SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ THỊ THƢƠNG
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945
DƢỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Hà Nội, năm 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ THỊ THƢƠNG
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945
DƢỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI
Ngành: Lí luận Văn học
Mã số: 9 22 01 20
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lý Hoài Thu
2. TS. Lê Thị Hƣơng Thủy
Hà Nội, năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS Lý Hoài Thu và TS. Lê Thị Hương Thủy cùng với sự
góp ý của các nhà khoa học
Các kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và chưa được công bố
trong bất kì công trình nào.
Tác giả luận án
Vũ Thị Thương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................. 7
1.1. Những công trình nghiên cứu khái quát về tiểu thuyết và hồi kí
Tô Hoài............................................................................................................. 7
1.2. Những công trình nghiên cứu cụ thể về tiểu thuyết và hồi kí Tô
Hoài sau 1945 ................................................................................................ 10
1.2.1. Về các tác phẩm tiểu thuyết cụ thể ............................................... 10
1.2.2. Về các tác phẩm hồi kí cụ thể....................................................... 17
1.2.3. Những công trình nghiên cứu về sự tương tác giữa tiểu thuyết
và hồi kí Tô Hoài .................................................................................... 20
Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................... 24
Chƣơng 2: VẤN ĐỀ THỂ LOẠI VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT,
HỒI KÍ TÔ HOÀI......................................................................................... 25
2.1. Đặc trƣng thể loại tiểu thuyết và hồi kí................................................ 25
2.1.1. Tiểu thuyết nhìn từ một số đặc trưng thể loại............................... 25
2.1.2. Hồi kí nhìn từ một số đặc trưng thể loại....................................... 34
2.2. Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam
hiện đại............................................................................................................ 40
2.2.1. Giai đoạn trước 1945 .................................................................... 40
2.2.2. Giai đoạn 1945 đến 1985 .............................................................. 43
2.2.3. Giai đoạn 1986 đến nay ................................................................ 48
2.3. Quan điểm sáng tác và sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật của Tô Hoài.. 51
2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm sáng tác và tư duy
nghệ thuật của Tô Hoài........................................................................... 51
2.3.2. Quan điểm sáng tác của Tô Hoài.................................................. 53
2.3.3. Sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Tô Hoài................................... 55
Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................... 59
Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU
1945 TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI................................................................ 60
3.1. Đặc điểm tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945 từ góc nhìn thể loại ............. 60
3.1.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ...................................................... 60
3.1.2. Kết cấu trần thuật.......................................................................... 73
3.1.3. Giọng điệu trần thuật .................................................................... 82
3.2. Đặc điểm hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ góc nhìn thể loại ...................... 87
3.2.1. Hình tượng tác giả......................................................................... 87
3.2.2. Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật ..................................... 98
3.2.3. Giọng điệu trần thuật .................................................................. 107
Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................ 113
Chƣơng 4: SỰ TƢƠNG TÁC THỂ LOẠI GIỮA TIỂU THUYẾT VÀ
HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945..................................................................... 114
4.1. Tƣơng tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam hiện đại và trong văn
xuôi Tô Hoài sau 1945................................................................................. 114
4.2. Chất tiểu thuyết trong hồi kí Tô Hoài sau 1945................................ 120
4.2.1. Kết cấu trần thuật đa dạng .......................................................... 120
4.2.2. Trần thuật đa điểm nhìn .............................................................. 125
4.3. Chất hồi kí trong tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945................................ 131
4.3.1.Tiểu thuyết hóa chất liệu đời tư ................................................... 131
4.3.2. Nghệ thuật trần thuật đậm chất hồi kí......................................... 140
Tiểu kết chƣơng 4........................................................................................ 147
KẾT LUẬN.................................................................................................. 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 152
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Lịch sử văn học Việt Nam ghi dấu nhiều tên tuổi lớn, trong số đó
không thể thiếu Tô Hoài - nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Với
hành trình sáng tác gần 75 năm, gia tài chữ nghĩa “đồ sộ” của ông đã mang đến
nhiều cung bậc cảm xúc cho các thế hệ độc giả Việt Nam. Tô Hoài viết nhiều,
viết khỏe, phong phú về số lượng và đặc sắc về chất lượng. Hai mươi tuổi, ông
đã có những tác phẩm đầu tay được đăng trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ
bảy. Trong suốt thời gian cầm bút, ông đã sáng tác trên 150 tác phẩm với nhiều
thể loại gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa, kí (bút kí, hồi kí,
chân dung), kịch bản phim, tản văn, lí luận - kinh nghiệm sáng tác…cùng sự đa
dạng về đề tài: thiếu nhi, đời sống chiến tranh và hòa bình, miền núi và miền
xuôi. Ở lĩnh vực nào, ông cũng tạo được dấu ấn và gặt hái được thành công.
Đóng góp của Tô Hoài được ghi nhận ở cả hai chặng đường trước và sau
Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đặc biệt giai đoạn sau 1945, Tô Hoài đạt
được nhiều thành tựu, số lượng tác phẩm nhiều hơn, thể loại phong phú hơn.
Trước 1945, Tô Hoài chủ yếu viết truyện ngắn và ông cũng sớm thử sức ở thể
loại truyện dài. Đối tượng hướng đến trong sáng tác của nhà văn là thế giới loài
vật, cuộc sống và con người ở vùng quê nội, ngoại thành Hà Nội với các tác
phẩm: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện dài - 1941), Giăng thề (truyện vừa - 1942),
Quê người (tiểu thuyết - 1942), O chuột (truyện ngắn - 1942), Nhà nghèo (tập
truyện ngắn - 1942), Cỏ dại (hồi kí - 1944)…Sau 1945, đồng hành cùng dân tộc,
Tô Hoài mở rộng phạm vi phản ánh, đi sâu vào cuộc sống của người dân các dân
tộc vùng cao trong kháng chiến chống thực dân Pháp và thành công với nhiều
thể loại. Một số tác phẩm tiêu biểu thời kì này là Truyện Tây Bắc (tập truyện -
1953), Mười năm (tiểu thuyết - 1958), Miền Tây (tiểu thuyết - 1967), Nhật kí
vùng cao (nhật kí - 1969), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (tiểu thuyết - 1971), Tự
truyện (1978), Quê nhà (tiểu thuyết - 1980).…Ở thời kì Đổi mới sau 1986, Tô
Hoài lại khẳng định tên tuổi của mình trên diễn đàn văn xuôi hiện đại với các tác
phẩm Những gương mặt (chân dung - 1988), Cát bụi chân ai (hồi kí - 1992),
2
Chuyện cũ Hà Nội (truyện ngắn - 1998), Chiều chiều (hồi kí - 1999), Ba người
khác (tiểu thuyết - 2006)…Đối với mỗi giai đoạn sáng tác, Tô Hoài đều tạo cho
mình một tiếng nói, cách nhìn, phong cách và một cá tính sáng tạo riêng. Với
khối lượng tác phẩm đồ sộ và sáng tác đa dạng, phong phú về thể loại, Tô Hoài
đã hiện diện như một nhà văn giàu tài năng và sức sáng tạo. Trong “ngôi nhà”
thể loại đó, các nhà nghiên cứu, phê bình đều nhận ra tiểu thuyết và hồi kí là
những thể loại sở trường kết tinh tài năng, tâm huyết nghệ thuật của Tô Hoài và
là hai bộ phận sáng tác chủ yếu trong văn nghiệp của ông. Với các tác phẩm tiêu
biểu được sáng tác sau 1945: Mười năm (tiểu thuyết - 1958), Miền Tây (tiểu
thuyết - 1967), Cát bụi chân ai (hồi kí - 1992), Chiều chiều (hồi kí - 1999), Ba
người khác (tiểu thuyết - 2006), Tô Hoài thực sự đã trở thành cây bút viết tiểu
thuyết, hồi kí độc đáo và hấp dẫn.
1.2. Một trong những hướng tiếp cận văn học mang lại hiệu quả cao và
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là tiếp cận từ phương diện thể loại. Thể
loại là dạng thức tồn tại của chỉnh thể tác phẩm văn học. Thể loại giữ vai trò
quan trọng trong định hình kiểu loại sáng tác và nhận diện tác phẩm. Thể loại là
yếu tố thể hiện rõ nhất đặc trưng loại hình văn học và diện mạo, đường nét,
những yêu cầu, quy định bắt buộc về tổ chức, kết cấu, hình thức của một tác
phẩm văn học. Qua hình thức của một thể loại, nhà văn thể hiện thái độ thẩm mĩ
đối với hiện thực, bộc lộ cách cảm thụ, nhìn nhận và “giải minh” về thế giới và
con người. Tiếp cận một hiện tượng văn học từ phương diện thể loại là hướng
nghiên cứu có sức “vẫy gọi”, luôn chứa đựng tính mới, là cách thức nhằm tìm ra
sự độc đáo trong phong cách của từng tác giả đồng thời cũng là một con đường
hứa hẹn có những đóng góp nhất định.
1.3. Ở giai đoạn sau 1945 đặc biệt thời kì Đổi mới, đời sống văn học đương
đại đang có sự đổi mới tư duy nghệ thuật mà tương tác thể loại là một biểu hiện
theo chiều hướng đó. Tương tác thể loại vừa mang tính nội tại, tính tự thân của
quá trình vận động đời sống thể loại vừa cho thấy ý thức đổi mới lối viết của chủ
thể sáng tạo. Sáng tác của Tô Hoài cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tô Hoài
một mặt bám sát đặc trưng thể loại mặt khác lại có xu hướng đan xen thể loại:
3
hồi kí đậm chất tiểu thuyết, tiểu thuyết đậm chất hồi kí. Điều này tạo nên một lối
viết văn xuôi, một kiểu tác giả Tô Hoài khác biệt so với các nhà văn trước và
cùng thời.
Điểm lại lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều công
trình nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài và sáng tác của ông. Nhìn chung, ở từng
phương diện, các tác giả đều phát hiện được những điểm độc đáo, hấp dẫn, giá
trị và đóng góp của nhà văn trong nền văn xuôi hiện đại của dân tộc. Tuy nhiên,
những công trình nghiên cứu về sáng tác của Tô Hoài chưa quan tâm nhiều tới lí
thuyết thể loại. Vì vậy, tìm hiểu, đánh giá một cách chỉnh thể, hệ thống tiểu thuyết
và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại thông qua nghiên cứu đặc điểm
thể loại tiểu thuyết và hồi kí, sự tương tác giữa tiểu thuyết và hồi kí là việc cần thiết,
bù đắp lại những khoảng trống mà các tác giả khác chưa nghiên cứu.
Từ những cơ sở trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài Tiểu thuyết và hồi kí
Tô Hoài sau 1945 dƣới góc nhìn thể loại. Luận án hoàn thành hi vọng sẽ góp
thêm một cách nhìn nhận, diễn giải, một hướng nghiên cứu chuyên biệt từ góc
nhìn thể loại nhằm khẳng định giá trị, sức hấp dẫn trong tiểu thuyết và hồi kí Tô
Hoài, giúp người đọc có cái nhìn khoa học, khách quan về những đóng góp
nhiều mặt của Tô Hoài đối với sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể
loại, luận án nhằm các mục đích sau:
- Làm rõ quan điểm sáng tác và sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn
Tô Hoài ở giai đoạn trước và sau 1945 đặc biệt là từ sau 1986 qua đó làm nổi bật
diện mạo, sự vận động, phát triển và sự kế thừa, tiếp biến nghệ thuật viết tiểu
thuyết, hồi kí ở các giai đoạn.
- Xác định đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ góc nhìn thể
loại, lí giải sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí; từ đó khẳng định vị
trí, đóng góp, phong cách, tài năng của nhà văn trong tiến trình vận động văn
xuôi Việt Nam hiện đại.
4
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án được triển khai với các nhiệm vụ chính sau đây:
- Hệ thống hóa những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết và hồi kí Tô
Hoài nói chung và sau 1945 nói riêng.
- Xác định đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí, làm rõ những chặng đường sáng
tác tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài, quan điểm sáng tác và sự đổi mới tư duy nghệ
thuật của nhà văn.
- Xác định đặc điểm của tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể
loại trên một số phương diện cơ bản: nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu trần
thuật, giọng điệu trần thuật.
- Xác định đặc điểm của hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại
trên một số phương diện cơ bản: hình tượng tác giả, nghệ thuật khắc họa chân
dung nhân vật, giọng điệu trần thuật.
- Tìm hiểu sự hòa trộn, mờ nhòe ranh giới thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí
Tô Hoài sau 1945, nghiên cứu những dấu hiệu và hiệu quả nghệ thuật của sự
tương tác thể loại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát một số tiểu thuyết và hồi kí tiêu biểu của Tô Hoài sau 1945:
Mười năm (tiểu thuyết - 1958), Miền Tây (tiểu thuyết - 1967), Cát bụi chân ai
(hồi kí - 1992); Chiều chiều (hồi kí - 1999); Ba người khác (tiểu thuyết - 2006).
Trong quá trình nghiên cứu, một số tác phẩm của nhà văn Tô Hoài và các
nhà văn khác sẽ được tham chiếu để so sánh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau:
5
4.1. Phương pháp tiểu sử: từ những yếu tố về tiểu sử tác giả sẽ đi sâu vào mối
liên hệ giữa tác giả và tác phẩm để lí giải những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết
và hồi kí, sự tương tác giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945.
4.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học: vận dụng thi pháp học để phân tích các
tác phẩm cụ thể qua đó rút ra những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết và hồi kí
Tô Hoài sau 1945.
4.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: nhằm phân tích, lí giải sự tác động
qua lại giữa các yếu tố văn hóa và văn học, thời đại, lịch sử, xã hội đến quan
điểm sáng tác và tư duy nghệ thuật của nhà văn.
4.4. Phương pháp so sánh: nhằm rút ra những điểm tương đồng và khác biệt của tiểu
thuyết và hồi kí Tô Hoài ở các giai đoạn sáng tác trên các chiều đồng đại và lịch đại,
sự độc đáo và tương hợp trong phong cách sáng tác với các tác giả cùng thời.
4.5. Phương pháp hệ thống: đặt tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài trong tiến trình
vận động của văn xuôi Việt Nam hiện đại và trong tương quan với các thể loại
khác của nhà văn Tô Hoài.
Ngoài ra, chúng tôi kết hợp vận dụng các phương pháp, thao tác khác khi
cần thiết: thao tác phân tích - tổng hợp, phương pháp loại hình và lí thuyết thể
loại, tự sự học có liên quan.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình đầu tiên chuyên biệt nghiên cứu hệ thống về tiểu
thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945, dựng lại một cách tương đối đầy đủ diện mạo
và quá trình phát triển của hai thể loại chính trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài
giai đoạn này.
Luận án chỉ ra đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn
thể loại, sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ đó thấy
được dấu ấn phong cách, đặc điểm thi pháp và kĩ thuật tự sự của nhà văn.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lí luận
Với hai thể loại tiểu thuyết và hồi kí, Tô Hoài đã khẳng định được tên tuổi, vị
trí, tài năng, phong cách sáng tác của mình. Nghiên cứu tiểu thuyết và hồi kí của Tô
6
Hoài sau 1945 vừa làm rõ đặc điểm thể loại vừa là sự nhận diện cách hòa trộn, xóa
mờ lằn ranh thể loại, từ đó góp thêm một số kiến thức lí luận thể loại, gợi mở một số
vấn đề đối với thực tiễn sáng tạo và tiếp nhận tiểu thuyết, hồi kí Việt Nam hiện đại.
6.2. Về mặt thực tiễn
Tô Hoài là một trong những tác giả tiêu biểu được giảng dạy trong nhà
trường. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng trong nghiên
cứu, giảng dạy và học tập văn học Việt Nam ở bậc phổ thông và đại học.
Do vậy, luận án có giá trị lí luận và thực tiễn quan trọng, thiết thực.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc
thành bốn chương:
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Vấn đề thể loại và diện mạo tiểu thuyết, hồi kí Tô Hoài
Chương 3. Đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ góc nhìn thể loại
Chương 4. Sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những công trình nghiên cứu khái quát về tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài
Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Tô Hoài luôn là một cái tên thu hút
nhiều sự chú ý quan tâm, khám phá từ phía người tiếp nhận, các nhà nghiên cứu,
phê bình nhất là những khoảng trống đối với các nghiên cứu chuyên sâu. Các tác
giả đã tập trung nhận xét, đánh giá về phong cách, nghệ thuật kể chuyện, giọng
điệu Tô Hoài. Phần lớn là ý kiến của các nhà phê bình, nhà văn có tên tuổi như
Phong Lê, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vương Trí Nhàn, Bùi Hiển…Những ý
kiến đều thống nhất khẳng định Tô Hoài là nhà văn có phong cách riêng, độc
đáo, cách kể chuyện hóm hỉnh, thông minh và lối viết đậm đà màu sắc dân tộc.
Tô Hoài là một nhà văn tài năng, sáng tác đa dạng về thể loại, song nhất
thiết phải nói đến tiểu thuyết. Tiểu thuyết là một trong những thể loại làm nên
tên tuổi Tô Hoài và là thể loại đầu tiên tạo nên phong cách riêng của ông. Nếu
tính về số lượng, trong hơn 150 đầu sách thì tiểu thuyết chỉ chiếm khoảng chục
tác phẩm, số lượng nhỏ bé trong toàn bộ sự nghiệp văn chương của ông nhưng
lại là thể loại trải đều qua các chặng đường sáng tác từ khi ông mới “chân ráo
chân ướt” bước vào nghề cho đến khi trở thành “lão làng” trong nền văn chương
nước nhà. Tiểu thuyết Tô Hoài chủ yếu xoay quanh ba vấn đề lớn: thời huyền sử
xa xưa của đất nước, Hà Nội (nội và ngoại thành Hà Nội); miền núi (Tây Bắc,
Việt Bắc). Ở đề tài nào, Tô Hoài cũng tạo được dấu ấn riêng. Tiểu thuyết Tô
Hoài hấp dẫn độc giả bởi cách kể chuyện hóm hỉnh, năng lực quan sát và miêu
tả tinh tế, lối văn giàu hình ảnh và luôn biến đổi nhịp điệu, ngôn ngữ sáng tạo,
linh hoạt. Vì vậy, tiểu thuyết của Tô Hoài đã được nhiều tác giả nghiên cứu.
Trong bài viết Tô Hoài - Nguyễn Sen, khi giới thiệu về Tô Hoài, nhà nghiên cứu
Vũ Ngọc Phan đã có nhận định về phong cách tiểu thuyết: “Tiểu thuyết của Tô
Hoài cũng thuộc loại tả chân như tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan nhưng Tô
Hoài có khuynh hướng về xã hội” [95; tr.53]. Và qua một số tiểu thuyết của Tô
Hoài, nhà nghiên cứu khẳng định Tô Hoài “là một nhà tiểu thuyết có con mắt
8
quan sát sâu sắc” [95; tr.53]. Khi viết Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài, nhà
nghiên cứu Hà Minh Đức đã chỉ ra những nét đặc trưng trong tiểu thuyết của Tô
Hoài: “Có thể nhận thấy trong tiểu thuyết của ông nhiều phác thảo sắc nét,
những bức tranh miêu tả màu sắc, xen lẫn với dòng nội tâm được biểu hiện qua
số phận của nhân vật. Tiểu thuyết của Tô Hoài thường có cấu trúc gọn, nhịp điệu
nhanh và lối kể đậm đà màu sắc dân tộc. Ngòi bút văn xuôi của ông phát triển
linh hoạt và uyển chuyển theo dòng đời và khả năng đi sát các đối tượng miêu tả”
[95; tr.133]. Nhận xét của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã góp thêm một tiếng
nói khẳng định giá trị tiểu thuyết của nhà văn Tô Hoài trên phương diện nội
dung và nghệ thuật. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong bài viết Tô Hoài - Nhà
văn Việt Nam hiện đại cũng đã nhận thấy sức hút của tiểu thuyết Tô Hoài ở tính
dân tộc: “Truyện và tiểu thuyết của anh hấp dẫn bạn đọc nước ngoài bởi một bản
sắc dân tộc rất đậm đà và độc đáo” [95; tr.101]. Độc giả cũng nhận thấy chất
phong tục chính là chất men nồng làm nên sự độc đáo trong tiểu thuyết Tô Hoài
và là một trong những phương diện làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Khi viết về những phong tục, tập quán ở các miền quê khác nhau, ngòi bút Tô
Hoài trở nên sắc sảo, tinh tế và ông được đánh giá là một trong những nhà văn
viết hay nhất và đặc sắc nhất. Do vậy, trong bài viết Tô Hoài, nhà nghiên cứu
Trần Hữu Tá đã đánh giá: “Tô Hoài có một nhãn quan phong tục đặc biệt nhạy
bén, sắc sảo” [95; tr.160]. Các ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu
như Vũ Ngọc Phan, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trần Hữu Tá…đã khẳng định
giá trị, sức hấp dẫn của tiểu thuyết Tô Hoài và là những gợi mở cho việc nghiên
cứu các tác phẩm tiểu thuyết cụ thể của Tô Hoài sau 1945.
Cùng với tiểu thuyết, hồi kí là thể loại đặc sắc trong sáng tác của Tô Hoài.
Tác phẩm hồi kí của Tô Hoài đã tạo được ấn tượng sâu đậm, có ý nghĩa quan
trọng trong việc tạo nên một diện mạo mới cho sự nghiệp văn học của nhà văn.
Những công trình nghiên cứu về hồi kí Tô Hoài theo thời gian tăng lên đáng kể,
góp phần khẳng định giá trị hồi kí của ông. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong
Lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài đã chỉ ra tính xác thực là nét đặc sắc trong
nghệ thuật viết hồi kí Tô Hoài: “Hồi kí Tô Hoài là dòng hồi tưởng với cách giới
9
thiệu chắt lọc những sự việc tiêu biểu trong quá khứ. Ông tôn trọng và tạo được
niềm tin ở bạn đọc. Ông không bịa đặt thêm thắt vào những sự việc đã xảy ra
trong quá khứ và biết tôn trọng tính xác thực của người và việc” [95; tr.131].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại –
chân dung và phong cách đã đánh giá cao về mảng hồi kí, tự truyện của Tô Hoài:
“Tôi cho rằng Tô Hoài sinh ra để viết hồi kí, tự truyện. Dường như ông có một
thứ cảm hứng riêng, có thể gọi là cảm hứng hồi tưởng…” [102; tr.299]. Đồng
thời nhà nghiên cứu khẳng định: “Hồi kí, tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở
trường nhất của Tô Hoài...ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của
người viết. Cho nên sự hấp dẫn của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sự hấp
dẫn của cái tôi ấy” [102]. Qua các tác phẩm hồi kí của Tô Hoài, nhà nghiên cứu
Nguyễn Đăng Mạnh đã bị hấp dẫn bởi: “Một cái tôi khôn ngoan, tinh quái, thóc
mách, lọc lõi, rất mực hiểu mình, hiểu người và có đá chút khinh bạc” của Tô
Hoài [102]. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong công trình Tô Hoài và thể
hồi kí đã khẳng định sức mạnh nội lực của Tô Hoài khi viết hồi kí: “Dường như
cả cuộc đời từng trải đã chuẩn bị cho những trang viết hôm nay của ông. Hồi kí
là nơi cả con người tác giả cùng cái triết lí ông mơ hồ cảm thấy và đã theo đuổi
suốt đời cả hai đã có dịp bộc lộ” [117; tr.942]. Trong bài viết Tô Hoài qua Tự
truyện, nhà nghiên cứu Vân Thanh đánh giá cao mảng hồi kí của Tô Hoài được
sáng tác qua cách nhìn của con mắt trẻ thơ: “Tôi cho là Tô Hoài đã thật sự có
đóng góp vào văn học ta mảng sống buồn bã, vật lộn của một thế hệ tuổi thơ -
hoặc được nhìn qua cách nhìn trẻ thơ để nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ”
[95; tr.399]. Nhà nghiên cứu Phạm Việt Chương ấn tượng khi đọc hồi kí của Tô
Hoài chính là giọng điệu trần thuật. Giọng điệu trần thuật là yếu tố tạo cho tác
phẩm tính đa thanh và sức hấp dẫn riêng. Tác giả đã nhận xét: “Tô Hoài sống,
lăn lóc cùng các bạn văn thơ của mình viết về họ bằng bút pháp tả thực. Hiện
thực trần trụi đọng lại thành kỷ niệm. Giọng văn hóm hỉnh mà không khinh bạc,
anh điểm những câu kết gây cho người đọc nụ cười cố quên đi nỗi buồn nào do
anh vừa kể qua” [95; tr.404]. Trong bài viết Hồi kí và bút kí thời kì đổi mới, nhà
nghiên cứu Lý Hoài Thu đã nhận định: “Hồi kí Tô Hoài thể hiện một cái Tôi tự
10
sự giản dị, tỉnh táo, điềm tĩnh ghi nhận mọi sự và thể hiện nó bằng thứ ngôn ngữ
của văn xuôi - một thứ ngôn ngữ đa dạng, lắm cung bậc và thật nhiều sắc thái.
Cái chất hài hước, sự khôn ngoan minh mẫn, vẻ “đáo để” của người viết cũng
bộc lộ thật sắc nét trên các trang hồi kí” [157]. Các nhà nghiên cứu Hà Minh
Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn, Vân Thanh, Phạm Việt Chương, Lý
Hoài Thu…đã có những nhận định sắc sảo về hồi kí Tô Hoài và làm tiền đề cho
việc nghiên cứu các tác phẩm hồi kí cụ thể của Tô Hoài sau 1945.
1.2. Những công trình nghiên cứu cụ thể về tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài
sau 1945
1.2.1. Về các tác phẩm tiểu thuyết cụ thể
Trong số các tiểu thuyết Tô Hoài sáng tác ở giai đoạn sau 1945, có thể coi
Mười năm (1958), Miền Tây (1967) và Ba người khác (2006) là những tiểu
thuyết tiêu biểu được giới nghiên cứu phê bình và bạn đọc quan tâm. Các tác giả
đã tập trung đưa ra những nhận xét, đánh giá về phương diện nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm.
1.2.1.1. Về tiểu thuyết “Mười năm” (1958)
Năm 1958, Tô Hoài cho ra mắt tiểu thuyết Mười năm với những cố gắng
mới nhưng không ngờ lại bị phê phán gay gắt, bị liệt vào loạt tác phẩm “có vấn
đề”. Vậy “vấn đề” là ở chỗ nào? Một số nhà nghiên cứu cho rằng tác phẩm
nghiêng về chủ nghĩa tự nhiên, chưa làm sáng tỏ vai trò của Đảng ở làng Hạ.
Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng tác phẩm đề cập đến những cảnh khiêu
dâm, không phù hợp với bối cảnh lúc bấy giờ. Trong bài viết Tô Hoài, sáu mươi
năm viết…, nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhận định: “Những chuẩn bị cho Mười
năm, trên mọi phương diện của vốn sống, tư liệu, cách nhìn và quan niệm nghệ
thuật đáng ra phải là ở một tầm cao, vượt trội lên những gì ông đã viết” [95;
tr.43]. Nhà nghiên cứu thấy rằng: “Mười năm là một tiểu thuyết đáng nói trên cả
hai mặt hay - dở của Tô Hoài” [95; tr.44]. Nhà nghiên cứu Phong Lê bình luận:
“Tôi vẫn thấy ở đây những mặt mạnh của Tô Hoài, qua những chuyện bình
thường và quen thuộc, tạo nên sự sống vĩnh cửu của làng quê và những mặt yếu,
ở nơi mà sự sống của ông chưa tới. Giá ông thu hẹp bớt ý định và đừng quá chú
11
mục nhe nhắm vào một ý đồ quá lớn, như được ngụ ý trong chính cái tên Mười
năm” [95; tr.45]. Nhà nghiên cứu Vân Thanh trong bài viết Sáng tác của Tô
Hoài nhận thấy: “Tiểu thuyết Mười năm (1958) viết trong giai đoạn này bộc lộ
rõ những sai lầm của tác giả” [95; tr.68]. Tác giả đã chỉ ra những mặt hạn chế
của tác phẩm: “Người đọc chưa thấy được những nét chủ yếu của hiện thực như
những mâu thuẫn cơ bản của thời đại, âm mưu và tội ác của phong kiến, thực
dân, phong trào quần chúng, sự lãnh đạo của Đảng, mặc dù tác giả có đề cập
đến…Ngay những nhân vật được xem là tích cực như Lê và Lạp cũng nhiều khi
có một phẩm chất tầm thường. Các nhân vật phụ nữ cũng ít gây cho ta một sự
kính mến, tôn trọng” [95; tr.68]. Trong bài viết Vấn đề của tiểu thuyết “Mười
năm”, nhà nghiên cứu Như Phong đã nhìn nhận nó như một “vấn đề” cần xem
xét lại. Nhà nghiên cứu cho rằng: “Có người muốn khen tác phẩm ấy, thì mãi
mới tìm ra được một số giá trị nhất định nào đó về ngôn ngữ, về bút pháp…Có
người trách móc nó, nhưng phần nhiều là khó chịu vì những chuyện trai gái sắp
chết đói còn ngủ với nhau, con đánh bố, những đoạn tả chị hai Tâm có tính cách
khiêu dâm, tả quần chúng cách mạng thành kệch cỡm…” [95; tr.277]. Nhà
nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thấy rằng: “Nhưng ngay thời ấy, đôi khi ông
cũng cho xen vào ít nhiều khía cạnh “người thường” ở những nhân vật anh hùng.
Như nữ cán bộ cách mạng Hai Tâm đa dâm, lẳng lơ trong tiểu thuyết Mười năm
chẳng hạn. Tác phẩm này vì thế đã từng bị phê phán kịch liệt. Thậm chí dân Hà
Đông còn kéo đến phản đối tác giả, cho là ông đã bôi nhọ người quê mình”
[191]. Có thể nói, Tô Hoài là người đầu tiên sớm nhất đã miêu tả tính dục trong
tiểu thuyết của mình nhưng tác phẩm Mười năm của ông lại nhận được nhiều ý
kiến không tán thành và không được chấp nhận. Có thể thấy, ở giai đoạn đầu,
tiểu thuyết Mười năm đã được tiếp nhận với những cách nhìn, cách đánh giá phê
phán khá nặng nề.
Ngay sau thời kì Đổi mới, trong không khí cởi mở, dân chủ của đời sống
văn học, trong bài viết Cần xác định lại giá trị của “Mười năm”, nhà nghiên
cứu Hà Minh Đức đã góp tiếng nói khách quan, công bằng đánh giá lại tác phẩm,
xác định đúng vị trí của nó trong bộ ba tiểu thuyết viết về quê hương của Tô
12
Hoài cũng như với đời văn của ông và với văn học một thời. Nhà nghiên cứu đã
khẳng định: “Mười năm là một bước phát triển mới của phong cách Tô Hoài.
Qua cuốn sách này ông vừa giữ được mặt mạnh và sự sắc sảo của ngòi bút trước
kia, lại tiếp nhận thêm ánh sáng, cách nhìn và phương pháp sáng tác mới” [95;
tr.307]. Đặc biệt, nhà nghiên cứu nhấn mạnh: “Qua Mười năm, Tô Hoài thể hiện
sâu sắc hiện thực đang vận động cách mạng, đang đổi thay theo cách nhìn và
đánh giá mới với cảm quan nghệ thuật mới mẻ” [95; tr.306]. Nhà nghiên cứu Hà
Minh Đức còn bàn luận thêm: “Nếu bỏ những chi tiết mang màu sắc tự nhiên
chủ nghĩa như cảnh âu yếm của Lạp và Nhàn trong lúc còn đói lả, cảnh Hai Tâm
ve vãn cánh con trai… thì tác phẩm sẽ hoàn thiện hơn” [95; tr.307]. Bên cạnh đó,
nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp cũng đã nhận thấy sự thay đổi tư duy nghệ
thuật của Tô Hoài trong cách thể hiện: “Mười năm là tác phẩm đã chú ý về tư
duy nghệ thuật. Trong khi nhiều cây bút hướng tới cảm hứng sử thi thì Tô Hoài
vẫn chú ý đến cuộc sống thường nhật” [30; tr.119].
Với tiểu thuyết Mười năm, các nhà nghiên cứu đã đánh giá mặt thành công và
mặt hạn chế của tác phẩm. Qua đó, người đọc có cái nhìn toàn diện về tác phẩm.
1.2.1.2. Về tiểu thuyết “Miền Tây” (1967)
Năm 1967, tiểu thuyết Miền Tây được xuất bản, tiếp nối dòng suy nghĩ và
sức sáng tạo của nhà văn về đề tài miền núi. Mặc dù, Miền Tây ra đời sau muộn
nhưng tác phẩm vẫn gặt hái những thành công nhất định. Tác phẩm đã đạt được
giải thưởng Hoa sen của Hội nhà văn Á - Phi năm 1970. Tác phẩm ra đời đã
nhận được nhiều ý kiến nhận xét khác nhau. Các ý kiến chủ yếu tập trung đánh
giá trên phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm.
Về phương diện nội dung, nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhận xét: “Đọc
Miền Tây, ở phần đầu, thật tuyệt vời bút pháp khắc họa và tạo dựng khí hậu của
Tô Hoài…Một cái mở đầu thật là ám ảnh trên bức tranh đối sánh của lịch sử -
mới và cũ, trước và sau, xưa và nay mà Tô Hoài muốn tạo dựng” [95; tr.35].
Theo nhà nghiên cứu Vân Thanh, Miền Tây là “một tiểu thuyết miêu tả những
thay đổi lớn lao về mọi mặt của người dân Tây Bắc trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội” [95; tr.73]. Hai nhà nghiên cứu Phong Lê và Vân Thanh đều
cho rằng tiểu thuyết Miền Tây phản ánh sự thay đổi của người dân Tây Bắc
trước và sau Cách mạng 1945. Trong công trình Văn học Việt Nam hiện đại, nhà
13
nghiên cứu Nguyễn Văn Long lại nhận ra nội dung mới trên một kiểu mô típ cũ
của tác phẩm: “Tiểu thuyết Miền Tây phản ánh những đổi thay trong công cuộc
xây dựng cuộc sống mới của người dân Tây Bắc trong thời kì mới. Tuy vậy, nhà
văn vẫn sử dụng mô típ kiểu cuộc đời cũ khổ đau bất hạnh, cuộc đời mới dưới
ánh sáng của Đảng, của cách mạng con người được hồi sinh” [96; tr.185].
Về phương diện nghệ thuật, các nhà nghiên cứu tập trung bàn luận về bút
pháp, nghệ thuật tả cảnh, ngôn ngữ, phong cách của nhà văn Tô Hoài qua tiểu
thuyết Miền Tây. Trong bài viết Tô Hoài với Miền Tây, nhà nghiên cứu Phan Cự
Đệ đã đưa ra nhận xét có giá trị về phương diện ngôn ngữ của tác phẩm: “Tô
Hoài rất chú trọng học tập lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng đặc biệt là
ngôn ngữ của ca dao và các truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong tiểu thuyết
Miền Tây ta bắt gặp một thứ ngôn ngữ trong sáng, giàu hình tượng của quần
chúng được nâng lên ở một trình độ nghệ thuật mới” [95; tr.344]. Đó là thứ ngôn
ngữ giàu tính địa phương, mang đậm phong cách Tô Hoài. Nhà nghiên cứu
Nguyễn Công Hoan trong bài viết Trau dồi Tiếng Việt lại nhận thấy một thứ
ngôn ngữ được trau chuốt tỉ mỉ, bàng bạc chất thơ trong tiểu thuyết Miền Tây:
“Theo dư luận mà tôi lượm lặt được ở phần lớn độc giả cuốn Miền Tây của Tô
Hoài thì trong ngành truyện nhỏ và truyện dài của ta mấy chục năm nay, chưa có
một tác phẩm nào viết bằng văn xuôi mà gọt giũa tỉ mỉ từng chữ từng câu, làm
cho nhiều trang phảng phất một chất thơ mà nhiều bài thơ còn thua xa” [95;
tr.520]. Trong bài viết Đọc Miền Tây, nhà nghiên cứu Khái Vinh bình luận rằng:
“Miền Tây là cuốn tiểu thuyết viết sinh động có nhiều chương tả cảnh rất hấp
dẫn…Miền Tây bộc lộ một cách dễ thấy một số điểm mạnh và điểm yếu. Sau
Truyện Tây Bắc, Miền Tây là một cố gắng mới rất đáng quý của Tô Hoài trong
việc phản ánh, miêu tả những thay đổi kì diệu của các dân tộc trên vùng cao của
Tổ quốc” [95; tr.360]. Qua nhận xét của nhà nghiên cứu Khái Vinh, người đọc
có thể thấy sự chuyển biến về tư tưởng trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài. Với
Tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cũng cho
người đọc nhận thấy chất kí sự đậm nét trong tiểu thuyết của Tô Hoài: “Trong
nhiều chương, tác giả vận dụng lối tái hiện trực tiếp của kí sự, dựng lên từng
mảng cuộc sống còn tươi mới trong đó con người tác động lẫn nhau, tham gia
vào những sự kiện khác nhau của thực tế xã hội” đồng thời khẳng định tài miêu
14
tả của nhà văn “giàu chất hội họa và tạo hình” [95; tr.351]. Trong bài viết Tô
Hoài - Nhà văn Việt Nam hiện đại, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cho rằng: “Miền
Tây là một cuốn tiểu thuyết vừa giàu chất kí sự vừa giàu chất thơ…Đặc điểm
phong cách Tô Hoài là bao giờ cũng cố gắng gắn liền chất hiện thực với màu sắc
lãng mạn, trữ tình thơ mộng” [95; tr.86]. Chất thơ được thể hiện qua bức tranh
thiên nhiên, phong tục tập quán và phẩm chất tốt đẹp của con người miền núi
với ngôn ngữ giàu âm thanh, hình ảnh, nhịp điệu, giọng điệu trữ tình, sâu lắng.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long đã nhận thấy tiểu thuyết của Tô Hoài dung dị,
tự nhiên: “Tiểu thuyết Tô Hoài là hình ảnh của dòng đời tự nhiên, chảy trôi miên
viễn. Cuộc sống hiện ra dưới cái nhìn của Tô Hoài thật dung dị tự nhiên như nó
vốn thế: có một thứ của sinh hoạt đời thường, vặt vãnh, cái tốt đẹp và cái tầm
thường, có đời sống xã hội, vận động của lịch sử và đời sống thế sự, sinh hoạt
phong tục” [73]. Nhà nghiên cứu Phạm Duy Nghĩa đã cho người đọc thấy được
đặc trưng phong cách sáng tác về miền núi của Tô Hoài: “Đời thường, bình dị và
trầm buồn, đó là miền núi của Tô Hoài. Những đặc trưng phong cách này đã
khơi gợi lịch sử nhiều đau thương của miền núi theo một cách riêng, gần gũi và
nhân bản. Nét dịu dàng, sâu lắng, giàu chất thi họa của nó cũng là một đặc sắc
thẩm mĩ, vừa mộc mạc cổ điển vừa có sức sống lâu bền” [73]. Nhà nghiên cứu
Miên Thảo lại cho rằng bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn làm nên sức
hút tiểu thuyết Tô Hoài: “Bằng lối dựng chuyện tài tình, Tô Hoài đã khắc họa
chân dung một cách tài ba về những nhân vật như Giàng Súa, Thào Khay, Vừ
Sóa Tỏa. Trong tác phẩm, bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn song hành
đã làm nên vẻ đẹp rất chân thật mà cũng rất giàu chất thơ mộng, lãng mạn của
núi rừng” [73].
Với tiểu thuyết Miền Tây, hầu hết các ý kiến đều tập trung đánh giá mặt
thành công của tác phẩm trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Điều đó
khẳng định giá trị, sức hấp dẫn của tiểu thuyết Miền Tây.
1.2.1.3. Về tiểu thuyết “Ba người khác” (2006)
Năm 2006, ở tuổi 86, Tô Hoài cho ra mắt tiểu thuyết Ba người khác. Từ
khi Ba người khác được xuất bản, tác phẩm đã gây được sự chú ý và tạo ra nhiều
tranh luận sôi nổi đối với độc giả và giới phê bình, nghiên cứu. Ngay những
dòng đầu tiên của tiểu thuyết, người đọc đã bị cuốn hút vào thế giới của những
15
“rễ và chuỗi”, của cán bộ “đội”. Trong Lời giới thiệu về tiểu thuyết của Nhà xuất
bản Đà Nẵng, tác giả đã viết: “Nội dung không vẽ lại diện mạo của cuộc cải
cách ruộng đất mà đi sâu vào khía cạnh con - người, thế cuộc, qua những nét
sinh hoạt, tác vụ xoay quanh họ. Do có độ lùi cần thiết, tác giả đã nhận chân
những nét bản năng, ấu trĩ, kể cả những sai lầm tội lỗi của những con người cụ
thể (mà họ chưa có ý thức được), ở đội công tác cụ thể, trong bối cảnh nhận thức
chung ở các vùng miền, nhất là nông thôn vùng sâu xa còn nhiều yếu kém” [69;
tr.5-6]. Sau khi xuất bản, tác phẩm trở thành tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận,
nhiều diễn đàn. Tuy nhiên, điểm nhấn của những tranh luận này là Toạ đàm về
Ba người khác do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức vào ngày 22 tháng 12 năm 2006.
Hội thảo đã nhận được sự tham gia đông đảo của nhiều tác giả. Có những ý kiến
khen, chê, có những ý kiến tán thành, có những ý kiến trái chiều. Buổi hội thảo
đã tạo nên dấu ấn đặc biệt trong việc đánh giá và nhìn nhận một cách nghiêm túc,
khách quan, công bằng về giá trị cuốn tiểu thuyết Ba người khác.
Nhóm ý kiến thứ nhất là của các nhà nghiên cứu như Lê Sơn, Nguyên Ngọc,
Lại Nguyên Ân, Văn Giá, Văn Long. Hầu hết các ý kiến của các tác giả này đều
đánh giá cao giá trị của tác phẩm. Nhà nghiên cứu Lê Sơn cho rằng: “Đây là một
trong những đỉnh cao của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tái hiện không khí tâm
lý của những người trong cuộc. Đây là lời sám hối và tiếng kêu. Người đọc thấy
cũng có mình ở trong đó. Ba người khác là chúng ta và mặt khác của chúng ta”
[190]. Nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc đánh giá lối viết độc đáo của Tô Hoài:
“Cách viết hay, độc đáo về cải cách ruộng đất. Không viết về nông dân mà viết
về ba anh đội…Về bút pháp, văn học chúng ta còn lâu lắm mới thoát ra bút pháp
sử thi. Tô Hoài đã thoát ra từ Cát bụi chân ai, Chiều chiều, nhưng đó là tự
truyện, đến Ba người khác mới là hư cấu. Đó là bút pháp hiện đại, mỉa mai,
dửng dưng, cười cợt, tạo nên sức mạnh của văn học” [190]. Nhà nghiên cứu Lại
Nguyên Ân nhìn nhận tác phẩm ở góc độ tâm lí xã hội: “Sự xuất hiện của những
cuốn sách như thế là một cách giải tỏa một trong những chấn thương của xã hội”
[190]. Nhà nghiên cứu còn khẳng định nét mới trong nghệ thuật của cuốn tiểu
thuyết ở “cách chọn vị thế thể hiện - hóa thân và một nhân vật xưng tôi nào đó
giúp nhà văn trần tình được nhiều hơn và cảm giác tin cậy của người đọc khi
đọc ông cũng ngày một nhiều hơn là vì thế” [190]. Nhà nghiên cứu Văn Giá đề
16
cao giá trị nhân văn của tác phẩm: “Ba người khác là một trong những tác phẩm
thiết yếu để con người phấn đấu làm người lương thiện, nâng cao chất lượng
sống và nhân văn cho con người chúng ta” [190]. Nhà nghiên cứu Văn Long
đánh giá bản lĩnh của Tô Hoài khi nói ra sự thật: “Việc xuất bản sách này là một
sự dũng cảm. Dường như khi người ta đủ mạnh người ta mới dám đưa ra những
sai lầm của mình” [190].
Nhóm ý kiến thứ hai là của các nhà nghiên cứu như Hà Minh Đức, Phan
Thị Thanh Nhàn, Nguyên An. Các nhà nghiên cứu tỏ ra băn khoăn về một số
khía cạnh của tác phẩm. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cho rằng: “Cái kết hơi
gò, hơi dang dở, không thể nói Tô Hoài nên tìm kết khác, nhưng theo tôi so với
tổng thể thì phần kết chưa được ưng ý. Cuốn Ba người khác nhiều điểm rất hay
nhưng nhiều điểm trình độ tôi chưa tiếp thu được, có khi phải vài năm nữa”
[190]. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Phan Thị Thanh Nhàn tỏ thái độ không
đồng tình về vấn đề tính dục mà Tô Hoài thể hiện trong tác phẩm. Nhà nghiên
cứu cho rằng: “Trong Ba người khác có đến ba nhân vật đều dâm ô cả như thế
nặng quá, liều lượng như thế thì hơi quá” [190]. Nhà nghiên cứu Nguyên An
cũng lên án: “Bác Tô Hoài nhấn mạnh khía cạnh tình dục, bản năng. Điều ấy có
thể thông cảm được nhưng có điều nó nhơ nhớp quá, phi luận quá, viết khiếp
quá” [190]. Với những ý kiến đánh giá trên, người đọc nhận thấy Ba người khác
thể hiện sự cường điệu quá đáng, sự đi xuống của Tô Hoài trong sự “học đòi”
say sưa miêu tả tính dục của văn chương lúc bấy giờ. Tuy nhiên, không phải đến
thời kì này, yếu tố tính dục mới bắt đầu xuất hiện trong sáng tác của Tô Hoài.
Từ tiểu thuyết Mười năm đến Ba người khác vẫn là nhất quán trong cách miêu tả
vấn đề tính dục nhưng trong Mười năm vấn đề tính dục xuất hiện ít hơn, trong
Ba người khác yếu tố tính dục xuất hiện đậm đặc, cụ thể hơn. Tính dục trở thành
một diễn ngôn của nhà văn, là một điểm nhìn gợi dẫn những suy ngẫm về sự tồn
tại của con người trong những chiều kích vốn không dễ nắm bắt. Nếu như trước
đây, khi đề cập đến vấn đề tính dục trong văn chương, người ta cho rằng không
phù hợp. Nhưng ngày nay, vấn đề tính dục càng được đề cập nhiều trong tác
phẩm và là hiện tượng bình thường của đời sống hiện thực.
Như vậy, các công trình, bài viết nghiên cứu về các tiểu thuyết Mười năm
(1958), Miền Tây (1967), Ba người khác (2006) ở nhiều góc độ. Các nhà nghiên
17
cứu đã chỉ ra những giá trị đặc sắc của tiểu thuyết Tô Hoài trên phương diện nội
dung và hình thức. Các công trình này đã đạt được một số kết quả nhất định, góp
phần không nhỏ trong việc nghiên cứu và khám phá văn chương Tô Hoài. Tuy
nhiên, vấn đề thể loại chưa được bàn sâu, chưa được xem như một khía cạnh nổi
bật của ý tưởng, tư duy, phong cách sáng tạo, chi phối đặc điểm tiểu thuyết của
nhà văn sau 1945.
1.2.2. Về các tác phẩm hồi kí cụ thể
Hai hồi kí Cát bụi chân ai (1992) và Chiều chiều (1999) ra đời đã gây được
sự chú ý của dư luận. Các tác phẩm được đánh giá cao, đặc biệt là ở sức hấp dẫn
trong cách phác họa sinh động những chân dung văn nghệ sĩ qua cái nhìn chân
thực của nhà văn. Tô Hoài đã tái hiện một cách chân thực những vụ án văn
chương, sự thật lịch sử, nhân vật lịch sử trong quá khứ. Nghiên cứu về Cát bụi
chân ai và Chiều chiều của Tô Hoài, nhiều tác giả đã có những bài viết đánh giá
sâu sắc về nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm từ đó khái quát về tầm vóc
hồi kí Tô Hoài trong diện mạo hồi kí Việt Nam hiện đại.
Đi sâu vào đặc trưng nội dung phản ánh của hai cuốn hồi kí, nhà nghiên
cứu Nguyên Ngọc nhận xét: “Tô Hoài có một chủ trương sống và viết theo cách
riêng của ông…Hai cuốn hồi kí của ông (và chắc có thể nhiều quyển tiếp theo
nữa) cứ như là một thứ nhật kí trung thực về xã hội, về con người, về cơ chế xã
hội…về cái vậy mà hóa ra là cả một thời đầy xáo động của xã hội Việt Nam”
[112; tr.180]. Qua bài viết Tổng quan về hồi kí Tô Hoài, nhà nghiên cứu Đặng
Tiến lại nhận thấy: “Chiều chiều mang lại nhiều ánh sáng mới soi chiếu vào một
giai đoạn dài và nhiều truân chuyên trong xã hội và văn học từ 1955 đến nay.
Ngày nay không thể viết phê bình hay lịch sử văn học mà không đi đọc lại Tô
Hoài” [167].
Bên cạnh đó, các tác giả dành nhiều công sức và tâm huyết trong việc nhìn
nhận, đánh giá hình thức của hai tác phẩm. Trong cuộc trao đổi giữa Xuân Sách
và Trần Đức Tiến về Cát bụi chân ai, nhà nghiên cứu Trần Đức Tiến chú ý tới
nghệ thuật xây dựng chân dung các văn nghệ sĩ cùng thời của nhà văn Tô Hoài ở
một khoảng cách gần: “Có thể nói, bằng cuốn sách của mình, lần đầu tiên ông đã
cho thế hệ cầm bút chúng tôi nhìn một số nhân vật lớn của văn chương nước nhà
từ một cự li gần... Bây giờ, qua Tô Hoài, chúng tôi được nhìn gần: một khoảng
18
cách khá tàn nhẫn nhưng chính vì thế mà chân thực và sâu sắc” [95; tr.413]. Nhà
nghiên cứu Xuân Sách lại nhận thấy sự chân thực làm nên sức hấp dẫn văn
chương Tô Hoài: “Tác phẩm mang đậm chất phong cách Tô Hoài - từ văn phong
đến con người. Thâm hậu mà dung dị, thì thầm mà không đơn điệu nhàm chán,
lan man tí chút nhưng không kề cà vô vị, một chút u mặc với cái giọng khơi
khơi mà nói, ai muốn nghe thì nghe, không bắt buộc nghe rồi hiểu, đừng cật
vấn...Và vì thế, đúng như anh nói, sức hấp dẫn chủ yếu là sự chân thực” [95;
tr.414]. Với bài viết Viết về một cuộc đời và những cuộc đời, nhà nghiên cứu
Đặng Thị Hạnh lại quan tâm tới cấu trúc thời gian và ngôn ngữ trong Cát bụi
chân ai: “Thời gian hồi tưởng như ngẫu hứng, cũng chạy lông bông theo dòng
hoài niệm, móc vào đâu đây, dừng lại một lát rồi lại đi, vấp phải một câu nói, có
khi chỉ là một từ…là đã có thể đổi chiều, đi ngược về trước hoặc lùi về sau, có
khi hàng chục năm” [95; tr.417]. Đồng thời, nhà nghiên cứu chỉ ra sự đa dạng
trong sắc thái ngôn từ và giọng điệu trần thuật: “Sắc thái ngôn từ thật đa dạng.
Có những phát biểu thẳng thừng, những châm biếm trực tiếp, nhưng có loại mà
một số nhà nghiên cứu xếp vào dạng diễn từ hai giọng” [95; tr.423]. Nhà nghiên
cứu Phong Lê lại nhận thấy giọng điệu tự nhiên, nhẩn nha là nét đặc sắc trong
hồi kí Chiều chiều: “Tô Hoài cứ tự nhiên mà kể những gì mình đã biết, đã trải.
Trên cái kho ít thấy dấu hiệu vơi cạn đó, Tô Hoài cứ nhẩn nha dắt bạn đọc cùng
đi với mình, đến với những gì lạ mà quen hoặc quen mà lạ. Và chính khả năng
hoán đổi vị thế ấy làm nên sức hút của văn hồi ức Tô Hoài” [95; tr.40-41]. Bàn
về quan niệm nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng
Mạnh trong công trình Nhà văn Việt Nam hiện đại - chân dung và phong cách
đã nhận định: “Cát bụi chân ai và Chiều chiều là thế giới vô vàn chuyện vui,
chuyện lạ được phát hiện bởi con mắt tinh quái, sắc sảo và nụ cười hóm hỉnh của
Tô Hoài. Thế giới ấy thể hiện rõ quan niệm “con người là con người” và triết lí
sống của Tô Hoài được sống như chính mình, như một con người bình thường”
[102; tr.25]. Trong công trình Tô Hoài một đời văn phong phú và độc đáo, nhà
nghiên cứu Trần Hữu Tá đã đánh giá Tô Hoài là cây bút có tiếng khi ông viết
hồi kí ở tuổi đời rất trẻ: “Chùm tác phẩm Cỏ dại, Cát bụi chân ai, Chiều chiều
đã khẳng định ông là một cây bút viết hồi kí có hạng” [141; tr.19]. Nhà nghiên
cứu Đoàn Trọng Huy khi nghiên cứu về hồi kí Tô Hoài đã nhận ra rằng: “Sau Tự
19
truyện là Cát bụi chân ai (1992). Đây là tập hồi kí đan xen với nhau từng mảng
hồi ức và kỉ niệm gắn với đời văn, bạn văn…trong một không gian và thời gian
rộng mở” [80; tr.495]. Nhà nghiên cứu Trần Văn Thọ trong Vài cảm giác với
Chiều chiều lại nhận thấy sức hấp dẫn hồi kí của Tô Hoài ở một phương diện
khác trong giọng điệu trần thuật: “Chiều chiều rất cuốn hút. Những âm thanh
nhún nhảy, đong đưa lúc mau khi thưa, lúc dồn lúc dãi tạo thành một không khí
rất gợi. Dụng văn như Tô Hoài hẳn không dễ. Nó phải tự nhiên không tỏ ra
khiên cưỡng mới có tác dụng. Cái dòng chảy của Chiều chiều là dòng chảy của
tự nhiên, là thứ văn chương lạ đến mức tự nhiên. Tự nhiên dung dị đạt được phải
là bậc thặng thừa của văn chương” [153]. Nhà nghiên cứu Lý Hoài Thu trong
bài viết Hồi kí và bút kí thời kì Đổi mới cho rằng cái nhìn của Tô Hoài trong hai
cuốn hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều thấm đẫm cảm hứng nhận thức lại:
“Tác giả của Chiều chiều và Cát bụi chân ai, với một cái nhìn tỉnh táo, điềm
đạm, đã nhìn nhận lại Nhân văn - Giai phẩm và những vấn đề văn chương phức
tạp một thời với tất cả tính thời sự và cả tính bi kịch của nó. Bằng sức mạnh của
hồi tưởng, nhà văn đã mạnh dạn, thẳng thắn nói ra những chuyện buồn quá khứ,
những ấu trĩ trong văn học và chính trị một thời giúp người đọc có được một
hình dung và nhận thức tường minh hơn về lịch sử văn học nước nhà những năm
tháng đầy biến động” [158; tr.45]. Yếu tố đặc trưng trong nghệ thuật viết hồi kí
của Tô Hoài là cái nhìn khách quan của người kể chuyện. Trong công trình Tô
Hoài: Sức sáng tạo của một đời văn, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã nhấn
mạnh: “Với những gì được kể trong Chiều chiều và Cát bụi chân ai chúng ta sẽ
không khó nhận ra một Tô Hoài - nhà văn mà cả cuộc đời chỉ tâm niệm một điều:
quan trọng là phải thật, thật với chính mình và thật với cuộc sống” [35; tr.45].
Đóng góp của Tô Hoài về thể hồi kí càng được càng khẳng định hơn trong mối
tương quan với thể kí trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nhà nghiên cứu Lê Dục
Tú đã đánh giá nhà văn Tô Hoài là một trong những gương mặt xuất sắc của kí
đương đại: “Cảm hứng nghiên cứu khám phá, chiêm nghiệm đời sống đã chi
phối đến giọng điệu của nhà văn trần thuật đa thanh, phức điệu vừa thâm trầm,
hóm hỉnh vừa suồng sã thân mật vừa tranh biện triết lí. Lối tư duy này đã đưa Tô
Hoài trở thành một trong những cây bút viết hồi kí hàng đầu của văn học Việt
Nam thời kì Đổi mới” [181; tr.17]. Nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan trong bài
20
viết Tô Hoài và bạn văn qua hồi kí lại chú ý đến cách xây dựng chân dung các
bạn văn, các văn nghệ sĩ cùng thời với Tô Hoài qua lời nhận xét: “Với hai cuốn
hồi kí này, Tô Hoài đã làm sống lại một thời chưa xa với một số những gương
mặt văn sĩ thân quen và về bản thân ông, cả phần dương bản và phần âm bản,
qua đó là đời sống xã hội của một thời kì đầy biến động” [94].
Tưởng nhớ một năm ngày mất của nhà văn Tô Hoài, ngày 18 tháng 7 năm
2015, Công ty Văn hóa Phương Nam phối hợp với Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ
chức Hội thảo Tô Hoài - một đời văn để ghi nhận những đóng góp của nhà văn
Tô Hoài. Hội thảo đã nhận được 20 tham luận từ nhiều nhà phê bình, nghiên cứu.
Các bài viết đều có giá trị, khẳng định những cống hiến của Tô Hoài, từ những
trang viết cho thiếu nhi đầy sống động như Dế Mèn phiêu lưu kí, Võ sĩ Bọ Ngựa,
Đám cưới chuột…tới mảng truyện ngắn vùng cao như Miền Tây, Truyện Tây
Bắc. Đặc biệt là đóng góp của Tô Hoài trong mảng hồi kí với các tác phẩm đặc
sắc Cát bụi chân ai, Chiều chiều...Trong số các ý kiến đó, đáng chú ý là nhận
xét của nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan về đặc điểm hồi kí Tô Hoài: “Hồi kí Tô
Hoài chỉ là một mảng nhỏ trong di sản của ông. Viết về bè bạn cũng chỉ là một
phần trong hồi kí. Là nhân chứng sống của nền văn nghệ cách mạng, Tô Hoài
viết từ góc nhìn của người trong cuộc, cung cấp cho bạn đọc những tư liệu thú vị
về một số nhà văn, cũng là những tư liệu quan trọng để người đọc có cơ sở nhìn
kĩ, hiểu sâu về cơ chế và đời sống văn nghệ” [77].
Như vậy, các tác giả thường tập trung nghiên cứu hồi kí Tô Hoài dưới góc
độ của tự sự học, thi pháp học, theo đó thường đi vào các phương diện như ngôn
ngữ, giọng điệu, phong cách…Mặc dù, có rất nhiều công trình nghiên cứu về hồi
kí của Tô Hoài song chưa phải là đã đầy đủ bởi đến nay chưa có một công trình
nghiên cứu toàn diện, hệ thống về đặc điểm hồi kí Tô Hoài sau 1945. Hồi kí là
một thể loại minh chứng cho sức sáng tạo và tài năng của ông. Sáng tác của ông
xứng đáng để nhiều thế hệ bạn đọc và nghiên cứu phê bình khám phá.
1.2.3. Những công trình nghiên cứu về sự tương tác giữa tiểu thuyết và hồi kí
Tô Hoài
Nghiên cứu về sự tương tác giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài đã có một số
ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình nghiên cứu. Các ý kiến chủ yếu
bàn luận về sự xâm nhập của chất tiểu thuyết vào thể hồi kí và ngược lại.
21
Bàn về sự xâm nhập của chất hồi kí vào thể loại tiểu thuyết, tập trung vào
một số ý kiến của các tác giả như Nguyễn Hữu Sơn, Trần Hoa Minh, Chu Mộng
Long, Trần Viết Thiện, Đỗ Hải Ninh. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn trong
bài viết Ba người khác của nhà văn lớn Tô Hoài và ba dòng suy ngẫm của một
người đọc nhận thấy: “Tư duy tiểu thuyết ở Ba người khác của Tô Hoài in đậm
phong cách truyện kí, trong đó câu chuyện có thể được coi là mảng kí ức trong
cuộc đời nhà văn Tô Hoài, đan xen giữa kí ức và tâm tưởng, kí ức của người
trong cuộc” [190]. Tác giả Trần Hoa Minh nhận thấy Ba người khác như một sự
tiếp nối mạch hồi kí, tự truyện của Tô Hoài: “Lối viết Ba người khác - được gọi
là tiểu thuyết cũng như các hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều luôn là hư hư
thực thực, nhưng ánh mắt và nụ cười tinh ranh của Tô Hoài vẫn như theo dõi và
thích thú vì đang đánh đố, dẫn dụ người đọc chúng ta” [104]. Tác giả Chu Mộng
Long trong bài viết Hai lần đọc “Ba người khác” của Tô Hoài cho rằng: “Thú
thật, đọc lần đầu, tôi không xem Ba người khác là một quyển sách hay với tư cách
là một tiểu thuyết như nó được ghi ở bìa cuốn sách. Nó mang tính chất hồi kí,
giống quyển hồi kí hơn là một tiểu thuyết đúng nghĩa” [192]. Trong chuyên luận
Tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam đương đại, tác giả Trần Viết Thiện lại
nhận thấy: “Sự kết hợp giữa chất hồi kí và tư duy tiểu thuyết đã tạo nên cái nhìn
biến cố cải cách ruộng đất một cách gần gũi, chân thực lại vừa sắc nét. Tác giả Ba
người khác đã khéo léo vận dụng tương tác thể loại để tái dựng bức tranh cuộc
sống một thời đã lùi xa nhưng không hề là câu chuyện xưa cũ, ngược lại, tồn tại
sinh động như những kí ức đầy nhân văn của con người, cho con người hôm nay”
[152; tr.70]. Tác giả Đỗ Hải Ninh trong bài viết Tô Hoài văn chương như là
cuộc đời đã cho rằng: “Từ Cát bụi chân ai, Chiều chiều đến Ba người khác là
hành trình thoát thai từ tự truyện, hồi kí thành tiểu thuyết. Tô Hoài đã lựa chọn
những hình thức tiếp cận đời sống khác nhau (hồi kí, tự truyện, tiểu thuyết)
nhưng về cơ bản vẫn là diễn ngôn về sự thật trong quá khứ. Tô Hoài luôn ngẫm
nghĩ và chọn thời điểm để kể lại những câu chuyện cũ…Tô Hoài không ngại
phơi bày những góc khuất sâu kín nhất của lịch sử và bản thân, bởi với ông, văn
chương chính là cuộc đời” [121].
Bàn về sự xâm nhập của chất tiểu thuyết vào thể hồi kí, tập trung vào một
số ý kiến của các nhà nghiên cứu như Nguyễn Đăng Điệp, Lý Hoài Thu, Đỗ Hải
22
Ninh. Trong bài viết Tô Hoài, người sinh ra để viết, nhà nghiên cứu Nguyễn
Đăng Điệp đã nhấn mạnh chất tiểu thuyết trong hai cuốn hồi kí: “Cái nhìn không
nghiêm trọng hóa là thế mạnh của Tô Hoài, nó khiến cho nhà văn, dù viết thể
loại nào đi chăng nữa, vẫn thổi được vào đó cái chất tiểu thuyết mà M.Bakhtin
từng nói đến. Cái nhìn ấy càng rõ nét hơn trong hai thiên hồi kí Cát bụi chân ai
và Chiều chiều. Đặc sắc trong hồi kí của Tô Hoài theo ý tôi trước hết, là ở nghệ
thuật dựng không khí và giọng điệu, thứ hai, đặt nhân vật trong muôn mặt đời
thường và thứ ba, các chi tiết giàu chất văn xuôi. Thật đấy mà cứ như tiểu thuyết”
[30; tr.120]. Nhà nghiên cứu Lý Hoài Thu trong bài viết Hồi kí và bút kí thời kí
đổi mới cũng cho rằng hồi kí Tô Hoài giàu chất tiểu thuyết: “Hồi kí của Tô Hoài
giàu chất truyện và chất tiểu thuyết trong cách kết cấu mạch lạc, rõ ràng, mang tính
tự sự, trong giọng điệu “đa âm” và ngôn ngữ chính xác, linh hoạt” [157]. Tác giả
Đỗ Hải Ninh trong bài viết Tô Hoài văn chương như là cuộc đời đã bày tỏ quan
điểm của mình về ranh giới thể loại: “Cát bụi chân ai, Chiều chiều khi thì được
gọi là hồi kí, khi là tự truyện cũng có khi được tiếp nhận như là tiểu thuyết”
[120]. Các ý kiến trên đây là những gợi ý quan trọng để nghiên cứu sự tương tác
thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, một số luận án, luận văn đã
chọn tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài làm đối tượng nghiên cứu và khảo sát như
một ghi nhận sự đóng góp của nhà văn đối với nền văn xuôi Việt Nam hiện đại:
Nghệ thuật trần thuật của Tô Hoài qua hồi kí (Đoàn Thị Thúy Hạnh - 2001);
Phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Mai Thị Nhung - 2005); Phong cách tiểu
thuyết Tô Hoài (Văn Thị Mai - 2007); Cái nhìn không gian và thời gian nghệ
thuật trong hồi kí của Tô Hoài (Qua hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều)
(Nguyễn Hoàng Hà - 2009); Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi kí Chiều
chiều và Cát bụi chân ai (Nguyễn Thị Tỉnh - 2010); Đặc điểm nghệ thuật tự
truyện và hồi kí của Tô Hoài (Nguyễn Thị Ái Vân - 2011); Nhân vật và cốt
truyện trong tiểu thuyết của Tô Hoài (Trần Thị Thu Hà - 2013); Chất trào lộng
trong hồi kí - tự truyện của Tô Hoài (Nguyễn Thị Hoài - 2018)…
Có thể nói, Tô Hoài trong tư cách là một trong những “chủ soái” của văn
học nước nhà thế kỉ XX, sáng tác của ông luôn thu hút sự quan tâm của giới
nghiên cứu, phê bình và chiếm được sự yêu thích của độc giả. Các nhà nghiên
23
cứu, bạn đọc đã dành nhiều sự chú ý, trân trọng những sáng tác mới, có giá trị
của nhà văn. Từ khi xuất hiện, các tác phẩm của Tô Hoài đã luôn được công
chúng độc giả và giới nghiên cứu phê bình tìm đọc, thẩm bình.
Nhìn tổng thể về tình hình nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy:
Việc nghiên cứu tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể
loại chưa có cái nhìn xuyên suốt, mang tính hệ thống và toàn diện. Vấn đề được
đề cập phần nhiều mang tính “phân lập” cục bộ, chỉ tập trung vào một số tác
phẩm, với một số vấn đề cụ thể hoặc dừng lại ở các ý kiến nhận xét, đánh giá,
nghiên cứu trên một số phương diện: nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, không gian,
thời gian, tổ chức trần thuật... trong tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài nói chung.
Nhiều tác giả tiến hành khảo sát đặc điểm văn xuôi, phong cách, đặc trưng
tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài nói chung, chưa tập trung vào giai đoạn sau 1945 -
giai đoạn tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Hơn
nữa, một sự khảo sát với quy mô lớn và phạm vi rộng đòi hỏi phải được thực thi
qua những công trình có khuôn khổ và tính vấn đề sâu rộng, phong phú. Có lẽ vì
những trở ngại đó, từ trước đến nay chưa có công trình chuyên biệt tập trung
nghiên cứu một cách toàn diện về tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ góc
nhìn thể loại.
Đặt vấn đề nghiên cứu Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc
nhìn thể loại, luận án sẽ tập trung vào giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, luận án nhận diện, mô tả và khái quát diễn trình tiểu thuyết và
hồi kí Tô Hoài giai đoạn sau 1945.
Thứ hai, luận án đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí Tô
Hoài sau 1945 từ góc nhìn thể loại, đặc biệt làm rõ sự tương tác, giao thoa thể
loại giữa tiểu thuyết và hồi kí từ đó khẳng định đây là một đặc trưng nổi bật
trong phong cách sáng tác của nhà văn Tô Hoài.
24
Tiểu kết chƣơng 1
Như vậy, nhìn lại hệ thống các bài viết giới thiệu, nghiên cứu và đánh giá
về tiểu thuyết và hồi kí của Tô Hoài, chúng tôi nhận thấy các tác giả, các nhà
nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá, nhận xét về tiểu thuyết, hồi kí Tô Hoài nói
chung và sau 1945 nói riêng trên một số phương diện: nội dung phản ánh, nghệ
thuật trần thuật, phong cách nghệ thuật...Trong đó, các tác giả tập trung đưa ra
những nhận xét về các tác phẩm Mười năm (1958), Miền Tây (1967), Ba người
khác (2006), Cát bụi chân ai (1992), Chiều chiều (1999) trên phương diện nội
dung và nghệ thuật. Các tác giả đã đưa ra những ý kiến đánh giá xác đáng,
khẳng định giá trị tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài giai đoạn sau 1945. Tuy nhiên,
các nhận định, diễn giải từ các công trình nghiên cứu vẫn chủ yếu tập trung vào
một số phương diện quen thuộc và đến nay, chưa có công trình nào đi sâu vào
giải quyết vấn đề mà luận án đặt ra. Những khuyết thiếu này tạo nên khoảng
trống để chúng tôi có thể triển khai đề tài nghiên cứu một cách khả thi và hệ
thống. Vì vậy, kế thừa, tiếp thu từ những nghiên cứu đi trước, chúng tôi thực
hiện đề tài Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại hướng
đến một hình dung cụ thể, đầy đủ về tiểu thuyết và hồi kí của Tô Hoài giai đoạn
sau 1945, từ đó ghi nhận, khẳng định những đóng góp và vị thế của nhà văn Tô
Hoài trong quá trình vận động và phát triển của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại
nửa cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.
25
Chƣơng 2
VẤN ĐỀ THỂ LOẠI VÀ
DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT, HỒI KÍ TÔ HOÀI
2.1. Đặc trƣng thể loại tiểu thuyết và hồi kí
2.1.1. Tiểu thuyết nhìn từ một số đặc trưng thể loại
2.1.1.1. Quan niệm về tiểu thuyết
Tiểu thuyết là thể loại tự sự, có vị trí quan trọng và lịch sử lâu đời trong sự
phát triển của văn học. Tiểu thuyết đã ghi dấu ấn của mình trong kho tàng văn
học thế giới tính từ khi hình thành thể loại. Về quan niệm thể loại tiểu thuyết, đã
có nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước.
Ở nước ngoài, vào thế kỉ XIX, tác giả V.Kôginôp trong công trình Các loại
hình nghệ thuật đã khẳng định: “Tiểu thuyết, văn học sử thi hiện đại” và coi tiểu
thuyết “là hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ” [87; tr.52]. Tác giả Bêlinxki
cho rằng “Tiểu thuyết là sử thi của đời tư” [10]. Sang thế kỉ XX, trong công
trình Nguyên lí lý luận văn học (tập 2), tác giả L.I.Timôfêep quan niệm: “Tiểu
thuyết là hình thức kể chuyện cỡ lớn có khả năng nói về nhiều thời điểm, miêu
tả được toàn diện hàng loạt nhân vật, phản ánh được những hình thức phức tạp
của mâu thuẫn xã hội” [170]. Tác giả đã nhấn mạnh đến yếu tố thời gian, nhân
vật, hiện thực xã hội trong tiểu thuyết. Tác giả M.Gulaiev trong công trình Lí
luận văn học thì quan niệm: “Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn, mô tả đời
sống riêng của con người trong mối quan hệ rộng lớn với xã hội” [40]. Tác giả
G.N.Pôxpêlôp trong công trình Dẫn luận nghiên cứu văn học cũng có ý kiến
tương đồng với tác giả M.Gulaiev về quan niệm tiểu thuyết: “Tiểu thuyết là thể
loại tự sự có quy mô lớn đồng thời tiểu thuyết gắn liền với chủ đề đời tư” [131].
Cả hai tác giả đều nhấn mạnh vai trò của yếu tố con người đời tư đối với sự tồn
tại và phát triển của thể loại tiểu thuyết. Tác giả Lukas trong công trình Lý
thuyết tiểu thuyết đã xác nhận rằng: “Hình thức tiểu thuyết phản ánh một thế
giới trật khớp” [195]. Theo ông, mỗi thời kì lịch sử xã hội, có một hình thức văn
chương đi kèm. Các tác giả Sylvan Barnet, Morton Berman, William Burto
26
trong công trình Nhập môn văn học lại quan niệm: “Tiểu thuyết là thể loại được
viết bằng văn xuôi, có dung lượng lớn, nói về những chuyện thời sự được nhấn
mạnh” [139]. Trong công trình Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, nhà nghiên cứu
M.Bakhtin đã nhận định: “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang biến
chuyển và còn chưa định hình. Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết, chưa hề rắn lại
và chúng ta chưa thể dự đoán được hết những khả năng uyển chuyển của nó”
[10; tr.23]. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng: “Cái hôm nay, cái thì hiện tại chưa
hoàn thành như xuất phát điểm cho hoạt động nhận thức, là đặc điểm quan trọng
hàng đầu không thể thiếu được của tư duy tiểu thuyết” [10; tr.16]. Nhà nghiên
cứu M.Kundera trong công trình Nghệ thuật tiểu thuyết lại từ góc độ khác để
nhìn nhận về tiểu thuyết: “Tiểu thuyết không phải là một lời tự thú của tác giả
mà là một cuộc thăm dò cuộc sống con người trong cái thế giới đã trở thành cạm
bẫy” [88; tr.31]; “Tiểu thuyết là một sự chiêm nghiệm về cuộc sống nhìn thấy
thông qua nhân vật tưởng tượng” [88; tr.88-89]. Quan niệm về tiểu thuyết của
các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có nhiều đóng góp ở phương diện lí luận văn
học. Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam có thể tiếp thu, bổ sung, tìm một hướng đi
mới cho tiểu thuyết dựa trên những quan niệm của các nhà nghiên cứu trên thế
giới đặc biệt của hai nhà nghiên cứu M.Bakhtin và M.Kundera.
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm khác nhau về
thể loại tiểu thuyết và nhìn nhận nó ở nhiều góc độ. Tác giả Phạm Quỳnh là
người mở đầu trong việc xây dựng cơ sở lí luận cho thể loại tiểu thuyết hiện đại
ở Việt Nam. Trong công trình Bàn về tiểu thuyết, ông tạm đưa ra một hình dung
về thể loại tiểu thuyết: “Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả
tình tự người ta, phong tục xã hội hay là những sự tích kì, đủ làm cho người đọc
có hứng thú” [150; tr.218]. Cách hiểu của tác giả Phạm Quỳnh đã bao quát được
những đặc điểm và vấn đề quan trọng nhất của thể loại tiểu thuyết: tính chất tự
sự, ngôn ngữ văn xuôi, vai trò của hư cấu sáng tạo. Trong bài viết Theo giòng,
tác giả Thạch Lam nhận thấy: “Tiểu thuyết là một câu chuyện sắp đặt, một sáng
tác của trí tưởng tượng” song nó đòi hỏi phải “hết sức gần sự sống để được linh
hoạt và thật như cuộc đời” [150; tr.180]. Tiểu thuyết là một thể loại đặc biệt
27
nhạy cảm, phản ánh sự đổi thay của con người và cuộc sống. Tác giả Thạch Lam
đã đề cập đến những khía cạnh mà theo ông là quan trọng, trong các khâu: chủ
thể sáng tác, thể loại của tác phẩm và tiếp nhận trong các tầng lớp người đọc.
Đối với nhà văn viết tiểu thuyết, tác giả Thạch Lam đòi hỏi một thái độ chân
thành, tâm huyết trong tâm thế sáng tạo. Người viết phải biết “quan sát và rung
động đúng với cái tâm hồn và bản ngã thật của mình” [150; tr.179]. Trong công
trình Khảo về tiểu thuyết, tác giả Vũ Bằng đã bàn đến việc đổi mới tư duy nghệ
thuật viết tiểu thuyết sao cho đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công chúng.
Tác giả Vũ Bằng phân biệt tiểu thuyết ở hai cấp độ: thể và loại. Về thể, văn tiểu
thuyết có nhiều thể, nhưng về loại có hai loại: truyện “quái đản bất kinh” và
truyện “gần đời thiết thực” [150; tr.192]. Phạm Quỳnh, Thạch Lam, Vũ Bằng là
các tác giả có nhiều đóng góp về việc nhận diện tiểu thuyết Việt Nam trong buổi
đầu, góp phần vào kho tàng lí luận thi pháp tiểu thuyết nửa đầu thế kỉ XX.
Tiếp nối của các nhà nghiên cứu đi trước, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan
trong công trình Nhà văn hiện đại đã bày tỏ quan điểm của mình về tiểu thuyết.
Theo ông, tiểu thuyết trước kia chỉ là những chuyện hoang đường. Bây giờ quan
niệm đó đã thay đổi bởi vì “Tiểu thuyết là một loại rất thích hợp với tính tình
nhân loại” [126]. Trong công trình Nguyên lý văn học, tác giả Nguyễn Lương
Ngọc cho rằng: “Tiểu thuyết là một thể loại mang tính quần chúng, dân chủ hóa
hơn những loại văn khác vì tiểu thuyết có tính chất đại chúng” [114]. Theo tác
giả Nguyễn Đình Thi trong công trình Công việc của người viết tiểu thuyết, tiểu
thuyết là “một trong những sáng tạo kì diệu của con người, đó là một đồ dùng,
một vũ khí của con người để tìm hiểu, chinh phục dần thế giới và để tìm hiểu
nhau và sống với nhau” [146]. Trong công trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại,
nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ nhận định rằng: “Tiểu thuyết là một thể loại văn
học gần gũi nhất với cuộc sống” [28]. Tác giả Doãn Quốc Sỹ trong công trình
Văn học và tiểu thuyết đã tổng hợp các định nghĩa từ các bộ từ điển của ba nước
Mỹ, Pháp, Anh thành quan niệm: “Tiểu thuyết là một loại tản văn thuật sự, trong
đó tác giả hoặc mô tả hoặc kể lại một chuyện tưởng tượng. Những nhân vật,
những hành động, những tính tình, những đam mê được trình bày theo những
28
tình tiết ít nhiều khúc mắc li kì, người đọc luôn luôn có cảm tưởng như truyện
đã hoặc đương xảy ra ngoài đời thật” [138]. Các tác giả trong công trình Từ điển
thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên)
và hai công trình Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên và Phương Lựu chủ
biên) đều đồng nhất về quan niệm tiểu thuyết: tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ
lớn, có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo hướng
tiếp cận cả bề rộng lẫn chiều sâu. Quan niệm về tiểu thuyết của các nhà nghiên
cứu ở Việt Nam đã góp phần hoàn thiện hệ thống quan niệm về thể loại trong lí
luận phê bình dân tộc trên hành trình tiếp cận với tư duy lí luận phê bình hiện
đại của thế giới.
Qua các ý kiến của các nhà nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về quan
niệm tiểu thuyết, chúng tôi cho rằng: Tiểu thuyết là thể loại tự sự, phản ánh bức
tranh rộng lớn của đời sống xã hội, tiểu thuyết có khả năng tiếp cận và miêu tả
hiện thực bằng cảm hứng đa chiều.
2.1.1.2. Đặc trưng thể loại tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một thể loại có kiểu tư duy nghệ thuật mang tính tổng hợp
cao. So với các thể loại khác, tiểu thuyết mang trong mình những đặc trưng thể
loại riêng.
Trong tiểu thuyết, nhân vật giữ vai trò quan trọng, là tâm điểm của tác
phẩm. Tác giả Bùi Việt Thắng nhận định: “Nói đến tiểu thuyết là nói đến nhân
vật. Tài nghệ của nhà tiểu thuyết cũng chủ yếu khúc xạ qua nhân vật vì nó là con
đẻ của tinh thần nhà văn” [144; tr.110]. Thông qua nhân vật, người đọc thấy
được bộ mặt xã hội đương thời và những vấn đề muôn thuở của thân phận con
người. Nhân vật trong tiểu thuyết khác với nhân vật sử thi, nhân vật trong truyện
trung đại ở chỗ nhân vật trong tiểu thuyết là “con người nếm trải”, là kiểu nhân
vật số phận, trong khi nhân vật trong các thể loại khác thường là “nhân vật hành
động, nhân vật đạo đức”. Nhân vật trong tiểu thuyết phải trải qua nhiều đấu
tranh, dằn vặt của cuộc đời, chịu nhiều đau khổ, oan nghiệt của số phận. Nhân
vật không chỉ nếm trải những hoàn cảnh sống mà còn nếm trải những cảm xúc
của chính mình. Từ một phương diện khác, nhà nghiên cứu M.Bakhtin chỉ ra sự
29
khác biệt giữa nhân vật trong tiểu thuyết và nhân vật trong các thể loại khác.
M.Bakhtin cho rằng, đối với các thể loại cao thượng thì “Con người thuộc về
quá khứ tuyệt đối, là con người hoàn tất và hoàn chỉnh toàn bộ” [10; tr.74-75],
còn trong tiểu thuyết “Con người không thể hóa thân đến cùng vào cái thân xác
xã hội - lịch sử hiện hữu…bao giờ cũng vẫn còn phần nhân tính dư thừa chưa
được thể hiện, bao giờ cũng vẫn còn nhu cầu về tương lai và vị trí phải có cho
tương lai ấy” [10; tr.81]. M.Bakhtin đã đem đến một quan niệm mới về cách
nhìn nhận con người và phương thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “nhân
vật tiểu thuyết không được “anh hùng” cả theo nghĩa sử thi lẫn theo nghĩa bi
kịch của từ ấy: nó phải kết hợp trong nó cả những nét chính diện lẫn phản diện,
cả thấp kém lẫn cao thượng, cả nực cười lẫn nghiêm trang” [10; tr.31]. Bên cạnh
ý kiến của M.Bakhtin về quan niệm nhân vật thì M.Kundera cũng đưa ra quan
điểm riêng của mình. Ông đã khẳng định sứ mệnh lớn lao của tiểu thuyết là bảo
vệ con người trong thời đại máy móc lên ngôi, tiểu thuyết làm nhiệm vụ thức
tỉnh con người bằng cái hiền minh của sự lưỡng lự. Khi thời đại lãng quên con
người thì M.Kundera là người đầu tiên đã khẳng định vị trí, vai trò của con
người. Nhìn nhận con người trong thời hiện đại nên theo ông, nhân vật là cái tôi
bí ẩn của con người, cái tôi của tác giả mà nhà tiểu thuyết hóa thân để thử
nghiệm. Nhân vật không chỉ được hư cấu, mang tính ẩn dụ mà còn là nhân vật
lịch sử.
Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX, quan niệm về nhân vật trong tiểu thuyết thực
sự mới mẻ và hiện đại. Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh cho rằng nhân vật phải thể
hiện được nhiều chiều tính cách của con người “Người ta là người với những sự
cao quý và hẹn hạ con người” [130]. Tác giả Vũ Bằng quan niệm con người là
tổng thể của những thống nhất, có khi đối lập “Họ cũng là người như chúng ta
không hơn không kém, có một tấm lòng quảng đại, nhưng lại rất có thể có
những điểm hơn kém, có một khối óc quang minh nhưng lại rất có thể xa vào
hầm tội lỗi” [13]. Các nhà phê bình ở đô thị miền Nam, giai đoạn 1954 - 1975
lại quan niệm “nhân vật là là yếu tố không thể thiếu trong tiểu thuyết, ở nhân vật
có thể tìm thấy bộ mặt con người. Nhân vật là chiếc cầu nối giữa cuộc đời thực
30
với cuộc đời có vẻ thực trong tiểu thuyết” [6]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình
quan niệm về nhân vật trong tiểu thuyết đương đại: “Nhân vật vẫn tồn tại, nhưng
nó không còn giống như trong truyền thống, quá trình xây dựng nhân vật trở
thành công cuộc phá hủy chính nó” [16; tr.230-232]. Đặc biệt, nhà nghiên cứu
Đặng Anh Đào đã so sánh nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống và tiểu thuyết
phương Tây hiện đại. Nhà nghiên cứu chỉ ra trong tiểu thuyết truyền thống, nhân
vật được kể lại trong một quá trình lịch sử, nhân vật được tái hiện số phận hay
một quãng đời còn trong tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XX, nhân vật chỉ còn là
những mảnh đứt đoạn, được nhìn từ nhiều điểm nhìn khác nhau của nhiều nhân
vật trong cùng một tác phẩm. Nhà nghiên cứu cho rằng cái mới của các nhà tiểu
thuyết phương Tây hiện đại “đứng ở góc độ xây dựng nhân vật, chính là ở chỗ:
họ góp phần hủy diệt tính cách nhân vật, hiểu theo nghĩa nhân vật bị cắt thành
nhiều mảnh khó lắp ghép tạo dựng lại” [26; tr.59].
Như vậy, nhân vật là linh hồn của tác phẩm “Nhân vật là nơi duy nhất tập
trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” (Tô Hoài). Về phía tác giả,
nhân vật là nơi thể hiện một cách tập trung nhất, sâu đậm nhất “quan niệm nghệ
thuật về con người”. Tác giả gửi gắm tâm tư, tình cảm, thông điệp và lí giải mọi
vấn đề của đời sống xã hội thông qua nhân vật. Về phía độc giả, nhân vật là chìa
khóa để nhà văn giải mã những vấn đề hiện thực đặt ra trong tác phẩm.
Cốt truyện là một yếu tố không thể thiếu của thể loại tiểu thuyết. Cốt truyện
được coi như xương sống của một con người, nó chi phối mạnh mạch nguồn
cảm xúc của toàn bộ tác phẩm. Cốt truyện là nơi để nhân vật thể hiện những suy
nghĩ, hành động của mình đồng thời cũng nơi thể hiện tư tưởng, chủ đề mà nhà
văn muốn gửi gắm. Trong văn học truyền thống, cốt truyện giữ vai trò quan
trọng, làm nhiệm vụ bộc lộ tính cách nhân vật, thể hiện xung đột xã hội và
khẳng định phong cách, tài năng của nhà văn “Trong tiểu thuyết, không thể
không có cốt truyện, cho dù hiện nay có xu hướng nhạt hóa cốt truyện thì cũng
không đồng nghĩa với việc không cần, không có cốt truyện, vì tác phẩm vẫn tồn
tại sự kiện, chỉ là không nhất thiết phải có mối quan hệ nhân quả mà thôi” [56].
Trong văn học hiện đại, cốt truyện không còn giữ vị trí độc tôn. Nhà nghiên cứu
31
Đặng Anh Đào trong công trình Đổi mới nghệ thuật phương Tây hiện đại cho
rằng: cốt truyện là xương sống của tiểu thuyết truyền thống tới mức nó đã được
định hình về mặt cấu trúc. Nó bao gồm các phần: trình bày, khai đoạn, phát triển,
đỉnh điểm, kết thúc. Tuy nhiên, do sự nới lỏng độ căng của cốt truyện, đến mức
có thể dẫn đến sự hủy diệt cốt truyện “cốt truyện trong tiểu thuyết hiện đại bị
giảm nhẹ”, do kết cấu lắp ghép của nhiều tiểu thuyết hiện đại. Trong văn xuôi
hậu hiện đại, vai trò của cốt truyện ngày càng mờ nhạt. Tác giả Barry Lewish
nhấn mạnh “Cốt truyện bị nghiền nát thành từng viên nhỏ của biến cố và hoàn
cảnh, nhân vật được phân tán thành một bó khát vọng và nhức nhối” [26].
Bất cứ tiểu thuyết nào cũng cần một kết cấu nhất định. Kết cấu được xem
là sự cấu tạo, tổ chức, sắp xếp liên kết các yếu tố bên trong và bên ngoài của tác
phẩm thành chỉnh thể nghệ thuật. Trong công trình Từ điển thuật ngữ văn học,
các tác giả cho rằng “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác
phẩm…Kết cấu bao gồm tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không
gian nghệ thuật của tác phẩm, nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các
thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện”
[48; tr.156-157]. Tác giả Iu.Lotman cho rằng mỗi truyện kể đều có thể được xác
định trong một kết cấu hoàn chỉnh nhất định, đó là khung “Khung của tác phẩm
văn học được tạo thành bởi hai yếu tố: mở đầu và kết thúc” [115]. M.Kundera
trong công trình Nghệ thuật tiểu thuyết lại quan niệm về kết cấu của tiểu thuyết
theo cách khác, đó là “một nghệ thuật mới của phép giản lược căn bản, một nghệ
thuật mới trong lối đối âm tiểu thuyết và một nghệ thuật tiểu luận đặc biệt có
tính tiểu thuyết” [88]. Ông cho rằng, kết cấu không chỉ là hình thức mà còn góp
phần biểu đạt nội dung và bộc lộ tài năng của nhà văn.
Nói tới vai trò của kết cấu trong tiểu thuyết, nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh
cho rằng “Nhờ kết cấu mà người đọc mặc dù biết chuyện được kể trong tiểu
thuyết là bịa đặt song vẫn không thể không tin” [130]. Nhà nghiên cứu Phan Cự
Đệ cho rằng kết cấu có vai trò “tổ chức mối liên hệ giữa các yếu tố thuộc nội
dung tác phẩm (tính cách và hoàn cảnh, hành động và biến cố trong cốt truyện)
và các yếu tố khác thuộc hình thức (bố cục, hệ thống ngôn ngữ, nhịp điệu)” [28].
32
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử nhấn mạnh “Kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức
tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà
văn tự đặt ra” [135; tr.152]. Người viết tiểu thuyết có thể lựa chọn những kiểu
kết cấu truyền thống như: kết cấu chương hồi, kết cấu tâm lí, kết cấu đơn tuyến,
kết cấu song tuyến, kết cấu đa tuyến, kết cấu tuyến tính…và các kiểu kết cấu
hiện đại: kết cấu lắp ghép, phân mảnh, kết cấu liên hoàn, kết cấu đa tầng, kết cấu
vòng tròn, kết cấu xoắn kép, kết cấu trùng điệp,…Dù nhà văn lựa chọn kiểu kết
cấu nào thì kiểu cấu đó phải tăng sức biểu hiện của đề tài, chủ đề, tăng sức tác
động nghệ thuật, phục vụ tối đa cho nhiệm vụ nghệ thuật, thể hiện nội dung, tư
tưởng và gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
Trong tiểu thuyết không thể thiếu vai trò của người kể chuyện. Người kể
chuyện là một dạng hình tượng do tác giả hư cấu, sáng tạo nên, là người đại diện
phát ngôn cho tác giả trong tác phẩm. Trong tiểu thuyết, người kể chuyện giữ
một vai trò quan trọng. Người kể chuyện chính là cầu nối, tạo mối quan hệ
khăng khít giữa nhân vật - người kể chuyện - độc giả. Người kể chuyện có vai
trò giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện và điều khiển câu chuyện. Người kể chuyện có
mối quan hệ mật thiết với điểm nhìn trần thuật. Điểm nhìn không chỉ là vị trí,
xuất phát điểm mà từ đó hiện thực được quan sát và được kể lại mà còn là tư
tưởng và kết cấu của tác phẩm nghệ thuật và là nhân tố cơ bản của cấu trúc tác
phẩm nghệ thuật mang giá trị biểu cảm. Điểm nhìn là một khái niệm đã được đề
cập khá sớm, đặc biệt ở Anh và Mĩ. Theo tác giả M.H.Abrahams trong công
trình Từ điển thuật ngữ văn học, điểm nhìn chỉ ra “những cách thức mà một câu
chuyện được kể đến - một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng
ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành
động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm
hư cấu” [194; tr.165]. Theo tác giả Cao Kim Lan trong công trình Ma thuật của
truyện kể - Tự sự học và những diễn giải văn học Việt Nam hiện đại thì quan
niệm “điểm nhìn chính là một mánh khóe thuộc về kĩ thuật, một phương tiện để
chúng ta có thể tiến cái đích tham vọng nhất: sức quyến rũ của truyện kể” [91;
tr.12]. Trong tiểu thuyết, dù người kể chuyện giấu mình ở ngôi trung gian hay
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

More Related Content

What's hot

Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnMan_Ebook
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...nataliej4
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtnataliej4
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 

What's hot (20)

Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAYYếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt NamLuận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi phápLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
 
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiThơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAYLuận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
Luận văn: Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki, HAY
 

Similar to TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...nataliej4
 
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...NuioKila
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdfTư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdfNuioKila
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfNghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfHanaTiti
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxhiutrn809713
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864nataliej4
 

Similar to TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC (20)

Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
 
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
 
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
 
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía BắcLuận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
Luận án: Phát triển văn xuôi các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
 
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn KhảiLuận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
 
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đLuận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
 
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdfTư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfNghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
 
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
 
Luận án: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại
Luận án: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đạiLuận án: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại
Luận án: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại
 
Luận văn: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại, HOT
Luận văn: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại, HOTLuận văn: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại, HOT
Luận văn: Văn xuôi Ngọc Giao trong tiến trình văn học hiện đại, HOT
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI. LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ THƢƠNG TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƢỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Hà Nội, năm 2020
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ THƢƠNG TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 DƢỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI Ngành: Lí luận Văn học Mã số: 9 22 01 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lý Hoài Thu 2. TS. Lê Thị Hƣơng Thủy Hà Nội, năm 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Lý Hoài Thu và TS. Lê Thị Hương Thủy cùng với sự góp ý của các nhà khoa học Các kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công trình nào. Tác giả luận án Vũ Thị Thương
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................. 7 1.1. Những công trình nghiên cứu khái quát về tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài............................................................................................................. 7 1.2. Những công trình nghiên cứu cụ thể về tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 ................................................................................................ 10 1.2.1. Về các tác phẩm tiểu thuyết cụ thể ............................................... 10 1.2.2. Về các tác phẩm hồi kí cụ thể....................................................... 17 1.2.3. Những công trình nghiên cứu về sự tương tác giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài .................................................................................... 20 Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................... 24 Chƣơng 2: VẤN ĐỀ THỂ LOẠI VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT, HỒI KÍ TÔ HOÀI......................................................................................... 25 2.1. Đặc trƣng thể loại tiểu thuyết và hồi kí................................................ 25 2.1.1. Tiểu thuyết nhìn từ một số đặc trưng thể loại............................... 25 2.1.2. Hồi kí nhìn từ một số đặc trưng thể loại....................................... 34 2.2. Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam hiện đại............................................................................................................ 40 2.2.1. Giai đoạn trước 1945 .................................................................... 40 2.2.2. Giai đoạn 1945 đến 1985 .............................................................. 43 2.2.3. Giai đoạn 1986 đến nay ................................................................ 48 2.3. Quan điểm sáng tác và sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật của Tô Hoài.. 51 2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quan điểm sáng tác và tư duy nghệ thuật của Tô Hoài........................................................................... 51 2.3.2. Quan điểm sáng tác của Tô Hoài.................................................. 53 2.3.3. Sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Tô Hoài................................... 55 Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................... 59
  • 5. Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945 TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI................................................................ 60 3.1. Đặc điểm tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945 từ góc nhìn thể loại ............. 60 3.1.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ...................................................... 60 3.1.2. Kết cấu trần thuật.......................................................................... 73 3.1.3. Giọng điệu trần thuật .................................................................... 82 3.2. Đặc điểm hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ góc nhìn thể loại ...................... 87 3.2.1. Hình tượng tác giả......................................................................... 87 3.2.2. Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật ..................................... 98 3.2.3. Giọng điệu trần thuật .................................................................. 107 Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................ 113 Chƣơng 4: SỰ TƢƠNG TÁC THỂ LOẠI GIỮA TIỂU THUYẾT VÀ HỒI KÍ TÔ HOÀI SAU 1945..................................................................... 114 4.1. Tƣơng tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam hiện đại và trong văn xuôi Tô Hoài sau 1945................................................................................. 114 4.2. Chất tiểu thuyết trong hồi kí Tô Hoài sau 1945................................ 120 4.2.1. Kết cấu trần thuật đa dạng .......................................................... 120 4.2.2. Trần thuật đa điểm nhìn .............................................................. 125 4.3. Chất hồi kí trong tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945................................ 131 4.3.1.Tiểu thuyết hóa chất liệu đời tư ................................................... 131 4.3.2. Nghệ thuật trần thuật đậm chất hồi kí......................................... 140 Tiểu kết chƣơng 4........................................................................................ 147 KẾT LUẬN.................................................................................................. 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 152
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Lịch sử văn học Việt Nam ghi dấu nhiều tên tuổi lớn, trong số đó không thể thiếu Tô Hoài - nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Với hành trình sáng tác gần 75 năm, gia tài chữ nghĩa “đồ sộ” của ông đã mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho các thế hệ độc giả Việt Nam. Tô Hoài viết nhiều, viết khỏe, phong phú về số lượng và đặc sắc về chất lượng. Hai mươi tuổi, ông đã có những tác phẩm đầu tay được đăng trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy. Trong suốt thời gian cầm bút, ông đã sáng tác trên 150 tác phẩm với nhiều thể loại gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa, kí (bút kí, hồi kí, chân dung), kịch bản phim, tản văn, lí luận - kinh nghiệm sáng tác…cùng sự đa dạng về đề tài: thiếu nhi, đời sống chiến tranh và hòa bình, miền núi và miền xuôi. Ở lĩnh vực nào, ông cũng tạo được dấu ấn và gặt hái được thành công. Đóng góp của Tô Hoài được ghi nhận ở cả hai chặng đường trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đặc biệt giai đoạn sau 1945, Tô Hoài đạt được nhiều thành tựu, số lượng tác phẩm nhiều hơn, thể loại phong phú hơn. Trước 1945, Tô Hoài chủ yếu viết truyện ngắn và ông cũng sớm thử sức ở thể loại truyện dài. Đối tượng hướng đến trong sáng tác của nhà văn là thế giới loài vật, cuộc sống và con người ở vùng quê nội, ngoại thành Hà Nội với các tác phẩm: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện dài - 1941), Giăng thề (truyện vừa - 1942), Quê người (tiểu thuyết - 1942), O chuột (truyện ngắn - 1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn - 1942), Cỏ dại (hồi kí - 1944)…Sau 1945, đồng hành cùng dân tộc, Tô Hoài mở rộng phạm vi phản ánh, đi sâu vào cuộc sống của người dân các dân tộc vùng cao trong kháng chiến chống thực dân Pháp và thành công với nhiều thể loại. Một số tác phẩm tiêu biểu thời kì này là Truyện Tây Bắc (tập truyện - 1953), Mười năm (tiểu thuyết - 1958), Miền Tây (tiểu thuyết - 1967), Nhật kí vùng cao (nhật kí - 1969), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (tiểu thuyết - 1971), Tự truyện (1978), Quê nhà (tiểu thuyết - 1980).…Ở thời kì Đổi mới sau 1986, Tô Hoài lại khẳng định tên tuổi của mình trên diễn đàn văn xuôi hiện đại với các tác phẩm Những gương mặt (chân dung - 1988), Cát bụi chân ai (hồi kí - 1992),
  • 7. 2 Chuyện cũ Hà Nội (truyện ngắn - 1998), Chiều chiều (hồi kí - 1999), Ba người khác (tiểu thuyết - 2006)…Đối với mỗi giai đoạn sáng tác, Tô Hoài đều tạo cho mình một tiếng nói, cách nhìn, phong cách và một cá tính sáng tạo riêng. Với khối lượng tác phẩm đồ sộ và sáng tác đa dạng, phong phú về thể loại, Tô Hoài đã hiện diện như một nhà văn giàu tài năng và sức sáng tạo. Trong “ngôi nhà” thể loại đó, các nhà nghiên cứu, phê bình đều nhận ra tiểu thuyết và hồi kí là những thể loại sở trường kết tinh tài năng, tâm huyết nghệ thuật của Tô Hoài và là hai bộ phận sáng tác chủ yếu trong văn nghiệp của ông. Với các tác phẩm tiêu biểu được sáng tác sau 1945: Mười năm (tiểu thuyết - 1958), Miền Tây (tiểu thuyết - 1967), Cát bụi chân ai (hồi kí - 1992), Chiều chiều (hồi kí - 1999), Ba người khác (tiểu thuyết - 2006), Tô Hoài thực sự đã trở thành cây bút viết tiểu thuyết, hồi kí độc đáo và hấp dẫn. 1.2. Một trong những hướng tiếp cận văn học mang lại hiệu quả cao và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là tiếp cận từ phương diện thể loại. Thể loại là dạng thức tồn tại của chỉnh thể tác phẩm văn học. Thể loại giữ vai trò quan trọng trong định hình kiểu loại sáng tác và nhận diện tác phẩm. Thể loại là yếu tố thể hiện rõ nhất đặc trưng loại hình văn học và diện mạo, đường nét, những yêu cầu, quy định bắt buộc về tổ chức, kết cấu, hình thức của một tác phẩm văn học. Qua hình thức của một thể loại, nhà văn thể hiện thái độ thẩm mĩ đối với hiện thực, bộc lộ cách cảm thụ, nhìn nhận và “giải minh” về thế giới và con người. Tiếp cận một hiện tượng văn học từ phương diện thể loại là hướng nghiên cứu có sức “vẫy gọi”, luôn chứa đựng tính mới, là cách thức nhằm tìm ra sự độc đáo trong phong cách của từng tác giả đồng thời cũng là một con đường hứa hẹn có những đóng góp nhất định. 1.3. Ở giai đoạn sau 1945 đặc biệt thời kì Đổi mới, đời sống văn học đương đại đang có sự đổi mới tư duy nghệ thuật mà tương tác thể loại là một biểu hiện theo chiều hướng đó. Tương tác thể loại vừa mang tính nội tại, tính tự thân của quá trình vận động đời sống thể loại vừa cho thấy ý thức đổi mới lối viết của chủ thể sáng tạo. Sáng tác của Tô Hoài cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tô Hoài một mặt bám sát đặc trưng thể loại mặt khác lại có xu hướng đan xen thể loại:
  • 8. 3 hồi kí đậm chất tiểu thuyết, tiểu thuyết đậm chất hồi kí. Điều này tạo nên một lối viết văn xuôi, một kiểu tác giả Tô Hoài khác biệt so với các nhà văn trước và cùng thời. Điểm lại lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài và sáng tác của ông. Nhìn chung, ở từng phương diện, các tác giả đều phát hiện được những điểm độc đáo, hấp dẫn, giá trị và đóng góp của nhà văn trong nền văn xuôi hiện đại của dân tộc. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về sáng tác của Tô Hoài chưa quan tâm nhiều tới lí thuyết thể loại. Vì vậy, tìm hiểu, đánh giá một cách chỉnh thể, hệ thống tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại thông qua nghiên cứu đặc điểm thể loại tiểu thuyết và hồi kí, sự tương tác giữa tiểu thuyết và hồi kí là việc cần thiết, bù đắp lại những khoảng trống mà các tác giả khác chưa nghiên cứu. Từ những cơ sở trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dƣới góc nhìn thể loại. Luận án hoàn thành hi vọng sẽ góp thêm một cách nhìn nhận, diễn giải, một hướng nghiên cứu chuyên biệt từ góc nhìn thể loại nhằm khẳng định giá trị, sức hấp dẫn trong tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài, giúp người đọc có cái nhìn khoa học, khách quan về những đóng góp nhiều mặt của Tô Hoài đối với sự phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại, luận án nhằm các mục đích sau: - Làm rõ quan điểm sáng tác và sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài ở giai đoạn trước và sau 1945 đặc biệt là từ sau 1986 qua đó làm nổi bật diện mạo, sự vận động, phát triển và sự kế thừa, tiếp biến nghệ thuật viết tiểu thuyết, hồi kí ở các giai đoạn. - Xác định đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ góc nhìn thể loại, lí giải sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí; từ đó khẳng định vị trí, đóng góp, phong cách, tài năng của nhà văn trong tiến trình vận động văn xuôi Việt Nam hiện đại.
  • 9. 4 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án được triển khai với các nhiệm vụ chính sau đây: - Hệ thống hóa những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài nói chung và sau 1945 nói riêng. - Xác định đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí, làm rõ những chặng đường sáng tác tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài, quan điểm sáng tác và sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn. - Xác định đặc điểm của tiểu thuyết Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại trên một số phương diện cơ bản: nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu trần thuật, giọng điệu trần thuật. - Xác định đặc điểm của hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại trên một số phương diện cơ bản: hình tượng tác giả, nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật, giọng điệu trần thuật. - Tìm hiểu sự hòa trộn, mờ nhòe ranh giới thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945, nghiên cứu những dấu hiệu và hiệu quả nghệ thuật của sự tương tác thể loại. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Khảo sát một số tiểu thuyết và hồi kí tiêu biểu của Tô Hoài sau 1945: Mười năm (tiểu thuyết - 1958), Miền Tây (tiểu thuyết - 1967), Cát bụi chân ai (hồi kí - 1992); Chiều chiều (hồi kí - 1999); Ba người khác (tiểu thuyết - 2006). Trong quá trình nghiên cứu, một số tác phẩm của nhà văn Tô Hoài và các nhà văn khác sẽ được tham chiếu để so sánh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
  • 10. 5 4.1. Phương pháp tiểu sử: từ những yếu tố về tiểu sử tác giả sẽ đi sâu vào mối liên hệ giữa tác giả và tác phẩm để lí giải những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết và hồi kí, sự tương tác giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945. 4.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học: vận dụng thi pháp học để phân tích các tác phẩm cụ thể qua đó rút ra những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945. 4.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: nhằm phân tích, lí giải sự tác động qua lại giữa các yếu tố văn hóa và văn học, thời đại, lịch sử, xã hội đến quan điểm sáng tác và tư duy nghệ thuật của nhà văn. 4.4. Phương pháp so sánh: nhằm rút ra những điểm tương đồng và khác biệt của tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài ở các giai đoạn sáng tác trên các chiều đồng đại và lịch đại, sự độc đáo và tương hợp trong phong cách sáng tác với các tác giả cùng thời. 4.5. Phương pháp hệ thống: đặt tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài trong tiến trình vận động của văn xuôi Việt Nam hiện đại và trong tương quan với các thể loại khác của nhà văn Tô Hoài. Ngoài ra, chúng tôi kết hợp vận dụng các phương pháp, thao tác khác khi cần thiết: thao tác phân tích - tổng hợp, phương pháp loại hình và lí thuyết thể loại, tự sự học có liên quan. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình đầu tiên chuyên biệt nghiên cứu hệ thống về tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945, dựng lại một cách tương đối đầy đủ diện mạo và quá trình phát triển của hai thể loại chính trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài giai đoạn này. Luận án chỉ ra đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại, sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ đó thấy được dấu ấn phong cách, đặc điểm thi pháp và kĩ thuật tự sự của nhà văn. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lí luận Với hai thể loại tiểu thuyết và hồi kí, Tô Hoài đã khẳng định được tên tuổi, vị trí, tài năng, phong cách sáng tác của mình. Nghiên cứu tiểu thuyết và hồi kí của Tô
  • 11. 6 Hoài sau 1945 vừa làm rõ đặc điểm thể loại vừa là sự nhận diện cách hòa trộn, xóa mờ lằn ranh thể loại, từ đó góp thêm một số kiến thức lí luận thể loại, gợi mở một số vấn đề đối với thực tiễn sáng tạo và tiếp nhận tiểu thuyết, hồi kí Việt Nam hiện đại. 6.2. Về mặt thực tiễn Tô Hoài là một trong những tác giả tiêu biểu được giảng dạy trong nhà trường. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập văn học Việt Nam ở bậc phổ thông và đại học. Do vậy, luận án có giá trị lí luận và thực tiễn quan trọng, thiết thực. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành bốn chương: Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2. Vấn đề thể loại và diện mạo tiểu thuyết, hồi kí Tô Hoài Chương 3. Đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ góc nhìn thể loại Chương 4. Sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945
  • 12. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những công trình nghiên cứu khái quát về tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Tô Hoài luôn là một cái tên thu hút nhiều sự chú ý quan tâm, khám phá từ phía người tiếp nhận, các nhà nghiên cứu, phê bình nhất là những khoảng trống đối với các nghiên cứu chuyên sâu. Các tác giả đã tập trung nhận xét, đánh giá về phong cách, nghệ thuật kể chuyện, giọng điệu Tô Hoài. Phần lớn là ý kiến của các nhà phê bình, nhà văn có tên tuổi như Phong Lê, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vương Trí Nhàn, Bùi Hiển…Những ý kiến đều thống nhất khẳng định Tô Hoài là nhà văn có phong cách riêng, độc đáo, cách kể chuyện hóm hỉnh, thông minh và lối viết đậm đà màu sắc dân tộc. Tô Hoài là một nhà văn tài năng, sáng tác đa dạng về thể loại, song nhất thiết phải nói đến tiểu thuyết. Tiểu thuyết là một trong những thể loại làm nên tên tuổi Tô Hoài và là thể loại đầu tiên tạo nên phong cách riêng của ông. Nếu tính về số lượng, trong hơn 150 đầu sách thì tiểu thuyết chỉ chiếm khoảng chục tác phẩm, số lượng nhỏ bé trong toàn bộ sự nghiệp văn chương của ông nhưng lại là thể loại trải đều qua các chặng đường sáng tác từ khi ông mới “chân ráo chân ướt” bước vào nghề cho đến khi trở thành “lão làng” trong nền văn chương nước nhà. Tiểu thuyết Tô Hoài chủ yếu xoay quanh ba vấn đề lớn: thời huyền sử xa xưa của đất nước, Hà Nội (nội và ngoại thành Hà Nội); miền núi (Tây Bắc, Việt Bắc). Ở đề tài nào, Tô Hoài cũng tạo được dấu ấn riêng. Tiểu thuyết Tô Hoài hấp dẫn độc giả bởi cách kể chuyện hóm hỉnh, năng lực quan sát và miêu tả tinh tế, lối văn giàu hình ảnh và luôn biến đổi nhịp điệu, ngôn ngữ sáng tạo, linh hoạt. Vì vậy, tiểu thuyết của Tô Hoài đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Trong bài viết Tô Hoài - Nguyễn Sen, khi giới thiệu về Tô Hoài, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã có nhận định về phong cách tiểu thuyết: “Tiểu thuyết của Tô Hoài cũng thuộc loại tả chân như tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan nhưng Tô Hoài có khuynh hướng về xã hội” [95; tr.53]. Và qua một số tiểu thuyết của Tô Hoài, nhà nghiên cứu khẳng định Tô Hoài “là một nhà tiểu thuyết có con mắt
  • 13. 8 quan sát sâu sắc” [95; tr.53]. Khi viết Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã chỉ ra những nét đặc trưng trong tiểu thuyết của Tô Hoài: “Có thể nhận thấy trong tiểu thuyết của ông nhiều phác thảo sắc nét, những bức tranh miêu tả màu sắc, xen lẫn với dòng nội tâm được biểu hiện qua số phận của nhân vật. Tiểu thuyết của Tô Hoài thường có cấu trúc gọn, nhịp điệu nhanh và lối kể đậm đà màu sắc dân tộc. Ngòi bút văn xuôi của ông phát triển linh hoạt và uyển chuyển theo dòng đời và khả năng đi sát các đối tượng miêu tả” [95; tr.133]. Nhận xét của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã góp thêm một tiếng nói khẳng định giá trị tiểu thuyết của nhà văn Tô Hoài trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong bài viết Tô Hoài - Nhà văn Việt Nam hiện đại cũng đã nhận thấy sức hút của tiểu thuyết Tô Hoài ở tính dân tộc: “Truyện và tiểu thuyết của anh hấp dẫn bạn đọc nước ngoài bởi một bản sắc dân tộc rất đậm đà và độc đáo” [95; tr.101]. Độc giả cũng nhận thấy chất phong tục chính là chất men nồng làm nên sự độc đáo trong tiểu thuyết Tô Hoài và là một trong những phương diện làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Khi viết về những phong tục, tập quán ở các miền quê khác nhau, ngòi bút Tô Hoài trở nên sắc sảo, tinh tế và ông được đánh giá là một trong những nhà văn viết hay nhất và đặc sắc nhất. Do vậy, trong bài viết Tô Hoài, nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá đã đánh giá: “Tô Hoài có một nhãn quan phong tục đặc biệt nhạy bén, sắc sảo” [95; tr.160]. Các ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu như Vũ Ngọc Phan, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Trần Hữu Tá…đã khẳng định giá trị, sức hấp dẫn của tiểu thuyết Tô Hoài và là những gợi mở cho việc nghiên cứu các tác phẩm tiểu thuyết cụ thể của Tô Hoài sau 1945. Cùng với tiểu thuyết, hồi kí là thể loại đặc sắc trong sáng tác của Tô Hoài. Tác phẩm hồi kí của Tô Hoài đã tạo được ấn tượng sâu đậm, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên một diện mạo mới cho sự nghiệp văn học của nhà văn. Những công trình nghiên cứu về hồi kí Tô Hoài theo thời gian tăng lên đáng kể, góp phần khẳng định giá trị hồi kí của ông. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu Tuyển tập Tô Hoài đã chỉ ra tính xác thực là nét đặc sắc trong nghệ thuật viết hồi kí Tô Hoài: “Hồi kí Tô Hoài là dòng hồi tưởng với cách giới
  • 14. 9 thiệu chắt lọc những sự việc tiêu biểu trong quá khứ. Ông tôn trọng và tạo được niềm tin ở bạn đọc. Ông không bịa đặt thêm thắt vào những sự việc đã xảy ra trong quá khứ và biết tôn trọng tính xác thực của người và việc” [95; tr.131]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại – chân dung và phong cách đã đánh giá cao về mảng hồi kí, tự truyện của Tô Hoài: “Tôi cho rằng Tô Hoài sinh ra để viết hồi kí, tự truyện. Dường như ông có một thứ cảm hứng riêng, có thể gọi là cảm hứng hồi tưởng…” [102; tr.299]. Đồng thời nhà nghiên cứu khẳng định: “Hồi kí, tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài...ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của người viết. Cho nên sự hấp dẫn của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy” [102]. Qua các tác phẩm hồi kí của Tô Hoài, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã bị hấp dẫn bởi: “Một cái tôi khôn ngoan, tinh quái, thóc mách, lọc lõi, rất mực hiểu mình, hiểu người và có đá chút khinh bạc” của Tô Hoài [102]. Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong công trình Tô Hoài và thể hồi kí đã khẳng định sức mạnh nội lực của Tô Hoài khi viết hồi kí: “Dường như cả cuộc đời từng trải đã chuẩn bị cho những trang viết hôm nay của ông. Hồi kí là nơi cả con người tác giả cùng cái triết lí ông mơ hồ cảm thấy và đã theo đuổi suốt đời cả hai đã có dịp bộc lộ” [117; tr.942]. Trong bài viết Tô Hoài qua Tự truyện, nhà nghiên cứu Vân Thanh đánh giá cao mảng hồi kí của Tô Hoài được sáng tác qua cách nhìn của con mắt trẻ thơ: “Tôi cho là Tô Hoài đã thật sự có đóng góp vào văn học ta mảng sống buồn bã, vật lộn của một thế hệ tuổi thơ - hoặc được nhìn qua cách nhìn trẻ thơ để nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ” [95; tr.399]. Nhà nghiên cứu Phạm Việt Chương ấn tượng khi đọc hồi kí của Tô Hoài chính là giọng điệu trần thuật. Giọng điệu trần thuật là yếu tố tạo cho tác phẩm tính đa thanh và sức hấp dẫn riêng. Tác giả đã nhận xét: “Tô Hoài sống, lăn lóc cùng các bạn văn thơ của mình viết về họ bằng bút pháp tả thực. Hiện thực trần trụi đọng lại thành kỷ niệm. Giọng văn hóm hỉnh mà không khinh bạc, anh điểm những câu kết gây cho người đọc nụ cười cố quên đi nỗi buồn nào do anh vừa kể qua” [95; tr.404]. Trong bài viết Hồi kí và bút kí thời kì đổi mới, nhà nghiên cứu Lý Hoài Thu đã nhận định: “Hồi kí Tô Hoài thể hiện một cái Tôi tự
  • 15. 10 sự giản dị, tỉnh táo, điềm tĩnh ghi nhận mọi sự và thể hiện nó bằng thứ ngôn ngữ của văn xuôi - một thứ ngôn ngữ đa dạng, lắm cung bậc và thật nhiều sắc thái. Cái chất hài hước, sự khôn ngoan minh mẫn, vẻ “đáo để” của người viết cũng bộc lộ thật sắc nét trên các trang hồi kí” [157]. Các nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn, Vân Thanh, Phạm Việt Chương, Lý Hoài Thu…đã có những nhận định sắc sảo về hồi kí Tô Hoài và làm tiền đề cho việc nghiên cứu các tác phẩm hồi kí cụ thể của Tô Hoài sau 1945. 1.2. Những công trình nghiên cứu cụ thể về tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 1.2.1. Về các tác phẩm tiểu thuyết cụ thể Trong số các tiểu thuyết Tô Hoài sáng tác ở giai đoạn sau 1945, có thể coi Mười năm (1958), Miền Tây (1967) và Ba người khác (2006) là những tiểu thuyết tiêu biểu được giới nghiên cứu phê bình và bạn đọc quan tâm. Các tác giả đã tập trung đưa ra những nhận xét, đánh giá về phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 1.2.1.1. Về tiểu thuyết “Mười năm” (1958) Năm 1958, Tô Hoài cho ra mắt tiểu thuyết Mười năm với những cố gắng mới nhưng không ngờ lại bị phê phán gay gắt, bị liệt vào loạt tác phẩm “có vấn đề”. Vậy “vấn đề” là ở chỗ nào? Một số nhà nghiên cứu cho rằng tác phẩm nghiêng về chủ nghĩa tự nhiên, chưa làm sáng tỏ vai trò của Đảng ở làng Hạ. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng tác phẩm đề cập đến những cảnh khiêu dâm, không phù hợp với bối cảnh lúc bấy giờ. Trong bài viết Tô Hoài, sáu mươi năm viết…, nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhận định: “Những chuẩn bị cho Mười năm, trên mọi phương diện của vốn sống, tư liệu, cách nhìn và quan niệm nghệ thuật đáng ra phải là ở một tầm cao, vượt trội lên những gì ông đã viết” [95; tr.43]. Nhà nghiên cứu thấy rằng: “Mười năm là một tiểu thuyết đáng nói trên cả hai mặt hay - dở của Tô Hoài” [95; tr.44]. Nhà nghiên cứu Phong Lê bình luận: “Tôi vẫn thấy ở đây những mặt mạnh của Tô Hoài, qua những chuyện bình thường và quen thuộc, tạo nên sự sống vĩnh cửu của làng quê và những mặt yếu, ở nơi mà sự sống của ông chưa tới. Giá ông thu hẹp bớt ý định và đừng quá chú
  • 16. 11 mục nhe nhắm vào một ý đồ quá lớn, như được ngụ ý trong chính cái tên Mười năm” [95; tr.45]. Nhà nghiên cứu Vân Thanh trong bài viết Sáng tác của Tô Hoài nhận thấy: “Tiểu thuyết Mười năm (1958) viết trong giai đoạn này bộc lộ rõ những sai lầm của tác giả” [95; tr.68]. Tác giả đã chỉ ra những mặt hạn chế của tác phẩm: “Người đọc chưa thấy được những nét chủ yếu của hiện thực như những mâu thuẫn cơ bản của thời đại, âm mưu và tội ác của phong kiến, thực dân, phong trào quần chúng, sự lãnh đạo của Đảng, mặc dù tác giả có đề cập đến…Ngay những nhân vật được xem là tích cực như Lê và Lạp cũng nhiều khi có một phẩm chất tầm thường. Các nhân vật phụ nữ cũng ít gây cho ta một sự kính mến, tôn trọng” [95; tr.68]. Trong bài viết Vấn đề của tiểu thuyết “Mười năm”, nhà nghiên cứu Như Phong đã nhìn nhận nó như một “vấn đề” cần xem xét lại. Nhà nghiên cứu cho rằng: “Có người muốn khen tác phẩm ấy, thì mãi mới tìm ra được một số giá trị nhất định nào đó về ngôn ngữ, về bút pháp…Có người trách móc nó, nhưng phần nhiều là khó chịu vì những chuyện trai gái sắp chết đói còn ngủ với nhau, con đánh bố, những đoạn tả chị hai Tâm có tính cách khiêu dâm, tả quần chúng cách mạng thành kệch cỡm…” [95; tr.277]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh thấy rằng: “Nhưng ngay thời ấy, đôi khi ông cũng cho xen vào ít nhiều khía cạnh “người thường” ở những nhân vật anh hùng. Như nữ cán bộ cách mạng Hai Tâm đa dâm, lẳng lơ trong tiểu thuyết Mười năm chẳng hạn. Tác phẩm này vì thế đã từng bị phê phán kịch liệt. Thậm chí dân Hà Đông còn kéo đến phản đối tác giả, cho là ông đã bôi nhọ người quê mình” [191]. Có thể nói, Tô Hoài là người đầu tiên sớm nhất đã miêu tả tính dục trong tiểu thuyết của mình nhưng tác phẩm Mười năm của ông lại nhận được nhiều ý kiến không tán thành và không được chấp nhận. Có thể thấy, ở giai đoạn đầu, tiểu thuyết Mười năm đã được tiếp nhận với những cách nhìn, cách đánh giá phê phán khá nặng nề. Ngay sau thời kì Đổi mới, trong không khí cởi mở, dân chủ của đời sống văn học, trong bài viết Cần xác định lại giá trị của “Mười năm”, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã góp tiếng nói khách quan, công bằng đánh giá lại tác phẩm, xác định đúng vị trí của nó trong bộ ba tiểu thuyết viết về quê hương của Tô
  • 17. 12 Hoài cũng như với đời văn của ông và với văn học một thời. Nhà nghiên cứu đã khẳng định: “Mười năm là một bước phát triển mới của phong cách Tô Hoài. Qua cuốn sách này ông vừa giữ được mặt mạnh và sự sắc sảo của ngòi bút trước kia, lại tiếp nhận thêm ánh sáng, cách nhìn và phương pháp sáng tác mới” [95; tr.307]. Đặc biệt, nhà nghiên cứu nhấn mạnh: “Qua Mười năm, Tô Hoài thể hiện sâu sắc hiện thực đang vận động cách mạng, đang đổi thay theo cách nhìn và đánh giá mới với cảm quan nghệ thuật mới mẻ” [95; tr.306]. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức còn bàn luận thêm: “Nếu bỏ những chi tiết mang màu sắc tự nhiên chủ nghĩa như cảnh âu yếm của Lạp và Nhàn trong lúc còn đói lả, cảnh Hai Tâm ve vãn cánh con trai… thì tác phẩm sẽ hoàn thiện hơn” [95; tr.307]. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp cũng đã nhận thấy sự thay đổi tư duy nghệ thuật của Tô Hoài trong cách thể hiện: “Mười năm là tác phẩm đã chú ý về tư duy nghệ thuật. Trong khi nhiều cây bút hướng tới cảm hứng sử thi thì Tô Hoài vẫn chú ý đến cuộc sống thường nhật” [30; tr.119]. Với tiểu thuyết Mười năm, các nhà nghiên cứu đã đánh giá mặt thành công và mặt hạn chế của tác phẩm. Qua đó, người đọc có cái nhìn toàn diện về tác phẩm. 1.2.1.2. Về tiểu thuyết “Miền Tây” (1967) Năm 1967, tiểu thuyết Miền Tây được xuất bản, tiếp nối dòng suy nghĩ và sức sáng tạo của nhà văn về đề tài miền núi. Mặc dù, Miền Tây ra đời sau muộn nhưng tác phẩm vẫn gặt hái những thành công nhất định. Tác phẩm đã đạt được giải thưởng Hoa sen của Hội nhà văn Á - Phi năm 1970. Tác phẩm ra đời đã nhận được nhiều ý kiến nhận xét khác nhau. Các ý kiến chủ yếu tập trung đánh giá trên phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Về phương diện nội dung, nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhận xét: “Đọc Miền Tây, ở phần đầu, thật tuyệt vời bút pháp khắc họa và tạo dựng khí hậu của Tô Hoài…Một cái mở đầu thật là ám ảnh trên bức tranh đối sánh của lịch sử - mới và cũ, trước và sau, xưa và nay mà Tô Hoài muốn tạo dựng” [95; tr.35]. Theo nhà nghiên cứu Vân Thanh, Miền Tây là “một tiểu thuyết miêu tả những thay đổi lớn lao về mọi mặt của người dân Tây Bắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội” [95; tr.73]. Hai nhà nghiên cứu Phong Lê và Vân Thanh đều cho rằng tiểu thuyết Miền Tây phản ánh sự thay đổi của người dân Tây Bắc trước và sau Cách mạng 1945. Trong công trình Văn học Việt Nam hiện đại, nhà
  • 18. 13 nghiên cứu Nguyễn Văn Long lại nhận ra nội dung mới trên một kiểu mô típ cũ của tác phẩm: “Tiểu thuyết Miền Tây phản ánh những đổi thay trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới của người dân Tây Bắc trong thời kì mới. Tuy vậy, nhà văn vẫn sử dụng mô típ kiểu cuộc đời cũ khổ đau bất hạnh, cuộc đời mới dưới ánh sáng của Đảng, của cách mạng con người được hồi sinh” [96; tr.185]. Về phương diện nghệ thuật, các nhà nghiên cứu tập trung bàn luận về bút pháp, nghệ thuật tả cảnh, ngôn ngữ, phong cách của nhà văn Tô Hoài qua tiểu thuyết Miền Tây. Trong bài viết Tô Hoài với Miền Tây, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã đưa ra nhận xét có giá trị về phương diện ngôn ngữ của tác phẩm: “Tô Hoài rất chú trọng học tập lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng đặc biệt là ngôn ngữ của ca dao và các truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong tiểu thuyết Miền Tây ta bắt gặp một thứ ngôn ngữ trong sáng, giàu hình tượng của quần chúng được nâng lên ở một trình độ nghệ thuật mới” [95; tr.344]. Đó là thứ ngôn ngữ giàu tính địa phương, mang đậm phong cách Tô Hoài. Nhà nghiên cứu Nguyễn Công Hoan trong bài viết Trau dồi Tiếng Việt lại nhận thấy một thứ ngôn ngữ được trau chuốt tỉ mỉ, bàng bạc chất thơ trong tiểu thuyết Miền Tây: “Theo dư luận mà tôi lượm lặt được ở phần lớn độc giả cuốn Miền Tây của Tô Hoài thì trong ngành truyện nhỏ và truyện dài của ta mấy chục năm nay, chưa có một tác phẩm nào viết bằng văn xuôi mà gọt giũa tỉ mỉ từng chữ từng câu, làm cho nhiều trang phảng phất một chất thơ mà nhiều bài thơ còn thua xa” [95; tr.520]. Trong bài viết Đọc Miền Tây, nhà nghiên cứu Khái Vinh bình luận rằng: “Miền Tây là cuốn tiểu thuyết viết sinh động có nhiều chương tả cảnh rất hấp dẫn…Miền Tây bộc lộ một cách dễ thấy một số điểm mạnh và điểm yếu. Sau Truyện Tây Bắc, Miền Tây là một cố gắng mới rất đáng quý của Tô Hoài trong việc phản ánh, miêu tả những thay đổi kì diệu của các dân tộc trên vùng cao của Tổ quốc” [95; tr.360]. Qua nhận xét của nhà nghiên cứu Khái Vinh, người đọc có thể thấy sự chuyển biến về tư tưởng trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài. Với Tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cũng cho người đọc nhận thấy chất kí sự đậm nét trong tiểu thuyết của Tô Hoài: “Trong nhiều chương, tác giả vận dụng lối tái hiện trực tiếp của kí sự, dựng lên từng mảng cuộc sống còn tươi mới trong đó con người tác động lẫn nhau, tham gia vào những sự kiện khác nhau của thực tế xã hội” đồng thời khẳng định tài miêu
  • 19. 14 tả của nhà văn “giàu chất hội họa và tạo hình” [95; tr.351]. Trong bài viết Tô Hoài - Nhà văn Việt Nam hiện đại, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cho rằng: “Miền Tây là một cuốn tiểu thuyết vừa giàu chất kí sự vừa giàu chất thơ…Đặc điểm phong cách Tô Hoài là bao giờ cũng cố gắng gắn liền chất hiện thực với màu sắc lãng mạn, trữ tình thơ mộng” [95; tr.86]. Chất thơ được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên, phong tục tập quán và phẩm chất tốt đẹp của con người miền núi với ngôn ngữ giàu âm thanh, hình ảnh, nhịp điệu, giọng điệu trữ tình, sâu lắng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long đã nhận thấy tiểu thuyết của Tô Hoài dung dị, tự nhiên: “Tiểu thuyết Tô Hoài là hình ảnh của dòng đời tự nhiên, chảy trôi miên viễn. Cuộc sống hiện ra dưới cái nhìn của Tô Hoài thật dung dị tự nhiên như nó vốn thế: có một thứ của sinh hoạt đời thường, vặt vãnh, cái tốt đẹp và cái tầm thường, có đời sống xã hội, vận động của lịch sử và đời sống thế sự, sinh hoạt phong tục” [73]. Nhà nghiên cứu Phạm Duy Nghĩa đã cho người đọc thấy được đặc trưng phong cách sáng tác về miền núi của Tô Hoài: “Đời thường, bình dị và trầm buồn, đó là miền núi của Tô Hoài. Những đặc trưng phong cách này đã khơi gợi lịch sử nhiều đau thương của miền núi theo một cách riêng, gần gũi và nhân bản. Nét dịu dàng, sâu lắng, giàu chất thi họa của nó cũng là một đặc sắc thẩm mĩ, vừa mộc mạc cổ điển vừa có sức sống lâu bền” [73]. Nhà nghiên cứu Miên Thảo lại cho rằng bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn làm nên sức hút tiểu thuyết Tô Hoài: “Bằng lối dựng chuyện tài tình, Tô Hoài đã khắc họa chân dung một cách tài ba về những nhân vật như Giàng Súa, Thào Khay, Vừ Sóa Tỏa. Trong tác phẩm, bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn song hành đã làm nên vẻ đẹp rất chân thật mà cũng rất giàu chất thơ mộng, lãng mạn của núi rừng” [73]. Với tiểu thuyết Miền Tây, hầu hết các ý kiến đều tập trung đánh giá mặt thành công của tác phẩm trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Điều đó khẳng định giá trị, sức hấp dẫn của tiểu thuyết Miền Tây. 1.2.1.3. Về tiểu thuyết “Ba người khác” (2006) Năm 2006, ở tuổi 86, Tô Hoài cho ra mắt tiểu thuyết Ba người khác. Từ khi Ba người khác được xuất bản, tác phẩm đã gây được sự chú ý và tạo ra nhiều tranh luận sôi nổi đối với độc giả và giới phê bình, nghiên cứu. Ngay những dòng đầu tiên của tiểu thuyết, người đọc đã bị cuốn hút vào thế giới của những
  • 20. 15 “rễ và chuỗi”, của cán bộ “đội”. Trong Lời giới thiệu về tiểu thuyết của Nhà xuất bản Đà Nẵng, tác giả đã viết: “Nội dung không vẽ lại diện mạo của cuộc cải cách ruộng đất mà đi sâu vào khía cạnh con - người, thế cuộc, qua những nét sinh hoạt, tác vụ xoay quanh họ. Do có độ lùi cần thiết, tác giả đã nhận chân những nét bản năng, ấu trĩ, kể cả những sai lầm tội lỗi của những con người cụ thể (mà họ chưa có ý thức được), ở đội công tác cụ thể, trong bối cảnh nhận thức chung ở các vùng miền, nhất là nông thôn vùng sâu xa còn nhiều yếu kém” [69; tr.5-6]. Sau khi xuất bản, tác phẩm trở thành tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận, nhiều diễn đàn. Tuy nhiên, điểm nhấn của những tranh luận này là Toạ đàm về Ba người khác do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức vào ngày 22 tháng 12 năm 2006. Hội thảo đã nhận được sự tham gia đông đảo của nhiều tác giả. Có những ý kiến khen, chê, có những ý kiến tán thành, có những ý kiến trái chiều. Buổi hội thảo đã tạo nên dấu ấn đặc biệt trong việc đánh giá và nhìn nhận một cách nghiêm túc, khách quan, công bằng về giá trị cuốn tiểu thuyết Ba người khác. Nhóm ý kiến thứ nhất là của các nhà nghiên cứu như Lê Sơn, Nguyên Ngọc, Lại Nguyên Ân, Văn Giá, Văn Long. Hầu hết các ý kiến của các tác giả này đều đánh giá cao giá trị của tác phẩm. Nhà nghiên cứu Lê Sơn cho rằng: “Đây là một trong những đỉnh cao của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tái hiện không khí tâm lý của những người trong cuộc. Đây là lời sám hối và tiếng kêu. Người đọc thấy cũng có mình ở trong đó. Ba người khác là chúng ta và mặt khác của chúng ta” [190]. Nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc đánh giá lối viết độc đáo của Tô Hoài: “Cách viết hay, độc đáo về cải cách ruộng đất. Không viết về nông dân mà viết về ba anh đội…Về bút pháp, văn học chúng ta còn lâu lắm mới thoát ra bút pháp sử thi. Tô Hoài đã thoát ra từ Cát bụi chân ai, Chiều chiều, nhưng đó là tự truyện, đến Ba người khác mới là hư cấu. Đó là bút pháp hiện đại, mỉa mai, dửng dưng, cười cợt, tạo nên sức mạnh của văn học” [190]. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân nhìn nhận tác phẩm ở góc độ tâm lí xã hội: “Sự xuất hiện của những cuốn sách như thế là một cách giải tỏa một trong những chấn thương của xã hội” [190]. Nhà nghiên cứu còn khẳng định nét mới trong nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết ở “cách chọn vị thế thể hiện - hóa thân và một nhân vật xưng tôi nào đó giúp nhà văn trần tình được nhiều hơn và cảm giác tin cậy của người đọc khi đọc ông cũng ngày một nhiều hơn là vì thế” [190]. Nhà nghiên cứu Văn Giá đề
  • 21. 16 cao giá trị nhân văn của tác phẩm: “Ba người khác là một trong những tác phẩm thiết yếu để con người phấn đấu làm người lương thiện, nâng cao chất lượng sống và nhân văn cho con người chúng ta” [190]. Nhà nghiên cứu Văn Long đánh giá bản lĩnh của Tô Hoài khi nói ra sự thật: “Việc xuất bản sách này là một sự dũng cảm. Dường như khi người ta đủ mạnh người ta mới dám đưa ra những sai lầm của mình” [190]. Nhóm ý kiến thứ hai là của các nhà nghiên cứu như Hà Minh Đức, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyên An. Các nhà nghiên cứu tỏ ra băn khoăn về một số khía cạnh của tác phẩm. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức cho rằng: “Cái kết hơi gò, hơi dang dở, không thể nói Tô Hoài nên tìm kết khác, nhưng theo tôi so với tổng thể thì phần kết chưa được ưng ý. Cuốn Ba người khác nhiều điểm rất hay nhưng nhiều điểm trình độ tôi chưa tiếp thu được, có khi phải vài năm nữa” [190]. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Phan Thị Thanh Nhàn tỏ thái độ không đồng tình về vấn đề tính dục mà Tô Hoài thể hiện trong tác phẩm. Nhà nghiên cứu cho rằng: “Trong Ba người khác có đến ba nhân vật đều dâm ô cả như thế nặng quá, liều lượng như thế thì hơi quá” [190]. Nhà nghiên cứu Nguyên An cũng lên án: “Bác Tô Hoài nhấn mạnh khía cạnh tình dục, bản năng. Điều ấy có thể thông cảm được nhưng có điều nó nhơ nhớp quá, phi luận quá, viết khiếp quá” [190]. Với những ý kiến đánh giá trên, người đọc nhận thấy Ba người khác thể hiện sự cường điệu quá đáng, sự đi xuống của Tô Hoài trong sự “học đòi” say sưa miêu tả tính dục của văn chương lúc bấy giờ. Tuy nhiên, không phải đến thời kì này, yếu tố tính dục mới bắt đầu xuất hiện trong sáng tác của Tô Hoài. Từ tiểu thuyết Mười năm đến Ba người khác vẫn là nhất quán trong cách miêu tả vấn đề tính dục nhưng trong Mười năm vấn đề tính dục xuất hiện ít hơn, trong Ba người khác yếu tố tính dục xuất hiện đậm đặc, cụ thể hơn. Tính dục trở thành một diễn ngôn của nhà văn, là một điểm nhìn gợi dẫn những suy ngẫm về sự tồn tại của con người trong những chiều kích vốn không dễ nắm bắt. Nếu như trước đây, khi đề cập đến vấn đề tính dục trong văn chương, người ta cho rằng không phù hợp. Nhưng ngày nay, vấn đề tính dục càng được đề cập nhiều trong tác phẩm và là hiện tượng bình thường của đời sống hiện thực. Như vậy, các công trình, bài viết nghiên cứu về các tiểu thuyết Mười năm (1958), Miền Tây (1967), Ba người khác (2006) ở nhiều góc độ. Các nhà nghiên
  • 22. 17 cứu đã chỉ ra những giá trị đặc sắc của tiểu thuyết Tô Hoài trên phương diện nội dung và hình thức. Các công trình này đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần không nhỏ trong việc nghiên cứu và khám phá văn chương Tô Hoài. Tuy nhiên, vấn đề thể loại chưa được bàn sâu, chưa được xem như một khía cạnh nổi bật của ý tưởng, tư duy, phong cách sáng tạo, chi phối đặc điểm tiểu thuyết của nhà văn sau 1945. 1.2.2. Về các tác phẩm hồi kí cụ thể Hai hồi kí Cát bụi chân ai (1992) và Chiều chiều (1999) ra đời đã gây được sự chú ý của dư luận. Các tác phẩm được đánh giá cao, đặc biệt là ở sức hấp dẫn trong cách phác họa sinh động những chân dung văn nghệ sĩ qua cái nhìn chân thực của nhà văn. Tô Hoài đã tái hiện một cách chân thực những vụ án văn chương, sự thật lịch sử, nhân vật lịch sử trong quá khứ. Nghiên cứu về Cát bụi chân ai và Chiều chiều của Tô Hoài, nhiều tác giả đã có những bài viết đánh giá sâu sắc về nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm từ đó khái quát về tầm vóc hồi kí Tô Hoài trong diện mạo hồi kí Việt Nam hiện đại. Đi sâu vào đặc trưng nội dung phản ánh của hai cuốn hồi kí, nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc nhận xét: “Tô Hoài có một chủ trương sống và viết theo cách riêng của ông…Hai cuốn hồi kí của ông (và chắc có thể nhiều quyển tiếp theo nữa) cứ như là một thứ nhật kí trung thực về xã hội, về con người, về cơ chế xã hội…về cái vậy mà hóa ra là cả một thời đầy xáo động của xã hội Việt Nam” [112; tr.180]. Qua bài viết Tổng quan về hồi kí Tô Hoài, nhà nghiên cứu Đặng Tiến lại nhận thấy: “Chiều chiều mang lại nhiều ánh sáng mới soi chiếu vào một giai đoạn dài và nhiều truân chuyên trong xã hội và văn học từ 1955 đến nay. Ngày nay không thể viết phê bình hay lịch sử văn học mà không đi đọc lại Tô Hoài” [167]. Bên cạnh đó, các tác giả dành nhiều công sức và tâm huyết trong việc nhìn nhận, đánh giá hình thức của hai tác phẩm. Trong cuộc trao đổi giữa Xuân Sách và Trần Đức Tiến về Cát bụi chân ai, nhà nghiên cứu Trần Đức Tiến chú ý tới nghệ thuật xây dựng chân dung các văn nghệ sĩ cùng thời của nhà văn Tô Hoài ở một khoảng cách gần: “Có thể nói, bằng cuốn sách của mình, lần đầu tiên ông đã cho thế hệ cầm bút chúng tôi nhìn một số nhân vật lớn của văn chương nước nhà từ một cự li gần... Bây giờ, qua Tô Hoài, chúng tôi được nhìn gần: một khoảng
  • 23. 18 cách khá tàn nhẫn nhưng chính vì thế mà chân thực và sâu sắc” [95; tr.413]. Nhà nghiên cứu Xuân Sách lại nhận thấy sự chân thực làm nên sức hấp dẫn văn chương Tô Hoài: “Tác phẩm mang đậm chất phong cách Tô Hoài - từ văn phong đến con người. Thâm hậu mà dung dị, thì thầm mà không đơn điệu nhàm chán, lan man tí chút nhưng không kề cà vô vị, một chút u mặc với cái giọng khơi khơi mà nói, ai muốn nghe thì nghe, không bắt buộc nghe rồi hiểu, đừng cật vấn...Và vì thế, đúng như anh nói, sức hấp dẫn chủ yếu là sự chân thực” [95; tr.414]. Với bài viết Viết về một cuộc đời và những cuộc đời, nhà nghiên cứu Đặng Thị Hạnh lại quan tâm tới cấu trúc thời gian và ngôn ngữ trong Cát bụi chân ai: “Thời gian hồi tưởng như ngẫu hứng, cũng chạy lông bông theo dòng hoài niệm, móc vào đâu đây, dừng lại một lát rồi lại đi, vấp phải một câu nói, có khi chỉ là một từ…là đã có thể đổi chiều, đi ngược về trước hoặc lùi về sau, có khi hàng chục năm” [95; tr.417]. Đồng thời, nhà nghiên cứu chỉ ra sự đa dạng trong sắc thái ngôn từ và giọng điệu trần thuật: “Sắc thái ngôn từ thật đa dạng. Có những phát biểu thẳng thừng, những châm biếm trực tiếp, nhưng có loại mà một số nhà nghiên cứu xếp vào dạng diễn từ hai giọng” [95; tr.423]. Nhà nghiên cứu Phong Lê lại nhận thấy giọng điệu tự nhiên, nhẩn nha là nét đặc sắc trong hồi kí Chiều chiều: “Tô Hoài cứ tự nhiên mà kể những gì mình đã biết, đã trải. Trên cái kho ít thấy dấu hiệu vơi cạn đó, Tô Hoài cứ nhẩn nha dắt bạn đọc cùng đi với mình, đến với những gì lạ mà quen hoặc quen mà lạ. Và chính khả năng hoán đổi vị thế ấy làm nên sức hút của văn hồi ức Tô Hoài” [95; tr.40-41]. Bàn về quan niệm nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong công trình Nhà văn Việt Nam hiện đại - chân dung và phong cách đã nhận định: “Cát bụi chân ai và Chiều chiều là thế giới vô vàn chuyện vui, chuyện lạ được phát hiện bởi con mắt tinh quái, sắc sảo và nụ cười hóm hỉnh của Tô Hoài. Thế giới ấy thể hiện rõ quan niệm “con người là con người” và triết lí sống của Tô Hoài được sống như chính mình, như một con người bình thường” [102; tr.25]. Trong công trình Tô Hoài một đời văn phong phú và độc đáo, nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá đã đánh giá Tô Hoài là cây bút có tiếng khi ông viết hồi kí ở tuổi đời rất trẻ: “Chùm tác phẩm Cỏ dại, Cát bụi chân ai, Chiều chiều đã khẳng định ông là một cây bút viết hồi kí có hạng” [141; tr.19]. Nhà nghiên cứu Đoàn Trọng Huy khi nghiên cứu về hồi kí Tô Hoài đã nhận ra rằng: “Sau Tự
  • 24. 19 truyện là Cát bụi chân ai (1992). Đây là tập hồi kí đan xen với nhau từng mảng hồi ức và kỉ niệm gắn với đời văn, bạn văn…trong một không gian và thời gian rộng mở” [80; tr.495]. Nhà nghiên cứu Trần Văn Thọ trong Vài cảm giác với Chiều chiều lại nhận thấy sức hấp dẫn hồi kí của Tô Hoài ở một phương diện khác trong giọng điệu trần thuật: “Chiều chiều rất cuốn hút. Những âm thanh nhún nhảy, đong đưa lúc mau khi thưa, lúc dồn lúc dãi tạo thành một không khí rất gợi. Dụng văn như Tô Hoài hẳn không dễ. Nó phải tự nhiên không tỏ ra khiên cưỡng mới có tác dụng. Cái dòng chảy của Chiều chiều là dòng chảy của tự nhiên, là thứ văn chương lạ đến mức tự nhiên. Tự nhiên dung dị đạt được phải là bậc thặng thừa của văn chương” [153]. Nhà nghiên cứu Lý Hoài Thu trong bài viết Hồi kí và bút kí thời kì Đổi mới cho rằng cái nhìn của Tô Hoài trong hai cuốn hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều thấm đẫm cảm hứng nhận thức lại: “Tác giả của Chiều chiều và Cát bụi chân ai, với một cái nhìn tỉnh táo, điềm đạm, đã nhìn nhận lại Nhân văn - Giai phẩm và những vấn đề văn chương phức tạp một thời với tất cả tính thời sự và cả tính bi kịch của nó. Bằng sức mạnh của hồi tưởng, nhà văn đã mạnh dạn, thẳng thắn nói ra những chuyện buồn quá khứ, những ấu trĩ trong văn học và chính trị một thời giúp người đọc có được một hình dung và nhận thức tường minh hơn về lịch sử văn học nước nhà những năm tháng đầy biến động” [158; tr.45]. Yếu tố đặc trưng trong nghệ thuật viết hồi kí của Tô Hoài là cái nhìn khách quan của người kể chuyện. Trong công trình Tô Hoài: Sức sáng tạo của một đời văn, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã nhấn mạnh: “Với những gì được kể trong Chiều chiều và Cát bụi chân ai chúng ta sẽ không khó nhận ra một Tô Hoài - nhà văn mà cả cuộc đời chỉ tâm niệm một điều: quan trọng là phải thật, thật với chính mình và thật với cuộc sống” [35; tr.45]. Đóng góp của Tô Hoài về thể hồi kí càng được càng khẳng định hơn trong mối tương quan với thể kí trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nhà nghiên cứu Lê Dục Tú đã đánh giá nhà văn Tô Hoài là một trong những gương mặt xuất sắc của kí đương đại: “Cảm hứng nghiên cứu khám phá, chiêm nghiệm đời sống đã chi phối đến giọng điệu của nhà văn trần thuật đa thanh, phức điệu vừa thâm trầm, hóm hỉnh vừa suồng sã thân mật vừa tranh biện triết lí. Lối tư duy này đã đưa Tô Hoài trở thành một trong những cây bút viết hồi kí hàng đầu của văn học Việt Nam thời kì Đổi mới” [181; tr.17]. Nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan trong bài
  • 25. 20 viết Tô Hoài và bạn văn qua hồi kí lại chú ý đến cách xây dựng chân dung các bạn văn, các văn nghệ sĩ cùng thời với Tô Hoài qua lời nhận xét: “Với hai cuốn hồi kí này, Tô Hoài đã làm sống lại một thời chưa xa với một số những gương mặt văn sĩ thân quen và về bản thân ông, cả phần dương bản và phần âm bản, qua đó là đời sống xã hội của một thời kì đầy biến động” [94]. Tưởng nhớ một năm ngày mất của nhà văn Tô Hoài, ngày 18 tháng 7 năm 2015, Công ty Văn hóa Phương Nam phối hợp với Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức Hội thảo Tô Hoài - một đời văn để ghi nhận những đóng góp của nhà văn Tô Hoài. Hội thảo đã nhận được 20 tham luận từ nhiều nhà phê bình, nghiên cứu. Các bài viết đều có giá trị, khẳng định những cống hiến của Tô Hoài, từ những trang viết cho thiếu nhi đầy sống động như Dế Mèn phiêu lưu kí, Võ sĩ Bọ Ngựa, Đám cưới chuột…tới mảng truyện ngắn vùng cao như Miền Tây, Truyện Tây Bắc. Đặc biệt là đóng góp của Tô Hoài trong mảng hồi kí với các tác phẩm đặc sắc Cát bụi chân ai, Chiều chiều...Trong số các ý kiến đó, đáng chú ý là nhận xét của nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan về đặc điểm hồi kí Tô Hoài: “Hồi kí Tô Hoài chỉ là một mảng nhỏ trong di sản của ông. Viết về bè bạn cũng chỉ là một phần trong hồi kí. Là nhân chứng sống của nền văn nghệ cách mạng, Tô Hoài viết từ góc nhìn của người trong cuộc, cung cấp cho bạn đọc những tư liệu thú vị về một số nhà văn, cũng là những tư liệu quan trọng để người đọc có cơ sở nhìn kĩ, hiểu sâu về cơ chế và đời sống văn nghệ” [77]. Như vậy, các tác giả thường tập trung nghiên cứu hồi kí Tô Hoài dưới góc độ của tự sự học, thi pháp học, theo đó thường đi vào các phương diện như ngôn ngữ, giọng điệu, phong cách…Mặc dù, có rất nhiều công trình nghiên cứu về hồi kí của Tô Hoài song chưa phải là đã đầy đủ bởi đến nay chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống về đặc điểm hồi kí Tô Hoài sau 1945. Hồi kí là một thể loại minh chứng cho sức sáng tạo và tài năng của ông. Sáng tác của ông xứng đáng để nhiều thế hệ bạn đọc và nghiên cứu phê bình khám phá. 1.2.3. Những công trình nghiên cứu về sự tương tác giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài Nghiên cứu về sự tương tác giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài đã có một số ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình nghiên cứu. Các ý kiến chủ yếu bàn luận về sự xâm nhập của chất tiểu thuyết vào thể hồi kí và ngược lại.
  • 26. 21 Bàn về sự xâm nhập của chất hồi kí vào thể loại tiểu thuyết, tập trung vào một số ý kiến của các tác giả như Nguyễn Hữu Sơn, Trần Hoa Minh, Chu Mộng Long, Trần Viết Thiện, Đỗ Hải Ninh. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn trong bài viết Ba người khác của nhà văn lớn Tô Hoài và ba dòng suy ngẫm của một người đọc nhận thấy: “Tư duy tiểu thuyết ở Ba người khác của Tô Hoài in đậm phong cách truyện kí, trong đó câu chuyện có thể được coi là mảng kí ức trong cuộc đời nhà văn Tô Hoài, đan xen giữa kí ức và tâm tưởng, kí ức của người trong cuộc” [190]. Tác giả Trần Hoa Minh nhận thấy Ba người khác như một sự tiếp nối mạch hồi kí, tự truyện của Tô Hoài: “Lối viết Ba người khác - được gọi là tiểu thuyết cũng như các hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều luôn là hư hư thực thực, nhưng ánh mắt và nụ cười tinh ranh của Tô Hoài vẫn như theo dõi và thích thú vì đang đánh đố, dẫn dụ người đọc chúng ta” [104]. Tác giả Chu Mộng Long trong bài viết Hai lần đọc “Ba người khác” của Tô Hoài cho rằng: “Thú thật, đọc lần đầu, tôi không xem Ba người khác là một quyển sách hay với tư cách là một tiểu thuyết như nó được ghi ở bìa cuốn sách. Nó mang tính chất hồi kí, giống quyển hồi kí hơn là một tiểu thuyết đúng nghĩa” [192]. Trong chuyên luận Tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam đương đại, tác giả Trần Viết Thiện lại nhận thấy: “Sự kết hợp giữa chất hồi kí và tư duy tiểu thuyết đã tạo nên cái nhìn biến cố cải cách ruộng đất một cách gần gũi, chân thực lại vừa sắc nét. Tác giả Ba người khác đã khéo léo vận dụng tương tác thể loại để tái dựng bức tranh cuộc sống một thời đã lùi xa nhưng không hề là câu chuyện xưa cũ, ngược lại, tồn tại sinh động như những kí ức đầy nhân văn của con người, cho con người hôm nay” [152; tr.70]. Tác giả Đỗ Hải Ninh trong bài viết Tô Hoài văn chương như là cuộc đời đã cho rằng: “Từ Cát bụi chân ai, Chiều chiều đến Ba người khác là hành trình thoát thai từ tự truyện, hồi kí thành tiểu thuyết. Tô Hoài đã lựa chọn những hình thức tiếp cận đời sống khác nhau (hồi kí, tự truyện, tiểu thuyết) nhưng về cơ bản vẫn là diễn ngôn về sự thật trong quá khứ. Tô Hoài luôn ngẫm nghĩ và chọn thời điểm để kể lại những câu chuyện cũ…Tô Hoài không ngại phơi bày những góc khuất sâu kín nhất của lịch sử và bản thân, bởi với ông, văn chương chính là cuộc đời” [121]. Bàn về sự xâm nhập của chất tiểu thuyết vào thể hồi kí, tập trung vào một số ý kiến của các nhà nghiên cứu như Nguyễn Đăng Điệp, Lý Hoài Thu, Đỗ Hải
  • 27. 22 Ninh. Trong bài viết Tô Hoài, người sinh ra để viết, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã nhấn mạnh chất tiểu thuyết trong hai cuốn hồi kí: “Cái nhìn không nghiêm trọng hóa là thế mạnh của Tô Hoài, nó khiến cho nhà văn, dù viết thể loại nào đi chăng nữa, vẫn thổi được vào đó cái chất tiểu thuyết mà M.Bakhtin từng nói đến. Cái nhìn ấy càng rõ nét hơn trong hai thiên hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều. Đặc sắc trong hồi kí của Tô Hoài theo ý tôi trước hết, là ở nghệ thuật dựng không khí và giọng điệu, thứ hai, đặt nhân vật trong muôn mặt đời thường và thứ ba, các chi tiết giàu chất văn xuôi. Thật đấy mà cứ như tiểu thuyết” [30; tr.120]. Nhà nghiên cứu Lý Hoài Thu trong bài viết Hồi kí và bút kí thời kí đổi mới cũng cho rằng hồi kí Tô Hoài giàu chất tiểu thuyết: “Hồi kí của Tô Hoài giàu chất truyện và chất tiểu thuyết trong cách kết cấu mạch lạc, rõ ràng, mang tính tự sự, trong giọng điệu “đa âm” và ngôn ngữ chính xác, linh hoạt” [157]. Tác giả Đỗ Hải Ninh trong bài viết Tô Hoài văn chương như là cuộc đời đã bày tỏ quan điểm của mình về ranh giới thể loại: “Cát bụi chân ai, Chiều chiều khi thì được gọi là hồi kí, khi là tự truyện cũng có khi được tiếp nhận như là tiểu thuyết” [120]. Các ý kiến trên đây là những gợi ý quan trọng để nghiên cứu sự tương tác thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945. Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, một số luận án, luận văn đã chọn tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài làm đối tượng nghiên cứu và khảo sát như một ghi nhận sự đóng góp của nhà văn đối với nền văn xuôi Việt Nam hiện đại: Nghệ thuật trần thuật của Tô Hoài qua hồi kí (Đoàn Thị Thúy Hạnh - 2001); Phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Mai Thị Nhung - 2005); Phong cách tiểu thuyết Tô Hoài (Văn Thị Mai - 2007); Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi kí của Tô Hoài (Qua hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều) (Nguyễn Hoàng Hà - 2009); Phong cách nghệ thuật Tô Hoài trong hồi kí Chiều chiều và Cát bụi chân ai (Nguyễn Thị Tỉnh - 2010); Đặc điểm nghệ thuật tự truyện và hồi kí của Tô Hoài (Nguyễn Thị Ái Vân - 2011); Nhân vật và cốt truyện trong tiểu thuyết của Tô Hoài (Trần Thị Thu Hà - 2013); Chất trào lộng trong hồi kí - tự truyện của Tô Hoài (Nguyễn Thị Hoài - 2018)… Có thể nói, Tô Hoài trong tư cách là một trong những “chủ soái” của văn học nước nhà thế kỉ XX, sáng tác của ông luôn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và chiếm được sự yêu thích của độc giả. Các nhà nghiên
  • 28. 23 cứu, bạn đọc đã dành nhiều sự chú ý, trân trọng những sáng tác mới, có giá trị của nhà văn. Từ khi xuất hiện, các tác phẩm của Tô Hoài đã luôn được công chúng độc giả và giới nghiên cứu phê bình tìm đọc, thẩm bình. Nhìn tổng thể về tình hình nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy: Việc nghiên cứu tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại chưa có cái nhìn xuyên suốt, mang tính hệ thống và toàn diện. Vấn đề được đề cập phần nhiều mang tính “phân lập” cục bộ, chỉ tập trung vào một số tác phẩm, với một số vấn đề cụ thể hoặc dừng lại ở các ý kiến nhận xét, đánh giá, nghiên cứu trên một số phương diện: nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, không gian, thời gian, tổ chức trần thuật... trong tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài nói chung. Nhiều tác giả tiến hành khảo sát đặc điểm văn xuôi, phong cách, đặc trưng tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài nói chung, chưa tập trung vào giai đoạn sau 1945 - giai đoạn tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Hơn nữa, một sự khảo sát với quy mô lớn và phạm vi rộng đòi hỏi phải được thực thi qua những công trình có khuôn khổ và tính vấn đề sâu rộng, phong phú. Có lẽ vì những trở ngại đó, từ trước đến nay chưa có công trình chuyên biệt tập trung nghiên cứu một cách toàn diện về tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ góc nhìn thể loại. Đặt vấn đề nghiên cứu Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại, luận án sẽ tập trung vào giải quyết những vấn đề sau: Thứ nhất, luận án nhận diện, mô tả và khái quát diễn trình tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài giai đoạn sau 1945. Thứ hai, luận án đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 từ góc nhìn thể loại, đặc biệt làm rõ sự tương tác, giao thoa thể loại giữa tiểu thuyết và hồi kí từ đó khẳng định đây là một đặc trưng nổi bật trong phong cách sáng tác của nhà văn Tô Hoài.
  • 29. 24 Tiểu kết chƣơng 1 Như vậy, nhìn lại hệ thống các bài viết giới thiệu, nghiên cứu và đánh giá về tiểu thuyết và hồi kí của Tô Hoài, chúng tôi nhận thấy các tác giả, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá, nhận xét về tiểu thuyết, hồi kí Tô Hoài nói chung và sau 1945 nói riêng trên một số phương diện: nội dung phản ánh, nghệ thuật trần thuật, phong cách nghệ thuật...Trong đó, các tác giả tập trung đưa ra những nhận xét về các tác phẩm Mười năm (1958), Miền Tây (1967), Ba người khác (2006), Cát bụi chân ai (1992), Chiều chiều (1999) trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Các tác giả đã đưa ra những ý kiến đánh giá xác đáng, khẳng định giá trị tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài giai đoạn sau 1945. Tuy nhiên, các nhận định, diễn giải từ các công trình nghiên cứu vẫn chủ yếu tập trung vào một số phương diện quen thuộc và đến nay, chưa có công trình nào đi sâu vào giải quyết vấn đề mà luận án đặt ra. Những khuyết thiếu này tạo nên khoảng trống để chúng tôi có thể triển khai đề tài nghiên cứu một cách khả thi và hệ thống. Vì vậy, kế thừa, tiếp thu từ những nghiên cứu đi trước, chúng tôi thực hiện đề tài Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại hướng đến một hình dung cụ thể, đầy đủ về tiểu thuyết và hồi kí của Tô Hoài giai đoạn sau 1945, từ đó ghi nhận, khẳng định những đóng góp và vị thế của nhà văn Tô Hoài trong quá trình vận động và phát triển của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nửa cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.
  • 30. 25 Chƣơng 2 VẤN ĐỀ THỂ LOẠI VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT, HỒI KÍ TÔ HOÀI 2.1. Đặc trƣng thể loại tiểu thuyết và hồi kí 2.1.1. Tiểu thuyết nhìn từ một số đặc trưng thể loại 2.1.1.1. Quan niệm về tiểu thuyết Tiểu thuyết là thể loại tự sự, có vị trí quan trọng và lịch sử lâu đời trong sự phát triển của văn học. Tiểu thuyết đã ghi dấu ấn của mình trong kho tàng văn học thế giới tính từ khi hình thành thể loại. Về quan niệm thể loại tiểu thuyết, đã có nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước. Ở nước ngoài, vào thế kỉ XIX, tác giả V.Kôginôp trong công trình Các loại hình nghệ thuật đã khẳng định: “Tiểu thuyết, văn học sử thi hiện đại” và coi tiểu thuyết “là hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ” [87; tr.52]. Tác giả Bêlinxki cho rằng “Tiểu thuyết là sử thi của đời tư” [10]. Sang thế kỉ XX, trong công trình Nguyên lí lý luận văn học (tập 2), tác giả L.I.Timôfêep quan niệm: “Tiểu thuyết là hình thức kể chuyện cỡ lớn có khả năng nói về nhiều thời điểm, miêu tả được toàn diện hàng loạt nhân vật, phản ánh được những hình thức phức tạp của mâu thuẫn xã hội” [170]. Tác giả đã nhấn mạnh đến yếu tố thời gian, nhân vật, hiện thực xã hội trong tiểu thuyết. Tác giả M.Gulaiev trong công trình Lí luận văn học thì quan niệm: “Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn, mô tả đời sống riêng của con người trong mối quan hệ rộng lớn với xã hội” [40]. Tác giả G.N.Pôxpêlôp trong công trình Dẫn luận nghiên cứu văn học cũng có ý kiến tương đồng với tác giả M.Gulaiev về quan niệm tiểu thuyết: “Tiểu thuyết là thể loại tự sự có quy mô lớn đồng thời tiểu thuyết gắn liền với chủ đề đời tư” [131]. Cả hai tác giả đều nhấn mạnh vai trò của yếu tố con người đời tư đối với sự tồn tại và phát triển của thể loại tiểu thuyết. Tác giả Lukas trong công trình Lý thuyết tiểu thuyết đã xác nhận rằng: “Hình thức tiểu thuyết phản ánh một thế giới trật khớp” [195]. Theo ông, mỗi thời kì lịch sử xã hội, có một hình thức văn chương đi kèm. Các tác giả Sylvan Barnet, Morton Berman, William Burto
  • 31. 26 trong công trình Nhập môn văn học lại quan niệm: “Tiểu thuyết là thể loại được viết bằng văn xuôi, có dung lượng lớn, nói về những chuyện thời sự được nhấn mạnh” [139]. Trong công trình Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, nhà nghiên cứu M.Bakhtin đã nhận định: “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình. Nòng cốt thể loại của tiểu thuyết, chưa hề rắn lại và chúng ta chưa thể dự đoán được hết những khả năng uyển chuyển của nó” [10; tr.23]. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng: “Cái hôm nay, cái thì hiện tại chưa hoàn thành như xuất phát điểm cho hoạt động nhận thức, là đặc điểm quan trọng hàng đầu không thể thiếu được của tư duy tiểu thuyết” [10; tr.16]. Nhà nghiên cứu M.Kundera trong công trình Nghệ thuật tiểu thuyết lại từ góc độ khác để nhìn nhận về tiểu thuyết: “Tiểu thuyết không phải là một lời tự thú của tác giả mà là một cuộc thăm dò cuộc sống con người trong cái thế giới đã trở thành cạm bẫy” [88; tr.31]; “Tiểu thuyết là một sự chiêm nghiệm về cuộc sống nhìn thấy thông qua nhân vật tưởng tượng” [88; tr.88-89]. Quan niệm về tiểu thuyết của các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có nhiều đóng góp ở phương diện lí luận văn học. Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam có thể tiếp thu, bổ sung, tìm một hướng đi mới cho tiểu thuyết dựa trên những quan niệm của các nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt của hai nhà nghiên cứu M.Bakhtin và M.Kundera. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm khác nhau về thể loại tiểu thuyết và nhìn nhận nó ở nhiều góc độ. Tác giả Phạm Quỳnh là người mở đầu trong việc xây dựng cơ sở lí luận cho thể loại tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam. Trong công trình Bàn về tiểu thuyết, ông tạm đưa ra một hình dung về thể loại tiểu thuyết: “Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội hay là những sự tích kì, đủ làm cho người đọc có hứng thú” [150; tr.218]. Cách hiểu của tác giả Phạm Quỳnh đã bao quát được những đặc điểm và vấn đề quan trọng nhất của thể loại tiểu thuyết: tính chất tự sự, ngôn ngữ văn xuôi, vai trò của hư cấu sáng tạo. Trong bài viết Theo giòng, tác giả Thạch Lam nhận thấy: “Tiểu thuyết là một câu chuyện sắp đặt, một sáng tác của trí tưởng tượng” song nó đòi hỏi phải “hết sức gần sự sống để được linh hoạt và thật như cuộc đời” [150; tr.180]. Tiểu thuyết là một thể loại đặc biệt
  • 32. 27 nhạy cảm, phản ánh sự đổi thay của con người và cuộc sống. Tác giả Thạch Lam đã đề cập đến những khía cạnh mà theo ông là quan trọng, trong các khâu: chủ thể sáng tác, thể loại của tác phẩm và tiếp nhận trong các tầng lớp người đọc. Đối với nhà văn viết tiểu thuyết, tác giả Thạch Lam đòi hỏi một thái độ chân thành, tâm huyết trong tâm thế sáng tạo. Người viết phải biết “quan sát và rung động đúng với cái tâm hồn và bản ngã thật của mình” [150; tr.179]. Trong công trình Khảo về tiểu thuyết, tác giả Vũ Bằng đã bàn đến việc đổi mới tư duy nghệ thuật viết tiểu thuyết sao cho đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công chúng. Tác giả Vũ Bằng phân biệt tiểu thuyết ở hai cấp độ: thể và loại. Về thể, văn tiểu thuyết có nhiều thể, nhưng về loại có hai loại: truyện “quái đản bất kinh” và truyện “gần đời thiết thực” [150; tr.192]. Phạm Quỳnh, Thạch Lam, Vũ Bằng là các tác giả có nhiều đóng góp về việc nhận diện tiểu thuyết Việt Nam trong buổi đầu, góp phần vào kho tàng lí luận thi pháp tiểu thuyết nửa đầu thế kỉ XX. Tiếp nối của các nhà nghiên cứu đi trước, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong công trình Nhà văn hiện đại đã bày tỏ quan điểm của mình về tiểu thuyết. Theo ông, tiểu thuyết trước kia chỉ là những chuyện hoang đường. Bây giờ quan niệm đó đã thay đổi bởi vì “Tiểu thuyết là một loại rất thích hợp với tính tình nhân loại” [126]. Trong công trình Nguyên lý văn học, tác giả Nguyễn Lương Ngọc cho rằng: “Tiểu thuyết là một thể loại mang tính quần chúng, dân chủ hóa hơn những loại văn khác vì tiểu thuyết có tính chất đại chúng” [114]. Theo tác giả Nguyễn Đình Thi trong công trình Công việc của người viết tiểu thuyết, tiểu thuyết là “một trong những sáng tạo kì diệu của con người, đó là một đồ dùng, một vũ khí của con người để tìm hiểu, chinh phục dần thế giới và để tìm hiểu nhau và sống với nhau” [146]. Trong công trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ nhận định rằng: “Tiểu thuyết là một thể loại văn học gần gũi nhất với cuộc sống” [28]. Tác giả Doãn Quốc Sỹ trong công trình Văn học và tiểu thuyết đã tổng hợp các định nghĩa từ các bộ từ điển của ba nước Mỹ, Pháp, Anh thành quan niệm: “Tiểu thuyết là một loại tản văn thuật sự, trong đó tác giả hoặc mô tả hoặc kể lại một chuyện tưởng tượng. Những nhân vật, những hành động, những tính tình, những đam mê được trình bày theo những
  • 33. 28 tình tiết ít nhiều khúc mắc li kì, người đọc luôn luôn có cảm tưởng như truyện đã hoặc đương xảy ra ngoài đời thật” [138]. Các tác giả trong công trình Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) và hai công trình Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên và Phương Lựu chủ biên) đều đồng nhất về quan niệm tiểu thuyết: tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn, có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo hướng tiếp cận cả bề rộng lẫn chiều sâu. Quan niệm về tiểu thuyết của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã góp phần hoàn thiện hệ thống quan niệm về thể loại trong lí luận phê bình dân tộc trên hành trình tiếp cận với tư duy lí luận phê bình hiện đại của thế giới. Qua các ý kiến của các nhà nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về quan niệm tiểu thuyết, chúng tôi cho rằng: Tiểu thuyết là thể loại tự sự, phản ánh bức tranh rộng lớn của đời sống xã hội, tiểu thuyết có khả năng tiếp cận và miêu tả hiện thực bằng cảm hứng đa chiều. 2.1.1.2. Đặc trưng thể loại tiểu thuyết Tiểu thuyết là một thể loại có kiểu tư duy nghệ thuật mang tính tổng hợp cao. So với các thể loại khác, tiểu thuyết mang trong mình những đặc trưng thể loại riêng. Trong tiểu thuyết, nhân vật giữ vai trò quan trọng, là tâm điểm của tác phẩm. Tác giả Bùi Việt Thắng nhận định: “Nói đến tiểu thuyết là nói đến nhân vật. Tài nghệ của nhà tiểu thuyết cũng chủ yếu khúc xạ qua nhân vật vì nó là con đẻ của tinh thần nhà văn” [144; tr.110]. Thông qua nhân vật, người đọc thấy được bộ mặt xã hội đương thời và những vấn đề muôn thuở của thân phận con người. Nhân vật trong tiểu thuyết khác với nhân vật sử thi, nhân vật trong truyện trung đại ở chỗ nhân vật trong tiểu thuyết là “con người nếm trải”, là kiểu nhân vật số phận, trong khi nhân vật trong các thể loại khác thường là “nhân vật hành động, nhân vật đạo đức”. Nhân vật trong tiểu thuyết phải trải qua nhiều đấu tranh, dằn vặt của cuộc đời, chịu nhiều đau khổ, oan nghiệt của số phận. Nhân vật không chỉ nếm trải những hoàn cảnh sống mà còn nếm trải những cảm xúc của chính mình. Từ một phương diện khác, nhà nghiên cứu M.Bakhtin chỉ ra sự
  • 34. 29 khác biệt giữa nhân vật trong tiểu thuyết và nhân vật trong các thể loại khác. M.Bakhtin cho rằng, đối với các thể loại cao thượng thì “Con người thuộc về quá khứ tuyệt đối, là con người hoàn tất và hoàn chỉnh toàn bộ” [10; tr.74-75], còn trong tiểu thuyết “Con người không thể hóa thân đến cùng vào cái thân xác xã hội - lịch sử hiện hữu…bao giờ cũng vẫn còn phần nhân tính dư thừa chưa được thể hiện, bao giờ cũng vẫn còn nhu cầu về tương lai và vị trí phải có cho tương lai ấy” [10; tr.81]. M.Bakhtin đã đem đến một quan niệm mới về cách nhìn nhận con người và phương thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “nhân vật tiểu thuyết không được “anh hùng” cả theo nghĩa sử thi lẫn theo nghĩa bi kịch của từ ấy: nó phải kết hợp trong nó cả những nét chính diện lẫn phản diện, cả thấp kém lẫn cao thượng, cả nực cười lẫn nghiêm trang” [10; tr.31]. Bên cạnh ý kiến của M.Bakhtin về quan niệm nhân vật thì M.Kundera cũng đưa ra quan điểm riêng của mình. Ông đã khẳng định sứ mệnh lớn lao của tiểu thuyết là bảo vệ con người trong thời đại máy móc lên ngôi, tiểu thuyết làm nhiệm vụ thức tỉnh con người bằng cái hiền minh của sự lưỡng lự. Khi thời đại lãng quên con người thì M.Kundera là người đầu tiên đã khẳng định vị trí, vai trò của con người. Nhìn nhận con người trong thời hiện đại nên theo ông, nhân vật là cái tôi bí ẩn của con người, cái tôi của tác giả mà nhà tiểu thuyết hóa thân để thử nghiệm. Nhân vật không chỉ được hư cấu, mang tính ẩn dụ mà còn là nhân vật lịch sử. Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX, quan niệm về nhân vật trong tiểu thuyết thực sự mới mẻ và hiện đại. Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh cho rằng nhân vật phải thể hiện được nhiều chiều tính cách của con người “Người ta là người với những sự cao quý và hẹn hạ con người” [130]. Tác giả Vũ Bằng quan niệm con người là tổng thể của những thống nhất, có khi đối lập “Họ cũng là người như chúng ta không hơn không kém, có một tấm lòng quảng đại, nhưng lại rất có thể có những điểm hơn kém, có một khối óc quang minh nhưng lại rất có thể xa vào hầm tội lỗi” [13]. Các nhà phê bình ở đô thị miền Nam, giai đoạn 1954 - 1975 lại quan niệm “nhân vật là là yếu tố không thể thiếu trong tiểu thuyết, ở nhân vật có thể tìm thấy bộ mặt con người. Nhân vật là chiếc cầu nối giữa cuộc đời thực
  • 35. 30 với cuộc đời có vẻ thực trong tiểu thuyết” [6]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình quan niệm về nhân vật trong tiểu thuyết đương đại: “Nhân vật vẫn tồn tại, nhưng nó không còn giống như trong truyền thống, quá trình xây dựng nhân vật trở thành công cuộc phá hủy chính nó” [16; tr.230-232]. Đặc biệt, nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào đã so sánh nhân vật trong tiểu thuyết truyền thống và tiểu thuyết phương Tây hiện đại. Nhà nghiên cứu chỉ ra trong tiểu thuyết truyền thống, nhân vật được kể lại trong một quá trình lịch sử, nhân vật được tái hiện số phận hay một quãng đời còn trong tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XX, nhân vật chỉ còn là những mảnh đứt đoạn, được nhìn từ nhiều điểm nhìn khác nhau của nhiều nhân vật trong cùng một tác phẩm. Nhà nghiên cứu cho rằng cái mới của các nhà tiểu thuyết phương Tây hiện đại “đứng ở góc độ xây dựng nhân vật, chính là ở chỗ: họ góp phần hủy diệt tính cách nhân vật, hiểu theo nghĩa nhân vật bị cắt thành nhiều mảnh khó lắp ghép tạo dựng lại” [26; tr.59]. Như vậy, nhân vật là linh hồn của tác phẩm “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” (Tô Hoài). Về phía tác giả, nhân vật là nơi thể hiện một cách tập trung nhất, sâu đậm nhất “quan niệm nghệ thuật về con người”. Tác giả gửi gắm tâm tư, tình cảm, thông điệp và lí giải mọi vấn đề của đời sống xã hội thông qua nhân vật. Về phía độc giả, nhân vật là chìa khóa để nhà văn giải mã những vấn đề hiện thực đặt ra trong tác phẩm. Cốt truyện là một yếu tố không thể thiếu của thể loại tiểu thuyết. Cốt truyện được coi như xương sống của một con người, nó chi phối mạnh mạch nguồn cảm xúc của toàn bộ tác phẩm. Cốt truyện là nơi để nhân vật thể hiện những suy nghĩ, hành động của mình đồng thời cũng nơi thể hiện tư tưởng, chủ đề mà nhà văn muốn gửi gắm. Trong văn học truyền thống, cốt truyện giữ vai trò quan trọng, làm nhiệm vụ bộc lộ tính cách nhân vật, thể hiện xung đột xã hội và khẳng định phong cách, tài năng của nhà văn “Trong tiểu thuyết, không thể không có cốt truyện, cho dù hiện nay có xu hướng nhạt hóa cốt truyện thì cũng không đồng nghĩa với việc không cần, không có cốt truyện, vì tác phẩm vẫn tồn tại sự kiện, chỉ là không nhất thiết phải có mối quan hệ nhân quả mà thôi” [56]. Trong văn học hiện đại, cốt truyện không còn giữ vị trí độc tôn. Nhà nghiên cứu
  • 36. 31 Đặng Anh Đào trong công trình Đổi mới nghệ thuật phương Tây hiện đại cho rằng: cốt truyện là xương sống của tiểu thuyết truyền thống tới mức nó đã được định hình về mặt cấu trúc. Nó bao gồm các phần: trình bày, khai đoạn, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc. Tuy nhiên, do sự nới lỏng độ căng của cốt truyện, đến mức có thể dẫn đến sự hủy diệt cốt truyện “cốt truyện trong tiểu thuyết hiện đại bị giảm nhẹ”, do kết cấu lắp ghép của nhiều tiểu thuyết hiện đại. Trong văn xuôi hậu hiện đại, vai trò của cốt truyện ngày càng mờ nhạt. Tác giả Barry Lewish nhấn mạnh “Cốt truyện bị nghiền nát thành từng viên nhỏ của biến cố và hoàn cảnh, nhân vật được phân tán thành một bó khát vọng và nhức nhối” [26]. Bất cứ tiểu thuyết nào cũng cần một kết cấu nhất định. Kết cấu được xem là sự cấu tạo, tổ chức, sắp xếp liên kết các yếu tố bên trong và bên ngoài của tác phẩm thành chỉnh thể nghệ thuật. Trong công trình Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả cho rằng “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm…Kết cấu bao gồm tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm, nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện” [48; tr.156-157]. Tác giả Iu.Lotman cho rằng mỗi truyện kể đều có thể được xác định trong một kết cấu hoàn chỉnh nhất định, đó là khung “Khung của tác phẩm văn học được tạo thành bởi hai yếu tố: mở đầu và kết thúc” [115]. M.Kundera trong công trình Nghệ thuật tiểu thuyết lại quan niệm về kết cấu của tiểu thuyết theo cách khác, đó là “một nghệ thuật mới của phép giản lược căn bản, một nghệ thuật mới trong lối đối âm tiểu thuyết và một nghệ thuật tiểu luận đặc biệt có tính tiểu thuyết” [88]. Ông cho rằng, kết cấu không chỉ là hình thức mà còn góp phần biểu đạt nội dung và bộc lộ tài năng của nhà văn. Nói tới vai trò của kết cấu trong tiểu thuyết, nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh cho rằng “Nhờ kết cấu mà người đọc mặc dù biết chuyện được kể trong tiểu thuyết là bịa đặt song vẫn không thể không tin” [130]. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cho rằng kết cấu có vai trò “tổ chức mối liên hệ giữa các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm (tính cách và hoàn cảnh, hành động và biến cố trong cốt truyện) và các yếu tố khác thuộc hình thức (bố cục, hệ thống ngôn ngữ, nhịp điệu)” [28].
  • 37. 32 Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử nhấn mạnh “Kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra” [135; tr.152]. Người viết tiểu thuyết có thể lựa chọn những kiểu kết cấu truyền thống như: kết cấu chương hồi, kết cấu tâm lí, kết cấu đơn tuyến, kết cấu song tuyến, kết cấu đa tuyến, kết cấu tuyến tính…và các kiểu kết cấu hiện đại: kết cấu lắp ghép, phân mảnh, kết cấu liên hoàn, kết cấu đa tầng, kết cấu vòng tròn, kết cấu xoắn kép, kết cấu trùng điệp,…Dù nhà văn lựa chọn kiểu kết cấu nào thì kiểu cấu đó phải tăng sức biểu hiện của đề tài, chủ đề, tăng sức tác động nghệ thuật, phục vụ tối đa cho nhiệm vụ nghệ thuật, thể hiện nội dung, tư tưởng và gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Trong tiểu thuyết không thể thiếu vai trò của người kể chuyện. Người kể chuyện là một dạng hình tượng do tác giả hư cấu, sáng tạo nên, là người đại diện phát ngôn cho tác giả trong tác phẩm. Trong tiểu thuyết, người kể chuyện giữ một vai trò quan trọng. Người kể chuyện chính là cầu nối, tạo mối quan hệ khăng khít giữa nhân vật - người kể chuyện - độc giả. Người kể chuyện có vai trò giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện và điều khiển câu chuyện. Người kể chuyện có mối quan hệ mật thiết với điểm nhìn trần thuật. Điểm nhìn không chỉ là vị trí, xuất phát điểm mà từ đó hiện thực được quan sát và được kể lại mà còn là tư tưởng và kết cấu của tác phẩm nghệ thuật và là nhân tố cơ bản của cấu trúc tác phẩm nghệ thuật mang giá trị biểu cảm. Điểm nhìn là một khái niệm đã được đề cập khá sớm, đặc biệt ở Anh và Mĩ. Theo tác giả M.H.Abrahams trong công trình Từ điển thuật ngữ văn học, điểm nhìn chỉ ra “những cách thức mà một câu chuyện được kể đến - một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu” [194; tr.165]. Theo tác giả Cao Kim Lan trong công trình Ma thuật của truyện kể - Tự sự học và những diễn giải văn học Việt Nam hiện đại thì quan niệm “điểm nhìn chính là một mánh khóe thuộc về kĩ thuật, một phương tiện để chúng ta có thể tiến cái đích tham vọng nhất: sức quyến rũ của truyện kể” [91; tr.12]. Trong tiểu thuyết, dù người kể chuyện giấu mình ở ngôi trung gian hay