SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
Download to read offline
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Nhân loại đang bước vào thời đại lấy tri thức làm nguồn tài nguyên
quan trọng, sử dụng, phân phối và sản xuất tri thức làm nhân tố chủ yếu của
nền kinh tế tri thức trong xã hội thông tin. Sự đột phá vươn tới thành công của
thế giới hiện đại đều bắt nguồn từ thông tin trên cơ sở nguồn lực thông tin-
nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của bất kỳ quốc gia nào
trên thế giới, là chìa khoá của tri thức và sự đổi mới của thế kỷ XXI.
Thông tin đang thực sự trở thành tài nguyên vô giá, là yếu tố không thể
thiếu đối với cuộc sống của con người. Trình độ phát triển thông tin trở thành
một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của nền văn minh vật chất và tinh thần
xã hội trong nền kinh tế tri thức.
Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá- hiện đại hoá, việc thu thập
các nguồn thông tin để cung cấp thông tin có chất lượng phục vụ cho người
dùng tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước những yêu cầu cấp thiết đó,
các thư viện công cộng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình.
Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) là thư viện đứng đầu trong hệ
thống thư viện công cộng ở nước ta. Nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tin cho người
dùng tin đó là mục tiêu và động lực phát triển thủ đô Hà Nội nói riêng và đất
nước ta nói chung, do đó TVQGVN hết sức chú trọng công tác phát triển
nguồn tin nói chung và nguồn tin ngoại văn nói riêng. Chính vì vậy, tôi chọn
đề tài “ Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại
Thư viện Quốc gia Việt Nam” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
K51 Thông tin-Thư viện 1
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc
gia Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại
TVQGVN nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác xây dựng
và khai thác nguồn tin ngoại văn của thư viện. Từ đó, đề xuất các phương
hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng nguồn tin ngoại văn
cũng như nâng cao hiệu quả của khai thác nguồn tin đó tại thư viện.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận chung về nguồn tin.
- Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại TVQGVN.
- Nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại
văn của TVQGVN.
- Đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng
và khai thác nguồn tin ngoại văn tại thư viện.
5. Phương pháp nghiên cứu
Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Những tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Bộ Văn hoá- Thể thao- Du
lịch về công tác thông tin- thư viện.
Phương pháp nghiên cứu:
K51 Thông tin-Thư viện 2
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
- Thu thập, thống kê số liệu.
- Phân tích, so sánh và tổng hợp tài liệu.
- Khảo sát thực tế, trao đổi với các chuyên gia và các nhà quản lý.
6. Những đóng góp của khoá luận
Hiện tại nghiên cứu về nguồn lực thông tin của TVQGVN đã có một số
khoá luận đề cập đến ở những khía cạnh khác nhau như đề tài của các tác giả:
Trần Mỹ Dung, Nguyễn Thị Thu Hiền, Đỗ Thị Nụ,….Với sự cố gắng cao
nhất và trong khả năng có thể, đề tài “Tìm hiểu công tác xây dựng và khai
thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” của tác giả có
những đóng góp sau:
Về mặt lý luận:
Qua việc mô tả thực trạng công tác xây dựng và khai thác nguồn tin
ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, đề tài khẳng định tầm quan trọng
và giá trị thiết thực của công tác xây dựng và khai thác nguồn tin nói chung,
công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại TVQGVN nói riêng.
Về mặt thực tiễn:
Phản ánh thực trạng hoạt động xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại
văn của TVQGVN, đưa ra phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm khắc
phục những mặt hạn chế trong công tác này.
7. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Khoá luận
gồm những nội dung chính sau :
Chương 1. Khái quát về Thư viện Quốc gia Việt Nam.
K51 Thông tin-Thư viện 3
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Chương 2. Thực trạng công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn
tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Chương 3. Một số giải pháp công tác xây dựng và khai thác nguồn tin
ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam trong thời gian tới.
Trong quá trình thực hiện khoá luận, do trình độ nghiên cứu và kinh
nghiệm của bản thân hạn chế, khoá luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất
mong được sự đóng góp của thầy cô và bạn bè.
Xin chân thành cám ơn !
K51 Thông tin-Thư viện 4
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
CHƯƠNG 1.
KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
1.1. Sự hình thành và phát triển của Thư viện Quốc Gia Việt Nam
Thư viện Quốc gia Việt Nam (National Library of Viet Nam) nguyên
là Sở Lưu trữ và thư viện Đông Dương thành lập ngày 29/11/1917. Ngày
21/06/1919 thư viện chính thức mang tên Thư viện Trung ương Hà Nội, năm
1935 thư viện mang tên Pierr Pasquier. Ngày 20/10/1945 thư viện đổi tên
thành Quốc gia thư viện, năm 1946 khi Pháp chiếm đóng Hà Nội thư viện
mang tên Thư viện Trung ương, năm 1953 đổi tên thành Tổng Thư viện do
sáp nhập viện Đại học Hà Nội. Từ ngày 29/06/1957 đến nay thư viện mang
tên Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) là thư viện lớn nhất của cả
nước với vốn tài liệu phong phú và đa dạng. Thông qua sắc lệnh nộp lưu
chiểu và thực hiện tốt công tác bổ sung vốn tài liệu, hiện nay TVQGVN có
khoảng 1,5 triệu bản sách, hơn 8.000 tên báo, tạp chí, hơn 15.000 luận án tiến
sĩ. Thư viện có quan hệ trao đổi với khoảng trên 100 đơn vị trong và ngoài
nước (thư viện, cơ quan văn hoá, giáo dục, báo chí) của trên 30 nước trên thế
giới.
Hiện nay Thư viện Quốc gia Việt Nam là thành viên chính thức của
Hiệp hội quốc tế các Hội thư viện và cơ quan thư viện (IFLA). Ngày
25/11/2007 kỉ niệm 90 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập
hạng nhì.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ
* Chức năng.
K51 Thông tin-Thư viện 5
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Căn cứ vào quyết định số 81/2004/QĐ của Bộ Văn hoá - Thể thao- Du
lịch (BVH-TT-DL), TVQGVN có chức năng: là đơn vị sự nghiệp có thu trực
thuộc Bộ Văn hoá - Thể thao- Du lịch gìn giữ di sản dân tộc, thu thập, tàng
trữ, khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu dân tộc trong xã hội.
* Nhiệm vụ.
Tổ chức phục vụ, tạo điều kiện cho người đọc sử dụng tài liệu của thư
viện theo quy định và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức.
Xây dựng bảo quản lâu dài vốn tài liệu của dân tộc và tài liệu của nước
ngoài viết về Việt Nam.
Thu nhận theo chế độ lưu chiểu các xuất bản phẩm, luận án tiến sĩ của
công dân Việt Nam bảo vệ ở trong nước và nước ngoài, của công dân nước
ngoài bảo vệ tại Việt Nam.
Xử lí thông tin, biên soạn thư mục quốc gia và ấn phẩm thông tin về văn
hoá nghệ thuật; tổ chức biên soạn Tổng thư mục Việt Nam.
Hợp tác trao đổi tài liệu với thư viện trong và ngoài nước theo quy định
của pháp luật.
Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt
động thư viện.
Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các thư viện trong cả nước theo sự
phân công của BVH-TT-DL hoặc yêu cầu của địa phương, đơn vị.
Thực hiện hợp tác quốc tế theo kế hoạch của BVH-TT-DL và quy định
của pháp luật.
Lưu trữ các tài liệu có nội dung tại khoản 1 điều 5 của Pháp lệnh Thư
viện và phục vụ cho người đọc theo quy định của chính phủ.
K51 Thông tin-Thư viện 6
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
1.3. Cơ cấu tổ chức.
Về cơ cấu tổ chức của TVQGVN gồm các phòng ban như sau:
Ban giám đốc: Giám đốc và các phó giám đốc
Hội đồng khoa học.
TVQGVN gồm có 13 phòng, ban chuyên môn như sau:
Phòng Hành chính- Tổ chức.
Phòng Lưu chiểu.
Phòng Bổ sung-trao đổi.
Phòng Phân loại-biên mục.
Phòng Đọc sách.
Phòng Đọc báo- tạp chí.
Phòng Tra cứu thông tin-tư liệu.
Phòng Nghiên cứu khoa học.
Phòng Tin học.
Phòng Bảo quản.
Phòng quan hệ quốc tế
Phòng Tạp chí thư viện Việt Nam.
Đội bảo vệ.
K51 Thông tin-Thư viện 7
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện có 195 công nhân viên chức, trong
đó có khoảng hơn 85% có trình độ đại học và trên đại học, công tác trong 13
phòng chức năng.
1.4. Người dùng tin và nhu cầu tin
Người dùng tin (NDT) là một trong bốn yếu tố cơ bản cấu thành mọi hệ
thống thông tin – thư viện. NDT và nhu cầu tin (NCT) của họ là cơ sở cần
thiết định hướng cho các hoạt động của thư viện. NDT vừa là chủ thể sản sinh
ra thông tin vừa là khách thể sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư
viện (SP&DV TT-TV). Họ còn góp phần điều chỉnh các hoạt động của thư
viện thông qua các thông tin phản hồi.
Phục vụ NCT của NDT là mục đích tồn tại và phát triển của các cơ
quan TT-TV. Hiệu quả hoạt động phục vụ NDT được coi là thước đo đánh giá
chất lượng hoạt động của bất kì các cơ quan TT-TV nào. Vì thế nghiên cứu
NCT của NDT là một trong các nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan TT-TV.
Nghiên cứu NCT là nhận dạng nhu cầu về thông tin của NDT, trên cơ sở đó
tìm ra những biện pháp cụ thể phù hợp để cung cấp thông tin phù hợp cho họ.
Việc tìm hiểu đặc điểm NDT của TVQGVN và xác định NCT của họ
đã được nghiên cứu thông qua kết quả của quá trình điều tra bằng phiếu điều
tra nhu cầu tin (kết quả điều tra với tổng số phát ra là 120 phiếu thu về 111
phiếu), nghiên cứu thông qua báo cáo công tác của phòng đọc trong 5 năm
gần đây.
Các phương pháp trên đã xác định được thành phần NDT tại
TVQGVN, xác định được trình độ học vấn, lĩnh vực chuyên môn, loại nguồn
tin, ngôn ngữ mà họ thường sử dụng, đồng thời xác định được mức độ thoả
mãn NCT của NDT. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác
xây dựng và khai thác nguồn tin nói chung và xây dựng và khai thác nguồn
tin ngoại văn nói riêng.
K51 Thông tin-Thư viện 8
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
* Số liệu thống kê thành phần NDT của TVQGVN từ năm 2005 đến
năm 2009
Năm Tổng số
thẻ cấp
Cán bộ Sinh viên
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
2005 23.463 6.600 28,1 16.863 77.4
2006 24.836 6.913 27,9 17.923 72.1
2007 21.705 6.257 28,6 15.448 71.4
2008 22.951 6.961 30,3 15.484 67,4
2009 16.633 5.779 34,7 10.851 65,2
Qua bảng số liệu này cho thấy số NDT chủ yếu đến TVQGVN làm thẻ
là cán bộ và sinh viên trong đó lượng sinh viên luôn là đối tượng làm thẻ
đông đảo nhất của thư viện. Tuy nhiên số lượng NDT đăng kí làm thẻ trong
các năm gần đây có xu hướng giảm dần, năm 2006 là năm có số lượng làm
thẻ đạt cao nhất 24.836 thẻ. Những năm sau thì số lượng thẻ có giảm đi đáng
kể, đây là một điểm cần chú ý trong hoạt động phục vụ NDT của TVQGVN.
Theo thống kê phiếu điều tra thì trình độ của NDT như sau: Cử nhân
chiếm 82,9 % ( 92 phiếu ), thạc sĩ chiếm 12,6 % ( 14 phiếu), PGS.GS chiếm
0,9 % ( 1 phiếu), trình độ khác chiếm 3,6% ( 4 phiếu )
Theo phiếu điều tra NCT, thành phần NDT của TVQGVN như sau:
Sinh viên các trường đại học cao đẳng chiếm 68,5% ( 76 phiếu ); cán bộ quản
lí lãnh đạo chiếm 4,5% (5 phiếu); sản xuất kinh doanh chiếm 2,7 % (3 phiếu),
giảng dạy chiếm chiếm 10,8 % (12 phiếu), hành chính sự nghiệp là 7,2% (8
phiếu), đối tượng khác 6,3%(7 phiếu). Do địa bàn Hà Nội có tới hơn 40
trường đại học, cao đẳng trong cả nước nên lượng sinh viên tới TVQGVN khá
lớn chiếm 68,5% . Tuy nhiên bộ phận NDT là cán bộ hoạt động ở các lĩnh
vực nói chung còn thấp, đòi hỏi Thư viện cần có biện pháp để thu hút bộ phận
này.
Theo thống kê phiếu điều tra NCT của NDT về các lĩnh vực như sau:
K51 Thông tin-Thư viện 9
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Lĩnh vực quan tâm Số lượng Tỉ lệ %
Chính trị- xã hội 48 43, 2
Văn hoá-nghệ thuật 26 23,4
Khoa học công nghệ 12 10,8
Nông- Lâm nghiệp 1 0,9
Y- Dược học 12 10,8
Ngôn ngữ 36 32.4
Văn học 31 27,9
Lĩnh vực khác 19 17.1
Qua số liệu thống kê trên cho thấy nhu cầu của NDT về lĩnh vực chính
trị - xã hội 43,2% là cao nhất, kể đến là lĩnh vực ngôn ngữ 32,4% thấp nhất là
lĩnh vực nông- lâm nghiệp 0,9%.
Theo thống kê phiếu điều tra NCT về loại ngôn ngữ mà người dùng tin
sử dụng tại TVQGVN, nhìn chung NDT sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau
bên cạnh ngôn ngữ tiếng Việt của nguồn tin chiếm 90% với 100 phiếu và
chiếm số lượng cao nhất, sau đó là tiếng Anh chiếm 51,3% với 57 phiếu, các
thứ tiếng khác ít hơn: tiếng Nhật chiếm 5,4% với 6 phiếu, tiếng Pháp chiếm
3,6% với 4 phiếu, tiếng Trung chiếm 1,8% (2 phiếu), tiếng Nga chiếm 0,9%
(1phiếu), các ngôn ngữ khác chiếm 0,9% (1 phiếu). Như vậy TVQGVN nên
bổ sung các loại ngôn ngữ nào để bạn đọc có thể sử dụng tốt nhất và làm
phong phú nguồn tin ngoại văn tại thư viện.
Từ phiếu điều tra NCT ta thấy các loại hình nguồn tin truyền thống vẫn
được quan tâm sử dụng, nhất là sách chiếm 93,6% (104 phiếu), Internet chiếm
30,6% (34 phiếu), CSDL chiếm 4,5% (5 phiếu), vi phim vi phiếu 0,9% (1
phiếu), tài liệu dạng khác chiếm 3,6% (4 phiếu). Qua đó ta cũng thấy các loại
K51 Thông tin-Thư viện 10
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
hình nguồn tin như CSDL, vi phim vi phiếu, CD-ROM rất ít người sử dụng
mà những nguồn tin đó thì TVQGVN rất phong phú và có chất lượng. Do đó
Thư viện cần có biện pháp tuyên truyền hướng dẫn NDT sử dụng các loại
hình nguồn tin này để không lãng phí và giảm thiểu áp lực về sử dụng nguồn
tin dạng sách.
Ngoài ra khi thống kê phiếu điều tra thì thời gian xuất bản của nguồn
tin từ năm 2000 đến nay được sử dụng nhiều nhất chiếm 91% (101 phiếu ), từ
năm 1987 -2000 chiếm 19,8% ( 22 phiếu), trước năm 1945 chiếm 9,9% ( 11
phiếu), từ năm 1954 đến 1986 chiếm 8,1% (9 phiếu), từ năm 1945 đến năm
1954 chiếm 5,4% (6 phiếu).
Qua điều tra trên ta thấy NCT của NDT tại TVQGVN rất đa dạng và
phức tạp. Thông qua nghiên cứu phiếu điều tra, báo cáo của công tác phục vụ
bạn đọc và dựa trên quy định của TVQGVN về đối tượng phục vụ, có thể
phân loại đối tượng người dùng tin của TVQGVN thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Các cán bộ cao cấp thuộc các cơ quan lãnh đạo Đảng và
Nhà nước, cán bộ quản lý các cấp, các ngành.
Các cán bộ lãnh đạo từ Trung ương đến các tỉnh thành phố là những
người ra quyết định các cấp nhằm xây dựng đường lối, chính sách, chủ trương
của Đảng và Nhà nước, Bộ - ngành. Thông tin cho họ là những thông tin
mang tính mới, tính định hướng giải quyết tình hình thực tiễn trong và ngoài
nước. Do vậy thông tin cần cô đọng, đầy đủ để giúp họ tiết kiệm thời gian có
thể ra quyết định đúng đắn.
Nhóm 2: Các cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, kỹ sư.
Nhóm NDT này cần các thông tin gốc, thông tin thư mục, tổng luận
về nghiên cứu khoa học của một lĩnh vực chuyên môn, những thành tựu mới,
những phương pháp mới của khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước.
K51 Thông tin-Thư viện 11
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Nhóm 3: Nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên chuyên ngành khoa
học.
Nhóm NDT này là những người tích lũy kiến thức để đáp ứng yêu
cầu công việc, nên họ cần thông tin mang tính cơ sở lý thuyết cơ bản đồng
thời tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học và thông tin đi sâu vào một
lĩnh vực chuyên ngành.
Nhóm 4: Quần chúng nhân dân.
NDT mục đích sử dụng thông tin của họ khác với nhóm NDT trên.
Họ sử dụng thông tin khoa học kỹ thuật vào hoạt động thực tiễn để làm ra của
cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống nhằm phát triển toàn diện cho con
người.
So với những năm trước đây, thành phần NDT của Thư viện Quốc gia
Việt Nam phong phú và đa dạng hơn. Ngoài NDT trong nước còn có đối
tượng người nước ngoài, sinh viên học viên cao học ngày càng đông đảo hơn.
1.5. Các vấn đề chung về nguồn tin
* Khái niệm nguồn tin: Nguồn tin là sản phẩm trí tuệ, là sản phẩm lao
động khoa học, kiến thức, suy nghĩ, sáng tạo của con người, phản ánh những
thông tin được kiểm soát và ghi lại dưới một dạng vật chất nào đó.
Khái niệm phát triển nguồn tin: là quá trình làm cho nhu cầu thông
tin của NDT được đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác. Nói cách khác, phát
triển nguồn tin là nhằm đáp ứng NCT của NDT.
* Phân loại nguồn tin: có nhiều cách phân loại như:
Dựa vào chất liệu vật mang tin thì nguồn tin chia thành 3 loại:
Nguồn tin in trên giấy: sách, báo, tạp chí, bản đồ, bản vẽ….
K51 Thông tin-Thư viện 12
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Nguồn tin trên phim ảnh, băng đĩa, băng từ….
Nguồn tin điện tử.
Dựa vào mức độ xử lí thông tin: chia thành các loại: Nguồn tin cấp 1,
nguồn tin cấp 2, nguồn tin cấp 3.
Ngoài 2 cách phân loại nguồn tin trên, còn có các cách phân loại nguồn
tin: thời gian xuất bản, nội dung thông tin, mức độ công bố, mục đích ý
nghĩa…
* Đặc trưng của nguồn tin
Tính vật lý: Thể hiện trên 3 phương diện: Vật chứa đựng thông tin,
phương thức ghi và truyền thông tin, phương pháp tiếp cận.
Tính cấu trúc: Thông tin không có tính cấu trúc thì không thể có giá trị.
Tính cấu trúc có tính cấp thứ bậc, ngôi thứ từ giản lược đến phức tạp. Cấu
trúc giản lược nhất là thư mục. Cấp bậc phức tạp nhất là nhận xét đánh giá giá
trị nội dung trong hoạt động Thông tin Khoa học và đóng góp với đời sống xã
hội.
Tính truy cập: Thông tin có giá trị khi được truyền đi, phổ biến và sử
dụng. Để truy cập thông tin thông qua các điểm truy cập như: MLCC, MLPL,
MLCĐ và bộ máy tra cứu bổ trợ. Thể hiện hệ thống hoá và sắp xếp phù hợp
với thói quen NDT tìm kiếm thông tin. Khi phát triển mạng thông tin, Hệ
thống mục lục trực tuyến online (mục lục OPAC) qua thuật ngữ tìm kiếm, từ
khoá, từ chuẩn,…Các điểm truy cập cần được kết nối bằng các toán tử logic.
Tính giá trị : Trong nguồn tin các thông tin đều chứa những nội dung
và có ý nghĩa nhất định đối với từng lĩnh vực. Các cơ quan TT-TV phân loại,
xử lý phân tích, tổng hợp logic tin và xây dựng điểm truy cập cho người sử
dụng. Cần phát huy điểm mạnh và hạn chế nhược điểm của nó, đòi hỏi cán bộ
K51 Thông tin-Thư viện 13
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
thư viện có trình độ cao trong phân loại, xử lý nguồn tin. Gía trị thông tin tri
thức trong nguồn tin sẽ cao khi nguồn tin được phổ biến rộng rãi và nhiều
người sử dụng.
Tính chia sẻ: Trong đời sống xã hội con người cần trao đổi thông tin,
mỗi người sử dụng thông tin lại tạo ra thông tin mới. Các thông tin được
truyền đi giao lưu với người khác qua các hình thức: thảo luận, truyền đạt,
mệnh lệnh, thư từ,….Hợp tác chia sẻ nguồn tin giữa các cơ quan TT-TV làm
phong phú nguồn thông tin mỗi cơ quan, đồng thời nâng cao hiệu quả thoả
mãn NCT của NDT và tiết kiệm kinh phí bổ sung.
K51 Thông tin-Thư viện 14
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC
NGUỒN TIN NGOẠI VĂN TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM
2.1. Qúa trình hình thành và phát triển nguồn tin của Thư viện Quốc gia
Việt Nam
* Giai đoạn trước 1954:
Khi mới thành lập vốn tài liệu ban đầu TVQGVN chỉ có khoảng vài
nghìn bản, được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Đến năm 1953 phòng
đọc sách có 15.092 bản, 1.215 tên tạp chí (chủ yếu là tạp chí Đông Dương và
Việt Nam), 420 tên tạp chí ngoại văn, 647 tên nhật báo. Trong đó sách tiếng
Việt là 11.088 bản, tiếng Pháp là 13.515 bản, tiếng Anh có 2.016 bản. Ngày
31/01/1922 toàn quyền Pháp ban hành nghị định quy định lưu chiểu các ấn
phẩm xuất bản ở 5 xứ Đông Dương cho Thư viện Đông Dương. Việc thực
hiện lưu chiểu khá nghiêm túc, theo thống kê từ năm 1922 đến 1940 Thư viện
đã nhận được số lượng ẩn phẩm được lưu chiểu như sau:
- 1.381 tên sách các loại.
- 5.123 các loại báo và tạp chí.
- 1.291 các bản đồ.
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chủ Tịch đã kí sắc lệnh số
18 về Lưu chiểu văn hoá phẩm, sắc lệnh đã được thực hiện tốt từ tháng
9/1945 đến tháng 12/1946 số sách nhập vào thư viện là 3.733 bản.
* Giai đoạn từ 1954 đến 1985.
Tháng 10/1954 TVQGVN đã thu nhận được 4.168 tên tài liệu xuất bản ở
vùng kháng chiến và 2.500 tên tài liệu xuất bản trong vùng địch tạm chiếm,
K51 Thông tin-Thư viện 15
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
xây dựng tiến hành mua sách Hán Nôm và tạo lập được kho sách Hán Nôm
trên 4.000 bản của 2.270 tên sách.
Năm 1955 Thư viện Bắc Kinh đã gửi tặng TVQGVN 36.000 bản sách
tiếng Trung, năm 1956 Thư viện Quốc Gia Liên Xô gửi tặng 30.000 bản
( sách tiếng Anh và tiếng Pháp). Sách nhập vào TVQGVN qua lưu chiểu từ
1967-1985 là 18.399 bản.
Thư viện được phép nhận luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ của công dân Việt
Nam bảo vệ trong và ngoài nước, của người nước ngoài bảo vệ ở Việt Nam
theo quyết định 401/TTg ngày 9/10/1976 của Thủ tướng Chính phủ, thành lập
kho luận án gồm 998 bản.
* Giai đoạn 1986 -2002.
Ngày 7/7/1993 Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Xuất bản năm 1993.
Nghị định 79/CP ngày 6/11/1993 của Thủ tướng chính phủ cho phép
TVQGVN nhận lưu chiểu 4 bản cho 1 tên ấn phẩm. Năm 1997 Thư viện đã
nhận 370 tên, năm 1998 là 535 tên, 1999 là 587 tên. Tính đến tháng 12/1999,
Thư viện đã thu nhận được 8.000 bản luận án tiến sĩ, đồng thời trao đổi được
1.215 cuốn sách ngoại văn, gấp 3 lần số mua. Số sách ngoại văn bằng tiếng
Trung, Anh, Pháp mua trong năm 1999 chỉ đạt 482 cuốn, tháng 2/2002 tài liệu
kho lưu chiểu đã đạt tới 140.045 tên.
* Giai đoạn từ 2002 đến nay.
Tính đến năm 2008 TVQGVN có 1.300.468 tổng số bản sách và 800.752
tổng số tên sách, hơn 8.000 tên báo- tạp chí. Trải qua hơn 90 năm xây dựng
và trưởng thành hiện nay TVQGVN đã có được gần 1.500.000 bản sách, hơn
8.000 tên báo-tạp chí, hơn 15.000 luận án, hơn 1.000 đĩa CD-ROM và các
CSDL cho người dùng tin sử dụng.
K51 Thông tin-Thư viện 16
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
2.2. Vai trò nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
Nguồn tin ngoại văn là thành phần của hệ thống thông tin và là nguyên
liệu đầu vào của quá trình hoạt động thông tin khoa học. Chính vì vậy vốn tài
liệu ngoại văn giữ vị trí then chốt, quyết định sự tồn tại và hiệu quả hoạt động
thông tin khoa học.
Nguồn tin ngoại văn là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin,
làm công cụ tra cứu như: thư mục, các CSDL thư mục... là tiêu chí để đánh
giá chất lượng một sản phẩm thông tin - thư viện.
Nguồn tin ngoại văn tạo ra các sản phẩm thông tin phản ánh tính độc đáo,
tính quí hiếm của thông tin nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường, tạo ra
giá trị gia tăng của thông tin như: thông tin phân tích, tổng luận...
Nguồn tin đó là cơ sở để hợp tác và chia sẻ giữa các cơ quan thông tin -
thư viện. Như chúng ta đã biết, nguồn tin của các thư viện ngày càng trở nên
bất cập do sự tăng lên nhanh chóng, trong đó có các thông tin khoa học tăng
theo cấp số nhân. Mâu thuẫn của sự gia tăng “chóng mặt” giữa khối lượng
thông tin, kinh phí hàng năm cho việc bổ sung nguồn tin và yêu cầu của người
dùng tin đã đặt ra một yêu cầu đối với các cơ quan thông tin - thư viện. Sự
thành bại trong nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học một phần phụ
thuộc vào khả năng với tới các nguồn tin phù hợp.
Do vậy TVQGVN có chính sách phát triển nguồn tin nói chung và xây
dựng, khai thác nguồn tin ngoại văn nói riêng cho phù hợp với chức năng và
nhiệm vụ trên cơ sở nhu cầu tin của người sử dụng, đảm bảo bốn mục tiêu:
xây dựng nguồn tin phong phú, đa dạng; đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên
môn và tin học cao; số lượng người dùng tin đông đảo được đào tạo và hệ
thống cơ sở hạ tầng bền vững.
K51 Thông tin-Thư viện 17
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Nguồn tin ngoại văn còn thể hiện mức độ phát triển trí tuệ, văn minh
của một quốc gia, một dân tộc đó và là công cụ đối tượng làm việc hàng ngày
của cán bộ thông tin -thư viện (bổ sung, xử lý, phục vụ NDT...). Đối với hoạt
động của con người giúp họ có những quyết định căn cứ khoa học nhất.
Bên cạnh đó, nguồn tin ngoại văn là một bộ phận không thể tách rời
trong nguồn lực thông tin đang được quản trị tại TVQGVN. Cùng với nguồn
tin quốc văn, nguồn tin ngoại văn của TVQGVN luôn đóng một vai trò quan
trọng trong việc đáp ứng và thoả mãn nhu cầu tin của NDT thư viện. Trong
những năm gần đây, số lượng bạn đọc đến sử dụng thư viện tăng nhanh và
đến năm 2009 đã đạt: số lượt bạn đọc là 303.239 lượt nhưng giảm 39.208
lượt so với năm 2008; sách, báo, tài liệu trong năm 2009 đã luân chuyển được
511.399 lượt, năm 2008 là 583.106 lượt
Nguồn tin ngoại văn có tác dụng mang lại những tri thức, kinh nghiệm
cho người dùng tin; là công cụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, lao động và phổ
biến kiến thức khoa học kỹ thuật, là phương tiện thúc đẩy sự tiến bộ của đất
nước.
Đến với TVQGVN, NDT có thể tìm thấy nhiều tài liệu về các lĩnh vực
tri thức với nhiều ngôn ngữ và loại hình khác nhau, góp phần quan trọng
trong sự nghiệp giáo dục và làm phong phú hơn đời sống văn hoá tinh thần
của nhân dân - đặc biệt còn là phương tiện tiếp cận nhanh nhất tới các thành
tựu khoa học - kỹ thuật - công nghệ trên thế giới, nhanh chóng vận dụng
những thành tựu đó vào thực tiễn cuộc sống của Việt Nam.
Có thể nói cùng với nguồn tin quốc văn, nguồn tin ngoại văn của
TVQGVN đã hình thành nên nguồn lực thông tin, là tiền đề phát triển của
TVQGVN, là cơ sở cho hoạt động của thư viện. Việc quan tâm xây dựng và
khai thác nguồn tin ngoại văn của TVQGVN trong giai đoạn hiện nay càng
trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết. Để giải quyết thật tốt công
K51 Thông tin-Thư viện 18
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
tác này cần tìm hiểu những việc đã làm được và những tồn tại ở TVQGVN
nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết hoàn thành chức năng nhiệm vụ của
mình.
2.3. Chính sách bổ sung nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam
Nguồn tin hiện có của TVQGVN là kết quả xây dựng, tích luỹ lâu dài
theo chính sách phát triển nguồn tin hợp lý, trên cơ sở nhu cầu người dùng tin
nói riêng và xã hội nói chung. Hoạt động thông tin-thư viện của họ, nguồn tin
được xây dựng trên công tác tổ chức, quản lý, khai thác và căn cứ nhu cầu
đích thực của người dùng tin. Do đó, lãnh đạo TVQGVN đã nhìn nhận cần
phải đầy đủ về số lượng, phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức
nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng tin (NDT).TVQGVN mặc dù chưa có
một văn bản chính thức về chính sách phát triển nguồn tin nhưng xuất phát từ
chức năng, nhiệm vụ của mình, trong quá trình xây dựng nguồn tin nói chung
và xây dựng nguồn tin ngoại văn nói riêng thì Thư viện đã đề ra hướng bổ
sung nguồn tin ngoại văn như sau:
a) Diện đề tài về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, quân sự, y tế và nông
nghiệp.
Thu thập nguồn tin về tất cả các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật,
quân sự y tế và nông nghiệp nhưng không chuyên sâu về từng ngành cụ thể
mà có nội dung tổng hợp, liên ngành, phản ánh xu thế phát triển của ngành đó
trong nước, trên thế giới với những thành tựu mới nhất. Chú trọng bổ sung
nguồn tin một số ngành khoa học mới xuất hiện, đang phát triển hiện nay ở
nước ta như: tin học, dầu khí, sinh học, chế tạo máy,...
b) Diện đề tài về khoa học xã hội.
K51 Thông tin-Thư viện 19
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Thu thập nguồn tin về tất cả các ngành khoa học xã hội có nội dung
tổng hợp, là mảng tài liệu chiếm ưu thế trong thành phần nguồn tin nên cần
phải chú trọng. Hạn chế bổ sung các nguồn tin về một nước kinh tế kém phát
triển, quan hệ ngoại giao và hợp tác không lớn và không liên quan nhiều đến
Việt Nam. Chú trọng bổ sung nguồn tin một số ngành khoa học xã hội đang
phát triển hiện nay ở nước ta như: luật pháp, ngân hàng, ngoại thương, du
lịch, môi trường, kinh tế….
c) Diện đề tài về văn hoá nghệ thuật.
Nguồn tin thuộc các vấn đề lý luận về văn hoá nghệ thuật. Nền văn hoá
của các nước có truyền thống văn hoá lâu đời, các nước châu Á, và các nước
có liên quan đến Việt Nam trong lịch sử như: Pháp, Mỹ,…
d) Diện đề tài về văn học.
Thu thập tất cả các tác phẩm văn học tiêu biểu của các quốc gia, của thế
giới qua các thời kì hay các tác phẩm đạt giải thưởng quốc tế và quốc gia.
TVQGVN ưu tiên bổ sung các tác phẩm văn học của Pháp và Trung Quốc.
Hạn chế bổ sung các tác phẩm mặc dù có giá trị nhưng được xuất bản
bằng ngôn ngữ không thông dụng, lưu ý bổ sung các bản dịch ra ngôn ngữ
thông dụng của các tác phẩm đó.
e) Diện đề tài các nước Đông Nam Á, Châu Á.
Chú trọng bổ sung tài liệu nghiên cứu về kinh tế, văn hoá, văn học, xã
hội....các nước Đông Nam Á được xuất bản bằng ngôn ngữ thông dụng. Để
khắc phục tình trạng hạn chế ngôn ngữ trong bổ sung TVQGVN đẩy mạnh
công tác sao chụp và mượn quốc tế.
f) Diện đề tài về thư viện học.
K51 Thông tin-Thư viện 20
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Bổ sung tài liệu về các vấn đề thư viện học, thư mục học, thông tin học;
chú trọng tài liệu của các nước có hoạt động thông tin- thư viện phát triển tiên
tiến, tài liệu của IFLA, của các hội nghị thư viện quốc tế hay khu vực.
g) Diện đề tài về quốc chí.
Bổ sung đầy đủ tài liệu nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam, có liên
quan tới Việt Nam và các tác phẩm của người Việt Nam ở nước ngoài bất kể
đề tài, ngôn ngữ, loại hình ấn phẩm và thời gian xuất bản.
h) Diện ngôn ngữ.
Bổ sung nguồn tin nước ngoài bằng các ngôn ngữ thông dụng theo thứ
tự ưu tiên như sau: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật.
Đối với những nguồn tin bằng các ngôn ngữ ít thông dụng TVQGVN
đã có từ trước đến nay, một mặt không tiếp tục bổ sung nữa, mặt khác sẽ tiến
hành những đợt thanh lọc các nguồn tin cũ, rách nát, thông tin lỗi thời, lạc
hậu, chỉ giữ lại những tài liệu có giá trị về mặt nội dung để giải phóng kho và
tránh lãng phí trong công tác bảo quản tài liệu, nâng cao chất lượng nguồn tin.
i) Diện địa lý.
Chú trọng bổ sung nguồn tin của Trung Quốc, Lào, Campuchia. Đây là
những nước láng giềng có mối quan hệ lâu đời về lịch sử, địa lý, truyền thống
văn hoá và hợp tác kinh tế. Những chủ đề trọng điểm là về lãnh thổ, biên giới,
lịch sử, văn hoá và kinh tế...
Đối với các nguồn tin của các nước trong khu vực Đông Nam Á thì chủ
đề được quan tâm bổ sung là sự hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục của các
nước trong khối ASEAN.
K51 Thông tin-Thư viện 21
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Nguồn tin của các nước phát triển và có mối quan hệ hợp tác với Việt
Nam thì chủ đề quan tâm là lịch sử chiến tranh Đông Dương, chính sách đối
ngoại, thành tựu khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, quan hệ chính
trị,...
k) Dạng xuất bản nguồn tin.
TVQGVN tiếp tục bổ sung 2 dạng xuất bản chủ yếu của nguồn tin
ngoại văn là sách và báo-tạp chí, Thư viện còn chú trọng bổ sung các nguồn
tin dạng khác như: băng, microfilm, đĩa CD-ROM, .....
l) Loại nguồn tin.
Ưu tiên bổ sung các loại tài liệu tra cứu và bổ sung có chọn lọc các loại
tài liệu khoa học, chuyên khảo, các ấn phẩm định kì khoa học và giáo trình
giảng dạy của các trường đại học. Đồng thời bổ sung có chọn lọc nghiêm ngặt
các tài liệu khoa học phổ thông, sách văn học, sách giáo khoa và sách thiếu
nhi.
m) Số bản cho một tên nguồn tin.
Nguồn tin ngoại văn chỉ bổ sung 1 bản, trường hợp thật cần thiết mới
nhập 2 bản.Trong trường hợp này các nguồn tin trước khi được nhập vào thư
viện đều được xử lý qua việc tra trùng thông qua việc tra chỉ số ISBN được
thực hiện trên phân hệ bổ sung của phần mềm ILIB. Tuy nhiên sách do Quỹ
Châu Á tặng thì số lượng không tuân theo nguyên tắc 1 bản ở trên và có
những tài liệu nhập vào kho với số lượng lớn hơn 1 bản.
Đối với nguồn tin được tái bản, TVQGVN chỉ nhập kho đối với những
nguồn tin tái bản có bổ sung, sửa chữa. Nếu nguồn tin được tái bản đơn thuần
do NCT mà không có bổ sung, sửa chữa về mặt nội dung thì TVQGVN không
nhập bản mới vào kho.
K51 Thông tin-Thư viện 22
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Đối với tài liệu tra cứu: Tuỳ theo yêu cầu của NDT và số lượng các
phòng phục vụ mà quyết định số bản cho một tài liệu.
Nói chung công tác bổ sung nguồn tin của TVQGVN từ trước đến nay
được thực hiện theo đúng như diện bổ sung đề ra, song vẫn còn một số vấn đề
quan trọng cần giải quyết:
Việc thực hiện diện bổ sung nguồn tin của TVQGVN còn mang tính
chủ quan, cảm tính của những người làm công tác này vì những danh mục
nguồn tin định đặt mua cả về nguồn tin ngoại văn đều không có đóng góp ý
kiến của các chuyên gia hay cố vấn.
Thư viện chưa tổ chức các cuộc điều tra chính thức về NCT của NDT
xem nhu cầu của họ thay đổi và phát triển thế nào theo từng giai đoạn phát
triển của xã hội để kịp thời điều chỉnh công tác bổ sung cho phù hợp.
2.4. Bổ sung nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
2.4.1. Nguồn trao đổi
Trao đổi là một trong những nguồn bổ sung quan trọng của TVQGVN.
Chính vì vậy, đến nay TVQGVN luôn chú trọng đến công tác trao đổi tài liệu
được mở rộng và phát triển trao đổi trong và ngoài nước. Hiện nay số lượng
nguồn tin tăng lên theo cấp số nhân, vì vậy không một cơ quan thư viện nào
có thể mua tất cả các loại hình tài liệu trên thế giới, đồng thời khắc phục khó
khăn về nguồn kinh phí bổ sung nguồn tin có giá trị.
Công tác trao đổi quốc tế diễn ra trên cơ sở hợp tác cùng có lợi giữa
TVQGVN với các cơ quan và thư viện trên thế giới. Nguyên tắc trao đổi của
TVQGVN là tên sách, báo- tạp chí đổi lấy tên sách, báo- tạp chí. Song nguyên
tắc này, mang tính mềm dẻo nhằm tạo ra quan hệ hợp tác giữa các nước như:
K51 Thông tin-Thư viện 23
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Thư viện của nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Campuchia,…thì
TVQGVN hầu như gửi đi nhận về không nhiều.
Về phương thức trao đổi: TVQGVN chọn hình thức chấm chọn trao
đổi qua thư mục quốc gia hoặc danh sách trao đổi và phương thức chọn trao
đổi qua chủ đề, đôi khi tiến hành cả 2 phương thức trên. Trong quá trình trao
đổi, cán bộ nghiệp vụ theo dõi tình hình trao đổi để nắm được đơn vị nào
không gửi tài liệu trao đổi (thời gian 1 năm) mà không có lí do thì sẽ tạm
dừng trao đổi.
TVQGVN ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đã đem lại nhiều
tiện ích như: trao đổi trực tiếp thông qua mạng Internet với các thư viện, đơn
vị trong và ngoài nước sẽ không tốn nhiều thời gian và kinh phí. Hoạt động
này có ý nghĩa quan trọng tạo ra mối quan hệ trao đổi lâu dài và chất lượng.
Tuy nhiên, công tác trao đổi tài liệu của Thư viện cũng gặp những sự cố như:
có đơn vị đã ngừng trao đổi hoặc gửi tài liệu đi mà không nhận được, nhiều
đơn vị gửi chậm, trùng bản, chất lượng một số tài liệu trao đổi không cao.
Mặc dù vậy hoạt động trao đổi nguồn tin của TVQGVN nhiều năm qua đã
không ngừng phát triển.
Trước năm 1990 TVQGVN hầu như chỉ trao đổi với các nước trong hệ
thống xã hội chủ nghĩa, sau khi Liên Xô sụp đổ việc trao đổi với các nước
XHCN giảm đi rõ rệt khiến cho TVQGVN mất đi một nguồn trao đổi tiềm
năng. Mỗi năm, Thư viện chỉ nhận được từ 100 đến 300 cuốn và gần 100 tên
báo- tạp chí. Từ năm 1990 Thư viện đã quan hệ trao đổi với 320 đơn vị của
82 nước trên thế giới, hàng năm Thư viện nhận về khoảng 10.000 cuốn sách
và khoảng 1.200 loại báo-tạp chí.
Công tác trao đổi nguồn tin của Thư viện với quốc tế còn gặp nhiều khó
khăn, vì có những đơn vị không có nhu cầu trao đổi tài liệu bằng tiếng Việt.
Vì vậy, TVQGVN để tiến hành trao đổi cần bổ sung tài liệu bằng ngôn ngữ
K51 Thông tin-Thư viện 24
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
tiếng nước ngoài thông dụng. Tuy nhiên công việc này đã gặp khó khăn về
kinh phí, hàng rào ngôn ngữ, nhân sự. Trong tương lai cần duy trì và tăng
cường củng cố các mối quan hệ trao đổi cũ, đồng thời khai thác triệt để các
nguồn biếu tặng để tăng thêm nguồn tin ngoại văn. Dưới đây là bảng trao đổi
sách quốc tế trong 4 năm trở lại đây như sau:
Năm Sách
tiếng
Anh
Sách
tiếng
Pháp
Sách
tiếng
Nga
Sách
tiếng
Trung
Sách
tiếng
Hàn
Sách
Nhật
Tổng
cộng
2006 601 287 300 142 0 1330 1330
2007 113 39 226 32 39 444 893
2008 212 203 154 0 0 0 569
2009 356 109 225 205 50 0 945
Tình hình trao đổi sách quốc tế trong 4 năm (2006-2009)
Qua bảng số liệu ta thấy số lượng sách ngoại văn TVQGVN nhận được
theo ngôn ngữ thông qua trao đổi không đồng đều và không ổn định. Trong
đó sách tiếng Anh chiếm nhiều nhất nhưng lại giảm năm 2008. Số lượng sách
ngoại văn Thư viện nhận phân theo ngôn ngữ giảm do nhiều tài liệu nhận về
qua trao đổi trùng bản, ít có giá trị nên bị loại bỏ. Do đó số lượng có giảm đi,
nhưng chất lượng nguồn tin tăng lên rõ rệt.
Tình hình sách ngoại văn nhập vào TVQGVN qua nguồn trao đổi từ
năm 2005 -2007 thể hiện như sau:
Năm Tổng tên sách Trao đổi
Châu Âu
Trao đổi
Châu Á
Trao đổi
Mỹ, Úc
Trao đổi
SNG
2005 1407 585 386 327 109
K51 Thông tin-Thư viện 25
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
2006 1325 557 254 222 292
2007 2864 1596 793 225 250
Qua số liệu trên có thể thấy, số lượng sách ngoại văn TVQGVN nhận
được qua các nguồn trao đổi không ổn định, nguồn trao đổi thực hiện đều đặn
và tăng nhanh với Châu Âu, còn các đơn vị khác số lượng ít hơn.
Ngoài ra TVQGVN còn tiến hành trao đổi báo-tạp chí cũng được quan
tâm khi lựa chọn để trao đổi và theo dõi tình hình trao đổi, công tác gói gửi
hợp lí tiết kiệm chi phí.
Số liệu tên báo-tạp chí ngoại văn nhận qua trao đổi của TVQGVN từ
năm 2005-2007 như sau:
Năm Tổng số tên
báo-tạp chí
Châu Âu Châu Á Châu Mỹ,
Úc
SNG
2005 146 32 44 18 52
2006 134 32 31 18 53
2007 133 31 31 18 53
Năm 2008 thì cả trao đổi và biếu tặng báo-tạp chí ngoại văn mới có 180
tên, năm 2009 thì số tên báo-tạp chí ngoại văn qua trao đổi là 133 tên.
Qua bảng số liệu này ta thấy số báo- tạp chí của TVQGVN nhập vào
qua trao đổi thấp và hầu như không tăng thậm chí còn giảm, đây là hạn chế
đáng kể trong công tác phát triển nguồn báo -tạp chí ngoại văn. Hầu như các
tổ chức đã cắt giảm số tên báo - tạp chí trao đổi nhất là Châu Á. Vấn đề này
đặt ra cho Thư viện cần xây dựng các giải pháp để tăng cường việc trao đổi
nguồn sách -báo có giá trị với các nước trên thế giới, góp phần khắc phục tình
trạng thiếu ngoại tệ mua nguồn tin ngoại văn để đáp ứng NCT của NDT.
K51 Thông tin-Thư viện 26
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Trong hoạt động trao đổi sách, báo- tạp chí ngoại văn nhằm phát triển
nguồn tin ngoại văn, một số đơn vị vẫn duy trì trao đổi đều đặn là: TVQG
Pháp, TV Quốc hội Hàn Quốc, TVQG Trung Quốc, TVQG Úc, TVQG Nga,
TV Nhà nước Nga.
Kết quả trao đổi với một số đơn vị trên trong năm 2009 như sau:
Thư viện Quốc gia Pháp: 69 cuốn
Thư viện Quốc hội Hàn Quốc: 27 cuốn
Thư viện Quốc gia Trung Quốc: 249 cuốn
Thư viện Quốc gia Úc: 42 cuốn
Thư viện Nhà nước Nga: 71 cuốn
Thư viện Quốc gia Nga: 84 cuốn
Qua các số liệu số lượng sách , báo-tạp chí ngoại văn TVQGVN nhận
qua nguồn trao đổi càng thấy vị trí quan trọng trong công tác phát triển nguồn
tin nói chung và phát triển nguồn tin ngoại văn nói riêng.
Công tác xử lý nguồn tin tất cả sách, báo-tạp chí ngoại văn sau khi
nhận đều được xử lý và giao cho phòng bảo quản, phòng phân loại biên mục,
phòng báo, phòng tra cứu và phòng nghiên cứu đảm bảo thời gian, chính xác
và không để tồn đọng.
2.4.2. Nguồn biếu tặng
Nguồn biếu tặng luôn chiếm một vị trí quan trọng trong công tác bổ
sung nguồn tin ngoại văn, năm 1982 TVQGVN đã được công nhận là Thư
viện tàng trữ tư liệu của Liên hợp quốc. Điều này giúp cho Thư viện nhận
được những tài liệu, văn kiện, ấn phẩm thông tin, các xuất bản phẩm của Liên
K51 Thông tin-Thư viện 27
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
hợp quốc về những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học kĩ
thuật trên thế giới và khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Cuối những năm 1990, số lượng nguồn tin ngoại văn nhập vào
TVQGVN thông qua con đường biếu tặng tăng lên nhanh chóng. Hàng năm
nhiều thư viện trên thế giới thông qua đại sứ quán ở Việt Nam như: TVQG
Pháp, TV Quốc hội Hàn Quốc, TVQG Trung Quốc, TVQG Úc, TVQG Nga,
TV Nhà nước Nga,… đã tặng tài liệu cho Thư viện. Ngoài ra các tổ chức quốc
tế như: Quỹ SARBE, Quỹ Á-Âu, Quỹ Châu Á, các tổ chức của Liên Hợp
Quốc, Ngân hàng thế giới,… cũng đã tặng cho TVQGVN rất nhiều tài liệu
ngoại văn có giá trị.
Trong năm 2006 TVQGVN đã nhận được 547 cuốn sách của quỹ Châu
Á và tiếp nhận 220 cuốn sách tiếng Trung do Câu lạc bộ hữu nghị Việt-Trung
trao tặng là những tài liệu mới có ý nghĩa về nhiều lĩnh vực tri thức do Trung
Quốc xuất bản. Các Đại sứ quán Tây Ban Nha, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật
Bản trong 5 năm (2003-2007) đã tặng Thư viện 600 bản sách.
Số lượng sách ngoại văn nhập vào TVQGVN qua nguồn biếu tặng từ
năm 2006-2009 như sau:
Năm Số sách nhận được
2006 767
2007 5.387
2008 2.877
2009 2.884
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng sách ngoại văn do nguồn biếu
tặng tăng lên nhanh chóng qua các năm gần đây, năm 2007 số lượng biếu tặng
lớn nhất chỉ tính riêng số sách nhận được từ Quỹ window on Korea là 3.198
K51 Thông tin-Thư viện 28
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
cuốn, cho thấy rằng nguồn tin ngoại văn có được do biếu tặng chiếm một số
lượng lớn trong nguồn tin bổ sung tại TVQGVN. Có thể nói công tác phát
triển nguồn tin ngoại văn ở TVQGVN qua nguồn tặng biếu có vai trò quan
trọng trong việc xây dựng kho tin nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ NDT.
Số lượng sách TVQGVN nhận được qua nguồn biếu tặng của một số
đơn vị trong năm 2009 như sau:
Thư viện Đài Loan: 350 cuốn
Thư viện Quốc gia Trung Quốc: 64 cuốn
Thư viện Quốc gia Pháp: 48 cuốn
Đại sứ quán NaUy: 322 cuốn
Quỹ SABRE: 95 cuốn
Không chỉ có các tổ chức trao tặng tài liệu mà trong những năm qua
TVQGVN thường xuyên nhận được nguồn tin biếu tặng của các cá nhân
trong và ngoài nước như: Thư viện thủ tướng Phạm Văn Đồng trao tặng
khoảng 4.800 bản sách; ông Nguyễn Quốc Hùng trao tặng toàn bộ sưu tập
giảng dạy tiếng Anh gồm 103 cuốn sách, 226 VCD, 29 băng casset, 8 băng
video…và nhiều cá nhân người Việt đang sinh sống và làm việc tại nước
ngoài đã gửi tài liệu biếu tặng.
Số lượng nguồn tin ngoại văn thông qua biếu tặng cũng tăng lên và
chiếm một số lượng không nhỏ trong nguồn tin ngoại văn ở TVQGVN. Vì thế
nguồn tin ngoại văn ở TVQGVN ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của
nó trong công tác phát triển nguồn tin ngoại văn.
2.4.3. Nguồn mua
2.4.3.1. Nguồn tin ngoại văn trên giấy
K51 Thông tin-Thư viện 29
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
TVQGVN rất chú trọng bổ sung nguồn tin ngoại văn bằng việc mua
trực tiếp. Nguồn bổ sung này trở nên rất quan trọng khi được nhà nước cấp
ngoại tệ đặc biệt từ năm 1993 nhờ có quyết định số 25/TTg của Thủ tướng
Chính phủ cho phép TVQGVN được cấp ngoại tệ lớn để mua sách báo với
khoảng kinh phí 100.000 USD mỗi năm.
Trước mắt do ngoại tệ có hạn TVQGVN giành phần lớn ngoại tệ mua
báo, tạp chí nước ngoài nhằm đảm bảo nguồn thông tin nhanh chóng cho công
tác nghiên cứu và tham khảo trong nước. Đồng thời Thư viện mua sách, báo
có nội dung phản ánh những thành tựu mới về các ngành công nghiệp mũi
nhọn như: tin học, công nghệ sinh học, chế tạo máy,… Khi lựa chọn mua tài
liệu ngoại văn, Thư viện luôn thực hiện đảm bảo tiết kiệm, không trùng lặp
những tài liệu đã trao đổi quốc tế, dựa vào các thư mục Quốc gia, các
catalogue về các lĩnh vực kinh tế, khoa học… của Mỹ, Nhật, Anh, Pháp…
Việc bổ sung sách báo ngoại văn chủ yếu thông qua XUNHASABA và
đôi khi cán bộ bổ sung trực tiếp đến hội trợ sách báo hoặc triển lãm sách báo
nước ngoài để tham khảo.
Như vậy việc đặt mua sách, báo ngoại văn rất phức tạp đòi hỏi tính
chính xác khoa học, kịp thời đáp ứng NCT của NDT nên cần phải thận trọng
trong việc lựa chọn và đặt mua. Khi đặt mua sách, báo ngoại văn Thư viện
phải tính đến các yếu tố như: nhu cầu xã hội về ấn phẩm ngoại văn, kinh phí
nhà nước cấp cũng như vốn đầu tư bổ sung của thư viện, cân đối các nguồn
tài liệu từ các đơn vị trao đổi nhằm tiết kiệm ngân sách.
Hiện nay thực tế trong nền kinh tế thị trường ở nước ta có mâu thuẫn
giữa nhu cầu mua sách báo ngoại văn và kinh phí được cấp, công tác bổ sung
qua hình thức mua không phải lúc nào cũng dễ dàng mà thường cần phải điều
chỉnh cho phù hợp với nhu cầu tin của NDT và kinh phí của TVQGVN được
cấp.
K51 Thông tin-Thư viện 30
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Tuy nhiên công tác bổ sung hình thức mua sách báo ngoại văn kết hợp
với trao đổi quốc tế đã làm phong phú thêm nguồn tin ngoại văn của
TVQGVN, cụ thể lượng sách TVQGVN đã mua trong những năm gần đây
như sau:
Năm
Ngônngữ
nguồn
Anh Pháp Nga Trung Hàn Nhật Tổng số
2006 Mua 196 0 21 0 0 0 217
2007 Mua 20 0 0 0 0 0 20
2008 Mua 0 0 0 0 0 0 0
2009 Mua 3 0 0 0 0 0 3
Tổng số sách ngoại văn mua phân chia theo ngôn ngữ
Qua bảng thống kê trên cho thấy, số sách ngoại văn mà TVQGVN mua
vào từ năm 2006 đến năm 2009 đã có xu hướng giảm đáng kể do hiện nay
nguồn này hầu như không được đầu tư. Trong số lượng sách ngoại văn được
mua thì ngôn ngữ tiếng Anh là chủ yếu, đây là ngôn ngữ thông dụng trên thế
giới có ưu điểm và trở thành ngôn ngữ giao tiếp quốc tế.
Số lượng báo-tạp chí ngoại văn cũng được TVQGVN mua với số lượng
lớn, cụ thể:
Năm Nguồn bổ sung Tên báo-tạp chí Số báo tạp-chí
2006 mua 189 4872
2007 mua 194 4756
2008 mua 171 4560
K51 Thông tin-Thư viện 31
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
2009 mua 53 768
Tổng số báo-tạp chí mua trong năm 2008-2009
Nhìn chung số lượng báo- tạp chí ngoại văn TVQGVN mua lớn, nhưng
không đồng đều phần lớn báo- tạp chí tiếng Anh vẫn chiếm số lượng nhiều
nhất.
2.4.3.2. Nguồn tin ngoại văn dạng điện tử
Bên cạnh phát triển nguồn tin ngoại văn trên giấy TVQGVN chú trọng
phát triển nguồn tin ngoại văn dạng điện tử để phục vụ người dùng tin, bổ
sung thông qua hình thức mua nguồn tin điện tử. Khi mua nguồn tin này, Thư
viện đề ra nguyên tắc sau:
Xác định diện ưu tiên:
Khi bổ sung nguồn tin điện tử TVQGVN tính đến ưu tiên cho loại hình
nguồn tin nào bổ sung trước, thông qua tìm hiểu nhu cầu tin của NDT để Thư
viện chú trọng nguồn tin đó. Hiện nay các nguồn tin điện tử được thể hiện
nhiều loại ngôn ngữ khác nhau nên việc ưu tiên bổ sung là điều rất cần thiết.
Bổ sung theo nhu cầu và khả năng tài chính: Khả năng kinh phí có hạn
mà nhu cầu tin của người dùng tin thì khác nhau theo từng thời điểm.
Mua nguồn tin CD-ROM: ưu điểm của nguồn tin này như: giá cả, độ
lưu trữ lớn, không tốn diện tích kho…
TVQGVN đã tiến hành mua nguồn tin điện tử tiếng Anh – đó là CSDL
toàn văn Wilson. Bao gồm các bài trích tạp chí chuyên ngành có uy tín trên
thế giới về các lĩnh vực: khoa học và công nghệ, khoa học thông tin- thư viện,
khoa học kĩ thuật ứng dụng, nghệ thuật, khoa học xã hội, giáo dục, nhân
chủng học,…
K51 Thông tin-Thư viện 32
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
CSDL Proquest: đây là một CSDL rất lớn với 160 chuyên ngành, lĩnh
vực khác nhau. Bao gồm:
11.250 tạp chí, trong đó 8.400 tạp chí toàn văn và 479 báo toàn văn.
Gần 30.000 luận văn toàn văn
Trên 44.000 hồ sơ doanh nghiệp
Trên 3.000 báo cáo công nghiệp
CSDL Keesing: tập hợp toàn diện chính xác và xúc tích tất cả các bài
báo trên thế giới về chính trị, kinh tế và xã hội, các sự kiện trên toàn thế giới
từ năm 1931, được xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Hà Lan.
Ngoài ra TVQGVN mua quyền sử dụng các CSDL (quyền truy cập)
các cơ sở dữ liệu điện tử của các nhà xuất bản hoặc các nhà cung cấp nước
ngoài. Hiện nay TVQGVN cùng với 23 cơ quan thông tin và thư viện khác
của Việt Nam tham gia vào chương trình PERI Việt Nam - Là chương trình
tăng cường nguồn tin điện tử cho nghiên cứu khoa học do INASP (mạng lưới
quốc tế các ấn phẩm khoa học) hỗ trợ. Mục đích của chương trình (giai đoạn
2004-2007) do INASP khởi xướng là cho phép các quốc gia truy cập với giá
rẻ tới các nguồn tin trực tuyến tiếng Anh có trong mạng lưới INASP. Hiện
nay người dùng tin của TVQGVN có thể truy cập vào các CSDL: EBSCO,
BLACKWELL.
Nguồn khai thác miễn phí trên Internet, một số CSDL miễn phí đã
được khai thác đưa lên mạng sử dụng chung tiêu biểu là các CSDL tổng hợp
DOAJ.
2.5. Nguồn nội sinh
K51 Thông tin-Thư viện 33
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Bên cạnh nguồn tin được bổ sung thì nguồn tài liệu nội sinh hay người
ta gọi là nguồn “ xám” của Thư viện đóng vai trò quan trọng. Mỗi năm
TVQGVN thực hiện một số đề tài, dự án phục vụ cho phát triển của ngành
thông tin - thư viện, tổ chức các hội nghị, hội thảo. Các kết quả báo cáo
nghiên cứu tại các hội nghị, hội thảo này là nguồn tài liệu nội sinh quan trọng.
Thư viện đã xây dựng được hơn 1.700 thư mục chuyên đề phục vụ cho công
cuộc phát triển đất nước.
Nguồn tin nội sinh đó là các CSDL do phòng thông tin - tư liệu xây
dựng như: CSDL NVAT, CSDL VHNT, CSDL KHOTC.
Các CSDL toàn văn nội sinh:
Bộ sưu tập số: Sách Hán Nôm cổ gồm 1.158 cuốn với 78.536 trang.
Bộ sưu tập số: Sách Đông Dương: Sách tiếng Pháp và tiếng Việt xuất
bản ở Đông Dương viết về Đông Dương và Việt Nam. Đây là hợp đồng giữa
Thư viện Quốc gia Việt Nam và chính phủ Pháp từ Dự án VALEASE: “Tổ
chức và thực hiện chương trình số hoá tài liệu tiếng Pháp thuộc vốn di sản cổ
đã được công nhận ở Việt Nam và Đông Dương”. TVQGVN đã tạo lập
Ebook các tài liệu viết về Việt Nam trước năm 1932 và CSDL hiện có 89.512
trang (758 tên sách), 175 bản đồ, trọn bộ tạp chí Nam phong, Tri ân.
Bộ sưu tập số: Thăng Long – Hà Nội bao gồm sách Hán Nôm cổ, bản
đồ cổ Hà Nội và vùng phụ cận, sách báo xuất bản trước năm 1954, luận án
tiến sĩ về Hà Nội.
Bộ sưu tập số: Luận án tiến sĩ đây là kho tài liệu quý của
Thư viện đã được số hoá và ưu tiên các bản luận án tiếng Việt. Bộ sưu tập số
này có 6.402 bản tóm tắt, 172.002 trang, số bản toàn văn với gần 9.356 bản,
1.812 trang.
K51 Thông tin-Thư viện 34
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Bộ sưu tập số: sách Tiếng Anh về Hà Nội với 338 bản, 92.520 trang.
Một số CSDL thư mục được tạo lập như: CSDL sách, báo- tạp chí,
CSDL bài trích, luận án, ấn phẩm khác. Tổng số biểu ghi: 446.895 trong đó:
Sách đơn: 285.396.
Sách bộ tập: 75.756.
Bài trích: 58.000.
Luận án: 16.470.
Ấn phẩm định kì: 6.488.
Báo-tạp chí Đông Dương: 1718.
Ấn phẩm khác: 3.067.
2.6. Các loại hình nguồn tin tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
2.6.1. Nguồn tin trên giấy
Nguồn tin in trên giấy của TVQGVN tương đối phong phú và đa dạng
bao gồm: dạng sách, báo-tạp chí, bản đồ, bản vẽ,…
* Tài liệu dạng sách
Nguồn tin dạng sách theo ngôn ngữ của TVQGVN hiện nay như sau:
Ngôn ngữ Số bản
Sách Việt 526.087 bản
Sách ngoại hệ latinh 105.903 bản
Sách Pháp 46.859 bản
Sách Nga 270.842 bản
Sách Hoa 46.748 bản
Sách Nhật, Hàn 4.383 bản
Sách tiếng dân tộc 1.141 bản
K51 Thông tin-Thư viện 35
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Sách Hán Nôm 5.364 bản
Nguồn tin dạng sách theo loại hình thì sách phục vụ NDT: 1.074.927
bản, sách lưu chiểu: 262.571 tên, tranh: 3.349 bản, nhạc: 22.129 bản, bản đồ:
2.817 bản, luận án: 14.924 tên.
Nguồn tin tiêu biểu: Kho sách Đông Dương, Kho sách Hán Nôm, Kho
bản đồ Đông Dương.
Kho sách Đông Dương: là kho sách hình thành từ nguồn tài liệu của
Thư viện Trung ương Đông Dương được in bằng tiếng Latinh, Pháp, Việt và
một số ngôn ngữ khác, có giá trị lịch sử lâu đời và giá trị nội dung phong phú.
Kho sách Hán Nôm: là kho sách hình thành từ thu mua sách trong
nhân dân. Hiện nay kho có 5.364 bản sách với 2.270 tên sách; sách được làm
bằng chất liệu giấy dó có nội dung được in khắc hoặc chép tay từ cuối thế kỉ
XIX đến đầu thế kỉ XX.
Kho bản đồ Đông Dương: hình thành từ khi thành lập TVQGVN, với
1.291 bản địa đồ, giá trị nội dung phản ánh địa lí và phạm vi gianh giới chủ
quyền của Việt Nam và phản ánh bản đồ hành chính Hà Nội cổ.
Kho luận án tiến sĩ: được thành lập năm 1976, hiện kho có 14.924 tên
luận án, bao gồm luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ chuyên ngành) bảo
vệ trong và ngoài nước của công dân Việt Nam, người nước ngoài bảo vệ tại
Việt Nam.
* Báo- tạp chí
Đây là một nguồn tin rất quan trọng cho hoạt động của Thư viện. Tuy
xuất hiện vào các thời điểm khác nhau nhưng chúng đều gắn với sự phát triển
của xã hội và khoa học kĩ thuật của loài người. Là nguồn thông tin khoa học
nhiều và nhanh nhất, đồng thời người dùng tin sử dụng nhiều nhất trong các
dạng của ấn phẩm định kì. Bên cạnh đó chứa đựng các công trình nghiên cứu
mang tính mới, tính giá trị và giải pháp hữu ích.
Bài trích báo và tạp chí cung cấp cho bạn đọc những tóm tắt các bài
quan trọng trên các tạp chí khác nhau, phần tài liệu tham khảo ở cuối mỗi bài
K51 Thông tin-Thư viện 36
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
viết hoặc bảng tra hàng năm, nửa năm cung cấp cho bạn đọc cơ sở để xác
minh lại những gì đã đọc, làm giảm nhẹ việc tìm kiếm tài liệu và cung cấp
thêm thông tin thư mục cho bạn đọc những bài viết về chủ đề, đề tài nào đó
đặc biệt trong những lĩnh vực luôn thay đổi về kinh tế, khoa học kĩ thuật...
Những ý tưởng mới nhất, những mầm mống của một ngành khoa học mới.
Hiện nay theo thống kê năm 2008 kho báo-tạp chí của TVQGVN có
8.677 tên báo-tạp chí. Theo thống kê tháng 3 năm 2010 thì có 8.780 tên và
đang về trên 1.200 tên.
Phân tích nguồn tin báo- tạp chí theo ngôn ngữ như sau:
Báo- tạp chí tiếng Việt: 2.401 tên (28,4%)
Báo- tạp chí tiếng Anh: 2.150 tên (25,4%)
Báo- tạp chí tiếng Nga: 790 tên (9,36%)
Báo- tạp chí tiếng pháp: 1.804 tên (21,4%)
Báo- tạp chí tiếng Trung: 500 tên (5,92%)
Các ngôn ngữ khác Nhật, Triều Tiên, Đức : 790 tên (9,36%)
2.6.2. Nguồn tin dạng khác
TVQGVN hiện nay hình thành một nguồn tin ở dạng vi phim, vi phiếu
chiếm một khối lượng tương đối. Các loại sách, báo -tạp chí được ghi trên các
phim cuộn, phim tấm. Mỗi phim cuộn thường có kích thước 16 li, 35 li, hay
70 li, có độ dài từ 25-30m và đặt trong chiếc hộp nhỏ.
Tính đến tháng 5/2008 Thư viện có 10.000 tên sách xuất bản trước năm
1954 do Thư viện Quốc gia Pháp gửi tặng và tự sản xuất phim như sau:
K51 Thông tin-Thư viện 37
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Phim dương bản: báo Việt là 231 tên, báo ngoại là 111 tên, sách Việt
là 1047 hộp, sách ngoại là 878 tên, sách Nga 46 tên, sách Hán là 79 tên, chụp
mới 255 hộp microphim các sách, tạp chí trước năm 1954.
Phim âm bản gồm: Báo Việt: 189 hộp, báo ngoại 132 hộp, sách ngoại là
459 hộp, sách Hán 127 hộp, sách Việt 715 hộp.
2.6.3. Nguồn tin điện tử
Nguồn tài liệu điện tử của Thư viện bao gồm các loại: CSDL, băng , đĩa,
các bản tin điện tử, các trang web thông qua việc mua, trao đổi, biếu tặng.
Các CSDL thư mục có: CSDL SACH, CSDL JM, CSDL NCUU, CSDL
LA, CSDL Bai trich.
Các CSDL toàn văn như: CSDL luận án tiến sĩ có 840.000 trang,
CSDL sách Đông Dương 89.000 trang, CSDL sách tiếng Anh viết về Việt
Nam có 92.520 trang, CSDL tổng hợp WILSON (dạng CD), CSDL EBSCO,
CSDL đĩa CD. Ngoài ra còn có các CSDL xây dựng như CSDL NVAT,
CSDL VHNT, CSDL KHOTC.
2.7. Hiện trạng khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt
Nam.
Thư viện Quốc Gia Việt Nam với nguồn tin ngoại văn truyền thống và
hiện đại phong phú về nội dung và đa dạng hình thức. Mỗi loại hình nguồn tin
ngoại văn khác nhau nên mức độ và cách khai thác cũng khác nhau, vì thế cần
phải có phương thức tìm kiếm, khai thác để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
2.7.1. Khai thác nguồn tin ngoại văn thông qua sản phẩm thông tin thư
viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam
K51 Thông tin-Thư viện 38
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Trong suốt quá trình hoạt động nghiệp vụ thông tin-thư viện của mình,
TVQGVN luôn nỗ lực để tạo ra các sản phẩm thông tin thư viện có giá trị
phục vụ cho NDT và nhu cầu xã hội. Trong hơn 90 năm hoạt động và đổi
mới, TVQGVN đã có những sản phẩm thông tin thư viện sau:
Hệ thống mục lục: mục lục chữ cái và mục lục phân loại.
Thư mục Quốc gia Việt Nam hàng năm, tổng kết các loại tài liệu được
xuất bản trong cả nước trong một năm.
Thư mục Quốc gia hàng tháng: Tổng kết những tài liệu được xuất bản
trong tháng của cả nước.
Thư mục chuyên đề về các lĩnh vực.
Tạp chí Thư viện Việt Nam.
Các CSDL bao gồm:
● CSDL SACH
● CSDL JM
● CSDL NCUU
● CSDL bài trích
● CSDL sách Đông Dương
● CSDL đĩa CD
● CSDL NVAT
● CSDL VHNT
● CSDL KHOTC
K51 Thông tin-Thư viện 39
Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết
Trang chủ ( home page)
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã xây dựng trang web của mình nhằm
giới thiệu cho NDT những tiềm lực thông tin của TVQGVN, giới thiệu những
thông tin khái quát về lịch sử hình thành TVQGVN, cơ cấu tổ chức, chức
năng và nhiệm vụ, giới thiệu các sản phẩm thông tin thư viện của TVQGVN
hiện có.
Như vậy, các sản phẩm thông tin thư viện của TVQGVN rất phong phú
và đa dạng. Có thể qua các sản phẩm truyền thống và hiện đại mà NDT khai
thác được những nguồn lực thông tin nói chung và nguồn tin ngoại văn nói
riêng. Nhìn chung, việc khai thác các nguồn tin ngoại văn truyền thống và
hiện đại qua các sản phẩm thông tin thư viện (hệ thống tra cứu) đã đưa lại
cho NDT những thông tin nhanh chóng và chính xác, đặc biệt khai thác qua
các CSDL.
2.7.2. Khai thác nguồn tin ngoại văn thông qua dịch vụ thông tin thư viện
tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Trong các hoạt động nhằm đổi mới và hiện đại hoá công tác thông tin-
thư viện, TVQGVN đã và đang ngày càng chú trọng tới công tác phục vụ
NDT qua các hình thức dịch vụ thông tin -thư viện (DV TT-TV). DV TT-TV
được hiểu là những hoạt động phục vụ người dùng tin nhằm thỏa mãn nhu
cầu tin của người dùng tin. Dịch vụ thông tin -thư viện đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong hoạt động khoa học của các cơ quan thông tin thư viện.
Cùng với sản phẩm, dịch vụ là thước đo đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt
động của các cơ quan thông tin -thư viện. Chính vì vậy các cơ quan thông tin
-thư viện đều xây dựng cho mình hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư
viện nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin. Các DV TT-TV của
TVQGVN ngày càng đa dạng, vì vậy mức độ khai thác nguồn tin nói chung
và nguồn tin ngoại văn nói riêng của NDT tại TVQGVN ngày càng phát triển.
Các dịch vụ thông tin thư viện của Thư viện Quốc gia Việt Nam đang
được triển khai như sau:
K51 Thông tin-Thư viện 40
http://bit.ly/KhoTaiLieuAZ

More Related Content

Similar to Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam _08322012092019

Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...
Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...
Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...nataliej4
 
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...nataliej4
 
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdf
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdfXây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdf
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdfNuioKila
 
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam nataliej4
 
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.doc
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.docLuận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.doc
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.docsividocz
 
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.docNuioKila
 
Tìm hiểu vốn thư tịch cổ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội.pdf
Tìm hiểu vốn thư tịch cổ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội.pdfTìm hiểu vốn thư tịch cổ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội.pdf
Tìm hiểu vốn thư tịch cổ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội.pdfHanaTiti
 
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...
[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...
[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...NuioKila
 
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...NuioKila
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...PinkHandmade
 
Gioi thieu nang luc Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai Nguyen
Gioi thieu nang luc Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai NguyenGioi thieu nang luc Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai Nguyen
Gioi thieu nang luc Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai NguyenHieu Thieu
 
Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông
Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thôngQuy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông
Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thôngPhan Minh Trí
 
Bao cao tong ket 5 nam Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai Nguyen
Bao cao tong ket 5 nam Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai NguyenBao cao tong ket 5 nam Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai Nguyen
Bao cao tong ket 5 nam Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai NguyenHieu Thieu
 
Ke hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan van
Ke hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan vanKe hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan van
Ke hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan vanBinh Boong
 

Similar to Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam _08322012092019 (20)

Báo cáo thực tập đài phát thanh và truyền hình
Báo cáo thực tập đài phát thanh và truyền hìnhBáo cáo thực tập đài phát thanh và truyền hình
Báo cáo thực tập đài phát thanh và truyền hình
 
Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...
Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...
Tìm hiểu công tác tự động hóa tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại h...
 
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOT
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOTĐề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOT
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOT
 
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
Nghiên Cứu Văn Hoá Đọc Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Thông Tin Thông Tin – Thư ...
 
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdf
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdfXây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdf
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam 4124510.pdf
 
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
Xây Dựng Bộ Sưu Tập Số Tại Thư Viện Quốc Gia Việt Nam
 
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.doc
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.docLuận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.doc
Luận Văn Ngành Kiến Trúc Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Hải Phòng.doc
 
Đề tài công tác địa chí tại thư viện tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài công tác địa chí tại thư viện tỉnh Hưng Yên, HAYĐề tài công tác địa chí tại thư viện tỉnh Hưng Yên, HAY
Đề tài công tác địa chí tại thư viện tỉnh Hưng Yên, HAY
 
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
[123doc] - xay-dung-bo-suu-tap-so-tai-thu-vien-quoc-gia-viet-nam.doc
 
Tìm hiểu vốn thư tịch cổ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội.pdf
Tìm hiểu vốn thư tịch cổ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội.pdfTìm hiểu vốn thư tịch cổ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội.pdf
Tìm hiểu vốn thư tịch cổ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội.pdf
 
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
Luận văn: Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về di sản văn ...
 
[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...
[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...
[123doc] - tim-hieu-cac-san-pham-va-dich-vu-thong-tin-tai-trung-tam-thong-tin...
 
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...
Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại Trung tâm Thông tin- Thư viện ...
 
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
Bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà ...
 
Gioi thieu nang luc Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai Nguyen
Gioi thieu nang luc Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai NguyenGioi thieu nang luc Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai Nguyen
Gioi thieu nang luc Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai Nguyen
 
Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông
Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thôngQuy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông
Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông
 
Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!
Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!
Nâng cao hiệu quả khai thác du lịch bảo tàng quốc gia ở Hà Nội!
 
Bao cao tong ket 5 nam Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai Nguyen
Bao cao tong ket 5 nam Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai NguyenBao cao tong ket 5 nam Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai Nguyen
Bao cao tong ket 5 nam Trung tam Hoc lieu - Dai hoc Thai Nguyen
 
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAYLuận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
 
Ke hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan van
Ke hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan vanKe hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan van
Ke hoach to chuc Chuong trinh Cafe Hoc thuat Nhan van
 

More from PinkHandmade

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019PinkHandmade
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019PinkHandmade
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...PinkHandmade
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...PinkHandmade
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...PinkHandmade
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...PinkHandmade
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019PinkHandmade
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019PinkHandmade
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019PinkHandmade
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...PinkHandmade
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 THÀNH PHỐ TRÀ VINH...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 THÀNH PHỐ TRÀ VINH...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 THÀNH PHỐ TRÀ VINH...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 THÀNH PHỐ TRÀ VINH...PinkHandmade
 

More from PinkHandmade (20)

BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
BỘ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI ĐỌC VIẾT VÀ TOÁN_10530412092019
 
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
BƢỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT KHÍ CANH TRONG VIỆC TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU XANH_105...
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
BIẾN ĐỔI CỦA DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ LÊN ĐỒNG (QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TỈNH NAM ...
 
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
Bẫy thu nhập trung bình nguy cơ và thách thức đối với các nền kinh tế thu nhậ...
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN, HUYỆN HOA L...
 
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay ...
 
Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019Bảo trợ xã hội_10523212092019
Bảo trợ xã hội_10523212092019
 
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
BẢO QUẢN TÀI LIỆU TẠI CÁC THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG_10521712092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM 2008_10520612092019
 
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN NĂM 2012_1052...
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM_1052041...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM QUỐC TẾ_10520212092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA VÀ MÔI TRƯỜNG XANH AN PHÁT_105158120...
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BAO BÌ VINH_10515612092019
 
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
Báo cáo thường niên CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG LẮP MÁY IDICO_10515312092019
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH - DỊCH VỤ HỘI AN_10515112092019
 
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
BÁO CÁO THỰC HIỆN QUY CHẾ CÔNG KHAI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG NĂM HỌC 2014 ...
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN THẠNH PHÚ – ...
 
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 THÀNH PHỐ TRÀ VINH...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 THÀNH PHỐ TRÀ VINH...BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 THÀNH PHỐ TRÀ VINH...
BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2017 THÀNH PHỐ TRÀ VINH...
 

Recently uploaded

Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 

Recently uploaded (20)

Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 

Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam _08322012092019

  • 1. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Nhân loại đang bước vào thời đại lấy tri thức làm nguồn tài nguyên quan trọng, sử dụng, phân phối và sản xuất tri thức làm nhân tố chủ yếu của nền kinh tế tri thức trong xã hội thông tin. Sự đột phá vươn tới thành công của thế giới hiện đại đều bắt nguồn từ thông tin trên cơ sở nguồn lực thông tin- nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, là chìa khoá của tri thức và sự đổi mới của thế kỷ XXI. Thông tin đang thực sự trở thành tài nguyên vô giá, là yếu tố không thể thiếu đối với cuộc sống của con người. Trình độ phát triển thông tin trở thành một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của nền văn minh vật chất và tinh thần xã hội trong nền kinh tế tri thức. Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá- hiện đại hoá, việc thu thập các nguồn thông tin để cung cấp thông tin có chất lượng phục vụ cho người dùng tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước những yêu cầu cấp thiết đó, các thư viện công cộng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) là thư viện đứng đầu trong hệ thống thư viện công cộng ở nước ta. Nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin đó là mục tiêu và động lực phát triển thủ đô Hà Nội nói riêng và đất nước ta nói chung, do đó TVQGVN hết sức chú trọng công tác phát triển nguồn tin nói chung và nguồn tin ngoại văn nói riêng. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. K51 Thông tin-Thư viện 1
  • 2. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại TVQGVN nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn của thư viện. Từ đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng nguồn tin ngoại văn cũng như nâng cao hiệu quả của khai thác nguồn tin đó tại thư viện. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận chung về nguồn tin. - Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại TVQGVN. - Nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn của TVQGVN. - Đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại thư viện. 5. Phương pháp nghiên cứu Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng. Những tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Bộ Văn hoá- Thể thao- Du lịch về công tác thông tin- thư viện. Phương pháp nghiên cứu: K51 Thông tin-Thư viện 2
  • 3. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết - Thu thập, thống kê số liệu. - Phân tích, so sánh và tổng hợp tài liệu. - Khảo sát thực tế, trao đổi với các chuyên gia và các nhà quản lý. 6. Những đóng góp của khoá luận Hiện tại nghiên cứu về nguồn lực thông tin của TVQGVN đã có một số khoá luận đề cập đến ở những khía cạnh khác nhau như đề tài của các tác giả: Trần Mỹ Dung, Nguyễn Thị Thu Hiền, Đỗ Thị Nụ,….Với sự cố gắng cao nhất và trong khả năng có thể, đề tài “Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” của tác giả có những đóng góp sau: Về mặt lý luận: Qua việc mô tả thực trạng công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, đề tài khẳng định tầm quan trọng và giá trị thiết thực của công tác xây dựng và khai thác nguồn tin nói chung, công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại TVQGVN nói riêng. Về mặt thực tiễn: Phản ánh thực trạng hoạt động xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn của TVQGVN, đưa ra phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế trong công tác này. 7. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Khoá luận gồm những nội dung chính sau : Chương 1. Khái quát về Thư viện Quốc gia Việt Nam. K51 Thông tin-Thư viện 3
  • 4. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Chương 2. Thực trạng công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Chương 3. Một số giải pháp công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam trong thời gian tới. Trong quá trình thực hiện khoá luận, do trình độ nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân hạn chế, khoá luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô và bạn bè. Xin chân thành cám ơn ! K51 Thông tin-Thư viện 4
  • 5. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 1.1. Sự hình thành và phát triển của Thư viện Quốc Gia Việt Nam Thư viện Quốc gia Việt Nam (National Library of Viet Nam) nguyên là Sở Lưu trữ và thư viện Đông Dương thành lập ngày 29/11/1917. Ngày 21/06/1919 thư viện chính thức mang tên Thư viện Trung ương Hà Nội, năm 1935 thư viện mang tên Pierr Pasquier. Ngày 20/10/1945 thư viện đổi tên thành Quốc gia thư viện, năm 1946 khi Pháp chiếm đóng Hà Nội thư viện mang tên Thư viện Trung ương, năm 1953 đổi tên thành Tổng Thư viện do sáp nhập viện Đại học Hà Nội. Từ ngày 29/06/1957 đến nay thư viện mang tên Thư viện Quốc gia Việt Nam. Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) là thư viện lớn nhất của cả nước với vốn tài liệu phong phú và đa dạng. Thông qua sắc lệnh nộp lưu chiểu và thực hiện tốt công tác bổ sung vốn tài liệu, hiện nay TVQGVN có khoảng 1,5 triệu bản sách, hơn 8.000 tên báo, tạp chí, hơn 15.000 luận án tiến sĩ. Thư viện có quan hệ trao đổi với khoảng trên 100 đơn vị trong và ngoài nước (thư viện, cơ quan văn hoá, giáo dục, báo chí) của trên 30 nước trên thế giới. Hiện nay Thư viện Quốc gia Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội quốc tế các Hội thư viện và cơ quan thư viện (IFLA). Ngày 25/11/2007 kỉ niệm 90 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhì. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ * Chức năng. K51 Thông tin-Thư viện 5
  • 6. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Căn cứ vào quyết định số 81/2004/QĐ của Bộ Văn hoá - Thể thao- Du lịch (BVH-TT-DL), TVQGVN có chức năng: là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Bộ Văn hoá - Thể thao- Du lịch gìn giữ di sản dân tộc, thu thập, tàng trữ, khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu dân tộc trong xã hội. * Nhiệm vụ. Tổ chức phục vụ, tạo điều kiện cho người đọc sử dụng tài liệu của thư viện theo quy định và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức. Xây dựng bảo quản lâu dài vốn tài liệu của dân tộc và tài liệu của nước ngoài viết về Việt Nam. Thu nhận theo chế độ lưu chiểu các xuất bản phẩm, luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ ở trong nước và nước ngoài, của công dân nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam. Xử lí thông tin, biên soạn thư mục quốc gia và ấn phẩm thông tin về văn hoá nghệ thuật; tổ chức biên soạn Tổng thư mục Việt Nam. Hợp tác trao đổi tài liệu với thư viện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động thư viện. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các thư viện trong cả nước theo sự phân công của BVH-TT-DL hoặc yêu cầu của địa phương, đơn vị. Thực hiện hợp tác quốc tế theo kế hoạch của BVH-TT-DL và quy định của pháp luật. Lưu trữ các tài liệu có nội dung tại khoản 1 điều 5 của Pháp lệnh Thư viện và phục vụ cho người đọc theo quy định của chính phủ. K51 Thông tin-Thư viện 6
  • 7. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết 1.3. Cơ cấu tổ chức. Về cơ cấu tổ chức của TVQGVN gồm các phòng ban như sau: Ban giám đốc: Giám đốc và các phó giám đốc Hội đồng khoa học. TVQGVN gồm có 13 phòng, ban chuyên môn như sau: Phòng Hành chính- Tổ chức. Phòng Lưu chiểu. Phòng Bổ sung-trao đổi. Phòng Phân loại-biên mục. Phòng Đọc sách. Phòng Đọc báo- tạp chí. Phòng Tra cứu thông tin-tư liệu. Phòng Nghiên cứu khoa học. Phòng Tin học. Phòng Bảo quản. Phòng quan hệ quốc tế Phòng Tạp chí thư viện Việt Nam. Đội bảo vệ. K51 Thông tin-Thư viện 7
  • 8. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện có 195 công nhân viên chức, trong đó có khoảng hơn 85% có trình độ đại học và trên đại học, công tác trong 13 phòng chức năng. 1.4. Người dùng tin và nhu cầu tin Người dùng tin (NDT) là một trong bốn yếu tố cơ bản cấu thành mọi hệ thống thông tin – thư viện. NDT và nhu cầu tin (NCT) của họ là cơ sở cần thiết định hướng cho các hoạt động của thư viện. NDT vừa là chủ thể sản sinh ra thông tin vừa là khách thể sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện (SP&DV TT-TV). Họ còn góp phần điều chỉnh các hoạt động của thư viện thông qua các thông tin phản hồi. Phục vụ NCT của NDT là mục đích tồn tại và phát triển của các cơ quan TT-TV. Hiệu quả hoạt động phục vụ NDT được coi là thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bất kì các cơ quan TT-TV nào. Vì thế nghiên cứu NCT của NDT là một trong các nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan TT-TV. Nghiên cứu NCT là nhận dạng nhu cầu về thông tin của NDT, trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp cụ thể phù hợp để cung cấp thông tin phù hợp cho họ. Việc tìm hiểu đặc điểm NDT của TVQGVN và xác định NCT của họ đã được nghiên cứu thông qua kết quả của quá trình điều tra bằng phiếu điều tra nhu cầu tin (kết quả điều tra với tổng số phát ra là 120 phiếu thu về 111 phiếu), nghiên cứu thông qua báo cáo công tác của phòng đọc trong 5 năm gần đây. Các phương pháp trên đã xác định được thành phần NDT tại TVQGVN, xác định được trình độ học vấn, lĩnh vực chuyên môn, loại nguồn tin, ngôn ngữ mà họ thường sử dụng, đồng thời xác định được mức độ thoả mãn NCT của NDT. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và khai thác nguồn tin nói chung và xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn nói riêng. K51 Thông tin-Thư viện 8
  • 9. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết * Số liệu thống kê thành phần NDT của TVQGVN từ năm 2005 đến năm 2009 Năm Tổng số thẻ cấp Cán bộ Sinh viên Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 2005 23.463 6.600 28,1 16.863 77.4 2006 24.836 6.913 27,9 17.923 72.1 2007 21.705 6.257 28,6 15.448 71.4 2008 22.951 6.961 30,3 15.484 67,4 2009 16.633 5.779 34,7 10.851 65,2 Qua bảng số liệu này cho thấy số NDT chủ yếu đến TVQGVN làm thẻ là cán bộ và sinh viên trong đó lượng sinh viên luôn là đối tượng làm thẻ đông đảo nhất của thư viện. Tuy nhiên số lượng NDT đăng kí làm thẻ trong các năm gần đây có xu hướng giảm dần, năm 2006 là năm có số lượng làm thẻ đạt cao nhất 24.836 thẻ. Những năm sau thì số lượng thẻ có giảm đi đáng kể, đây là một điểm cần chú ý trong hoạt động phục vụ NDT của TVQGVN. Theo thống kê phiếu điều tra thì trình độ của NDT như sau: Cử nhân chiếm 82,9 % ( 92 phiếu ), thạc sĩ chiếm 12,6 % ( 14 phiếu), PGS.GS chiếm 0,9 % ( 1 phiếu), trình độ khác chiếm 3,6% ( 4 phiếu ) Theo phiếu điều tra NCT, thành phần NDT của TVQGVN như sau: Sinh viên các trường đại học cao đẳng chiếm 68,5% ( 76 phiếu ); cán bộ quản lí lãnh đạo chiếm 4,5% (5 phiếu); sản xuất kinh doanh chiếm 2,7 % (3 phiếu), giảng dạy chiếm chiếm 10,8 % (12 phiếu), hành chính sự nghiệp là 7,2% (8 phiếu), đối tượng khác 6,3%(7 phiếu). Do địa bàn Hà Nội có tới hơn 40 trường đại học, cao đẳng trong cả nước nên lượng sinh viên tới TVQGVN khá lớn chiếm 68,5% . Tuy nhiên bộ phận NDT là cán bộ hoạt động ở các lĩnh vực nói chung còn thấp, đòi hỏi Thư viện cần có biện pháp để thu hút bộ phận này. Theo thống kê phiếu điều tra NCT của NDT về các lĩnh vực như sau: K51 Thông tin-Thư viện 9
  • 10. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Lĩnh vực quan tâm Số lượng Tỉ lệ % Chính trị- xã hội 48 43, 2 Văn hoá-nghệ thuật 26 23,4 Khoa học công nghệ 12 10,8 Nông- Lâm nghiệp 1 0,9 Y- Dược học 12 10,8 Ngôn ngữ 36 32.4 Văn học 31 27,9 Lĩnh vực khác 19 17.1 Qua số liệu thống kê trên cho thấy nhu cầu của NDT về lĩnh vực chính trị - xã hội 43,2% là cao nhất, kể đến là lĩnh vực ngôn ngữ 32,4% thấp nhất là lĩnh vực nông- lâm nghiệp 0,9%. Theo thống kê phiếu điều tra NCT về loại ngôn ngữ mà người dùng tin sử dụng tại TVQGVN, nhìn chung NDT sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau bên cạnh ngôn ngữ tiếng Việt của nguồn tin chiếm 90% với 100 phiếu và chiếm số lượng cao nhất, sau đó là tiếng Anh chiếm 51,3% với 57 phiếu, các thứ tiếng khác ít hơn: tiếng Nhật chiếm 5,4% với 6 phiếu, tiếng Pháp chiếm 3,6% với 4 phiếu, tiếng Trung chiếm 1,8% (2 phiếu), tiếng Nga chiếm 0,9% (1phiếu), các ngôn ngữ khác chiếm 0,9% (1 phiếu). Như vậy TVQGVN nên bổ sung các loại ngôn ngữ nào để bạn đọc có thể sử dụng tốt nhất và làm phong phú nguồn tin ngoại văn tại thư viện. Từ phiếu điều tra NCT ta thấy các loại hình nguồn tin truyền thống vẫn được quan tâm sử dụng, nhất là sách chiếm 93,6% (104 phiếu), Internet chiếm 30,6% (34 phiếu), CSDL chiếm 4,5% (5 phiếu), vi phim vi phiếu 0,9% (1 phiếu), tài liệu dạng khác chiếm 3,6% (4 phiếu). Qua đó ta cũng thấy các loại K51 Thông tin-Thư viện 10
  • 11. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết hình nguồn tin như CSDL, vi phim vi phiếu, CD-ROM rất ít người sử dụng mà những nguồn tin đó thì TVQGVN rất phong phú và có chất lượng. Do đó Thư viện cần có biện pháp tuyên truyền hướng dẫn NDT sử dụng các loại hình nguồn tin này để không lãng phí và giảm thiểu áp lực về sử dụng nguồn tin dạng sách. Ngoài ra khi thống kê phiếu điều tra thì thời gian xuất bản của nguồn tin từ năm 2000 đến nay được sử dụng nhiều nhất chiếm 91% (101 phiếu ), từ năm 1987 -2000 chiếm 19,8% ( 22 phiếu), trước năm 1945 chiếm 9,9% ( 11 phiếu), từ năm 1954 đến 1986 chiếm 8,1% (9 phiếu), từ năm 1945 đến năm 1954 chiếm 5,4% (6 phiếu). Qua điều tra trên ta thấy NCT của NDT tại TVQGVN rất đa dạng và phức tạp. Thông qua nghiên cứu phiếu điều tra, báo cáo của công tác phục vụ bạn đọc và dựa trên quy định của TVQGVN về đối tượng phục vụ, có thể phân loại đối tượng người dùng tin của TVQGVN thành các nhóm sau: Nhóm 1: Các cán bộ cao cấp thuộc các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cán bộ quản lý các cấp, các ngành. Các cán bộ lãnh đạo từ Trung ương đến các tỉnh thành phố là những người ra quyết định các cấp nhằm xây dựng đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ - ngành. Thông tin cho họ là những thông tin mang tính mới, tính định hướng giải quyết tình hình thực tiễn trong và ngoài nước. Do vậy thông tin cần cô đọng, đầy đủ để giúp họ tiết kiệm thời gian có thể ra quyết định đúng đắn. Nhóm 2: Các cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, kỹ sư. Nhóm NDT này cần các thông tin gốc, thông tin thư mục, tổng luận về nghiên cứu khoa học của một lĩnh vực chuyên môn, những thành tựu mới, những phương pháp mới của khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước. K51 Thông tin-Thư viện 11
  • 12. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Nhóm 3: Nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên chuyên ngành khoa học. Nhóm NDT này là những người tích lũy kiến thức để đáp ứng yêu cầu công việc, nên họ cần thông tin mang tính cơ sở lý thuyết cơ bản đồng thời tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học và thông tin đi sâu vào một lĩnh vực chuyên ngành. Nhóm 4: Quần chúng nhân dân. NDT mục đích sử dụng thông tin của họ khác với nhóm NDT trên. Họ sử dụng thông tin khoa học kỹ thuật vào hoạt động thực tiễn để làm ra của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống nhằm phát triển toàn diện cho con người. So với những năm trước đây, thành phần NDT của Thư viện Quốc gia Việt Nam phong phú và đa dạng hơn. Ngoài NDT trong nước còn có đối tượng người nước ngoài, sinh viên học viên cao học ngày càng đông đảo hơn. 1.5. Các vấn đề chung về nguồn tin * Khái niệm nguồn tin: Nguồn tin là sản phẩm trí tuệ, là sản phẩm lao động khoa học, kiến thức, suy nghĩ, sáng tạo của con người, phản ánh những thông tin được kiểm soát và ghi lại dưới một dạng vật chất nào đó. Khái niệm phát triển nguồn tin: là quá trình làm cho nhu cầu thông tin của NDT được đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác. Nói cách khác, phát triển nguồn tin là nhằm đáp ứng NCT của NDT. * Phân loại nguồn tin: có nhiều cách phân loại như: Dựa vào chất liệu vật mang tin thì nguồn tin chia thành 3 loại: Nguồn tin in trên giấy: sách, báo, tạp chí, bản đồ, bản vẽ…. K51 Thông tin-Thư viện 12
  • 13. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Nguồn tin trên phim ảnh, băng đĩa, băng từ…. Nguồn tin điện tử. Dựa vào mức độ xử lí thông tin: chia thành các loại: Nguồn tin cấp 1, nguồn tin cấp 2, nguồn tin cấp 3. Ngoài 2 cách phân loại nguồn tin trên, còn có các cách phân loại nguồn tin: thời gian xuất bản, nội dung thông tin, mức độ công bố, mục đích ý nghĩa… * Đặc trưng của nguồn tin Tính vật lý: Thể hiện trên 3 phương diện: Vật chứa đựng thông tin, phương thức ghi và truyền thông tin, phương pháp tiếp cận. Tính cấu trúc: Thông tin không có tính cấu trúc thì không thể có giá trị. Tính cấu trúc có tính cấp thứ bậc, ngôi thứ từ giản lược đến phức tạp. Cấu trúc giản lược nhất là thư mục. Cấp bậc phức tạp nhất là nhận xét đánh giá giá trị nội dung trong hoạt động Thông tin Khoa học và đóng góp với đời sống xã hội. Tính truy cập: Thông tin có giá trị khi được truyền đi, phổ biến và sử dụng. Để truy cập thông tin thông qua các điểm truy cập như: MLCC, MLPL, MLCĐ và bộ máy tra cứu bổ trợ. Thể hiện hệ thống hoá và sắp xếp phù hợp với thói quen NDT tìm kiếm thông tin. Khi phát triển mạng thông tin, Hệ thống mục lục trực tuyến online (mục lục OPAC) qua thuật ngữ tìm kiếm, từ khoá, từ chuẩn,…Các điểm truy cập cần được kết nối bằng các toán tử logic. Tính giá trị : Trong nguồn tin các thông tin đều chứa những nội dung và có ý nghĩa nhất định đối với từng lĩnh vực. Các cơ quan TT-TV phân loại, xử lý phân tích, tổng hợp logic tin và xây dựng điểm truy cập cho người sử dụng. Cần phát huy điểm mạnh và hạn chế nhược điểm của nó, đòi hỏi cán bộ K51 Thông tin-Thư viện 13
  • 14. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết thư viện có trình độ cao trong phân loại, xử lý nguồn tin. Gía trị thông tin tri thức trong nguồn tin sẽ cao khi nguồn tin được phổ biến rộng rãi và nhiều người sử dụng. Tính chia sẻ: Trong đời sống xã hội con người cần trao đổi thông tin, mỗi người sử dụng thông tin lại tạo ra thông tin mới. Các thông tin được truyền đi giao lưu với người khác qua các hình thức: thảo luận, truyền đạt, mệnh lệnh, thư từ,….Hợp tác chia sẻ nguồn tin giữa các cơ quan TT-TV làm phong phú nguồn thông tin mỗi cơ quan, đồng thời nâng cao hiệu quả thoả mãn NCT của NDT và tiết kiệm kinh phí bổ sung. K51 Thông tin-Thư viện 14
  • 15. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN NGOẠI VĂN TẠI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 2.1. Qúa trình hình thành và phát triển nguồn tin của Thư viện Quốc gia Việt Nam * Giai đoạn trước 1954: Khi mới thành lập vốn tài liệu ban đầu TVQGVN chỉ có khoảng vài nghìn bản, được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Đến năm 1953 phòng đọc sách có 15.092 bản, 1.215 tên tạp chí (chủ yếu là tạp chí Đông Dương và Việt Nam), 420 tên tạp chí ngoại văn, 647 tên nhật báo. Trong đó sách tiếng Việt là 11.088 bản, tiếng Pháp là 13.515 bản, tiếng Anh có 2.016 bản. Ngày 31/01/1922 toàn quyền Pháp ban hành nghị định quy định lưu chiểu các ấn phẩm xuất bản ở 5 xứ Đông Dương cho Thư viện Đông Dương. Việc thực hiện lưu chiểu khá nghiêm túc, theo thống kê từ năm 1922 đến 1940 Thư viện đã nhận được số lượng ẩn phẩm được lưu chiểu như sau: - 1.381 tên sách các loại. - 5.123 các loại báo và tạp chí. - 1.291 các bản đồ. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chủ Tịch đã kí sắc lệnh số 18 về Lưu chiểu văn hoá phẩm, sắc lệnh đã được thực hiện tốt từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946 số sách nhập vào thư viện là 3.733 bản. * Giai đoạn từ 1954 đến 1985. Tháng 10/1954 TVQGVN đã thu nhận được 4.168 tên tài liệu xuất bản ở vùng kháng chiến và 2.500 tên tài liệu xuất bản trong vùng địch tạm chiếm, K51 Thông tin-Thư viện 15
  • 16. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết xây dựng tiến hành mua sách Hán Nôm và tạo lập được kho sách Hán Nôm trên 4.000 bản của 2.270 tên sách. Năm 1955 Thư viện Bắc Kinh đã gửi tặng TVQGVN 36.000 bản sách tiếng Trung, năm 1956 Thư viện Quốc Gia Liên Xô gửi tặng 30.000 bản ( sách tiếng Anh và tiếng Pháp). Sách nhập vào TVQGVN qua lưu chiểu từ 1967-1985 là 18.399 bản. Thư viện được phép nhận luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ trong và ngoài nước, của người nước ngoài bảo vệ ở Việt Nam theo quyết định 401/TTg ngày 9/10/1976 của Thủ tướng Chính phủ, thành lập kho luận án gồm 998 bản. * Giai đoạn 1986 -2002. Ngày 7/7/1993 Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Xuất bản năm 1993. Nghị định 79/CP ngày 6/11/1993 của Thủ tướng chính phủ cho phép TVQGVN nhận lưu chiểu 4 bản cho 1 tên ấn phẩm. Năm 1997 Thư viện đã nhận 370 tên, năm 1998 là 535 tên, 1999 là 587 tên. Tính đến tháng 12/1999, Thư viện đã thu nhận được 8.000 bản luận án tiến sĩ, đồng thời trao đổi được 1.215 cuốn sách ngoại văn, gấp 3 lần số mua. Số sách ngoại văn bằng tiếng Trung, Anh, Pháp mua trong năm 1999 chỉ đạt 482 cuốn, tháng 2/2002 tài liệu kho lưu chiểu đã đạt tới 140.045 tên. * Giai đoạn từ 2002 đến nay. Tính đến năm 2008 TVQGVN có 1.300.468 tổng số bản sách và 800.752 tổng số tên sách, hơn 8.000 tên báo- tạp chí. Trải qua hơn 90 năm xây dựng và trưởng thành hiện nay TVQGVN đã có được gần 1.500.000 bản sách, hơn 8.000 tên báo-tạp chí, hơn 15.000 luận án, hơn 1.000 đĩa CD-ROM và các CSDL cho người dùng tin sử dụng. K51 Thông tin-Thư viện 16
  • 17. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết 2.2. Vai trò nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam Nguồn tin ngoại văn là thành phần của hệ thống thông tin và là nguyên liệu đầu vào của quá trình hoạt động thông tin khoa học. Chính vì vậy vốn tài liệu ngoại văn giữ vị trí then chốt, quyết định sự tồn tại và hiệu quả hoạt động thông tin khoa học. Nguồn tin ngoại văn là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, làm công cụ tra cứu như: thư mục, các CSDL thư mục... là tiêu chí để đánh giá chất lượng một sản phẩm thông tin - thư viện. Nguồn tin ngoại văn tạo ra các sản phẩm thông tin phản ánh tính độc đáo, tính quí hiếm của thông tin nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường, tạo ra giá trị gia tăng của thông tin như: thông tin phân tích, tổng luận... Nguồn tin đó là cơ sở để hợp tác và chia sẻ giữa các cơ quan thông tin - thư viện. Như chúng ta đã biết, nguồn tin của các thư viện ngày càng trở nên bất cập do sự tăng lên nhanh chóng, trong đó có các thông tin khoa học tăng theo cấp số nhân. Mâu thuẫn của sự gia tăng “chóng mặt” giữa khối lượng thông tin, kinh phí hàng năm cho việc bổ sung nguồn tin và yêu cầu của người dùng tin đã đặt ra một yêu cầu đối với các cơ quan thông tin - thư viện. Sự thành bại trong nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học một phần phụ thuộc vào khả năng với tới các nguồn tin phù hợp. Do vậy TVQGVN có chính sách phát triển nguồn tin nói chung và xây dựng, khai thác nguồn tin ngoại văn nói riêng cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ trên cơ sở nhu cầu tin của người sử dụng, đảm bảo bốn mục tiêu: xây dựng nguồn tin phong phú, đa dạng; đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và tin học cao; số lượng người dùng tin đông đảo được đào tạo và hệ thống cơ sở hạ tầng bền vững. K51 Thông tin-Thư viện 17
  • 18. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Nguồn tin ngoại văn còn thể hiện mức độ phát triển trí tuệ, văn minh của một quốc gia, một dân tộc đó và là công cụ đối tượng làm việc hàng ngày của cán bộ thông tin -thư viện (bổ sung, xử lý, phục vụ NDT...). Đối với hoạt động của con người giúp họ có những quyết định căn cứ khoa học nhất. Bên cạnh đó, nguồn tin ngoại văn là một bộ phận không thể tách rời trong nguồn lực thông tin đang được quản trị tại TVQGVN. Cùng với nguồn tin quốc văn, nguồn tin ngoại văn của TVQGVN luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng và thoả mãn nhu cầu tin của NDT thư viện. Trong những năm gần đây, số lượng bạn đọc đến sử dụng thư viện tăng nhanh và đến năm 2009 đã đạt: số lượt bạn đọc là 303.239 lượt nhưng giảm 39.208 lượt so với năm 2008; sách, báo, tài liệu trong năm 2009 đã luân chuyển được 511.399 lượt, năm 2008 là 583.106 lượt Nguồn tin ngoại văn có tác dụng mang lại những tri thức, kinh nghiệm cho người dùng tin; là công cụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, lao động và phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, là phương tiện thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước. Đến với TVQGVN, NDT có thể tìm thấy nhiều tài liệu về các lĩnh vực tri thức với nhiều ngôn ngữ và loại hình khác nhau, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và làm phong phú hơn đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân - đặc biệt còn là phương tiện tiếp cận nhanh nhất tới các thành tựu khoa học - kỹ thuật - công nghệ trên thế giới, nhanh chóng vận dụng những thành tựu đó vào thực tiễn cuộc sống của Việt Nam. Có thể nói cùng với nguồn tin quốc văn, nguồn tin ngoại văn của TVQGVN đã hình thành nên nguồn lực thông tin, là tiền đề phát triển của TVQGVN, là cơ sở cho hoạt động của thư viện. Việc quan tâm xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn của TVQGVN trong giai đoạn hiện nay càng trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết. Để giải quyết thật tốt công K51 Thông tin-Thư viện 18
  • 19. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết tác này cần tìm hiểu những việc đã làm được và những tồn tại ở TVQGVN nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình. 2.3. Chính sách bổ sung nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam Nguồn tin hiện có của TVQGVN là kết quả xây dựng, tích luỹ lâu dài theo chính sách phát triển nguồn tin hợp lý, trên cơ sở nhu cầu người dùng tin nói riêng và xã hội nói chung. Hoạt động thông tin-thư viện của họ, nguồn tin được xây dựng trên công tác tổ chức, quản lý, khai thác và căn cứ nhu cầu đích thực của người dùng tin. Do đó, lãnh đạo TVQGVN đã nhìn nhận cần phải đầy đủ về số lượng, phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng tin (NDT).TVQGVN mặc dù chưa có một văn bản chính thức về chính sách phát triển nguồn tin nhưng xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình, trong quá trình xây dựng nguồn tin nói chung và xây dựng nguồn tin ngoại văn nói riêng thì Thư viện đã đề ra hướng bổ sung nguồn tin ngoại văn như sau: a) Diện đề tài về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, quân sự, y tế và nông nghiệp. Thu thập nguồn tin về tất cả các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, quân sự y tế và nông nghiệp nhưng không chuyên sâu về từng ngành cụ thể mà có nội dung tổng hợp, liên ngành, phản ánh xu thế phát triển của ngành đó trong nước, trên thế giới với những thành tựu mới nhất. Chú trọng bổ sung nguồn tin một số ngành khoa học mới xuất hiện, đang phát triển hiện nay ở nước ta như: tin học, dầu khí, sinh học, chế tạo máy,... b) Diện đề tài về khoa học xã hội. K51 Thông tin-Thư viện 19
  • 20. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Thu thập nguồn tin về tất cả các ngành khoa học xã hội có nội dung tổng hợp, là mảng tài liệu chiếm ưu thế trong thành phần nguồn tin nên cần phải chú trọng. Hạn chế bổ sung các nguồn tin về một nước kinh tế kém phát triển, quan hệ ngoại giao và hợp tác không lớn và không liên quan nhiều đến Việt Nam. Chú trọng bổ sung nguồn tin một số ngành khoa học xã hội đang phát triển hiện nay ở nước ta như: luật pháp, ngân hàng, ngoại thương, du lịch, môi trường, kinh tế…. c) Diện đề tài về văn hoá nghệ thuật. Nguồn tin thuộc các vấn đề lý luận về văn hoá nghệ thuật. Nền văn hoá của các nước có truyền thống văn hoá lâu đời, các nước châu Á, và các nước có liên quan đến Việt Nam trong lịch sử như: Pháp, Mỹ,… d) Diện đề tài về văn học. Thu thập tất cả các tác phẩm văn học tiêu biểu của các quốc gia, của thế giới qua các thời kì hay các tác phẩm đạt giải thưởng quốc tế và quốc gia. TVQGVN ưu tiên bổ sung các tác phẩm văn học của Pháp và Trung Quốc. Hạn chế bổ sung các tác phẩm mặc dù có giá trị nhưng được xuất bản bằng ngôn ngữ không thông dụng, lưu ý bổ sung các bản dịch ra ngôn ngữ thông dụng của các tác phẩm đó. e) Diện đề tài các nước Đông Nam Á, Châu Á. Chú trọng bổ sung tài liệu nghiên cứu về kinh tế, văn hoá, văn học, xã hội....các nước Đông Nam Á được xuất bản bằng ngôn ngữ thông dụng. Để khắc phục tình trạng hạn chế ngôn ngữ trong bổ sung TVQGVN đẩy mạnh công tác sao chụp và mượn quốc tế. f) Diện đề tài về thư viện học. K51 Thông tin-Thư viện 20
  • 21. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Bổ sung tài liệu về các vấn đề thư viện học, thư mục học, thông tin học; chú trọng tài liệu của các nước có hoạt động thông tin- thư viện phát triển tiên tiến, tài liệu của IFLA, của các hội nghị thư viện quốc tế hay khu vực. g) Diện đề tài về quốc chí. Bổ sung đầy đủ tài liệu nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam, có liên quan tới Việt Nam và các tác phẩm của người Việt Nam ở nước ngoài bất kể đề tài, ngôn ngữ, loại hình ấn phẩm và thời gian xuất bản. h) Diện ngôn ngữ. Bổ sung nguồn tin nước ngoài bằng các ngôn ngữ thông dụng theo thứ tự ưu tiên như sau: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật. Đối với những nguồn tin bằng các ngôn ngữ ít thông dụng TVQGVN đã có từ trước đến nay, một mặt không tiếp tục bổ sung nữa, mặt khác sẽ tiến hành những đợt thanh lọc các nguồn tin cũ, rách nát, thông tin lỗi thời, lạc hậu, chỉ giữ lại những tài liệu có giá trị về mặt nội dung để giải phóng kho và tránh lãng phí trong công tác bảo quản tài liệu, nâng cao chất lượng nguồn tin. i) Diện địa lý. Chú trọng bổ sung nguồn tin của Trung Quốc, Lào, Campuchia. Đây là những nước láng giềng có mối quan hệ lâu đời về lịch sử, địa lý, truyền thống văn hoá và hợp tác kinh tế. Những chủ đề trọng điểm là về lãnh thổ, biên giới, lịch sử, văn hoá và kinh tế... Đối với các nguồn tin của các nước trong khu vực Đông Nam Á thì chủ đề được quan tâm bổ sung là sự hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục của các nước trong khối ASEAN. K51 Thông tin-Thư viện 21
  • 22. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Nguồn tin của các nước phát triển và có mối quan hệ hợp tác với Việt Nam thì chủ đề quan tâm là lịch sử chiến tranh Đông Dương, chính sách đối ngoại, thành tựu khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, quan hệ chính trị,... k) Dạng xuất bản nguồn tin. TVQGVN tiếp tục bổ sung 2 dạng xuất bản chủ yếu của nguồn tin ngoại văn là sách và báo-tạp chí, Thư viện còn chú trọng bổ sung các nguồn tin dạng khác như: băng, microfilm, đĩa CD-ROM, ..... l) Loại nguồn tin. Ưu tiên bổ sung các loại tài liệu tra cứu và bổ sung có chọn lọc các loại tài liệu khoa học, chuyên khảo, các ấn phẩm định kì khoa học và giáo trình giảng dạy của các trường đại học. Đồng thời bổ sung có chọn lọc nghiêm ngặt các tài liệu khoa học phổ thông, sách văn học, sách giáo khoa và sách thiếu nhi. m) Số bản cho một tên nguồn tin. Nguồn tin ngoại văn chỉ bổ sung 1 bản, trường hợp thật cần thiết mới nhập 2 bản.Trong trường hợp này các nguồn tin trước khi được nhập vào thư viện đều được xử lý qua việc tra trùng thông qua việc tra chỉ số ISBN được thực hiện trên phân hệ bổ sung của phần mềm ILIB. Tuy nhiên sách do Quỹ Châu Á tặng thì số lượng không tuân theo nguyên tắc 1 bản ở trên và có những tài liệu nhập vào kho với số lượng lớn hơn 1 bản. Đối với nguồn tin được tái bản, TVQGVN chỉ nhập kho đối với những nguồn tin tái bản có bổ sung, sửa chữa. Nếu nguồn tin được tái bản đơn thuần do NCT mà không có bổ sung, sửa chữa về mặt nội dung thì TVQGVN không nhập bản mới vào kho. K51 Thông tin-Thư viện 22
  • 23. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Đối với tài liệu tra cứu: Tuỳ theo yêu cầu của NDT và số lượng các phòng phục vụ mà quyết định số bản cho một tài liệu. Nói chung công tác bổ sung nguồn tin của TVQGVN từ trước đến nay được thực hiện theo đúng như diện bổ sung đề ra, song vẫn còn một số vấn đề quan trọng cần giải quyết: Việc thực hiện diện bổ sung nguồn tin của TVQGVN còn mang tính chủ quan, cảm tính của những người làm công tác này vì những danh mục nguồn tin định đặt mua cả về nguồn tin ngoại văn đều không có đóng góp ý kiến của các chuyên gia hay cố vấn. Thư viện chưa tổ chức các cuộc điều tra chính thức về NCT của NDT xem nhu cầu của họ thay đổi và phát triển thế nào theo từng giai đoạn phát triển của xã hội để kịp thời điều chỉnh công tác bổ sung cho phù hợp. 2.4. Bổ sung nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam 2.4.1. Nguồn trao đổi Trao đổi là một trong những nguồn bổ sung quan trọng của TVQGVN. Chính vì vậy, đến nay TVQGVN luôn chú trọng đến công tác trao đổi tài liệu được mở rộng và phát triển trao đổi trong và ngoài nước. Hiện nay số lượng nguồn tin tăng lên theo cấp số nhân, vì vậy không một cơ quan thư viện nào có thể mua tất cả các loại hình tài liệu trên thế giới, đồng thời khắc phục khó khăn về nguồn kinh phí bổ sung nguồn tin có giá trị. Công tác trao đổi quốc tế diễn ra trên cơ sở hợp tác cùng có lợi giữa TVQGVN với các cơ quan và thư viện trên thế giới. Nguyên tắc trao đổi của TVQGVN là tên sách, báo- tạp chí đổi lấy tên sách, báo- tạp chí. Song nguyên tắc này, mang tính mềm dẻo nhằm tạo ra quan hệ hợp tác giữa các nước như: K51 Thông tin-Thư viện 23
  • 24. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Thư viện của nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Campuchia,…thì TVQGVN hầu như gửi đi nhận về không nhiều. Về phương thức trao đổi: TVQGVN chọn hình thức chấm chọn trao đổi qua thư mục quốc gia hoặc danh sách trao đổi và phương thức chọn trao đổi qua chủ đề, đôi khi tiến hành cả 2 phương thức trên. Trong quá trình trao đổi, cán bộ nghiệp vụ theo dõi tình hình trao đổi để nắm được đơn vị nào không gửi tài liệu trao đổi (thời gian 1 năm) mà không có lí do thì sẽ tạm dừng trao đổi. TVQGVN ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đã đem lại nhiều tiện ích như: trao đổi trực tiếp thông qua mạng Internet với các thư viện, đơn vị trong và ngoài nước sẽ không tốn nhiều thời gian và kinh phí. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng tạo ra mối quan hệ trao đổi lâu dài và chất lượng. Tuy nhiên, công tác trao đổi tài liệu của Thư viện cũng gặp những sự cố như: có đơn vị đã ngừng trao đổi hoặc gửi tài liệu đi mà không nhận được, nhiều đơn vị gửi chậm, trùng bản, chất lượng một số tài liệu trao đổi không cao. Mặc dù vậy hoạt động trao đổi nguồn tin của TVQGVN nhiều năm qua đã không ngừng phát triển. Trước năm 1990 TVQGVN hầu như chỉ trao đổi với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, sau khi Liên Xô sụp đổ việc trao đổi với các nước XHCN giảm đi rõ rệt khiến cho TVQGVN mất đi một nguồn trao đổi tiềm năng. Mỗi năm, Thư viện chỉ nhận được từ 100 đến 300 cuốn và gần 100 tên báo- tạp chí. Từ năm 1990 Thư viện đã quan hệ trao đổi với 320 đơn vị của 82 nước trên thế giới, hàng năm Thư viện nhận về khoảng 10.000 cuốn sách và khoảng 1.200 loại báo-tạp chí. Công tác trao đổi nguồn tin của Thư viện với quốc tế còn gặp nhiều khó khăn, vì có những đơn vị không có nhu cầu trao đổi tài liệu bằng tiếng Việt. Vì vậy, TVQGVN để tiến hành trao đổi cần bổ sung tài liệu bằng ngôn ngữ K51 Thông tin-Thư viện 24
  • 25. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết tiếng nước ngoài thông dụng. Tuy nhiên công việc này đã gặp khó khăn về kinh phí, hàng rào ngôn ngữ, nhân sự. Trong tương lai cần duy trì và tăng cường củng cố các mối quan hệ trao đổi cũ, đồng thời khai thác triệt để các nguồn biếu tặng để tăng thêm nguồn tin ngoại văn. Dưới đây là bảng trao đổi sách quốc tế trong 4 năm trở lại đây như sau: Năm Sách tiếng Anh Sách tiếng Pháp Sách tiếng Nga Sách tiếng Trung Sách tiếng Hàn Sách Nhật Tổng cộng 2006 601 287 300 142 0 1330 1330 2007 113 39 226 32 39 444 893 2008 212 203 154 0 0 0 569 2009 356 109 225 205 50 0 945 Tình hình trao đổi sách quốc tế trong 4 năm (2006-2009) Qua bảng số liệu ta thấy số lượng sách ngoại văn TVQGVN nhận được theo ngôn ngữ thông qua trao đổi không đồng đều và không ổn định. Trong đó sách tiếng Anh chiếm nhiều nhất nhưng lại giảm năm 2008. Số lượng sách ngoại văn Thư viện nhận phân theo ngôn ngữ giảm do nhiều tài liệu nhận về qua trao đổi trùng bản, ít có giá trị nên bị loại bỏ. Do đó số lượng có giảm đi, nhưng chất lượng nguồn tin tăng lên rõ rệt. Tình hình sách ngoại văn nhập vào TVQGVN qua nguồn trao đổi từ năm 2005 -2007 thể hiện như sau: Năm Tổng tên sách Trao đổi Châu Âu Trao đổi Châu Á Trao đổi Mỹ, Úc Trao đổi SNG 2005 1407 585 386 327 109 K51 Thông tin-Thư viện 25
  • 26. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết 2006 1325 557 254 222 292 2007 2864 1596 793 225 250 Qua số liệu trên có thể thấy, số lượng sách ngoại văn TVQGVN nhận được qua các nguồn trao đổi không ổn định, nguồn trao đổi thực hiện đều đặn và tăng nhanh với Châu Âu, còn các đơn vị khác số lượng ít hơn. Ngoài ra TVQGVN còn tiến hành trao đổi báo-tạp chí cũng được quan tâm khi lựa chọn để trao đổi và theo dõi tình hình trao đổi, công tác gói gửi hợp lí tiết kiệm chi phí. Số liệu tên báo-tạp chí ngoại văn nhận qua trao đổi của TVQGVN từ năm 2005-2007 như sau: Năm Tổng số tên báo-tạp chí Châu Âu Châu Á Châu Mỹ, Úc SNG 2005 146 32 44 18 52 2006 134 32 31 18 53 2007 133 31 31 18 53 Năm 2008 thì cả trao đổi và biếu tặng báo-tạp chí ngoại văn mới có 180 tên, năm 2009 thì số tên báo-tạp chí ngoại văn qua trao đổi là 133 tên. Qua bảng số liệu này ta thấy số báo- tạp chí của TVQGVN nhập vào qua trao đổi thấp và hầu như không tăng thậm chí còn giảm, đây là hạn chế đáng kể trong công tác phát triển nguồn báo -tạp chí ngoại văn. Hầu như các tổ chức đã cắt giảm số tên báo - tạp chí trao đổi nhất là Châu Á. Vấn đề này đặt ra cho Thư viện cần xây dựng các giải pháp để tăng cường việc trao đổi nguồn sách -báo có giá trị với các nước trên thế giới, góp phần khắc phục tình trạng thiếu ngoại tệ mua nguồn tin ngoại văn để đáp ứng NCT của NDT. K51 Thông tin-Thư viện 26
  • 27. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Trong hoạt động trao đổi sách, báo- tạp chí ngoại văn nhằm phát triển nguồn tin ngoại văn, một số đơn vị vẫn duy trì trao đổi đều đặn là: TVQG Pháp, TV Quốc hội Hàn Quốc, TVQG Trung Quốc, TVQG Úc, TVQG Nga, TV Nhà nước Nga. Kết quả trao đổi với một số đơn vị trên trong năm 2009 như sau: Thư viện Quốc gia Pháp: 69 cuốn Thư viện Quốc hội Hàn Quốc: 27 cuốn Thư viện Quốc gia Trung Quốc: 249 cuốn Thư viện Quốc gia Úc: 42 cuốn Thư viện Nhà nước Nga: 71 cuốn Thư viện Quốc gia Nga: 84 cuốn Qua các số liệu số lượng sách , báo-tạp chí ngoại văn TVQGVN nhận qua nguồn trao đổi càng thấy vị trí quan trọng trong công tác phát triển nguồn tin nói chung và phát triển nguồn tin ngoại văn nói riêng. Công tác xử lý nguồn tin tất cả sách, báo-tạp chí ngoại văn sau khi nhận đều được xử lý và giao cho phòng bảo quản, phòng phân loại biên mục, phòng báo, phòng tra cứu và phòng nghiên cứu đảm bảo thời gian, chính xác và không để tồn đọng. 2.4.2. Nguồn biếu tặng Nguồn biếu tặng luôn chiếm một vị trí quan trọng trong công tác bổ sung nguồn tin ngoại văn, năm 1982 TVQGVN đã được công nhận là Thư viện tàng trữ tư liệu của Liên hợp quốc. Điều này giúp cho Thư viện nhận được những tài liệu, văn kiện, ấn phẩm thông tin, các xuất bản phẩm của Liên K51 Thông tin-Thư viện 27
  • 28. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết hợp quốc về những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học kĩ thuật trên thế giới và khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Cuối những năm 1990, số lượng nguồn tin ngoại văn nhập vào TVQGVN thông qua con đường biếu tặng tăng lên nhanh chóng. Hàng năm nhiều thư viện trên thế giới thông qua đại sứ quán ở Việt Nam như: TVQG Pháp, TV Quốc hội Hàn Quốc, TVQG Trung Quốc, TVQG Úc, TVQG Nga, TV Nhà nước Nga,… đã tặng tài liệu cho Thư viện. Ngoài ra các tổ chức quốc tế như: Quỹ SARBE, Quỹ Á-Âu, Quỹ Châu Á, các tổ chức của Liên Hợp Quốc, Ngân hàng thế giới,… cũng đã tặng cho TVQGVN rất nhiều tài liệu ngoại văn có giá trị. Trong năm 2006 TVQGVN đã nhận được 547 cuốn sách của quỹ Châu Á và tiếp nhận 220 cuốn sách tiếng Trung do Câu lạc bộ hữu nghị Việt-Trung trao tặng là những tài liệu mới có ý nghĩa về nhiều lĩnh vực tri thức do Trung Quốc xuất bản. Các Đại sứ quán Tây Ban Nha, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản trong 5 năm (2003-2007) đã tặng Thư viện 600 bản sách. Số lượng sách ngoại văn nhập vào TVQGVN qua nguồn biếu tặng từ năm 2006-2009 như sau: Năm Số sách nhận được 2006 767 2007 5.387 2008 2.877 2009 2.884 Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng sách ngoại văn do nguồn biếu tặng tăng lên nhanh chóng qua các năm gần đây, năm 2007 số lượng biếu tặng lớn nhất chỉ tính riêng số sách nhận được từ Quỹ window on Korea là 3.198 K51 Thông tin-Thư viện 28
  • 29. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết cuốn, cho thấy rằng nguồn tin ngoại văn có được do biếu tặng chiếm một số lượng lớn trong nguồn tin bổ sung tại TVQGVN. Có thể nói công tác phát triển nguồn tin ngoại văn ở TVQGVN qua nguồn tặng biếu có vai trò quan trọng trong việc xây dựng kho tin nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ NDT. Số lượng sách TVQGVN nhận được qua nguồn biếu tặng của một số đơn vị trong năm 2009 như sau: Thư viện Đài Loan: 350 cuốn Thư viện Quốc gia Trung Quốc: 64 cuốn Thư viện Quốc gia Pháp: 48 cuốn Đại sứ quán NaUy: 322 cuốn Quỹ SABRE: 95 cuốn Không chỉ có các tổ chức trao tặng tài liệu mà trong những năm qua TVQGVN thường xuyên nhận được nguồn tin biếu tặng của các cá nhân trong và ngoài nước như: Thư viện thủ tướng Phạm Văn Đồng trao tặng khoảng 4.800 bản sách; ông Nguyễn Quốc Hùng trao tặng toàn bộ sưu tập giảng dạy tiếng Anh gồm 103 cuốn sách, 226 VCD, 29 băng casset, 8 băng video…và nhiều cá nhân người Việt đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài đã gửi tài liệu biếu tặng. Số lượng nguồn tin ngoại văn thông qua biếu tặng cũng tăng lên và chiếm một số lượng không nhỏ trong nguồn tin ngoại văn ở TVQGVN. Vì thế nguồn tin ngoại văn ở TVQGVN ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của nó trong công tác phát triển nguồn tin ngoại văn. 2.4.3. Nguồn mua 2.4.3.1. Nguồn tin ngoại văn trên giấy K51 Thông tin-Thư viện 29
  • 30. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết TVQGVN rất chú trọng bổ sung nguồn tin ngoại văn bằng việc mua trực tiếp. Nguồn bổ sung này trở nên rất quan trọng khi được nhà nước cấp ngoại tệ đặc biệt từ năm 1993 nhờ có quyết định số 25/TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phép TVQGVN được cấp ngoại tệ lớn để mua sách báo với khoảng kinh phí 100.000 USD mỗi năm. Trước mắt do ngoại tệ có hạn TVQGVN giành phần lớn ngoại tệ mua báo, tạp chí nước ngoài nhằm đảm bảo nguồn thông tin nhanh chóng cho công tác nghiên cứu và tham khảo trong nước. Đồng thời Thư viện mua sách, báo có nội dung phản ánh những thành tựu mới về các ngành công nghiệp mũi nhọn như: tin học, công nghệ sinh học, chế tạo máy,… Khi lựa chọn mua tài liệu ngoại văn, Thư viện luôn thực hiện đảm bảo tiết kiệm, không trùng lặp những tài liệu đã trao đổi quốc tế, dựa vào các thư mục Quốc gia, các catalogue về các lĩnh vực kinh tế, khoa học… của Mỹ, Nhật, Anh, Pháp… Việc bổ sung sách báo ngoại văn chủ yếu thông qua XUNHASABA và đôi khi cán bộ bổ sung trực tiếp đến hội trợ sách báo hoặc triển lãm sách báo nước ngoài để tham khảo. Như vậy việc đặt mua sách, báo ngoại văn rất phức tạp đòi hỏi tính chính xác khoa học, kịp thời đáp ứng NCT của NDT nên cần phải thận trọng trong việc lựa chọn và đặt mua. Khi đặt mua sách, báo ngoại văn Thư viện phải tính đến các yếu tố như: nhu cầu xã hội về ấn phẩm ngoại văn, kinh phí nhà nước cấp cũng như vốn đầu tư bổ sung của thư viện, cân đối các nguồn tài liệu từ các đơn vị trao đổi nhằm tiết kiệm ngân sách. Hiện nay thực tế trong nền kinh tế thị trường ở nước ta có mâu thuẫn giữa nhu cầu mua sách báo ngoại văn và kinh phí được cấp, công tác bổ sung qua hình thức mua không phải lúc nào cũng dễ dàng mà thường cần phải điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu tin của NDT và kinh phí của TVQGVN được cấp. K51 Thông tin-Thư viện 30
  • 31. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Tuy nhiên công tác bổ sung hình thức mua sách báo ngoại văn kết hợp với trao đổi quốc tế đã làm phong phú thêm nguồn tin ngoại văn của TVQGVN, cụ thể lượng sách TVQGVN đã mua trong những năm gần đây như sau: Năm Ngônngữ nguồn Anh Pháp Nga Trung Hàn Nhật Tổng số 2006 Mua 196 0 21 0 0 0 217 2007 Mua 20 0 0 0 0 0 20 2008 Mua 0 0 0 0 0 0 0 2009 Mua 3 0 0 0 0 0 3 Tổng số sách ngoại văn mua phân chia theo ngôn ngữ Qua bảng thống kê trên cho thấy, số sách ngoại văn mà TVQGVN mua vào từ năm 2006 đến năm 2009 đã có xu hướng giảm đáng kể do hiện nay nguồn này hầu như không được đầu tư. Trong số lượng sách ngoại văn được mua thì ngôn ngữ tiếng Anh là chủ yếu, đây là ngôn ngữ thông dụng trên thế giới có ưu điểm và trở thành ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. Số lượng báo-tạp chí ngoại văn cũng được TVQGVN mua với số lượng lớn, cụ thể: Năm Nguồn bổ sung Tên báo-tạp chí Số báo tạp-chí 2006 mua 189 4872 2007 mua 194 4756 2008 mua 171 4560 K51 Thông tin-Thư viện 31
  • 32. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết 2009 mua 53 768 Tổng số báo-tạp chí mua trong năm 2008-2009 Nhìn chung số lượng báo- tạp chí ngoại văn TVQGVN mua lớn, nhưng không đồng đều phần lớn báo- tạp chí tiếng Anh vẫn chiếm số lượng nhiều nhất. 2.4.3.2. Nguồn tin ngoại văn dạng điện tử Bên cạnh phát triển nguồn tin ngoại văn trên giấy TVQGVN chú trọng phát triển nguồn tin ngoại văn dạng điện tử để phục vụ người dùng tin, bổ sung thông qua hình thức mua nguồn tin điện tử. Khi mua nguồn tin này, Thư viện đề ra nguyên tắc sau: Xác định diện ưu tiên: Khi bổ sung nguồn tin điện tử TVQGVN tính đến ưu tiên cho loại hình nguồn tin nào bổ sung trước, thông qua tìm hiểu nhu cầu tin của NDT để Thư viện chú trọng nguồn tin đó. Hiện nay các nguồn tin điện tử được thể hiện nhiều loại ngôn ngữ khác nhau nên việc ưu tiên bổ sung là điều rất cần thiết. Bổ sung theo nhu cầu và khả năng tài chính: Khả năng kinh phí có hạn mà nhu cầu tin của người dùng tin thì khác nhau theo từng thời điểm. Mua nguồn tin CD-ROM: ưu điểm của nguồn tin này như: giá cả, độ lưu trữ lớn, không tốn diện tích kho… TVQGVN đã tiến hành mua nguồn tin điện tử tiếng Anh – đó là CSDL toàn văn Wilson. Bao gồm các bài trích tạp chí chuyên ngành có uy tín trên thế giới về các lĩnh vực: khoa học và công nghệ, khoa học thông tin- thư viện, khoa học kĩ thuật ứng dụng, nghệ thuật, khoa học xã hội, giáo dục, nhân chủng học,… K51 Thông tin-Thư viện 32
  • 33. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết CSDL Proquest: đây là một CSDL rất lớn với 160 chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau. Bao gồm: 11.250 tạp chí, trong đó 8.400 tạp chí toàn văn và 479 báo toàn văn. Gần 30.000 luận văn toàn văn Trên 44.000 hồ sơ doanh nghiệp Trên 3.000 báo cáo công nghiệp CSDL Keesing: tập hợp toàn diện chính xác và xúc tích tất cả các bài báo trên thế giới về chính trị, kinh tế và xã hội, các sự kiện trên toàn thế giới từ năm 1931, được xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Hà Lan. Ngoài ra TVQGVN mua quyền sử dụng các CSDL (quyền truy cập) các cơ sở dữ liệu điện tử của các nhà xuất bản hoặc các nhà cung cấp nước ngoài. Hiện nay TVQGVN cùng với 23 cơ quan thông tin và thư viện khác của Việt Nam tham gia vào chương trình PERI Việt Nam - Là chương trình tăng cường nguồn tin điện tử cho nghiên cứu khoa học do INASP (mạng lưới quốc tế các ấn phẩm khoa học) hỗ trợ. Mục đích của chương trình (giai đoạn 2004-2007) do INASP khởi xướng là cho phép các quốc gia truy cập với giá rẻ tới các nguồn tin trực tuyến tiếng Anh có trong mạng lưới INASP. Hiện nay người dùng tin của TVQGVN có thể truy cập vào các CSDL: EBSCO, BLACKWELL. Nguồn khai thác miễn phí trên Internet, một số CSDL miễn phí đã được khai thác đưa lên mạng sử dụng chung tiêu biểu là các CSDL tổng hợp DOAJ. 2.5. Nguồn nội sinh K51 Thông tin-Thư viện 33
  • 34. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Bên cạnh nguồn tin được bổ sung thì nguồn tài liệu nội sinh hay người ta gọi là nguồn “ xám” của Thư viện đóng vai trò quan trọng. Mỗi năm TVQGVN thực hiện một số đề tài, dự án phục vụ cho phát triển của ngành thông tin - thư viện, tổ chức các hội nghị, hội thảo. Các kết quả báo cáo nghiên cứu tại các hội nghị, hội thảo này là nguồn tài liệu nội sinh quan trọng. Thư viện đã xây dựng được hơn 1.700 thư mục chuyên đề phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Nguồn tin nội sinh đó là các CSDL do phòng thông tin - tư liệu xây dựng như: CSDL NVAT, CSDL VHNT, CSDL KHOTC. Các CSDL toàn văn nội sinh: Bộ sưu tập số: Sách Hán Nôm cổ gồm 1.158 cuốn với 78.536 trang. Bộ sưu tập số: Sách Đông Dương: Sách tiếng Pháp và tiếng Việt xuất bản ở Đông Dương viết về Đông Dương và Việt Nam. Đây là hợp đồng giữa Thư viện Quốc gia Việt Nam và chính phủ Pháp từ Dự án VALEASE: “Tổ chức và thực hiện chương trình số hoá tài liệu tiếng Pháp thuộc vốn di sản cổ đã được công nhận ở Việt Nam và Đông Dương”. TVQGVN đã tạo lập Ebook các tài liệu viết về Việt Nam trước năm 1932 và CSDL hiện có 89.512 trang (758 tên sách), 175 bản đồ, trọn bộ tạp chí Nam phong, Tri ân. Bộ sưu tập số: Thăng Long – Hà Nội bao gồm sách Hán Nôm cổ, bản đồ cổ Hà Nội và vùng phụ cận, sách báo xuất bản trước năm 1954, luận án tiến sĩ về Hà Nội. Bộ sưu tập số: Luận án tiến sĩ đây là kho tài liệu quý của Thư viện đã được số hoá và ưu tiên các bản luận án tiếng Việt. Bộ sưu tập số này có 6.402 bản tóm tắt, 172.002 trang, số bản toàn văn với gần 9.356 bản, 1.812 trang. K51 Thông tin-Thư viện 34
  • 35. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Bộ sưu tập số: sách Tiếng Anh về Hà Nội với 338 bản, 92.520 trang. Một số CSDL thư mục được tạo lập như: CSDL sách, báo- tạp chí, CSDL bài trích, luận án, ấn phẩm khác. Tổng số biểu ghi: 446.895 trong đó: Sách đơn: 285.396. Sách bộ tập: 75.756. Bài trích: 58.000. Luận án: 16.470. Ấn phẩm định kì: 6.488. Báo-tạp chí Đông Dương: 1718. Ấn phẩm khác: 3.067. 2.6. Các loại hình nguồn tin tại Thư viện Quốc gia Việt Nam 2.6.1. Nguồn tin trên giấy Nguồn tin in trên giấy của TVQGVN tương đối phong phú và đa dạng bao gồm: dạng sách, báo-tạp chí, bản đồ, bản vẽ,… * Tài liệu dạng sách Nguồn tin dạng sách theo ngôn ngữ của TVQGVN hiện nay như sau: Ngôn ngữ Số bản Sách Việt 526.087 bản Sách ngoại hệ latinh 105.903 bản Sách Pháp 46.859 bản Sách Nga 270.842 bản Sách Hoa 46.748 bản Sách Nhật, Hàn 4.383 bản Sách tiếng dân tộc 1.141 bản K51 Thông tin-Thư viện 35
  • 36. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Sách Hán Nôm 5.364 bản Nguồn tin dạng sách theo loại hình thì sách phục vụ NDT: 1.074.927 bản, sách lưu chiểu: 262.571 tên, tranh: 3.349 bản, nhạc: 22.129 bản, bản đồ: 2.817 bản, luận án: 14.924 tên. Nguồn tin tiêu biểu: Kho sách Đông Dương, Kho sách Hán Nôm, Kho bản đồ Đông Dương. Kho sách Đông Dương: là kho sách hình thành từ nguồn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương được in bằng tiếng Latinh, Pháp, Việt và một số ngôn ngữ khác, có giá trị lịch sử lâu đời và giá trị nội dung phong phú. Kho sách Hán Nôm: là kho sách hình thành từ thu mua sách trong nhân dân. Hiện nay kho có 5.364 bản sách với 2.270 tên sách; sách được làm bằng chất liệu giấy dó có nội dung được in khắc hoặc chép tay từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Kho bản đồ Đông Dương: hình thành từ khi thành lập TVQGVN, với 1.291 bản địa đồ, giá trị nội dung phản ánh địa lí và phạm vi gianh giới chủ quyền của Việt Nam và phản ánh bản đồ hành chính Hà Nội cổ. Kho luận án tiến sĩ: được thành lập năm 1976, hiện kho có 14.924 tên luận án, bao gồm luận án tiến sĩ, phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ chuyên ngành) bảo vệ trong và ngoài nước của công dân Việt Nam, người nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam. * Báo- tạp chí Đây là một nguồn tin rất quan trọng cho hoạt động của Thư viện. Tuy xuất hiện vào các thời điểm khác nhau nhưng chúng đều gắn với sự phát triển của xã hội và khoa học kĩ thuật của loài người. Là nguồn thông tin khoa học nhiều và nhanh nhất, đồng thời người dùng tin sử dụng nhiều nhất trong các dạng của ấn phẩm định kì. Bên cạnh đó chứa đựng các công trình nghiên cứu mang tính mới, tính giá trị và giải pháp hữu ích. Bài trích báo và tạp chí cung cấp cho bạn đọc những tóm tắt các bài quan trọng trên các tạp chí khác nhau, phần tài liệu tham khảo ở cuối mỗi bài K51 Thông tin-Thư viện 36
  • 37. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết viết hoặc bảng tra hàng năm, nửa năm cung cấp cho bạn đọc cơ sở để xác minh lại những gì đã đọc, làm giảm nhẹ việc tìm kiếm tài liệu và cung cấp thêm thông tin thư mục cho bạn đọc những bài viết về chủ đề, đề tài nào đó đặc biệt trong những lĩnh vực luôn thay đổi về kinh tế, khoa học kĩ thuật... Những ý tưởng mới nhất, những mầm mống của một ngành khoa học mới. Hiện nay theo thống kê năm 2008 kho báo-tạp chí của TVQGVN có 8.677 tên báo-tạp chí. Theo thống kê tháng 3 năm 2010 thì có 8.780 tên và đang về trên 1.200 tên. Phân tích nguồn tin báo- tạp chí theo ngôn ngữ như sau: Báo- tạp chí tiếng Việt: 2.401 tên (28,4%) Báo- tạp chí tiếng Anh: 2.150 tên (25,4%) Báo- tạp chí tiếng Nga: 790 tên (9,36%) Báo- tạp chí tiếng pháp: 1.804 tên (21,4%) Báo- tạp chí tiếng Trung: 500 tên (5,92%) Các ngôn ngữ khác Nhật, Triều Tiên, Đức : 790 tên (9,36%) 2.6.2. Nguồn tin dạng khác TVQGVN hiện nay hình thành một nguồn tin ở dạng vi phim, vi phiếu chiếm một khối lượng tương đối. Các loại sách, báo -tạp chí được ghi trên các phim cuộn, phim tấm. Mỗi phim cuộn thường có kích thước 16 li, 35 li, hay 70 li, có độ dài từ 25-30m và đặt trong chiếc hộp nhỏ. Tính đến tháng 5/2008 Thư viện có 10.000 tên sách xuất bản trước năm 1954 do Thư viện Quốc gia Pháp gửi tặng và tự sản xuất phim như sau: K51 Thông tin-Thư viện 37
  • 38. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Phim dương bản: báo Việt là 231 tên, báo ngoại là 111 tên, sách Việt là 1047 hộp, sách ngoại là 878 tên, sách Nga 46 tên, sách Hán là 79 tên, chụp mới 255 hộp microphim các sách, tạp chí trước năm 1954. Phim âm bản gồm: Báo Việt: 189 hộp, báo ngoại 132 hộp, sách ngoại là 459 hộp, sách Hán 127 hộp, sách Việt 715 hộp. 2.6.3. Nguồn tin điện tử Nguồn tài liệu điện tử của Thư viện bao gồm các loại: CSDL, băng , đĩa, các bản tin điện tử, các trang web thông qua việc mua, trao đổi, biếu tặng. Các CSDL thư mục có: CSDL SACH, CSDL JM, CSDL NCUU, CSDL LA, CSDL Bai trich. Các CSDL toàn văn như: CSDL luận án tiến sĩ có 840.000 trang, CSDL sách Đông Dương 89.000 trang, CSDL sách tiếng Anh viết về Việt Nam có 92.520 trang, CSDL tổng hợp WILSON (dạng CD), CSDL EBSCO, CSDL đĩa CD. Ngoài ra còn có các CSDL xây dựng như CSDL NVAT, CSDL VHNT, CSDL KHOTC. 2.7. Hiện trạng khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Thư viện Quốc Gia Việt Nam với nguồn tin ngoại văn truyền thống và hiện đại phong phú về nội dung và đa dạng hình thức. Mỗi loại hình nguồn tin ngoại văn khác nhau nên mức độ và cách khai thác cũng khác nhau, vì thế cần phải có phương thức tìm kiếm, khai thác để đáp ứng nhu cầu của người dùng. 2.7.1. Khai thác nguồn tin ngoại văn thông qua sản phẩm thông tin thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam K51 Thông tin-Thư viện 38
  • 39. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Trong suốt quá trình hoạt động nghiệp vụ thông tin-thư viện của mình, TVQGVN luôn nỗ lực để tạo ra các sản phẩm thông tin thư viện có giá trị phục vụ cho NDT và nhu cầu xã hội. Trong hơn 90 năm hoạt động và đổi mới, TVQGVN đã có những sản phẩm thông tin thư viện sau: Hệ thống mục lục: mục lục chữ cái và mục lục phân loại. Thư mục Quốc gia Việt Nam hàng năm, tổng kết các loại tài liệu được xuất bản trong cả nước trong một năm. Thư mục Quốc gia hàng tháng: Tổng kết những tài liệu được xuất bản trong tháng của cả nước. Thư mục chuyên đề về các lĩnh vực. Tạp chí Thư viện Việt Nam. Các CSDL bao gồm: ● CSDL SACH ● CSDL JM ● CSDL NCUU ● CSDL bài trích ● CSDL sách Đông Dương ● CSDL đĩa CD ● CSDL NVAT ● CSDL VHNT ● CSDL KHOTC K51 Thông tin-Thư viện 39
  • 40. Khoá luận tốt nghiệp Dương Thị Tuyết Trang chủ ( home page) Thư viện Quốc gia Việt Nam đã xây dựng trang web của mình nhằm giới thiệu cho NDT những tiềm lực thông tin của TVQGVN, giới thiệu những thông tin khái quát về lịch sử hình thành TVQGVN, cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ, giới thiệu các sản phẩm thông tin thư viện của TVQGVN hiện có. Như vậy, các sản phẩm thông tin thư viện của TVQGVN rất phong phú và đa dạng. Có thể qua các sản phẩm truyền thống và hiện đại mà NDT khai thác được những nguồn lực thông tin nói chung và nguồn tin ngoại văn nói riêng. Nhìn chung, việc khai thác các nguồn tin ngoại văn truyền thống và hiện đại qua các sản phẩm thông tin thư viện (hệ thống tra cứu) đã đưa lại cho NDT những thông tin nhanh chóng và chính xác, đặc biệt khai thác qua các CSDL. 2.7.2. Khai thác nguồn tin ngoại văn thông qua dịch vụ thông tin thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam. Trong các hoạt động nhằm đổi mới và hiện đại hoá công tác thông tin- thư viện, TVQGVN đã và đang ngày càng chú trọng tới công tác phục vụ NDT qua các hình thức dịch vụ thông tin -thư viện (DV TT-TV). DV TT-TV được hiểu là những hoạt động phục vụ người dùng tin nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin. Dịch vụ thông tin -thư viện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động khoa học của các cơ quan thông tin thư viện. Cùng với sản phẩm, dịch vụ là thước đo đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan thông tin -thư viện. Chính vì vậy các cơ quan thông tin -thư viện đều xây dựng cho mình hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin. Các DV TT-TV của TVQGVN ngày càng đa dạng, vì vậy mức độ khai thác nguồn tin nói chung và nguồn tin ngoại văn nói riêng của NDT tại TVQGVN ngày càng phát triển. Các dịch vụ thông tin thư viện của Thư viện Quốc gia Việt Nam đang được triển khai như sau: K51 Thông tin-Thư viện 40