong đề tài này, tôi tập trung vào một số biện pháp để nâng cao
hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện ở trường THPT Trần Hưng
Đạo - Thị trấn Hợp Hòa - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của thư viện nhà trường.
1.1. Phòng thư viện:
8
Phòng thư viện nhà trường có tổng diện tích là 90m2, có phòng đọc,
mượn chung và có kho sách.
1.2. Tủ, giá dùng trong thư viện:
- Đảm bảo số lượng tủ giá phù hợp đủ để sắp xếp sách, báo, tạp chí, tài
liệu trong thư viện.
- Khi mua sắm tủ giá, phải chú ý đảm bảo yêu cầu tủ giá chuyên dùng cho
thư viện, đẹp về hình thức, chức năng phù hợp cho từng loại sách báo, tài liệu.
1.3. Số chỗ ngồi của giáo viên:
Có 25 chỗ ngồi được bố trí với vị trí thông thoáng có bàn ghế được thiết
kế với kích thước phù hợp.
1.4. Số chỗ ngồi của học sinh:
Có 25 chỗ ngồi được bố trí với vị trí thông thoáng có bàn ghế được thiết
kế với kích thước phù hợp với quy mô học sinh của trường.
1.5. Tủ mục lục, máy tính:
Có tủ mục lục chuyên dùng, có máy tính để tại phòng của thư viện được
sử dụng trong việc quản lý sách, tài liệu và các công việc khác của thư viện.Việc
quản lý sách, tài liệu của thư viện được thực hiện bởi phần mềm do Sở GD&ĐT
Vĩnh Phúc quy định.
1.6. Điều kiện về ánh sáng của thư viện:
Diện tíchchiếusáng tự nhiên đạtyêu cầu, tận dụng được ánh sáng tự nhiên;
nguồn sáng nhân tạo đảm bảo cường độ chiếu sáng theo chuẩn: Diện tích cửa
chiếu sáng không nhỏ hơn 1/5 diện tích phòng; ánh sáng nhân tạo dùng đèn
điện, gồm 12 bóng đèn neon loại dài 1,2m, được bố trí đều ở các vị trí, treo
cách mặt bàn 2,8m (cường độ chiếu sáng tương đương 300Lux).
1.7. Phương án đảm bảo an toàn, an ninh:
Hiệu trưởng quy định rõ trách nhiệm bảo vệ thư viện cho cán bộ phụ trách
thư viện, bảo vệ của trường và các thành viên khác có liên quan; Có phương án
bảo vệ thư viện và phối hợp với bảo vệ an ninh an toàn trường học. Thư viện có
hệ thống cửa sổ, cửa ra vào tốt, chắc chắn, an toàn, thông thoáng theo mùa; hệ
thống khoá cửa tốt, chắc chắn, đảm bảo an toàn, không để xảy ra mất an toàn, an
ninh.
1.8. Phương tiện phòng chống mối, mọt, cháy, nổ:
9
- Có các phương tiện chống ẩm, chống mối, mọt, có hệ thống quạt không
khí, có máy hút bụi, máy hút ẩm phục vụ bảo quản sách, báo, tạp chí.
- Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, có bình cứu hỏa, tiêu lệnh
phòng cháy chữa cháy đầy đủ.
2. Mua sắm sách, báo, tạp chí... xử lý vốn tài liệu lạc hậu, hư nát.
2.1. Tủ sách giáo khoa dùng chung:
Xây dựng được tủ sách giáo khoa dùng chung từ nguồn kinh phí được cấp
và vận động xã hội hóa hoặc do cán bộ giáo viên và học sinh quyên góp, phục
vụ cho học sinh toàn trường, đặc biệt đáp ứng cho 100% số học sinh diện chính
sách, diện nghèo được mượn.
2.2. Số bản sách giáo khoa (SGK) của học sinh:
Phối hợp với CMHS, GVCN có các biện pháp để 100% học sinh đủ SGK
phục vụ học tập.
2.3. SGK phục vụ giáo viên (GV):
Hàng năm thực hiện kiểm tra, rà soát tủ sách giáo khoa dùng cho giáo
viên, trích kinh phí chi thường xuyên để bổ sung đủ số đầu sách, bản sách giáo
khoa theo quy định. Có đủ 01 bộ SGK toàn cấp học cho mỗi GV.
2.4. SGK dự trữ tại thư viện nhà trường dùng cho GV:
Có SGK dự trữ cho GV sử dụng khi cần thiết phục vụ công tác chuyên
môn. Mỗi đầu sách có ít nhất 5 bản sách để phục vụ công tác giảng dạy, tham
khảo của giáo viên.
2.5. Sách nghiệp vụ sư phạm:
Có đủ sách, tài liệu nghiệp vụ sư phạm được biên soạn theo chương trình,
như: hướng dẫn giảng dạy, phân phối chương trình, tài liệu bồi dưỡng thường
xuyên theo chu kỳ.v.v. Đảm bảo mỗi giáo viên có đủ các loại tài liệu nghiệp vụ
sư phạm theo quy định, dự trữ các tài liệu tối thiểu 02 bản/1 đầu sách
2.6. Sách nâng cao trình độ chuyên môn của GV:
Có các loại sách nâng cao trình độ chuyên môn, sách bồi dưỡng ngoại
ngữ, tin học cho giáo viên. trung bình mỗi GV có 05 bản sách phù hợp với
chuyên môn.
2.7. Nghị quyết, văn bản luật, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ:
10
Có đủ các loại văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, tài liệu hướng
dẫn của ngành và nghiệp vụ quản lý giáo dục và các văn bản hướng dẫn của Sở,
của phòng về hoạt động giáo dục trong năm năm học, như: Luật giáo dục, Điều
lệ nhà trường, các văn bản hướng dẫn hoạt động giáo dục trong năm học, các
nghị quyết chương trình về phát triển giáo dục trong giai đoạn của Đảng, nhà
nước và của tỉnh; có các loại văn bản khác về hướng dẫn hoạt động giáo dục,
nghiệp vụ quản lý giáo dục.
2.8. Số đầu sách tham khảo của TVNT:
BGH nhà trường căn cứ vào danh mục sách tham khảo dùng cho thư viện
trường phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành, hàng năm bổ sung sách tham khảo
cho thư viện. Đảm bảo đạt 90% trở lên số đầu sách tham khảo theo quy định.
2.9. Số bản sách tham khảo:
Hàng năm nhà trường bổ sung các sách tham khảo theo khả năng kinh phí
của đơn vị. Hạn chế bổ sung các loại tài liệu mang tính giải trí, chưa sát với
chương trình giảng dạy, học tập trong nhà trường. Đảm bảo 1 HS có 3 bản sách
tham khảo
2.10. Sách làm công cụ tra cứu đắt tiền, sách mở rộng kiến thức:
Căn cứ danh mục sáchtham khảo và đặc trưng của bậc học, nhà trường đã
từng bước trang bị thêm các loại sách tra cứu, sách mở rộng kiến thức nâng cao
kiến thức các môn học. Số đầusáchđạt90% theo quy định, mỗi đầu sách có 01 bản
2.11. Tủ sách giáo dục đạo đức, tủ sách giáo dục pháp luật:
Căn cứ các hướng dẫn về xây dựng Tủ sách giáo dục đạo đức, tủ sách
giáo dục pháp luật, nhà trường đã xây dựng được tủ sách đạo đức và pháp luật,
có tài liệu phong phú, đa dạng phục vụ cho công tác giáo dục của nhà trường.
2.12. Bổ sung số bản sách mới:
Hàng năm nhà trường đều có kế hoạch dành 1 khoản kinh phí theo quy
định dùng để bổ sung, sắm mới sách cho thư viện. Số bản sách được bổ sung
trong 5 năm so với số bản sách của thư viện được đánh giá đạt 70% trở lên tổng
số bản sách hiện có.
2.13. Báo, tạp chí:
Có báo, tạp chí phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh và tham khảo
của giáo viên: tạp chí toán tuổi thơ; báo toán học và tuổi trẻ, tạp chí văn học và
11
tuổi trẻ, tạp chí tin học và nhà trường… Báo nhân dân, báo Giáo dục và Thời
đại, tạp chí giáo dục, tập san của ngành học, cấp học; báo Vĩnh Phúc
2.14. Lưu trữ đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tập thể, cá nhân:
Thưviện đãlưu trữ được sángkiến kinh nghiệm, đềtài nghiên cứukhoa học
có trong5 năm học của tập thể và cá nhân trong trường được Hội đồng khoa học
nhà trường xếp từ giải A, B trở lên.
3. Tăng cường nghiệp vụ của cán bộ thư viện.
3.1. Lập và cập nhật hồ sơ theo dõi nhập sách, báo, tạp chí; thực hiện đăng
ký, mô tả:
Tài liệu, sách báo, ấn phẩm được kiểm tra đối chiếu cụ thể từng loại
trước khi nhập kho và được sắp xếp trong thư viện theo đúng quy định của
nghiệp vụ thư viện. Có đầy đủ hồ sơ nhập, đăng ký, mô tả sách báo trong thư
viện. Đăng ký mô tả, thống kê từng loại sách theo mỗi học kỳ, mỗi năm học. Sử
dụng máy tính và phần mềm quản lý thư viện vào công tác quản lý thư viện.
3.2. Bảng nội quy thư viện:
Có bảng nội quy của thư viện, hướng dẫn cán bộ giáo viên, học sinh sử
dụng tài liệu trong thư viện. Bảng nội quy quy định các nội dung cụ thể rõ ràng,
hướng dẫn việc đọc sách, mượn, trả, cho thuê đối với cán bộ, giáo viên và học
sinh. Bảng được thiết kế đẹp, treo ở vị trí thuận tiện.
3.3. Biên soạn thư mục, giới thiệu sách:
Căn cứ kế hoạch hoạt động của TVNT, cán bộ thư viện phải biên soạn
các thư mục giới thiệu sách mới phục vụ giảng dạy, học tập của nhà trường.
Hàng năm biên soạn giới được 3 thư mục sách mới ngoài quy định hoạt động
của TVTH. Hàng năm, tổ chức được 1 hội thi kể chuyện theo sách hoặc giới
thiệu sách.
3.4. Biểu đồ kho sách, theo dõi độc giả:
Xây dựng (vẽ) sơ đồ kho sách; sau mỗi học kỳ, năm học ngoài việc thống
kê số lượng độc giả bằng số liệu, thể hiện số lượng độc giả bằng biểu đồ. Sơ đồ
kho sách được thể hiện chi tiết, rõ ràng. Có sự so sánh độc giả giữa các năm.
4. Tổ chức hoạt động thư viện nhà trường thực sự hiệu quả.
4.1. Thành lập tổ công tác TVNT:
12
Tổ công tác TVNT hàng năm theo quy định đươc thành lập bằng quyết
định của Hiệu trưởng theo đúng thể thức văn bản, do 1 lãnh đạo nhà trường phụ
trách thành phần các thành viên hợp lý, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các
thành viên.
4.2. Kế hoạch hoạt động của tổ công tác TVNT:
Căn cứ tình hình thực tê của nhà trường, tổ công tác thư viện lập kế hoạch
hoạt động trong cả năm học của TVNT và trình hiệu trưởng phê duyệt. Kế hoạch
thể hiện chi tiết các hoạt động của TVNT trong năm học, kế hoạch hoạt động
bám sát các văn bản hướng dẫn của Sở, của Bộ. Thực hiện tốt được 90% kế
hoạch đề ra.
4.3. Bố trí cán bộ làm công tác thư viện:
Nhà trường phân công nhân viên quản lý Thư viện có đúng chuyên môn
nghiệp vụ về Thư viện.
4.4. Thực hiện chế độ báo cáo:
Từng học kỳ và cuối năm học, cán bộ phụ trách công tác TVNT phối hợp với
tổ công tác TVNT lập văn bản báo cáo Hiệu trưởng về tổ chức hoạt động của thư viện
và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về toàn bộ công tác TVTH. Báo cáo phải thể
hiện rõ tình hình hoạt động của TVNT rõ ràng, có ý kiến đánh giá đầy đủ các
mặt hoạt động của TVNT. Đề xuất các biện pháp nâng cao hoạt động của
TVNT.
4.5. Phối hợp trong công tác TVNT:
Thư viện phải có mạng lưới cộng tác viên trong giáo viên, học sinh và Hội
cha mẹ học sinh để giúp đỡ tổ công tác TVNT hoạt động, khai thác, phát triển
phong trào đọc sách, báo, tài liệu của trường. Mạng lưới công tác viên rộng khắp
có đông đảo thành phần tham gia nhằm thúc đẩy phong trào đọc sách, báo, tài
liệu của trường phát triển mạnh.
4.6. Kế hoạchkinh phí và thực hiện:
Hàng năm nhà trường phải có kế hoach đầu tư kinh phí củng cố và phát triển
TVTH, thực hiện kế hoạch đặt mua sách. Cần thực hiện triệt để công tác xã hội hoá
trong đầu tư, xây dựng thư viện, đáp ứng chỉ tiêu về sách giáo khoa, sách tham khảo.
Thực hiện được 90% trở lên kế hoạch
4.7. Huy động kinh phí xây dựng thư viện:
13
Hàng năm thư viện huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách như Hội
cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội ... để trang bị sách và tài liệu. Kinh phí huy
động được tính trung bình/1 học sinh (tối thiểu 2500/học sinh/năm)
4.8. Quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động TVNT:
Hàng năm nhà trường quản lý và sử dụng khoản kinh phí trong ngân sách
và kinh phí huy động được vào xây dựng và phát triển TVNT một cách hiệu
quả.
4.9. Tỉ lệ giáo viên, học sinh thường xuyên sử dụng sách báo:
Nhà trường thường xuyên làm phong phú thư viện, thư viện là nơi thu hút
đối với HS và giáo viên phục vụ công tác dạy - học, cập nhật thông tin bổ ích. Tỉ
lệ thường xuyên sử dụng thư viện của giáo viên là 100%, học sinh là 90%.
4.10. Nội dung hoạt động chuyên môn của thư viện:
Cán bộ làm công tác TVNT xây dựng nội dung hoạt động của TVNT
phục vụ nhiệm vụ giáo dục toàn diện, bám sát kế hoạch hoạt động theo từng
chủ đề, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh và văn hoá của địa phương như:
giới thiệu sách, điểm sách, thông báo trưng bày sách mới, phối hợp với các bộ
phận liên quan để tổ chức thi kể chuyện, thi giới thiệu sách, vận động học sinh
làm theo sách. Thực hiện tốt được từ 90% trở lên kế hoạch. Xây dựng và thực
hiện được một số hoạt động TVNT phù hợp với văn hóa của địa phương, truyền
thống của nhà trường.
4.11. Cho mượn sách, báo, tạp chí:
Cho mượn sách theo đúng quy định hiện hành, phù hợp với khả năng của
thư viện và nhu cầu học tập củahọc sinh; Thủ tục cấp thẻ độc giả, mượn, trả sách,
báo, tạp chí phảithực hiện theo quytrình chặtchẽ, đơn giản. Các quy trình phải rõ
ràng, có ký xác nhận khi mượn, trả sách, báo, tạp chí. Cho mượn đúng đối tượng;
quy trình chặt chẽ, đơn giản, thuận tiện trong việc theo dõi, bước đầu áp dụng
công nghệ thông tin vào việc quản lý mượn trả, thống kê.
4.12. Thực hiện công tác xã hội hoá công tác TVTH:
Thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hoá trong công tác TVTH như phát
động phong trào xây dựng tủ sách của lớp, của khối, theo môn… chủ động liên
hệ với các thư viện trong và ngoài ngành GD thực hiện luân chuyển sách. Triển
khai được 90% kế hoạch đề ra. Tạo chuyển biến rõ trong công tác xã hội hoá
công tác TVNT.
14
4.13. Giữ gìn, bảo quản sách:
Hướng dẫn học sinh bảo quản, giữ gìn sách, tổ chức tốt vận động học sinh
trong việc quyên góp sách. Có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, tổ chức khen
thưởng những cá nhân có thành tíchtrong xây dựng TVNT. Vào đầu năm học và
đầu học kỳ II, Có kế hoạch, phối hợp với giáo viên bộ môn, GVCN nắm tình hình
sử dụng sách trong học sinh.
4.14. Phốihợpvới giáo viênbộ môn, giáo viên chủ nhiệm nắm vững tình hình
sử dụng sách trong học sinh:
Phối hợp tốt với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trong việc điều
tra sách trong học sinh, có các số liệu cụ thể; có các biện pháp cụ thể khắc phục
đối với những học sinh chưa có đủ hoặc không có sách giáo khoa.
5. Quản lý thư viện chặt chẽ.
5.1. Công tác bảo quản:
Sách trong thư viện được quản lý chặt chẽ bằng phần mềm thư viện và hệ
thống sổ sách. Đối với các loại sách đắt tiền, tài liệu tra cứu phải được bảo quản
để sử dụng lâu dài. Báo, tạp chí, tài liệu phải được đóng thành tập bảo quản làm
tư liệu khi cần thiết. Các văn bản tài liệu được đóng tập, bảo quản cẩn thận, sử
dụng thường xuyên. Không làm mất, rách các sách, tạp chí đắt tiền. Làm mất, làm
rách phải quy trách nhiệm rõ ràng, yêu cầu bồi thường theo quy định. Thanh lý
hàng năm dưới 3%.
5.2. Hồ sơ sổ sách theo dõi hoạt động TVNT:
Có đủhồ sơ sổ sáchtheo dõicác hoạtđộngcủa thư viện như: Sổ đăng ký cá
biệt, sổ đăng ký tổng quát; sổ mượn, trả sách của giáo viên; phiếu mượn, trả sách
của học sinh;sổ cấp sách, biểu tổng điều tra sách trong học sinh; các văn bản, kế
hoạchcác cấp liên quan đến hoạt động của TVNT; Biên bản kiểm kê, thanh lý đột
xuất và định kỳ… Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý TVNT.
5.3. Kiểm kê thanh lý:
Việc kiểm kê thanh lý thực hiện đúng theo quy định và nghiệp vụ của thư
viện; thanh lý các ẩn phẩm không thể sử dụng, nội dung thay đổi, không còn phù
hợp theo đúng quy trình. Công tác kiểm kê được thực hiện đúng các quy định
của nghiệp vụ thư viện, số liệu chính xác, làm cơ sở để lập kế hoạch bổ sung tài
liệu phục vụ độc giả trong thời gian tiếp theo.
6. Tự đánh giá và đánh giá bên ngoài.
15
6.1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá cấp trường
- Hội đồng tự đánh giá cấp trường do Hiệu trưởng quyết định thành lập.
- Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu
trưởng uỷ quyền. Các thành viên Hội đồng là tổ trưởng bộ môn có liên quan,
giáo viên có uy tín, đại diện các tổ chức đoàn thể của trường, cán bộ phụ trách
công tác TVNT
- Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng tự đánh giá cấp trường
+ Thu thập thông tin, rà soát các hoạt động thuộc lĩnh vực liên quan, đối
chiếu các kết quả đạt được với mục tiêu đề ra, tìm và thực hiện một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Đối chiếu với bộ tiêu chuẩn Đánh giá chất lượng công tác TVNT, viết
báo cáo tự đánh giá, gửi Hội đồng Kiểm tra - Đánh giá cấp trên (Sở GD&ĐT)
- Định kỳ thành lập Hội đồng tự đánh giá và tổ chức thực hiện tự đánh giá
vào đầu năm học và tháng 3 hàng năm; thường xuyên tiếp nhận đánh giá bên
ngoài đối với công tác TVNT.
6.2. Chấp hành quyết định của cấp trên về việc đánh giá ngoài về công tác
thư viện nhà trường
6.3. Thực hiện đúng đủ quyền lợi và trách nhiệm của nhà trường được công
nhận danh hiệu thư viện theo quy định
a) Kết quả công nhận danh hiệu được công bố công khai.
b) Danh hiệu TVTH là căn cứ để xét thi đua của nhà trường, để xem xét
phụ cấp của cán bộ thư viện.
c) Thường xuyên duy trì và nâng cao chất lượng công tác TVNT.
PHẦN THỨ HAI: KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
Những biện pháp kể trên đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng công
tác thư viện của Trường THPT Trần Hưng Đạo - Thị trấn Hợp Hòa - Huyện
Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc từ năm học 2015-2016 đến nay.
Kết quả cụ thể: Qua việc tự đánh giá và đánh giá thư viện Trường THPT
Trần Hưng Đạo luôn được công nhận là thư viện tiên tiến.
16
BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ
VÀ XẾP LOẠI CÔNG TÁC TVNT NĂM HỌC 2015 - 2016
TT
Đánh giá
Tiêu chuẩn
Tổng số
tiêu chí
Số tiêu chí đạt mức
Điểm số
1 2 3
4
(dưới mức 3)
1 Tiêu chuẩn 1 8 5 2 1 16
2 Tiêu chuẩn 2 14 3 7 4 22.5
3 Tiêu chuẩn 3 4 2 2 0 9,5
4 Tiêu chuẩn 4 14 6 7 1 26
5 Tiêu chuẩn 5 3 2 0 1 8
Cộng 43 17 18 6 82
BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ
VÀ XẾP LOẠI CÔNG TÁC TVNT NĂM HỌC 2016 - 2017
TT
Đánh giá
Tiêu chuẩn
Tổng số
tiêu chí
Số tiêu chí đạt mức
Điểm số
1 2 3
4
(dưới mức 3)
1 Tiêu chuẩn 1 8 5 3 18.5
2 Tiêu chuẩn 2 14 5 8 1 22.5
3 Tiêu chuẩn 3 4 3 1 9
4 Tiêu chuẩn 4 14 9 5 27.5
5 Tiêu chuẩn 5 3 1 2 8.5
Cộng 43 23 18 2 87
Các biện pháp kể trên có khả năng áp dụng cho việc quản lý thư viện
trường THPT Trần Hưng Đạo cũng như các trường THPT trong Tỉnh Vĩnh Phúc.
8. Những thông tin cần bảo mật:
17
Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Nhà trường có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ xây
dựng thư viện.
Nhà trường có cán bộ thư viện được đào tạo đúng chuyên nghành hoặc
giáo viên kiêm nhiệm được tập huấn đầy đủ về nghiệp vụ thư viện nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường nắm chắc, hiểu rõ và thực hiện đầy đủ các văn
bản quy định của các cấp quản lý giáo dục về công tác thư viện trường học.
Hàng năm có kinh phí dành cho việc mua sắm sách, báo, tài liệu và tổ
chức các hoạt động thư viện.
Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục
10. Đánh giá những lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được từ áp
dụng sáng kiến
10.1. Theo ý kiến tác giả:
Khi thực hiện một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản,
sử dụng tài liệu thư viện ở trường THPT Trần Hưng Đạo - Thị trấn Hợp Hòa -
Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc, tôi nhận thấy có những lợi ích sau đây.
- Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách
tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu và
các sách báo cần thiết khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, tự
bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh.
- Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những
sách báo cần thiết của Đảng, nhà nước và của ngành GD&ĐT phục vụ giảng
dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn
khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Tổ chức thu hút toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt
thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy
học; tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp học chọn sách, đọc sách
có hệ thống, biết cachs sử dụng bộ máy tra cứu, tra cứu thư mục nhằm sử dụng
triệt để kho sách nhất là sách nghiệp vụ và sách tham khảo.
10.2. Theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
Xây dựng thư viện là xây dựng được một trung tâm văn hóa và khoa học
của nhà trường.
18
Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi
dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học
Thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây
dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường.
Sử dụng nguồn ngân sách được nhà nước cấp một cách hợp lý, hiệu quả.
Từng bước nâng cao nghiệp vụ, tạo nên sự chuyên nghiệp cho cán bộ làm
côngtác thư viện, tránh lãng phí nguồnnhân lực của nhà nước đầu tư cho giáo dục.
11. Danh sách những tổ chức cá nhân tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu:
Số
TT
Tên tổ chức, cá nhân Địa chỉ
Phạm vi/ lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1 Trường THPT Trần Hưng Đạo
Trường THPT
Trần Hưng Đạo -
Thị trấn Hợp Hòa -
Huyện Tam Dương
- Tỉnh Vĩnh Phúc
Quản lý, bảo quản
thư viện ở trường
THPT Trần Hưng
Đạo - Vĩnh Phúc
...........ngày......tháng....... năm ........ Tam Dương, ngày 22 tháng 02 năm 2018
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Nguyễn Thị Thu Hằng

More Related Content

What's hot

Ke hoach bo sung sach long hau 1
Ke hoach bo sung sach long hau 1Ke hoach bo sung sach long hau 1
Ke hoach bo sung sach long hau 1
Luckyboy Nguyễn
 

What's hot (20)

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
 
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luậnPhong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
 
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCNGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
 
Khóa luận: Công tác văn thư, lưu trữ tại Văn phòng HĐND, UBND, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác văn thư, lưu trữ tại Văn phòng HĐND, UBND, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Công tác văn thư, lưu trữ tại Văn phòng HĐND, UBND, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác văn thư, lưu trữ tại Văn phòng HĐND, UBND, HAY, 9 ĐIỂM
 
Mẫu đề cương luận văn Thạc sỹ
Mẫu đề cương luận văn Thạc sỹMẫu đề cương luận văn Thạc sỹ
Mẫu đề cương luận văn Thạc sỹ
 
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượngPhương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng
 
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Y Hà Nội
 
Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019
Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019
Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện của Trung tâm_08322212092019
 
Ke hoach bo sung sach long hau 1
Ke hoach bo sung sach long hau 1Ke hoach bo sung sach long hau 1
Ke hoach bo sung sach long hau 1
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại họcLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
 
Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
Khóa luận tốt nghiệp xã hội học - Nhận làm thuê Slide Powerpoint thuyết trình...
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần ThơLuận văn:  Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của sinh viên Sư phạm trường Cao đẳng Cần Thơ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOTĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả... Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 
Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại Vi...
Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại Vi...Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại Vi...
Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại Vi...
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về thư viện tại Thư viện Quốc gia, 9đ
 
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdfVĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
VĂN HỌC THIẾU NHI.pdf
 

Similar to Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện

Baokhoahoc 06
Baokhoahoc 06Baokhoahoc 06
Baokhoahoc 06
nthuyen
 
Ke hoach xa hoi hoa thu vien 2013
Ke hoach xa hoi hoa thu vien 2013Ke hoach xa hoi hoa thu vien 2013
Ke hoach xa hoi hoa thu vien 2013
Luckyboy Nguyễn
 
Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông
Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thôngQuy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông
Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông
Phan Minh Trí
 

Similar to Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện (20)

Baokhoahoc 06
Baokhoahoc 06Baokhoahoc 06
Baokhoahoc 06
 
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi
Tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Thư viện Đại học Thủy lợi
 
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
 
Ke hoach xa hoi hoa thu vien 2013
Ke hoach xa hoi hoa thu vien 2013Ke hoach xa hoi hoa thu vien 2013
Ke hoach xa hoi hoa thu vien 2013
 
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.doc
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.docLuận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.doc
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.doc
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
 
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
 
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc...
 
Giới thiệu chung về dự án Sách cho em_SCE Brochure
Giới thiệu chung về dự án Sách cho em_SCE BrochureGiới thiệu chung về dự án Sách cho em_SCE Brochure
Giới thiệu chung về dự án Sách cho em_SCE Brochure
 
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệmĐề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
 
Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông
Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thôngQuy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông
Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông
 
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOT
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOTĐề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOT
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOT
 
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
Luận văn: Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ...
 
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
 
Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa
Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóaNâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa
Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử cho học sinh từ các hoạt động ngoại khóa
 
Nguyen thi the
Nguyen thi theNguyen thi the
Nguyen thi the
 
Thư ngỏ
Thư ngỏThư ngỏ
Thư ngỏ
 
Khoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Khoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ ThôngKhoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
Khoá Luận Hoạt Động Ngoại Khóa Văn Học Ở Trường Trung Học Phổ Thông
 
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
Tích hợp kiến thức văn hoá vùng miền để phát triển năng lực cho học sinh tron...
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại, 9đ
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của n...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện

  • 1. 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG TÀI LIỆU THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO HUYỆN TAM DƯƠNG - TỈNH VĨNH PHÚC” 1. Lời giới thiệu: Thư viện trường học là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục của nhà trường, thư viện trường học là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa học đường. Thư viện trường học sẽ khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, tri thức của thầy cô giáo và học sinh. Hơn thế nữa, thư viện trường học còn là trung tâm thông tin văn hóa cộng đồng. Thư viện trường học là một bộ phận trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường. Thư viện trường học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, xây dựng thói quen tự học cho học sinh. Mặt khác, thư viện trường học còn tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên trong nhà trường. Thư viện trường học giúp học sinh tự bổ sung kiến thức. Cũng chính ở thư viện trường học, các em tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học. Qua các tài liệu mà các em đã đọc, các em sẽ được hình thành và rèn luyện tư duy, bổ sung khối lượng kiến thức, trau dồi tình cảm đúng đắn, giúp các em hiểu thêm về con người và cuộc sống, về đất nước, về thế giới xung quanh. Được tiếp xúc với sách, các em học sinh được tiếp cận với nền văn minh nhân loại, trí tuệ, công sức của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, giáo dục. Qua đó, hình thành ở các em đức tính khiêm tốn, thấy được ý nghĩa to lớn của lao động trí óc, sự kiên nhẫn và cần cù của nhiều thế hệ trong và ngoài nước. Chính điều này sẽ dần hình thành cho các em chí hướng phấn đấu để đạt được ước mơ trong cuộc đời mình. Đối với các thầy giáo, cô giáo thì thư viện trường học càng có vị trí quan trọng. Đây là nơi lưu giữ, cung cấp, bổ sung, cập nhật kiến thức để cho những bài giảng thêm phong phú và sinh động, giúp các thầy cô giáo tiếp cận với những phương pháp giảng dạy tiên tiến, tích cực. Các thầy cô giáo sử dụng những tri thức từ sách báo, tài liệu để hướng dẫn học sinh bổ sung kiến thức mà mình chưa có điều kiện để trình bày trên lớp.
  • 2. 2 Đây chính là con đường tốt nhất để nâng cao hiệu quả dạy và học. Qua những buổi sinh hoạt của thư viện, tình cảm giữa thầy và trò thêm gắn bó, không khí trường học trở nên sôi nổi, sống động. Với vị trí quan trọng của thư viện trường học, những năm qua, Đảng và Nhà nước mà đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự quan tâm đối với công tác thư viện trường học. Ngày 11/01/2001, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký công bố Pháp lệnh Thư viện. Ngày 02/01/2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định Số 01/QĐ-BGD&ĐT về Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Ngày 27 tháng 10 năm 2006, Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã ban hành kèm theo Quyết định số 345/SGD-QĐ-KT&KĐ quy định tạm thời về đánh giá chất lượng công tác thư viện nhà trường. Quy định gồm 5 tiêu chuẩn, 43 tiêu chí. Nhiều năm qua, thư viện trường THPT Trần Hưng Đạo - Thị trấn Hợp Hòa - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc đã bám sát văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục, tích cực xây dựng thư viện trở thành thư viện tiên tiến. Có được kết quả như trên là nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước, Sở GD&ĐT Tỉnh Vĩnh phúc, của BGH nhà trường về CSVC, về sách báo và tài liệu tham khảo, về nhân viên thư viện. Bên cạnh đó phải kể đến cách thức tổ chức hoạt động, quản lý thư viện có hiệu quả của BGH nhà trường kể từ khi trường được thành lập. 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện ở trường THPT Trần Hưng Đạo - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc”. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hằng Ngày, tháng, năm sinh: 13-01-1970 Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Hưng Đạo - Tam Dương - Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0962831299. Email: nguyenthuhangvp5@gmail.com
  • 3. 3 4. Chủ đàu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Hằng 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng cho Thư viện trường THPT Trần Hưng Đạo 6. Sáng kiến được áp dụng thử lần đầu: Tháng 9 năm 2015 7. Mô tả bản chất sáng kiến kinh nghiệm: PHẦN THỨ NHẤT: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Cơ sở lý luận: Theo tuyên ngôn của IFLA/UNESCO về Thư viện trường học thì “Thư viện trường học có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ học tập, sách và các nguồn tư liệu khác tạo điều kiện cho các thành viên của trường học trở thành những người biết suy nghĩ quyết đoán và biết sử dụng các dạng thông tin khác nhau một cách hiệu quả”. Thư viện trường học kết nối với mạng thư viện và thông tin rộng lớn, hoạt động phù hợp với các nguyên tắc trong tuyên ngôn của UNESCO về thư viện công cộng. Mặt khác, hiện nay một quan điểm được đề cao, đó là: “Tự do trí tuệ và sự tiếp cận thông tin là cần thiết đối với quyền công dân và cuộc sống trong xã hội bình đẳng” Như vậy có thể nói, với những nhà trường CSVC còn thiếu, vốn tài liệu thư viện ít (Nhất là những trường miền núi, vùng sâu, vùng xa) thì công tác “Quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện” nhằm mục đích cuối cùng là hướng dẫn người đọc sách sử dụng sách và khai thác các nguồn thông tin khác, từ tiểu thuyết đến sách tư liệu, từ các xuất bản phẩm đến tài liệu điện tử, cả tại chỗ lẫn truy cập từ xa, từ các tài liệu bổ trợ, sách giáo khoa, sách giáo viên đến sách về phương pháp luận càng trở nên quan trọng Thực tế đã cho thấy khi cán bộ thư viện và giáo viên cùng hợp tác thì học sinh sẽ đạt được trình độ cao hơn về khả năng đọc, viết, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, các kỹ năng khai thác thông tin và sử dụng công nghệ thông tin giao tiếp. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Những tác động của Thư viện trường học tới bạn đọc và nhà trường:
  • 4. 4 - Hỗ trợ và tăng cường các mục tiêu giáo dục đã được xây dựng trong nhiệm vụ của trường học và chương trình giảng dạy. - Phát triển và duy trì ở trẻ em thói quen và hứng thú trong việc đọc, nghiên cứu và thói quen đến thư viện trong suốt cuộc đời của trẻ. - Tạo cơ hội để người đọc có kinh nghiệm trong việc tạo ra và sử dụng thông tin để có kiến thức, hiểu bài, làm giàu trí tưởng tượng và thư giãn. - Hỗ trợ cho học sinh kỹ năng nghiên cứu và thực hành trong đánh giá và xử lý thông tin, không phụ thuộc vào hình thức, khuôn khổ hay môi trường truyền thông hoặc hình thức giao tiếp trong cộng đồng. - Giúp học sinh tiếp cận với các nguồn thông tin địa phương, khu vực, quốc gia, toàn cầu và tạo cơ hội để học sinh tiếp cận với các ý tưởng, kinh nghiệm và quan điểm đa dạng. - Khuyến khích khả năng nắm bắt thông tin nhạy bén và hiểu biết về văn hóa, xã hội. - Khi tổ chức hoạtđộngcủathư viện có sựcộng tác chặt chẽ giữa học sinh, giáo viên, các nhà quản lý và phụ huynh sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của trường học. 2.2. Đánh giá thực trạng của Thư viện trường học hiện nay: a) Ưu điểm: Nhiều Thư viện trường học đã được xếp loại đạt chuẩn hoặc tiên tiến. b) Tồn tại: Tuy nhiên, vẫn còn nhiều Thư viện trường học chưa đạt chuẩn, lý do là: - Cơ sở vật chất chưa đầy đủ. - Sách, báo, tạp chí còn nghèo nàn. - Nghiệp vụ của cán bộ thư viện còn hạn chế. - Tổ chức hoạt động chưa thực sự hiệu quả. - Quản lý thư viện chưa được chặt chẽ. c) Thực trạng hoạt động phục vụ bạn đọc của thư viện của trường THPT Trần Hưng Đạo. Trong nhiều năm học qua, hoạt động của thư viện trường THPT Trần Hưng Đạo bao gồm: - Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của thư viện.
  • 5. 5 - Mua sắm sách, báo, tạp chí... xử lý vốn tài liệu lạc hậu, hư nát. - Tăng cường nghiệp vụ của cán bộ thư viện. - Tổ chức hoạt động thư viện nhà trường thực sự hiệu quả. - Quản lý thư viện chặt chẽ. Từ thực trạng trên đây, tôi đã tập trung đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu để đúc kết được “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện ở trường THPT Trần Hưng Đạo - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm nâng cao chất lượng công tác thư viện của nhà trường. II. Một số vấn đề chung về Thư viện và Thư viện trường học. 1. Định nghĩa về thư viện và thư viện trường học: 1.1. Thư viện: Có nhiều định nghĩa về thư viện. Năm 1970, UNESCO nhằm chuẩn hóa quốc tế về khái niệm này đã nêu: “Thư viện, không thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe - nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó, nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học và giải trí. 1.2. Thư viện trường học: Thư viện trường học là nơi lưu giữ nhiều sách báo, tài liệu được tổ chức cho giáo viên, học sinh đến mượn đọc. 2. Chức năng, nhiệm vụ của thư viện và thư viện trường học. 2.1. Chức năng và nhiệm vụ của thư viện: a) Chức năng: Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc. Thu thập, tàng trữ tổ chức việc khai thác và sử dụng vốn chung tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu càu học tập, nghiên cứu, công tác giải trí của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước b) Nhiệm vụ: - Đáp ứng yêu cầu và tạo đièu kiện thuận lợi cho người đọc trong việc sử dụng vốn tài liệu thư viện và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức
  • 6. 6 - Thu thập, bổ sungvà xử lý nghiệp vụ vốn tài liệu: Bảo quản vốn tài liệu và thanh lọc các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy chế của thư viện - Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giới thiệu vốn tài liệu thư viện, tham gia xây dựng và hình thành thói quen đọc sách báo trong nhân dân. - Xử lý thông tin, biên soạn các ấn phẩm thông tin khoa học - Thực hiện liên thông giữa các thư viện trong nước, hợp tác trao đổi tài liệu với thư viện nước ngoài theo quy định của chính phủ. - Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào công tác thư viện, từng bược hiện đại hóa thư viện. - Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện. - Bảo quản cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác của thư viện. 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của thư viện trường học: a) Chức năng: Thư viện trường phổ thông bao gồm trường THCS và THPT, là một bộ phận CSVC trọng yếu, là trung tâm văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. b) Nhiệm vụ: - Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu và các sách báo cần thiết khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh. - Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết của Đảng, nhà nước và của ngành GD&ĐT phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Tổ chức thu hút toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy
  • 7. 7 học; tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp học chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết cách sử dụng bộ máy tra cứu, tra cứu thư mục nhằm sử dụng triệt để kho sách nhất là sách nghiệp vụ và sách tham khảo. - Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành và thư viện các địa phương để chủ động khai thác sử dụng vốn tài liệu, trang thiết bị chuyên dùng, giúp đỡ kinh nghiệm, tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ; liên hệ với các cơ quan phát hành trong và ngoài ngành, các tổ chức chính trị, kinh tế xã hội, các nhà tài trợ...nhằm huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách và các loại sách báo, tạp chí, tư liệu để đảm bảo nguồn bổ sung, làm phong phú nội dung kho sách và và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật thư viện. - Tổ chức quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện, có sổ sách quản lý chặt chẽ, bảo quản giữ gìn sách báo tránh hư hỏng, mất mát; thường xuyên thanh lọc sách báo cũ, rách nát, lạc hậu, kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu, tư liệu mới (Kể că băng hình, băng tiếng, đĩa CD-ROM, tranh ảnh và bản đồ giáo dục); sử dụng, quản lý chặt chẽ kinh phí thư viện thu được theo đúng mục đích; có kế hoạch chủ động tiếp thu sự phát triển của mạng lưới thông tin - thư viện điện tử, từng bước đưa các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý thư viện. III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện ở trường THPT Trần Hưng Đạo - Thị trấn Hợp Hòa - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc. Việc nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện ở trường THPT Trần Hưng Đạo nói riêng và tất cả các nhà trường phổ thông nói chung đòi hỏi ban giám hiệu các nhà trường, đặc biệt là cán bộ quản lý cần tập trung làm tốt, có hiệu quả cả 5 nhiệm vụ của thư viện, gồm: Xây dựng cơ sở vật chất; mua sắm, bổ sung vốn tài liệu; nâng cao nghiệp vụ cán bộ thư viện; tổ chức tốt hoạt động của thư viện; quản lý thư viện hiệu quả. Xác định được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của thư viện trường phổ thông, căn cứ vào các văn bản quy định về thư viện trường học của các cấp quản lý giáo dục, trong đề tài này, tôi tập trung vào một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện ở trường THPT Trần Hưng Đạo - Thị trấn Hợp Hòa - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc. 1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của thư viện nhà trường. 1.1. Phòng thư viện:
  • 8. 8 Phòng thư viện nhà trường có tổng diện tích là 90m2, có phòng đọc, mượn chung và có kho sách. 1.2. Tủ, giá dùng trong thư viện: - Đảm bảo số lượng tủ giá phù hợp đủ để sắp xếp sách, báo, tạp chí, tài liệu trong thư viện. - Khi mua sắm tủ giá, phải chú ý đảm bảo yêu cầu tủ giá chuyên dùng cho thư viện, đẹp về hình thức, chức năng phù hợp cho từng loại sách báo, tài liệu. 1.3. Số chỗ ngồi của giáo viên: Có 25 chỗ ngồi được bố trí với vị trí thông thoáng có bàn ghế được thiết kế với kích thước phù hợp. 1.4. Số chỗ ngồi của học sinh: Có 25 chỗ ngồi được bố trí với vị trí thông thoáng có bàn ghế được thiết kế với kích thước phù hợp với quy mô học sinh của trường. 1.5. Tủ mục lục, máy tính: Có tủ mục lục chuyên dùng, có máy tính để tại phòng của thư viện được sử dụng trong việc quản lý sách, tài liệu và các công việc khác của thư viện.Việc quản lý sách, tài liệu của thư viện được thực hiện bởi phần mềm do Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc quy định. 1.6. Điều kiện về ánh sáng của thư viện: Diện tíchchiếusáng tự nhiên đạtyêu cầu, tận dụng được ánh sáng tự nhiên; nguồn sáng nhân tạo đảm bảo cường độ chiếu sáng theo chuẩn: Diện tích cửa chiếu sáng không nhỏ hơn 1/5 diện tích phòng; ánh sáng nhân tạo dùng đèn điện, gồm 12 bóng đèn neon loại dài 1,2m, được bố trí đều ở các vị trí, treo cách mặt bàn 2,8m (cường độ chiếu sáng tương đương 300Lux). 1.7. Phương án đảm bảo an toàn, an ninh: Hiệu trưởng quy định rõ trách nhiệm bảo vệ thư viện cho cán bộ phụ trách thư viện, bảo vệ của trường và các thành viên khác có liên quan; Có phương án bảo vệ thư viện và phối hợp với bảo vệ an ninh an toàn trường học. Thư viện có hệ thống cửa sổ, cửa ra vào tốt, chắc chắn, an toàn, thông thoáng theo mùa; hệ thống khoá cửa tốt, chắc chắn, đảm bảo an toàn, không để xảy ra mất an toàn, an ninh. 1.8. Phương tiện phòng chống mối, mọt, cháy, nổ:
  • 9. 9 - Có các phương tiện chống ẩm, chống mối, mọt, có hệ thống quạt không khí, có máy hút bụi, máy hút ẩm phục vụ bảo quản sách, báo, tạp chí. - Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, có bình cứu hỏa, tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy đầy đủ. 2. Mua sắm sách, báo, tạp chí... xử lý vốn tài liệu lạc hậu, hư nát. 2.1. Tủ sách giáo khoa dùng chung: Xây dựng được tủ sách giáo khoa dùng chung từ nguồn kinh phí được cấp và vận động xã hội hóa hoặc do cán bộ giáo viên và học sinh quyên góp, phục vụ cho học sinh toàn trường, đặc biệt đáp ứng cho 100% số học sinh diện chính sách, diện nghèo được mượn. 2.2. Số bản sách giáo khoa (SGK) của học sinh: Phối hợp với CMHS, GVCN có các biện pháp để 100% học sinh đủ SGK phục vụ học tập. 2.3. SGK phục vụ giáo viên (GV): Hàng năm thực hiện kiểm tra, rà soát tủ sách giáo khoa dùng cho giáo viên, trích kinh phí chi thường xuyên để bổ sung đủ số đầu sách, bản sách giáo khoa theo quy định. Có đủ 01 bộ SGK toàn cấp học cho mỗi GV. 2.4. SGK dự trữ tại thư viện nhà trường dùng cho GV: Có SGK dự trữ cho GV sử dụng khi cần thiết phục vụ công tác chuyên môn. Mỗi đầu sách có ít nhất 5 bản sách để phục vụ công tác giảng dạy, tham khảo của giáo viên. 2.5. Sách nghiệp vụ sư phạm: Có đủ sách, tài liệu nghiệp vụ sư phạm được biên soạn theo chương trình, như: hướng dẫn giảng dạy, phân phối chương trình, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ.v.v. Đảm bảo mỗi giáo viên có đủ các loại tài liệu nghiệp vụ sư phạm theo quy định, dự trữ các tài liệu tối thiểu 02 bản/1 đầu sách 2.6. Sách nâng cao trình độ chuyên môn của GV: Có các loại sách nâng cao trình độ chuyên môn, sách bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho giáo viên. trung bình mỗi GV có 05 bản sách phù hợp với chuyên môn. 2.7. Nghị quyết, văn bản luật, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ:
  • 10. 10 Có đủ các loại văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, tài liệu hướng dẫn của ngành và nghiệp vụ quản lý giáo dục và các văn bản hướng dẫn của Sở, của phòng về hoạt động giáo dục trong năm năm học, như: Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, các văn bản hướng dẫn hoạt động giáo dục trong năm học, các nghị quyết chương trình về phát triển giáo dục trong giai đoạn của Đảng, nhà nước và của tỉnh; có các loại văn bản khác về hướng dẫn hoạt động giáo dục, nghiệp vụ quản lý giáo dục. 2.8. Số đầu sách tham khảo của TVNT: BGH nhà trường căn cứ vào danh mục sách tham khảo dùng cho thư viện trường phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành, hàng năm bổ sung sách tham khảo cho thư viện. Đảm bảo đạt 90% trở lên số đầu sách tham khảo theo quy định. 2.9. Số bản sách tham khảo: Hàng năm nhà trường bổ sung các sách tham khảo theo khả năng kinh phí của đơn vị. Hạn chế bổ sung các loại tài liệu mang tính giải trí, chưa sát với chương trình giảng dạy, học tập trong nhà trường. Đảm bảo 1 HS có 3 bản sách tham khảo 2.10. Sách làm công cụ tra cứu đắt tiền, sách mở rộng kiến thức: Căn cứ danh mục sáchtham khảo và đặc trưng của bậc học, nhà trường đã từng bước trang bị thêm các loại sách tra cứu, sách mở rộng kiến thức nâng cao kiến thức các môn học. Số đầusáchđạt90% theo quy định, mỗi đầu sách có 01 bản 2.11. Tủ sách giáo dục đạo đức, tủ sách giáo dục pháp luật: Căn cứ các hướng dẫn về xây dựng Tủ sách giáo dục đạo đức, tủ sách giáo dục pháp luật, nhà trường đã xây dựng được tủ sách đạo đức và pháp luật, có tài liệu phong phú, đa dạng phục vụ cho công tác giáo dục của nhà trường. 2.12. Bổ sung số bản sách mới: Hàng năm nhà trường đều có kế hoạch dành 1 khoản kinh phí theo quy định dùng để bổ sung, sắm mới sách cho thư viện. Số bản sách được bổ sung trong 5 năm so với số bản sách của thư viện được đánh giá đạt 70% trở lên tổng số bản sách hiện có. 2.13. Báo, tạp chí: Có báo, tạp chí phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh và tham khảo của giáo viên: tạp chí toán tuổi thơ; báo toán học và tuổi trẻ, tạp chí văn học và
  • 11. 11 tuổi trẻ, tạp chí tin học và nhà trường… Báo nhân dân, báo Giáo dục và Thời đại, tạp chí giáo dục, tập san của ngành học, cấp học; báo Vĩnh Phúc 2.14. Lưu trữ đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tập thể, cá nhân: Thưviện đãlưu trữ được sángkiến kinh nghiệm, đềtài nghiên cứukhoa học có trong5 năm học của tập thể và cá nhân trong trường được Hội đồng khoa học nhà trường xếp từ giải A, B trở lên. 3. Tăng cường nghiệp vụ của cán bộ thư viện. 3.1. Lập và cập nhật hồ sơ theo dõi nhập sách, báo, tạp chí; thực hiện đăng ký, mô tả: Tài liệu, sách báo, ấn phẩm được kiểm tra đối chiếu cụ thể từng loại trước khi nhập kho và được sắp xếp trong thư viện theo đúng quy định của nghiệp vụ thư viện. Có đầy đủ hồ sơ nhập, đăng ký, mô tả sách báo trong thư viện. Đăng ký mô tả, thống kê từng loại sách theo mỗi học kỳ, mỗi năm học. Sử dụng máy tính và phần mềm quản lý thư viện vào công tác quản lý thư viện. 3.2. Bảng nội quy thư viện: Có bảng nội quy của thư viện, hướng dẫn cán bộ giáo viên, học sinh sử dụng tài liệu trong thư viện. Bảng nội quy quy định các nội dung cụ thể rõ ràng, hướng dẫn việc đọc sách, mượn, trả, cho thuê đối với cán bộ, giáo viên và học sinh. Bảng được thiết kế đẹp, treo ở vị trí thuận tiện. 3.3. Biên soạn thư mục, giới thiệu sách: Căn cứ kế hoạch hoạt động của TVNT, cán bộ thư viện phải biên soạn các thư mục giới thiệu sách mới phục vụ giảng dạy, học tập của nhà trường. Hàng năm biên soạn giới được 3 thư mục sách mới ngoài quy định hoạt động của TVTH. Hàng năm, tổ chức được 1 hội thi kể chuyện theo sách hoặc giới thiệu sách. 3.4. Biểu đồ kho sách, theo dõi độc giả: Xây dựng (vẽ) sơ đồ kho sách; sau mỗi học kỳ, năm học ngoài việc thống kê số lượng độc giả bằng số liệu, thể hiện số lượng độc giả bằng biểu đồ. Sơ đồ kho sách được thể hiện chi tiết, rõ ràng. Có sự so sánh độc giả giữa các năm. 4. Tổ chức hoạt động thư viện nhà trường thực sự hiệu quả. 4.1. Thành lập tổ công tác TVNT:
  • 12. 12 Tổ công tác TVNT hàng năm theo quy định đươc thành lập bằng quyết định của Hiệu trưởng theo đúng thể thức văn bản, do 1 lãnh đạo nhà trường phụ trách thành phần các thành viên hợp lý, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. 4.2. Kế hoạch hoạt động của tổ công tác TVNT: Căn cứ tình hình thực tê của nhà trường, tổ công tác thư viện lập kế hoạch hoạt động trong cả năm học của TVNT và trình hiệu trưởng phê duyệt. Kế hoạch thể hiện chi tiết các hoạt động của TVNT trong năm học, kế hoạch hoạt động bám sát các văn bản hướng dẫn của Sở, của Bộ. Thực hiện tốt được 90% kế hoạch đề ra. 4.3. Bố trí cán bộ làm công tác thư viện: Nhà trường phân công nhân viên quản lý Thư viện có đúng chuyên môn nghiệp vụ về Thư viện. 4.4. Thực hiện chế độ báo cáo: Từng học kỳ và cuối năm học, cán bộ phụ trách công tác TVNT phối hợp với tổ công tác TVNT lập văn bản báo cáo Hiệu trưởng về tổ chức hoạt động của thư viện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về toàn bộ công tác TVTH. Báo cáo phải thể hiện rõ tình hình hoạt động của TVNT rõ ràng, có ý kiến đánh giá đầy đủ các mặt hoạt động của TVNT. Đề xuất các biện pháp nâng cao hoạt động của TVNT. 4.5. Phối hợp trong công tác TVNT: Thư viện phải có mạng lưới cộng tác viên trong giáo viên, học sinh và Hội cha mẹ học sinh để giúp đỡ tổ công tác TVNT hoạt động, khai thác, phát triển phong trào đọc sách, báo, tài liệu của trường. Mạng lưới công tác viên rộng khắp có đông đảo thành phần tham gia nhằm thúc đẩy phong trào đọc sách, báo, tài liệu của trường phát triển mạnh. 4.6. Kế hoạchkinh phí và thực hiện: Hàng năm nhà trường phải có kế hoach đầu tư kinh phí củng cố và phát triển TVTH, thực hiện kế hoạch đặt mua sách. Cần thực hiện triệt để công tác xã hội hoá trong đầu tư, xây dựng thư viện, đáp ứng chỉ tiêu về sách giáo khoa, sách tham khảo. Thực hiện được 90% trở lên kế hoạch 4.7. Huy động kinh phí xây dựng thư viện:
  • 13. 13 Hàng năm thư viện huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách như Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội ... để trang bị sách và tài liệu. Kinh phí huy động được tính trung bình/1 học sinh (tối thiểu 2500/học sinh/năm) 4.8. Quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động TVNT: Hàng năm nhà trường quản lý và sử dụng khoản kinh phí trong ngân sách và kinh phí huy động được vào xây dựng và phát triển TVNT một cách hiệu quả. 4.9. Tỉ lệ giáo viên, học sinh thường xuyên sử dụng sách báo: Nhà trường thường xuyên làm phong phú thư viện, thư viện là nơi thu hút đối với HS và giáo viên phục vụ công tác dạy - học, cập nhật thông tin bổ ích. Tỉ lệ thường xuyên sử dụng thư viện của giáo viên là 100%, học sinh là 90%. 4.10. Nội dung hoạt động chuyên môn của thư viện: Cán bộ làm công tác TVNT xây dựng nội dung hoạt động của TVNT phục vụ nhiệm vụ giáo dục toàn diện, bám sát kế hoạch hoạt động theo từng chủ đề, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh và văn hoá của địa phương như: giới thiệu sách, điểm sách, thông báo trưng bày sách mới, phối hợp với các bộ phận liên quan để tổ chức thi kể chuyện, thi giới thiệu sách, vận động học sinh làm theo sách. Thực hiện tốt được từ 90% trở lên kế hoạch. Xây dựng và thực hiện được một số hoạt động TVNT phù hợp với văn hóa của địa phương, truyền thống của nhà trường. 4.11. Cho mượn sách, báo, tạp chí: Cho mượn sách theo đúng quy định hiện hành, phù hợp với khả năng của thư viện và nhu cầu học tập củahọc sinh; Thủ tục cấp thẻ độc giả, mượn, trả sách, báo, tạp chí phảithực hiện theo quytrình chặtchẽ, đơn giản. Các quy trình phải rõ ràng, có ký xác nhận khi mượn, trả sách, báo, tạp chí. Cho mượn đúng đối tượng; quy trình chặt chẽ, đơn giản, thuận tiện trong việc theo dõi, bước đầu áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý mượn trả, thống kê. 4.12. Thực hiện công tác xã hội hoá công tác TVTH: Thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hoá trong công tác TVTH như phát động phong trào xây dựng tủ sách của lớp, của khối, theo môn… chủ động liên hệ với các thư viện trong và ngoài ngành GD thực hiện luân chuyển sách. Triển khai được 90% kế hoạch đề ra. Tạo chuyển biến rõ trong công tác xã hội hoá công tác TVNT.
  • 14. 14 4.13. Giữ gìn, bảo quản sách: Hướng dẫn học sinh bảo quản, giữ gìn sách, tổ chức tốt vận động học sinh trong việc quyên góp sách. Có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, tổ chức khen thưởng những cá nhân có thành tíchtrong xây dựng TVNT. Vào đầu năm học và đầu học kỳ II, Có kế hoạch, phối hợp với giáo viên bộ môn, GVCN nắm tình hình sử dụng sách trong học sinh. 4.14. Phốihợpvới giáo viênbộ môn, giáo viên chủ nhiệm nắm vững tình hình sử dụng sách trong học sinh: Phối hợp tốt với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trong việc điều tra sách trong học sinh, có các số liệu cụ thể; có các biện pháp cụ thể khắc phục đối với những học sinh chưa có đủ hoặc không có sách giáo khoa. 5. Quản lý thư viện chặt chẽ. 5.1. Công tác bảo quản: Sách trong thư viện được quản lý chặt chẽ bằng phần mềm thư viện và hệ thống sổ sách. Đối với các loại sách đắt tiền, tài liệu tra cứu phải được bảo quản để sử dụng lâu dài. Báo, tạp chí, tài liệu phải được đóng thành tập bảo quản làm tư liệu khi cần thiết. Các văn bản tài liệu được đóng tập, bảo quản cẩn thận, sử dụng thường xuyên. Không làm mất, rách các sách, tạp chí đắt tiền. Làm mất, làm rách phải quy trách nhiệm rõ ràng, yêu cầu bồi thường theo quy định. Thanh lý hàng năm dưới 3%. 5.2. Hồ sơ sổ sách theo dõi hoạt động TVNT: Có đủhồ sơ sổ sáchtheo dõicác hoạtđộngcủa thư viện như: Sổ đăng ký cá biệt, sổ đăng ký tổng quát; sổ mượn, trả sách của giáo viên; phiếu mượn, trả sách của học sinh;sổ cấp sách, biểu tổng điều tra sách trong học sinh; các văn bản, kế hoạchcác cấp liên quan đến hoạt động của TVNT; Biên bản kiểm kê, thanh lý đột xuất và định kỳ… Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý TVNT. 5.3. Kiểm kê thanh lý: Việc kiểm kê thanh lý thực hiện đúng theo quy định và nghiệp vụ của thư viện; thanh lý các ẩn phẩm không thể sử dụng, nội dung thay đổi, không còn phù hợp theo đúng quy trình. Công tác kiểm kê được thực hiện đúng các quy định của nghiệp vụ thư viện, số liệu chính xác, làm cơ sở để lập kế hoạch bổ sung tài liệu phục vụ độc giả trong thời gian tiếp theo. 6. Tự đánh giá và đánh giá bên ngoài.
  • 15. 15 6.1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá cấp trường - Hội đồng tự đánh giá cấp trường do Hiệu trưởng quyết định thành lập. - Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền. Các thành viên Hội đồng là tổ trưởng bộ môn có liên quan, giáo viên có uy tín, đại diện các tổ chức đoàn thể của trường, cán bộ phụ trách công tác TVNT - Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng tự đánh giá cấp trường + Thu thập thông tin, rà soát các hoạt động thuộc lĩnh vực liên quan, đối chiếu các kết quả đạt được với mục tiêu đề ra, tìm và thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. + Đối chiếu với bộ tiêu chuẩn Đánh giá chất lượng công tác TVNT, viết báo cáo tự đánh giá, gửi Hội đồng Kiểm tra - Đánh giá cấp trên (Sở GD&ĐT) - Định kỳ thành lập Hội đồng tự đánh giá và tổ chức thực hiện tự đánh giá vào đầu năm học và tháng 3 hàng năm; thường xuyên tiếp nhận đánh giá bên ngoài đối với công tác TVNT. 6.2. Chấp hành quyết định của cấp trên về việc đánh giá ngoài về công tác thư viện nhà trường 6.3. Thực hiện đúng đủ quyền lợi và trách nhiệm của nhà trường được công nhận danh hiệu thư viện theo quy định a) Kết quả công nhận danh hiệu được công bố công khai. b) Danh hiệu TVTH là căn cứ để xét thi đua của nhà trường, để xem xét phụ cấp của cán bộ thư viện. c) Thường xuyên duy trì và nâng cao chất lượng công tác TVNT. PHẦN THỨ HAI: KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN Những biện pháp kể trên đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng công tác thư viện của Trường THPT Trần Hưng Đạo - Thị trấn Hợp Hòa - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc từ năm học 2015-2016 đến nay. Kết quả cụ thể: Qua việc tự đánh giá và đánh giá thư viện Trường THPT Trần Hưng Đạo luôn được công nhận là thư viện tiên tiến.
  • 16. 16 BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ VÀ XẾP LOẠI CÔNG TÁC TVNT NĂM HỌC 2015 - 2016 TT Đánh giá Tiêu chuẩn Tổng số tiêu chí Số tiêu chí đạt mức Điểm số 1 2 3 4 (dưới mức 3) 1 Tiêu chuẩn 1 8 5 2 1 16 2 Tiêu chuẩn 2 14 3 7 4 22.5 3 Tiêu chuẩn 3 4 2 2 0 9,5 4 Tiêu chuẩn 4 14 6 7 1 26 5 Tiêu chuẩn 5 3 2 0 1 8 Cộng 43 17 18 6 82 BẢNG TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ VÀ XẾP LOẠI CÔNG TÁC TVNT NĂM HỌC 2016 - 2017 TT Đánh giá Tiêu chuẩn Tổng số tiêu chí Số tiêu chí đạt mức Điểm số 1 2 3 4 (dưới mức 3) 1 Tiêu chuẩn 1 8 5 3 18.5 2 Tiêu chuẩn 2 14 5 8 1 22.5 3 Tiêu chuẩn 3 4 3 1 9 4 Tiêu chuẩn 4 14 9 5 27.5 5 Tiêu chuẩn 5 3 1 2 8.5 Cộng 43 23 18 2 87 Các biện pháp kể trên có khả năng áp dụng cho việc quản lý thư viện trường THPT Trần Hưng Đạo cũng như các trường THPT trong Tỉnh Vĩnh Phúc. 8. Những thông tin cần bảo mật:
  • 17. 17 Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Nhà trường có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ xây dựng thư viện. Nhà trường có cán bộ thư viện được đào tạo đúng chuyên nghành hoặc giáo viên kiêm nhiệm được tập huấn đầy đủ về nghiệp vụ thư viện nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường nắm chắc, hiểu rõ và thực hiện đầy đủ các văn bản quy định của các cấp quản lý giáo dục về công tác thư viện trường học. Hàng năm có kinh phí dành cho việc mua sắm sách, báo, tài liệu và tổ chức các hoạt động thư viện. Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục 10. Đánh giá những lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được từ áp dụng sáng kiến 10.1. Theo ý kiến tác giả: Khi thực hiện một số biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo quản, sử dụng tài liệu thư viện ở trường THPT Trần Hưng Đạo - Thị trấn Hợp Hòa - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc, tôi nhận thấy có những lợi ích sau đây. - Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu và các sách báo cần thiết khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh. - Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết của Đảng, nhà nước và của ngành GD&ĐT phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Tổ chức thu hút toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học; tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp học chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết cachs sử dụng bộ máy tra cứu, tra cứu thư mục nhằm sử dụng triệt để kho sách nhất là sách nghiệp vụ và sách tham khảo. 10.2. Theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Xây dựng thư viện là xây dựng được một trung tâm văn hóa và khoa học của nhà trường.
  • 18. 18 Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học Thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. Sử dụng nguồn ngân sách được nhà nước cấp một cách hợp lý, hiệu quả. Từng bước nâng cao nghiệp vụ, tạo nên sự chuyên nghiệp cho cán bộ làm côngtác thư viện, tránh lãng phí nguồnnhân lực của nhà nước đầu tư cho giáo dục. 11. Danh sách những tổ chức cá nhân tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số TT Tên tổ chức, cá nhân Địa chỉ Phạm vi/ lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Trường THPT Trần Hưng Đạo Trường THPT Trần Hưng Đạo - Thị trấn Hợp Hòa - Huyện Tam Dương - Tỉnh Vĩnh Phúc Quản lý, bảo quản thư viện ở trường THPT Trần Hưng Đạo - Vĩnh Phúc ...........ngày......tháng....... năm ........ Tam Dương, ngày 22 tháng 02 năm 2018 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Thu Hằng