SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA HÀN QUỐC
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In
qua tác phẩm Khoai tây.
So sánh với Vũ Trọng Phụng.
Môn học: Văn học Hàn Quốc 1
Học và tên: Đoàn Thị Thái Hòa - 18041041
Lớp: 18K4
Hà Nội, 5/2021
1
MỤC LỤC
1.Giới thiệu. ..............................................................................................................2
2.Nhà văn Kim Dong In...........................................................................................2
2.1. Cuộc đời của Kim Dong In ...........................................................................2
2.2. Đặc sắc nghệ thuật thường thấy ở Kim Dong In ........................................3
3.Chủ nghĩa tự nhiên. ..............................................................................................4
3.1. Khái niệm và sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên..........................................4
3.2. Đặc điểm của chủ nghĩa tự nhiên.................................................................5
3.2.1. Thái độ khách quan..................................................................................6
3.2.2. Tính tuyệt đối của tính thuần sinh vật ( huyết thống, di truyền, môi
trường địa lí và thời điểm lịch sử) .....................................................................6
3.2.3. Rời bỏ hình ảnh của thực tại toàn cảnh để chụp lại những hiện tượng
cá biệt...................................................................................................................6
4.Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học của Kim Dong In và tác phẩm “Khoai
tây” ............................................................................................................................7
4.1. “Khoai Tây” ...................................................................................................7
4..1.1. Tóm tắt: ....................................................................................................7
4.1.2. Chủ nghĩa tự nhiên trong tác phẩm Khoai Tây......................................7
4.2. Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In thông qua Khoai Tây 15
5.So sánh với chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Vũ Trọng Phụng...................17
5.1. CN tự nhiên trong văn học Vũ Trọng Phụng............................................17
5.2. Sự khác nhau của chủ nghĩa tự nhiên của hai nhà văn. ..........................18
5.2.1. Điểm giống nhau. ...................................................................................18
5.2.2. Điểm khác nhau......................................................................................19
6.Kết luận................................................................................................................21
2
1.Giới thiệu.
Từ xưa đến nay, văn chương luôn là lăng kính giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về
những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Cuộc sống đan xen phức tạp, luôn có những cái tốt - cái
xấu, cái vinh - cái nhục, cái cao cả- cái thấp hèn hòa lẫn, đan xen, và nhà văn là người sử dụng
ngòi bút của mình để vẽ nên những bức tranh lột tả thế giới ấy. Mỗi nhà văn sẽ có một cách nhìn
nhận riêng, một cách đánh giá riêng dành cho xã hội, cuộc sống mà họ nhìn thấy. Đối với nhiều
mặt của cuộc sống, có những nhà văn sẽ thấy chán ghét, muốn thoát ly khỏi thực tại, rời xa thế
giới, nhưng cũng có nhà văn nhìn thẳng vào cuộc sống, với ngòi bút chi tiết và sự quan sát của một
nhà nghiên cứu, họ ghi lại cuộc sống xung quanh bằng chính hiện thực mà họ quan sát được.
Kim Dong In(김동인) là một trong những nhà văn như vậy. Là một trong những nhà văn
tiên phong của trào lưu chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Hàn Quốc thế kỉ XX, mọi tác phẩm của
Kim Dong In đều như một bản cáo trạng của xã hội Triều Tiên thối nát, một bản ghi chép chi tiết
thời kỳ đen tối của lịch sử Hàn Quốc. Những tác phẩm của ông đều có ảnh hưởng vô cùng to lớn
tới văn học không chỉ trong nước mà còn cả thế giới. Một trong những kiệt tác của Kim Dong In
phải kể đến Khoai tây(감자), một câu chuyện đầy bi kịch về số phận của một người phụ nữ nghèo
bị tha hóa và có cái kết bi đát đã hai lần được chuyển thể thành phim năm 1968 và 1987, và được
dịch thành nhiều thứ tiếng khác nhau. Khoai tây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách chủ nghĩa
tự nghĩa tự nhiên và nghệ thuật miêu tả xuất sắc của Kim Dong In. Thông qua tác phẩm, Kim
Dong In đã vẽ lên một bức tranh toàn cảnh của Triều Tiên trong thời kỳ bị Nhật Bản chiếm đóng,
một xã hội bị tàn phá, suy đồi về mặt đạo đức, sự vứt bỏ cũng những đạo lý truyền thống, con
người giẫm đạp lên nhau, một bức tranh về cuộc sống đen tối lúc bấy giờ.
Bài tiểu luận sẽ phân tích về tác phẩm “Khoai tây”, qua đó làm rõ được những yếu tố của
chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In, qua đó, ta có những so sánh với Vũ Trọng Phụng,
một trong số ít các nhà văn Việt Nam chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên trong tcá phẩm của
mình.
2.Nhà văn Kim Dong In.
2.1. Cuộc đời của Kim Dong In
Kim Dong In là nhà văn tiêu biểu của phong trào hiện thực và tự nhiên những năm đầu của
văn học hiện đại Hàn Quốc. Ông sinh năm 1900 tại Bình Nhưỡng ( hiện nay là thủ đô của Bắc
Triều Tiên). Vào năm 1917, sau khi cha ông qua đời, giống như nhiều trí thức trẻ khác của Triều
Tiên, ông sang du học tại Nhật Bản, theo học tại Học viện Minh Trị ở Tokyo và vào Trường Mỹ
thuật Kawabata. Năm 1919, Kim và những người cùng ủng hộ quan điểm "nghệ thuật vị nghệ
thuật" đã cho ra đời tạp chí 창조, là tạp chí tiếng Hàn đầu tiên ở Nhật Bản và có ảnh hưởng nhất
định ở Nhật Bản. Cũng vào thời điểm này ông cho ra mắt tiểu thuyết đầu tay 약한 자의 슬픔 đăng
trên chính tạp chí của mình. Vào 1920, ông bắt đầu viết tiểu thuyết đại chúng, tầm 5 năm sau, ông
cho ra đời tác phẩm nổi tiếng nhất của mình “Khoai tây”.
3
Vào những năm đầu của sự nghiệp văn học, Kim đã sống một lối sống xa hoa (nhờ vào tài
sản thừa kế nhận được từ cha mình) cho đến những năm 1930, lúc đó tài chính của ông bắt đầu đi
xuống. Tình hình tài chính tồi tệ đã khiến ông bị trầm cảm và bắt đầu lạm dụng ma túy. Cho đến
thời điểm này, Kim vẫn là một người theo chủ nghĩa thuần túy (thông tục và thực tế)1
nhưng vì
khó khăn mà ông bắt đầu viết những tiểu thuyết dài kỳ nổi tiếng lúc bấy giờ, điều mà ông đã từ
chối không làm trong suốt những năm đầu cầm bút. Từ tháng 09/1930 đến tháng 11/1931,Kim
Dong In cho ra mắt tiểu thuyết dài kỳ 젊은 그들 trên báo 동아일보. Năm 1939, vẫn còn nghèo và
bị hành hạ bởi chứng mất ngủ, Kim đã cùng với Park Yong-hui, Lim Hak-su và những người khác
đến thăm Mãn Châu do Quân đội Đế quốc Bắc Trung Quốc tài trợ. Hành động này ngày nay ở
Hàn Quốc vẫn được coi là vết nhơ trong sự nghiệp văn chương của ông. Sau đó, vào năm 1942,
Kim bị bỏ tù với tội danh chống lại Hoàng đế Nhật Bản. Năm 1946, sau khi Triều Tiên giải phóng,
Kim đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thành lập Hiệp hội Nhà văn Liên Triều, tổ chức
chống lại các tổ chức khác và thúc đẩy văn học vô sản. Đến năm 1949, ông bị liệt nửa người do
đột qu và vào ngày 05/01/1951, qua đời tại nhà riêng ở Seoul, hưởng thọ 52 tuổi.
Sau này, để ghi nhận cống hiến của ông đối với nền văn học nước nhà, từ năm 1955 Nhà
xuất bản Sasang, một nhà xuất bản lớn ở Hàn Quốc đã thành lập Giải thưởng Văn học Dong In.
(Sau đó, đến lượt Nhà xuất bản Dongseo rồi báo Chosun tiếp tục chịu trách nhiệm về giải thưởng
này). Ngày nay, Giải thưởng Dong In là một trong những giải thưởng văn học cao quý nhất của
Hàn Quốc nhằm tôn vinh các nhà văn tài năng. Với lượng tác phẩm đồ sộ của mình, Kim Dong In
có ảnh hưởng lớn đến các thế hệ nhà văn hiện đại và được đưa vào chương trình giảng dạy văn
học trong nhà trường cũng như được giới thiệu ra nước ngoài như một trong những tác gia tiêu
biểu của văn học Hàn Quốc thế kỷ XX.
2.2. Đặc sắc nghệ thuật thường thấy ở Kim Dong In
Đối với những người am hiểu và biết đến các tác phẩm của Kim Dong In, khi nhắc đến
ông, ta thường nghĩ ngay đến lối văn phong hiện thực, chi tiết và quan điểm chủ trương “ Nghệ
thuật vị nghệ thuật”, nhưng trong quá trình sáng tác ông lại đi sâu khai thác đời sống hiện thực với
một tâm hồn nhạy bén, giàu cảm xúc, một khả năng quan sát cuộc sống tinh tế. Các tiểu thuyết của
ông đều mang nội dung dân tộc, thể hiện sự đồng cảm, tình yêu thương sâu sắc đối với những
người cùng khổ. Ông phản ánh xã hội Triều Tiên những năm đầu thế kỷ XX, một thời kỳ đen tối
khi đất nước bị xâu xé bởi nhiều thế lực ngoại bang, hết Mãn Châu rồi đến Nhật Bản. Những địa
ngục trần gian, nơi con người bị tước đi quyền sống và quyền làm người, bị đày ải đến chết dần
chết mòn trong nhục hình và thống khổ ngay trên đất nước mình, bức tranh hiện thực ấy đã được
Kim Dong In khắc họa thật một cách vô cùng chi tiết và sống động. Ông đã vẽ nên bức tranh ảm
đạm của một xã hội nghèo đói bởi chiến tranh, và những bi kịch gia đình phát sinh như là hệ quả
của nó. Sự bần cùng khiến con người dần dần tha hóa, đánh mất bản chất tốt đẹp của mình.
Xuyên suốt các tác phẩm của Kim Dong In, nổi bật chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật,
đó là thế mạnh của ông. Ông có khả năng miêu tả tính cách và phân tích tâm lý nhân vật một cách
1
"Archived copy". Archived from the original on 2010-08-24. Retrieved 2010-08-10
4
chi tiết, và rất thực tế, thêm nữa là lời văn nghệ thuật đa dạng, thể hiện những tiếng nói đa dạng
khác nhau của các loại nhân vật trong tác phẩm và cốt truyện sáng tạo nhưng không xa rời thực tế.
Tác phẩm của ông đã góp phần làm phong phú văn học Hàn Quốc và đưa ông đến với vị trí người
khai phá và tiên phong cho nền văn học nước nhà nửa đầu thế kỷ XX.
3.Chủ nghĩa tự nhiên.
3.1. Khái niệm và sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên
Chủ nghĩa tự nhiên là trào lưu tư tưởng lý luận, là phương pháp sáng tác xuất hiện vào nửa
sau thế kỉ XIX ở Pháp và nhiều nước Châu Âu.. Chủ nghĩa tự nhiên là một khuynh hướng văn học
tiếp sau chủ nghĩa cổ điển, văn học khai sáng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực.
Theo từ điển tiếng Anh Webster thì chủ nghĩa tự nhiên là tác phẩm được tạo nên từ các tư
tưởng (tôn giáo, đạo đức hoặc triết học) tôn vinh tự nhiên và loại bỏ các yếu tố siêu nhiên và tâm
linh, thường gắn liền với thiên nhiên trong nghệ thuật hoặc văn học, đặc biệt là trong văn học, kỹ
thuật này, chủ yếu được gắn liền với Zola, được sử dụng để trình bày một phương diện triết học
tự nhiên, đặc biệt là. bằng cách nhấn mạnh ảnh hưởng của di truyền và môi trường đối với bản
chất và hành động của con người2
.
Có thể nói, chủ nghĩa tự nhiên là là trào lưu văn học miêu tả hiện thực 1 cách chi tiết để
qua đó chứng minh rằng nhân cách con người được hình thành thông qua điều kiện xã hội, di
truyền và môi trường.
Chủ nghĩa tự nhiên đưa vào văn học những thủ pháp và phương pháp nghệ thuật mới để
miêu tả đời sống. Chống lại thứ chủ nghĩa lạc quan chính thống giả dối, chống lại tư tưởng đạo lí
và tư tưởng thị dân, biểu lộ tinh thần dân chủ rộng rãi và xu hướng phê phán, tố cáo, chủ nghĩa tự
nhiên đã ảnh hưởng đến sự tiến bộ của tư tưởng xã hội và nhãn quan nghệ thuật.
Cha đẻ của chủ nghĩa tự nhiên là nhà văn người Pháp Emile Zola.
Trước khi lý thuyết chủ nghĩa tự nhiên của Emile Zola ra đời, nhiều nhà văn đã cho ra đời
các tác phẩm mang mầm mống yếu tố của chủ nghĩa tự nhiên, ví dụ như Balzac, Standal, Flaubert,
Champfleury, L. E. Duranty, hai anh em Edmond đến Goncourt,… Điều này cho thấy rằng sự ra
đời của chủ nghĩa tự nhiên trong văn học là không thể tránh khỏi.
Sau đó, Emile đã cho ra đời và trình bày một cách chi tiết và cụ thể học thuyết chủ nghĩa
tự nhiên trong các tập sách như Tiểu thuyết thực nghiệm, Các tiểu thuyết gia tự nhiên chủ nghĩa
….. Thuyết tự nhiên của Emile được xây dựng dựa vào những lý thuyết triết học, khoa học của
Charles Darwin, Auguste Comte và Hipolit Taine. Thêm nữa, chủ nghĩa tự nhiên ra đời sau sự sụp
đổ liên tục của các chế độ xã hội khác nhau vào nửa sau thế kỉ XIX, khi mà văn học Pháp và các
2
A made of thought (religious, moral or philosophical) glorifying nature and excluding
supernatural and spiritual elements close adherence to nature in art or literature, esp. (in
literature) the technique, chiefly associated with Zola, used to present a naturalistic philosophy,
esp. by emphasizing the effect of heredity and environment on human nature and action (The
Webster's Dictionary of the English Language, 1989, p. 667).
5
nước Châu Âu đang rơi vào khủng hoảng tư tưởng. Sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên một mặt là
biểu hiện cho lối đi mới trong văn học nhưng mặt khác cũng thể hiện cái nhìn bi quan của các nhà
văn về vấn đề xã hội đương thời.
Theo Emile, tiểu thuyết gia không còn là một người quan sát đơn thuần, ghi chép các hiện
tượng mà là một nhà thí nghiệm tách biệt, người đặt các nhân vật của mình và niềm đam mê của
họ vào một loạt các thử nghiệm và người làm việc với các sự kiện xã hội và cảm xúc như một nhà
hóa học làm việc với vật chất . Theo ví dụ của Zola, phong cách tự nhiên đã trở nên phổ biến và
bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau đối với hầu hết các nhà văn lớn trong thời kỳ đó.
Sau khi Emile Zola cho ra đời giả thuyết chủ nghĩa tự nhiên, ông đã tập hợp được khá nhiều
nhà văn xung quanh ông sáng tác theo khuynh hướng văn học này vào giữa những năm 70 của thế
kỉ XIX, chẳng hạn như Guy de Maupassant, J. K. Huysmans, H. Ceard, L Eninique, Alexis, v.v…
Đến những năm 80 của thế kỉ XIX, trường phái chủ nghĩa tự nhiên tan rã. Tồn tại trong vòng 10
năm, chủ nghĩa tự nhiên đã có nhiều đóng góp vào khuynh hướng phát triển của văn học thế giới.
3.2. Đặc điểm của chủ nghĩa tự nhiên.
Chủ nghĩa tự nhiên có thể được coi là một chủ nghĩa hiện thực mới và khắc nghiệt hơn.
Emile cho rằng chủ nghĩa tự nhiên của ông mang đến cho ông sự đổi mới trong cách viết tiểu
thuyết bằng việc tạo ra các nhân vật và cốt truyện dựa trên phương pháp khoa học. Có thể nói chủ
nghĩa tự nhiên hướng vào sự miêu tả một cách khách quan, chính xác và lãnh đạm đối với thực tại
và tính cách người vốn bị quy định bởi bản chất sinh lí học và bởi môi trường, được quan niệm
như là môi trường vật chất và sinh hoạt trực tiếp chứ không tính đến các nhân tố xã hội – lịch sử.
Chủ nghĩa tự nhiên lấy việc miêu tả hiện thực tồn tại khách quan bên ngoài và nhân tính, cơ thể
con người làm đặc trưng nổi bật, cho nên chủ nghĩa tự nhiên có một số đặc trưng cơ bản như sau3
:
- Tính chân thực.
Tính chân thực là tiền đề và là phẩm chất tối cao, cần thiết nhất của chủ nghĩa tự nhiên.
Đây chính là sự kế thừa của chủ nghĩa tự nhiên từ chủ nghĩa hiện thực. Tuy nhiên, chủ nghĩa tự
nhiên theo đuổi sự chân thực tuyệt đối. Mọi sự vật trong bất kì một phạm trù nào, dù có vi phạm
đạo đức, bỉ ổi bần thỉu, đều cần được miêu tả một cách chân thực nhất. Trong chủ nghĩa tự nhiên
không tồn tại cái gọi là vùng cầm của văn học, mọi thứ, từ quang cảnh, từ những chi tiết nhỏ nhặt
nhất, đều trở thành nội dung chính và cần được miêu tả một cách tường tận nhất.
- Tính chân nguyên.
Chân nguyên là những quy luật được biểu hiện của di truyền học, sinh lí học. Nhật thức
con người xuất phát từ chân nguyên của cuộc sống,. Chủ nghĩa tự nhiên sử dụng tính chân nguyên
chính là đi nghiên cứu con người từ quan điểm di truyền học, sinh lí học, nghiên cứu ảnh hưởng
của hoàn cảnh đối với con người , từ đó làm sáng tỏ tác dụng của quy luật di truyền học, sinh lí
học đối với con người.
- Thực nghiệm khoa học.
Nhà tiểu thuyết trong chủ nghĩa tự nhiên không chỉ là nhà quan sát mà còn là nhà thực
3
HỒ THỊ XUÂN QUỲNH.2011. p29
6
nghiệm. Với tư cách của một nhà quan sát, họ quan sát và sau đó miêu tả nguyên dạng sự thật đã
được quan sát, đưa vào đó xuất phát điểm, các tuyến nhân vật, phát triển và điểm kết thúc. Sau
đso, nhà thực nghiệm xuất hiện, sắp xếp hoạt động của các tuyến nhân vật, đánh dấu các điểm hiện
thực, đưa ra các điều kiện đáp ứng quyết định khi kiểm nghiệm hiện tượng.
Trên đây là những đặc trưng rất cơ bản của chủ nghĩa tự nhiên, và sau đây là những đặc
điểm chi tiết của chủ nghĩa tự nhiên
3.2.1. Thái độ khách quan.
Emile Zola- cha đẻ của chủ nghĩa nổi tiếng với việc gạt bỏ mọi vấn đề như chính trị, đạo
đức, tôn giáo, vượt lên cảm quan chủ quan của con người và vận dụng phương pháp khoa học vào
sáng tác nghệ thuật. Thật vậy, một tiểu thuyết gia theo đuổi chủ nghĩa tự nhiên phải luôn giữ một
giọng văn “khách quan” xuyên suốt tác phẩm của mình. Người viết chỉ đơn giản là một nhà khoa
học, quan sát và miêu tả lại những gì mình đã thấy. Tuy nhiên, hiếm có ai có thể đạt được sự khách
quan hoàn toàn, vì vậy, trong các tác phẩm thuộc chủ nghĩa tự nhiên, ta thường thấy được trình
bày ở ngôi thứ ba, mạch truyện không có sự tham gia của người kể chuyện, để câu chuyện đạt
được một phần sự khách quan.
3.2.2. Tính tuyệt đối của tính thuần sinh vật ( huyết thống, di truyền, môi trường địa lí và thời
điểm lịch sử) .
Con người trong chủ nghĩa tự nhiên chỉ hành động theo bản năng của mình, hay nói một
cách khác hơn nữa là con vật mang hình hài của một con người. Con người không có khả năng
thay đổi bản chất con người. Con người sống trong tự nhiên như mọi loài vật khác. Con người có
thể phản ứng với ngoại và nội lực của tự nhiên nhưng họ hoàn toàn bất lực trước những thế lực
này4
. Các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa đã chọn những nhân vật bị thần kinh hoặc bị bản năng xác
thịt chi phối để làm đối tượng nghiên cứu trong tác phẩm của mình, đây là những nhân vật mà số
phận đã được định trước, họ bất lực trước sự tuyệt đối của tự nhiên. Trong chủ nghĩa tự nhiên, số
phận của con người đã được định sẵn qua huyết thống, di truyền, môi trường, địa lí,v..v, đó sự đau
khổ và bất hạnh trong cuộc đời, và cuối cùng là cái chết.
3.2.3. Rời bỏ hình ảnh của thực tại toàn cảnh để chụp lại những hiện tượng cá biệt.
Chủ nghĩa tự nhiên ra đời trong thời điểm mà các nhà văn mất hết lý tưởng xã hội, bao
trùm văn học đi theo khuynh hướng này chính là cái nhìn khách quan và tiêu cực của các nhà văn.
Dưới cái nhìn này, nhà văn mất đi khả năng khái quát hóa, họ không còn nhìn thấy viễn cảnh xã
hội thời kì này, thay vào đó, họ tập trung vào chi tiết, sự kiện vụn vặt. Với lý tưởng nhân văn là
một người quan sát, văn học chủ nghĩa tự nhiên lạm dụng việc miêu tả chi tiết một cách, tràn lan
rườm rà. Đây chính là điểm trừ của chủ nghĩa tự nhiên. Dưới góc nhìn khoa học, khách quan của
chủ nghĩa tự nhiên, con người là con vật, và mọi hành động, xấu xa của loài người là bản năng, là
4
. Human beings are living in a natural environment like animals. They can react toward the exterior and
interior forces but they are helpless before these forces (Lin Xianghua, 1989, p.528).
7
tuyệt đối chứ không phải do con người quyết định. Chủ nghĩa tự nhiên đã lấy đi quyền sáng tạo
của nhà văn, chỉ cho phép họ tái hiện lại hiện thực và dựa vào chi tiết như là cứu cánh để đi miêu
tả các hiện tượng cá biệt riêng lẻ thay vì là phương tiện miêu tả cuộc sống.
4.Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học của Kim Dong In và tác phẩm “Khoai tây”
4.1. “Khoai Tây”
4..1.1. Tóm tắt:
Poknyo là một cô gái xinh đẹp, lớn lên trong gia đình nông dân nghèo khó nhưng có phẩm
hạnh tốt đẹp. Năm 15 tuổi, cô bị bán cho một người đàn ông goá vợ hơn cô đến 20 tuổi. Chồng
của Poknyo là một kẻ lười biếng, không chịu làm lụng mặc kệ cô tự xoay sở trong mấy năm sau
khi cưới. Sau đó hai vợ chồng bàn nhau chuyển đến thành Pyeongyang. Trong khi Poknyo chăm
chỉ làm việc thì gã chồng vẫn chứng nào tật nấy. Hai người lại bị đuổi đi, rời đến khu ổ chuột bên
ngoài thành Chilseong. Ở đây có thể làm ba nghề chính là ăn xin, trộm cắp và gái bán hoa. Poknyo
chọn làm ăn xin nhưng không ai sẵn lòng cho tiền một cô gái đang mạnh khoẻ. Poknyo tìm được
một công việc khác là bắt sâu trong rừng thông và rất chăm chỉ làm việc. Tuy nhiên một ngày nọ,
cô lọt vào mắt xanh của tên quản đốc và từ đó bắt đầu con đường trở thành gái bán hoa. Quan điểm
về đạo đức của Poknyo đã thay đổi. Chưa bao giờ kiếm tiền lại dễ dàng và nhàn hạ đến vậy. Một
năm trôi qua, cuộc sống của vợ chồng Poknyo trở nên tốt hơn. Tên chồng vẫn ham chơi lười làm,
sống bằng những đồng tiền của cô, và hắn thích như vậy. Cô thậm chí còn bán hoa cho những tên
ăn xin. Một đêm đi ăn trộm khoai tây ở cánh đồng của tên nhà giàu tên Wang, cô bị ông ta bắt
được và bắt đầu qua lại với ông ta, bỏ việc bán thân cho những gã ăn xin. Chồng cô làm ngơ trước
chuyện này, thậm chí còn vui mừng vì cô kiếm được nhiều tiền. Cho đến khi Wang mua một cô
vợ trẻ, Poknyo đã phát ghen lên với điều này. Vào đêm ngày cưới của Wang, Poknyo tức giận
mang theo một lưỡi liềm đến nhà ông ta và hai bên xảy ra xô xát. Poknyo chết vì chính lưỡi liềm
đó. Wang thoả thuận với chồng Poknyo và thầy lang, cho họ một khoản tiền. Cuối cùng Poknyo
được thầy lang loan tin chết vì xuất huyết não.. .
4.1.2. Chủ nghĩa tự nhiên trong tác phẩm Khoai Tây.
Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa tự nhiên là sự sao chép, miêu tả lại đời sống một cách vô
cảm, chi tiết, chú ý vào các biểu hiện sinh lí thấp kém, bản năng của con người. Các nhà văn thuộc
trường phái tự nhiên chủ nghĩa, họ thấy tồn tại trước mắt mình là một xã hội lố lăng, bịp bợm. Vì
bi quan bất mãn trước cuộc sống nên trong sáng tác họ đã đi sâu vào cội nguồn xã hội, trình bày
tội ác và những tệ nạn của xã hội. Các tác phẩm mang yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trên cơ sở đó đã
ra đời. Nhà văn ảnh hưởng từ tự nhiên chủ nghĩa đã miêu tả những ung nhọt của xã hội với một
thế giới quan hết sức bi quan. Chủ nghĩa tự nhiên giải thích các hiện tượng thối nát của xã hội bằng
những nguyên nhân sinh lí. Nó ít chú ý đến sự áp bức giai cấp mà đi sâu vào các vấn đề mãi dâm,
8
trộm cắp, đồng bóng, lối sống trụy lạc của các tầng lớp trong xã hội đương thời. Điều này có thể
thấy rõ trong tác phẩm Khoai Tây. Kim Dong In không tập trung vào bất cứ một áp bức xã hội
nào, mà ông tập trung vào sự trụy lạc, suy đồi của cái khu lán trại ngoài cổng thành Chilsong ấy
và Poknyo.
Đồng thời nhà văn chủ nghĩa tự nhiên miêu tả một cách khách quan, chính xác và lãnh
đạm đối với thực tại và tính cách người vốn bị quy định bởi bản chất sinh lí học và bởi môi trường
sống xung quanh. Chủ nghĩa tự nhiên lấy tự nhiên và con người làm đối tượng nghiên cứu. Các
nhà văn tự nhiên chủ nghĩa cho rằng những biểu hiện tâm lí và hành động của con người đều do
hoạt động sinh lí quy định. Con người trong chủ nghĩa tự nhiên chỉ hành động theo bản năng của
mình – con người trở thành con vật – người, hay nói đúng hơn là con vật mang hình hài con người.
Con người nói chung không có tư tưởng tình cảm hiểu theo nghĩa thông thường mà cảm nghĩ và
hành động đều chịu sự chi phối của sinh lí, di truyền.
Đây cũng chính là đặc điểm đầu tiên trong truyện ngắn Khoai tây, và cũng là điểm chung
trong nhiều tác phẩm theo trường phái tự nhiên, chính là việc sử dụng ngôi thứ ba cho người kể
chuyện để đảm bảo tính khách quan. Như đã nói ở trên, các nhà văn của chủ nghĩa tự nhiên tránh
đặt mình vào trong tác phẩm, họ đơn giản chỉ là nhà quan sát, là người kể chuyện, người họa sĩ
phác họa lên bức tranh đời sống. Xuyên suốt tác phẩm “Khoai tây” ta không thấy sự xuất hiện nào
của nhà văn. Nếu như các nhà văn hiện thực, như Nam Cao, thường đưa mình vào trong các tác
phẩm với vai trò là nhân vật thuộc tầng lớp trí thức, và qua góc nhìn của nhân vật để kể lại câu
chuyện, đưa ra ý kiến của bản thân như trong tác phẩm “Lão Hạc” thì trong “Khoai tây”, nhà văn
không đưa ra bất cứ một nhận xét, một lời bình luận nào. Phải nhớ, Kim Dong In xuất thân từ tầng
lớp trí thức giàu có, thời điểm ông sáng tác” Khoai tây”, tác giả vẫn còn đang sống một cuộc sống
khá dư dả, câu chuyện của Poknyo hay câu chuyện của những người nông dân ở cái xóm nghèo
ngoài cổng Chilsong ấy không phải là câu chuyện của ông, ông cũng không đưa vào câu chuyện
bất kì một hiện thân nào của mình. Kim Dong In làm trò nhiệm vụ, đóng vai là một nhà quan sát,
viết lại câu chuyện, vẽ lại bức tranh của xã hội lúc bấy giờ.
Các đặc điểm tiếp theo của chủ nghĩa trong tác phẩm có thể được làm rõ thông các hình
tượng nhân vật được Kim Dong In xây dựng.
Nhân vật chính xuyên suốt đầu tác phẩm là Poknyo, có thể nói truyện ngắn "Khoai tây"
chính là bức tranh cuộc đời của Poknyo nói riêng, bức tranh của nhiều người nông dân nghèo khổ
trong hoàn cảnh xã hội suy đồi lúc bấy giờ nói chung. Qua tác phẩm Khoai Tây của Kim Dong In,
ta thấy rất rõ ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên hiển hiện qua hình nhân vật Poknyo. Ngay từ đầu
tác phẩm, Kim Dong In đã vẽ lên một bức tranh xã hội đầy bi kịch chỉ bằng nghệ thuật liệt kê và
lời văn súc tích
”Ngoại tình, đánh nhau, trộm cắp, xin ăn, tù tội, mọi bi kịch và hài kịch trên thế gian này
hình như đều bắt nguồn từ khu ổ chuột bên ngoài cửa thành Chilsong”5
싸움, 간통, 살인, 도둑, 징역, 이 세상의 모든 비극과 활극의 근원지인 칠성문 밖
빈민굴로 오기 전까지는 복녀의 부처는 (사농공상의 제 이위에 드는) 농민이었다.
5
Bản dịch Tiếng Việt của Ngọc Vân.
9
Kim Dong In sử dụng bút pháp nghệ thuật của mình để vẽ lên tình cảnh của Poknyo - một
người nông dân nghèo, sống trong một xã hội chỉ toàn là sự suy đồi, tha hóa, có thể nói như tận
cùng đáy của xã hội.
Sau khi mở ra hoàn cảnh xã hội xung quanh Poknyo, để giới thiệu nhân vật Poknyo, Kim
không giới thiệu miêu tả ngoại hình của cô, mà ông đi ngay vào miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
Ngay từ đầu, Poknyo là một cô giáo biết lễ nghĩa, tuy sinh ra trong một gia đình nghèo khó, một
gia đình sĩ phu hết thời, những cô được giáo dục theo lề thói cũ, về lễ nghi, đức hạnh, nên dù cho
Poknyo còn ở cái độ tuổi mà như tác giả gọi là “ tắm trần truồng ngoài suối vào mùa hè với đám
con gái nhà khác và chạy khắp nơi trong vùng mà chỉ mặc độc chiếc quần” (그 가운데서 자라난
복녀는 물론 다른 집 처녀들같이 여름에는 벌거벗고 개울에서 멱감고, 바짓바람으로 동네를
돌아다니는 것을 예사로 알기는 알았지만), Poknyo vẫn biết về phẩm hạnh của người phụ nữ. Cô
được giáo dục và biết về sự đoan chính của người phụ nữ xưa, không giống như những đứa trẻ
cùng tuổi khác, cô canh cánh trong lòng lỗi lo lắng về sự không đoan chính của cái việc trần như
nhộng hay mặc quần cộc chay quanh xóm, một cái việc giống như những đứa trẻ con khác trong
làng cô.
Biến cố đầu tiên của cuộc đời Poknyo là khi cô bị gả cho một ông lão hơn cô đến hai mươi
tuổi, khi cô vừa tròn mười lăm, cái tuổi mới lớn, mới chớm nở của người thiếu nữ. Nếu như theo
xã hội xưa, người chu cấp chính là vai trò của người chồng thì Poknyo, sau khi vừa lấy chồng, đã
phải chăm lo và chu cấp cho lão chồng già hơn cô cả chục tuổi, vì số tiền duy nhất lão còn lại, lão
vét sạch để mua cô. Một cuộc đổi chác, Poknyo phận con gái chỉ đáng 80 won, trở thành kẻ chăm
lo cho một lão già đại lười. Bản chất của chồng Poknyo là vậy, đi đâu hắn cũng lười biếng, không
chịu làm lụng gì, rồi bị đuổi đi. Cuối cùng hai vợ chồng phải chuyển đến vùng ngoài cổng thành
Chilsong.
Ngay từ đầu, tác giả đã miêu tả khu lán trại ngoài cổng thành Chilsong là nơi tận cùng của
xã hội, là nơi mà mọi tội lỗi của con người tồn tại, nó như một chiếc cổng địa ngục, nơi chất chứa
những gì cặn bã nhất, suy đồi nhất của Triều Tiên lúc bấy giờ. Ngay cả khi chuyển về cái nơi nhơ
nhuốc tội lỗi này, Poknyo cũng vẫn chưa dám làm gì trái với đạo đức, phẩm hạnh con người. Cô
bắt đầu với nghề ăn mày, một cô gái khỏe mạnh, ở cái tuổi mơn mởn đấy lại phải lang thang khắp
nơi, đi xin những đồng bạc lẻ của những người người khốn khổ khác. Chả ai sẵn sàng trả tiền cho
một cô gái trẻ khỏe mạnh, ít nhất thì không phải với việc ăn xin, nên Poknyo phải đưa ra những
lời biện minh, những lời nói dối:
“ Poknyo đáp trả lại những lời mỉa mai như vậy bằng lời bao biện rằng chồng cô đang
thập tử nhất sinh , hay đại loại thế, nhưng người dân ở Pyongyang đã quen với những cái cớ như
trên, nên chẳng thể xin được lòng thương hại của họ.”.
(그런 소리를 들을 때마다 그는 여러가지 말로 남편이 병으로 죽어 가거니 어쩌니 핑계는
대었지만, 그런 핑계에는 단련된 평양 시민의 동정은 역시 살 수가 없었다. )
Có lẽ đây là sự thay đổi đầu tiên về mặt đạo đức của Poknyo, cô đi lừa đảo, để kiếm những
đồng bạc lẻ sống sót qua ngày. Thế nhưng dù cho có nghèo khó đến đâu, Poknyo cũng không thể
đi làm cái việc trái với đạo đức, trái với phẩm hạnh của người phụ nữ. Poknyo biết rõ số tiền kiếm
10
được của những cô gái bán thân là rất nhiều, dư dả cho vợ chồng cô sống qua ngày, nhưng Poknyo
vẫn nhận thức được xuất thân, nguồn gốc của mình, cô không cho phép bản thân mình làm những
trò mà cô đã được giáo dục là bỉ ổi. Thế nhưng nó cũng giống một lời biện minh cho chính mình.
Cô không bán thân không phải vì cô không muốn, mà bởi vì giáo dục của cô, xuất thân là một gia
đình trí thức, với những lý giáo cổ xưa, nó đi ngược với những phẩm chất cô được dạy cần phải
biết quý trọng. Kim Dong In không đi quá sâu vào thái độ của Poknyo vào phần này. Thế nhưng
ta có thể thấy Poknyo đã từng suy nghĩ về chuyện này, cô cân đo suy nghĩ đến số tiền mà những
người phụ nữ đi đêm bán được, “.....có thể kiếm dễ dàng 50 hay 60 chon một ngày…..” (........매일
오륙십 전은 벌 수가 있었…..) nhưng rồi những dòng suy nghĩ về xuất thân của cô ngăn cô lại. Ở
cái xóm nghèo toàn ăn xin, trộm cắp với mại dâm, có vẻ như phẩm hạnh của người phụ nữ với
xuất thân trí thức là chút tự trọng duy nhất còn sót lại của Poknyo.
Hai vợ chồng Poknyo tiếp tục sống trong nghèo đói. Rồi tưởng chừng như vận may cũng
mỉm cười, Poknyo được chọn để bắt sâu bướm tại cánh rừng thông tại khu lăng mộ Kija. Poknyo
chăm chỉ làm việc để nhận 32 chon một ngày, một số tiền khấm khá so với tình cảnh khó khăn của
hai gia đình cô. Nhưng trong khi Poknyo cặm cụi làm việc, cô nhận ra có những người cả ngày
chả bắt con sâu nào, chỉ cười đùa nhưng lại kiếm được nhiều hơn cô những 8 chon. Ngay cả người
đốc công, đáng ra phải làm công việc giám sát tiến độ làm việc, cũng chơi đùa, cười cợt với những
người phụ nữ đps. Lại một lần nữa, trước mặt Poknyo là sự cám dỗ của cái công việc mà đáng ra
cô phải cho là dơ bẩn. Cô làm việc cả ngày cũng không bằng những người phụ nữ chỉ đùa cợt kia.
Hẳn lúc này, trong đầu Poknyo lại có những suy nghĩ về ciá công việc mà c ô đã cho là không thể
làm được đó. Rồi cái gì đến cũng đến, tay đốc công tìm đến Poknyo.
Khi nghe lời đề nghị của tay đốc công, Poknyo ngay lập tức đặt đồ xuống, không một chút
chần chừ. Như thể cô đã suy nghĩ và sẵn sàng cho việc này. Nhưng trong cô là sự ngượng ngùng,
có lẽ một chút sợ hãi, cô không dám nhìn thẳng vào tay đốc công, cô đi thẳng qua hắn. Cô gọi với
những người phụ nữ khác. Poknyo quá ngây thơ để nhận ra lão đô đốc gọi mình ra để làm chuyện
chỉ có hai người làm với nhau ? Hay cô gọi những người phụ nữ khác để nhận được sự giúp đỡ ?
để cầu cứu ? để né tránh ? Như thể Poknyo sợ hãi phải làm việc này một mình ? Hay sâu thẳm
Poknyo cái chuyện mình chuẩn bị làm là chuyện chỉ có vợ chồng mới làm với nhau, và cô quá xấu
hổ để thừa nhận với người khác, và với chính mình
Kim Dong In không miêu tả nội tâm của Poknyo trong phân đoạn này, ông miêu tả ngắn
gọn hành động và phản ứng của các nhân vật và để người đọc thông qua những hành động của cô
tự đưa ra ý kiến của mình. Ông không đưa vào đó những đánh giá thông qua hành động của Poknyo
mà ông để người đọc tự lí giải cho những hành động này của cô. Ông làm đúng vai trò của một
người quan sát, một nhà miêu tả của chủ nghĩa tự nhiên
어떤 날 송충이를 잡다가 점심때가 되어서 나무에서 내려와서 점심을 먹고 다시
올라가려 할 때에 감독이 그를 찾았다.
"복네! 얘, 복네!"
"왜 그릅네까?"
Tải bản FULL (23 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
11
"좀 오나라."
그는 말없이 감독 앞에 갔다.
"내, 너 음…… 데 뒤 좀 가 보자."
"뭘 하게요?"
"글쎄 가야……"
"가디요. 형님!"
그는 돌아서면서 부인들 모여 있는 대로 고함쳤다.
"형님두 갑세다."
"싫다 애, 둘이서 재미나게 가는데 내가 무슨 맛에 가갔니?"
복녀는 얼굴이 새빨갛게 되면서 감독에게로 돌아섰다.
"가 보자."
감독은 저편으로 갔다. 복녀는 머리를 숙이고 따라갔다.
"복네 도캈구나."
뒤에서 이런 소리가 들렸다. 복녀의 숙인 얼굴은 더욱 빨갛게 되었다.
Sau khi nghe Poknyo gọi với lại, những người phụ nữ đáp lại bằng những cái không, và
những tràng cười, đối với những người ở đây, chuyện này đã trở thành một cái gì đó rất đỗi bình
thường, họ đã vứt bỏ cái gọi là đức hạnh mà Poknyo vẫn níu chặt bấy lâu này: “ 이서 재미나게
가는데 내가 무슨 맛에 가갔니? ?” ……."복네 도캈구나."
Câu nói ấy khiến cho Poknyo càng ngượng ngùng hơn, mặt cô đỏ bừng và cô cúi gằm đầu
đi theo tên đô đốc. Như thể cô chợt nhận ra à, cái việc mình chuẩn bị làm là cái chuyện vợ chồng.
Cái sự thẹn thùng, cúi gằm mặt vì xấu hổ này chính là những gì còn lại của người phụ nữ đức hạnh
ngày nào mà Poknyo vẫn cố gắng giữ lấy. “ Từ ngày đó trở đi, Poknyo trở thành một trong số
những lao động nhận được lương mà không phải làm việc.” (그날부터 복녀도 '일 안하고 품삯
많이 받는 인부'의 한 사람으로 되었다)
Cái lần đầu tiên với tên đốc công cũng là khởi đầu cho những bất hạnh tiếp theo của
Poknyo.
“그는 여태껏 딴 사내와 관계를 한다는 것을 생각하여 본 일도 없었다. 그것은 사람의
일이 아니요. 짐승의 하는 것쯤으로만 알고 있었다. 혹은 그런 일은 하면 탁 죽어지는지도 모를
일로 알았다.
그러나 이런 이상한 일이 다시 있을까. 사람인 자기도 그런 일을 한 것을 보면 그것은
결코 사람으로 못할 일도 아니었다. 게다가 일 안하고도 돈 더 받고, 긴장된 유쾌가 있고
빌어먹는 것보다 점잖고……일본말로 하자면 '삼박자(拍子)' 같은 좋은 일이 이것뿐이었다.
이것이야말로 삶의 비결이 아닐까. 뿐만이 아니라 이 일이 있은 뒤부터 그는 처음으로 한 개
9795850

More Related Content

Similar to Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh với Vũ Trọng Phụng 9795850.pdf

[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf
[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf
[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdfNuioKila
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfNghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfHanaTiti
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfHanaTiti
 
Ngô Tất Tố Một Tài Năng Lớn Đa Dạng.pdf
Ngô Tất Tố Một Tài Năng Lớn Đa Dạng.pdfNgô Tất Tố Một Tài Năng Lớn Đa Dạng.pdf
Ngô Tất Tố Một Tài Năng Lớn Đa Dạng.pdfHanaTiti
 
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...jackjohn45
 
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámThế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Cac tac gia viet ve ho bieu chanh
Cac tac gia viet ve ho bieu chanhCac tac gia viet ve ho bieu chanh
Cac tac gia viet ve ho bieu chanhKelsi Luist
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vợ nhặt
Vợ nhặtVợ nhặt
Vợ nhặtTrnNgcLy
 

Similar to Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh với Vũ Trọng Phụng 9795850.pdf (20)

[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf
[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf
[123doc] - tai-lieu-boi-duong-luyen-thi-hoc-sinh-gioi-mon-ngu-van-thpt.pdf
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 
123
123123
123
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfNghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườiLuận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
 
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
 
Ngô Tất Tố Một Tài Năng Lớn Đa Dạng.pdf
Ngô Tất Tố Một Tài Năng Lớn Đa Dạng.pdfNgô Tất Tố Một Tài Năng Lớn Đa Dạng.pdf
Ngô Tất Tố Một Tài Năng Lớn Đa Dạng.pdf
 
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
 
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámThế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
 
Cac tac gia viet ve ho bieu chanh
Cac tac gia viet ve ho bieu chanhCac tac gia viet ve ho bieu chanh
Cac tac gia viet ve ho bieu chanh
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
AN-KA
AN-KAAN-KA
AN-KA
 
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn:  Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana YoshimotoLuận văn:  Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
 
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana YoshimotoLuận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
 
Vợ nhặt
Vợ nhặtVợ nhặt
Vợ nhặt
 
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh với Vũ Trọng Phụng 9795850.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA HÀN QUỐC TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh với Vũ Trọng Phụng. Môn học: Văn học Hàn Quốc 1 Học và tên: Đoàn Thị Thái Hòa - 18041041 Lớp: 18K4 Hà Nội, 5/2021
  • 2. 1 MỤC LỤC 1.Giới thiệu. ..............................................................................................................2 2.Nhà văn Kim Dong In...........................................................................................2 2.1. Cuộc đời của Kim Dong In ...........................................................................2 2.2. Đặc sắc nghệ thuật thường thấy ở Kim Dong In ........................................3 3.Chủ nghĩa tự nhiên. ..............................................................................................4 3.1. Khái niệm và sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên..........................................4 3.2. Đặc điểm của chủ nghĩa tự nhiên.................................................................5 3.2.1. Thái độ khách quan..................................................................................6 3.2.2. Tính tuyệt đối của tính thuần sinh vật ( huyết thống, di truyền, môi trường địa lí và thời điểm lịch sử) .....................................................................6 3.2.3. Rời bỏ hình ảnh của thực tại toàn cảnh để chụp lại những hiện tượng cá biệt...................................................................................................................6 4.Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học của Kim Dong In và tác phẩm “Khoai tây” ............................................................................................................................7 4.1. “Khoai Tây” ...................................................................................................7 4..1.1. Tóm tắt: ....................................................................................................7 4.1.2. Chủ nghĩa tự nhiên trong tác phẩm Khoai Tây......................................7 4.2. Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In thông qua Khoai Tây 15 5.So sánh với chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Vũ Trọng Phụng...................17 5.1. CN tự nhiên trong văn học Vũ Trọng Phụng............................................17 5.2. Sự khác nhau của chủ nghĩa tự nhiên của hai nhà văn. ..........................18 5.2.1. Điểm giống nhau. ...................................................................................18 5.2.2. Điểm khác nhau......................................................................................19 6.Kết luận................................................................................................................21
  • 3. 2 1.Giới thiệu. Từ xưa đến nay, văn chương luôn là lăng kính giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về những gì đang diễn ra trong cuộc sống. Cuộc sống đan xen phức tạp, luôn có những cái tốt - cái xấu, cái vinh - cái nhục, cái cao cả- cái thấp hèn hòa lẫn, đan xen, và nhà văn là người sử dụng ngòi bút của mình để vẽ nên những bức tranh lột tả thế giới ấy. Mỗi nhà văn sẽ có một cách nhìn nhận riêng, một cách đánh giá riêng dành cho xã hội, cuộc sống mà họ nhìn thấy. Đối với nhiều mặt của cuộc sống, có những nhà văn sẽ thấy chán ghét, muốn thoát ly khỏi thực tại, rời xa thế giới, nhưng cũng có nhà văn nhìn thẳng vào cuộc sống, với ngòi bút chi tiết và sự quan sát của một nhà nghiên cứu, họ ghi lại cuộc sống xung quanh bằng chính hiện thực mà họ quan sát được. Kim Dong In(김동인) là một trong những nhà văn như vậy. Là một trong những nhà văn tiên phong của trào lưu chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Hàn Quốc thế kỉ XX, mọi tác phẩm của Kim Dong In đều như một bản cáo trạng của xã hội Triều Tiên thối nát, một bản ghi chép chi tiết thời kỳ đen tối của lịch sử Hàn Quốc. Những tác phẩm của ông đều có ảnh hưởng vô cùng to lớn tới văn học không chỉ trong nước mà còn cả thế giới. Một trong những kiệt tác của Kim Dong In phải kể đến Khoai tây(감자), một câu chuyện đầy bi kịch về số phận của một người phụ nữ nghèo bị tha hóa và có cái kết bi đát đã hai lần được chuyển thể thành phim năm 1968 và 1987, và được dịch thành nhiều thứ tiếng khác nhau. Khoai tây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách chủ nghĩa tự nghĩa tự nhiên và nghệ thuật miêu tả xuất sắc của Kim Dong In. Thông qua tác phẩm, Kim Dong In đã vẽ lên một bức tranh toàn cảnh của Triều Tiên trong thời kỳ bị Nhật Bản chiếm đóng, một xã hội bị tàn phá, suy đồi về mặt đạo đức, sự vứt bỏ cũng những đạo lý truyền thống, con người giẫm đạp lên nhau, một bức tranh về cuộc sống đen tối lúc bấy giờ. Bài tiểu luận sẽ phân tích về tác phẩm “Khoai tây”, qua đó làm rõ được những yếu tố của chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In, qua đó, ta có những so sánh với Vũ Trọng Phụng, một trong số ít các nhà văn Việt Nam chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên trong tcá phẩm của mình. 2.Nhà văn Kim Dong In. 2.1. Cuộc đời của Kim Dong In Kim Dong In là nhà văn tiêu biểu của phong trào hiện thực và tự nhiên những năm đầu của văn học hiện đại Hàn Quốc. Ông sinh năm 1900 tại Bình Nhưỡng ( hiện nay là thủ đô của Bắc Triều Tiên). Vào năm 1917, sau khi cha ông qua đời, giống như nhiều trí thức trẻ khác của Triều Tiên, ông sang du học tại Nhật Bản, theo học tại Học viện Minh Trị ở Tokyo và vào Trường Mỹ thuật Kawabata. Năm 1919, Kim và những người cùng ủng hộ quan điểm "nghệ thuật vị nghệ thuật" đã cho ra đời tạp chí 창조, là tạp chí tiếng Hàn đầu tiên ở Nhật Bản và có ảnh hưởng nhất định ở Nhật Bản. Cũng vào thời điểm này ông cho ra mắt tiểu thuyết đầu tay 약한 자의 슬픔 đăng trên chính tạp chí của mình. Vào 1920, ông bắt đầu viết tiểu thuyết đại chúng, tầm 5 năm sau, ông cho ra đời tác phẩm nổi tiếng nhất của mình “Khoai tây”.
  • 4. 3 Vào những năm đầu của sự nghiệp văn học, Kim đã sống một lối sống xa hoa (nhờ vào tài sản thừa kế nhận được từ cha mình) cho đến những năm 1930, lúc đó tài chính của ông bắt đầu đi xuống. Tình hình tài chính tồi tệ đã khiến ông bị trầm cảm và bắt đầu lạm dụng ma túy. Cho đến thời điểm này, Kim vẫn là một người theo chủ nghĩa thuần túy (thông tục và thực tế)1 nhưng vì khó khăn mà ông bắt đầu viết những tiểu thuyết dài kỳ nổi tiếng lúc bấy giờ, điều mà ông đã từ chối không làm trong suốt những năm đầu cầm bút. Từ tháng 09/1930 đến tháng 11/1931,Kim Dong In cho ra mắt tiểu thuyết dài kỳ 젊은 그들 trên báo 동아일보. Năm 1939, vẫn còn nghèo và bị hành hạ bởi chứng mất ngủ, Kim đã cùng với Park Yong-hui, Lim Hak-su và những người khác đến thăm Mãn Châu do Quân đội Đế quốc Bắc Trung Quốc tài trợ. Hành động này ngày nay ở Hàn Quốc vẫn được coi là vết nhơ trong sự nghiệp văn chương của ông. Sau đó, vào năm 1942, Kim bị bỏ tù với tội danh chống lại Hoàng đế Nhật Bản. Năm 1946, sau khi Triều Tiên giải phóng, Kim đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thành lập Hiệp hội Nhà văn Liên Triều, tổ chức chống lại các tổ chức khác và thúc đẩy văn học vô sản. Đến năm 1949, ông bị liệt nửa người do đột qu và vào ngày 05/01/1951, qua đời tại nhà riêng ở Seoul, hưởng thọ 52 tuổi. Sau này, để ghi nhận cống hiến của ông đối với nền văn học nước nhà, từ năm 1955 Nhà xuất bản Sasang, một nhà xuất bản lớn ở Hàn Quốc đã thành lập Giải thưởng Văn học Dong In. (Sau đó, đến lượt Nhà xuất bản Dongseo rồi báo Chosun tiếp tục chịu trách nhiệm về giải thưởng này). Ngày nay, Giải thưởng Dong In là một trong những giải thưởng văn học cao quý nhất của Hàn Quốc nhằm tôn vinh các nhà văn tài năng. Với lượng tác phẩm đồ sộ của mình, Kim Dong In có ảnh hưởng lớn đến các thế hệ nhà văn hiện đại và được đưa vào chương trình giảng dạy văn học trong nhà trường cũng như được giới thiệu ra nước ngoài như một trong những tác gia tiêu biểu của văn học Hàn Quốc thế kỷ XX. 2.2. Đặc sắc nghệ thuật thường thấy ở Kim Dong In Đối với những người am hiểu và biết đến các tác phẩm của Kim Dong In, khi nhắc đến ông, ta thường nghĩ ngay đến lối văn phong hiện thực, chi tiết và quan điểm chủ trương “ Nghệ thuật vị nghệ thuật”, nhưng trong quá trình sáng tác ông lại đi sâu khai thác đời sống hiện thực với một tâm hồn nhạy bén, giàu cảm xúc, một khả năng quan sát cuộc sống tinh tế. Các tiểu thuyết của ông đều mang nội dung dân tộc, thể hiện sự đồng cảm, tình yêu thương sâu sắc đối với những người cùng khổ. Ông phản ánh xã hội Triều Tiên những năm đầu thế kỷ XX, một thời kỳ đen tối khi đất nước bị xâu xé bởi nhiều thế lực ngoại bang, hết Mãn Châu rồi đến Nhật Bản. Những địa ngục trần gian, nơi con người bị tước đi quyền sống và quyền làm người, bị đày ải đến chết dần chết mòn trong nhục hình và thống khổ ngay trên đất nước mình, bức tranh hiện thực ấy đã được Kim Dong In khắc họa thật một cách vô cùng chi tiết và sống động. Ông đã vẽ nên bức tranh ảm đạm của một xã hội nghèo đói bởi chiến tranh, và những bi kịch gia đình phát sinh như là hệ quả của nó. Sự bần cùng khiến con người dần dần tha hóa, đánh mất bản chất tốt đẹp của mình. Xuyên suốt các tác phẩm của Kim Dong In, nổi bật chính là nghệ thuật xây dựng nhân vật, đó là thế mạnh của ông. Ông có khả năng miêu tả tính cách và phân tích tâm lý nhân vật một cách 1 "Archived copy". Archived from the original on 2010-08-24. Retrieved 2010-08-10
  • 5. 4 chi tiết, và rất thực tế, thêm nữa là lời văn nghệ thuật đa dạng, thể hiện những tiếng nói đa dạng khác nhau của các loại nhân vật trong tác phẩm và cốt truyện sáng tạo nhưng không xa rời thực tế. Tác phẩm của ông đã góp phần làm phong phú văn học Hàn Quốc và đưa ông đến với vị trí người khai phá và tiên phong cho nền văn học nước nhà nửa đầu thế kỷ XX. 3.Chủ nghĩa tự nhiên. 3.1. Khái niệm và sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên Chủ nghĩa tự nhiên là trào lưu tư tưởng lý luận, là phương pháp sáng tác xuất hiện vào nửa sau thế kỉ XIX ở Pháp và nhiều nước Châu Âu.. Chủ nghĩa tự nhiên là một khuynh hướng văn học tiếp sau chủ nghĩa cổ điển, văn học khai sáng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực. Theo từ điển tiếng Anh Webster thì chủ nghĩa tự nhiên là tác phẩm được tạo nên từ các tư tưởng (tôn giáo, đạo đức hoặc triết học) tôn vinh tự nhiên và loại bỏ các yếu tố siêu nhiên và tâm linh, thường gắn liền với thiên nhiên trong nghệ thuật hoặc văn học, đặc biệt là trong văn học, kỹ thuật này, chủ yếu được gắn liền với Zola, được sử dụng để trình bày một phương diện triết học tự nhiên, đặc biệt là. bằng cách nhấn mạnh ảnh hưởng của di truyền và môi trường đối với bản chất và hành động của con người2 . Có thể nói, chủ nghĩa tự nhiên là là trào lưu văn học miêu tả hiện thực 1 cách chi tiết để qua đó chứng minh rằng nhân cách con người được hình thành thông qua điều kiện xã hội, di truyền và môi trường. Chủ nghĩa tự nhiên đưa vào văn học những thủ pháp và phương pháp nghệ thuật mới để miêu tả đời sống. Chống lại thứ chủ nghĩa lạc quan chính thống giả dối, chống lại tư tưởng đạo lí và tư tưởng thị dân, biểu lộ tinh thần dân chủ rộng rãi và xu hướng phê phán, tố cáo, chủ nghĩa tự nhiên đã ảnh hưởng đến sự tiến bộ của tư tưởng xã hội và nhãn quan nghệ thuật. Cha đẻ của chủ nghĩa tự nhiên là nhà văn người Pháp Emile Zola. Trước khi lý thuyết chủ nghĩa tự nhiên của Emile Zola ra đời, nhiều nhà văn đã cho ra đời các tác phẩm mang mầm mống yếu tố của chủ nghĩa tự nhiên, ví dụ như Balzac, Standal, Flaubert, Champfleury, L. E. Duranty, hai anh em Edmond đến Goncourt,… Điều này cho thấy rằng sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên trong văn học là không thể tránh khỏi. Sau đó, Emile đã cho ra đời và trình bày một cách chi tiết và cụ thể học thuyết chủ nghĩa tự nhiên trong các tập sách như Tiểu thuyết thực nghiệm, Các tiểu thuyết gia tự nhiên chủ nghĩa ….. Thuyết tự nhiên của Emile được xây dựng dựa vào những lý thuyết triết học, khoa học của Charles Darwin, Auguste Comte và Hipolit Taine. Thêm nữa, chủ nghĩa tự nhiên ra đời sau sự sụp đổ liên tục của các chế độ xã hội khác nhau vào nửa sau thế kỉ XIX, khi mà văn học Pháp và các 2 A made of thought (religious, moral or philosophical) glorifying nature and excluding supernatural and spiritual elements close adherence to nature in art or literature, esp. (in literature) the technique, chiefly associated with Zola, used to present a naturalistic philosophy, esp. by emphasizing the effect of heredity and environment on human nature and action (The Webster's Dictionary of the English Language, 1989, p. 667).
  • 6. 5 nước Châu Âu đang rơi vào khủng hoảng tư tưởng. Sự ra đời của chủ nghĩa tự nhiên một mặt là biểu hiện cho lối đi mới trong văn học nhưng mặt khác cũng thể hiện cái nhìn bi quan của các nhà văn về vấn đề xã hội đương thời. Theo Emile, tiểu thuyết gia không còn là một người quan sát đơn thuần, ghi chép các hiện tượng mà là một nhà thí nghiệm tách biệt, người đặt các nhân vật của mình và niềm đam mê của họ vào một loạt các thử nghiệm và người làm việc với các sự kiện xã hội và cảm xúc như một nhà hóa học làm việc với vật chất . Theo ví dụ của Zola, phong cách tự nhiên đã trở nên phổ biến và bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau đối với hầu hết các nhà văn lớn trong thời kỳ đó. Sau khi Emile Zola cho ra đời giả thuyết chủ nghĩa tự nhiên, ông đã tập hợp được khá nhiều nhà văn xung quanh ông sáng tác theo khuynh hướng văn học này vào giữa những năm 70 của thế kỉ XIX, chẳng hạn như Guy de Maupassant, J. K. Huysmans, H. Ceard, L Eninique, Alexis, v.v… Đến những năm 80 của thế kỉ XIX, trường phái chủ nghĩa tự nhiên tan rã. Tồn tại trong vòng 10 năm, chủ nghĩa tự nhiên đã có nhiều đóng góp vào khuynh hướng phát triển của văn học thế giới. 3.2. Đặc điểm của chủ nghĩa tự nhiên. Chủ nghĩa tự nhiên có thể được coi là một chủ nghĩa hiện thực mới và khắc nghiệt hơn. Emile cho rằng chủ nghĩa tự nhiên của ông mang đến cho ông sự đổi mới trong cách viết tiểu thuyết bằng việc tạo ra các nhân vật và cốt truyện dựa trên phương pháp khoa học. Có thể nói chủ nghĩa tự nhiên hướng vào sự miêu tả một cách khách quan, chính xác và lãnh đạm đối với thực tại và tính cách người vốn bị quy định bởi bản chất sinh lí học và bởi môi trường, được quan niệm như là môi trường vật chất và sinh hoạt trực tiếp chứ không tính đến các nhân tố xã hội – lịch sử. Chủ nghĩa tự nhiên lấy việc miêu tả hiện thực tồn tại khách quan bên ngoài và nhân tính, cơ thể con người làm đặc trưng nổi bật, cho nên chủ nghĩa tự nhiên có một số đặc trưng cơ bản như sau3 : - Tính chân thực. Tính chân thực là tiền đề và là phẩm chất tối cao, cần thiết nhất của chủ nghĩa tự nhiên. Đây chính là sự kế thừa của chủ nghĩa tự nhiên từ chủ nghĩa hiện thực. Tuy nhiên, chủ nghĩa tự nhiên theo đuổi sự chân thực tuyệt đối. Mọi sự vật trong bất kì một phạm trù nào, dù có vi phạm đạo đức, bỉ ổi bần thỉu, đều cần được miêu tả một cách chân thực nhất. Trong chủ nghĩa tự nhiên không tồn tại cái gọi là vùng cầm của văn học, mọi thứ, từ quang cảnh, từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất, đều trở thành nội dung chính và cần được miêu tả một cách tường tận nhất. - Tính chân nguyên. Chân nguyên là những quy luật được biểu hiện của di truyền học, sinh lí học. Nhật thức con người xuất phát từ chân nguyên của cuộc sống,. Chủ nghĩa tự nhiên sử dụng tính chân nguyên chính là đi nghiên cứu con người từ quan điểm di truyền học, sinh lí học, nghiên cứu ảnh hưởng của hoàn cảnh đối với con người , từ đó làm sáng tỏ tác dụng của quy luật di truyền học, sinh lí học đối với con người. - Thực nghiệm khoa học. Nhà tiểu thuyết trong chủ nghĩa tự nhiên không chỉ là nhà quan sát mà còn là nhà thực 3 HỒ THỊ XUÂN QUỲNH.2011. p29
  • 7. 6 nghiệm. Với tư cách của một nhà quan sát, họ quan sát và sau đó miêu tả nguyên dạng sự thật đã được quan sát, đưa vào đó xuất phát điểm, các tuyến nhân vật, phát triển và điểm kết thúc. Sau đso, nhà thực nghiệm xuất hiện, sắp xếp hoạt động của các tuyến nhân vật, đánh dấu các điểm hiện thực, đưa ra các điều kiện đáp ứng quyết định khi kiểm nghiệm hiện tượng. Trên đây là những đặc trưng rất cơ bản của chủ nghĩa tự nhiên, và sau đây là những đặc điểm chi tiết của chủ nghĩa tự nhiên 3.2.1. Thái độ khách quan. Emile Zola- cha đẻ của chủ nghĩa nổi tiếng với việc gạt bỏ mọi vấn đề như chính trị, đạo đức, tôn giáo, vượt lên cảm quan chủ quan của con người và vận dụng phương pháp khoa học vào sáng tác nghệ thuật. Thật vậy, một tiểu thuyết gia theo đuổi chủ nghĩa tự nhiên phải luôn giữ một giọng văn “khách quan” xuyên suốt tác phẩm của mình. Người viết chỉ đơn giản là một nhà khoa học, quan sát và miêu tả lại những gì mình đã thấy. Tuy nhiên, hiếm có ai có thể đạt được sự khách quan hoàn toàn, vì vậy, trong các tác phẩm thuộc chủ nghĩa tự nhiên, ta thường thấy được trình bày ở ngôi thứ ba, mạch truyện không có sự tham gia của người kể chuyện, để câu chuyện đạt được một phần sự khách quan. 3.2.2. Tính tuyệt đối của tính thuần sinh vật ( huyết thống, di truyền, môi trường địa lí và thời điểm lịch sử) . Con người trong chủ nghĩa tự nhiên chỉ hành động theo bản năng của mình, hay nói một cách khác hơn nữa là con vật mang hình hài của một con người. Con người không có khả năng thay đổi bản chất con người. Con người sống trong tự nhiên như mọi loài vật khác. Con người có thể phản ứng với ngoại và nội lực của tự nhiên nhưng họ hoàn toàn bất lực trước những thế lực này4 . Các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa đã chọn những nhân vật bị thần kinh hoặc bị bản năng xác thịt chi phối để làm đối tượng nghiên cứu trong tác phẩm của mình, đây là những nhân vật mà số phận đã được định trước, họ bất lực trước sự tuyệt đối của tự nhiên. Trong chủ nghĩa tự nhiên, số phận của con người đã được định sẵn qua huyết thống, di truyền, môi trường, địa lí,v..v, đó sự đau khổ và bất hạnh trong cuộc đời, và cuối cùng là cái chết. 3.2.3. Rời bỏ hình ảnh của thực tại toàn cảnh để chụp lại những hiện tượng cá biệt. Chủ nghĩa tự nhiên ra đời trong thời điểm mà các nhà văn mất hết lý tưởng xã hội, bao trùm văn học đi theo khuynh hướng này chính là cái nhìn khách quan và tiêu cực của các nhà văn. Dưới cái nhìn này, nhà văn mất đi khả năng khái quát hóa, họ không còn nhìn thấy viễn cảnh xã hội thời kì này, thay vào đó, họ tập trung vào chi tiết, sự kiện vụn vặt. Với lý tưởng nhân văn là một người quan sát, văn học chủ nghĩa tự nhiên lạm dụng việc miêu tả chi tiết một cách, tràn lan rườm rà. Đây chính là điểm trừ của chủ nghĩa tự nhiên. Dưới góc nhìn khoa học, khách quan của chủ nghĩa tự nhiên, con người là con vật, và mọi hành động, xấu xa của loài người là bản năng, là 4 . Human beings are living in a natural environment like animals. They can react toward the exterior and interior forces but they are helpless before these forces (Lin Xianghua, 1989, p.528).
  • 8. 7 tuyệt đối chứ không phải do con người quyết định. Chủ nghĩa tự nhiên đã lấy đi quyền sáng tạo của nhà văn, chỉ cho phép họ tái hiện lại hiện thực và dựa vào chi tiết như là cứu cánh để đi miêu tả các hiện tượng cá biệt riêng lẻ thay vì là phương tiện miêu tả cuộc sống. 4.Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học của Kim Dong In và tác phẩm “Khoai tây” 4.1. “Khoai Tây” 4..1.1. Tóm tắt: Poknyo là một cô gái xinh đẹp, lớn lên trong gia đình nông dân nghèo khó nhưng có phẩm hạnh tốt đẹp. Năm 15 tuổi, cô bị bán cho một người đàn ông goá vợ hơn cô đến 20 tuổi. Chồng của Poknyo là một kẻ lười biếng, không chịu làm lụng mặc kệ cô tự xoay sở trong mấy năm sau khi cưới. Sau đó hai vợ chồng bàn nhau chuyển đến thành Pyeongyang. Trong khi Poknyo chăm chỉ làm việc thì gã chồng vẫn chứng nào tật nấy. Hai người lại bị đuổi đi, rời đến khu ổ chuột bên ngoài thành Chilseong. Ở đây có thể làm ba nghề chính là ăn xin, trộm cắp và gái bán hoa. Poknyo chọn làm ăn xin nhưng không ai sẵn lòng cho tiền một cô gái đang mạnh khoẻ. Poknyo tìm được một công việc khác là bắt sâu trong rừng thông và rất chăm chỉ làm việc. Tuy nhiên một ngày nọ, cô lọt vào mắt xanh của tên quản đốc và từ đó bắt đầu con đường trở thành gái bán hoa. Quan điểm về đạo đức của Poknyo đã thay đổi. Chưa bao giờ kiếm tiền lại dễ dàng và nhàn hạ đến vậy. Một năm trôi qua, cuộc sống của vợ chồng Poknyo trở nên tốt hơn. Tên chồng vẫn ham chơi lười làm, sống bằng những đồng tiền của cô, và hắn thích như vậy. Cô thậm chí còn bán hoa cho những tên ăn xin. Một đêm đi ăn trộm khoai tây ở cánh đồng của tên nhà giàu tên Wang, cô bị ông ta bắt được và bắt đầu qua lại với ông ta, bỏ việc bán thân cho những gã ăn xin. Chồng cô làm ngơ trước chuyện này, thậm chí còn vui mừng vì cô kiếm được nhiều tiền. Cho đến khi Wang mua một cô vợ trẻ, Poknyo đã phát ghen lên với điều này. Vào đêm ngày cưới của Wang, Poknyo tức giận mang theo một lưỡi liềm đến nhà ông ta và hai bên xảy ra xô xát. Poknyo chết vì chính lưỡi liềm đó. Wang thoả thuận với chồng Poknyo và thầy lang, cho họ một khoản tiền. Cuối cùng Poknyo được thầy lang loan tin chết vì xuất huyết não.. . 4.1.2. Chủ nghĩa tự nhiên trong tác phẩm Khoai Tây. Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa tự nhiên là sự sao chép, miêu tả lại đời sống một cách vô cảm, chi tiết, chú ý vào các biểu hiện sinh lí thấp kém, bản năng của con người. Các nhà văn thuộc trường phái tự nhiên chủ nghĩa, họ thấy tồn tại trước mắt mình là một xã hội lố lăng, bịp bợm. Vì bi quan bất mãn trước cuộc sống nên trong sáng tác họ đã đi sâu vào cội nguồn xã hội, trình bày tội ác và những tệ nạn của xã hội. Các tác phẩm mang yếu tố tự nhiên chủ nghĩa trên cơ sở đó đã ra đời. Nhà văn ảnh hưởng từ tự nhiên chủ nghĩa đã miêu tả những ung nhọt của xã hội với một thế giới quan hết sức bi quan. Chủ nghĩa tự nhiên giải thích các hiện tượng thối nát của xã hội bằng những nguyên nhân sinh lí. Nó ít chú ý đến sự áp bức giai cấp mà đi sâu vào các vấn đề mãi dâm,
  • 9. 8 trộm cắp, đồng bóng, lối sống trụy lạc của các tầng lớp trong xã hội đương thời. Điều này có thể thấy rõ trong tác phẩm Khoai Tây. Kim Dong In không tập trung vào bất cứ một áp bức xã hội nào, mà ông tập trung vào sự trụy lạc, suy đồi của cái khu lán trại ngoài cổng thành Chilsong ấy và Poknyo. Đồng thời nhà văn chủ nghĩa tự nhiên miêu tả một cách khách quan, chính xác và lãnh đạm đối với thực tại và tính cách người vốn bị quy định bởi bản chất sinh lí học và bởi môi trường sống xung quanh. Chủ nghĩa tự nhiên lấy tự nhiên và con người làm đối tượng nghiên cứu. Các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa cho rằng những biểu hiện tâm lí và hành động của con người đều do hoạt động sinh lí quy định. Con người trong chủ nghĩa tự nhiên chỉ hành động theo bản năng của mình – con người trở thành con vật – người, hay nói đúng hơn là con vật mang hình hài con người. Con người nói chung không có tư tưởng tình cảm hiểu theo nghĩa thông thường mà cảm nghĩ và hành động đều chịu sự chi phối của sinh lí, di truyền. Đây cũng chính là đặc điểm đầu tiên trong truyện ngắn Khoai tây, và cũng là điểm chung trong nhiều tác phẩm theo trường phái tự nhiên, chính là việc sử dụng ngôi thứ ba cho người kể chuyện để đảm bảo tính khách quan. Như đã nói ở trên, các nhà văn của chủ nghĩa tự nhiên tránh đặt mình vào trong tác phẩm, họ đơn giản chỉ là nhà quan sát, là người kể chuyện, người họa sĩ phác họa lên bức tranh đời sống. Xuyên suốt tác phẩm “Khoai tây” ta không thấy sự xuất hiện nào của nhà văn. Nếu như các nhà văn hiện thực, như Nam Cao, thường đưa mình vào trong các tác phẩm với vai trò là nhân vật thuộc tầng lớp trí thức, và qua góc nhìn của nhân vật để kể lại câu chuyện, đưa ra ý kiến của bản thân như trong tác phẩm “Lão Hạc” thì trong “Khoai tây”, nhà văn không đưa ra bất cứ một nhận xét, một lời bình luận nào. Phải nhớ, Kim Dong In xuất thân từ tầng lớp trí thức giàu có, thời điểm ông sáng tác” Khoai tây”, tác giả vẫn còn đang sống một cuộc sống khá dư dả, câu chuyện của Poknyo hay câu chuyện của những người nông dân ở cái xóm nghèo ngoài cổng Chilsong ấy không phải là câu chuyện của ông, ông cũng không đưa vào câu chuyện bất kì một hiện thân nào của mình. Kim Dong In làm trò nhiệm vụ, đóng vai là một nhà quan sát, viết lại câu chuyện, vẽ lại bức tranh của xã hội lúc bấy giờ. Các đặc điểm tiếp theo của chủ nghĩa trong tác phẩm có thể được làm rõ thông các hình tượng nhân vật được Kim Dong In xây dựng. Nhân vật chính xuyên suốt đầu tác phẩm là Poknyo, có thể nói truyện ngắn "Khoai tây" chính là bức tranh cuộc đời của Poknyo nói riêng, bức tranh của nhiều người nông dân nghèo khổ trong hoàn cảnh xã hội suy đồi lúc bấy giờ nói chung. Qua tác phẩm Khoai Tây của Kim Dong In, ta thấy rất rõ ảnh hưởng của chủ nghĩa tự nhiên hiển hiện qua hình nhân vật Poknyo. Ngay từ đầu tác phẩm, Kim Dong In đã vẽ lên một bức tranh xã hội đầy bi kịch chỉ bằng nghệ thuật liệt kê và lời văn súc tích ”Ngoại tình, đánh nhau, trộm cắp, xin ăn, tù tội, mọi bi kịch và hài kịch trên thế gian này hình như đều bắt nguồn từ khu ổ chuột bên ngoài cửa thành Chilsong”5 싸움, 간통, 살인, 도둑, 징역, 이 세상의 모든 비극과 활극의 근원지인 칠성문 밖 빈민굴로 오기 전까지는 복녀의 부처는 (사농공상의 제 이위에 드는) 농민이었다. 5 Bản dịch Tiếng Việt của Ngọc Vân.
  • 10. 9 Kim Dong In sử dụng bút pháp nghệ thuật của mình để vẽ lên tình cảnh của Poknyo - một người nông dân nghèo, sống trong một xã hội chỉ toàn là sự suy đồi, tha hóa, có thể nói như tận cùng đáy của xã hội. Sau khi mở ra hoàn cảnh xã hội xung quanh Poknyo, để giới thiệu nhân vật Poknyo, Kim không giới thiệu miêu tả ngoại hình của cô, mà ông đi ngay vào miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Ngay từ đầu, Poknyo là một cô giáo biết lễ nghĩa, tuy sinh ra trong một gia đình nghèo khó, một gia đình sĩ phu hết thời, những cô được giáo dục theo lề thói cũ, về lễ nghi, đức hạnh, nên dù cho Poknyo còn ở cái độ tuổi mà như tác giả gọi là “ tắm trần truồng ngoài suối vào mùa hè với đám con gái nhà khác và chạy khắp nơi trong vùng mà chỉ mặc độc chiếc quần” (그 가운데서 자라난 복녀는 물론 다른 집 처녀들같이 여름에는 벌거벗고 개울에서 멱감고, 바짓바람으로 동네를 돌아다니는 것을 예사로 알기는 알았지만), Poknyo vẫn biết về phẩm hạnh của người phụ nữ. Cô được giáo dục và biết về sự đoan chính của người phụ nữ xưa, không giống như những đứa trẻ cùng tuổi khác, cô canh cánh trong lòng lỗi lo lắng về sự không đoan chính của cái việc trần như nhộng hay mặc quần cộc chay quanh xóm, một cái việc giống như những đứa trẻ con khác trong làng cô. Biến cố đầu tiên của cuộc đời Poknyo là khi cô bị gả cho một ông lão hơn cô đến hai mươi tuổi, khi cô vừa tròn mười lăm, cái tuổi mới lớn, mới chớm nở của người thiếu nữ. Nếu như theo xã hội xưa, người chu cấp chính là vai trò của người chồng thì Poknyo, sau khi vừa lấy chồng, đã phải chăm lo và chu cấp cho lão chồng già hơn cô cả chục tuổi, vì số tiền duy nhất lão còn lại, lão vét sạch để mua cô. Một cuộc đổi chác, Poknyo phận con gái chỉ đáng 80 won, trở thành kẻ chăm lo cho một lão già đại lười. Bản chất của chồng Poknyo là vậy, đi đâu hắn cũng lười biếng, không chịu làm lụng gì, rồi bị đuổi đi. Cuối cùng hai vợ chồng phải chuyển đến vùng ngoài cổng thành Chilsong. Ngay từ đầu, tác giả đã miêu tả khu lán trại ngoài cổng thành Chilsong là nơi tận cùng của xã hội, là nơi mà mọi tội lỗi của con người tồn tại, nó như một chiếc cổng địa ngục, nơi chất chứa những gì cặn bã nhất, suy đồi nhất của Triều Tiên lúc bấy giờ. Ngay cả khi chuyển về cái nơi nhơ nhuốc tội lỗi này, Poknyo cũng vẫn chưa dám làm gì trái với đạo đức, phẩm hạnh con người. Cô bắt đầu với nghề ăn mày, một cô gái khỏe mạnh, ở cái tuổi mơn mởn đấy lại phải lang thang khắp nơi, đi xin những đồng bạc lẻ của những người người khốn khổ khác. Chả ai sẵn sàng trả tiền cho một cô gái trẻ khỏe mạnh, ít nhất thì không phải với việc ăn xin, nên Poknyo phải đưa ra những lời biện minh, những lời nói dối: “ Poknyo đáp trả lại những lời mỉa mai như vậy bằng lời bao biện rằng chồng cô đang thập tử nhất sinh , hay đại loại thế, nhưng người dân ở Pyongyang đã quen với những cái cớ như trên, nên chẳng thể xin được lòng thương hại của họ.”. (그런 소리를 들을 때마다 그는 여러가지 말로 남편이 병으로 죽어 가거니 어쩌니 핑계는 대었지만, 그런 핑계에는 단련된 평양 시민의 동정은 역시 살 수가 없었다. ) Có lẽ đây là sự thay đổi đầu tiên về mặt đạo đức của Poknyo, cô đi lừa đảo, để kiếm những đồng bạc lẻ sống sót qua ngày. Thế nhưng dù cho có nghèo khó đến đâu, Poknyo cũng không thể đi làm cái việc trái với đạo đức, trái với phẩm hạnh của người phụ nữ. Poknyo biết rõ số tiền kiếm
  • 11. 10 được của những cô gái bán thân là rất nhiều, dư dả cho vợ chồng cô sống qua ngày, nhưng Poknyo vẫn nhận thức được xuất thân, nguồn gốc của mình, cô không cho phép bản thân mình làm những trò mà cô đã được giáo dục là bỉ ổi. Thế nhưng nó cũng giống một lời biện minh cho chính mình. Cô không bán thân không phải vì cô không muốn, mà bởi vì giáo dục của cô, xuất thân là một gia đình trí thức, với những lý giáo cổ xưa, nó đi ngược với những phẩm chất cô được dạy cần phải biết quý trọng. Kim Dong In không đi quá sâu vào thái độ của Poknyo vào phần này. Thế nhưng ta có thể thấy Poknyo đã từng suy nghĩ về chuyện này, cô cân đo suy nghĩ đến số tiền mà những người phụ nữ đi đêm bán được, “.....có thể kiếm dễ dàng 50 hay 60 chon một ngày…..” (........매일 오륙십 전은 벌 수가 있었…..) nhưng rồi những dòng suy nghĩ về xuất thân của cô ngăn cô lại. Ở cái xóm nghèo toàn ăn xin, trộm cắp với mại dâm, có vẻ như phẩm hạnh của người phụ nữ với xuất thân trí thức là chút tự trọng duy nhất còn sót lại của Poknyo. Hai vợ chồng Poknyo tiếp tục sống trong nghèo đói. Rồi tưởng chừng như vận may cũng mỉm cười, Poknyo được chọn để bắt sâu bướm tại cánh rừng thông tại khu lăng mộ Kija. Poknyo chăm chỉ làm việc để nhận 32 chon một ngày, một số tiền khấm khá so với tình cảnh khó khăn của hai gia đình cô. Nhưng trong khi Poknyo cặm cụi làm việc, cô nhận ra có những người cả ngày chả bắt con sâu nào, chỉ cười đùa nhưng lại kiếm được nhiều hơn cô những 8 chon. Ngay cả người đốc công, đáng ra phải làm công việc giám sát tiến độ làm việc, cũng chơi đùa, cười cợt với những người phụ nữ đps. Lại một lần nữa, trước mặt Poknyo là sự cám dỗ của cái công việc mà đáng ra cô phải cho là dơ bẩn. Cô làm việc cả ngày cũng không bằng những người phụ nữ chỉ đùa cợt kia. Hẳn lúc này, trong đầu Poknyo lại có những suy nghĩ về ciá công việc mà c ô đã cho là không thể làm được đó. Rồi cái gì đến cũng đến, tay đốc công tìm đến Poknyo. Khi nghe lời đề nghị của tay đốc công, Poknyo ngay lập tức đặt đồ xuống, không một chút chần chừ. Như thể cô đã suy nghĩ và sẵn sàng cho việc này. Nhưng trong cô là sự ngượng ngùng, có lẽ một chút sợ hãi, cô không dám nhìn thẳng vào tay đốc công, cô đi thẳng qua hắn. Cô gọi với những người phụ nữ khác. Poknyo quá ngây thơ để nhận ra lão đô đốc gọi mình ra để làm chuyện chỉ có hai người làm với nhau ? Hay cô gọi những người phụ nữ khác để nhận được sự giúp đỡ ? để cầu cứu ? để né tránh ? Như thể Poknyo sợ hãi phải làm việc này một mình ? Hay sâu thẳm Poknyo cái chuyện mình chuẩn bị làm là chuyện chỉ có vợ chồng mới làm với nhau, và cô quá xấu hổ để thừa nhận với người khác, và với chính mình Kim Dong In không miêu tả nội tâm của Poknyo trong phân đoạn này, ông miêu tả ngắn gọn hành động và phản ứng của các nhân vật và để người đọc thông qua những hành động của cô tự đưa ra ý kiến của mình. Ông không đưa vào đó những đánh giá thông qua hành động của Poknyo mà ông để người đọc tự lí giải cho những hành động này của cô. Ông làm đúng vai trò của một người quan sát, một nhà miêu tả của chủ nghĩa tự nhiên 어떤 날 송충이를 잡다가 점심때가 되어서 나무에서 내려와서 점심을 먹고 다시 올라가려 할 때에 감독이 그를 찾았다. "복네! 얘, 복네!" "왜 그릅네까?" Tải bản FULL (23 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 12. 11 "좀 오나라." 그는 말없이 감독 앞에 갔다. "내, 너 음…… 데 뒤 좀 가 보자." "뭘 하게요?" "글쎄 가야……" "가디요. 형님!" 그는 돌아서면서 부인들 모여 있는 대로 고함쳤다. "형님두 갑세다." "싫다 애, 둘이서 재미나게 가는데 내가 무슨 맛에 가갔니?" 복녀는 얼굴이 새빨갛게 되면서 감독에게로 돌아섰다. "가 보자." 감독은 저편으로 갔다. 복녀는 머리를 숙이고 따라갔다. "복네 도캈구나." 뒤에서 이런 소리가 들렸다. 복녀의 숙인 얼굴은 더욱 빨갛게 되었다. Sau khi nghe Poknyo gọi với lại, những người phụ nữ đáp lại bằng những cái không, và những tràng cười, đối với những người ở đây, chuyện này đã trở thành một cái gì đó rất đỗi bình thường, họ đã vứt bỏ cái gọi là đức hạnh mà Poknyo vẫn níu chặt bấy lâu này: “ 이서 재미나게 가는데 내가 무슨 맛에 가갔니? ?” ……."복네 도캈구나." Câu nói ấy khiến cho Poknyo càng ngượng ngùng hơn, mặt cô đỏ bừng và cô cúi gằm đầu đi theo tên đô đốc. Như thể cô chợt nhận ra à, cái việc mình chuẩn bị làm là cái chuyện vợ chồng. Cái sự thẹn thùng, cúi gằm mặt vì xấu hổ này chính là những gì còn lại của người phụ nữ đức hạnh ngày nào mà Poknyo vẫn cố gắng giữ lấy. “ Từ ngày đó trở đi, Poknyo trở thành một trong số những lao động nhận được lương mà không phải làm việc.” (그날부터 복녀도 '일 안하고 품삯 많이 받는 인부'의 한 사람으로 되었다) Cái lần đầu tiên với tên đốc công cũng là khởi đầu cho những bất hạnh tiếp theo của Poknyo. “그는 여태껏 딴 사내와 관계를 한다는 것을 생각하여 본 일도 없었다. 그것은 사람의 일이 아니요. 짐승의 하는 것쯤으로만 알고 있었다. 혹은 그런 일은 하면 탁 죽어지는지도 모를 일로 알았다. 그러나 이런 이상한 일이 다시 있을까. 사람인 자기도 그런 일을 한 것을 보면 그것은 결코 사람으로 못할 일도 아니었다. 게다가 일 안하고도 돈 더 받고, 긴장된 유쾌가 있고 빌어먹는 것보다 점잖고……일본말로 하자면 '삼박자(拍子)' 같은 좋은 일이 이것뿐이었다. 이것이야말로 삶의 비결이 아닐까. 뿐만이 아니라 이 일이 있은 뒤부터 그는 처음으로 한 개 9795850